SlideShare a Scribd company logo
1 of 99
Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân
Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, xuất phát từ tình hình
thực tế của đơn vị thực tập.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Ngọc Huyền
Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân
Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................ i
MỤC LỤC ................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.............................................................. v
DANH SÁCH CÁC BẢNG ....................................................................... vi
LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................... 1
CHƯƠNG 1:.............................................................................................. 4
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN CỐ ĐỊNH VÀ QUẢN TRỊ
VỐN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP.................................................... 4
1.1. Vốn cố định của doanh nghiệp .......................................................... 4
1.1.1. Khái niệm vốn cố định trong doanh nghiệp ................................. 4
1.1.2. Vai trò của vốn cố định .............................................................. 5
1.1.3. Nguồn hình thành: ..................................................................... 7
1.1.4. Mô hình tài trợ vốn. ................................................................. 10
1.2. Tài sản cố định của doanh nghiệp.................................................... 13
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của TSCĐ:........................................... 13
1.2.2. Phân loại TSCĐ:...................................................................... 14
1.3. Khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp.................................................. 17
1.3.1. Hao mòn TSCĐ....................................................................... 17
1.3.2. Khấu hao TSCĐ....................................................................... 19
1.4. Quản trị vốn cố định của doanh nghiệp:........................................... 25
1.4.1. Khái niệm và mục tiêu của quản trị vốn cố định:....................... 25
1.4.2. Nội dung quản trị vốn cố định của doanh nghiệp:...................... 25
1.4.3. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn cố định ở doanh
nghiệp:.............................................................................................. 33
1.4.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến côngtác quản trị vốn cố định của
doanh nghiệp:.................................................................................... 36
CHƯƠNG 2:............................................................................................ 41
Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân
Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 iii
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH
THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG SỐ 6 TRONG THỜI GIAN QUA. ........ 41
2.1. Khát quát quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động kinh
doanh của công ty TNHH thương mại và xây dựng số 6. ........................ 41
2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển của công ty TNHH thương mại
và xây dựng số 6. .............................................................................. 41
2.1.2. Đặc điểm kinh doanh của công ty. ............................................ 42
2.1.3. Tình hình tài chính chủ yếu của công ty TNHH thương mại và xây
dựng số 6.......................................................................................... 47
2.2. Thực trạng quản lý vốn cố định tại Công ty TNHH thương mại và xây
dựng số 6 trong thời gian qua. ............................................................... 52
2.2.1. Tình hình tài sản cố định và vốn cố định của công ty................. 52
2.2.2. Thực trạng quản lý vốn cố định tại Công ty thương mại và xây
dựng số 6.......................................................................................... 56
2.2.3. Đánh giá chung về công tác quản trị vốn cố định của Công ty
TNHH thương mại và xây dựng số 6.................................................. 70
CHƯƠNG 3:............................................................................................ 76
CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊVỐN CỐ
ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG SỐ 6...... 76
3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty TNHH thương mại và
xây dựng số 6 trong thời gian tới ........................................................... 76
3.1.1. Bối cảnh kinh tế -xã hội ........................................................... 76
3.1.2. Mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty TNHH thương mại
và xây dựng số 6. .............................................................................. 78
3.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn cố định ở Công ty
TNHH thương mại và xây dựng số 6...................................................... 80
3.2.1. Chủ động đầu tư mua sắm tài sản cố định mới, nâng cấp tài sản cố
định cũ, phát huy tối đa công suất của tài sản, tăng năng lực sản xuất,
thực hiện đầu tư theo chiều sâu. ......................................................... 80
3.2.2. Cải tiến phương pháp khấu hao tài sản cố định. ......................... 81
3.2.3. Tăng cường sử dụng hiệu quả quỹ khấu hao.............................. 82
Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân
Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 iv
3.2.4. Chú trọng công tác bảo trì, bảo dưỡng TSCĐ............................ 83
3.2.5. Định kỳ phân tích tình hình quản trị vốn cố định nhằm nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn cố định............................................................. 83
3.2.6. Tăng cường công tác bồidưỡng, đào tạo độingũ cán bộ công nhân
viên nhằm nâng cao trình độ sử dụng và quản lý tài sản cố định. ......... 83
3.2.7. Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán. ..................................... 85
3.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp.................................................... 87
KẾT LUẬN.............................................................................................. 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................... 90
Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân
Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
2. DTT : Doanh thu thuần
3. DV : Dịch vụ
4. NVLĐ : Nguồn vốn lưu động
5. NVLĐTX : Nguồn vốn lưu động thường xuyên
6. NVLĐTT : Nguồn vốn lưu động tạm thời
7. NVTX : Nguồn vốn thường xuyên
8. NVTT : Nguồn vốn tạm thời
9. PTVT : Phương tiện vận tải
10. ROA : Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh
11. ROE : Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sử hữu.
12. ROS : Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu
13. TSCĐ : Tài sản cố định
14.TSCĐ HH : Tài sản cố định hữu hình
15.TSCĐ VH : Tài sản cố định vô hình
16.VCĐ : Vốn cố định
Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân
Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 vi
DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG 2.1: MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CƠ BẢN CỦA CÔNG TY
TNHH THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG SỐ 6..........................................48
BẢNG 2.2: CÁC HỆ SỐ KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY
.................................................................................................................51
BẢNG 2.3 : TÌNH HÌNH TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CỦA CÔNG TY.................54
BẢNG 2.4 : TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG NGUYÊN GIÁ VÀ KẾT CẤU
TSCĐ CỦA CÔNG TY.............................................................................58
BẢNG 2.5: TÌNH HÌNH KHẤU HAO VÀ GIÁ TRỊ CÒN LẠI CỦA TÀI
SẢN CỐ ĐỊNH NĂM 2013 .......................................................................62
BẢNG 2.6: HỆ SỐ TRANG BỊ CHO CÔNG NHÂN VIÊN........................64
BẢNG 2.7: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG QUỸ KHẤU HAO TSCĐ NĂM 2013
.................................................................................................................65
BẢNG 2.8 : CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU SUẤT HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH.............................................................................67
Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân
Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 vii
Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân
Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 1
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp, nếu vốn lưu động được coi là
huyết mạch của cơ thể sống thì vốn cố định được coi là xương cốt của cơ thể
sống đó. Vốn cố định tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thông qua
sức hoạt động của các TSCĐ. Trong thời buổi hiện đại hóa và cơ chế kinh tế
thị trường hiện nay các doanh nghiệp phải luôn đầu tư kỹ thuật mới và khoa
học tiến bộ nhiều hơn, điều này đồng nghĩa với việc vốn cố định phải được sử
dụng một cách thông minh hiệu quả hơn. Do đó việc quản lý vốn cố định luôn
được xem là một trong những ưu tiên hàng đầu trong công tác quản lý tài
chính doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, cùng với những lý
luận và thực tiễn đã học qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH thương mại
và xây dựng số 6 – là một Công ty có quy mô vốn cố định tương đối lớn, đang
trong quá trình đổi mới, hiện đại hóa TSCĐ, dưới sự giúp đỡ của ban lãnh
đạo, các anh chị trong Công ty, em đã hiểu rõ được một số vấn đề còn vướng
mắc trong khâu quản lý và sử dụng vốn cố định tại đây. Vì vậy em đã chọn đề
tài: "Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn cố định tại
công ty TNHH thương mại và xây dựng số 6", mong góp một phần nào đó
cho việc quản trị vốn kinh doanh nói chung và quản lý vốn cố định của Công
ty nói riêng một cách hợp lý.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về vốn cố định và quản trị của vốn cố
định.
Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân
Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 2
- Phân tích và đánh giá thực trạng quản trị vốn cố định tại Công ty TNHH
thương mại và xây dựng số 6 trong những năm qua.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn cố định
trong thời gian tới.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng: Tình hình quản trị vốn cố định tại công ty TNHH
thương mại và xây dựng số 6.
3.2. Phạm vi: Đề tài được nghiên cứu dựa trên phạm vi là Công ty
TNHH thương mại và xây dựng số 6 qua 2 năm 2012 - 2013 do đó số liệu
được sử dụng chủ yếu liên quan đến tình hình tài chính và tình hình hoạt động
kinh doanh trong 2 năm này như: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Quan sát: Quan sát các nhân viên ở phòng tài chính kế toán thực hiện
nghiệp vụ.
- Phỏng vấn: Trao đổi trực tiếp, qua điện thoại, email với một số anh chị
ở Công ty về các vấn đề còn thắc mắc.
4.2. Phương pháp xử lý số liệu
- Xử lý số liệu thu thập được trên phần mềm Excel.
- Sử dụng phương pháp phân tích (đối chiếu, so sánh…) để đánh giá về
thông tin thu thập được.
5. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân
Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 3
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về vốn cố định và quản trị
vốn cố định của doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng quản trị vốn cố định tại công ty TNHH
thương mại và xây dựng số 6 trong thời gian qua.
Chương 3:Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn cố
định tại Công ty TNHH thương mại và xây dựng số 6.
Do thời gian thực tập cũng như trình độ nghiên cứu còn nhiều hạn chế
nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong muốn nhận
được những ý kiến đóng góp của thầy cô để khóa luận của em được hoàn
thiện hơn và có chất lượng tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn Ths. Mai Khánh Vân, ban lãnh đạo Công ty
và các anh chị phòng tài chính kế toán đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài nghiên
cứu này.
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Thị Ngọc Huyền
Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân
Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 4
CHƯƠNG 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN CỐ
ĐỊNH VÀ QUẢN TRỊ VỐN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH
NGHIỆP
1.1. Vốn cố định của doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm vốn cố định trong doanh nghiệp
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, việc mua sắm, xây dựng hay lắp
đặt các TSCĐ của doanh nghiệp đều phải thanh toán, chi trả bằng tiền. Số vốn
đầu tư ứng trước để mua sắm, xây dựng hay lắp đặt các TSCĐ hữu hình và vô
hình được gọi là vốn cố định của doanh nghiệp. Đó là số vốn đầu tư ứng trước
vì số vốn này nếu được sử dụng có hiệu quả sẽ không mất đi, doanh nghiệp sẽ
thu hồi lại được sau khi tiêu thụ các sản phẩm, hàng hoá hay dịch vụ của
mình. Là số vốn đầu tư ứng trước để mua sắm, xây dựng các TSCĐ nên quy
mô của vốn cố định nhiều hay ít sẽ quyết định quy mô của TSCĐ, ảnh hưởng
rất lớn đến trình độ trang bị kỹ thuật và công nghệ, năng lực sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Song ngược lại những đặc điểm kinh tế của TSCĐ
trong quá trình sử dụng lại có ảnh hưởng quyết định, chi phối đặc điểm tuần
hoàn và chu chuyển của vốn cố định.
Vốn cố định là toàn bộ số ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư
hình thành nên các TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doang
nghiệp. Nói cách khác, vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của các TSCĐ
trong doanh nghiệp.
Đặc điểm luân chuyển của vốn cố định luôn bị chi phối bởi các đặc
điểm kinh tế - kĩ thuật của TSCĐ trong doanh nghiệp. Do TSCĐ của doanh
Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân
Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 5
nghiệp được sử dụng trong nhiều năm, tuy hình thái vật chất và đặc tính sử
dụng ban đầu không đổi nhưng giá trị của nó lại bị hao mòn và được chuyển
dịch từng phần vào giá trị sản phẩm sản xuất ra nên vốn cố định có những đặc
điểm cơ bản:
Một là, vốn cố định tham gia vào nhiều chu kì kinh doanh của doanh
nghiệp. Điều này xuất phát từ đặc điểm của TSCĐ là được sử dụng lâu dài,
sau nhiều năm mới cần thay thế, đổi mới.
Hai là, trong quá trình sản xuất kinh doanh vốn cố định được luân
chuyển dần từng phần vào giá trị sản phẩm. Phần giá trị luân chuyển này của
vốn cố định được phản ánh dưới hình thức chi phí khấu hao TSCĐ, tương ứng
với phần giá trị hao mòn TSCĐ của doanh nghiệp.
Ba là, sau nhiều chu kì kinh doanh vốn cố định mới hoàn thành một
vòng luân chuyển. Sau mỗi chu kì kinh doanh, phần vốn cố định đã luân
chuyển tích lũy lại sẽ tăng dần lên, còn phần vốn cố định đầu tư ban đầu vào
TSCĐ của doanh nghiệp lại giảm dần xuống theo mức độ hao mòn. Cho đến
khi TSCĐ của doanh nghiệp hết thời hạn sử dụng, giá trị của nó được thu hồi
hết dưới hình thức khấu hao tính vào giá trị sản phẩm thì vốn cố định cũng
hoàn thành một vòng luân chuyển.
Những đặc điểm luân chuyển trên đây của vốn cố định không chỉ chi
phối đến nội dung, biện pháp quản lí sử dụng vốn cố định, mà còn đòi hỏi
việc quản lí, sử dụng vốn cố định phải luôn gắn liền với việc quản lí TSCĐ
của doanh nghiệp.
1.1.2. Vai trò của vốn cố định
Về mặt giá trị bằng tiền vốn cố định phản ánh tiềm lực của Doanh
nghiệp. Còn về mặt hiện vật, vốn cố định thể hiện vai trò của mình qua tài sản
cố định.
Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân
Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 6
Tài sản cố định là những tư liệu lao động chủ yếu tham gia vào quá
trình sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Nó gắn liền với Doanh nghiệp
trong suốt quá trình tồn tại. Doanh nghiệp có tài sản cố định có thể không lớn
về mặt giá trị nhưng tầm quan trọng của nó lại không nhỏ chút nào.
Thứ nhất, tài sản cố định phản ánh mặt bằng cơ sở hạ tầng của Doanh
nghiệp, phản ánh quy mô của Doanh nghiệp có tương xứng hay không với đặc
điểm loại hình kinh doanh mà nó tiến hành.
Thứ hai, tài sản cố định luôn mang tính quyết định đối với quá trình sản
xuất hàng hoá của Doanh nghiệp. Do đặc điểm luân chuyển của mình qua mỗi
chu kỳ sản xuất, tài sản cố định tồn tại trong một thời gian dài và nó tạo ra
tính ổn định trong chu kỳ kinh doanh của Doanh nghiệp cả về sản lượng và
chất lượng.
Thứ ba, trong nền kinh tế thị trường, khi mà nhu cầu tiêu dùng được
nâng cao thì cũng tương ứng với tiến trình cạnh tranh ngày càng trở nên gay
gắt hơn. Điều này đòi hỏi các Doanh nghiệp phải làm sao để tăng năng suất
lao động, tạo ra được những sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ, nhằm
chiếm lĩnh thị trường. Sự đầu tư không đúng mức đối với tài sản cố định cũng
như việc đánh giá thấp tầm quan trọng của tài sản cố định dễ đem lại những
khó khăn sau cho Doanh nghiệp:
 Tài sản cố định có thể không đủ tối tân để cạnh tranh với các Doanh
nghiệp khác cả về chất lượng và giá thành sản phẩm. Điều này có thể dẫn các
Doanh nghiệp đến bờ vực phá sản nếu lượng vốn của nó không đủ để cải tạo
đổi mới tài sản.
 Sự thiếu hụt các khả năng sản xuất sẽ giúp các đối thủ cạnh tranh giành
mất một phần thị trường của Doanh nghiệp và điều này buộc Doanh nghiệp
Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân
Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 7
khi muốn giành lại thị trường khách hàng đã mất phải tốn kém nhiều về chi
phí tiếp thị hay phải hạ giá thành sản phẩm hoặc cả hai biện pháp.
Thứ tư, tài sản cố định còn lại một công cụ huy động vốn khá hữu hiệu:
 Đối với vốn vay Ngân hàng thì tài sản cố định được coi là điều kiện khá
quan trọng bởi nó đóng vai trò là vật thế chấp cho món tiền vay. Trên cơ sở trị
giá của tài sản thế chấp Ngân hàng mới có quyết định cho vay hay không và
cho vay với số lượng là bao nhiêu.
 Đối Công ty cổ phần thì độ lớn của Công ty phụ thuộc vào giá tài sản
cố định mà Công ty nắm giữ. Do vậy trong quá trình huy động vốn cho
Doanh nghiệp bằng cách phát hành trái phiếu hay cổ phiếu, mức độ tin cậy
của các nhà đầu tư chịu ảnh hưởng khá lớn từ lượng tài sản mà Công ty hiện
có và hàm lượng công nghệ có trong tài sản cố định của Công ty.
1.1.3. Nguồn hình thành:
Đầu tư vào tài sản cố định là một sự bỏ vốn dài hạn nhằm hình thành và
bổ sung những tài sản cố định cần thiết để thực hiện mục tiêu kinh doanh lâu
dài của Doanh nghiệp. Do đó việc xác định nguồn tài trợ cho những khoản
mục đầu tư như vậy là rất quan trọng bởi vì nó có yếu tố quyết định cho việc
quản lý và sử dụng vốn cố định sau này. Về đại thể thì người ta có thể chia ra
làm 2 loại nguồn tài trợ chính.
 Nguồn tài trợ bên trong: là những nguồn xuất phát từ bản thân Doanh
nghiệp như vốn ban đầu, lợi nhuận để lại... hay nói khác đi là những nguồn
thuộc sở hữu của Doanh nghiệp.
 Vốn do Ngân sách Nhà nước cấp
Vốn do Ngân sách Nhà nước cấp được cấp phát cho các Doanh nghiệp
Nhà nước. Ngân sách chỉ cấp một bộ phận vốn ban đầu khi các Doanh nghiệp
này mới bắt đầu hoạt động. Trong quá trình kinh doanh, Doanh nghiệp phải
Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân
Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 8
bảo toàn vốn do Nhà nước cấp. Ngoài ra các Doanh nghiệp thuộc mọi tầng
lớp, thành phần kinh tế cũng có thể chọn được nguồn tài trợ từ phía Nhà nước
trong một số trường hợp cần thiết, những khoản tài trợ này thường không lớn
và cũng không phải thường xuyên do đó trong một vài trường hợp hết sức khó
khăn, Doanh nghiệp mới tìm đến nguồn tài trợ này. Bên cạnh đó, Nhà nước
cũng xem xét trợ cấp cho các Doanh nghiệp nằm trong danh mục ưu tiên.
Hình thức hỗ trợ có thể được diễn ra dưới dạng cấp vốn bằng tiền, bằng tài
sản, hoặc ưu tiên giảm thuế, miễn phí...
 Vốn tự có của Doanh nghiệp
Đối với các Doanh nghiệp mới hình thành, vốn tự có là vốn do các
doanh nghiệp, chủ Doanh nghiệp, chủ đầu tư bỏ ra để đầu tư và mở rộng hoạt
động kinh doanh của Doanh nghiệp. Số vốn tự có nếu là vốn dùng để đầu tư
thì phải đạt được một tỷ lệ bắt buộc trong tổng vốn đầu tư và nếu là vốn tự có
của Công ty, Doanh nghiệp tư nhân thì không được thấp hơn vốn pháp định.
Những doanh nghiệp đã đi vào hoạt động, vốn tự có còn được hình thành từ
một phần lợi nhuận bổ sung, để mở rộng hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Thực tế cho thấy từ tài trợ bằng nguồn vốn nội bộ là một con đường
tốt. Rất nhiều công ty coi trọng chính sách tái đầu tư từ số lợi nhuận để lại đủ
lớn nhằm tự đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng. Tuy nhiên với các công ty
cổ phần thì việc để lại lợi nhuận có liên quan đến một số khía cạnh khá nhạy
cảm. Bởi khi công ty để lại lợi nhuận trong năm cho tái đầu tư tức là không
dùng số lợi nhuận đó để chia lãi cổ phần. Các cổ đông không được nhận tiền
lãi cổ phần nhưng bù lại họ có quyền sở hữu số vốn tăng lên của công ty. Tuy
nhiên, nó dễ gây ra sự kém hấp dẫn của cổ phiếu do cổ đông chỉ được nhận
một phần nhỏ cổ phiếu và do đó giá cổ phiếu có thể bị giảm sút.
Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân
Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 9
 Vốn cổ phần
Nguồn vốn này hình thành do những người sáng lập Công ty cổ phần
phát hành cổ phiếu và bán những cổ phiếu này trên thị trường mà có được
nguồn vốn nhất định. Trong quá trình hoạt động, nhằm tăng thực lực của
Doanh nghiệp, các nhà lãnh đạo có thể sẽ tăng lượng cổ phiếu phát hành trên
thị trường thu hút lượng tiền nhàn rỗi phục vụ cho mục tiêu kinh doanh. Đặc
biệt để tài trợ cho các dự án đầu tư dài hạn, thì nguồn vốn cổ phấn rất quan
trọng. Nó có thể kêu gọi vốn đầu tư với khối lượng lớn, mặt khác, nó cũng
khá linh hoạt trong việc trao đổi trên thị trường vốn. Tận dụng các cơ hội đầu
tư để được cả hai giá là người đầu tư và Doanh nghiệp phát hành chấp nhận.
Tuy nhiên, việc phát hành cổ phiếu thêm trong quá trình hoạt động đòi hỏi các
nhà quản lý tài chính phải cực kỳ thận trọng và tỷ mỷ trong việc đánh giá các
nhân tố có liên quan như: uy tín của Công ty, lãi suất thị trường, mức lạm
phát, tỷ lệ cổ tức, tình hình tài chính Công ty gần đây. Để đưa ra thời điểm
phát hành tối ưu nhất, có lợi nhất trong Công ty.
 Nguồn tài trợ bên ngoài: là những nguồn mà Doanh nghiệp huy động từ
bên ngoài để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình như vốn vay, phát
hành trái phiếu, cổ phiếu, thuê mua, thuê hoạt động.
 Vốn vay
Mỗi doanh nghiệp dưới các hình thức khác nhau tuỳ theo quy định của
luật pháp mà có thể vay vốn từ các đối tượng sau: Nhà nước, Ngân hàng, tổ
chức kinh tế, tổ chức xã hội, dân cư trong và ngoài nước dưới các hình thức
như tín dụng ngân hàng, tín dụng thương mại, vốn chiếm dụng, phát hành các
loại chứng khoán của doanh nghiệp với các kỳ hạn khác nhau. Nguồn vốn huy
động này chủ yếu phụ thuộc vào các yếu tố sau: hiệu quả kinh doanh, khả
năng trả nợ, lãi suất vay, số lượng vốn đầu tư có. Tỷ lệ lãi vay càng cao sẽ tạo
điều khoản cho phía doanh nghiệp huy động vốn càng nhiều nhưng lại ảnh
Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân
Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 10
hưởng đến lợi tức cùng với khả năng thanh toán vốn vay và lãi suất tiền đi
vay.
 Vốn liên doanh
Nguồn vốn này hình thành bởi sự góp vốn giữa các doanh nghiệp hoặc
chủ doanh nghiệp ở trong nước và nước ngoài để hình thành một doanh
nghiệp mới. Mức độ vốn góp giữa các doanh nghiệp với nhau tuỳ thuộc vào
thoả thuận giữa các bên tham gia liên doanh.
 Tài trợ bằng thuê (thuê vốn)
Các doanh nghiệp muốn sử dụng thiết bị và kiến trúc hơn là muốn
mang danh làm chủ sở hữu thì có thể sử dụng thiết bị bằng cách thuê mướn
hay còn gọi là thuê vốn.
Thuê mướn có nhiều hình thức mà quan trọng nhất là hình thức bán rồi thuê
lại, thuê dịch vụ, thuê tài chính.
1.1.4. Mô hình tài trợ vốn.
1.1.4.1. Nguồn vốn lưu động thường xuyên
Để đảm bảo quá trình sản xuất – kinh doanh được tiến hành thường
xuyên, liên tục thì tương ứng với một quy mô kinh doanh nhất định, thường
xuyên phải có một lượng TSLĐ nhất định nằm trong các giai đoạn luân
chuyển như các tài sản dự trữ về nguyên vật liệu, sản phẩm đang chế tạo, bán
thành phẩm và nợ phải thu khách hàng. Những tài sản lưu động này gọi là tài
sản lưu động thường xuyên, nó là một bộ phận của tài sản thường xuyên.
Tài sản thường xuyên gồm tài sản cố định và tài sản lưu động thường
xuyên. Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, không phải lúc nào
cũng được tiến hành một cách bình thường mà có những lúc xuất hiện những
biến cố thay đổi làm nảy sinh thêm nhu cầu vốn lưu động để trang trải.
Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân
Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 11
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hình than bộ phận TSLĐ có tính chất
tạm thời, các nguyên nhân có thể kể đến là:
- Dự kiến giá cả vật tư, nguyên liệu tăng, hoặc có những chuyến hàng chở vật
tư chưa về đến doanh nghiệp ngoài kế hoạch, làm vật tư dự trữ tăng đột biến,
nên cần có nguồn vốn lưu động tạm thời để trang trải.
- Sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp tăng đột biến, do có nhiều thuận lợi
trong việc bán hàng, làm hàng tồn kho tăng lên, do đó nhu cầu vốn lưu động
cũng tăng theo.
- Trong trường hợp nhận được đơn hàng ngoài kế hoạch, cũng làm cho nhu
cầu vốn lưu động tăng lên đột biến.
1.1.4.2. Cácmô hình tài trợ vốn.
- Mô hình tài trợ thứ nhất
TSLĐ
NVTT
NVLĐTX
(NWC)
NVTX
TSCĐ
Mô hình tài trợ thứ nhất
NWC > 0
Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân
Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 12
Khi tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ phải trả ngắn hạn. Nghĩa là nguồn vốn
lưu động thường xuyên có giá trị dương. Khi đó, sẽ có một sự ổn định trong
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, vì có một bộ phận nguồn vốn lưu
động thường xuyên tài trợ cho TSLĐ để sử dụng cho hoạt động kinh doanh.
Với mô hình tài trợ này, toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp sẽ được tài
trợ toàn bộ bằng nguồn vốn thường xuyên, và cho thấy một sự đảm bảo chắc
chắn.
- Mô hình tài trợ thứ hai
TSLĐ
NVTT
TSCĐ
NWC
NVTX
Hình 1.2:Mô hình tài trợ thứ hai
Khi tài sản lưu động nhỏ hơn nợ phải trả ngắn hạn thì nguồn vốn lưu
động thường xuyên sẽ có giá trị âm. Đây là dấu hiệu đáng lo ngại cho doanh
nghiệp khi hoạt động trong vực xây dựng hay công nghiệp, vì tỉ trọng TSCĐ
mà một phần TSCĐ lại được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn. Trong trường
hợp đặc biệt khi NVLĐTX < 0 (nghĩa là doanh nghiệp hình thành tài sản dài
hạn bằng nguồn vốn ngắn hạn) là dấu hiệu việc sử dụng vốn sai, cán cân
thanh toán chắc chắn đã mất thăng bằng, hệ số thanh toán nợ ngắn hạn < 1.
NWC < 0
Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân
Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 13
Tuy nhiên đối với ngành thương mại thì cách tài trợ này vẫn có thể xảy ra vì
ngành này có tốc độ quay vòng vốn nhanh.
- Mô hình tài trợ thứ ba
TSLĐ NVTT
TSCĐ NVTX
Hình 1.3:Mô hình tài trợ thứ ba
Khi tài sản lưu động bằng nợ phải trả ngắn hạn, hay nguồn vốn thường
xuyên bằng giá trị TSCĐ thì NVLĐTX sẽ có giá trị bằng không. Cách tài trợ
này cho thấy, chỉ có những TSCĐ được tài trợ bằng NVDH, còn tài sản lưu
động được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn. Trường hợp này cũng không tạo
ra được tính ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,
đặc biệt đối với những ngành có tốc độ vòng quay vốn chậm.
1.2. Tài sản cố định của doanh nghiệp
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của TSCĐ:
Tài sản cố định của doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủ yếu có
giá trị lớn, có thời gian sử dụng lâu dài trong hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp. Theo quy định hiện hành ở nước ta, các tư liệu lao động
được coi là TSCĐ phải có giá trị từ 30 triệu đồng và thời gian sử dụng từ 1
