SlideShare a Scribd company logo
1 of 76
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu
SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU – CÔNG
CỤ DỤNG CỤ TRONG DOANH NGHIỆP.....................................................................1
1.1 KHÁI QUÁT VỀ NGUYÊN VẬT LIỆU – CÔNG CỤ DỤNG CỤ ......................1
1.1.1Khái niệm và đặc điểm NVL, CCDC ...........................................................................1
1.1.2Yêu cầu quản lý NVL, CCDC .......................................................................................2
1.1.3Nhiệm vụ kế toán NVL, CCDC ....................................................................................2
1.1.4Phân loại và đánh giá NVL, CCDC ..............................................................................2
1.1.4.1 Phân loại NVL, CCDC...............................................................................................2
1.1.4.2 Đánh giá NVL và CCDC............................................................................................4
1.2 KẾ TOÁN CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU – CÔNG CỤ DỤNG CỤ...................7
1.2.1 Phương pháp thẻ song song...........................................................................................7
1.2.2 Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển.......................................................................8
1.2.3 Phương pháp ghi sổ số dư.............................................................................................9
1.3 KẾ TOÁN TỔNG HỢP NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ.......... 10
1.3.1Chứng từ kế toán sử dụng ........................................................................................... 10
1.3.2Sổ sách kế toán sử dụng .............................................................................................. 11
1.3.3Phương pháp hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ..................................... 11
1.3.3.1 Phương pháp kê khai thường xuyên...................................................................... 11
1.3.3.2 Phương pháp kiểm kê định kỳ................................................................................ 14
1.4 KẾ TOÁN ĐÁNH GIÁ LẠI VÀ DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ NVL, CCDC TỒN
KHO ................................................................................................................................... 18
1.4.1 Kế toán đánh giá lại NVL, CCDC ............................................................................ 18
1.4.2 Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho ................................................................ 18
CHƯƠNG 2: CÔNG TÁC THỰC TẾ NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG
CỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN MỸ...................................................................... 20
2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN MỸ ............................. 20
2.1.1Quá trình hình thành và phát triển của công ty......................................................... 20
2.1.2Bộ máy quản lý tại công ty cổ phần Sơn Mỹ............................................................ 21
2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty......................................................... 21
2.1.2.2 Chức năng của từng bộ phận................................................................................. 22
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu
SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang
2.1.3Đặc điểm tổ chức, quy trình sản xuất tại công ty..................................................... 23
2.1.4Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Cổ phần Sơn Mỹ ................................ 25
2.1.4.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán.............................................................................. 25
2.1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán.................................................. 26
2.1.5Các chính sách kế toán áp dụng tại công ty .............................................................. 26
2.2 THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NVL – CCDC TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN SƠN MỸ ........................................................................................................... 28
2.2.1Tình hình chung về nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty......................... 28
2.2.1.1 Đặc điểm nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ......................................................... 29
2.2.1.2 Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ................................... 30
2.2.2Thủ tục quản lý nhập – xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty.......... 32
2.2.2.1 Thủ tục nhập kho...................................................................................................... 32
2.2.2.2 Thủ tục xuất kho....................................................................................................... 39
2.2.3Kế toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty................................ 50
2.2.4Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty ............................ 61
2.2.4.1 Chứng từ sử dụng..................................................................................................... 61
2.2.4.2 Tài khoản sử dụng.................................................................................................... 61
2.2.4.3 Sổ kế toán sử dụng................................................................................................... 61
2.2.4.4 Phương pháp hạch toán.......................................................................................... 62
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ VỀ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ
TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
SƠN MỸ 67
3.1 NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU,
CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN MỸ................................... 67
3.1.1Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ 67
3.1.2Đánh giá về kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty........................ 68
3.1.2.1 Những ưu điểm về kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ............................ 68
3.1.2.2 Những nhược điểm về kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ...................... 69
3.2 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN TÌNH HÌNH KẾ
TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY ................. 70
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu
SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT
LIỆU – CÔNG CỤ DỤNG CỤ TRONG DOANH NGHIỆP
1.1 KHÁI QUÁT VỀ NGUYÊN VẬT LIỆU – CÔNG CỤ DỤNG CỤ
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm NVL, CCDC
+ Nguyên vật liệu (NVL): Là đối tượng lao dộng mua ngoài hoặc tự chế biến hoặc
hình thành từ những nguồn khác dùng cho hoạt dộng sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
+ Công cụ dụng cụ (CCDC): Là những tư liệu lao động không đủ điều kiện về giá
trị và thời gian sử dụng để ghi nhận là tài sản cố định. Theo chế độ kế toán hiện hành,
những tư liệu lao động có giá trị < 30.000.000 đồng thì được ghi nhận là công cụ dụng
cụ và được phân bổ dần vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng tối
đa không quá 3 năm.
+ Đặc điểm của NVL:
+ Sau mỗi chu kỳ sản xuất, nguyên liệu vật liệu bị tiêu hao hoàn toàn hay bị biến
dạng đi trong quá trình sản xuất và cấu thành thực thể của sản phẩm.
+ Giá trị nguyên vật liệu được chuyển dịch toàn bộ và chuyển dịch một lần vào
giá trị sản phẩm sản xuất ra.
+ Đặc điểm của CCDC:
+ Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất
ban đầu.
+ Trong quá trình tham gia vào quá trình sản xuất, giá trị công cụ dụng cụ được
chuyển dịch dần vào giá thành sản xuất. Mặt khác, có những loại CCDC có giá trị nhỏ,
chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất, giá trị được chuyển dịch một lần vào giá thành
sản phẩm.
+ Công cụ dụng cụ có nhiều loại khác nhau.
+ Theo quy định hiện hành, những tư liệu sau đây không phân biệt tiêu chuẩn giá
trị và thời gian sử dụng vẫn hạch toán là công cụ dụng cụ:
Các loại bao bì dùng để đựng vật tư, hàng hóa trong quá trình thu mua, dự trữ,
bảo quản và tiêu thụ.
Các loại lán trại tạm thời, đà giáo, gá lắp chuyên dùng trong xây dựng cơ bản.
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu
SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 2
Các loại bao bì có bán kèm theo hàng hóa tính tiền riêng.
Những dụng cụ đồ dùng bằng thủy tinh, sành sứ hoặc quần áo, giày dép chuyên
dùng làm việc.
1.1.2 Yêu cầu quản lý NVL, CCDC
+ Ghi chép chính xác kịp thời số lượng, phẩm chất, quy cách và giá trị thực tế của
từng NVL, CCDC nhập xuất tồn.
+ Mở các loại sổ, thẻ kế toán chi tiết từng loại NVL, CCDC theo đúng chế độ,
phương pháp quy định.
+ Kiểm tra việc thực hiện mua hàng, tình hình dự trữ và sử dụng NVL, CCDC
theo dự đoán, tiêu chuẩn, định mức tiêu hao.
+ Cung cấp thông tin về tình hình nhập xuất tồn kho NVL, CCDC phục vụ công
tác quản lý. Định kỳ tiến hành phân tích tình hình mua hàng, bảo quản sử dụng NVL,
CCDC.
+ Có hệ thống kho hàng để bảo quản NVL, CCDC thiết bị cần thiết để cân đo
đong đếm.
1.1.3 Nhiệm vụ kế toán NVL, CCDC
+ Ghi chép, tính toán, phản ánh chính xác, trung thực kịp thời số lượng, chất
lượng và giá thành thực tế của NVL, CCDC nhập kho.
+ Tập hợp phản ánh đầy đủ kịp thời số lượng và giá trị NVL, CCDC xuất kho;
kiểm tra tình hình chấp hành các định mức tiêu hao NVL.
+ Phân bổ giá trị hợp lý NVL, CCDC sử dụng vào các đối tượng tập hợp chi phí
sản xuất kinh doanh.
+ Thực hiện tốt việc đánh giá, ghi nhận về số lượng, giá trị NVL, CCDC tồn kho,
phát hiện kịp thời NVL, CCDC thừa thiếu, ứ đọng kém phẩm chất để doanh nghiệp có
biện pháp hạn chế tối đa thiệt hại có thể xảy ra.
1.1.4 Phân loại và đánh giá NVL, CCDC
1.1.4.1 Phân loại NVL, CCDC
+ Theo tác dụng của NVL, CCDC đối với quá trình xuản xuất:
* Nguyên vật chính: Là loại nguyên vật liệu chủ yếu cấu thành nên thực thể của
sản phẩm. Ví dụ đất sét, than cám để sản xuất gạch,…
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu
SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 3
* Nguyên vật liệu phụ: Là những vật liệu chỉ có tác dụng phụ trợ trong sản xuất,
được kết hợp với nguyên vật lệu chính để nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc để đảm
bảo duy trì hoạt động bình thường của các máy móc thiết bị.
* Nhiên liệu là những vật liệu dùng để cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: Than, củi, xăng, dầu, hơi đốt,…
* Phụ tùng thay thế: Là các chi tiết, phụ tùng để sửa chữa và thay thế cho máy
móc, thiết bị phương tiện vận tải, công cụ dụng cụ sản xuất.
* Phế liệu là các loại vật liệu thu được trong các quá trình sản xuất hay thanh lý
tài sản có thể sử dụng hoặc bán ra ngoài như: Vải vụn, gạch vụn, sắt vụn,…
* Vật liệu khác: Bao gồm các vật liệu còn lại ngoài các thứ chưa kể như trên: Bao
bì, vật đóng gói,…
 Công cụ dụng cụ được chia làm 3 loại:
+ Công cụ dụng cụ
+ Bao bì luân chuyển
+ Đồ dùng cho thuê
+ Theo nguồn gốc của NVL, CCDC:
+ NVL, CCDC mua ngoài
+ NVL, CCDC tự chế biến, tự gia công
+ NVL, CCDC có từ nguồn gốc khác (được cấp, biếu tặng, nhận vốn góp,..).
+ Theo mục đích và nơi sử dụng:
+ NVL, CCDC dùng trực tiếp vào sản suất kinh doanh
+ NVL, CCDC dùng cho nhu cầu quản lý
+ NVL, CCDC dùng cho nhu cầu phục vụ bán hàng
+ Lập danh điểm NVL và CCDC:
Ngoài các cách phân loại NVL và CCDC trên để phục vụ cho việc quản lý vật tư
một cách chặt chẽ, đặc biệt trong điều kiện ứng dụng tin học và công tác kế toán thì
phải lập danh điểm NVL và CCDC.
Lập danh điểm NVL và CCDC là quy định cho mỗi vật tư một ký hiệu riêng bằng
hệ thống các chỉ số (kết hợp các chữ cái) thay thế tên gọi, quy cách, kích cỡ của chúng.
Tùy theo doanh nghiệp hệ thống danh điểm vật tư, hàng hóa có thể xây dựng theo
nhiều cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo đơn giản, dễ nhớ, không trùng lắp. Thông
thường dùng ký hiệu tài khoản cấp 1, cấp 2 để ký hiệu nhóm vật tư kết hợp với chữ cái
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu
SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 4
của tên vật tư để ký hiệu thứ tự vật tư. Danh điểm vật tư để sử dụng thống nhất giữa
các bộ phận quản lý liên quan trong toàn doanh nghiệp.
1.1.4.2 Đánh giá NVL và CCDC
+ Nguyên tắc tính giá NVL, CCDC:
Tính giá NVL, CCDC là một công tác quan trọng trong việc tổ chức
hoạch toán NVL, CCDC. Tính giá thành nguyên vật liệu là công việc dùng
thước đo tiền tệ để biểu hiện giá trị của nguyên vật liệu theo những quy tắc
nhất định. Hạch toán nguyên vật liệu ở các doanh nghiệp, nguyên vật liệu
được tính theo giá trị thực tế.
Nguyên tác tính giá NVL, CCDC: Áp dụng Điều 149/2001/QĐ-BTC ngày
31/12/2001 của bộ tài chính: “Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị
thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực
hiện được”. Trong đó:
+ Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí thu mua, chi phí chế biến và
các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để được hàng tồn kho ở địa điểm
và trạng thái hiện có.
+ Giá trị thuần có thể thực hiện được: Là giá bán ước tính của hàng tồn
kho trong kỳ sản xuất kinh doanh bình thường trừ (-) chi phí ước tính để hoàn
thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng. Như vậy
phù hợp với chuẩn mực kế toán hàng tồn kho trong công tác hạch toán NVL ở
các doanh nghiệp, NVL được tính theo giá thực tế.
Đánh giá NVL và CCDC nhập kho:
Tính giá của nguyên vật liệu nhập kho tuân thủ theo nguyên tắc giá
gốc. Nguyên vật liệu nhập kho trong kỳ của doanh nghiệp bao gồm rất nhiều
nguồn nhập khác nhau. Tùy theo từng nguồn nhập mà giá trị thực tế của vật
liệu nhập kho được xác định khác nhau.
+ Đối với NVL, CCDC mua ngoài: Là giá thực tế của NVL nhập kho:
Giá thực tế = Giá mua (+) chi phí phát sinh trong quá trình mua hàng (+) các
khoản thuế không được hoàn lại (nếu có) (-) các khoản chiết khấu giảm giá (nếu có).
+ Đối với NVL, CCDC tự chế biến: Giá thực tế NVL, CCDC tự chế biến (+) chi
phí chế biến.
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu
SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 5
+ Đối với NVL, CCDC gia công thuê ngoài chế biến: Giá thực tế NVL, CCDC
xuất kho chế biến (+) chi phí vận chuyển (+) tiền thuê ngoài gia công chế biến.
+ Đối với NVL, CCDC nhận góp vốn liên doanh: Giá thực tế là giá do hội đồng
liên doanh đánh giá.
+ Đối với NVL, CCDC được NSNN cấp, nhận viện trợ, biếu tặng: Giá thực tế do
hội đồng đánh giá có thẩm quyền xác định hoặc giá ghi trong quyết định cấp phát.
+ Đối với phế liệu thu hồi: Giá theo thực tế có thể sử dụng được hoặc có thể bán
được.
Đánh giá NVL, CCDC xuất kho:
Khi xuất kho NVL, CCDC sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp, kế toán phải tính toán chính xác giá trị thực tế NVL, CCDC xuất dùng.
Việc tính giá của NVL xuất kho có thể được thực hiện trong các phương pháp sau:
+ Phương pháp theo giá đích danh:
Theo phương pháp này NVL, CCDC nhập kho theo giá nào thì xuất kho theo giá
đó, theo từng hóa đơn và số NVL, CCDC thực tế của hóa đơn đó.
Phương pháp này áp dụng đối với các doanh nghiệp có ít loại vật liệu ổn định và
nhận diện được.
Ưu điểm: Xác định được chính xác giá vật tư xuất ra, làm cho chi phí hiện tại
phù hợp với doanh thu hiện tại.
Nhược điểm: Trong trường hợp đơn vị có nhiều mặt hàng nhập xuất thường
xuyên thì khó theo dõi và công việc của kế toán chi tiết vật liệu sẽ phức tạp.
+ Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO)
Phương pháp này áp dụng dựa trên giả định NVL, CCDC nào nhập trước thì
được xuất trước, khi xuất hết số NVL, CCDC kế tiếp. Giá trị NVL, CCDC tồn kho
cuối kỳ được tính theo giá của NVL, CCDC ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn
tồn kho.
Phương pháp này áp dụng trong trường hợp giá cả ổn định hoặc có hướng giảm.
Ưu điểm: Cho phép kế toán thể tính toán giá nguyên vật liệu xuất kho kịp thời.
Phương pháp này cho ước tính hợp lý về giá trị nguyên vật liệu cuối kỳ.
Nhược điểm: Các chi phí phát sinh hiện hành không phù hợp với doanh thu phát
sinh hiện hành. Doanh thu hiện hành có được là do chi phí nguyên vật liệu nói riêng và
hàng tồn kho nói chung từ kho trước. Như vậy, chi phí kinh doanh của doanh nghiệp
không phản ánh kịp thời với giá cả nguyên vật liệu.
+ Phương pháp bình quân gia quyền:
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu
SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 6
Theo phương pháp này, trị giá xuất của vật liệu bằng số lượng vật liệu
xuất nhân với đơn giá bình quân. Đơn giá bình quân có thể xác định theo một
trong 2 phương pháp sau:
+ Phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ:
Đơn giá bình quân
(cả kỳ dự trữ)
=
Trị giá NVL tồn đầu kỳ + Trị giá NVL nhập trong kỳ
Số lượng NVL tồn đầu
kỳ
+
Số lượng NVL nhập trong
kỳ
Giá trị NVL xuất
trong kỳ
=
Số lượng NVL xuất
trong kỳ
X
Đơn giá bình quân gia
quyền (cả kỳ dự trữ)
Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp có nhiều danh điểm
vật tư và số lần nhập, xuất của mỗi doanh nghiệp nhiều.
Ưu điểm: Đơn giản, dễ làm, giảm nhẹ được việc hạch toán chi tiết nguyên vật
liệu, không phụ thuộc vào số lần nhập xuất của từng doanh điểm vật tư.
Nhược điểm: Dồn công việc tính giá nguyên liệu xuất kho vào kỳ cuối hạch
toán nên ảnh hưởng tiến độ của các khâu kế toán khác.
+ Phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn (bình quân gia quyền sau mỗi lần
nhập)
Theo phương pháp này, sau mỗi lần nhập vật liệu, kế toán tình đơn giá bình
quân sau đó căn cứ vào đơn giá bình quân và số lượng vật liệu xuất để tính giá
thành vật liệu xuất.
Đơn giá bình
quân liên hoàn
(sau mỗi lần
nhập)
=
Trị giá NVL tồn kho
sau lần xuất trước
+
Trị giá NVL nhập kho từ lần
xuất trước đến lần xuất này
Số lượng NVL tồn kho
sau lần xuất trước
+
Số lượng NVL nhập kho từ lần
xuất trước đến lần xuất này
Giá trị NVL xuất
kho
=
Số lượng NVL xuất
kho
X
Đơn giá bình quân gia
quyền (liên hoàn)
Phương pháp này nên áp dụng ở những doanh nghiệp có ít danh điểm vật tư và số
lần nhập của mỗi loại không nhiều.
Ưu điểm: Phương pháp này cho giá vật liệu xuất kho chính xác, phản ánh kịp
thời sự biến động của giá cả, công việc tính giá được tính toán đều đặn.
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu
SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 7
Nhược điểm: Công việc tính toán nhiều và phức tạp, chỉ thích hợp với những
doanh nghiệp sử dụng kế toán máy.
1.2 KẾ TOÁN CHITIẾTNGUYÊNVẬT LIỆU– CÔNG CỤ DỤNG CỤ
1.2.1 Phương pháp thẻ song song
* Tại kho: Thủ kho dùng thẻ kho để phản ánh tình hình nhập - xuất tồn nguyên vật
liệu về mặt số lượng. Mỗi chứng từ ghi một dòng vào thẻ kho. Thẻ được mở cho từng
danh điểm nguyên vật liệu. Cuối tháng thủ kho phải tiến hành tổng cộng số nhập, xuất,
tính ra số tồn kho về mặt lượng theo từng danh điểm nguyên vật liệu.
* Tại phòng kế toán: Kế toán nguyên vật liệu sử dụng thẻ hay sổ chi tiết nguyên
vật liệu. Sổ chi tiết nguyên vật liệu kết cấu như thẻ kho nhưng thêm cột đơn giá và
phản ánh riêng theo số lượng, giá trị và cũng được phản ánh theo từng danh điểm
nguyên vật liệu.
Hàng ngày khi nhận được chứng từ nhập - xuất nguyên vật liệu ở kho, kế toán
kiểm tra và hoàn chỉnh chứng từ rồi ghi vào sổ (thẻ) chi tiết.
Định kỳ phải kiểm tra số liệu trên thẻ kho và sổ chi tiết. Cuối tháng tính ra số tồn
kho và đối chiếu số liệu với sổ kế toán tổng hợp.
Đối chiếu số liệu giữa sổ chi tiết vật liệu ở phòng kế toán và thẻ kho của thủ kho
bằng cách thông qua báo cáo tình hình biến động của nguyên vật liệu do thủ kho gửi
lên.
Thẻ kho
Sổ KT chi tiết vật liệu
Bảng tổng hợp nhập
– xuất – tồn vật liệu
Chứng từ
nhập
Chứng từ
xuất
Ghi chú: Ghi hằng ngày
Đối chiếu, kiểm tra
Ghi cuối tháng
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu
SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 8
* Ưu, nhược điểm:
+ Ưu điểm: Việc ghi sổ thẻ đơn giản, rõ ràng, dễ kiểm tra đối chiếu số liệu và phát
hiện sai sót trong việc ghi chép, quản lý chặt chẽ tình hình biến động và số hiện có của
từng thứ nguyên vật liệu theo số lượng và giá trị.
+ Nhược điểm: Việc ghi chép giữa kho và kế toán còn trùng lặp về chỉ tiêu số
lượng, khối lượng công việc ghi chép quá lớn. Công việc còn dồn vào cuối tháng nên
hạn chế tính kịp thời của kế toán và gây lãng phí về lao động.
Phương pháp ghi thẻ song song áp dụng thích hợp với những doanh nghiệp có
chủng loại nguyên vật liệu ít, tình hình nhập - xuất nguyên vật liệu phát sinh hàng
ngày không nhiều, trình độ kế toán và quản lý không cao.
1.2.2 Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển
* Tại kho: Giống phương pháp thẻ song song ở trên.
* Tại phòng kế toán: Không mở thẻ kế toán chi tiết mà mở sổ đối chiếu luân
chuyển để hạch toán số lượng và số tiền của từng thứ (Danh điểm) nguyên vật liệu
theo từng kho. Sổ này ghi mỗi tháng một lần vào cuối tháng trên cơ sở tổng hợp các
chứng từ nhập, xuất phát sinh trong tháng của từng nguyên vật liệu, mỗi thứ chỉ ghi
một dòng trong sổ. Cuối tháng đối chiếu số lượng nguyên vật liệu trên sổ đối chiếu
luân chuyển với thẻ kho, đối chiếu số tiền với kế toán tổng hợp.
Thẻ kho
Chứng từ nhập
Sổ đối chiếu
luân chuyển
Ghi chú: Ghi hằng ngày
Đối chiếu, kiểm tra
Ghi cuối tháng
Bảng kế xuất
Chứng từ xuất
Bảng kế nhập
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu
SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 9
* Ưu, nhược điểm:
+ Ưu điểm: Giảm bớt đượt khối lượng ghi chép, chỉ tiến hành ghi một lần vào cuối
tháng.
+ Nhược điểm: Việc ghi chép còn trùng lặp về số lượng. Công việc kế toán dồn
vào cuối tháng, việc kiểm tra đối chiếu trong tháng giữa kho và phòng kế toán không
được thực hiện do trong tháng kế toán không ghi sổ, hạn chế công tác quản lý và tính
giá thành sản phẩm.
Phương pháp này không được phổ biến, chỉ có những doanh nghiệp có số lượng,
chủng loại lớn mới áp dụng.
1.2.3 Phương pháp ghi sổ số dư
* Tại kho: Ngoài sử dụng thẻ kho để ghi chép sử dụng sổ số dư để ghi chép số tồn
kho cuối tháng của từng loại NVL theo chỉ tiêu số lượng. Cuối tháng sổ số dư được
chuyển cho thủ kho để ghi số lượng hàng tồn kho trên cơ sở số liệu từ thẻ kho.
* Tại phòng kế toán: Định kỳ kế toán xuống kiểm tra và trực tiếp nhận chứng từ
nhập xuất kho, sau đó tiến hành tổng hợp số liệu theo chỉ tiêu giá trị của NVL nhập
xuất theo từng nhóm NVL để ghi vào bảng kê nhập xuất, tiếp đó ghi vào bảng kê luỹ
kế nhập xuất, đến cuối tháng ghi vào phần nhập xuất tồn của bảng kê tổng hợp. Đồng
thời cuối tháng khi nhận sổ số dư từ thủ kho, kế toán tính giá trị của NVL tồn kho để
ghi vào sổ số dư, cột thành tiền số liệu này phải khớp với tồn kho cuối tháng trên bảng
tổng hợp nhập xuất tồn kho cuối kỳ.
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu
SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 10
* Ưu, nhược điểm:
+ Ưu điểm: Giảm bớt được khối lượng ghi chép, kiểm tra đổi chiếu tiến hành định
kỳ nên bảo đảm tính chính xác, công việc dần đều trong tháng.
+ Nhược điểm: Do phòng kế toán chỉ theo dõi chỉ tiêu giá trị vì vậy khi nắm bắt
tình hình nhập xuất tồn của thứ nguyên vật liệu nào thì phải xem trên thẻ kho, khi
kiểm tra đối chiếu số liệu giữa sổ số dư và bảng kê khá phức tạp nếu xảy ra sự chênh
lệch.
Phương pháp này thường sử dụng cho các doanh nghiệp có nhiều chủng loại VNL
hay kinh doanh nhiều mặt hàng, tình hình nhập xuất NVL xảy ra thường xuyên.
1.3 KẾ TOÁN TỔNG HỢP NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ
1.3.1 Chứng từ kế toán sử dụng
Theo quy định chế độ kế toán thông tư 200/2014/TT-BTC được Bộ tài chính ban
hành ngày 22/12/2014 quy định về chế độ kế toán doanh nghiệp mới nhất đối với các
doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực. Các chứng từ kế toán về vật liệu phải được tiến hành
đồng thời ở kho và ở phòng kế toán theo thông tư bao gồm:
+ Phiếu nhập kho
+ Phiếu xuất nho
Thẻ kho
Chứng từ nhập
Bảng tổng hợp
nhập – xuất – tồn
Bảng kế xuất
Chứng từ xuất
Bảng kế nhập
Ghi chú: Ghi hằng ngày
Đối chiếu, kiểm tra
Ghi cuối tháng
Bảng lũy kế nhập Bảng lũy kế nhập
Sổ số dư
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu
SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 11
+ Biên bản kiểm nghiệm vật tư, sản phẩm, hàng hóá
+ Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ
+ Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hóa
+ Bảng kê mua hàng
+ Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
+ Hóa đơn giá trị gia tăng
+ Hóa đơn bán hàng thông thường
+ …
Bên cạnh đó tùy thuộc vào đặc điểm, tình hình cụ thể của từng doanh nghiệp thuộc
các lĩnh vực hoạt động, thành phần kinh tế khác nhau mà kế toán sử dụng các chứng từ
khác nhau.
1.3.2 Sổ sách kế toán sử dụng
Sổ kế toán dùng để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế trên cơ sở chứng từ kế toán hợp
lý, hợp pháp. Ở các doanh nghiệp, việc sử dụng sổ nào trong hạch toán nguyên vật
liệu, công cụ dụng cụ tùy thuộc vào hình thức kế toán và phương pháp hạch toán chi
tiết mà doanh nghiệp đang áp dụng, ví dụ như:
+ Sổ (thẻ) kho
+ Sổ (thẻ) kế toán chi tiết NVL, CCDC
+ Sổ đối chiếu luân chuyển NVL, CCDC
+ Sổ số dư luân chuyển NVL, CCDC
+ Sổ cái TK 152, 153
+ Sổ nhật ký chung, chứng từ ghi sổ, nhật ký sổ cái,...(tùy thuộc vào hình thức ghi
sổ kế toán được áp dụng)
1.3.3 Phương pháp hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
1.3.3.1 Phương pháp kê khai thường xuyên
 Tài khoản sử dụng
TK 151 – Hàng mua đang đi đường
TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu
TK 153 – Công cụ, dụng cụ
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu
SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 12
 Kết cấu và nội dung các tài khoản:
TK 151 – Hàn mua đang đi đường
Số dư đầu kỳ
Bên Nợ:
- Trị giá vật tư đã mua đang đi
đường.
Bên Có:
- Trị giá vật tư đã mua đang đi
đường đã về nhập kho hoặc đã
chuyển giao thẳng cho khách hàng.
Số dư cuối kỳ:
Trị giá vật tư đã mua nhưng
còn đang đi đường (Chưa về
nhập kho đơn vị).
TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu
Số dư đầu kỳ
Bên Nợ:
- Trị giá thực tế của nguyên
liệu, vật liệu nhập kho do mua
ngoài, tự chế, thuê ngoài gia
công, chế biến, nhận góp vốn
liên doanh hoặc từ các nguồn
khác.
- Trị giá nguyên liệu, vật liệu
thừa phát hiện khi kiểm kê.
Bên Có:
- Trị giá thực tế của nguyên liệu,
vật liệu xuất kho dùng vào sản
xuất, kinh doanh, để bán, thuê
ngoài gia công, chế biến, hoặc đưa
đi góp vốn.
- Trị giá nguyên liệu, vật liệu trả
lại người bán hoặc được giảm giá
hàng mua.
- Chiết khấu thương mại nguyên
liệu, vật liệu khi mua được hưởng.
- Trị giá nguyên liệu, vật liệu hao
hụt, mất mát phát hiện khi kiểm kê.
Số dư cuối kỳ
Trị giá thực tế của nguyên liệu,
vật liệu tồn kho cuối kỳ.
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu
SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 13
TK 153 – Công cụ, dụng cụ
Số dư đầu kỳ
Bên Nợ:
- Trị giá thực tế của công cụ,
dụng cụ nhập kho do mua ngoài,
tự chế, thuê ngoài gia công chế
biến, nhận góp vốn.
- Trị giá công cụ, dụng cụ cho
thuê nhập lại kho.
- Trị giá thực tế của công cụ,
dụng cụ thừa phát hiện khi kiểm
kê.
Bên Có:
- Trị giá thực tế của công cụ,
dụng cụ xuất kho sử dụng cho sản
xuất, kinh doanh, cho thuê hoặc
góp vốn.
- Chiết khấu thương mại khi mua
công cụ, dụng cụ được hượng.
- Trị giá công cụ, dụng cụ trả lại
cho người bán hoặc được người bán
giảm giá.
- Trị giá công cụ, dụng cụ thiếu
phát hiện trong kiểm kê.
Số dư cuối kỳ
Trị giá thực tế của công cụ,
dụng cụ tồn kho.
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu
SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 14
 Phương pháp hạch toán:
TK 111,112,331,
151, 141…
TK 152
Nguyên liệu, vật liệu
TK 621,
623,627,642,241,…
Nhập kho NVL mua về
Thuế GTGT
(nếu có)
NVL gia công, chế biến xong
nhập kho
TK 154
Xuất NVL dùng cho
SXKD, XDCBTK 133
TK 133
Chiết khấu thương mại, giảm giá
