SlideShare a Scribd company logo
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thanh Mai
Sv: Trần Văn Đức P a g e | 1 Msv: 11160945
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA MÔI TRƯỜNG, BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ ĐÔ THỊ
------o0o------
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Đề tài: Đánh giá mức độ tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường của các hộ
gia đình khi thực hiện hoạt động sản xuất trên địa bàn làng nghề Nha Xá, thị xã
Duy Tiên, tỉnh Hà Nam
Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvantot.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo
Cáo,Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0934.573.149
Hà Nội, tháng 05 năm 2022
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thanh Mai
Sv: Trần Văn Đức P a g e | 2 Msv: 11160945
LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành bài chuyên đề này, ngoài sự nỗ lực, cố gắng của bản thân, tôi
đã nhận được rất nhiều sự quan tâm và giúp đỡ từ các thầy cô, bạn bè và các đơn vị khác
đã giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện chuyên đề.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Ngô Thanh Mai đã trực tiếp hướng dẫn cho
tôi ngay từ khi bắt đầu xây dựng và viết bài luận, cô luôn góp ý và chỉ bảo cho tôi một
cách nhiệt tình.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô trong khoa Môi trường, Biến đổi khí hậu
và Đô thị đã truyền dạy cho tôi kiến thức hay và bổ ích trong suốt những năm tôi được
học tập tại trường.
Trong thời gian thực hiện chuyên đề, tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ chuyên
môn phòng tài nguyên môi trường thị xã Duy Tiên, UBND xã Mộc Nam cũng như các
hộ gia đình sản xuất tại làng nghề Nha Xá đã hỗ trợ, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi
trong việc thu thập tài liệu, thu thập số liệu thông qua các phiếu điều tra được diễn ra
một cách thuận lợi.
Do kiến thức của bản thân còn nhiều hạn chế, chuyên đề sẽ khó tránh khỏi có nhiều
thiếu sót. Tôi rất mong sẽ nhận được những ý kiến đóng góp từ hội đồng nghiệm thu để
luận văn được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thanh Mai
Sv: Trần Văn Đức P a g e | 3 Msv: 11160945
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan chuyên đề này là chính tôi thực hiện và nội dung chuyên đề là do
bản thân tôi tự viết, không sao chép, cắt ghép, copy các báo cáo hay luận văn của người
khác; nếu sai phạm tôi xin chịu kỷ luật với Nhà trường.
Hà Nội, ngày.....tháng.....năm 20....
Sinh viên thực hiện
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thanh Mai
Sv: Trần Văn Đức P a g e | 4 Msv: 11160945
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................2
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................3
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT ..........................................................6
DANH MỤC CÁC HÌNH ...............................................................................................7
DANH MỤC CÁC BẢNG ..............................................................................................8
LỜI NÓI ĐẦU...................................................................................................................9
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................9
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................................. 10
2.1. Mục tiêu chính ................................................................................................. 10
2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 11
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài........................................................... 11
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài...................................................................... 11
5. Kết cấu của đề tài.................................................................................................... 12
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LÀNG NGHỀ VÀ SỰ TUÂN THỦ
QUY ĐỊNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ................................................ 13
1.1. Tổng quan chung về làng nghề và ô nhiễm môi trường làng nghề............... 13
1.1.1. Khái niệm làng nghề.................................................................................... 13
1.1.2. Ô nhiễm môi trường làng nghề .................................................................. 16
1.2. Cơ sở lý thuyết về tuân thủ quy định bảo vệ môi trường............................... 19
1.2.1. Khái niệm về sự tuân thủ ............................................................................ 19
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ ...................................................... 19
1.3. Một số nghiên cứu về môi trường, sự tuân thủ các quy định về môi trường21
1.4. Kết luận chương I................................................................................................ 22
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ NHA XÁ, THỊ
XÃ DUY TIÊN, TỈNH HÀ NAM..................................................................................... 23
2.1. Tổng quan chung về làng nghề Nha Xá, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam ..... 23
2.1.1. Giới thiệu về thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam ............................................ 23
2.1.2. Giới thiệu về làng nghề dệt nhuộm Nha Xá ............................................. 27
2.2. Thực trạng môi trường làng nghề Nha Xá ....................................................... 30
2.2.1. Đánh giá hiện trạng môi trường không khí tại làng nghề ....................... 30
2.2.2. Đánh giá hiện trạng môi trường nước tại làng nghề................................ 31
2.3. Kết luận chương II............................................................................................... 34
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thanh Mai
Sv: Trần Văn Đức P a g e | 5 Msv: 11160945
CHƯƠNG III. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TUÂN THỦ CÁC QUY ĐỊNH VỀ BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN
LÀNG NGHỀ NHA XÁ, THỊ XÃ DUY TIÊN ............................................................. 36
3.1. Nguồn số liệu....................................................................................................... 36
3.2. Phương pháp điều tra .......................................................................................... 36
3.3. Thống kê mô tả mẫu điều tra ............................................................................. 36
3.4. Đánh giá mức độ tuân thủ quy định về BVMT của các hộ sản xuất làng nghề
Nha Xá................................................................................................................................ 37
3.4.1. Mức độ tuân thủ quy định về tiếng ồn trong sản xuất............................. 37
3.4.2. Mức độ tuân thủ quy định về khí thải trong sản xuất.............................. 40
3.4.3. Mức độ tuân thủ quy định về nước thải trong sản xuất........................... 44
3.5. Kết luận chương III............................................................................................. 47
CHƯƠNG IV. GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ TUÂN THỦ QUY ĐỊNH VỀ
BVMT CỦA CÁC HỘ SẢN XUẤT TẠI LÀNG NGHỀ NHA XÁ, THỊ XÃ DUY
TIÊN, TỈNH HÀ NAM ...................................................................................................... 48
4.1. Phương hướng phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Hà Nam ............................ 48
4.2. Giải pháp nhằm nâng cao sự tuân thủ quy định về BVMT của các hộ sản
xuất tại làng nghề Nha Xá, thị xã Duy Tiên .................................................................. 49
4.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại làng nghề Nha Xá
......................................................................................................................................... 49
4.2.2. Giải pháp phát triển làng nghề thành làng du lịch................................... 51
4.2.3. Giải pháp quy hoạch điểm công nghiệp làng nghề.................................. 51
4.2.4. Giải pháp về công nghệ............................................................................... 53
4.2.5. Giải pháp về tuyên truyền, giáo dục.......................................................... 53
4.3. Kết luận chương 4 ............................................................................................... 54
KẾT LUẬN..................................................................................................................... 55
PHỤ LỤC........................................................................................................................ 56
Phụ lục 1....................................................................................................................... 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 64
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thanh Mai
Sv: Trần Văn Đức P a g e | 6 Msv: 11160945
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
STT Kí hiệu Tiếng Việt
1 UBND Ủy ban nhân dân
2 BVMT Bảo vệ môi trường
3 BTNMT Bộ tài nguyên môi trường
4 ONMT Ô nhiễm môi trường
5 QLMT Quản lý môi trường
6 CN-TTCN Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp
7 QCVN Quy chuẩn Việt Nam
8 NT Nước thải
9 NM Nước mặt
10 NN Nước ngầm
11 TSS Tổng chất rắn lơ lửng
12 BOD5 Nhu cầu Oxy sinh hóa
13 COD Nhu cầu Oxy hóa học
14 T-N Tổng Nitơ trong nước
15 T-P Tổng Photpho trong nước
16 HTXL Hệ thống xử lý
17 XLNT Xử lý nước thải
18 XLKT Xử lý khí thải
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thanh Mai
Sv: Trần Văn Đức P a g e | 7 Msv: 11160945
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Giá trịcơ cấu các ngànhkinhtế của thịxã Duy Tiên tronggiai đoạn2015-
2019 ........................................................................................................................................ 24
Hình 2.2: Lực lượng trong độ tuổi lao động của thị xã trong giai đoạn 2015-2019
................................................................................................................................................. 26
Hình 2.3: Cơ cấu số hộ sản xuất tại làng nghề Nha Xá ........................................... 28
Hình 2.4: Sơ đồ sản xuất lụa và chất thải phát sinh tại làng nghề Nha Xá .......... 29
Hình 3.1: Đánh giá về mức độ hiểu biết về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn
QCVN 26:2010/BTNMT....................................................................................................... 38
Hình 3.2: Đánh giá mức độ hiểu biết về xử phạt hành chính khi vi phạm quy định về
tiếng ồn................................................................................................................................... 39
Hình 3.3: Đánh giá mức độ quan tâm đối với tiếng ồn sản xuất ảnh hưởng tới xung
quanh ...................................................................................................................................... 40
Hình 3.4: Đánh giá mức độ nhận thức về việc sử dụng than tổ ong để đốt lò hơi
trong sản xuất gây ảnh hưởng tới môi trường.................................................................. 41
Hình 3.5: Đánh giá mức độ hiểu biết về xử phạt hành chính khi xả khí thải ra môi
trường với nồng độ vượt quá mức cho phép...................................................................... 43
Hình 3.6: Đánh giá mức độ quan tâm đối với việc xả hơi hóa chất, khí thải gây ảnh
hưởng tới môi trường xung quanh...................................................................................... 44
Hình 3.7: Đánh giá mức độ nghiêm trọng về việc xả nước thải có chứa hóa chất
không qua xử lý ra ngoài môi trường ................................................................................ 45
Hình 3.8: Đánh giá mức độ hiểu biết về xử phạt hành chính khi nước thải thải ra
môi trường có nồng độ vượt quá mức cho phép ............................................................... 46
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thanh Mai
Sv: Trần Văn Đức P a g e | 8 Msv: 11160945
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Mức giảm tỷ lệ sinh của thị xã trong giai đoạn 2015-2019 .................. 28
Bảng 2.2: So sánh kết quả quan trắc môi trường không khí xung quanh hộ sản xuất
với QCVN 05:2013/BTNMT................................................................................................. 30
Bảng 2.3: So sánh kết quả quan trắc môi trường không khí tại các cơ sở sản xuất
với QCVN 05:2013/BTNMT................................................................................................. 31
Bảng 2.4: So sánh kết quả quan trắc chất lượng nước thải với QCVN
13:2015/BTNMT.................................................................................................................... 32
Bảng 2.5: So sánh kết quả quan trắc chất lượng nước mặt với QCVN
08:2015/BTNMT.................................................................................................................... 33
Bảng 2.6: So sánh kết quả quan trắc chất lượng nguồn nước ngầm với QCVN 09-
MT:2015/BTNMT................................................................................................................... 34
Bảng 3.1: Tổng hợp kết quả khảo sát theo các tiêu chí tại địa bàn nghiên cứu.... 36
Bảng 3.2: Đánh giá mức độ tuân thủ tiếng ồn tại nơi sản xuất của các hộ gia đình
làm nghề................................................................................................................................. 38
Bảng 3.3: Kết quả khảo sát về cách thức xử lý khí thải, hơi hóa chất ra ngoài môi
trường ..................................................................................................................................... 42
Bảng 3.4: Kết quả khảo sát về việc các hộ lắp đặt hệ thống xử lý khí thải............ 42
Bảng 3.5: Kết quả khảo sát về lý do các hộ không lắp đặt HTXL khí thải............. 42
Bảng 3.6: Kết quả khảo sát về việc các hộ lắp đặt HTXL nước thải....................... 46
Bảng 3.7: Kết quả khảo sát về lý do các hộ không lắp đặt HTXL nước thải.......... 47
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thanh Mai
Sv: Trần Văn Đức P a g e | 9 Msv: 11160945
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu hiện nay đang có xu hướng đi lên do công nghệ
ngày càng phát triển hiện đại, máy móc, thiết bị dần được cải tiến nâng cao hiệu quả
công suất làm việc thì song song với đó là mối lo về những vấn đề môi trường, các tác
động của hoạt động sản xuất, kinh doanh ảnh hưởng đến môi trường. Tùy vào từng giai
đoạn phát triển mà những thách thức về môi trường mang tính chất, độ nghiêm trọng
khác nhau. Trên những diễn đàn toàn cầu hay Hội nghị của Liên hợp quốc thì vấn đề về
môi trường một lần nữa lại là điểm nóng được cộng đồng các quốc gia, vùng lãnh thổ
quan tâm và ngồi lại với nhau để tìm ra cách giải quyết. Đi đầu trong lĩnh vực này, mới
đây nhất là sự thành công của cuộc họp thượng đỉnh Khí hậu Paris COP 21 năm 2015
tại Pháp cùng những nỗ lực đến từ chính phủ đã cho ra mắt bản dự thảo Công Ước Môi
Trường Toàn Cầu đem lại niềm tin, hy vọng về một môi trường ngày mai trong lành
hơn, tốt đẹp hơn, tăng tính trách nhiệm của mỗi người dân về ý thức, nỗ lực và nghĩa vụ
để bảo vệ môi trường.
Môi trường hiện nay đang ngày càng xuống cấp một cách trầm trọng, kéo theo
những hệ lụy nghiêm trọng mà mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ phải gánh chịu, trong đó có
Việt Nam. Với một đất nước đang phát triển như Việt Nam thì yếu tố lợi nhuận bao giờ
cũng được đặt lên hàng đầu, do đó mà đôi khi những tác động, ảnh hưởng đến môi
trường thường hay bị bỏ qua dẫn đến những hậu quả khôn lường người dân phải gánh
chịu, đó là ô nhiễm môi trường. Đi cùng sự vươn lên của những thành phố, đô thị hiện
đại, các vùng công nghiệp, khu công nghiệp ngày càng mở rộng, đời sống người dân
ngày một nâng cao là những quan ngại về khí thải công nghiệp, khói bụi đường phố, rác
thải sinh hoạt, đất đai ô nhiễm, nước sông hồ ô nhiễm đục ngầu...càng được dư luận
quan tâm, khai thác và nhắc đến nhiều hơn trên những mặt sách báo, tin tức khi nhắc
đến lĩnh vực môi trường. Nhà nước ta hiện nay đã ban hành rất nhiều điều luật, thông
tư, nghị định về những hình thức bảo vệ môi trường đối với từng đối tượng cụ thể như
cá thể, chủ thể, hộ gia đình, doanh nghiệp..., xử phạt hành chính mang tính răn đe hành
vi gây ô nhiễm, tác động xấu đến môi trường; hay Ủy ban cấp tỉnh, thành phố, cấp huyện,
thị xã đã đưa ra những văn bản chỉ đạo về phòng chống, xử lí ô nhiễm môi trường.
Nhưng trên tất cả, đó mới chỉ là những tác động bên ngoài, tác động gián tiếp để điều
chỉnh hành vi của con người theo hướng ổn định và tốt đẹp hơn cho xã hội. Vì vậy, theo
tác giả việc đầu tiên cần làm cũng như ảnh hưởng trực tiếp tới mỗi người dân hiện nay
là nâng cao ý thức, nhận thức, sự tuân thủ quy định về môi trường để bảo vệ môi trường
và sức khỏe cộng đồng.
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thanh Mai
Sv: Trần Văn Đức P a g e | 10 Msv: 11160945
Hà Nam là một tỉnh nằm trọn trong vùng đồng bằng sông Hồng, được coi là cầu nối
quan trọng trong khu vực vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ khi tiếp giáp lần lượt với Hà
Nội, Hưng Yên, Nam Định và Ninh Bình. Với những điều kiện thuận lợi không chỉ về
mặt tự nhiên, mà còn về kinh tế - xã hội, Hà Nam đang ngày càng chứng minh được nơi
đây là một điểm đến lý tưởng, thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước. Nằm ở phía bắc
của tỉnh Hà Nam, cách trung tâm Hà Nội khoảng 60 km về phía nam, là khu vực cửa
ngõ quan trọng nên thị xã Duy Tiên đã và đang có những sự chuyển đổi cơ cấu mạnh
mẽ nhất từ nông nghiệp thuần nông sang công nghiệp, với 4 khu công nghiệp trên địa
bàn thị xã đã thu hút nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước vào đầu tư, tạo việc làm
cho gần 50.000 lao động. Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế luôn đạt trên 14%/năm, giá trị sản
xuất công nghiệp chiếm hơn 40% giá trị trong tỉnh, cùng nguồn thu ngân sách tăng
mạnh, Duy Tiên luôn đứng đầu trong tỉnh về các chỉ số phát triểnkinh tế và công nghiệp
(UBND tỉnh Hà Nam, 2019).
Cùng với sự phát triển của các khu công nghiệp thì hiện nay Duy Tiên cũng đang rất
chú trọng vào những làng nghề truyền thống, mang bản sắc riêng. Được mệnh danh là
“Á hậu” của ngành nghề dệt nhuộm, chỉ đứng sau lụa Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Nội),
thương hiệu lụa Nha Xá ngày nay đã và đang khẳng định được tên tuổi và thương hiệu
trên thị trường trong và ngoài nước. Với 241 hộ cùng gần 800 nhân khẩu, trong đó có
20 cơ sở sản xuất (19 hộ gia đình và 1 công ty) (UBND thị xã Duy Tiên, 2017), lượng
vải dệt nhuộm làng nghề sản xuất ra hàng năm lên tới 1.000.000m vải có chất lượng tốt,
mẫu mã đa dạng. Tuy nhiên, làng nghề cũng phải đối mặt với không ít những thách thức
từ các vấn đề môi trường mà các hộ gia đình phải đánh đổi khi phát triển kinh tế, vì vậy,
mà việc tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường hiện nay đối với các hộ sản xuất
luôn là điều được đặt lên hàng đầu trong công tác quản lý và bảo vệ đối với môi trường
làng xã.
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, đề tài: “Đánh giá mức độ tuân thủ các quy định về
bảo vệ môi trường của các hộ gia đình khi thực hiện hoạt động sản xuất trên địa bàn
làng nghề Nha Xá, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam” được tác giả lựa chọn làm chuyên
đề nhằm phân tích, đánh giá mức độ tuân thủ của các hộ sản xuất, từ đó đề xuất các giải
pháp để tăng nhận thức cũng như tăng tính tuân thủ quy định về môi trường của các hộ
gia đình làm nghề.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu chính
Tìm hiểu, điều tra, đánh giá mức độ tuân thủ về các quy định BVMT của hộ gia đình
khi thực hiện hoạt động sản xuất trên địa bàn tại làng nghề Nha Xá, thị xã Duy Tiên
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thanh Mai
Sv: Trần Văn Đức P a g e | 11 Msv: 11160945
2.2. Mục tiêu cụ thể
– Đánh giá tổng quan về thực trạng môi trường làng nghề Nha Xá.
– Đánh giá mức độ tuân thủ các quy định về BVMT của hộ làm nghề trên địa bàn
làng nghề Nha Xá;
– Trên cơ sở đánh giá thực trạng, phân tích số liệu về mức độ tuân thủ quy định
BVMT, đề xuất những hướng giải pháp nhằm nâng cao sự tuân thủ về BVMT của các
hộ gia đình.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
– Đối tượng nghiên cứu là: mức độ tuân thủ quy định về BVMT của các hộ sản xuất
tại làng nghề Nha Xá.
Đối tượng khảo sát trong đề tài: 19 hộ gia đình đang thực hiện sản xuất tại làng nghề
Nha Xá.
– Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi nội dung: đánh giá thực trạng môi trường không khí, môi trường nước
tại làng nghề Nha Xá, qua đó đánh giá mức độ tuân thủ của các hộ gia đình thực hiện
sản xuất để đảm bảo về nồng độ, định mức xả thải trong mức cho phép theo tiêu chuẩn,
quy chuẩn mà Nhà nước đã đề ra.
+ Phạm vi không gian: Làng nghề dệt lụa Nha Xá, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.
+ Phạm vi thời gian: từ năm 2015 - 2019. Bởi đây là khoảng thời gian làng nghề có
những sự phát triển mạnh mẽ và ổn định nhất, thêm nữa mức độ ô nhiễm tại làng nghề,
nhất là nguồn nước đang mức đáng báo động, cần phải có những giải pháp kịp thời để
giải quyết tình trạng này.
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
– Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết
– Phương pháp điều tra: Tiến hành điều tra, khảo sát để thu thập ý kiến từ các hộ
làm nghề.
– Phương pháp quan sát: Dùng công cụ như máy ảnh để thu thập, ghi nhận thêm
thông tin về tình hình sản xuất cũng môi trường tại các hộ sản xuất làng nghề Nha Xá,
qua đó làm cơ sở chứng minh cho thông tin, hướng nghiên cứu trong bài viết.
– Phương pháp tổng hợp, xử lí số liệu: Từ kết quả thu được từ các phiếu điều tra hộ
gia đình thực địa, tác giả xử lí, phân tích thống kê mô tả bằng Excel để tổng hợp, đánh
giá và lập bảng biểu, Hình cho kết quả nhanh và chính xác nhất.
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thanh Mai
Sv: Trần Văn Đức P a g e | 12 Msv: 11160945
5. Kết cấu của đề tài
Đề tài được chia thành 4 chương lớn:
Chương I. Cơ sở lý thuyết về làng nghề và sự tuân thủ quy định bảo vệ môi trường
làng nghề
Chương II. Thực trạng môi trường làng nghề Nha Xá, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà
Nam
Chương III. Đánh giá mức độ tuân thủ các quy định về BVMT của các hộ gia đình
sản xuất trên địa bàn làng nghề Nha Xá, thị xã Duy Tiên
Chương IV. Giải pháp nâng cao sự tuân thủ quy định về BVMT của các hộ sản
xuất tại làng nghề Nha Xá, thị xã Duy Tiên
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thanh Mai
Sv: Trần Văn Đức P a g e | 13 Msv: 11160945
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LÀNG NGHỀ VÀ SỰ TUÂN THỦ
QUY ĐỊNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ
1.1. Tổng quan chung về làng nghề và ô nhiễm môi trường làng nghề
1.1.1. Khái niệm làng nghề
1.1.1.1. Khái niệm và tiêu chí xác định làng nghề
Tính đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có khái niệm cụ thể về “làng nghề” mà đều
thông qua các quan niệm cũng như các tiêu chuẩn đề ra để công nhận làng nghề. Với
nguồn gốc ban đầu của một làng nghề đặc trưng là xuất phát từ một vài hộ làm nghề,
cha truyền con nối, rồi truyền tai nhau rộng rãi tới những hộ dân khác và sau đó lan rộng
ra cả làng thì có rất nhiều quan niệm về làng nghề, điển hình như:
Quan niệm thứ nhất: Làng nghề là nơi tập trung hầu hết mọi người trong làng để hoạt
động, sản xuất và làm với nghề đó và coi nó là nghề kiếm sống chủ yếu cho bản thân,
gia đình. Tuy nhiên, quan niệm này đã bị phản bác khá nhiều vì ngày nay chỉ có số ít
làng nghề còn giữ được hiện trạng như vậy, còn phần đa họ chỉ coi nghề thủ công chỉ là
nghề phụ để kiếm thêm thu nhập, còn nghề chính của họ là những công việc khác. Ví
dụ nhắc đến nghề gốm thì có gốm Phủ Lãng (tỉnh Bắc Ninh), gốm Bát Tràng ( TP. Hà
Nội), gốm Đông Triều (tỉnh Quảng Ninh)…Đây đều là những làng gốm thuần nhất chỉ
làm nghề, còn lại đa số ở các làng nghề khác người dân vừa làm ruộng vừa làm nghề.
(Bộ kế hoạch và đầu tư, 2010)
Quan niệm thứ hai: Làng nghề là làm nghề thủ công, nghĩa là không nhất thiết toàn
bộ các hộ gia đình trong làng đều là những hộ sản xuất. Tuy vậy, cũng chưa đủ vì một
làng mà cứ có vài hộ làm nghề đều được coi là làng nghề thì cũng thật là vô lý. Vì vậy,
để xác định xem làng đó có đúng là làng nghề hay không thì cần phải xem xét tỷ trọng
lao động hay số hộ sản xuất, làm nghề so với toàn bộ lao động và số hộ trong làng hay
tỷ trọng thu nhập từ làm nghề đem lại so với thu nhập của làng. (Bộ kế hoạch và đầu tư,
2010)
Từ các quan niệm trên, có thể định nghĩa làng nghề như sau: “ Làng nghề là một thiết
chế kinh tế xã hội, là một cụm hoặc nhiều cụm dân cư sinh sống trong một thôn (làng),
có một hay một số nghề được tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất kinh doanh độc lập
và tồn tại trong một không gian địa lý nhất định. Thu nhập từ các nghề chiếm tỷ trọng
cao trong tổng giá trị sản phẩm của toàn làng.” (Đinh Xuân Nghiêm, 2010)
Ngày nay, do chưa có những tiêu chí cụ thể nên để xem một làng có phải làng nghề
hay không thì ta có thể xét về nhiều mặt, nhiều đặc điểm cụ thể, nổi bật của làng đó như
giá trị sản xuất hay thu nhập của làng; hay số hộ sản xuất tham gia hoặc loại sản phẩm
đặc trưng làng nghề tạo ra. Cụ thể là:
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thanh Mai
Sv: Trần Văn Đức P a g e | 14 Msv: 11160945
– Giá trị sản xuất hay thu nhập từ làm nghề trong làng đạt từ 50% trở lên so với tổng
giá trị và thu nhập của cả làng trong năm hoặc doanh thu tính theo năm của làng nghề
đạt trên 300 triệu đồng.
– Số hộ (bao gồm cả số người lao động tính theo hộ) tham gia sản xuất có thể thường
xuyên, liên tục ngày này qua ngày khác hay không thường xuyên, lao động trong hộ là
lao động trực tiếp sản xuất hay gián tiếp ở làng nghề, đạt từ 30% trở lên so với tổng số
hộ trong cả làng.
– Mỗi làng nghề tạo nên nét riêng, nét đặc trưng cho sản phẩm mà họ tạo ra, và sản
phẩm đó sẽ mang những thương hiệu riêng của làng nghề và thường sẽ gắn liền luôn với
tên làng, thôn xóm, xã. Có thể nói với những tiêu chí nêu trên thì các làng nghề nói
chung chủ yếu phát triển ở những vùng quê, làng xóm, nông thôn với những thứ rất
riêng của từng sản phẩm.
1.1.1.2. Đặc điểm của làng nghề
Đặc điểm nổi bật thường thấy tại các làng nghề như:
– Các làng nghề thường là chưa có khu sản xuất tập trung mà chủ yếu theo hình thức
hộ gia đình, thôn, xóm riêng biệt. Do mật độ dân cư trong làng tương đối đông đúc, nên
tình trạng thiếu mặt bằng hay nơi đặt xưởng sản xuất sẽ thường xen lẫn với các nhà dân,
xưởng tại gia là điều phổ biến thường thấy đối với các làng nghề.
– Làng nghề càng nổi tiếng, phát triển, thương hiệu được biết đến càng rộng rãi thì
sự thu hút các lao động từ các nơi đến làm việc là rất cao, cộng thêm lực lượng đào tạo
tại những hộ gia đình sẽ làm cho mật độ dân cư trong làng tăng lên đáng kể; việc quản
lý người dân, hộ gia đình và môi trường ngày càng thêm khó khăn; tiếp đó máy móc,
