SlideShare a Scribd company logo
1 of 91
XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG MỘT SỐ
KIM LOẠI BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ
HẤP THU NGUYÊN TỬ VÀ ĐỊNH LƯỢNG HỢP
CHẤT POLYPHENOL BẰNG PHƯƠNG PHÁP
FOLIN CIOCALTEU TRONG CỦ SÙNG THẢO
WORD VERSION | 2023 EDITION
ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL
TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM
B Á O C Á O N G H I Ê N C Ứ U
K H O A H Ọ C
Ths Nguyễn Thanh Tú
eBook Collection
Hỗ trợ trực tuyến
Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon
Mobi/Zalo 0905779594
vectorstock.com/24597468
Tài liệu chuẩn tham khảo
Phát triển kênh bởi
Ths Nguyễn Thanh Tú
Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật :
Nguyen Thanh Tu Group
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
KHOA DƯỢC
----------
BÁO CÁO
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI:
XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG
MỘT SỐ KIM LOẠI BẰNG PHƯƠNG PHÁP
QUANG PHỔ HẤP THU NGUYÊN TỬ
VÀ ĐỊNH LƯỢNG HỢP CHẤT POLYPHENOL
BẰNG PHƯƠNG PHÁP FOLIN CIOCALTEU
TRONG CỦ SÙNG THẢO (Stachys affinis Lamiaceae)
NGUYỄN THỊ VÂN ANH
Đồng Nai 8/2021
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
ii
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
KHOA DƯỢC
----------
BÁO CÁO
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI:
XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG
MỘT SỐ KIM LOẠI BẰNG PHƯƠNG PHÁP
QUANG PHỔ HẤP THU NGUYÊN TỬ
VÀ ĐỊNH LƯỢNG HỢP CHẤT POLYPHENOL
BẰNG PHƯƠNG PHÁP FOLIN CIOCALTEU
TRONG CỦ SÙNG THẢO (Stachys affinis Lamiaceae)
Người thực hiện: Nguyễn Thị Vân Anh
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Võ Thị Bạch Huệ
ThS. Trần Thị Thu Hiền
Đồng Nai 8/2021
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
iii
LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Cô hướng dẫn PGS.TS. Võ Thị Bạch Huệ và
Cô Ths. Trần Thị Thu Hiền đã tận tình hướng dẫn để em có thể hoàn thành đề tài.
Cảm ơn Cô Huệ đã định hướng đề tài, cung cấp mẫu, quan tâm trong suốt quá trình
thực hiện đề tài của em.
Cảm ơn Cô Hiền đã luôn đồng hành trong những lần nhập số liệu và động viên em
mỗi khi số liệu không đạt.
Cảm ơn Cô đã an ủi em trong những giây phút bất lực, tuyệt vọng khi bị tắt điện trong
quá trình nung mẫu.
Cảm ơn những lần Cô chia sẻ ty tỷ mọi thứ trong cuộc sống, kinh nghiệm của người
từng trải. Cảm ơn Cô đã giúp em định hướng chọn nghề trong tương lai, mặc dù hiện
tại em vẫn chưa đi làm.
Cảm ơn những lời hài hước của Thầy Cường về nhiều vấn đề để em bớt buồn và yêu
đời hơn.
Cảm ơn Thầy Duy, Thầy Đức ở lại bộ môn cùng em mỗi khi tối về để em bớt sợ ma.
Cảm ơn Cô Luôn và Thầy Tài đã không trách móc, la rầy mỗi khi em lấy hết dụng cụ
thí nghiệm của Bộ môn, bày đồ lung tung.
Cảm ơn những bữa ăn ấm cúng từ Bộ môn.
Cảm ơn chú bảo vệ đôi khi miễn tiền gửi xe, cho con đồ ăn.
Cảm ơn những lời nhắc nhở ăn trưa của Thầy, Cô, anh Phúc khi đến giờ cơm trưa.
Cảm ơn bộ môn HPT-Kiểm nghiệm đã tạo cho em 1 môi trường làm bài và nghiên
cứu thoải mái. Nơi đây dường như là căn trọ thứ 2 của em trong những tháng ngày
cuối của chặng đường 5 năm đại học dài miên man.
Và cuối cùng, em xin cảm ơn Khoa Dược và Đại học Lạc Hồng đã tạo điều kiện về
cơ sở vật chất để em hoàn thành Khóa luận.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc!
Biên Hòa, ngày 05 tháng 08 năm 2021
Sinh viên
Nguyễn Thị Vân Anh
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
iv
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................ vii
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ viii
DANH MỤC BẢNG...................................................................................................x
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.....................................................................2
1.1. TỔNG QUAN VỀ THỰC VẬT CỦA SÙNG THẢO.....................................2
1.1.1. Đặc điểm hình thái và phân bố..................................................................2
1.1.2. Thành phần và giá trị dinh dưỡng trong củ...............................................3
1.1.3. Tác dụng dược lí .......................................................................................4
1.2. TỔNG QUAN VỀ CÁC KHOÁNG CHẤT ....................................................5
1.2.1. Sắt..............................................................................................................5
1.2.2. Kẽm...........................................................................................................5
1.2.3. Natri...........................................................................................................6
1.2.4. Kali............................................................................................................6
1.3. PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ HẤP THU NGUYÊN TỬ ..........................7
1.3.1. Định nghĩa, ưu - nhược điểm của phương pháp AAS ..............................7
1.3.2. Các phương pháp xử lý mẫu ...................................................................10
1.4. TỔNG QUAN VỀ POLYPHENOL ..............................................................14
1.4.1. Chất chống oxy hóa.................................................................................14
1.4.2. Định nghĩa polyphenol............................................................................14
1.4.3. Tác dụng dược lý của polyphenol...........................................................15
1.5. PHƯƠNG PHÁP FOLIN – CIOCALTEU XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG
POLYPHENOL TOÀN PHẦN.............................................................................15
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
v
1.5.1. Giới thiệu.................................................................................................15
1.5.2. Nguyên tắc ..............................................................................................16
1.6. TỐI ƯU HÓA THEO MÔ HÌNH BOX BEHNKEN.....................................16
1.6.1. Khái niệm tối ưu......................................................................................16
1.6.2. Thành phần cơ bản của bài toán tối ưu ...................................................16
1.6.3. Mô hình Box-Behnken............................................................................17
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................18
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .......................................................................18
2.2. CHẤT CHUẨN, DUNG MÔI, HÓA CHẤT VÀ TRANG THIẾT BỊ .........18
2.2.1. Chất chuẩn...............................................................................................18
2.2.2. Dung môi, hóa chất .................................................................................18
2.2.3. Trang thiết bị...........................................................................................18
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................19
2.3.1. Xây dựng quy trình định lượng các nguyên tố Fe, K, Na, Zn bằng phương
pháp quang phổ hấp thu nguyên tử ...................................................................19
2.3.2. Xây dựng quy trình định lượng polyphenol trong củ Sùng thảo ............25
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................31
3.1. XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG Fe, Zn, Na, K BẰNG PHƯƠNG
PHÁP QUANG PHỔ HẤP THU NGUYÊN TỬ .................................................31
3.1.1. Độ ẩm của dược liệu ...............................................................................31
3.1.2. Khảo sát dung môi pha mẫu....................................................................31
3.1.3. Khảo sát phương pháp vô cơ hóa............................................................32
3.1.4. Tối ưu hóa điều kiện vô cơ hóa mẫu.......................................................33
3.1.5. Thẩm định quy trình định lượng đồng thời Fe, Zn và Na.......................49
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
vi
3.1.6. Thẩm định quy trình định lượng K .........................................................55
3.2. XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG POLYPHENOL TOÀN PHẦN
BẰNG PHƯƠNG PHÁP FOLIN – CIOCALTEU...............................................59
3.2.1. Khảo sát quy trình định lượng polyphenol toàn phần.............................59
3.2.2. Tối ưu hóa quy trình định lượng polyphenol..........................................60
3.2.3. Thẩm định quy trình định lượng polyphenol toàn phần: ........................64
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN........................................................................................69
4.1. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÉP PHÂN TÍCH ............................69
4.1.1. Khảo sát dung môi pha mẫu....................................................................69
4.1.2. Khảo sát phương pháp vô cơ hóa............................................................69
4.1.3. Tối ưu hóa mẫu .......................................................................................70
4.1.4. Thẩm định quy trình định lượng .............................................................71
4.2. XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG POLYPHENOL TOÀN PHẦN
BẰNG PHƯƠNG PHÁP FOLIN-CIOCALTEU .................................................71
4.2.1. Khảo sát các quy trình định lượng polyphenol.......................................71
4.2.2. Tối ưu hóa mẫu .......................................................................................71
4.2.3. Thẩm định quy trình định lượng .............................................................71
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................73
5.1. KẾT LUẬN....................................................................................................73
5.2. ĐỀ NGHỊ .......................................................................................................74
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ nguyên Nghĩa tiếng việt
AAS
Atomic Absorption
Spectrophotometry
Quang phổ hấp thu nguyên tử
Abs Absorption Độ hấp thu
ANOVA Analysis of variance
DMPM Dung môi pha mẫu
Đđ Đậm đặc
F-AAS
Flame Atomic Absorption
Spectrophotometry
Quang phổ hấp thu nguyên tử
dùng ngọn lửa
FCR Folin-Ciocalteu reagents Thuốc thử Folin-Ciocalteu
KL Khối lượng
ppm Part per million Nồng độ phần triệu
Pp Phương pháp
RSD Relative standard deviation Độ lệch chuẩn tương đối
SD Standard deviation Độ lệch chuẩn
STT Số thứ tự
TB Trung bình
UV - Vis Ultraviolet-visible spectroscopy Quang phổ tử ngoại khả kiến
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
viii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Hình toàn cây và củ Sùng thảo....................................................................2
Hình 1.2. Sơ đồ phân loại polyphenol [26]...............................................................15
Hình 3.1. Kết quả phân tích ANOVA của quy trình tối ưu nguyên tố Fe ................35
Hình 3.2. Các hệ số của phương trình hồi quy tuyến tính nguyên tố Fe ..................36
Hình 3.3. Đường biểu diễn ảnh hưởng của các yếu tố lên hàm lượng Fe.................37
Hình 3.4. Kết quả phân tích ANOVA của quy trình tối ưu nguyên tố Zn................38
Hình 3.5. Đánh giá các hệ số của phương trình hồi quy tuyến tính nguyên tố Zn ...39
Hình 3.6. Đường biểu diễn ảnh hưởng của các yếu tố lên hàm lượng Zn ................40
Hình 3.7. Kết quả phân tích ANOVA của quy trình tối ưu nguyên tố Na................41
Hình 3.8. Đánh giá các hệ số của phương trình hồi quy tuyến tính nguyên tố Na ...42
Hình 3.9. Đường biểu diễn ảnh hưởng của các yếu tố lên hàm lượng Na...............43
Hình 3.10. Kết quả phân tích ANOVA của quy trình tối ưu nguyên tố K ...............44
Hình 3.11. Các hệ số của phương trình hồi quy tuyến tính nguyên tố K..................45
Hình 3.12. Đường biểu diễn ảnh hưởng của các yếu tố lên hàm lượng K...............46
Hình 3.13. Các thông số tối ưu dự đoán bởi phần mềm MODDE 5.0......................46
Hình 3.14. Dự đoán điều kiện tối ưu của nguyên tố Fe, Zn, Na...............................47
Hình 3.15. Các thông số tối ưu dự đoán của nguyên tố K........................................48
Hình 3.16. Đồ thị tương quan giữa nồng độ dung dịch chuẩn Fe và độ hấp thu......50
Hình 3.17. Đồ thị tương quan giữa nồng độ dung dịch chuẩn Zn và độ hấp thu......50
Hình 3.18. Đồ thị tương quan giữa nồng độ dung dịch chuẩn Na và độ hấp thu .....51
Hình 3.19. Đồ thị tương quan giữa nồng độ dung dịch chuẩn K và độ hấp thu .......56
Hình 3.20. Khảo sát bước sóng hấp thu cực đại .......................................................59
Hình 3.21. Phổ động học phản ứng của mẫu chuẩn và thử.......................................59
Hình 3.22. Kết quả phân tích ANOVA của quy trình tối ưu nguyên tố ...................61
Hình 3.23. Kết quả đánh giá các hệ số của phương trình hồi quy tuyến tính...........62
Hình 3.24. Đường biểu diễn ảnh hưởng của các yếu tố lên hàm lượng polyphenol.63
Hình 3.25. Các thông số tối ưu dự đoán bởi phần mềm MODDE 12.0....................63
Hình 3.26. Phổ UV – Vis đánh giá độ đặc hiệu........................................................65
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
ix
Hình 3.27. Biểu đồ đường chuẩn khảo sát tính tuyến tính........................................66
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
x
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Thành phần dinh dưỡng trong củ Sùng thảo [40].......................................3
Bảng 2.1. Cách pha mẫu chuẩn Fe, Na và K ............................................................19
Bảng 2.2. Cách pha mẫu chuẩn Zn ...........................................................................19
Bảng 2.3. Các yếu tố khảo sát theo mô hình Box-Behnken .....................................22
Bảng 2.4. Bảng thêm dung dịch chuẩn vào mẫu thử ................................................25
Bảng 2.5. Quy trình định lượng polyphenol [3] [37]................................................26
Bảng 2.6. Các yếu tố khảo sát theo mô hình Box-Behnken .....................................27
Bảng 2.7. Bố trí thực nghiệm các điều kiện khảo sát theo mô hình Box – Behnken27
Bảng 2.8. Cách pha chế dung dịch khảo sát tính tuyến tính .....................................29
Bảng 2.9. Cách pha chế dung dịch khảo sát độ đúng................................................30
Bảng 3.1. Khảo sát sự ảnh hưởng của DMPM đến độ hấp thu của mẫu. .................31
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát phương pháp vô cơ hóa.................................................33
Bảng 3.3. Kết quả khảo sát tối ưu hóa theo mô hình Box – Behnken ......................33
Bảng 3.4. Kết quả khảo sát tính đặc hiệu..................................................................49
Bảng 3.5. Kết quả khảo sát tính tuyến tính của Fe, Zn, Na. .....................................49
Bảng 3.6. Kết quả khảo sát độ lặp lại và độ chính xác trung gian của các nguyên tố
Fe, Zn, Na..................................................................................................................52
Bảng 3.7. Kết quả độ đúng của nguyên tố Fe ...........................................................54
Bảng 3.8. Kết quả độ đúng của nguyên tố Zn...........................................................54
Bảng 3.9. Kết quả độ đúng của nguyên tố Na...........................................................55
Bảng 3.10. Kết quả tính đặc hiệu..............................................................................55
Bảng 3.11. Tính tuyến tính của nguyên tố K ............................................................56
Bảng 3.12. Kết quả khảo sát độ lặp lại và độ chính xác trung gian của nguyên tố K
...................................................................................................................................57
Bảng 3.13. Kết quả độ đúng của nguyên tố K ..........................................................58
Bảng 3.14. Kết quả bố trí thực nghiệm các điều kiện khảo sát theo mô hình Box -
Behnken.....................................................................................................................60
Bảng 3.15. Quy trình định lượng polyphenol tối ưu.................................................64
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
xi
Bảng 3.16. Kết quả khảo sát tính tương thích hệ thống............................................64
Bảng 3.17. Kết quả khảo sát tính tuyến tính .............................................................65
Bảng 3.18. Kết quả khảo sát độ lặp lại......................................................................66
Bảng 3.19. Kết quả khảo sát độ chính xác trung gian...............................................67
Bảng 3.20. Kết quả khảo sát độ đúng .......................................................................68
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhờ sự phân bố rộng rãi trên toàn thế giới, với khoảng 300 loài, chi Stachys L. là một trong
những chi lớn nhất của họ Hoa môi (Lamiaceae) [21]. Nhiều loài thuộc chi này đã được ứng
dụng trong y học cổ truyền, trong đó cây Sùng thảo (Stachys affinis Lamiaceae) là một loại
dược liệu đã được người xưa sử dụng trong phương thuốc cổ truyền điều trị nhiễm trùng, cảm
lạnh, bệnh tim, bệnh lao và viêm phổi [40]. Ngoài ra dược liệu này được xem như một thực
phẩm có giá dinh dưỡng cao, ăn củ có vị man mát giống như atiso đỏ và thường được chế
biến bằng cách ngâm, xào, nấu súp hoặc ăn sống. Không những thế, tại các quốc gia khác như
Trung Quốc và Nhật Bản, củ Sùng thảo còn được ngâm rượu làm thuốc chữa bệnh có tác
dụng thanh nhiệt, chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống viêm và tăng cường hệ tiêu hóa [40].
Tuy có nhiều công dụng như trên, nhưng đối với nền y học nước nhà Sùng thảo vẫn còn khá
mới mẻ chưa được khai thác hết công dụng của nó. Với mong muốn hiểu rõ hơn về các thành
phần nguyên tố hóa học của củ Sùng thảo và có thể đưa ra đánh giá chính xác chất lượng dinh
dưỡng trong củ nhằm tạo điều kiện cho việc sử dụng đúng liều lượng cây thuốc giúp tăng hiệu
quả trong việc phòng và chữa bệnh, đề tài “Xây dựng quy trình định lượng một số kim loại
bằng phương pháp quang phổ hấp thu nguyên tử và định lượng hợp chất polyphenol bằng
phương pháp Folin Ciocalteu trong củ Sùng thảo (Stachys affinis Lamiaceae)” được tiến hành
nghiên cứu với các mục tiêu cụ thể như sau:
- Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng và tối ưu hóa quy trình vô cơ hóa mẫu để định lượng
Fe, Zn, Na, K trong củ Sùng thảo bằng mô hình thiết kế Box – Behnken.
- Thẩm định quy trình định lượng Fe, Zn, Na, K trong củ Sùng thảo bằng phương pháp
quang phổ hấp thu nguyên tử.
- Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng và tối ưu hóa quy trình định lượng polyphenol trong củ
Sùng thảo bằng mô hình thiết kế Box – Behnken.
- Thẩm định quy trình định lượng polyphenol trong củ Sùng thảo bằng phương pháp
Folin Ciocalteu.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN VỀ THỰC VẬT CỦA SÙNG THẢO
1.1.1. Đặc điểm hình thái và phân bố
Tên khoa học: Stachys affinis Lamiaceae
Phân loại:
Giới thực vật (Plantae)
Ngành thực vật hạt kín: Angiospermatophyta
Lớp thực vật hai lá mầm: Angiospermae
Nhánh thực vật hai lá mầm thực sự: Eudicots
Bộ Hoa môi: Lamiales
Họ Hoa môi: Lamiaceae
Chi: Stachys
Loài: Stachys affinis
Hình 1.1. Hình toàn cây và củ Sùng thảo
Mô tả thực vật:
Cây Sùng thảo – Stachys affinis (Stachys sieboldii, Stachys tuberifera) còn được gọi với tên
khác là atisô Trung Quốc, là một loại cây thân thảo lâu năm có nguồn gốc từ Trung Quốc và
Nhật Bản, nơi chúng được trồng rộng rãi và lấy củ làm thực phẩm. Cây có chiều cao từ 30
đến 50 cm, lá có lông mọc đối xứng nhau và mép lá có răng cưa, hoa nhỏ màu trắng hoặc màu
hồng tím nở vào mùa hè. Vào cuối mùa thu, dưới mặt đất hình thành các củ nhỏ giống như
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
3
một chuỗi hạt ngọc trai màu trắng. Củ Sùng thảo có hình dạng giống sâu bướm, dài từ 2,5 đến
5,5 cm hoặc dài hơn, dày 1,3 đến 2,5 cm. Khi ăn củ có vị man mát giống như atiso đỏ và
thường được chế biến bằng cách ngâm, xào, nấu súp hoặc ăn sống. Tại Trung Quốc và Nhật
Bản, củ Sùng thảo còn được ngâm rượu làm thuốc chữa bệnh có tác dụng thanh nhiệt, chống
oxy hóa, kháng khuẩn, chống viêm và tăng cường hệ tiêu hóa. Cây Sùng thảo đã được sử
dụng như một loại rau củ ở Trung Quốc từ thế kỷ thứ tư. Kể từ thế kỷ XIX, cây Sùng thảo
được trồng ở châu Âu (Łuczaj và cộng sự, 2011), ở Pháp cây Sùng thảo được gọi là “Crosnes”,
chỉ thành phố Crosne, thuộc tỉnh Essonne, nơi nó được trồng lần đầu tiên vào năm 1882. [39],
[40]
1.1.2. Thành phần và giá trị dinh dưỡng trong củ
Tổng cộng có chín hợp chất đã được phân lập từ chiết xuất ethanolic trong củ và được làm
sáng tỏ cấu trúc bằng phương pháp quang phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR) và khối phổ
(MS). Các hợp chất đánh dấu được xác định là oligosaccharid stachyose và acid hữu cơ, acid
succinic, cũng như phenylethanoid và iridoid glycosid. Thành phần dinh dưỡng đa lượng chủ
yếu là carbohydrat (36,9% dw), trong khi kali (2,36%) là chất dinh dưỡng vi lượng dồi dào
nhất. Chiết xuất etanolic từ củ có thể bảo vệ hiệu quả các tế bào của con người (Caco-2,
SHSY-5Y và K562) chống lại tổn thương oxy hóa do BHP gây ra [40].
Bảng 1.1. Thành phần dinh dưỡng trong củ Sùng thảo [40]
Chất dinh dưỡng đa lượng
(%)
Khoáng chất chính
(g/kg)
Khoáng chất phụ
(mg/kg)
Protein 10,64 ± 0,35 Mg 2,22 ± 0,11 Na 75,83 ± 13,91
Carbohydrat 36,94 ± 1,11 P 4,10 ± 0,35 Mn 26,07 ± 3,74
Đường 14,07 ± 0,85 S 1,07 ± 0,10 Cu 17,27 ± 1,64
Chất béo 0,53 ± 0,02 K 23,61 ± 2,30 Zn 23,60 ± 1,33
Chất xơ 8,44 ± 0,30 Ca 3,83 ± 0,37 Cr 3,28 ± 0,18
Năng lượng 195 ± 6,00 Fe 1,38 ± 0,08 Ti 53,42 ± 4,13
Phân tích giá trị năng lượng của củ Sùng thảo cho thấy cứ 100 g củ cung cấp 195 kcal.
Carbohydrat (36,94%) là chất dinh dưỡng đa lượng phổ biến nhất, trong đó đường chiếm một
phần quan trọng (14,07%). Stachyose là thành phần chiếm tỷ lệ lớn nhất. Củ có 10,64%
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
4
protein, 0,53% chất béo. Đáng chú ý là trong củ có một nguồn chất xơ dồi dào (35%), đây
thành phần thực phẩm có tác dụng tốt với sức khỏe. Hàm lượng tro cao (8,44%) do sự hiện
diện của nhiều yếu tố đa lượng và vi lượng. Về mặt này, Sùng thảo cho thấy nồng độ K
(2,36%), P (0,41%), Ca (0,38%) và Mg (0,22%) và nồng độ Na thấp (0,008%) (Stanley &
Stephen, 2008).
Như đã biết khẩu phần ăn có chứa hàm lượng kali cao có thể bảo vệ khỏi nguy cơ mắc bệnh
tim mạch (Khaw & Barrett-Connor, 1987). Trên cơ sở này, việc sử dụng củ Sùng thảo không
chỉ có lợi cho bệnh nhân bị tiểu đường vì hàm lượng stachyose cao mà còn ở những người có
vấn đề về tim. Hàm lượng kali cao phát hiện trong củ có thể giải thích về truyền thống sử
dụng củ Sùng thảo ở Trung Quốc để điều trị các bệnh về tim (Phong và cộng sự, 2015) [40].
1.1.3. Tác dụng dược lí
Củ Sùng thảo được biết đến với hàm lượng stachyose cao và được ăn như một loại rau ăn
được. Hoạt tính chống viêm và chống tăng sinh của nhiều loại chiết xuất khác nhau có nguồn
gốc từ củ Sùng thảo. Các phân đoạn n-hexan và dicloromethan đã cho thấy độc tính tế bào
cao trên các dòng tế bào bao gồm đại thực bào, ức chế đáng kể việc sản xuất oxit nitric (NO)
và prostaglandin E2 (PGE2). Phân đoạn ethyl acetat của củ Sùng thảo có thể là một thành
phần chống viêm và chống ung thư tiềm năng [22].
Ở Trung Quốc, cây Sùng thảo được sử dụng như một phương thuốc truyền cổ truyền điều trị
nhiễm trùng, cảm lạnh, bệnh tim, bệnh lao và viêm phổi (Yamahara, Kitani, Kobayashi &
Kawahara, 1990; Feng và cộng sự, năm 2015). Có một số nghiên cứu chỉ ra rằng dịch chiết
xuất từ củ Sùng thảo giúp giảm bớt sự rối loạn trí nhớ liên quan đến chứng mất trí và bệnh
Alzheimer ở chuột thông qua cơ chế chống oxy hóa (Harada, Tsujita, Ono, Miyagi, Mori &
Tokuyama, 2015). Chiết xuất methanolic từ Sùng thảo cũng đã được chứng minh có tác dụng
bảo vệ chuột khỏi tác động gây tử vong của kali cyanid (Yamahara và cộng sự, 1990) và ức
chế hoạt động của enzyme hyaluronidase (Takeda, Fujita, Satoh & Kakegawa, 1985). Trong
một nghiên cứu khác, một đoạn polysaccharid chiết xuất từ củ Sùng thảo có khả năng thu hồi
cao các anion superoxid, hydroxyl và các gốc tự do (Feng và cộng sự, 2015). Theo những
nghiên cứu của Yamahara và cộng sự (1990), các glycosid phenylethanoid như acteosid và
stachysosid C là những hoạt chất thứ cấp chính đặc trưng trong củ của Sùng thảo. Đặc biệt,
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
5
acteosid được xem là một ức chế di căn ung thư hiệu quả (Hayashi, Nagamatsu, Ito, Yagita
& Suzuki, 1996). Củ Sùng thảo còn có một nguồn stachyose phong phú (Łuczaj và cộng sự,
2011), người ta đã chứng minh rằng stachyose có tác dụng hạ đường huyết đáng chú ý ở chuột
nhắt (Zhang và cộng sự, 2004) [25], [40].
1.2. TỔNG QUAN VỀ CÁC KHOÁNG CHẤT
1.2.1. Sắt
Sắt được sử dụng rộng rãi trong y học, nó là cần thiết cho con người, chúng tham gia cho một
số quá trình phức tạp liên tục diễn ra ở cấp độ phân tử, vận chuyển oxy cho cơ thể và tham
gia sản xuất các tế bào hồng cầu (một quá trình được gọi là tạo máu), nó cũng là một phần
của hemoglobin liên kết với oxy và tạo điều kiện vận chuyển nó từ phổi qua động mạch đến
tất cả tế bào khắp cơ thể.
Thiếu sắt ảnh hưởng xấu đến sự phát triển nhận thức ở trẻ sơ sinh, thiếu sắt thiếu máu có liên
quan đến giảm tinh thần, khả năng vận động và những thay đổi về hành vi, chẳng hạn như do
dự và cảnh giác hơn, thần kinh bị suy giảm.
FAO/WHO khuyến nghị lượng sắt hàng ngày đối với độ tuổi và giới tính như sau: Trẻ sơ sinh
0,25 – 12 tháng tuổi 11 mg/ngày; 1 – 2 tuổi 6 mg/ngày; 2 – 6 tuổi 7 mg/ngày; 6 – 12 tuổi 12
mg/ngày; bé trai 12 – 16 tuổi 18 mg/ngày; bé gái 12 – 16 tuổi 20 mg/ngày; nam giới trưởng
thành 11 mg/ngày; phụ nữ trưởng thành 24 mg/ngày; phụ nữ đang mang thai 45 mg/ngày;
phụ nữ đang cho con bú 13 mg/ngày; phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh 9 mg/ngày.
Thịt đỏ và gan là những nguồn cung cấp sắt tuyệt vời, cũng như cá và thịt gia cầm, trứng và
động vật thân mềm, cũng như các loại đậu, ngũ cốc, trái cây khô và một số loại rau xanh đậm
[18], [19], [24], [34].
1.2.2. Kẽm
Kẽm cần thiết cho việc tổng hợp DNA, phân chia và tăng trưởng tế bào, để tổng hợp protein
và chuyển hóa chất dinh dưỡng đa lượng cho sự phát triển và chức năng thích hợp của hầu
hết các hệ thống cơ thể.
Kẽm có nhiều trong thịt đỏ, gà, hải sản, ngũ cốc và các sản phẩm đến từ sữa.
Sự thiếu hụt kẽm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển ở nhiều loài động vật và con người.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
6
Nhu cầu kẽm đối với con người có sự khác biệt giữa từng giai đoạn và giới tính. Giai đoạn
trẻ sơ sinh 0 - 6 tháng 2 mg/ngày; 7 - 12 tháng 3 mg/ngày;1 - 3 tuổi 3 mg/ngày; 4 - 8 tuổi 4
mg/ngày; 9 - 12 tuổi 6 mg/ngày; 14 - 18 tuổi 13 mg/ngày đối với bé trai và 7 mg/ngày đối với
bé gái; người trưởng thành nam giới cần 14 mg/ngày, phụ nữ 8 mg/ngày; phụ nữ mang thai
và đang cho con bú 12 mg/ngày [18], [30], [32], [34].
1.2.3. Natri
Natri điều chỉnh độ thẩm thấu, hoặc nồng độ của chất lỏng cơ thể, cũng như nồng độ axit-
base. Natri tham gia vào quá trình vận chuyển tích cực qua màng tế bào và phải được bơm ra
đổi lấy kali (được gọi là bơm natri) để duy trì sự cân bằng thích hợp của chất lỏng và các chất
khác trong tế bào cơ thể. Muối natri thường được sử dụng trong dược phẩm. Nếu nồng độ
natri trong máu trở nên quá thấp và nước được thay thế mà không có natri, nước di chuyển từ
máu vào tế bào và các triệu chứng nhiễm độc nước có thể phát triển. Các triệu chứng này bao
gồm đau đầu và yếu cơ. Mặc dù mất natri trong mồ hôi, tình trạng cạn kiệt là rất hiếm, ngoại
trừ các rối loạn như tiêu chảy mãn tính, nặng chấn thương hoặc một số bệnh thận. Sự thiếu
hụt là rất hiếm ở những người ăn kiêng hạn chế muối.
Triệu chứng hạ natri máu chủ yếu là các triệu chứng thần kinh liên quan đến tình trạng phù
não. Có thể là cấp tính (trong vòng 1-2 ngày) hoặc mạn tính (hơn 2 ngày hoặc vài tuần). Cấp
tính thường có tình trạng như: nôn ói, khó chịu, đau đầu, lú lẫn, ngủ gà, co giật, hôn mê. Mạn
tính: thường không có triệu chứng, nặng hơn thì lú lẫn, ngủ gà.
Tăng natri máu có các biểu hiện lâm sàng chủ yếu là triệu chứng thần kinh, bao gồm: rối loạn
tri giác, bứt rứt, yếu cơ, dấu hiệu thần kinh khu trú, có thể co giật, hôn mê [14], [18], [34].
1.2.4. Kali
Kali là cation chính của cơ và hầu hết các tế bào khác. Cơ thể người lớn chứa khoảng 250 g
kali. Nó cần thiết trong việc duy trì sự cân bằng chất lỏng trong tế bào của chúng ta và cần
thiết cho tất cả các phản ứng của tế bào. Hầu hết kali tập trung trong các tế bào với nồng độ
cao hơn 30 lần so với trong huyết tương và mô kẽ dịch. Các nghiên cứu trên động vật đã chỉ
