SlideShare a Scribd company logo
1 of 29
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt
nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915
Website:lamluanvan.net
PHẠM TUẤN KIỆT – CH16NV01 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
***********
LUẬN VĂN THẠC SỸ
TIỂU THUYẾT “PHIÊN BẢN” CỦA NGUYỄN ĐÌNH TÚ
HÀNH TRÌNH TỪ VĂN HỌC ĐẾN ĐIỆN ẢNH
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ NGÀNH: 60 22 01 21
BÌNH DƯƠNG – THÁNG 01/ 2018
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt
nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915
Website:lamluanvan.net
PHẠM TUẤN KIỆT – CH16NV01 2
DẪN NHẬP
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Văn học và điện ảnh có mối quan hệ hết sức mật thiết với nhau. Mối quan
hệ gắn bó này là sự kết hợp của hai sinh thể mặc dù có giá trị riêng, có đời sống
độc lập tách biệt nhau thế nhưng, giữa điện ảnh và văn học vẫn liên tục có “sự
trao đổi” ý tưởng và nội dung. Văn học và điện ảnh liên tục hỗ trợ cho nhau để
tạo ra những sản phẩm mang dấu ấn cho từng lĩnh vực.
Văn học cung cấp ý tưởng sáng tạo cho nhà làm phim để xây dựng nên sản
phẩm cho lĩnh cực điện ảnh. Thế nhưng, đôi khi chính bộ phim điện ảnh của các
đạo diễn lại tác động ngược đến tác phẩm văn học. Nếu xét theo quy luật chuyển
thể từ văn học sang điện ảnh, văn học rõ ràng đã tác động đến các tác phẩm cải
biên theo một chiều - đó là điều mà các công trình nghiên cứu trước đây thường
nhấn mạnh. Tuy nhiên trên thực tế, có những sản phẩm hậu cải biên từ văn học đã
làm rõ ý nghĩa hoặc bổ sung thêm ý nghĩa ngược chiều trở lại cho tác phẩm văn
chương thêm phần giá trị.
Trong lịch sử của ngành điện ảnh phim, khi đứng trước nhu cầu về thị hiếu
ngày càng tinh tế và có chiều sâu của công chúng, những sản phẩm phim điện ảnh
buộc phải liên tục biến hóa để đáp ứng nhu cầu nội tại của cung – cầu thị trường
giải trí và thương mại. Qua mỗi giai đoạn lịch sử của dân tộc, văn học đã cung
cấp cho điện ảnh những mẫu hình tượng nhân vật đa dạng, phong phú từ diện mạo
lẫn tính cách. Trên thế giới nói chung và thị trường phim ảnh tại Việt Nam nói
riêng, điện ảnh đã vay mượn và lấy ý tưởng để cải biên từ các tác phẩm văn học
nhằm tạo ra sản phẩm phim từ rất sớm. Đứng trước thực tế đó, chúng tôi nhấn
mạnh mối quan hệ của điện ảnh với các sáng tác văn học đã có từ lâu. Theo dòng
chảy của sự phát triển xã hội; phát triển của khoa học – kỹ thuật thì mối quan hệ
này diễn ra ngày càng đa dạng hơn và có nhiều yếu tố kỹ xão hơn.
Chính vì tính chất tổng hợp nội tại của điện ảnh - sự kết hợp giữa nghệ
thuật hình ảnh; nghe nhìn và nghệ thuật ngôn từ đã phù hợp để thúc đẩy sự ra đời
của những phim điện ảnh có nội dung và ý tưởng từ văn học. Khi có sự kết hợp
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt
nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915
Website:lamluanvan.net
PHẠM TUẤN KIỆT – CH16NV01 3
giữa văn học và điện ảnh; sự kết hợp giữa nhà làm phim với tác giả văn học, kết
quả sẽ tạo nên những sản phẩm điện ảnh sáng tạo, có cuộc sống hoàn toàn mới so
với tác phẩm văn học gốc - Chúng tôi gọi đó là sự cải biên của văn học sang
điện ảnh1
.
Những tác phẩm điện ảnh có sự cải biên dựa vào những sáng tác văn học
xuất hiện ngày càng nhiều. Các sản phẩm cải biên này luôn khẳng định giá trị
riêng biệt của điện ảnh và văn học trước sự đánh giá từ khán giả và các nhà
nghiên cứu phê bình văn học – điện ảnh. Từ cuối thế kỷ XIX cho đến nay, sau
hơn 100 năm hình thành và phát triển nhanh chóng, điện ảnh đã chuyển từ một
loại hình giải trí mới lạ đơn thuần trở thành một nghệ thuật và công cụ truyền
thông đại chúng, giải trí quan trọng bậc nhất của xã hội hiện đại2
. Theo sách Kỷ
lục Guinness thì cuốn phim ghi lại hình ảnh chuyển động đầu tiên còn được biết
tới ngày nay là đoạn phim Roundhay Garden Scene được quay với tốc độ 12
khung hình trên giây tại Leeds, Anh năm 18883
. Đây là thử nghiệm của nhà phát
minh người Pháp Louis Le.
Kể từ sau năm 1895, điện ảnh chính thức định danh ra đời. Cũng kể từ đó,
các nhà sản xuất phim điện ảnh liên tục không ngừng tự làm mới mình một cách
hết sức tích cực và luộn hướng tới thị hiếu công chúng. Trong những năm gần
đây, các bộ phim cải biên từ tác phẩm văn học đã gây nên những làn sóng mới
cho người xem. Cuộc gặp gỡ giữa văn học và điện ảnh đã tạo ra dòng phim cải
biên. Đây là cách sáng tạo kết hợp và đã tạo nên sức hấp dẫn riêng biệt cho các
bộ phim điện ảnh.
Trên thế giới, có thể tìm thấy khá nhiều công trình viết về phim cải biên,
còn ở Việt Nam số lượng những bài viết, những công trình nghiên cứu một cách
chuyên sâu về lí thuyết cải biên học thật sự vẫn còn hạn chế. Đa phần những bài
viết này phân tích sự giống và khác nhau của tác phẩm cải biên với tác phẩm văn
học. Vì thế các lí thuyết về cải biên học của thế giới vẫn chưa được giới thiệu và
áp dụng sâu rộng, mà phần lớn những bài nhận xét đều viết từ góc nhìn xem văn
1 Dẫn theo lý thuyết cải biên học của tiến sĩ Đào Lê Na
2 https://vi.wikipedia.org/wiki/licsudienanh Truy cập ngày 20/12/2017
3 https://voer.edu.vn/m/lich-su-dien-anh/b67443ff Truy cập ngày 9/1/2018
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt
nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915
Website:lamluanvan.net
PHẠM TUẤN KIỆT – CH16NV01 4
học là gốc – chính điều này đã làm mất đi sự trọn vẹn của hành trình đi từ nghệ
thuật ngôn từ đến nghệ thuật âm thanh; ánh sáng và màn bạc.
Ngày nay, bên cạnh sự phát triển rộng rãi của mạng Internet thì sự mở
rộng về khả năng nghe nhìn và phản hồi sản phẩm của công chúng cũng trở nên
nghiêm túc và khắc khe hơn. Chính vì vậy, những lí thuyết về cải biên học ngày
càng được quan tâm. Những cách thức về kĩ thuật, kĩ xảo, ngôn ngữ, hình ảnh, âm
thanh, những quy luật của dàn cảnh, cấu trúc phim, cách kể chuyện, điểm nhìn…
được quan tâm chú ý nhiều hơn với đối tượng công chúng tinh hoa. Các bộ phim
cải biên sử dụng những kĩ thuật, kĩ xảo điện ảnh ngày một tân tiến đã thu hút
hàng triệu lượt người xem. Đã tạo nên những hiệu ứng nghệ thuật khác nhau và
cả những phản ứng truyền thông đầy mạnh mẽ.
Thực hiện công trình nghiên cứu này, chúng tôi cho rằng để có thể
hiểu được giá trị một một sản phẩm được cải biên phải nhìn ở nhiều góc độ và có
sự công bằng đối với quá trình sáng tạo của người thực hiện cải biên một sản
phẩm từ lĩnh cực này sang lĩnh vực khác. Làm rõ con đường của sự chuyển hóa
và cộng hưởng của tác phẩm khi đi từ nghệ thuật ngôn từ đến nghệ thuật hình ảnh
và ngược lại đó mới chính là điều cần bàn đến chứ không phải là sự so sánh khác
nhau về bình diện thể hiện.
Ở Việt Nam những năm trở lại đây, có thể thấy xuất hiện không ít những
sản phẩm điện ảnh có sự cải biên từ tác phẩm văn học liên tục được trình chiếu.
Và cũng theo xu hướng đón nhận và phản hồi ý kiến từ công chúng, rất nhiều bài
báo đánh giá về chất lượng của những bộ phim cải biên cũng tăng dần về số
lượng. Những công trình nghiên cứu về cải biên học cũng lần lượt ra đời xuôi
theo dòng chảy đang đà phát triển của các bộ phim cải biên. Tuy nhiên, số lượng
các bài viết và những công trình nghiên cứu chuyên sâu về hành trình đi từ văn
học đến điện ảnh vẫn còn chưa nhiều. Các công trình nghiên cứu vẫn hạn chế khi
vẫn tập trung vào “độ trung thành” của sản phảm cải biên so với tác phẩm tiền đề.
Chưa thấy được quá trình dịch chuyển cách thể hiện và thay đổi ký hiệu từ loại
hình ngôn ngữ văn học sang điện ảnh. Chưa thấy được mối liên kết giữa các ý
tưởng với nhau, mối liên kết giữa các ký hiệu văn bản.
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt
nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915
Website:lamluanvan.net
PHẠM TUẤN KIỆT – CH16NV01 5
Tiểu thuyết “Phiên bản” là một tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Nguyễn
Đình Tú ra mắt đọc giả lần đầu vào tháng 03/2011. “Phiên bản” là sự phản ánh
đầy tính hiện thực xã hội. “Phiên bản” tự sự về bi kịch tha hoá của con người
dưới tác động của hoàn cảnh xã hội. Từ khi ra đời đến nay, “Phiên bản” đã thu
hút sự đón nhận của độc giả trong nước. Đây là cuốn tiểu thuyết đầy mới mẻ có
chiều sâu cho các nhà lý luận. Ngoài ra “Phiên bản” còn là tiểu thuyết văn học
đầy tính điện ảnh về cách thể hiện. Các mảng ký ức, nội dung được sắp xếp xáo
trộn với nhau như các cảnh quay của phim điện ảnh. Những đọc giả tinh hoa có
thể nghiên cứu và lí giải với những lý thuyết hậu hiện đại, tìm hiểu khả năng cải
biên tác phẩm văn học sang nghệ thuật nghe nhìn của điện ảnh.
Vào ngày 27/10/2014, bộ phim “Hương ga” của đạo diễn Ngô Quốc
Cường xuất hiện trước công chúng đầy ngoạn mục và tạo được tiếng vang hết sức
tích cực. Đây là một sản phẩm điện ảnh có sự cải biên từ một tác phẩm văn học
hết sức nổi tiếng như “Phiên bản”. Chính vì lẽ đó cho nên khi được công chiếu
trên cả nước, “Hương ga” đã thu hút người xem cũng như nhận về rất nhiều nhận
xét đánh giá từ đơn giản bình luận đến chú trọng như các bài đánh giá chuyên về
văn học và điện ảnh. Mặc dù tiểu thuyết “Phiên bản” và phim điện ảnh “Hương
ga” đã thành công khi trình làng công chúng thế nhưng, nhìn chung vẫn chưa có
những nghiên cứu chuyên sâu về hành trình đi từ tác phẩm văn học “Phiên bản”
đến tác phẩm điện ảnh “Hương ga”. Với mong muốn nghiêm túc thực hiện một
đề tài nghiên cứu về vấn đề cải biên học cũng như làm rõ mối quan hệ trên chặng
hành trình từ văn học đến điện ảnh của tiểu thuyết “Phiên bản” và phim điện ảnh
“Hương ga”, người viết mong muốn áp dụng những lí thuyết cải biên học để vận
dụng vào nghiên cứu trường hợp tác phẩm “Phiên bản”. Từ những lí do đã nêu
trên, chúng tôi đã chọn thực hiện đề tài: “Tiểu thuyết “Phiên bản” của Nguyên
Đình Tú - hành trình từ văn học đến điện ảnh ”
II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
2.1. Cải biên từ văn học đến điện ảnh
Cải biên học là một vấn đề đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử điện ảnh thế
giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì vấn đề này vẫn còn khá mới, mặc dù phim cải
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt
nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915
Website:lamluanvan.net
PHẠM TUẤN KIỆT – CH16NV01 6
biên đã xuất hiện khá lâu trong nền điện ảnh nước nhà. Qua quá trình tìm hiểu có
phần còn hạn chế về tư liệu, chúng tôi tạm thống kê lại những công trình nghiên
cứu về cải biên học như sau:
Năm 2009, Trương Nữ Diệu Linh có công trình Từ tác phẩm văn học đến
phim truyện điện ảnh, Luận văn cao học Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn.
Luận văn đã nêu các yếu tố trong cấu trúc tác phẩm văn học qua góc nhìn điện
ảnh như: ngôn từ, cốt truyện, hình tượng nghệ thuật,… khái quát các đặc trưng
của phim điện ảnh. Sự chuyển dịch kí hiệu nghệ thuật từ thế giới trừu tượng của
văn học đến thế giới hữu hình của điện ảnh. Người viết đã phân tích nêu lên
những vấn đề về tiếp nhận văn học và sự cảm thụ tác phẩm phim cải biên.
Năm 2010, Đỗ Thị Ngọc Điệp với luận văn thạc sĩ Vấn đề chuyển thể tác
phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh (từ góc nhìn tự sự) đã nêu lên một số
vấn đề tự sự học trong việc chuyển thể. Vấn đề về cốt truyện, nhân vật, kết cấu
trong việc chuyển thể từ tác phẩm văn học sang điện ảnh được phân tích rõ ràng.
Đó là một quá trình tiếp thu các yếu tố tự sự, sau đó bổ sung, cải biên để phù hợp
với tác phẩm điện ảnh.
Năm 2012, Nguyễn Thị Hoa trong luận văn thạc sĩ Từ trang viết đến màn
bạc: chuyển thể điện ảnh và sự hội đáp của người xem/người đọc qua một số
tác phẩn văn học Việt Nam đương đại đã đưa ra những quan điểm về chuyển thể
điện ảnh từ các tác phẩm văn học. Luận văn đã khái quát những vấn đề cơ sở lí
luận, giải thích các khái niệm chuyển thể là gì và sự chuyển dịch nội dung hình
thức từ tác phẩm văn học sang điện ảnh. Đứng trên lí thuyết về tiếp nhận, người
viết đã vận dụng khái niệm tầm đón đợi, cách tiếp nhận đối với một tác phẩm
chuyển thể. Từ việc vận dụng những lí thuyết về phim chuyển thể, Nguyễn Thị
Hoa đã phân tích những tác phẩm phim cụ thể để làm rõ hơn về lí thuyết tiếp
nhận.
Cũng trong năm 2012 Nguyễn Thị Ngọc Diễm có công trình nghiên cứu
Vấn đề chuyển thể tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp sang điện ảnh. Người viết đã
nêu ra một số vấn đề lí thuyết về văn học và điện ảnh trong đó có thế giới ngôn
ngữ và hình tượng, đồng thời liệt kê những điểm chung của hai loại hình nghệ
thuật này. Tác giả công trình đã thấy được sự đồng điệu trong quan niệm nghệ
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt
nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915
Website:lamluanvan.net
PHẠM TUẤN KIỆT – CH16NV01 7
thuật giữa văn học và điện ảnh, thế giới trừu tượng và những biểu hiện cụ thể.
Người viết cũng khẳng định rằng chuyển thể tác phẩm văn học sang điện ảnh là
một biện pháp nâng cao tính văn học trong phim.
Năm 2014, Hội điện ảnh Việt Nam cho xuất bản quyển Từ tác phẩm văn
học đến tác phẩm điện ảnh của Phan Bích Thủy. Đây có thể xem là công trình
nghiên cứu khá hoàn chỉnh về cải biên học ở nước ta. Tác giả công trình đã chỉ ra
và nêu bật được mối quan hệ mật thiết hỗ trợ lẫn nhau giữa văn học và điện ảnh.
Những yếu tố của văn học khi đi vào điện ảnh được chú ý và cải biên như thế nào
cùng những đặc trưng của quy trình sản xuất phim chuyển thể đã được thể hiện
trong công trình. Ngoài ra, Phan Bích Thủy còn thống kê những tác phẩm điện
ảnh được cải biên từ tác phẩm văn học trong điện ảnh Việt Nam, những thành
công và những hạn chế đi kèm trong quá trình dựng phim cải biên.
Cũng trong năm 2014, Nguyễn Thị Kim Yến đã thực hiện công trình Từ
văn học đến điện ảnh trong phim của của Đặng Nhật Minh. Tác giả đã trích
dẫn những khái niệm khoa học về văn học và điện ảnh đồng thời nêu bật điểm
giống và khác nhau của hai loại hình nghệ thuật này. Tuy là hai loại hình độc lập
nhưng cả văn học và điện ảnh có chung những đặc điểm như tính sáng tạo nghệ
thuật, các chức năng chính (giải trí, nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ, giao tiếp, dự
báo…), cùng có những phương pháp xây dựng nhân vật và kết cấu tự sự bên cạnh
đó cũng có những biện pháp nghệ thuật khác như so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, tượng
trưng… Người viết cũng chỉ ra được những nét khác biệt giữa văn học và điện
ảnh đó là về chất liệu sáng tác, quá trình sáng tạo và sự tiếp nhận của người
đọc/người xem. Nguyễn Thị Kim Yến đã lựa chọn phân tích trường hợp đạo diễn
Đặng Nhật Minh để lí giải những nét độc đáo và khác biệt khi cải biên tác phẩm
văn học thành tác phẩm điện ảnh. Luận văn còn đưa ra một số đặc điểm về thực
trạng điện ảnh nước nhà và cũng phát hiện hướng đi mới của dòng phim nghệ
thuật Việt Nam.
Lê Thị Dương với luận án tiến sĩ “Hiện tượng chuyển thể từ văn học sang
điện ảnh ở Việt Nam – Nghiên cứu liên văn bản” tác giả đã dành hẳn một
chương trong công trình để trình bày tổng quan về tình hình nghiên cứu từ đó đưa
ra hướng đi mới cho đề tài của mình là hướng nghiên cứu lien văn bản. Tác giả
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt
nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915
Website:lamluanvan.net
PHẠM TUẤN KIỆT – CH16NV01 8
Lê Thị Dương đặt vấn đề nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh ở lý
thuyết chuyển đổi ký hiệu liên văn bản hết sức chi tiết và có hệ thống. Tuy nhiên
luận văn vẫn còn tồn tại vấn đề “sự trung thành”, giống và khác với tác phẩm gốc
như thế nào.
Năm 2015, Lưu Thị Như Trang, Kẻ trộm sách của Markus Zusak – Từ
văn học đến điện ảnh khóa luận tốt nghiệp năm 2015, Đại học Khoa học xã hội
và Nhân văn. Khóa luận đã giới thiệu khái niệm cải biên học, tóm tắt về lịch sử
hình thành và phá triển của điện ảnh, các trường phái phim nghiên cứu điện ảnh
một cách độc lập. Thông qua trường hợp cải biên tác phẩm Kẻ trộm sách phân
tích những thuận lợi và khó khăn trong quá trình cải biên tác phẩm văn học thành
phim.
Đào Lê Na trong công trình nghiên cứu Lí thuyết cải biên học: từ tác
phẩm văn học đến tác phẩm điện ảnh - Trường hợp Kurosawa Akira đã có
những thống kê về lịch sử cải biên học trên thế giới. Lí thuyết về cải biên học là
sự phức hợp của các lí thuyết liên văn bản, phiên dịch học, văn hóa học, giải kiến
tạo đã được trình bày trong luận án. Tác giả công trình còn nêu bật góc nhìn mới
từ văn học đến điện ảnh, đó là một hành trình tuy khác biệt nhưng vẫn có điểm
giao nhau, phân tích tính cải biên khả thi và sự hồi đáp của người tiếp nhận đối
với tác phẩm phim cải biên. Tác giả nhận định rằng văn học và điện ảnh là hai
loại hình độc lập với nhau nên không thể phán xét tác phẩm điện ảnh có trung
thành với tác phẩm văn học đến từng chi tiết không. Việc cải biên tác phẩm văn
học chỉ là một cách đọc của nhà làm phim đối với tác phẩm ấy.
Tóm lại về lịch sử nghiên cứu vấn đề, đa số các công trình nghiên cứu đều
chú trọng sử dụng phương pháp so sánh để tìm ra điểm giống và khác với tác
phẩm tiền đề. Tác phẩm sau khi được cải biên ít được nhìn nhận và xét trên một
bình diện độc lập mà luôn bị đặt trong hệ quy chiếu so sánh giữa hai loại hình
nghệ thuật khác biệt nhau về cách thể hiện. Nếu cứ cố gắng tìm ra đâu là gốc và
đâu là sản phẩm hậu chuyển đổi, chúng tôi cho rằng sẽ rất khó để hiểu hết hành
trình cải biên từ văn học đến điện ảnh. Chính vì lý do đó mà giá trị của các tác
phẩm từ quá trình cải biên chưa được đánh giá đúng nơi công chúng ở chiều
hướng định nhận.
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt
nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915
Website:lamluanvan.net
PHẠM TUẤN KIỆT – CH16NV01 9
2.1. Tác giả Nguyễn Đình Tú và tiểu thuyết “Phiên bản”
Cây bút trẻ Nguyễn Đình Tú từ năm 2002 đến nay, tuy chỉ mới góp mặt vào
làng văn Việt Nam 12 năm nhưng đã để lại những tác phẩm sáng tác đáng ghi
nhận về số lượng và chất lượng. Bên cạnh đó, những công trình nghiên cứu về
Nguyễn Đình Tú và các tác phẩm của anh từ nghệ thuật, phong cách sáng tác đến
nội dung, các mặt hiện thực của cuộc sống được phản ánh… cũng ngày càng
nhiều, cụ thể như sau:
Bản thân Nguyễn Đình Tú là một sĩ quan quân đội, hoạt động binh nghiệp
song song với công việc sáng tác văn chương, cho nên Nguyễn Đình Tú và các
sáng tác của ông trước hết gây được sự chú ý từ các nhà văn quân đội như Nam
Hà, Lê Lựu, Khuất Quang Thụy, Chu Lai... Các nhà văn trên đã có những đánh
giá sắc sảo về nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm của Nguyễn Đình Tú trong
các bài viết: “Một khái niệm mới về tiểu thuyết “Hồ sơ một tử tù”; “Nguyễn
Đình Tú và “Nháp”; “Phiên bản”- một mệnh đề mang tính tường luận lý thú”.
Ngoài ra, cây bút trẻ Nguyễn Đình Tú còn thu hút được sự quan tâm của
các nhà phê bình văn học như Trần Đình Sử, Nguyễn Thị Minh Thái, Nguyễn
Thanh Tú, Nguyễn Chí Hoan, Ngô Tự Lập, Văn Giá, Inrasara, Trần Tố Loan,
Đoàn Minh Tâm, Đoàn Ánh Dương, Trịnh Sơn, Đào Bá Đoàn, Bùi Việt Thắng,
Ngô Hương Giang... Các nhà phê bình văn học trên cũng đã đưa ra những nhận
xét có giá trị về tác phẩm của Nguyễn Đình Tú qua các bài viết như: “Kín”- một
dòng tiểu thuyết miên man; “Từ Hồ sơ một tử tù” đến “Nháp” - một chặng
đường tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú; “Phiên bản” - Hồ sơ một sự thanh tẩy,
“Hoang tâm “ hay sự trở về với căn tính văn hóa, Thế hệ “Nháp”, “Bên dòng
Sầu Diện” - Cách tiếp cận chiến tranh của người viết trẻ, Dịch chuyển tiêu cực
trong tiểu thuyết “Nháp”, Lối viết nước đôi hay phép lợi thế trong tiểu thuyết
“Phiên bản”...
Bên cạnh đó, liên quan đến các tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú cũng có
những bài viết lớn, nhỏ được in trên báo chí và các diễn đàn văn học như: Hoài
Hương với “Nháp” hay sự yếm thế trong tâm hồn con người; Nguyễn Thanh Tú
với “Nháp” hay sự nối dài những bi kịch; Phạm Thùy Linh với “Phiên bản” -
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt
nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915
Website:lamluanvan.net
PHẠM TUẤN KIỆT – CH16NV01 10
góc tiếp cận nhân văn; Nghiêm Tuấn Anh với “Phiên bản” những mảng tối
của cuộc đời, Hương Giang với “Phiên bản” của bạo lực và tình người; Phong
Lan với Nguyễn Đình Tú và hé lộ “Kín”; Lãm Nguyên với “Kín – cuộc tìm lối
của người trẻ”; Tiểu Quyên với “Nhà văn Nguyễn Đình Tú: Nội lực sáng tạo
không giới hạn”; Dương Tử Thành với Nguyễn Đình Tú không tránh sắc dục
trong sách mới…
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Khi tiến hành thực hiện khóa luận với đề tài nghiên cứu Tiểu thuyết
“Phiên bản” của Nguyễn Đình Tú – hành trình đi từ văn học đến điện ảnh,
chúng tôi xác định đối tượng của đề tài nghiên cứu luận văn là:
 Khám phá, nghiên cứu về quá trình chuyển đổi ý tưởng, tái tạo nội
dung, sự dịch chuyển ký hiệu văn bản thể hiện gắn với lý thuyết cải
biên học để từ đó làm rõ hành trình đi từ nghệ thuật ngôn từ của văn
học sang nghệ thuật nghe nhìn của điện ảnh.
 Làm rõ những những thông điệp đầy tính nhân văn ẩn chứa trong
tiểu thuyết “Phiên bản” của nhà văn Nguyễn Đình Tú cũng như
trong phim điện ảnh “Hương ga” của đạo diễn Ngô Quốc Cường.
3.2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Về đối tượng nghiên cứu
 Để thực hiện trọn vẹn đề tài nghiên cứu trên, chúng tôi chú trọng vào
cuốn tiểu thuyết “Phiên bản” của nhà văn Nguyễn Đình Tú, xuất bản
ngày 11 tháng 7 năm 2014, nội dung chính thức 328 trang.
 Đồng thời người nghiên cứu đề tài cũng khảo sát thêm một vài các
tiểu thuyết đã xuất bản của Nguyễn Đình Tú đã được cải biên thành
phim để đối chiếu làm rõ vấn đề.
 Bên cạnh đó chúng tôi cũng song song tìm hiểu và nghiên cứu về bộ
phim điện ảnh “Hương ga” của đạo diễn Ngô Quốc Cường. Bản
phim phát hành tại cụm rạp CGV ngày 27/10/2014.
