SlideShare a Scribd company logo
1 of 72
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
-1-
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH – BIỂU ĐỒ...........................................................................4
DANH MỤC BẢNG..............................................................................................4
MỞ ĐẦU................................................................................................................5
1. Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................5
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................7
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ......................................................................7
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................7
5. Đóng góp của đề tài nghiên cứu .....................................................................7
6. Kết cấu của đề tài............................................................................................8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HỢP TÁC CÔNG TƯ
TRONG CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG..............................................................9
1.1. Cơ sở lý luận về hợp tác công tư .................................................................9
1.1.1 Khái niệm................................................................................................9
1.1.2. Đặc trưng của PPP ...............................................................................10
1.1.3. Các hình thức PPP ...............................................................................11
1.1.4. Các nhân tố tác động đến thành công của PPP....................................15
1.2. Dịch vụ công và sự cần thiết phải hợp tác công tư trong cung ứng dịch vụ
công...................................................................................................................21
1.2.1. Khái niệm dịch vụ công.......................................................................21
1.2.2. Phân loại dịch vụ công.........................................................................23
1.2.3. Sự cần thiết phải hợp tác công tư trong cung ứng dịch vụ công .........25
1.3. Thực tiễn hợp tác công tư trong cung ứng dịch vụ cung ứng dịch vụ công
ở một số nước trên thế giới và kinh nghiệm đối với Việt Nam........................27
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
-2-
1.3.1. Thực tiễn hợp tác công tư trong cung ứng dịch vụ cung ứng dịch vụ
công ở một số nước trên thế giới ...................................................................27
1.3.2. Một số bài học Kinh nghiệm cho Việt Nam........................................30
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỢP TÁC CÔNG TƯ TRONG CUNG ỨNG
DỊCH VỤ CÔNG KHU VỰC ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI...................32
2.1. Chủ trương của thành phố Hà Nội trong hợp tác công tư trong cung ứng
dịch vụ công......................................................................................................32
2.2. Phân tích cơ chế trong tham gia PPP tại Hà Nội .......................................36
2.3. Khảo sát PPP tại Hà Nội ở một số lĩnh vực điển hình...............................39
2.3.1. Thực trạng hợp tác công tư trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông
vận tải tại Hà Nội...........................................................................................39
2.3.2. Thực trạng hợp tác công tư trong lĩnh vực y tế tại Hà Nội .................42
2.3.3. Thực trạng hợp tác công tư trong lĩnh vực công ích - vệ sinh môi
trường tại Hà Nội...........................................................................................44
2.3.4. Thực trạng hợp tác công tư trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo tại Hà
Nội..................................................................................................................47
2.4. Đánh giá kết quả hợp tác công tư trong cung ứng dịch vụ công khu vực đô
thị trên địa bàn Hà Nội......................................................................................50
2.4.1. Những quan ngại của khu vực tư nhân về vai trò của Hà Nội trong PPP
........................................................................................................................50
2.4.2. Kết quả đạt được..................................................................................51
2.4.2.1. Kết quả chung................................................................................51
2.4.1.2. Kết quả đối với một số lĩnh vực cụ thể..........................................52
2.4.2. Khó khăn, hạn chế ...............................................................................54
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
-3-
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HỢP TÁC CÔNG TƯ TRONG CUNG
ỨNG DỊCH VỤ CÔNG KHU VỰC ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI.........58
3.1. Quy định khung nguyên tắc hoặc bộ tiêu chí chung để lựa chọn sơ bộ dự
án hợp tác công tư tại Hà Nội ...........................................................................58
3.2. Xây dựng công cụ hỗ trợ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phân tích
đánh giá hiệu quả đầu tư của dự án một cách chính xác, có trách nhiệm.........60
3.3. Xây dựng công cụ hỗ trợ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức
giám sát và quản lý hợp đồng ...........................................................................61
3.4. Phân định rõ ràng trách nhiệm và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan của
Hà Nội có liên quan đến việc thực hiện dự án..................................................61
3.5. Chế tài xử lý đối với các đối tượng không thực hiện đầy đủ trách nhiệm
của mình............................................................................................................63
3.6. Tăng cường tính công khai thông tin dự án PPP .......................................64
3.7. Quy định về chế độ báo cáo định kỳ, làm căn cứ xây dựng hệ thống cơ sở
dữ liệu quốc gia về PPP ....................................................................................65
3.8. Quy định cụ thể giai đoạn chuẩn bị đầu tư và Rút ngắn thời gian trong đấu
thầu....................................................................................................................66
3.9. Các biện pháp thu hút đầu tư tư nhân tham gia PPP tại Hà Nội................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................69
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
-4-
DANH MỤC HÌNH – BIỂU ĐỒ
Hình 1.1: Các hình thức PPP trong phát triển Cơ sở hạ tầng...............................11
Hình 2.1: Tỷ lệ các trường công – tư trên địa bàn Hà Nội ..................................48
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tổng hợp về các dự án PPP theo các quốc gia và ngành trên thế giới29
Bảng 2.1: Số dự án theo hình thức PPP ở Hà Nội giai đoạn 2011 – 2018 ..........33
Bảng 2.2: So sánh nghị định 63 và 15..................................................................37
Bảng 2.3: Nhu cầu vốn đầu tư hạ tầng giao thông và dịch vụ vận tải công cộng
tới 2020.................................................................................................................40
Bảng 2.4: Tổng vốn tư nhân đầu tư (triệu USD) tham gia vào khu vực Y tế trên
địa bàn Hà Nội tính tới hết 31/12/2017................................................................42
Bảng 2.5: Số cơ sở Y tế trên địa bàn Hà Nội 2010 - 2017 ..................................43
Bảng 2.6: Tình hình đầu tư tư nhân (tỷ đồng) tại lĩnh vực công ích vệ sinh – môi
trường ...................................................................................................................45
Bảng 2.7: Tình hình đầu tư tư nhân (tr usd) tại lĩnh vực giáo dục tại Hà Nội.....48
Bảng 2.8: Số học sinh trên lớp học tại Hà Nội ....................................................49
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
-5-
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hợp tác công - tư (PPP) được coi là một trong những công cụ hữu hiệu để
Nhà nước có được cơ sở hạ tầng cần thiết phát triển các dịch vụ công, phục vụ
lợi ích công và phát triển kinh tế- xã hội. Tầm quan trọng của hình thức hợp tác
này đã được khẳng định không chỉ ở các nước châu Âu mà còn cả ở các nước
ASEAN và nhiều nước khác trên thế giới, đặc biệt đối với các nước đang phát
triển, PPP được xem là công cụ cải cách quan trọng lĩnh vực quản lý công. Đây
là hình thức hợp tác tối ưu hóa hiệu quả đầu tư và cung cấp dịch vụ công cộng
chất lượng cao, sử dụng được kỹ năng, công nghệ hiện đại và tính hiệu quả trong
quản lý của khu vực tư nhân; buộc khu vực nhà nước ngay từ đầu phải chú trọng
vào đầu ra và lợi ích; đưa vốn tư nhân vào và giúp giảm nhẹ gánh tài chính cho
dự án; rủi ro được chia sẻ giữa các đối tác khác nhau…
Đối với Hà Nội, trong giai đoạn 2016 - 2020, cần tới 250.000 tỷ đồng vốn
đầu tư phát triển đô thị, trong đó khoảng hơn 150.000 tỷ đồng cho các dự án
trọng điểm, cấp thiết như các tuyến đường sắt đô thị, đường vành đai, các dự án
xử lý môi trường, y tế, giáo dục, dịch vụ công … Điển hình nhất là trong thời
gian gầy đây, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 6276, phê
duyệt danh mục 25 dự án sử dụng đất lựa chọn nhà đầu tư trên địa bàn thành
phố. Cụ thể, trong 25 dự án vừa được thành phố Hà Nội công bố, có 16 dự án
thuộc lĩnh vực bến, bãi đỗ xe; 6 dự án thuộc lĩnh vực giáo dục, dạy nghề; 3 dự án
thuộc lĩnh vực thương mại, dịch vụ. Tổng vốn dự kiến trên 3.956 tỷ đồng.
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
-6-
Như vậy trong bối cảnh chi từ ngân sách có hạn, thu hút vốn tư nhân theo
hình thức hợp tác công – tư (PPP) được thành phố xem là giải pháp tối ưu để giải
quyết bài toán thiếu vốn đầu tư.
Tuy nhiên bản thân hình thực hợp tác công tư cũng tồn nhiều hạn chế và
có nhiều câu hỏi đặt ra cần được làm rõ về mặt lý luận cũng như thực tiễn:
 Các dự án PPP có thời gian thu hồi vốn chậm, kéo dài hàng chục năm,
trong khi tín dụng của ngân hàng cho vay chủ yếu đến từ nguồn ngắn
hạn, tính khả thi thương mại của dự án dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố
“bất khả kháng” như thay đổi quy hoạch giao thông hay quy hoạch
phát triển... Thông thường, để đối phó, nhà đầu tư sẽ tìm hai cách, hoặc
đẩy chi phí dự án lên mức cao một cách giả tạo, hoặc đàm phán để
được áp dụng mức thu phí cao trên lượt phương tiện đi qua hay kéo dài
thời gian thu phí.
 Nếu xu hướng “đổi đất lấy hạ tầng” tiếp diễn thì các công trình phúc
lợi công cộng như trường học, bệnh viện, nhà bảo tàng, công viên... sẽ
được di chuyển xa dần khu vực trung tâm, nhường chỗ cho các dự án
gắn với mục tiêu kinh doanh, buôn bán có mức sinh lời cao
 yếu tố tiêu cực như lãng phí và thất thoát tài sản công và phân hóa giàu
nghèo.
 Chất lượng của các dự án hợp tác công tư
 Các vấn đề về quản lý nhà nước
 ….
Trước một xu hướng lớn về PPP và các vấn đề đặt ra tại Hà Nội, tác giả đã
quyết tâm lựa chọn đề tại “Hợp tác công - tư trong cung ứng dịch vụ công khu
vực đô thị trên địa bàn Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu.
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
-7-
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Phân tích thực trạng hợp tác công tư trong cung ứng
dịch vụ công đô thị trên địa bàn Hà Nội và qua đó đề xuất các giải pháp cải thiện
tình hình
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hóa các lý luận có liên quan tới hợp tác công tư
- Phân tích thực trạng hợp tác công tư trong cung ứng dịch vụ công đô thị
trên địa bàn Hà Nội
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp khắc phục các hạn chế của PPP.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Là thực tiễn hợp tác công tư trong cung ứng dịch
vụ công đô thị trên địa bàn Hà Nội
- Phạm vi nghiên cứu: giới hạn trong các lĩnh vực công chứng, y tế, giáo
dục, và dịch vụ công ích – vệ sinh môi trường
- Giai đoạn nghiên cứu trong thời gian từ 2010 – đến 2017
4. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả chủ yếu tiến hành thu thập các dữ liệu thứ cấp về hợp tác công tư
trong các lĩnh vực đã giới hạn tại phạm vi nghiên cứu thông qua: Cục thống kê
Hà Nội, các sở ban ngành có liên quan; các bài nghiên cứu đã công bố.
Phương pháp chủ yếu sử dụng trong nghiên cứu là:
 Phân tích, tổng hợp
 Phân tích các dữ liệu số, thống kê và so sánh.
5. Đóng góp của đề tài nghiên cứu
Về mặt lý luận: Nghiên cứu góp phần hệ thống hóa lại các lý luận về hợp
tác công tư tại Việt Nam
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
-8-
Về mặt thực tiễn: Góp phần đánh giá thực trạng hợp tác công tư trong
cung ứng dịch vụ công đô thị trên địa bàn Hà Nội và đề xuất các giải pháp cho
thành phố.
Ngoài ra, nghiên cứu còn là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên
cứu, độc giả quan tâm tới lĩnh vực PPP.
6. Kết cấu của đề tài
Đề tài được kết cấu làm ba chương như sau:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của hợp tác công tư trong cung
ứng dịch vụ công
- Chương 2: Thực trạng hợp tác công tư trong cung ứng dịch vụ công
khu vực đô thị trên địa bàn Hà Nội
- Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh hợp tác công tư trong cung ứng dịch vụ
công khu vực đô thị trên địa bàn Hà Nội
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
-9-
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HỢP
TÁC CÔNG TƯ TRONG CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG
1.1. Cơ sở lý luận về hợp tác công tư
1.1.1 Khái niệm
Toàn bộ khái niệm về hợp tác công tư (PPP) phát sinh từ nhu cầu của
chính phủ nhằm giải quyết gánh nặng về tài chính trong việc cung cấp thiết bị và
các dịch vụ cơ sở hạ tầng bằng cách sử dụng những thế mạnh của đơn vị quản lý
tư nhân để tăng cường hiệu quả và chất lượng của các thiết bị và dịch vụ được
cung cấp (H.M. Treasury, 2000). Ngoài ra, một số nhà nghiên cứu (Li và cộng
sự, 2005a; Babatunde và cộng sự, 2012; Li và cộng sự, 2005b; Ibrahim và cộng
sự, 2006; Harris, 2003) đều cho rằng PPP là sự hợp tác quan trọng giữa các
doanh nghiệp nhà nước và các nhà đầu tư khu vực tư nhân nhằm thực hiện các
mục tiêu như thiết kế, quy hoạch, tài chính, xây dựng, bàn giao và vận hành cơ
sở hạ tầng và các dịch vụ liên quan.
PPP được đánh giá là thành công khi mỗi bên tham gia đều đạt được các
nhu cầu đề ra của mình và cung cấp lợi nhuận ròng tới công chúng thông qua
việc phân bổ công bằng các nguồn lực, rủi ro và phần thưởng (Leiringer, 2003).
Ngoài ra, PPP bao gồm việc tách bạch các chi phí và rủi ro trong việc cung cấp
các dự án và chuyển giao cho bên liên quan có năng lực tốt nhất để giảm thiểu
chúng (Babatunde và cộng sự, 2012; Li và cộng sự, 2005b). Mức độ giảm thiểu
rủi ro cũng phụ thuộc vào quan hệ đối tác giữa khu vực công và khu vực tư nhân.
Khu vực công có thể hợp tác với khu vực tư nhân theo nhiều cách khác nhau,
chẳng hạn như ký kết hợp đồng lao động, thuê ngoài các dịch vụ hoặc quy trình
kinh doanh (Babatunde và cộng sự, 2012).
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
-10-
PPP có thể được định nghĩa là một hình thức tìm nguồn cung ứng tốt nhất,
được Nhà nước sử dụng, để hợp tác với khu vực tư nhân nhằm cung cấp dịch vụ
đặc biệt giúp cải thiện về tài sản và vật chất (Babatunde và cộng sự, 2012). Gia
tăng sự tham gia của khu vực tư nhân là cách tiếp cận mới trong việc cung cấp
các dịch vụ công hiện nay. Với hình thức PPP, khu vực công sẽ chuyển sự tập
trung từ trực tiếp sở hữu và vận hành hoạt động dịch vụ sang nhận các dịch vụ
với cơ sở chi phí hiệu quả nhất. Hơn nữa, PPP hỗ trợ khu vực tư nhân trong việc
cung cấp một phạm vi rộng lớn đa dạng các loại hình dịch vụ trong một khoảng
thời gian hợp đồng dài hơi hơn, thường là từ 15-30 năm (Harris, 2003). Ngoài ra,
dưới sự hợp tác chặt chẽ hơn với khu vực tư nhân, việc cung cấp các dịch vụ
công cộng có thể được cải thiện một cách hiệu quả bằng cách tận dụng tốt nhất
sở trường của khu vực công và tư trong việc đổi mới nguồn lực (Harris, 2003).
Tóm lại, trong nghiên cứu của mình, PPP được hiểu là quan hệ hợp đồng
dài hạn giữa nhà nước và tư nhân về thiết kế, xây dựng, tài trợ và/hoặc vận hành
các dịch vụ công do đối tác tư nhân đảm nhiệm với các phần chi trả được thực
hiện trong suốt thời gian hiệu lực của hợp đồng thông qua phí dịch vụ do người
sử dụng chi trả cho bên tư nhân để sử dụng dịch vụ hạ tầng (USAID, 2015). Tuy
nhiên, PPP không thể thay thế hoàn toàn quá trình quản lý và ra quyết định của
chính phủ mà chính phủ cần duy trì trách nhiệm của mình đối với việc cung cấp
các dịch vụ và các dự án nhằm đảm bảo lợi ích công cộng (Chan và cộng sự,
2008).
1.1.2. Đặc trưng của PPP
Từ các khái niệm về PPP, có thể rút ra các đặc trưng cơ bản của PPP như:
 Là sự cộng tác giữa khu vực công và khu vực tư nhân dựa trên một
hợp đồng dài hạn để cung cấp tài sản hoặc dịch vụ.
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
-11-
 Có sự phân bổ hợp lý về lợi ích, chi phí, rủi ro và trách nhiệm giữa hai
khu vực công và tư.
 Đối tác tư nhân thực hiện việc thiết kế, xây dựng, tài trợ vốn và vận
hành các dịch vụ công trong một khoảng thời gian cụ thể.
 Đối tác tư nhân nhận được thanh toán từ nhà nước hoặc người sử dụng
thông qua việc cung cấp các dịch vụ công.
 Khu vực tư nhân sẽ chuyển giao tài sản/cơ sở hạ tầng cho khu vực
công sau khi kết thúc hợp đồng và quyền sở hữu tài sản này vẫn thuộc về khu
vực công.
1.1.3. Các hình thức PPP
Quan hệ đối tác công - tư (PPP) bao gồm nhiều hình thức khác nhau về
mức độ tham gia vào các rủi ro bởi khu vực tư nhân. Các điều khoản của PPP
thường được quy định trong hợp đồng hoặc thoả thuận để chỉ ra trách nhiệm của
mỗi bên và phương án phân bổ rủi ro rõ ràng. Hình dưới đây mô tả các hình thức
của PPP (World Bank, 2015b).
Hình 1.1: Các hình thức PPP trong phát triển Cơ sở hạ tầng
Nguồn: World Bank (2015b)
Đầu tư
truyền
thống
Hợp
đồng
quản lý
và vận
hành
Cho
thuê /
Giao
thầu
-Sang
nhượng
-BOT
-DBOs
Liên
doanh/
Sở hữu
một
phần tài
sản công
Sở hữu
hoàn
toàn
Nhà nước sở
hữu
Hợp tác Công tư PPP Tư nhân sở hữu
Thấp Cao
Mức độ tham gia của đối tác tư nhân
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
-12-
Theo đó, hình 1.1 minh họa các hình thức PPP, từ trái qua phải chỉ ra sự
tăng lên về:
 Chuyển giao rủi ro và trách nhiệm của đối tác tư nhân
 Mức độ tham gia vào PPP của đối tác tư nhân
Trong đó:
Nhà nước sở hữu là hoạt động đầu tư truyền thống sử dụng hoàn toàn vốn
ngân sách nhà nước hoặc vốn của các tổ chức công trong phát triển CSHT.
Tư nhân sở hữu là hoạt động đầu tư sử dụng hoàn toàn nguồn vốn của
đơn vị tư nhân trong đó tư nhân chịu hoàn toàn trách nhiệm về hoạt động đầu tư
của mình còn nhà nước đóng vai trò phê duyệt, cung cấp giấy phép dự án .v.v.
- Hợp đồng quản lý và vận hành bao hàm một loạt các hợp đồng từ hỗ trợ
kỹ thuật cho đến hoạt động toàn diện và thỏa thuận bảo trì và do đó rất khó để
khái quát về nó. Đặc điểm chung nhất của loại hợp đồng này là cơ quan chức
năng có thẩm quyền thuê nhà thầu để quản lý, vận hành CSHT một khoảng thời
gian tương đối ngắn (từ 2-5 năm). Hợp đồng quản lý có xu hướng chú trọng
nhiệm vụ cụ thể và đầu vào hơn là đầu ra. Thỏa thuận vận hành và bảo trì thì có
thể có kết quả đầu ra nhiều hơn hoặc theo yêu cầu thực hiện.
Đặc điểm của loại hợp đồng này là: (i) Đối tác tư nhân quản lý các hoạt
động trong khoảng thời gian ngắn từ 2-5 năm. (ii) Hạn chế trong việc nâng cao
hiệu suất mặc dù hợp đồng quản lý phức tạp hơn. (iii) Đối tác tư nhân cung cấp
vốn cho công tác quản lý điều hành còn nhà nước cung cấp vốn cho xây dựng
CSHT. Đối tác tư nhân được trả một khoản phí theo thỏa thuận dựa trên chi phí
lao động và các chi phí điều hành, quản lý khác. (iv) Đối tác tư nhân không phải
chịu rủi ro lớn còn nhà nước tận dụng được trình độ quản lý của đối tác tư nhân
trong khi vẫn giữ quyền sở hữu tài sản.
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
-13-
- Hợp đồng cho thuê (Leasing) và giao thầu (Affermage) là hình thức
hợp đồng mà trong đó nhà nước cho đối tác tư nhân thuê hoặc giao thầu tài sản/
CSHT. Đối tác tư nhân sẽ chịu trách nhiệm vận hành và bảo trì CSHT nhưng
không cung cấp vốn đầu tư. Khác với hợp đồng quản lý và vận hành, đối tác tư
nhân không được trả một khoản phí cố định cho dịch vụ của mình từ nhà nước
mà phải thu một khoản phí vận hành từ người dùng. Trong trường hợp cho thuê,
một phần số tiền thu được sẽ được trả cho nhà nước dưới dạng phí thuê và đối
tác tư nhân giữ phần còn lại. Trong trường hợp giao thầu, đối tác tư nhân giữ phí
vận hành từ số tiền thu được và trả một khoản phụ phí bổ sung được trả bởi
người dùng cho cơ quan nhà nước .
Đặc điểm của hình thức cho thuê và giao thầu: (i) Nhà nước giữ quyền sở
hữu và đầu tư CSHT nên chịu rủi ro đầu tư. (ii) Đối tác tư nhân chịu trách nhiệm
vận hành, bảo trì CSHT thì chịu rủi ro kinh doanh và vận hành. Đối tác tư nhân
thu phí người sử dụng nên sẽ kích thích khai thác hiệu quả, giảm chi phí giá
thành để đạt chỉ tiêu lợi nhuận (ii) Hợp đồng trung hạn thường từ 8 đến 15 năm.
- Hợp đồng sang nhượng (Concessions), Xây dựng - Vận hành -
Chuyển giao (BOT) và Thiết kế - Xây dựng - Chuyển giao (DBO) là loại hình
PPP chú trọng vào đầu ra. Trong đó, các dự án BOT và DBO thường liên quan
đến thiết kế và xây dựng cũng như các hoạt động dài hạn, xây dựng mới
(greenfield), dự án liên quan đến nâng cấp và mở rộng (brownfield).
+ Hợp đồng sang nhượng là hình thức mà nhà nước nhượng quyền sử
dụng lâu dài tài sản/CSHT cho đối tác tư nhân bao gồm cả trách nhiệm vận hành
và đầu tư trong khi quyền sở hữu tài sản vẫn thuộc về cơ quan nhà nước. Tài
sản/CSHT sẽ được chuyển giao về nhà nước ở cuối kỳ chuyển nhượng bao gồm
cả tài sản được mua bởi đối tác tư nhân. Đối tác tư nhân được nhượng quyền
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
-14-
thường có mối quan hệ trực tiếp và sở hữu phần lớn doanh thu trực tiếp từ người
dùng và sau đó trả một khoản phí nhượng quyền cho nhà nước.
Đặc điểm chính của hợp đồng sang nhượng là: (i) Đối tác tư nhân chịu
trách nhiệm không những về quá trình vận hành, bảo trì tài sản/CSHT mà còn là
về đầu tư vốn và quản lý đầu tư, (ii) Hợp đồng sang nhượng thường kéo dài từ
25 đến 30 năm, (iii) Theo hệ thống thông luật (common law), đặc điểm cấu trúc
pháp lý của hợp đồng sang nhượng là gần giống với hợp đồng BOT, (iv) Quyền
sở hữu tài sản thuộc về nhà nước và mọi quyền liên quan đến tài sản sẽ được
chuyển giao về cho nhà nước sau khi hợp đồng kết thúc, (v) Hợp đồng sang
nhượng tập trung vào đầu ra hơn là đầu vào như việc cung cấp dịch vụ đạt tiêu
chuẩn chất lượng, do đó đối tác tư nhân cần liên tục đổi mới chất lượng dịch vụ
nhằm thu lại lợi nhuân thông qua phí sử dụng từ người dùng
+ Hợp đồng Xây dựng - Vận hành - Chuyển giao (BOT) thường được sử
dụng để phát triển tài sản/CSHT riêng lẻ hơn là phát triển toàn bộ mạng lưới.
Trong một dự án BOT, đối tác tư nhân đâu tư vốn xây dựng CSHT sau đó được
phép vận hành, khai thác và cung cấp dịch vụ trong một thời gian nhất định để
thu phí bù đắp cho nguồn vốn bỏ ra và thu về một khoản lợi nhuận. Kết thúc hợp
đồng, đối tác tư nhân phải chuyển giao công trình CSHT lại cho nhà nước.
Đặc điểm chính của hợp đồng BOT là: (i) Dự án BOT gồm ba giai đoạn
xây dựng, vận hành, chuyển giao và cũng được coi là một hình thức hợp đồng
sang nhượng ở các nước theo hệ thống thông luật, (ii) Hợp đồng BOT thường
kéo dài khoảng từ 20 đến 30 năm, (iii) Việc tài trợ dự án và các rủi ro kinh
doanh, xây dựng, hoạt động được chuyển sang đối tác tư nhân. Do đó, thời hạn
của hợp đồng BOT hay thời gian khai thác thường được đối tác tư nhân tính toán
kỹ lưỡng nhằm đảm bảo hiệu quả đầu tư, (iv) Vốn đầu tư xây dựng dự án BOT
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
-15-
có thể là nguồn vốn vay (tỷ lệ vay theo quy định của pháp luật). Các bên cho vay
thường xem xét tới nguồn thu của dự án để hoàn trả vốn vay thay vì các tài sản
thế chấp.
+ Hợp đồng Thiết kế - Xây dựng - Vận hành (DBO) là hình thức hợp
đồng mà nhà nước nắm quyền sở hữu và đầu tư xây dựng tài sản/CSHT trong khi
đối tác tư nhân chịu trách nhiệm thiết kế, xây dựng và vận hành nhằm đạt được
các tiêu chuẩn đầu ra nhất định.
Đặc điểm chính của hợp đồng DBO là: (i) Giản lược khâu đầu tư so với
hợp đồng BOT hoặc hợp đồng sang nhượng chỉ bao gồm hợp đồng xây dựng và
vận hành hoặc hợp đồng xây dựng có phụ lục vận hành, (ii) Đối tác tư nhân
không phải chịu rủi ro về đầu tư và sẽ được trả một khoản chi phí cho quá trình
thiết kế - xây dựng theo tiến độ công trình cũng như phí vận hành, (iii) Đối tác tư
nhân chịu trách nhiệm thay thế thiết bị/tài sản nếu cần thiết trong quá trình vận
hành CSHT.
1.1.4. Các nhân tố tác động đến thành công của PPP
Nguyễn Hồng Thái (2007) với cách tiếp cận của mình đã nghiên cứu và
kết luận, thành công trong dự án PPP phụ thuộc vào 3 yếu tố: (i) việc lựa chọn
dự án, (ii) tính minh bạch, nhất quán trong quy hoạch và đầu tư, (iii) mức độ
tham gia của nhà nước.
Các học giả như Cheung và cộng sự (2012), Bent và cộng sự (2002), Binh
và cộng sự (2001), Lin và cộng sự (2001), có chung quan điểm về các nhân tố
dẫn tới thành công của PPP. Đó là 4 nhân tố chính đã được xác định qua các
nghiên cứu như sau: vai trò chính phủ, năng lực đối tác tư nhân, nhận dạng và
phân bổ rủi ro thích hợp, cơ cấu tài trợ cho dự án PPP. Trong nghiên cứu của
mình, tác giả Phạm Dương Phương Thảo (2013), đã nghiên cứu các lý thuyết của