ra rằng kali có thể có khả năng ngăn ngừa đột quỵ và bảo vệ thận khỏi tác động của tăng huyết
áp. Kali được hấp thu qua đường tiêu hóa và lượng máu được giữ ở mức cân bằng nhờ sự
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
7
điều tiết của thận. Mặc dù hầu hết kali bị mất trong nước tiểu, một số cũng bị mất trong phân
và một lượng tối thiểu theo mồ hôi.
Kali phần lớn đến từ trái cây và rau quả, sữa, cà phê, các món thịt gà và thịt bò, nước cam và
bưởi và khoai tây. Kali có trong thực phẩm cùng với phosphat, sulfat, citrat và nhiều anion
hữu cơ bao gồm protein.
Hậu quả bất lợi của hạ kali máu là rối loạn nhịp tim, yếu cơ và không dung nạp glucose.
Không bổ sung đủ kali trong chế độ ăn uống cũng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ và có lẽ
các bệnh tim mạch khác.
WHO đề xuất lượng kali ít nhất 90 mmol/ngày (3510 mg/ngày) cho người lớn. Điều chỉnh
lượng kali ít nhất 90 mmol/ngày cho trẻ em dựa trên nhu cầu năng lượng của trẻ so với nhu
cầu năng lượng của người lớn [18], [34], [42], [44].
1.3. PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ HẤP THU NGUYÊN TỬ
1.3.1. Tổng quan về phương pháp AAS
Quang phổ hấp thu nguyên tử là máy đo cường độ tia cộng hưởng của đèn cathod
lõm sau khi tia này đi qua mẫu trắng không chứa hơi nguyên tử tự do và đi qua mẫu thử chứa
hơi nguyên tử tự do.
* Ưu điểm
Độ nhạy và độ chọn lọc tương đối cao. Gần 60 nguyên tố hóa học có thể được xác định bằng
phương pháp quang phổ hấp thu nguyên tử với độ nhạy 10-4
- 10-5
%. Do vậy, phương pháp
phân tích này đã được sử dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực để xác định vết kim loại. Đặc
biệt trong phân tích nguyên tố vi lượng trong các đối tượng mẫu y học, sinh học, nông nghiệp,
kiểm tra các hóa chất có độ tinh khiết cao.
Không cần phải làm giàu nguyên tố xác định trước khi phân tích. Do đó ít tốn nguyên liệu
mẫu, ít tốn thời gian, không cần nhiều hóa chất tinh khiết, tránh được sự nhiễm bẩn mẫu khi
xử lí qua các giai đoạn phức tạp.
Động tác thực hiện nhẹ nhàng. Kết quả phân tích được ghi lại trên giấy hay giản đồ tiện lưu
trữ. Cùng với các trang thiết bị hiện nay, có thể xác định đồng thời hay liên tiếp nhiều nguyên
tố trong một mẫu. Hơn nữa, bằng sự ghép nối với máy tính cá nhân và các phần mềm khác,
quá trình đo và xử lí kết quả nhanh chóng, dễ dàng lưu lại đường chuẩn cho các lần sau.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
8
Kết quả phân tích rất ổn định và sai số nhỏ. Với vùng nồng độ cỡ 1-2 ppm, sai số thường
không quá 15% [12].
* Nhược điểm
Hệ thống máy AAS tương đối đắt tiền. Do đó nhiều cơ sở nhỏ không đủ điều kiện xây dựng
phòng thí nghiệm và mua sắm máy móc. Độ nhạy cao nên sự nhiễm bẩn có ý nghĩa rất lớn
đối với kết quả phân tích hàm lượng vết. Vì thế môi trường không khí trong phòng thí nghiệm
phải không có bụi và dụng cụ hóa chất dùng trong phép đo phải có độ tinh khiết cao, thiết bị
máy móc phải tinh vi và phức tạp. Do vậy, cần có kỹ sư có trình độ cao để bảo dưỡng và chăm
sóc máy.
Chỉ biết được thành phần nguyên tố của chất trong mẫu phân tích mà không chỉ ra được các
liên kết của nguyên tố. Vì vậy đây chỉ là phương pháp phân tích thành phần hóa học của
nguyên tố [12].
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
9
* Các kỹ thuật nguyên tử hóa
Kĩ thuật nguyên tử hóa mẫu bằng ngọn lửa
Kĩ thuật này dùng năng lượng nhiệt của ngọn lửa đèn khí để hóa hơi và nguyên tử hóa mẫu
phân tích. Vì thế mọi quá trình xảy ra trong khi nguyên tử hóa mẫu phụ thuộc vào các đặc
trưng và tính chất của ngọn lửa đèn khí, nhưng chủ yếu là nhiệt độ của ngọn lửa. Đó là yếu tố
quyết định hiệu suất nguyên tử hóa mẫu phân tích, và mọi yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt độ của
ngọn lửa đèn khí đều ảnh hưởng đến kết quả.
Trong phép đo phổ hấp thụ nguyên tử, ngọn lửa là môi trường hấp thụ. Nó có nhiệm vụ hóa
hơi và nguyên tử hóa mẫu phân tích, tạo ra đám hơi của các nguyên tử tự do có khả năng hấp
thụ bức xạ đơn sắc để tạo ra phổ hấp thụ nguyên tử. Vì thế ngọn lửa đèn khí muốn dùng vào
mục đích để hóa hơi và nguyên tử hóa mẫu phân tích cần phải thoả mãn một số yêu cầu nhất
định sau đây:
- Ngọn lửa phải làm nóng đều được mẫu phân tích, hóa hơi và nguyên tử hóa mẫu phân tích
với hiệu suất cao, để bảo đảm cho phép phân tích đạt độ chính xác và độ nhạy cao.
- Năng lượng (nhiệt độ) của ngọn lửa phải đủ lớn.
- Ngọn lửa phải có bề dày đủ lớn và thuần khiết.
- Tiêu tốn ít mẫu phân tích.
Kĩ thuật nguyên tử hóa không ngọn lửa
Ra đời sau kĩ thuật nguyên tử hóa trong ngọn lửa. Nhưng kĩ thuật này được phát triển rất
nhanh và hiện nay đang được ứng dụng rất phổ biến, vì kĩ thuật này cung cấp cho phép đo
AAS có độ nhạy rất cao (mức nanogam, ppb); có khi gấp hàng trăm đến hàng nghìn lần phép
đo trong ngọn lửa. Đây là ưu điểm chính của kỹ thuật nguyên tử hóa không ngọn lửa. Do đó,
khi phân tích lượng vết các kim loại trong nhiều trường hợp không cần thiết phải làm giàu sơ
bộ các nguyên tố cần xác định. Đặc biệt là khi xác định các nguyên tố vi lượng trong các loại
mẫu của y học, sinh học, dược phẩm, thực phẩm, nước giải khát, máu, serum.
- Về nguyên tắc, kĩ thuật nguyên tử hóa không ngọn lửa là quá trình nguyên tử hóa tức khắc
trong thời gian rất ngắn nhờ năng lượng của dòng điện công suất lớn và trong môi trường khí
trơ. Quá trình nguyên tử hóa xảy ra theo ba giai đoạn kế tiếp nhau: sấy khô, tro hóa luyện
mẫu, nguyên tử hóa để đo phổ hấp thụ và cuối cùng là làm sạch cuvet. Trong đó hai giai đoạn
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
10
đầu là chuẩn bị cho giai đoạn nguyên tử hóa để đạt kết quả tốt. Nhiệt độ trong cuvet graphit
là yếu tố chính quyết định mọi sự diễn
biến của quá trình nguyên tử hóa mẫu [12].
1.3.2. Các phương pháp xử lý mẫu trước khi đo AAS
Để xác định hàm lượng các chất trong thực vật, trước hết phải tiến hành xử lý mẫu nhằm
chuyển các nguyên tố cần xác định có trong mẫu từ trạng thái ban đầu về trạng thái thích hợp
cho phép đo. Xử lí mẫu là quá trình hòa tan và phân hủy, phá hủy cấu trúc mẫu ban đầu lấy
từ đối tượng cần phân tích, để giải phóng và chuyển các chất cần xác định về một dạng đồng
thể phù hợp (ví dụ dạng dung dịch) cho một phép đo đã chọn để xác định hàm lượng của chất
mong muốn [43].
Xử lí mẫu có hai quá trình xảy ra đồng thời:
- Phá hủy cấu trúc ban đầu của mẫu (digestion of Sample Matrix).
- Hòa tan giải phóng chất cần xác định về dạng dung dịch đồng thể.
Ngày nay có các kỹ thuật xử lí mẫu phân tích chủ yếu được sử dụng cho phương pháp AAS
là:
- Kỹ thuật vô cơ hóa khô
- Kỹ thuật vô cơ hóa ướt
- Kỹ thuật vô cơ hóa khô – ướt kết hợp
1.3.2.1. Kỹ thuật vô cơ hóa ướt
Nguyên tắc
Dùng acid đặc, có tính oxi hóa mạnh (HNO3, HClO4…) hay hỗn hợp các acid và một chất oxi
hóa mạnh (HNO3 + HClO4) hoặc hỗn hợp một acid mạnh và một chất oxi hóa (HNO3 + H2O2),
…để phân hủy hết chất hữu cơ và chuyển các kim loại ở dạng hữu cơ về dạng các ion trong
dung dịch muối vô cơ. Việc phân hủy có thể thực hiện trong hệ đóng kín (áp suất cao), hay
trong hệ mở (áp suất thường). Lượng acid phải dùng từ 10 - 15 lần lượng mẫu, tùy thuộc mỗi
loại mẫu và cấu trúc vật lý hóa học của nó. Thời gian phân hủy trong các hệ hở, bình Kiejdahl,
ống nghiệm, cốc, … thường từ vài giờ đến hàng chục giờ, cũng tùy loại mẫu, bản chất của
các chất, còn nếu trong lò vi sóng hệ kín thì cần vài chục phút. Thường khi phân hủy xong
phải đuổi hết acid dư trước khi định mức và đo phổ.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
11
Ưu nhược điểm
- Không bị mất các chất phân tích, nhất là trong lò vi sóng.
- Nếu xử lý trong các hệ hở thì thời gian phân hủy mẫu rất dài, tốn nhiều acid đặc tinh
khiết cao, dễ bị nhiễm bẩn do môi trường hay acid dùng và phải đuổi acid dư lâu nên dễ bị
nhiễm bụi bẩn vào mẫu.
Ứng dụng
Xác định các kim loại và một số phi kim hay anion vô cơ như Cl-
, Br-
, I-
, AsO4
-
, SO4
2
, PO4
3-
,
SiO3
2-
… trong các mẫu sinh học, mẫu hữu cơ, mẫu vô cơ, mẫu môi trường, mẫu đất, mẫu
nước, mẫu bụi không khí, mẫu kim loại, hợp kim, rau quả và thực phẩm. [17], [29], [43].
1.3.2.2. Kỹ thuật vô cơ hóa khô
Nguyên tắc
Đối với các mẫu hữu cơ trước hết phải được xay hay nghiền thành bột, vữa hay thể huyền
phù. Sau đó dùng nhiệt để tro hóa mẫu, đốt cháy chất hữu cơ và đưa các kim loại về dạng
oxid hay muối của chúng. Cụ thể là: cân một lượng mẫu nhất định vào chén nung. Nung chất
mẫu ở một nhiệt độ thích hợp, để đốt cháy hết các chất hữu cơ và lấy bã vô cơ còn lại của
mẫu là các oxid, các muối, … Sau đó hòa tan bã thu được này trong acid vô cơ, như HCl,
HNO3… để chuyển các kim loại về dạng ion trong dung dịch. Nhiệt độ nung xử lý mẫu thường
trong vùng 450 – 750 o
C và thời gian nung khoảng từ 5 – 12 giờ, tùy thuộc vào mỗi loại mẫu
(chất nền và cấu trúc của nó) cũng như các chất cần phân tích.
Ưu nhược điểm
- Tro hóa triệt để mẫu, hết các chất hữu cơ.
- Đơn giản, dễ thực hiện, quá trình xử lý không lâu như phương pháp ướt.
- Không tốn nhiều acid tinh khiết cao và không có acid dư.
- Hạn chế được sự nhiễm bẩn do dùng ít hóa chất.
- Mẫu dung dịch thu được sẽ sạch và trong.
- Thường hay bị mất một số nguyên tố như Cd, Pb, Zn… nếu không sử dụng chất bảo
vệ. [17], [29], [43]
1.3.2.3. Phương pháp xử lý khô – ướt kết hợp
Nguyên tắc
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
12
Mẫu được phân hủy trong chén hay cốc nung. Trước tiên thực hiện xử lí ướt sơ bộ bằng lượng
nhỏ acid và chất phụ gia để phá vỡ sơ bộ cấu trúc ban đầu của các hợp chất mẫu và tạo điều
kiện giữ một số nguyên tố có thể bay hơi khi nung. Sau đó nung ở nhiệt độ thích hợp.
Cách này thích hợp cho các mẫu có nền là chất hữu cơ, như rau quả, thực phẩm, … xử lí để
xác định các kim loại và một số phi kim. Những phòng thí nghiệm không có thiết bị lò vi
sóng, thì đây là một cách tốt cho việc xử lí mẫu xác định kim loại nặng trong các đối tượng
mẫu sinh học, mẫu môi trường và quặng đất đá.
Ưu nhược điểm của phương pháp
- Hạn chế được sự mất của một số chất phân tích dễ bay hơi.
- Sự tro hóa triệt để, sau khi hòa tan tro còn lại có dung dịch mẫu trong.
- Không phải sử dụng nhiều acid tinh khiết cao tốn kém.
- Thời gian xử lý nhanh, không cần đuổi acid dư lâu nên hạn chế sự nhiễm bẩn.
- Phù hợp với nhiều loại mẫu khác nhau để xác định kim loại.
Ứng dụng
Xử lí mẫu cho phân tích các nguyên tố kim loại và một số anion vô cơ như Cl-
, Br-
, SO4
2-
,
PO4
3-
, … trong các loại mẫu sinh học, mẫu môi trường, mẫu hữu cơ và vô cơ. Không dùng
được cho xử lý mẫu để xác định các chất hữu cơ. Trong các phòng thí nghiệm bình thường,
không có trang bị lò vi sóng, thì cách xử lí này vẫn là phương pháp thích hợp, đơn giản, mà
vẫn đảm bảo có được kết quả tốt.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
13
1.3.2.4. Một số nghiên cứu vô cơ hóa mẫu để định lượng kim loại trong động, thực vật
bằng phương pháp AAS
Người nghiên
cứu
Đối tượng
nghiên cứu
Các
nguyên tố
Quy trình vô cơ hóa
Silvia M. Sella
[36]
Lá rau
Spinach
Cd, Cu, Pb
300 mg mẫu + 2 ml HNO3 + 2 ml H2O2
30% đun trong lò vi sóng.
J. Retka [35] Thực vật
Cu, Ni, Zn,
Pb, Cd
0,5 g mẫu + 5 ml HNO3 đđ + 1 ml H2O2
30% đun trong lò vi sóng ở nhiệt độ 240
°C.
Đinh Thị
Trường Giang
[9]
Nấm Linh
Chi
Cd, Pb
0,5 g mẫu + 10 ml hỗn hợp HClO4: HNO3
(1:1), 20 ml H2SO4 đđ rồi đun ở 200 – 250
°C đến khi mẫu trong, cô cạn dd ở 60-80
°C đến muối trắng ẩm.
Phạm Kim
Đăng [6]
Mẫu cá (cơ,
gan, ruột và
mang cá) và
thức ăn
Cu, Zn, Pb,
Cd
0,5 – 1 g tro hóa trong lò nung ở nhiệt độ
550 °C trong 4 h với mẫu cá và 3 h với mẫu
thức ăn; làm nguội, thêm 10 ml dd (HCl :
HNO3 = 3:1), đun trên bếp điện cách cát ở
80 °C đến gần cạn.
Đỗ Văn Chí [1] Rau húng quế
As, Cd, Pb,
Fe, Cu, Zn
0,5 g mẫu + 4 ml HNO3 + 2 ml H2O2 ngâm
2 h. Ban đầu tăng nhiệt độ lên 100 °C trong
5 phút và giữ ở 5 phút. sau đó tăng lên 150
°C trong 5 phút và giữ trong 5 phút. Cuối
cùng, tăng lên 210 °C trong 5 phút và giữ
10 phút.
Pavel Coufalík
[20]
Địa y Cd
200 mg mẫu + 4 ml HNO3 đun sôi ở 250 °C
trong 20 phút.
Mustafa
Soylak [38]
Địa y Cr, Fe
1 g + 10 ml HNO3 đđ đun ở 95 °C đến cạn
+ 3 ml H2O2 đun đến cắn
I. Lavilla [27]
Hương thảo,
quế, nghệ, …
Cu, Zn,
Mn, Fe,
Mg, Ca
0,5 g mẫu + 5 ml HNO3 đđ + 1 ml HF
48% gia nhiệt trên bếp điện ở 180 °C
trong 2 giờ.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
14
1.4. TỔNG QUAN VỀ POLYPHENOL
1.4.1. Chất chống oxy hóa
Trong cơ thể luôn tồn tại sự cân bằng giữa việc tạo ra các gốc oxy hóa và các chất chống oxy
hóa, đó là trạng thái căn bản của cân bằng nội môi. Các chất chống oxy hóa là những chất
giúp bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do tạo ra trong các quá trình oxy hóa nên ngăn cản hay làm
chậm quá trình này. Ngoài ra, các chất chống oxy hóa còn được sử dụng trong ngành dược và
mỹ phẩm với mục đích bảo vệ sự ổn định của dược chất. Do đó, chất chống oxy hóa cũng
được định nghĩa là những chất khử mạnh có hoạt tính oxy hóa cao hơn so với dược chất. Các
chất chống oxy hóa trong dược phẩm được chia ra làm nhiều nhóm dựa trên cơ chế khác nhau
bao gồm các cơ chế chống oxy hóa trực tiếp và chống oxy hóa gián tiếp.
Các chất chống oxy hóa trực tiếp bao gồm các chất khử hóa, các chất oxy hóa chọn lọc và các
chất ngắt mạch.
- Các chất chống oxy hóa gián tiếp là những tác nhân chelat hóa tác động lên các ion kim loại
như Fe2+,
Cu2+
, Ni2+
, Mn2+
, .... Vì đây là các ion xúc tác cho các quá trình khơi mào phản ứng
oxy hóa.
Trong thiên nhiên, các chất chống oxy hóa có từ nhiều nguồn gốc khác nhau nhưng cây cỏ
vẫn là nguồn quan tâm chủ yếu. Một số chất, hợp chất chống oxy hóa đã được tìm ra, chứng
minh và sử dụng hàng loạt như: vitamin E, vitamin C, polyphenol, flavonoid [8], [41].
1.4.2. Định nghĩa polyphenol
Thuật ngữ "polyphenol" được sử dụng như một mô tả cho các hợp chất phenolic thực vật hòa
tan trong nước có khối lượng phân tử từ 500 đến 3000 – 4000 Da và sở hữu 12 đến 16 nhóm
hydroxy phenolic trên 5 - 7 vòng thơm trên 1000 Da phân tử tương đối khối lượng. Polyphenol
đã được phân loại theo nguồn gốc xuất xứ, phân bố tự nhiên, chức năng sinh học và cấu trúc
hóa học [28].
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
15
Hình 1.2. Sơ đồ phân loại polyphenol [26].
1.4.3. Tác dụng dược lý của polyphenol
Polyphenol là nhóm chất kháng oxy hóa, chúng có khả năng ngăn chặn các chuỗi phản ứng
dây chuyền bằng cách phản ứng trực tiếp với gốc tự do, do đó tạo thành một gốc tự do mới
bền hơn, hoặc cũng có thể tạo phức với các ion kim loại chuyển tiếp vốn là xúc tác cho quá
trình tạo gốc tự do. Các gốc tự do dư thừa là nguồn gốc phát sinh các bệnh nguy hiểm nên các
nghiên cứu đều hướng tới việc khảo sát khả năng chống oxy hóa, quét gốc tự do trong quá
trình tìm kiếm các hợp chất trong thiên nhiên có khả năng ngăn chặn hoặc chữa bệnh. Trong
chế độ ăn uống lượng polyphenol lớn hơn 10 lần so với vitamin C và 20 lần vitamin E hoặc
các carotenoid. Một số thực phẩm chè, rượu và ca cao cực kỳ giàu polyphenol. Polyphenol
có tác dụng giãn mạch và có thể cải thiện cấu hình lipid và làm giảm quá trình oxy hóa các
lipoprotein mật độ thấp. Ngoài ra, chúng còn có khả năng chống viêm rõ ràng tác động và có
thể điều chỉnh quá trình apoptotic trong nội mô mạch máu [13], [31], [33].
1.5. PHƯƠNG PHÁP FOLIN – CIOCALTEU XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG
POLYPHENOL TOÀN PHẦN
1.5.1. Giới thiệu
Một số phương pháp dùng xác định hàm lượng polyphenol toàn phần như Prussian blue, Folin
- Denis và Folin - Ciocalteu Reagent. Phương pháp Folin - Ciocalteu được sử dụng phổ biến
hơn với ưu điểm dễ thực hiện, nhạy hơn một số phương pháp định lượng khác. Nhược điểm
của phương pháp là ngoài hợp chất phenol ra còn có những hợp chất khác phản ứng với thuốc
thử Folin - Ciocalteu như đường glucose, acid ascorbic, amin thơm, sulfit, sulfur oxid. [15]
Polyphenol
Lignan
Phenolic acid
Stilbene
Flavonoid
• Hydroxycinnamic acid
• Hydroxybenzonic acid
• Flavonol
• Flavanone
• Flavone
• Anthocyanin
• Isoflavone
• Chalcone
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
16
1.5.2. Nguyên tắc:
Dựa trên phản ứng oxy hóa khử trong môi trường kiềm của thuốc thử Folin – Ciocalteu với
hợp chất phenol trong đó acid phosphotungstic và acid phosphomolybdic bị khử bởi hợp chất
phenol tạo các oxyd có màu xanh lam của tungsten và molybden, đo độ hấp thu của dung dịch
thu được sau phản ứng.
Mo(VI)/W(VI) (vàng) + e–
→ Mo(V)/W(V) (xanh lam) [37]
1.6. TỐI ƯU HÓA THEO MÔ HÌNH BOX BEHNKEN
1.6.1. Khái niệm tối ưu
- Là quá trình tìm điều kiện tốt nhất (điều kiện tối ưu) của hàm số được nghiên cứu.
- Là quá trình xác định cực trị của hàm hay tìm điều kiện tối ưu tương ứng để thực hiên 1 quá
trình cho trước.
- Để đánh giá điểm tối ưu cần chọn chuẩn tối ưu (là các tiêu chuẩn công nghệ).
1.6.2. Thành phần cơ bản của bài toán tối ưu
1.6.2.1. Hàm mục tiêu
• Là hàm phụ thuộc.
• Được lập ra trên cơ sở tiêu chuẩn tối ưu đã được lựa chọn.
Hàm mục tiêu là hàm thể hiện kết quả mà người thực hiện phải đạt được là tiêu chuẩn tối ưu
ở dạng hàm, phụ thuộc vào yếu tố đầu vào, giá trị của nó cho phép đánh giá chất lượng của 1
nghiên cứu.
1.6.2.2. Quan hệ giữa các đại lượng
Các biểu thức toán học mô tả các mối quan hệ giữa tiêu chuẩn tối ưu hoá (hàm mục tiêu) và
các thông số ảnh hưởng (thông số cần tối ưu) đến giá trị tiêu chuẩn tối ưu hoá này.
Các quan hệ này thường được biểu diễn bằng phương trình cơ bản hoặc mô hình thống kê
thực nghiệm (phương trình hồi qui).
Quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng với nhau được biểu diễn bằng đẳng thức hoặc bất đẳng
thức.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
17
1.6.2.3. Các điều kiện ràng buộc
Để bài toán công nghệ có ý nghĩa thực tế, các biểu thức mô tả điều kiện ràng buộc bao gồm:
Điều kiện biên và điều kiện ban đầu [11].
1.6.3. Mô hình Box-Behnken
Mô hình Box-Behnken cho 3 yếu tố gồm 12 điểm thí nghiệm nằm giữa cạnh khối lập phương
trên khối cầu có tâm là tâm qui hoạch, cùng các thí nghiệm tại tâm.
Box-Behnken là một phần của qui hoạch 3 yếu tố ở 3 mức độ bao gồm luôn tâm qui hoạch.
Cho phép ước tính hiệu ứng của yếu tố chính và các đại lượng bậc hai. Box-Behnken không
thể tiến hành kế tục như qui hoạch Box-Wilson.
Mô hình Box-Behnken có ý nghĩa ứng dụng khi một vài vùng thí nghiệm không khả thi, như
các cực trị của vùng thí nghiệm [5].
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
18
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Củ Sùng thảo (Stachys affinis Bunge Lamiaceae) được thu hái vào tháng 5/2019 tại Trung
tâm công nghệ sinh học Tp. Hồ Chí Minh. Củ được làm sạch, sấy đông khô rồi xay thành bột
mịn. Hàm ẩm của bột được thực hiện theo phụ lục 9.6 Dược điển Việt Nam V [4].
2.2. CHẤT CHUẨN, DUNG MÔI, HÓA CHẤT VÀ TRANG THIẾT BỊ
2.2.1. Chất chuẩn
- Dung dịch Na, K, Zn chuẩn 1000 µg/ml (Merck).
- FeSO4.7H2O (Merck).
- Acid gallic (hàm lượng: 98,5 %).
- Thuốc thử Folin - Ciocalteu (Sigma - Aldrich).
2.2.2. Dung môi, hóa chất
Acid nitric, acid hydrocloric, acid sulfuric, hydro peroxyd, ethanol tuyệt đối, natri carbonat
khan (Trung Quốc) đạt tiêu chuẩn phân tích.
2.2.3. Trang thiết bị
- Máy quang phổ hấp thu nguyên tử Thermo iCE 3300
- Máy quang phổ UV-Vis TM Evolution 300
- Cân phân tích Sartorius Practum 224 – 1S (4 số lẻ)
- Bể siêu âm Elma S108H
- Bếp hồng ngoại
- Lò nung Lenton
- Tủ hood
- Tủ sấy Panasonic
- Các trang thiết bị, dụng cụ thủy tinh chính xác trong phòng thí nghiệm.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
19
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Xây dựng quy trình định lượng các nguyên tố Fe, K, Na, Zn bằng phương
pháp quang phổ hấp thu nguyên tử
2.3.1.1. Chuẩn bị mẫu
Mẫu trắng: dung môi pha mẫu.
Mẫu chuẩn
- Chuẩn gốc Fe: Cân 0,4963 g FeSO4.7H2O hòa tan trong bình định mức 100 ml với dung môi
được dung dịch có nồng độ 1000 ppm. Lọc bỏ 10 ml dung dịch đầu, hút chính xác 1 ml dịch
lọc sau, pha loãng với dung môi vừa đủ 100 ml, thu được dung dịch có nồng độ 10 ppm của
Fe (II).
- Chuẩn gốc Zn, Na và K: hút 1 ml dung dịch gốc có nồng độ 1000 ppm pha loãng với 100
ml dung môi ta thu được dung dịch có nồng độ 10 ppm.
Từ dung dịch chuẩn gốc có nồng độ 10 ppm, dùng buret pha ra các dung dịch chuẩn có nồng
độ tương ứng theo bảng sau:
Bảng 2.1. Cách pha mẫu chuẩn Fe, Na và K
Nồng độ (ppm) 0 0,2 0,5 1 2 5
Dung dịch 10 ppm (ml) 0 1 2,5 5 10 25
Dung môi vừa đủ (ml) 50
Bảng 2.2. Cách pha mẫu chuẩn Zn
Nồng độ (ppm) 0 0,1 0,2 0,5 1 2
Dung dịch 10 ppm (ml) 0 0,5 1 2,5 5 10
Dung môi vừa đủ (ml) 50
Sử dụng phương pháp đường chuẩn để định lượng Fe, Zn, Na và K bằng máy F-AAS.
Xây dựng đường chuẩn: đo cường độ hấp thu nguyên tử (Fe, Zn, Na, K) các dung dịch chuẩn
đã pha để lập đường chuẩn biểu diễn mối quan hệ giữa cường độ vạch phổ và nồng độ của
mỗi nguyên tố phân tích. Đường chuẩn thu được phải có hệ số tương quan R > 0,99 [10].
Đo cường độ hấp thu của dung dịch mẫu thử, dựa vào đường chuẩn và phương trình hồi quy
suy ra hàm lượng các nguyên tố trong mẫu thử.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
20
Tính toán:
Hàm lượng nguyên tố (mg/g) =
𝐶 × 𝐷 × 100
1000 × 𝑚 ×(100%−𝐻%)
Trong đó:
• C: Nồng độ nguyên tố trong mẫu thử suy ra từ đường chuẩn (ppm).
• D: Độ pha loãng mẫu thử
• m: Khối lượng cân mẫu thử (g)
• H: Hàm ẩm của dược liệu (%)
Độ ẩm được xác định bởi sự chênh lệch về khối lượng mẫu trước khi sấy và sau khi sấy ở 105
± 2 °C đến khối lượng không đổi.
H (%) =
m𝑡𝑟𝑢𝑜𝑐−m𝑠𝑎𝑢
m𝑡𝑟𝑢𝑜𝑐
× 100
Trong đó:
• H: Độ ẩm dược liệu (%)
• m𝑡𝑟𝑢𝑜𝑐: Khối lượng dược liệu trước khi sấy (g)
• m𝑠𝑎𝑢: Khối lượng dược liệu sau khi sấy (g)
2.3.1.2. Khảo sát dung môi pha mẫu
Dung môi pha mẫu, cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của phép đo AAS.
Các acid, nồng độ khác nhau sẽ cho các kết quả khác nhau. Ảnh hưởng này thường gắn liền
với loại anion của acid. Các acid càng khó bay hơi càng làm giảm nhiều cường độ vạch phổ.
Nói chung, các acid làm giảm cường độ vạch phổ theo thứ tự: HClO4 < HCl < HNO3 < H2SO4
< H3PO4 < HF, nghĩa là acid HClO4, HCl và HNO3 gây ảnh hưởng nhỏ nhất.
Bên cạnh đó anion ClO4
–
gây hiệu ứng dương, tức là làm tăng cường độ vạch phổ của nguyên
tố phân tích trong một số trường hợp ở một vùng nồng độ nhất định và các dung môi pha mẫu
trong phương pháp AAS thường được sử dụng ở nồng độ loãng. Do đó, đề tài chọn 3 acid với
các nồng độ như sau làm dung môi pha mẫu: HNO3 1%, HCl 0,1 N, và H2SO4 0,1 N [12].
Dung dịch HNO3 1%: Pha loãng 15 g acid nitric với nước vừa đủ 1000 ml.
Dung dịch HCl 0,1 N: Pha loãng 8,5 ml acid hydrocloric với nước vừa đủ 1000 ml.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
21
Dung dịch H2SO4 0,1 N: Cho cẩn thận 5,4 ml acid sulfuric vào đồng thể tích nước, thêm
nước vừa đủ 1000 ml.
Tiến hành vô cơ hóa mẫu bằng phương pháp vô cơ hóa khô - ướt kết hợp theo mục 2.3.1.3,
pha loãng mẫu với 3 loại dung môi rồi định lượng bằng máy quang phổ AAS, so sánh kết quả
hàm lượng Fe, Zn, Na và K, từ đó lựa chọn ra dung môi thích hợp nhất.
2.3.1.3. Khảo sát phương pháp vô cơ hóa mẫu
Xử lí mẫu là giai đoạn rất quan trọng trong phân tích. Nếu xử lí mẫu không tốt thì kết quả
phân tích sẽ sai. Ngoài ra chúng ta cần quan tâm đến các yếu tố khác như: nhân sự, thời gian,
dung môi, hóa chất, trang thiết bị nhằm đưa ra một phương pháp tối ưu, hiệu quả. Mẫu là bột
dược liệu có nhiều chất hữu cơ, phương pháp vô cơ hóa khô cần nhiều thời gian tiến hành và
khó vô cơ hóa hoàn toàn, do đó đề tài chọn phương pháp vô cơ hóa ướt và vô cơ hóa khô –
ướt kết hợp.
Phương pháp 1: Vô cơ hóa ướt với acid HNO3 đđ và H2O2 đđ
Cân khoảng 0,5 g bột Sùng thảo vào cốc nung 50 ml. Thêm 5 ml dd HNO3 đậm đặc vào cốc.
Đun trên bếp điện ở nhiệt độ 200 °C, thỉnh thoảng lắc nhẹ tránh để mẫu bám lên thành cốc,
đun đến cắn ẩm, khí nâu thoát ra hết. Thêm 1 ml dd H2O2 và tiếp tục đun cho đến cắn ẩm.
Phương pháp 2: Vô cơ hóa khô – ướt kết hợp
Cân khoảng 0,5 g bột Sùng thảo vào cốc nung 50 ml. Thêm 2 ml dd HNO3 đậm đặc vào cốc.
Đun trên bếp điện ở nhiệt độ 200 °C cho đến khi đen hết toàn bộ mẫu. Cho cốc vào lò, nung
ở nhiệt độ 450 °C đến khi mẫu chuyển sang màu trắng (khoảng 5 - 6 h).
Sau khi vô cơ hóa, pha loãng mẫu với DMPM đã chọn ở mục 2.1.3.2. như sơ đồ 2.1 rồi tiến
hành đo nồng độ Fe, K, Na và Zn bằng máy AAS. So sánh kết quả hàm lượng của 4 nguyên
tố, từ đó lựa chọn ra phương pháp vô cơ hóa thích hợp nhất.
Lưu ý: Trong quá trình đun phải thực hiện trong tủ hút và cẩn thận khi lấy mẫu từ lò nung.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
22
Hình 2.1. Sơ đồ pha loãng mẫu sau khi vô cơ hóa
2.3.1.4. Tối ưu hóa quy trình vô cơ hóa mẫu
Qua khảo sát sơ bộ cho thấy: với phương pháp vô cơ hóa ướt, các yếu tố có thể ảnh hưởng
đến hàm lượng các nguyên tố là nhiệt độ đun, nồng độ hoặc thể tích dung dịch HNO3 và H2O2.
Với phương pháp vô cơ hóa khô - ướt kết hợp, các yếu tố có thể ảnh hưởng là nồng độ hoặc
thể tích HNO3, nhiệt độ và thời gian nung. Do đó, đề tài chọn các yếu tố để tối ưu hóa như
sau:
Bảng 2.3. Các yếu tố khảo sát theo mô hình Box-Behnken
Nếu chọn pp vô cơ hoá ướt Nếu chọn pp vô cơ hoá khô - ướt kết hợp
Yếu tố Biến số Yếu tố Biến số
Nồng độ HNO3 16% – 32% – 64% Nồng độ HNO3 16% – 32% – 64%
Nhiệt độ đun 100 – 200 – 300 °C Nhiệt độ nung 450 – 550 – 650 °C
Thể tích H2O2 1,0 – 1,5 – 2,0 ml Thời gian nung 4h30 – 5h30 – 6h30
Sau khi chọn được phương pháp xử lý mẫu ở mục 2.3.1.3, bố trí thí nghiệm theo mô hình tối
ưu hóa Box – Behnken, pha mẫu rồi tiến hành đo nồng độ Fe, K, Na và Zn bằng máy AAS.
Sử dụng phần mềm Modde 5.0 để kiểm tra kết quả và lựa chọn quy trình tối ưu nhất.
Sau đó tiến hành định lượng các nguyên tố theo các điều kiện mà phần mềm đã dự đoán.
Kiểm tra kết quả của quy trình có lặp lại không. Nếu kết quả có sự lặp lại thì sử dụng các điều
kiện này thẩm định quy trình định lượng.
Hòa tan mẫu vô cơ hóa với DMPM vào BĐM 50 ml
Lọc vào cốc A
Hút 2 ml vào BĐM 20 ml Hút 1 ml vào BĐM 100 ml
Đo Fe Đo Zn
Đo Na Đo K
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
23
2.3.1.5. Thẩm định quy trình định lượng Fe, Zn, Na và K trong củ Sùng thảo
Quy trình định lượng Fe, Zn, Na và K trong củ Sùng thảo được thẩm định theo hướng dẫn
của ICH, AOAC và phụ lục 8 Sổ tay hướng dẫn đăng ký thuốc [2], [16], [23].
Tính đặc hiệu
Mẫu trắng, mẫu chuẩn: chuẩn bị mẫu giống như ở mục 2.3.1.1.
Mẫu thử: chuẩn bị mẫu giống như ở mục 2.3.1.4.
Mẫu thử thêm chuẩn: mẫu thử được thêm vào một lượng chất chuẩn nhất định của nguyên tố
cần phân tích (mẫu độ đúng 100 %).
Tiến hành đo cường độ phổ hấp thu của các mẫu.
Yêu cầu:
Xác định có các nguyên tố Fe, Zn, Na và K trong mẫu chuẩn và mẫu thử.
Mẫu trắng không có tín hiệu của bất cứ nguyên tố nào.
Khi thêm 1 lượng chất chuẩn vào mẫu thử, cường độ hấp thu nguyên tố tăng lên so với trước
khi thêm chuẩn [2].
Tính tuyến tính
Pha dãy tuyến tính: Tương tự cách pha mẫu chuẩn tại mục 2.3.1.1.
Thiết lập phương trình hồi quy và vẽ đường biểu diễn sự tương quan giữa nồng độ và cường
độ hấp thụ của 4 nguyên tố.
Cụ thể như sau:
Y = aX + b
Trong đó: X: Nồng độ (ppm); Y: Độ hấp thu (Abs).
Sử dụng trắc nghiệm t để kiểm tra ý nghĩa của các hệ số trong phương trình hồi quy và trắc
nghiệm F để kiểm tra tính thích hợp của phương trình hồi quy.
Yêu cầu: Tính tuyến tính được đánh giá qua giá trị R > 0,99 [16].
Độ lặp lại
Mẫu thử: chuẩn bị mẫu theo quy trình sau khi tối ưu hóa ở mục 2.3.1.4.
Tiến hành 6 phép định lượng với cùng một mẫu dược liệu đã được làm đồng nhất.
Độ lặp lại của phương pháp được xác định bằng giá trị RSD (%) kết quả định lượng hàm
lượng hoạt chất có trong các mẫu.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
24
Yêu cầu: RSD của 6 mẫu phân tích < 6% [16].
Độ chính xác trung gian
Hai kiểm nghiệm viên, mỗi kiểm nghiệm viên phân tích 06 mẫu thử một cách độc lập vào hai
ngày khác nhau. So sánh giá trị RSD (%) kết quả định lượng của mổi kiểm nghiệm và của cả
hai kiểm nghiệm viên. Các kết quả thu được không được khác nhau có ý nghĩa thống kê (sử
dụng test F).
Yêu cầu: Các kết quả thu được không được khác nhau có ý nghĩa thống kê (sử dụng test F).
Độ đúng
Vô cơ hóa chế phẩm và xác định hàm lượng Fe, Zn, K, Na trong mẫu với cùng điều kiện như
quy trình đã tối ưu hóa. Thêm chính xác 1 lượng dung dịch mẫu chuẩn gốc tương ứng 3 mức
nồng độ định lượng là 80%, 100% và 120% vào mẫu thử theo bảng 2.4. Mỗi mức nồng độ
làm 3 mẫu độc lập. Tiến hành đo 9 mẫu thử thêm chuẩn, tính tỉ lệ phục hồi, từ đó suy ra độ
đúng của phương pháp.
Tỷ lệ phục hồi (%) =
𝐿ượ𝑛𝑔 ℎ𝑜ạ𝑡 𝑐ℎấ𝑡 𝑡ℎ𝑢 ℎồ𝑖
𝑙ượ𝑛𝑔 ℎ𝑜ạ𝑡 𝑐ℎấ𝑡 𝑡ℎê𝑚 𝑣à𝑜
𝑥100%
Yêu cầu: Tỷ lệ thu hồi nằm trong khoảng 80 - 115% [16].
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
25
Bảng 2.4. Bảng thêm dung dịch chuẩn vào mẫu thử
Mức
nồng độ
Dd chuẩn Fe
20 ppm (ml)
Dd chuẩn Zn 20
ppm (ml)
Dd chuẩn Na
1000 ppm (ml)
Dd chuẩn K
1000 ppm (ml)
80% 1,6 1,2 1,2 0,8
100% 2,0 1,5 1,5 1,0
120% 2,4 1,8 1,8 1,2
2.3.2. Xây dựng quy trình định lượng polyphenol trong củ Sùng thảo
2.3.2.1. Chuẩn bị các dung dịch
Dung dịch đối chiếu gốc acid gallic: Cân chính xác 25 mg acid gallic vào bình định mức 50
ml. Thêm ethanol 50%, siêu âm 30 phút để hòa tan. Để nguội, thêm ethanol 50% đến vạch,
lắc đều thu được dung dịch đối chiếu gốc có nồng độ 0,5 mg/ml. Bảo quản tránh ánh sáng.
Dung dịch đối chiếu acid gallic: Hút chính xác 2 ml từ dung dịch đối chiếu gốc cho vào bình
định mức 25 ml. Thêm ethanol 50% đến vạch, lắc đều thu được dung dịch đối chiếu có nồng