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt
nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915
Website:lamluanvan.net
PHẠM TUẤN KIỆT – CH16NV01 11
3.2.2. Phạm vi nghiên cứu
 Phạm vi nghiên cứu của đề tài là quá trình cải biên của tiểu thuyết
“Phiên bản” từ văn học sang điện ảnh.
 Chúng tôi nhận định rằng nội dung của tiểu thuyết “Phiên bản” và
phim điên ảnh “Hương ga” chắc chắn có sự thay đổi khi chuyển đổi
từ bề mặt văn bản lên màn ảnh nghe nhìn. Thuật ngữ chuyển thể chỉ
chú trọng vào sự chuyển đổi thể loại mà chưa tường minh đến vấn đề
thay đổi nội dung.
 Để thực hiện được công trình nghiên cứu này chúng tôi định hướng
ngay từ đầu về lý thuyết nền. Về hướng nghiên cứu chúng tôi sự
dụng thuật ngữ cải biên4
và các lý thuyết liên văn bản thay vì sử
dụng thuật ngữ chuyển thể mang nặng tính so sánh và chưa chính
xác.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Khóa luận nghiên cứu về tác phẩm “Phiên bản” hành trình của sự cải biên
từ văn học sang điện ảnh trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu về tác phẩm “Phiên
bản” và các nghiên cứu về lý thuyết cải biên học. Chúng tôi nhận thấy rằng cần
có sự kết hợp nhiều lí thuyết nghiên cứu khác nhau để áp dụng vào lí giải đề tài,
cụ thể chúng tôi định hướng như sau:
 Phương pháp thi pháp học: Nghiên cứu thi pháp của tác phẩm “Phiên
bản” để thử lí giải nét đặc biệt thu hút độc giả mọi thời đại và không phân
biệt biên giới. Chúng tôi áp dụng lí thuyết này cũng để tiếp cận cách tạo
nên thế giới nghệ thuật của truyện kể cùng với những màu sắc cuộc sống
của nhân vật trong truyện.
 Phương pháp tự sự học: Để thu hút được người nghe cũng như người đọc
thì mỗi câu chuyện luôn phải có người trần thuật xuất sắc, họ đóng vai trò
4 Dẫn từ luận án tiến sĩ “Lý thuyết cải biên học: Từ tác phẩm đến điện ảnh – Trường hợp
Kurosawa akira” của TS Đào Lê Na, 2015, TP HCM
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt
nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915
Website:lamluanvan.net
PHẠM TUẤN KIỆT – CH16NV01 12
kể lại câu chuyện. Người kể truyện trong tác phẩm “Phiên bản” đã rất
thành công với giọng kể cũng như phương pháp tự sự kể chuyện của mình.
 Phương pháp tiếp nhận văn học: Áp dụng phương pháp này cho việc
phân tích hiệu ứng của tác phẩm đối với độc giả. Từ đó, chúng tôi có thể
tiến hành lí giải các tình huống truyện, mối quan hệ giữa các nhân vật, cốt
truyện và mục đích sáng tác của các tác giả cũng như sự yêu thích và sức
sống lâu bền của “Phiên bản”.
 Phương pháp nghiên cứu loại hình: Áp dụng lí thuyết này để nghiên cứu
một cách độc lập tương đối hai loại hình văn học và điện ảnh, để từ đó lí
giải tác phẩm theo các đặc trưng nghệ thuật của mỗi loại hình.
 Phương pháp nghiên cứu liên văn bản: Phương pháp này giúp chúng tôi
lí giải những văn bản nhỏ trong một chỉnh thể văn bản lớn là tác phẩm, từ
đó soi rọi cho việc nghiên cứu song song những biến chuyển từ văn học
đến điện ảnh và sự tác động trở lại của điện ảnh đối với văn học.
 Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Văn học và điện ảnh là hai loại
hình tồn tại độc lập với nhau, áp dụng lí thuyết về cải biên học để tìm hiểu
những yếu tố văn học và điện ảnh có trong tác phẩm văn học và bộ phim
chuyển thể.
V. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Khóa luận nghiên cứu “Tiểu thuyết “Phiên bản” của Nguyên Đình Tú - hành
trình từ văn học đến điện ảnh ” có ba phần, phần dẫn nhập; phần nội dung và phần kết
luận. Ngoài ra còn có danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục. Cụ thể cấu trúc của
phần nội dung luận văn như sau:
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ KHÁI NIỆM VÀ LÝ LUẬN CƠ SỞ
 Trình bày các khái niệm về cải biên văn học và điện ảnh.
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt
nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915
Website:lamluanvan.net
PHẠM TUẤN KIỆT – CH16NV01 13
 Các lí thuyết có ảnh hưởng đến cải biên, sự giao lưu giữa văn học và điện
ảnh.
CHƯƠNG 2: TIỂU THUYẾT “PHIÊN BẢN” NHÌN TỪ TIẾP NHẬN VĂN
HỌC
 Nêu khái quát về cuộc đời và tư tưởng sáng tác của nhà văn Nguyễn Đình
Tú.
 Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong việc cải biên tác phẩm “Phiên
bản” thành phim.
CHƯƠNG 3: “HƯƠNG GA” – CUỘC ĐỐI THOẠI VỚI TIỂU THUYẾT
“PHIÊN BẢN”
 Tìm hiểu những trường hợp cải biên tác phẩm văn học “Phiên bản” thành
tác phẩm điện ảnh.
 Phân tích những biểu hiện của cải biên và tư tưởng, diễn ngôn của đạo diễn
Ngô Quốc Cường thông qua bộ phim.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
Điện ảnh là thành quả kết tinh từ sự miệt mài tìm tòi để phát triển kĩ thuật về nghe;
nhìn vào nửa cuối thế kỉ XIX. Sự phát triển này, tập trung vào việc cải tiến quá trình ghi
lại những hình ảnh đang chuyển động. Tuy vậy, các nhà sử học thường coi ngày khai
sinh ra nghệ thuật điện ảnh là ngày 28 tháng 12 năm 1895, khi buổi chiếu phim chuyển
động và có thu tiền đầu tiên được anh em Auguste và Louis Lumière tổ chức tại Salon
Indien (Phòng Ấn Độ) nằm dưới tầng hầm của quán cà phê Grand Café ở Paris, Pháp5
.
5 https://vi.wikipedia.org/wiki/Điện_ảnh. Ngày 17/01/2018
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt
nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915
Website:lamluanvan.net
PHẠM TUẤN KIỆT – CH16NV01 14
Dựa trên các đặc trưng về các phương diện nghệ thuật, điện ảnh được định danh riêng
biệt là một bộ môn nghệ thuật của hình ảnh và sự chuyển động hình ảnh. Theo phân
loại của Hegel thì sáu lĩnh vực có từ trước khi điện ảnh ra đời đó là kiến trúc, điêu khắc,
hội họa, âm nhạc, múa và thơ ca.
Điện ảnh là một bộ môn thuộc lĩnh vực nghệ thuật hết sức đặc biệt, nó ra đời vào
năm 1895. Sản phẩm của điện ảnh là những bộ phim mà lúc mới ra đời được trình chiếu
đầu tiên ở phương Tây sau lan ra các nước khác trên thế giới. Phim điện ảnh đến với
công chúng qua các rạp kín có các màn chiếu màu trắng bạc khổ rộng hoặc ở màn ảnh
nhỏ truyền hình của mỗi gia đình. Chính vì cách thức đến với công chúng như trên, cho
nên hai thuật ngữ “Màn bạc” hoặc “Màn ảnh nhỏ” đều có ý nghĩa trong mối liên kết
định danh khi ám chỉ đến điện ảnh và định danh nơi để thưởng thức sản phẩm điện ảnh.
Kể từ sau năm 1895, điện ảnh đã luôn khẳng định vị thế của người em út trong đại
gia đình nghệ thuật bảy thành viên. Là sự tiếp nối các giá trị sẵn có từ hội họa; văn học;
vật lý… điện ảnh đã kế thừa và tạo ra những sản phẩm hết sức mới lạ ngay tại thời điểm
những năm cuối thế kỷ XIX. Cho đến ngày nay, điện ảnh vẫn gây được ấn tượng mạnh
nơi công chúng thưởng thức. Và song song cùng với các loại hình nghệ thuật khác, sản
phẩm điện ảnh đã có chỗ đứng hết sức vững chải không thua kém gì các lĩnh vực đầu tiên
như văn học hay âm nhạc.
Từ sự kiện ra đời vào năm 1895 cho đến nay, điện ảnh đã phát triển hết sức mạnh
mẽ. Nhiều trường phái điện ảnh trên thế giới ra đời với sự cách tân đầy mới lạ về cách
thức làm phim; nội dung; ý tưởng thông điệp và cả kỹ thuật dựng phim. Điện ảnh cũng
giống như văn học hay các lĩnh vực nghệ thuật khác ở khả năng luôn tự làm mới mình để
khẳng định sự tồn tại. Bản chất thật sự trong mối quan hệ giữa điện ảnh và văn học hay
các bộ môn nghệ thuật khác luôn là vấn đề gây nhiều tranh cãi nhất kể từ sau khi điện
ảnh ra đời. Tuy nhiên, đi theo cùng những năm tháng vận động; nghiên cứu và phát triển
của lịch sử nhân loại, có thể thấy rằng lịch sử quan hệ giữa văn học và điện ảnh là một
lịch sử yêu ghét lẫn lộn, đương đầu và phụ thuộc lẫn nhau.
Điện ảnh sinh ra sau văn học. Khi điện ảnh lấy ý tưởng từ văn học hoặc các loại
hình nghệ thuật khác để sáng tạo thì xảy ra vấn đề về việc định danh sản phẩm kế thừa.
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt
nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915
Website:lamluanvan.net
PHẠM TUẤN KIỆT – CH16NV01 15
Sản phẩm từ sự vay mượn, đó là sự sở hữu hoàn toàn độc lập của điện ảnh hay của cả
loại hình nghệ thuật văn học mà điện ảnh đã vay mượn ý tưởng và nội dung? Đâu là phần
nhiều trong sản phẩm kế thừa vay mượn đó? Điện ảnh và văn học đâu là phần nhiều; đâu
là phần ít trong cùng một sản phẩm phim?
Trong nội dung nghiên cứu của luận văn, chúng tôi nhận định xét trong bối cảnh
hiện nay, nếu chúng ta cố gắng trả lời những câu hỏi trên mà hoàn toàn tách biệt giá trị
của văn học và điện ảnh thì đôi khi chính động thái đó lại làm mất đi phần nào đó giá trị
của từng thể loại. Tôn trọng mối quan hệ giữa điện ảnh - văn học và cả hành trình của
chặng đường thay đổi, chúng tôi nhìn nhận mối quan hệ trên là một hệ quả tất yếu của
tiến trình phát triển và tự làm mới mình của các hình thức nghệ thuật. Quá trình thay đổi
“làm mới” sau khi vay mượn, hoàn toàn không làm mất đi giá trị của “nơi chọn lựa để kế
thừa hoặc vay mượn nội dung ý tưởng”. Ngược lại sản phẩm sau sự thay đổi đầy chất
sáng tạo của người làm điện ảnh lại hoàn toàn độc lập khác biệt trên nhiều phương diện
về nội dung và cả hình thức thể hiện. Chúng ta có thể gọi một cách trung tính, đó là hành
trình từ văn học đến điện ảnh. Hành trình của hoạt động “cải biên” 6
tác phẩm văn học
trở thành sản phẩm phim điện ảnh.
1.1. Khái niệm cải biên
Khái niệm cải biên được dùng rộng rãi và phổ biến mạnh mẽ trong giới phê bình
nghiên cứu khoa học thời gian gần đây. Trước đây cải biên thường bị “tương đương
hóa”, bị xem là có cùng nghĩa biểu thị với khái niệm chuyển thể. Tuy nhiên trước khi tìm
hiểu sâu về khái niệm cải biên nghệ thuật từ văn học sang điện ảnh, chúng ta sẽ nhìn lại
sự xuất hiện của khái niệm, của quá trình cải biên này ở một vài lĩnh vực nghệ thuật
khác.
Với lĩnh vực nghệ thuật âm nhạc, Corozine Vince là một nhà nghiên cứu và phê
bình nghệ thuật nổi tiếng trên thế giới. Trong công trình nghiên cứu có tên Arranging
Music for the Real World: Classical and Commercial Aspects - “ Âm nhạc với những
cách làm mới hiện có: cổ điển đến hiện đại”7
, ông đã có những nhìn nhận hết sức thú vị
về khái niệm Refresh from the available products - “làm mới từ một thứ sẵn có”. Theo
6 Dẫn từ luận án tiến sĩ “Lý thuyết cải biên học: Từ tác phẩm đến điện ảnh – Trường hợp
Kurosawa akira” của TS Đào Lê Na, 2015, TP HCM
7 Người thực hiện luận văn tạm dịch
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt
nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915
Website:lamluanvan.net
PHẠM TUẤN KIỆT – CH16NV01 16
ông, trong âm nhạc từ khởi thủy hình thành cho đến hiện đại ngày nay đã và đang tồn tại
những cách kế thừa và làm ra sản phẩm mới thông qua quá trình sắp xếp nội dung và ý
tưởng từ “thứ sẵn có” - (arrangement).
Biên khúc là một quá trình tiếp thu âm nhạc và dùng vốn sáng tạo cá nhân để tái
tạo ra sản phẩm âm nhạc mới từ một nhạc phẩm được sáng tác trước đó. Sản phẩm sau
quá trình ý niệm và làm mới có thể khác với nhạc phẩm gốc ở việc thay đổi nội dung
thông điệp, diễn giải lại giai điệu, biến tấu, hoặc phát triển cấu trúc nhạc thể.
Nếu như hòa âm là sự tái sắp xếp vị trí các nốt nhạc trong một buổi trình diễn
dàn nhạc, hòa nhạc thì biên khúc lại liên quan đến việc bổ sung thêm thành phần kỹ thuật
chứ không đơn giản là xếp lại vị trí các nốt nhạc. Khái niệm cải biên dùng chung cho tất
cả các lĩnh vực nghệ thuật trong đó có âm nhạc. Cải biên trong một tác phẩm âm nhạc
khác với remix. Nếu remix có thể được tái trình diễn qua hành động pha trộn nhiều thể
loại âm tố và tiết tấu khác nhau nhưng không thay đổi nền nhạc chính thì cải biên lại
mang đến cho người nghecảm giác mới hoàn toàn về âm thanh, tức là nền nhạc chính có
sự thay đổi và cải biên trong âm nhạc thường sử dụng chỉ một loại nhạc cụ hoặc nhạc cụ
hoàn toàn mới.
Với lĩnh vực hội họa, cuối thế kỉ XIX tại các trường hoặc học viện mỹ thuật nổi
tiếng trên thế giới như l'École des Beaux-Arts8
ở Paris đều bắt buộc học sinh phải chép lại
các kiệt tác của các bậc thầy cổ điển để thành thạo kỹ năng nghề nghiệp và rèn luyện
cách nhận ra cái đẹp. Không chỉ học sinh mỹ thuật được dạy phương pháp sáng tác dựa
trên tác phẩm của tiền bối, mà các hoạ sĩ đã thành danh cũng thường vay mượn hình
tượng, bố cục, phong cách từ các bậc thầy rồi nhào nặn, biến đổi để cuối cùng tạo ra sản
phẩm của riêng mình.
Điển hình cho việc vay mượn ý tưởng và nội dung để tạo ra sản phẩm mới ta sẽ
nhắc đến nước Anh. Đây là cái nôi của xu hướng hội họa đưa nghệ thuật trở lại với cuộc
sống thường ngày. David Hockney là một họa sĩ nổi tiếng của nước Anh với những bức
tranh đầy giá trị về mỹ thuật và triết học. Tuy nhiên, các sáng tác của ông khi ra đời đều
có chung một điểm ở sự vay mượn ý tưởng và nội dung của các sản phẩm khác. Đó có
8 Beaux-Arts là nơi đào tạo và thử nghiệm nghệ thuật, không gian triển lãm, nơi bảo tồn các bộ sưu
tập lịch sử và đương đại và nhà xuất bản. Cơ quan này thuộc trường đại học Paris Sciences et
Lettres (PSL). Nó được tạo ra nhằm phát triển từ việc tập hợp nguồn tài liệu và các bộ sưu tập ;
thúc đẩy trao đổi giữa sinh viên.
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt
nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915
Website:lamluanvan.net
PHẠM TUẤN KIỆT – CH16NV01 17
thể là ảnh đăng trên các tạp chí bình dân hoặc cũng có thể là những bức tranh của các họa
sĩ trước đó.
Trong bức họa “Một thông điệp lớn hơn”9
(2010) với chất liệu sơn dầu, David
Hockney đã thổi vào những bức vẽ của mình sự sáng tạo từ xuất phát điểm là sự kế thừa
và vay mượn từ họa sĩ Claude Lorrain và bức tranh cũng bằng chất liệu sơn dầu có tên
“Bài thuyết pháp trên núi”10
(1656), bức tranh vẽ phong cảnh lý tưởng của một buổi
thuyết pháp đầy ấn tượng về lòng súng kính. Quá trình mà David Hockney sáng tạo ra
“Một thông điệp mới hơn” từ việc kế thừa và vay mượn “Buổi thuyết pháp trên núi” của
họa sĩ Claude Lorrain đó là quá trình Modifications in art - cải biên trong mỹ thuật. Quá
trình đó cụ thể là vay mượn ý tưởng và nội dung từ một sản phẩm đã có để từ đó tạo ra
sản phẩm mới mà không vi phạm về nguyên tắc sáng tạo.
Chúng tôi đã có một vài dẫn chứng nhỏ để chỉ ra rằng việc cải tạo cho mới hơn
một sản phẩm đã có trước đó là một quá trình có từ rất sớm. Tuy nhiên vấn đề đặt ra mới
hơn là quá trình cải tạo, vay mượn ý tưởng và nội dung này có phải chỉ diễn ra và dừng
lại trong cùng một lĩnh vực nghệ thuật? Chúng tôi muốn nói rõ hơn về khái niệm cải biên
ở hai chiều kích: Sự thay đổi về loại hình nghệ thuật và quá trình tái sáng tạo nội
dung.
1.1.1. Cải biên - Sự thay đổi về loại hình nghệ thuật
Văn học cung cấp nền tảng cho nghệ thuật điện ảnh hình thành và phát triển. Sự
xuất hiện những thước phim ngắn của anh em nhà Lumiere với các hình ảnh chuyển động
vào ngày 22 tháng 3 năm 1895 đã tạo dựng những bước hình thành và phát triển đầu tiên.
Đây là sự kiện hết sức nổi bật và có ý nghĩa to lớn trong lịch sử ngành điện ảnh thế giới.
Sau buổi công chiếu lịch sử đó, 10 đoạn phim ngắn của anh em nhà Lumiere đã
được chính thức ra mắt, trở thành cột mốc quan trọng của bộ môn nghệ thuật thứ bảy.
Nhiều cá nhân và tổ chức hoạt động nghệ thuật điện ảnh đã nhanh chóng ra đời sau sự
kiện công chiếu các hình ảnh chuyển động của anh em nhà Lumiere. Hàng loạt những
khái niệm, những lí thuyết và câu hỏi về điện ảnh cũng nhanh chóng được xuất hiện. Vấn
đề liên quan đến việc cải biên một tác phẩm thuộc loại hình nghệ thuật này trở thành một
tác phẩm mới hoàn toàn thuộc loại hình nghệ thuật khác được quan tâm từ rất sớm.
9 Ảnh 1, trong phần phụ lục
10 Ảnh 2, trong phần phụ lục
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt
nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915
Website:lamluanvan.net
PHẠM TUẤN KIỆT – CH16NV01 18
Ngay từ những ngày đầu hình thành, điện ảnh thế giới nói chung và nền điện ảnh
của Việt Nam nói riêng đã kế thừa và vay mượn rất nhiều ý tưởng và nội dung từ văn học
để từ đó, có nền tảng cho những bước đi hết sức vững chắc. Theo thời gian, số lượng
phim chuyển thể từ văn học ngày càng nhiều. Có thể nói việc chuyển thể văn học sang
điện ảnh là một phương thức tiếp nhận và tái hiện nghệ thuật. Nhiều tác phẩm đã để lại
dấu ấn tốt trong lòng khán giả. Thời kỳ nào cũng có những tác phẩm văn học được
chuyển thể sang điện ảnh.
Mỗi loại hình nghệ thuật đều có những đặc trưng riêng của nó. Hội họa thể hiện
đặc trưng giá trị bản thân mình bằng đường nét, màu sắc. Âm nhạc thể hiện đặc trưng giá
trị bản thân mình bằng âm thanh, tiết tấu. Múa - vũ đạo thể hiện đặc trưng giá trị bản thân
mình bằng hình thể và động tác tay, chân… Văn học thể hiện đặc trưng giá trị qua văn
bản câu từ. Điện ảnh thể hiện đặc trưng giá trị bằng hình ảnh và âm thanh… Cùng với sự
phát triển ngày càng cao của nền văn minh nhân loại, các loại hình nghệ thuật ngày càng
phát triển phong phú, đa dạng và phức tạp khi chúng có sự giao thoa và hỗ trợ lẫn nhau.
Các loại hình nghệ thuật tuy khác nhau, song giữa chúng cũng có sự giao thoa và có
những điểm chung là thông qua sản phẩm của sự sáng tạo để truyền tải thông điệp đến
người lĩnh hội.
Cải biên là sự thay đổi về loại hình nghệ thuật. Mặc dù tác phẩm văn học thể
hiện giá trị bản thân mình bằng ngôn từ trên nền văn bản. Sản phẩm điện ảnh thể hiện giá
trị bản thân mình trên chất liệu chính là hình ảnh và âm thanh. Thế nhưng, trong nội tại
mỗi loại hình nghệ thuật này đã có sự “tồn tại một phần của đối phương trong nhau”.
1.1.2. Cải biên – Quá trình tái sáng tạo nội dung
François Truffaut là một trong các nhà làm phim đã tạo ra phong trào
Phim Mới của Pháp. Với bộ phim truyện đầu tay Bốn Trăm Cú vào năm 1959
Truffaut đã đoạt giải Cành Cọ Vàng tại Liên hoan phim Cannes. Ông là người
thường xuyên chia sẽ về những nhận định và nghiên cứu của mình về điện ảnh.
Dẫn theo quan điểm của Truffaut thì cốt lõi của khái niệm cải biên khi đi từ văn
học sang điện ảnh đó là quá trình truyền tải ý nghĩa của tác phẩm văn học sang một hình
thức mới. Nội dung thông điệp của tác giả từ hình thức nghệ thuật này sang hình thức
nghệ thuật khác không chỉ dừng lại bởi quá trình truyền tải và nó còn phải bao gồm cả
quá trình chuyển đổi cho hợp với hình thức nghệ thuật hậu cải biên. Điều này thật sự đã
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt
nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915
Website:lamluanvan.net
PHẠM TUẤN KIỆT – CH16NV01 19
làm sáng tỏ về bản chất cho quá trình cải biên từ một tác phẩm văn học sang điện ảnh.
Trong quá trình đó, đạo diễn hoàn toàn có quyền năng để thoải mái sáng tạo nhằm tạo ra
tác phẩm hậu cải biên của mình. Người làm phim điện ảnh có thể thay đổi thứ tự các diễn
biến nội dung; đặc trưng mỗi nhân vật… và có thể thay đổi cả cốt truyện từ tác phẩm
trước khi cải biên miễn sao tác phẩm hậu cải biên làm rõ được ý nghĩa, hồn cốt của tác
phẩm mà nó dựa vào. Hoặc ít nhất là mang một đặc trưng nhận diện.
Khái niệm câu chuyện và cốt truyện trong văn học và điện ảnh khá tương đồng
với nhau. Câu chuyện là một tổ hợp tất cả các sự kiện trong một tự sự, cả những sự kiện
được biểu hiện ra bên ngoài và những sự kiện mà người xem phán đoán. Chẳng hạn,
trong câu chuyện “Sự tích bánh chưng; bánh giày”, vua Hùng về già muốn truyền ngôi
nhưng có 20 con bèn gọi phán bảo nhân lễ Tiêu Vương ai làm vừa ý sẽ truyền ngôi cho.
Các lang thi nhau làm cỗ thật hậu, thật ngon. Lang Liêu buồn nhất vì từ bé chỉ biết mỗi
việc đồng áng. Một đêm chàng được thần báo mộng cách làm bánh, sáng ra chàng theo
lời thần làm bánh….. Ngày lễ bánh của Lang Liêu được chọn dâng Tiên Vương, chàng
được nối ngôi. Nước ta có tục làm bánh chưng bánh giầy. Câu chuyện đã tiến triển qua
những sự kiện khác nhau, kể theo trình tự thời gian nhất định. Không có chuyện Lang
Liêu đã làm vua rồi mới kể lại quá khứ… tức là cái nào trước xảy ra trước kể trước, cái
nào sau xảy ra sau kể sau. Tất cả những sự kiện được đưa ra, phát triển theo trục thời gian
tuyến tính.
Khái niệm cốt truyện cũng liên quan đến các sự kiện, tuy nhiên đó là hệ thống sự
kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu, tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ
phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học. Điều này có
nghĩa là những sự kiện, được xây dựng, sắp xếp và đặt vào trật tự, cấu trúc mới, có thể
đảo lộn tất cả các yếu tố, các yếu tố sau có thể đưa ra trước để nhấn mạnh, nhằm kích
thích, tăng cường hiệu quả của tự sự. Cốt truyện được dùng rất nhiều trong tiểu thuyết,
trong truyện ngắn và ngay cả trong phim.
Trong phim có cái gọi là trật tự không bình thường về thời gian, hồi cố, hồi tưởng
lại, đi ngược lại: chẳng hạn, nhân vật đang ở thời hiện tại nghĩ về quá khứ, ngay lập tức
màn hình chuyển về quá khứ ở không gian, thời gian khác nhau. Ngoài ra, bộ phim còn
có thể xáo trộn các sự kiện xảy ra ở những nơi khác nhau thay vì tuân thủ sự logic của
trật tự thời gian tuyến tính.
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt
nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915
Website:lamluanvan.net
PHẠM TUẤN KIỆT – CH16NV01 20
“Cô gái đến từ hôm qua” là một bộ phim điện ảnh hài lãng mạn Việt Nam do
Phan Gia Nhật Linh đạo diễn, được chuyển thể dựa trên truyện dài cùng tên của nhà văn
Nguyễn Nhật Ánh. Đây là bộ phim thứ hai của đạo diễn Phan Gia Nhật Linh, sau bộ
phim “Em là bà nội của anh” (2015). Bộ phim được sản xuất bởi CJ E&M Việt Nam và
công chiếu chính thức tại Việt Nam từ ngày 21 tháng 7 năm 2017. Về cốt truyện, nếu
ngày còn bé, Thư luôn tự hào mình là cậu con trai thông minh có quyền bắt nạt và sai
khiến các cô bé cùng lứa tuổi thì giờ đây khi lớn lên, Thư luôn khổ sở khi thấy mình ngu
ngơ và bị con gái “xỏ mũi”. Và điều nghịch lý ấy xem ra càng “trớ trêu” hơn, khi như
một định mệnh, Thư nhận ra Việt An, cô bạn học thông minh cùng lớp thường làm mình