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
-16-
Rockart (1982), Akintoye (2003), Li (2005), và áp dụng cho trường hợp cụ thể
của Việt Nam, tác giả đã chỉ ra 4 nhân tố ảnh hưởng đáng kể đến sự thành công
của PPP như sau:
(a) Vai trò của chính phủ.
Chính phủ giữ vai trò rất quan trọng trong việc phát triển và quản lý các
dự án PPP. Cơ chế không phù hợp hoặc quá trình ra quyết định công yếu kém
của Chính phủ đều có thể dẫn tới thất bại của PPP (Maluleka, 2008). Nhiệm vụ
của các chính phủ là phải tạo lập những điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu
tư tham gia vào PPP, cụ thể là môi trường đầu tư hấp dẫn (sự hài lòng của các
nhà đầu tư phụ thuộc rất lớn vào môi trường dự án được triển khai). Chính phủ
cần tạo lập một môi trường đầu tư thuận lợi với điều kiện xã hội, pháp luật, kinh
tế và tài chính ổn định. Ngoài ra, để tăng sức hấp dẫn cho các dự án PPP, chính
phủ cần cung cấp các hỗ trợ riêng biệt hoặc/và thực hiện bảo lãnh (UNECE,
2008). Ngoài ra nhằm tránh các rủi ro tiềm năng, đảm bảo thành công hiệu quả
đầu tư dự án và thu hút sự tham gia của khối tư nhân thì một khung pháp lý đầy
đủ là hết sức cần thiết, nhằm gia tăng niềm tin của nhà đầu tư tư nhân, đảm bảo
dự án hiệu quả, phân chia rủi ro phù hợp và tránh những rủi ro tiềm tàng (Lin và
đồng sự, 2001).
Bên cạnh đó chính phủ cũng cần có các chính sách hỗ trợ trong suốt dòng
đời dự án nhằm đảm bảo hoàn thành các mục tiêu đã đề ra, thông qua quá trình
thành lập cơ quan giám sát và hợp tác để xử lý các vấn đề phát sinh (Koch và
Buser, 2006; Maluleka, 2008). Tích cực tham gia trong suốt vòng đời dự án: đối
với các dự án PPP, mặc dù khu vực tư nhân tham gia và chịu trách nhiệm là chủ
yếu, Gildenhuys và Knipe (2000) vẫn nhấn mạnh rằng chính phủ cần tích cực
tham gia suốt vòng đời dự án để đảm bảo dự án đáp ứng các mục tiêu.
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
-17-
Nguyễn Thị Hồng Minh (2011) đã nghiên cứu việc áp dụng hình thức PPP
trong xây dựng hạ tầng giao thông ở Vương quốc Anh và Úc, Hàn Quốc và
Trung Quốc. Từ đó rút ra kết luận, vai trò của Nhà nước trong việc xây dựng
khung pháp lý và khung chính sách, bộ máy quản lý đối với hình thức PPP, môi
trường kinh doanh và vai trò đối với các đối tác tư nhân.
(b) Năng lực của đối tác tư nhân.
ADB (2006) cho rằng thành công của dự án PPP cũng phụ thuộc nhiều
vào sự lựa chọn này. Khi tham gia dự án, tư nhân có trách nhiệm tài trợ vốn,
thiết kế, xây dựng, vận hành, bảo dưỡng và cung cấp dịch vụ cho đến khi kết
thúc thời gian nhượng quyền. Để đảm bảo lựa chọn được nhà đầu tư có năng lực,
Miller (2000) đề nghị chính phủ xây dựng quy trình đấu thầu minh bạch và cạnh
tranh, dựa trên các cơ sở như phạm vi khách hàng, công bằng, cạnh tranh và tài
chính minh bạch. Ngoài ra, cần sử dụng những phương pháp đánh giá khoa học
và xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá phù hợp với mục tiêu của chính phủ (Marcus
và Graeme, 2004).
(c)Cơ cấu tài trợ cho các dự án PPP.
Các nghiên cứu cho thấy cấu trúc tài trợ rất quan đối với thành công của
PPP Aristeidis và Zhanmin (2010). Chẳng hạn, chính phủ Hồng Kông sử dụng
bộ ba tiêu chuẩn (tài trợ, kỹ thuật và vận hành) để đánh giá các nhà thầu dự án
đường hầm theo tỷ trọng lần lượt là 65%, 20% và 15% (Kumaraswamy và
Zhang, 2005). Schaufelberger và Wipadapisut (2003) lập luận rằng, do đặc thù
rủi ro cao của các dự án cơ sở hạ tầng nên tài trợ từ nợ của tư nhân bị hạn chế,
chính phủ cần mở rộng biên độ hỗ trợ nhằm tăng tính khả thi về tài chính của dự
án. Đóng góp quan trọng của nghiên cứu này là xây dựng một cấu trúc tài trợ
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
-18-
tiêu chuẩn bao gồm: vốn mồi, vốn chủ sở hữu và nợ, cấu trúc này đặc biệt phù
hợp với các nước đang phát triển.
Levy (1996) nhấn mạnh một thực tế là, mặc dù rủi ro của các dự án cơ sở
hạ tầng rất lớn khiến tư nhân khó tiếp cận nguồn vốn vay, nhưng cơ cấu vốn của
phần lớn các dự án PPP ở các nước đang phát triển có đòn bẩy nợ cao, vốn chủ
sở hữu chiếm 10 – 30% và nợ từ 70 – 90%, nguyên nhân là do chính phủ bảo
lãnh vay vốn. Tuy tỷ lệ nợ cao khuếch đại giá trị ROE nhưng cũng làm tăng rủi
ro của dự án. Với các đặc điểm quy mô lớn, phức tạp và thâm dụng vốn, cơ cấu
vốn an toàn là rất cần thiết. Ngoài ra, khi lựa chọn chiến lược tài trợ cần kết hợp
với các rủi ro, điều kiện và nguồn tài trợ có thể huy động.
Theo nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (1997), khả thi về tài chính của
dự án phụ thuộc chủ yếu vào: nhu cầu thị trường, cơ cấu thuế, thời gian nhượng
quyền, tính hấp dẫn của dự án và các rủi ro bất khả kháng. Các hỗ trợ của chính
phủ là cần thiết (đặc biệt đối với các nước đang phát triển) để đảm bảo có thể thu
hút được tư nhân tham gia và nhu cầu của người dân được thỏa mãn ADB
(2006). Để làm rõ hơn vấn đề này, Esther (2007) chọn mẫu nghiên cứu gắn với
một dự án cụ thể: cây cầu được xây dựng tại một thành phố trung bình ở Ấn Độ.
Trong nghiên cứu, tác giả sử dụng mô hình mô phỏng Monte Carlo để xác định
mức hỗ trợ phù hợp của thành phố cho dự án với ba loại dữ liệu: (1) khung pháp
lý: thời gian thi công, thời gian nhượng quyền và giá thu phí, (2) các chỉ số kinh
tế vĩ mô: lãi suất, lạm phát, trượt giá, tỷ lệ nợ/vốn và tốc độ tăng trưởng giao
thông, (3) các biến bất định: chi phí xây dựng, vận hành, bảo dưỡng.
Các dự án PPP có đặc điểm là yếu tố rủi ro và mức độ rủi ro cao nên tài
trợ của đối tác tư nhân nên không được nhà nước hỗ trợ sẽ bị hạn chế. Do đó,
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
-19-
nhà nước cần mở rộng hỗ trợ nhằm tăng tính khả thi về tài chính dự án. Merna
và Dubey (1998) xác định các hình thức hỗ trợ của chính phủ bao gồm:
(i) Hỗ trợ trực tiếp: đầu tư vốn ban đầu, trợ cấp, hỗ trợ chi phí vận hành,
miễn phí sử dụng đất, các tiện ích và khuyến khích thuế.
+ Vốn góp ban đầu: Chính phủ hỗ trợ chi phí đầu tư ban đầu (chi phí xây
dựng, chi phí chuẩn bị đầu tư) cho tư nhân. Hình thức này phù hợp với các dự án
có mức độ hấp dẫn không cao.
+ Hỗ trợ chi phí vận hành: Chính phủ hỗ trợ chi phí vận hành (chi phí duy
tu, bảo dưỡng, thu phí…) cho tư nhân. Một số dự án không hấp dẫn và có chi phí
vận hành đắt, nhà nước có thể sử dụng hình thức này để hỗ trợ tư nhân.
+ Tính linh hoạt của biểu thuế: tính linh hoạt của biểu thuế là cần thiết để
đảm bảo tính khả thi về tài chính của dự án. Nhà nước cần có các khuyến khích
về thuế phù hợp để tăng tính hấp dẫn cho các dự án.
+ Trợ cấp dựa trên kết quả đầu ra để bổ sung/ thay thế cho phí thu từ
người sử dụng, nhà cung cấp vẫn nhận được dòng thanh toán ổn định
(ii) Hỗ trợ gián tiếp: thông cung cấp sự trợ giúp cho đối tác tư nhân thông
qua bảo lãnh khoản vay, bảo lãnh doanh thu tối thiểu (phù hợp với các dự án mà
doanh thu từ thu phí không đủ bù đắp chi phí đầu tư), đảm bảo tỷ giá, bảo hiểm
rủi ro bất khả kháng. Sự hỗ trợ của Chính phủ ở mức độ phù hợp sẽ giúp cải
thiện điều kiện tài chính và tăng tính hấp dẫn của các dự án PPP.
+ Bảo lãnh doanh thu tối thiểu: để giảm rủi ro nhu cầu thị trường cho tư
nhân trong trường hợp doanh thu từ thu phí không đủ bù đắp chi phí đầu tư.
+ Bảo vệ chống rủi ro bất khả kháng: Chính phủ có thể kéo dài thời gian
nhượng quyền hoặc bù đắp tổn thất (bằng tiền mặt hoặc các hỗ trợ khác) khi rủi
ro bất khả kháng xảy ra để bảo vệ nhà đầu tư.
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
-20-
(d) Phân bổ rủi ro cho các bên liên quan trong dự án PPP.
Merna và Smith (1996) định nghĩa phân bổ rủi ro là sự phân chia các công
việc giữa các đối tác trong cùng một dự án, mỗi đối tác có trách nhiệm tài trợ,
xây dựng, kinh doanh và gánh chịu các rủi ro phát sinh từ công việc được giao.
Flanagan và Norman (1993) cho rằng các đối tác công và tư khi tham gia PPP
cần phải xác định và hiểu rõ rất cả các rủi ro tiềm tàng liên quan đến PPP để đảm
bảo rằng các rủi ro được phân chia một cách hợp lý. Rủi ro sẽ được phân chia
cho bên có khả năng tài chính và kỹ thuật tốt nhất để xử lý chúng. Trên cơ sở
những nguyên tắc cơ bản này, các nhà nghiên cứu đã xây dựng chiến lược phân
chia rủi ro trong các dự án PPP (SMEC,2011). Đặc điểm nổi bật của các dự án
cơ sở hạ tầng là rủi ro cao do thâm dụng vốn, thời gian thực hiện dự án dài và
nhiều bên tham gia, cần thiết phải chia sẻ rủi ro cho các đối tác tin cậy nhằm đạt
được hiệu quả đầu tư (Nisar, 2007).
Guasch (2004) đã phân tích hơn 1000 hợp đồng nhượng quyền ở Mỹ
Latinh và Caribe trong giai đoạn từ 1980 đến 2000 đã tìm thấy một tỷ lệ rất cao
về việc đàm phán lại hợp đồng, chủ yếu khởi xướng từ đối tác tư nhân. Lý do
chủ yếu của việc đàm phán lại là những trở ngại trong kinh tế vĩ mô, rủi ro
khung pháp lý và rủi ro chính trị. Li và cộng sự (2005a), Sachs và cộng sự
(2007), Wang và cộng sự (2000) đều chung quan điểm rằng các dự án PPP thành
công phụ thuộc rất lớn vào việc xác định các yếu tố rủi ro. Các rủi ro dự án PPP
thường bị ảnh hưởng bởi quy mô, đặc điểm dự án, loại hợp đồng. Ngoài ra, mức
độ quan trọng của một rủi ro cụ thể cũng khác nhau giữa các dự án hoặc giữa các
quốc gia, ví dụ như rủi ro chính trị thường được đánh giá quan trọng hơn tại các
quốc gia đang phát triển. Đồng thời, đặc điểm nột bật của các dự án PPP là rủi ro
thâm dụng vốn, thời gian thực hiện dự án dài và nhiều bên tham gia, do đó, cần
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
-21-
thiết phải chia sẻ rủi ro cho các đối tác tin cậy nhằm đạt được hiệu quả đầu tư
trong hình thức PPP phát triển.
1.2. Dịch vụ công và sự cần thiết phải hợp tác công tư trong cung ứng dịch
vụ công
1.2.1. Khái niệm dịch vụ công
Dịch vụ công ( “public service”) có quan hệ chặt chẽ với phạp trù hàng
hóa công cộng. Theo ý nghĩa kinh tế học, hàng hóa công cộng có một số đặc tính
cơ bản như: (i) Là loại hàng hóa mà khi đã được tạo ra thì khó có thể loại trừ ai
ra khỏi việc sử dụng nó; (ii) Việc tiêu dùng của người này không làm giảm lượng
tiêu dùng của người khác; (iii) Và không thể vứt bỏ được, tức là ngay khi không
được tiêu dùng thì hàng hóa công cộng vẫn tồn tại. Nói một cách giản đơn, thì
những hàng hóa nào thỏa mãn cả ba đặc tính trên được gọi là hàng hóa công
cộng thuần túy, và những hàng hóa nào không thỏa mãn cả ba đặc tính trên được
gọi là hàng hóa công cộng không thuần túy.
Từ giác độ chủ thể quản lý nhà nước, các nhà nghiên cứu hành chính cho
rằng dịch vụ công là những hoạt động của cơ quan nhà nước trong việc thực thi
chức năng quản lý hành chính nhà nước và đảm bảo cung ứng các hàng hóa công
cộng phục vụ nhu cầu chung, thiết yếu của xã hội. Cách hiểu này nhấn mạnh vai
trò và trách nhiệm của nhà nước đối với những hoạt động cung cấp hàng hóa
công cộng cho rằng đặc trưng chủ yếu của dịch vụ công là hoạt động đáp ứng
nhu cầu thiết yếu của xã hội và cộng đồng, còn việc tiến hành hoạt động ấy có
thể do nhà nước hoặc tư nhân đảm nhiệm.
Khái niệm và phạm vi dịch vụ công sẽ biến đổi tùy thuộc vào bối cảnh của
mỗi quốc gia. Chẳng hạn, ở Canada, có tới 34 loại hoạt động được coi là dịch vụ
công, từ quốc phòng, an ninh, pháp chế, đến các chính sách kinh tế - xã hội (tạo
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
-22-
việc làm, quy hoạch, bảo vệ môi trường, và các hoạt động y tế, giáo dục, văn
hóa, bảo hiểm xã hội,…). Trong đó, Pháp và Italia đều quan niệm dịch vụ công
là những hoạt động phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân do các cơ quan nhà
nước đảm nhiệm hoặc do các tổ chức cá nhân thực hiện theo những tiêu chuẩn,
quy định của nhà nước. Ở Pháp, khái niệm dịch vụ công được hiểu rộng, bao
gồm các hoạt động phục vụ nhu cầu về tinh thần và sức khỏe của người dân (như
giáo dục, văn hóa, y tế, thể thao… thường được gọi là hoạt động sự nghiệp), các
hoạt động phục vụ đời sống dân cư mang tính công nghiệp (điện, nước, giao
thông công cộng, vệ sinh môi trường… thường được coi là hoạt động công ích),
hay các dịch vụ hành chính công bao gồm các hoạt động của cơ quan hành chính
về cấp phép, hộ khẩu, hộ tịch… mà cả hoạt động thuyế vụ, trật tự, an ninh, quốc
phòng…; còn ở Italia dịch vụ công được giới hạn chủ yếu ở hoạt động sự nghiệp
(y tế, giáo dục) và hoạt động kinh tế công ích (điện, nước sạch, vệ sinh môi
trường) và các hoạt động cấp phép, hộ khẩu, hộ tịch do cơ quan hành chính thực
hiện.
Ở Việt Nam, tập trung nhiều hơn vào chức nămg phục vụ xã hội của nhà
nước, mà không bao gồm các chức năng công quyền, như lập pháp, hành pháp,
tư pháp, ngoại giao,… qua đó nhấn mạnh vai trò chủ thể của nhà nước trong việc
cung cấp các dịch vụ cho cộng đồng. Điều quan trọng là chúng ta phải sớm tách
hoạt động dịch vụ công (lâu nay gọi là hoạt động sự nghiệp) ra khỏi hoạt động
hành chính công quyền như chủ trương của Chính phủ đã đề ra nhằm xóa bỏ cơ
chế bao cấp, giảm tải cho bộ máy nhà nước, khai thác mọi nguồn lực tiềm tàng
trong xã hội, và nâng cao chất lượng của dịch vụ công phục vụ người dân. Điều
22 của Luật Tổ chức chính phủ (2001) quy định: “Bộ, cơ quan ngang Bộ là cơ
quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước các dịch vụ công
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
-23-
thuộc ngành, lĩnh vực,…”. Điều này không có nghĩa là nhà nước độc quyền cung
cấp các dịch vụ công mà trái lại nhà nước hoàn toàn có thể xã hội hóa một số
dịch vụ, qua đó trao một phần việc cung ứng một phần của một số dịch vụ, như ý
tế, giáo dục, cấp thoát nước,… cho khu vực phi nhà nước thực hiện.
Có thể thấy rằng khái niệm và phạm vi các dịch vụ công cho dù được tiếp
cận ở nhiều góc độ khác nhau, chúng đều có tính chất chung là nhằm phục vụ
cho nhu cầu và lợi ích chung thiết yếu của xã hội. Ngay cả khi nhà nước chuyển
giao một phần việc cung ứng dịch vụ công cho khu vực tư nhân thì nhà nước vẫn
có vai trò điều tiết nhằm đảm bảo sự công bằng trong phân phối các dịch vụ này
và khắc phục các bất cập của thị trường.
Từ những tính chất trên đây, “dịch vụ công” được hiểu theo nghĩa rộng và
nghĩa hẹp.
Theo nghĩa rộng, dịch vụ công là những hàng hoá, dịch vụ mà Chính phủ
can thiệp vào việc cung cấp nhằm mục tiêu hiệu quả và công bằng. Theo đó,
dịch vụ công là tất cả những hoạt động nhằm thực hiện các chức năng vốn có
của Chính phủ, bao gồm từ các hoạt động bah hành chính sách, pháp luật, toà
án… cho đến những hoạt động y tế, giáo dục, giao thông công công.
Theo nghĩa hẹp, dịch vụ công được hiểu là những hàng hoá, dịch vụ phục
vụ trực tiếp nhu cầu của các tổ chức và công dân mà Chính phủ can thiệp vào
việc cung cấp nhằm mục tiêu hiệu quả và công bằng
1.2.2. Phân loại dịch vụ công
Dịch vụ công có thể phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, xét theo tiêu
chí chủ thể cung ứng, dịch vụ công được chia thành 3 loại, như sau:
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
-24-
- Dịch vụ công do cơ quan nhà nước trực tiếp cung cấp: Đó là những dịch
vụ công cộng cơ bản do các cơ quan của nhà nước cung cấp. Thí dụ, an ninh,
giáo dục, phổ thông, chăm sóc y tế công cộng, bảo trợ xã hội…
- Dịch vụ công do các tổ chức phi chính phủ và khu vực tư nhân cung cấp,
gồm những dịch vụ mà Nhà nước có trách nhiệm cung cấp, nhưng không tực tiếp
thực hiện mà ủy nhiệm cho tổ chức phi chính phủ và tư nhân thực hiện, dưới sự
đôn đốc, giám sát của nhà nước. Thí dụ các công trình công cộng do chính phủ
gọi thầu có thể do các công ty tư nhân đấu thầu xây dựng.
- Dịch vụ công do tổ chức nhà nước, tổ chức phi chính phủ, tổ chức tư
nhân phối hợp thực hiện. Loại hình cung ứng dịch vụ này ngày càng trở nên phổ
biến ở nhiều nước. Như ở Trung Quốc, việc thiết lập hệ thống bảo vệ trật tự phối
hợp thực hiện.
Dựa vào tính chất và tác dụng của dịch vụ được cung ứng, có thể chia
dịch vụ công thành các loại sau:
- Dịch vụ hành chính công: Đây là loại dịch vụ gắn liền với chức năng
quản lý nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu của người dân, Do vậy, cho đến nay,
đối tượng cung ứng duy nhất các dịch vụ công này là cơ quan công quyền hay
các cơ quan do nhà nước thành lập được ủy quyền thực hiện cung ứng dịch vụ
hay dịch vụ công. Đây là một phần trong chức năng quản lý nhà nước, Để thực
hiện chức năng này, nhà nước phải tiến hành những hoạt động phục vụ trực tiếp
như cấp giấy phép, giấy chứng nhận, đăng ký, công chứng, thị thực, hộ tịch,…(Ở
một số nước, dịch vụ hành chính công được coi là một loại hoạt động riêng,
không nằm trong phạm vi dịch vụ công. Ở nước ta, một số nhà nghiên cứu cũng
có quan điểm như vậy). Người dân được hưởng những dịch vụ này không theo
quan hệ cung cầu, ngang giá trên thị trường, mà thông qua việc đóng lệ ohis hoặc
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
-25-
ohis cho cơ quan hành chính nhà nước. Phần lệ phí này mang tính chất hỗ trợ
cho ngân sách nhà nước.
- Dịch vụ sự nghiệp công: Bao gồm các hoạt động cung cấp phúc lợi xã
hội thiết yếu cho người dân như giáo dục, văn hóa, khoa học, chăm sóc sức khỏe,
thể dục thể thao, bảo hiểm, an sinh xã hội,… Xu hướng chung hiện nay trên thế
giới là nhà nước chỉ thực hiện những dịch vụ công nào mà xã hội không thể làm
được hoặc không muốn làm nên nhà nước đã chuyển giao một phần việc cung
ứng loại dịch vụ công này cho khu vực tư nhân và các tổ chức xã hội.
- Dịch vụ công ích: Là các hoạt động cung cấp các hàng hóa, dịch vụ cơ
bản, thiết yếu cho người dân và cộng đồng như: Vệ sinh môi trường, xử lý rác
thải, cấp nước sạch, vận tải công cộng đô thị, phòng chống thiên tai… chủ yếu
do các doanh nghiệp nhà nước thực hiện. Có một số hoạt đọng ở địa bàn cơ sở
do khu vực tư nhân đứng ra đảm nhiệm như vệ sinh môi trường, thu gom vận
chuyển rác thải ở một số đô thị nhỏ, cung ứng nước sạch ở một số vùng nông
thôn…
1.2.3. Sự cần thiết phải hợp tác công tư trong cung ứng dịch vụ công
Một là, xuất phát từ các lợi ích do PPP mang lại trong cung ứng dịch vụ
công.
PPP là một giải pháp tích cực thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân
đồng hành cùng chính phủ trong việc thực hiện các dự án phát triển nhằm tăng
cường nguồn lực, giảm áp lực chi ngân sách cho các dịch vụ công của Chính
phủ. Cụ thể PPP mang lại các lợi ích sau:
- Để mở rộng việc cung cấp dịch vụ công
- Tăng cường nguồn lực đầu tư trong khi ngân sách của chính phủ còn
hạn chế
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
-26-
- Giúp chính phủ tránh được những khoản nợ, giữ mức nợ chính phủ
trong giới hạn an toàn; không làm tăng thâm hụt ngân sách.
- Tăng hiệu quả kinh tế. Vì mục tiêu lợi nhuận nên các nhà đầu tư tư
nhân phải tìm cách để dự án được vận hành hiệu quả hơn. Thêm vào
đó, với việc tham gia của khu vực tư nhân, sự sáng tạo, trách nhiệm
giải trình cũng như sự minh bạch có khả năng sẽ được cải thiện
- Xã hội và nhà nước hỗ trợ khu vực tư nhân (trong và ngoài nước) thể
hiện vai trò tích cực của trong tăng trưởng kinh tế.
- Tìm phương thức quản lý và đầu tư mới
Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của mô hình PPP là chi phí lớn hơn do
các nhà đầu tư tư nhân yêu cầu một suất sinh lợi cao hơn. Để tiến hành PPP, nhà
nước phải bỏ ra chi phí (các khoản hỗ trợ, kích thích đối tác tư nhân, mất nguồn
thu phí trong trường hơp đối tác tư nhân được thu phí, …). Xét trong ngắn hạn,
nhà nước không phải chi ngân sách nhưng vẫn có nguồn vốn để đầu tư. Tuy
nhiên, về dài hạn, tổng chi phí giữa việc nhà nước tự đầu tư so với việc thực hiện
PPP có thể là tương đương hoặc lớn hơn (trừ trường hợp đối tác tư nhân xây
dựng, thực hiện dự án, cung cấp dịch vụ có hiệu quả hơn so với nhà nước).
Hơn thế, mâu thuẫn giữa lợi ích chung và lợi ích cá nhân cũng là một vấn
đề. Các dự án PPP thường có tổng mức đầu tư rất lớn, đối tác tư nhân có thể phải
đi vay để đầu tư. Vì vậy, cần phải xem xét liệu những lợi ích của PPP có lớn hơn
chi phí phải trả từ việc khu vực tư nhân đi vay với lãi suất cao hơn chính phủ đi
vay hay không?.
Hai là, PPP là xu thế tất yếu
Hiện nay trên thế giới, hợp tác công - tư được rất nhiều quốc gia triển khai
thành công. Quan hệ đối tác giữa tư nhân và nhà nước đã và đang trở thành một
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
-27-
xu hướng phát triển mới. Đối với Việt Nam cũng vậy, nước ta hoàn toàn có thể
triển khai phương thức này và đạt được hiệu quả.
Trong thời gian qua, nước ta đã có chủ trương, chính sách thí điểm hợp tác
công - tư với mục đích huy động tiềm năng và thế mạnh của khu vực kinh tế tư
nhân. Rất nhiều doanh nghiệp đã tham gia đóng góp vốn, công nghệ, kỹ thuật,
nhân lực để chia sẻ lợi ích cũng như rủi ro cùng với nhà nước.
1.3. Thực tiễn hợp tác công tư trong cung ứng dịch vụ cung ứng dịch vụ
công ở một số nước trên thế giới và kinh nghiệm đối với Việt Nam
1.3.1. Thực tiễn hợp tác công tư trong cung ứng dịch vụ cung ứng dịch vụ
công ở một số nước trên thế giới
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, hiện nay các nước phát triển và đang phát
triển đang áp dụng mô hình hợp tác Nhà nước tư nhân (PPP) trong cung ứng các
dịch vụ công đã và đang thu được những kết quả nhất định.
- Ở Anh, xu hướng chung trước đây là Nhà nước thu hút tư nhân đầu tư
vào cơ sở hạ tầng môi trường hoặc cung cấp các thiết bị xử lý môi trường, sau đó
chuyển giao cho Nhà nước để sở hữu quản lý. Trong một số trường hợp, Nhà
nước thuê các công ty khác để bảo trì, vận hành các công trình, thiết bị cung ứng
dịch vụ môi trường cho công chúng. Tuy nhiên, hình thức này vẫn chưa đem lại
kết quả như mong muốn. Do vậy ngày nay, Nhà nước thực hiện các dịch vụ này
qua PPP, trong đó Nhà nước không trực tiếp sử hữu hay vận hành mà chỉ giữ vai
trò điều tiết để người dân nhận được các dịch vụ môi trường tốt hơn, với giá rẻ
hơn (Ân, 2008).
Đến nay đã có khoảng 750 dự án PPP trị giá 90 tỷ USD đã được ký kết tại
Vương quốc Anh, trong đó hơn 500 dự án đã đi vào hoạt động và đều được
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
-28-
người sử dụng đánh giá cao về chất lượng của các dịch vụ. Gần 90% dự án đã
được bàn giao đúng thời hạn hoặc sớm hơn, thời gian đấu thầu/mua thiết bị giảm
đáng kể. Sự thành công là do Chính phủ Anh chịu trách nhiệm trước công chúng
về sự thành công hay thất bại của chương trình (PPP). Chính phủ thường xuyên
giám sát đánh giá chi phí và lợi nhuận của các quan hệ đối tác công tư, và công
khai các kết quả thu được (ADB, 2006).
- Hàn Quốc là một ví dụ trong nhất quán hóa chính sách. Hàn Quốc bắt
đầu chương trình PPP của mình từ năm 1994 với Luật Thúc đẩy tư nhân đầu tư
vốn cho toàn xã hội. Chương trình này nhằm xây dựng một chính sách nhất quán
trong các lĩnh vực khác nhau. Sau Luật này, có khoảng 100 dự án hạ tầng được
thực hiện theo hình thức PPP. Tuy nhiên, trong 4 năm đầu chỉ có 42 dự án được
hoàn thành. Do sự thành công hạn chế, Chính phủ Hàn Quốc đã phải ban hành
Luật PPP mới vào tháng 2/1998. Luật này đã cải thiện hình thức các hợp đồng,
cách thức xử lý các dự án đơn lẻ, đồng thời quy định nghiên cứu khả thi bắt
buộc, hệ thống hỗ trợ rủi ro khác nhau và thiết lập hẳn một trung tâm PPP mang
tên PICKO. Ngoài ra, Hàn Quốc còn khuyến khích sự phát triển của PPP bằng
việc miễn giảm cả thuế VAT. Trong nhiều hợp đồng, có thể đàm phán, Chính
phủ có thể bảo lãnh doanh thu lên tới 90%, điều này khiến cho khu vực tư nhân
hầu như không có rủi ro doanh thu mà phần rủi ro này được chuyển sang phần
lớn cho Chính phủ. Chính vì vậy, tốc độ phát triển của các dự án PPP tăng lên
nhanh chóng (Thắng, 2009).
- Ở Trung Quốc được coi là một mô hình cổ phần. Hình thức ưa thích áp
dụng ở Trung Quốc là Chính phủ hợp tác với tư nhân thông qua các công ty cổ
phần. Ý tưởng về việc cải tiến cơ chế cung ứng dịch vụ môi trường thông qua
PPP được bắt đầu trước hết từ khuôn khổ thể chế, chính sách và tái cơ cấu của
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
-29-
các cơ quan, tổ chức có liên quan. Năm 2002, Trung Quốc đã sử dụng nhiều biện
pháp khác nhau để huy động sự hợp tác của khu vực tư nhân, thu hút sự tham gia
của họ vào lĩnh vực xử lý rác thải bệnh viện. Tương tự, để giải quyết vấn đề
nước thải chính phủ Trung Quốc đã đã áp dụng các biện pháp miễn thuế có thời
hạn, hoặc cấp đất cho các công trình xử lý nước thải. Kết quả là khu vực tư nhân
cả trong và ngoài nước đã có những phản ứng tích cực đối với các đổi mới về thể
chế (Ân, 2008).
Dưới đây là một số ví dụ về triển khai mô hình PPP trên thế giới. Nhật
Bản, Úc, Hoa Kỳ là những nước có các dự án PPP nhiều nhất, tập trung vào các
lĩnh vực như y tế, giáo dục, giao thông, và nước và nước thải, chất thải rắn.
Nguồn hỗ trợ tài chính cho các dự án môi trường từ các quỹ hỗ trợ tài chính ở
các nước Châu Âu là khá lớn, khoảng trên dưới 60% tổng nguồn vốn đầu tư của
dự án. Ngoài ra còn có các khoảng đầu tư từ các tập đoàn tài chính cùng tham
gia dự án (Price Water House Coopers, 2005).
Bảng 1.1. Tổng hợp về các dự án PPP theo các quốc gia và ngành trên thế
giới
Viễn
thông
trung
tâm
Sân
bay
Quốc
phòng
Nhà
ở
Y
tế
và
bệnh
viện
Công
nghệ
thông
tin
Cảng
Nhà
tù
Đường
sắt
hạng
nặng
Đường
sắt
hạng
nhẹ
Đường
giao
thông
Trường
học
Thể
thao
và
giải
trí
Nước
và
nước
thải,
chất
thải
rắn
Australia
Canada
Nhật Bản
Mexico
Singapore
Nam Phi
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
-30-
Hoa Kỳ
Ghi chú: = Đang thảo luận; = Các dự án đang tìm nguồn; = Nhiều dự án
đang tìm nguồn, một số dự án kết thúc; = Số lượng đáng kể các dự án kết
thúc; = Số lượng lớn các dự án kết thúc, phần lớn trong số đó đang hoạt động.
Nguồn: Price Water House Coopers, 2005
Các dự án PPP có thể có nhiều nhà đầu tư tư nhân cùng tham gia thực hiện
một dự án, trong đó có một đại diện đủ mạnh và có kinh nghiệm thực hiện ký kết
trực tiếp với cơ quan đại diện của Nhà nước để tiến hành các dự án cung cấp