năm trở lên (theo thông tư 45/2013 BTC). Các tư liệu lao động không đủ các
NWC=0
Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân
Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 14
tiêu chuẩn trên được gọi là các công cụ lao động nhỏ, không được mua sắm
bằng nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp.
Đặc điểm của tài sản cố định:
Tài sản cố định tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào nhiều chu kỳ của
quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tài sản cố định không thay đổi hình thái vật chất ban đầu trong suốt
thời gian sử dụng, cho đến lúc hư hỏng hoàn toàn. Trong quá trình sử dụng,
tài sản cố định hao mòn dần, phần giá trị hao mòn sẽ chuyển dần vào giá trị
mới tạo ra của sản phẩm và được bù đắp lại bằng tiền khi sản phẩm được tiêu
thụ. Sau nhiều chu kỳ kinh doanh tài sản cố định mới cần đổi mới.
1.2.2. Phân loại TSCĐ:
Phân loại TSCĐ là việc phân chia toàn bộ tài sản cố định của doanh
nghiệp theo những tiêu thức nhất định nhằm phục vụ yêu cầu quản lý doanh
nghiệp. Thông thường có những cách phân loại chủ yếu sau đây:
a. Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện kết hợp với tính chất đầu
tư, toàn bộ TSCĐ của doanh nhgiệp được chia thành 3 loại:
 TSCĐ hữu hình: là tài sản có hình thái vật chất cụ thể, có thời gian
sử dụng trên hoặc bằng 1 năm như: máy móc, thiết bị, vật kiến trúc,
phương tiện vận tải, thiết bị dẫn truyền ... Do doanh nghiệp nắm giữ
để sử dụng cho sản xuất kinh doanh. Theo tiêu chuẩn số 03 (Chuẩn
mực kế toán VN) tài sản được ghi nhận là TSCĐ HH nếu thỏa mãn
các điều kiện sau:
1. Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài
sản đó.
2. Nguyên giá TSCĐ phải được xác định một cách tin cậy.
Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân
Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 15
3. Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm.
4. Giá trị từ 30 triệu đồng trở lên.
 TSCĐ vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất cụ thể,
nhưng xác định được giá trị như: phần mềm quản lý, bằng sáng chế,
quyền sử dụng đất, quyền phát hành, bản quyền, nhãn hiệu hàng
hóa, ... Do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất kinh
doanh hoặc cho các đối tượng khác thuê. Theo tiêu chuẩn 04
(Chuẩn mực kế toán VN) tài sản được ghi nhận là TSCĐ VH nếu
thỏa mãn các điều kiện giống như với TSCĐ HH.
 TSCĐ thuê tài chính: là TSCĐ mà doanh nghiệp thuê của công ty
cho thuê tài chính. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền
lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện
đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài chính. Tổng số tiền thuê một
tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính ít nhất phải tương
đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm kí hợp đồng. Mọi
TSCĐ đi thuê nếu không thỏa mãn các điều kiện nêu trên được coi
là tài sản cố định thuê hoạt động.
b. Phân loại TSCĐ theo mục đích sử dụng:
Theo tiêu thức này, toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp được chia làm 3
loại:
 TSCĐ dùng cho mục đích kinh doanh: Là những tài sản cố định đang
dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh cơ bản và hoạt động sản xuất
kinh doanh phụ của doanh nghiệp.
 TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc
phòng: Là những tài sản cố định không mang tính chất sản xuất, do
Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân
Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 16
doanh nghiệp quản lý và sử dụng cho các hoạt động phúc lợi, sự nghiệp
và các hoạt động đảm bảo an ninh quốc phòng…
 Các TSCĐ bảo quản hộ, giữ hộ, cất hộ Nhà nước: Là những tài sản
cố định doanh nghiệp bảo quản hộ, giữ hộ cho các đơn vị khác hoặc cất
giữ hộ cho Nhà nước theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền.
Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp thấy được cơ cấu TSCĐ của
mình theo mục đích sử dụng của nó. Từ đó có biện pháp quản lý TSCĐ theo
mục đích sử dụng sao cho có hiệu quả nhất.
c. Phân loại TSCĐ theo công dụng kinh tế:
Căn cứ vào công dụng kinh tế của TSCĐ, toàn bộ TSCĐ của doanh
nghiệp có thể chia thành các loại sau:
- Nhà cửa, vật kiến trúc
- Máy móc, thiết bị
- Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn;
- Thiết bị, dụng cụ quản lý;
- Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm;
- Các loại TSCĐ khác.
Cách phân loại này cho thấy công dụng cụ thể của từng loại TSCĐ
trong doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý sử dụng TSCĐ
và tính toán khấu hao TSCĐ chính xác.
d. Phân loại TSCĐ theo tình hình sử dụng:
Căn cứ vào tình hình sử dụng TSCĐ người ta chia tài sản cố định của
doanh nghiệp thành các loại:
Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân
Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 17
 Tài sản cố định đang sử dụng: Là những tài sản cố định đang
sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc các hoạt động
phúc lợi, công cộng của doanh nghiệp.
 Tài sản cố định chưa cần dùng: Là những tài sản cố định chưa
cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc các hoạt động
khác của doanh nghiệp nhưng hiện tại chưa dùng tới, đang được
dự trữ để sử dụng về sau.
 Tài sản cố định không cần dùng chờ thanh lý: Là những tài
sản cố định không cần thiết hay không còn phù hợp với nhiệm vụ
sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, cần được thanh lý,
nhượng bán để thu hồi lại vốn đầu tư đã bỏ ra ban đầu.
Cách phân loại này cho thấy mức độ sử dụng có hiệu quả các TSCĐ
của doanh nghiệp như thế nào, từ đó có biện pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả
sử dụng chúng.
1.3. Khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp
1.3.1. Hao mòn TSCĐ
Trong quá trình sử dụng, do nhiều nguyên nhân khác nhau TCSĐ luôn
bị hao mòn dưới 2 hình thức là hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.
a. Hao mòn hữu hình:
Hao mòn hữu hình là sự hao mòn về mặt vật chất, về giá trị sử dụng và
giá trị của TSCĐ trong quá trình sử dụng. Về mặt vật chất, đó là sự thay đổi
hình thức hay trạng thái vật chất ban đầu cảu các chi tiết, bộ phận TSCĐ do
tác động cảu quá trình sử dụng hay môi trường tự nhiên. Về giá trị sử dụng,
đó là sự giảm sút về công dụng hay các tính năng kĩ thuật của TSCĐ trong
Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân
Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 18
quá trình sử dụng và cuối cùng không còn sử dụng được nữa. Muốn khôi phục
lại giá trị sử dụng, phải tiến hành thay thế, sửa chữa. Về giá trị, đó là sự giảm
sút dần giá trị của TSCĐ cùng với quá trình chuyển dịch dần từng phần giá trị
hao mòn của nó vào giá trị sản phẩm.
Nguyên nhân của hao mòn hữu hình là do các yếu tố liên quan đến quá
trình sử dụng TSCĐ như thời gian và cường độ sử dụng TSCĐ; việc chấp
hành các quy trình, quy phạm kĩ thuật trong sử dụng và bảo dưỡng, sửa chữa
TSCĐ. Tiếp đến là các yếu tố thuộc môi trường tự nhiên và điều kiện sử dụng
TSCĐ như thời thiết, nhiệt độ, độ ẩm không khí, tải trọng, tác động của hóa
chất ... Ngoài ra, chất lượng nguyên vật liệu, trình độ kĩ thuật công nghệ chế
tạo TSCĐ cũng ảnh hưởng rất lớn đến mức độ hao mòn hữu hình của TSCĐ
trong quá trình sử dụng.
b. Hao mòn vô hình:
Hao mòn vô hình là sự giảm sút thuần túy về giá trị của TSCĐ, biểu
hiện ở sự giảm sút giá trị trao đổi của TSCĐ do ảnh hưởng của tiến bộ khoa
học - kĩ thuật và công nghệ sản xuất. Do tiến bộ của khoa học - kĩ thuật và
công nghệ sản xuất làm cho TSCĐ cũ bị mất giá so với TSCĐ mới. Hao mòn
vô hình cũng sản ra khi sản phẩm bị chấm dứt chu kì sống của nó trên thị
trường nên những TSCĐ dùng để sản xuất các sản phẩm đó cũng không còn
được tiếp tục sử dụng.
Nguyên nhân của hao mòn vô hình là sự phát triển không ngừng của
tiến bộ khoa học - kĩ thuật và công nghệ sản xuất. Do đó, biện pháp chủ yếu
của để hạn chế hao mòn vô hình là các doanh nghiệp phải thường xuyên đổi
mới, ứng dụng kịp thời các thành tựu tiến bộ khoa học - kĩ thuật, công nghệ
vào quá trình sản xuất của doanh ngiệp.
Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân
Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 19
1.3.2. Khấu hao TSCĐ
Khấu hao TSCĐ là việc phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải thu
hồi của TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong suốt thời gian sử dụng
hữu ích của TSCĐ.
Khấu hao trong các doanh nghiệp có thể thực hiện theo nhiều phương
pháp khác nhau. Mỗi phương pháp có những ưu, nhược điểm và điều kiện áp
dụng riêng. Việc lựa chọn đúng đắn phương pháp khấu hao TSCĐ là một nội
dung chủ yếu, quan trọng trong quản lý vốn cố định của doanh nghiệp.
a. Phương pháp khấu hao đường thẳng.
Đây là phương pháp khấu hao đơn giản nhất, được sử dụng một cách
phổ biến để tính khấu hao các loại TSCĐ trong doanh nghiệp. Theo phương
pháp này, mức khấu hao và tỷ lệ khấu hao hàng năm được tính bình quân
trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ. Công thức xác định như sau:
MKH=
NGKH
T
TKH=
MKH
NGKH
×100%=
1
T
×100%
Trong đó:
MKH: Mức khấu hao hằng năm
TKH: Tỷ lệ khấu hao hằng năm
NGKH: Nguyên giá TSCĐ phải khấu hao
T: Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ (năm)
Nguyên giá TSCĐ là toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp phải
bỏ ra để có được TSCĐ tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào sử dụng. Tùy thuộc
Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân
Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 20
vào nguồn gốc, phương thức hình thành TSCĐ mà nguyên giá TSCĐ có cách
xác định cụ thể. Trường hợp TSCĐ hình thành do mua sắm thì nguyên giá
bao gồm: giá mua thực tế phải trả, chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử, thuế
phí không bồi hoàn và lãi vay vốn đầu tư TSCĐ phát sinh trong quá trình hình
thành TSCĐ. Đối với TSCĐ doanh nghiệp tự xây dựng hoặc TSCĐ vô hình,
nguyên giá là tổng giá trị thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra để xây dựng
TSCĐ hoặc đầu tư để có TSCĐ vô hình đó. Đối với TSCĐ đã qua sử dụng,
nguyên giá là giá trị còn lại hoặc nguyên giá xác định còn lại của TSCĐ cần
phải khấu hao.
Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ là thời gian sử dụng dự tính còn
đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. Thông thường được xác định trên
tuổi thọ kĩ thuật và tuổi thọ kinh tế của TSCĐ. Đây là một công việc khá phức
tạp, đòi hỏi phải xem xét đầy đủ các yếu tố về mặt thiết kế kĩ thuật - công
nghệ chế tạo, về tính kinh tế hoặc hiệu quả trong việc sử dụng TSCĐ để xác
định cho phù hợp, hạn chế các ảnh hưởng bất lợi của hao mòn vô hình.
Tỉ lệ khấu hao TSCĐ có thể được xác định riêng cho từng TSCĐ, từng
nhóm, loại TSCĐ hoặc cho toàn bộ các loại TSCĐ của doanh nghiệp. Phương
pháp tính tỉ lệ khấu hao bình quân cho toàn bộ TSCĐ được tính theo phương
pháp bình quân gia quyền đối với toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp. Tuy
nhiên, khi xác định tỉ lệ khấu hao phải luôn đảm bảo sự đồng nhất về phạm vi
tính toán giữa tử số và mẫu số của các chỉ tiêu.
Việc tính tỉ lệ khấu hao bình quân cho toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp
là cơ sở để doanh nghiệp dự kiến tổng mức khấu hao TSCĐ trong công tác
lập kế hoạch tài chính của doanh nghiệp.
 Ưu điểm của phương pháp khấu hao đường thẳng:
- tính toán đơn giản
Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân
Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 21
- chi phí khấu hao được phân bổ vào giá thành sản phẩm ổn định nên
không gây đột biến về giá thành
- cho phép doanh nghiệp dự kiến trước được thời hạn thu hồi đủ vốn đầu
tư vào các loại TSCĐ.
 Hạn chế:
- không phù hợp với các loại TSCĐ hoạt động có tính chất thời vụ,
không đều đặn giữa các thời kì trong năm
- do số vốn được thu hồi bình quân nên số vốn thu hồi chậm sẽ chịu ảnh
hưởng bất lợi của hao mòn vô hình
b. Phương pháp khấu hao nhanh:
Thực chất của phương pháp khấu hao nhanh là đẩy nhanh việc thu hồi vốn
trong những năm đầu sử dụng TSCĐ.
+ Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần
Theo phương pháp này mức khấu hao hàng năm được xác định bằng
cách lấy giá trị còn lại của TSCĐ phải tính khấu hao nhân với tỉ lệ khấu hao
nhanh. Công thức tính toán như sau:
MKHt=GCt×TKHđ
Trong đó:
MKHt: Mức khấu hao năm t
GCt: Giá trị còn lại TSCĐ ở đầu năm thứ t
TKHđ: tỉ lệ khấu hao nhanh của TSCĐ
t: Thứ tự năm sử dụng TSCĐ (t=1n)
Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân
Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 22
Tỉ lệ khấu hao nhanh được xác định bằng cách lấy tỉ lệ khấu hao bình
quân nhân với hệ số điều chỉnh khấu hao nhanh. Theo kinh nghiệm thực tế ở
các nước, hệ số điều chỉnh thường xác định là 1.5 nếu TSCĐ có thời hạn sử
dụng từ 4 năm trở xuống; là 2 nếu TSCĐ có thời hạn sử dụng từ trên 4 năm
đến dưới 6 năm; là 2.5 nếu TSCĐ có thời hạn sử dụng trên 6 năm.
Thấy rằng khi khấu hao theo phương pháp số dư, do ảnh hưởng của yếu
tố kĩ thuật tính toán nên đến hết năm cuối sẽ còn lại một phần giá trị TSCĐ
chưa được thu hồi. Để khắc phục tình trạng này trong các năm cuối người ta
thường chuyển sang áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng đối với
phần giá trị TSCĐ chưa thu hồi hết. Hay nói cách khác doanh nghiệp sử dụng
phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh như sau:
+ Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh
Đối với những doanh nghiệp sử dụng phương pháp khấu hao theo số dư
giảm dần có điều chỉnh, trong những năm đầu, mức khấu hao sẽ được tính
theo như phương pháp khấu hao sử dụng số dư giảm có điều chỉnh, cho đến
khi mức khấu hao tính theo phương pháp khấu hao sử dụng số dư giảm dần
nhỏ hơn mức khấu hao tính theo phương pháp đường thẳng thì sẽ sử dụng
phương pháp khấu hao đường thẳng để thực hiện trích khấu hao cho giá trị
còn lại của tài sản.
+ Phương pháp khấu hao theo tổng số thứ tự năm sử dụng
Theo phương pháp này, mức khấu hao hàng năm được xác định bằng
nguyên giá TSCĐ cần tính khấu hao nhân với tỉ lệ khấu hao của từng năm.
Công thức như sau:
MKHt=NGKH×TKHt
Trong đó:
Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân
Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 23
MKHt: Mức khấu hao năm t
NGKH: Nguyên giá TSCĐ phải tính khấu hao
TKHt: Tỉ lệ khấu hao của năm thứ t cần tính khấu hao
Tỉ lệ khấu hao của năm cần tính khấu hao có thể tính theo 2 cách:
- Cách 1: Lấy số năm sử dụng còn lại của TSCĐ cho đến khi hết thời hạn sử
dụng chia cho cho tổng số thứ tự năm sử dụng.
- Cách 2: Áp dụng công thức sau:
TKHt=
2(T-t+1)
T(T+1)
Trong đó:
TKHt: Tỉ lệ khấu hao của năm cần tính khấu hao
T: Thời hạn sử dụng TSCĐ (năm)
t: Thời điểm (năm t) cần tính khấu hao
 Ưu điểm của phương pháp khấu hao nhanh:
- giúp doanh nghiệp nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư
- hạn chế ảnh hưởng của hao mòn vô hình
- tạo lá chắn thuế từ khấu hao cho doanh nghiệp (làm giảm thuế thu nhập
mà doanh nghiệp phải nộp)
 Hạn chế của phương pháp khấu hao nhanh:
- Khấu hao nhanh làm cho chi phí kinh doanh trong những năm đầu tăng
cao, làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến các chỉ tiêu
tài chính, nhất là các chỉ tiêu về khả năng sinh lời, ảnh hưởng đến giá
cổ phiếu của công ty trên thị trường.
Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân
Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 24
- Việc tính toán khấu hao phức tạp hơn do phải tính lại hàng năm.
- Trong một mức độ nhất định làm cho chi phí khấu hao không hoàn toàn
phù hợp với mức độ hao mòn của TSCĐ trong quá trình sử dụng.
c. Phương pháp khấu hao theo sản lượng
Theo phương pháp này mức khấu hao hàng năm được xác định bằng
cách lấy sản lượng dự kiến sản xuất hàng năm nhân với mức trích khấu hao
tính cho một đơn vị sản phẩm hoặc khối lượng công việc hoàn thành. Công
thức tính như sau:
MKHt=QSPt×MKHsp
Trong đó:
MKHt: Mức khấu hao TSCĐ ở năm t
QSPt: Số lượng sản phẩm sản xuất trong năm t
MKHsp: Mức khấu hao đơn vị sản phẩm
Mức khấu hao đơn vị sản phẩm được tính bằng cách lấy nguyên giá
TSCĐ phải tính khấu hao chia cho số lượng (hoặc khối lượng) sản phẩm sản
xuất theo công suất thiết kế trong suốt thời gian hoạt động hữu ích của TSCĐ.
Trường hợp tính khấu hao theo sản lượng từng tháng thì lấy số lượng (hoặc
khối lượng) sản phẩm sản xuất trong tháng nhân với mức khấu hao bình quân
cho một đơn vị sản phẩm.
Phương pháp khấu hao theo sản lượng thích hợp với những TSCĐ hoạt
động có tính chất thời vụ trong năm và có liên quan trực tiếp đến việc sản
xuất sản phẩm.
Ưu điểm của phương pháp này là phản ánh được hợp lí hơn mức độ hao
mòn của TSCĐ vào giá trị sản phẩm do khấu hao được tính theo khối lượng
sản phẩm hoặc khối lượng công việc thực tế thực hiện.
Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân
Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 25
Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi việc thống kê khối lượng sản
phẩm công việc do TSCĐ thực hiện trong kì phải được rõ ràng, đầy đủ.
1.4. Quản trị vốn cố định của doanh nghiệp:
1.4.1. Khái niệm và mục tiêu của quản trị vốn cố định:
Quản trị vốn cố định là hoạt động hoạch định, tổ chức, điều khiển vốn
cố định nhằm đạt được hiệu quả sử dụng vốn cố định là tối đa. Bao gồm các
công việc từ huy động, đầu tư, sử dụng và quay vòng vốn cố định.
Do mối quan hệ giữa vốn cố định và TSCĐ nên nói một cách cụ thể
hơn quản trị vốn cố định chính là quản lí đầu tư mua sắm, sử dụng, sửa chữa,
thay thế… các TSCĐ của doanh nghiệp.
Quản trị vốn cố định là một nội dung quan trọng trong quản lý vốn kinh
doanh của các doanh nghiệp. Điều đó không chỉ ở chỗ vốn cố định thường
chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số vốn kinh doanh của doanh nghiệp, có ý
nghĩa quyết định tới năng lực sản xuất của doanh nghiệp mà còn do việc sử
dụng vốn cố định thường gắn liền với hoạt động đầu tư dài hạn, thu hồi vốn
chậm và dễ gặp rủi ro.
1.4.2. Nội dung quản trị vốn cố định của doanh nghiệp:
Quản trị vốn cố định có thể khái quát thành ba nội dung cơ bản là: khai
thác tạo lập vốn, quản lý sử dụng vốn và phân cấp quản lý, sử dụng vốn cố
định trong doanh nghiệp.
a. Khai thác và tạo lập nguồn vốn cố định của doanh nghiệp.
Để dự báo các nguồn vốn đầu tư vào TSCĐ các doanh nghiệp có thể
dựa vào các căn cứ sau đây:
- Quy mô và khả năng sử dụng quỹ đầu tư phát triển hoặc quỹ khấu hao để
đầu tư mua sắm TSCĐ hiện tại và các năm tiếp theo.
Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân
Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 26
- Khả năng ký kết các hợp đồng liên doanh với các doanh nghiệp khác.
- Khả năng huy động vốn vay dài hạn từ các ngân hàng thương mại hoặc phát
hành trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường vốn.
- Các dự án đầu TSCĐ tiền khả thi và khả thi đã được cấp có thẩm quyền phê
duyệt.
b. Quản lý sử dụng vốn cố định.
Vốn cố định của doanh nghiệp có thể được sử dụng cho các hoạt động
đầu tư dài hạn (mua sắm, lắp đặt, xây dựng các TSCĐ hữu hình và vô hình)
và các hoạt động kinh doanh thường xuyên sản xuất các sản phẩm hàng hoá,
dịch vụ của doanh nghiệp.
Bảo toàn vốn cố định về mặt hiện vật không phải chỉ là giữ nguyên
hình thái vật chất và đặc tính sử dụng ban đầu của TSCĐ mà quan trọng hơn
là duy trì thường xuyên năng lực sản xuất ban đầu của nó. Điều đó có nghĩa là
trong quá trình sử dụng doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ không làm mất
mát TSCĐ, thực hiện đúng quy chế sử dụng, bảo dưỡng nhằm duy trì và nâng
cao năng lực hoạt động của TSCĐ, không để TSCĐ bị hư hỏng trước thời hạn
quy định.
Để bảo toàn và phát triển vốn cố định của doanh nghiệp cần đánh giá
đúng các nguyên nhân dẫn đến tình trạng không bảo toàn được vốn để có biện
pháp xử lý thích hợp. Có thể nêu ra một số biện pháp chủ yếu sau đây:
1) Phải đánh giá đúng giá trị của TSCĐ tạo điều kiện phản ánh chính xác
tình hình biến động của vốn cố định, quy mô vốn phải bảo toàn. Điều
chỉnh kịp thời giá trị của TSCĐ để tạo điều kiện tính đúng, tính đủ chi
phí khấu hao, không để mất vốn cố định.
Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân
Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 27
Thông thường có 3 phương pháp đánh giá chủ yếu:
 Đánh giá TSCĐ theo giá nguyên thuỷ (nguyên giá).
 Đánh giá TSCĐ theo giá trị khôi phục.
 Đánh giá TSCĐ theo giá trị còn lại.
2) Lựa chọn phương pháp khấu hao và xác định mức khấu hao thích hợp
không để mất vốn và hạn chế tối đa ảnh hưởng bất lợi của hao mòn vô
hình.
Về nguyên tắc: Là mức khấu hao phải phù hợp với hao mòn thực tế của
tài sản cố định (hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình). Nếu khấu hao thấp
hơn mức hao mòn thực tế sẽ không bảo đảm thu hồi đủ vốn khi tài sản cố định
hết thời gian sử dụng. Ngược lại sẽ làm tăng chi phí một cách giả tạo làm
giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
Dựa vào ưu điểm, hạn chế của từng phương pháp khấu hao và đặc điểm
sản xuất kinh doanh của từng đơn vị mà người đứng đầu hay kế toán trưởng
sẽ chọn phương pháp khấu hao phù hợp với đơn vị mình và tuân thủ các điều
kiện pháp luật để đăng ký với cơ quan thuế.
3) Chú trọng đổi mới trang thiết bị, phương pháp công nghệ sản xuất đồng
thời nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định hiện có của doanh
nghiệp cả về thời gian và công suất, kịp thời thanh lý các tài sản cố
định không cần dùng hoặc đã hư hỏng, không dự trữ quá mức các tài
sản cố định chưa cần dùng tránh tình trạng ứ đọng vốn.
4) Thực hiện tốt chế độ bảo dưỡng, sửa chữa dự phòng TSCĐ, không để
xảy ra tình trạng tài sản cố định bị hư hỏng trước thời hạn hoặc hư hỏng
bất thường.
Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân
Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 28
Trong trường hợp tài sản cố định phải tiến hành sửa chữa lớn, cần cân
nhắc tính toán kỹ hiệu quả của nó. Xem xét giữa chi phí sửa chữa cần với việc
đầu tư mua sắm tài sản cố định mới để quyết dịnh cho phù hợp. Nếu chi phần
sửa chữa lớn hơn mua sắm mới thì nên thay thế tài sản cố định cũ.
5) Doanh nghiệp phải chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro
trong kinh doanh để hạn chế tổn thất vốn cố định do các nguyên nhân
khách quan như: Mua bảo hiểm tài sản, lập quỹ dự phòng tài chính,
trích trước chi phí dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính.
6) Quản lý, sử dụng quỹ khấu hao chặt chẽ, hiệu quả.
Tài sản cố định sử dụng trong nhiều chu kỳ sản xuất, giá trị của nó hao
mòn dần và được dịch chuyển từng phần vào giá trị sản phẩm làm ra. Phần
giá trị thu hồi được dưới hình thức khấu hao hình thành nên quỹ khấu hao. Do
đó, việc lập kế hoạch khấu hao và quản lý, sử dụng quỹ khấu hao là một trọng
tâm trong công tác quản lý, sử dụng vốn cố định.
Lập kế hoạch khấu hao là dự kiến trước số tiền khấu hao phải trích và
phân phối sử dụng tiền trích khấu hao tài sản cố định. Việc lập kế hoạch khấu
hao hàng năm là một nội dung quan trọng để quản lý và nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn cố định của doanh nghiệp. Thông qua kế hoạch khấu hao, doanh
nghiệp thấy được nhu cầu tăng, giảm vốn cố định trong năm kế hoạch, khả
năng nguồn tài chính. Do vậy, kế hoạch khấu hao là một căn cứ quan trọng để
doanh nghiệp xem xét, lựa chọn các quyết định đầu tư đổi mới tài sản cố định.
Trình tự và nội dung lập kế hoạch khấu hao gồm:
Bước 1: Xác định phạm vi tài sản cố định phải trích khấu hao và tổng nguyên
giá tài sản cố định phải trích khấu hao đầu kỳ kế hoạch.
Về nguyên tắc thì mọi TSCĐ của doanh nghiệp có liên quan đến hoạt
động sản xuất kinh doanh đều phải trích khấu hao (trừ những tài sản đã khấu
Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân
Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 29
hao hết nhưng vẫn sử dụng vào hoạt động kinh doanh). Những TSCĐ không
tham gia vào hoạt động kinh doanh thì không phải trích khấu hao, bao gồm:
- TSCĐ thuộc dự trữ Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý hộ, giữ hô.
- TSCĐ phục vụ cho các hoạt động phúc lợi trong doanh nghiệp như: nhà trẻ,
câu lạc bộ, nhà truyền thống, nhà ăn,… được đầu tư bằng quỹ phúc lợi.
- Những TSCĐ phục vụ chung cho toàn nhu cầu xã hội, không phục vụ cho
hoạt động kinh doanh riêng của doanh nghiệp như: đê đập, cầu cống, đường
xá,… mà Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý.
- TSCĐ khác không tham gia vào hoạt động kinh doanh.
Doanh nghiệp cho thuê TSCĐ hoạt động phải trích khấu hao đối với
TSCĐ cho thuê. Doanh nghiệp đi thuê TSCĐ tài chính phải trích khấu hao
TSCĐ thuê tài chính như TSCĐ thuộc sở hữu của doanh nghiệp. Trường hợp
nếu ngay thời điểm đầu thuê tài sản, doanh nghiệp đi thuê TSCĐ tài chính
cam kết không mua tài sản thuê tài chính thì doanh nghiệp đi thuê được trích
khấu hao TSCĐ thuê tài chính theo thời hạn thuê trong hợp đồng.
Bước 2: Xác định giá trị tài sản cố định bình quân tăng, giảm trong kỳ kế
hoạch và nguyên giá bình quân tài sản cố định phải trích khấu hao trong kỳ.
- Xác định TSCĐ đầu kỳ cần tính khấu hao
Nếu việc lập kế hoạch khấu hao của năm được bắt đầu vào cuối quý III
(đầu quý IV) thì nguyên giá TSCĐ đầu năm cần tính giá được xác định:
NGđ=NGđ4 +NGt4-NGg4
Trong đó:
NGđ: Nguyên giá TSCĐ ở đầu năm kế hoạch cần tính khấu hao
NGđ4: Nguyên giá TSCĐ ở đầu quý IV năm báo cáo cần tính khấu hao
Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân
Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 30
NGt4: Nguyên giá TSCĐ dự kiến tăng trong quý IV cần tính khấu hao
NGg4: Nguyên giá TSCĐ dự kiến giảm trong quý IV thôi tính khấu hao
- Xác định TSCĐ tăng cần tính khấu hao (hoặc giảm thôi tính khấu hao) năm
kế hoạch
NGt
̅̅̅̅̅=
NGt×Tsd
12
NGg
̅̅̅̅̅=
NGg×(12-Tsd)
12
Trong đó:
NGt
̅̅̅̅̅: Nguyên giá bình quân TSCĐ tăng cần tính khấu hao năm kế hoạch
NGg
̅̅̅̅̅̅: Nguyên giá bình quân TSCĐ giảm cần tính khấu hao năm kế hoạch
NGt: Nguyên giá TSCĐ tăng cần tính khấu hao
NGg: Nguyên giá TSCĐ giảm cần tính khấu hao
Tsd: Thời gian sử dụng trong năm kế hoạch (theo nguyên tắc chẵn tháng)
- Xác định tổng nguyên giá bình quân TSCĐ cần tính khấu hao năm kế hoạch
NG̅̅̅̅=NGđ+NGt
̅̅̅̅̅-NGg
̅̅̅̅̅
Trong đó:
NG̅̅̅̅: Tổng nguyên giá bình quân TSCĐ cần tính khấu hao năm kế hoạch
NGđ: Nguyên giá TSCĐ ở đầu năm kế hoạch cần tính khấu hao
NGt
̅̅̅̅̅: Nguyên giá bình quân TSCĐ tăng cần tính khấu hao năm kế hoạch
NGg
̅̅̅̅̅: Nguyên giá bình quân TSCĐ giảm cần tính khấu hao năm kế hoạch
Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân
Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 31
Bước 3: Xác định mức khấu hao bình quân hàng năm.
Mức khấu hao bình quân được xác định theo công thức:
Mk=NG̅̅̅̅×Tk
̅
Trong đó:
Mk: Mức trích khấu hao TSCĐ trong năm kế hoạch
NG̅̅̅̅: Tổng nguyên giá bình quân TSCĐ cần tính khấu hao năm kế hoạch
Tk
̅ : Tỷ lệ khấu hao bình quân của doanh nghiệp (tỷ lệ này phụ thuộc vào
phương pháp khấu hao mà doanh nghiệp lựa chọn)
Bước 4: Phân phối và sử dụng tiền trích khấu hao tài sản cố định trong kỳ.
Là việc phân phối và sử dụng số tiền trích khấu hao TSCĐ của doanh
nghiệp phụ thuộc vào cơ cấu nguồn đầu tư xây dựng, mua sắm TSCĐ của
doanh nghiệp.
Tùy theo loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau
mà nguồn vốn chủ sở hữu cố thể là vốn đầu tư ban đầu hoặc đầu tư bổ xung từ
ngân sách Nhà nước, góp vốn liên doanh, vốn góp cổ phần, vốn tự bổ xung từ
lợi nhuận doanh nghiệp.
Đối với TSCĐ được mua sắm từ nguồn vốn chủ sở hữu, các doanh
nghiệp được chủ động sử dụng toàn bộ số tiền khấu hao lũy kế thu được để tái
đầu tư thay thế đổi mới TSCĐ của mình, nếu chưa có nhu cầu đổi mới TSCĐ
doanh nghiệp có thể sử dụng linh hoạt số tiền khấu hao thu được để phục vụ
cho sản xuất kinh doanh sao cho có hiệu quả nhất.
Đối với các TSCĐ được mua sắm từ nguồn vốn đi vay, theo nguyên tắc
doanh nghiệp phải sử dụng số tiền khấu hao thu được để trả nợ gốc vôn vay.
Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân
Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 32
Tuy nhiên, trong thực tế chưa đến kỳ trả nợ các doanh nghiệp có thể sử dụng
cho các họat động đầu tư khác nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của
doanh nghiệp.
7) Đối với doanh nghiệp Nhà nước, ngoài biện pháp trên cần thực hiện tốt
quy chế giao vốn và trách nhiệm bảo toàn vốn cố định đối với các