bối rối bấy lâu nay chính là Tiểu Li - con bé hàng xóm ngốc nghếch từng chịu những trò
nghịch ngợm của Thư hồi còn bé. Trong phim chúng tôi nhận thấy rằng tất cả các yếu tố
của cốt truyện được thể hiện đan xen liên tục từ hiện tại - quá khứ - hiện tại. Các chuẩn
mực của trật tự thời gian tuyến tính đều có sự thay đổi nhằm mục đích nhất định của
người làm điện ảnh.
“Hương Ga” là một điểm sáng của điện ảnh Việt Nam đương thời. “Hương Ga”
được cải biên từ tiểu thuyết “Phiên bản” của nhà văn Nguyễn Đình Tú. Nội dung phim
lấy ý tưởng và cảm hứng từ tiểu sử về cuộc đời của Dung Hà11
trong vụ án Năm Cam và
đây cũng là một bộ phim có cấu trúc tự sự cũng không theo trật tự tuyết tính. Phim có cốt
cốt tuyện bắt đầu từ cuộc rượt đuổi trên tàu và sự trốn chạy của hai người phụ nữ cùng
một đứa bé. Từ đó, câu chuyện về cuộc đời của Hương Ga được kể lại và đến cuối phim,
cảnh đầu phim mới lại được diễn tiến để chạm đến kết thúc. Tuy nhiên, ở tác phẩm văn
học, Nguyễn Đình Tú lại chọn cách kể chuyện hoàn toàn khác biệt. Đó là tự sự đầy đau
khổ, về nỗi sợ hãi của nhân vật Diệu trong căn phòng mình về những ngày tháng lầm lỗi
mà cô ta đã trải qua khi nhìn vào bóng trăng trong màn đêm: “Mảnh trăng cong vênh
nghễu nghện đi ngang chấn song kia, ai cho ngươi dừng lại trước cửa phòng ta (…)Ta
chưa từng bị nỗi sợ nào bủa vây quá một canh bạc trong đêm khuya, vậy mà sao hôm
11 Dung Hà, tên thật là Vũ Thị Hoàng Dung (1965-2 tháng 10 năm 2000), là một trùm xã hội đen ở
Việt Nam, sinh ra và lớn lên tại phố Trạng Trình, Hải Phòng.[1] Từ một dân giang hồ vặt trên hè
phố, Dung Hà đã từng đạt địa vị cao trong giới xã hội đen Việt Nam ở đất Cảng Hải Phòng.
Vào rạng sáng ngày 2 tháng 10 năm 2000, Hải 'bánh' theo lệnh của trùm xã hội đen Năm Cam đã
chỉ đạo Hưng 'mi nhon' bắn chết Dung 'Hà' ngay trên đường Bùi Thị Xuân tại thành phố Hồ Chí
Minh. Sự kiện này đã khởi đầu chuyên án Z5.01 - chuyên án điều tra hoạt động phạm tội của Năm
Cam.
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt
nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915
Website:lamluanvan.net
PHẠM TUẤN KIỆT – CH16NV01 21
nay cái bóng trăng ma quái kia lại phiền nhiễu ta? Ngươi là ai hả bóng trăng khốn
kiếp?”.12
Trong nội dung công trình này, chúng tôi không chủ ý đi sâu vào sự khác nhau
giữa phim và văn học. Tuy nhiên, đối với đặc thù của phim điện ảnh thì không dễ dàng
để chúng ta có thể hiểu ngay được nội dung phim hay đoán ra tiếp diễn kế đến của phim
là như thế nào. Tức là, không một trật tự logic nào được tuân thủ. Các dòng hồi tưởng
ký ức đan xen hiện tại và quá khứ chồng lên nhau như một mê cung nghệ thuật.
Khán giả khi tiếp nhận bộ phim “Hương ga” nói riêng, và phim điện ảnh cải
biên từ văn học nói chung, đều buộc lòng phải chú ý kỹ những hình ảnh; âm thanh diễn
ra trước mắt họ và chính họ lại phải một lần nữa sắp xếp lại các sự kiện theo thời gian
tuyến tính để có thể hiểu. Đối với người làm điện ảnh, mục đích của việc xáo trộn chính
là tạo hiệu ứng, kích thích người xem làm việc nhiều hơn và chú ý hơn đến những chi tiết
diễn ra trong tự sự mà ở đó cốt truyện đã được cấu trúc lại. Người xem muốn hiểu được
nội dung của phim điện ảnh bắt buộc phải tập trung hơn vào những thứ đang chiếu và
nghe từ phim điện ảnh. Điều này khác lạ so với đọc tác phẩm văn học nhưng chính nó
cũng là cách để người tiếp nhận tìm thấy sự mới lạ và hấp dẫn khi đối sánh với tác phẩm
văn học mà nó đã cải biên thành điện ảnh.
Tóm lại, tài năng của tác giả điện ảnh thể hiện ở một bộ phim cải biên không phải
là việc họ trung thành với tác phẩm văn học như thế nào mà là ở việc họ lựa chọn sự kiện
và cách họ kể lại câu chuyện ra sao nhằm tạo sự hấp dẫn nơi người xem. Điều này sẽ
giúp làm rõ sự tác động ngược của phim điện ảnh dành cho tác phẩm văn học. Điện ảnh
là mở rộng, thậm chí bổ sung thêm ý nghĩa cho tác phẩm văn chương trên màn ảnh khi
nó bị gò ép trong khuôn khổ của những con chữ. Khi cải biên từ văn học sang điện ảnh,
để tạo ra những kịch tính hấp dẫn khác mới lạ cho khán giả khi xem phim thay vì đọc tác
phẩm văn học người làm điện ảnh luôn sáng tạo sếp đặt tất cả một cách khác biệt theo
một ý đồ nhất định.
Những nội dung chúng ta xem trên phim điện ảnh sẻ có sự khác biệt ít hoặc nhiều
tùy vào ý đồ nghệ thuật và thương mại của tác giả làm phim. Tuy nhiên, khi chúng ta
xem phim tức là chúng ta đang xem; đang nghe lại cách mà tác giả làm phim từ tác phẩm
văn học đọc tri nhận và tái sáng tạo để tạo ra sản phẩm mới. Và nội dung và thông điệp
của bộ phim điện ảnh sẽ lại được chúng ta tái sáng tạo trong sự cảm nhận của mỗi người.
12 Tiểu thuyết “Phiên Bản”
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt
nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915
Website:lamluanvan.net
PHẠM TUẤN KIỆT – CH16NV01 22
1.2. Lí thuyết cải biên nhìn từ sự phức hợp của các lí thuyết
1.2.1. Lí thuyết về văn hóa học
Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan
hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên
con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này
sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong
quá trình hành động và tương tác xã hội của con người. Văn hóa là trình độ phát triển của
con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và
hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo
ra.
Trong tiếng việt,văn hóa được dùng theo nghĩa thông dụng để chỉ học thức,lối
sống. Theo nghĩa chuyên biệt để chỉ trình độ phát triển của một giai đoạn. Trong khi theo
nghĩa rộng,thì văn hóa bao gồm tất cả,từ những sản phẩm tinh vi,hiện đại,cho đến tín
ngưỡng,phong tục,lối sống...
Trên thế giới cũng như tại Việt Nam có rất nhiều các quan điểm khác nhau về văn
hóa dẫn đến có nhiều khái niệm khác nhau, cụ thể:
Khái niệm văn hóa được nhìn với nhiều nghĩa khác nhau, vậy nên có nhiều khái niệm
khác nhau:
-1871: Khái niệm đầu tiên của TyLor.
- 1919: có 7 khái niệm
- 1920 - 1950: thêm 157 khái niệm (164 khái niệm)
- 1967: Theo A. Moles (Pháp) có 250 khái niệm
- 1994: Theo Phan Ngọc có tới 400 khái niệm
Khái niệm của Tylor về văn hóa như sau: “Văn hóa là một tổng thể phức tạp, bao
gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, phong tục và cả những năng
lực cũng như thói quen mà con người đạt được trong xã hội”.
Theo quan điểm của F.Mayor , “văn hóa là tổng thể sống động của các hoạt động
sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình
thanh nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu – những yếu tố xác định
đặc tính riêng của mỗi dân tộc”
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt
nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915
Website:lamluanvan.net
PHẠM TUẤN KIỆT – CH16NV01 23
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của
cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp
luật, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và
các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo ấy là văn hóa ” .
Văn hóa là một phạm trù bao gồm các nội dung như giá trị truyền thống,
những nhân tố về con người, những thăng trầm trong lịch sử, những yếu tố tác
động đến đời sống tinh thần của người dân trên một quốc gia. Văn hóa được khái
niệm ngắn gọn là: “văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần do con người
sáng tạo ra trong lịch sử” [Đại từ điển Tiếng Việt, 1998, Nguyễn Như Ý chủ
biên, NXB Văn hóa thông tin].
Trần Ngọc Thêm lại định nghĩa về văn hóa như sau: “Văn hóa là một hệ
thống hữu cơ của các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích
lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác với môi trường tự nhiên
vá xã hội của mình”.
Cũng theo Trần Ngọc Thêm, văn hóa theo nghĩa hẹp thường được đồng
nhất với văn hóa tinh hoa. Văn hóa tinh hoa là một tiểu văn hóa chứa những giá
trị đáp ứng các nhu cầu bậc cao của con người. Quy luật chung là những giá trị
đáp ứng các nhu cầu càng xa những đòi hỏi vật chất, đòi hỏi đời thường, đòi hỏi
nhất thời bao nhiêu thì tính giá trị, tính người càng hiếm bấy nhiêu và do vậy
càng mang tính tinh hoa về văn hóa. Theo nghĩa này, văn hóa thường được đồng
nhất với các loại hình nghệ thuật, văn chương”.
Theo lí giải của Trần Ngọc Thêm thì văn hóa tinh hoa có sự tương đồng
gần nhất với nghệ thuật văn chương, vì thế để hiểu được một tác phẩm văn
chương hay bất kì một tác phẩm nghệ thuật nào, sự am hiểu về văn hóa là đặc biệt
cần thiết và quan trọng. Lí thuyết về văn hóa học đặt các vấn đề về văn hóa làm
đối tượng trung tâm. Và khi áp dụng lí thuyết này tiếp cận một vấn đề về văn hóa
chúng ta nên hiểu về mặt bản chất của hiện tượng chứ không phải chỉ mô tả ở bên
ngoài. Hiểu được bản chất của các hiện tượng văn hóa sẽ góp phần tạo những lí
giải có chiều sâu hơn các hiện tượng văn học nghệ thuật ở trên những vùng văn
hóa lãnh thổ nào đó.
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt
nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915
Website:lamluanvan.net
PHẠM TUẤN KIỆT – CH16NV01 24
Điều quan trọng không kém đó là văn hóa luôn gắn với một quốc gia cố
định nên nhất định sẽ bị chi phối bởi nền chính trị của nước đó. Những nhà cầm
quyền sẽ xây dựng nên một hệ thống những chuẩn mực văn hóa và quản lí nó theo
những cách riêng của mình. Các quy định về văn hóa được xây dựng đều có mục
đích rõ ràng nhằm tô đậm tính dân tộc và màu sắc của đất nước đó, nhằm tạo một
dấu ấn khác biệt trên trường quốc tế. Tuy nhiên, những định nghĩa chung về văn
hóa có thể được xem là những diễn ngôn mà người đời sau đã lập nên để lí thuyết
hóa một đặc điểm của phong tục, đời sống tinh thần của dân tộc ấy.
Khái niệm Văn hóa học là một ngành khoa học liên ngành, ở đó là khoa
học nhân văn giáp ranh với khoa học xã hội, có đối tượng nghiên cứu là văn hóa
với tư cách là một hệ thống các giá trị mang tính biểu tượng bằng phương pháp
lý luận đính tính mang tính liên ngành với độ bao quát rộng các sự kiện và tính
khái quát cao trong yêu cầu khảo cứu
Yếu tố diễn ngôn trong văn hóa chính là đặc điểm mà các nhà làm phim tựa
vào để dựng nên những thước phim nhằm thể hiện điều mà đạo diễn muốn truyền
tải. Yếu tố văn hóa trong cải biên học là một quy trình biến đổi những ảnh hưởng
của văn hóa trong tác phẩm văn học vào trong tác phẩm phim cải biên. Vì từ đọc
hiểu chuyển sang nghe nhìn là cả một quá trình biến đổi chuyển hóa đầy công phu
của đạo diễn. Nhờ những nghiên cứu về văn hóa chúng ta có thể phần nào trả lời
cho câu hỏi tại sao đạo diễn lại chọn chi tiết này, bỏ chi tiết kia trong tác phẩm
văn học. Vì có thể trong văn học đó được xem là bình thường nhưng nếu dựng
thành hình ảnh thì những chi tiết đó có thể không phù hợp với văn hóa hoặc
không phục vụ tối đa cho hiệu quả nghệ thuật.
Một bộ phim ra đời đi kèm theo nó là một sản phẩm văn hóa cũng được ra
đời. Thế nên việc nghiên cứu lí giải bộ phim cũng đi kèm với việc tìm hiểu những
nét văn hóa xuất hiện trong phim. Nghiên cứu một bộ phim theo các lí thuyết về
văn hóa học thì người nghiên cứu cũng cần chú ý đến các yếu tố ngoại biên xung
quanh bộ phim như: bối cảnh chính của phim, địa điểm ra đời bộ phim, nhà làm
phim là ai, đạo diễn của phim có phong cách làm phim cố định nào không, đề tài
của phim là gì… Những yếu tố này chính là những nhân tố tác động không nhỏ
đến bộ phim và những nét văn hóa trong phim.
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt
nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915
Website:lamluanvan.net
PHẠM TUẤN KIỆT – CH16NV01 25
Những diễn ngôn của đạo diễn khi tạo nên một bộ phim cũng giống như
cách các nhà văn hóa học khái quát một khái niệm, một hiện tượng nào đó thành
một nền văn hóa. Chính vì thế mà có những bộ phim dù được lấy nội dung cốt
truyện từ các tác phẩm văn học nước ngoài nhưng lại được các nhà đạo diễn trong
nước dựng lên mang đậm màu sắc quốc gia của nước sở tại. Như trường hợp bộ
phim Loạn của đạo diễn Kurosawa Akira, ông đã vận dụng những chi tiết trong
tác phẩm kịch của Shakespeare. Với khả năng cảm thụ và bằng những diễn ngôn
của mình ông đã mang những yếu tố của văn hóa phương tây trong tác phẩm
Shakespeare đặt vào trong bối cảnh văn hóa truyền thống Nhật Bản tạo nên một
màu sắc riêng biệt cho bộ phim.
Nghiên cứu một tác phẩm cải biên cần xem xét tổng hợp các yếu tố văn hóa
trong những hoàn cảnh xã hội cụ thể. Hay nói cách khác chúng ta không nên hiểu
một chiều là nghiên cứu văn hóa trong phim chính là tìm hiểu những nét văn hóa
xuất hiện trong bộ phim. Mà ở đây, văn hóa cũng chính là cách lí giải của đạo
diễn về nội dung của một bộ phim cải biên.
1.2.2. Lí thuyết liên văn bản
Trong bối cảnh mới của thế giới ngày nay, nghiên cứu lí thuyết chuyển thể,
cải biên đã phát triển mạnh mẽ trên cơ sở lí luận liên văn bản. Lí thuyết này cùng với sự
phát triển mạnh mẽ của điện ảnh đã giúp các nhà nghiên cứu có được cái nhìn đúng đắn
và thận trọng hơn khi đánh giá tác phẩm chuyển thể. Tác phẩm chuyển thể giờ đây được
soi chiếu dưới phương diện liên văn bản, trong mối tương quan với lịch sử,văn hóa, dân
tộc, thời đại ...
Lý thuyết liên văn bản xuất hiện trên thế giới quãng những năm cuối thập
niên 1960. Có thể xem xét nguồn gốc trực tiếp của lý thuyết này từ nhà bác học
Nga M.Ba-khơ-tin với quan điểm về tính đối thoại, đa thanh, phức điệu trong tiểu
thuyết; sau đó chính J.Krít-tê-va đề xuất khái niệm liên văn bản mở ra những
nghiên cứu tiếp theo với các tên tuổi khác như: J.Đê-ri-đa, P.Ri-cô, R.Bát,… Cho
đến giờ, lý thuyết liên văn bản không còn xa lạ với những người nghiên cứu khoa
học xã hội nhân văn ở Việt Nam. Trong cách hình dung đơn giản nhất, các nhà
nghiên cứu liên văn bản đều tán đồng rằng, văn bản là những liên văn bản. Bất kỳ
văn bản nào được viết ra cũng là những liên văn bản bởi sự liên hệ đến những văn
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt
nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915
Website:lamluanvan.net
PHẠM TUẤN KIỆT – CH16NV01 26
bản đã có. Sự đan dệt của quá khứ lên những tạo tác đến sau luôn là một điều
không thể tránh khỏi. Liên văn bản nói lên mối liên hệ nội tại của các văn bản
(hiểu rộng hơn là văn hóa) trước sự dịch chuyển ngẫu nhiên hay hữu ý của lịch
sử. Vận dụng lý thuyết này, tác giả chuyên luận đã hình dung được tính khả dụng
của nó trong việc kiến giải hiện tượng chuyển thể từ văn học sang điện ảnh-như
một mô hình sáng tạo, tái tạo phổ biến của nghệ thuật.
Hiện tượng liên văn bản từ khi xuất hiện vẫn chưa có tên gọi xác định. Mãi
đến sau này, các nhà nghiên cứu mới định danh thủ pháp sáng tác này. Dưới sự
tác động của chủ nghĩa hậu hiện đại, liên văn bản dần trở thành một cụm từ quen
thuộc và được ứng dụng phổ biến trong sáng tác cũng như trong nghiên cứu văn
học. Có nhiều cách hiểu khác nhau về liên văn bản.
Theo từ điển Oxford Dictionary Terms, liên văn bản là “thuật ngữ do Julia
Kristeva đặt ra để chỉ những mối quan hệ khác nhau có thể có của một văn bản
cho trước với những văn bản khác. Những quan hệ có tính chất liên văn bản này
bao gồm sự nghịch đảo (anagram), sự ám chỉ (allusion), sự phỏng
thuật (adaptation), sự dịch thuật (translation), sự biếm phỏng (parody), sự cắt
dán (pastiche), sự mô phỏng (imitation) và những kiểu biến đổi khác” [47].
Liên văn bản (intertextuality) là một phát hiện quan trọng trong tư duy văn
học của chủ nghĩa giải cấu trúc thế kỉ XX. Trong xu hướng giải cấu trúc những sự
cấu trúc, sắp đặt ý nghĩa trước đây dường như bị phá vỡ, những mạch liên kết
tưởng chừng khá vững chắc nhưng cũng trở nên rời rạc. Và liên văn bản xuất hiện
như một cứu cánh để có thể lí giải mọi văn bản đều có mối liên hệ gắn kết với
những văn bản khác. Đó chính là cách mà các nhà nghiên cứu cả phương Tây lẫn
phương Đông đã tìm thấy ở thủ pháp này. Trong các tác phẩm văn học nhất là vào
thời văn học Trung đại, chúng ta thấy rất rõ hiện tượng liên văn bản xuất hiện
trong các bài thơ, đặc biệt là thơ ca đời nhà Đường - Trung Quốc. Việc các tác
giả xưa sử dụng hình thức liên văn bản cũng giống như một thi pháp sáng tác văn
học của thời đại đó. Còn ở phương Tây, những tác phẩm thời kì cổ điển, những
vở kịch, những truyện ngắn lấy chất liệu tích góp từ những câu chuyện thần thoại,
những câu chuyện truyền miệng trong dân gian… Mọi sự vật hiện tượng trên thế
giới luôn có tác động qua lại lẫn nhau, mâu thuẫn loại trừ nhau nhưng cũng đồng
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt
nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915
Website:lamluanvan.net
PHẠM TUẤN KIỆT – CH16NV01 27
thời thúc đẩy sự phát triển lẫn nhau. Trong văn học nghệ thuật cũng vậy, việc sử
dụng liên văn bản cũng có thể được xem là sự tiếp nối, kế thừa và tiếp tục sáng
tạo ra các giá trị tinh thần.
Liên văn bản là một trong những khái niệm có nội hàm và ngoại diên linh
hoạt nhất trong hệ thống lí thuyết văn học, và việc xác lập yếu tính của nó tùy
thuộc vào phương diện nghiên cứu mong muốn và lập trường triết học của người
tiếp cận. Liên văn bản như một hình ảnh thế giới và như một yếu tính của văn bản
văn học và như một phương pháp sáng tạo.
Liên văn bản giúp chúng ta phát hiện được những hiện tượng có liên quan,
tương tác với nhau trên những lĩnh vực tương đồng. Các tác giả dù vô tình hay cố
ý cũng đã để lại những chi tiết, yếu tố liên văn bản. Vì mọi văn bản đều có mối
liên kết với nhau. Trong văn học, liên văn bản thường gặp ở những câu chuyện có
chất liệu từ văn học dân gian, hay những bài thơ được lấy cảm hứng từ một câu
chuyện sẵn có, một tác giả đọc và cảm sâu sắc một tác phẩm rồi sáng tạo lại dưới
ngòi bút của mình. Như trường hợp của Nguyễn Du với Truyện Kiều, hay Moliere
với Lão hà tiện,… Khi tiến hành khảo sát chúng ta sẽ thấy có rất nhiều hình thức
thực hành kĩ thuật liên văn bản, hình thức thường bắt gặp nhất đó là mô phỏng,
tiếp đến có thể kể đến một số hình thức khác như: phóng tác, chuyển thể, dịch
thuật, điển tích điển cố, cắt dán, ám chỉ, nghịch đảo,… Dù dưới bất kì hình thức
sáng tác nào thì việc áp dụng kĩ thuật liên văn bản vẫn xuất hiện trong các sáng
tác một cách vô tình hay cố ý và đóng góp tích cực vào việc thể hiện nội dung mà
tác giả muốn truyền tải.
Mỗi một khái niệm, một ý tưởng khi nảy sinh ra thì âu cũng là sự kết hợp
của những khái niệm phạm trù khác, sự kết nối liên hợp đó thúc đẩy sản sinh ra
một khái niệm mới. Liên văn bản trở thành một người bạn đồng hành với các tác
giả trong quá trình sáng tác, tạo ra động lực thúc đẩy những tư duy phức hợp và
từ đó góp phần lí giải những cấu trúc, những vấn đề chồng chéo tồn tại trong các
mạch liên kết. Theo R.Barthes, văn bản không phải đơn thuần là một tổ hợp ngôn
ngữ cố định mà văn bản chính là một không gian đa chiều chứa đựng vô số các
văn bản kết tinh từ vô số các hiểu biết, kiến thức, niềm tin, những nền văn hóa
khác nhau. Chính vì cách hiểu này nên khi đọc một văn bản chúng ta không nên
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt
nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915
Website:lamluanvan.net
PHẠM TUẤN KIỆT – CH16NV01 28
đóng khung văn bản ấy lại mà cần có sự liên hệ với những văn bản khác. Tuy
nhiên cũng không nên sa đà vào việc tin rằng sẽ tìm được trong văn bản này
những gì từ văn bản khác mang đến.
Trong cải biên học, liên văn bản có thể được hiểu đơn giản chính là sự kết
nối lí giải những hiện tượng, chi tiết trong văn học thành những hình ảnh biểu
tượng để thể hiện lên hình ảnh. Hay đó là những sự liên hệ giữa các chi tiết, tình
tiết trong phim với những những thước phim khác hoặc một nội dung tư tưởng
nào khác.
Giữa văn học và điện ảnh có một sợi dây kết nối, gắn kết những chi tiết,
thủ pháp, ý nghĩa hình tượng văn học chuyển hóa thành những hình ảnh sống
động. Sự tương thông ấy cũng một phần chịu tác động của tính liên văn bản. Liên
văn bản chính là yếu tố góp phần ghép nối những sự so sánh, những hướng lí giải
của người xem trước một bộ phim cải biên. Người xem sẽ luôn gắn những suy
nghĩ, liên tưởng các chi tiết trong phim có xuất hiện trong tác phẩm văn học
không hoặc đã xuất hiện trong những bộ phim khác. Mối liên kết này sẽ hỗ trợ
tích cực cho việc tìm hiểu những bộ phim được cải biên từ tác phẩm văn học. Vì
thế, có thể nói liên văn bản là một lí thuyết có đóng góp quan trọng trong việc tìm
hiểu về phim cải biên.
Trong địa hạt điện ảnh, hiện tượng chuyển thể được coi là một khía cạnh đặc biệt
của liên văn bản. Có thể nói, liên văn bản đã cung cấp thêm một phương diện lí thuyết
mới trong nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh. Dưới cái nhìn liên văn bản,
chuyển thể không đơn thuần là sự phỏng theo, cải biến nội dung của hình thức nghệ thuật
khác mà là hành trình từ một hệ thống kí hiệu này đến hệ thống kí hiệu khác.
Tác phẩm chuyển thể giờ đây được hiểu là cách đọc mới, cách nhìn và diễn giải
mới đối với nguyên tác trong một hoàn cảnh xã hội – văn hóa mới, đồng thời có khả năng
đối thoại với nguyên tác của nó. Mối quan hệ liên văn bản giữa văn bản văn học và văn
bản điện ảnh là mối quan hệ phức tạp vì đây là sự tham chiếu giữa hai loại văn bản thuộc
hai loại hình nghệ thuật khác nhau, có đặc trưng ngôn ngữ khác nhau, tạo nên mạng lưới
mở rộng tập trung nhiều loại kí hiệu văn hóa, nghệ thuật. Việc nghiên cứu chuyển thể từ
góc độ liên văn bản sẽ cho thấy mối tương tác đa dạng, phức tạp giữa các loại văn bản
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt
nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915
Website:lamluanvan.net
PHẠM TUẤN KIỆT – CH16NV01 29
hiển lộ một bối cảnh văn hóa mà ở đó, các loại hình nghệ thuật không ngừng cộng
hưởng, đối thoại với nhau ngày càng sống động. Từ đây càng thấy rõ hơn luận điểm này:
chính liên kết đã tạo nên những khác biệt!

