SlideShare a Scribd company logo
1 of 52
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU
---------------------------
NGÔ ĐỨC AN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU RỦI RO
TRONG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHÂU ĐỨC,
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Bà Rịa-Vũng Tàu, tháng 6 năm 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU
---------------------------
NGÔ ĐỨC AN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU RỦI RO
TRONG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHÂU ĐỨC,
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số ngành: 8340101
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. AO THU HOÀI
Bà Rịa-Vũng Tàu, tháng 6 năm 2020
TRƯỜNG ĐH BÀ RỊA-VŨNG TÀU
VIỆN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ VÀ
SAU ĐẠI HỌC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày 18 tháng 6 năm 2020
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Ngô Đức An Giới tính: Nam
Ngày, tháng, năm sinh: 01/9/1985 Nơi sinh: Đồng Nai
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh MSHV: 17110094
I- Tên đề tài:
Giải pháp giảm thiểu rủi ro trong các dự án đầu tư xây dựng công trên địa bàn
huyện Châu Đức, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
II- Nhiệm vụ và nội dung:
Nghiên cứu đóng góp và củng cố lý thuyết về quản trị rủi ro trong các dự án đầu
tư xây dựng tạo điều kiện thuận lợi cho các nghiên cứu sâu hơn. Kết quả nghiên cứu sẽ
giúp cho lãnh đạo huyện Châu Đức nhìn nhận được thực trạng rủi ro trong các dự án
đầu tư công trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn. Từ đó, đề tài đề xuất những giải pháp
thích hợp nhằm giảm thiểu rủi ro trong các dự án đầu tư xây dựng công trên địa bàn
huyện Châu Đức, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
III- Ngày giao nhiệm vụ: 20/11/2019
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 18/6/2020
V- Cán bộ hướng dẫn: TS. Ao Thu Hoài.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN VIỆN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ VÀ SAU ĐẠI HỌC
(Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)
TS. Ao Thu Hoài
1
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Giải pháp giảm thiểu rủi ro trong các dự án đầu tư
xây dựng công trên địa bàn huyện Châu Đức, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” là công trình
nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học nhiệt tình của TS. Ao Thu
Hoài. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin
trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 18 tháng 6 năm 2020
Người thực hiện luận văn
Ngô Đức An
2
LỜI CÁM ƠN
Để có thể hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, xin chân thành
cảm ơn sự hỗ trợ nhiệt tình của quý Thầy Cô lảm việc tại Viện Sau đại học Đại học
Bà Rịa – Vũng Tàu. Xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn đến TS. Ao Thu Hoài, người
đã nhiệt tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn
này.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến lãnh đạo huyện Châu Đức và các cán bộ
trên địa bàn huyện đã luôn quan tâm, động viên và tạo điều kiện cho tôi trong quá
trình nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến người thân, các đồng nghiệp đã ủng
hộ cho tôi rất nhiều về cả tinh thần và vật chất trong quá trình học tập, nghiên cứu
của mình.
Người thực hiện
Ngô Đức An
3
TÓM TẮT
Nền kinh tế - xã hội của một đất nước càng phát triển thì nhu cầu cải thiện và
nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng cao. Ngoài nhu cầu có nơi
ở ổn định, người dân cũng có những mong muốn thiết thực khác như hệ thống giao
thông trong khu vực nơi ở được cải thiện, hoặc được kết nối với các cơ sở phục vụ
cho đời sống như nhà văn hóa, các trường học, v.v… Những nhu cầu đó phù hợp với
các định hướng phát triển của các địa bàn trên khắp cả nước, dẫn đến số lượng dự án
đầu tư công và lĩnh vực xây dựng ngày càng tăng.
Để tài đã trình bày cơ sở lý luận về quản trị dự án đầu tư, đặc biệt là trong lĩnh
vực xây dựng và thực trạng những rủi ro trong các dự án đầu tư công xây dựng trên
địa bàn huyện Châu Đức. Kết quả việc đánh giá mức độ rủi ro trong các dự án đầu tư
công trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn thông qua các nhóm nhân tố: Chủ đầu tư;
Tư vấn xây dựng; Nhà thầu thi công; Nhà thầu phụ, nhà cung ứng; Cộng đồng địa
phương và Hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước. Căn cứ vào kết quả đánh giá
thực trạng rủi ro trong các dự án đầu tư xây dựng công và định hướng hoạt động của
huyện Châu Đức, tác giả đề xuất các nhóm giải pháp giảm thiểu rủi ro trong các dự
án đầu tư xây dựng công trên địa bàn huyện Châu Đức, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
4
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................1
LỜI CÁM ƠN............................................................................................................2
TÓM TẮT..................................................................................................................3
MỤC LỤC..................................................................................................................4
DANH MỤC VIẾT TẮT ..........................................................................................7
DANH MỤC HÌNH...................................................................................................8
DANH MỤC BẢNG..................................................................................................9
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................10
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................10
2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................11
3. Câu hỏi nghiên cứu ...............................................................................................12
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn: ..................................................12
5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................12
6. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu........................................................................13
7. Ý nghĩa của nghiên cứu.........................................................................................14
8. Cấu trúc luận văn ..................................................................................................14
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ RỦI RO TRONG DỰ ÁN ĐẦU
TƯ XÂY DỰNG ......................................................................................................16
1.1 Dự án đầu tư xây dựng........................................................................................16
1.1.1 Khái niệm dự án...............................................................................................16
1.1.2 Khái niệm dự án đầu tư xây dựng....................................................................17
1.1.3 Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng...............................................................17
1.1.4 Phân loại dự án đầu tư xây dựng......................................................................19
1.2 Quản lý dự án đầu tư xây dựng...........................................................................19
1.2.1 Khái niệm quản lý dự án..................................................................................19
1.2.2 Khái niệm quản lý dự án đầu tư xây dựng.......................................................21
5
1.2.3 Nội dung của quản lý dự án đầu tư xây dựng ..................................................21
1.3 Rủi ro trong dự án đầu tư xây dựng ....................................................................23
1.3.1 Khái niệm rủi ro ...............................................................................................23
1.3.2 Khái niệm rủi ro trong dự án đầu tư xây dựng.................................................25
1.3.3 Phân loại rủi ro trong dự án đầu tư xây dựng ..................................................25
TÓM TẮT CHƯƠNG 1..........................................................................................31
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG
TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHÂU ĐỨC,
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU ................................................................................32
2.1 Tổng quan về huyện Châu Đức...........................................................................32
2.2 Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trên địa bàn huyện Châu Đức..................34
2.2.1 Quy trình thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trên địa bàn huyện Châu
Đức............................................................................................................................35
2.2.2 Mô hình quản lý dự án đầu tư xây dựng công trên địa bàn huyện Châu Đức .38
2.3 Thực trạng rủi ro trong các dự án đầu tư xây dựng công trên địa bàn huyện Châu
Đức, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ..................................................................................39
2.3.1 Kết quả nghiên cứu dữ liệu thứ cấp .................................................................39
2.3.2 Kết quả nghiên cứu dữ liệu sơ cấp...................................................................42
2.3.3 Phân tích một số rủi ro thực tế trong một số dự án đầu tư xây dựng công trên
địa bàn huyện Châu Đức...........................................................................................58
2.4 Đánh giá chung về rủi ro trong các dự án đầu tư công trong lĩnh vực xây dựng
trên địa bàn huyện Châu Đức....................................................................................61
2.4.1 Kết quả đạt được ..............................................................................................62
2.4.2 Tồn tại ..............................................................................................................63
2.4.3 Nguyên nhân của những tồn tại .......................................................................63
TÓM TẮT CHƯƠNG 2..........................................................................................65
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU RỦI RO TRONG CÁC DỰ ÁN ĐẦU
TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHÂU ĐỨC.....................66
3.1 Định hướng trong đầu tư xây dựng công của huyện Châu Đức .........................66
6
3.2 Đề xuất giải pháp giảm thiểu rủi ro trong các dự án đầu tư xây dựng công trên địa
bàn huyện Châu Đức.................................................................................................68
3.2.1 Giải pháp giảm thiểu rủi ro nhóm Chủ đầu tư .................................................68
3.2.2 Giải pháp giảm thiểu rủi ro nhóm Tư vấn xây dựng........................................72
3.2.3 Giải pháp giảm thiểu rủi ro nhóm Nhà thầu thi công ......................................76
3.2.4 Giải pháp giảm thiểu rủi ro nhóm Thầu phụ, nhà cung ứng............................79
3.2.5 Giải pháp giảm thiểu rủi ro nhóm Cộng đồng địa phương ..............................82
3.2.6 Giải pháp giảm thiểu rủi ro nhóm Hệ thống văn bản Nhà nước......................85
3.2.7 Một số giải pháp khác ......................................................................................86
TÓM TẮT CHƯƠNG 3..........................................................................................89
KẾT LUẬN..............................................................................................................90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................93
PHỤ LỤC 1: THỐNG KÊ MẪU NGHIÊN CỨU..................................................1
PHỤ LỤC 2: KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY THANG ĐO CRONBACH’S ALPHA
.....................................................................................................................................3
PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ TRUNG BÌNH ................................................................6
PHỤ LỤC 4: BẢNG KHẢO SÁT............................................................................8
7
DANH MỤC VIẾT TẮT
BRVT : Bà Rịa - Vũng Tàu
UBND : Ủy ban nhân dân
8
DANH MỤC HÌNH
Hình 1. 1 Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng ..............................................22
Hình 2. 1 Bản đồ hành chính huyện Châu Đức ....................................................34
Hình 2. 2 Quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng ..........................................35
Hình 2. 3 Quy trình quy hoạch dự án đầu tư xây dựng.........................................36
Hình 2. 4 Sơ đồ mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án................................38
Hình 2. 5 Sơ đồ mô hình Ban quản lý dự án..........................................................39
Hình 2. 6 Tỷ lệ đầu tư công về xây dựng cho các lĩnh vực kinh tế - xã hội của
huyện Châu Đức ......................................................................................................42
Hình 2. 7 Quy trình nghiên cứu..............................................................................43
Hình 2. 8 Biều đồ đánh giá yếu tố rủi ro Chủ đầu tư ............................................48
Hình 2. 9 Biều đồ đánh giá yếu tố rủi ro Tư vấn xây dựng...................................50
Hình 2. 10 Biều đồ đánh giá yếu tố rủi ro Nhà thầu thi công...............................52
Hình 2. 11 Biều đồ đánh giá yếu tố rủi ro Thầu phụ, nhà cung ứng....................54
Hình 2. 12 Đánh giá yếu tố rủi ro Cộng đồng địa phương....................................56
Hình 2. 13 Biều đồ đánh giá yếu tố rủi ro Hệ thống văn bản của Nhà nước.......57
9
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. 1 Nhóm rủi ro trong quản trị dự án đầu tư xây dựng..............................27
Bảng 2. 1 Kết quả thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công giai đoạn 2016 –
2018...........................................................................................................................40
Bảng 2. 2 Kết quả thực hiện các công trình công theo lĩnh vực giai đoạn 2018 –
2020...........................................................................................................................41
Bảng 2. 3 Thông tin chung về đối tượng được khảo sát ........................................44
Bảng 2. 4 Kết quả nghiên cứu thông qua độ tin cậy Cronbach’s Alpha...............46
Bảng 2. 5 Đánh giá yếu tố rủi ro Chủ đầu tư .........................................................48
Bảng 2. 6 Đánh giá yếu tố rủi ro Tư vấn xây dựng................................................50
Bảng 2. 7 Đánh giá yếu tố rủi ro Nhà thầu thi công..............................................52
Bảng 2. 8 Đánh giá yếu tố rủi ro Thầu phụ, nhà cung ứng ..................................54
Bảng 2. 9 Đánh giá yếu tố rủi ro Cộng đồng địa phương......................................55
Bảng 2. 10 Đánh giá yếu tố rủi ro Hệ thống văn bản của Nhà nước....................57
Bảng 2. 11 Nguyên nhân chậm tiến độ một số dự án đầu tư xây dựng công UBND
Huyện Châu Đức làm chủ đầu tư giai đoạn 2017 – 2019......................................60
Bảng 3. 1 Danh mục dự án đầu tư xây dựng dự kiến tại huyện Châu Đức năm
2020...........................................................................................................................67
Bảng 3. 2 Trình độ chuyên môn tối thiểu của nhân lực tư vấn giám sát..............74
Bảng 3. 3 Kinh nghiệm làm việc của nhân lực tư vấn giám sát............................75
Bảng 3. 4 Bảng kê khai thiết bị ...............................................................................79
10
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang bước vào thời kỳ hội nhập sâu rộng với khu vực và quốc tế và
đang trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Chính điều
này đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hệ thống giao thông
vận tải, điện tử, viễn thông, Nhà nước ngày càng chú trọng đầu tư và phát triển cơ sở
hạ tầng nhằm phục vụ cho đời sống của người dân cũng như thúc đẩy cho sự phát
triển của nền kinh tế nước nhà.
Là một địa phương được quy hoạch để trở thành trung tâm về dầu khí, cảng
biển hàng đầu của cả nước, cùng với sự đột phá trong phát triển hạ tầng, Bà Rịa –
Vũng Tàu (BRVT) đang trở thành điểm “nóng” thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt là
trong lĩnh vực xây dựng và bất động sản. Từ đó, các dự án đầu tư xây dựng công trình
nhằm kết nối trung tâm Thành phố Vũng Tàu và Thành phố Bà Rịa với các huyện lân
cận cũng được chú trọng phát triển để phát huy thế mạnh về du lịch, ngành “công
nghiệp không khói” của các khu vực này. Huyện Châu Đức, tỉnh BRVT cũng không
nằm ngoài chủ trương phát triển đó. Tuy nhiên, với mục đích thực hiện các mục tiêu
đầu tư, phát triển, tạo cơ sở vật chất cho xã hội nên các dự án đầu tư xây dựng công
trình thường có thời gian hoạt động dài, chịu tác động trực tiếp từ nhiều yếu tố của
môi trường xung quanh như chính trị, tự nhiên, kinh tế, xã hội, luật pháp, công nghệ
v.v… Những ảnh hưởng này dẫn tới việc phải thay đổi nhiều tiêu chí cơ bản ban đầu
của dự án, thậm chí ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của dự án. Đây chính là rủi ro
tiềm ẩn đối với các dự án xây dựng. Vì vậy, vấn đề quản trị rủi ro trong các dự án đầu
tư xây dựng cần được quan tâm một cách đúng mức nhằm đảm bảo được mục tiêu
dự án đầu tư xây dựng cả về hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Hiện nay ở Việt
Nam, đề tài về quản trị rủi ro cũng đã và đang được các nhà tác giả khoa học quan
tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, phần lớn các tài liệu nghiên cứu ở Việt Nam chủ yếu tập
trung nghiên cứu nội dung quản trị rủi ro nói chung hoặc liên quan đến các ngành hay
lĩnh vực mang tính chất đặc biệt như ngân hàng hay bảo hiểm. Riêng lĩnh vực xây
11
dựng thì số nghiên cứu chưa nhiều và còn thiếu cụ thể. Vì vậy công tác quản lý rủi ro
trong dự án đầu tư xây dựng vẫn chưa được sự quan tâm đúng mức. Việc sơ sài, chủ
quan trong công tác quản trị rủi ro các dự án đầu tư xây dựng dẫn tới việc hàng loạt
sai phạm, sự cố tương tự nhau liên tục tái diễn. Thậm chí có những dự án có thể đoán
trước được các rủi ro có thể xảy ra nhưng vẫn không có biện pháp ngăn ngừa hoặc
hạn chế tổn thất. Do đó, việc nhận dạng, xác định nguồn gốc rủi ro trong các dự án
đầu tư xây dựng sẽ cho cái nhìn tổng quát hơn về nguyên nhân thường thấy của rủi
ro, từ đó căn cứ vào việc phân tích, đánh giá mức độ tác động của các rủi ro mà các
nhà quản trị có thể lựa chọn giải pháp thích hợp, đảm bảo an toàn và đem lại hiệu quả
cho các dự án.
Với tầm quan trọng của công tác quản lý rủi ro trong lĩnh vực xây dựng như đã
đề cập ở trên, tôi chọn đề tài “Giải pháp giảm thiểu rủi ro trong các dự án đầu tư
xây dựng công trên địa bàn huyện Châu Đức, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” cho luận
văn tốt nghiệp chương trình Thạc sỹ Quản trị kinh doanh của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu nghiên cứu chung là tác giả xác định và đánh giá các yếu tố rủi ro, từ
đó đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trong các dự án đầu tư công trong lĩnh
vực xây dựng trên địa bàn huyện Châu Đức.
Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung trên, đề tài nghiên cứu này được thực hiện nhằm
giải quyết ba mục tiêu cụ thể. Thứ nhất, tác giả hệ thống hóa những lý luận về rủi ro
và quản trị rủi ro trong dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án trong lĩnh vực xây dựng.
Thứ hai, tác giả tiến hành xác định thực trạng việc xác định các yếu tố rủi ro trong
các dự án đầu tư công trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn huyện Châu Đức thông
qua các số liệu sơ cấp và thứ cấp. Cuối cùng là việc tìm ra các giải pháp giảm thiểu
rủi ro trong các dự án đầu tư công trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn huyện Châu
Đức.
12
3. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu ở trên, nghiên cứu sẽ trả lời các câu hỏi sau:
Câu hỏi 1: Thực trạng rủi ro trong các dự án đầu tư công trong lĩnh vực xây
dựng trên địa bàn huyện Châu Đức như thế nào?
Câu hỏi 2: Có các yếu tố rủi ro trong các dự án đầu tư công trong lĩnh vực xây
dựng trên địa bàn huyện Châu Đức, Tỉnh BRVT?
Câu hỏi 3: Những giải pháp nào để giảm thiểu rủi ro trong các dự án đầu tư
công trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn huyện Châu Đức là gì?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn:
Đối tượng nghiên cứu: Rủi ro trong các dự án đầu tư công trong lĩnh vực xây
dựng trên địa bàn huyện Châu Đức, Tỉnh BRVT.
Đối tượng khảo sát: Đối tượng phỏng vấn là lãnh đạo và nhân viên làm việc
tại các phòng ban có liên quan trực tiếp đến các dự án đầu tư công trong lĩnh vực xây
dựng trên địa bàn huyện, bao gồm: Trưởng phòng, phó phòng và các chuyên viên các
phòng, ban chức năng của huyện, có nhiều kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực quản
lý dự án đầu tư xây dựng công.
Không gian nghiên cứu: Việc nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi huyện
Châu Đức, Tỉnh BRVT. Phạm vi nội dung tập trung vào quản trị nhằm giảm thiểu rủi
ro các dự án đầu tư xây dựng công tại huyện Châu Đức, BRVT.
Các kết quả, tư liệu nghiên cứu về các dự án đầu tư công trong lĩnh vực xây
dựng trên địa bàn huyện Châu Đức, Tỉnh BRVT sẽ được lấy từ năm 2016 đến năm
2019 để phục vụ cho nghiên cứu này.
5. Phương pháp nghiên cứu
Một mặt, đề tài nghiên cứu các lý thuyết về quản lý, mặt khác đề tài nghiên cứu
được thực hiện dựa trên cơ sở thu thập và phân tích các số liệu, báo cáo của huyện
Châu Đức, thông qua kết quả khảo sát từ các cán bộ công tác tại các phòng ban của
huyện, từ đó đối chiếu, so sánh, đánh giá rút ra kết luận làm tiền đề cho việc đề xuất
13
các giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trong các dự án đầu tư công về lĩnh vực xây
dựng tại huyện Châu Đức.
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài này bao gồm có:
- Phương pháp định tính: Tác giả sử dụng phương pháp chuyên gia để có được
các ý kiến, đánh giá khách quan về rủi ro trong các dự án đầu tư xây dựng công tại
huyện Châu Đức, các ý kiến tư vấn về các giải pháp giảm thiểu rủi ro trong các dự án
đầu tư công về lĩnh vực xây dựng.
- Phương pháp định lượng: Trong quá trình khảo sát, tác giả đã đề xuất các
phiếu điều tra các cán bộ đang làm việc tại các phòng, ban liên quan đến các dự án
đầu tư xây dựng để có được các đánh giá và ý kiến của khách quan về rủi ro trong
các dự án đầu tư công lĩnh vực xây dựng trên địa bàn huyện Châu Đức.
- Phương pháp so sánh: Tác giả thực hiện việc so sánh để làm rõ sự khác biệt
hay những đặc trưng riêng có của đối tượng nghiên cứu giúp cho các đối tượng quan
tâm có căn cứ và đề ra quyết định lựa chọn, nên trong đề tài tác giả đã so sánh để làm
nổi bật yêu cầu của giai đoạn hiện nay về việc hạn chế rủi ro trong các dự án đầu tư
công lĩnh vực xây dựng.
- Phương pháp thống kê: được sử dụng trong việc phân tích các dữ liệu thu thập
được từ các phiếu điều tra thu thập được, bao gồm các tiến trình liên quan đến việc
thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán các đặc trưng khác nhau để phản ánh một
cách tổng quan đối tượng nghiên cứu.
6. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu
Ehsan và cộng sự (2010) đã liệt kê các nguồn rủi ro phổ biến trong lĩnh vực xây
dựng như: Thay đổi về phạm vi và yêu cầu của dự án; lỗi liên quan đến thiết kế; sự
thiếu kỹ năng của công nhân xây dựng; sự không chắc chắn về mối quan hệ giữa
những người tham gia dự án; công nghệ mới hoặc các trường hợp bất khả kháng.
14
Gajewska và Ropel (2011) đã tổng hợp các nhóm rủi ro trong quản trị dự án đầu
tư xây dựng như trong Bảng 1.1.
Nguyễn Thị Thúy và Đinh Tuấn Hải (2018) trong bài viết “Xác định rủi ro trong
các dự án đầu tư phát triển đô thị” đã sử dụng phương pháp biểu đồ xương cá để xác
định rủi ro gắn với nội dung quản lý thi công xây dựng công trình dự án đầu tư phát
triển đô thị. Các nội dung này gồm: chất lượng, tiến độ, chi phí, khối lượng, bảo vệ
môi trường, an toàn lao động và hợp đồng. Trong đó:
Các rủi ro tiềm ẩn gắn với yêu cầu tiến độ bao gồm: Kế hoạch công việc không
chi tiết; Chậm trễ cung cấp vật tư, vật liệu; Nhà thầu không đủ nhân lực thi công; Đội
ngũ cán bộ không đủ chuyên môn kỹ thuật; Công nhân không đáp ứng chuyên môn,
tay nghề; Không thực hiện hoặc thực hiện không tốt việc giám sát tiến độ công việc;
Chậm trễ cung cấp máy móc, thiết bị; Yêu cầu tiến độ bàn giao công tình của chủ đầu
tư khắt khe; Quy mô công trình không rõ ràng; Thay đổi của chủ đầu tư trong quá
trình thi công.
Trần Quang Phú (2016) đã xác định các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến sự hoàn
thành các dự án đầu tư xây dựng nông thôn mới tại TP. Hồ Chí Minh bao gồm: Chủ
đầu tư; Tư vấn xây dựng; Nhà thầu thi công; Thầu phụ, nhà cung ứng; Cộng đồng địa
phương. Đây cũng là cơ sở để tác giả xác định các yếu tố rủi ro trong dự án đầu tư
công trong lĩnh vực xây dựng tại huyện Châu Đức, Tỉnh BRVT.
7. Ý nghĩa của nghiên cứu
Về mặt lý thuyết, nghiên cứu sẽ đóng góp và củng cố lý thuyết về quản trị rủi
ro các dự án đầu tư xây dựng, tạo điều kiện cho các nghiên cứu sâu hơn.
Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các nhà quản lý nhận diện
được những rủi ro có thể gặp phải trong từng giai đoạn của các dự án đầu tư xây dựng