thiết bị của các hộ sản xuất có phần lạc hậu nên chủ yếu các hoạt động làng nghề đều là
thủ công.
– Lực lượng lao động làm nghề đa dạng, không quan trọng giới tính, tuổi tác, và đa
phần theo hướng “cha truyền con nối” trong các gia đình làm nghề nên ngoài những
người thợ hay nghệ nhân có tay nghề tốt, trình độ cao ra thì những lao động chưa qua
đào tạo chiếm đến trên 50%, trong đó khoảng 30% là không có chuyên môn kỹ thuật.
Còn đối với các gia đình cả làm nông và làm nghề thì khoảng trên 80% là không có
chuyên môn cao.(Bộ tài nguyên môi trường, 2016)
– Làng nghề phát triển chưa theo quy hoạch và chưa có sự ổn định nhất định, dễ biến
động tùy thuộc vào nhu cầu sản phẩm và nguồn cung của vật liệu.
– Đa số các hộ sản xuất làm nghề đều sử dụng những công nghệ lạc hậu trong sản
xuất, công cụ, cơ khí còn đơn giản, thủ công; Trình độ công nghệ và các phương tiện
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thanh Mai
Sv: Trần Văn Đức P a g e | 15 Msv: 11160945
sản xuất tại các làng nghề ở nông thôn còn lạc hậu, hạ tầng kỹ thuật rất thấp, chỉ khoảng
20% các cơ sở có nhà xưởng kiên cố, 40% công việc được cơ khí hoá, còn lại tới trên
60% là làm bằng tay. (Bộ tài nguyên môi trường, 2016)
1.1.1.3. Phân loại làng nghề
Dựa theo hoạt động của làng nghề, có thể chia thành 6 nhóm ngành chính:
– Nhóm làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm: Với những yêu cầu không quá
cao về trình độ, kỹ năng hay tay nghề của người làm cùng với hình thức sản xuất thủ
công, quy trình gần như không cần thay đổi nhiều, nguyên liệu đơn giản, gắn với cuộc
sống thường ngày như gạo, đậu, khoai, sắn nên đây là nhóm ngành nghề khá phổ biến
và được biết đến rộng tại các tỉnh, địa phương. Nổi bật lên đó là những làng nghề về nấu
rượu ngon, làm bánh cuốn, bánh đậu xanh,...
– Nhóm làng nghề ươm tơ, dệt nhuộm: Đây thường là những làng nghề với lịch sử
hình thành lâu đời, theo đó là những sản phẩm mang đậm tính thời đại, đặc trưng thương
hiệu, đậm nét địa phương và được đánh giá rất cao vì xen lẫn cả tính nghệ thuật trong
từng sản phẩm. Điểm qua là những làng nghề về dệt may, lụa,...
– Nhóm làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác đá: Với hình thức hoạt
động cũng như lao động thủ công, quy trình đơn giản, công nghệ thô sơ, cơ khí hóa thấp
nên là nguồn cung cấp chủ yếu những vật liệu cơ bản cho xây dựng như các loại gạch,
đá
– Nhóm làng nghề tái chế : Đây đa phần là những làng nghề mới được hình thành,
số lượng ít, tuy vậy tốc độ phát triểnlại tăng khá nhanh về quy mô sản xuất và loại hình
tái chế như giấy, nhựa, vải đã qua sử dụng. Ngoài ra, các làng nghề sử dụng sắt, thép
vụn thu gom để sản xuất, chế tạo cũng đang từng bước được nâng cao về mặt công cụ
và dây chuyền sản xuất.
– Nhóm làng nghề thủ công mỹ nghệ: bao gồm làm gốm, sành sứ thủy tinh; mây tre
đan, đồ gỗ gia dụng,…với những sản phẩm tạo ra có giá trị và chất lượng khá tốt cùng
với đó là quy trình làm có phần khắt khe, đòi hỏi lao động phải có tay nghề chuyên môn
cao, sự tỉ mỉ và tính sáng tạo trong từng sản phẩm luôn được đặt lên hàng đầu.
– Các nhóm ngành khác như các làng nghề chế tạo nông cụ thô sơ như cày bừa, cuốc
xẻng, liềm, làm quạt, đan vó, đan lưới… cho ra sản phẩm đáp ứng cho sinh hoạt hay
hoạt động thường ngày của người dân, hộ gia đình.
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thanh Mai
Sv: Trần Văn Đức P a g e | 16 Msv: 11160945
1.1.1.4. Một số thuận lợi và tiềm năng phát triển của làng nghề
a) Thuận lợi
– Mỗi hộ gia đình trong làng nghề không cần phải bỏ ra một số vốn quá lớn để đầu
tư, mà vẫn thu về được lợi nhuận cao, bởi những sản phẩm được sản xuất ra của làng
nghề đem lại giá trị khá tốt; cùng với đó là nhanh thu hồi được vốn bỏ ra ban đầu.
– Về cơ sở hạ tầng, không cần yêu cầu quá cao hay thủ tục quá khắt khe như bên
ngành công nghiệp, mà nó phù hợp được với điều kiện kinh tế nông thôn, hộ gia đình.
– Về quản lý: có thể quản lý tốt hơn với những hộ gia đình sản xuất riêng biệt tại
làng nghề ở nông thôn.
b) Tiềm năng
– Với dân số trên 90 triệu người, nước ta hiện nay có một thị trường trong nước khá
quan trọng và ổn định để tạo nguồn cung cũng như sự tiêu thụ cho những ngành nghề
tại nông thôn, bên cạnh đó, một số làng nghề hiện nay đang phát triển theo hướng sản
xuất đi kèm với du lịch, quảng bá về làng nghề. Ngoài ra, một số mặt hàng rất được ưa
chuộng và phục vụ cho việc xuất khẩu sang những thị trường nước ngoài.
– Cơ cấu dân số trẻ đang tạo những tiềm năng rất lớn cho việc phát triển sản phẩm
làng nghề, bởi ngoài trình độ học vấn, lớp trẻ hiện nay có những sự tư duy tốt, tiếp thu
nhanh nhạy, cần cù, chịu khó và tính hòa đồng khá cao.
– Nguyên liệu đơn giản, sẵn có, dễ dàng phục vụ cho các ngành nghề khác nhau.
– Nhiều làng nghề có những sự thay đổi để thích ứng khá tốt với cơ chế thị trường
phục vụ cho việc tạo quy mô và mở rộng sản xuất, cộng với việc Việt Nam gia nhập
WTO đang tạo thêm nhiều cơ hội hơn cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa, nguyên liệu
tốt hơn.
1.1.2. Ô nhiễm môi trường làng nghề
1.1.2.1. Khái niệm về ô nhiễm môi trường
Theo Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2014: “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của
các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu
chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật” ; “Chất gây ô nhiễm
là các chất hóa học, các yếu tố vật lý và sinh học khi xuất hiện trong môi trường cao hơn
ngưỡng cho phép làm cho môi trường bị ô nhiễm”.
Ô nhiễm môi trường bao gồm rất nhiều dạng khác nhau cùng với đó là những tính
chất, đặc điểm riêng của từng loại. Cụ thể, ta có thể nhận biết những dạng chính như:
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thanh Mai
Sv: Trần Văn Đức P a g e | 17 Msv: 11160945
+ Ô nhiễm không khí là sự xâm nhập của những loại chất, khí lạ làm biến đổi một
số thành phần trong không khí, dẫn tới sự thay đổi về hơi, mùi, độ sạch và trong của
không khí so với ban đầu.
+ Ô nhiễm nước là sự biến đổi theo các hoạt tính lý, hóa học cùng những chất lạ tác
động vào nguồn nước, dẫn tới những biến đổi làm cho nước đục hơn, hàm lượng những
chất độc tăng, độ tù, độ lắng của chất xâm nhập trong nước ngày càng tăng, ảnh hưởng
trực tiếp đến động, thực vật sống trong nước; nếu xét rộng hơn sẽ ảnh hưởng nghiêm
trọng đến cuộc sống của con người.
+ Ô nhiễm đất là do ảnh hưởng, tác động của các nhân tố môi trường dẫn tới sự thay
đổi thành phần sẵn có trong đất thành dạng khác hoặc suy giảm hàm lượng chất, thành
phần trong đất.
Ngoài ra, còn có những dạng ô nhiễm khác như: ô nhiễm tiếng ồn, phóng xạ,....
1.1.2.2. Khái niệm ô nhiễm môi trường làng nghề
Ô nhiễm môi trường làng nghề có thể hiểu là những chất thải (như nước thải, khí
thải...) được phát sinh ra trong quá trình sản xuất tại các làng nghề, do không qua xử lý
mà đều được đưa thẳng trực tiếp ra ngoài môi trường, gây ra những biến đổi thành phần
môi trường và có ảnh hưởng không tốt đến con người và sinh vật tại chính khu vực làng
nghề đó.
1.1.1.3. Tác động của ô nhiễm môi trường làng nghề
Cùng những đóng góp cho sự phát triển vào kinh tế địa phương thì làng nghề còn
nảy sinh nhiều vấn đề trong việc tạo thế cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ
môi trường. Nhưng với việc cán cân ngày càng lệch về phía kinh tế thì môi trường sẽ đi
xuống một cách nhanh chóng, cùng những tác động tới xung quanh mà con người phải
chịu.
+ Tác động đến môi trường tự nhiên tại địa phương: Môi trường ngày một xấu đi,
khói bụi nặng nề, khó chịu hơn, không khí xung quanh các hộ dân, xóm làng sẽ trở lên
ngột ngạt hơn, không chỉ con người mà cả động, thực vật đều chịu ảnh hưởng do nguồn
nước hay đất bị ô nhiễm.
+ Tác động đến đời sống con người: Ngay tại chính những nơi sản xuất, hộ dân làm
nghề sẽ là những người phải gánh chịu hậu quả đầu tiên, tiếpđó là những hộ xung quanh
và cuộc sống của họ.
Đầu tiên là số lượng người dân làng nghề mắc bệnh ngày càng gia tăng, sức khỏe
cũng như tuổi thọ trung bình đều suy giảm.
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thanh Mai
Sv: Trần Văn Đức P a g e | 18 Msv: 11160945
Hiện nay, theo thống kê ở nhiều địa phương có làng nghề thì người bị các chứng
bệnh liên quan đến nghề nghiệp sản xuất trong làng có xu hướng ngày càng tăng. Đặc
biệt là về đường hô hấp, đường tiêu hóa, viêm da, đau đầu...ngày càng tăng thêm so với
trước. Cùng với đó là tuổi thọ của dân nơi đây thấp hơn những nơi khác không có làng
nghề.
Tiếp theo là những mâu thuẫn xã hội do ô nhiễm môi trường gây ra.
Mâu thuẫn của các hộ dân trong làng nghề: việc sản xuất ắt sẽ tạo ra nhiều nguồn
chất thải, qua đó mà ảnh hưởng chung đến toàn bộ môi trường trong làng, đó cũng chính
là lý do phát sinh ra những kiện tụng đòi lợi ích của người dân tại làng
Mẫu thuẫn giữa những làng liền kề: từ những chất thải phát sinh tại một làng nghề
mà có thể lan rộng ra những khu vực khác, làng khác (có thể không là làng nghề) dẫn
tới những mâu thuẫn giữa hai hay nhiều làng để đòi quyền lợi cho làng mình.
Mâu thuẫn giữa hộ dân với cộng đồng: việc gây ô nhiễm ảnh hưởng trực tiếp đến
cảnh quan sinh vật, động thực vật thiên nhiên, vì thế sẽ gây ra những mâu thuẫn, bức
xúc trong cộng đồng.
Mâu thuẫn trong việc QLMT làng nghề: mâu thuẫn xảy ra giữa bên thi hành quản lý
và bên bị xử phạt, xử lý khi sử sụng những công cụ như thuế, luật đã được ban hành về
môi trường
Thứ ba là ô nhiễm môi trường có thể những gây tổn nghiêm trọng đối với kinh tế.
Ô nhiễm môi trường gia tăng sẽ làm cuộc sống người dân thêm phần bức bối và đảo
lộn bởi những tác động mà nó đem tới, người dân đi đến viện khám nhiều hơn, tiền phí
bỏ ra cao hơn, gánh nặng bệnh tật nghiêm trọng hơn dẫn tới mất tiền bạc, mất thời gian,
năng suất giảm. Thêm nữa là sức hút làng nghề giảm dẫn tới lượng khách du lịch hàng
năm theo đó cũng giảm theo, gây ra nhiều tổn thất lẫn thiệt hại về kinh tế.
 Nguyên nhân của các ảnh hưởng đến môi trường làng nghề:
 Các hộ sản xuất đặt xưởng hoặc sản xuất tại nhà, trong một không gian nhỏ
hẹp, không theo khu tập trung nên nguy cơ ô nhiễm tại nơi sinh sống lại càng
tăng cao.
 Máy móc, thiết bị dùng cho sản xuất còn đơn giản, lạc hậu do tính thủ công
cao ở mỗi làng nghề nên việc cải tiến công nghệ không được các hộ dân quan
tâm nhiều.
 Một số nguyên liệu còn được lựa chọn sơ sài, cốt rẻ, không đảm bảo an toàn
để hạ giá thành bán ra.
 Người dân thường tuân theo một quy trình đã có sẵn từ trước hoặc truyền tai
nhau, do đó mà ít có sự thay đổi, cải tiến trong khâu sản xuất.
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thanh Mai
Sv: Trần Văn Đức P a g e | 19 Msv: 11160945
 Người dân có nhận thức chưa cao trong việc BVMT, do họ coi lợi nhuận là
số một trong sản xuất sản phẩm mà bỏ mặc môi trường dẫn đến nhiều hậu quả
về sau.
 Công tác QLMT còn nhiều yếu kém, việc thiếu nhân lực chuyên môn, nguồn
tài chính còn hạn hẹp, những chương trình, hoạt động về BVMT chưa được
thực hiện đúng mức, người dân còn nhiều bỏ ngỏ trong việc cập nhật những
văn bản quy định về môi trường.
1.2. Cơ sở lý thuyết về tuân thủ quy định bảo vệ môi trường
1.2.1. Khái niệm về sự tuân thủ
Tuân thủ có thể được hiểu theo nhiều ngữ nghĩa, cũng với đó là các hướng phân tích
cụ thể như:
+ Với những chuẩn mực hay tính đạo đức có sẵn, hay đơn giản là những kiến thức
ta được tiếp thu từ bé, vô hình chung tạo nên một sự tuân thủ theo lối vô thức. Ta coi đó
là những chuẩn mực đã tồn tại sẵn, luôn luôn đúng, không có chút hoài nghi về nó và cứ
như vậy thực hiện theo. (C. George Boeree, 2006)
+ Cũng có khi ta tuân thủ một điều gì đó theo một cách có ý thức, bởi khi đó ta nhận
ra, cảm thấy như vậy là đúng, là tốt cho bản thân, gia đình hay cộng đồng. Ta chấp nhận
nó vì ta có sự tự nguyện trong đó, vì giá trị, vì mục tiêu theo đuổi mà chấp nhận, tuân
thủ theo những thứ đã được đặt ra. (C. George Boeree, 2006)
+ Ở những trường hợp khác, do bị bắt buộc mà ta phải tuân thủ theo, nghĩa là chúng
ta nhìn nhận, đánh giá và có ý thức về việc mình phải tuân thủ như thế nào nhưng ta gần
như không có sự tự nguyện gì cả, mà phải bắt buộc theo. Điều đó được gọi là sự phục
tùng, nghe theo và tuân lệnh thực hiện. (C. George Boeree, 2006)
Tuy nhiên, trong đề tài nghiên cứu này thì sự tuân thủ ở đây là những thứ liên quan
tới "điều gì đó có ý thức" và "không hoàn toàn tự nguyện", nói cách khác nó là sự tuân
theo những quy định của pháp luật, những chế tài mà xã hội đã đặt ra.
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ của người dân, có thể kể ra như: văn
hóa, đạo đức, lối sống, thói quen; phong tục, tập quán; hệ thống pháp luật; sự tìm hiểu
và tiếp cận của người dân đối với pháp luật;.... Trên đây, ta sẽ nói đến những yếu tố
chính tác động trực tiếp đến ý thức và hành vi tuân thủ quy định pháp luật của người
dân là:
– Niềm tin của công dân với pháp luật: Pháp luật được ban hành để điều chỉnh, trấn
áp, hướng con người đến những hành vi trong khuôn khổ cho phép và đúng với đạo đức
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thanh Mai
Sv: Trần Văn Đức P a g e | 20 Msv: 11160945
của xã hội. Đặc biệt trong xã hội như ngày nay, luật pháp lại càng quan trọng và thể hiện
được chung ý chí của tất cả mọi tầng lớp trong xã hội. Để luật pháp được tôn trọng và
thực thi, ngoài sự giáo dục, răn đe và cưỡng chế của bộ máy công quyền thì cần phải có
sự tin tưởng, sự đồng lòng của mỗi người dân đối với pháp luật. Niềm tin là thứ tối quan
trọng của tuân thủ, nếu như mỗi người dân, mỗi cá nhân đều biết đến, đều thực hiện
theo, rồi truyền tai nhau người này tới người khác sẽ tạo nên một cộng đồng mạnh mẽ
biết tôn trọng và chấp hành luật.
– Môi trường xã hội - pháp lý: Việc công dân có hay không tuân thủ pháp luật đến
từ chính môi trường nơi họ đang sinh sống, nó có sự ảnh hưởng, tác động không nhỏ
đến hành vi của họ. Khi môi trường sống được nâng cao, người dân sẽ càng có nhiều
điều kiện hơn để hiểu biết cụ thể và nắm rõ hơn về luật, việc điều chỉnh và thực hiện lối
sống pháp luật theo cộng đồng sẽ có sự tác động và uốn nắn các cá nhân, hộ gia đình
sống và tuân theo pháp luật nhiều hơn, hạn chế tối đa những vi phạm do không biết hay
do chủ quan không chấp hành luật của một số cá nhân riêng biệt.
– Dư luận xã hội: Có thể coi dư luận xã hội là một trong những phương pháp hay,
chế tài hiệu quả nhất trong việc đảm bảo sự tuân thủ các quy định pháp luật. Cụ thể như
những hành vi tích cực, tham gia, tuân thủ theo đúng quy định sẽ được khen ngợi, tuyên
dương, ủng hộ; trái lại thì những hành vi làm trái với pháp luật sẽ bị phản đối, lên án,
bêu riếu, phẫn nộ. Thái độ hay phản ứng của cộng đồng về một sự việc ít nhiều sẽ có
những tác động đối với chính chủ thể của hành động đó cho dù là hành động đúng hay
sai, tích cực hay tiêu cực, thể hiện được sức mạnh, ý thức to lớn, tiếng nói của cộng
đồng đối với những sự việc nói chung và các cá nhân nói riêng.
– Ý thức và trách nhiệm của mỗi người dân: Ngày nay, hệ thống luật pháp nước ta
vô cùng rộng và bao hàm rất nhiều điều luật cụ thể, vì vậy, mà một người không thể biết
hết cũng như không thể nhớ hết tất cả những quy định, điều luật như vậy được. Do đó,
mà việc giáo dục pháp luật, đưa luật pháp tới gần với người dân hơn là điều vô cùng
quan trọng để nâng cao nhận thức cũng như sự tuân thủ và niềm tin vào luật pháp của
mỗi người dân. Việc được giáo dục về luật pháp sẽ hình thành lên sự hiểu biết, sự tôn
trọng dành cho pháp luật; đó là những cơ sở, nền tảng để tạo nên ý thức chấp hành pháp
luật và một nếp sống văn minh, lịch sự.
– Sự rõ ràng, minh bạch trong các quy định pháp luật: Hiện nay, số lượng văn bản
luật là rất nhiều, trong khi đó, nhiều văn bản có nội dung chồng chéo, khó hiểu cũng như
văn bản hướng dẫn chưa có tính cụ thể, rành mạch dẫn tới nhiều khó khăn, mâu thuẫn
trong việc thực thi pháp luật của các cấp chính quyền. Chính điềuđó đã tạo tâm lý hoang
mang, chủ quan, coi thường của người dân về pháp luật, tạo điều kiện cho những hành
vi phạm ngày càng gia tăng. Vì vậy, việc minh bạch, rõ ràng trong các quy định, văn
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thanh Mai
Sv: Trần Văn Đức P a g e | 21 Msv: 11160945
bản pháp luật là yêu cầu quan trọng, tạo sự ủng hộ của người dân về việc tuân thủ và
thực hiện theo pháp luật một cách tốt nhất.
1.3. Một số nghiên cứu về môi trường, sự tuân thủ các quy định về môi trường
Nhóm tác giả gồm Mai Thanh Dung, Nguyễn Minh Khoa, Phan Thị Thu Hương với
đề tài “Lồng ghép yêu cầu bảo vệ môi trường trong hệ thống pháp luật chuyên ngành ở
Việt Nam” năm 2019 đã đưa ra vấn đề nghiên cứu về những tác động, những sự lý luận
hay những kết quả có thể đạt được khi áp dụng lồng ghép, tích hợp các chính sách
BVMT với các chính sách pháp luật khác; có mâu thuẫn hay những hướng dẫn cụ thể ra
sao, tính khả thi như thế nào khi áp dụng việc lồng ghép này. Chính vì sự liên kết chặt
chẽ 3 bên giữa con người-môi trường-xã hội ngày nay đã dẫn tới những yêu cầu thiết
thực về việc đưa những chính sách BVMT vào để xây dựng hệ thống chiến lược, những
văn bản, chỉ thị đánh giá trong xu hướng phát triển làng xã, địa phương mà xa hơn là
tổng thể của quốc gia.
Tác giả Bùi Thị Mai Thương cùng đề tài “ Trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp(CSR) trong việc tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường: trường hợp các
doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An” năm 2014. Vấn đề
nghiên cứu của đề tài là những vấn đề về môi trường, sự tuân thủ và tổng quan về CSR
trong lĩnh vực khai thác khoáng sản của các doanh nghiệp tại tỉnh Nghệ An. Qua nghiên
cứu cho thấy CSR của các doanh nghiệp như thế nào và những nhìn nhận, đánh giá về
nó trong việc tuân thủ quy định về BVMT. Đồng thời, đề tài cũng nêu được những giải
pháp hữu hiệu giúp cải thiện và nâng cao CSR của doanh nghiệp trở lên đúng mức và
tốt đẹp hơn.
Đề tài “ Khảo sát việc tuân thủ luật bảo vệ môi trường tại một số doanh nghiệp trên
địa bàn thành phố Hải Phòng” của nghiên cứu sinh Phạm Thị Hoàng Diệu năm 2012.
Đề tài đã đưa ra được hiện trạng các vấn đề môi trường còn tồn tại ở một số doanh
nghiệp điển hình của thành phố Hải Phòng; cùng với đó những đánh giá quan trọng về
việc có hay không sự tuân thủ Luật BVMT, mức độ tuân thủ luật ra sao thông qua việc
khảo sát bằng những bảng hỏi cụ thể. Thông qua đó, đề ra những giải pháp và khuyến
nghị nâng cao giúp cho việc tuân thủ luật của các doanh nghiệp được tốt hơn.
Nghiên cứu sinh Lê Kim Nguyệt với đề tài “ Thực trạng thực thi pháp luật tại các
làng nghề ở Việt Nam” năm 2012 thông qua những phân tích, những số liệu thu được từ
quá trình thu thập, đề tài đưa ra được cái nhìn khách quan nhất về làng nghề và môi
trường làng nghề hiện nay. Cùng với đó là những vấn đề còn tồn tại sâu tại làng nghề từ
trước đến nay, trước hết là ý thức người dân chưa cao trong việc BVMT và những yếu
tố tác động để thực thi, áp dụng, sử dụng pháp luật trong làng nghề như hiện trạng vấn
đề, lợi ích kinh tế, sự thờ ơ của người dân về môi trường cùng sự quản lý yếu kém, chưa
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thanh Mai
Sv: Trần Văn Đức P a g e | 22 Msv: 11160945
sát sao của các cấp chính quyền địa phương về môi trường dẫn tới nhiều vấn đề cần phải
bàn.
Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Lan Phương với luận văn thạc sĩ “ Áp dụng pháp luật
về môi trường tại các làng nghề trên địa bàn huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình ” năm
2017. Trên cơ sở địa bàn huyện Hưng Hà vốn đã tồn đọng nhiều những bất cập về làng
nghề, nay qua nghiên cứu này, tác giả đã chỉ ra thêm những tồn tại và hiện trạng môi
trường nơi đây ra sao, những khó khăn và hướng giải pháp như thế nào khi áp dụng luật
về môi trường tại huyện Hưng Hà.
Nhóm nghiên cứu sinh cùng đề tài “ Đánh giá thực trạng áp dụng luật bảo vệ môi
trường tại làng nghề gốm Chòm Sao (thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương) ” năm 2019.
Trong đề tài này, nhóm đã nghiên cứu, điều tra thực địa để thu thập thông tin, những
thông số cụ thể về vấn đề phát sinh tại chính làng nghề gốm Chòm Sao. Qua đó, nhóm
đã tính toán và phân tích, đánh giá chất lượng hiện trạng môi trường nơi đây, dựa vào
cơ sở đó để nêu ra những vấn đề trong khâu quản lý và thực tế áp dụng luật về môi
trường tại làng nghề nơi đây. Cũng với đó, đề tài cũng nêu ra một số giải pháp và khuyến
nghị giúp giải quyết những vấn đề tại làng nghề nói trên.
1.4. Kết luận chương I
Tại chương 1, tác giả đã khái quát về những tiêu chí, đặc điểm, phân loại hay tiềm
năng phát triển của làng nghề hiện nay. Khái quát lý thuyết về ô nhiễm môi trường, ô
nhiễm môi trường làng nghề, những tác động của ONMT ảnh hưởng tới làng nghề. Cùng
với đó, tác giả cũng đề cập tới sự tuân thủ, các yếu tố ảnh hưởng tới sự tuân thủ và tổng
quan những nghiên cứu về sự tuân thủ, môi trường làng nghề. Từ đó, tác giả sẽ lấy đó
làm cơ sở để đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề và đánh giá sự tuân thủ của
những hộ làm nghề tại địa bàn nghiên cứu của luận văn.
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thanh Mai
Sv: Trần Văn Đức P a g e | 23 Msv: 11160945
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ NHA XÁ, THỊ
XÃ DUY TIÊN, TỈNH HÀ NAM
2.1. Tổng quan chung về làng nghề Nha Xá, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam
2.1.1. Giới thiệu về thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Thị xã Duy Tiên nằm ở phía Bắc của tỉnh Hà Nam, với diện tích hơn 12 nghìn ha
theo số liệu năm 2019, tứ phía lần lượt giáp với các huyện như huyện Kim Bảng, huyện
Lý Nhân, huyện Bình Lục, huyện Thanh Liêm và TP Phủ Lý. Từ tháng 1/2022, từ cơ sở
cũ dựa trên ranh giới, diện tích của huyện Duy Tiên cũ, thị xã Duy Tiên được thành lập
gồm 16 đơn vị hành chính cấp xã, phường, trong đó có 9 phường và 7 xã. Nằm trong
vành đai cao tốc, trục đường quốc lộ nối liền với thủ đô Hà Nội, Duy Tiên đang ngày
càng có nhiều lợi thế trong việc thu hút đầu tư phát triển , mở rộng giao lưu kinh tế với
các tỉnh và địa phương khác.
– Về địa hình, địa mạo: Thị xã Duy Tiên mang đặc trưng của khu vực đồng bằng khi
nằm trọn trong khu vực châu thổ sông Hồng. Với địa hình tương đối bằng phẳng, Duy
Tiên từ lâu đã có những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp, đặc biệt là
cây trồng, lúa nước, cây theo vụ mùa. Thị xã Duy Tiên có thể chia thành 2 vùng địa hình
là những khu vực có địa hình thấp như phường Tiên Nội, xã Tiên Ngoại và khu vực có
địa hình cao như xã Tiên Sơn với núi Điệp, núi Đọi hoặc vùng ven đê sông Hồng và
sông Châu Giang.
– Về chế độ thủy văn: Duy Tiên với ba con sông chính chảy qua là sông Hồng, sông
Nhuệ và sông Châu Giang hàng năm bồi những lượng phù sa khá lớn cho đất đê và đất
ven đê, cùng lượng nước cung cấp dồi dào cho việc cải tạo, dự trữ, bơm tưới và bổ sung
nước cho các đồng ruộng và tiếp nước cho việc sản xuất, đặc biệt vào mùa khô. Ngoài
các con sông chính, còn có những con kênh đào, ao chuôm, hồ đầm đóng vai trò quan
trọng trong việc giữ nước và cung cấp nước cho hệ thống tưới tiêu và bơm tưới cùng
với các nguồn nước chính.
– Về môi trường: cùng với sự đi lên của kinh tế thì môi trường tại một số nơi tại thị
xã bị ảnh hưởng bởi nguồn thải từ các khu công nghiệp, khu vực làng nghề, chất thải
phát ra từ khu dân cư ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của mỗi người dân trong khu
vực. Vì vậy, cần có những biện pháp giảm thiểu và giải quyết tình trạng ô nhiễm môi
trường tại những khu vực, địa bàn xã, phường tại thị xã Duy Tiên.
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thanh Mai
Sv: Trần Văn Đức P a g e | 24 Msv: 11160945
2.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
a) Tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội
Hình 2.1: Giá trị cơ cấu các ngành kinh tế của thị xã Duy Tiên trong giai đoạn
2015-2019
(Nguồn:UBND thị xã Duy Tiên)
Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế của thị xã Duy Tiên tăng dần qua các năm,
ở cả 3 ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ đều có xu hướng tăng, nhưng tăng
nhanh và mạnh nhất là ở ngành công nghiệp. Điều đó nói lên sự quan tâm, đầu tư mạnh
mẽ cũng như việc thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước cho hoạt động phát triển công
nghiệp của thị xã. Bên cạnh yếu tố vị trí địa lý, vừa thuận lợi, vừa có điều kiện tốt cho
những sự phát triển bởi những mối liên kết, giao lưu hợp tác với các tỉnh, địa phương
khác thì các cấp chính quyền địa phương cũng có những phương án hỗ trợ và tháo gỡ
khó khăn, tạo điềukiện cần thiết cho doanh nghiệp tự do làm ăn, mở rộng địa bàn, nâng
cao sản xuất. Cũng chính vì thế mà cán cân cơ cấu đang dần dịch về phía công nghiệp
và dịch vụ. Người dân có xu hướng giảm dần tỉ trọng về nông nghiệp thuần nông, nâng
cao chất lượng, ứng dụng khoa học cải tiến trồng trọt, chăn nuôi theo hướng có khu tập
trung hoặc làm những trang trại lớn thay vì những sự nhỏ lẻ ở từng hộ dân như trước
hoặc việc người dân tham gia làm việc tại những khu công nghiệp, nhà máy thay vì làm
nông như trước. Vì vậy mà cơ cấu về nông nghiệp ngày càng giảm dần qua các năm. Cơ
cấu về công nghiệp ngày tăng sẽ kéo theo việc người dân tham gia, làm việc tại các khu
công nghiệp ngày càng tăng lên, thu nhập theo đó cũng cao hơn trước, kéo theo những
nhu cầu thiết yếu cũng sẽ tăng, dẫn tới ngành dịch vụ có sẽ cơ hội vươn lên và phát triển,
thực tế thông qua những con số đã phản ánh đúng những điều trên.
5.90% 5.20% 4.70% 4.30% 3.90%
74.80% 75.50% 75.90% 76.20% 77.40%
19.30% 19.30% 19.40% 19.50% 18.70%
0.00%
20.00%
40.00%
60.00%
80.00%
100.00%
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Nông nghiệp CN-TTCN Thương mại-Dịch vụ
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thanh Mai
Sv: Trần Văn Đức P a g e | 25 Msv: 11160945
– Về nông nghiệp: Thị xã xây dựng những phương án, kế hoạch, đưa ra những sáng
kiến trong sản xuất các sản phẩm nông nghiệp như nâng cao chất lượng các giống lúa,
thử nghiệm những giống cây con, cây trồng có năng suất tốt hơn; tổ chức, kêu gọi người
dân tham gia những lớp học nhằm nâng cao trình độ, kỹ thuật, ứng dụng khoa học vào
nông nghiệp; thực hiện công tác, giúp người nông dân xây dựng và áp dụng mô hình
vườn ao chuồng theo cơ chế an toàn sinh học.
– Về lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Thị xã đã thực hiện nhiều hoạt
động nhằm thu hút đầu tư, thực hiện nhiều dự án đầu tư lớn trong khu vực; giải quyết
tốt những khó khăn cho các hộ gia đình sản xuất, doanh nghiệp trên địa bàn. Hàng năm,
có tới hơn 4.000 lao động được tạo thêm những công ăn việc làm mới, nâng tổng số lao
động hiện đang làm tại những doanh nghiệp, khu công nghiệp lên đến hơn 50.000người,
cùng với thu nhập bình quân hàng tháng đạt từ 4,5-7 triệu đồng/người. Thêm nữa là các
doanh nghiệp trên địa bàn có đóng góp vào ngân sách nhà nước hơn 2000 tỷ đồng với
tốc độ tăng bình quân qua các năm lên đến trên 30%. (UBND thị xã Duy Tiên, 2018)
– Thương mại, dịch vụ: Thương mại và dịch vụ trên địa bàn đang được quan tâm
hơn và có cơ hội phát triển khá tốt. Nhiều khu vực đã được quan tâm đầu tư hơn, quá
trình đô thị hóa diễn biến ngày càng nhanh, việc mọc lên càng nhiều những trung tâm
thương mại, khu vui chơi hay những siêu thị lớn là một ví dụ. Cùng với đó là nhu cầu
của con người ngày tăng kéo theo những dịch vụ đi kèm cùng tăng đáng kể, không
những giải quyết tốt về vấn đề việc làm hiện nay mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống
của người dân nơi đây.
– Quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường: Hiện nay, công tác quản lý về những vấn
đề môi trường trên địa bàn thị xã đang được quan tâm hơn, với những biện pháp thực
hiện sát sao và quyết liệt hơn, phương châm hành động nhanh chóng, kịp thời, xử lý
nghiêm những vi phạm về môi trường, không dung túng, làm ngơ về hành động trái với
pháp luật, phá hoại môi trường. Tại Duy Tiên, môi trường tuy đã được cải thiện khá
nhiều và có những chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn là vấn đề nan giải, cần sự nỗ lực
và nhiệt tình của các cán bộ môi trường nơi đây để giải quyết tình hình này.
b) Thực trạng dân số, lao động, việc làm
 Về dân số:
Bảng 2.1: Mức giảm tỷ lệ sinh của thị xã trong giai đoạn 2015-2019
Năm 2015 2016 2017 2018 2019
Tỷ lệ (‰) 0,26 0,64 2,10 2,80 3,30
(Nguồn: UBND thị xã Duy Tiên)
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thanh Mai
Sv: Trần Văn Đức P a g e | 26 Msv: 11160945
Thị xã đã có những phương án và triển khai rất tốt về công tác dân số, tuyên truyền,
kêu gọi người dân thực hiện kế hoạch hóa, mỗi gia đình 2 con cùng với đó là giảm mức
tỷ lệ sinh dần dần qua các năm. Việc phổ cập giáo dục khi trẻ bắt đầu đến độ tuổi đi học
giúp nâng cao chất lượng dân số trên thị xã; vấn đề chăm sóc sức khỏe của người dân
ngày càng được quan tâm hơn giúp cho đời sống của người dân được nâng cao hơn.
 Lao động và việc làm:
Hình 2.2: Lực lượng trong độ tuổi lao động của thị xã trong giai đoạn 2015-2019
(Nguồn: UBND thị xã Duy Tiên)
Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động ngày càng tăng. Tỷ lệ lao động qua các
năm đều đạt trên 70% tổng dân số của thị xã nói lên dân số ở đây phần lớn thuộc lớp
dân số trẻ với những sự năng động, linh hoạt, nhạy bén trong công việc và quản lý. Bên
cạnh đó, công tác đào tạo nghề ngày càng được quan tâm và tỷ lệ qua đào tạo ngày càng
tăng; tỷ lệ thất nghiệp, lao động thiếu hoặc không có việc làm tại thị xã ở mức rất thấp
qua các năm.
c) Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật
 Giao thông:
Giao thông trên địa bàn thị xã đang ngày càng chú trọng, với những con đường được
rải nhựa hoặc xây bê tông thuận tiện cho việc đi lại của người dân cũng như trong việc
vận chuyển, giao lưu với các tỉnh khác. Nổi bật với tuyến đường quốc lộ 1A nối với thủ
đô Hà Nội hay Quốc lộ 38 chạy dọc thị xã Duy Tiên nối với tỉnh Hưng Yên.
 Thủy lợi:
0
20,000
40,000
60,000
80,000
100,000
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
87,500 87,870
92,500 93,770 95,880
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thanh Mai
Sv: Trần Văn Đức P a g e | 27 Msv: 11160945
Với việc nằm trong khu vực đồng bằng, nông nghiệp phát triển từ sớm là điều kiện
tiên quyết dẫn tới sự phát triển của hệ thống thủy lợi nơi đây. Nhìn chung, hệ thống thủy
lợi tại thị xã Duy Tiên phát triển khá tốt và được phân bổ rộng rãi, trải đều ở các xã,
phường với 20 trạm bơm lớn nhỏ với quy mô và công suất khác nhau đóng vai trò quan
trọng trong việc tưới tiêu nước, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
 Mạng lưới điện:
Hiện nay toàn bộ các xã, phường trên địa bàn đều được sử dụng điện 100% cho nhu
cầu sinh hoạt trong đời sống. Ngành điện lực của thị xã được quan tâm và có sự đầu tư
khá tốt, đặc biệt tại các khu công nghiệp với những đường điện, trạm biến áp phục vụ
riêng cho nhu cầu sản xuất tại các doanh nghiệp.
 Bưu chính viễn thông:
Ngày nay, khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển thì bưu chính viễn thông
cũng có nhiều điều kiện hơn để phát triển, ngoài những thông tin, văn bản, email điện
tử chuyển phát qua máy fax, internet thì tại chính các điểm, trụ sở UBND xã, phường
đều có cây bưu điện đảm bảo nguồn thông tin chuyển phát nhanh chóng và hiệu quả từ
tuyến thị xã về các xã, phường.
 Cấp nước:
Tại các khu vực nông thôn, hệ thống cấp nước đang được xây dựng và phát triển dần
quy mô, có rất ít nhà máy cung cấp nước sạch nên đa phần người dân dùng nước mưa,
nước giếng khoan trong sinh hoạt là chính. Tuy nhiên, với khu đô thị như Đồng Văn hay
Hòa Mạc, tỷ lệ người dùng nước sạch có xu hướng ngay càng tăng cao từ 81,3% năm
2013 lên 97,2% năm 2019. (UBND thị xã Duy Tiên, 2019)
2.1.2. Giới thiệu về làng nghề dệt nhuộm Nha Xá
2.1.2.1. Sản phẩm của làng nghề
Nghề dệt tại Nha Xá đã được hình thành từ thời nhà Trần, tính đến nay cũng được
trên 700 năm, hiện nay Nha Xá được biết đến nhiều hơn với danh xưng “Á hậu” của
nghề dệt lụa trong cả nước. Các hộ làm nghề tại đây đa phần là sản xuất dệt lụa, đối với
những hộ quy mô lớn thì họ thực hiện sản xuất với hầu hết các công đoạn từ nhập tơ,
chuội tơ, nhuộm tơ, dệt và sau đó là tạo ra thành phẩm. Với những hộ có quy mô sản
xuất nhỏ hơn thì họ sẽ thực hiện một hoặc nhiều hơn một trong tổng những công đoạn
nói trên nhưng chủ yếu là tập trung vào khâu tẩy chuội và nhuộm màu. Tổng lượng vải
lụa sản xuất hàng năm của làng nghề dao động đều từ 9 trăm nghìn cho tới 1 triệu mét
vải/năm (UBND thị xã Duy Tiên, 2019).
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thanh Mai
Sv: Trần Văn Đức P a g e | 28 Msv: 11160945
Làng nghề Nha Xá hiện nay sản xuất chủ yếu theo đơn hàng được đặt từ các nơi đổ
tới. Sản phẩm chính của làng nghề là vải lụa tơ tằm với đa dạng các loại như lụa 100%,
lụa pha, lụa mỏng...với các mức giá tiền khác nhau theo từng loại. Ngoài ra còn có vải
đũi, vải lanh và khăn lụa.
2.1.2.2. Quy mô sản xuất
Hình 2.3: Cơ cấu số hộ sản xuất tại làng nghề Nha Xá
(Nguồn: UBND thị xã Duy Tiên)
Trước đây, số hộ sản xuất tại làng nghề ở mức tương đối cao, luôn chiếm trên 30%
tổng số hộ trong làng. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, tỉnh hình
sản xuất ngày càng gặp khó khăn, dẫn tới việc một số hộ gia đình sản xuất nhỏ lẻ đã
không thể trụ nổi và đành phải bỏ nghề dệt để sang làm những công việc khác. Tuy vậy,
với những cải tiến, nỗ lực trong sản xuất cùng sự hỗ trợ của Nhà nước, theo đà chung
của xã hội sau khủng hoảng, làng nghề đã dần vươn lên và phát triển trở lại.
Tại làng nghề Nha Xá hiện nay có tổng cộng là 19 hộ làm nghề. Trong đó, có 6 hộ
là có quy mô sản xuất lớn trên 250m2 (tương ứng với tỷ lệ 32%), lớn nhất là hộ ông Lê
Thanh Sơn với 500m2; 4 hộ có quy mô vừa từ trên 100m2 đến 150m2 (với tỷ lệ 21%) và
9 hộ có quy mô nhỏ dưới 100m2 (chiếm tỷ lệ 47%).
32%
21%
47%
Quy mô lớn
Quy mô vừa
Quy mô nhỏ
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thanh Mai
Sv: Trần Văn Đức P a g e | 29 Msv: 11160945
2.1.2.3. Quy trình sản xuất
Quy trình dệt nên một tấm lụa rất kì công và cần nhiều công đoạn, thêm nữa là với
những nguyên liệu đầu vào như tơ sợi, nước, hóa chất, thuốc nhuộm thì chất thải tạo ra
theo các giai đoạn là rất lớn, cụ thể như hình 2.5:
Hình 2.4: Sơ đồ sản xuất lụa và chất thải phát sinh tại làng nghề Nha Xá
( Nguồn: Phòng địa chính – UBND xã Mộc Nam năm 2015 )
Hiện nay, các hộ sản xuất trên địa bàn làng nghề đa phần là dệt theo hướng thủ công-
bán cơ khí, tẩy chuội, nhuộm, bán tư liệu dùng trong ngành. Với nguyên liệu dùng trong
sản xuất là sợi tơ tằm, trước kia là dân làng tự nuôi tằm và thu tơ, nhưng giờ chủ yếu là
tơ nhập từ nhà máy tơ ở Lâm Đồng với nguồn hàng dồi dào và ổn định hơn. Nhiên liệu
sản xuất dùng cho đốt lò hơi là than đá với lượng dùng khoảng 100 - 200 tấn/tháng. Hóa
chất dùng để tẩy, nhuộm trong tháng lên tới gần 20 tấn.
– Những công đoạn phát sinh nhiều chất thải:
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thanh Mai
Sv: Trần Văn Đức P a g e | 30 Msv: 11160945
+ Công đoạn xe tơ, đảo tơ và dệt dựa vào những máy xe tơ, máy dệt, quấn sợi để
sản xuất nên tạo nhiều tiếng ồn lớn, cùng với đó là phát sinh những tơ vụn được chất
thành những bó.
+ Công đoạn tẩy chuội, nhuộm màu: đây là hai công đoạn mà các hộ dùng than đá,
than tổ ong để đun nóng lò hơi tạo nên và thải ra nhiều khí đốt và xi than; thêm nữa là
việc sử dụng với lượng lớn hóa chất để tẩy trắng, nhuộm màu vải cùng với nguồn nước
đầu vào sẽ phát sinh ra lượng nước thải chứa hóa chất rất lớn nếu không qua xử lý thì sẽ
gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng và ô nhiễm nguồn nước rất nặng nề.
2.2. Thực trạng môi trường làng nghề Nha Xá
2.2.1. Đánh giá hiện trạng môi trường không khí tại làng nghề
2.2.1.1. Đối với môi trường không khí xung quanh các hộ làm nghề
Bảng 2.2: So sánh kết quả quan trắc môi trường không khí xung quanh hộ sản xuất
với QCVN 05:2013/BTNMT
STT Thông số ĐVT
Kết quả
Năm 2015
QCVN
05:2013/BTNMT
1 Nhiệt độ to 32 34
2 Tiếng ồn dBA 75 55-74
3 Bụi µg/m3 450 300
4 SO2 µg/m3 1311 350
5 NO2 µg/m3 325 200
6 CO µg/m3 42000 30000
7 Pb µg/m3 0.01 1.5
(Nguồn: UBND xã Mộc Nam và QCVN 05:2013/BTNMT)
Theo kết quả ghi nhận được từ bảng 2.2 có thể thấy ngoài thông số của Pb có hàm
lượng rất nhỏ và nhiệt độ đạt chuẩn cho phép so với quy định ra thì các chỉ tiêu còn lại
đều vượt quá mức, có chỉ tiêu gấp lên tới vài lần theo quy chuẩn. Xung quanh các hộ
sản xuất bị ảnh hưởng nhưng tiếng ồn đo được cũng lên đến 75 dBA, tức là cao hơn mức
quy chuẩn đề ra. Lượng bụi đo được gấp 1,5 lần so với quy chuẩn, khí NO2 - một trong
những tác nhân gây ra hiệu ứng nhà ứng cũng cao gấp hơn 1,6 lần. Thêm nữa là lượng
CO và SO2 - 2 trong số những chất ảnh hưởng trực tiếp và gây ra những bệnh nghiêm
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thanh Mai
Sv: Trần Văn Đức P a g e | 31 Msv: 11160945
trọng về đường hô hấp cho con người cũng cao gấp lần lượt 140% và 370% so với con
số quy định trong quy chuẩn, điều này cho thấy người dân xung quanh các hộ làm nghề
đang chịu những ảnh hưởng không nhỏ từ khí thải và tiếng ồn do sản xuất gây ra.
2.2.1.2. Đối với môi trường không khí tại các cơ sở làm nghề
Bảng 2.3: So sánh kết quả quan trắc môi trường không khí tại các cơ sở sản xuất
với QCVN 05:2013/BTNMT
STT Thông số ĐVT
Kết quả
Năm 2015
QCVN
05:2013/BTNMT
1 Nhiệt độ to 37 34
2 Tiếng ồn dBA 85 55-74
3 Bụi µg/m3 582 300
4 SO2 µg/m3 3054 350
5 NO2 µg/m3 368 200
6 CO µg/m3 76000 30000
7 Pb µg/m3 0.92 1.5
(Nguồn: UBND xã Mộc Nam và QCVN 05:2013/BTNM )
Tại chính những khu vực sản xuất, các thông số đều cho thấy rằng mức độ cao hơn
rất nhiều so với quy chuẩn đề ra. Nhiệt độ đo được tại nơi sản xuất lên tới 37oC do việc
sử dụng than để đốt trong sản xuất cùng với mặt bằng sản xuất quy mô nhỏ, không có
biện pháp làm giảm nhiệt độ xuống cũng như không lắp ống, cửa thông gió nên dễ hiểu
vì sao nhiệt độ tại nơi đây lại cao và ngột nhạt như vậy. Nồng độ bụi và khí NO2 cao
gấp gần 2 lần so với quy chuẩn. Lượng khí CO cao gấp 2,5 lần cũng như lượng SO2 cao
gấp 8,7 lần so với quy chuẩn quy định. Điều này nói lên việc người lao động làm nghề
tại các nơi sản xuất đang phải hứng chịu những áp lực và tác động rất lớn từ việc ô nhiễm
môi trường không khí do nồng độ các chất gây ô nhiễm ở nơi đây quá cao, vượt quá
nhiều so với những con số được quy định trong quy chuẩn.
2.2.2. Đánh giá hiện trạng môi trường nước tại làng nghề
2.2.2.1. Đối với chất lượng nước thải
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thanh Mai
Sv: Trần Văn Đức P a g e | 32 Msv: 11160945
Bảng 2.4: So sánh kết quả quan trắc chất lượng nước thải với QCVN
13:2015/BTNMT
STT Thông số ĐVT
Kết quả
QCVN
13:2015/BTNMT
Giá trị C
NT1 NT2 NT3 B
1 pH - 7,7 9,1 8,5 5,5-9
2 Độ màu Pt-Co 475 820 590 200
3 TSS mg/L 130 162 181 100
4 BOD5 mg/L 426 594 378 50
5 COD mg/L 890 1052 1011 200
6 T-N mg-N/L - 13,5 17,2 -
7 T-P mg-P/L 3,2 6,8 4,4 -
(Nguồn: Bộ tài nguyên môi trường, 2015)
Trong đó:
+ Mẫu NT1: nước thải xưởng sản xuất của gia đình ông Lê Văn Kỳ
+ Mẫu NT2: nước thải xưởng sản xuất của gia đình ông Lê Thanh Sơn
+ Mẫu NT3: nước thải xưởng sản xuất của gia đình bà Lê Thúy Mùi
Tại các hộ sản xuất, nước thải có chứa hóa chất thường mang theo những chất gây ô
nhiễm như độ kiềm, hàm lượng COD, BOD hay độ màu, TSS được thải ra theo các ống
dẫn rồi đưa ra mương, hồ ao quanh làng. Theo kết quả từ bảng 2.4 thì ta thấy những
thông số về độ màu, TSS đều cao gấp nhiều lần cho phép, như độ màu của nước thải
cao gấp từ 2,4 - 3 lần so với quy chuẩn hay TSS cao hơn từ 1,3 - 1,8 lần mức quy định.
Hàm lượng BOD5, COD trong nước cao hơn rất nhiều so với quy chuẩn cho phép:
BOD5 vượt từ 7,4 - 11,8 lần; COD vượt từ 4,5 - 5,2 lần. Điều này cho thấy nước thải
chứa những nguồn gây ô nhiễm rất lớn và có nồng độ vượt quá mức quy định mà nhà
nước cho phép về chất lượng nước thải.
2.2.2.2. Đối với chất lượng nước mặt
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thanh Mai
Sv: Trần Văn Đức P a g e | 33 Msv: 11160945
Bảng 2.5. So sánh kết quả quan trắc chất lượng nước mặt với QCVN
08:2015/BTNMT
STT Thông số ĐVT
QCVN
08:2015/BTNMT
Kết quả
B1 NM1 NM2 NM3
1 pH - 5,5-9 8,3 6,5 6,3
2 Oxy hòa tan
(DO)
mg/l ≥ 4 1,6 1,2 2,6
3 COD mg/l 30 70 134,7 115,4
4 BOD5 mg/l 15 44,6 70,4 65,2
5 Florua (F-) mg/l 1,5 0,02 0,5 1,02
6 Sắt (Fe) mg/l 1,5 2,4 4 1,4
7 NH4
+ mg/l 0,9 4 1,6 3,3
8 Coliform MPN/100ml 7500 5861 5433 6464
(Nguồn: Viện Khoa học Kỹ thuật Môi trường, Trường ĐH Xây dựng Hà Nội lấymẫu
phân tích năm 2015)
Trong đó:
+ Mẫu NM1: Ao gần nhà ông Phạm Văn Hoạt
+ Mẫu NM2: Ao gần nhà ông Lê Thanh Sơn
+ Mẫu NM3: Ao gần nhà bà Lê Như Điệp
Nước mặt ở đây đa phần là từ những hồ ao trong làng và quanh các hộ làm nghề.
Ngoài việc tiếp nhận nước thải dệt lụa từ các hộ sản xuất thì các ao này còn tiếp nhận
nước thải sinh hoạt hoặc chăn nuôi của người dân. Theo bảng so sánh 2.5, có thể thấy
lượng Oxy hòa tan trong nước rất ít và đều nhỏ hơn nhiều mức 4 mg/l so với quy chuẩn.
Hàm lượng COD cao gấp từ 2,3 - 4,5 lần, BOD5 gấp từ 3 - 4,7 lần và nồng độ Amoni
NH4+ trong nước vượt quy chuẩn từ 1,8 - 3,7 lần cho thấy chất lượng nước mặt đang bị
ô nhiễm nặng.
2.2.2.3. Đối với chất lượng nguồn nước ngầm
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thanh Mai
Sv: Trần Văn Đức P a g e | 34 Msv: 11160945
Bảng 2.6: So sánh kết quả quan trắc chất lượng nguồn nước ngầm với QCVN 09-
MT:2015/BTNMT
STT Thông số ĐVT
Kết quả
QCVN 09-
MT:2015/BTNMT
Giá trị C
NN1 NN2 B
1 pH - 6,54 4,28 5,5-8,5
2 Amoni-N mg/l 0,8 0,5 0,1
3 Nitrit-N mg/l 0,11 0,05 1,0
4 Sulfat mg/l 342 238 400
5 Clorua mg/l 685 650 250
6 Sắt mg/l 12,2 13,5 5
7 Mangan mg/l 1,3 2,9 0,5
8 Độ cứng mg/l 655 545 500
(Nguồn: Viện Khoa học Kỹ thuật Môi trường, Trường ĐH Xây dựng Hà Nội lấymẫu
phân tích năm 2015)
Trong đó:
+ Mẫu NN1: Giếng nhà bà Lê Thúy Mùi.
+ Mẫu NN2: Giếng nhà ông Lê Văn Kỳ.
Qua bảng 2.6 cho thấy nồng độ Amoni cao gấp từ 5 - 8 lần mức cho phép, Clorua
cao gấp gần 3 lần so với quy định cũng như hàm lượng Sắt, Mangan và độ cứng của
nước khá cao so với quy chuẩn. Lượng sắt cao gấp hơn 2 lần cho phép, Mangan gấp từ
2,5 - 6 lần và độ cứng cao hơn mức cho phép từ 50 - 150 đơn vị. Điều này cho thấy
nguồn nước ngầm tại làng nghề có chứa hàm lượng kim loại nặng lớn cũng như có dấu
hiệu bị phèn chua, nhiễm độc nặng dẫn tới việc ô nhiễm nghiêm trọng và hoàn toàn
không thể sử dụng được nguồn nước ngầm tại làng.
2.3. Kết luận chương II
Trong chương 2, tác giả đã tổng quan về thị xã Duy Tiên với những điều kiện tự
nhiên thuận lợi và điều kiện kinh tế-xã hội ngày càng phát triển, mở rộng cơ cấu theo
hướng công nghiệp hóa tại địa phương. Tác giả đã giới thiệu về những sản phẩm làng
nghề Nha Xá, quy mô số hộ sản xuất cũng như quy trình để tạo ra một tấm lụa. Cùng
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thanh Mai
Sv: Trần Văn Đức P a g e | 35 Msv: 11160945
với đó là những đánh giá về thực trạng môi trường không khí, môi trường nước tại làng
nghề cho thấy làng nghề Nha Xá hiện nay đang chịu những sự ô nhiễm rất nặng nề từ
tiếng ồn nơi sản xuất cho tới khí thải, hơi hóa chất tạo ra ảnh hưởng tới chính người lao
động sản xuất và người dân trong làng. Thêm nữa, đặc biệt là môi trường nước khi mà
chất lượng nước thải đang ở mức báo động và ô nhiễm nghiêm trọng cứ tiếp tục xả thải
ra môi trường sẽ để lại những hậu quả như thế nào tới con người và sinh cảnh nơi đây.
Dẫn tới việc nguồn nước ngầm nơi đây không thể sử dụng do nhiễm độc, nhiễm phèn
và chứa hàm lượng kim loại nặng khá lớn cũng như chất lượng nước mặt ra sao khi nhìn
bằng mắt thường có thể nhận ra được sự ô nhiễm. Qua những nghiên cứu về thực trạng
làng nghề nói trên, tác giả sẽ tiếp tục đánh giá mức độ tuân thủ quy định BVMT của các
hộ sản xuất như thế nào để dẫn tới thực trạng như hiện nay.
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thanh Mai
Sv: Trần Văn Đức P a g e | 36 Msv: 11160945
CHƯƠNG III. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TUÂN THỦ CÁC QUY ĐỊNH VỀ BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN
LÀNG NGHỀ NHA XÁ, THỊ XÃ DUY TIÊN
3.1. Nguồn số liệu
Nguồn số liệu mà tác giả sử dụng gồm:
Nguồn số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp tác giả tham khảo và sử dụng cụ thể như
các bộ Luật về môi trường; văn bản về BVMT, thuế BVMT; QCVN về chất lượng không
khí, chất lượng nước, tiếng ồn. Các báo cáo, văn bản chỉ đạo, sách báo của UBND tỉnh
Hà Nam, UBND thị xã Duy Tiên, UBND xã Mộc Nam về lĩnh vực tài nguyên - môi
trường; mạng Internet...
Nguồn số liệu sơ cấp: Tiến hành điều tra hộ gia đình, người làm nghề bằng cách
phát phiếu điều tra khảo sát đã được in sẵn (có phụ lục kèm theo), phỏng vấn cùng với
đó là tham quan, khảo sát nơi, xưởng sản xuất của từng hộ. Kết quả thu được từ phiếu
điều tra sẽ được tổng hợp lại.
3.2. Phương pháp điều tra
Tác giả tiến hành điều tra bằng cách tạo phiếu điều tra dùng bộ câu hỏi, với đốitượng
điều tra là các hộ dân làm nghề tại làng nghề Nha Xá, thị xã Duy Tiên. Quá trình điều
tra có phát phiếu câu hỏi và kết hợp tham quan, khảo sát xưởng sản xuất của từng hộ.
Thời gian thực hiện điều tra diễn ra từ ngày 01/02 đến ngày 20/04/2022.
Mô tả về đặc điểm mẫu nghiên cứu: Tác giả tiến hành chọn mẫu nghiên cứu n=19
hộ sản xuất làm nghề trên tổng thể 241 hộ gia đình tại làng Nha Xá. Với nội dung điều
tra được chia thành những phần cụ thể là tình hình môi trường không khí; môi trường
nước tại làng nghề; mức độ tuân thủ quy định BVMT của các hộ sản xuất đối với tiếng
ồn; đối với khí thải, xi than, hơi hóa chất; đối với nước thải chứa hóa chất.
3.3. Thống kê mô tả mẫu điều tra
Tổng hợp kết quả điều tra qua giới tính, độ tuổi, học vấn và nghề nghiệp của 19 chủ
hộ tham gia và cho ý kiến điều tra được ghi lại trong bảng sau:
Bảng 3.1: Tổng hợp kết quả khảo sát theo các tiêu chí tại địa bàn nghiên cứu
STT
Nhóm khảo
sát
Tiêu chí khảo sát Số ý kiến Tỷ lệ (%)
01 Giới tính
Nam 18 95%
Nữ 1 5%
02 Độ tuổi
Từ 18 – 29 0 0
Từ 30 – 40 6 32%
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thanh Mai
Sv: Trần Văn Đức P a g e | 37 Msv: 11160945
Từ 41 – 50 10 52%
Từ 51 – 60 3 16%
Trên 60 0 0
03 Học vấn
Tiểu học 0 0
Trung học cơ sở 13 68%
Trung học phổ thông 6 32%
Đại học 0 0
Trên Đại học 0 0
04 Nghề nghiệp
Làm nông 15 79%
Giáo viên 0 0
Công, viên chức nhà nước 0 0
Nghề tự do 4 21%
Về hưu 0 0
Nghề khác 0 0
(Nguồn: Kết quả tính toán từ số liệu điều tra của tác giả)
Qua bảng 3.1, ta thấy các chủ hộ tham gia khảo sát đa phần đều là nam (tỷ lệ 95%),
với độ tuổi trong khoảng 30-60( độ tuổi trung niên), trong đó độ tuổi từ 41 đến 50 chiếm
đến 52%. Nghề nghiệp chủ yếu của họ là làm nông (79%) kết hợp với sản xuất, làm
nghề, số còn lại là làm những nghề tự do khác (chiếm 21%).
Những người tham gia phỏng vấn có có trình độ dân trí ở mức khá, đa phần là hoàn
thành xong bậc trung học cơ sở với 68%, còn lại là đã tốt nghiệp trung học phổ thông
(32%).
3.4. Đánh giá mức độ tuân thủ quy định về BVMT của các hộ sản xuất làng
nghề Nha Xá
3.4.1. Mức độ tuân thủ quy định về tiếng ồn trong sản xuất
3.4.1.1. Mức độ hiểu biết về Quy chuẩn về tiếng ồn QCVN 26:2010/BTNMT
Hình 3.1: Đánh giá về mức độ hiểu biết về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng
ồn QCVN 26:2010/BTNMT
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thanh Mai
Sv: Trần Văn Đức P a g e | 38 Msv: 11160945
(Nguồn: Kết quả tính toán từ số liệu điều tra của tác giả)
Theo kết quả khảo sát cho thấy các hộ có độ hiểu biết khá thấp về Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về tiếng ồn QCVN 26:2010/BTNMT. Tỷ lệ các hộ hoàn toàn không biết
chiếm hơn nửa với 55,64%, trong khi đó tỷ lệ các hộ biết được chút ít, biết ở mức qua
loa, trung bình cùng là 21,05%. Chỉ có 1 hộ biết ở mức khá rõ, tương ứng với tỷ lệ là
5,26%. Như vậy, có thể thấy mức độ hiểu biết về Quy chuẩn về tiếng ồn trong sản xuất
của các hộ đang ở khá thấp và dưới trung bình. Đa phần các hộ gia đình đều không hề
biết đến và không có thông tin, dữ liệu liên quan để đảm bảo đúng theo Quy chuẩn
tiếng ồn trong sản xuất.
3.4.1.2. Mức độ tuân thủ quy định về tiếng ồn tại nơi sản xuất của các hộ gia đình
làm nghề
Bảng 3.2: Đánh giá mức độ tuân thủ tiếng ồn tại nơi sản xuất của các hộ gia đình
làm nghề
STT Mức độ tiếng ồn Số ý kiến Tỷ lệ (%)
1 Dưới 20 dBA 0 0
2 Từ 20-55 dBA 0 0
3 Từ 55-70 dBA 3 15,79
4 Từ 70-90 dBA 12 63,16
5 Trên 90 dBA 4 21,05
Tổng 19 100
52.64%
21.05% 21.05%
5.26% 0
0.00%
20.00%
40.00%
60.00%
80.00%
100.00%
Hoàn toàn
không biết
Biết được
chút ít
Biết
bình thường
Biết khá rõ Hoàn toàn
nắm vững
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thanh Mai
Sv: Trần Văn Đức P a g e | 39 Msv: 11160945
(Nguồn: Kết quả tính toán từ số liệu điều tra của tác giả)
Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn QCVN 26:2010/BTNMT thì giới hạn
tối đa cho phép về tiếng ồn nằm trong khoảng từ 55-70dBA. Còn kết quả ghi nhận được
từ bảng 3.2 cho thấy các hộ có mức độ tiếng ồn đạt chuẩn cho phép theo quy định chiếm
một tỷ lệ rất nhỏ với 15,79%. Đa phần các hộ đều có mức độ tiếng ồn cao hơn từ 10-20
dBA so với quy định và nằm trong khoảng từ 70-90 dBA, với tỷ lệ là 63,16%. Đặc biệt
có 21,05% tỷ lệ các hộ có mức độ tiếng ồn trên 90 dBA, nếu tiếp xúc lâu ngày sẽ gây
ảnh hưởng không nhỏ đến thính lực của người làm nghề và để lại những hậu quả khôn
lường về sau. Từ những kết quả trên cho thấy mức độ tuân thủ tiếng ồn tại nơi sản xuất
của các hộ làm nghề là rất thấp, phần lớn các hộ đều không tuân thủ về mức độ tiếng ồn
và để chúng vượt ngưỡng cho phép.
3.4.1.3. Mức độ hiểu biết về xử phạt hành chính khi vi phạm quy định về tiếng ồn
Hình 3.2: Đánh giá mức độ hiểu biết về xử phạt hành chính khi vi phạm quy định
về tiếng ồn
(Nguồn: Kết quả tính toán từ số liệu điều tra của tác giả)
Khi được hỏi về việc sẽ bị xử phạt hành chính khi để mức tiếng ồn vượt quá mức
cho phép thì có tới 47,38% tỉ lệ các hộ nói rằng mình hoàn toàn không biết, trong khi
đó, tỷ lệ hộ biết khá rõ và hoàn toàn nắm vững là rất nhỏ, chỉ chiếm lần lượt 10,52% và
5,26%. Còn lại là các hộ chỉ biết được đôichút thông tin, với 15,79%. Điều này cho thấy
các hộ làm nghề chưa thực sự hiểu biết về những thông tin xử phạt về tiếng ồn và những
Hoàn toàn không biết
47%
Biết được chút ít
16%
Biết bình thường
21%
Biết khá rõ
11%
Hoàn toàn nắm vững
5%
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thanh Mai
Sv: Trần Văn Đức P a g e | 40 Msv: 11160945
vấn đề liên quan đến ô nhiễm tiếng ồn tại nơi sản xuất và xung quanh khu vực sản xuất
của mỗi hộ.
3.4.1.4. Mức độ quan tâm đối với tiếng ồn sản xuất ảnh hưởng tới xung quanh
Hình 3.3: Đánh giá mức độ quan tâm đối với tiếng ồn sản xuất ảnh hưởng tới xung
quanh
(Nguồn: Kết quả tính toán từ số liệu điều tra của tác giả)
Theo ý kiến đánh giá của các hộ sản xuất thì mức độ không quan tâm và ít quan tâm
khi tiếng ồn nơi sản xuất tại gia sẽ gây ảnh hưởng tới xung quanh chiếm tỉ lệ khá cao
với 73,69%, trong đó mức không quan tâm chiếm 31,58% cho thấy thái độ, ý thức của
các hộ còn chưa được tốt trong việc BVMT và chưa nhận thức được ảnh hưởng của
tiếng ồn trong sản xuất của các hộ tới môi trường và cuộc sống của người dân xung
quanh.
3.4.2. Mức độ tuân thủ quy định về khí thải trong sản xuất
3.4.2.1. Mức độ nhận thức về việc sử dụng than tổ ong để đốt lò hơi trong sản xuất
gây ảnh hưởng tới môi trường
Hình 3.4: Đánh giá mức độ nhận thức về việc sử dụng than tổ ong để đốt lò hơi
trong sản xuất gây ảnh hưởng tới môi trường
31.58%
42.11%
21.05%
5.26%
0%
0.00%
20.00%
40.00%
60.00%
80.00%
100.00%
KH Ô NG Q UA N
TÂ M
Í T Q U AN TÂ M B Ì N H TH ƯỜ NG KH Á Q U AN
TÂ M
R Ấ T Q U AN
TÂ M
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thanh Mai
Sv: Trần Văn Đức P a g e | 41 Msv: 11160945
(Nguồn: Kết quả tính toán từ số liệu điều tra của tác giả)
Có thể thấy có tới 21,05% tỷ lệ các hộ đều cho rằng việc sử dụng than tổ ong dùng
trong sản xuất vải lụa không ảnh hưởng tới môi trường, trong khi chiếm tỷ lệ lớn nhất
với 36,85% là các hộ cho là ít ảnh hưởng với mức độ tác động rất nhỏ tới môi trường.
Tỷ lệ 26,32% số hộ cho là việc tác động sẽ gây ảnh hưởng tới môi trường ở mức trung
bình. Còn lại ở mức ảnh hưởng nhiều và rất ảnh hưởng tới môi trường thì tỷ lệ lại khá
nhỏ, lần lượt với 10,52% và 5,26%. Điều này cho thấy mức độ nhận thức của các hộ sản
xuất về sự ảnh hưởng của việc đốt than tổ ong tới môi trường là chưa cao, tạo nên khó
khăn trong việc góp ý, đề xuất ý kiến để các hộ đổi sang dùng nguyên liệu khác tương
đương trong sản xuất mà đảm bảo hơn về môi trường.
3.4.2.2. Mức độ tuân thủ quy định về xử lý khí thải trong sản xuất
Theo kết quả khảo sát trong bảng 3.3 và 3.4 thì đa phần các hộ đều không có phương
pháp xử lí khí thải, hơi hóa chất thải ra trong quá trình sản xuất, tương ứng với tỷ lệ các
hộ xả thẳng ra ngoài môi trường chiếm 73,68%, cùng với đó là 100% các hộ đều không
lắp đặt hệ thống xử lí khí thải thải ra khi sản xuất. Thậm chí có tới 26,32% tỷ lệ các hộ
mặc kệ, không quan tâm đến việc phải xử lý khí thải trong khâu sản xuất. Điều này cho
thấy các hộ gia đình làm nghề không hề tuân thủ các quy định về BVMT đối với khí
thải trong sản xuất, gây ra những tác động không nhỏ tới môi trường, xa hơn thậm chí
có thể dẫn tới ô nhiễm môi trường không khí xung quanh làng nghề.
Bảng 3.3: Kết quả khảo sát về cách thức xử lý khí thải, hơi hóa chất ra ngoài môi
trường
21.05%
36.85%
26.32%
10.52%
5.26%
0.00%
20.00%
40.00%
60.00%
80.00%
100.00%
Không ảnh
hưởng
Ảnh hưởng ít Bình thường Ảnh hưởng
nhiều
Rất ảnh hưởng
Chuyên đề tốt nghiệp kinh tế quản lí tài nguyên và môi trường
Chuyên đề tốt nghiệp kinh tế quản lí tài nguyên và môi trường
Chuyên đề tốt nghiệp kinh tế quản lí tài nguyên và môi trường
Chuyên đề tốt nghiệp kinh tế quản lí tài nguyên và môi trường
Chuyên đề tốt nghiệp kinh tế quản lí tài nguyên và môi trường
Chuyên đề tốt nghiệp kinh tế quản lí tài nguyên và môi trường
Chuyên đề tốt nghiệp kinh tế quản lí tài nguyên và môi trường
Chuyên đề tốt nghiệp kinh tế quản lí tài nguyên và môi trường
Chuyên đề tốt nghiệp kinh tế quản lí tài nguyên và môi trường
Chuyên đề tốt nghiệp kinh tế quản lí tài nguyên và môi trường
Chuyên đề tốt nghiệp kinh tế quản lí tài nguyên và môi trường
Chuyên đề tốt nghiệp kinh tế quản lí tài nguyên và môi trường
Chuyên đề tốt nghiệp kinh tế quản lí tài nguyên và môi trường
Chuyên đề tốt nghiệp kinh tế quản lí tài nguyên và môi trường
Chuyên đề tốt nghiệp kinh tế quản lí tài nguyên và môi trường
Chuyên đề tốt nghiệp kinh tế quản lí tài nguyên và môi trường
Chuyên đề tốt nghiệp kinh tế quản lí tài nguyên và môi trường
Chuyên đề tốt nghiệp kinh tế quản lí tài nguyên và môi trường
Chuyên đề tốt nghiệp kinh tế quản lí tài nguyên và môi trường
Chuyên đề tốt nghiệp kinh tế quản lí tài nguyên và môi trường
Chuyên đề tốt nghiệp kinh tế quản lí tài nguyên và môi trường
Chuyên đề tốt nghiệp kinh tế quản lí tài nguyên và môi trường
Chuyên đề tốt nghiệp kinh tế quản lí tài nguyên và môi trường