More Related Content

Similar to TIỂU THUYẾT “PHIÊN BẢN” CỦA NGUYỄN ĐÌNH TÚ HÀNH TRÌNH TỪ VĂN HỌC ĐẾN ĐIỆN ẢNH

Giới thiệu chương trình Đêm trắng cầu Long Biên - Tháng 4/2014
Giới thiệu chương trình Đêm trắng cầu Long Biên - Tháng 4/2014Giới thiệu chương trình Đêm trắng cầu Long Biên - Tháng 4/2014
Giới thiệu chương trình Đêm trắng cầu Long Biên - Tháng 4/2014
toixedich
 
Luận văn thạc sĩ Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực.doc
Luận văn thạc sĩ Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực.docLuận văn thạc sĩ Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực.doc
Luận văn thạc sĩ Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực.doc
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Thời đại, cuộc đời, con người, quan niệm, sự nghiệp sáng tác, thơ của Xuân Di...
Thời đại, cuộc đời, con người, quan niệm, sự nghiệp sáng tác, thơ của Xuân Di...Thời đại, cuộc đời, con người, quan niệm, sự nghiệp sáng tác, thơ của Xuân Di...
Thời đại, cuộc đời, con người, quan niệm, sự nghiệp sáng tác, thơ của Xuân Di...
💖Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói 💖 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149
 

Similar to TIỂU THUYẾT “PHIÊN BẢN” CỦA NGUYỄN ĐÌNH TÚ HÀNH TRÌNH TỪ VĂN HỌC ĐẾN ĐIỆN ẢNH (20)

Luận Văn Thạc Sĩ Lịch Sử Tiếp Nhận Tác Phẩm Nguyễn Đình Chiểu.
Luận Văn Thạc Sĩ Lịch Sử Tiếp Nhận Tác Phẩm Nguyễn Đình Chiểu.Luận Văn Thạc Sĩ Lịch Sử Tiếp Nhận Tác Phẩm Nguyễn Đình Chiểu.
Luận Văn Thạc Sĩ Lịch Sử Tiếp Nhận Tác Phẩm Nguyễn Đình Chiểu.
 
BÀI MẪU Khóa luận văn học Việt Nam, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận văn học Việt Nam, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận văn học Việt Nam, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận văn học Việt Nam, HAY, 9 ĐIỂM
 
Sự trình hiện nhân vật nữ trong Cánh Đồng Bất Tận Từ truyện ngắn đến điện ảnh
Sự trình hiện nhân vật nữ trong Cánh Đồng Bất Tận Từ truyện ngắn đến điện ảnhSự trình hiện nhân vật nữ trong Cánh Đồng Bất Tận Từ truyện ngắn đến điện ảnh
Sự trình hiện nhân vật nữ trong Cánh Đồng Bất Tận Từ truyện ngắn đến điện ảnh
 
Luận văn: Quan niệm về tiểu thuyết của Cao Hành Kiện, HAY
Luận văn: Quan niệm về tiểu thuyết của Cao Hành Kiện, HAYLuận văn: Quan niệm về tiểu thuyết của Cao Hành Kiện, HAY
Luận văn: Quan niệm về tiểu thuyết của Cao Hành Kiện, HAY
 
Luận văn: Tiểu thuyết di dân Việt Nam của các nhà văn nữ, HAY
Luận văn: Tiểu thuyết di dân Việt Nam của các nhà văn nữ, HAYLuận văn: Tiểu thuyết di dân Việt Nam của các nhà văn nữ, HAY
Luận văn: Tiểu thuyết di dân Việt Nam của các nhà văn nữ, HAY
 
Giới thiệu chương trình Đêm trắng cầu Long Biên - Tháng 4/2014
Giới thiệu chương trình Đêm trắng cầu Long Biên - Tháng 4/2014Giới thiệu chương trình Đêm trắng cầu Long Biên - Tháng 4/2014
Giới thiệu chương trình Đêm trắng cầu Long Biên - Tháng 4/2014
 
Sự trình hiện nhân vật nữ trong Cánh Đồng Bất Tận Từ truyện ngắn đến điện ảnh
Sự trình hiện nhân vật nữ trong Cánh Đồng Bất Tận Từ truyện ngắn đến điện ảnhSự trình hiện nhân vật nữ trong Cánh Đồng Bất Tận Từ truyện ngắn đến điện ảnh
Sự trình hiện nhân vật nữ trong Cánh Đồng Bất Tận Từ truyện ngắn đến điện ảnh
 
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và InrasaraLuận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara
 
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAY
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAYLuận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAY
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAY
 
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca TàyẢnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
 
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápHệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
 
Tiểu Thuyết Vũ Đình Giang Từ Góc Nhìn Hậu Hiện Đại.doc
Tiểu Thuyết Vũ Đình Giang Từ Góc Nhìn Hậu Hiện Đại.docTiểu Thuyết Vũ Đình Giang Từ Góc Nhìn Hậu Hiện Đại.doc
Tiểu Thuyết Vũ Đình Giang Từ Góc Nhìn Hậu Hiện Đại.doc
 
Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt thức trạng, đặc...
Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt   thức trạng, đặc...Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt   thức trạng, đặc...
Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt thức trạng, đặc...
 
Tiểu thuyết “hoa hậu xứ mường” và “vương quốc ảo ảnh” của Phượng Vũ
Tiểu thuyết “hoa hậu xứ mường” và “vương quốc ảo ảnh” của Phượng VũTiểu thuyết “hoa hậu xứ mường” và “vương quốc ảo ảnh” của Phượng Vũ
Tiểu thuyết “hoa hậu xứ mường” và “vương quốc ảo ảnh” của Phượng Vũ
 
Luận văn thạc sĩ Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực.doc
Luận văn thạc sĩ Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực.docLuận văn thạc sĩ Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực.doc
Luận văn thạc sĩ Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực.doc
 
Đề tài viết về thiếu niên qua ba tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh
Đề tài viết về thiếu niên qua ba tác phẩm của Nguyễn Nhật ÁnhĐề tài viết về thiếu niên qua ba tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh
Đề tài viết về thiếu niên qua ba tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh
 
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀICHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
 
Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường từ góc độ ngôn ngữ
Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường từ góc độ ngôn ngữPhân tích tác phẩm văn học trong nhà trường từ góc độ ngôn ngữ
Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường từ góc độ ngôn ngữ
 
Phân Tích Tác Phẩm Văn Học Trong Nhà Trường Từ Góc Độ Ngôn Ngữ
Phân Tích Tác Phẩm Văn Học Trong Nhà Trường Từ Góc Độ Ngôn Ngữ Phân Tích Tác Phẩm Văn Học Trong Nhà Trường Từ Góc Độ Ngôn Ngữ
Phân Tích Tác Phẩm Văn Học Trong Nhà Trường Từ Góc Độ Ngôn Ngữ
 
Thời đại, cuộc đời, con người, quan niệm, sự nghiệp sáng tác, thơ của Xuân Di...
Thời đại, cuộc đời, con người, quan niệm, sự nghiệp sáng tác, thơ của Xuân Di...Thời đại, cuộc đời, con người, quan niệm, sự nghiệp sáng tác, thơ của Xuân Di...
Thời đại, cuộc đời, con người, quan niệm, sự nghiệp sáng tác, thơ của Xuân Di...
 

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn (20)

Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá công tác quản lý và xử lý chất thải tại...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá công tác quản lý và xử lý chất thải tại...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá công tác quản lý và xử lý chất thải tại...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá công tác quản lý và xử lý chất thải tại...
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá công tác quản lý và xử lý bao bì hóa ch...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá công tác quản lý và xử lý bao bì hóa ch...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá công tác quản lý và xử lý bao bì hóa ch...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá công tác quản lý và xử lý bao bì hóa ch...
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường t...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường t...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường t...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường t...
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá công nghệ xử lý nước của Công ty cổ phầ...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá công nghệ xử lý nước của Công ty cổ phầ...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá công nghệ xử lý nước của Công ty cổ phầ...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá công nghệ xử lý nước của Công ty cổ phầ...
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi...
 
