SlideShare a Scribd company logo
BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
----------o0o----------
SINH VIÊN: NGUYỄN THỊ NHÂM
Lớp: CQ48/11.10
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN
TRỊ VỐN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG
THÀNH ĐÔ THĂNG LONG
Chuyên ngành : TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Mã số : 11
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TH.S. MAI KHÁNH VÂN
Hà Nội, năm 2014
Học viện Tàichính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn ThịNhâm CQ48/11.10i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình
hình thực tế của đơn vị thực tập.
Tác giả luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thị Nhâm
Học viện Tàichính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn ThịNhâm CQ48/11.10ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................i
MỤC LỤC ................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT........................................................... v
MỤC LỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ................................................................. vi
LỜI NÓI ĐẦU ..........................................................................................1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN CỐ
ĐỊNH VÀ QUẢN TRỊ VỐN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP.............3
1.1 Vốn cố định của doanh nghiệp.........................................................3
1.1.1. Khái niệm tài sản cố định và vốn cố định trong doanh nghiệp........ 3
1.1.2. Đặc điểm chu chuyển vốn cố định của doanh nghiệp................... 10
1.2. Quản trị vốn cố định của doanh nghiệp........................................11
1.2.1. Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn cố định của doanh nghiệp..... 11
1.2.2. Nội dung quản trị vốn cố định của doanh nghiệp......................... 15
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh tình hình quản trị vốn cố định của doanh
nghiệp. ............................................................................................... 16
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn cố định của doanh
nghiệp ................................................................................................ 28
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN CỐ ĐỊNH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG THÀNH ĐÔ THĂNG LONG
TRONG THỜI GIAN QUA....................................................................32
2.1. Khái quát quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt
động kinh doanh của Công ty cổ phần xây dựng Thành Đô Thăng
Long.....................................................................................................32
2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển của Công ty cổ phần xây dựng
Thành Đô Thăng Long........................................................................ 32
Học viện Tàichính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn ThịNhâm CQ48/11.10iii
2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần xây dựng
Thành Đô Thăng Long........................................................................ 38
2.1.3. Tình hình tài chính chủ yếu của Công ty cổ phần xây dựng
Thành Đô Thăng Long........................................................................ 39
2.2. Thực trạng quản trị vốn cố định tại Công ty cổ phần xây dựng
Thành Đô Thăng Long trong thời gian qua.........................................59
2.2.1. Tình hình tài sản cố định và vốn cố định của công ty................... 59
2.2.2. Thực trạng quản trị vốn cố định tại Công ty cổ phần xây dựng
Thành Đô Thăng Long........................................................................ 64
2.2.3. Đánh giá chung về công tác quản trị vốn cố định của Công ty cổ
phẩn xây dựng Thành Đô Thăng Long................................................. 86
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG
QUẢN TRỊ VỐN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG
THÀNH ĐÔ THĂNG LONG .................................................................89
3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty cổ phần xây
dựng Thành Đô Thăng Long trong thời gian tới.................................89
3.1.1. Bối cảnh kinh tế -xã hội............................................................. 89
3.1.2. Mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty cổ phần xây
dựng Thành Đô Thăng Long................................................................ 90
3.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn cố định ở
Công ty cổ phần xây dựng Thành Đô Thăng Long..............................92
3.2.1. Tổ chức huy động VCĐ............................................................. 92
3.2.2. Thực hiện mua thêm máy móc thiết bị........................................ 93
3.2.3. Lập kế hoạch khấu hao và sử dụng TSCĐ................................... 94
3.2.4. Huy động tối đa công suất máy móc thiết bị vào việc sản xuất
sản phẩm nhằm tăng doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp ................ 95
3.2.5. Thực hiện đánh giá lại TSCĐ..................................................... 96
Học viện Tàichính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn ThịNhâm CQ48/11.10iv
3.2.6. Tổ chức sản xuất hợp lý, quản lý chặt chẽ TSCĐ........................ 97
3.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp..................................................98
3.3.1. Tổ chức huy động VCĐ............................................................. 98
3.3.2. Thực hiện mua thêm máy móc thiết bị........................................ 99
3.3.3. Lập kế hoạch khấu hao và sử dụng TSCĐ..................................100
3.3.4. Huy động tối đa công suất máy móc thiết bị vào việc sản xuất
sản phẩm nhằm tăng doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp ...............100
3.3.5. Thực hiện đánh giá lại TSCĐ....................................................101
3.3.6. Tổ chức sản xuất hợp lý, quản lý chặt chẽ TSCĐ.......................101
KẾT LUẬN...........................................................................................103
Học viện Tàichính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn ThịNhâm CQ48/11.10v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
VCĐ: Vốn cố định
TSCĐ:Tài sản cố định
TSLĐ: Tài sản lưu động
WTO:Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization)
Học viện Tàichính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn ThịNhâm CQ48/11.10vi
MỤC LỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ
Bảng 2.1. Tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty năm 2012 so
với năm 2011 ............................................................................. 40
Bảng 2.2. Tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty năm 2013 so
với năm 2012 ............................................................................. 42
Bảng 2.3: Sự biến động tài sản và nguồn vốn của công ty tại thời điểm
31/12/2012 so với thời điểm 31/12/2011...................................... 44
Bảng 2.4: Sự biến động tài sản và nguồn vốn của công ty tại thời điểm
31/12/2013 so với thời điểm 31/12/2012...................................... 48
Bảng 2.5: Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu năm 2012................................ 50
Bảng 2.6: Một số chỉ tiêu tài chính của công ty năm 2013 .......................... 54
Bảng 2.7: Tình hình các loại TSCĐ của công ty tại thời điểm 31/12/2012 so
với thời điểm 31/12/2011............................................................ 60
Bảng 2.8: Tình hình các loại TSCĐ của công ty tại thời điểm 31/12/2013 so
với thời điểm 31/12/2012............................................................ 62
Bảng 2.9: Kết cấu TSCĐ so sánh tại thời điểm 31/12/2012 và 31/12/ 2011.. 71
Bảng 2.10: Kết cấu TSCĐ so sánh tại thời điểm 31/12/2013 và 31/12/ 2012 72
Bảng 2.11: Tình hình hao mòn TSCĐ của công ty...................................... 73
Bảng 2.12: Một số chỉ tiêu thể hiện hiệu quả và hiệu suất sử dụng TSCĐ của
công ty năm 2011 và năm 2012................................................... 77
Bảng 2.13: Một số chỉ tiêu thể hiện hiệu quả và hiệu suất sử dụng TSCĐ của
công ty năm 2012 và năm 2013................................................... 80
Bảng 2.14. Hệ số trong bị TSCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất của công ty
năm 2011 và năm 2012............................................................... 84
Bảng 2.15. Hệ số trong bị TSCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất của công ty
năm 2012 và năm 2013............................................................... 84
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần xây dựng
Thành Đô Thăng Long ............................................................... 36
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy quản lý tài chính kế toán của công ty................... 37
Học viện Tàichính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn ThịNhâm CQ48/11.101
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày này, khi nền kinh tế nước tachuyểnsangcơ chếthị trường, mục đích
của các doanh nghiệp không còn là hoàn thành kế hoạch được giao mà phải tự
chịu tráchnhiệm về kết quả kinh doanh của mình. Đặc biệt khi nước ta gia nhập
vào tổ chức WTO,cácdoanhnghiệp luônphảikhôngngừng cố gắngđể hòa nhập
và thíchứngvới môi trường mới đầy cạnh tranh. Doanh nghiệp muốn tồn tại thì
khôngcó cáchnào khác làphảihuy độngmọinguồnlực sẵncó của mình kết hợp
với các nguồn lực bên ngoài vào hoạt động sản xuất kinh doanh để sao cho có
hiệu quả cao nhất.
Một trong các nguồn lực đó là VCĐ. Trình độ quản lý, sử dụng vốn ở
mỗi doanh nghiệp là tiêu chí để đánh giá doanh nghiệp nào làm ăn có hiệu
quả, doanh nghiệp nào làm ăn thua lỗ. Vốn được quản lý tốt sẽ phát huy khả
năng sinh lời, đem lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp.
Hơn nữa, VCĐ thường là bộ phận chiếm tỉ trọng lớn trong tổng vốn
kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất. VCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, việc quản lý VCĐ là khá khó khăn.
Do đó quản lý, sử dụng có hiệu quả VCĐ sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.
Để tìm hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của VCĐ và các biện pháp nâng
cao hiệu quả sử dụng VCĐ, trong quá trình thực tập tại Công ty cố phần xây
dựng Thành Đô Thăng Long, em đã chọn đề tài:
“Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị Vốn cố định tại
Công ty cổ phần xây dựng Thành Đô Thăng Long”
làm luận văn tốt nghiệp của mình.
Nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về VCĐ và quản trị VCĐ của
doanh nghiệp
Học viện Tàichính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn ThịNhâm CQ48/11.102
Chương 2: Thực trạng quản trị VCĐ tại Công ty cổ phần xây dựng
Thành Đô Thăng Long trong thời gian qua
Chương 3: Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị VCĐ tại
Công ty cổ phần xây dựng Thành Đô Thăng Long
Mặc dù đã có nhiều cố gắng song do còn hạn chế về kiến thức và thời
gian nghiên cứu nên chuyên đề này không tránh khỏi những sai sót và hạn
chế. Em rất mong được sự chỉ bảo, đóng góp của các thầy cô và các cô chú
trong phòng tài chính kế toán của công ty cổ phần xây dựng Thành Đô Thăng
Long.
Học viện Tàichính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn ThịNhâm CQ48/11.103
CHƯƠNG 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN CỐ ĐỊNH VÀ
QUẢN TRỊ VỐN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 Vốn cố định của doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm tài sản cố định và vốn cố định trong doanh nghiệp
1.1.1.1. Vốn cố định
VCĐ là một bộ phận quan trọng trong vốn kinh doanh của doanh
nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, để có được tài sản cố định cần thiết cho
quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải đầu tư ứng trước một lượng
vốn tiền tệ nhất định. Toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu
tư hình thành nên các TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh được
gọi là VCĐ. Nói cách khác, VCĐ là biểu hiện bằng tiền của các TSCĐ trong
doanh nghiệp.
VCĐ là một bộ phận đầu tư ứng trước vào hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, là lượng vốn tiền tệ cần thiết không thể thiếu đợc để
hình thành cơ sở vật chất kỹ thuật của bất kỳ doanh nghiệp nào khi tham gia
sản xuất kinh doanh. Quy mô của VCĐ quyết định và chi phối quy mô của
TSCĐ, quyết định trình độ trang bị kỹ thuật và cơ sở vật chất của doanh
nghiệp. Trình độ kỹ thuật, công nghệ sản xuất ở mức độ nào nói lên trình dộ
phát triển của lực lượng sản xuất ở mức tương ứng và là căn cứ phân biệt thời
đại này với thời đại khác. Các thời đại kinh tế được với nhau không phải bởi
vì nó sản xuất ra cái gì mà là dùng cái gì để sản xuất. Trong lịch sử phát triển
của nhân loại vai trò của VCĐ được thừa nhận và chú trọng thể hiện qua các
cuộc cách mạng công nghiệp đểu tập trung vào giải quyết các vấn đề cơ khí
hóa, điện khí hóa, tự động hóa quá trình sản xuất, đổi mới và hoàn thiện
TSCĐ. Hơn nữa, trình độ trang bị, cơ sở sản xuất của doanh nghiệp quyết
Học viện Tàichính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn ThịNhâm CQ48/11.104
định năng lực sản xuất, giá thành sản xuất, năng suất lao động, chất lượng sản
phẩm làm tăng lợi nhuận cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
trên thị trường. Ngoài ra trong thời kỹ khoa học công nghệ phát triển như vũ
bão, vai trò của VCĐ trong doanh nghiệp là rất quan trọng, góp phần chống
tụt hậu về kinh tế.
Từ những phân tích trên, ta thấy VCĐ quyết định quy mô TSCĐ.
TSCĐ được khai thác, sử dụng tốt là nhân tố quyết định đến sự tồn tại và phát
triển của doanh nghiệp.
1.1.1.2. Tài sản cố định
Tư liệu lao động là một yếu tố không thể thiếu khi tiến hành sản xuất.
Công cụ lao động có nhiều loại khác nhau. Xét về mặt giá trị, có loại có giá trị
lớn, nhưng cũng có loại có giá trị nhỏ. Xét về thời gian sử dụng, có loại có
thời gian sử dụng dài nhưng cũng có loại có thời gian sử dụng tương đối
ngắn. Để thuận tiện cho công tác quản lý, tư liệu lao động được chia ra thành
tài sản cố định và công cụ dụng cụ.
Tài sản cố định của doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủ yếu có
giá trị lớn, có giá trị sử dụng lâu dài trong hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Theo quy định hiện hành của nước ta, các tư liệu lao động
được coi là TSCĐ phải có giá trị từ 30 triệu VNĐ trở lên và thời gian sử dụng
từ 1 năm trở lên. Các tư liệu lao động không đáp ứng được các tiêu chuẩn trên
được gọi là các công cụ lao động nhỏ.
Để nhận biết tài sản cố định, căn cứ vào thông tư 45/2013/TT-BTC
ngày 25/04/2013 hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ
có 3 tiêu chuẩn:
• Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng
tài sản đó;
• Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;
Học viện Tàichính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn ThịNhâm CQ48/11.105
• Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị
từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên.
1.1.1.3. Phân loại tài sản cố định của doanh nghiệp:
Phân loại tài sản cố định (TSCĐ) là việc phân chia toàn bộ TSCĐ trong
doanh nghiệp theo những tiêu thức nhất định nhằm phục vụ cho yêu cầu quản
lý của doanh nghiệp. Phân loại TSCĐ giúp doanh nghiệp áp dụng các phương
pháp thích hợp trong quản trị từng loại TSCĐ, từ đó nâng cao hiệu quả quản
trị TSCĐ. Có nhiều cách khác nhau để phân loại TSCĐ dựa vào các chỉ tiêu
khác nhau.
1, Phân loại theo hình thái biểu hiện
Theo tiêu thức phân loại này, TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành
2 loại:
- TSCĐ hữu hình là những tài sản được biểu hiện bằng những hình
thái hiện vật cụ thể như nhà cửa, máy móc thiết bị…
- TSCĐ vô hình: là những TSCĐ không có hình thái vật chất, thể hiện
1 lượng giá trị đã được đầu tư có liên quan trực tiếp đến nhiều chu kỳ sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp như chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đầu
tư và phát triển, bằng sáng chế phát minh, nhãn hiệu thương mại…
Cách phân loại này giúp cho người quản lý thấy được cơ cấu đầu tư của
doanh nghiệp vào TSCĐ hữu hình và vô hình, từ đó lựa chọn các quyết định
đầu tư đúng đắn hoặc điều chỉnh cơ cấu đầu tư sao cho phù hợp và có hiệu
quả nhất.
2, Phân loại theo công dụng kinh tế
Theo tiêu thức phân loại này, TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành
2 loại:
- TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh là những TSCĐ hữu hình và
vô hình trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh
Học viện Tàichính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn ThịNhâm CQ48/11.106
nghiệp. Bao gồm: nhà cửa, vật kiến trúc, thiết bị truyền dẫn, máy móc thiết bị
sản xuất, phương tiện vận tải; những TSCĐ không có hình thái vật chất
khác…
- TSCĐ dùng ngoài sản xuất kinh doanh: là những TSCĐ dùng cho
phúc lợi công cộng, không mang tính chất kinh doanh. Bao gồm: nhà cửa,
phương tiện dùng cho sinh hoạt văn hóa, thể dục thể thao, nhà ở và các công
trình phúc lợi tập thể…
Cách phân loại này giúp cho người quản lý thấy rõ kết cấu TSCĐ và
vai trò, tác dụng của TSCĐ trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, sử dụng TSCĐ và tính toán
khấu hao chính xác.
3, Phân loại theo tình hình sử dụng
Theo tiêu thức phân loại này, TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành
3 loại:
- TSCĐ đang sử dụng là những TSCĐ đang sử dụng cho các hoạt
động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác của doanh nghiệp như hoạt
động phúc lợi, sự nghiệp, an ninh quốc phòng.
- TSCĐ chưa cần dùng là những TSCĐ cần thiết cho hoạt động sản
xuất kinh doanh hay các hoạt động khác của doanh nghiệp, song hiện tại
chưa cần dùng, đang được dự trữ để sử dụng sau này.
- TSCĐ không cần dùng và chờ thanh lý là những TSCĐ không cần
thiết hay không phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,
cần được thanh lý, nhượng bán để thu hồi vốn đầu tư đã bỏ ra ban đầu.
Cách phân loại này giúp cho người quản lý thấy mức độ sử dụng có
hiệu quả các TSCĐ của doanh nghiệp như thế nào, từ đó có biện pháp nâng
cao hơn nữa hiệu quả sử dụng của chúng.
4, Phân loại theo mục đích sử dụng
Học viện Tàichính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn ThịNhâm CQ48/11.107
Theo tiêu thức phân loại này, TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành
3 loại sau đây:
- TSCĐ dùng cho mục đích kinh doanh: là những TSCĐ vô hình hay
TSCĐ hữu hình trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp gồm: quyền sử dụng đất, chi phí thành lập doanh nghiệp, vị trí
cửa hàng, nhãn hiệu sản phẩm,… nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị
phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn, thiết bị, dụng cụ quản lý, vườn cây
lâu năm, súc vật làm việc và (hoặc) cho sản phẩm, các loại TSCĐ khác chưa
liệt kê vào 5 loại trên như tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật…
- TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc
phòng.
- TSCĐ bảo quản hộ, cất giữ cho nhà nước, cho các doanh nghiệp
khác.
Cách phân loại này giúp cho người quản lý thấy được cơ cấu TSCĐ
theo mục đích sử dụng của nó, từ đó có biện pháp quản lý TSCĐ theo mục
đích sử dụng sao cho có hiệu quả nhất.
5, Phân loại theo quyền sở hữu
Căn cứ vào tình hình sở hữu có thể chia TSCĐ thành 2 loại:
- TSCĐ tự có: TSCĐ là những TSCĐ thuộc quyền sở hữu của chủ
doanh nghiệp.
- TSCĐ đi thuê: TSCĐ là những TSCĐ thuộc quyền sở hữu của
doanh nghiệp khác bao gồm:
 TSCĐ thuê hoạt động là những TSCĐ doanh nghiệp thuê về sử
dụng trong một thời gian nhất định theo hợp đồng, khi kết thúc hợp đồng
TSCĐ phải được trả lại bên cho thuê. Đối với loại TSCĐ này, doanh nghiệp
không tiến hành trích khấu hao, chi phí thuê TSCĐ được hạch toán vào chi
phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Học viện Tàichính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn ThịNhâm CQ48/11.108
 TSCĐ thuê tài chính là những TSCĐ doanh nghiệp thuê công ty tài
chính, nếu hợp đồng thuê thỏa mãn 4 điều kiện sau đây:
• Khi kết thúc thời hạn cho thuê hợp đồng, bên thuê được quyền sở
hữu tài sản thuê hoặc được tiếp tục thuê theo sự thỏa thuận của 2 bên.
• Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua tài
sản thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản tại thời điểm
mua lại.
• Thời hạn cho thuê tài sản ít nhất phải bằng 60% thời gian cần thiết
để khấu hao tài sản thuê.
• Tổng số tiền thuê tài sản ít nhất phải tương đương với giá của tài
sản đó trên thị trường vào thời điểm ký hợp đồng.
Đối với loại TSCĐ này, doanh nghiệp phải tiến hành theo dõi, quản lý,
sử dụng và trích khấu hao như đối với TSCĐ thuộc sở hữu của doanh nghiệp.
Cách phân loại này giúp cho người quản lý thấy kết cấu TSCĐ thuộc
quyền sở hữu của doanh nghiệp và TSCĐ thuộc sở hữu của người khác mà
khai thác, sử dụng hợp lý TSCĐ của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả đồng
vốn.
6, Phân loại theo nguồn hình thành
• Căn cứ vào nguồn hình thành có thể chia TSCĐ trong doanh
nghiệp thành 2 loại:
- TSCĐ hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu
- TSCĐ hình thành từ các khoản nợ phải trả
Cách phân loại này giúp người quản lý thấy được TSCĐ của doanh
nghiệp được hình thành từ nguồn nào, từ đó có biện pháp theo dõi, quản lý và
sử dụng TSCĐ sao cho có hiệu quả nhất.
1.1.1.4. Quy chế quản lý, sử dụng TSCĐ
Mọi TSCĐ của công ty đều phải được giao cụ thể cho từng bộ phận, cá
Học viện Tàichính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn ThịNhâm CQ48/11.109
nhân chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng.
Các bộ phận, các nhân có trách nhiệm phải sử dụng TSCĐ đúng mục
đích, tiêu chuẩn, chế độ, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả để phục vụ công tác sản
xuất. Nghiêm cấm sử dụng TSCĐ sai mục đíchgây mất mát, hỏng hóc TSCĐ.
Mọi TSCĐ phải được quản lý một cách chặt chẽ, đều được đánh số
riêng, có bộ hồ sơ riêng để quản lý, tránh thất thoát về cả hiện vật và vốn.
Các phòng, cá nhân có trách nhiệm quản lý TSCĐ phải lập kế hoạch
sửa chữa và bảo trì TSCĐ. Việc này phải tiến hành một cách thường xuyên.
Khi thực hiện sửa chữa, bảo trì, cần phải theo dõi nghiêm ngặt về quy trình và
tiến độ để đảm bảo hiệu quả.
Thực hiện công khai, minh bạch trong quản lý và sử dụng TSCĐ, thực
hiện đúng quy định về kiểm kê, đánh giá, xử lý. Mọi hành vi vi phạm chế độ
báo cáo, sử dụng, quản lý TSCĐ đều bị xử lý theo quy định của pháp luật và
quy định của công ty.
1.1.1.5. Mô hình tài trợ vốn
Vốn là yếu tố quan trọng nhất trong việc hình thành TSCĐ. Đểcó được
TSCĐ phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải bỏ ra
một lượng vốn nhất định. Vậy, để đạt được hiệu quả cao nhất trong kinh
doanh, doanh nghiệp cần đạt được hiệu quả cao trong việc tổ chức tốt nguồn
vốn. Việc lựa chọn mô hình tài trợ vốn thích hợp cũng có ảnh hưởng rất lớn
tới hiệu quả tổ chức và sử dụng vốn.
Có ba mô hình tài trợ vốn cơ bản:
Mô hình tài trợ thứ nhất: Toàn bộ TSCĐ và TSLĐ thường xuyên được
đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, toàn bộ TSLĐ tạm thời được đảm
bảo bằng nguồn vốn tạm thời. Mô hình này giúp cho doanh nghiệp hạn chế
được rủi ro trong thanh toán và giảm bớt chi phí trong việc sử dụng vốn. Tuy
nhiên, mô hình này cũng có một số nhược điểm đó là sự kém linh hoạt trong
Học viện Tàichính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn ThịNhâm CQ48/11.1010
việc thay đổi cơ cấu nguồn tài trợ.
Mô hình tài trợ thứ hai: Toàn bộ TSCĐ và TSLĐ thường xuyên và một
phần của TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên và một
phần còn lại của TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời. Mô
hình này làm cho khả năng thanh toán của doanh nghiệp có độ an toàn cao.
Tuy nhiên, doanh nghiệp thường phải mất chi phí cao hơn trong việc sử dụng
vốn do lãi suất của các nguồn tài trợ trung và dài hạn thường cao hơn lãi suất
của các nguồn tài trợ ngắn hạn.
Mô hình tài trợ thứ ba: Toàn bộ TSCĐ và một phần TSLĐ thường
xuyên được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên và phần còn lại của
TSLĐ thường xuyên cùng toàn bộ TSLĐ tạm thời được bảo đảm bằng nguồn
vốn tạm thời. Mô hình này sẽ giúp cho chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp
được hạ thấp. Tuy nhiên, áp dụng mô hình tài trợ vốn này thì doanh nghiệp sẽ
phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn.
1.1.2. Đặc điểm chu chuyển vốn cố định của doanh nghiệp
Vì VCĐ là số vốn đầu tư ứng trước về tài sản cố định, nên đặc điểm
luân chuyển của VCĐ luôn bị chi phối bởi các đặc điểm kinh tế kĩ thuật của
TSCĐ trong doanh nghiệp. Do TSCĐ của doanh nghiệp được sử dụng trong
nhiều năm, tuy hình thái vật chất và đặc tính sử dụng không thay đổi nhưng
giá trị của nó lại bị hao mòn và được chuyển dịch từng phần vào giá trị sản
phẩm sản xuất ra nên VCĐ cũng có những đặc điểm cơ bản:
- Một là, VCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Điều này xuất phát từ đặc điểm của TSCĐ là được sử dụng lâu
dài, sau nhiề năm mới cần thay thế, đổi mới.
- Hai là, trong quá trình sản xuất kinh doanh, VCĐ được chuyển dần
từng phần vào giá trị sản phẩm. Theo đó, VCĐ cũng được tách ra làm 2 phần:
một phần gia nhập vào chi phí sản xuất dưới hình thức khấu hao. Phần còn lại
Học viện Tàichính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn ThịNhâm CQ48/11.1011
được “cố định” trong tài sản cố định. Trong các chu kỳ sản xuất tiếp theo, nếu
như phần vốn được chuyển vào sản phẩm tăng lên thì phần vốn “cố định”
giảm dần đi tương ứng với mức giảm dần giá trị của TSCĐ. Kết thúc quá
trình biến thiên ngược chiều đó cũng là lúc tài sản cố định hết thời gian sử
dụng và VCĐ hoàn thành một vòng luân chuyển
- Ba là, sau nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, VCĐ mới hoàn thành
một vòng luân chuyển. Sau mỗi chu kỳ kinh doanh, phần VCĐ đã luân
chuyển tích lũy lại sẽ tăng lên, phần VCĐ đầu tư ban đầu vào TSCĐ của
doanh nghiệp lại giảm dần xuống theo mức hao mòn. Cho đến khi TSCĐ của
doanh nghiệp hết thời hạn sử dụng, giá trị của nó sẽ được thu hồi hết dưới
hình thức khấu hao
VCĐ là một bộ phận quan trọng của vốn kinh doanh. Do VCĐ giữ vai
trò then chốt và đặc điểm luân chuyển của nó tuân theo một số quy luật nhất
định nên việc quản trị VCĐ là rất quan trọng và được các doanh nghiệp chú
trọng
1.2. Quản trị vốn cố định của doanh nghiệp
1.2.1. Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn cố định của doanh nghiệp
1.2.1.1. Khái niệm
VCĐ là một bộ phận quan trọng của vốn kinh doanh trong doanh
nghiệp. Quy mô của VCĐ có ảnh hưởng rất lớn quy mô trang bị cơ sở vật
chất do đó nó ảnh hưởng đến năng suất lao động của doanh nghiệp. Quản trị