độ 40 µg/ml. Bảo quản tránh ánh sáng.
Thuốc thử Folin-Ciocalteu (FCR) 10%: Hút chính xác 20 ml thuốc thử FCR cho vào bình
định mức 200 ml. Thêm nước cất đến vạch, lắc đều. Chuẩn bị dung dịch thuốc thử trong ngày
sử dụng.
Dung dịch natri carbonat 15%: Cân chính xác 15 g natri carbonat khan (Na2CO3) cho vào
bình định mức 100 ml. Thêm nước cất, siêu âm để hòa tan, để nguội đến nhiệt độ phòng.
Thêm nước cất đến vạch, lắc đều.
Dịch chiết: Cân chính xác khoảng 0,5 g bột củ Sùng thảo cho vào bình định mức 25 ml. Thêm
ethanol 50%, siêu âm ở 30 °C trong 15 phút. Để nguội, lắc đều, lọc qua giấy lọc.
Quy trình định lượng polyphenol tham khảo:
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
26
Bảng 2.5. Quy trình định lượng polyphenol [3] [37]
Mẫu chuẩn Mẫu thử Mẫu trắng
Acid gallic 40 µg/ml (ml) 1 0 0
Dịch chiết (ml) 0 1 0
Ethanol 50% 0 0 1
FCR 10% (ml) 6 6 6
Lắc đều, để yên trong tối 5 phút ở nhiệt độ phòng
Na2CO3 15% 1.5 1.5 1.5
Nước cất Vừa đủ 10ml
Lắc đều, để yên trong tối 120 phút ở nhiệt độ phòng.
Sau đó đo độ hấp thu ở bước sóng 750 nm
Hàm lượng (%) polyphenol toàn phần được xác định theo công thức:
X (%) =
𝐴𝑡 × 𝑚𝑐 × 𝐶𝑐 × 𝐷𝑡 × 100
𝐴𝑐 × 𝑚𝑡 × 𝐷𝑐 ×(100−𝐻%)
Trong đó:
• At, Ac: Độ hấp thu của dung dịch thử và dung dịch đối chiếu
• Dt, Dc: Lần lượt là độ pha loãng của dung dịch thử và dung dịch đối chiếu
• mc: Khối lượng chất đối chiếu (mg)
• Cc: Hàm lượng chất đối chiếu (%)
• mt: Khối lượng mẫu thử (mg)
• H: Hàm ẩm của bột dược liệu (%)
2.3.2.2. Xác định bước sóng hấp thu cực đại và thời gian ổn định phản ứng
Pha mẫu chuẩn, mẫu thử, mẫu trắng theo mục 2.3.2.1.
Quét phổ UV-Vis từ bước sóng 400 - 900 nm để xác định bước sóng hấp thu cực đại của mẫu
thử và mẫu chuẩn. Sử dụng chức năng Rate của máy quang phổ UV-Vis để xác định thời gian
ổn định phản ứng của mẫu thử và mẫu chuẩn.
2.3.2.3. Tối ưu hóa điều kiện chiết xuất polyphenol toàn phần
Sau khi khảo sát sơ bộ cho thấy nồng độ ethanol có ảnh hưởng đến hàm lượng polyphenol
chiết được. Thể tích thuốc thử FCR 10% và thể tích Na2CO3 15% cũng ảnh hưởng đến phản
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
27
ứng. Nếu thể tích Na2CO3 nhiều hơn thể tích thuốc thử FCR sẽ làm dung dịch sau phản ứng
bị kết tủa và nếu ít hơn sẽ không đủ để phản ứng, làm dư thuốc thử FCR dẫn đến kết quả độ
hấp thu không chính xác.
Do đó, tiến hành xác định thông số tối ưu của 3 yếu tố: nồng độ ethanol, thể tích thuốc thử
FCR 10% và thể tích Na2CO3 15%. Các yếu tố khảo sát được trình bày như sau:
Bảng 2.6. Các yếu tố khảo sát theo mô hình Box-Behnken
Bảng 2.7. Bố trí thực nghiệm các điều kiện khảo sát theo mô hình Box – Behnken
Stt Thể tích FCR Thể tích Na2CO3 Nồng độ ethanol
1 4.5 1.5 50
2 6.5 1.5 50
3 4.5 2.5 50
4 6.5 2.5 50
5 4.5 2 25
6 6.5 2 25
7 4.5 2 75
8 6.5 2 75
9 5.5 1.5 25
10 5.5 2.5 25
11 5.5 1.5 75
12 5.5 2.5 75
13 5.5 2 50
14 5.5 2 50
15 5.5 2 50
Tiến hành định lượng polyphenol toàn phần của từng thử nghiệm theo Bảng trên. Sử dụng
công cụ Design wizard, theo mô hình Box – Behnken trong phần mềm Modde 5.0 tiến hành
15 thí nghiệm, ghi nhận và dự đoán điều kiện tối ưu.
Các mức của yếu tố khảo sát
Nồng độ ethanol EtOH 25% EtOH 50% EtOH 75%
Thể tích FCR (ml) 4,5 5,5 6,5
Thể tích Na2CO3 (ml) 1,5 2 2,5
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
28
Dựa vào kết quả thu được về hàm lượng polyphenol toàn phần trong dược liệu để xác định
nồng độ ethanol, lượng thuốc thử FCR 10% và Na2CO3 15% tối ưu nhất.
Sau đó tiến hành định lượng polyphenol toàn phần theo các điều kiện chiết xuất mà phần mềm
đã dự đoán. Sử dụng toán thống kê để xem kết quả của quy trình có lặp lại không. Nếu kết
quả có sự lặp lại thì sử dụng các điều kiện chiết xuất này thẩm định quy trình định lượng
polyphenol.
2.3.2.4. Thẩm định quy trình định lượng polyphenol trong củ Sùng thảo
Quy trình định lượng polyphenol trong củ Sùng thảo được thẩm định theo hướng dẫn của
ICH, AOAC và phụ lục 8 Bộ Y tế [2], [16].
Tính tương thích hệ thống
Tiến hành chuẩn bị mẫu chuẩn, mẫu trắng theo mục 2.3.2.1.
Đo 6 lần độ hấp thu của mẫu chuẩn 100%. Tính RSD% của các kết quả độ hấp thu từ 6 lần
đo.
Yêu cầu: RSD của độ hấp thu phải ≤ 6% [16]
Tính đặc hiệu
Tiến hành chuẩn bị mẫu chuẩn, mẫu trắng theo mục 2.3.2.1, mẫu thử theo kết quả tối ưu ở
mục 2.3.2.3, mẫu thử thêm chuẩn 100% (mục độ đúng).
Quét phổ UV-Vis từ 400 – 900 nm của mẫu chuẩn, mẫu thử, mẫu thử thêm chuẩn và mẫu
trắng.
Yêu cầu:[2]
• Đỉnh hấp thu của 3 mẫu chuẩn, mẫu thử, mẫu thử thêm chuẩn và mẫu trắng phải có
bước sóng hấp thu cực đại xấp xỉ nhau.
• Khi thêm chất đối chiếu vào mẫu thử cho thấy độ hấp thu ở bước sóng cực đại trong
mẫu thử tăng lên rõ rệt so với lúc chưa thêm chất đối chiếu.
• Mẫu trắng không cho đỉnh hấp thu ở bước sóng cực đại.
Tính tuyến tính
Từ dung dịch đối chiếu gốc acid gallic (0,5 mg/ ml), pha chế dãy dung dịch acid gallic chuẩn
với các nồng độ 50%, 100%, 150%, 200%, 250% so với nồng độ định lượng.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
29
Bảng 2.8. Cách pha chế dung dịch khảo sát tính tuyến tính
Mẫu 50% 100% 150% 200% 250%
Dung dịch đối chiếu gốc
acid gallic (ml)
1 2 3 4 5
Ethanol 50% Vừa đủ 25 ml
Nồng độ acid gallic (µg/ml) 20 40 60 80 100
Từ 5 dung dịch acid gallic thu được, tiến hành pha chế 5 mẫu chuẩn để khảo sát tính tuyến
tính theo bảng ở mục 2.3.2.1. Đo độ hấp thu ở bước sóng 750 nm rồi vẽ đường biểu diễn sự
phụ thuộc của độ hấp thu vào nồng độ.
Yêu cầu: Hệ số tương quan R ≥ 0,998 [2].
Độ chính xác
Độ lặp lại
Chuẩn bị 6 dịch chiết khác nhau. Tiến hành pha chế 6 mẫu thử. Đo độ hấp thu ở bước sóng
750 nm rồi tính toán hàm lượng polyphenol của 6 mẫu thử.
Yêu cầu: RSD của hàm lượng polyphenol của 6 mẫu thử ≤ 6% [16].
Độ chính xác trung gian
Hai kiểm nghiệm viên, mỗi kiểm nghiệm viên phân tích 06 mẫu thử một cách độc lập vào hai
ngày khác nhau. So sánh giá trị RSD (%) kết quả định lượng của mổi kiểm nghiệm và của cả
hai kiểm nghiệm viên. Các kết quả thu được không được khác nhau có ý nghĩa thống kê (sử
dụng test F).
Yêu cầu: Các kết quả thu được không được khác nhau có ý nghĩa thống kê (sử dụng test F).
Độ đúng
Thực hiện phương pháp thêm acid gallic đối chiếu vào mẫu thử, lượng acid gallic đối chiếu
thêm vào tương ứng với các mức nồng độ 80%, 100%, 120% so với nồng độ định lượng. Mỗi
mức nồng độ làm 3 mẫu độc lập.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
30
Bảng 2.9. Cách pha chế dung dịch khảo sát độ đúng
Mẫu thử thêm chuẩn 80% 100% 120%
Dung dịch đối chiếu gốc (ml) 1,6 2,0 2,4
Ethanol Vừa đủ 10 ml
Tiến hành định lượng polyphenol toàn phần của từng thử nghiệm theo bảng trên, tính tỷ lệ
phục hồi.
Yêu cầu: tỷ lệ phục hồi khoảng 92,0 – 105,0% [16].
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
31
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG Fe, Zn, Na, K BẰNG PHƯƠNG
PHÁP QUANG PHỔ HẤP THU NGUYÊN TỬ
3.1.1. Độ ẩm của dược liệu
Khối lượng dược liệu trước khi sấy: mtruoc = 2,0318 (g)
Khối lượng dược liệu sau khi sấy: msau = 1,9152 (g)
H(%) =
mtruoc−msau
mtruoc
x 100 =
2,0318 – 1,9152
2,0318
x 100 = 5,74%
3.1.2. Khảo sát dung môi pha mẫu
Kết quả khảo sát sự ảnh hưởng của HNO3 1 %, HCl 0,1 N và H2SO4 0,1 N đến độ hấp thu
được thể hiện qua bảng 3.1.
Bảng 3.1. Khảo sát sự ảnh hưởng của DMPM đến độ hấp thu của mẫu.
Nguyên tố Mẫu HNO3 1 % H2SO4 0,1 N HCl 0,1 N
Fe
Hàm lượng
(mg/g)
1 0,089 0,082 0,081
2 0,089 0,084 0,082
3 0,089 0,084 0,081
TB 0,089 0,083 0,081
RSD % 0,3 1,4 0,4
Zn
Hàm lượng
(mg/g)
1 0,074 0,059 0,061
2 0,081 0,063 0,054
3 0,083 0,062 0,053
TB 0,080 0,061 0,056
RSD % 5,8 3,7 8,5
Na
Hàm lượng
(mg/g)
1 3,223 2,461 2,897
2 2,990 3,253 3,876
3 3,129 3,254 2,894
TB 3,114 2,989 3,222
RSD % 3,8 15,3 17,6
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
32
K
Hàm lượng
(mg/g)
1 19,110 19,561 17,997
2 19,857 19,066 17,808
3 20,212 18,718 17,404
TB 19,726 19,115 17,736
RSD % 2,9 2,2 1,7
Nhận xét:
Kết quả thu được cho thấy độ hấp thu của các nguyên tố khi sử dụng HNO3 0,1%, HCl 0,1 N
và H2SO4 0,1 N có sự khác biệt rõ ràng. Từ kết quả trên cho thấy hàm lượng của các nguyên
tố khi được pha với HNO3 0,1% cao hơn so với 2 acid còn lại và giá trị RSD cũng ổn định
hơn. Vì vậy đề tài chọn acid HNO3 0,1% để làm dung môi pha mẫu.
3.1.3. Khảo sát phương pháp vô cơ hóa
Tiến hành xử lý mẫu theo phương pháp vô cơ hóa ướt và vô cơ hóa khô-ướt kết hợp như mô
tả ở mục 2.3.1.3 và đo độ hấp thu của 4 nguyên tố Fe, Zn, Na, K bằng máy quang phổ AAS.
Kết quả hàm lượng 4 nguyên tố đo được của 2 phương pháp vô cơ hóa được trình bày theo
bảng 3.2.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
33
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát phương pháp vô cơ hóa
Phương
pháp vô
cơ hóa
Mẫu
Khối
lượng cân
ST (g)
Hàm
lượng Fe
(mg/g)
Hàm
lượng Zn
(mg/g)
Hàm lượng
Na (mg/g)
Hàm
lượng K
(mg/g)
Ướt
1 0,5039 0,057 16,326 1,605 16,768
2 0,5059 0,049 10,770 2,404 17,187
3 0,5075 0,057 9,669 1,605 17,282
TB 0,056 11,265 1,582 17,079
RSD 8,7 32,8 1,6 27,7
Khô ướt
kết hợp
1 0,5040 0,069 13,751 3,494 16,566
2 0,5034 0,071 16,073 2,776 18,043
3 0,5046 0,068 13,128 2,655 17,683
TB 0,073 13,397 2,631 17,431
RSD 1,8 12,0 4,4 16,4
Nhận xét:
Dựa vào thực nghiệm cho thấy, có sự khác biệt giữa phương pháp vô cơ khô – ướt kết hợp và
vô cơ hóa ướt sử dụng HNO3 và H2O2. Hàm lượng các nguyên tố thu được từ phương pháp
vô cơ khô – ướt kết hợp đều cao hơn và ổn định hơn so với vô cơ hóa ướt. Dung dịch sau khi
vô cơ khô – ướt kết hợp trong và sạch hơn rất nhiều so với phương pháp còn lại.
Ngoài ra, phương pháp vô cơ khô - ướt kết hợp còn có ưu điểm thao tác dễ làm, an toàn, ít bị
văng bắn acid ra ngoài trong quá trình đun, sử dụng ít acid đậm đặc hơn.
Vì vậy, đề tài lựa chọn phương pháp vô cơ hóa khô - ướt kết hợp để xử lý mẫu.
3.1.4. Tối ưu hóa điều kiện vô cơ hóa mẫu
Tiến hành xác định thông số tối ưu của 3 yếu tố: thời gian, nồng độ acid HNO3 và nhiệt độ
theo phương pháp vô cơ hóa khô – ướt kết hợp. Các yếu tố khảo sát được bố trí thực nghiệm
theo mô hình Box – Behnken, kết quả được thể hiện ở các bảng và hình sau.
Bảng 3.3. Kết quả khảo sát tối ưu hóa theo mô hình Box – Behnken
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
34
Mẫu
Thời gian
(phút)
Nhiệt
độ (°C)
Nồng độ
acid (%)
Fe
(mg/g)
Zn
(mg/g)
Na
(mg/g)
K
(mg/g)
1 270 450 40 0,071 0,064 1,208 16,605
2 390 450 40 0,068 0,060 1,141 17,646
3 270 650 40 0,078 0,058 3,395 11,952
4 390 650 40 0,080 0,066 3,463 12,783
5 270 550 16 0,054 0,044 1,938 15,498
6 390 550 16 0,054 0,045 2,234 15,196
7 270 550 64 0,061 0,047 2,145 15,491
8 390 550 64 0,064 0,045 2,388 15,874
9 330 450 16 0,067 0,059 1,204 17,525
10 330 650 16 0,083 0,059 3,181 12,632
11 330 450 64 0,081 0,062 1,433 17,015
12 330 650 64 0,090 0,061 3,438 13,123
13 330 550 40 0,072 0,062 1,605 17,825
14 330 550 40 0,076 0,064 1,777 16,310
15 330 550 40 0,071 0,054 1,988 16,642
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
35
Hình 3.1. Kết quả phân tích ANOVA của quy trình tối ưu nguyên tố Fe
Nhận xét:
Q2
: Hệ số tương quan nội (âm khi mô hình bố trí thí nghiệm xấu).
R2
: Hệ số tương quan (phải > 0,9, càng gần 1 mô hình dự đoán tốt).
Kết quả phân tích ANOVA cho thấy các giá trị Q2
= 0,889 và R2
= 0,985 [7]. Suy ra mô hình
bố trí thí nghiệm tốt, dễ dự đoán.
Giá trị P nhỏ hơn 0,05. Suy ra mô hình phù hợp thí nghiệm.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
36
Hình 3.2. Các hệ số của phương trình hồi quy tuyến tính nguyên tố Fe
Các hệ số p > 0,05 được đánh ghi thành màu đỏ và sẽ loại bỏ ra khỏi phương trình. Phương
trình bề mặt đáp ứng đối với hàm lượng nguyên tố Fe được thiết lập như sau:
Y (%) = 0,073 + 0,000250004.X1 + 0,0055.X2 + 0,00475.X3 - 0,010375.X1
2
+ 0,011625.X2
2
- 0,004375.X3
2
Trong đó:
• Y: Hàm lượng nguyên tố Fe
• X1: Thời gian nung
• X2: Nhiệt độ lò
• X3: Nồng độ acid
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
37
Hình 3.3. Đường biểu diễn ảnh hưởng của các yếu tố lên hàm lượng Fe
Nhận xét:
Thời gian nung là 330 phút thì hàm lượng Fe cao nhất, khi tăng hay giảm thời gian thì hàm
lượng Fe giảm.
Nhiệt độ nung là 650 °C cho hàm lượng cao nhất, khi nung ở nhiệt độ thấp hơn mẫu không
được vô cơ hết, cắn còn nhiều ảnh hưởng nhiều đến kết quả đo.
Nồng độ acid càng tăng thì hàm lượng Fe càng tăng, hàm lượng Fe cao nhất khi nồng độ acid
là khoảng 55%, ở nồng độ acid từ 40 – 64% thì sự thay đổi nồng độ ảnh hưởng không đáng
kể đến hàm lượng Fe.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
38
Hình 3.4. Kết quả phân tích ANOVA của quy trình tối ưu nguyên tố Zn
Nhận xét:
Q2
: Hệ số tương quan nội (âm khi mô hình bố trí thí nghiệm xấu).
R2
: Hệ số tương quan (phải > 0,9, càng gần 1 mô hình dự đoán tốt).
Kết quả phân tích ANOVA cho thấy các giá trị Q2
= 0,775 và R2
= 0,928 [7]. Suy ra mô hình
bố trí thí nghiệm tốt, dễ dự đoán.
Giá trị p nhỏ hơn 0,05. Suy ra mô hình phù hợp thí nghiệm.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
39
Hình 3.5. Đánh giá các hệ số của phương trình hồi quy tuyến tính nguyên tố Zn
Các hệ số p > 0,05 được đánh ghi thành màu đỏ và sẽ loại bỏ ra khỏi phương trình.
Phương trình bề mặt đáp ứng đối với hàm lượng nguyên tố Zn được thiết lập như sau:
Y (%) = 0,06 + 0,000375003.X1 - 0,000125001.X2 + 0,001.X3 – 0,0065.X1
2
+ 0,00849999.X2
2
– 0,00825.X3
2
Trong đó:
• Y: Hàm lượng nguyên tố Zn
• X1: Thời gian nung
• X2: Nhiệt độ lò
• X3: Nồng độ acid
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
40
Hình 3.6. Đường biểu diễn ảnh hưởng của các yếu tố lên hàm lượng Zn
Thời gian nung là 330 phút thì hàm lượng Zn cao nhất, khi tăng hay giảm thời gian thì hàm
lượng Zn giảm.
Nhiệt độ nung là 540 °C cho hàm lượng thấp, khi nung ở nhiệt độ cao hơn mẫu được vô cơ
hết và cho ra hàm lượng cao hơn.
Hàm lượng Zn cao nhất khi nồng độ acid là 40%, và nồng độ acid càng tăng hay giảm thì hàm
lượng Zn càng giảm.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
41
Hình 3.7. Kết quả phân tích ANOVA của quy trình tối ưu nguyên tố Na
Q2
: Hệ số tương quan nội (âm khi mô hình bố trí thí nghiệm xấu).
R2
: Hệ số tương quan (phải > 0,9, càng gần 1 mô hình dự đoán tốt).
Kết quả phân tích ANOVA cho thấy các giá trị Q2
= 0,865 và R2
= 0,985 [7]. Suy ra mô hình
bố trí thí nghiệm tốt, dễ dự đoán.
Giá trị p nhỏ hơn 0,05. Suy ra mô hình phù hợp thí nghiệm.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
42
Hình 3.8. Đánh giá các hệ số của phương trình hồi quy tuyến tính nguyên tố Na
Các hệ số p > 0,05 được đánh ghi thành màu đỏ và sẽ loại bỏ ra khỏi phương trình. Phương
trình bề mặt đáp ứng đối với hàm lượng nguyên tố Na được thiết lập như sau:
Y (%) = 1,79 + 1,06138.X2 + 0,32475.X2
2
Trong đó:
• Y: Hàm lượng nguyên tố Na
• X1: Thời gian nung
• X2: Nhiệt độ lò
• X3: Nồng độ acid
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
43
Hình 3.9. Đường biểu diễn ảnh hưởng của các yếu tố lên hàm lượng Na
Thời gian nung là 390 phút thì hàm lượng Na cao nhất, khi giảm thời gian thì hàm lượng Na
thay đổi không đáng kể.
Nhiệt độ càng cao thì hàm lượng Na càng cao, vì khi nung ở nhiệt độ cao mẫu được vô cơ
hết, hàm lượng nguyên tố cao hơn.
Nồng độ acid càng tăng thì hàm lượng Na càng tăng, hàm lượng Na cao nhất khi nồng độ acid
là 57%, và từ 57% trở lên thì sự thay đổi nồng độ acid dẫn đến sự thay đổi hàm lượng của Na
không đáng kể.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
44
Hình 3.10. Kết quả phân tích ANOVA của quy trình tối ưu nguyên tố K
Q2
: Hệ số tương quan nội (âm khi mô hình bố trí thí nghiệm xấu).
R2
: Hệ số tương quan (phải > 0,9, càng gần 1 mô hình dự đoán tốt).
Kết quả phân tích ANOVA cho thấy các giá trị Q2
= 0,790 và R2
= 0,967 [7]. Suy ra mô hình
bố trí thí nghiệm tốt, dễ dự đoán.
Giá trị P nhỏ hơn 0,05. Suy ra mô hình phù hợp thí nghiệm
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
45
Hình 3.11. Các hệ số của phương trình hồi quy tuyến tính nguyên tố K
Các hệ số p > 0,05 được đánh ghi thành màu đỏ và sẽ loại bỏ ra khỏi phương trình. Phương
trình bề mặt đáp ứng đối với hàm lượng nguyên tố K được thiết lập như sau:
Y (%) = 16,9257 + 0,244126X1 – 2,28762X2 – 0,869084X1
2
– 1,31008X2
2
Trong đó:
• Y: Hàm lượng nguyên tố K
• X1: Thời gian nung
• X2: Nhiệt độ lò
• X3: Nồng độ acid
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
46
Hình 3.12. Đường biểu diễn ảnh hưởng của các yếu tố lên hàm lượng K
Nhận xét:
Thời gian nung là 330 phút thì hàm lượng K cao nhất, khi tăng hay giảm thời gian nung thì
hàm lượng K giảm.
Nhiệt độ nung là 460℃ cho hàm lượng cao nhất, sau đó càng tăng nhiệt độ thì hàm lượng K
càng giảm.
Nồng độ acid thích hợp là 37% cho ra hàm lượng K cao nhất, khi tăng hay giảm Nồng độ acid
thì hàm lượng K giảm.
Tối ưu hóa các điều kiện vô cơ hóa mẫu bằng phần mềm Modde 5.0
Hình 3.13. Các thông số tối ưu dự đoán bởi phần mềm MODDE 5.0
Từ kết quả được dự đoán bởi công cụ Prediction Optimizer MODDE 5.0, xác định được các
điều kiện tối ưu như sau:
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
47
• Thời gian nung: 346 phút
• Nhiệt độ lò: 650 °C
• Nồng độ acid: 58%
Với các điều kiện tối ưu như trên hàm lượng nguyên tố K chưa được tối ưu. Do đó, tiến hành
tìm điều kiện tối ưu để định lượng đồng thời 3 nguyên tố Fe, Zn, Na và điều kiện tối ưu để
định lượng nguyên tố K riêng.
Hình 3.14. Dự đoán điều kiện tối ưu của nguyên tố Fe, Zn, Na
Tiến hành dùng công cụ Prediction Optimizer MODDE 5.0, xác định được các điều kiện tối
ưu để định lượng đồng thời 3 nguyên tố Fe, Zn và Na như sau:
• Thời gian nung: 363 phút
• Nhiệt độ lò: 650 °C
• Nồng độ acid: 53%
Điều kiện trên được chọn để định lượng đồng thời 3 nguyên tố Fe, Zn và Na. Và với các điều
kiện tối ưu như trên hàm lượng nguyên tố Fe, Zn và Na được dự đoán là Fe 0,0884 (mg/g),
Zn 0,0661 (mg/g), Na 3,4014 (mg/g).
Tiến hành dùng công cụ Prediction Optimizer MODDE 5.0, xác định được các điều kiện tối
ưu của các nguyên tố K như sau:
• Thời gian nung: 340 phút
• Nhiệt độ lò: 461 °C
• Nồng độ acid: 37%
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
48
Hình 3.15. Các thông số tối ưu dự đoán của nguyên tố K
Với các điều kiện tối ưu như trên hàm lượng nguyên tố K được dự đoán là 17,9541 (mg/g).
Kết luận: như vậy sau khi tiến hành tối ưu hóa với mô hình Box-Behnken bằng phần mềm
Modde 5.0 được 2 quy trình xử lý mẫu. Một quy trình để định lượng đồng thời Fe, Zn và Na,
một quy trình định lượng K trong củ Sùng thảo như sau:
Quy trình xử lý mẫu định lượng đồng thời Fe, Zn, và Na: Cân 0,5 g bột Sùng thảo thêm 2
ml acid HNO3 53% đun trên bếp ở nhiệt độ 200 °C cho đến đen. Cho mẫu đã đun vào lò, nung
mẫu ở nhiệt độ 650 °C trong vòng 363 phút. Hòa tan tro bằng khoảng 5 ml dung dịch HNO3
1%, chuyển vào bình định mức 50 ml, dùng HNO3 1% tráng rửa cốc và điền đến vạch. Lọc
bỏ khoảng 10 ml dịch lọc đầu, dịch lọc sau (bình A) thu được để đo Fe, Zn. Từ (bình A) hút
chính xác 2 ml vào bình định mức 20 ml, bổ sung dung dịch HNO3 1% vừa đủ để đo Na.
Quy trình xử lý mẫu định lượng Kali: Cân 0,5 g bột Sùng thảo thêm 2 ml acid HNO3 37%
đun trên bếp ở nhiệt độ 200 °C cho đến đen. Cho mẫu đã đun vào lò, nung mẫu ở nhiệt độ lò
461 °C trong vòng 340 phút. Hòa tan tro bằng khoảng 5 ml dung dịch HNO3 1%, chuyển vào
bình định mức 50 ml, dùng HNO3 1% tráng rửa cốc và điền đến vạch. Lọc bỏ khoảng 10 ml
dịch lọc đầu, hút chính xác 1 ml dịch lọc sau vào bình định mức 100 ml, bổ sung dung dịch
HNO3 1% vừa đủ để đo K.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
49
3.1.5. Thẩm định quy trình định lượng đồng thời Fe, Zn và Na
3.1.5.1. Tính đặc hiệu
Bảng 3.4. Kết quả khảo sát tính đặc hiệu
Nguyên tố
Độ hấp thu
Mẫu trắng Mẫu chuẩn Mẫu thử Thử + chuẩn
Fe 0,0007 0,0213 0,0183 0,0346
Zn -0,0045 0,2290 0,1349 0,2829
Na 0,0118 0,3241 0,2598 0,4586
Nhận xét:
Mẫu chuẩn, mẫu thử đều cho độ hấp thu ở bước sóng đặc trưng của nguyên tố.
Mẫu trắng có độ hấp thu gần bằng 0.
Mẫu thử thêm chuẩn cho độ hấp thu cao hơn 2 mẫu chuẩn và mẫu thử [2].
Kết luận: Quy trình phân tích đạt tính đặc hiệu
3.1.5.2. Tính tuyến tính
Tiến hành đo độ hấp thu và ghi lại kết quả của các mẫu chuẩn đã pha theo bảng tại mục
2.3.1.1. Thiết lập phương trình hồi quy và vẽ đường biểu diễn sự tương quan giữa nồng độ và
cường độ hấp thụ của 3 nguyên tố. Kết quả được thể hiện ở các hình và bảng sau:
Bảng 3.5. Kết quả khảo sát tính tuyến tính của Fe, Zn, Na.
Fe
Nồng độ (ppm) 0 0,2 0,5 1 2 5
Abs 0,0007 0,0049 0,0107 0,0213 0,0418 0,1008
Zn
Nồng độ (ppm) 0 0,1 0,2 0,5 1 2
Abs -0,0045 0,023 0,048 0,12 0,229 0,4221
Na
Nồng độ (ppm) 0 0,2 0,5 1 2 5
Abs 0,0118 0,0339 0,0844 0,1662 0,3241 0,7672
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
50
Hình 3.16. Đồ thị tương quan giữa nồng độ dung dịch chuẩn Fe và độ hấp thu
Nhận xét: Có sự tương quan tuyến tính giữa nồng độ và cường độ hấp thu của dung dịch Fe
theo phương trình hồi quy y = 0,02x + 0,001, các hệ số a = 0,02 và b = 0,001 đều có ý nghĩa,
với hệ số tương quan R2
= 0,9999 > 0,99 [16] trong khoảng nồng độ Fe từ 0 ppm – 5 ppm.
Kết luận: Quy trình định lượng nguyên tố đạt tính tuyến tính của nguyên tố Fe.
Hình 3.17. Đồ thị tương quan giữa nồng độ dung dịch chuẩn Zn và độ hấp thu
Nhận xét: Có sự tương quan tuyến tính giữa nồng độ và cường độ hấp thu của dung dịch Zn
theo phương trình hồi quy y = 0,2124x + 0,0051, các hệ số a = 0,2124 và b = 0,0051 đều có
ý nghĩa, với hệ số tương quan R2
= 0,9972 > 0,99 [2] trong khoảng nồng độ Zn từ 0 ppm – 2
ppm.
Kết luận: Quy trình định lượng nguyên tố đạt tính tuyến tính của nguyên tố Zn.
y = 0.02x + 0.001
R² = 0.9999
0.0000
0.0200
0.0400
0.0600
0.0800
0.1000
0.1200
0 1 2 3 4 5 6
y = 0.2124x + 0.0051
R² = 0.9972
-0.05
0
0.05
0.1
0.15
0.2
0.25
0.3
0.35
0.4
0.45
0.5
0 0.5 1 1.5 2 2.5
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
51
Hình 3.18. Đồ thị tương quan giữa nồng độ dung dịch chuẩn Na và độ hấp thu
Nhận xét: Có sự tương quan tuyến tính giữa nồng độ và cường độ hấp thu của dung dịch Na
theo phương trình hồi quy y = 0,152x + 0,0108, các hệ số a = 0,152 và b = 0,0108 đều có ý
nghĩa, với hệ số tương quan R2
= 0,9996 > 0,99 [16] trong khoảng nồng độ Na từ 0 ppm – 5
ppm
Kết luận: Quy trình định lượng nguyên tố đạt tính tuyến tính của nguyên tố Na.
3.1.5.3. Độ lặp lại và độ chính xác trung gian
Mẫu thử: chuẩn bị mẫu theo quy trình sau khi tối ưu hóa ở mục 2.3.1.3
Tiến hành 6 phép định lượng với cùng một mẫu thử đã được làm đồng nhất.
Lặp lại quy trình trên ở ngày khác. So sánh giá trị RSD (%) của 2 ngày.
Kết quả độ lặp lại và độ chính xác trung gian của quy trình định lượng đồng thời Fe, Zn và
Na bằng phương pháp AAS được thể hiện ở bảng sau:
y = 0.152x + 0.0108
R² = 0.9996
0.0000
0.1000
0.2000
0.3000
0.4000
0.5000
0.6000
0.7000
0.8000
0.9000
0 1 2 3 4 5 6
XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG MỘT SỐ KIM LOẠI BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ HẤP THU NGUYÊN TỬ VÀ ĐỊNH LƯỢNG HỢP CHẤT POLYPHENOL BẰNG PHƯƠNG PHÁP FOLIN CIOCALTEU TRONG CỦ SÙNG THẢO.pdf
XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG MỘT SỐ KIM LOẠI BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ HẤP THU NGUYÊN TỬ VÀ ĐỊNH LƯỢNG HỢP CHẤT POLYPHENOL BẰNG PHƯƠNG PHÁP FOLIN CIOCALTEU TRONG CỦ SÙNG THẢO.pdf
XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG MỘT SỐ KIM LOẠI BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ HẤP THU NGUYÊN TỬ VÀ ĐỊNH LƯỢNG HỢP CHẤT POLYPHENOL BẰNG PHƯƠNG PHÁP FOLIN CIOCALTEU TRONG CỦ SÙNG THẢO.pdf
XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG MỘT SỐ KIM LOẠI BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ HẤP THU NGUYÊN TỬ VÀ ĐỊNH LƯỢNG HỢP CHẤT POLYPHENOL BẰNG PHƯƠNG PHÁP FOLIN CIOCALTEU TRONG CỦ SÙNG THẢO.pdf
XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG MỘT SỐ KIM LOẠI BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ HẤP THU NGUYÊN TỬ VÀ ĐỊNH LƯỢNG HỢP CHẤT POLYPHENOL BẰNG PHƯƠNG PHÁP FOLIN CIOCALTEU TRONG CỦ SÙNG THẢO.pdf
XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG MỘT SỐ KIM LOẠI BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ HẤP THU NGUYÊN TỬ VÀ ĐỊNH LƯỢNG HỢP CHẤT POLYPHENOL BẰNG PHƯƠNG PHÁP FOLIN CIOCALTEU TRONG CỦ SÙNG THẢO.pdf
XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG MỘT SỐ KIM LOẠI BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ HẤP THU NGUYÊN TỬ VÀ ĐỊNH LƯỢNG HỢP CHẤT POLYPHENOL BẰNG PHƯƠNG PHÁP FOLIN CIOCALTEU TRONG CỦ SÙNG THẢO.pdf
XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG MỘT SỐ KIM LOẠI BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ HẤP THU NGUYÊN TỬ VÀ ĐỊNH LƯỢNG HỢP CHẤT POLYPHENOL BẰNG PHƯƠNG PHÁP FOLIN CIOCALTEU TRONG CỦ SÙNG THẢO.pdf
XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG MỘT SỐ KIM LOẠI BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ HẤP THU NGUYÊN TỬ VÀ ĐỊNH LƯỢNG HỢP CHẤT POLYPHENOL BẰNG PHƯƠNG PHÁP FOLIN CIOCALTEU TRONG CỦ SÙNG THẢO.pdf
XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG MỘT SỐ KIM LOẠI BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ HẤP THU NGUYÊN TỬ VÀ ĐỊNH LƯỢNG HỢP CHẤT POLYPHENOL BẰNG PHƯƠNG PHÁP FOLIN CIOCALTEU TRONG CỦ SÙNG THẢO.pdf
XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG MỘT SỐ KIM LOẠI BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ HẤP THU NGUYÊN TỬ VÀ ĐỊNH LƯỢNG HỢP CHẤT POLYPHENOL BẰNG PHƯƠNG PHÁP FOLIN CIOCALTEU TRONG CỦ SÙNG THẢO.pdf
XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG MỘT SỐ KIM LOẠI BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ HẤP THU NGUYÊN TỬ VÀ ĐỊNH LƯỢNG HỢP CHẤT POLYPHENOL BẰNG PHƯƠNG PHÁP FOLIN CIOCALTEU TRONG CỦ SÙNG THẢO.pdf
XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG MỘT SỐ KIM LOẠI BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ HẤP THU NGUYÊN TỬ VÀ ĐỊNH LƯỢNG HỢP CHẤT POLYPHENOL BẰNG PHƯƠNG PHÁP FOLIN CIOCALTEU TRONG CỦ SÙNG THẢO.pdf
XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG MỘT SỐ KIM LOẠI BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ HẤP THU NGUYÊN TỬ VÀ ĐỊNH LƯỢNG HỢP CHẤT POLYPHENOL BẰNG PHƯƠNG PHÁP FOLIN CIOCALTEU TRONG CỦ SÙNG THẢO.pdf
XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG MỘT SỐ KIM LOẠI BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ HẤP THU NGUYÊN TỬ VÀ ĐỊNH LƯỢNG HỢP CHẤT POLYPHENOL BẰNG PHƯƠNG PHÁP FOLIN CIOCALTEU TRONG CỦ SÙNG THẢO.pdf
XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG MỘT SỐ KIM LOẠI BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ HẤP THU NGUYÊN TỬ VÀ ĐỊNH LƯỢNG HỢP CHẤT POLYPHENOL BẰNG PHƯƠNG PHÁP FOLIN CIOCALTEU TRONG CỦ SÙNG THẢO.pdf
XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG MỘT SỐ KIM LOẠI BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ HẤP THU NGUYÊN TỬ VÀ ĐỊNH LƯỢNG HỢP CHẤT POLYPHENOL BẰNG PHƯƠNG PHÁP FOLIN CIOCALTEU TRONG CỦ SÙNG THẢO.pdf
XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG MỘT SỐ KIM LOẠI BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ HẤP THU NGUYÊN TỬ VÀ ĐỊNH LƯỢNG HỢP CHẤT POLYPHENOL BẰNG PHƯƠNG PHÁP FOLIN CIOCALTEU TRONG CỦ SÙNG THẢO.pdf
XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG MỘT SỐ KIM LOẠI BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ HẤP THU NGUYÊN TỬ VÀ ĐỊNH LƯỢNG HỢP CHẤT POLYPHENOL BẰNG PHƯƠNG PHÁP FOLIN CIOCALTEU TRONG CỦ SÙNG THẢO.pdf
XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG MỘT SỐ KIM LOẠI BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ HẤP THU NGUYÊN TỬ VÀ ĐỊNH LƯỢNG HỢP CHẤT POLYPHENOL BẰNG PHƯƠNG PHÁP FOLIN CIOCALTEU TRONG CỦ SÙNG THẢO.pdf
XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG MỘT SỐ KIM LOẠI BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ HẤP THU NGUYÊN TỬ VÀ ĐỊNH LƯỢNG HỢP CHẤT POLYPHENOL BẰNG PHƯƠNG PHÁP FOLIN CIOCALTEU TRONG CỦ SÙNG THẢO.pdf
XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG MỘT SỐ KIM LOẠI BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ HẤP THU NGUYÊN TỬ VÀ ĐỊNH LƯỢNG HỢP CHẤT POLYPHENOL BẰNG PHƯƠNG PHÁP FOLIN CIOCALTEU TRONG CỦ SÙNG THẢO.pdf
XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG MỘT SỐ KIM LOẠI BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ HẤP THU NGUYÊN TỬ VÀ ĐỊNH LƯỢNG HỢP CHẤT POLYPHENOL BẰNG PHƯƠNG PHÁP FOLIN CIOCALTEU TRONG CỦ SÙNG THẢO.pdf
XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG MỘT SỐ KIM LOẠI BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ HẤP THU NGUYÊN TỬ VÀ ĐỊNH LƯỢNG HỢP CHẤT POLYPHENOL BẰNG PHƯƠNG PHÁP FOLIN CIOCALTEU TRONG CỦ SÙNG THẢO.pdf
XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG MỘT SỐ KIM LOẠI BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ HẤP THU NGUYÊN TỬ VÀ ĐỊNH LƯỢNG HỢP CHẤT POLYPHENOL BẰNG PHƯƠNG PHÁP FOLIN CIOCALTEU TRONG CỦ SÙNG THẢO.pdf
XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG MỘT SỐ KIM LOẠI BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ HẤP THU NGUYÊN TỬ VÀ ĐỊNH LƯỢNG HỢP CHẤT POLYPHENOL BẰNG PHƯƠNG PHÁP FOLIN CIOCALTEU TRONG CỦ SÙNG THẢO.pdf
XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG MỘT SỐ KIM LOẠI BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ HẤP THU NGUYÊN TỬ VÀ ĐỊNH LƯỢNG HỢP CHẤT POLYPHENOL BẰNG PHƯƠNG PHÁP FOLIN CIOCALTEU TRONG CỦ SÙNG THẢO.pdf
XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG MỘT SỐ KIM LOẠI BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ HẤP THU NGUYÊN TỬ VÀ ĐỊNH LƯỢNG HỢP CHẤT POLYPHENOL BẰNG PHƯƠNG PHÁP FOLIN CIOCALTEU TRONG CỦ SÙNG THẢO.pdf