Khóa luận tốt nghiệp đại học Bước đầu nghiên cứu thành phần hóa học phân đoạn...
Khóa luận tốt nghiệp đại học Bước đầu nghiên cứu thành phần hóa học phân đoạn...Khóa luận tốt nghiệp đại học Bước đầu nghiên cứu thành phần hóa học phân đoạn...
Khóa luận tốt nghiệp đại học Bước đầu nghiên cứu thành phần hóa học phân đoạn...
 
Khoá luận tốt nghiệp Chiến lược phát triển thương hiệu hãng thời trang Chanel...
Khoá luận tốt nghiệp Chiến lược phát triển thương hiệu hãng thời trang Chanel...Khoá luận tốt nghiệp Chiến lược phát triển thương hiệu hãng thời trang Chanel...
Khoá luận tốt nghiệp Chiến lược phát triển thương hiệu hãng thời trang Chanel...
 
Khóa luận tốt nghiệp Chiến lược phát triển của Công ty cổ phần Quản lý và Phá...
Khóa luận tốt nghiệp Chiến lược phát triển của Công ty cổ phần Quản lý và Phá...Khóa luận tốt nghiệp Chiến lược phát triển của Công ty cổ phần Quản lý và Phá...
Khóa luận tốt nghiệp Chiến lược phát triển của Công ty cổ phần Quản lý và Phá...
 
Khóa luận tốt nghiệp Công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần Hà Nội ...
Khóa luận tốt nghiệp Công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần Hà Nội ...Khóa luận tốt nghiệp Công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần Hà Nội ...
Khóa luận tốt nghiệp Công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần Hà Nội ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Công tác tuyển dụng công chức tại UBND huyện Lục Nam, tỉ...
Khóa luận tốt nghiệp Công tác tuyển dụng công chức tại UBND huyện Lục Nam, tỉ...Khóa luận tốt nghiệp Công tác tuyển dụng công chức tại UBND huyện Lục Nam, tỉ...
Khóa luận tốt nghiệp Công tác tuyển dụng công chức tại UBND huyện Lục Nam, tỉ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Công tác soạn thảo và ban hành văn bản quản lý tại Cục T...
Khóa luận tốt nghiệp Công tác soạn thảo và ban hành văn bản quản lý tại Cục T...Khóa luận tốt nghiệp Công tác soạn thảo và ban hành văn bản quản lý tại Cục T...
Khóa luận tốt nghiệp Công tác soạn thảo và ban hành văn bản quản lý tại Cục T...
 
Khóa luận tốt nghiệp Công tác Quản trị Văn phòng tại Công ty than Khe Chàm
Khóa luận tốt nghiệp Công tác Quản trị Văn phòng tại Công ty than Khe ChàmKhóa luận tốt nghiệp Công tác Quản trị Văn phòng tại Công ty than Khe Chàm
Khóa luận tốt nghiệp Công tác Quản trị Văn phòng tại Công ty than Khe Chàm
 
Khoá luận tốt nghiệp Công nghệ sinh học Nghiên cứu tuyển chọn chủng vi sinh v...
Khoá luận tốt nghiệp Công nghệ sinh học Nghiên cứu tuyển chọn chủng vi sinh v...Khoá luận tốt nghiệp Công nghệ sinh học Nghiên cứu tuyển chọn chủng vi sinh v...
Khoá luận tốt nghiệp Công nghệ sinh học Nghiên cứu tuyển chọn chủng vi sinh v...
 
Khóa luận tốt nghiệp Công nghệ kỹ thuật hóa học Xây dựng phương pháp định lượ...
Khóa luận tốt nghiệp Công nghệ kỹ thuật hóa học Xây dựng phương pháp định lượ...Khóa luận tốt nghiệp Công nghệ kỹ thuật hóa học Xây dựng phương pháp định lượ...
Khóa luận tốt nghiệp Công nghệ kỹ thuật hóa học Xây dựng phương pháp định lượ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa...
Khóa luận tốt nghiệp Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa...Khóa luận tốt nghiệp Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa...
Khóa luận tốt nghiệp Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa...
 
Khóa luận tốt nghiệp Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trìn...
Khóa luận tốt nghiệp Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trìn...Khóa luận tốt nghiệp Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trìn...
Khóa luận tốt nghiệp Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trìn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu Du lịch V...
Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu Du lịch V...Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu Du lịch V...
Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu Du lịch V...
 
Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng phần mềm di...
Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng phần mềm di...Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng phần mềm di...
Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng phần mềm di...
 
Khóa luận tốt nghiệp Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại...
Khóa luận tốt nghiệp Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại...Khóa luận tốt nghiệp Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại...
Khóa luận tốt nghiệp Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại...
 
Khóa luận tốt nghiệp Các biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối củ...
Khóa luận tốt nghiệp Các biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối củ...Khóa luận tốt nghiệp Các biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối củ...
Khóa luận tốt nghiệp Các biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối củ...
 

Recently uploaded

Recently uploaded (20)

KHOÁ LUẬN GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG DIGITAL MARKETING CHO KHÁCH HÀNG CỦA...
KHOÁ LUẬN GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG DIGITAL MARKETING CHO KHÁCH HÀNG CỦA...KHOÁ LUẬN GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG DIGITAL MARKETING CHO KHÁCH HÀNG CỦA...
KHOÁ LUẬN GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG DIGITAL MARKETING CHO KHÁCH HÀNG CỦA...
 
Khoá luận Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập ...
Khoá luận Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập ...Khoá luận Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập ...
Khoá luận Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập ...
 
Hoàn thiện công tác kế toán thanh toán với người mua – người bán tại công ty ...
Hoàn thiện công tác kế toán thanh toán với người mua – người bán tại công ty ...Hoàn thiện công tác kế toán thanh toán với người mua – người bán tại công ty ...
Hoàn thiện công tác kế toán thanh toán với người mua – người bán tại công ty ...
 
Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường trang trại chăn nuôi gà giống chất l...
Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường trang trại chăn nuôi gà giống chất l...Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường trang trại chăn nuôi gà giống chất l...
Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường trang trại chăn nuôi gà giống chất l...
 
Hoàn thiện công tác kế toán thuế giá trị gia tăng tại Công ty TNHH An Thái
Hoàn thiện công tác kế toán thuế giá trị gia tăng tại Công ty TNHH An TháiHoàn thiện công tác kế toán thuế giá trị gia tăng tại Công ty TNHH An Thái
Hoàn thiện công tác kế toán thuế giá trị gia tăng tại Công ty TNHH An Thái
 
KHOÁ LUẬN GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO TRUYỀN HÌNH CHO KHÁCH HÀNG...
KHOÁ LUẬN GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO TRUYỀN HÌNH CHO KHÁCH HÀNG...KHOÁ LUẬN GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO TRUYỀN HÌNH CHO KHÁCH HÀNG...
KHOÁ LUẬN GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO TRUYỀN HÌNH CHO KHÁCH HÀNG...
 
Khóa luận Nâng cao lòng trung thành của khách hàng cá nhân đối với thương hiệ...
Khóa luận Nâng cao lòng trung thành của khách hàng cá nhân đối với thương hiệ...Khóa luận Nâng cao lòng trung thành của khách hàng cá nhân đối với thương hiệ...
Khóa luận Nâng cao lòng trung thành của khách hàng cá nhân đối với thương hiệ...
 
Khoá luận Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH Thủy Hà
Khoá luận Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH Thủy HàKhoá luận Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH Thủy Hà
Khoá luận Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH Thủy Hà
 
Khóa luận Hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xu...
Khóa luận Hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xu...Khóa luận Hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xu...
Khóa luận Hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xu...
 
Khóa luận Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hải An - thành ...
Khóa luận Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hải An - thành ...Khóa luận Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hải An - thành ...
Khóa luận Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hải An - thành ...
 
Khóa luận Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên Container ...
Khóa luận Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên Container ...Khóa luận Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên Container ...
Khóa luận Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên Container ...
 
Khóa luận Hoàn thiện kênh truyền thông marketing online tại Công ty trách nhi...
Khóa luận Hoàn thiện kênh truyền thông marketing online tại Công ty trách nhi...Khóa luận Hoàn thiện kênh truyền thông marketing online tại Công ty trách nhi...
Khóa luận Hoàn thiện kênh truyền thông marketing online tại Công ty trách nhi...
 
Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại Công ty TNHH Thương mại VIC
Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại Công ty TNHH Thương mại VICHoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại Công ty TNHH Thương mại VIC
Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại Công ty TNHH Thương mại VIC
 
Khóa luận Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước nuôi trồng thủy sản ...
Khóa luận Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước nuôi trồng thủy sản ...Khóa luận Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước nuôi trồng thủy sản ...
Khóa luận Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước nuôi trồng thủy sản ...
 
Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH Thương mại Sao Mai
Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH Thương mại Sao MaiHoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH Thương mại Sao Mai
Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH Thương mại Sao Mai
 
Khóa luận Đánh giá công tác đào tạo nhân viên mới thuộc phòng kinh doanh gói ...
Khóa luận Đánh giá công tác đào tạo nhân viên mới thuộc phòng kinh doanh gói ...Khóa luận Đánh giá công tác đào tạo nhân viên mới thuộc phòng kinh doanh gói ...
Khóa luận Đánh giá công tác đào tạo nhân viên mới thuộc phòng kinh doanh gói ...
 
Khóa luận Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của người lao ...
Khóa luận Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của người lao ...Khóa luận Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của người lao ...
Khóa luận Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của người lao ...
 
Khóa luận Đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với các website thương mại ...
Khóa luận Đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với các website thương mại ...Khóa luận Đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với các website thương mại ...
Khóa luận Đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với các website thương mại ...
 
Khóa luận Ảnh hưởng văn hóa doanh nghiệp đến động lực làm việc của nhân viên ...
Khóa luận Ảnh hưởng văn hóa doanh nghiệp đến động lực làm việc của nhân viên ...Khóa luận Ảnh hưởng văn hóa doanh nghiệp đến động lực làm việc của nhân viên ...
Khóa luận Ảnh hưởng văn hóa doanh nghiệp đến động lực làm việc của nhân viên ...
 
Khóa luận Đánh giá mức độ tiếp cận và mức độ tương tác nội dung do Công ty Cổ...
Khóa luận Đánh giá mức độ tiếp cận và mức độ tương tác nội dung do Công ty Cổ...Khóa luận Đánh giá mức độ tiếp cận và mức độ tương tác nội dung do Công ty Cổ...
Khóa luận Đánh giá mức độ tiếp cận và mức độ tương tác nội dung do Công ty Cổ...
 