doanh nghiệp. Đây là một biện pháp cần thiết để tạo căn cứ pháp lý
ràng buộc trách nhiệm quản lý vốn giữa các cơ quan nhà nước đại diện
cho quyền sở hữu và trách nhiệm của các doanh nghiệp trong việc sử
dụng vốn tiết kiệm và có hiệu quả.
c. Phân cấp quản lý vốn cố định.
Để quản lý vốn cố định (hay TSCĐ) doanh nghiệp cần phải xây dựng
một quy chế quản lý và sử dụng TSCĐ. Trong đó, quy định rõ thẩm quyền
trách nhiệm của từng cá nhân, đơn vị thuộc doanh nghiệp đối với phần vốn cố
định hay TSCĐ do họ trực tiếp quản lý và sử dụng.
Quy chế quản lý và sử dụng TSCĐ của một doanh nghiệp cần có:
- Các quy định về phân cấp thẩm quyền quyết định đầu tư và sử dụng
TSCĐ.
- Các quy định về quản lý và sử dụng TSCĐ.
Đặc biệt với các doanh nghiệp Nhà nước, các quy chế quản lý TSCĐ
điều đã được quy định rõ ràng trong các văn bản pháp luật hiện hành, do
TSCĐ của các doanh nghiệp Nhà nước thuộc sở hữu của Nhà nước và được
coi là tài sản công. Theo quy chế hiện hành các doanh nghiệp Nhà nước được
quyền:
- Chủ động trong sử dụng vốn, quỹ để phục vụ kinh doanh theo nguyên
tắc hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn. Nếu sử dụng vốn, quỹ khác với mục
Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân
Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 33
đíchsử dụng đã quy định cho các loại vốn, quỹ đó thì phải theo nguyên tắc có
hoàn trả.
- Thay đổi cơ cấu tài sản và các loại vốn phục vụ cho việc phát triển
vốn kinh doanh có hiệu quả hơn.
- Doanh nghiệp được quyền cho các tổ chức và cá nhân trong nước thuê
hoạt động các tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của mình để nâng cao
hiệu suất sử dụng, tăng thu nhập song phải theo dõi, thu hồi tài sản cho thuê
khi hết hạn. Các tài sản cho thuê hoạt động doanh nghiệp vẫn phải trích khấu
hao theo chế độ quy định.
- Doanh nghiệp được quyền đem tài sản thuộc quyền quản lý và sử
dụng của mình để cầm cố, thế chấp vay vốn hoặc bảo lãnh tại các tổ chức tín
dụng theo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật.
- Doanh nghiệp được nhượng bán các tài sản không cần dùng, lạc hậu
về kỹ thuật để thu hồi vốn sử dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp có hiệu quả hơn. Được quyền thanh lý những TSCĐ đã lạc hậu
mà không thể nhượng bán được hoặc đã hư hỏng không có khả năng phục
hồi. Riêng đối với các TSCĐ quan trọng muốn thanh lý phải được phép của
cơ quan ra quyết định thành lập doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp được sử dụng vốn, tài sản, giá trị quyền sử dụng đất
hoặc tiền thuê đất để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp theo các quy định của pháp
luật hiện hành.
1.4.3. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn cố định ở doanh
nghiệp:
1.4.3.1. Kết cấu TSCĐ trong doanh nghiệp:
Kết cấu TSCĐ là tỉ trọng giữa nguyên giá của một loại TSCĐ nào đó so
với tổng nguyên giá các loại TSCĐ của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất
Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân
Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 34
định. Chỉ tiêu này giúp cho doanh nghiệp đánh giá mức độ hợp lí trong cơ cấu
TSCĐ được trang bị ở doanh nghiệp.
Kết cấu TSCĐ giữa các doanh nghiệp trong các ngành sản xuất khác
nhau hoặc thậm chí trong cùng một ngành sản xuất cũng không hoàn toàn
giống nhau. Sự khác biệt hoặc biến động của kết cấu TSCĐ của doanh nghiệp
trong các thời kỳ khác nhau chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như qui mô sản
xuất, khả năng thu hút vốn đầu tư, khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường,
trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất.... Tuy nhiên đối với các
doanh nghiệp, việc phân loại và phân tích tình hình kết cấu TSCĐ là một việc
làm cần thiết giúp doanh nghiệp chủ động điều chỉnh kết cấu TSCĐ sao cho
có lợi nhất cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp.
1.4.3.2. Chỉ tiêu phản ánh tình hình khấu hao TSCĐ:
Hệ số hao mòn TSCĐ: phản ánh mức độ hao mòn của TSCĐ, gián tiếp
phản ánh năng lực còn lại của TSCĐ và số vốn cố định còn phải tiếp tục thu
hồi ở tại thời điểm đánh giá. Hệ số này càng gần 1 chứng tỏ TSCĐ đã gần hết
thời hạn sử dụng, số vốn cố định cũng sắp thu hồi hết.
Công thức như sau:
Hệ số hao mòn TSCĐ=
Số khấu hao lũy kế của TSCĐ
Nguyên giá TSCĐ
1.4.3.3. Cácchỉ tiêu phản ánh hiệu suấtvà hiệu quả sử dụng TSCĐ, VCĐ:
+ Hiệu suất sử dụng TSCĐ:
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng giá trị TSCĐ sử dụng trong kì tạo ra
được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Nguyên giá TSCĐ bìnhquân được tính
theo phương pháp bình quân giữa nguyên giá TSCĐ cuối kì và đầu kì. Công
thức tính như sau:
Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân
Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 35
Hiệu suất sử dụng TSCĐ=
Doanh thu thuần
Nguyên giá TSCĐ bình quân
+ Hiệu suất sử dụng VCĐ:
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định sử dụng trong kì tạo ra
được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Vốn cố định sử dụng trong kì là phần
giá trị còn lại của nguyên giá TSCĐ. Vốn cố định bình quân được tính theo
phương pháp bình quân số học giữa cuối kì và đầu kì. Công thức tính như sau:
Hiệu suất sử dụng VCĐ=
Doanh thu thuần
Vốn cố định bình quân
+ Hàm lượng VCĐ:
Chỉ tiêu này là nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định,
nó phản ánh để thực hiện được một đồng doanh thu thuần doanh nghiệp cần
bỏ ra bao nhiêu đồng vốn cố định. Hàm lượng vốn cố định càng thấp thì hiệu
suất sử dụng vốn cố định càng cao và ngược lại. Công thức tính như sau:
Hàm lượng VCĐ=
Vốn cố định bình quân
Doanh thu thuần
+ Tỉ suất lợi nhuận VCĐ:
Chỉ tiêu này phản ánh, một đồng vốn cố định bình quân sử dụng trong
kì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước (sau) thuế. Chỉ tiêu này là
thước đo đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ của doanh nghiệp trong một kì hoạt
động. Công thức tính như sau:
Tỉ suất lợi nhuận VCĐ=
Lợi nhuận trước(sau)thuế
Vốn cố định bình quân
×100%
1.4.3.4. Hệsố trang bị tài sản cố địnhcho một công nhân trực tiếp sản
xuất.
Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân
Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 36
Hệ số trang bị TSCĐ Nguyên giá tài sản cố định trực tiếp sản xuất
cho một công nhân trực =
tiếp sản xuất Số lượng công nhân trực tiếp sản xuất
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ trang bị giá trị tài sản cố định trực tiếp
sản xuất cho một công nhân trực tiếp sản xuất là cao hay thấp.
Thông qua chỉ tiêu này ta vừa đánh giá được mức độ trang bị tài sản cố
định đồng thời thấy được sự hợp lý hay bất hợp lý của số lượng lao động
tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất.
1.4.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị vốn cố định của
doanh nghiệp:
1.4.4.1. Nhân tố khách quan:
 Chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước
Trên cơ sở pháp luật kinh tế và các biện pháp kinh tế, Nhà nước tạo
môi trường và hành lang cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh
và hướng các hoạt động đó theo kế hoạch kinh tế vĩ mô. Với bất cứ một sự
thay đổi nào trong chế độ chính sách hiện hành đều chi phối các mảng hoạt
động của doanh nghiệp.
Đối với công tác quản trị vốn cố định của doanh nghiệp thì các văn bản
pháp luật về tài chính, kế toán thống kê, về quy chế đầu tư là các văn bản quy
phạm ảnh hưởng trực tiếp, nhất là các quy định về cơ chế giao vốn, đánh giá
tài sản cố định, về trích khấu hao, tỉ lệ trích lập các quỹ, cũng như các văn bản
về thuế vốn, khuyến khích nhập một số máy móc, thiết bị nhất định...
 Tác động của thị trường
Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân
Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 37
Tuỳ theo mỗi loại thị trường mà doanh nghiệp tham gia tác động đến
công tác quản trị vốn cố định. Phải căn cứ vào nhu cầu hiện tại và tương lai,
phục vụ những sản phẩm mà thị trường cần, sản phẩm cạnh tranh phải có chất
lượng cao, giá thành hạ mà điều nay chỉ xảy ra khi doanh nghiệp tích cực
nâng cao hàm lượng công nghệ kĩ thuật của TSCĐ. Điều này đòi hỏi doanh
nghiệp phải có kế hoạch đầu tư cải tạo, đầu tư mới tài sản cố định trước mắt
cũng như lâu dài. Nhất là những doanh nghiệp hoạt động trong một thị trường
cạnh tranh cao, tốc độ thay đổi công nghệ nhanh như ngành kiến trúc, thiết kế,
thi công xây dựng…
 Lãi suất tiền vay
Lãi suất tiền vay ảnh hưởng đến chi phi đầu tư của doanh nghiệp. Sự
thay đổi lãi suất sẽ kéo theo những biến đổi cơ bản của đầu tư mua sắm thiết
bị, TSCĐ.
 Các nhân tố khác
Các nhân tố này có thể được coi là nhân tố bất khả kháng như thiên tai,
dịch hoạ có tác động trực tiếp quản trị vốn cố định (TSCĐ) của doanh nghiệp.
Mức độ tổn hại về lâu dài hay tức thời là hoàn toàn không thể biết
trước, chỉ có thể dự phòng trước nhằm giảm nhẹ thiên tai mà thôi.
1.4.4.2. Các nhân tố chủ quan
Đây là nhân tố chủ yếu quyết định đến việc quản lí sử dụng các TSCĐ
và qua đó ảnh hưởng đến quản trị vốn cố định của doanh nghiệp. Nhân tố này
gồm nhiều yếu tố cùng tác động trực tiếp đến quá trình hoạt động sản xuất
kinh doanh cả trước mắt cũng như lâu dài. Bởi vậy, việc xem xét đánh giá và
ra quyết định đối với các yếu tố này là điều cực kỳ quan trọng. Thông thường
người ta thường xem xét những yếu tố sau:
 Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp:
Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân
Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 38
Nhân tố này tạo ra điểm xuất phát cho doanh nghiệp cũng như định
hướng cho nó trong suốt quá trình tồn tại. Với một ngành nghề kinh doanh đã
được lựa chọn, chủ doanh nghiệp buộc phải giải quyết những vấn đề đầu tiên
về tài chính gồm:
o Cơ cấu vốn cố định của doanh nghiệp thế nào là hợp lí, khả năng
tài chính của công ty ra sao.
o Cơ cấu tài sản được đầu tư như thế nào, mức độ hiện đại hóa nói
chung so với các đối thủ cạnh tranh đến đâu.
o Nguồn tài trợ cho những TSCĐ được huy động từ đâu, có đảm
bảo lâu dài cho sự hoạt động an toàn của doanh nghiệp hay
không.
 Đặc điểm về kỹ thuật sản xuất kinh doanh.
Các đặc điểm riêng về kỹ thuật sản xuất tác động liên tục tới một số chỉ
tieu quan trọng đánh giá tình hình quản lí vốn cố định như hệ số đổi mới máy
móc thiết bị, hệ số sử dụng về thời gian công suất... Nếu kỹ thuật sản xuất
giản đơn, doanh nghiệp chỉ có điều kiện sử dụng máy móc, thiết bị nhưng lại
luôn phải đối phó với các đối thủ cạnh tranh với yêu cầu của khách hàng về
vấn đề chất lượng. Do vậy, doanh nghiệp dễ dàng tăng được lợi nhuận trên
vốn cố định nhưng khó giữ được chỉ tiêu này lâu dài. Nếu kỹ thuật sản xuất
phức tạp, trình độ máy móc thiết bị cao, doanh nghiệp có lợi thế lớn trong
cạnh tranh, song đòi hỏi tay nghề công nhân cao co thể sẽ làm giảm hiệu quả
sử dụng vốn cố định.
 Trình độ tổ chức quản lí, tổ chức kinh doanh, hạch toán nội bộ doanh
nghiệp.
Để có hiệu quả cao thì bộ máy tổ chức quản lí, tổ chức sản xuất phải
gọn nhẹ, ăn khớp nhịp nhàng với nhau. Với mỗi phương thức sản xuất và loại
Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân
Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 39
hình sản xuất sẽ có tác động khác nhau tới tiến độ sản xuất, phương pháp va
quy trình vận hành máy móc, số bộ phận phục vụ sản xuất kinh doanh. Mặt
khác, đặc điểm của bộ phận hạch toán, kế toán nội bộ doanh nghiệp (luôn gắn
bó với tính chất của tổ chức sản xuất và quản lí trong cùng doanh nghiệp) sẽ
có tác động không nhỏ. Công tác kế toán đã dùng những công cụ của mình
(bảng biểu, khấu hao, thống kê, sổ cái...) để tính toán các chỉ tiêu đánh giá quá
trình quản trị vốn cố định va kế toán phải có nhiệm vụ phát hiện những tồn tại
trong quá trình quản lí vốn và đề xuất những biện pháp giải quyết.
 Trình độ lao động, cơ chế khuyến khích và trách nhiệm vật chất trong
doanh nghiệp
Để phát huy được hết khả năng của dây chuyền công nghệ, máy móc
thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh đòi hỏi trình độ quản lí và sử dụng máy
móc thiết bị của công nhân cao. Song trình độ của lao động phải được đặt
đúng chỗ, đúng lúc. Để sử dụng tiềm năng lao động có hiệu quả cao nhất
doanh nghiệp phải có một cơ chế khuyến khích trách nhiệm một cách công
bằng. Ngược lại, nếu cơ chế khuyến khích không công bằng, quy định định
trácch nhiệm không rõ ràng dứt khoát sẽ làm cản trợ mục tiêu của quản trị
vốn cố định.
Qua những điều đã nêu ở chương 1, đã cho thấy những lý luận chung
vốn cố định và quản trị vốn cố định, cơ bản như sau:
Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định. Tài sản cố định
là những tư liệu lao động có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài. Khi tham gia
vào quá trình sản xuất kinh doanh, tài sản cố định bị hao mòn dần và giá trị
của nó được dịch chuyển dần dần từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Tài sản cố định tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh và giữ nguyên hình
thái vật chất ban đầu cho đến lúc hư hỏng.
Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân
Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 40
Tài sản cố định trong doanh nghiệp có nhiều loại với nhiều hình thái
biểu hiện, tính chất đầu tư, công dụng và tình hình sử dụng khác nhau… Để
thuận lợi cho việc quản lý và hạch toán, tài sản cố định cần được phân loại
theo cách đặc trưng nhất định.
Theo qui định về chế độ trích khấu hao tài sản cố định của Bộ tài chính,
các doanh nghiệp có thể chọn một trong ba phương pháp khấu hao: khấu hao
theo đường thẳng; khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh; khấu hao theo
số lượng, khối lượng sản phẩm.
Quản trị vốn cố định có thể khái quát thành ba nội dung cơ bản là: Khai
thác tạo lập vốn, quản lý sử dụng vốn và phân cấp quản lý, sử dụng vốn cố
định trong doanh nghiệp.
Số tiền khấu hao được trích trong các kỳ sản xuất kinh doanh hình
thành nên quỹ khấu hao. Để quản lý và sử dụng có hiệu quả số tiền trích khấu
hao các doanh nghiệp cần dự kiến phân phối sử dụng tiền trích khấu hao trong
kỳ. Nói chung, điều này tuỳ thuộc vào cơ cấu nguồn vốn đầu tư ban đầu để
hình thành TSCĐ của doanh nghiệp.
Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định bao gồm: các chỉ
tiêu chung như hiệu suất sử dụng vốn cố định, hiệu quả sử dụng vốn cố định,
hàm lượng vốn cố định và các chỉ tiêu phân tích như hệ số hao mòn tài sản cố
định, hệ số trang bị tài sản cố định.
Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân
Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 41
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN CỐ ĐỊNH TẠI
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ XÂY
DỰNG SỐ 6 TRONG THỜI GIAN QUA.
2.1. Khát quát quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động
kinh doanh của công ty TNHH thương mại và xây dựng số 6.
2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển của công ty TNHH thương mại
và xây dựng số 6.
Công ty TNHH thương mại và xây dựng số 6 Tỉnh Điện Biên có tiền
thân từ doanh nghiệp xây dựng tư nhân số 6 thành lập ngày 21 tháng 9 năm
1993 do sở kế hoach đầu tư tỉnh Lai châu cũ nay là tỉnh Điện Biên cấp phép
với số vốn kinh doanh ban đầu là 85.000.000.000 đồng hoạt động chủ yếu
trên lĩnh vực xây dựng cơ bản là một trong những doanh nghiệp tư nhân hoạt
động trên lĩnh vực xây dựng cơ bản đầu tiên của tỉnh và là đơn vị hoạt động
có hiệu quả dẫn đầu trong tỉnh. Trải qua thời gian hoạt động có hiệu quả
doanh nghiệp đã không ngừng phát triển và trưởng thành . Từ một doanh
nghiệp có quy mô nhỏ ban đầu với phương châm vừa làm vừa tích lũy về tài
chính cũng như kinh nghiệm và nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh qua
hai mươi năm phát triển và trưởng thành đến nay công ty đã trở thành một
doanh nghiệp tầm cỡ cả về vốn và lĩnh vực hoạt động đa ngành nghề cụ thể
như sau: Từ số vốn khiêm tốn ban đầu sau gần hai mươi năm kinh doanh có
hiệu quả với số lãi tích lũy qua các năm tháng 1 năm 2008 doanh nghiệp đã
tiến hành bổ sung vốn kinh doanh từ 85.000.000.000 đồng ban đầu lên
183.000.000 đồng không ngừng tại đó cùng với sự tiếp tục tích lũy vốn từ quá
trình hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp đã huy động hợp tác cùng
Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân
Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 42
nhà đầu tư ngoài tham gia góp vốn để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh
chính thức chuyển thành công ty TNHH thương mại và xây dựng số 6 theo
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 56001127247 ngày 26 tháng 11 năm
2011với số vốn điều lệ là 550.000.000.000 đồng trong đó gồm hai thành viên
góp vốn là: thành viên ban đầu là ông Bùi Đức Giang với số vốn là:
535.150.000.000 đồng, thành viên góp vốn thứ hai là ông Bùi Anh Tuấn
tham gia góp vốn là:14.850.000.000 đồng. Với trụ sở chính đóng tại số 335
phường Tân Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điên Biên.
2.1.2. Đặc điểm kinh doanh của công ty.
Chức năng, ngành nghề kinh doanh chủ yếu là chuẩn bị mặt bằng xây
dựng; Xậy dựng công trình dân dụng, giao thông, thủy lợi, công nghiệp,
đường dây và trạm biến áp đến 35KW; Xử lý và phòng chống mối mọt các
công trình xây dựng.
 Sản xuất kinh doanh đồ gỗ; Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, vật
liệu điện; Kinh doanh thiết bị nội ngoại thất công trình.
 Kinh doanh khách sạn nhà hàng; Kinh doanh dịch vụ ăn uống; Kinh
doanh hoạt động du lịch và hỗ trợ du lịch; Kinh doanh vận tải hàng hóa
và hành khách bằng đường bộ; Kinh doanh dịch vụ taxi phục vụ du
lịch.
 Kinh doanh dịch vụ thể thao giải trí (hoạt động bơi lội, thể thao dưới
nước, du thuyền, hồ câu); Hoạt động nghệ thuật (phòng hát Karaoke, vũ
trường và hoạt động nghệ thuật khác); Kinh doanh massage (dịch vụ
tẩm quất, xông hơi, xoa bóp, đám lưng, vật lý trị liệu); Dịch vụ tắm,
tắm hơi.
 Sản xuất kinh doanh nước lọc tinh khiết, nước uống đóng chai.
 Sản xuất và kinh doanh điện.
Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân
Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 43
 Khai thác quặng kim loại (Trừ các quặng Nhà nước cấm khai thác); Sản
xuất kim loại mầu; Khai thác, chế biến và mua bán các loại; Luyện than
cốc; Luyện và các gang thép; Khai thác, chế biến và mua bán đá, cát,
sỏi.
 Mua bán, bảo dưỡng, sửa chữa ôtô, xe máy và xe có động cơ khác;
Mua bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ôtô, xe máy và xe có
động cơ khác.
 Mua bán nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống;
Mua bán gạo, luơng thực, thực phẩm, các sản phẩm thuốc lá, thuốc lào,
rượu bia, nước giải khát.
 Mua bán mỹ phẩm và vật phẩm vệ sinh, văn phòng phẩm.
 Mua bán đồ chơi, hàng lưu niệm, hàng đan lát hàng thủ công mỹ nghệ.
 Mua bán vải len, sợi, chỉ khâu và hàng dệt khác; Mua bán hàng may
sẵn, giầy dép, đồ dùng cá nhân và gia đình.
 Mua bán: Máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm thiết bị, máy móc,
thiết bị, linh kiện điện tử, viễn thông, máy móc, thiết bị và phụ tùng
máy nông nghiệp khai khoáng, xây dựng, máy móc thiết bị và phụ tùng
máy văn phòng.
 Kinh doanh xăng dầu.
 Mua bán sách, báo tạp chí văn phòng, băng đĩa âm thanh, hình ảnh (Kể
cả băng đĩa trắng), thiết bị, dụng cụ thể dục thể thao.
a. Tổ chức hoạt động kinh doanh:
Công tác tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh được tổ chức điều
hành tập chung toàn doanh doanh nghiệp. Hoạt động sản xuất kinh doanh của
Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân
Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 44
doanh nghiệp được thực hiện theo tính chất chuyên môn của từng ngành ngề
và được quản lý điều hành theo các bộ phận chính sau đây:
 Đối với bộ phận xây dưng cơ bản: được tổ chức theo các tổ đội mỗi tổ
đội chịu trách nhiệm việc thực hiện quản lý thi công trực tiếp các công
trình được công ty giao trực tiếp theo quyết định của giám đốc công ty.
 Đối với hoạt động kinh doanh khách sạn : Bộ phận này bao gồm các
hoạt động liên quan tới toàn bộ các hoạt động nhà khách như: nhà nghỉ,
ăn uống ,và các dịch vụ di kèm như du lịch ,thể thao giải trí … Hoạt
động này được vận hành dưới sự quản lý của bộ phận khách sạn công
ty trên cơ sở nhiệm vụ của giám đốc công ty giao cụ thể cho bộ phận
này.
 Đối với các bộ phận nhưsản xuất nước sạch đóng chai hay kinh doanh
thương mại được quản lý và điều hành theo từng chức năng và nhiệm
vụ cụ thể ở từng vị trí công việc.
b. Tổ chức bộ máyquản lýcông ty và tổ chức tổ chức bộ máyquản lý
tài chính-kế toán:
 Tổ chức bộ máy quản lý công ty
Tổ chức bộ máy quản lý mang tính tập chung toàn bộ hoạt động của
công ty được chỉ đạo thống nhất qua ban giám đốc các phòng ban, các bộ
phận thực hiện sự chỉ đạo giám sát của ban giám đốc theo đúng chức năng
nhiệm vụ được giao. Quan hệ giữa các phòng và các bộ phân chuyên môn là
mối quan hệ cung cấp dịch vụ và phục vụ lẫn nhau thông qua sự chỉ đạo điều
hành chính của ban giám đốc theo sơ đồ dưới đây:
Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân
Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 45
Các bộ phận có trách nhiệu tổ chức hoạt động của mình, báo cáo về phòng
kế toán và phòng kỹ thuật, căn cứ vào tình hình thực tế phòng kế toán tham
mưu cho ban giám đốc về kế hoạch chi tiêu tài chính cũng như kế hoạch sử
dụng và huy động vốn trong từng thời kỳ, phối hợp với phòng kỹ thuật để chủ
động bố chí nguồn tài chính đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty.
 Tổ chức tổ chức bộ máy quản lý tài chính-kế toán
Căn cứ vào đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty; Công tác kế toán của công ty cũng được bố chí phù hợp với quy trình quản
lý sản xuất kinh doanh của công ty, cụ thể theo sơ đồ bộ máy kế toán như sau:
Bộ phận khách sạn
và dịch vụ
Bộ phận xây dựng
cơ bản
Bộ phận sản xuất
và dịch vụ khác
Phòng kế toánPhòng kỹ thuật
Ban giám đốc công ty
Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân
Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 46
c. Đặc điểm hoạt động kinh doanh:
Quy trình kỹ thuật sản xuất sản phẩm:
Đối với sản phẩm của hoạt động xây dựng cơ bản : Đây là những công
trình, hạng mục công trình được sản xuất thi công theo thiết kế đã được duyệt
do chủ đầu tư và công ty đã ký kết theo hợp đồng .Vì vậy quy trình kỹ thuật
để thi công được bộ phận kỹ thuật phân tích đánh giá và thực hiện các bước
công việc triển khai theo trình tự từ khâu sử lý mặt bằng tới việc tập kết vật
liệu theo tiến độ chủng loại đồng thơi thực hiện thi công theo trình tự kỹ thuật
và thời gian tiến hành theo đúng quy định mà hợp đồng hai bên ký kết.
Về cơ sở vật chất kỹ thuật trang thiết bị công nghệ máy móc thi công:
Công ty luôn quan tâm tới việc trang bị và đổi mới máy móc thi công là một
trong những đơn vị có hệ thống máy thi công tiên tiến trong tỉnh. Công tác
đầu tư vào tài sản cố định luôn được công ty đặc biệt quan tâm , thực tế cho
thấy là đơn vị hoạt động trên lĩnh vực xây dựng và thương mại tài sản cố định
của công ty chiếm 549.425.865.417 đồng trên tổng tài sản 1.135.703.935.766
đồng bằng 48,37%.
Kế toán khách sạn
và dịch vụ
Kế toán đội xây lắp Kế toán sản xuất
nước đóng chai
Kế toán vật liệu,
vật tư, công cụ
Kế toán trưởng
Kế toán tài
sản cố định
Kế toán tiền mặt,
tiền gửi, thanh toán
Kế toán giá
thành và tiêu thụ
Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân
Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 47
Về tình hình vật tư các yếu tố đầu vào mà công ty sử dụng chủ yếu là từ
nguồn cung cấp của các nhà sản xuất và phân phối trong nước nguồn cung
tương đối ổn định thuận lợi cho việc tập kết vật tư đáp ứng yêu cầu sử dụng
theo tiến độ.
Về tình hình tiêu thụ sản phẩm và vị thế cạnh tranh. Do công ty là đơn
vị xây lắp lên sản phẩm chu yếu là công trình xây dựng của các chủ đầu tư đã
được ký kết chính thức trong hợp đồng vì vậy công tác thiêu thụ là rất thuận
lợi tuy nhiên công tác thanh toán đôi khi còn phụ thuộc vào kế hoạch giải
ngân của chủ đầu tư cũng gay khó khăn phần nào về vốn cho đơn vị.
Lực lượng lao động : Tính đến thời điểm hiện tại công ty có: 1400 công
nhân viên và người lao động. Trong đó đại học và cao đẳng là 120 người,
trung cấp là 170 người công nhân kỹ thuật 350 người chưa qua đào tạo và
đào tạo tại chỗ là 760 người.
2.1.3. Tình hình tài chính chủ yếu của công ty TNHH thương mại và xây
dựng số 6.
Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân
Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 48
BẢNG 2.1 : MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CƠ BẢN CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG SỐ 6
Đơn vị tính: đồng
(Nguồn trích dẫn:Tínhtoán từ BCTC năm 2012và năm 2013)
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012
Chênh lệch
Số tiền Tỷ lệ (%)
Vốn kinh doanh bình quân 1,180,461,491,487 877,101,902,889 303,359,588,598 34.59
Vốn chủ sở hữu bình quân 556,050,269,722 329,612,682,755 226,437,586,968 68.70
Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ 239,278,440,018 199,196,922,998 40,081,517,020 20.12
Tổng lợi nhuận sau thuế 2,413,181,424 1,768,762,645 644,418,779 36.43
ROA 0.204 0.202 0.003 1.372
ROE 0.434 0.537 -0.103 -19.126
ROS 1.009 0.888 0.121 13.579
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty xây dựng số 6
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty xây dựng số 6
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty xây dựng số 6
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty xây dựng số 6
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty xây dựng số 6
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty xây dựng số 6
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty xây dựng số 6
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty xây dựng số 6
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty xây dựng số 6
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty xây dựng số 6
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty xây dựng số 6
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty xây dựng số 6
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty xây dựng số 6
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty xây dựng số 6
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty xây dựng số 6
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty xây dựng số 6
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty xây dựng số 6
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty xây dựng số 6
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty xây dựng số 6
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty xây dựng số 6
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty xây dựng số 6
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty xây dựng số 6
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty xây dựng số 6
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty xây dựng số 6
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty xây dựng số 6
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty xây dựng số 6
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty xây dựng số 6
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty xây dựng số 6
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty xây dựng số 6
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty xây dựng số 6
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty xây dựng số 6
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty xây dựng số 6
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty xây dựng số 6
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty xây dựng số 6
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty xây dựng số 6
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty xây dựng số 6
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty xây dựng số 6
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty xây dựng số 6
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty xây dựng số 6
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty xây dựng số 6
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty xây dựng số 6
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty xây dựng số 6
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty xây dựng số 6
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty xây dựng số 6