VCĐ là một trọng điểm trong công tác quản trị vốn kinh doanh của doanh
nghiệp.
Quản trị VCĐ là việc lựa chọn và đưa ra các quyết định tài chính liên
quan đến VCĐ, tổ chức thực hiện các quyết định đó nhắm phát huy tối đa
hiệu quả của VCĐ, nhằm đạt được mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp, đó
là tối đa hóa lợi nhuận, không ngừng làm tăng giá trị doanh nghiệp và khả
Học viện Tàichính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn ThịNhâm CQ48/11.1012
năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
1.2.1.2. Mục tiêu quản trị vốn cố định của doanh nghiệp
Quản trị VCĐ luôn giữ một vai trò trọng yếu trong hoạt động quản lý
doanh nghiệp. Nó quyết định tính độc lập, sự thành bại của doanh nghiệp
trong quá trình kinh doanh. Mục tiêu của quản trị VCĐ của doanh nghiệp:
- Huy động đảm bảo đầy đủ và kịp thời vốn cho hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp: Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp thường nảy
sinh các nhu cầu vốn dài hạn để đầu tư cho TSCĐ. Vai trò của quản trị VCĐ
trước hết thể hiện ở chỗ xác định đúng đắn các nhu cầu về vốn để đầu tư cho
TSCĐ của doanh nghiệp trong thời kỳ và tiếp đó phải lựa chọn các phương
pháp và hình thức thích hợp huy động nguồn vốn từ bên trong và bên ngoài
đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn đó. Ngày nay, cùng với sự phát triển của
nền kinh tế đã nảy sinh nhiều hình thức mới cho phép các doanh nghiệp huy
động vốn từ nhiều nguồn khác nhau. Vì vậy vai trò của quản trị VCĐ ngày
càng quan trọng hơn trong việc chủ động lựa chọn các hình thức và phương
pháp huy động vốn đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động nhịp nhàng và liên
tục với chi phí huy động vốn ở mức thấp.
- Tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả: Hiệu quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào việc tổ chức sử dụng vốn, nhất
là VCĐ. Vì vậy, một trong những mục tiêu quan trọng của quản trị VCĐ là
lựa chọn các dự án thích hợp để đầu tư sao cho hiệu quả sử dụng vốn là an
toàn và đạt được hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, các chính sách đào tạo cho công
nhân, nhất là công nhân trực tiếp sử dụng máy móc, thiết bị cùng với chế độ
thưởng phạt hợp lý của doanh nghiệp cũng rất quan trọng. Nó làm cho công
nhân có ý thức, tự giác bảo quản máy móc, góp phần nâng cao hiệu quả sử
dụng VCĐ.
- Giám sát, kiểm tra chặt chẽ các mặt hoạt động sử dụng VCĐ của
Học viện Tàichính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn ThịNhâm CQ48/11.1013
doanh nghiệp: Thông qua các tình hình tài chính và việc thực hiện các chỉ tiêu
tài chính, các nhà quản lý doanh nghiệp có thể đánh giá khái quát và kiểm
soát được tình hình sử dụng VCĐ, phát hiện được kịp thời những tồn tại
vướng mắc trong quá trình sử dụng vốn, từ đó có thể đưa ra các quyết định
điều chỉnh các hoạt động cho phù hợp với diễn biến thực tế kinh doanh.
1.2.1.3. Các giải pháp tăng cường quản trị vốn cố định
VCĐ là một bộ phận quan trọng của vốn kinh doanh. Hiệu quả sử dụng
VCĐ có ảnh hưởng rất lớn tới kết quả sản xuất của công ty. Vì vậy, công tác
quản trị VCĐ cần phải được chú trọng. Để tăng cường quản trị VCĐ, có một
số giải pháp sau:
Nâng cao năng lực quản lý của các nhà quản trị doanh nghiệp. Đây là
một biện pháp mang tính chủ chốt. Vì các hoạt động huy động, tổ chức sử
dụng và kiểm tra giám sát phụ thuộc rất lớn vào trình độ của nhà quản trị. Nhà
quản trị có khả năng phân tích tốt, tầm nhìn xa và nhạy cảm với thị trường có
thể giúp công ty huy động vốn để tài trợ cho TSCĐ từ nguồn vốn có chi phí
sử dụng thấp và độ an toàn cao. Đồng thời giúp công ty khai thác, sử dụng có
hiệu quả TSCĐ và kiểm tra, giám sát một cách chặt chẽ để kịp thời phát hiện
những sai sót trong quá trình sử dụng để đưa ra những biện pháp khắc phục
kịp thời. Ngược lại, nến nhà quản trị kém nhạy cảm với thị trường, không có
khả năng phân tích tốt thì hiệu quả quản trị VCĐ sẽ thấp
Để nâng cao hiệu quả công tác quản trị VCĐ, việc nâng cao năng lực,
trình độ của công nhân – những người trực tiếp sử dụng TSCĐ là vô cùng
quan trọng. Công nhân là những người nắm bắt được rõ ràng nhất tình trạng
của TSCĐ. Hơn nữa, trình độ của công nhân có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu
quả sử dụng TSCĐ. Côngnhân là người trực tiếp sử dụng và bảo quản TSCĐ.
Công nhân có tay nghề, trình độ cao tất yếu sẽ bảo quản TSCĐ tốt hơn, sử
dụng chúng đạt hiệu quả cao hơn và ngược lại.
Học viện Tàichính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn ThịNhâm CQ48/11.1014
Lựa chọn phương pháp khấu hao hợp lý. Tùy thuộc vào loại hình
TSCĐ của doanh nghiệp mà lựa chọn phương pháp khấu hao cho phù hợp.
Việc lựa chọn phương pháp khấu hao phù hợp, khi đánh giá giá trị còn lại của
TSCĐ, các nhà quản trị có thể dễ dàng đánh giá hiện trạng, năng lực sản xuất
hiện tại của TSCĐ để có thể quản lý tốt hơn
Phân loại TSCĐ một cách rõ ràng cũng góp phần rất lớn trong nâng cao
hiệu quả quản trị VCĐ. Nếu mỗi loại TSCĐ được đánh giá riêng, được phân
loại riêng sẽ giúp cho nhà quản trị dễ dàng nắm được tình trạng của từng
TSCĐ, từ đó đưa ra được những chính sách phù hợp với từng loại tài sản như
thực hiện đầu tư mới, thanh lý, nhượng bán...
Để quản lý tốt TSCĐ về mặt giá trị cần phải nâng cao năng lực của
công tác kế toán. Nếu công tác kế toán thực hiện theo dõi sát tình hình khấu
hao, năng lực còn lại của TSCĐ sẽ được phản ánh một cách cụ thể và rõ nét.
Từ đó nhà quản trị sẽ dễ dàng nắm bắt hơn về tình hình thực tế của TSCĐ.
Chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro, bảo toàn vốn.Để
đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thực hiện được bình
thường, liên tục và hạn chế các ảnh hưởng từ việc tổn thất VCĐ do các
nguyên nhân khách quan có thể gây ra như hỏa hoạn, bão lụt và những bất
trắc khác, doanh nghiệp cần áp dụng các biện pháp như mua bảo hiểm tài sản,
chú ý trích lập quỹ dự phòng tài chính,...
Thực hiện tốt chế độ bảo dưỡng và sửa chữa dự phòng TSCĐ, không
để xảy ra tình trạng TSCĐ hư hỏng trước thời hạn hoặc hư hỏng bất thường
gây thiệt hại ngừng sản xuất.
Cần phải quản lý chặt chẽ, sử dụng quỹ khấu hao cơ bản TSCĐ có hiệu
quả. Quỹ khấu hao cơ bản TSCĐ được sử dụng như nguồn tài chính để tái sản
xuất giản đơn, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, khi chưa có
nhu cầu, doanh nghiệp có thể sử dụng linh hoạt quỹ khấu hao như: đầu tư
Học viện Tàichính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn ThịNhâm CQ48/11.1015
ngắn hạn, cho vay lấy lãi, ... nhưng doanh nghiệp phải hoàn trả đúng hạn.
1.2.2. Nội dung quản trị vốn cố định của doanh nghiệp
Quản trị VCĐ là một nội dung quan trọng trong quản lý vốn kinh
doanh của các doanh nghiệp. Điều đó không chỉ ở chỗ VCĐ thường chiếm
một tỷ trọng lớn trong tổng số vốn kinh doanh của doanh nghiệp, có ý nghĩa
quyết định đến năng lực sản xuất của doanh nghiệp mà còn do việc sử dụng
VCĐ thường gắn liền với hoạt động đầu tư dài hạn, thu hồi vốn chậm và dễ
gặp rủi ro. Để quản lý và sử dụng có hiệu quả VCĐ của doanh nghiệp thì phải
quản lý tốt cả hai hoạt động này. Đặc biệt là đối với hoạt động kinh doanh
thường xuyên, doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp để không chỉ bảo
toàn mà còn tăng VCĐ của doanh nghiệp sau mỗi chu kỳ kinh doanh.
Bảo toàn VCĐ là duy trì và giữ vững được sức mua của đồng vốn ban
đầu đầu tư vào TSCĐ để khi kết thúc một vòng tuần hoàn của VCĐ thì vốn
được tái lập ít nhất cũng có thể tái đầu tư năng lực sử dụng ban đầu của
TSCĐ.
Xuất phát từ đặc điểm luân chuyển VCĐ, để quản lý tốt VCĐ phải
quản lý trên cả hai nội dung sau:
- Thứ nhất, quản lý về hiện vật. Bảo toàn VCĐ về mặt hiện vật là
quản lý và sử dụng có hiệu quả các TSCĐ hiện có của doanh nghiệp. Và điều
quan trọng là duy trì thường xuyên và nâng cao năng lực sản xuất của TSCĐ.
Để quản lý tốt VCĐ, trước hết doanh nghiệp cần huy động TSCĐ vào hoạt
động sản xuất kinh doanh, tức là trong quá trình sử dụng, doanh nghiệp phải
quản lý chặt chẽ không làm mất mát TSCĐ, thực hiện đúng qui chế sử dụng,
bảo dưỡng sửa chữa TSCĐ nhằm duy trì, nâng cao năng lực hoạt động của
TSCĐ, không để TSCĐ hư hỏng trước thời hạn qui định. Ngoài ra, doanh
nghiệp cần phân loại TSCĐ, mọi TSCĐ của doanh nghiệp phải có hồ sơ theo
dõi quản lý riêng, cuối mỗi năm tài chính doanh nghiệp phải tiến hành kiểm
Học viện Tàichính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn ThịNhâm CQ48/11.1016
kê TSCĐ, mọi trường hợp thừa thiếu TSCĐ đều phải lập biên bản, tìm
nguyên nhân và có biện pháp xử lý.
- Thứ hai, quản lý về giá trị. Bảo toàn VCĐ về mặt giá trị là phải duy
tŕ được giá trị thực (sức mua) của VCĐ ở thời điểm hiện tại so thời điểm bỏ
vốn đầu tư ban đầu bất kể sự biến động của giá cả, sự thay đổi của tỷ giá hối
đoái, ảnh hưởng của tiến bộ khoa học kỹ thuật. Trong trường hợp doanh
nghiệp không chỉ duy trì được sức mua của vốn mà còn mở rộng quy mô vốn
đầu tư ban đầu thì doanh nghiệp đã tăng được VCĐ của mình. Để quản lý
VCĐ về mặt giá trị, thì doanh nghiệp cần quản lý vốn khấu hao và xác định
giá trị còn lại của TSCĐ. Trước hết, quản lý vốn khấu hao, doanh nghiệp cần
làm tốt công tác khấu hao TSCĐ (lập kế hoạch khấu hao, các phương pháp
khấu hao thích hợp) và quản lý quỹ khấu hao TSCĐ. Ngoài ra, doanh nghiệp
phải xác định đúng giá trị còn lại của TSCĐ tạo điều kiện xác định chính xác
VCĐ của doanh nghiệp và theo dõi sự biến động của VCĐ để từ đó duy trì,
giữ vững sức mua của đồng vốn.
1.2.3. Cácchỉ tiêu đánh tình hình quản trị vốn cố định của doanh nghiệp.
1.2.3.1. Tình hình biến động TSCĐ
Tình hình biến động TSCĐ là tình hình tăng, giảm TSCĐ giữa hai thời
điểm so sánh. Công thức:
Biến động TSCĐ = TSCĐ cuối kỳ - TSCĐ đầu kỳ
Giá trị TSCĐ cuối kỳ luôn khác với giá trị TSCĐ đầu kỳ cho dù doanh
nghiệp không thực hiện mua sắm thêm hoặc thanh lý bớt TSCĐ. Nguyên
nhân là do doanh nghiệp phải thực hiện khấu hao TSCĐ. Sự biến động TSCĐ
cuối kỳ so với đầu kỳ phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân. Trong đó chủ yếu là
do doanh nghiệp có thực hiện mua sắm TSCĐ, thanh lý TSCĐ hay không,
doanh nghiệp thực hiện khấu hao theo phương pháp nào. TSCĐ của doanh
nghiệp biến động giảm không có nghĩa là doanh nghiệp không đầu tư vào
Học viện Tàichính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn ThịNhâm CQ48/11.1017
TSCĐ. Có thể là tài sản tăng thêm trong kỳ nhỏ hơn chi phí khấu hao TSCĐ.
Biến động TSCĐ phản ánh tình hình TSCĐ tại thời điểm hiện tại, là
căn cứ để xem xét tình hình đầu tư, trang bị TSCĐ của doanh nghiệp từ đó
các nhà quản trị đưa ra những chính sách quản lý TSCĐ, đầu tư TSCĐ cho
hiệu quả.
1.2.3.2. Kết cấu TSCĐ
Kết cấu TSCĐ là tỉ trọng giữa nguyên giá của một loại TSCĐ nào đó
với tổng nguyên giá TSCĐ trong một kỳ nhất định. Công thức:
Kết cấu từng loại tài sản cố định (%) = nguyên giá từng loại tài sản cố
định / nguyên giá của toàn bộ tài sản cố định
Kết cấu TCSĐ không giống nhau, thậm chí giữa các doanh nghiệp
trong cùng một ngành cũng không giống nhau. Sự khác nhau hoặc sự biến
động về kết cấu TSCĐ của doanh nghiệp trong các thời kỳ tùy thuộc vào các
nhân tố như: trình độ trang bị kỹ thuật, quy mô sản xuất...
Các chỉ tiêu về kết cấu TSCĐ: Căn cứ vào phương pháp phân loại,
người ta có thể xây dựng hàng loạt các chỉ tiêu về kết cấu TSCĐ của đơn vị
trong kỳ gọi là tỉ trọng từng loại trong tổng số TSCĐ. Tỉ trọng này đều được
xây dựng trên một nguyên tắc chung là tỉ số giữa giá trị của một loại nhóm
TSCĐ với tổng giá trị TCSĐ tại thời điểm kiểm tra. Chẳng hạn: hệ số kết cấu
TSCĐ không cần dùng là hệ số giữa giá trị của toàn bộ TSCĐ không cần sử
dụng với tổng giá trị TSCĐ của đơn vị tại thời điểm kiểm kê, phân loại.
Các chỉ tiêu về kết cấu TSCĐ sẽ phản ánh thành phần và quan hệ của
một loại TSCĐ trong tổng số tài sản hiện có. Đây là các chỉ tiêu quan trọng
mà người quản lý phải chú ý để có biện pháp đầu tư, điều chỉnh lại cơ cấu đầu
tư nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ của đơn vị.
Các chỉ tiêu về kết cấu nguồn vốn đầu tư cho TSCĐ: cũng căn cứ vào
các phương pháp phân loại vốn đầu tư cho TSCĐ để xây dựng các chỉ tiêu về
Học viện Tàichính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn ThịNhâm CQ48/11.1018
kết cấu nguồn vốn. Hệ số kết cấu nguồn vốn của một loại nguồn vốn nào đó
sẽ là tỉ trọng giữa giá trị của nguồn vốn đó với tổng giá trị của các nguồn đầu
tư cho TSCĐ. Chẳng hạn: tỉ trọng nguồn vốn ngân sách, tín dụng dài hạn
ngân hàng, vốn góp cổ phần... trong tổng nguồn hình thành TSCĐ.
Phân tích tình hình kết cấu của TSCĐ là một căn cứ quan trọng để xem
xét quyết định đầu tư, đổi mới TSCĐ, hiện đại hóa những thiết bị lạc hậu,
tăng tỉ trọng những bộ phận TSCĐ quan trọng có ý nghĩa quyết định đến năng
suất lao động của doanh nghiệp và tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị
trường.
1.2.3.3. Khấu hao TSCĐ
1.2.3.3.1. Hao mòn TSCĐ
Trong quá trình sử dụng, TSCĐ luôn bị hao mòn dưới hai hình thức là
hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. TSCĐ bị hao mòn do rất nhiều
nguyên nhân khác nhau, làm cho tài sản bị giảm về mặt giá trị.
 Hao mòn hữu hình:
• Đó là sự hao mòn về mặt vật chất, về giá trị sử dụng và giá trị của
TSCĐ trong quá trình sử dụng. Về mặt vật chất, đó là sự thay đổi hình thức
hay trạng thái vật lý ban đầu của các chi tiết, bộ phận TSCĐ do các tác động
trong quá trình sử dụng hay môi trường tự nhiên. Về mặt giá trị sử dụng, đó là
sự giảm sút về công dụng hay các tính năng kỹ thuật của TSCĐ trong quá
trình sử dụng và cuối cùng không còn sử dụng được nữa. Muốn tiến hành
khôi phục lại giá trị sử dụng, đòi hỏi doanh nghiệp phải tiến hành sửa chữa,
thay thế. Về mặt giá trị, đó là sự giảm dần giá trị do giá trị của TSCĐ chuyển
dịch từng phần vào giá trị sản phẩm dưới hình thức khấu hao.
• Sự hao mòn tài sản cố định tỉ lệ thuận với thời gian sử dụng và
cường độ sử dụng chúng. Ngoài nguyên nhân chủ yêu trên, trong quá trình sử
dụng và bảo quản, TSCĐ còn bị hao mòn do tác động của yếu tố tự nhiên như
Học viện Tàichính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn ThịNhâm CQ48/11.1019
độ ẩm, nắng, mưa, tải trọng, tác động của hóa chất.... ngoài ra, chất lượng vật
liệu, trình độ công nghệ chế tạo TSCĐ, việc chấp hành các quy trình kĩ thuật
trong sử dụng và bảo dưỡng TSCĐ cũng ảnh hưởng rất lớn đến mức độ hao
mòn hữu hình của TSCĐ trong quá trình sử dụng.
 Hao mòn vô hình:
• Đó là sự hao mòn thuần túy về mặt giá trị của TSCĐ, biểu hiện ở sự
giảm sút giá trị trao đổi của TSCĐ
• Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hao mòn vô hình là do sự tiến bộ của
khoa học kỹ thuật và công nghệ. Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và
công nghệ, các máy móc, thiết bị không ngừng được cải tiến, đổi mới nên có
tính năng, công dụng và công suất cao hơn. Vì vậy, những máy móc thiết bị
sản xuất trước đó trở nên lạc hậu, lỗi thời và bị mất giá. Tình trạng mất giá
này của tài sản cố định chính là sự hao mòn vô hình của TSCĐ. Ngày nay, sự
tiến bộ của khoa học công nghệ điễn ra nhanh chóng đã làm cho nhiều TSCĐ
bị hao mòn vô hình rất nhanh, thậm chí cả những tài sản cố định còn rất mới,
chưa qua sử dụng đã bị mất giá do hao mòn vô hình. Ví dụ như máy móc thiết
bị trong ngành tin học, điện tử... Hao mòn vô hình còn xuất hiện khi chu kỳ
sống của sản phẩm đó chấm dứt. Thậm chí có những trường hợp máy móc,
thiết bị, quy trình công nghệ mới chỉ nằm trên các dự án, các bản thảo, phát
minh đã trở nên lạc hậu trong chính thời điểm đó. Điều này cho thấy hao mòn
vô hình không chỉ diễn ra đối với tài sản cố định vô hình mà ngay cả đối với
TSCĐ hữu hình.
1.2.3.3.2. Khấu hao TSCĐ
Khấu hao TSCĐ là việc phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải thu
hồi của TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong suốt thời gian sử dụng
hữu ích của TSCĐ.
Mục đích của khấu hao là nhằm bù đắp các hao mòn TSCĐ và thu hồi
Học viện Tàichính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn ThịNhâm CQ48/11.1020
số VCĐ đã đầu tư ban đầu để tái sản xuất giản đơn hoặc mở rộng TSCĐ. Về
mặt kinh tế, khấu hao TSCĐ được coi là một khoản chi phí sản xuất kinh
doanh và được tính vào giá thành sản phẩm trong kỳ. Tuy nhiên, khác với các
loại chi phí khác, khấu hao là khoản chi phí được phân bổ nhằm thu hồi vốn
đầu tư ứng trước để hình thành TSCĐ, vì thế không tạo nên dòng tiền mặt chi
ra trong kỳ. Số tiền khấu hao thu hồi được tích lũy lại hình thành nên quỹ
khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp. Quỹ khấu hao này được dùng để tái sản
xuất giản đơn hoặc mở rộng các TSCĐ của doanh nghiệp khi hết thời hạn sử
dụng.
Về nguyên tắc, việc khấu hao phải đảm bảo phù hợp với mức độ hao
mòn của TSCĐ và thu hồi đầy đủ số VCĐ đầu tư ban đầu vào TSCĐ. Điều
này không chỉ đảm bao tính chính xác của chi phí khấu hao trong giá thành
sản phẩm, đánh giá đúng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mà
còn góp phần bảo toàn được VCĐ, đáp ứng yêu cầu thay thế, đổi mới hoặc
nâng cấp TSCĐ.
1.2.3.3.3. Nội dung quản lý và sử dụng quỹ khấu hao TSCĐ
Khấu hao TSCĐ là một yếu tố chi phí và được tính vào giá thành sản
xuất sản phẩm. Khấu hao TSCĐ là một khoản chi phí sản xuất kinh doanh
trong kỳ nhưng nó không phải là khoản tiền thực chi trong kỳ. Sản phẩm sau
khi được tiêu thụ, một số tiền sẽ được trích ra từ tiền thu bán hàng tương ứng
với số khấu hao trong kỳ được gọi là tiền khấu hao TSCĐ. Khi chưa tới thời
hạn tái sản xuất thì số tiền khấu hao được tích lũy lại dưới một hình thái quỹ
tiền tệ dự trữ gọi là quỹ khấu hao. Quỹ khấu hao dùng để mua sắm, đầu tư
mới TSCĐ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp có thể sử dụng linh hoạt số tiền trích
khấu hao sao cho có hiệu quả nhưng phải đảm bảo nguyên tắc có bồi hoàn để
doanh nghiệp tái sản xuất giản đơn hay mở rộng sản xuất khi có nhu cầu.
Học viện Tàichính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn ThịNhâm CQ48/11.1021
1.2.3.3.4. Các phương pháp khấu hao TSCĐ
Khấu hao TSCĐ trong doanh nghiệp có thể được thực hiện bằng nhiều
phương pháp khác nhau. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm, hạn chế
nhất định và điều kiện áp dụng riêng. Việc lựa chọn đúng đắn phương pháp
khấu hao TSCĐ là một nội dung chủ yếu, quan trọng trong quản lý VCĐ của
doanh nghiệp. Thông thường có các phương pháp cơ bản sau:
 Phương pháp khấu hao đường thẳng:
Đây là phương pháp khấu hao tương đối đơn giản và được áp dụng một
cách phổ biến để tình khấu hao TCSĐ. Theo phương pháp này, mức khấu hao
và tỉ lệ khấu hao hàng năm được tính bình quân trong suốt thời gian sử dụng
hữu ích của TSCĐ. Công thức tính được xác định như sau:
MKH =
NG
T
TKH =
MKH
NG
×100% =
1
T
× 100%
Trong đó:
MKH: Mức khấu hao hàng năm
TKH: Tỷ lệ khấu hao hàng năm
NG: Nguyên giá TSCĐ phải khấu hao
T: Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ (năm)
 Nguyên giá là toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để
có được TSCĐ tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
Tùy vào nguồn gốc, phương thức hình thành TSCĐ mà nguyên giá TSCĐ có
cách xác định cụ thể:
• Nguyên giá TSCĐ mua sắm (kể cả mua mới và cũ): là giá mua thực
tế phải trả cộng các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn
lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ
Học viện Tàichính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn ThịNhâm CQ48/11.1022
vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: lãi tiền vay phát sinh trong quá trình đầu
tư mua sắm tài sản cố định; chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi
phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ và các chi phí liên quan trực tiếp khác.
• Trường hợp TSCĐ mua trả chậm, trả góp, nguyên giá TSCĐ là giá
mua trả tiền ngay tại thời điểm mua cộng các khoản thuế (không bao gồm các
khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến
thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: chi phí vận chuyển,
bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ (nếu có).
• TSCĐ tự xây dựng hoặc tự sản xuất: Nguyên giá TSCĐ là giá trị
quyết toán công trình khi đưa vào sử dụng. Trường hợp TSCĐ đã đưa vào sử
dụng nhưng chưa thực hiện quyết toán thì doanh nghiệp hạch toán nguyên giá
theo giá tạm tính và điều chỉnh sau khi quyết toán công trình hoàn thành.
• Nguyên giá TSCĐ do đầu tư xây dựng: Nguyên giá TSCĐ là giá
quyết toán công trình xây dựng theo quy định tại Quy chế quản lý đầu tư và
xây dựng hiện hành cộng lệ phí trước bạ, các chi phí liên quan trực tiếp khác.
• TSCĐ được tài trợ, được biếu, được tặng, do phát hiện thừa:
Nguyên giá TSCĐ là giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao
nhận hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp.
• TSCĐ nhận góp vốn, nhận lại vốn góp: nguyên giá TSCĐ nhận góp
vốn, nhận lại vốn góp là giá trị do các thành viên, cổ đông sáng lập định giá
nhất trí; hoặc doanh nghiệp và người góp vốn thoả thuận; hoặc do tổ chức
chuyên nghiệp định giá theo quy định của pháp luật và được các thành viên,
cổ đông sáng lập chấp thuận.
• Tài sản cố định thuê tài chính: Nguyên giá TSCĐ là giá trị của tài
sản thuê tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản cộng với các chi phí trực tiếp phát
sinh ban đầu liên quan đến hoạt động thuê tài chính.
Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ là thời gian sử dụng dự tính còn
Học viện Tàichính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn ThịNhâm CQ48/11.1023
đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. Thông thường được xác định dựa
vào tuổi thọ kĩ thuật và tuổi thọ kinh tế của TSCĐ. Đây là một công việc khá
phức tạp, đòi hỏi phải xem xét đầy đủ các yếu tố về mặt kĩ thuật – công nghệ
chế tạo, về tính kinh tế hoặc hiệu quả trong việc sử dụng TSCĐ để xác định
cho phù hợp, hạn chế các ảnh hưởng bất lợi của hao mòn vô hình.
Tỷ lệ khấu hao có thể được xác định riêng cho từng TSCĐ, từng nhóm,
loại TSCĐ hoặc cho toàn bộ các loại TSCĐ của doanh nghiệp. Phương pháp
tính tỉ lệ khấu hao bình quân cho toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp được tính
theo phương pháp bình quân gia quyền đối với toàn bộ TSCĐ của doanh
nghiệp. Tuy nhiên, khi xác định tỷ lệ khấu hao phải luôn đảm bảo sự thống
nhất về phạm vi tính toán giữa tử số và mẫu số của các chỉ tiêu.
Việc tính toán tỉ lệ khấu hao bình quân cho toàn bộ TSCĐ của doanh
nghiệp là cơ sở để doanh nghiệp dự kiến tổng mức khấu hao TSCĐ trong
công tác lập kế hoạch tài chính của doanh nghiệp.
Phương pháp khấu hao theo đường thẳng này có ưu điểm là việc tính
toán đơn giản; chi phí khấu hao được phân bổ vào giá thành một cách đều đặn
làm cho giá thành sản xuất ổn định, cho phép doanh nghiệp dự kiến trước thời
hạn thu hồi vốn đầu tư vào các TSCĐ. Tuy nhiên phương pháp này cũng có
một số nhược điểm đó là: do khấu hao được phân bổ đều đặn nên khả năng
thu hồi vốn đầu tư chậm như vậy sẽ chịu sự ảnh hưởng bất lợi từ hao mòn vô
hình. Phương pháp này cũng không phù hợp với các doanh nghiệp hoạt động
có tính chất thời vụ, không đều đặn giữa các kỳ trong năm.
 Phương pháp khấu hao nhanh:
Thực chất khấu hao theo phương pháp này là đẩy nhanh thu hồi vốn
trong những năm đầu sử dụng TSCĐ, tránh chịu sự ảnh hưởng bất lợi của hao
mòn vô hình. Phương pháp khấu hao nhanh có thể thực hiện theo 2 phương
pháp: khấu hao theo số dư giảm dần và khấu hao theo tổng số năm sử dụng.
Học viện Tàichính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn ThịNhâm CQ48/11.1024
 Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần:
Theo phương pháp này, mức khấu hao hàng năm được xác định bằng
cách lấy giá trị còn lại của TSCĐ phải tính khấu hao nhân với tỉ lệ khấu hao
nhanh. Công thức tính toán như sau:
MKHt = GCt × TKHđ
Trong đó:
MKHt: Mức khấu hao năm t
GCt: Giá trị còn lại của TSCĐ ở đầu năm thứ t
TKHđ: Tỷ lệ khấu hao nhanh của TSCĐ
T: Thứ tự năm sử dụng
Tỷ lệ khấu hao nhanh được xác định bằng cách lấy tỷ lệ khấu hao bình
quân nhân với hệ số điều chỉnh khấu hao nhanh. Theo kinh nghiệm thực tế ở
các nước, hệ số điều chỉnh thường xác định là:
• 1,5 đối với TSCĐ có thời gian sử dụng từ 4 năm trở xuống
• 2,0 đối với TSCĐ có thời gian sử dụng từ trên 4 năm đến dưới 6
năm
• 2,5 đối với TSCĐ có thời gian sử dụng trên 6 năm
Nếu thực hiện theo phương pháp này, đến hết năm cuối sẽ còn một
phần giá trị TSCĐ chưa được thu hồi. Để thu hồi hết số vốn bỏ ra, trong các
năm cuối người ta thường chuyển sang phương pháp khấu hao theo đường
thẳng đối với phần giá trị chưa được thu hồi. Đó là phương pháp khấu hao
theo số dư giảm dần có điều chỉnh.
 Phương pháp khấu hao theo tổng số năm sử dụng
Theo phương pháp này, mức khấu hao hàng năm được xác định bằng
nguyên giá TSCĐ cần tính khấu hao nhân với tỷ lệ khấu hao của từng năm.
Công thức tính như sau:
MKHt = NGKH × TKHt
Học viện Tàichính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn ThịNhâm CQ48/11.1025
Trong đó:
MKHt: Mức khấu hao năm t
NGKH: Nguyên giá TSCĐ phải tính khấu hao
TKHt: Tỷ lệ khấu hao của năm thứ t cần tính khấu hao
Tỷ lệ khấu hao của năm cần tính khấu hao có thể tính theo 2 cách:
Cách 1: lấy số năm sử dụng còn lại của TSCĐ cho đến khi hết thời hạn
sử dụng chia cho tổng số thứ tự năm sử dụng
Cách 2: Áp dụng công thức sau:
TKHt =
2 x(T - t + 1)
T x (T + 1)
Trong đó:
TKHt: Tỷ lệ khấu hao của năm t cần tính khấu hao
T: Thời hạn sử dụng TSCĐ (năm)
t: Thời điểm năm t cần tính khấu hao
Phương pháp khấu hao nhanh có ưu điểm là giúp cho doanh nghiệp thu
hồi vốn nhanh, tạo lá chắn thuế cho doanh nghiệp (làm giảm thuế thu nhập
doanh nghiệp do lợi nhuận những năm đầu giảm) và hạn chế những ảnh
hưởng bất lợi từ hao mòn vô hình. Tuy nhiên khấu hao nhanh cũng làm cho
chi phí kinh doanh trong những năm đầu tăng cao, làm giảm lợi nhuận doanh
nghiệp, ảnh hưởng đến các chỉ tiêu tài chính, nhất là các chỉ tiêu về khả năng
sinh lời, ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của doanh nghiệp trên thị trường. Việc
tính toán khấu hao cũng phức tạp hơn do phải tính lại hàng năm và trong một
mức độ nhất định làm cho chi phí khấu hao không hoàn toàn phù hợp với mức
độ hao mòn của TSCĐ trong quá trình sử dụng.
 Phương pháp khấu hao theo sản lượng
Theo phương pháp này, mức khấu hao hàng năm được xác định bằng
cách lấy sản lượng dự kiến sản xuất hàng năm nhân với mức trích khấu hao
Học viện Tàichính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn ThịNhâm CQ48/11.1026
tính cho một đơn vị sản phẩm hoặc khối lượng công việc hoàn thành. Công
thức tính như sau:
MKHt = QSPt × MKHsp
Trong đó:
MKHt: Mức khấu hao TSCĐ ở năm t
QSPt: Số lượng sản phẩm sản xuất ở năm t
MKHsp: Mức khấu hao đơn vị sản phẩm
Mức khấu hao được xác định bằng cách lấy nguyên giá TSCĐ phải tính
khấu hao chia cho số lượng (hoặc khối lượng) sản phẩm sản xuất theo công
suất thiết kế trong suốt thời gian hoạt động hữu ích của TSCĐ. Trường hợp
tính khấu hao theo sản lượng từng tháng thì lấy số lượng (hoặc khối lượng)