More Related Content

What's hot

Tcvn ve cac san pham thuc pham
Tcvn ve cac san pham thuc phamTcvn ve cac san pham thuc pham
Tcvn ve cac san pham thuc phamhopchuanhopquy
 
Khóa luận tốt nghiệp công nghệ sinh học nghiên cứu sản xuất trà túi lọc từ lá...
Khóa luận tốt nghiệp công nghệ sinh học nghiên cứu sản xuất trà túi lọc từ lá...Khóa luận tốt nghiệp công nghệ sinh học nghiên cứu sản xuất trà túi lọc từ lá...
Khóa luận tốt nghiệp công nghệ sinh học nghiên cứu sản xuất trà túi lọc từ lá...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Phép thử cặp đôi
Phép thử cặp đôi Phép thử cặp đôi
Phép thử cặp đôi Như Quỳnh
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất trà hòa tan cây sâm Bố Chính
Nghiên cứu quy trình sản xuất trà hòa tan cây sâm Bố ChínhNghiên cứu quy trình sản xuất trà hòa tan cây sâm Bố Chính
Nghiên cứu quy trình sản xuất trà hòa tan cây sâm Bố ChínhMan_Ebook
 
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất rượu vang từ quả dứa
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất rượu vang từ quả dứaNghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất rượu vang từ quả dứa
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất rượu vang từ quả dứaTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tìm hiểu về haccp và xây dựng chương trình haccp cho qui trình công nghệ sản ...
Tìm hiểu về haccp và xây dựng chương trình haccp cho qui trình công nghệ sản ...Tìm hiểu về haccp và xây dựng chương trình haccp cho qui trình công nghệ sản ...
Tìm hiểu về haccp và xây dựng chương trình haccp cho qui trình công nghệ sản ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bảo quản rau quả bằng phương pháp màng
Bảo quản rau quả bằng phương pháp màngBảo quản rau quả bằng phương pháp màng
Bảo quản rau quả bằng phương pháp màngnataliej4
 
Nghiên cứu tách chiết polyphenol từ bã ổi đào sau khi sản xuất nước ép và hướ...
Nghiên cứu tách chiết polyphenol từ bã ổi đào sau khi sản xuất nước ép và hướ...Nghiên cứu tách chiết polyphenol từ bã ổi đào sau khi sản xuất nước ép và hướ...
Nghiên cứu tách chiết polyphenol từ bã ổi đào sau khi sản xuất nước ép và hướ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
địNh nghĩa độ rỗng
địNh nghĩa độ rỗngđịNh nghĩa độ rỗng
địNh nghĩa độ rỗngKẹo đắng
 
Khảo sát quy trình chế biến bột hạt mít và ứng dụng trong sản xuất bánh cooki...
Khảo sát quy trình chế biến bột hạt mít và ứng dụng trong sản xuất bánh cooki...Khảo sát quy trình chế biến bột hạt mít và ứng dụng trong sản xuất bánh cooki...
Khảo sát quy trình chế biến bột hạt mít và ứng dụng trong sản xuất bánh cooki...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Kiểm nghiệm và phân tích Thực phẩm - Lê Thị Mùi.pdf
Kiểm nghiệm và phân tích Thực phẩm - Lê Thị Mùi.pdfKiểm nghiệm và phân tích Thực phẩm - Lê Thị Mùi.pdf
Kiểm nghiệm và phân tích Thực phẩm - Lê Thị Mùi.pdfHngHnh504478
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất kim chi thập cẩm việt nam
Nghiên cứu quy trình sản xuất kim chi thập cẩm việt namNghiên cứu quy trình sản xuất kim chi thập cẩm việt nam
Nghiên cứu quy trình sản xuất kim chi thập cẩm việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu trích ly tinh dầu một số loại vỏ bưởi ở miền nam việt nam và thử h...
Nghiên cứu trích ly tinh dầu một số loại vỏ bưởi ở miền nam việt nam và thử h...Nghiên cứu trích ly tinh dầu một số loại vỏ bưởi ở miền nam việt nam và thử h...
Nghiên cứu trích ly tinh dầu một số loại vỏ bưởi ở miền nam việt nam và thử h...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Kỹ thuật phân tích cấu trúc protein
Kỹ thuật phân tích cấu trúc proteinKỹ thuật phân tích cấu trúc protein
Kỹ thuật phân tích cấu trúc proteinvtthang
 

What's hot (20)

Tcvn ve cac san pham thuc pham
Tcvn ve cac san pham thuc phamTcvn ve cac san pham thuc pham
Tcvn ve cac san pham thuc pham
 
Khóa luận tốt nghiệp công nghệ sinh học nghiên cứu sản xuất trà túi lọc từ lá...
Khóa luận tốt nghiệp công nghệ sinh học nghiên cứu sản xuất trà túi lọc từ lá...Khóa luận tốt nghiệp công nghệ sinh học nghiên cứu sản xuất trà túi lọc từ lá...
Khóa luận tốt nghiệp công nghệ sinh học nghiên cứu sản xuất trà túi lọc từ lá...
 
Phép thử cặp đôi
Phép thử cặp đôi Phép thử cặp đôi
Phép thử cặp đôi
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất trà hòa tan cây sâm Bố Chính
Nghiên cứu quy trình sản xuất trà hòa tan cây sâm Bố ChínhNghiên cứu quy trình sản xuất trà hòa tan cây sâm Bố Chính
Nghiên cứu quy trình sản xuất trà hòa tan cây sâm Bố Chính
 
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất rượu vang từ quả dứa
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất rượu vang từ quả dứaNghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất rượu vang từ quả dứa
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất rượu vang từ quả dứa
 
Tìm hiểu về haccp và xây dựng chương trình haccp cho qui trình công nghệ sản ...
Tìm hiểu về haccp và xây dựng chương trình haccp cho qui trình công nghệ sản ...Tìm hiểu về haccp và xây dựng chương trình haccp cho qui trình công nghệ sản ...
Tìm hiểu về haccp và xây dựng chương trình haccp cho qui trình công nghệ sản ...
 
Bảo quản rau quả bằng phương pháp màng
Bảo quản rau quả bằng phương pháp màngBảo quản rau quả bằng phương pháp màng
Bảo quản rau quả bằng phương pháp màng
 
Chuong1
Chuong1Chuong1
Chuong1
 
Nghiên cứu tách chiết polyphenol từ bã ổi đào sau khi sản xuất nước ép và hướ...
Nghiên cứu tách chiết polyphenol từ bã ổi đào sau khi sản xuất nước ép và hướ...Nghiên cứu tách chiết polyphenol từ bã ổi đào sau khi sản xuất nước ép và hướ...
Nghiên cứu tách chiết polyphenol từ bã ổi đào sau khi sản xuất nước ép và hướ...
 
Bai giang cam quan
Bai giang cam quanBai giang cam quan
Bai giang cam quan
 
địNh nghĩa độ rỗng
địNh nghĩa độ rỗngđịNh nghĩa độ rỗng
địNh nghĩa độ rỗng
 
Khảo sát quy trình chế biến bột hạt mít và ứng dụng trong sản xuất bánh cooki...
Khảo sát quy trình chế biến bột hạt mít và ứng dụng trong sản xuất bánh cooki...Khảo sát quy trình chế biến bột hạt mít và ứng dụng trong sản xuất bánh cooki...
Khảo sát quy trình chế biến bột hạt mít và ứng dụng trong sản xuất bánh cooki...
 