More Related Content

Similar to Chuyên đề tốt nghiệp kinh tế quản lí tài nguyên và môi trường

Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp tái sử dụng dòng thải từ hoạt động l...
Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp tái sử dụng dòng thải từ hoạt động l...Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp tái sử dụng dòng thải từ hoạt động l...
Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp tái sử dụng dòng thải từ hoạt động l...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa và khả năng thích ứn...
đáNh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa và khả năng thích ứn...đáNh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa và khả năng thích ứn...
đáNh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa và khả năng thích ứn...
nataliej4
 
Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Sản Xuất Lúa V_08301012092019
Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Sản Xuất Lúa V_08301012092019Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Sản Xuất Lúa V_08301012092019
Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Sản Xuất Lúa V_08301012092019
hanhha12
 
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã trung thành ...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã trung thành   ...Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã trung thành   ...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã trung thành ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
luận văn Quản lý cửa hàng vật liệu xây dựng
luận văn  Quản lý cửa hàng vật liệu xây dựngluận văn  Quản lý cửa hàng vật liệu xây dựng
luận văn Quản lý cửa hàng vật liệu xây dựng
anh hieu
 
Nghiên cứu chế biến bia nồng độ cồn thấp quy mô phòng thí nghiệm
Nghiên cứu chế biến bia nồng độ cồn thấp quy mô phòng thí nghiệmNghiên cứu chế biến bia nồng độ cồn thấp quy mô phòng thí nghiệm
Nghiên cứu chế biến bia nồng độ cồn thấp quy mô phòng thí nghiệm
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quậ...
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quậ...Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quậ...
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quậ...
luanvantrust
 
Luận văn: Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu sử dụng bèo tây xử lý nước thải c...
Luận văn: Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu sử dụng bèo tây xử lý nước thải c...Luận văn: Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu sử dụng bèo tây xử lý nước thải c...
Luận văn: Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu sử dụng bèo tây xử lý nước thải c...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Khảo sát đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải thiện điều kiện vệ ...
Khảo sát đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải thiện điều kiện vệ ...Khảo sát đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải thiện điều kiện vệ ...
Khảo sát đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải thiện điều kiện vệ ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...
đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...
đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
Đề tài  nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...Đề tài  nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
Đề tài nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Nghiên cứu khả năng tích luỹ cacbon của rừng trồng keo tai tượng (acacia mang...
Nghiên cứu khả năng tích luỹ cacbon của rừng trồng keo tai tượng (acacia mang...Nghiên cứu khả năng tích luỹ cacbon của rừng trồng keo tai tượng (acacia mang...
Nghiên cứu khả năng tích luỹ cacbon của rừng trồng keo tai tượng (acacia mang...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu khả năng tích luỹ cacbon của rừng trồng keo tai tượng (acacia mang...
Nghiên cứu khả năng tích luỹ cacbon của rừng trồng keo tai tượng (acacia mang...Nghiên cứu khả năng tích luỹ cacbon của rừng trồng keo tai tượng (acacia mang...
Nghiên cứu khả năng tích luỹ cacbon của rừng trồng keo tai tượng (acacia mang...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉn...
Luận văn: Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉn...Luận văn: Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉn...
Luận văn: Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉn...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Nghiên cứu sử dụng vi sinh vật tạo nguyên liệu thực phẩm giàu glucosamine và ...
Nghiên cứu sử dụng vi sinh vật tạo nguyên liệu thực phẩm giàu glucosamine và ...Nghiên cứu sử dụng vi sinh vật tạo nguyên liệu thực phẩm giàu glucosamine và ...
Nghiên cứu sử dụng vi sinh vật tạo nguyên liệu thực phẩm giàu glucosamine và ...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề ...
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề ...đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề ...
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Sự phát sinh đột biến ở thế hệ M2 của dòng lúa chịu hạn, HOT
Sự phát sinh đột biến ở thế hệ M2 của dòng lúa chịu hạn, HOTSự phát sinh đột biến ở thế hệ M2 của dòng lúa chịu hạn, HOT
Sự phát sinh đột biến ở thế hệ M2 của dòng lúa chịu hạn, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
đáNh giá biến dị di truyền của nguồn tôm sú (penaeus monodon) bố mẹ thế hệ đầ...
đáNh giá biến dị di truyền của nguồn tôm sú (penaeus monodon) bố mẹ thế hệ đầ...đáNh giá biến dị di truyền của nguồn tôm sú (penaeus monodon) bố mẹ thế hệ đầ...
đáNh giá biến dị di truyền của nguồn tôm sú (penaeus monodon) bố mẹ thế hệ đầ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

Similar to Chuyên đề tốt nghiệp kinh tế quản lí tài nguyên và môi trường (20)

Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp tái sử dụng dòng thải từ hoạt động l...
Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp tái sử dụng dòng thải từ hoạt động l...Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp tái sử dụng dòng thải từ hoạt động l...
Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp tái sử dụng dòng thải từ hoạt động l...
 
đáNh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa và khả năng thích ứn...
đáNh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa và khả năng thích ứn...đáNh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa và khả năng thích ứn...
đáNh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa và khả năng thích ứn...
 
Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Sản Xuất Lúa V_08301012092019
Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Sản Xuất Lúa V_08301012092019Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Sản Xuất Lúa V_08301012092019
Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Sản Xuất Lúa V_08301012092019
 
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã trung thành ...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã trung thành   ...Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã trung thành   ...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã trung thành ...
 
Luan van thac si kinh te (25)
Luan van thac si kinh te (25)Luan van thac si kinh te (25)
Luan van thac si kinh te (25)
 
luận văn Quản lý cửa hàng vật liệu xây dựng
luận văn  Quản lý cửa hàng vật liệu xây dựngluận văn  Quản lý cửa hàng vật liệu xây dựng
luận văn Quản lý cửa hàng vật liệu xây dựng
 
Nghiên cứu chế biến bia nồng độ cồn thấp quy mô phòng thí nghiệm
Nghiên cứu chế biến bia nồng độ cồn thấp quy mô phòng thí nghiệmNghiên cứu chế biến bia nồng độ cồn thấp quy mô phòng thí nghiệm
Nghiên cứu chế biến bia nồng độ cồn thấp quy mô phòng thí nghiệm
 
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quậ...
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quậ...Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quậ...
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quậ...
 
Luận văn: Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu sử dụng bèo tây xử lý nước thải c...
Luận văn: Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu sử dụng bèo tây xử lý nước thải c...Luận văn: Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu sử dụng bèo tây xử lý nước thải c...
Luận văn: Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu sử dụng bèo tây xử lý nước thải c...
 
Khảo sát đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải thiện điều kiện vệ ...
Khảo sát đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải thiện điều kiện vệ ...Khảo sát đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải thiện điều kiện vệ ...
Khảo sát đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải thiện điều kiện vệ ...
 
đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...
đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...
đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...
 
Đề tài nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
Đề tài  nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...Đề tài  nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
Đề tài nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
 
Nghiên cứu khả năng tích luỹ cacbon của rừng trồng keo tai tượng (acacia mang...
Nghiên cứu khả năng tích luỹ cacbon của rừng trồng keo tai tượng (acacia mang...Nghiên cứu khả năng tích luỹ cacbon của rừng trồng keo tai tượng (acacia mang...
Nghiên cứu khả năng tích luỹ cacbon của rừng trồng keo tai tượng (acacia mang...
 
Nghiên cứu khả năng tích luỹ cacbon của rừng trồng keo tai tượng (acacia mang...
Nghiên cứu khả năng tích luỹ cacbon của rừng trồng keo tai tượng (acacia mang...Nghiên cứu khả năng tích luỹ cacbon của rừng trồng keo tai tượng (acacia mang...
Nghiên cứu khả năng tích luỹ cacbon của rừng trồng keo tai tượng (acacia mang...
 
Luận văn: Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉn...
Luận văn: Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉn...Luận văn: Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉn...
Luận văn: Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉn...
 
Nghiên cứu sử dụng vi sinh vật tạo nguyên liệu thực phẩm giàu glucosamine và ...
Nghiên cứu sử dụng vi sinh vật tạo nguyên liệu thực phẩm giàu glucosamine và ...Nghiên cứu sử dụng vi sinh vật tạo nguyên liệu thực phẩm giàu glucosamine và ...
Nghiên cứu sử dụng vi sinh vật tạo nguyên liệu thực phẩm giàu glucosamine và ...
 
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề ...
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề ...đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề ...
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề ...
 