sản phẩm sản xuất trong tháng nhân với mức khấu hao bình quân cho một đơn
vị sản phẩm.
Phương pháp khấu hao theo sản lượng thích hợp với những TSCĐ hoạt
động có tính chất thời vụ trong năm và có liên quan trực tiếp đến việc sản
xuất sản phẩm. Do khấu hao được tính theo khối lượng sản phẩm hoặc khối
lượng công việc thực tế hoàn thành nên phản ánh hợp lý hơn mức độ hao mòn
của TSCĐ vào giá trị sản phẩm. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi việc
thống kê khối lượng sản phẩm, công việc do TSCĐ thực hiện trong kỳ phải
được rõ ràng, đầy đủ.
Mỗi phương pháp khấu hao đều có những ưu, nhược điểm và trường
hợp áp dụng riêng. Hiện tại, doanh nghiệp được tự do lựa chọn phương pháp
khấu hao phù hợp với doanh nghiệp mình và thông báo cho cơ quan thuế trực
tiếp quản lý và phải thực hiện nhất quán trong suốt quá trình sử dụng TSCĐ.
Trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp chỉ được thay đổi một lần phương pháp
trích khấu hao và được thay đổi một lần thời gian khấu hao trong quá trình sử
dụng và phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý.
Học viện Tàichính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn ThịNhâm CQ48/11.1027
1.2.3.4. Hiệu suất và hiệu quả sử dụng TSCĐ, VCĐ
VCĐ được ứng ra để đầu tư vào TSCĐ và sau một thời gian khá dài
mới thu hồi hết được. Do vậy, việc thực hiện quản lý tốt VCĐ có ý nghĩa rất
lớn. Để đánh giá được tình hình sử dụng và quản lý VCĐ, người ta thường
dùng một số chỉ tiêu chủ yếu như sau:
1, Hiệu suất sử dụng TSCĐ
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSCĐ sử dụng trong kỳ tạo ra được
bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Nguyên giá TSCĐ bình quân được tính theo
phương pháp bình quân giữa nguyên giá TSCĐ cuối kỳ và đầu kỳ. Công thức
như sau:
Doanh thu thuần
Hiệu suất sử dụng TSCĐ =
Nguyên giá TSCĐ bình quân
2, Hiệu suất sử dụng VCĐ:
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VCĐ sử dụng trong kỳ tạo ra được bao
nhiêu đồng doanh thu thuần. VCĐ sử dụng trong kỳ là phần giá trị còn lại của
nguyên giá TSCĐ. VCĐ bình quân được tính theo phương pháp bình quân số
học giữa đầu kỳ và cuối kỳ. Công thức như sau:
Doanh thu thuần
Hiệu suất sử dụng VCĐ =
VCĐ bình quân
3, Hệ số hao mòn TSCĐ
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ hao mòn của TSCĐ, qua đó cũng gián
tiếp phản ánh năng lực còn lại của TSCĐ và số VCĐ còn phải tiếp tục thu hồi
tại thời điểm đánh giá. Hệ số này càng gần 1 thì TSCĐ càng tiến gần đến hết
hời gian sử dụng, VCĐ cũng gần thu hồi hết. Công thức như sau:
Học viện Tàichính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn ThịNhâm CQ48/11.1028
Số khấu hao lũy kế của TSCĐ
Hệ số hao mòn TSCĐ =
Nguyên giá TSCĐ
4, Hàm lượng VCĐ
Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra được một đồng doanh thu thuần, doanh
nghiệp cần phải bỏ ra bao nhiêu đồng VCĐ. Hàm lượng VCĐ càng thấp thì
hiệu quả sử dụng VCĐ càng cao và ngược lại. Công thức tính như sau:
VCĐ bình quân
Hàm lượng VCĐ =
Doanh thu thuần
5, Tỷ suất lợi nhuận VCĐ
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VCĐ bình quân sử dụng trong kỳ tạo
ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước (sau) thuế. Chỉ tiêu này là thước đo
đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ của doanh nghiệp trong một kỳ hoạt động.
Công thức tính như sau:
Lợi nhuận trước (sau) thuế
Tỷ suất lợi nhuận VCĐ = ×100%
VCĐ bình quân
6, Hệ số trang bị TSCĐ cho một công nhân trực tiếp sản xuất
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ trang bị giá trị TSCĐ trực tiếp sản xuất
cho một công nhân trực tiếp sản xuất là cao hay thấp. Công thức tính như sau:
Nguyên giá TSCĐ trực tiếp sản xuất
Hệ số trang bị TSCĐ =
Số lượng công nhân trực tiếp sản xuất
1.2.4. Cácnhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn cố định của doanh nghiệp
- Nhân tố chủ quan:
Đây là nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến công tác quản trị VCĐ của
Học viện Tàichính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn ThịNhâm CQ48/11.1029
doanh nghiệp. Thông thường các nhân tố chủ quan bao gồm:
 Khả năng tài chính: tiềm lực tài chính bao giờ cũng là cơ sở quan
trọng để triển khai các quyết định nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu đã
xác định. Khi đưa ra một quyết định về VCĐ cần phải căn cứ vào tình hình cụ
thể của doanh nghiệp mình. Doanh nghiệp có khả năng tài chính lớn và dễ
chuyển đổi thì có thể dễ dàng thực hiện các chính sách về VCĐ. Ngược lại,
doanh nghiệp có nguồn tài chính hạn hẹp hoặc khó chuyển đổi sẽ ít có khả
năng thực hiện các chính sách, quyết định về VCĐ của mình.
 Trình độ cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp: yếu tố này được xem
xét trên hai khía cạnh đó là trình độ tay nghề của công nhân trực tiếp sản xuất
và trình độ quản lý của các nhà quản trị cấp cao. Nó được thể hiện qua khả
năng phát triển theo chiều sâu của doanh nghiệp:
• Đối với công nhân trực tiếp sản xuất: những người này trực tiếp tiếp
xúc với TSCĐ nếu có tay nghề cao, khả năng tiếp thu kiến thức về khao học,
công nghệ, phát huy tinh thần tự giác, sáng tạo và có ý thức bảo quản, giữ gìn
TSCĐ thì TSCĐ sẽ có thể kéo dài được thời gian sử dụng; mức độ hao mòn
thực tế sẽ giảm xuống. Việc này đồng nghĩa với việc giảm đi chi phí sửa
chữa, thay thế TSCĐ.
• Đối với các nhà quản lý cấp cao: nếu các nhà quản trị thường xuyên
kiểm tra tình trạng TSCĐ, nhanh nhạy trong nắm bắt xu thế công nghệ... thì
sẽ đưa ra các quyết định đúng đắn về việc quản lý và đầu tư TSCĐ.
 Mức độ độc lập tương đối trong kinh doanh: tính độc lập tương đối
trong kinh doanh của doanh nghiệp tác động trực tiếp đến quá trình hoạch
định chiến lược của doanh nghiệp đó. Một doanh nghiệp độc lập hoàn toàn
chủ động trong việc đưa ra các quyết định. Ngược lại, một doanh nghiệp tính
độc lập không cao sẽ phải lệ thuộc vào cấp trên khi xây dựng và xét duyệt các
quyết định về VCĐ của mình.
Học viện Tàichính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn ThịNhâm CQ48/11.1030
 Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp: nhân tố này tạo ra điểm
xuất phát cho doanh nghiệp và tạo ra định hướng cho nó trong suốt quá trình
tồn tại. Với một ngành nghề kinh doanh đã lựa chọn, doanh nghiệp buộc phải
giải quyết những vấn đề:
•Cơ cấu vốn của công ty thế nào là hợp lý, đã phù hợp với ngành nghề
kinh doanh hay chưa; khả năng tài chính của doanh nghiệp ra sao?
•Cơ cấu của tài sản như thế nào? Đối với các doanh nghiệp cùng
ngành, mức độ hiện đại hóa máy móc, thiết bị đã được chưa?
•Nguồn tài trợ cho TSCĐ đó doanh nghiệp lấy ở đâu? Nếu tài trợ cho
TSCĐ đó, tình hình tài chính của công ty liệu có an toàn không?
•Ngoài ra ngành nghề kinh doanh còn giúp doanh nghiệp xác định
được lợi nhuận cần đạt, từ đó đầu tư TSCĐ cho hợp lý.
- Nhân tố khách quan:
•Các chính sách của Đảng và Nhà nước: các văn bản pháp luật của
Nhà nước tạo ra hành lang pháp lý cho doanh nghiệp thực hiện sản xuất kinh
doanh. Các chính sách này ảnh hưởng rất lớn đến quản trị VCĐ của doanh
nghiệp. Cụ thể: các chính sách quy định cách tính nguyên giá, khấu hao
TSCĐ có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tính toán cũng như hoạch định của
doanh nghiệp. Thậm chí chính sách về thuế cũng ảnh hưởng rất lớn đến các
quyết định của nhà quản lý. Nó làm ảnh hưởng đến nguyên giá TSCĐ, làm
ảnh hưởng đến giá thành sản xuất cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp.
•Lãi suất tiền vay: yếu tố này ảnh hưởng rất lớn nếu doanh nghiệp tài
trợ cho TSCĐ bằng vốn vay. Lãi vay ảnh hưởng đến chi phí đầu tư và sự thay
đổi của lãi suất cũng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả về mặt tài chính, có thể thay
đổi quyết định có hay không đầu tư vào một dự án nhất định.
• Thị trường và vấn đề cạnh tranh: Vấn đề đặt ra với doanh nghiệp
là để đạt được ưu thế trong cạnh tranh đòi hỏi doanh nghiệp phải có kế hoạch
Học viện Tàichính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn ThịNhâm CQ48/11.1031
đầu tư, cải tạo TSCĐ trước mặt cũng như lâu dài. Phải có những máy móc,
thiết bị được đổi mới, cải tiến thì doanh nghiệp mới hạ được giá thành sản
xuất, chất lượng sản phẩm cao, năng suất sản xuất cũng được nâng cao thì
doanh nghiệp mới thắng thế được trong cạnh tranh. Ngoài ra, việc đổi mới
máy móc cũng phải đi đôi với đảm bảo an toàn cho người lao động, nhất là
đối với ngành xây dựng phải chịu ảnh hưởng rất lớn từ thời tiết và địa hình.
• Tác động của sự tiến bộ khoa học kỹ thuật: Sự tiến bộ của khoa học
kỹ thuật là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng hao mòn vô hình TSCĐ
của doanh nghiệp. Khoa học kỹ thuật càng phát triển thì hao mòn vô hình
TSCĐ càng lớn. Các doanh nghiệp sẽ phải chú ý thường xuyên đến sự phát
triển của khoa học kỹ thuật từ đó có biện pháp đối phó với tình trạng này.
• Các nhân tố khác: như thiên tai, địch họa, có tác động trực tiếp lên
hiệu quả của TSCĐ. Các nhân tố này là bất khả kháng nhưng đòi hỏi doanh
nghiệp phải tiến hành phòng tránh, dự phòng trước để giảm nhẹ thiệt hại.
Trên đây là những lý luận chung về TSCĐ và VCĐ trong doanh
nghiệp. Để tăng cường công tác quản trị VCĐ có rất nhiều biện pháp khác
nhau. Mỗi doanh nghiệp áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khác nhau để đạt
được hiệu quả cao nhất. Để đạt được hiệu quả quản trị cao nhất, việc nắm rõ
lý luận và áp dụng nó vào thực tế là rất quan trọng. Trong luận văn này, em áp
dụng các chỉ tiêu đánh giá ở Chương 1 để xem xét công ty cổ phần xây dựng
Thành Đô Thăng Long đã thực hiện công tác quản trị VCĐ thế nào để từ đó
đưa ra được các giải pháp cho phù hợp.
Học viện Tàichính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn ThịNhâm CQ48/11.1032
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN XÂY DỰNG THÀNH ĐÔ THĂNG LONG TRONG
THỜI GIAN QUA
2.1. Khái quát quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động
kinh doanh của Công ty cổ phần xây dựng Thành Đô Thăng Long
2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển của Công ty cổ phần xây dựng
Thành Đô Thăng Long
2.1.1.1. Tên, địa chỉ công ty
• Tên đầy đủ công ty : Công ty cổ phần xây dựng Thành Đô Thăng
Long
• Tên tiếng Anh: Thanh Do Thang Long Construction Corporation
• Tên giao dịch: Công ty cổ phần xây dựng Thành Đô Thăng Long
• Tên viết tắt: TD THANG LONG,.CORP.
• Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần
• Ngày tháng thành lập: 26/03/2009
• Vốn điều lệ: 6 tỷ VNĐ
• Địa chỉ: Số 59 phố Lê Quý Đôn, phường Suối Hoa, thành phố Bắc
Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
• Văn phòng trụ sở tại Hà Nội: Lô 40, khu liên cơ quan Mỹ Đình, Từ
Liêm, thành phố Hà Nội.
• Số đăng ký kinh doanh: 0103035349
• Người đại diện: Nguyễn Tiến Thế
• Hình thức pháp lý tổ chức hiện tại: Công ty cổ phần
2.1.1.2. Quá trình hình thành phát triển
Công ty cổ phần xây dựng Thành Đô Thăng Long là công ty xây dựng
Học viện Tàichính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn ThịNhâm CQ48/11.1033
cổ phần có vốn điều lệ Nhà nước góp. Công ty được thành lập vào ngày
26/03/2009. Là doanh nghiệp mới thành lập nên trong những ngày đầu công
ty đã gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, doanh nghiệp được thành lập vào
năm 2009 là năm mà đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa hiện
đại hóa mạnh, nền kinh tế tăng trưởng nóng, ngành xây dựng đang có nhiều
thuận lợi, nhiều công trình dự án xây dựng dân dụng được triển khai với quy
mô vốn lớn. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nhanh
chóng của công ty, giúp công ty gặt hái được nhiều thành công trong lĩnh vực
xây dựng các công trình dân dụng. Nhìn lại chặng đường chỉ gần 5 năm trôi
qua, song công ty cổ phần xây dựng Thành Đô Thăng Long đã gặt hái được
nhiều thành công đáng kể trong lĩnh vực kinh doanh của mình. Rất nhiều
công trình xây dựng của Bộ Quốc phòng nói riêng và của cả nước nói chung
đều có dấu ấn không hề nhỏ của xây dựng Thành Đô Thăng Long. Quy mô
vốn kinh doanh của công ty không ngừng được mở rộng, công ty không chỉ
chuyên về mảng xây dựng dân dụng mà còn mở rộng sang nhiều lĩnh vực
kinh doanh, chiếm lĩnh thị trường như: cung ứng vật tư, nguyên vật liệu cho
ngành xây dựng mà đặc biệt là sản xuất, lăp đặt, gia công kính.
 Công ty cổ phần xây dựng Thành Đô Thăng Long có hình thức pháp
lý là công ty cổ phần, vốn điều lệ của công ty là 6,000,000,000 VNĐ
• Mệnh giá cổ phần là 10,000VNĐ
• Số cổ phần này do các cổ đông nắm giữ:
 Ông Nguyễn Tiến Thế: 900,000 cổ phần tương ứng với 90% vốn
điều lệ.
 Ông Nguyễn Văn Mạnh: 50,000 cổ phần tương ứng với 5% vốn
điều lệ.
 Bà Đặng Thị Thanh Ngọc: 50,000 cổ phần tương ứng với 5% vốn
điều lệ.
Học viện Tàichính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn ThịNhâm CQ48/11.1034
2.1.1.3. Mô hình quản lý tổ chức của công ty
Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo hình thức trực tuyến
chức năng, có nghĩa là các phòng ban của công ty có mối liên hệ mật thiết với
nhau và chịu sự quản lý của Ban quản trị gồm: Giám đốc, Phó giám đốc. Ban
Quản trị có trách nhiệm điều phối hoạt động giữa các phòng ban để quá trình
sản xuất kinh doanh diễn ra nhịp nhàng, đạt hiệu quả cao như mong muốn.
Giám đốc: Nguyễn Tiến Thế là người chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty, là người đại diện đại diện cho công ty về mặt
pháp lý với các tổ chức kinh tế xã hội khác và với Nhà nước. Phó giám đốc
cùng các phòng ban điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh và đề ra những
hướng đi có tính chiến lược cho sự phát triển của công ty.
 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần xây dựng Thành
Đô Thăng Long: sơ đồ 2.1
 Chức năng các bộ phận:
• Hội đồng thành viên: Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công
ty. Hội đồng thành viên có chức năng chính là quản lý hoạt động của công ty,
nhân danh chủ sở hữu của công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở
hữu công ty; nhân danh công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty.
Quyền, nghĩa vụ cụ thể của Hội đồng thành viên được thực hiện theo Điều lệ
công ty và các văn bản pháp luật khác liên quan.
• Ban kiểm soát: Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý trong hoạt động quản
lý của Hội đồng thành viên, hoạt động điều hành của Giám đốc và các Báo
cáo tài chính, Bam kiểm soát hoạt động độc lập với Giám đốc và Hội đồng
thành viên.
• Giám đốc: Là người đứng đầu công ty, chịu trách nhiệm điều hành
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật,
trước cơ quan chức năng, các nhà đầu tư...vv về mọi hoạt động của công ty.
Học viện Tàichính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn ThịNhâm CQ48/11.1035
• Phó Giám đốc: Là người giúp giám đốc trong việc điều hành hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty.
Các phòng ban:
• Phòng hành chính nhân sự: Chịu trách nhiệm trong việc tiếp đón
khách hàng, theo dõi quản lý giấy tờ đi về công ty, quản lý con dấu, công tác
văn thư, in ấn công văn, cấp phát văn phòng phẩm
• Phòng Marketing : nghiên cứu thị trường, tiếp thị thông tin, lập hồ
sơ thị trường, định vị thị trường, tìm kiếm khách hàng.
• Phòng tài chính kế toán: Có nhiệm vụ giám sát về tài chính, theo dõi
mọi hoạt động sản xuất kinh doanh dưới hình thái tiền tệ, hạch toán các khoản
chi phí để xác định kết quả kinh doanh, cung xấp kịp thời thông tin về kết quả
kinh doanh cho Giám đốc.
• Phòng kinh doanh: Xây dựng kế hoạch về tiêu thụ sản phẩm, chính
sách chăm sóc thu hút khách hàng.
• Phòng kế hoạch sản xuất: Lên kết hoạch sản xuất của công ty theo
tháng, quý, năm.
Học viện Tàichính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn ThịNhâm CQ48/11.1036
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần xây dựng
Thành Đô Thăng Long
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Ban Giám đốc
Giám đốc
kinh doanh
Giám đốc
dự án Kế toán
trưởng
Giám đốc
tài chính
Giám đốc
Marketing
Giám đốc
nhân sự
Phòng kinh
doanh
Phòng kế
hoạch sản
xuất
Phòng kế toán tài
chính
Phòng
Marketing
Phòng
hành
chính
nhân sự
Chi nhánh Hà Nội Chi nhánh Nghệ An Cơ sở sản xuất kính
Ban kiểm soát
Học viện Tàichính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn ThịNhâm CQ48/11.1037
2.1.1.4. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý tài chính – kế toán của công ty
 Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức kế toán tập trung,
theo hình thức này toàn bộ công tác kế toán được thực hiện tại phòng kế toán
từ khâu ghi chép ban đầu đến khâu lập Báo cáo tài chính.
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy quản lý tài chính kế toán của công ty
 Bộ máy kế toán của công ty theo kiểu tập trung, mọi công việc kế
toán đều được thực hiện ở phòng kế toán và các nhân viên kế toán đều được
điều hành trực tiếp từ người lãnh đạo là kế toán trưởng.
 Hình thức kế toán áp dụng là hình thức nhật ký chung. Đây là hình
thức kế toán rất phù hợp với các đơn vị có sử dụng kế toán máy như Công ty
 Chế độ kế toán áp dụng: áp dụng chế độ kế toán cho doanh nghiêp
nhỏ và vừa
 Phươngpháp hạchtoánhàngtồnkho là kê khai thường xuyên. Phương
pháp này khá phù hợp với công ty do công ty hoạt động trong ngành xây dựng
nên cầnphảitheo dõi tình hình vật tư thường xuyên. Hơn nữa, chi phí được tập
hợp theo từnghạng mục côngtrìnhnênviệc hạchtoánhàngtồn kho theo phương
pháp kêkhai thườngxuyên sẽgiúp cho côngtydễdàngquảnlý hàng tồnkho hơn.
Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho là ghi nhận theo giá gốc, công ty áp dụng
phương pháp bình quân gia quyền để tính giá hàng tồn kho cuối kỳ.
Trưởng phòng kế
toán
Thủ quỹ Kế toán
tiền
lương
Kế toán
tiền
Kế toán
tài sản
cố định
Kế toán
nguyên
vật liệu
Kế
toán
nguyên
vật liệu
Học viện Tàichính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn ThịNhâm CQ48/11.1038
2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần xây dựng
Thành Đô Thăng Long
Trụ sở văn phòng chính của công ty là ở Thành phố Bắc Ninh, sau đó
công ty đã tiếp tục phấn đấu mở rộng mạng lưới sản xuất kinh doanh.
Do sản phẩm của ngành xây dựng mang tính chất đơn lẻ, không có sản
phẩm nào giống sản phẩm nào, vị trí địa lý khác nhau. Các địa điểm thi công
thường bị phân tán nên hoạt động kinh doanh của công ty cũng mang tính
chất phân tán.
Ngoài trụ sở làm việc chính đặt tại thành phố Bắc Ninh, công ty còn có
thêm 02 chi nhánh:
 Chi nhánh đặt tại thành phố Hà Nội: Lô 40 khu liên cơ quan Mỹ
Đình, Từ Liêm, Hà Nội
 Chi nhánh đặt tại thành phố Vinh, Nghệ An
Ngoài ra công ty còncó 01 cơ sở chuyên sản xuất kính và các sản phẩm
từ kính đặt tại số 10, đường Nguyễn Tuân, Hà Nội.
 Cơ sở vật chất kỹ thuật: Công ty cổ phần xây dựng Thành Đô
Thăng Long đã đầu tư toàn bộ máy móc, thiết bị vật tư phục vụ cho hoạt động
sản xuất kinh doanh. Trang thiết bị, máy móc của doanh nghiệp thường xuyên
được sửa chữa bảo dưỡng theo quy định. Máy móc của công ty cũng thường
xuyên phải di dời đến địa điểm của các công trình khác nhau. Những máy
móc nào tạm thời không cần sử dụng thì được vận chuyển về kho để bảo
quản. Việc đổi mới và tiếp cận công nghệ tiên tiến trong xây dựng cũng luôn
được công ty chú trọng. Nhờ đó mà các máy móc trang thiết bị phục vụ cho
hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp luôn được đảm bảo với chất
lượng cao nhất khi sử dụng, đem lại hiệu quả sản xuất cao.
 Lực lượng lao động: Số lượng cán bộ nhân viên quản lý và xây dựng
củacôngtythường trực là trên 200 người. Do công ty hoạt động trong lĩnh vực
Học viện Tàichính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn ThịNhâm CQ48/11.1039
xây dựng, luôn phải di chuyển đến các địa điểm khác nhau nên công nhân cũng
phảidichuyểntheo. Đểtiếtkiệm chiphí di dời công nhân, luôn có một bộ phận
nhân côngkhông thường trực được thuê ngay tại địa phương có công trình xây
dựng. Độingũcánbộ quảnlý ở các phòngbanđềucó trình độ đại học, công tác
đúng ngành nghề được đào tạo, luôn tận tâm hết mình với công việc và thường
xuyên được đàotạo,huấnluyện nâng cao trìnhđộ nghiệp vụ. Đội ngũ công nhân
xây dựngcủacôngtyphầnđalà những thợ lành nghề, được trang bị đầy đủ thiết
bị bảo hộ, có năng lực lao động tốt, trách nhiệm, kỷ luật cao.
 Tình hình vật tư: Vật liệu xây dựng của công ty được lấy từ trong
nước. Nguồn vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất của công ty luôn được
đảm bảo với số lượng dồi dào, giá cả hợp lý. Vật tư không để tại kho của
công ty mà để tại ngay công trình. Khi hoàn thành xong công trình nếu vật tư
còn thừa thì chuyển ngay sang các công trình khác hoặc luôn có sự điều động
vật tư giữa các công trình với nhau. Vì thế nên công ty luôn xuất hiện chi phí
điều động, di chuyển nguyên vật liệu.
Thị trường tiêu thụ và vị thế cạnh tranh trên thị trường: Khách hàng của
công ty chủ yếu là ở Hà Nội và các tỉnh thành lân cận, hiện nay công ty đang
không ngừng phấn đấu mở rộng thị trường và tìm kiếm khách hàng mới.
2.1.3. Tình hình tài chính chủ yếu của Công ty cổ phần xây dựng Thành
Đô Thăng Long
2.1.3.1. Tình hình biến động của doanh thu, chi phí và lợi nhuận
Trong hai năm trở lại đây, do công ty mới thành lập cộng với việc nên
kinh tế đang phát triển chậm, công ty có gặp rất nhiều khó khăn trong việc
đấu thầu, kí kết các hợp đồng xây dựng. Tuy là việc tìm kiếm các đối tác kinh
tế gặp khó khăn nhưng trong hai năm 2011 – 2012 doanh thu của công ty tăng
một cách đáng kể. Tình hình biến động kết quả kinh doanh của công ty năm
2012 so với năm 2011 được thể hiện qua bảng số 2.1:
Học viện Tàichính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn ThịNhâm CQ48/11.1040
Bảng 2.1. Tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty năm 2012 so với năm 2011
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu 2012 2011
Chênh lệch
Số tiền Tỉ lệ %
Doanh tu bán hàng và cung cấp dịch vụ 25,423,714,444 16,342,910,594 9,080,803,850 55.56
Các khoản giảm trừ doanh thu 195,921,585 195,921,585
Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ 25,227,792,859 16,342,910,594 8,884,882,265 54.37
Giá vốn hàng bán 22,965,535,496 15,840,438,802 7,125,096,694 44.98
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 2,262,257,363 502,471,792 1,759,785,571 350.23
Doanh thu hoạt động tài chính 4,533,497 3,843,653 689,844 17.95
Chi phí tài chính 491,267,958 364,358,590 126,909,368 34.83
Trong đó chi phí lãi vay 491,267,958 364,358,590 126,909,368 34.83
Chi phí bán hàng 0
Chi phí quản lý doanh nghiệp 1,574,961,361 94,553,698 1,480,407,663 1565.68
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 200,561,541 47,403,157 153,158,384 323.1
Thu nhập khác 90,909,091 90,909,091
Chi phí khác 173,700,227 173,700,227
Lợi nhuận khác -82,791,136 -82,791,136
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 117,770,405 47,403,157 70,367,248 148.44
Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 29,442,601 11,850,789 17,591,812 148.44
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 0
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 88,327,804 35,552,368 52,775,436 148.44
Lãi cơ bản trên cổ phiếu
(Theo báo cáo kết quả kinh doanh của công ty năm 2011 và 2012)
Học viện Tàichính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn ThịNhâm CQ48/11.1041
Theo đó, Doanh thu năm 2012 so với năm 2011 tăng rất nhanh, 55.56%
nguyên nhân chủ yếu là do doanh nghiệp mới hình thành và bắt đầu có chỗ
đứng trên thị trường. Hơn nữa, do doanh nghiệp mới hình thành, doanh thu
năm 2011 còn thấp nên dù về mặt tương đối, doanh thu tăng là tương đối cao
nhưng về mặt tuyệt đối doanh thu của công ty vẫn còn thấp. Tương ứng với
việc tăng lên của doanh thu là sự tăng lên của giá vốn hàng bán. Giá vốn hàng
bán năm 2012 đã tăng gần 45% so với năm 2011, tăng về tuyệt đối là gần 7.1
tỷ.Việc doanh thu tăng nhanh, giá vốn hàng bán cũng tăng nhưng không theo
kịp tốc độ tăng của doanh thu đã làm cho lợi nhuận gộp về bán hàng và cung
cấp dịch vụ tăng 350.23% và sau thuế năm 2012 tăng 148.44% so với năm
2011. Tuy tăng nhanh về mặt tương đối nhưng về mặt tuyệt đối, lợi nhuận sau
thuế của công ty chỉ tăng lên về tuyệt đối là gần 52,8 triệu. Con số tăng này là
rất nhỏ so với quy mô vốn của công ty (Tổng tài sản tại thời điểm cuối năm
2012 là hơn 33 tỷ VNĐ). Tuy nhiên, ngoài doanh thu và lợi nhuận tăng lên
nhanh chóng thì các khoản giảm trừ doanh thu và chi phí tăng cũng rất đáng
kể. Phải kể đến là chi phí quản lý doanh nghiệp, năm 2012 tăng 1165.68% so
với năm 2011. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng một phần nguyên nhân là
do công ty đang mở rộng sản xuất nên số lượng nhân viên trong công ty tăng
lên và lương của nhân viên cũng được tăng lên đáng kể so với năm 2011. Chi
phí tài chính năm 2012 tăng 34.83% so với năm 2011 là do doanh nghiệp đã
thực hiện vay nợ ngắn hạn, vay nội bộ và chiếm dụng vốn của nhà cung cấp
nên phải trả tiền lãi vay nhiều hơn năm 2011 . Các khoản giảm trừ doanh thu
năm 2011 là 0 thì năm 2012 tăng lên về tuyệt đối là gần 195 triệu VNĐ. Như
vậy, nhờ sự tăng lên về doanh thu và lợi nhuận sau thuế, tình hình tài chính
của công ty năm 2012 đã có nhiều biến chuyển tốt, góp phần nâng cao vị thế
của công ty trên thị trường.
Doanh thu, chi phí và lợi nhuận năm 2013 so với năm 2012 được thể
hiện qua bảng số 2.2
Học viện Tàichính Luận văn tốt nghiệp
SV: Nguyễn ThịNhâm CQ48/11.1042
Bảng 2.2. Tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty năm 2013 so với năm 2012
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu 2013 2012
So sánh
Số tiền Tỷ lệ (%)
Doanh tu bán hàng và cung cấp dịch vụ 32,917,732,859 25,423,714,444 7,494,018,415 29.48
Các khoản giảm trừ doanh thu 130,112,691 195,921,585 (65,808,894) -33.59
Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ 32,787,620,168 25,227,792,859 7,559,827,309 29.97
Giá vốn hàng bán 29,358,860,395 22,965,535,496 6,393,324,899 27.84
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 3,428,759,773 2,262,257,363 1,166,502,410 51.56
Doanh thu hoạt động tài chính 3,387,844 4,533,497 (1,145,653) -25.27
Chi phí tài chính 491,267,958 (491,267,958) -100.00
Trong đó chi phí lãi vay 491,267,958 (491,267,958) -100.00
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp 3,111,493,217 1,574,961,361 1,536,531,856 97.56
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 320,654,400 200,561,541 120,092,859 59.88
Thu nhập khác 263,636,363 90,909,091 172,727,272 190.00
Chi phí khác 511,466,263 173,700,227 337,766,036 194.45
Lợi nhuận khác (247,829,900) (82,791,136) (165,038,764) 199.34
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 72,824,500 117,770,405 (44,945,905) -38.16
Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 18,206,125 29,442,601 (11,236,476) -38.16
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 54,618,357 88,327,804 (33,709,447) -38.16
Lãi cơ bản trên cổ phiếu
(Theo báo cáo kết quả kinh doanh của công ty năm 2013 và năm 2012)
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ

More Related Content

What's hot

Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty vận tải
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty vận tảiĐề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty vận tải
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty vận tải
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty, HAY!
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty, HAY!Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty, HAY!
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty, HAY!
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn...
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn...Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn...
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu HuệQuản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà Thép
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà ThépĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà Thép
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà Thép
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thépĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản trị và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xi măng,...
Luận văn: Quản trị và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xi măng,...Luận văn: Quản trị và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xi măng,...
Luận văn: Quản trị và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xi măng,...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài quản trị vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả, RẤT HAY,...
Đề tài  quản trị vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả, RẤT HAY,...Đề tài  quản trị vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả, RẤT HAY,...
Đề tài quản trị vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả, RẤT HAY,...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOTĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty vận tải biển, 9đ
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty vận tải biển, 9đĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty vận tải biển, 9đ
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty vận tải biển, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại Công ty vận tải Sao Mai
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại Công ty vận tải Sao MaiĐề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại Công ty vận tải Sao Mai
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại Công ty vận tải Sao Mai
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty thương mại Thái Hưng, HAY
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty thương mại Thái Hưng, HAYĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty thương mại Thái Hưng, HAY
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty thương mại Thái Hưng, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động với việc nâng cao hiệu quả sử dụng v...
Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động với việc nâng cao hiệu quả sử dụng v...Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động với việc nâng cao hiệu quả sử dụng v...
Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động với việc nâng cao hiệu quả sử dụng v...
Thư viện Tài liệu mẫu
 
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty vật liệu xây dựng
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty vật liệu xây dựngLuận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty vật liệu xây dựng
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty vật liệu xây dựng
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựng
Luận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựngLuận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựng
Luận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựng
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt namGiải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
NOT
 
Đề tài Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao h...
Đề tài Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao h...Đề tài Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao h...
Đề tài Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao h...
Thư viện Tài liệu mẫu
 
Đề tài: Tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty công nghệ, HOT
Đề tài: Tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty công nghệ, HOTĐề tài: Tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty công nghệ, HOT
Đề tài: Tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty công nghệ, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản trị vốn lưu động doanh nghiệp dược phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Quản trị vốn lưu động doanh nghiệp dược phẩm, 9 ĐIỂM!Luận văn: Quản trị vốn lưu động doanh nghiệp dược phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Quản trị vốn lưu động doanh nghiệp dược phẩm, 9 ĐIỂM!
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty vận tải
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty vận tảiĐề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty vận tải
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty vận tải
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty, HAY!
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty, HAY!Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty, HAY!
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty, HAY!
 