dịch vụ công. Đó là trường hợp rất thành công trong dự án xử lý nước thải
Delftland, Hà Lan theo hình thức PPP, thiết kế - xây dựng - tài trợ - kinh doanh -
DBFO (Design, Build, Finance & Operate) được thực hiện trong vòng 30 năm từ
2003 - 2033. Ngược lại, sự thất bại trong dự án cấp nước ở Cancun, Mexico, do
sự nóng vội trong khâu tuyển chọn nhà đầu tư với việc chỉ định thầu cho
Aguakán, công ty không có kinh nghiệm trong phân phối nước. Hơn nữa, hợp
đồng chuyển nhượng được ký kết lỏng lẻo, thậm chí là nói miệng với nhau, cộng
với tiềm lực tài chính không mạnh kết hợp sự khủng hoảng tài chính ở Mexico
năm 1999 và sự tăng dân số qua nhanh nên Aguakán không đủ khả năng đáp ứng
các nhu cầu và dẫn đến sự thất bại của dự án chỉ sau 32 tháng hoạt động
(Kennedy School of Government, 2000).
1.3.2. Một số bài học Kinh nghiệm cho Việt Nam
Thứ nhất, tạo lập khuôn khổ pháp lý và chính sách thực thi hợp đồng và
giải quyết tranh chấp.
Để đảm bảo sự thành công cho mô hình PPP cần hội đủ hai yếu tố cơ bản
sau: (i) có hợp đồng hiêu quả để tăng giá trị vốn đầu tư và (ii) có môi trường
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
-31-
thuận lợi để quản lý PPP, trong đó một trong những nội dung cơ bản nhất của
nhân tố môi trường chính là khung thể chế, pháp lý đầy đủ và ổn định. Điều này
sẽ góp phần giảm chi phí giao dịch, tăng tính minh bạch cho các mô hình PPP và
khuyến khích các nhà đầu tư tư nhân tham gia tích cực hơn.
Thứ hai, các nhà đầu tư nước ngoài với tiềm lực mạnh về nguồn vốn có
thể làm một mình hay kết hợp hai, ba nhà đầu tư tư nhân tham gia hợp tác công
tư. Riêng đối với nhà đầu tư tư nhân trong nước nên kết hợp nhiều công ty theo
hình thức cổ phần nhằm khắc phục các hạn chế về quy mô, năng lực tài chính và
giảm thiểu rủi ro đầu tư.
Thứ ba, có sự hỗ trợ chính trị từ tầm cao và quản trị tốt, đảm bảo rằng
chính phủ sẽ thực hiện các cam kết của mình dưới hình thức PPP. Hợp đồng ký
kết giữa chính quyền và nhà đầu tư cần rõ ràng, minh bạch là điều kiện tiên
quyết để chính quyền đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư và là cơ sở cho chính
quyền tận dụng hiệu quả nhất tính năng động và cạnh tranh của khu vực tư nhân,
góp phần tiết kiệm các chi phí về cơ sở hạ tầng của toàn xã hội.
Tóm lai, Trong quá trình triển khai hợp tác công – tư trong thực tế, vai trò
của Nhà nước rất quan trọng. Hợp tác trên tinh thần chia sẻ lợi ích và rủi ro giữa
các bên tham gia đòi hỏi phải có niềm tin giữa các bên. Trong bối cảnh đó, nhà
nước phải tạo lập được niềm tin cho các nhà đầu tư tư nhân thông qua những
cam kết thể hiện trong hệ thống pháp lý và hợp đồng, đồng thời khẳng định các
cam kết cả về mặt định hướng. Việc đảm bảo có được một cam kết lâu dài từ
phía các nhà hoạch định chính sách đối với hình thức hợp tác công – tư cũng sẽ
làm tăng thêm tính hấp dẫn của các dự án triển khai theo hình thức nàyđối với
khu vực tư nhân và khuyến khích họ đầu tư mạnh mẽ hơn. Việc tuyên truyền,
phổ biến rộng rãi chủ trương của nhà nước cam kết triển khai hợp tác công – tư
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
-32-
để tăng cường nhận thức cho các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà đầu tư tư
nhân và toàn xã hội để tạo sự đồng thuận là nền tảng để thực hiện hợp tác công –
tư thành công trên thực tế.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỢP TÁC CÔNG TƯ TRONG
CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG KHU VỰC ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA
BÀN HÀ NỘI
2.1. Chủ trương của thành phố Hà Nội trong hợp tác công tư trong cung
ứng dịch vụ công
Bối cảnh,
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch Đầu tư TP Hà Nội (2018), tổng số dự án
PPP cho tới thời điểm hiện của Hà Nội là 115 dự án,Trong đó: (i) đã hoàn thành
là 8 dự án chiếm tỷ trọng 6.96% về số lượng và 4.31% về giá trị; (ii) đang triển
khai là 12 dự án chiếm tỷ trọng là 10.43% về số lượng và 9.25% về giá trị; và
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
-33-
(iii) phần lớn các dự án là đang thực hiện thủ tục đầu tư theo hình thức PPP
chiếm 82.61% về số lượng và 86.44% về giá trị.
Mặt khác, trong 115 dự án PPP thì có 19 dự án thuộc nhóm ưu tiên triển
khai, có cơ chế đặc thù và thuộc lĩnh vực giải quyết ùn tắc giao thông và môi
trường bức xúc dân sinh. Cụ thể kết quả như sau:
Bảng 2.1: Số dự án theo hình thức PPP ở Hà Nội giai đoạn 2011 – 2018
Đvt: Tỷ đồng
Tiến độ Dự án Tổng mức đầu tư
Số dự án tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng
Đã hoàn thành 8 6.96% 13500 4.31%
Đang triển khai 12 10.43% 29000 9.25%
Đang thực hiện thủ tục đầu tư 95 82.61% 271000 86.44%
Tổng số 115 100.00% 313500 100.00%
Nguồn: Sở Kế hoạch Đầu tư TP Hà Nội
Đặc biệt, riêng trong năm 2017, TP Hà Nội đã chấp thuận đầu tư 160 dự
án đầu tư vốn ngoài ngân sách khoảng 110.000 tỷ đồng; tiếp nhận 128 dự án đầu
tư theo hình thức PPP, tổng vốn đầu tư 28505 tỷ đồng; 99 dự án đang làm thủ
tục, tổng vốn đầu tư 287949 tỷ đồng; cấp Giấy chứng nhận đăng ký DN cho
25160 đơn vị (tăng 11%), vốn đăng ký 240000 tỷ đồng (tăng 4%) nâng tổng số
doanh nghiệp trên địa bàn lên 231922.
Như vậy, với khối lượng nhu cầu về vốn đầu tư lớn như vậy, và trong bối
cảnh chi từ ngân sách thành phố là rất hạn hẹp, thì việc tìm kiếm và thu hút vốn
tư nhân theo hình thức hợp tác công – tư (PPP) chính là giải pháp tối ưu để giải
quyết bài toán thiếu vốn đầu tư hạ tầng và các dịch vụ công cho thành phố.
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
-34-
Tuy nhiên hiện vẫn còn rất nhiều bất cập trong quy định hiện hành về hợp
tác công tư, cụ thể quá trình này phải qua nhiều trình tự thủ tục, thời gian kéo dài
và phức tạp. Mặc dù Nghị định 15/2015/NĐ-CP của Chính phủ về đầu tư theo
hình thức PPP, nhưng khi triển khai, doanh nghiệp vẫn phải phụ thuộc nhiều vào
Luật Doanh nghiệp, Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư công... và các thông tư hướng
dẫn liên quan, cho nên thủ tục hành chính vẫn còn mất nhiều thời gian, trong khi
các dự án PPP có vốn lớn, cần triển khai nhanh... Hơn nữa, hình thức đầu tư PPP
hiện chỉ được điều chỉnh ở mức nghị định khiến các NĐT quan ngại về tính ổn
định của chính sách.
Chủ trương
Trước bối cảnh hiện nay, Hà Nội đã xác định chủ trương đồng hành cùng
doanh nghiệp hợp tác đầu tư và phát triển, coi kinh tế tư nhân là động lực quan
trọng theo đúng như tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XII) của Đảng1
.
Trong mấy năm qua, Hà Nội luôn nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, đầu tư
bằng nhiều hình thức, góp phần tạo động lực thu hút các thành phần kinh tế cho
đầu tư phát triển. Để tạo thuận lợi cho việc đầu tư theo hình thức PPP, chính
quyền Hà Nội đã đề ra giải pháp hỗ trợ như:
 Lập tổ công tác liên ngành giải quyết khó khăn, vướng mắc trong quá
trình triển khai PPP
 Áp dụng cơ chế đặc thù Để rút ngắn thời gian chuẩn bị, sớm triển khai
đầu tư các dự án PPP. Ví dụ như: Hà Nội xin bổ sung cơ chế đặc thu
cho 12 cụm dự án giao thông mới, 4 dự án môi trường dân sinh, đầu tư
theo hình thức BT hoặc BT kết hợp BOT với tổng mức đầu tư khoảng
1
về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và
chủ trương, cam kết của Chính phủ “đồng hành cùng doanh nghiệp”, “hỗ trợ và thúc đẩy doanh nghiệp phát triển”, với tinh
thần tiên phong về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp.
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
-35-
136521 tỷ đồng. Việc thực hiện cơ chế đặc thù vẫn bảo đảm trong
khuôn khổ quy định của pháp luật; đảm bảo tính công khai, minh bạch,
hạn chế tối đa trình trạng thất thoát hay một cơ chế kiểu xin - cho trong
đấu thầu.
 Ưu tiên triển khai các dự án đầu tư theo hình thức PPP
Nhiệm vụ đặt ra
Cần phân loại các dự án PPP theo các cấp độ từ ưu tiên cao nhất tới ưu
tiên thấp nhất để có được các quyết định phù hợp ưu tiên triển khai trong bối
cảnh nguồn lực hạn chế
Cần chuẩn bị nguồn lực đối ứng cho các dự án PPP như : quỹ đất, nguồn
vốn, nhân lực. Vì theo Sở Kế hoạch & Đầu tư, tổng diện tích đối ứng dự kiến là
8858.5 ha, tiền sử dụng đất tạm tính xấp xỉ 119000 tỷ đồng. Đất đối ứng chủ yếu
nằm ở các khu vực ngoại thành như huyện Ba Vì, Chương Mỹ, Thanh Oai. Tuy
nhiên, cơ quan này cho biết những con số trên mới đáp ứng khoảng 44% nhu
cầu, trong đó, riêng nhóm 35 dự án ưu tiên mới đáp ứng được chưa đầy một
nửa.
Cần hoàn thiện các cơ chế, chính sách về PPP của thành phố trên cơ sở
phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành và tạo điều kiện thúc đẩy PPP
Cần tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm; việc trao cơ chế đặc thù cho Hà
Nội sẽ rút ngắn thủ tục, đẩy nhanh tiến độ gọi vốn triển khai các dự án để giải
quyết vấn nạn ùn tắc giao thông hoặc xử lý ô nhiễm môi trường trên địa bàn Thủ
đô. Đây cũng là để Hà Nội tăng tính tự chủ trong PPP, nâng cao trách nhiệm
thẩm quyền, là cơ sở để loại các nhà đầu tư không có năng lực thực sự.
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
-36-
Bắt buộc các dự án BT nói riêng hay dự án PPP nói chung ở cấp địa
phương đều phải được HĐND phê chuẩn, đồng thời với sự công khai hóa hoạt
động của chính các HĐND với toàn thể nhân dân.
Không phân biệt, không tạo ra sự khác biệt giữa vốn nhà nước hay tư
nhân, có nghĩa rằng vốn huy động theo cơ chế PPP vẫn phải được sử dụng tiết
kiệm và hiệu quả. Mọi sự lãng phí, thất thoát đối với nguồn vốn này, cuối cùng
đều do toàn thể nhân dân gánh chịu. Sự báo động của Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước về các “khoản vay dưới chuẩn” và tỷ lệ cao bất hợp lý của tăng trưởng tín
dụng cho các dự án hạ tầng, đặc biệt là BOT là kịp thời và có cơ sở.
Cần có cơ quan chuyên biệt để quản lý lĩnh vực PPP, bảo đảm phát triển
cơ sở hạ tầng, cung ứng dịch vụ công là trách nhiệm hàng đầu của Nhà nước và
các thương quyền liên quan thuộc tài sản của quốc gia hoặc toàn dân. Vì thế cần
có cơ quan chuyên biệt quản lý và cần ban hành một đạo luật của Quốc hội về
PPP thay cho khuôn khổ pháp lý hiện hành là một nghị định của Chính phủ.
2.2. Phân tích cơ chế trong tham gia PPP tại Hà Nội
Các dự án đầu tư theo hình thức PPP tại Hà Nội thường có thời gian kéo
dài 5 - 10 năm, hoặc 20 - 30 năm, nên sẽ có những đòi hỏi về thu xếp vốn dài
hạn. Tuy nhiên, trên thực tiễn triển khai tại Hà Nội cho đến nay rất ít các dự án
đầu tư theo hình thức PPP trong lĩnh vực dịch vụ công tại Hà Nội nói riêng và
toàn quốc nói chung được vay vốn ngân hàng. Nguyên nhân là do:
- Theo Thông tư 06/2016/TT-NHNN và thông tư 05/2017/TT-NHNN của
NHNN đã quy định tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay dài hạn của các tổ chức tín dụng
năm 2017 là 50% và từ năm 2018 là 40% đã tạo ra rào cản cho vay trung dài hạn
của các tổ chức tín dụng. Và vì thế các tổ chức tín dụng trong nước và tại Hà
Nội phần lớn có quy mô nhỏ, nguồn vốn huy động chủ yếu là vốn ngắn hạn nên
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
-37-
khả năng cung cấp tín dụng trung và dài hạn cho các dự án theo hình thức PPP
còn hạn chế.
- Các văn bản quy phạm pháp luật quy định về hình thức đầu tư PPP nhìn
chung mới chỉ dừng lại ở mức nghị định của Chính phủ là cao nhất, nên chưa có
hành lang pháp lý. Do đó, hoạt động của hình thức đầu tư PPP này vẫn còn phụ
thuộc vào một số luật như Luật DN, Luật Đấu thầu...
- Hơn nữa nguồn vốn tín dụng thương mại nước ngoài luôn yêu cầu các cơ
chế bảo lãnh đặc thù cho các rủi ro về lưu lượng, doanh thu, chuyển đổi ngoại
tệ…do vậy cũng rất khó cho các dự án PPP tại Hà Nội tiếp cận.
- Mặt khác theo nghiên cứu của ADB, năng lực tài chính của một số nhà
đầu tư tham gia PPP tại Hà Nội là yếu, không góp đủ vốn chủ sở hữu tham gia
vào các dự án theo đúng cam kết, dẫn đến phải dừng dự án. Nhiều phương án tài
chính của dự án còn chưa hợp lý, vốn đối ứng tham gia dự án thấp, khi lãi suất
tăng do biến động tiền tệ sẽ gây rủi ro lớn đến việc thực hiện dự án.
Để giải quyết thực trạng này, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số
63/2018/NĐ-CP (Nghị định 63) thay thế Nghị định số 15/2015/NĐ (Nghị định
15) đã có 6 thay đổi quan trọng. Cụ thể như sau:
Bảng 2.2: So sánh nghị định 63 và 15
Nội dung Nghị định 63 Nghị định 15
Về nguồn vốn hỗ trợ chuẩn bị
đầu tư
Các bộ, ngành, UBND Hà Nội
phải chủ động việc huy động
vốn cho mục đích này
Bộ KHĐT có
trách nhiệm
huy động một
số nguồn vốn
hợp pháp và
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
-38-
cấp phát lại
Vốn chủ sở hữu và vốn huy
động của nhà đầu tư
Tối thiểu 20% đối với dự án có
tổng đầu tư đến 1.500 tỷ đồng
Tối thiểu là 10% với phần vốn
trên 1.500 tỷ đồng
15%
Hình thức Hà Nội tham gia
trong dự án PPP
Góp bằng tiền
Góp quỹ đất, trụ sở làm việc,
tài sản kết cấu hạ tầng hoặc
quyền kinh doanh, khai thác
công trình, dịch vụ được
nhượng cho nhà đầu tư
Góp bằng
tiền
Lập kế hoạch vốn đầu tư công
làm phần Hà Nội tham gia
trong dự án PPP
Phân cấp hoàn toàn cho các cơ
quan địa phương trong việc lập
kế hoạch vốn này.
Bộ Kế hoạch
đầu tư
Chuyển đổi từ dự án đang
được đầu tư bằng nguồn vốn
đầu tư công sang dự án PPP
Cho phép Không cho
phép
Nguồn: Sở Kế hoạch Đầu tư TP Hà Nội
Như vậy, nghị định mới đã chuyển trách nhiệm của Bộ Kế hoạch Đầu tư
trong việc huy động vốn phục vụ cho công tác chuẩn bị đầu tư sang cho Hà Nội,
và điều này cũng góp phần tránh được những rủi ro liên quan do làm tăng tính tự
chủ và tự chịu trách nhiệm của các cơ quan này trong cùng vấn đề. Điều này
cũng cho thấy việc lựa chọn nhà đầu tư có tiềm lực về tài chính, loại bỏ nhà đầu
tư dựa vào nguồn vốn vay của ngân hàng để thực hiện dự án. Đồng thời nêu cao
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
-39-
trach nhiệm của Hà Nội trong việc bố trí vốn góp hoặc vốn thanh toán cho nhà
đầu tư khi dự án không áp dụng hình thức chỉ định thầu đối với nhà đầu tư.
Tóm lại, , việc ban hành Nghị định 63 đã thể hiện rõ sự phân cấp, tự chủ,
tự chịu trách nhiệm ở các bộ, ngành, địa phương. Đồng thời loại bớt những nhà
đầu tư yếu kém về năng lực tài chính, gia tăng hình thức tham gia của Hà Nội
vào các dự án PPP. Gia tăng sự tham gia của nhà đầu tư vào các dự án đầu tư
công chuyển đổi sang dự án PPP, giúp giảm gánh nặng chi lên nguồn ngân sách
thành phố.
2.3. Khảo sát PPP tại Hà Nội ở một số lĩnh vực điển hình
2.3.1. Thực trạng hợp tác công tư trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông
vận tải tại Hà Nội
Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 206/2004/QĐ-TTg, nội dung
phê duyệt chiến lược Phát triển GTVT Việt Nam nói chung và giao thông đô thị
nói riêng định hướng đến năm 2020; trên cơ sở đó Hà Nội đã dự tính nhu cầu
vốn đầu tư hạ tầng giao thông và các dịch vụ vận tải công cộng tới 2020 như
dưới đây:
Bảng số liệu cho thấy nhu cầu về vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng GTVT và
dịch vụ vận tải công cộng của Hà Nội đến năm 2020 là rất lớn, trung bình hàng
năm thành phố cần nguồn vốn đầu tư khoảng 29343.84 nghìn tỷ đồng. Với nhu
cầu là lớn như vậy, nhưng khả năng đáp ứng của các nguồn vốn hiện có cho cơ
sở hạ tầng GTVT và dịch vụ vận tải công cộng như: Ngân sách, ODA, trái phiếu
chính phủ, ngân sách…của thành phố chỉ đáp ứng khoảng 20 – 30% nhu cầu.
Đó là chưa kể các nguồn phát sinh cho chi phí vận hành, bảo trì hằng năm.
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
-40-
Bảng 2.3: Nhu cầu vốn đầu tư hạ tầng giao thông và dịch vụ vận tải công
cộng tới 2020
Đơn vị: nghìn tỷ
Giai đoạn
2002 -
2010
Giai đoạn
2011 -
2020
Tổng GĐ
2002 -
2020
BQ/năm
GĐ
2002 –
2020
Đường bộ 116,447 199,303 315,750 16,618.41
Đường sắt 50,851 173,832 224,683 11,825.43
Hỗ trợ vận tải công cộng 9,000 8,100 17,100 900.00
Tổng 176,297 381,236 557,533 29,343.84
Nguồn: Sở giao thông vận tải Hà Nội
Thực hiện Nghị quyết của HĐND thành phố Hà Nội về kế hoạch đầu tư
công trung hạn, danh mục các công trình trọng điểm và các lĩnh vực đầu tư kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, giai đoạn 2011 - 2020, Hà Nội sẽ triển khai đầu tư
xây dựng 55 dự án, công trình trọng điểm với tổng mức đầu tư khoảng 381,236
nghìn tỷ đồng (bao gồm 37 dự án ngân sách và nguồn vốn ODA, 31 dự án đầu tư
theo hình thức PPP và 2 dự án đầu tư theo hình thức xã hội hóa).
Theo đánh giá của UBND thành phố Hà Nội, đến nay, tiến độ các công
trình trọng điểm nói chung và các công trình PPP đã được đẩy nhanh và có
chuyển biến tích cực. Các sở, ngành đã tham mưu cân đối bố trí vốn ở mức cao,
đáp ứng nhu cầu; đồng thời, báo cáo UBND thành phố cho phép thực hiện cơ
chế ứng vốn linh hoạt để khẩn trương giải phóng mặt bằng; thường xuyên đôn
đốc tiến độ, kịp thời giải quyết hoặc báo cáo UBND thành phố tháo gỡ khó khăn,
vướng mắc; chủ động rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục đầu tư dự án.
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
-41-
Tuy nhiên, từ thực tế triển khai các công trình trọng điểm cho thấy vẫn
còn một số khó khăn, vướng mắc, dẫn đến tiến độ chậm so với yêu cầu đề ra của
thành phố. Đặc biệt là trong giải phóng mặt bằng một số dự án còn vướng, như:
các ga ngầm của 2 tuyến đường sắt, mở rộng đường Vành đai III, đoạn Mai Dịch
- cầu Thăng Long; Mở rộng đường vành đai 2 đoạn Minh Khai – Ngã tư sở,
Tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - Ga Hà Nội)...
Đáng chú ý, các dự án PPP thủ tục còn chậm. Một số chủ đầu tư chưa
quyết liệt triển khai thực hiện nhiệm vụ; chậm hoàn thiện các thủ tục lập, trình
thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư hoặc hồ sơ đề xuất dự án. Và vì thế
thành phố đã chỉ đạo:
- Các chủ đầu tư phải xây dựng kế hoạch tiến độ thi công, biện pháp thi
công tối ưu cho từng dự án theo từng quý của năm 2018 và những năm
tiếp theo; tập trung hoàn thành thủ tục quyết toán dự án hoàn thành;
đôn đốc, giám sát chặt chẽ các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công dự
án theo kế hoạch tiến độ chi tiết đã xây dựng.
- Đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Quy
hoạch - Kiến trúc và UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục thực hiện
rà soát tổng thể, xác định quỹ đất đủ điều kiện làm quỹ đất thanh toán
cho các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BT; trong đó ưu tiên bố
trí đủ quỹ đất thanh toán cho các dự án BT trọng điểm; đồng thời, yêu
cầu các đơn vị khẩn trương lập, trình thẩm định hoặc hoàn thiện các
thủ tục đầu tư theo quy định.
- Yêu cầu các đơn vị nghiêm túc thực hiện; trường hợp có khó khăn,
vướng mắc cần chủ động báo cáo để kịp thời chỉ đạo giải quyết.
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
-42-
2.3.2. Thực trạng hợp tác công tư trong lĩnh vực y tế tại Hà Nội
Hình thức PPP trong lĩnh vực y tế có thể giúp thành phố huy động nguồn
tài chính tư nhân, tăng khả năng tiếp cận và hiệu quả trong việc cung cấp các
dịch vụ y tế cho người dân tại Hà Nội trong khi nguồn lực của thành phố là hữu
hạn.
Theo báo cáo của Bộ Y tế (2018), các bệnh viện công (đặc biệt ở tuyến
Trung ương tại Hà Nội) đã ở tình trạng quá tải; và vì thế việc thúc đẩysự phát
triển mạnh các phòng khám và bệnh viện tư nhân… được coi là giải pháp để
giảm tải cho bệnh viện công và là những điều kiện thuận lợi để mô hình PPP
trong lĩnh vực y tế phát triển. Bảng số liệu dưới đây đã minh chứng cho diễn
biến này:
Bảng 2.4: Tổng vốn tư nhân đầu tư (triệu USD) tham gia vào khu vực Y tế
trên địa bàn Hà Nội tính tới hết 31/12/2017
Tổng
vốn
đăng ký
Vốn
thực
hiện
Tổng số đầu tư 27640 19046
Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 440 324
Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội / Tổng số đầu tư 1.592% 1.701%
Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hà Nội năm 2017
Tổng số vốn tư nhân đầu tư tham gia vào lĩnh vực Y tế và các hoạt động
trợ giúp xã hội tới hết 31/12/2017 là 324 triệu USD, đạt 73.64% lượng vốn đăng
ký và chiếm tỷ lệ 1.701% trong tổng số vốn đã thực hiện tại Hà Nội vào các lĩnh
vực, ngành nghề khác nhau. Điều này cho thấy chủ trương PPP trong lĩnh vực
cung cấp các dịch vụ y tế đã có những kết quả đáng khích lệ.
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
-43-
Ngoài ra nếu xét theo các đơn vị y tế đang hoạt động trong giai đoạn 2010
đến 2017, chúng ta có thể thấy số lượng các đơn vị y tế và trợ giúp xã hội là
không ngừng tăng lên, cụ thể như sau:
- Tổng số cơ sở y tế và hoạt động trợ giúp xã hội trên địa bàn Hà Nội là
không ngừng tăng lên về số lượng cơ sở, năm 2010 mới là 1221 đơn vị tới 2017
đã là 1861 đơn vị tăng 52.42% so với thời kỳ 2010.
- Trong đó số cơ sở ngoài công lập chiếm tỷ trọng cao thường xuyên trên
80% so với tổng số đơn vị cơ sở y tế trên địa bàn Hà Nội, và tăng qua hàng năm.
Tuy nhiên quy mô và chất lượng dịch vụ của các đơn vị ngoài công lập thì vẫn
còn là vấn đề cần tiếp tục được cải thiện.
Bảng 2.5: Số cơ sở Y tế trên địa bàn Hà Nội 2010 - 2017
Số đơn vị 2010 2011 2015 2016 2017
Tổng số cơ sở Y tế và
hoạt động trợ giúp xã
hội
1221 1370 1618 1659 1861
Tỷ lệ tăng 12.20% 18.10% 2.53% 12.18%
Công lập
242 242 265 273 277
Tỷ lệ tăng
9.50% 3.02% 1.47% 0.00%
Ngoài công lập
979 1105 1345 1382 1584
Tỷ lệ tăng 12.87% 21.72% 2.75% 14.62%
Ngoài công lập/ Tổng số đơn vị 80.18% 80.66% 83.13% 83.30%
Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hà Nội năm 2017
Tóm lại, Nhờ có chủ trương hợp tác công tư trong lĩnh vực y tế, mà hệ
thống y tế ngoài công lập tại địa bàn Hà Nội có bước phát triển mạnh mẽ: có
nhiều cơ sở có chất lượng dịch vụ rất cao với trang thiết bị máy móc hiện đại đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân.
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
-44-
Tuy nhiên, việc thiếu một hệ thống cơ chế, chính sách toàn diện về PPP
trong y tế nói chung và tại Hà Nội nói riêng, như còn thiếu quy định pháp lý cụ
thể, nguồn nhân lực y tế còn thiếu, các quy định về tự chủ chưa hoàn thiện đặc
biệt nguồn nhân lực làm công tác PPP hiện còn thiếu chuyên gia, cán bộ có kinh
nghiệm làm công tác PPP, cơ chế giá dịch vụ y tế, chi trả bảo hiểm y tế còn hạn
chế, tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế ở một số khu vực còn thấp, dịch vụ do tư nhân
đầu tư người dân thường phải trả phần chênh lệch nên lượng người sử dụng dịch
vụ tại các cơ sở này còn hạn chế… đã khiến việc các dự án PPP trong lĩnh vực y
tế Hà Nội là chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư tư nhân và sự tăng trưởng là
vẫn chưa đạt mục tiêu, thấp hơn nhu cầu cần có.
2.3.3. Thực trạng hợp tác công tư trong lĩnh vực công ích - vệ sinh môi trường
tại Hà Nội
Trước sức ép về nhu cầu tài chính cho dịch vụ môi trường đô thị ngày
càng lớn, trong khi nguồn lực của Nhà nước có hạn đòi hỏi các quốc gia tìm
kiếm phương thức mới, phù hợpvà hình thức PPP ra đời. Cung ứng dịch vụ môi
trường đô thị theo hình thức PPP được triển khai ở nhiều nước trên thế giới
nhằm bảo vệ môi trường và giảm thiểu chất thải rắn (CTR) phải xử lý và tăng
tính bền vững của ngân sách Nhà nước.
Theo Hồ Công Hòa (2018)2
, lượng chất thải rắn phát thải hiện nay tại Hà
Nội ước tính khoảng 30 triệu tấn và mức tăng trưởng hàng năm khoảng 7%; từ
đó mức cầu của thành phố Hà Nội cho lĩnh vực xử lý chất thải hàng năm bình
quân là khoảng 3900 tỷ đồng.
Điều này cho thấy tính cấp bách của vấn đề về nguồn vốn đầu tư cho bảo
vệ môi trường, trong khi nguồn ngân sách luôn có hạn và yêu cầu cấp bách hiện
2
Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương
Hợp tác công - tư trong cung ứng dịch vụ công khu vực đô thị trên địa bàn Hà Nội
Hợp tác công - tư trong cung ứng dịch vụ công khu vực đô thị trên địa bàn Hà Nội
Hợp tác công - tư trong cung ứng dịch vụ công khu vực đô thị trên địa bàn Hà Nội
Hợp tác công - tư trong cung ứng dịch vụ công khu vực đô thị trên địa bàn Hà Nội
Hợp tác công - tư trong cung ứng dịch vụ công khu vực đô thị trên địa bàn Hà Nội
Hợp tác công - tư trong cung ứng dịch vụ công khu vực đô thị trên địa bàn Hà Nội
Hợp tác công - tư trong cung ứng dịch vụ công khu vực đô thị trên địa bàn Hà Nội
Hợp tác công - tư trong cung ứng dịch vụ công khu vực đô thị trên địa bàn Hà Nội
Hợp tác công - tư trong cung ứng dịch vụ công khu vực đô thị trên địa bàn Hà Nội
Hợp tác công - tư trong cung ứng dịch vụ công khu vực đô thị trên địa bàn Hà Nội
Hợp tác công - tư trong cung ứng dịch vụ công khu vực đô thị trên địa bàn Hà Nội
Hợp tác công - tư trong cung ứng dịch vụ công khu vực đô thị trên địa bàn Hà Nội
Hợp tác công - tư trong cung ứng dịch vụ công khu vực đô thị trên địa bàn Hà Nội
Hợp tác công - tư trong cung ứng dịch vụ công khu vực đô thị trên địa bàn Hà Nội
Hợp tác công - tư trong cung ứng dịch vụ công khu vực đô thị trên địa bàn Hà Nội
Hợp tác công - tư trong cung ứng dịch vụ công khu vực đô thị trên địa bàn Hà Nội
Hợp tác công - tư trong cung ứng dịch vụ công khu vực đô thị trên địa bàn Hà Nội
Hợp tác công - tư trong cung ứng dịch vụ công khu vực đô thị trên địa bàn Hà Nội
Hợp tác công - tư trong cung ứng dịch vụ công khu vực đô thị trên địa bàn Hà Nội
Hợp tác công - tư trong cung ứng dịch vụ công khu vực đô thị trên địa bàn Hà Nội
Hợp tác công - tư trong cung ứng dịch vụ công khu vực đô thị trên địa bàn Hà Nội
Hợp tác công - tư trong cung ứng dịch vụ công khu vực đô thị trên địa bàn Hà Nội
Hợp tác công - tư trong cung ứng dịch vụ công khu vực đô thị trên địa bàn Hà Nội
Hợp tác công - tư trong cung ứng dịch vụ công khu vực đô thị trên địa bàn Hà Nội
Hợp tác công - tư trong cung ứng dịch vụ công khu vực đô thị trên địa bàn Hà Nội
Hợp tác công - tư trong cung ứng dịch vụ công khu vực đô thị trên địa bàn Hà Nội
Hợp tác công - tư trong cung ứng dịch vụ công khu vực đô thị trên địa bàn Hà Nội
Hợp tác công - tư trong cung ứng dịch vụ công khu vực đô thị trên địa bàn Hà Nội