hàng mua, trả lại hàng mua
Thuế nhập khẩu, thuế TTĐB
NVL nhập khẩu (nếu có)
TK 3332, 3333
Xuất NVL thuê ngoài gia
công, chế biến
TK 154
TK 632
Thuế GTGTTK411
Nhận vốn góp bằng NVL
Xuất bán NVL dùng để
mua lại phần vốn góp
TK 3381
TK 1381
NVl phát hiện thừ khi kiểm kê
chờ xử lý
NVL phát hiện thiếu khi kiểm
kê chờ xử lý
Sơ đồ kế toán tổng hợp nguyên liệu, vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên
Giá trị NVL ứ đọng không dùng
khi thanh lý, nhượng bán
NVL hao hụt trong định mức
TK 154
Phế liệu nhập kho
TK 621,627,
641,642,241
NVL đã xuất dùng không hết
nhập lại kho
TK 3338
Thuế bảo vệ môi trường NVL sản
xuất hoặc nhập khẩu (nếu có)
TK 221, 222
Xuất góp vốn vào công ty con, công
ty liên doanh, liên kết bằng NVL
TK 711 TK 811
CL giá đánh giá
lại > giá ghi sổ
CL giá đánh giá
lại < giá ghi sổ
TK 111,112,331,...
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu
SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 15
TK 111,112,331,
151,141,…
TK 153
Công cụ dụng cụ
TK 623,627,
641,642,241,…
Nhập kho CCDC
Thuế GTGT
(nếu có)
Xuất CCDC loại phân bổ
một lần
TK 133
TK 133
Chiết khấu thương mại, giảm giá
hàng mua, trả lại hàng mua
TK 111,112,331…
Thuế nhập khẩu, thuế TTĐB
CCDC nhập khẩu (nếu có)
TK 3332, 3333
NVl phát hiện thừ khi kiểm kê
chờ xử lý
TK 3381
Thuế GTGT
(nếu có)
TK 1381
NVL phát hiện thiếu khi kiểm
kê chờ xử lý
Sơ đồ kế toán tổng hợp công cụ dụng cụ theo phương pháp kê khai thường xuyên
TK 242
Xuất CCDC loại phân
bổ nhiều lần
TK 632
Giá trị CCDC không cần dùng
khi thanh lý, nhượng bán
TK 623, 627,641,
642,241
CCDC đã xuất dùng sử dụng
không hết nhập lại kho
TK 242
Nhận lại CCDC cho thuê
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu
SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 16
1.3.3.2 Phương pháp kiểm kê định kỳ
 Tài khoản sử dụng:
TK 611 – Mua hàng
TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu
TK 153 – Công cụ, dụng cụ
 Kết cấu và nội dung các tài khoản:
TK 611 – Mua hàng
Số dư đầu kỳ
Bên Nợ:
- Kết chuyển giá gốc nguyên
vật liệu, công cụ dụng cụ tồn
kho đầu kỳ (Theo kết quả
kiểm kê).
- Giá gốc gốc nguyên vật
liệu, công cụ dụng cụ mua vào
trong kỳ.
Bên Có:
- Kết chuyển giá gốc nguyên vật
liệu, công cụ dụng cụ tồn kho cuối kỳ
(Theo kết quả kiểm kê).
- Giá gốc nguyên vật liệu, công cụ
dụng cụ xuất sử dụng trong kỳ, hoặc
giá gốc hàng hoá xuất bán (Chưa được
xác định là đã bán trong kỳ).
- Giá gốc nguyên vật liệu, công cụ
dụng cụ mua vào trả lại cho người
bán, hoặc được giảm giá.
TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu
Số dư đầu kỳ
Bên Nợ:
- Kết chuyển trị giá thực tế
của nguyên liệu, vật liệu tồn
kho cuối kỳ.
Bên Có:
- Kết chuyển trị giá thực tế của
nguyên liệu, vật liệu tồn kho đầu kỳ.
Số dư cuối kỳ
TK 153 – Công cụ, dụng cụ
Số dư đầu kỳ
Bên Nợ:
- Kết chuyển trị giá thực tế của
công cụ, dụng cụ tồn kho cuối kỳ.
Bên Có:
- Kết chuyển trị giá thực tế của
công cụ, dụng cụ tồn kho đầu kỳ.
Số dư cuối kỳ
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu
SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 17
 Phương pháp hạch toán:
TK 152, 153
TK 611
Mua hàng
TK 152, 153
Kết chuyển NVL, CCDC
hàng hóa tồn kho đầu kỳ
Kết chuyển NVL, CCDC
hàng hóa tồn kho cuối kỳ
TK 111,112,331…
Giá trị NVL, CCDC xuất
dùng
Thuế GTGT
Sơ đồ kế toán tổng hợp NVL, CCDC theo phương pháp kiểm kê định kỳ
TK 133
Trị giá hàng mua
(pp khấu trừ)
TK 632
TK821, 138, 334
TK 331
Giá trị hàng mua trả lại
Thuế GTGT
(nếu có)
TK 133
Giá trị thiếu hụt, mất mát
TK 3332, 3333
Thuế TTBB, nhập khẩu
(nếu có)
Nhận vốn góp bằng
nguyên vật liệu, CCDC
TK 411
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu
SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 18
1.4 KẾ TOÁN ĐÁNH GIÁ LẠI VÀ DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ NGUYÊN
VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TỒN KHO
1.4.1 Kế toán đánh giá lại NVL, CCDC
Khi đánh giá lại nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ, doanh nghiệp phải thành lập
hội đồng hoặc ban đánh giá, sau khi đánh giá phải lập đánh giá nguyên vật liệu – công
cụ dụng cụ. Chênh lệch đánh giá ghi trên sổ kế toán được phản ánh vào TK 412 –
Chênh lệch đánh giá lại tài sản. Căn cứ vào chứng từ kế toán ghi:
1.4.2 Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Là khoản dự tính trước để đưa vào chi phí sản
xuất, kinh doanh phần giá trị bị giảm xuống thấp hơn giá trị đã ghi sổ kế toán của hàng
tồn kho. Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho nhằm bù đắp các khoản thiệt hại
thực tế xảy ra do vật tư, sản phẩm, hàng hoá tồn kho bị giảm giá; đồng thời cũng để
phản ánh đúng giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho của doanh nghiệp
khi lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ hạch toán.
Đối tượng lập dự phòng: Bao gồm nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ dùng cho sản
xuất, vật tư, hàng hóa, thành phẩm tồn kho.
Nguyên tắc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
- Doanh nghiệp phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập khi có
những bằng chứng tin cậy về sự suy giảm của giá trị thuần có thể thực hiện được so
với giá gốc của hàng tồn kho.
TK 152, 153
TK 412
Chênh lệch đánh giá lại tài sản TK 152, 153
Chênh lệch giảm do
đánh giá lại
Chênh lệch tăng do
đánh giá lại
TK 411 TK 411
Tăng nguồn vốn khi xử
lý đánh giá tăng
Giảm nguồn vốn khi xử
lý đánh giá giảm
Sơ đồ kế toán đánh giá lại NVL – CCDC
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu
SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 19
- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập vào thời điểm lập Báo cáo tài chính.
Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải tính theo từng loại vật tư, dụng cụ tồn
kho.
- Khi lập Báo cáo tài chính, căn cứ vào số lượng, giá gốc, giá trị thuần có thể
thực hiện được của từng loại vật tư, hàng hoá, từng loại dịch vụ cung cấp dở dang, xác
định khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập:
+ TH 1: Khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán này
lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đang ghi trên sổ kế toán thì số chênh
lệch lớn hơn được ghi tăng dự phòng và ghi tăng giá vốn hàng bán.
+ TH 2: Khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán này
nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đang ghi trên sổ kế toán thì số chênh
lệch nhỏ hơn được hoàn nhập ghi giảm dự phòng và ghi giảm giá vốn hàng bán.
Các chứng từ cần thiết khi lập dự phòng:
- Các hóa đơn và chứng từ liên quan đến giá vốn hàng tồn kho.
- Biên bản thẩm định lại hàng tồn kho.
Cách xác định dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
Giá trị thực hiện
thuần túy của HTK
=
Giá gốc của hàng
tồn kho
-
Dự phòng giảm giá hàng
tồn kho
Mức dự phòng cần
lập năm tới cho HTK
=
Số lượng hàng tồn
kho cuối niên độ
-
Mức giảm giá của hàng tồn
kho
TK632
TK 2294
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho TK 632
Hoàn nhập cuối năm chênh lệch
giữa số dư dự phòng phải lập kỳ
này nhỏ hơn số dự phòng đã lập
kỳ trước
Lập dự phòng giảm giá
hàng tồn kho lần đầu
Số chênh lệch dự phòng giảm
giá hàng tồn kho cần lập bổ sung
cuối kỳ kế toán
Sơ đồ kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu
SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 20
CHƯƠNG 2: CÔNG TÁC THỰC TẾ NGUYÊN VẬT LIỆU,
CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN MỸ
2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN MỸ
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty cổ phần Sơn Mỹ là doanh nghiệp được hình thành từ cổ phần hóa xí
nghiệp vôi Tịnh Khê, trên cơ sở tự nguyện tự góp vốn cổ đông được tổ chức và hoạt
động theo quy định của luật doanh nghiệp được quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ V thông qua ngày 12/06/1999. Thực hiện hiện
nghị định số 44/1998/NĐ/CP ngày 29/06/1998 của thủ tướng chính phủ về việc đổi
mới ngày 19/06/1999 của ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi.
Chính sách phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế
thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa công ty cổ
phần Sơn Mỹ đã dần thích ứng với cơ chế mới và nhanh chóng theo kịp tình hình thay
đổi của nền kinh tế xã hội, sản xuất đã dần ổn định hoàn thành các chỉ tiêu giao nộp
ngân sách nhà nước đầy đủ. Sản phẩm sản xuất của công ty được thị trường chấp
nhận.
Với hơn 35 năm hình thành và phát triển, công ty cổ phần Sơn Mỹ có truyền
thống chuyên sản xuất gạch tuynel đất sét nung. Với công nghệ tạo hình tiên tiến (liên
hợp hút chân không) công suất 20 triệu viên gạch/năm. Với đội ngũ cán bộ công nhân
có trình độ tay nghề, thâm niên kinh nghiệm cao. Công ty cam kết cung cấp cho quý
khách hàng những sản phẩm có chất lượng ổn định và không ngừng cải tiến để chất
lượng sản phẩm ngày càng tốt hơn.
Công ty bước đầu làn ăn có lãi, cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên, đáp
ứng nhu cầu tích lũy góp phần tạo ra sản phẩm vật chất cho nền kinh tế quốc dân.
Công ty cổ phần Sơn Mỹ đã phát huy thế mạnh khắc phục những nhược điểm để
vươn lên làm ra những sản phẩm tốt có khả năng cạnh tranh.
Hiện tại công ty đã và đang hợp tác với rất nhiều đối tác khách hàng uy tín tín
như Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Đăk Lăk (DACONCO), Công ty TNHH Xuân
Phương (XPBUILD),….
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu
SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 21
Kết luận về quy mô của công ty: Theo Nghị Định 90/2001/NĐ-CP ngày
23/11/2001 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Công ty cổ phần Sơn Mỹ
ra đời với vốn điều lệ là 3.900.000.000 đồng, tổng số lao động hiện có của doanh
nghiệp là 54 người. điều này cho thấy công ty cổ phần Sơn Mỹ là một công ty có quy
mô nhỏ và vừa.
2.1.2 Bộ máy quản lý tại công ty cổ phần Sơn Mỹ
2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Kế toán trưởng
Ban giám đốc công ty
Đội trưởng đội sản xuất
Kế toán tài vụ
Tổ chức
hành chính
Tiêu thụ
dịch vụ
Kế hoạch –
Sản xuất
Tổ đi gòong Tổ kỹ thuật
Tổ Xe
Chú thích:
Quan hệ liên quan
Quan hệ chức năng
Quan hệ trực tuyến
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty cổ phần Sơn Mỹ
Tổ tạo hình
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu
SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 22
2.1.2.2 Chức năng của từng bộ phận
+ Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Đại hội cổ
đông thành lập triệu tập để tiến hành các thủ tục thành lập, thảo luận và thông qua điều
lệ của công ty. Đại hội cổ đông phải có nhóm cổ đông đại diện ít nhất 3/4 số vốn điều
lệ của công ty và biểu quyết theo số vốn góp.
+ Hội đồng quản trị: Là cơ quan quyền lực cao nhất đại diện cho hội đồng cổ
đông giám sát điều hành mọi hoạt động công ty.
+ Ban kiểm soát: Do hội đồng cổ đông bầu ra, là tổ chức thay mặt cổ đông để
kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành công ty.
+ Ban giám đốc công ty:
Phụ trách quản lý, giám sát chung mọi hoạt động của công ty, là người đại diện
theo pháp luật của công ty, chịu trách nhiệm ký kết các hợp đồng kinh tế, thực hiện
các nghĩa vụ đối với nhà nước.
Ký duyệt các báo cáo tài chính, các chứng từ sổ sách kế toán dựa trên cơ sở tham
mưu của bộ phận kế toán, điều hành các bộ phận trong doanh nghiệp.
Quyết định các vấn đề quan trọng liên quan đến công ty như tài chính, nhân sự,
đầu tư, xây dựng kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp.
+ Kế toán trưởng:
Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp nên có nhiệm vụ tổng hợp các chứng từ, sổ
chi tiết các tài khoản từ bộ phận khác chuyển sang để mở sổ cái, lập báo cáo báo cáo
tài chính, quyết toán năm theo qui định.
Thường xuyên kiểm tra, theo dõi việc mở sổ, ghi chép các nghiệp vụ kế toán phát
sinh.
Định kỳ hàng tháng tính và lập bảng lương báo cáo với giám đốc.
Chịu trách nhiệm trước giám đốc về mọi hoạt động của phòng kế toán.
+ Kế toán tài vụ:
Theo dõi, ghi chép và thống kê các nghiệp vụ phát sinh của công ty. Thực hiện chế
độ kế toán phải đảm bảo các nguyên tắc phù hợp với quy định pháp lý về kế toán của
nhà nước, chịu trách nhiệm báo cáo trực tiếp với giám đốc công ty và các ngành quản
lý có liên quan đến tài chính của doanh nghiệp.
Tổng hợp và cân đối kế hoạch tài chính, đảm bảo nguồn vốn kinh doanh của
doanh nghiệp.
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu
SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 23
Giao dịch trực tiếp với ngân hàng và các cơ quan quản lý thuế, thực hiện đúng chế
độ báo cáo tài chính theo quy định của nhà nước.
Kiểm soát chi phí, doanh thu và xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp từ đó đề xuất và tham mưu cho giám đốc về các giải pháp về tài
chính kế toán nhằm đem lại lợi nhuận cho công ty.
Quản lý toàn bộ chứng từ , tài liệu sổ sách kế toán và lưu trữ đúng quy định của
nhà nước.
+ Phòng tổ chức hành chính: Nhiệm vụ của phòng tổ chức và quản lý lao động
tiền lương, tổ chức lưu trữ hồ sơ, giúp giám đốc quản lý, bồi dưỡng đào tạo sử dụng
đội ngũ lao động, giúp giám đốc trong công việc hành chính.
+ Phòng tiêu thụ dịch vụ: Chịu trách nhiệm xây dụng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm
và cung cấp những thông tin phản hồi cho bộ phận liên quan tiêu thụ ngày một tốt hơn.
+ Phòng kế hoạch – sản xuất: Giúp công ty trong công tác quản lý về sản xuất
kỹ thuật, khâu sản xuất thiết kế mã, chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất đúng
tiêu chuẩn, đồng thời đưa ra những mẫu mã thích hợp có khả năng cạnh tranh cao.
+ Tổ xe: Được sự chỉ đạo của phòng kế hoạch và kỹ thuật điều động. Có nhiệm
vụ vận chuyển mua các vật tư, công cụ dụng cụ và đi tiêu thụ thành phẩm.
+ Đội trưởng đội sản xuất: Giúp công ty khâu kỹ thuật sản xuất, phân công công
tác tổ chức sản xuất phù hợp với yêu cầu. Trong công ty cổ phần Mỹ Sơn đội sản xuất
được chia làm ba tổ chính:
+ Tổ tạo hình: Có nhiệm vụ sản xuất ra gạch mộc( bán thành phẩm), đưa gạch
mộc xếp lên nhà cáng kính để phơi và thu gom lại vào nơi quy định.
+ Tổ đi gòong: Có nhiệm vụ nghiền than, vận chuyển than pha và gạch mộc từ tổ
tạo hình đã phơi đạt tiêu chuẩn và vận chuyển lên lò để nung thành thành phẩm.
+ Tổ kỹ thuật: Có nhiệm vụ lập kế hoạch định mức vật tư, dụng cụ lao động cũng
như thành phẩm tạo ra phải đúng quy cách, chất lượng, phù hợp với tình hình hoạt
động của công ty. Đồng thời chịu trách nhiệm sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị tạo
hình, hệ thống máy móc, các thiết bị liên quan trong quy trình sản xuất.
2.1.3 Đặc điểm tổ chức, quy trình sảnxuất tại công ty
Công trình công nghệ sản xuất tại Công ty cổ phần Sơn Mỹ là quy trình công nghệ
sản xuất liên tục, phức tạp qua nhiều giai đoạn, quy trình sản xuất gạch tuynel được
chia thành 4 công đoạn:
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu
SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 24
Công đoạn 1: Công đoạn tạo hình
Nguyên vật liệu chính gồm đất sét và than cám được đưa vào sản xuất theo định
mức nhất định để cho ra sản phẩm là các loại gạch chưa nung.
Bước 1: Đất, than trộn lẫn theo tỷ lệ nhất định
Bước 2: Tưới nước
Bước 3: Đưa vào máy tạo hình ra sản phẩm dở dang là gạch chưa nung
Công đoạn 2: Công đoạn phơi đào
Gạch chưa nung được chuyển cho bộ phận với nhiệm vụ làm kho gạch.
Công đoạn 3: Công đoạn xếp gòong
Bộ phận xếp gòong nhận gạch khô và thực hiện xếp gạch lên gòong để chuẩn bị
nung.
Công đoạn 4: Công đoạn sấy nung
Ra lò phân loại, nhập kho. Giai đoạn này tiến hành được xếp lên gòong, thời gian
sấy nung là 45 phút/gòong, trung bình 28 gòong/ngày. Sản phẩm ra lò phân loại theo
chất lượng A1, A2, B, C tùy theo hình dáng tạo hình gạch bên ngoài và phẩm cấp đồng
thời nhập kho, phế phẩm không nhập kho.
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu
SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 25
SƠ ĐỒ QUY TRÌNH SẢN XUẤT GẠCH TUYNEL
2.1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Cổ phần Sơn Mỹ
2.1.4.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán
Kế Toán
Trưởng
Kế toán
tổng hợp
Kế toán
lương
Thủ quỹ
Gạch thành phẩm
Đùn ép chân không
Băng tải 2
Máy cán mịn
Băng tải 1
Máy nhào 2 trục (có lưới lọc)
Phiếu cấp liệu (Đất sét)
Bàn cắt
Than nghiềnNước 22%
Lò sấy khô
Phơi
Lò nung gạch
Thủ kho
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu
SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 26
2.1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán
Kế toán trưởng: Giúp giám đốc công ty tổ chức thực hiện toàn bộ công tác kế
toán ở công ty, đồng thời làm nhiệm vụ kiểm soát viên kinh tế tài chính tại công ty,
Bảo đảm tiến độ công việc của bộ phận kế toán, tham mưu cho giám đốc trong quá
trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Kế toán lương: Hàng ngày xác định số lao động đi làm, tiến hành nghiệm thu
sản phẩm từng tổ, từng phân xưởng, xác định số công nhân phát sinh, tiến hành tính
công cho từng tổ và lương bình quân cho một người trong tổ.
Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ ghi sổ cái, kiểm tra đối chiếu số liệu ở các bộ
phận có liên quan, giữa chi tiết và tổng hợp, lập cáo cáo kế toán theo quý, năm và các
báo cáo chi tiết,ngoài ra kế toán tổng hợp có nhiệm vụ kiêm thêm ác bộ phận kế toán
khác như: Kế toán thanh toán, kế toán vật tư,....
Thủ quỹ: Có nhiệm vụ rút tiền gửi ngân hàng theo kế hoạch và theo nhu cầu
của công ty. Đồng thời có nhiệm vụ thu chi bảo quản tiền mặt và phát lương cho cán
bộ công nhân viên toàn công ty.
Thủ kho: Chịu trách nhiệm về toàn bộ số vật tư, công cụ dụng cụ, máy móc
thiết bị, tài sản cố định hàng hoá do mình quản lý. Theo dõi tình hình nhập, xuất kho
vật tư, công cụ dụng cụ, máy móc thiết bị, tài sản cố định, hàng hoá theo hàng tuần,
hàng tháng, hàng quý, hàng năm. Cùng với bộ phận Kế toán kiểm kê kho định kỳ (theo
tháng hoặc theo quý).
2.1.5 Các chính sách kế toán áp dụng tại công ty
 Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng:
Công ty áp dụng hệ thống tài khoản theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày
14/09/2006 của Bộ tài chính và chế độ kế toán theo quyết định này, bao gồm:
- Tài khoản loại 1: 111, 112, 131, 133, 138, 141, 152, 153, 154, 155
- Tài khoản loại 2: 211, 214, 241,
- Tài khoản loại 3: 311, 331, 333, 334, 338, 351
- Tài khoản loại 4: 411, 418, 419, 421, 431
- Tài khoản loại 5: 511, 515
- Tài khoản loại 6: 632, 635, 642
- Tài khoản loại 7: 711
- Tài khoản loại 8: 811, 821
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu
SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 27
- Tài khoản loại 9: 911
 Hình thức ghi sổ kế toán áp dụng tại công ty:
Căn cứ vào đặc điểm kết quả sản xuất kinh doanh và trình độ đội ngũ kế toán
hiện có đơn vị sử dụng hình thức kế toán “Nhật ký chung”.
Sơ đồ: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung
Ghi chú:
Ghi hằng ngày
Ghi cuối kỳ
Kiểm tra quan hệ đối chiếu
Nguyên tắc, đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung:
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: Tất cả các nghiệp vụ
kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật
ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế
toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng
nghiệp vụ phát sinh.
Hình thức kế toánNhật ký chung gồm các loại sổ kế toán chủ yếu sau:
- Sổ Nhật ký chung.
Chứng từ kế toán
Sổ nhật ký chung Sổ/thẻ kế toán chi tiết
Sổ cái
Bảng cân đối phát sinh
Bảng tổng hợp chi
tiết
Báo cáo tài chính
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu
SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 28
- Sổ Cái.
- Các sổ/thẻ kế toán chi tiết.
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung:
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ,
trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi
trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp.
Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký
chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
Định kỳ (3, 5, 10... ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụ phát sinh,
lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng
lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ.
Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số
phát sinh.Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng
tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo
cáo tài chính.
Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân
đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật
ký chung.
 Kỳ Kế Toán Năm: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hằng
năm.
 Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam (VNĐ).
 Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Nguyên tắc giá gốc.
- Phương pháp xác định hàng tồn kho cuối kỳ: Bình quân gia quyền.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho : Kê khai thường xuyên.
 Phương pháp tính thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ.
 Chính sách và phương pháp khấu hao TSCĐ đang áp dụng: Khấu hao được
tính theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính tài sản. Mức
khấu hao phù hợp với thông tư 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài Chính.
2.2 THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NVL – CCDC TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN MỸ
2.2.1 Tình hình chung về nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu
SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 29
2.2.1.1 Đặc điểm nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
Công ty cổ phần Sơn Mỹ là một doanh nghiệp có quy mô sản xuất vừa và nhỏ,
công ty chuyên bên lĩnh vực sản xuất gạch. Do đó nguyên vật liệu dùng để sản xuất
sản phẩm chủ yếu là nguyên vật liệu chính như đất sét và than cám, ngoài ra còn sử
dụng nguyên vật liệu phụ, các loại nhiên liệu, và các phụ tùng thay thế khác,... được
xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty mà sản phẩm làm ra
phải đẹp, bền và an toàn.
Nguồn nguyên vật liệu chính của công ty là đất sét có nguồn gốc từ thiên nhiên
nhưng công ty không khai thác trực tiếp mà mua gián tiếp thông qua các doanh nghiệp
trong tỉnh. Ngoài ra công ty còn hợp tác mua bán với các doanh nghiệp lân cận như ở
Quảng Nam, Bình Định,...đó là nguồn cung cấp nguyên vật liệu rất lớn và ổn định.
Các loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tùy vào tính chất đặc trưng của nó
trong quá trình sản xuất mà có cách bảo quản và lượng dự trữ riêng, ví dụ như:
- Về nguyên vật liệu:
+ Đất sét: Tuy rằng dễ kiếm, dễ khai thác trong tự nhiên nhưng không đơn giản
như vậy. Đất có nhiều loại và cần cho sản xuất gạch là loại đất sét cứng, tốt và dẻo.
Đất sét phải được phơi ngoài trời ít nhất trong 6 tháng để các hạt trong đất được trương
nở, phong hóa tốt hơn. Sau đó sẽ được đưa vào kho đất để chuẩn bị vào quy trình sản
xuất vì đất không được để bị ướt trở nên nhão, loãng khi sắp đưa vào sản xuất. Khi để
đất sét bị mưa, ướt nhão vào quy trình tạo hình sẽ không làm ra viên gạch đẹp và
chuẩn chất lượng và khi đưa vào lò nung sẽ dễ bị hư hỏng.
+ Than cám: Than cũng là thành phần chiếm tỷ trọng không nhỏ trong sản phẩm.
Để luôn luôn phục vụ tốt nhất cho sản xuất, công ty cần có sự bảo quản ở nơi thoáng
mát và khô ráo.
+ Các phụ tùng thay thế: Công ty phải bắt buộc dự phòng các thiết bị đồng bộ,
các thiết bị trọng yếu như: Động cơ chính, phụ tùng xe ủi,....để tránh tình trạng hư
hỏng bất thường làm gián đoạn trong quá trình sản xuất của công ty.
+ Điện sản xuất: Được coi là một dạng năng lượng cấu thành vào chi phí nguyên
vật liệu trong quá trình sản xuất. Điện được đưa thẳng vào quy trình và cung cấp liên
tục. Tuy rằng nó góp phần quan trọng trong việc duy trì quy trình sản xuất được liên
tục nhưng hiện tại công ty chưa có máy phát điện dự phòng để tránh trường hợp bị cắt
điện.
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu
SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 30
+ Ngoài ra còn có các loại nhiên liệu như: Dầu diezen, nhớt, dầu công nghiệp...là
những thứ dễ cháy, cần phải được bảo quản cách ly ở những nơi dễ cháy nổ và tuân
thủ phòng cháy chữa cháy theo quy định.
- Về công cụ dụng cụ: Các loại công cụ dụng cụ tại công ty là những loại như
dụng cụ đồ nghề sửa chữa, đồ bảo hộ lao động và các dụng cụ gá lắp khác. Chúng đều
có chung một đặc điểm là giá trị nhỏ và thường xuyên biến động. Một số thì được mua
về nhập kho để dự dữ khi cần thiết (như đồ bảo hộ lao động được cấp phát hàng
tháng,...), một số thì mua về được sử dụng ngay vào quá trình sản xuất (như xẻng, xà
beng, tủ đựng,....). Vì CCDC tại công ty chủ yếu có giá trị nhỏ nên khi xuất CCDC
được tính là loại CCDC phân bổ một lần.
Nói chung, NVL – CCDC khi tham gia vào quá trình sản xuất gạch luôn phải
được bảo quản ở điều kiện tốt nhất, an toàn và không bị hư hỏng do yếu tố môi trường.
Ngoài ra phải dự trữ một lượng vừa đủ cho quá trình sản xuất được hoạt dộng liên tục
và hiệu quả năng suất được nâng cao.
2.2.1.2 Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
 Phân loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
 Đối với nguyên vật liệu:
- Nguyên vật liệu chính: + Đất sét
+ Than cám
- Nhiên liệu: + Dầu Diezen
+ Dầu công nghiệp
+ Nhớt,...
- Phụ tùng thay thế: + Động cơ chính dây chuyền sản xuất
+ Dây curoa
+ Dây xích lò
+ Vòng bi
+ Trục cơ, bu lông,...
+ ....
- Năng lượng: Điện sản xuất
- Nguyên vật liệu phụ khác: Bột sa mốt, men, phụ gia hạ nhiệt,...
 Đối với công cụ dụng cụ: Được sử dụng trong công ty như:
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu
SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 31
- Bảo hộ lao động: Găng tay, mũ bảo hộ, quần áo BHLĐ, ủng, khẩu trang, giày
bata,...
- Dụng cụ đồ nghề: Xẻng, quốc, xà beng, máy thổi lò,...
- Dụng cụ quản lý: Máy quạt; dàn nóng công nghiệp; tủ đựng hồ sơ tài liệu, tư
liệu khác....
- Dụng cụ gá lắp: Bộ bánh xe, béc cắt (đầu cắt),...
 Đánh giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ:
- Xác định giá thực tế nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nhập kho
Tại máy sản xuất gạch tuynel Sơn Mỹ thì nguyên vật liệu chính là đất sét và than
cám. Thường thì do công ty không có điều kiện để khai thác cũng như có thể sản xuất
ra nên phải làm hợp đồng với bên khai thác đất vận chuyển bằng ô tô về bãi chứa. Sau
đó dùng máy ủi để đưa vào dây chuyền sản xuất.
Chính vì vậy mà giá nguyên vật liệu mua vào nhà máy được áp dụng theo giá
thực tế ghi trên hóa đơn.
Nhà máy áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nên
giá trị nguyên vật liệu mà công ty theo dõi là giá không có thuế.
Giá thực tế
nhập kho =
Giá mua ghi
trên hóa đơn +
Chi phí mua
liên quan +
Thuế không
được hoàn -
Chiết khấu,
giảm giá hàng
bán (nếu có)
- Trong đó:
+ Chi phí thu mua nguyên vật liệu là chi phí vẩn chuyển từ nơi khai thác về
bãi chứa và chi phí bốc dỡ.
- Xác định giá thực tế nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho.
Nguyên vật liệu khi xuất kho tại công ty cổ phần sơn mỹ được tính theo phương
pháp bình quan gia quyền. Cuối kỳ kế toán kiểm kê khối lượng nguyên liệu tồn cuối
kỳ từ đó xác dịnh khối lượng vật liệu xuất kho trong kỳ theo công thức:
Đơn giá bình
quân liên hoàn
(sau mỗi lần
nhập)
=
Trị giá NVL tồn kho
sau lần xuất trước
+
Trị giá NVL nhập kho từ lần
xuất trước đến lần xuất này
Số lượng NVL tồn kho
sau lần xuất trước
+
Số lượng NVL nhập kho từ lần
xuất trước đến lần xuất này
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu
SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 32
Giá trị NVL xuất
kho
=
Số lượng NVL xuất
kho
X
Đơn giá bình quân gia
quyền (liên hoàn)
2.2.2 Thủ tục quản lý nhập – xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại
công ty
2.2.2.1 Thủ tục nhập kho
Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ khi về đến công ty phải làm thủ tục nhập kho.
Trước khi nhập kho nguyên vật liệu, công ty tiến hành kiểm tra xác định số lượng,
loại, chất lượng, quy cách. Sau đó kế toán vật liệu căn cứ vào hóa đơn của người bán
và biên bản kiểm nghiệm hoặc hợp đồng kinh tế để lập phiếu nhập kho gồm 3 liên:
- Người giao hàng mang phiếu nhập kho đến kho để nhập nguyên vật liệu,
CCDC.
- Nhập kho xong, thủ kho và người giao hàng ký vào phiếu, thủ kho giữ liên 2 để
