SlideShare a Scribd company logo
1 of 118
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU
TƯ TẠI BAN QUẢN LÝ ĐẦÙ TƯ VÀ XÂY DỰNG THỦY LỢI 9
- BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh
Mã số: CH1612B
ĐẶNG THỊ HUỆ
Hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHƯỚC MINH HIỆP
Thành phố Hồ Chí Minh - 2018
ii
LỜI CAM ĐOAN
***
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự
án tại Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng thủy lợi 9 - Bộ Nông Nghiệp Và Phát
Triển Nông Thôn” là công trình nghiên cứu và của cá nhân tôi trên cơ sở nghiên cứu
các lý thuyết đã học, nghiên cứu khảo sát thực tiễn và được hướng dẫn của Phó giáo
sư, Tiến sĩ Phước Minh Hiệp.
Các kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Các tư liệu, tài liệu tham khảo từ các
nghiên cứu trước đều được ghi chú dẫn nguồn đầy đủ theo qui định.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của luận văn.
Học viên
Đặng Thị Huệ
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến giáo viên hướng dẫn khoa học PGS.
TS. Phước Minh Hiệp – Trưởng Ban tạp chí Công sản. Thầy đã dành nhiều tâm huyết,
tận tình hướng dẫn chỉ bảo tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô giáo Khoa sau đại học của Trường
Đại học Văn Lang đã tận tâm truyền đạt kiến thức và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi
thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp tại Ban Quản lý Đầu tư và Xây
dựng thủy lợi 9 - Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn đã tạo điều kiện giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình thu thập tài liệu cho đề tài.
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ,
động viên, khích lệ rất nhiều từ phía gia đình và bạn bè. Tôi xin chân thành cảm ơn sự
giúp đỡ và ghi nhận những tình cảm quí báu đó.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn
Đặng Thị Huệ
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................3
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................5
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................6
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................8
1. Sự cần thiết của đề tài ..................................................................................8
2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................9
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 10
CHƯƠNG 1: ............................................................................................................ 11
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNH ...................................................................................................... 11
1.1. Khái niệm và thuật ngữ.............................................................................. 11
1.1.1. Khái niệm về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình............................. 11
1.1.2. Khái niệm liên quan đến diên quan đến dự án thuỷ lợi............................... 11
1.1.3. Khái niệm về quản lý, hiệu quả quản lý, quản lý dự án, quản lý đầu tư xây
dựng 12
1.1.4. Các giai đoạn thực hiện quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình............. 13
1.2. Những vấn đề chung về dự án và quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
thuỷ lợi 14
1.2.1. Tổng quan về dự án.................................................................................... 14
1.2.2. Quản lý dự án ............................................................................................ 17
1.2.3. Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi..................................... 24
1.2.3.1. Bản chất của các dự án đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi....................... 24
1.2.3.2. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật của dự án xây dựng công trình thuỷ lợi......... 26
1.2.3.3. Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi. ..................... 27
1.2.4. Cơ sở pháp lý về quản lý dự án đầu tư xây dựng ở Việt Nam.................... 50
1.2.4.1. Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013. ................................... 51
1.2.4.2. Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc hội ........... 51
1.2.4.3. Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014...................................... 53
1.2.4.4. Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013....................................... 54
1.2.4.5. Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 15/10/2014 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu ...................................... 54
1.2.4.6. Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về Quản lý dự
án đầu tư xây dựng và Nghị định số 42/2017/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung một
số Điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP. ...................................................... 56
1.2.4.7. Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về Quản lý chi
phí công trình xây dựng ............................................................................. 57
1.2.4.8. Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về Quản lý
chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.................................................. 58
1.2.4.9. Các Thông tư hướng dẫn về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình ..... 58
1.2.5. Các tiêu chí đánh giá công tác QLDA ĐTXD ............................................ 59
1.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý dự án xây dựng...................... 60
CHƯƠNG 2: ............................................................................................................ 63
TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................. 63
2.1. Tổng quan về các nghiên cứu trước ........................................................... 63
2.2. Tổng quan về Ban Quản Lý Đầu Tư Và Xây Dựng Thủy Lợi 9................. 65
2.2.1. Chức năng nhiệm vụ của Ban Quản Lý Đầu Tư Và Xây Dựng Thủy Lợi 965
2.2.2. Cơ cấu tổ chức của Ban Quản Lý Đầu Tư Và Xây Dựng Thủy Lợi 9........ 66
2.3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 70
2.3.1. Khung lý thuyết ......................................................................................... 70
2.3.2. Phương pháp thu thập tài liệu..................................................................... 71
2.3.3. Phương pháp phân tích đánh giá ............................................................... 73
CHƯƠNG 3 ............................................................................................................. 74
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................................... 74
3.1. Thực trạng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi tại Ban 9 .... 74
3.1.1. Quản lý trình tự, thủ tục lập dự án đầu tư xây dựng công trình. .................. 74
3.1.2. Quản lý công tác lựa chọn nhà thầu trong hoạt đông xây dựng................... 78
3.1.3. Quản lý công tác thi công xây dựng công trình .......................................... 87
3.1.3.1. Các bước thực hiện công tác quản lý thi công xây dựng công trình............ 87
3.1.3.2. T ình.ây dựngquì kinh.ây dựng cônghát các bênợng bộ phận công trình,
hạng mục công trình và công trình xâ........................................................ 90
3.1.3.3. Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình............................................. 92
3.1.3.4. Quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình ...................................... 95
3.1.3.5. Qu.n lý an toàn lao đết quả nghiệm thu, thanh d lý Công tác quản lý an toàn
lao động trên công trường được thực hiện như sau : ................................... 99
3.1.3.6. Quản lý môi trường xây dựng .................................................................... 78
3.1.3.7. Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình................................................ 79
3.1.3.8. Quản lý công tác thanh quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình............ 84
3.1.3.9. Quản lý nguồn nhân lực tham gia dự án..................................................... 88
3.1.3.10. Quản lý nguồn nhân lực thuộc Ban:........................................................... 91
3.1.3.11. Quản lý nguồn nhân lực khác .................................................................... 96
3.2. Những tồn tại trong công tác quản lý dự án đầu tư XDCT thuỷ lợi tại Ban 9
98
3.2.1. Tồn tại trong công tác quản lý trình tự lập dự án đầu tư XDCT.................. 98
3.2.2. Tồn tại trong công tác lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng......... 102
3.2.3. Tồn tại trong quản lý thi công xây dựng công trình.................................. 102
3.2.4. Tồn tại trong công tác quản lý chi phí:..................................................... 103
3.2.5. Tồn tại trong công tác quản lý nhân lực tham gia dự án ........................... 104
3.2.6. Tổ chức quản lý đầu tư xây dựng công trình còn chậm đổi mới. .............. 105
3.3. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong công tác quản lý của Ban 9.. 105
3.3.1. Nguyên nhân thể chế................................................................................ 105
3.3.2. Chính sách về xây dựng cơ bản còn hạn chế ............................................ 106
3.3.3. Nguyên nhân về trình độ quản lý.............................................................. 107
3.3.4. Năng lực của các nhà thầu còn chưa đáp ứng được về lượng và chất ....... 108
3.3.5. Nguyên nhân về kỹ thuật và công cụ quản lý ........................................... 108
3.3.6. Nguyên nhân gây chậm tiến độ, đội vốn dự án......................................... 109
CHƯƠNG 4: .......................................................................................................... 110
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
TẠI BAN QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG THỦY LỢI 9 ............ 110
4.1. Phương hướng hoạt động của Ban 9......................................................... 110
4.1.1. Phương hướng phát triển.......................................................................... 110
4.1.2. Mục tiêu 111
4.1.3. Quan điểm hoàn thiện quản lý đầu tư các dự án tại Ban 9 ........................ 112
4.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư tại Ban 9 ....... 115
4.2.1. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ của Ban 9..................................... 115
4.2.2. Nâng cao chất lượng các công việc trong giai đoạn chuẩn bị đầutư ......... 117
4.2.3. Xác định rõ cơ chế phối hợp và kiểm tra giữa các bên liên quan trong thực
hiện đầu tư............................................................................................... 118
4.2.4. Sử dụng các kỹ thuật và công cụ quản lý dự án........................................ 119
4.2.5. Tăng cường công tác Thông tin về dự án đầu tư....................................... 121
CHƯƠNG 5: .......................................................................................................... 122
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 122
5.1. Kết luận 122
5.2. Kiến nghị................................................................................................. 124
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 126
v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. 1: Các ràng buộc bối cảnh dự án.................................................................. 17
Bảng 3. 1. Kết quả phê duyệt dự án ĐTXDCT giai đoạn ( 2013-2017) ..................... 77
Bảng 3. 2. Tổng hợp kết quả lựa chọn nhà thầu giai đoạn 2013-2017 ....................... 83
Bảng 3. 3: Tổng hợp kết quả đánh gía hồ sơ dự thầu một số gói thầu điển hình năm
2017. Gói thầu TV1-JICA3: Khảo sát, thiết kế và giám sát thực hiện dự
án Quản lý nước Bến Tre....................................................................... 84
Bảng 3. 4: Tổng hợp kết quả đánh gía hồ sơ dự thầu một số gói điển hình năm 2017 -
Gói thầu: Công trình trạm bơm Cấp 1 - Dự án: Thủy lợi Mía Đồng nai . 86
Bảng 3. 5 : Tổng hợp kết quả kiểm tra công tác thi công xây dựng các gói thầu (xây
lắp, thiết bị) giai đoạn 2013-2017. ......................................................... 90
Bảng 3. 6. Kết quả kiểm tra công tác thi công xây dựng một số nhà thầu xây lắp điển
hình năm 2014-2017.............................................................................. 91
Bảng 3. 7.Tổng hợp kết quả tiến độ thi công các gói thầu xây lắp, thiết bị giai đoạn
2013-2017 ............................................................................................. 93
Bảng 3. 8. Tiến độ thực hiện các dự án..................................................................... 94
Bảng 3. 9.Tổng hợp kết quả nghiệm thu, thanh, quyết toán các dự án đầu tư giai đoạn
2014-2017 (đvt: 1.000 đồng) ................................................................. 97
Bảng 3. 10. Kết quả kiểm tra công tác ATLĐ trên công trường xây dựng của một số nhà
thầu xây lắp năm 2016-2017................................................................... 100
Bảng 3. 11: Tổng hợp kết quả thực hiện Tổng mức đầu tư, Dự toán xây dựng các công
trình giai đoạn 2016-2017 (ĐVT: 1.000đ)............................................. 82
Bảng 3. 12: Tổng hợp kết quả thực hiện vốn đầu tư năm 2016, 2017 (ĐVT: triệu đồng)
.............................................................................................................. 86
Bảng 3. 13. Bố trí nhân lực quản lý dự án đầu tư XDCT của Ban 9, giai đoạn (2013-
2017) ..................................................................................................... 92
vi
DANH MỤC HÌNH
Hình 1. 1. Mô hình chu kì dự án đầu tư..................................................................... 16
Hình 1. 2. Chu trình quản lý dự án............................................................................ 19
Hình 1. 3. Mối quan hệ giữa ba mục tiêu: Thời gian, chi phí và kết quả.................... 21
Hình 1. 4. Nội dung quản lý dự án............................................................................ 22
Hình 1. 5. Quản lý đấu thầu ...................................................................................... 30
Hình 1. 6. Nội dung quản lý chất lượng .................................................................... 33
Hình 1. 7. Quản lý tiến độ......................................................................................... 35
Hình 1. 8. Nội dung quản lý chi phí .......................................................................... 42
Hình 1. 9 .Nội dung quản lý nguồn nhân lực............................................................. 46
Hình 2. 1: Tổ chức bộ máy ....................................................................................... 69
Hình 2. 2. Khung lý thuyết ....................................................................................... 71
Hình 3. 1: Quy trình quản lý công tác lập dự án ĐTXDCT tại Ban 9 ........................ 74
Hình 3. 2. Quy trình lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng tại Ban 9 ............. 80
Hình 3. 3. Quy trình quản lý chất lượng dự án ĐTXDCT tại Ban 9.......................... 88
Hình 3. 4. Quy trình quản lý Tổng mức đầu tư, Dự toán xây XDCT tại Ban 9 .......... 80
Hình 3. 5. Quy trình quản lý công tác thanh quyết toán vốn đầu tư........................... 85
Hình 3. 6. Tổ chức nhân lực quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình..................... 91
Hình 3. 7. Hình ảnh về dự án Thủy lợi Phước Hòa.................................................. 100
Hình 4. 1. Hệ thống thoát nước ngầm tại Nhật Bản................................................ 113
Hình 4. 2Hệ thống kênh mương kiên cố, hiện đại, khoa học ở Fukagawa (Hokkaido)
............................................................................................................ 114
Hình 4. 3. Đường hầm SMART Tunnel ở Kuala Lumpur. ...................................... 114
Hình 4. 4. Dự án Delta Works ở Hà Lan................................................................. 115
Hình 4. 5: Tổ chức phối hợp các bên tham gia dự án .............................................. 118
vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ChN viết tắt Chữ đầy đủ
DA Dhhữ
KH Kế hoạch
QT Quyết toán
TT Thanh toán
TK Thiết kế
DT Dự toán
LĐ Lao động
ĐTXDCT Đầu tư xây dựng công trình
QLDAĐT Quản lý dự án đầu tư
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn TMĐT
Tổng mức đầu tư
ĐBGPMB Đền bù giải phóng mặt bằng
UBND Ủy ban nhân dân
TKKT Thiết kế kỹ thuật
BVTC Bản vẽ thi công
TDT Tổng dự toán
ATLĐ An toàn lao động
ĐT&XDTL ĐầĐ&XDTvà xây dTLn thy dTLn
5
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Đã nhiều năm qua, các quốc gia trên thế giới trong đó có việt nam đều thống
nhất những thách thức chung đối với ngành nước trong khu vực, bao gồm : sự thiếu
hụt về nước và hạn hán; lũ lụt, ngập úng các vùng đất và khu dân cư; thiếu khả năng
tiếp cận nguồn nước sạch, nước uống và các thiết bị vệ sinh cho cộng đồng, đặc biệt
là những người nghèo; suy thoái môi trường trong các lưu vực nhỏ và vùng hạ lưu
châu thổ, sự gia tăng ô nhiễm các nguồn nước; sự thiếu hụt tài chính trong phát triển
và quản lý cơ sở hạ tầng về nước; sự cần thiết nâng cao giá trị của nước về mặt kinh
tế-xã hội; sự hạn chế trong phát triển thể chế, nâng cao năng lực và nhận thức của
cộng đồng. Các quốc gia trên thế giới cũng đặc biệt chú trọng đến công tác quản lý
nguồn nước trong quốc gia cùng với việc tài trợ phát triển công tác này cho các quốc
gia đang phát triển.
Đối với nước ta trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp và nông thôn trong
thời kỳ mới, công tác quản lý các công trình thuỷ lợi cũng đặc biệt được chú trọng,
được đưa ra là một trong những tiền đề để kinh tế phát triển . Các dự án thủy lợi từ
chỗ chỉ quan tâm phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp, nay đã thực sự được
xem như là một trong những giải pháp kỹ thuật cho sự phát triển và sử dụng tổng hợp
nguồn tài nguyên nước; phục vụ sản xuất nông - Lâm- Ngư nghiệp, cung cấp nước
sạch cho sinh hoạt và công nghiệp. Nhiều dự án đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong
công tác giảm nhẹ rủi ro do thiên tai, bảo vệ tính mạng và tài sản cho nhân dân.
Nhìn li nước ta trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp và nông thôn trong
thời kỳ lợi trong những năm qua, chúng ta nhận thấy nổi lên những vấn đề như : Thực
hiện dự án chậm, khả năng giải ngân thấp so với yêu cầu, công tác thanh quyết toán
kéo dài, công trình chậm đưa vào sử dụng dẫn đến hiệu quả đầu tư hạn chế. Một số dự
án xây dựng chưa nhận được nhiều sự đồng thuận của người dân. Vấn đề này có thể
do thông tin dự án đều hoặc chưa đầy đủ cho nhân dân, có thể do mâu thuẫn giữa các
nhóm lợi ích khác nhau nhưng cũng có thể có dự án chưa thực sự khả thi và chưa hẳn
đã thuyết phục về hiệu quả tổng hợp không chỉ kinh tế mà còn là môi trường và xã
5
hhìn li nước ta trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp và nông thôn trong thời kỳ lợi
trong những năm qua, chúng ta nhận thấy nổi lên những vấn đề như : Thực hiện dự án
chậm, khả năng giải ngân thấpng quá trình chuẩn bị dự án đặc biệt là sự chậm trễ
trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng. Thời gian qua do nhiều lý do, trong đó có
lý do thuộc về quản lý đầu tư của nhà nước, dẫn đến hầu hết các nhà thầu xây dựng
thủy lợi đã và đang bị suy yếu, nhân lực tốt ra đi, máy móc không được tăng cường,
công nghệ lạc hậu, quản lý yếu kém…Từ những lý do trên đòi hỏi nhu cầu hoàn thiện
công tác quản lý đầu tư các dự án thủy lợi là một nhiệm vụ cấp thiết.
Xuìn li nước ta trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp và uản lý triển khai
thực hiện dự án đầu tư xây dựng tại Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 9- Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và tuìn li nước ta trong sự nghiệp phát triển
nông nghiệp và uản lý triển khai thực hiện dự áGiải pháp hoàn thiện công tác
quản lý dự án tại Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng thủy lợi 9 - Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn” đìn li nước ta trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp và uản
lý triển khai thực hiện dự áGiải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án tại Ban Quản
lý Đầquyết những vấn đề thực tiễn nêu trên.
2. Mục tiêu nghiên cứu
 Mục tiêu chung
Nghiên cứu này nhằm đánh giá được hiệu quả quản lý dự án đầu tư xây dựng
công trình thủy lợi tại Ban Quản lý đầu tư và Xây dựng thủy lợi 9 (Ban 9). Từ đó đưa
ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện năng lực quản lý dự án đầu tư và xây dựng các
công trình thủy lợi.
 Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung, đề tài tập trung giải quyết một số mục tiêu cụ
thể sau:
Hệ thống cơ sở lý luận về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
Đánh giá thực trạng hoạt động quản lý đầu tư dự án xây dựng công trình thuỷ
lợi tại Ban 9, Bộ NN&PTNT .
Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện năng lực quản lý dự án đầu tư xây
5
dựng công trình tại Ban 9.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là:
- Dự án xây dựng công trình thuỷ lợi
- Hoạt động quản lý của Ban 9.
Phạm vi nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: đề tài nghiên cứu tại Ban 9, địa chỉ số 02 đường
Trường sa, Phường 17, Quận Bình Thạnh, Tp.Hồ Chí Minh.
- Thời gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu nội dung quản lý dự án đầu tư xây
dựng công trình của Ban 9 từ năm 2013 đến 2017.
11
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU
TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
1.1. Khái niệm và thuật ngữ
1.1.1. Khái niệm về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
Dự án đầu tư xây dựng công trình theo định nghĩa của luật Xây dựng: Dự án
đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây
dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát
triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời
hạn nhất định.
Đầu tư là hoạt động sử dụng tiền vốn, tài nguyên trong 1 thời gian dự án
nhằm thu về lợi nhuận hoặc lợi ích kinh tế xã hội.
Dự án đầu tư là tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng
hoặc cải tạo những đối tượng nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng,
cải tiến hoặc nâng cao chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ nào đó trong một khoảng
thời gian xác định.
Vốn Nhà Nước là vốn thuộc sở hữu toàn dân hoặc có nguồn gốc toàn dân do
Nhà nước thống nhất quản lý theo pháp luật.
Người có thẩm quyền quyết định đầu tư là tổ chức hoặc cơ quan Nhà nước
được Chính phủ giao quyền hoặc ủy quyền quyết định đầu tư.
Chủ đầu tư là cá nhân hoặc tổ chức có tư cách pháp nhân được giao trách nhiệm
trực tiếp quản lý, sử dụng vốn đầu tư theo qui định của pháp luật.
1.1.2. Khái niệm liên quan đến diên quan đến dự án thuỷ lợi
Theo Luật Thuỷ lợi số 08/2017/QH14 thì một số khái niệm liên quan đến vấn
đề thuỷ lợi được định nghĩa như sau:
Thủy lợi là tổng hợp các giải pháp nhằm tích trữ, điều hòa, chuyển, phân phối,
cấp, tưới, tiêu và thoát nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sản
12
xuất muối; kết hợp cấp, tiêu, thoát nước cho sinh hoạt và các ngành kinh tế khác; góp
phần phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo
đảm an ninh nguồn nước.
Hoạt động thủy lợi bao gồm điều tra cơ bản, chiến lược, quy hoạch thủy lợi;
đầu tư xây dựng công trình thủy lợi; quản lý, khai thác công trình thủy lợi và vận hành
hồ chứa thủy điện phục vụ thủy lợi; dịch vụ thủy lợi; bảo vệ và bảo đảm an toàn công
trình thủy lợi.
Công trình thủy lợi là công trình hạ tầng kỹ thuật thủy lợi bao gồm đập, hồ
chứa nước, cống, trạm bơm, hệ thống dẫn, chuyển nước, kè, bờ bao thủy lợi và công
trình khác phục vụ quản lý, khai thác thủy lợi.
Chủ sở hữu công trình thủy lợi là cơ quan, tổ chức được Nhà nước giao quyền,
trách nhiệm đại diện chủ sở hữu đối với công trình thủy lợi sử dụng vốn nhà nước; tổ
chức, cá nhân tự đầu tư xây dựng công trình thủy lợi.
Chủ quản lý công trình thủy lợi là cơ quan chuyên môn thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về thủy lợi thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban
nhân dân các cấp hoặc tổ chức được Nhà nước giao quyền, trách nhiệm đại diện chủ
sở hữu; tổ chức thủy lợi cơ sở; tổ chức, cá nhân tự đầu tư xây dựng công trình thủy
lợi.
Như vậy công trình đầu tư xây dựng thuỷ lợi là các dự án công trình hạ tầng
kỹ thuật về đập, hồ chứa nước, cống, trạm bơm, hệ thống dẫn, chuyển nướhuật liên
quan đến thủy lợi nêu ở trong Luật này.
1.1.3. Khái niệm về quản lý, hiệu quả quản lý, quản lý dự án, quản lý đầu tư
xây dựng
Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức đều có, nó gồm 05 yếu tố tạo thành
là: Kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện, điều chỉnh và kiểm soát thực hiện
ấy.
Hiệu quả quản lý Là kết quả đạt được của một quá trình hoạt động của tổ
chức so với những chi phí ban đầu đã bỏ ra.
Quản lý dự án là quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực và
giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời
hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt được các yêu cầu đã định về kỹ thuật
và chất lượng sản phẩm dịch vụ, bằng những phương pháp và điều kiện tốt nhất cho
phép.
Quản lý đầu tư xây dựng là quản lý Nhà nước về quá trình đầu tư và xây
13
dựng từ bước xác định dự án đầu tư để thực hiện đầu tư và cả quá trình đưa dự án vào
khai thác, sử dụng đạt mục tiêu đã định.
Tổng mức đầu tư là toàn bộ chi phí đầu tư và xây dựng (kể cả vốn sản xuất
ban đầu) và là giới hạn chi phí tối đa của dự án được xác định trong quyết định đầu tư.
Tổng mức đầu tư bao gồm những chi phí cho việc chuẩn bị đầu tư, chi phí thực hiện đầu
tư và xây dựng, chi phí chuẩn bị sản xuất, lãi vay ngân hàng của chủ đầu tư trong thời
gian thực hiện đầu tư, vốn lưu động ban đầu cho sản xuất (đối với dự án sản xuất), chi
phí bảo hiểm, chi phí dự phòng.
Tổng dự toán công trình là tổng mức chi phí cần thiết cho việc đầu tư xây