More Related Content

What's hot

Đề tài hiệu quả sử dụng vốn cố định công ty thương mại vận tải RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn cố định công ty thương mại vận tải RẤT HAY, ĐIỂM 8Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn cố định công ty thương mại vận tải RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn cố định công ty thương mại vận tải RẤT HAY, ĐIỂM 8Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư và xây...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư và xây...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư và xây...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư và xây...NOT
 
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động Tại Công Ty Thanh Long
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động  Tại Công Ty Thanh LongMột Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động  Tại Công Ty Thanh Long
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động Tại Công Ty Thanh LongNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Báo cáo thực tập kế toán
Báo cáo thực tập kế toánBáo cáo thực tập kế toán
Báo cáo thực tập kế toánThuy Ngo
 
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp tại Công ty TNHH Thương mại Long Việt
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp tại Công ty TNHH Thương mại Long Việt Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp tại Công ty TNHH Thương mại Long Việt
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp tại Công ty TNHH Thương mại Long Việt Dương Hà
 
Kế toán Tài sản cố định tại Công Ty Xây Dựng Cường Thịnh
Kế toán Tài sản cố định  tại Công Ty Xây Dựng Cường ThịnhKế toán Tài sản cố định  tại Công Ty Xây Dựng Cường Thịnh
Kế toán Tài sản cố định tại Công Ty Xây Dựng Cường Thịnhluanvantrust
 

What's hot (20)

Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty TNHH Phùng Hưng
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty TNHH Phùng HưngLuận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty TNHH Phùng Hưng
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty TNHH Phùng Hưng
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn cố định công ty thương mại vận tải RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn cố định công ty thương mại vận tải RẤT HAY, ĐIỂM 8Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn cố định công ty thương mại vận tải RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn cố định công ty thương mại vận tải RẤT HAY, ĐIỂM 8
 
Đề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty vận tải hành khách, 9đ
Đề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty vận tải hành khách, 9đĐề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty vận tải hành khách, 9đ
Đề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công ty vận tải hành khách, 9đ
 
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đĐề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOTĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
 
Đề tài: Quản trị vốn cố định tại Công ty Mía đường Sông Lam, HAY
Đề tài: Quản trị vốn cố định tại Công ty Mía đường Sông Lam, HAYĐề tài: Quản trị vốn cố định tại Công ty Mía đường Sông Lam, HAY
Đề tài: Quản trị vốn cố định tại Công ty Mía đường Sông Lam, HAY
 
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Hòa Bình
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Hòa BìnhLuận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Hòa Bình
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Hòa Bình
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư và xây...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư và xây...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư và xây...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư và xây...
 
