SlideShare a Scribd company logo
1 of 137
BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
‫ﺽ‬---- ΟΟΟ -----‫ﺽ‬
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
GIẢIPHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN XÂY LẮP VÀ KẾT CẤU THÉP LÊ HỒNG
Họ và tên : Nguyễn Hải Yến
Chuyên ngành
Lớp niên chế
Người hướng dẫn
: Tài chính doanh nghiệp
: CQ50/11.14
: Cô Mai Khánh Vân
Hà Nội - 2016
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.14i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực xuất pháttừ tình hình thực tế của đơn vị
thực tập.
Tác giả luận văn
Nguyễn Hải Yến
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.14ii
MỤC LỤC
MỤC LỤC .................................................................................................II
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT......................................................... VI
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................ 1
CHƯƠNG I................................................................................................ 4
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU
ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP.................................................................. 4
1.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ NGUỒN HÌNH THÀNH
VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP CỦA DOANH NGHIỆP.......... 4
1.1.1 KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH
NGHIỆP..................................................................................................... 4
1.1.2 PHÂN LOẠI VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP .................. 7
1.1.2.1 PHÂN LOẠI VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP................ 7
1.1.2.2 KẾT CẤU VLĐ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG.................... 10
1.1.3 NGUỒN HÌNH THÀNH VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
................................................................................................................ 11
1.1.3.1 THEO QUAN HỆ SỬ DỤNG VỀ VỐN:................................... 11
1.1.3.2 THEO THỜI GIAN HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN ............ 12
1.1.3.3 THEO PHẠM VI HUY ĐỘNG................................................. 13
1.2 QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP ..................... 13
1.2.1 KHÁI NIỆM VÀ MỤC TIÊU QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA
DOANH NGHIỆP .................................................................................... 13
1.2.2 NỘI DUNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 14
1.2.2.1 XÁC ĐỊNH NHU CẦU VỐN LƯU ĐỘNG ................................... 14
1.2.2.2 PHÂN BỔ VỐN LƯU ĐỘNG....................................................... 22
1.2.2.3 MÔ HÌNH TÀI TRỢ VỐN LƯU ĐỘNG........................................ 22
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.14iii
1.2.2.4 QUẢN TRỊ NỢ PHẢI THU........................................................... 25
1.2.2.5 QUẢN TRỊ VỐN BẰNG TIỀN ..................................................... 26
1.2.2.6 QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO...................................................... 27
1.2.2.7 HIỆU SUẤT VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG......... 30
1.2.2.7.1 QUAN NIỆM VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG..... 30
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC QUẢN TRỊ VỐN LƯU
ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP................................................................ 35
1.3.1 NHÂN TỐ KHÁCH QUAN. ............................................................ 35
CHƯƠNG 2............................................................................................. 39
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
XÂY LẮP VÀ KẾT CẤU THÉP LÊ HỒNG TRONG THỜI GIAN QUA. . 39
2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐẶC ĐIỂM HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY................................................... 39
2.1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN..................................... 39
2.1.2 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY............ 40
2.1.3. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY................ 52
2.2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN XÂY LẮP VÀ KẾT CẤU THÉP LÊ HỒNG TRONG THỜI GIAN
QUA. ....................................................................................................... 67
2.2.1. KHÁI QUÁT VỀ VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY. ............... 67
2.2.2. VỐN LƯU ĐỘNG VÀ NGUỒN HÌNH THÀNH VỐN LƯU ĐỘNG
CỦA CÔNG TY....................................................................................... 71
2.2.3. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN XÂY LẮP VÀ KẾT CẤU THÉP LÊ HỒNG. ................................. 79
2.2.3.1. VỀ TỔ CHỨC ĐẢM BẢO NGUỒN VỐN LƯU ĐỘNG Ở CÔNG
TY:.......................................................................................................... 79
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.14iv
2.2.3.2. TÌNH HÌNH QUẢN TRỊ VÀ PHÂN BỔ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA
CÔNG TY:............................................................................................... 81
2.2.3.3. TÌNH HÌNH QUẢN TRỊ VỐN BẰNG TIỀN:............................... 85
2.2.3.4. VỀ QUẢN LÝ VỐN TỒN KHO DỰ TRỮ:................................... 89
2.2.3.5. VỀ QUẢN LÝ NỢ PHẢI THU:.................................................... 93
2.2.3.6 VỀ HIỆU SUẤT VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG :. 98
2.2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP VÀ KẾT CẤU THÉP LÊ HỒNG.101
2.2.4.1. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC................................................101
2.2.4.2.NHỮNG HẠN CHẾ, TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN. ................103
CHƯƠNG 3............................................................................................106
CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VLĐ TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP VÀ KẾT CẤU THÉP LÊ HỒNG..........106
3.1. MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
TRONG THỜI GIAN TỚI.......................................................................106
3.1.1. BỐI CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI:...................................................106
3.1.2. MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN XÂY LẮP VÀ KẾT CẤU THÉP LÊ HỒNG: ................................113
3.2. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VỐN
LƯU ĐỘNG Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP VÀ KẾT CẤU THÉP LÊ
HỒNG. ...................................................................................................116
3.2.1 NÂNG CAO CÔNG TÁC XÁC ĐỊNH NHU CẦU VỐN LƯU ĐỘNG
...............................................................................................................117
3.2.2 TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CÁC KHOẢN PHẢI THU
...............................................................................................................118
3.2.3 TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN BẰNG TIỀN..................................................................................120
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.14v
3.2.4 QUẢN TRỊ CHẶT CHẼ VÀ DỰ TRỮ HỢP LÝ HÀNG TỒN KHO 121
3.2.5TỔ CHỨCBỐ TRÍLẠICƠ CẤUVỐNLƯUĐỘNG, NÂNG CAO HIỆU
QUẢ SỬ DỤNG VLĐ..............................................................................123
3.2.6 MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHÁC .........................................................124
3.3. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP.....................................126
KẾT LUẬN.............................................................................................128
SINH VIÊN.............................................................................................129
NGUYỄN HẢI YẾN ...............................................................................129
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................130
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.14vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CPSXKDDD Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
DTT Doanh thu thuần
GVHB Giá vốn hàng bán
NDH Nợ dài hạn
NNH Nợ ngắn hạn
NVLĐTX Nguồn vốn lưu động thường xuyên
PTKH Phải thu khách hàng
SXKD Sản xuất kinh doanh
TSCĐ Tài sản cố định
TSDH Tài sản dài hạn
TSLĐ Tài sản lưu động
TSNH Tài sản ngắn hạn
VCĐ Vốn cố định
VCSH Vốn chủ sở hữu
VKĐ Vốn kinh doanh
VLĐ Vốn lưu động
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.141
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong bức tranh vĩ mô, dưới sự tác động tích cực của công cuộc đổi mới
những năm vừa qua, nước ta đã đạt được rất nhiều thành tựu phát triển vượt
bậc về mọi mặt. Công nghiệp phát triển, đô thị hóa nhanh là những tiêu chí để
đánh giá sự phát triển của một đất nước, từ đó đã làm gia tăng đời sống kinh
tế của nhân dân. Với khát vọng công nghiệp hóa ấy, đặc biệt là từ khi gia
nhập WTO vào năm 2007, nền kinh tế mở đã tạo ra rất nhiều cơ hội giúp Việt
Nam có thể hòa mình vào dòng chảy của thế giới. Tuy nhiên, đối diện với
cạnh tranh toàn cầu, chúng ta cần phải có những doanh nghiệp có thể đáp ứng
được dưới áp lực cạnh tranh đó.
Lượng vốn đầu vào hạn chế, vay vốn ngân hàng thì luôn là vấn đề đau
đầu đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Vậy nên, quản trị tài chính ngày
càng trở nên quan trọng và các quyết định đầu tư vốn ngày nay có ảnh hưởng
đến hoạt động kinh doanh của công ty trong 10, 20 năm hoặc lâu hơn nữa
trong tương lai. Sự thành công và thất bại của một công ty phụ thuộc phần lớn
vào các quyết định và kế hoạch tài chính của công ty đó. Nếu bạn muốn kinh
doanh giỏi, đầu tiên bạn phải biết quản trị chính nguồn vốn của mình. Bạn
phải nghiên cứu các phương pháp có thể tăng vốn hoạt động, hình thức đầu tư
vốn của công ty, cách tạo vốn và sử dụng vốn hiệu quả thì sẽ giúp công ty
cạnh tranh tốt hơn trong môi trường kinh doanh hiện nay.
Với đặc điểm của một doanh nghiệp ngành xây dựng, xây lắp và kết
cấu thép như Công ty CP xây lắp và kết cấu thép Lê Hồng thì Vốn lưu động
chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn, chỉ một ảnh hưởng nhỏ của
Vốn lưu động sẽ tác động rất lớn đến toàn bộ kết quả kinh doanh. Hơn nữa
nếu không muốn phải bỏ ra một khoản chi phí cao để sử dụng các nguồn vốn
dài hạn cũng như có thể chủ động hơn trong các quyết định đầu tư thì quản trị
vốn lưu động là công việc mà các nhà lãnh đạo nên quan tâm lại.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.142
Câu chuyện dường như đã quá rõ, bài toán khó hiện nay đặt ra cho các
doanh nghiệp là phải quản trị hiệu quả nguồn vốn nói chung hay Vốn lưu
động nói riêng, phải nhìn ra được những điểm mấu chốt để có thể tháo gỡ. Có
rất nhiều giải pháp mà doanh nghiệp có thể áp dụng tùy vào từng điều kiện
của đơn vị mình như : siết mạnh hơn trong công tác cung ứng tiền mặt, thu
hồi nợ, thúc đẩy Hàng tồn kho,… nhưng quan trọng phải “dung hòa” được lợi
ích và chi phí sao cho phù hợp.
Kinh doanh luôn luôn biến động và khắc nghiệt, nhưng nếu đã chọn,
những nhà lãnh đạo doanh nghiệp hãy vui vẻ vượt qua mọi trở ngại và nỗ lực
trở thành người chiến thắng.
Nhận thức được tầmquantrọngcủaviệc quản trị vốn lưu động, trong thời
gian thực tập tại CôngtyCP Xây lắp và kết cấu thép Lê Hồng, được sự giúp đỡ
của tập thể công nhân viên cùng sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Mai Khánh
Vân, vận dụng những lí luận đã học vào thực tiễn, em đã đi sâu vào tìm hiểu đề
tài: “GiảipháptăngcườngquảntrịvốnlưuđộngtạiCôngtyCổ phần Xây lắp
và kết cấu thép Lê Hồng”.
2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài đi sâu và tìm hiểu các vấn đề lý luận chung về vốn lưu động, tình
hình quản trị sử dụng vốn lưu động của Công ty CP Xây lắp và Kết cấu thép
Lê Hồng.
 Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản liên quan đến vốn lưu động và quản
trị vốn lưu động.
Cung cấp thông tin về việc sử dụng vốn lưu động và quản trị vốn lưu
động tại Công ty CP xây lắp và Kết cấu thép Lê Hồng.
Đề xuất giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty CP Xây
lắp và Kết cấu thép Lê Hồng.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.143
3. Phạm vi nghiên cứu
 Về không gian: Nghiên cứu về vốn lưu động và giải pháp tăng cường
quản trị vốn lưu động tại Công ty CP Xây lắp và Kết cấu thép Lê Hồng.
 Về thời gian: Từ năm 2014 đến năm 2015.
 Về nguồn số liệu: Số liệu lấy từ sổ sách kế toán, báo cáo tài chính của
công ty năm 2013, 2014, 2015.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài đã sử dụng các phương pháp so sánh và tổng hợp số liệu thu thập
được trong quá trình thực tập.Ngoài ra còn sử dụng một số các phương pháp
khác như: phân tích các tỷ số, phương pháp liên hệ, cân đối…đồng thời chỉ ra
một số nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 phần:
Chương 1: Lý luận chung về vốn lưu động và quản trị vốn lưu động
trong doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng quản trị vốn lưu động tại Công ty CP Xây lắp
và Kết cấu thép Lê Hồng trong thời gian qua
Chương3:Mộtsốgiảiphápchủ yếu nhằm tăngcườngquảntrị vốn lưu
động tại Công ty CP Xây lắp và Kết cấu thép Lê Hồng.
Mặc dù đã rất cố gắng song trình độ nhận thức và lý luận còn hạn chế
hơn nữa thời gian tìm hiểu thực tế có hạn, vì vậy em rất mong nhận được sự
đóng góp của các thầy cô giáo và các cán bộ công nhân viên Công ty CP Xây
lắp và Kết cấu thép Lê Hồng để luận văn của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 3 năm 2016
Sinh viên
Nguyễn Hải Yến
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.144
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU
ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 Lý luận chung về vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động
của doanh nghiệp của doanh nghiệp.
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động của doanh nghiệp.
 Khái niệm vốn lưu động:
Trong nền kinh tế quốc dân, mỗi doanh nghiệp được coi như một tế bào
của nền kinh tế với nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện các hoạt động sản xuất kinh
doanh nhằm tạo ra các sản phẩm hàng hoá, lao vụ, dịch vụ cung cấp cho xã
hội. Doanh nghiệp có thể thực hiện một số hoặc tất cả các công đoạn của quá
trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm lao vụ, dịch vụ trên thị trường
nhằm mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận.
Để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp cần phải
có tư liệu sản xuất, đối tượng lao động, tư liệu lao động và sức lao động. Quá
trình sản xuất kinh doanh là quá trình kết hợp các yếu tố đó để tạo ra sản
phẩm hàng hoá, dịch vụ. Khác với tư liệu lao động, đối tượng lao động khi
tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh luôn thay đổi hình thái vật chất
ban đầu, giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm
và được bù đắp khi giá trị sản phẩm được thực hiện. Biểu hiện dưới hình thái
vật chất của đối tượng lao động gọi là tài sản lưu động, TSLĐ của doanh
nghiệp gồm TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông.
- TSLĐ sản xuất: gồm những vật tư dự trữ để chuẩn bị cho quá trình sản
xuất được liên tục, vật tư đang nằm trong quá trình sản xuất chế biến và
những tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định. Thuộc về
TSLĐ sản xuất gồm: Nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng
thay thế, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, công cụ lao động nhỏ…
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.145
- TSLĐ lưu thông: là những tài sản lưu động nằm trong quá trình lưu
thông của doanh nghiệp như: Thành phẩm trong kho chờ tiêu thụ, vốn bằng
tiền, vốn trong thanh toán v.v…
Quá trình sản xuất của doanh nghiệp luôn gắn liền với quá trình lưu
thông. Trong quá trình tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh tài sản
lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông luôn chuyển hoá lẫn nhau,
vận động không ngừng làm cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục
trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá - tiền tệ.
Như vậy, vốn lưu động của các doanh nghiệp sản xuất là: “Số tiền ứng
trước về tài sản lưu động sản xuấtvà tài sản lưu động lưu thông nhằm đảm
bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.” Quá trình sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục nên vốn lưu động cũng vận
động liên tục, chuyển hoá từ hình thái này qua hình thái khác. Sự vận động
của vốn lưu động qua các giai đoạn có thể mô tả bằng sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1 : Quá trình vận động VLĐ ở doanh nghiệp sản xuất
Đối với doanh nghiệp thuộc lĩnh vực lưu thông, quá trình vận động của
vốn lưu động theo trình tự sau:
Sơ đồ 1.2: Quá trình vận động VLĐ ở doanh nghiệp lưu thông
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.146
Sự vận động của vốn lưu động trải qua các giai đoạn và chuyển hoá từ
hình thái ban đầu là tiền tệ sang các hình thái vật tư hàng hoá và cuối cùng
quay trở lại hình thái tiền tệ ban đầu gọi là sự tuần hoàn của vốn lưu động. Cụ
thể là sự tuần hoàn của vốn lưu động được chia thành các gai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1(T-H): khởi đầu vòng tuần hoàn, vốn lưu động dưới hình
thái tiền tệ được dùng để mua sắm các đối tượng lao động để dự trữ cho sản
xuất. Như vậy ở giai đoạn này vốn lưu động đã từ hình thái tiền tệ chuyển
sang hình thái vốn vật tư hàng hoá.
- Giai đoạn 2(H-SX-H’): ở giai đoạn nay doanh nghiệp tiến hành sản
xuất ra sản phẩm, các vật tư dự trữ được đưa dần vào sản xuất. Trải qua quá
trình sản xuất các sản phẩm hhàng hoá được chế tạo ra. Như vậy ở giai đoạn
này vốn lưu động đã từ hình thái vốn vật tư hàng hoá chuyển sang hình thái
vốn sản phẩm dở dang và sau đó chuyển sang hình thái vốn thành phẩm.
- Giai đoạn 3:(H’-T’): doanh nghiệp tiến hành tiêu thụ sản phẩm và thu
được tiền về và vốn lưu động đã từ hình thái vốn thành phẩm chuyển sang
hình thái vốn tiền tệ trở về điểm xuất phát của vòng tuần hoàn vốn. Vòng tuần
hoàn kết thúc. So sánh giữa T và T’, nếu T’ >T có nghĩa doanh nghiệp kinh
doanh thành công vì đồng vốn lưu động đưa vào sản xuất đã sinh sôi nảy nở,
doanh nghiệp bảo toàn và phát triển được VLĐ và ngựơc lại.
 Đặc điểm vốn lưu động:
Khác với vốn cố định, trong quá trình tham gia vào hoạt động kinh
doanh, do bị chi phối bởi các đặc điểm tài sản lưu động nên vốn lưu động của
doanh nghiệp có các đặc điểm sau:
- VLĐ trong quá trình chu chuyển luôn thay đổi hình thái biểu hiện.
- VLĐ chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được hoàn lại toàn
bộ sau mỗi chu kì kinh doanh.
- VLĐ hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kì kinh doanh.
 Vai trò vốn lưu động:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.147
- Để tiến hành sản xuất, ngoài TSCĐ như máy móc, thiết bị, nhà xưởng...
doanh nghiệp phải bỏ ra một lượng tiền nhất định để mua sắm hàng hóa,
nguyên vật liệu... phục vụ cho quá trình sản xuất. Như vậy vốn lưu động là
điều kiện đầu tiên để doanh nghiệp đi vào hoạt động.
- Ngoài ra vốn lưu động còn đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của
doanh nghiệp được tiến hành thường xuyên, liên tục. Vốn lưu động còn là
công cụ phản ánh, đánh giá quá trình vận động của vật tư. Số vốn lưu động
nhiều hay ít là phản ánh số lượng vật tư, hàng hóa sử dụng dự trữ ở các khâu
nhiều hay ít. Vốn lưu động luân chuyển nhanh hay chậm còn phản ánh số
lượng vật tư sử dụng tiết kiệm hay không.
- Vốn lưu động còn có khả năng quyết định đến quy mô hoạt động của
doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp hoàn toàn tự chủ
trong việc sử dụng vốn nên khi muốn mở rộng quy mô của doanh nghiệp phải
huy động một lượng vốn nhất định để đầu tư ít nhất là đủ để dự trữ vật tư
hàng hóa. Vốn lưu động còn giúp cho doanh nghiệp chớp được thời cơ kinh
doanh và tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
- Vốn lưu động còn là bộ phận chủ yếu cấu thành nên giá thành sản phẩm
do đặc điểm luânn chuyển toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm. Giá trị của
hàng hóa bán ra được tính toán trên cơ sở bù đắp được giá thành sản phẩm
cộng thêm một phần lợi nhuận. Do đó, vốn lưu động đóng vai trò quyết định
trong việc tính giá cả hàng hóa bán ra.
1.1.2 Phân loại vốn lưu động của Doanh nghiệp
1.1.2.1 Phân loại vốn lưu động của Doanh nghiệp
Để quản lý vốn lưu động được tốt cần phải phân loại vốn lưu động.
Dựa theo tiêu chí khác nhau, có thể chia vốn lưu động thành các loại khác
nhau. Thông thường có một số cách phân loại chủ yếu sau:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.148
 Phân loại theo vai trò từng loại vốn lưu động trong quá trình
sản xuất kinh doanh
Theo cách phân loại này vốn lưu động của doanh nghiệp có thể chia thành 3
loại:
- Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: bao gồm giá trị các khoản
nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, động lực, phụ tùng thay thế,
vốn vật đóng gói, công cụ dụng cụ.
- Vốn lưu động trong khâu sản xuất: bao gồm các khoản giá trị sản phẩm
dở dang, bán thành phẩm, các khoản chi phí trả trước ngắn hạn.
- Vốn lưu động trong khâu lưu thông: bao gồm các khoản giá trị thành
phẩm, vốn bằng tiền (kể cả vàng bạc, đá quý...); các khoản vốn đầu tư ngắn
hạn (đầu tư chứng khoán ngắn hạn, cho vay ngắn hạn...) các khoản thế chấp,
ký cược, ký quỹ ngắn hạn; các khoản vốn trong thanh toán(các khoản phải
thu, các khoản tạm ứng...).
Cách phân loại này cho thấy vai trò và sự phân bố của vốn lưu động
trong từng khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Từ đó có biện pháp điều
chỉnh cơ cấu vốn lưu động hợp lý sao cho có hhiệu quả sử dụng cao nhất.
 Phân loại theo hình thái biểu hiện
Theo cách này vốn lưu động có thể chia thành 2 loại:
- Vốn bằng tiền và các khoản phải thu:
Vốn bằng tiền gồm: Tiền măt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang
chuyển. Tiền là một loại tài sản có tính linh hoạt cao, doanh nghiệp có thể dễ
dàng chuyển đối thành các loại tài sản khác hoặc để trả nợ. Do vậy, trong hoạt
động kinh doanhh đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần phải có một lượng tiền cần
thiết nhất định
Các khoản phải thu: Chủ yếu là các khoản phải thu từ khách hàng thể
hiện ở số tiền mà các khách hàng nợ doanh nghiệp phát sinh trong quá trình
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.149
bán hàng, cung ứng dịch vụ dưới hình thái bán trước trả sau. Ngoài ra doanh
nghiệp còn có thể phải ứng trước tiền mua hàng cho người cung cấp.
- Vốn về hàng tồn kho:
Trong doanh nghiệp sản xuất vốn vật tư hang hóa bao gồm: Vốn về vật
tư dự trữ, vốn thành phẩm. Các loại này được gọi chung là vốn về hàng tồn
kho. Xem chi tiết hơn cho thấy, vốn về hàng tồn kho của doanh nghiệp
gồm: Vốn nguyên vật liệu chính, vốn vật liệu phụ, vốn nhiên liệu, vốn phụ
tùng thay thế, vốn vật đóng gói, vốn dụng cụ công cụ, vốn sản phẩm đang
chế, vốn về chi phí trả trước, vốn thành phẩm.
 Phân loại theo nguồn hình thành vốn lưu động
Theo cách này nguồn vốn lưu động được chia thành nguồn vốn lưu
động tạm thời và nguồn vốn lưu động thường xuyên.
- Nguồn vốn lưu động tạm thời: Là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn chủ
yếu để đáp ứng các nhu cầu có tính chất tạm thời về vốn lưu động phát sinh
trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Nguồn vốn này
bao gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các
khoản nợ ngắn hạn khác.
- Nguồn vốn lưu động thường xuyên: Là nguồn vốn có tính chất ổn định
nhằm hình thành nên TSLĐ thường xuyên cần thiết:
Công thức xác định như sau:
Nguồn VLĐ thường xuyên = TSLĐ – Nợ ngắn hạn
= Vốn dài hạn - TSDH
Việc phân loại nguồn vốn lưu động như trên giúp cho người quản lý
xem xét huy động các nguồn vốn lưu động một cách phù hợp với thời gian sử
dụng để nâng cao hiệu quả tổ chức và sử dụng VLĐ trong doanh nghiệp
mình. Ngoài ra nó còn giúp cho nhà quản lý lập các kế hoạch tài chính hình
thành nên những dự định về tổ chức nguồn vốn lưu động trong tương lai, trên
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.1410
cơ sở xác định quy mô, số lượng VLĐ cần thiết để lựa chọn nguồn vốn lưu
động này mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp.
1.1.2.2 Kết cấu VLĐ và các nhân tố ảnh hưởng
 Kết cấu vốn lưu động.
Kết cấu VLĐ phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa các thành phần vốn lưu động
trong tổng số vốn lưu động của doanh nghiệp.
Để quản lý vốn lưu động được tốt cần phải phân loại vốn lưu động. Có
nhiều cách phân loại vốn, mỗi cách phân loại có tác dụng riêng phù hợp với
yêu cầu của công tác quản lý. Thông qua các phương pháp phhân loại giúp
cho nhà quản trị tài chính doanh nghiệp đánh giá tình hình quản lý và sử
dụng vốn của những kỳ trước, rút ra những bài học kinh nghiệm trong công
tác quản lý kỳ này để ngày càng sử dụng hiệu quả hơn vốn lưu động. Cũng
như từ các cách phân loại trên doanh nghiệp có thể xác định được kết cấu
vốn lưu động của mình theo những tiêu thức khác nhau.
Trong các doanh nghiệp khác nhau thì kết cấu vốn lưu động cũng
không giống nhau. Việc phân tích kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp
theo các tiêu thức phân loại khác nhau sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn
những đặc điểm riêng về số vốn lưu động mà mình đang quản lý và sử dụng.
Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động.
Có ba nhóm nhân tố chính ảnh hưởng tới kết cấu VLĐ của doanh
nghiệp.
- Các nhân tố về mặt cung ứng vật tư: khoảng cách giữa doanh nghiệp
với nơi cung cấp; khả năng cung cấp của thị trường; kỳ hạn giao hàng và khối
lượng vật tư được cung cấp mỗi lần giao hàng; đặc điểm thời vụ của chủng
loại vật tư cung cấp.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.1411
