SlideShare a Scribd company logo
1 of 18
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Một số vấn đề về lý luận
1.1.1. Văn học so sánh
Cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XX, giai cấp tư sản phát triển lên đến đỉnh cao
ở phương Tây, xã hội loài người chuyển từ xã hội phong kiến sang xã hội tư bản.
Chính vì vậy, đòi hỏi sự giao lưu về khoa học kỹ thuật, văn hóa trong đó có sự
giao lưu văn học giữa các nước. Đó chính là điều kiện thuận lợi để bộ môn văn
học so sánh ra đời.
Thuật ngữ “Văn học so sánh” ra đời trên đất Pháp, sau đó lan sang các
nước Châu Âu. Ban đầu, thuật ngữ này ít được mọi người biết đến. Sau này khi
nhu cầu nghiên cứu sự giao thoa ảnh hưởng giữa các nền văn hóa, văn học lớn
trên thế giới trở thành cần thiết, thuật ngữ này mới được quan tâm nhiều hơn.
Trong “Tuyên ngôn Đảng công sản” (1847), Mác và Angel đã chỉ ra xu thế
vận động của nền văn học thế giới. Đó là xu thế thoát khỏi trạng thái “khép kín”,
“giữ mình” và ông đã đưa ra kết luận: “Tính phiến diện và tính hạn chế của dân
tộc cũng ngày càng trở nên khó tồn tại và thế là từ nền văn học của các dân tộc và
địa phương đã hình thành một nền văn học toàn thế giới”.
Với kết luận đó, bộ môn văn học so sánh đã có một cơ sở vững chắc để tồn
tại và khẳng định mình. Bộ môn văn học so sánh đã trải qua các chặng đường lịch
sử như sau:
Nửa cuối thế kỷ XIX là giai đoạn hình thành và khẳng định, ở giai đoạn
này nổi bật là một số trường phái thực chứng lịch sử của một nhóm các nhà
nghiên cứu so sánh người Pháp, đại diện đó là Fernaud, Paul van...
Giai đoạn nửa sau thế kỷ XX. Đây được coi là giai đoạn hoàn chỉnh của bộ
môn văn học so sánh bằng cách mở rộng đối tượng nghiên cứu của nó sang lĩnh
vực các hiện tượng tương đồng. Ở giai đoạn này có công lao của V.zhir munki và
R.E tiemble.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2
Cho đến nay, trên thế giới có hàng trăm định nghĩa về văn học so sánh.
Dường như mỗi trường phái, mỗi nhà nghiên cứu dù ít, dù nhiều liên quan đến
ngành khoa học này đều định nghĩa về nó. Khi cắt nghĩa về khái niệm này có
những nét tương đồng và cũng có những khác biệt.
Đại diện cho trường phái văn học so sánh Pháp, trong “Tựa văn học so
sánh” của J.P.Carré đã định nghĩa: “Văn học so sánh là một phân ngành của văn
học lịch sử. Nó nghiên cứu những quan hệ tinh thần mang tính quốc tế, nghiên
cứu những mối liên hệ thực tế giữa Bairon và Puskin, nghiên cứu những mối liên
hệ thực tế trên các phương diện tác phẩm, linh cảm, thậm chí cả cuộc sống giữa
các nhà văn của những nền văn học khác nhau”.
Đến trường phái văn học so sánh Mỹ đã mở rộng đối tượng so sánh của của
bộ môn khoa học này ra các môn nghệ thuật khác trong sự tương tác lẫn nhau của
chúng. Ông Henry H.H. Remark đã đưa ra nhận định: “Văn học so sánh là sự
nghiên cứu văn chương bên ngoài giới hạn của một xứ sở riêng biệt, và là sự
nghiên cứu mối liên hệ giữa văn chương một bên với các lĩnh vực tri thức và tín
ngưỡng khác, như nghệ thuật (hội họa, điêu khắc, kiến trúc, âm nhạc), triết học,
lịch sử, các khoa học xã hội (chính trị, xã hội học, kinh tế học), các khoa học, tôn
giáo v.v. một bên khác. Tóm lại đây là sự so sánh một nền văn chương với một
hay nhiều nền văn chương khác và sự so sánh văn chương với các lĩnh vực biểu
đạt khác của con người” (Văn học so sánh: Định nghĩa và chức năng - dẫn theo
Trần Thanh Đạm: Mấy vấn đề về đối tượng và chức năng của văn học so sánh,
Tạp chí văn học, số 9 -1997).
Trường phái văn học Nga, với sự đóng góp ở sự so sánh về loại hình, ông
Jirmumsky đã định nghĩa: “Văn học so sánh lịch sử là một phân nhánh của văn
học lịch sử, nó nghiên cứu những mối liên hệ và quan hệ quốc tế, nghiên cứu
những chỗ dị đồng trong những hiện tượng văn nghệ của các nước trên thế giới.
Những chỗ giống nhau trên thực tế văn học, một mặt có thể là do sự xúc tiếp về
văn học giữa các nước, mặt khác có thể do sự tương đồng về sự phát triển xã hội
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
3
và văn hóa của dân tộc. Tương ứng với chúng có thể phân thành tương đồng loại
hình của những quá trình văn học, cùng những mối liên hệ và ảnh hưởng qua lại
về văn học; thông thường cả hai thông dụng lẫn nhau, nhưng không nên lẫn lộn”
(Đại bách khoa từ điển Xô Viết, 1976 - Dẫn theo Phương Lựu: Tìm hiểu lý luận
văn học phương tây hiện đại, NXB. Văn học, 1995).
Văn học so sánh ở Việt Nam bắt đầu từ thế kỉ XX. Các nhà lý luận đã
không ngừng tìm tòi, học hỏi để bổ sung vào hệ thống lý thuyết, đồng thời áp
dụng vào thực tiễn để từng bước thấy được những mối liên hệ giữa văn học Việt
Nam với văn học các dân tộc trên thế giới. Từ đó họ cũng đưa ra các nhận định về
văn học so sánh của riêng mình. Trương Đăng Dung, trong bài báo “Văn học dịch
và những vấn đề lý luận của văn học so sánh”, định nghĩa rằng: “Văn học so sánh
là một trong những ngành khoa học văn học, nghiên cứu mối quan hệ qua lại cũng
như những đặc điểm tương đồng và khác biệt giữa các nền văn học nhằm tiếp cận
tiến trình văn học lớn nhất: Văn học thế giới”. Theo ông Nguyễn Văn Dân, trong
cuốn “Lí luận văn học so sánh”, viết rằng: “Văn học so sánh có thể được định
nghĩa như là một bộ môn khoa học nghiên cứu các mối quan hệ giữa các nền văn
học dân tộc”.
Như vậy, các định nghĩa của các nhà lí luận trên đây có những chỗ không
hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên, chúng ta thấy rằng, các nhà nghiên cứu đều cho
rằng văn học so sánh là một bộ môn của khoa nghiên cứu văn học, một ngành
khoa học độc lập tương đối, có mục đích, đối tượng đặc thù, có phương pháp
nghiên cứu riêng, nghĩa là nó có một cơ sở phương pháp luận riêng.
So sánh văn học là so sánh các giá trị độc đáo, tinh vi của các dân tộc với
nhau, so sánh sao cho khách quan, không thiên lệch. Văn học so sánh khởi đầu từ
phương pháp so sánh trong lịch sử, phê bình và nghiên cứu văn học, song văn học
so sánh không phải là mọi sự so sánh trong văn học, nghĩa là ta phải phân biệt cho
được văn học so sánh và so sánh văn học. Trước đổi mới, người ta thường nhầm
lẫn so sánh văn học và văn học so sánh. Nói so sánh văn học là nói ở cấp độ
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
4
phương pháp. So sánh là một thao tác của tư duy để xác định, đánh giá các hiện
tượng văn học trong mối quan hệ với nhau. Thao tác so sánh có từ thời cổ đại, gắn
với các nền văn hóa cổ như Hy Lạp, Ai Cập, Trung Quốc…; được áp dụng một
cách tự phát, đơn sơ, không có một cơ sở khoa học nào. Còn nói tới văn học so
sánh là nói trên phương diện bộ môn khoa học, nó hoàn toàn cao hơn cấp độ
phương pháp.
1.1.2. Chủ đề trong tác phẩm văn học
Chủ đề là vấn đề cơ bản , vấn đề trung tâm được tác giả nêu lên, đặt ra qua
nội dung cụ thể của tác phẩm văn học (Từ điển thuật ngữ văn học).
Chủ đề trong tác phẩm văn học gắn liền với hiện thực khách quan và ý đồ
sáng tác chủ quan của tác giả. Cơ sở nền tảng của tác phẩm văn học có giá trị luôn
suất phát từ thực tế cuộc sống đặt nó vào trong tác phẩm và tìm cách lí giải nó.
Khi đi vào phân tích tác phẩm, có những trường hợp cách khai tác chủ đề của
người phân tích không giống nhau tùy theo quan điểm tư tưởng và trình độ nhận
thức của từng người. Lê Bá Hán cho rằng: “ Nói đến chủ đề là vấn đề cơ bản được
đặt ra trong tác phẩm, nhưng chủ đề phải được toát lên từ hiện thực trực tiếp, từ hệ
thống tính cách thì mới có sức mạnh. Chủ đề sẽ kém tác dụng khi nó chỉ là những
vấn đề được phát biểu trực tiếp như một chủ định có trước và người viết lấy hình
tượng chắp vá để chứng minh cho luận điểm của mình”. [12, tr.13].
Nói đến chủ đề của một tác phẩm văn học là nói đến vấn đề chính yếu,
vấn đề quan trọng được nhà văn nêu lên trong tác phẩm. Nhà văn Gorki cho
rằng: “Chủ đề là một ý tưởng nảy mầm trong vốn kinh nghiệm của tác giả,
nhưng vẫn còn ẩn náu trong cái vốn ấn tượng của anh ta dưới một dạng thức
chưa hình thành và đòi hỏi phải được thể hiện trong những hình tượng, thúc
đẩy tác giả tìm cách hình tượng hóa nó”. [26, tr.117].
Xét về bản chất, chủ đề không bao giờ là một vấn đề đơn lẻ mà nó tồn tại
trong một hệ thống chủ đề. Trong mỗi sự vật, hiện tượng là tổng hòa của nhiều
yếu tố khác nhau có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự vật, hiện tượng
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
5
đó. Trong tác phẩm văn học cũng vậy, cũng có một hệ thống chủ đề bao gồm
chủ đề chính và chủ đề phụ. Chủ đề chính là chủ đề trung tâm, chịu trách
nhiệm quán xuyến toàn bộ nội dung của tác phẩm. Chủ đề phụ là chủ đề cục bộ
là chủ đề nhỏ vây quanh chủ đề trung tâm và có liên quan đến chủ đề chính.
Như vậy, chủ đề trong tác phẩm văn học là vấn đề cơ bản, vấn đề trung
tâm được tác giả nêu lên để giải quyết trong tác phẩm. Nó không phải là một
vấn đề đơn nhất, có nhiều tác phẩm chứa đựng cả một hệ chủ đề chính và chủ
đề phụ.
1.2. Thời đại, cuộc đời, con người, quan niệm, sự nghiệp sáng tác,
thơ của Xuân Diệu và R.Tagore
1.2.1. Thời đại, cuộc đời, con người
1.2.1.1. Thời đại
a. Xã hội
Việt Nam và Ấn Độ là hai nước nằm trong khu vực châu Á, đất nước có
nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú đây chính là cơ sở, là mục tiêu xâm
lược của đế quốc, thực dân. Năm 1858, thực dân Pháp nổ tiếng súng đầu tiên
chiếm Việt Nam. Từ 1849, Ấn Độ trở thành thuộc địa của Anh. Dưới ách cai trị
của thực dân, xã hội Việt Nam và Ấn Độ có nhiều điểm tương đồng và khác
biệt.
* Những điểm khác biệt
Trong hơn 80 năm đô hộ của thực dân Pháp ở Việt Nam, trong đó có 45
năm các ngành sản xuất vật chất là nông nghiệp, công nghiệp chịu tác động
nặng nề của chế độ thực dân kiểu cũ nên rất lạc hậu, chính sách đối ngoại có
những sai lầm...Năm 1945, ngay sau khi kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp thì năm 1955 đế quốc Mỹ với ý đồ xâm lược Việt Nam từ
lâu đã lợi dụng cơ hội, gạt Pháp ra nhảy vào tổ chức, chỉ huy ngụy quyền, ngụy
quân, tay sai, viện trợ kinh tế quân sự, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
6
mới, chia cắt nước ta. Cả nước ta lại bước vào chiến đấu chống quân xâm lược
mới.
Sau khi chiếm đóng và cai quản Ấn Độ, thực dân Anh đa có những chính
sách thống trị trên nhiều mặt: Về kinh tế, thực dân Anh mở rộng khai thác
thuộc địa, vơ vét tài sản của nhân dân. Ấn Độ trở thành thuộc địa quan trọng
nhất nền công nghiệp Anh; Về chính trị - xã hội, thực dân Anh nắm quyền cai
trị trực tiếp Ấn Độ. Thực dân Anh tiến hành chính sách chia để trị, mua chuộc
tầng lớp…tìm cách khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp
trong xã hội để dễ bề cai trị; Về giáo dục: Thi hành chính sách giáo dục ngu
dân, khuyến khích tập quán lạc hậu và hủ tục cổ xưa khiến đời sống nhân dân
bị bần cùng hóa, mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Ấn Độ với Thực dân Anh
ngày càng sâu sắc.
Có thể thấy, Việt Nam và Ấn Độ đều nằm dưới sự cai trị của thực dân.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nên trong cách xây dựng chế độ thuộc địa có
nhiều điểm khác nhau.
Về cơ cấu bộ máy hành chính: Tại Việt Nam, thực dân Pháp thành lập
Liên bang Đông Dương gồm: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, Campuchia, Lào.
Đứng đầu liên bang có toàn quyền. Cơ quan quyền lực tối cao là giám đốc các
công sở, các viên quan cai trị đứng đầu 5 xứ, chủ sự các phòng thương mại và
canh nông. Văn phòng phủ toàn quyền gồm nhiều phòng như: chính trị, hành
chính, quân sự, văn thư...Ngoài ra, còn có các cơ quan như: Hội đồng phòng
thủ Đông Dương, Ủy ban tư vấn về mỏ... Tại Ấn độ, Anh hoàng giao quyền
cho phó vương Ấn Độ, thay thế cho vị toàn quyền Ấn Độ cũ và trực thuộc Bộ