và nguyên nhân gây nên các rủi ro đó, từ đó xem xét và lựa chọn giải pháp thích hợp.
8. Cấu trúc luận văn
15
Với mục đích và đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu đã được xác
định, luận văn này dự kiến được thiết kế thành 3 chương, đi từ lý thuyết đến thực tiễn,
cụ thể như sau:
Phần mở đầu
Chương 1: Một số lý luận cơ bản về rủi ro trong dự án đầu tư xây dựng. Chương
này trình bày các khái niệm và các nghiên cứu có liên quan đến rủi ro trong các dự
án đầu tư xây dựng. Các lý thuyết này sẽ làm cơ sở cho việc nghiên cứu thực trạng
rủi ro trong các dự án đầu tư xây dựng công trên địa bàn huyện Châu Đức, Tỉnh Bà
Rịa – Vũng Tàu.
Chương 2: Thực trạng rủi ro các dự án đầu công trong lĩnh vực xây dựng trên
địa bàn huyện Châu Đức, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Chương này trình bày thực trạng
rủi ro trong các dự án đầu tư xây dựng công trên địa bàn huyện Châu Đức thông qua
việc khảo sát, thu thập và phân tích số liệu. Đây là cơ sở cho việc đề xuất giải pháp
giảm thiểu rủi ro trong các dự án đầu tư xây dựng công trên địa bàn huyện Châu Đức,
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Chương 3: Một số giải pháp giảm thiểu rủi ro ro các dự án đầu tư xây dựng
công trên địa bàn huyện Châu Đức, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Chương này trình bày
định hướng trong đầu tư công các dự án xây dựng của huyện Châu Đức. Đồng thời
từ kết quả phân tích thực trạng rủi ro trong chương 2, tác giả đề xuất một số giải pháp
giảm thiểu rủi ro trong các dự án đầu tư công trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn
huyện Châu Đức, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Phần kết luận
16
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ RỦI RO
TRONG DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
Chương 1 của luận văn trình bày các khái niệm và các nghiên cứu có liên quan
đến rủi ro trong các dự án đầu tư xây dựng. Các lý thuyết này sẽ làm cơ sở cho việc
nghiên cứu thực trạng rủi ro trong các dự án đầu tư xây dựng công trên địa bàn huyện
Châu Đức, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
1.1 Dự án đầu tư xây dựng
1.1.1 Khái niệm dự án
Có nhiều định nghĩa khác nhau về dự án.
Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa ISO trong tiêu chuẩn ISO 9000:2000 định
nghĩa dự án là “Một quá trình đơn nhất, gồm một tập hợp các hoạt động có phối hợp
và được kiểm soát, có thời hạn bắt đầu và kết thúc, được tiến hành để đạt được một
mục tiêu phù hợp với các yêu cầu quy định, bao gồm các ràng buộc về thời gian, chi
phí và nguồn lực”.
Theo Luật Đầu tư (2005) thì “Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung
và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời
gian xác định”.
Obinero (2004) cho rằng dự án là sự nỗ lực tạm thời được tiến hành để tạo ra
một sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất. Nói “tạm thời” vì nó có thời gian bắt đầu và kết
thúc, nói “duy nhất” vì các sản phẩm hay dịch vụ đều khác nhau.
Như vậy, dù có nhiều cách hiểu khác nhau nhưng nhìn chung đều chỉ ra những
điểm chính của dự án như: (1) các dự án đều được thực hiện bởi con người, bị ràng
buộc bởi các nguồn lực hạn chế (con người, tài nguyên, v.v…) và (2) được hoạch
định, được thực hiện và được kiểm soát.
17
Theo Luật Đầu tư công Việt Nam năm 2019 của Việt Nam thì “Dự án đầu tư
công là dự án sử dụng toàn bộ hoặc một phần vốn đầu tư công”, trong đó vốn đầu tư
công bao gồm: Vốn ngân sách Nhà nước; Vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ
quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư theo quy định của pháp
luật.
1.1.2 Khái niệm dự án đầu tư xây dựng
Trong luận văn này, dự án đầu tư xây dựng được hiểu là “Tập hợp các đề xuất
có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới,
sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng
công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định.” (Luật Xây
dựng, 2014)
Như vậy có thể hiểu dự án đầu tư xây dựng bao gồm hai nội dung là đầu tư và
hoạt động xây dựng. Nhưng các dự án xây dựng đòi hỏi phải có một diện tích đất
nhất định, ở một địa điểm nhất định (bao gồm đất, khoảng không, địa chất, v.v…).
Đây là yếu tố vật chất vô cùng quan trọng. Đất ngoài các giá trị về địa chất, còn có
giá trị về vị trí, địa lý, kinh tế, môi trường, xã hội, v.v… Do đó, việc quy hoạch, khai
thác và sử dụng đất cho các dự án xây dựng có những đặc điểm và yêu cầu riêng, cần
hết sức lưu ý khi thực hiện dự án xây dựng.
Tổng hợp khái niệm về dự án đầu tư công và dự án đầu tư xây dựng, tác giả
khái niệm: “Dự án đầu tư xây dựng công là dự án sử dụng toàn bộ hoặc một phần vốn
ngân sách Nhà nước; Vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan Nhà nước để tiến
hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng”.
Như vậy dự án đầu tư xây dựng công mang đầy đủ những đặc điểm của một dự án
đầu tư xây dựng, chỉ khác biệt về nguồn vốn sử dụng và cách phân bổ nguồn vốn.
1.1.3 Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng
Trong tài liệu “Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình”, Lê Văn Thịnh (2008)
18
đã chỉ ra một số đặc điểm chính của dự án đầu tư xây dựng. Cụ thể như sau:
Một là, mục tiêu của dự án đầu tư được xác định cụ thể và rõ ràng ngay từ khi
bắt đầu dự án (Ví dụ: bê tông hóa bao nhiêu kilomet đường, thực hiện trong thời gian
bao lâu). Căn cứ vào mục tiêu này, các bên liên quan đến dự án thực hiện việc lập kế
hoạch, phân bổ các nguồn lực một cách hợp lý để tránh lãng phí mà vẫn đạt được kết
quả như mong đợi.
Hai là, dự án đầu tư xây dựng có chu kì phát triển riêng và có thời gian tồn tại
hữu hạn, nghĩa là mỗi dự án đều có một thời hạn nhất định, tức là có thời điểm bắt
đầu và thời điểm kết thúc.
Ba là, dự án đầu tư xây dựng được xem là một chuỗi các hoạt động nhất thời.
Một tổ chức được thành lập để quản lý dự án chỉ tồn tại đến khi đạt được mục tiêu
của dự án. Sau khi dự án hoàn thành, tổ chức này sẽ được giải tán hoặc thay đổi nhiệm
vụ khác.
Bốn là, có sự khác nhau về sản phẩm hoặc kết quả giữa các dự án đầu tư xây
dựng. Sự khác biệt về vị trí địa lý, địa hình nơi xây dựng hay tâm lý khách hàng làm
cho mỗi sản phẩm của một dự án xây dựng mang tính độc quyền riêng.
Năm là, dự án đầu tư xây dựng liên quan đến nhiều chủ thể khác nhau như chủ
đầu tư, đơn vị thiết kế, đơn vị thi công, đơn vị giám sát, nhà cung ứng, v.v… Do đó,
trong quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng rất dễ xảy ra xung đột về lợi ích giữa
các bên, làm kéo dài tiến độ thi công dự án.
Sáu là, dự án đầu tư xây dựng luôn bị giới hạn về thời gian thực hiện trong khi
lại bị hạn chế về nguồn vốn, từ đó kéo theo các áp lực về nhân lực, công nghệ, kỹ
thuật, vật tư thiết bị, v.v…
Cuối cùng là, thời gian thực hiện dự án đầu tư xây dựng thường kéo dài nên rất
dễ chịu ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài như nền kinh tế hay điều kiện thời tiết. Do
19
đó, các dự án đầu tư xây dựng có tính bất định và độ rủi ro cao.
1.1.4 Phân loại dự án đầu tư xây dựng
Theo quy mô và tính chất: Dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội xem xét,
quyết định về chủ trương đầu tư, các dự án còn lại được phân thành 3 nhóm A, B, và
C (Nghị định 59/2015/NĐ-CP).
Căn cứ vào nguồn vốn đầu tư thì dự án đầu tư xây dựng được phân loại như sau:
+ Dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước: Nhà nước quản lý toàn bộ quá trình
đầu tư xây dựng từ việc xác định chủ trương đầu tư, lập dự án, quyết định đầu tư, lập
thiết kế, dự toán, lựa chọn nhà thầu, thi công đến khi nghiệm thu, bàn giao công trình
đưa vào sử dụng và khai thác;
+ Dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát
triển của Nhà nước;
+ Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước;
+ Dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn hợp nhiều
nguồn vốn: Các bên góp vốn thỏa thuận về phương thức quản lý hoặc quản lý theo
quy định đối với nguồn vốn có tỷ lệ % lớn nhất trong tổng mức đầu tư của dự án
(Nghị định 59/2015/NĐ-CP).
Nếu dựa vào lĩnh vực hoạt động thì dự án đầu tư xây dựng được phân loại thành
các nhóm sau: Nhóm các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; Nhóm các dự án đầu
tư xây dựng cơ bản; Nhóm các dự án đầu tư dịch vụ và kinh doanh; Nhóm các dự án
đầu tư trực tiếp nước ngoài; Nhóm các dự án đầu tư hỗ trợ tài chính; Nhóm các dự án
đầu tư hỗ trợ kỹ thuật; và Các nhóm khác (Nghị định 59/2015/NĐ-CP).
1.2 Quản lý dự án đầu tư xây dựng
1.2.1 Khái niệm quản lý dự án
20
Quản lý dự án là hoạt động quan trọng, có tính chất quyết định sự thành công
của dự án. Có nhiều cách quan điểm khác nhau về quản lý dự án:
Theo Nguyễn Văn Đáng (2002), quản lý dự án là việc điều phối và tổ chức các
bên khác nhau tham gia vào dự án, nhằm hoàn thành dự án đó theo những hạn chế
được áp đặt bởi: Chất lượng, thời gian, chi phí.
Theo Lê Văn Thịnh (2008), quản lý dự án là sự vận dụng lý luận, phương pháp,
quan điểm có tính hệ thống để tiến hành quản lý có hiệu quả toàn bộ công việc liên
quan tới dự án dưới sự ràng buộc về nguồn lực có hạn. Để thực hiện mục tiêu dự án,
các nhà đầu tư phải lên kế hoạch tổ chức, chỉ đạo, phối hợp, điều hành, khống chế và
định giá toàn bộ quá trình từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc dự án.
Như vậy, quản lý dự án là tập hợp các hành động nhằm quản lý tất cả các khía
cạnh của một dự án từ khi bắt đầu đến khi kết thúc. Nó bao gồm lập kế hoạch, điều
phối thực hiện, giám sát quá trình thực hiện và đánh giá sau triển khai. Trong quá
trình thực hiện người quản lý dự án và đội ngũ của mình luôn hướng tới đạt được
mục tiêu đồng thời đảm bảo tiến độ, chi phí cũng như nguồn lực dự án. Quản lý dự
án thông qua các công cụ đảm bảo sự truyền đạt tốt tới những người có liên quan để
xử lý công việc trong khoảng thời gian và ngân sách cho phép.
Quá trình quản lý dự án có thể được chia làm 5 nhóm công việc khác nhau bao
gồm khởi tạo, lên kế hoạch, thực hiện, theo dõi kiểm soát, và cuối cùng là quy trình
đóng dự án. Khởi tạo dự án là quy trình mà nhà quản lý bắt đầu dự án và đặt nền
móng đầu tiên cho thành công sau này. Lên kế hoạch là quá trình nhà quản lý chia
nhỏ công việc ra rồi lên kế hoạch cho dự án và cuối cùng là thời gian biểu cho toàn
dự án; Nhà quản lý sẽ giao việc cho từng cá nhân, cân bằng khối lượng công việc cho
họ và chuyển sang thực hiện quy trình kế tiếp. Việc thực hiện dự án là lúc các công
việc cụ thể được thực hiện theo kế hoạch. Quy trình theo dõi và điều khiển bao gồm
trong tất cả các giai đoạn của dự án. Đây là quy trình giúp nhà quản lý kiểm tra và
xem lại tiến độ công việc của dự án, theo dõi các rủi ro, vấn đề trong dự án và đảm
21
bảo bạn vẫn đang kiểm soát dự án. Cuối cùng là quy trình đóng dự án, phần sẽ giúp
dự án đầu tư xây dựng hạ cánh an toàn. Ở giai đoạn này, nhà quản lý sẽ xem lại các
kinh nghiệm, bàn giao các nguồn lực đang có (nhân lực, máy móc, v.v…), phân tích
mức độ hài lòng của khách hàng và chuẩn bị cho dự án kế tiếp.
1.2.2 Khái niệm quản lý dự án đầu tư xây dựng
Theo Nguyễn Văn Đáng (2005), quản lý dự án xây dựng là hành động lập kế
hoạch, tổ chức và giám sát các nhiệm vụ khác nhau liên quan đến một dự án xây
dựng. Nó được thực hiện bởi các cá nhân được gọi là người quản lý dự án, người đại
diện cho người xây dựng hoặc nhà thầu được thuê để thực hiện công việc. Nó nhằm
mục đích đáp ứng yêu cầu của khách hàng để tạo ra một dự án khả thi về mặt tài
chính và chức năng. Việc quản lý các dự án xây dựng đòi hỏi kiến thức về các nguyên
tắc quản lý hiện đại cũng như hiểu biết về quy trình thiết kế và xây dựng.
Mặc dù các định nghĩa có vẻ khác nhau nhưng công tác quản lý dự án nói chung
và quản lý dự án đầu tư xây dựng nói riêng đều có bốn yếu tố chung như sau (Phạm
Phú Cường, 2016):
1) Muốn quản lý dự án đầu tư xây dựng cần phải có một chương trình, một kế
hoạch định trước;
2) Việc quản lý dự án đầu tư xây dựng đòi hỏi phải có các công cụ, các phương
tiện thích hợp;
3) Việc quản lý dự án đầu tư xây dựng phải phù hợp với các quy định liên quan
đến ngành xây dựng và đáp ứng các nguyên tắc quản trị;
4) Quản lý dự án đầu tư đòi hỏi người quản lý phải có đủ năng lực về chuyên
môn để vận hành bộ máy quản lý.
1.2.3 Nội dung của quản lý dự án đầu tư xây dựng
22
Theo viện nghiên cứu quản lý dự án quốc tế PMI, quản lý dự án bao gồm 9 nội
dung chính cần được xem xét như trong Hình 1.1. (PMI, 2004)
Quản lý tổng thể: Là quá trình chi tiết hóa các mục tiêu của dự án xây dựng
thành những nhiệm vụ cụ thể và lập kế hoạch thực hiện những nhiệm vụ đó nhằm
đảm bảo các lĩnh vực quản lý khác nhau của dự án xây dựng được phối hợp với nhau
một cách chính xác và đầy đủ.
Quản lý phạm vi: Là việc xác định công việc nào thuộc phạm vi dự án xây dựng,
công việc nào không thuộc phạm vi của dự án để tránh lãng phí nguồn lực.
Hình 1. 1 Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng
(Nguồn: Từ Quang Phương, 2005)
Quản lý thời gian: Là việc lập kế hoạch, phân phối và giám sát tiến độ thực hiện
dự án nhằm đảm dự án hoàn thành đúng thời hạn trong kế hoạch. Để quản lý tốt nội
dung này đòi hỏi nhà quản lý phải nêu rõ thời gian tối đa để hòa thành mỗi hạng mục
của dự án, thời điểm bắt đầu và kết thúc của mỗi công việc.
23
Quản lý chi phí: Là quá trình lập dự toán kinh phí cho dự án, giám sát việc thực
hiện chi phí cho từng hạng mục công trình. Quá trình này bao gồm cả việc tổng hợp,
phân tích số liệu và báo cáo những thông tin về chi phí.
Quản lý chất lượng: Là quá trình giám sát, kiểm tra chất lượng của các hạng
mục theo những tiêu chuẩn chung về chất lượng trong dự án xây dựng và những yêu
cầu riêng của chủ đầu tư.
Quản lý nhân lực: Là quá trình tổ chức, phân công trách nhiệm cho các thành
viên tham gia vào việc thực hiện và quản lý dự án.
Quản lý thông tin: Là quá trình đảm bảo các dòng thông tin thông suốt một cách
nhanh nhất và chính xác giữa các thành viên dự án và với các cấp quản lý khác nhau.
Quản lý rủi ro: Là việc nhận diện các nhân tố rủi ro của dự án, lượng hóa mức
độ rủi ro và có kế hoạch đối phó cũng như quản lý từng loại rủi ro.
Quản lý hợp đồng và đấu thầu: Quản lý hợp đồng và đấu thầu của dự án là quá
trình lựa chọn nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ, thương lượng, quản lý các hợp đồng
và điều hành việc mua bán nguyên vật liệu, trang thiết bị, dịch vụ, v.v… cần thiết cho
dự án.
1.3 Rủi ro trong dự án đầu tư xây dựng
1.3.1 Khái niệm rủi ro
Đến nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất chung nào về rủi ro xuất phát
từ góc độ quản lý khác nhau cũng như sự khác nhau giữa các lĩnh vực và ngành nghề.
Theo đó, cách nhìn nhận về rủi ro có thể chia thành hai trường phái lớn đó là trường
phái truyền thống và trường phái hiện đại.
Trường phái truyền thống nhìn nhận rủi ro là những sự không chắc chắn của
những sự kiện xảy ra trong tương lai gây ra những sự sai lệch tiêu cực so với những
24
mục tiêu ban đầu. Trong Từ điển từ và ngữ Việt Nam (2006), giáo sư Nguyễn Lân đã
giải thích rằng rủi ro là sự không may. Trong kinh doanh, rủi ro là những điều ngoài
ý muốn xảy ra gây tác động xấu tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Có thể
thấy, theo trường phái truyền thống, rủi ro mang ý nghĩa tiêu cực khi nó chỉ đem lại
những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm cho con người hoặc cho doanh nghiệp mà chúng
lại nằm ngoài tầm kiểm soát của con người (Đoàn Thị Hồng Vân và cộng sự, 2013).
Ngược lại với trường phái truyền thống, trường phái hiện đại cho rằng rủi ro có
thể gây ra những thiệt hại, những điều không mong muốn nhưng con người vẫn có
thể phòng tránh được, giảm nhẹ được. Ví dụ như Nhật Bản là quốc gia thường xuyên
xảy động đất. Đây là hiện tượng thiên nhiên, nằm ngoài tầm kiểm soát nhưng người
dân Nhật Bản vẫn có những giải pháp nhằm hạn chế tối đa thiệt hại về người và của
khi rủi ro này xảy ra, đó là lựa chọn thiết kế cũng như vật liệu trong xây dựng nhà
cửa, lắp đặt hệ thống nhận biết và báo động, hoặc thường xuyên hướng dẫn, tập huấn
người dân cách ứng phó khi động đất xảy ra. William và cộng sự (1997) cho rằng rủi
ro là sự biến động tiềm ẩn ở những kết quả. Tổ chức Quốc tế Tiêu chuẩn hóa (2018)
khi đề cập đến các nguyên tắc của quản lý rủi ro đã định nghĩa: “Rủi ro là tác động
của sự không chắc chắn lên mục tiêu”. Theo đó, tài liệu cũng giải thích rõ các thuật
ngữ trong định nghĩa này, bao gồm: Tác động là một sự sai lệch so với dự kiến; Mục
tiêu có thể có những khía cạnh khác nhau (như mục tiêu tài chính, sức khỏe, an toàn
và môi trường) và có thể áp dụng ở các cấp độ khác nhau (như chiến lược, toàn bộ tổ
chức, dự án, sản phẩm và quá trình); Sự không chắc chắn là tình trạng, thậm chí là
một phần, sự thiếu hụt thông tin liên quan tới việc hiểu biết hoặc nhận thức về một
sự kiện, hệ quả, hoặc khả năng xảy ra của nó. Như vậy, theo trường phái này, rủi ro
là sự bất trắc có thể đo lường được, và rủi ro vừa mang tính tích cực vừa mang tính
tiêu cực, rủi ro có thể gây ra những tổn thất, mất mát, nguy hiểm v.v… nhưng cũng
có thể mang tới cho chúng ta những cơ hội. Nhà quản trị cần nhận dạng chính xác
các rủi ro, phân tích, và tìm ra các biện pháp xử lý nhằm mục đích phòng tránh hoặc
giảm nhẹ rủi ro, hoặc thậm chí biến rủi ro thành cơ hội phát triển.
25
1.3.2 Khái niệm rủi ro trong dự án đầu tư xây dựng
Như đã trình bày ở phần trước, các dự án đầu tư xây dựng thường được thực
hiện trong thời gian dài nên dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố xung quanh như thay đổi
trong các văn bản của Nhà nước về quản lý xây dựng, biến động kinh tế, sự thay đổi
của điều kiện tự nhiên, v.v… Bất kỳ thay đổi nào cũng có thể khiến dự án phải điều
chỉnh lại từ thiết kế, dự toán, thậm chí là thay đổi cả mục tiêu ban đầu. Đó chính là
rủi ro đối với dự án đầu tư xây dựng.
Nguồn gốc của các rủi ro trong dự án đầu tư xây dựng tương đối đa dạng, nhưng
cũng có thể nhận dạng một cách tổng quan theo từng giai đoạn của dự án. Do đó, cần
thiết phải xác định các rủi ro có thể xảy ra, lựa chọn phương án đối phó thích hợp
nhằm đạt được mục đích cuối cùng là đảm bảo hiệu quả đầu tư đã xác định trước của
dự án đầu tư xây dựng.
1.3.3 Phân loại rủi ro trong dự án đầu tư xây dựng
Có nhiều cách phân loại rủi ro trong dự án đầu tư xây dựng khác nhau tùy thuộc
vào quan điểm quản lý khác nhau. Một số cách phân loại rủi ro trong dự án đầu tư
xây dựng thường gặp được mô tả dưới đây (Nguyễn Liên Hương, 2004).
Phân loại rủi ro theo bản chất có: Các rủi ro tự nhiên; Các rủi ro về công nghệ
và tổ chức; Các rủi ro về tài chính, kinh tế ỏ cấp vĩ mô và vi mô; Các rủi ro về thông
tin; và Các rủi ro về chính trị xã hội.
Trong dự án đầu tư xây dựng các rủi ro tự nhiên thường liên quan đến việc lựa
chọn địa điểm xây dựng công trình, các nhân tố về địa chất công trình, khí tượng thủy
văn là phổ biến. Các rủi ro tự nhiên đối với dự án đầu tư xây dựng xảy ra ở ba giai
đoạn của quá trình đầu tư: Giai đoạn chuẩn bị đầu tư (bao gồm các rủi ro liên quan
đến các số liệu điều tra, thăm dò, dự báo đối với dự án không chính xác); Giai đoạn
thực hiện đầu tư (các rủi ro tự nhiên có thể làm hư hỏng công trình, gián đoạn quá
trình tổ chức xây dựng); Giai đoạn kết thúc, dưa công trình vào sản xuất, sử dụng
26
(các rủi ro tự nhiên có thể làm hư hỏng công trình, thiết bị máy móc, đổ vỡ công trình
đã xây dựng xong, làm gián đoạn các khâu cung cấp, vận hành và tiêu thụ sản phẩm,
ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, …).
Các rủi ro về công nghệ và tổ chức thể hiện ở việc chọn sai phương án công
nghệ và tố chức khi xây dựng công trình (giai đoạn chuẩn bị đầu tư); Hư hỏng máy
móc thiết bị do độ bền và độ tin cậy của máy móc không đảm bảo, do sử dụng máy
móc và công nghệ thiếu an toàn, do phương án tổ chức xây dựng không hợp lý v.v…;
(giai đoạn thực hiện đầu tư); Các sự cố do công nghệ và các thiết bị máy móc cùa
công trình thiếu độ vững chắc, an toàn cần thiết; Do sai lầm của phương án tổ chức
cung cấp, vận hành và tiêu thụ (giai đoạn kết thúc, đưa công trình vào sử dụng).
Các rủi ro về tài chính, kinh tế ở cấp vi mô thường liên quan đến các rủi ro trong
quan hệ cung cầu – giá cả của thị trường cũng như các rủi ro về tài chính do doanh
nghiệp xây dựng gây nên. Các rủi ro về tài chính, kinh tế ở cấp vĩ mô có liên quan
đến sự thay đổi đường lối và chính sách của Nhà nước về phía bất lợi cho dự án (như
chính sách thuế, tín dụng, giá cả, xuất nhập khẩu v.v…)
Các rủi ro về thông tin thể hiện ở tính không đầy đủ, không chính xác của các
thông tin, cũng như trình độ của con người đối với việc xử lý các thông tin này.
Các rủi ro về chính trị liên quan đến các biến động về chính trị (thay đổi thể chế
chính trị, đảo chính, chiến tranh v.v…) có tác động tiêu cực đến dự án đầu tư. Các rủi
ro về xã hội là các sự cố bất lợi cho dự án có liên quan đến mức thu nhập và mức tiêu
thụ của dân chúng, dịch bệnh, đói nghèo, khan hiếm lao động, an ninh xã hội không
đảm bảo v.v…
Phân loại rủi ro theo tính chất chủ quan và khách quan: Các rủi ro khách quan
thuần tuý mà con người khó lường trước được, thường liên quan đến thiên tai, các sự
cố về công nghệ và máy móc làm thiệt hại về vật chất. Để khắc phục rủi ro này người
ta thường mua bảo hiểm. Các rủi ro chủ quan có liên quan đến trình độ của người
27
quyết định đầu tư. Rủi ro loại này luôn đứng giữa cơ hội kiếm lời và nguy cơ tổn thất.
Để khắc phục rủi ro này thường phải dùng biện pháp rào cản và dự phòng.
Phân loại rủi ro theo nơi phát sinh: Có rủi ro nội bộ dự án gây ra và rủi ro bên
ngoài dự án.
Phân loại rủi ro theo tính hệ thống: Có rủi ro có tính chất hệ thống và rủi ro
không có tính chất hệ thống
Phân loại rủi ro theo phạm vi tương tác: Có rủi ro thuần tuý, rủi ro suy tính, rủi
ro bộ phận và rủi ro số đông;
Phân loại rủi ro theo môi trường tương tác: Có rủi ro do hiện tượng ngẫu nhiên,
do môi trường vật chất, do môi trường phi vật chất, rủi ro chung và rủi ro cụ thể.
Phân loại rủi ro theo mức độ khống chế: Có rủi ro có thể lường trước được và
rủi ro không lường trước được;
Phân loại rủi ro theo giai đoạn đầu tư: Có rủi ro nảy sinh ở giai đoạn chuẩn bị
đầu tư, giai đoạn thực hiện đầu tư và giai đoạn kết thúc đầu tư, đưa công trình vào và
sử dụng.
Gajewska và Ropel (2011) đã tổng hợp các nhóm rủi ro trong quản trị dự án đầu
tư xây dựng như trong Bảng 1.1.
Bảng 1. 1 Nhóm rủi ro trong quản trị dự án đầu tư xây dựng
Nhóm Rủi ro
Tiền
Tài chính
Kinh tế
Đầu tư
Chính trị
Luật pháp
Thể chế chính trị
Môi trường Môi trường tự nhiên
28
Nhóm Rủi ro
Điểu kiện thời tiết
Kỹ thuật Kỹ thuật
Dự án
Hợp đồng, khách hàng
Mục tiêu của dự án
Kế hoạch, lịch trình
Xây dựng
Thiết kế
Chất lượng
Hoạt động
Tổ chức
Con người
Người lao động, các bên liên quan
Yếu tố con người
Văn hóa
Thị trường Thị trường
An toàn
An toàn
An ninh, tội phạm
Nguyên vật liệu
Tài nguyên
Logistics (Hậu cần)
(Nguồn: Gajewska và Ropel, 2011)
Các rủi ro tiềm ẩn gắn với yêu cầu về khối lượng bao gồm: Biện pháp thi công
có làm thay đổi khối lượng so với thực tế; Bảng tính khối lượng của nhà thầu chưa
đầy đủ, chi tiết; Dự toán viên không có trình độ, kinh nghiệm, tính cẩn thận khi tính
toán khối lượng; Công nghệ thi công cao khó thực hiện làm tăng khối lượng do sửa
lỗi; Việc giám sát quản lý khối lượng thi công không tốt; Dự toán được chủ đầu tư
phê duyệt có nhiều sai sót về tính toán khối lượng; Chủ đầu tư không tiến hành
nghiệm thu về khối lượng đầy đủ và kịp thời; Chủ đầu tư yêu cầu phát sinh khối lượng
như làm thêm công việc, thay đổi thiết kế, v.v…
29
Các rủi ro tiềm ẩn gắn với yêu cầu về chi phí, gồm: Có sai sót trong xác định
tổng mức đầu tư; Cơ chế của chủ đầu tư không thông suốt; Đơn giá thương thảo giữa
chủ đầu tư và nhà thầu chưa rõ ràng và cụ thể; Điều khoản thanh toán phức tạp hoặc
không rõ ràng; Cơ chế tài chính của nhà thầu không thông suốt; Nhà thầu không kiểm
soát tốt quá trình thanh toán cho các nhà cung cấp; Đơn giá thương thảo giữa nhà
thầu và nhà cung cấp chưa rõ ràng và cụ thể; Chậm trễ thanh toán do ngân hàng.
Các rủi ro tiềm ẩn gắn với yêu cầu về an toàn lao động là: Biện pháp an toàn
lao động của nhà thầu không đầy đủ hoặc không hiệu quả; Máy móc, thiết bị nhà thầu
sử dụng cho công trường dự án không đảm bảo chất lượng; Nhà thầu không tổ chức
tập huấn, tập huấn không hiệu quả về an toàn lao động; Công nhân chưa tuân thủ tốt
các quy định về an toàn lao động; Yêu cầu an toàn lao động từ phía chủ đầu tư cao;
Yêu cầu an toàn lao động từ cơ quan quản lý nhà nước khắt khe và phức tạp; Cộng
đồng xung quanh dự án có yêu cầu cao về an toàn lao động; Thiếu các quy định về
an toàn lao động; Các văn bản xử lý vi phạm an toàn lao động không đầy đủ hoặc đủ
sức răn đe; Nhà thầu chưa tuân thủ tốt các quy định về an toàn lao động, bảo hiểm.
Các rủi ro tiềm ẩn gắn với yêu cầu về hợp đồng: Hình thức hợp đồng chưa phù
hợp với loại hình dự án; Tạm ứng hợp đồng quá cao hoặc quá thấp; Hồ sơ thanh toán
nhiều thủ tục, mất thời gian chuẩn bị và phê duyệt; Giai đoạn thanh toán chưa hợp lý
với giai đoạn thi công; Quyền hạn và trách nhiệm của chủ đầu tư; Quyền hạn và trách
nhiệm của tư vấn chưa rõ ràng cụ thể; Quy định về thưởng phạt hợp đồng chưa đầy
đủ, chi tiết và không có tính răn đe.
Như vậy, thông qua các nghiên cứu của các tác giả đi trước, có thể tổng hợp các
rủi ro trong các dự án đầu tư xây dựng công như sau:
(a) Nhóm yếu tố rủi ro Chủ đầu tư: Dự án phê duyệt không phù hợp; Nguồn vốn
phân bổ không đủ và không kịp thời; Năng lực của Ban quản lý; Thiếu trách nhiệm
trong quản lý.
30
(b) Nhóm yếu tố rủi ro Tư vấn xây dựng: Hồ sơ thiết kế sai sót; Hồ sơ khảo sát
thiết kế sai sót; Tư vấn giám sát thiếu năng lực; Công tác đấu thầu chưa chuyên