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động Tại Công Ty Thanh Long
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động  Tại Công Ty Thanh LongMột Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động  Tại Công Ty Thanh Long
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động Tại Công Ty Thanh Long
 
Báo cáo thực tập kế toán
Báo cáo thực tập kế toánBáo cáo thực tập kế toán
Báo cáo thực tập kế toán
 
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp tại Công ty TNHH Thương mại Long Việt
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp tại Công ty TNHH Thương mại Long Việt Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp tại Công ty TNHH Thương mại Long Việt
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp tại Công ty TNHH Thương mại Long Việt
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty In và Bao Bì Goldsun
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty In và Bao Bì Goldsun Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty In và Bao Bì Goldsun
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty In và Bao Bì Goldsun
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty vận tải biển, 9đ
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty vận tải biển, 9đĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty vận tải biển, 9đ
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty vận tải biển, 9đ
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty, HAY!
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty, HAY!Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty, HAY!
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty, HAY!
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Thương mại Tuấn Đạt
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Thương mại Tuấn ĐạtĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Thương mại Tuấn Đạt
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Thương mại Tuấn Đạt
 
Phân tích tình hình tài chính
Phân tích tình hình tài chínhPhân tích tình hình tài chính
Phân tích tình hình tài chính
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty thương mại, HOT
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty thương mại, HOTĐề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty thương mại, HOT
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty thương mại, HOT
 
Kế toán Tài sản cố định tại Công Ty Xây Dựng Cường Thịnh
Kế toán Tài sản cố định  tại Công Ty Xây Dựng Cường ThịnhKế toán Tài sản cố định  tại Công Ty Xây Dựng Cường Thịnh
Kế toán Tài sản cố định tại Công Ty Xây Dựng Cường Thịnh
 
Đề tài: Tăng cường quản trị nợ phải thu của công ty thép Ánh Ngọc
Đề tài: Tăng cường quản trị nợ phải thu của công ty thép Ánh NgọcĐề tài: Tăng cường quản trị nợ phải thu của công ty thép Ánh Ngọc
Đề tài: Tăng cường quản trị nợ phải thu của công ty thép Ánh Ngọc
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty xi măng Hải Phòng, HOT
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty xi măng Hải Phòng, HOTĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty xi măng Hải Phòng, HOT
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty xi măng Hải Phòng, HOT
 

Similar to Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty xây dựng số 6

HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN
HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠNHOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN
HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠNlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thàn...
Chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thàn...Chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thàn...
Chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thàn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thàn...
Chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thàn...Chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thàn...
Chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thàn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực Trạng Sử Dụng Vốn Tại Công Ty Cổ Phần Vận Tải Thuỷ Số 4 – Xí Ngh...
Thực  Trạng  Sử  Dụng  Vốn  Tại  Công  Ty  Cổ Phần Vận Tải Thuỷ Số 4 – Xí Ngh...Thực  Trạng  Sử  Dụng  Vốn  Tại  Công  Ty  Cổ Phần Vận Tải Thuỷ Số 4 – Xí Ngh...
Thực Trạng Sử Dụng Vốn Tại Công Ty Cổ Phần Vận Tải Thuỷ Số 4 – Xí Ngh...mokoboo56
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tài chính và giải pháp cải thiện tình hình tà...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tài chính và giải pháp cải thiện tình hình tà...Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tài chính và giải pháp cải thiện tình hình tà...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tài chính và giải pháp cải thiện tình hình tà...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Thương mại...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Thương mại...Đề tài luận văn 2024 Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Thương mại...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Thương mại...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Mua Bán Sáp Nhập Doanh Nghiệp Nhìn Từ Khía Cạnh Quản Trị Doanh Nghiệp
Mua Bán Sáp Nhập Doanh Nghiệp Nhìn Từ Khía Cạnh Quản Trị Doanh NghiệpMua Bán Sáp Nhập Doanh Nghiệp Nhìn Từ Khía Cạnh Quản Trị Doanh Nghiệp
Mua Bán Sáp Nhập Doanh Nghiệp Nhìn Từ Khía Cạnh Quản Trị Doanh NghiệpDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Similar to Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty xây dựng số 6 (20)

Thực trạng và giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cơ khí, HAY
Thực trạng và giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cơ khí, HAYThực trạng và giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cơ khí, HAY
Thực trạng và giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cơ khí, HAY
 
HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN
HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠNHOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN
HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN
 
Chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thàn...
Chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thàn...Chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thàn...
Chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thàn...
 
Chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thàn...
Chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thàn...Chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thàn...
Chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thàn...
 
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty vật liệu xây dựng
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty vật liệu xây dựngLuận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty vật liệu xây dựng
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty vật liệu xây dựng
 
Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng dịch vụ Tuấn Quỳnh, 9đ
Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng dịch vụ Tuấn Quỳnh, 9đQuản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng dịch vụ Tuấn Quỳnh, 9đ
Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng dịch vụ Tuấn Quỳnh, 9đ
 
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty công Nghiệp Chính Xác
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty công Nghiệp Chính XácHiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty công Nghiệp Chính Xác
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty công Nghiệp Chính Xác
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh ĐôLuận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
 
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại công ty cơ khí Z179, 9đ
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại công ty cơ khí Z179, 9đĐề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại công ty cơ khí Z179, 9đ
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại công ty cơ khí Z179, 9đ
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agribank Ngô Quyền
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agribank Ngô QuyềnĐề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agribank Ngô Quyền
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agribank Ngô Quyền
 
Đề tài: Cải thiện tài chính của Công ty Motorola Solutions Việt Nam
Đề tài: Cải thiện tài chính của Công ty Motorola Solutions Việt NamĐề tài: Cải thiện tài chính của Công ty Motorola Solutions Việt Nam
Đề tài: Cải thiện tài chính của Công ty Motorola Solutions Việt Nam
 
Thực Trạng Sử Dụng Vốn Tại Công Ty Cổ Phần Vận Tải Thuỷ Số 4 – Xí Ngh...
Thực  Trạng  Sử  Dụng  Vốn  Tại  Công  Ty  Cổ Phần Vận Tải Thuỷ Số 4 – Xí Ngh...Thực  Trạng  Sử  Dụng  Vốn  Tại  Công  Ty  Cổ Phần Vận Tải Thuỷ Số 4 – Xí Ngh...
Thực Trạng Sử Dụng Vốn Tại Công Ty Cổ Phần Vận Tải Thuỷ Số 4 – Xí Ngh...
 
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xuất nhập khẩu thủy sản
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xuất nhập khẩu thủy sảnTăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xuất nhập khẩu thủy sản
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xuất nhập khẩu thủy sản
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tài chính và giải pháp cải thiện tình hình tà...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tài chính và giải pháp cải thiện tình hình tà...Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tài chính và giải pháp cải thiện tình hình tà...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tài chính và giải pháp cải thiện tình hình tà...
 
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Thương mại...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Thương mại...Đề tài luận văn 2024 Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Thương mại...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Thương mại...
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty thương mại Hữu Nghị, 9đ
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty thương mại Hữu Nghị, 9đPhân tích báo cáo tài chính tại công ty thương mại Hữu Nghị, 9đ
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty thương mại Hữu Nghị, 9đ
 
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công TyChuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
 
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính của Công ty Cơ giới hạ tầng, 9đ
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính của Công ty Cơ giới hạ tầng, 9đĐề tài: Giải pháp cải thiện tài chính của Công ty Cơ giới hạ tầng, 9đ
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính của Công ty Cơ giới hạ tầng, 9đ
 
Mua Bán Sáp Nhập Doanh Nghiệp Nhìn Từ Khía Cạnh Quản Trị Doanh Nghiệp
Mua Bán Sáp Nhập Doanh Nghiệp Nhìn Từ Khía Cạnh Quản Trị Doanh NghiệpMua Bán Sáp Nhập Doanh Nghiệp Nhìn Từ Khía Cạnh Quản Trị Doanh Nghiệp
Mua Bán Sáp Nhập Doanh Nghiệp Nhìn Từ Khía Cạnh Quản Trị Doanh Nghiệp
 
Luận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đ
Luận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đLuận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đ
Luận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đ
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 

Recently uploaded (20)