- Các nhân tố về mặt sản xuất: đặc điểm, kỹ thuật, công nghệ sản xuất
của doanh nghiệp; mức độ phức tạp của sản phẩm chế tạo; độ dài của chu kỳ
sản xuất; trình độ tổ chức quá trình sản xuất.
- Các nhân tố về mặt thanh toán: phương thức thanh toán được lựa chọn
theo các hợp đồng bán hàng; thủ tục thanh toán; việc chấp hành kỷ luật thanh
toán giữa các doanh nghiệp.
1.1.3 Nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp
1.1.3.1 Theo quan hệ sử dụng về vốn:
Nguồn vốn chủ sở hữu:là số vốn huy động được thuộc quyền sở hữu
của doanh nghiệp, doanh nghiệp có đầy đủ các quyền chiếm hữu, sử dụng, chi
phôi và định đoạt. Tuỳ theo loại hình sở hữu doanh nghiệp thuộc các thành
phần kinh tế khác nhau mà vốn chủ sở hữu có những nội dung cụ thể như:
Nguồn vốn từ ngân sách cấp hay có nguồn gốc từ ngân sách cho các Công ty
nhà nước; Vốn do chủ doanh nghiệp tư nhân bỏ ra; Vốn góp cổ phần trong
các Công ty cổ phần; Vốn bổ sung từ lợi nhuận để lại nhằm đáp ứng nhu cầu
mở rộng quy mô sản xuất của doanh nghiệp …
Nợ phải trả (nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp)
+ Nguồn vốn tín dụng: là số vốn vay của các ngân hàng thương mại,
các tổ chức tín dụng hoặc qua phát hành trái phiếu.
+ Nguồn vốn chiếm dụng: phản ánh số vốn mà doanh nghiệp chiếm
dụng một cách hợp pháp của các chủ thể khác. Trong nền kinh tế thị trường
phát sinh các quan hệ thanh toán như: phải trả người bán, phải nộp ngân sách,
phải trả công nhân viên…
Cách phân loại này cho thấy kết cấu VLĐ của doanh nghiệp được hình
thành từ vốn bản thân hay từ các nguồn ngoại sinh. Từ đó có các quyết định
trong huy động và quản lý, sử dụng VLĐ một cách hợp lý, đảm bảo an toàn
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.1412
về tài chính trong sử dụng vốn của doanh nghiệp. Thông thường các doanh
nghiệp luôn có các cách sử dụng kết hợp cả hai loại này.
1.1.3.2 Theo thời gian huy động và sử dụng vốn
Theo cách phân loại này doanh nghiệp có nguồn VLĐ sau:
- Nguồn VLĐ thường xuyên: là nguồn vốn có tính chất ổn định, dài
hạn chủ yếu là để hình thành nên TSLĐ thường xuyên, cần thiết. Nguồn vốn
này có thể huy động từ nguồn vốn chủ sở hữu, phát hành trái phiếu dài hạn
hoặc có thể vay dài hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Xác định bằng
công thức:
Nguồn VLĐ thường xuyên = Tổng nguồn vốn thường xuyên của
DN - Giá trị còn lại của TSCĐ và các TS dài hạn khác
Trong đó:
Nguồn vốn thường xuyên của DN = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn
Hoặc
Nguồn VLĐ thường xuyên = TSLĐ – Nợ ngắn hạn
= Vốn dài hạn - TSDH
- Nguồn VLĐ tạm thời: là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn mà DN có
thể sử dụng để đáp ứng các nhu cầu có tính chất tạm thời, bất thường phát
sinh trong quá trình SXKD của DN. Nguồn vốn này bao gồm vay ngắn hạn
ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các khoản nợ ngắn hạn khác.
Mỗi DN có cách thức phối hợp khác nhau giữa nguồn VLĐ thường
xuyên và nguồn VLĐ tạm thời trong việc đảm bảo nhu cầu chung về VLĐ.
Cách phân loại trên giúp cho nhà quản trị xem xét, huy động các nguồn phù
hợp với thực tế của doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và tổ chức
nguồn vốn.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.1413
1.1.3.3 Theo phạm vi huy động
- Nguồn vốn bên trong: Là nguồn vốn cỏ thể huy động được từ chính
hoạt động của bản thân DN tạo ra, bao gồm: Lợi nhuận giữ lại tái đầu tư, khấu
hao TSCĐ, tiền nhượng bán TS, vật tư không cần dùng, thanh lý TSCĐ
- Nguồn vốn bên ngoài: Là nguồn vốn mà DN huy động từ các chủ thể
bên ngoàinhư: Vay người thân, vay ngân hàng thương mại và các tổ chức tín tài
chính, kêu gọi góp vốn liên doanh liên kết, tín dụng thương mại nhà cung cấp.
Cách phân loại này giúp nhà quản lý tài chính nắm bắt được tỷ trọng
của từng nguồn vốn theo phạm vi huy động, để từ đó có hoạch định những
chính sách huy động vốn hợp lý tạo lập được một cơ cấu vốn tối ưu nhất.
1.2 Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp
Quản lý và sử dụng TSLĐ cũng như vốn lưu động có ảnh hưởng rất lớn
đến việc hoàn thành các mục tiêu chung của doanh nghiệp. Quản trị vốn lưu
động của doanh nghiệp có thể được định nghĩa là quản trị về tiền mặt, các
khoản phải thu, hàng tồn kho nhằm đảm bảo quá trình tái sản xuất diễn ra
thường xuyên, liên tục. Có thể nói, “Quản trị vốn lưu động là việc lựa chọn
và đưa ra các quyết địnhtài chính liên quan đến việc huy động và sử dụng
vốn lưu động(vốn bằng tiền, vốn phải thu và vốn tồn kho dự trữ), tổ chức
thực hiện các quyết định đó nhằm đạt được mục tiêu hoạt động tài chính
của doanhnghiệp nói chung, đó là tối đa hoá giá trị cho chủ doanh nghiệp
hay là tối đa hóa lợi nhuận, không ngừng làm tăng giá trị doanh nghiệp và
khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường”.
Quản trị vốn lưu động nhằm thực hiện các mục tiêu sau:
 Nhằm tăng khả năng sinh lời của doanh nghiệp, tối đa hóa lợi nhuận và
tố đa hóa giá trị doanh nghiệp;
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.1414
 Đảm bảo đủ lượng tiền mặt đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ
đến hạn;
 Đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường, liên tục
và ổn định.
1.2.2 Nội dung quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp
1.2.2.1 Xác định nhu cầu vốn lưu động
1.2.2.1.1 Nhu cầu vốn lưu động:
Trong chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp phát sinh nhu cầu vốn lưu
động. Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp là thể hiện số vốn tiền tệ cần
thiết doanh nghiệp phải trực tiếp ứng ra để hình thành một lượng dự trữ hàng
tồn kho và khoản cho khách hàng nợ sau khi đã sử dụng khoản tín dụng của
nhà cung cấp và các khoanr nợ phải trả khác có tính chất chu kì (tiền lương
phải trả, tiền thuế phải nộp,….), có thể xác định theo công thức sau:
Nhu cầu
vốn lưu
động
=
Mức dự
trữ hàng
tồn kho
+
Khoản phải
thu từ khách
hàng
Khoản phải trả nhà cung
cấp và các khoản nợ phải
trả khác có tính chu kỳ
Số vốn lưu động doanh nghiệp phải trực tiếp ứng ra tùy thuộc vào nhu
cầu vốn lưu động lớn hay nhỏ trong từng thời kì kinh doanh. Trong công tác
quản lý vốn lưu động, một vấn đề quan trọng là phải xác định được nhu cầu
vốn lưu động cần thiết phải ứngg với một quy mô và điều kiện kinh doanh
nhất định.
Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết tối thiểu là số vốn tính ra
phải để để đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được tiến hành một cách liên
tục. Đồng thời phải thực hiện chế độ tiết kiệm một cách hợp lý.
 Sự cần thiết phải xác định nhu cầu vốn lưu động.
Trong điều kiện ngày nay, mọi nhu cầu vốn lưu động cho hoạt động
kinh doanh, các doanh nghiệp đều phải tự tài trợ. Do đó, việc xác định đúng
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.1415
đắn và hợp lý nhu cầu vốn lưu động thường xuyên càng có ý nghĩa quan trọng
bởi vì:
- Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết được xác định đúng
đắn và hợp lý là cơ sở để tổ chức tốt các nguồn tài trợ.
- Đáp ứng kịp thời đầy đủ vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp tiến hành bình thường và liên tục. Nếu nhu cầu vốn lưu động
xác định quá thấp sẽ gây nhiều khó khăn cho công tác tổ chức đảm bảo vốn ,
gây căng thẳng giả tạo về vônf, làm gián đoạn quá trình tái sản xuất của
doanh nghiệp. Mặt khác còn có thể gây ra những tổn thất như sản xuất bị đình
trệ, không có dủ vốn thực hiện các hợp đồng kinh tế đã ký kết, không có khả
năng trả nợ người lao động và trả nợ người cung cấp khi đến hạn thanh toán,
làm giảm và mất uy tín với bạn hàng
Nếu xác định nhu cầu VLĐ quá cao sẽ dấn đến tình trạng thừa vôns gây
ứ đọng vật tư, hàng hóa, không tiết kiệm được vốn gây lãng phí, làm tăng các
khoản chi phí không cần thiết, tăng giá thành, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn,
phát sinh nhiều khoản chi phí không hợp lý, làm giảm lợi nhuận của doanh
nghiệp. Ngược lại nếu xác định nhu cầu VLĐ quá thấp sẽ gây nhiều khó khăn
cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: không đảm bảo VLĐ
cho sản xuất liên tục, gây nên những thiệt hại do ngừng sản xuất, không có
khả năng thanh toán.., từ đó gây mất tín nhiệm trong quan hệ mua bán, quan
hệ tín dụng, mất uy tín trong kinh doanh.
1.2.2.1.2Nhữngnhântố ảnhhưởngđếnnhu cầuvốn lưu động của doanh nghiệp.
Nhu cầu vốn lưu động là một đại lượng không cố định và phụ thuộc
vào nhiều yếu tố. Trong đó có một số yếu tố chủ yếu sau:
- Những nhân tố về đặc điểm, tính chất của ngành nghề kinh doanh :
Chu kì kinh doanh, quy mô kinh doanh, tính chất thời vụ trong công việc
kinh doanh, những thay đổi về kĩ thuật công nghệ sản xuất vv…Các nhân tố
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.1416
này có ảnh hưởng trực tiếp đến số vốn lưu động mà doanh nghiệp phải ứng
ra và thời gian ứng vốn.
- Những nhân tố về mua sắm vật tư và tiêu thụ sản phẩm: Khoảng cách
giữa doanh nghiệp với các nhà cung cấp vật tư hàng hóa, sự biến động về giá
cả của các loại vật tư, hàng hóa mà doanh nghiệp sử dụng trong hoạt động sản
xuất kinh doanh, khoảng cách giữa doanh nghiệp với thị trường đầu ra, điều
kiện phuơngf tiện vận tải…
- Chính sách của doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm, tín dụng và tổ
chức thanh toán: Chính sách về tiêu thụ sản phẩm và tín dụng của doanh
nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến kỳ hạn thanh toán quy mô các khoản phải thu.
Việc tổ chức tiêu thụ và thực hiện các thủ tục thanh toán và tổ chức thanh
toán thu tiền bán hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu vốn lưu động của
doanh nghiệp.
1.2.2.1.3 Phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp.
Tùy theo đặc điểm kinh doanh và điệu kiện cụ thể của doanh nghiệp
trong từng thời kỳ mà có thể lựa chọn, áp dụng các phương pháp khác nhau
để xác định nhu cầu VLĐ. Hiện nay có hai hương pháp chủ yếu là phương
pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp.
a/ Phương pháp trực tiếp xác định nhu cầu VLĐ thường xuyên của
doanh nghiệp:
Nội dung cơ bản: Căn cứ vào các yêu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lượng
vốn lưu động của doanh nghiệp phải ứng ra để xác định nhu cầu vốn lưu động
thường xuyên.
Trình tự của phương pháp:
Bước 1: Xác định nhu cầu vốn để dự trữ hàng tồn kho cần thiết cho
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.1417
Trước hết phải xác định nhu cầu vốn dự trữ của từng loại nguyên vật
liệu. Sau đó tổng hợp lại để tính mức dự trữ nguyên vật liệu hoặc hàng hóa.
- Xác định nhu cầu vốn dự trữ nguyên vật liệu hoặc hàng hóa.
Doanh nghiệp cần xác định lượng dự trữ của từng loại nguyên vật liệu.
- Xác định lượng dự trữ nguyên vật liệu chính:
Nhu cầu vốn dự trữ cần thiết nguyên vật liệu chính trong kỳ được xác
định:
Dn = Nd x Fn
Trong đó:
Dn: Nhu cầu vốn dự trữ nguyên vật liệu chính năm kế hoạch
Nd: Số ngày dự trữ cần thiết về nguyên vật liệu chính.
Fn: Chi phí nguyên vât liệu chính bình quân mỗi ngày trong kỳ
kế hoạch.
- Xác định nhu cầu vốn dự trữ đối với các khoản vật tư khác: Đối với các
khoản vật tư khác trong khâu dự trữ sản xuất có rất nhiều loại khác nhau, tình
hình tiêu hao của mỗi loại cũng rất khác nhau. Có thể chia làm 2 trường hợp:
Đối với loại vật tư dùng nhiều và thường xuyên có thể áp dụng phương
pháp xác định nhu cầu vốn dự trữ như đối với các loại nguyên vật liệu chính.
Đối với loại giá trị thấp, số lượng tiêu hao không nhiều hoặc không
thường xuyên thì có thể xem xét tình hình thực tế và ước tính dự trữ bằng một
tỷ lệ phần trăm so với số chi phí sử dụng loại vật tư đó ở trong kỳ hoặc có thể
dùng công thức sau:
Dk = Mk x T%
Trong đó,
Dk: Nhu cầu vốn dự trữ của một loại vật tư khác trong khâu dự trữ năm
kế hoạch của doanh nghiệp.
Mk: Tổng mức luân chuyển của loại vật tư khác trong kỳ kế hoạch.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.1418
T%: Tỷ lệ nhu cầu vốn so với tổng mức luân chuyển vốn của loại vật tư
đó ở năm báo cáo(kỳ gốc)
- Xác định nhu cầu vốn sản phẩm dở dang
Ds = Pn x Ck
Trong đó,
Ds: Nhu cầu vốn sản phẩm dở dang.
Pn: Chi phí sản xuất sản phầm bình quân một ngày trong kỳ kế hoạch.
Ck: Chu kỳ sản xuất sản phẩm.
Chi phí sản xuất bình quân một ngày kỳ kế hoạch có thể được xác định
bằng cách lấy tổng chi phí sản xuất sản phẩm kỳ kế hoạch (hoặc có thể lấy
tổng giá thành sản xuất sản phẩm ) chia cho số ngày trong kỳ.
Chu kỳ sản xuất sản phẩm: là độ dài thời gian của quá trình sản xuất
sản phẩm được tính kể từ khi đưa nguyên vật liệu vào sản xuất cho đến khi
sản phẩm được sản xuất xong và hoàn thành các thủ tục nhập kho.
- Xác định nhu cầu vốn về chi phí trả trước:
Chi phí trả trước là chi phí thực tế đã phát sinh có liên quan đến hoạt
động kinh doanh của nhiều kỳ kinh doanh nên chưa thể tính hết vào giá thành
sản phẩm kỳ này mà được phân bổ dần nhiều lần vào các kỳ tiếp theo, đòi hỏi
doanh nghiệp phải ứng ra lượng vốn nhất định. Có thể xác định nhu cầu vốn
chi phí trả trước theo công thức sau:
Vp = Pd + Ps - Pp
Trong đó,
Vp: Nhu cầu vốn chi phí trả trước trong kỳ kế hoạch.
Pd: Số sư chi phí trả trước ở đầu kỳ kế hoạch.
Ps: Chi phí trả trước dự kiến phát sinh trong kỳ.
Pp: Chi phí trả trước dự kiến phân bổ vào giá thành sản phẩm trong kỳ
- Xác định nhu cầu vốn thành phẩm:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.1419
Để đảm bảo cho quá trình tiêu thụ sản phẩm được thường xuyên liên
tục, đòi hỏi doanh nghiệp phải dự trữ một lượng thành phẩm trong kho. Nhu
cầu vốn dự trữ thành phẩm được dựa trên cơ sở xem xét quá trình sản xuất và
cách thức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Có thể xác định nhu cầu vốn
dự trữ thành phẩm theo công thức sau:
Dtp = Zn x Ntp
Trong đó,
Dtp: Nhu cầu vốn dự trữ thành phẩm kỳ kế hoạch.
Zn : Giá vốn hàng bán bình quân mỗi ngày kỳ kế hoạch.
Ntp: Số ngày dự trữ thành phẩm.
Trên cơ sở xác định nhu cầu vốn lưu động để dự trữ về nguyên vật liệu
chính, vật tư khác, sản phẩm dở dang, chi phí trả trước và thành phẩm. Tổng
hợp lại sẽ xác định được tổng mức dự trữ hàng tồn kho của doanh nghiệp.
Bước 2: Xác định chính sách tiêu thụ sản phẩm và khoản tín dụng cung
cấp cho khách hàng hay dự kiến các khoản phải thu.
Để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu và lợi nhuận bán hàng
nhiều doanh nghiệp đã sử dụng biện pháp bán chịu cho khách hàng. Từ đó
hình thành nên khoản phải thu từ khách hàng. Khi bán chịu sản phẩm, hàng
hóa cho khách hàng, điều đó đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đã cung cấp
một khoản tín dụng cho khách hàng. Như vậy, việc bán chịu khiến cho doanh
nghiệp phải cung ứng thêm vốn làm tăng nhu cầu về vốn, tăng chi phí quản
lý, chi phí thu hồi nợ, tăng rủi ro tài chính. Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải
xem xét các yếu tố tác động đến nợ phải thu và cần tính toán, cân nhắc lựa
chọn một chính sách bán chịu hợp lý và có lợi nhất. Một trong những yếu tố
quan trọng cần xác định trong việc bán chịu là thời gian cho khách hàng nợ
(thời gian chịu) .Trên cơ sở xác định được độ dài của thời gian này có thể dự
kiến được khoản nợ phải thu trung bình từ khách hàng theo công thức sau:
Npt=Kpt x Sd
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.1420
Trong đó,
Npt: Nợ phải thu dự kiến kỳ kế hoạch.
Kpt: Thời hạn trung bình cho khách hàng nợ (kỳ hạn thu tiền trung
bình)
Sd: Doanh thu bình quân một ngày trong kì kế hoạch.
Bước 3: Xác định các khoản phải trả nhà cung cấp.
Việc sử dụng tín dụng của nhà cung cấp ( tín dụng thương mại) cũng
giống như con dao 2 lưỡi. Do đó, doanh nghiệp phải rất thận trọng trong việc
sử dụng mua chịu như một nguồn tài trợ vì chi phí sử dụng vốn rất cao ( lãi
suất tín dụng thương mại cao). Doanh nghiệp phải xem xét kỹ lưỡng các điều
kiện tín dụng do nhà cung cấp đưa ra và tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Trên cơ sở đó có thể dự kiến được khoản nợ phải trả cho nhà cung cấp theo
công thưc sau:
Nợ phải trả
nhà cung cấp
=
Kỳ trả nợ
trung bình
x
Giá trị nguyên vật liệu, hàng hóa mua vào
bình quân một ngày trong kỳ kế hoạch
(loại mua chịu )
Bước 4: Xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp.
Trên cơ sở xác định nhu cầu vốn về hàng tồn kho, dự kiến các khoản
phải thu và khoản phải trả. Có thể xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh
nghiệp thường xuyên cần thiết năm kế hoạch của doanh nghiệp theo công
thức ở trên.
Nhu cầu vốn lưu động xác định theo phương pháp này tương đối sát và
phù hợp với các doanh nghiệp trong điều kiện ngày nay. Tuy vậy nó có hạn
chế việc tính toán tương đối phức tạp, khối lượng tính toán nhiều và mất
nhiều thời gian.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.1421
b/ Phương pháp gián tiếp xác định nhu cầu vốn lưu động thường
xuyên của doanh nghiệp.
Phương pháp này dựa vào thống kê kinh nghiệm để xác định nhu cầu
vốn. Có thể chia ra làm 2 trường hợp như sau:
Trường hợp thứ nhất: Dựa vào kinh nghiệm thực tế của doanh nghiệp
cùng loại trong ngành để xác định nhu cầu vốn cho doanh nghiệp mình.
Việc xác định nhu cầu vốn theo cách này là dựa vào hệ số vốn lưu động
tính theo doanh thu được rút từ thực tế hoạt động của các doanh nghiệp cùng
loại trong ngành. Trên cơ sở đó xem xét quy mô kinh doanh dự kiến theo
doanh thu của doanh nghiệp mình để tính nhu cầu vốn lưu động cần thiết.
Phương pháp này tương đối đơn giản, tuy nhiên mức độ chính xác bị
hạn chế. Nó thích hợp với việc xác định nhu cầu vốn lưu động khi thành lập
doanh nghiệp với quy mô nhỏ.
Trường hợp thứ hai: Dựa vào tình hình sử dụng vốn lưu động ở thời
kỳ vừa qua của doanh nghiệp để xác định nhu cầu chuẩn về vốn lưu động cho
các thời kỳ tiếp theo.
Nội dung chủ yếu của phương pháp này là dựa vào mối quan hệ giữa
các yếu tố hợp thành nhu cầu vốn lưu động gồm: Hàng tồn kho, nợ phải thu từ
khách hàng và nợ phải trả nhà cung cấp ( số nợ phải trả phát sinh có tính chất
tự động và có tính chất chu kỳ) với doanh thu thuần của kỳ vừa qua để xác
định tỷ lệ chuẩn nhu cầu vốn lưu động tính theo doanh thu và sử dụng tỷ lệ
này để xác định nhu cầu vốn lưu động cho các kỳ tiếp theo.
Trình tự phương pháp:
Bước 1: Xác định số dư bình quân các khoản hợp thành nhu cầu vốn
lưu động trong năm báo cáo. Khi đã xác định số dư bình quân các khoản phải
phân tích tình hình để loại trừ số liệu không hợp lý.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.1422
Bước 2: Xác định tỷ lệ các khoản trên so với doanh thu thuần trong
năm báo cáo. Trên cơ sở đó xác định tỷ lệ nhu cầu vốn lưu động so với doanh
thu thuần.
Bước 3: Xác định nhu cầu vốn lưu động cho năm kế hoạch.
Việc xác định nhu cầu vốn lưu đông theo phương pháp này tương đối
đơn giản, giúp doanh nghiệp ước tính được nhanh chóng nhu cầu vốn lưu
động năm kế hoạch để xác định nguồn tài trợ phù hợp, tuy nhiên mức độ
chính xác bị hạn chế
1.2.2.2 Phân bổ vốn lưu động
Phân bổ VLĐ phản ánh thành phẩn và mối quan hệ tỷ lệ giữa các thành
phần VLĐ chiếm trong tổng VLĐ của doanh nghiệp tại một thời điểm.
Vai trò của phân bổ vốn lưu động: Giúp doanh nghiệp sử dụng vốn một
cách tiết kiệm, hiệu quả, đáp ứng được đầy đủ và kịp thời nhu cầu vốn lưu
động để hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục và bình thường. Việc
phân tích kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp theo các tiêu thức phân loại
để hiểu rõ hơn những đặc điểm riêng về số vốn vốn lưu động mà mình đang
quản lý và sử dụng. Từ đó xác định đúng đắn các trọng điểm và biện pháp
quản trị vốn lưu động có hiệu quả hơn, phù hợp với điều kiện cụ thể của
doanh nghiệp.
Các nhân tố ảnh hưởng phân bổ VLĐ
- Nhân tố về mặt cung ứng
- Nhân tố về mặt sản xuất
- Nhân tố về mặt thanh toán….
1.2.2.3 Mô hình tài trợ vốn lưu động
Có 3 mô hình tài trợ vốn lưu động tại doanh nghiệp.
a/ Mô hình tài trợ thứ nhất: Toàn bộ TSC Đ và TSL Đ thường xuyên
được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, toàn bộ TSL Đ tạm thời được
đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.1423
Tiền
TSLĐ tạm thời
Nguồn vốn
tạm thời
TSLĐ thường xuyên Nguồn vốn
thường
TSCĐ xuyên
Thời gian
Hình 1.1: Mô hình tài trợ Vốn lưu động thứ nhất
+ Ưu điểm của mô hình này là:
Giúp doanh nghiệp hạn chế được rủi ro trong thanh toán, mức độ an
toàn cao hơn.
Giảm bớt được chi phí trong sử dụng vốn.
+ Hạn chế: Chưa tạo ra sự linh hoạt trong việc tổ chức sử dụng vốn,
thường vốn nào nguồn ấy, tính chắc chắn được đảm bảo hơn song kém linh
hoạt hơn.
b/ Mô hình tài trợ thứ hai: Toàn bộ TSCĐ ,TSLĐ thường xuyên và
một phần TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, một
phần TSLĐ tạm thời còn lại được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.1424
Tiền
TSLĐ tạm thời
Nguồn vốn
tạm thời
TSLĐ thường xuyên Nguồn vốn
thường
TSCĐ xuyên
Thời gian
Hình 1.2: Mô hình tài trợ Vốn lưu động thứ hai
+ Ưu điểm của mô hình này là: Khả năng thanh toán và độ an toàn ở
mức cao.
+ Hạn chế: Chi phí sử dụng vốn cao vì phải sử dụng nhiều khoản vay
dài hạn và trung hạn.
c/ Mô hình tài trợ thứ ba: Toàn bộ TSCĐ, một phần TSLĐ thường
xuyên được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên. Một phần còn lại của
TSLĐ thường xuyên và toàn bộ TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn
vốn tạm thời.
+ Ưu điểm: việc sử dụng vốn linh hoạt, chi phí sử dụng vốn thấp hơn vì
sử dụng nhiều hơn nguồn vốn tín dụng ngắn hạn.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.1425
+ Nhược điểm : khả năng gặp rủi ro cao hơn.
Tiền
TSLĐ tạm thời
Nguồn vốn
tạm thời
TSLĐ thường xuyên
TSLĐ thường xuyên Nguồn vốn
thường
TSCĐ xuyên
Thời gian
Hình 1.3 : Mô hình tài trợ Vốn lưu động thứ ba
1.2.2.4 Quản trị nợ phải thu
- Xác định chính sách bán chịu (chính sách tín dụng thương mại) với
khách hàng. Doanh nghiệp cần xem xét đến các yếu tố ảnh hưởng đến chính
sách này như: mục tiêu mở rộng thị trường tiêu thu, tăng doanh thu, lợi
nhuận, tính chất thời vụ trong sản xuất, tình trạng cạnh tranh, tình trạng tài
chính của doanh nghiệp,.....
- Phân tích khách hàng, xác định đối tượng bán chịu: Trong việc hình
thành chính sách tín dụng thương mại, doanh nghiệp cần phải xác định rõ là
bán chịu cho ai. Do đó, để thẩm định rủi ro cần phải có sự phân tích kỹ lưỡng
khả năng trả nợ và uy tín của khách hàng, nhất là khách hàng tiềm năng.
- Xác định điều kiện thanh toán: Doanh nghiệp phải xác định thời hạn
bán chịu và tỷ lệ chiết khấu thanh toán.Trong trường hợp khách hàng có uy
tín thấp hoặc đáng nghi ngờ, doanh nghiệp cần ấn định một hạn mức tín dụng
hạn chế để trách rủi ro.
- Thường xuyên kiểm soát nợ phải thu: Mở sổ theo dõi chi tiết nợ phải
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.1426
thu và tình hình thanh toán với kh ách hàng.
- Cần thường xuyên xem xét, đánh giá tình hình nợ phải thu, dự đoán nợ
phải thu từ khách hàng theo công thức sau:
Npt= Sd x Kpt
Trong đó,
Npt: Nợ phải thu dự kiến trong kỳ( năm)
Dn: Doanh thu bán hàng bình quân một ngày trong kỳ kế hoạch
Kh: Kỳ thu tiền bình quân trong năm.
- Áp dụng các biện pháp thích hợp thu hồi nợ và bảo toàn vốn.
+ Chuẩn bị sẵn sàng các chứng từ cần thiết đối với các khoản nợ sắp đến
kỳ thanh toán. Nhắc nhở và đôn đốc khách hàng thanh toán các khoản nợ đến
hạn.
+ Chủ động áp dụng các biện pháp tích cực và thích hợp thu hồi các
khoản nợ quá hạn. Cần xác định rõ nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn để có
biện pháp thu hồi thích hợp.
+ Doanh nghiệp cần trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi để chủ động
bảo toàn vốn lưu động.
1.2.2.5 Quản trị vốn bằng tiền
Vốn bằng tiền của doanh nghiệp gồm tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân
hànng. Việc quản lý vốn bằng tiền là vấn đề hết sức quan trọng trong công tác
quản lý tài chính doanh nghiệp vì :
+Vốn bằng tiền là yếu tố trực tiếp quyết định khả năng thanh toán của
một doanh nghiệp tương ứng với một quy mô kinh doanh nhất định đòi hỏi
thường xuyên phải có một lượng tiền tương xứng mới đảm bảo cho tình hình
tài chính của doanh nghiệp ở trạng thái bình thường.
+Vốn bằng tiền là một lại tài sản có tính linh hoạt cao và cũng dễ là đối
tượng của các hành vi tham ô, gian lận, lợi dụng.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.1427
Nội dung chủ yếu của quản lý vốn bằng tiền bao gồm các vấn đề sau:
- Xác định mức dự trữ vốn tiền mặt một cách hợp lý. Việc xác định mức
tồn dự trữ tiền mặt có lý nghĩa quan trọng giúp cho doanh nghiệp đảm bảo
khả năng thanh toán bằng tiền mặt cần thiết trong kỳ, tránh được rủi ro không
có khả năng thanh toán. Giữ được uy tín với các nhà cung cấp và tạo điều
kiện cho doanh nghiệp chớp được cơ hội kinh doanh tốt, tạo khả năng thu
được lợi nhuận cao.
- Quản lý chặt chẽ các khoản phải thu chi bằng tiền. Doanh nghiệp cần
xấy dựng các nội quy, quy chế về quản lý các khoản phải thu chi. Đặc biết là
các khoản thu chi bằng tiền mặt để trách thất thoát mất mát, lạm dụng tiền của
doanh nghiệp để vụ lợi cho cá nhân.
- Tất cả các khoản thu chi của doanh nghiệp đều phải thông qua quỹ tiền
mặt, không được chi tiêu ngoài quỹ.
1.2.2.6 Quản trị hàng tồn kho.
Tại cùng một thời điểm, khi doanh nghiệp được hưởng những lợi ích từ
việc dự trữ và sử dụng hàng tồn kho thì các chi phí có liên quan cũng phát
sinh tương ứng bao gồm: chí phí đặt hàng, chi phí lưu trữ hay chi phí tồn trữ
và chi phí thiệt hại do không có hàng.
Mô hình quản lý hàng tồn kho dự trữ trên cơ sở tối thiểu hóa tổng chi phí
tồn kho dự trữ được gọi là mô hình tổng chi phí tối thiểu. Nội dung cơ bản
của mô hình này là xác định mức đặt hàng kinh tế (Economic Order
Quantity – EOQ) để với mức đặt hàng này thì tổng chi phí tồn kho dự trữ là
nhỏ nhất.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.1428
Mô hình EOQ được mô tả theo sơ đồ sau:
Tổng chi phí
Chi phí lưu giữ
Hình 1.4 : Mô hình EOQ
Theo mô hình này, giả định số lượng hàng đặt mỗi lần là đều đặn và bằng
nhau, được biểu diễn như sau:
Hình 1.5 : Giả định mức dự trữ tồn kho
Chi phí
Số lượng đơn đặt hàng
Chi phí đặt hàng
Q/2
Q
Mức dự trữ tồn kho
Thời gian
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.1429
Nội dung chủ yếu của quản lý hàng tồn kho là phải xác định được mức
tồn kho tối ưu ( còn gọi là lượng đặt hàng kinh tế).
Trong đó,
QE : Lượng đặt hàng kinh tế( lượng đặt hàng tối ưu)
Qn : tổng số lượng vật tư hàng hoá cung cấp hàng năm theo HĐ
C1 : chi phí tồn trữ cho một đơn vị hàng hoá tồn kho