dựng công trình thuộc dự án, được tính toán cụ thể ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật. Tổng
dự toán công trình bao gồm các khoản chi phí có liên quan đến khảo sát, thiết kế, xây
lắp, mua sắm thiết bị, chi phí sử dụng đất đai, đền bù và giải phóng mặt bằng, chi phí
khác vá chi phí dự phòng.
Vốn đầu tư được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp đã được thực hiện
trong quá trình đầu tư để đưa dự án vào khai thác sử dụng. Chi phí hợp pháp là chi phí
theo đúng hợp đồng đã ký kết, đảm bảo đúng chế độ kế toán của Nhà nước và được
kiểm toán khi có yêu cầu của người có thẩm quyền quyết định đầu tư.
Tiêu chuẩn xây dựng là các tiêu chuẩn kỹ thuật được qui định để thực hiện
các công việc khảo sát, thiết kế, xây lắp, nghiệm thu đảm bảo chất lượng công trình,
áp dụng cho từng loại chuyên ngành xây dựng do Nhà nước hoặc các Bộ quản lý xây
dựng chuyên ngành ban hành.
Quy chuẩn xây dựng là văn bản qui định các yêu cầu kỹ thuật tối thiểu bắt
buộc phải tuân thủ đối với mọi hoạt động xây dựng và các giải pháp tiêu chuẩn xây
dựng được sử dụng để đạt các yêu cầu do Bộ Xây Dựng thống nhất ban hành.
1.1.4. Các giai đoạn thực hiện quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu, đáp ứng được yêu cầu của Bên mời
thầu trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu.
Xét thầu là quá trình phân tích, danh giá các hồ sơ nhận thầu, để xét chọn bên
trúng thầu.
14
Bên mời thầu là chủ đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của chủ đầu tư, có dự án
cần đấu thầu.
Nhà thầu là tổ chức kinh tế có đủ điều kiện và tư cách pháp nhân để tham gia
đấu thầu… Nhà thầu có thể là cá nhân, trong trường hợp đấu thầu tuyển chọn tư vấn.
Gói thầu là một phần công việc của dự án đầu tư được chia theo tính chất hoặc
trình tự thực hiện dự án; có quy mô hợp lý và đảm bảo tính đồng bộ của dự án; để tổ
chức lựa chọn nhà thầu. "Gói thầu" cũng có thể là toàn bộ dự án.
Tư vấn đầu tư và xây dựng là hoạt động đáp ứng các yêu cầu về kiến thức,
kinh nghiệm chuyên môn cho bên mời thầu, trong việc xem xét quyết định kiểm tra
quá trình đầu tư và thực hiện đầu tư.
Sơ tuyển là bước lựa chọn các nhà thầu có đủ tư cách và năng lực để tham dự
đấu thầu.
Nộp thầu là thời hạn nhận hồ sơ dự thầu, được quy định trong hồ sơ mới thầu.
Mở thầu là thời điểm tổ chức mở các hồ sơ dự thầu, được quy định trong hồ
sơ mời thầu.
Danh sách ngắn là danh sách thu hẹp các nhà thầu được lựa chọn qua các
cuộc đánh giá hồ sơ dự thầu.
1.2. Những vấn đề chung về dự án và quản lý dự án đầu tư xây dựng công
trình thuỷ lợi
1.2.1. Tổng quan về dự án
Trên phương diện phát triển, có hai cách hiểu về dự án: Cách hiểu “tĩnh” và
cách hiểu “động”. Theo cách hiểu “tĩnh” thì dự án là hình tượng về một tình huống
(một trạng thái) mà ta muốn đạt tới. Theo cách hiểu thứ hai: “ Dự án là một lĩnh vực
hoạt động đặc thù, một nhiệm vụ cần phải được thực hiện với phương pháp riêng,
nguồn lực riêng và theo một kế hoạch tiến độ nhằm tạo ra một thực thể mới”.
Trên phương diện quản lý: “Dự án là những nỗ lực có thời hạn nhằm tạo ra
một sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất”.
Định nghĩa này nhấn mạnh hai đặc tính: (1) Nỗ lực tạm thời, nghĩa là mọi dự
án đầu tư đều có điểm bắt đầu và kết thúc xác định. Dự án kết thúc khi mục tiêu của
15
dự án đã đạt được hoặc dự án bị loại bỏ. (2) Sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất. Sản
phẩm hoặc dịch vụ duy nhất là sản phẩm hoặc dịch vụ khác biệt so với những sản
phẩm tương tự đã có hoặc dự án khác.
 Những đặc trưng cơ bản của dự án:
Một là, dự án có mục đích, kết quả xác định: Tất cả các dự án đều phải có kết
quả được xác định rõ. Kết quả này có thể là một tòa nhà, một dây chuyền sản xuất
hiện đại… Mỗi dự án lại bao gồm một tập hợp nhiều nhiệm vụ cần được thực hiện.
Mỗi nhiệm vụ cụ thể lại có một kết quả riêng, độc lập. Tập hợp các kết quả cụ thể của
các nhiệm vụ hình thành nên kết quả chung của dự án. Nói cách khác, dự án là một hệ
thống phức tạp, được phân chia thành nhiều bộ phận khác nhau để thực hiện và quản
lý nhưng đều phải thống nhất đảm bảo các mục tiêu chung về thời gian, chi phí và
việc hoàn thành với chất lượng cao.
Hai là, dự án có chu kì phát triển riêng và có thời gian tồn tại hữu hạn: Dự án
là một sự sáng tạo, giống như các thực thể sống, dự án cũng trải qua các giai đoạn:
hình thành, phát triển, có thời điểm bắt đầu, kết thúc… Dự án không kéo dài mãi mãi.
Mọi dự án đều có chu kì sống, nó bắt đầu khi một mong muốn hoặc một nhu cầu của
người, tổ chức yêu cầu và nếu mọi việc tốt đẹp nó sẽ được kết thúc sau khi bàn giao
cho người, tổ chức yêu cầu một sản phẩm hoặc dịch vụ như là một sự thỏa mãn cho
nhu cầu của họ.
Theo mô hình này mức độ sử dụng các nguồn lực (Vật tư, máy móc thiết
bị…) tăng dần và đạt cao nhất ở giai đoạn thực hiện dự án, nó tỷ lệ với chi phí của dự
án. Chu kì sống của dự án được coi là biến động vì nó diễn ra theo các giai đoạn rất
khác nhau, chúng được phân biệt bằng bản chất các hoạt động của chúng cũng như
bằng số lượng và loại nguồn lực mà chúng đòi hỏi.
16
Hình 1. 1. Mô hình chu kì dự án đầu tư
Ba là, sản phẩm của dự án mang tính chất đơn chiếc, độc đáo (mới lạ): Khác
với quá trình sản xuất liên tục và gián đoạn, kết quả của dự án không phải là sản phẩm
sản xuất hàng loạt, mà có tính khác biệt cao. Sản phẩm và dịch vụ do dự án đem lại là
duy nhất, hầu như không lặp lại như Kim tự tháp Ai Cập hay đê chắn lũ Sông Thames
ở London... Tuy nhiên, ở nhiều dự án khác, tính duy nhất ít rõ ràng hơn và dễ bị che
đậy bởi tính tương tự giữa chúng. Nhưng điều khẳng định là chúng vẫn có thiết kế
khác nhau, vị trí khác nhau, khách hàng khác… điều đó cũng tạo nên nét duy nhất,
độc đáo, mới lạ của dự án.
Bốn là, dự án liên quan đến nhiều bên và có sự tương tác phức tạp giữa các
bộ phận quản lý chức năng với quản lý dự án. Dự án nào cũng có sự tham gia của
nhiều bên hữu quan như chủ đầu tư, người hưởng thụ dự án, các nhà tư vấn, nhà thầu,
các cơ quan quản lý nhà nước… Tùy theo tính chất của dự án và yêu cầu của chủ đầu
tư mà sự tham gia của các thành phần trên cũng khác nhau. Giữa các bộ phận quản lý
chức năng và bộ phận quản lý dự án thường xuyên có quan hệ với nhau và cùng phối
hợp thực hiện nhiệm vụ nhưng mức độ tham gia của các bộ phận không giống nhau.
Tính chất này của dự án dẫn đến hai hậu quả nghiêm trọng: (1) không dễ các bên
tham gia có cùng quyền lợi, định hướng và mục tiêu; (2) khó khăn trong việc quản lý,
điều phối nguồn lực… để thực hiện thành công mục tiêu của dự án, các nhà quản lý
17
dự án cần duy trì thường xuyên mối liên hệ với các bộ phận quản lý khác.
Năm là, môi trường hoạt động “va chạm”. Quan hệ giữa các dự án là quan hệ
chia nhau cùng một nguồn lực khan hiếm của tổ chức. Dự án “cạnh tranh” lẫn nhau và
với các hoạt động tổ chức sản xuất khác về tiền vốn, nhân lực, thiết bị… Do đó, môi
trường quản lý dự án có nhiều quan hệ phức tạp nhưng năng động.
Sáu là, tính bất định và rủi ro cao. Hầu hết các dự án đòi hỏi quy mô tiền vốn, vật tư
và lao động rất lớn để thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Mặt khác, thời
gian đầu tư và vận hành kéo dài nên các dự án đầu tư phát triển thường có độ rủi ro
cao. Tuy nhiên các dự án không chịu cùng một mức độ không chắc chắn, nó phụ
thuộc vào: Tầm cỡ của dự án, mức độ hao mòn của dự án, công nghệ được sử dụng,
mức độ đòi hỏi của các ràng buộc về chất lượng, thời gian, chi phí, tính phức tạp và
tính không thể dự báo được của môi trường dự án…
Ngoài các đặc trưng cơ bản trên, dự án còn có một số đặc trưng như:
+ Tính giới hạn về thời gian thực hiện.
+ Bị gò bó trong những ràng buộc nghiêm ngặt: Yêu cầu về tính năng của sản
phẩm dịch vụ, yêu cầu về chức năng của công trình, các chỉ tiêu kỹ thuật, các định
mức về chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ, thời hạn bàn giao… Các ràng buộc trên
phụ thuộc vào bối cảnh của dự án.
Bảng 1. 1: Các ràng buộc bối cảnh dự án
Bối cảnh dự án Ràng buộc ưu tiên
Bối cảnh khó khăn Chi phí dự án
Chi phí dự án thoả mãn kế hoạch đảm
bảo sự phát triển của chủ thể
Hiệu suất, chât lượng hoặc dịch vụ
Yêu cầu khẩn cấp, tầm quan trọng của
cạnh tranh
Thời gian
Tầm quan trọng của an toàn Tiêu chuẩn kỹ thuật
1.2.2. Quản lý dự án
Quá trình phát triển của quản lý dự án đã trải qua rất nhiều học thuyết và
trường phái khác nhau: Trường phái cổ điển (Thế kỉ 19) với học thuyết khoa học
(Gantt), học thuyết quản lý, trường phái quan hệ nhân văn với phép định lượng,
18
trường phái hiện đại...
Có hai lực lượng cơ bản thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của phương pháp
quản lý dự án là nhu cầu ngày càng tăng về những hàng hóa và dịch vụ sản xuất phức
tạp, chất lượng cao trong khi khách hàng càng “khó tính”; kiến thức của con người
(hiểu biết tự nhiên, xã hội, kinh tế, kỹ thuật…) ngày càng tăng.
Các phương pháp quản lý mới hiện nay:
- Quản lý chất lượng tổng thể
- Đúng thời gian
- Kỹ thuật cạnh tranh
Quản lý dự án bao gồm ba giai đoạn chủ yếu đó là việc lập kế hoạch, điều
phối thực hiện mà nội dung chủ yếu là quản lý tiến độ thời gian, chi phí và thực hiện
giám sát các công việc dự án nhằm đạt được những mục tiêu xác định.
Lập kế hoạch: đây là giai đoạn xây dựng mục tiêu, xác định công việc, dự
tính nguồn lực cần thiết để thực hiện dự án và là quá trình phát triển một kế hoạch
hành động thống nhất, theo trình tự logic, có thể biểu diễn dưới dạng các sơ đồ hệ
thống hoặc theo các phương pháp lập kế hoạch truyền thống.
Điều phối thực hiện: đây là quá trình phân phối nguồn lực bao gồm tiền vốn,
lao động, thiết bị và đặc biệt quan trọng là điều phối và quản lý tiến độ thời gian. Giai
đoạn này chi tiết hóa thời gian, lập lịch trình cho từng công việc và toàn bộ dự án (khi
nào bắt đầu, khi nào kết thúc), trên cơ sở đó, bố trí tiền vốn, nhân lực và thiết bị phù
hợp.
Giám sát là quá trình theo dõi kiểm tra tiến trình dự án, phân tích tình hình
thực hiện, báo cáo hiện trạng và đề xuất biện pháp giải quyết những vướng mắc trong
quá trình thực hiện. Cùng với hoạt động giám sát, công tác đánh giá dự án giữa kỳ
cuối và cuối kỳ cũng được thực hiện nhằm tổng kết rút kinh nghiệm, kiến nghị, đưa ra
các giải pháp thực hiện hiệu quả dự án.
Các giai đoạn của quá trình quản lý dự án hình thành một chu trình năng động
từ việc lập kế hoạch đến điều phối thực hiện và giám sát, sau đó phản hồi cho việc tái
lập kế hoạch dự án như trình bày trong hình 1.2:
19
Hình 1. 2. Chu trình quản lý dự án
Mục tiêu của quản lý dự án
Mục tiêu cơ bản của quản lý dự án nói chung là hoàn thành các công việc dự
án theo đúng yêu cầu kỹ thuật và chất lượng, trong phạm vi ngân sách được duyệt và
theo tiến độ thời gian cho phép. Về mặt toán học, ba mục tiêu này liên quan chặt chẽ
với nhau và có thể biểu diễn theo công thức sau:
C = f(P, T, S)
Trong đó:
C: Chi phí
P: Mức độ hoàn thành công việc (kết quả)
T: Yếu tố thời gian
S: Phạm vi dự án
Phương trình trên cho thấy, chi phí là một hàm của các yếu tố: Mức độ hoàn
thành công việc, thời gian thực hiện và phạm vi dự án. Nói chung, chi phí của dự án
tăng lên khi chất lượng hoàn thiện công việc tốt hơn, thời gian kéo dài thêm và phạm
vi dự án được mở rộng. Nếu thời gian thực hiện dự án bị kéo dài, gặp trường hợp giá
nguyên vật liệu tăng cao sẽ phát sinh tăng chi phí một số khoản mục nguyên vật liệu.
Mặt khác, thời gian kéo dài dẫn đến tình trạng làm việc kém hiệu quả do chờ đợi và
thời gian máy chết tăng theo… làm phát sinh tăng một số khoản mục chi phí. Thời
Bố trí tiến độ thời gian
Phân phối nguồn lực
Phối hợp các hoạt động
Khuyến khích động viên
Giám sát
So sánh với mục tiêu
Báo cáo
Giải quyết các vấn đề
Lập kế hoạch
Thiết lập mục tiêu
Dự tính nguồn lực
Xây dựng kế hoạch
20
gian thực hiện dự án kéo dài, chi phí lãi vay ngân hàng, chi phí gián tiếp cho bộ phận
(chi phí hoạt động của văn phòng dự án) tăng theo thời gian và nhiều trường hợp, phát
sinh tăng khoản tiền phạt do không hoàn thành đúng tiến độ ghi trong hợp đồng.
Ba yếu tố: Thời gian, chi phí và mức độ hoàn thiện công việc có quan hệ chặt
chẽ với nhau. Tầm quan trọng của từng mục tiêu có thể khác nhau giữa các dự án,
giữa các thời kỳ đối với cùng một dự án, nhưng nói chung, đạt được kết quả tốt đối
với mục tiêu này thường phải “hy sinh” một hoặc hai mục tiêu kia. Trong quá trình
quản lý dự án thường diễn ra hoạt động đánh đổi mục tiêu. Đánh đổi mục tiêu dự án
là việc hy sinh một mục tiêu nào đó để thực hiện tốt hơn mục tiêu kia trong điều kiện
thời gian và không gian cho phép, nhằm thực hiện tốt nhất tất cả các mục tiêu dài hạn
của quá trình quản lý dự án. Nếu công việc dự án diễn ra theo đúng kế hoạch thì
không phải đánh đổi mục tiêu. Tuy nhiên, kế hoạch thực thi công việc dự án thường
có những thay đổi do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau nên đánh
đổi là một kỹ năng quan trọng của nhà quản lý dự án. Việc đánh đổi mục tiêu diễn ra
trong suốt quá trình quản lý, từ khi bắt đầu đến khi kết thúc dự án. Ở mỗi giai đoạn
của quá trình quản lý dự án, có thể một mục tiêu nào đó trở thành yếu tố quan trọng
nhất cần phải tuân thủ, trong khi các mục tiêu khác có thể thay đổi, do đó, việc đánh
đổi mục tiêu đều có ảnh hưởng đến kết quả thực hiện các mục tiêu khác.
Trong quá trình quản lý dự án, các nhà quản lý mong muốn đạt được một
cách tốt nhất tất cả các mục tiêu đặt ra. Tuy nhiên, thực tế không đơn giản. Dù phải
đánh đổi hay không đánh đổi mục tiêu, các nhà quản lý kỳ vọng đạt được sự kết hợp
tốt nhất giữa các mục tiêu của quản lý dự án như thể hiện trong hình 1.3.
21
Hình 1. 3. Mối quan hệ giữa ba mục tiêu: Thời gian, chi phí và kết quả
- Tổ chức quản lý dự án là một tổ chức tạm thời; Tổ chức quản lý dự án được
hình thành để phục vụ dự án trong một thời gian hữu hạn; trong thời gian tồn tại dự
án, nhà quản lý dự án thường hoạt động độc lập với các phòng ban chức năng. Sau khi
kết thúc dự án, cần phải tiến hành phân công lại lao động, bố trí lại máy móc thiết bị.
- Quan hệ giữa chuyên viên quản lý dự án với phòng chức năng trong tổ chức.
Công việc của dự án đòi hỏi có sự tham gia của nhiều phòng chức năng. Người đứng
đầu dự án và những người tham gia quản lý dự án, là những người có trách nhiệm
phối hợp mọi nguồn lực, mọi người từ các phòng chuyên môn nhằm thực hiện thắng
lợi mục tiêu của dự án. Tuy nhiên, giữa họ thường nảy sinh mâu thuẫn về vấn đề nhân
sự, chi phí, thời gian và mức độ thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật.
22
Nội dung của quản lý dự án
Hình 1. 4. Nội dung quản lý dự án
 Quản lý kế hoạch dự án
Là một bộ phận của quản lý dự án, nó bao gồm các quy trình cần thiết để đảm
bảo rằng các thành phần khác nhau của dự án được phối hợp hoàn toàn thích đáng. Nó
đảm bảo dung hòa giữa các mục tiêu (xung đột lẫn nhau) của dự án và các lựa chọn để
thỏa mãn mong chờ của các bên liên quan đến dự án.
23
 Quản lý phạm vi dự án
Quản lý phạm vi dự án bao gồm các quy trình đòi hỏi để đảm bảo rằng dự án
bao gồm tất cả các công việc yêu cầu để hoàn thành dự án một cách xuất sắc.
- Phạm vi của sản phẩm: Các đặc tính và chức năng mà sản phẩm phải có.
- Phạm vi dự án: Các công việc phải làm để bàn giao sản phẩm có
các đặc tính và chức năng đã được xác định.
 Quản lý thời gian
Quản lý thời gian bao gồm các quy trình cần thiết để đảm bảo dự án hoàn
thành đúng lúc.
 Quản lý chi phí dự án
Quản lý chi phí bao gồm các quy trình cần thiết để đảm bảo rằng dự án được
hoàn thành với kinh phí đã được phê duyệt. Chi phí của dự án quyết định bởi chi phí các
nguồn cần thiết để hoàn thành tất cả các nhiệm vụ của dự án.
 Quản lý chất lượng
Quản lý chất lượng bao gồm các quy trình cần thiết để đảm bảo rằng dự án sẽ
thỏa mãn những sự cần thiết phải thực hiện dự án (lý do tồn tại). Nó bao gồm toàn bộ
các hoạt động của chức năng quản lý chung như xác định chính sách chất lượng, mục
tiêu về chất lượng và trách nhiệm quản lý thực hiện các mục tiêu này bằng cách lập kế
hoạch chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng
với hệ thống chất lượng.
 Quản lý nguồn nhân lực
Quản lý nguồn nhân lực bao gồm các quy trình cần thiết để đạt được hiệu quả
nhất việc sử dụng nhân lực tham gia dự án, bao gồm tất cả các bên tham gia dự án:
Nhà tài trợ, khách hàng, nhà thầu, cá nhân tham gia.
 Quản lý thông tin
Quản lý thông tin bao gồm các quá trình cần thiết để đảm bảo tính kịp thời từ
việc phất thông tin, phổ biến thông tin, thu thập thông tin, lưu trữ thông tin và việc
sẵn sàng cung cấp thông tin của dự án. Nó cung cấp những
24
liên kết giữa mọi người. Tất cả mọi người có liên quan đến dự án đều
phải được chuẩn bị để giữ và nhận thông tin của dự án, phải hiểu
được những thông tin nào liên quan đến họ.
 Quản lý rủi ro
Quản lý rủi ro bao gồm các quy trình liên quan đến việc xây dựng, phân tích
đối phó lại rủi ro của dự án. Nó bao gồm việc làm tăng lên đến tột độ các kết quả của
những sự kiện có tác động tốt đến dự án và làm giảm tối thiểu hậu quả của những sự
kiện có ảnh hưởng xấu đến dự án.
 Quản lý đấu thầu
Quản lý đấu thầu bao gồm các quy trình cần thiết để được cung cấp các hàng
hóa và dịch vụ từ bên ngoài tổ chức thực hiện dự án.
1.2.3. Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi.
1.2.3.1. Bản chất của các dự án đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi
Dự án đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi hàm chứa bản chất lưỡng tính: Một
mặt dự án xây dựng công trình thuỷ lợi là tập hợp các hồ sơ và bản vẽ thiết kế, trong
đó bao gồm các tài liệu pháp lý, quy hoạch tổng thể, kiến trúc, kết cấu, công nghệ tổ
chức thi công v.v… được giải quyết đối với công trình xây dựng; mặt khác, đây là
môi trường hoạt động phù hợp với những mục đích đã được đặt ra, nghĩa là một quá
trình xây dựng có định hướng đối với các công trình mới hoặc cải tạo đối với các
công trình hiện hữu đang sản xuất.
Tóm lại, dự án đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi được hiểu như một phạm vi
hoạt động sáng tạo hoặc thay đổi cả những chức năng hoạt động của công trình, công
nghệ kỹ thuật, môi trường… cũng như sự hình thành toàn thể từ quan điểm thống nhất
của các mục tiêu, địa điểm và thời gian thực hiện.
Loại dự án đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi được xác định bởi quy mô,
thời hạn thực hiện, chất lượng, mục tiêu, sự hạn chế tài nguyên… và quản lý dự án
xây dựng đòi hỏi phải có một tổ chức năng động, các thành viên thông thạo công việc,
biết phối hợp hoạt động với nhau một cách hiệu quả.
25
Xuất phát từ tầm quan trọng của yếu tố thời gian, nhiều dự án xây dựng có
tính chất cấp bách, nhu cầu rất cần thiết cho sự phát triển của xã hội, do vậy, mà công
tác quản lý dự án xây dựng đảm bảo đưa công trình vào hoạt động đúng hạn có một ý
nghĩa đặc biệt quan trọng.
Về chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi có thể không sai sót,
nhưng điểm chủ yếu đối với chất lượng công trình là độ tin cậy và bền vững cao.
Những dự án như vậy chúng ta thường gặp ở những công trình hồ chứa những đập
thuỷ điện.
Dự án đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi không phải tồn tại một cách ổn
định cứng. Hàng loạt những phần tử của nó đều có thể thay đổi trong quá trình thực
thi do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn các tác nhân từ bên trong như nguồn nhân lực,
tài chính… và bên ngoài như môi trường chính trị, kinh tế, công nghệ, kỹ thuật, thậm
chí cả các điều kiện tự nhiên - Xã hội v.v… Những phần tử riêng của dự án có thể
được sử dụng vừa như các yếu tố thuộc thành phần bên trong, vừa như bên ngoài của
chính nó, chẳng hạn, một đơn vị xây lắp chuyên ngành đồng thời có thể thực hiện
công việc của một vài dự án khác nhau.
Khởi đầu dự án đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi có thể được tính từ thời
điểm xuất vốn đầu tư để thực hiện công trình.Tuy nhiên trước đó người ta có thể còn
phải chờ đợi, cân nhắc các phương án và lựa chọn chúng, nhưng dù sao thì dự án vẫn
tồn tại một cách trừu tượng cho đến khi hiện diện một quá trình thực thi thực tế.
Kết thúc dự án xây dựng được tính vào thời điểm bàn giao công trình đưa vào sử dụng
và vận hành sản xuất ra sản phẩm đạt công suất thiết kế. Trong điều kiện thị trường,
chủ đầu tư kỳ vọng không chỉ ở công trình đang xây dựng, mà điều chính yếu là kết
quả từ công trình xây dựng mang lại nguồn thu và lợi nhuận như thế nào sau khi đưa
công trình vào sản xuất kinh doanh. Bởi vậy, chủ đầu tư xem sự vận hành của công
trình trong tương quan với những mục tiêu của dự án. Chính vì thế mà chủ đầu tư
hết sức thận trọng xem xét các yếu tố chi phí trong toàn bộ dự án.
Trong thành phần của bước thực hiện dự án, việc lựa chọn công ty tư vấn và
nhà thầu xây dựng có một ý nghĩa rất quan trọng. Thật vậy, trong bước thực hiện các
26
dự án xây dựng luôn luôn tiềm ẩn và nẩy sinh nhiều yếu tố rủi ro cả trong kỹ thuật lẫn
tài chính và có thể làm sai lệch tiến độ. Kinh nghiệm đã chỉ ra rằng, biện pháp cơ bản
để rút ngắn thời gian thực hiện các dự án, chính là khả năng phối hợp tốt giữa những
con người cụ thể với toàn bộ các công việc ngay từ thời điểm đầu tiên đến khi kết
thúc công trình. Những dự án được xem là thành công, chỉ khi tổng các chi phí không
vượt quá tổng dự toán hoặc tổng mức đầu tư và thời gian thực hiện phải tương ứng
với hạn định trong kế hoạch.
1.2.3.2. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật của dự án xây dựng công trình thuỷ lợi.
Ngành xây dựng thuỷ lợi có những đặc thù nếu được xem xét riêng thì cũng
có ở các ngành khác, nhưng khi kết hợp chúng lại thì chỉ xuất hiện trong ngành xây
dựng thuỷ lợi, vì thế cần được nghiên cứu riêng. Các đặc thù ở đây chia làm bốn
nhóm: Bản chất tự nhiên của sản phẩm, cơ cấu của ngành cùng với tổ chức quá trình
xây dựng, những nhân tố quyết định nhu cầu, phương thức xác định giá cả. Những
đặc điểm sản phẩm xây dựng thuỷ lợi có ảnh hưởng lớn đến phương thức tổ chức sản
xuất và quản lý kinh tế trong ngành xây dựng, làm cho việc thi công xây lắp công
trình xây dựng có nhiều điểm khác biệt so với việc thi công các sản phẩm của các
ngành khác. Sản phẩm xây dựng với tư cách là các công trình xây dựng thủy lợi hoàn
chỉnh thường có đặc điểm sau:
Sản phẩm mang nhiều tính cá biệt, đa dạng về công dụng, cấu tạo và cả về
phương pháp chế tạo. Sản phẩm mang tính đơn chiếc vì phụ thuộc vào đơn đặt hàng
của chủ đầu tư, điều kiện địa lý, địa chất công trình nơi xây dựng.
Sản phẩm là những công trình được xây dựng và sử dụng tại chỗ. Vốn đầu tư xây
dựng lớn, thời gian kiến tạo và thời gian sử dụng lâu dài. Do đó, khi tiến hành xây
dựng phải chú ý ngay từ khi lập dự án để chọn địa điểm xây dựng, khảo sát thiết kế và
tổ chức thi công xây lắp công trình sao cho hợp lý, tránh phá đi làm lại, hoặc sửa chữa
gây thiệt hại vốn đầu tư và giảm tuổi thọ của công trình.
Sản phẩm thường có kích thước lớn, trọng lượng lớn. Số lượng, chủng loại
vật tư, thiết bị xe máy thi công và lao động phục vụ cho mỗi công trình cũng rất khác
nhau, lại luôn thay đổi theo tiến độ thi công. Bởi vậy giá thành sản phẩm rất phức tạp
thường xuyên thay đổi theo từng khu vực, từng thời kỳ.
27
Sản phẩm có liên quan đến nhiều ngành cả về phương diện cung cấp các yếu
tố đầu vào, thiết kế và chế tạo sản phẩm, cả về phương diện sử dụng công trình.
Sản phẩm xây dựng thuỷ lợi liên quan đến nhiều cảnh quan và môi trường tự
nhiên, do đó liên quan đến lợi ích của cộng đồng, nhất là đến dân cư của địa phương nơi
đặt công trình.
Sản phẩm mang tính tổng hợp về kỹ thuật, kinh tế, xã hội, văn hóa - nghệ thuật
và quốc phòng. Sản phẩm chịu nhiều ảnh hưởng của nhân tố thượng tầng kiến trúc, mang
bản sắc truyền thống dân tộc, thói quen tập quán sinh hoạt… Sản phẩm xây dựng
thuộc phần kết cấu nâng đỡ bao che không trực tiếp tác động tới đối tượng lao động
trong quá trình sản xuất sản phẩm. Đặc điểm này đòi hỏi người thiết kế phải chọn
những giải pháp kết cấu, giải pháp bố cục mặt bằng hợp lý, tiết kiệm.
1.2.3.3. Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi.
 Quản lý trình tự thủ tục lập dự án đầu tư xây dựng công trình:
Lập dự án đầu tư xây dựng công trình nói chung và công trình thuỷ lợi nói
riêng là để chứng minh cho người quyết định đầu tư thấy được sự cần thiết, mục tiêu,
hiệu quả đầu tư của dự án làm cơ sở cho người bỏ vốn (cho vay vốn) xem xét hiệu
quả dự án và khả năng hoàn trả vốn. Đồng thời để các cơ quan quản lý nhà nước xem
xét sự phù hợp của dự án đối với quy hoạch phát triển kinh tế -xã hội, quy hoạch phát
triển ngành và quy hoạch xây dựng, đánh giá tác động về sự ảnh hưởng của dự án
tới môi trường, mức độ an toàn đối với các công trình lân cận, các yếu tố ảnh hưởng
tới kinh tế xã hội, sự phù hợp với các yêu cầu về phòng chống cháy nổ, an ninh quốc
phòng. Khác với báo cáo nghiên cứu khả thi, nội dung dự án đầu tư xây dựng công
trình được phân định rõ thành hai phần: Thuyết minh và thiết kế cơ sở trong đó phần
thiết kế cơ sở phải thể hiện được các giải pháp thiết kế chủ yếu, bảo đảm đủ điều kiện
xác định tổng mức đầu tư và triển khai các bước thiết kế tiếp theo. Thiết kế cơ sở của
các loại dự án dù ở quy mô nào cũng phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền về xây dựng tổ chức thẩm định khi phê duyệt dự án, theo quy định. Mặt khác,
về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân lập dự án xây dựng công trình được quy
định chặt chẽ và có yêu cầu cao hơn, đồng thời là một yêu cầu trong nội dung thẩm
định dự án theo quy định.
28
 Quản lý công tác lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng:
Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng được thực hiện đối với các công
việc, nhóm công việc hoặc toàn bộ công việc lập quy hoạch chi tiết xây dựng, lập dự
án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, giám sát và các
hoạt động xây dựng khác. Việc lựa chọn nhà thầu là nhằm tìm được nhà thầu chính,
tổng thầu, thầu phụ có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề
xây dựng phù hợp với loại và cấp công trình.
Nhà thầu chính hoặc tổng thầu có thể giao một phần công việc của hợp đồng
cho thầu phụ. Thầu phụ phải có đủ năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề
xây dựng tương ứng và được chủ đầu tư xây dựng công trình chấp nhận; thầu phụ
không được giao toàn bộ hoặc phần việc chính theo hợp đồng cho các nhà thầu khác.
Việc lựa chọn nhà thầu phải bảo đảm những yêu cầu sau đây: Ðáp ứng được
hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng công trình; Chọn được nhà thầu có đủ điều kiện
năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng phù hợp, có giá dự thầu
hợp lý; Khách quan, công khai, công bằng, minh bạch; Người quyết định đầu tư, chủ
đầu tư xây dựng công trình có quyền quyết định hình thức lựa chọn nhà thầu.
Tùy theo quy mô, tính chất, nguồn vốn xây dựng công trình, người quyết định
đầu tư hoặc chủ đầu tư xây dựng công trình lựa chọn nhà thầu theo các hình thức sau
đây: Ðấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế; Chỉ định thầu; Lựa chọn nhà thầu thiết kế
kiến trúc công trình xây dựng.
Ðấu thầu trong hoạt động xây dựng để lựa chọn được nhà thầu phù hợp nhằm
bảo đảm tính cạnh tranh. Ðấu thầu chỉ được thực hiện khi đã xác định được nguồn
vốn để thực hiện công việc. Không được kéo dài thời gian thực hiện đấu thầu để bảo
đảm tiến độ, hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình. Bên trúng thầu phải có
phương án kỹ thuật, công nghệ tối ưu, có giá dự thầu hợp lý. Không được sử dụng tư
cách pháp nhân của tổ chức khác để tham gia dự thầu; dàn xếp, mua, bán thầu; dùng ảnh
hưởng của mình làm sai lệch kết quả đấu thầu hoặc bỏ giá thầu dưới giá thành xây dựng
công trình.
Ðấu thầu rộng rãi được thực hiện để lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng công
29
trình và không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia. Bên mời thầu phải thông báo rộng rãi
trên phương tiện thông tin đại chúng về điều kiện, thời gian nộp hồ sơ dự thầu. Bên dự
thầu chỉ được tham dự khi có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành
nghề xây dựng phù hợp với loại, cấp công trình theo điều kiện thông báo của bên mời
thầu. Bên mời thầu phải chịu trách nhiệm công bố trên các phương tiện thông tin đại
chúng kết quả xét thầu, giá trúng thầu.
Ðấu thầu hạn chế được thực hiện để lựa chọn nhà thầu tư vấn xây dựng, nhà thầu
thi công xây dựng công trình đối với công trình xây dựng có yêu cầu kỹ thuật cao và chỉ
có một số nhà thầu có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề
xây dựng được mời tham gia dự thầu. Ðối với dự án đầu tư xây dựng công trình,
công trình sử dụng vốn nhà nước thì không cho phép hai doanh nghiệp trở lên thuộc
cùng một tổng công ty, tổng công ty với công ty thành viên, công ty mẹ và công ty con,
doanh nghiệp liên doanh với một bên góp vốn trong liên doanh cùng tham gia đấu thầu
trong một gói thầu.
Chỉ định thầu là trường hợp người quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư xây dựng
công trình được quyền chỉ định trực tiếp một tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực
hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng để thực hiện công việc, công trình với
giá hợp lý trong các trường hợp sau đây: Công trình bí mật nhà nước, công trình xây
dựng theo lệnh khẩn cấp, công trình tạm; Công trình có tính chất nghiên cứu thử
nghiệm; Công việc, công trình, hạng mục công trình xây dựng có quy mô nhỏ, đơn
giản theo quy định của Chính phủ; Tu bổ, tôn tạo, phục hồi các công trình di sản văn
hóa, di tích lịch sử - văn hóa; Các trường hợp đặc biệt khác được người có thẩm
quyền quyết định đầu tư cho phép. Người có thẩm quyền chỉ định thầu phải chịu trách
nhiệm trước pháp luật về việc lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực hoạt động xây dựng,
năng lực hành nghề xây dựng. Tổ chức, cá nhân được chỉ định thầu phải có đủ năng
lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng phù hợp với công việc, loại,
cấp công trình; Có tài chính lành mạnh, minh bạch.
30
Hình 1. 5. Quản lý đấu thầu
Kết thúc hợp đồng
- Tài liệu hợp đồng
2. Công cụ và kỹ
thuật
- Quyết toán, kế
toán thanh toán
Dữ liệu hợp đồng
Biên bản
nghiệm thu thanh
lý hợp đồng
Quản lý hợp
đồng
Kết quả công việc
Các yêu cầu thay đổi
Hồ sơ nghiệm thu thanh
toán
2. Công cụ và kỹ thuật
Hệ thống kiểm tra thay
đổi
Báo cáo thực hiện đầu tư
Hệ thống thanh toán
Các thay đổi hợp đồng
Thanh toán khối lượng
công việc nghiệm thu
hoàn thành.
Lựa chọn nhà thầu
Kế hoạch đã đề xuất
Các chỉ tiêu đánh giá
Kế hoạch tổ chức thực
hiện dự án ĐTXD
2. Công cụ và kỹ thuật
Thương thảo hợp đồng
Hệ thống thanh toán
Các tính toán độc lập
- Hợp đồng
Quản lý lựa chọn nhà
thầu
Phân tích các nhà
thầu
Hồ sơ dự thầu
Danh mục các nhà thầu
2. Công cụ và kỹ thuật
Quảng cáo trên
báo đấu thầu
Kế hoạch tìm kiếm nhà
thầu
Bản kê công việc
Các kế hoạch đầu ra
khác
2. Công cụ và kỹ thuật
Các điều kiện, tiêu
chuẩn
Đánh giá của Tổ chuyên
gia
Kế hoạch lựa
chọn
nhà thầu
Mổ tả dự án ĐTXD
Hình thức lựa
chọn nhà thầu
Các điều kiện
Các ràng buộc, giả
định
2. Công cụ và kỹ thuật
- Phân tích đánh giá
31
 Quây dphù h. * xây d việc, loại, cấp công tr
Quản lý thi công xây dựng công trình bao gồm quản lý chất lượng xây
dựng, quản lý tiến độ xây dựng, quản lý khối lượng thi công xây dựng công
trình, quản lý an toàn lao ñộng trên công trường xây dựng, quản lý môi trường
xây dựng. Riêng quản lý chất lượng xây dựng được thực hiện theo các quy định
của Nghị định về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
- Quản lý chất lượng công trình xây dựng công trình: Quản lý chất lượng
công trình xây dựng bao gồm các quy trình cần thiết để đảm bảo rằng dự án ĐTXD sẽ
thỏa mãn những sự cần thiết phải thực hiện dự án ĐTXD (lý do tồn tại). Nó bao gồm
toàn bộ các hoạt động của chức năng quản lý chung như xác định chính sách chất
lượng, mục tiêu về chất lượng và trách nhiệm quản lý thực hiện các mục tiêu này
bằng cách lập kế hoạch chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải
tiến chất lượng với hệ thống chất lượng.
Nội dung quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình:
- Lập hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu, tính chất, quy mô
công trình xây dựng, trong đó quy định trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận thi
công xây dựng công trình trong việc quản lý chất lượng công trình xây dựng;
- Thực hiện các thí nghiệm kiểm tra vật liệu, cấu kiện, vật tư, thiết bị công
trình, thiết bị công nghệ trước khi xây dựng và lắp đặt vào công trình xây dựng theo
tiêu chuẩn và yêu cầu thiết kế;
- Lập và kiểm tra thực hiện biện pháp thi công, tiến độ thi công;
- Lập và ghi nhật ký thi công xây dựng công trình theo quy định;
- Kiểm tra an toàn lao động, vệ sinh môi trường bên trong và bên ngoài công
trường;
- Nghiệm thu nội bộ và lập bản vẽ hoàn công cho bộ phận công trình xây
dựng, hạng mục công trình xây dựng và công trình xây dựng hoànthành;
32
- Báo cáo tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi
trường thi công xây dựng theo yêu cầu;
- Nội dung giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình:
- Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo quy định:
- Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình với
hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng, bao gồm: Kiểm tra về nhân lực, thiết bị thi công
của nhà thầu thi công xây dựng công trình đưa vào công trường; Kiểm tra hệ thống
quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình; Kiểm tra giấy phép sử
dụng các máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu an toàn phục vụ thi công xây dựng công
trình; Kiểm tra phòng thí nghiệm và các cơ sở sản xuất vật liệu, cấu kiện, sản phẩm
xây dựng phục vụ thi công xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng công trình.
- Kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công
trình do nhà thầu thi công xây dựng công trình cung cấp theo yêu cầu của thiết kế, bao
gồm: Kiểm tra giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất, kết quả thí nghiệm của
các phòng thí nghiệm hợp chuẩn và kết quả kiểm định chất lượng thiết bị của các tổ
chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận đối với vật liệu, cấu kiện, sản
phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình trước khi đưa vào xây dựng công trình;
Khi nghi ngờ các kết quả kiểm tra chất lượng vật liệu, thiết bị lắp đặt vào công trình
do nhà thầu thi công xây dựng cung cấp thì chủ đầu tư thực hiện kiểm tra trực tiếp vật
tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình xây dựng.
- Kiểm tra và giám sát trong quá trình thi công xây dựng công trình, bao gồm:
Kiểm tra biện pháp thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình; Kiểm tra và
giám sát thường xuyên có hệ thống quá trình nhà thầu thi công xây dựng công trình triển
khai các công việc tại hiện trường. Kết quả kiểm tra đều phải ghi nhật ký giám sát của
chủ đầu tư hoặc biên bản kiểm tra theo quy định; Xác nhận bản vẽ hoàn công; tổ chức
nghiệm thu công trình xây dựng;
33
Tập hợp, kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận
công trình, giai đoạn thi công xây dựng, nghiệm thu thiết bị, nghiệm thu hoàn thành
từng hạng mục công trình xây dựng và hoàn thành công trình xây dựng; Phát hiện sai
sót, bất hợp lý về thiết kế để điều chỉnh hoặc yêu cầu nhà thầu thiết kế điều chỉnh; Tổ
chức kiểm định lại chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình và công trình
xây dựng khi có nghi ngờ về chất lượng;
Hình 1. 6. Nội dung quản lý chất lượng
Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình: Công trình xây dựng trước khi
Kiểm tra chất
lượng
Kế hoạch quản
lý chất lượng
Xác định các chỉ
tiêu kỹ thuật
Danh mục
các tiêu
chuẩn nghiệm
thu
2. Công cụ kỹ thuật
Thanh tra,
giám sát, kiểm
tra.
Biểu đồ
Phân tích xu
thế, phân tích
nhân - quả
Cải thiện chất lượng
Quy định nghiệm
thu
Hoàn tất bảng
nghiệm thu như
trong danh mục
Kết quả của các biện
pháp quản lý chất
lượng
Các chỉ tiêu kỹ thuật
2. Công cụ và kỹ thuật
-Công cụ kỹ thuật
quản lý kế hoạch
chất lượng
- Biêu mẫu kiểm tra chất
lượng
Cải tiến chất lượng
Lập kế hoạch chất
lượng
Mô tả dự án ĐTXD
Các tiêu chuẩn
và quy định
2. Công cụ và kỹ
thuật
Phân tích chi phí/ lợi
ích
Các tiêu chuẩn
Kinh nghiệm
Kế hoạch quản
lý chất lượng
Xác định các chỉ
tiêu kỹ thuật
Danh mục nghiệm
thu
Đầu ra của các quy
trình khác
Quản lý chất lượng
34
triển khai phải được lập tiến độ thi công xây dựng. Tiến độ thi công xây dựng công
trình phải phù hợp với tổng tiến độ của dự án đã được phê duyệt. Đối với công
trình xây dựng có quy mô lớn và thời gian thi công kéo dài thì tiến độ xây dựng công
trình phải được lập cho từng giai đoạn, tháng, quý, năm. Nhà thầu thi công xây dựng
công trình có nghĩa vụ lập tiến độ thi công xây dựng chi tiết, bố trí xen kẽ kết hợp các
công việc cần thực hiện nhưng phải bảo đảm phù hợp với tổng tiến độ của dự án. Chủ
đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, tư vấn giám sát và các bên có liên quan có trách
nhiệm theo dõi, giám sát tiến độ thi công xây dựng công trình và điều chỉnh tiến độ
trong trường hợp tiến độ thi công xây dựng ở một số giai đoạn bị kéo dài nhưng
không được làm ảnh hưởng đến tổng tiến độ của dự án. Trường hợp xét thấy tổng tiến
độ của dự án bị kéo dài thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư để quyết
định việc điều chỉnh tổng tiến độ của dự án. Khuyến khích việc đẩy nhanh tiến độ xây
dựng trên cơ sở đảm bảo chất lượng công trình.Trường hợp đẩy nhanh tiến độ xây
dựng đem lại hiệu quả cao hơn cho dự án thì nhà thầu xây dựng được xét thưởng theo
hợp đồng. Trường hợp kéo dài tiến độ xây dựng gây thiệt hại thì bên vi phạm phải bồi
thường thiệt hại và bị phạt vi phạm hợp đồng.
35
Hình 1. 7. Quản lý tiến độ
Kiểm soát lịch trình dự án
- Lịch thực hiện dự án ĐTXDCT,
các báo cáo tiến độ, yêu cầu thay
đổi kế hoạch quản lý thời gian.
2. Công cụ và kỹ thuật
Hệ thống kiểm soát những thay
đổi lịch thực hiện công việc.
Cách tính độ sai lệch thời gian,
phần mềm quản lý dự án.
Cập nhật lịch thực hiện công
việc, điều chỉnh các hoạt động
Các bài học kinh nghiệm.
Xây dựng lịch làm việc
Ước tính thời gian thực hiện từng
công việc, lịch chọn.
Yêu cầu về nguồn, Mô tả nguồn.
Những yếu tố hạn chế, giả định.
2. Công cụ và kỹ thuật
Phân tích toán học, giảm thời gian
thực hiện dự án.
Phần mềm quản lý dự án.
- Lịch thực hiện, kế hoạch quản lý thời
gian, cập nhật các nguồn lực đòi hỏi.
Quản lý tiến độ
Ước tính thời gian thực
hiện hoạt động
Danh sách hoạt động.
Những giả định;
Những yêu cầu về nguồn
lực.
Khả năng sẵn
sàng các nguồn
lực.
-Thông tin của dự án
ĐTXDCT tương tự
2. Công cụ và kỹ thuật
Đánh giá của chuyên gia
- Đánh giá tổng thể
Phương pháp tính
toán thời gian thực hiện
-Ứơc tính thời gian thực
hiện hoạt động.
-Cập nhật danh mục hoạt
động
Sắp xếp các hoạt động
Danh sách hoạt động.
Mô tả công việc.
Trình tự thực hiện công
việc dự án bắt buộc.
Các nhân tố tác
động bên ngoài.
-Các yếu tố ràng buộc,
giả định
Công cụ và kỹ thuật
Phương pháp sơ đồ mạng
Biểu đồ mạng của
dự án ĐTXD.
Cập nhật danh mục
hoạt động.
Xác định các hoạt động
Các thông tin của dự
án đầu tư tương tự.
Những yếu tố ràng
buộc. những giả định.
2. Công cụ và kỹ thuật
Phân chia dự án
đầu tư XDCT.
Phân chia hoạt động của
một số dự án ĐTXDCT
tương tự.
Danh sách hoạt động.
-Tính toán chi tiết hỗ trợ.
Cập nhật cấu trúc phân
chia dự án.
36
- Quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình:
Việc thi công xây dựng công trình phải được thực hiện theo khối lượng của
thiết kế được duyệt. Khối lượng thi công xây dựng được tính toán, xác nhận giữa chủ
đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, tư vấn giám sát theo thời gian hoặc giai đoạn thi
công và được đối chiếu với khối lượng thiết kế được duyệt để làm cơ sở nghiệm thu,
thanh toán theo hợp đồng. Khi có khối lượng phát sinh ngoài thiết kế, dự toán xây
dựng công trình được duyệt thì chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng phải xem
xét để xử lý. Riêng đối với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì chủ đầu tư
phải báo cáo người quyết định đầu tư để xem xét, quyết định. Khối lượng phát sinh
được chủ đầu tư, người quyết định đầu tư chấp thuận, phê duyệt là cơ sở để thanh
toán, quyết toán công trình.
- Quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng:
Nhà thầu thi công xây dựng phải lập các biện pháp an toàn cho người và
công trình trên công trường xây dựng. Trường hợp các biện pháp an toàn liên
quan đến nhiều bên thì phải được các bên thỏa thuận. Các biện pháp an toàn,
nội quy về an toàn phải được thể hiện công khai trên công trường xây dựng để
mọi người biết và chấp hành. Ở những vị trí nguy hiểm trên công trường, phải
bố trí người hướng dẫn, cảnh báo đề phòng tai nạn. Nhà thầu thi công xây dựng,
chủ đầu tư và các bên có liên quan phải thường xuyên kiểm tra giám sát công
tác an toàn lao động trên công trường. Khi phát hiện có vi phạm về an toàn lao
động thì phải đình chỉ thi công xây dựng. Người để xảy ra vi phạm về an toàn
lao động thuộc phạm vi quản lý của mình phải chịu trách nhiệm trước pháp
luật. Nhà thầu xây dựng có trách nhiệm đào tạo, hướng dẫn, phổ biến các quy
định về an toàn lao động. Đối với một số công việc yêu cầu nghiêm ngặt về an
toàn lao động thì người lao động có phải giấy chứng nhận đào tạo an toàn lao
động. Nghiêm cấm sử dụng người lao động chưa được đào tạo và chưa được
hướng dẫn về an toàn lao động. Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm cấp
đầy đủ các trang bị bảo hộ lao động, an toàn lao động cho người lao động theo quy
định khi sử dụng lao động trên công trường. Khi có sự cố về an toàn lao động, nhà
thầu thi công xây dựng và các bên có liên quan có trách nhiệm tổ chức xử lý và báo
37
cáo cơ quan quản lý nhà nước về an toàn lao động theo quy định của pháp luật đồng
thời chịu trách nhiệm khắc phục và bồi thường những thiệt hại do nhà thầu không bảo
đảm an toàn lao động gây ra.
- Qug gây ra. trưgây ra. drưgâyNhà thgây ra. trưgây ra. khắc phục và bồi
thườngn pháp đảm bảo về môi trường cho người lao động trên công trường và
bảo vệ môi trường xung quanh, bao gồm có biện pháp chống bụi, chống ồn,
xử lý phế thải và thu dọn hiện trường. Đối với những công trình xây dựng
trong khu vực đô thị thì còn phải thực hiện các biện pháp bao che, thu dọn phế
thải đưa đến nơi quy định. Trong quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng, phế
thải phải có biện pháp che chắn đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường. Nhà
thầu thi công xây dựng, chủ đầhà thgây ra. trưgây ra. khắc phục và bồát việc
thực hiện bảo vệ môi trường xây dựng, đồhà thgây ra. trưgây ra. khắc phục
và bồát việc thực hiện bảo vệ môi trường xây dựng, lao động trên công
trường và bảo vệ môi trường xung địhà thgây ra. trưgây ra. khắc phđầhà
thgây ra. trưgây ra. khắc phụ môi trường có quyền đình chgây ra. trưgây ra.
khắc phụ môi trường có quyền iđúng bigây ra. trưgây ra. khắc phụ môi đểng
bigây ra. trưgây ra. khắc phđếng bigây ra. trưgây ra. khắc phụcông xây dra.
trưgây ra. khắc phụ môi trường có quyền iện bảo vệ môi thường thiệt hại do
lỗi của mình gây ra.
 Quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình
Quản lý chi phí bao gồm các quy trình cần thiết để đảm bảo rằng dự án được
hoàn thành với kinh phí đã được phê duyệt. Chi phí của dự án quyết định bởi chi phí
các nguồn cần thiết để hoàn thành tất cả các nhiệm vụ của dự án.
Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình bao gồm: Tổng mức đầu tư; dự
toán xây dựng công trình; định mức và giá xây dựng;
Nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình:
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình phải bảo đảm mục tiêu, hiệu quả
dự án đầu tư xây dựng công trình và phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường.
- Quản lý chi phí theo từng công trình, phù hợp với các giai đoạn đầu tư xây
dựng công trình, các bước thiết kế, loại nguồn vốn và các quy định của Nhà nước.
- Tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình phải được dự tính theo đúng
phương pháp, đủ các khoản mục chi phí theo quy định và phù hợp độ dài thời gian
xây dựng công trình. Tổng mức đầu tư là chi phí tối đa mà chủ đầu tư được phép sử
dụng để đầu tư xây dựng công trình.
- Nhà nước thực hiện chức năng quản lý chi phí thông qua việc ban hành,
38
hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý chi phí.
- Chủ đầu tư xây dựng công trình chịu trách nhiệm toàn diện về việc quản lý
chi phí từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến khi kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai
thác, sử dụng.
- -Tổng mức đầu tư xây dựng công trình là chi phí dự tính của dự án, là cơ sở
để lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình.Tổng mức
đầu tư bao gồm: Chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí
dự phòng.
+ Chi phí xây dựng bao gồm: Chi phí xây dựng các công trình, hạng mục
công trình, chi phí phá dỡ các công trình xây dựng, chi phí san lấp mặt bằng xây dựng,
chi phí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công, nhà tạm tại hiện
trường để ở và điều hành thi công;
+ Chi phí thiết bị bao gồm: Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ, chi phí
đào tạo và chuyển giao công nghệ (nếu có), chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh, chi
phí vận chuyển, bảo hiểm, thuế và các loại phí liên quan khác;
+ Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư bao gồm: Chi phí bồi thường
nhà, công trình trên đất, các tài sản gắn liền với đất theo quy định được bồi thường và
chi phí bồi thường khác, các khoản hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất, chi phí tái định cư,
chi phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, chi phí sử dụng đất trong thời gian
xây dựng (nếu có), chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật (nếu có);
+ Chi phí quản lý dự án bao gồm các chi phí để tổ chức thực hiện quản lý
dự án từ khi lập dự án đến khi hoàn thành, nghiệm thu bàn giao, đưa công trình vào
khai thác sử dụng và chi phí giám sát, đánh giá dự án đầu tư;
+ Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng bao gồm: Chi phí tư vấn khảo sát, lập
dự án, thiết kế, giám sát xây dựng và các chi phí tư vấn khác liên quan;
+ Chi phí khác bao gồm: Vốn lưu động trong thời gian sản xuất thử đối
với các dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích kinh doanh, lãi vay trong thời gian xây
dựng và các chi phí cần thiết khác;
- Chi phí dự phòng bao gồm: Chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát
sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện dự án.
39
Tổng mức đầu tư xây dựng công trình thủy lợi được xác định theo thiết kế cơ sở,
trong đó chi phí xây dựng được tính theo khối lượng chủ yếu từ thiết kế cơ sở, các
khối lượng khác dự tính và giá xây dựng phù hợp với thị trường, chi phí thiết bị được
tính theo số lượng, chủng loại thiết bị phù hợp với thiết kế công nghệ, giá thiết bị trên
thị trường và các yếu tố khác (nếu có), chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được
tính theo khối lượng phải bồi thường hỗ trợ, tái định cư của dự án và các chế độ của
nhà nước có liên quan, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí
khác được xác định bằng cách lập dự toán hoặc tạm tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên
tổng chi phí xây dựng và chi phí thiết bị; chi phí dự phòng cho khối lượng công việc
phát sinh được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng các chi phí; Chi phí dự phòng
cho yếu tố trượt giá được tính trên cơ sở độ dài thời gian xây dựng công trình và chỉ số
giá xây dựng hàng năm phù hợp với loại công trình xây dựng có tính đến các khả năng
biến động giá trong nước và quốc tế.
Thẩm định tổng mức đầu tư là một nội dung của việc thẩm định dự án đầu tư
xây dựng công trình, bao gồm các nội dung:
- Sự phù hợp của phương pháp xác định tổng mức đầu tư với đặc điểm, tính
chất kỹ thuật và yêu cầu công nghệ của dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Tính đầy đủ, hợp lý và phù hợp với yêu cầu thực tế thị trường của các khoản
mục chi phí trong tổng mức đầu tư;
- Xác định giá trị tổng mức đầu tư bảo đảm hiệu quả đầu tư xây dựng công
trình;
- Dự toán xây dựng công trình được xác định theo công trình xây dựng cụ thể
và là căn cứ để quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. Dự toán công trình được
lập căn cứ trên cơ sở khối lượng các công việc xác định theo thiết kế kỹ thuật hoặc
thiết kế bản vẽ thi công, nhiệm vụ công việc phải thực hiện của công trình và đơn giá
xây dựng công trình, chi phí tính theo tỷ lệ phần trăm (%) cần thiết để thực hiện khối
lượng, nhiệm vụ công việc đó. Nội dung dự toán công trình bao gồm: Chi phí xây
dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí
khác và chi phí dự phòng.
- Thẩm định, phê duyệt dự toán công trình
40
- Việc thẩm định dự toán công trình trước khi phê duyệt; Nội dung thẩm định
bao gồm: Kiểm tra sự phù hợp giữa khối lượng chủ yếu của dự toán với khối lượng
thiết kế; Kiểm tra tính đúng đắn, hợp lý của việc áp dụng, vận dụng đơn giá xây dựng
công trình, định mức chi phí tỷ lệ, dự toán chi phí tư vấn và dự toán các khoản mục
chi phí khác trong dự toán công trình; Xác định giá trị dự toán công trình.
- Điều chỉnh dự toán công trình: Dự toán công trình được điều chỉnh trong các
trường hợp được phép thay đổi, bổ sung thiết kế không trái với thiết kế cơ sở hoặc
thay đổi cơ cấu chi phí trong dự toán nhưng không vượt tổng mức đầu tư công trình
đã được phê duyệt, kể cả chi phí dự phòng.
41
- Dự toán công trình điều chỉnh được xác định theo phương pháp bù trừ trực
tiếp, phương pháp hệ số điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh bằng chỉ số giá xây dựng
và các phương pháp khác.
- Thanh, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình:
ViThanh, quy theo phương pháp bù trng công trình:hương pháp hệ số
điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh bằng chỉ số giá xây dựng và các phương
pháp kế cơ sở hoặc thay đổi cơ cấu cải căn cứ theo khối lượng thực tế hoàn
thành và nội dung phương thức thanh toán trong hợp đồng đã ký kết.Nhà thầu có
trách nhiệm lập hồ sơ thanh toán, quyết toán khối lượng công việc đã thực hiện, Chủ
đầu tư căn cứ hồ sơ nhà thầu lập, hợp đồng đã ký kết, dự toán phê duyệt, kế hoạch
vốn ... làm hồ sơ thanh toán vốn đầu tư cho nhà thầu.
Hồ sơ thanh toán gồm:
- Biên bản nghiệm thu hoàn thành bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi
công xây dựng hoặc biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình hoặc công
trình để đưa vào sử dụng kèm theo bản tính giá trị khối lượng được nghiệm thu;
- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư;
- Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có thanh toán tạm ứng);
- Giấy rút vốn đầu tư.
- Căn cứ hồ sơ đề nghị thanh toán do chủ đầu tư gửi đến, Kho bạc nhà nước
kiểm soát, cấp vốn cho chủ đầu tư, đồng thời theo đề nghị của chủ đầu tư, thay mặt
chủ đầu tư thanh toán trực tiếp cho các nhà thầu, thu hồi vốn tạm ứng theo đúng quy
định.
- Kế hoạch vốn năm đã bố trí cho dự án chỉ được thanh toán trong thời hạn
năm kế hoạch theo quy định của Luật NSNN. Quá thời hạn thanh toán, khối lượng đã
thực hiện nhưng chưa thanh toán phải bố trí vào kế hoạch năm sau để thanh toán.
- Việc quyết toán vốn đầu tư hàng năm và quyết toán vốn đầu tư hoàn thành thực
hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về chế độquyết toán vốn đầu tư.
42
Hình 1. 8. Nội dung quản lý chi phí
 Quản lý nguồn nhân lực tham gia dự án đầu tư xây dựng công trình
- Quản lý nguồn nhân lực tham gia dự án ĐTXDCT là một bộ phận chủ yếu
nhất có ý nghĩa quyết định đưa đến hiệu quả hoạt động quản lý dự án đầu tư xây dựng
công trình. Các quá trình cơ bản của quản lý nguồn nhân lực gồm:
Kiểm soát chi phí
Chi phí kế hoạch, các báo cáo tài
chính
Các yêu cầu thay đổi
Kế hoạch quản lý chi phí
2. Công cụ và kỹ thuật
Hệ thống kiểm tra thay đổi chi
phí
Các kế hoạch bổ sung, tính toán
Ước tính chi phí điều chỉnh
Kiểm soát TMDT, TDT
Dự thảo
ngân sách
Ước tính chi phí.
Cấu trúc phân chia công việc.
Lịch thực hiện dự án.
2. Công cụ và kỹ thuật
- Công cụ và kỹ thuật ước tính chi
phí
- Chi phí cơ sở (chi phí kế hoạch
ban đầu)
Quản lý chi phí
Ước tính chi phí
Cấu trúc phân chia công việc
Các nguồn đòi hỏi.
Đơn giá, ước tính thời gian cho
từng công việc.
Các thông tin từ các dự án
ĐTXD tương tự,
2. Công cụ và kỹ thuật
Công thức toán học
Phần mềm Dự toán, Exel
Ước tính chi phí
Các tính toán chi tiết bổ trợ
Kế hoạch quản lý chi phí
Lập kế hoạch nhân lực
Cấu trúc phân chia công việc.
Thông tin tương tự dự án trước.
Giới hạn phạm vi
Mô tả các nguồn lực đòi hỏi.
Chiến lược tổ chức thực hiện
2. Công cụ và kỹ thuật
Đánh giá của chuyên gia
Đề xuất nhiều phương án lựa
chọn.
- Các nguồn lực đòi hỏi, số lượng
Quản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ

More Related Content

What's hot

Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...
Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...
Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
Thuyết minh dự án chung cư thương mại
Thuyết minh dự án chung cư thương mạiThuyết minh dự án chung cư thương mại
Thuyết minh dự án chung cư thương mạiLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng nhà máy phân bón
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng nhà máy phân bónThuyết minh dự án đầu tư xây dựng nhà máy phân bón
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng nhà máy phân bónLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...Nguyễn Công Huy
 
dự án du lịch sinh thái kết hợp bảo tồn văn hóa địa phương.
dự án du lịch sinh thái kết hợp bảo tồn văn hóa địa phương.dự án du lịch sinh thái kết hợp bảo tồn văn hóa địa phương.
dự án du lịch sinh thái kết hợp bảo tồn văn hóa địa phương.LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Phân tích cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần địa ốc sài gòn
Phân tích cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần địa ốc sài gònPhân tích cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần địa ốc sài gòn
Phân tích cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần địa ốc sài gònhttps://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (20)

Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...
Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...
Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...
 
Thuyết minh dự án chung cư thương mại
Thuyết minh dự án chung cư thương mạiThuyết minh dự án chung cư thương mại
Thuyết minh dự án chung cư thương mại
 
Luận văn: Quản lý đầu tư công trên địa bàn tỉnh Kon Tum, HAY
Luận văn: Quản lý đầu tư công trên địa bàn tỉnh Kon Tum, HAYLuận văn: Quản lý đầu tư công trên địa bàn tỉnh Kon Tum, HAY
Luận văn: Quản lý đầu tư công trên địa bàn tỉnh Kon Tum, HAY
 
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, HAY
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, HAYLuận văn: Quản lý dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, HAY
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, HAY
 
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải PhòngLuận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng
 
Thuyet minh du an khu du lich nghi duong phu quoc
Thuyet minh du an khu du lich nghi duong phu quocThuyet minh du an khu du lich nghi duong phu quoc
Thuyet minh du an khu du lich nghi duong phu quoc
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
 
Luận văn: Quản lý dự án đầu tư xây dựng tại công ty xây dựng
Luận văn: Quản lý dự án đầu tư xây dựng tại công ty xây dựngLuận văn: Quản lý dự án đầu tư xây dựng tại công ty xây dựng
Luận văn: Quản lý dự án đầu tư xây dựng tại công ty xây dựng
 
Thuyết minh dự án trung tâm thương mại 0918755356
Thuyết minh dự án trung tâm thương mại 0918755356Thuyết minh dự án trung tâm thương mại 0918755356
Thuyết minh dự án trung tâm thương mại 0918755356
 
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú VangLuận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
 
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng nhà máy phân bón
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng nhà máy phân bónThuyết minh dự án đầu tư xây dựng nhà máy phân bón
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng nhà máy phân bón
 
Dự án trồng cây dược liệu kết hợp chăn nuôi
Dự án trồng cây dược liệu kết hợp chăn nuôiDự án trồng cây dược liệu kết hợp chăn nuôi
Dự án trồng cây dược liệu kết hợp chăn nuôi
 
Luận văn: Chính sách quy hoạch đô thị tại quận Ngũ Hành Sơn, 9đ
Luận văn: Chính sách quy hoạch đô thị tại quận Ngũ Hành Sơn, 9đLuận văn: Chính sách quy hoạch đô thị tại quận Ngũ Hành Sơn, 9đ
Luận văn: Chính sách quy hoạch đô thị tại quận Ngũ Hành Sơn, 9đ
 
Luận văn: Đấu thầu trong đầu tư xây dựng bằng vốn nhà nước, HAY
Luận văn: Đấu thầu trong đầu tư xây dựng bằng vốn nhà nước, HAYLuận văn: Đấu thầu trong đầu tư xây dựng bằng vốn nhà nước, HAY
Luận văn: Đấu thầu trong đầu tư xây dựng bằng vốn nhà nước, HAY
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản  Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
 
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
 
Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác...
Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác...Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác...
Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác...
 
Đề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOT
Đề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOTĐề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOT
Đề tài: Quản lí nhà nước về đầu tư công của UBND TP.HCM, HOT
 
dự án du lịch sinh thái kết hợp bảo tồn văn hóa địa phương.
dự án du lịch sinh thái kết hợp bảo tồn văn hóa địa phương.dự án du lịch sinh thái kết hợp bảo tồn văn hóa địa phương.
dự án du lịch sinh thái kết hợp bảo tồn văn hóa địa phương.
 
Phân tích cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần địa ốc sài gòn
Phân tích cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần địa ốc sài gònPhân tích cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần địa ốc sài gòn
Phân tích cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần địa ốc sài gòn
 

Similar to Quản lý dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ

Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý dự án đầu tư các công trình đê điều, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý dự án đầu tư các công trình đê điều, 9đLuận Văn Thạc Sĩ Quản lý dự án đầu tư các công trình đê điều, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý dự án đầu tư các công trình đê điều, 9đDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệpLuận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệpDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH GIẢ LẬP MONTE CARLO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NHTMCP ...
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH GIẢ LẬP MONTE CARLO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NHTMCP ...ỨNG DỤNG MÔ HÌNH GIẢ LẬP MONTE CARLO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NHTMCP ...
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH GIẢ LẬP MONTE CARLO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NHTMCP ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn hiệu quả huy động vốn ngắn hạn tại ngân hàng thương mại
 Luận văn hiệu quả huy động vốn ngắn hạn tại ngân hàng thương mại  Luận văn hiệu quả huy động vốn ngắn hạn tại ngân hàng thương mại
Luận văn hiệu quả huy động vốn ngắn hạn tại ngân hàng thương mại Luanvantot.com 0934.573.149
 
Quản lý vốn tại Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh.pdf
Quản lý vốn tại Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh.pdfQuản lý vốn tại Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh.pdf
Quản lý vốn tại Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh.pdfHanaTiti
 
Quản lý vốn tại Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh.pdf
Quản lý vốn tại Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh.pdfQuản lý vốn tại Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh.pdf
Quản lý vốn tại Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh.pdfHanaTiti
 
Th s01.077 nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường chứng khoán việt nam
Th s01.077 nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường chứng khoán việt namTh s01.077 nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường chứng khoán việt nam
Th s01.077 nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường chứng khoán việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Quản lý dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ (20)

Quản lý dự án xây dựng huyện Thạnh Hóa tỉnh Long An, HAY
Quản lý dự án xây dựng huyện Thạnh Hóa tỉnh Long An, HAYQuản lý dự án xây dựng huyện Thạnh Hóa tỉnh Long An, HAY
Quản lý dự án xây dựng huyện Thạnh Hóa tỉnh Long An, HAY
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý dự án đầu tư các công trình đê điều, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý dự án đầu tư các công trình đê điều, 9đLuận Văn Thạc Sĩ Quản lý dự án đầu tư các công trình đê điều, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý dự án đầu tư các công trình đê điều, 9đ
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...
 