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn...
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn...Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn...
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn...
 
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu HuệQuản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà Thép
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà ThépĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà Thép
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà Thép
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thépĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
 
Luận văn: Quản trị và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xi măng,...
Luận văn: Quản trị và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xi măng,...Luận văn: Quản trị và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xi măng,...
Luận văn: Quản trị và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xi măng,...
 
Đề tài quản trị vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả, RẤT HAY,...
Đề tài  quản trị vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả, RẤT HAY,...Đề tài  quản trị vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả, RẤT HAY,...
Đề tài quản trị vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả, RẤT HAY,...
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOTĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty vận tải biển, 9đ
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty vận tải biển, 9đĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty vận tải biển, 9đ
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty vận tải biển, 9đ
 
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại Công ty vận tải Sao Mai
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại Công ty vận tải Sao MaiĐề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại Công ty vận tải Sao Mai
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại Công ty vận tải Sao Mai
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty thương mại Thái Hưng, HAY
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty thương mại Thái Hưng, HAYĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty thương mại Thái Hưng, HAY
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty thương mại Thái Hưng, HAY
 
Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động với việc nâng cao hiệu quả sử dụng v...
Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động với việc nâng cao hiệu quả sử dụng v...Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động với việc nâng cao hiệu quả sử dụng v...
Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động với việc nâng cao hiệu quả sử dụng v...
 
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty vật liệu xây dựng
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty vật liệu xây dựngLuận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty vật liệu xây dựng
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty vật liệu xây dựng
 
Luận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựng
Luận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựngLuận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựng
Luận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựng
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt namGiải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
 
Đề tài Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao h...
Đề tài Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao h...Đề tài Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao h...
Đề tài Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao h...
 
Đề tài: Tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty công nghệ, HOT
Đề tài: Tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty công nghệ, HOTĐề tài: Tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty công nghệ, HOT
Đề tài: Tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty công nghệ, HOT
 
Luận văn: Quản trị vốn lưu động doanh nghiệp dược phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Quản trị vốn lưu động doanh nghiệp dược phẩm, 9 ĐIỂM!Luận văn: Quản trị vốn lưu động doanh nghiệp dược phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Quản trị vốn lưu động doanh nghiệp dược phẩm, 9 ĐIỂM!
 

Similar to Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ

Giải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty Nam Á, HAY
Giải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty Nam Á, HAYGiải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty Nam Á, HAY
Giải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty Nam Á, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn ...
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn ...Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn ...
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đQuản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xuất nhập khẩu thủy sản
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xuất nhập khẩu thủy sảnTăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xuất nhập khẩu thủy sản
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xuất nhập khẩu thủy sản
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn, ĐIỂM 8Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn, ĐIỂM 8
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩaPhân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh ĐôLuận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNamĐề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại Công ty xây dựng Đông Anh
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại Công ty xây dựng Đông AnhĐề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại Công ty xây dựng Đông Anh
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại Công ty xây dựng Đông Anh
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng dịch vụ Tuấn Quỳnh, 9đ
Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng dịch vụ Tuấn Quỳnh, 9đQuản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng dịch vụ Tuấn Quỳnh, 9đ
Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng dịch vụ Tuấn Quỳnh, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty thương mại, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty thương mại, RẤT HAYĐề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty thương mại, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty thương mại, RẤT HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng vận tải Kim Long, HAY
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng vận tải Kim Long, HAYQuản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng vận tải Kim Long, HAY
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng vận tải Kim Long, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài hiệu quả quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty Tây Hà Nội, , ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty Tây Hà Nội, , ĐIỂM 8Đề tài hiệu quả quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty Tây Hà Nội, , ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty Tây Hà Nội, , ĐIỂM 8
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Nâng cao hiệu quả quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần phát triển ...
Nâng cao hiệu quả quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần phát triển ...Nâng cao hiệu quả quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần phát triển ...
Nâng cao hiệu quả quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần phát triển ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đBiện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà - Gửi miễn...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà - Gửi miễn...Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà - Gửi miễn...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà - Gửi miễn...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty thương mại Tân Khánh An, 9đ - Gửi miễn ph...
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty thương mại Tân Khánh An, 9đ - Gửi miễn ph...Quản trị vốn kinh doanh tại công ty thương mại Tân Khánh An, 9đ - Gửi miễn ph...
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty thương mại Tân Khánh An, 9đ - Gửi miễn ph...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài hiệu quả sản xuất công ty Thống Nhất, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sản xuất công ty Thống Nhất, RẤT HAYĐề tài hiệu quả sản xuất công ty Thống Nhất, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sản xuất công ty Thống Nhất, RẤT HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty thương mại
Đề tài: Biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty thương mạiĐề tài: Biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty thương mại
Đề tài: Biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty thương mại
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

Similar to Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ (20)

Giải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty Nam Á, HAY
Giải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty Nam Á, HAYGiải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty Nam Á, HAY
Giải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty Nam Á, HAY
 
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn ...
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn ...Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn ...
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn ...
 
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đQuản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
 
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xuất nhập khẩu thủy sản
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xuất nhập khẩu thủy sảnTăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xuất nhập khẩu thủy sản
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xuất nhập khẩu thủy sản
 
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn, ĐIỂM 8Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn, ĐIỂM 8
 
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩaPhân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh ĐôLuận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
 
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNamĐề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
 
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại Công ty xây dựng Đông Anh
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại Công ty xây dựng Đông AnhĐề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại Công ty xây dựng Đông Anh
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại Công ty xây dựng Đông Anh
 
Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng dịch vụ Tuấn Quỳnh, 9đ
Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng dịch vụ Tuấn Quỳnh, 9đQuản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng dịch vụ Tuấn Quỳnh, 9đ
Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng dịch vụ Tuấn Quỳnh, 9đ
 
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty thương mại, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty thương mại, RẤT HAYĐề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty thương mại, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty thương mại, RẤT HAY
 
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng vận tải Kim Long, HAY
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng vận tải Kim Long, HAYQuản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng vận tải Kim Long, HAY
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng vận tải Kim Long, HAY
 
Đề tài hiệu quả quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty Tây Hà Nội, , ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty Tây Hà Nội, , ĐIỂM 8Đề tài hiệu quả quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty Tây Hà Nội, , ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty Tây Hà Nội, , ĐIỂM 8
 
Nâng cao hiệu quả quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần phát triển ...
Nâng cao hiệu quả quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần phát triển ...Nâng cao hiệu quả quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần phát triển ...
Nâng cao hiệu quả quản trị dòng tiền ngắn hạn tại công ty cổ phần phát triển ...
 
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...
 
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đBiện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà - Gửi miễn...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà - Gửi miễn...Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà - Gửi miễn...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà - Gửi miễn...
 
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty thương mại Tân Khánh An, 9đ - Gửi miễn ph...
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty thương mại Tân Khánh An, 9đ - Gửi miễn ph...Quản trị vốn kinh doanh tại công ty thương mại Tân Khánh An, 9đ - Gửi miễn ph...
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty thương mại Tân Khánh An, 9đ - Gửi miễn ph...
 
Đề tài hiệu quả sản xuất công ty Thống Nhất, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sản xuất công ty Thống Nhất, RẤT HAYĐề tài hiệu quả sản xuất công ty Thống Nhất, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sản xuất công ty Thống Nhất, RẤT HAY
 
Đề tài: Biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty thương mại
Đề tài: Biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty thương mạiĐề tài: Biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty thương mại
Đề tài: Biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty thương mại
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CNGTRC3
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
thanhluan21
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 

Recently uploaded (11)

Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 

Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ

  • 1. BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH ----------o0o---------- SINH VIÊN: NGUYỄN THỊ NHÂM Lớp: CQ48/11.10 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VỐN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG THÀNH ĐÔ THĂNG LONG Chuyên ngành : TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Mã số : 11 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TH.S. MAI KHÁNH VÂN Hà Nội, năm 2014
  • 2. Học viện Tàichính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn ThịNhâm CQ48/11.10i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Tác giả luận văn tốt nghiệp Nguyễn Thị Nhâm
  • 3. Học viện Tàichính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn ThịNhâm CQ48/11.10ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................i MỤC LỤC ................................................................................................ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT........................................................... v MỤC LỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ................................................................. vi LỜI NÓI ĐẦU ..........................................................................................1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN CỐ ĐỊNH VÀ QUẢN TRỊ VỐN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP.............3 1.1 Vốn cố định của doanh nghiệp.........................................................3 1.1.1. Khái niệm tài sản cố định và vốn cố định trong doanh nghiệp........ 3 1.1.2. Đặc điểm chu chuyển vốn cố định của doanh nghiệp................... 10 1.2. Quản trị vốn cố định của doanh nghiệp........................................11 1.2.1. Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn cố định của doanh nghiệp..... 11 1.2.2. Nội dung quản trị vốn cố định của doanh nghiệp......................... 15 1.2.3. Các chỉ tiêu đánh tình hình quản trị vốn cố định của doanh nghiệp. ............................................................................................... 16 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn cố định của doanh nghiệp ................................................................................................ 28 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG THÀNH ĐÔ THĂNG LONG TRONG THỜI GIAN QUA....................................................................32 2.1. Khái quát quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần xây dựng Thành Đô Thăng Long.....................................................................................................32 2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển của Công ty cổ phần xây dựng Thành Đô Thăng Long........................................................................ 32
  • 4. Học viện Tàichính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn ThịNhâm CQ48/11.10iii 2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần xây dựng Thành Đô Thăng Long........................................................................ 38 2.1.3. Tình hình tài chính chủ yếu của Công ty cổ phần xây dựng Thành Đô Thăng Long........................................................................ 39 2.2. Thực trạng quản trị vốn cố định tại Công ty cổ phần xây dựng Thành Đô Thăng Long trong thời gian qua.........................................59 2.2.1. Tình hình tài sản cố định và vốn cố định của công ty................... 59 2.2.2. Thực trạng quản trị vốn cố định tại Công ty cổ phần xây dựng Thành Đô Thăng Long........................................................................ 64 2.2.3. Đánh giá chung về công tác quản trị vốn cố định của Công ty cổ phẩn xây dựng Thành Đô Thăng Long................................................. 86 CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VỐN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG THÀNH ĐÔ THĂNG LONG .................................................................89 3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty cổ phần xây dựng Thành Đô Thăng Long trong thời gian tới.................................89 3.1.1. Bối cảnh kinh tế -xã hội............................................................. 89 3.1.2. Mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty cổ phần xây dựng Thành Đô Thăng Long................................................................ 90 3.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn cố định ở Công ty cổ phần xây dựng Thành Đô Thăng Long..............................92 3.2.1. Tổ chức huy động VCĐ............................................................. 92 3.2.2. Thực hiện mua thêm máy móc thiết bị........................................ 93 3.2.3. Lập kế hoạch khấu hao và sử dụng TSCĐ................................... 94 3.2.4. Huy động tối đa công suất máy móc thiết bị vào việc sản xuất sản phẩm nhằm tăng doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp ................ 95 3.2.5. Thực hiện đánh giá lại TSCĐ..................................................... 96
  • 5. Học viện Tàichính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn ThịNhâm CQ48/11.10iv 3.2.6. Tổ chức sản xuất hợp lý, quản lý chặt chẽ TSCĐ........................ 97 3.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp..................................................98 3.3.1. Tổ chức huy động VCĐ............................................................. 98 3.3.2. Thực hiện mua thêm máy móc thiết bị........................................ 99 3.3.3. Lập kế hoạch khấu hao và sử dụng TSCĐ..................................100 3.3.4. Huy động tối đa công suất máy móc thiết bị vào việc sản xuất sản phẩm nhằm tăng doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp ...............100 3.3.5. Thực hiện đánh giá lại TSCĐ....................................................101 3.3.6. Tổ chức sản xuất hợp lý, quản lý chặt chẽ TSCĐ.......................101 KẾT LUẬN...........................................................................................103
  • 6. Học viện Tàichính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn ThịNhâm CQ48/11.10v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VCĐ: Vốn cố định TSCĐ:Tài sản cố định TSLĐ: Tài sản lưu động WTO:Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization)
  • 7. Học viện Tàichính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn ThịNhâm CQ48/11.10vi MỤC LỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ Bảng 2.1. Tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty năm 2012 so với năm 2011 ............................................................................. 40 Bảng 2.2. Tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty năm 2013 so với năm 2012 ............................................................................. 42 Bảng 2.3: Sự biến động tài sản và nguồn vốn của công ty tại thời điểm 31/12/2012 so với thời điểm 31/12/2011...................................... 44 Bảng 2.4: Sự biến động tài sản và nguồn vốn của công ty tại thời điểm 31/12/2013 so với thời điểm 31/12/2012...................................... 48 Bảng 2.5: Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu năm 2012................................ 50 Bảng 2.6: Một số chỉ tiêu tài chính của công ty năm 2013 .......................... 54 Bảng 2.7: Tình hình các loại TSCĐ của công ty tại thời điểm 31/12/2012 so với thời điểm 31/12/2011............................................................ 60 Bảng 2.8: Tình hình các loại TSCĐ của công ty tại thời điểm 31/12/2013 so với thời điểm 31/12/2012............................................................ 62 Bảng 2.9: Kết cấu TSCĐ so sánh tại thời điểm 31/12/2012 và 31/12/ 2011.. 71 Bảng 2.10: Kết cấu TSCĐ so sánh tại thời điểm 31/12/2013 và 31/12/ 2012 72 Bảng 2.11: Tình hình hao mòn TSCĐ của công ty...................................... 73 Bảng 2.12: Một số chỉ tiêu thể hiện hiệu quả và hiệu suất sử dụng TSCĐ của công ty năm 2011 và năm 2012................................................... 77 Bảng 2.13: Một số chỉ tiêu thể hiện hiệu quả và hiệu suất sử dụng TSCĐ của công ty năm 2012 và năm 2013................................................... 80 Bảng 2.14. Hệ số trong bị TSCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất của công ty năm 2011 và năm 2012............................................................... 84 Bảng 2.15. Hệ số trong bị TSCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất của công ty năm 2012 và năm 2013............................................................... 84 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần xây dựng Thành Đô Thăng Long ............................................................... 36 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy quản lý tài chính kế toán của công ty................... 37
  • 8. Học viện Tàichính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn ThịNhâm CQ48/11.101 LỜI NÓI ĐẦU Ngày này, khi nền kinh tế nước tachuyểnsangcơ chếthị trường, mục đích của các doanh nghiệp không còn là hoàn thành kế hoạch được giao mà phải tự chịu tráchnhiệm về kết quả kinh doanh của mình. Đặc biệt khi nước ta gia nhập vào tổ chức WTO,cácdoanhnghiệp luônphảikhôngngừng cố gắngđể hòa nhập và thíchứngvới môi trường mới đầy cạnh tranh. Doanh nghiệp muốn tồn tại thì khôngcó cáchnào khác làphảihuy độngmọinguồnlực sẵncó của mình kết hợp với các nguồn lực bên ngoài vào hoạt động sản xuất kinh doanh để sao cho có hiệu quả cao nhất. Một trong các nguồn lực đó là VCĐ. Trình độ quản lý, sử dụng vốn ở mỗi doanh nghiệp là tiêu chí để đánh giá doanh nghiệp nào làm ăn có hiệu quả, doanh nghiệp nào làm ăn thua lỗ. Vốn được quản lý tốt sẽ phát huy khả năng sinh lời, đem lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp. Hơn nữa, VCĐ thường là bộ phận chiếm tỉ trọng lớn trong tổng vốn kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất. VCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, việc quản lý VCĐ là khá khó khăn. Do đó quản lý, sử dụng có hiệu quả VCĐ sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Để tìm hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của VCĐ và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ, trong quá trình thực tập tại Công ty cố phần xây dựng Thành Đô Thăng Long, em đã chọn đề tài: “Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị Vốn cố định tại Công ty cổ phần xây dựng Thành Đô Thăng Long” làm luận văn tốt nghiệp của mình. Nội dung luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về VCĐ và quản trị VCĐ của doanh nghiệp
  • 9. Học viện Tàichính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn ThịNhâm CQ48/11.102 Chương 2: Thực trạng quản trị VCĐ tại Công ty cổ phần xây dựng Thành Đô Thăng Long trong thời gian qua Chương 3: Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị VCĐ tại Công ty cổ phần xây dựng Thành Đô Thăng Long Mặc dù đã có nhiều cố gắng song do còn hạn chế về kiến thức và thời gian nghiên cứu nên chuyên đề này không tránh khỏi những sai sót và hạn chế. Em rất mong được sự chỉ bảo, đóng góp của các thầy cô và các cô chú trong phòng tài chính kế toán của công ty cổ phần xây dựng Thành Đô Thăng Long.
  • 10. Học viện Tàichính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn ThịNhâm CQ48/11.103 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN CỐ ĐỊNH VÀ QUẢN TRỊ VỐN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 Vốn cố định của doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm tài sản cố định và vốn cố định trong doanh nghiệp 1.1.1.1. Vốn cố định VCĐ là một bộ phận quan trọng trong vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, để có được tài sản cố định cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải đầu tư ứng trước một lượng vốn tiền tệ nhất định. Toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành nên các TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh được gọi là VCĐ. Nói cách khác, VCĐ là biểu hiện bằng tiền của các TSCĐ trong doanh nghiệp. VCĐ là một bộ phận đầu tư ứng trước vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là lượng vốn tiền tệ cần thiết không thể thiếu đợc để hình thành cơ sở vật chất kỹ thuật của bất kỳ doanh nghiệp nào khi tham gia sản xuất kinh doanh. Quy mô của VCĐ quyết định và chi phối quy mô của TSCĐ, quyết định trình độ trang bị kỹ thuật và cơ sở vật chất của doanh nghiệp. Trình độ kỹ thuật, công nghệ sản xuất ở mức độ nào nói lên trình dộ phát triển của lực lượng sản xuất ở mức tương ứng và là căn cứ phân biệt thời đại này với thời đại khác. Các thời đại kinh tế được với nhau không phải bởi vì nó sản xuất ra cái gì mà là dùng cái gì để sản xuất. Trong lịch sử phát triển của nhân loại vai trò của VCĐ được thừa nhận và chú trọng thể hiện qua các cuộc cách mạng công nghiệp đểu tập trung vào giải quyết các vấn đề cơ khí hóa, điện khí hóa, tự động hóa quá trình sản xuất, đổi mới và hoàn thiện TSCĐ. Hơn nữa, trình độ trang bị, cơ sở sản xuất của doanh nghiệp quyết
  • 11. Học viện Tàichính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn ThịNhâm CQ48/11.104 định năng lực sản xuất, giá thành sản xuất, năng suất lao động, chất lượng sản phẩm làm tăng lợi nhuận cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Ngoài ra trong thời kỹ khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, vai trò của VCĐ trong doanh nghiệp là rất quan trọng, góp phần chống tụt hậu về kinh tế. Từ những phân tích trên, ta thấy VCĐ quyết định quy mô TSCĐ. TSCĐ được khai thác, sử dụng tốt là nhân tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. 1.1.1.2. Tài sản cố định Tư liệu lao động là một yếu tố không thể thiếu khi tiến hành sản xuất. Công cụ lao động có nhiều loại khác nhau. Xét về mặt giá trị, có loại có giá trị lớn, nhưng cũng có loại có giá trị nhỏ. Xét về thời gian sử dụng, có loại có thời gian sử dụng dài nhưng cũng có loại có thời gian sử dụng tương đối ngắn. Để thuận tiện cho công tác quản lý, tư liệu lao động được chia ra thành tài sản cố định và công cụ dụng cụ. Tài sản cố định của doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủ yếu có giá trị lớn, có giá trị sử dụng lâu dài trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Theo quy định hiện hành của nước ta, các tư liệu lao động được coi là TSCĐ phải có giá trị từ 30 triệu VNĐ trở lên và thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên. Các tư liệu lao động không đáp ứng được các tiêu chuẩn trên được gọi là các công cụ lao động nhỏ. Để nhận biết tài sản cố định, căn cứ vào thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ có 3 tiêu chuẩn: • Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó; • Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;
  • 12. Học viện Tàichính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn ThịNhâm CQ48/11.105 • Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên. 1.1.1.3. Phân loại tài sản cố định của doanh nghiệp: Phân loại tài sản cố định (TSCĐ) là việc phân chia toàn bộ TSCĐ trong doanh nghiệp theo những tiêu thức nhất định nhằm phục vụ cho yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Phân loại TSCĐ giúp doanh nghiệp áp dụng các phương pháp thích hợp trong quản trị từng loại TSCĐ, từ đó nâng cao hiệu quả quản trị TSCĐ. Có nhiều cách khác nhau để phân loại TSCĐ dựa vào các chỉ tiêu khác nhau. 1, Phân loại theo hình thái biểu hiện Theo tiêu thức phân loại này, TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành 2 loại: - TSCĐ hữu hình là những tài sản được biểu hiện bằng những hình thái hiện vật cụ thể như nhà cửa, máy móc thiết bị… - TSCĐ vô hình: là những TSCĐ không có hình thái vật chất, thể hiện 1 lượng giá trị đã được đầu tư có liên quan trực tiếp đến nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đầu tư và phát triển, bằng sáng chế phát minh, nhãn hiệu thương mại… Cách phân loại này giúp cho người quản lý thấy được cơ cấu đầu tư của doanh nghiệp vào TSCĐ hữu hình và vô hình, từ đó lựa chọn các quyết định đầu tư đúng đắn hoặc điều chỉnh cơ cấu đầu tư sao cho phù hợp và có hiệu quả nhất. 2, Phân loại theo công dụng kinh tế Theo tiêu thức phân loại này, TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành 2 loại: - TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh là những TSCĐ hữu hình và vô hình trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh
  • 13. Học viện Tàichính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn ThịNhâm CQ48/11.106 nghiệp. Bao gồm: nhà cửa, vật kiến trúc, thiết bị truyền dẫn, máy móc thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải; những TSCĐ không có hình thái vật chất khác… - TSCĐ dùng ngoài sản xuất kinh doanh: là những TSCĐ dùng cho phúc lợi công cộng, không mang tính chất kinh doanh. Bao gồm: nhà cửa, phương tiện dùng cho sinh hoạt văn hóa, thể dục thể thao, nhà ở và các công trình phúc lợi tập thể… Cách phân loại này giúp cho người quản lý thấy rõ kết cấu TSCĐ và vai trò, tác dụng của TSCĐ trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, sử dụng TSCĐ và tính toán khấu hao chính xác. 3, Phân loại theo tình hình sử dụng Theo tiêu thức phân loại này, TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành 3 loại: - TSCĐ đang sử dụng là những TSCĐ đang sử dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác của doanh nghiệp như hoạt động phúc lợi, sự nghiệp, an ninh quốc phòng. - TSCĐ chưa cần dùng là những TSCĐ cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác của doanh nghiệp, song hiện tại chưa cần dùng, đang được dự trữ để sử dụng sau này. - TSCĐ không cần dùng và chờ thanh lý là những TSCĐ không cần thiết hay không phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cần được thanh lý, nhượng bán để thu hồi vốn đầu tư đã bỏ ra ban đầu. Cách phân loại này giúp cho người quản lý thấy mức độ sử dụng có hiệu quả các TSCĐ của doanh nghiệp như thế nào, từ đó có biện pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng của chúng. 4, Phân loại theo mục đích sử dụng
  • 14. Học viện Tàichính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn ThịNhâm CQ48/11.107 Theo tiêu thức phân loại này, TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành 3 loại sau đây: - TSCĐ dùng cho mục đích kinh doanh: là những TSCĐ vô hình hay TSCĐ hữu hình trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gồm: quyền sử dụng đất, chi phí thành lập doanh nghiệp, vị trí cửa hàng, nhãn hiệu sản phẩm,… nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn, thiết bị, dụng cụ quản lý, vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và (hoặc) cho sản phẩm, các loại TSCĐ khác chưa liệt kê vào 5 loại trên như tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật… - TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng. - TSCĐ bảo quản hộ, cất giữ cho nhà nước, cho các doanh nghiệp khác. Cách phân loại này giúp cho người quản lý thấy được cơ cấu TSCĐ theo mục đích sử dụng của nó, từ đó có biện pháp quản lý TSCĐ theo mục đích sử dụng sao cho có hiệu quả nhất. 5, Phân loại theo quyền sở hữu Căn cứ vào tình hình sở hữu có thể chia TSCĐ thành 2 loại: - TSCĐ tự có: TSCĐ là những TSCĐ thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp. - TSCĐ đi thuê: TSCĐ là những TSCĐ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp khác bao gồm:  TSCĐ thuê hoạt động là những TSCĐ doanh nghiệp thuê về sử dụng trong một thời gian nhất định theo hợp đồng, khi kết thúc hợp đồng TSCĐ phải được trả lại bên cho thuê. Đối với loại TSCĐ này, doanh nghiệp không tiến hành trích khấu hao, chi phí thuê TSCĐ được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
  • 15. Học viện Tàichính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn ThịNhâm CQ48/11.108  TSCĐ thuê tài chính là những TSCĐ doanh nghiệp thuê công ty tài chính, nếu hợp đồng thuê thỏa mãn 4 điều kiện sau đây: • Khi kết thúc thời hạn cho thuê hợp đồng, bên thuê được quyền sở hữu tài sản thuê hoặc được tiếp tục thuê theo sự thỏa thuận của 2 bên. • Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua tài sản thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản tại thời điểm mua lại. • Thời hạn cho thuê tài sản ít nhất phải bằng 60% thời gian cần thiết để khấu hao tài sản thuê. • Tổng số tiền thuê tài sản ít nhất phải tương đương với giá của tài sản đó trên thị trường vào thời điểm ký hợp đồng. Đối với loại TSCĐ này, doanh nghiệp phải tiến hành theo dõi, quản lý, sử dụng và trích khấu hao như đối với TSCĐ thuộc sở hữu của doanh nghiệp. Cách phân loại này giúp cho người quản lý thấy kết cấu TSCĐ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp và TSCĐ thuộc sở hữu của người khác mà khai thác, sử dụng hợp lý TSCĐ của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả đồng vốn. 6, Phân loại theo nguồn hình thành • Căn cứ vào nguồn hình thành có thể chia TSCĐ trong doanh nghiệp thành 2 loại: - TSCĐ hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu - TSCĐ hình thành từ các khoản nợ phải trả Cách phân loại này giúp người quản lý thấy được TSCĐ của doanh nghiệp được hình thành từ nguồn nào, từ đó có biện pháp theo dõi, quản lý và sử dụng TSCĐ sao cho có hiệu quả nhất. 1.1.1.4. Quy chế quản lý, sử dụng TSCĐ Mọi TSCĐ của công ty đều phải được giao cụ thể cho từng bộ phận, cá
  • 16. Học viện Tàichính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn ThịNhâm CQ48/11.109 nhân chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng. Các bộ phận, các nhân có trách nhiệm phải sử dụng TSCĐ đúng mục đích, tiêu chuẩn, chế độ, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả để phục vụ công tác sản xuất. Nghiêm cấm sử dụng TSCĐ sai mục đíchgây mất mát, hỏng hóc TSCĐ. Mọi TSCĐ phải được quản lý một cách chặt chẽ, đều được đánh số riêng, có bộ hồ sơ riêng để quản lý, tránh thất thoát về cả hiện vật và vốn. Các phòng, cá nhân có trách nhiệm quản lý TSCĐ phải lập kế hoạch sửa chữa và bảo trì TSCĐ. Việc này phải tiến hành một cách thường xuyên. Khi thực hiện sửa chữa, bảo trì, cần phải theo dõi nghiêm ngặt về quy trình và tiến độ để đảm bảo hiệu quả. Thực hiện công khai, minh bạch trong quản lý và sử dụng TSCĐ, thực hiện đúng quy định về kiểm kê, đánh giá, xử lý. Mọi hành vi vi phạm chế độ báo cáo, sử dụng, quản lý TSCĐ đều bị xử lý theo quy định của pháp luật và quy định của công ty. 1.1.1.5. Mô hình tài trợ vốn Vốn là yếu tố quan trọng nhất trong việc hình thành TSCĐ. Đểcó được TSCĐ phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải bỏ ra một lượng vốn nhất định. Vậy, để đạt được hiệu quả cao nhất trong kinh doanh, doanh nghiệp cần đạt được hiệu quả cao trong việc tổ chức tốt nguồn vốn. Việc lựa chọn mô hình tài trợ vốn thích hợp cũng có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả tổ chức và sử dụng vốn. Có ba mô hình tài trợ vốn cơ bản: Mô hình tài trợ thứ nhất: Toàn bộ TSCĐ và TSLĐ thường xuyên được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, toàn bộ TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời. Mô hình này giúp cho doanh nghiệp hạn chế được rủi ro trong thanh toán và giảm bớt chi phí trong việc sử dụng vốn. Tuy nhiên, mô hình này cũng có một số nhược điểm đó là sự kém linh hoạt trong
  • 17. Học viện Tàichính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn ThịNhâm CQ48/11.1010 việc thay đổi cơ cấu nguồn tài trợ. Mô hình tài trợ thứ hai: Toàn bộ TSCĐ và TSLĐ thường xuyên và một phần của TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên và một phần còn lại của TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời. Mô hình này làm cho khả năng thanh toán của doanh nghiệp có độ an toàn cao. Tuy nhiên, doanh nghiệp thường phải mất chi phí cao hơn trong việc sử dụng vốn do lãi suất của các nguồn tài trợ trung và dài hạn thường cao hơn lãi suất của các nguồn tài trợ ngắn hạn. Mô hình tài trợ thứ ba: Toàn bộ TSCĐ và một phần TSLĐ thường xuyên được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên và phần còn lại của TSLĐ thường xuyên cùng toàn bộ TSLĐ tạm thời được bảo đảm bằng nguồn vốn tạm thời. Mô hình này sẽ giúp cho chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp được hạ thấp. Tuy nhiên, áp dụng mô hình tài trợ vốn này thì doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn. 1.1.2. Đặc điểm chu chuyển vốn cố định của doanh nghiệp Vì VCĐ là số vốn đầu tư ứng trước về tài sản cố định, nên đặc điểm luân chuyển của VCĐ luôn bị chi phối bởi các đặc điểm kinh tế kĩ thuật của TSCĐ trong doanh nghiệp. Do TSCĐ của doanh nghiệp được sử dụng trong nhiều năm, tuy hình thái vật chất và đặc tính sử dụng không thay đổi nhưng giá trị của nó lại bị hao mòn và được chuyển dịch từng phần vào giá trị sản phẩm sản xuất ra nên VCĐ cũng có những đặc điểm cơ bản: - Một là, VCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này xuất phát từ đặc điểm của TSCĐ là được sử dụng lâu dài, sau nhiề năm mới cần thay thế, đổi mới. - Hai là, trong quá trình sản xuất kinh doanh, VCĐ được chuyển dần từng phần vào giá trị sản phẩm. Theo đó, VCĐ cũng được tách ra làm 2 phần: một phần gia nhập vào chi phí sản xuất dưới hình thức khấu hao. Phần còn lại
  • 18. Học viện Tàichính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn ThịNhâm CQ48/11.1011 được “cố định” trong tài sản cố định. Trong các chu kỳ sản xuất tiếp theo, nếu như phần vốn được chuyển vào sản phẩm tăng lên thì phần vốn “cố định” giảm dần đi tương ứng với mức giảm dần giá trị của TSCĐ. Kết thúc quá trình biến thiên ngược chiều đó cũng là lúc tài sản cố định hết thời gian sử dụng và VCĐ hoàn thành một vòng luân chuyển - Ba là, sau nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, VCĐ mới hoàn thành một vòng luân chuyển. Sau mỗi chu kỳ kinh doanh, phần VCĐ đã luân chuyển tích lũy lại sẽ tăng lên, phần VCĐ đầu tư ban đầu vào TSCĐ của doanh nghiệp lại giảm dần xuống theo mức hao mòn. Cho đến khi TSCĐ của doanh nghiệp hết thời hạn sử dụng, giá trị của nó sẽ được thu hồi hết dưới hình thức khấu hao VCĐ là một bộ phận quan trọng của vốn kinh doanh. Do VCĐ giữ vai trò then chốt và đặc điểm luân chuyển của nó tuân theo một số quy luật nhất định nên việc quản trị VCĐ là rất quan trọng và được các doanh nghiệp chú trọng 1.2. Quản trị vốn cố định của doanh nghiệp 1.2.1. Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn cố định của doanh nghiệp 1.2.1.1. Khái niệm VCĐ là một bộ phận quan trọng của vốn kinh doanh trong doanh nghiệp. Quy mô của VCĐ có ảnh hưởng rất lớn quy mô trang bị cơ sở vật chất do đó nó ảnh hưởng đến năng suất lao động của doanh nghiệp. Quản trị VCĐ là một trọng điểm trong công tác quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Quản trị VCĐ là việc lựa chọn và đưa ra các quyết định tài chính liên quan đến VCĐ, tổ chức thực hiện các quyết định đó nhắm phát huy tối đa hiệu quả của VCĐ, nhằm đạt được mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp, đó là tối đa hóa lợi nhuận, không ngừng làm tăng giá trị doanh nghiệp và khả