Cd : chi phí đơn đặt hàng
Trên cơ sở xác định được lượng đặt hàng kinh tế, người quản lý có thể
xác định được số lần thực hiện hợp đồng trong kỳ theo QE.
Trong đó ,
Lc: Số lần thực hiện hợp đồng tối ưu trong kỳ.
Nc: số ngày cung cấp khác nhau( độ dài thời gian dự trữ tối ưu của một
chu kỳ hàng tồn kho)
Ngoài ra doanh nghiệp thường tính thêm khoản dự trữ an toàn vào mức
tồn kho trung bình.
Trong đó,
:là mức dự trữ hàng tồn kho trung bình.
QDT :là mức dự trữ an toàn.
1.2.2.6.2.Các biện pháp chủ yếu quản lý hàng tồn kho:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.1430
Để quản lý tốt vốn dữ trữ hàng tồn kho cần phải phối hợp các khâu với
nhau: từ khâu mua sắm vật tư hàng hóa, vận chuyển,sản xuất đến dự trữ thành
phẩm, hàng hóa để bán. Vì vậy cần phải chú trọng một số biện pháp sau:
- Xác định đúng đăns lượng vật tư cần mua trong kỳ và lượng tồn kho dữ
trữ hợp lý.
- Xác định và lựa chọn nguồn cung ứng và người cung ứng thích hợp để
đạt các mục tiêu: giá cả đầu vào thấp, chất lượng hàng hóa vật tư ổn định và
đảm bảo...
- Lựa chọn phương tiện vận tải phù hợp để tối thiểu hóa chi phí vận
chuyển, bốc rỡ.
- Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường về giá cả của vật
tư, thành phẩm, hàng hóa để trách tình trạng mất mát, hao hụt quá mức.
- Thường xuyên kiểm tra, nắm vững tình hình dự trữ, phát hiện kịp thời
tình trạng vật tư ứa đọng vật tư, không phù hợp để có biện pháp giải phóng
nhanh số vật tư đó, thu hồi vốn.
- Thực hiện tốt việc mua bảo hiểm hàng hóa đối với vật tư hàng hóa, lập
dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
1.2.2.7 Hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn lưu động
1.2.2.7.1 Quan niệm về hiệu quả sử dụng vốn lưu động
 Các khái niệm hiệu quả sử dụng vốn lưu động
- Là hiệu quả thu được sau khi đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu độ
ng qua các giai đoạn của quá trình sản xuất. Tốc độ này cao chứng tỏ hiiệu
quả sử dụng vốn lưu động ngày càng lớn và ngược lại.
- Là hiệu quả đem lại cao nhất khi mà số vốn lưu động cần cho một đồng
luân chuyển là ít nhất. Quan niệm này thiên về chiều hướng càng tiết kiệm
được bao nhiêu vốn lưu động cho một đồng luân chuyển thì càng tốt. Nhưng
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.1431
nếu hàng hóa sản xuất ra không tiêu thụ được thì hiệu quả sử dụng đồng vốn
cũng không cao.
- Là thời gian ngắn nhất để vốn lưu động quay được một vòng. Quan
niệm này có thể nói là hệ quả của quan niệm trên.
- Là hiệu quả phản ánh số lợi nhuận thu được khi bán ra một đồng
VLĐ.
c/ Mô hình tài trợ thứ ba: Toàn bộ TSCĐ, một phần TSLĐ thường
xuyên được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên. Một phần còn lại của
TSLĐ thường xuyên và toàn bộ TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn
vốn tạm thời.
+ Uu điểm: việc sử dụng vốn linh hoạt, chi phí sử dụng vốn thấp
hơn vì sử dụng nhiều hơn nguồn vốn tín dụng ngắn hạn.
+ Nhược điểm : khả năng gặp rủi ro cao hơn.
- Là hiệu quả thu được khi đầu tư thêm vốn lưu động một cách hợp lý
nhằm mở rộng quy mô sản xuất để tăng doanh số tiêu thụ với yêu cầu đảm
bảo tốc độ tăng lợi nhuận phải lớn hơn tốc độ tăng vốn lưu động.
Nói tóm lại, cho dù có nhiều cách tiếp cận khác nhau về hiệu quả sử
dụng vốn lưu động , song khi nói đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động chúng ta
phải có một quan điểm toàn diện hơn và không thể tách rời nó với chu kỳ sản
xuất kinh doanh hợp lý, một định mức sử dungj đầu vào hợp lý, công tác tổ
chức quản lý sản xuất, thiêu thụ và thu hồi công nợ chặt chẽ.
 Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Như đã nói ở trên để tiến hành bất cứ hoạt động sản xuất kinh doanh
nào điều kiện không thể thiếu là vốn. Khi đã có đồng vốn trong tay thì một
câu hỏi nữa đặt ra là ta phải sử dụng đồng vốn đó như thế nào để vốn đó sinh
lời, vốn phải sinh lời thì doanh nghiệp với tồn tại và phát triển tốt được. Lợi
ích kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lý, sử dụng hợp lý, có hiệu
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.1432
quả đồng vốn, tiết kiệm được vốn tăng tích lũy để thực hiện tái sản xuất và
mở rộng quy mô sản xuất ngày càng lớn hơn.
VLĐ là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh, do đó việc tổ chức
quản lý, sử dụng VLĐ có hiệu quả sẽ quyết định đến khả năng tăng trưởng và
phát triển của doanh nghiệp. Chính vì mục tiêu đó, việc nâng cao hiệu quả sử
dụng VLĐ là cần thiết đối với doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả sử dụng
VLĐ là một trong số nhiều biện pháp doanh nghiệp cần phải đạt được để thực
hiện mục tiêu của mình.
Hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp phản ánh trình độ khai thác, sử
dụng và quản lý nguồn vốn làm cho đồng vốn sinh lợi tối đa nhằm mục tiêu
cuối cùng của doanh nghiệp là tối đa hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu. Nó
được lượng hoá thông qua hệ thống các chỉ tiêu về khả năng sinh lợi, vòng
quay vốn lưu động, tốc độ luân chuyển vốn, vòng quay hàng tồn kho. Nó
chính là quan hệ giữa đầu ra và đầu vào của quá trình kinh doanh.
Suy cho cùng việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là nhằm vào
việc nâng cao lợi nhuận. Có lợi nhuận chúng ta mới có tích luỹ để tái sản
xuất ngày càng mở rộng.
Tóm lại, việc nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ là một tất yếu trong cơ
chế thị trường cạnh tranh gay gắt. Nó góp phần nâng cao khả năng hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mở rộng quy mô hoạt động sản xuất,
tăng nhanh tốc độ hoạt động của doanh nghiệp nhằm đem lại cho doanh
nghiệp lợi nhuận và lợi nhuận ngày càng cao, góp phần tăng trưởng kinh tế xã
hội.
1.2.2.7.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ
 Tốc độ luân chuyển vốn lưu động
Việc sử dụng vốn lưu động biểu hiện ở tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu
động. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhanh hay chậm nói lên hiệu suất sử
dụng vốn lưu động của doanh nghiệp cao hay thấp.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.1433
- Số lần luân chuyển vốn lưu động( hay số vòng quay vốn lưu động)
Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức:
Trong đó,
L : Số lần luân chuyển vốn lưu động ở trong kỳ (thường là 1năm)
M: Tổng mức luân chuyển vốn lưu động
Hiện nay tổng mức luân chuyển vốn lưu động được xác định bằng doanh
thu thuần bán hàng của doanh nghiệp ở trong kỳ.
VLĐ: Số VLĐ bình quân sử dụng ở trong kỳ được xác định bằng
phương pháp bình quân số học.
- Kỳ luân chuyển của VLĐ
Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân cần thiết để vốn lưu động thực
hiện được một lần luân chuyển hay độ dài thời gian một vòng quay của vốn
lưu động ở trong kỳ.
Trong đó,
K: kỳ luân chuyển vốn lưu động
N: Số ngày trong kỳ được tính chẵn một năm là 360 ngày, 1 tháng là 30
ngày, 1 quý là 90 ngày.
Mức tiết kiệm vốn lưu động do tăng tốc độ luân chuyển vốn
Trong đó,
VTK: Số VLĐ có thể tiết kiệm (- )hay phải tăng thêm(+) do ảnh hưởng
của tốc độ luân chuyển VLĐ kỳ so sánh với kỳ gốc
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.1434
M1: Tổng mức luân chuyển VLĐ kỳ so sánh
K1, K0:Kỳ luân chuyển VLĐ kỳ so sánh và kỳ gốc
L1, L0:Số lần luân chuyển VLĐ kỳ so sánh và kỳ gốc
 Hàm lượng vốn lưu động:
Hay còngọi là mức độ đảm nhiệm VLĐ là số vốn lưu động cần có để đạt
một đồng doanh thu thuần về tiêu thụ sản phẩm.
Trong đó,
Sn: Doanh thu thuần bán hàng trong kỳ.
Chỉ tiêu này phản ánh để có một đồng doanh thu thuần về bán hàng cần
bao nhiêu vốn lưu động.
 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động:
Hệ số này cho biết nếu tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động thì tỷ suất
lợi nhuận vốn lưu động tăng.
Chỉ tiêu này cho biết: một đồng vốn lưu động bỏ ra trong kỳ, sẽ tạo ra
được bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng lớn, chứng tỏ doanh nghiệp
sử dụng vốn lưu động có hiệu quả cao.
 Một số chỉ tiêu khác
- Chỉ tiêu hệ số thanh toán hiện thời:
Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trải
các khản nợ ngắn hạn, vì thế hệ số này cũng thể hiện mức độ đảm bảo thanh
toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.
- Chỉ tiêu hệ số thanh toán nhanh:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.1435
Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp, hệ số
này càng cao, thì khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp càng cao, và
ngược lại.
- Chỉ tiêu hệ số thanh toán tức thời:
Hệ số này cho phép đánh giá sát hơn khả năng thanh toán của doanh
nghiệp.
- Chỉ tiêu kỳ thu tiền trung bình và vòng quay hàng tồn kho:
Kỳ thu tiền trung bình
(ngày)
=
Chỉ tiêu này cho biết: độ dài thời gian để thu các khoản tiền bán hàng
phải thu, từ khi bán hàng đến khi thu được tiền.
Vòng quay hàng tồn kho cho biết sự luân chuyển của hàng hóa dự trữ ,
số vòng quay hàng tồn kho cao, cho thấy việc tổ chức và quản lý dự trữ của
doanh nghiệp là tốt, doanh nghiệp có thể rút ngắn được chu kỳ kinh doanh và
giảm được vốn bỏ vào hàng hóa tồn kho.
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc quản trị Vốn lưu động của Doanh
nghiệp.
1.3.1 Nhân tố khách quan.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.1436
 Rủi ro: Doanh nghiệp hoạt động luôn gắn liền với thị trường đầu
vào, thị trường đầu ra, thị trường vốn,…Trong hoạt động kinh doanh, các
doanh nghiệp phải đối mặt với những rủi ro như lạm phát, sự biến động của
lãi suất, vật liệu…tác động mạnh mex đến môi trường kinh doanh . Ngoài ra
doanh nghiệp còn gặp phải những rủi ro do thiên tai gây ra như hoả hoạn, lũ
lụt...mà các doanh nghiệp khó có thể lường trước được.
 Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế: tác động của nền kinh tế
tăng trưởng nhanh hay chậm có ảnh hưởng đến sức mua của thị trường. Điều
này ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp, từ đó ảnh
hưởng tới doanh thu, lợi nhuận và như thế sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng
vốn nói chung và VLĐ nói riêng.
 Khoa học công nghệ:Do tác động của cuộc cách mạng khoa học
công nghệ nên sẽ làm giảm giá trị tài sản, vật tư...vì vậy, nếu doanh nghiệp
không bắt kịp điều này để điều chỉnh kịp thời giá trị của sản phẩm thì hàng
hoá bán ra sẽ thiếu tính cạnh tranh làm giảm hiệu quả sử dụng vốn nói chung
và vốn lưu động nói riêng.
 Chính sách vĩ mô của Nhà nước: Do chính sách vĩ mô của Nhà
nước có sự thay đổi về chính sách chế độ, hệ thống pháp luật, thuế... cũng tác
động đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Chẳng hạn như
nhà nước sử dụng chính sách thắt chặt: tăng thuế giá trị gia tăng đánh vào các
yếu tố đầu vào làm cho chi phí của doanh nghiệp tăng lên.
1.3.2 Nhân tố chủ quan
 Xác định nhu cầu vốn lưu động: xác định nhu cầu VLĐ thiếu
chính xác dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu vốn trong sản xuất kinh doanh,
điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh
cũng như hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.1437
Nếu Doanh nghiệp xác định nhu cầu VLĐ quá cao sẽ không khuyến
khích Doanh nghiệp khai thác các khả năng tiềm tàng tìm mọi biện pháp cải
tiến hoạt động sản xuất kinh doanh để nâng cao hiệu quả của VLĐ; gây nên
tình trạng ứ đọng vật tư hàng hóa; vốn chậm luân chuyển và phát sinh các chi
phí không cần thiết làm tăng giá thành sản phẩm . Ngược lại, nếu Doanh
nghiệp xác định nhu cầu VLĐ quá thấp sẽ gây nhiều khó khăn cho hoạt động
sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp, Doanh nghiệp thiếu vốn sẽ không
đảm bảo sản xuất liên tục gây ra những thiệt hại do ngừng sản xuất, không có
khả nang thanh toán và thực hiện các hợp đồng đã ký kết với khách hàng.
 Việc lựa chọn phương án đầu tư: Là một nhân tố cơ bản ảnh
hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp. Nếu dự án được
chọn là khả thi, phù hợp với điều kiện thị trường, khả năng của doanh nghiệp
và phù hợp với lối phát triển của nhà nước; sản phẩm, lao vụ, dich vụ sản xuất
ra chất lượng cao, mẫu mã phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, đồng thời
giá thành hạ thì khả năng tiêu thụ nhanh, tăng vòng quay VLĐ, nâng cao hiệu
quả sử dụng VLĐ và ngược lại.
 Do trình độ quản lý: Trình độ quản lý của doanh nghiệp mà yếu
kém sẽ dẫn đến thất thoát vật tư hàng hoá trong quá trình mua sắm, dự trữ,
sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, dẫn đến sử dụng lãng phí VLĐ, hiệu quả sử
dụng vốn thấp. Ngược lại, với trình độ quản lý cao, nhà quản trị sẽ tăng hiệu
quả sử dụng VLĐ. Những quyết định đầu tư ngắn hạn đúng đắn tránh tình
trạng để vốn nhàn rỗi tăng cao.
 Đặc điểm của quá trình sản xuất kinh doanh: Nhu cầu của thị
trường mang tính thời vụ, chính vì vậy hoạt động sản xuất kinh doanh cũng có
tính thời vụ. VLĐ là yếu tố thiết yếu của quá trình sản xuất kinh doanh, cho
nên VLĐ cũng chịu ảnh hưởng tính thời vụ của thị trường. Để nâng cao hiệu
quả sử dụng VLĐ, doanh nghiệp cũng cần phải trú trọng đến tính thời vụ.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.1438
 Các mối quan hệ của doanh nghiệp: Đó là quan hệ giữa doanh
nghiệp với khách hàng và quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp. Các
mối quan hệ này rất quan trọng, nó có ảnh hưỏng tới nhịp độ sản xuất, khả
năng phân phối sản phẩm, lượng hàng tiêu thụ … là những vấn đề trực tiếp
tác động tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu các mối quan hệ trên được diễn
ra tốt đẹp thì quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mới diễn ra
thường xuyên liên tục, sản phẩm làm ra mới tiêu thụ được nhanh chóng,
khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.1439
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN XÂY LẮP VÀ KẾT CẤU THÉP LÊ HỒNG TRONG THỜI
GIAN QUA.
2.1. Quá trình hình thành, phát triển và đặc điểm hoạt động kinh doanh
của Công ty.
2.1.1 Quá trình hình thành phát triển.
 Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần xây lắp và Kết cấu thép Lê Hồng.
Tên giao dịch: LEHONGSTEEL.,JSC
Đại diện pháp luật: Lê Mạnh Hà.
Mã số thuế: 2300324337
Địa chỉ: Cụm công nghiệp Dốc Sặt – Phường Trang Hạ - Thị xã Từ
Sơn - Bắc Ninh.
Tel: 0241.3831069 - Fax: 0241.3740308
Hotline: 0988.893.888 – 0938.888.338
Email: Lehongsteel@gmail.com
Công ty Cổ phần Xây lắp và Kết cấu thép Lê Hồng trước đây chỉ là
một xưởng sản xuất các mặt hàng cơ khí nhỏ đóng tại làng Phù Lưu – Tân
Hồng – Từ Sơn – Bắc Ninh. Ban đầu Xưởng Cơ khí Lê Hồng chỉ sản xuất
các mặt hàng cơ khí phục vụ cho dân dụng như : Cửa hoa, cửa xếp, cửa nhôm
kính, giường tủ… Nhưng, với sự nhạy bén nắm bắt được nhu cầu của thị
trường và người tiêu dùng, do đó Công ty cổ phần Xây lắp và Kết cấu thép Lê
Hồng được thành lập và địa điểm sản xuất được chuyển sang Cụm công
nghiệp Dốc Sặt – Phường Trang Hạ - Thị xã Từ Sơn – Bắc Ninh và ở đó cho
đến tận bây giờ.
Xí nghiệp là một cơ sở nhỏ chuyên sản xuất cửa hoa, cửa xếp…và có
sự nhạy bén nắm bắt được nhu cầu của thị trường và người tiêu dùng. Khi
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.1440
được mở rộng hơn và địa điểm cũ không còn phù hợp nữa, Xí nghiệp đã
chuyển địa điểm sang khu Công nghiệp Dốc Sặt – Từ Sơn – Bắc Ninh vào
ngày 01/04/2000. Xí nghiệp được khởi công xây dựng vào ngày 24/04/2000
và đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh tháng 05/2002.
Đầu tháng 3 năm 2008, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị
trường thì Xí nghiệp Cơ khí Lê Hồng đã không còn là một cơ sở sản xuất như
trước kia nữa mà thay vào đó là Công ty Cổ phần Xây lắp và Kết cấu thép Lê
Hồng ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Đó là quy
luật tất yếu của tự nhiên vì cái cũ mất đi cái mới ra đời, nó quyết định sự tồn
tại và phát triển của xã hội.
Công ty Cổ phần Xây lắp và Kết cấu thép Lê Hồng ra đời, nó thực sự
là một bước nhảy quan trọng khẳng định hơn nữa sự tồn tại và phát triển của
công ty trong nền kinh tế thị trường.
2.1.2 Đặcđiểm hoạt động kinhdoanhcủa Công ty.
Mô hình tổ chức:
· Loại hình công ty: Công ty Cổ phần.
· Giấy chứng nhận ĐKKD số: 21.03.000350 do Sở Kế hoạnh và Đầu
tư tỉnh Bắc Ninh cấp.
· Số thành viên góp vốn: 04 thành viên.
· Ngày thành lập doanh nghiệp: 03.3.2008.
· Mã số thuế: 2300324337 – Cấp ngày: 10.03.2008.
Quy mô:
+ Vốn điều lệ: 30.000.000.000 đồng.
+ Số lượng cổ phần: 3.000.000 cổ phần.
+ Mệnh giá cổ phần: 10.000 đồng/ cổ phần.
+ Cơ cấu cổ đông: + Ông Lê Mạnh Hà
+ Ông Nguyễn Văn Chính
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.1441
+ Bà Nguyễn Thị Huệ
+ Ông Nguyễn Thanh Tùng
 Về quy mô:
Đất nước ta ngày càng phát triển, đời sống ngày càng được nâng cao ,
yêu cầu của người tiêu dùng trên thị trường ngày càng khắt khe hơn. Những
sản phẩm làm bằng kim loại đã lần lượt thay thế đồ dùng bằng gỗ, bằng nhựa.
Cũng xuất phát từ nhu cầu dó mà xí nghiệp Cơ khí Lê Hồng nay là công ty cổ
phần Xây lắp và Kết cấu thép Lê Hồng đã hình thành với tổng mặt bằng là
6500m2 bao gồm 3 xưởng sản xuất chính:
Xưởng 1: Tổ nhôm kính và tổ cửa xếp hoa sắt, diện tích 3500 m2.
Xưởng 2: Tổ nhà thép, diện tích 900m2.
Xưởng 3: Tổ hoàn thiện, diện tích 1500m2.
Ngoài 3 xưởng chính công ty còn có một xưởng sơn thực hiện giai đoạn
cuối cùng để hoàn thiện sản phẩm, diện tích 600m2.
Mặc dù thời điểm đó chỉ là một công ty mới thành lập nhưng hệ thống
máy móc thiết bị của công ty khi đó cũng được trang bị khá đầy đủ với tổng
số máy móc thiết bị là 48 chiếc, tổng giá trị lên tới 1.468.999.210 nghìn đồng.
Hàng năm công ty đã sản xuất ra rất nhiều sản phẩm đáp ứng đông đảo nhu
cầu người tiêu dùng. Vì thế, thời điểm đó, công ty đã đạt được :
 Quy mô về vốn: Là một doanh nghiệp tư nhân, hoạt động sản
xuất kinh doanh với quy mô vừa và nhỏ, độc lập và tự chủ về tài chính nên
nguồn vốn chủ yếu trong công ty là vốn tự có và một phần vốn đi vay.
Nguồn vốn đầu tư trong công ty khi đó bao gồm:
+ Vốn cố định: 6.530.432.891 đồng.
+ Vốn lưu động khoảng 1.346.560.273 đồng.
Số vốn đầu tư này đến năm 2015 thì có sự thay đổi như sau:
+ Vốn cố định: 19.567.651.666 đồng.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.1442
+ Vốn lưu động khoảng 44.086.266.857 đồng.
Có thể thấy, trải qua một quãng thời gian không dài, số vốn của công
ty tăng rất nhanh và mạnh, giúp đáp ứng cho hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty diễn ra liên tục, ngày càng mở rộng, không bị gián đoạn.
Hiện nay với uy tín trên thị trường công ty đã không ngừng thu hút
vốn đầu tư từ phía các nhà đầu tư, do vậy cơ cấu vốn của công ty có tiềm
năng sẽ tiếp tục có sự tăng lên trong những năm tới.
 Về quy mô lao động:
Hiện tại công ty đang có 48 lao động, trong đó có 18 người làm trong
các phòng ban, 30 người làm lao động trực tiếp tại các xưởng sản xuất. Tuy
nhiên, số lao động của công ty không chỉ dừng lại ở đó mà còn có chiều
hướng gia tăng thêm trong những năm tới. Với điều kiện đó, quy mô sản xuất
cũng dần được mở rộng và hoàn thiện hơn, sẽ là điều kiện thuận lợi cho sự
phát triển mạnh mẽ của công ty trong xu thế phát triển xã hội.
 Về chức năng:
Công ty Cổ phần Xây lắp và Kết cấu thép Lê Hồng: Cái tên của công
ty đã nói lên chức năng chính của nó. Đó là một công ty chuyên sản xuất các
loại sản phẩm bằng thép, sắt, nhôm, gỗ, khung thép hỗ trợ cho xây dựng các
công trình….
Công ty ra đời với chức năng phục vụ nhu cầu đáp ứng được thị hiếu
của người tiêu dùng trên thị trường sản xuất từng đơn đặt hàng, khi có đơn vị
đặt hàng thì bắt đầu sản xuất sản phẩm . Công ty không những từng bước
nâng cao được vị thế của mình trên thị trường, đồng thời còn góp phần củng
cố đời sống cho cán bộ công nhân viên của công ty.
Các sản phẩm chủ yếu của công ty:
· Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ
lợi, cấp thoát nước, lắp đặt trang thiết bị cho các công trình xây dựng.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.1443
· San lấp mặt bằng; kinh doanh vận tải hành khách, hàng hoá bằng
phương tiện đường bộ; mua bán vật liệu xây dựng.
· Sản xuất các sản phẩm kết cấu thép, các sản phẩm kim loại phục
vụ cho xây dựng và kiến trúc.
· Sản xuất các thiết bị nâng hạ dầm cầu trục, cổng trục; thiết bị nâng
san ủi và bốc xếp.
· Sản xuất máy phục vụ cho xây dựng và thiết bị công nghiệp.
· Sản xuất các sản phẩm từ gỗ, đồ gỗ mỹ nghệ.
 Về nhiệm vụ:
Là một công ty tư nhân với quy mô vừa và nhỏ với nhiệm vụ chuyên
gia công lắp dựng kèo dân dụng, các loại khung nhà inox, giường tủ, các loại
cửa xếp, cửa sắt, bàn ghế…Nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất ra nhiều sản phẩm
có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, đa dạng về chủng loại và phải có sức cạnh
tranh trên thị trường. Với nhiệm vụ cơ bản đó, công ty đang từng bước phát
triển và ngày càng khẳng định được vị trí của mình trên thị trường.
Bên cạnh đó công ty còn thiết kế và lắp đặt mái tôn, khung nhôm
kính, của cuốn, cửa đẩy…sản xuất các loại ván nhôm, cốt pha thép dàn giáo,
cung cấp các loại thép hình, thép tấm, xà gồ U,C,Z. Điều này chứng tỏ sản
phẩm của công ty rất phong phú và đa dạng.
Ngoài ra côngty còncung cấp dịch vụ vận chuyển lắp đặt tại công trình.
Ngoài nhiệm vụ chính là sản xuất thì công ty còn dặc biệt chú trọng
đến bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao trình độ đội ngũ lao
động của công ty. Cụ thể là: Công ty áp dụng những thành tựu khoa học kỹ
thuật, khoa học quản lý tiên tiến, tổ chức trang bị và ứng dụng kỹ thuật tiên
tiến và công tác kế toán cho cán bộ để đạt hiệu quả cao hơn, hướng dẫn và
kiểm tra thường xuyên việc chấp hành chế độ chính sách điều lệ cho cán bộ
nhân viên trong công ty để thực hiện tốt những quy định mà công ty đã đề ra
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.1444
nhằm đạt kết quả tốt nhất. Do đó công ty xác định được thế mạnh của mình để
duy trì định hướng vào phát triển thế mạnh đó cho có hiệu quả, song cũng
phải loại trừ một số khó khăn cho kỳ sản xuất tiếp theo.
Trong vai trò nhà tư vấn – Thiết kế:
LeHongSteel sẵn sàng tư vấn cho khách hàng những giải pháp hữu
hiệu nhất ngay từ giai đoạn đầu của dự án, giúp tạo hiệu quả tối đa cho đến
lúc hoàn thành.
Sử dụng các phần mềm máy tính chuyên dụng, đảm bảo độ chính xác
cao, giảm tối đa lãng phí trong quá trình gia công chế tạo, đồng thời đảm bảo
hiệu quả cao nhất của kết cấu và tính thẩm mỹ cho công trình.
Trong vai trò nhà chế tạo xây lắp:
Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng công nghiệp,
khung nhà thép tiền chế của LeHongSteel được thiết kế và chế tạo chủ yếu từ
các tấm thép tổ hợp, nhờ đó có khả năng tuỳ biến rất cao đáp ứng được mọi
yêu cầu về kiến trúc và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho khách hàng.
Sự chuyên nghiệp của đội ngũ kỹ sư, công nhân lành nghề và sản phẩm
của Công ty được sản xuất trên dây chuyền tự động hoá với những máy móc
thiết bị hiện đại đồng bộ, nên quá trình xây lắp của dự án luôn được thực hiên
theo một quy trình giám sát chính xác, đảm bảo kỹ mỹ thuật, chất lượng và
tiến độ giúp khách hàng yên tam khi sử dụng sản phẩm.
LeHongSteel cũng hội tụ đầy đủ phẩm chất của một nhà quản lý dự án
đầu tư xây dựng. Đặc biệt, công ty luôn đề cao tính kỷ luật của công nhân
viên, liên lạc chặt chẽ giữa các bộ phận để phát huy tối đa sự cộng tác, thống
nhất trong lúc thực hiện dự án bằng phương châm:
“ Giá cả cạch tranh – Kỹ thuật tiên tiến – Chất lượng hàng đầu – Thoả mãn
nhu cầu khách hàng ”.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.1445
Đồng thời, LeHongSteel luôn hướng tới sự hoàn thiện, không ngừng
nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá sản phẩm, cải tiến công nghệ
nhằm đáp ứng cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất với dịch vụ sau bán
hàng hoàn hảo nhất và coi đó là nền tảng cơ bản giúp cho LeHongSteel phát
triển vững chắc trong tương lai.
Với định hướng tập trung vào lĩnh vực nhà thép tiền chế, Hiện nay
công ty có xu hướng cung cấp cho khách hàng 2 dòng sản phẩm chính:
1. Kết cấu thép nhà xưởng, nhà máy.
2. Kết cấu thép nhà cao tầng.
- Ưu điểm:
1.Thi công nhanh:
Nhờ áp dụng triệt để hệ thống thông tin điện tử trong hoạt động sản
xuất và quản lý dự án theo phương pháp mới, khoa học, LeHong Steel luôn
đảm bảo tiến độ thi công nhanh hơn dự kiến từ 10% đến 15%.
2. Kiểm soát 100% công việc:
 Về quy trình công nghệ sản xuất:
Công ty cổ phần Xây dựng và kết cấu thép Lê Hồng là đơn vị chuyên
sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng, mỗi quy trình công nghệ tạo ra
mỗi sản phẩm khác nhau.
Các loại cửa xếp, cửa hoa sắt, khung kéo Zmail, giường tủ, bàn
ghế…đều có những quy trình công nghệ sản xuất khác nhau.
Dưới đây là một mẫu quy trình công nghệ sản xuất có tên “ Khung
nhà xưởng” lần lượt được thực hiện:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.1446
Sơ đồ 1: Quy trình công nghệ sản xuất.
 Giải thích sơ đồ:
Sau khi nhận được đơn đặt hàng của khách hàng và ký kết hợp đồng
kinh tế với khách hàng xong, công ty sẽ đi vào bước đầu tiên của quy trình
công nghệ là chức năng kỹ thuật bản vẽ, nghiên cứu các chỉ tiêu trong đơn đặt
hàng và bắt đầu tiến hành sản xuất sau khi nghiên cứu bản vẽ sẽ bóc tách dự
toán, chọn nguyên vật liệu phù hợp rồi mới tiến hành đi mua nguyên vật liệu
sản xuất. Tiếp theo là sản xuất công cụ dụng cụ để cắt sắt, uốn sắt theo yêu
cầu của khách hàng và hàn gá lại,kiểm tra các mối hàn xem đúng kỹ thuật
chưa rồi mới tiến hành hàn chuẩn và hoàn thiện sản phẩm.
Sau đó kiểm tra lại một lần nữa rồi mới đưa vào công đoạn cuối cùng
là phun sơn, đây là quá trình cuối cùng của quy trình công nghệ, làm cho sản
phẩm được hoàn mỹ hơn, sau đó, qua kiểm tra lại các tiêu chuẩn kỹ thuật thì
có thể được nhập kho hoặc bàn giao lại cho khách hàng.
 Cơ sở vật chất kỹ thuật: Công ty Cổ phần xây lắp và Kết cấu
thép Lê Hồng được trang bị những máy móc, thiết bị tiên tiến, phục vụ đáp
Nghiên cứu
bản vẽ
Bóc dự toán
Chọn vật
liệu
Mua nguyên
vật kiệu
Cắt
Nắn hàn gá Hàn chuẩn
Hoàn thiện
sản phẩm
Sơn
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Luận văn: Quản trị và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xi măng,...
Luận văn: Quản trị và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xi măng,...Luận văn: Quản trị và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xi măng,...
Luận văn: Quản trị và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xi măng,...
 