Đánh Giá Năng Lực Tài Chính Đấu Thầu Dự Án Tại Công Ty Xây Dựng
Đánh Giá Năng Lực Tài Chính Đấu Thầu Dự Án Tại Công Ty Xây DựngĐánh Giá Năng Lực Tài Chính Đấu Thầu Dự Án Tại Công Ty Xây Dựng
Đánh Giá Năng Lực Tài Chính Đấu Thầu Dự Án Tại Công Ty Xây Dựng
 
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệpLuận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
 
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xuất nhập khẩu thủy sản
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xuất nhập khẩu thủy sảnTăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xuất nhập khẩu thủy sản
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xuất nhập khẩu thủy sản
 
Luận án: Xây dựng Nông thôn mới tại các tỉnh trung du và miền núi
Luận án: Xây dựng Nông thôn mới tại các tỉnh trung du và miền núiLuận án: Xây dựng Nông thôn mới tại các tỉnh trung du và miền núi
Luận án: Xây dựng Nông thôn mới tại các tỉnh trung du và miền núi
 
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội, HAYLuận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội, HAY
 
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAYLuận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
 
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH GIẢ LẬP MONTE CARLO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NHTMCP ...
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH GIẢ LẬP MONTE CARLO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NHTMCP ...ỨNG DỤNG MÔ HÌNH GIẢ LẬP MONTE CARLO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NHTMCP ...
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH GIẢ LẬP MONTE CARLO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NHTMCP ...
 
Đề tài giải pháp cải thiện khả năng thanh toán công ty Vinamilk, 2018
Đề tài  giải pháp cải thiện khả năng thanh toán công  ty Vinamilk,  2018Đề tài  giải pháp cải thiện khả năng thanh toán công  ty Vinamilk,  2018
Đề tài giải pháp cải thiện khả năng thanh toán công ty Vinamilk, 2018
 
Luận văn hiệu quả huy động vốn ngắn hạn tại ngân hàng thương mại
 Luận văn hiệu quả huy động vốn ngắn hạn tại ngân hàng thương mại  Luận văn hiệu quả huy động vốn ngắn hạn tại ngân hàng thương mại
Luận văn hiệu quả huy động vốn ngắn hạn tại ngân hàng thương mại
 
Luận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOT
Luận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOTLuận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOT
Luận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOT
 
Đề tài: Cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh
Đề tài: Cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanhĐề tài: Cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh
Đề tài: Cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh
 
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đBiện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
 
Luận văn: Năng lực tài chính các đơn vị tham gia đấu thầu dự án
Luận văn: Năng lực tài chính các đơn vị tham gia đấu thầu dự ánLuận văn: Năng lực tài chính các đơn vị tham gia đấu thầu dự án
Luận văn: Năng lực tài chính các đơn vị tham gia đấu thầu dự án
 
Quản lý vốn tại Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh.pdf
Quản lý vốn tại Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh.pdfQuản lý vốn tại Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh.pdf
Quản lý vốn tại Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh.pdf
 
Quản lý vốn tại Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh.pdf
Quản lý vốn tại Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh.pdfQuản lý vốn tại Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh.pdf
Quản lý vốn tại Công ty TNHH Toàn Tiến, Bắc Ninh.pdf
 
Luận văn: Nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Luận văn: Nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường chứng khoán Việt NamLuận văn: Nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Luận văn: Nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường chứng khoán Việt Nam
 
Th s01.077 nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường chứng khoán việt nam
Th s01.077 nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường chứng khoán việt namTh s01.077 nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường chứng khoán việt nam
Th s01.077 nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường chứng khoán việt nam
 

More from Cậu Ba

Lập kế hoạch marketing sản phẩm cà phê bột của công ty xuất nhập khẩu cà phê ...
Lập kế hoạch marketing sản phẩm cà phê bột của công ty xuất nhập khẩu cà phê ...Lập kế hoạch marketing sản phẩm cà phê bột của công ty xuất nhập khẩu cà phê ...
Lập kế hoạch marketing sản phẩm cà phê bột của công ty xuất nhập khẩu cà phê ...Cậu Ba
 
Vai trò của cán bộ Ngân hàng Agribank đối với công nghiệp hóa hiện đại hóa n...
Vai trò của cán bộ Ngân hàng Agribank đối với công nghiệp hóa  hiện đại hóa n...Vai trò của cán bộ Ngân hàng Agribank đối với công nghiệp hóa  hiện đại hóa n...
Vai trò của cán bộ Ngân hàng Agribank đối với công nghiệp hóa hiện đại hóa n...Cậu Ba
 
Bài học kinh nghiệm đầu tư công úc, Singapore, Nhật bản
Bài học kinh nghiệm đầu tư công úc, Singapore, Nhật bảnBài học kinh nghiệm đầu tư công úc, Singapore, Nhật bản
Bài học kinh nghiệm đầu tư công úc, Singapore, Nhật bảnCậu Ba
 
THỰC HÀNH AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI CHẾ ...
THỰC HÀNH AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI CHẾ ...THỰC HÀNH AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI CHẾ ...
THỰC HÀNH AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI CHẾ ...Cậu Ba
 
ĐẦU TƯ CÔNG VIỆT NAM 2006 - 2017
ĐẦU TƯ CÔNG VIỆT NAM 2006 - 2017ĐẦU TƯ CÔNG VIỆT NAM 2006 - 2017
ĐẦU TƯ CÔNG VIỆT NAM 2006 - 2017Cậu Ba
 
Intro to r_vietnamese ( Viết thuê luận văn tốt nghiệp toàn LỪA ĐẢO)
Intro to r_vietnamese ( Viết thuê luận văn tốt nghiệp  toàn LỪA ĐẢO)Intro to r_vietnamese ( Viết thuê luận văn tốt nghiệp  toàn LỪA ĐẢO)
Intro to r_vietnamese ( Viết thuê luận văn tốt nghiệp toàn LỪA ĐẢO)Cậu Ba
 
Xử lý nước thải bằng aqualift
Xử lý nước thải bằng aqualiftXử lý nước thải bằng aqualift
Xử lý nước thải bằng aqualiftCậu Ba
 
Túi bao trái cây bikoo (nhật bản)
Túi bao trái cây bikoo (nhật bản)Túi bao trái cây bikoo (nhật bản)
Túi bao trái cây bikoo (nhật bản)Cậu Ba
 
Mẹo Vặt Nấm mối
Mẹo Vặt Nấm mốiMẹo Vặt Nấm mối
Mẹo Vặt Nấm mốiCậu Ba
 

More from Cậu Ba (9)

Lập kế hoạch marketing sản phẩm cà phê bột của công ty xuất nhập khẩu cà phê ...
Lập kế hoạch marketing sản phẩm cà phê bột của công ty xuất nhập khẩu cà phê ...Lập kế hoạch marketing sản phẩm cà phê bột của công ty xuất nhập khẩu cà phê ...
Lập kế hoạch marketing sản phẩm cà phê bột của công ty xuất nhập khẩu cà phê ...
 
Vai trò của cán bộ Ngân hàng Agribank đối với công nghiệp hóa hiện đại hóa n...
Vai trò của cán bộ Ngân hàng Agribank đối với công nghiệp hóa  hiện đại hóa n...Vai trò của cán bộ Ngân hàng Agribank đối với công nghiệp hóa  hiện đại hóa n...
Vai trò của cán bộ Ngân hàng Agribank đối với công nghiệp hóa hiện đại hóa n...
 
Bài học kinh nghiệm đầu tư công úc, Singapore, Nhật bản
Bài học kinh nghiệm đầu tư công úc, Singapore, Nhật bảnBài học kinh nghiệm đầu tư công úc, Singapore, Nhật bản
Bài học kinh nghiệm đầu tư công úc, Singapore, Nhật bản
 
THỰC HÀNH AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI CHẾ ...
THỰC HÀNH AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI CHẾ ...THỰC HÀNH AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI CHẾ ...
THỰC HÀNH AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI CHẾ ...
 
ĐẦU TƯ CÔNG VIỆT NAM 2006 - 2017
ĐẦU TƯ CÔNG VIỆT NAM 2006 - 2017ĐẦU TƯ CÔNG VIỆT NAM 2006 - 2017
ĐẦU TƯ CÔNG VIỆT NAM 2006 - 2017
 
Intro to r_vietnamese ( Viết thuê luận văn tốt nghiệp toàn LỪA ĐẢO)
Intro to r_vietnamese ( Viết thuê luận văn tốt nghiệp  toàn LỪA ĐẢO)Intro to r_vietnamese ( Viết thuê luận văn tốt nghiệp  toàn LỪA ĐẢO)
Intro to r_vietnamese ( Viết thuê luận văn tốt nghiệp toàn LỪA ĐẢO)
 
Xử lý nước thải bằng aqualift
Xử lý nước thải bằng aqualiftXử lý nước thải bằng aqualift
Xử lý nước thải bằng aqualift
 
Túi bao trái cây bikoo (nhật bản)
Túi bao trái cây bikoo (nhật bản)Túi bao trái cây bikoo (nhật bản)
Túi bao trái cây bikoo (nhật bản)
 