nghiệp.
(c) Nhóm yếu tố rủi ro Nhà thầu thi công: An toàn lao động nơi công trình thi
công; Chậm tiến độ thi công; Máy móc, thiết bị thiếu; Thiếu trách nhiệm trong thi
công công trình.
(d) Nhóm yếu tố rủi ro thầu phụ, nhà cung ứng: Hủy hợp đồng; Chậm trễ cung
ứng vật tư; Lao động có tay nghề kém; Cung ứng nguyên vật liệu kém chất lượng.
(e) Nhóm yếu tố rủi ro Cộng đồng địa phương: Đóng góp của cộng đồng; Phản
ứng tiêu cực của cộng đồng; Biến động kinh tế; Điều kiện tự nhiên.
(g) Nhóm yếu tố rủi ro Hệ thống văn bản của Nhà nước: Quy định về chất lượng
công trình; Quy định về môi trường; Quy định về an toàn lao động; Quy định khác.
31
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong chương 1 luận văn đã nêu lên những vấn đề nền tảng như tổng quan về
dự án đầu tư xây dựng như khái niệm, đặc điểm và phân loại dự án đầu tư xây dựng.
Trong chương 1, tác giả cũng đề cập đến những nội dung cơ bản về rủi ro trong dự
án đầu tư xây dựng cũng như cách phân loại rủi ro trong các dự án đầu tư xây dựng.
Như vậy trong chương 1 luận văn đã trình bày lý luận tổng quan về nội dung
rủi ro trong các dự án đầu tư xây dựng để làm cơ sở cho chương 2 đánh giá thực trạng
rủi ro các dự án đầu tư công trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn huyện Châu Đức,
Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
32
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG CÁC DỰ ÁN
ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN CHÂU ĐỨC, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
Chương 2 của luận văn trình bày thực trạng rủi ro trong các dự án đầu tư công
trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn huyện Châu Đức thông qua việc khảo sát, thu
thập và phân tích số liệu. Đây là cơ sở cho việc đề xuất giải pháp giảm thiểu rủi ro
trong các dự án đầu tư công trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn huyện Châu Đức,
Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
2.1 Tổng quan về huyện Châu Đức
Huyện Châu Đức được thành lập và hoạt đồng từ tháng 8/1994 theo Nghị định
số 45/1994/NĐ-CP ngày 02/6/1994 của Chính phủ, là một huyện nông nghiệp của
tỉnh, phía bắc giáp huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai, phía nam giáp huyện Đất Đỏ và
Thành phố Bà Rịa, phía tây giáp huyện Tân Thành, phía đông giáp huyện Xuyên
Mộc. Tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 42.456,61 ha, toàn huyện đến nay có 16 đơn
vị hành chính, gồm 15 xã và 1 thị trấn Ngãi Giao. Dân số trung bình của huyện hiện
nay là 153.168 người, lao động trong độ tuổi là 110.218 người, lao động có việc làm
89.691 người chiếm 81,37% so với lao động trong độ tuổi.
Cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện hiện nay là: nông nghiệp 12,35%; Công
nghiệp - xây dựng 48,782% và Thương mại - dịch vụ 38,864%.
Tổng diện tích của huyện là 42.456,61 ha; trong đó: Đất thuộc đối tượng được
cấp giấy chứng nhận là 36.669,68 ha (bao gồm đất của cá nhân, hộ gia đình là
25.846,27 ha và đất của tổ chức là 10.823,41ha); Đất không thuộc đối tượng cấp Giấy
chứng nhận là 5.786,93 ha. Thời gian qua, huyện đã tập trung thực hiện công tác đo
đạc bản đồ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện;
kết quả: So với năm 1994 khi thành lập huyện chỉ có 18.281 ha/42.456,61 ha đất được
đo đạc lập bản đồ địa chính, chiếm tỷ lệ 43,05% và diện tích cấp giấy chứng nhận
33
quyền sử dụng đất là 5,63 ha, chiếm tỷ lệ 0,15%; Cho đến nay, diện tích đất đã được
cấp Giấy CNQSDĐ là: 34.937,85 ha/36.669,68 ha, đạt tỷ lệ 95,34%.
Về kết cấu hạ tầng, Châu Đức đã triển khai đồng bộ quy hoạch xây dựng đô thị
cũng như nông thôn. Công tác quy hoạch xây dựng đô thị, nông thôn được phê duyệt
chính là tiền đề cho quá trình đầu tư và xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ.
Đến nay huyện Châu Đức đã đầu tư gần như hoàn chỉnh trụ sở cơ quan, ban ngành từ
cấp huyện đến cấp xã, hệ thống chợ, trường học, trạm y tế, trung tâm văn hóa, v.v…
thường xuyên được quan tâm đầu tư xây dựng mới và nâng cấp, cải tạo sửa chữa góp
phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống về tinh thần và vật chất
cho nhân dân tại huyện. Hạ tầng phục vụ nông nghiệp như: Thủy lợi, giao thông nội
đồng đã được quan tâm đầu tư phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp tại địa phương;
cụ thể như các công trình thủy lợi: hồ chứa nước Đá Đen, hồ Sông Ray, hồ Tầm Bó
v.v… với tổng công suất thiết kế khoảng 210 triệu m3
nước và hệ thống kênh chính
Sông Ray, kênh chính hồ Tầm Bó, kênh chính hồ Suối Giàu, đập Sông Xoài. Hệ
thống nước sạch nông thôn được đầu tư đồng hộ, đã đầu tư xây dựng mới hệ thống
cấp nước sạch, phục vụ cấp nước cho 100% xã, thị trấn.
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất trên địa bàn huyện ngày càng hoàn
thiện, nhiều công trình thủy lợi đầu mối quan trọng được xây dựng và đưa vào khai
thác có hiệu quả như: Hồ Sông Ray, hồ Đá Đen, hồ Kim Long, hồ Tầm Bó, hồ Gia
Hoét, hồ Đá Bàng… Đến nay, hệ thống giao thông nội vùng của Châu Đức khá hoàn
chỉnh, 100% tuyến đường huyết mạch kết nối huyện với các địa phương khác và
đường liên xã được thảm nhựa; hơn 90% đường liên thôn, ấp và tuyến hẻm, giao
thông nội đồng đã kiên cố, bê tông hóa. Tổng chiều dài đường giao thông trên địa
bàn hiện khoảng 903km, tăng 233% so với năm đầu mới thành lập.
Nhìn chung, huyện Châu Đức vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế -
xã hội. Do đó, nhu cầu xây dựng các công trình phục vụ cho cộng đồng không ngừng
tăng lên. Điều này đòi hỏi các cấp lãnh đạo của huyện cần chú trọng công tác nhận
dạng rủi ro trong các dự án đầu tư xây dựng nhằm đáp ứng được nhu cầu sử dụng của
34
người dân, đồng thời nâng cao hiệu quả việc sử dụng nguồn vốn ngân sách của Nhà
nước.
Hình 2. 1 Bản đồ hành chính huyện Châu Đức
(Nguồn: http://chauduc.baria-vungtau.gov.vn/ban-do-hanh-chinh)
2.2 Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trên địa bàn huyện Châu Đức
35
2.2.1 Quy trình thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trên địa bàn huyện
Châu Đức
Quy trình thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trên địa bàn huyện Châu
Đức tuân thủ theo quy định của Luật Xây dựng 2014, trình tự đầu tư xây dựng có 03
giai đoạn gồm chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình
của dự án vào khai thác sử dụng (Hình 2.2).
Hình 2. 2 Quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng
(Nguồn: Điều 50 Luật Xây dựng 2014)
Giai đoạn 1: Chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng
Các nội dung dự án đầu tư xây dựng trong giai đoạn chuẩn bị bao gồm: Tổ chức
lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có); Lập, thẩm định,
phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây
dựng để xem xét, quyết định đầu tư xây dựng; Thực hiện các công việc cần thiết khác
liên quan đến chuẩn bị dự án;
Các công việc cụ thể bao gồm: Xin chủ trương đầu tư, quy hoạch, giao đất, thuê
đất và giải phóng mặt bằng.
36
Để xin chủ trương đầu tư cần tiến hành nghiên cứu quy mô, thị trường, tìm kiếm
nguồn đất, thông tin về thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất, lên phương án đầu
tư và thỏa thuận địa điểm thực hiện quy hoạch dự án. Sau đó tiến hành xin chủ trương
đầu tư và phải có văn bản chấp thuận đầu tư của UBND tỉnh, thành phố.
Tiếp theo, dự án đầu tư xây dựng cần được phê duyệt quy hoạch. Quy trình được
chấp nhận quy hoạch dự án đầu tư xây dựng được thể hiện ở Hình 2.3.
Hình 2. 3 Quy trình quy hoạch dự án đầu tư xây dựng
(Nguồn: Điều 50 Luật Xây dựng 2014)
Sau khi hoàn thành xin chủ trương và quy hoạch dự án chi tiết, việc cần làm
tiếp theo là giao đất, cho thuê đất và giải phóng mặt bằng đất nền dự án theo thứ tự:
Lập hồ sơ xin giao đất, thuê đất; Chấp nhận địa điểm đầu tư; Phương án tổng thể về
bồi thường, hỗ trợ tái định cư; Thu hồi đất; Thành lập hội đồng bồi thường của dự án;
Lên phương án bồi thường và bồi thường, hỗ trợ tái định cư.
Giai đoạn 2: Thực hiện dự án đầu tư xây dựng
Giai đoạn này bao gồm các nội dung: a) Bàn giao, chuẩn bị mặt bằng dự án; b)
Khảo sát, đầu tư xây dựng; c) Thiết kế xây dựng; và d) Thi công xây dựng công trình.
Ở nội dung bàn giao, chuẩn bị mặt bằng dự án, để có thể được giao đất hoặc
37
thuê đất, cần ký hợp đồng thuê đất hoặc thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà
nước (như đóng tiền sử dụng đất, phí trước bạ, tiền thuê đất); Và nhận bàn giao đất
trên bản đồ và thực địa. Sau đó, chủ đầu tư sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất. Cuối cùng là cần tiến hành việc chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom
mìn (nếu có); Thỏa thuận san lấp kênh rạch, sông ngòi (nếu dự án có san lấp kênh
rạch, sông ngòi).
Ở nội dung khảo sát, đầu tư xây dựng có thể chia 2 giai đoạn: Khảo sát sơ bộ
phục vụ lập báo cáo đầu tư và khảo sát chi tiết phục vụ thiết kế. Các công việc cần
làm là: Lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng; Lựa chọn nhà thầu khảo sát
xây dựng; Lập và phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng; Thực hiện khảo
sát xây dựng; Giám sát công tác khảo sát xây dựng; Khảo sát bổ sung (nếu có);
Nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng; Và Lưu trữ kết quả khảo sát xây dựng.
Thiết kế xây dựng bao gồm các bước: Thiết kế sơ bộ (trường hợp lập báo cáo
nghiên cứu tiền khả thi), thiết kế cơ sở (được thực hiện trong giai đoạn lập dự án đầu
tư xây dựng), thiết kế kỹ thuật; thiết kế bản vẽ thi công và các bước thiết kế khác (nếu
có).
Giai đoạn thi công xây dựng công trình gồm: Chọn nhà thầu thi công, giám sát;
Tiến hành thi công, trong quá trình thi công có thể xin điều chỉnh dự án đầu tư xây
dựng công trình phù hợp với thực tế; Nghiệm thu công trình xây dựng hoàn thành và
bàn giao công trình hoàn thành, vận hành, chạy thử và thực hiện các công việc cần
thiết khác.
Giai đoạn 3: Kết thúc xây dựng và đưa vào sử dụng
Nội dung cơ bản của một dự án đầu tư xây dựng trong giai đoạn kết thúc gồm
có các công việc cần thực hiện sau: Bàn giao công trình hoàn thành để đưa vào sử
dụng; vận hành, chạy thử; thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng; Kiểm toán,
thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư xây dựng; Giám sát, đánh giá dự án đầu tư
38
xây dựng; Cấp giấy phép hoạt động (Mở ngành, nghề …; Cho phép hoạt động; Chứng
nhận đủ điều kiện; Chứng nhận quyền sở hữu công trình/sở hữu nhà ở; Bảo hiểm, bảo
hành, bảo trì công trình xây dựng; và Đăng kiểm chất lượng quốc tế).
2.2.2 Mô hình quản lý dự án đầu tư xây dựng công trên địa bàn huyện Châu Đức
Căn cứ vào quy định của Nhà nước về quản lý dự án đầu tư xây dựng, các đơn
vị được UBND huyện Châu Đức giao làm chủ đầu tư căn cứ vào quy mô, tính chất
của dự án và điều kiện hoàn cảnh thực tế của cơ quan, đơn vị mình để lựa chọn hình
thức, mô hình tổ chức quản lý thực hiện dự án phù hợp. Các mô hình quản lý cụ thể
như sau:
2.2.2.1 Mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án
Mô hình 1: Chủ đầu tư không thành lập Ban quản lý dự án mà sử dụng bộ máy
hiện có của mình để trực tiếp tổ chức quản lý thực hiện dự án. Mô hình này được áp
dụng đối với dự án quy mô nhỏ có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng, khi bộ máy của
chủ đầu tư kiêm nhiệm được việc quản lý thực hiện dự án. (Hình 2.4)
Hình 2. 4 Sơ đồ mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả )
Mô hình 2: Chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án để giúp mình trực tiếp tổ
chức quản lý thực hiện dự án, cụ thể: Chủ đầu tư giao cho Ban quản lý dự án hiện có
để quản lý thêm dự án mới; Trường hợp Ban quản lý dự án hiện có không đủ điều
kiện để quản lý thêm dự án mới thì Chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án mới để
39
quản lý thực hiện dự án. (Hình 2.5)
Hình 2. 5 Sơ đồ mô hình Ban quản lý dự án
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả )
2.2.2.2 Mô hình chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án
Mô hình này được áp dụng đối với dự án quy mô có tổng mức đầu tư trên 15 tỷ
đồng. Chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án là hình thức chủ đầu tư ký hợp đồng thuê
một pháp nhân khác làm tư vấn quản lý dự án. Trong trường hợp này, chủ đầu tư phải
cử cán bộ phụ trách, đồng thời phân giao nhiệm vụ cho các đơn vị thuộc bộ máy của
mình thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư và quản lý việc thực hiện
hợp đồng của tư vấn quản lý dự án.
2.3 Thực trạng rủi ro trong các dự án đầu tư xây dựng công trên địa bàn huyện
Châu Đức, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
2.3.1 Kết quả nghiên cứu dữ liệu thứ cấp
2.3.1.1 Kết quả thực hiện các dự án đầu tư công trong lĩnh vực xây dựng giai đoạn
2016 - 2018
40
Bảng 2. 1 Kết quả thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công giai đoạn 2016 –
2018
(Nguồn: Báo cáo của UBND huyện Châu Đức)
Nhìn chung số lượng các dự án đầu tư công trong lĩnh vực xây dựng trên địa
bàn huyện Châu Đức giai đoạn 2016 – 2018 giảm qua các năm cả về số lượng dự án
sử dụng ngân sách Tỉnh và ngân sách Huyện. Nguyên nhân là trong giai đoạn này,
nguồn vốn xây dựng cơ bản cho Tỉnh phân cấp cho Huyện quản lý hàng năm còn hạn
chế. Tuy nhiên, ngoài nguồn vốn ngân sách tập trung, nguồn vốn thực hiện chương
trình nông thôn mới, nguồn vốn hỗ trợ thực hiện chương trình 135 giai đoạn III thì
Huyện đã chủ động tập trung huy động các nguồn vốn khác nhằm thực hiện một số
công trình phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương như: Nguồn vốn tín dụng
đầu tư thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương, giá trị 15 tỷ đồng; Cải tạo –
xây dựng mới hoàn chỉnh các trụ sở thôn (giai đoạn 2, giai đoạn 3) giá trị 39,2 tỷ
đồng và Nguồn vốn sửa chữa các tuyến đường giao thông nông thôn, nội đồng trên
địa bàn huyện giá trị 29,5 tỷ đồng.
2.3.1.2 Kết quả thực hiện các công trình đầu tư công theo lĩnh vực giai đoạn 2018 -
2020
41
Bảng 2. 2 Kết quả thực hiện các công trình công theo lĩnh vực giai đoạn 2018 –
2020
(Nguồn: Báo cáo của UBND huyện Châu Đức)
Có thể thấy trong giai đoạn 2018 – 2020 nói riêng và các giai đoạn khác nói
chung, UBND huyện Châu Đức luôn chú trọng đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng trong
huyện ở tất cả các lĩnh vực. Cụ thể: a) Nông nghiệp: thực hiện các công trình kiên cố
hóa kênh mương; nâng cấp, cải tạo đường nội đồng); b) Điện – Công nghiệp: Thực
hiện các công trình như lắp đặt đèn chiếu sáng công cộng; Cải tạo và nâng cấp hệ
thống truyền thanh; c) Giao thông vận tải: Thực hiện các công trình liên quan đến
việc duy tu, bảo dưỡng hay cải tạo, nâng cấp hệ thống đường giao thông trong huyện;
d) Thương mại dịch vụ: Thực hiện các công trình cải tạo, sửa chữa chợ hoặc trung
tâm thương mại; e) Giáo dục và đào tạo: Thực hiện các công trình cải tạo, chống
xuống cấp các trường học hoặc xây dựng khu bán trú cho các trường; e) Văn hóa –
xã hội, Y tế: Thực hiện các công trình cải tạo, sửa chữa các trạm y tế trên địa bàn
huyện hoặc xây mới các trung tâm văn hóa; f) Quản lý Nhà nước, Quốc phòng, An
ninh: Thực hiện các công trình sửa chữa trụ sở UBND các xã hoặc các cơ sở như Tòa
án nhân dân huyện Châu Đức, Ban chỉ huy quân sự huyện, …
42
Tỷ lệ đầu tư công về xây dựng cho các lĩnh vực kinh tế - xã hội của huyện Châu
Đức được thể hiện ở Hình 2.6
Hình 2. 6 Tỷ lệ đầu tư công về xây dựng cho các lĩnh vực kinh tế - xã hội của
huyện Châu Đức
(Nguồn: Kết quả tổng hợp của tác giả )
2.3.2 Kết quả nghiên cứu dữ liệu sơ cấp
2.3.2.1 Quy trình nghiên cứu
Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu, đề tài này đã hệ thống lý thuyết, tổng hợp
các kết quả nghiên cứu trước đó để hình thành mô hình nghiên cứu tại huyện Châu
Đức. Để xác định chắc chắn về các biến được đưa vào mô hình và nhằm lý giải rõ
hơn kết quả khảo sát, nghiên cứu đã thực hiện quy trình nghiên cứu gồm 4 bước:
Bước 1: Nghiên cứu định tính: Thảo luận nhóm và hiệu chỉnh thang đo
Bước 2: Nghiên cứu định lượng sơ bộ
Bước 3: Nghiên cứu định lượng chính thức
Bước 4: Kết luận
43
Hình 2. 7 Quy trình nghiên cứu
(Nguồn: Tác giả đề xuất)
2.3.2.2 Thông tin về đối tượng khảo sát
Mẫu nghiên cứu thông qua điều tra khảo sát, lấy ý kiến đánh giá của cán bộ đã
và đang tham gia quản lý tại UBND Huyện Châu Đức, Ban Quản lý dự án, Phòng
Kinh tế - Hạ tầng và các chủ thể khác đã và đang là chủ đầu tư của các công trình xây
dựng trên địa bàn huyện. Kết quả thu về 130 bảng. Thông tin mẫu khảo sát được thể
hiện ở Bảng 2.
Về giới tính: Mẫu khảo sát có 85 người là nam giới (chiếm tỷ lệ 65,4%) và 45
người là nữ giới (chiếm tỷ lệ 34,6%).
44
Về độ tuổi: Đa số người được khảo sát có độ tuổi nằm trong khoảng 31 tới 40
tuổi, cụ thể là 65 người chiếm tỷ lệ tương ứng 50%; kế đến là từ 41 tới 50 tuổi, cụ thể
là 45 người chiếm tỷ lệ 34,6%; còn nhóm trong độ tuổi từ 21 tới 30 tuổi và từ 51 tuổi
trở lên đều chiếm 7,7% tương ứng với 10 người cho mỗi nhóm tuổi.
Về trình độ: Đa số người được khảo sát có trình độ Đại học chiếm tỷ lệ 54,6%;
trên Đại học chiếm 13,82%; còn lại là trình độ Trung cấp và Cao đẳng.
Về thời gian công tác: 50,8% số người được khảo sát có thời gian công tác từ 5
năm đến 15 năm; số người làm việc từ 15 năm đến 25 năm chiếm 30%; còn lại 11,5%
và 7,7% số người được có thời gian công tác tương ứng là trên 25 năm và dưới 5
năm.
Về vị trí công tác: 4 người được khảo sát làm ở vị trí lãnh đạo (chiếm 3,1%); số
người công tác ở vị trí trưởng, phó phòng là 8 người (chiếm 6,2%) và chiếm đa số là
những người làm ở vị trí chuyên viên với 118 người (chiếm 90,8%).
Bảng 2. 3 Thông tin chung về đối tượng được khảo sát
Tiêu chí Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
1. Giới tính
Nam 85 65,4
Nữ 45 34,6
2. Độ tuổi
21 – 30 tuổi 10 7,7
31 – 40 tuổi 65 50,0
41 – 50 tuổi 45 34,6
Trên 51 tuổi 10 7,7
3. Trình độ
Trên đại học 18 13,8
Đại học 71 54,6
Cao đẳng, Trung cấp 41 31,5
45
Tiêu chí Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
4. Thời gian công tác
Dưới 5 năm 10 7,7
5 – 15 năm 66 50,8
15 – 25 năm 39 30,0
Trên 25 năm 15 11,5
5. Vị trí công tác
Lãnh đạo 4 3,1
Trưởng, phó phòng 8 6,2
Chuyên viên 106 90,8
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát)
2.3.2.3 Phương pháp nghiên cứu
Dựa vào các nghiên cứu liên quan đến rủi ro trong dự án đầu tư xây dựng đã
nêu trên, đặc biệt là nghiên cứu của Trần Quang Phú (2016) về việc xác định các yếu
tố rủi ro ảnh hưởng đến sự hoàn thành các dự án đầu tư xây dựng nông thôn mới tại
TP. Hồ Chí Minh, cùng với kết quả phỏng vấn chuyên gia, tác giả lựa chọn nghiên
cứu các yếu tố rủi ro là: Chủ đầu tư; Tư vấn xây dựng; Nhà thầu thi công; Thầu phụ,
nhà cung ứng; Cộng đồng địa phương; Hệ thống văn bản của Nhà nước . Trong đó:
Thang đo Chủ đầu tư (ký hiệu DT) bao gồm 4 biến được kí hiệu DT1, DT2,
DT3, DT4 đo lường về Dự án phê duyệt không phù hợp; Nguồn vốn phân bổ không
đủ và không kịp thời; Năng lực của Ban quản lý; và Thiếu trách nhiệm trong quản lý.
Thang đo Tư vấn xây dựng (ký hiệu TV) bao gồm 4 biến được kí hiệu TV1,
TV2, TV3, TV4 đo lường về Hồ sơ thiết kế sai sót; Hồ sơ khảo sát thiết kế thiếu sót;
Tư vấn giám sát thiếu năng lực; và Công tác đấu thầu chưa chuyên nghiệp.
Thang đo Nhà thầu thi công (ký hiệu NT) bao gồm 4 biến được kí hiệu NT1,
NT2, NT3, NT4 đo lường về An toàn lao động nơi công trình thi công; Chậm tiến độ
thi công; Máy móc, thiết bị thiếu; và Thiếu trách nhiệm trong thi công công trình.
46
Thang đo Thầu phụ, nhà cung ứng (ký hiệu TP) bao gồm 4 biến được kí hiệu
TP1, TP2, TP3, TP4 đo lường về Hủy hợp đồng; Chậm trễ cung ứng vật tư; Lao động
có tay nghề kém; và Cung ứng nguyên vật liệu kém chất lượng.
Thang đo Cộng đồng địa phương (ký hiệu CD) bao gồm 4 biến được kí hiệu
CD1, CD2, CD3, CD4 đo lường về Đóng góp của cộng đồng; Phản ứng tiêu cực của
cộng đồng; Biến động kinh tế và Điều kiện tự nhiên.
Thang đo Hệ thống văn bản của Nhà nước (ký hiệu VB) bao gồm 4 biến được
kí hiệu VB1, VB2, VB3, VB4 đo lường về Quy định về chất lượng công trình; Quy
định về môi trường; Quy định về an toàn lao động; và Quy định khác.
Đánh giá độ tin cậy thang đo
Thang đo trước hết sẽ được phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, các biến
có hệ số tương quan biến - tổng (Item - total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và
thang đo được chấp nhận để phân tích trong các bước tiếp theo khi có độ tin cậy
Cronbach Alpha từ 0,6 trở lên (Nunnally và Burnstein, 1994).
Bảng 2. 4 Kết quả nghiên cứu thông qua độ tin cậy Cronbach’s Alpha
Biến
quan sát
Trung bình
thang đo nếu
loại biến
Phương sai
thang đo nếu
loại biến
Tương quan
biến tổng
Cronbach’s
Alpha nếu loại
biến
Thang đo “Chủ đầu tư”: Cronbach’s Alpha = 0,685
DT1 12,02 2,201 0,424 0,647
DT2 12,16 2,028 0,507 0,594
DT3 12,20 2,084 0,459 0,625
DT4 12,25 2,001 0,481 0,611
Thang đo “Tư vấn xây dựng”: Cronbach’s Alpha = 0,827
TV1 11,45 6,327 0,599 0,806
TV2 11,42 6,075 0,684 0,767
TV3 11,61 6,039 0,652 0,782
TV4 11,55 6,234 0,677 0,771
Thang đo “Nhà thầu thi công”: Cronbach’s Alpha = 0,792
NT1 11,32 5,985 0,607 0,738
Tải bản FULL (109 trang): https://bit.ly/3fQM1u2
Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
47
Biến
quan sát
Trung bình
thang đo nếu
loại biến
Phương sai
thang đo nếu
loại biến
Tương quan
biến tổng
Cronbach’s
Alpha nếu loại
biến
NT2 11,28 5,988 0,590 0,747
NT3 11,27 6,214 0,545 0,768
NT4 11,20 5,665 0,666 0,707
Thang đo “Thầu phụ, nhà cung ứng”: Cronbach’s Alpha = 0,925
TP1 10,65 3,502 0,770 0,922
TP2 10,75 3,489 0,859 0,892
TP3 10,69 3,501 0,837 0,899
TP4 10,67 3,463 0,841 0,897
Thang đo “Cộng đồng địa phương”: Cronbach’s Alpha = 0,724
CD1 11,16 4,958 0,483 0,683
CD2 11,21 4,957 0,614 0,606
CD3 11,28 5,380 0,460 0,694
CD4 11,22 5,116 0,506 0,667
Thang đo “Hệ thống văn bản của Nhà nước”: Cronbach’s Alpha = 0,864
VB1 10,97 2,774 0,744 0,814
VB2 11,00 2,930 0,639 0,857
VB3 10,98 2,852 0,732 0,820
VB4 11,05 2,687 0,741 0,816
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát)
Kết quả cho thấy các hệ số Cronbach’s Alpha của các thang đo đều > 0,6; Các
hệ số tương quan biến - tổng đều lớn hơn 0,3. Ngoài ra, hệ số Cronbach’s Alpha nếu
loại biến của từng biến đều nhỏ hơn so với hệ số Cronbach’s Alpha của yếu tố nên
việc loại biến là không cần thiết. 24 biến quan sát của 05 thành phần đo lường các
yếu tố rủi ro đủ yêu cầu về độ tin cậy.
2.3.2.4 Kết quả đánh giá các yếu tố rủi ro
Tiếp theo, trong phần này chúng ta sẽ xem xét cụ thể hơn những đánh giá của
các đối tượng khảo sát về từng yếu tố rủi ro trong các dự án đầu tư xây dựng công
trên địa bàn huyện Châu Đức. Kết quả được ghi nhận như sau:
Đánh giá yếu tố rủi ro Chủ đầu tư
48
Bảng 2. 5 Đánh giá yếu tố rủi ro Chủ đầu tư
Biến quan sát Tỷ lệ phần trăm (%) Trung
bình
1 2 3 4 5
Dự án phê duyệt không phù hợp 10,8 59,2 30 4,19
Nguồn vốn phân bổ không đủ và
không kịp thời
17,7 60,0 22,3 4,05
Năng lực của Ban quản lý 20,0 59,2 20,8 4,01
Thiếu trách nhiệm trong quản lý 23,8 56,2 20,0 3,96
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát)
Hình 2. 8 Biều đồ đánh giá yếu tố rủi ro Chủ đầu tư
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS)
Dựa trên biểu đồ ta thấy:
Mức độ đánh giá cho các tiêu chí này kể từ mức Đồng ý khá cao (xấp xỉ 60%)
nên yếu tố rủi ro trong dự án đầu tư xây dựng công liên quan đến Chủ đầu tư được
cho là yếu tố khá phổ biến. Đặc biệt đối với yếu tố “DT1: Dự án phê duyệt không
phù hợp” có đánh giá Hoàn toàn đồng ý là 30%, chứng tỏ trên địa bàn huyện Châu
Đức vẫn còn tồn tại nhiều dự án không phù hợp với nhu cầu thực tế của nhân dân địa
phương (ví dụ xây dựng chợ nhưng tiểu thương không thuê). Đây cũng là yếu tố được
đa số người được khảo sát lựa chọn, tương ứng với Mean = 4,19. Chính yếu tố DT1
4.19
4.05
4.01
3.96
Dự án phê duyệt
không phù hợp
Nguồn vốn phân
bổ không đủ và
không kịp thời
Năng lực của Ban
quản lý
Thiếu trách nhiệm
trong quản lý
Tải bản FULL (109 trang): https://bit.ly/3fQM1u2
Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
49
này đã gây ra gánh nặng không nhỏ cho nguồn ngân sách, từ đó dẫn đến rủi ro do
“DT2: Nguồn vốn phân bổ không đủ và không kịp thời” với 60% đánh giá ở mức
Đồng ý, tương ứng với Mean = 4,05.
Trong nhóm nhân tố Chủ đầu tư thì yếu tố “DT3: Năng lực của Ban quản lý”
cũng là yếu tố được đánh giá ở mức độ rủi ro cao (với tỷ lệ người được khảo sát là
59,2% đánh giá ở mức Đồng ý), Mean = 4,01. Trình độ chuyên môn của nhân viên
Ban quản lý là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự thành công hay thất
bại của một dự án đầu tư xây dựng công trình công. Những công tác trong quá trình
quản lý như vận động người dân di dời để giải phóng mặt bằng hay tính toán mức
đền bù nếu không làm tốt có thể kéo dài thời gian thực hiện dự án, dẫn đến việc dự
án bị chậm tiến độ. Nếu Ban quản lý không đáp ứng đủ yêu cầu về năng lực chuyên
môn sẽ không phát hiện được những sai sót hoặc những điểm thiếu hợp lý trong các
hồ sơ khảo sát cũng như hồ sơ thiết kế dự án. Việc thiếu kinh nghiệm trong công tác
kiểm tra, thẩm định hay giám sát dự án trong suốt quá trình thi công công trình cũng
có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng liên quan đến chất lượng công trình và cả
sự an toàn cho người sử dụng.
Liên quan đến năng lực thì tinh thần trách nhiệm của nhóm quản lý trong việc
thực hiện một dự án đầu tư xây dựng công cũng được chú trọng. Yếu tố “DT4: Thiếu
trách nhiệm trong quản lý” mặc dù được đánh giá ở mức Bình thường cao hơn những
yếu tố còn lại trong nhóm nhân tố Chủ đầu tư nhưng phần lớn người được khảo sát
vẫn Đồng ý rằng việc thiếu trách nhiệm trong quản lý có thể dẫn đến những tổn thất
đối với các dự án đầu tư xây dựng công như thất thoát nguyên vật liệu hoặc chất
lượng công trình không đảm bảo.
 Đánh giá yếu tố rủi ro Tư vấn xây dựng
8733133