Luận văn: Quản trị vốn lưu động doanh nghiệp dược phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Quản trị vốn lưu động doanh nghiệp dược phẩm, 9 ĐIỂM!Luận văn: Quản trị vốn lưu động doanh nghiệp dược phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Quản trị vốn lưu động doanh nghiệp dược phẩm, 9 ĐIỂM!
 
Đề tài: Hiệu quả quản trị vốn lưu động tại nhà máy sản xuất bột mỳ
Đề tài: Hiệu quả quản trị vốn lưu động tại nhà máy sản xuất bột mỳĐề tài: Hiệu quả quản trị vốn lưu động tại nhà máy sản xuất bột mỳ
Đề tài: Hiệu quả quản trị vốn lưu động tại nhà máy sản xuất bột mỳ
 
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn...
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn...Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn...
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn...
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà Thép
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà ThépĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà Thép
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà Thép
 
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Hòa Bình
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Hòa BìnhLuận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Hòa Bình
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Hòa Bình
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty vận tải
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty vận tảiĐề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty vận tải
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty vận tải
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty điện cơ
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty điện cơLuận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty điện cơ
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty điện cơ
 
Báo cáo thực tập Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty - sdt/ ZALO 093 189 2701
Báo cáo thực tập Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty - sdt/ ZALO 093 189 2701Báo cáo thực tập Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty - sdt/ ZALO 093 189 2701
Báo cáo thực tập Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty - sdt/ ZALO 093 189 2701
 
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đĐề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
 
Thực trạng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, HOT
Thực trạng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, HOTThực trạng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, HOT
Thực trạng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, HOT
 
Đề tài quản trị vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả, RẤT HAY,...
Đề tài  quản trị vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả, RẤT HAY,...Đề tài  quản trị vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả, RẤT HAY,...
Đề tài quản trị vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả, RẤT HAY,...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty thang máy, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty thang máy, ĐIỂM 8 Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty thang máy, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty thang máy, ĐIỂM 8
 
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại xí nghiệp TRUNGDO
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại xí nghiệp TRUNGDOĐề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại xí nghiệp TRUNGDO
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại xí nghiệp TRUNGDO
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOTĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
 
Quản trị vốn lưu động tại Công ty thương mại xây dựng Vĩnh Hưng
Quản trị vốn lưu động tại Công ty thương mại xây dựng Vĩnh HưngQuản trị vốn lưu động tại Công ty thương mại xây dựng Vĩnh Hưng
Quản trị vốn lưu động tại Công ty thương mại xây dựng Vĩnh Hưng
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty vận tải biển, 9đ
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty vận tải biển, 9đĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty vận tải biển, 9đ
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty vận tải biển, 9đ
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn ...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn ...Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn ...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn ...
 