Ấn Độ, phó vương được phụ tá bởi một hội đồng hành pháp gồm 6 ủy viên lập
nên một Bộ nhỏ với một chuyên viên tài chính, một nhân viên công chính, một
chuyên viên tư pháp và những chuyên viên khác.
Về chính trị: Ở Việt Nam, Pháp chia Việt Nam thành 3 xứ với bộ máy
cai trị khác nhau: Bắc Kỳ, Trung Kỳ là hai xứ bảo hộ. Nam Kỳ là thuộc địa
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
7
hoàn toàn của Pháp. Trong quá trình cai trị, thực dân Pháp luôn kiểm soát chặt
chẽ và đặt những cơ cấu xã hội cũ dưới quyền cai trị của mình, đồng thời tìm
mọi cách giảm bớt quyền hành, hạ thấp vai trò của chiều đình bấy giờ. Hành
động của thực dân Pháp khiến cho nhân dân Việt Nam cảm thấy bị áp bức, bóc
lột nhiều hơn các thuộc địa khác dẫn đến hàng loạt cuộc đấu tranh chống Pháp
nổ ra. Năm 1954, Pháp hoàn toàn thất bại, Hiệp định Giơnevơ ngày 21/7/1954
về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương được ký kết tại
Genève (Thụy Sĩ). Quân đội viễn chinh Pháp buộc phải rút khỏi Đông Dương;
các nước tham gia hội nghị cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất
và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia. Vĩ tuyến 17
được chọn làm giới tuyến quân sự tạm thời để hai miền Nam-Bắc Việt Nam tập
kết quân đội của hai bên, sau hai năm (tháng 7/1956) sẽ tiến hành tổng tuyển
cử, thống nhất đất nước. Với âm mưu thay chân Pháp ở Việt Nam, đế quốc Mỹ
ra sức phá hoại Hiệp định nhằm biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu
mới và căn cứ quân sự của Mỹ, làm “pháo đài” ngăn chặn sự phát triển của
phong trào giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Đông Nam Á
và trên thế giới. Thực hiện âm mưu đó, ngày 25/6/1954 Mỹ buộc Pháp đưa
Ngô Đình Diệm – con bài chính trị của Mỹ – thay thế Bửu Lộc (người của
Pháp) làm Thủ tướng chính quyền thân Mỹ ở Miền Nam. Từ đây, chính quyền
Ngô Đình Diệm trực tiếp nhận viện trợ về kinh tế, quân sự từ Mỹ. Thực tế Mỹ
không chỉ xâm lược miền Nam, chiếm đóng thông qua chính quyền tay sai, mà
còn nhiều lần xâm phạm miền Bắc bằng đường không (dùng máy bay oanh
tạc), đường biển (thả ngư lôi dọc theo bờ biển miền Bắc), đường bộ (dùng biệt
kích xâm nhập trực tiếp). Hoạt động chiến tranh của Mỹ tuy không xây dựng
chính quyền do người Mỹ đứng đầu như Pháp nhưng hòng biến miền Nam
(nếu có thể thì cả Việt Nam) thành vùng phụ thuộc Mỹ, làm tiền đồn chống lại
sự phát triển của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở châu Á – Thái Bình Dương,
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
8
làm thị trường tiêu thụ sản phẩm của Mỹ và cung cấp nguyên vật liệu cho
Mỹ…
Tại Ấn Độ, Anh đưa đến cả ba quận Bengale, Madras và Bombay những
hội đồng lập pháp: quyền lập pháp trong tay quan toàn quyền ở Calcutta, quyết
định cho tất cả Ấn Độ thuộc Anh. Nhiều cải cách quan trọng khác được thực
hiện trong tổ chức quân sự và tư pháp. Các đội quan của công ty Đông Ấn cũ
nay đặt dưới quyền Anh hoàng nhưng chỉ dân bản xứ mới được làm lính trong
các quân đội ấy. Bên cạnh lãnh thổ là thuộc địa Anh vẫn còn lãnh thổ thuộc các
hoàng gia Ấn. Tuy nhiên, tất cả các lãnh thổ tự trị đều phải thừa nhận sự đứng
đầu về mặt tinh thần của nữ hoàng Anh.
Như vậy, chính sách “chia để trị” ở Việt Nam và Ấn Độ là giống nhau
nhưng cách cai trị thuộc địa của thực dân Pháp tại Việt Nam mang tính trực
tiếp, cứng nhắc hơn so với thực dân Anh ở Ấn Độ.
* Những điểm tương đồng
Chính sách khai thác thuộc địa của Pháp, Anh tác động mạnh mẽ đến xã
hội Việt Nam và Ấn Độ. Hai nước có nhiều biến đổi ở kết cấu giai tầng, xuất
hiện thêm một số giai cấp mới đó là:
Giai cấp công nhân ở Việt Nam và Ấn Độ ra đời cùng quá trình bần
cùng hóa giai cấp nông dân, bị dồn đến bước đường cùng cơ cực ở quê hương,
họ bỏ lên thành phố mong tìm được việc làm trong các nhà máy, xí nghiệp. Khi
thực dân bắt tay vào công cuộc “công nghiệp hóa” thuộc địa , nhu cầu tuyển
dụng nhân công ngày càng nhiều thu hút một phần hai số nông dân bị mất đất
bỏ quê ra đi từ đó xuất hiện đội ngũ những người vô sản trên chính những miền
đất gieo mầm giai cấp tư sản Việt Nam và Ấn Độ.
Giai cấp tư sản ở Việt Nam và Ấn Độ: Ở Việt Nam bao gồm, tư sản mại
bản, tư sản dân tộc. Tại Ấn Độ, giai cấp tư sản phần lớn xuất thân từ các
Zamindar (địa chủ), các Rajah (vương công), những người buôn bán và cả
những người cho vay nặng lãi.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
9
Giai cấp tiểu tư sản: Ở Việt Nam bao gồm, học sinh, trí thức, viên chức,
những người làm nghề tự do. Trong đó, giới trí thức và học sinh là bộ phận
quan trọng của tầng lớp tiểu tư sản. Họ là những người có lòng yêu nước, căm
thù đế quốc thực dân, lại chịu ảnh hưởng của những tư tưởng tiến bộ từ bên
ngoài truyền vào Việt Nam nên đây là lực lượng có tinh thần cách mạng cao.
Tại Ấn Độ, tầng lớp tiểu tư sản là những người vừa được trang bị vốn kiến thức
hiện đại, vừa được hấp thu nền văn hóa phương Tây với những tư tưởng tự do,
tiến bộ, đồng thời luôn giữ gìn trong mình những mạch chảy truyền thống dân
tộc.
Như vậy, bên cạnh các giai cấp cũ như địa chủ phong kiến ở Việt Nam,
giai cấp quý tộc phong kiến ở Ấn Độ thì sự ra đời các giai cấp mới đã làm thay
đổi cơ bản tình hình chính trị, xã hội ở Việt Nam và Ấn Độ. Các giai cấp này
đều mang thân phận những người bị mất nước ở mức độ khác nhau, đều bị thực
dân áp bức, bóc lột đã xảy ra mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với
thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh. Các giai cấp
này qua quá trình đấu tranh đã đoàn kết với nhau vì mục tiêu chung: chống
thực dân, đế quốc, giải phóng dân tộc.
1.2.1.2. Cuộc đời và con người
a. Xuân Diệu – “Ông hoàng của thơ tình”
Vào dịp gần Tết những năm 1960, Báo Hà Nội có mời một số nahf văn,
nhà thơ nổi tiếng đến dự buổi họp mặt tại Tòa soạn bàn kế hoạch viết bài cho
Báo Tết Nguyên đán. Sau khi nhâm nhi vài chén rượu, nhà thơ Xuân Diệu đỏ
mặt vì Xuân Diệu chỉ quen uống bia. Thấy vậy, anh chàng thư ký tòa soạn nói
vui: “Anh Xuân Diệu có tác phẩm nổi tiếng tôn vinh nữ sĩ Hồ Xuân Hương bà
là Bà chúa thơ Nôm. Danh hiệu ấy được cả nước thừa nhận. Anh cũng xứng
đáng với một danh hiệu là Ông hoàng của thơ tình”. Nhà thơ Xuân Diệu cời
hồn nhiên, tỏ vẻ ưng ý.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
10
Với Xuân Diệu, tình yêu được coi như là một giá trị sống đích thực, tình
yêu đáng được tôn thờ như một thứ tôn giáo và thi sĩ đã tin vào tình yêu với
một niềm tin thiêng liêng nhất. Xuân Diệu thấu hiểu tình yêu cần thiết cho cuộc
sống con người đến nhường nào, con người chỉ có thể sống có ý nghĩa trong sự
gắn bó vơi tình yêu.Vì thế nên suốt cuộc đời mình, thi sĩ luôn trong tâm thế đi
tìm những cung bậc cảm xúc tình yêu và thơ là nơi ông gửi gắm bao cung bậc
của con tim luôn tha thiết yêu đương đến si mê, cuồng nhiệt.
Xuân Diệu tên thật là Ngô Xuân Diệu, ông sinh ngày 2 tháng 2 năm
1916, quê gốc ở làng Trảo Nha, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh nhưng sinh ra và
lớn lên tại Gò Bồi, thôn Tùng Giản, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh
Bình Định. Cha ông là Ngô Xân Thọ, đỗ tú tài kép Hán học, vào Bình Định
dạy học, lấy vợ là bà Nguyễn Thị Hiệp.
Thuở nhỏ, Xuân Diệu học chữ Nho và chữ Quốc ngữ với ch, sau đó học
ở trường Bưởi (Hà Nội) và trường Khải Định (Huế).
Năm 1937, Xuân Diệu ra Hà Nội học trường luật và viết báo, là thành
viên của nhóm Tự lực văn đoàn và cũng là một trong những chủ soái của
phong trào “Thơ mới”.
Cách mạng tháng Tám thành công, Xuân Diệu hăng hái tham gia hoạt
động văn nghệ phục vụ hai cuộc kháng chiến. Năm 1948, ông được bầu làm ủy
viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam các khóa 1, 2, 3 (1957-1985). Ông
được Viện Hàn lâm nghệ thuật nước Cộng hòa dân chủ Đức bầu làm Viện sĩ
thông tấn (1983), được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học
nghệ thật (đợt I, năm 1996).
Xuân Diệu là người có tinh thần lao động nghệ thuật đầy đam mê, bền
bỉ, ngay từ nhỏ Xuân Diệu đã học được ở cha – ông đồ Nghệ đức tính cần cù,
kiên nhẫn trong học tập, rèn luyện tài năng và lao động nghệ thuật. Ở ông, học
tập, lao động, rèn luyện, sáng tạo vừa là một quyết tâm khắc khổ, vừa là một lẽ
sống, một niềm say mê lớn.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
11
Sinh ra và lớn lên tại quê mẹ, lại được sống giữa thiên nhiên phóng
khoáng, với ngọn gió nồm và những con sóng biển ngày đêm vỗ rì rào đã tạo
nên hồn thơ nồng nàn, sôi nổi của ông.
Xuân Diệu là nhà thơ lớn trong văn học hiện đại, nhà thơ lớn của dân
tộc. Bài học Xuân Diệu để lại cho đời là tinh thần lao động nghệ thuật cần cù,
là niềm tin yêu tha thiết đối với con người, là ý thức chân thành đối với văn
chương. Nghĩ về Xuân Diệu là nghĩ về một tài năng, một tấm gương lao động
nghệ thuật giàu sức sáng tạo, xứng đáng để noi theo.
b. R.Tagore – một thiên tài
R.Tagore là nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch lớn, một họa sĩ nổi tiếng,
một nhà giáo, một nhà hoạt động xã hội, một vị hiền triết hiểu biết sâu rộng.
Ông là thiên tài của Ấn Độ.
R.Tagore sinh ngày 7 tháng 5 năm 1861 tại Cancuta bang Bănggan giàu
đẹp trong một gia đình quý tộc Bàlamon, về sau vì chống lại đẳng cấp đó mà
gia đình ông bị khai trừ ra khỏi đẳng cấp nhưng nhân dân Ấn Độ vẫn yêu mến,
kính trọng gia đình ông. Gia đình R.Tagore gồm mười lăm anh chị em, ông là
người con thứ 14.
Cha của R.Tagore là Đêvenđranat Ragore, một triết gia, nhà cải cách xã
hội nổi tiếng. Ông rất chú trọng đến việc giáo dục con cái, dạy con sống giản
dị, cần cù, biết rèn luyện sức khỏe, văn hóa, biết yêu dân tộc và đất nước.
R.Tagore được cha quan tâm nhiều nhất, ông thường theo cha đi du lịch nhiều
nơi, từ dãy núi Himalaya nhiều cảnh đẹp đến tạn bờ biển phía Nam lộng gió,
ngập tràn ánh mặt trời. R.Tagore từng theo cha tham dự nhiều cuộc mít tinh,
hội thảo của các nhà cải cách xã hội về chính trị, thời sự và văn học nghệ thuật.
Đó là điều kiện tốt tạo điều kiện cho R.Tagore có thêm tình yêu nước, yêu dân
tộc mình một cách sâu sắc.
Từ nhỏ, R.Tagore đã là một cậu bé thông minh, hiếu học, chăm chỉ. Gia
đình đã gửi R.Tagore đến học ở ba trường khác nhau với ba lần khác nhau
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
12
nhưng R.Tagore không chịu ngồi yên ở trường nào cả với lý do cậu không hợp
với nền giáo dục khắc nghiệt và đầy tính chất nô lệ trong trường học ở Anh.
R.Tagore chỉ thích tự học, cậu đã tự học tiếng Xăngcơrít cổ, tự trau dồi ngôn
ngữ, chẳng bao lâu cậu đã nổi tiếng giỏi văn nhất vùng Bănggan. R.Tagore còn
tự học tiếng Anh, năm 11 tuổi đã dịch được Macbet của Sêcxpia ra tiếng
Bănggan.
R.Tagore vốn là cậu bé hay xúc động, từng ôm những cuốn sách ngồi
khóc thầm trong bóng tối, tính tình hiền hậu, thích trầm tư suy nghĩ.
Lớn lên gặp cảnh đau buồn bởi những người thân của ông trong vòng
bốn năm cứ lần lượt vĩnh biệt ông.
R.Tagore bước vào hoạt động xã hội, chính trị khá sớm . Năm 1877 cha
ông cho ông học luật ở Anh, ông không thích nên lại trở về. Từ đó ông bắt tay
vào hoạt động xã hội, chính trị và sáng tác nghệ thuật.
Năm 1880, R.Tagore tham gia hội Brahma Somaj dự đại đội đảng Quốc
đại. Năm 1905, cùng xuống đường biểu tình với nông dân chống thực dân Anh.
Năm 1908, ủng hộ phong trào đấu tranh chính trị của Ti lắc. Năm 1910, diễn
thuyết ủng hộ phong trào đấu tranh của thanh niên sinh viên Ấn Độ.
Từ năm 1916 trở đi, R.Tagore lần lượt đi thăm một số nước từ châu Âu
đến châu Á. Ông đi không phải để ngắm cảnh mà làm nhiệm vụ của một con
ong hút mật về bồi bổ cho dân tộc mình. Đây là dịp để ông tranh thủ phổ biến
thông điệp hòa bình, kêu gọi đoàn kết các dân tộc.