TIỂU THUYẾT “PHIÊN BẢN” CỦA NGUYỄN ĐÌNH TÚ HÀNH TRÌNH TỪ VĂN HỌC ĐẾN ĐIỆN ẢNH

  • 1. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net PHẠM TUẤN KIỆT – CH16NV01 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT *********** LUẬN VĂN THẠC SỸ TIỂU THUYẾT “PHIÊN BẢN” CỦA NGUYỄN ĐÌNH TÚ HÀNH TRÌNH TỪ VĂN HỌC ĐẾN ĐIỆN ẢNH CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ NGÀNH: 60 22 01 21 BÌNH DƯƠNG – THÁNG 01/ 2018
  • 2. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net PHẠM TUẤN KIỆT – CH16NV01 2 DẪN NHẬP 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Văn học và điện ảnh có mối quan hệ hết sức mật thiết với nhau. Mối quan hệ gắn bó này là sự kết hợp của hai sinh thể mặc dù có giá trị riêng, có đời sống độc lập tách biệt nhau thế nhưng, giữa điện ảnh và văn học vẫn liên tục có “sự trao đổi” ý tưởng và nội dung. Văn học và điện ảnh liên tục hỗ trợ cho nhau để tạo ra những sản phẩm mang dấu ấn cho từng lĩnh vực. Văn học cung cấp ý tưởng sáng tạo cho nhà làm phim để xây dựng nên sản phẩm cho lĩnh cực điện ảnh. Thế nhưng, đôi khi chính bộ phim điện ảnh của các đạo diễn lại tác động ngược đến tác phẩm văn học. Nếu xét theo quy luật chuyển thể từ văn học sang điện ảnh, văn học rõ ràng đã tác động đến các tác phẩm cải biên theo một chiều - đó là điều mà các công trình nghiên cứu trước đây thường nhấn mạnh. Tuy nhiên trên thực tế, có những sản phẩm hậu cải biên từ văn học đã làm rõ ý nghĩa hoặc bổ sung thêm ý nghĩa ngược chiều trở lại cho tác phẩm văn chương thêm phần giá trị. Trong lịch sử của ngành điện ảnh phim, khi đứng trước nhu cầu về thị hiếu ngày càng tinh tế và có chiều sâu của công chúng, những sản phẩm phim điện ảnh buộc phải liên tục biến hóa để đáp ứng nhu cầu nội tại của cung – cầu thị trường giải trí và thương mại. Qua mỗi giai đoạn lịch sử của dân tộc, văn học đã cung cấp cho điện ảnh những mẫu hình tượng nhân vật đa dạng, phong phú từ diện mạo lẫn tính cách. Trên thế giới nói chung và thị trường phim ảnh tại Việt Nam nói riêng, điện ảnh đã vay mượn và lấy ý tưởng để cải biên từ các tác phẩm văn học nhằm tạo ra sản phẩm phim từ rất sớm. Đứng trước thực tế đó, chúng tôi nhấn mạnh mối quan hệ của điện ảnh với các sáng tác văn học đã có từ lâu. Theo dòng chảy của sự phát triển xã hội; phát triển của khoa học – kỹ thuật thì mối quan hệ này diễn ra ngày càng đa dạng hơn và có nhiều yếu tố kỹ xão hơn. Chính vì tính chất tổng hợp nội tại của điện ảnh - sự kết hợp giữa nghệ thuật hình ảnh; nghe nhìn và nghệ thuật ngôn từ đã phù hợp để thúc đẩy sự ra đời của những phim điện ảnh có nội dung và ý tưởng từ văn học. Khi có sự kết hợp
  • 3. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net PHẠM TUẤN KIỆT – CH16NV01 3 giữa văn học và điện ảnh; sự kết hợp giữa nhà làm phim với tác giả văn học, kết quả sẽ tạo nên những sản phẩm điện ảnh sáng tạo, có cuộc sống hoàn toàn mới so với tác phẩm văn học gốc - Chúng tôi gọi đó là sự cải biên của văn học sang điện ảnh1 . Những tác phẩm điện ảnh có sự cải biên dựa vào những sáng tác văn học xuất hiện ngày càng nhiều. Các sản phẩm cải biên này luôn khẳng định giá trị riêng biệt của điện ảnh và văn học trước sự đánh giá từ khán giả và các nhà nghiên cứu phê bình văn học – điện ảnh. Từ cuối thế kỷ XIX cho đến nay, sau hơn 100 năm hình thành và phát triển nhanh chóng, điện ảnh đã chuyển từ một loại hình giải trí mới lạ đơn thuần trở thành một nghệ thuật và công cụ truyền thông đại chúng, giải trí quan trọng bậc nhất của xã hội hiện đại2 . Theo sách Kỷ lục Guinness thì cuốn phim ghi lại hình ảnh chuyển động đầu tiên còn được biết tới ngày nay là đoạn phim Roundhay Garden Scene được quay với tốc độ 12 khung hình trên giây tại Leeds, Anh năm 18883 . Đây là thử nghiệm của nhà phát minh người Pháp Louis Le. Kể từ sau năm 1895, điện ảnh chính thức định danh ra đời. Cũng kể từ đó, các nhà sản xuất phim điện ảnh liên tục không ngừng tự làm mới mình một cách hết sức tích cực và luộn hướng tới thị hiếu công chúng. Trong những năm gần đây, các bộ phim cải biên từ tác phẩm văn học đã gây nên những làn sóng mới cho người xem. Cuộc gặp gỡ giữa văn học và điện ảnh đã tạo ra dòng phim cải biên. Đây là cách sáng tạo kết hợp và đã tạo nên sức hấp dẫn riêng biệt cho các bộ phim điện ảnh. Trên thế giới, có thể tìm thấy khá nhiều công trình viết về phim cải biên, còn ở Việt Nam số lượng những bài viết, những công trình nghiên cứu một cách chuyên sâu về lí thuyết cải biên học thật sự vẫn còn hạn chế. Đa phần những bài viết này phân tích sự giống và khác nhau của tác phẩm cải biên với tác phẩm văn học. Vì thế các lí thuyết về cải biên học của thế giới vẫn chưa được giới thiệu và áp dụng sâu rộng, mà phần lớn những bài nhận xét đều viết từ góc nhìn xem văn 1 Dẫn theo lý thuyết cải biên học của tiến sĩ Đào Lê Na 2 https://vi.wikipedia.org/wiki/licsudienanh Truy cập ngày 20/12/2017 3 https://voer.edu.vn/m/lich-su-dien-anh/b67443ff Truy cập ngày 9/1/2018
  • 4. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net PHẠM TUẤN KIỆT – CH16NV01 4 học là gốc – chính điều này đã làm mất đi sự trọn vẹn của hành trình đi từ nghệ thuật ngôn từ đến nghệ thuật âm thanh; ánh sáng và màn bạc. Ngày nay, bên cạnh sự phát triển rộng rãi của mạng Internet thì sự mở rộng về khả năng nghe nhìn và phản hồi sản phẩm của công chúng cũng trở nên nghiêm túc và khắc khe hơn. Chính vì vậy, những lí thuyết về cải biên học ngày càng được quan tâm. Những cách thức về kĩ thuật, kĩ xảo, ngôn ngữ, hình ảnh, âm thanh, những quy luật của dàn cảnh, cấu trúc phim, cách kể chuyện, điểm nhìn… được quan tâm chú ý nhiều hơn với đối tượng công chúng tinh hoa. Các bộ phim cải biên sử dụng những kĩ thuật, kĩ xảo điện ảnh ngày một tân tiến đã thu hút hàng triệu lượt người xem. Đã tạo nên những hiệu ứng nghệ thuật khác nhau và cả những phản ứng truyền thông đầy mạnh mẽ. Thực hiện công trình nghiên cứu này, chúng tôi cho rằng để có thể hiểu được giá trị một một sản phẩm được cải biên phải nhìn ở nhiều góc độ và có sự công bằng đối với quá trình sáng tạo của người thực hiện cải biên một sản phẩm từ lĩnh cực này sang lĩnh vực khác. Làm rõ con đường của sự chuyển hóa và cộng hưởng của tác phẩm khi đi từ nghệ thuật ngôn từ đến nghệ thuật hình ảnh và ngược lại đó mới chính là điều cần bàn đến chứ không phải là sự so sánh khác nhau về bình diện thể hiện. Ở Việt Nam những năm trở lại đây, có thể thấy xuất hiện không ít những sản phẩm điện ảnh có sự cải biên từ tác phẩm văn học liên tục được trình chiếu. Và cũng theo xu hướng đón nhận và phản hồi ý kiến từ công chúng, rất nhiều bài báo đánh giá về chất lượng của những bộ phim cải biên cũng tăng dần về số lượng. Những công trình nghiên cứu về cải biên học cũng lần lượt ra đời xuôi theo dòng chảy đang đà phát triển của các bộ phim cải biên. Tuy nhiên, số lượng các bài viết và những công trình nghiên cứu chuyên sâu về hành trình đi từ văn học đến điện ảnh vẫn còn chưa nhiều. Các công trình nghiên cứu vẫn hạn chế khi vẫn tập trung vào “độ trung thành” của sản phảm cải biên so với tác phẩm tiền đề. Chưa thấy được quá trình dịch chuyển cách thể hiện và thay đổi ký hiệu từ loại hình ngôn ngữ văn học sang điện ảnh. Chưa thấy được mối liên kết giữa các ý tưởng với nhau, mối liên kết giữa các ký hiệu văn bản.
  • 5. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net PHẠM TUẤN KIỆT – CH16NV01 5 Tiểu thuyết “Phiên bản” là một tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Đình Tú ra mắt đọc giả lần đầu vào tháng 03/2011. “Phiên bản” là sự phản ánh đầy tính hiện thực xã hội. “Phiên bản” tự sự về bi kịch tha hoá của con người dưới tác động của hoàn cảnh xã hội. Từ khi ra đời đến nay, “Phiên bản” đã thu hút sự đón nhận của độc giả trong nước. Đây là cuốn tiểu thuyết đầy mới mẻ có chiều sâu cho các nhà lý luận. Ngoài ra “Phiên bản” còn là tiểu thuyết văn học đầy tính điện ảnh về cách thể hiện. Các mảng ký ức, nội dung được sắp xếp xáo trộn với nhau như các cảnh quay của phim điện ảnh. Những đọc giả tinh hoa có thể nghiên cứu và lí giải với những lý thuyết hậu hiện đại, tìm hiểu khả năng cải biên tác phẩm văn học sang nghệ thuật nghe nhìn của điện ảnh. Vào ngày 27/10/2014, bộ phim “Hương ga” của đạo diễn Ngô Quốc Cường xuất hiện trước công chúng đầy ngoạn mục và tạo được tiếng vang hết sức tích cực. Đây là một sản phẩm điện ảnh có sự cải biên từ một tác phẩm văn học hết sức nổi tiếng như “Phiên bản”. Chính vì lẽ đó cho nên khi được công chiếu trên cả nước, “Hương ga” đã thu hút người xem cũng như nhận về rất nhiều nhận xét đánh giá từ đơn giản bình luận đến chú trọng như các bài đánh giá chuyên về văn học và điện ảnh. Mặc dù tiểu thuyết “Phiên bản” và phim điện ảnh “Hương ga” đã thành công khi trình làng công chúng thế nhưng, nhìn chung vẫn chưa có những nghiên cứu chuyên sâu về hành trình đi từ tác phẩm văn học “Phiên bản” đến tác phẩm điện ảnh “Hương ga”. Với mong muốn nghiêm túc thực hiện một đề tài nghiên cứu về vấn đề cải biên học cũng như làm rõ mối quan hệ trên chặng hành trình từ văn học đến điện ảnh của tiểu thuyết “Phiên bản” và phim điện ảnh “Hương ga”, người viết mong muốn áp dụng những lí thuyết cải biên học để vận dụng vào nghiên cứu trường hợp tác phẩm “Phiên bản”. Từ những lí do đã nêu trên, chúng tôi đã chọn thực hiện đề tài: “Tiểu thuyết “Phiên bản” của Nguyên Đình Tú - hành trình từ văn học đến điện ảnh ” II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 2.1. Cải biên từ văn học đến điện ảnh Cải biên học là một vấn đề đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử điện ảnh thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì vấn đề này vẫn còn khá mới, mặc dù phim cải
  • 6. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net PHẠM TUẤN KIỆT – CH16NV01 6 biên đã xuất hiện khá lâu trong nền điện ảnh nước nhà. Qua quá trình tìm hiểu có phần còn hạn chế về tư liệu, chúng tôi tạm thống kê lại những công trình nghiên cứu về cải biên học như sau: Năm 2009, Trương Nữ Diệu Linh có công trình Từ tác phẩm văn học đến phim truyện điện ảnh, Luận văn cao học Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn. Luận văn đã nêu các yếu tố trong cấu trúc tác phẩm văn học qua góc nhìn điện ảnh như: ngôn từ, cốt truyện, hình tượng nghệ thuật,… khái quát các đặc trưng của phim điện ảnh. Sự chuyển dịch kí hiệu nghệ thuật từ thế giới trừu tượng của văn học đến thế giới hữu hình của điện ảnh. Người viết đã phân tích nêu lên những vấn đề về tiếp nhận văn học và sự cảm thụ tác phẩm phim cải biên. Năm 2010, Đỗ Thị Ngọc Điệp với luận văn thạc sĩ Vấn đề chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh (từ góc nhìn tự sự) đã nêu lên một số vấn đề tự sự học trong việc chuyển thể. Vấn đề về cốt truyện, nhân vật, kết cấu trong việc chuyển thể từ tác phẩm văn học sang điện ảnh được phân tích rõ ràng. Đó là một quá trình tiếp thu các yếu tố tự sự, sau đó bổ sung, cải biên để phù hợp với tác phẩm điện ảnh. Năm 2012, Nguyễn Thị Hoa trong luận văn thạc sĩ Từ trang viết đến màn bạc: chuyển thể điện ảnh và sự hội đáp của người xem/người đọc qua một số tác phẩn văn học Việt Nam đương đại đã đưa ra những quan điểm về chuyển thể điện ảnh từ các tác phẩm văn học. Luận văn đã khái quát những vấn đề cơ sở lí luận, giải thích các khái niệm chuyển thể là gì và sự chuyển dịch nội dung hình thức từ tác phẩm văn học sang điện ảnh. Đứng trên lí thuyết về tiếp nhận, người viết đã vận dụng khái niệm tầm đón đợi, cách tiếp nhận đối với một tác phẩm chuyển thể. Từ việc vận dụng những lí thuyết về phim chuyển thể, Nguyễn Thị Hoa đã phân tích những tác phẩm phim cụ thể để làm rõ hơn về lí thuyết tiếp nhận. Cũng trong năm 2012 Nguyễn Thị Ngọc Diễm có công trình nghiên cứu Vấn đề chuyển thể tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp sang điện ảnh. Người viết đã nêu ra một số vấn đề lí thuyết về văn học và điện ảnh trong đó có thế giới ngôn ngữ và hình tượng, đồng thời liệt kê những điểm chung của hai loại hình nghệ thuật này. Tác giả công trình đã thấy được sự đồng điệu trong quan niệm nghệ
  • 7. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net PHẠM TUẤN KIỆT – CH16NV01 7 thuật giữa văn học và điện ảnh, thế giới trừu tượng và những biểu hiện cụ thể. Người viết cũng khẳng định rằng chuyển thể tác phẩm văn học sang điện ảnh là một biện pháp nâng cao tính văn học trong phim. Năm 2014, Hội điện ảnh Việt Nam cho xuất bản quyển Từ tác phẩm văn học đến tác phẩm điện ảnh của Phan Bích Thủy. Đây có thể xem là công trình nghiên cứu khá hoàn chỉnh về cải biên học ở nước ta. Tác giả công trình đã chỉ ra và nêu bật được mối quan hệ mật thiết hỗ trợ lẫn nhau giữa văn học và điện ảnh. Những yếu tố của văn học khi đi vào điện ảnh được chú ý và cải biên như thế nào cùng những đặc trưng của quy trình sản xuất phim chuyển thể đã được thể hiện trong công trình. Ngoài ra, Phan Bích Thủy còn thống kê những tác phẩm điện ảnh được cải biên từ tác phẩm văn học trong điện ảnh Việt Nam, những thành công và những hạn chế đi kèm trong quá trình dựng phim cải biên. Cũng trong năm 2014, Nguyễn Thị Kim Yến đã thực hiện công trình Từ văn học đến điện ảnh trong phim của của Đặng Nhật Minh. Tác giả đã trích dẫn những khái niệm khoa học về văn học và điện ảnh đồng thời nêu bật điểm giống và khác nhau của hai loại hình nghệ thuật này. Tuy là hai loại hình độc lập nhưng cả văn học và điện ảnh có chung những đặc điểm như tính sáng tạo nghệ thuật, các chức năng chính (giải trí, nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ, giao tiếp, dự báo…), cùng có những phương pháp xây dựng nhân vật và kết cấu tự sự bên cạnh đó cũng có những biện pháp nghệ thuật khác như so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, tượng trưng… Người viết cũng chỉ ra được những nét khác biệt giữa văn học và điện ảnh đó là về chất liệu sáng tác, quá trình sáng tạo và sự tiếp nhận của người đọc/người xem. Nguyễn Thị Kim Yến đã lựa chọn phân tích trường hợp đạo diễn Đặng Nhật Minh để lí giải những nét độc đáo và khác biệt khi cải biên tác phẩm văn học thành tác phẩm điện ảnh. Luận văn còn đưa ra một số đặc điểm về thực trạng điện ảnh nước nhà và cũng phát hiện hướng đi mới của dòng phim nghệ thuật Việt Nam. Lê Thị Dương với luận án tiến sĩ “Hiện tượng chuyển thể từ văn học sang điện ảnh ở Việt Nam – Nghiên cứu liên văn bản” tác giả đã dành hẳn một chương trong công trình để trình bày tổng quan về tình hình nghiên cứu từ đó đưa ra hướng đi mới cho đề tài của mình là hướng nghiên cứu lien văn bản. Tác giả
  • 8. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net PHẠM TUẤN KIỆT – CH16NV01 8 Lê Thị Dương đặt vấn đề nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh ở lý thuyết chuyển đổi ký hiệu liên văn bản hết sức chi tiết và có hệ thống. Tuy nhiên luận văn vẫn còn tồn tại vấn đề “sự trung thành”, giống và khác với tác phẩm gốc như thế nào. Năm 2015, Lưu Thị Như Trang, Kẻ trộm sách của Markus Zusak – Từ văn học đến điện ảnh khóa luận tốt nghiệp năm 2015, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn. Khóa luận đã giới thiệu khái niệm cải biên học, tóm tắt về lịch sử hình thành và phá triển của điện ảnh, các trường phái phim nghiên cứu điện ảnh một cách độc lập. Thông qua trường hợp cải biên tác phẩm Kẻ trộm sách phân tích những thuận lợi và khó khăn trong quá trình cải biên tác phẩm văn học thành phim. Đào Lê Na trong công trình nghiên cứu Lí thuyết cải biên học: từ tác phẩm văn học đến tác phẩm điện ảnh - Trường hợp Kurosawa Akira đã có những thống kê về lịch sử cải biên học trên thế giới. Lí thuyết về cải biên học là sự phức hợp của các lí thuyết liên văn bản, phiên dịch học, văn hóa học, giải kiến tạo đã được trình bày trong luận án. Tác giả công trình còn nêu bật góc nhìn mới từ văn học đến điện ảnh, đó là một hành trình tuy khác biệt nhưng vẫn có điểm giao nhau, phân tích tính cải biên khả thi và sự hồi đáp của người tiếp nhận đối với tác phẩm phim cải biên. Tác giả nhận định rằng văn học và điện ảnh là hai loại hình độc lập với nhau nên không thể phán xét tác phẩm điện ảnh có trung thành với tác phẩm văn học đến từng chi tiết không. Việc cải biên tác phẩm văn học chỉ là một cách đọc của nhà làm phim đối với tác phẩm ấy. Tóm lại về lịch sử nghiên cứu vấn đề, đa số các công trình nghiên cứu đều chú trọng sử dụng phương pháp so sánh để tìm ra điểm giống và khác với tác phẩm tiền đề. Tác phẩm sau khi được cải biên ít được nhìn nhận và xét trên một bình diện độc lập mà luôn bị đặt trong hệ quy chiếu so sánh giữa hai loại hình nghệ thuật khác biệt nhau về cách thể hiện. Nếu cứ cố gắng tìm ra đâu là gốc và đâu là sản phẩm hậu chuyển đổi, chúng tôi cho rằng sẽ rất khó để hiểu hết hành trình cải biên từ văn học đến điện ảnh. Chính vì lý do đó mà giá trị của các tác phẩm từ quá trình cải biên chưa được đánh giá đúng nơi công chúng ở chiều hướng định nhận.
  • 9. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net PHẠM TUẤN KIỆT – CH16NV01 9 2.1. Tác giả Nguyễn Đình Tú và tiểu thuyết “Phiên bản” Cây bút trẻ Nguyễn Đình Tú từ năm 2002 đến nay, tuy chỉ mới góp mặt vào làng văn Việt Nam 12 năm nhưng đã để lại những tác phẩm sáng tác đáng ghi nhận về số lượng và chất lượng. Bên cạnh đó, những công trình nghiên cứu về Nguyễn Đình Tú và các tác phẩm của anh từ nghệ thuật, phong cách sáng tác đến nội dung, các mặt hiện thực của cuộc sống được phản ánh… cũng ngày càng nhiều, cụ thể như sau: Bản thân Nguyễn Đình Tú là một sĩ quan quân đội, hoạt động binh nghiệp song song với công việc sáng tác văn chương, cho nên Nguyễn Đình Tú và các sáng tác của ông trước hết gây được sự chú ý từ các nhà văn quân đội như Nam Hà, Lê Lựu, Khuất Quang Thụy, Chu Lai... Các nhà văn trên đã có những đánh giá sắc sảo về nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm của Nguyễn Đình Tú trong các bài viết: “Một khái niệm mới về tiểu thuyết “Hồ sơ một tử tù”; “Nguyễn Đình Tú và “Nháp”; “Phiên bản”- một mệnh đề mang tính tường luận lý thú”. Ngoài ra, cây bút trẻ Nguyễn Đình Tú còn thu hút được sự quan tâm của các nhà phê bình văn học như Trần Đình Sử, Nguyễn Thị Minh Thái, Nguyễn Thanh Tú, Nguyễn Chí Hoan, Ngô Tự Lập, Văn Giá, Inrasara, Trần Tố Loan, Đoàn Minh Tâm, Đoàn Ánh Dương, Trịnh Sơn, Đào Bá Đoàn, Bùi Việt Thắng, Ngô Hương Giang... Các nhà phê bình văn học trên cũng đã đưa ra những nhận xét có giá trị về tác phẩm của Nguyễn Đình Tú qua các bài viết như: “Kín”- một dòng tiểu thuyết miên man; “Từ Hồ sơ một tử tù” đến “Nháp” - một chặng đường tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú; “Phiên bản” - Hồ sơ một sự thanh tẩy, “Hoang tâm “ hay sự trở về với căn tính văn hóa, Thế hệ “Nháp”, “Bên dòng Sầu Diện” - Cách tiếp cận chiến tranh của người viết trẻ, Dịch chuyển tiêu cực trong tiểu thuyết “Nháp”, Lối viết nước đôi hay phép lợi thế trong tiểu thuyết “Phiên bản”... Bên cạnh đó, liên quan đến các tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú cũng có những bài viết lớn, nhỏ được in trên báo chí và các diễn đàn văn học như: Hoài Hương với “Nháp” hay sự yếm thế trong tâm hồn con người; Nguyễn Thanh Tú với “Nháp” hay sự nối dài những bi kịch; Phạm Thùy Linh với “Phiên bản” -
  • 10. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net PHẠM TUẤN KIỆT – CH16NV01 10 góc tiếp cận nhân văn; Nghiêm Tuấn Anh với “Phiên bản” những mảng tối của cuộc đời, Hương Giang với “Phiên bản” của bạo lực và tình người; Phong Lan với Nguyễn Đình Tú và hé lộ “Kín”; Lãm Nguyên với “Kín – cuộc tìm lối của người trẻ”; Tiểu Quyên với “Nhà văn Nguyễn Đình Tú: Nội lực sáng tạo không giới hạn”; Dương Tử Thành với Nguyễn Đình Tú không tránh sắc dục trong sách mới… III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài Khi tiến hành thực hiện khóa luận với đề tài nghiên cứu Tiểu thuyết “Phiên bản” của Nguyễn Đình Tú – hành trình đi từ văn học đến điện ảnh, chúng tôi xác định đối tượng của đề tài nghiên cứu luận văn là:  Khám phá, nghiên cứu về quá trình chuyển đổi ý tưởng, tái tạo nội dung, sự dịch chuyển ký hiệu văn bản thể hiện gắn với lý thuyết cải biên học để từ đó làm rõ hành trình đi từ nghệ thuật ngôn từ của văn học sang nghệ thuật nghe nhìn của điện ảnh.  Làm rõ những những thông điệp đầy tính nhân văn ẩn chứa trong tiểu thuyết “Phiên bản” của nhà văn Nguyễn Đình Tú cũng như trong phim điện ảnh “Hương ga” của đạo diễn Ngô Quốc Cường. 3.2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Về đối tượng nghiên cứu  Để thực hiện trọn vẹn đề tài nghiên cứu trên, chúng tôi chú trọng vào cuốn tiểu thuyết “Phiên bản” của nhà văn Nguyễn Đình Tú, xuất bản ngày 11 tháng 7 năm 2014, nội dung chính thức 328 trang.  Đồng thời người nghiên cứu đề tài cũng khảo sát thêm một vài các tiểu thuyết đã xuất bản của Nguyễn Đình Tú đã được cải biên thành phim để đối chiếu làm rõ vấn đề.  Bên cạnh đó chúng tôi cũng song song tìm hiểu và nghiên cứu về bộ phim điện ảnh “Hương ga” của đạo diễn Ngô Quốc Cường. Bản phim phát hành tại cụm rạp CGV ngày 27/10/2014.