1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 

Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty xây dựng số 6

  • 1. Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Ngọc Huyền
  • 2. Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN........................................................................................ i MỤC LỤC ................................................................................................. ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.............................................................. v DANH SÁCH CÁC BẢNG ....................................................................... vi LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................... 1 CHƯƠNG 1:.............................................................................................. 4 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN CỐ ĐỊNH VÀ QUẢN TRỊ VỐN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP.................................................... 4 1.1. Vốn cố định của doanh nghiệp .......................................................... 4 1.1.1. Khái niệm vốn cố định trong doanh nghiệp ................................. 4 1.1.2. Vai trò của vốn cố định .............................................................. 5 1.1.3. Nguồn hình thành: ..................................................................... 7 1.1.4. Mô hình tài trợ vốn. ................................................................. 10 1.2. Tài sản cố định của doanh nghiệp.................................................... 13 1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của TSCĐ:........................................... 13 1.2.2. Phân loại TSCĐ:...................................................................... 14 1.3. Khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp.................................................. 17 1.3.1. Hao mòn TSCĐ....................................................................... 17 1.3.2. Khấu hao TSCĐ....................................................................... 19 1.4. Quản trị vốn cố định của doanh nghiệp:........................................... 25 1.4.1. Khái niệm và mục tiêu của quản trị vốn cố định:....................... 25 1.4.2. Nội dung quản trị vốn cố định của doanh nghiệp:...................... 25 1.4.3. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn cố định ở doanh nghiệp:.............................................................................................. 33 1.4.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến côngtác quản trị vốn cố định của doanh nghiệp:.................................................................................... 36 CHƯƠNG 2:............................................................................................ 41
  • 3. Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 iii THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG SỐ 6 TRONG THỜI GIAN QUA. ........ 41 2.1. Khát quát quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty TNHH thương mại và xây dựng số 6. ........................ 41 2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển của công ty TNHH thương mại và xây dựng số 6. .............................................................................. 41 2.1.2. Đặc điểm kinh doanh của công ty. ............................................ 42 2.1.3. Tình hình tài chính chủ yếu của công ty TNHH thương mại và xây dựng số 6.......................................................................................... 47 2.2. Thực trạng quản lý vốn cố định tại Công ty TNHH thương mại và xây dựng số 6 trong thời gian qua. ............................................................... 52 2.2.1. Tình hình tài sản cố định và vốn cố định của công ty................. 52 2.2.2. Thực trạng quản lý vốn cố định tại Công ty thương mại và xây dựng số 6.......................................................................................... 56 2.2.3. Đánh giá chung về công tác quản trị vốn cố định của Công ty TNHH thương mại và xây dựng số 6.................................................. 70 CHƯƠNG 3:............................................................................................ 76 CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊVỐN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG SỐ 6...... 76 3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty TNHH thương mại và xây dựng số 6 trong thời gian tới ........................................................... 76 3.1.1. Bối cảnh kinh tế -xã hội ........................................................... 76 3.1.2. Mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty TNHH thương mại và xây dựng số 6. .............................................................................. 78 3.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn cố định ở Công ty TNHH thương mại và xây dựng số 6...................................................... 80 3.2.1. Chủ động đầu tư mua sắm tài sản cố định mới, nâng cấp tài sản cố định cũ, phát huy tối đa công suất của tài sản, tăng năng lực sản xuất, thực hiện đầu tư theo chiều sâu. ......................................................... 80 3.2.2. Cải tiến phương pháp khấu hao tài sản cố định. ......................... 81 3.2.3. Tăng cường sử dụng hiệu quả quỹ khấu hao.............................. 82
  • 4. Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 iv 3.2.4. Chú trọng công tác bảo trì, bảo dưỡng TSCĐ............................ 83 3.2.5. Định kỳ phân tích tình hình quản trị vốn cố định nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định............................................................. 83 3.2.6. Tăng cường công tác bồidưỡng, đào tạo độingũ cán bộ công nhân viên nhằm nâng cao trình độ sử dụng và quản lý tài sản cố định. ......... 83 3.2.7. Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán. ..................................... 85 3.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp.................................................... 87 KẾT LUẬN.............................................................................................. 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................... 90
  • 5. Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1. TNHH : Trách nhiệm hữu hạn 2. DTT : Doanh thu thuần 3. DV : Dịch vụ 4. NVLĐ : Nguồn vốn lưu động 5. NVLĐTX : Nguồn vốn lưu động thường xuyên 6. NVLĐTT : Nguồn vốn lưu động tạm thời 7. NVTX : Nguồn vốn thường xuyên 8. NVTT : Nguồn vốn tạm thời 9. PTVT : Phương tiện vận tải 10. ROA : Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh 11. ROE : Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sử hữu. 12. ROS : Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu 13. TSCĐ : Tài sản cố định 14.TSCĐ HH : Tài sản cố định hữu hình 15.TSCĐ VH : Tài sản cố định vô hình 16.VCĐ : Vốn cố định
  • 6. Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 vi DANH SÁCH CÁC BẢNG BẢNG 2.1: MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CƠ BẢN CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG SỐ 6..........................................48 BẢNG 2.2: CÁC HỆ SỐ KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY .................................................................................................................51 BẢNG 2.3 : TÌNH HÌNH TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CỦA CÔNG TY.................54 BẢNG 2.4 : TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG NGUYÊN GIÁ VÀ KẾT CẤU TSCĐ CỦA CÔNG TY.............................................................................58 BẢNG 2.5: TÌNH HÌNH KHẤU HAO VÀ GIÁ TRỊ CÒN LẠI CỦA TÀI SẢN CỐ ĐỊNH NĂM 2013 .......................................................................62 BẢNG 2.6: HỆ SỐ TRANG BỊ CHO CÔNG NHÂN VIÊN........................64 BẢNG 2.7: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG QUỸ KHẤU HAO TSCĐ NĂM 2013 .................................................................................................................65 BẢNG 2.8 : CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU SUẤT HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH.............................................................................67
  • 7. Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 vii
  • 8. Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 1 LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp, nếu vốn lưu động được coi là huyết mạch của cơ thể sống thì vốn cố định được coi là xương cốt của cơ thể sống đó. Vốn cố định tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thông qua sức hoạt động của các TSCĐ. Trong thời buổi hiện đại hóa và cơ chế kinh tế thị trường hiện nay các doanh nghiệp phải luôn đầu tư kỹ thuật mới và khoa học tiến bộ nhiều hơn, điều này đồng nghĩa với việc vốn cố định phải được sử dụng một cách thông minh hiệu quả hơn. Do đó việc quản lý vốn cố định luôn được xem là một trong những ưu tiên hàng đầu trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, cùng với những lý luận và thực tiễn đã học qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH thương mại và xây dựng số 6 – là một Công ty có quy mô vốn cố định tương đối lớn, đang trong quá trình đổi mới, hiện đại hóa TSCĐ, dưới sự giúp đỡ của ban lãnh đạo, các anh chị trong Công ty, em đã hiểu rõ được một số vấn đề còn vướng mắc trong khâu quản lý và sử dụng vốn cố định tại đây. Vì vậy em đã chọn đề tài: "Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty TNHH thương mại và xây dựng số 6", mong góp một phần nào đó cho việc quản trị vốn kinh doanh nói chung và quản lý vốn cố định của Công ty nói riêng một cách hợp lý. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về vốn cố định và quản trị của vốn cố định.
  • 9. Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 2 - Phân tích và đánh giá thực trạng quản trị vốn cố định tại Công ty TNHH thương mại và xây dựng số 6 trong những năm qua. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn cố định trong thời gian tới. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng: Tình hình quản trị vốn cố định tại công ty TNHH thương mại và xây dựng số 6. 3.2. Phạm vi: Đề tài được nghiên cứu dựa trên phạm vi là Công ty TNHH thương mại và xây dựng số 6 qua 2 năm 2012 - 2013 do đó số liệu được sử dụng chủ yếu liên quan đến tình hình tài chính và tình hình hoạt động kinh doanh trong 2 năm này như: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập số liệu - Quan sát: Quan sát các nhân viên ở phòng tài chính kế toán thực hiện nghiệp vụ. - Phỏng vấn: Trao đổi trực tiếp, qua điện thoại, email với một số anh chị ở Công ty về các vấn đề còn thắc mắc. 4.2. Phương pháp xử lý số liệu - Xử lý số liệu thu thập được trên phần mềm Excel. - Sử dụng phương pháp phân tích (đối chiếu, so sánh…) để đánh giá về thông tin thu thập được. 5. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương:
  • 10. Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 3 Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về vốn cố định và quản trị vốn cố định của doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng quản trị vốn cố định tại công ty TNHH thương mại và xây dựng số 6 trong thời gian qua. Chương 3:Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn cố định tại Công ty TNHH thương mại và xây dựng số 6. Do thời gian thực tập cũng như trình độ nghiên cứu còn nhiều hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô để khóa luận của em được hoàn thiện hơn và có chất lượng tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn Ths. Mai Khánh Vân, ban lãnh đạo Công ty và các anh chị phòng tài chính kế toán đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Hà Nội, tháng 5 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Thị Ngọc Huyền
  • 11. Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 4 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN CỐ ĐỊNH VÀ QUẢN TRỊ VỐN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Vốn cố định của doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm vốn cố định trong doanh nghiệp Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, việc mua sắm, xây dựng hay lắp đặt các TSCĐ của doanh nghiệp đều phải thanh toán, chi trả bằng tiền. Số vốn đầu tư ứng trước để mua sắm, xây dựng hay lắp đặt các TSCĐ hữu hình và vô hình được gọi là vốn cố định của doanh nghiệp. Đó là số vốn đầu tư ứng trước vì số vốn này nếu được sử dụng có hiệu quả sẽ không mất đi, doanh nghiệp sẽ thu hồi lại được sau khi tiêu thụ các sản phẩm, hàng hoá hay dịch vụ của mình. Là số vốn đầu tư ứng trước để mua sắm, xây dựng các TSCĐ nên quy mô của vốn cố định nhiều hay ít sẽ quyết định quy mô của TSCĐ, ảnh hưởng rất lớn đến trình độ trang bị kỹ thuật và công nghệ, năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Song ngược lại những đặc điểm kinh tế của TSCĐ trong quá trình sử dụng lại có ảnh hưởng quyết định, chi phối đặc điểm tuần hoàn và chu chuyển của vốn cố định. Vốn cố định là toàn bộ số ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành nên các TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doang nghiệp. Nói cách khác, vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của các TSCĐ trong doanh nghiệp. Đặc điểm luân chuyển của vốn cố định luôn bị chi phối bởi các đặc điểm kinh tế - kĩ thuật của TSCĐ trong doanh nghiệp. Do TSCĐ của doanh
  • 12. Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 5 nghiệp được sử dụng trong nhiều năm, tuy hình thái vật chất và đặc tính sử dụng ban đầu không đổi nhưng giá trị của nó lại bị hao mòn và được chuyển dịch từng phần vào giá trị sản phẩm sản xuất ra nên vốn cố định có những đặc điểm cơ bản: Một là, vốn cố định tham gia vào nhiều chu kì kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này xuất phát từ đặc điểm của TSCĐ là được sử dụng lâu dài, sau nhiều năm mới cần thay thế, đổi mới. Hai là, trong quá trình sản xuất kinh doanh vốn cố định được luân chuyển dần từng phần vào giá trị sản phẩm. Phần giá trị luân chuyển này của vốn cố định được phản ánh dưới hình thức chi phí khấu hao TSCĐ, tương ứng với phần giá trị hao mòn TSCĐ của doanh nghiệp. Ba là, sau nhiều chu kì kinh doanh vốn cố định mới hoàn thành một vòng luân chuyển. Sau mỗi chu kì kinh doanh, phần vốn cố định đã luân chuyển tích lũy lại sẽ tăng dần lên, còn phần vốn cố định đầu tư ban đầu vào TSCĐ của doanh nghiệp lại giảm dần xuống theo mức độ hao mòn. Cho đến khi TSCĐ của doanh nghiệp hết thời hạn sử dụng, giá trị của nó được thu hồi hết dưới hình thức khấu hao tính vào giá trị sản phẩm thì vốn cố định cũng hoàn thành một vòng luân chuyển. Những đặc điểm luân chuyển trên đây của vốn cố định không chỉ chi phối đến nội dung, biện pháp quản lí sử dụng vốn cố định, mà còn đòi hỏi việc quản lí, sử dụng vốn cố định phải luôn gắn liền với việc quản lí TSCĐ của doanh nghiệp. 1.1.2. Vai trò của vốn cố định Về mặt giá trị bằng tiền vốn cố định phản ánh tiềm lực của Doanh nghiệp. Còn về mặt hiện vật, vốn cố định thể hiện vai trò của mình qua tài sản cố định.
  • 13. Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 6 Tài sản cố định là những tư liệu lao động chủ yếu tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Nó gắn liền với Doanh nghiệp trong suốt quá trình tồn tại. Doanh nghiệp có tài sản cố định có thể không lớn về mặt giá trị nhưng tầm quan trọng của nó lại không nhỏ chút nào. Thứ nhất, tài sản cố định phản ánh mặt bằng cơ sở hạ tầng của Doanh nghiệp, phản ánh quy mô của Doanh nghiệp có tương xứng hay không với đặc điểm loại hình kinh doanh mà nó tiến hành. Thứ hai, tài sản cố định luôn mang tính quyết định đối với quá trình sản xuất hàng hoá của Doanh nghiệp. Do đặc điểm luân chuyển của mình qua mỗi chu kỳ sản xuất, tài sản cố định tồn tại trong một thời gian dài và nó tạo ra tính ổn định trong chu kỳ kinh doanh của Doanh nghiệp cả về sản lượng và chất lượng. Thứ ba, trong nền kinh tế thị trường, khi mà nhu cầu tiêu dùng được nâng cao thì cũng tương ứng với tiến trình cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt hơn. Điều này đòi hỏi các Doanh nghiệp phải làm sao để tăng năng suất lao động, tạo ra được những sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ, nhằm chiếm lĩnh thị trường. Sự đầu tư không đúng mức đối với tài sản cố định cũng như việc đánh giá thấp tầm quan trọng của tài sản cố định dễ đem lại những khó khăn sau cho Doanh nghiệp:  Tài sản cố định có thể không đủ tối tân để cạnh tranh với các Doanh nghiệp khác cả về chất lượng và giá thành sản phẩm. Điều này có thể dẫn các Doanh nghiệp đến bờ vực phá sản nếu lượng vốn của nó không đủ để cải tạo đổi mới tài sản.  Sự thiếu hụt các khả năng sản xuất sẽ giúp các đối thủ cạnh tranh giành mất một phần thị trường của Doanh nghiệp và điều này buộc Doanh nghiệp
  • 14. Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 7 khi muốn giành lại thị trường khách hàng đã mất phải tốn kém nhiều về chi phí tiếp thị hay phải hạ giá thành sản phẩm hoặc cả hai biện pháp. Thứ tư, tài sản cố định còn lại một công cụ huy động vốn khá hữu hiệu:  Đối với vốn vay Ngân hàng thì tài sản cố định được coi là điều kiện khá quan trọng bởi nó đóng vai trò là vật thế chấp cho món tiền vay. Trên cơ sở trị giá của tài sản thế chấp Ngân hàng mới có quyết định cho vay hay không và cho vay với số lượng là bao nhiêu.  Đối Công ty cổ phần thì độ lớn của Công ty phụ thuộc vào giá tài sản cố định mà Công ty nắm giữ. Do vậy trong quá trình huy động vốn cho Doanh nghiệp bằng cách phát hành trái phiếu hay cổ phiếu, mức độ tin cậy của các nhà đầu tư chịu ảnh hưởng khá lớn từ lượng tài sản mà Công ty hiện có và hàm lượng công nghệ có trong tài sản cố định của Công ty. 1.1.3. Nguồn hình thành: Đầu tư vào tài sản cố định là một sự bỏ vốn dài hạn nhằm hình thành và bổ sung những tài sản cố định cần thiết để thực hiện mục tiêu kinh doanh lâu dài của Doanh nghiệp. Do đó việc xác định nguồn tài trợ cho những khoản mục đầu tư như vậy là rất quan trọng bởi vì nó có yếu tố quyết định cho việc quản lý và sử dụng vốn cố định sau này. Về đại thể thì người ta có thể chia ra làm 2 loại nguồn tài trợ chính.  Nguồn tài trợ bên trong: là những nguồn xuất phát từ bản thân Doanh nghiệp như vốn ban đầu, lợi nhuận để lại... hay nói khác đi là những nguồn thuộc sở hữu của Doanh nghiệp.  Vốn do Ngân sách Nhà nước cấp Vốn do Ngân sách Nhà nước cấp được cấp phát cho các Doanh nghiệp Nhà nước. Ngân sách chỉ cấp một bộ phận vốn ban đầu khi các Doanh nghiệp này mới bắt đầu hoạt động. Trong quá trình kinh doanh, Doanh nghiệp phải
  • 15. Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 8 bảo toàn vốn do Nhà nước cấp. Ngoài ra các Doanh nghiệp thuộc mọi tầng lớp, thành phần kinh tế cũng có thể chọn được nguồn tài trợ từ phía Nhà nước trong một số trường hợp cần thiết, những khoản tài trợ này thường không lớn và cũng không phải thường xuyên do đó trong một vài trường hợp hết sức khó khăn, Doanh nghiệp mới tìm đến nguồn tài trợ này. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng xem xét trợ cấp cho các Doanh nghiệp nằm trong danh mục ưu tiên. Hình thức hỗ trợ có thể được diễn ra dưới dạng cấp vốn bằng tiền, bằng tài sản, hoặc ưu tiên giảm thuế, miễn phí...  Vốn tự có của Doanh nghiệp Đối với các Doanh nghiệp mới hình thành, vốn tự có là vốn do các doanh nghiệp, chủ Doanh nghiệp, chủ đầu tư bỏ ra để đầu tư và mở rộng hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. Số vốn tự có nếu là vốn dùng để đầu tư thì phải đạt được một tỷ lệ bắt buộc trong tổng vốn đầu tư và nếu là vốn tự có của Công ty, Doanh nghiệp tư nhân thì không được thấp hơn vốn pháp định. Những doanh nghiệp đã đi vào hoạt động, vốn tự có còn được hình thành từ một phần lợi nhuận bổ sung, để mở rộng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy từ tài trợ bằng nguồn vốn nội bộ là một con đường tốt. Rất nhiều công ty coi trọng chính sách tái đầu tư từ số lợi nhuận để lại đủ lớn nhằm tự đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng. Tuy nhiên với các công ty cổ phần thì việc để lại lợi nhuận có liên quan đến một số khía cạnh khá nhạy cảm. Bởi khi công ty để lại lợi nhuận trong năm cho tái đầu tư tức là không dùng số lợi nhuận đó để chia lãi cổ phần. Các cổ đông không được nhận tiền lãi cổ phần nhưng bù lại họ có quyền sở hữu số vốn tăng lên của công ty. Tuy nhiên, nó dễ gây ra sự kém hấp dẫn của cổ phiếu do cổ đông chỉ được nhận một phần nhỏ cổ phiếu và do đó giá cổ phiếu có thể bị giảm sút.
  • 16. Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 9  Vốn cổ phần Nguồn vốn này hình thành do những người sáng lập Công ty cổ phần phát hành cổ phiếu và bán những cổ phiếu này trên thị trường mà có được nguồn vốn nhất định. Trong quá trình hoạt động, nhằm tăng thực lực của Doanh nghiệp, các nhà lãnh đạo có thể sẽ tăng lượng cổ phiếu phát hành trên thị trường thu hút lượng tiền nhàn rỗi phục vụ cho mục tiêu kinh doanh. Đặc biệt để tài trợ cho các dự án đầu tư dài hạn, thì nguồn vốn cổ phấn rất quan trọng. Nó có thể kêu gọi vốn đầu tư với khối lượng lớn, mặt khác, nó cũng khá linh hoạt trong việc trao đổi trên thị trường vốn. Tận dụng các cơ hội đầu tư để được cả hai giá là người đầu tư và Doanh nghiệp phát hành chấp nhận. Tuy nhiên, việc phát hành cổ phiếu thêm trong quá trình hoạt động đòi hỏi các nhà quản lý tài chính phải cực kỳ thận trọng và tỷ mỷ trong việc đánh giá các nhân tố có liên quan như: uy tín của Công ty, lãi suất thị trường, mức lạm phát, tỷ lệ cổ tức, tình hình tài chính Công ty gần đây. Để đưa ra thời điểm phát hành tối ưu nhất, có lợi nhất trong Công ty.  Nguồn tài trợ bên ngoài: là những nguồn mà Doanh nghiệp huy động từ bên ngoài để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình như vốn vay, phát hành trái phiếu, cổ phiếu, thuê mua, thuê hoạt động.  Vốn vay Mỗi doanh nghiệp dưới các hình thức khác nhau tuỳ theo quy định của luật pháp mà có thể vay vốn từ các đối tượng sau: Nhà nước, Ngân hàng, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, dân cư trong và ngoài nước dưới các hình thức như tín dụng ngân hàng, tín dụng thương mại, vốn chiếm dụng, phát hành các loại chứng khoán của doanh nghiệp với các kỳ hạn khác nhau. Nguồn vốn huy động này chủ yếu phụ thuộc vào các yếu tố sau: hiệu quả kinh doanh, khả năng trả nợ, lãi suất vay, số lượng vốn đầu tư có. Tỷ lệ lãi vay càng cao sẽ tạo điều khoản cho phía doanh nghiệp huy động vốn càng nhiều nhưng lại ảnh
  • 17. Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 10 hưởng đến lợi tức cùng với khả năng thanh toán vốn vay và lãi suất tiền đi vay.  Vốn liên doanh Nguồn vốn này hình thành bởi sự góp vốn giữa các doanh nghiệp hoặc chủ doanh nghiệp ở trong nước và nước ngoài để hình thành một doanh nghiệp mới. Mức độ vốn góp giữa các doanh nghiệp với nhau tuỳ thuộc vào thoả thuận giữa các bên tham gia liên doanh.  Tài trợ bằng thuê (thuê vốn) Các doanh nghiệp muốn sử dụng thiết bị và kiến trúc hơn là muốn mang danh làm chủ sở hữu thì có thể sử dụng thiết bị bằng cách thuê mướn hay còn gọi là thuê vốn. Thuê mướn có nhiều hình thức mà quan trọng nhất là hình thức bán rồi thuê lại, thuê dịch vụ, thuê tài chính. 1.1.4. Mô hình tài trợ vốn. 1.1.4.1. Nguồn vốn lưu động thường xuyên Để đảm bảo quá trình sản xuất – kinh doanh được tiến hành thường xuyên, liên tục thì tương ứng với một quy mô kinh doanh nhất định, thường xuyên phải có một lượng TSLĐ nhất định nằm trong các giai đoạn luân chuyển như các tài sản dự trữ về nguyên vật liệu, sản phẩm đang chế tạo, bán thành phẩm và nợ phải thu khách hàng. Những tài sản lưu động này gọi là tài sản lưu động thường xuyên, nó là một bộ phận của tài sản thường xuyên. Tài sản thường xuyên gồm tài sản cố định và tài sản lưu động thường xuyên. Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, không phải lúc nào cũng được tiến hành một cách bình thường mà có những lúc xuất hiện những biến cố thay đổi làm nảy sinh thêm nhu cầu vốn lưu động để trang trải.
  • 18. Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 11 Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hình than bộ phận TSLĐ có tính chất tạm thời, các nguyên nhân có thể kể đến là: - Dự kiến giá cả vật tư, nguyên liệu tăng, hoặc có những chuyến hàng chở vật tư chưa về đến doanh nghiệp ngoài kế hoạch, làm vật tư dự trữ tăng đột biến, nên cần có nguồn vốn lưu động tạm thời để trang trải. - Sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp tăng đột biến, do có nhiều thuận lợi trong việc bán hàng, làm hàng tồn kho tăng lên, do đó nhu cầu vốn lưu động cũng tăng theo. - Trong trường hợp nhận được đơn hàng ngoài kế hoạch, cũng làm cho nhu cầu vốn lưu động tăng lên đột biến. 1.1.4.2. Cácmô hình tài trợ vốn. - Mô hình tài trợ thứ nhất TSLĐ NVTT NVLĐTX (NWC) NVTX TSCĐ Mô hình tài trợ thứ nhất NWC > 0
  • 19. Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 12 Khi tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ phải trả ngắn hạn. Nghĩa là nguồn vốn lưu động thường xuyên có giá trị dương. Khi đó, sẽ có một sự ổn định trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, vì có một bộ phận nguồn vốn lưu động thường xuyên tài trợ cho TSLĐ để sử dụng cho hoạt động kinh doanh. Với mô hình tài trợ này, toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp sẽ được tài trợ toàn bộ bằng nguồn vốn thường xuyên, và cho thấy một sự đảm bảo chắc chắn. - Mô hình tài trợ thứ hai TSLĐ NVTT TSCĐ NWC NVTX Hình 1.2:Mô hình tài trợ thứ hai Khi tài sản lưu động nhỏ hơn nợ phải trả ngắn hạn thì nguồn vốn lưu động thường xuyên sẽ có giá trị âm. Đây là dấu hiệu đáng lo ngại cho doanh nghiệp khi hoạt động trong vực xây dựng hay công nghiệp, vì tỉ trọng TSCĐ mà một phần TSCĐ lại được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn. Trong trường hợp đặc biệt khi NVLĐTX < 0 (nghĩa là doanh nghiệp hình thành tài sản dài hạn bằng nguồn vốn ngắn hạn) là dấu hiệu việc sử dụng vốn sai, cán cân thanh toán chắc chắn đã mất thăng bằng, hệ số thanh toán nợ ngắn hạn < 1. NWC < 0