Luận án: Cấu trúc, khả năng chống oxy hóa của một số polyphenol
Luận án: Cấu trúc, khả năng chống oxy hóa của một số polyphenolLuận án: Cấu trúc, khả năng chống oxy hóa của một số polyphenol
Luận án: Cấu trúc, khả năng chống oxy hóa của một số polyphenol
 
Kiểm nghiệm và phân tích Thực phẩm - Lê Thị Mùi.pdf
Kiểm nghiệm và phân tích Thực phẩm - Lê Thị Mùi.pdfKiểm nghiệm và phân tích Thực phẩm - Lê Thị Mùi.pdf
Kiểm nghiệm và phân tích Thực phẩm - Lê Thị Mùi.pdf
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất kim chi thập cẩm việt nam
Nghiên cứu quy trình sản xuất kim chi thập cẩm việt namNghiên cứu quy trình sản xuất kim chi thập cẩm việt nam
Nghiên cứu quy trình sản xuất kim chi thập cẩm việt nam
 
Đề tài: Sản xuất trà túi lọc chùm ngây & cỏ ngọt, HAY
Đề tài: Sản xuất trà túi lọc chùm ngây & cỏ ngọt, HAYĐề tài: Sản xuất trà túi lọc chùm ngây & cỏ ngọt, HAY
Đề tài: Sản xuất trà túi lọc chùm ngây & cỏ ngọt, HAY
 
Đề tài: Quản lý chất lượng HACCP cho bạch tuộc cấp đông IQF, HAY
Đề tài: Quản lý chất lượng HACCP cho bạch tuộc cấp đông IQF, HAYĐề tài: Quản lý chất lượng HACCP cho bạch tuộc cấp đông IQF, HAY
Đề tài: Quản lý chất lượng HACCP cho bạch tuộc cấp đông IQF, HAY
 
Nươc trong thực phẩm
Nươc trong thực phẩmNươc trong thực phẩm
Nươc trong thực phẩm
 
Nghiên cứu trích ly tinh dầu một số loại vỏ bưởi ở miền nam việt nam và thử h...
Nghiên cứu trích ly tinh dầu một số loại vỏ bưởi ở miền nam việt nam và thử h...Nghiên cứu trích ly tinh dầu một số loại vỏ bưởi ở miền nam việt nam và thử h...
Nghiên cứu trích ly tinh dầu một số loại vỏ bưởi ở miền nam việt nam và thử h...
 
Kỹ thuật phân tích cấu trúc protein
Kỹ thuật phân tích cấu trúc proteinKỹ thuật phân tích cấu trúc protein
Kỹ thuật phân tích cấu trúc protein
 

Similar to XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG MỘT SỐ KIM LOẠI BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ HẤP THU NGUYÊN TỬ VÀ ĐỊNH LƯỢNG HỢP CHẤT POLYPHENOL BẰNG PHƯƠNG PHÁP FOLIN CIOCALTEU TRONG CỦ SÙNG THẢO.pdf

Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir., h...
Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir., h...Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir., h...
Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir., h...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir., h...
Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir., h...Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir., h...
Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir., h...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir., h...
Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir., h...Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir., h...
Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir., h...NOT
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.ssuser499fca
 
Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir., h...
Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir., h...Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir., h...
Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir., h...https://www.facebook.com/garmentspace
 
PHÂN LOẠI VÀ GIẢI MỘT SỐ BÀI TẬP CƠ HỌC LƯỢNG TỬ THEO HƯỚNG NÂNG CAO NĂNG LỰC...
PHÂN LOẠI VÀ GIẢI MỘT SỐ BÀI TẬP CƠ HỌC LƯỢNG TỬ THEO HƯỚNG NÂNG CAO NĂNG LỰC...PHÂN LOẠI VÀ GIẢI MỘT SỐ BÀI TẬP CƠ HỌC LƯỢNG TỬ THEO HƯỚNG NÂNG CAO NĂNG LỰC...
PHÂN LOẠI VÀ GIẢI MỘT SỐ BÀI TẬP CƠ HỌC LƯỢNG TỬ THEO HƯỚNG NÂNG CAO NĂNG LỰC...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔ CHỨC DẠY HỌC CHƯƠNG “NĂNG LƯỢNG” MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 THEO MÔ HÌNH LỚP ...
TỔ CHỨC DẠY HỌC CHƯƠNG “NĂNG LƯỢNG” MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 THEO MÔ HÌNH LỚP ...TỔ CHỨC DẠY HỌC CHƯƠNG “NĂNG LƯỢNG” MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 THEO MÔ HÌNH LỚP ...
TỔ CHỨC DẠY HỌC CHƯƠNG “NĂNG LƯỢNG” MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 THEO MÔ HÌNH LỚP ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG VIDEO THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔ...
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG VIDEO THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔ...XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG VIDEO THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔ...
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG VIDEO THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ÁP DỤNG MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “TÍCH VÔ HƯỚNG CỦA HAI...
ÁP DỤNG MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “TÍCH VÔ HƯỚNG CỦA HAI...ÁP DỤNG MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “TÍCH VÔ HƯỚNG CỦA HAI...
ÁP DỤNG MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “TÍCH VÔ HƯỚNG CỦA HAI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
THIẾT KẾ CHỦ ĐỀ DẠY HỌC PHẦN NITROGEN TRÊN NỀN TẢNG ỨNG DỤNG CROCODILE CHEMIS...
THIẾT KẾ CHỦ ĐỀ DẠY HỌC PHẦN NITROGEN TRÊN NỀN TẢNG ỨNG DỤNG CROCODILE CHEMIS...THIẾT KẾ CHỦ ĐỀ DẠY HỌC PHẦN NITROGEN TRÊN NỀN TẢNG ỨNG DỤNG CROCODILE CHEMIS...
THIẾT KẾ CHỦ ĐỀ DẠY HỌC PHẦN NITROGEN TRÊN NỀN TẢNG ỨNG DỤNG CROCODILE CHEMIS...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÍCH HỢP WEB SKETCHPAD VÀO MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP ĐIỆN TỬ TRONG HỖ TRỢ HỌC SINH K...
TÍCH HỢP WEB SKETCHPAD VÀO MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP ĐIỆN TỬ TRONG HỖ TRỢ HỌC SINH K...TÍCH HỢP WEB SKETCHPAD VÀO MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP ĐIỆN TỬ TRONG HỖ TRỢ HỌC SINH K...
TÍCH HỢP WEB SKETCHPAD VÀO MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP ĐIỆN TỬ TRONG HỖ TRỢ HỌC SINH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuyên đề tốt nghiệp kinh tế quản lí tài nguyên và môi trường
Chuyên đề tốt nghiệp kinh tế quản lí tài nguyên và môi trườngChuyên đề tốt nghiệp kinh tế quản lí tài nguyên và môi trường
Chuyên đề tốt nghiệp kinh tế quản lí tài nguyên và môi trườngLuanvantot.com 0934.573.149
 
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO NHÓM ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC S...
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO NHÓM ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC S...SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO NHÓM ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC S...
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO NHÓM ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC S...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SỬ DỤNG BÀI TẬP HÓA HỌC THỰC TIỄN PHẦN NITROGEN – HÓA HỌC 11 NHẰM PHÁT TRIỂN ...
SỬ DỤNG BÀI TẬP HÓA HỌC THỰC TIỄN PHẦN NITROGEN – HÓA HỌC 11 NHẰM PHÁT TRIỂN ...SỬ DỤNG BÀI TẬP HÓA HỌC THỰC TIỄN PHẦN NITROGEN – HÓA HỌC 11 NHẰM PHÁT TRIỂN ...
SỬ DỤNG BÀI TẬP HÓA HỌC THỰC TIỄN PHẦN NITROGEN – HÓA HỌC 11 NHẰM PHÁT TRIỂN ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
DẠY HỌC THÍ NGHIỆM HÓA HỌC PHẦN NITROGEN NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KI...
DẠY HỌC THÍ NGHIỆM HÓA HỌC PHẦN NITROGEN NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KI...DẠY HỌC THÍ NGHIỆM HÓA HỌC PHẦN NITROGEN NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KI...
DẠY HỌC THÍ NGHIỆM HÓA HỌC PHẦN NITROGEN NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT NƯỚC XỊT PHÒNG TỪ THẢO MỘC THIÊN NHIÊN DÙNG ĐỂ ...
NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT NƯỚC XỊT PHÒNG TỪ THẢO MỘC THIÊN NHIÊN DÙNG ĐỂ ...NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT NƯỚC XỊT PHÒNG TỪ THẢO MỘC THIÊN NHIÊN DÙNG ĐỂ ...
NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT NƯỚC XỊT PHÒNG TỪ THẢO MỘC THIÊN NHIÊN DÙNG ĐỂ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Similar to XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG MỘT SỐ KIM LOẠI BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ HẤP THU NGUYÊN TỬ VÀ ĐỊNH LƯỢNG HỢP CHẤT POLYPHENOL BẰNG PHƯƠNG PHÁP FOLIN CIOCALTEU TRONG CỦ SÙNG THẢO.pdf (20)

Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir., h...
Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir., h...Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir., h...
Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir., h...
 
Thành phần hóa học của cây phèn đen Phyllanthusreticulatus poir
Thành phần hóa học của cây phèn đen Phyllanthusreticulatus poirThành phần hóa học của cây phèn đen Phyllanthusreticulatus poir
Thành phần hóa học của cây phèn đen Phyllanthusreticulatus poir
 
Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir., h...
Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir., h...Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir., h...
Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir., h...
 
Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir., h...
Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir., h...Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir., h...
Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir., h...
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir., h...
Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir., h...Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir., h...
Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir., h...
 
PHÂN LOẠI VÀ GIẢI MỘT SỐ BÀI TẬP CƠ HỌC LƯỢNG TỬ THEO HƯỚNG NÂNG CAO NĂNG LỰC...
PHÂN LOẠI VÀ GIẢI MỘT SỐ BÀI TẬP CƠ HỌC LƯỢNG TỬ THEO HƯỚNG NÂNG CAO NĂNG LỰC...PHÂN LOẠI VÀ GIẢI MỘT SỐ BÀI TẬP CƠ HỌC LƯỢNG TỬ THEO HƯỚNG NÂNG CAO NĂNG LỰC...
PHÂN LOẠI VÀ GIẢI MỘT SỐ BÀI TẬP CƠ HỌC LƯỢNG TỬ THEO HƯỚNG NÂNG CAO NĂNG LỰC...
 
TỔ CHỨC DẠY HỌC CHƯƠNG “NĂNG LƯỢNG” MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 THEO MÔ HÌNH LỚP ...
TỔ CHỨC DẠY HỌC CHƯƠNG “NĂNG LƯỢNG” MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 THEO MÔ HÌNH LỚP ...TỔ CHỨC DẠY HỌC CHƯƠNG “NĂNG LƯỢNG” MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 THEO MÔ HÌNH LỚP ...
TỔ CHỨC DẠY HỌC CHƯƠNG “NĂNG LƯỢNG” MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 THEO MÔ HÌNH LỚP ...
 
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG VIDEO THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔ...
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG VIDEO THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔ...XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG VIDEO THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔ...
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG VIDEO THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔ...
 
ÁP DỤNG MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “TÍCH VÔ HƯỚNG CỦA HAI...
ÁP DỤNG MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “TÍCH VÔ HƯỚNG CỦA HAI...ÁP DỤNG MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “TÍCH VÔ HƯỚNG CỦA HAI...
ÁP DỤNG MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “TÍCH VÔ HƯỚNG CỦA HAI...
 
Tối ưu hóa điều kiện chiết polyphenol từ lá vối (cleistocalyxoperculatus) và ...
Tối ưu hóa điều kiện chiết polyphenol từ lá vối (cleistocalyxoperculatus) và ...Tối ưu hóa điều kiện chiết polyphenol từ lá vối (cleistocalyxoperculatus) và ...
Tối ưu hóa điều kiện chiết polyphenol từ lá vối (cleistocalyxoperculatus) và ...
 
THIẾT KẾ CHỦ ĐỀ DẠY HỌC PHẦN NITROGEN TRÊN NỀN TẢNG ỨNG DỤNG CROCODILE CHEMIS...
THIẾT KẾ CHỦ ĐỀ DẠY HỌC PHẦN NITROGEN TRÊN NỀN TẢNG ỨNG DỤNG CROCODILE CHEMIS...THIẾT KẾ CHỦ ĐỀ DẠY HỌC PHẦN NITROGEN TRÊN NỀN TẢNG ỨNG DỤNG CROCODILE CHEMIS...
THIẾT KẾ CHỦ ĐỀ DẠY HỌC PHẦN NITROGEN TRÊN NỀN TẢNG ỨNG DỤNG CROCODILE CHEMIS...
 
TÍCH HỢP WEB SKETCHPAD VÀO MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP ĐIỆN TỬ TRONG HỖ TRỢ HỌC SINH K...
TÍCH HỢP WEB SKETCHPAD VÀO MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP ĐIỆN TỬ TRONG HỖ TRỢ HỌC SINH K...TÍCH HỢP WEB SKETCHPAD VÀO MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP ĐIỆN TỬ TRONG HỖ TRỢ HỌC SINH K...
TÍCH HỢP WEB SKETCHPAD VÀO MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP ĐIỆN TỬ TRONG HỖ TRỢ HỌC SINH K...
 
Chuyên đề tốt nghiệp kinh tế quản lí tài nguyên và môi trường
Chuyên đề tốt nghiệp kinh tế quản lí tài nguyên và môi trườngChuyên đề tốt nghiệp kinh tế quản lí tài nguyên và môi trường
Chuyên đề tốt nghiệp kinh tế quản lí tài nguyên và môi trường
 
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO NHÓM ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC S...
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO NHÓM ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC S...SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO NHÓM ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC S...
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO NHÓM ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC S...
 
Khóa luận: Xác định mối quan hệ di truyền của cam Bố Hạ, HAY
Khóa luận:  Xác định mối quan hệ di truyền của cam Bố Hạ, HAYKhóa luận:  Xác định mối quan hệ di truyền của cam Bố Hạ, HAY
Khóa luận: Xác định mối quan hệ di truyền của cam Bố Hạ, HAY
 
Luận văn thạc sĩ đại học Thái Nguyên, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn thạc sĩ đại học Thái Nguyên, HAY, 9 ĐIỂMLuận văn thạc sĩ đại học Thái Nguyên, HAY, 9 ĐIỂM
Luận văn thạc sĩ đại học Thái Nguyên, HAY, 9 ĐIỂM
 
SỬ DỤNG BÀI TẬP HÓA HỌC THỰC TIỄN PHẦN NITROGEN – HÓA HỌC 11 NHẰM PHÁT TRIỂN ...
SỬ DỤNG BÀI TẬP HÓA HỌC THỰC TIỄN PHẦN NITROGEN – HÓA HỌC 11 NHẰM PHÁT TRIỂN ...SỬ DỤNG BÀI TẬP HÓA HỌC THỰC TIỄN PHẦN NITROGEN – HÓA HỌC 11 NHẰM PHÁT TRIỂN ...
SỬ DỤNG BÀI TẬP HÓA HỌC THỰC TIỄN PHẦN NITROGEN – HÓA HỌC 11 NHẰM PHÁT TRIỂN ...
 
DẠY HỌC THÍ NGHIỆM HÓA HỌC PHẦN NITROGEN NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KI...
DẠY HỌC THÍ NGHIỆM HÓA HỌC PHẦN NITROGEN NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KI...DẠY HỌC THÍ NGHIỆM HÓA HỌC PHẦN NITROGEN NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KI...
DẠY HỌC THÍ NGHIỆM HÓA HỌC PHẦN NITROGEN NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KI...
 
NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT NƯỚC XỊT PHÒNG TỪ THẢO MỘC THIÊN NHIÊN DÙNG ĐỂ ...
NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT NƯỚC XỊT PHÒNG TỪ THẢO MỘC THIÊN NHIÊN DÙNG ĐỂ ...NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT NƯỚC XỊT PHÒNG TỪ THẢO MỘC THIÊN NHIÊN DÙNG ĐỂ ...
NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT NƯỚC XỊT PHÒNG TỪ THẢO MỘC THIÊN NHIÊN DÙNG ĐỂ ...
 

More from Nguyen Thanh Tu Collection

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE TIẾNG ANH 8 GLOBAL SUCCESS CẢ NĂM (GỒM 12 UNITS, MỖI UNIT GỒM 3...
BỘ LUYỆN NGHE TIẾNG ANH 8 GLOBAL SUCCESS CẢ NĂM (GỒM 12 UNITS, MỖI UNIT GỒM 3...BỘ LUYỆN NGHE TIẾNG ANH 8 GLOBAL SUCCESS CẢ NĂM (GỒM 12 UNITS, MỖI UNIT GỒM 3...
BỘ LUYỆN NGHE TIẾNG ANH 8 GLOBAL SUCCESS CẢ NĂM (GỒM 12 UNITS, MỖI UNIT GỒM 3...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH FORM 50 CÂU TRẮC NGHI...
ĐỀ THAM KHẢO KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH FORM 50 CÂU TRẮC NGHI...ĐỀ THAM KHẢO KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH FORM 50 CÂU TRẮC NGHI...
ĐỀ THAM KHẢO KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH FORM 50 CÂU TRẮC NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
24 ĐỀ THAM KHẢO KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH SỞ GIÁO DỤC HẢI DƯ...
24 ĐỀ THAM KHẢO KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH SỞ GIÁO DỤC HẢI DƯ...24 ĐỀ THAM KHẢO KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH SỞ GIÁO DỤC HẢI DƯ...
24 ĐỀ THAM KHẢO KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH SỞ GIÁO DỤC HẢI DƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 

More from Nguyen Thanh Tu Collection (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
BỘ LUYỆN NGHE TIẾNG ANH 8 GLOBAL SUCCESS CẢ NĂM (GỒM 12 UNITS, MỖI UNIT GỒM 3...
BỘ LUYỆN NGHE TIẾNG ANH 8 GLOBAL SUCCESS CẢ NĂM (GỒM 12 UNITS, MỖI UNIT GỒM 3...BỘ LUYỆN NGHE TIẾNG ANH 8 GLOBAL SUCCESS CẢ NĂM (GỒM 12 UNITS, MỖI UNIT GỒM 3...
BỘ LUYỆN NGHE TIẾNG ANH 8 GLOBAL SUCCESS CẢ NĂM (GỒM 12 UNITS, MỖI UNIT GỒM 3...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
ĐỀ THAM KHẢO KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH FORM 50 CÂU TRẮC NGHI...
ĐỀ THAM KHẢO KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH FORM 50 CÂU TRẮC NGHI...ĐỀ THAM KHẢO KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH FORM 50 CÂU TRẮC NGHI...
ĐỀ THAM KHẢO KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH FORM 50 CÂU TRẮC NGHI...
 
24 ĐỀ THAM KHẢO KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH SỞ GIÁO DỤC HẢI DƯ...
24 ĐỀ THAM KHẢO KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH SỞ GIÁO DỤC HẢI DƯ...24 ĐỀ THAM KHẢO KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH SỞ GIÁO DỤC HẢI DƯ...
24 ĐỀ THAM KHẢO KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH SỞ GIÁO DỤC HẢI DƯ...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 

Recently uploaded

Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt NamGiải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Namlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1mskellyworkmail
 
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxGingvin36HC
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxsongtoan982017
 
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
 
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt NamGiải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro quá trình xử lí nước cấp tại Chi nhánh Cấp...
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
 
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
 
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
 

XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG MỘT SỐ KIM LOẠI BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ HẤP THU NGUYÊN TỬ VÀ ĐỊNH LƯỢNG HỢP CHẤT POLYPHENOL BẰNG PHƯƠNG PHÁP FOLIN CIOCALTEU TRONG CỦ SÙNG THẢO.pdf