Năm 1930, R.Tagore đến thăm Liên Xô cũ, đất nước mà giai cấp vô sản
đang làm chủ vận mệnh của mình, ở đó có cuộc sống rất gần gũi với ước mơ và
nguyện vọng của ông.
Năm 1936, R.Tagore tham gia Hội các nhà văn tiến bộ Ấn Độ. Những
năm gần cuối đời, R.Tagore là “chiến sĩ thập tự quân chống phát xít”. Ông tích
cực đấu tranh cho sự nghiệp bảo vệ hòa bình và chống chiến tranh thế giới lần
hai. Sau này, ngay cả khi bị mù, nằm trên giường bệnh ông vẫn sáng tác thơ ca.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
13
Ngày 7 tháng 8 năm 1941, R.Tagore kết thúc cuộc đời mình như kết thúc
bản hợp tấu hùng hồn, vĩ đại, bản hợp tấu đầy ý chí và nghị lực của một thiên
tài.
Nhìn lại cuộc đời của Xuân Diệu và R.Tagore, chúng ta thấy có những
điểm tương đồng. Cả hai cùng sống trong hoàn cảnh xã hội bị đế quốc xâm
lược, đều tham gia hoạt động xã hội, chính trị, có nhiều cống hiến cho sự phát
triển văn học của Việt Nam và Ấn Độ, cuộc sống riêng tư có nhiều biến cố. Họ
đều là những nhà thơ có sức lao động sáng tạo nghệ thuật cần cù, là niềm tin
yêu tha thiết đối với mọi người, có ý thức chân thành đối với văn chương .
1.2.2. Quan niệm và sự nghiệp sáng tác
1.2.2.1. Quan niệm sáng tác
Quan điểm sáng tác chính là cách nhìn, cách cảm, thái độ của nhà văn
trước hiện thực cuộc sống, thể hiện cách hiểu của nhà văn về thế giới, con
người và văn học.
Với Xuân Diệu, là nhà thơ lớn của niềm khát vọng “vô biên” và “tuyệt
đích”, trái tim thi sĩ luôn khát khao giao cảm với đời. Trước cách mạng,thơ ông
dường như có hai tâm trạng trái ngược nhau, song dường như có mối quan hệ
nhân quả, đó là: khi là một Xuân Diệu rất yêu đời, yêu tha thiết cuộc sống,
cảnh vật trong thơ đầy sức lôi cuốn. Người đọc không thờ ơ được với khí trời,
với trăng, với hoa. Tình yêu trong thơ Xuân Diệu là khu vườn đủ mọi hương
sắc, là bản nhạc đủ mọi âm thanh. Có thể nói, cuộc sống trong thơ Xuân Diệu
rất phong phú, tuyệt diệu, vũ trụ trong thơ Xuân Diệu tràn đầy nhựa sống.
Nhưng có khi lại chán nản, hoài nghi, cô đơn, nhân vật trữ tình hiện diện trong
thơ cũng cô đơn. Xuân Diệu là nhà thơ theo khuynh hướng lãng mạn. Người
nghệ sĩ đòi hỏi cái hoàn mĩ, tự nuôi mình bằng ảo vọng nhưng bước vào thực tế
mới cảm thấy bơ vơ, bất lực. Thơ Xuân Diệu mang mỗi ám ảnh về thời gian, ca
ngợi mùa xuân, tuổi trẻ, muốn kéo dài thời gian để tận hưởng trọn ven cuộc
sống viên mãn.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
14
Sau cách mạng, thơ xuân diệu đã bắt đầu đổi mới. Là người yêu đời,
Xuân Diệu đón nhận cuộc sống mới với tất cả niềm chân thành sung sướng.
Tấm lòng nhà thơ mở ra với những người nông dân nghèo khổ mà hiền hậu.
Cái tôi cá nhân nhỏ bé trước thời gian giờ đây hòa vào cái ta chung của đất
nước. Cảm hứng mới, đề tài mới, nội dung mới, cách thể hiện mới. Bút pháp
cảu ông giai đoạn này phong phú về giọng, vẻ.
Còn R.Tagore đem đến cho thơ ca Ấn Độ không khí thiêng liêng, thanh
sảng mà gần gũi, biểu đạt những rung động tinh tế trong tâm hồn thi sĩ trước
đất nước, thiên nhiên, cuộc sống và tình yêu bằng giọng điệu nồng nàn, tha
thiết. Mặt khác, thơ R.Tagore cũng chứa đựng những triết lý thâm trầm về vũ
trụ, con người, cuộc sống, hạnh phúc và tình yêu.
Thơ R.Tagore có một số nét độc đáo trong quan niệm nghệ thuật của ông
về cuộc sống, con người, về ngôn ngữ thơ, về tính trữ tình kết hợp với triết lý,
chất hiện thực hòa quyện với yếu tố lãng mạn.
R.Tagore thường được nhắc đên như một nhà thơ tình nổi tiếng trên thế
giới. R.Tagore khẳng định rằng, tình yêu là một tình cảm nhân bản cao quý,
tình yêu khiến cuộc đời trở nên ý nghĩa hơn. Đặc biệt khi tìm hiểu tính chất
lãng mạn, huyền ảo trong thơ R.Tagore không thể không nhắc đến hình ảnh
nhân vật trữ tình. Dù tồn tại dưới hình thức nào, hình tượng nhân vật trữ tình
trong thơ R.Tagore đều là những biểu hiện của một cái tôi yêu thiết tha cuộc
đời và tất cả những gì thuộc về trần thế của tác giả.
Thơ R.Tagore đã biểu đạt những rung động tinh tế trong tâm hồn thi sĩ
trước đất nước, quê hương, thiên nhiên, cuộc sống, tình yêu, con người bằng
một giọng điệu nồng nàn, tha thiết.
Xuân Diệu và R.Tagore đã mang đến những quan điểm nghệ thuật tích
cực từ quá trình lao động nghệ thuật miệt mài, nghiêm túc. Cả cuộc đời vì nghệ
thuật, Xuân Diệu xứng đáng là cây đại thụ của nền thi ca hiện đại Việt Nam.
Còn R.Tagore trở thành thiên tài của Ấn Độ và thế giới. Con đường sáng tạo
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
15
nghệ thuật của nhai nhà thơ đã trở thành tấm gương sáng của người nghệ sĩ
chân chính.
1.2.2.2. Sự nghiệp sáng tác
Xuân Diệu và R.Tagore là hai nhà thơ có sức sáng tạo dồi dào, cùng
được nuôi dưỡng bằng nguồn sữa nghệ thuật từ gia đình và mạch nguồn văn
hóa dân tộc. Các ông đến với văn chương như một quy luật tất yếu của tình yêu
và đam mê.
Xuân Diệ là một tài năng nhiều mặt: làm thơ, nghiên cứu phê bình văn
học, viết văn, dịch thuật. Đối với Xuân Diệu, làm thơ không phải chỉ để khẳng
định tài năng mà còn là một cách giao cảm với đời, khẳng định sự hiện hữu của
mình trong cuộc đời. Với quá trình lao động nghệ thuật hơn nửa thế kỷ Xuân
Diệu đã để lại cho đời một sự nghiệp văn học xuất sắc. Sự nghiệp sáng tác thơ
của Xuân Diệu có thể chia làm hai giai đoạn: trước cách mạng và sau cách
mạng tháng Tám 1945.
Trước cách mạng tháng Tám 1945, Xuân Diệu được xem là nhà thơ lãng
mạn tiêu biểu của phong trào Thơ mới với hai tập thơ xuất sắc “Thơ thơ”
(1938) và “Gửi hương cho gió” (1945), ông được coi là nhà thơ lãng mạn tiêu
biểu nhất, nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh). Về văn
xuôi: các tập truyện ngắn, bút ký “Phấn thông vàng” (1939), tùy bút“Trường
ca” (1945) giàu chất trữ tình, lãng mạn, là những áng thơ bằng văn xuôi đầy
sức hấp dẫn, đôi khi có những trang nghiêm về cảm hứng hiện thực.
Sau cách mạng tháng Tám 1945, Xuân Diệu trở thành nhà thơ cách
mạng, hòa mình vào cuộc sống mới, nhiệt thành phục vụ cách mạng. Sự nghiệp
sáng tác của ông nở rộ với 5 tập bút ký, 6 tác phẩm dịch, 16 nghiên cứu phê
bình thơ.
Xuân Diệu là nhà thơ lớn trong văn học hiện đại, nhà thơ lớn của dân
tộc. Bài học Xuân Diệu để lại cho đời là tinh thần lao động nghệ thuật cần cù,
là niềm tin yêu tha thiết đối với con người, là ý thức chân thành đối với văn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
16
chương. Cho đến nay, thơ Xuân Diệu vẫn đầy sức hấp dẫn và lôi cuốn thế hệ
độc giả.
Còn R.Tagore sự nghiệp văn học của ông rất lớn, ông để lại 52 tập thơ,
42 vở kịch, 12 tập tiểu thuyết và trên 100 truyện ngắn... Về thơ, đáng chú ý
nhất là tập Thơ dâng được giải thưởng Nobel Văn học 1913. Cả thế giới đánh
giá đây là kỳ công thứ hai của văn học Ấn Độ từ khi có Kalidaxa – nhà thơ lớn
nhất của Ấn Độ từ thế kỷ X đến nay. Ở thể loại truyện ngắn, R.Tagore cũng
được đánh giá rất cao. Có thể nói R.Tagore là người đã khai sinh ra thể loại
truyện ngắn trong nền văn học Ấn Độ vào những năm 90 của thế kỷ XIX.
Không chỉ là một nhà thơ vĩ đại, một cây bút truyện ngắn xuất sắc,
R.Tagore còn rất thành công ở các thể loại tiểu thuyết, kịch, âm nhạc, hội họa.
Ông đã sáng tác 12 tập bài hát trong đó có Quốc ca của Ấn Độ và Bangladesh.
Những năm cuối đời, R.Tagore sáng tạo hội họa một cách say mê như đã từng
say mê thơ ca, sân khấu và âm nhạc.
Trong suốt cuộc đời sáng tác không mệt mỏi, R.Tagore đã để lại một gia
tài đò sộ, phong phú các tác phẩm văn học nghệ thuật. Ông sáng tác nhiều lĩnh
vực và lĩnh vực nào cũng đạt được nhữn thành tựu rực rỡ.
Có thể thấy, Xuân Diệu và R.Tagore đều để lại khối lượng tác phẩm lớn,
có giá trị nghệ thuật lớn lao.
1.2.3. Thơ của Xuân Diệu và R.Tagore với đề tài tình yêu lứa đôi
Tình yêu là đề tài muôn thưở trong thơ ca. Trong văn học có biết bao
nhiêu nhà thơ viết về đề tài này nhưng ở mỗi tác phẩm ta lại bắt gặp một nét
mới lạ, một cảm nhận riêng tư. Nổi bật trong mảng thơ về tình yêu là tình yêu
lứa đôi.
Đối với Xuân Diệu, đọc những vần thơ tình yêu lứa đôi của Xuân Diệu –
“Ông hoàng thơ tình” ta cảm thấy được trái tim, tâm hồn luôn khao khát một
tình yêu mãnh liệt, một tình yêu cháy bỏng. Tuy nhiên, bên cạnh những cảm
xúc ngọt ngào đó là những đắng cay khi yêu mà không được đáp lại. Là sự chia
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
17
ly không hẹn ngày gặp lại. Là cảm giác chua xót khi nhớ về một mối tình dang
dở. Có thể nói trong tình yêu có những cung bậc cảm xúc nào thì trong thơ viết
về tình yêu lứa đôi của Xuân Diệu đều thể hiện được điều đó. Đọc những vần
thơ tình Xuân Diệu người ta có thể cảm nhận được. Quan niệm “tận hiến”
trong tình yêu được thể hiện rất rõ ràng trong thơ Xuân Diệu, không chung
chung, trừu tượng. Đó là sự tận hiến cả về tinh thần và thể xác. Khát vọng
hướng tới hòa hợp về tinh thần của những trái tim yêu được thể hiện qua rất
nhiều bài thơ của ông viết về chủ đề này (Xa cách, Phải nói). Trong thi ca nhân
loại đã có rất nhiều thi sĩ thừa nhận quy luật tình yêu như một chân lý bất biến:
Yêu là khát khao mong muốn phát hiện vẻ đẹp trong sáng tiềm ẩn trong tâm
hồn người mình yêu. Dường như những trái tim đang yêu không bao giờ thỏa
mãn khát vọng kiếm tìm những ẩn giấu trong tâm hồn người yêu và luôn muốn
đi đến tận cùng sự khám phá, thấu hiểu những điều bí ẩn trong tâm hồn người
yêu. Xuân Diệu cũng cho chúng ta thấy một khát vọng về yêu như vậy (Phải
nói , Xa cách).
Với R.Tagore, thơ tình yêu trong sáng tác của ông chiếm một vị trí quan
trọng, những bài thơ viết về tình yêu lứa đôi của ông đều thể hiện quan niệm
yêu đương của ông rất đúng đắn và tiến bộ, có thể rút ra nhiều bài học quý báu.
R.Tagore từng yêu say đắm, đã viết nhiều thơ tình, ông dành riêng cho
chủ đề này hai tập thơ có giá trị: Người làm vường và Tặng phẩm của người
yêu; ngời ra còn một số bài trong tập Những con chim bay lạc, Người thoáng
hiện...
Trong các tạp thơ đó R.Tagore dồn tâm huyết của mình vào Người làm
vườn.
R.Tagore quan niệm rằng, tình yêu là một nhân tính thiêng liêng. Con
người sinh ra trên cõi đời này ai cũng phải yêu, vì đó là hạnh phúc, là nhu cầu
của sự sống.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
18
Tình yêu lứa đôi trong thơ R.Tagore không có cái dung tục tầm thường,
không phải thứ tình yêu rầu rĩ, rên xiết, cũng không phải thứ tình yêu quá cao
siêu, quá lí tưởng. R.Tagore đi tìm sự hòa hợp giữa hai tâm hồn, tìm tự do
trong tình yêu.
Tình yêu lứa đôi trong thơ Xuân Diệu và R.Tagore vừa là bản tình ca
tuyệt diệu, vừa là bức tranh thiên nhiên tươi màu. Bằng tài năng nghệ thuật
trong các tác phẩm thường tạo ra trong thơ nhiều hình ảnh lung linh huyền
diệu, nhiều màu sắc tươi mát.
Tiểu kết chương 1
Xuân Diệu và R.Tagore đều sinh ra và lớn lên trong thời đại đất nước có
nhiều biến cố gắn với những sự kiện trọng đại của lịch sử cùng với những đổi
thay lớn lao của dân tộc. Sự nghiệp sáng tác dồi dào, có những cống hiến đáng
kể đối với nền văn học hiện đại Việt Nam và Ấn Độ.
Xuân Diệu và R.Tagore có những điểm tương đồng về quan niệm sáng
tác vì thế đã chi phối sâu sắc đến cách lựa chọn nội dung, nghệ thuật trong tác
phẩm của hai nhà văn. Đến với tình yêu, Xuân Diệu R.Tagore muốn khám phá
thực chất ý nghĩa của nó và đồng thời qua đó, bộc lộ quan niệm sống của mình.
Cả Xuân Diệu và R.Tagore đều là người đầu tiên đã đưa vào thơ Việt Nam và
Ấn Độ tình yêu thật sự là tình yêu, nghĩa là sự giao cảm tuyệt đối, tuyệt đỉnh,
sự hòa nhịp giữa linh hồn và thể xác. Tuy nhiên cái đích mà tình yêu nhằm đạt
tới phải là sự hòa hợp cao độ của tâm hồn, là trái tim đỏ thắm của em, tâm hồn
xanh thẳm của em, là phút giây giao cảm tuyệt vời của những con người.