  • 20. Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 13 Tuy nhiên đối với ngành thương mại thì cách tài trợ này vẫn có thể xảy ra vì ngành này có tốc độ quay vòng vốn nhanh. - Mô hình tài trợ thứ ba TSLĐ NVTT TSCĐ NVTX Hình 1.3:Mô hình tài trợ thứ ba Khi tài sản lưu động bằng nợ phải trả ngắn hạn, hay nguồn vốn thường xuyên bằng giá trị TSCĐ thì NVLĐTX sẽ có giá trị bằng không. Cách tài trợ này cho thấy, chỉ có những TSCĐ được tài trợ bằng NVDH, còn tài sản lưu động được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn. Trường hợp này cũng không tạo ra được tính ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt đối với những ngành có tốc độ vòng quay vốn chậm. 1.2. Tài sản cố định của doanh nghiệp 1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của TSCĐ: Tài sản cố định của doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủ yếu có giá trị lớn, có thời gian sử dụng lâu dài trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Theo quy định hiện hành ở nước ta, các tư liệu lao động được coi là TSCĐ phải có giá trị từ 30 triệu đồng và thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên (theo thông tư 45/2013 BTC). Các tư liệu lao động không đủ các NWC=0
  • 21. Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 14 tiêu chuẩn trên được gọi là các công cụ lao động nhỏ, không được mua sắm bằng nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp. Đặc điểm của tài sản cố định: Tài sản cố định tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào nhiều chu kỳ của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tài sản cố định không thay đổi hình thái vật chất ban đầu trong suốt thời gian sử dụng, cho đến lúc hư hỏng hoàn toàn. Trong quá trình sử dụng, tài sản cố định hao mòn dần, phần giá trị hao mòn sẽ chuyển dần vào giá trị mới tạo ra của sản phẩm và được bù đắp lại bằng tiền khi sản phẩm được tiêu thụ. Sau nhiều chu kỳ kinh doanh tài sản cố định mới cần đổi mới. 1.2.2. Phân loại TSCĐ: Phân loại TSCĐ là việc phân chia toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp theo những tiêu thức nhất định nhằm phục vụ yêu cầu quản lý doanh nghiệp. Thông thường có những cách phân loại chủ yếu sau đây: a. Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện kết hợp với tính chất đầu tư, toàn bộ TSCĐ của doanh nhgiệp được chia thành 3 loại:  TSCĐ hữu hình: là tài sản có hình thái vật chất cụ thể, có thời gian sử dụng trên hoặc bằng 1 năm như: máy móc, thiết bị, vật kiến trúc, phương tiện vận tải, thiết bị dẫn truyền ... Do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho sản xuất kinh doanh. Theo tiêu chuẩn số 03 (Chuẩn mực kế toán VN) tài sản được ghi nhận là TSCĐ HH nếu thỏa mãn các điều kiện sau: 1. Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó. 2. Nguyên giá TSCĐ phải được xác định một cách tin cậy.
  • 22. Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 15 3. Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm. 4. Giá trị từ 30 triệu đồng trở lên.  TSCĐ vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất cụ thể, nhưng xác định được giá trị như: phần mềm quản lý, bằng sáng chế, quyền sử dụng đất, quyền phát hành, bản quyền, nhãn hiệu hàng hóa, ... Do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất kinh doanh hoặc cho các đối tượng khác thuê. Theo tiêu chuẩn 04 (Chuẩn mực kế toán VN) tài sản được ghi nhận là TSCĐ VH nếu thỏa mãn các điều kiện giống như với TSCĐ HH.  TSCĐ thuê tài chính: là TSCĐ mà doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài chính. Tổng số tiền thuê một tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm kí hợp đồng. Mọi TSCĐ đi thuê nếu không thỏa mãn các điều kiện nêu trên được coi là tài sản cố định thuê hoạt động. b. Phân loại TSCĐ theo mục đích sử dụng: Theo tiêu thức này, toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp được chia làm 3 loại:  TSCĐ dùng cho mục đích kinh doanh: Là những tài sản cố định đang dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh cơ bản và hoạt động sản xuất kinh doanh phụ của doanh nghiệp.  TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng: Là những tài sản cố định không mang tính chất sản xuất, do
  • 23. Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 16 doanh nghiệp quản lý và sử dụng cho các hoạt động phúc lợi, sự nghiệp và các hoạt động đảm bảo an ninh quốc phòng…  Các TSCĐ bảo quản hộ, giữ hộ, cất hộ Nhà nước: Là những tài sản cố định doanh nghiệp bảo quản hộ, giữ hộ cho các đơn vị khác hoặc cất giữ hộ cho Nhà nước theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp thấy được cơ cấu TSCĐ của mình theo mục đích sử dụng của nó. Từ đó có biện pháp quản lý TSCĐ theo mục đích sử dụng sao cho có hiệu quả nhất. c. Phân loại TSCĐ theo công dụng kinh tế: Căn cứ vào công dụng kinh tế của TSCĐ, toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp có thể chia thành các loại sau: - Nhà cửa, vật kiến trúc - Máy móc, thiết bị - Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn; - Thiết bị, dụng cụ quản lý; - Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm; - Các loại TSCĐ khác. Cách phân loại này cho thấy công dụng cụ thể của từng loại TSCĐ trong doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý sử dụng TSCĐ và tính toán khấu hao TSCĐ chính xác. d. Phân loại TSCĐ theo tình hình sử dụng: Căn cứ vào tình hình sử dụng TSCĐ người ta chia tài sản cố định của doanh nghiệp thành các loại:
  • 24. Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 17  Tài sản cố định đang sử dụng: Là những tài sản cố định đang sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc các hoạt động phúc lợi, công cộng của doanh nghiệp.  Tài sản cố định chưa cần dùng: Là những tài sản cố định chưa cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc các hoạt động khác của doanh nghiệp nhưng hiện tại chưa dùng tới, đang được dự trữ để sử dụng về sau.  Tài sản cố định không cần dùng chờ thanh lý: Là những tài sản cố định không cần thiết hay không còn phù hợp với nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, cần được thanh lý, nhượng bán để thu hồi lại vốn đầu tư đã bỏ ra ban đầu. Cách phân loại này cho thấy mức độ sử dụng có hiệu quả các TSCĐ của doanh nghiệp như thế nào, từ đó có biện pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng chúng. 1.3. Khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp 1.3.1. Hao mòn TSCĐ Trong quá trình sử dụng, do nhiều nguyên nhân khác nhau TCSĐ luôn bị hao mòn dưới 2 hình thức là hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. a. Hao mòn hữu hình: Hao mòn hữu hình là sự hao mòn về mặt vật chất, về giá trị sử dụng và giá trị của TSCĐ trong quá trình sử dụng. Về mặt vật chất, đó là sự thay đổi hình thức hay trạng thái vật chất ban đầu cảu các chi tiết, bộ phận TSCĐ do tác động cảu quá trình sử dụng hay môi trường tự nhiên. Về giá trị sử dụng, đó là sự giảm sút về công dụng hay các tính năng kĩ thuật của TSCĐ trong
  • 25. Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 18 quá trình sử dụng và cuối cùng không còn sử dụng được nữa. Muốn khôi phục lại giá trị sử dụng, phải tiến hành thay thế, sửa chữa. Về giá trị, đó là sự giảm sút dần giá trị của TSCĐ cùng với quá trình chuyển dịch dần từng phần giá trị hao mòn của nó vào giá trị sản phẩm. Nguyên nhân của hao mòn hữu hình là do các yếu tố liên quan đến quá trình sử dụng TSCĐ như thời gian và cường độ sử dụng TSCĐ; việc chấp hành các quy trình, quy phạm kĩ thuật trong sử dụng và bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ. Tiếp đến là các yếu tố thuộc môi trường tự nhiên và điều kiện sử dụng TSCĐ như thời thiết, nhiệt độ, độ ẩm không khí, tải trọng, tác động của hóa chất ... Ngoài ra, chất lượng nguyên vật liệu, trình độ kĩ thuật công nghệ chế tạo TSCĐ cũng ảnh hưởng rất lớn đến mức độ hao mòn hữu hình của TSCĐ trong quá trình sử dụng. b. Hao mòn vô hình: Hao mòn vô hình là sự giảm sút thuần túy về giá trị của TSCĐ, biểu hiện ở sự giảm sút giá trị trao đổi của TSCĐ do ảnh hưởng của tiến bộ khoa học - kĩ thuật và công nghệ sản xuất. Do tiến bộ của khoa học - kĩ thuật và công nghệ sản xuất làm cho TSCĐ cũ bị mất giá so với TSCĐ mới. Hao mòn vô hình cũng sản ra khi sản phẩm bị chấm dứt chu kì sống của nó trên thị trường nên những TSCĐ dùng để sản xuất các sản phẩm đó cũng không còn được tiếp tục sử dụng. Nguyên nhân của hao mòn vô hình là sự phát triển không ngừng của tiến bộ khoa học - kĩ thuật và công nghệ sản xuất. Do đó, biện pháp chủ yếu của để hạn chế hao mòn vô hình là các doanh nghiệp phải thường xuyên đổi mới, ứng dụng kịp thời các thành tựu tiến bộ khoa học - kĩ thuật, công nghệ vào quá trình sản xuất của doanh ngiệp.
  • 26. Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 19 1.3.2. Khấu hao TSCĐ Khấu hao TSCĐ là việc phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải thu hồi của TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ. Khấu hao trong các doanh nghiệp có thể thực hiện theo nhiều phương pháp khác nhau. Mỗi phương pháp có những ưu, nhược điểm và điều kiện áp dụng riêng. Việc lựa chọn đúng đắn phương pháp khấu hao TSCĐ là một nội dung chủ yếu, quan trọng trong quản lý vốn cố định của doanh nghiệp. a. Phương pháp khấu hao đường thẳng. Đây là phương pháp khấu hao đơn giản nhất, được sử dụng một cách phổ biến để tính khấu hao các loại TSCĐ trong doanh nghiệp. Theo phương pháp này, mức khấu hao và tỷ lệ khấu hao hàng năm được tính bình quân trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ. Công thức xác định như sau: MKH= NGKH T TKH= MKH NGKH ×100%= 1 T ×100% Trong đó: MKH: Mức khấu hao hằng năm TKH: Tỷ lệ khấu hao hằng năm NGKH: Nguyên giá TSCĐ phải khấu hao T: Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ (năm) Nguyên giá TSCĐ là toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được TSCĐ tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào sử dụng. Tùy thuộc
  • 27. Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 20 vào nguồn gốc, phương thức hình thành TSCĐ mà nguyên giá TSCĐ có cách xác định cụ thể. Trường hợp TSCĐ hình thành do mua sắm thì nguyên giá bao gồm: giá mua thực tế phải trả, chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử, thuế phí không bồi hoàn và lãi vay vốn đầu tư TSCĐ phát sinh trong quá trình hình thành TSCĐ. Đối với TSCĐ doanh nghiệp tự xây dựng hoặc TSCĐ vô hình, nguyên giá là tổng giá trị thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra để xây dựng TSCĐ hoặc đầu tư để có TSCĐ vô hình đó. Đối với TSCĐ đã qua sử dụng, nguyên giá là giá trị còn lại hoặc nguyên giá xác định còn lại của TSCĐ cần phải khấu hao. Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ là thời gian sử dụng dự tính còn đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. Thông thường được xác định trên tuổi thọ kĩ thuật và tuổi thọ kinh tế của TSCĐ. Đây là một công việc khá phức tạp, đòi hỏi phải xem xét đầy đủ các yếu tố về mặt thiết kế kĩ thuật - công nghệ chế tạo, về tính kinh tế hoặc hiệu quả trong việc sử dụng TSCĐ để xác định cho phù hợp, hạn chế các ảnh hưởng bất lợi của hao mòn vô hình. Tỉ lệ khấu hao TSCĐ có thể được xác định riêng cho từng TSCĐ, từng nhóm, loại TSCĐ hoặc cho toàn bộ các loại TSCĐ của doanh nghiệp. Phương pháp tính tỉ lệ khấu hao bình quân cho toàn bộ TSCĐ được tính theo phương pháp bình quân gia quyền đối với toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi xác định tỉ lệ khấu hao phải luôn đảm bảo sự đồng nhất về phạm vi tính toán giữa tử số và mẫu số của các chỉ tiêu. Việc tính tỉ lệ khấu hao bình quân cho toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp là cơ sở để doanh nghiệp dự kiến tổng mức khấu hao TSCĐ trong công tác lập kế hoạch tài chính của doanh nghiệp.  Ưu điểm của phương pháp khấu hao đường thẳng: - tính toán đơn giản
  • 28. Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 21 - chi phí khấu hao được phân bổ vào giá thành sản phẩm ổn định nên không gây đột biến về giá thành - cho phép doanh nghiệp dự kiến trước được thời hạn thu hồi đủ vốn đầu tư vào các loại TSCĐ.  Hạn chế: - không phù hợp với các loại TSCĐ hoạt động có tính chất thời vụ, không đều đặn giữa các thời kì trong năm - do số vốn được thu hồi bình quân nên số vốn thu hồi chậm sẽ chịu ảnh hưởng bất lợi của hao mòn vô hình b. Phương pháp khấu hao nhanh: Thực chất của phương pháp khấu hao nhanh là đẩy nhanh việc thu hồi vốn trong những năm đầu sử dụng TSCĐ. + Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần Theo phương pháp này mức khấu hao hàng năm được xác định bằng cách lấy giá trị còn lại của TSCĐ phải tính khấu hao nhân với tỉ lệ khấu hao nhanh. Công thức tính toán như sau: MKHt=GCt×TKHđ Trong đó: MKHt: Mức khấu hao năm t GCt: Giá trị còn lại TSCĐ ở đầu năm thứ t TKHđ: tỉ lệ khấu hao nhanh của TSCĐ t: Thứ tự năm sử dụng TSCĐ (t=1n)
  • 29. Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 22 Tỉ lệ khấu hao nhanh được xác định bằng cách lấy tỉ lệ khấu hao bình quân nhân với hệ số điều chỉnh khấu hao nhanh. Theo kinh nghiệm thực tế ở các nước, hệ số điều chỉnh thường xác định là 1.5 nếu TSCĐ có thời hạn sử dụng từ 4 năm trở xuống; là 2 nếu TSCĐ có thời hạn sử dụng từ trên 4 năm đến dưới 6 năm; là 2.5 nếu TSCĐ có thời hạn sử dụng trên 6 năm. Thấy rằng khi khấu hao theo phương pháp số dư, do ảnh hưởng của yếu tố kĩ thuật tính toán nên đến hết năm cuối sẽ còn lại một phần giá trị TSCĐ chưa được thu hồi. Để khắc phục tình trạng này trong các năm cuối người ta thường chuyển sang áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng đối với phần giá trị TSCĐ chưa thu hồi hết. Hay nói cách khác doanh nghiệp sử dụng phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh như sau: + Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh Đối với những doanh nghiệp sử dụng phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh, trong những năm đầu, mức khấu hao sẽ được tính theo như phương pháp khấu hao sử dụng số dư giảm có điều chỉnh, cho đến khi mức khấu hao tính theo phương pháp khấu hao sử dụng số dư giảm dần nhỏ hơn mức khấu hao tính theo phương pháp đường thẳng thì sẽ sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng để thực hiện trích khấu hao cho giá trị còn lại của tài sản. + Phương pháp khấu hao theo tổng số thứ tự năm sử dụng Theo phương pháp này, mức khấu hao hàng năm được xác định bằng nguyên giá TSCĐ cần tính khấu hao nhân với tỉ lệ khấu hao của từng năm. Công thức như sau: MKHt=NGKH×TKHt Trong đó:
  • 30. Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 23 MKHt: Mức khấu hao năm t NGKH: Nguyên giá TSCĐ phải tính khấu hao TKHt: Tỉ lệ khấu hao của năm thứ t cần tính khấu hao Tỉ lệ khấu hao của năm cần tính khấu hao có thể tính theo 2 cách: - Cách 1: Lấy số năm sử dụng còn lại của TSCĐ cho đến khi hết thời hạn sử dụng chia cho cho tổng số thứ tự năm sử dụng. - Cách 2: Áp dụng công thức sau: TKHt= 2(T-t+1) T(T+1) Trong đó: TKHt: Tỉ lệ khấu hao của năm cần tính khấu hao T: Thời hạn sử dụng TSCĐ (năm) t: Thời điểm (năm t) cần tính khấu hao  Ưu điểm của phương pháp khấu hao nhanh: - giúp doanh nghiệp nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư - hạn chế ảnh hưởng của hao mòn vô hình - tạo lá chắn thuế từ khấu hao cho doanh nghiệp (làm giảm thuế thu nhập mà doanh nghiệp phải nộp)  Hạn chế của phương pháp khấu hao nhanh: - Khấu hao nhanh làm cho chi phí kinh doanh trong những năm đầu tăng cao, làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến các chỉ tiêu tài chính, nhất là các chỉ tiêu về khả năng sinh lời, ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của công ty trên thị trường.
  • 31. Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 24 - Việc tính toán khấu hao phức tạp hơn do phải tính lại hàng năm. - Trong một mức độ nhất định làm cho chi phí khấu hao không hoàn toàn phù hợp với mức độ hao mòn của TSCĐ trong quá trình sử dụng. c. Phương pháp khấu hao theo sản lượng Theo phương pháp này mức khấu hao hàng năm được xác định bằng cách lấy sản lượng dự kiến sản xuất hàng năm nhân với mức trích khấu hao tính cho một đơn vị sản phẩm hoặc khối lượng công việc hoàn thành. Công thức tính như sau: MKHt=QSPt×MKHsp Trong đó: MKHt: Mức khấu hao TSCĐ ở năm t QSPt: Số lượng sản phẩm sản xuất trong năm t MKHsp: Mức khấu hao đơn vị sản phẩm Mức khấu hao đơn vị sản phẩm được tính bằng cách lấy nguyên giá TSCĐ phải tính khấu hao chia cho số lượng (hoặc khối lượng) sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế trong suốt thời gian hoạt động hữu ích của TSCĐ. Trường hợp tính khấu hao theo sản lượng từng tháng thì lấy số lượng (hoặc khối lượng) sản phẩm sản xuất trong tháng nhân với mức khấu hao bình quân cho một đơn vị sản phẩm. Phương pháp khấu hao theo sản lượng thích hợp với những TSCĐ hoạt động có tính chất thời vụ trong năm và có liên quan trực tiếp đến việc sản xuất sản phẩm. Ưu điểm của phương pháp này là phản ánh được hợp lí hơn mức độ hao mòn của TSCĐ vào giá trị sản phẩm do khấu hao được tính theo khối lượng sản phẩm hoặc khối lượng công việc thực tế thực hiện.
  • 32. Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 25 Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi việc thống kê khối lượng sản phẩm công việc do TSCĐ thực hiện trong kì phải được rõ ràng, đầy đủ. 1.4. Quản trị vốn cố định của doanh nghiệp: 1.4.1. Khái niệm và mục tiêu của quản trị vốn cố định: Quản trị vốn cố định là hoạt động hoạch định, tổ chức, điều khiển vốn cố định nhằm đạt được hiệu quả sử dụng vốn cố định là tối đa. Bao gồm các công việc từ huy động, đầu tư, sử dụng và quay vòng vốn cố định. Do mối quan hệ giữa vốn cố định và TSCĐ nên nói một cách cụ thể hơn quản trị vốn cố định chính là quản lí đầu tư mua sắm, sử dụng, sửa chữa, thay thế… các TSCĐ của doanh nghiệp. Quản trị vốn cố định là một nội dung quan trọng trong quản lý vốn kinh doanh của các doanh nghiệp. Điều đó không chỉ ở chỗ vốn cố định thường chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số vốn kinh doanh của doanh nghiệp, có ý nghĩa quyết định tới năng lực sản xuất của doanh nghiệp mà còn do việc sử dụng vốn cố định thường gắn liền với hoạt động đầu tư dài hạn, thu hồi vốn chậm và dễ gặp rủi ro. 1.4.2. Nội dung quản trị vốn cố định của doanh nghiệp: Quản trị vốn cố định có thể khái quát thành ba nội dung cơ bản là: khai thác tạo lập vốn, quản lý sử dụng vốn và phân cấp quản lý, sử dụng vốn cố định trong doanh nghiệp. a. Khai thác và tạo lập nguồn vốn cố định của doanh nghiệp. Để dự báo các nguồn vốn đầu tư vào TSCĐ các doanh nghiệp có thể dựa vào các căn cứ sau đây: - Quy mô và khả năng sử dụng quỹ đầu tư phát triển hoặc quỹ khấu hao để đầu tư mua sắm TSCĐ hiện tại và các năm tiếp theo.
  • 33. Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 26 - Khả năng ký kết các hợp đồng liên doanh với các doanh nghiệp khác. - Khả năng huy động vốn vay dài hạn từ các ngân hàng thương mại hoặc phát hành trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường vốn. - Các dự án đầu TSCĐ tiền khả thi và khả thi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. b. Quản lý sử dụng vốn cố định. Vốn cố định của doanh nghiệp có thể được sử dụng cho các hoạt động đầu tư dài hạn (mua sắm, lắp đặt, xây dựng các TSCĐ hữu hình và vô hình) và các hoạt động kinh doanh thường xuyên sản xuất các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp. Bảo toàn vốn cố định về mặt hiện vật không phải chỉ là giữ nguyên hình thái vật chất và đặc tính sử dụng ban đầu của TSCĐ mà quan trọng hơn là duy trì thường xuyên năng lực sản xuất ban đầu của nó. Điều đó có nghĩa là trong quá trình sử dụng doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ không làm mất mát TSCĐ, thực hiện đúng quy chế sử dụng, bảo dưỡng nhằm duy trì và nâng cao năng lực hoạt động của TSCĐ, không để TSCĐ bị hư hỏng trước thời hạn quy định. Để bảo toàn và phát triển vốn cố định của doanh nghiệp cần đánh giá đúng các nguyên nhân dẫn đến tình trạng không bảo toàn được vốn để có biện pháp xử lý thích hợp. Có thể nêu ra một số biện pháp chủ yếu sau đây: 1) Phải đánh giá đúng giá trị của TSCĐ tạo điều kiện phản ánh chính xác tình hình biến động của vốn cố định, quy mô vốn phải bảo toàn. Điều chỉnh kịp thời giá trị của TSCĐ để tạo điều kiện tính đúng, tính đủ chi phí khấu hao, không để mất vốn cố định.
  • 34. Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 27 Thông thường có 3 phương pháp đánh giá chủ yếu:  Đánh giá TSCĐ theo giá nguyên thuỷ (nguyên giá).  Đánh giá TSCĐ theo giá trị khôi phục.  Đánh giá TSCĐ theo giá trị còn lại. 2) Lựa chọn phương pháp khấu hao và xác định mức khấu hao thích hợp không để mất vốn và hạn chế tối đa ảnh hưởng bất lợi của hao mòn vô hình. Về nguyên tắc: Là mức khấu hao phải phù hợp với hao mòn thực tế của tài sản cố định (hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình). Nếu khấu hao thấp hơn mức hao mòn thực tế sẽ không bảo đảm thu hồi đủ vốn khi tài sản cố định hết thời gian sử dụng. Ngược lại sẽ làm tăng chi phí một cách giả tạo làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Dựa vào ưu điểm, hạn chế của từng phương pháp khấu hao và đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng đơn vị mà người đứng đầu hay kế toán trưởng sẽ chọn phương pháp khấu hao phù hợp với đơn vị mình và tuân thủ các điều kiện pháp luật để đăng ký với cơ quan thuế. 3) Chú trọng đổi mới trang thiết bị, phương pháp công nghệ sản xuất đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định hiện có của doanh nghiệp cả về thời gian và công suất, kịp thời thanh lý các tài sản cố định không cần dùng hoặc đã hư hỏng, không dự trữ quá mức các tài sản cố định chưa cần dùng tránh tình trạng ứ đọng vốn. 4) Thực hiện tốt chế độ bảo dưỡng, sửa chữa dự phòng TSCĐ, không để xảy ra tình trạng tài sản cố định bị hư hỏng trước thời hạn hoặc hư hỏng bất thường.
  • 35. Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 28 Trong trường hợp tài sản cố định phải tiến hành sửa chữa lớn, cần cân nhắc tính toán kỹ hiệu quả của nó. Xem xét giữa chi phí sửa chữa cần với việc đầu tư mua sắm tài sản cố định mới để quyết dịnh cho phù hợp. Nếu chi phần sửa chữa lớn hơn mua sắm mới thì nên thay thế tài sản cố định cũ. 5) Doanh nghiệp phải chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh để hạn chế tổn thất vốn cố định do các nguyên nhân khách quan như: Mua bảo hiểm tài sản, lập quỹ dự phòng tài chính, trích trước chi phí dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính. 6) Quản lý, sử dụng quỹ khấu hao chặt chẽ, hiệu quả. Tài sản cố định sử dụng trong nhiều chu kỳ sản xuất, giá trị của nó hao mòn dần và được dịch chuyển từng phần vào giá trị sản phẩm làm ra. Phần giá trị thu hồi được dưới hình thức khấu hao hình thành nên quỹ khấu hao. Do đó, việc lập kế hoạch khấu hao và quản lý, sử dụng quỹ khấu hao là một trọng tâm trong công tác quản lý, sử dụng vốn cố định. Lập kế hoạch khấu hao là dự kiến trước số tiền khấu hao phải trích và phân phối sử dụng tiền trích khấu hao tài sản cố định. Việc lập kế hoạch khấu hao hàng năm là một nội dung quan trọng để quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp. Thông qua kế hoạch khấu hao, doanh nghiệp thấy được nhu cầu tăng, giảm vốn cố định trong năm kế hoạch, khả năng nguồn tài chính. Do vậy, kế hoạch khấu hao là một căn cứ quan trọng để doanh nghiệp xem xét, lựa chọn các quyết định đầu tư đổi mới tài sản cố định. Trình tự và nội dung lập kế hoạch khấu hao gồm: Bước 1: Xác định phạm vi tài sản cố định phải trích khấu hao và tổng nguyên giá tài sản cố định phải trích khấu hao đầu kỳ kế hoạch. Về nguyên tắc thì mọi TSCĐ của doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải trích khấu hao (trừ những tài sản đã khấu
  • 36. Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 29 hao hết nhưng vẫn sử dụng vào hoạt động kinh doanh). Những TSCĐ không tham gia vào hoạt động kinh doanh thì không phải trích khấu hao, bao gồm: - TSCĐ thuộc dự trữ Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý hộ, giữ hô. - TSCĐ phục vụ cho các hoạt động phúc lợi trong doanh nghiệp như: nhà trẻ, câu lạc bộ, nhà truyền thống, nhà ăn,… được đầu tư bằng quỹ phúc lợi. - Những TSCĐ phục vụ chung cho toàn nhu cầu xã hội, không phục vụ cho hoạt động kinh doanh riêng của doanh nghiệp như: đê đập, cầu cống, đường xá,… mà Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý. - TSCĐ khác không tham gia vào hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp cho thuê TSCĐ hoạt động phải trích khấu hao đối với TSCĐ cho thuê. Doanh nghiệp đi thuê TSCĐ tài chính phải trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính như TSCĐ thuộc sở hữu của doanh nghiệp. Trường hợp nếu ngay thời điểm đầu thuê tài sản, doanh nghiệp đi thuê TSCĐ tài chính cam kết không mua tài sản thuê tài chính thì doanh nghiệp đi thuê được trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính theo thời hạn thuê trong hợp đồng. Bước 2: Xác định giá trị tài sản cố định bình quân tăng, giảm trong kỳ kế hoạch và nguyên giá bình quân tài sản cố định phải trích khấu hao trong kỳ. - Xác định TSCĐ đầu kỳ cần tính khấu hao Nếu việc lập kế hoạch khấu hao của năm được bắt đầu vào cuối quý III (đầu quý IV) thì nguyên giá TSCĐ đầu năm cần tính giá được xác định: NGđ=NGđ4 +NGt4-NGg4 Trong đó: NGđ: Nguyên giá TSCĐ ở đầu năm kế hoạch cần tính khấu hao NGđ4: Nguyên giá TSCĐ ở đầu quý IV năm báo cáo cần tính khấu hao
  • 37. Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 30 NGt4: Nguyên giá TSCĐ dự kiến tăng trong quý IV cần tính khấu hao NGg4: Nguyên giá TSCĐ dự kiến giảm trong quý IV thôi tính khấu hao - Xác định TSCĐ tăng cần tính khấu hao (hoặc giảm thôi tính khấu hao) năm kế hoạch NGt ̅̅̅̅̅= NGt×Tsd 12 NGg ̅̅̅̅̅= NGg×(12-Tsd) 12 Trong đó: NGt ̅̅̅̅̅: Nguyên giá bình quân TSCĐ tăng cần tính khấu hao năm kế hoạch NGg ̅̅̅̅̅̅: Nguyên giá bình quân TSCĐ giảm cần tính khấu hao năm kế hoạch NGt: Nguyên giá TSCĐ tăng cần tính khấu hao NGg: Nguyên giá TSCĐ giảm cần tính khấu hao Tsd: Thời gian sử dụng trong năm kế hoạch (theo nguyên tắc chẵn tháng) - Xác định tổng nguyên giá bình quân TSCĐ cần tính khấu hao năm kế hoạch NG̅̅̅̅=NGđ+NGt ̅̅̅̅̅-NGg ̅̅̅̅̅ Trong đó: NG̅̅̅̅: Tổng nguyên giá bình quân TSCĐ cần tính khấu hao năm kế hoạch NGđ: Nguyên giá TSCĐ ở đầu năm kế hoạch cần tính khấu hao NGt ̅̅̅̅̅: Nguyên giá bình quân TSCĐ tăng cần tính khấu hao năm kế hoạch NGg ̅̅̅̅̅: Nguyên giá bình quân TSCĐ giảm cần tính khấu hao năm kế hoạch