  • 11. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net PHẠM TUẤN KIỆT – CH16NV01 11 3.2.2. Phạm vi nghiên cứu  Phạm vi nghiên cứu của đề tài là quá trình cải biên của tiểu thuyết “Phiên bản” từ văn học sang điện ảnh.  Chúng tôi nhận định rằng nội dung của tiểu thuyết “Phiên bản” và phim điên ảnh “Hương ga” chắc chắn có sự thay đổi khi chuyển đổi từ bề mặt văn bản lên màn ảnh nghe nhìn. Thuật ngữ chuyển thể chỉ chú trọng vào sự chuyển đổi thể loại mà chưa tường minh đến vấn đề thay đổi nội dung.  Để thực hiện được công trình nghiên cứu này chúng tôi định hướng ngay từ đầu về lý thuyết nền. Về hướng nghiên cứu chúng tôi sự dụng thuật ngữ cải biên4 và các lý thuyết liên văn bản thay vì sử dụng thuật ngữ chuyển thể mang nặng tính so sánh và chưa chính xác. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Khóa luận nghiên cứu về tác phẩm “Phiên bản” hành trình của sự cải biên từ văn học sang điện ảnh trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu về tác phẩm “Phiên bản” và các nghiên cứu về lý thuyết cải biên học. Chúng tôi nhận thấy rằng cần có sự kết hợp nhiều lí thuyết nghiên cứu khác nhau để áp dụng vào lí giải đề tài, cụ thể chúng tôi định hướng như sau:  Phương pháp thi pháp học: Nghiên cứu thi pháp của tác phẩm “Phiên bản” để thử lí giải nét đặc biệt thu hút độc giả mọi thời đại và không phân biệt biên giới. Chúng tôi áp dụng lí thuyết này cũng để tiếp cận cách tạo nên thế giới nghệ thuật của truyện kể cùng với những màu sắc cuộc sống của nhân vật trong truyện.  Phương pháp tự sự học: Để thu hút được người nghe cũng như người đọc thì mỗi câu chuyện luôn phải có người trần thuật xuất sắc, họ đóng vai trò 4 Dẫn từ luận án tiến sĩ “Lý thuyết cải biên học: Từ tác phẩm đến điện ảnh – Trường hợp Kurosawa akira” của TS Đào Lê Na, 2015, TP HCM
  • 12. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net PHẠM TUẤN KIỆT – CH16NV01 12 kể lại câu chuyện. Người kể truyện trong tác phẩm “Phiên bản” đã rất thành công với giọng kể cũng như phương pháp tự sự kể chuyện của mình.  Phương pháp tiếp nhận văn học: Áp dụng phương pháp này cho việc phân tích hiệu ứng của tác phẩm đối với độc giả. Từ đó, chúng tôi có thể tiến hành lí giải các tình huống truyện, mối quan hệ giữa các nhân vật, cốt truyện và mục đích sáng tác của các tác giả cũng như sự yêu thích và sức sống lâu bền của “Phiên bản”.  Phương pháp nghiên cứu loại hình: Áp dụng lí thuyết này để nghiên cứu một cách độc lập tương đối hai loại hình văn học và điện ảnh, để từ đó lí giải tác phẩm theo các đặc trưng nghệ thuật của mỗi loại hình.  Phương pháp nghiên cứu liên văn bản: Phương pháp này giúp chúng tôi lí giải những văn bản nhỏ trong một chỉnh thể văn bản lớn là tác phẩm, từ đó soi rọi cho việc nghiên cứu song song những biến chuyển từ văn học đến điện ảnh và sự tác động trở lại của điện ảnh đối với văn học.  Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Văn học và điện ảnh là hai loại hình tồn tại độc lập với nhau, áp dụng lí thuyết về cải biên học để tìm hiểu những yếu tố văn học và điện ảnh có trong tác phẩm văn học và bộ phim chuyển thể. V. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN Khóa luận nghiên cứu “Tiểu thuyết “Phiên bản” của Nguyên Đình Tú - hành trình từ văn học đến điện ảnh ” có ba phần, phần dẫn nhập; phần nội dung và phần kết luận. Ngoài ra còn có danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục. Cụ thể cấu trúc của phần nội dung luận văn như sau: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ KHÁI NIỆM VÀ LÝ LUẬN CƠ SỞ  Trình bày các khái niệm về cải biên văn học và điện ảnh.
  • 13. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net PHẠM TUẤN KIỆT – CH16NV01 13  Các lí thuyết có ảnh hưởng đến cải biên, sự giao lưu giữa văn học và điện ảnh. CHƯƠNG 2: TIỂU THUYẾT “PHIÊN BẢN” NHÌN TỪ TIẾP NHẬN VĂN HỌC  Nêu khái quát về cuộc đời và tư tưởng sáng tác của nhà văn Nguyễn Đình Tú.  Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong việc cải biên tác phẩm “Phiên bản” thành phim. CHƯƠNG 3: “HƯƠNG GA” – CUỘC ĐỐI THOẠI VỚI TIỂU THUYẾT “PHIÊN BẢN”  Tìm hiểu những trường hợp cải biên tác phẩm văn học “Phiên bản” thành tác phẩm điện ảnh.  Phân tích những biểu hiện của cải biên và tư tưởng, diễn ngôn của đạo diễn Ngô Quốc Cường thông qua bộ phim. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG Điện ảnh là thành quả kết tinh từ sự miệt mài tìm tòi để phát triển kĩ thuật về nghe; nhìn vào nửa cuối thế kỉ XIX. Sự phát triển này, tập trung vào việc cải tiến quá trình ghi lại những hình ảnh đang chuyển động. Tuy vậy, các nhà sử học thường coi ngày khai sinh ra nghệ thuật điện ảnh là ngày 28 tháng 12 năm 1895, khi buổi chiếu phim chuyển động và có thu tiền đầu tiên được anh em Auguste và Louis Lumière tổ chức tại Salon Indien (Phòng Ấn Độ) nằm dưới tầng hầm của quán cà phê Grand Café ở Paris, Pháp5 . 5 https://vi.wikipedia.org/wiki/Điện_ảnh. Ngày 17/01/2018
  • 14. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net PHẠM TUẤN KIỆT – CH16NV01 14 Dựa trên các đặc trưng về các phương diện nghệ thuật, điện ảnh được định danh riêng biệt là một bộ môn nghệ thuật của hình ảnh và sự chuyển động hình ảnh. Theo phân loại của Hegel thì sáu lĩnh vực có từ trước khi điện ảnh ra đời đó là kiến trúc, điêu khắc, hội họa, âm nhạc, múa và thơ ca. Điện ảnh là một bộ môn thuộc lĩnh vực nghệ thuật hết sức đặc biệt, nó ra đời vào năm 1895. Sản phẩm của điện ảnh là những bộ phim mà lúc mới ra đời được trình chiếu đầu tiên ở phương Tây sau lan ra các nước khác trên thế giới. Phim điện ảnh đến với công chúng qua các rạp kín có các màn chiếu màu trắng bạc khổ rộng hoặc ở màn ảnh nhỏ truyền hình của mỗi gia đình. Chính vì cách thức đến với công chúng như trên, cho nên hai thuật ngữ “Màn bạc” hoặc “Màn ảnh nhỏ” đều có ý nghĩa trong mối liên kết định danh khi ám chỉ đến điện ảnh và định danh nơi để thưởng thức sản phẩm điện ảnh. Kể từ sau năm 1895, điện ảnh đã luôn khẳng định vị thế của người em út trong đại gia đình nghệ thuật bảy thành viên. Là sự tiếp nối các giá trị sẵn có từ hội họa; văn học; vật lý… điện ảnh đã kế thừa và tạo ra những sản phẩm hết sức mới lạ ngay tại thời điểm những năm cuối thế kỷ XIX. Cho đến ngày nay, điện ảnh vẫn gây được ấn tượng mạnh nơi công chúng thưởng thức. Và song song cùng với các loại hình nghệ thuật khác, sản phẩm điện ảnh đã có chỗ đứng hết sức vững chải không thua kém gì các lĩnh vực đầu tiên như văn học hay âm nhạc. Từ sự kiện ra đời vào năm 1895 cho đến nay, điện ảnh đã phát triển hết sức mạnh mẽ. Nhiều trường phái điện ảnh trên thế giới ra đời với sự cách tân đầy mới lạ về cách thức làm phim; nội dung; ý tưởng thông điệp và cả kỹ thuật dựng phim. Điện ảnh cũng giống như văn học hay các lĩnh vực nghệ thuật khác ở khả năng luôn tự làm mới mình để khẳng định sự tồn tại. Bản chất thật sự trong mối quan hệ giữa điện ảnh và văn học hay các bộ môn nghệ thuật khác luôn là vấn đề gây nhiều tranh cãi nhất kể từ sau khi điện ảnh ra đời. Tuy nhiên, đi theo cùng những năm tháng vận động; nghiên cứu và phát triển của lịch sử nhân loại, có thể thấy rằng lịch sử quan hệ giữa văn học và điện ảnh là một lịch sử yêu ghét lẫn lộn, đương đầu và phụ thuộc lẫn nhau. Điện ảnh sinh ra sau văn học. Khi điện ảnh lấy ý tưởng từ văn học hoặc các loại hình nghệ thuật khác để sáng tạo thì xảy ra vấn đề về việc định danh sản phẩm kế thừa.
  • 15. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net PHẠM TUẤN KIỆT – CH16NV01 15 Sản phẩm từ sự vay mượn, đó là sự sở hữu hoàn toàn độc lập của điện ảnh hay của cả loại hình nghệ thuật văn học mà điện ảnh đã vay mượn ý tưởng và nội dung? Đâu là phần nhiều trong sản phẩm kế thừa vay mượn đó? Điện ảnh và văn học đâu là phần nhiều; đâu là phần ít trong cùng một sản phẩm phim? Trong nội dung nghiên cứu của luận văn, chúng tôi nhận định xét trong bối cảnh hiện nay, nếu chúng ta cố gắng trả lời những câu hỏi trên mà hoàn toàn tách biệt giá trị của văn học và điện ảnh thì đôi khi chính động thái đó lại làm mất đi phần nào đó giá trị của từng thể loại. Tôn trọng mối quan hệ giữa điện ảnh - văn học và cả hành trình của chặng đường thay đổi, chúng tôi nhìn nhận mối quan hệ trên là một hệ quả tất yếu của tiến trình phát triển và tự làm mới mình của các hình thức nghệ thuật. Quá trình thay đổi “làm mới” sau khi vay mượn, hoàn toàn không làm mất đi giá trị của “nơi chọn lựa để kế thừa hoặc vay mượn nội dung ý tưởng”. Ngược lại sản phẩm sau sự thay đổi đầy chất sáng tạo của người làm điện ảnh lại hoàn toàn độc lập khác biệt trên nhiều phương diện về nội dung và cả hình thức thể hiện. Chúng ta có thể gọi một cách trung tính, đó là hành trình từ văn học đến điện ảnh. Hành trình của hoạt động “cải biên” 6 tác phẩm văn học trở thành sản phẩm phim điện ảnh. 1.1. Khái niệm cải biên Khái niệm cải biên được dùng rộng rãi và phổ biến mạnh mẽ trong giới phê bình nghiên cứu khoa học thời gian gần đây. Trước đây cải biên thường bị “tương đương hóa”, bị xem là có cùng nghĩa biểu thị với khái niệm chuyển thể. Tuy nhiên trước khi tìm hiểu sâu về khái niệm cải biên nghệ thuật từ văn học sang điện ảnh, chúng ta sẽ nhìn lại sự xuất hiện của khái niệm, của quá trình cải biên này ở một vài lĩnh vực nghệ thuật khác. Với lĩnh vực nghệ thuật âm nhạc, Corozine Vince là một nhà nghiên cứu và phê bình nghệ thuật nổi tiếng trên thế giới. Trong công trình nghiên cứu có tên Arranging Music for the Real World: Classical and Commercial Aspects - “ Âm nhạc với những cách làm mới hiện có: cổ điển đến hiện đại”7 , ông đã có những nhìn nhận hết sức thú vị về khái niệm Refresh from the available products - “làm mới từ một thứ sẵn có”. Theo 6 Dẫn từ luận án tiến sĩ “Lý thuyết cải biên học: Từ tác phẩm đến điện ảnh – Trường hợp Kurosawa akira” của TS Đào Lê Na, 2015, TP HCM 7 Người thực hiện luận văn tạm dịch
  • 16. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net PHẠM TUẤN KIỆT – CH16NV01 16 ông, trong âm nhạc từ khởi thủy hình thành cho đến hiện đại ngày nay đã và đang tồn tại những cách kế thừa và làm ra sản phẩm mới thông qua quá trình sắp xếp nội dung và ý tưởng từ “thứ sẵn có” - (arrangement). Biên khúc là một quá trình tiếp thu âm nhạc và dùng vốn sáng tạo cá nhân để tái tạo ra sản phẩm âm nhạc mới từ một nhạc phẩm được sáng tác trước đó. Sản phẩm sau quá trình ý niệm và làm mới có thể khác với nhạc phẩm gốc ở việc thay đổi nội dung thông điệp, diễn giải lại giai điệu, biến tấu, hoặc phát triển cấu trúc nhạc thể. Nếu như hòa âm là sự tái sắp xếp vị trí các nốt nhạc trong một buổi trình diễn dàn nhạc, hòa nhạc thì biên khúc lại liên quan đến việc bổ sung thêm thành phần kỹ thuật chứ không đơn giản là xếp lại vị trí các nốt nhạc. Khái niệm cải biên dùng chung cho tất cả các lĩnh vực nghệ thuật trong đó có âm nhạc. Cải biên trong một tác phẩm âm nhạc khác với remix. Nếu remix có thể được tái trình diễn qua hành động pha trộn nhiều thể loại âm tố và tiết tấu khác nhau nhưng không thay đổi nền nhạc chính thì cải biên lại mang đến cho người nghecảm giác mới hoàn toàn về âm thanh, tức là nền nhạc chính có sự thay đổi và cải biên trong âm nhạc thường sử dụng chỉ một loại nhạc cụ hoặc nhạc cụ hoàn toàn mới. Với lĩnh vực hội họa, cuối thế kỉ XIX tại các trường hoặc học viện mỹ thuật nổi tiếng trên thế giới như l'École des Beaux-Arts8 ở Paris đều bắt buộc học sinh phải chép lại các kiệt tác của các bậc thầy cổ điển để thành thạo kỹ năng nghề nghiệp và rèn luyện cách nhận ra cái đẹp. Không chỉ học sinh mỹ thuật được dạy phương pháp sáng tác dựa trên tác phẩm của tiền bối, mà các hoạ sĩ đã thành danh cũng thường vay mượn hình tượng, bố cục, phong cách từ các bậc thầy rồi nhào nặn, biến đổi để cuối cùng tạo ra sản phẩm của riêng mình. Điển hình cho việc vay mượn ý tưởng và nội dung để tạo ra sản phẩm mới ta sẽ nhắc đến nước Anh. Đây là cái nôi của xu hướng hội họa đưa nghệ thuật trở lại với cuộc sống thường ngày. David Hockney là một họa sĩ nổi tiếng của nước Anh với những bức tranh đầy giá trị về mỹ thuật và triết học. Tuy nhiên, các sáng tác của ông khi ra đời đều có chung một điểm ở sự vay mượn ý tưởng và nội dung của các sản phẩm khác. Đó có 8 Beaux-Arts là nơi đào tạo và thử nghiệm nghệ thuật, không gian triển lãm, nơi bảo tồn các bộ sưu tập lịch sử và đương đại và nhà xuất bản. Cơ quan này thuộc trường đại học Paris Sciences et Lettres (PSL). Nó được tạo ra nhằm phát triển từ việc tập hợp nguồn tài liệu và các bộ sưu tập ; thúc đẩy trao đổi giữa sinh viên.
  • 17. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net PHẠM TUẤN KIỆT – CH16NV01 17 thể là ảnh đăng trên các tạp chí bình dân hoặc cũng có thể là những bức tranh của các họa sĩ trước đó. Trong bức họa “Một thông điệp lớn hơn”9 (2010) với chất liệu sơn dầu, David Hockney đã thổi vào những bức vẽ của mình sự sáng tạo từ xuất phát điểm là sự kế thừa và vay mượn từ họa sĩ Claude Lorrain và bức tranh cũng bằng chất liệu sơn dầu có tên “Bài thuyết pháp trên núi”10 (1656), bức tranh vẽ phong cảnh lý tưởng của một buổi thuyết pháp đầy ấn tượng về lòng súng kính. Quá trình mà David Hockney sáng tạo ra “Một thông điệp mới hơn” từ việc kế thừa và vay mượn “Buổi thuyết pháp trên núi” của họa sĩ Claude Lorrain đó là quá trình Modifications in art - cải biên trong mỹ thuật. Quá trình đó cụ thể là vay mượn ý tưởng và nội dung từ một sản phẩm đã có để từ đó tạo ra sản phẩm mới mà không vi phạm về nguyên tắc sáng tạo. Chúng tôi đã có một vài dẫn chứng nhỏ để chỉ ra rằng việc cải tạo cho mới hơn một sản phẩm đã có trước đó là một quá trình có từ rất sớm. Tuy nhiên vấn đề đặt ra mới hơn là quá trình cải tạo, vay mượn ý tưởng và nội dung này có phải chỉ diễn ra và dừng lại trong cùng một lĩnh vực nghệ thuật? Chúng tôi muốn nói rõ hơn về khái niệm cải biên ở hai chiều kích: Sự thay đổi về loại hình nghệ thuật và quá trình tái sáng tạo nội dung. 1.1.1. Cải biên - Sự thay đổi về loại hình nghệ thuật Văn học cung cấp nền tảng cho nghệ thuật điện ảnh hình thành và phát triển. Sự xuất hiện những thước phim ngắn của anh em nhà Lumiere với các hình ảnh chuyển động vào ngày 22 tháng 3 năm 1895 đã tạo dựng những bước hình thành và phát triển đầu tiên. Đây là sự kiện hết sức nổi bật và có ý nghĩa to lớn trong lịch sử ngành điện ảnh thế giới. Sau buổi công chiếu lịch sử đó, 10 đoạn phim ngắn của anh em nhà Lumiere đã được chính thức ra mắt, trở thành cột mốc quan trọng của bộ môn nghệ thuật thứ bảy. Nhiều cá nhân và tổ chức hoạt động nghệ thuật điện ảnh đã nhanh chóng ra đời sau sự kiện công chiếu các hình ảnh chuyển động của anh em nhà Lumiere. Hàng loạt những khái niệm, những lí thuyết và câu hỏi về điện ảnh cũng nhanh chóng được xuất hiện. Vấn đề liên quan đến việc cải biên một tác phẩm thuộc loại hình nghệ thuật này trở thành một tác phẩm mới hoàn toàn thuộc loại hình nghệ thuật khác được quan tâm từ rất sớm. 9 Ảnh 1, trong phần phụ lục 10 Ảnh 2, trong phần phụ lục
  • 18. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net PHẠM TUẤN KIỆT – CH16NV01 18 Ngay từ những ngày đầu hình thành, điện ảnh thế giới nói chung và nền điện ảnh của Việt Nam nói riêng đã kế thừa và vay mượn rất nhiều ý tưởng và nội dung từ văn học để từ đó, có nền tảng cho những bước đi hết sức vững chắc. Theo thời gian, số lượng phim chuyển thể từ văn học ngày càng nhiều. Có thể nói việc chuyển thể văn học sang điện ảnh là một phương thức tiếp nhận và tái hiện nghệ thuật. Nhiều tác phẩm đã để lại dấu ấn tốt trong lòng khán giả. Thời kỳ nào cũng có những tác phẩm văn học được chuyển thể sang điện ảnh. Mỗi loại hình nghệ thuật đều có những đặc trưng riêng của nó. Hội họa thể hiện đặc trưng giá trị bản thân mình bằng đường nét, màu sắc. Âm nhạc thể hiện đặc trưng giá trị bản thân mình bằng âm thanh, tiết tấu. Múa - vũ đạo thể hiện đặc trưng giá trị bản thân mình bằng hình thể và động tác tay, chân… Văn học thể hiện đặc trưng giá trị qua văn bản câu từ. Điện ảnh thể hiện đặc trưng giá trị bằng hình ảnh và âm thanh… Cùng với sự phát triển ngày càng cao của nền văn minh nhân loại, các loại hình nghệ thuật ngày càng phát triển phong phú, đa dạng và phức tạp khi chúng có sự giao thoa và hỗ trợ lẫn nhau. Các loại hình nghệ thuật tuy khác nhau, song giữa chúng cũng có sự giao thoa và có những điểm chung là thông qua sản phẩm của sự sáng tạo để truyền tải thông điệp đến người lĩnh hội. Cải biên là sự thay đổi về loại hình nghệ thuật. Mặc dù tác phẩm văn học thể hiện giá trị bản thân mình bằng ngôn từ trên nền văn bản. Sản phẩm điện ảnh thể hiện giá trị bản thân mình trên chất liệu chính là hình ảnh và âm thanh. Thế nhưng, trong nội tại mỗi loại hình nghệ thuật này đã có sự “tồn tại một phần của đối phương trong nhau”. 1.1.2. Cải biên – Quá trình tái sáng tạo nội dung François Truffaut là một trong các nhà làm phim đã tạo ra phong trào Phim Mới của Pháp. Với bộ phim truyện đầu tay Bốn Trăm Cú vào năm 1959 Truffaut đã đoạt giải Cành Cọ Vàng tại Liên hoan phim Cannes. Ông là người thường xuyên chia sẽ về những nhận định và nghiên cứu của mình về điện ảnh. Dẫn theo quan điểm của Truffaut thì cốt lõi của khái niệm cải biên khi đi từ văn học sang điện ảnh đó là quá trình truyền tải ý nghĩa của tác phẩm văn học sang một hình thức mới. Nội dung thông điệp của tác giả từ hình thức nghệ thuật này sang hình thức nghệ thuật khác không chỉ dừng lại bởi quá trình truyền tải và nó còn phải bao gồm cả quá trình chuyển đổi cho hợp với hình thức nghệ thuật hậu cải biên. Điều này thật sự đã
  • 19. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net PHẠM TUẤN KIỆT – CH16NV01 19 làm sáng tỏ về bản chất cho quá trình cải biên từ một tác phẩm văn học sang điện ảnh. Trong quá trình đó, đạo diễn hoàn toàn có quyền năng để thoải mái sáng tạo nhằm tạo ra tác phẩm hậu cải biên của mình. Người làm phim điện ảnh có thể thay đổi thứ tự các diễn biến nội dung; đặc trưng mỗi nhân vật… và có thể thay đổi cả cốt truyện từ tác phẩm trước khi cải biên miễn sao tác phẩm hậu cải biên làm rõ được ý nghĩa, hồn cốt của tác phẩm mà nó dựa vào. Hoặc ít nhất là mang một đặc trưng nhận diện. Khái niệm câu chuyện và cốt truyện trong văn học và điện ảnh khá tương đồng với nhau. Câu chuyện là một tổ hợp tất cả các sự kiện trong một tự sự, cả những sự kiện được biểu hiện ra bên ngoài và những sự kiện mà người xem phán đoán. Chẳng hạn, trong câu chuyện “Sự tích bánh chưng; bánh giày”, vua Hùng về già muốn truyền ngôi nhưng có 20 con bèn gọi phán bảo nhân lễ Tiêu Vương ai làm vừa ý sẽ truyền ngôi cho. Các lang thi nhau làm cỗ thật hậu, thật ngon. Lang Liêu buồn nhất vì từ bé chỉ biết mỗi việc đồng áng. Một đêm chàng được thần báo mộng cách làm bánh, sáng ra chàng theo lời thần làm bánh….. Ngày lễ bánh của Lang Liêu được chọn dâng Tiên Vương, chàng được nối ngôi. Nước ta có tục làm bánh chưng bánh giầy. Câu chuyện đã tiến triển qua những sự kiện khác nhau, kể theo trình tự thời gian nhất định. Không có chuyện Lang Liêu đã làm vua rồi mới kể lại quá khứ… tức là cái nào trước xảy ra trước kể trước, cái nào sau xảy ra sau kể sau. Tất cả những sự kiện được đưa ra, phát triển theo trục thời gian tuyến tính. Khái niệm cốt truyện cũng liên quan đến các sự kiện, tuy nhiên đó là hệ thống sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu, tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học. Điều này có nghĩa là những sự kiện, được xây dựng, sắp xếp và đặt vào trật tự, cấu trúc mới, có thể đảo lộn tất cả các yếu tố, các yếu tố sau có thể đưa ra trước để nhấn mạnh, nhằm kích thích, tăng cường hiệu quả của tự sự. Cốt truyện được dùng rất nhiều trong tiểu thuyết, trong truyện ngắn và ngay cả trong phim. Trong phim có cái gọi là trật tự không bình thường về thời gian, hồi cố, hồi tưởng lại, đi ngược lại: chẳng hạn, nhân vật đang ở thời hiện tại nghĩ về quá khứ, ngay lập tức màn hình chuyển về quá khứ ở không gian, thời gian khác nhau. Ngoài ra, bộ phim còn có thể xáo trộn các sự kiện xảy ra ở những nơi khác nhau thay vì tuân thủ sự logic của trật tự thời gian tuyến tính.