Mẹo Vặt Nấm mối
Mẹo Vặt Nấm mốiMẹo Vặt Nấm mối
Mẹo Vặt Nấm mối
 

Recently uploaded

Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Quản lý dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG LUẬN VĂN THẠC SĨ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI BAN QUẢN LÝ ĐẦÙ TƯ VÀ XÂY DỰNG THỦY LỢI 9 - BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh Mã số: CH1612B ĐẶNG THỊ HUỆ Hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHƯỚC MINH HIỆP Thành phố Hồ Chí Minh - 2018
  • 2. ii LỜI CAM ĐOAN *** Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án tại Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng thủy lợi 9 - Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn” là công trình nghiên cứu và của cá nhân tôi trên cơ sở nghiên cứu các lý thuyết đã học, nghiên cứu khảo sát thực tiễn và được hướng dẫn của Phó giáo sư, Tiến sĩ Phước Minh Hiệp. Các kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Các tư liệu, tài liệu tham khảo từ các nghiên cứu trước đều được ghi chú dẫn nguồn đầy đủ theo qui định. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của luận văn. Học viên Đặng Thị Huệ
  • 3. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến giáo viên hướng dẫn khoa học PGS. TS. Phước Minh Hiệp – Trưởng Ban tạp chí Công sản. Thầy đã dành nhiều tâm huyết, tận tình hướng dẫn chỉ bảo tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô giáo Khoa sau đại học của Trường Đại học Văn Lang đã tận tâm truyền đạt kiến thức và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp tại Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng thủy lợi 9 - Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thu thập tài liệu cho đề tài. Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, động viên, khích lệ rất nhiều từ phía gia đình và bạn bè. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và ghi nhận những tình cảm quí báu đó. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận văn Đặng Thị Huệ
  • 4. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................3 DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................5 DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................6 MỞ ĐẦU ..................................................................................................................8 1. Sự cần thiết của đề tài ..................................................................................8 2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................9 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 10 CHƯƠNG 1: ............................................................................................................ 11 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ...................................................................................................... 11 1.1. Khái niệm và thuật ngữ.............................................................................. 11 1.1.1. Khái niệm về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình............................. 11 1.1.2. Khái niệm liên quan đến diên quan đến dự án thuỷ lợi............................... 11 1.1.3. Khái niệm về quản lý, hiệu quả quản lý, quản lý dự án, quản lý đầu tư xây dựng 12 1.1.4. Các giai đoạn thực hiện quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình............. 13 1.2. Những vấn đề chung về dự án và quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi 14 1.2.1. Tổng quan về dự án.................................................................................... 14 1.2.2. Quản lý dự án ............................................................................................ 17 1.2.3. Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi..................................... 24 1.2.3.1. Bản chất của các dự án đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi....................... 24 1.2.3.2. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật của dự án xây dựng công trình thuỷ lợi......... 26 1.2.3.3. Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi. ..................... 27
  • 5. 1.2.4. Cơ sở pháp lý về quản lý dự án đầu tư xây dựng ở Việt Nam.................... 50 1.2.4.1. Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013. ................................... 51 1.2.4.2. Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc hội ........... 51 1.2.4.3. Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014...................................... 53 1.2.4.4. Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013....................................... 54 1.2.4.5. Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 15/10/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu ...................................... 54 1.2.4.6. Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng và Nghị định số 42/2017/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung một số Điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP. ...................................................... 56 1.2.4.7. Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về Quản lý chi phí công trình xây dựng ............................................................................. 57 1.2.4.8. Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.................................................. 58 1.2.4.9. Các Thông tư hướng dẫn về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình ..... 58 1.2.5. Các tiêu chí đánh giá công tác QLDA ĐTXD ............................................ 59 1.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý dự án xây dựng...................... 60 CHƯƠNG 2: ............................................................................................................ 63 TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................. 63 2.1. Tổng quan về các nghiên cứu trước ........................................................... 63 2.2. Tổng quan về Ban Quản Lý Đầu Tư Và Xây Dựng Thủy Lợi 9................. 65 2.2.1. Chức năng nhiệm vụ của Ban Quản Lý Đầu Tư Và Xây Dựng Thủy Lợi 965 2.2.2. Cơ cấu tổ chức của Ban Quản Lý Đầu Tư Và Xây Dựng Thủy Lợi 9........ 66 2.3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 70 2.3.1. Khung lý thuyết ......................................................................................... 70 2.3.2. Phương pháp thu thập tài liệu..................................................................... 71 2.3.3. Phương pháp phân tích đánh giá ............................................................... 73 CHƯƠNG 3 ............................................................................................................. 74
  • 6. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................................... 74 3.1. Thực trạng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi tại Ban 9 .... 74 3.1.1. Quản lý trình tự, thủ tục lập dự án đầu tư xây dựng công trình. .................. 74 3.1.2. Quản lý công tác lựa chọn nhà thầu trong hoạt đông xây dựng................... 78 3.1.3. Quản lý công tác thi công xây dựng công trình .......................................... 87 3.1.3.1. Các bước thực hiện công tác quản lý thi công xây dựng công trình............ 87 3.1.3.2. T ình.ây dựngquì kinh.ây dựng cônghát các bênợng bộ phận công trình, hạng mục công trình và công trình xâ........................................................ 90 3.1.3.3. Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình............................................. 92 3.1.3.4. Quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình ...................................... 95 3.1.3.5. Qu.n lý an toàn lao đết quả nghiệm thu, thanh d lý Công tác quản lý an toàn lao động trên công trường được thực hiện như sau : ................................... 99 3.1.3.6. Quản lý môi trường xây dựng .................................................................... 78 3.1.3.7. Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình................................................ 79 3.1.3.8. Quản lý công tác thanh quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình............ 84 3.1.3.9. Quản lý nguồn nhân lực tham gia dự án..................................................... 88 3.1.3.10. Quản lý nguồn nhân lực thuộc Ban:........................................................... 91 3.1.3.11. Quản lý nguồn nhân lực khác .................................................................... 96 3.2. Những tồn tại trong công tác quản lý dự án đầu tư XDCT thuỷ lợi tại Ban 9 98 3.2.1. Tồn tại trong công tác quản lý trình tự lập dự án đầu tư XDCT.................. 98 3.2.2. Tồn tại trong công tác lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng......... 102 3.2.3. Tồn tại trong quản lý thi công xây dựng công trình.................................. 102 3.2.4. Tồn tại trong công tác quản lý chi phí:..................................................... 103 3.2.5. Tồn tại trong công tác quản lý nhân lực tham gia dự án ........................... 104 3.2.6. Tổ chức quản lý đầu tư xây dựng công trình còn chậm đổi mới. .............. 105 3.3. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong công tác quản lý của Ban 9.. 105
  • 7. 3.3.1. Nguyên nhân thể chế................................................................................ 105 3.3.2. Chính sách về xây dựng cơ bản còn hạn chế ............................................ 106 3.3.3. Nguyên nhân về trình độ quản lý.............................................................. 107 3.3.4. Năng lực của các nhà thầu còn chưa đáp ứng được về lượng và chất ....... 108 3.3.5. Nguyên nhân về kỹ thuật và công cụ quản lý ........................................... 108 3.3.6. Nguyên nhân gây chậm tiến độ, đội vốn dự án......................................... 109 CHƯƠNG 4: .......................................................................................................... 110 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI BAN QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG THỦY LỢI 9 ............ 110 4.1. Phương hướng hoạt động của Ban 9......................................................... 110 4.1.1. Phương hướng phát triển.......................................................................... 110 4.1.2. Mục tiêu 111 4.1.3. Quan điểm hoàn thiện quản lý đầu tư các dự án tại Ban 9 ........................ 112 4.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư tại Ban 9 ....... 115 4.2.1. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ của Ban 9..................................... 115 4.2.2. Nâng cao chất lượng các công việc trong giai đoạn chuẩn bị đầutư ......... 117 4.2.3. Xác định rõ cơ chế phối hợp và kiểm tra giữa các bên liên quan trong thực hiện đầu tư............................................................................................... 118 4.2.4. Sử dụng các kỹ thuật và công cụ quản lý dự án........................................ 119 4.2.5. Tăng cường công tác Thông tin về dự án đầu tư....................................... 121 CHƯƠNG 5: .......................................................................................................... 122 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 122 5.1. Kết luận 122 5.2. Kiến nghị................................................................................................. 124 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 126
  • 8. v DANH MỤC BẢNG Bảng 1. 1: Các ràng buộc bối cảnh dự án.................................................................. 17 Bảng 3. 1. Kết quả phê duyệt dự án ĐTXDCT giai đoạn ( 2013-2017) ..................... 77 Bảng 3. 2. Tổng hợp kết quả lựa chọn nhà thầu giai đoạn 2013-2017 ....................... 83 Bảng 3. 3: Tổng hợp kết quả đánh gía hồ sơ dự thầu một số gói thầu điển hình năm 2017. Gói thầu TV1-JICA3: Khảo sát, thiết kế và giám sát thực hiện dự án Quản lý nước Bến Tre....................................................................... 84 Bảng 3. 4: Tổng hợp kết quả đánh gía hồ sơ dự thầu một số gói điển hình năm 2017 - Gói thầu: Công trình trạm bơm Cấp 1 - Dự án: Thủy lợi Mía Đồng nai . 86 Bảng 3. 5 : Tổng hợp kết quả kiểm tra công tác thi công xây dựng các gói thầu (xây lắp, thiết bị) giai đoạn 2013-2017. ......................................................... 90 Bảng 3. 6. Kết quả kiểm tra công tác thi công xây dựng một số nhà thầu xây lắp điển hình năm 2014-2017.............................................................................. 91 Bảng 3. 7.Tổng hợp kết quả tiến độ thi công các gói thầu xây lắp, thiết bị giai đoạn 2013-2017 ............................................................................................. 93 Bảng 3. 8. Tiến độ thực hiện các dự án..................................................................... 94 Bảng 3. 9.Tổng hợp kết quả nghiệm thu, thanh, quyết toán các dự án đầu tư giai đoạn 2014-2017 (đvt: 1.000 đồng) ................................................................. 97 Bảng 3. 10. Kết quả kiểm tra công tác ATLĐ trên công trường xây dựng của một số nhà thầu xây lắp năm 2016-2017................................................................... 100 Bảng 3. 11: Tổng hợp kết quả thực hiện Tổng mức đầu tư, Dự toán xây dựng các công trình giai đoạn 2016-2017 (ĐVT: 1.000đ)............................................. 82 Bảng 3. 12: Tổng hợp kết quả thực hiện vốn đầu tư năm 2016, 2017 (ĐVT: triệu đồng) .............................................................................................................. 86 Bảng 3. 13. Bố trí nhân lực quản lý dự án đầu tư XDCT của Ban 9, giai đoạn (2013- 2017) ..................................................................................................... 92
  • 9. vi DANH MỤC HÌNH Hình 1. 1. Mô hình chu kì dự án đầu tư..................................................................... 16 Hình 1. 2. Chu trình quản lý dự án............................................................................ 19 Hình 1. 3. Mối quan hệ giữa ba mục tiêu: Thời gian, chi phí và kết quả.................... 21 Hình 1. 4. Nội dung quản lý dự án............................................................................ 22 Hình 1. 5. Quản lý đấu thầu ...................................................................................... 30 Hình 1. 6. Nội dung quản lý chất lượng .................................................................... 33 Hình 1. 7. Quản lý tiến độ......................................................................................... 35 Hình 1. 8. Nội dung quản lý chi phí .......................................................................... 42 Hình 1. 9 .Nội dung quản lý nguồn nhân lực............................................................. 46 Hình 2. 1: Tổ chức bộ máy ....................................................................................... 69 Hình 2. 2. Khung lý thuyết ....................................................................................... 71 Hình 3. 1: Quy trình quản lý công tác lập dự án ĐTXDCT tại Ban 9 ........................ 74 Hình 3. 2. Quy trình lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng tại Ban 9 ............. 80 Hình 3. 3. Quy trình quản lý chất lượng dự án ĐTXDCT tại Ban 9.......................... 88 Hình 3. 4. Quy trình quản lý Tổng mức đầu tư, Dự toán xây XDCT tại Ban 9 .......... 80 Hình 3. 5. Quy trình quản lý công tác thanh quyết toán vốn đầu tư........................... 85 Hình 3. 6. Tổ chức nhân lực quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình..................... 91 Hình 3. 7. Hình ảnh về dự án Thủy lợi Phước Hòa.................................................. 100 Hình 4. 1. Hệ thống thoát nước ngầm tại Nhật Bản................................................ 113 Hình 4. 2Hệ thống kênh mương kiên cố, hiện đại, khoa học ở Fukagawa (Hokkaido) ............................................................................................................ 114 Hình 4. 3. Đường hầm SMART Tunnel ở Kuala Lumpur. ...................................... 114 Hình 4. 4. Dự án Delta Works ở Hà Lan................................................................. 115 Hình 4. 5: Tổ chức phối hợp các bên tham gia dự án .............................................. 118
  • 10. vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ChN viết tắt Chữ đầy đủ DA Dhhữ KH Kế hoạch QT Quyết toán TT Thanh toán TK Thiết kế DT Dự toán LĐ Lao động ĐTXDCT Đầu tư xây dựng công trình QLDAĐT Quản lý dự án đầu tư NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn TMĐT Tổng mức đầu tư ĐBGPMB Đền bù giải phóng mặt bằng UBND Ủy ban nhân dân TKKT Thiết kế kỹ thuật BVTC Bản vẽ thi công TDT Tổng dự toán ATLĐ An toàn lao động ĐT&XDTL ĐầĐ&XDTvà xây dTLn thy dTLn
  • 11. 5 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Đã nhiều năm qua, các quốc gia trên thế giới trong đó có việt nam đều thống nhất những thách thức chung đối với ngành nước trong khu vực, bao gồm : sự thiếu hụt về nước và hạn hán; lũ lụt, ngập úng các vùng đất và khu dân cư; thiếu khả năng tiếp cận nguồn nước sạch, nước uống và các thiết bị vệ sinh cho cộng đồng, đặc biệt là những người nghèo; suy thoái môi trường trong các lưu vực nhỏ và vùng hạ lưu châu thổ, sự gia tăng ô nhiễm các nguồn nước; sự thiếu hụt tài chính trong phát triển và quản lý cơ sở hạ tầng về nước; sự cần thiết nâng cao giá trị của nước về mặt kinh tế-xã hội; sự hạn chế trong phát triển thể chế, nâng cao năng lực và nhận thức của cộng đồng. Các quốc gia trên thế giới cũng đặc biệt chú trọng đến công tác quản lý nguồn nước trong quốc gia cùng với việc tài trợ phát triển công tác này cho các quốc gia đang phát triển. Đối với nước ta trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp và nông thôn trong thời kỳ mới, công tác quản lý các công trình thuỷ lợi cũng đặc biệt được chú trọng, được đưa ra là một trong những tiền đề để kinh tế phát triển . Các dự án thủy lợi từ chỗ chỉ quan tâm phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp, nay đã thực sự được xem như là một trong những giải pháp kỹ thuật cho sự phát triển và sử dụng tổng hợp nguồn tài nguyên nước; phục vụ sản xuất nông - Lâm- Ngư nghiệp, cung cấp nước sạch cho sinh hoạt và công nghiệp. Nhiều dự án đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác giảm nhẹ rủi ro do thiên tai, bảo vệ tính mạng và tài sản cho nhân dân. Nhìn li nước ta trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp và nông thôn trong thời kỳ lợi trong những năm qua, chúng ta nhận thấy nổi lên những vấn đề như : Thực hiện dự án chậm, khả năng giải ngân thấp so với yêu cầu, công tác thanh quyết toán kéo dài, công trình chậm đưa vào sử dụng dẫn đến hiệu quả đầu tư hạn chế. Một số dự án xây dựng chưa nhận được nhiều sự đồng thuận của người dân. Vấn đề này có thể do thông tin dự án đều hoặc chưa đầy đủ cho nhân dân, có thể do mâu thuẫn giữa các nhóm lợi ích khác nhau nhưng cũng có thể có dự án chưa thực sự khả thi và chưa hẳn đã thuyết phục về hiệu quả tổng hợp không chỉ kinh tế mà còn là môi trường và xã
  • 12. 5 hhìn li nước ta trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp và nông thôn trong thời kỳ lợi trong những năm qua, chúng ta nhận thấy nổi lên những vấn đề như : Thực hiện dự án chậm, khả năng giải ngân thấpng quá trình chuẩn bị dự án đặc biệt là sự chậm trễ trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng. Thời gian qua do nhiều lý do, trong đó có lý do thuộc về quản lý đầu tư của nhà nước, dẫn đến hầu hết các nhà thầu xây dựng thủy lợi đã và đang bị suy yếu, nhân lực tốt ra đi, máy móc không được tăng cường, công nghệ lạc hậu, quản lý yếu kém…Từ những lý do trên đòi hỏi nhu cầu hoàn thiện công tác quản lý đầu tư các dự án thủy lợi là một nhiệm vụ cấp thiết. Xuìn li nước ta trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp và uản lý triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng tại Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 9- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và tuìn li nước ta trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp và uản lý triển khai thực hiện dự áGiải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án tại Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng thủy lợi 9 - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn” đìn li nước ta trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp và uản lý triển khai thực hiện dự áGiải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án tại Ban Quản lý Đầquyết những vấn đề thực tiễn nêu trên. 2. Mục tiêu nghiên cứu  Mục tiêu chung Nghiên cứu này nhằm đánh giá được hiệu quả quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi tại Ban Quản lý đầu tư và Xây dựng thủy lợi 9 (Ban 9). Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện năng lực quản lý dự án đầu tư và xây dựng các công trình thủy lợi.  Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu chung, đề tài tập trung giải quyết một số mục tiêu cụ thể sau: Hệ thống cơ sở lý luận về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Đánh giá thực trạng hoạt động quản lý đầu tư dự án xây dựng công trình thuỷ lợi tại Ban 9, Bộ NN&PTNT . Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện năng lực quản lý dự án đầu tư xây
  • 13. 5 dựng công trình tại Ban 9. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: - Dự án xây dựng công trình thuỷ lợi - Hoạt động quản lý của Ban 9. Phạm vi nghiên cứu - Địa điểm nghiên cứu: đề tài nghiên cứu tại Ban 9, địa chỉ số 02 đường Trường sa, Phường 17, Quận Bình Thạnh, Tp.Hồ Chí Minh. - Thời gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình của Ban 9 từ năm 2013 đến 2017.
  • 14. 11 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 1.1. Khái niệm và thuật ngữ 1.1.1. Khái niệm về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Dự án đầu tư xây dựng công trình theo định nghĩa của luật Xây dựng: Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định. Đầu tư là hoạt động sử dụng tiền vốn, tài nguyên trong 1 thời gian dự án nhằm thu về lợi nhuận hoặc lợi ích kinh tế xã hội. Dự án đầu tư là tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những đối tượng nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng, cải tiến hoặc nâng cao chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ nào đó trong một khoảng thời gian xác định. Vốn Nhà Nước là vốn thuộc sở hữu toàn dân hoặc có nguồn gốc toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý theo pháp luật. Người có thẩm quyền quyết định đầu tư là tổ chức hoặc cơ quan Nhà nước được Chính phủ giao quyền hoặc ủy quyền quyết định đầu tư. Chủ đầu tư là cá nhân hoặc tổ chức có tư cách pháp nhân được giao trách nhiệm trực tiếp quản lý, sử dụng vốn đầu tư theo qui định của pháp luật. 1.1.2. Khái niệm liên quan đến diên quan đến dự án thuỷ lợi Theo Luật Thuỷ lợi số 08/2017/QH14 thì một số khái niệm liên quan đến vấn đề thuỷ lợi được định nghĩa như sau: Thủy lợi là tổng hợp các giải pháp nhằm tích trữ, điều hòa, chuyển, phân phối, cấp, tưới, tiêu và thoát nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sản
  • 15. 12 xuất muối; kết hợp cấp, tiêu, thoát nước cho sinh hoạt và các ngành kinh tế khác; góp phần phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo đảm an ninh nguồn nước. Hoạt động thủy lợi bao gồm điều tra cơ bản, chiến lược, quy hoạch thủy lợi; đầu tư xây dựng công trình thủy lợi; quản lý, khai thác công trình thủy lợi và vận hành hồ chứa thủy điện phục vụ thủy lợi; dịch vụ thủy lợi; bảo vệ và bảo đảm an toàn công trình thủy lợi. Công trình thủy lợi là công trình hạ tầng kỹ thuật thủy lợi bao gồm đập, hồ chứa nước, cống, trạm bơm, hệ thống dẫn, chuyển nước, kè, bờ bao thủy lợi và công trình khác phục vụ quản lý, khai thác thủy lợi. Chủ sở hữu công trình thủy lợi là cơ quan, tổ chức được Nhà nước giao quyền, trách nhiệm đại diện chủ sở hữu đối với công trình thủy lợi sử dụng vốn nhà nước; tổ chức, cá nhân tự đầu tư xây dựng công trình thủy lợi. Chủ quản lý công trình thủy lợi là cơ quan chuyên môn thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thủy lợi thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các cấp hoặc tổ chức được Nhà nước giao quyền, trách nhiệm đại diện chủ sở hữu; tổ chức thủy lợi cơ sở; tổ chức, cá nhân tự đầu tư xây dựng công trình thủy lợi. Như vậy công trình đầu tư xây dựng thuỷ lợi là các dự án công trình hạ tầng kỹ thuật về đập, hồ chứa nước, cống, trạm bơm, hệ thống dẫn, chuyển nướhuật liên quan đến thủy lợi nêu ở trong Luật này. 1.1.3. Khái niệm về quản lý, hiệu quả quản lý, quản lý dự án, quản lý đầu tư xây dựng Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức đều có, nó gồm 05 yếu tố tạo thành là: Kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện, điều chỉnh và kiểm soát thực hiện ấy. Hiệu quả quản lý Là kết quả đạt được của một quá trình hoạt động của tổ chức so với những chi phí ban đầu đã bỏ ra. Quản lý dự án là quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt được các yêu cầu đã định về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm dịch vụ, bằng những phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép. Quản lý đầu tư xây dựng là quản lý Nhà nước về quá trình đầu tư và xây