  • 1. XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG MỘT SỐ KIM LOẠI BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ HẤP THU NGUYÊN TỬ VÀ ĐỊNH LƯỢNG HỢP CHẤT POLYPHENOL BẰNG PHƯƠNG PHÁP FOLIN CIOCALTEU TRONG CỦ SÙNG THẢO WORD VERSION | 2023 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM B Á O C Á O N G H I Ê N C Ứ U K H O A H Ọ C Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594 vectorstock.com/24597468 Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group
  • 2. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA DƯỢC ---------- BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG MỘT SỐ KIM LOẠI BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ HẤP THU NGUYÊN TỬ VÀ ĐỊNH LƯỢNG HỢP CHẤT POLYPHENOL BẰNG PHƯƠNG PHÁP FOLIN CIOCALTEU TRONG CỦ SÙNG THẢO (Stachys affinis Lamiaceae) NGUYỄN THỊ VÂN ANH Đồng Nai 8/2021
  • 3. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L ii TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA DƯỢC ---------- BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG MỘT SỐ KIM LOẠI BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ HẤP THU NGUYÊN TỬ VÀ ĐỊNH LƯỢNG HỢP CHẤT POLYPHENOL BẰNG PHƯƠNG PHÁP FOLIN CIOCALTEU TRONG CỦ SÙNG THẢO (Stachys affinis Lamiaceae) Người thực hiện: Nguyễn Thị Vân Anh Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Võ Thị Bạch Huệ ThS. Trần Thị Thu Hiền Đồng Nai 8/2021
  • 4. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L iii LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Cô hướng dẫn PGS.TS. Võ Thị Bạch Huệ và Cô Ths. Trần Thị Thu Hiền đã tận tình hướng dẫn để em có thể hoàn thành đề tài. Cảm ơn Cô Huệ đã định hướng đề tài, cung cấp mẫu, quan tâm trong suốt quá trình thực hiện đề tài của em. Cảm ơn Cô Hiền đã luôn đồng hành trong những lần nhập số liệu và động viên em mỗi khi số liệu không đạt. Cảm ơn Cô đã an ủi em trong những giây phút bất lực, tuyệt vọng khi bị tắt điện trong quá trình nung mẫu. Cảm ơn những lần Cô chia sẻ ty tỷ mọi thứ trong cuộc sống, kinh nghiệm của người từng trải. Cảm ơn Cô đã giúp em định hướng chọn nghề trong tương lai, mặc dù hiện tại em vẫn chưa đi làm. Cảm ơn những lời hài hước của Thầy Cường về nhiều vấn đề để em bớt buồn và yêu đời hơn. Cảm ơn Thầy Duy, Thầy Đức ở lại bộ môn cùng em mỗi khi tối về để em bớt sợ ma. Cảm ơn Cô Luôn và Thầy Tài đã không trách móc, la rầy mỗi khi em lấy hết dụng cụ thí nghiệm của Bộ môn, bày đồ lung tung. Cảm ơn những bữa ăn ấm cúng từ Bộ môn. Cảm ơn chú bảo vệ đôi khi miễn tiền gửi xe, cho con đồ ăn. Cảm ơn những lời nhắc nhở ăn trưa của Thầy, Cô, anh Phúc khi đến giờ cơm trưa. Cảm ơn bộ môn HPT-Kiểm nghiệm đã tạo cho em 1 môi trường làm bài và nghiên cứu thoải mái. Nơi đây dường như là căn trọ thứ 2 của em trong những tháng ngày cuối của chặng đường 5 năm đại học dài miên man. Và cuối cùng, em xin cảm ơn Khoa Dược và Đại học Lạc Hồng đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất để em hoàn thành Khóa luận. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc! Biên Hòa, ngày 05 tháng 08 năm 2021 Sinh viên Nguyễn Thị Vân Anh
  • 5. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L iv MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................ vii DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ viii DANH MỤC BẢNG...................................................................................................x ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.....................................................................2 1.1. TỔNG QUAN VỀ THỰC VẬT CỦA SÙNG THẢO.....................................2 1.1.1. Đặc điểm hình thái và phân bố..................................................................2 1.1.2. Thành phần và giá trị dinh dưỡng trong củ...............................................3 1.1.3. Tác dụng dược lí .......................................................................................4 1.2. TỔNG QUAN VỀ CÁC KHOÁNG CHẤT ....................................................5 1.2.1. Sắt..............................................................................................................5 1.2.2. Kẽm...........................................................................................................5 1.2.3. Natri...........................................................................................................6 1.2.4. Kali............................................................................................................6 1.3. PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ HẤP THU NGUYÊN TỬ ..........................7 1.3.1. Định nghĩa, ưu - nhược điểm của phương pháp AAS ..............................7 1.3.2. Các phương pháp xử lý mẫu ...................................................................10 1.4. TỔNG QUAN VỀ POLYPHENOL ..............................................................14 1.4.1. Chất chống oxy hóa.................................................................................14 1.4.2. Định nghĩa polyphenol............................................................................14 1.4.3. Tác dụng dược lý của polyphenol...........................................................15 1.5. PHƯƠNG PHÁP FOLIN – CIOCALTEU XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG POLYPHENOL TOÀN PHẦN.............................................................................15
  • 6. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L v 1.5.1. Giới thiệu.................................................................................................15 1.5.2. Nguyên tắc ..............................................................................................16 1.6. TỐI ƯU HÓA THEO MÔ HÌNH BOX BEHNKEN.....................................16 1.6.1. Khái niệm tối ưu......................................................................................16 1.6.2. Thành phần cơ bản của bài toán tối ưu ...................................................16 1.6.3. Mô hình Box-Behnken............................................................................17 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................18 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .......................................................................18 2.2. CHẤT CHUẨN, DUNG MÔI, HÓA CHẤT VÀ TRANG THIẾT BỊ .........18 2.2.1. Chất chuẩn...............................................................................................18 2.2.2. Dung môi, hóa chất .................................................................................18 2.2.3. Trang thiết bị...........................................................................................18 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................19 2.3.1. Xây dựng quy trình định lượng các nguyên tố Fe, K, Na, Zn bằng phương pháp quang phổ hấp thu nguyên tử ...................................................................19 2.3.2. Xây dựng quy trình định lượng polyphenol trong củ Sùng thảo ............25 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................31 3.1. XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG Fe, Zn, Na, K BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ HẤP THU NGUYÊN TỬ .................................................31 3.1.1. Độ ẩm của dược liệu ...............................................................................31 3.1.2. Khảo sát dung môi pha mẫu....................................................................31 3.1.3. Khảo sát phương pháp vô cơ hóa............................................................32 3.1.4. Tối ưu hóa điều kiện vô cơ hóa mẫu.......................................................33 3.1.5. Thẩm định quy trình định lượng đồng thời Fe, Zn và Na.......................49
  • 7. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L vi 3.1.6. Thẩm định quy trình định lượng K .........................................................55 3.2. XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG POLYPHENOL TOÀN PHẦN BẰNG PHƯƠNG PHÁP FOLIN – CIOCALTEU...............................................59 3.2.1. Khảo sát quy trình định lượng polyphenol toàn phần.............................59 3.2.2. Tối ưu hóa quy trình định lượng polyphenol..........................................60 3.2.3. Thẩm định quy trình định lượng polyphenol toàn phần: ........................64 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN........................................................................................69 4.1. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÉP PHÂN TÍCH ............................69 4.1.1. Khảo sát dung môi pha mẫu....................................................................69 4.1.2. Khảo sát phương pháp vô cơ hóa............................................................69 4.1.3. Tối ưu hóa mẫu .......................................................................................70 4.1.4. Thẩm định quy trình định lượng .............................................................71 4.2. XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG POLYPHENOL TOÀN PHẦN BẰNG PHƯƠNG PHÁP FOLIN-CIOCALTEU .................................................71 4.2.1. Khảo sát các quy trình định lượng polyphenol.......................................71 4.2.2. Tối ưu hóa mẫu .......................................................................................71 4.2.3. Thẩm định quy trình định lượng .............................................................71 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................73 5.1. KẾT LUẬN....................................................................................................73 5.2. ĐỀ NGHỊ .......................................................................................................74
  • 8. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ nguyên Nghĩa tiếng việt AAS Atomic Absorption Spectrophotometry Quang phổ hấp thu nguyên tử Abs Absorption Độ hấp thu ANOVA Analysis of variance DMPM Dung môi pha mẫu Đđ Đậm đặc F-AAS Flame Atomic Absorption Spectrophotometry Quang phổ hấp thu nguyên tử dùng ngọn lửa FCR Folin-Ciocalteu reagents Thuốc thử Folin-Ciocalteu KL Khối lượng ppm Part per million Nồng độ phần triệu Pp Phương pháp RSD Relative standard deviation Độ lệch chuẩn tương đối SD Standard deviation Độ lệch chuẩn STT Số thứ tự TB Trung bình UV - Vis Ultraviolet-visible spectroscopy Quang phổ tử ngoại khả kiến
  • 9. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L viii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Hình toàn cây và củ Sùng thảo....................................................................2 Hình 1.2. Sơ đồ phân loại polyphenol [26]...............................................................15 Hình 3.1. Kết quả phân tích ANOVA của quy trình tối ưu nguyên tố Fe ................35 Hình 3.2. Các hệ số của phương trình hồi quy tuyến tính nguyên tố Fe ..................36 Hình 3.3. Đường biểu diễn ảnh hưởng của các yếu tố lên hàm lượng Fe.................37 Hình 3.4. Kết quả phân tích ANOVA của quy trình tối ưu nguyên tố Zn................38 Hình 3.5. Đánh giá các hệ số của phương trình hồi quy tuyến tính nguyên tố Zn ...39 Hình 3.6. Đường biểu diễn ảnh hưởng của các yếu tố lên hàm lượng Zn ................40 Hình 3.7. Kết quả phân tích ANOVA của quy trình tối ưu nguyên tố Na................41 Hình 3.8. Đánh giá các hệ số của phương trình hồi quy tuyến tính nguyên tố Na ...42 Hình 3.9. Đường biểu diễn ảnh hưởng của các yếu tố lên hàm lượng Na...............43 Hình 3.10. Kết quả phân tích ANOVA của quy trình tối ưu nguyên tố K ...............44 Hình 3.11. Các hệ số của phương trình hồi quy tuyến tính nguyên tố K..................45 Hình 3.12. Đường biểu diễn ảnh hưởng của các yếu tố lên hàm lượng K...............46 Hình 3.13. Các thông số tối ưu dự đoán bởi phần mềm MODDE 5.0......................46 Hình 3.14. Dự đoán điều kiện tối ưu của nguyên tố Fe, Zn, Na...............................47 Hình 3.15. Các thông số tối ưu dự đoán của nguyên tố K........................................48 Hình 3.16. Đồ thị tương quan giữa nồng độ dung dịch chuẩn Fe và độ hấp thu......50 Hình 3.17. Đồ thị tương quan giữa nồng độ dung dịch chuẩn Zn và độ hấp thu......50 Hình 3.18. Đồ thị tương quan giữa nồng độ dung dịch chuẩn Na và độ hấp thu .....51 Hình 3.19. Đồ thị tương quan giữa nồng độ dung dịch chuẩn K và độ hấp thu .......56 Hình 3.20. Khảo sát bước sóng hấp thu cực đại .......................................................59 Hình 3.21. Phổ động học phản ứng của mẫu chuẩn và thử.......................................59 Hình 3.22. Kết quả phân tích ANOVA của quy trình tối ưu nguyên tố ...................61 Hình 3.23. Kết quả đánh giá các hệ số của phương trình hồi quy tuyến tính...........62 Hình 3.24. Đường biểu diễn ảnh hưởng của các yếu tố lên hàm lượng polyphenol.63 Hình 3.25. Các thông số tối ưu dự đoán bởi phần mềm MODDE 12.0....................63 Hình 3.26. Phổ UV – Vis đánh giá độ đặc hiệu........................................................65
  • 10. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L ix Hình 3.27. Biểu đồ đường chuẩn khảo sát tính tuyến tính........................................66
  • 11. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L x DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Thành phần dinh dưỡng trong củ Sùng thảo [40].......................................3 Bảng 2.1. Cách pha mẫu chuẩn Fe, Na và K ............................................................19 Bảng 2.2. Cách pha mẫu chuẩn Zn ...........................................................................19 Bảng 2.3. Các yếu tố khảo sát theo mô hình Box-Behnken .....................................22 Bảng 2.4. Bảng thêm dung dịch chuẩn vào mẫu thử ................................................25 Bảng 2.5. Quy trình định lượng polyphenol [3] [37]................................................26 Bảng 2.6. Các yếu tố khảo sát theo mô hình Box-Behnken .....................................27 Bảng 2.7. Bố trí thực nghiệm các điều kiện khảo sát theo mô hình Box – Behnken27 Bảng 2.8. Cách pha chế dung dịch khảo sát tính tuyến tính .....................................29 Bảng 2.9. Cách pha chế dung dịch khảo sát độ đúng................................................30 Bảng 3.1. Khảo sát sự ảnh hưởng của DMPM đến độ hấp thu của mẫu. .................31 Bảng 3.2. Kết quả khảo sát phương pháp vô cơ hóa.................................................33 Bảng 3.3. Kết quả khảo sát tối ưu hóa theo mô hình Box – Behnken ......................33 Bảng 3.4. Kết quả khảo sát tính đặc hiệu..................................................................49 Bảng 3.5. Kết quả khảo sát tính tuyến tính của Fe, Zn, Na. .....................................49 Bảng 3.6. Kết quả khảo sát độ lặp lại và độ chính xác trung gian của các nguyên tố Fe, Zn, Na..................................................................................................................52 Bảng 3.7. Kết quả độ đúng của nguyên tố Fe ...........................................................54 Bảng 3.8. Kết quả độ đúng của nguyên tố Zn...........................................................54 Bảng 3.9. Kết quả độ đúng của nguyên tố Na...........................................................55 Bảng 3.10. Kết quả tính đặc hiệu..............................................................................55 Bảng 3.11. Tính tuyến tính của nguyên tố K ............................................................56 Bảng 3.12. Kết quả khảo sát độ lặp lại và độ chính xác trung gian của nguyên tố K ...................................................................................................................................57 Bảng 3.13. Kết quả độ đúng của nguyên tố K ..........................................................58 Bảng 3.14. Kết quả bố trí thực nghiệm các điều kiện khảo sát theo mô hình Box - Behnken.....................................................................................................................60 Bảng 3.15. Quy trình định lượng polyphenol tối ưu.................................................64
  • 12. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L xi Bảng 3.16. Kết quả khảo sát tính tương thích hệ thống............................................64 Bảng 3.17. Kết quả khảo sát tính tuyến tính .............................................................65 Bảng 3.18. Kết quả khảo sát độ lặp lại......................................................................66 Bảng 3.19. Kết quả khảo sát độ chính xác trung gian...............................................67 Bảng 3.20. Kết quả khảo sát độ đúng .......................................................................68
  • 13. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Nhờ sự phân bố rộng rãi trên toàn thế giới, với khoảng 300 loài, chi Stachys L. là một trong những chi lớn nhất của họ Hoa môi (Lamiaceae) [21]. Nhiều loài thuộc chi này đã được ứng dụng trong y học cổ truyền, trong đó cây Sùng thảo (Stachys affinis Lamiaceae) là một loại dược liệu đã được người xưa sử dụng trong phương thuốc cổ truyền điều trị nhiễm trùng, cảm lạnh, bệnh tim, bệnh lao và viêm phổi [40]. Ngoài ra dược liệu này được xem như một thực phẩm có giá dinh dưỡng cao, ăn củ có vị man mát giống như atiso đỏ và thường được chế biến bằng cách ngâm, xào, nấu súp hoặc ăn sống. Không những thế, tại các quốc gia khác như Trung Quốc và Nhật Bản, củ Sùng thảo còn được ngâm rượu làm thuốc chữa bệnh có tác dụng thanh nhiệt, chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống viêm và tăng cường hệ tiêu hóa [40]. Tuy có nhiều công dụng như trên, nhưng đối với nền y học nước nhà Sùng thảo vẫn còn khá mới mẻ chưa được khai thác hết công dụng của nó. Với mong muốn hiểu rõ hơn về các thành phần nguyên tố hóa học của củ Sùng thảo và có thể đưa ra đánh giá chính xác chất lượng dinh dưỡng trong củ nhằm tạo điều kiện cho việc sử dụng đúng liều lượng cây thuốc giúp tăng hiệu quả trong việc phòng và chữa bệnh, đề tài “Xây dựng quy trình định lượng một số kim loại bằng phương pháp quang phổ hấp thu nguyên tử và định lượng hợp chất polyphenol bằng phương pháp Folin Ciocalteu trong củ Sùng thảo (Stachys affinis Lamiaceae)” được tiến hành nghiên cứu với các mục tiêu cụ thể như sau: - Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng và tối ưu hóa quy trình vô cơ hóa mẫu để định lượng Fe, Zn, Na, K trong củ Sùng thảo bằng mô hình thiết kế Box – Behnken. - Thẩm định quy trình định lượng Fe, Zn, Na, K trong củ Sùng thảo bằng phương pháp quang phổ hấp thu nguyên tử. - Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng và tối ưu hóa quy trình định lượng polyphenol trong củ Sùng thảo bằng mô hình thiết kế Box – Behnken. - Thẩm định quy trình định lượng polyphenol trong củ Sùng thảo bằng phương pháp Folin Ciocalteu.
  • 14. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. TỔNG QUAN VỀ THỰC VẬT CỦA SÙNG THẢO 1.1.1. Đặc điểm hình thái và phân bố Tên khoa học: Stachys affinis Lamiaceae Phân loại: Giới thực vật (Plantae) Ngành thực vật hạt kín: Angiospermatophyta Lớp thực vật hai lá mầm: Angiospermae Nhánh thực vật hai lá mầm thực sự: Eudicots Bộ Hoa môi: Lamiales Họ Hoa môi: Lamiaceae Chi: Stachys Loài: Stachys affinis Hình 1.1. Hình toàn cây và củ Sùng thảo Mô tả thực vật: Cây Sùng thảo – Stachys affinis (Stachys sieboldii, Stachys tuberifera) còn được gọi với tên khác là atisô Trung Quốc, là một loại cây thân thảo lâu năm có nguồn gốc từ Trung Quốc và Nhật Bản, nơi chúng được trồng rộng rãi và lấy củ làm thực phẩm. Cây có chiều cao từ 30 đến 50 cm, lá có lông mọc đối xứng nhau và mép lá có răng cưa, hoa nhỏ màu trắng hoặc màu hồng tím nở vào mùa hè. Vào cuối mùa thu, dưới mặt đất hình thành các củ nhỏ giống như
  • 15. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 3 một chuỗi hạt ngọc trai màu trắng. Củ Sùng thảo có hình dạng giống sâu bướm, dài từ 2,5 đến 5,5 cm hoặc dài hơn, dày 1,3 đến 2,5 cm. Khi ăn củ có vị man mát giống như atiso đỏ và thường được chế biến bằng cách ngâm, xào, nấu súp hoặc ăn sống. Tại Trung Quốc và Nhật Bản, củ Sùng thảo còn được ngâm rượu làm thuốc chữa bệnh có tác dụng thanh nhiệt, chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống viêm và tăng cường hệ tiêu hóa. Cây Sùng thảo đã được sử dụng như một loại rau củ ở Trung Quốc từ thế kỷ thứ tư. Kể từ thế kỷ XIX, cây Sùng thảo được trồng ở châu Âu (Łuczaj và cộng sự, 2011), ở Pháp cây Sùng thảo được gọi là “Crosnes”, chỉ thành phố Crosne, thuộc tỉnh Essonne, nơi nó được trồng lần đầu tiên vào năm 1882. [39], [40] 1.1.2. Thành phần và giá trị dinh dưỡng trong củ Tổng cộng có chín hợp chất đã được phân lập từ chiết xuất ethanolic trong củ và được làm sáng tỏ cấu trúc bằng phương pháp quang phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR) và khối phổ (MS). Các hợp chất đánh dấu được xác định là oligosaccharid stachyose và acid hữu cơ, acid succinic, cũng như phenylethanoid và iridoid glycosid. Thành phần dinh dưỡng đa lượng chủ yếu là carbohydrat (36,9% dw), trong khi kali (2,36%) là chất dinh dưỡng vi lượng dồi dào nhất. Chiết xuất etanolic từ củ có thể bảo vệ hiệu quả các tế bào của con người (Caco-2, SHSY-5Y và K562) chống lại tổn thương oxy hóa do BHP gây ra [40]. Bảng 1.1. Thành phần dinh dưỡng trong củ Sùng thảo [40] Chất dinh dưỡng đa lượng (%) Khoáng chất chính (g/kg) Khoáng chất phụ (mg/kg) Protein 10,64 ± 0,35 Mg 2,22 ± 0,11 Na 75,83 ± 13,91 Carbohydrat 36,94 ± 1,11 P 4,10 ± 0,35 Mn 26,07 ± 3,74 Đường 14,07 ± 0,85 S 1,07 ± 0,10 Cu 17,27 ± 1,64 Chất béo 0,53 ± 0,02 K 23,61 ± 2,30 Zn 23,60 ± 1,33 Chất xơ 8,44 ± 0,30 Ca 3,83 ± 0,37 Cr 3,28 ± 0,18 Năng lượng 195 ± 6,00 Fe 1,38 ± 0,08 Ti 53,42 ± 4,13 Phân tích giá trị năng lượng của củ Sùng thảo cho thấy cứ 100 g củ cung cấp 195 kcal. Carbohydrat (36,94%) là chất dinh dưỡng đa lượng phổ biến nhất, trong đó đường chiếm một phần quan trọng (14,07%). Stachyose là thành phần chiếm tỷ lệ lớn nhất. Củ có 10,64%
  • 16. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 4 protein, 0,53% chất béo. Đáng chú ý là trong củ có một nguồn chất xơ dồi dào (35%), đây thành phần thực phẩm có tác dụng tốt với sức khỏe. Hàm lượng tro cao (8,44%) do sự hiện diện của nhiều yếu tố đa lượng và vi lượng. Về mặt này, Sùng thảo cho thấy nồng độ K (2,36%), P (0,41%), Ca (0,38%) và Mg (0,22%) và nồng độ Na thấp (0,008%) (Stanley & Stephen, 2008). Như đã biết khẩu phần ăn có chứa hàm lượng kali cao có thể bảo vệ khỏi nguy cơ mắc bệnh tim mạch (Khaw & Barrett-Connor, 1987). Trên cơ sở này, việc sử dụng củ Sùng thảo không chỉ có lợi cho bệnh nhân bị tiểu đường vì hàm lượng stachyose cao mà còn ở những người có vấn đề về tim. Hàm lượng kali cao phát hiện trong củ có thể giải thích về truyền thống sử dụng củ Sùng thảo ở Trung Quốc để điều trị các bệnh về tim (Phong và cộng sự, 2015) [40]. 1.1.3. Tác dụng dược lí Củ Sùng thảo được biết đến với hàm lượng stachyose cao và được ăn như một loại rau ăn được. Hoạt tính chống viêm và chống tăng sinh của nhiều loại chiết xuất khác nhau có nguồn gốc từ củ Sùng thảo. Các phân đoạn n-hexan và dicloromethan đã cho thấy độc tính tế bào cao trên các dòng tế bào bao gồm đại thực bào, ức chế đáng kể việc sản xuất oxit nitric (NO) và prostaglandin E2 (PGE2). Phân đoạn ethyl acetat của củ Sùng thảo có thể là một thành phần chống viêm và chống ung thư tiềm năng [22]. Ở Trung Quốc, cây Sùng thảo được sử dụng như một phương thuốc truyền cổ truyền điều trị nhiễm trùng, cảm lạnh, bệnh tim, bệnh lao và viêm phổi (Yamahara, Kitani, Kobayashi & Kawahara, 1990; Feng và cộng sự, năm 2015). Có một số nghiên cứu chỉ ra rằng dịch chiết xuất từ củ Sùng thảo giúp giảm bớt sự rối loạn trí nhớ liên quan đến chứng mất trí và bệnh Alzheimer ở chuột thông qua cơ chế chống oxy hóa (Harada, Tsujita, Ono, Miyagi, Mori & Tokuyama, 2015). Chiết xuất methanolic từ Sùng thảo cũng đã được chứng minh có tác dụng bảo vệ chuột khỏi tác động gây tử vong của kali cyanid (Yamahara và cộng sự, 1990) và ức chế hoạt động của enzyme hyaluronidase (Takeda, Fujita, Satoh & Kakegawa, 1985). Trong một nghiên cứu khác, một đoạn polysaccharid chiết xuất từ củ Sùng thảo có khả năng thu hồi cao các anion superoxid, hydroxyl và các gốc tự do (Feng và cộng sự, 2015). Theo những nghiên cứu của Yamahara và cộng sự (1990), các glycosid phenylethanoid như acteosid và stachysosid C là những hoạt chất thứ cấp chính đặc trưng trong củ của Sùng thảo. Đặc biệt,
  • 17. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 5 acteosid được xem là một ức chế di căn ung thư hiệu quả (Hayashi, Nagamatsu, Ito, Yagita & Suzuki, 1996). Củ Sùng thảo còn có một nguồn stachyose phong phú (Łuczaj và cộng sự, 2011), người ta đã chứng minh rằng stachyose có tác dụng hạ đường huyết đáng chú ý ở chuột nhắt (Zhang và cộng sự, 2004) [25], [40]. 1.2. TỔNG QUAN VỀ CÁC KHOÁNG CHẤT 1.2.1. Sắt Sắt được sử dụng rộng rãi trong y học, nó là cần thiết cho con người, chúng tham gia cho một số quá trình phức tạp liên tục diễn ra ở cấp độ phân tử, vận chuyển oxy cho cơ thể và tham gia sản xuất các tế bào hồng cầu (một quá trình được gọi là tạo máu), nó cũng là một phần của hemoglobin liên kết với oxy và tạo điều kiện vận chuyển nó từ phổi qua động mạch đến tất cả tế bào khắp cơ thể. Thiếu sắt ảnh hưởng xấu đến sự phát triển nhận thức ở trẻ sơ sinh, thiếu sắt thiếu máu có liên quan đến giảm tinh thần, khả năng vận động và những thay đổi về hành vi, chẳng hạn như do dự và cảnh giác hơn, thần kinh bị suy giảm. FAO/WHO khuyến nghị lượng sắt hàng ngày đối với độ tuổi và giới tính như sau: Trẻ sơ sinh 0,25 – 12 tháng tuổi 11 mg/ngày; 1 – 2 tuổi 6 mg/ngày; 2 – 6 tuổi 7 mg/ngày; 6 – 12 tuổi 12 mg/ngày; bé trai 12 – 16 tuổi 18 mg/ngày; bé gái 12 – 16 tuổi 20 mg/ngày; nam giới trưởng thành 11 mg/ngày; phụ nữ trưởng thành 24 mg/ngày; phụ nữ đang mang thai 45 mg/ngày; phụ nữ đang cho con bú 13 mg/ngày; phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh 9 mg/ngày. Thịt đỏ và gan là những nguồn cung cấp sắt tuyệt vời, cũng như cá và thịt gia cầm, trứng và động vật thân mềm, cũng như các loại đậu, ngũ cốc, trái cây khô và một số loại rau xanh đậm [18], [19], [24], [34]. 1.2.2. Kẽm Kẽm cần thiết cho việc tổng hợp DNA, phân chia và tăng trưởng tế bào, để tổng hợp protein và chuyển hóa chất dinh dưỡng đa lượng cho sự phát triển và chức năng thích hợp của hầu hết các hệ thống cơ thể. Kẽm có nhiều trong thịt đỏ, gà, hải sản, ngũ cốc và các sản phẩm đến từ sữa. Sự thiếu hụt kẽm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển ở nhiều loài động vật và con người.