Sự phát sinh đột biến ở thế hệ M2 của dòng lúa chịu hạn, HOT
Sự phát sinh đột biến ở thế hệ M2 của dòng lúa chịu hạn, HOTSự phát sinh đột biến ở thế hệ M2 của dòng lúa chịu hạn, HOT
Sự phát sinh đột biến ở thế hệ M2 của dòng lúa chịu hạn, HOT
 
đáNh giá biến dị di truyền của nguồn tôm sú (penaeus monodon) bố mẹ thế hệ đầ...
đáNh giá biến dị di truyền của nguồn tôm sú (penaeus monodon) bố mẹ thế hệ đầ...đáNh giá biến dị di truyền của nguồn tôm sú (penaeus monodon) bố mẹ thế hệ đầ...
đáNh giá biến dị di truyền của nguồn tôm sú (penaeus monodon) bố mẹ thế hệ đầ...
 
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...
 

More from Luanvantot.com 0934.573.149

Phân tích báo cáo tài chính công ty bóng đèn rạng đông
 Phân tích báo cáo tài chính công ty bóng đèn rạng đông Phân tích báo cáo tài chính công ty bóng đèn rạng đông
Phân tích báo cáo tài chính công ty bóng đèn rạng đông
Luanvantot.com 0934.573.149
 
Đề tiểu luận hết học phần môn luật hình sự việt nam
 Đề tiểu luận hết học phần môn luật hình sự việt nam Đề tiểu luận hết học phần môn luật hình sự việt nam
Đề tiểu luận hết học phần môn luật hình sự việt nam
Luanvantot.com 0934.573.149
 
Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức trung tâm quản lý hạ tầng giao thông đư...
Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức trung tâm quản lý hạ tầng giao thông đư...Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức trung tâm quản lý hạ tầng giao thông đư...
Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức trung tâm quản lý hạ tầng giao thông đư...
Luanvantot.com 0934.573.149
 
Báo cáo thực tập nâng cao hiệu quả quản lí chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập nâng cao hiệu quả quản lí chuỗi cung ứngBáo cáo thực tập nâng cao hiệu quả quản lí chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập nâng cao hiệu quả quản lí chuỗi cung ứng
Luanvantot.com 0934.573.149
 
Báo cáo thực tập tại chi cục thi hành án dân sự ,9 điểm
Báo cáo thực tập tại chi cục thi hành án dân sự ,9 điểmBáo cáo thực tập tại chi cục thi hành án dân sự ,9 điểm
Báo cáo thực tập tại chi cục thi hành án dân sự ,9 điểm
Luanvantot.com 0934.573.149
 
Khoá luận từ địa phương trong một số tác phẩm của nguyễn nhật ánh
 Khoá luận từ địa phương trong một số tác phẩm của nguyễn nhật ánh Khoá luận từ địa phương trong một số tác phẩm của nguyễn nhật ánh
Khoá luận từ địa phương trong một số tác phẩm của nguyễn nhật ánh
Luanvantot.com 0934.573.149
 
Báo cáo thực tập tổng hợp ngành luật kinh tế
Báo cáo thực tập tổng hợp ngành luật kinh tếBáo cáo thực tập tổng hợp ngành luật kinh tế
Báo cáo thực tập tổng hợp ngành luật kinh tế
Luanvantot.com 0934.573.149
 
Phát huy năng lực tự học của học sinh thông qua đổi mới phương pháp dạy học m...
Phát huy năng lực tự học của học sinh thông qua đổi mới phương pháp dạy học m...Phát huy năng lực tự học của học sinh thông qua đổi mới phương pháp dạy học m...
Phát huy năng lực tự học của học sinh thông qua đổi mới phương pháp dạy học m...
Luanvantot.com 0934.573.149
 
Sáng kiến ứng dụng trò chơi vận môn thể dục cho học sinh
Sáng kiến ứng dụng trò chơi vận môn thể dục cho học sinhSáng kiến ứng dụng trò chơi vận môn thể dục cho học sinh
Sáng kiến ứng dụng trò chơi vận môn thể dục cho học sinh
Luanvantot.com 0934.573.149
 
Sáng kiến ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho học sinh
Sáng kiến ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho học sinhSáng kiến ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho học sinh
Sáng kiến ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho học sinh
Luanvantot.com 0934.573.149
 
Trọn bộ 98 đề tài báo cáo lý luận nhà nước và pháp luật
 Trọn bộ 98 đề tài báo cáo lý luận nhà nước và pháp luật  Trọn bộ 98 đề tài báo cáo lý luận nhà nước và pháp luật
Trọn bộ 98 đề tài báo cáo lý luận nhà nước và pháp luật
Luanvantot.com 0934.573.149
 
Đề tài báo cáo khoá luận luật hiến pháp
 Đề tài báo cáo khoá luận luật hiến pháp  Đề tài báo cáo khoá luận luật hiến pháp
Đề tài báo cáo khoá luận luật hiến pháp
Luanvantot.com 0934.573.149
 
Trọn bộ đề tài báo cáo khoá luận luật hình sự
Trọn bộ đề tài báo cáo khoá luận luật hình sự Trọn bộ đề tài báo cáo khoá luận luật hình sự
Trọn bộ đề tài báo cáo khoá luận luật hình sự
Luanvantot.com 0934.573.149
 
Đề tài báo cáo khoá luận luật dân sự
Đề tài báo cáo khoá luận luật dân sựĐề tài báo cáo khoá luận luật dân sự
Đề tài báo cáo khoá luận luật dân sự
Luanvantot.com 0934.573.149
 
Báo cáo thực tập ngành quản trị khách sạn
Báo cáo thực tập ngành quản trị khách sạnBáo cáo thực tập ngành quản trị khách sạn
Báo cáo thực tập ngành quản trị khách sạn
Luanvantot.com 0934.573.149
 
Đánh giá công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên tại công ty tnhh glod p...
Đánh giá công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên tại công ty tnhh glod p...Đánh giá công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên tại công ty tnhh glod p...
Đánh giá công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên tại công ty tnhh glod p...
Luanvantot.com 0934.573.149
 
Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch công chức 9 điểm
 Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch công chức 9 điểm Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch công chức 9 điểm
Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch công chức 9 điểm
Luanvantot.com 0934.573.149
 
Cách viết báo cáo thực tập cao đẳng du lịch sài gòn điểm cao
Cách viết báo cáo thực tập cao đẳng du lịch sài gòn điểm cao Cách viết báo cáo thực tập cao đẳng du lịch sài gòn điểm cao
Cách viết báo cáo thực tập cao đẳng du lịch sài gòn điểm cao
Luanvantot.com 0934.573.149
 
Chuyên đề về hệ thống ota trong kinh doanh khách sạn
Chuyên đề về hệ thống ota trong kinh doanh khách sạn Chuyên đề về hệ thống ota trong kinh doanh khách sạn
Chuyên đề về hệ thống ota trong kinh doanh khách sạn
Luanvantot.com 0934.573.149
 
Lập kế hoạch và quản lý quy trình nhập khẩu ở công ty hồng lương
Lập kế hoạch và quản lý quy trình nhập khẩu ở công ty hồng lươngLập kế hoạch và quản lý quy trình nhập khẩu ở công ty hồng lương
Lập kế hoạch và quản lý quy trình nhập khẩu ở công ty hồng lương
Luanvantot.com 0934.573.149
 

More from Luanvantot.com 0934.573.149 (20)

Phân tích báo cáo tài chính công ty bóng đèn rạng đông
 Phân tích báo cáo tài chính công ty bóng đèn rạng đông Phân tích báo cáo tài chính công ty bóng đèn rạng đông
Phân tích báo cáo tài chính công ty bóng đèn rạng đông
 
Đề tiểu luận hết học phần môn luật hình sự việt nam
 Đề tiểu luận hết học phần môn luật hình sự việt nam Đề tiểu luận hết học phần môn luật hình sự việt nam
Đề tiểu luận hết học phần môn luật hình sự việt nam
 
Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức trung tâm quản lý hạ tầng giao thông đư...
Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức trung tâm quản lý hạ tầng giao thông đư...Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức trung tâm quản lý hạ tầng giao thông đư...
Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức trung tâm quản lý hạ tầng giao thông đư...
 
Báo cáo thực tập nâng cao hiệu quả quản lí chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập nâng cao hiệu quả quản lí chuỗi cung ứngBáo cáo thực tập nâng cao hiệu quả quản lí chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập nâng cao hiệu quả quản lí chuỗi cung ứng
 
Báo cáo thực tập tại chi cục thi hành án dân sự ,9 điểm
Báo cáo thực tập tại chi cục thi hành án dân sự ,9 điểmBáo cáo thực tập tại chi cục thi hành án dân sự ,9 điểm
Báo cáo thực tập tại chi cục thi hành án dân sự ,9 điểm
 
Khoá luận từ địa phương trong một số tác phẩm của nguyễn nhật ánh
 Khoá luận từ địa phương trong một số tác phẩm của nguyễn nhật ánh Khoá luận từ địa phương trong một số tác phẩm của nguyễn nhật ánh
Khoá luận từ địa phương trong một số tác phẩm của nguyễn nhật ánh
 
Báo cáo thực tập tổng hợp ngành luật kinh tế
Báo cáo thực tập tổng hợp ngành luật kinh tếBáo cáo thực tập tổng hợp ngành luật kinh tế
Báo cáo thực tập tổng hợp ngành luật kinh tế
 
Phát huy năng lực tự học của học sinh thông qua đổi mới phương pháp dạy học m...
Phát huy năng lực tự học của học sinh thông qua đổi mới phương pháp dạy học m...Phát huy năng lực tự học của học sinh thông qua đổi mới phương pháp dạy học m...
Phát huy năng lực tự học của học sinh thông qua đổi mới phương pháp dạy học m...
 
Sáng kiến ứng dụng trò chơi vận môn thể dục cho học sinh
Sáng kiến ứng dụng trò chơi vận môn thể dục cho học sinhSáng kiến ứng dụng trò chơi vận môn thể dục cho học sinh
Sáng kiến ứng dụng trò chơi vận môn thể dục cho học sinh
 
Sáng kiến ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho học sinh
Sáng kiến ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho học sinhSáng kiến ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho học sinh
Sáng kiến ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho học sinh
 
Trọn bộ 98 đề tài báo cáo lý luận nhà nước và pháp luật
 Trọn bộ 98 đề tài báo cáo lý luận nhà nước và pháp luật  Trọn bộ 98 đề tài báo cáo lý luận nhà nước và pháp luật
Trọn bộ 98 đề tài báo cáo lý luận nhà nước và pháp luật
 
Đề tài báo cáo khoá luận luật hiến pháp
 Đề tài báo cáo khoá luận luật hiến pháp  Đề tài báo cáo khoá luận luật hiến pháp
Đề tài báo cáo khoá luận luật hiến pháp
 
Trọn bộ đề tài báo cáo khoá luận luật hình sự
Trọn bộ đề tài báo cáo khoá luận luật hình sự Trọn bộ đề tài báo cáo khoá luận luật hình sự
Trọn bộ đề tài báo cáo khoá luận luật hình sự
 
Đề tài báo cáo khoá luận luật dân sự
Đề tài báo cáo khoá luận luật dân sựĐề tài báo cáo khoá luận luật dân sự
Đề tài báo cáo khoá luận luật dân sự
 
Báo cáo thực tập ngành quản trị khách sạn
Báo cáo thực tập ngành quản trị khách sạnBáo cáo thực tập ngành quản trị khách sạn
Báo cáo thực tập ngành quản trị khách sạn
 
Đánh giá công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên tại công ty tnhh glod p...
Đánh giá công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên tại công ty tnhh glod p...Đánh giá công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên tại công ty tnhh glod p...
Đánh giá công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên tại công ty tnhh glod p...
 
Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch công chức 9 điểm
 Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch công chức 9 điểm Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch công chức 9 điểm
Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch công chức 9 điểm
 
Cách viết báo cáo thực tập cao đẳng du lịch sài gòn điểm cao
Cách viết báo cáo thực tập cao đẳng du lịch sài gòn điểm cao Cách viết báo cáo thực tập cao đẳng du lịch sài gòn điểm cao
Cách viết báo cáo thực tập cao đẳng du lịch sài gòn điểm cao
 
Chuyên đề về hệ thống ota trong kinh doanh khách sạn
Chuyên đề về hệ thống ota trong kinh doanh khách sạn Chuyên đề về hệ thống ota trong kinh doanh khách sạn
Chuyên đề về hệ thống ota trong kinh doanh khách sạn
 
Lập kế hoạch và quản lý quy trình nhập khẩu ở công ty hồng lương
Lập kế hoạch và quản lý quy trình nhập khẩu ở công ty hồng lươngLập kế hoạch và quản lý quy trình nhập khẩu ở công ty hồng lương
Lập kế hoạch và quản lý quy trình nhập khẩu ở công ty hồng lương
 

Recently uploaded

98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
giangnguyen312210254
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
nhanviet247
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
onLongV
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
nvlinhchi1612
 
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptxPowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PhuongMai559533
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
PhiTrnHngRui
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 

Recently uploaded (14)

98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
 
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptxPowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 