More Related Content

Similar to Hợp tác công - tư trong cung ứng dịch vụ công khu vực đô thị trên địa bàn Hà Nội

Bao cao thuong_nien_201_datrinhky
Bao cao thuong_nien_201_datrinhkyBao cao thuong_nien_201_datrinhky
Bao cao thuong_nien_201_datrinhky
hinsume
 

Similar to Hợp tác công - tư trong cung ứng dịch vụ công khu vực đô thị trên địa bàn Hà Nội (20)

Quản lý dự án xây dựng huyện Thạnh Hóa tỉnh Long An, HAY
Quản lý dự án xây dựng huyện Thạnh Hóa tỉnh Long An, HAYQuản lý dự án xây dựng huyện Thạnh Hóa tỉnh Long An, HAY
Quản lý dự án xây dựng huyện Thạnh Hóa tỉnh Long An, HAY
 
Luận văn: Lợi ích và chi phí của dự án metro tp.hồ chí minh, HAY
Luận văn: Lợi ích và chi phí của dự án metro tp.hồ chí minh, HAYLuận văn: Lợi ích và chi phí của dự án metro tp.hồ chí minh, HAY
Luận văn: Lợi ích và chi phí của dự án metro tp.hồ chí minh, HAY
 
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triể...
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triể...Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triể...
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triể...
 
Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại công ty phân ...
Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại công ty phân ...Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại công ty phân ...
Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại công ty phân ...
 
Luận văn: Kiểm soát nội thu, chi ngân sách tại trường Cao Đẳng Nghề
Luận văn: Kiểm soát nội thu, chi ngân sách tại trường Cao Đẳng NghềLuận văn: Kiểm soát nội thu, chi ngân sách tại trường Cao Đẳng Nghề
Luận văn: Kiểm soát nội thu, chi ngân sách tại trường Cao Đẳng Nghề
 
Sự tham gia của kinh tế tư nhân vào phát triển hạ tầng giao thông - Gửi miễn ...
Sự tham gia của kinh tế tư nhân vào phát triển hạ tầng giao thông - Gửi miễn ...Sự tham gia của kinh tế tư nhân vào phát triển hạ tầng giao thông - Gửi miễn ...
Sự tham gia của kinh tế tư nhân vào phát triển hạ tầng giao thông - Gửi miễn ...
 
Luận Văn Hiệu Quả Hoạt Động Quản Trị Cung Ứng Vật Tư Tại Công Ty.doc
Luận Văn Hiệu Quả Hoạt Động Quản Trị Cung Ứng Vật Tư Tại Công Ty.docLuận Văn Hiệu Quả Hoạt Động Quản Trị Cung Ứng Vật Tư Tại Công Ty.doc
Luận Văn Hiệu Quả Hoạt Động Quản Trị Cung Ứng Vật Tư Tại Công Ty.doc
 
bai-giang-thanh-toan-quoc-te-2019.pdf
bai-giang-thanh-toan-quoc-te-2019.pdfbai-giang-thanh-toan-quoc-te-2019.pdf
bai-giang-thanh-toan-quoc-te-2019.pdf
 
Đề tài: Quản lý tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước, HOT
Đề tài: Quản lý tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước, HOTĐề tài: Quản lý tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước, HOT
Đề tài: Quản lý tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước, HOT
 
Luận văn: Quản lý đối với tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước
Luận văn: Quản lý đối với tài sản công trong doanh nghiệp nhà nướcLuận văn: Quản lý đối với tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước
Luận văn: Quản lý đối với tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước
 
Luận văn: Quản lý đối với tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước
Luận văn: Quản lý đối với tài sản công trong doanh nghiệp nhà nướcLuận văn: Quản lý đối với tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước
Luận văn: Quản lý đối với tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước
 
Thể chế quản lý đối với tài sản công trong các doanh nghiệp
Thể chế quản lý đối với tài sản công trong các doanh nghiệpThể chế quản lý đối với tài sản công trong các doanh nghiệp
Thể chế quản lý đối với tài sản công trong các doanh nghiệp
 
Luận văn: Xử phạt vi phạm trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị, HOT
Luận văn: Xử phạt vi phạm trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị, HOTLuận văn: Xử phạt vi phạm trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị, HOT
Luận văn: Xử phạt vi phạm trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị, HOT
 
CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI NH TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – BIDV: THỰC TRẠNG ...
CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI NH TMCP ĐẦU TƯ  VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – BIDV:  THỰC TRẠNG ...CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI NH TMCP ĐẦU TƯ  VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – BIDV:  THỰC TRẠNG ...
CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI NH TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – BIDV: THỰC TRẠNG ...
 
Xây dựng chiến lược kinh doanh tại công ty tnhh bao bì tấn phong đến năm 2023
Xây dựng chiến lược kinh doanh tại công ty tnhh bao bì tấn phong đến năm 2023Xây dựng chiến lược kinh doanh tại công ty tnhh bao bì tấn phong đến năm 2023
Xây dựng chiến lược kinh doanh tại công ty tnhh bao bì tấn phong đến năm 2023
 
Bao cao thuong_nien_201_datrinhky
Bao cao thuong_nien_201_datrinhkyBao cao thuong_nien_201_datrinhky
Bao cao thuong_nien_201_datrinhky
 
Mối liên hệ giữa dòng tiền và lợi nhận của các công ty niêm yết trong ngành x...
Mối liên hệ giữa dòng tiền và lợi nhận của các công ty niêm yết trong ngành x...Mối liên hệ giữa dòng tiền và lợi nhận của các công ty niêm yết trong ngành x...
Mối liên hệ giữa dòng tiền và lợi nhận của các công ty niêm yết trong ngành x...
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP    VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP    VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ...
 
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường Đại học Công lập tự chủ...
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường Đại học Công lập tự chủ...Luận văn: Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường Đại học Công lập tự chủ...
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường Đại học Công lập tự chủ...
 