  • 18. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 6 Nhu cầu kẽm đối với con người có sự khác biệt giữa từng giai đoạn và giới tính. Giai đoạn trẻ sơ sinh 0 - 6 tháng 2 mg/ngày; 7 - 12 tháng 3 mg/ngày;1 - 3 tuổi 3 mg/ngày; 4 - 8 tuổi 4 mg/ngày; 9 - 12 tuổi 6 mg/ngày; 14 - 18 tuổi 13 mg/ngày đối với bé trai và 7 mg/ngày đối với bé gái; người trưởng thành nam giới cần 14 mg/ngày, phụ nữ 8 mg/ngày; phụ nữ mang thai và đang cho con bú 12 mg/ngày [18], [30], [32], [34]. 1.2.3. Natri Natri điều chỉnh độ thẩm thấu, hoặc nồng độ của chất lỏng cơ thể, cũng như nồng độ axit- base. Natri tham gia vào quá trình vận chuyển tích cực qua màng tế bào và phải được bơm ra đổi lấy kali (được gọi là bơm natri) để duy trì sự cân bằng thích hợp của chất lỏng và các chất khác trong tế bào cơ thể. Muối natri thường được sử dụng trong dược phẩm. Nếu nồng độ natri trong máu trở nên quá thấp và nước được thay thế mà không có natri, nước di chuyển từ máu vào tế bào và các triệu chứng nhiễm độc nước có thể phát triển. Các triệu chứng này bao gồm đau đầu và yếu cơ. Mặc dù mất natri trong mồ hôi, tình trạng cạn kiệt là rất hiếm, ngoại trừ các rối loạn như tiêu chảy mãn tính, nặng chấn thương hoặc một số bệnh thận. Sự thiếu hụt là rất hiếm ở những người ăn kiêng hạn chế muối. Triệu chứng hạ natri máu chủ yếu là các triệu chứng thần kinh liên quan đến tình trạng phù não. Có thể là cấp tính (trong vòng 1-2 ngày) hoặc mạn tính (hơn 2 ngày hoặc vài tuần). Cấp tính thường có tình trạng như: nôn ói, khó chịu, đau đầu, lú lẫn, ngủ gà, co giật, hôn mê. Mạn tính: thường không có triệu chứng, nặng hơn thì lú lẫn, ngủ gà. Tăng natri máu có các biểu hiện lâm sàng chủ yếu là triệu chứng thần kinh, bao gồm: rối loạn tri giác, bứt rứt, yếu cơ, dấu hiệu thần kinh khu trú, có thể co giật, hôn mê [14], [18], [34]. 1.2.4. Kali Kali là cation chính của cơ và hầu hết các tế bào khác. Cơ thể người lớn chứa khoảng 250 g kali. Nó cần thiết trong việc duy trì sự cân bằng chất lỏng trong tế bào của chúng ta và cần thiết cho tất cả các phản ứng của tế bào. Hầu hết kali tập trung trong các tế bào với nồng độ cao hơn 30 lần so với trong huyết tương và mô kẽ dịch. Các nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng kali có thể có khả năng ngăn ngừa đột quỵ và bảo vệ thận khỏi tác động của tăng huyết áp. Kali được hấp thu qua đường tiêu hóa và lượng máu được giữ ở mức cân bằng nhờ sự
  • 19. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 7 điều tiết của thận. Mặc dù hầu hết kali bị mất trong nước tiểu, một số cũng bị mất trong phân và một lượng tối thiểu theo mồ hôi. Kali phần lớn đến từ trái cây và rau quả, sữa, cà phê, các món thịt gà và thịt bò, nước cam và bưởi và khoai tây. Kali có trong thực phẩm cùng với phosphat, sulfat, citrat và nhiều anion hữu cơ bao gồm protein. Hậu quả bất lợi của hạ kali máu là rối loạn nhịp tim, yếu cơ và không dung nạp glucose. Không bổ sung đủ kali trong chế độ ăn uống cũng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ và có lẽ các bệnh tim mạch khác. WHO đề xuất lượng kali ít nhất 90 mmol/ngày (3510 mg/ngày) cho người lớn. Điều chỉnh lượng kali ít nhất 90 mmol/ngày cho trẻ em dựa trên nhu cầu năng lượng của trẻ so với nhu cầu năng lượng của người lớn [18], [34], [42], [44]. 1.3. PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ HẤP THU NGUYÊN TỬ 1.3.1. Tổng quan về phương pháp AAS Quang phổ hấp thu nguyên tử là máy đo cường độ tia cộng hưởng của đèn cathod lõm sau khi tia này đi qua mẫu trắng không chứa hơi nguyên tử tự do và đi qua mẫu thử chứa hơi nguyên tử tự do. * Ưu điểm Độ nhạy và độ chọn lọc tương đối cao. Gần 60 nguyên tố hóa học có thể được xác định bằng phương pháp quang phổ hấp thu nguyên tử với độ nhạy 10-4 - 10-5 %. Do vậy, phương pháp phân tích này đã được sử dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực để xác định vết kim loại. Đặc biệt trong phân tích nguyên tố vi lượng trong các đối tượng mẫu y học, sinh học, nông nghiệp, kiểm tra các hóa chất có độ tinh khiết cao. Không cần phải làm giàu nguyên tố xác định trước khi phân tích. Do đó ít tốn nguyên liệu mẫu, ít tốn thời gian, không cần nhiều hóa chất tinh khiết, tránh được sự nhiễm bẩn mẫu khi xử lí qua các giai đoạn phức tạp. Động tác thực hiện nhẹ nhàng. Kết quả phân tích được ghi lại trên giấy hay giản đồ tiện lưu trữ. Cùng với các trang thiết bị hiện nay, có thể xác định đồng thời hay liên tiếp nhiều nguyên tố trong một mẫu. Hơn nữa, bằng sự ghép nối với máy tính cá nhân và các phần mềm khác, quá trình đo và xử lí kết quả nhanh chóng, dễ dàng lưu lại đường chuẩn cho các lần sau.
  • 20. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 8 Kết quả phân tích rất ổn định và sai số nhỏ. Với vùng nồng độ cỡ 1-2 ppm, sai số thường không quá 15% [12]. * Nhược điểm Hệ thống máy AAS tương đối đắt tiền. Do đó nhiều cơ sở nhỏ không đủ điều kiện xây dựng phòng thí nghiệm và mua sắm máy móc. Độ nhạy cao nên sự nhiễm bẩn có ý nghĩa rất lớn đối với kết quả phân tích hàm lượng vết. Vì thế môi trường không khí trong phòng thí nghiệm phải không có bụi và dụng cụ hóa chất dùng trong phép đo phải có độ tinh khiết cao, thiết bị máy móc phải tinh vi và phức tạp. Do vậy, cần có kỹ sư có trình độ cao để bảo dưỡng và chăm sóc máy. Chỉ biết được thành phần nguyên tố của chất trong mẫu phân tích mà không chỉ ra được các liên kết của nguyên tố. Vì vậy đây chỉ là phương pháp phân tích thành phần hóa học của nguyên tố [12].
  • 21. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 9 * Các kỹ thuật nguyên tử hóa Kĩ thuật nguyên tử hóa mẫu bằng ngọn lửa Kĩ thuật này dùng năng lượng nhiệt của ngọn lửa đèn khí để hóa hơi và nguyên tử hóa mẫu phân tích. Vì thế mọi quá trình xảy ra trong khi nguyên tử hóa mẫu phụ thuộc vào các đặc trưng và tính chất của ngọn lửa đèn khí, nhưng chủ yếu là nhiệt độ của ngọn lửa. Đó là yếu tố quyết định hiệu suất nguyên tử hóa mẫu phân tích, và mọi yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt độ của ngọn lửa đèn khí đều ảnh hưởng đến kết quả. Trong phép đo phổ hấp thụ nguyên tử, ngọn lửa là môi trường hấp thụ. Nó có nhiệm vụ hóa hơi và nguyên tử hóa mẫu phân tích, tạo ra đám hơi của các nguyên tử tự do có khả năng hấp thụ bức xạ đơn sắc để tạo ra phổ hấp thụ nguyên tử. Vì thế ngọn lửa đèn khí muốn dùng vào mục đích để hóa hơi và nguyên tử hóa mẫu phân tích cần phải thoả mãn một số yêu cầu nhất định sau đây: - Ngọn lửa phải làm nóng đều được mẫu phân tích, hóa hơi và nguyên tử hóa mẫu phân tích với hiệu suất cao, để bảo đảm cho phép phân tích đạt độ chính xác và độ nhạy cao. - Năng lượng (nhiệt độ) của ngọn lửa phải đủ lớn. - Ngọn lửa phải có bề dày đủ lớn và thuần khiết. - Tiêu tốn ít mẫu phân tích. Kĩ thuật nguyên tử hóa không ngọn lửa Ra đời sau kĩ thuật nguyên tử hóa trong ngọn lửa. Nhưng kĩ thuật này được phát triển rất nhanh và hiện nay đang được ứng dụng rất phổ biến, vì kĩ thuật này cung cấp cho phép đo AAS có độ nhạy rất cao (mức nanogam, ppb); có khi gấp hàng trăm đến hàng nghìn lần phép đo trong ngọn lửa. Đây là ưu điểm chính của kỹ thuật nguyên tử hóa không ngọn lửa. Do đó, khi phân tích lượng vết các kim loại trong nhiều trường hợp không cần thiết phải làm giàu sơ bộ các nguyên tố cần xác định. Đặc biệt là khi xác định các nguyên tố vi lượng trong các loại mẫu của y học, sinh học, dược phẩm, thực phẩm, nước giải khát, máu, serum. - Về nguyên tắc, kĩ thuật nguyên tử hóa không ngọn lửa là quá trình nguyên tử hóa tức khắc trong thời gian rất ngắn nhờ năng lượng của dòng điện công suất lớn và trong môi trường khí trơ. Quá trình nguyên tử hóa xảy ra theo ba giai đoạn kế tiếp nhau: sấy khô, tro hóa luyện mẫu, nguyên tử hóa để đo phổ hấp thụ và cuối cùng là làm sạch cuvet. Trong đó hai giai đoạn
  • 22. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 10 đầu là chuẩn bị cho giai đoạn nguyên tử hóa để đạt kết quả tốt. Nhiệt độ trong cuvet graphit là yếu tố chính quyết định mọi sự diễn biến của quá trình nguyên tử hóa mẫu [12]. 1.3.2. Các phương pháp xử lý mẫu trước khi đo AAS Để xác định hàm lượng các chất trong thực vật, trước hết phải tiến hành xử lý mẫu nhằm chuyển các nguyên tố cần xác định có trong mẫu từ trạng thái ban đầu về trạng thái thích hợp cho phép đo. Xử lí mẫu là quá trình hòa tan và phân hủy, phá hủy cấu trúc mẫu ban đầu lấy từ đối tượng cần phân tích, để giải phóng và chuyển các chất cần xác định về một dạng đồng thể phù hợp (ví dụ dạng dung dịch) cho một phép đo đã chọn để xác định hàm lượng của chất mong muốn [43]. Xử lí mẫu có hai quá trình xảy ra đồng thời: - Phá hủy cấu trúc ban đầu của mẫu (digestion of Sample Matrix). - Hòa tan giải phóng chất cần xác định về dạng dung dịch đồng thể. Ngày nay có các kỹ thuật xử lí mẫu phân tích chủ yếu được sử dụng cho phương pháp AAS là: - Kỹ thuật vô cơ hóa khô - Kỹ thuật vô cơ hóa ướt - Kỹ thuật vô cơ hóa khô – ướt kết hợp 1.3.2.1. Kỹ thuật vô cơ hóa ướt Nguyên tắc Dùng acid đặc, có tính oxi hóa mạnh (HNO3, HClO4…) hay hỗn hợp các acid và một chất oxi hóa mạnh (HNO3 + HClO4) hoặc hỗn hợp một acid mạnh và một chất oxi hóa (HNO3 + H2O2), …để phân hủy hết chất hữu cơ và chuyển các kim loại ở dạng hữu cơ về dạng các ion trong dung dịch muối vô cơ. Việc phân hủy có thể thực hiện trong hệ đóng kín (áp suất cao), hay trong hệ mở (áp suất thường). Lượng acid phải dùng từ 10 - 15 lần lượng mẫu, tùy thuộc mỗi loại mẫu và cấu trúc vật lý hóa học của nó. Thời gian phân hủy trong các hệ hở, bình Kiejdahl, ống nghiệm, cốc, … thường từ vài giờ đến hàng chục giờ, cũng tùy loại mẫu, bản chất của các chất, còn nếu trong lò vi sóng hệ kín thì cần vài chục phút. Thường khi phân hủy xong phải đuổi hết acid dư trước khi định mức và đo phổ.
  • 23. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 11 Ưu nhược điểm - Không bị mất các chất phân tích, nhất là trong lò vi sóng. - Nếu xử lý trong các hệ hở thì thời gian phân hủy mẫu rất dài, tốn nhiều acid đặc tinh khiết cao, dễ bị nhiễm bẩn do môi trường hay acid dùng và phải đuổi acid dư lâu nên dễ bị nhiễm bụi bẩn vào mẫu. Ứng dụng Xác định các kim loại và một số phi kim hay anion vô cơ như Cl- , Br- , I- , AsO4 - , SO4 2 , PO4 3- , SiO3 2- … trong các mẫu sinh học, mẫu hữu cơ, mẫu vô cơ, mẫu môi trường, mẫu đất, mẫu nước, mẫu bụi không khí, mẫu kim loại, hợp kim, rau quả và thực phẩm. [17], [29], [43]. 1.3.2.2. Kỹ thuật vô cơ hóa khô Nguyên tắc Đối với các mẫu hữu cơ trước hết phải được xay hay nghiền thành bột, vữa hay thể huyền phù. Sau đó dùng nhiệt để tro hóa mẫu, đốt cháy chất hữu cơ và đưa các kim loại về dạng oxid hay muối của chúng. Cụ thể là: cân một lượng mẫu nhất định vào chén nung. Nung chất mẫu ở một nhiệt độ thích hợp, để đốt cháy hết các chất hữu cơ và lấy bã vô cơ còn lại của mẫu là các oxid, các muối, … Sau đó hòa tan bã thu được này trong acid vô cơ, như HCl, HNO3… để chuyển các kim loại về dạng ion trong dung dịch. Nhiệt độ nung xử lý mẫu thường trong vùng 450 – 750 o C và thời gian nung khoảng từ 5 – 12 giờ, tùy thuộc vào mỗi loại mẫu (chất nền và cấu trúc của nó) cũng như các chất cần phân tích. Ưu nhược điểm - Tro hóa triệt để mẫu, hết các chất hữu cơ. - Đơn giản, dễ thực hiện, quá trình xử lý không lâu như phương pháp ướt. - Không tốn nhiều acid tinh khiết cao và không có acid dư. - Hạn chế được sự nhiễm bẩn do dùng ít hóa chất. - Mẫu dung dịch thu được sẽ sạch và trong. - Thường hay bị mất một số nguyên tố như Cd, Pb, Zn… nếu không sử dụng chất bảo vệ. [17], [29], [43] 1.3.2.3. Phương pháp xử lý khô – ướt kết hợp Nguyên tắc
  • 24. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 12 Mẫu được phân hủy trong chén hay cốc nung. Trước tiên thực hiện xử lí ướt sơ bộ bằng lượng nhỏ acid và chất phụ gia để phá vỡ sơ bộ cấu trúc ban đầu của các hợp chất mẫu và tạo điều kiện giữ một số nguyên tố có thể bay hơi khi nung. Sau đó nung ở nhiệt độ thích hợp. Cách này thích hợp cho các mẫu có nền là chất hữu cơ, như rau quả, thực phẩm, … xử lí để xác định các kim loại và một số phi kim. Những phòng thí nghiệm không có thiết bị lò vi sóng, thì đây là một cách tốt cho việc xử lí mẫu xác định kim loại nặng trong các đối tượng mẫu sinh học, mẫu môi trường và quặng đất đá. Ưu nhược điểm của phương pháp - Hạn chế được sự mất của một số chất phân tích dễ bay hơi. - Sự tro hóa triệt để, sau khi hòa tan tro còn lại có dung dịch mẫu trong. - Không phải sử dụng nhiều acid tinh khiết cao tốn kém. - Thời gian xử lý nhanh, không cần đuổi acid dư lâu nên hạn chế sự nhiễm bẩn. - Phù hợp với nhiều loại mẫu khác nhau để xác định kim loại. Ứng dụng Xử lí mẫu cho phân tích các nguyên tố kim loại và một số anion vô cơ như Cl- , Br- , SO4 2- , PO4 3- , … trong các loại mẫu sinh học, mẫu môi trường, mẫu hữu cơ và vô cơ. Không dùng được cho xử lý mẫu để xác định các chất hữu cơ. Trong các phòng thí nghiệm bình thường, không có trang bị lò vi sóng, thì cách xử lí này vẫn là phương pháp thích hợp, đơn giản, mà vẫn đảm bảo có được kết quả tốt.
  • 25. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 13 1.3.2.4. Một số nghiên cứu vô cơ hóa mẫu để định lượng kim loại trong động, thực vật bằng phương pháp AAS Người nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Các nguyên tố Quy trình vô cơ hóa Silvia M. Sella [36] Lá rau Spinach Cd, Cu, Pb 300 mg mẫu + 2 ml HNO3 + 2 ml H2O2 30% đun trong lò vi sóng. J. Retka [35] Thực vật Cu, Ni, Zn, Pb, Cd 0,5 g mẫu + 5 ml HNO3 đđ + 1 ml H2O2 30% đun trong lò vi sóng ở nhiệt độ 240 °C. Đinh Thị Trường Giang [9] Nấm Linh Chi Cd, Pb 0,5 g mẫu + 10 ml hỗn hợp HClO4: HNO3 (1:1), 20 ml H2SO4 đđ rồi đun ở 200 – 250 °C đến khi mẫu trong, cô cạn dd ở 60-80 °C đến muối trắng ẩm. Phạm Kim Đăng [6] Mẫu cá (cơ, gan, ruột và mang cá) và thức ăn Cu, Zn, Pb, Cd 0,5 – 1 g tro hóa trong lò nung ở nhiệt độ 550 °C trong 4 h với mẫu cá và 3 h với mẫu thức ăn; làm nguội, thêm 10 ml dd (HCl : HNO3 = 3:1), đun trên bếp điện cách cát ở 80 °C đến gần cạn. Đỗ Văn Chí [1] Rau húng quế As, Cd, Pb, Fe, Cu, Zn 0,5 g mẫu + 4 ml HNO3 + 2 ml H2O2 ngâm 2 h. Ban đầu tăng nhiệt độ lên 100 °C trong 5 phút và giữ ở 5 phút. sau đó tăng lên 150 °C trong 5 phút và giữ trong 5 phút. Cuối cùng, tăng lên 210 °C trong 5 phút và giữ 10 phút. Pavel Coufalík [20] Địa y Cd 200 mg mẫu + 4 ml HNO3 đun sôi ở 250 °C trong 20 phút. Mustafa Soylak [38] Địa y Cr, Fe 1 g + 10 ml HNO3 đđ đun ở 95 °C đến cạn + 3 ml H2O2 đun đến cắn I. Lavilla [27] Hương thảo, quế, nghệ, … Cu, Zn, Mn, Fe, Mg, Ca 0,5 g mẫu + 5 ml HNO3 đđ + 1 ml HF 48% gia nhiệt trên bếp điện ở 180 °C trong 2 giờ.
  • 26. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 14 1.4. TỔNG QUAN VỀ POLYPHENOL 1.4.1. Chất chống oxy hóa Trong cơ thể luôn tồn tại sự cân bằng giữa việc tạo ra các gốc oxy hóa và các chất chống oxy hóa, đó là trạng thái căn bản của cân bằng nội môi. Các chất chống oxy hóa là những chất giúp bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do tạo ra trong các quá trình oxy hóa nên ngăn cản hay làm chậm quá trình này. Ngoài ra, các chất chống oxy hóa còn được sử dụng trong ngành dược và mỹ phẩm với mục đích bảo vệ sự ổn định của dược chất. Do đó, chất chống oxy hóa cũng được định nghĩa là những chất khử mạnh có hoạt tính oxy hóa cao hơn so với dược chất. Các chất chống oxy hóa trong dược phẩm được chia ra làm nhiều nhóm dựa trên cơ chế khác nhau bao gồm các cơ chế chống oxy hóa trực tiếp và chống oxy hóa gián tiếp. Các chất chống oxy hóa trực tiếp bao gồm các chất khử hóa, các chất oxy hóa chọn lọc và các chất ngắt mạch. - Các chất chống oxy hóa gián tiếp là những tác nhân chelat hóa tác động lên các ion kim loại như Fe2+, Cu2+ , Ni2+ , Mn2+ , .... Vì đây là các ion xúc tác cho các quá trình khơi mào phản ứng oxy hóa. Trong thiên nhiên, các chất chống oxy hóa có từ nhiều nguồn gốc khác nhau nhưng cây cỏ vẫn là nguồn quan tâm chủ yếu. Một số chất, hợp chất chống oxy hóa đã được tìm ra, chứng minh và sử dụng hàng loạt như: vitamin E, vitamin C, polyphenol, flavonoid [8], [41]. 1.4.2. Định nghĩa polyphenol Thuật ngữ "polyphenol" được sử dụng như một mô tả cho các hợp chất phenolic thực vật hòa tan trong nước có khối lượng phân tử từ 500 đến 3000 – 4000 Da và sở hữu 12 đến 16 nhóm hydroxy phenolic trên 5 - 7 vòng thơm trên 1000 Da phân tử tương đối khối lượng. Polyphenol đã được phân loại theo nguồn gốc xuất xứ, phân bố tự nhiên, chức năng sinh học và cấu trúc hóa học [28].
  • 27. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 15 Hình 1.2. Sơ đồ phân loại polyphenol [26]. 1.4.3. Tác dụng dược lý của polyphenol Polyphenol là nhóm chất kháng oxy hóa, chúng có khả năng ngăn chặn các chuỗi phản ứng dây chuyền bằng cách phản ứng trực tiếp với gốc tự do, do đó tạo thành một gốc tự do mới bền hơn, hoặc cũng có thể tạo phức với các ion kim loại chuyển tiếp vốn là xúc tác cho quá trình tạo gốc tự do. Các gốc tự do dư thừa là nguồn gốc phát sinh các bệnh nguy hiểm nên các nghiên cứu đều hướng tới việc khảo sát khả năng chống oxy hóa, quét gốc tự do trong quá trình tìm kiếm các hợp chất trong thiên nhiên có khả năng ngăn chặn hoặc chữa bệnh. Trong chế độ ăn uống lượng polyphenol lớn hơn 10 lần so với vitamin C và 20 lần vitamin E hoặc các carotenoid. Một số thực phẩm chè, rượu và ca cao cực kỳ giàu polyphenol. Polyphenol có tác dụng giãn mạch và có thể cải thiện cấu hình lipid và làm giảm quá trình oxy hóa các lipoprotein mật độ thấp. Ngoài ra, chúng còn có khả năng chống viêm rõ ràng tác động và có thể điều chỉnh quá trình apoptotic trong nội mô mạch máu [13], [31], [33]. 1.5. PHƯƠNG PHÁP FOLIN – CIOCALTEU XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG POLYPHENOL TOÀN PHẦN 1.5.1. Giới thiệu Một số phương pháp dùng xác định hàm lượng polyphenol toàn phần như Prussian blue, Folin - Denis và Folin - Ciocalteu Reagent. Phương pháp Folin - Ciocalteu được sử dụng phổ biến hơn với ưu điểm dễ thực hiện, nhạy hơn một số phương pháp định lượng khác. Nhược điểm của phương pháp là ngoài hợp chất phenol ra còn có những hợp chất khác phản ứng với thuốc thử Folin - Ciocalteu như đường glucose, acid ascorbic, amin thơm, sulfit, sulfur oxid. [15] Polyphenol Lignan Phenolic acid Stilbene Flavonoid • Hydroxycinnamic acid • Hydroxybenzonic acid • Flavonol • Flavanone • Flavone • Anthocyanin • Isoflavone • Chalcone
  • 28. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 16 1.5.2. Nguyên tắc: Dựa trên phản ứng oxy hóa khử trong môi trường kiềm của thuốc thử Folin – Ciocalteu với hợp chất phenol trong đó acid phosphotungstic và acid phosphomolybdic bị khử bởi hợp chất phenol tạo các oxyd có màu xanh lam của tungsten và molybden, đo độ hấp thu của dung dịch thu được sau phản ứng. Mo(VI)/W(VI) (vàng) + e– → Mo(V)/W(V) (xanh lam) [37] 1.6. TỐI ƯU HÓA THEO MÔ HÌNH BOX BEHNKEN 1.6.1. Khái niệm tối ưu - Là quá trình tìm điều kiện tốt nhất (điều kiện tối ưu) của hàm số được nghiên cứu. - Là quá trình xác định cực trị của hàm hay tìm điều kiện tối ưu tương ứng để thực hiên 1 quá trình cho trước. - Để đánh giá điểm tối ưu cần chọn chuẩn tối ưu (là các tiêu chuẩn công nghệ). 1.6.2. Thành phần cơ bản của bài toán tối ưu 1.6.2.1. Hàm mục tiêu • Là hàm phụ thuộc. • Được lập ra trên cơ sở tiêu chuẩn tối ưu đã được lựa chọn. Hàm mục tiêu là hàm thể hiện kết quả mà người thực hiện phải đạt được là tiêu chuẩn tối ưu ở dạng hàm, phụ thuộc vào yếu tố đầu vào, giá trị của nó cho phép đánh giá chất lượng của 1 nghiên cứu. 1.6.2.2. Quan hệ giữa các đại lượng Các biểu thức toán học mô tả các mối quan hệ giữa tiêu chuẩn tối ưu hoá (hàm mục tiêu) và các thông số ảnh hưởng (thông số cần tối ưu) đến giá trị tiêu chuẩn tối ưu hoá này. Các quan hệ này thường được biểu diễn bằng phương trình cơ bản hoặc mô hình thống kê thực nghiệm (phương trình hồi qui). Quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng với nhau được biểu diễn bằng đẳng thức hoặc bất đẳng thức.
  • 29. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 17 1.6.2.3. Các điều kiện ràng buộc Để bài toán công nghệ có ý nghĩa thực tế, các biểu thức mô tả điều kiện ràng buộc bao gồm: Điều kiện biên và điều kiện ban đầu [11]. 1.6.3. Mô hình Box-Behnken Mô hình Box-Behnken cho 3 yếu tố gồm 12 điểm thí nghiệm nằm giữa cạnh khối lập phương trên khối cầu có tâm là tâm qui hoạch, cùng các thí nghiệm tại tâm. Box-Behnken là một phần của qui hoạch 3 yếu tố ở 3 mức độ bao gồm luôn tâm qui hoạch. Cho phép ước tính hiệu ứng của yếu tố chính và các đại lượng bậc hai. Box-Behnken không thể tiến hành kế tục như qui hoạch Box-Wilson. Mô hình Box-Behnken có ý nghĩa ứng dụng khi một vài vùng thí nghiệm không khả thi, như các cực trị của vùng thí nghiệm [5].
  • 30. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 18 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - Củ Sùng thảo (Stachys affinis Bunge Lamiaceae) được thu hái vào tháng 5/2019 tại Trung tâm công nghệ sinh học Tp. Hồ Chí Minh. Củ được làm sạch, sấy đông khô rồi xay thành bột mịn. Hàm ẩm của bột được thực hiện theo phụ lục 9.6 Dược điển Việt Nam V [4]. 2.2. CHẤT CHUẨN, DUNG MÔI, HÓA CHẤT VÀ TRANG THIẾT BỊ 2.2.1. Chất chuẩn - Dung dịch Na, K, Zn chuẩn 1000 µg/ml (Merck). - FeSO4.7H2O (Merck). - Acid gallic (hàm lượng: 98,5 %). - Thuốc thử Folin - Ciocalteu (Sigma - Aldrich). 2.2.2. Dung môi, hóa chất Acid nitric, acid hydrocloric, acid sulfuric, hydro peroxyd, ethanol tuyệt đối, natri carbonat khan (Trung Quốc) đạt tiêu chuẩn phân tích. 2.2.3. Trang thiết bị - Máy quang phổ hấp thu nguyên tử Thermo iCE 3300 - Máy quang phổ UV-Vis TM Evolution 300 - Cân phân tích Sartorius Practum 224 – 1S (4 số lẻ) - Bể siêu âm Elma S108H - Bếp hồng ngoại - Lò nung Lenton - Tủ hood - Tủ sấy Panasonic - Các trang thiết bị, dụng cụ thủy tinh chính xác trong phòng thí nghiệm.
  • 31. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 19 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1. Xây dựng quy trình định lượng các nguyên tố Fe, K, Na, Zn bằng phương pháp quang phổ hấp thu nguyên tử 2.3.1.1. Chuẩn bị mẫu Mẫu trắng: dung môi pha mẫu. Mẫu chuẩn - Chuẩn gốc Fe: Cân 0,4963 g FeSO4.7H2O hòa tan trong bình định mức 100 ml với dung môi được dung dịch có nồng độ 1000 ppm. Lọc bỏ 10 ml dung dịch đầu, hút chính xác 1 ml dịch lọc sau, pha loãng với dung môi vừa đủ 100 ml, thu được dung dịch có nồng độ 10 ppm của Fe (II). - Chuẩn gốc Zn, Na và K: hút 1 ml dung dịch gốc có nồng độ 1000 ppm pha loãng với 100 ml dung môi ta thu được dung dịch có nồng độ 10 ppm. Từ dung dịch chuẩn gốc có nồng độ 10 ppm, dùng buret pha ra các dung dịch chuẩn có nồng độ tương ứng theo bảng sau: Bảng 2.1. Cách pha mẫu chuẩn Fe, Na và K Nồng độ (ppm) 0 0,2 0,5 1 2 5 Dung dịch 10 ppm (ml) 0 1 2,5 5 10 25 Dung môi vừa đủ (ml) 50 Bảng 2.2. Cách pha mẫu chuẩn Zn Nồng độ (ppm) 0 0,1 0,2 0,5 1 2 Dung dịch 10 ppm (ml) 0 0,5 1 2,5 5 10 Dung môi vừa đủ (ml) 50 Sử dụng phương pháp đường chuẩn để định lượng Fe, Zn, Na và K bằng máy F-AAS. Xây dựng đường chuẩn: đo cường độ hấp thu nguyên tử (Fe, Zn, Na, K) các dung dịch chuẩn đã pha để lập đường chuẩn biểu diễn mối quan hệ giữa cường độ vạch phổ và nồng độ của mỗi nguyên tố phân tích. Đường chuẩn thu được phải có hệ số tương quan R > 0,99 [10]. Đo cường độ hấp thu của dung dịch mẫu thử, dựa vào đường chuẩn và phương trình hồi quy suy ra hàm lượng các nguyên tố trong mẫu thử.
  • 32. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 20 Tính toán: Hàm lượng nguyên tố (mg/g) = 𝐶 × 𝐷 × 100 1000 × 𝑚 ×(100%−𝐻%) Trong đó: • C: Nồng độ nguyên tố trong mẫu thử suy ra từ đường chuẩn (ppm). • D: Độ pha loãng mẫu thử • m: Khối lượng cân mẫu thử (g) • H: Hàm ẩm của dược liệu (%) Độ ẩm được xác định bởi sự chênh lệch về khối lượng mẫu trước khi sấy và sau khi sấy ở 105 ± 2 °C đến khối lượng không đổi. H (%) = m𝑡𝑟𝑢𝑜𝑐−m𝑠𝑎𝑢 m𝑡𝑟𝑢𝑜𝑐 × 100 Trong đó: • H: Độ ẩm dược liệu (%) • m𝑡𝑟𝑢𝑜𝑐: Khối lượng dược liệu trước khi sấy (g) • m𝑠𝑎𝑢: Khối lượng dược liệu sau khi sấy (g) 2.3.1.2. Khảo sát dung môi pha mẫu Dung môi pha mẫu, cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của phép đo AAS. Các acid, nồng độ khác nhau sẽ cho các kết quả khác nhau. Ảnh hưởng này thường gắn liền với loại anion của acid. Các acid càng khó bay hơi càng làm giảm nhiều cường độ vạch phổ. Nói chung, các acid làm giảm cường độ vạch phổ theo thứ tự: HClO4 < HCl < HNO3 < H2SO4 < H3PO4 < HF, nghĩa là acid HClO4, HCl và HNO3 gây ảnh hưởng nhỏ nhất. Bên cạnh đó anion ClO4 – gây hiệu ứng dương, tức là làm tăng cường độ vạch phổ của nguyên tố phân tích trong một số trường hợp ở một vùng nồng độ nhất định và các dung môi pha mẫu trong phương pháp AAS thường được sử dụng ở nồng độ loãng. Do đó, đề tài chọn 3 acid với các nồng độ như sau làm dung môi pha mẫu: HNO3 1%, HCl 0,1 N, và H2SO4 0,1 N [12]. Dung dịch HNO3 1%: Pha loãng 15 g acid nitric với nước vừa đủ 1000 ml. Dung dịch HCl 0,1 N: Pha loãng 8,5 ml acid hydrocloric với nước vừa đủ 1000 ml.
  • 33. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 21 Dung dịch H2SO4 0,1 N: Cho cẩn thận 5,4 ml acid sulfuric vào đồng thể tích nước, thêm nước vừa đủ 1000 ml. Tiến hành vô cơ hóa mẫu bằng phương pháp vô cơ hóa khô - ướt kết hợp theo mục 2.3.1.3, pha loãng mẫu với 3 loại dung môi rồi định lượng bằng máy quang phổ AAS, so sánh kết quả hàm lượng Fe, Zn, Na và K, từ đó lựa chọn ra dung môi thích hợp nhất. 2.3.1.3. Khảo sát phương pháp vô cơ hóa mẫu Xử lí mẫu là giai đoạn rất quan trọng trong phân tích. Nếu xử lí mẫu không tốt thì kết quả phân tích sẽ sai. Ngoài ra chúng ta cần quan tâm đến các yếu tố khác như: nhân sự, thời gian, dung môi, hóa chất, trang thiết bị nhằm đưa ra một phương pháp tối ưu, hiệu quả. Mẫu là bột dược liệu có nhiều chất hữu cơ, phương pháp vô cơ hóa khô cần nhiều thời gian tiến hành và khó vô cơ hóa hoàn toàn, do đó đề tài chọn phương pháp vô cơ hóa ướt và vô cơ hóa khô – ướt kết hợp. Phương pháp 1: Vô cơ hóa ướt với acid HNO3 đđ và H2O2 đđ Cân khoảng 0,5 g bột Sùng thảo vào cốc nung 50 ml. Thêm 5 ml dd HNO3 đậm đặc vào cốc. Đun trên bếp điện ở nhiệt độ 200 °C, thỉnh thoảng lắc nhẹ tránh để mẫu bám lên thành cốc, đun đến cắn ẩm, khí nâu thoát ra hết. Thêm 1 ml dd H2O2 và tiếp tục đun cho đến cắn ẩm. Phương pháp 2: Vô cơ hóa khô – ướt kết hợp Cân khoảng 0,5 g bột Sùng thảo vào cốc nung 50 ml. Thêm 2 ml dd HNO3 đậm đặc vào cốc. Đun trên bếp điện ở nhiệt độ 200 °C cho đến khi đen hết toàn bộ mẫu. Cho cốc vào lò, nung ở nhiệt độ 450 °C đến khi mẫu chuyển sang màu trắng (khoảng 5 - 6 h). Sau khi vô cơ hóa, pha loãng mẫu với DMPM đã chọn ở mục 2.1.3.2. như sơ đồ 2.1 rồi tiến hành đo nồng độ Fe, K, Na và Zn bằng máy AAS. So sánh kết quả hàm lượng của 4 nguyên tố, từ đó lựa chọn ra phương pháp vô cơ hóa thích hợp nhất. Lưu ý: Trong quá trình đun phải thực hiện trong tủ hút và cẩn thận khi lấy mẫu từ lò nung.