More Related Content

What's hot

Luận văn: GiảNhận viết luận văn đại học, thạc sĩ trọn gói, chất lượng, LH ZAL...
Luận văn: GiảNhận viết luận văn đại học, thạc sĩ trọn gói, chất lượng, LH ZAL...Luận văn: GiảNhận viết luận văn đại học, thạc sĩ trọn gói, chất lượng, LH ZAL...
Luận văn: GiảNhận viết luận văn đại học, thạc sĩ trọn gói, chất lượng, LH ZAL...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ TĂNG CƢỜNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA Ở VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ TĂNG CƢỜNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ TĂNG CƢỜNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA Ở VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ TĂNG CƢỜNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA Ở VIỆT NAM nataliej4
 
Quản lý dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩQuản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩCậu Ba
 

What's hot (18)

Luận văn: Xây dựng theo quy hoạch khu đô thị mới tại Hà Nội, 9đ
Luận văn: Xây dựng theo quy hoạch khu đô thị mới tại Hà Nội, 9đLuận văn: Xây dựng theo quy hoạch khu đô thị mới tại Hà Nội, 9đ
Luận văn: Xây dựng theo quy hoạch khu đô thị mới tại Hà Nội, 9đ
 
Luận văn: GiảNhận viết luận văn đại học, thạc sĩ trọn gói, chất lượng, LH ZAL...
Luận văn: GiảNhận viết luận văn đại học, thạc sĩ trọn gói, chất lượng, LH ZAL...Luận văn: GiảNhận viết luận văn đại học, thạc sĩ trọn gói, chất lượng, LH ZAL...
Luận văn: GiảNhận viết luận văn đại học, thạc sĩ trọn gói, chất lượng, LH ZAL...
 
Đề tài: Quản lý dự án trong quá trình thiết kế dự án xây dựng, HOT
Đề tài: Quản lý dự án trong quá trình thiết kế dự án xây dựng, HOTĐề tài: Quản lý dự án trong quá trình thiết kế dự án xây dựng, HOT
Đề tài: Quản lý dự án trong quá trình thiết kế dự án xây dựng, HOT
 
Luận văn: Quản lý dự án tại ban quản lý các dự án xây dựng, 9đ
Luận văn: Quản lý dự án tại ban quản lý các dự án xây dựng, 9đLuận văn: Quản lý dự án tại ban quản lý các dự án xây dựng, 9đ
Luận văn: Quản lý dự án tại ban quản lý các dự án xây dựng, 9đ
 
20210115 thuyet minh santory
20210115  thuyet minh santory20210115  thuyet minh santory
20210115 thuyet minh santory
 
Luận án: Hợp tác công - tư trong cung ứng dịch vụ y tế, HAY, 9đ
Luận án: Hợp tác công - tư trong cung ứng dịch vụ y tế, HAY, 9đLuận án: Hợp tác công - tư trong cung ứng dịch vụ y tế, HAY, 9đ
Luận án: Hợp tác công - tư trong cung ứng dịch vụ y tế, HAY, 9đ
 
Đề tài: Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đô thị Hải Phòng
Đề tài: Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đô thị Hải PhòngĐề tài: Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đô thị Hải Phòng
Đề tài: Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đô thị Hải Phòng
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ TĂNG CƢỜNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA Ở VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ TĂNG CƢỜNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ TĂNG CƢỜNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA Ở VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ TĂNG CƢỜNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA Ở VIỆT NAM
 
Luận văn: Hợp tác công – tư trong phát triển hạ tầng giao thông
Luận văn: Hợp tác công – tư trong phát triển hạ tầng giao thôngLuận văn: Hợp tác công – tư trong phát triển hạ tầng giao thông
Luận văn: Hợp tác công – tư trong phát triển hạ tầng giao thông
 
Đề tài: Đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn nhà nước tại Quảng Bình
Đề tài: Đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn nhà nước tại Quảng BìnhĐề tài: Đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn nhà nước tại Quảng Bình
Đề tài: Đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn nhà nước tại Quảng Bình
 
Luận văn: Quản lí chất lượng thiết kế xây dựng công trình tại cơ sở
Luận văn: Quản lí chất lượng thiết kế xây dựng công trình tại cơ sởLuận văn: Quản lí chất lượng thiết kế xây dựng công trình tại cơ sở
Luận văn: Quản lí chất lượng thiết kế xây dựng công trình tại cơ sở
 
Luận án: Hiệu quả đầu tư công trong lĩnh vực nông nghiệp, 9đ
Luận án: Hiệu quả đầu tư công trong lĩnh vực nông nghiệp, 9đLuận án: Hiệu quả đầu tư công trong lĩnh vực nông nghiệp, 9đ
Luận án: Hiệu quả đầu tư công trong lĩnh vực nông nghiệp, 9đ
 
Luận văn: Quản lý xây dựng theo quy hoạch khu đô thị Green Pearl
Luận văn: Quản lý xây dựng theo quy hoạch khu đô thị Green PearlLuận văn: Quản lý xây dựng theo quy hoạch khu đô thị Green Pearl
Luận văn: Quản lý xây dựng theo quy hoạch khu đô thị Green Pearl
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư công tỉnh Đồng Nai, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư công tỉnh Đồng Nai, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư công tỉnh Đồng Nai, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư công tỉnh Đồng Nai, HOT
 
Quản lý dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩQuản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
 
Đề tài: Chi đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn nhà nước tại Long An
Đề tài: Chi đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn nhà nước tại Long AnĐề tài: Chi đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn nhà nước tại Long An
Đề tài: Chi đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn nhà nước tại Long An
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về hợp tác trong đầu tư cơ sở hạ tầng
Luận văn: Quản lý nhà nước về hợp tác trong đầu tư cơ sở hạ tầng Luận văn: Quản lý nhà nước về hợp tác trong đầu tư cơ sở hạ tầng
Luận văn: Quản lý nhà nước về hợp tác trong đầu tư cơ sở hạ tầng
 
Đề tài: Thẩm định dự án đầu tư doanh nghiệp tại BIDV Thái Nguyên
Đề tài: Thẩm định dự án đầu tư doanh nghiệp tại BIDV Thái NguyênĐề tài: Thẩm định dự án đầu tư doanh nghiệp tại BIDV Thái Nguyên
Đề tài: Thẩm định dự án đầu tư doanh nghiệp tại BIDV Thái Nguyên
 

Similar to Một số giải pháp giảm thiểu rủi ro trong các dự án đầu tư xây dựng công trên địa bàn huyện châu đức, tỉnh bà rịa – vũng tàu luận văn thạc sĩ 8733133

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ ...
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ ...ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ ...
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...Le Tran
 
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
DỰ ÁN CÔNG VIÊN NƯỚC THẾ GIỚI QUẢNG NGÃI
DỰ ÁN CÔNG VIÊN NƯỚC THẾ GIỚI QUẢNG NGÃIDỰ ÁN CÔNG VIÊN NƯỚC THẾ GIỚI QUẢNG NGÃI
DỰ ÁN CÔNG VIÊN NƯỚC THẾ GIỚI QUẢNG NGÃICong ty CP Du An Viet
 
DỰ ÁN CÔNG VIÊN NƯỚC THẾ GIỚI _ QUẢNG NGÃI
DỰ ÁN CÔNG VIÊN NƯỚC THẾ GIỚI _ QUẢNG NGÃIDỰ ÁN CÔNG VIÊN NƯỚC THẾ GIỚI _ QUẢNG NGÃI
DỰ ÁN CÔNG VIÊN NƯỚC THẾ GIỚI _ QUẢNG NGÃIduan viet
 
Hợp tác công - tư trong cung ứng dịch vụ công khu vực đô thị trên địa bàn Hà Nội
Hợp tác công - tư trong cung ứng dịch vụ công khu vực đô thị trên địa bàn Hà NộiHợp tác công - tư trong cung ứng dịch vụ công khu vực đô thị trên địa bàn Hà Nội
Hợp tác công - tư trong cung ứng dịch vụ công khu vực đô thị trên địa bàn Hà Nộilamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Dự án Bệnh viện đa khoa Quốc tế Hữu Nghị tại An Giang | lapduandautu.vn - 090...
Dự án Bệnh viện đa khoa Quốc tế Hữu Nghị tại An Giang | lapduandautu.vn - 090...Dự án Bệnh viện đa khoa Quốc tế Hữu Nghị tại An Giang | lapduandautu.vn - 090...
Dự án Bệnh viện đa khoa Quốc tế Hữu Nghị tại An Giang | lapduandautu.vn - 090...Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 

Similar to Một số giải pháp giảm thiểu rủi ro trong các dự án đầu tư xây dựng công trên địa bàn huyện châu đức, tỉnh bà rịa – vũng tàu luận văn thạc sĩ 8733133 (20)

Bài mẫu Luận văn: Quản lý dự án đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn: Quản lý dự án đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂMBài mẫu Luận văn: Quản lý dự án đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn: Quản lý dự án đầu tư xây dựng, 9 ĐIỂM
 
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ ...
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ ...ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ ...
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ ...
 