căn cứ ghi thẻ kho.
- Định kỳ, thủ kho chuyển phiếu nhập kho nguyên vật liệu đã ký lên phòng kế
toán để kế toán ghi sổ chi tiết vật tư. Cuối tháng đối chiếu với thẻ kho về mặt số lượng
để lập bảng tổng hợp chi tiết. Số liệu trên bảng tổng hợp chi tiết dùng để kiểm tra với
số liệu trên sổ cái TK152, 153.
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu
SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 33
Lưu đồ luân chuyển chứng từ nhập NVL, CCDC:
Nhà cung cấp Bộ phận yêu
cầu
Phòng kế toán Thủ kho
Giấy đề nghị
mua vật tư
Giấy đề nghị
mua vật tư
Hợp đồng
kinh tế
Hợp đồng
kinh tế
Hóa đơn
GTGT
Hóa đơn
GTGT
Biên bản
kiểm nghiệm
Kiểm tra, xét
duyệt, nhập
phần mềm
Phiếu
nhập kho
Xét duyệt
Ký xác nhận,
nhập kho
Đơn đặt
hàng
Đơn đặt hàngĐơn đặt hàng
Xét duyệt của
Giám đốc
Phiếu nhập kho
(đã xét duyệt)
Người GH
Biên bản kiểm
nghiệm
Phiếu nhập kho
(đã xét duyệt)
Biên bản
kiểm nghiệm
Phiếu nhập
kho (đã ký,
xét duyệt)
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu
SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 34
Sau đây là các mẫu chứng từ trong chu trình nhập kho NVL, CCDC:
 Nguyên vật liệu:
CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN MỸ
Thôn Mỹ Lại, Xã Tịnh Khê, Tp. Quảng Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi
GIẤY ĐỀ NGHỊ MUA VẬT TƯ
Ngày 27 tháng 07 năm 201
Kính gửi: Ban giám đốc công ty
Tôi tên: Phạm Trọng Lập
Đơn vị (bộ phận): Tổ kỹ thuật - Công ty cổ phần Sơn Mỹ
Lý do mua: Phục vụ sản xuất gạch
STT
Tên, nhãn hiệu quy cách,
phẩm chất vật tư, dụng cụ
sản phẩm, hàng hóa
Mã số Đơn vị tính Số lượng Ghi chú
A B C D 1 4
01 Đất sét M3 3.200
Tổng cộng 3.200
Quảng ngãi, Ngày 27 tháng 07 năm 2015
Giám đốc
(Ký, họ tên)
Thủ kho
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Người đề nghị
(Ký, họ tên)
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu
SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 35
TÊN CỤC THUẾ: Chi cục thuế Quảng Ngãi Mẫu số: 01GTKT3/001
HÓA ĐƠN
GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ký hiệu: 01AA/11P
Liên 2: Khách hàng Số: 00202
Ngày 08 tháng 09 năm 2015
Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH xây dựng Văn Ký
Mã số thuế:4300 291 251
Địa chỉ: 607 – Quang Trung – TP.Quảng Ngãi, Quảng Ngãi
Số tài khoản: 57010000003891 Ngân hàng đầu tư và phát triển – CN Quảng Ngãi
Đơn vị mua hàng: Công ty Cổ phần Sơn Mỹ
Mã số thuế: 4300208574
Số điện thoại: (055)3 843 229
Địa chỉ: Xã Tịnh Khê, Tp. Quảng Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi
Hình thức thanh toán: Chuyển khoản Số tài khoản: 102010000404116
STT Tên hàng hóa, dịch
vụ
Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 2 3 4 5 6=4*5
1 Đất sét sx gạch m3 3.200 50.000 160.000.000
2 Chi phí vận chuyển m3 3.200 48.000 153.600.000
Cộng tiền hàng 313.600.000
Thuế suất GTGT: 10%, tiền thuế GTGT 31.360.000
Tổng cộng tiền thanh toán 344.960.000
Tiền bằng chữ: Ba trăm bốn mươi bốn triệu chín trăm sáu mươi nghìn đồng chẵn.
Người mua hàng
(ký, ghi rõ họ, tên)
Người bán hàng
(ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên)
(cần kiểm tra, đối chiếu khi lập, giao, nhận hóa đơn)
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu
SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 36
CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN MỸ
Thôn Mỹ Lại, Xã Tịnh Khê, Tp. Quảng
Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi
Mẫu số 03 – VT
(Ban hành theo QĐ số: 48/2006/QĐ-BTC
Ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC)
BIÊN BẢN KIỂM NGHIỆM
VẬT TƯ, CÔNG CỤ, SẢN PHẨM, HÀNG HÓA
Ngày 08 tháng 09 năm 2015
Can cứ vào kế hoạch: Biên bản kiểm nghiệm tình trạng vật tư.
Căn cứ vào HĐ số 00202 ngày 08 tháng 09 năm 2015 công ty TNHH xây dựng Văn
Ký
Ban kiểm nghiệm gồm:
Bên mua: Mai Đình Ngô Đại diện: Trưởng ban
Phạm Tấn Việt Ủy Viên
Bên bán: Nguyễn Đình Tú Đại diện: Ủy viên
Đã kiểm nghiệm các loại:
STT Tên nhãn
hiệu, quy
cách vật tư,
công cụ, sản
phẩm, hàng
hoá
Mã
số
Phương
thức
kiểm
nghiệm
Đơn
vị
tính
Số
lượng
theo
chứng
từ
Kết quả kiểm nghiệm Ghi
chú
Số lượng
đúng quy
cách,
phẩm
chất
Số lượng
không đúng
quy cách,
phẩm chất
1 Đất sét m3 3.200 3.200 0
Ý kiến của ban kiểm nghiệm: Vật tư đảm bảo đúng quy cách, phẩm chất.
Đại diện kỹ thuật
(Ký, họ tên)
Thủ kho
(Ký, họ tên)
Trưởng ban
(Ký, họ tên)
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu
SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 37
CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN MỸ
Thôn Mỹ Lại, Xã Tịnh Khê, Tp. Quảng
Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi
Mẫu số 01 – VT
(Ban hành theo QĐ số: 48/2006/QĐ-BTC
Ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC)
PHIẾU NHẬP KHO
Ngày 08 tháng 09 năm 2015 Số CT: 05
Nợ TK 152,133
Có TK 331
Họ tên người giao hàng: Nguyễn Đình Tú
Đơn vị: Công ty TNHH xây dựng Văn Ký
Địa chỉ: 607 – Quang Trung – TP.Quảng Ngãi, Quảng Ngãi
Lý do nhập hàng: Mua đất sét ( Hợp đồng ngày 27/07/2015, HĐ số: 00202 ngày 08
tháng 09 năm 2015)
Nhập tại kho: vật liệu công ty Cổ phần Sơn Mỹ
STT Tên nhãn hiệu, quy
cách vật tư, công cụ,
sản phẩm, hàng hóa
Mã
số
ĐVT Số lượng Đơn
giá
Thành tiền
Theo
chứng từ
Thực
nhập
A B C D 1 2 3 4
1 Đất sét m3 3.200 3.200 98.000 313.600.000
Tổng cộng 313.600.000
Số tiền bằng chữ: Ba trăm mười ba triệu sáu trăm nghìn đồng chẵn.
Số chứng từ kèm theo: 02 chứng từ
Người lập phiếu
(Ký, họ tên)
Người giao hàng
(Ký, họ tên)
Thủ kho
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu
SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 38
 Công cụ dụng cụ:
HÓA ĐƠN BÁN HÀNG
Liên 2: Giao người mua
Ngày 27 tháng 08 năm 2015
Mã số:02GTT3/001
Ký hiệu:AB/13P
Số: 0032814
Đơn vị bán hàng: Doanh nghiệp tư nhân Huỳnh Xi
Mã số thuế:4300154752-3
Địa chỉ: 180, Nguyễn Nghiêm, Tp Quảng Ngãi
Số tài khoản:……………………………
Số điện thoại:……………………………
Hình thức thanh toán: Bằng tiền mặt
Đơn vị mua hàng: Công ty Cổ phần Sơn Mỹ
Mã số thuế: 4300208574
Số tài khoản: 102010000404116
Số điện thoại: (055)3 843 229
Địa chỉ: Xã Tịnh Khê, Tp. Quảng Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi
STT Tên hàng hóa, dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 2 3 4 5 6=4*5
1 Bộ bánh xe 300/19 (lốp,
ruột, rân, tâm, mô)
Bộ 10 475.000 4.750.000
Cộng tiềnhàng hóa, dịch vụ: 4.750.000
Số tiền bằng chữ: Bốn Triệu bảy trăm năm mươi ngàn đồng chẵn.
Người mua hàng
(ký, ghi rõ họ, tên)
Người bán hàng
(ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên)
(cần kiểm tra, đối chiếu khi lập, giao, nhận hóa đơn)
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu
SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 39
CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN MỸ
Thôn Mỹ Lại, Xã Tịnh Khê, Tp. Quảng
Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi
Mẫu số 01 – VT
(Ban hành theo QĐ số: 48/2006/QĐ-BTC
Ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC)
PHIẾU NHẬP KHO
Ngày 28 tháng 09 năm 2015
Số: 30
Nợ: 153
Có: 1111
Họ và tên người giao: Phạm Tấn Việt
Địa chỉ: Lái xe - Công ty cổ phần Sơn Mỹ
Lý do nhập hàng: Mua vật tư phục vụ sản xuất
Nhập tại kho: ........................................................
STT
Tên, nhãn hiệu quy cách,
phẩm chất vật tư, dụng
cụ sản phẩm, hàng hóa
Mã
số
Đơn
vị tính
Số lượng
Đơn giá Thành tiềnTheo
chứng từ
Thực
nhập
A B C D 1 2 3 4
01
Bộ bánh xe 300/19 (lốp,
ruột, rân, tâm, mô)
Bộ 10 475.000 4.750.000
Cộng 4.750.000
Thuế VAT 0,0
Tổng cộng 4.750.000
Tổng số tiền (viết bằng chữ): Bốn triệu bảy trăm năm mươi ngàn đồng chẵn.
Số chứng từ kèm theo:………………..
Ngày 28 tháng 09 năm 2015
Người lập phiếu
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Người giao hàng
(Ký, họ tên)
Thủ kho
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
2.2.2.2 Thủ tục xuất kho
Khi làm thủ tục xuất kho nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ kế toán phải căn cứ
vào kế hoạch và nhu cầu sản xuất thực tế. Phân xưởng sản xuất có nhu cầu sử dụng
nguyên vật liệu để tiến hành sản xuất thì phải viết giấy đề nghị xin lĩnh vật tư (phiếu
xin lĩnh vật tư), trong đó liệt kê tất cả các NVL – CCDC cần dùng. Sau khi được phê
duyệt của giám đốc, phiếu xin lĩnh vật tư được đem tới phòng kế toán để lập phiếu
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu
SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 40
xuất kho (với NVL - CCDC còn trong kho) hoặc cử người đi mua NVL - CCDC về
(với NVL - CCDC không còn trong kho).
Sau khi xuất kho, thủ kho ghi vào phiếu xuất, phiếu xuất được lập thành ba liên:
- Liên 01: Lưu ở phòng kế toán
- Liên 02: Thủ kho lưu sử dụng để ghi vào thẻ kho. Định kỳ, kế toán xuống kho
nhận các chứng từ đó và các chứng từ khác có liên quan để kế toán vật tư ghi vào sổ
kế toán.
- Liên 03: Người nhận vật tư giữ ở bộ phận sử dụng.
Lưu đồ luân chyển chứng từ xuất NVL, CCDC phục vụ sản xuất tại công ty:
Phân xưởng sản
xuất
Phòng kế toán Thủ kho
Xin lập phiếu đề
nghị xuất vật tư
Xét duyệt của
Giám đốc
Giấy đề nghị vật tư
(đã xét duyệt)
Giấy đề nghị xuất vật
tư (đã xét duyệt)
Giấy đề nghị
vật tư
Giấy đề nghị
xuất vật tư
Phiếu xuất
kho
Lập phiếu
Xét duyệt của
Giám đốc
Phiếu xuất kho
(đã xét duyệt)
Kiểm tra đối
chiếu, ký
Người nhận VT
Giấy đề nghị xuất vật
tư (đã ký, xét duyệt)
Biên bản kiểm
nghiệm
Phiếu xuất kho
(đã xét duyệt)
Phiếu xuất
kho (đã ký,
xét duyệt)
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu
SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 41
Sau đây là các mẫu chứng từ trong chu trình xuất kho NVL, CCDC:
 Nguyên vật liệu:
CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN MỸ
Thôn Mỹ Lại, Xã Tịnh Khê, Tp. Quảng Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi
GIẤY ĐỀ NGHỊ XUẤT VẬT TƯ
Ngày 30 tháng 09 năm 2015
Họ tên người đề nghị: Phạm Thanh Tâm
Địa chỉ: Tổ kỹ thuật sản xuất – Công ty CP Sơn Mỹ
Lý do xuất kho: Phụ vụ sản xuất 546.756 viên gạch (quy 6 lỗ)
Xuất tại kho:
STT Tên NVL Đơn vị tính Số lượng Ghi chú
1 Đất sét m3 1.012
2 Than cám Tấn 46,470
Tịnh Khê, Ngày 30 tháng 09 năm 2015
Người đề nghị
(Ký, họ tên)
Thủ kho
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu
SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 42
CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN MỸ
Thôn Mỹ Lại, Xã Tịnh Khê, Tp. Quảng
Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi
Mẫu số 01 – TT
(Ban hành theo QĐ số: 48/2006/QĐ-BTC
Ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC)
PHIẾU XUẤT KHO Số CT: 03
Ngày 30 tháng 09 năm 2015 Nợ TK: 1541
Có TK 152
Họ tên người nhận hàng: Phạm Thanh Tâm
Địa chỉ: Tổ kỹ thuật – công ty CP Sơn Mỹ
Lý do xuất kho: Sản xuất 546.756 viên gạch ( Quy 6 lỗ)
Xuất tại kho:
STT Tên nhãn hiệu,
quy cách vật tư,
công cụ, sản
phẩm, hàng hoá
Mã
số
ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
Yêu
cầu
Thực
xuất
A B C D 1 2 3 4
1 Đất sét m3 1.012 1.012 96.661 97.820.932
2 Than cám Tấn 46,47 46,47 1.408.775,772 65.465.810
Tổng cộng 163.286.742
Số tiền bằng chữ: Một trăm sáu mươi ba triệu hai trăm tám mươi sáu nghìn bảy trăm
bốn mươi hai đồng chẵn.
Người giao hàng
(Ký, họ tên)
Người nhận hàng
(Ký, họ tên)
Thủ kho
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu
SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 43
CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN MỸ
Bộ phận: Tổ kỹ thuật
BẢNG QUYẾT TOÁN CẤP NHIÊN LIỆU CHO XE ỦI
Tháng 09 năm 2015
Chỉ tiêu ĐVT Số lượng
I. Tồn đầu kỳ:
- Dầu Diezen: Lưu bồn xe ủi
- Nhớt: .....................................
Lít
Lít
30
.....
II. Nhập trong kỳ:
- Dầu Diezen:.........................................................
- Nhớt: ....................................................................
Lít
Lít
......
......
III. Nhiên liệu cấp theo định mức
- Dầu Diezen:
+ Dầu Diezen: (ủi đất) SL (6 lỗ quy chuẩn)
+ Dầu Diezen: San ủi mặt bằng kho bãi đất
- Nhớt:
+ Nhớt 50HD:...................................................
+ Nhớt: ..............................................................
Lít
Lít
Lít
Lít
760
383
377
.......
.......
.......
IV. Tồn cuối kỳ:
- Dầu Diezen: Lưu bồn xe ủi
- Nhớt: .....................................
Lít
Lít
30
......
Bằng chữ: Ba mươi lít
Tịnh Khê, Ngày 30 tháng 09 năm 2015
Giám đốc
(Ký, họ tên)
Lái xe
(Ký, họ tên)
Người lập
(Ký, họ tên)
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu
SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 44
CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN MỸ
Thôn Mỹ Lại, Xã Tịnh Khê, Tp. Quảng
Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi
Mẫu số 02 – VT
(Ban hành theo QĐ số: 48/2006/QĐ-BTC
Ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC)
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày30 tháng 09 năm 2015
Số: 05
Nợ: 1541
Có: 152
Họ và tên người nhận hàng: Phạm Thanh Tâm (đại diện)
Địa chỉ (bộ phận): Tổ kỹ thuật- Công ty cổ phần Sơn Mỹ
Lý do xuất kho: Cấp ầu ủi đất gạch tháng 09/2015
Xuất kho tại:
STT
Tên, nhãn hiệu quy cách,
phẩm chất vật tư, dụng cụ
sản phẩm, hàng hóa
Mã số
Đơn vị
tính
Số lượng
Đơn giá
Thành
tiền
Yêu
cầu
Thực
xuất
A B C D 1 2 3 4
01 Dầu Diezen Lít 760 76012.388,30669.415.113
Cộng 9.415.113
Tổng số tiền (viết bằng chữ): Chín triệu bốn trăm mười lăm nghìn một trăm mười ba
đồng chẵn./
Số chứng từ gốc kèm theo:……..
Ngày 30 tháng 09 năm 2015
Người lập phiếu
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Người nhận hàng
(Ký, họ tên)
Thủ kho
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Giám đốc
(Ký, họ tên)
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu
SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 45
 Công cụ dụng cụ:
CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN MỸ
Thôn Mỹ Lại, Xã Tịnh Khê, Tp. Quảng Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi
GIẤY ĐỀ NGHỊ XUẤT VẬT TƯ
Ngày 30 tháng 09 năm 2015
Họ tên người đề nghị: Phạm Thanh Tâm
Địa chỉ: Tổ kỹ thuật – Công ty CP Sơn Mỹ
Lý do xuất kho: Thay cho xe cải tiến
Xuất tại kho:
STT Tên NVL Đơn vị tính Số lượng Ghi chú
1 Ruột xe xích lò Cái 2,0
2 Lốp ba gác 300/9 Cái 1,0
Ruột xe ba gác 300/9 Cái 2,0
Người đề nghị
(Ký, họ tên)
Thủ kho
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu
SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 46
CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN MỸ
Thôn Mỹ Lại, Xã Tịnh Khê, Tp. Quảng
Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi
Mẫu số 02 – VT
(Ban hành theo QĐ số: 48/2006/QĐ-BTC
Ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC)
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày30 tháng 09 năm 2015
Số: 01
Nợ: 1544
Có: 153
Họ và tên người nhận hàng: Phạm Thanh Tâm (đại diện)
Địa chỉ (bộ phận): Tổ kỹ thuật- Công ty cổ phần Sơn Mỹ
Lý do xuất kho: Thay cho xe cải tiến
Xuất kho tại:
STT
Tên, nhãn hiệu quy cách,
phẩm chất vật tư, dụng cụ
sản phẩm, hàng hóa
Mã số
Đơn vị
tính
Số lượng
Đơn giá
Thành
tiền
Yêu
cầu
Thực
xuất
A B C D 1 2 3 4
01 Ruột xe xích lò Cái 2 2 55.000 110.000
02 Lốp ba gác 300/9 Cái 1 1 185.000 185.000
03 Ruột xe ba gác 300/9 Cái 2 2 70.000 140.000
Cộng 435.000
Tổng số tiền (viết bằng chữ): Bốn trăm ba mươi lăm nghìn đồng chẵn./
Số chứng từ gốc kèm theo:……..
Ngày 30 tháng 09 năm 2015
Người lập phiếu
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Người nhận hàng
(Ký, họ tên)
Thủ kho
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Giám đốc
(Ký, họ tên)
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu
SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 47
CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN MỸ
Thôn Mỹ Lại, Xã Tịnh Khê, Tp. Quảng Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi
GIẤY ĐỀ NGHỊ CẤP GĂNG TAY VÀ KHẨU TRANG CHO CNSX HÀNG
THÁNG
Tháng 09 năm 2015
S
T
T
Tên tổ sản xuất Tổng
số
công
nhân
Trong đó Số lượng cấp BHLĐ Ký
nhận
Nam Nữ Găng
tay vải
Găng
tay cao
su
Giày
bata
Khẩu
trang
1 A 2 3 4 5 6 7 8 B
1 Nguyễn Yên 22 8 14 - 44 - 22
2 Nguyễn Lên 4 2 2 4 8 - 4
3 Nguyễn Lành 4 2 2 4 8 - 4
4 Trương Văn Thắng 4 2 2 4 8 - 4
5 Phạm Thanh Tâm 4 4 - 4 4 - 4
Tổng cộng 38 18 20 16 72 0 38
Tịnh Khê, Ngày 10 tháng 09 năm 2015
Giám đốc
(Ký, họ tên)
PTSX
(Ký, họ tên)
Người lập
(Ký, họ tên)
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu
SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 48
CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN MỸ
Thôn Mỹ Lại, Xã Tịnh Khê, Tp. Quảng
Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi
Mẫu số 02 – VT
(Ban hành theo QĐ số: 48/2006/QĐ-BTC
Ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC)
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày30 tháng 09 năm 2015
Số: 03
Nợ: 1544
Có: 153
Họ và tên người nhận hàng: Phạm Thanh Tâm (đại diện)
Địa chỉ (bộ phận): Tổ kỹ thuật- Công ty cổ phần Sơn Mỹ
Lý do xuất kho: Cấp đồ bảo hộ lao động cho CNSX tháng 09/2015
STT
Tên, nhãn hiệu quy cách,
phẩm chất vật tư, dụng cụ
sản phẩm, hàng hóa
Mã số
Đơn
vị
tính
Số lượng
Đơn giá Thành tiềnYêu
cầu
Thực
xuất
A B C D 1 2 3 4
01 Găng tay vải Đôi 16 16 9.000 144.000
02 Găng tay cao su Đôi 72 72 13.999,993 1.007.999
03 Khẩu trang Cái 38 38 3.000 114.000
Cộng 1.265.999
Tổng số tiền (viết bằng chữ): Một triệu hai trăm sáu mươi lăm nghìn chín trăm chín
mươi chín đồng chẵn./
Ngày 30 tháng 09 năm 2015
Người lập phiếu
(Ký, họ tên)
Người nhận hàng
(Ký, họ tên)
Thủ kho
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Giám đốc
(Ký, họ tên)
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu
SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 49
Trường hợp phế liệu thu hồi:
Tại công ty cổ phần Sơn Mỹ, các phế liệu thu hồi bao gồm các loại gạch vụ, gạch
vỡ. Công ty không làm thủ tục nhập kho phế liệu thu hồi. Sau mỗi chu kỳ sản xuất phế
liệu được lấy ra từ phân xưởng sản xuất rồi đưa thẳng vào kho bãi mà không qua một
hình thức kiểm tra, đong đếm nào. Tức không được phản ánh qua sổ sách kế toán về
tình hình nhập kho phế liệu thu hồi.
- Thủ tục xuất bán phế liệu:
Người mua hàng vào phòng kế toán, kế toán tiền mặt sẽ viết phiếu thu theo đúng số
tiền của phế liệu của người mua hàng yêu cầu. Sau đó khách hàng sẽ mang phiếu thu
đưa cho thủ quỹ viết hóa đơn bán hàng giao cho khách hàng. Khách hàng sẽ cầm hóa
đơn này xuống kho, thủ kho kiểm tra thông tin và xuất phế liệu cho khách hàng.
CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN MỸ
Thôn Mỹ Lại, Xã Tịnh Khê, Tp. Quảng
Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi
Mẫu số 01 – TT
(Ban hành theo QĐ số: 48/2006/QĐ-BTC
Ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC)
PHIẾU THU
Ngày 28 tháng 09 năm 2015
Quyển số: 1
Số CT: 005
Nợ TK 1111
Có TK 711
Họ tên người nộp tiền: Nguyễn Thị Diệu Thẩm
Địa chỉ: Xã Tịnh Khê – TP. Quảng Ngãi, Quảng Ngãi
Lý do nộp: Mua phế liệu thu hồi
Số tiền: 990.000 VNĐ
Số tiền bằng chữ: Chín trăm chín mươi nghìn đồng chẵn.
Kèm theo: chứng từ gốc.
Ngày 28 tháng 09 năm 2015
Giám đốc
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Người nộp tiền
(Ký, họ tên)
Người lập phiếu
(Ký, họ tên)
Thủ quỹ
(Ký, họ tên)
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu
SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 50
Thủ tục kiểm kê và xử lý nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại nhà máy
công ty:
Theo như tìm hiểu và phỏng vấn kế toán và bộ phận kho tại nhà máy đã thực hiện
việc xử lý NVL, CCDC đúng như quy định của bộ tài chính. Thường là ít có sự hao
hụt hay thừa thiếu xảy ra hoặc nếu xảy ra nhưng giá trị nhỏ nên nhà máy không phải
xử lý. Chi phí NVL, CCDC chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, để góp phần
tiết kiệm chi phí sản xuất và phục vụ công tác quản lý tốt hơn, công ty tiến hành kiểm
kê NVL, CCDC vào cuối mỗi năm để đối chiếu trên sổ sách và thực tế.
Trong mỗi cuộc kiểm kê, sau khi kiểm kê xong các bên đại diện phải ký xác nhận
số thực thực tế trong kho và thực trạng tình hình thừa thiếu NVL, CCDC. Trên cơ sở
đó, lãnh đạo công ty và kế toán tiến hành xử lý các trường hợp dẫn tới thừa thiếu vật tư
một cách hợp lý nhất.
2.2.3 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty
Nhà máy áp dụng phương pháp ghi thẻ song song để hạch toán chi tiết nguyên vật
liệu (được trình bày như trên phần cơ sở lý luận).
Hàng ngày căn cứ vào phiếu nhập xuất để tính ra số tồn kho bằng việc ghi vào thẻ
kho, trong đó thẻ kho được mở chi tiết cho từng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.
Định kỳ, thủ kho chuyển toàn bộ phiếu nhập, phiếu xuất cho kế toán vật tư. Ở đây
thủ kho có nhiệm vụ bảo quản toàn vẹn số lượng, chất lượng, chủng loại của từng thứ
vật liệu và công cụ dụng cụ để sẵn sàng cấp phát kịp thời cho phân xưởng.
- Sổ sách, chứng từ được sử dụng là:
+ Thẻ kho
+ Sổ chi tiết nguyên vật liệu
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu
SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 51
Ví dụ minh họa:
 Tại kho: Căn cứ vào phiếu nhập kho và phiếu xuất kho liên 02, thủ kho ghi
theo dõi về mặt số lượng trên thẻ kho.
CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN MỸ
Thôn Mỹ Lại, Xã Tịnh Khê, Tp. Quảng
Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi
Mẫu số S05b – DNN
(Ban hành theo QĐ số: 48/2006/QĐ-BTC
Ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC)
THẺ KHO
Ngày lập thẻ: Từ ngày 01/07/2015 đến 30/09/2015
- Tên nhãn hiệu, quy cách, vật tư: Đất sét
- Đơn vị tính: m3
- Mã số:...
STT
Ngày
tháng
Số hiệu chứng
từ Diễn giải
Ngày
nhập
xuất
Số lượng Xác
nhận
KTNhập Xuất Nhập Xuất Tồn
A B C D E F 1 2 3 G
Tồn dầu kỳ 14.114
... ... ... ... ... ... ... ... ...
31/07 PNK04 Nhập đất sét 31/07 5.708
... ... ... ... ... ... ... .. ...
31/08 PXK05 Sản xuất
603.984 viên
gạch(quy 6 lỗ)
31/08 1.117
... ... ... ... ... ... ... ... ...
08/09 PNK01 Nhập đất sét 08/09 3.200
30/09 PXK03 Sản xuất
546.756 viên
gạch (quy 6 lỗ)
30/09 1.012
30/09 PXK04 Xuất bổ sung
định mức quý 3
882
Tổng cộng 11.508,5 4.050
Tồn cuối kỳ 21.572
Quảng ngãi, ngày 30 tháng 09 năm 2015
Thủ kho
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Giám đốc
(Ký, họ tên)
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu
SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 52
CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN MỸ
Thôn Mỹ Lại, Xã Tịnh Khê, Tp. Quảng
Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi
Mẫu số S09 – DNN
(Ban hành theo QĐ số: 48/2006/QĐ-BTC
Ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC)
THẺ KHO
Ngày lập thẻ: Từ ngày 01/07/2015 đến 30/09/2015
- Tên nhãn hiệu, quy cách, vật tư: Than cám
- Đơn vị tính: Tấn
- Mã số:...
S
T
T
Ngày
tháng
Số hiệu chứng từ
Diễn giải
Ngày
nhập
xuất
Số lượng Xác
nhận
KT
Nhập Xuất Nhập Xuất Tồn
A B C D E F 1 2 3 G
Tồn dầu kỳ 8,46
... ... ... ... ... ... ... ... ...
22/07 PNK03 Nhập than cám 22/07 75,39
... ... ... ... ... ... ... .. ...
31/08 PXK05 Sản xuất
603.984 viên
gạch (quy 6 lỗ)
31/08 51,339
... ... ... ... ... ... ... ... ...
23/09 PNK08 Nhập than cám 23/09 53,96
30/09 PXK03 Sản xuất
546.756 viên
gạch (quy 6 lỗ)
30/09 46,47
30/09 PXK08 Xuất bổ sung
định mức quý 3
40,53
Tổng cộng 195,83 186,089
Tồn cuối kỳ 18,201
Quảng ngãi, ngày 30 tháng 09 năm 2015
Thủ kho
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Giám đốc
(Ký, họ tên)
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu
SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 53
CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN MỸ
Thôn Mỹ Lại, Xã Tịnh Khê, Tp. Quảng Ngãi,
Tỉnh Quảng Ngãi
Mẫu số S09 – DNN
(Ban hành theo QĐ số: 48/2006/QĐ-BTC
Ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC)
THẺ KHO
Ngày lập thẻ: Từ ngày 01/07/2015 đến 30/09/2015
- Tên nhãn hiệu, quy cách, vật tư: Dầu Diezen
- Đơn vị tính: Lít
- Mã số:...
STT
Ngày
tháng
Số hiệu chứng
từ Diễn giải
Ngày
nhập
xuất
Số lượng Xác
nhận
KTNhập Xuất Nhập Xuất Tồn
A B C D E F 1 2 3 G
Tồn dầu kỳ 0,0
... ... ... ... ... ... ... ... ...
18/07 PNK02 Nhập dầu Diezen 18/07 880
... ... ... ... ... ... ... .. ...
31/08 PXK02 Xuất dầu đốt lò 31/08 2
... ... ... ... ... ... ... ... ...
16/09 PNK03 Nhập dầu
Diezzen
16/09 880
30/09 PXK05 Xuất dầu ủi đất 30/09 760
Tổng cộng 2.640 2.640
Tồn cuối kỳ 0,0
Quảng ngãi, ngày 30 tháng 09 năm 2015
Thủ kho
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Giám đốc
(Ký, họ tên)
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu
SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 54
CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN MỸ
Thôn Mỹ Lại, Xã Tịnh Khê, Tp. Quảng Ngãi,
Tỉnh Quảng Ngãi
Mẫu số S09 – DNN
(Ban hành theo QĐ số: 48/2006/QĐ-BTC
Ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC)
THẺ KHO
Ngày lập thẻ: Từ ngày 01/07/2015 đến 30/09/2015
- Tên nhãn hiệu, quy cách, vật tư: Găng tay cao su
- Đơn vị tính: Đôi
- Mã số:...
STT
Ngày
tháng
Số hiệu chứng
từ Diễn giải
Ngày
nhập
xuất
Số lượng Xác
nhận
KTNhập Xuất Nhập Xuất Tồn
A B C D E F 1 2 3 G
Tồn dầu kỳ 65
10/07 PNK05 Mua găng tay cao
su
10/07 20
... ... ... ... ... ... ... .. ...
22/08 PNK02 Mua găng tay cao
su
22/08 15
... ... ... ... ... ... ... ... ...
30/09 PXK05 Cấp găng tay cho
CNSX tháng
09/2015
30/09 72
Tổng cộng 50 72
Tồn cuối kỳ 43
Quảng ngãi, ngày 30 tháng 09 năm 2015
Thủ kho
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Giám đốc
(Ký, họ tên)
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu
SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 55
CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN MỸ
Thôn Mỹ Lại, Xã Tịnh Khê, Tp. Quảng Ngãi,
Tỉnh Quảng Ngãi
Mẫu số S09 – DNN
(Ban hành theo QĐ số: 48/2006/QĐ-BTC
Ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC)
THẺ KHO
Ngày lập thẻ: Từ ngày 01/07/2015 đến 30/09/2015
- Tên nhãn hiệu, quy cách, vật tư: Béc cắt
- Đơn vị tính: Cái
- Mã số:...
STT
Ngày
tháng
Số hiệu chứng
từ Diễn giải
Ngày
nhập
xuất
Số lượng Xác
nhận
KTNhập Xuất Nhập Xuất Tồn
A B C D E F 1 2 3 G
Tồn dầu kỳ 6
15/07 PXK02 Xuất dùng cho
máy cắt
15/07 2
... ... ... ... ... ... ... .. ...
26/08 PNK02 Mua béc cắt 26/08 2
... ... ... ... ... ... ... ... ...
13/09 PXK07 Xuất dùng cho
máy cắt
13/09 1
Tổng cộng 2 5
Tồn cuối kỳ 3
Quảng ngãi, ngày 30 tháng 09 năm 2015
Thủ kho
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Giám đốc
(Ký, họ tên)
 Tại phòng kế toán: Kế toán vật tư ghi sổ chi tiết NVL, CCDC.
Kế toán nguyên vật liệu sử dụng sổ chi tiết NVL - CCDC. Sổ chi tiết NVL –
CCDC có kết cấu như thẻ kho nhưng thêm cột đơn giá và phản ánh riêng theo số
lượng, giá trị và cũng được phản ánh theo từng danh điểm nguyên vật liệu.
Khi nhận được chứng từ nhập - xuất nguyên vật liệu ở kho, kế toán kiểm tra và
hoàn chỉnh chứng từ rồi ghi vào sổ chi tiết.
Định kỳ kế toán kiểm tra số liệu trên thẻ kho và sổ chi tiết. Cuối tháng tính ra số
tồn kho và đối chiếu số liệu với sổ kế toán tổng hợp.
Đối chiếu số liệu giữa sổ chi tiết vật liệu ở phòng kế toán và thẻ kho của thủ kho
bằng cách thông qua báo cáo tình hình biến động của nguyên vật liệu do thủ kho gửi
lên.
Chuyên đề tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Sơn Mỹ
Chuyên đề tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Sơn Mỹ
Chuyên đề tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Sơn Mỹ
Chuyên đề tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Sơn Mỹ
Chuyên đề tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Sơn Mỹ
Chuyên đề tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Sơn Mỹ
Chuyên đề tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Sơn Mỹ
Chuyên đề tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Sơn Mỹ
Chuyên đề tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Sơn Mỹ
Chuyên đề tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Sơn Mỹ
Chuyên đề tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Sơn Mỹ
Chuyên đề tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Sơn Mỹ
Chuyên đề tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Sơn Mỹ
Chuyên đề tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Sơn Mỹ
Chuyên đề tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Sơn Mỹ
Chuyên đề tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Sơn Mỹ
Chuyên đề tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Sơn Mỹ
Chuyên đề tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Sơn Mỹ
Chuyên đề tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Sơn Mỹ