Báo cáo thực tập tài chính doanh nghiệp
Báo cáo thực tập tài chính doanh nghiệpBáo cáo thực tập tài chính doanh nghiệp
Báo cáo thực tập tài chính doanh nghiệp
 
Đề tài: Tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty công nghệ, HOT
Đề tài: Tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty công nghệ, HOTĐề tài: Tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty công nghệ, HOT
Đề tài: Tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty công nghệ, HOT
 

Similar to Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép

Lop hp 210704103 nhom omg _phan tich co cau va chi phi su dung von vinamilk
Lop hp 210704103 nhom omg _phan tich co cau va chi phi su dung von vinamilkLop hp 210704103 nhom omg _phan tich co cau va chi phi su dung von vinamilk
Lop hp 210704103 nhom omg _phan tich co cau va chi phi su dung von vinamilk
vancanh007
 

Similar to Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép (20)

Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn ...
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn ...Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn ...
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn ...
 
Đề tài: Quản lý vốn tồn kho tại Công ty Xây dựng công trình thủy
Đề tài: Quản lý vốn tồn kho tại Công ty Xây dựng công trình thủyĐề tài: Quản lý vốn tồn kho tại Công ty Xây dựng công trình thủy
Đề tài: Quản lý vốn tồn kho tại Công ty Xây dựng công trình thủy
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty đầu tư xây dựng công nghiệp, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn tại công ty đầu tư xây dựng công nghiệp, ĐIỂM 8Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn tại công ty đầu tư xây dựng công nghiệp, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty đầu tư xây dựng công nghiệp, ĐIỂM 8
 
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty SILKROAD Hà Nội
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty SILKROAD Hà NộiĐề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty SILKROAD Hà Nội
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty SILKROAD Hà Nội
 
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn, ĐIỂM 8Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn, ĐIỂM 8
 
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩaPhân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
 
Lop hp 210704103 nhom omg _phan tich co cau va chi phi su dung von vinamilk
Lop hp 210704103 nhom omg _phan tich co cau va chi phi su dung von vinamilkLop hp 210704103 nhom omg _phan tich co cau va chi phi su dung von vinamilk
Lop hp 210704103 nhom omg _phan tich co cau va chi phi su dung von vinamilk
 
Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng dịch vụ Tuấn Quỳnh, 9đ
Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng dịch vụ Tuấn Quỳnh, 9đQuản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng dịch vụ Tuấn Quỳnh, 9đ
Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng dịch vụ Tuấn Quỳnh, 9đ
 
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đQuản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh truyền th...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh truyền th...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh truyền th...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh truyền th...
 
Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh
Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanhLuận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh
Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh
 
Đề tài: Ảnh hưởng của lãi suất tới kinh doanh bất động sản, HOT
Đề tài: Ảnh hưởng của lãi suất tới kinh doanh bất động sản, HOTĐề tài: Ảnh hưởng của lãi suất tới kinh doanh bất động sản, HOT
Đề tài: Ảnh hưởng của lãi suất tới kinh doanh bất động sản, HOT
 
Đề tài: Ảnh hưởng của lãi suất tới hoạt động kinh doanh bất động sản, HAY
Đề tài: Ảnh hưởng của lãi suất tới hoạt động kinh doanh bất động sản, HAYĐề tài: Ảnh hưởng của lãi suất tới hoạt động kinh doanh bất động sản, HAY
Đề tài: Ảnh hưởng của lãi suất tới hoạt động kinh doanh bất động sản, HAY
 
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng vận tải Kim Long, HAY
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng vận tải Kim Long, HAYQuản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng vận tải Kim Long, HAY
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng vận tải Kim Long, HAY
 
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...
 
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty cơ khí, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty cơ khí, ĐIỂM 8Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty cơ khí, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty cơ khí, ĐIỂM 8
 
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...
 
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...
 
Đề tài hiệu quả quản lý vốn công ty cổ phần xây dựng 565, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả quản lý vốn công ty cổ phần xây dựng 565, RẤT HAY, ĐIỂM 8Đề tài  hiệu quả quản lý vốn công ty cổ phần xây dựng 565, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả quản lý vốn công ty cổ phần xây dựng 565, RẤT HAY, ĐIỂM 8
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 

Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép

  • 1. BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH ‫ﺽ‬---- ΟΟΟ -----‫ﺽ‬ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: GIẢIPHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP VÀ KẾT CẤU THÉP LÊ HỒNG Họ và tên : Nguyễn Hải Yến Chuyên ngành Lớp niên chế Người hướng dẫn : Tài chính doanh nghiệp : CQ50/11.14 : Cô Mai Khánh Vân Hà Nội - 2016
  • 2. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.14i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực xuất pháttừ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Tác giả luận văn Nguyễn Hải Yến
  • 3. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.14ii MỤC LỤC MỤC LỤC .................................................................................................II DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT......................................................... VI LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................ 1 CHƯƠNG I................................................................................................ 4 LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP.................................................................. 4 1.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ NGUỒN HÌNH THÀNH VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP CỦA DOANH NGHIỆP.......... 4 1.1.1 KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP..................................................................................................... 4 1.1.2 PHÂN LOẠI VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP .................. 7 1.1.2.1 PHÂN LOẠI VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP................ 7 1.1.2.2 KẾT CẤU VLĐ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG.................... 10 1.1.3 NGUỒN HÌNH THÀNH VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP ................................................................................................................ 11 1.1.3.1 THEO QUAN HỆ SỬ DỤNG VỀ VỐN:................................... 11 1.1.3.2 THEO THỜI GIAN HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN ............ 12 1.1.3.3 THEO PHẠM VI HUY ĐỘNG................................................. 13 1.2 QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP ..................... 13 1.2.1 KHÁI NIỆM VÀ MỤC TIÊU QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP .................................................................................... 13 1.2.2 NỘI DUNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 14 1.2.2.1 XÁC ĐỊNH NHU CẦU VỐN LƯU ĐỘNG ................................... 14 1.2.2.2 PHÂN BỔ VỐN LƯU ĐỘNG....................................................... 22 1.2.2.3 MÔ HÌNH TÀI TRỢ VỐN LƯU ĐỘNG........................................ 22
  • 4. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.14iii 1.2.2.4 QUẢN TRỊ NỢ PHẢI THU........................................................... 25 1.2.2.5 QUẢN TRỊ VỐN BẰNG TIỀN ..................................................... 26 1.2.2.6 QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO...................................................... 27 1.2.2.7 HIỆU SUẤT VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG......... 30 1.2.2.7.1 QUAN NIỆM VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG..... 30 1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP................................................................ 35 1.3.1 NHÂN TỐ KHÁCH QUAN. ............................................................ 35 CHƯƠNG 2............................................................................................. 39 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP VÀ KẾT CẤU THÉP LÊ HỒNG TRONG THỜI GIAN QUA. . 39 2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY................................................... 39 2.1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN..................................... 39 2.1.2 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY............ 40 2.1.3. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY................ 52 2.2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP VÀ KẾT CẤU THÉP LÊ HỒNG TRONG THỜI GIAN QUA. ....................................................................................................... 67 2.2.1. KHÁI QUÁT VỀ VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY. ............... 67 2.2.2. VỐN LƯU ĐỘNG VÀ NGUỒN HÌNH THÀNH VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY....................................................................................... 71 2.2.3. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP VÀ KẾT CẤU THÉP LÊ HỒNG. ................................. 79 2.2.3.1. VỀ TỔ CHỨC ĐẢM BẢO NGUỒN VỐN LƯU ĐỘNG Ở CÔNG TY:.......................................................................................................... 79
  • 5. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.14iv 2.2.3.2. TÌNH HÌNH QUẢN TRỊ VÀ PHÂN BỔ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY:............................................................................................... 81 2.2.3.3. TÌNH HÌNH QUẢN TRỊ VỐN BẰNG TIỀN:............................... 85 2.2.3.4. VỀ QUẢN LÝ VỐN TỒN KHO DỰ TRỮ:................................... 89 2.2.3.5. VỀ QUẢN LÝ NỢ PHẢI THU:.................................................... 93 2.2.3.6 VỀ HIỆU SUẤT VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG :. 98 2.2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP VÀ KẾT CẤU THÉP LÊ HỒNG.101 2.2.4.1. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC................................................101 2.2.4.2.NHỮNG HẠN CHẾ, TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN. ................103 CHƯƠNG 3............................................................................................106 CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VLĐ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP VÀ KẾT CẤU THÉP LÊ HỒNG..........106 3.1. MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI.......................................................................106 3.1.1. BỐI CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI:...................................................106 3.1.2. MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP VÀ KẾT CẤU THÉP LÊ HỒNG: ................................113 3.2. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP VÀ KẾT CẤU THÉP LÊ HỒNG. ...................................................................................................116 3.2.1 NÂNG CAO CÔNG TÁC XÁC ĐỊNH NHU CẦU VỐN LƯU ĐỘNG ...............................................................................................................117 3.2.2 TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CÁC KHOẢN PHẢI THU ...............................................................................................................118 3.2.3 TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN BẰNG TIỀN..................................................................................120
  • 6. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.14v 3.2.4 QUẢN TRỊ CHẶT CHẼ VÀ DỰ TRỮ HỢP LÝ HÀNG TỒN KHO 121 3.2.5TỔ CHỨCBỐ TRÍLẠICƠ CẤUVỐNLƯUĐỘNG, NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VLĐ..............................................................................123 3.2.6 MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHÁC .........................................................124 3.3. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP.....................................126 KẾT LUẬN.............................................................................................128 SINH VIÊN.............................................................................................129 NGUYỄN HẢI YẾN ...............................................................................129 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................130
  • 7. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.14vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CPSXKDDD Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang DTT Doanh thu thuần GVHB Giá vốn hàng bán NDH Nợ dài hạn NNH Nợ ngắn hạn NVLĐTX Nguồn vốn lưu động thường xuyên PTKH Phải thu khách hàng SXKD Sản xuất kinh doanh TSCĐ Tài sản cố định TSDH Tài sản dài hạn TSLĐ Tài sản lưu động TSNH Tài sản ngắn hạn VCĐ Vốn cố định VCSH Vốn chủ sở hữu VKĐ Vốn kinh doanh VLĐ Vốn lưu động
  • 8. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.141 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong bức tranh vĩ mô, dưới sự tác động tích cực của công cuộc đổi mới những năm vừa qua, nước ta đã đạt được rất nhiều thành tựu phát triển vượt bậc về mọi mặt. Công nghiệp phát triển, đô thị hóa nhanh là những tiêu chí để đánh giá sự phát triển của một đất nước, từ đó đã làm gia tăng đời sống kinh tế của nhân dân. Với khát vọng công nghiệp hóa ấy, đặc biệt là từ khi gia nhập WTO vào năm 2007, nền kinh tế mở đã tạo ra rất nhiều cơ hội giúp Việt Nam có thể hòa mình vào dòng chảy của thế giới. Tuy nhiên, đối diện với cạnh tranh toàn cầu, chúng ta cần phải có những doanh nghiệp có thể đáp ứng được dưới áp lực cạnh tranh đó. Lượng vốn đầu vào hạn chế, vay vốn ngân hàng thì luôn là vấn đề đau đầu đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Vậy nên, quản trị tài chính ngày càng trở nên quan trọng và các quyết định đầu tư vốn ngày nay có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty trong 10, 20 năm hoặc lâu hơn nữa trong tương lai. Sự thành công và thất bại của một công ty phụ thuộc phần lớn vào các quyết định và kế hoạch tài chính của công ty đó. Nếu bạn muốn kinh doanh giỏi, đầu tiên bạn phải biết quản trị chính nguồn vốn của mình. Bạn phải nghiên cứu các phương pháp có thể tăng vốn hoạt động, hình thức đầu tư vốn của công ty, cách tạo vốn và sử dụng vốn hiệu quả thì sẽ giúp công ty cạnh tranh tốt hơn trong môi trường kinh doanh hiện nay. Với đặc điểm của một doanh nghiệp ngành xây dựng, xây lắp và kết cấu thép như Công ty CP xây lắp và kết cấu thép Lê Hồng thì Vốn lưu động chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn, chỉ một ảnh hưởng nhỏ của Vốn lưu động sẽ tác động rất lớn đến toàn bộ kết quả kinh doanh. Hơn nữa nếu không muốn phải bỏ ra một khoản chi phí cao để sử dụng các nguồn vốn dài hạn cũng như có thể chủ động hơn trong các quyết định đầu tư thì quản trị vốn lưu động là công việc mà các nhà lãnh đạo nên quan tâm lại.
  • 9. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.142 Câu chuyện dường như đã quá rõ, bài toán khó hiện nay đặt ra cho các doanh nghiệp là phải quản trị hiệu quả nguồn vốn nói chung hay Vốn lưu động nói riêng, phải nhìn ra được những điểm mấu chốt để có thể tháo gỡ. Có rất nhiều giải pháp mà doanh nghiệp có thể áp dụng tùy vào từng điều kiện của đơn vị mình như : siết mạnh hơn trong công tác cung ứng tiền mặt, thu hồi nợ, thúc đẩy Hàng tồn kho,… nhưng quan trọng phải “dung hòa” được lợi ích và chi phí sao cho phù hợp. Kinh doanh luôn luôn biến động và khắc nghiệt, nhưng nếu đã chọn, những nhà lãnh đạo doanh nghiệp hãy vui vẻ vượt qua mọi trở ngại và nỗ lực trở thành người chiến thắng. Nhận thức được tầmquantrọngcủaviệc quản trị vốn lưu động, trong thời gian thực tập tại CôngtyCP Xây lắp và kết cấu thép Lê Hồng, được sự giúp đỡ của tập thể công nhân viên cùng sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Mai Khánh Vân, vận dụng những lí luận đã học vào thực tiễn, em đã đi sâu vào tìm hiểu đề tài: “GiảipháptăngcườngquảntrịvốnlưuđộngtạiCôngtyCổ phần Xây lắp và kết cấu thép Lê Hồng”. 2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu Đề tài đi sâu và tìm hiểu các vấn đề lý luận chung về vốn lưu động, tình hình quản trị sử dụng vốn lưu động của Công ty CP Xây lắp và Kết cấu thép Lê Hồng.  Mục đích nghiên cứu Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản liên quan đến vốn lưu động và quản trị vốn lưu động. Cung cấp thông tin về việc sử dụng vốn lưu động và quản trị vốn lưu động tại Công ty CP xây lắp và Kết cấu thép Lê Hồng. Đề xuất giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty CP Xây lắp và Kết cấu thép Lê Hồng.
  • 10. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.143 3. Phạm vi nghiên cứu  Về không gian: Nghiên cứu về vốn lưu động và giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty CP Xây lắp và Kết cấu thép Lê Hồng.  Về thời gian: Từ năm 2014 đến năm 2015.  Về nguồn số liệu: Số liệu lấy từ sổ sách kế toán, báo cáo tài chính của công ty năm 2013, 2014, 2015. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài đã sử dụng các phương pháp so sánh và tổng hợp số liệu thu thập được trong quá trình thực tập.Ngoài ra còn sử dụng một số các phương pháp khác như: phân tích các tỷ số, phương pháp liên hệ, cân đối…đồng thời chỉ ra một số nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 5. Kết cấu luận văn Ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 phần: Chương 1: Lý luận chung về vốn lưu động và quản trị vốn lưu động trong doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng quản trị vốn lưu động tại Công ty CP Xây lắp và Kết cấu thép Lê Hồng trong thời gian qua Chương3:Mộtsốgiảiphápchủ yếu nhằm tăngcườngquảntrị vốn lưu động tại Công ty CP Xây lắp và Kết cấu thép Lê Hồng. Mặc dù đã rất cố gắng song trình độ nhận thức và lý luận còn hạn chế hơn nữa thời gian tìm hiểu thực tế có hạn, vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo và các cán bộ công nhân viên Công ty CP Xây lắp và Kết cấu thép Lê Hồng để luận văn của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 3 năm 2016 Sinh viên Nguyễn Hải Yến
  • 11. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.144 CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 Lý luận chung về vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp của doanh nghiệp. 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động của doanh nghiệp.  Khái niệm vốn lưu động: Trong nền kinh tế quốc dân, mỗi doanh nghiệp được coi như một tế bào của nền kinh tế với nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra các sản phẩm hàng hoá, lao vụ, dịch vụ cung cấp cho xã hội. Doanh nghiệp có thể thực hiện một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm lao vụ, dịch vụ trên thị trường nhằm mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp cần phải có tư liệu sản xuất, đối tượng lao động, tư liệu lao động và sức lao động. Quá trình sản xuất kinh doanh là quá trình kết hợp các yếu tố đó để tạo ra sản phẩm hàng hoá, dịch vụ. Khác với tư liệu lao động, đối tượng lao động khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh luôn thay đổi hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm và được bù đắp khi giá trị sản phẩm được thực hiện. Biểu hiện dưới hình thái vật chất của đối tượng lao động gọi là tài sản lưu động, TSLĐ của doanh nghiệp gồm TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông. - TSLĐ sản xuất: gồm những vật tư dự trữ để chuẩn bị cho quá trình sản xuất được liên tục, vật tư đang nằm trong quá trình sản xuất chế biến và những tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định. Thuộc về TSLĐ sản xuất gồm: Nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, công cụ lao động nhỏ…
  • 12. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.145 - TSLĐ lưu thông: là những tài sản lưu động nằm trong quá trình lưu thông của doanh nghiệp như: Thành phẩm trong kho chờ tiêu thụ, vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán v.v… Quá trình sản xuất của doanh nghiệp luôn gắn liền với quá trình lưu thông. Trong quá trình tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông luôn chuyển hoá lẫn nhau, vận động không ngừng làm cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá - tiền tệ. Như vậy, vốn lưu động của các doanh nghiệp sản xuất là: “Số tiền ứng trước về tài sản lưu động sản xuấtvà tài sản lưu động lưu thông nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.” Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục nên vốn lưu động cũng vận động liên tục, chuyển hoá từ hình thái này qua hình thái khác. Sự vận động của vốn lưu động qua các giai đoạn có thể mô tả bằng sơ đồ sau: Sơ đồ 1.1 : Quá trình vận động VLĐ ở doanh nghiệp sản xuất Đối với doanh nghiệp thuộc lĩnh vực lưu thông, quá trình vận động của vốn lưu động theo trình tự sau: Sơ đồ 1.2: Quá trình vận động VLĐ ở doanh nghiệp lưu thông
  • 13. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.146 Sự vận động của vốn lưu động trải qua các giai đoạn và chuyển hoá từ hình thái ban đầu là tiền tệ sang các hình thái vật tư hàng hoá và cuối cùng quay trở lại hình thái tiền tệ ban đầu gọi là sự tuần hoàn của vốn lưu động. Cụ thể là sự tuần hoàn của vốn lưu động được chia thành các gai đoạn như sau: - Giai đoạn 1(T-H): khởi đầu vòng tuần hoàn, vốn lưu động dưới hình thái tiền tệ được dùng để mua sắm các đối tượng lao động để dự trữ cho sản xuất. Như vậy ở giai đoạn này vốn lưu động đã từ hình thái tiền tệ chuyển sang hình thái vốn vật tư hàng hoá. - Giai đoạn 2(H-SX-H’): ở giai đoạn nay doanh nghiệp tiến hành sản xuất ra sản phẩm, các vật tư dự trữ được đưa dần vào sản xuất. Trải qua quá trình sản xuất các sản phẩm hhàng hoá được chế tạo ra. Như vậy ở giai đoạn này vốn lưu động đã từ hình thái vốn vật tư hàng hoá chuyển sang hình thái vốn sản phẩm dở dang và sau đó chuyển sang hình thái vốn thành phẩm. - Giai đoạn 3:(H’-T’): doanh nghiệp tiến hành tiêu thụ sản phẩm và thu được tiền về và vốn lưu động đã từ hình thái vốn thành phẩm chuyển sang hình thái vốn tiền tệ trở về điểm xuất phát của vòng tuần hoàn vốn. Vòng tuần hoàn kết thúc. So sánh giữa T và T’, nếu T’ >T có nghĩa doanh nghiệp kinh doanh thành công vì đồng vốn lưu động đưa vào sản xuất đã sinh sôi nảy nở, doanh nghiệp bảo toàn và phát triển được VLĐ và ngựơc lại.  Đặc điểm vốn lưu động: Khác với vốn cố định, trong quá trình tham gia vào hoạt động kinh doanh, do bị chi phối bởi các đặc điểm tài sản lưu động nên vốn lưu động của doanh nghiệp có các đặc điểm sau: - VLĐ trong quá trình chu chuyển luôn thay đổi hình thái biểu hiện. - VLĐ chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được hoàn lại toàn bộ sau mỗi chu kì kinh doanh. - VLĐ hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kì kinh doanh.  Vai trò vốn lưu động:
  • 14. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.147 - Để tiến hành sản xuất, ngoài TSCĐ như máy móc, thiết bị, nhà xưởng... doanh nghiệp phải bỏ ra một lượng tiền nhất định để mua sắm hàng hóa, nguyên vật liệu... phục vụ cho quá trình sản xuất. Như vậy vốn lưu động là điều kiện đầu tiên để doanh nghiệp đi vào hoạt động. - Ngoài ra vốn lưu động còn đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp được tiến hành thường xuyên, liên tục. Vốn lưu động còn là công cụ phản ánh, đánh giá quá trình vận động của vật tư. Số vốn lưu động nhiều hay ít là phản ánh số lượng vật tư, hàng hóa sử dụng dự trữ ở các khâu nhiều hay ít. Vốn lưu động luân chuyển nhanh hay chậm còn phản ánh số lượng vật tư sử dụng tiết kiệm hay không. - Vốn lưu động còn có khả năng quyết định đến quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp hoàn toàn tự chủ trong việc sử dụng vốn nên khi muốn mở rộng quy mô của doanh nghiệp phải huy động một lượng vốn nhất định để đầu tư ít nhất là đủ để dự trữ vật tư hàng hóa. Vốn lưu động còn giúp cho doanh nghiệp chớp được thời cơ kinh doanh và tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. - Vốn lưu động còn là bộ phận chủ yếu cấu thành nên giá thành sản phẩm do đặc điểm luânn chuyển toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm. Giá trị của hàng hóa bán ra được tính toán trên cơ sở bù đắp được giá thành sản phẩm cộng thêm một phần lợi nhuận. Do đó, vốn lưu động đóng vai trò quyết định trong việc tính giá cả hàng hóa bán ra. 1.1.2 Phân loại vốn lưu động của Doanh nghiệp 1.1.2.1 Phân loại vốn lưu động của Doanh nghiệp Để quản lý vốn lưu động được tốt cần phải phân loại vốn lưu động. Dựa theo tiêu chí khác nhau, có thể chia vốn lưu động thành các loại khác nhau. Thông thường có một số cách phân loại chủ yếu sau:
  • 15. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.148  Phân loại theo vai trò từng loại vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh Theo cách phân loại này vốn lưu động của doanh nghiệp có thể chia thành 3 loại: - Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: bao gồm giá trị các khoản nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, động lực, phụ tùng thay thế, vốn vật đóng gói, công cụ dụng cụ. - Vốn lưu động trong khâu sản xuất: bao gồm các khoản giá trị sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, các khoản chi phí trả trước ngắn hạn. - Vốn lưu động trong khâu lưu thông: bao gồm các khoản giá trị thành phẩm, vốn bằng tiền (kể cả vàng bạc, đá quý...); các khoản vốn đầu tư ngắn hạn (đầu tư chứng khoán ngắn hạn, cho vay ngắn hạn...) các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn; các khoản vốn trong thanh toán(các khoản phải thu, các khoản tạm ứng...). Cách phân loại này cho thấy vai trò và sự phân bố của vốn lưu động trong từng khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Từ đó có biện pháp điều chỉnh cơ cấu vốn lưu động hợp lý sao cho có hhiệu quả sử dụng cao nhất.  Phân loại theo hình thái biểu hiện Theo cách này vốn lưu động có thể chia thành 2 loại: - Vốn bằng tiền và các khoản phải thu: Vốn bằng tiền gồm: Tiền măt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển. Tiền là một loại tài sản có tính linh hoạt cao, doanh nghiệp có thể dễ dàng chuyển đối thành các loại tài sản khác hoặc để trả nợ. Do vậy, trong hoạt động kinh doanhh đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần phải có một lượng tiền cần thiết nhất định Các khoản phải thu: Chủ yếu là các khoản phải thu từ khách hàng thể hiện ở số tiền mà các khách hàng nợ doanh nghiệp phát sinh trong quá trình
  • 16. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.149 bán hàng, cung ứng dịch vụ dưới hình thái bán trước trả sau. Ngoài ra doanh nghiệp còn có thể phải ứng trước tiền mua hàng cho người cung cấp. - Vốn về hàng tồn kho: Trong doanh nghiệp sản xuất vốn vật tư hang hóa bao gồm: Vốn về vật tư dự trữ, vốn thành phẩm. Các loại này được gọi chung là vốn về hàng tồn kho. Xem chi tiết hơn cho thấy, vốn về hàng tồn kho của doanh nghiệp gồm: Vốn nguyên vật liệu chính, vốn vật liệu phụ, vốn nhiên liệu, vốn phụ tùng thay thế, vốn vật đóng gói, vốn dụng cụ công cụ, vốn sản phẩm đang chế, vốn về chi phí trả trước, vốn thành phẩm.  Phân loại theo nguồn hình thành vốn lưu động Theo cách này nguồn vốn lưu động được chia thành nguồn vốn lưu động tạm thời và nguồn vốn lưu động thường xuyên. - Nguồn vốn lưu động tạm thời: Là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn chủ yếu để đáp ứng các nhu cầu có tính chất tạm thời về vốn lưu động phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Nguồn vốn này bao gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các khoản nợ ngắn hạn khác. - Nguồn vốn lưu động thường xuyên: Là nguồn vốn có tính chất ổn định nhằm hình thành nên TSLĐ thường xuyên cần thiết: Công thức xác định như sau: Nguồn VLĐ thường xuyên = TSLĐ – Nợ ngắn hạn = Vốn dài hạn - TSDH Việc phân loại nguồn vốn lưu động như trên giúp cho người quản lý xem xét huy động các nguồn vốn lưu động một cách phù hợp với thời gian sử dụng để nâng cao hiệu quả tổ chức và sử dụng VLĐ trong doanh nghiệp mình. Ngoài ra nó còn giúp cho nhà quản lý lập các kế hoạch tài chính hình thành nên những dự định về tổ chức nguồn vốn lưu động trong tương lai, trên
  • 17. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.1410 cơ sở xác định quy mô, số lượng VLĐ cần thiết để lựa chọn nguồn vốn lưu động này mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp. 1.1.2.2 Kết cấu VLĐ và các nhân tố ảnh hưởng  Kết cấu vốn lưu động. Kết cấu VLĐ phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa các thành phần vốn lưu động trong tổng số vốn lưu động của doanh nghiệp. Để quản lý vốn lưu động được tốt cần phải phân loại vốn lưu động. Có nhiều cách phân loại vốn, mỗi cách phân loại có tác dụng riêng phù hợp với yêu cầu của công tác quản lý. Thông qua các phương pháp phhân loại giúp cho nhà quản trị tài chính doanh nghiệp đánh giá tình hình quản lý và sử dụng vốn của những kỳ trước, rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý kỳ này để ngày càng sử dụng hiệu quả hơn vốn lưu động. Cũng như từ các cách phân loại trên doanh nghiệp có thể xác định được kết cấu vốn lưu động của mình theo những tiêu thức khác nhau. Trong các doanh nghiệp khác nhau thì kết cấu vốn lưu động cũng không giống nhau. Việc phân tích kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp theo các tiêu thức phân loại khác nhau sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn những đặc điểm riêng về số vốn lưu động mà mình đang quản lý và sử dụng. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động. Có ba nhóm nhân tố chính ảnh hưởng tới kết cấu VLĐ của doanh nghiệp. - Các nhân tố về mặt cung ứng vật tư: khoảng cách giữa doanh nghiệp với nơi cung cấp; khả năng cung cấp của thị trường; kỳ hạn giao hàng và khối lượng vật tư được cung cấp mỗi lần giao hàng; đặc điểm thời vụ của chủng loại vật tư cung cấp.