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường đại học công lập tự chủ...
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường đại học công lập tự chủ...Luận văn: Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường đại học công lập tự chủ...
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường đại học công lập tự chủ...
 

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn (20)

Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nhiệt độ và nồng độ dung dịch lên sự mất n...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nhiệt độ và nồng độ dung dịch lên sự mất n...Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nhiệt độ và nồng độ dung dịch lên sự mất n...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nhiệt độ và nồng độ dung dịch lên sự mất n...
 
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch và điều kiện nhiệt độ lê...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch và điều kiện nhiệt độ lê...Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch và điều kiện nhiệt độ lê...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch và điều kiện nhiệt độ lê...
 
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất lên động học lên men Cellu...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất lên động học lên men Cellu...Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất lên động học lên men Cellu...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất lên động học lên men Cellu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của các quá trình chần lên hàm lượng bột sinh ...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của các quá trình chần lên hàm lượng bột sinh ...Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của các quá trình chần lên hàm lượng bột sinh ...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của các quá trình chần lên hàm lượng bột sinh ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty xăng dầu Trườn...
Khóa luận tốt nghiệp  Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty xăng dầu Trườn...Khóa luận tốt nghiệp  Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty xăng dầu Trườn...
Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty xăng dầu Trườn...
 
Khóa luận Tìm hiểu công tác quản lý nhà nước về giá đất trên địa bàn tỉnh Thá...
Khóa luận Tìm hiểu công tác quản lý nhà nước về giá đất trên địa bàn tỉnh Thá...Khóa luận Tìm hiểu công tác quản lý nhà nước về giá đất trên địa bàn tỉnh Thá...
Khóa luận Tìm hiểu công tác quản lý nhà nước về giá đất trên địa bàn tỉnh Thá...
 
Khóa luận Sự hài lòng của khách hàng cá nhân đối với chất lượng dịch vụ cho v...
Khóa luận Sự hài lòng của khách hàng cá nhân đối với chất lượng dịch vụ cho v...Khóa luận Sự hài lòng của khách hàng cá nhân đối với chất lượng dịch vụ cho v...
Khóa luận Sự hài lòng của khách hàng cá nhân đối với chất lượng dịch vụ cho v...
 
Khóa luận Rà soát hoàn thiện hồ sơ địa chính phục vụ công tác cấp Giấy chứng ...
Khóa luận Rà soát hoàn thiện hồ sơ địa chính phục vụ công tác cấp Giấy chứng ...Khóa luận Rà soát hoàn thiện hồ sơ địa chính phục vụ công tác cấp Giấy chứng ...
Khóa luận Rà soát hoàn thiện hồ sơ địa chính phục vụ công tác cấp Giấy chứng ...
 
Khóa luận Rà soát cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tổ dân phố Bình Minh,...
Khóa luận Rà soát cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tổ dân phố Bình Minh,...Khóa luận Rà soát cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tổ dân phố Bình Minh,...
Khóa luận Rà soát cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tổ dân phố Bình Minh,...
 
Khóa luận Quản trị kinh doanh Mối quan hệ giữa năng lược kinh doanh của doanh...
Khóa luận Quản trị kinh doanh Mối quan hệ giữa năng lược kinh doanh của doanh...Khóa luận Quản trị kinh doanh Mối quan hệ giữa năng lược kinh doanh của doanh...
Khóa luận Quản trị kinh doanh Mối quan hệ giữa năng lược kinh doanh của doanh...
 
Khoá luận Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp xây dựng trê...
Khoá luận Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp xây dựng trê...Khoá luận Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp xây dựng trê...
Khoá luận Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp xây dựng trê...
 
Khoá luận quản lý tài chính tại Trung tâm Điều tra và Quy hoạch đất đai
Khoá luận quản lý tài chính tại Trung tâm Điều tra và Quy hoạch đất đaiKhoá luận quản lý tài chính tại Trung tâm Điều tra và Quy hoạch đất đai
Khoá luận quản lý tài chính tại Trung tâm Điều tra và Quy hoạch đất đai
 
Khoá luận Quản lý Nhà nước về Du lịch trên địa bàn Hà Nội
Khoá luận Quản lý Nhà nước về Du lịch trên địa bàn Hà NộiKhoá luận Quản lý Nhà nước về Du lịch trên địa bàn Hà Nội
Khoá luận Quản lý Nhà nước về Du lịch trên địa bàn Hà Nội
 
Khoá luận Quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Khoá luận Quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Hà GiangKhoá luận Quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Khoá luận Quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Hà Giang
 
Khoá luận Quản lý nguồn nhân lực ngành Giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc
Khoá luận Quản lý nguồn nhân lực ngành Giáo dục của tỉnh Vĩnh PhúcKhoá luận Quản lý nguồn nhân lực ngành Giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc
Khoá luận Quản lý nguồn nhân lực ngành Giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc
 
Khoá luận Quản lý đầu tư xây dựng của Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì, Thành ...
Khoá luận Quản lý đầu tư xây dựng của Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì, Thành ...Khoá luận Quản lý đầu tư xây dựng của Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì, Thành ...
Khoá luận Quản lý đầu tư xây dựng của Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì, Thành ...
 
Khoá luận Quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước tại tỉnh Hà Nam
Khoá luận Quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước tại tỉnh Hà NamKhoá luận Quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước tại tỉnh Hà Nam
Khoá luận Quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước tại tỉnh Hà Nam
 
Khoá luận Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại BQL dự án cải thiện nô...
Khoá luận Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại BQL dự án cải thiện nô...Khoá luận Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại BQL dự án cải thiện nô...
Khoá luận Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại BQL dự án cải thiện nô...
 
Khoá luận Quản lý chi thường xuyên ngân sách tại quận Nam Từ Liêm, thành phố ...
Khoá luận Quản lý chi thường xuyên ngân sách tại quận Nam Từ Liêm, thành phố ...Khoá luận Quản lý chi thường xuyên ngân sách tại quận Nam Từ Liêm, thành phố ...
Khoá luận Quản lý chi thường xuyên ngân sách tại quận Nam Từ Liêm, thành phố ...
 
Khoá luận Quản lí tài sản công tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
Khoá luận Quản lí tài sản công tại Bệnh viện Hữu nghị Việt ĐứcKhoá luận Quản lí tài sản công tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
Khoá luận Quản lí tài sản công tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
 

Recently uploaded

Recently uploaded (20)

Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện quy trình chăm sóc khách hàng tại công ty Bảo h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện quy trình chăm sóc khách hàng tại công ty Bảo h...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện quy trình chăm sóc khách hàng tại công ty Bảo h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện quy trình chăm sóc khách hàng tại công ty Bảo h...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Quy trình thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng hóa ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Quy trình thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng hóa ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Quy trình thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng hóa ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Quy trình thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng hóa ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện quy trình bán hàng của Công ty Cổ Phần Đầu Tư P...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện quy trình bán hàng của Công ty Cổ Phần Đầu Tư P...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện quy trình bán hàng của Công ty Cổ Phần Đầu Tư P...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện quy trình bán hàng của Công ty Cổ Phần Đầu Tư P...
 
Đề tài Phân tích chiến lược Digital marketing của thương hiệu Biti's
Đề tài Phân tích chiến lược Digital marketing của thương hiệu Biti'sĐề tài Phân tích chiến lược Digital marketing của thương hiệu Biti's
Đề tài Phân tích chiến lược Digital marketing của thương hiệu Biti's
 
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản tại Ngân hàng...
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản tại Ngân hàng...Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản tại Ngân hàng...
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hoạt động cho vay mua bất động sản tại Ngân hàng...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại công ty TNHH thương mại và du lịch quốc tế Bi...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại công ty TNHH thương mại và du lịch quốc tế Bi...Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại công ty TNHH thương mại và du lịch quốc tế Bi...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại công ty TNHH thương mại và du lịch quốc tế Bi...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện chăm sóc khách...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện chăm sóc khách...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện chăm sóc khách...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện chăm sóc khách...
 
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hoạt động cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá...
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hoạt động cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá...Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hoạt động cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá...
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hoạt động cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá...
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại Công ty TNHH MTV Sơn Ho...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại Công ty TNHH MTV Sơn Ho...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại Công ty TNHH MTV Sơn Ho...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại Công ty TNHH MTV Sơn Ho...
 
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo t...
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo t...Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo t...
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo t...
 
Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường trang trại chăn nuôi gà giống chất l...
Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường trang trại chăn nuôi gà giống chất l...Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường trang trại chăn nuôi gà giống chất l...
Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường trang trại chăn nuôi gà giống chất l...
 
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả cho vay mua ô tô cho khách hàng cá nhân ...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả cho vay mua ô tô cho khách hàng cá nhân ...Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả cho vay mua ô tô cho khách hàng cá nhân ...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả cho vay mua ô tô cho khách hàng cá nhân ...
 
Đồ án Nghiên cứu về hệ thống giám sát mạng sử dụng phần mềm nguồn mở Zabbix
Đồ án Nghiên cứu về hệ thống giám sát mạng sử dụng phần mềm nguồn mở ZabbixĐồ án Nghiên cứu về hệ thống giám sát mạng sử dụng phần mềm nguồn mở Zabbix
Đồ án Nghiên cứu về hệ thống giám sát mạng sử dụng phần mềm nguồn mở Zabbix
 
Đồ án Giám sát nhiệt độ độ ẩm và điều khiển thiết bị điện qua internet dùng m...
Đồ án Giám sát nhiệt độ độ ẩm và điều khiển thiết bị điện qua internet dùng m...Đồ án Giám sát nhiệt độ độ ẩm và điều khiển thiết bị điện qua internet dùng m...
Đồ án Giám sát nhiệt độ độ ẩm và điều khiển thiết bị điện qua internet dùng m...
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng cà phê tại công ty ...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng cà phê tại công ty ...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng cà phê tại công ty ...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng cà phê tại công ty ...
 
Hoàn thiện công tác kế toán thanh toán với người mua – người bán tại công ty ...
Hoàn thiện công tác kế toán thanh toán với người mua – người bán tại công ty ...Hoàn thiện công tác kế toán thanh toán với người mua – người bán tại công ty ...
Hoàn thiện công tác kế toán thanh toán với người mua – người bán tại công ty ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hoạt động marketing tại Công ty TNHH MTV Sản Xuấ...
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hoạt động marketing tại Công ty TNHH MTV Sản Xuấ...Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hoạt động marketing tại Công ty TNHH MTV Sản Xuấ...
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hoạt động marketing tại Công ty TNHH MTV Sản Xuấ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao công tác tuyển dụng tại Công ty Cổ phần Đầu tư Ph...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao công tác tuyển dụng tại Công ty Cổ phần Đầu tư Ph...Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao công tác tuyển dụng tại Công ty Cổ phần Đầu tư Ph...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao công tác tuyển dụng tại Công ty Cổ phần Đầu tư Ph...
 
Báo cáo tốt nghiệp Mở rộng hoạt động huy động tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Á C...
Báo cáo tốt nghiệp Mở rộng hoạt động huy động tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Á C...Báo cáo tốt nghiệp Mở rộng hoạt động huy động tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Á C...
Báo cáo tốt nghiệp Mở rộng hoạt động huy động tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Á C...
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại công ty Cổ Phần VINO
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại công ty Cổ Phần VINOBáo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại công ty Cổ Phần VINO
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nợ phải thu khách hàng tại công ty Cổ Phần VINO
 