Luận văn: Quản lý xây dựng theo quy hoạch phường tam thanh
Luận văn: Quản lý xây dựng theo quy hoạch phường tam thanhLuận văn: Quản lý xây dựng theo quy hoạch phường tam thanh
Luận văn: Quản lý xây dựng theo quy hoạch phường tam thanh
 
Đề tài: Quản lý dự án công trình huyện Hoành Bồ, Quảng Ninh, HAY
Đề tài: Quản lý dự án công trình huyện Hoành Bồ, Quảng Ninh, HAYĐề tài: Quản lý dự án công trình huyện Hoành Bồ, Quảng Ninh, HAY
Đề tài: Quản lý dự án công trình huyện Hoành Bồ, Quảng Ninh, HAY
 
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...
 
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...
 
luan van quan li xay dung cong trinh cong cong theo quy hoach
luan van quan li xay dung cong trinh cong cong theo quy hoachluan van quan li xay dung cong trinh cong cong theo quy hoach
luan van quan li xay dung cong trinh cong cong theo quy hoach
 
Xây dựng công viên thế giới nước tỉnh Quảng Ngãi - www.duanviet.com.vn - 0918...
Xây dựng công viên thế giới nước tỉnh Quảng Ngãi - www.duanviet.com.vn - 0918...Xây dựng công viên thế giới nước tỉnh Quảng Ngãi - www.duanviet.com.vn - 0918...
Xây dựng công viên thế giới nước tỉnh Quảng Ngãi - www.duanviet.com.vn - 0918...
 
DỰ ÁN CÔNG VIÊN NƯỚC THẾ GIỚI QUẢNG NGÃI
DỰ ÁN CÔNG VIÊN NƯỚC THẾ GIỚI QUẢNG NGÃIDỰ ÁN CÔNG VIÊN NƯỚC THẾ GIỚI QUẢNG NGÃI
DỰ ÁN CÔNG VIÊN NƯỚC THẾ GIỚI QUẢNG NGÃI
 
DỰ ÁN CÔNG VIÊN NƯỚC THẾ GIỚI _ QUẢNG NGÃI
DỰ ÁN CÔNG VIÊN NƯỚC THẾ GIỚI _ QUẢNG NGÃIDỰ ÁN CÔNG VIÊN NƯỚC THẾ GIỚI _ QUẢNG NGÃI
DỰ ÁN CÔNG VIÊN NƯỚC THẾ GIỚI _ QUẢNG NGÃI
 
Quản lý dự án xây dựng huyện Thạnh Hóa tỉnh Long An, HAY
Quản lý dự án xây dựng huyện Thạnh Hóa tỉnh Long An, HAYQuản lý dự án xây dựng huyện Thạnh Hóa tỉnh Long An, HAY
Quản lý dự án xây dựng huyện Thạnh Hóa tỉnh Long An, HAY
 
Quản lý xây dựng theo quy hoạch khu công nghiệp tại Lào Cai
Quản lý xây dựng theo quy hoạch khu công nghiệp tại Lào CaiQuản lý xây dựng theo quy hoạch khu công nghiệp tại Lào Cai
Quản lý xây dựng theo quy hoạch khu công nghiệp tại Lào Cai
 
Quản lý dự án xây dựng sử dụng vốn nhà nước tại Cao Bằng, HAY
Quản lý dự án xây dựng sử dụng vốn nhà nước tại Cao Bằng, HAYQuản lý dự án xây dựng sử dụng vốn nhà nước tại Cao Bằng, HAY
Quản lý dự án xây dựng sử dụng vốn nhà nước tại Cao Bằng, HAY
 
Hợp tác công - tư trong cung ứng dịch vụ công khu vực đô thị trên địa bàn Hà Nội
Hợp tác công - tư trong cung ứng dịch vụ công khu vực đô thị trên địa bàn Hà NộiHợp tác công - tư trong cung ứng dịch vụ công khu vực đô thị trên địa bàn Hà Nội
Hợp tác công - tư trong cung ứng dịch vụ công khu vực đô thị trên địa bàn Hà Nội
 
Quản lý chất lượng công trình tại trung tâm phát triển quỹ đất, HAY
Quản lý chất lượng công trình tại trung tâm phát triển quỹ đất, HAYQuản lý chất lượng công trình tại trung tâm phát triển quỹ đất, HAY
Quản lý chất lượng công trình tại trung tâm phát triển quỹ đất, HAY
 
dự án trung tâm đăng kiểm
dự án trung tâm đăng kiểmdự án trung tâm đăng kiểm
dự án trung tâm đăng kiểm
 
dự án trung tâm đăng kiểm
dự án trung tâm đăng kiểmdự án trung tâm đăng kiểm
dự án trung tâm đăng kiểm
 
Dự án Bệnh viện đa khoa Quốc tế Hữu Nghị tại An Giang | lapduandautu.vn - 090...
Dự án Bệnh viện đa khoa Quốc tế Hữu Nghị tại An Giang | lapduandautu.vn - 090...Dự án Bệnh viện đa khoa Quốc tế Hữu Nghị tại An Giang | lapduandautu.vn - 090...
Dự án Bệnh viện đa khoa Quốc tế Hữu Nghị tại An Giang | lapduandautu.vn - 090...
 
Quản lý hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng ngành hàng không
Quản lý hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng ngành hàng khôngQuản lý hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng ngành hàng không
Quản lý hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng ngành hàng không
 
Đề tài: Quản lý về hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng, HAY
Đề tài: Quản lý về hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng, HAYĐề tài: Quản lý về hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng, HAY
Đề tài: Quản lý về hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng, HAY
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haingTonH1
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpaminh0502
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1mskellyworkmail
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdflevanthu03031984
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Một số giải pháp giảm thiểu rủi ro trong các dự án đầu tư xây dựng công trên địa bàn huyện châu đức, tỉnh bà rịa – vũng tàu luận văn thạc sĩ 8733133