  • 18. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.1411 - Các nhân tố về mặt sản xuất: đặc điểm, kỹ thuật, công nghệ sản xuất của doanh nghiệp; mức độ phức tạp của sản phẩm chế tạo; độ dài của chu kỳ sản xuất; trình độ tổ chức quá trình sản xuất. - Các nhân tố về mặt thanh toán: phương thức thanh toán được lựa chọn theo các hợp đồng bán hàng; thủ tục thanh toán; việc chấp hành kỷ luật thanh toán giữa các doanh nghiệp. 1.1.3 Nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp 1.1.3.1 Theo quan hệ sử dụng về vốn: Nguồn vốn chủ sở hữu:là số vốn huy động được thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp có đầy đủ các quyền chiếm hữu, sử dụng, chi phôi và định đoạt. Tuỳ theo loại hình sở hữu doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau mà vốn chủ sở hữu có những nội dung cụ thể như: Nguồn vốn từ ngân sách cấp hay có nguồn gốc từ ngân sách cho các Công ty nhà nước; Vốn do chủ doanh nghiệp tư nhân bỏ ra; Vốn góp cổ phần trong các Công ty cổ phần; Vốn bổ sung từ lợi nhuận để lại nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất của doanh nghiệp … Nợ phải trả (nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp) + Nguồn vốn tín dụng: là số vốn vay của các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng hoặc qua phát hành trái phiếu. + Nguồn vốn chiếm dụng: phản ánh số vốn mà doanh nghiệp chiếm dụng một cách hợp pháp của các chủ thể khác. Trong nền kinh tế thị trường phát sinh các quan hệ thanh toán như: phải trả người bán, phải nộp ngân sách, phải trả công nhân viên… Cách phân loại này cho thấy kết cấu VLĐ của doanh nghiệp được hình thành từ vốn bản thân hay từ các nguồn ngoại sinh. Từ đó có các quyết định trong huy động và quản lý, sử dụng VLĐ một cách hợp lý, đảm bảo an toàn
  • 19. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.1412 về tài chính trong sử dụng vốn của doanh nghiệp. Thông thường các doanh nghiệp luôn có các cách sử dụng kết hợp cả hai loại này. 1.1.3.2 Theo thời gian huy động và sử dụng vốn Theo cách phân loại này doanh nghiệp có nguồn VLĐ sau: - Nguồn VLĐ thường xuyên: là nguồn vốn có tính chất ổn định, dài hạn chủ yếu là để hình thành nên TSLĐ thường xuyên, cần thiết. Nguồn vốn này có thể huy động từ nguồn vốn chủ sở hữu, phát hành trái phiếu dài hạn hoặc có thể vay dài hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Xác định bằng công thức: Nguồn VLĐ thường xuyên = Tổng nguồn vốn thường xuyên của DN - Giá trị còn lại của TSCĐ và các TS dài hạn khác Trong đó: Nguồn vốn thường xuyên của DN = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn Hoặc Nguồn VLĐ thường xuyên = TSLĐ – Nợ ngắn hạn = Vốn dài hạn - TSDH - Nguồn VLĐ tạm thời: là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn mà DN có thể sử dụng để đáp ứng các nhu cầu có tính chất tạm thời, bất thường phát sinh trong quá trình SXKD của DN. Nguồn vốn này bao gồm vay ngắn hạn ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các khoản nợ ngắn hạn khác. Mỗi DN có cách thức phối hợp khác nhau giữa nguồn VLĐ thường xuyên và nguồn VLĐ tạm thời trong việc đảm bảo nhu cầu chung về VLĐ. Cách phân loại trên giúp cho nhà quản trị xem xét, huy động các nguồn phù hợp với thực tế của doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và tổ chức nguồn vốn.
  • 20. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.1413 1.1.3.3 Theo phạm vi huy động - Nguồn vốn bên trong: Là nguồn vốn cỏ thể huy động được từ chính hoạt động của bản thân DN tạo ra, bao gồm: Lợi nhuận giữ lại tái đầu tư, khấu hao TSCĐ, tiền nhượng bán TS, vật tư không cần dùng, thanh lý TSCĐ - Nguồn vốn bên ngoài: Là nguồn vốn mà DN huy động từ các chủ thể bên ngoàinhư: Vay người thân, vay ngân hàng thương mại và các tổ chức tín tài chính, kêu gọi góp vốn liên doanh liên kết, tín dụng thương mại nhà cung cấp. Cách phân loại này giúp nhà quản lý tài chính nắm bắt được tỷ trọng của từng nguồn vốn theo phạm vi huy động, để từ đó có hoạch định những chính sách huy động vốn hợp lý tạo lập được một cơ cấu vốn tối ưu nhất. 1.2 Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp 1.2.1 Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp Quản lý và sử dụng TSLĐ cũng như vốn lưu động có ảnh hưởng rất lớn đến việc hoàn thành các mục tiêu chung của doanh nghiệp. Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp có thể được định nghĩa là quản trị về tiền mặt, các khoản phải thu, hàng tồn kho nhằm đảm bảo quá trình tái sản xuất diễn ra thường xuyên, liên tục. Có thể nói, “Quản trị vốn lưu động là việc lựa chọn và đưa ra các quyết địnhtài chính liên quan đến việc huy động và sử dụng vốn lưu động(vốn bằng tiền, vốn phải thu và vốn tồn kho dự trữ), tổ chức thực hiện các quyết định đó nhằm đạt được mục tiêu hoạt động tài chính của doanhnghiệp nói chung, đó là tối đa hoá giá trị cho chủ doanh nghiệp hay là tối đa hóa lợi nhuận, không ngừng làm tăng giá trị doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường”. Quản trị vốn lưu động nhằm thực hiện các mục tiêu sau:  Nhằm tăng khả năng sinh lời của doanh nghiệp, tối đa hóa lợi nhuận và tố đa hóa giá trị doanh nghiệp;
  • 21. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.1414  Đảm bảo đủ lượng tiền mặt đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ đến hạn;  Đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường, liên tục và ổn định. 1.2.2 Nội dung quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp 1.2.2.1 Xác định nhu cầu vốn lưu động 1.2.2.1.1 Nhu cầu vốn lưu động: Trong chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp phát sinh nhu cầu vốn lưu động. Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp là thể hiện số vốn tiền tệ cần thiết doanh nghiệp phải trực tiếp ứng ra để hình thành một lượng dự trữ hàng tồn kho và khoản cho khách hàng nợ sau khi đã sử dụng khoản tín dụng của nhà cung cấp và các khoanr nợ phải trả khác có tính chất chu kì (tiền lương phải trả, tiền thuế phải nộp,….), có thể xác định theo công thức sau: Nhu cầu vốn lưu động = Mức dự trữ hàng tồn kho + Khoản phải thu từ khách hàng Khoản phải trả nhà cung cấp và các khoản nợ phải trả khác có tính chu kỳ Số vốn lưu động doanh nghiệp phải trực tiếp ứng ra tùy thuộc vào nhu cầu vốn lưu động lớn hay nhỏ trong từng thời kì kinh doanh. Trong công tác quản lý vốn lưu động, một vấn đề quan trọng là phải xác định được nhu cầu vốn lưu động cần thiết phải ứngg với một quy mô và điều kiện kinh doanh nhất định. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết tối thiểu là số vốn tính ra phải để để đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được tiến hành một cách liên tục. Đồng thời phải thực hiện chế độ tiết kiệm một cách hợp lý.  Sự cần thiết phải xác định nhu cầu vốn lưu động. Trong điều kiện ngày nay, mọi nhu cầu vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp đều phải tự tài trợ. Do đó, việc xác định đúng
  • 22. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.1415 đắn và hợp lý nhu cầu vốn lưu động thường xuyên càng có ý nghĩa quan trọng bởi vì: - Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết được xác định đúng đắn và hợp lý là cơ sở để tổ chức tốt các nguồn tài trợ. - Đáp ứng kịp thời đầy đủ vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tiến hành bình thường và liên tục. Nếu nhu cầu vốn lưu động xác định quá thấp sẽ gây nhiều khó khăn cho công tác tổ chức đảm bảo vốn , gây căng thẳng giả tạo về vônf, làm gián đoạn quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp. Mặt khác còn có thể gây ra những tổn thất như sản xuất bị đình trệ, không có dủ vốn thực hiện các hợp đồng kinh tế đã ký kết, không có khả năng trả nợ người lao động và trả nợ người cung cấp khi đến hạn thanh toán, làm giảm và mất uy tín với bạn hàng Nếu xác định nhu cầu VLĐ quá cao sẽ dấn đến tình trạng thừa vôns gây ứ đọng vật tư, hàng hóa, không tiết kiệm được vốn gây lãng phí, làm tăng các khoản chi phí không cần thiết, tăng giá thành, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, phát sinh nhiều khoản chi phí không hợp lý, làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Ngược lại nếu xác định nhu cầu VLĐ quá thấp sẽ gây nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: không đảm bảo VLĐ cho sản xuất liên tục, gây nên những thiệt hại do ngừng sản xuất, không có khả năng thanh toán.., từ đó gây mất tín nhiệm trong quan hệ mua bán, quan hệ tín dụng, mất uy tín trong kinh doanh. 1.2.2.1.2Nhữngnhântố ảnhhưởngđếnnhu cầuvốn lưu động của doanh nghiệp. Nhu cầu vốn lưu động là một đại lượng không cố định và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó có một số yếu tố chủ yếu sau: - Những nhân tố về đặc điểm, tính chất của ngành nghề kinh doanh : Chu kì kinh doanh, quy mô kinh doanh, tính chất thời vụ trong công việc kinh doanh, những thay đổi về kĩ thuật công nghệ sản xuất vv…Các nhân tố
  • 23. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.1416 này có ảnh hưởng trực tiếp đến số vốn lưu động mà doanh nghiệp phải ứng ra và thời gian ứng vốn. - Những nhân tố về mua sắm vật tư và tiêu thụ sản phẩm: Khoảng cách giữa doanh nghiệp với các nhà cung cấp vật tư hàng hóa, sự biến động về giá cả của các loại vật tư, hàng hóa mà doanh nghiệp sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, khoảng cách giữa doanh nghiệp với thị trường đầu ra, điều kiện phuơngf tiện vận tải… - Chính sách của doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm, tín dụng và tổ chức thanh toán: Chính sách về tiêu thụ sản phẩm và tín dụng của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến kỳ hạn thanh toán quy mô các khoản phải thu. Việc tổ chức tiêu thụ và thực hiện các thủ tục thanh toán và tổ chức thanh toán thu tiền bán hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp. 1.2.2.1.3 Phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp. Tùy theo đặc điểm kinh doanh và điệu kiện cụ thể của doanh nghiệp trong từng thời kỳ mà có thể lựa chọn, áp dụng các phương pháp khác nhau để xác định nhu cầu VLĐ. Hiện nay có hai hương pháp chủ yếu là phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp. a/ Phương pháp trực tiếp xác định nhu cầu VLĐ thường xuyên của doanh nghiệp: Nội dung cơ bản: Căn cứ vào các yêu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lượng vốn lưu động của doanh nghiệp phải ứng ra để xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên. Trình tự của phương pháp: Bước 1: Xác định nhu cầu vốn để dự trữ hàng tồn kho cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • 24. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.1417 Trước hết phải xác định nhu cầu vốn dự trữ của từng loại nguyên vật liệu. Sau đó tổng hợp lại để tính mức dự trữ nguyên vật liệu hoặc hàng hóa. - Xác định nhu cầu vốn dự trữ nguyên vật liệu hoặc hàng hóa. Doanh nghiệp cần xác định lượng dự trữ của từng loại nguyên vật liệu. - Xác định lượng dự trữ nguyên vật liệu chính: Nhu cầu vốn dự trữ cần thiết nguyên vật liệu chính trong kỳ được xác định: Dn = Nd x Fn Trong đó: Dn: Nhu cầu vốn dự trữ nguyên vật liệu chính năm kế hoạch Nd: Số ngày dự trữ cần thiết về nguyên vật liệu chính. Fn: Chi phí nguyên vât liệu chính bình quân mỗi ngày trong kỳ kế hoạch. - Xác định nhu cầu vốn dự trữ đối với các khoản vật tư khác: Đối với các khoản vật tư khác trong khâu dự trữ sản xuất có rất nhiều loại khác nhau, tình hình tiêu hao của mỗi loại cũng rất khác nhau. Có thể chia làm 2 trường hợp: Đối với loại vật tư dùng nhiều và thường xuyên có thể áp dụng phương pháp xác định nhu cầu vốn dự trữ như đối với các loại nguyên vật liệu chính. Đối với loại giá trị thấp, số lượng tiêu hao không nhiều hoặc không thường xuyên thì có thể xem xét tình hình thực tế và ước tính dự trữ bằng một tỷ lệ phần trăm so với số chi phí sử dụng loại vật tư đó ở trong kỳ hoặc có thể dùng công thức sau: Dk = Mk x T% Trong đó, Dk: Nhu cầu vốn dự trữ của một loại vật tư khác trong khâu dự trữ năm kế hoạch của doanh nghiệp. Mk: Tổng mức luân chuyển của loại vật tư khác trong kỳ kế hoạch.
  • 25. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.1418 T%: Tỷ lệ nhu cầu vốn so với tổng mức luân chuyển vốn của loại vật tư đó ở năm báo cáo(kỳ gốc) - Xác định nhu cầu vốn sản phẩm dở dang Ds = Pn x Ck Trong đó, Ds: Nhu cầu vốn sản phẩm dở dang. Pn: Chi phí sản xuất sản phầm bình quân một ngày trong kỳ kế hoạch. Ck: Chu kỳ sản xuất sản phẩm. Chi phí sản xuất bình quân một ngày kỳ kế hoạch có thể được xác định bằng cách lấy tổng chi phí sản xuất sản phẩm kỳ kế hoạch (hoặc có thể lấy tổng giá thành sản xuất sản phẩm ) chia cho số ngày trong kỳ. Chu kỳ sản xuất sản phẩm: là độ dài thời gian của quá trình sản xuất sản phẩm được tính kể từ khi đưa nguyên vật liệu vào sản xuất cho đến khi sản phẩm được sản xuất xong và hoàn thành các thủ tục nhập kho. - Xác định nhu cầu vốn về chi phí trả trước: Chi phí trả trước là chi phí thực tế đã phát sinh có liên quan đến hoạt động kinh doanh của nhiều kỳ kinh doanh nên chưa thể tính hết vào giá thành sản phẩm kỳ này mà được phân bổ dần nhiều lần vào các kỳ tiếp theo, đòi hỏi doanh nghiệp phải ứng ra lượng vốn nhất định. Có thể xác định nhu cầu vốn chi phí trả trước theo công thức sau: Vp = Pd + Ps - Pp Trong đó, Vp: Nhu cầu vốn chi phí trả trước trong kỳ kế hoạch. Pd: Số sư chi phí trả trước ở đầu kỳ kế hoạch. Ps: Chi phí trả trước dự kiến phát sinh trong kỳ. Pp: Chi phí trả trước dự kiến phân bổ vào giá thành sản phẩm trong kỳ - Xác định nhu cầu vốn thành phẩm:
  • 26. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.1419 Để đảm bảo cho quá trình tiêu thụ sản phẩm được thường xuyên liên tục, đòi hỏi doanh nghiệp phải dự trữ một lượng thành phẩm trong kho. Nhu cầu vốn dự trữ thành phẩm được dựa trên cơ sở xem xét quá trình sản xuất và cách thức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Có thể xác định nhu cầu vốn dự trữ thành phẩm theo công thức sau: Dtp = Zn x Ntp Trong đó, Dtp: Nhu cầu vốn dự trữ thành phẩm kỳ kế hoạch. Zn : Giá vốn hàng bán bình quân mỗi ngày kỳ kế hoạch. Ntp: Số ngày dự trữ thành phẩm. Trên cơ sở xác định nhu cầu vốn lưu động để dự trữ về nguyên vật liệu chính, vật tư khác, sản phẩm dở dang, chi phí trả trước và thành phẩm. Tổng hợp lại sẽ xác định được tổng mức dự trữ hàng tồn kho của doanh nghiệp. Bước 2: Xác định chính sách tiêu thụ sản phẩm và khoản tín dụng cung cấp cho khách hàng hay dự kiến các khoản phải thu. Để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu và lợi nhuận bán hàng nhiều doanh nghiệp đã sử dụng biện pháp bán chịu cho khách hàng. Từ đó hình thành nên khoản phải thu từ khách hàng. Khi bán chịu sản phẩm, hàng hóa cho khách hàng, điều đó đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đã cung cấp một khoản tín dụng cho khách hàng. Như vậy, việc bán chịu khiến cho doanh nghiệp phải cung ứng thêm vốn làm tăng nhu cầu về vốn, tăng chi phí quản lý, chi phí thu hồi nợ, tăng rủi ro tài chính. Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải xem xét các yếu tố tác động đến nợ phải thu và cần tính toán, cân nhắc lựa chọn một chính sách bán chịu hợp lý và có lợi nhất. Một trong những yếu tố quan trọng cần xác định trong việc bán chịu là thời gian cho khách hàng nợ (thời gian chịu) .Trên cơ sở xác định được độ dài của thời gian này có thể dự kiến được khoản nợ phải thu trung bình từ khách hàng theo công thức sau: Npt=Kpt x Sd
  • 27. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.1420 Trong đó, Npt: Nợ phải thu dự kiến kỳ kế hoạch. Kpt: Thời hạn trung bình cho khách hàng nợ (kỳ hạn thu tiền trung bình) Sd: Doanh thu bình quân một ngày trong kì kế hoạch. Bước 3: Xác định các khoản phải trả nhà cung cấp. Việc sử dụng tín dụng của nhà cung cấp ( tín dụng thương mại) cũng giống như con dao 2 lưỡi. Do đó, doanh nghiệp phải rất thận trọng trong việc sử dụng mua chịu như một nguồn tài trợ vì chi phí sử dụng vốn rất cao ( lãi suất tín dụng thương mại cao). Doanh nghiệp phải xem xét kỹ lưỡng các điều kiện tín dụng do nhà cung cấp đưa ra và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó có thể dự kiến được khoản nợ phải trả cho nhà cung cấp theo công thưc sau: Nợ phải trả nhà cung cấp = Kỳ trả nợ trung bình x Giá trị nguyên vật liệu, hàng hóa mua vào bình quân một ngày trong kỳ kế hoạch (loại mua chịu ) Bước 4: Xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp. Trên cơ sở xác định nhu cầu vốn về hàng tồn kho, dự kiến các khoản phải thu và khoản phải trả. Có thể xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp thường xuyên cần thiết năm kế hoạch của doanh nghiệp theo công thức ở trên. Nhu cầu vốn lưu động xác định theo phương pháp này tương đối sát và phù hợp với các doanh nghiệp trong điều kiện ngày nay. Tuy vậy nó có hạn chế việc tính toán tương đối phức tạp, khối lượng tính toán nhiều và mất nhiều thời gian.
  • 28. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.1421 b/ Phương pháp gián tiếp xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp. Phương pháp này dựa vào thống kê kinh nghiệm để xác định nhu cầu vốn. Có thể chia ra làm 2 trường hợp như sau: Trường hợp thứ nhất: Dựa vào kinh nghiệm thực tế của doanh nghiệp cùng loại trong ngành để xác định nhu cầu vốn cho doanh nghiệp mình. Việc xác định nhu cầu vốn theo cách này là dựa vào hệ số vốn lưu động tính theo doanh thu được rút từ thực tế hoạt động của các doanh nghiệp cùng loại trong ngành. Trên cơ sở đó xem xét quy mô kinh doanh dự kiến theo doanh thu của doanh nghiệp mình để tính nhu cầu vốn lưu động cần thiết. Phương pháp này tương đối đơn giản, tuy nhiên mức độ chính xác bị hạn chế. Nó thích hợp với việc xác định nhu cầu vốn lưu động khi thành lập doanh nghiệp với quy mô nhỏ. Trường hợp thứ hai: Dựa vào tình hình sử dụng vốn lưu động ở thời kỳ vừa qua của doanh nghiệp để xác định nhu cầu chuẩn về vốn lưu động cho các thời kỳ tiếp theo. Nội dung chủ yếu của phương pháp này là dựa vào mối quan hệ giữa các yếu tố hợp thành nhu cầu vốn lưu động gồm: Hàng tồn kho, nợ phải thu từ khách hàng và nợ phải trả nhà cung cấp ( số nợ phải trả phát sinh có tính chất tự động và có tính chất chu kỳ) với doanh thu thuần của kỳ vừa qua để xác định tỷ lệ chuẩn nhu cầu vốn lưu động tính theo doanh thu và sử dụng tỷ lệ này để xác định nhu cầu vốn lưu động cho các kỳ tiếp theo. Trình tự phương pháp: Bước 1: Xác định số dư bình quân các khoản hợp thành nhu cầu vốn lưu động trong năm báo cáo. Khi đã xác định số dư bình quân các khoản phải phân tích tình hình để loại trừ số liệu không hợp lý.
  • 29. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.1422 Bước 2: Xác định tỷ lệ các khoản trên so với doanh thu thuần trong năm báo cáo. Trên cơ sở đó xác định tỷ lệ nhu cầu vốn lưu động so với doanh thu thuần. Bước 3: Xác định nhu cầu vốn lưu động cho năm kế hoạch. Việc xác định nhu cầu vốn lưu đông theo phương pháp này tương đối đơn giản, giúp doanh nghiệp ước tính được nhanh chóng nhu cầu vốn lưu động năm kế hoạch để xác định nguồn tài trợ phù hợp, tuy nhiên mức độ chính xác bị hạn chế 1.2.2.2 Phân bổ vốn lưu động Phân bổ VLĐ phản ánh thành phẩn và mối quan hệ tỷ lệ giữa các thành phần VLĐ chiếm trong tổng VLĐ của doanh nghiệp tại một thời điểm. Vai trò của phân bổ vốn lưu động: Giúp doanh nghiệp sử dụng vốn một cách tiết kiệm, hiệu quả, đáp ứng được đầy đủ và kịp thời nhu cầu vốn lưu động để hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục và bình thường. Việc phân tích kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp theo các tiêu thức phân loại để hiểu rõ hơn những đặc điểm riêng về số vốn vốn lưu động mà mình đang quản lý và sử dụng. Từ đó xác định đúng đắn các trọng điểm và biện pháp quản trị vốn lưu động có hiệu quả hơn, phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng phân bổ VLĐ - Nhân tố về mặt cung ứng - Nhân tố về mặt sản xuất - Nhân tố về mặt thanh toán…. 1.2.2.3 Mô hình tài trợ vốn lưu động Có 3 mô hình tài trợ vốn lưu động tại doanh nghiệp. a/ Mô hình tài trợ thứ nhất: Toàn bộ TSC Đ và TSL Đ thường xuyên được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, toàn bộ TSL Đ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời.
  • 30. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.1423 Tiền TSLĐ tạm thời Nguồn vốn tạm thời TSLĐ thường xuyên Nguồn vốn thường TSCĐ xuyên Thời gian Hình 1.1: Mô hình tài trợ Vốn lưu động thứ nhất + Ưu điểm của mô hình này là: Giúp doanh nghiệp hạn chế được rủi ro trong thanh toán, mức độ an toàn cao hơn. Giảm bớt được chi phí trong sử dụng vốn. + Hạn chế: Chưa tạo ra sự linh hoạt trong việc tổ chức sử dụng vốn, thường vốn nào nguồn ấy, tính chắc chắn được đảm bảo hơn song kém linh hoạt hơn. b/ Mô hình tài trợ thứ hai: Toàn bộ TSCĐ ,TSLĐ thường xuyên và một phần TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, một phần TSLĐ tạm thời còn lại được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời.
  • 31. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.1424 Tiền TSLĐ tạm thời Nguồn vốn tạm thời TSLĐ thường xuyên Nguồn vốn thường TSCĐ xuyên Thời gian Hình 1.2: Mô hình tài trợ Vốn lưu động thứ hai + Ưu điểm của mô hình này là: Khả năng thanh toán và độ an toàn ở mức cao. + Hạn chế: Chi phí sử dụng vốn cao vì phải sử dụng nhiều khoản vay dài hạn và trung hạn. c/ Mô hình tài trợ thứ ba: Toàn bộ TSCĐ, một phần TSLĐ thường xuyên được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên. Một phần còn lại của TSLĐ thường xuyên và toàn bộ TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời. + Ưu điểm: việc sử dụng vốn linh hoạt, chi phí sử dụng vốn thấp hơn vì sử dụng nhiều hơn nguồn vốn tín dụng ngắn hạn.
  • 32. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.1425 + Nhược điểm : khả năng gặp rủi ro cao hơn. Tiền TSLĐ tạm thời Nguồn vốn tạm thời TSLĐ thường xuyên TSLĐ thường xuyên Nguồn vốn thường TSCĐ xuyên Thời gian Hình 1.3 : Mô hình tài trợ Vốn lưu động thứ ba 1.2.2.4 Quản trị nợ phải thu - Xác định chính sách bán chịu (chính sách tín dụng thương mại) với khách hàng. Doanh nghiệp cần xem xét đến các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách này như: mục tiêu mở rộng thị trường tiêu thu, tăng doanh thu, lợi nhuận, tính chất thời vụ trong sản xuất, tình trạng cạnh tranh, tình trạng tài chính của doanh nghiệp,..... - Phân tích khách hàng, xác định đối tượng bán chịu: Trong việc hình thành chính sách tín dụng thương mại, doanh nghiệp cần phải xác định rõ là bán chịu cho ai. Do đó, để thẩm định rủi ro cần phải có sự phân tích kỹ lưỡng khả năng trả nợ và uy tín của khách hàng, nhất là khách hàng tiềm năng. - Xác định điều kiện thanh toán: Doanh nghiệp phải xác định thời hạn bán chịu và tỷ lệ chiết khấu thanh toán.Trong trường hợp khách hàng có uy tín thấp hoặc đáng nghi ngờ, doanh nghiệp cần ấn định một hạn mức tín dụng hạn chế để trách rủi ro. - Thường xuyên kiểm soát nợ phải thu: Mở sổ theo dõi chi tiết nợ phải
  • 33. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.1426 thu và tình hình thanh toán với kh ách hàng. - Cần thường xuyên xem xét, đánh giá tình hình nợ phải thu, dự đoán nợ phải thu từ khách hàng theo công thức sau: Npt= Sd x Kpt Trong đó, Npt: Nợ phải thu dự kiến trong kỳ( năm) Dn: Doanh thu bán hàng bình quân một ngày trong kỳ kế hoạch Kh: Kỳ thu tiền bình quân trong năm. - Áp dụng các biện pháp thích hợp thu hồi nợ và bảo toàn vốn. + Chuẩn bị sẵn sàng các chứng từ cần thiết đối với các khoản nợ sắp đến kỳ thanh toán. Nhắc nhở và đôn đốc khách hàng thanh toán các khoản nợ đến hạn. + Chủ động áp dụng các biện pháp tích cực và thích hợp thu hồi các khoản nợ quá hạn. Cần xác định rõ nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn để có biện pháp thu hồi thích hợp. + Doanh nghiệp cần trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi để chủ động bảo toàn vốn lưu động. 1.2.2.5 Quản trị vốn bằng tiền Vốn bằng tiền của doanh nghiệp gồm tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hànng. Việc quản lý vốn bằng tiền là vấn đề hết sức quan trọng trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp vì : +Vốn bằng tiền là yếu tố trực tiếp quyết định khả năng thanh toán của một doanh nghiệp tương ứng với một quy mô kinh doanh nhất định đòi hỏi thường xuyên phải có một lượng tiền tương xứng mới đảm bảo cho tình hình tài chính của doanh nghiệp ở trạng thái bình thường. +Vốn bằng tiền là một lại tài sản có tính linh hoạt cao và cũng dễ là đối tượng của các hành vi tham ô, gian lận, lợi dụng.
  • 34. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.1427 Nội dung chủ yếu của quản lý vốn bằng tiền bao gồm các vấn đề sau: - Xác định mức dự trữ vốn tiền mặt một cách hợp lý. Việc xác định mức tồn dự trữ tiền mặt có lý nghĩa quan trọng giúp cho doanh nghiệp đảm bảo khả năng thanh toán bằng tiền mặt cần thiết trong kỳ, tránh được rủi ro không có khả năng thanh toán. Giữ được uy tín với các nhà cung cấp và tạo điều kiện cho doanh nghiệp chớp được cơ hội kinh doanh tốt, tạo khả năng thu được lợi nhuận cao. - Quản lý chặt chẽ các khoản phải thu chi bằng tiền. Doanh nghiệp cần xấy dựng các nội quy, quy chế về quản lý các khoản phải thu chi. Đặc biết là các khoản thu chi bằng tiền mặt để trách thất thoát mất mát, lạm dụng tiền của doanh nghiệp để vụ lợi cho cá nhân. - Tất cả các khoản thu chi của doanh nghiệp đều phải thông qua quỹ tiền mặt, không được chi tiêu ngoài quỹ. 1.2.2.6 Quản trị hàng tồn kho. Tại cùng một thời điểm, khi doanh nghiệp được hưởng những lợi ích từ việc dự trữ và sử dụng hàng tồn kho thì các chi phí có liên quan cũng phát sinh tương ứng bao gồm: chí phí đặt hàng, chi phí lưu trữ hay chi phí tồn trữ và chi phí thiệt hại do không có hàng. Mô hình quản lý hàng tồn kho dự trữ trên cơ sở tối thiểu hóa tổng chi phí tồn kho dự trữ được gọi là mô hình tổng chi phí tối thiểu. Nội dung cơ bản của mô hình này là xác định mức đặt hàng kinh tế (Economic Order Quantity – EOQ) để với mức đặt hàng này thì tổng chi phí tồn kho dự trữ là nhỏ nhất.
  • 35. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.1428 Mô hình EOQ được mô tả theo sơ đồ sau: Tổng chi phí Chi phí lưu giữ Hình 1.4 : Mô hình EOQ Theo mô hình này, giả định số lượng hàng đặt mỗi lần là đều đặn và bằng nhau, được biểu diễn như sau: Hình 1.5 : Giả định mức dự trữ tồn kho Chi phí Số lượng đơn đặt hàng Chi phí đặt hàng Q/2 Q Mức dự trữ tồn kho Thời gian