More Related Content

What's hot

Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong các doanh nghiệp - Gửi miễn p...
Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong các doanh nghiệp - Gửi miễn p...Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong các doanh nghiệp - Gửi miễn p...
Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong các doanh nghiệp - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu
Luận văn Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệuLuận văn Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu
Luận văn Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệuLê Duy
 
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu Cty CP XD VT & TM Đại Dương
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu Cty CP XD VT & TM Đại DươngBáo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu Cty CP XD VT & TM Đại Dương
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu Cty CP XD VT & TM Đại DươngHậu Nguyễn
 
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Tài Sản Cố Định Công Ty Xây Dựng Thịnh Cường
Báo Cáo Thực Tập  Kế Toán Tài Sản Cố Định Công Ty Xây Dựng Thịnh CườngBáo Cáo Thực Tập  Kế Toán Tài Sản Cố Định Công Ty Xây Dựng Thịnh Cường
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Tài Sản Cố Định Công Ty Xây Dựng Thịnh CườngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩmBáo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩmNgọc Hà
 
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố địnhBáo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố địnhHọc kế toán thực tế
 
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ 2016
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ 2016Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ 2016
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ 2016tuan nguyen
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu công ty xây dựng đường th...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu công ty xây dựng đường th...Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu công ty xây dựng đường th...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu công ty xây dựng đường th...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Kế toán Nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH XD – TM Cao Minh
Kế toán Nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH XD – TM Cao MinhKế toán Nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH XD – TM Cao Minh
Kế toán Nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH XD – TM Cao Minhluanvantrust
 
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệuBáo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệuHọc kế toán thực tế
 

What's hot (20)

Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong các doanh nghiệp - Gửi miễn p...
Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong các doanh nghiệp - Gửi miễn p...Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong các doanh nghiệp - Gửi miễn p...
Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong các doanh nghiệp - Gửi miễn p...
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây dựng Bạch Đằng
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây dựng Bạch ĐằngĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây dựng Bạch Đằng
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây dựng Bạch Đằng
 
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụBáo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ
 
Luận văn Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu
Luận văn Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệuLuận văn Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu
Luận văn Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu
 
Bao cao-thuc-tap-ke-toan-nvl ccdc
Bao cao-thuc-tap-ke-toan-nvl ccdcBao cao-thuc-tap-ke-toan-nvl ccdc
Bao cao-thuc-tap-ke-toan-nvl ccdc
 
Đề tài: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty nhựa, HAY
Đề tài: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty nhựa, HAYĐề tài: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty nhựa, HAY
Đề tài: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty nhựa, HAY
 
Đề tài kế toán nguyên vật liệu tại các công ty xây dựng hay 2017
Đề tài  kế toán nguyên vật liệu tại các công ty xây dựng hay 2017Đề tài  kế toán nguyên vật liệu tại các công ty xây dựng hay 2017
Đề tài kế toán nguyên vật liệu tại các công ty xây dựng hay 2017
 
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu Cty CP XD VT & TM Đại Dương
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu Cty CP XD VT & TM Đại DươngBáo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu Cty CP XD VT & TM Đại Dương
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu Cty CP XD VT & TM Đại Dương
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH may, HAY, 9đ
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH may, HAY, 9đĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH may, HAY, 9đ
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH may, HAY, 9đ
 
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Tài Sản Cố Định Công Ty Xây Dựng Thịnh Cường
Báo Cáo Thực Tập  Kế Toán Tài Sản Cố Định Công Ty Xây Dựng Thịnh CườngBáo Cáo Thực Tập  Kế Toán Tài Sản Cố Định Công Ty Xây Dựng Thịnh Cường
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Tài Sản Cố Định Công Ty Xây Dựng Thịnh Cường
 
Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩmBáo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
 
Công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây lắp, cơ điện, HOT
Công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây lắp, cơ điện, HOTCông tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây lắp, cơ điện, HOT
Công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây lắp, cơ điện, HOT
 
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố địnhBáo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty buôn bán vật liệu, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty buôn bán vật liệu, HAYĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty buôn bán vật liệu, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty buôn bán vật liệu, HAY
 
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ 2016
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ 2016Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ 2016
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ 2016
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu công ty xây dựng đường th...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu công ty xây dựng đường th...Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu công ty xây dựng đường th...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu công ty xây dựng đường th...
 