More Related Content

Similar to Thời đại, cuộc đời, con người, quan niệm, sự nghiệp sáng tác, thơ của Xuân Diệu và R.Tagore.doc

Văn Học Thiếu Nhi (Đỗ Thị Thanh Hương).pdf
Văn Học Thiếu Nhi (Đỗ Thị Thanh Hương).pdfVăn Học Thiếu Nhi (Đỗ Thị Thanh Hương).pdf
Văn Học Thiếu Nhi (Đỗ Thị Thanh Hương).pdfNuioKila
 
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdfVĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdfjackjohn45
 
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki MurakamiLuận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki MurakamiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX nataliej4
 
Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdf
Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdfNgôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdf
Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdfHanaTiti
 
Tailieu.vncty.com the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...
Tailieu.vncty.com   the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...Tailieu.vncty.com   the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...
Tailieu.vncty.com the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...Trần Đức Anh
 
Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận từ góc nhìn kí hiệu học văn học trở nên cấp t...
Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận từ góc nhìn kí hiệu học văn học trở nên cấp t...Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận từ góc nhìn kí hiệu học văn học trở nên cấp t...
Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận từ góc nhìn kí hiệu học văn học trở nên cấp t...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...NuioKila
 
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260nataliej4
 

Similar to Thời đại, cuộc đời, con người, quan niệm, sự nghiệp sáng tác, thơ của Xuân Diệu và R.Tagore.doc (20)

Ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại đối với tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến...
Ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại đối với tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến...Ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại đối với tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến...
Ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại đối với tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến...
 
Tiểu thuyết “hoa hậu xứ mường” và “vương quốc ảo ảnh” của Phượng Vũ
Tiểu thuyết “hoa hậu xứ mường” và “vương quốc ảo ảnh” của Phượng VũTiểu thuyết “hoa hậu xứ mường” và “vương quốc ảo ảnh” của Phượng Vũ
Tiểu thuyết “hoa hậu xứ mường” và “vương quốc ảo ảnh” của Phượng Vũ
 
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOTLuận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
 
Văn Học Thiếu Nhi (Đỗ Thị Thanh Hương).pdf
Văn Học Thiếu Nhi (Đỗ Thị Thanh Hương).pdfVăn Học Thiếu Nhi (Đỗ Thị Thanh Hương).pdf
Văn Học Thiếu Nhi (Đỗ Thị Thanh Hương).pdf
 
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdfVĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
 
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki MurakamiLuận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
 
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX
 
Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdf
Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdfNgôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdf
Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdf
 
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOTLuận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
 
Luận án: Nguyên lí đối thoại trong tiểu thuyết Việt Nam (1986-2010)
Luận án: Nguyên lí đối thoại trong tiểu thuyết Việt Nam (1986-2010)Luận án: Nguyên lí đối thoại trong tiểu thuyết Việt Nam (1986-2010)
Luận án: Nguyên lí đối thoại trong tiểu thuyết Việt Nam (1986-2010)
 
Luận án: Đặc điểm hồi ký văn học Việt Nam từ 1975 đến 2010
Luận án: Đặc điểm hồi ký văn học Việt Nam từ 1975 đến 2010Luận án: Đặc điểm hồi ký văn học Việt Nam từ 1975 đến 2010
Luận án: Đặc điểm hồi ký văn học Việt Nam từ 1975 đến 2010
 
Tailieu.vncty.com the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...
Tailieu.vncty.com   the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...Tailieu.vncty.com   the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...
Tailieu.vncty.com the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...
 
Các khía cạnh phản ảnh trong tiểu thuyết của các nhà văn Châu Phi
Các khía cạnh phản ảnh trong tiểu thuyết của các nhà văn Châu PhiCác khía cạnh phản ảnh trong tiểu thuyết của các nhà văn Châu Phi
Các khía cạnh phản ảnh trong tiểu thuyết của các nhà văn Châu Phi
 
Cảm Thức Phi Lý Trong Tiểu Thuyết Đỗ Phấn.doc
Cảm Thức Phi Lý Trong Tiểu Thuyết Đỗ Phấn.docCảm Thức Phi Lý Trong Tiểu Thuyết Đỗ Phấn.doc
Cảm Thức Phi Lý Trong Tiểu Thuyết Đỗ Phấn.doc
 
Nghệ thuật tự sự trong tác phẩm Mắt bão, Ngựa thép, Luật chơi
Nghệ thuật tự sự trong tác phẩm Mắt bão, Ngựa thép, Luật chơiNghệ thuật tự sự trong tác phẩm Mắt bão, Ngựa thép, Luật chơi
Nghệ thuật tự sự trong tác phẩm Mắt bão, Ngựa thép, Luật chơi
 
Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận nhìn từ mã nhân vật và mã không gian
Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận nhìn từ mã nhân vật và mã không gianLuận văn: Tiểu thuyết của Thuận nhìn từ mã nhân vật và mã không gian
Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận nhìn từ mã nhân vật và mã không gian
 
Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận từ góc nhìn kí hiệu học văn học trở nên cấp t...
Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận từ góc nhìn kí hiệu học văn học trở nên cấp t...Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận từ góc nhìn kí hiệu học văn học trở nên cấp t...
Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận từ góc nhìn kí hiệu học văn học trở nên cấp t...
 