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU --------------------------- NGÔ ĐỨC AN MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU RỦI RO TRONG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHÂU ĐỨC, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SĨ Bà Rịa-Vũng Tàu, tháng 6 năm 2020
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU --------------------------- NGÔ ĐỨC AN MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU RỦI RO TRONG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHÂU ĐỨC, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số ngành: 8340101 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. AO THU HOÀI Bà Rịa-Vũng Tàu, tháng 6 năm 2020
  • 3. TRƯỜNG ĐH BÀ RỊA-VŨNG TÀU VIỆN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ VÀ SAU ĐẠI HỌC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày 18 tháng 6 năm 2020 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: Ngô Đức An Giới tính: Nam Ngày, tháng, năm sinh: 01/9/1985 Nơi sinh: Đồng Nai Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh MSHV: 17110094 I- Tên đề tài: Giải pháp giảm thiểu rủi ro trong các dự án đầu tư xây dựng công trên địa bàn huyện Châu Đức, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu II- Nhiệm vụ và nội dung: Nghiên cứu đóng góp và củng cố lý thuyết về quản trị rủi ro trong các dự án đầu tư xây dựng tạo điều kiện thuận lợi cho các nghiên cứu sâu hơn. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho lãnh đạo huyện Châu Đức nhìn nhận được thực trạng rủi ro trong các dự án đầu tư công trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn. Từ đó, đề tài đề xuất những giải pháp thích hợp nhằm giảm thiểu rủi ro trong các dự án đầu tư xây dựng công trên địa bàn huyện Châu Đức, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. III- Ngày giao nhiệm vụ: 20/11/2019 IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 18/6/2020 V- Cán bộ hướng dẫn: TS. Ao Thu Hoài. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN VIỆN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ VÀ SAU ĐẠI HỌC (Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký) TS. Ao Thu Hoài
  • 4. 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Giải pháp giảm thiểu rủi ro trong các dự án đầu tư xây dựng công trên địa bàn huyện Châu Đức, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học nhiệt tình của TS. Ao Thu Hoài. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 18 tháng 6 năm 2020 Người thực hiện luận văn Ngô Đức An
  • 5. 2 LỜI CÁM ƠN Để có thể hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ nhiệt tình của quý Thầy Cô lảm việc tại Viện Sau đại học Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu. Xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn đến TS. Ao Thu Hoài, người đã nhiệt tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến lãnh đạo huyện Châu Đức và các cán bộ trên địa bàn huyện đã luôn quan tâm, động viên và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến người thân, các đồng nghiệp đã ủng hộ cho tôi rất nhiều về cả tinh thần và vật chất trong quá trình học tập, nghiên cứu của mình. Người thực hiện Ngô Đức An
  • 6. 3 TÓM TẮT Nền kinh tế - xã hội của một đất nước càng phát triển thì nhu cầu cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng cao. Ngoài nhu cầu có nơi ở ổn định, người dân cũng có những mong muốn thiết thực khác như hệ thống giao thông trong khu vực nơi ở được cải thiện, hoặc được kết nối với các cơ sở phục vụ cho đời sống như nhà văn hóa, các trường học, v.v… Những nhu cầu đó phù hợp với các định hướng phát triển của các địa bàn trên khắp cả nước, dẫn đến số lượng dự án đầu tư công và lĩnh vực xây dựng ngày càng tăng. Để tài đã trình bày cơ sở lý luận về quản trị dự án đầu tư, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng và thực trạng những rủi ro trong các dự án đầu tư công xây dựng trên địa bàn huyện Châu Đức. Kết quả việc đánh giá mức độ rủi ro trong các dự án đầu tư công trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn thông qua các nhóm nhân tố: Chủ đầu tư; Tư vấn xây dựng; Nhà thầu thi công; Nhà thầu phụ, nhà cung ứng; Cộng đồng địa phương và Hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước. Căn cứ vào kết quả đánh giá thực trạng rủi ro trong các dự án đầu tư xây dựng công và định hướng hoạt động của huyện Châu Đức, tác giả đề xuất các nhóm giải pháp giảm thiểu rủi ro trong các dự án đầu tư xây dựng công trên địa bàn huyện Châu Đức, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
  • 7. 4 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................1 LỜI CÁM ƠN............................................................................................................2 TÓM TẮT..................................................................................................................3 MỤC LỤC..................................................................................................................4 DANH MỤC VIẾT TẮT ..........................................................................................7 DANH MỤC HÌNH...................................................................................................8 DANH MỤC BẢNG..................................................................................................9 LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................10 1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................10 2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................11 3. Câu hỏi nghiên cứu ...............................................................................................12 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn: ..................................................12 5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................12 6. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu........................................................................13 7. Ý nghĩa của nghiên cứu.........................................................................................14 8. Cấu trúc luận văn ..................................................................................................14 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ RỦI RO TRONG DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ......................................................................................................16 1.1 Dự án đầu tư xây dựng........................................................................................16 1.1.1 Khái niệm dự án...............................................................................................16 1.1.2 Khái niệm dự án đầu tư xây dựng....................................................................17 1.1.3 Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng...............................................................17 1.1.4 Phân loại dự án đầu tư xây dựng......................................................................19 1.2 Quản lý dự án đầu tư xây dựng...........................................................................19 1.2.1 Khái niệm quản lý dự án..................................................................................19 1.2.2 Khái niệm quản lý dự án đầu tư xây dựng.......................................................21
  • 8. 5 1.2.3 Nội dung của quản lý dự án đầu tư xây dựng ..................................................21 1.3 Rủi ro trong dự án đầu tư xây dựng ....................................................................23 1.3.1 Khái niệm rủi ro ...............................................................................................23 1.3.2 Khái niệm rủi ro trong dự án đầu tư xây dựng.................................................25 1.3.3 Phân loại rủi ro trong dự án đầu tư xây dựng ..................................................25 TÓM TẮT CHƯƠNG 1..........................................................................................31 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHÂU ĐỨC, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU ................................................................................32 2.1 Tổng quan về huyện Châu Đức...........................................................................32 2.2 Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trên địa bàn huyện Châu Đức..................34 2.2.1 Quy trình thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trên địa bàn huyện Châu Đức............................................................................................................................35 2.2.2 Mô hình quản lý dự án đầu tư xây dựng công trên địa bàn huyện Châu Đức .38 2.3 Thực trạng rủi ro trong các dự án đầu tư xây dựng công trên địa bàn huyện Châu Đức, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ..................................................................................39 2.3.1 Kết quả nghiên cứu dữ liệu thứ cấp .................................................................39 2.3.2 Kết quả nghiên cứu dữ liệu sơ cấp...................................................................42 2.3.3 Phân tích một số rủi ro thực tế trong một số dự án đầu tư xây dựng công trên địa bàn huyện Châu Đức...........................................................................................58 2.4 Đánh giá chung về rủi ro trong các dự án đầu tư công trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn huyện Châu Đức....................................................................................61 2.4.1 Kết quả đạt được ..............................................................................................62 2.4.2 Tồn tại ..............................................................................................................63 2.4.3 Nguyên nhân của những tồn tại .......................................................................63 TÓM TẮT CHƯƠNG 2..........................................................................................65 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU RỦI RO TRONG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHÂU ĐỨC.....................66 3.1 Định hướng trong đầu tư xây dựng công của huyện Châu Đức .........................66
  • 9. 6 3.2 Đề xuất giải pháp giảm thiểu rủi ro trong các dự án đầu tư xây dựng công trên địa bàn huyện Châu Đức.................................................................................................68 3.2.1 Giải pháp giảm thiểu rủi ro nhóm Chủ đầu tư .................................................68 3.2.2 Giải pháp giảm thiểu rủi ro nhóm Tư vấn xây dựng........................................72 3.2.3 Giải pháp giảm thiểu rủi ro nhóm Nhà thầu thi công ......................................76 3.2.4 Giải pháp giảm thiểu rủi ro nhóm Thầu phụ, nhà cung ứng............................79 3.2.5 Giải pháp giảm thiểu rủi ro nhóm Cộng đồng địa phương ..............................82 3.2.6 Giải pháp giảm thiểu rủi ro nhóm Hệ thống văn bản Nhà nước......................85 3.2.7 Một số giải pháp khác ......................................................................................86 TÓM TẮT CHƯƠNG 3..........................................................................................89 KẾT LUẬN..............................................................................................................90 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................93 PHỤ LỤC 1: THỐNG KÊ MẪU NGHIÊN CỨU..................................................1 PHỤ LỤC 2: KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY THANG ĐO CRONBACH’S ALPHA .....................................................................................................................................3 PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ TRUNG BÌNH ................................................................6 PHỤ LỤC 4: BẢNG KHẢO SÁT............................................................................8
  • 10. 7 DANH MỤC VIẾT TẮT BRVT : Bà Rịa - Vũng Tàu UBND : Ủy ban nhân dân
  • 11. 8 DANH MỤC HÌNH Hình 1. 1 Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng ..............................................22 Hình 2. 1 Bản đồ hành chính huyện Châu Đức ....................................................34 Hình 2. 2 Quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng ..........................................35 Hình 2. 3 Quy trình quy hoạch dự án đầu tư xây dựng.........................................36 Hình 2. 4 Sơ đồ mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án................................38 Hình 2. 5 Sơ đồ mô hình Ban quản lý dự án..........................................................39 Hình 2. 6 Tỷ lệ đầu tư công về xây dựng cho các lĩnh vực kinh tế - xã hội của huyện Châu Đức ......................................................................................................42 Hình 2. 7 Quy trình nghiên cứu..............................................................................43 Hình 2. 8 Biều đồ đánh giá yếu tố rủi ro Chủ đầu tư ............................................48 Hình 2. 9 Biều đồ đánh giá yếu tố rủi ro Tư vấn xây dựng...................................50 Hình 2. 10 Biều đồ đánh giá yếu tố rủi ro Nhà thầu thi công...............................52 Hình 2. 11 Biều đồ đánh giá yếu tố rủi ro Thầu phụ, nhà cung ứng....................54 Hình 2. 12 Đánh giá yếu tố rủi ro Cộng đồng địa phương....................................56 Hình 2. 13 Biều đồ đánh giá yếu tố rủi ro Hệ thống văn bản của Nhà nước.......57
  • 12. 9 DANH MỤC BẢNG Bảng 1. 1 Nhóm rủi ro trong quản trị dự án đầu tư xây dựng..............................27 Bảng 2. 1 Kết quả thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công giai đoạn 2016 – 2018...........................................................................................................................40 Bảng 2. 2 Kết quả thực hiện các công trình công theo lĩnh vực giai đoạn 2018 – 2020...........................................................................................................................41 Bảng 2. 3 Thông tin chung về đối tượng được khảo sát ........................................44 Bảng 2. 4 Kết quả nghiên cứu thông qua độ tin cậy Cronbach’s Alpha...............46 Bảng 2. 5 Đánh giá yếu tố rủi ro Chủ đầu tư .........................................................48 Bảng 2. 6 Đánh giá yếu tố rủi ro Tư vấn xây dựng................................................50 Bảng 2. 7 Đánh giá yếu tố rủi ro Nhà thầu thi công..............................................52 Bảng 2. 8 Đánh giá yếu tố rủi ro Thầu phụ, nhà cung ứng ..................................54 Bảng 2. 9 Đánh giá yếu tố rủi ro Cộng đồng địa phương......................................55 Bảng 2. 10 Đánh giá yếu tố rủi ro Hệ thống văn bản của Nhà nước....................57 Bảng 2. 11 Nguyên nhân chậm tiến độ một số dự án đầu tư xây dựng công UBND Huyện Châu Đức làm chủ đầu tư giai đoạn 2017 – 2019......................................60 Bảng 3. 1 Danh mục dự án đầu tư xây dựng dự kiến tại huyện Châu Đức năm 2020...........................................................................................................................67 Bảng 3. 2 Trình độ chuyên môn tối thiểu của nhân lực tư vấn giám sát..............74 Bảng 3. 3 Kinh nghiệm làm việc của nhân lực tư vấn giám sát............................75 Bảng 3. 4 Bảng kê khai thiết bị ...............................................................................79
  • 13. 10 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam đang bước vào thời kỳ hội nhập sâu rộng với khu vực và quốc tế và đang trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Chính điều này đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hệ thống giao thông vận tải, điện tử, viễn thông, Nhà nước ngày càng chú trọng đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng nhằm phục vụ cho đời sống của người dân cũng như thúc đẩy cho sự phát triển của nền kinh tế nước nhà. Là một địa phương được quy hoạch để trở thành trung tâm về dầu khí, cảng biển hàng đầu của cả nước, cùng với sự đột phá trong phát triển hạ tầng, Bà Rịa – Vũng Tàu (BRVT) đang trở thành điểm “nóng” thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng và bất động sản. Từ đó, các dự án đầu tư xây dựng công trình nhằm kết nối trung tâm Thành phố Vũng Tàu và Thành phố Bà Rịa với các huyện lân cận cũng được chú trọng phát triển để phát huy thế mạnh về du lịch, ngành “công nghiệp không khói” của các khu vực này. Huyện Châu Đức, tỉnh BRVT cũng không nằm ngoài chủ trương phát triển đó. Tuy nhiên, với mục đích thực hiện các mục tiêu đầu tư, phát triển, tạo cơ sở vật chất cho xã hội nên các dự án đầu tư xây dựng công trình thường có thời gian hoạt động dài, chịu tác động trực tiếp từ nhiều yếu tố của môi trường xung quanh như chính trị, tự nhiên, kinh tế, xã hội, luật pháp, công nghệ v.v… Những ảnh hưởng này dẫn tới việc phải thay đổi nhiều tiêu chí cơ bản ban đầu của dự án, thậm chí ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của dự án. Đây chính là rủi ro tiềm ẩn đối với các dự án xây dựng. Vì vậy, vấn đề quản trị rủi ro trong các dự án đầu tư xây dựng cần được quan tâm một cách đúng mức nhằm đảm bảo được mục tiêu dự án đầu tư xây dựng cả về hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Hiện nay ở Việt Nam, đề tài về quản trị rủi ro cũng đã và đang được các nhà tác giả khoa học quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, phần lớn các tài liệu nghiên cứu ở Việt Nam chủ yếu tập trung nghiên cứu nội dung quản trị rủi ro nói chung hoặc liên quan đến các ngành hay lĩnh vực mang tính chất đặc biệt như ngân hàng hay bảo hiểm. Riêng lĩnh vực xây
  • 14. 11 dựng thì số nghiên cứu chưa nhiều và còn thiếu cụ thể. Vì vậy công tác quản lý rủi ro trong dự án đầu tư xây dựng vẫn chưa được sự quan tâm đúng mức. Việc sơ sài, chủ quan trong công tác quản trị rủi ro các dự án đầu tư xây dựng dẫn tới việc hàng loạt sai phạm, sự cố tương tự nhau liên tục tái diễn. Thậm chí có những dự án có thể đoán trước được các rủi ro có thể xảy ra nhưng vẫn không có biện pháp ngăn ngừa hoặc hạn chế tổn thất. Do đó, việc nhận dạng, xác định nguồn gốc rủi ro trong các dự án đầu tư xây dựng sẽ cho cái nhìn tổng quát hơn về nguyên nhân thường thấy của rủi ro, từ đó căn cứ vào việc phân tích, đánh giá mức độ tác động của các rủi ro mà các nhà quản trị có thể lựa chọn giải pháp thích hợp, đảm bảo an toàn và đem lại hiệu quả cho các dự án. Với tầm quan trọng của công tác quản lý rủi ro trong lĩnh vực xây dựng như đã đề cập ở trên, tôi chọn đề tài “Giải pháp giảm thiểu rủi ro trong các dự án đầu tư xây dựng công trên địa bàn huyện Châu Đức, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” cho luận văn tốt nghiệp chương trình Thạc sỹ Quản trị kinh doanh của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Mục tiêu nghiên cứu chung là tác giả xác định và đánh giá các yếu tố rủi ro, từ đó đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trong các dự án đầu tư công trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn huyện Châu Đức. Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu chung trên, đề tài nghiên cứu này được thực hiện nhằm giải quyết ba mục tiêu cụ thể. Thứ nhất, tác giả hệ thống hóa những lý luận về rủi ro và quản trị rủi ro trong dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án trong lĩnh vực xây dựng. Thứ hai, tác giả tiến hành xác định thực trạng việc xác định các yếu tố rủi ro trong các dự án đầu tư công trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn huyện Châu Đức thông qua các số liệu sơ cấp và thứ cấp. Cuối cùng là việc tìm ra các giải pháp giảm thiểu rủi ro trong các dự án đầu tư công trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn huyện Châu Đức.
  • 15. 12 3. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu ở trên, nghiên cứu sẽ trả lời các câu hỏi sau: Câu hỏi 1: Thực trạng rủi ro trong các dự án đầu tư công trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn huyện Châu Đức như thế nào? Câu hỏi 2: Có các yếu tố rủi ro trong các dự án đầu tư công trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn huyện Châu Đức, Tỉnh BRVT? Câu hỏi 3: Những giải pháp nào để giảm thiểu rủi ro trong các dự án đầu tư công trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn huyện Châu Đức là gì? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn: Đối tượng nghiên cứu: Rủi ro trong các dự án đầu tư công trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn huyện Châu Đức, Tỉnh BRVT. Đối tượng khảo sát: Đối tượng phỏng vấn là lãnh đạo và nhân viên làm việc tại các phòng ban có liên quan trực tiếp đến các dự án đầu tư công trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn huyện, bao gồm: Trưởng phòng, phó phòng và các chuyên viên các phòng, ban chức năng của huyện, có nhiều kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực quản lý dự án đầu tư xây dựng công. Không gian nghiên cứu: Việc nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi huyện Châu Đức, Tỉnh BRVT. Phạm vi nội dung tập trung vào quản trị nhằm giảm thiểu rủi ro các dự án đầu tư xây dựng công tại huyện Châu Đức, BRVT. Các kết quả, tư liệu nghiên cứu về các dự án đầu tư công trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn huyện Châu Đức, Tỉnh BRVT sẽ được lấy từ năm 2016 đến năm 2019 để phục vụ cho nghiên cứu này. 5. Phương pháp nghiên cứu Một mặt, đề tài nghiên cứu các lý thuyết về quản lý, mặt khác đề tài nghiên cứu được thực hiện dựa trên cơ sở thu thập và phân tích các số liệu, báo cáo của huyện Châu Đức, thông qua kết quả khảo sát từ các cán bộ công tác tại các phòng ban của huyện, từ đó đối chiếu, so sánh, đánh giá rút ra kết luận làm tiền đề cho việc đề xuất
  • 16. 13 các giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trong các dự án đầu tư công về lĩnh vực xây dựng tại huyện Châu Đức. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài này bao gồm có: - Phương pháp định tính: Tác giả sử dụng phương pháp chuyên gia để có được các ý kiến, đánh giá khách quan về rủi ro trong các dự án đầu tư xây dựng công tại huyện Châu Đức, các ý kiến tư vấn về các giải pháp giảm thiểu rủi ro trong các dự án đầu tư công về lĩnh vực xây dựng. - Phương pháp định lượng: Trong quá trình khảo sát, tác giả đã đề xuất các phiếu điều tra các cán bộ đang làm việc tại các phòng, ban liên quan đến các dự án đầu tư xây dựng để có được các đánh giá và ý kiến của khách quan về rủi ro trong các dự án đầu tư công lĩnh vực xây dựng trên địa bàn huyện Châu Đức. - Phương pháp so sánh: Tác giả thực hiện việc so sánh để làm rõ sự khác biệt hay những đặc trưng riêng có của đối tượng nghiên cứu giúp cho các đối tượng quan tâm có căn cứ và đề ra quyết định lựa chọn, nên trong đề tài tác giả đã so sánh để làm nổi bật yêu cầu của giai đoạn hiện nay về việc hạn chế rủi ro trong các dự án đầu tư công lĩnh vực xây dựng. - Phương pháp thống kê: được sử dụng trong việc phân tích các dữ liệu thu thập được từ các phiếu điều tra thu thập được, bao gồm các tiến trình liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quan đối tượng nghiên cứu. 6. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu Ehsan và cộng sự (2010) đã liệt kê các nguồn rủi ro phổ biến trong lĩnh vực xây dựng như: Thay đổi về phạm vi và yêu cầu của dự án; lỗi liên quan đến thiết kế; sự thiếu kỹ năng của công nhân xây dựng; sự không chắc chắn về mối quan hệ giữa những người tham gia dự án; công nghệ mới hoặc các trường hợp bất khả kháng.
  • 17. 14 Gajewska và Ropel (2011) đã tổng hợp các nhóm rủi ro trong quản trị dự án đầu tư xây dựng như trong Bảng 1.1. Nguyễn Thị Thúy và Đinh Tuấn Hải (2018) trong bài viết “Xác định rủi ro trong các dự án đầu tư phát triển đô thị” đã sử dụng phương pháp biểu đồ xương cá để xác định rủi ro gắn với nội dung quản lý thi công xây dựng công trình dự án đầu tư phát triển đô thị. Các nội dung này gồm: chất lượng, tiến độ, chi phí, khối lượng, bảo vệ môi trường, an toàn lao động và hợp đồng. Trong đó: Các rủi ro tiềm ẩn gắn với yêu cầu tiến độ bao gồm: Kế hoạch công việc không chi tiết; Chậm trễ cung cấp vật tư, vật liệu; Nhà thầu không đủ nhân lực thi công; Đội ngũ cán bộ không đủ chuyên môn kỹ thuật; Công nhân không đáp ứng chuyên môn, tay nghề; Không thực hiện hoặc thực hiện không tốt việc giám sát tiến độ công việc; Chậm trễ cung cấp máy móc, thiết bị; Yêu cầu tiến độ bàn giao công tình của chủ đầu tư khắt khe; Quy mô công trình không rõ ràng; Thay đổi của chủ đầu tư trong quá trình thi công. Trần Quang Phú (2016) đã xác định các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến sự hoàn thành các dự án đầu tư xây dựng nông thôn mới tại TP. Hồ Chí Minh bao gồm: Chủ đầu tư; Tư vấn xây dựng; Nhà thầu thi công; Thầu phụ, nhà cung ứng; Cộng đồng địa phương. Đây cũng là cơ sở để tác giả xác định các yếu tố rủi ro trong dự án đầu tư công trong lĩnh vực xây dựng tại huyện Châu Đức, Tỉnh BRVT. 7. Ý nghĩa của nghiên cứu Về mặt lý thuyết, nghiên cứu sẽ đóng góp và củng cố lý thuyết về quản trị rủi ro các dự án đầu tư xây dựng, tạo điều kiện cho các nghiên cứu sâu hơn. Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các nhà quản lý nhận diện được những rủi ro có thể gặp phải trong từng giai đoạn của các dự án đầu tư xây dựng và nguyên nhân gây nên các rủi ro đó, từ đó xem xét và lựa chọn giải pháp thích hợp. 8. Cấu trúc luận văn