Kế toán Nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH XD – TM Cao Minh
Kế toán Nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH XD – TM Cao MinhKế toán Nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH XD – TM Cao Minh
Kế toán Nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH XD – TM Cao Minh
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty bê tông xây dựng, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty bê tông xây dựng, HAYĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty bê tông xây dựng, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty bê tông xây dựng, HAY
 
Thực trạng về kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần khánh an.
Thực trạng về kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần khánh an.Thực trạng về kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần khánh an.
Thực trạng về kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần khánh an.
 
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệuBáo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
 

Viewers also liked

Chuyên đề tốt nghiệp
Chuyên đề tốt nghiệpChuyên đề tốt nghiệp
Chuyên đề tốt nghiệpNgốc Nghếch
 
KetoanMy
KetoanMyKetoanMy
KetoanMyvntest
 
BÁO CÁO THỰC TẬP KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY LIÊN VIỆT
BÁO CÁO THỰC TẬP KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY LIÊN VIỆTBÁO CÁO THỰC TẬP KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY LIÊN VIỆT
BÁO CÁO THỰC TẬP KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY LIÊN VIỆTDương Hà
 
Bài giảng "Kế toán hàng tồn kho"
Bài giảng "Kế toán hàng tồn kho"Bài giảng "Kế toán hàng tồn kho"
Bài giảng "Kế toán hàng tồn kho"Tuấn Anh
 
Báo cáo thực tập kế toán công tác kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ
Báo cáo thực tập kế toán công tác kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ Báo cáo thực tập kế toán công tác kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ
Báo cáo thực tập kế toán công tác kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ Lớp kế toán trưởng
 
Luận văn giá thành công ty sơn Đức Việt
Luận văn giá thành công ty sơn Đức ViệtLuận văn giá thành công ty sơn Đức Việt
Luận văn giá thành công ty sơn Đức ViệtXao Xuyến
 
Báo cáo thực tập kế toán tiền mặt và kế toán hàng hóa
Báo cáo thực tập kế toán tiền mặt và kế toán hàng hóaBáo cáo thực tập kế toán tiền mặt và kế toán hàng hóa
Báo cáo thực tập kế toán tiền mặt và kế toán hàng hóaHọc kế toán thực tế
 
đề Tài kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây lắp vật liệu xây dựng an dương
đề Tài kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây lắp vật liệu xây dựng an dươngđề Tài kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây lắp vật liệu xây dựng an dương
đề Tài kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây lắp vật liệu xây dựng an dươngNhu Quynh
 
Slide Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần xâ...
Slide Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần xâ...Slide Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần xâ...
Slide Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần xâ...Loan Nguyen
 
Bài tập kế toán tài chính có lời giải chi tiết
Bài tập kế toán tài chính có lời giải chi tiếtBài tập kế toán tài chính có lời giải chi tiết
Bài tập kế toán tài chính có lời giải chi tiếtCông ty kế toán hà nội
 

Viewers also liked (10)

Chuyên đề tốt nghiệp
Chuyên đề tốt nghiệpChuyên đề tốt nghiệp
Chuyên đề tốt nghiệp
 
KetoanMy
KetoanMyKetoanMy
KetoanMy
 
BÁO CÁO THỰC TẬP KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY LIÊN VIỆT
BÁO CÁO THỰC TẬP KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY LIÊN VIỆTBÁO CÁO THỰC TẬP KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY LIÊN VIỆT
BÁO CÁO THỰC TẬP KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY LIÊN VIỆT
 
Bài giảng "Kế toán hàng tồn kho"
Bài giảng "Kế toán hàng tồn kho"Bài giảng "Kế toán hàng tồn kho"
Bài giảng "Kế toán hàng tồn kho"
 
Báo cáo thực tập kế toán công tác kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ
Báo cáo thực tập kế toán công tác kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ Báo cáo thực tập kế toán công tác kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ
Báo cáo thực tập kế toán công tác kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ
 
Luận văn giá thành công ty sơn Đức Việt
Luận văn giá thành công ty sơn Đức ViệtLuận văn giá thành công ty sơn Đức Việt
Luận văn giá thành công ty sơn Đức Việt
 
Báo cáo thực tập kế toán tiền mặt và kế toán hàng hóa
Báo cáo thực tập kế toán tiền mặt và kế toán hàng hóaBáo cáo thực tập kế toán tiền mặt và kế toán hàng hóa
Báo cáo thực tập kế toán tiền mặt và kế toán hàng hóa
 
đề Tài kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây lắp vật liệu xây dựng an dương
đề Tài kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây lắp vật liệu xây dựng an dươngđề Tài kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây lắp vật liệu xây dựng an dương
đề Tài kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây lắp vật liệu xây dựng an dương
 
Slide Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần xâ...
Slide Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần xâ...Slide Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần xâ...
Slide Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần xâ...
 
Bài tập kế toán tài chính có lời giải chi tiết
Bài tập kế toán tài chính có lời giải chi tiếtBài tập kế toán tài chính có lời giải chi tiết
Bài tập kế toán tài chính có lời giải chi tiết
 

Similar to Chuyên đề tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Sơn Mỹ

Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệuBáo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệuCông ty kế toán hà nội
 
7105761 ke-toan-chi-phi-sx-va-tinh-gia-thanh-san-pham-tai-cong-ty-lien-doanh-...
7105761 ke-toan-chi-phi-sx-va-tinh-gia-thanh-san-pham-tai-cong-ty-lien-doanh-...7105761 ke-toan-chi-phi-sx-va-tinh-gia-thanh-san-pham-tai-cong-ty-lien-doanh-...
7105761 ke-toan-chi-phi-sx-va-tinh-gia-thanh-san-pham-tai-cong-ty-lien-doanh-...Thảo Nguyễn
 
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụBáo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụNguyen Minh Chung Neu
 
bctntlvn (100).pdf
bctntlvn (100).pdfbctntlvn (100).pdf
bctntlvn (100).pdfLuanvan84
 
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễ...
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễ...Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễ...
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Ứng dụng Microsoft Excel trong nghiên cứu và xây dựng chương trình kế toán ng...
Ứng dụng Microsoft Excel trong nghiên cứu và xây dựng chương trình kế toán ng...Ứng dụng Microsoft Excel trong nghiên cứu và xây dựng chương trình kế toán ng...
Ứng dụng Microsoft Excel trong nghiên cứu và xây dựng chương trình kế toán ng...
 
Luận văn: Ứng dụng Microsoft Excel trong nghiên cứu và xây dựng chương trình ...
Luận văn: Ứng dụng Microsoft Excel trong nghiên cứu và xây dựng chương trình ...Luận văn: Ứng dụng Microsoft Excel trong nghiên cứu và xây dựng chương trình ...
Luận văn: Ứng dụng Microsoft Excel trong nghiên cứu và xây dựng chương trình ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công ty Đồng Tháp - Gửi miễn phí q...
Đề tài: Công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công ty Đồng Tháp - Gửi miễn phí q...Đề tài: Công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công ty Đồng Tháp - Gửi miễn phí q...
Đề tài: Công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công ty Đồng Tháp - Gửi miễn phí q...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luan van tot nghiep ke toan (32)
Luan van tot nghiep ke toan (32)Luan van tot nghiep ke toan (32)
Luan van tot nghiep ke toan (32)Nguyễn Công Huy
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Báo cáo cty cp tu van dich vu
Báo cáo cty cp tu van dich vuBáo cáo cty cp tu van dich vu
Báo cáo cty cp tu van dich vudiepkt1990
 
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn c...
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn c...Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn c...
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn c...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn c...
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn c...Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn c...
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn c...NOT
 

Similar to Chuyên đề tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Sơn Mỹ (20)

Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệuBáo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
 
Đề tài: Hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở Công ty may
Đề tài: Hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở Công ty mayĐề tài: Hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở Công ty may
Đề tài: Hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở Công ty may
 
7105761 ke-toan-chi-phi-sx-va-tinh-gia-thanh-san-pham-tai-cong-ty-lien-doanh-...
7105761 ke-toan-chi-phi-sx-va-tinh-gia-thanh-san-pham-tai-cong-ty-lien-doanh-...7105761 ke-toan-chi-phi-sx-va-tinh-gia-thanh-san-pham-tai-cong-ty-lien-doanh-...
7105761 ke-toan-chi-phi-sx-va-tinh-gia-thanh-san-pham-tai-cong-ty-lien-doanh-...
 
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụBáo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ
 
bctntlvn (100).pdf
bctntlvn (100).pdfbctntlvn (100).pdf
bctntlvn (100).pdf
 
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễ...
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễ...Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễ...
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại Công ty Vật tư y tế, 9đ - Gửi miễ...
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Sivico, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Sivico, HAYĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Sivico, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Sivico, HAY
 
Đề tài: Công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Sivico, HOT
Đề tài: Công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Sivico, HOTĐề tài: Công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Sivico, HOT
Đề tài: Công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Sivico, HOT
 
Ứng dụng Microsoft Excel trong nghiên cứu và xây dựng chương trình kế toán ng...
Ứng dụng Microsoft Excel trong nghiên cứu và xây dựng chương trình kế toán ng...Ứng dụng Microsoft Excel trong nghiên cứu và xây dựng chương trình kế toán ng...
Ứng dụng Microsoft Excel trong nghiên cứu và xây dựng chương trình kế toán ng...
 
Luận văn: Ứng dụng Microsoft Excel trong nghiên cứu và xây dựng chương trình ...
Luận văn: Ứng dụng Microsoft Excel trong nghiên cứu và xây dựng chương trình ...Luận văn: Ứng dụng Microsoft Excel trong nghiên cứu và xây dựng chương trình ...
Luận văn: Ứng dụng Microsoft Excel trong nghiên cứu và xây dựng chương trình ...
 
BÀI MẪU khóa luận Kế toán nguyên vật kiệu công cụ dụng cụ, HAY
BÀI MẪU khóa luận Kế toán nguyên vật kiệu công cụ dụng cụ, HAYBÀI MẪU khóa luận Kế toán nguyên vật kiệu công cụ dụng cụ, HAY
BÀI MẪU khóa luận Kế toán nguyên vật kiệu công cụ dụng cụ, HAY
 
Đề tài: Công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công ty Đồng Tháp - Gửi miễn phí q...
Đề tài: Công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công ty Đồng Tháp - Gửi miễn phí q...Đề tài: Công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công ty Đồng Tháp - Gửi miễn phí q...
Đề tài: Công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công ty Đồng Tháp - Gửi miễn phí q...
 
Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp tại công ty cổ ph...
Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp tại công ty cổ ph...Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp tại công ty cổ ph...
Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp tại công ty cổ ph...
 
Luan van tot nghiep ke toan (32)
Luan van tot nghiep ke toan (32)Luan van tot nghiep ke toan (32)
Luan van tot nghiep ke toan (32)
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thương mại Lan Thành
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thương mại Lan ThànhĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thương mại Lan Thành
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thương mại Lan Thành
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
 
Báo cáo cty cp tu van dich vu
Báo cáo cty cp tu van dich vuBáo cáo cty cp tu van dich vu
Báo cáo cty cp tu van dich vu
 
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn c...
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn c...Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn c...
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn c...
 
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn c...
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn c...Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn c...
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty trách nhiệm hữu hạn c...
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty than Vinacomin, 9đ
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty than Vinacomin, 9đĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty than Vinacomin, 9đ
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty than Vinacomin, 9đ
 

Recently uploaded

Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfOrient Homes
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfOrient Homes
 
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfOrient Homes
 
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfCATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfOrient Homes
 
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxPhân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxtung2072003
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfOrient Homes
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfOrient Homes
 
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdfOrient Homes
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngMay Ong Vang
 
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfCATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfOrient Homes
 
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghềXu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghềMay Ong Vang
 
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfCatalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfOrient Homes
 
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfCatalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfOrient Homes
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfOrient Homes
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfOrient Homes
 

Recently uploaded (15)

Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
 
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
 
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfCATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
 
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxPhân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
 
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
 
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfCATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
 
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghềXu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
 
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfCatalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
 
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfCatalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
 