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
 
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
 
Đề tài: Truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay (nhìn từ góc độ thể loại)
Đề tài: Truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay (nhìn từ góc độ thể loại)Đề tài: Truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay (nhìn từ góc độ thể loại)
Đề tài: Truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay (nhìn từ góc độ thể loại)
 

More from 💖Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói 💖 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149

More from 💖Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói 💖 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 (20)

Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với thu-chi ngân sách địa phương.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với thu-chi ngân sách địa phương.docxCơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với thu-chi ngân sách địa phương.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với thu-chi ngân sách địa phương.docx
 
Cơ sở lý luận về phòng vệ chính đáng.docx
Cơ sở lý luận về phòng vệ chính đáng.docxCơ sở lý luận về phòng vệ chính đáng.docx
Cơ sở lý luận về phòng vệ chính đáng.docx
 
Cơ sở lý luận về bảo hiểm tai nạn lao động.docx
Cơ sở lý luận về bảo hiểm tai nạn lao động.docxCơ sở lý luận về bảo hiểm tai nạn lao động.docx
Cơ sở lý luận về bảo hiểm tai nạn lao động.docx
 
Cơ sở lý luận về marketing và chiến lược marketing mix xuất khẩu.doc
Cơ sở lý luận về marketing và chiến lược marketing mix xuất khẩu.docCơ sở lý luận về marketing và chiến lược marketing mix xuất khẩu.doc
Cơ sở lý luận về marketing và chiến lược marketing mix xuất khẩu.doc
 
Cơ sở lý luận về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.docx
Cơ sở lý luận về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.docxCơ sở lý luận về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.docx
Cơ sở lý luận về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.docx
 
Cơ sở lý luận về tuyển dụng nhân sự trong doanh nghiệp MỚI NHẤT.docx
Cơ sở lý luận về tuyển dụng nhân sự trong doanh nghiệp MỚI NHẤT.docxCơ sở lý luận về tuyển dụng nhân sự trong doanh nghiệp MỚI NHẤT.docx
Cơ sở lý luận về tuyển dụng nhân sự trong doanh nghiệp MỚI NHẤT.docx
 
Cơ sở lý luận về xếp hạng tín nhiệm và một số tổ chức định mức tín nhiệm chuy...
Cơ sở lý luận về xếp hạng tín nhiệm và một số tổ chức định mức tín nhiệm chuy...Cơ sở lý luận về xếp hạng tín nhiệm và một số tổ chức định mức tín nhiệm chuy...
Cơ sở lý luận về xếp hạng tín nhiệm và một số tổ chức định mức tín nhiệm chuy...
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUÁ TRÌNH TIẾP NHẬN TÁC PHẨM CỦA TÔ HOÀI.doc
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUÁ TRÌNH TIẾP NHẬN TÁC PHẨM CỦA TÔ HOÀI.docLUẬN VĂN THẠC SĨ QUÁ TRÌNH TIẾP NHẬN TÁC PHẨM CỦA TÔ HOÀI.doc
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUÁ TRÌNH TIẾP NHẬN TÁC PHẨM CỦA TÔ HOÀI.doc
 
Thẩm quyền của hội đồng xét xử phúc thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự việt ...
Thẩm quyền của hội đồng xét xử phúc thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự việt ...Thẩm quyền của hội đồng xét xử phúc thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự việt ...
Thẩm quyền của hội đồng xét xử phúc thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự việt ...
 
Năng lực công chức văn phòng thống kê cấp xã trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.doc
Năng lực công chức văn phòng thống kê cấp xã trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.docNăng lực công chức văn phòng thống kê cấp xã trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.doc
Năng lực công chức văn phòng thống kê cấp xã trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.doc
 
CHỮ HIẾU TRONG ĐẠO PHẬT VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI CỦA NÓ.docx
CHỮ HIẾU TRONG ĐẠO PHẬT VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI CỦA NÓ.docxCHỮ HIẾU TRONG ĐẠO PHẬT VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI CỦA NÓ.docx
CHỮ HIẾU TRONG ĐẠO PHẬT VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI CỦA NÓ.docx
 
Quản lý nhà nước về môi trường nước từ thực tiễn tỉnh Hòa Bình.doc
Quản lý nhà nước về môi trường nước từ thực tiễn tỉnh Hòa Bình.docQuản lý nhà nước về môi trường nước từ thực tiễn tỉnh Hòa Bình.doc
Quản lý nhà nước về môi trường nước từ thực tiễn tỉnh Hòa Bình.doc
 
Hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về đăng ký kinh ...
Hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về đăng ký kinh ...Hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về đăng ký kinh ...
Hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về đăng ký kinh ...
 
Giải quyết khiếu nại quyết định hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định ...
Giải quyết khiếu nại quyết định hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định ...Giải quyết khiếu nại quyết định hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định ...
Giải quyết khiếu nại quyết định hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định ...
 
Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng theo pháp luật hình sự v...
Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng theo pháp luật hình sự v...Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng theo pháp luật hình sự v...
Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng theo pháp luật hình sự v...
 
Chế định án treo theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn thành phố Hà Nộ...
Chế định án treo theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn thành phố Hà Nộ...Chế định án treo theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn thành phố Hà Nộ...
Chế định án treo theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn thành phố Hà Nộ...
 
Chế độ bảo hiểm xã hội đối với tai nạn lao động theo pháp luật việt nam.doc
Chế độ bảo hiểm xã hội đối với tai nạn lao động theo pháp luật việt nam.docChế độ bảo hiểm xã hội đối với tai nạn lao động theo pháp luật việt nam.doc
Chế độ bảo hiểm xã hội đối với tai nạn lao động theo pháp luật việt nam.doc
 
Hoàn thiện Cơ chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở khu vực Asean.doc
Hoàn thiện Cơ chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở khu vực Asean.docHoàn thiện Cơ chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở khu vực Asean.doc
Hoàn thiện Cơ chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở khu vực Asean.doc
 
Giải pháp quản lý đội ngũ giáo viên tại các trường THPT tỉnh BR-VT.doc
Giải pháp quản lý đội ngũ giáo viên tại các trường THPT tỉnh BR-VT.docGiải pháp quản lý đội ngũ giáo viên tại các trường THPT tỉnh BR-VT.doc
Giải pháp quản lý đội ngũ giáo viên tại các trường THPT tỉnh BR-VT.doc
 
Giải pháp hoàn thiện hoạt động tuyển dụng nhân lực tại công ty xi măng bỉm sơ...
Giải pháp hoàn thiện hoạt động tuyển dụng nhân lực tại công ty xi măng bỉm sơ...Giải pháp hoàn thiện hoạt động tuyển dụng nhân lực tại công ty xi măng bỉm sơ...
Giải pháp hoàn thiện hoạt động tuyển dụng nhân lực tại công ty xi măng bỉm sơ...
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 

Thời đại, cuộc đời, con người, quan niệm, sự nghiệp sáng tác, thơ của Xuân Diệu và R.Tagore.doc