  • 38. Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 31 Bước 3: Xác định mức khấu hao bình quân hàng năm. Mức khấu hao bình quân được xác định theo công thức: Mk=NG̅̅̅̅×Tk ̅ Trong đó: Mk: Mức trích khấu hao TSCĐ trong năm kế hoạch NG̅̅̅̅: Tổng nguyên giá bình quân TSCĐ cần tính khấu hao năm kế hoạch Tk ̅ : Tỷ lệ khấu hao bình quân của doanh nghiệp (tỷ lệ này phụ thuộc vào phương pháp khấu hao mà doanh nghiệp lựa chọn) Bước 4: Phân phối và sử dụng tiền trích khấu hao tài sản cố định trong kỳ. Là việc phân phối và sử dụng số tiền trích khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp phụ thuộc vào cơ cấu nguồn đầu tư xây dựng, mua sắm TSCĐ của doanh nghiệp. Tùy theo loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau mà nguồn vốn chủ sở hữu cố thể là vốn đầu tư ban đầu hoặc đầu tư bổ xung từ ngân sách Nhà nước, góp vốn liên doanh, vốn góp cổ phần, vốn tự bổ xung từ lợi nhuận doanh nghiệp. Đối với TSCĐ được mua sắm từ nguồn vốn chủ sở hữu, các doanh nghiệp được chủ động sử dụng toàn bộ số tiền khấu hao lũy kế thu được để tái đầu tư thay thế đổi mới TSCĐ của mình, nếu chưa có nhu cầu đổi mới TSCĐ doanh nghiệp có thể sử dụng linh hoạt số tiền khấu hao thu được để phục vụ cho sản xuất kinh doanh sao cho có hiệu quả nhất. Đối với các TSCĐ được mua sắm từ nguồn vốn đi vay, theo nguyên tắc doanh nghiệp phải sử dụng số tiền khấu hao thu được để trả nợ gốc vôn vay.
  • 39. Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 32 Tuy nhiên, trong thực tế chưa đến kỳ trả nợ các doanh nghiệp có thể sử dụng cho các họat động đầu tư khác nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của doanh nghiệp. 7) Đối với doanh nghiệp Nhà nước, ngoài biện pháp trên cần thực hiện tốt quy chế giao vốn và trách nhiệm bảo toàn vốn cố định đối với các doanh nghiệp. Đây là một biện pháp cần thiết để tạo căn cứ pháp lý ràng buộc trách nhiệm quản lý vốn giữa các cơ quan nhà nước đại diện cho quyền sở hữu và trách nhiệm của các doanh nghiệp trong việc sử dụng vốn tiết kiệm và có hiệu quả. c. Phân cấp quản lý vốn cố định. Để quản lý vốn cố định (hay TSCĐ) doanh nghiệp cần phải xây dựng một quy chế quản lý và sử dụng TSCĐ. Trong đó, quy định rõ thẩm quyền trách nhiệm của từng cá nhân, đơn vị thuộc doanh nghiệp đối với phần vốn cố định hay TSCĐ do họ trực tiếp quản lý và sử dụng. Quy chế quản lý và sử dụng TSCĐ của một doanh nghiệp cần có: - Các quy định về phân cấp thẩm quyền quyết định đầu tư và sử dụng TSCĐ. - Các quy định về quản lý và sử dụng TSCĐ. Đặc biệt với các doanh nghiệp Nhà nước, các quy chế quản lý TSCĐ điều đã được quy định rõ ràng trong các văn bản pháp luật hiện hành, do TSCĐ của các doanh nghiệp Nhà nước thuộc sở hữu của Nhà nước và được coi là tài sản công. Theo quy chế hiện hành các doanh nghiệp Nhà nước được quyền: - Chủ động trong sử dụng vốn, quỹ để phục vụ kinh doanh theo nguyên tắc hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn. Nếu sử dụng vốn, quỹ khác với mục
  • 40. Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 33 đíchsử dụng đã quy định cho các loại vốn, quỹ đó thì phải theo nguyên tắc có hoàn trả. - Thay đổi cơ cấu tài sản và các loại vốn phục vụ cho việc phát triển vốn kinh doanh có hiệu quả hơn. - Doanh nghiệp được quyền cho các tổ chức và cá nhân trong nước thuê hoạt động các tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của mình để nâng cao hiệu suất sử dụng, tăng thu nhập song phải theo dõi, thu hồi tài sản cho thuê khi hết hạn. Các tài sản cho thuê hoạt động doanh nghiệp vẫn phải trích khấu hao theo chế độ quy định. - Doanh nghiệp được quyền đem tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của mình để cầm cố, thế chấp vay vốn hoặc bảo lãnh tại các tổ chức tín dụng theo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật. - Doanh nghiệp được nhượng bán các tài sản không cần dùng, lạc hậu về kỹ thuật để thu hồi vốn sử dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả hơn. Được quyền thanh lý những TSCĐ đã lạc hậu mà không thể nhượng bán được hoặc đã hư hỏng không có khả năng phục hồi. Riêng đối với các TSCĐ quan trọng muốn thanh lý phải được phép của cơ quan ra quyết định thành lập doanh nghiệp. - Doanh nghiệp được sử dụng vốn, tài sản, giá trị quyền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp theo các quy định của pháp luật hiện hành. 1.4.3. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn cố định ở doanh nghiệp: 1.4.3.1. Kết cấu TSCĐ trong doanh nghiệp: Kết cấu TSCĐ là tỉ trọng giữa nguyên giá của một loại TSCĐ nào đó so với tổng nguyên giá các loại TSCĐ của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất
  • 41. Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 34 định. Chỉ tiêu này giúp cho doanh nghiệp đánh giá mức độ hợp lí trong cơ cấu TSCĐ được trang bị ở doanh nghiệp. Kết cấu TSCĐ giữa các doanh nghiệp trong các ngành sản xuất khác nhau hoặc thậm chí trong cùng một ngành sản xuất cũng không hoàn toàn giống nhau. Sự khác biệt hoặc biến động của kết cấu TSCĐ của doanh nghiệp trong các thời kỳ khác nhau chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như qui mô sản xuất, khả năng thu hút vốn đầu tư, khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất.... Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp, việc phân loại và phân tích tình hình kết cấu TSCĐ là một việc làm cần thiết giúp doanh nghiệp chủ động điều chỉnh kết cấu TSCĐ sao cho có lợi nhất cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp. 1.4.3.2. Chỉ tiêu phản ánh tình hình khấu hao TSCĐ: Hệ số hao mòn TSCĐ: phản ánh mức độ hao mòn của TSCĐ, gián tiếp phản ánh năng lực còn lại của TSCĐ và số vốn cố định còn phải tiếp tục thu hồi ở tại thời điểm đánh giá. Hệ số này càng gần 1 chứng tỏ TSCĐ đã gần hết thời hạn sử dụng, số vốn cố định cũng sắp thu hồi hết. Công thức như sau: Hệ số hao mòn TSCĐ= Số khấu hao lũy kế của TSCĐ Nguyên giá TSCĐ 1.4.3.3. Cácchỉ tiêu phản ánh hiệu suấtvà hiệu quả sử dụng TSCĐ, VCĐ: + Hiệu suất sử dụng TSCĐ: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng giá trị TSCĐ sử dụng trong kì tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Nguyên giá TSCĐ bìnhquân được tính theo phương pháp bình quân giữa nguyên giá TSCĐ cuối kì và đầu kì. Công thức tính như sau:
  • 42. Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 35 Hiệu suất sử dụng TSCĐ= Doanh thu thuần Nguyên giá TSCĐ bình quân + Hiệu suất sử dụng VCĐ: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định sử dụng trong kì tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Vốn cố định sử dụng trong kì là phần giá trị còn lại của nguyên giá TSCĐ. Vốn cố định bình quân được tính theo phương pháp bình quân số học giữa cuối kì và đầu kì. Công thức tính như sau: Hiệu suất sử dụng VCĐ= Doanh thu thuần Vốn cố định bình quân + Hàm lượng VCĐ: Chỉ tiêu này là nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định, nó phản ánh để thực hiện được một đồng doanh thu thuần doanh nghiệp cần bỏ ra bao nhiêu đồng vốn cố định. Hàm lượng vốn cố định càng thấp thì hiệu suất sử dụng vốn cố định càng cao và ngược lại. Công thức tính như sau: Hàm lượng VCĐ= Vốn cố định bình quân Doanh thu thuần + Tỉ suất lợi nhuận VCĐ: Chỉ tiêu này phản ánh, một đồng vốn cố định bình quân sử dụng trong kì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước (sau) thuế. Chỉ tiêu này là thước đo đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ của doanh nghiệp trong một kì hoạt động. Công thức tính như sau: Tỉ suất lợi nhuận VCĐ= Lợi nhuận trước(sau)thuế Vốn cố định bình quân ×100% 1.4.3.4. Hệsố trang bị tài sản cố địnhcho một công nhân trực tiếp sản xuất.
  • 43. Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 36 Hệ số trang bị TSCĐ Nguyên giá tài sản cố định trực tiếp sản xuất cho một công nhân trực = tiếp sản xuất Số lượng công nhân trực tiếp sản xuất Chỉ tiêu này phản ánh mức độ trang bị giá trị tài sản cố định trực tiếp sản xuất cho một công nhân trực tiếp sản xuất là cao hay thấp. Thông qua chỉ tiêu này ta vừa đánh giá được mức độ trang bị tài sản cố định đồng thời thấy được sự hợp lý hay bất hợp lý của số lượng lao động tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất. 1.4.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị vốn cố định của doanh nghiệp: 1.4.4.1. Nhân tố khách quan:  Chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước Trên cơ sở pháp luật kinh tế và các biện pháp kinh tế, Nhà nước tạo môi trường và hành lang cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh và hướng các hoạt động đó theo kế hoạch kinh tế vĩ mô. Với bất cứ một sự thay đổi nào trong chế độ chính sách hiện hành đều chi phối các mảng hoạt động của doanh nghiệp. Đối với công tác quản trị vốn cố định của doanh nghiệp thì các văn bản pháp luật về tài chính, kế toán thống kê, về quy chế đầu tư là các văn bản quy phạm ảnh hưởng trực tiếp, nhất là các quy định về cơ chế giao vốn, đánh giá tài sản cố định, về trích khấu hao, tỉ lệ trích lập các quỹ, cũng như các văn bản về thuế vốn, khuyến khích nhập một số máy móc, thiết bị nhất định...  Tác động của thị trường
  • 44. Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 37 Tuỳ theo mỗi loại thị trường mà doanh nghiệp tham gia tác động đến công tác quản trị vốn cố định. Phải căn cứ vào nhu cầu hiện tại và tương lai, phục vụ những sản phẩm mà thị trường cần, sản phẩm cạnh tranh phải có chất lượng cao, giá thành hạ mà điều nay chỉ xảy ra khi doanh nghiệp tích cực nâng cao hàm lượng công nghệ kĩ thuật của TSCĐ. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có kế hoạch đầu tư cải tạo, đầu tư mới tài sản cố định trước mắt cũng như lâu dài. Nhất là những doanh nghiệp hoạt động trong một thị trường cạnh tranh cao, tốc độ thay đổi công nghệ nhanh như ngành kiến trúc, thiết kế, thi công xây dựng…  Lãi suất tiền vay Lãi suất tiền vay ảnh hưởng đến chi phi đầu tư của doanh nghiệp. Sự thay đổi lãi suất sẽ kéo theo những biến đổi cơ bản của đầu tư mua sắm thiết bị, TSCĐ.  Các nhân tố khác Các nhân tố này có thể được coi là nhân tố bất khả kháng như thiên tai, dịch hoạ có tác động trực tiếp quản trị vốn cố định (TSCĐ) của doanh nghiệp. Mức độ tổn hại về lâu dài hay tức thời là hoàn toàn không thể biết trước, chỉ có thể dự phòng trước nhằm giảm nhẹ thiên tai mà thôi. 1.4.4.2. Các nhân tố chủ quan Đây là nhân tố chủ yếu quyết định đến việc quản lí sử dụng các TSCĐ và qua đó ảnh hưởng đến quản trị vốn cố định của doanh nghiệp. Nhân tố này gồm nhiều yếu tố cùng tác động trực tiếp đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh cả trước mắt cũng như lâu dài. Bởi vậy, việc xem xét đánh giá và ra quyết định đối với các yếu tố này là điều cực kỳ quan trọng. Thông thường người ta thường xem xét những yếu tố sau:  Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp:
  • 45. Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 38 Nhân tố này tạo ra điểm xuất phát cho doanh nghiệp cũng như định hướng cho nó trong suốt quá trình tồn tại. Với một ngành nghề kinh doanh đã được lựa chọn, chủ doanh nghiệp buộc phải giải quyết những vấn đề đầu tiên về tài chính gồm: o Cơ cấu vốn cố định của doanh nghiệp thế nào là hợp lí, khả năng tài chính của công ty ra sao. o Cơ cấu tài sản được đầu tư như thế nào, mức độ hiện đại hóa nói chung so với các đối thủ cạnh tranh đến đâu. o Nguồn tài trợ cho những TSCĐ được huy động từ đâu, có đảm bảo lâu dài cho sự hoạt động an toàn của doanh nghiệp hay không.  Đặc điểm về kỹ thuật sản xuất kinh doanh. Các đặc điểm riêng về kỹ thuật sản xuất tác động liên tục tới một số chỉ tieu quan trọng đánh giá tình hình quản lí vốn cố định như hệ số đổi mới máy móc thiết bị, hệ số sử dụng về thời gian công suất... Nếu kỹ thuật sản xuất giản đơn, doanh nghiệp chỉ có điều kiện sử dụng máy móc, thiết bị nhưng lại luôn phải đối phó với các đối thủ cạnh tranh với yêu cầu của khách hàng về vấn đề chất lượng. Do vậy, doanh nghiệp dễ dàng tăng được lợi nhuận trên vốn cố định nhưng khó giữ được chỉ tiêu này lâu dài. Nếu kỹ thuật sản xuất phức tạp, trình độ máy móc thiết bị cao, doanh nghiệp có lợi thế lớn trong cạnh tranh, song đòi hỏi tay nghề công nhân cao co thể sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn cố định.  Trình độ tổ chức quản lí, tổ chức kinh doanh, hạch toán nội bộ doanh nghiệp. Để có hiệu quả cao thì bộ máy tổ chức quản lí, tổ chức sản xuất phải gọn nhẹ, ăn khớp nhịp nhàng với nhau. Với mỗi phương thức sản xuất và loại
  • 46. Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 39 hình sản xuất sẽ có tác động khác nhau tới tiến độ sản xuất, phương pháp va quy trình vận hành máy móc, số bộ phận phục vụ sản xuất kinh doanh. Mặt khác, đặc điểm của bộ phận hạch toán, kế toán nội bộ doanh nghiệp (luôn gắn bó với tính chất của tổ chức sản xuất và quản lí trong cùng doanh nghiệp) sẽ có tác động không nhỏ. Công tác kế toán đã dùng những công cụ của mình (bảng biểu, khấu hao, thống kê, sổ cái...) để tính toán các chỉ tiêu đánh giá quá trình quản trị vốn cố định va kế toán phải có nhiệm vụ phát hiện những tồn tại trong quá trình quản lí vốn và đề xuất những biện pháp giải quyết.  Trình độ lao động, cơ chế khuyến khích và trách nhiệm vật chất trong doanh nghiệp Để phát huy được hết khả năng của dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh đòi hỏi trình độ quản lí và sử dụng máy móc thiết bị của công nhân cao. Song trình độ của lao động phải được đặt đúng chỗ, đúng lúc. Để sử dụng tiềm năng lao động có hiệu quả cao nhất doanh nghiệp phải có một cơ chế khuyến khích trách nhiệm một cách công bằng. Ngược lại, nếu cơ chế khuyến khích không công bằng, quy định định trácch nhiệm không rõ ràng dứt khoát sẽ làm cản trợ mục tiêu của quản trị vốn cố định. Qua những điều đã nêu ở chương 1, đã cho thấy những lý luận chung vốn cố định và quản trị vốn cố định, cơ bản như sau: Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định. Tài sản cố định là những tư liệu lao động có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài. Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, tài sản cố định bị hao mòn dần và giá trị của nó được dịch chuyển dần dần từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh. Tài sản cố định tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh và giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu cho đến lúc hư hỏng.
  • 47. Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 40 Tài sản cố định trong doanh nghiệp có nhiều loại với nhiều hình thái biểu hiện, tính chất đầu tư, công dụng và tình hình sử dụng khác nhau… Để thuận lợi cho việc quản lý và hạch toán, tài sản cố định cần được phân loại theo cách đặc trưng nhất định. Theo qui định về chế độ trích khấu hao tài sản cố định của Bộ tài chính, các doanh nghiệp có thể chọn một trong ba phương pháp khấu hao: khấu hao theo đường thẳng; khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh; khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm. Quản trị vốn cố định có thể khái quát thành ba nội dung cơ bản là: Khai thác tạo lập vốn, quản lý sử dụng vốn và phân cấp quản lý, sử dụng vốn cố định trong doanh nghiệp. Số tiền khấu hao được trích trong các kỳ sản xuất kinh doanh hình thành nên quỹ khấu hao. Để quản lý và sử dụng có hiệu quả số tiền trích khấu hao các doanh nghiệp cần dự kiến phân phối sử dụng tiền trích khấu hao trong kỳ. Nói chung, điều này tuỳ thuộc vào cơ cấu nguồn vốn đầu tư ban đầu để hình thành TSCĐ của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định bao gồm: các chỉ tiêu chung như hiệu suất sử dụng vốn cố định, hiệu quả sử dụng vốn cố định, hàm lượng vốn cố định và các chỉ tiêu phân tích như hệ số hao mòn tài sản cố định, hệ số trang bị tài sản cố định.
  • 48. Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 41 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG SỐ 6 TRONG THỜI GIAN QUA. 2.1. Khát quát quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty TNHH thương mại và xây dựng số 6. 2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển của công ty TNHH thương mại và xây dựng số 6. Công ty TNHH thương mại và xây dựng số 6 Tỉnh Điện Biên có tiền thân từ doanh nghiệp xây dựng tư nhân số 6 thành lập ngày 21 tháng 9 năm 1993 do sở kế hoach đầu tư tỉnh Lai châu cũ nay là tỉnh Điện Biên cấp phép với số vốn kinh doanh ban đầu là 85.000.000.000 đồng hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực xây dựng cơ bản là một trong những doanh nghiệp tư nhân hoạt động trên lĩnh vực xây dựng cơ bản đầu tiên của tỉnh và là đơn vị hoạt động có hiệu quả dẫn đầu trong tỉnh. Trải qua thời gian hoạt động có hiệu quả doanh nghiệp đã không ngừng phát triển và trưởng thành . Từ một doanh nghiệp có quy mô nhỏ ban đầu với phương châm vừa làm vừa tích lũy về tài chính cũng như kinh nghiệm và nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh qua hai mươi năm phát triển và trưởng thành đến nay công ty đã trở thành một doanh nghiệp tầm cỡ cả về vốn và lĩnh vực hoạt động đa ngành nghề cụ thể như sau: Từ số vốn khiêm tốn ban đầu sau gần hai mươi năm kinh doanh có hiệu quả với số lãi tích lũy qua các năm tháng 1 năm 2008 doanh nghiệp đã tiến hành bổ sung vốn kinh doanh từ 85.000.000.000 đồng ban đầu lên 183.000.000 đồng không ngừng tại đó cùng với sự tiếp tục tích lũy vốn từ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp đã huy động hợp tác cùng
  • 49. Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 42 nhà đầu tư ngoài tham gia góp vốn để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh chính thức chuyển thành công ty TNHH thương mại và xây dựng số 6 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 56001127247 ngày 26 tháng 11 năm 2011với số vốn điều lệ là 550.000.000.000 đồng trong đó gồm hai thành viên góp vốn là: thành viên ban đầu là ông Bùi Đức Giang với số vốn là: 535.150.000.000 đồng, thành viên góp vốn thứ hai là ông Bùi Anh Tuấn tham gia góp vốn là:14.850.000.000 đồng. Với trụ sở chính đóng tại số 335 phường Tân Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điên Biên. 2.1.2. Đặc điểm kinh doanh của công ty. Chức năng, ngành nghề kinh doanh chủ yếu là chuẩn bị mặt bằng xây dựng; Xậy dựng công trình dân dụng, giao thông, thủy lợi, công nghiệp, đường dây và trạm biến áp đến 35KW; Xử lý và phòng chống mối mọt các công trình xây dựng.  Sản xuất kinh doanh đồ gỗ; Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, vật liệu điện; Kinh doanh thiết bị nội ngoại thất công trình.  Kinh doanh khách sạn nhà hàng; Kinh doanh dịch vụ ăn uống; Kinh doanh hoạt động du lịch và hỗ trợ du lịch; Kinh doanh vận tải hàng hóa và hành khách bằng đường bộ; Kinh doanh dịch vụ taxi phục vụ du lịch.  Kinh doanh dịch vụ thể thao giải trí (hoạt động bơi lội, thể thao dưới nước, du thuyền, hồ câu); Hoạt động nghệ thuật (phòng hát Karaoke, vũ trường và hoạt động nghệ thuật khác); Kinh doanh massage (dịch vụ tẩm quất, xông hơi, xoa bóp, đám lưng, vật lý trị liệu); Dịch vụ tắm, tắm hơi.  Sản xuất kinh doanh nước lọc tinh khiết, nước uống đóng chai.  Sản xuất và kinh doanh điện.
  • 50. Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 43  Khai thác quặng kim loại (Trừ các quặng Nhà nước cấm khai thác); Sản xuất kim loại mầu; Khai thác, chế biến và mua bán các loại; Luyện than cốc; Luyện và các gang thép; Khai thác, chế biến và mua bán đá, cát, sỏi.  Mua bán, bảo dưỡng, sửa chữa ôtô, xe máy và xe có động cơ khác; Mua bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ôtô, xe máy và xe có động cơ khác.  Mua bán nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống; Mua bán gạo, luơng thực, thực phẩm, các sản phẩm thuốc lá, thuốc lào, rượu bia, nước giải khát.  Mua bán mỹ phẩm và vật phẩm vệ sinh, văn phòng phẩm.  Mua bán đồ chơi, hàng lưu niệm, hàng đan lát hàng thủ công mỹ nghệ.  Mua bán vải len, sợi, chỉ khâu và hàng dệt khác; Mua bán hàng may sẵn, giầy dép, đồ dùng cá nhân và gia đình.  Mua bán: Máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm thiết bị, máy móc, thiết bị, linh kiện điện tử, viễn thông, máy móc, thiết bị và phụ tùng máy nông nghiệp khai khoáng, xây dựng, máy móc thiết bị và phụ tùng máy văn phòng.  Kinh doanh xăng dầu.  Mua bán sách, báo tạp chí văn phòng, băng đĩa âm thanh, hình ảnh (Kể cả băng đĩa trắng), thiết bị, dụng cụ thể dục thể thao. a. Tổ chức hoạt động kinh doanh: Công tác tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh được tổ chức điều hành tập chung toàn doanh doanh nghiệp. Hoạt động sản xuất kinh doanh của
  • 51. Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 44 doanh nghiệp được thực hiện theo tính chất chuyên môn của từng ngành ngề và được quản lý điều hành theo các bộ phận chính sau đây:  Đối với bộ phận xây dưng cơ bản: được tổ chức theo các tổ đội mỗi tổ đội chịu trách nhiệm việc thực hiện quản lý thi công trực tiếp các công trình được công ty giao trực tiếp theo quyết định của giám đốc công ty.  Đối với hoạt động kinh doanh khách sạn : Bộ phận này bao gồm các hoạt động liên quan tới toàn bộ các hoạt động nhà khách như: nhà nghỉ, ăn uống ,và các dịch vụ di kèm như du lịch ,thể thao giải trí … Hoạt động này được vận hành dưới sự quản lý của bộ phận khách sạn công ty trên cơ sở nhiệm vụ của giám đốc công ty giao cụ thể cho bộ phận này.  Đối với các bộ phận nhưsản xuất nước sạch đóng chai hay kinh doanh thương mại được quản lý và điều hành theo từng chức năng và nhiệm vụ cụ thể ở từng vị trí công việc. b. Tổ chức bộ máyquản lýcông ty và tổ chức tổ chức bộ máyquản lý tài chính-kế toán:  Tổ chức bộ máy quản lý công ty Tổ chức bộ máy quản lý mang tính tập chung toàn bộ hoạt động của công ty được chỉ đạo thống nhất qua ban giám đốc các phòng ban, các bộ phận thực hiện sự chỉ đạo giám sát của ban giám đốc theo đúng chức năng nhiệm vụ được giao. Quan hệ giữa các phòng và các bộ phân chuyên môn là mối quan hệ cung cấp dịch vụ và phục vụ lẫn nhau thông qua sự chỉ đạo điều hành chính của ban giám đốc theo sơ đồ dưới đây:
  • 52. Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 45 Các bộ phận có trách nhiệu tổ chức hoạt động của mình, báo cáo về phòng kế toán và phòng kỹ thuật, căn cứ vào tình hình thực tế phòng kế toán tham mưu cho ban giám đốc về kế hoạch chi tiêu tài chính cũng như kế hoạch sử dụng và huy động vốn trong từng thời kỳ, phối hợp với phòng kỹ thuật để chủ động bố chí nguồn tài chính đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.  Tổ chức tổ chức bộ máy quản lý tài chính-kế toán Căn cứ vào đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty; Công tác kế toán của công ty cũng được bố chí phù hợp với quy trình quản lý sản xuất kinh doanh của công ty, cụ thể theo sơ đồ bộ máy kế toán như sau: Bộ phận khách sạn và dịch vụ Bộ phận xây dựng cơ bản Bộ phận sản xuất và dịch vụ khác Phòng kế toánPhòng kỹ thuật Ban giám đốc công ty
  • 53. Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 46 c. Đặc điểm hoạt động kinh doanh: Quy trình kỹ thuật sản xuất sản phẩm: Đối với sản phẩm của hoạt động xây dựng cơ bản : Đây là những công trình, hạng mục công trình được sản xuất thi công theo thiết kế đã được duyệt do chủ đầu tư và công ty đã ký kết theo hợp đồng .Vì vậy quy trình kỹ thuật để thi công được bộ phận kỹ thuật phân tích đánh giá và thực hiện các bước công việc triển khai theo trình tự từ khâu sử lý mặt bằng tới việc tập kết vật liệu theo tiến độ chủng loại đồng thơi thực hiện thi công theo trình tự kỹ thuật và thời gian tiến hành theo đúng quy định mà hợp đồng hai bên ký kết. Về cơ sở vật chất kỹ thuật trang thiết bị công nghệ máy móc thi công: Công ty luôn quan tâm tới việc trang bị và đổi mới máy móc thi công là một trong những đơn vị có hệ thống máy thi công tiên tiến trong tỉnh. Công tác đầu tư vào tài sản cố định luôn được công ty đặc biệt quan tâm , thực tế cho thấy là đơn vị hoạt động trên lĩnh vực xây dựng và thương mại tài sản cố định của công ty chiếm 549.425.865.417 đồng trên tổng tài sản 1.135.703.935.766 đồng bằng 48,37%. Kế toán khách sạn và dịch vụ Kế toán đội xây lắp Kế toán sản xuất nước đóng chai Kế toán vật liệu, vật tư, công cụ Kế toán trưởng Kế toán tài sản cố định Kế toán tiền mặt, tiền gửi, thanh toán Kế toán giá thành và tiêu thụ
  • 54. Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 47 Về tình hình vật tư các yếu tố đầu vào mà công ty sử dụng chủ yếu là từ nguồn cung cấp của các nhà sản xuất và phân phối trong nước nguồn cung tương đối ổn định thuận lợi cho việc tập kết vật tư đáp ứng yêu cầu sử dụng theo tiến độ. Về tình hình tiêu thụ sản phẩm và vị thế cạnh tranh. Do công ty là đơn vị xây lắp lên sản phẩm chu yếu là công trình xây dựng của các chủ đầu tư đã được ký kết chính thức trong hợp đồng vì vậy công tác thiêu thụ là rất thuận lợi tuy nhiên công tác thanh toán đôi khi còn phụ thuộc vào kế hoạch giải ngân của chủ đầu tư cũng gay khó khăn phần nào về vốn cho đơn vị. Lực lượng lao động : Tính đến thời điểm hiện tại công ty có: 1400 công nhân viên và người lao động. Trong đó đại học và cao đẳng là 120 người, trung cấp là 170 người công nhân kỹ thuật 350 người chưa qua đào tạo và đào tạo tại chỗ là 760 người. 2.1.3. Tình hình tài chính chủ yếu của công ty TNHH thương mại và xây dựng số 6.
  • 55. Học viện Tài chính GVHD: Ths. Mai Khánh Vân Nguyễn Thị Ngọc Huyền_CQ48/11.10 48 BẢNG 2.1 : MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CƠ BẢN CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG SỐ 6 Đơn vị tính: đồng (Nguồn trích dẫn:Tínhtoán từ BCTC năm 2012và năm 2013) Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Chênh lệch Số tiền Tỷ lệ (%) Vốn kinh doanh bình quân 1,180,461,491,487 877,101,902,889 303,359,588,598 34.59 Vốn chủ sở hữu bình quân 556,050,269,722 329,612,682,755 226,437,586,968 68.70 Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ 239,278,440,018 199,196,922,998 40,081,517,020 20.12 Tổng lợi nhuận sau thuế 2,413,181,424 1,768,762,645 644,418,779 36.43 ROA 0.204 0.202 0.003 1.372 ROE 0.434 0.537 -0.103 -19.126 ROS 1.009 0.888 0.121 13.579