Hợp tác công - tư trong cung ứng dịch vụ công khu vực đô thị trên địa bàn Hà Nội

  • 1. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net -1- MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH – BIỂU ĐỒ...........................................................................4 DANH MỤC BẢNG..............................................................................................4 MỞ ĐẦU................................................................................................................5 1. Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................5 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................7 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ......................................................................7 4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................7 5. Đóng góp của đề tài nghiên cứu .....................................................................7 6. Kết cấu của đề tài............................................................................................8 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HỢP TÁC CÔNG TƯ TRONG CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG..............................................................9 1.1. Cơ sở lý luận về hợp tác công tư .................................................................9 1.1.1 Khái niệm................................................................................................9 1.1.2. Đặc trưng của PPP ...............................................................................10 1.1.3. Các hình thức PPP ...............................................................................11 1.1.4. Các nhân tố tác động đến thành công của PPP....................................15 1.2. Dịch vụ công và sự cần thiết phải hợp tác công tư trong cung ứng dịch vụ công...................................................................................................................21 1.2.1. Khái niệm dịch vụ công.......................................................................21 1.2.2. Phân loại dịch vụ công.........................................................................23 1.2.3. Sự cần thiết phải hợp tác công tư trong cung ứng dịch vụ công .........25 1.3. Thực tiễn hợp tác công tư trong cung ứng dịch vụ cung ứng dịch vụ công ở một số nước trên thế giới và kinh nghiệm đối với Việt Nam........................27
  • 2. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net -2- 1.3.1. Thực tiễn hợp tác công tư trong cung ứng dịch vụ cung ứng dịch vụ công ở một số nước trên thế giới ...................................................................27 1.3.2. Một số bài học Kinh nghiệm cho Việt Nam........................................30 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỢP TÁC CÔNG TƯ TRONG CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG KHU VỰC ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI...................32 2.1. Chủ trương của thành phố Hà Nội trong hợp tác công tư trong cung ứng dịch vụ công......................................................................................................32 2.2. Phân tích cơ chế trong tham gia PPP tại Hà Nội .......................................36 2.3. Khảo sát PPP tại Hà Nội ở một số lĩnh vực điển hình...............................39 2.3.1. Thực trạng hợp tác công tư trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông vận tải tại Hà Nội...........................................................................................39 2.3.2. Thực trạng hợp tác công tư trong lĩnh vực y tế tại Hà Nội .................42 2.3.3. Thực trạng hợp tác công tư trong lĩnh vực công ích - vệ sinh môi trường tại Hà Nội...........................................................................................44 2.3.4. Thực trạng hợp tác công tư trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo tại Hà Nội..................................................................................................................47 2.4. Đánh giá kết quả hợp tác công tư trong cung ứng dịch vụ công khu vực đô thị trên địa bàn Hà Nội......................................................................................50 2.4.1. Những quan ngại của khu vực tư nhân về vai trò của Hà Nội trong PPP ........................................................................................................................50 2.4.2. Kết quả đạt được..................................................................................51 2.4.2.1. Kết quả chung................................................................................51 2.4.1.2. Kết quả đối với một số lĩnh vực cụ thể..........................................52 2.4.2. Khó khăn, hạn chế ...............................................................................54
  • 3. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net -3- CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HỢP TÁC CÔNG TƯ TRONG CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG KHU VỰC ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI.........58 3.1. Quy định khung nguyên tắc hoặc bộ tiêu chí chung để lựa chọn sơ bộ dự án hợp tác công tư tại Hà Nội ...........................................................................58 3.2. Xây dựng công cụ hỗ trợ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phân tích đánh giá hiệu quả đầu tư của dự án một cách chính xác, có trách nhiệm.........60 3.3. Xây dựng công cụ hỗ trợ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức giám sát và quản lý hợp đồng ...........................................................................61 3.4. Phân định rõ ràng trách nhiệm và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan của Hà Nội có liên quan đến việc thực hiện dự án..................................................61 3.5. Chế tài xử lý đối với các đối tượng không thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình............................................................................................................63 3.6. Tăng cường tính công khai thông tin dự án PPP .......................................64 3.7. Quy định về chế độ báo cáo định kỳ, làm căn cứ xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về PPP ....................................................................................65 3.8. Quy định cụ thể giai đoạn chuẩn bị đầu tư và Rút ngắn thời gian trong đấu thầu....................................................................................................................66 3.9. Các biện pháp thu hút đầu tư tư nhân tham gia PPP tại Hà Nội................67 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................69
  • 4. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net -4- DANH MỤC HÌNH – BIỂU ĐỒ Hình 1.1: Các hình thức PPP trong phát triển Cơ sở hạ tầng...............................11 Hình 2.1: Tỷ lệ các trường công – tư trên địa bàn Hà Nội ..................................48 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Tổng hợp về các dự án PPP theo các quốc gia và ngành trên thế giới29 Bảng 2.1: Số dự án theo hình thức PPP ở Hà Nội giai đoạn 2011 – 2018 ..........33 Bảng 2.2: So sánh nghị định 63 và 15..................................................................37 Bảng 2.3: Nhu cầu vốn đầu tư hạ tầng giao thông và dịch vụ vận tải công cộng tới 2020.................................................................................................................40 Bảng 2.4: Tổng vốn tư nhân đầu tư (triệu USD) tham gia vào khu vực Y tế trên địa bàn Hà Nội tính tới hết 31/12/2017................................................................42 Bảng 2.5: Số cơ sở Y tế trên địa bàn Hà Nội 2010 - 2017 ..................................43 Bảng 2.6: Tình hình đầu tư tư nhân (tỷ đồng) tại lĩnh vực công ích vệ sinh – môi trường ...................................................................................................................45 Bảng 2.7: Tình hình đầu tư tư nhân (tr usd) tại lĩnh vực giáo dục tại Hà Nội.....48 Bảng 2.8: Số học sinh trên lớp học tại Hà Nội ....................................................49
  • 5. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net -5- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hợp tác công - tư (PPP) được coi là một trong những công cụ hữu hiệu để Nhà nước có được cơ sở hạ tầng cần thiết phát triển các dịch vụ công, phục vụ lợi ích công và phát triển kinh tế- xã hội. Tầm quan trọng của hình thức hợp tác này đã được khẳng định không chỉ ở các nước châu Âu mà còn cả ở các nước ASEAN và nhiều nước khác trên thế giới, đặc biệt đối với các nước đang phát triển, PPP được xem là công cụ cải cách quan trọng lĩnh vực quản lý công. Đây là hình thức hợp tác tối ưu hóa hiệu quả đầu tư và cung cấp dịch vụ công cộng chất lượng cao, sử dụng được kỹ năng, công nghệ hiện đại và tính hiệu quả trong quản lý của khu vực tư nhân; buộc khu vực nhà nước ngay từ đầu phải chú trọng vào đầu ra và lợi ích; đưa vốn tư nhân vào và giúp giảm nhẹ gánh tài chính cho dự án; rủi ro được chia sẻ giữa các đối tác khác nhau… Đối với Hà Nội, trong giai đoạn 2016 - 2020, cần tới 250.000 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển đô thị, trong đó khoảng hơn 150.000 tỷ đồng cho các dự án trọng điểm, cấp thiết như các tuyến đường sắt đô thị, đường vành đai, các dự án xử lý môi trường, y tế, giáo dục, dịch vụ công … Điển hình nhất là trong thời gian gầy đây, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 6276, phê duyệt danh mục 25 dự án sử dụng đất lựa chọn nhà đầu tư trên địa bàn thành phố. Cụ thể, trong 25 dự án vừa được thành phố Hà Nội công bố, có 16 dự án thuộc lĩnh vực bến, bãi đỗ xe; 6 dự án thuộc lĩnh vực giáo dục, dạy nghề; 3 dự án thuộc lĩnh vực thương mại, dịch vụ. Tổng vốn dự kiến trên 3.956 tỷ đồng.
  • 6. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net -6- Như vậy trong bối cảnh chi từ ngân sách có hạn, thu hút vốn tư nhân theo hình thức hợp tác công – tư (PPP) được thành phố xem là giải pháp tối ưu để giải quyết bài toán thiếu vốn đầu tư. Tuy nhiên bản thân hình thực hợp tác công tư cũng tồn nhiều hạn chế và có nhiều câu hỏi đặt ra cần được làm rõ về mặt lý luận cũng như thực tiễn:  Các dự án PPP có thời gian thu hồi vốn chậm, kéo dài hàng chục năm, trong khi tín dụng của ngân hàng cho vay chủ yếu đến từ nguồn ngắn hạn, tính khả thi thương mại của dự án dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố “bất khả kháng” như thay đổi quy hoạch giao thông hay quy hoạch phát triển... Thông thường, để đối phó, nhà đầu tư sẽ tìm hai cách, hoặc đẩy chi phí dự án lên mức cao một cách giả tạo, hoặc đàm phán để được áp dụng mức thu phí cao trên lượt phương tiện đi qua hay kéo dài thời gian thu phí.  Nếu xu hướng “đổi đất lấy hạ tầng” tiếp diễn thì các công trình phúc lợi công cộng như trường học, bệnh viện, nhà bảo tàng, công viên... sẽ được di chuyển xa dần khu vực trung tâm, nhường chỗ cho các dự án gắn với mục tiêu kinh doanh, buôn bán có mức sinh lời cao  yếu tố tiêu cực như lãng phí và thất thoát tài sản công và phân hóa giàu nghèo.  Chất lượng của các dự án hợp tác công tư  Các vấn đề về quản lý nhà nước  …. Trước một xu hướng lớn về PPP và các vấn đề đặt ra tại Hà Nội, tác giả đã quyết tâm lựa chọn đề tại “Hợp tác công - tư trong cung ứng dịch vụ công khu vực đô thị trên địa bàn Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu.
  • 7. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net -7- 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Phân tích thực trạng hợp tác công tư trong cung ứng dịch vụ công đô thị trên địa bàn Hà Nội và qua đó đề xuất các giải pháp cải thiện tình hình Nhiệm vụ nghiên cứu: - Hệ thống hóa các lý luận có liên quan tới hợp tác công tư - Phân tích thực trạng hợp tác công tư trong cung ứng dịch vụ công đô thị trên địa bàn Hà Nội - Nghiên cứu đề xuất các giải pháp khắc phục các hạn chế của PPP. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Là thực tiễn hợp tác công tư trong cung ứng dịch vụ công đô thị trên địa bàn Hà Nội - Phạm vi nghiên cứu: giới hạn trong các lĩnh vực công chứng, y tế, giáo dục, và dịch vụ công ích – vệ sinh môi trường - Giai đoạn nghiên cứu trong thời gian từ 2010 – đến 2017 4. Phương pháp nghiên cứu Tác giả chủ yếu tiến hành thu thập các dữ liệu thứ cấp về hợp tác công tư trong các lĩnh vực đã giới hạn tại phạm vi nghiên cứu thông qua: Cục thống kê Hà Nội, các sở ban ngành có liên quan; các bài nghiên cứu đã công bố. Phương pháp chủ yếu sử dụng trong nghiên cứu là:  Phân tích, tổng hợp  Phân tích các dữ liệu số, thống kê và so sánh. 5. Đóng góp của đề tài nghiên cứu Về mặt lý luận: Nghiên cứu góp phần hệ thống hóa lại các lý luận về hợp tác công tư tại Việt Nam
  • 8. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net -8- Về mặt thực tiễn: Góp phần đánh giá thực trạng hợp tác công tư trong cung ứng dịch vụ công đô thị trên địa bàn Hà Nội và đề xuất các giải pháp cho thành phố. Ngoài ra, nghiên cứu còn là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu, độc giả quan tâm tới lĩnh vực PPP. 6. Kết cấu của đề tài Đề tài được kết cấu làm ba chương như sau: - Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của hợp tác công tư trong cung ứng dịch vụ công - Chương 2: Thực trạng hợp tác công tư trong cung ứng dịch vụ công khu vực đô thị trên địa bàn Hà Nội - Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh hợp tác công tư trong cung ứng dịch vụ công khu vực đô thị trên địa bàn Hà Nội
  • 9. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net -9- CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HỢP TÁC CÔNG TƯ TRONG CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG 1.1. Cơ sở lý luận về hợp tác công tư 1.1.1 Khái niệm Toàn bộ khái niệm về hợp tác công tư (PPP) phát sinh từ nhu cầu của chính phủ nhằm giải quyết gánh nặng về tài chính trong việc cung cấp thiết bị và các dịch vụ cơ sở hạ tầng bằng cách sử dụng những thế mạnh của đơn vị quản lý tư nhân để tăng cường hiệu quả và chất lượng của các thiết bị và dịch vụ được cung cấp (H.M. Treasury, 2000). Ngoài ra, một số nhà nghiên cứu (Li và cộng sự, 2005a; Babatunde và cộng sự, 2012; Li và cộng sự, 2005b; Ibrahim và cộng sự, 2006; Harris, 2003) đều cho rằng PPP là sự hợp tác quan trọng giữa các doanh nghiệp nhà nước và các nhà đầu tư khu vực tư nhân nhằm thực hiện các mục tiêu như thiết kế, quy hoạch, tài chính, xây dựng, bàn giao và vận hành cơ sở hạ tầng và các dịch vụ liên quan. PPP được đánh giá là thành công khi mỗi bên tham gia đều đạt được các nhu cầu đề ra của mình và cung cấp lợi nhuận ròng tới công chúng thông qua việc phân bổ công bằng các nguồn lực, rủi ro và phần thưởng (Leiringer, 2003). Ngoài ra, PPP bao gồm việc tách bạch các chi phí và rủi ro trong việc cung cấp các dự án và chuyển giao cho bên liên quan có năng lực tốt nhất để giảm thiểu chúng (Babatunde và cộng sự, 2012; Li và cộng sự, 2005b). Mức độ giảm thiểu rủi ro cũng phụ thuộc vào quan hệ đối tác giữa khu vực công và khu vực tư nhân. Khu vực công có thể hợp tác với khu vực tư nhân theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như ký kết hợp đồng lao động, thuê ngoài các dịch vụ hoặc quy trình kinh doanh (Babatunde và cộng sự, 2012).
  • 10. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net -10- PPP có thể được định nghĩa là một hình thức tìm nguồn cung ứng tốt nhất, được Nhà nước sử dụng, để hợp tác với khu vực tư nhân nhằm cung cấp dịch vụ đặc biệt giúp cải thiện về tài sản và vật chất (Babatunde và cộng sự, 2012). Gia tăng sự tham gia của khu vực tư nhân là cách tiếp cận mới trong việc cung cấp các dịch vụ công hiện nay. Với hình thức PPP, khu vực công sẽ chuyển sự tập trung từ trực tiếp sở hữu và vận hành hoạt động dịch vụ sang nhận các dịch vụ với cơ sở chi phí hiệu quả nhất. Hơn nữa, PPP hỗ trợ khu vực tư nhân trong việc cung cấp một phạm vi rộng lớn đa dạng các loại hình dịch vụ trong một khoảng thời gian hợp đồng dài hơi hơn, thường là từ 15-30 năm (Harris, 2003). Ngoài ra, dưới sự hợp tác chặt chẽ hơn với khu vực tư nhân, việc cung cấp các dịch vụ công cộng có thể được cải thiện một cách hiệu quả bằng cách tận dụng tốt nhất sở trường của khu vực công và tư trong việc đổi mới nguồn lực (Harris, 2003). Tóm lại, trong nghiên cứu của mình, PPP được hiểu là quan hệ hợp đồng dài hạn giữa nhà nước và tư nhân về thiết kế, xây dựng, tài trợ và/hoặc vận hành các dịch vụ công do đối tác tư nhân đảm nhiệm với các phần chi trả được thực hiện trong suốt thời gian hiệu lực của hợp đồng thông qua phí dịch vụ do người sử dụng chi trả cho bên tư nhân để sử dụng dịch vụ hạ tầng (USAID, 2015). Tuy nhiên, PPP không thể thay thế hoàn toàn quá trình quản lý và ra quyết định của chính phủ mà chính phủ cần duy trì trách nhiệm của mình đối với việc cung cấp các dịch vụ và các dự án nhằm đảm bảo lợi ích công cộng (Chan và cộng sự, 2008). 1.1.2. Đặc trưng của PPP Từ các khái niệm về PPP, có thể rút ra các đặc trưng cơ bản của PPP như:  Là sự cộng tác giữa khu vực công và khu vực tư nhân dựa trên một hợp đồng dài hạn để cung cấp tài sản hoặc dịch vụ.
  • 11. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net -11-  Có sự phân bổ hợp lý về lợi ích, chi phí, rủi ro và trách nhiệm giữa hai khu vực công và tư.  Đối tác tư nhân thực hiện việc thiết kế, xây dựng, tài trợ vốn và vận hành các dịch vụ công trong một khoảng thời gian cụ thể.  Đối tác tư nhân nhận được thanh toán từ nhà nước hoặc người sử dụng thông qua việc cung cấp các dịch vụ công.  Khu vực tư nhân sẽ chuyển giao tài sản/cơ sở hạ tầng cho khu vực công sau khi kết thúc hợp đồng và quyền sở hữu tài sản này vẫn thuộc về khu vực công. 1.1.3. Các hình thức PPP Quan hệ đối tác công - tư (PPP) bao gồm nhiều hình thức khác nhau về mức độ tham gia vào các rủi ro bởi khu vực tư nhân. Các điều khoản của PPP thường được quy định trong hợp đồng hoặc thoả thuận để chỉ ra trách nhiệm của mỗi bên và phương án phân bổ rủi ro rõ ràng. Hình dưới đây mô tả các hình thức của PPP (World Bank, 2015b). Hình 1.1: Các hình thức PPP trong phát triển Cơ sở hạ tầng Nguồn: World Bank (2015b) Đầu tư truyền thống Hợp đồng quản lý và vận hành Cho thuê / Giao thầu -Sang nhượng -BOT -DBOs Liên doanh/ Sở hữu một phần tài sản công Sở hữu hoàn toàn Nhà nước sở hữu Hợp tác Công tư PPP Tư nhân sở hữu Thấp Cao Mức độ tham gia của đối tác tư nhân
  • 12. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net -12- Theo đó, hình 1.1 minh họa các hình thức PPP, từ trái qua phải chỉ ra sự tăng lên về:  Chuyển giao rủi ro và trách nhiệm của đối tác tư nhân  Mức độ tham gia vào PPP của đối tác tư nhân Trong đó: Nhà nước sở hữu là hoạt động đầu tư truyền thống sử dụng hoàn toàn vốn ngân sách nhà nước hoặc vốn của các tổ chức công trong phát triển CSHT. Tư nhân sở hữu là hoạt động đầu tư sử dụng hoàn toàn nguồn vốn của đơn vị tư nhân trong đó tư nhân chịu hoàn toàn trách nhiệm về hoạt động đầu tư của mình còn nhà nước đóng vai trò phê duyệt, cung cấp giấy phép dự án .v.v. - Hợp đồng quản lý và vận hành bao hàm một loạt các hợp đồng từ hỗ trợ kỹ thuật cho đến hoạt động toàn diện và thỏa thuận bảo trì và do đó rất khó để khái quát về nó. Đặc điểm chung nhất của loại hợp đồng này là cơ quan chức năng có thẩm quyền thuê nhà thầu để quản lý, vận hành CSHT một khoảng thời gian tương đối ngắn (từ 2-5 năm). Hợp đồng quản lý có xu hướng chú trọng nhiệm vụ cụ thể và đầu vào hơn là đầu ra. Thỏa thuận vận hành và bảo trì thì có thể có kết quả đầu ra nhiều hơn hoặc theo yêu cầu thực hiện. Đặc điểm của loại hợp đồng này là: (i) Đối tác tư nhân quản lý các hoạt động trong khoảng thời gian ngắn từ 2-5 năm. (ii) Hạn chế trong việc nâng cao hiệu suất mặc dù hợp đồng quản lý phức tạp hơn. (iii) Đối tác tư nhân cung cấp vốn cho công tác quản lý điều hành còn nhà nước cung cấp vốn cho xây dựng CSHT. Đối tác tư nhân được trả một khoản phí theo thỏa thuận dựa trên chi phí lao động và các chi phí điều hành, quản lý khác. (iv) Đối tác tư nhân không phải chịu rủi ro lớn còn nhà nước tận dụng được trình độ quản lý của đối tác tư nhân trong khi vẫn giữ quyền sở hữu tài sản.
  • 13. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net -13- - Hợp đồng cho thuê (Leasing) và giao thầu (Affermage) là hình thức hợp đồng mà trong đó nhà nước cho đối tác tư nhân thuê hoặc giao thầu tài sản/ CSHT. Đối tác tư nhân sẽ chịu trách nhiệm vận hành và bảo trì CSHT nhưng không cung cấp vốn đầu tư. Khác với hợp đồng quản lý và vận hành, đối tác tư nhân không được trả một khoản phí cố định cho dịch vụ của mình từ nhà nước mà phải thu một khoản phí vận hành từ người dùng. Trong trường hợp cho thuê, một phần số tiền thu được sẽ được trả cho nhà nước dưới dạng phí thuê và đối tác tư nhân giữ phần còn lại. Trong trường hợp giao thầu, đối tác tư nhân giữ phí vận hành từ số tiền thu được và trả một khoản phụ phí bổ sung được trả bởi người dùng cho cơ quan nhà nước . Đặc điểm của hình thức cho thuê và giao thầu: (i) Nhà nước giữ quyền sở hữu và đầu tư CSHT nên chịu rủi ro đầu tư. (ii) Đối tác tư nhân chịu trách nhiệm vận hành, bảo trì CSHT thì chịu rủi ro kinh doanh và vận hành. Đối tác tư nhân thu phí người sử dụng nên sẽ kích thích khai thác hiệu quả, giảm chi phí giá thành để đạt chỉ tiêu lợi nhuận (ii) Hợp đồng trung hạn thường từ 8 đến 15 năm. - Hợp đồng sang nhượng (Concessions), Xây dựng - Vận hành - Chuyển giao (BOT) và Thiết kế - Xây dựng - Chuyển giao (DBO) là loại hình PPP chú trọng vào đầu ra. Trong đó, các dự án BOT và DBO thường liên quan đến thiết kế và xây dựng cũng như các hoạt động dài hạn, xây dựng mới (greenfield), dự án liên quan đến nâng cấp và mở rộng (brownfield). + Hợp đồng sang nhượng là hình thức mà nhà nước nhượng quyền sử dụng lâu dài tài sản/CSHT cho đối tác tư nhân bao gồm cả trách nhiệm vận hành và đầu tư trong khi quyền sở hữu tài sản vẫn thuộc về cơ quan nhà nước. Tài sản/CSHT sẽ được chuyển giao về nhà nước ở cuối kỳ chuyển nhượng bao gồm cả tài sản được mua bởi đối tác tư nhân. Đối tác tư nhân được nhượng quyền
  • 14. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net -14- thường có mối quan hệ trực tiếp và sở hữu phần lớn doanh thu trực tiếp từ người dùng và sau đó trả một khoản phí nhượng quyền cho nhà nước. Đặc điểm chính của hợp đồng sang nhượng là: (i) Đối tác tư nhân chịu trách nhiệm không những về quá trình vận hành, bảo trì tài sản/CSHT mà còn là về đầu tư vốn và quản lý đầu tư, (ii) Hợp đồng sang nhượng thường kéo dài từ 25 đến 30 năm, (iii) Theo hệ thống thông luật (common law), đặc điểm cấu trúc pháp lý của hợp đồng sang nhượng là gần giống với hợp đồng BOT, (iv) Quyền sở hữu tài sản thuộc về nhà nước và mọi quyền liên quan đến tài sản sẽ được chuyển giao về cho nhà nước sau khi hợp đồng kết thúc, (v) Hợp đồng sang nhượng tập trung vào đầu ra hơn là đầu vào như việc cung cấp dịch vụ đạt tiêu chuẩn chất lượng, do đó đối tác tư nhân cần liên tục đổi mới chất lượng dịch vụ nhằm thu lại lợi nhuân thông qua phí sử dụng từ người dùng + Hợp đồng Xây dựng - Vận hành - Chuyển giao (BOT) thường được sử dụng để phát triển tài sản/CSHT riêng lẻ hơn là phát triển toàn bộ mạng lưới. Trong một dự án BOT, đối tác tư nhân đâu tư vốn xây dựng CSHT sau đó được phép vận hành, khai thác và cung cấp dịch vụ trong một thời gian nhất định để thu phí bù đắp cho nguồn vốn bỏ ra và thu về một khoản lợi nhuận. Kết thúc hợp đồng, đối tác tư nhân phải chuyển giao công trình CSHT lại cho nhà nước. Đặc điểm chính của hợp đồng BOT là: (i) Dự án BOT gồm ba giai đoạn xây dựng, vận hành, chuyển giao và cũng được coi là một hình thức hợp đồng sang nhượng ở các nước theo hệ thống thông luật, (ii) Hợp đồng BOT thường kéo dài khoảng từ 20 đến 30 năm, (iii) Việc tài trợ dự án và các rủi ro kinh doanh, xây dựng, hoạt động được chuyển sang đối tác tư nhân. Do đó, thời hạn của hợp đồng BOT hay thời gian khai thác thường được đối tác tư nhân tính toán kỹ lưỡng nhằm đảm bảo hiệu quả đầu tư, (iv) Vốn đầu tư xây dựng dự án BOT
  • 15. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net -15- có thể là nguồn vốn vay (tỷ lệ vay theo quy định của pháp luật). Các bên cho vay thường xem xét tới nguồn thu của dự án để hoàn trả vốn vay thay vì các tài sản thế chấp. + Hợp đồng Thiết kế - Xây dựng - Vận hành (DBO) là hình thức hợp đồng mà nhà nước nắm quyền sở hữu và đầu tư xây dựng tài sản/CSHT trong khi đối tác tư nhân chịu trách nhiệm thiết kế, xây dựng và vận hành nhằm đạt được các tiêu chuẩn đầu ra nhất định. Đặc điểm chính của hợp đồng DBO là: (i) Giản lược khâu đầu tư so với hợp đồng BOT hoặc hợp đồng sang nhượng chỉ bao gồm hợp đồng xây dựng và vận hành hoặc hợp đồng xây dựng có phụ lục vận hành, (ii) Đối tác tư nhân không phải chịu rủi ro về đầu tư và sẽ được trả một khoản chi phí cho quá trình thiết kế - xây dựng theo tiến độ công trình cũng như phí vận hành, (iii) Đối tác tư nhân chịu trách nhiệm thay thế thiết bị/tài sản nếu cần thiết trong quá trình vận hành CSHT. 1.1.4. Các nhân tố tác động đến thành công của PPP Nguyễn Hồng Thái (2007) với cách tiếp cận của mình đã nghiên cứu và kết luận, thành công trong dự án PPP phụ thuộc vào 3 yếu tố: (i) việc lựa chọn dự án, (ii) tính minh bạch, nhất quán trong quy hoạch và đầu tư, (iii) mức độ tham gia của nhà nước. Các học giả như Cheung và cộng sự (2012), Bent và cộng sự (2002), Binh và cộng sự (2001), Lin và cộng sự (2001), có chung quan điểm về các nhân tố dẫn tới thành công của PPP. Đó là 4 nhân tố chính đã được xác định qua các nghiên cứu như sau: vai trò chính phủ, năng lực đối tác tư nhân, nhận dạng và phân bổ rủi ro thích hợp, cơ cấu tài trợ cho dự án PPP. Trong nghiên cứu của mình, tác giả Phạm Dương Phương Thảo (2013), đã nghiên cứu các lý thuyết của