  • 18. 15 Với mục đích và đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu đã được xác định, luận văn này dự kiến được thiết kế thành 3 chương, đi từ lý thuyết đến thực tiễn, cụ thể như sau: Phần mở đầu Chương 1: Một số lý luận cơ bản về rủi ro trong dự án đầu tư xây dựng. Chương này trình bày các khái niệm và các nghiên cứu có liên quan đến rủi ro trong các dự án đầu tư xây dựng. Các lý thuyết này sẽ làm cơ sở cho việc nghiên cứu thực trạng rủi ro trong các dự án đầu tư xây dựng công trên địa bàn huyện Châu Đức, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Chương 2: Thực trạng rủi ro các dự án đầu công trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn huyện Châu Đức, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Chương này trình bày thực trạng rủi ro trong các dự án đầu tư xây dựng công trên địa bàn huyện Châu Đức thông qua việc khảo sát, thu thập và phân tích số liệu. Đây là cơ sở cho việc đề xuất giải pháp giảm thiểu rủi ro trong các dự án đầu tư xây dựng công trên địa bàn huyện Châu Đức, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Chương 3: Một số giải pháp giảm thiểu rủi ro ro các dự án đầu tư xây dựng công trên địa bàn huyện Châu Đức, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Chương này trình bày định hướng trong đầu tư công các dự án xây dựng của huyện Châu Đức. Đồng thời từ kết quả phân tích thực trạng rủi ro trong chương 2, tác giả đề xuất một số giải pháp giảm thiểu rủi ro trong các dự án đầu tư công trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn huyện Châu Đức, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Phần kết luận
  • 19. 16 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ RỦI RO TRONG DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG Chương 1 của luận văn trình bày các khái niệm và các nghiên cứu có liên quan đến rủi ro trong các dự án đầu tư xây dựng. Các lý thuyết này sẽ làm cơ sở cho việc nghiên cứu thực trạng rủi ro trong các dự án đầu tư xây dựng công trên địa bàn huyện Châu Đức, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. 1.1 Dự án đầu tư xây dựng 1.1.1 Khái niệm dự án Có nhiều định nghĩa khác nhau về dự án. Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa ISO trong tiêu chuẩn ISO 9000:2000 định nghĩa dự án là “Một quá trình đơn nhất, gồm một tập hợp các hoạt động có phối hợp và được kiểm soát, có thời hạn bắt đầu và kết thúc, được tiến hành để đạt được một mục tiêu phù hợp với các yêu cầu quy định, bao gồm các ràng buộc về thời gian, chi phí và nguồn lực”. Theo Luật Đầu tư (2005) thì “Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định”. Obinero (2004) cho rằng dự án là sự nỗ lực tạm thời được tiến hành để tạo ra một sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất. Nói “tạm thời” vì nó có thời gian bắt đầu và kết thúc, nói “duy nhất” vì các sản phẩm hay dịch vụ đều khác nhau. Như vậy, dù có nhiều cách hiểu khác nhau nhưng nhìn chung đều chỉ ra những điểm chính của dự án như: (1) các dự án đều được thực hiện bởi con người, bị ràng buộc bởi các nguồn lực hạn chế (con người, tài nguyên, v.v…) và (2) được hoạch định, được thực hiện và được kiểm soát.
  • 20. 17 Theo Luật Đầu tư công Việt Nam năm 2019 của Việt Nam thì “Dự án đầu tư công là dự án sử dụng toàn bộ hoặc một phần vốn đầu tư công”, trong đó vốn đầu tư công bao gồm: Vốn ngân sách Nhà nước; Vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư theo quy định của pháp luật. 1.1.2 Khái niệm dự án đầu tư xây dựng Trong luận văn này, dự án đầu tư xây dựng được hiểu là “Tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định.” (Luật Xây dựng, 2014) Như vậy có thể hiểu dự án đầu tư xây dựng bao gồm hai nội dung là đầu tư và hoạt động xây dựng. Nhưng các dự án xây dựng đòi hỏi phải có một diện tích đất nhất định, ở một địa điểm nhất định (bao gồm đất, khoảng không, địa chất, v.v…). Đây là yếu tố vật chất vô cùng quan trọng. Đất ngoài các giá trị về địa chất, còn có giá trị về vị trí, địa lý, kinh tế, môi trường, xã hội, v.v… Do đó, việc quy hoạch, khai thác và sử dụng đất cho các dự án xây dựng có những đặc điểm và yêu cầu riêng, cần hết sức lưu ý khi thực hiện dự án xây dựng. Tổng hợp khái niệm về dự án đầu tư công và dự án đầu tư xây dựng, tác giả khái niệm: “Dự án đầu tư xây dựng công là dự án sử dụng toàn bộ hoặc một phần vốn ngân sách Nhà nước; Vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan Nhà nước để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng”. Như vậy dự án đầu tư xây dựng công mang đầy đủ những đặc điểm của một dự án đầu tư xây dựng, chỉ khác biệt về nguồn vốn sử dụng và cách phân bổ nguồn vốn. 1.1.3 Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng Trong tài liệu “Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình”, Lê Văn Thịnh (2008)
  • 21. 18 đã chỉ ra một số đặc điểm chính của dự án đầu tư xây dựng. Cụ thể như sau: Một là, mục tiêu của dự án đầu tư được xác định cụ thể và rõ ràng ngay từ khi bắt đầu dự án (Ví dụ: bê tông hóa bao nhiêu kilomet đường, thực hiện trong thời gian bao lâu). Căn cứ vào mục tiêu này, các bên liên quan đến dự án thực hiện việc lập kế hoạch, phân bổ các nguồn lực một cách hợp lý để tránh lãng phí mà vẫn đạt được kết quả như mong đợi. Hai là, dự án đầu tư xây dựng có chu kì phát triển riêng và có thời gian tồn tại hữu hạn, nghĩa là mỗi dự án đều có một thời hạn nhất định, tức là có thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc. Ba là, dự án đầu tư xây dựng được xem là một chuỗi các hoạt động nhất thời. Một tổ chức được thành lập để quản lý dự án chỉ tồn tại đến khi đạt được mục tiêu của dự án. Sau khi dự án hoàn thành, tổ chức này sẽ được giải tán hoặc thay đổi nhiệm vụ khác. Bốn là, có sự khác nhau về sản phẩm hoặc kết quả giữa các dự án đầu tư xây dựng. Sự khác biệt về vị trí địa lý, địa hình nơi xây dựng hay tâm lý khách hàng làm cho mỗi sản phẩm của một dự án xây dựng mang tính độc quyền riêng. Năm là, dự án đầu tư xây dựng liên quan đến nhiều chủ thể khác nhau như chủ đầu tư, đơn vị thiết kế, đơn vị thi công, đơn vị giám sát, nhà cung ứng, v.v… Do đó, trong quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng rất dễ xảy ra xung đột về lợi ích giữa các bên, làm kéo dài tiến độ thi công dự án. Sáu là, dự án đầu tư xây dựng luôn bị giới hạn về thời gian thực hiện trong khi lại bị hạn chế về nguồn vốn, từ đó kéo theo các áp lực về nhân lực, công nghệ, kỹ thuật, vật tư thiết bị, v.v… Cuối cùng là, thời gian thực hiện dự án đầu tư xây dựng thường kéo dài nên rất dễ chịu ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài như nền kinh tế hay điều kiện thời tiết. Do
  • 22. 19 đó, các dự án đầu tư xây dựng có tính bất định và độ rủi ro cao. 1.1.4 Phân loại dự án đầu tư xây dựng Theo quy mô và tính chất: Dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội xem xét, quyết định về chủ trương đầu tư, các dự án còn lại được phân thành 3 nhóm A, B, và C (Nghị định 59/2015/NĐ-CP). Căn cứ vào nguồn vốn đầu tư thì dự án đầu tư xây dựng được phân loại như sau: + Dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước: Nhà nước quản lý toàn bộ quá trình đầu tư xây dựng từ việc xác định chủ trương đầu tư, lập dự án, quyết định đầu tư, lập thiết kế, dự toán, lựa chọn nhà thầu, thi công đến khi nghiệm thu, bàn giao công trình đưa vào sử dụng và khai thác; + Dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; + Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước; + Dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn: Các bên góp vốn thỏa thuận về phương thức quản lý hoặc quản lý theo quy định đối với nguồn vốn có tỷ lệ % lớn nhất trong tổng mức đầu tư của dự án (Nghị định 59/2015/NĐ-CP). Nếu dựa vào lĩnh vực hoạt động thì dự án đầu tư xây dựng được phân loại thành các nhóm sau: Nhóm các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; Nhóm các dự án đầu tư xây dựng cơ bản; Nhóm các dự án đầu tư dịch vụ và kinh doanh; Nhóm các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài; Nhóm các dự án đầu tư hỗ trợ tài chính; Nhóm các dự án đầu tư hỗ trợ kỹ thuật; và Các nhóm khác (Nghị định 59/2015/NĐ-CP). 1.2 Quản lý dự án đầu tư xây dựng 1.2.1 Khái niệm quản lý dự án
  • 23. 20 Quản lý dự án là hoạt động quan trọng, có tính chất quyết định sự thành công của dự án. Có nhiều cách quan điểm khác nhau về quản lý dự án: Theo Nguyễn Văn Đáng (2002), quản lý dự án là việc điều phối và tổ chức các bên khác nhau tham gia vào dự án, nhằm hoàn thành dự án đó theo những hạn chế được áp đặt bởi: Chất lượng, thời gian, chi phí. Theo Lê Văn Thịnh (2008), quản lý dự án là sự vận dụng lý luận, phương pháp, quan điểm có tính hệ thống để tiến hành quản lý có hiệu quả toàn bộ công việc liên quan tới dự án dưới sự ràng buộc về nguồn lực có hạn. Để thực hiện mục tiêu dự án, các nhà đầu tư phải lên kế hoạch tổ chức, chỉ đạo, phối hợp, điều hành, khống chế và định giá toàn bộ quá trình từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc dự án. Như vậy, quản lý dự án là tập hợp các hành động nhằm quản lý tất cả các khía cạnh của một dự án từ khi bắt đầu đến khi kết thúc. Nó bao gồm lập kế hoạch, điều phối thực hiện, giám sát quá trình thực hiện và đánh giá sau triển khai. Trong quá trình thực hiện người quản lý dự án và đội ngũ của mình luôn hướng tới đạt được mục tiêu đồng thời đảm bảo tiến độ, chi phí cũng như nguồn lực dự án. Quản lý dự án thông qua các công cụ đảm bảo sự truyền đạt tốt tới những người có liên quan để xử lý công việc trong khoảng thời gian và ngân sách cho phép. Quá trình quản lý dự án có thể được chia làm 5 nhóm công việc khác nhau bao gồm khởi tạo, lên kế hoạch, thực hiện, theo dõi kiểm soát, và cuối cùng là quy trình đóng dự án. Khởi tạo dự án là quy trình mà nhà quản lý bắt đầu dự án và đặt nền móng đầu tiên cho thành công sau này. Lên kế hoạch là quá trình nhà quản lý chia nhỏ công việc ra rồi lên kế hoạch cho dự án và cuối cùng là thời gian biểu cho toàn dự án; Nhà quản lý sẽ giao việc cho từng cá nhân, cân bằng khối lượng công việc cho họ và chuyển sang thực hiện quy trình kế tiếp. Việc thực hiện dự án là lúc các công việc cụ thể được thực hiện theo kế hoạch. Quy trình theo dõi và điều khiển bao gồm trong tất cả các giai đoạn của dự án. Đây là quy trình giúp nhà quản lý kiểm tra và xem lại tiến độ công việc của dự án, theo dõi các rủi ro, vấn đề trong dự án và đảm
  • 24. 21 bảo bạn vẫn đang kiểm soát dự án. Cuối cùng là quy trình đóng dự án, phần sẽ giúp dự án đầu tư xây dựng hạ cánh an toàn. Ở giai đoạn này, nhà quản lý sẽ xem lại các kinh nghiệm, bàn giao các nguồn lực đang có (nhân lực, máy móc, v.v…), phân tích mức độ hài lòng của khách hàng và chuẩn bị cho dự án kế tiếp. 1.2.2 Khái niệm quản lý dự án đầu tư xây dựng Theo Nguyễn Văn Đáng (2005), quản lý dự án xây dựng là hành động lập kế hoạch, tổ chức và giám sát các nhiệm vụ khác nhau liên quan đến một dự án xây dựng. Nó được thực hiện bởi các cá nhân được gọi là người quản lý dự án, người đại diện cho người xây dựng hoặc nhà thầu được thuê để thực hiện công việc. Nó nhằm mục đích đáp ứng yêu cầu của khách hàng để tạo ra một dự án khả thi về mặt tài chính và chức năng. Việc quản lý các dự án xây dựng đòi hỏi kiến thức về các nguyên tắc quản lý hiện đại cũng như hiểu biết về quy trình thiết kế và xây dựng. Mặc dù các định nghĩa có vẻ khác nhau nhưng công tác quản lý dự án nói chung và quản lý dự án đầu tư xây dựng nói riêng đều có bốn yếu tố chung như sau (Phạm Phú Cường, 2016): 1) Muốn quản lý dự án đầu tư xây dựng cần phải có một chương trình, một kế hoạch định trước; 2) Việc quản lý dự án đầu tư xây dựng đòi hỏi phải có các công cụ, các phương tiện thích hợp; 3) Việc quản lý dự án đầu tư xây dựng phải phù hợp với các quy định liên quan đến ngành xây dựng và đáp ứng các nguyên tắc quản trị; 4) Quản lý dự án đầu tư đòi hỏi người quản lý phải có đủ năng lực về chuyên môn để vận hành bộ máy quản lý. 1.2.3 Nội dung của quản lý dự án đầu tư xây dựng
  • 25. 22 Theo viện nghiên cứu quản lý dự án quốc tế PMI, quản lý dự án bao gồm 9 nội dung chính cần được xem xét như trong Hình 1.1. (PMI, 2004) Quản lý tổng thể: Là quá trình chi tiết hóa các mục tiêu của dự án xây dựng thành những nhiệm vụ cụ thể và lập kế hoạch thực hiện những nhiệm vụ đó nhằm đảm bảo các lĩnh vực quản lý khác nhau của dự án xây dựng được phối hợp với nhau một cách chính xác và đầy đủ. Quản lý phạm vi: Là việc xác định công việc nào thuộc phạm vi dự án xây dựng, công việc nào không thuộc phạm vi của dự án để tránh lãng phí nguồn lực. Hình 1. 1 Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng (Nguồn: Từ Quang Phương, 2005) Quản lý thời gian: Là việc lập kế hoạch, phân phối và giám sát tiến độ thực hiện dự án nhằm đảm dự án hoàn thành đúng thời hạn trong kế hoạch. Để quản lý tốt nội dung này đòi hỏi nhà quản lý phải nêu rõ thời gian tối đa để hòa thành mỗi hạng mục của dự án, thời điểm bắt đầu và kết thúc của mỗi công việc.
  • 26. 23 Quản lý chi phí: Là quá trình lập dự toán kinh phí cho dự án, giám sát việc thực hiện chi phí cho từng hạng mục công trình. Quá trình này bao gồm cả việc tổng hợp, phân tích số liệu và báo cáo những thông tin về chi phí. Quản lý chất lượng: Là quá trình giám sát, kiểm tra chất lượng của các hạng mục theo những tiêu chuẩn chung về chất lượng trong dự án xây dựng và những yêu cầu riêng của chủ đầu tư. Quản lý nhân lực: Là quá trình tổ chức, phân công trách nhiệm cho các thành viên tham gia vào việc thực hiện và quản lý dự án. Quản lý thông tin: Là quá trình đảm bảo các dòng thông tin thông suốt một cách nhanh nhất và chính xác giữa các thành viên dự án và với các cấp quản lý khác nhau. Quản lý rủi ro: Là việc nhận diện các nhân tố rủi ro của dự án, lượng hóa mức độ rủi ro và có kế hoạch đối phó cũng như quản lý từng loại rủi ro. Quản lý hợp đồng và đấu thầu: Quản lý hợp đồng và đấu thầu của dự án là quá trình lựa chọn nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ, thương lượng, quản lý các hợp đồng và điều hành việc mua bán nguyên vật liệu, trang thiết bị, dịch vụ, v.v… cần thiết cho dự án. 1.3 Rủi ro trong dự án đầu tư xây dựng 1.3.1 Khái niệm rủi ro Đến nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất chung nào về rủi ro xuất phát từ góc độ quản lý khác nhau cũng như sự khác nhau giữa các lĩnh vực và ngành nghề. Theo đó, cách nhìn nhận về rủi ro có thể chia thành hai trường phái lớn đó là trường phái truyền thống và trường phái hiện đại. Trường phái truyền thống nhìn nhận rủi ro là những sự không chắc chắn của những sự kiện xảy ra trong tương lai gây ra những sự sai lệch tiêu cực so với những
  • 27. 24 mục tiêu ban đầu. Trong Từ điển từ và ngữ Việt Nam (2006), giáo sư Nguyễn Lân đã giải thích rằng rủi ro là sự không may. Trong kinh doanh, rủi ro là những điều ngoài ý muốn xảy ra gây tác động xấu tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Có thể thấy, theo trường phái truyền thống, rủi ro mang ý nghĩa tiêu cực khi nó chỉ đem lại những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm cho con người hoặc cho doanh nghiệp mà chúng lại nằm ngoài tầm kiểm soát của con người (Đoàn Thị Hồng Vân và cộng sự, 2013). Ngược lại với trường phái truyền thống, trường phái hiện đại cho rằng rủi ro có thể gây ra những thiệt hại, những điều không mong muốn nhưng con người vẫn có thể phòng tránh được, giảm nhẹ được. Ví dụ như Nhật Bản là quốc gia thường xuyên xảy động đất. Đây là hiện tượng thiên nhiên, nằm ngoài tầm kiểm soát nhưng người dân Nhật Bản vẫn có những giải pháp nhằm hạn chế tối đa thiệt hại về người và của khi rủi ro này xảy ra, đó là lựa chọn thiết kế cũng như vật liệu trong xây dựng nhà cửa, lắp đặt hệ thống nhận biết và báo động, hoặc thường xuyên hướng dẫn, tập huấn người dân cách ứng phó khi động đất xảy ra. William và cộng sự (1997) cho rằng rủi ro là sự biến động tiềm ẩn ở những kết quả. Tổ chức Quốc tế Tiêu chuẩn hóa (2018) khi đề cập đến các nguyên tắc của quản lý rủi ro đã định nghĩa: “Rủi ro là tác động của sự không chắc chắn lên mục tiêu”. Theo đó, tài liệu cũng giải thích rõ các thuật ngữ trong định nghĩa này, bao gồm: Tác động là một sự sai lệch so với dự kiến; Mục tiêu có thể có những khía cạnh khác nhau (như mục tiêu tài chính, sức khỏe, an toàn và môi trường) và có thể áp dụng ở các cấp độ khác nhau (như chiến lược, toàn bộ tổ chức, dự án, sản phẩm và quá trình); Sự không chắc chắn là tình trạng, thậm chí là một phần, sự thiếu hụt thông tin liên quan tới việc hiểu biết hoặc nhận thức về một sự kiện, hệ quả, hoặc khả năng xảy ra của nó. Như vậy, theo trường phái này, rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được, và rủi ro vừa mang tính tích cực vừa mang tính tiêu cực, rủi ro có thể gây ra những tổn thất, mất mát, nguy hiểm v.v… nhưng cũng có thể mang tới cho chúng ta những cơ hội. Nhà quản trị cần nhận dạng chính xác các rủi ro, phân tích, và tìm ra các biện pháp xử lý nhằm mục đích phòng tránh hoặc giảm nhẹ rủi ro, hoặc thậm chí biến rủi ro thành cơ hội phát triển.
  • 28. 25 1.3.2 Khái niệm rủi ro trong dự án đầu tư xây dựng Như đã trình bày ở phần trước, các dự án đầu tư xây dựng thường được thực hiện trong thời gian dài nên dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố xung quanh như thay đổi trong các văn bản của Nhà nước về quản lý xây dựng, biến động kinh tế, sự thay đổi của điều kiện tự nhiên, v.v… Bất kỳ thay đổi nào cũng có thể khiến dự án phải điều chỉnh lại từ thiết kế, dự toán, thậm chí là thay đổi cả mục tiêu ban đầu. Đó chính là rủi ro đối với dự án đầu tư xây dựng. Nguồn gốc của các rủi ro trong dự án đầu tư xây dựng tương đối đa dạng, nhưng cũng có thể nhận dạng một cách tổng quan theo từng giai đoạn của dự án. Do đó, cần thiết phải xác định các rủi ro có thể xảy ra, lựa chọn phương án đối phó thích hợp nhằm đạt được mục đích cuối cùng là đảm bảo hiệu quả đầu tư đã xác định trước của dự án đầu tư xây dựng. 1.3.3 Phân loại rủi ro trong dự án đầu tư xây dựng Có nhiều cách phân loại rủi ro trong dự án đầu tư xây dựng khác nhau tùy thuộc vào quan điểm quản lý khác nhau. Một số cách phân loại rủi ro trong dự án đầu tư xây dựng thường gặp được mô tả dưới đây (Nguyễn Liên Hương, 2004). Phân loại rủi ro theo bản chất có: Các rủi ro tự nhiên; Các rủi ro về công nghệ và tổ chức; Các rủi ro về tài chính, kinh tế ỏ cấp vĩ mô và vi mô; Các rủi ro về thông tin; và Các rủi ro về chính trị xã hội. Trong dự án đầu tư xây dựng các rủi ro tự nhiên thường liên quan đến việc lựa chọn địa điểm xây dựng công trình, các nhân tố về địa chất công trình, khí tượng thủy văn là phổ biến. Các rủi ro tự nhiên đối với dự án đầu tư xây dựng xảy ra ở ba giai đoạn của quá trình đầu tư: Giai đoạn chuẩn bị đầu tư (bao gồm các rủi ro liên quan đến các số liệu điều tra, thăm dò, dự báo đối với dự án không chính xác); Giai đoạn thực hiện đầu tư (các rủi ro tự nhiên có thể làm hư hỏng công trình, gián đoạn quá trình tổ chức xây dựng); Giai đoạn kết thúc, dưa công trình vào sản xuất, sử dụng
  • 29. 26 (các rủi ro tự nhiên có thể làm hư hỏng công trình, thiết bị máy móc, đổ vỡ công trình đã xây dựng xong, làm gián đoạn các khâu cung cấp, vận hành và tiêu thụ sản phẩm, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, …). Các rủi ro về công nghệ và tổ chức thể hiện ở việc chọn sai phương án công nghệ và tố chức khi xây dựng công trình (giai đoạn chuẩn bị đầu tư); Hư hỏng máy móc thiết bị do độ bền và độ tin cậy của máy móc không đảm bảo, do sử dụng máy móc và công nghệ thiếu an toàn, do phương án tổ chức xây dựng không hợp lý v.v…; (giai đoạn thực hiện đầu tư); Các sự cố do công nghệ và các thiết bị máy móc cùa công trình thiếu độ vững chắc, an toàn cần thiết; Do sai lầm của phương án tổ chức cung cấp, vận hành và tiêu thụ (giai đoạn kết thúc, đưa công trình vào sử dụng). Các rủi ro về tài chính, kinh tế ở cấp vi mô thường liên quan đến các rủi ro trong quan hệ cung cầu – giá cả của thị trường cũng như các rủi ro về tài chính do doanh nghiệp xây dựng gây nên. Các rủi ro về tài chính, kinh tế ở cấp vĩ mô có liên quan đến sự thay đổi đường lối và chính sách của Nhà nước về phía bất lợi cho dự án (như chính sách thuế, tín dụng, giá cả, xuất nhập khẩu v.v…) Các rủi ro về thông tin thể hiện ở tính không đầy đủ, không chính xác của các thông tin, cũng như trình độ của con người đối với việc xử lý các thông tin này. Các rủi ro về chính trị liên quan đến các biến động về chính trị (thay đổi thể chế chính trị, đảo chính, chiến tranh v.v…) có tác động tiêu cực đến dự án đầu tư. Các rủi ro về xã hội là các sự cố bất lợi cho dự án có liên quan đến mức thu nhập và mức tiêu thụ của dân chúng, dịch bệnh, đói nghèo, khan hiếm lao động, an ninh xã hội không đảm bảo v.v… Phân loại rủi ro theo tính chất chủ quan và khách quan: Các rủi ro khách quan thuần tuý mà con người khó lường trước được, thường liên quan đến thiên tai, các sự cố về công nghệ và máy móc làm thiệt hại về vật chất. Để khắc phục rủi ro này người ta thường mua bảo hiểm. Các rủi ro chủ quan có liên quan đến trình độ của người
  • 30. 27 quyết định đầu tư. Rủi ro loại này luôn đứng giữa cơ hội kiếm lời và nguy cơ tổn thất. Để khắc phục rủi ro này thường phải dùng biện pháp rào cản và dự phòng. Phân loại rủi ro theo nơi phát sinh: Có rủi ro nội bộ dự án gây ra và rủi ro bên ngoài dự án. Phân loại rủi ro theo tính hệ thống: Có rủi ro có tính chất hệ thống và rủi ro không có tính chất hệ thống Phân loại rủi ro theo phạm vi tương tác: Có rủi ro thuần tuý, rủi ro suy tính, rủi ro bộ phận và rủi ro số đông; Phân loại rủi ro theo môi trường tương tác: Có rủi ro do hiện tượng ngẫu nhiên, do môi trường vật chất, do môi trường phi vật chất, rủi ro chung và rủi ro cụ thể. Phân loại rủi ro theo mức độ khống chế: Có rủi ro có thể lường trước được và rủi ro không lường trước được; Phân loại rủi ro theo giai đoạn đầu tư: Có rủi ro nảy sinh ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư, giai đoạn thực hiện đầu tư và giai đoạn kết thúc đầu tư, đưa công trình vào và sử dụng. Gajewska và Ropel (2011) đã tổng hợp các nhóm rủi ro trong quản trị dự án đầu tư xây dựng như trong Bảng 1.1. Bảng 1. 1 Nhóm rủi ro trong quản trị dự án đầu tư xây dựng Nhóm Rủi ro Tiền Tài chính Kinh tế Đầu tư Chính trị Luật pháp Thể chế chính trị Môi trường Môi trường tự nhiên
  • 31. 28 Nhóm Rủi ro Điểu kiện thời tiết Kỹ thuật Kỹ thuật Dự án Hợp đồng, khách hàng Mục tiêu của dự án Kế hoạch, lịch trình Xây dựng Thiết kế Chất lượng Hoạt động Tổ chức Con người Người lao động, các bên liên quan Yếu tố con người Văn hóa Thị trường Thị trường An toàn An toàn An ninh, tội phạm Nguyên vật liệu Tài nguyên Logistics (Hậu cần) (Nguồn: Gajewska và Ropel, 2011) Các rủi ro tiềm ẩn gắn với yêu cầu về khối lượng bao gồm: Biện pháp thi công có làm thay đổi khối lượng so với thực tế; Bảng tính khối lượng của nhà thầu chưa đầy đủ, chi tiết; Dự toán viên không có trình độ, kinh nghiệm, tính cẩn thận khi tính toán khối lượng; Công nghệ thi công cao khó thực hiện làm tăng khối lượng do sửa lỗi; Việc giám sát quản lý khối lượng thi công không tốt; Dự toán được chủ đầu tư phê duyệt có nhiều sai sót về tính toán khối lượng; Chủ đầu tư không tiến hành nghiệm thu về khối lượng đầy đủ và kịp thời; Chủ đầu tư yêu cầu phát sinh khối lượng như làm thêm công việc, thay đổi thiết kế, v.v…
  • 32. 29 Các rủi ro tiềm ẩn gắn với yêu cầu về chi phí, gồm: Có sai sót trong xác định tổng mức đầu tư; Cơ chế của chủ đầu tư không thông suốt; Đơn giá thương thảo giữa chủ đầu tư và nhà thầu chưa rõ ràng và cụ thể; Điều khoản thanh toán phức tạp hoặc không rõ ràng; Cơ chế tài chính của nhà thầu không thông suốt; Nhà thầu không kiểm soát tốt quá trình thanh toán cho các nhà cung cấp; Đơn giá thương thảo giữa nhà thầu và nhà cung cấp chưa rõ ràng và cụ thể; Chậm trễ thanh toán do ngân hàng. Các rủi ro tiềm ẩn gắn với yêu cầu về an toàn lao động là: Biện pháp an toàn lao động của nhà thầu không đầy đủ hoặc không hiệu quả; Máy móc, thiết bị nhà thầu sử dụng cho công trường dự án không đảm bảo chất lượng; Nhà thầu không tổ chức tập huấn, tập huấn không hiệu quả về an toàn lao động; Công nhân chưa tuân thủ tốt các quy định về an toàn lao động; Yêu cầu an toàn lao động từ phía chủ đầu tư cao; Yêu cầu an toàn lao động từ cơ quan quản lý nhà nước khắt khe và phức tạp; Cộng đồng xung quanh dự án có yêu cầu cao về an toàn lao động; Thiếu các quy định về an toàn lao động; Các văn bản xử lý vi phạm an toàn lao động không đầy đủ hoặc đủ sức răn đe; Nhà thầu chưa tuân thủ tốt các quy định về an toàn lao động, bảo hiểm. Các rủi ro tiềm ẩn gắn với yêu cầu về hợp đồng: Hình thức hợp đồng chưa phù hợp với loại hình dự án; Tạm ứng hợp đồng quá cao hoặc quá thấp; Hồ sơ thanh toán nhiều thủ tục, mất thời gian chuẩn bị và phê duyệt; Giai đoạn thanh toán chưa hợp lý với giai đoạn thi công; Quyền hạn và trách nhiệm của chủ đầu tư; Quyền hạn và trách nhiệm của tư vấn chưa rõ ràng cụ thể; Quy định về thưởng phạt hợp đồng chưa đầy đủ, chi tiết và không có tính răn đe. Như vậy, thông qua các nghiên cứu của các tác giả đi trước, có thể tổng hợp các rủi ro trong các dự án đầu tư xây dựng công như sau: (a) Nhóm yếu tố rủi ro Chủ đầu tư: Dự án phê duyệt không phù hợp; Nguồn vốn phân bổ không đủ và không kịp thời; Năng lực của Ban quản lý; Thiếu trách nhiệm trong quản lý.