Chuyên đề tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Sơn Mỹ

  • 1. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang MỤC LỤC CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU – CÔNG CỤ DỤNG CỤ TRONG DOANH NGHIỆP.....................................................................1 1.1 KHÁI QUÁT VỀ NGUYÊN VẬT LIỆU – CÔNG CỤ DỤNG CỤ ......................1 1.1.1Khái niệm và đặc điểm NVL, CCDC ...........................................................................1 1.1.2Yêu cầu quản lý NVL, CCDC .......................................................................................2 1.1.3Nhiệm vụ kế toán NVL, CCDC ....................................................................................2 1.1.4Phân loại và đánh giá NVL, CCDC ..............................................................................2 1.1.4.1 Phân loại NVL, CCDC...............................................................................................2 1.1.4.2 Đánh giá NVL và CCDC............................................................................................4 1.2 KẾ TOÁN CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU – CÔNG CỤ DỤNG CỤ...................7 1.2.1 Phương pháp thẻ song song...........................................................................................7 1.2.2 Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển.......................................................................8 1.2.3 Phương pháp ghi sổ số dư.............................................................................................9 1.3 KẾ TOÁN TỔNG HỢP NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ.......... 10 1.3.1Chứng từ kế toán sử dụng ........................................................................................... 10 1.3.2Sổ sách kế toán sử dụng .............................................................................................. 11 1.3.3Phương pháp hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ..................................... 11 1.3.3.1 Phương pháp kê khai thường xuyên...................................................................... 11 1.3.3.2 Phương pháp kiểm kê định kỳ................................................................................ 14 1.4 KẾ TOÁN ĐÁNH GIÁ LẠI VÀ DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ NVL, CCDC TỒN KHO ................................................................................................................................... 18 1.4.1 Kế toán đánh giá lại NVL, CCDC ............................................................................ 18 1.4.2 Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho ................................................................ 18 CHƯƠNG 2: CÔNG TÁC THỰC TẾ NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN MỸ...................................................................... 20 2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN MỸ ............................. 20 2.1.1Quá trình hình thành và phát triển của công ty......................................................... 20 2.1.2Bộ máy quản lý tại công ty cổ phần Sơn Mỹ............................................................ 21 2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty......................................................... 21 2.1.2.2 Chức năng của từng bộ phận................................................................................. 22
  • 2. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang 2.1.3Đặc điểm tổ chức, quy trình sản xuất tại công ty..................................................... 23 2.1.4Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Cổ phần Sơn Mỹ ................................ 25 2.1.4.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán.............................................................................. 25 2.1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán.................................................. 26 2.1.5Các chính sách kế toán áp dụng tại công ty .............................................................. 26 2.2 THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NVL – CCDC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN MỸ ........................................................................................................... 28 2.2.1Tình hình chung về nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty......................... 28 2.2.1.1 Đặc điểm nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ......................................................... 29 2.2.1.2 Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ................................... 30 2.2.2Thủ tục quản lý nhập – xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty.......... 32 2.2.2.1 Thủ tục nhập kho...................................................................................................... 32 2.2.2.2 Thủ tục xuất kho....................................................................................................... 39 2.2.3Kế toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty................................ 50 2.2.4Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty ............................ 61 2.2.4.1 Chứng từ sử dụng..................................................................................................... 61 2.2.4.2 Tài khoản sử dụng.................................................................................................... 61 2.2.4.3 Sổ kế toán sử dụng................................................................................................... 61 2.2.4.4 Phương pháp hạch toán.......................................................................................... 62 CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ VỀ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN MỸ 67 3.1 NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN MỸ................................... 67 3.1.1Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ 67 3.1.2Đánh giá về kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty........................ 68 3.1.2.1 Những ưu điểm về kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ............................ 68 3.1.2.2 Những nhược điểm về kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ...................... 69 3.2 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN TÌNH HÌNH KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY ................. 70
  • 3. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU – CÔNG CỤ DỤNG CỤ TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 KHÁI QUÁT VỀ NGUYÊN VẬT LIỆU – CÔNG CỤ DỤNG CỤ 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm NVL, CCDC + Nguyên vật liệu (NVL): Là đối tượng lao dộng mua ngoài hoặc tự chế biến hoặc hình thành từ những nguồn khác dùng cho hoạt dộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. + Công cụ dụng cụ (CCDC): Là những tư liệu lao động không đủ điều kiện về giá trị và thời gian sử dụng để ghi nhận là tài sản cố định. Theo chế độ kế toán hiện hành, những tư liệu lao động có giá trị < 30.000.000 đồng thì được ghi nhận là công cụ dụng cụ và được phân bổ dần vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng tối đa không quá 3 năm. + Đặc điểm của NVL: + Sau mỗi chu kỳ sản xuất, nguyên liệu vật liệu bị tiêu hao hoàn toàn hay bị biến dạng đi trong quá trình sản xuất và cấu thành thực thể của sản phẩm. + Giá trị nguyên vật liệu được chuyển dịch toàn bộ và chuyển dịch một lần vào giá trị sản phẩm sản xuất ra. + Đặc điểm của CCDC: + Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu. + Trong quá trình tham gia vào quá trình sản xuất, giá trị công cụ dụng cụ được chuyển dịch dần vào giá thành sản xuất. Mặt khác, có những loại CCDC có giá trị nhỏ, chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất, giá trị được chuyển dịch một lần vào giá thành sản phẩm. + Công cụ dụng cụ có nhiều loại khác nhau. + Theo quy định hiện hành, những tư liệu sau đây không phân biệt tiêu chuẩn giá trị và thời gian sử dụng vẫn hạch toán là công cụ dụng cụ: Các loại bao bì dùng để đựng vật tư, hàng hóa trong quá trình thu mua, dự trữ, bảo quản và tiêu thụ. Các loại lán trại tạm thời, đà giáo, gá lắp chuyên dùng trong xây dựng cơ bản.
  • 4. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 2 Các loại bao bì có bán kèm theo hàng hóa tính tiền riêng. Những dụng cụ đồ dùng bằng thủy tinh, sành sứ hoặc quần áo, giày dép chuyên dùng làm việc. 1.1.2 Yêu cầu quản lý NVL, CCDC + Ghi chép chính xác kịp thời số lượng, phẩm chất, quy cách và giá trị thực tế của từng NVL, CCDC nhập xuất tồn. + Mở các loại sổ, thẻ kế toán chi tiết từng loại NVL, CCDC theo đúng chế độ, phương pháp quy định. + Kiểm tra việc thực hiện mua hàng, tình hình dự trữ và sử dụng NVL, CCDC theo dự đoán, tiêu chuẩn, định mức tiêu hao. + Cung cấp thông tin về tình hình nhập xuất tồn kho NVL, CCDC phục vụ công tác quản lý. Định kỳ tiến hành phân tích tình hình mua hàng, bảo quản sử dụng NVL, CCDC. + Có hệ thống kho hàng để bảo quản NVL, CCDC thiết bị cần thiết để cân đo đong đếm. 1.1.3 Nhiệm vụ kế toán NVL, CCDC + Ghi chép, tính toán, phản ánh chính xác, trung thực kịp thời số lượng, chất lượng và giá thành thực tế của NVL, CCDC nhập kho. + Tập hợp phản ánh đầy đủ kịp thời số lượng và giá trị NVL, CCDC xuất kho; kiểm tra tình hình chấp hành các định mức tiêu hao NVL. + Phân bổ giá trị hợp lý NVL, CCDC sử dụng vào các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh. + Thực hiện tốt việc đánh giá, ghi nhận về số lượng, giá trị NVL, CCDC tồn kho, phát hiện kịp thời NVL, CCDC thừa thiếu, ứ đọng kém phẩm chất để doanh nghiệp có biện pháp hạn chế tối đa thiệt hại có thể xảy ra. 1.1.4 Phân loại và đánh giá NVL, CCDC 1.1.4.1 Phân loại NVL, CCDC + Theo tác dụng của NVL, CCDC đối với quá trình xuản xuất: * Nguyên vật chính: Là loại nguyên vật liệu chủ yếu cấu thành nên thực thể của sản phẩm. Ví dụ đất sét, than cám để sản xuất gạch,…
  • 5. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 3 * Nguyên vật liệu phụ: Là những vật liệu chỉ có tác dụng phụ trợ trong sản xuất, được kết hợp với nguyên vật lệu chính để nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc để đảm bảo duy trì hoạt động bình thường của các máy móc thiết bị. * Nhiên liệu là những vật liệu dùng để cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: Than, củi, xăng, dầu, hơi đốt,… * Phụ tùng thay thế: Là các chi tiết, phụ tùng để sửa chữa và thay thế cho máy móc, thiết bị phương tiện vận tải, công cụ dụng cụ sản xuất. * Phế liệu là các loại vật liệu thu được trong các quá trình sản xuất hay thanh lý tài sản có thể sử dụng hoặc bán ra ngoài như: Vải vụn, gạch vụn, sắt vụn,… * Vật liệu khác: Bao gồm các vật liệu còn lại ngoài các thứ chưa kể như trên: Bao bì, vật đóng gói,…  Công cụ dụng cụ được chia làm 3 loại: + Công cụ dụng cụ + Bao bì luân chuyển + Đồ dùng cho thuê + Theo nguồn gốc của NVL, CCDC: + NVL, CCDC mua ngoài + NVL, CCDC tự chế biến, tự gia công + NVL, CCDC có từ nguồn gốc khác (được cấp, biếu tặng, nhận vốn góp,..). + Theo mục đích và nơi sử dụng: + NVL, CCDC dùng trực tiếp vào sản suất kinh doanh + NVL, CCDC dùng cho nhu cầu quản lý + NVL, CCDC dùng cho nhu cầu phục vụ bán hàng + Lập danh điểm NVL và CCDC: Ngoài các cách phân loại NVL và CCDC trên để phục vụ cho việc quản lý vật tư một cách chặt chẽ, đặc biệt trong điều kiện ứng dụng tin học và công tác kế toán thì phải lập danh điểm NVL và CCDC. Lập danh điểm NVL và CCDC là quy định cho mỗi vật tư một ký hiệu riêng bằng hệ thống các chỉ số (kết hợp các chữ cái) thay thế tên gọi, quy cách, kích cỡ của chúng. Tùy theo doanh nghiệp hệ thống danh điểm vật tư, hàng hóa có thể xây dựng theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo đơn giản, dễ nhớ, không trùng lắp. Thông thường dùng ký hiệu tài khoản cấp 1, cấp 2 để ký hiệu nhóm vật tư kết hợp với chữ cái
  • 6. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 4 của tên vật tư để ký hiệu thứ tự vật tư. Danh điểm vật tư để sử dụng thống nhất giữa các bộ phận quản lý liên quan trong toàn doanh nghiệp. 1.1.4.2 Đánh giá NVL và CCDC + Nguyên tắc tính giá NVL, CCDC: Tính giá NVL, CCDC là một công tác quan trọng trong việc tổ chức hoạch toán NVL, CCDC. Tính giá thành nguyên vật liệu là công việc dùng thước đo tiền tệ để biểu hiện giá trị của nguyên vật liệu theo những quy tắc nhất định. Hạch toán nguyên vật liệu ở các doanh nghiệp, nguyên vật liệu được tính theo giá trị thực tế. Nguyên tác tính giá NVL, CCDC: Áp dụng Điều 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của bộ tài chính: “Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được”. Trong đó: + Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí thu mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện có. + Giá trị thuần có thể thực hiện được: Là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất kinh doanh bình thường trừ (-) chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng. Như vậy phù hợp với chuẩn mực kế toán hàng tồn kho trong công tác hạch toán NVL ở các doanh nghiệp, NVL được tính theo giá thực tế. Đánh giá NVL và CCDC nhập kho: Tính giá của nguyên vật liệu nhập kho tuân thủ theo nguyên tắc giá gốc. Nguyên vật liệu nhập kho trong kỳ của doanh nghiệp bao gồm rất nhiều nguồn nhập khác nhau. Tùy theo từng nguồn nhập mà giá trị thực tế của vật liệu nhập kho được xác định khác nhau. + Đối với NVL, CCDC mua ngoài: Là giá thực tế của NVL nhập kho: Giá thực tế = Giá mua (+) chi phí phát sinh trong quá trình mua hàng (+) các khoản thuế không được hoàn lại (nếu có) (-) các khoản chiết khấu giảm giá (nếu có). + Đối với NVL, CCDC tự chế biến: Giá thực tế NVL, CCDC tự chế biến (+) chi phí chế biến.
  • 7. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 5 + Đối với NVL, CCDC gia công thuê ngoài chế biến: Giá thực tế NVL, CCDC xuất kho chế biến (+) chi phí vận chuyển (+) tiền thuê ngoài gia công chế biến. + Đối với NVL, CCDC nhận góp vốn liên doanh: Giá thực tế là giá do hội đồng liên doanh đánh giá. + Đối với NVL, CCDC được NSNN cấp, nhận viện trợ, biếu tặng: Giá thực tế do hội đồng đánh giá có thẩm quyền xác định hoặc giá ghi trong quyết định cấp phát. + Đối với phế liệu thu hồi: Giá theo thực tế có thể sử dụng được hoặc có thể bán được. Đánh giá NVL, CCDC xuất kho: Khi xuất kho NVL, CCDC sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, kế toán phải tính toán chính xác giá trị thực tế NVL, CCDC xuất dùng. Việc tính giá của NVL xuất kho có thể được thực hiện trong các phương pháp sau: + Phương pháp theo giá đích danh: Theo phương pháp này NVL, CCDC nhập kho theo giá nào thì xuất kho theo giá đó, theo từng hóa đơn và số NVL, CCDC thực tế của hóa đơn đó. Phương pháp này áp dụng đối với các doanh nghiệp có ít loại vật liệu ổn định và nhận diện được. Ưu điểm: Xác định được chính xác giá vật tư xuất ra, làm cho chi phí hiện tại phù hợp với doanh thu hiện tại. Nhược điểm: Trong trường hợp đơn vị có nhiều mặt hàng nhập xuất thường xuyên thì khó theo dõi và công việc của kế toán chi tiết vật liệu sẽ phức tạp. + Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO) Phương pháp này áp dụng dựa trên giả định NVL, CCDC nào nhập trước thì được xuất trước, khi xuất hết số NVL, CCDC kế tiếp. Giá trị NVL, CCDC tồn kho cuối kỳ được tính theo giá của NVL, CCDC ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho. Phương pháp này áp dụng trong trường hợp giá cả ổn định hoặc có hướng giảm. Ưu điểm: Cho phép kế toán thể tính toán giá nguyên vật liệu xuất kho kịp thời. Phương pháp này cho ước tính hợp lý về giá trị nguyên vật liệu cuối kỳ. Nhược điểm: Các chi phí phát sinh hiện hành không phù hợp với doanh thu phát sinh hiện hành. Doanh thu hiện hành có được là do chi phí nguyên vật liệu nói riêng và hàng tồn kho nói chung từ kho trước. Như vậy, chi phí kinh doanh của doanh nghiệp không phản ánh kịp thời với giá cả nguyên vật liệu. + Phương pháp bình quân gia quyền:
  • 8. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 6 Theo phương pháp này, trị giá xuất của vật liệu bằng số lượng vật liệu xuất nhân với đơn giá bình quân. Đơn giá bình quân có thể xác định theo một trong 2 phương pháp sau: + Phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ: Đơn giá bình quân (cả kỳ dự trữ) = Trị giá NVL tồn đầu kỳ + Trị giá NVL nhập trong kỳ Số lượng NVL tồn đầu kỳ + Số lượng NVL nhập trong kỳ Giá trị NVL xuất trong kỳ = Số lượng NVL xuất trong kỳ X Đơn giá bình quân gia quyền (cả kỳ dự trữ) Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp có nhiều danh điểm vật tư và số lần nhập, xuất của mỗi doanh nghiệp nhiều. Ưu điểm: Đơn giản, dễ làm, giảm nhẹ được việc hạch toán chi tiết nguyên vật liệu, không phụ thuộc vào số lần nhập xuất của từng doanh điểm vật tư. Nhược điểm: Dồn công việc tính giá nguyên liệu xuất kho vào kỳ cuối hạch toán nên ảnh hưởng tiến độ của các khâu kế toán khác. + Phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn (bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập) Theo phương pháp này, sau mỗi lần nhập vật liệu, kế toán tình đơn giá bình quân sau đó căn cứ vào đơn giá bình quân và số lượng vật liệu xuất để tính giá thành vật liệu xuất. Đơn giá bình quân liên hoàn (sau mỗi lần nhập) = Trị giá NVL tồn kho sau lần xuất trước + Trị giá NVL nhập kho từ lần xuất trước đến lần xuất này Số lượng NVL tồn kho sau lần xuất trước + Số lượng NVL nhập kho từ lần xuất trước đến lần xuất này Giá trị NVL xuất kho = Số lượng NVL xuất kho X Đơn giá bình quân gia quyền (liên hoàn) Phương pháp này nên áp dụng ở những doanh nghiệp có ít danh điểm vật tư và số lần nhập của mỗi loại không nhiều. Ưu điểm: Phương pháp này cho giá vật liệu xuất kho chính xác, phản ánh kịp thời sự biến động của giá cả, công việc tính giá được tính toán đều đặn.
  • 9. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 7 Nhược điểm: Công việc tính toán nhiều và phức tạp, chỉ thích hợp với những doanh nghiệp sử dụng kế toán máy. 1.2 KẾ TOÁN CHITIẾTNGUYÊNVẬT LIỆU– CÔNG CỤ DỤNG CỤ 1.2.1 Phương pháp thẻ song song * Tại kho: Thủ kho dùng thẻ kho để phản ánh tình hình nhập - xuất tồn nguyên vật liệu về mặt số lượng. Mỗi chứng từ ghi một dòng vào thẻ kho. Thẻ được mở cho từng danh điểm nguyên vật liệu. Cuối tháng thủ kho phải tiến hành tổng cộng số nhập, xuất, tính ra số tồn kho về mặt lượng theo từng danh điểm nguyên vật liệu. * Tại phòng kế toán: Kế toán nguyên vật liệu sử dụng thẻ hay sổ chi tiết nguyên vật liệu. Sổ chi tiết nguyên vật liệu kết cấu như thẻ kho nhưng thêm cột đơn giá và phản ánh riêng theo số lượng, giá trị và cũng được phản ánh theo từng danh điểm nguyên vật liệu. Hàng ngày khi nhận được chứng từ nhập - xuất nguyên vật liệu ở kho, kế toán kiểm tra và hoàn chỉnh chứng từ rồi ghi vào sổ (thẻ) chi tiết. Định kỳ phải kiểm tra số liệu trên thẻ kho và sổ chi tiết. Cuối tháng tính ra số tồn kho và đối chiếu số liệu với sổ kế toán tổng hợp. Đối chiếu số liệu giữa sổ chi tiết vật liệu ở phòng kế toán và thẻ kho của thủ kho bằng cách thông qua báo cáo tình hình biến động của nguyên vật liệu do thủ kho gửi lên. Thẻ kho Sổ KT chi tiết vật liệu Bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn vật liệu Chứng từ nhập Chứng từ xuất Ghi chú: Ghi hằng ngày Đối chiếu, kiểm tra Ghi cuối tháng
  • 10. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 8 * Ưu, nhược điểm: + Ưu điểm: Việc ghi sổ thẻ đơn giản, rõ ràng, dễ kiểm tra đối chiếu số liệu và phát hiện sai sót trong việc ghi chép, quản lý chặt chẽ tình hình biến động và số hiện có của từng thứ nguyên vật liệu theo số lượng và giá trị. + Nhược điểm: Việc ghi chép giữa kho và kế toán còn trùng lặp về chỉ tiêu số lượng, khối lượng công việc ghi chép quá lớn. Công việc còn dồn vào cuối tháng nên hạn chế tính kịp thời của kế toán và gây lãng phí về lao động. Phương pháp ghi thẻ song song áp dụng thích hợp với những doanh nghiệp có chủng loại nguyên vật liệu ít, tình hình nhập - xuất nguyên vật liệu phát sinh hàng ngày không nhiều, trình độ kế toán và quản lý không cao. 1.2.2 Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển * Tại kho: Giống phương pháp thẻ song song ở trên. * Tại phòng kế toán: Không mở thẻ kế toán chi tiết mà mở sổ đối chiếu luân chuyển để hạch toán số lượng và số tiền của từng thứ (Danh điểm) nguyên vật liệu theo từng kho. Sổ này ghi mỗi tháng một lần vào cuối tháng trên cơ sở tổng hợp các chứng từ nhập, xuất phát sinh trong tháng của từng nguyên vật liệu, mỗi thứ chỉ ghi một dòng trong sổ. Cuối tháng đối chiếu số lượng nguyên vật liệu trên sổ đối chiếu luân chuyển với thẻ kho, đối chiếu số tiền với kế toán tổng hợp. Thẻ kho Chứng từ nhập Sổ đối chiếu luân chuyển Ghi chú: Ghi hằng ngày Đối chiếu, kiểm tra Ghi cuối tháng Bảng kế xuất Chứng từ xuất Bảng kế nhập
  • 11. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 9 * Ưu, nhược điểm: + Ưu điểm: Giảm bớt đượt khối lượng ghi chép, chỉ tiến hành ghi một lần vào cuối tháng. + Nhược điểm: Việc ghi chép còn trùng lặp về số lượng. Công việc kế toán dồn vào cuối tháng, việc kiểm tra đối chiếu trong tháng giữa kho và phòng kế toán không được thực hiện do trong tháng kế toán không ghi sổ, hạn chế công tác quản lý và tính giá thành sản phẩm. Phương pháp này không được phổ biến, chỉ có những doanh nghiệp có số lượng, chủng loại lớn mới áp dụng. 1.2.3 Phương pháp ghi sổ số dư * Tại kho: Ngoài sử dụng thẻ kho để ghi chép sử dụng sổ số dư để ghi chép số tồn kho cuối tháng của từng loại NVL theo chỉ tiêu số lượng. Cuối tháng sổ số dư được chuyển cho thủ kho để ghi số lượng hàng tồn kho trên cơ sở số liệu từ thẻ kho. * Tại phòng kế toán: Định kỳ kế toán xuống kiểm tra và trực tiếp nhận chứng từ nhập xuất kho, sau đó tiến hành tổng hợp số liệu theo chỉ tiêu giá trị của NVL nhập xuất theo từng nhóm NVL để ghi vào bảng kê nhập xuất, tiếp đó ghi vào bảng kê luỹ kế nhập xuất, đến cuối tháng ghi vào phần nhập xuất tồn của bảng kê tổng hợp. Đồng thời cuối tháng khi nhận sổ số dư từ thủ kho, kế toán tính giá trị của NVL tồn kho để ghi vào sổ số dư, cột thành tiền số liệu này phải khớp với tồn kho cuối tháng trên bảng tổng hợp nhập xuất tồn kho cuối kỳ.
  • 12. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 10 * Ưu, nhược điểm: + Ưu điểm: Giảm bớt được khối lượng ghi chép, kiểm tra đổi chiếu tiến hành định kỳ nên bảo đảm tính chính xác, công việc dần đều trong tháng. + Nhược điểm: Do phòng kế toán chỉ theo dõi chỉ tiêu giá trị vì vậy khi nắm bắt tình hình nhập xuất tồn của thứ nguyên vật liệu nào thì phải xem trên thẻ kho, khi kiểm tra đối chiếu số liệu giữa sổ số dư và bảng kê khá phức tạp nếu xảy ra sự chênh lệch. Phương pháp này thường sử dụng cho các doanh nghiệp có nhiều chủng loại VNL hay kinh doanh nhiều mặt hàng, tình hình nhập xuất NVL xảy ra thường xuyên. 1.3 KẾ TOÁN TỔNG HỢP NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ 1.3.1 Chứng từ kế toán sử dụng Theo quy định chế độ kế toán thông tư 200/2014/TT-BTC được Bộ tài chính ban hành ngày 22/12/2014 quy định về chế độ kế toán doanh nghiệp mới nhất đối với các doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực. Các chứng từ kế toán về vật liệu phải được tiến hành đồng thời ở kho và ở phòng kế toán theo thông tư bao gồm: + Phiếu nhập kho + Phiếu xuất nho Thẻ kho Chứng từ nhập Bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn Bảng kế xuất Chứng từ xuất Bảng kế nhập Ghi chú: Ghi hằng ngày Đối chiếu, kiểm tra Ghi cuối tháng Bảng lũy kế nhập Bảng lũy kế nhập Sổ số dư
  • 13. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 11 + Biên bản kiểm nghiệm vật tư, sản phẩm, hàng hóá + Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ + Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hóa + Bảng kê mua hàng + Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ + Hóa đơn giá trị gia tăng + Hóa đơn bán hàng thông thường + … Bên cạnh đó tùy thuộc vào đặc điểm, tình hình cụ thể của từng doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực hoạt động, thành phần kinh tế khác nhau mà kế toán sử dụng các chứng từ khác nhau. 1.3.2 Sổ sách kế toán sử dụng Sổ kế toán dùng để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế trên cơ sở chứng từ kế toán hợp lý, hợp pháp. Ở các doanh nghiệp, việc sử dụng sổ nào trong hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tùy thuộc vào hình thức kế toán và phương pháp hạch toán chi tiết mà doanh nghiệp đang áp dụng, ví dụ như: + Sổ (thẻ) kho + Sổ (thẻ) kế toán chi tiết NVL, CCDC + Sổ đối chiếu luân chuyển NVL, CCDC + Sổ số dư luân chuyển NVL, CCDC + Sổ cái TK 152, 153 + Sổ nhật ký chung, chứng từ ghi sổ, nhật ký sổ cái,...(tùy thuộc vào hình thức ghi sổ kế toán được áp dụng) 1.3.3 Phương pháp hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ 1.3.3.1 Phương pháp kê khai thường xuyên  Tài khoản sử dụng TK 151 – Hàng mua đang đi đường TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu TK 153 – Công cụ, dụng cụ
  • 14. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 12  Kết cấu và nội dung các tài khoản: TK 151 – Hàn mua đang đi đường Số dư đầu kỳ Bên Nợ: - Trị giá vật tư đã mua đang đi đường. Bên Có: - Trị giá vật tư đã mua đang đi đường đã về nhập kho hoặc đã chuyển giao thẳng cho khách hàng. Số dư cuối kỳ: Trị giá vật tư đã mua nhưng còn đang đi đường (Chưa về nhập kho đơn vị). TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu Số dư đầu kỳ Bên Nợ: - Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu nhập kho do mua ngoài, tự chế, thuê ngoài gia công, chế biến, nhận góp vốn liên doanh hoặc từ các nguồn khác. - Trị giá nguyên liệu, vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê. Bên Có: - Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu xuất kho dùng vào sản xuất, kinh doanh, để bán, thuê ngoài gia công, chế biến, hoặc đưa đi góp vốn. - Trị giá nguyên liệu, vật liệu trả lại người bán hoặc được giảm giá hàng mua. - Chiết khấu thương mại nguyên liệu, vật liệu khi mua được hưởng. - Trị giá nguyên liệu, vật liệu hao hụt, mất mát phát hiện khi kiểm kê. Số dư cuối kỳ Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho cuối kỳ.