Chuyên đề tốt nghiệp kinh tế quản lí tài nguyên và môi trường

  • 1. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thanh Mai Sv: Trần Văn Đức P a g e | 1 Msv: 11160945 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA MÔI TRƯỜNG, BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ ĐÔ THỊ ------o0o------ CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Đề tài: Đánh giá mức độ tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường của các hộ gia đình khi thực hiện hoạt động sản xuất trên địa bàn làng nghề Nha Xá, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvantot.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo,Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0934.573.149 Hà Nội, tháng 05 năm 2022
  • 2. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thanh Mai Sv: Trần Văn Đức P a g e | 2 Msv: 11160945 LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành bài chuyên đề này, ngoài sự nỗ lực, cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm và giúp đỡ từ các thầy cô, bạn bè và các đơn vị khác đã giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện chuyên đề. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Ngô Thanh Mai đã trực tiếp hướng dẫn cho tôi ngay từ khi bắt đầu xây dựng và viết bài luận, cô luôn góp ý và chỉ bảo cho tôi một cách nhiệt tình. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô trong khoa Môi trường, Biến đổi khí hậu và Đô thị đã truyền dạy cho tôi kiến thức hay và bổ ích trong suốt những năm tôi được học tập tại trường. Trong thời gian thực hiện chuyên đề, tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ chuyên môn phòng tài nguyên môi trường thị xã Duy Tiên, UBND xã Mộc Nam cũng như các hộ gia đình sản xuất tại làng nghề Nha Xá đã hỗ trợ, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi trong việc thu thập tài liệu, thu thập số liệu thông qua các phiếu điều tra được diễn ra một cách thuận lợi. Do kiến thức của bản thân còn nhiều hạn chế, chuyên đề sẽ khó tránh khỏi có nhiều thiếu sót. Tôi rất mong sẽ nhận được những ý kiến đóng góp từ hội đồng nghiệm thu để luận văn được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!
  • 3. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thanh Mai Sv: Trần Văn Đức P a g e | 3 Msv: 11160945 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan chuyên đề này là chính tôi thực hiện và nội dung chuyên đề là do bản thân tôi tự viết, không sao chép, cắt ghép, copy các báo cáo hay luận văn của người khác; nếu sai phạm tôi xin chịu kỷ luật với Nhà trường. Hà Nội, ngày.....tháng.....năm 20.... Sinh viên thực hiện
  • 4. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thanh Mai Sv: Trần Văn Đức P a g e | 4 Msv: 11160945 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................2 LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................3 DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT ..........................................................6 DANH MỤC CÁC HÌNH ...............................................................................................7 DANH MỤC CÁC BẢNG ..............................................................................................8 LỜI NÓI ĐẦU...................................................................................................................9 1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................9 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................................. 10 2.1. Mục tiêu chính ................................................................................................. 10 2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 11 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài........................................................... 11 4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài...................................................................... 11 5. Kết cấu của đề tài.................................................................................................... 12 CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LÀNG NGHỀ VÀ SỰ TUÂN THỦ QUY ĐỊNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ................................................ 13 1.1. Tổng quan chung về làng nghề và ô nhiễm môi trường làng nghề............... 13 1.1.1. Khái niệm làng nghề.................................................................................... 13 1.1.2. Ô nhiễm môi trường làng nghề .................................................................. 16 1.2. Cơ sở lý thuyết về tuân thủ quy định bảo vệ môi trường............................... 19 1.2.1. Khái niệm về sự tuân thủ ............................................................................ 19 1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ ...................................................... 19 1.3. Một số nghiên cứu về môi trường, sự tuân thủ các quy định về môi trường21 1.4. Kết luận chương I................................................................................................ 22 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ NHA XÁ, THỊ XÃ DUY TIÊN, TỈNH HÀ NAM..................................................................................... 23 2.1. Tổng quan chung về làng nghề Nha Xá, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam ..... 23 2.1.1. Giới thiệu về thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam ............................................ 23 2.1.2. Giới thiệu về làng nghề dệt nhuộm Nha Xá ............................................. 27 2.2. Thực trạng môi trường làng nghề Nha Xá ....................................................... 30 2.2.1. Đánh giá hiện trạng môi trường không khí tại làng nghề ....................... 30 2.2.2. Đánh giá hiện trạng môi trường nước tại làng nghề................................ 31 2.3. Kết luận chương II............................................................................................... 34
  • 5. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thanh Mai Sv: Trần Văn Đức P a g e | 5 Msv: 11160945 CHƯƠNG III. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TUÂN THỦ CÁC QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN LÀNG NGHỀ NHA XÁ, THỊ XÃ DUY TIÊN ............................................................. 36 3.1. Nguồn số liệu....................................................................................................... 36 3.2. Phương pháp điều tra .......................................................................................... 36 3.3. Thống kê mô tả mẫu điều tra ............................................................................. 36 3.4. Đánh giá mức độ tuân thủ quy định về BVMT của các hộ sản xuất làng nghề Nha Xá................................................................................................................................ 37 3.4.1. Mức độ tuân thủ quy định về tiếng ồn trong sản xuất............................. 37 3.4.2. Mức độ tuân thủ quy định về khí thải trong sản xuất.............................. 40 3.4.3. Mức độ tuân thủ quy định về nước thải trong sản xuất........................... 44 3.5. Kết luận chương III............................................................................................. 47 CHƯƠNG IV. GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ TUÂN THỦ QUY ĐỊNH VỀ BVMT CỦA CÁC HỘ SẢN XUẤT TẠI LÀNG NGHỀ NHA XÁ, THỊ XÃ DUY TIÊN, TỈNH HÀ NAM ...................................................................................................... 48 4.1. Phương hướng phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Hà Nam ............................ 48 4.2. Giải pháp nhằm nâng cao sự tuân thủ quy định về BVMT của các hộ sản xuất tại làng nghề Nha Xá, thị xã Duy Tiên .................................................................. 49 4.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại làng nghề Nha Xá ......................................................................................................................................... 49 4.2.2. Giải pháp phát triển làng nghề thành làng du lịch................................... 51 4.2.3. Giải pháp quy hoạch điểm công nghiệp làng nghề.................................. 51 4.2.4. Giải pháp về công nghệ............................................................................... 53 4.2.5. Giải pháp về tuyên truyền, giáo dục.......................................................... 53 4.3. Kết luận chương 4 ............................................................................................... 54 KẾT LUẬN..................................................................................................................... 55 PHỤ LỤC........................................................................................................................ 56 Phụ lục 1....................................................................................................................... 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 64
  • 6. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thanh Mai Sv: Trần Văn Đức P a g e | 6 Msv: 11160945 DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT STT Kí hiệu Tiếng Việt 1 UBND Ủy ban nhân dân 2 BVMT Bảo vệ môi trường 3 BTNMT Bộ tài nguyên môi trường 4 ONMT Ô nhiễm môi trường 5 QLMT Quản lý môi trường 6 CN-TTCN Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp 7 QCVN Quy chuẩn Việt Nam 8 NT Nước thải 9 NM Nước mặt 10 NN Nước ngầm 11 TSS Tổng chất rắn lơ lửng 12 BOD5 Nhu cầu Oxy sinh hóa 13 COD Nhu cầu Oxy hóa học 14 T-N Tổng Nitơ trong nước 15 T-P Tổng Photpho trong nước 16 HTXL Hệ thống xử lý 17 XLNT Xử lý nước thải 18 XLKT Xử lý khí thải
  • 7. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thanh Mai Sv: Trần Văn Đức P a g e | 7 Msv: 11160945 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Giá trịcơ cấu các ngànhkinhtế của thịxã Duy Tiên tronggiai đoạn2015- 2019 ........................................................................................................................................ 24 Hình 2.2: Lực lượng trong độ tuổi lao động của thị xã trong giai đoạn 2015-2019 ................................................................................................................................................. 26 Hình 2.3: Cơ cấu số hộ sản xuất tại làng nghề Nha Xá ........................................... 28 Hình 2.4: Sơ đồ sản xuất lụa và chất thải phát sinh tại làng nghề Nha Xá .......... 29 Hình 3.1: Đánh giá về mức độ hiểu biết về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn QCVN 26:2010/BTNMT....................................................................................................... 38 Hình 3.2: Đánh giá mức độ hiểu biết về xử phạt hành chính khi vi phạm quy định về tiếng ồn................................................................................................................................... 39 Hình 3.3: Đánh giá mức độ quan tâm đối với tiếng ồn sản xuất ảnh hưởng tới xung quanh ...................................................................................................................................... 40 Hình 3.4: Đánh giá mức độ nhận thức về việc sử dụng than tổ ong để đốt lò hơi trong sản xuất gây ảnh hưởng tới môi trường.................................................................. 41 Hình 3.5: Đánh giá mức độ hiểu biết về xử phạt hành chính khi xả khí thải ra môi trường với nồng độ vượt quá mức cho phép...................................................................... 43 Hình 3.6: Đánh giá mức độ quan tâm đối với việc xả hơi hóa chất, khí thải gây ảnh hưởng tới môi trường xung quanh...................................................................................... 44 Hình 3.7: Đánh giá mức độ nghiêm trọng về việc xả nước thải có chứa hóa chất không qua xử lý ra ngoài môi trường ................................................................................ 45 Hình 3.8: Đánh giá mức độ hiểu biết về xử phạt hành chính khi nước thải thải ra môi trường có nồng độ vượt quá mức cho phép ............................................................... 46
  • 8. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thanh Mai Sv: Trần Văn Đức P a g e | 8 Msv: 11160945 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Mức giảm tỷ lệ sinh của thị xã trong giai đoạn 2015-2019 .................. 28 Bảng 2.2: So sánh kết quả quan trắc môi trường không khí xung quanh hộ sản xuất với QCVN 05:2013/BTNMT................................................................................................. 30 Bảng 2.3: So sánh kết quả quan trắc môi trường không khí tại các cơ sở sản xuất với QCVN 05:2013/BTNMT................................................................................................. 31 Bảng 2.4: So sánh kết quả quan trắc chất lượng nước thải với QCVN 13:2015/BTNMT.................................................................................................................... 32 Bảng 2.5: So sánh kết quả quan trắc chất lượng nước mặt với QCVN 08:2015/BTNMT.................................................................................................................... 33 Bảng 2.6: So sánh kết quả quan trắc chất lượng nguồn nước ngầm với QCVN 09- MT:2015/BTNMT................................................................................................................... 34 Bảng 3.1: Tổng hợp kết quả khảo sát theo các tiêu chí tại địa bàn nghiên cứu.... 36 Bảng 3.2: Đánh giá mức độ tuân thủ tiếng ồn tại nơi sản xuất của các hộ gia đình làm nghề................................................................................................................................. 38 Bảng 3.3: Kết quả khảo sát về cách thức xử lý khí thải, hơi hóa chất ra ngoài môi trường ..................................................................................................................................... 42 Bảng 3.4: Kết quả khảo sát về việc các hộ lắp đặt hệ thống xử lý khí thải............ 42 Bảng 3.5: Kết quả khảo sát về lý do các hộ không lắp đặt HTXL khí thải............. 42 Bảng 3.6: Kết quả khảo sát về việc các hộ lắp đặt HTXL nước thải....................... 46 Bảng 3.7: Kết quả khảo sát về lý do các hộ không lắp đặt HTXL nước thải.......... 47
  • 9. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thanh Mai Sv: Trần Văn Đức P a g e | 9 Msv: 11160945 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu hiện nay đang có xu hướng đi lên do công nghệ ngày càng phát triển hiện đại, máy móc, thiết bị dần được cải tiến nâng cao hiệu quả công suất làm việc thì song song với đó là mối lo về những vấn đề môi trường, các tác động của hoạt động sản xuất, kinh doanh ảnh hưởng đến môi trường. Tùy vào từng giai đoạn phát triển mà những thách thức về môi trường mang tính chất, độ nghiêm trọng khác nhau. Trên những diễn đàn toàn cầu hay Hội nghị của Liên hợp quốc thì vấn đề về môi trường một lần nữa lại là điểm nóng được cộng đồng các quốc gia, vùng lãnh thổ quan tâm và ngồi lại với nhau để tìm ra cách giải quyết. Đi đầu trong lĩnh vực này, mới đây nhất là sự thành công của cuộc họp thượng đỉnh Khí hậu Paris COP 21 năm 2015 tại Pháp cùng những nỗ lực đến từ chính phủ đã cho ra mắt bản dự thảo Công Ước Môi Trường Toàn Cầu đem lại niềm tin, hy vọng về một môi trường ngày mai trong lành hơn, tốt đẹp hơn, tăng tính trách nhiệm của mỗi người dân về ý thức, nỗ lực và nghĩa vụ để bảo vệ môi trường. Môi trường hiện nay đang ngày càng xuống cấp một cách trầm trọng, kéo theo những hệ lụy nghiêm trọng mà mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ phải gánh chịu, trong đó có Việt Nam. Với một đất nước đang phát triển như Việt Nam thì yếu tố lợi nhuận bao giờ cũng được đặt lên hàng đầu, do đó mà đôi khi những tác động, ảnh hưởng đến môi trường thường hay bị bỏ qua dẫn đến những hậu quả khôn lường người dân phải gánh chịu, đó là ô nhiễm môi trường. Đi cùng sự vươn lên của những thành phố, đô thị hiện đại, các vùng công nghiệp, khu công nghiệp ngày càng mở rộng, đời sống người dân ngày một nâng cao là những quan ngại về khí thải công nghiệp, khói bụi đường phố, rác thải sinh hoạt, đất đai ô nhiễm, nước sông hồ ô nhiễm đục ngầu...càng được dư luận quan tâm, khai thác và nhắc đến nhiều hơn trên những mặt sách báo, tin tức khi nhắc đến lĩnh vực môi trường. Nhà nước ta hiện nay đã ban hành rất nhiều điều luật, thông tư, nghị định về những hình thức bảo vệ môi trường đối với từng đối tượng cụ thể như cá thể, chủ thể, hộ gia đình, doanh nghiệp..., xử phạt hành chính mang tính răn đe hành vi gây ô nhiễm, tác động xấu đến môi trường; hay Ủy ban cấp tỉnh, thành phố, cấp huyện, thị xã đã đưa ra những văn bản chỉ đạo về phòng chống, xử lí ô nhiễm môi trường. Nhưng trên tất cả, đó mới chỉ là những tác động bên ngoài, tác động gián tiếp để điều chỉnh hành vi của con người theo hướng ổn định và tốt đẹp hơn cho xã hội. Vì vậy, theo tác giả việc đầu tiên cần làm cũng như ảnh hưởng trực tiếp tới mỗi người dân hiện nay là nâng cao ý thức, nhận thức, sự tuân thủ quy định về môi trường để bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng.
  • 10. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thanh Mai Sv: Trần Văn Đức P a g e | 10 Msv: 11160945 Hà Nam là một tỉnh nằm trọn trong vùng đồng bằng sông Hồng, được coi là cầu nối quan trọng trong khu vực vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ khi tiếp giáp lần lượt với Hà Nội, Hưng Yên, Nam Định và Ninh Bình. Với những điều kiện thuận lợi không chỉ về mặt tự nhiên, mà còn về kinh tế - xã hội, Hà Nam đang ngày càng chứng minh được nơi đây là một điểm đến lý tưởng, thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước. Nằm ở phía bắc của tỉnh Hà Nam, cách trung tâm Hà Nội khoảng 60 km về phía nam, là khu vực cửa ngõ quan trọng nên thị xã Duy Tiên đã và đang có những sự chuyển đổi cơ cấu mạnh mẽ nhất từ nông nghiệp thuần nông sang công nghiệp, với 4 khu công nghiệp trên địa bàn thị xã đã thu hút nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước vào đầu tư, tạo việc làm cho gần 50.000 lao động. Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế luôn đạt trên 14%/năm, giá trị sản xuất công nghiệp chiếm hơn 40% giá trị trong tỉnh, cùng nguồn thu ngân sách tăng mạnh, Duy Tiên luôn đứng đầu trong tỉnh về các chỉ số phát triểnkinh tế và công nghiệp (UBND tỉnh Hà Nam, 2019). Cùng với sự phát triển của các khu công nghiệp thì hiện nay Duy Tiên cũng đang rất chú trọng vào những làng nghề truyền thống, mang bản sắc riêng. Được mệnh danh là “Á hậu” của ngành nghề dệt nhuộm, chỉ đứng sau lụa Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Nội), thương hiệu lụa Nha Xá ngày nay đã và đang khẳng định được tên tuổi và thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước. Với 241 hộ cùng gần 800 nhân khẩu, trong đó có 20 cơ sở sản xuất (19 hộ gia đình và 1 công ty) (UBND thị xã Duy Tiên, 2017), lượng vải dệt nhuộm làng nghề sản xuất ra hàng năm lên tới 1.000.000m vải có chất lượng tốt, mẫu mã đa dạng. Tuy nhiên, làng nghề cũng phải đối mặt với không ít những thách thức từ các vấn đề môi trường mà các hộ gia đình phải đánh đổi khi phát triển kinh tế, vì vậy, mà việc tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường hiện nay đối với các hộ sản xuất luôn là điều được đặt lên hàng đầu trong công tác quản lý và bảo vệ đối với môi trường làng xã. Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, đề tài: “Đánh giá mức độ tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường của các hộ gia đình khi thực hiện hoạt động sản xuất trên địa bàn làng nghề Nha Xá, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam” được tác giả lựa chọn làm chuyên đề nhằm phân tích, đánh giá mức độ tuân thủ của các hộ sản xuất, từ đó đề xuất các giải pháp để tăng nhận thức cũng như tăng tính tuân thủ quy định về môi trường của các hộ gia đình làm nghề. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu chính Tìm hiểu, điều tra, đánh giá mức độ tuân thủ về các quy định BVMT của hộ gia đình khi thực hiện hoạt động sản xuất trên địa bàn tại làng nghề Nha Xá, thị xã Duy Tiên
  • 11. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thanh Mai Sv: Trần Văn Đức P a g e | 11 Msv: 11160945 2.2. Mục tiêu cụ thể – Đánh giá tổng quan về thực trạng môi trường làng nghề Nha Xá. – Đánh giá mức độ tuân thủ các quy định về BVMT của hộ làm nghề trên địa bàn làng nghề Nha Xá; – Trên cơ sở đánh giá thực trạng, phân tích số liệu về mức độ tuân thủ quy định BVMT, đề xuất những hướng giải pháp nhằm nâng cao sự tuân thủ về BVMT của các hộ gia đình. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài – Đối tượng nghiên cứu là: mức độ tuân thủ quy định về BVMT của các hộ sản xuất tại làng nghề Nha Xá. Đối tượng khảo sát trong đề tài: 19 hộ gia đình đang thực hiện sản xuất tại làng nghề Nha Xá. – Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi nội dung: đánh giá thực trạng môi trường không khí, môi trường nước tại làng nghề Nha Xá, qua đó đánh giá mức độ tuân thủ của các hộ gia đình thực hiện sản xuất để đảm bảo về nồng độ, định mức xả thải trong mức cho phép theo tiêu chuẩn, quy chuẩn mà Nhà nước đã đề ra. + Phạm vi không gian: Làng nghề dệt lụa Nha Xá, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. + Phạm vi thời gian: từ năm 2015 - 2019. Bởi đây là khoảng thời gian làng nghề có những sự phát triển mạnh mẽ và ổn định nhất, thêm nữa mức độ ô nhiễm tại làng nghề, nhất là nguồn nước đang mức đáng báo động, cần phải có những giải pháp kịp thời để giải quyết tình trạng này. 4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài – Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết – Phương pháp điều tra: Tiến hành điều tra, khảo sát để thu thập ý kiến từ các hộ làm nghề. – Phương pháp quan sát: Dùng công cụ như máy ảnh để thu thập, ghi nhận thêm thông tin về tình hình sản xuất cũng môi trường tại các hộ sản xuất làng nghề Nha Xá, qua đó làm cơ sở chứng minh cho thông tin, hướng nghiên cứu trong bài viết. – Phương pháp tổng hợp, xử lí số liệu: Từ kết quả thu được từ các phiếu điều tra hộ gia đình thực địa, tác giả xử lí, phân tích thống kê mô tả bằng Excel để tổng hợp, đánh giá và lập bảng biểu, Hình cho kết quả nhanh và chính xác nhất.
  • 12. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thanh Mai Sv: Trần Văn Đức P a g e | 12 Msv: 11160945 5. Kết cấu của đề tài Đề tài được chia thành 4 chương lớn: Chương I. Cơ sở lý thuyết về làng nghề và sự tuân thủ quy định bảo vệ môi trường làng nghề Chương II. Thực trạng môi trường làng nghề Nha Xá, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam Chương III. Đánh giá mức độ tuân thủ các quy định về BVMT của các hộ gia đình sản xuất trên địa bàn làng nghề Nha Xá, thị xã Duy Tiên Chương IV. Giải pháp nâng cao sự tuân thủ quy định về BVMT của các hộ sản xuất tại làng nghề Nha Xá, thị xã Duy Tiên
  • 13. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thanh Mai Sv: Trần Văn Đức P a g e | 13 Msv: 11160945 CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LÀNG NGHỀ VÀ SỰ TUÂN THỦ QUY ĐỊNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ 1.1. Tổng quan chung về làng nghề và ô nhiễm môi trường làng nghề 1.1.1. Khái niệm làng nghề 1.1.1.1. Khái niệm và tiêu chí xác định làng nghề Tính đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có khái niệm cụ thể về “làng nghề” mà đều thông qua các quan niệm cũng như các tiêu chuẩn đề ra để công nhận làng nghề. Với nguồn gốc ban đầu của một làng nghề đặc trưng là xuất phát từ một vài hộ làm nghề, cha truyền con nối, rồi truyền tai nhau rộng rãi tới những hộ dân khác và sau đó lan rộng ra cả làng thì có rất nhiều quan niệm về làng nghề, điển hình như: Quan niệm thứ nhất: Làng nghề là nơi tập trung hầu hết mọi người trong làng để hoạt động, sản xuất và làm với nghề đó và coi nó là nghề kiếm sống chủ yếu cho bản thân, gia đình. Tuy nhiên, quan niệm này đã bị phản bác khá nhiều vì ngày nay chỉ có số ít làng nghề còn giữ được hiện trạng như vậy, còn phần đa họ chỉ coi nghề thủ công chỉ là nghề phụ để kiếm thêm thu nhập, còn nghề chính của họ là những công việc khác. Ví dụ nhắc đến nghề gốm thì có gốm Phủ Lãng (tỉnh Bắc Ninh), gốm Bát Tràng ( TP. Hà Nội), gốm Đông Triều (tỉnh Quảng Ninh)…Đây đều là những làng gốm thuần nhất chỉ làm nghề, còn lại đa số ở các làng nghề khác người dân vừa làm ruộng vừa làm nghề. (Bộ kế hoạch và đầu tư, 2010) Quan niệm thứ hai: Làng nghề là làm nghề thủ công, nghĩa là không nhất thiết toàn bộ các hộ gia đình trong làng đều là những hộ sản xuất. Tuy vậy, cũng chưa đủ vì một làng mà cứ có vài hộ làm nghề đều được coi là làng nghề thì cũng thật là vô lý. Vì vậy, để xác định xem làng đó có đúng là làng nghề hay không thì cần phải xem xét tỷ trọng lao động hay số hộ sản xuất, làm nghề so với toàn bộ lao động và số hộ trong làng hay tỷ trọng thu nhập từ làm nghề đem lại so với thu nhập của làng. (Bộ kế hoạch và đầu tư, 2010) Từ các quan niệm trên, có thể định nghĩa làng nghề như sau: “ Làng nghề là một thiết chế kinh tế xã hội, là một cụm hoặc nhiều cụm dân cư sinh sống trong một thôn (làng), có một hay một số nghề được tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất kinh doanh độc lập và tồn tại trong một không gian địa lý nhất định. Thu nhập từ các nghề chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản phẩm của toàn làng.” (Đinh Xuân Nghiêm, 2010) Ngày nay, do chưa có những tiêu chí cụ thể nên để xem một làng có phải làng nghề hay không thì ta có thể xét về nhiều mặt, nhiều đặc điểm cụ thể, nổi bật của làng đó như giá trị sản xuất hay thu nhập của làng; hay số hộ sản xuất tham gia hoặc loại sản phẩm đặc trưng làng nghề tạo ra. Cụ thể là:
  • 14. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thanh Mai Sv: Trần Văn Đức P a g e | 14 Msv: 11160945 – Giá trị sản xuất hay thu nhập từ làm nghề trong làng đạt từ 50% trở lên so với tổng giá trị và thu nhập của cả làng trong năm hoặc doanh thu tính theo năm của làng nghề đạt trên 300 triệu đồng. – Số hộ (bao gồm cả số người lao động tính theo hộ) tham gia sản xuất có thể thường xuyên, liên tục ngày này qua ngày khác hay không thường xuyên, lao động trong hộ là lao động trực tiếp sản xuất hay gián tiếp ở làng nghề, đạt từ 30% trở lên so với tổng số hộ trong cả làng. – Mỗi làng nghề tạo nên nét riêng, nét đặc trưng cho sản phẩm mà họ tạo ra, và sản phẩm đó sẽ mang những thương hiệu riêng của làng nghề và thường sẽ gắn liền luôn với tên làng, thôn xóm, xã. Có thể nói với những tiêu chí nêu trên thì các làng nghề nói chung chủ yếu phát triển ở những vùng quê, làng xóm, nông thôn với những thứ rất riêng của từng sản phẩm. 1.1.1.2. Đặc điểm của làng nghề Đặc điểm nổi bật thường thấy tại các làng nghề như: – Các làng nghề thường là chưa có khu sản xuất tập trung mà chủ yếu theo hình thức hộ gia đình, thôn, xóm riêng biệt. Do mật độ dân cư trong làng tương đối đông đúc, nên tình trạng thiếu mặt bằng hay nơi đặt xưởng sản xuất sẽ thường xen lẫn với các nhà dân, xưởng tại gia là điều phổ biến thường thấy đối với các làng nghề. – Làng nghề càng nổi tiếng, phát triển, thương hiệu được biết đến càng rộng rãi thì sự thu hút các lao động từ các nơi đến làm việc là rất cao, cộng thêm lực lượng đào tạo tại những hộ gia đình sẽ làm cho mật độ dân cư trong làng tăng lên đáng kể; việc quản lý người dân, hộ gia đình và môi trường ngày càng thêm khó khăn; tiếp đó máy móc, thiết bị của các hộ sản xuất có phần lạc hậu nên chủ yếu các hoạt động làng nghề đều là thủ công. – Lực lượng lao động làm nghề đa dạng, không quan trọng giới tính, tuổi tác, và đa phần theo hướng “cha truyền con nối” trong các gia đình làm nghề nên ngoài những người thợ hay nghệ nhân có tay nghề tốt, trình độ cao ra thì những lao động chưa qua đào tạo chiếm đến trên 50%, trong đó khoảng 30% là không có chuyên môn kỹ thuật. Còn đối với các gia đình cả làm nông và làm nghề thì khoảng trên 80% là không có chuyên môn cao.(Bộ tài nguyên môi trường, 2016) – Làng nghề phát triển chưa theo quy hoạch và chưa có sự ổn định nhất định, dễ biến động tùy thuộc vào nhu cầu sản phẩm và nguồn cung của vật liệu. – Đa số các hộ sản xuất làm nghề đều sử dụng những công nghệ lạc hậu trong sản xuất, công cụ, cơ khí còn đơn giản, thủ công; Trình độ công nghệ và các phương tiện
  • 15. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thanh Mai Sv: Trần Văn Đức P a g e | 15 Msv: 11160945 sản xuất tại các làng nghề ở nông thôn còn lạc hậu, hạ tầng kỹ thuật rất thấp, chỉ khoảng 20% các cơ sở có nhà xưởng kiên cố, 40% công việc được cơ khí hoá, còn lại tới trên 60% là làm bằng tay. (Bộ tài nguyên môi trường, 2016) 1.1.1.3. Phân loại làng nghề Dựa theo hoạt động của làng nghề, có thể chia thành 6 nhóm ngành chính: – Nhóm làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm: Với những yêu cầu không quá cao về trình độ, kỹ năng hay tay nghề của người làm cùng với hình thức sản xuất thủ công, quy trình gần như không cần thay đổi nhiều, nguyên liệu đơn giản, gắn với cuộc sống thường ngày như gạo, đậu, khoai, sắn nên đây là nhóm ngành nghề khá phổ biến và được biết đến rộng tại các tỉnh, địa phương. Nổi bật lên đó là những làng nghề về nấu rượu ngon, làm bánh cuốn, bánh đậu xanh,... – Nhóm làng nghề ươm tơ, dệt nhuộm: Đây thường là những làng nghề với lịch sử hình thành lâu đời, theo đó là những sản phẩm mang đậm tính thời đại, đặc trưng thương hiệu, đậm nét địa phương và được đánh giá rất cao vì xen lẫn cả tính nghệ thuật trong từng sản phẩm. Điểm qua là những làng nghề về dệt may, lụa,... – Nhóm làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác đá: Với hình thức hoạt động cũng như lao động thủ công, quy trình đơn giản, công nghệ thô sơ, cơ khí hóa thấp nên là nguồn cung cấp chủ yếu những vật liệu cơ bản cho xây dựng như các loại gạch, đá – Nhóm làng nghề tái chế : Đây đa phần là những làng nghề mới được hình thành, số lượng ít, tuy vậy tốc độ phát triểnlại tăng khá nhanh về quy mô sản xuất và loại hình tái chế như giấy, nhựa, vải đã qua sử dụng. Ngoài ra, các làng nghề sử dụng sắt, thép vụn thu gom để sản xuất, chế tạo cũng đang từng bước được nâng cao về mặt công cụ và dây chuyền sản xuất. – Nhóm làng nghề thủ công mỹ nghệ: bao gồm làm gốm, sành sứ thủy tinh; mây tre đan, đồ gỗ gia dụng,…với những sản phẩm tạo ra có giá trị và chất lượng khá tốt cùng với đó là quy trình làm có phần khắt khe, đòi hỏi lao động phải có tay nghề chuyên môn cao, sự tỉ mỉ và tính sáng tạo trong từng sản phẩm luôn được đặt lên hàng đầu. – Các nhóm ngành khác như các làng nghề chế tạo nông cụ thô sơ như cày bừa, cuốc xẻng, liềm, làm quạt, đan vó, đan lưới… cho ra sản phẩm đáp ứng cho sinh hoạt hay hoạt động thường ngày của người dân, hộ gia đình.
  • 16. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thanh Mai Sv: Trần Văn Đức P a g e | 16 Msv: 11160945 1.1.1.4. Một số thuận lợi và tiềm năng phát triển của làng nghề a) Thuận lợi – Mỗi hộ gia đình trong làng nghề không cần phải bỏ ra một số vốn quá lớn để đầu tư, mà vẫn thu về được lợi nhuận cao, bởi những sản phẩm được sản xuất ra của làng nghề đem lại giá trị khá tốt; cùng với đó là nhanh thu hồi được vốn bỏ ra ban đầu. – Về cơ sở hạ tầng, không cần yêu cầu quá cao hay thủ tục quá khắt khe như bên ngành công nghiệp, mà nó phù hợp được với điều kiện kinh tế nông thôn, hộ gia đình. – Về quản lý: có thể quản lý tốt hơn với những hộ gia đình sản xuất riêng biệt tại làng nghề ở nông thôn. b) Tiềm năng – Với dân số trên 90 triệu người, nước ta hiện nay có một thị trường trong nước khá quan trọng và ổn định để tạo nguồn cung cũng như sự tiêu thụ cho những ngành nghề tại nông thôn, bên cạnh đó, một số làng nghề hiện nay đang phát triển theo hướng sản xuất đi kèm với du lịch, quảng bá về làng nghề. Ngoài ra, một số mặt hàng rất được ưa chuộng và phục vụ cho việc xuất khẩu sang những thị trường nước ngoài. – Cơ cấu dân số trẻ đang tạo những tiềm năng rất lớn cho việc phát triển sản phẩm làng nghề, bởi ngoài trình độ học vấn, lớp trẻ hiện nay có những sự tư duy tốt, tiếp thu nhanh nhạy, cần cù, chịu khó và tính hòa đồng khá cao. – Nguyên liệu đơn giản, sẵn có, dễ dàng phục vụ cho các ngành nghề khác nhau. – Nhiều làng nghề có những sự thay đổi để thích ứng khá tốt với cơ chế thị trường phục vụ cho việc tạo quy mô và mở rộng sản xuất, cộng với việc Việt Nam gia nhập WTO đang tạo thêm nhiều cơ hội hơn cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa, nguyên liệu tốt hơn. 1.1.2. Ô nhiễm môi trường làng nghề 1.1.2.1. Khái niệm về ô nhiễm môi trường Theo Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2014: “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật” ; “Chất gây ô nhiễm là các chất hóa học, các yếu tố vật lý và sinh học khi xuất hiện trong môi trường cao hơn ngưỡng cho phép làm cho môi trường bị ô nhiễm”. Ô nhiễm môi trường bao gồm rất nhiều dạng khác nhau cùng với đó là những tính chất, đặc điểm riêng của từng loại. Cụ thể, ta có thể nhận biết những dạng chính như:
  • 17. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thanh Mai Sv: Trần Văn Đức P a g e | 17 Msv: 11160945 + Ô nhiễm không khí là sự xâm nhập của những loại chất, khí lạ làm biến đổi một số thành phần trong không khí, dẫn tới sự thay đổi về hơi, mùi, độ sạch và trong của không khí so với ban đầu. + Ô nhiễm nước là sự biến đổi theo các hoạt tính lý, hóa học cùng những chất lạ tác động vào nguồn nước, dẫn tới những biến đổi làm cho nước đục hơn, hàm lượng những chất độc tăng, độ tù, độ lắng của chất xâm nhập trong nước ngày càng tăng, ảnh hưởng trực tiếp đến động, thực vật sống trong nước; nếu xét rộng hơn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của con người. + Ô nhiễm đất là do ảnh hưởng, tác động của các nhân tố môi trường dẫn tới sự thay đổi thành phần sẵn có trong đất thành dạng khác hoặc suy giảm hàm lượng chất, thành phần trong đất. Ngoài ra, còn có những dạng ô nhiễm khác như: ô nhiễm tiếng ồn, phóng xạ,.... 1.1.2.2. Khái niệm ô nhiễm môi trường làng nghề Ô nhiễm môi trường làng nghề có thể hiểu là những chất thải (như nước thải, khí thải...) được phát sinh ra trong quá trình sản xuất tại các làng nghề, do không qua xử lý mà đều được đưa thẳng trực tiếp ra ngoài môi trường, gây ra những biến đổi thành phần môi trường và có ảnh hưởng không tốt đến con người và sinh vật tại chính khu vực làng nghề đó. 1.1.1.3. Tác động của ô nhiễm môi trường làng nghề Cùng những đóng góp cho sự phát triển vào kinh tế địa phương thì làng nghề còn nảy sinh nhiều vấn đề trong việc tạo thế cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường. Nhưng với việc cán cân ngày càng lệch về phía kinh tế thì môi trường sẽ đi xuống một cách nhanh chóng, cùng những tác động tới xung quanh mà con người phải chịu. + Tác động đến môi trường tự nhiên tại địa phương: Môi trường ngày một xấu đi, khói bụi nặng nề, khó chịu hơn, không khí xung quanh các hộ dân, xóm làng sẽ trở lên ngột ngạt hơn, không chỉ con người mà cả động, thực vật đều chịu ảnh hưởng do nguồn nước hay đất bị ô nhiễm. + Tác động đến đời sống con người: Ngay tại chính những nơi sản xuất, hộ dân làm nghề sẽ là những người phải gánh chịu hậu quả đầu tiên, tiếpđó là những hộ xung quanh và cuộc sống của họ. Đầu tiên là số lượng người dân làng nghề mắc bệnh ngày càng gia tăng, sức khỏe cũng như tuổi thọ trung bình đều suy giảm.
  • 18. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thanh Mai Sv: Trần Văn Đức P a g e | 18 Msv: 11160945 Hiện nay, theo thống kê ở nhiều địa phương có làng nghề thì người bị các chứng bệnh liên quan đến nghề nghiệp sản xuất trong làng có xu hướng ngày càng tăng. Đặc biệt là về đường hô hấp, đường tiêu hóa, viêm da, đau đầu...ngày càng tăng thêm so với trước. Cùng với đó là tuổi thọ của dân nơi đây thấp hơn những nơi khác không có làng nghề. Tiếp theo là những mâu thuẫn xã hội do ô nhiễm môi trường gây ra. Mâu thuẫn của các hộ dân trong làng nghề: việc sản xuất ắt sẽ tạo ra nhiều nguồn chất thải, qua đó mà ảnh hưởng chung đến toàn bộ môi trường trong làng, đó cũng chính là lý do phát sinh ra những kiện tụng đòi lợi ích của người dân tại làng Mẫu thuẫn giữa những làng liền kề: từ những chất thải phát sinh tại một làng nghề mà có thể lan rộng ra những khu vực khác, làng khác (có thể không là làng nghề) dẫn tới những mâu thuẫn giữa hai hay nhiều làng để đòi quyền lợi cho làng mình. Mâu thuẫn giữa hộ dân với cộng đồng: việc gây ô nhiễm ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan sinh vật, động thực vật thiên nhiên, vì thế sẽ gây ra những mâu thuẫn, bức xúc trong cộng đồng. Mâu thuẫn trong việc QLMT làng nghề: mâu thuẫn xảy ra giữa bên thi hành quản lý và bên bị xử phạt, xử lý khi sử sụng những công cụ như thuế, luật đã được ban hành về môi trường Thứ ba là ô nhiễm môi trường có thể những gây tổn nghiêm trọng đối với kinh tế. Ô nhiễm môi trường gia tăng sẽ làm cuộc sống người dân thêm phần bức bối và đảo lộn bởi những tác động mà nó đem tới, người dân đi đến viện khám nhiều hơn, tiền phí bỏ ra cao hơn, gánh nặng bệnh tật nghiêm trọng hơn dẫn tới mất tiền bạc, mất thời gian, năng suất giảm. Thêm nữa là sức hút làng nghề giảm dẫn tới lượng khách du lịch hàng năm theo đó cũng giảm theo, gây ra nhiều tổn thất lẫn thiệt hại về kinh tế.  Nguyên nhân của các ảnh hưởng đến môi trường làng nghề:  Các hộ sản xuất đặt xưởng hoặc sản xuất tại nhà, trong một không gian nhỏ hẹp, không theo khu tập trung nên nguy cơ ô nhiễm tại nơi sinh sống lại càng tăng cao.  Máy móc, thiết bị dùng cho sản xuất còn đơn giản, lạc hậu do tính thủ công cao ở mỗi làng nghề nên việc cải tiến công nghệ không được các hộ dân quan tâm nhiều.  Một số nguyên liệu còn được lựa chọn sơ sài, cốt rẻ, không đảm bảo an toàn để hạ giá thành bán ra.  Người dân thường tuân theo một quy trình đã có sẵn từ trước hoặc truyền tai nhau, do đó mà ít có sự thay đổi, cải tiến trong khâu sản xuất.
  • 19. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thanh Mai Sv: Trần Văn Đức P a g e | 19 Msv: 11160945  Người dân có nhận thức chưa cao trong việc BVMT, do họ coi lợi nhuận là số một trong sản xuất sản phẩm mà bỏ mặc môi trường dẫn đến nhiều hậu quả về sau.  Công tác QLMT còn nhiều yếu kém, việc thiếu nhân lực chuyên môn, nguồn tài chính còn hạn hẹp, những chương trình, hoạt động về BVMT chưa được thực hiện đúng mức, người dân còn nhiều bỏ ngỏ trong việc cập nhật những văn bản quy định về môi trường. 1.2. Cơ sở lý thuyết về tuân thủ quy định bảo vệ môi trường 1.2.1. Khái niệm về sự tuân thủ Tuân thủ có thể được hiểu theo nhiều ngữ nghĩa, cũng với đó là các hướng phân tích cụ thể như: + Với những chuẩn mực hay tính đạo đức có sẵn, hay đơn giản là những kiến thức ta được tiếp thu từ bé, vô hình chung tạo nên một sự tuân thủ theo lối vô thức. Ta coi đó là những chuẩn mực đã tồn tại sẵn, luôn luôn đúng, không có chút hoài nghi về nó và cứ như vậy thực hiện theo. (C. George Boeree, 2006) + Cũng có khi ta tuân thủ một điều gì đó theo một cách có ý thức, bởi khi đó ta nhận ra, cảm thấy như vậy là đúng, là tốt cho bản thân, gia đình hay cộng đồng. Ta chấp nhận nó vì ta có sự tự nguyện trong đó, vì giá trị, vì mục tiêu theo đuổi mà chấp nhận, tuân thủ theo những thứ đã được đặt ra. (C. George Boeree, 2006) + Ở những trường hợp khác, do bị bắt buộc mà ta phải tuân thủ theo, nghĩa là chúng ta nhìn nhận, đánh giá và có ý thức về việc mình phải tuân thủ như thế nào nhưng ta gần như không có sự tự nguyện gì cả, mà phải bắt buộc theo. Điều đó được gọi là sự phục tùng, nghe theo và tuân lệnh thực hiện. (C. George Boeree, 2006) Tuy nhiên, trong đề tài nghiên cứu này thì sự tuân thủ ở đây là những thứ liên quan tới "điều gì đó có ý thức" và "không hoàn toàn tự nguyện", nói cách khác nó là sự tuân theo những quy định của pháp luật, những chế tài mà xã hội đã đặt ra. 1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ của người dân, có thể kể ra như: văn hóa, đạo đức, lối sống, thói quen; phong tục, tập quán; hệ thống pháp luật; sự tìm hiểu và tiếp cận của người dân đối với pháp luật;.... Trên đây, ta sẽ nói đến những yếu tố chính tác động trực tiếp đến ý thức và hành vi tuân thủ quy định pháp luật của người dân là: – Niềm tin của công dân với pháp luật: Pháp luật được ban hành để điều chỉnh, trấn áp, hướng con người đến những hành vi trong khuôn khổ cho phép và đúng với đạo đức
  • 20. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thanh Mai Sv: Trần Văn Đức P a g e | 20 Msv: 11160945 của xã hội. Đặc biệt trong xã hội như ngày nay, luật pháp lại càng quan trọng và thể hiện được chung ý chí của tất cả mọi tầng lớp trong xã hội. Để luật pháp được tôn trọng và thực thi, ngoài sự giáo dục, răn đe và cưỡng chế của bộ máy công quyền thì cần phải có sự tin tưởng, sự đồng lòng của mỗi người dân đối với pháp luật. Niềm tin là thứ tối quan trọng của tuân thủ, nếu như mỗi người dân, mỗi cá nhân đều biết đến, đều thực hiện theo, rồi truyền tai nhau người này tới người khác sẽ tạo nên một cộng đồng mạnh mẽ biết tôn trọng và chấp hành luật. – Môi trường xã hội - pháp lý: Việc công dân có hay không tuân thủ pháp luật đến từ chính môi trường nơi họ đang sinh sống, nó có sự ảnh hưởng, tác động không nhỏ đến hành vi của họ. Khi môi trường sống được nâng cao, người dân sẽ càng có nhiều điều kiện hơn để hiểu biết cụ thể và nắm rõ hơn về luật, việc điều chỉnh và thực hiện lối sống pháp luật theo cộng đồng sẽ có sự tác động và uốn nắn các cá nhân, hộ gia đình sống và tuân theo pháp luật nhiều hơn, hạn chế tối đa những vi phạm do không biết hay do chủ quan không chấp hành luật của một số cá nhân riêng biệt. – Dư luận xã hội: Có thể coi dư luận xã hội là một trong những phương pháp hay, chế tài hiệu quả nhất trong việc đảm bảo sự tuân thủ các quy định pháp luật. Cụ thể như những hành vi tích cực, tham gia, tuân thủ theo đúng quy định sẽ được khen ngợi, tuyên dương, ủng hộ; trái lại thì những hành vi làm trái với pháp luật sẽ bị phản đối, lên án, bêu riếu, phẫn nộ. Thái độ hay phản ứng của cộng đồng về một sự việc ít nhiều sẽ có những tác động đối với chính chủ thể của hành động đó cho dù là hành động đúng hay sai, tích cực hay tiêu cực, thể hiện được sức mạnh, ý thức to lớn, tiếng nói của cộng đồng đối với những sự việc nói chung và các cá nhân nói riêng. – Ý thức và trách nhiệm của mỗi người dân: Ngày nay, hệ thống luật pháp nước ta vô cùng rộng và bao hàm rất nhiều điều luật cụ thể, vì vậy, mà một người không thể biết hết cũng như không thể nhớ hết tất cả những quy định, điều luật như vậy được. Do đó, mà việc giáo dục pháp luật, đưa luật pháp tới gần với người dân hơn là điều vô cùng quan trọng để nâng cao nhận thức cũng như sự tuân thủ và niềm tin vào luật pháp của mỗi người dân. Việc được giáo dục về luật pháp sẽ hình thành lên sự hiểu biết, sự tôn trọng dành cho pháp luật; đó là những cơ sở, nền tảng để tạo nên ý thức chấp hành pháp luật và một nếp sống văn minh, lịch sự. – Sự rõ ràng, minh bạch trong các quy định pháp luật: Hiện nay, số lượng văn bản luật là rất nhiều, trong khi đó, nhiều văn bản có nội dung chồng chéo, khó hiểu cũng như văn bản hướng dẫn chưa có tính cụ thể, rành mạch dẫn tới nhiều khó khăn, mâu thuẫn trong việc thực thi pháp luật của các cấp chính quyền. Chính điềuđó đã tạo tâm lý hoang mang, chủ quan, coi thường của người dân về pháp luật, tạo điều kiện cho những hành vi phạm ngày càng gia tăng. Vì vậy, việc minh bạch, rõ ràng trong các quy định, văn
  • 21. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thanh Mai Sv: Trần Văn Đức P a g e | 21 Msv: 11160945 bản pháp luật là yêu cầu quan trọng, tạo sự ủng hộ của người dân về việc tuân thủ và thực hiện theo pháp luật một cách tốt nhất. 1.3. Một số nghiên cứu về môi trường, sự tuân thủ các quy định về môi trường Nhóm tác giả gồm Mai Thanh Dung, Nguyễn Minh Khoa, Phan Thị Thu Hương với đề tài “Lồng ghép yêu cầu bảo vệ môi trường trong hệ thống pháp luật chuyên ngành ở Việt Nam” năm 2019 đã đưa ra vấn đề nghiên cứu về những tác động, những sự lý luận hay những kết quả có thể đạt được khi áp dụng lồng ghép, tích hợp các chính sách BVMT với các chính sách pháp luật khác; có mâu thuẫn hay những hướng dẫn cụ thể ra sao, tính khả thi như thế nào khi áp dụng việc lồng ghép này. Chính vì sự liên kết chặt chẽ 3 bên giữa con người-môi trường-xã hội ngày nay đã dẫn tới những yêu cầu thiết thực về việc đưa những chính sách BVMT vào để xây dựng hệ thống chiến lược, những văn bản, chỉ thị đánh giá trong xu hướng phát triển làng xã, địa phương mà xa hơn là tổng thể của quốc gia. Tác giả Bùi Thị Mai Thương cùng đề tài “ Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp(CSR) trong việc tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường: trường hợp các doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An” năm 2014. Vấn đề nghiên cứu của đề tài là những vấn đề về môi trường, sự tuân thủ và tổng quan về CSR trong lĩnh vực khai thác khoáng sản của các doanh nghiệp tại tỉnh Nghệ An. Qua nghiên cứu cho thấy CSR của các doanh nghiệp như thế nào và những nhìn nhận, đánh giá về nó trong việc tuân thủ quy định về BVMT. Đồng thời, đề tài cũng nêu được những giải pháp hữu hiệu giúp cải thiện và nâng cao CSR của doanh nghiệp trở lên đúng mức và tốt đẹp hơn. Đề tài “ Khảo sát việc tuân thủ luật bảo vệ môi trường tại một số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng” của nghiên cứu sinh Phạm Thị Hoàng Diệu năm 2012. Đề tài đã đưa ra được hiện trạng các vấn đề môi trường còn tồn tại ở một số doanh nghiệp điển hình của thành phố Hải Phòng; cùng với đó những đánh giá quan trọng về việc có hay không sự tuân thủ Luật BVMT, mức độ tuân thủ luật ra sao thông qua việc khảo sát bằng những bảng hỏi cụ thể. Thông qua đó, đề ra những giải pháp và khuyến nghị nâng cao giúp cho việc tuân thủ luật của các doanh nghiệp được tốt hơn. Nghiên cứu sinh Lê Kim Nguyệt với đề tài “ Thực trạng thực thi pháp luật tại các làng nghề ở Việt Nam” năm 2012 thông qua những phân tích, những số liệu thu được từ quá trình thu thập, đề tài đưa ra được cái nhìn khách quan nhất về làng nghề và môi trường làng nghề hiện nay. Cùng với đó là những vấn đề còn tồn tại sâu tại làng nghề từ trước đến nay, trước hết là ý thức người dân chưa cao trong việc BVMT và những yếu tố tác động để thực thi, áp dụng, sử dụng pháp luật trong làng nghề như hiện trạng vấn đề, lợi ích kinh tế, sự thờ ơ của người dân về môi trường cùng sự quản lý yếu kém, chưa
  • 22. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thanh Mai Sv: Trần Văn Đức P a g e | 22 Msv: 11160945 sát sao của các cấp chính quyền địa phương về môi trường dẫn tới nhiều vấn đề cần phải bàn. Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Lan Phương với luận văn thạc sĩ “ Áp dụng pháp luật về môi trường tại các làng nghề trên địa bàn huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình ” năm 2017. Trên cơ sở địa bàn huyện Hưng Hà vốn đã tồn đọng nhiều những bất cập về làng nghề, nay qua nghiên cứu này, tác giả đã chỉ ra thêm những tồn tại và hiện trạng môi trường nơi đây ra sao, những khó khăn và hướng giải pháp như thế nào khi áp dụng luật về môi trường tại huyện Hưng Hà. Nhóm nghiên cứu sinh cùng đề tài “ Đánh giá thực trạng áp dụng luật bảo vệ môi trường tại làng nghề gốm Chòm Sao (thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương) ” năm 2019. Trong đề tài này, nhóm đã nghiên cứu, điều tra thực địa để thu thập thông tin, những thông số cụ thể về vấn đề phát sinh tại chính làng nghề gốm Chòm Sao. Qua đó, nhóm đã tính toán và phân tích, đánh giá chất lượng hiện trạng môi trường nơi đây, dựa vào cơ sở đó để nêu ra những vấn đề trong khâu quản lý và thực tế áp dụng luật về môi trường tại làng nghề nơi đây. Cũng với đó, đề tài cũng nêu ra một số giải pháp và khuyến nghị giúp giải quyết những vấn đề tại làng nghề nói trên. 1.4. Kết luận chương I Tại chương 1, tác giả đã khái quát về những tiêu chí, đặc điểm, phân loại hay tiềm năng phát triển của làng nghề hiện nay. Khái quát lý thuyết về ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường làng nghề, những tác động của ONMT ảnh hưởng tới làng nghề. Cùng với đó, tác giả cũng đề cập tới sự tuân thủ, các yếu tố ảnh hưởng tới sự tuân thủ và tổng quan những nghiên cứu về sự tuân thủ, môi trường làng nghề. Từ đó, tác giả sẽ lấy đó làm cơ sở để đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề và đánh giá sự tuân thủ của những hộ làm nghề tại địa bàn nghiên cứu của luận văn.
  • 23. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thanh Mai Sv: Trần Văn Đức P a g e | 23 Msv: 11160945 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ NHA XÁ, THỊ XÃ DUY TIÊN, TỈNH HÀ NAM 2.1. Tổng quan chung về làng nghề Nha Xá, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam 2.1.1. Giới thiệu về thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam 2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên Thị xã Duy Tiên nằm ở phía Bắc của tỉnh Hà Nam, với diện tích hơn 12 nghìn ha theo số liệu năm 2019, tứ phía lần lượt giáp với các huyện như huyện Kim Bảng, huyện Lý Nhân, huyện Bình Lục, huyện Thanh Liêm và TP Phủ Lý. Từ tháng 1/2022, từ cơ sở cũ dựa trên ranh giới, diện tích của huyện Duy Tiên cũ, thị xã Duy Tiên được thành lập gồm 16 đơn vị hành chính cấp xã, phường, trong đó có 9 phường và 7 xã. Nằm trong vành đai cao tốc, trục đường quốc lộ nối liền với thủ đô Hà Nội, Duy Tiên đang ngày càng có nhiều lợi thế trong việc thu hút đầu tư phát triển , mở rộng giao lưu kinh tế với các tỉnh và địa phương khác. – Về địa hình, địa mạo: Thị xã Duy Tiên mang đặc trưng của khu vực đồng bằng khi nằm trọn trong khu vực châu thổ sông Hồng. Với địa hình tương đối bằng phẳng, Duy Tiên từ lâu đã có những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cây trồng, lúa nước, cây theo vụ mùa. Thị xã Duy Tiên có thể chia thành 2 vùng địa hình là những khu vực có địa hình thấp như phường Tiên Nội, xã Tiên Ngoại và khu vực có địa hình cao như xã Tiên Sơn với núi Điệp, núi Đọi hoặc vùng ven đê sông Hồng và sông Châu Giang. – Về chế độ thủy văn: Duy Tiên với ba con sông chính chảy qua là sông Hồng, sông Nhuệ và sông Châu Giang hàng năm bồi những lượng phù sa khá lớn cho đất đê và đất ven đê, cùng lượng nước cung cấp dồi dào cho việc cải tạo, dự trữ, bơm tưới và bổ sung nước cho các đồng ruộng và tiếp nước cho việc sản xuất, đặc biệt vào mùa khô. Ngoài các con sông chính, còn có những con kênh đào, ao chuôm, hồ đầm đóng vai trò quan trọng trong việc giữ nước và cung cấp nước cho hệ thống tưới tiêu và bơm tưới cùng với các nguồn nước chính. – Về môi trường: cùng với sự đi lên của kinh tế thì môi trường tại một số nơi tại thị xã bị ảnh hưởng bởi nguồn thải từ các khu công nghiệp, khu vực làng nghề, chất thải phát ra từ khu dân cư ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của mỗi người dân trong khu vực. Vì vậy, cần có những biện pháp giảm thiểu và giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường tại những khu vực, địa bàn xã, phường tại thị xã Duy Tiên.
  • 24. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thanh Mai Sv: Trần Văn Đức P a g e | 24 Msv: 11160945 2.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội a) Tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội Hình 2.1: Giá trị cơ cấu các ngành kinh tế của thị xã Duy Tiên trong giai đoạn 2015-2019 (Nguồn:UBND thị xã Duy Tiên) Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế của thị xã Duy Tiên tăng dần qua các năm, ở cả 3 ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ đều có xu hướng tăng, nhưng tăng nhanh và mạnh nhất là ở ngành công nghiệp. Điều đó nói lên sự quan tâm, đầu tư mạnh mẽ cũng như việc thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước cho hoạt động phát triển công nghiệp của thị xã. Bên cạnh yếu tố vị trí địa lý, vừa thuận lợi, vừa có điều kiện tốt cho những sự phát triển bởi những mối liên kết, giao lưu hợp tác với các tỉnh, địa phương khác thì các cấp chính quyền địa phương cũng có những phương án hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn, tạo điềukiện cần thiết cho doanh nghiệp tự do làm ăn, mở rộng địa bàn, nâng cao sản xuất. Cũng chính vì thế mà cán cân cơ cấu đang dần dịch về phía công nghiệp và dịch vụ. Người dân có xu hướng giảm dần tỉ trọng về nông nghiệp thuần nông, nâng cao chất lượng, ứng dụng khoa học cải tiến trồng trọt, chăn nuôi theo hướng có khu tập trung hoặc làm những trang trại lớn thay vì những sự nhỏ lẻ ở từng hộ dân như trước hoặc việc người dân tham gia làm việc tại những khu công nghiệp, nhà máy thay vì làm nông như trước. Vì vậy mà cơ cấu về nông nghiệp ngày càng giảm dần qua các năm. Cơ cấu về công nghiệp ngày tăng sẽ kéo theo việc người dân tham gia, làm việc tại các khu công nghiệp ngày càng tăng lên, thu nhập theo đó cũng cao hơn trước, kéo theo những nhu cầu thiết yếu cũng sẽ tăng, dẫn tới ngành dịch vụ có sẽ cơ hội vươn lên và phát triển, thực tế thông qua những con số đã phản ánh đúng những điều trên. 5.90% 5.20% 4.70% 4.30% 3.90% 74.80% 75.50% 75.90% 76.20% 77.40% 19.30% 19.30% 19.40% 19.50% 18.70% 0.00% 20.00% 40.00% 60.00% 80.00% 100.00% Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Nông nghiệp CN-TTCN Thương mại-Dịch vụ