  • 16. 13 dựng từ bước xác định dự án đầu tư để thực hiện đầu tư và cả quá trình đưa dự án vào khai thác, sử dụng đạt mục tiêu đã định. Tổng mức đầu tư là toàn bộ chi phí đầu tư và xây dựng (kể cả vốn sản xuất ban đầu) và là giới hạn chi phí tối đa của dự án được xác định trong quyết định đầu tư. Tổng mức đầu tư bao gồm những chi phí cho việc chuẩn bị đầu tư, chi phí thực hiện đầu tư và xây dựng, chi phí chuẩn bị sản xuất, lãi vay ngân hàng của chủ đầu tư trong thời gian thực hiện đầu tư, vốn lưu động ban đầu cho sản xuất (đối với dự án sản xuất), chi phí bảo hiểm, chi phí dự phòng. Tổng dự toán công trình là tổng mức chi phí cần thiết cho việc đầu tư xây dựng công trình thuộc dự án, được tính toán cụ thể ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật. Tổng dự toán công trình bao gồm các khoản chi phí có liên quan đến khảo sát, thiết kế, xây lắp, mua sắm thiết bị, chi phí sử dụng đất đai, đền bù và giải phóng mặt bằng, chi phí khác vá chi phí dự phòng. Vốn đầu tư được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp đã được thực hiện trong quá trình đầu tư để đưa dự án vào khai thác sử dụng. Chi phí hợp pháp là chi phí theo đúng hợp đồng đã ký kết, đảm bảo đúng chế độ kế toán của Nhà nước và được kiểm toán khi có yêu cầu của người có thẩm quyền quyết định đầu tư. Tiêu chuẩn xây dựng là các tiêu chuẩn kỹ thuật được qui định để thực hiện các công việc khảo sát, thiết kế, xây lắp, nghiệm thu đảm bảo chất lượng công trình, áp dụng cho từng loại chuyên ngành xây dựng do Nhà nước hoặc các Bộ quản lý xây dựng chuyên ngành ban hành. Quy chuẩn xây dựng là văn bản qui định các yêu cầu kỹ thuật tối thiểu bắt buộc phải tuân thủ đối với mọi hoạt động xây dựng và các giải pháp tiêu chuẩn xây dựng được sử dụng để đạt các yêu cầu do Bộ Xây Dựng thống nhất ban hành. 1.1.4. Các giai đoạn thực hiện quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu, đáp ứng được yêu cầu của Bên mời thầu trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu. Xét thầu là quá trình phân tích, danh giá các hồ sơ nhận thầu, để xét chọn bên trúng thầu.
  • 17. 14 Bên mời thầu là chủ đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của chủ đầu tư, có dự án cần đấu thầu. Nhà thầu là tổ chức kinh tế có đủ điều kiện và tư cách pháp nhân để tham gia đấu thầu… Nhà thầu có thể là cá nhân, trong trường hợp đấu thầu tuyển chọn tư vấn. Gói thầu là một phần công việc của dự án đầu tư được chia theo tính chất hoặc trình tự thực hiện dự án; có quy mô hợp lý và đảm bảo tính đồng bộ của dự án; để tổ chức lựa chọn nhà thầu. "Gói thầu" cũng có thể là toàn bộ dự án. Tư vấn đầu tư và xây dựng là hoạt động đáp ứng các yêu cầu về kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn cho bên mời thầu, trong việc xem xét quyết định kiểm tra quá trình đầu tư và thực hiện đầu tư. Sơ tuyển là bước lựa chọn các nhà thầu có đủ tư cách và năng lực để tham dự đấu thầu. Nộp thầu là thời hạn nhận hồ sơ dự thầu, được quy định trong hồ sơ mới thầu. Mở thầu là thời điểm tổ chức mở các hồ sơ dự thầu, được quy định trong hồ sơ mời thầu. Danh sách ngắn là danh sách thu hẹp các nhà thầu được lựa chọn qua các cuộc đánh giá hồ sơ dự thầu. 1.2. Những vấn đề chung về dự án và quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi 1.2.1. Tổng quan về dự án Trên phương diện phát triển, có hai cách hiểu về dự án: Cách hiểu “tĩnh” và cách hiểu “động”. Theo cách hiểu “tĩnh” thì dự án là hình tượng về một tình huống (một trạng thái) mà ta muốn đạt tới. Theo cách hiểu thứ hai: “ Dự án là một lĩnh vực hoạt động đặc thù, một nhiệm vụ cần phải được thực hiện với phương pháp riêng, nguồn lực riêng và theo một kế hoạch tiến độ nhằm tạo ra một thực thể mới”. Trên phương diện quản lý: “Dự án là những nỗ lực có thời hạn nhằm tạo ra một sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất”. Định nghĩa này nhấn mạnh hai đặc tính: (1) Nỗ lực tạm thời, nghĩa là mọi dự án đầu tư đều có điểm bắt đầu và kết thúc xác định. Dự án kết thúc khi mục tiêu của
  • 18. 15 dự án đã đạt được hoặc dự án bị loại bỏ. (2) Sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất. Sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất là sản phẩm hoặc dịch vụ khác biệt so với những sản phẩm tương tự đã có hoặc dự án khác.  Những đặc trưng cơ bản của dự án: Một là, dự án có mục đích, kết quả xác định: Tất cả các dự án đều phải có kết quả được xác định rõ. Kết quả này có thể là một tòa nhà, một dây chuyền sản xuất hiện đại… Mỗi dự án lại bao gồm một tập hợp nhiều nhiệm vụ cần được thực hiện. Mỗi nhiệm vụ cụ thể lại có một kết quả riêng, độc lập. Tập hợp các kết quả cụ thể của các nhiệm vụ hình thành nên kết quả chung của dự án. Nói cách khác, dự án là một hệ thống phức tạp, được phân chia thành nhiều bộ phận khác nhau để thực hiện và quản lý nhưng đều phải thống nhất đảm bảo các mục tiêu chung về thời gian, chi phí và việc hoàn thành với chất lượng cao. Hai là, dự án có chu kì phát triển riêng và có thời gian tồn tại hữu hạn: Dự án là một sự sáng tạo, giống như các thực thể sống, dự án cũng trải qua các giai đoạn: hình thành, phát triển, có thời điểm bắt đầu, kết thúc… Dự án không kéo dài mãi mãi. Mọi dự án đều có chu kì sống, nó bắt đầu khi một mong muốn hoặc một nhu cầu của người, tổ chức yêu cầu và nếu mọi việc tốt đẹp nó sẽ được kết thúc sau khi bàn giao cho người, tổ chức yêu cầu một sản phẩm hoặc dịch vụ như là một sự thỏa mãn cho nhu cầu của họ. Theo mô hình này mức độ sử dụng các nguồn lực (Vật tư, máy móc thiết bị…) tăng dần và đạt cao nhất ở giai đoạn thực hiện dự án, nó tỷ lệ với chi phí của dự án. Chu kì sống của dự án được coi là biến động vì nó diễn ra theo các giai đoạn rất khác nhau, chúng được phân biệt bằng bản chất các hoạt động của chúng cũng như bằng số lượng và loại nguồn lực mà chúng đòi hỏi.
  • 19. 16 Hình 1. 1. Mô hình chu kì dự án đầu tư Ba là, sản phẩm của dự án mang tính chất đơn chiếc, độc đáo (mới lạ): Khác với quá trình sản xuất liên tục và gián đoạn, kết quả của dự án không phải là sản phẩm sản xuất hàng loạt, mà có tính khác biệt cao. Sản phẩm và dịch vụ do dự án đem lại là duy nhất, hầu như không lặp lại như Kim tự tháp Ai Cập hay đê chắn lũ Sông Thames ở London... Tuy nhiên, ở nhiều dự án khác, tính duy nhất ít rõ ràng hơn và dễ bị che đậy bởi tính tương tự giữa chúng. Nhưng điều khẳng định là chúng vẫn có thiết kế khác nhau, vị trí khác nhau, khách hàng khác… điều đó cũng tạo nên nét duy nhất, độc đáo, mới lạ của dự án. Bốn là, dự án liên quan đến nhiều bên và có sự tương tác phức tạp giữa các bộ phận quản lý chức năng với quản lý dự án. Dự án nào cũng có sự tham gia của nhiều bên hữu quan như chủ đầu tư, người hưởng thụ dự án, các nhà tư vấn, nhà thầu, các cơ quan quản lý nhà nước… Tùy theo tính chất của dự án và yêu cầu của chủ đầu tư mà sự tham gia của các thành phần trên cũng khác nhau. Giữa các bộ phận quản lý chức năng và bộ phận quản lý dự án thường xuyên có quan hệ với nhau và cùng phối hợp thực hiện nhiệm vụ nhưng mức độ tham gia của các bộ phận không giống nhau. Tính chất này của dự án dẫn đến hai hậu quả nghiêm trọng: (1) không dễ các bên tham gia có cùng quyền lợi, định hướng và mục tiêu; (2) khó khăn trong việc quản lý, điều phối nguồn lực… để thực hiện thành công mục tiêu của dự án, các nhà quản lý
  • 20. 17 dự án cần duy trì thường xuyên mối liên hệ với các bộ phận quản lý khác. Năm là, môi trường hoạt động “va chạm”. Quan hệ giữa các dự án là quan hệ chia nhau cùng một nguồn lực khan hiếm của tổ chức. Dự án “cạnh tranh” lẫn nhau và với các hoạt động tổ chức sản xuất khác về tiền vốn, nhân lực, thiết bị… Do đó, môi trường quản lý dự án có nhiều quan hệ phức tạp nhưng năng động. Sáu là, tính bất định và rủi ro cao. Hầu hết các dự án đòi hỏi quy mô tiền vốn, vật tư và lao động rất lớn để thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Mặt khác, thời gian đầu tư và vận hành kéo dài nên các dự án đầu tư phát triển thường có độ rủi ro cao. Tuy nhiên các dự án không chịu cùng một mức độ không chắc chắn, nó phụ thuộc vào: Tầm cỡ của dự án, mức độ hao mòn của dự án, công nghệ được sử dụng, mức độ đòi hỏi của các ràng buộc về chất lượng, thời gian, chi phí, tính phức tạp và tính không thể dự báo được của môi trường dự án… Ngoài các đặc trưng cơ bản trên, dự án còn có một số đặc trưng như: + Tính giới hạn về thời gian thực hiện. + Bị gò bó trong những ràng buộc nghiêm ngặt: Yêu cầu về tính năng của sản phẩm dịch vụ, yêu cầu về chức năng của công trình, các chỉ tiêu kỹ thuật, các định mức về chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ, thời hạn bàn giao… Các ràng buộc trên phụ thuộc vào bối cảnh của dự án. Bảng 1. 1: Các ràng buộc bối cảnh dự án Bối cảnh dự án Ràng buộc ưu tiên Bối cảnh khó khăn Chi phí dự án Chi phí dự án thoả mãn kế hoạch đảm bảo sự phát triển của chủ thể Hiệu suất, chât lượng hoặc dịch vụ Yêu cầu khẩn cấp, tầm quan trọng của cạnh tranh Thời gian Tầm quan trọng của an toàn Tiêu chuẩn kỹ thuật 1.2.2. Quản lý dự án Quá trình phát triển của quản lý dự án đã trải qua rất nhiều học thuyết và trường phái khác nhau: Trường phái cổ điển (Thế kỉ 19) với học thuyết khoa học (Gantt), học thuyết quản lý, trường phái quan hệ nhân văn với phép định lượng,
  • 21. 18 trường phái hiện đại... Có hai lực lượng cơ bản thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của phương pháp quản lý dự án là nhu cầu ngày càng tăng về những hàng hóa và dịch vụ sản xuất phức tạp, chất lượng cao trong khi khách hàng càng “khó tính”; kiến thức của con người (hiểu biết tự nhiên, xã hội, kinh tế, kỹ thuật…) ngày càng tăng. Các phương pháp quản lý mới hiện nay: - Quản lý chất lượng tổng thể - Đúng thời gian - Kỹ thuật cạnh tranh Quản lý dự án bao gồm ba giai đoạn chủ yếu đó là việc lập kế hoạch, điều phối thực hiện mà nội dung chủ yếu là quản lý tiến độ thời gian, chi phí và thực hiện giám sát các công việc dự án nhằm đạt được những mục tiêu xác định. Lập kế hoạch: đây là giai đoạn xây dựng mục tiêu, xác định công việc, dự tính nguồn lực cần thiết để thực hiện dự án và là quá trình phát triển một kế hoạch hành động thống nhất, theo trình tự logic, có thể biểu diễn dưới dạng các sơ đồ hệ thống hoặc theo các phương pháp lập kế hoạch truyền thống. Điều phối thực hiện: đây là quá trình phân phối nguồn lực bao gồm tiền vốn, lao động, thiết bị và đặc biệt quan trọng là điều phối và quản lý tiến độ thời gian. Giai đoạn này chi tiết hóa thời gian, lập lịch trình cho từng công việc và toàn bộ dự án (khi nào bắt đầu, khi nào kết thúc), trên cơ sở đó, bố trí tiền vốn, nhân lực và thiết bị phù hợp. Giám sát là quá trình theo dõi kiểm tra tiến trình dự án, phân tích tình hình thực hiện, báo cáo hiện trạng và đề xuất biện pháp giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực hiện. Cùng với hoạt động giám sát, công tác đánh giá dự án giữa kỳ cuối và cuối kỳ cũng được thực hiện nhằm tổng kết rút kinh nghiệm, kiến nghị, đưa ra các giải pháp thực hiện hiệu quả dự án. Các giai đoạn của quá trình quản lý dự án hình thành một chu trình năng động từ việc lập kế hoạch đến điều phối thực hiện và giám sát, sau đó phản hồi cho việc tái lập kế hoạch dự án như trình bày trong hình 1.2:
  • 22. 19 Hình 1. 2. Chu trình quản lý dự án Mục tiêu của quản lý dự án Mục tiêu cơ bản của quản lý dự án nói chung là hoàn thành các công việc dự án theo đúng yêu cầu kỹ thuật và chất lượng, trong phạm vi ngân sách được duyệt và theo tiến độ thời gian cho phép. Về mặt toán học, ba mục tiêu này liên quan chặt chẽ với nhau và có thể biểu diễn theo công thức sau: C = f(P, T, S) Trong đó: C: Chi phí P: Mức độ hoàn thành công việc (kết quả) T: Yếu tố thời gian S: Phạm vi dự án Phương trình trên cho thấy, chi phí là một hàm của các yếu tố: Mức độ hoàn thành công việc, thời gian thực hiện và phạm vi dự án. Nói chung, chi phí của dự án tăng lên khi chất lượng hoàn thiện công việc tốt hơn, thời gian kéo dài thêm và phạm vi dự án được mở rộng. Nếu thời gian thực hiện dự án bị kéo dài, gặp trường hợp giá nguyên vật liệu tăng cao sẽ phát sinh tăng chi phí một số khoản mục nguyên vật liệu. Mặt khác, thời gian kéo dài dẫn đến tình trạng làm việc kém hiệu quả do chờ đợi và thời gian máy chết tăng theo… làm phát sinh tăng một số khoản mục chi phí. Thời Bố trí tiến độ thời gian Phân phối nguồn lực Phối hợp các hoạt động Khuyến khích động viên Giám sát So sánh với mục tiêu Báo cáo Giải quyết các vấn đề Lập kế hoạch Thiết lập mục tiêu Dự tính nguồn lực Xây dựng kế hoạch
  • 23. 20 gian thực hiện dự án kéo dài, chi phí lãi vay ngân hàng, chi phí gián tiếp cho bộ phận (chi phí hoạt động của văn phòng dự án) tăng theo thời gian và nhiều trường hợp, phát sinh tăng khoản tiền phạt do không hoàn thành đúng tiến độ ghi trong hợp đồng. Ba yếu tố: Thời gian, chi phí và mức độ hoàn thiện công việc có quan hệ chặt chẽ với nhau. Tầm quan trọng của từng mục tiêu có thể khác nhau giữa các dự án, giữa các thời kỳ đối với cùng một dự án, nhưng nói chung, đạt được kết quả tốt đối với mục tiêu này thường phải “hy sinh” một hoặc hai mục tiêu kia. Trong quá trình quản lý dự án thường diễn ra hoạt động đánh đổi mục tiêu. Đánh đổi mục tiêu dự án là việc hy sinh một mục tiêu nào đó để thực hiện tốt hơn mục tiêu kia trong điều kiện thời gian và không gian cho phép, nhằm thực hiện tốt nhất tất cả các mục tiêu dài hạn của quá trình quản lý dự án. Nếu công việc dự án diễn ra theo đúng kế hoạch thì không phải đánh đổi mục tiêu. Tuy nhiên, kế hoạch thực thi công việc dự án thường có những thay đổi do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau nên đánh đổi là một kỹ năng quan trọng của nhà quản lý dự án. Việc đánh đổi mục tiêu diễn ra trong suốt quá trình quản lý, từ khi bắt đầu đến khi kết thúc dự án. Ở mỗi giai đoạn của quá trình quản lý dự án, có thể một mục tiêu nào đó trở thành yếu tố quan trọng nhất cần phải tuân thủ, trong khi các mục tiêu khác có thể thay đổi, do đó, việc đánh đổi mục tiêu đều có ảnh hưởng đến kết quả thực hiện các mục tiêu khác. Trong quá trình quản lý dự án, các nhà quản lý mong muốn đạt được một cách tốt nhất tất cả các mục tiêu đặt ra. Tuy nhiên, thực tế không đơn giản. Dù phải đánh đổi hay không đánh đổi mục tiêu, các nhà quản lý kỳ vọng đạt được sự kết hợp tốt nhất giữa các mục tiêu của quản lý dự án như thể hiện trong hình 1.3.
  • 24. 21 Hình 1. 3. Mối quan hệ giữa ba mục tiêu: Thời gian, chi phí và kết quả - Tổ chức quản lý dự án là một tổ chức tạm thời; Tổ chức quản lý dự án được hình thành để phục vụ dự án trong một thời gian hữu hạn; trong thời gian tồn tại dự án, nhà quản lý dự án thường hoạt động độc lập với các phòng ban chức năng. Sau khi kết thúc dự án, cần phải tiến hành phân công lại lao động, bố trí lại máy móc thiết bị. - Quan hệ giữa chuyên viên quản lý dự án với phòng chức năng trong tổ chức. Công việc của dự án đòi hỏi có sự tham gia của nhiều phòng chức năng. Người đứng đầu dự án và những người tham gia quản lý dự án, là những người có trách nhiệm phối hợp mọi nguồn lực, mọi người từ các phòng chuyên môn nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu của dự án. Tuy nhiên, giữa họ thường nảy sinh mâu thuẫn về vấn đề nhân sự, chi phí, thời gian và mức độ thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật.
  • 25. 22 Nội dung của quản lý dự án Hình 1. 4. Nội dung quản lý dự án  Quản lý kế hoạch dự án Là một bộ phận của quản lý dự án, nó bao gồm các quy trình cần thiết để đảm bảo rằng các thành phần khác nhau của dự án được phối hợp hoàn toàn thích đáng. Nó đảm bảo dung hòa giữa các mục tiêu (xung đột lẫn nhau) của dự án và các lựa chọn để thỏa mãn mong chờ của các bên liên quan đến dự án.
  • 26. 23  Quản lý phạm vi dự án Quản lý phạm vi dự án bao gồm các quy trình đòi hỏi để đảm bảo rằng dự án bao gồm tất cả các công việc yêu cầu để hoàn thành dự án một cách xuất sắc. - Phạm vi của sản phẩm: Các đặc tính và chức năng mà sản phẩm phải có. - Phạm vi dự án: Các công việc phải làm để bàn giao sản phẩm có các đặc tính và chức năng đã được xác định.  Quản lý thời gian Quản lý thời gian bao gồm các quy trình cần thiết để đảm bảo dự án hoàn thành đúng lúc.  Quản lý chi phí dự án Quản lý chi phí bao gồm các quy trình cần thiết để đảm bảo rằng dự án được hoàn thành với kinh phí đã được phê duyệt. Chi phí của dự án quyết định bởi chi phí các nguồn cần thiết để hoàn thành tất cả các nhiệm vụ của dự án.  Quản lý chất lượng Quản lý chất lượng bao gồm các quy trình cần thiết để đảm bảo rằng dự án sẽ thỏa mãn những sự cần thiết phải thực hiện dự án (lý do tồn tại). Nó bao gồm toàn bộ các hoạt động của chức năng quản lý chung như xác định chính sách chất lượng, mục tiêu về chất lượng và trách nhiệm quản lý thực hiện các mục tiêu này bằng cách lập kế hoạch chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng với hệ thống chất lượng.  Quản lý nguồn nhân lực Quản lý nguồn nhân lực bao gồm các quy trình cần thiết để đạt được hiệu quả nhất việc sử dụng nhân lực tham gia dự án, bao gồm tất cả các bên tham gia dự án: Nhà tài trợ, khách hàng, nhà thầu, cá nhân tham gia.  Quản lý thông tin Quản lý thông tin bao gồm các quá trình cần thiết để đảm bảo tính kịp thời từ việc phất thông tin, phổ biến thông tin, thu thập thông tin, lưu trữ thông tin và việc sẵn sàng cung cấp thông tin của dự án. Nó cung cấp những
  • 27. 24 liên kết giữa mọi người. Tất cả mọi người có liên quan đến dự án đều phải được chuẩn bị để giữ và nhận thông tin của dự án, phải hiểu được những thông tin nào liên quan đến họ.  Quản lý rủi ro Quản lý rủi ro bao gồm các quy trình liên quan đến việc xây dựng, phân tích đối phó lại rủi ro của dự án. Nó bao gồm việc làm tăng lên đến tột độ các kết quả của những sự kiện có tác động tốt đến dự án và làm giảm tối thiểu hậu quả của những sự kiện có ảnh hưởng xấu đến dự án.  Quản lý đấu thầu Quản lý đấu thầu bao gồm các quy trình cần thiết để được cung cấp các hàng hóa và dịch vụ từ bên ngoài tổ chức thực hiện dự án. 1.2.3. Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi. 1.2.3.1. Bản chất của các dự án đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi Dự án đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi hàm chứa bản chất lưỡng tính: Một mặt dự án xây dựng công trình thuỷ lợi là tập hợp các hồ sơ và bản vẽ thiết kế, trong đó bao gồm các tài liệu pháp lý, quy hoạch tổng thể, kiến trúc, kết cấu, công nghệ tổ chức thi công v.v… được giải quyết đối với công trình xây dựng; mặt khác, đây là môi trường hoạt động phù hợp với những mục đích đã được đặt ra, nghĩa là một quá trình xây dựng có định hướng đối với các công trình mới hoặc cải tạo đối với các công trình hiện hữu đang sản xuất. Tóm lại, dự án đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi được hiểu như một phạm vi hoạt động sáng tạo hoặc thay đổi cả những chức năng hoạt động của công trình, công nghệ kỹ thuật, môi trường… cũng như sự hình thành toàn thể từ quan điểm thống nhất của các mục tiêu, địa điểm và thời gian thực hiện. Loại dự án đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi được xác định bởi quy mô, thời hạn thực hiện, chất lượng, mục tiêu, sự hạn chế tài nguyên… và quản lý dự án xây dựng đòi hỏi phải có một tổ chức năng động, các thành viên thông thạo công việc, biết phối hợp hoạt động với nhau một cách hiệu quả.
  • 28. 25 Xuất phát từ tầm quan trọng của yếu tố thời gian, nhiều dự án xây dựng có tính chất cấp bách, nhu cầu rất cần thiết cho sự phát triển của xã hội, do vậy, mà công tác quản lý dự án xây dựng đảm bảo đưa công trình vào hoạt động đúng hạn có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Về chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi có thể không sai sót, nhưng điểm chủ yếu đối với chất lượng công trình là độ tin cậy và bền vững cao. Những dự án như vậy chúng ta thường gặp ở những công trình hồ chứa những đập thuỷ điện. Dự án đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi không phải tồn tại một cách ổn định cứng. Hàng loạt những phần tử của nó đều có thể thay đổi trong quá trình thực thi do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn các tác nhân từ bên trong như nguồn nhân lực, tài chính… và bên ngoài như môi trường chính trị, kinh tế, công nghệ, kỹ thuật, thậm chí cả các điều kiện tự nhiên - Xã hội v.v… Những phần tử riêng của dự án có thể được sử dụng vừa như các yếu tố thuộc thành phần bên trong, vừa như bên ngoài của chính nó, chẳng hạn, một đơn vị xây lắp chuyên ngành đồng thời có thể thực hiện công việc của một vài dự án khác nhau. Khởi đầu dự án đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi có thể được tính từ thời điểm xuất vốn đầu tư để thực hiện công trình.Tuy nhiên trước đó người ta có thể còn phải chờ đợi, cân nhắc các phương án và lựa chọn chúng, nhưng dù sao thì dự án vẫn tồn tại một cách trừu tượng cho đến khi hiện diện một quá trình thực thi thực tế. Kết thúc dự án xây dựng được tính vào thời điểm bàn giao công trình đưa vào sử dụng và vận hành sản xuất ra sản phẩm đạt công suất thiết kế. Trong điều kiện thị trường, chủ đầu tư kỳ vọng không chỉ ở công trình đang xây dựng, mà điều chính yếu là kết quả từ công trình xây dựng mang lại nguồn thu và lợi nhuận như thế nào sau khi đưa công trình vào sản xuất kinh doanh. Bởi vậy, chủ đầu tư xem sự vận hành của công trình trong tương quan với những mục tiêu của dự án. Chính vì thế mà chủ đầu tư hết sức thận trọng xem xét các yếu tố chi phí trong toàn bộ dự án. Trong thành phần của bước thực hiện dự án, việc lựa chọn công ty tư vấn và nhà thầu xây dựng có một ý nghĩa rất quan trọng. Thật vậy, trong bước thực hiện các
  • 29. 26 dự án xây dựng luôn luôn tiềm ẩn và nẩy sinh nhiều yếu tố rủi ro cả trong kỹ thuật lẫn tài chính và có thể làm sai lệch tiến độ. Kinh nghiệm đã chỉ ra rằng, biện pháp cơ bản để rút ngắn thời gian thực hiện các dự án, chính là khả năng phối hợp tốt giữa những con người cụ thể với toàn bộ các công việc ngay từ thời điểm đầu tiên đến khi kết thúc công trình. Những dự án được xem là thành công, chỉ khi tổng các chi phí không vượt quá tổng dự toán hoặc tổng mức đầu tư và thời gian thực hiện phải tương ứng với hạn định trong kế hoạch. 1.2.3.2. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật của dự án xây dựng công trình thuỷ lợi. Ngành xây dựng thuỷ lợi có những đặc thù nếu được xem xét riêng thì cũng có ở các ngành khác, nhưng khi kết hợp chúng lại thì chỉ xuất hiện trong ngành xây dựng thuỷ lợi, vì thế cần được nghiên cứu riêng. Các đặc thù ở đây chia làm bốn nhóm: Bản chất tự nhiên của sản phẩm, cơ cấu của ngành cùng với tổ chức quá trình xây dựng, những nhân tố quyết định nhu cầu, phương thức xác định giá cả. Những đặc điểm sản phẩm xây dựng thuỷ lợi có ảnh hưởng lớn đến phương thức tổ chức sản xuất và quản lý kinh tế trong ngành xây dựng, làm cho việc thi công xây lắp công trình xây dựng có nhiều điểm khác biệt so với việc thi công các sản phẩm của các ngành khác. Sản phẩm xây dựng với tư cách là các công trình xây dựng thủy lợi hoàn chỉnh thường có đặc điểm sau: Sản phẩm mang nhiều tính cá biệt, đa dạng về công dụng, cấu tạo và cả về phương pháp chế tạo. Sản phẩm mang tính đơn chiếc vì phụ thuộc vào đơn đặt hàng của chủ đầu tư, điều kiện địa lý, địa chất công trình nơi xây dựng. Sản phẩm là những công trình được xây dựng và sử dụng tại chỗ. Vốn đầu tư xây dựng lớn, thời gian kiến tạo và thời gian sử dụng lâu dài. Do đó, khi tiến hành xây dựng phải chú ý ngay từ khi lập dự án để chọn địa điểm xây dựng, khảo sát thiết kế và tổ chức thi công xây lắp công trình sao cho hợp lý, tránh phá đi làm lại, hoặc sửa chữa gây thiệt hại vốn đầu tư và giảm tuổi thọ của công trình. Sản phẩm thường có kích thước lớn, trọng lượng lớn. Số lượng, chủng loại vật tư, thiết bị xe máy thi công và lao động phục vụ cho mỗi công trình cũng rất khác nhau, lại luôn thay đổi theo tiến độ thi công. Bởi vậy giá thành sản phẩm rất phức tạp thường xuyên thay đổi theo từng khu vực, từng thời kỳ.
  • 30. 27 Sản phẩm có liên quan đến nhiều ngành cả về phương diện cung cấp các yếu tố đầu vào, thiết kế và chế tạo sản phẩm, cả về phương diện sử dụng công trình. Sản phẩm xây dựng thuỷ lợi liên quan đến nhiều cảnh quan và môi trường tự nhiên, do đó liên quan đến lợi ích của cộng đồng, nhất là đến dân cư của địa phương nơi đặt công trình. Sản phẩm mang tính tổng hợp về kỹ thuật, kinh tế, xã hội, văn hóa - nghệ thuật và quốc phòng. Sản phẩm chịu nhiều ảnh hưởng của nhân tố thượng tầng kiến trúc, mang bản sắc truyền thống dân tộc, thói quen tập quán sinh hoạt… Sản phẩm xây dựng thuộc phần kết cấu nâng đỡ bao che không trực tiếp tác động tới đối tượng lao động trong quá trình sản xuất sản phẩm. Đặc điểm này đòi hỏi người thiết kế phải chọn những giải pháp kết cấu, giải pháp bố cục mặt bằng hợp lý, tiết kiệm. 1.2.3.3. Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi.  Quản lý trình tự thủ tục lập dự án đầu tư xây dựng công trình: Lập dự án đầu tư xây dựng công trình nói chung và công trình thuỷ lợi nói riêng là để chứng minh cho người quyết định đầu tư thấy được sự cần thiết, mục tiêu, hiệu quả đầu tư của dự án làm cơ sở cho người bỏ vốn (cho vay vốn) xem xét hiệu quả dự án và khả năng hoàn trả vốn. Đồng thời để các cơ quan quản lý nhà nước xem xét sự phù hợp của dự án đối với quy hoạch phát triển kinh tế -xã hội, quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch xây dựng, đánh giá tác động về sự ảnh hưởng của dự án tới môi trường, mức độ an toàn đối với các công trình lân cận, các yếu tố ảnh hưởng tới kinh tế xã hội, sự phù hợp với các yêu cầu về phòng chống cháy nổ, an ninh quốc phòng. Khác với báo cáo nghiên cứu khả thi, nội dung dự án đầu tư xây dựng công trình được phân định rõ thành hai phần: Thuyết minh và thiết kế cơ sở trong đó phần thiết kế cơ sở phải thể hiện được các giải pháp thiết kế chủ yếu, bảo đảm đủ điều kiện xác định tổng mức đầu tư và triển khai các bước thiết kế tiếp theo. Thiết kế cơ sở của các loại dự án dù ở quy mô nào cũng phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng tổ chức thẩm định khi phê duyệt dự án, theo quy định. Mặt khác, về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân lập dự án xây dựng công trình được quy định chặt chẽ và có yêu cầu cao hơn, đồng thời là một yêu cầu trong nội dung thẩm định dự án theo quy định.