  • 15. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 13 TK 153 – Công cụ, dụng cụ Số dư đầu kỳ Bên Nợ: - Trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ nhập kho do mua ngoài, tự chế, thuê ngoài gia công chế biến, nhận góp vốn. - Trị giá công cụ, dụng cụ cho thuê nhập lại kho. - Trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ thừa phát hiện khi kiểm kê. Bên Có: - Trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ xuất kho sử dụng cho sản xuất, kinh doanh, cho thuê hoặc góp vốn. - Chiết khấu thương mại khi mua công cụ, dụng cụ được hượng. - Trị giá công cụ, dụng cụ trả lại cho người bán hoặc được người bán giảm giá. - Trị giá công cụ, dụng cụ thiếu phát hiện trong kiểm kê. Số dư cuối kỳ Trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ tồn kho.
  • 16. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 14  Phương pháp hạch toán: TK 111,112,331, 151, 141… TK 152 Nguyên liệu, vật liệu TK 621, 623,627,642,241,… Nhập kho NVL mua về Thuế GTGT (nếu có) NVL gia công, chế biến xong nhập kho TK 154 Xuất NVL dùng cho SXKD, XDCBTK 133 TK 133 Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua, trả lại hàng mua Thuế nhập khẩu, thuế TTĐB NVL nhập khẩu (nếu có) TK 3332, 3333 Xuất NVL thuê ngoài gia công, chế biến TK 154 TK 632 Thuế GTGTTK411 Nhận vốn góp bằng NVL Xuất bán NVL dùng để mua lại phần vốn góp TK 3381 TK 1381 NVl phát hiện thừ khi kiểm kê chờ xử lý NVL phát hiện thiếu khi kiểm kê chờ xử lý Sơ đồ kế toán tổng hợp nguyên liệu, vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên Giá trị NVL ứ đọng không dùng khi thanh lý, nhượng bán NVL hao hụt trong định mức TK 154 Phế liệu nhập kho TK 621,627, 641,642,241 NVL đã xuất dùng không hết nhập lại kho TK 3338 Thuế bảo vệ môi trường NVL sản xuất hoặc nhập khẩu (nếu có) TK 221, 222 Xuất góp vốn vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết bằng NVL TK 711 TK 811 CL giá đánh giá lại > giá ghi sổ CL giá đánh giá lại < giá ghi sổ TK 111,112,331,...
  • 17. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 15 TK 111,112,331, 151,141,… TK 153 Công cụ dụng cụ TK 623,627, 641,642,241,… Nhập kho CCDC Thuế GTGT (nếu có) Xuất CCDC loại phân bổ một lần TK 133 TK 133 Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua, trả lại hàng mua TK 111,112,331… Thuế nhập khẩu, thuế TTĐB CCDC nhập khẩu (nếu có) TK 3332, 3333 NVl phát hiện thừ khi kiểm kê chờ xử lý TK 3381 Thuế GTGT (nếu có) TK 1381 NVL phát hiện thiếu khi kiểm kê chờ xử lý Sơ đồ kế toán tổng hợp công cụ dụng cụ theo phương pháp kê khai thường xuyên TK 242 Xuất CCDC loại phân bổ nhiều lần TK 632 Giá trị CCDC không cần dùng khi thanh lý, nhượng bán TK 623, 627,641, 642,241 CCDC đã xuất dùng sử dụng không hết nhập lại kho TK 242 Nhận lại CCDC cho thuê
  • 18. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 16 1.3.3.2 Phương pháp kiểm kê định kỳ  Tài khoản sử dụng: TK 611 – Mua hàng TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu TK 153 – Công cụ, dụng cụ  Kết cấu và nội dung các tài khoản: TK 611 – Mua hàng Số dư đầu kỳ Bên Nợ: - Kết chuyển giá gốc nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tồn kho đầu kỳ (Theo kết quả kiểm kê). - Giá gốc gốc nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ mua vào trong kỳ. Bên Có: - Kết chuyển giá gốc nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tồn kho cuối kỳ (Theo kết quả kiểm kê). - Giá gốc nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất sử dụng trong kỳ, hoặc giá gốc hàng hoá xuất bán (Chưa được xác định là đã bán trong kỳ). - Giá gốc nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ mua vào trả lại cho người bán, hoặc được giảm giá. TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu Số dư đầu kỳ Bên Nợ: - Kết chuyển trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho cuối kỳ. Bên Có: - Kết chuyển trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho đầu kỳ. Số dư cuối kỳ TK 153 – Công cụ, dụng cụ Số dư đầu kỳ Bên Nợ: - Kết chuyển trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ tồn kho cuối kỳ. Bên Có: - Kết chuyển trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ tồn kho đầu kỳ. Số dư cuối kỳ
  • 19. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 17  Phương pháp hạch toán: TK 152, 153 TK 611 Mua hàng TK 152, 153 Kết chuyển NVL, CCDC hàng hóa tồn kho đầu kỳ Kết chuyển NVL, CCDC hàng hóa tồn kho cuối kỳ TK 111,112,331… Giá trị NVL, CCDC xuất dùng Thuế GTGT Sơ đồ kế toán tổng hợp NVL, CCDC theo phương pháp kiểm kê định kỳ TK 133 Trị giá hàng mua (pp khấu trừ) TK 632 TK821, 138, 334 TK 331 Giá trị hàng mua trả lại Thuế GTGT (nếu có) TK 133 Giá trị thiếu hụt, mất mát TK 3332, 3333 Thuế TTBB, nhập khẩu (nếu có) Nhận vốn góp bằng nguyên vật liệu, CCDC TK 411
  • 20. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 18 1.4 KẾ TOÁN ĐÁNH GIÁ LẠI VÀ DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TỒN KHO 1.4.1 Kế toán đánh giá lại NVL, CCDC Khi đánh giá lại nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ, doanh nghiệp phải thành lập hội đồng hoặc ban đánh giá, sau khi đánh giá phải lập đánh giá nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ. Chênh lệch đánh giá ghi trên sổ kế toán được phản ánh vào TK 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản. Căn cứ vào chứng từ kế toán ghi: 1.4.2 Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Là khoản dự tính trước để đưa vào chi phí sản xuất, kinh doanh phần giá trị bị giảm xuống thấp hơn giá trị đã ghi sổ kế toán của hàng tồn kho. Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho nhằm bù đắp các khoản thiệt hại thực tế xảy ra do vật tư, sản phẩm, hàng hoá tồn kho bị giảm giá; đồng thời cũng để phản ánh đúng giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho của doanh nghiệp khi lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ hạch toán. Đối tượng lập dự phòng: Bao gồm nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất, vật tư, hàng hóa, thành phẩm tồn kho. Nguyên tắc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: - Doanh nghiệp phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập khi có những bằng chứng tin cậy về sự suy giảm của giá trị thuần có thể thực hiện được so với giá gốc của hàng tồn kho. TK 152, 153 TK 412 Chênh lệch đánh giá lại tài sản TK 152, 153 Chênh lệch giảm do đánh giá lại Chênh lệch tăng do đánh giá lại TK 411 TK 411 Tăng nguồn vốn khi xử lý đánh giá tăng Giảm nguồn vốn khi xử lý đánh giá giảm Sơ đồ kế toán đánh giá lại NVL – CCDC
  • 21. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 19 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập vào thời điểm lập Báo cáo tài chính. Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải tính theo từng loại vật tư, dụng cụ tồn kho. - Khi lập Báo cáo tài chính, căn cứ vào số lượng, giá gốc, giá trị thuần có thể thực hiện được của từng loại vật tư, hàng hoá, từng loại dịch vụ cung cấp dở dang, xác định khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập: + TH 1: Khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán này lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đang ghi trên sổ kế toán thì số chênh lệch lớn hơn được ghi tăng dự phòng và ghi tăng giá vốn hàng bán. + TH 2: Khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán này nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đang ghi trên sổ kế toán thì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập ghi giảm dự phòng và ghi giảm giá vốn hàng bán. Các chứng từ cần thiết khi lập dự phòng: - Các hóa đơn và chứng từ liên quan đến giá vốn hàng tồn kho. - Biên bản thẩm định lại hàng tồn kho. Cách xác định dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Giá trị thực hiện thuần túy của HTK = Giá gốc của hàng tồn kho - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho Mức dự phòng cần lập năm tới cho HTK = Số lượng hàng tồn kho cuối niên độ - Mức giảm giá của hàng tồn kho TK632 TK 2294 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho TK 632 Hoàn nhập cuối năm chênh lệch giữa số dư dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã lập kỳ trước Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho lần đầu Số chênh lệch dự phòng giảm giá hàng tồn kho cần lập bổ sung cuối kỳ kế toán Sơ đồ kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho
  • 22. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 20 CHƯƠNG 2: CÔNG TÁC THỰC TẾ NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN MỸ 2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN MỸ 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty cổ phần Sơn Mỹ là doanh nghiệp được hình thành từ cổ phần hóa xí nghiệp vôi Tịnh Khê, trên cơ sở tự nguyện tự góp vốn cổ đông được tổ chức và hoạt động theo quy định của luật doanh nghiệp được quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ V thông qua ngày 12/06/1999. Thực hiện hiện nghị định số 44/1998/NĐ/CP ngày 29/06/1998 của thủ tướng chính phủ về việc đổi mới ngày 19/06/1999 của ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi. Chính sách phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa công ty cổ phần Sơn Mỹ đã dần thích ứng với cơ chế mới và nhanh chóng theo kịp tình hình thay đổi của nền kinh tế xã hội, sản xuất đã dần ổn định hoàn thành các chỉ tiêu giao nộp ngân sách nhà nước đầy đủ. Sản phẩm sản xuất của công ty được thị trường chấp nhận. Với hơn 35 năm hình thành và phát triển, công ty cổ phần Sơn Mỹ có truyền thống chuyên sản xuất gạch tuynel đất sét nung. Với công nghệ tạo hình tiên tiến (liên hợp hút chân không) công suất 20 triệu viên gạch/năm. Với đội ngũ cán bộ công nhân có trình độ tay nghề, thâm niên kinh nghiệm cao. Công ty cam kết cung cấp cho quý khách hàng những sản phẩm có chất lượng ổn định và không ngừng cải tiến để chất lượng sản phẩm ngày càng tốt hơn. Công ty bước đầu làn ăn có lãi, cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên, đáp ứng nhu cầu tích lũy góp phần tạo ra sản phẩm vật chất cho nền kinh tế quốc dân. Công ty cổ phần Sơn Mỹ đã phát huy thế mạnh khắc phục những nhược điểm để vươn lên làm ra những sản phẩm tốt có khả năng cạnh tranh. Hiện tại công ty đã và đang hợp tác với rất nhiều đối tác khách hàng uy tín tín như Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Đăk Lăk (DACONCO), Công ty TNHH Xuân Phương (XPBUILD),….
  • 23. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 21 Kết luận về quy mô của công ty: Theo Nghị Định 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Công ty cổ phần Sơn Mỹ ra đời với vốn điều lệ là 3.900.000.000 đồng, tổng số lao động hiện có của doanh nghiệp là 54 người. điều này cho thấy công ty cổ phần Sơn Mỹ là một công ty có quy mô nhỏ và vừa. 2.1.2 Bộ máy quản lý tại công ty cổ phần Sơn Mỹ 2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Kế toán trưởng Ban giám đốc công ty Đội trưởng đội sản xuất Kế toán tài vụ Tổ chức hành chính Tiêu thụ dịch vụ Kế hoạch – Sản xuất Tổ đi gòong Tổ kỹ thuật Tổ Xe Chú thích: Quan hệ liên quan Quan hệ chức năng Quan hệ trực tuyến Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty cổ phần Sơn Mỹ Tổ tạo hình
  • 24. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 22 2.1.2.2 Chức năng của từng bộ phận + Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Đại hội cổ đông thành lập triệu tập để tiến hành các thủ tục thành lập, thảo luận và thông qua điều lệ của công ty. Đại hội cổ đông phải có nhóm cổ đông đại diện ít nhất 3/4 số vốn điều lệ của công ty và biểu quyết theo số vốn góp. + Hội đồng quản trị: Là cơ quan quyền lực cao nhất đại diện cho hội đồng cổ đông giám sát điều hành mọi hoạt động công ty. + Ban kiểm soát: Do hội đồng cổ đông bầu ra, là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành công ty. + Ban giám đốc công ty: Phụ trách quản lý, giám sát chung mọi hoạt động của công ty, là người đại diện theo pháp luật của công ty, chịu trách nhiệm ký kết các hợp đồng kinh tế, thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước. Ký duyệt các báo cáo tài chính, các chứng từ sổ sách kế toán dựa trên cơ sở tham mưu của bộ phận kế toán, điều hành các bộ phận trong doanh nghiệp. Quyết định các vấn đề quan trọng liên quan đến công ty như tài chính, nhân sự, đầu tư, xây dựng kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp. + Kế toán trưởng: Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp nên có nhiệm vụ tổng hợp các chứng từ, sổ chi tiết các tài khoản từ bộ phận khác chuyển sang để mở sổ cái, lập báo cáo báo cáo tài chính, quyết toán năm theo qui định. Thường xuyên kiểm tra, theo dõi việc mở sổ, ghi chép các nghiệp vụ kế toán phát sinh. Định kỳ hàng tháng tính và lập bảng lương báo cáo với giám đốc. Chịu trách nhiệm trước giám đốc về mọi hoạt động của phòng kế toán. + Kế toán tài vụ: Theo dõi, ghi chép và thống kê các nghiệp vụ phát sinh của công ty. Thực hiện chế độ kế toán phải đảm bảo các nguyên tắc phù hợp với quy định pháp lý về kế toán của nhà nước, chịu trách nhiệm báo cáo trực tiếp với giám đốc công ty và các ngành quản lý có liên quan đến tài chính của doanh nghiệp. Tổng hợp và cân đối kế hoạch tài chính, đảm bảo nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
  • 25. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 23 Giao dịch trực tiếp với ngân hàng và các cơ quan quản lý thuế, thực hiện đúng chế độ báo cáo tài chính theo quy định của nhà nước. Kiểm soát chi phí, doanh thu và xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ đó đề xuất và tham mưu cho giám đốc về các giải pháp về tài chính kế toán nhằm đem lại lợi nhuận cho công ty. Quản lý toàn bộ chứng từ , tài liệu sổ sách kế toán và lưu trữ đúng quy định của nhà nước. + Phòng tổ chức hành chính: Nhiệm vụ của phòng tổ chức và quản lý lao động tiền lương, tổ chức lưu trữ hồ sơ, giúp giám đốc quản lý, bồi dưỡng đào tạo sử dụng đội ngũ lao động, giúp giám đốc trong công việc hành chính. + Phòng tiêu thụ dịch vụ: Chịu trách nhiệm xây dụng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm và cung cấp những thông tin phản hồi cho bộ phận liên quan tiêu thụ ngày một tốt hơn. + Phòng kế hoạch – sản xuất: Giúp công ty trong công tác quản lý về sản xuất kỹ thuật, khâu sản xuất thiết kế mã, chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất đúng tiêu chuẩn, đồng thời đưa ra những mẫu mã thích hợp có khả năng cạnh tranh cao. + Tổ xe: Được sự chỉ đạo của phòng kế hoạch và kỹ thuật điều động. Có nhiệm vụ vận chuyển mua các vật tư, công cụ dụng cụ và đi tiêu thụ thành phẩm. + Đội trưởng đội sản xuất: Giúp công ty khâu kỹ thuật sản xuất, phân công công tác tổ chức sản xuất phù hợp với yêu cầu. Trong công ty cổ phần Mỹ Sơn đội sản xuất được chia làm ba tổ chính: + Tổ tạo hình: Có nhiệm vụ sản xuất ra gạch mộc( bán thành phẩm), đưa gạch mộc xếp lên nhà cáng kính để phơi và thu gom lại vào nơi quy định. + Tổ đi gòong: Có nhiệm vụ nghiền than, vận chuyển than pha và gạch mộc từ tổ tạo hình đã phơi đạt tiêu chuẩn và vận chuyển lên lò để nung thành thành phẩm. + Tổ kỹ thuật: Có nhiệm vụ lập kế hoạch định mức vật tư, dụng cụ lao động cũng như thành phẩm tạo ra phải đúng quy cách, chất lượng, phù hợp với tình hình hoạt động của công ty. Đồng thời chịu trách nhiệm sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị tạo hình, hệ thống máy móc, các thiết bị liên quan trong quy trình sản xuất. 2.1.3 Đặc điểm tổ chức, quy trình sảnxuất tại công ty Công trình công nghệ sản xuất tại Công ty cổ phần Sơn Mỹ là quy trình công nghệ sản xuất liên tục, phức tạp qua nhiều giai đoạn, quy trình sản xuất gạch tuynel được chia thành 4 công đoạn:
  • 26. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 24 Công đoạn 1: Công đoạn tạo hình Nguyên vật liệu chính gồm đất sét và than cám được đưa vào sản xuất theo định mức nhất định để cho ra sản phẩm là các loại gạch chưa nung. Bước 1: Đất, than trộn lẫn theo tỷ lệ nhất định Bước 2: Tưới nước Bước 3: Đưa vào máy tạo hình ra sản phẩm dở dang là gạch chưa nung Công đoạn 2: Công đoạn phơi đào Gạch chưa nung được chuyển cho bộ phận với nhiệm vụ làm kho gạch. Công đoạn 3: Công đoạn xếp gòong Bộ phận xếp gòong nhận gạch khô và thực hiện xếp gạch lên gòong để chuẩn bị nung. Công đoạn 4: Công đoạn sấy nung Ra lò phân loại, nhập kho. Giai đoạn này tiến hành được xếp lên gòong, thời gian sấy nung là 45 phút/gòong, trung bình 28 gòong/ngày. Sản phẩm ra lò phân loại theo chất lượng A1, A2, B, C tùy theo hình dáng tạo hình gạch bên ngoài và phẩm cấp đồng thời nhập kho, phế phẩm không nhập kho.
  • 27. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 25 SƠ ĐỒ QUY TRÌNH SẢN XUẤT GẠCH TUYNEL 2.1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Cổ phần Sơn Mỹ 2.1.4.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán Kế Toán Trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán lương Thủ quỹ Gạch thành phẩm Đùn ép chân không Băng tải 2 Máy cán mịn Băng tải 1 Máy nhào 2 trục (có lưới lọc) Phiếu cấp liệu (Đất sét) Bàn cắt Than nghiềnNước 22% Lò sấy khô Phơi Lò nung gạch Thủ kho
  • 28. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 26 2.1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán Kế toán trưởng: Giúp giám đốc công ty tổ chức thực hiện toàn bộ công tác kế toán ở công ty, đồng thời làm nhiệm vụ kiểm soát viên kinh tế tài chính tại công ty, Bảo đảm tiến độ công việc của bộ phận kế toán, tham mưu cho giám đốc trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Kế toán lương: Hàng ngày xác định số lao động đi làm, tiến hành nghiệm thu sản phẩm từng tổ, từng phân xưởng, xác định số công nhân phát sinh, tiến hành tính công cho từng tổ và lương bình quân cho một người trong tổ. Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ ghi sổ cái, kiểm tra đối chiếu số liệu ở các bộ phận có liên quan, giữa chi tiết và tổng hợp, lập cáo cáo kế toán theo quý, năm và các báo cáo chi tiết,ngoài ra kế toán tổng hợp có nhiệm vụ kiêm thêm ác bộ phận kế toán khác như: Kế toán thanh toán, kế toán vật tư,.... Thủ quỹ: Có nhiệm vụ rút tiền gửi ngân hàng theo kế hoạch và theo nhu cầu của công ty. Đồng thời có nhiệm vụ thu chi bảo quản tiền mặt và phát lương cho cán bộ công nhân viên toàn công ty. Thủ kho: Chịu trách nhiệm về toàn bộ số vật tư, công cụ dụng cụ, máy móc thiết bị, tài sản cố định hàng hoá do mình quản lý. Theo dõi tình hình nhập, xuất kho vật tư, công cụ dụng cụ, máy móc thiết bị, tài sản cố định, hàng hoá theo hàng tuần, hàng tháng, hàng quý, hàng năm. Cùng với bộ phận Kế toán kiểm kê kho định kỳ (theo tháng hoặc theo quý). 2.1.5 Các chính sách kế toán áp dụng tại công ty  Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng: Công ty áp dụng hệ thống tài khoản theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ tài chính và chế độ kế toán theo quyết định này, bao gồm: - Tài khoản loại 1: 111, 112, 131, 133, 138, 141, 152, 153, 154, 155 - Tài khoản loại 2: 211, 214, 241, - Tài khoản loại 3: 311, 331, 333, 334, 338, 351 - Tài khoản loại 4: 411, 418, 419, 421, 431 - Tài khoản loại 5: 511, 515 - Tài khoản loại 6: 632, 635, 642 - Tài khoản loại 7: 711 - Tài khoản loại 8: 811, 821
  • 29. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 27 - Tài khoản loại 9: 911  Hình thức ghi sổ kế toán áp dụng tại công ty: Căn cứ vào đặc điểm kết quả sản xuất kinh doanh và trình độ đội ngũ kế toán hiện có đơn vị sử dụng hình thức kế toán “Nhật ký chung”. Sơ đồ: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung Ghi chú: Ghi hằng ngày Ghi cuối kỳ Kiểm tra quan hệ đối chiếu Nguyên tắc, đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Hình thức kế toánNhật ký chung gồm các loại sổ kế toán chủ yếu sau: - Sổ Nhật ký chung. Chứng từ kế toán Sổ nhật ký chung Sổ/thẻ kế toán chi tiết Sổ cái Bảng cân đối phát sinh Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính
  • 30. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 28 - Sổ Cái. - Các sổ/thẻ kế toán chi tiết. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung: Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. Định kỳ (3, 5, 10... ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụ phát sinh, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ. Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh.Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính. Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung.  Kỳ Kế Toán Năm: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hằng năm.  Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam (VNĐ).  Phương pháp kế toán hàng tồn kho: - Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Nguyên tắc giá gốc. - Phương pháp xác định hàng tồn kho cuối kỳ: Bình quân gia quyền. - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho : Kê khai thường xuyên.  Phương pháp tính thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ.  Chính sách và phương pháp khấu hao TSCĐ đang áp dụng: Khấu hao được tính theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính tài sản. Mức khấu hao phù hợp với thông tư 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài Chính. 2.2 THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NVL – CCDC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN MỸ 2.2.1 Tình hình chung về nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty
  • 31. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 29 2.2.1.1 Đặc điểm nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Công ty cổ phần Sơn Mỹ là một doanh nghiệp có quy mô sản xuất vừa và nhỏ, công ty chuyên bên lĩnh vực sản xuất gạch. Do đó nguyên vật liệu dùng để sản xuất sản phẩm chủ yếu là nguyên vật liệu chính như đất sét và than cám, ngoài ra còn sử dụng nguyên vật liệu phụ, các loại nhiên liệu, và các phụ tùng thay thế khác,... được xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty mà sản phẩm làm ra phải đẹp, bền và an toàn. Nguồn nguyên vật liệu chính của công ty là đất sét có nguồn gốc từ thiên nhiên nhưng công ty không khai thác trực tiếp mà mua gián tiếp thông qua các doanh nghiệp trong tỉnh. Ngoài ra công ty còn hợp tác mua bán với các doanh nghiệp lân cận như ở Quảng Nam, Bình Định,...đó là nguồn cung cấp nguyên vật liệu rất lớn và ổn định. Các loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tùy vào tính chất đặc trưng của nó trong quá trình sản xuất mà có cách bảo quản và lượng dự trữ riêng, ví dụ như: - Về nguyên vật liệu: + Đất sét: Tuy rằng dễ kiếm, dễ khai thác trong tự nhiên nhưng không đơn giản như vậy. Đất có nhiều loại và cần cho sản xuất gạch là loại đất sét cứng, tốt và dẻo. Đất sét phải được phơi ngoài trời ít nhất trong 6 tháng để các hạt trong đất được trương nở, phong hóa tốt hơn. Sau đó sẽ được đưa vào kho đất để chuẩn bị vào quy trình sản xuất vì đất không được để bị ướt trở nên nhão, loãng khi sắp đưa vào sản xuất. Khi để đất sét bị mưa, ướt nhão vào quy trình tạo hình sẽ không làm ra viên gạch đẹp và chuẩn chất lượng và khi đưa vào lò nung sẽ dễ bị hư hỏng. + Than cám: Than cũng là thành phần chiếm tỷ trọng không nhỏ trong sản phẩm. Để luôn luôn phục vụ tốt nhất cho sản xuất, công ty cần có sự bảo quản ở nơi thoáng mát và khô ráo. + Các phụ tùng thay thế: Công ty phải bắt buộc dự phòng các thiết bị đồng bộ, các thiết bị trọng yếu như: Động cơ chính, phụ tùng xe ủi,....để tránh tình trạng hư hỏng bất thường làm gián đoạn trong quá trình sản xuất của công ty. + Điện sản xuất: Được coi là một dạng năng lượng cấu thành vào chi phí nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất. Điện được đưa thẳng vào quy trình và cung cấp liên tục. Tuy rằng nó góp phần quan trọng trong việc duy trì quy trình sản xuất được liên tục nhưng hiện tại công ty chưa có máy phát điện dự phòng để tránh trường hợp bị cắt điện.
  • 32. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 30 + Ngoài ra còn có các loại nhiên liệu như: Dầu diezen, nhớt, dầu công nghiệp...là những thứ dễ cháy, cần phải được bảo quản cách ly ở những nơi dễ cháy nổ và tuân thủ phòng cháy chữa cháy theo quy định. - Về công cụ dụng cụ: Các loại công cụ dụng cụ tại công ty là những loại như dụng cụ đồ nghề sửa chữa, đồ bảo hộ lao động và các dụng cụ gá lắp khác. Chúng đều có chung một đặc điểm là giá trị nhỏ và thường xuyên biến động. Một số thì được mua về nhập kho để dự dữ khi cần thiết (như đồ bảo hộ lao động được cấp phát hàng tháng,...), một số thì mua về được sử dụng ngay vào quá trình sản xuất (như xẻng, xà beng, tủ đựng,....). Vì CCDC tại công ty chủ yếu có giá trị nhỏ nên khi xuất CCDC được tính là loại CCDC phân bổ một lần. Nói chung, NVL – CCDC khi tham gia vào quá trình sản xuất gạch luôn phải được bảo quản ở điều kiện tốt nhất, an toàn và không bị hư hỏng do yếu tố môi trường. Ngoài ra phải dự trữ một lượng vừa đủ cho quá trình sản xuất được hoạt dộng liên tục và hiệu quả năng suất được nâng cao. 2.2.1.2 Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ  Phân loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ  Đối với nguyên vật liệu: - Nguyên vật liệu chính: + Đất sét + Than cám - Nhiên liệu: + Dầu Diezen + Dầu công nghiệp + Nhớt,... - Phụ tùng thay thế: + Động cơ chính dây chuyền sản xuất + Dây curoa + Dây xích lò + Vòng bi + Trục cơ, bu lông,... + .... - Năng lượng: Điện sản xuất - Nguyên vật liệu phụ khác: Bột sa mốt, men, phụ gia hạ nhiệt,...  Đối với công cụ dụng cụ: Được sử dụng trong công ty như:
  • 33. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 31 - Bảo hộ lao động: Găng tay, mũ bảo hộ, quần áo BHLĐ, ủng, khẩu trang, giày bata,... - Dụng cụ đồ nghề: Xẻng, quốc, xà beng, máy thổi lò,... - Dụng cụ quản lý: Máy quạt; dàn nóng công nghiệp; tủ đựng hồ sơ tài liệu, tư liệu khác.... - Dụng cụ gá lắp: Bộ bánh xe, béc cắt (đầu cắt),...  Đánh giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ: - Xác định giá thực tế nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nhập kho Tại máy sản xuất gạch tuynel Sơn Mỹ thì nguyên vật liệu chính là đất sét và than cám. Thường thì do công ty không có điều kiện để khai thác cũng như có thể sản xuất ra nên phải làm hợp đồng với bên khai thác đất vận chuyển bằng ô tô về bãi chứa. Sau đó dùng máy ủi để đưa vào dây chuyền sản xuất. Chính vì vậy mà giá nguyên vật liệu mua vào nhà máy được áp dụng theo giá thực tế ghi trên hóa đơn. Nhà máy áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nên giá trị nguyên vật liệu mà công ty theo dõi là giá không có thuế. Giá thực tế nhập kho = Giá mua ghi trên hóa đơn + Chi phí mua liên quan + Thuế không được hoàn - Chiết khấu, giảm giá hàng bán (nếu có) - Trong đó: + Chi phí thu mua nguyên vật liệu là chi phí vẩn chuyển từ nơi khai thác về bãi chứa và chi phí bốc dỡ. - Xác định giá thực tế nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho. Nguyên vật liệu khi xuất kho tại công ty cổ phần sơn mỹ được tính theo phương pháp bình quan gia quyền. Cuối kỳ kế toán kiểm kê khối lượng nguyên liệu tồn cuối kỳ từ đó xác dịnh khối lượng vật liệu xuất kho trong kỳ theo công thức: Đơn giá bình quân liên hoàn (sau mỗi lần nhập) = Trị giá NVL tồn kho sau lần xuất trước + Trị giá NVL nhập kho từ lần xuất trước đến lần xuất này Số lượng NVL tồn kho sau lần xuất trước + Số lượng NVL nhập kho từ lần xuất trước đến lần xuất này