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Một số vấn đề về lý luận 1.1.1. Văn học so sánh Cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XX, giai cấp tư sản phát triển lên đến đỉnh cao ở phương Tây, xã hội loài người chuyển từ xã hội phong kiến sang xã hội tư bản. Chính vì vậy, đòi hỏi sự giao lưu về khoa học kỹ thuật, văn hóa trong đó có sự giao lưu văn học giữa các nước. Đó chính là điều kiện thuận lợi để bộ môn văn học so sánh ra đời. Thuật ngữ “Văn học so sánh” ra đời trên đất Pháp, sau đó lan sang các nước Châu Âu. Ban đầu, thuật ngữ này ít được mọi người biết đến. Sau này khi nhu cầu nghiên cứu sự giao thoa ảnh hưởng giữa các nền văn hóa, văn học lớn trên thế giới trở thành cần thiết, thuật ngữ này mới được quan tâm nhiều hơn. Trong “Tuyên ngôn Đảng công sản” (1847), Mác và Angel đã chỉ ra xu thế vận động của nền văn học thế giới. Đó là xu thế thoát khỏi trạng thái “khép kín”, “giữ mình” và ông đã đưa ra kết luận: “Tính phiến diện và tính hạn chế của dân tộc cũng ngày càng trở nên khó tồn tại và thế là từ nền văn học của các dân tộc và địa phương đã hình thành một nền văn học toàn thế giới”. Với kết luận đó, bộ môn văn học so sánh đã có một cơ sở vững chắc để tồn tại và khẳng định mình. Bộ môn văn học so sánh đã trải qua các chặng đường lịch sử như sau: Nửa cuối thế kỷ XIX là giai đoạn hình thành và khẳng định, ở giai đoạn này nổi bật là một số trường phái thực chứng lịch sử của một nhóm các nhà nghiên cứu so sánh người Pháp, đại diện đó là Fernaud, Paul van... Giai đoạn nửa sau thế kỷ XX. Đây được coi là giai đoạn hoàn chỉnh của bộ môn văn học so sánh bằng cách mở rộng đối tượng nghiên cứu của nó sang lĩnh vực các hiện tượng tương đồng. Ở giai đoạn này có công lao của V.zhir munki và R.E tiemble.
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2 Cho đến nay, trên thế giới có hàng trăm định nghĩa về văn học so sánh. Dường như mỗi trường phái, mỗi nhà nghiên cứu dù ít, dù nhiều liên quan đến ngành khoa học này đều định nghĩa về nó. Khi cắt nghĩa về khái niệm này có những nét tương đồng và cũng có những khác biệt. Đại diện cho trường phái văn học so sánh Pháp, trong “Tựa văn học so sánh” của J.P.Carré đã định nghĩa: “Văn học so sánh là một phân ngành của văn học lịch sử. Nó nghiên cứu những quan hệ tinh thần mang tính quốc tế, nghiên cứu những mối liên hệ thực tế giữa Bairon và Puskin, nghiên cứu những mối liên hệ thực tế trên các phương diện tác phẩm, linh cảm, thậm chí cả cuộc sống giữa các nhà văn của những nền văn học khác nhau”. Đến trường phái văn học so sánh Mỹ đã mở rộng đối tượng so sánh của của bộ môn khoa học này ra các môn nghệ thuật khác trong sự tương tác lẫn nhau của chúng. Ông Henry H.H. Remark đã đưa ra nhận định: “Văn học so sánh là sự nghiên cứu văn chương bên ngoài giới hạn của một xứ sở riêng biệt, và là sự nghiên cứu mối liên hệ giữa văn chương một bên với các lĩnh vực tri thức và tín ngưỡng khác, như nghệ thuật (hội họa, điêu khắc, kiến trúc, âm nhạc), triết học, lịch sử, các khoa học xã hội (chính trị, xã hội học, kinh tế học), các khoa học, tôn giáo v.v. một bên khác. Tóm lại đây là sự so sánh một nền văn chương với một hay nhiều nền văn chương khác và sự so sánh văn chương với các lĩnh vực biểu đạt khác của con người” (Văn học so sánh: Định nghĩa và chức năng - dẫn theo Trần Thanh Đạm: Mấy vấn đề về đối tượng và chức năng của văn học so sánh, Tạp chí văn học, số 9 -1997). Trường phái văn học Nga, với sự đóng góp ở sự so sánh về loại hình, ông Jirmumsky đã định nghĩa: “Văn học so sánh lịch sử là một phân nhánh của văn học lịch sử, nó nghiên cứu những mối liên hệ và quan hệ quốc tế, nghiên cứu những chỗ dị đồng trong những hiện tượng văn nghệ của các nước trên thế giới. Những chỗ giống nhau trên thực tế văn học, một mặt có thể là do sự xúc tiếp về văn học giữa các nước, mặt khác có thể do sự tương đồng về sự phát triển xã hội
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 3 và văn hóa của dân tộc. Tương ứng với chúng có thể phân thành tương đồng loại hình của những quá trình văn học, cùng những mối liên hệ và ảnh hưởng qua lại về văn học; thông thường cả hai thông dụng lẫn nhau, nhưng không nên lẫn lộn” (Đại bách khoa từ điển Xô Viết, 1976 - Dẫn theo Phương Lựu: Tìm hiểu lý luận văn học phương tây hiện đại, NXB. Văn học, 1995). Văn học so sánh ở Việt Nam bắt đầu từ thế kỉ XX. Các nhà lý luận đã không ngừng tìm tòi, học hỏi để bổ sung vào hệ thống lý thuyết, đồng thời áp dụng vào thực tiễn để từng bước thấy được những mối liên hệ giữa văn học Việt Nam với văn học các dân tộc trên thế giới. Từ đó họ cũng đưa ra các nhận định về văn học so sánh của riêng mình. Trương Đăng Dung, trong bài báo “Văn học dịch và những vấn đề lý luận của văn học so sánh”, định nghĩa rằng: “Văn học so sánh là một trong những ngành khoa học văn học, nghiên cứu mối quan hệ qua lại cũng như những đặc điểm tương đồng và khác biệt giữa các nền văn học nhằm tiếp cận tiến trình văn học lớn nhất: Văn học thế giới”. Theo ông Nguyễn Văn Dân, trong cuốn “Lí luận văn học so sánh”, viết rằng: “Văn học so sánh có thể được định nghĩa như là một bộ môn khoa học nghiên cứu các mối quan hệ giữa các nền văn học dân tộc”. Như vậy, các định nghĩa của các nhà lí luận trên đây có những chỗ không hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên, chúng ta thấy rằng, các nhà nghiên cứu đều cho rằng văn học so sánh là một bộ môn của khoa nghiên cứu văn học, một ngành khoa học độc lập tương đối, có mục đích, đối tượng đặc thù, có phương pháp nghiên cứu riêng, nghĩa là nó có một cơ sở phương pháp luận riêng. So sánh văn học là so sánh các giá trị độc đáo, tinh vi của các dân tộc với nhau, so sánh sao cho khách quan, không thiên lệch. Văn học so sánh khởi đầu từ phương pháp so sánh trong lịch sử, phê bình và nghiên cứu văn học, song văn học so sánh không phải là mọi sự so sánh trong văn học, nghĩa là ta phải phân biệt cho được văn học so sánh và so sánh văn học. Trước đổi mới, người ta thường nhầm lẫn so sánh văn học và văn học so sánh. Nói so sánh văn học là nói ở cấp độ
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 4 phương pháp. So sánh là một thao tác của tư duy để xác định, đánh giá các hiện tượng văn học trong mối quan hệ với nhau. Thao tác so sánh có từ thời cổ đại, gắn với các nền văn hóa cổ như Hy Lạp, Ai Cập, Trung Quốc…; được áp dụng một cách tự phát, đơn sơ, không có một cơ sở khoa học nào. Còn nói tới văn học so sánh là nói trên phương diện bộ môn khoa học, nó hoàn toàn cao hơn cấp độ phương pháp. 1.1.2. Chủ đề trong tác phẩm văn học Chủ đề là vấn đề cơ bản , vấn đề trung tâm được tác giả nêu lên, đặt ra qua nội dung cụ thể của tác phẩm văn học (Từ điển thuật ngữ văn học). Chủ đề trong tác phẩm văn học gắn liền với hiện thực khách quan và ý đồ sáng tác chủ quan của tác giả. Cơ sở nền tảng của tác phẩm văn học có giá trị luôn suất phát từ thực tế cuộc sống đặt nó vào trong tác phẩm và tìm cách lí giải nó. Khi đi vào phân tích tác phẩm, có những trường hợp cách khai tác chủ đề của người phân tích không giống nhau tùy theo quan điểm tư tưởng và trình độ nhận thức của từng người. Lê Bá Hán cho rằng: “ Nói đến chủ đề là vấn đề cơ bản được đặt ra trong tác phẩm, nhưng chủ đề phải được toát lên từ hiện thực trực tiếp, từ hệ thống tính cách thì mới có sức mạnh. Chủ đề sẽ kém tác dụng khi nó chỉ là những vấn đề được phát biểu trực tiếp như một chủ định có trước và người viết lấy hình tượng chắp vá để chứng minh cho luận điểm của mình”. [12, tr.13]. Nói đến chủ đề của một tác phẩm văn học là nói đến vấn đề chính yếu, vấn đề quan trọng được nhà văn nêu lên trong tác phẩm. Nhà văn Gorki cho rằng: “Chủ đề là một ý tưởng nảy mầm trong vốn kinh nghiệm của tác giả, nhưng vẫn còn ẩn náu trong cái vốn ấn tượng của anh ta dưới một dạng thức chưa hình thành và đòi hỏi phải được thể hiện trong những hình tượng, thúc đẩy tác giả tìm cách hình tượng hóa nó”. [26, tr.117]. Xét về bản chất, chủ đề không bao giờ là một vấn đề đơn lẻ mà nó tồn tại trong một hệ thống chủ đề. Trong mỗi sự vật, hiện tượng là tổng hòa của nhiều yếu tố khác nhau có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự vật, hiện tượng
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 5 đó. Trong tác phẩm văn học cũng vậy, cũng có một hệ thống chủ đề bao gồm chủ đề chính và chủ đề phụ. Chủ đề chính là chủ đề trung tâm, chịu trách nhiệm quán xuyến toàn bộ nội dung của tác phẩm. Chủ đề phụ là chủ đề cục bộ là chủ đề nhỏ vây quanh chủ đề trung tâm và có liên quan đến chủ đề chính. Như vậy, chủ đề trong tác phẩm văn học là vấn đề cơ bản, vấn đề trung tâm được tác giả nêu lên để giải quyết trong tác phẩm. Nó không phải là một vấn đề đơn nhất, có nhiều tác phẩm chứa đựng cả một hệ chủ đề chính và chủ đề phụ. 1.2. Thời đại, cuộc đời, con người, quan niệm, sự nghiệp sáng tác, thơ của Xuân Diệu và R.Tagore 1.2.1. Thời đại, cuộc đời, con người 1.2.1.1. Thời đại a. Xã hội Việt Nam và Ấn Độ là hai nước nằm trong khu vực châu Á, đất nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú đây chính là cơ sở, là mục tiêu xâm lược của đế quốc, thực dân. Năm 1858, thực dân Pháp nổ tiếng súng đầu tiên chiếm Việt Nam. Từ 1849, Ấn Độ trở thành thuộc địa của Anh. Dưới ách cai trị của thực dân, xã hội Việt Nam và Ấn Độ có nhiều điểm tương đồng và khác biệt. * Những điểm khác biệt Trong hơn 80 năm đô hộ của thực dân Pháp ở Việt Nam, trong đó có 45 năm các ngành sản xuất vật chất là nông nghiệp, công nghiệp chịu tác động nặng nề của chế độ thực dân kiểu cũ nên rất lạc hậu, chính sách đối ngoại có những sai lầm...Năm 1945, ngay sau khi kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thì năm 1955 đế quốc Mỹ với ý đồ xâm lược Việt Nam từ lâu đã lợi dụng cơ hội, gạt Pháp ra nhảy vào tổ chức, chỉ huy ngụy quyền, ngụy quân, tay sai, viện trợ kinh tế quân sự, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 6 mới, chia cắt nước ta. Cả nước ta lại bước vào chiến đấu chống quân xâm lược mới. Sau khi chiếm đóng và cai quản Ấn Độ, thực dân Anh đa có những chính sách thống trị trên nhiều mặt: Về kinh tế, thực dân Anh mở rộng khai thác thuộc địa, vơ vét tài sản của nhân dân. Ấn Độ trở thành thuộc địa quan trọng nhất nền công nghiệp Anh; Về chính trị - xã hội, thực dân Anh nắm quyền cai trị trực tiếp Ấn Độ. Thực dân Anh tiến hành chính sách chia để trị, mua chuộc tầng lớp…tìm cách khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội để dễ bề cai trị; Về giáo dục: Thi hành chính sách giáo dục ngu dân, khuyến khích tập quán lạc hậu và hủ tục cổ xưa khiến đời sống nhân dân bị bần cùng hóa, mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Ấn Độ với Thực dân Anh ngày càng sâu sắc. Có thể thấy, Việt Nam và Ấn Độ đều nằm dưới sự cai trị của thực dân. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nên trong cách xây dựng chế độ thuộc địa có nhiều điểm khác nhau. Về cơ cấu bộ máy hành chính: Tại Việt Nam, thực dân Pháp thành lập Liên bang Đông Dương gồm: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, Campuchia, Lào. Đứng đầu liên bang có toàn quyền. Cơ quan quyền lực tối cao là giám đốc các công sở, các viên quan cai trị đứng đầu 5 xứ, chủ sự các phòng thương mại và canh nông. Văn phòng phủ toàn quyền gồm nhiều phòng như: chính trị, hành chính, quân sự, văn thư...Ngoài ra, còn có các cơ quan như: Hội đồng phòng thủ Đông Dương, Ủy ban tư vấn về mỏ... Tại Ấn độ, Anh hoàng giao quyền cho phó vương Ấn Độ, thay thế cho vị toàn quyền Ấn Độ cũ và trực thuộc Bộ Ấn Độ, phó vương được phụ tá bởi một hội đồng hành pháp gồm 6 ủy viên lập nên một Bộ nhỏ với một chuyên viên tài chính, một nhân viên công chính, một chuyên viên tư pháp và những chuyên viên khác. Về chính trị: Ở Việt Nam, Pháp chia Việt Nam thành 3 xứ với bộ máy cai trị khác nhau: Bắc Kỳ, Trung Kỳ là hai xứ bảo hộ. Nam Kỳ là thuộc địa