  • 33. 30 (b) Nhóm yếu tố rủi ro Tư vấn xây dựng: Hồ sơ thiết kế sai sót; Hồ sơ khảo sát thiết kế sai sót; Tư vấn giám sát thiếu năng lực; Công tác đấu thầu chưa chuyên nghiệp. (c) Nhóm yếu tố rủi ro Nhà thầu thi công: An toàn lao động nơi công trình thi công; Chậm tiến độ thi công; Máy móc, thiết bị thiếu; Thiếu trách nhiệm trong thi công công trình. (d) Nhóm yếu tố rủi ro thầu phụ, nhà cung ứng: Hủy hợp đồng; Chậm trễ cung ứng vật tư; Lao động có tay nghề kém; Cung ứng nguyên vật liệu kém chất lượng. (e) Nhóm yếu tố rủi ro Cộng đồng địa phương: Đóng góp của cộng đồng; Phản ứng tiêu cực của cộng đồng; Biến động kinh tế; Điều kiện tự nhiên. (g) Nhóm yếu tố rủi ro Hệ thống văn bản của Nhà nước: Quy định về chất lượng công trình; Quy định về môi trường; Quy định về an toàn lao động; Quy định khác.
  • 34. 31 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Trong chương 1 luận văn đã nêu lên những vấn đề nền tảng như tổng quan về dự án đầu tư xây dựng như khái niệm, đặc điểm và phân loại dự án đầu tư xây dựng. Trong chương 1, tác giả cũng đề cập đến những nội dung cơ bản về rủi ro trong dự án đầu tư xây dựng cũng như cách phân loại rủi ro trong các dự án đầu tư xây dựng. Như vậy trong chương 1 luận văn đã trình bày lý luận tổng quan về nội dung rủi ro trong các dự án đầu tư xây dựng để làm cơ sở cho chương 2 đánh giá thực trạng rủi ro các dự án đầu tư công trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn huyện Châu Đức, Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
  • 35. 32 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHÂU ĐỨC, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU Chương 2 của luận văn trình bày thực trạng rủi ro trong các dự án đầu tư công trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn huyện Châu Đức thông qua việc khảo sát, thu thập và phân tích số liệu. Đây là cơ sở cho việc đề xuất giải pháp giảm thiểu rủi ro trong các dự án đầu tư công trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn huyện Châu Đức, Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. 2.1 Tổng quan về huyện Châu Đức Huyện Châu Đức được thành lập và hoạt đồng từ tháng 8/1994 theo Nghị định số 45/1994/NĐ-CP ngày 02/6/1994 của Chính phủ, là một huyện nông nghiệp của tỉnh, phía bắc giáp huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai, phía nam giáp huyện Đất Đỏ và Thành phố Bà Rịa, phía tây giáp huyện Tân Thành, phía đông giáp huyện Xuyên Mộc. Tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 42.456,61 ha, toàn huyện đến nay có 16 đơn vị hành chính, gồm 15 xã và 1 thị trấn Ngãi Giao. Dân số trung bình của huyện hiện nay là 153.168 người, lao động trong độ tuổi là 110.218 người, lao động có việc làm 89.691 người chiếm 81,37% so với lao động trong độ tuổi. Cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện hiện nay là: nông nghiệp 12,35%; Công nghiệp - xây dựng 48,782% và Thương mại - dịch vụ 38,864%. Tổng diện tích của huyện là 42.456,61 ha; trong đó: Đất thuộc đối tượng được cấp giấy chứng nhận là 36.669,68 ha (bao gồm đất của cá nhân, hộ gia đình là 25.846,27 ha và đất của tổ chức là 10.823,41ha); Đất không thuộc đối tượng cấp Giấy chứng nhận là 5.786,93 ha. Thời gian qua, huyện đã tập trung thực hiện công tác đo đạc bản đồ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện; kết quả: So với năm 1994 khi thành lập huyện chỉ có 18.281 ha/42.456,61 ha đất được đo đạc lập bản đồ địa chính, chiếm tỷ lệ 43,05% và diện tích cấp giấy chứng nhận
  • 36. 33 quyền sử dụng đất là 5,63 ha, chiếm tỷ lệ 0,15%; Cho đến nay, diện tích đất đã được cấp Giấy CNQSDĐ là: 34.937,85 ha/36.669,68 ha, đạt tỷ lệ 95,34%. Về kết cấu hạ tầng, Châu Đức đã triển khai đồng bộ quy hoạch xây dựng đô thị cũng như nông thôn. Công tác quy hoạch xây dựng đô thị, nông thôn được phê duyệt chính là tiền đề cho quá trình đầu tư và xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ. Đến nay huyện Châu Đức đã đầu tư gần như hoàn chỉnh trụ sở cơ quan, ban ngành từ cấp huyện đến cấp xã, hệ thống chợ, trường học, trạm y tế, trung tâm văn hóa, v.v… thường xuyên được quan tâm đầu tư xây dựng mới và nâng cấp, cải tạo sửa chữa góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống về tinh thần và vật chất cho nhân dân tại huyện. Hạ tầng phục vụ nông nghiệp như: Thủy lợi, giao thông nội đồng đã được quan tâm đầu tư phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp tại địa phương; cụ thể như các công trình thủy lợi: hồ chứa nước Đá Đen, hồ Sông Ray, hồ Tầm Bó v.v… với tổng công suất thiết kế khoảng 210 triệu m3 nước và hệ thống kênh chính Sông Ray, kênh chính hồ Tầm Bó, kênh chính hồ Suối Giàu, đập Sông Xoài. Hệ thống nước sạch nông thôn được đầu tư đồng hộ, đã đầu tư xây dựng mới hệ thống cấp nước sạch, phục vụ cấp nước cho 100% xã, thị trấn. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất trên địa bàn huyện ngày càng hoàn thiện, nhiều công trình thủy lợi đầu mối quan trọng được xây dựng và đưa vào khai thác có hiệu quả như: Hồ Sông Ray, hồ Đá Đen, hồ Kim Long, hồ Tầm Bó, hồ Gia Hoét, hồ Đá Bàng… Đến nay, hệ thống giao thông nội vùng của Châu Đức khá hoàn chỉnh, 100% tuyến đường huyết mạch kết nối huyện với các địa phương khác và đường liên xã được thảm nhựa; hơn 90% đường liên thôn, ấp và tuyến hẻm, giao thông nội đồng đã kiên cố, bê tông hóa. Tổng chiều dài đường giao thông trên địa bàn hiện khoảng 903km, tăng 233% so với năm đầu mới thành lập. Nhìn chung, huyện Châu Đức vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, nhu cầu xây dựng các công trình phục vụ cho cộng đồng không ngừng tăng lên. Điều này đòi hỏi các cấp lãnh đạo của huyện cần chú trọng công tác nhận dạng rủi ro trong các dự án đầu tư xây dựng nhằm đáp ứng được nhu cầu sử dụng của
  • 37. 34 người dân, đồng thời nâng cao hiệu quả việc sử dụng nguồn vốn ngân sách của Nhà nước. Hình 2. 1 Bản đồ hành chính huyện Châu Đức (Nguồn: http://chauduc.baria-vungtau.gov.vn/ban-do-hanh-chinh) 2.2 Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trên địa bàn huyện Châu Đức
  • 38. 35 2.2.1 Quy trình thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trên địa bàn huyện Châu Đức Quy trình thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trên địa bàn huyện Châu Đức tuân thủ theo quy định của Luật Xây dựng 2014, trình tự đầu tư xây dựng có 03 giai đoạn gồm chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng (Hình 2.2). Hình 2. 2 Quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng (Nguồn: Điều 50 Luật Xây dựng 2014) Giai đoạn 1: Chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng Các nội dung dự án đầu tư xây dựng trong giai đoạn chuẩn bị bao gồm: Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có); Lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng để xem xét, quyết định đầu tư xây dựng; Thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án; Các công việc cụ thể bao gồm: Xin chủ trương đầu tư, quy hoạch, giao đất, thuê đất và giải phóng mặt bằng.
  • 39. 36 Để xin chủ trương đầu tư cần tiến hành nghiên cứu quy mô, thị trường, tìm kiếm nguồn đất, thông tin về thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất, lên phương án đầu tư và thỏa thuận địa điểm thực hiện quy hoạch dự án. Sau đó tiến hành xin chủ trương đầu tư và phải có văn bản chấp thuận đầu tư của UBND tỉnh, thành phố. Tiếp theo, dự án đầu tư xây dựng cần được phê duyệt quy hoạch. Quy trình được chấp nhận quy hoạch dự án đầu tư xây dựng được thể hiện ở Hình 2.3. Hình 2. 3 Quy trình quy hoạch dự án đầu tư xây dựng (Nguồn: Điều 50 Luật Xây dựng 2014) Sau khi hoàn thành xin chủ trương và quy hoạch dự án chi tiết, việc cần làm tiếp theo là giao đất, cho thuê đất và giải phóng mặt bằng đất nền dự án theo thứ tự: Lập hồ sơ xin giao đất, thuê đất; Chấp nhận địa điểm đầu tư; Phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ tái định cư; Thu hồi đất; Thành lập hội đồng bồi thường của dự án; Lên phương án bồi thường và bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Giai đoạn 2: Thực hiện dự án đầu tư xây dựng Giai đoạn này bao gồm các nội dung: a) Bàn giao, chuẩn bị mặt bằng dự án; b) Khảo sát, đầu tư xây dựng; c) Thiết kế xây dựng; và d) Thi công xây dựng công trình. Ở nội dung bàn giao, chuẩn bị mặt bằng dự án, để có thể được giao đất hoặc
  • 40. 37 thuê đất, cần ký hợp đồng thuê đất hoặc thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước (như đóng tiền sử dụng đất, phí trước bạ, tiền thuê đất); Và nhận bàn giao đất trên bản đồ và thực địa. Sau đó, chủ đầu tư sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Cuối cùng là cần tiến hành việc chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có); Thỏa thuận san lấp kênh rạch, sông ngòi (nếu dự án có san lấp kênh rạch, sông ngòi). Ở nội dung khảo sát, đầu tư xây dựng có thể chia 2 giai đoạn: Khảo sát sơ bộ phục vụ lập báo cáo đầu tư và khảo sát chi tiết phục vụ thiết kế. Các công việc cần làm là: Lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng; Lựa chọn nhà thầu khảo sát xây dựng; Lập và phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng; Thực hiện khảo sát xây dựng; Giám sát công tác khảo sát xây dựng; Khảo sát bổ sung (nếu có); Nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng; Và Lưu trữ kết quả khảo sát xây dựng. Thiết kế xây dựng bao gồm các bước: Thiết kế sơ bộ (trường hợp lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi), thiết kế cơ sở (được thực hiện trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng), thiết kế kỹ thuật; thiết kế bản vẽ thi công và các bước thiết kế khác (nếu có). Giai đoạn thi công xây dựng công trình gồm: Chọn nhà thầu thi công, giám sát; Tiến hành thi công, trong quá trình thi công có thể xin điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình phù hợp với thực tế; Nghiệm thu công trình xây dựng hoàn thành và bàn giao công trình hoàn thành, vận hành, chạy thử và thực hiện các công việc cần thiết khác. Giai đoạn 3: Kết thúc xây dựng và đưa vào sử dụng Nội dung cơ bản của một dự án đầu tư xây dựng trong giai đoạn kết thúc gồm có các công việc cần thực hiện sau: Bàn giao công trình hoàn thành để đưa vào sử dụng; vận hành, chạy thử; thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng; Kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư xây dựng; Giám sát, đánh giá dự án đầu tư
  • 41. 38 xây dựng; Cấp giấy phép hoạt động (Mở ngành, nghề …; Cho phép hoạt động; Chứng nhận đủ điều kiện; Chứng nhận quyền sở hữu công trình/sở hữu nhà ở; Bảo hiểm, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng; và Đăng kiểm chất lượng quốc tế). 2.2.2 Mô hình quản lý dự án đầu tư xây dựng công trên địa bàn huyện Châu Đức Căn cứ vào quy định của Nhà nước về quản lý dự án đầu tư xây dựng, các đơn vị được UBND huyện Châu Đức giao làm chủ đầu tư căn cứ vào quy mô, tính chất của dự án và điều kiện hoàn cảnh thực tế của cơ quan, đơn vị mình để lựa chọn hình thức, mô hình tổ chức quản lý thực hiện dự án phù hợp. Các mô hình quản lý cụ thể như sau: 2.2.2.1 Mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án Mô hình 1: Chủ đầu tư không thành lập Ban quản lý dự án mà sử dụng bộ máy hiện có của mình để trực tiếp tổ chức quản lý thực hiện dự án. Mô hình này được áp dụng đối với dự án quy mô nhỏ có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng, khi bộ máy của chủ đầu tư kiêm nhiệm được việc quản lý thực hiện dự án. (Hình 2.4) Hình 2. 4 Sơ đồ mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án (Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả ) Mô hình 2: Chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án để giúp mình trực tiếp tổ chức quản lý thực hiện dự án, cụ thể: Chủ đầu tư giao cho Ban quản lý dự án hiện có để quản lý thêm dự án mới; Trường hợp Ban quản lý dự án hiện có không đủ điều kiện để quản lý thêm dự án mới thì Chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án mới để
  • 42. 39 quản lý thực hiện dự án. (Hình 2.5) Hình 2. 5 Sơ đồ mô hình Ban quản lý dự án (Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả ) 2.2.2.2 Mô hình chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án Mô hình này được áp dụng đối với dự án quy mô có tổng mức đầu tư trên 15 tỷ đồng. Chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án là hình thức chủ đầu tư ký hợp đồng thuê một pháp nhân khác làm tư vấn quản lý dự án. Trong trường hợp này, chủ đầu tư phải cử cán bộ phụ trách, đồng thời phân giao nhiệm vụ cho các đơn vị thuộc bộ máy của mình thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư và quản lý việc thực hiện hợp đồng của tư vấn quản lý dự án. 2.3 Thực trạng rủi ro trong các dự án đầu tư xây dựng công trên địa bàn huyện Châu Đức, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 2.3.1 Kết quả nghiên cứu dữ liệu thứ cấp 2.3.1.1 Kết quả thực hiện các dự án đầu tư công trong lĩnh vực xây dựng giai đoạn 2016 - 2018
  • 43. 40 Bảng 2. 1 Kết quả thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công giai đoạn 2016 – 2018 (Nguồn: Báo cáo của UBND huyện Châu Đức) Nhìn chung số lượng các dự án đầu tư công trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn huyện Châu Đức giai đoạn 2016 – 2018 giảm qua các năm cả về số lượng dự án sử dụng ngân sách Tỉnh và ngân sách Huyện. Nguyên nhân là trong giai đoạn này, nguồn vốn xây dựng cơ bản cho Tỉnh phân cấp cho Huyện quản lý hàng năm còn hạn chế. Tuy nhiên, ngoài nguồn vốn ngân sách tập trung, nguồn vốn thực hiện chương trình nông thôn mới, nguồn vốn hỗ trợ thực hiện chương trình 135 giai đoạn III thì Huyện đã chủ động tập trung huy động các nguồn vốn khác nhằm thực hiện một số công trình phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương như: Nguồn vốn tín dụng đầu tư thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương, giá trị 15 tỷ đồng; Cải tạo – xây dựng mới hoàn chỉnh các trụ sở thôn (giai đoạn 2, giai đoạn 3) giá trị 39,2 tỷ đồng và Nguồn vốn sửa chữa các tuyến đường giao thông nông thôn, nội đồng trên địa bàn huyện giá trị 29,5 tỷ đồng. 2.3.1.2 Kết quả thực hiện các công trình đầu tư công theo lĩnh vực giai đoạn 2018 - 2020
  • 44. 41 Bảng 2. 2 Kết quả thực hiện các công trình công theo lĩnh vực giai đoạn 2018 – 2020 (Nguồn: Báo cáo của UBND huyện Châu Đức) Có thể thấy trong giai đoạn 2018 – 2020 nói riêng và các giai đoạn khác nói chung, UBND huyện Châu Đức luôn chú trọng đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng trong huyện ở tất cả các lĩnh vực. Cụ thể: a) Nông nghiệp: thực hiện các công trình kiên cố hóa kênh mương; nâng cấp, cải tạo đường nội đồng); b) Điện – Công nghiệp: Thực hiện các công trình như lắp đặt đèn chiếu sáng công cộng; Cải tạo và nâng cấp hệ thống truyền thanh; c) Giao thông vận tải: Thực hiện các công trình liên quan đến việc duy tu, bảo dưỡng hay cải tạo, nâng cấp hệ thống đường giao thông trong huyện; d) Thương mại dịch vụ: Thực hiện các công trình cải tạo, sửa chữa chợ hoặc trung tâm thương mại; e) Giáo dục và đào tạo: Thực hiện các công trình cải tạo, chống xuống cấp các trường học hoặc xây dựng khu bán trú cho các trường; e) Văn hóa – xã hội, Y tế: Thực hiện các công trình cải tạo, sửa chữa các trạm y tế trên địa bàn huyện hoặc xây mới các trung tâm văn hóa; f) Quản lý Nhà nước, Quốc phòng, An ninh: Thực hiện các công trình sửa chữa trụ sở UBND các xã hoặc các cơ sở như Tòa án nhân dân huyện Châu Đức, Ban chỉ huy quân sự huyện, …
  • 45. 42 Tỷ lệ đầu tư công về xây dựng cho các lĩnh vực kinh tế - xã hội của huyện Châu Đức được thể hiện ở Hình 2.6 Hình 2. 6 Tỷ lệ đầu tư công về xây dựng cho các lĩnh vực kinh tế - xã hội của huyện Châu Đức (Nguồn: Kết quả tổng hợp của tác giả ) 2.3.2 Kết quả nghiên cứu dữ liệu sơ cấp 2.3.2.1 Quy trình nghiên cứu Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu, đề tài này đã hệ thống lý thuyết, tổng hợp các kết quả nghiên cứu trước đó để hình thành mô hình nghiên cứu tại huyện Châu Đức. Để xác định chắc chắn về các biến được đưa vào mô hình và nhằm lý giải rõ hơn kết quả khảo sát, nghiên cứu đã thực hiện quy trình nghiên cứu gồm 4 bước: Bước 1: Nghiên cứu định tính: Thảo luận nhóm và hiệu chỉnh thang đo Bước 2: Nghiên cứu định lượng sơ bộ Bước 3: Nghiên cứu định lượng chính thức Bước 4: Kết luận
  • 46. 43 Hình 2. 7 Quy trình nghiên cứu (Nguồn: Tác giả đề xuất) 2.3.2.2 Thông tin về đối tượng khảo sát Mẫu nghiên cứu thông qua điều tra khảo sát, lấy ý kiến đánh giá của cán bộ đã và đang tham gia quản lý tại UBND Huyện Châu Đức, Ban Quản lý dự án, Phòng Kinh tế - Hạ tầng và các chủ thể khác đã và đang là chủ đầu tư của các công trình xây dựng trên địa bàn huyện. Kết quả thu về 130 bảng. Thông tin mẫu khảo sát được thể hiện ở Bảng 2. Về giới tính: Mẫu khảo sát có 85 người là nam giới (chiếm tỷ lệ 65,4%) và 45 người là nữ giới (chiếm tỷ lệ 34,6%).
  • 47. 44 Về độ tuổi: Đa số người được khảo sát có độ tuổi nằm trong khoảng 31 tới 40 tuổi, cụ thể là 65 người chiếm tỷ lệ tương ứng 50%; kế đến là từ 41 tới 50 tuổi, cụ thể là 45 người chiếm tỷ lệ 34,6%; còn nhóm trong độ tuổi từ 21 tới 30 tuổi và từ 51 tuổi trở lên đều chiếm 7,7% tương ứng với 10 người cho mỗi nhóm tuổi. Về trình độ: Đa số người được khảo sát có trình độ Đại học chiếm tỷ lệ 54,6%; trên Đại học chiếm 13,82%; còn lại là trình độ Trung cấp và Cao đẳng. Về thời gian công tác: 50,8% số người được khảo sát có thời gian công tác từ 5 năm đến 15 năm; số người làm việc từ 15 năm đến 25 năm chiếm 30%; còn lại 11,5% và 7,7% số người được có thời gian công tác tương ứng là trên 25 năm và dưới 5 năm. Về vị trí công tác: 4 người được khảo sát làm ở vị trí lãnh đạo (chiếm 3,1%); số người công tác ở vị trí trưởng, phó phòng là 8 người (chiếm 6,2%) và chiếm đa số là những người làm ở vị trí chuyên viên với 118 người (chiếm 90,8%). Bảng 2. 3 Thông tin chung về đối tượng được khảo sát Tiêu chí Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 1. Giới tính Nam 85 65,4 Nữ 45 34,6 2. Độ tuổi 21 – 30 tuổi 10 7,7 31 – 40 tuổi 65 50,0 41 – 50 tuổi 45 34,6 Trên 51 tuổi 10 7,7 3. Trình độ Trên đại học 18 13,8 Đại học 71 54,6 Cao đẳng, Trung cấp 41 31,5
  • 48. 45 Tiêu chí Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 4. Thời gian công tác Dưới 5 năm 10 7,7 5 – 15 năm 66 50,8 15 – 25 năm 39 30,0 Trên 25 năm 15 11,5 5. Vị trí công tác Lãnh đạo 4 3,1 Trưởng, phó phòng 8 6,2 Chuyên viên 106 90,8 (Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát) 2.3.2.3 Phương pháp nghiên cứu Dựa vào các nghiên cứu liên quan đến rủi ro trong dự án đầu tư xây dựng đã nêu trên, đặc biệt là nghiên cứu của Trần Quang Phú (2016) về việc xác định các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến sự hoàn thành các dự án đầu tư xây dựng nông thôn mới tại TP. Hồ Chí Minh, cùng với kết quả phỏng vấn chuyên gia, tác giả lựa chọn nghiên cứu các yếu tố rủi ro là: Chủ đầu tư; Tư vấn xây dựng; Nhà thầu thi công; Thầu phụ, nhà cung ứng; Cộng đồng địa phương; Hệ thống văn bản của Nhà nước . Trong đó: Thang đo Chủ đầu tư (ký hiệu DT) bao gồm 4 biến được kí hiệu DT1, DT2, DT3, DT4 đo lường về Dự án phê duyệt không phù hợp; Nguồn vốn phân bổ không đủ và không kịp thời; Năng lực của Ban quản lý; và Thiếu trách nhiệm trong quản lý. Thang đo Tư vấn xây dựng (ký hiệu TV) bao gồm 4 biến được kí hiệu TV1, TV2, TV3, TV4 đo lường về Hồ sơ thiết kế sai sót; Hồ sơ khảo sát thiết kế thiếu sót; Tư vấn giám sát thiếu năng lực; và Công tác đấu thầu chưa chuyên nghiệp. Thang đo Nhà thầu thi công (ký hiệu NT) bao gồm 4 biến được kí hiệu NT1, NT2, NT3, NT4 đo lường về An toàn lao động nơi công trình thi công; Chậm tiến độ thi công; Máy móc, thiết bị thiếu; và Thiếu trách nhiệm trong thi công công trình.
  • 49. 46 Thang đo Thầu phụ, nhà cung ứng (ký hiệu TP) bao gồm 4 biến được kí hiệu TP1, TP2, TP3, TP4 đo lường về Hủy hợp đồng; Chậm trễ cung ứng vật tư; Lao động có tay nghề kém; và Cung ứng nguyên vật liệu kém chất lượng. Thang đo Cộng đồng địa phương (ký hiệu CD) bao gồm 4 biến được kí hiệu CD1, CD2, CD3, CD4 đo lường về Đóng góp của cộng đồng; Phản ứng tiêu cực của cộng đồng; Biến động kinh tế và Điều kiện tự nhiên. Thang đo Hệ thống văn bản của Nhà nước (ký hiệu VB) bao gồm 4 biến được kí hiệu VB1, VB2, VB3, VB4 đo lường về Quy định về chất lượng công trình; Quy định về môi trường; Quy định về an toàn lao động; và Quy định khác. Đánh giá độ tin cậy thang đo Thang đo trước hết sẽ được phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, các biến có hệ số tương quan biến - tổng (Item - total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và thang đo được chấp nhận để phân tích trong các bước tiếp theo khi có độ tin cậy Cronbach Alpha từ 0,6 trở lên (Nunnally và Burnstein, 1994). Bảng 2. 4 Kết quả nghiên cứu thông qua độ tin cậy Cronbach’s Alpha Biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại biến Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan biến tổng Cronbach’s Alpha nếu loại biến Thang đo “Chủ đầu tư”: Cronbach’s Alpha = 0,685 DT1 12,02 2,201 0,424 0,647 DT2 12,16 2,028 0,507 0,594 DT3 12,20 2,084 0,459 0,625 DT4 12,25 2,001 0,481 0,611 Thang đo “Tư vấn xây dựng”: Cronbach’s Alpha = 0,827 TV1 11,45 6,327 0,599 0,806 TV2 11,42 6,075 0,684 0,767 TV3 11,61 6,039 0,652 0,782 TV4 11,55 6,234 0,677 0,771 Thang đo “Nhà thầu thi công”: Cronbach’s Alpha = 0,792 NT1 11,32 5,985 0,607 0,738 Tải bản FULL (109 trang): https://bit.ly/3fQM1u2 Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
  • 50. 47 Biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại biến Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan biến tổng Cronbach’s Alpha nếu loại biến NT2 11,28 5,988 0,590 0,747 NT3 11,27 6,214 0,545 0,768 NT4 11,20 5,665 0,666 0,707 Thang đo “Thầu phụ, nhà cung ứng”: Cronbach’s Alpha = 0,925 TP1 10,65 3,502 0,770 0,922 TP2 10,75 3,489 0,859 0,892 TP3 10,69 3,501 0,837 0,899 TP4 10,67 3,463 0,841 0,897 Thang đo “Cộng đồng địa phương”: Cronbach’s Alpha = 0,724 CD1 11,16 4,958 0,483 0,683 CD2 11,21 4,957 0,614 0,606 CD3 11,28 5,380 0,460 0,694 CD4 11,22 5,116 0,506 0,667 Thang đo “Hệ thống văn bản của Nhà nước”: Cronbach’s Alpha = 0,864 VB1 10,97 2,774 0,744 0,814 VB2 11,00 2,930 0,639 0,857 VB3 10,98 2,852 0,732 0,820 VB4 11,05 2,687 0,741 0,816 (Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát) Kết quả cho thấy các hệ số Cronbach’s Alpha của các thang đo đều > 0,6; Các hệ số tương quan biến - tổng đều lớn hơn 0,3. Ngoài ra, hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến của từng biến đều nhỏ hơn so với hệ số Cronbach’s Alpha của yếu tố nên việc loại biến là không cần thiết. 24 biến quan sát của 05 thành phần đo lường các yếu tố rủi ro đủ yêu cầu về độ tin cậy. 2.3.2.4 Kết quả đánh giá các yếu tố rủi ro Tiếp theo, trong phần này chúng ta sẽ xem xét cụ thể hơn những đánh giá của các đối tượng khảo sát về từng yếu tố rủi ro trong các dự án đầu tư xây dựng công trên địa bàn huyện Châu Đức. Kết quả được ghi nhận như sau: Đánh giá yếu tố rủi ro Chủ đầu tư
  • 51. 48 Bảng 2. 5 Đánh giá yếu tố rủi ro Chủ đầu tư Biến quan sát Tỷ lệ phần trăm (%) Trung bình 1 2 3 4 5 Dự án phê duyệt không phù hợp 10,8 59,2 30 4,19 Nguồn vốn phân bổ không đủ và không kịp thời 17,7 60,0 22,3 4,05 Năng lực của Ban quản lý 20,0 59,2 20,8 4,01 Thiếu trách nhiệm trong quản lý 23,8 56,2 20,0 3,96 (Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát) Hình 2. 8 Biều đồ đánh giá yếu tố rủi ro Chủ đầu tư (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS) Dựa trên biểu đồ ta thấy: Mức độ đánh giá cho các tiêu chí này kể từ mức Đồng ý khá cao (xấp xỉ 60%) nên yếu tố rủi ro trong dự án đầu tư xây dựng công liên quan đến Chủ đầu tư được cho là yếu tố khá phổ biến. Đặc biệt đối với yếu tố “DT1: Dự án phê duyệt không phù hợp” có đánh giá Hoàn toàn đồng ý là 30%, chứng tỏ trên địa bàn huyện Châu Đức vẫn còn tồn tại nhiều dự án không phù hợp với nhu cầu thực tế của nhân dân địa phương (ví dụ xây dựng chợ nhưng tiểu thương không thuê). Đây cũng là yếu tố được đa số người được khảo sát lựa chọn, tương ứng với Mean = 4,19. Chính yếu tố DT1 4.19 4.05 4.01 3.96 Dự án phê duyệt không phù hợp Nguồn vốn phân bổ không đủ và không kịp thời Năng lực của Ban quản lý Thiếu trách nhiệm trong quản lý Tải bản FULL (109 trang): https://bit.ly/3fQM1u2 Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
  • 52. 49 này đã gây ra gánh nặng không nhỏ cho nguồn ngân sách, từ đó dẫn đến rủi ro do “DT2: Nguồn vốn phân bổ không đủ và không kịp thời” với 60% đánh giá ở mức Đồng ý, tương ứng với Mean = 4,05. Trong nhóm nhân tố Chủ đầu tư thì yếu tố “DT3: Năng lực của Ban quản lý” cũng là yếu tố được đánh giá ở mức độ rủi ro cao (với tỷ lệ người được khảo sát là 59,2% đánh giá ở mức Đồng ý), Mean = 4,01. Trình độ chuyên môn của nhân viên Ban quản lý là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự thành công hay thất bại của một dự án đầu tư xây dựng công trình công. Những công tác trong quá trình quản lý như vận động người dân di dời để giải phóng mặt bằng hay tính toán mức đền bù nếu không làm tốt có thể kéo dài thời gian thực hiện dự án, dẫn đến việc dự án bị chậm tiến độ. Nếu Ban quản lý không đáp ứng đủ yêu cầu về năng lực chuyên môn sẽ không phát hiện được những sai sót hoặc những điểm thiếu hợp lý trong các hồ sơ khảo sát cũng như hồ sơ thiết kế dự án. Việc thiếu kinh nghiệm trong công tác kiểm tra, thẩm định hay giám sát dự án trong suốt quá trình thi công công trình cũng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng liên quan đến chất lượng công trình và cả sự an toàn cho người sử dụng. Liên quan đến năng lực thì tinh thần trách nhiệm của nhóm quản lý trong việc thực hiện một dự án đầu tư xây dựng công cũng được chú trọng. Yếu tố “DT4: Thiếu trách nhiệm trong quản lý” mặc dù được đánh giá ở mức Bình thường cao hơn những yếu tố còn lại trong nhóm nhân tố Chủ đầu tư nhưng phần lớn người được khảo sát vẫn Đồng ý rằng việc thiếu trách nhiệm trong quản lý có thể dẫn đến những tổn thất đối với các dự án đầu tư xây dựng công như thất thoát nguyên vật liệu hoặc chất lượng công trình không đảm bảo.  Đánh giá yếu tố rủi ro Tư vấn xây dựng 8733133