  • 25. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thanh Mai Sv: Trần Văn Đức P a g e | 25 Msv: 11160945 – Về nông nghiệp: Thị xã xây dựng những phương án, kế hoạch, đưa ra những sáng kiến trong sản xuất các sản phẩm nông nghiệp như nâng cao chất lượng các giống lúa, thử nghiệm những giống cây con, cây trồng có năng suất tốt hơn; tổ chức, kêu gọi người dân tham gia những lớp học nhằm nâng cao trình độ, kỹ thuật, ứng dụng khoa học vào nông nghiệp; thực hiện công tác, giúp người nông dân xây dựng và áp dụng mô hình vườn ao chuồng theo cơ chế an toàn sinh học. – Về lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Thị xã đã thực hiện nhiều hoạt động nhằm thu hút đầu tư, thực hiện nhiều dự án đầu tư lớn trong khu vực; giải quyết tốt những khó khăn cho các hộ gia đình sản xuất, doanh nghiệp trên địa bàn. Hàng năm, có tới hơn 4.000 lao động được tạo thêm những công ăn việc làm mới, nâng tổng số lao động hiện đang làm tại những doanh nghiệp, khu công nghiệp lên đến hơn 50.000người, cùng với thu nhập bình quân hàng tháng đạt từ 4,5-7 triệu đồng/người. Thêm nữa là các doanh nghiệp trên địa bàn có đóng góp vào ngân sách nhà nước hơn 2000 tỷ đồng với tốc độ tăng bình quân qua các năm lên đến trên 30%. (UBND thị xã Duy Tiên, 2018) – Thương mại, dịch vụ: Thương mại và dịch vụ trên địa bàn đang được quan tâm hơn và có cơ hội phát triển khá tốt. Nhiều khu vực đã được quan tâm đầu tư hơn, quá trình đô thị hóa diễn biến ngày càng nhanh, việc mọc lên càng nhiều những trung tâm thương mại, khu vui chơi hay những siêu thị lớn là một ví dụ. Cùng với đó là nhu cầu của con người ngày tăng kéo theo những dịch vụ đi kèm cùng tăng đáng kể, không những giải quyết tốt về vấn đề việc làm hiện nay mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nơi đây. – Quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường: Hiện nay, công tác quản lý về những vấn đề môi trường trên địa bàn thị xã đang được quan tâm hơn, với những biện pháp thực hiện sát sao và quyết liệt hơn, phương châm hành động nhanh chóng, kịp thời, xử lý nghiêm những vi phạm về môi trường, không dung túng, làm ngơ về hành động trái với pháp luật, phá hoại môi trường. Tại Duy Tiên, môi trường tuy đã được cải thiện khá nhiều và có những chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn là vấn đề nan giải, cần sự nỗ lực và nhiệt tình của các cán bộ môi trường nơi đây để giải quyết tình hình này. b) Thực trạng dân số, lao động, việc làm  Về dân số: Bảng 2.1: Mức giảm tỷ lệ sinh của thị xã trong giai đoạn 2015-2019 Năm 2015 2016 2017 2018 2019 Tỷ lệ (‰) 0,26 0,64 2,10 2,80 3,30 (Nguồn: UBND thị xã Duy Tiên)
  • 26. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thanh Mai Sv: Trần Văn Đức P a g e | 26 Msv: 11160945 Thị xã đã có những phương án và triển khai rất tốt về công tác dân số, tuyên truyền, kêu gọi người dân thực hiện kế hoạch hóa, mỗi gia đình 2 con cùng với đó là giảm mức tỷ lệ sinh dần dần qua các năm. Việc phổ cập giáo dục khi trẻ bắt đầu đến độ tuổi đi học giúp nâng cao chất lượng dân số trên thị xã; vấn đề chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng được quan tâm hơn giúp cho đời sống của người dân được nâng cao hơn.  Lao động và việc làm: Hình 2.2: Lực lượng trong độ tuổi lao động của thị xã trong giai đoạn 2015-2019 (Nguồn: UBND thị xã Duy Tiên) Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động ngày càng tăng. Tỷ lệ lao động qua các năm đều đạt trên 70% tổng dân số của thị xã nói lên dân số ở đây phần lớn thuộc lớp dân số trẻ với những sự năng động, linh hoạt, nhạy bén trong công việc và quản lý. Bên cạnh đó, công tác đào tạo nghề ngày càng được quan tâm và tỷ lệ qua đào tạo ngày càng tăng; tỷ lệ thất nghiệp, lao động thiếu hoặc không có việc làm tại thị xã ở mức rất thấp qua các năm. c) Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật  Giao thông: Giao thông trên địa bàn thị xã đang ngày càng chú trọng, với những con đường được rải nhựa hoặc xây bê tông thuận tiện cho việc đi lại của người dân cũng như trong việc vận chuyển, giao lưu với các tỉnh khác. Nổi bật với tuyến đường quốc lộ 1A nối với thủ đô Hà Nội hay Quốc lộ 38 chạy dọc thị xã Duy Tiên nối với tỉnh Hưng Yên.  Thủy lợi: 0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 87,500 87,870 92,500 93,770 95,880
  • 27. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thanh Mai Sv: Trần Văn Đức P a g e | 27 Msv: 11160945 Với việc nằm trong khu vực đồng bằng, nông nghiệp phát triển từ sớm là điều kiện tiên quyết dẫn tới sự phát triển của hệ thống thủy lợi nơi đây. Nhìn chung, hệ thống thủy lợi tại thị xã Duy Tiên phát triển khá tốt và được phân bổ rộng rãi, trải đều ở các xã, phường với 20 trạm bơm lớn nhỏ với quy mô và công suất khác nhau đóng vai trò quan trọng trong việc tưới tiêu nước, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.  Mạng lưới điện: Hiện nay toàn bộ các xã, phường trên địa bàn đều được sử dụng điện 100% cho nhu cầu sinh hoạt trong đời sống. Ngành điện lực của thị xã được quan tâm và có sự đầu tư khá tốt, đặc biệt tại các khu công nghiệp với những đường điện, trạm biến áp phục vụ riêng cho nhu cầu sản xuất tại các doanh nghiệp.  Bưu chính viễn thông: Ngày nay, khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển thì bưu chính viễn thông cũng có nhiều điều kiện hơn để phát triển, ngoài những thông tin, văn bản, email điện tử chuyển phát qua máy fax, internet thì tại chính các điểm, trụ sở UBND xã, phường đều có cây bưu điện đảm bảo nguồn thông tin chuyển phát nhanh chóng và hiệu quả từ tuyến thị xã về các xã, phường.  Cấp nước: Tại các khu vực nông thôn, hệ thống cấp nước đang được xây dựng và phát triển dần quy mô, có rất ít nhà máy cung cấp nước sạch nên đa phần người dân dùng nước mưa, nước giếng khoan trong sinh hoạt là chính. Tuy nhiên, với khu đô thị như Đồng Văn hay Hòa Mạc, tỷ lệ người dùng nước sạch có xu hướng ngay càng tăng cao từ 81,3% năm 2013 lên 97,2% năm 2019. (UBND thị xã Duy Tiên, 2019) 2.1.2. Giới thiệu về làng nghề dệt nhuộm Nha Xá 2.1.2.1. Sản phẩm của làng nghề Nghề dệt tại Nha Xá đã được hình thành từ thời nhà Trần, tính đến nay cũng được trên 700 năm, hiện nay Nha Xá được biết đến nhiều hơn với danh xưng “Á hậu” của nghề dệt lụa trong cả nước. Các hộ làm nghề tại đây đa phần là sản xuất dệt lụa, đối với những hộ quy mô lớn thì họ thực hiện sản xuất với hầu hết các công đoạn từ nhập tơ, chuội tơ, nhuộm tơ, dệt và sau đó là tạo ra thành phẩm. Với những hộ có quy mô sản xuất nhỏ hơn thì họ sẽ thực hiện một hoặc nhiều hơn một trong tổng những công đoạn nói trên nhưng chủ yếu là tập trung vào khâu tẩy chuội và nhuộm màu. Tổng lượng vải lụa sản xuất hàng năm của làng nghề dao động đều từ 9 trăm nghìn cho tới 1 triệu mét vải/năm (UBND thị xã Duy Tiên, 2019).
  • 28. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thanh Mai Sv: Trần Văn Đức P a g e | 28 Msv: 11160945 Làng nghề Nha Xá hiện nay sản xuất chủ yếu theo đơn hàng được đặt từ các nơi đổ tới. Sản phẩm chính của làng nghề là vải lụa tơ tằm với đa dạng các loại như lụa 100%, lụa pha, lụa mỏng...với các mức giá tiền khác nhau theo từng loại. Ngoài ra còn có vải đũi, vải lanh và khăn lụa. 2.1.2.2. Quy mô sản xuất Hình 2.3: Cơ cấu số hộ sản xuất tại làng nghề Nha Xá (Nguồn: UBND thị xã Duy Tiên) Trước đây, số hộ sản xuất tại làng nghề ở mức tương đối cao, luôn chiếm trên 30% tổng số hộ trong làng. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, tỉnh hình sản xuất ngày càng gặp khó khăn, dẫn tới việc một số hộ gia đình sản xuất nhỏ lẻ đã không thể trụ nổi và đành phải bỏ nghề dệt để sang làm những công việc khác. Tuy vậy, với những cải tiến, nỗ lực trong sản xuất cùng sự hỗ trợ của Nhà nước, theo đà chung của xã hội sau khủng hoảng, làng nghề đã dần vươn lên và phát triển trở lại. Tại làng nghề Nha Xá hiện nay có tổng cộng là 19 hộ làm nghề. Trong đó, có 6 hộ là có quy mô sản xuất lớn trên 250m2 (tương ứng với tỷ lệ 32%), lớn nhất là hộ ông Lê Thanh Sơn với 500m2; 4 hộ có quy mô vừa từ trên 100m2 đến 150m2 (với tỷ lệ 21%) và 9 hộ có quy mô nhỏ dưới 100m2 (chiếm tỷ lệ 47%). 32% 21% 47% Quy mô lớn Quy mô vừa Quy mô nhỏ
  • 29. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thanh Mai Sv: Trần Văn Đức P a g e | 29 Msv: 11160945 2.1.2.3. Quy trình sản xuất Quy trình dệt nên một tấm lụa rất kì công và cần nhiều công đoạn, thêm nữa là với những nguyên liệu đầu vào như tơ sợi, nước, hóa chất, thuốc nhuộm thì chất thải tạo ra theo các giai đoạn là rất lớn, cụ thể như hình 2.5: Hình 2.4: Sơ đồ sản xuất lụa và chất thải phát sinh tại làng nghề Nha Xá ( Nguồn: Phòng địa chính – UBND xã Mộc Nam năm 2015 ) Hiện nay, các hộ sản xuất trên địa bàn làng nghề đa phần là dệt theo hướng thủ công- bán cơ khí, tẩy chuội, nhuộm, bán tư liệu dùng trong ngành. Với nguyên liệu dùng trong sản xuất là sợi tơ tằm, trước kia là dân làng tự nuôi tằm và thu tơ, nhưng giờ chủ yếu là tơ nhập từ nhà máy tơ ở Lâm Đồng với nguồn hàng dồi dào và ổn định hơn. Nhiên liệu sản xuất dùng cho đốt lò hơi là than đá với lượng dùng khoảng 100 - 200 tấn/tháng. Hóa chất dùng để tẩy, nhuộm trong tháng lên tới gần 20 tấn. – Những công đoạn phát sinh nhiều chất thải:
  • 30. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thanh Mai Sv: Trần Văn Đức P a g e | 30 Msv: 11160945 + Công đoạn xe tơ, đảo tơ và dệt dựa vào những máy xe tơ, máy dệt, quấn sợi để sản xuất nên tạo nhiều tiếng ồn lớn, cùng với đó là phát sinh những tơ vụn được chất thành những bó. + Công đoạn tẩy chuội, nhuộm màu: đây là hai công đoạn mà các hộ dùng than đá, than tổ ong để đun nóng lò hơi tạo nên và thải ra nhiều khí đốt và xi than; thêm nữa là việc sử dụng với lượng lớn hóa chất để tẩy trắng, nhuộm màu vải cùng với nguồn nước đầu vào sẽ phát sinh ra lượng nước thải chứa hóa chất rất lớn nếu không qua xử lý thì sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng và ô nhiễm nguồn nước rất nặng nề. 2.2. Thực trạng môi trường làng nghề Nha Xá 2.2.1. Đánh giá hiện trạng môi trường không khí tại làng nghề 2.2.1.1. Đối với môi trường không khí xung quanh các hộ làm nghề Bảng 2.2: So sánh kết quả quan trắc môi trường không khí xung quanh hộ sản xuất với QCVN 05:2013/BTNMT STT Thông số ĐVT Kết quả Năm 2015 QCVN 05:2013/BTNMT 1 Nhiệt độ to 32 34 2 Tiếng ồn dBA 75 55-74 3 Bụi µg/m3 450 300 4 SO2 µg/m3 1311 350 5 NO2 µg/m3 325 200 6 CO µg/m3 42000 30000 7 Pb µg/m3 0.01 1.5 (Nguồn: UBND xã Mộc Nam và QCVN 05:2013/BTNMT) Theo kết quả ghi nhận được từ bảng 2.2 có thể thấy ngoài thông số của Pb có hàm lượng rất nhỏ và nhiệt độ đạt chuẩn cho phép so với quy định ra thì các chỉ tiêu còn lại đều vượt quá mức, có chỉ tiêu gấp lên tới vài lần theo quy chuẩn. Xung quanh các hộ sản xuất bị ảnh hưởng nhưng tiếng ồn đo được cũng lên đến 75 dBA, tức là cao hơn mức quy chuẩn đề ra. Lượng bụi đo được gấp 1,5 lần so với quy chuẩn, khí NO2 - một trong những tác nhân gây ra hiệu ứng nhà ứng cũng cao gấp hơn 1,6 lần. Thêm nữa là lượng CO và SO2 - 2 trong số những chất ảnh hưởng trực tiếp và gây ra những bệnh nghiêm
  • 31. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thanh Mai Sv: Trần Văn Đức P a g e | 31 Msv: 11160945 trọng về đường hô hấp cho con người cũng cao gấp lần lượt 140% và 370% so với con số quy định trong quy chuẩn, điều này cho thấy người dân xung quanh các hộ làm nghề đang chịu những ảnh hưởng không nhỏ từ khí thải và tiếng ồn do sản xuất gây ra. 2.2.1.2. Đối với môi trường không khí tại các cơ sở làm nghề Bảng 2.3: So sánh kết quả quan trắc môi trường không khí tại các cơ sở sản xuất với QCVN 05:2013/BTNMT STT Thông số ĐVT Kết quả Năm 2015 QCVN 05:2013/BTNMT 1 Nhiệt độ to 37 34 2 Tiếng ồn dBA 85 55-74 3 Bụi µg/m3 582 300 4 SO2 µg/m3 3054 350 5 NO2 µg/m3 368 200 6 CO µg/m3 76000 30000 7 Pb µg/m3 0.92 1.5 (Nguồn: UBND xã Mộc Nam và QCVN 05:2013/BTNM ) Tại chính những khu vực sản xuất, các thông số đều cho thấy rằng mức độ cao hơn rất nhiều so với quy chuẩn đề ra. Nhiệt độ đo được tại nơi sản xuất lên tới 37oC do việc sử dụng than để đốt trong sản xuất cùng với mặt bằng sản xuất quy mô nhỏ, không có biện pháp làm giảm nhiệt độ xuống cũng như không lắp ống, cửa thông gió nên dễ hiểu vì sao nhiệt độ tại nơi đây lại cao và ngột nhạt như vậy. Nồng độ bụi và khí NO2 cao gấp gần 2 lần so với quy chuẩn. Lượng khí CO cao gấp 2,5 lần cũng như lượng SO2 cao gấp 8,7 lần so với quy chuẩn quy định. Điều này nói lên việc người lao động làm nghề tại các nơi sản xuất đang phải hứng chịu những áp lực và tác động rất lớn từ việc ô nhiễm môi trường không khí do nồng độ các chất gây ô nhiễm ở nơi đây quá cao, vượt quá nhiều so với những con số được quy định trong quy chuẩn. 2.2.2. Đánh giá hiện trạng môi trường nước tại làng nghề 2.2.2.1. Đối với chất lượng nước thải
  • 32. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thanh Mai Sv: Trần Văn Đức P a g e | 32 Msv: 11160945 Bảng 2.4: So sánh kết quả quan trắc chất lượng nước thải với QCVN 13:2015/BTNMT STT Thông số ĐVT Kết quả QCVN 13:2015/BTNMT Giá trị C NT1 NT2 NT3 B 1 pH - 7,7 9,1 8,5 5,5-9 2 Độ màu Pt-Co 475 820 590 200 3 TSS mg/L 130 162 181 100 4 BOD5 mg/L 426 594 378 50 5 COD mg/L 890 1052 1011 200 6 T-N mg-N/L - 13,5 17,2 - 7 T-P mg-P/L 3,2 6,8 4,4 - (Nguồn: Bộ tài nguyên môi trường, 2015) Trong đó: + Mẫu NT1: nước thải xưởng sản xuất của gia đình ông Lê Văn Kỳ + Mẫu NT2: nước thải xưởng sản xuất của gia đình ông Lê Thanh Sơn + Mẫu NT3: nước thải xưởng sản xuất của gia đình bà Lê Thúy Mùi Tại các hộ sản xuất, nước thải có chứa hóa chất thường mang theo những chất gây ô nhiễm như độ kiềm, hàm lượng COD, BOD hay độ màu, TSS được thải ra theo các ống dẫn rồi đưa ra mương, hồ ao quanh làng. Theo kết quả từ bảng 2.4 thì ta thấy những thông số về độ màu, TSS đều cao gấp nhiều lần cho phép, như độ màu của nước thải cao gấp từ 2,4 - 3 lần so với quy chuẩn hay TSS cao hơn từ 1,3 - 1,8 lần mức quy định. Hàm lượng BOD5, COD trong nước cao hơn rất nhiều so với quy chuẩn cho phép: BOD5 vượt từ 7,4 - 11,8 lần; COD vượt từ 4,5 - 5,2 lần. Điều này cho thấy nước thải chứa những nguồn gây ô nhiễm rất lớn và có nồng độ vượt quá mức quy định mà nhà nước cho phép về chất lượng nước thải. 2.2.2.2. Đối với chất lượng nước mặt
  • 33. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thanh Mai Sv: Trần Văn Đức P a g e | 33 Msv: 11160945 Bảng 2.5. So sánh kết quả quan trắc chất lượng nước mặt với QCVN 08:2015/BTNMT STT Thông số ĐVT QCVN 08:2015/BTNMT Kết quả B1 NM1 NM2 NM3 1 pH - 5,5-9 8,3 6,5 6,3 2 Oxy hòa tan (DO) mg/l ≥ 4 1,6 1,2 2,6 3 COD mg/l 30 70 134,7 115,4 4 BOD5 mg/l 15 44,6 70,4 65,2 5 Florua (F-) mg/l 1,5 0,02 0,5 1,02 6 Sắt (Fe) mg/l 1,5 2,4 4 1,4 7 NH4 + mg/l 0,9 4 1,6 3,3 8 Coliform MPN/100ml 7500 5861 5433 6464 (Nguồn: Viện Khoa học Kỹ thuật Môi trường, Trường ĐH Xây dựng Hà Nội lấymẫu phân tích năm 2015) Trong đó: + Mẫu NM1: Ao gần nhà ông Phạm Văn Hoạt + Mẫu NM2: Ao gần nhà ông Lê Thanh Sơn + Mẫu NM3: Ao gần nhà bà Lê Như Điệp Nước mặt ở đây đa phần là từ những hồ ao trong làng và quanh các hộ làm nghề. Ngoài việc tiếp nhận nước thải dệt lụa từ các hộ sản xuất thì các ao này còn tiếp nhận nước thải sinh hoạt hoặc chăn nuôi của người dân. Theo bảng so sánh 2.5, có thể thấy lượng Oxy hòa tan trong nước rất ít và đều nhỏ hơn nhiều mức 4 mg/l so với quy chuẩn. Hàm lượng COD cao gấp từ 2,3 - 4,5 lần, BOD5 gấp từ 3 - 4,7 lần và nồng độ Amoni NH4+ trong nước vượt quy chuẩn từ 1,8 - 3,7 lần cho thấy chất lượng nước mặt đang bị ô nhiễm nặng. 2.2.2.3. Đối với chất lượng nguồn nước ngầm
  • 34. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thanh Mai Sv: Trần Văn Đức P a g e | 34 Msv: 11160945 Bảng 2.6: So sánh kết quả quan trắc chất lượng nguồn nước ngầm với QCVN 09- MT:2015/BTNMT STT Thông số ĐVT Kết quả QCVN 09- MT:2015/BTNMT Giá trị C NN1 NN2 B 1 pH - 6,54 4,28 5,5-8,5 2 Amoni-N mg/l 0,8 0,5 0,1 3 Nitrit-N mg/l 0,11 0,05 1,0 4 Sulfat mg/l 342 238 400 5 Clorua mg/l 685 650 250 6 Sắt mg/l 12,2 13,5 5 7 Mangan mg/l 1,3 2,9 0,5 8 Độ cứng mg/l 655 545 500 (Nguồn: Viện Khoa học Kỹ thuật Môi trường, Trường ĐH Xây dựng Hà Nội lấymẫu phân tích năm 2015) Trong đó: + Mẫu NN1: Giếng nhà bà Lê Thúy Mùi. + Mẫu NN2: Giếng nhà ông Lê Văn Kỳ. Qua bảng 2.6 cho thấy nồng độ Amoni cao gấp từ 5 - 8 lần mức cho phép, Clorua cao gấp gần 3 lần so với quy định cũng như hàm lượng Sắt, Mangan và độ cứng của nước khá cao so với quy chuẩn. Lượng sắt cao gấp hơn 2 lần cho phép, Mangan gấp từ 2,5 - 6 lần và độ cứng cao hơn mức cho phép từ 50 - 150 đơn vị. Điều này cho thấy nguồn nước ngầm tại làng nghề có chứa hàm lượng kim loại nặng lớn cũng như có dấu hiệu bị phèn chua, nhiễm độc nặng dẫn tới việc ô nhiễm nghiêm trọng và hoàn toàn không thể sử dụng được nguồn nước ngầm tại làng. 2.3. Kết luận chương II Trong chương 2, tác giả đã tổng quan về thị xã Duy Tiên với những điều kiện tự nhiên thuận lợi và điều kiện kinh tế-xã hội ngày càng phát triển, mở rộng cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa tại địa phương. Tác giả đã giới thiệu về những sản phẩm làng nghề Nha Xá, quy mô số hộ sản xuất cũng như quy trình để tạo ra một tấm lụa. Cùng
  • 35. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thanh Mai Sv: Trần Văn Đức P a g e | 35 Msv: 11160945 với đó là những đánh giá về thực trạng môi trường không khí, môi trường nước tại làng nghề cho thấy làng nghề Nha Xá hiện nay đang chịu những sự ô nhiễm rất nặng nề từ tiếng ồn nơi sản xuất cho tới khí thải, hơi hóa chất tạo ra ảnh hưởng tới chính người lao động sản xuất và người dân trong làng. Thêm nữa, đặc biệt là môi trường nước khi mà chất lượng nước thải đang ở mức báo động và ô nhiễm nghiêm trọng cứ tiếp tục xả thải ra môi trường sẽ để lại những hậu quả như thế nào tới con người và sinh cảnh nơi đây. Dẫn tới việc nguồn nước ngầm nơi đây không thể sử dụng do nhiễm độc, nhiễm phèn và chứa hàm lượng kim loại nặng khá lớn cũng như chất lượng nước mặt ra sao khi nhìn bằng mắt thường có thể nhận ra được sự ô nhiễm. Qua những nghiên cứu về thực trạng làng nghề nói trên, tác giả sẽ tiếp tục đánh giá mức độ tuân thủ quy định BVMT của các hộ sản xuất như thế nào để dẫn tới thực trạng như hiện nay.
  • 36. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thanh Mai Sv: Trần Văn Đức P a g e | 36 Msv: 11160945 CHƯƠNG III. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TUÂN THỦ CÁC QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN LÀNG NGHỀ NHA XÁ, THỊ XÃ DUY TIÊN 3.1. Nguồn số liệu Nguồn số liệu mà tác giả sử dụng gồm: Nguồn số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp tác giả tham khảo và sử dụng cụ thể như các bộ Luật về môi trường; văn bản về BVMT, thuế BVMT; QCVN về chất lượng không khí, chất lượng nước, tiếng ồn. Các báo cáo, văn bản chỉ đạo, sách báo của UBND tỉnh Hà Nam, UBND thị xã Duy Tiên, UBND xã Mộc Nam về lĩnh vực tài nguyên - môi trường; mạng Internet... Nguồn số liệu sơ cấp: Tiến hành điều tra hộ gia đình, người làm nghề bằng cách phát phiếu điều tra khảo sát đã được in sẵn (có phụ lục kèm theo), phỏng vấn cùng với đó là tham quan, khảo sát nơi, xưởng sản xuất của từng hộ. Kết quả thu được từ phiếu điều tra sẽ được tổng hợp lại. 3.2. Phương pháp điều tra Tác giả tiến hành điều tra bằng cách tạo phiếu điều tra dùng bộ câu hỏi, với đốitượng điều tra là các hộ dân làm nghề tại làng nghề Nha Xá, thị xã Duy Tiên. Quá trình điều tra có phát phiếu câu hỏi và kết hợp tham quan, khảo sát xưởng sản xuất của từng hộ. Thời gian thực hiện điều tra diễn ra từ ngày 01/02 đến ngày 20/04/2022. Mô tả về đặc điểm mẫu nghiên cứu: Tác giả tiến hành chọn mẫu nghiên cứu n=19 hộ sản xuất làm nghề trên tổng thể 241 hộ gia đình tại làng Nha Xá. Với nội dung điều tra được chia thành những phần cụ thể là tình hình môi trường không khí; môi trường nước tại làng nghề; mức độ tuân thủ quy định BVMT của các hộ sản xuất đối với tiếng ồn; đối với khí thải, xi than, hơi hóa chất; đối với nước thải chứa hóa chất. 3.3. Thống kê mô tả mẫu điều tra Tổng hợp kết quả điều tra qua giới tính, độ tuổi, học vấn và nghề nghiệp của 19 chủ hộ tham gia và cho ý kiến điều tra được ghi lại trong bảng sau: Bảng 3.1: Tổng hợp kết quả khảo sát theo các tiêu chí tại địa bàn nghiên cứu STT Nhóm khảo sát Tiêu chí khảo sát Số ý kiến Tỷ lệ (%) 01 Giới tính Nam 18 95% Nữ 1 5% 02 Độ tuổi Từ 18 – 29 0 0 Từ 30 – 40 6 32%
  • 37. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thanh Mai Sv: Trần Văn Đức P a g e | 37 Msv: 11160945 Từ 41 – 50 10 52% Từ 51 – 60 3 16% Trên 60 0 0 03 Học vấn Tiểu học 0 0 Trung học cơ sở 13 68% Trung học phổ thông 6 32% Đại học 0 0 Trên Đại học 0 0 04 Nghề nghiệp Làm nông 15 79% Giáo viên 0 0 Công, viên chức nhà nước 0 0 Nghề tự do 4 21% Về hưu 0 0 Nghề khác 0 0 (Nguồn: Kết quả tính toán từ số liệu điều tra của tác giả) Qua bảng 3.1, ta thấy các chủ hộ tham gia khảo sát đa phần đều là nam (tỷ lệ 95%), với độ tuổi trong khoảng 30-60( độ tuổi trung niên), trong đó độ tuổi từ 41 đến 50 chiếm đến 52%. Nghề nghiệp chủ yếu của họ là làm nông (79%) kết hợp với sản xuất, làm nghề, số còn lại là làm những nghề tự do khác (chiếm 21%). Những người tham gia phỏng vấn có có trình độ dân trí ở mức khá, đa phần là hoàn thành xong bậc trung học cơ sở với 68%, còn lại là đã tốt nghiệp trung học phổ thông (32%). 3.4. Đánh giá mức độ tuân thủ quy định về BVMT của các hộ sản xuất làng nghề Nha Xá 3.4.1. Mức độ tuân thủ quy định về tiếng ồn trong sản xuất 3.4.1.1. Mức độ hiểu biết về Quy chuẩn về tiếng ồn QCVN 26:2010/BTNMT Hình 3.1: Đánh giá về mức độ hiểu biết về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn QCVN 26:2010/BTNMT
  • 38. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thanh Mai Sv: Trần Văn Đức P a g e | 38 Msv: 11160945 (Nguồn: Kết quả tính toán từ số liệu điều tra của tác giả) Theo kết quả khảo sát cho thấy các hộ có độ hiểu biết khá thấp về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn QCVN 26:2010/BTNMT. Tỷ lệ các hộ hoàn toàn không biết chiếm hơn nửa với 55,64%, trong khi đó tỷ lệ các hộ biết được chút ít, biết ở mức qua loa, trung bình cùng là 21,05%. Chỉ có 1 hộ biết ở mức khá rõ, tương ứng với tỷ lệ là 5,26%. Như vậy, có thể thấy mức độ hiểu biết về Quy chuẩn về tiếng ồn trong sản xuất của các hộ đang ở khá thấp và dưới trung bình. Đa phần các hộ gia đình đều không hề biết đến và không có thông tin, dữ liệu liên quan để đảm bảo đúng theo Quy chuẩn tiếng ồn trong sản xuất. 3.4.1.2. Mức độ tuân thủ quy định về tiếng ồn tại nơi sản xuất của các hộ gia đình làm nghề Bảng 3.2: Đánh giá mức độ tuân thủ tiếng ồn tại nơi sản xuất của các hộ gia đình làm nghề STT Mức độ tiếng ồn Số ý kiến Tỷ lệ (%) 1 Dưới 20 dBA 0 0 2 Từ 20-55 dBA 0 0 3 Từ 55-70 dBA 3 15,79 4 Từ 70-90 dBA 12 63,16 5 Trên 90 dBA 4 21,05 Tổng 19 100 52.64% 21.05% 21.05% 5.26% 0 0.00% 20.00% 40.00% 60.00% 80.00% 100.00% Hoàn toàn không biết Biết được chút ít Biết bình thường Biết khá rõ Hoàn toàn nắm vững
  • 39. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thanh Mai Sv: Trần Văn Đức P a g e | 39 Msv: 11160945 (Nguồn: Kết quả tính toán từ số liệu điều tra của tác giả) Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn QCVN 26:2010/BTNMT thì giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn nằm trong khoảng từ 55-70dBA. Còn kết quả ghi nhận được từ bảng 3.2 cho thấy các hộ có mức độ tiếng ồn đạt chuẩn cho phép theo quy định chiếm một tỷ lệ rất nhỏ với 15,79%. Đa phần các hộ đều có mức độ tiếng ồn cao hơn từ 10-20 dBA so với quy định và nằm trong khoảng từ 70-90 dBA, với tỷ lệ là 63,16%. Đặc biệt có 21,05% tỷ lệ các hộ có mức độ tiếng ồn trên 90 dBA, nếu tiếp xúc lâu ngày sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến thính lực của người làm nghề và để lại những hậu quả khôn lường về sau. Từ những kết quả trên cho thấy mức độ tuân thủ tiếng ồn tại nơi sản xuất của các hộ làm nghề là rất thấp, phần lớn các hộ đều không tuân thủ về mức độ tiếng ồn và để chúng vượt ngưỡng cho phép. 3.4.1.3. Mức độ hiểu biết về xử phạt hành chính khi vi phạm quy định về tiếng ồn Hình 3.2: Đánh giá mức độ hiểu biết về xử phạt hành chính khi vi phạm quy định về tiếng ồn (Nguồn: Kết quả tính toán từ số liệu điều tra của tác giả) Khi được hỏi về việc sẽ bị xử phạt hành chính khi để mức tiếng ồn vượt quá mức cho phép thì có tới 47,38% tỉ lệ các hộ nói rằng mình hoàn toàn không biết, trong khi đó, tỷ lệ hộ biết khá rõ và hoàn toàn nắm vững là rất nhỏ, chỉ chiếm lần lượt 10,52% và 5,26%. Còn lại là các hộ chỉ biết được đôichút thông tin, với 15,79%. Điều này cho thấy các hộ làm nghề chưa thực sự hiểu biết về những thông tin xử phạt về tiếng ồn và những Hoàn toàn không biết 47% Biết được chút ít 16% Biết bình thường 21% Biết khá rõ 11% Hoàn toàn nắm vững 5%
  • 40. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thanh Mai Sv: Trần Văn Đức P a g e | 40 Msv: 11160945 vấn đề liên quan đến ô nhiễm tiếng ồn tại nơi sản xuất và xung quanh khu vực sản xuất của mỗi hộ. 3.4.1.4. Mức độ quan tâm đối với tiếng ồn sản xuất ảnh hưởng tới xung quanh Hình 3.3: Đánh giá mức độ quan tâm đối với tiếng ồn sản xuất ảnh hưởng tới xung quanh (Nguồn: Kết quả tính toán từ số liệu điều tra của tác giả) Theo ý kiến đánh giá của các hộ sản xuất thì mức độ không quan tâm và ít quan tâm khi tiếng ồn nơi sản xuất tại gia sẽ gây ảnh hưởng tới xung quanh chiếm tỉ lệ khá cao với 73,69%, trong đó mức không quan tâm chiếm 31,58% cho thấy thái độ, ý thức của các hộ còn chưa được tốt trong việc BVMT và chưa nhận thức được ảnh hưởng của tiếng ồn trong sản xuất của các hộ tới môi trường và cuộc sống của người dân xung quanh. 3.4.2. Mức độ tuân thủ quy định về khí thải trong sản xuất 3.4.2.1. Mức độ nhận thức về việc sử dụng than tổ ong để đốt lò hơi trong sản xuất gây ảnh hưởng tới môi trường Hình 3.4: Đánh giá mức độ nhận thức về việc sử dụng than tổ ong để đốt lò hơi trong sản xuất gây ảnh hưởng tới môi trường 31.58% 42.11% 21.05% 5.26% 0% 0.00% 20.00% 40.00% 60.00% 80.00% 100.00% KH Ô NG Q UA N TÂ M Í T Q U AN TÂ M B Ì N H TH ƯỜ NG KH Á Q U AN TÂ M R Ấ T Q U AN TÂ M
  • 41. Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Ngô Thanh Mai Sv: Trần Văn Đức P a g e | 41 Msv: 11160945 (Nguồn: Kết quả tính toán từ số liệu điều tra của tác giả) Có thể thấy có tới 21,05% tỷ lệ các hộ đều cho rằng việc sử dụng than tổ ong dùng trong sản xuất vải lụa không ảnh hưởng tới môi trường, trong khi chiếm tỷ lệ lớn nhất với 36,85% là các hộ cho là ít ảnh hưởng với mức độ tác động rất nhỏ tới môi trường. Tỷ lệ 26,32% số hộ cho là việc tác động sẽ gây ảnh hưởng tới môi trường ở mức trung bình. Còn lại ở mức ảnh hưởng nhiều và rất ảnh hưởng tới môi trường thì tỷ lệ lại khá nhỏ, lần lượt với 10,52% và 5,26%. Điều này cho thấy mức độ nhận thức của các hộ sản xuất về sự ảnh hưởng của việc đốt than tổ ong tới môi trường là chưa cao, tạo nên khó khăn trong việc góp ý, đề xuất ý kiến để các hộ đổi sang dùng nguyên liệu khác tương đương trong sản xuất mà đảm bảo hơn về môi trường. 3.4.2.2. Mức độ tuân thủ quy định về xử lý khí thải trong sản xuất Theo kết quả khảo sát trong bảng 3.3 và 3.4 thì đa phần các hộ đều không có phương pháp xử lí khí thải, hơi hóa chất thải ra trong quá trình sản xuất, tương ứng với tỷ lệ các hộ xả thẳng ra ngoài môi trường chiếm 73,68%, cùng với đó là 100% các hộ đều không lắp đặt hệ thống xử lí khí thải thải ra khi sản xuất. Thậm chí có tới 26,32% tỷ lệ các hộ mặc kệ, không quan tâm đến việc phải xử lý khí thải trong khâu sản xuất. Điều này cho thấy các hộ gia đình làm nghề không hề tuân thủ các quy định về BVMT đối với khí thải trong sản xuất, gây ra những tác động không nhỏ tới môi trường, xa hơn thậm chí có thể dẫn tới ô nhiễm môi trường không khí xung quanh làng nghề. Bảng 3.3: Kết quả khảo sát về cách thức xử lý khí thải, hơi hóa chất ra ngoài môi trường 21.05% 36.85% 26.32% 10.52% 5.26% 0.00% 20.00% 40.00% 60.00% 80.00% 100.00% Không ảnh hưởng Ảnh hưởng ít Bình thường Ảnh hưởng nhiều Rất ảnh hưởng