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 7 hoàn toàn của Pháp. Trong quá trình cai trị, thực dân Pháp luôn kiểm soát chặt chẽ và đặt những cơ cấu xã hội cũ dưới quyền cai trị của mình, đồng thời tìm mọi cách giảm bớt quyền hành, hạ thấp vai trò của chiều đình bấy giờ. Hành động của thực dân Pháp khiến cho nhân dân Việt Nam cảm thấy bị áp bức, bóc lột nhiều hơn các thuộc địa khác dẫn đến hàng loạt cuộc đấu tranh chống Pháp nổ ra. Năm 1954, Pháp hoàn toàn thất bại, Hiệp định Giơnevơ ngày 21/7/1954 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương được ký kết tại Genève (Thụy Sĩ). Quân đội viễn chinh Pháp buộc phải rút khỏi Đông Dương; các nước tham gia hội nghị cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia. Vĩ tuyến 17 được chọn làm giới tuyến quân sự tạm thời để hai miền Nam-Bắc Việt Nam tập kết quân đội của hai bên, sau hai năm (tháng 7/1956) sẽ tiến hành tổng tuyển cử, thống nhất đất nước. Với âm mưu thay chân Pháp ở Việt Nam, đế quốc Mỹ ra sức phá hoại Hiệp định nhằm biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ, làm “pháo đài” ngăn chặn sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Đông Nam Á và trên thế giới. Thực hiện âm mưu đó, ngày 25/6/1954 Mỹ buộc Pháp đưa Ngô Đình Diệm – con bài chính trị của Mỹ – thay thế Bửu Lộc (người của Pháp) làm Thủ tướng chính quyền thân Mỹ ở Miền Nam. Từ đây, chính quyền Ngô Đình Diệm trực tiếp nhận viện trợ về kinh tế, quân sự từ Mỹ. Thực tế Mỹ không chỉ xâm lược miền Nam, chiếm đóng thông qua chính quyền tay sai, mà còn nhiều lần xâm phạm miền Bắc bằng đường không (dùng máy bay oanh tạc), đường biển (thả ngư lôi dọc theo bờ biển miền Bắc), đường bộ (dùng biệt kích xâm nhập trực tiếp). Hoạt động chiến tranh của Mỹ tuy không xây dựng chính quyền do người Mỹ đứng đầu như Pháp nhưng hòng biến miền Nam (nếu có thể thì cả Việt Nam) thành vùng phụ thuộc Mỹ, làm tiền đồn chống lại sự phát triển của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở châu Á – Thái Bình Dương,
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 8 làm thị trường tiêu thụ sản phẩm của Mỹ và cung cấp nguyên vật liệu cho Mỹ… Tại Ấn Độ, Anh đưa đến cả ba quận Bengale, Madras và Bombay những hội đồng lập pháp: quyền lập pháp trong tay quan toàn quyền ở Calcutta, quyết định cho tất cả Ấn Độ thuộc Anh. Nhiều cải cách quan trọng khác được thực hiện trong tổ chức quân sự và tư pháp. Các đội quan của công ty Đông Ấn cũ nay đặt dưới quyền Anh hoàng nhưng chỉ dân bản xứ mới được làm lính trong các quân đội ấy. Bên cạnh lãnh thổ là thuộc địa Anh vẫn còn lãnh thổ thuộc các hoàng gia Ấn. Tuy nhiên, tất cả các lãnh thổ tự trị đều phải thừa nhận sự đứng đầu về mặt tinh thần của nữ hoàng Anh. Như vậy, chính sách “chia để trị” ở Việt Nam và Ấn Độ là giống nhau nhưng cách cai trị thuộc địa của thực dân Pháp tại Việt Nam mang tính trực tiếp, cứng nhắc hơn so với thực dân Anh ở Ấn Độ. * Những điểm tương đồng Chính sách khai thác thuộc địa của Pháp, Anh tác động mạnh mẽ đến xã hội Việt Nam và Ấn Độ. Hai nước có nhiều biến đổi ở kết cấu giai tầng, xuất hiện thêm một số giai cấp mới đó là: Giai cấp công nhân ở Việt Nam và Ấn Độ ra đời cùng quá trình bần cùng hóa giai cấp nông dân, bị dồn đến bước đường cùng cơ cực ở quê hương, họ bỏ lên thành phố mong tìm được việc làm trong các nhà máy, xí nghiệp. Khi thực dân bắt tay vào công cuộc “công nghiệp hóa” thuộc địa , nhu cầu tuyển dụng nhân công ngày càng nhiều thu hút một phần hai số nông dân bị mất đất bỏ quê ra đi từ đó xuất hiện đội ngũ những người vô sản trên chính những miền đất gieo mầm giai cấp tư sản Việt Nam và Ấn Độ. Giai cấp tư sản ở Việt Nam và Ấn Độ: Ở Việt Nam bao gồm, tư sản mại bản, tư sản dân tộc. Tại Ấn Độ, giai cấp tư sản phần lớn xuất thân từ các Zamindar (địa chủ), các Rajah (vương công), những người buôn bán và cả những người cho vay nặng lãi.
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 9 Giai cấp tiểu tư sản: Ở Việt Nam bao gồm, học sinh, trí thức, viên chức, những người làm nghề tự do. Trong đó, giới trí thức và học sinh là bộ phận quan trọng của tầng lớp tiểu tư sản. Họ là những người có lòng yêu nước, căm thù đế quốc thực dân, lại chịu ảnh hưởng của những tư tưởng tiến bộ từ bên ngoài truyền vào Việt Nam nên đây là lực lượng có tinh thần cách mạng cao. Tại Ấn Độ, tầng lớp tiểu tư sản là những người vừa được trang bị vốn kiến thức hiện đại, vừa được hấp thu nền văn hóa phương Tây với những tư tưởng tự do, tiến bộ, đồng thời luôn giữ gìn trong mình những mạch chảy truyền thống dân tộc. Như vậy, bên cạnh các giai cấp cũ như địa chủ phong kiến ở Việt Nam, giai cấp quý tộc phong kiến ở Ấn Độ thì sự ra đời các giai cấp mới đã làm thay đổi cơ bản tình hình chính trị, xã hội ở Việt Nam và Ấn Độ. Các giai cấp này đều mang thân phận những người bị mất nước ở mức độ khác nhau, đều bị thực dân áp bức, bóc lột đã xảy ra mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh. Các giai cấp này qua quá trình đấu tranh đã đoàn kết với nhau vì mục tiêu chung: chống thực dân, đế quốc, giải phóng dân tộc. 1.2.1.2. Cuộc đời và con người a. Xuân Diệu – “Ông hoàng của thơ tình” Vào dịp gần Tết những năm 1960, Báo Hà Nội có mời một số nahf văn, nhà thơ nổi tiếng đến dự buổi họp mặt tại Tòa soạn bàn kế hoạch viết bài cho Báo Tết Nguyên đán. Sau khi nhâm nhi vài chén rượu, nhà thơ Xuân Diệu đỏ mặt vì Xuân Diệu chỉ quen uống bia. Thấy vậy, anh chàng thư ký tòa soạn nói vui: “Anh Xuân Diệu có tác phẩm nổi tiếng tôn vinh nữ sĩ Hồ Xuân Hương bà là Bà chúa thơ Nôm. Danh hiệu ấy được cả nước thừa nhận. Anh cũng xứng đáng với một danh hiệu là Ông hoàng của thơ tình”. Nhà thơ Xuân Diệu cời hồn nhiên, tỏ vẻ ưng ý.
  • 10. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 10 Với Xuân Diệu, tình yêu được coi như là một giá trị sống đích thực, tình yêu đáng được tôn thờ như một thứ tôn giáo và thi sĩ đã tin vào tình yêu với một niềm tin thiêng liêng nhất. Xuân Diệu thấu hiểu tình yêu cần thiết cho cuộc sống con người đến nhường nào, con người chỉ có thể sống có ý nghĩa trong sự gắn bó vơi tình yêu.Vì thế nên suốt cuộc đời mình, thi sĩ luôn trong tâm thế đi tìm những cung bậc cảm xúc tình yêu và thơ là nơi ông gửi gắm bao cung bậc của con tim luôn tha thiết yêu đương đến si mê, cuồng nhiệt. Xuân Diệu tên thật là Ngô Xuân Diệu, ông sinh ngày 2 tháng 2 năm 1916, quê gốc ở làng Trảo Nha, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh nhưng sinh ra và lớn lên tại Gò Bồi, thôn Tùng Giản, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Cha ông là Ngô Xân Thọ, đỗ tú tài kép Hán học, vào Bình Định dạy học, lấy vợ là bà Nguyễn Thị Hiệp. Thuở nhỏ, Xuân Diệu học chữ Nho và chữ Quốc ngữ với ch, sau đó học ở trường Bưởi (Hà Nội) và trường Khải Định (Huế). Năm 1937, Xuân Diệu ra Hà Nội học trường luật và viết báo, là thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn và cũng là một trong những chủ soái của phong trào “Thơ mới”. Cách mạng tháng Tám thành công, Xuân Diệu hăng hái tham gia hoạt động văn nghệ phục vụ hai cuộc kháng chiến. Năm 1948, ông được bầu làm ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam các khóa 1, 2, 3 (1957-1985). Ông được Viện Hàn lâm nghệ thuật nước Cộng hòa dân chủ Đức bầu làm Viện sĩ thông tấn (1983), được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thật (đợt I, năm 1996). Xuân Diệu là người có tinh thần lao động nghệ thuật đầy đam mê, bền bỉ, ngay từ nhỏ Xuân Diệu đã học được ở cha – ông đồ Nghệ đức tính cần cù, kiên nhẫn trong học tập, rèn luyện tài năng và lao động nghệ thuật. Ở ông, học tập, lao động, rèn luyện, sáng tạo vừa là một quyết tâm khắc khổ, vừa là một lẽ sống, một niềm say mê lớn.
  • 11. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 11 Sinh ra và lớn lên tại quê mẹ, lại được sống giữa thiên nhiên phóng khoáng, với ngọn gió nồm và những con sóng biển ngày đêm vỗ rì rào đã tạo nên hồn thơ nồng nàn, sôi nổi của ông. Xuân Diệu là nhà thơ lớn trong văn học hiện đại, nhà thơ lớn của dân tộc. Bài học Xuân Diệu để lại cho đời là tinh thần lao động nghệ thuật cần cù, là niềm tin yêu tha thiết đối với con người, là ý thức chân thành đối với văn chương. Nghĩ về Xuân Diệu là nghĩ về một tài năng, một tấm gương lao động nghệ thuật giàu sức sáng tạo, xứng đáng để noi theo. b. R.Tagore – một thiên tài R.Tagore là nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch lớn, một họa sĩ nổi tiếng, một nhà giáo, một nhà hoạt động xã hội, một vị hiền triết hiểu biết sâu rộng. Ông là thiên tài của Ấn Độ. R.Tagore sinh ngày 7 tháng 5 năm 1861 tại Cancuta bang Bănggan giàu đẹp trong một gia đình quý tộc Bàlamon, về sau vì chống lại đẳng cấp đó mà gia đình ông bị khai trừ ra khỏi đẳng cấp nhưng nhân dân Ấn Độ vẫn yêu mến, kính trọng gia đình ông. Gia đình R.Tagore gồm mười lăm anh chị em, ông là người con thứ 14. Cha của R.Tagore là Đêvenđranat Ragore, một triết gia, nhà cải cách xã hội nổi tiếng. Ông rất chú trọng đến việc giáo dục con cái, dạy con sống giản dị, cần cù, biết rèn luyện sức khỏe, văn hóa, biết yêu dân tộc và đất nước. R.Tagore được cha quan tâm nhiều nhất, ông thường theo cha đi du lịch nhiều nơi, từ dãy núi Himalaya nhiều cảnh đẹp đến tạn bờ biển phía Nam lộng gió, ngập tràn ánh mặt trời. R.Tagore từng theo cha tham dự nhiều cuộc mít tinh, hội thảo của các nhà cải cách xã hội về chính trị, thời sự và văn học nghệ thuật. Đó là điều kiện tốt tạo điều kiện cho R.Tagore có thêm tình yêu nước, yêu dân tộc mình một cách sâu sắc. Từ nhỏ, R.Tagore đã là một cậu bé thông minh, hiếu học, chăm chỉ. Gia đình đã gửi R.Tagore đến học ở ba trường khác nhau với ba lần khác nhau
  • 12. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 12 nhưng R.Tagore không chịu ngồi yên ở trường nào cả với lý do cậu không hợp với nền giáo dục khắc nghiệt và đầy tính chất nô lệ trong trường học ở Anh. R.Tagore chỉ thích tự học, cậu đã tự học tiếng Xăngcơrít cổ, tự trau dồi ngôn ngữ, chẳng bao lâu cậu đã nổi tiếng giỏi văn nhất vùng Bănggan. R.Tagore còn tự học tiếng Anh, năm 11 tuổi đã dịch được Macbet của Sêcxpia ra tiếng Bănggan. R.Tagore vốn là cậu bé hay xúc động, từng ôm những cuốn sách ngồi khóc thầm trong bóng tối, tính tình hiền hậu, thích trầm tư suy nghĩ. Lớn lên gặp cảnh đau buồn bởi những người thân của ông trong vòng bốn năm cứ lần lượt vĩnh biệt ông. R.Tagore bước vào hoạt động xã hội, chính trị khá sớm . Năm 1877 cha ông cho ông học luật ở Anh, ông không thích nên lại trở về. Từ đó ông bắt tay vào hoạt động xã hội, chính trị và sáng tác nghệ thuật. Năm 1880, R.Tagore tham gia hội Brahma Somaj dự đại đội đảng Quốc đại. Năm 1905, cùng xuống đường biểu tình với nông dân chống thực dân Anh. Năm 1908, ủng hộ phong trào đấu tranh chính trị của Ti lắc. Năm 1910, diễn thuyết ủng hộ phong trào đấu tranh của thanh niên sinh viên Ấn Độ. Từ năm 1916 trở đi, R.Tagore lần lượt đi thăm một số nước từ châu Âu đến châu Á. Ông đi không phải để ngắm cảnh mà làm nhiệm vụ của một con ong hút mật về bồi bổ cho dân tộc mình. Đây là dịp để ông tranh thủ phổ biến thông điệp hòa bình, kêu gọi đoàn kết các dân tộc. Năm 1930, R.Tagore đến thăm Liên Xô cũ, đất nước mà giai cấp vô sản đang làm chủ vận mệnh của mình, ở đó có cuộc sống rất gần gũi với ước mơ và nguyện vọng của ông. Năm 1936, R.Tagore tham gia Hội các nhà văn tiến bộ Ấn Độ. Những năm gần cuối đời, R.Tagore là “chiến sĩ thập tự quân chống phát xít”. Ông tích cực đấu tranh cho sự nghiệp bảo vệ hòa bình và chống chiến tranh thế giới lần hai. Sau này, ngay cả khi bị mù, nằm trên giường bệnh ông vẫn sáng tác thơ ca.
  • 13. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 13 Ngày 7 tháng 8 năm 1941, R.Tagore kết thúc cuộc đời mình như kết thúc bản hợp tấu hùng hồn, vĩ đại, bản hợp tấu đầy ý chí và nghị lực của một thiên tài. Nhìn lại cuộc đời của Xuân Diệu và R.Tagore, chúng ta thấy có những điểm tương đồng. Cả hai cùng sống trong hoàn cảnh xã hội bị đế quốc xâm lược, đều tham gia hoạt động xã hội, chính trị, có nhiều cống hiến cho sự phát triển văn học của Việt Nam và Ấn Độ, cuộc sống riêng tư có nhiều biến cố. Họ đều là những nhà thơ có sức lao động sáng tạo nghệ thuật cần cù, là niềm tin yêu tha thiết đối với mọi người, có ý thức chân thành đối với văn chương . 1.2.2. Quan niệm và sự nghiệp sáng tác 1.2.2.1. Quan niệm sáng tác Quan điểm sáng tác chính là cách nhìn, cách cảm, thái độ của nhà văn trước hiện thực cuộc sống, thể hiện cách hiểu của nhà văn về thế giới, con người và văn học. Với Xuân Diệu, là nhà thơ lớn của niềm khát vọng “vô biên” và “tuyệt đích”, trái tim thi sĩ luôn khát khao giao cảm với đời. Trước cách mạng,thơ ông dường như có hai tâm trạng trái ngược nhau, song dường như có mối quan hệ nhân quả, đó là: khi là một Xuân Diệu rất yêu đời, yêu tha thiết cuộc sống, cảnh vật trong thơ đầy sức lôi cuốn. Người đọc không thờ ơ được với khí trời, với trăng, với hoa. Tình yêu trong thơ Xuân Diệu là khu vườn đủ mọi hương sắc, là bản nhạc đủ mọi âm thanh. Có thể nói, cuộc sống trong thơ Xuân Diệu rất phong phú, tuyệt diệu, vũ trụ trong thơ Xuân Diệu tràn đầy nhựa sống. Nhưng có khi lại chán nản, hoài nghi, cô đơn, nhân vật trữ tình hiện diện trong thơ cũng cô đơn. Xuân Diệu là nhà thơ theo khuynh hướng lãng mạn. Người nghệ sĩ đòi hỏi cái hoàn mĩ, tự nuôi mình bằng ảo vọng nhưng bước vào thực tế mới cảm thấy bơ vơ, bất lực. Thơ Xuân Diệu mang mỗi ám ảnh về thời gian, ca ngợi mùa xuân, tuổi trẻ, muốn kéo dài thời gian để tận hưởng trọn ven cuộc sống viên mãn.
  • 14. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 14 Sau cách mạng, thơ xuân diệu đã bắt đầu đổi mới. Là người yêu đời, Xuân Diệu đón nhận cuộc sống mới với tất cả niềm chân thành sung sướng. Tấm lòng nhà thơ mở ra với những người nông dân nghèo khổ mà hiền hậu. Cái tôi cá nhân nhỏ bé trước thời gian giờ đây hòa vào cái ta chung của đất nước. Cảm hứng mới, đề tài mới, nội dung mới, cách thể hiện mới. Bút pháp cảu ông giai đoạn này phong phú về giọng, vẻ. Còn R.Tagore đem đến cho thơ ca Ấn Độ không khí thiêng liêng, thanh sảng mà gần gũi, biểu đạt những rung động tinh tế trong tâm hồn thi sĩ trước đất nước, thiên nhiên, cuộc sống và tình yêu bằng giọng điệu nồng nàn, tha thiết. Mặt khác, thơ R.Tagore cũng chứa đựng những triết lý thâm trầm về vũ trụ, con người, cuộc sống, hạnh phúc và tình yêu. Thơ R.Tagore có một số nét độc đáo trong quan niệm nghệ thuật của ông về cuộc sống, con người, về ngôn ngữ thơ, về tính trữ tình kết hợp với triết lý, chất hiện thực hòa quyện với yếu tố lãng mạn. R.Tagore thường được nhắc đên như một nhà thơ tình nổi tiếng trên thế giới. R.Tagore khẳng định rằng, tình yêu là một tình cảm nhân bản cao quý, tình yêu khiến cuộc đời trở nên ý nghĩa hơn. Đặc biệt khi tìm hiểu tính chất lãng mạn, huyền ảo trong thơ R.Tagore không thể không nhắc đến hình ảnh nhân vật trữ tình. Dù tồn tại dưới hình thức nào, hình tượng nhân vật trữ tình trong thơ R.Tagore đều là những biểu hiện của một cái tôi yêu thiết tha cuộc đời và tất cả những gì thuộc về trần thế của tác giả. Thơ R.Tagore đã biểu đạt những rung động tinh tế trong tâm hồn thi sĩ trước đất nước, quê hương, thiên nhiên, cuộc sống, tình yêu, con người bằng một giọng điệu nồng nàn, tha thiết. Xuân Diệu và R.Tagore đã mang đến những quan điểm nghệ thuật tích cực từ quá trình lao động nghệ thuật miệt mài, nghiêm túc. Cả cuộc đời vì nghệ thuật, Xuân Diệu xứng đáng là cây đại thụ của nền thi ca hiện đại Việt Nam. Còn R.Tagore trở thành thiên tài của Ấn Độ và thế giới. Con đường sáng tạo
  • 15. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 15 nghệ thuật của nhai nhà thơ đã trở thành tấm gương sáng của người nghệ sĩ chân chính. 1.2.2.2. Sự nghiệp sáng tác Xuân Diệu và R.Tagore là hai nhà thơ có sức sáng tạo dồi dào, cùng được nuôi dưỡng bằng nguồn sữa nghệ thuật từ gia đình và mạch nguồn văn hóa dân tộc. Các ông đến với văn chương như một quy luật tất yếu của tình yêu và đam mê. Xuân Diệ là một tài năng nhiều mặt: làm thơ, nghiên cứu phê bình văn học, viết văn, dịch thuật. Đối với Xuân Diệu, làm thơ không phải chỉ để khẳng định tài năng mà còn là một cách giao cảm với đời, khẳng định sự hiện hữu của mình trong cuộc đời. Với quá trình lao động nghệ thuật hơn nửa thế kỷ Xuân Diệu đã để lại cho đời một sự nghiệp văn học xuất sắc. Sự nghiệp sáng tác thơ của Xuân Diệu có thể chia làm hai giai đoạn: trước cách mạng và sau cách mạng tháng Tám 1945. Trước cách mạng tháng Tám 1945, Xuân Diệu được xem là nhà thơ lãng mạn tiêu biểu của phong trào Thơ mới với hai tập thơ xuất sắc “Thơ thơ” (1938) và “Gửi hương cho gió” (1945), ông được coi là nhà thơ lãng mạn tiêu biểu nhất, nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh). Về văn xuôi: các tập truyện ngắn, bút ký “Phấn thông vàng” (1939), tùy bút“Trường ca” (1945) giàu chất trữ tình, lãng mạn, là những áng thơ bằng văn xuôi đầy sức hấp dẫn, đôi khi có những trang nghiêm về cảm hứng hiện thực. Sau cách mạng tháng Tám 1945, Xuân Diệu trở thành nhà thơ cách mạng, hòa mình vào cuộc sống mới, nhiệt thành phục vụ cách mạng. Sự nghiệp sáng tác của ông nở rộ với 5 tập bút ký, 6 tác phẩm dịch, 16 nghiên cứu phê bình thơ. Xuân Diệu là nhà thơ lớn trong văn học hiện đại, nhà thơ lớn của dân tộc. Bài học Xuân Diệu để lại cho đời là tinh thần lao động nghệ thuật cần cù, là niềm tin yêu tha thiết đối với con người, là ý thức chân thành đối với văn
  • 16. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 16 chương. Cho đến nay, thơ Xuân Diệu vẫn đầy sức hấp dẫn và lôi cuốn thế hệ độc giả. Còn R.Tagore sự nghiệp văn học của ông rất lớn, ông để lại 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 tập tiểu thuyết và trên 100 truyện ngắn... Về thơ, đáng chú ý nhất là tập Thơ dâng được giải thưởng Nobel Văn học 1913. Cả thế giới đánh giá đây là kỳ công thứ hai của văn học Ấn Độ từ khi có Kalidaxa – nhà thơ lớn nhất của Ấn Độ từ thế kỷ X đến nay. Ở thể loại truyện ngắn, R.Tagore cũng được đánh giá rất cao. Có thể nói R.Tagore là người đã khai sinh ra thể loại truyện ngắn trong nền văn học Ấn Độ vào những năm 90 của thế kỷ XIX. Không chỉ là một nhà thơ vĩ đại, một cây bút truyện ngắn xuất sắc, R.Tagore còn rất thành công ở các thể loại tiểu thuyết, kịch, âm nhạc, hội họa. Ông đã sáng tác 12 tập bài hát trong đó có Quốc ca của Ấn Độ và Bangladesh. Những năm cuối đời, R.Tagore sáng tạo hội họa một cách say mê như đã từng say mê thơ ca, sân khấu và âm nhạc. Trong suốt cuộc đời sáng tác không mệt mỏi, R.Tagore đã để lại một gia tài đò sộ, phong phú các tác phẩm văn học nghệ thuật. Ông sáng tác nhiều lĩnh vực và lĩnh vực nào cũng đạt được nhữn thành tựu rực rỡ. Có thể thấy, Xuân Diệu và R.Tagore đều để lại khối lượng tác phẩm lớn, có giá trị nghệ thuật lớn lao. 1.2.3. Thơ của Xuân Diệu và R.Tagore với đề tài tình yêu lứa đôi Tình yêu là đề tài muôn thưở trong thơ ca. Trong văn học có biết bao nhiêu nhà thơ viết về đề tài này nhưng ở mỗi tác phẩm ta lại bắt gặp một nét mới lạ, một cảm nhận riêng tư. Nổi bật trong mảng thơ về tình yêu là tình yêu lứa đôi. Đối với Xuân Diệu, đọc những vần thơ tình yêu lứa đôi của Xuân Diệu – “Ông hoàng thơ tình” ta cảm thấy được trái tim, tâm hồn luôn khao khát một tình yêu mãnh liệt, một tình yêu cháy bỏng. Tuy nhiên, bên cạnh những cảm xúc ngọt ngào đó là những đắng cay khi yêu mà không được đáp lại. Là sự chia
  • 17. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 17 ly không hẹn ngày gặp lại. Là cảm giác chua xót khi nhớ về một mối tình dang dở. Có thể nói trong tình yêu có những cung bậc cảm xúc nào thì trong thơ viết về tình yêu lứa đôi của Xuân Diệu đều thể hiện được điều đó. Đọc những vần thơ tình Xuân Diệu người ta có thể cảm nhận được. Quan niệm “tận hiến” trong tình yêu được thể hiện rất rõ ràng trong thơ Xuân Diệu, không chung chung, trừu tượng. Đó là sự tận hiến cả về tinh thần và thể xác. Khát vọng hướng tới hòa hợp về tinh thần của những trái tim yêu được thể hiện qua rất nhiều bài thơ của ông viết về chủ đề này (Xa cách, Phải nói). Trong thi ca nhân loại đã có rất nhiều thi sĩ thừa nhận quy luật tình yêu như một chân lý bất biến: Yêu là khát khao mong muốn phát hiện vẻ đẹp trong sáng tiềm ẩn trong tâm hồn người mình yêu. Dường như những trái tim đang yêu không bao giờ thỏa mãn khát vọng kiếm tìm những ẩn giấu trong tâm hồn người yêu và luôn muốn đi đến tận cùng sự khám phá, thấu hiểu những điều bí ẩn trong tâm hồn người yêu. Xuân Diệu cũng cho chúng ta thấy một khát vọng về yêu như vậy (Phải nói , Xa cách). Với R.Tagore, thơ tình yêu trong sáng tác của ông chiếm một vị trí quan trọng, những bài thơ viết về tình yêu lứa đôi của ông đều thể hiện quan niệm yêu đương của ông rất đúng đắn và tiến bộ, có thể rút ra nhiều bài học quý báu. R.Tagore từng yêu say đắm, đã viết nhiều thơ tình, ông dành riêng cho chủ đề này hai tập thơ có giá trị: Người làm vường và Tặng phẩm của người yêu; ngời ra còn một số bài trong tập Những con chim bay lạc, Người thoáng hiện... Trong các tạp thơ đó R.Tagore dồn tâm huyết của mình vào Người làm vườn. R.Tagore quan niệm rằng, tình yêu là một nhân tính thiêng liêng. Con người sinh ra trên cõi đời này ai cũng phải yêu, vì đó là hạnh phúc, là nhu cầu của sự sống.
  • 18. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 18 Tình yêu lứa đôi trong thơ R.Tagore không có cái dung tục tầm thường, không phải thứ tình yêu rầu rĩ, rên xiết, cũng không phải thứ tình yêu quá cao siêu, quá lí tưởng. R.Tagore đi tìm sự hòa hợp giữa hai tâm hồn, tìm tự do trong tình yêu. Tình yêu lứa đôi trong thơ Xuân Diệu và R.Tagore vừa là bản tình ca tuyệt diệu, vừa là bức tranh thiên nhiên tươi màu. Bằng tài năng nghệ thuật trong các tác phẩm thường tạo ra trong thơ nhiều hình ảnh lung linh huyền diệu, nhiều màu sắc tươi mát. Tiểu kết chương 1 Xuân Diệu và R.Tagore đều sinh ra và lớn lên trong thời đại đất nước có nhiều biến cố gắn với những sự kiện trọng đại của lịch sử cùng với những đổi thay lớn lao của dân tộc. Sự nghiệp sáng tác dồi dào, có những cống hiến đáng kể đối với nền văn học hiện đại Việt Nam và Ấn Độ. Xuân Diệu và R.Tagore có những điểm tương đồng về quan niệm sáng tác vì thế đã chi phối sâu sắc đến cách lựa chọn nội dung, nghệ thuật trong tác phẩm của hai nhà văn. Đến với tình yêu, Xuân Diệu R.Tagore muốn khám phá thực chất ý nghĩa của nó và đồng thời qua đó, bộc lộ quan niệm sống của mình. Cả Xuân Diệu và R.Tagore đều là người đầu tiên đã đưa vào thơ Việt Nam và Ấn Độ tình yêu thật sự là tình yêu, nghĩa là sự giao cảm tuyệt đối, tuyệt đỉnh, sự hòa nhịp giữa linh hồn và thể xác. Tuy nhiên cái đích mà tình yêu nhằm đạt tới phải là sự hòa hợp cao độ của tâm hồn, là trái tim đỏ thắm của em, tâm hồn xanh thẳm của em, là phút giây giao cảm tuyệt vời của những con người.