  • 34. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 22 Hình 2.1. Sơ đồ pha loãng mẫu sau khi vô cơ hóa 2.3.1.4. Tối ưu hóa quy trình vô cơ hóa mẫu Qua khảo sát sơ bộ cho thấy: với phương pháp vô cơ hóa ướt, các yếu tố có thể ảnh hưởng đến hàm lượng các nguyên tố là nhiệt độ đun, nồng độ hoặc thể tích dung dịch HNO3 và H2O2. Với phương pháp vô cơ hóa khô - ướt kết hợp, các yếu tố có thể ảnh hưởng là nồng độ hoặc thể tích HNO3, nhiệt độ và thời gian nung. Do đó, đề tài chọn các yếu tố để tối ưu hóa như sau: Bảng 2.3. Các yếu tố khảo sát theo mô hình Box-Behnken Nếu chọn pp vô cơ hoá ướt Nếu chọn pp vô cơ hoá khô - ướt kết hợp Yếu tố Biến số Yếu tố Biến số Nồng độ HNO3 16% – 32% – 64% Nồng độ HNO3 16% – 32% – 64% Nhiệt độ đun 100 – 200 – 300 °C Nhiệt độ nung 450 – 550 – 650 °C Thể tích H2O2 1,0 – 1,5 – 2,0 ml Thời gian nung 4h30 – 5h30 – 6h30 Sau khi chọn được phương pháp xử lý mẫu ở mục 2.3.1.3, bố trí thí nghiệm theo mô hình tối ưu hóa Box – Behnken, pha mẫu rồi tiến hành đo nồng độ Fe, K, Na và Zn bằng máy AAS. Sử dụng phần mềm Modde 5.0 để kiểm tra kết quả và lựa chọn quy trình tối ưu nhất. Sau đó tiến hành định lượng các nguyên tố theo các điều kiện mà phần mềm đã dự đoán. Kiểm tra kết quả của quy trình có lặp lại không. Nếu kết quả có sự lặp lại thì sử dụng các điều kiện này thẩm định quy trình định lượng. Hòa tan mẫu vô cơ hóa với DMPM vào BĐM 50 ml Lọc vào cốc A Hút 2 ml vào BĐM 20 ml Hút 1 ml vào BĐM 100 ml Đo Fe Đo Zn Đo Na Đo K
  • 35. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 23 2.3.1.5. Thẩm định quy trình định lượng Fe, Zn, Na và K trong củ Sùng thảo Quy trình định lượng Fe, Zn, Na và K trong củ Sùng thảo được thẩm định theo hướng dẫn của ICH, AOAC và phụ lục 8 Sổ tay hướng dẫn đăng ký thuốc [2], [16], [23]. Tính đặc hiệu Mẫu trắng, mẫu chuẩn: chuẩn bị mẫu giống như ở mục 2.3.1.1. Mẫu thử: chuẩn bị mẫu giống như ở mục 2.3.1.4. Mẫu thử thêm chuẩn: mẫu thử được thêm vào một lượng chất chuẩn nhất định của nguyên tố cần phân tích (mẫu độ đúng 100 %). Tiến hành đo cường độ phổ hấp thu của các mẫu. Yêu cầu: Xác định có các nguyên tố Fe, Zn, Na và K trong mẫu chuẩn và mẫu thử. Mẫu trắng không có tín hiệu của bất cứ nguyên tố nào. Khi thêm 1 lượng chất chuẩn vào mẫu thử, cường độ hấp thu nguyên tố tăng lên so với trước khi thêm chuẩn [2]. Tính tuyến tính Pha dãy tuyến tính: Tương tự cách pha mẫu chuẩn tại mục 2.3.1.1. Thiết lập phương trình hồi quy và vẽ đường biểu diễn sự tương quan giữa nồng độ và cường độ hấp thụ của 4 nguyên tố. Cụ thể như sau: Y = aX + b Trong đó: X: Nồng độ (ppm); Y: Độ hấp thu (Abs). Sử dụng trắc nghiệm t để kiểm tra ý nghĩa của các hệ số trong phương trình hồi quy và trắc nghiệm F để kiểm tra tính thích hợp của phương trình hồi quy. Yêu cầu: Tính tuyến tính được đánh giá qua giá trị R > 0,99 [16]. Độ lặp lại Mẫu thử: chuẩn bị mẫu theo quy trình sau khi tối ưu hóa ở mục 2.3.1.4. Tiến hành 6 phép định lượng với cùng một mẫu dược liệu đã được làm đồng nhất. Độ lặp lại của phương pháp được xác định bằng giá trị RSD (%) kết quả định lượng hàm lượng hoạt chất có trong các mẫu.
  • 36. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 24 Yêu cầu: RSD của 6 mẫu phân tích < 6% [16]. Độ chính xác trung gian Hai kiểm nghiệm viên, mỗi kiểm nghiệm viên phân tích 06 mẫu thử một cách độc lập vào hai ngày khác nhau. So sánh giá trị RSD (%) kết quả định lượng của mổi kiểm nghiệm và của cả hai kiểm nghiệm viên. Các kết quả thu được không được khác nhau có ý nghĩa thống kê (sử dụng test F). Yêu cầu: Các kết quả thu được không được khác nhau có ý nghĩa thống kê (sử dụng test F). Độ đúng Vô cơ hóa chế phẩm và xác định hàm lượng Fe, Zn, K, Na trong mẫu với cùng điều kiện như quy trình đã tối ưu hóa. Thêm chính xác 1 lượng dung dịch mẫu chuẩn gốc tương ứng 3 mức nồng độ định lượng là 80%, 100% và 120% vào mẫu thử theo bảng 2.4. Mỗi mức nồng độ làm 3 mẫu độc lập. Tiến hành đo 9 mẫu thử thêm chuẩn, tính tỉ lệ phục hồi, từ đó suy ra độ đúng của phương pháp. Tỷ lệ phục hồi (%) = 𝐿ượ𝑛𝑔 ℎ𝑜ạ𝑡 𝑐ℎấ𝑡 𝑡ℎ𝑢 ℎồ𝑖 𝑙ượ𝑛𝑔 ℎ𝑜ạ𝑡 𝑐ℎấ𝑡 𝑡ℎê𝑚 𝑣à𝑜 𝑥100% Yêu cầu: Tỷ lệ thu hồi nằm trong khoảng 80 - 115% [16].
  • 37. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 25 Bảng 2.4. Bảng thêm dung dịch chuẩn vào mẫu thử Mức nồng độ Dd chuẩn Fe 20 ppm (ml) Dd chuẩn Zn 20 ppm (ml) Dd chuẩn Na 1000 ppm (ml) Dd chuẩn K 1000 ppm (ml) 80% 1,6 1,2 1,2 0,8 100% 2,0 1,5 1,5 1,0 120% 2,4 1,8 1,8 1,2 2.3.2. Xây dựng quy trình định lượng polyphenol trong củ Sùng thảo 2.3.2.1. Chuẩn bị các dung dịch Dung dịch đối chiếu gốc acid gallic: Cân chính xác 25 mg acid gallic vào bình định mức 50 ml. Thêm ethanol 50%, siêu âm 30 phút để hòa tan. Để nguội, thêm ethanol 50% đến vạch, lắc đều thu được dung dịch đối chiếu gốc có nồng độ 0,5 mg/ml. Bảo quản tránh ánh sáng. Dung dịch đối chiếu acid gallic: Hút chính xác 2 ml từ dung dịch đối chiếu gốc cho vào bình định mức 25 ml. Thêm ethanol 50% đến vạch, lắc đều thu được dung dịch đối chiếu có nồng độ 40 µg/ml. Bảo quản tránh ánh sáng. Thuốc thử Folin-Ciocalteu (FCR) 10%: Hút chính xác 20 ml thuốc thử FCR cho vào bình định mức 200 ml. Thêm nước cất đến vạch, lắc đều. Chuẩn bị dung dịch thuốc thử trong ngày sử dụng. Dung dịch natri carbonat 15%: Cân chính xác 15 g natri carbonat khan (Na2CO3) cho vào bình định mức 100 ml. Thêm nước cất, siêu âm để hòa tan, để nguội đến nhiệt độ phòng. Thêm nước cất đến vạch, lắc đều. Dịch chiết: Cân chính xác khoảng 0,5 g bột củ Sùng thảo cho vào bình định mức 25 ml. Thêm ethanol 50%, siêu âm ở 30 °C trong 15 phút. Để nguội, lắc đều, lọc qua giấy lọc. Quy trình định lượng polyphenol tham khảo:
  • 38. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 26 Bảng 2.5. Quy trình định lượng polyphenol [3] [37] Mẫu chuẩn Mẫu thử Mẫu trắng Acid gallic 40 µg/ml (ml) 1 0 0 Dịch chiết (ml) 0 1 0 Ethanol 50% 0 0 1 FCR 10% (ml) 6 6 6 Lắc đều, để yên trong tối 5 phút ở nhiệt độ phòng Na2CO3 15% 1.5 1.5 1.5 Nước cất Vừa đủ 10ml Lắc đều, để yên trong tối 120 phút ở nhiệt độ phòng. Sau đó đo độ hấp thu ở bước sóng 750 nm Hàm lượng (%) polyphenol toàn phần được xác định theo công thức: X (%) = 𝐴𝑡 × 𝑚𝑐 × 𝐶𝑐 × 𝐷𝑡 × 100 𝐴𝑐 × 𝑚𝑡 × 𝐷𝑐 ×(100−𝐻%) Trong đó: • At, Ac: Độ hấp thu của dung dịch thử và dung dịch đối chiếu • Dt, Dc: Lần lượt là độ pha loãng của dung dịch thử và dung dịch đối chiếu • mc: Khối lượng chất đối chiếu (mg) • Cc: Hàm lượng chất đối chiếu (%) • mt: Khối lượng mẫu thử (mg) • H: Hàm ẩm của bột dược liệu (%) 2.3.2.2. Xác định bước sóng hấp thu cực đại và thời gian ổn định phản ứng Pha mẫu chuẩn, mẫu thử, mẫu trắng theo mục 2.3.2.1. Quét phổ UV-Vis từ bước sóng 400 - 900 nm để xác định bước sóng hấp thu cực đại của mẫu thử và mẫu chuẩn. Sử dụng chức năng Rate của máy quang phổ UV-Vis để xác định thời gian ổn định phản ứng của mẫu thử và mẫu chuẩn. 2.3.2.3. Tối ưu hóa điều kiện chiết xuất polyphenol toàn phần Sau khi khảo sát sơ bộ cho thấy nồng độ ethanol có ảnh hưởng đến hàm lượng polyphenol chiết được. Thể tích thuốc thử FCR 10% và thể tích Na2CO3 15% cũng ảnh hưởng đến phản
  • 39. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 27 ứng. Nếu thể tích Na2CO3 nhiều hơn thể tích thuốc thử FCR sẽ làm dung dịch sau phản ứng bị kết tủa và nếu ít hơn sẽ không đủ để phản ứng, làm dư thuốc thử FCR dẫn đến kết quả độ hấp thu không chính xác. Do đó, tiến hành xác định thông số tối ưu của 3 yếu tố: nồng độ ethanol, thể tích thuốc thử FCR 10% và thể tích Na2CO3 15%. Các yếu tố khảo sát được trình bày như sau: Bảng 2.6. Các yếu tố khảo sát theo mô hình Box-Behnken Bảng 2.7. Bố trí thực nghiệm các điều kiện khảo sát theo mô hình Box – Behnken Stt Thể tích FCR Thể tích Na2CO3 Nồng độ ethanol 1 4.5 1.5 50 2 6.5 1.5 50 3 4.5 2.5 50 4 6.5 2.5 50 5 4.5 2 25 6 6.5 2 25 7 4.5 2 75 8 6.5 2 75 9 5.5 1.5 25 10 5.5 2.5 25 11 5.5 1.5 75 12 5.5 2.5 75 13 5.5 2 50 14 5.5 2 50 15 5.5 2 50 Tiến hành định lượng polyphenol toàn phần của từng thử nghiệm theo Bảng trên. Sử dụng công cụ Design wizard, theo mô hình Box – Behnken trong phần mềm Modde 5.0 tiến hành 15 thí nghiệm, ghi nhận và dự đoán điều kiện tối ưu. Các mức của yếu tố khảo sát Nồng độ ethanol EtOH 25% EtOH 50% EtOH 75% Thể tích FCR (ml) 4,5 5,5 6,5 Thể tích Na2CO3 (ml) 1,5 2 2,5
  • 40. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 28 Dựa vào kết quả thu được về hàm lượng polyphenol toàn phần trong dược liệu để xác định nồng độ ethanol, lượng thuốc thử FCR 10% và Na2CO3 15% tối ưu nhất. Sau đó tiến hành định lượng polyphenol toàn phần theo các điều kiện chiết xuất mà phần mềm đã dự đoán. Sử dụng toán thống kê để xem kết quả của quy trình có lặp lại không. Nếu kết quả có sự lặp lại thì sử dụng các điều kiện chiết xuất này thẩm định quy trình định lượng polyphenol. 2.3.2.4. Thẩm định quy trình định lượng polyphenol trong củ Sùng thảo Quy trình định lượng polyphenol trong củ Sùng thảo được thẩm định theo hướng dẫn của ICH, AOAC và phụ lục 8 Bộ Y tế [2], [16]. Tính tương thích hệ thống Tiến hành chuẩn bị mẫu chuẩn, mẫu trắng theo mục 2.3.2.1. Đo 6 lần độ hấp thu của mẫu chuẩn 100%. Tính RSD% của các kết quả độ hấp thu từ 6 lần đo. Yêu cầu: RSD của độ hấp thu phải ≤ 6% [16] Tính đặc hiệu Tiến hành chuẩn bị mẫu chuẩn, mẫu trắng theo mục 2.3.2.1, mẫu thử theo kết quả tối ưu ở mục 2.3.2.3, mẫu thử thêm chuẩn 100% (mục độ đúng). Quét phổ UV-Vis từ 400 – 900 nm của mẫu chuẩn, mẫu thử, mẫu thử thêm chuẩn và mẫu trắng. Yêu cầu:[2] • Đỉnh hấp thu của 3 mẫu chuẩn, mẫu thử, mẫu thử thêm chuẩn và mẫu trắng phải có bước sóng hấp thu cực đại xấp xỉ nhau. • Khi thêm chất đối chiếu vào mẫu thử cho thấy độ hấp thu ở bước sóng cực đại trong mẫu thử tăng lên rõ rệt so với lúc chưa thêm chất đối chiếu. • Mẫu trắng không cho đỉnh hấp thu ở bước sóng cực đại. Tính tuyến tính Từ dung dịch đối chiếu gốc acid gallic (0,5 mg/ ml), pha chế dãy dung dịch acid gallic chuẩn với các nồng độ 50%, 100%, 150%, 200%, 250% so với nồng độ định lượng.
  • 41. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 29 Bảng 2.8. Cách pha chế dung dịch khảo sát tính tuyến tính Mẫu 50% 100% 150% 200% 250% Dung dịch đối chiếu gốc acid gallic (ml) 1 2 3 4 5 Ethanol 50% Vừa đủ 25 ml Nồng độ acid gallic (µg/ml) 20 40 60 80 100 Từ 5 dung dịch acid gallic thu được, tiến hành pha chế 5 mẫu chuẩn để khảo sát tính tuyến tính theo bảng ở mục 2.3.2.1. Đo độ hấp thu ở bước sóng 750 nm rồi vẽ đường biểu diễn sự phụ thuộc của độ hấp thu vào nồng độ. Yêu cầu: Hệ số tương quan R ≥ 0,998 [2]. Độ chính xác Độ lặp lại Chuẩn bị 6 dịch chiết khác nhau. Tiến hành pha chế 6 mẫu thử. Đo độ hấp thu ở bước sóng 750 nm rồi tính toán hàm lượng polyphenol của 6 mẫu thử. Yêu cầu: RSD của hàm lượng polyphenol của 6 mẫu thử ≤ 6% [16]. Độ chính xác trung gian Hai kiểm nghiệm viên, mỗi kiểm nghiệm viên phân tích 06 mẫu thử một cách độc lập vào hai ngày khác nhau. So sánh giá trị RSD (%) kết quả định lượng của mổi kiểm nghiệm và của cả hai kiểm nghiệm viên. Các kết quả thu được không được khác nhau có ý nghĩa thống kê (sử dụng test F). Yêu cầu: Các kết quả thu được không được khác nhau có ý nghĩa thống kê (sử dụng test F). Độ đúng Thực hiện phương pháp thêm acid gallic đối chiếu vào mẫu thử, lượng acid gallic đối chiếu thêm vào tương ứng với các mức nồng độ 80%, 100%, 120% so với nồng độ định lượng. Mỗi mức nồng độ làm 3 mẫu độc lập.
  • 42. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 30 Bảng 2.9. Cách pha chế dung dịch khảo sát độ đúng Mẫu thử thêm chuẩn 80% 100% 120% Dung dịch đối chiếu gốc (ml) 1,6 2,0 2,4 Ethanol Vừa đủ 10 ml Tiến hành định lượng polyphenol toàn phần của từng thử nghiệm theo bảng trên, tính tỷ lệ phục hồi. Yêu cầu: tỷ lệ phục hồi khoảng 92,0 – 105,0% [16].
  • 43. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 31 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG Fe, Zn, Na, K BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ HẤP THU NGUYÊN TỬ 3.1.1. Độ ẩm của dược liệu Khối lượng dược liệu trước khi sấy: mtruoc = 2,0318 (g) Khối lượng dược liệu sau khi sấy: msau = 1,9152 (g) H(%) = mtruoc−msau mtruoc x 100 = 2,0318 – 1,9152 2,0318 x 100 = 5,74% 3.1.2. Khảo sát dung môi pha mẫu Kết quả khảo sát sự ảnh hưởng của HNO3 1 %, HCl 0,1 N và H2SO4 0,1 N đến độ hấp thu được thể hiện qua bảng 3.1. Bảng 3.1. Khảo sát sự ảnh hưởng của DMPM đến độ hấp thu của mẫu. Nguyên tố Mẫu HNO3 1 % H2SO4 0,1 N HCl 0,1 N Fe Hàm lượng (mg/g) 1 0,089 0,082 0,081 2 0,089 0,084 0,082 3 0,089 0,084 0,081 TB 0,089 0,083 0,081 RSD % 0,3 1,4 0,4 Zn Hàm lượng (mg/g) 1 0,074 0,059 0,061 2 0,081 0,063 0,054 3 0,083 0,062 0,053 TB 0,080 0,061 0,056 RSD % 5,8 3,7 8,5 Na Hàm lượng (mg/g) 1 3,223 2,461 2,897 2 2,990 3,253 3,876 3 3,129 3,254 2,894 TB 3,114 2,989 3,222 RSD % 3,8 15,3 17,6
  • 44. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 32 K Hàm lượng (mg/g) 1 19,110 19,561 17,997 2 19,857 19,066 17,808 3 20,212 18,718 17,404 TB 19,726 19,115 17,736 RSD % 2,9 2,2 1,7 Nhận xét: Kết quả thu được cho thấy độ hấp thu của các nguyên tố khi sử dụng HNO3 0,1%, HCl 0,1 N và H2SO4 0,1 N có sự khác biệt rõ ràng. Từ kết quả trên cho thấy hàm lượng của các nguyên tố khi được pha với HNO3 0,1% cao hơn so với 2 acid còn lại và giá trị RSD cũng ổn định hơn. Vì vậy đề tài chọn acid HNO3 0,1% để làm dung môi pha mẫu. 3.1.3. Khảo sát phương pháp vô cơ hóa Tiến hành xử lý mẫu theo phương pháp vô cơ hóa ướt và vô cơ hóa khô-ướt kết hợp như mô tả ở mục 2.3.1.3 và đo độ hấp thu của 4 nguyên tố Fe, Zn, Na, K bằng máy quang phổ AAS. Kết quả hàm lượng 4 nguyên tố đo được của 2 phương pháp vô cơ hóa được trình bày theo bảng 3.2.
  • 45. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 33 Bảng 3.2. Kết quả khảo sát phương pháp vô cơ hóa Phương pháp vô cơ hóa Mẫu Khối lượng cân ST (g) Hàm lượng Fe (mg/g) Hàm lượng Zn (mg/g) Hàm lượng Na (mg/g) Hàm lượng K (mg/g) Ướt 1 0,5039 0,057 16,326 1,605 16,768 2 0,5059 0,049 10,770 2,404 17,187 3 0,5075 0,057 9,669 1,605 17,282 TB 0,056 11,265 1,582 17,079 RSD 8,7 32,8 1,6 27,7 Khô ướt kết hợp 1 0,5040 0,069 13,751 3,494 16,566 2 0,5034 0,071 16,073 2,776 18,043 3 0,5046 0,068 13,128 2,655 17,683 TB 0,073 13,397 2,631 17,431 RSD 1,8 12,0 4,4 16,4 Nhận xét: Dựa vào thực nghiệm cho thấy, có sự khác biệt giữa phương pháp vô cơ khô – ướt kết hợp và vô cơ hóa ướt sử dụng HNO3 và H2O2. Hàm lượng các nguyên tố thu được từ phương pháp vô cơ khô – ướt kết hợp đều cao hơn và ổn định hơn so với vô cơ hóa ướt. Dung dịch sau khi vô cơ khô – ướt kết hợp trong và sạch hơn rất nhiều so với phương pháp còn lại. Ngoài ra, phương pháp vô cơ khô - ướt kết hợp còn có ưu điểm thao tác dễ làm, an toàn, ít bị văng bắn acid ra ngoài trong quá trình đun, sử dụng ít acid đậm đặc hơn. Vì vậy, đề tài lựa chọn phương pháp vô cơ hóa khô - ướt kết hợp để xử lý mẫu. 3.1.4. Tối ưu hóa điều kiện vô cơ hóa mẫu Tiến hành xác định thông số tối ưu của 3 yếu tố: thời gian, nồng độ acid HNO3 và nhiệt độ theo phương pháp vô cơ hóa khô – ướt kết hợp. Các yếu tố khảo sát được bố trí thực nghiệm theo mô hình Box – Behnken, kết quả được thể hiện ở các bảng và hình sau. Bảng 3.3. Kết quả khảo sát tối ưu hóa theo mô hình Box – Behnken
  • 46. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 34 Mẫu Thời gian (phút) Nhiệt độ (°C) Nồng độ acid (%) Fe (mg/g) Zn (mg/g) Na (mg/g) K (mg/g) 1 270 450 40 0,071 0,064 1,208 16,605 2 390 450 40 0,068 0,060 1,141 17,646 3 270 650 40 0,078 0,058 3,395 11,952 4 390 650 40 0,080 0,066 3,463 12,783 5 270 550 16 0,054 0,044 1,938 15,498 6 390 550 16 0,054 0,045 2,234 15,196 7 270 550 64 0,061 0,047 2,145 15,491 8 390 550 64 0,064 0,045 2,388 15,874 9 330 450 16 0,067 0,059 1,204 17,525 10 330 650 16 0,083 0,059 3,181 12,632 11 330 450 64 0,081 0,062 1,433 17,015 12 330 650 64 0,090 0,061 3,438 13,123 13 330 550 40 0,072 0,062 1,605 17,825 14 330 550 40 0,076 0,064 1,777 16,310 15 330 550 40 0,071 0,054 1,988 16,642
  • 47. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 35 Hình 3.1. Kết quả phân tích ANOVA của quy trình tối ưu nguyên tố Fe Nhận xét: Q2 : Hệ số tương quan nội (âm khi mô hình bố trí thí nghiệm xấu). R2 : Hệ số tương quan (phải > 0,9, càng gần 1 mô hình dự đoán tốt). Kết quả phân tích ANOVA cho thấy các giá trị Q2 = 0,889 và R2 = 0,985 [7]. Suy ra mô hình bố trí thí nghiệm tốt, dễ dự đoán. Giá trị P nhỏ hơn 0,05. Suy ra mô hình phù hợp thí nghiệm.
  • 48. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 36 Hình 3.2. Các hệ số của phương trình hồi quy tuyến tính nguyên tố Fe Các hệ số p > 0,05 được đánh ghi thành màu đỏ và sẽ loại bỏ ra khỏi phương trình. Phương trình bề mặt đáp ứng đối với hàm lượng nguyên tố Fe được thiết lập như sau: Y (%) = 0,073 + 0,000250004.X1 + 0,0055.X2 + 0,00475.X3 - 0,010375.X1 2 + 0,011625.X2 2 - 0,004375.X3 2 Trong đó: • Y: Hàm lượng nguyên tố Fe • X1: Thời gian nung • X2: Nhiệt độ lò • X3: Nồng độ acid
  • 49. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 37 Hình 3.3. Đường biểu diễn ảnh hưởng của các yếu tố lên hàm lượng Fe Nhận xét: Thời gian nung là 330 phút thì hàm lượng Fe cao nhất, khi tăng hay giảm thời gian thì hàm lượng Fe giảm. Nhiệt độ nung là 650 °C cho hàm lượng cao nhất, khi nung ở nhiệt độ thấp hơn mẫu không được vô cơ hết, cắn còn nhiều ảnh hưởng nhiều đến kết quả đo. Nồng độ acid càng tăng thì hàm lượng Fe càng tăng, hàm lượng Fe cao nhất khi nồng độ acid là khoảng 55%, ở nồng độ acid từ 40 – 64% thì sự thay đổi nồng độ ảnh hưởng không đáng kể đến hàm lượng Fe.
  • 50. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 38 Hình 3.4. Kết quả phân tích ANOVA của quy trình tối ưu nguyên tố Zn Nhận xét: Q2 : Hệ số tương quan nội (âm khi mô hình bố trí thí nghiệm xấu). R2 : Hệ số tương quan (phải > 0,9, càng gần 1 mô hình dự đoán tốt). Kết quả phân tích ANOVA cho thấy các giá trị Q2 = 0,775 và R2 = 0,928 [7]. Suy ra mô hình bố trí thí nghiệm tốt, dễ dự đoán. Giá trị p nhỏ hơn 0,05. Suy ra mô hình phù hợp thí nghiệm.
  • 51. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 39 Hình 3.5. Đánh giá các hệ số của phương trình hồi quy tuyến tính nguyên tố Zn Các hệ số p > 0,05 được đánh ghi thành màu đỏ và sẽ loại bỏ ra khỏi phương trình. Phương trình bề mặt đáp ứng đối với hàm lượng nguyên tố Zn được thiết lập như sau: Y (%) = 0,06 + 0,000375003.X1 - 0,000125001.X2 + 0,001.X3 – 0,0065.X1 2 + 0,00849999.X2 2 – 0,00825.X3 2 Trong đó: • Y: Hàm lượng nguyên tố Zn • X1: Thời gian nung • X2: Nhiệt độ lò • X3: Nồng độ acid
  • 52. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 40 Hình 3.6. Đường biểu diễn ảnh hưởng của các yếu tố lên hàm lượng Zn Thời gian nung là 330 phút thì hàm lượng Zn cao nhất, khi tăng hay giảm thời gian thì hàm lượng Zn giảm. Nhiệt độ nung là 540 °C cho hàm lượng thấp, khi nung ở nhiệt độ cao hơn mẫu được vô cơ hết và cho ra hàm lượng cao hơn. Hàm lượng Zn cao nhất khi nồng độ acid là 40%, và nồng độ acid càng tăng hay giảm thì hàm lượng Zn càng giảm.
  • 53. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 41 Hình 3.7. Kết quả phân tích ANOVA của quy trình tối ưu nguyên tố Na Q2 : Hệ số tương quan nội (âm khi mô hình bố trí thí nghiệm xấu). R2 : Hệ số tương quan (phải > 0,9, càng gần 1 mô hình dự đoán tốt). Kết quả phân tích ANOVA cho thấy các giá trị Q2 = 0,865 và R2 = 0,985 [7]. Suy ra mô hình bố trí thí nghiệm tốt, dễ dự đoán. Giá trị p nhỏ hơn 0,05. Suy ra mô hình phù hợp thí nghiệm.
  • 54. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 42 Hình 3.8. Đánh giá các hệ số của phương trình hồi quy tuyến tính nguyên tố Na Các hệ số p > 0,05 được đánh ghi thành màu đỏ và sẽ loại bỏ ra khỏi phương trình. Phương trình bề mặt đáp ứng đối với hàm lượng nguyên tố Na được thiết lập như sau: Y (%) = 1,79 + 1,06138.X2 + 0,32475.X2 2 Trong đó: • Y: Hàm lượng nguyên tố Na • X1: Thời gian nung • X2: Nhiệt độ lò • X3: Nồng độ acid
  • 55. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 43 Hình 3.9. Đường biểu diễn ảnh hưởng của các yếu tố lên hàm lượng Na Thời gian nung là 390 phút thì hàm lượng Na cao nhất, khi giảm thời gian thì hàm lượng Na thay đổi không đáng kể. Nhiệt độ càng cao thì hàm lượng Na càng cao, vì khi nung ở nhiệt độ cao mẫu được vô cơ hết, hàm lượng nguyên tố cao hơn. Nồng độ acid càng tăng thì hàm lượng Na càng tăng, hàm lượng Na cao nhất khi nồng độ acid là 57%, và từ 57% trở lên thì sự thay đổi nồng độ acid dẫn đến sự thay đổi hàm lượng của Na không đáng kể.
  • 56. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 44 Hình 3.10. Kết quả phân tích ANOVA của quy trình tối ưu nguyên tố K Q2 : Hệ số tương quan nội (âm khi mô hình bố trí thí nghiệm xấu). R2 : Hệ số tương quan (phải > 0,9, càng gần 1 mô hình dự đoán tốt). Kết quả phân tích ANOVA cho thấy các giá trị Q2 = 0,790 và R2 = 0,967 [7]. Suy ra mô hình bố trí thí nghiệm tốt, dễ dự đoán. Giá trị P nhỏ hơn 0,05. Suy ra mô hình phù hợp thí nghiệm
  • 57. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 45 Hình 3.11. Các hệ số của phương trình hồi quy tuyến tính nguyên tố K Các hệ số p > 0,05 được đánh ghi thành màu đỏ và sẽ loại bỏ ra khỏi phương trình. Phương trình bề mặt đáp ứng đối với hàm lượng nguyên tố K được thiết lập như sau: Y (%) = 16,9257 + 0,244126X1 – 2,28762X2 – 0,869084X1 2 – 1,31008X2 2 Trong đó: • Y: Hàm lượng nguyên tố K • X1: Thời gian nung • X2: Nhiệt độ lò • X3: Nồng độ acid
  • 58. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 46 Hình 3.12. Đường biểu diễn ảnh hưởng của các yếu tố lên hàm lượng K Nhận xét: Thời gian nung là 330 phút thì hàm lượng K cao nhất, khi tăng hay giảm thời gian nung thì hàm lượng K giảm. Nhiệt độ nung là 460℃ cho hàm lượng cao nhất, sau đó càng tăng nhiệt độ thì hàm lượng K càng giảm. Nồng độ acid thích hợp là 37% cho ra hàm lượng K cao nhất, khi tăng hay giảm Nồng độ acid thì hàm lượng K giảm. Tối ưu hóa các điều kiện vô cơ hóa mẫu bằng phần mềm Modde 5.0 Hình 3.13. Các thông số tối ưu dự đoán bởi phần mềm MODDE 5.0 Từ kết quả được dự đoán bởi công cụ Prediction Optimizer MODDE 5.0, xác định được các điều kiện tối ưu như sau:
  • 59. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 47 • Thời gian nung: 346 phút • Nhiệt độ lò: 650 °C • Nồng độ acid: 58% Với các điều kiện tối ưu như trên hàm lượng nguyên tố K chưa được tối ưu. Do đó, tiến hành tìm điều kiện tối ưu để định lượng đồng thời 3 nguyên tố Fe, Zn, Na và điều kiện tối ưu để định lượng nguyên tố K riêng. Hình 3.14. Dự đoán điều kiện tối ưu của nguyên tố Fe, Zn, Na Tiến hành dùng công cụ Prediction Optimizer MODDE 5.0, xác định được các điều kiện tối ưu để định lượng đồng thời 3 nguyên tố Fe, Zn và Na như sau: • Thời gian nung: 363 phút • Nhiệt độ lò: 650 °C • Nồng độ acid: 53% Điều kiện trên được chọn để định lượng đồng thời 3 nguyên tố Fe, Zn và Na. Và với các điều kiện tối ưu như trên hàm lượng nguyên tố Fe, Zn và Na được dự đoán là Fe 0,0884 (mg/g), Zn 0,0661 (mg/g), Na 3,4014 (mg/g). Tiến hành dùng công cụ Prediction Optimizer MODDE 5.0, xác định được các điều kiện tối ưu của các nguyên tố K như sau: • Thời gian nung: 340 phút • Nhiệt độ lò: 461 °C • Nồng độ acid: 37%
  • 60. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 48 Hình 3.15. Các thông số tối ưu dự đoán của nguyên tố K Với các điều kiện tối ưu như trên hàm lượng nguyên tố K được dự đoán là 17,9541 (mg/g). Kết luận: như vậy sau khi tiến hành tối ưu hóa với mô hình Box-Behnken bằng phần mềm Modde 5.0 được 2 quy trình xử lý mẫu. Một quy trình để định lượng đồng thời Fe, Zn và Na, một quy trình định lượng K trong củ Sùng thảo như sau: Quy trình xử lý mẫu định lượng đồng thời Fe, Zn, và Na: Cân 0,5 g bột Sùng thảo thêm 2 ml acid HNO3 53% đun trên bếp ở nhiệt độ 200 °C cho đến đen. Cho mẫu đã đun vào lò, nung mẫu ở nhiệt độ 650 °C trong vòng 363 phút. Hòa tan tro bằng khoảng 5 ml dung dịch HNO3 1%, chuyển vào bình định mức 50 ml, dùng HNO3 1% tráng rửa cốc và điền đến vạch. Lọc bỏ khoảng 10 ml dịch lọc đầu, dịch lọc sau (bình A) thu được để đo Fe, Zn. Từ (bình A) hút chính xác 2 ml vào bình định mức 20 ml, bổ sung dung dịch HNO3 1% vừa đủ để đo Na. Quy trình xử lý mẫu định lượng Kali: Cân 0,5 g bột Sùng thảo thêm 2 ml acid HNO3 37% đun trên bếp ở nhiệt độ 200 °C cho đến đen. Cho mẫu đã đun vào lò, nung mẫu ở nhiệt độ lò 461 °C trong vòng 340 phút. Hòa tan tro bằng khoảng 5 ml dung dịch HNO3 1%, chuyển vào bình định mức 50 ml, dùng HNO3 1% tráng rửa cốc và điền đến vạch. Lọc bỏ khoảng 10 ml dịch lọc đầu, hút chính xác 1 ml dịch lọc sau vào bình định mức 100 ml, bổ sung dung dịch HNO3 1% vừa đủ để đo K.
  • 61. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 49 3.1.5. Thẩm định quy trình định lượng đồng thời Fe, Zn và Na 3.1.5.1. Tính đặc hiệu Bảng 3.4. Kết quả khảo sát tính đặc hiệu Nguyên tố Độ hấp thu Mẫu trắng Mẫu chuẩn Mẫu thử Thử + chuẩn Fe 0,0007 0,0213 0,0183 0,0346 Zn -0,0045 0,2290 0,1349 0,2829 Na 0,0118 0,3241 0,2598 0,4586 Nhận xét: Mẫu chuẩn, mẫu thử đều cho độ hấp thu ở bước sóng đặc trưng của nguyên tố. Mẫu trắng có độ hấp thu gần bằng 0. Mẫu thử thêm chuẩn cho độ hấp thu cao hơn 2 mẫu chuẩn và mẫu thử [2]. Kết luận: Quy trình phân tích đạt tính đặc hiệu 3.1.5.2. Tính tuyến tính Tiến hành đo độ hấp thu và ghi lại kết quả của các mẫu chuẩn đã pha theo bảng tại mục 2.3.1.1. Thiết lập phương trình hồi quy và vẽ đường biểu diễn sự tương quan giữa nồng độ và cường độ hấp thụ của 3 nguyên tố. Kết quả được thể hiện ở các hình và bảng sau: Bảng 3.5. Kết quả khảo sát tính tuyến tính của Fe, Zn, Na. Fe Nồng độ (ppm) 0 0,2 0,5 1 2 5 Abs 0,0007 0,0049 0,0107 0,0213 0,0418 0,1008 Zn Nồng độ (ppm) 0 0,1 0,2 0,5 1 2 Abs -0,0045 0,023 0,048 0,12 0,229 0,4221 Na Nồng độ (ppm) 0 0,2 0,5 1 2 5 Abs 0,0118 0,0339 0,0844 0,1662 0,3241 0,7672
  • 62. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 50 Hình 3.16. Đồ thị tương quan giữa nồng độ dung dịch chuẩn Fe và độ hấp thu Nhận xét: Có sự tương quan tuyến tính giữa nồng độ và cường độ hấp thu của dung dịch Fe theo phương trình hồi quy y = 0,02x + 0,001, các hệ số a = 0,02 và b = 0,001 đều có ý nghĩa, với hệ số tương quan R2 = 0,9999 > 0,99 [16] trong khoảng nồng độ Fe từ 0 ppm – 5 ppm. Kết luận: Quy trình định lượng nguyên tố đạt tính tuyến tính của nguyên tố Fe. Hình 3.17. Đồ thị tương quan giữa nồng độ dung dịch chuẩn Zn và độ hấp thu Nhận xét: Có sự tương quan tuyến tính giữa nồng độ và cường độ hấp thu của dung dịch Zn theo phương trình hồi quy y = 0,2124x + 0,0051, các hệ số a = 0,2124 và b = 0,0051 đều có ý nghĩa, với hệ số tương quan R2 = 0,9972 > 0,99 [2] trong khoảng nồng độ Zn từ 0 ppm – 2 ppm. Kết luận: Quy trình định lượng nguyên tố đạt tính tuyến tính của nguyên tố Zn. y = 0.02x + 0.001 R² = 0.9999 0.0000 0.0200 0.0400 0.0600 0.0800 0.1000 0.1200 0 1 2 3 4 5 6 y = 0.2124x + 0.0051 R² = 0.9972 -0.05 0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 0.4 0.45 0.5 0 0.5 1 1.5 2 2.5
  • 63. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 51 Hình 3.18. Đồ thị tương quan giữa nồng độ dung dịch chuẩn Na và độ hấp thu Nhận xét: Có sự tương quan tuyến tính giữa nồng độ và cường độ hấp thu của dung dịch Na theo phương trình hồi quy y = 0,152x + 0,0108, các hệ số a = 0,152 và b = 0,0108 đều có ý nghĩa, với hệ số tương quan R2 = 0,9996 > 0,99 [16] trong khoảng nồng độ Na từ 0 ppm – 5 ppm Kết luận: Quy trình định lượng nguyên tố đạt tính tuyến tính của nguyên tố Na. 3.1.5.3. Độ lặp lại và độ chính xác trung gian Mẫu thử: chuẩn bị mẫu theo quy trình sau khi tối ưu hóa ở mục 2.3.1.3 Tiến hành 6 phép định lượng với cùng một mẫu thử đã được làm đồng nhất. Lặp lại quy trình trên ở ngày khác. So sánh giá trị RSD (%) của 2 ngày. Kết quả độ lặp lại và độ chính xác trung gian của quy trình định lượng đồng thời Fe, Zn và Na bằng phương pháp AAS được thể hiện ở bảng sau: y = 0.152x + 0.0108 R² = 0.9996 0.0000 0.1000 0.2000 0.3000 0.4000 0.5000 0.6000 0.7000 0.8000 0.9000 0 1 2 3 4 5 6