  • 19. Học viện Tàichính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn ThịNhâm CQ48/11.1012 năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. 1.2.1.2. Mục tiêu quản trị vốn cố định của doanh nghiệp Quản trị VCĐ luôn giữ một vai trò trọng yếu trong hoạt động quản lý doanh nghiệp. Nó quyết định tính độc lập, sự thành bại của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh. Mục tiêu của quản trị VCĐ của doanh nghiệp: - Huy động đảm bảo đầy đủ và kịp thời vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp thường nảy sinh các nhu cầu vốn dài hạn để đầu tư cho TSCĐ. Vai trò của quản trị VCĐ trước hết thể hiện ở chỗ xác định đúng đắn các nhu cầu về vốn để đầu tư cho TSCĐ của doanh nghiệp trong thời kỳ và tiếp đó phải lựa chọn các phương pháp và hình thức thích hợp huy động nguồn vốn từ bên trong và bên ngoài đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn đó. Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đã nảy sinh nhiều hình thức mới cho phép các doanh nghiệp huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau. Vì vậy vai trò của quản trị VCĐ ngày càng quan trọng hơn trong việc chủ động lựa chọn các hình thức và phương pháp huy động vốn đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động nhịp nhàng và liên tục với chi phí huy động vốn ở mức thấp. - Tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào việc tổ chức sử dụng vốn, nhất là VCĐ. Vì vậy, một trong những mục tiêu quan trọng của quản trị VCĐ là lựa chọn các dự án thích hợp để đầu tư sao cho hiệu quả sử dụng vốn là an toàn và đạt được hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, các chính sách đào tạo cho công nhân, nhất là công nhân trực tiếp sử dụng máy móc, thiết bị cùng với chế độ thưởng phạt hợp lý của doanh nghiệp cũng rất quan trọng. Nó làm cho công nhân có ý thức, tự giác bảo quản máy móc, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ. - Giám sát, kiểm tra chặt chẽ các mặt hoạt động sử dụng VCĐ của
  • 20. Học viện Tàichính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn ThịNhâm CQ48/11.1013 doanh nghiệp: Thông qua các tình hình tài chính và việc thực hiện các chỉ tiêu tài chính, các nhà quản lý doanh nghiệp có thể đánh giá khái quát và kiểm soát được tình hình sử dụng VCĐ, phát hiện được kịp thời những tồn tại vướng mắc trong quá trình sử dụng vốn, từ đó có thể đưa ra các quyết định điều chỉnh các hoạt động cho phù hợp với diễn biến thực tế kinh doanh. 1.2.1.3. Các giải pháp tăng cường quản trị vốn cố định VCĐ là một bộ phận quan trọng của vốn kinh doanh. Hiệu quả sử dụng VCĐ có ảnh hưởng rất lớn tới kết quả sản xuất của công ty. Vì vậy, công tác quản trị VCĐ cần phải được chú trọng. Để tăng cường quản trị VCĐ, có một số giải pháp sau: Nâng cao năng lực quản lý của các nhà quản trị doanh nghiệp. Đây là một biện pháp mang tính chủ chốt. Vì các hoạt động huy động, tổ chức sử dụng và kiểm tra giám sát phụ thuộc rất lớn vào trình độ của nhà quản trị. Nhà quản trị có khả năng phân tích tốt, tầm nhìn xa và nhạy cảm với thị trường có thể giúp công ty huy động vốn để tài trợ cho TSCĐ từ nguồn vốn có chi phí sử dụng thấp và độ an toàn cao. Đồng thời giúp công ty khai thác, sử dụng có hiệu quả TSCĐ và kiểm tra, giám sát một cách chặt chẽ để kịp thời phát hiện những sai sót trong quá trình sử dụng để đưa ra những biện pháp khắc phục kịp thời. Ngược lại, nến nhà quản trị kém nhạy cảm với thị trường, không có khả năng phân tích tốt thì hiệu quả quản trị VCĐ sẽ thấp Để nâng cao hiệu quả công tác quản trị VCĐ, việc nâng cao năng lực, trình độ của công nhân – những người trực tiếp sử dụng TSCĐ là vô cùng quan trọng. Công nhân là những người nắm bắt được rõ ràng nhất tình trạng của TSCĐ. Hơn nữa, trình độ của công nhân có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng TSCĐ. Côngnhân là người trực tiếp sử dụng và bảo quản TSCĐ. Công nhân có tay nghề, trình độ cao tất yếu sẽ bảo quản TSCĐ tốt hơn, sử dụng chúng đạt hiệu quả cao hơn và ngược lại.
  • 21. Học viện Tàichính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn ThịNhâm CQ48/11.1014 Lựa chọn phương pháp khấu hao hợp lý. Tùy thuộc vào loại hình TSCĐ của doanh nghiệp mà lựa chọn phương pháp khấu hao cho phù hợp. Việc lựa chọn phương pháp khấu hao phù hợp, khi đánh giá giá trị còn lại của TSCĐ, các nhà quản trị có thể dễ dàng đánh giá hiện trạng, năng lực sản xuất hiện tại của TSCĐ để có thể quản lý tốt hơn Phân loại TSCĐ một cách rõ ràng cũng góp phần rất lớn trong nâng cao hiệu quả quản trị VCĐ. Nếu mỗi loại TSCĐ được đánh giá riêng, được phân loại riêng sẽ giúp cho nhà quản trị dễ dàng nắm được tình trạng của từng TSCĐ, từ đó đưa ra được những chính sách phù hợp với từng loại tài sản như thực hiện đầu tư mới, thanh lý, nhượng bán... Để quản lý tốt TSCĐ về mặt giá trị cần phải nâng cao năng lực của công tác kế toán. Nếu công tác kế toán thực hiện theo dõi sát tình hình khấu hao, năng lực còn lại của TSCĐ sẽ được phản ánh một cách cụ thể và rõ nét. Từ đó nhà quản trị sẽ dễ dàng nắm bắt hơn về tình hình thực tế của TSCĐ. Chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro, bảo toàn vốn.Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thực hiện được bình thường, liên tục và hạn chế các ảnh hưởng từ việc tổn thất VCĐ do các nguyên nhân khách quan có thể gây ra như hỏa hoạn, bão lụt và những bất trắc khác, doanh nghiệp cần áp dụng các biện pháp như mua bảo hiểm tài sản, chú ý trích lập quỹ dự phòng tài chính,... Thực hiện tốt chế độ bảo dưỡng và sửa chữa dự phòng TSCĐ, không để xảy ra tình trạng TSCĐ hư hỏng trước thời hạn hoặc hư hỏng bất thường gây thiệt hại ngừng sản xuất. Cần phải quản lý chặt chẽ, sử dụng quỹ khấu hao cơ bản TSCĐ có hiệu quả. Quỹ khấu hao cơ bản TSCĐ được sử dụng như nguồn tài chính để tái sản xuất giản đơn, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, khi chưa có nhu cầu, doanh nghiệp có thể sử dụng linh hoạt quỹ khấu hao như: đầu tư
  • 22. Học viện Tàichính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn ThịNhâm CQ48/11.1015 ngắn hạn, cho vay lấy lãi, ... nhưng doanh nghiệp phải hoàn trả đúng hạn. 1.2.2. Nội dung quản trị vốn cố định của doanh nghiệp Quản trị VCĐ là một nội dung quan trọng trong quản lý vốn kinh doanh của các doanh nghiệp. Điều đó không chỉ ở chỗ VCĐ thường chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số vốn kinh doanh của doanh nghiệp, có ý nghĩa quyết định đến năng lực sản xuất của doanh nghiệp mà còn do việc sử dụng VCĐ thường gắn liền với hoạt động đầu tư dài hạn, thu hồi vốn chậm và dễ gặp rủi ro. Để quản lý và sử dụng có hiệu quả VCĐ của doanh nghiệp thì phải quản lý tốt cả hai hoạt động này. Đặc biệt là đối với hoạt động kinh doanh thường xuyên, doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp để không chỉ bảo toàn mà còn tăng VCĐ của doanh nghiệp sau mỗi chu kỳ kinh doanh. Bảo toàn VCĐ là duy trì và giữ vững được sức mua của đồng vốn ban đầu đầu tư vào TSCĐ để khi kết thúc một vòng tuần hoàn của VCĐ thì vốn được tái lập ít nhất cũng có thể tái đầu tư năng lực sử dụng ban đầu của TSCĐ. Xuất phát từ đặc điểm luân chuyển VCĐ, để quản lý tốt VCĐ phải quản lý trên cả hai nội dung sau: - Thứ nhất, quản lý về hiện vật. Bảo toàn VCĐ về mặt hiện vật là quản lý và sử dụng có hiệu quả các TSCĐ hiện có của doanh nghiệp. Và điều quan trọng là duy trì thường xuyên và nâng cao năng lực sản xuất của TSCĐ. Để quản lý tốt VCĐ, trước hết doanh nghiệp cần huy động TSCĐ vào hoạt động sản xuất kinh doanh, tức là trong quá trình sử dụng, doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ không làm mất mát TSCĐ, thực hiện đúng qui chế sử dụng, bảo dưỡng sửa chữa TSCĐ nhằm duy trì, nâng cao năng lực hoạt động của TSCĐ, không để TSCĐ hư hỏng trước thời hạn qui định. Ngoài ra, doanh nghiệp cần phân loại TSCĐ, mọi TSCĐ của doanh nghiệp phải có hồ sơ theo dõi quản lý riêng, cuối mỗi năm tài chính doanh nghiệp phải tiến hành kiểm
  • 23. Học viện Tàichính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn ThịNhâm CQ48/11.1016 kê TSCĐ, mọi trường hợp thừa thiếu TSCĐ đều phải lập biên bản, tìm nguyên nhân và có biện pháp xử lý. - Thứ hai, quản lý về giá trị. Bảo toàn VCĐ về mặt giá trị là phải duy tŕ được giá trị thực (sức mua) của VCĐ ở thời điểm hiện tại so thời điểm bỏ vốn đầu tư ban đầu bất kể sự biến động của giá cả, sự thay đổi của tỷ giá hối đoái, ảnh hưởng của tiến bộ khoa học kỹ thuật. Trong trường hợp doanh nghiệp không chỉ duy trì được sức mua của vốn mà còn mở rộng quy mô vốn đầu tư ban đầu thì doanh nghiệp đã tăng được VCĐ của mình. Để quản lý VCĐ về mặt giá trị, thì doanh nghiệp cần quản lý vốn khấu hao và xác định giá trị còn lại của TSCĐ. Trước hết, quản lý vốn khấu hao, doanh nghiệp cần làm tốt công tác khấu hao TSCĐ (lập kế hoạch khấu hao, các phương pháp khấu hao thích hợp) và quản lý quỹ khấu hao TSCĐ. Ngoài ra, doanh nghiệp phải xác định đúng giá trị còn lại của TSCĐ tạo điều kiện xác định chính xác VCĐ của doanh nghiệp và theo dõi sự biến động của VCĐ để từ đó duy trì, giữ vững sức mua của đồng vốn. 1.2.3. Cácchỉ tiêu đánh tình hình quản trị vốn cố định của doanh nghiệp. 1.2.3.1. Tình hình biến động TSCĐ Tình hình biến động TSCĐ là tình hình tăng, giảm TSCĐ giữa hai thời điểm so sánh. Công thức: Biến động TSCĐ = TSCĐ cuối kỳ - TSCĐ đầu kỳ Giá trị TSCĐ cuối kỳ luôn khác với giá trị TSCĐ đầu kỳ cho dù doanh nghiệp không thực hiện mua sắm thêm hoặc thanh lý bớt TSCĐ. Nguyên nhân là do doanh nghiệp phải thực hiện khấu hao TSCĐ. Sự biến động TSCĐ cuối kỳ so với đầu kỳ phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân. Trong đó chủ yếu là do doanh nghiệp có thực hiện mua sắm TSCĐ, thanh lý TSCĐ hay không, doanh nghiệp thực hiện khấu hao theo phương pháp nào. TSCĐ của doanh nghiệp biến động giảm không có nghĩa là doanh nghiệp không đầu tư vào
  • 24. Học viện Tàichính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn ThịNhâm CQ48/11.1017 TSCĐ. Có thể là tài sản tăng thêm trong kỳ nhỏ hơn chi phí khấu hao TSCĐ. Biến động TSCĐ phản ánh tình hình TSCĐ tại thời điểm hiện tại, là căn cứ để xem xét tình hình đầu tư, trang bị TSCĐ của doanh nghiệp từ đó các nhà quản trị đưa ra những chính sách quản lý TSCĐ, đầu tư TSCĐ cho hiệu quả. 1.2.3.2. Kết cấu TSCĐ Kết cấu TSCĐ là tỉ trọng giữa nguyên giá của một loại TSCĐ nào đó với tổng nguyên giá TSCĐ trong một kỳ nhất định. Công thức: Kết cấu từng loại tài sản cố định (%) = nguyên giá từng loại tài sản cố định / nguyên giá của toàn bộ tài sản cố định Kết cấu TCSĐ không giống nhau, thậm chí giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành cũng không giống nhau. Sự khác nhau hoặc sự biến động về kết cấu TSCĐ của doanh nghiệp trong các thời kỳ tùy thuộc vào các nhân tố như: trình độ trang bị kỹ thuật, quy mô sản xuất... Các chỉ tiêu về kết cấu TSCĐ: Căn cứ vào phương pháp phân loại, người ta có thể xây dựng hàng loạt các chỉ tiêu về kết cấu TSCĐ của đơn vị trong kỳ gọi là tỉ trọng từng loại trong tổng số TSCĐ. Tỉ trọng này đều được xây dựng trên một nguyên tắc chung là tỉ số giữa giá trị của một loại nhóm TSCĐ với tổng giá trị TCSĐ tại thời điểm kiểm tra. Chẳng hạn: hệ số kết cấu TSCĐ không cần dùng là hệ số giữa giá trị của toàn bộ TSCĐ không cần sử dụng với tổng giá trị TSCĐ của đơn vị tại thời điểm kiểm kê, phân loại. Các chỉ tiêu về kết cấu TSCĐ sẽ phản ánh thành phần và quan hệ của một loại TSCĐ trong tổng số tài sản hiện có. Đây là các chỉ tiêu quan trọng mà người quản lý phải chú ý để có biện pháp đầu tư, điều chỉnh lại cơ cấu đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ của đơn vị. Các chỉ tiêu về kết cấu nguồn vốn đầu tư cho TSCĐ: cũng căn cứ vào các phương pháp phân loại vốn đầu tư cho TSCĐ để xây dựng các chỉ tiêu về
  • 25. Học viện Tàichính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn ThịNhâm CQ48/11.1018 kết cấu nguồn vốn. Hệ số kết cấu nguồn vốn của một loại nguồn vốn nào đó sẽ là tỉ trọng giữa giá trị của nguồn vốn đó với tổng giá trị của các nguồn đầu tư cho TSCĐ. Chẳng hạn: tỉ trọng nguồn vốn ngân sách, tín dụng dài hạn ngân hàng, vốn góp cổ phần... trong tổng nguồn hình thành TSCĐ. Phân tích tình hình kết cấu của TSCĐ là một căn cứ quan trọng để xem xét quyết định đầu tư, đổi mới TSCĐ, hiện đại hóa những thiết bị lạc hậu, tăng tỉ trọng những bộ phận TSCĐ quan trọng có ý nghĩa quyết định đến năng suất lao động của doanh nghiệp và tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. 1.2.3.3. Khấu hao TSCĐ 1.2.3.3.1. Hao mòn TSCĐ Trong quá trình sử dụng, TSCĐ luôn bị hao mòn dưới hai hình thức là hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. TSCĐ bị hao mòn do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, làm cho tài sản bị giảm về mặt giá trị.  Hao mòn hữu hình: • Đó là sự hao mòn về mặt vật chất, về giá trị sử dụng và giá trị của TSCĐ trong quá trình sử dụng. Về mặt vật chất, đó là sự thay đổi hình thức hay trạng thái vật lý ban đầu của các chi tiết, bộ phận TSCĐ do các tác động trong quá trình sử dụng hay môi trường tự nhiên. Về mặt giá trị sử dụng, đó là sự giảm sút về công dụng hay các tính năng kỹ thuật của TSCĐ trong quá trình sử dụng và cuối cùng không còn sử dụng được nữa. Muốn tiến hành khôi phục lại giá trị sử dụng, đòi hỏi doanh nghiệp phải tiến hành sửa chữa, thay thế. Về mặt giá trị, đó là sự giảm dần giá trị do giá trị của TSCĐ chuyển dịch từng phần vào giá trị sản phẩm dưới hình thức khấu hao. • Sự hao mòn tài sản cố định tỉ lệ thuận với thời gian sử dụng và cường độ sử dụng chúng. Ngoài nguyên nhân chủ yêu trên, trong quá trình sử dụng và bảo quản, TSCĐ còn bị hao mòn do tác động của yếu tố tự nhiên như
  • 26. Học viện Tàichính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn ThịNhâm CQ48/11.1019 độ ẩm, nắng, mưa, tải trọng, tác động của hóa chất.... ngoài ra, chất lượng vật liệu, trình độ công nghệ chế tạo TSCĐ, việc chấp hành các quy trình kĩ thuật trong sử dụng và bảo dưỡng TSCĐ cũng ảnh hưởng rất lớn đến mức độ hao mòn hữu hình của TSCĐ trong quá trình sử dụng.  Hao mòn vô hình: • Đó là sự hao mòn thuần túy về mặt giá trị của TSCĐ, biểu hiện ở sự giảm sút giá trị trao đổi của TSCĐ • Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hao mòn vô hình là do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ. Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, các máy móc, thiết bị không ngừng được cải tiến, đổi mới nên có tính năng, công dụng và công suất cao hơn. Vì vậy, những máy móc thiết bị sản xuất trước đó trở nên lạc hậu, lỗi thời và bị mất giá. Tình trạng mất giá này của tài sản cố định chính là sự hao mòn vô hình của TSCĐ. Ngày nay, sự tiến bộ của khoa học công nghệ điễn ra nhanh chóng đã làm cho nhiều TSCĐ bị hao mòn vô hình rất nhanh, thậm chí cả những tài sản cố định còn rất mới, chưa qua sử dụng đã bị mất giá do hao mòn vô hình. Ví dụ như máy móc thiết bị trong ngành tin học, điện tử... Hao mòn vô hình còn xuất hiện khi chu kỳ sống của sản phẩm đó chấm dứt. Thậm chí có những trường hợp máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ mới chỉ nằm trên các dự án, các bản thảo, phát minh đã trở nên lạc hậu trong chính thời điểm đó. Điều này cho thấy hao mòn vô hình không chỉ diễn ra đối với tài sản cố định vô hình mà ngay cả đối với TSCĐ hữu hình. 1.2.3.3.2. Khấu hao TSCĐ Khấu hao TSCĐ là việc phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải thu hồi của TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ. Mục đích của khấu hao là nhằm bù đắp các hao mòn TSCĐ và thu hồi
  • 27. Học viện Tàichính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn ThịNhâm CQ48/11.1020 số VCĐ đã đầu tư ban đầu để tái sản xuất giản đơn hoặc mở rộng TSCĐ. Về mặt kinh tế, khấu hao TSCĐ được coi là một khoản chi phí sản xuất kinh doanh và được tính vào giá thành sản phẩm trong kỳ. Tuy nhiên, khác với các loại chi phí khác, khấu hao là khoản chi phí được phân bổ nhằm thu hồi vốn đầu tư ứng trước để hình thành TSCĐ, vì thế không tạo nên dòng tiền mặt chi ra trong kỳ. Số tiền khấu hao thu hồi được tích lũy lại hình thành nên quỹ khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp. Quỹ khấu hao này được dùng để tái sản xuất giản đơn hoặc mở rộng các TSCĐ của doanh nghiệp khi hết thời hạn sử dụng. Về nguyên tắc, việc khấu hao phải đảm bảo phù hợp với mức độ hao mòn của TSCĐ và thu hồi đầy đủ số VCĐ đầu tư ban đầu vào TSCĐ. Điều này không chỉ đảm bao tính chính xác của chi phí khấu hao trong giá thành sản phẩm, đánh giá đúng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mà còn góp phần bảo toàn được VCĐ, đáp ứng yêu cầu thay thế, đổi mới hoặc nâng cấp TSCĐ. 1.2.3.3.3. Nội dung quản lý và sử dụng quỹ khấu hao TSCĐ Khấu hao TSCĐ là một yếu tố chi phí và được tính vào giá thành sản xuất sản phẩm. Khấu hao TSCĐ là một khoản chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng nó không phải là khoản tiền thực chi trong kỳ. Sản phẩm sau khi được tiêu thụ, một số tiền sẽ được trích ra từ tiền thu bán hàng tương ứng với số khấu hao trong kỳ được gọi là tiền khấu hao TSCĐ. Khi chưa tới thời hạn tái sản xuất thì số tiền khấu hao được tích lũy lại dưới một hình thái quỹ tiền tệ dự trữ gọi là quỹ khấu hao. Quỹ khấu hao dùng để mua sắm, đầu tư mới TSCĐ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp có thể sử dụng linh hoạt số tiền trích khấu hao sao cho có hiệu quả nhưng phải đảm bảo nguyên tắc có bồi hoàn để doanh nghiệp tái sản xuất giản đơn hay mở rộng sản xuất khi có nhu cầu.
  • 28. Học viện Tàichính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn ThịNhâm CQ48/11.1021 1.2.3.3.4. Các phương pháp khấu hao TSCĐ Khấu hao TSCĐ trong doanh nghiệp có thể được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm, hạn chế nhất định và điều kiện áp dụng riêng. Việc lựa chọn đúng đắn phương pháp khấu hao TSCĐ là một nội dung chủ yếu, quan trọng trong quản lý VCĐ của doanh nghiệp. Thông thường có các phương pháp cơ bản sau:  Phương pháp khấu hao đường thẳng: Đây là phương pháp khấu hao tương đối đơn giản và được áp dụng một cách phổ biến để tình khấu hao TCSĐ. Theo phương pháp này, mức khấu hao và tỉ lệ khấu hao hàng năm được tính bình quân trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ. Công thức tính được xác định như sau: MKH = NG T TKH = MKH NG ×100% = 1 T × 100% Trong đó: MKH: Mức khấu hao hàng năm TKH: Tỷ lệ khấu hao hàng năm NG: Nguyên giá TSCĐ phải khấu hao T: Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ (năm)  Nguyên giá là toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có được TSCĐ tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Tùy vào nguồn gốc, phương thức hình thành TSCĐ mà nguyên giá TSCĐ có cách xác định cụ thể: • Nguyên giá TSCĐ mua sắm (kể cả mua mới và cũ): là giá mua thực tế phải trả cộng các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ
  • 29. Học viện Tàichính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn ThịNhâm CQ48/11.1022 vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: lãi tiền vay phát sinh trong quá trình đầu tư mua sắm tài sản cố định; chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ và các chi phí liên quan trực tiếp khác. • Trường hợp TSCĐ mua trả chậm, trả góp, nguyên giá TSCĐ là giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua cộng các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ (nếu có). • TSCĐ tự xây dựng hoặc tự sản xuất: Nguyên giá TSCĐ là giá trị quyết toán công trình khi đưa vào sử dụng. Trường hợp TSCĐ đã đưa vào sử dụng nhưng chưa thực hiện quyết toán thì doanh nghiệp hạch toán nguyên giá theo giá tạm tính và điều chỉnh sau khi quyết toán công trình hoàn thành. • Nguyên giá TSCĐ do đầu tư xây dựng: Nguyên giá TSCĐ là giá quyết toán công trình xây dựng theo quy định tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành cộng lệ phí trước bạ, các chi phí liên quan trực tiếp khác. • TSCĐ được tài trợ, được biếu, được tặng, do phát hiện thừa: Nguyên giá TSCĐ là giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp. • TSCĐ nhận góp vốn, nhận lại vốn góp: nguyên giá TSCĐ nhận góp vốn, nhận lại vốn góp là giá trị do các thành viên, cổ đông sáng lập định giá nhất trí; hoặc doanh nghiệp và người góp vốn thoả thuận; hoặc do tổ chức chuyên nghiệp định giá theo quy định của pháp luật và được các thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận. • Tài sản cố định thuê tài chính: Nguyên giá TSCĐ là giá trị của tài sản thuê tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản cộng với các chi phí trực tiếp phát sinh ban đầu liên quan đến hoạt động thuê tài chính. Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ là thời gian sử dụng dự tính còn
  • 30. Học viện Tàichính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn ThịNhâm CQ48/11.1023 đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. Thông thường được xác định dựa vào tuổi thọ kĩ thuật và tuổi thọ kinh tế của TSCĐ. Đây là một công việc khá phức tạp, đòi hỏi phải xem xét đầy đủ các yếu tố về mặt kĩ thuật – công nghệ chế tạo, về tính kinh tế hoặc hiệu quả trong việc sử dụng TSCĐ để xác định cho phù hợp, hạn chế các ảnh hưởng bất lợi của hao mòn vô hình. Tỷ lệ khấu hao có thể được xác định riêng cho từng TSCĐ, từng nhóm, loại TSCĐ hoặc cho toàn bộ các loại TSCĐ của doanh nghiệp. Phương pháp tính tỉ lệ khấu hao bình quân cho toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp được tính theo phương pháp bình quân gia quyền đối với toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi xác định tỷ lệ khấu hao phải luôn đảm bảo sự thống nhất về phạm vi tính toán giữa tử số và mẫu số của các chỉ tiêu. Việc tính toán tỉ lệ khấu hao bình quân cho toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp là cơ sở để doanh nghiệp dự kiến tổng mức khấu hao TSCĐ trong công tác lập kế hoạch tài chính của doanh nghiệp. Phương pháp khấu hao theo đường thẳng này có ưu điểm là việc tính toán đơn giản; chi phí khấu hao được phân bổ vào giá thành một cách đều đặn làm cho giá thành sản xuất ổn định, cho phép doanh nghiệp dự kiến trước thời hạn thu hồi vốn đầu tư vào các TSCĐ. Tuy nhiên phương pháp này cũng có một số nhược điểm đó là: do khấu hao được phân bổ đều đặn nên khả năng thu hồi vốn đầu tư chậm như vậy sẽ chịu sự ảnh hưởng bất lợi từ hao mòn vô hình. Phương pháp này cũng không phù hợp với các doanh nghiệp hoạt động có tính chất thời vụ, không đều đặn giữa các kỳ trong năm.  Phương pháp khấu hao nhanh: Thực chất khấu hao theo phương pháp này là đẩy nhanh thu hồi vốn trong những năm đầu sử dụng TSCĐ, tránh chịu sự ảnh hưởng bất lợi của hao mòn vô hình. Phương pháp khấu hao nhanh có thể thực hiện theo 2 phương pháp: khấu hao theo số dư giảm dần và khấu hao theo tổng số năm sử dụng.
  • 31. Học viện Tàichính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn ThịNhâm CQ48/11.1024  Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần: Theo phương pháp này, mức khấu hao hàng năm được xác định bằng cách lấy giá trị còn lại của TSCĐ phải tính khấu hao nhân với tỉ lệ khấu hao nhanh. Công thức tính toán như sau: MKHt = GCt × TKHđ Trong đó: MKHt: Mức khấu hao năm t GCt: Giá trị còn lại của TSCĐ ở đầu năm thứ t TKHđ: Tỷ lệ khấu hao nhanh của TSCĐ T: Thứ tự năm sử dụng Tỷ lệ khấu hao nhanh được xác định bằng cách lấy tỷ lệ khấu hao bình quân nhân với hệ số điều chỉnh khấu hao nhanh. Theo kinh nghiệm thực tế ở các nước, hệ số điều chỉnh thường xác định là: • 1,5 đối với TSCĐ có thời gian sử dụng từ 4 năm trở xuống • 2,0 đối với TSCĐ có thời gian sử dụng từ trên 4 năm đến dưới 6 năm • 2,5 đối với TSCĐ có thời gian sử dụng trên 6 năm Nếu thực hiện theo phương pháp này, đến hết năm cuối sẽ còn một phần giá trị TSCĐ chưa được thu hồi. Để thu hồi hết số vốn bỏ ra, trong các năm cuối người ta thường chuyển sang phương pháp khấu hao theo đường thẳng đối với phần giá trị chưa được thu hồi. Đó là phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh.  Phương pháp khấu hao theo tổng số năm sử dụng Theo phương pháp này, mức khấu hao hàng năm được xác định bằng nguyên giá TSCĐ cần tính khấu hao nhân với tỷ lệ khấu hao của từng năm. Công thức tính như sau: MKHt = NGKH × TKHt
  • 32. Học viện Tàichính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn ThịNhâm CQ48/11.1025 Trong đó: MKHt: Mức khấu hao năm t NGKH: Nguyên giá TSCĐ phải tính khấu hao TKHt: Tỷ lệ khấu hao của năm thứ t cần tính khấu hao Tỷ lệ khấu hao của năm cần tính khấu hao có thể tính theo 2 cách: Cách 1: lấy số năm sử dụng còn lại của TSCĐ cho đến khi hết thời hạn sử dụng chia cho tổng số thứ tự năm sử dụng Cách 2: Áp dụng công thức sau: TKHt = 2 x(T - t + 1) T x (T + 1) Trong đó: TKHt: Tỷ lệ khấu hao của năm t cần tính khấu hao T: Thời hạn sử dụng TSCĐ (năm) t: Thời điểm năm t cần tính khấu hao Phương pháp khấu hao nhanh có ưu điểm là giúp cho doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh, tạo lá chắn thuế cho doanh nghiệp (làm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp do lợi nhuận những năm đầu giảm) và hạn chế những ảnh hưởng bất lợi từ hao mòn vô hình. Tuy nhiên khấu hao nhanh cũng làm cho chi phí kinh doanh trong những năm đầu tăng cao, làm giảm lợi nhuận doanh nghiệp, ảnh hưởng đến các chỉ tiêu tài chính, nhất là các chỉ tiêu về khả năng sinh lời, ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của doanh nghiệp trên thị trường. Việc tính toán khấu hao cũng phức tạp hơn do phải tính lại hàng năm và trong một mức độ nhất định làm cho chi phí khấu hao không hoàn toàn phù hợp với mức độ hao mòn của TSCĐ trong quá trình sử dụng.  Phương pháp khấu hao theo sản lượng Theo phương pháp này, mức khấu hao hàng năm được xác định bằng cách lấy sản lượng dự kiến sản xuất hàng năm nhân với mức trích khấu hao