  • 34. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 32 Giá trị NVL xuất kho = Số lượng NVL xuất kho X Đơn giá bình quân gia quyền (liên hoàn) 2.2.2 Thủ tục quản lý nhập – xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty 2.2.2.1 Thủ tục nhập kho Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ khi về đến công ty phải làm thủ tục nhập kho. Trước khi nhập kho nguyên vật liệu, công ty tiến hành kiểm tra xác định số lượng, loại, chất lượng, quy cách. Sau đó kế toán vật liệu căn cứ vào hóa đơn của người bán và biên bản kiểm nghiệm hoặc hợp đồng kinh tế để lập phiếu nhập kho gồm 3 liên: - Người giao hàng mang phiếu nhập kho đến kho để nhập nguyên vật liệu, CCDC. - Nhập kho xong, thủ kho và người giao hàng ký vào phiếu, thủ kho giữ liên 2 để căn cứ ghi thẻ kho. - Định kỳ, thủ kho chuyển phiếu nhập kho nguyên vật liệu đã ký lên phòng kế toán để kế toán ghi sổ chi tiết vật tư. Cuối tháng đối chiếu với thẻ kho về mặt số lượng để lập bảng tổng hợp chi tiết. Số liệu trên bảng tổng hợp chi tiết dùng để kiểm tra với số liệu trên sổ cái TK152, 153.
  • 35. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 33 Lưu đồ luân chuyển chứng từ nhập NVL, CCDC: Nhà cung cấp Bộ phận yêu cầu Phòng kế toán Thủ kho Giấy đề nghị mua vật tư Giấy đề nghị mua vật tư Hợp đồng kinh tế Hợp đồng kinh tế Hóa đơn GTGT Hóa đơn GTGT Biên bản kiểm nghiệm Kiểm tra, xét duyệt, nhập phần mềm Phiếu nhập kho Xét duyệt Ký xác nhận, nhập kho Đơn đặt hàng Đơn đặt hàngĐơn đặt hàng Xét duyệt của Giám đốc Phiếu nhập kho (đã xét duyệt) Người GH Biên bản kiểm nghiệm Phiếu nhập kho (đã xét duyệt) Biên bản kiểm nghiệm Phiếu nhập kho (đã ký, xét duyệt)
  • 36. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 34 Sau đây là các mẫu chứng từ trong chu trình nhập kho NVL, CCDC:  Nguyên vật liệu: CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN MỸ Thôn Mỹ Lại, Xã Tịnh Khê, Tp. Quảng Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi GIẤY ĐỀ NGHỊ MUA VẬT TƯ Ngày 27 tháng 07 năm 201 Kính gửi: Ban giám đốc công ty Tôi tên: Phạm Trọng Lập Đơn vị (bộ phận): Tổ kỹ thuật - Công ty cổ phần Sơn Mỹ Lý do mua: Phục vụ sản xuất gạch STT Tên, nhãn hiệu quy cách, phẩm chất vật tư, dụng cụ sản phẩm, hàng hóa Mã số Đơn vị tính Số lượng Ghi chú A B C D 1 4 01 Đất sét M3 3.200 Tổng cộng 3.200 Quảng ngãi, Ngày 27 tháng 07 năm 2015 Giám đốc (Ký, họ tên) Thủ kho (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Người đề nghị (Ký, họ tên)
  • 37. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 35 TÊN CỤC THUẾ: Chi cục thuế Quảng Ngãi Mẫu số: 01GTKT3/001 HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ký hiệu: 01AA/11P Liên 2: Khách hàng Số: 00202 Ngày 08 tháng 09 năm 2015 Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH xây dựng Văn Ký Mã số thuế:4300 291 251 Địa chỉ: 607 – Quang Trung – TP.Quảng Ngãi, Quảng Ngãi Số tài khoản: 57010000003891 Ngân hàng đầu tư và phát triển – CN Quảng Ngãi Đơn vị mua hàng: Công ty Cổ phần Sơn Mỹ Mã số thuế: 4300208574 Số điện thoại: (055)3 843 229 Địa chỉ: Xã Tịnh Khê, Tp. Quảng Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi Hình thức thanh toán: Chuyển khoản Số tài khoản: 102010000404116 STT Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 2 3 4 5 6=4*5 1 Đất sét sx gạch m3 3.200 50.000 160.000.000 2 Chi phí vận chuyển m3 3.200 48.000 153.600.000 Cộng tiền hàng 313.600.000 Thuế suất GTGT: 10%, tiền thuế GTGT 31.360.000 Tổng cộng tiền thanh toán 344.960.000 Tiền bằng chữ: Ba trăm bốn mươi bốn triệu chín trăm sáu mươi nghìn đồng chẵn. Người mua hàng (ký, ghi rõ họ, tên) Người bán hàng (ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) (cần kiểm tra, đối chiếu khi lập, giao, nhận hóa đơn)
  • 38. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 36 CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN MỸ Thôn Mỹ Lại, Xã Tịnh Khê, Tp. Quảng Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi Mẫu số 03 – VT (Ban hành theo QĐ số: 48/2006/QĐ-BTC Ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC) BIÊN BẢN KIỂM NGHIỆM VẬT TƯ, CÔNG CỤ, SẢN PHẨM, HÀNG HÓA Ngày 08 tháng 09 năm 2015 Can cứ vào kế hoạch: Biên bản kiểm nghiệm tình trạng vật tư. Căn cứ vào HĐ số 00202 ngày 08 tháng 09 năm 2015 công ty TNHH xây dựng Văn Ký Ban kiểm nghiệm gồm: Bên mua: Mai Đình Ngô Đại diện: Trưởng ban Phạm Tấn Việt Ủy Viên Bên bán: Nguyễn Đình Tú Đại diện: Ủy viên Đã kiểm nghiệm các loại: STT Tên nhãn hiệu, quy cách vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá Mã số Phương thức kiểm nghiệm Đơn vị tính Số lượng theo chứng từ Kết quả kiểm nghiệm Ghi chú Số lượng đúng quy cách, phẩm chất Số lượng không đúng quy cách, phẩm chất 1 Đất sét m3 3.200 3.200 0 Ý kiến của ban kiểm nghiệm: Vật tư đảm bảo đúng quy cách, phẩm chất. Đại diện kỹ thuật (Ký, họ tên) Thủ kho (Ký, họ tên) Trưởng ban (Ký, họ tên)
  • 39. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 37 CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN MỸ Thôn Mỹ Lại, Xã Tịnh Khê, Tp. Quảng Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi Mẫu số 01 – VT (Ban hành theo QĐ số: 48/2006/QĐ-BTC Ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC) PHIẾU NHẬP KHO Ngày 08 tháng 09 năm 2015 Số CT: 05 Nợ TK 152,133 Có TK 331 Họ tên người giao hàng: Nguyễn Đình Tú Đơn vị: Công ty TNHH xây dựng Văn Ký Địa chỉ: 607 – Quang Trung – TP.Quảng Ngãi, Quảng Ngãi Lý do nhập hàng: Mua đất sét ( Hợp đồng ngày 27/07/2015, HĐ số: 00202 ngày 08 tháng 09 năm 2015) Nhập tại kho: vật liệu công ty Cổ phần Sơn Mỹ STT Tên nhãn hiệu, quy cách vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo chứng từ Thực nhập A B C D 1 2 3 4 1 Đất sét m3 3.200 3.200 98.000 313.600.000 Tổng cộng 313.600.000 Số tiền bằng chữ: Ba trăm mười ba triệu sáu trăm nghìn đồng chẵn. Số chứng từ kèm theo: 02 chứng từ Người lập phiếu (Ký, họ tên) Người giao hàng (Ký, họ tên) Thủ kho (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên)
  • 40. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 38  Công cụ dụng cụ: HÓA ĐƠN BÁN HÀNG Liên 2: Giao người mua Ngày 27 tháng 08 năm 2015 Mã số:02GTT3/001 Ký hiệu:AB/13P Số: 0032814 Đơn vị bán hàng: Doanh nghiệp tư nhân Huỳnh Xi Mã số thuế:4300154752-3 Địa chỉ: 180, Nguyễn Nghiêm, Tp Quảng Ngãi Số tài khoản:…………………………… Số điện thoại:…………………………… Hình thức thanh toán: Bằng tiền mặt Đơn vị mua hàng: Công ty Cổ phần Sơn Mỹ Mã số thuế: 4300208574 Số tài khoản: 102010000404116 Số điện thoại: (055)3 843 229 Địa chỉ: Xã Tịnh Khê, Tp. Quảng Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi STT Tên hàng hóa, dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 2 3 4 5 6=4*5 1 Bộ bánh xe 300/19 (lốp, ruột, rân, tâm, mô) Bộ 10 475.000 4.750.000 Cộng tiềnhàng hóa, dịch vụ: 4.750.000 Số tiền bằng chữ: Bốn Triệu bảy trăm năm mươi ngàn đồng chẵn. Người mua hàng (ký, ghi rõ họ, tên) Người bán hàng (ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên) (cần kiểm tra, đối chiếu khi lập, giao, nhận hóa đơn)
  • 41. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 39 CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN MỸ Thôn Mỹ Lại, Xã Tịnh Khê, Tp. Quảng Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi Mẫu số 01 – VT (Ban hành theo QĐ số: 48/2006/QĐ-BTC Ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC) PHIẾU NHẬP KHO Ngày 28 tháng 09 năm 2015 Số: 30 Nợ: 153 Có: 1111 Họ và tên người giao: Phạm Tấn Việt Địa chỉ: Lái xe - Công ty cổ phần Sơn Mỹ Lý do nhập hàng: Mua vật tư phục vụ sản xuất Nhập tại kho: ........................................................ STT Tên, nhãn hiệu quy cách, phẩm chất vật tư, dụng cụ sản phẩm, hàng hóa Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiềnTheo chứng từ Thực nhập A B C D 1 2 3 4 01 Bộ bánh xe 300/19 (lốp, ruột, rân, tâm, mô) Bộ 10 475.000 4.750.000 Cộng 4.750.000 Thuế VAT 0,0 Tổng cộng 4.750.000 Tổng số tiền (viết bằng chữ): Bốn triệu bảy trăm năm mươi ngàn đồng chẵn. Số chứng từ kèm theo:……………….. Ngày 28 tháng 09 năm 2015 Người lập phiếu (Ký, họ tên, đóng dấu) Người giao hàng (Ký, họ tên) Thủ kho (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) 2.2.2.2 Thủ tục xuất kho Khi làm thủ tục xuất kho nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ kế toán phải căn cứ vào kế hoạch và nhu cầu sản xuất thực tế. Phân xưởng sản xuất có nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu để tiến hành sản xuất thì phải viết giấy đề nghị xin lĩnh vật tư (phiếu xin lĩnh vật tư), trong đó liệt kê tất cả các NVL – CCDC cần dùng. Sau khi được phê duyệt của giám đốc, phiếu xin lĩnh vật tư được đem tới phòng kế toán để lập phiếu
  • 42. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 40 xuất kho (với NVL - CCDC còn trong kho) hoặc cử người đi mua NVL - CCDC về (với NVL - CCDC không còn trong kho). Sau khi xuất kho, thủ kho ghi vào phiếu xuất, phiếu xuất được lập thành ba liên: - Liên 01: Lưu ở phòng kế toán - Liên 02: Thủ kho lưu sử dụng để ghi vào thẻ kho. Định kỳ, kế toán xuống kho nhận các chứng từ đó và các chứng từ khác có liên quan để kế toán vật tư ghi vào sổ kế toán. - Liên 03: Người nhận vật tư giữ ở bộ phận sử dụng. Lưu đồ luân chyển chứng từ xuất NVL, CCDC phục vụ sản xuất tại công ty: Phân xưởng sản xuất Phòng kế toán Thủ kho Xin lập phiếu đề nghị xuất vật tư Xét duyệt của Giám đốc Giấy đề nghị vật tư (đã xét duyệt) Giấy đề nghị xuất vật tư (đã xét duyệt) Giấy đề nghị vật tư Giấy đề nghị xuất vật tư Phiếu xuất kho Lập phiếu Xét duyệt của Giám đốc Phiếu xuất kho (đã xét duyệt) Kiểm tra đối chiếu, ký Người nhận VT Giấy đề nghị xuất vật tư (đã ký, xét duyệt) Biên bản kiểm nghiệm Phiếu xuất kho (đã xét duyệt) Phiếu xuất kho (đã ký, xét duyệt)
  • 43. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 41 Sau đây là các mẫu chứng từ trong chu trình xuất kho NVL, CCDC:  Nguyên vật liệu: CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN MỸ Thôn Mỹ Lại, Xã Tịnh Khê, Tp. Quảng Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi GIẤY ĐỀ NGHỊ XUẤT VẬT TƯ Ngày 30 tháng 09 năm 2015 Họ tên người đề nghị: Phạm Thanh Tâm Địa chỉ: Tổ kỹ thuật sản xuất – Công ty CP Sơn Mỹ Lý do xuất kho: Phụ vụ sản xuất 546.756 viên gạch (quy 6 lỗ) Xuất tại kho: STT Tên NVL Đơn vị tính Số lượng Ghi chú 1 Đất sét m3 1.012 2 Than cám Tấn 46,470 Tịnh Khê, Ngày 30 tháng 09 năm 2015 Người đề nghị (Ký, họ tên) Thủ kho (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên)
  • 44. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 42 CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN MỸ Thôn Mỹ Lại, Xã Tịnh Khê, Tp. Quảng Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi Mẫu số 01 – TT (Ban hành theo QĐ số: 48/2006/QĐ-BTC Ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC) PHIẾU XUẤT KHO Số CT: 03 Ngày 30 tháng 09 năm 2015 Nợ TK: 1541 Có TK 152 Họ tên người nhận hàng: Phạm Thanh Tâm Địa chỉ: Tổ kỹ thuật – công ty CP Sơn Mỹ Lý do xuất kho: Sản xuất 546.756 viên gạch ( Quy 6 lỗ) Xuất tại kho: STT Tên nhãn hiệu, quy cách vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất A B C D 1 2 3 4 1 Đất sét m3 1.012 1.012 96.661 97.820.932 2 Than cám Tấn 46,47 46,47 1.408.775,772 65.465.810 Tổng cộng 163.286.742 Số tiền bằng chữ: Một trăm sáu mươi ba triệu hai trăm tám mươi sáu nghìn bảy trăm bốn mươi hai đồng chẵn. Người giao hàng (Ký, họ tên) Người nhận hàng (Ký, họ tên) Thủ kho (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên)
  • 45. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 43 CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN MỸ Bộ phận: Tổ kỹ thuật BẢNG QUYẾT TOÁN CẤP NHIÊN LIỆU CHO XE ỦI Tháng 09 năm 2015 Chỉ tiêu ĐVT Số lượng I. Tồn đầu kỳ: - Dầu Diezen: Lưu bồn xe ủi - Nhớt: ..................................... Lít Lít 30 ..... II. Nhập trong kỳ: - Dầu Diezen:......................................................... - Nhớt: .................................................................... Lít Lít ...... ...... III. Nhiên liệu cấp theo định mức - Dầu Diezen: + Dầu Diezen: (ủi đất) SL (6 lỗ quy chuẩn) + Dầu Diezen: San ủi mặt bằng kho bãi đất - Nhớt: + Nhớt 50HD:................................................... + Nhớt: .............................................................. Lít Lít Lít Lít 760 383 377 ....... ....... ....... IV. Tồn cuối kỳ: - Dầu Diezen: Lưu bồn xe ủi - Nhớt: ..................................... Lít Lít 30 ...... Bằng chữ: Ba mươi lít Tịnh Khê, Ngày 30 tháng 09 năm 2015 Giám đốc (Ký, họ tên) Lái xe (Ký, họ tên) Người lập (Ký, họ tên)
  • 46. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 44 CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN MỸ Thôn Mỹ Lại, Xã Tịnh Khê, Tp. Quảng Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi Mẫu số 02 – VT (Ban hành theo QĐ số: 48/2006/QĐ-BTC Ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC) PHIẾU XUẤT KHO Ngày30 tháng 09 năm 2015 Số: 05 Nợ: 1541 Có: 152 Họ và tên người nhận hàng: Phạm Thanh Tâm (đại diện) Địa chỉ (bộ phận): Tổ kỹ thuật- Công ty cổ phần Sơn Mỹ Lý do xuất kho: Cấp ầu ủi đất gạch tháng 09/2015 Xuất kho tại: STT Tên, nhãn hiệu quy cách, phẩm chất vật tư, dụng cụ sản phẩm, hàng hóa Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất A B C D 1 2 3 4 01 Dầu Diezen Lít 760 76012.388,30669.415.113 Cộng 9.415.113 Tổng số tiền (viết bằng chữ): Chín triệu bốn trăm mười lăm nghìn một trăm mười ba đồng chẵn./ Số chứng từ gốc kèm theo:…….. Ngày 30 tháng 09 năm 2015 Người lập phiếu (Ký, họ tên, đóng dấu) Người nhận hàng (Ký, họ tên) Thủ kho (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên)
  • 47. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 45  Công cụ dụng cụ: CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN MỸ Thôn Mỹ Lại, Xã Tịnh Khê, Tp. Quảng Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi GIẤY ĐỀ NGHỊ XUẤT VẬT TƯ Ngày 30 tháng 09 năm 2015 Họ tên người đề nghị: Phạm Thanh Tâm Địa chỉ: Tổ kỹ thuật – Công ty CP Sơn Mỹ Lý do xuất kho: Thay cho xe cải tiến Xuất tại kho: STT Tên NVL Đơn vị tính Số lượng Ghi chú 1 Ruột xe xích lò Cái 2,0 2 Lốp ba gác 300/9 Cái 1,0 Ruột xe ba gác 300/9 Cái 2,0 Người đề nghị (Ký, họ tên) Thủ kho (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên)
  • 48. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 46 CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN MỸ Thôn Mỹ Lại, Xã Tịnh Khê, Tp. Quảng Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi Mẫu số 02 – VT (Ban hành theo QĐ số: 48/2006/QĐ-BTC Ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC) PHIẾU XUẤT KHO Ngày30 tháng 09 năm 2015 Số: 01 Nợ: 1544 Có: 153 Họ và tên người nhận hàng: Phạm Thanh Tâm (đại diện) Địa chỉ (bộ phận): Tổ kỹ thuật- Công ty cổ phần Sơn Mỹ Lý do xuất kho: Thay cho xe cải tiến Xuất kho tại: STT Tên, nhãn hiệu quy cách, phẩm chất vật tư, dụng cụ sản phẩm, hàng hóa Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất A B C D 1 2 3 4 01 Ruột xe xích lò Cái 2 2 55.000 110.000 02 Lốp ba gác 300/9 Cái 1 1 185.000 185.000 03 Ruột xe ba gác 300/9 Cái 2 2 70.000 140.000 Cộng 435.000 Tổng số tiền (viết bằng chữ): Bốn trăm ba mươi lăm nghìn đồng chẵn./ Số chứng từ gốc kèm theo:…….. Ngày 30 tháng 09 năm 2015 Người lập phiếu (Ký, họ tên, đóng dấu) Người nhận hàng (Ký, họ tên) Thủ kho (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên)
  • 49. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 47 CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN MỸ Thôn Mỹ Lại, Xã Tịnh Khê, Tp. Quảng Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi GIẤY ĐỀ NGHỊ CẤP GĂNG TAY VÀ KHẨU TRANG CHO CNSX HÀNG THÁNG Tháng 09 năm 2015 S T T Tên tổ sản xuất Tổng số công nhân Trong đó Số lượng cấp BHLĐ Ký nhận Nam Nữ Găng tay vải Găng tay cao su Giày bata Khẩu trang 1 A 2 3 4 5 6 7 8 B 1 Nguyễn Yên 22 8 14 - 44 - 22 2 Nguyễn Lên 4 2 2 4 8 - 4 3 Nguyễn Lành 4 2 2 4 8 - 4 4 Trương Văn Thắng 4 2 2 4 8 - 4 5 Phạm Thanh Tâm 4 4 - 4 4 - 4 Tổng cộng 38 18 20 16 72 0 38 Tịnh Khê, Ngày 10 tháng 09 năm 2015 Giám đốc (Ký, họ tên) PTSX (Ký, họ tên) Người lập (Ký, họ tên)
  • 50. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 48 CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN MỸ Thôn Mỹ Lại, Xã Tịnh Khê, Tp. Quảng Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi Mẫu số 02 – VT (Ban hành theo QĐ số: 48/2006/QĐ-BTC Ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC) PHIẾU XUẤT KHO Ngày30 tháng 09 năm 2015 Số: 03 Nợ: 1544 Có: 153 Họ và tên người nhận hàng: Phạm Thanh Tâm (đại diện) Địa chỉ (bộ phận): Tổ kỹ thuật- Công ty cổ phần Sơn Mỹ Lý do xuất kho: Cấp đồ bảo hộ lao động cho CNSX tháng 09/2015 STT Tên, nhãn hiệu quy cách, phẩm chất vật tư, dụng cụ sản phẩm, hàng hóa Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiềnYêu cầu Thực xuất A B C D 1 2 3 4 01 Găng tay vải Đôi 16 16 9.000 144.000 02 Găng tay cao su Đôi 72 72 13.999,993 1.007.999 03 Khẩu trang Cái 38 38 3.000 114.000 Cộng 1.265.999 Tổng số tiền (viết bằng chữ): Một triệu hai trăm sáu mươi lăm nghìn chín trăm chín mươi chín đồng chẵn./ Ngày 30 tháng 09 năm 2015 Người lập phiếu (Ký, họ tên) Người nhận hàng (Ký, họ tên) Thủ kho (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên)
  • 51. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 49 Trường hợp phế liệu thu hồi: Tại công ty cổ phần Sơn Mỹ, các phế liệu thu hồi bao gồm các loại gạch vụ, gạch vỡ. Công ty không làm thủ tục nhập kho phế liệu thu hồi. Sau mỗi chu kỳ sản xuất phế liệu được lấy ra từ phân xưởng sản xuất rồi đưa thẳng vào kho bãi mà không qua một hình thức kiểm tra, đong đếm nào. Tức không được phản ánh qua sổ sách kế toán về tình hình nhập kho phế liệu thu hồi. - Thủ tục xuất bán phế liệu: Người mua hàng vào phòng kế toán, kế toán tiền mặt sẽ viết phiếu thu theo đúng số tiền của phế liệu của người mua hàng yêu cầu. Sau đó khách hàng sẽ mang phiếu thu đưa cho thủ quỹ viết hóa đơn bán hàng giao cho khách hàng. Khách hàng sẽ cầm hóa đơn này xuống kho, thủ kho kiểm tra thông tin và xuất phế liệu cho khách hàng. CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN MỸ Thôn Mỹ Lại, Xã Tịnh Khê, Tp. Quảng Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi Mẫu số 01 – TT (Ban hành theo QĐ số: 48/2006/QĐ-BTC Ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC) PHIẾU THU Ngày 28 tháng 09 năm 2015 Quyển số: 1 Số CT: 005 Nợ TK 1111 Có TK 711 Họ tên người nộp tiền: Nguyễn Thị Diệu Thẩm Địa chỉ: Xã Tịnh Khê – TP. Quảng Ngãi, Quảng Ngãi Lý do nộp: Mua phế liệu thu hồi Số tiền: 990.000 VNĐ Số tiền bằng chữ: Chín trăm chín mươi nghìn đồng chẵn. Kèm theo: chứng từ gốc. Ngày 28 tháng 09 năm 2015 Giám đốc (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Người nộp tiền (Ký, họ tên) Người lập phiếu (Ký, họ tên) Thủ quỹ (Ký, họ tên)
  • 52. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 50 Thủ tục kiểm kê và xử lý nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại nhà máy công ty: Theo như tìm hiểu và phỏng vấn kế toán và bộ phận kho tại nhà máy đã thực hiện việc xử lý NVL, CCDC đúng như quy định của bộ tài chính. Thường là ít có sự hao hụt hay thừa thiếu xảy ra hoặc nếu xảy ra nhưng giá trị nhỏ nên nhà máy không phải xử lý. Chi phí NVL, CCDC chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, để góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất và phục vụ công tác quản lý tốt hơn, công ty tiến hành kiểm kê NVL, CCDC vào cuối mỗi năm để đối chiếu trên sổ sách và thực tế. Trong mỗi cuộc kiểm kê, sau khi kiểm kê xong các bên đại diện phải ký xác nhận số thực thực tế trong kho và thực trạng tình hình thừa thiếu NVL, CCDC. Trên cơ sở đó, lãnh đạo công ty và kế toán tiến hành xử lý các trường hợp dẫn tới thừa thiếu vật tư một cách hợp lý nhất. 2.2.3 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty Nhà máy áp dụng phương pháp ghi thẻ song song để hạch toán chi tiết nguyên vật liệu (được trình bày như trên phần cơ sở lý luận). Hàng ngày căn cứ vào phiếu nhập xuất để tính ra số tồn kho bằng việc ghi vào thẻ kho, trong đó thẻ kho được mở chi tiết cho từng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Định kỳ, thủ kho chuyển toàn bộ phiếu nhập, phiếu xuất cho kế toán vật tư. Ở đây thủ kho có nhiệm vụ bảo quản toàn vẹn số lượng, chất lượng, chủng loại của từng thứ vật liệu và công cụ dụng cụ để sẵn sàng cấp phát kịp thời cho phân xưởng. - Sổ sách, chứng từ được sử dụng là: + Thẻ kho + Sổ chi tiết nguyên vật liệu
  • 53. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 51 Ví dụ minh họa:  Tại kho: Căn cứ vào phiếu nhập kho và phiếu xuất kho liên 02, thủ kho ghi theo dõi về mặt số lượng trên thẻ kho. CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN MỸ Thôn Mỹ Lại, Xã Tịnh Khê, Tp. Quảng Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi Mẫu số S05b – DNN (Ban hành theo QĐ số: 48/2006/QĐ-BTC Ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC) THẺ KHO Ngày lập thẻ: Từ ngày 01/07/2015 đến 30/09/2015 - Tên nhãn hiệu, quy cách, vật tư: Đất sét - Đơn vị tính: m3 - Mã số:... STT Ngày tháng Số hiệu chứng từ Diễn giải Ngày nhập xuất Số lượng Xác nhận KTNhập Xuất Nhập Xuất Tồn A B C D E F 1 2 3 G Tồn dầu kỳ 14.114 ... ... ... ... ... ... ... ... ... 31/07 PNK04 Nhập đất sét 31/07 5.708 ... ... ... ... ... ... ... .. ... 31/08 PXK05 Sản xuất 603.984 viên gạch(quy 6 lỗ) 31/08 1.117 ... ... ... ... ... ... ... ... ... 08/09 PNK01 Nhập đất sét 08/09 3.200 30/09 PXK03 Sản xuất 546.756 viên gạch (quy 6 lỗ) 30/09 1.012 30/09 PXK04 Xuất bổ sung định mức quý 3 882 Tổng cộng 11.508,5 4.050 Tồn cuối kỳ 21.572 Quảng ngãi, ngày 30 tháng 09 năm 2015 Thủ kho (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên)
  • 54. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 52 CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN MỸ Thôn Mỹ Lại, Xã Tịnh Khê, Tp. Quảng Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi Mẫu số S09 – DNN (Ban hành theo QĐ số: 48/2006/QĐ-BTC Ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC) THẺ KHO Ngày lập thẻ: Từ ngày 01/07/2015 đến 30/09/2015 - Tên nhãn hiệu, quy cách, vật tư: Than cám - Đơn vị tính: Tấn - Mã số:... S T T Ngày tháng Số hiệu chứng từ Diễn giải Ngày nhập xuất Số lượng Xác nhận KT Nhập Xuất Nhập Xuất Tồn A B C D E F 1 2 3 G Tồn dầu kỳ 8,46 ... ... ... ... ... ... ... ... ... 22/07 PNK03 Nhập than cám 22/07 75,39 ... ... ... ... ... ... ... .. ... 31/08 PXK05 Sản xuất 603.984 viên gạch (quy 6 lỗ) 31/08 51,339 ... ... ... ... ... ... ... ... ... 23/09 PNK08 Nhập than cám 23/09 53,96 30/09 PXK03 Sản xuất 546.756 viên gạch (quy 6 lỗ) 30/09 46,47 30/09 PXK08 Xuất bổ sung định mức quý 3 40,53 Tổng cộng 195,83 186,089 Tồn cuối kỳ 18,201 Quảng ngãi, ngày 30 tháng 09 năm 2015 Thủ kho (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên)
  • 55. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 53 CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN MỸ Thôn Mỹ Lại, Xã Tịnh Khê, Tp. Quảng Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi Mẫu số S09 – DNN (Ban hành theo QĐ số: 48/2006/QĐ-BTC Ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC) THẺ KHO Ngày lập thẻ: Từ ngày 01/07/2015 đến 30/09/2015 - Tên nhãn hiệu, quy cách, vật tư: Dầu Diezen - Đơn vị tính: Lít - Mã số:... STT Ngày tháng Số hiệu chứng từ Diễn giải Ngày nhập xuất Số lượng Xác nhận KTNhập Xuất Nhập Xuất Tồn A B C D E F 1 2 3 G Tồn dầu kỳ 0,0 ... ... ... ... ... ... ... ... ... 18/07 PNK02 Nhập dầu Diezen 18/07 880 ... ... ... ... ... ... ... .. ... 31/08 PXK02 Xuất dầu đốt lò 31/08 2 ... ... ... ... ... ... ... ... ... 16/09 PNK03 Nhập dầu Diezzen 16/09 880 30/09 PXK05 Xuất dầu ủi đất 30/09 760 Tổng cộng 2.640 2.640 Tồn cuối kỳ 0,0 Quảng ngãi, ngày 30 tháng 09 năm 2015 Thủ kho (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên)
  • 56. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 54 CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN MỸ Thôn Mỹ Lại, Xã Tịnh Khê, Tp. Quảng Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi Mẫu số S09 – DNN (Ban hành theo QĐ số: 48/2006/QĐ-BTC Ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC) THẺ KHO Ngày lập thẻ: Từ ngày 01/07/2015 đến 30/09/2015 - Tên nhãn hiệu, quy cách, vật tư: Găng tay cao su - Đơn vị tính: Đôi - Mã số:... STT Ngày tháng Số hiệu chứng từ Diễn giải Ngày nhập xuất Số lượng Xác nhận KTNhập Xuất Nhập Xuất Tồn A B C D E F 1 2 3 G Tồn dầu kỳ 65 10/07 PNK05 Mua găng tay cao su 10/07 20 ... ... ... ... ... ... ... .. ... 22/08 PNK02 Mua găng tay cao su 22/08 15 ... ... ... ... ... ... ... ... ... 30/09 PXK05 Cấp găng tay cho CNSX tháng 09/2015 30/09 72 Tổng cộng 50 72 Tồn cuối kỳ 43 Quảng ngãi, ngày 30 tháng 09 năm 2015 Thủ kho (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên)
  • 57. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Dương Thị Thúy Liễu SVTH: Nguyễn Thị Thu Trang Trang 55 CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN MỸ Thôn Mỹ Lại, Xã Tịnh Khê, Tp. Quảng Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi Mẫu số S09 – DNN (Ban hành theo QĐ số: 48/2006/QĐ-BTC Ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC) THẺ KHO Ngày lập thẻ: Từ ngày 01/07/2015 đến 30/09/2015 - Tên nhãn hiệu, quy cách, vật tư: Béc cắt - Đơn vị tính: Cái - Mã số:... STT Ngày tháng Số hiệu chứng từ Diễn giải Ngày nhập xuất Số lượng Xác nhận KTNhập Xuất Nhập Xuất Tồn A B C D E F 1 2 3 G Tồn dầu kỳ 6 15/07 PXK02 Xuất dùng cho máy cắt 15/07 2 ... ... ... ... ... ... ... .. ... 26/08 PNK02 Mua béc cắt 26/08 2 ... ... ... ... ... ... ... ... ... 13/09 PXK07 Xuất dùng cho máy cắt 13/09 1 Tổng cộng 2 5 Tồn cuối kỳ 3 Quảng ngãi, ngày 30 tháng 09 năm 2015 Thủ kho (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên)  Tại phòng kế toán: Kế toán vật tư ghi sổ chi tiết NVL, CCDC. Kế toán nguyên vật liệu sử dụng sổ chi tiết NVL - CCDC. Sổ chi tiết NVL – CCDC có kết cấu như thẻ kho nhưng thêm cột đơn giá và phản ánh riêng theo số lượng, giá trị và cũng được phản ánh theo từng danh điểm nguyên vật liệu. Khi nhận được chứng từ nhập - xuất nguyên vật liệu ở kho, kế toán kiểm tra và hoàn chỉnh chứng từ rồi ghi vào sổ chi tiết. Định kỳ kế toán kiểm tra số liệu trên thẻ kho và sổ chi tiết. Cuối tháng tính ra số tồn kho và đối chiếu số liệu với sổ kế toán tổng hợp. Đối chiếu số liệu giữa sổ chi tiết vật liệu ở phòng kế toán và thẻ kho của thủ kho bằng cách thông qua báo cáo tình hình biến động của nguyên vật liệu do thủ kho gửi lên.