  • 31. 28  Quản lý công tác lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng: Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng được thực hiện đối với các công việc, nhóm công việc hoặc toàn bộ công việc lập quy hoạch chi tiết xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, giám sát và các hoạt động xây dựng khác. Việc lựa chọn nhà thầu là nhằm tìm được nhà thầu chính, tổng thầu, thầu phụ có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng phù hợp với loại và cấp công trình. Nhà thầu chính hoặc tổng thầu có thể giao một phần công việc của hợp đồng cho thầu phụ. Thầu phụ phải có đủ năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng tương ứng và được chủ đầu tư xây dựng công trình chấp nhận; thầu phụ không được giao toàn bộ hoặc phần việc chính theo hợp đồng cho các nhà thầu khác. Việc lựa chọn nhà thầu phải bảo đảm những yêu cầu sau đây: Ðáp ứng được hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng công trình; Chọn được nhà thầu có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng phù hợp, có giá dự thầu hợp lý; Khách quan, công khai, công bằng, minh bạch; Người quyết định đầu tư, chủ đầu tư xây dựng công trình có quyền quyết định hình thức lựa chọn nhà thầu. Tùy theo quy mô, tính chất, nguồn vốn xây dựng công trình, người quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư xây dựng công trình lựa chọn nhà thầu theo các hình thức sau đây: Ðấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế; Chỉ định thầu; Lựa chọn nhà thầu thiết kế kiến trúc công trình xây dựng. Ðấu thầu trong hoạt động xây dựng để lựa chọn được nhà thầu phù hợp nhằm bảo đảm tính cạnh tranh. Ðấu thầu chỉ được thực hiện khi đã xác định được nguồn vốn để thực hiện công việc. Không được kéo dài thời gian thực hiện đấu thầu để bảo đảm tiến độ, hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình. Bên trúng thầu phải có phương án kỹ thuật, công nghệ tối ưu, có giá dự thầu hợp lý. Không được sử dụng tư cách pháp nhân của tổ chức khác để tham gia dự thầu; dàn xếp, mua, bán thầu; dùng ảnh hưởng của mình làm sai lệch kết quả đấu thầu hoặc bỏ giá thầu dưới giá thành xây dựng công trình. Ðấu thầu rộng rãi được thực hiện để lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng công
  • 32. 29 trình và không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia. Bên mời thầu phải thông báo rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng về điều kiện, thời gian nộp hồ sơ dự thầu. Bên dự thầu chỉ được tham dự khi có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng phù hợp với loại, cấp công trình theo điều kiện thông báo của bên mời thầu. Bên mời thầu phải chịu trách nhiệm công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng kết quả xét thầu, giá trúng thầu. Ðấu thầu hạn chế được thực hiện để lựa chọn nhà thầu tư vấn xây dựng, nhà thầu thi công xây dựng công trình đối với công trình xây dựng có yêu cầu kỹ thuật cao và chỉ có một số nhà thầu có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng được mời tham gia dự thầu. Ðối với dự án đầu tư xây dựng công trình, công trình sử dụng vốn nhà nước thì không cho phép hai doanh nghiệp trở lên thuộc cùng một tổng công ty, tổng công ty với công ty thành viên, công ty mẹ và công ty con, doanh nghiệp liên doanh với một bên góp vốn trong liên doanh cùng tham gia đấu thầu trong một gói thầu. Chỉ định thầu là trường hợp người quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư xây dựng công trình được quyền chỉ định trực tiếp một tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng để thực hiện công việc, công trình với giá hợp lý trong các trường hợp sau đây: Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp, công trình tạm; Công trình có tính chất nghiên cứu thử nghiệm; Công việc, công trình, hạng mục công trình xây dựng có quy mô nhỏ, đơn giản theo quy định của Chính phủ; Tu bổ, tôn tạo, phục hồi các công trình di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa; Các trường hợp đặc biệt khác được người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép. Người có thẩm quyền chỉ định thầu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng. Tổ chức, cá nhân được chỉ định thầu phải có đủ năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng phù hợp với công việc, loại, cấp công trình; Có tài chính lành mạnh, minh bạch.
  • 33. 30 Hình 1. 5. Quản lý đấu thầu Kết thúc hợp đồng - Tài liệu hợp đồng 2. Công cụ và kỹ thuật - Quyết toán, kế toán thanh toán Dữ liệu hợp đồng Biên bản nghiệm thu thanh lý hợp đồng Quản lý hợp đồng Kết quả công việc Các yêu cầu thay đổi Hồ sơ nghiệm thu thanh toán 2. Công cụ và kỹ thuật Hệ thống kiểm tra thay đổi Báo cáo thực hiện đầu tư Hệ thống thanh toán Các thay đổi hợp đồng Thanh toán khối lượng công việc nghiệm thu hoàn thành. Lựa chọn nhà thầu Kế hoạch đã đề xuất Các chỉ tiêu đánh giá Kế hoạch tổ chức thực hiện dự án ĐTXD 2. Công cụ và kỹ thuật Thương thảo hợp đồng Hệ thống thanh toán Các tính toán độc lập - Hợp đồng Quản lý lựa chọn nhà thầu Phân tích các nhà thầu Hồ sơ dự thầu Danh mục các nhà thầu 2. Công cụ và kỹ thuật Quảng cáo trên báo đấu thầu Kế hoạch tìm kiếm nhà thầu Bản kê công việc Các kế hoạch đầu ra khác 2. Công cụ và kỹ thuật Các điều kiện, tiêu chuẩn Đánh giá của Tổ chuyên gia Kế hoạch lựa chọn nhà thầu Mổ tả dự án ĐTXD Hình thức lựa chọn nhà thầu Các điều kiện Các ràng buộc, giả định 2. Công cụ và kỹ thuật - Phân tích đánh giá
  • 34. 31  Quây dphù h. * xây d việc, loại, cấp công tr Quản lý thi công xây dựng công trình bao gồm quản lý chất lượng xây dựng, quản lý tiến độ xây dựng, quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình, quản lý an toàn lao ñộng trên công trường xây dựng, quản lý môi trường xây dựng. Riêng quản lý chất lượng xây dựng được thực hiện theo các quy định của Nghị định về quản lý chất lượng công trình xây dựng. - Quản lý chất lượng công trình xây dựng công trình: Quản lý chất lượng công trình xây dựng bao gồm các quy trình cần thiết để đảm bảo rằng dự án ĐTXD sẽ thỏa mãn những sự cần thiết phải thực hiện dự án ĐTXD (lý do tồn tại). Nó bao gồm toàn bộ các hoạt động của chức năng quản lý chung như xác định chính sách chất lượng, mục tiêu về chất lượng và trách nhiệm quản lý thực hiện các mục tiêu này bằng cách lập kế hoạch chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng với hệ thống chất lượng. Nội dung quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình: - Lập hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu, tính chất, quy mô công trình xây dựng, trong đó quy định trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận thi công xây dựng công trình trong việc quản lý chất lượng công trình xây dựng; - Thực hiện các thí nghiệm kiểm tra vật liệu, cấu kiện, vật tư, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ trước khi xây dựng và lắp đặt vào công trình xây dựng theo tiêu chuẩn và yêu cầu thiết kế; - Lập và kiểm tra thực hiện biện pháp thi công, tiến độ thi công; - Lập và ghi nhật ký thi công xây dựng công trình theo quy định; - Kiểm tra an toàn lao động, vệ sinh môi trường bên trong và bên ngoài công trường; - Nghiệm thu nội bộ và lập bản vẽ hoàn công cho bộ phận công trình xây dựng, hạng mục công trình xây dựng và công trình xây dựng hoànthành;
  • 35. 32 - Báo cáo tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường thi công xây dựng theo yêu cầu; - Nội dung giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình: - Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo quy định: - Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng, bao gồm: Kiểm tra về nhân lực, thiết bị thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình đưa vào công trường; Kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình; Kiểm tra giấy phép sử dụng các máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu an toàn phục vụ thi công xây dựng công trình; Kiểm tra phòng thí nghiệm và các cơ sở sản xuất vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng phục vụ thi công xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng công trình. - Kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình do nhà thầu thi công xây dựng công trình cung cấp theo yêu cầu của thiết kế, bao gồm: Kiểm tra giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất, kết quả thí nghiệm của các phòng thí nghiệm hợp chuẩn và kết quả kiểm định chất lượng thiết bị của các tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận đối với vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình trước khi đưa vào xây dựng công trình; Khi nghi ngờ các kết quả kiểm tra chất lượng vật liệu, thiết bị lắp đặt vào công trình do nhà thầu thi công xây dựng cung cấp thì chủ đầu tư thực hiện kiểm tra trực tiếp vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình xây dựng. - Kiểm tra và giám sát trong quá trình thi công xây dựng công trình, bao gồm: Kiểm tra biện pháp thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình; Kiểm tra và giám sát thường xuyên có hệ thống quá trình nhà thầu thi công xây dựng công trình triển khai các công việc tại hiện trường. Kết quả kiểm tra đều phải ghi nhật ký giám sát của chủ đầu tư hoặc biên bản kiểm tra theo quy định; Xác nhận bản vẽ hoàn công; tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng;
  • 36. 33 Tập hợp, kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận công trình, giai đoạn thi công xây dựng, nghiệm thu thiết bị, nghiệm thu hoàn thành từng hạng mục công trình xây dựng và hoàn thành công trình xây dựng; Phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế để điều chỉnh hoặc yêu cầu nhà thầu thiết kế điều chỉnh; Tổ chức kiểm định lại chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình và công trình xây dựng khi có nghi ngờ về chất lượng; Hình 1. 6. Nội dung quản lý chất lượng Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình: Công trình xây dựng trước khi Kiểm tra chất lượng Kế hoạch quản lý chất lượng Xác định các chỉ tiêu kỹ thuật Danh mục các tiêu chuẩn nghiệm thu 2. Công cụ kỹ thuật Thanh tra, giám sát, kiểm tra. Biểu đồ Phân tích xu thế, phân tích nhân - quả Cải thiện chất lượng Quy định nghiệm thu Hoàn tất bảng nghiệm thu như trong danh mục Kết quả của các biện pháp quản lý chất lượng Các chỉ tiêu kỹ thuật 2. Công cụ và kỹ thuật -Công cụ kỹ thuật quản lý kế hoạch chất lượng - Biêu mẫu kiểm tra chất lượng Cải tiến chất lượng Lập kế hoạch chất lượng Mô tả dự án ĐTXD Các tiêu chuẩn và quy định 2. Công cụ và kỹ thuật Phân tích chi phí/ lợi ích Các tiêu chuẩn Kinh nghiệm Kế hoạch quản lý chất lượng Xác định các chỉ tiêu kỹ thuật Danh mục nghiệm thu Đầu ra của các quy trình khác Quản lý chất lượng
  • 37. 34 triển khai phải được lập tiến độ thi công xây dựng. Tiến độ thi công xây dựng công trình phải phù hợp với tổng tiến độ của dự án đã được phê duyệt. Đối với công trình xây dựng có quy mô lớn và thời gian thi công kéo dài thì tiến độ xây dựng công trình phải được lập cho từng giai đoạn, tháng, quý, năm. Nhà thầu thi công xây dựng công trình có nghĩa vụ lập tiến độ thi công xây dựng chi tiết, bố trí xen kẽ kết hợp các công việc cần thực hiện nhưng phải bảo đảm phù hợp với tổng tiến độ của dự án. Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, tư vấn giám sát và các bên có liên quan có trách nhiệm theo dõi, giám sát tiến độ thi công xây dựng công trình và điều chỉnh tiến độ trong trường hợp tiến độ thi công xây dựng ở một số giai đoạn bị kéo dài nhưng không được làm ảnh hưởng đến tổng tiến độ của dự án. Trường hợp xét thấy tổng tiến độ của dự án bị kéo dài thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư để quyết định việc điều chỉnh tổng tiến độ của dự án. Khuyến khích việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng trên cơ sở đảm bảo chất lượng công trình.Trường hợp đẩy nhanh tiến độ xây dựng đem lại hiệu quả cao hơn cho dự án thì nhà thầu xây dựng được xét thưởng theo hợp đồng. Trường hợp kéo dài tiến độ xây dựng gây thiệt hại thì bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại và bị phạt vi phạm hợp đồng.
  • 38. 35 Hình 1. 7. Quản lý tiến độ Kiểm soát lịch trình dự án - Lịch thực hiện dự án ĐTXDCT, các báo cáo tiến độ, yêu cầu thay đổi kế hoạch quản lý thời gian. 2. Công cụ và kỹ thuật Hệ thống kiểm soát những thay đổi lịch thực hiện công việc. Cách tính độ sai lệch thời gian, phần mềm quản lý dự án. Cập nhật lịch thực hiện công việc, điều chỉnh các hoạt động Các bài học kinh nghiệm. Xây dựng lịch làm việc Ước tính thời gian thực hiện từng công việc, lịch chọn. Yêu cầu về nguồn, Mô tả nguồn. Những yếu tố hạn chế, giả định. 2. Công cụ và kỹ thuật Phân tích toán học, giảm thời gian thực hiện dự án. Phần mềm quản lý dự án. - Lịch thực hiện, kế hoạch quản lý thời gian, cập nhật các nguồn lực đòi hỏi. Quản lý tiến độ Ước tính thời gian thực hiện hoạt động Danh sách hoạt động. Những giả định; Những yêu cầu về nguồn lực. Khả năng sẵn sàng các nguồn lực. -Thông tin của dự án ĐTXDCT tương tự 2. Công cụ và kỹ thuật Đánh giá của chuyên gia - Đánh giá tổng thể Phương pháp tính toán thời gian thực hiện -Ứơc tính thời gian thực hiện hoạt động. -Cập nhật danh mục hoạt động Sắp xếp các hoạt động Danh sách hoạt động. Mô tả công việc. Trình tự thực hiện công việc dự án bắt buộc. Các nhân tố tác động bên ngoài. -Các yếu tố ràng buộc, giả định Công cụ và kỹ thuật Phương pháp sơ đồ mạng Biểu đồ mạng của dự án ĐTXD. Cập nhật danh mục hoạt động. Xác định các hoạt động Các thông tin của dự án đầu tư tương tự. Những yếu tố ràng buộc. những giả định. 2. Công cụ và kỹ thuật Phân chia dự án đầu tư XDCT. Phân chia hoạt động của một số dự án ĐTXDCT tương tự. Danh sách hoạt động. -Tính toán chi tiết hỗ trợ. Cập nhật cấu trúc phân chia dự án.
  • 39. 36 - Quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình: Việc thi công xây dựng công trình phải được thực hiện theo khối lượng của thiết kế được duyệt. Khối lượng thi công xây dựng được tính toán, xác nhận giữa chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, tư vấn giám sát theo thời gian hoặc giai đoạn thi công và được đối chiếu với khối lượng thiết kế được duyệt để làm cơ sở nghiệm thu, thanh toán theo hợp đồng. Khi có khối lượng phát sinh ngoài thiết kế, dự toán xây dựng công trình được duyệt thì chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng phải xem xét để xử lý. Riêng đối với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư để xem xét, quyết định. Khối lượng phát sinh được chủ đầu tư, người quyết định đầu tư chấp thuận, phê duyệt là cơ sở để thanh toán, quyết toán công trình. - Quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng: Nhà thầu thi công xây dựng phải lập các biện pháp an toàn cho người và công trình trên công trường xây dựng. Trường hợp các biện pháp an toàn liên quan đến nhiều bên thì phải được các bên thỏa thuận. Các biện pháp an toàn, nội quy về an toàn phải được thể hiện công khai trên công trường xây dựng để mọi người biết và chấp hành. Ở những vị trí nguy hiểm trên công trường, phải bố trí người hướng dẫn, cảnh báo đề phòng tai nạn. Nhà thầu thi công xây dựng, chủ đầu tư và các bên có liên quan phải thường xuyên kiểm tra giám sát công tác an toàn lao động trên công trường. Khi phát hiện có vi phạm về an toàn lao động thì phải đình chỉ thi công xây dựng. Người để xảy ra vi phạm về an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý của mình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Nhà thầu xây dựng có trách nhiệm đào tạo, hướng dẫn, phổ biến các quy định về an toàn lao động. Đối với một số công việc yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thì người lao động có phải giấy chứng nhận đào tạo an toàn lao động. Nghiêm cấm sử dụng người lao động chưa được đào tạo và chưa được hướng dẫn về an toàn lao động. Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm cấp đầy đủ các trang bị bảo hộ lao động, an toàn lao động cho người lao động theo quy định khi sử dụng lao động trên công trường. Khi có sự cố về an toàn lao động, nhà thầu thi công xây dựng và các bên có liên quan có trách nhiệm tổ chức xử lý và báo
  • 40. 37 cáo cơ quan quản lý nhà nước về an toàn lao động theo quy định của pháp luật đồng thời chịu trách nhiệm khắc phục và bồi thường những thiệt hại do nhà thầu không bảo đảm an toàn lao động gây ra. - Qug gây ra. trưgây ra. drưgâyNhà thgây ra. trưgây ra. khắc phục và bồi thườngn pháp đảm bảo về môi trường cho người lao động trên công trường và bảo vệ môi trường xung quanh, bao gồm có biện pháp chống bụi, chống ồn, xử lý phế thải và thu dọn hiện trường. Đối với những công trình xây dựng trong khu vực đô thị thì còn phải thực hiện các biện pháp bao che, thu dọn phế thải đưa đến nơi quy định. Trong quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng, phế thải phải có biện pháp che chắn đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường. Nhà thầu thi công xây dựng, chủ đầhà thgây ra. trưgây ra. khắc phục và bồát việc thực hiện bảo vệ môi trường xây dựng, đồhà thgây ra. trưgây ra. khắc phục và bồát việc thực hiện bảo vệ môi trường xây dựng, lao động trên công trường và bảo vệ môi trường xung địhà thgây ra. trưgây ra. khắc phđầhà thgây ra. trưgây ra. khắc phụ môi trường có quyền đình chgây ra. trưgây ra. khắc phụ môi trường có quyền iđúng bigây ra. trưgây ra. khắc phụ môi đểng bigây ra. trưgây ra. khắc phđếng bigây ra. trưgây ra. khắc phụcông xây dra. trưgây ra. khắc phụ môi trường có quyền iện bảo vệ môi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra.  Quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình Quản lý chi phí bao gồm các quy trình cần thiết để đảm bảo rằng dự án được hoàn thành với kinh phí đã được phê duyệt. Chi phí của dự án quyết định bởi chi phí các nguồn cần thiết để hoàn thành tất cả các nhiệm vụ của dự án. Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình bao gồm: Tổng mức đầu tư; dự toán xây dựng công trình; định mức và giá xây dựng; Nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình: - Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình phải bảo đảm mục tiêu, hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình và phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường. - Quản lý chi phí theo từng công trình, phù hợp với các giai đoạn đầu tư xây dựng công trình, các bước thiết kế, loại nguồn vốn và các quy định của Nhà nước. - Tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình phải được dự tính theo đúng phương pháp, đủ các khoản mục chi phí theo quy định và phù hợp độ dài thời gian xây dựng công trình. Tổng mức đầu tư là chi phí tối đa mà chủ đầu tư được phép sử dụng để đầu tư xây dựng công trình. - Nhà nước thực hiện chức năng quản lý chi phí thông qua việc ban hành,
  • 41. 38 hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý chi phí. - Chủ đầu tư xây dựng công trình chịu trách nhiệm toàn diện về việc quản lý chi phí từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến khi kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác, sử dụng. - -Tổng mức đầu tư xây dựng công trình là chi phí dự tính của dự án, là cơ sở để lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình.Tổng mức đầu tư bao gồm: Chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng. + Chi phí xây dựng bao gồm: Chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình, chi phí phá dỡ các công trình xây dựng, chi phí san lấp mặt bằng xây dựng, chi phí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công, nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công; + Chi phí thiết bị bao gồm: Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ, chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ (nếu có), chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh, chi phí vận chuyển, bảo hiểm, thuế và các loại phí liên quan khác; + Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư bao gồm: Chi phí bồi thường nhà, công trình trên đất, các tài sản gắn liền với đất theo quy định được bồi thường và chi phí bồi thường khác, các khoản hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất, chi phí tái định cư, chi phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, chi phí sử dụng đất trong thời gian xây dựng (nếu có), chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật (nếu có); + Chi phí quản lý dự án bao gồm các chi phí để tổ chức thực hiện quản lý dự án từ khi lập dự án đến khi hoàn thành, nghiệm thu bàn giao, đưa công trình vào khai thác sử dụng và chi phí giám sát, đánh giá dự án đầu tư; + Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng bao gồm: Chi phí tư vấn khảo sát, lập dự án, thiết kế, giám sát xây dựng và các chi phí tư vấn khác liên quan; + Chi phí khác bao gồm: Vốn lưu động trong thời gian sản xuất thử đối với các dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích kinh doanh, lãi vay trong thời gian xây dựng và các chi phí cần thiết khác; - Chi phí dự phòng bao gồm: Chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện dự án.
  • 42. 39 Tổng mức đầu tư xây dựng công trình thủy lợi được xác định theo thiết kế cơ sở, trong đó chi phí xây dựng được tính theo khối lượng chủ yếu từ thiết kế cơ sở, các khối lượng khác dự tính và giá xây dựng phù hợp với thị trường, chi phí thiết bị được tính theo số lượng, chủng loại thiết bị phù hợp với thiết kế công nghệ, giá thiết bị trên thị trường và các yếu tố khác (nếu có), chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được tính theo khối lượng phải bồi thường hỗ trợ, tái định cư của dự án và các chế độ của nhà nước có liên quan, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác được xác định bằng cách lập dự toán hoặc tạm tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng chi phí xây dựng và chi phí thiết bị; chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng các chi phí; Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được tính trên cơ sở độ dài thời gian xây dựng công trình và chỉ số giá xây dựng hàng năm phù hợp với loại công trình xây dựng có tính đến các khả năng biến động giá trong nước và quốc tế. Thẩm định tổng mức đầu tư là một nội dung của việc thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình, bao gồm các nội dung: - Sự phù hợp của phương pháp xác định tổng mức đầu tư với đặc điểm, tính chất kỹ thuật và yêu cầu công nghệ của dự án đầu tư xây dựng công trình; - Tính đầy đủ, hợp lý và phù hợp với yêu cầu thực tế thị trường của các khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư; - Xác định giá trị tổng mức đầu tư bảo đảm hiệu quả đầu tư xây dựng công trình; - Dự toán xây dựng công trình được xác định theo công trình xây dựng cụ thể và là căn cứ để quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. Dự toán công trình được lập căn cứ trên cơ sở khối lượng các công việc xác định theo thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, nhiệm vụ công việc phải thực hiện của công trình và đơn giá xây dựng công trình, chi phí tính theo tỷ lệ phần trăm (%) cần thiết để thực hiện khối lượng, nhiệm vụ công việc đó. Nội dung dự toán công trình bao gồm: Chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng. - Thẩm định, phê duyệt dự toán công trình
  • 43. 40 - Việc thẩm định dự toán công trình trước khi phê duyệt; Nội dung thẩm định bao gồm: Kiểm tra sự phù hợp giữa khối lượng chủ yếu của dự toán với khối lượng thiết kế; Kiểm tra tính đúng đắn, hợp lý của việc áp dụng, vận dụng đơn giá xây dựng công trình, định mức chi phí tỷ lệ, dự toán chi phí tư vấn và dự toán các khoản mục chi phí khác trong dự toán công trình; Xác định giá trị dự toán công trình. - Điều chỉnh dự toán công trình: Dự toán công trình được điều chỉnh trong các trường hợp được phép thay đổi, bổ sung thiết kế không trái với thiết kế cơ sở hoặc thay đổi cơ cấu chi phí trong dự toán nhưng không vượt tổng mức đầu tư công trình đã được phê duyệt, kể cả chi phí dự phòng.
  • 44. 41 - Dự toán công trình điều chỉnh được xác định theo phương pháp bù trừ trực tiếp, phương pháp hệ số điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh bằng chỉ số giá xây dựng và các phương pháp khác. - Thanh, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình: ViThanh, quy theo phương pháp bù trng công trình:hương pháp hệ số điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh bằng chỉ số giá xây dựng và các phương pháp kế cơ sở hoặc thay đổi cơ cấu cải căn cứ theo khối lượng thực tế hoàn thành và nội dung phương thức thanh toán trong hợp đồng đã ký kết.Nhà thầu có trách nhiệm lập hồ sơ thanh toán, quyết toán khối lượng công việc đã thực hiện, Chủ đầu tư căn cứ hồ sơ nhà thầu lập, hợp đồng đã ký kết, dự toán phê duyệt, kế hoạch vốn ... làm hồ sơ thanh toán vốn đầu tư cho nhà thầu. Hồ sơ thanh toán gồm: - Biên bản nghiệm thu hoàn thành bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng hoặc biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình hoặc công trình để đưa vào sử dụng kèm theo bản tính giá trị khối lượng được nghiệm thu; - Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư; - Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có thanh toán tạm ứng); - Giấy rút vốn đầu tư. - Căn cứ hồ sơ đề nghị thanh toán do chủ đầu tư gửi đến, Kho bạc nhà nước kiểm soát, cấp vốn cho chủ đầu tư, đồng thời theo đề nghị của chủ đầu tư, thay mặt chủ đầu tư thanh toán trực tiếp cho các nhà thầu, thu hồi vốn tạm ứng theo đúng quy định. - Kế hoạch vốn năm đã bố trí cho dự án chỉ được thanh toán trong thời hạn năm kế hoạch theo quy định của Luật NSNN. Quá thời hạn thanh toán, khối lượng đã thực hiện nhưng chưa thanh toán phải bố trí vào kế hoạch năm sau để thanh toán. - Việc quyết toán vốn đầu tư hàng năm và quyết toán vốn đầu tư hoàn thành thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về chế độquyết toán vốn đầu tư.
  • 45. 42 Hình 1. 8. Nội dung quản lý chi phí  Quản lý nguồn nhân lực tham gia dự án đầu tư xây dựng công trình - Quản lý nguồn nhân lực tham gia dự án ĐTXDCT là một bộ phận chủ yếu nhất có ý nghĩa quyết định đưa đến hiệu quả hoạt động quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Các quá trình cơ bản của quản lý nguồn nhân lực gồm: Kiểm soát chi phí Chi phí kế hoạch, các báo cáo tài chính Các yêu cầu thay đổi Kế hoạch quản lý chi phí 2. Công cụ và kỹ thuật Hệ thống kiểm tra thay đổi chi phí Các kế hoạch bổ sung, tính toán Ước tính chi phí điều chỉnh Kiểm soát TMDT, TDT Dự thảo ngân sách Ước tính chi phí. Cấu trúc phân chia công việc. Lịch thực hiện dự án. 2. Công cụ và kỹ thuật - Công cụ và kỹ thuật ước tính chi phí - Chi phí cơ sở (chi phí kế hoạch ban đầu) Quản lý chi phí Ước tính chi phí Cấu trúc phân chia công việc Các nguồn đòi hỏi. Đơn giá, ước tính thời gian cho từng công việc. Các thông tin từ các dự án ĐTXD tương tự, 2. Công cụ và kỹ thuật Công thức toán học Phần mềm Dự toán, Exel Ước tính chi phí Các tính toán chi tiết bổ trợ Kế hoạch quản lý chi phí Lập kế hoạch nhân lực Cấu trúc phân chia công việc. Thông tin tương tự dự án trước. Giới hạn phạm vi Mô tả các nguồn lực đòi hỏi. Chiến lược tổ chức thực hiện 2. Công cụ và kỹ thuật Đánh giá của chuyên gia Đề xuất nhiều phương án lựa chọn. - Các nguồn lực đòi hỏi, số lượng