  • 16. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net -16- Rockart (1982), Akintoye (2003), Li (2005), và áp dụng cho trường hợp cụ thể của Việt Nam, tác giả đã chỉ ra 4 nhân tố ảnh hưởng đáng kể đến sự thành công của PPP như sau: (a) Vai trò của chính phủ. Chính phủ giữ vai trò rất quan trọng trong việc phát triển và quản lý các dự án PPP. Cơ chế không phù hợp hoặc quá trình ra quyết định công yếu kém của Chính phủ đều có thể dẫn tới thất bại của PPP (Maluleka, 2008). Nhiệm vụ của các chính phủ là phải tạo lập những điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư tham gia vào PPP, cụ thể là môi trường đầu tư hấp dẫn (sự hài lòng của các nhà đầu tư phụ thuộc rất lớn vào môi trường dự án được triển khai). Chính phủ cần tạo lập một môi trường đầu tư thuận lợi với điều kiện xã hội, pháp luật, kinh tế và tài chính ổn định. Ngoài ra, để tăng sức hấp dẫn cho các dự án PPP, chính phủ cần cung cấp các hỗ trợ riêng biệt hoặc/và thực hiện bảo lãnh (UNECE, 2008). Ngoài ra nhằm tránh các rủi ro tiềm năng, đảm bảo thành công hiệu quả đầu tư dự án và thu hút sự tham gia của khối tư nhân thì một khung pháp lý đầy đủ là hết sức cần thiết, nhằm gia tăng niềm tin của nhà đầu tư tư nhân, đảm bảo dự án hiệu quả, phân chia rủi ro phù hợp và tránh những rủi ro tiềm tàng (Lin và đồng sự, 2001). Bên cạnh đó chính phủ cũng cần có các chính sách hỗ trợ trong suốt dòng đời dự án nhằm đảm bảo hoàn thành các mục tiêu đã đề ra, thông qua quá trình thành lập cơ quan giám sát và hợp tác để xử lý các vấn đề phát sinh (Koch và Buser, 2006; Maluleka, 2008). Tích cực tham gia trong suốt vòng đời dự án: đối với các dự án PPP, mặc dù khu vực tư nhân tham gia và chịu trách nhiệm là chủ yếu, Gildenhuys và Knipe (2000) vẫn nhấn mạnh rằng chính phủ cần tích cực tham gia suốt vòng đời dự án để đảm bảo dự án đáp ứng các mục tiêu.
  • 17. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net -17- Nguyễn Thị Hồng Minh (2011) đã nghiên cứu việc áp dụng hình thức PPP trong xây dựng hạ tầng giao thông ở Vương quốc Anh và Úc, Hàn Quốc và Trung Quốc. Từ đó rút ra kết luận, vai trò của Nhà nước trong việc xây dựng khung pháp lý và khung chính sách, bộ máy quản lý đối với hình thức PPP, môi trường kinh doanh và vai trò đối với các đối tác tư nhân. (b) Năng lực của đối tác tư nhân. ADB (2006) cho rằng thành công của dự án PPP cũng phụ thuộc nhiều vào sự lựa chọn này. Khi tham gia dự án, tư nhân có trách nhiệm tài trợ vốn, thiết kế, xây dựng, vận hành, bảo dưỡng và cung cấp dịch vụ cho đến khi kết thúc thời gian nhượng quyền. Để đảm bảo lựa chọn được nhà đầu tư có năng lực, Miller (2000) đề nghị chính phủ xây dựng quy trình đấu thầu minh bạch và cạnh tranh, dựa trên các cơ sở như phạm vi khách hàng, công bằng, cạnh tranh và tài chính minh bạch. Ngoài ra, cần sử dụng những phương pháp đánh giá khoa học và xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá phù hợp với mục tiêu của chính phủ (Marcus và Graeme, 2004). (c)Cơ cấu tài trợ cho các dự án PPP. Các nghiên cứu cho thấy cấu trúc tài trợ rất quan đối với thành công của PPP Aristeidis và Zhanmin (2010). Chẳng hạn, chính phủ Hồng Kông sử dụng bộ ba tiêu chuẩn (tài trợ, kỹ thuật và vận hành) để đánh giá các nhà thầu dự án đường hầm theo tỷ trọng lần lượt là 65%, 20% và 15% (Kumaraswamy và Zhang, 2005). Schaufelberger và Wipadapisut (2003) lập luận rằng, do đặc thù rủi ro cao của các dự án cơ sở hạ tầng nên tài trợ từ nợ của tư nhân bị hạn chế, chính phủ cần mở rộng biên độ hỗ trợ nhằm tăng tính khả thi về tài chính của dự án. Đóng góp quan trọng của nghiên cứu này là xây dựng một cấu trúc tài trợ
  • 18. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net -18- tiêu chuẩn bao gồm: vốn mồi, vốn chủ sở hữu và nợ, cấu trúc này đặc biệt phù hợp với các nước đang phát triển. Levy (1996) nhấn mạnh một thực tế là, mặc dù rủi ro của các dự án cơ sở hạ tầng rất lớn khiến tư nhân khó tiếp cận nguồn vốn vay, nhưng cơ cấu vốn của phần lớn các dự án PPP ở các nước đang phát triển có đòn bẩy nợ cao, vốn chủ sở hữu chiếm 10 – 30% và nợ từ 70 – 90%, nguyên nhân là do chính phủ bảo lãnh vay vốn. Tuy tỷ lệ nợ cao khuếch đại giá trị ROE nhưng cũng làm tăng rủi ro của dự án. Với các đặc điểm quy mô lớn, phức tạp và thâm dụng vốn, cơ cấu vốn an toàn là rất cần thiết. Ngoài ra, khi lựa chọn chiến lược tài trợ cần kết hợp với các rủi ro, điều kiện và nguồn tài trợ có thể huy động. Theo nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (1997), khả thi về tài chính của dự án phụ thuộc chủ yếu vào: nhu cầu thị trường, cơ cấu thuế, thời gian nhượng quyền, tính hấp dẫn của dự án và các rủi ro bất khả kháng. Các hỗ trợ của chính phủ là cần thiết (đặc biệt đối với các nước đang phát triển) để đảm bảo có thể thu hút được tư nhân tham gia và nhu cầu của người dân được thỏa mãn ADB (2006). Để làm rõ hơn vấn đề này, Esther (2007) chọn mẫu nghiên cứu gắn với một dự án cụ thể: cây cầu được xây dựng tại một thành phố trung bình ở Ấn Độ. Trong nghiên cứu, tác giả sử dụng mô hình mô phỏng Monte Carlo để xác định mức hỗ trợ phù hợp của thành phố cho dự án với ba loại dữ liệu: (1) khung pháp lý: thời gian thi công, thời gian nhượng quyền và giá thu phí, (2) các chỉ số kinh tế vĩ mô: lãi suất, lạm phát, trượt giá, tỷ lệ nợ/vốn và tốc độ tăng trưởng giao thông, (3) các biến bất định: chi phí xây dựng, vận hành, bảo dưỡng. Các dự án PPP có đặc điểm là yếu tố rủi ro và mức độ rủi ro cao nên tài trợ của đối tác tư nhân nên không được nhà nước hỗ trợ sẽ bị hạn chế. Do đó,
  • 19. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net -19- nhà nước cần mở rộng hỗ trợ nhằm tăng tính khả thi về tài chính dự án. Merna và Dubey (1998) xác định các hình thức hỗ trợ của chính phủ bao gồm: (i) Hỗ trợ trực tiếp: đầu tư vốn ban đầu, trợ cấp, hỗ trợ chi phí vận hành, miễn phí sử dụng đất, các tiện ích và khuyến khích thuế. + Vốn góp ban đầu: Chính phủ hỗ trợ chi phí đầu tư ban đầu (chi phí xây dựng, chi phí chuẩn bị đầu tư) cho tư nhân. Hình thức này phù hợp với các dự án có mức độ hấp dẫn không cao. + Hỗ trợ chi phí vận hành: Chính phủ hỗ trợ chi phí vận hành (chi phí duy tu, bảo dưỡng, thu phí…) cho tư nhân. Một số dự án không hấp dẫn và có chi phí vận hành đắt, nhà nước có thể sử dụng hình thức này để hỗ trợ tư nhân. + Tính linh hoạt của biểu thuế: tính linh hoạt của biểu thuế là cần thiết để đảm bảo tính khả thi về tài chính của dự án. Nhà nước cần có các khuyến khích về thuế phù hợp để tăng tính hấp dẫn cho các dự án. + Trợ cấp dựa trên kết quả đầu ra để bổ sung/ thay thế cho phí thu từ người sử dụng, nhà cung cấp vẫn nhận được dòng thanh toán ổn định (ii) Hỗ trợ gián tiếp: thông cung cấp sự trợ giúp cho đối tác tư nhân thông qua bảo lãnh khoản vay, bảo lãnh doanh thu tối thiểu (phù hợp với các dự án mà doanh thu từ thu phí không đủ bù đắp chi phí đầu tư), đảm bảo tỷ giá, bảo hiểm rủi ro bất khả kháng. Sự hỗ trợ của Chính phủ ở mức độ phù hợp sẽ giúp cải thiện điều kiện tài chính và tăng tính hấp dẫn của các dự án PPP. + Bảo lãnh doanh thu tối thiểu: để giảm rủi ro nhu cầu thị trường cho tư nhân trong trường hợp doanh thu từ thu phí không đủ bù đắp chi phí đầu tư. + Bảo vệ chống rủi ro bất khả kháng: Chính phủ có thể kéo dài thời gian nhượng quyền hoặc bù đắp tổn thất (bằng tiền mặt hoặc các hỗ trợ khác) khi rủi ro bất khả kháng xảy ra để bảo vệ nhà đầu tư.
  • 20. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net -20- (d) Phân bổ rủi ro cho các bên liên quan trong dự án PPP. Merna và Smith (1996) định nghĩa phân bổ rủi ro là sự phân chia các công việc giữa các đối tác trong cùng một dự án, mỗi đối tác có trách nhiệm tài trợ, xây dựng, kinh doanh và gánh chịu các rủi ro phát sinh từ công việc được giao. Flanagan và Norman (1993) cho rằng các đối tác công và tư khi tham gia PPP cần phải xác định và hiểu rõ rất cả các rủi ro tiềm tàng liên quan đến PPP để đảm bảo rằng các rủi ro được phân chia một cách hợp lý. Rủi ro sẽ được phân chia cho bên có khả năng tài chính và kỹ thuật tốt nhất để xử lý chúng. Trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản này, các nhà nghiên cứu đã xây dựng chiến lược phân chia rủi ro trong các dự án PPP (SMEC,2011). Đặc điểm nổi bật của các dự án cơ sở hạ tầng là rủi ro cao do thâm dụng vốn, thời gian thực hiện dự án dài và nhiều bên tham gia, cần thiết phải chia sẻ rủi ro cho các đối tác tin cậy nhằm đạt được hiệu quả đầu tư (Nisar, 2007). Guasch (2004) đã phân tích hơn 1000 hợp đồng nhượng quyền ở Mỹ Latinh và Caribe trong giai đoạn từ 1980 đến 2000 đã tìm thấy một tỷ lệ rất cao về việc đàm phán lại hợp đồng, chủ yếu khởi xướng từ đối tác tư nhân. Lý do chủ yếu của việc đàm phán lại là những trở ngại trong kinh tế vĩ mô, rủi ro khung pháp lý và rủi ro chính trị. Li và cộng sự (2005a), Sachs và cộng sự (2007), Wang và cộng sự (2000) đều chung quan điểm rằng các dự án PPP thành công phụ thuộc rất lớn vào việc xác định các yếu tố rủi ro. Các rủi ro dự án PPP thường bị ảnh hưởng bởi quy mô, đặc điểm dự án, loại hợp đồng. Ngoài ra, mức độ quan trọng của một rủi ro cụ thể cũng khác nhau giữa các dự án hoặc giữa các quốc gia, ví dụ như rủi ro chính trị thường được đánh giá quan trọng hơn tại các quốc gia đang phát triển. Đồng thời, đặc điểm nột bật của các dự án PPP là rủi ro thâm dụng vốn, thời gian thực hiện dự án dài và nhiều bên tham gia, do đó, cần
  • 21. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net -21- thiết phải chia sẻ rủi ro cho các đối tác tin cậy nhằm đạt được hiệu quả đầu tư trong hình thức PPP phát triển. 1.2. Dịch vụ công và sự cần thiết phải hợp tác công tư trong cung ứng dịch vụ công 1.2.1. Khái niệm dịch vụ công Dịch vụ công ( “public service”) có quan hệ chặt chẽ với phạp trù hàng hóa công cộng. Theo ý nghĩa kinh tế học, hàng hóa công cộng có một số đặc tính cơ bản như: (i) Là loại hàng hóa mà khi đã được tạo ra thì khó có thể loại trừ ai ra khỏi việc sử dụng nó; (ii) Việc tiêu dùng của người này không làm giảm lượng tiêu dùng của người khác; (iii) Và không thể vứt bỏ được, tức là ngay khi không được tiêu dùng thì hàng hóa công cộng vẫn tồn tại. Nói một cách giản đơn, thì những hàng hóa nào thỏa mãn cả ba đặc tính trên được gọi là hàng hóa công cộng thuần túy, và những hàng hóa nào không thỏa mãn cả ba đặc tính trên được gọi là hàng hóa công cộng không thuần túy. Từ giác độ chủ thể quản lý nhà nước, các nhà nghiên cứu hành chính cho rằng dịch vụ công là những hoạt động của cơ quan nhà nước trong việc thực thi chức năng quản lý hành chính nhà nước và đảm bảo cung ứng các hàng hóa công cộng phục vụ nhu cầu chung, thiết yếu của xã hội. Cách hiểu này nhấn mạnh vai trò và trách nhiệm của nhà nước đối với những hoạt động cung cấp hàng hóa công cộng cho rằng đặc trưng chủ yếu của dịch vụ công là hoạt động đáp ứng nhu cầu thiết yếu của xã hội và cộng đồng, còn việc tiến hành hoạt động ấy có thể do nhà nước hoặc tư nhân đảm nhiệm. Khái niệm và phạm vi dịch vụ công sẽ biến đổi tùy thuộc vào bối cảnh của mỗi quốc gia. Chẳng hạn, ở Canada, có tới 34 loại hoạt động được coi là dịch vụ công, từ quốc phòng, an ninh, pháp chế, đến các chính sách kinh tế - xã hội (tạo
  • 22. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net -22- việc làm, quy hoạch, bảo vệ môi trường, và các hoạt động y tế, giáo dục, văn hóa, bảo hiểm xã hội,…). Trong đó, Pháp và Italia đều quan niệm dịch vụ công là những hoạt động phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân do các cơ quan nhà nước đảm nhiệm hoặc do các tổ chức cá nhân thực hiện theo những tiêu chuẩn, quy định của nhà nước. Ở Pháp, khái niệm dịch vụ công được hiểu rộng, bao gồm các hoạt động phục vụ nhu cầu về tinh thần và sức khỏe của người dân (như giáo dục, văn hóa, y tế, thể thao… thường được gọi là hoạt động sự nghiệp), các hoạt động phục vụ đời sống dân cư mang tính công nghiệp (điện, nước, giao thông công cộng, vệ sinh môi trường… thường được coi là hoạt động công ích), hay các dịch vụ hành chính công bao gồm các hoạt động của cơ quan hành chính về cấp phép, hộ khẩu, hộ tịch… mà cả hoạt động thuyế vụ, trật tự, an ninh, quốc phòng…; còn ở Italia dịch vụ công được giới hạn chủ yếu ở hoạt động sự nghiệp (y tế, giáo dục) và hoạt động kinh tế công ích (điện, nước sạch, vệ sinh môi trường) và các hoạt động cấp phép, hộ khẩu, hộ tịch do cơ quan hành chính thực hiện. Ở Việt Nam, tập trung nhiều hơn vào chức nămg phục vụ xã hội của nhà nước, mà không bao gồm các chức năng công quyền, như lập pháp, hành pháp, tư pháp, ngoại giao,… qua đó nhấn mạnh vai trò chủ thể của nhà nước trong việc cung cấp các dịch vụ cho cộng đồng. Điều quan trọng là chúng ta phải sớm tách hoạt động dịch vụ công (lâu nay gọi là hoạt động sự nghiệp) ra khỏi hoạt động hành chính công quyền như chủ trương của Chính phủ đã đề ra nhằm xóa bỏ cơ chế bao cấp, giảm tải cho bộ máy nhà nước, khai thác mọi nguồn lực tiềm tàng trong xã hội, và nâng cao chất lượng của dịch vụ công phục vụ người dân. Điều 22 của Luật Tổ chức chính phủ (2001) quy định: “Bộ, cơ quan ngang Bộ là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước các dịch vụ công
  • 23. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net -23- thuộc ngành, lĩnh vực,…”. Điều này không có nghĩa là nhà nước độc quyền cung cấp các dịch vụ công mà trái lại nhà nước hoàn toàn có thể xã hội hóa một số dịch vụ, qua đó trao một phần việc cung ứng một phần của một số dịch vụ, như ý tế, giáo dục, cấp thoát nước,… cho khu vực phi nhà nước thực hiện. Có thể thấy rằng khái niệm và phạm vi các dịch vụ công cho dù được tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau, chúng đều có tính chất chung là nhằm phục vụ cho nhu cầu và lợi ích chung thiết yếu của xã hội. Ngay cả khi nhà nước chuyển giao một phần việc cung ứng dịch vụ công cho khu vực tư nhân thì nhà nước vẫn có vai trò điều tiết nhằm đảm bảo sự công bằng trong phân phối các dịch vụ này và khắc phục các bất cập của thị trường. Từ những tính chất trên đây, “dịch vụ công” được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, dịch vụ công là những hàng hoá, dịch vụ mà Chính phủ can thiệp vào việc cung cấp nhằm mục tiêu hiệu quả và công bằng. Theo đó, dịch vụ công là tất cả những hoạt động nhằm thực hiện các chức năng vốn có của Chính phủ, bao gồm từ các hoạt động bah hành chính sách, pháp luật, toà án… cho đến những hoạt động y tế, giáo dục, giao thông công công. Theo nghĩa hẹp, dịch vụ công được hiểu là những hàng hoá, dịch vụ phục vụ trực tiếp nhu cầu của các tổ chức và công dân mà Chính phủ can thiệp vào việc cung cấp nhằm mục tiêu hiệu quả và công bằng 1.2.2. Phân loại dịch vụ công Dịch vụ công có thể phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, xét theo tiêu chí chủ thể cung ứng, dịch vụ công được chia thành 3 loại, như sau:
  • 24. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net -24- - Dịch vụ công do cơ quan nhà nước trực tiếp cung cấp: Đó là những dịch vụ công cộng cơ bản do các cơ quan của nhà nước cung cấp. Thí dụ, an ninh, giáo dục, phổ thông, chăm sóc y tế công cộng, bảo trợ xã hội… - Dịch vụ công do các tổ chức phi chính phủ và khu vực tư nhân cung cấp, gồm những dịch vụ mà Nhà nước có trách nhiệm cung cấp, nhưng không tực tiếp thực hiện mà ủy nhiệm cho tổ chức phi chính phủ và tư nhân thực hiện, dưới sự đôn đốc, giám sát của nhà nước. Thí dụ các công trình công cộng do chính phủ gọi thầu có thể do các công ty tư nhân đấu thầu xây dựng. - Dịch vụ công do tổ chức nhà nước, tổ chức phi chính phủ, tổ chức tư nhân phối hợp thực hiện. Loại hình cung ứng dịch vụ này ngày càng trở nên phổ biến ở nhiều nước. Như ở Trung Quốc, việc thiết lập hệ thống bảo vệ trật tự phối hợp thực hiện. Dựa vào tính chất và tác dụng của dịch vụ được cung ứng, có thể chia dịch vụ công thành các loại sau: - Dịch vụ hành chính công: Đây là loại dịch vụ gắn liền với chức năng quản lý nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu của người dân, Do vậy, cho đến nay, đối tượng cung ứng duy nhất các dịch vụ công này là cơ quan công quyền hay các cơ quan do nhà nước thành lập được ủy quyền thực hiện cung ứng dịch vụ hay dịch vụ công. Đây là một phần trong chức năng quản lý nhà nước, Để thực hiện chức năng này, nhà nước phải tiến hành những hoạt động phục vụ trực tiếp như cấp giấy phép, giấy chứng nhận, đăng ký, công chứng, thị thực, hộ tịch,…(Ở một số nước, dịch vụ hành chính công được coi là một loại hoạt động riêng, không nằm trong phạm vi dịch vụ công. Ở nước ta, một số nhà nghiên cứu cũng có quan điểm như vậy). Người dân được hưởng những dịch vụ này không theo quan hệ cung cầu, ngang giá trên thị trường, mà thông qua việc đóng lệ ohis hoặc
  • 25. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net -25- ohis cho cơ quan hành chính nhà nước. Phần lệ phí này mang tính chất hỗ trợ cho ngân sách nhà nước. - Dịch vụ sự nghiệp công: Bao gồm các hoạt động cung cấp phúc lợi xã hội thiết yếu cho người dân như giáo dục, văn hóa, khoa học, chăm sóc sức khỏe, thể dục thể thao, bảo hiểm, an sinh xã hội,… Xu hướng chung hiện nay trên thế giới là nhà nước chỉ thực hiện những dịch vụ công nào mà xã hội không thể làm được hoặc không muốn làm nên nhà nước đã chuyển giao một phần việc cung ứng loại dịch vụ công này cho khu vực tư nhân và các tổ chức xã hội. - Dịch vụ công ích: Là các hoạt động cung cấp các hàng hóa, dịch vụ cơ bản, thiết yếu cho người dân và cộng đồng như: Vệ sinh môi trường, xử lý rác thải, cấp nước sạch, vận tải công cộng đô thị, phòng chống thiên tai… chủ yếu do các doanh nghiệp nhà nước thực hiện. Có một số hoạt đọng ở địa bàn cơ sở do khu vực tư nhân đứng ra đảm nhiệm như vệ sinh môi trường, thu gom vận chuyển rác thải ở một số đô thị nhỏ, cung ứng nước sạch ở một số vùng nông thôn… 1.2.3. Sự cần thiết phải hợp tác công tư trong cung ứng dịch vụ công Một là, xuất phát từ các lợi ích do PPP mang lại trong cung ứng dịch vụ công. PPP là một giải pháp tích cực thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân đồng hành cùng chính phủ trong việc thực hiện các dự án phát triển nhằm tăng cường nguồn lực, giảm áp lực chi ngân sách cho các dịch vụ công của Chính phủ. Cụ thể PPP mang lại các lợi ích sau: - Để mở rộng việc cung cấp dịch vụ công - Tăng cường nguồn lực đầu tư trong khi ngân sách của chính phủ còn hạn chế
  • 26. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net -26- - Giúp chính phủ tránh được những khoản nợ, giữ mức nợ chính phủ trong giới hạn an toàn; không làm tăng thâm hụt ngân sách. - Tăng hiệu quả kinh tế. Vì mục tiêu lợi nhuận nên các nhà đầu tư tư nhân phải tìm cách để dự án được vận hành hiệu quả hơn. Thêm vào đó, với việc tham gia của khu vực tư nhân, sự sáng tạo, trách nhiệm giải trình cũng như sự minh bạch có khả năng sẽ được cải thiện - Xã hội và nhà nước hỗ trợ khu vực tư nhân (trong và ngoài nước) thể hiện vai trò tích cực của trong tăng trưởng kinh tế. - Tìm phương thức quản lý và đầu tư mới Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của mô hình PPP là chi phí lớn hơn do các nhà đầu tư tư nhân yêu cầu một suất sinh lợi cao hơn. Để tiến hành PPP, nhà nước phải bỏ ra chi phí (các khoản hỗ trợ, kích thích đối tác tư nhân, mất nguồn thu phí trong trường hơp đối tác tư nhân được thu phí, …). Xét trong ngắn hạn, nhà nước không phải chi ngân sách nhưng vẫn có nguồn vốn để đầu tư. Tuy nhiên, về dài hạn, tổng chi phí giữa việc nhà nước tự đầu tư so với việc thực hiện PPP có thể là tương đương hoặc lớn hơn (trừ trường hợp đối tác tư nhân xây dựng, thực hiện dự án, cung cấp dịch vụ có hiệu quả hơn so với nhà nước). Hơn thế, mâu thuẫn giữa lợi ích chung và lợi ích cá nhân cũng là một vấn đề. Các dự án PPP thường có tổng mức đầu tư rất lớn, đối tác tư nhân có thể phải đi vay để đầu tư. Vì vậy, cần phải xem xét liệu những lợi ích của PPP có lớn hơn chi phí phải trả từ việc khu vực tư nhân đi vay với lãi suất cao hơn chính phủ đi vay hay không?. Hai là, PPP là xu thế tất yếu Hiện nay trên thế giới, hợp tác công - tư được rất nhiều quốc gia triển khai thành công. Quan hệ đối tác giữa tư nhân và nhà nước đã và đang trở thành một
  • 27. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net -27- xu hướng phát triển mới. Đối với Việt Nam cũng vậy, nước ta hoàn toàn có thể triển khai phương thức này và đạt được hiệu quả. Trong thời gian qua, nước ta đã có chủ trương, chính sách thí điểm hợp tác công - tư với mục đích huy động tiềm năng và thế mạnh của khu vực kinh tế tư nhân. Rất nhiều doanh nghiệp đã tham gia đóng góp vốn, công nghệ, kỹ thuật, nhân lực để chia sẻ lợi ích cũng như rủi ro cùng với nhà nước. 1.3. Thực tiễn hợp tác công tư trong cung ứng dịch vụ cung ứng dịch vụ công ở một số nước trên thế giới và kinh nghiệm đối với Việt Nam 1.3.1. Thực tiễn hợp tác công tư trong cung ứng dịch vụ cung ứng dịch vụ công ở một số nước trên thế giới Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, hiện nay các nước phát triển và đang phát triển đang áp dụng mô hình hợp tác Nhà nước tư nhân (PPP) trong cung ứng các dịch vụ công đã và đang thu được những kết quả nhất định. - Ở Anh, xu hướng chung trước đây là Nhà nước thu hút tư nhân đầu tư vào cơ sở hạ tầng môi trường hoặc cung cấp các thiết bị xử lý môi trường, sau đó chuyển giao cho Nhà nước để sở hữu quản lý. Trong một số trường hợp, Nhà nước thuê các công ty khác để bảo trì, vận hành các công trình, thiết bị cung ứng dịch vụ môi trường cho công chúng. Tuy nhiên, hình thức này vẫn chưa đem lại kết quả như mong muốn. Do vậy ngày nay, Nhà nước thực hiện các dịch vụ này qua PPP, trong đó Nhà nước không trực tiếp sử hữu hay vận hành mà chỉ giữ vai trò điều tiết để người dân nhận được các dịch vụ môi trường tốt hơn, với giá rẻ hơn (Ân, 2008). Đến nay đã có khoảng 750 dự án PPP trị giá 90 tỷ USD đã được ký kết tại Vương quốc Anh, trong đó hơn 500 dự án đã đi vào hoạt động và đều được
  • 28. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net -28- người sử dụng đánh giá cao về chất lượng của các dịch vụ. Gần 90% dự án đã được bàn giao đúng thời hạn hoặc sớm hơn, thời gian đấu thầu/mua thiết bị giảm đáng kể. Sự thành công là do Chính phủ Anh chịu trách nhiệm trước công chúng về sự thành công hay thất bại của chương trình (PPP). Chính phủ thường xuyên giám sát đánh giá chi phí và lợi nhuận của các quan hệ đối tác công tư, và công khai các kết quả thu được (ADB, 2006). - Hàn Quốc là một ví dụ trong nhất quán hóa chính sách. Hàn Quốc bắt đầu chương trình PPP của mình từ năm 1994 với Luật Thúc đẩy tư nhân đầu tư vốn cho toàn xã hội. Chương trình này nhằm xây dựng một chính sách nhất quán trong các lĩnh vực khác nhau. Sau Luật này, có khoảng 100 dự án hạ tầng được thực hiện theo hình thức PPP. Tuy nhiên, trong 4 năm đầu chỉ có 42 dự án được hoàn thành. Do sự thành công hạn chế, Chính phủ Hàn Quốc đã phải ban hành Luật PPP mới vào tháng 2/1998. Luật này đã cải thiện hình thức các hợp đồng, cách thức xử lý các dự án đơn lẻ, đồng thời quy định nghiên cứu khả thi bắt buộc, hệ thống hỗ trợ rủi ro khác nhau và thiết lập hẳn một trung tâm PPP mang tên PICKO. Ngoài ra, Hàn Quốc còn khuyến khích sự phát triển của PPP bằng việc miễn giảm cả thuế VAT. Trong nhiều hợp đồng, có thể đàm phán, Chính phủ có thể bảo lãnh doanh thu lên tới 90%, điều này khiến cho khu vực tư nhân hầu như không có rủi ro doanh thu mà phần rủi ro này được chuyển sang phần lớn cho Chính phủ. Chính vì vậy, tốc độ phát triển của các dự án PPP tăng lên nhanh chóng (Thắng, 2009). - Ở Trung Quốc được coi là một mô hình cổ phần. Hình thức ưa thích áp dụng ở Trung Quốc là Chính phủ hợp tác với tư nhân thông qua các công ty cổ phần. Ý tưởng về việc cải tiến cơ chế cung ứng dịch vụ môi trường thông qua PPP được bắt đầu trước hết từ khuôn khổ thể chế, chính sách và tái cơ cấu của