  • 20. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net PHẠM TUẤN KIỆT – CH16NV01 20 “Cô gái đến từ hôm qua” là một bộ phim điện ảnh hài lãng mạn Việt Nam do Phan Gia Nhật Linh đạo diễn, được chuyển thể dựa trên truyện dài cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Đây là bộ phim thứ hai của đạo diễn Phan Gia Nhật Linh, sau bộ phim “Em là bà nội của anh” (2015). Bộ phim được sản xuất bởi CJ E&M Việt Nam và công chiếu chính thức tại Việt Nam từ ngày 21 tháng 7 năm 2017. Về cốt truyện, nếu ngày còn bé, Thư luôn tự hào mình là cậu con trai thông minh có quyền bắt nạt và sai khiến các cô bé cùng lứa tuổi thì giờ đây khi lớn lên, Thư luôn khổ sở khi thấy mình ngu ngơ và bị con gái “xỏ mũi”. Và điều nghịch lý ấy xem ra càng “trớ trêu” hơn, khi như một định mệnh, Thư nhận ra Việt An, cô bạn học thông minh cùng lớp thường làm mình bối rối bấy lâu nay chính là Tiểu Li - con bé hàng xóm ngốc nghếch từng chịu những trò nghịch ngợm của Thư hồi còn bé. Trong phim chúng tôi nhận thấy rằng tất cả các yếu tố của cốt truyện được thể hiện đan xen liên tục từ hiện tại - quá khứ - hiện tại. Các chuẩn mực của trật tự thời gian tuyến tính đều có sự thay đổi nhằm mục đích nhất định của người làm điện ảnh. “Hương Ga” là một điểm sáng của điện ảnh Việt Nam đương thời. “Hương Ga” được cải biên từ tiểu thuyết “Phiên bản” của nhà văn Nguyễn Đình Tú. Nội dung phim lấy ý tưởng và cảm hứng từ tiểu sử về cuộc đời của Dung Hà11 trong vụ án Năm Cam và đây cũng là một bộ phim có cấu trúc tự sự cũng không theo trật tự tuyết tính. Phim có cốt cốt tuyện bắt đầu từ cuộc rượt đuổi trên tàu và sự trốn chạy của hai người phụ nữ cùng một đứa bé. Từ đó, câu chuyện về cuộc đời của Hương Ga được kể lại và đến cuối phim, cảnh đầu phim mới lại được diễn tiến để chạm đến kết thúc. Tuy nhiên, ở tác phẩm văn học, Nguyễn Đình Tú lại chọn cách kể chuyện hoàn toàn khác biệt. Đó là tự sự đầy đau khổ, về nỗi sợ hãi của nhân vật Diệu trong căn phòng mình về những ngày tháng lầm lỗi mà cô ta đã trải qua khi nhìn vào bóng trăng trong màn đêm: “Mảnh trăng cong vênh nghễu nghện đi ngang chấn song kia, ai cho ngươi dừng lại trước cửa phòng ta (…)Ta chưa từng bị nỗi sợ nào bủa vây quá một canh bạc trong đêm khuya, vậy mà sao hôm 11 Dung Hà, tên thật là Vũ Thị Hoàng Dung (1965-2 tháng 10 năm 2000), là một trùm xã hội đen ở Việt Nam, sinh ra và lớn lên tại phố Trạng Trình, Hải Phòng.[1] Từ một dân giang hồ vặt trên hè phố, Dung Hà đã từng đạt địa vị cao trong giới xã hội đen Việt Nam ở đất Cảng Hải Phòng. Vào rạng sáng ngày 2 tháng 10 năm 2000, Hải 'bánh' theo lệnh của trùm xã hội đen Năm Cam đã chỉ đạo Hưng 'mi nhon' bắn chết Dung 'Hà' ngay trên đường Bùi Thị Xuân tại thành phố Hồ Chí Minh. Sự kiện này đã khởi đầu chuyên án Z5.01 - chuyên án điều tra hoạt động phạm tội của Năm Cam.
  • 21. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net PHẠM TUẤN KIỆT – CH16NV01 21 nay cái bóng trăng ma quái kia lại phiền nhiễu ta? Ngươi là ai hả bóng trăng khốn kiếp?”.12 Trong nội dung công trình này, chúng tôi không chủ ý đi sâu vào sự khác nhau giữa phim và văn học. Tuy nhiên, đối với đặc thù của phim điện ảnh thì không dễ dàng để chúng ta có thể hiểu ngay được nội dung phim hay đoán ra tiếp diễn kế đến của phim là như thế nào. Tức là, không một trật tự logic nào được tuân thủ. Các dòng hồi tưởng ký ức đan xen hiện tại và quá khứ chồng lên nhau như một mê cung nghệ thuật. Khán giả khi tiếp nhận bộ phim “Hương ga” nói riêng, và phim điện ảnh cải biên từ văn học nói chung, đều buộc lòng phải chú ý kỹ những hình ảnh; âm thanh diễn ra trước mắt họ và chính họ lại phải một lần nữa sắp xếp lại các sự kiện theo thời gian tuyến tính để có thể hiểu. Đối với người làm điện ảnh, mục đích của việc xáo trộn chính là tạo hiệu ứng, kích thích người xem làm việc nhiều hơn và chú ý hơn đến những chi tiết diễn ra trong tự sự mà ở đó cốt truyện đã được cấu trúc lại. Người xem muốn hiểu được nội dung của phim điện ảnh bắt buộc phải tập trung hơn vào những thứ đang chiếu và nghe từ phim điện ảnh. Điều này khác lạ so với đọc tác phẩm văn học nhưng chính nó cũng là cách để người tiếp nhận tìm thấy sự mới lạ và hấp dẫn khi đối sánh với tác phẩm văn học mà nó đã cải biên thành điện ảnh. Tóm lại, tài năng của tác giả điện ảnh thể hiện ở một bộ phim cải biên không phải là việc họ trung thành với tác phẩm văn học như thế nào mà là ở việc họ lựa chọn sự kiện và cách họ kể lại câu chuyện ra sao nhằm tạo sự hấp dẫn nơi người xem. Điều này sẽ giúp làm rõ sự tác động ngược của phim điện ảnh dành cho tác phẩm văn học. Điện ảnh là mở rộng, thậm chí bổ sung thêm ý nghĩa cho tác phẩm văn chương trên màn ảnh khi nó bị gò ép trong khuôn khổ của những con chữ. Khi cải biên từ văn học sang điện ảnh, để tạo ra những kịch tính hấp dẫn khác mới lạ cho khán giả khi xem phim thay vì đọc tác phẩm văn học người làm điện ảnh luôn sáng tạo sếp đặt tất cả một cách khác biệt theo một ý đồ nhất định. Những nội dung chúng ta xem trên phim điện ảnh sẻ có sự khác biệt ít hoặc nhiều tùy vào ý đồ nghệ thuật và thương mại của tác giả làm phim. Tuy nhiên, khi chúng ta xem phim tức là chúng ta đang xem; đang nghe lại cách mà tác giả làm phim từ tác phẩm văn học đọc tri nhận và tái sáng tạo để tạo ra sản phẩm mới. Và nội dung và thông điệp của bộ phim điện ảnh sẽ lại được chúng ta tái sáng tạo trong sự cảm nhận của mỗi người. 12 Tiểu thuyết “Phiên Bản”
  • 22. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net PHẠM TUẤN KIỆT – CH16NV01 22 1.2. Lí thuyết cải biên nhìn từ sự phức hợp của các lí thuyết 1.2.1. Lí thuyết về văn hóa học Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người. Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra. Trong tiếng việt,văn hóa được dùng theo nghĩa thông dụng để chỉ học thức,lối sống. Theo nghĩa chuyên biệt để chỉ trình độ phát triển của một giai đoạn. Trong khi theo nghĩa rộng,thì văn hóa bao gồm tất cả,từ những sản phẩm tinh vi,hiện đại,cho đến tín ngưỡng,phong tục,lối sống... Trên thế giới cũng như tại Việt Nam có rất nhiều các quan điểm khác nhau về văn hóa dẫn đến có nhiều khái niệm khác nhau, cụ thể: Khái niệm văn hóa được nhìn với nhiều nghĩa khác nhau, vậy nên có nhiều khái niệm khác nhau: -1871: Khái niệm đầu tiên của TyLor. - 1919: có 7 khái niệm - 1920 - 1950: thêm 157 khái niệm (164 khái niệm) - 1967: Theo A. Moles (Pháp) có 250 khái niệm - 1994: Theo Phan Ngọc có tới 400 khái niệm Khái niệm của Tylor về văn hóa như sau: “Văn hóa là một tổng thể phức tạp, bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, phong tục và cả những năng lực cũng như thói quen mà con người đạt được trong xã hội”. Theo quan điểm của F.Mayor , “văn hóa là tổng thể sống động của các hoạt động sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thanh nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu – những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”
  • 23. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net PHẠM TUẤN KIỆT – CH16NV01 23 Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo ấy là văn hóa ” . Văn hóa là một phạm trù bao gồm các nội dung như giá trị truyền thống, những nhân tố về con người, những thăng trầm trong lịch sử, những yếu tố tác động đến đời sống tinh thần của người dân trên một quốc gia. Văn hóa được khái niệm ngắn gọn là: “văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử” [Đại từ điển Tiếng Việt, 1998, Nguyễn Như Ý chủ biên, NXB Văn hóa thông tin]. Trần Ngọc Thêm lại định nghĩa về văn hóa như sau: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ của các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác với môi trường tự nhiên vá xã hội của mình”. Cũng theo Trần Ngọc Thêm, văn hóa theo nghĩa hẹp thường được đồng nhất với văn hóa tinh hoa. Văn hóa tinh hoa là một tiểu văn hóa chứa những giá trị đáp ứng các nhu cầu bậc cao của con người. Quy luật chung là những giá trị đáp ứng các nhu cầu càng xa những đòi hỏi vật chất, đòi hỏi đời thường, đòi hỏi nhất thời bao nhiêu thì tính giá trị, tính người càng hiếm bấy nhiêu và do vậy càng mang tính tinh hoa về văn hóa. Theo nghĩa này, văn hóa thường được đồng nhất với các loại hình nghệ thuật, văn chương”. Theo lí giải của Trần Ngọc Thêm thì văn hóa tinh hoa có sự tương đồng gần nhất với nghệ thuật văn chương, vì thế để hiểu được một tác phẩm văn chương hay bất kì một tác phẩm nghệ thuật nào, sự am hiểu về văn hóa là đặc biệt cần thiết và quan trọng. Lí thuyết về văn hóa học đặt các vấn đề về văn hóa làm đối tượng trung tâm. Và khi áp dụng lí thuyết này tiếp cận một vấn đề về văn hóa chúng ta nên hiểu về mặt bản chất của hiện tượng chứ không phải chỉ mô tả ở bên ngoài. Hiểu được bản chất của các hiện tượng văn hóa sẽ góp phần tạo những lí giải có chiều sâu hơn các hiện tượng văn học nghệ thuật ở trên những vùng văn hóa lãnh thổ nào đó.
  • 24. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net PHẠM TUẤN KIỆT – CH16NV01 24 Điều quan trọng không kém đó là văn hóa luôn gắn với một quốc gia cố định nên nhất định sẽ bị chi phối bởi nền chính trị của nước đó. Những nhà cầm quyền sẽ xây dựng nên một hệ thống những chuẩn mực văn hóa và quản lí nó theo những cách riêng của mình. Các quy định về văn hóa được xây dựng đều có mục đích rõ ràng nhằm tô đậm tính dân tộc và màu sắc của đất nước đó, nhằm tạo một dấu ấn khác biệt trên trường quốc tế. Tuy nhiên, những định nghĩa chung về văn hóa có thể được xem là những diễn ngôn mà người đời sau đã lập nên để lí thuyết hóa một đặc điểm của phong tục, đời sống tinh thần của dân tộc ấy. Khái niệm Văn hóa học là một ngành khoa học liên ngành, ở đó là khoa học nhân văn giáp ranh với khoa học xã hội, có đối tượng nghiên cứu là văn hóa với tư cách là một hệ thống các giá trị mang tính biểu tượng bằng phương pháp lý luận đính tính mang tính liên ngành với độ bao quát rộng các sự kiện và tính khái quát cao trong yêu cầu khảo cứu Yếu tố diễn ngôn trong văn hóa chính là đặc điểm mà các nhà làm phim tựa vào để dựng nên những thước phim nhằm thể hiện điều mà đạo diễn muốn truyền tải. Yếu tố văn hóa trong cải biên học là một quy trình biến đổi những ảnh hưởng của văn hóa trong tác phẩm văn học vào trong tác phẩm phim cải biên. Vì từ đọc hiểu chuyển sang nghe nhìn là cả một quá trình biến đổi chuyển hóa đầy công phu của đạo diễn. Nhờ những nghiên cứu về văn hóa chúng ta có thể phần nào trả lời cho câu hỏi tại sao đạo diễn lại chọn chi tiết này, bỏ chi tiết kia trong tác phẩm văn học. Vì có thể trong văn học đó được xem là bình thường nhưng nếu dựng thành hình ảnh thì những chi tiết đó có thể không phù hợp với văn hóa hoặc không phục vụ tối đa cho hiệu quả nghệ thuật. Một bộ phim ra đời đi kèm theo nó là một sản phẩm văn hóa cũng được ra đời. Thế nên việc nghiên cứu lí giải bộ phim cũng đi kèm với việc tìm hiểu những nét văn hóa xuất hiện trong phim. Nghiên cứu một bộ phim theo các lí thuyết về văn hóa học thì người nghiên cứu cũng cần chú ý đến các yếu tố ngoại biên xung quanh bộ phim như: bối cảnh chính của phim, địa điểm ra đời bộ phim, nhà làm phim là ai, đạo diễn của phim có phong cách làm phim cố định nào không, đề tài của phim là gì… Những yếu tố này chính là những nhân tố tác động không nhỏ đến bộ phim và những nét văn hóa trong phim.
  • 25. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net PHẠM TUẤN KIỆT – CH16NV01 25 Những diễn ngôn của đạo diễn khi tạo nên một bộ phim cũng giống như cách các nhà văn hóa học khái quát một khái niệm, một hiện tượng nào đó thành một nền văn hóa. Chính vì thế mà có những bộ phim dù được lấy nội dung cốt truyện từ các tác phẩm văn học nước ngoài nhưng lại được các nhà đạo diễn trong nước dựng lên mang đậm màu sắc quốc gia của nước sở tại. Như trường hợp bộ phim Loạn của đạo diễn Kurosawa Akira, ông đã vận dụng những chi tiết trong tác phẩm kịch của Shakespeare. Với khả năng cảm thụ và bằng những diễn ngôn của mình ông đã mang những yếu tố của văn hóa phương tây trong tác phẩm Shakespeare đặt vào trong bối cảnh văn hóa truyền thống Nhật Bản tạo nên một màu sắc riêng biệt cho bộ phim. Nghiên cứu một tác phẩm cải biên cần xem xét tổng hợp các yếu tố văn hóa trong những hoàn cảnh xã hội cụ thể. Hay nói cách khác chúng ta không nên hiểu một chiều là nghiên cứu văn hóa trong phim chính là tìm hiểu những nét văn hóa xuất hiện trong bộ phim. Mà ở đây, văn hóa cũng chính là cách lí giải của đạo diễn về nội dung của một bộ phim cải biên. 1.2.2. Lí thuyết liên văn bản Trong bối cảnh mới của thế giới ngày nay, nghiên cứu lí thuyết chuyển thể, cải biên đã phát triển mạnh mẽ trên cơ sở lí luận liên văn bản. Lí thuyết này cùng với sự phát triển mạnh mẽ của điện ảnh đã giúp các nhà nghiên cứu có được cái nhìn đúng đắn và thận trọng hơn khi đánh giá tác phẩm chuyển thể. Tác phẩm chuyển thể giờ đây được soi chiếu dưới phương diện liên văn bản, trong mối tương quan với lịch sử,văn hóa, dân tộc, thời đại ... Lý thuyết liên văn bản xuất hiện trên thế giới quãng những năm cuối thập niên 1960. Có thể xem xét nguồn gốc trực tiếp của lý thuyết này từ nhà bác học Nga M.Ba-khơ-tin với quan điểm về tính đối thoại, đa thanh, phức điệu trong tiểu thuyết; sau đó chính J.Krít-tê-va đề xuất khái niệm liên văn bản mở ra những nghiên cứu tiếp theo với các tên tuổi khác như: J.Đê-ri-đa, P.Ri-cô, R.Bát,… Cho đến giờ, lý thuyết liên văn bản không còn xa lạ với những người nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn ở Việt Nam. Trong cách hình dung đơn giản nhất, các nhà nghiên cứu liên văn bản đều tán đồng rằng, văn bản là những liên văn bản. Bất kỳ văn bản nào được viết ra cũng là những liên văn bản bởi sự liên hệ đến những văn
  • 26. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net PHẠM TUẤN KIỆT – CH16NV01 26 bản đã có. Sự đan dệt của quá khứ lên những tạo tác đến sau luôn là một điều không thể tránh khỏi. Liên văn bản nói lên mối liên hệ nội tại của các văn bản (hiểu rộng hơn là văn hóa) trước sự dịch chuyển ngẫu nhiên hay hữu ý của lịch sử. Vận dụng lý thuyết này, tác giả chuyên luận đã hình dung được tính khả dụng của nó trong việc kiến giải hiện tượng chuyển thể từ văn học sang điện ảnh-như một mô hình sáng tạo, tái tạo phổ biến của nghệ thuật. Hiện tượng liên văn bản từ khi xuất hiện vẫn chưa có tên gọi xác định. Mãi đến sau này, các nhà nghiên cứu mới định danh thủ pháp sáng tác này. Dưới sự tác động của chủ nghĩa hậu hiện đại, liên văn bản dần trở thành một cụm từ quen thuộc và được ứng dụng phổ biến trong sáng tác cũng như trong nghiên cứu văn học. Có nhiều cách hiểu khác nhau về liên văn bản. Theo từ điển Oxford Dictionary Terms, liên văn bản là “thuật ngữ do Julia Kristeva đặt ra để chỉ những mối quan hệ khác nhau có thể có của một văn bản cho trước với những văn bản khác. Những quan hệ có tính chất liên văn bản này bao gồm sự nghịch đảo (anagram), sự ám chỉ (allusion), sự phỏng thuật (adaptation), sự dịch thuật (translation), sự biếm phỏng (parody), sự cắt dán (pastiche), sự mô phỏng (imitation) và những kiểu biến đổi khác” [47]. Liên văn bản (intertextuality) là một phát hiện quan trọng trong tư duy văn học của chủ nghĩa giải cấu trúc thế kỉ XX. Trong xu hướng giải cấu trúc những sự cấu trúc, sắp đặt ý nghĩa trước đây dường như bị phá vỡ, những mạch liên kết tưởng chừng khá vững chắc nhưng cũng trở nên rời rạc. Và liên văn bản xuất hiện như một cứu cánh để có thể lí giải mọi văn bản đều có mối liên hệ gắn kết với những văn bản khác. Đó chính là cách mà các nhà nghiên cứu cả phương Tây lẫn phương Đông đã tìm thấy ở thủ pháp này. Trong các tác phẩm văn học nhất là vào thời văn học Trung đại, chúng ta thấy rất rõ hiện tượng liên văn bản xuất hiện trong các bài thơ, đặc biệt là thơ ca đời nhà Đường - Trung Quốc. Việc các tác giả xưa sử dụng hình thức liên văn bản cũng giống như một thi pháp sáng tác văn học của thời đại đó. Còn ở phương Tây, những tác phẩm thời kì cổ điển, những vở kịch, những truyện ngắn lấy chất liệu tích góp từ những câu chuyện thần thoại, những câu chuyện truyền miệng trong dân gian… Mọi sự vật hiện tượng trên thế giới luôn có tác động qua lại lẫn nhau, mâu thuẫn loại trừ nhau nhưng cũng đồng
  • 27. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net PHẠM TUẤN KIỆT – CH16NV01 27 thời thúc đẩy sự phát triển lẫn nhau. Trong văn học nghệ thuật cũng vậy, việc sử dụng liên văn bản cũng có thể được xem là sự tiếp nối, kế thừa và tiếp tục sáng tạo ra các giá trị tinh thần. Liên văn bản là một trong những khái niệm có nội hàm và ngoại diên linh hoạt nhất trong hệ thống lí thuyết văn học, và việc xác lập yếu tính của nó tùy thuộc vào phương diện nghiên cứu mong muốn và lập trường triết học của người tiếp cận. Liên văn bản như một hình ảnh thế giới và như một yếu tính của văn bản văn học và như một phương pháp sáng tạo. Liên văn bản giúp chúng ta phát hiện được những hiện tượng có liên quan, tương tác với nhau trên những lĩnh vực tương đồng. Các tác giả dù vô tình hay cố ý cũng đã để lại những chi tiết, yếu tố liên văn bản. Vì mọi văn bản đều có mối liên kết với nhau. Trong văn học, liên văn bản thường gặp ở những câu chuyện có chất liệu từ văn học dân gian, hay những bài thơ được lấy cảm hứng từ một câu chuyện sẵn có, một tác giả đọc và cảm sâu sắc một tác phẩm rồi sáng tạo lại dưới ngòi bút của mình. Như trường hợp của Nguyễn Du với Truyện Kiều, hay Moliere với Lão hà tiện,… Khi tiến hành khảo sát chúng ta sẽ thấy có rất nhiều hình thức thực hành kĩ thuật liên văn bản, hình thức thường bắt gặp nhất đó là mô phỏng, tiếp đến có thể kể đến một số hình thức khác như: phóng tác, chuyển thể, dịch thuật, điển tích điển cố, cắt dán, ám chỉ, nghịch đảo,… Dù dưới bất kì hình thức sáng tác nào thì việc áp dụng kĩ thuật liên văn bản vẫn xuất hiện trong các sáng tác một cách vô tình hay cố ý và đóng góp tích cực vào việc thể hiện nội dung mà tác giả muốn truyền tải. Mỗi một khái niệm, một ý tưởng khi nảy sinh ra thì âu cũng là sự kết hợp của những khái niệm phạm trù khác, sự kết nối liên hợp đó thúc đẩy sản sinh ra một khái niệm mới. Liên văn bản trở thành một người bạn đồng hành với các tác giả trong quá trình sáng tác, tạo ra động lực thúc đẩy những tư duy phức hợp và từ đó góp phần lí giải những cấu trúc, những vấn đề chồng chéo tồn tại trong các mạch liên kết. Theo R.Barthes, văn bản không phải đơn thuần là một tổ hợp ngôn ngữ cố định mà văn bản chính là một không gian đa chiều chứa đựng vô số các văn bản kết tinh từ vô số các hiểu biết, kiến thức, niềm tin, những nền văn hóa khác nhau. Chính vì cách hiểu này nên khi đọc một văn bản chúng ta không nên
  • 28. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net PHẠM TUẤN KIỆT – CH16NV01 28 đóng khung văn bản ấy lại mà cần có sự liên hệ với những văn bản khác. Tuy nhiên cũng không nên sa đà vào việc tin rằng sẽ tìm được trong văn bản này những gì từ văn bản khác mang đến. Trong cải biên học, liên văn bản có thể được hiểu đơn giản chính là sự kết nối lí giải những hiện tượng, chi tiết trong văn học thành những hình ảnh biểu tượng để thể hiện lên hình ảnh. Hay đó là những sự liên hệ giữa các chi tiết, tình tiết trong phim với những những thước phim khác hoặc một nội dung tư tưởng nào khác. Giữa văn học và điện ảnh có một sợi dây kết nối, gắn kết những chi tiết, thủ pháp, ý nghĩa hình tượng văn học chuyển hóa thành những hình ảnh sống động. Sự tương thông ấy cũng một phần chịu tác động của tính liên văn bản. Liên văn bản chính là yếu tố góp phần ghép nối những sự so sánh, những hướng lí giải của người xem trước một bộ phim cải biên. Người xem sẽ luôn gắn những suy nghĩ, liên tưởng các chi tiết trong phim có xuất hiện trong tác phẩm văn học không hoặc đã xuất hiện trong những bộ phim khác. Mối liên kết này sẽ hỗ trợ tích cực cho việc tìm hiểu những bộ phim được cải biên từ tác phẩm văn học. Vì thế, có thể nói liên văn bản là một lí thuyết có đóng góp quan trọng trong việc tìm hiểu về phim cải biên. Trong địa hạt điện ảnh, hiện tượng chuyển thể được coi là một khía cạnh đặc biệt của liên văn bản. Có thể nói, liên văn bản đã cung cấp thêm một phương diện lí thuyết mới trong nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh. Dưới cái nhìn liên văn bản, chuyển thể không đơn thuần là sự phỏng theo, cải biến nội dung của hình thức nghệ thuật khác mà là hành trình từ một hệ thống kí hiệu này đến hệ thống kí hiệu khác. Tác phẩm chuyển thể giờ đây được hiểu là cách đọc mới, cách nhìn và diễn giải mới đối với nguyên tác trong một hoàn cảnh xã hội – văn hóa mới, đồng thời có khả năng đối thoại với nguyên tác của nó. Mối quan hệ liên văn bản giữa văn bản văn học và văn bản điện ảnh là mối quan hệ phức tạp vì đây là sự tham chiếu giữa hai loại văn bản thuộc hai loại hình nghệ thuật khác nhau, có đặc trưng ngôn ngữ khác nhau, tạo nên mạng lưới mở rộng tập trung nhiều loại kí hiệu văn hóa, nghệ thuật. Việc nghiên cứu chuyển thể từ góc độ liên văn bản sẽ cho thấy mối tương tác đa dạng, phức tạp giữa các loại văn bản
  • 29. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net PHẠM TUẤN KIỆT – CH16NV01 29 hiển lộ một bối cảnh văn hóa mà ở đó, các loại hình nghệ thuật không ngừng cộng hưởng, đối thoại với nhau ngày càng sống động. Từ đây càng thấy rõ hơn luận điểm này: chính liên kết đã tạo nên những khác biệt!