  • 36. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.1429 Nội dung chủ yếu của quản lý hàng tồn kho là phải xác định được mức tồn kho tối ưu ( còn gọi là lượng đặt hàng kinh tế). Trong đó, QE : Lượng đặt hàng kinh tế( lượng đặt hàng tối ưu) Qn : tổng số lượng vật tư hàng hoá cung cấp hàng năm theo HĐ C1 : chi phí tồn trữ cho một đơn vị hàng hoá tồn kho Cd : chi phí đơn đặt hàng Trên cơ sở xác định được lượng đặt hàng kinh tế, người quản lý có thể xác định được số lần thực hiện hợp đồng trong kỳ theo QE. Trong đó , Lc: Số lần thực hiện hợp đồng tối ưu trong kỳ. Nc: số ngày cung cấp khác nhau( độ dài thời gian dự trữ tối ưu của một chu kỳ hàng tồn kho) Ngoài ra doanh nghiệp thường tính thêm khoản dự trữ an toàn vào mức tồn kho trung bình. Trong đó, :là mức dự trữ hàng tồn kho trung bình. QDT :là mức dự trữ an toàn. 1.2.2.6.2.Các biện pháp chủ yếu quản lý hàng tồn kho:
  • 37. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.1430 Để quản lý tốt vốn dữ trữ hàng tồn kho cần phải phối hợp các khâu với nhau: từ khâu mua sắm vật tư hàng hóa, vận chuyển,sản xuất đến dự trữ thành phẩm, hàng hóa để bán. Vì vậy cần phải chú trọng một số biện pháp sau: - Xác định đúng đăns lượng vật tư cần mua trong kỳ và lượng tồn kho dữ trữ hợp lý. - Xác định và lựa chọn nguồn cung ứng và người cung ứng thích hợp để đạt các mục tiêu: giá cả đầu vào thấp, chất lượng hàng hóa vật tư ổn định và đảm bảo... - Lựa chọn phương tiện vận tải phù hợp để tối thiểu hóa chi phí vận chuyển, bốc rỡ. - Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường về giá cả của vật tư, thành phẩm, hàng hóa để trách tình trạng mất mát, hao hụt quá mức. - Thường xuyên kiểm tra, nắm vững tình hình dự trữ, phát hiện kịp thời tình trạng vật tư ứa đọng vật tư, không phù hợp để có biện pháp giải phóng nhanh số vật tư đó, thu hồi vốn. - Thực hiện tốt việc mua bảo hiểm hàng hóa đối với vật tư hàng hóa, lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. 1.2.2.7 Hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn lưu động 1.2.2.7.1 Quan niệm về hiệu quả sử dụng vốn lưu động  Các khái niệm hiệu quả sử dụng vốn lưu động - Là hiệu quả thu được sau khi đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu độ ng qua các giai đoạn của quá trình sản xuất. Tốc độ này cao chứng tỏ hiiệu quả sử dụng vốn lưu động ngày càng lớn và ngược lại. - Là hiệu quả đem lại cao nhất khi mà số vốn lưu động cần cho một đồng luân chuyển là ít nhất. Quan niệm này thiên về chiều hướng càng tiết kiệm được bao nhiêu vốn lưu động cho một đồng luân chuyển thì càng tốt. Nhưng
  • 38. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.1431 nếu hàng hóa sản xuất ra không tiêu thụ được thì hiệu quả sử dụng đồng vốn cũng không cao. - Là thời gian ngắn nhất để vốn lưu động quay được một vòng. Quan niệm này có thể nói là hệ quả của quan niệm trên. - Là hiệu quả phản ánh số lợi nhuận thu được khi bán ra một đồng VLĐ. c/ Mô hình tài trợ thứ ba: Toàn bộ TSCĐ, một phần TSLĐ thường xuyên được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên. Một phần còn lại của TSLĐ thường xuyên và toàn bộ TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời. + Uu điểm: việc sử dụng vốn linh hoạt, chi phí sử dụng vốn thấp hơn vì sử dụng nhiều hơn nguồn vốn tín dụng ngắn hạn. + Nhược điểm : khả năng gặp rủi ro cao hơn. - Là hiệu quả thu được khi đầu tư thêm vốn lưu động một cách hợp lý nhằm mở rộng quy mô sản xuất để tăng doanh số tiêu thụ với yêu cầu đảm bảo tốc độ tăng lợi nhuận phải lớn hơn tốc độ tăng vốn lưu động. Nói tóm lại, cho dù có nhiều cách tiếp cận khác nhau về hiệu quả sử dụng vốn lưu động , song khi nói đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động chúng ta phải có một quan điểm toàn diện hơn và không thể tách rời nó với chu kỳ sản xuất kinh doanh hợp lý, một định mức sử dungj đầu vào hợp lý, công tác tổ chức quản lý sản xuất, thiêu thụ và thu hồi công nợ chặt chẽ.  Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động Như đã nói ở trên để tiến hành bất cứ hoạt động sản xuất kinh doanh nào điều kiện không thể thiếu là vốn. Khi đã có đồng vốn trong tay thì một câu hỏi nữa đặt ra là ta phải sử dụng đồng vốn đó như thế nào để vốn đó sinh lời, vốn phải sinh lời thì doanh nghiệp với tồn tại và phát triển tốt được. Lợi ích kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lý, sử dụng hợp lý, có hiệu
  • 39. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.1432 quả đồng vốn, tiết kiệm được vốn tăng tích lũy để thực hiện tái sản xuất và mở rộng quy mô sản xuất ngày càng lớn hơn. VLĐ là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh, do đó việc tổ chức quản lý, sử dụng VLĐ có hiệu quả sẽ quyết định đến khả năng tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp. Chính vì mục tiêu đó, việc nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ là cần thiết đối với doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ là một trong số nhiều biện pháp doanh nghiệp cần phải đạt được để thực hiện mục tiêu của mình. Hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp phản ánh trình độ khai thác, sử dụng và quản lý nguồn vốn làm cho đồng vốn sinh lợi tối đa nhằm mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là tối đa hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu. Nó được lượng hoá thông qua hệ thống các chỉ tiêu về khả năng sinh lợi, vòng quay vốn lưu động, tốc độ luân chuyển vốn, vòng quay hàng tồn kho. Nó chính là quan hệ giữa đầu ra và đầu vào của quá trình kinh doanh. Suy cho cùng việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là nhằm vào việc nâng cao lợi nhuận. Có lợi nhuận chúng ta mới có tích luỹ để tái sản xuất ngày càng mở rộng. Tóm lại, việc nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ là một tất yếu trong cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt. Nó góp phần nâng cao khả năng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mở rộng quy mô hoạt động sản xuất, tăng nhanh tốc độ hoạt động của doanh nghiệp nhằm đem lại cho doanh nghiệp lợi nhuận và lợi nhuận ngày càng cao, góp phần tăng trưởng kinh tế xã hội. 1.2.2.7.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ  Tốc độ luân chuyển vốn lưu động Việc sử dụng vốn lưu động biểu hiện ở tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhanh hay chậm nói lên hiệu suất sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp cao hay thấp.
  • 40. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.1433 - Số lần luân chuyển vốn lưu động( hay số vòng quay vốn lưu động) Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức: Trong đó, L : Số lần luân chuyển vốn lưu động ở trong kỳ (thường là 1năm) M: Tổng mức luân chuyển vốn lưu động Hiện nay tổng mức luân chuyển vốn lưu động được xác định bằng doanh thu thuần bán hàng của doanh nghiệp ở trong kỳ. VLĐ: Số VLĐ bình quân sử dụng ở trong kỳ được xác định bằng phương pháp bình quân số học. - Kỳ luân chuyển của VLĐ Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân cần thiết để vốn lưu động thực hiện được một lần luân chuyển hay độ dài thời gian một vòng quay của vốn lưu động ở trong kỳ. Trong đó, K: kỳ luân chuyển vốn lưu động N: Số ngày trong kỳ được tính chẵn một năm là 360 ngày, 1 tháng là 30 ngày, 1 quý là 90 ngày. Mức tiết kiệm vốn lưu động do tăng tốc độ luân chuyển vốn Trong đó, VTK: Số VLĐ có thể tiết kiệm (- )hay phải tăng thêm(+) do ảnh hưởng của tốc độ luân chuyển VLĐ kỳ so sánh với kỳ gốc
  • 41. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.1434 M1: Tổng mức luân chuyển VLĐ kỳ so sánh K1, K0:Kỳ luân chuyển VLĐ kỳ so sánh và kỳ gốc L1, L0:Số lần luân chuyển VLĐ kỳ so sánh và kỳ gốc  Hàm lượng vốn lưu động: Hay còngọi là mức độ đảm nhiệm VLĐ là số vốn lưu động cần có để đạt một đồng doanh thu thuần về tiêu thụ sản phẩm. Trong đó, Sn: Doanh thu thuần bán hàng trong kỳ. Chỉ tiêu này phản ánh để có một đồng doanh thu thuần về bán hàng cần bao nhiêu vốn lưu động.  Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động: Hệ số này cho biết nếu tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động thì tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động tăng. Chỉ tiêu này cho biết: một đồng vốn lưu động bỏ ra trong kỳ, sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng lớn, chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động có hiệu quả cao.  Một số chỉ tiêu khác - Chỉ tiêu hệ số thanh toán hiện thời: Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trải các khản nợ ngắn hạn, vì thế hệ số này cũng thể hiện mức độ đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. - Chỉ tiêu hệ số thanh toán nhanh:
  • 42. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.1435 Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp, hệ số này càng cao, thì khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp càng cao, và ngược lại. - Chỉ tiêu hệ số thanh toán tức thời: Hệ số này cho phép đánh giá sát hơn khả năng thanh toán của doanh nghiệp. - Chỉ tiêu kỳ thu tiền trung bình và vòng quay hàng tồn kho: Kỳ thu tiền trung bình (ngày) = Chỉ tiêu này cho biết: độ dài thời gian để thu các khoản tiền bán hàng phải thu, từ khi bán hàng đến khi thu được tiền. Vòng quay hàng tồn kho cho biết sự luân chuyển của hàng hóa dự trữ , số vòng quay hàng tồn kho cao, cho thấy việc tổ chức và quản lý dự trữ của doanh nghiệp là tốt, doanh nghiệp có thể rút ngắn được chu kỳ kinh doanh và giảm được vốn bỏ vào hàng hóa tồn kho. 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc quản trị Vốn lưu động của Doanh nghiệp. 1.3.1 Nhân tố khách quan.
  • 43. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.1436  Rủi ro: Doanh nghiệp hoạt động luôn gắn liền với thị trường đầu vào, thị trường đầu ra, thị trường vốn,…Trong hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp phải đối mặt với những rủi ro như lạm phát, sự biến động của lãi suất, vật liệu…tác động mạnh mex đến môi trường kinh doanh . Ngoài ra doanh nghiệp còn gặp phải những rủi ro do thiên tai gây ra như hoả hoạn, lũ lụt...mà các doanh nghiệp khó có thể lường trước được.  Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế: tác động của nền kinh tế tăng trưởng nhanh hay chậm có ảnh hưởng đến sức mua của thị trường. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng tới doanh thu, lợi nhuận và như thế sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn nói chung và VLĐ nói riêng.  Khoa học công nghệ:Do tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ nên sẽ làm giảm giá trị tài sản, vật tư...vì vậy, nếu doanh nghiệp không bắt kịp điều này để điều chỉnh kịp thời giá trị của sản phẩm thì hàng hoá bán ra sẽ thiếu tính cạnh tranh làm giảm hiệu quả sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng.  Chính sách vĩ mô của Nhà nước: Do chính sách vĩ mô của Nhà nước có sự thay đổi về chính sách chế độ, hệ thống pháp luật, thuế... cũng tác động đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Chẳng hạn như nhà nước sử dụng chính sách thắt chặt: tăng thuế giá trị gia tăng đánh vào các yếu tố đầu vào làm cho chi phí của doanh nghiệp tăng lên. 1.3.2 Nhân tố chủ quan  Xác định nhu cầu vốn lưu động: xác định nhu cầu VLĐ thiếu chính xác dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu vốn trong sản xuất kinh doanh, điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
  • 44. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.1437 Nếu Doanh nghiệp xác định nhu cầu VLĐ quá cao sẽ không khuyến khích Doanh nghiệp khai thác các khả năng tiềm tàng tìm mọi biện pháp cải tiến hoạt động sản xuất kinh doanh để nâng cao hiệu quả của VLĐ; gây nên tình trạng ứ đọng vật tư hàng hóa; vốn chậm luân chuyển và phát sinh các chi phí không cần thiết làm tăng giá thành sản phẩm . Ngược lại, nếu Doanh nghiệp xác định nhu cầu VLĐ quá thấp sẽ gây nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp, Doanh nghiệp thiếu vốn sẽ không đảm bảo sản xuất liên tục gây ra những thiệt hại do ngừng sản xuất, không có khả nang thanh toán và thực hiện các hợp đồng đã ký kết với khách hàng.  Việc lựa chọn phương án đầu tư: Là một nhân tố cơ bản ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp. Nếu dự án được chọn là khả thi, phù hợp với điều kiện thị trường, khả năng của doanh nghiệp và phù hợp với lối phát triển của nhà nước; sản phẩm, lao vụ, dich vụ sản xuất ra chất lượng cao, mẫu mã phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, đồng thời giá thành hạ thì khả năng tiêu thụ nhanh, tăng vòng quay VLĐ, nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ và ngược lại.  Do trình độ quản lý: Trình độ quản lý của doanh nghiệp mà yếu kém sẽ dẫn đến thất thoát vật tư hàng hoá trong quá trình mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, dẫn đến sử dụng lãng phí VLĐ, hiệu quả sử dụng vốn thấp. Ngược lại, với trình độ quản lý cao, nhà quản trị sẽ tăng hiệu quả sử dụng VLĐ. Những quyết định đầu tư ngắn hạn đúng đắn tránh tình trạng để vốn nhàn rỗi tăng cao.  Đặc điểm của quá trình sản xuất kinh doanh: Nhu cầu của thị trường mang tính thời vụ, chính vì vậy hoạt động sản xuất kinh doanh cũng có tính thời vụ. VLĐ là yếu tố thiết yếu của quá trình sản xuất kinh doanh, cho nên VLĐ cũng chịu ảnh hưởng tính thời vụ của thị trường. Để nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ, doanh nghiệp cũng cần phải trú trọng đến tính thời vụ.
  • 45. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.1438  Các mối quan hệ của doanh nghiệp: Đó là quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng và quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp. Các mối quan hệ này rất quan trọng, nó có ảnh hưỏng tới nhịp độ sản xuất, khả năng phân phối sản phẩm, lượng hàng tiêu thụ … là những vấn đề trực tiếp tác động tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu các mối quan hệ trên được diễn ra tốt đẹp thì quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mới diễn ra thường xuyên liên tục, sản phẩm làm ra mới tiêu thụ được nhanh chóng, khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.
  • 46. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.1439 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP VÀ KẾT CẤU THÉP LÊ HỒNG TRONG THỜI GIAN QUA. 2.1. Quá trình hình thành, phát triển và đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty. 2.1.1 Quá trình hình thành phát triển.  Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần xây lắp và Kết cấu thép Lê Hồng. Tên giao dịch: LEHONGSTEEL.,JSC Đại diện pháp luật: Lê Mạnh Hà. Mã số thuế: 2300324337 Địa chỉ: Cụm công nghiệp Dốc Sặt – Phường Trang Hạ - Thị xã Từ Sơn - Bắc Ninh. Tel: 0241.3831069 - Fax: 0241.3740308 Hotline: 0988.893.888 – 0938.888.338 Email: Lehongsteel@gmail.com Công ty Cổ phần Xây lắp và Kết cấu thép Lê Hồng trước đây chỉ là một xưởng sản xuất các mặt hàng cơ khí nhỏ đóng tại làng Phù Lưu – Tân Hồng – Từ Sơn – Bắc Ninh. Ban đầu Xưởng Cơ khí Lê Hồng chỉ sản xuất các mặt hàng cơ khí phục vụ cho dân dụng như : Cửa hoa, cửa xếp, cửa nhôm kính, giường tủ… Nhưng, với sự nhạy bén nắm bắt được nhu cầu của thị trường và người tiêu dùng, do đó Công ty cổ phần Xây lắp và Kết cấu thép Lê Hồng được thành lập và địa điểm sản xuất được chuyển sang Cụm công nghiệp Dốc Sặt – Phường Trang Hạ - Thị xã Từ Sơn – Bắc Ninh và ở đó cho đến tận bây giờ. Xí nghiệp là một cơ sở nhỏ chuyên sản xuất cửa hoa, cửa xếp…và có sự nhạy bén nắm bắt được nhu cầu của thị trường và người tiêu dùng. Khi
  • 47. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.1440 được mở rộng hơn và địa điểm cũ không còn phù hợp nữa, Xí nghiệp đã chuyển địa điểm sang khu Công nghiệp Dốc Sặt – Từ Sơn – Bắc Ninh vào ngày 01/04/2000. Xí nghiệp được khởi công xây dựng vào ngày 24/04/2000 và đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh tháng 05/2002. Đầu tháng 3 năm 2008, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì Xí nghiệp Cơ khí Lê Hồng đã không còn là một cơ sở sản xuất như trước kia nữa mà thay vào đó là Công ty Cổ phần Xây lắp và Kết cấu thép Lê Hồng ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Đó là quy luật tất yếu của tự nhiên vì cái cũ mất đi cái mới ra đời, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội. Công ty Cổ phần Xây lắp và Kết cấu thép Lê Hồng ra đời, nó thực sự là một bước nhảy quan trọng khẳng định hơn nữa sự tồn tại và phát triển của công ty trong nền kinh tế thị trường. 2.1.2 Đặcđiểm hoạt động kinhdoanhcủa Công ty. Mô hình tổ chức: · Loại hình công ty: Công ty Cổ phần. · Giấy chứng nhận ĐKKD số: 21.03.000350 do Sở Kế hoạnh và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh cấp. · Số thành viên góp vốn: 04 thành viên. · Ngày thành lập doanh nghiệp: 03.3.2008. · Mã số thuế: 2300324337 – Cấp ngày: 10.03.2008. Quy mô: + Vốn điều lệ: 30.000.000.000 đồng. + Số lượng cổ phần: 3.000.000 cổ phần. + Mệnh giá cổ phần: 10.000 đồng/ cổ phần. + Cơ cấu cổ đông: + Ông Lê Mạnh Hà + Ông Nguyễn Văn Chính
  • 48. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.1441 + Bà Nguyễn Thị Huệ + Ông Nguyễn Thanh Tùng  Về quy mô: Đất nước ta ngày càng phát triển, đời sống ngày càng được nâng cao , yêu cầu của người tiêu dùng trên thị trường ngày càng khắt khe hơn. Những sản phẩm làm bằng kim loại đã lần lượt thay thế đồ dùng bằng gỗ, bằng nhựa. Cũng xuất phát từ nhu cầu dó mà xí nghiệp Cơ khí Lê Hồng nay là công ty cổ phần Xây lắp và Kết cấu thép Lê Hồng đã hình thành với tổng mặt bằng là 6500m2 bao gồm 3 xưởng sản xuất chính: Xưởng 1: Tổ nhôm kính và tổ cửa xếp hoa sắt, diện tích 3500 m2. Xưởng 2: Tổ nhà thép, diện tích 900m2. Xưởng 3: Tổ hoàn thiện, diện tích 1500m2. Ngoài 3 xưởng chính công ty còn có một xưởng sơn thực hiện giai đoạn cuối cùng để hoàn thiện sản phẩm, diện tích 600m2. Mặc dù thời điểm đó chỉ là một công ty mới thành lập nhưng hệ thống máy móc thiết bị của công ty khi đó cũng được trang bị khá đầy đủ với tổng số máy móc thiết bị là 48 chiếc, tổng giá trị lên tới 1.468.999.210 nghìn đồng. Hàng năm công ty đã sản xuất ra rất nhiều sản phẩm đáp ứng đông đảo nhu cầu người tiêu dùng. Vì thế, thời điểm đó, công ty đã đạt được :  Quy mô về vốn: Là một doanh nghiệp tư nhân, hoạt động sản xuất kinh doanh với quy mô vừa và nhỏ, độc lập và tự chủ về tài chính nên nguồn vốn chủ yếu trong công ty là vốn tự có và một phần vốn đi vay. Nguồn vốn đầu tư trong công ty khi đó bao gồm: + Vốn cố định: 6.530.432.891 đồng. + Vốn lưu động khoảng 1.346.560.273 đồng. Số vốn đầu tư này đến năm 2015 thì có sự thay đổi như sau: + Vốn cố định: 19.567.651.666 đồng.
  • 49. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.1442 + Vốn lưu động khoảng 44.086.266.857 đồng. Có thể thấy, trải qua một quãng thời gian không dài, số vốn của công ty tăng rất nhanh và mạnh, giúp đáp ứng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty diễn ra liên tục, ngày càng mở rộng, không bị gián đoạn. Hiện nay với uy tín trên thị trường công ty đã không ngừng thu hút vốn đầu tư từ phía các nhà đầu tư, do vậy cơ cấu vốn của công ty có tiềm năng sẽ tiếp tục có sự tăng lên trong những năm tới.  Về quy mô lao động: Hiện tại công ty đang có 48 lao động, trong đó có 18 người làm trong các phòng ban, 30 người làm lao động trực tiếp tại các xưởng sản xuất. Tuy nhiên, số lao động của công ty không chỉ dừng lại ở đó mà còn có chiều hướng gia tăng thêm trong những năm tới. Với điều kiện đó, quy mô sản xuất cũng dần được mở rộng và hoàn thiện hơn, sẽ là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển mạnh mẽ của công ty trong xu thế phát triển xã hội.  Về chức năng: Công ty Cổ phần Xây lắp và Kết cấu thép Lê Hồng: Cái tên của công ty đã nói lên chức năng chính của nó. Đó là một công ty chuyên sản xuất các loại sản phẩm bằng thép, sắt, nhôm, gỗ, khung thép hỗ trợ cho xây dựng các công trình…. Công ty ra đời với chức năng phục vụ nhu cầu đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng trên thị trường sản xuất từng đơn đặt hàng, khi có đơn vị đặt hàng thì bắt đầu sản xuất sản phẩm . Công ty không những từng bước nâng cao được vị thế của mình trên thị trường, đồng thời còn góp phần củng cố đời sống cho cán bộ công nhân viên của công ty. Các sản phẩm chủ yếu của công ty: · Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, cấp thoát nước, lắp đặt trang thiết bị cho các công trình xây dựng.
  • 50. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.1443 · San lấp mặt bằng; kinh doanh vận tải hành khách, hàng hoá bằng phương tiện đường bộ; mua bán vật liệu xây dựng. · Sản xuất các sản phẩm kết cấu thép, các sản phẩm kim loại phục vụ cho xây dựng và kiến trúc. · Sản xuất các thiết bị nâng hạ dầm cầu trục, cổng trục; thiết bị nâng san ủi và bốc xếp. · Sản xuất máy phục vụ cho xây dựng và thiết bị công nghiệp. · Sản xuất các sản phẩm từ gỗ, đồ gỗ mỹ nghệ.  Về nhiệm vụ: Là một công ty tư nhân với quy mô vừa và nhỏ với nhiệm vụ chuyên gia công lắp dựng kèo dân dụng, các loại khung nhà inox, giường tủ, các loại cửa xếp, cửa sắt, bàn ghế…Nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, đa dạng về chủng loại và phải có sức cạnh tranh trên thị trường. Với nhiệm vụ cơ bản đó, công ty đang từng bước phát triển và ngày càng khẳng định được vị trí của mình trên thị trường. Bên cạnh đó công ty còn thiết kế và lắp đặt mái tôn, khung nhôm kính, của cuốn, cửa đẩy…sản xuất các loại ván nhôm, cốt pha thép dàn giáo, cung cấp các loại thép hình, thép tấm, xà gồ U,C,Z. Điều này chứng tỏ sản phẩm của công ty rất phong phú và đa dạng. Ngoài ra côngty còncung cấp dịch vụ vận chuyển lắp đặt tại công trình. Ngoài nhiệm vụ chính là sản xuất thì công ty còn dặc biệt chú trọng đến bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao trình độ đội ngũ lao động của công ty. Cụ thể là: Công ty áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật, khoa học quản lý tiên tiến, tổ chức trang bị và ứng dụng kỹ thuật tiên tiến và công tác kế toán cho cán bộ để đạt hiệu quả cao hơn, hướng dẫn và kiểm tra thường xuyên việc chấp hành chế độ chính sách điều lệ cho cán bộ nhân viên trong công ty để thực hiện tốt những quy định mà công ty đã đề ra
  • 51. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.1444 nhằm đạt kết quả tốt nhất. Do đó công ty xác định được thế mạnh của mình để duy trì định hướng vào phát triển thế mạnh đó cho có hiệu quả, song cũng phải loại trừ một số khó khăn cho kỳ sản xuất tiếp theo. Trong vai trò nhà tư vấn – Thiết kế: LeHongSteel sẵn sàng tư vấn cho khách hàng những giải pháp hữu hiệu nhất ngay từ giai đoạn đầu của dự án, giúp tạo hiệu quả tối đa cho đến lúc hoàn thành. Sử dụng các phần mềm máy tính chuyên dụng, đảm bảo độ chính xác cao, giảm tối đa lãng phí trong quá trình gia công chế tạo, đồng thời đảm bảo hiệu quả cao nhất của kết cấu và tính thẩm mỹ cho công trình. Trong vai trò nhà chế tạo xây lắp: Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng công nghiệp, khung nhà thép tiền chế của LeHongSteel được thiết kế và chế tạo chủ yếu từ các tấm thép tổ hợp, nhờ đó có khả năng tuỳ biến rất cao đáp ứng được mọi yêu cầu về kiến trúc và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho khách hàng. Sự chuyên nghiệp của đội ngũ kỹ sư, công nhân lành nghề và sản phẩm của Công ty được sản xuất trên dây chuyền tự động hoá với những máy móc thiết bị hiện đại đồng bộ, nên quá trình xây lắp của dự án luôn được thực hiên theo một quy trình giám sát chính xác, đảm bảo kỹ mỹ thuật, chất lượng và tiến độ giúp khách hàng yên tam khi sử dụng sản phẩm. LeHongSteel cũng hội tụ đầy đủ phẩm chất của một nhà quản lý dự án đầu tư xây dựng. Đặc biệt, công ty luôn đề cao tính kỷ luật của công nhân viên, liên lạc chặt chẽ giữa các bộ phận để phát huy tối đa sự cộng tác, thống nhất trong lúc thực hiện dự án bằng phương châm: “ Giá cả cạch tranh – Kỹ thuật tiên tiến – Chất lượng hàng đầu – Thoả mãn nhu cầu khách hàng ”.
  • 52. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.1445 Đồng thời, LeHongSteel luôn hướng tới sự hoàn thiện, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá sản phẩm, cải tiến công nghệ nhằm đáp ứng cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất với dịch vụ sau bán hàng hoàn hảo nhất và coi đó là nền tảng cơ bản giúp cho LeHongSteel phát triển vững chắc trong tương lai. Với định hướng tập trung vào lĩnh vực nhà thép tiền chế, Hiện nay công ty có xu hướng cung cấp cho khách hàng 2 dòng sản phẩm chính: 1. Kết cấu thép nhà xưởng, nhà máy. 2. Kết cấu thép nhà cao tầng. - Ưu điểm: 1.Thi công nhanh: Nhờ áp dụng triệt để hệ thống thông tin điện tử trong hoạt động sản xuất và quản lý dự án theo phương pháp mới, khoa học, LeHong Steel luôn đảm bảo tiến độ thi công nhanh hơn dự kiến từ 10% đến 15%. 2. Kiểm soát 100% công việc:  Về quy trình công nghệ sản xuất: Công ty cổ phần Xây dựng và kết cấu thép Lê Hồng là đơn vị chuyên sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng, mỗi quy trình công nghệ tạo ra mỗi sản phẩm khác nhau. Các loại cửa xếp, cửa hoa sắt, khung kéo Zmail, giường tủ, bàn ghế…đều có những quy trình công nghệ sản xuất khác nhau. Dưới đây là một mẫu quy trình công nghệ sản xuất có tên “ Khung nhà xưởng” lần lượt được thực hiện:
  • 53. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hải Yến Lớp: CQ50/11.1446 Sơ đồ 1: Quy trình công nghệ sản xuất.  Giải thích sơ đồ: Sau khi nhận được đơn đặt hàng của khách hàng và ký kết hợp đồng kinh tế với khách hàng xong, công ty sẽ đi vào bước đầu tiên của quy trình công nghệ là chức năng kỹ thuật bản vẽ, nghiên cứu các chỉ tiêu trong đơn đặt hàng và bắt đầu tiến hành sản xuất sau khi nghiên cứu bản vẽ sẽ bóc tách dự toán, chọn nguyên vật liệu phù hợp rồi mới tiến hành đi mua nguyên vật liệu sản xuất. Tiếp theo là sản xuất công cụ dụng cụ để cắt sắt, uốn sắt theo yêu cầu của khách hàng và hàn gá lại,kiểm tra các mối hàn xem đúng kỹ thuật chưa rồi mới tiến hành hàn chuẩn và hoàn thiện sản phẩm. Sau đó kiểm tra lại một lần nữa rồi mới đưa vào công đoạn cuối cùng là phun sơn, đây là quá trình cuối cùng của quy trình công nghệ, làm cho sản phẩm được hoàn mỹ hơn, sau đó, qua kiểm tra lại các tiêu chuẩn kỹ thuật thì có thể được nhập kho hoặc bàn giao lại cho khách hàng.  Cơ sở vật chất kỹ thuật: Công ty Cổ phần xây lắp và Kết cấu thép Lê Hồng được trang bị những máy móc, thiết bị tiên tiến, phục vụ đáp Nghiên cứu bản vẽ Bóc dự toán Chọn vật liệu Mua nguyên vật kiệu Cắt Nắn hàn gá Hàn chuẩn Hoàn thiện sản phẩm Sơn