  • 33. Học viện Tàichính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn ThịNhâm CQ48/11.1026 tính cho một đơn vị sản phẩm hoặc khối lượng công việc hoàn thành. Công thức tính như sau: MKHt = QSPt × MKHsp Trong đó: MKHt: Mức khấu hao TSCĐ ở năm t QSPt: Số lượng sản phẩm sản xuất ở năm t MKHsp: Mức khấu hao đơn vị sản phẩm Mức khấu hao được xác định bằng cách lấy nguyên giá TSCĐ phải tính khấu hao chia cho số lượng (hoặc khối lượng) sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế trong suốt thời gian hoạt động hữu ích của TSCĐ. Trường hợp tính khấu hao theo sản lượng từng tháng thì lấy số lượng (hoặc khối lượng) sản phẩm sản xuất trong tháng nhân với mức khấu hao bình quân cho một đơn vị sản phẩm. Phương pháp khấu hao theo sản lượng thích hợp với những TSCĐ hoạt động có tính chất thời vụ trong năm và có liên quan trực tiếp đến việc sản xuất sản phẩm. Do khấu hao được tính theo khối lượng sản phẩm hoặc khối lượng công việc thực tế hoàn thành nên phản ánh hợp lý hơn mức độ hao mòn của TSCĐ vào giá trị sản phẩm. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi việc thống kê khối lượng sản phẩm, công việc do TSCĐ thực hiện trong kỳ phải được rõ ràng, đầy đủ. Mỗi phương pháp khấu hao đều có những ưu, nhược điểm và trường hợp áp dụng riêng. Hiện tại, doanh nghiệp được tự do lựa chọn phương pháp khấu hao phù hợp với doanh nghiệp mình và thông báo cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý và phải thực hiện nhất quán trong suốt quá trình sử dụng TSCĐ. Trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp chỉ được thay đổi một lần phương pháp trích khấu hao và được thay đổi một lần thời gian khấu hao trong quá trình sử dụng và phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý.
  • 34. Học viện Tàichính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn ThịNhâm CQ48/11.1027 1.2.3.4. Hiệu suất và hiệu quả sử dụng TSCĐ, VCĐ VCĐ được ứng ra để đầu tư vào TSCĐ và sau một thời gian khá dài mới thu hồi hết được. Do vậy, việc thực hiện quản lý tốt VCĐ có ý nghĩa rất lớn. Để đánh giá được tình hình sử dụng và quản lý VCĐ, người ta thường dùng một số chỉ tiêu chủ yếu như sau: 1, Hiệu suất sử dụng TSCĐ Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSCĐ sử dụng trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Nguyên giá TSCĐ bình quân được tính theo phương pháp bình quân giữa nguyên giá TSCĐ cuối kỳ và đầu kỳ. Công thức như sau: Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ bình quân 2, Hiệu suất sử dụng VCĐ: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VCĐ sử dụng trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. VCĐ sử dụng trong kỳ là phần giá trị còn lại của nguyên giá TSCĐ. VCĐ bình quân được tính theo phương pháp bình quân số học giữa đầu kỳ và cuối kỳ. Công thức như sau: Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng VCĐ = VCĐ bình quân 3, Hệ số hao mòn TSCĐ Chỉ tiêu này phản ánh mức độ hao mòn của TSCĐ, qua đó cũng gián tiếp phản ánh năng lực còn lại của TSCĐ và số VCĐ còn phải tiếp tục thu hồi tại thời điểm đánh giá. Hệ số này càng gần 1 thì TSCĐ càng tiến gần đến hết hời gian sử dụng, VCĐ cũng gần thu hồi hết. Công thức như sau:
  • 35. Học viện Tàichính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn ThịNhâm CQ48/11.1028 Số khấu hao lũy kế của TSCĐ Hệ số hao mòn TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ 4, Hàm lượng VCĐ Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra được một đồng doanh thu thuần, doanh nghiệp cần phải bỏ ra bao nhiêu đồng VCĐ. Hàm lượng VCĐ càng thấp thì hiệu quả sử dụng VCĐ càng cao và ngược lại. Công thức tính như sau: VCĐ bình quân Hàm lượng VCĐ = Doanh thu thuần 5, Tỷ suất lợi nhuận VCĐ Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VCĐ bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước (sau) thuế. Chỉ tiêu này là thước đo đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ của doanh nghiệp trong một kỳ hoạt động. Công thức tính như sau: Lợi nhuận trước (sau) thuế Tỷ suất lợi nhuận VCĐ = ×100% VCĐ bình quân 6, Hệ số trang bị TSCĐ cho một công nhân trực tiếp sản xuất Chỉ tiêu này phản ánh mức độ trang bị giá trị TSCĐ trực tiếp sản xuất cho một công nhân trực tiếp sản xuất là cao hay thấp. Công thức tính như sau: Nguyên giá TSCĐ trực tiếp sản xuất Hệ số trang bị TSCĐ = Số lượng công nhân trực tiếp sản xuất 1.2.4. Cácnhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn cố định của doanh nghiệp - Nhân tố chủ quan: Đây là nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến công tác quản trị VCĐ của
  • 36. Học viện Tàichính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn ThịNhâm CQ48/11.1029 doanh nghiệp. Thông thường các nhân tố chủ quan bao gồm:  Khả năng tài chính: tiềm lực tài chính bao giờ cũng là cơ sở quan trọng để triển khai các quyết định nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu đã xác định. Khi đưa ra một quyết định về VCĐ cần phải căn cứ vào tình hình cụ thể của doanh nghiệp mình. Doanh nghiệp có khả năng tài chính lớn và dễ chuyển đổi thì có thể dễ dàng thực hiện các chính sách về VCĐ. Ngược lại, doanh nghiệp có nguồn tài chính hạn hẹp hoặc khó chuyển đổi sẽ ít có khả năng thực hiện các chính sách, quyết định về VCĐ của mình.  Trình độ cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp: yếu tố này được xem xét trên hai khía cạnh đó là trình độ tay nghề của công nhân trực tiếp sản xuất và trình độ quản lý của các nhà quản trị cấp cao. Nó được thể hiện qua khả năng phát triển theo chiều sâu của doanh nghiệp: • Đối với công nhân trực tiếp sản xuất: những người này trực tiếp tiếp xúc với TSCĐ nếu có tay nghề cao, khả năng tiếp thu kiến thức về khao học, công nghệ, phát huy tinh thần tự giác, sáng tạo và có ý thức bảo quản, giữ gìn TSCĐ thì TSCĐ sẽ có thể kéo dài được thời gian sử dụng; mức độ hao mòn thực tế sẽ giảm xuống. Việc này đồng nghĩa với việc giảm đi chi phí sửa chữa, thay thế TSCĐ. • Đối với các nhà quản lý cấp cao: nếu các nhà quản trị thường xuyên kiểm tra tình trạng TSCĐ, nhanh nhạy trong nắm bắt xu thế công nghệ... thì sẽ đưa ra các quyết định đúng đắn về việc quản lý và đầu tư TSCĐ.  Mức độ độc lập tương đối trong kinh doanh: tính độc lập tương đối trong kinh doanh của doanh nghiệp tác động trực tiếp đến quá trình hoạch định chiến lược của doanh nghiệp đó. Một doanh nghiệp độc lập hoàn toàn chủ động trong việc đưa ra các quyết định. Ngược lại, một doanh nghiệp tính độc lập không cao sẽ phải lệ thuộc vào cấp trên khi xây dựng và xét duyệt các quyết định về VCĐ của mình.
  • 37. Học viện Tàichính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn ThịNhâm CQ48/11.1030  Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp: nhân tố này tạo ra điểm xuất phát cho doanh nghiệp và tạo ra định hướng cho nó trong suốt quá trình tồn tại. Với một ngành nghề kinh doanh đã lựa chọn, doanh nghiệp buộc phải giải quyết những vấn đề: •Cơ cấu vốn của công ty thế nào là hợp lý, đã phù hợp với ngành nghề kinh doanh hay chưa; khả năng tài chính của doanh nghiệp ra sao? •Cơ cấu của tài sản như thế nào? Đối với các doanh nghiệp cùng ngành, mức độ hiện đại hóa máy móc, thiết bị đã được chưa? •Nguồn tài trợ cho TSCĐ đó doanh nghiệp lấy ở đâu? Nếu tài trợ cho TSCĐ đó, tình hình tài chính của công ty liệu có an toàn không? •Ngoài ra ngành nghề kinh doanh còn giúp doanh nghiệp xác định được lợi nhuận cần đạt, từ đó đầu tư TSCĐ cho hợp lý. - Nhân tố khách quan: •Các chính sách của Đảng và Nhà nước: các văn bản pháp luật của Nhà nước tạo ra hành lang pháp lý cho doanh nghiệp thực hiện sản xuất kinh doanh. Các chính sách này ảnh hưởng rất lớn đến quản trị VCĐ của doanh nghiệp. Cụ thể: các chính sách quy định cách tính nguyên giá, khấu hao TSCĐ có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tính toán cũng như hoạch định của doanh nghiệp. Thậm chí chính sách về thuế cũng ảnh hưởng rất lớn đến các quyết định của nhà quản lý. Nó làm ảnh hưởng đến nguyên giá TSCĐ, làm ảnh hưởng đến giá thành sản xuất cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp. •Lãi suất tiền vay: yếu tố này ảnh hưởng rất lớn nếu doanh nghiệp tài trợ cho TSCĐ bằng vốn vay. Lãi vay ảnh hưởng đến chi phí đầu tư và sự thay đổi của lãi suất cũng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả về mặt tài chính, có thể thay đổi quyết định có hay không đầu tư vào một dự án nhất định. • Thị trường và vấn đề cạnh tranh: Vấn đề đặt ra với doanh nghiệp là để đạt được ưu thế trong cạnh tranh đòi hỏi doanh nghiệp phải có kế hoạch
  • 38. Học viện Tàichính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn ThịNhâm CQ48/11.1031 đầu tư, cải tạo TSCĐ trước mặt cũng như lâu dài. Phải có những máy móc, thiết bị được đổi mới, cải tiến thì doanh nghiệp mới hạ được giá thành sản xuất, chất lượng sản phẩm cao, năng suất sản xuất cũng được nâng cao thì doanh nghiệp mới thắng thế được trong cạnh tranh. Ngoài ra, việc đổi mới máy móc cũng phải đi đôi với đảm bảo an toàn cho người lao động, nhất là đối với ngành xây dựng phải chịu ảnh hưởng rất lớn từ thời tiết và địa hình. • Tác động của sự tiến bộ khoa học kỹ thuật: Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng hao mòn vô hình TSCĐ của doanh nghiệp. Khoa học kỹ thuật càng phát triển thì hao mòn vô hình TSCĐ càng lớn. Các doanh nghiệp sẽ phải chú ý thường xuyên đến sự phát triển của khoa học kỹ thuật từ đó có biện pháp đối phó với tình trạng này. • Các nhân tố khác: như thiên tai, địch họa, có tác động trực tiếp lên hiệu quả của TSCĐ. Các nhân tố này là bất khả kháng nhưng đòi hỏi doanh nghiệp phải tiến hành phòng tránh, dự phòng trước để giảm nhẹ thiệt hại. Trên đây là những lý luận chung về TSCĐ và VCĐ trong doanh nghiệp. Để tăng cường công tác quản trị VCĐ có rất nhiều biện pháp khác nhau. Mỗi doanh nghiệp áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khác nhau để đạt được hiệu quả cao nhất. Để đạt được hiệu quả quản trị cao nhất, việc nắm rõ lý luận và áp dụng nó vào thực tế là rất quan trọng. Trong luận văn này, em áp dụng các chỉ tiêu đánh giá ở Chương 1 để xem xét công ty cổ phần xây dựng Thành Đô Thăng Long đã thực hiện công tác quản trị VCĐ thế nào để từ đó đưa ra được các giải pháp cho phù hợp.
  • 39. Học viện Tàichính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn ThịNhâm CQ48/11.1032 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG THÀNH ĐÔ THĂNG LONG TRONG THỜI GIAN QUA 2.1. Khái quát quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần xây dựng Thành Đô Thăng Long 2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển của Công ty cổ phần xây dựng Thành Đô Thăng Long 2.1.1.1. Tên, địa chỉ công ty • Tên đầy đủ công ty : Công ty cổ phần xây dựng Thành Đô Thăng Long • Tên tiếng Anh: Thanh Do Thang Long Construction Corporation • Tên giao dịch: Công ty cổ phần xây dựng Thành Đô Thăng Long • Tên viết tắt: TD THANG LONG,.CORP. • Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần • Ngày tháng thành lập: 26/03/2009 • Vốn điều lệ: 6 tỷ VNĐ • Địa chỉ: Số 59 phố Lê Quý Đôn, phường Suối Hoa, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. • Văn phòng trụ sở tại Hà Nội: Lô 40, khu liên cơ quan Mỹ Đình, Từ Liêm, thành phố Hà Nội. • Số đăng ký kinh doanh: 0103035349 • Người đại diện: Nguyễn Tiến Thế • Hình thức pháp lý tổ chức hiện tại: Công ty cổ phần 2.1.1.2. Quá trình hình thành phát triển Công ty cổ phần xây dựng Thành Đô Thăng Long là công ty xây dựng
  • 40. Học viện Tàichính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn ThịNhâm CQ48/11.1033 cổ phần có vốn điều lệ Nhà nước góp. Công ty được thành lập vào ngày 26/03/2009. Là doanh nghiệp mới thành lập nên trong những ngày đầu công ty đã gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, doanh nghiệp được thành lập vào năm 2009 là năm mà đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa mạnh, nền kinh tế tăng trưởng nóng, ngành xây dựng đang có nhiều thuận lợi, nhiều công trình dự án xây dựng dân dụng được triển khai với quy mô vốn lớn. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng của công ty, giúp công ty gặt hái được nhiều thành công trong lĩnh vực xây dựng các công trình dân dụng. Nhìn lại chặng đường chỉ gần 5 năm trôi qua, song công ty cổ phần xây dựng Thành Đô Thăng Long đã gặt hái được nhiều thành công đáng kể trong lĩnh vực kinh doanh của mình. Rất nhiều công trình xây dựng của Bộ Quốc phòng nói riêng và của cả nước nói chung đều có dấu ấn không hề nhỏ của xây dựng Thành Đô Thăng Long. Quy mô vốn kinh doanh của công ty không ngừng được mở rộng, công ty không chỉ chuyên về mảng xây dựng dân dụng mà còn mở rộng sang nhiều lĩnh vực kinh doanh, chiếm lĩnh thị trường như: cung ứng vật tư, nguyên vật liệu cho ngành xây dựng mà đặc biệt là sản xuất, lăp đặt, gia công kính.  Công ty cổ phần xây dựng Thành Đô Thăng Long có hình thức pháp lý là công ty cổ phần, vốn điều lệ của công ty là 6,000,000,000 VNĐ • Mệnh giá cổ phần là 10,000VNĐ • Số cổ phần này do các cổ đông nắm giữ:  Ông Nguyễn Tiến Thế: 900,000 cổ phần tương ứng với 90% vốn điều lệ.  Ông Nguyễn Văn Mạnh: 50,000 cổ phần tương ứng với 5% vốn điều lệ.  Bà Đặng Thị Thanh Ngọc: 50,000 cổ phần tương ứng với 5% vốn điều lệ.
  • 41. Học viện Tàichính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn ThịNhâm CQ48/11.1034 2.1.1.3. Mô hình quản lý tổ chức của công ty Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo hình thức trực tuyến chức năng, có nghĩa là các phòng ban của công ty có mối liên hệ mật thiết với nhau và chịu sự quản lý của Ban quản trị gồm: Giám đốc, Phó giám đốc. Ban Quản trị có trách nhiệm điều phối hoạt động giữa các phòng ban để quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra nhịp nhàng, đạt hiệu quả cao như mong muốn. Giám đốc: Nguyễn Tiến Thế là người chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, là người đại diện đại diện cho công ty về mặt pháp lý với các tổ chức kinh tế xã hội khác và với Nhà nước. Phó giám đốc cùng các phòng ban điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh và đề ra những hướng đi có tính chiến lược cho sự phát triển của công ty.  Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần xây dựng Thành Đô Thăng Long: sơ đồ 2.1  Chức năng các bộ phận: • Hội đồng thành viên: Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty. Hội đồng thành viên có chức năng chính là quản lý hoạt động của công ty, nhân danh chủ sở hữu của công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty; nhân danh công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty. Quyền, nghĩa vụ cụ thể của Hội đồng thành viên được thực hiện theo Điều lệ công ty và các văn bản pháp luật khác liên quan. • Ban kiểm soát: Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý trong hoạt động quản lý của Hội đồng thành viên, hoạt động điều hành của Giám đốc và các Báo cáo tài chính, Bam kiểm soát hoạt động độc lập với Giám đốc và Hội đồng thành viên. • Giám đốc: Là người đứng đầu công ty, chịu trách nhiệm điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước cơ quan chức năng, các nhà đầu tư...vv về mọi hoạt động của công ty.
  • 42. Học viện Tàichính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn ThịNhâm CQ48/11.1035 • Phó Giám đốc: Là người giúp giám đốc trong việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Các phòng ban: • Phòng hành chính nhân sự: Chịu trách nhiệm trong việc tiếp đón khách hàng, theo dõi quản lý giấy tờ đi về công ty, quản lý con dấu, công tác văn thư, in ấn công văn, cấp phát văn phòng phẩm • Phòng Marketing : nghiên cứu thị trường, tiếp thị thông tin, lập hồ sơ thị trường, định vị thị trường, tìm kiếm khách hàng. • Phòng tài chính kế toán: Có nhiệm vụ giám sát về tài chính, theo dõi mọi hoạt động sản xuất kinh doanh dưới hình thái tiền tệ, hạch toán các khoản chi phí để xác định kết quả kinh doanh, cung xấp kịp thời thông tin về kết quả kinh doanh cho Giám đốc. • Phòng kinh doanh: Xây dựng kế hoạch về tiêu thụ sản phẩm, chính sách chăm sóc thu hút khách hàng. • Phòng kế hoạch sản xuất: Lên kết hoạch sản xuất của công ty theo tháng, quý, năm.
  • 43. Học viện Tàichính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn ThịNhâm CQ48/11.1036 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần xây dựng Thành Đô Thăng Long Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Ban Giám đốc Giám đốc kinh doanh Giám đốc dự án Kế toán trưởng Giám đốc tài chính Giám đốc Marketing Giám đốc nhân sự Phòng kinh doanh Phòng kế hoạch sản xuất Phòng kế toán tài chính Phòng Marketing Phòng hành chính nhân sự Chi nhánh Hà Nội Chi nhánh Nghệ An Cơ sở sản xuất kính Ban kiểm soát
  • 44. Học viện Tàichính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn ThịNhâm CQ48/11.1037 2.1.1.4. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý tài chính – kế toán của công ty  Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức kế toán tập trung, theo hình thức này toàn bộ công tác kế toán được thực hiện tại phòng kế toán từ khâu ghi chép ban đầu đến khâu lập Báo cáo tài chính. Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy quản lý tài chính kế toán của công ty  Bộ máy kế toán của công ty theo kiểu tập trung, mọi công việc kế toán đều được thực hiện ở phòng kế toán và các nhân viên kế toán đều được điều hành trực tiếp từ người lãnh đạo là kế toán trưởng.  Hình thức kế toán áp dụng là hình thức nhật ký chung. Đây là hình thức kế toán rất phù hợp với các đơn vị có sử dụng kế toán máy như Công ty  Chế độ kế toán áp dụng: áp dụng chế độ kế toán cho doanh nghiêp nhỏ và vừa  Phươngpháp hạchtoánhàngtồnkho là kê khai thường xuyên. Phương pháp này khá phù hợp với công ty do công ty hoạt động trong ngành xây dựng nên cầnphảitheo dõi tình hình vật tư thường xuyên. Hơn nữa, chi phí được tập hợp theo từnghạng mục côngtrìnhnênviệc hạchtoánhàngtồn kho theo phương pháp kêkhai thườngxuyên sẽgiúp cho côngtydễdàngquảnlý hàng tồnkho hơn. Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho là ghi nhận theo giá gốc, công ty áp dụng phương pháp bình quân gia quyền để tính giá hàng tồn kho cuối kỳ. Trưởng phòng kế toán Thủ quỹ Kế toán tiền lương Kế toán tiền Kế toán tài sản cố định Kế toán nguyên vật liệu Kế toán nguyên vật liệu
  • 45. Học viện Tàichính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn ThịNhâm CQ48/11.1038 2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần xây dựng Thành Đô Thăng Long Trụ sở văn phòng chính của công ty là ở Thành phố Bắc Ninh, sau đó công ty đã tiếp tục phấn đấu mở rộng mạng lưới sản xuất kinh doanh. Do sản phẩm của ngành xây dựng mang tính chất đơn lẻ, không có sản phẩm nào giống sản phẩm nào, vị trí địa lý khác nhau. Các địa điểm thi công thường bị phân tán nên hoạt động kinh doanh của công ty cũng mang tính chất phân tán. Ngoài trụ sở làm việc chính đặt tại thành phố Bắc Ninh, công ty còn có thêm 02 chi nhánh:  Chi nhánh đặt tại thành phố Hà Nội: Lô 40 khu liên cơ quan Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội  Chi nhánh đặt tại thành phố Vinh, Nghệ An Ngoài ra công ty còncó 01 cơ sở chuyên sản xuất kính và các sản phẩm từ kính đặt tại số 10, đường Nguyễn Tuân, Hà Nội.  Cơ sở vật chất kỹ thuật: Công ty cổ phần xây dựng Thành Đô Thăng Long đã đầu tư toàn bộ máy móc, thiết bị vật tư phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Trang thiết bị, máy móc của doanh nghiệp thường xuyên được sửa chữa bảo dưỡng theo quy định. Máy móc của công ty cũng thường xuyên phải di dời đến địa điểm của các công trình khác nhau. Những máy móc nào tạm thời không cần sử dụng thì được vận chuyển về kho để bảo quản. Việc đổi mới và tiếp cận công nghệ tiên tiến trong xây dựng cũng luôn được công ty chú trọng. Nhờ đó mà các máy móc trang thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp luôn được đảm bảo với chất lượng cao nhất khi sử dụng, đem lại hiệu quả sản xuất cao.  Lực lượng lao động: Số lượng cán bộ nhân viên quản lý và xây dựng củacôngtythường trực là trên 200 người. Do công ty hoạt động trong lĩnh vực
  • 46. Học viện Tàichính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn ThịNhâm CQ48/11.1039 xây dựng, luôn phải di chuyển đến các địa điểm khác nhau nên công nhân cũng phảidichuyểntheo. Đểtiếtkiệm chiphí di dời công nhân, luôn có một bộ phận nhân côngkhông thường trực được thuê ngay tại địa phương có công trình xây dựng. Độingũcánbộ quảnlý ở các phòngbanđềucó trình độ đại học, công tác đúng ngành nghề được đào tạo, luôn tận tâm hết mình với công việc và thường xuyên được đàotạo,huấnluyện nâng cao trìnhđộ nghiệp vụ. Đội ngũ công nhân xây dựngcủacôngtyphầnđalà những thợ lành nghề, được trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ, có năng lực lao động tốt, trách nhiệm, kỷ luật cao.  Tình hình vật tư: Vật liệu xây dựng của công ty được lấy từ trong nước. Nguồn vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất của công ty luôn được đảm bảo với số lượng dồi dào, giá cả hợp lý. Vật tư không để tại kho của công ty mà để tại ngay công trình. Khi hoàn thành xong công trình nếu vật tư còn thừa thì chuyển ngay sang các công trình khác hoặc luôn có sự điều động vật tư giữa các công trình với nhau. Vì thế nên công ty luôn xuất hiện chi phí điều động, di chuyển nguyên vật liệu. Thị trường tiêu thụ và vị thế cạnh tranh trên thị trường: Khách hàng của công ty chủ yếu là ở Hà Nội và các tỉnh thành lân cận, hiện nay công ty đang không ngừng phấn đấu mở rộng thị trường và tìm kiếm khách hàng mới. 2.1.3. Tình hình tài chính chủ yếu của Công ty cổ phần xây dựng Thành Đô Thăng Long 2.1.3.1. Tình hình biến động của doanh thu, chi phí và lợi nhuận Trong hai năm trở lại đây, do công ty mới thành lập cộng với việc nên kinh tế đang phát triển chậm, công ty có gặp rất nhiều khó khăn trong việc đấu thầu, kí kết các hợp đồng xây dựng. Tuy là việc tìm kiếm các đối tác kinh tế gặp khó khăn nhưng trong hai năm 2011 – 2012 doanh thu của công ty tăng một cách đáng kể. Tình hình biến động kết quả kinh doanh của công ty năm 2012 so với năm 2011 được thể hiện qua bảng số 2.1:
  • 47. Học viện Tàichính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn ThịNhâm CQ48/11.1040 Bảng 2.1. Tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty năm 2012 so với năm 2011 Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu 2012 2011 Chênh lệch Số tiền Tỉ lệ % Doanh tu bán hàng và cung cấp dịch vụ 25,423,714,444 16,342,910,594 9,080,803,850 55.56 Các khoản giảm trừ doanh thu 195,921,585 195,921,585 Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ 25,227,792,859 16,342,910,594 8,884,882,265 54.37 Giá vốn hàng bán 22,965,535,496 15,840,438,802 7,125,096,694 44.98 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 2,262,257,363 502,471,792 1,759,785,571 350.23 Doanh thu hoạt động tài chính 4,533,497 3,843,653 689,844 17.95 Chi phí tài chính 491,267,958 364,358,590 126,909,368 34.83 Trong đó chi phí lãi vay 491,267,958 364,358,590 126,909,368 34.83 Chi phí bán hàng 0 Chi phí quản lý doanh nghiệp 1,574,961,361 94,553,698 1,480,407,663 1565.68 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 200,561,541 47,403,157 153,158,384 323.1 Thu nhập khác 90,909,091 90,909,091 Chi phí khác 173,700,227 173,700,227 Lợi nhuận khác -82,791,136 -82,791,136 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 117,770,405 47,403,157 70,367,248 148.44 Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 29,442,601 11,850,789 17,591,812 148.44 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 0 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 88,327,804 35,552,368 52,775,436 148.44 Lãi cơ bản trên cổ phiếu (Theo báo cáo kết quả kinh doanh của công ty năm 2011 và 2012)
  • 48. Học viện Tàichính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn ThịNhâm CQ48/11.1041 Theo đó, Doanh thu năm 2012 so với năm 2011 tăng rất nhanh, 55.56% nguyên nhân chủ yếu là do doanh nghiệp mới hình thành và bắt đầu có chỗ đứng trên thị trường. Hơn nữa, do doanh nghiệp mới hình thành, doanh thu năm 2011 còn thấp nên dù về mặt tương đối, doanh thu tăng là tương đối cao nhưng về mặt tuyệt đối doanh thu của công ty vẫn còn thấp. Tương ứng với việc tăng lên của doanh thu là sự tăng lên của giá vốn hàng bán. Giá vốn hàng bán năm 2012 đã tăng gần 45% so với năm 2011, tăng về tuyệt đối là gần 7.1 tỷ.Việc doanh thu tăng nhanh, giá vốn hàng bán cũng tăng nhưng không theo kịp tốc độ tăng của doanh thu đã làm cho lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 350.23% và sau thuế năm 2012 tăng 148.44% so với năm 2011. Tuy tăng nhanh về mặt tương đối nhưng về mặt tuyệt đối, lợi nhuận sau thuế của công ty chỉ tăng lên về tuyệt đối là gần 52,8 triệu. Con số tăng này là rất nhỏ so với quy mô vốn của công ty (Tổng tài sản tại thời điểm cuối năm 2012 là hơn 33 tỷ VNĐ). Tuy nhiên, ngoài doanh thu và lợi nhuận tăng lên nhanh chóng thì các khoản giảm trừ doanh thu và chi phí tăng cũng rất đáng kể. Phải kể đến là chi phí quản lý doanh nghiệp, năm 2012 tăng 1165.68% so với năm 2011. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng một phần nguyên nhân là do công ty đang mở rộng sản xuất nên số lượng nhân viên trong công ty tăng lên và lương của nhân viên cũng được tăng lên đáng kể so với năm 2011. Chi phí tài chính năm 2012 tăng 34.83% so với năm 2011 là do doanh nghiệp đã thực hiện vay nợ ngắn hạn, vay nội bộ và chiếm dụng vốn của nhà cung cấp nên phải trả tiền lãi vay nhiều hơn năm 2011 . Các khoản giảm trừ doanh thu năm 2011 là 0 thì năm 2012 tăng lên về tuyệt đối là gần 195 triệu VNĐ. Như vậy, nhờ sự tăng lên về doanh thu và lợi nhuận sau thuế, tình hình tài chính của công ty năm 2012 đã có nhiều biến chuyển tốt, góp phần nâng cao vị thế của công ty trên thị trường. Doanh thu, chi phí và lợi nhuận năm 2013 so với năm 2012 được thể hiện qua bảng số 2.2
  • 49. Học viện Tàichính Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn ThịNhâm CQ48/11.1042 Bảng 2.2. Tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty năm 2013 so với năm 2012 Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu 2013 2012 So sánh Số tiền Tỷ lệ (%) Doanh tu bán hàng và cung cấp dịch vụ 32,917,732,859 25,423,714,444 7,494,018,415 29.48 Các khoản giảm trừ doanh thu 130,112,691 195,921,585 (65,808,894) -33.59 Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ 32,787,620,168 25,227,792,859 7,559,827,309 29.97 Giá vốn hàng bán 29,358,860,395 22,965,535,496 6,393,324,899 27.84 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 3,428,759,773 2,262,257,363 1,166,502,410 51.56 Doanh thu hoạt động tài chính 3,387,844 4,533,497 (1,145,653) -25.27 Chi phí tài chính 491,267,958 (491,267,958) -100.00 Trong đó chi phí lãi vay 491,267,958 (491,267,958) -100.00 Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp 3,111,493,217 1,574,961,361 1,536,531,856 97.56 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 320,654,400 200,561,541 120,092,859 59.88 Thu nhập khác 263,636,363 90,909,091 172,727,272 190.00 Chi phí khác 511,466,263 173,700,227 337,766,036 194.45 Lợi nhuận khác (247,829,900) (82,791,136) (165,038,764) 199.34 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 72,824,500 117,770,405 (44,945,905) -38.16 Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 18,206,125 29,442,601 (11,236,476) -38.16 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 54,618,357 88,327,804 (33,709,447) -38.16 Lãi cơ bản trên cổ phiếu (Theo báo cáo kết quả kinh doanh của công ty năm 2013 và năm 2012)