  • 29. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net -29- các cơ quan, tổ chức có liên quan. Năm 2002, Trung Quốc đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để huy động sự hợp tác của khu vực tư nhân, thu hút sự tham gia của họ vào lĩnh vực xử lý rác thải bệnh viện. Tương tự, để giải quyết vấn đề nước thải chính phủ Trung Quốc đã đã áp dụng các biện pháp miễn thuế có thời hạn, hoặc cấp đất cho các công trình xử lý nước thải. Kết quả là khu vực tư nhân cả trong và ngoài nước đã có những phản ứng tích cực đối với các đổi mới về thể chế (Ân, 2008). Dưới đây là một số ví dụ về triển khai mô hình PPP trên thế giới. Nhật Bản, Úc, Hoa Kỳ là những nước có các dự án PPP nhiều nhất, tập trung vào các lĩnh vực như y tế, giáo dục, giao thông, và nước và nước thải, chất thải rắn. Nguồn hỗ trợ tài chính cho các dự án môi trường từ các quỹ hỗ trợ tài chính ở các nước Châu Âu là khá lớn, khoảng trên dưới 60% tổng nguồn vốn đầu tư của dự án. Ngoài ra còn có các khoảng đầu tư từ các tập đoàn tài chính cùng tham gia dự án (Price Water House Coopers, 2005). Bảng 1.1. Tổng hợp về các dự án PPP theo các quốc gia và ngành trên thế giới Viễn thông trung tâm Sân bay Quốc phòng Nhà ở Y tế và bệnh viện Công nghệ thông tin Cảng Nhà tù Đường sắt hạng nặng Đường sắt hạng nhẹ Đường giao thông Trường học Thể thao và giải trí Nước và nước thải, chất thải rắn Australia Canada Nhật Bản Mexico Singapore Nam Phi
  • 30. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net -30- Hoa Kỳ Ghi chú: = Đang thảo luận; = Các dự án đang tìm nguồn; = Nhiều dự án đang tìm nguồn, một số dự án kết thúc; = Số lượng đáng kể các dự án kết thúc; = Số lượng lớn các dự án kết thúc, phần lớn trong số đó đang hoạt động. Nguồn: Price Water House Coopers, 2005 Các dự án PPP có thể có nhiều nhà đầu tư tư nhân cùng tham gia thực hiện một dự án, trong đó có một đại diện đủ mạnh và có kinh nghiệm thực hiện ký kết trực tiếp với cơ quan đại diện của Nhà nước để tiến hành các dự án cung cấp dịch vụ công. Đó là trường hợp rất thành công trong dự án xử lý nước thải Delftland, Hà Lan theo hình thức PPP, thiết kế - xây dựng - tài trợ - kinh doanh - DBFO (Design, Build, Finance & Operate) được thực hiện trong vòng 30 năm từ 2003 - 2033. Ngược lại, sự thất bại trong dự án cấp nước ở Cancun, Mexico, do sự nóng vội trong khâu tuyển chọn nhà đầu tư với việc chỉ định thầu cho Aguakán, công ty không có kinh nghiệm trong phân phối nước. Hơn nữa, hợp đồng chuyển nhượng được ký kết lỏng lẻo, thậm chí là nói miệng với nhau, cộng với tiềm lực tài chính không mạnh kết hợp sự khủng hoảng tài chính ở Mexico năm 1999 và sự tăng dân số qua nhanh nên Aguakán không đủ khả năng đáp ứng các nhu cầu và dẫn đến sự thất bại của dự án chỉ sau 32 tháng hoạt động (Kennedy School of Government, 2000). 1.3.2. Một số bài học Kinh nghiệm cho Việt Nam Thứ nhất, tạo lập khuôn khổ pháp lý và chính sách thực thi hợp đồng và giải quyết tranh chấp. Để đảm bảo sự thành công cho mô hình PPP cần hội đủ hai yếu tố cơ bản sau: (i) có hợp đồng hiêu quả để tăng giá trị vốn đầu tư và (ii) có môi trường
  • 31. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net -31- thuận lợi để quản lý PPP, trong đó một trong những nội dung cơ bản nhất của nhân tố môi trường chính là khung thể chế, pháp lý đầy đủ và ổn định. Điều này sẽ góp phần giảm chi phí giao dịch, tăng tính minh bạch cho các mô hình PPP và khuyến khích các nhà đầu tư tư nhân tham gia tích cực hơn. Thứ hai, các nhà đầu tư nước ngoài với tiềm lực mạnh về nguồn vốn có thể làm một mình hay kết hợp hai, ba nhà đầu tư tư nhân tham gia hợp tác công tư. Riêng đối với nhà đầu tư tư nhân trong nước nên kết hợp nhiều công ty theo hình thức cổ phần nhằm khắc phục các hạn chế về quy mô, năng lực tài chính và giảm thiểu rủi ro đầu tư. Thứ ba, có sự hỗ trợ chính trị từ tầm cao và quản trị tốt, đảm bảo rằng chính phủ sẽ thực hiện các cam kết của mình dưới hình thức PPP. Hợp đồng ký kết giữa chính quyền và nhà đầu tư cần rõ ràng, minh bạch là điều kiện tiên quyết để chính quyền đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư và là cơ sở cho chính quyền tận dụng hiệu quả nhất tính năng động và cạnh tranh của khu vực tư nhân, góp phần tiết kiệm các chi phí về cơ sở hạ tầng của toàn xã hội. Tóm lai, Trong quá trình triển khai hợp tác công – tư trong thực tế, vai trò của Nhà nước rất quan trọng. Hợp tác trên tinh thần chia sẻ lợi ích và rủi ro giữa các bên tham gia đòi hỏi phải có niềm tin giữa các bên. Trong bối cảnh đó, nhà nước phải tạo lập được niềm tin cho các nhà đầu tư tư nhân thông qua những cam kết thể hiện trong hệ thống pháp lý và hợp đồng, đồng thời khẳng định các cam kết cả về mặt định hướng. Việc đảm bảo có được một cam kết lâu dài từ phía các nhà hoạch định chính sách đối với hình thức hợp tác công – tư cũng sẽ làm tăng thêm tính hấp dẫn của các dự án triển khai theo hình thức nàyđối với khu vực tư nhân và khuyến khích họ đầu tư mạnh mẽ hơn. Việc tuyên truyền, phổ biến rộng rãi chủ trương của nhà nước cam kết triển khai hợp tác công – tư
  • 32. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net -32- để tăng cường nhận thức cho các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà đầu tư tư nhân và toàn xã hội để tạo sự đồng thuận là nền tảng để thực hiện hợp tác công – tư thành công trên thực tế. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỢP TÁC CÔNG TƯ TRONG CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG KHU VỰC ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 2.1. Chủ trương của thành phố Hà Nội trong hợp tác công tư trong cung ứng dịch vụ công Bối cảnh, Theo báo cáo của Sở Kế hoạch Đầu tư TP Hà Nội (2018), tổng số dự án PPP cho tới thời điểm hiện của Hà Nội là 115 dự án,Trong đó: (i) đã hoàn thành là 8 dự án chiếm tỷ trọng 6.96% về số lượng và 4.31% về giá trị; (ii) đang triển khai là 12 dự án chiếm tỷ trọng là 10.43% về số lượng và 9.25% về giá trị; và
  • 33. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net -33- (iii) phần lớn các dự án là đang thực hiện thủ tục đầu tư theo hình thức PPP chiếm 82.61% về số lượng và 86.44% về giá trị. Mặt khác, trong 115 dự án PPP thì có 19 dự án thuộc nhóm ưu tiên triển khai, có cơ chế đặc thù và thuộc lĩnh vực giải quyết ùn tắc giao thông và môi trường bức xúc dân sinh. Cụ thể kết quả như sau: Bảng 2.1: Số dự án theo hình thức PPP ở Hà Nội giai đoạn 2011 – 2018 Đvt: Tỷ đồng Tiến độ Dự án Tổng mức đầu tư Số dự án tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Đã hoàn thành 8 6.96% 13500 4.31% Đang triển khai 12 10.43% 29000 9.25% Đang thực hiện thủ tục đầu tư 95 82.61% 271000 86.44% Tổng số 115 100.00% 313500 100.00% Nguồn: Sở Kế hoạch Đầu tư TP Hà Nội Đặc biệt, riêng trong năm 2017, TP Hà Nội đã chấp thuận đầu tư 160 dự án đầu tư vốn ngoài ngân sách khoảng 110.000 tỷ đồng; tiếp nhận 128 dự án đầu tư theo hình thức PPP, tổng vốn đầu tư 28505 tỷ đồng; 99 dự án đang làm thủ tục, tổng vốn đầu tư 287949 tỷ đồng; cấp Giấy chứng nhận đăng ký DN cho 25160 đơn vị (tăng 11%), vốn đăng ký 240000 tỷ đồng (tăng 4%) nâng tổng số doanh nghiệp trên địa bàn lên 231922. Như vậy, với khối lượng nhu cầu về vốn đầu tư lớn như vậy, và trong bối cảnh chi từ ngân sách thành phố là rất hạn hẹp, thì việc tìm kiếm và thu hút vốn tư nhân theo hình thức hợp tác công – tư (PPP) chính là giải pháp tối ưu để giải quyết bài toán thiếu vốn đầu tư hạ tầng và các dịch vụ công cho thành phố.
  • 34. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net -34- Tuy nhiên hiện vẫn còn rất nhiều bất cập trong quy định hiện hành về hợp tác công tư, cụ thể quá trình này phải qua nhiều trình tự thủ tục, thời gian kéo dài và phức tạp. Mặc dù Nghị định 15/2015/NĐ-CP của Chính phủ về đầu tư theo hình thức PPP, nhưng khi triển khai, doanh nghiệp vẫn phải phụ thuộc nhiều vào Luật Doanh nghiệp, Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư công... và các thông tư hướng dẫn liên quan, cho nên thủ tục hành chính vẫn còn mất nhiều thời gian, trong khi các dự án PPP có vốn lớn, cần triển khai nhanh... Hơn nữa, hình thức đầu tư PPP hiện chỉ được điều chỉnh ở mức nghị định khiến các NĐT quan ngại về tính ổn định của chính sách. Chủ trương Trước bối cảnh hiện nay, Hà Nội đã xác định chủ trương đồng hành cùng doanh nghiệp hợp tác đầu tư và phát triển, coi kinh tế tư nhân là động lực quan trọng theo đúng như tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XII) của Đảng1 . Trong mấy năm qua, Hà Nội luôn nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, đầu tư bằng nhiều hình thức, góp phần tạo động lực thu hút các thành phần kinh tế cho đầu tư phát triển. Để tạo thuận lợi cho việc đầu tư theo hình thức PPP, chính quyền Hà Nội đã đề ra giải pháp hỗ trợ như:  Lập tổ công tác liên ngành giải quyết khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai PPP  Áp dụng cơ chế đặc thù Để rút ngắn thời gian chuẩn bị, sớm triển khai đầu tư các dự án PPP. Ví dụ như: Hà Nội xin bổ sung cơ chế đặc thu cho 12 cụm dự án giao thông mới, 4 dự án môi trường dân sinh, đầu tư theo hình thức BT hoặc BT kết hợp BOT với tổng mức đầu tư khoảng 1 về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ trương, cam kết của Chính phủ “đồng hành cùng doanh nghiệp”, “hỗ trợ và thúc đẩy doanh nghiệp phát triển”, với tinh thần tiên phong về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp.
  • 35. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net -35- 136521 tỷ đồng. Việc thực hiện cơ chế đặc thù vẫn bảo đảm trong khuôn khổ quy định của pháp luật; đảm bảo tính công khai, minh bạch, hạn chế tối đa trình trạng thất thoát hay một cơ chế kiểu xin - cho trong đấu thầu.  Ưu tiên triển khai các dự án đầu tư theo hình thức PPP Nhiệm vụ đặt ra Cần phân loại các dự án PPP theo các cấp độ từ ưu tiên cao nhất tới ưu tiên thấp nhất để có được các quyết định phù hợp ưu tiên triển khai trong bối cảnh nguồn lực hạn chế Cần chuẩn bị nguồn lực đối ứng cho các dự án PPP như : quỹ đất, nguồn vốn, nhân lực. Vì theo Sở Kế hoạch & Đầu tư, tổng diện tích đối ứng dự kiến là 8858.5 ha, tiền sử dụng đất tạm tính xấp xỉ 119000 tỷ đồng. Đất đối ứng chủ yếu nằm ở các khu vực ngoại thành như huyện Ba Vì, Chương Mỹ, Thanh Oai. Tuy nhiên, cơ quan này cho biết những con số trên mới đáp ứng khoảng 44% nhu cầu, trong đó, riêng nhóm 35 dự án ưu tiên mới đáp ứng được chưa đầy một nửa. Cần hoàn thiện các cơ chế, chính sách về PPP của thành phố trên cơ sở phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành và tạo điều kiện thúc đẩy PPP Cần tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm; việc trao cơ chế đặc thù cho Hà Nội sẽ rút ngắn thủ tục, đẩy nhanh tiến độ gọi vốn triển khai các dự án để giải quyết vấn nạn ùn tắc giao thông hoặc xử lý ô nhiễm môi trường trên địa bàn Thủ đô. Đây cũng là để Hà Nội tăng tính tự chủ trong PPP, nâng cao trách nhiệm thẩm quyền, là cơ sở để loại các nhà đầu tư không có năng lực thực sự.
  • 36. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net -36- Bắt buộc các dự án BT nói riêng hay dự án PPP nói chung ở cấp địa phương đều phải được HĐND phê chuẩn, đồng thời với sự công khai hóa hoạt động của chính các HĐND với toàn thể nhân dân. Không phân biệt, không tạo ra sự khác biệt giữa vốn nhà nước hay tư nhân, có nghĩa rằng vốn huy động theo cơ chế PPP vẫn phải được sử dụng tiết kiệm và hiệu quả. Mọi sự lãng phí, thất thoát đối với nguồn vốn này, cuối cùng đều do toàn thể nhân dân gánh chịu. Sự báo động của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về các “khoản vay dưới chuẩn” và tỷ lệ cao bất hợp lý của tăng trưởng tín dụng cho các dự án hạ tầng, đặc biệt là BOT là kịp thời và có cơ sở. Cần có cơ quan chuyên biệt để quản lý lĩnh vực PPP, bảo đảm phát triển cơ sở hạ tầng, cung ứng dịch vụ công là trách nhiệm hàng đầu của Nhà nước và các thương quyền liên quan thuộc tài sản của quốc gia hoặc toàn dân. Vì thế cần có cơ quan chuyên biệt quản lý và cần ban hành một đạo luật của Quốc hội về PPP thay cho khuôn khổ pháp lý hiện hành là một nghị định của Chính phủ. 2.2. Phân tích cơ chế trong tham gia PPP tại Hà Nội Các dự án đầu tư theo hình thức PPP tại Hà Nội thường có thời gian kéo dài 5 - 10 năm, hoặc 20 - 30 năm, nên sẽ có những đòi hỏi về thu xếp vốn dài hạn. Tuy nhiên, trên thực tiễn triển khai tại Hà Nội cho đến nay rất ít các dự án đầu tư theo hình thức PPP trong lĩnh vực dịch vụ công tại Hà Nội nói riêng và toàn quốc nói chung được vay vốn ngân hàng. Nguyên nhân là do: - Theo Thông tư 06/2016/TT-NHNN và thông tư 05/2017/TT-NHNN của NHNN đã quy định tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay dài hạn của các tổ chức tín dụng năm 2017 là 50% và từ năm 2018 là 40% đã tạo ra rào cản cho vay trung dài hạn của các tổ chức tín dụng. Và vì thế các tổ chức tín dụng trong nước và tại Hà Nội phần lớn có quy mô nhỏ, nguồn vốn huy động chủ yếu là vốn ngắn hạn nên
  • 37. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net -37- khả năng cung cấp tín dụng trung và dài hạn cho các dự án theo hình thức PPP còn hạn chế. - Các văn bản quy phạm pháp luật quy định về hình thức đầu tư PPP nhìn chung mới chỉ dừng lại ở mức nghị định của Chính phủ là cao nhất, nên chưa có hành lang pháp lý. Do đó, hoạt động của hình thức đầu tư PPP này vẫn còn phụ thuộc vào một số luật như Luật DN, Luật Đấu thầu... - Hơn nữa nguồn vốn tín dụng thương mại nước ngoài luôn yêu cầu các cơ chế bảo lãnh đặc thù cho các rủi ro về lưu lượng, doanh thu, chuyển đổi ngoại tệ…do vậy cũng rất khó cho các dự án PPP tại Hà Nội tiếp cận. - Mặt khác theo nghiên cứu của ADB, năng lực tài chính của một số nhà đầu tư tham gia PPP tại Hà Nội là yếu, không góp đủ vốn chủ sở hữu tham gia vào các dự án theo đúng cam kết, dẫn đến phải dừng dự án. Nhiều phương án tài chính của dự án còn chưa hợp lý, vốn đối ứng tham gia dự án thấp, khi lãi suất tăng do biến động tiền tệ sẽ gây rủi ro lớn đến việc thực hiện dự án. Để giải quyết thực trạng này, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 63/2018/NĐ-CP (Nghị định 63) thay thế Nghị định số 15/2015/NĐ (Nghị định 15) đã có 6 thay đổi quan trọng. Cụ thể như sau: Bảng 2.2: So sánh nghị định 63 và 15 Nội dung Nghị định 63 Nghị định 15 Về nguồn vốn hỗ trợ chuẩn bị đầu tư Các bộ, ngành, UBND Hà Nội phải chủ động việc huy động vốn cho mục đích này Bộ KHĐT có trách nhiệm huy động một số nguồn vốn hợp pháp và
  • 38. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net -38- cấp phát lại Vốn chủ sở hữu và vốn huy động của nhà đầu tư Tối thiểu 20% đối với dự án có tổng đầu tư đến 1.500 tỷ đồng Tối thiểu là 10% với phần vốn trên 1.500 tỷ đồng 15% Hình thức Hà Nội tham gia trong dự án PPP Góp bằng tiền Góp quỹ đất, trụ sở làm việc, tài sản kết cấu hạ tầng hoặc quyền kinh doanh, khai thác công trình, dịch vụ được nhượng cho nhà đầu tư Góp bằng tiền Lập kế hoạch vốn đầu tư công làm phần Hà Nội tham gia trong dự án PPP Phân cấp hoàn toàn cho các cơ quan địa phương trong việc lập kế hoạch vốn này. Bộ Kế hoạch đầu tư Chuyển đổi từ dự án đang được đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công sang dự án PPP Cho phép Không cho phép Nguồn: Sở Kế hoạch Đầu tư TP Hà Nội Như vậy, nghị định mới đã chuyển trách nhiệm của Bộ Kế hoạch Đầu tư trong việc huy động vốn phục vụ cho công tác chuẩn bị đầu tư sang cho Hà Nội, và điều này cũng góp phần tránh được những rủi ro liên quan do làm tăng tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các cơ quan này trong cùng vấn đề. Điều này cũng cho thấy việc lựa chọn nhà đầu tư có tiềm lực về tài chính, loại bỏ nhà đầu tư dựa vào nguồn vốn vay của ngân hàng để thực hiện dự án. Đồng thời nêu cao
  • 39. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net -39- trach nhiệm của Hà Nội trong việc bố trí vốn góp hoặc vốn thanh toán cho nhà đầu tư khi dự án không áp dụng hình thức chỉ định thầu đối với nhà đầu tư. Tóm lại, , việc ban hành Nghị định 63 đã thể hiện rõ sự phân cấp, tự chủ, tự chịu trách nhiệm ở các bộ, ngành, địa phương. Đồng thời loại bớt những nhà đầu tư yếu kém về năng lực tài chính, gia tăng hình thức tham gia của Hà Nội vào các dự án PPP. Gia tăng sự tham gia của nhà đầu tư vào các dự án đầu tư công chuyển đổi sang dự án PPP, giúp giảm gánh nặng chi lên nguồn ngân sách thành phố. 2.3. Khảo sát PPP tại Hà Nội ở một số lĩnh vực điển hình 2.3.1. Thực trạng hợp tác công tư trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông vận tải tại Hà Nội Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 206/2004/QĐ-TTg, nội dung phê duyệt chiến lược Phát triển GTVT Việt Nam nói chung và giao thông đô thị nói riêng định hướng đến năm 2020; trên cơ sở đó Hà Nội đã dự tính nhu cầu vốn đầu tư hạ tầng giao thông và các dịch vụ vận tải công cộng tới 2020 như dưới đây: Bảng số liệu cho thấy nhu cầu về vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng GTVT và dịch vụ vận tải công cộng của Hà Nội đến năm 2020 là rất lớn, trung bình hàng năm thành phố cần nguồn vốn đầu tư khoảng 29343.84 nghìn tỷ đồng. Với nhu cầu là lớn như vậy, nhưng khả năng đáp ứng của các nguồn vốn hiện có cho cơ sở hạ tầng GTVT và dịch vụ vận tải công cộng như: Ngân sách, ODA, trái phiếu chính phủ, ngân sách…của thành phố chỉ đáp ứng khoảng 20 – 30% nhu cầu. Đó là chưa kể các nguồn phát sinh cho chi phí vận hành, bảo trì hằng năm.
  • 40. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net -40- Bảng 2.3: Nhu cầu vốn đầu tư hạ tầng giao thông và dịch vụ vận tải công cộng tới 2020 Đơn vị: nghìn tỷ Giai đoạn 2002 - 2010 Giai đoạn 2011 - 2020 Tổng GĐ 2002 - 2020 BQ/năm GĐ 2002 – 2020 Đường bộ 116,447 199,303 315,750 16,618.41 Đường sắt 50,851 173,832 224,683 11,825.43 Hỗ trợ vận tải công cộng 9,000 8,100 17,100 900.00 Tổng 176,297 381,236 557,533 29,343.84 Nguồn: Sở giao thông vận tải Hà Nội Thực hiện Nghị quyết của HĐND thành phố Hà Nội về kế hoạch đầu tư công trung hạn, danh mục các công trình trọng điểm và các lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, giai đoạn 2011 - 2020, Hà Nội sẽ triển khai đầu tư xây dựng 55 dự án, công trình trọng điểm với tổng mức đầu tư khoảng 381,236 nghìn tỷ đồng (bao gồm 37 dự án ngân sách và nguồn vốn ODA, 31 dự án đầu tư theo hình thức PPP và 2 dự án đầu tư theo hình thức xã hội hóa). Theo đánh giá của UBND thành phố Hà Nội, đến nay, tiến độ các công trình trọng điểm nói chung và các công trình PPP đã được đẩy nhanh và có chuyển biến tích cực. Các sở, ngành đã tham mưu cân đối bố trí vốn ở mức cao, đáp ứng nhu cầu; đồng thời, báo cáo UBND thành phố cho phép thực hiện cơ chế ứng vốn linh hoạt để khẩn trương giải phóng mặt bằng; thường xuyên đôn đốc tiến độ, kịp thời giải quyết hoặc báo cáo UBND thành phố tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; chủ động rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục đầu tư dự án.
  • 41. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net -41- Tuy nhiên, từ thực tế triển khai các công trình trọng điểm cho thấy vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc, dẫn đến tiến độ chậm so với yêu cầu đề ra của thành phố. Đặc biệt là trong giải phóng mặt bằng một số dự án còn vướng, như: các ga ngầm của 2 tuyến đường sắt, mở rộng đường Vành đai III, đoạn Mai Dịch - cầu Thăng Long; Mở rộng đường vành đai 2 đoạn Minh Khai – Ngã tư sở, Tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - Ga Hà Nội)... Đáng chú ý, các dự án PPP thủ tục còn chậm. Một số chủ đầu tư chưa quyết liệt triển khai thực hiện nhiệm vụ; chậm hoàn thiện các thủ tục lập, trình thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư hoặc hồ sơ đề xuất dự án. Và vì thế thành phố đã chỉ đạo: - Các chủ đầu tư phải xây dựng kế hoạch tiến độ thi công, biện pháp thi công tối ưu cho từng dự án theo từng quý của năm 2018 và những năm tiếp theo; tập trung hoàn thành thủ tục quyết toán dự án hoàn thành; đôn đốc, giám sát chặt chẽ các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công dự án theo kế hoạch tiến độ chi tiết đã xây dựng. - Đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Quy hoạch - Kiến trúc và UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục thực hiện rà soát tổng thể, xác định quỹ đất đủ điều kiện làm quỹ đất thanh toán cho các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BT; trong đó ưu tiên bố trí đủ quỹ đất thanh toán cho các dự án BT trọng điểm; đồng thời, yêu cầu các đơn vị khẩn trương lập, trình thẩm định hoặc hoàn thiện các thủ tục đầu tư theo quy định. - Yêu cầu các đơn vị nghiêm túc thực hiện; trường hợp có khó khăn, vướng mắc cần chủ động báo cáo để kịp thời chỉ đạo giải quyết.
  • 42. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net -42- 2.3.2. Thực trạng hợp tác công tư trong lĩnh vực y tế tại Hà Nội Hình thức PPP trong lĩnh vực y tế có thể giúp thành phố huy động nguồn tài chính tư nhân, tăng khả năng tiếp cận và hiệu quả trong việc cung cấp các dịch vụ y tế cho người dân tại Hà Nội trong khi nguồn lực của thành phố là hữu hạn. Theo báo cáo của Bộ Y tế (2018), các bệnh viện công (đặc biệt ở tuyến Trung ương tại Hà Nội) đã ở tình trạng quá tải; và vì thế việc thúc đẩysự phát triển mạnh các phòng khám và bệnh viện tư nhân… được coi là giải pháp để giảm tải cho bệnh viện công và là những điều kiện thuận lợi để mô hình PPP trong lĩnh vực y tế phát triển. Bảng số liệu dưới đây đã minh chứng cho diễn biến này: Bảng 2.4: Tổng vốn tư nhân đầu tư (triệu USD) tham gia vào khu vực Y tế trên địa bàn Hà Nội tính tới hết 31/12/2017 Tổng vốn đăng ký Vốn thực hiện Tổng số đầu tư 27640 19046 Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 440 324 Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội / Tổng số đầu tư 1.592% 1.701% Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hà Nội năm 2017 Tổng số vốn tư nhân đầu tư tham gia vào lĩnh vực Y tế và các hoạt động trợ giúp xã hội tới hết 31/12/2017 là 324 triệu USD, đạt 73.64% lượng vốn đăng ký và chiếm tỷ lệ 1.701% trong tổng số vốn đã thực hiện tại Hà Nội vào các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Điều này cho thấy chủ trương PPP trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ y tế đã có những kết quả đáng khích lệ.
  • 43. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net -43- Ngoài ra nếu xét theo các đơn vị y tế đang hoạt động trong giai đoạn 2010 đến 2017, chúng ta có thể thấy số lượng các đơn vị y tế và trợ giúp xã hội là không ngừng tăng lên, cụ thể như sau: - Tổng số cơ sở y tế và hoạt động trợ giúp xã hội trên địa bàn Hà Nội là không ngừng tăng lên về số lượng cơ sở, năm 2010 mới là 1221 đơn vị tới 2017 đã là 1861 đơn vị tăng 52.42% so với thời kỳ 2010. - Trong đó số cơ sở ngoài công lập chiếm tỷ trọng cao thường xuyên trên 80% so với tổng số đơn vị cơ sở y tế trên địa bàn Hà Nội, và tăng qua hàng năm. Tuy nhiên quy mô và chất lượng dịch vụ của các đơn vị ngoài công lập thì vẫn còn là vấn đề cần tiếp tục được cải thiện. Bảng 2.5: Số cơ sở Y tế trên địa bàn Hà Nội 2010 - 2017 Số đơn vị 2010 2011 2015 2016 2017 Tổng số cơ sở Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 1221 1370 1618 1659 1861 Tỷ lệ tăng 12.20% 18.10% 2.53% 12.18% Công lập 242 242 265 273 277 Tỷ lệ tăng 9.50% 3.02% 1.47% 0.00% Ngoài công lập 979 1105 1345 1382 1584 Tỷ lệ tăng 12.87% 21.72% 2.75% 14.62% Ngoài công lập/ Tổng số đơn vị 80.18% 80.66% 83.13% 83.30% Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hà Nội năm 2017 Tóm lại, Nhờ có chủ trương hợp tác công tư trong lĩnh vực y tế, mà hệ thống y tế ngoài công lập tại địa bàn Hà Nội có bước phát triển mạnh mẽ: có nhiều cơ sở có chất lượng dịch vụ rất cao với trang thiết bị máy móc hiện đại đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân.
  • 44. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net -44- Tuy nhiên, việc thiếu một hệ thống cơ chế, chính sách toàn diện về PPP trong y tế nói chung và tại Hà Nội nói riêng, như còn thiếu quy định pháp lý cụ thể, nguồn nhân lực y tế còn thiếu, các quy định về tự chủ chưa hoàn thiện đặc biệt nguồn nhân lực làm công tác PPP hiện còn thiếu chuyên gia, cán bộ có kinh nghiệm làm công tác PPP, cơ chế giá dịch vụ y tế, chi trả bảo hiểm y tế còn hạn chế, tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế ở một số khu vực còn thấp, dịch vụ do tư nhân đầu tư người dân thường phải trả phần chênh lệch nên lượng người sử dụng dịch vụ tại các cơ sở này còn hạn chế… đã khiến việc các dự án PPP trong lĩnh vực y tế Hà Nội là chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư tư nhân và sự tăng trưởng là vẫn chưa đạt mục tiêu, thấp hơn nhu cầu cần có. 2.3.3. Thực trạng hợp tác công tư trong lĩnh vực công ích - vệ sinh môi trường tại Hà Nội Trước sức ép về nhu cầu tài chính cho dịch vụ môi trường đô thị ngày càng lớn, trong khi nguồn lực của Nhà nước có hạn đòi hỏi các quốc gia tìm kiếm phương thức mới, phù hợpvà hình thức PPP ra đời. Cung ứng dịch vụ môi trường đô thị theo hình thức PPP được triển khai ở nhiều nước trên thế giới nhằm bảo vệ môi trường và giảm thiểu chất thải rắn (CTR) phải xử lý và tăng tính bền vững của ngân sách Nhà nước. Theo Hồ Công Hòa (2018)2 , lượng chất thải rắn phát thải hiện nay tại Hà Nội ước tính khoảng 30 triệu tấn và mức tăng trưởng hàng năm khoảng 7%; từ đó mức cầu của thành phố Hà Nội cho lĩnh vực xử lý chất thải hàng năm bình quân là khoảng 3900 tỷ đồng. Điều này cho thấy tính cấp bách của vấn đề về nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường, trong khi nguồn ngân sách luôn có hạn và yêu cầu cấp bách hiện 2 Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương