SlideShare a Scribd company logo
1 of 74
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
-----***-----
TRẦN MẠNH DŨNG
QUẢN TRỊ CÔNG TY, ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH
VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH:
BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
-----***-----
TRẦN MẠNH DŨNG
QUẢN TRỊ CÔNG TY, ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH
VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH:
BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGUYỄN THỊ LIÊN HOA
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---***---
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ kinh tế “Quản trị công ty, Đòn bẩy tài
chính và Hiệu quả hoạt động kinh doanh: Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam” là
công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin, số liệu trong luận văn là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng, cụ thể. Các kết quả nghiên cứu là trung thực, chưa từng
được công bố trong bất kì công trình nào khác. Kết quả kiểm tra Turnitin là 13%.
TP.HCM, ngày 10 tháng 07 năm 2018
Tác giả khóa luận tốt nghiêp
Trần Mạnh Dũng
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH MINH HỌA
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề...................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:................................................................ 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 2
PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ............................. 3
2.1. Cơ sở lý thuyết .............................................................................................. 3
2.1.1. Định nghĩa Quản trị công ty ......................................................................... 3
2.1.2. Cơ cấu quản trị của công ty cổ phần niêm yết.............................................. 4
2.1.3. Mối quan hệ giữa Quản trị công ty, Đòn bẩy tài chính và Hiệu quả hoạt
động kinh doanh...................................................................................................... 6
2.2. Mô hình nghiên cứu ...................................................................................... 7
PHẦN 3: CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH ƯỚC LƯỢNG ...... 9
3.1. Dữ liệu........................................................................................................... 9
3.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 9
3.3. Các giả thuyết nghiên cứu............................................................................10
3.3.1. Tác động của Quản trị công ty lên Đòn bẩy tài chính...........................10
3.3.2. Tác động của Quản trị công ty lên Hiệu quả hoạt động kinh doanh.....16
3.3.3. Tác động của Đòn bẩy tài chính lên Hiệu quả hoạt động kinh doanh .. 22
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
3.3.4. Tác động trung gian của Đòn bẩy tài chính trong mối quan hệ giữa
Quản trị công ty và Hiệu quả hoạt động kinh doanh..........................................23
3.4. Mô hình ước lượng.......................................................................................25
3.4.1. Các biến của mô hình............................................................................25
3.4.2. Mô hình ước lượng................................................................................29
PHẦN 4: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM ....................................................................32
4.1. Mô tả thống kê..............................................................................................32
4.2. Ma trận hệ số tương quan.............................................................................33
4.3. Những tác động của hoạt động Quản trị công ty đối với Đòn bẩy tài chính36
4.4. Những tác động của Quản trị công ty và Đòn bẩy tài chính đối với Hiệu quả
hoạt động của công ty............................................................................................38
4.5. Kiểm tra tính vững .......................................................................................43
4.6. Tóm tắt kết quả nghiên cứu..........................................................................51
PHẦN 5: KẾT LUẬN...............................................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Các biến của mô hình ...............................................................................27
Bảng 4.1: Thống kê các yếu tố Quản trị công ty và Hiệu quả hoạt động......................32
Bảng 4.2: Ma trận hệ số tương quan..............................................................................................34
Bảng 4.3: Tác động đến Đòn bẩy tài chính...............................................................37
Bảng 4.4: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty ............................................40
Bảng 4.5: Hồi quy theo Đòn bẩy tài chính tại công ty nhỏ và công ty lớn...................44
Bảng 4.6: Hồi quy theo Hiệu quả hoạt động công ty nhỏ và công ty lớn......................46
Bảng 4.7: Hồi quy theo Hiệu quả hoạt động của công ty.....................................................48
Bảng 4.8: Hồi quy theo Hiệu quả hoạt động của công ty lớn và công ty nhỏ.............49
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC HÌNH MINH HỌA
Hình 2.1: Hệ thống Quản trị công ty.......................................................................... 3
Hình 2.2: Cơ cấu quản trị công ty cổ phần niêm yết.................................................. 5
Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu đề xuất....................................................................... 8
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1
PHẦN 1:MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng với nền kinh tế toàn
cầu, áp lực cạnh canh đối với các doanh nghiệp trong nước ngày càng khốc
liệt. Điều đó đòi hỏi các công ty Việt Nam phải hoàn thiện, nâng cao năng lực
quản trị từ đó tăng cường năng lực cạnh tranh để có thể tồn tại và phát triển
trong điều kiện môi trường kinh doanh ngày càng phát triển năng động. Hiện
nay, thiếu hụt nguồn vốn, khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn từ bên
ngoài là một trong những rào cản trọng yếu trong quá trình phát triển của các
doanh nghiệp nội địa. Quản trị công ty hiệu quả giúp nâng cao uy tín của công
ty trên thị trường từ đó có thể tiếp cận được nhiều hơn với các nguồn vốn bên
ngoài giúp doanh nghiệp tận dụng được các cơ hội đầu tư hiệu quả, mở rộng
quy mô sản xuất kinh doanh, nâng cao Hiệu quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp cũng như năng lực cạnh tranh. Nhận thức được tầm quan trọng
của Quản trị công ty đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, bài
nghiên cứu đưa ra cơ sở lý luận của mối quan hệ giữa Quản trị công ty với
Hiệu quả hoạt động kinh doanh, và Đòn bẩy tài chính là yếu tố trung gian của
mối quan hệ này. Dựa trên cơ sở lý luận đó, bài nghiên cứu tiến hành kiểm tra
thực nghiệm đối với các công ty đại chúng đang niêm yết trên sàn chứng
khoán Việt Nam. Cơ sở lý luận cùng với kết quả thực nghiệm của bài nghiên
cứu giúp các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước nâng cao nhận thức về
tầm quan trọng của Quản trị công ty đối với Hiệu quả hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp, từ đó, áp dụng vào thực tiễn kinh doanh. Quản trị công ty
khoa học giúp doanh nghiệp thúc đẩy Hiệu quả hoạt động kinh doanh, nâng
cao năng lực cạnh tranh, tăng cường khả năng tiếp cận thị trường vốn và giảm
chi phí vốn hay vững mạnh hóa năng lực tài chính, nâng cao uy tín của công ty
trên thương trường. Đó là một động lực quan trọng giúp phát triển kinh tế đất
nước một cách bền vững trong thời kì hội nhập kinh tế thế giới ngày nay.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Bài nghiên cứu có hai mục tiêu chính:
(i) Xem xét tác động của Quản trị công ty lên Đòn bẩy tài chính và Hiệu
quả hoạt động kinh doanh tại các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam.
(ii) Xem xét Đòn bẩy tài chính là yếu tố trung gian trong mối quan hệ giữa
Quản trị công ty và Hiệu quả hoạt động kinh doanh.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Mẫu dữ liệu của bài nghiên cứu bao gồm dữ liệu của 232 doanh nghiệp niêm
yết trên 2 sàn chứng khoán HOSE và HNX hoạt động trong lĩnh vực phi tài
chính. Các công ty này nằm trong bảng xếp hạng VNR500 – top 500 doanh
nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2016. Nguồn dữ liệu bao gồm: báo cáo tài
chính, báo cáo thường niên, báo cáo quản trị, và các báo cáo liên quan khác
được các doanh nghiệp công bố trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2016.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Bên cạnh phương pháp nghiên cứu lý thuyết để có cơ sở lý luận cho thực
nghiệm, bài nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng để đo lường mối
quan hệ giữa các biến nghiên cứu, cụ thể là ước lượng hồi quy tuyến tính theo
phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS – Ordinary Least Squares). Tuy
nhiên, để xác minh hướng quan hệ nhân quả và giải quyết vấn đề nội sinh, bài
nghiên cứu sử dụng độ trễ 1 năm cho tất cả các biến độc lập và biến kiểm soát.
Đồng thời, bài nghiên cứu sử dụng phân tích hồi quy đa biến bằng phương
pháp sử dụng mô hình Tác động cố định (Fixed Effects Model) để có được kết
quả vững nhất.
Các nội dung của bài nghiên cứu được sắp xếp theo trình tự: Phần 2 trình bày
Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu để đưa ra cơ sở lý luận cho nghiên cứu
thực nghiệm, Phần 3 trình bày nội dung nghiên cứu thực nghiệm, bao gồm: dữ
liệu, phương pháp nghiên cứu và mô hình ước lượng. Kết quả thực nghiệm
được đưa ra trong Phần 4 và đi đến Kết luận ở Phần 5.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
3
PHẦN 2:CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.1. Định nghĩa Quản trị công ty
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD – Organization for Economic
Cooperation and Development) đã đưa ra định nghĩa chi tiết về Quản trị công
ty trong “Các nguyên tắc Quản trị công ty” như sau: “Quản trị công ty là hệ
thống các luật lệ, quy tắc, quy trình nội bộ và việc thực thi các nội dung đó
nhằm định hướng, điều hành và kiểm soát công ty, liên quan tới các mối quan
hệ giữa Ban giám đốc, Hội đồng quản trị và các cổ đông của một công ty với
các bên có quyền lợi liên quan. Quản trị công ty cũng tạo ra một cơ cấu để đề
ra các mục tiêu của công ty, và xác định các phương tiện để đạt được những
mục tiêu đó, cũng như để giám sát kết quả hoạt động của công ty. Quản trị
công ty chỉ được cho là có hiệu quả khi khích lệ được Ban giám đốc và Hội
đồng quản trị theo đuổi các mục tiêu vì lợi ích của công ty và của các cổ đông,
cũng như phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc giám sát hoạt động của công ty
một cách hiệu quả, từ đó khuyến khích công ty sử dụng các nguồn lực một
cách tốt hơn”.
Theo đó, hệ thống Quản trị công ty được khái quái trong hình 2.1 dưới đây:
Hình 2.1: Hệ thống Quản trị công ty
(Nguồn: Tổ chức Tài chính quốc tế IFC)
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
4
Quản trị công ty xác lập, điều chỉnh một hệ thống các mối quan hệ. Mối quan
hệ trung tâm là giữa các cổ đông và Ban giám đốc. Các cổ đông góp vốn đầu
tư vào công ty dưới hình thức cổ phần với mục đích thu lợi nhuận, trong khi
đó, Ban giám đốc tiếp nhận nguồn vốn, vận hành doanh nghiệp vì lợi ích của
cổ đông và có trách nhiệm báo cáo cho các cổ đông về tình hình tài chính,
kinh doanh của công ty một cách minh bạch theo các cơ chế báo cáo nhất
định. Ban giám đốc hoạt động dưới sự giám sát của Hội đồng quản trị, một thể
chế do các cổ đông bầu ra để đại diện cho quyền lợi của cổ đông. Bên cạnh đó,
Quản trị công ty còn điều chỉnh các mối quan hệ giữa công ty và các bên có
quyền lợi liên quan như: nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp, chủ nợ, các cơ
quan nhà nước. Các bên liên quan của hệ thống các mối quan hệ này có lợi ích
khác nhau, do đó, tồn tại các xung đột lợi ích như giữa giữa cổ đông và Ban
giám đốc, giữa cổ đông đa số và cổ đông thiểu số, cổ đông kiểm soát và cổ
đông không kiểm soát. Quản trị công ty phân chia trách nhiệm, quyền lợi của
các bên liên quan một cách phù hợp để giải quyết vấn đề xung đột lợi ích
trong quá trình thiết lập, hoàn thành các mục tiêu đề ra và giám sát việc thực
hiên các mục tiêu đó, qua đó gia tăng giá trị của công ty cũng như lợi ích của
các cổ đông.
2.1.2. Cơ cấu quản trị của công ty cổ phần niêm yết
Cơ cấu Quản trị tiêu biểu của công ty cổ phần niêm yết được khái quát trong
hình 2.2 dưới đây:
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
5
Hình 2.2: Cơ cấu quản trị công ty cổ phần niêm yết
(Nguồn: Tổ chức Tài chính quốc tế IFC)
Các chủ thể quản trị mang tính bắt buộc bao gồm:
i) Đại hội đồng cổ đông là chủ thể quản trị có quyền quyết định cao nhất
trong cơ cấu quản trị, thường quyết định các vấn đề trọng yếu như: bầu
cử, bãi nhiệm nhân sự trong Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, phê
chuẩn báo cáo thường niên, báo cáo tài chính, phân chia lợi nhuận, thay
đổi vốn điều lệ, sửa đổi bổ sung điều lệ, tái tổ chức và giải thể, và các
giao dịch đặc biệt.
ii) Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, thực hiện chức năng
đại diện, hoạt động vì lợi ích của công ty và cổ đông. Hội đồng quản trị
chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược, mục tiêu dài hạn của công ty, đề
ra kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính thường niên, đồng thời, chỉ
đạo, giám sát hoạt động của Ban giám đốc cũng như các hệ thống kiểm
soát tài chính.
iii) Ban giám đốc chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động kinh doanh hàng
ngày của công ty, triển khai các quyết định của Hội đồng quản trị.
iv) Ban kiểm soát trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, độc lập với Hội đồng
quản trị và Ban giám đốc thực hiện nhiệm vụ kiểm soát nội bộ, theo đó,
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
6
đảm bảo sự tin cậy, chính xác của báo cáo tài chính, hoạt động kinh
doanh của công ty có hiệu quả, tuân thủ các quy định của pháp luật
cũng như các quy trình, quy định nội bộ của công ty.
v) Kiểm toán độc lập là thể chế độc lập với công ty, do Đại hội đồng cổ
đông lựa chọn trong số các công ty kiểm toán được Bộ Tài Chính cấp
phép, thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, chuẩn bị báo cáo kiểm
toán và trình lên Hội đồng quản trị.
vi) Thư kí công ty đóng vai trò hỗ trợ Hội đồng quản trị và Chủ tịch Hội
đồng quản trị thực hiện các nghĩa vụ thuộc thẩm quyền theo quy định.
Bên cạnh đó, các ủy ban trực thuộc Hội đồng quản trị được thành lập tùy theo
đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp như: ủy ban kiểm toán, ủy ban chính
sách phát triển, ủy ban nhân lực, ủy ban lương thưởng, các ủy ban khác trực
thuộc Hội đồng quản trị.
2.1.3. Mối quan hệ giữa Quản trị công ty, Đòn bẩy tài chính và Hiệu quả
hoạt động kinh doanh
Theo các nghiên cứu trước đây, có nhiều kết luận liên quan giữa Quản trị công
ty và hiệu quả hoạt động của công ty, ví dụ như Claessens (200) kết luận Quản
trị công ty hiệu quả sẽ giúp công ty dễ dàng thu hút được nguồn vốn từ bên
ngoài, từ đó giảm chi phí vốn, gia tăng hiệu quả hoạt động. Nghiên cứu của
Agrawal và Knoeber (1996) và Bhagat và Bolton (2008) lại chỉ ra mối quan hệ
tương quan âm giữa yếu tố giám đốc là thành viên hội đồng quản trị và hiệu
quả hoạt động của công ty, nghiên cứu cho rằng các doanh nghiệp yếu kém
thường có xu hướng bổ nhiệm giám đốc là thành viên hội đồng quản trị nhưng
không cải thiện hiệu suất hoạt động. Nghiên cứu của Yermack (1996) cho rằng
số lượng thành viên HĐQT càng ít thì hiệu quả hoạt động của công ty càng
tốt. Như vậy, có thể thấy Quản trị công ty có mối tương quan với hiệu quả
hoạt động của công ty.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
7
Đòn bẩy tài chính có mối tương quan đến hiệu quả hoạt động của công ty, các
nghiên cứu trước đây chỉ ra đòn bẩy tài chính có ảnh hưởng đến kết quả hoạt
động, các nhà quản trị công ty có thể tối đa hóa hiệu quả hoạt động công ty và
giảm thiểu chi phí tài chính bằng cách sử dụng đòn bẩy tài chính. Theo nghiên
cứu của Antoniou và cộng sự (2008) kết luận rằng có mối tương quan âm giữa
Đòn bẩy tài chính và Hiệu quả hoạt động của công ty. Nghiên cứu của Zhang
(2014) chỉ ra rằng sự thay đổi trong Đòn bẩy tài chính của công ty sẽ có mối
tương quan âm đến giá cổ phiếu. Nghiên cứu của Vithessonthi và Tongurai
(2015) nhận thấy rằng Đòn bẩy tài chính có mối tương quan âm với kết quả
hoạt động của các công ty ở Thái Lan. Các nghiên cứu này phù hợp với quan
điểm cho rằng chi phí tài chính lớn hơn lợi ích đạt được của việc tài trợ.
Ngược lại, nghiên cứu của Margaritis và Psillaki (2010) nhận thấy rằng Đòn
bẩy tài chính có mối tương quan dương đến Hiệu quả hoạt động công ty.
Nghiên cứu của Berger và Bonaccorsi di Patti (2006) chỉ ra rằng Đòn bẩy tài
chính cao hơn hoặc tỷ lệ vốn cổ phần thấp hơn có tác động tích cực hơn đến
Hiệu quả hoạt động của công ty.
2.2. Mô hình nghiên cứu
Bài nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa Quản trị công ty và Đòn bẩy tài
chính, mối quan hệ giữa Quản trị công ty và Hiệu quả hoạt động kinh doanh,
đồng thời, xem xét Đòn bẩy tài chính là yếu tố trung gian của mối quan hệ
giữa Quản trị công ty và Hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
8
Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu đề xuất
Bài nghiên cứu kiểm chứng các mối quan hệ trên theo trình tự như sau:
(1) Kiểm nghiệm tác động của Quản trị công ty lên Đòn bẩy tài chính
(2) Kiểm nghiệm tác động của Quản trị công ty lên Hiệu quả hoạt động
kinh doanh
(3) Kiểm nghiệm tác động của Đòn bẩy tài chính lên Hiệu quả hoạt động
kinh doanh đồng thời kiểm nghiệm mối quan hệ giữa Quản trị công ty,
Đòn bẩy tài chính, và Hiệu quả hoạt động kinh doanh (sử dụng hồi quy
hai biến) để chứng minh Đòn bẩy tài chính là biến trung gian trong mối
quan hệ này.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
9
PHẦN 3: CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH ƯỚC
LƯỢNG 3.1. Dữ liệu
Mẫu dữ liệu của bài nghiên cứu bao gồm dữ liệu của 232 doanh nghiệp niêm
yết trên 2 sàn chứng khoán HOSE và HNX hoạt động trong lĩnh vực phi tài
chính. Các công ty này nằm trong bảng xếp hạng VNR500 – top 500 doanh
nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2016. Nguồn dữ liệu bao gồm: báo cáo tài
chính, báo cáo thường niên, báo cáo quản trị, và các báo cáo liên quan khác
được các doanh nghiệp công bố trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2016.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu có một số phương pháp chính phân tích dữ liệu được áp dụng
để giải quyết các câu hỏi nghiên cứu. Câu hỏi nghiên cứu chính của bài nghiên
cứu là liệu Đòn bẩy tài chính có phải là trung gian của việc Quản trị công ty
tác động đến kết quả hoạt động của công ty hay không. Bài nghiên cứu kiểm
tra các giả thuyết trong phần 2 và câu hỏi nghiên cứu rằng Đòn bẩy tài chính
có phải là một biến trung gian giữa hoạt động Quản trị công ty và Hiệu quả
hoạt động của công ty hay không thông qua ước lượng hồi quy tuyến tính theo
phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS – Ordinary Least Squares). Để giải
quyết vấn đề nội sinh, bài nghiên cứu sử dụng độ trễ 1 năm cho tất cả các biến
độc lập và biến kiểm soát.
Để đánh giá tác động của Quản trị công ty đối với Đòn bẩy tài chính, bài
nghiên cứu ước lượng hồi quy phương trình với các biến Đòn bẩy tài chính,
các biến Quản trị công ty và các biến kiểm soát. Bài nghiên cứu sử dụng ước
lượng theo mô hình Tác động cố định (Fixed Effects Model) để kiểm soát các
đặc tính của công ty là không đổi và để kiểm soát các ảnh hưởng của việc thời
gian thay đổi sẽ không ảnh hưởng toàn bộ mẫu dữ liệu nghiên cứu của các
công ty. Bài nghiên cứu khắc phục vấn đề nội sinh bằng cách lấy độ trễ tất cả
các biến số độc lập và biến kiểm soát ở phương trình hồi quy, đồng thời giải
quyết vấn đề về mối quan hệ nhân quả.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
10
3.3. Các giả thuyết nghiên cứu
3.3.1. Tác động của Quản trị công ty lên Đòn bẩy tài chính
Đòn bẩy tài chính là hệ số biểu thị mức độ sử dụng nợ phải trả (chủ yếu là vốn
vay) trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp nhằm mục đích gia tăng tỷ suất
lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hay gia tăng lợi nhuận ròng trên mỗi cổ phiếu
của công ty. Khi tăng cường sử dụng Đòn bẩy tài chính một mặt góp phần cải
thiện Hiệu quả hoạt động kinh doanh (ROE) mặt khác làm gia tăng rủi ro tài
chính. Nghiên cứu của Chang và cộng sự (2014) cho rằng cấu trúc vốn của
công ty chịu ảnh hưởng bởi đặc điểm hoạt động và mâu thuẫn lợi ích giữa
người quản lý và các cổ đông. Theo đó, Quản trị công ty có ảnh hưởng trực
tiếp đến việc sử dụng Đòn bẩy tài chính, từ đó tác động tới Hiệu quả hoạt động
kinh doanh.
3.3.1.1. Quy mô Hội đồng quản trị và Đòn bẩy tài chính
Hội đồng quản trị là chủ thể quan trọng nhất trong cơ chế Quản trị công ty, có
nhiệm vụ định hướng chiến lược và giám sát việc thực hiện chiến lược đã đề
ra. Đặc điểm của Hội đồng quản trị có ảnh hưởng lên các lựa chọn chiến lược,
các quyết định đầu tư và thái độ đối với rủi ro. Chủ nợ, cổ đông bên ngoài đặt
niềm tin vào Hội đồng quản trị theo đó Hội đồng quản trị có năng lực đưa ra
các quyết định đầu tư hiệu quả, đảm bảo tính trung thực, tin cậy của dữ liệu,
thông tin công bố sẽ có khả năng huy động nguồn vốn bên ngoài cao hơn.
Không có chuẩn mực rõ ràng nào về quy mô Hội đồng quản trị là phù hợp.
Nghiên cứu của Uchida (2011) cho rằng số lượng người trong Hội đồng quản
trị tối ưu phụ thuộc vào đặc điểm của từng công ty, chi phí giám sát và đặc
điểm hoạt động của công ty. Thông thường các công ty cho rằng số lượng
người trong hội đồng quản trị là từ 5 đến 12 thành viên, tùy thuộc vào quy mô,
loại hình và đặc điểm hoạt động kinh doanh. Các nghiên cứu trước đây cung
cấp các kết quả về mối quan hệ giữa quy mô Hội đồng quản trị và Đòn bẩy tài
chính. Nghiên cứu của Jensen (1986) nhận thấy rằng các công ty có quy mô
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
11
càng lớn sử dụng Đòn bẩy tài chính càng cao, ngược lại, công ty có quy mô
càng nhỏ thì có Đòn bẩy tài chính càng thấp; bài nghiên cứu cũng cho thấy các
công ty có số lượng người trong Hội đồng quản trị lớn thường sử dụng các
khoản tài trợ từ nợ hơn là tài trợ từ vốn cổ phần. Mối tương quan dương giữa
quy mô Hội đồng quản trị và Đòn bẩy tài chính ủng hộ quan điểm: Số lượng
người trong Hội đồng quản trị lớn có mạng lưới mối quan hệ (networking) tốt
cho phép họ tiếp cận với nhiều nguồn tài chính bên ngoài hơn, đồng thời, một
Hội đồng quản trị có năng lực, kinh nghiệm đa dạng trong nhiều lĩnh vực khác
nhau sẽ có khả năng nhận biết và đưa ra các quyết định đầu tư hiệu quả hơn do
đó tăng khả năng thuyết phục được chủ nợ và các cổ đông bên ngoài cung cấp
vốn. Như vậy, bài nghiên cứu đề xuất giả thuyết sau:
Giả thuyết 1.1: Quy mô của Hội đồng quản trị có mối tương quan dương đối
với Đòn bẩy tài chính.
3.3.1.2. Số lượng thành viên độc lập của Hội đồng quản trị và Đòn bẩy tài
chính
Theo quy định Khoản 5, Điều 13, Nghị định 71/2017/NĐ-CP hướng dẫn về
Quản trị công ty đại chúng thì “cơ cấu thành viên Hội đồng quản trị của công
ty niêm yết phải đảm bảo tối thiểu 1/3 tổng số thành viên Hội đồng quản trị là
thành viên độc lập”. Tính độc lập thể hiện qua độc lập về quan hệ nhân thân,
độc lập trong quan hệ sở hữu và kinh tế đối với ban điều hành, cổ đông chi
phối, có quyền kiểm soát và cổ đông lớn. Trong các doanh nghiệp có cơ cấu
sở hữu tập trung, các cổ đông lớn nắm quyền chỉ đạo, giám sát, điều hành
thông qua các quyết định của Hội đồng quản trị, do đó, các thành viên độc lập
trong Hội đồng quản trị có vai trò cân đối quyền lực trong Hội đồng quản trị,
bảo vệ lợi ích của các cổ đông nhỏ lẻ, cổ đông không có quyền kiểm soát. Các
thành viên Hội đồng quản trị độc lập ngoài việc đáp ứng các tiêu chuẩn độc
lập theo quy định của pháp luật còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn về năng lực,
trình độ đáp ứng nhu cầu điều hành công ty.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
12
Các thành viên Hội đồng quản trị độc lập có kiến thức, thông tin và các mối
quan hệ cho phép công ty tiếp cận được các nguồn vốn bên ngoài nhiều hơn.
Với cơ cấu Hội đồng quản trị có tỷ lệ thành viên độc lập lớn thể hiện sự công
khai, minh bạch trong hoạt động của công ty giúp chủ nợ, các cổ đông nhỏ lẻ
yên tâm hơn khi đầu tư vào doanh nghiệp. Theo đó, tính độc lập cao của Hội
đồng quản trị cho phép công ty có thể sử dụng Đòn bẩy tài chính cao hơn.
Nghiên cứu của Berger và cộng sự (1997) cho rằng khi có nhiều thành viên
độc lập trong Hội đồng quản trị thì công ty sử dụng Đòn bẩy tài chính cao hơn
ủng hộ quan điểm có mối tương quan dương giữa số lượng thành viên Hội
đồng quản trị độc lập và Đòn bẩy tài chính. Do đó, bài nghiên cứu đề xuất giả
thuyết sau:
Giả thuyết 1.2: Số lượng thành viên độc lập trong Hội đồng quản trị có mối
tương quan dương với Đòn bẩy tài chính.
3.3.1.3. Quy mô của ban kiểm soát và Đòn bẩy tài chính
Theo quy định tại Luật Doanh Nghiệp, Ban kiểm soát thực hiện giám sát Hội
đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành
công ty; chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong việc thực hiện các
nhiệm vụ được giao. Ban kiểm soát là một chủ thể quản trị độc lập, đảm bảo
sự tin cậy, chính xác của báo cáo tài chính, đảm bảo hoạt động kinh doanh của
công ty có hiệu quả, tuân thủ các quy định của pháp luật cũng như các quy
trình, quy định nội bộ của công ty.
Nghiên cứu của Anderson và cộng sự (2004), Harris và Raviv (2008) cho rằng
ban kiểm soát có trách nhiệm tư vấn lựa chọn kiểm toán viên độc lập, tăng độ
tin cậy và chất lượng của các báo cáo tài chính, công bố thông tin minh bạch.
Bài nghiên cứu cho rằng Ban kiểm soát hoạt động hiệu quả sẽ cho phép các
doanh nghiệp tiếp cận tốt hơn với nguồn tài chính bên ngoài. Theo đó, bài
nghiên cứu kì vọng có mối tương quan dương giữa Quy mô Ban kiểm soát và
Đòn bẩy tài chính do Ban kiểm soát đảm bảo các hoạt động quản lý, điều
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
13
hành, các hoạt động kinh tế, các giao dịch kinh tế tuân thủ đúng quy trình, quy
định nội bộ của công ty và quy định của pháp luật cũng như tính trung thực,
tin cậy của các thông tin tài chính cung cấp cho các chủ nợ và nhà đầu tư. Tuy
nhiên, đối với các công ty đã sử dụng Đòn bẩy tài chính cao, rủi ro tài chính
lớn có khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình hình tài chính của doanh
nghiệp, Ban kiểm soát có thể giảm bớt việc sử dụng Đòn bẩy tài chính đưa rủi
ro tài chính về mức độ doanh nghiệp có thể chấp nhận. Bài nghiên cứu đề xuất
một giả thuyết như sau:
Giả thuyết 1.3: Quy mô Ban kiểm soát có mối tương quan âm với Đòn bẩy tài
chính.
3.3.1.4. Số lượng thành viên nữ trong Hội đồng quản trị và Đòn bẩy tài chính
Các nghiên cứu gần đây cho rằng thành viên nữ có thể nâng cao Hiệu quả hoạt
động của Hội đồng quản trị. Na Uy là nước đầu tiên quy định bầu thành viên
nữ vào Hội đồng quản trị với tỷ lệ tối thiểu 40%. Nghiên cứu của Zelechowski
và Bilimoria (2004) cho rằng thành viên nữ của Hội đồng quản trị có thể hỗ
trợ quản lý nội bộ công ty bằng cách sử dụng các kỹ năng và kiến thức về
quản lý nhân sự, quản lý truyền thông và quan hệ công chúng tốt hơn nam
giới. Một nghiên cứu khác của Strøm và cộng sự (2014) sử dụng mẫu dữ liệu
của các công ty ở 73 quốc gia trong giai đoạn 1998-2008 cho thấy các thành
viên nữ trong Hội đồng quản trị giúp công ty dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn
bên ngoài từ đó nâng cao Hiệu quả hoạt động tài chính. Tuy nhiên, thành viên
nữa thường có xu hướng e ngại rủi ro và cẩn trọng hơn trong các quyết định
đầu tư và huy động vốn đầu tư. Điều này bổ trợ cho luận điểm thành viên nữ
của Hội đồng quản trị có xu hướng cắt giảm việc sử dụng Đòn bẩy tài chính
của công ty để giảm rủi ro về tài chính, điều này cho thấy có mối tương quan
âm giữa thành viên nữ và Đòn bẩy tài chính. Bài nghiên cứu này đưa ra giả
thiết rằng:
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
14
Giả thuyết 1.4: Số lượng thành viên nữ trong Hội đồng quản trị có mối tương
quan âm với Đòn bẩy tài chính.
3.3.1.5. Giám đốc điều hành kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị và Đòn bẩy
tài chính
Cơ cấu quản trị trong đó Giám đốc điều hành kiêm Chủ tịch hội đồng quản trị
có thể gây ra xung đột lợi ích vì làm giảm tính độc lập của Hội đồng quản trị
hay nói cách khác chức năng giám sát của Hội đồng quản trị bị ảnh hưởng.
Một số nghiên cứu cho rằng Chủ tịch Hội đồng quản trị không nên nắm giữ
chức Giám đốc điều hành và Chủ tịch hội đồng quản trị không nên là thành
viên trong Ban điều hành của công ty. Giám đốc điều hành không kiêm Chủ
tịch Hội đồng quản trị cho phép tách biệt rõ ràng giữa việc hoạch định và thực
thi chính sách. Nghiên cứu của Dey và cộng sự (2011) cho thấy nếu Giám đốc
điều hành kiêm Chủ tịch hội đồng quản trị thì chi phí hoạt động của công ty sẽ
tăng lên nhiều hơn, do khả năng giám sát hoạt động của Giám đốc điều hành
giảm. Nghiên cứu của Simpson và Gleason (1999) cho thấy Giám đốc điều
hành kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị làm gia tăng tập trung quyền lực, do đó
làm giảm tính hiệu quả của cơ chế giám sát trong Quản trị công ty và dẫn đến
việc sử dụng đòn bẩy dưới mức hiệu quả hoặc quá cao, tùy thuộc vào mức độ
khẩu vị rủi ro của Giám đốc điều hành kiêm nhiệm. Giả sử một công ty có
Giám đốc điều hành kiêm Chủ tịch hội đồng quản trị và một công ty không tồn
tại vấn đề kiêm nhiệm và cả hai đều chấp nhận rủi ro tương đối cao, thì Đòn
bẩy tài chính có xu hướng cao hơn ở công ty có kiêm nhiệm. Ngược lại, khi
các Giám đốc điều hành e ngại rủi ro thì Đòn bẩy tài chính có xu hướng thấp
hơn đối với các doanh nghiệp có Giám đốc điều hành kiêm Chủ tịch Hội đồng
quản trị so với các công ty không có vấn đề kiêm nhiệm. Bài nghiên cứu đưa
ra giả thuyết rằng:
Giả thuyết 1.5: Giám đốc điều hành kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị có mối
tương quan âm đến Đòn bẩy tài chính.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
15
3.3.1.6. Cơ cấu sở hữu cổ phần và Đòn bẩy tài chính
Các nghiên cứu trước cho thấy rằng cơ cấu sở hữu tập trung một mặt dẫn tới
xung đột lợi ích giữa cổ đông đa số và cổ đông thiểu số, mặt khác sở hữu tập
trung sẽ giúp thống nhất hơn trong việc định hướng, điều hành và thực thi
chính sách, mục tiêu của doanh nghiệp. Nghiên cứu của Claessens và Fan
(2002), Wiwattanakantang (1999) cho rằng cơ cấu sở hữu của một công ty có
tác động đến cơ cấu vốn của công ty. Các công ty sở hữu gia đình thường có
mức nợ vay cao so với các công ty khác. Nghiên cứu của Wiwattanakantang
(1999) cho thấy rằng cơ cấu sở hữu tập trung cổ phần có mối tương quan
dương đến Đòn bẩy tài chính. Nghiên cứu của Paligorova và Xu (2012) nhận
thấy rằng các công ty có cơ cấu tập trung về quyền sở hữu có mức đòn bẩy cao
hơn đáng kể so với các doanh nghiệp không sở hữu tập trung cổ phần. Bài
nghiên cứu giả thiết rằng:
Giả thuyết 1.6: Mức độ sở hữu cổ phần tập trung có mối tương quan dương
đến Đòn bẩy tài chính.
3.3.1.7. Sở hữu cổ phần của Ban Giám đốc và Đòn bẩy tài chính
Các nghiên cứu gần đây cho thấy mối tương quan giữa việc sở hữu cổ phần và
đòn bẩy tài chính, các nghiên cứu bao gồm Agrawal và Mandelker (1987),
Timothy và cộng sự (1999). Nghiên cứu của Agrawal và Mandelker (1987)
nghiên cứu mối quan hệ giữa số lượng cổ phiếu nắm giữ bởi Ban Giám đốc và
các quyết định đầu tư của doanh nghiệp. Nghiên cứu của Timothy và cộng sự
(1999) cho thấy có mối tương quan dương giữa việc sở hữu cổ phần của nhà
quản lí và đòn bẩy tài chính, với mẫu dữ liệu 216 công ty tại Australia trong
giai đoạn 1989-1995. Từ đó, bài nghiên cứu đề xuất rằng:
Giả thuyết 1.7: Việc sở hữu cổ phần của giám đốc có mối tương quan dương
với Đòn bẩy tài chính.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
16
3.3.2. Tác động của Quản trị công ty lên Hiệu quả hoạt động kinh doanh
Quản trị công ty là hoạt động giám sát và quản lý công ty, là quá trình xác lập
mục tiêu và thực hiện các biện pháp để đạt được các mục tiêu đó. Quản trị
công ty tốt khuyến khích các công ty tạo ra giá trị thông qua các hoạt động
nghiên cứu, phát triển, và đổi mới. Việc thiết lập và phát triển hệ thống Quản
trị công ty hiệu quả, nâng cao tính minh bạch của thông tin cung cấp giúp
nâng cao Hiệu quả hoạt động kinh doanh, tạo ra giá trị dài hạn cho công ty và
các cổ đông.
Các nghiên cứu trước đây của Connelly và cộng sự (2012), Mak và Kusnadi
(2005) cho rằng Quản trị công ty có mối tương quan đến Hiệu quả hoạt động
kinh doanh. Trong phần này, bài nghiên cứu đề xuất các giả thuyết về mối
quan hệ giữa Quản trị công ty và Hiệu quả hoạt động kinh doanh.
3.3.2.1. Quy mô Hội đồng quản trị và Hiệu quả hoạt động kinh doanh
Nghiên cứu của Anderson và cộng sự (2004) cho rằng số lượng người trong
Hội đồng quản trị đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát và quản lý Ban
giám đốc. Số lượng người trong Hội đồng quản trị có tương quan dương với
khả năng tiếp cận các nguồn lực tài chính từ bên ngoài. Một Hội đồng quản trị
với kinh nghiệm và kiến thức đa dạng trong nhiều lĩnh vực là một động lực
phát triển quan trọng của doanh nghiệp. Yermack (1996) nghiên cứu trên mẫu
dữ liệu 452 tập đoàn kinh tế lớn của Mỹ trong giai đoạn từ năm 1984 đến năm
1991, kết quả bài nghiên cứu tìm thấy có mối tương quan âm giữa số lượng
người trong Hội đồng quản trị và Hiệu quả hoạt động kinh doanh. Nghiên cứu
của Coles và các cộng sự (2008) cho thấy rằng Hiệu quả hoạt động của công
ty tăng lên cùng với quy mô Hội đồng quản trị ở các công ty lớn. Ngoài ra,
nghiên cứu của Jackling và Johl (2009) nhận thấy rằng số người trong hội
đồng quản trị có mối tương quan dương đến Hiệu quả hoạt động của các công
ty ở Ấn Độ. Nghiên cứu của Mak và Kusnadi (2005) cho thấy mối tương quan
âm giữa số người trong hội đồng quản trị và giá trị công ty, được đo bằng chỉ
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
17
số Tobin với mẫu dữ liệu là các công ty ở Malaysia và Singapore. Theo đó,
khi quy mô Hội đồng quản trị tăng lên thì hiệu suất của công ty có xu hướng
giảm đi. Số lượng thành viên hội đồng quản trị càng lớn thì khả năng liên kết
giữa các thành viên Hội đồng quản trị giảm đi, như vậy việc ra quyết định và
sự phối hợp giữa các thành viên không hiệu quả. Ngoài ra, các công ty có số
lượng thành viên Hội đồng quản trị lớn có nhiều khả năng bị kiểm soát bởi
Giám đốc điều hành. Tóm lại, bài nghiên cứu kỳ vọng có mối tương quan
dương giữa số lượng người trong Hội đồng quản trị đối với Hiệu quả hoạt
động kinh doanh.
Giả thuyết 2.1: Quy mô Hội đồng quản trị có mối tương quan dương với Hiệu
quả hoạt động kinh doanh.
3.3.2.2. Số lượng thành viên độc lập trong Hội đồng quản trị và Hiệu quả
hoạt động kinh doanh
Thành viên hội đồng quản trị độc lập đóng một vai trò quan trọng trong việc
giám sát đội ngũ quản lý của công ty. Số lượng thành viên Hội đồng quản trị
độc lập lớn có thể thu hút các nhà đầu tư đầu tư vào công ty theo nghiên cứu
của Muniandy và Hillier (2015). Các nghiên cứu trước đây chỉ ra mối tương
quan khác nhau giữa số lượng thành viên độc lập của Hội đồng quản trị và
Hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Nghiên cứu của Agrawal và
Knoeber (1996) nhận thấy rằng số lượng thành viên Hội đồng quản trị độc lập
của công ty có mối tương quan âm đến giá trị công ty thông qua việc tính toán
chỉ số Tobin trên mẫu dữ liệu các công ty tại Hoa Kỳ. Ngược lại, đối với mẫu
dữ liệu là các doanh nghiệp Ấn Độ, nghiên cứu của Jackling và Johl (2009)
nhận thấy rằng thành viên độc lập của Hội đồng quản trị có mối quan hệ tương
quan dương đến Hiệu quả hoạt động của công ty. Đối với các công ty tại
Malaysia, nghiên cứu của Haniffa và Hudaib (2006) cho thấy các thành viên
độc lập của Hội đồng quản trị không ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của
công ty. Bài nghiên cứu kì vọng số lượng thành viên độc lập của Hội đồng
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
18
quản trị sẽ thúc đẩy Hiệu quả hoạt động của công ty. Vì vậy, bài nghiên cứu
đưa ra giả thuyết rằng:
Giả thuyết 2.2: Số lượng thành viên độc lập của Hội đồng quản trị có mối
tương quan dương đối với Hiệu quả hoạt động kinh doanh.
3.3.2.3. Quy mô Ban kiểm soát và Hiệu quả hoạt động kinh doanh
Ban kiểm soát thực hiện nhiệm vụ kiểm soát nội bộ, đảm bảo tính tin cậy,
chính xác của báo cáo tài chính, đảm bảo các quy trình, quy định nội bộ của
công ty, quy định của pháp luật được tuân thủ nghiêm ngặt. Thành viên của
một ban kiểm soát phải có đủ năng lực thực hiện hoạt động giám sát. Nghiên
cứu của Aldamen và cộng sự (2012) chỉ ra Ban kiểm soát làm giảm các vấn đề
như thông tin bất đối xứng và cải thiện việc quản lý. Nghiên cứu của Klein
(2002) thấy rằng Ban kiểm soát gặp gỡ với các nhà quản lý tài chính nội bộ
của công ty và kiểm toán viên độc lập để xem xét báo cáo tài chính của công
ty, kiểm soát kế toán nội bộ và tham gia vào quá trình kiểm toán nhằm đảm
bảo chất lượng báo cáo tài chính. Tuy nhiên, nghiên cứu của Beasley (1996)
chỉ ra sự hiện diện của một ủy ban kiểm soát không làm ảnh hưởng đáng kể tới
khả năng gian lận báo cáo tài chính. Bài nghiên cứu đề xuất:
Giả thuyết 2.3: Quy mô Ban kiểm soát có mối tương quan dương đối với Hiệu
quả hoạt động kinh doanh.
3.3.2.4. Số lượng hành viên nữ trong Hội đồng quản trị và Hiệu quả hoạt
động kinh doanh
Khi tăng cường tính đa dạng trong thành viên Hội đồng quản trị sẽ dẫn đến
nhiều đổi mới và sáng tạo. Trước đây, hầu hết các thành viên Hội đồng quản
trị chủ yếu là nam. Trong những năm gần đây, nhiều ý kiến cho rằng thành
viên nữ trong Hội đồng quản trị có thể làm tăng Hiệu quả hoạt động của công
ty. Tác động của các thành viên nữ đã được nghiên cứu thực nghiệm trước
đây. Nghiên cứu của Erhardt và cộng sự (2003) xem xét mối quan hệ giữa sự
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
19
đa dạng giới tính trong Hội đồng quản trị (tỷ lệ thành viên nữ trong Hội đồng
quản trị) lên kết quả hoạt động của công ty, bài nghiên cứu cho thấy sự đa
dạng của hội đồng quản trị có mối tương quan dương đến hoạt động của công
ty. Nghiên cứu của Hutchinson và cộng sự (2015) nhận thấy rằng sự đa dạng
về giới tính của hội đồng quản trị gắn liền với kết quả hoạt động của công ty.
Theo các nghiên cứu trước đây, bài nghiên cứu đề xuất rằng:
Giả thuyết 2.4: Số lượng thành viên nữ trong Hội đồng quản trị có mối tương
quan dương đối với Hiệu quả hoạt động kinh doanh.
3.3.2.5. Giám đốc điều hành kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị và Hiệu quả
hoạt động kinh doanh
Bài nghiên cứu cho rằng các công ty có Giám đốc điều hành kiêm Chủ tịch
Hội đồng quản trị thì Hiệu quả hoạt động kém hơn so với các công ty có Giám
đốc điều hành không kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị. Vấn đề kiêm nhiệm rút
ngắn quá trình ra quyết định, giúp công ty tận dụng các cơ hội kinh doanh
trong điều kiện môi trường kinh doanh biến đổi nhanh chóng. Tuy nhiên, việc
ra quyết định nhanh chóng có thể dẫn tới kết quả không tối ưu. Giám đốc điều
hành kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiểm soát nhiều hơn các hoạt
động công ty hay tồn tại vấn đề quyền lực tập trung dẫn tới làm giảm giá trị
công ty trong dài hạn. Điển hình là sự sụp đổ của bong bóng công nghệ Enron
và Worldcom, trong đó, Giám đốc điều hành kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị
dẫn tới tập trung quyền quyết định vào người kiêm nhiệm từ đó có nhiều cơ
hội thao túng các giao dịch của công ty vì lợi ích cá nhân.
Các nghiên cứu nhằm kiểm tra ảnh hưởng của việc kiêm nhiệm Giám đốc điều
hành và Chủ tịch Hội đồng quản trị tới kết quả hoạt động của công ty đã đi
đến các kết quả khác nhau. Nghiên cứu của Boyd (1995) cho rằng tác động của
Giám đốc điều hành kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị và Hiệu quả hoạt động
kinh doanh phụ thuộc nhiều vào môi trường hoạt động của doanh nghiệp.
Nghiên cứu của Haniffa và Hudaib (2006) tìm thấy mối tương quan âm của
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
20
Giám đốc điều hành kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị đối với kết quả hoạt
động trên mẫu dữ liệu nghiên cứu là các công ty tại Malaysia. Nghiên cứu của
Chen và cộng sự (2005) cũng đưa ra kết quả tương tự đối với các công ty ở
Hồng Kông trong giai đoạn từ năm 1995 đến năm 1998. Nghiên cứu của
Bhagat và Bolton (2008) chỉ ra mối tương quan âm của vấn đề kiêm nhiệm
này và kết quả hoạt động của các công ty ở Hoa Kỳ. Bài nghiên cứu đề xuất
giả thuyết sau:
Giả thuyết 2.5: Giám đốc điều hành kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị có mối
tương quan âm đến Hiệu quả hoạt động kinh doanh.
3.3.2.6. Cơ cấu sở hữu cổ phần và Hiệu quả hoạt động kinh doanh
Sự tách biệt về quyền sở hữu và quyền quản lý đã cung cấp cơ hội cho các nhà
quản lý đưa ra các quyết định mang tính tư lợi, dẫn tới mâu thuẫn lợi ích, ảnh
hưởng đến Hiệu quả hoạt động kinh doanh. Quản trị công ty hiệu quả giúp
giám sát các nhà quản lý, giải quyết mâu thuẫn lợi ích, tối đa hoá giá trị công
ty. Nghiên cứu của Maury (2006) cho rằng sở hữu cổ phần tập trung có thể
làm giảm chi phí đại diện. Nghiên cứu của Agrawal và Knoeber (1996) cho
rằng cơ cấu sở hữu cổ phần tập trung có thể gia tăng việc giám sát và cải thiện
Hiệu quả hoạt động của công ty. Nghiên cứu của Nguyen (2011) chỉ ra rằng cơ
cấu sở hữu trong đó mức độ tập trung gia tăng có tác động nâng cao Hiệu quả
hoạt động của công ty. Nghiên cứu của Wiwattanakantang (2001) nhận thấy
rằng cơ cấu này có mối tương quan dương với kết quả hoạt động. Ngoài ra,
nghiên cứu của Prowse (1992) không tìm thấy mối tương quan giữa cơ cấu tập
trung quyền sở hữu và Hiệu quả hoạt động của các công ty Nhật Bản. Nghiên
cứu của Mak và Kusnadi (2005) báo cáo một kết quả tương tự cho các công ty
ở Malaysia và Singapore. Bài nghiên cứu đề xuất giả thuyết sau:
Giả thuyết 2.6: Cơ cấu sở hữu tập trung có mối tương quan dương với Hiệu
quả hoạt động kinh doanh.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
21
3.3.2.7. Sở hữu cổ phần của Ban Giám đốc và Hiệu quả hoạt động kinh doanh
Trong khi các cổ đông quan tâm đến việc tối đa hóa lợi nhuận của họ, các
giám đốc thì quan tâm đến lợi ích cá nhân và cơ hội nghề nghiệp trong tương
lai của họ. Điều này sẽ dẫn đến xung đột lợi ích giữa các cổ đông và ban giám
đốc, các giám đốc quan tâm đến việc đảm bảo nguồn tài chính của họ nên
trong nhiều trường hợp họ đầu tư vào các dự án không có lợi nhuận (Jensen
and Meckling, 1976; Fama, 1980; Jensen, 1993). Giám đốc sẽ đầu tư vào các
dự án mang lại lợi ích cho họ hơn là lợi ích của công ty. Nghiên cứu của
Jensen và Meckling (1976) cho rằng việc khuyến khích các giám đốc sở hữu
cổ phần công ty sẽ thúc đẩy công ty hoạt động hiệu quả, việc tăng sở hữu cổ
phần của nhà quản lý giúp làm tăng lợi ích của giám đốc và các cổ đông. Do
đó, có mối quan hệ tương quan giữa việc sở hữu của giám đốc và hiệu quả
hoạt động của công ty. Nghiên cứu của Shleifer và Vishny (1997), Becht và
cộng sự (2003) cho rằng ngoài giảm vấn đề đại diện, các giám đốc được
khuyến khích đóng góp cho công ty bởi các lý do khác như sự phát triển nghề
nghiệp và danh tiếng của họ. Các giám đốc cần xem xét tầm quan trọng của
danh tiếng và hình ảnh của họ để có cơ hội tiếp tục làm việc tương lai. Các
nghiên cứu của Weir và cộng sự (2002), Krivogorsky (2006), Kapopoulos và
Lazaretou (2007), Mangena và Tauringana (2007), Bhagat và Bolton (2008)
kết luận có mối tương quan dương giữa việc sở hữu cổ phần công ty của giám
đốc và hiệu quả hoạt động của công ty. Nghiên cứu của Owusu-Ansah (1998)
với một mẫu 49 công ty Zimbabwe năm 1994 cho thấy quyền sở hữu cổ phần
của giám đốc có mối tương quan dương đến hiệu quả hoạt động của công ty.
Ngoài ra, nghiên cứu của Mangena và Tauringana (2007) đã điều tra mối
tương quan dương giữa quyền sở hữu cổ phần của nhà quản lý và hiệu suất
công ty được đo bằng ROA và Tobin's Q trên một mẫu dữ liệu gồm 72 công ty
được niêm yết ở Zimbabwe từ 2002 đến 2004. Phát hiện của các nghiên cứu
ủng hộ quan niệm rằng là ban giám đốc có sở hữu cổ phần sẽ làm tăng lợi ích
của cổ đông và chính họ, nó dẫn đến vấn đề đại diện trong công ty giảm và tác
động tích cực đến hiệu quả hoạt động của công ty.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
22
Tuy nhiên, một số nghiên cứu của De Angelo và De Angelo (1985), Haniffa và
Hudaib (2006), Ho và Williams (2003), Lin (2002) cho thấy rằng việc sở hữu
cổ phần công ty của nhà quản lý có mối tương quan âm đến hiệu quả hoạt
động của công ty. Nghiên cứu của Lins (2000) cung cấp kết luận mối tương
quan âm giữa hiệu quả hoạt động công ty và sự sở hữu cổ phần công ty của
giám đốc, với mẫu dữ liệu gồm các công ty ở 18 thị trường mới nổi. Nghiên
cứu của Dalton và cộng sự (2003) và Sheu và Yang (2005) cho rằng không có
mối tương quan giữa việc sở hữu cổ phần của giám đốc và hiệu suất công ty,
như vậy quyền sở hữu giám đốc không ảnh hưởng đến hiệu suất của công ty.
Theo các quan điểm lý thuyết trên, quyền sở hữu cổ phần của giám đốc tăng
lợi ích cho các cổ đông, làm giảm vấn đề đại diện, dẫn đến hiệu quả hoạt động
công ty tốt hơn. Bài nghiên cứu đề xuất giả thuyết sau:
Giả thuyết 2.7: Sở hữu cổ phần của Ban Giám đốc có mối tương quan dương
với Hiệu quả hoạt động kinh doanh.
3.3.3. Tác động của Đòn bẩy tài chính lên Hiệu quả hoạt động kinh doanh
Nghiên cứu của Modigliani và Miller (1958) cho rằng cấu trúc vốn không có
liên quan trong việc xác định giá trị và Hiệu quả hoạt động của công ty. Tuy
nhiên, nghiên cứu của Agrawal và Knoeber (1996) cho rằng việc sử dụng Đòn
bẩy tài chính có thể cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh thông qua việc
giám sát công ty của các chủ nợ. Như vậy, các nghiên cứu trước đây đã cung
cấp các kết quả khác nhau về mối tương quan giữa Đòn bẩy tài chính đối với
kết quả hoạt động của công ty.
Nghiên cứu của Antoniou và cộng sự (2008) kết luận rằng có mối tương quan
âm giữa Đòn bẩy tài chính và Hiệu quả hoạt động của công ty. Nghiên cứu của
Zhang (2014) chỉ ra rằng sự thay đổi trong Đòn bẩy tài chính của công ty sẽ có
mối tương quan âm đến giá cổ phiếu. Nghiên cứu của Vithessonthi và
Tongurai (2015) nhận thấy rằng Đòn bẩy tài chính có mối tương quan âm với
kết quả hoạt động của các công ty ở Thái Lan. Các nghiên cứu này phù hợp
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
23
với quan điểm cho rằng chi phí tài chính lớn hơn lợi ích đạt được của việc tài
trợ.
Ngược lại, nghiên cứu của Margaritis và Psillaki (2010) nhận thấy rằng Đòn
bẩy tài chính có mối tương quan dương đến Hiệu quả hoạt động công ty.
Nghiên cứu của Berger và Bonaccorsi di Patti (2006) chỉ ra rằng Đòn bẩy tài
chính cao hơn hoặc tỷ lệ vốn cổ phần thấp hơn có tác động tích cực hơn đến
Hiệu quả hoạt động của công ty. Tuy nhiên, nghiên cứu của Connelly và cộng
sự (2012) không tìm thấy mối quan hệ giữa Đòn bẩy tài chính và kết quả hoạt
động của công ty.
Doanh nghiệp có đòn bẩy lớn tức đang chiếm dụng được vốn từ các đối tác
bên ngoài, trong đó chủ yếu là chủ nợ mà điển hình là các ngân hàng. Để có
thể tiếp cận được nguồn vốn từ các ngân hàng, các doanh nghiệp phải trải qua
quá trình thẩm định nghiêm ngặt về năng lực cạnh tranh, năng lực tài chính,
Hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như hiệu quả đầu tư. Đồng thời, việc sử
dụng vốn vay chịu sự giám sát chặt chẽ từ ngân hàng để đảm bảo phương án
kinh doanh, dự án đầu tư đạt hiệu quả đề ra, đảm bảo khả năng thu hồi nợ của
ngân hàng. Việc sử dụng Đòn bẩy tài chính cao hơn là một chỉ báo cho thấy
doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hiệu quả, hấp thụ được các dự án có mức
sinh lời cao. Do đó, bài nghiên cứu đề xuất giả thuyết sau:
Giả thuyết 3: Đòn bẩy tài chính có mối tương quan dương với Hiệu quả hoạt
động kinh doanh.
3.3.4. Tác động trung gian của Đòn bẩy tài chính trong mối quan hệ giữa
Quản trị công ty và Hiệu quả hoạt động kinh doanh
Bài nghiên cứu cho rằng Quản trị công ty không ảnh hưởng trực tiếp đến Hiệu
quả hoạt động kinh doanh của công ty, mà thay vào đó ảnh hưởng một cách
gián tiếp thông qua Đòn bẩy tài chính. Quản trị công ty được kì vọng có tác
động đến Đòn bẩy tài chính và Đòn bẩy tài chính có tác động đến Hiệu quả
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
24
hoạt động kinh doanh. Bài nghiên cứu đề xuất hai lý do để giải thích tại sao
Đòn bẩy tài chính có thể làm trung gian ảnh hưởng đến hiệu suất của công ty:
Thứ nhất, Quản trị công ty yếu kém có thể đi đến các quyết định tài chính,
kinh doanh không hiệu quả, cụ thể như việc sử dụng Đòn bẩy tài chính chưa ở
mức tối ưu. Đối với một phương án đầu tư có mức sinh lời tốt, việc sử dụng
Đòn bẩy tài chính làm gia tăng tỷ suất sinh lời của cổ đông so với tỷ suất sinh
lời của dự án đầu tư. Mức độ Đòn bẩy tài chính quá cao hoặc quá thấp, chưa
ở mức tối ưu, sẽ tác động đến Hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Thứ hai, khi hội đồng quản trị đánh giá và ra quyết định các khoản đầu tư của
công ty, tác động của việc Quản trị công ty đối với kết quả hoạt động phụ
thuộc vào khả năng HĐQT lựa chọn được các khoản đầu tư có hiệu quả và
tính phù hợp của phương án tài trợ. Đối với các doanh nghiệp có hệ thống
quản trị yếu kém dẫn tới các quyết định sử dụng Đòn bẩy tài chính dưới
mức/quá mức cần thiết làm giảm hiệu quả đầu tư, khả năng sinh lời cho cổ
đông của dự án đầu tư.
Với các lập luận trên, bài nghiên cứu đề xuất các giả thuyết sau đây:
Giả thuyết 4.1: Đòn bẩy tài chính làm trung gian giữa ảnh hưởng của Quy mô
Hội đồng quản trị đối với Hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Giả thuyết 4.2: Đòn bẩy tài chính làm trung gian giữa ảnh hưởng của số lượng
thành viên Hội đồng quản trị độc lập đối với Hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Giả thuyết 4.3: Đòn bẩy tài chính trung gian giữa ảnh hưởng của Quy mô Ban
kiểm soát đối với Hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Giả thuyết 4.4: Đòn bẩy tài chính làm trung gian giữa ảnh hưởng của số lượng
thành viên nữ của Hội đồng quản trị đối với Hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Giả thiết 4.5: Đòn bẩy tài chính làm trung gian giữa ảnh hưởng của sự kiêm
nhiệm chức vụ Giám đốc điều hành và Chủ tịch Hội đồng quản trị đối với
Hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
25
Giả thuyết 4.6: Đòn bẩy tài chính trung gian giữa ảnh hưởng của cơ cấu sở
hữu cổ phần đối với Hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Giả thuyết 4.7: Đòn bẩy tài chính trung gian giữa ảnh hưởng của Sở hữu cổ
phần của Ban Giám đốc với Hiệu quả hoạt động kinh doanh.
3.4. Mô hình ước lượng
3.4.1. Các biến của mô hình
Các biến trong bài này được tính dựa trên bài nghiên cứu của Umawadee
Detthamrong và cộng sự (2017). Các biến trong bài nghiên cứu được tính như
sau:
3.4.1.1. Biến phụ thuộc
Để kiểm tra các giả thuyết 1, bài nghiên cứu đo lường Đòn bẩy tài chính của
một công ty là tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản. Nghiên cứu của Margaritis và
Psillaki (2010), Vithessonthi và Tongurai (2015) đã sử dụng biến này như một
thước đo về Đòn bẩy tài chính. Để kiểm tra các giả thuyết 2-4, theo các nghiên
cứu trước đó như của Chen và cộng sự (2005), Bhabra (2007), Hiệu quả hoạt
động kinh doanh của công ty bằng lợi nhuận trên vốn cổ phần (ROE), được
tính như tỷ số thu nhập trước lãi và thuế trên vốn chủ sở hữu. Để kiểm tra tính
vững của kết quả, bài nghiên cứu cũng sử dụng ROA, được tính bằng tỷ lệ thu
nhập trước lãi và thuế trên tổng tài sản là một thay thế cho Hiệu quả hoạt động
của công ty.
3.4.1.2. Biến độc lập
Để đánh giá kết quả nghiên cứu tác động của Quản trị công ty và Hiệu quả
hoạt động, bài nghiên cứu dùng các biến về Quản trị công ty đã được các
nghiên cứu trước đây như Chen và cộng sự (2005), Nguyen (2011), Bhagat
and Bolton (2008) sử dụng: biến số lượng thành viên Hội đồng quản trị
(BD_SIZE), biến số lượng thành viên độc lập trong Hội đồng quản trị
(BD_IND), biến giả Giám đốc điều hành kiêm Chủ tịch hội đồng quản trị
(CEO_DUAL) có giá trị là 1 khi CEO kiêm chủ tịch hội đồng quản trị và 0 là
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
26
trường hợp ngược lại, biến cơ cấu sở hữu tập trung (OWN_TOP3) là tổng tỷ lệ
sở hữu của 3 cổ đông lớn nhất, (OWN_BD) là một biến giả có giá trị là 1 khi
công ty có ban giám đốc sở hữu cổ phần công ty và có giá trị là 0 với các
trường hợp khác, biến (BD_WOMEN) được tính bằng tỷ lệ số hành viên nữ
trong Hội đồng quản trị.
3.4.1.3. Biến kiểm soát
Để kiểm tra giả thuyết của bài nghiên cứu, bài nghiên cứu sử dụng một tập
hợp các biến kiểm soát. Các biến này kiểm soát các đặc điểm đặc trưng của
công ty mà có thể ảnh hưởng đến Đòn bẩy tài chính và Hiệu quả hoạt động
của công ty. Bài nghiên cứu có các biến kiểm soát sau: biến chỉ số ngành
(RETIND) được đo bằng logarithm của chỉ số giá, đo lường biến động chỉ số
tăng trưởng của từng ngành, nhằm kiểm soát mức độ tác động của ngành đến
kết quả hoạt động của công ty, và có ảnh hưởng đến các quyết định về tài
chính và một tập hợp lớn với mức độ vững chắc, biến quy mô công ty được đo
bằng tổng tài sản của công ty (LNFA), biến số năm niêm yết trên thị trường
chứng khoán (LNFAGE), biến chi đầu tư vốn (CAPEXTA), biến tỷ lệ thanh
toán hiện hành (CACL), biến tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách (MBV),
biến tỷ lệ dòng tiền hoạt động ròng trên tổng tài sản (NCFOTA), biến tỷ lệ tài
sản cố định trên tổng tài sản (PPETA), và biến khả năng sinh lời (ROA).
Chen và cộng sự (2005), García-Meca và cộng sự (2015) sử dụng biến quy
mô công ty (LNTA) được tính bằng logarithm tự nhiên của tổng tài sản. Số
năm công ty niêm yết (LNFAGE) được tính bằng logarithm tự nhiên của số
năm kể từ khi công ty được niêm yết. Số năm niêm yết là một chỉ báo cho
mức độ kinh nghiệm của công ty trong hoạt động kinh doanh của mình. Các
công ty lớn hơn có cấu trúc tổ chức, quy trình và hệ thống tổ chức tốt. Mặt
khác, các công ty mới hoặc trẻ hơn có nhiều khả năng sẽ linh hoạt trong cơ
cấu tổ chức của nó. Để kiểm soát mức độ ảnh hưởng của đầu tư công ty đối
với đòn bẩy và kết quả hoạt động của công ty, bài nghiên cứu sử dụng biến chỉ
tiêu vốn (CAPEXTA) được tính tỷ lệ chi đầu tư trên tổng tài sản. Bài nghiên
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
27
cứu sử dụng biến (MBV) được tính là tỷ lệ giữa giá trị thị trường của vốn chủ
sở hữu trên giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu nhằm để nắm bắt cơ hội đầu tư
của công ty. Tỷ lệ thanh toán hiện hành (CACL) được tính bằng tỷ lệ tài sản
ngắn hạn trên nợ ngắn hạn. Tỷ lệ thanh toán hiện hành đo lường mức độ mà
một công ty có đủ tài sản để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Các công ty có
đủ tiền mặt để hấp thụ các cú sốc về thanh khoản. Do đó, bài nghiên cứu kiểm
soát dòng tiền mặt bằng cách sử dụng NCFOTA được tính bằng tỷ số dòng
tiền thuần hoạt động trên tổng tài sản. Keefe và Yaghoubi (2016) nhận thấy
rằng dòng tiền hoạt động có mối tương quan âm đến Đòn bẩy tài chính.
Nghiên cứu của Margaritis và Psillaki (2010) xem xét tỷ số tài sản cố định
(PPETA) được tính bằng tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản, BIG4 là một
biến giả có giá trị là 1 khi công ty sử dụng dịch vụ kiểm toán của một trong
bốn công ty kiểm toán lớn nhất thế giới (KPMG, Deloitte,
PricewaterhouseCoopers và Ernst & Young) và có giá trị là 0 với các trường
hợp khác, xem xét độ tin cậy của báo cáo tài chính. Bài nghiên cứu sử dụng
chỉ số lợi nhuận ROA, được đo bằng tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế
(EBIT) trên tổng tài sản, biến này thể hiện tác động của lợi nhuận công ty đối
với đòn bẩy.
Bảng 3.1: Các biến của mô hình
Biến số Định nghĩa Công thức tính
Biến phụ thuộc
LEV Đòn bẩy tài chính Tỷ lệ tổng nợ với tổng tài sản
ROE Hiệu quả hoạt động kinh doanh Tỷ lệ lợi nhuận/ vốn cổ phần
Biến độc lập
BD_SIZE Quy mô Hội đồng quản trị
Tổng số lượng thành viên
trong Hội đồng quản trị
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
28
Biến số Định nghĩa Công thức tính
BD_IND
CEO_DUAL
Số thành viên độc lập trong
Hội đồng quản trị
Giám đốc điều hành kiêm
Chủ tịch Hội đồng quản trị
Tỷ lệ thành viên độc lập trong
hội đồng quản trị
Biến giả có giá trị là 1 khi
Giám đốc điều hành kiêm Chủ
tịch Hội đồng quản trị và 0 là
trường hợp ngược lại
Cơ cấu sở hữu cổ phần tập
OWN_TOP3
trung
Việc sở hữu cổ phần của ban
OWN_BD
giám đốc
Tổng tỷ lệ sở hữu của 3 cổ
đông lớn nhất
Biến giả có giá trị là 1 khi
công ty có ban giám đốc sở
hữu cổ phần công ty và có giá
trị là 0 với các trường hợp
khác.
Số lượng người trong Ban
BD_AUDIT Quy mô Ban kiểm soát
kiểm soát
Số thành viên nữ trong Hội
BD_WOMEN
đồng quản trị
Tỷ lệ số thành viên nữ trong
hội đồng quản trị
Biến kiểm soát
RETIND Chỉ số ngành Logarithm của chỉ số giá
LNTA Quy mô công ty Logarithm tổng tài sản công ty
LNFAGE
Số năm niêm yết trên thị Logarithm số năm niêm yết trên
trường chứng khoán thị trường chứng khoán
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
29
Biến số Định nghĩa Công thức tính
CAPEXTA Chi đầu tư vốn Tỷ lệ chi đầu tư trên tổng tài sản
CACL Tỷ lệ thanh toán hiện hành
Tỷ lệ tài sản ngắn hạn trên nợ
ngắn hạn
MBV
Tỷ lệ giá trị thị trường trên Tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị
giá trị sổ sách sổ sách
NCFOTA
Tỷ lệ dòng tiền hoạt động Tỷ lệ dòng tiền hoạt động ròng
ròng trên tổng tài sản trên tổng tài sản
PPETA
Tỷ lệ tài sản cố định trên Tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài
tổng tài sản sản
Biến giả có giá trị là 1 khi công ty
sử dụng dịch vụ kiểm toán của
Danh tiếng công ty kiểm
một trong bốn công ty kiểm toán
BIG4 lớn nhất thế giới và có giá trị là 0
toán độc lập
với các trường hợp khác. Bốn
Công ty kiểm toán bao gồm
KPMG, Deloitte, PwC, và E&Y
ROA Khả năng sinh lời Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản
3.4.2. Mô hình ước lượng
Để kiểm tra các giả thuyết 1.1-1.7, đánh giá tác động của việc Quản trị công ty
đối với Đòn bẩy tài chính, bài nghiên cứu ước tính một loạt các Phương trình
(1) sử dụng phương pháp ước lượng tác động cố định (Fixed Effects) như sau:
LEVi,t= + CGi,t-1 + Zi,t-1 + i + t + (1)
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
30
Trong đó LEVi,t là tỷ số giữa tổng nợ với tổng tài sản của công ty i tại thời
điểm t. Bài nghiên cứu sử dụng LEV để đo Đòn bẩy tài chính của công ty. CG
là một vector của các về Quản trị công ty của công ty (số lượng người trong
hội đồng quản trị, thành viên độc lập trong hội đồng quan trị, số lượng người
trong ban kiểm soát, thành viên hội đồng quản trị là nữ, giám đốc điều hành
kiêm chủ tịch hội đồng quản trị, cơ cấu sở hữu cổ phần và danh tiếng công ty
kiểm toán). Z là một vector của các biến kiểm soát mức độ công ty; ni là tác
động cố định đặc trưng công ty, để kiểm soát các bất thường của công ty và
tính không đồng nhất về thời gian; t là hiệu ứng cố định thời gian, để kiểm soát
thời gian không được quan sát cho tất cả các công ty trong mẫu dữ liệu nghiên
cứu.
Để kiểm tra các giả thuyết 2.1-2.7 dự báo hiệu quả của việc Quản trị công ty
đối với kết quả hoạt động của công ty, bài nghiên cứu ước tính một loạt các
phương trình ước lượng (2) sử dụng phương pháp ước lượng tác động cố định
(Fixed Effects) như sau:
ROEi,t= + CGi,t-1 + Zi,t-1 + i + t + (2)
Trong đó ROEi,t là tỷ số thu nhập trước lãi và thuế trên vốn cổ phần của công
ty i tại thời điểm t. Bài nghiên cứu sử dụng ROE để đo lường Hiệu quả hoạt
động của công ty. CG là một vector của các biến Quản trị công ty của công ty.
Z là một vector của các biến kiểm soát mức độ công ty; i là hiệu ứng cố định
về cong ty; t là hiệu ứng thời gian cố định
Để kiểm tra giả thuyết 3, dự đoán tác động của Đòn bẩy tài chính đối với kết
quả hoạt động của công ty, bài nghiên cứu ước lượng phương trình (3) bằng
cách sử dụng phương pháp ước lượng tác động cố định (Fixed Effects) như
sau:
ROEi,t= + LEVi,t-1 + Zi,t-1 + i + t + (3)
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
31
Trong đó ROEi,t là tỷ số thu nhập trước khi lãi và thuế trên vốn cổ phần của
công ty i tại thời điểm t. Tất cả các biến khác được định nghĩa như trên.
Để kiểm tra các giả thuyết 4.1-4.7, dự đoán tác động của Quản trị công ty và
Đòn bẩy tài chính đối với kết quả hoạt động của công ty, bài nghiên cứu ước
tính một loạt các Phương trình (4) sử dụng phương pháp ước lượng tác động
cố định (Fixed Effects) như sau:
ROEi,t= + CGi,t-1 + LEVi,t-1 + Zi,t-1 + i + t + (4)
Trong đó biến phụ thuộc là ROEi,t. Các biến khác được định nghĩa như trên.
Bài nghiên cứu sử dụng kiểm định Hausman để quyết định xem phương pháp
tác động cố định (Fixed Effects) hoặc tác động ngẫu nhiên (Random effect)
phù hợp hơn. Kết quả của các kiểm định Hausman cho thấy rằng các phương
pháp tác động cố định (Fixed Effects) được ưa thích hơn so với phương pháp
tác động ngẫu nhiên (Random effect).
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
32
PHẦN 4: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
4.1. Mô tả thống kê
Bảng 4.1 trình bày số liệu thống kê mô tả các biến được sử dụng trong bài nghiên
cứu với 1.595 mẫu quan sát của công ty trong giai đoạn 2009-2016. Giá trị trung
bình của biến BD_SIZE là 5,42 (1,43), giá trị cao nhất của biến BD_SIZE là 11
người, giá trị thấp nhất là 3 người. Giá trị của biến BD_Women là 0,14 lần (0,17),
giá trị trung bình của ROE là 0,18 lần (0,16), trong khi đó, giá trị trung bình của
ROA là 0,08 (0,08). Giá trị bình của Đòn bẩy tài chính LEV là 0,57 lần (0,20), điều
này cho thấy rằng trung bình các công ty ở Việt Nam không sử dụng Đòn bẩy tài
chính quá cao.
Bảng 4.1: Thống kê các yếu tố Quản trị công ty và Hiệu quả hoạt động
Với các dữ liệu lấy từ bảng báo cáo tài chính của công ty trong khoảng thời gian từ 2009 đến 2016,
với mỗi công ty nằm tyrong mỗi ngành khác nhau. Thể hiện các biến liên quan đến Quản trị công
ty, Hiệu quả hoạt động của công ty (ROE), Đòn bẩy tài chính (LEV)
Mean Median Maximum Minimum Std. Dev.
RETIND -0,21 -0,30 0,85 -0,86 0,46
LNTA 14,40 14,32 19,01 9,35 1,12
LNFAGE 1,24 1,39 2,77 0,00 0,80
CAPETAX 0,16 0,03 19,38 0,00 1,65
CACL 1,85 1,31 19,66 0,02 1,66
MBV 1,33 1,00 20,15 0,05 1,49
NCFOTA 0,04 0,03 0,76 -0,88 0,13
PPETA 0,27 0,21 0,90 0,01 0,22
LEV 0,57 0,60 0,89 0,01 0,20
BD_SIZE 5,42 5,00 11,00 3,00 1,43
BD_IND 0,52 0,60 0,86 0,00 0,24
BD_AUDIT 2,63 3,00 4,00 2,00 0,49
BD_WOMEN 0,14 0,11 0,84 0,00 0,17
CEO_DUAL 0,19 0,00 1,00 0,00 0,39
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
33
Mean Median Maximum Minimum Std. Dev.
BIG4 0,39 0,00 1,00 0,00 0,49
OWN_BD 0,54 1,00 1,00 0,00 0,49
ROE 0,18 0,17 0,89 -0,73 0,16
ROA 0,08 0,05 0,69 -0,33 0,08
4.2. Ma trận hệ số tương quan
Bảng 4.2 thể hiện kết quả phân tích tương quan, các hệ số tương quan giữa các biến
độc lập và các biến kiểm soát dưới 0,50 nên không xảy vấn đề đa cộng tuyến. Biến
ROE và ROA có mối tương quan cao (r = 0,73), do đó, chỉ ra rằng hai biến này có
thể được sử dụng gần như thay thế cho nhau để thể hiện Hiệu quả hoạt động của
công ty.
Khi xem xét các hệ số tương quan giữa Đòn bẩy tài chính và các biến số Quản trị
công ty, kết quả bài nghiên cứu nhận thấy rằng các biến này phù hợp với các giả
thuyết của bài nghiên cứu. Ngoài ra, khi xem xét các hệ số tương quan giữa Hiệu
quả hoạt động kinh doanh của công ty và các biến Quản trị công ty, bài nghiên cứu
cũng thấy rằng các dấu hiệu nói chung phù hợp với các giả thuyết của bài nghiên
cứu với ý nghĩa thống kê tương đối nhỏ. Mối quan hệ giữa biến nghiên cứu
BD_SIZE và biến nghiên cứu ROE là có mối tương quan dương, đồng thời, mối
quan hệ giữa số lượng thành viên Hội đồng quản trị BD_SIZE và ROA cũng có mối
tương quan dương.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
34
Bảng 4.2: Ma trận hệ số tương quan
Probability 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18
1. BD_SIZE 1,00
2. BD_IND -0,10*** 1,00
3. BD_AUDIT 0,35*** 0,00 1,00
4. BD_WOMEN 0,08*** 0,03 0,00 1,00
5. CEO_DUAL 0,05* -0,16*** 0,00 0,14*** 1,00
6. OWN_TOP3 -0,11*** 0,06*** 0,00 -0,10*** -0,17*** 1,00
7. BIG4 0,14*** 0,09*** 0,08*** 0,10*** -0,02 0,10*** 1,00
8. LNTA 0,21*** 0,12*** 0,22*** 0,02 -0,06*** 0,08*** 0,37*** 1,00
9. LNFAGE 0,21*** 0,10*** 0,53*** 0,03 -0,11*** 0,01 0,18*** 0,24*** 1,00
10. RETIND -0,18*** 0,06*** -0,41*** 0,00 -0,02 0,02 -0,07*** -0,11*** -0,24*** 1,00
11. CAPETAX -0,04* 0,01 -0,02 0,18*** 0,03 -0,08*** -0,07* -0,19*** -0,05** -0,006 1,00
12. CACL 0,00 0,01 0,01 0,11*** 0,13*** -0,08*** 0,05** -0,04 0,01 -0,03 -0,01 1,00
13. MBV 0,06*** 0,02 -0,02 -0,02 0,01 0,15*** 0,11*** 0,17*** -0,15*** 0,00 -0,01 0,07*** 1,00
14. NCFOTA 0,04 0,05** 0,04* -0,06*** -0,06*** 0,12*** 0,01 -0,01 0,03 -0,01 0,04 -0,04* 0,15*** 1,00
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
35
15.PPETA 0,10*** 0,02 -0,07*** -0,06*** -0,21*** 0,22*** -0,04* 0,04** -0,03 0,07*** 0,05 -0,17*** 0,01 0,23*** 1,00
16.ROE -0,07*** -0,04** -0,24*** -0,07*** 0,02 0,06*** -0,02 -0,05** -0,25*** 0,12*** 0,07*** -0,06* 0,25*** 0,21*** -0,05** 1,00
17.ROA 0,06*** 0,03 -0,15*** 0,02 -0,01 0,03 0,04* -0,08*** -0,12*** 0,07*** 0,08*** 0,13*** 0,31*** 0,34*** 0,03 0,73** 1,00
18.LEV -0,12*** -0,08*** -0,02 -0,15*** -0,05** 0,04 -0,12*** 0,06** -0,04* 0,00 -0,027 -0,54*** -0,15*** -0,10*** -0,03 0,00 -0,40*** 1,00
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
36
4.3. Những tác động của hoạt động Quản trị công ty đối với Đòn bẩy tài chính
Trong phần này, bài nghiên cứu trình bày các kết quả thực nghiệm về mối tương
quan của các yếu tố Quản trị công ty đối với Đòn bẩy tài chính. Bảng 4.3 trình bày
kết quả hồi quy theo phương pháp ước lượng tác động cố định (Fixed Effects) với
biến phụ thuộc trong phương trình hồi quy là Đòn bẩy tài chính (LEV). Kết quả mô
hình (1) cho thấy quy mô công ty (LNTA) có mối tương quan dương với Đòn bẩy
tài chính, hệ số hồi quy lần lượt là 0.0011 (mức ý nghĩa 1%) và 0.015 (mức ý nghĩa
1%). Các yếu tố như tỷ lệ thanh toán hiện hành (CACL), tỷ lệ tài sản cố định trên
tổng tài sản (PPETA), danh tiếng công ty kiểm toán (BIG4) và khả năng sinh lời
(ROA) có mối tương quan âm với Đòn bẩy tài chính.
Để kiểm tra ảnh hưởng trực tiếp của Quản trị công ty lên Đòn bẩy tài chính, bài
nghiên cứu thêm các biến về yếu tố Quản trị công ty để kiểm định giả thuyết, các
biến nghiên cứu bao gồm biến số lượng thành viên hội đồng quản trị (BD_SIZE),
biến thành viên hội đồng quản trị độc lập (BD_IND), biến số lượng người trong ban
kiểm soát (BD_AUDIT), biến thành viên hội đồng quản trị là nữ (BD_WOMEN),
biến giám đốc điều hành kiêm chủ tịch hội đồng quan trị (CEO_DUAL), biến cơ
cấu sở hữu tập trung của 3 cổ đông lớn nhất (OWN_TOP3) và biến sở hữu cổ phần
của Ban giám đốc (OWN_BD) trong Mô hình (2).
Với kết quả trong bảng 4.3, các hệ số hồi quy về quy mô công ty (LNTA), tỷ số
thanh toán hiện hành (CACL), khả năng sinh lời trên tổng tài sản (ROA), tỷ lệ tài
sản cố định trên tổng tài sản (PPETA) đều có ý nghĩa thống kê. Hệ số hồi quy về tỷ
số thanh toán hiện hành (CACL), khả năng sinh lời trên tổng tài sản (ROA), tỷ lệ tài
sản cố định trên tổng tài sản (PPETA) có mối tương quan âm với Đòn bẩy tài chính,
trong khi đó hệ số hồi quy của biến số quy mô công ty (LNTA) có mối tương quan
dương với Đòn bẩy tài chính. Các hệ số hồi quy liên quan đến yếu tố Quản trị công
ty như số lượng thành viên hội đồng quản trị (BD_SIZE), biến số lượng thành viên
độc lập trong hội đồng quản trị (BD_IND), biến số lượng người trong ban kiểm soát
(BD_AUDIT), biến tỷ lệ số thành viên nữ trong ban hội đồng quản trị
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
37
(BD_WOMEN), cơ cấu sở hữu tập trung (OWN_TOP3) đều có mối tương quan âm
đến Đòn bẩy tài chính. Như vậy, kết quả thực nghiệm đã hỗ trợ giả thuyết 1.3 quy
mô Ban kiểm soát có mối tương quan âm với Đòn bẩy tài chính, các yếu tố quản trị
còn lại đều không hỗ trợ cho các giả thuyết mà bài nghiên cứu đưa ra. Những phát
hiện này phù hợp với một số nghiên cứu của Berger và cộng sự (1997) cho thấy
rằng số lượng người trong Hội đồng quản trị có mối tương quan âm đến Đòn bẩy tài
chính của công ty, nghiên cứu của Chang và cộng sự (2014) cho rằng thành viên nữ
trong hội đồng quản trị cố gắng giảm Đòn bẩy tài chính của công ty để giảm rủi ro
về tài chính, thể hiện mối tương quan âm giữa thành viên nữ trong Hội đồng quản
trị và Đòn bẩy tài chính.
Bảng 4.3: Tác động đến Đòn bẩy tài chính
Trình bày kết quả theo phương pháp hồi quy Fixed Effects. Biến phụ thuộc là Đòn bẩy tài
chính (LEV), được tính là tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản. Tất cả các biến giải thích đều có
độ trễ là 1. Kí hiệu ***,** và * tương ứng với các mức ý nghĩa 1%,5%, và 10%.
LEV
C 0,624*** 0,675***
(0,0000) (0,0000)
RETIND(-1) -0,0006 -0,003
(0,4784) (0,7101)
LNTA(-1) 0,0011*** 0,015***
(0,0042) (0,0001)
LNFAGE(-1) -0,0018*** -0,009
(0,0007) (0,1167)
CAPETAX(-1) 0,0005 0,0053
(0,8842) (0,1714)
CACL(-1) -0,053*** -0,051***
(0,0000) (0,0000)
MBV(-1) -0,0039 -0,0041
(0,1644) (0,1014)
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
38
NCFOTA(-1) -0,029 -0,035
(0,346) (0,2610)
PPETA(-1) -0,089*** -0,100***
(0,0000) (0,0000)
BIG4(-1) -0,034*** -0,031***
(0,0001) (0,0000)
ROA(-1) -0,708*** -0,705***
(0,0000) (0,0000)
BD_SIZE(-1) -0,008***
(0,0041)
BD_IND(-1) -0,050***
(0,0026)
BD_AUDIT(-1) -0,064*
(0,0591)
BD_WOMEN(-1) -0,093***
(0,0001)
CEO_DUAL(-1) -0,0109
(0,2953)
OWN_TOP3(-1) 0,046**
(0,0148)
OWN_BD -0,0108
(0,1791)
R
2
0,36 0,38
F-statistic 90,89*** 58,40***
Số quan sát 1595 1595
4.4. Những tác động của Quản trị công ty và Đòn bẩy tài chính đối với Hiệu
quả hoạt động của công ty
Trong phần này, bài nghiên cứu xem xét tác động của việc Quản trị công ty và Đòn
bẩy tài chính đối với Hiệu quả hoạt động của công ty. Bảng 4.4 trình bày các kết
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
39
quả hồi quy theo phương pháp ước lượng tác động cố định, biến phụ thuộc là tỷ suất
sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE). Kết quả hồi quy cho thấy biến quy mô công ty
(LNTA), biến số năm niêm yết (LNAGE), biến tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản
(PPETA) có mối tương quan âm đến Hiệu quả hoạt động của công ty. Các biến giá
trị sổ sách trên giá trị thị trường (MBV), biến chi đầu tư vốn (CAPEXTA) và biến tỷ
suất dòng tiền hoạt đồng thuần trên tổng tài sản (NCFOTA) có mối tương quan
dương đến Hiệu quả hoạt động của công ty. Như vậy, mối tương quan âm của quy
mô công ty đối với Hiệu quả hoạt động của công ty là không phù hợp với các
nghiên cứu trước đó (nghiên cứu của Elsayed (2007)).
Để kiểm tra hiệu quả trực tiếp tác động của Quản trị công ty đối với Hiệu quả hoạt
động của công ty, bài nghiên cứu thêm các biến như biến số lượng thành viên hội
đồng quản trị (BD_SIZE), biến thành viên hội đồng quản trị độc lập (BD_IND),
biến số lượng người trong ban kiểm soát (BD_AUDIT), biến giám đốc điều hành
kiêm chủ tịch hội đồng quản trị (CEO_DUAL), biến cơ cấu sở hữu tập trung của 3
cổ đông lớn nhất (OWN_TOP3) và biến sở hữu cổ phần của Ban Giám đốc
(OWN_BD) trong Mô hình (2). Theo kết quả hồi quy, biến số lượng thành viên hội
đồng quản trị (BD_SIZE), biến thành viên hội đồng quản trị độc lập (BD_IND),
biến số lượng người trong ban kiểm soát (BD_AUDIT), biến giám đốc điều hành
kiêm chủ tịch hội đồng quản trị (CEO_DUAL) , biến cơ cấu sở hữu tập trung của 3
cổ đông lớn nhất (OWN_TOP3) và biến sở hữu cổ phần của Ban Giám đốc
(OWN_BD) đều không có ý nghĩa thống kê, chỉ có hệ số hồi quy của biến số lượng
thành viên nữ trong hội đồng quản trị có ý nghĩa thống kê với hệ số tương quan là -
0.059 (mức ý nghĩa 5%). Các biến kiểm soát như biến quy mô công ty (LNTA),
biến số năm niêm yết (LNAGE), biến tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản (PPETA)
có mối tương quan âm đến Hiệu quả hoạt động của công ty; các biến giá trị sổ sách
trên giá trị thị trường (MBV), biến chi đầu tư vốn (CAPEXTA) và biến tỷ suất dòng
tiền hoạt đồng thuần trên tổng tài sản (NCFOTA) có mối tương quan dương đến
Hiệu quả hoạt động của công ty. Như vậy các kết quả hồi quy này không hỗ trợ các
giả thuyết từ 2.1 đến 2.7.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
40
Để kiểm tra hiệu quả trực tiếp của Đòn bẩy tài chính đối với kết quả hoạt động của
công ty, bài nghiên cứu bổ sung Đòn bẩy tài chính (LEV) như là một biến độc lập
trong Mô hình (3). Hệ số của LEV là 0.025 và không có ý nghĩa thống kê, cho thấy
mức tăng Đòn bẩy tài chính không tương quan với Hiệu quả hoạt động của công ty
trong mẫu nghiên cứu này. Phát hiện này không hỗ trợ thực nghiệm cho giả thuyết 3
dự đoán mối tương quan dương giữa Đòn bẩy tài chính và hiệu suất công ty. Tuy
nhiên, phát hiện này trái ngược với các nghiên cứu trước đây của Chen và cộng sự
(2005), Seifert và cộng sự (2005) ,các nghiên cứu chỉ ra có mối quan hệ tương quan
âm giữa Đòn bẩy tài chính và Hiệu quả hoạt động của công ty. Các biến kiểm soát
như biến quy mô công ty (LNTA), biến số năm niêm yết (LNAGE), biến tỷ lệ tài
sản cố định trên tổng tài sản (PPETA) vẫn có mối tương quan âm đến Hiệu quả hoạt
động của công ty; các biến giá trị sổ sách trên giá trị thị trường (MBV), biến chi đầu
tư vốn (CAPEXTA) và biến tỷ suất dòng tiền hoạt đồng thuần trên tổng tài sản
(NCFOTA) có mối tương quan dương đến Hiệu quả hoạt động của công ty.
Bảng 4.4: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty
Bảng này trình bày kết quả hồi quy về Hiệu quả hoạt động của công ty (ROE). Biến phụ
thuộc là ROE được tính là tỷ số thu nhập trước lãi và thuế trên vốn chủ sở hữu. Tất cả các
biến giải thích là có độ trễ là 1. Phương pháp ước lượng Fixed Effects được sử dụng trong
tất cả các phương trình hồi quy. Ký hiệu trong dấu ngoặc đơn. *, **, và *** thể hiện ý
nghĩa thống kê ở mức 10%, 5%, và 1%.
ROE
(1) (2) (3) (4)
C 0,376*** 0,375*** 0,312*** 0,365***
(0,0000) (0,0001) (0,0000) (0,0002)
RETIND(-1) 0,005 0,006 0,005 0,007
(0,5812) (0,4807) (0,5677) (0,4806)
LNTA(-1) -0,010*** -0,008** -0,009*** -0,009**
(0,0047) (0,0117) (0,0031) (0,0110)
LNFAGE(-1) -0,016*** -0,014** -0,015*** -0,0144**
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
41
(0,0047) (0,0150) (0,0070) (0,0139)
CAPETAX(-1) 0,007** 0,011*** 0,0078** 0,010***
(0,0274) (0,0029) (0,0255) (0,0025)
CACL(-1) -0,010 -0,009 -0,007 -0,007
(0,0000) (0,0000) (0,0040) (0,0047)
MBV(-1) 0,025*** 0,025*** 0,026*** 0,025***
(0,0000) (0,0000) (0,0000) (0,0000)
NCFOTA(-1) 0,290*** 0,285*** 0,294*** 0,289***
(0,0000) (0,0000) (0,0000) (0,0000)
PPETA(-1) -0,079*** -0,086*** -0,076*** -0,084***
(0,0000) (0,0000) (0,0000) (0,0000)
BIG4(-1) 0,004 0,005 0,006 0,0063
(0,5371) (0,4805) (0,4123) (0,4016)
BD_SIZE(-1) 0,003 0,003
(0,2497) (0,2012)
BD_IND(-1) -0,024 -0,023
(0,1091) (0,1393)
BD_AUDIT(-1) -0,028 -0,027
(0,3687) (0,3683)
BD_WOMEN(-1) -0,059*** -0,057***
(0,0056) (0,0085)
CEO_DUAL(-1) 0,008 0,0083
(0,3918) (0,3872)
OWN_TOP3(-1) 0,026 0,0255
(0,1360) (0,1460)
OWN_BD(-1) -0,00812 -0,007
(0,2739) (0,3882)
LEV(-1) 0,034 0,025
(0,1333) (0,2771)
R2 0,20 0,21 0,20 0,21
F-statistic 27,55*** 19,56*** 25,99*** 19,57***
Quản Trị Công Ty, Đòn Bẩy Tài Chính Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh.doc
Quản Trị Công Ty, Đòn Bẩy Tài Chính Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh.doc
Quản Trị Công Ty, Đòn Bẩy Tài Chính Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh.doc
Quản Trị Công Ty, Đòn Bẩy Tài Chính Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh.doc
Quản Trị Công Ty, Đòn Bẩy Tài Chính Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh.doc
Quản Trị Công Ty, Đòn Bẩy Tài Chính Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh.doc
Quản Trị Công Ty, Đòn Bẩy Tài Chính Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh.doc
Quản Trị Công Ty, Đòn Bẩy Tài Chính Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh.doc
Quản Trị Công Ty, Đòn Bẩy Tài Chính Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh.doc
Quản Trị Công Ty, Đòn Bẩy Tài Chính Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh.doc
Quản Trị Công Ty, Đòn Bẩy Tài Chính Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh.doc
Quản Trị Công Ty, Đòn Bẩy Tài Chính Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh.doc
Quản Trị Công Ty, Đòn Bẩy Tài Chính Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh.doc
Quản Trị Công Ty, Đòn Bẩy Tài Chính Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh.doc
Quản Trị Công Ty, Đòn Bẩy Tài Chính Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh.doc
Quản Trị Công Ty, Đòn Bẩy Tài Chính Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh.doc
Quản Trị Công Ty, Đòn Bẩy Tài Chính Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh.doc
Quản Trị Công Ty, Đòn Bẩy Tài Chính Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh.doc
Quản Trị Công Ty, Đòn Bẩy Tài Chính Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh.doc
Quản Trị Công Ty, Đòn Bẩy Tài Chính Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh.doc
Quản Trị Công Ty, Đòn Bẩy Tài Chính Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh.doc
Quản Trị Công Ty, Đòn Bẩy Tài Chính Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh.doc
Quản Trị Công Ty, Đòn Bẩy Tài Chính Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh.doc
Quản Trị Công Ty, Đòn Bẩy Tài Chính Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh.doc

More Related Content

Similar to Quản Trị Công Ty, Đòn Bẩy Tài Chính Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh.doc

Similar to Quản Trị Công Ty, Đòn Bẩy Tài Chính Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh.doc (20)

Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh Đại Lý Nông Sản Hoàng Kỳ.doc
Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh Đại Lý Nông Sản Hoàng Kỳ.docXây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh Đại Lý Nông Sản Hoàng Kỳ.doc
Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh Đại Lý Nông Sản Hoàng Kỳ.doc
 
Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty đầu tư Cửu Long, 9 điểm...
Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty đầu tư Cửu Long, 9 điểm...Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty đầu tư Cửu Long, 9 điểm...
Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty đầu tư Cửu Long, 9 điểm...
 
Luận Văn Tác Động Của Đòn Bẩy Đến Đầu Tư Của Công Ty Ngành Thực Phẩm.doc
Luận Văn Tác Động Của Đòn Bẩy Đến Đầu Tư Của Công Ty Ngành Thực Phẩm.docLuận Văn Tác Động Của Đòn Bẩy Đến Đầu Tư Của Công Ty Ngành Thực Phẩm.doc
Luận Văn Tác Động Của Đòn Bẩy Đến Đầu Tư Của Công Ty Ngành Thực Phẩm.doc
 
Luận văn Tác Động Của Phong Cách Lãnh Đạo, Sự Không Rõ Ràng Trong Công Việc Đ...
Luận văn Tác Động Của Phong Cách Lãnh Đạo, Sự Không Rõ Ràng Trong Công Việc Đ...Luận văn Tác Động Của Phong Cách Lãnh Đạo, Sự Không Rõ Ràng Trong Công Việc Đ...
Luận văn Tác Động Của Phong Cách Lãnh Đạo, Sự Không Rõ Ràng Trong Công Việc Đ...
 
Khóa luận Phân Tích Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty sản xuất bao bì Hùng Đức....
Khóa luận Phân Tích Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty sản xuất bao bì Hùng Đức....Khóa luận Phân Tích Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty sản xuất bao bì Hùng Đức....
Khóa luận Phân Tích Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty sản xuất bao bì Hùng Đức....
 
Nghiên cứu lý thuyết về Quản trị công ty vào giảng dạy và biên soạn giáo trìn...
Nghiên cứu lý thuyết về Quản trị công ty vào giảng dạy và biên soạn giáo trìn...Nghiên cứu lý thuyết về Quản trị công ty vào giảng dạy và biên soạn giáo trìn...
Nghiên cứu lý thuyết về Quản trị công ty vào giảng dạy và biên soạn giáo trìn...
 
Tác Động Của Xuất Nhập Khẩu Đến Nguồn Thu Thuế Tại Các Quốc Gia Đang Phát Tri...
Tác Động Của Xuất Nhập Khẩu Đến Nguồn Thu Thuế Tại Các Quốc Gia Đang Phát Tri...Tác Động Của Xuất Nhập Khẩu Đến Nguồn Thu Thuế Tại Các Quốc Gia Đang Phát Tri...
Tác Động Của Xuất Nhập Khẩu Đến Nguồn Thu Thuế Tại Các Quốc Gia Đang Phát Tri...
 
Giải Pháp Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì...
Giải Pháp Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì...Giải Pháp Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì...
Giải Pháp Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Bao Bì...
 
Luận Văn Tác Động Của Việc Đa Dạng Hoá Đầu Tư Ra Nước Ngoài Đến Giá Trị Công ...
Luận Văn Tác Động Của Việc Đa Dạng Hoá Đầu Tư Ra Nước Ngoài Đến Giá Trị Công ...Luận Văn Tác Động Của Việc Đa Dạng Hoá Đầu Tư Ra Nước Ngoài Đến Giá Trị Công ...
Luận Văn Tác Động Của Việc Đa Dạng Hoá Đầu Tư Ra Nước Ngoài Đến Giá Trị Công ...
 
Hoạt động marketing của công ty đầu tư phát triển nội thất Hưng Thịnh.doc
Hoạt động marketing của công ty đầu tư phát triển nội thất Hưng Thịnh.docHoạt động marketing của công ty đầu tư phát triển nội thất Hưng Thịnh.doc
Hoạt động marketing của công ty đầu tư phát triển nội thất Hưng Thịnh.doc
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP QUẢN TRỊ KINH DOANH.docx
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP QUẢN TRỊ KINH DOANH.docxBÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP QUẢN TRỊ KINH DOANH.docx
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP QUẢN TRỊ KINH DOANH.docx
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Phi Tuyến Giữa Quản Trị Vốn Luân Chuyển Và Hiệu Quả Hoạt...
Luận Văn Mối Quan Hệ Phi Tuyến Giữa Quản Trị Vốn Luân Chuyển Và Hiệu Quả Hoạt...Luận Văn Mối Quan Hệ Phi Tuyến Giữa Quản Trị Vốn Luân Chuyển Và Hiệu Quả Hoạt...
Luận Văn Mối Quan Hệ Phi Tuyến Giữa Quản Trị Vốn Luân Chuyển Và Hiệu Quả Hoạt...
 
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Tri Thức Tại Công Ty Cổ Phần Vng.doc
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Tri Thức Tại Công Ty Cổ Phần Vng.docLuận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Tri Thức Tại Công Ty Cổ Phần Vng.doc
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Tri Thức Tại Công Ty Cổ Phần Vng.doc
 
Luận Văn Ứng Dụng Mô Hình Năng Lực Để Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Nhân Sự.doc
Luận Văn Ứng Dụng Mô Hình Năng Lực Để Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Nhân Sự.docLuận Văn Ứng Dụng Mô Hình Năng Lực Để Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Nhân Sự.doc
Luận Văn Ứng Dụng Mô Hình Năng Lực Để Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Nhân Sự.doc
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Báo Cáo Kiểm Toán Đến Thị Giá Cổ Phiếu.doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Báo Cáo Kiểm Toán Đến Thị Giá Cổ Phiếu.docLuận Văn Ảnh Hưởng Báo Cáo Kiểm Toán Đến Thị Giá Cổ Phiếu.doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Báo Cáo Kiểm Toán Đến Thị Giá Cổ Phiếu.doc
 
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Hỗ Trợ Tài Chính Đến Tăng Trưởng Của Doanh N...
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Hỗ Trợ Tài Chính Đến Tăng Trưởng Của Doanh N...Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Hỗ Trợ Tài Chính Đến Tăng Trưởng Của Doanh N...
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Hỗ Trợ Tài Chính Đến Tăng Trưởng Của Doanh N...
 
Luận Văn Quyết Định Đầu Tư Và Tính Thanh Khoản của Cổ Phiếu Của Các Công Ty N...
Luận Văn Quyết Định Đầu Tư Và Tính Thanh Khoản của Cổ Phiếu Của Các Công Ty N...Luận Văn Quyết Định Đầu Tư Và Tính Thanh Khoản của Cổ Phiếu Của Các Công Ty N...
Luận Văn Quyết Định Đầu Tư Và Tính Thanh Khoản của Cổ Phiếu Của Các Công Ty N...
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ P...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ P...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ P...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ P...
 
Phân tích hoạt động quản trị bán hàng tại công ty văn phòng phẩm khắc dấu sao...
Phân tích hoạt động quản trị bán hàng tại công ty văn phòng phẩm khắc dấu sao...Phân tích hoạt động quản trị bán hàng tại công ty văn phòng phẩm khắc dấu sao...
Phân tích hoạt động quản trị bán hàng tại công ty văn phòng phẩm khắc dấu sao...
 
BÀI MẪU Khóa luận dự án đầu tư, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận dự án đầu tư, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận dự án đầu tư, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận dự án đầu tư, HAY, 9 ĐIỂM
 

More from Dịch vụ viết đề tài trọn gói Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149

More from Dịch vụ viết đề tài trọn gói Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 (20)

Luận Văn Unproductive Project Management Process In ITC.doc
Luận Văn Unproductive Project Management Process In ITC.docLuận Văn Unproductive Project Management Process In ITC.doc
Luận Văn Unproductive Project Management Process In ITC.doc
 
Pháp Luật Về Điều Kiện Hành Nghề Khám Chữa Bệnh Của Cá Nhân.doc
Pháp Luật Về Điều Kiện Hành Nghề Khám Chữa Bệnh Của Cá Nhân.docPháp Luật Về Điều Kiện Hành Nghề Khám Chữa Bệnh Của Cá Nhân.doc
Pháp Luật Về Điều Kiện Hành Nghề Khám Chữa Bệnh Của Cá Nhân.doc
 
Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành logistics cảng biển tại tỉnh Bà Rịa.doc
Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành logistics cảng biển tại tỉnh Bà Rịa.docNâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành logistics cảng biển tại tỉnh Bà Rịa.doc
Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành logistics cảng biển tại tỉnh Bà Rịa.doc
 
Tác Động Của Chính Sách Tài Khóa Và Chính Sách Tiền Tệ Đến Các Biến Kinh Tế V...
Tác Động Của Chính Sách Tài Khóa Và Chính Sách Tiền Tệ Đến Các Biến Kinh Tế V...Tác Động Của Chính Sách Tài Khóa Và Chính Sách Tiền Tệ Đến Các Biến Kinh Tế V...
Tác Động Của Chính Sách Tài Khóa Và Chính Sách Tiền Tệ Đến Các Biến Kinh Tế V...
 
The Impact Of Alternative Wetting And Drying Technique Adoption On Technical ...
The Impact Of Alternative Wetting And Drying Technique Adoption On Technical ...The Impact Of Alternative Wetting And Drying Technique Adoption On Technical ...
The Impact Of Alternative Wetting And Drying Technique Adoption On Technical ...
 
Mối Quan Hệ Giữa Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng.doc
Mối Quan Hệ Giữa Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng.docMối Quan Hệ Giữa Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng.doc
Mối Quan Hệ Giữa Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng.doc
 
Luận Văn The Solution To Enhance Time Management Skill At Expeditors Vietnam.doc
Luận Văn The Solution To Enhance Time Management Skill At Expeditors Vietnam.docLuận Văn The Solution To Enhance Time Management Skill At Expeditors Vietnam.doc
Luận Văn The Solution To Enhance Time Management Skill At Expeditors Vietnam.doc
 
Ineffective Leadership Style In Sale Department At Cadivi Company.doc
Ineffective Leadership Style In Sale Department At Cadivi Company.docIneffective Leadership Style In Sale Department At Cadivi Company.doc
Ineffective Leadership Style In Sale Department At Cadivi Company.doc
 
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty Kfc.doc
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty Kfc.docGiải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty Kfc.doc
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty Kfc.doc
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tỷ Lệ Thu Nhập Lãi Thuần Của Các Ngân Hàng.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tỷ Lệ Thu Nhập Lãi Thuần Của Các Ngân Hàng.docLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tỷ Lệ Thu Nhập Lãi Thuần Của Các Ngân Hàng.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tỷ Lệ Thu Nhập Lãi Thuần Của Các Ngân Hàng.doc
 
Luận Văn Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng Trong Kinh Doanh Thực Phẩm Thủy Hải...
Luận Văn Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng Trong Kinh Doanh Thực Phẩm Thủy Hải...Luận Văn Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng Trong Kinh Doanh Thực Phẩm Thủy Hải...
Luận Văn Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng Trong Kinh Doanh Thực Phẩm Thủy Hải...
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Quản Trị Trong Các Do...
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Quản Trị Trong Các Do...Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Quản Trị Trong Các Do...
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Kế Toán Quản Trị Trong Các Do...
 
Economics and Environmental Implications of Carbon Taxation in Malaysia.doc
Economics and Environmental Implications of Carbon Taxation in Malaysia.docEconomics and Environmental Implications of Carbon Taxation in Malaysia.doc
Economics and Environmental Implications of Carbon Taxation in Malaysia.doc
 
Ảnh Hưởng Phát Triển Tài Chính Đến Giảm Nghèo Ở Các Nước Đang Phát Triển.doc
Ảnh Hưởng Phát Triển Tài Chính Đến Giảm Nghèo Ở Các Nước Đang Phát Triển.docẢnh Hưởng Phát Triển Tài Chính Đến Giảm Nghèo Ở Các Nước Đang Phát Triển.doc
Ảnh Hưởng Phát Triển Tài Chính Đến Giảm Nghèo Ở Các Nước Đang Phát Triển.doc
 
Luận Văn Tự chủ tài chính ở các đơn vị Y tế công lập tỉnh Phú Yên.doc
Luận Văn Tự chủ tài chính ở các đơn vị Y tế công lập tỉnh Phú Yên.docLuận Văn Tự chủ tài chính ở các đơn vị Y tế công lập tỉnh Phú Yên.doc
Luận Văn Tự chủ tài chính ở các đơn vị Y tế công lập tỉnh Phú Yên.doc
 
Shadow Economy In The Relationship With Fdi, Institutional Quality, And Incom...
Shadow Economy In The Relationship With Fdi, Institutional Quality, And Incom...Shadow Economy In The Relationship With Fdi, Institutional Quality, And Incom...
Shadow Economy In The Relationship With Fdi, Institutional Quality, And Incom...
 
Ảnh Hưởng Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Và Công Nghệ Thông Tin Đến Hiệu Quả Q...
Ảnh Hưởng Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Và Công Nghệ Thông Tin Đến Hiệu Quả Q...Ảnh Hưởng Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Và Công Nghệ Thông Tin Đến Hiệu Quả Q...
Ảnh Hưởng Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Và Công Nghệ Thông Tin Đến Hiệu Quả Q...
 
Các Giải Pháp Phát Triển Năng Lực Động Công Ty Baiksan Việt Nam Đến Năm 2022.doc
Các Giải Pháp Phát Triển Năng Lực Động Công Ty Baiksan Việt Nam Đến Năm 2022.docCác Giải Pháp Phát Triển Năng Lực Động Công Ty Baiksan Việt Nam Đến Năm 2022.doc
Các Giải Pháp Phát Triển Năng Lực Động Công Ty Baiksan Việt Nam Đến Năm 2022.doc
 
Luận Văn Tác Động Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Hoạt Động Trao Quyền.doc
Luận Văn Tác Động Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Hoạt Động Trao Quyền.docLuận Văn Tác Động Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Hoạt Động Trao Quyền.doc
Luận Văn Tác Động Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Hoạt Động Trao Quyền.doc
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Chia Sẻ Tri Thức Của Nhân Viên.doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Chia Sẻ Tri Thức Của Nhân Viên.docLuận Văn Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Chia Sẻ Tri Thức Của Nhân Viên.doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Chia Sẻ Tri Thức Của Nhân Viên.doc
 

Recently uploaded

Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
mskellyworkmail
 

Recently uploaded (20)

40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh AnPhân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
 

Quản Trị Công Ty, Đòn Bẩy Tài Chính Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh.doc

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH -----***----- TRẦN MẠNH DŨNG QUẢN TRỊ CÔNG TY, ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH: BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH -----***----- TRẦN MẠNH DŨNG QUẢN TRỊ CÔNG TY, ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH: BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN THỊ LIÊN HOA
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ---***--- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ kinh tế “Quản trị công ty, Đòn bẩy tài chính và Hiệu quả hoạt động kinh doanh: Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin, số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, cụ thể. Các kết quả nghiên cứu là trung thực, chưa từng được công bố trong bất kì công trình nào khác. Kết quả kiểm tra Turnitin là 13%. TP.HCM, ngày 10 tháng 07 năm 2018 Tác giả khóa luận tốt nghiêp Trần Mạnh Dũng
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH MINH HỌA PHẦN 1: MỞ ĐẦU.................................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề...................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:................................................................ 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 2 PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ............................. 3 2.1. Cơ sở lý thuyết .............................................................................................. 3 2.1.1. Định nghĩa Quản trị công ty ......................................................................... 3 2.1.2. Cơ cấu quản trị của công ty cổ phần niêm yết.............................................. 4 2.1.3. Mối quan hệ giữa Quản trị công ty, Đòn bẩy tài chính và Hiệu quả hoạt động kinh doanh...................................................................................................... 6 2.2. Mô hình nghiên cứu ...................................................................................... 7 PHẦN 3: CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH ƯỚC LƯỢNG ...... 9 3.1. Dữ liệu........................................................................................................... 9 3.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 9 3.3. Các giả thuyết nghiên cứu............................................................................10 3.3.1. Tác động của Quản trị công ty lên Đòn bẩy tài chính...........................10 3.3.2. Tác động của Quản trị công ty lên Hiệu quả hoạt động kinh doanh.....16 3.3.3. Tác động của Đòn bẩy tài chính lên Hiệu quả hoạt động kinh doanh .. 22
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 3.3.4. Tác động trung gian của Đòn bẩy tài chính trong mối quan hệ giữa Quản trị công ty và Hiệu quả hoạt động kinh doanh..........................................23 3.4. Mô hình ước lượng.......................................................................................25 3.4.1. Các biến của mô hình............................................................................25 3.4.2. Mô hình ước lượng................................................................................29 PHẦN 4: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM ....................................................................32 4.1. Mô tả thống kê..............................................................................................32 4.2. Ma trận hệ số tương quan.............................................................................33 4.3. Những tác động của hoạt động Quản trị công ty đối với Đòn bẩy tài chính36 4.4. Những tác động của Quản trị công ty và Đòn bẩy tài chính đối với Hiệu quả hoạt động của công ty............................................................................................38 4.5. Kiểm tra tính vững .......................................................................................43 4.6. Tóm tắt kết quả nghiên cứu..........................................................................51 PHẦN 5: KẾT LUẬN...............................................................................................53 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Các biến của mô hình ...............................................................................27 Bảng 4.1: Thống kê các yếu tố Quản trị công ty và Hiệu quả hoạt động......................32 Bảng 4.2: Ma trận hệ số tương quan..............................................................................................34 Bảng 4.3: Tác động đến Đòn bẩy tài chính...............................................................37 Bảng 4.4: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty ............................................40 Bảng 4.5: Hồi quy theo Đòn bẩy tài chính tại công ty nhỏ và công ty lớn...................44 Bảng 4.6: Hồi quy theo Hiệu quả hoạt động công ty nhỏ và công ty lớn......................46 Bảng 4.7: Hồi quy theo Hiệu quả hoạt động của công ty.....................................................48 Bảng 4.8: Hồi quy theo Hiệu quả hoạt động của công ty lớn và công ty nhỏ.............49
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC HÌNH MINH HỌA Hình 2.1: Hệ thống Quản trị công ty.......................................................................... 3 Hình 2.2: Cơ cấu quản trị công ty cổ phần niêm yết.................................................. 5 Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu đề xuất....................................................................... 8
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1 PHẦN 1:MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng với nền kinh tế toàn cầu, áp lực cạnh canh đối với các doanh nghiệp trong nước ngày càng khốc liệt. Điều đó đòi hỏi các công ty Việt Nam phải hoàn thiện, nâng cao năng lực quản trị từ đó tăng cường năng lực cạnh tranh để có thể tồn tại và phát triển trong điều kiện môi trường kinh doanh ngày càng phát triển năng động. Hiện nay, thiếu hụt nguồn vốn, khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn từ bên ngoài là một trong những rào cản trọng yếu trong quá trình phát triển của các doanh nghiệp nội địa. Quản trị công ty hiệu quả giúp nâng cao uy tín của công ty trên thị trường từ đó có thể tiếp cận được nhiều hơn với các nguồn vốn bên ngoài giúp doanh nghiệp tận dụng được các cơ hội đầu tư hiệu quả, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, nâng cao Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như năng lực cạnh tranh. Nhận thức được tầm quan trọng của Quản trị công ty đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, bài nghiên cứu đưa ra cơ sở lý luận của mối quan hệ giữa Quản trị công ty với Hiệu quả hoạt động kinh doanh, và Đòn bẩy tài chính là yếu tố trung gian của mối quan hệ này. Dựa trên cơ sở lý luận đó, bài nghiên cứu tiến hành kiểm tra thực nghiệm đối với các công ty đại chúng đang niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam. Cơ sở lý luận cùng với kết quả thực nghiệm của bài nghiên cứu giúp các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của Quản trị công ty đối với Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó, áp dụng vào thực tiễn kinh doanh. Quản trị công ty khoa học giúp doanh nghiệp thúc đẩy Hiệu quả hoạt động kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường khả năng tiếp cận thị trường vốn và giảm chi phí vốn hay vững mạnh hóa năng lực tài chính, nâng cao uy tín của công ty trên thương trường. Đó là một động lực quan trọng giúp phát triển kinh tế đất nước một cách bền vững trong thời kì hội nhập kinh tế thế giới ngày nay.
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Bài nghiên cứu có hai mục tiêu chính: (i) Xem xét tác động của Quản trị công ty lên Đòn bẩy tài chính và Hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam. (ii) Xem xét Đòn bẩy tài chính là yếu tố trung gian trong mối quan hệ giữa Quản trị công ty và Hiệu quả hoạt động kinh doanh. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Mẫu dữ liệu của bài nghiên cứu bao gồm dữ liệu của 232 doanh nghiệp niêm yết trên 2 sàn chứng khoán HOSE và HNX hoạt động trong lĩnh vực phi tài chính. Các công ty này nằm trong bảng xếp hạng VNR500 – top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2016. Nguồn dữ liệu bao gồm: báo cáo tài chính, báo cáo thường niên, báo cáo quản trị, và các báo cáo liên quan khác được các doanh nghiệp công bố trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2016. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Bên cạnh phương pháp nghiên cứu lý thuyết để có cơ sở lý luận cho thực nghiệm, bài nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng để đo lường mối quan hệ giữa các biến nghiên cứu, cụ thể là ước lượng hồi quy tuyến tính theo phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS – Ordinary Least Squares). Tuy nhiên, để xác minh hướng quan hệ nhân quả và giải quyết vấn đề nội sinh, bài nghiên cứu sử dụng độ trễ 1 năm cho tất cả các biến độc lập và biến kiểm soát. Đồng thời, bài nghiên cứu sử dụng phân tích hồi quy đa biến bằng phương pháp sử dụng mô hình Tác động cố định (Fixed Effects Model) để có được kết quả vững nhất. Các nội dung của bài nghiên cứu được sắp xếp theo trình tự: Phần 2 trình bày Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu để đưa ra cơ sở lý luận cho nghiên cứu thực nghiệm, Phần 3 trình bày nội dung nghiên cứu thực nghiệm, bao gồm: dữ liệu, phương pháp nghiên cứu và mô hình ước lượng. Kết quả thực nghiệm được đưa ra trong Phần 4 và đi đến Kết luận ở Phần 5.
  • 10. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 3 PHẦN 2:CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Định nghĩa Quản trị công ty Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD – Organization for Economic Cooperation and Development) đã đưa ra định nghĩa chi tiết về Quản trị công ty trong “Các nguyên tắc Quản trị công ty” như sau: “Quản trị công ty là hệ thống các luật lệ, quy tắc, quy trình nội bộ và việc thực thi các nội dung đó nhằm định hướng, điều hành và kiểm soát công ty, liên quan tới các mối quan hệ giữa Ban giám đốc, Hội đồng quản trị và các cổ đông của một công ty với các bên có quyền lợi liên quan. Quản trị công ty cũng tạo ra một cơ cấu để đề ra các mục tiêu của công ty, và xác định các phương tiện để đạt được những mục tiêu đó, cũng như để giám sát kết quả hoạt động của công ty. Quản trị công ty chỉ được cho là có hiệu quả khi khích lệ được Ban giám đốc và Hội đồng quản trị theo đuổi các mục tiêu vì lợi ích của công ty và của các cổ đông, cũng như phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc giám sát hoạt động của công ty một cách hiệu quả, từ đó khuyến khích công ty sử dụng các nguồn lực một cách tốt hơn”. Theo đó, hệ thống Quản trị công ty được khái quái trong hình 2.1 dưới đây: Hình 2.1: Hệ thống Quản trị công ty (Nguồn: Tổ chức Tài chính quốc tế IFC)
  • 11. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 4 Quản trị công ty xác lập, điều chỉnh một hệ thống các mối quan hệ. Mối quan hệ trung tâm là giữa các cổ đông và Ban giám đốc. Các cổ đông góp vốn đầu tư vào công ty dưới hình thức cổ phần với mục đích thu lợi nhuận, trong khi đó, Ban giám đốc tiếp nhận nguồn vốn, vận hành doanh nghiệp vì lợi ích của cổ đông và có trách nhiệm báo cáo cho các cổ đông về tình hình tài chính, kinh doanh của công ty một cách minh bạch theo các cơ chế báo cáo nhất định. Ban giám đốc hoạt động dưới sự giám sát của Hội đồng quản trị, một thể chế do các cổ đông bầu ra để đại diện cho quyền lợi của cổ đông. Bên cạnh đó, Quản trị công ty còn điều chỉnh các mối quan hệ giữa công ty và các bên có quyền lợi liên quan như: nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp, chủ nợ, các cơ quan nhà nước. Các bên liên quan của hệ thống các mối quan hệ này có lợi ích khác nhau, do đó, tồn tại các xung đột lợi ích như giữa giữa cổ đông và Ban giám đốc, giữa cổ đông đa số và cổ đông thiểu số, cổ đông kiểm soát và cổ đông không kiểm soát. Quản trị công ty phân chia trách nhiệm, quyền lợi của các bên liên quan một cách phù hợp để giải quyết vấn đề xung đột lợi ích trong quá trình thiết lập, hoàn thành các mục tiêu đề ra và giám sát việc thực hiên các mục tiêu đó, qua đó gia tăng giá trị của công ty cũng như lợi ích của các cổ đông. 2.1.2. Cơ cấu quản trị của công ty cổ phần niêm yết Cơ cấu Quản trị tiêu biểu của công ty cổ phần niêm yết được khái quát trong hình 2.2 dưới đây:
  • 12. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 5 Hình 2.2: Cơ cấu quản trị công ty cổ phần niêm yết (Nguồn: Tổ chức Tài chính quốc tế IFC) Các chủ thể quản trị mang tính bắt buộc bao gồm: i) Đại hội đồng cổ đông là chủ thể quản trị có quyền quyết định cao nhất trong cơ cấu quản trị, thường quyết định các vấn đề trọng yếu như: bầu cử, bãi nhiệm nhân sự trong Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, phê chuẩn báo cáo thường niên, báo cáo tài chính, phân chia lợi nhuận, thay đổi vốn điều lệ, sửa đổi bổ sung điều lệ, tái tổ chức và giải thể, và các giao dịch đặc biệt. ii) Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, thực hiện chức năng đại diện, hoạt động vì lợi ích của công ty và cổ đông. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược, mục tiêu dài hạn của công ty, đề ra kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính thường niên, đồng thời, chỉ đạo, giám sát hoạt động của Ban giám đốc cũng như các hệ thống kiểm soát tài chính. iii) Ban giám đốc chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty, triển khai các quyết định của Hội đồng quản trị. iv) Ban kiểm soát trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, độc lập với Hội đồng quản trị và Ban giám đốc thực hiện nhiệm vụ kiểm soát nội bộ, theo đó,
  • 13. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 6 đảm bảo sự tin cậy, chính xác của báo cáo tài chính, hoạt động kinh doanh của công ty có hiệu quả, tuân thủ các quy định của pháp luật cũng như các quy trình, quy định nội bộ của công ty. v) Kiểm toán độc lập là thể chế độc lập với công ty, do Đại hội đồng cổ đông lựa chọn trong số các công ty kiểm toán được Bộ Tài Chính cấp phép, thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, chuẩn bị báo cáo kiểm toán và trình lên Hội đồng quản trị. vi) Thư kí công ty đóng vai trò hỗ trợ Hội đồng quản trị và Chủ tịch Hội đồng quản trị thực hiện các nghĩa vụ thuộc thẩm quyền theo quy định. Bên cạnh đó, các ủy ban trực thuộc Hội đồng quản trị được thành lập tùy theo đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp như: ủy ban kiểm toán, ủy ban chính sách phát triển, ủy ban nhân lực, ủy ban lương thưởng, các ủy ban khác trực thuộc Hội đồng quản trị. 2.1.3. Mối quan hệ giữa Quản trị công ty, Đòn bẩy tài chính và Hiệu quả hoạt động kinh doanh Theo các nghiên cứu trước đây, có nhiều kết luận liên quan giữa Quản trị công ty và hiệu quả hoạt động của công ty, ví dụ như Claessens (200) kết luận Quản trị công ty hiệu quả sẽ giúp công ty dễ dàng thu hút được nguồn vốn từ bên ngoài, từ đó giảm chi phí vốn, gia tăng hiệu quả hoạt động. Nghiên cứu của Agrawal và Knoeber (1996) và Bhagat và Bolton (2008) lại chỉ ra mối quan hệ tương quan âm giữa yếu tố giám đốc là thành viên hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt động của công ty, nghiên cứu cho rằng các doanh nghiệp yếu kém thường có xu hướng bổ nhiệm giám đốc là thành viên hội đồng quản trị nhưng không cải thiện hiệu suất hoạt động. Nghiên cứu của Yermack (1996) cho rằng số lượng thành viên HĐQT càng ít thì hiệu quả hoạt động của công ty càng tốt. Như vậy, có thể thấy Quản trị công ty có mối tương quan với hiệu quả hoạt động của công ty.
  • 14. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 7 Đòn bẩy tài chính có mối tương quan đến hiệu quả hoạt động của công ty, các nghiên cứu trước đây chỉ ra đòn bẩy tài chính có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động, các nhà quản trị công ty có thể tối đa hóa hiệu quả hoạt động công ty và giảm thiểu chi phí tài chính bằng cách sử dụng đòn bẩy tài chính. Theo nghiên cứu của Antoniou và cộng sự (2008) kết luận rằng có mối tương quan âm giữa Đòn bẩy tài chính và Hiệu quả hoạt động của công ty. Nghiên cứu của Zhang (2014) chỉ ra rằng sự thay đổi trong Đòn bẩy tài chính của công ty sẽ có mối tương quan âm đến giá cổ phiếu. Nghiên cứu của Vithessonthi và Tongurai (2015) nhận thấy rằng Đòn bẩy tài chính có mối tương quan âm với kết quả hoạt động của các công ty ở Thái Lan. Các nghiên cứu này phù hợp với quan điểm cho rằng chi phí tài chính lớn hơn lợi ích đạt được của việc tài trợ. Ngược lại, nghiên cứu của Margaritis và Psillaki (2010) nhận thấy rằng Đòn bẩy tài chính có mối tương quan dương đến Hiệu quả hoạt động công ty. Nghiên cứu của Berger và Bonaccorsi di Patti (2006) chỉ ra rằng Đòn bẩy tài chính cao hơn hoặc tỷ lệ vốn cổ phần thấp hơn có tác động tích cực hơn đến Hiệu quả hoạt động của công ty. 2.2. Mô hình nghiên cứu Bài nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa Quản trị công ty và Đòn bẩy tài chính, mối quan hệ giữa Quản trị công ty và Hiệu quả hoạt động kinh doanh, đồng thời, xem xét Đòn bẩy tài chính là yếu tố trung gian của mối quan hệ giữa Quản trị công ty và Hiệu quả hoạt động kinh doanh.
  • 15. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 8 Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu đề xuất Bài nghiên cứu kiểm chứng các mối quan hệ trên theo trình tự như sau: (1) Kiểm nghiệm tác động của Quản trị công ty lên Đòn bẩy tài chính (2) Kiểm nghiệm tác động của Quản trị công ty lên Hiệu quả hoạt động kinh doanh (3) Kiểm nghiệm tác động của Đòn bẩy tài chính lên Hiệu quả hoạt động kinh doanh đồng thời kiểm nghiệm mối quan hệ giữa Quản trị công ty, Đòn bẩy tài chính, và Hiệu quả hoạt động kinh doanh (sử dụng hồi quy hai biến) để chứng minh Đòn bẩy tài chính là biến trung gian trong mối quan hệ này.
  • 16. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 9 PHẦN 3: CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH ƯỚC LƯỢNG 3.1. Dữ liệu Mẫu dữ liệu của bài nghiên cứu bao gồm dữ liệu của 232 doanh nghiệp niêm yết trên 2 sàn chứng khoán HOSE và HNX hoạt động trong lĩnh vực phi tài chính. Các công ty này nằm trong bảng xếp hạng VNR500 – top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2016. Nguồn dữ liệu bao gồm: báo cáo tài chính, báo cáo thường niên, báo cáo quản trị, và các báo cáo liên quan khác được các doanh nghiệp công bố trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2016. 3.2. Phương pháp nghiên cứu Bài nghiên cứu có một số phương pháp chính phân tích dữ liệu được áp dụng để giải quyết các câu hỏi nghiên cứu. Câu hỏi nghiên cứu chính của bài nghiên cứu là liệu Đòn bẩy tài chính có phải là trung gian của việc Quản trị công ty tác động đến kết quả hoạt động của công ty hay không. Bài nghiên cứu kiểm tra các giả thuyết trong phần 2 và câu hỏi nghiên cứu rằng Đòn bẩy tài chính có phải là một biến trung gian giữa hoạt động Quản trị công ty và Hiệu quả hoạt động của công ty hay không thông qua ước lượng hồi quy tuyến tính theo phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS – Ordinary Least Squares). Để giải quyết vấn đề nội sinh, bài nghiên cứu sử dụng độ trễ 1 năm cho tất cả các biến độc lập và biến kiểm soát. Để đánh giá tác động của Quản trị công ty đối với Đòn bẩy tài chính, bài nghiên cứu ước lượng hồi quy phương trình với các biến Đòn bẩy tài chính, các biến Quản trị công ty và các biến kiểm soát. Bài nghiên cứu sử dụng ước lượng theo mô hình Tác động cố định (Fixed Effects Model) để kiểm soát các đặc tính của công ty là không đổi và để kiểm soát các ảnh hưởng của việc thời gian thay đổi sẽ không ảnh hưởng toàn bộ mẫu dữ liệu nghiên cứu của các công ty. Bài nghiên cứu khắc phục vấn đề nội sinh bằng cách lấy độ trễ tất cả các biến số độc lập và biến kiểm soát ở phương trình hồi quy, đồng thời giải quyết vấn đề về mối quan hệ nhân quả.
  • 17. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 10 3.3. Các giả thuyết nghiên cứu 3.3.1. Tác động của Quản trị công ty lên Đòn bẩy tài chính Đòn bẩy tài chính là hệ số biểu thị mức độ sử dụng nợ phải trả (chủ yếu là vốn vay) trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp nhằm mục đích gia tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hay gia tăng lợi nhuận ròng trên mỗi cổ phiếu của công ty. Khi tăng cường sử dụng Đòn bẩy tài chính một mặt góp phần cải thiện Hiệu quả hoạt động kinh doanh (ROE) mặt khác làm gia tăng rủi ro tài chính. Nghiên cứu của Chang và cộng sự (2014) cho rằng cấu trúc vốn của công ty chịu ảnh hưởng bởi đặc điểm hoạt động và mâu thuẫn lợi ích giữa người quản lý và các cổ đông. Theo đó, Quản trị công ty có ảnh hưởng trực tiếp đến việc sử dụng Đòn bẩy tài chính, từ đó tác động tới Hiệu quả hoạt động kinh doanh. 3.3.1.1. Quy mô Hội đồng quản trị và Đòn bẩy tài chính Hội đồng quản trị là chủ thể quan trọng nhất trong cơ chế Quản trị công ty, có nhiệm vụ định hướng chiến lược và giám sát việc thực hiện chiến lược đã đề ra. Đặc điểm của Hội đồng quản trị có ảnh hưởng lên các lựa chọn chiến lược, các quyết định đầu tư và thái độ đối với rủi ro. Chủ nợ, cổ đông bên ngoài đặt niềm tin vào Hội đồng quản trị theo đó Hội đồng quản trị có năng lực đưa ra các quyết định đầu tư hiệu quả, đảm bảo tính trung thực, tin cậy của dữ liệu, thông tin công bố sẽ có khả năng huy động nguồn vốn bên ngoài cao hơn. Không có chuẩn mực rõ ràng nào về quy mô Hội đồng quản trị là phù hợp. Nghiên cứu của Uchida (2011) cho rằng số lượng người trong Hội đồng quản trị tối ưu phụ thuộc vào đặc điểm của từng công ty, chi phí giám sát và đặc điểm hoạt động của công ty. Thông thường các công ty cho rằng số lượng người trong hội đồng quản trị là từ 5 đến 12 thành viên, tùy thuộc vào quy mô, loại hình và đặc điểm hoạt động kinh doanh. Các nghiên cứu trước đây cung cấp các kết quả về mối quan hệ giữa quy mô Hội đồng quản trị và Đòn bẩy tài chính. Nghiên cứu của Jensen (1986) nhận thấy rằng các công ty có quy mô
  • 18. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 11 càng lớn sử dụng Đòn bẩy tài chính càng cao, ngược lại, công ty có quy mô càng nhỏ thì có Đòn bẩy tài chính càng thấp; bài nghiên cứu cũng cho thấy các công ty có số lượng người trong Hội đồng quản trị lớn thường sử dụng các khoản tài trợ từ nợ hơn là tài trợ từ vốn cổ phần. Mối tương quan dương giữa quy mô Hội đồng quản trị và Đòn bẩy tài chính ủng hộ quan điểm: Số lượng người trong Hội đồng quản trị lớn có mạng lưới mối quan hệ (networking) tốt cho phép họ tiếp cận với nhiều nguồn tài chính bên ngoài hơn, đồng thời, một Hội đồng quản trị có năng lực, kinh nghiệm đa dạng trong nhiều lĩnh vực khác nhau sẽ có khả năng nhận biết và đưa ra các quyết định đầu tư hiệu quả hơn do đó tăng khả năng thuyết phục được chủ nợ và các cổ đông bên ngoài cung cấp vốn. Như vậy, bài nghiên cứu đề xuất giả thuyết sau: Giả thuyết 1.1: Quy mô của Hội đồng quản trị có mối tương quan dương đối với Đòn bẩy tài chính. 3.3.1.2. Số lượng thành viên độc lập của Hội đồng quản trị và Đòn bẩy tài chính Theo quy định Khoản 5, Điều 13, Nghị định 71/2017/NĐ-CP hướng dẫn về Quản trị công ty đại chúng thì “cơ cấu thành viên Hội đồng quản trị của công ty niêm yết phải đảm bảo tối thiểu 1/3 tổng số thành viên Hội đồng quản trị là thành viên độc lập”. Tính độc lập thể hiện qua độc lập về quan hệ nhân thân, độc lập trong quan hệ sở hữu và kinh tế đối với ban điều hành, cổ đông chi phối, có quyền kiểm soát và cổ đông lớn. Trong các doanh nghiệp có cơ cấu sở hữu tập trung, các cổ đông lớn nắm quyền chỉ đạo, giám sát, điều hành thông qua các quyết định của Hội đồng quản trị, do đó, các thành viên độc lập trong Hội đồng quản trị có vai trò cân đối quyền lực trong Hội đồng quản trị, bảo vệ lợi ích của các cổ đông nhỏ lẻ, cổ đông không có quyền kiểm soát. Các thành viên Hội đồng quản trị độc lập ngoài việc đáp ứng các tiêu chuẩn độc lập theo quy định của pháp luật còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn về năng lực, trình độ đáp ứng nhu cầu điều hành công ty.
  • 19. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 12 Các thành viên Hội đồng quản trị độc lập có kiến thức, thông tin và các mối quan hệ cho phép công ty tiếp cận được các nguồn vốn bên ngoài nhiều hơn. Với cơ cấu Hội đồng quản trị có tỷ lệ thành viên độc lập lớn thể hiện sự công khai, minh bạch trong hoạt động của công ty giúp chủ nợ, các cổ đông nhỏ lẻ yên tâm hơn khi đầu tư vào doanh nghiệp. Theo đó, tính độc lập cao của Hội đồng quản trị cho phép công ty có thể sử dụng Đòn bẩy tài chính cao hơn. Nghiên cứu của Berger và cộng sự (1997) cho rằng khi có nhiều thành viên độc lập trong Hội đồng quản trị thì công ty sử dụng Đòn bẩy tài chính cao hơn ủng hộ quan điểm có mối tương quan dương giữa số lượng thành viên Hội đồng quản trị độc lập và Đòn bẩy tài chính. Do đó, bài nghiên cứu đề xuất giả thuyết sau: Giả thuyết 1.2: Số lượng thành viên độc lập trong Hội đồng quản trị có mối tương quan dương với Đòn bẩy tài chính. 3.3.1.3. Quy mô của ban kiểm soát và Đòn bẩy tài chính Theo quy định tại Luật Doanh Nghiệp, Ban kiểm soát thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty; chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao. Ban kiểm soát là một chủ thể quản trị độc lập, đảm bảo sự tin cậy, chính xác của báo cáo tài chính, đảm bảo hoạt động kinh doanh của công ty có hiệu quả, tuân thủ các quy định của pháp luật cũng như các quy trình, quy định nội bộ của công ty. Nghiên cứu của Anderson và cộng sự (2004), Harris và Raviv (2008) cho rằng ban kiểm soát có trách nhiệm tư vấn lựa chọn kiểm toán viên độc lập, tăng độ tin cậy và chất lượng của các báo cáo tài chính, công bố thông tin minh bạch. Bài nghiên cứu cho rằng Ban kiểm soát hoạt động hiệu quả sẽ cho phép các doanh nghiệp tiếp cận tốt hơn với nguồn tài chính bên ngoài. Theo đó, bài nghiên cứu kì vọng có mối tương quan dương giữa Quy mô Ban kiểm soát và Đòn bẩy tài chính do Ban kiểm soát đảm bảo các hoạt động quản lý, điều
  • 20. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 13 hành, các hoạt động kinh tế, các giao dịch kinh tế tuân thủ đúng quy trình, quy định nội bộ của công ty và quy định của pháp luật cũng như tính trung thực, tin cậy của các thông tin tài chính cung cấp cho các chủ nợ và nhà đầu tư. Tuy nhiên, đối với các công ty đã sử dụng Đòn bẩy tài chính cao, rủi ro tài chính lớn có khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình hình tài chính của doanh nghiệp, Ban kiểm soát có thể giảm bớt việc sử dụng Đòn bẩy tài chính đưa rủi ro tài chính về mức độ doanh nghiệp có thể chấp nhận. Bài nghiên cứu đề xuất một giả thuyết như sau: Giả thuyết 1.3: Quy mô Ban kiểm soát có mối tương quan âm với Đòn bẩy tài chính. 3.3.1.4. Số lượng thành viên nữ trong Hội đồng quản trị và Đòn bẩy tài chính Các nghiên cứu gần đây cho rằng thành viên nữ có thể nâng cao Hiệu quả hoạt động của Hội đồng quản trị. Na Uy là nước đầu tiên quy định bầu thành viên nữ vào Hội đồng quản trị với tỷ lệ tối thiểu 40%. Nghiên cứu của Zelechowski và Bilimoria (2004) cho rằng thành viên nữ của Hội đồng quản trị có thể hỗ trợ quản lý nội bộ công ty bằng cách sử dụng các kỹ năng và kiến thức về quản lý nhân sự, quản lý truyền thông và quan hệ công chúng tốt hơn nam giới. Một nghiên cứu khác của Strøm và cộng sự (2014) sử dụng mẫu dữ liệu của các công ty ở 73 quốc gia trong giai đoạn 1998-2008 cho thấy các thành viên nữ trong Hội đồng quản trị giúp công ty dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn bên ngoài từ đó nâng cao Hiệu quả hoạt động tài chính. Tuy nhiên, thành viên nữa thường có xu hướng e ngại rủi ro và cẩn trọng hơn trong các quyết định đầu tư và huy động vốn đầu tư. Điều này bổ trợ cho luận điểm thành viên nữ của Hội đồng quản trị có xu hướng cắt giảm việc sử dụng Đòn bẩy tài chính của công ty để giảm rủi ro về tài chính, điều này cho thấy có mối tương quan âm giữa thành viên nữ và Đòn bẩy tài chính. Bài nghiên cứu này đưa ra giả thiết rằng:
  • 21. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 14 Giả thuyết 1.4: Số lượng thành viên nữ trong Hội đồng quản trị có mối tương quan âm với Đòn bẩy tài chính. 3.3.1.5. Giám đốc điều hành kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị và Đòn bẩy tài chính Cơ cấu quản trị trong đó Giám đốc điều hành kiêm Chủ tịch hội đồng quản trị có thể gây ra xung đột lợi ích vì làm giảm tính độc lập của Hội đồng quản trị hay nói cách khác chức năng giám sát của Hội đồng quản trị bị ảnh hưởng. Một số nghiên cứu cho rằng Chủ tịch Hội đồng quản trị không nên nắm giữ chức Giám đốc điều hành và Chủ tịch hội đồng quản trị không nên là thành viên trong Ban điều hành của công ty. Giám đốc điều hành không kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị cho phép tách biệt rõ ràng giữa việc hoạch định và thực thi chính sách. Nghiên cứu của Dey và cộng sự (2011) cho thấy nếu Giám đốc điều hành kiêm Chủ tịch hội đồng quản trị thì chi phí hoạt động của công ty sẽ tăng lên nhiều hơn, do khả năng giám sát hoạt động của Giám đốc điều hành giảm. Nghiên cứu của Simpson và Gleason (1999) cho thấy Giám đốc điều hành kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị làm gia tăng tập trung quyền lực, do đó làm giảm tính hiệu quả của cơ chế giám sát trong Quản trị công ty và dẫn đến việc sử dụng đòn bẩy dưới mức hiệu quả hoặc quá cao, tùy thuộc vào mức độ khẩu vị rủi ro của Giám đốc điều hành kiêm nhiệm. Giả sử một công ty có Giám đốc điều hành kiêm Chủ tịch hội đồng quản trị và một công ty không tồn tại vấn đề kiêm nhiệm và cả hai đều chấp nhận rủi ro tương đối cao, thì Đòn bẩy tài chính có xu hướng cao hơn ở công ty có kiêm nhiệm. Ngược lại, khi các Giám đốc điều hành e ngại rủi ro thì Đòn bẩy tài chính có xu hướng thấp hơn đối với các doanh nghiệp có Giám đốc điều hành kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị so với các công ty không có vấn đề kiêm nhiệm. Bài nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng: Giả thuyết 1.5: Giám đốc điều hành kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị có mối tương quan âm đến Đòn bẩy tài chính.
  • 22. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 15 3.3.1.6. Cơ cấu sở hữu cổ phần và Đòn bẩy tài chính Các nghiên cứu trước cho thấy rằng cơ cấu sở hữu tập trung một mặt dẫn tới xung đột lợi ích giữa cổ đông đa số và cổ đông thiểu số, mặt khác sở hữu tập trung sẽ giúp thống nhất hơn trong việc định hướng, điều hành và thực thi chính sách, mục tiêu của doanh nghiệp. Nghiên cứu của Claessens và Fan (2002), Wiwattanakantang (1999) cho rằng cơ cấu sở hữu của một công ty có tác động đến cơ cấu vốn của công ty. Các công ty sở hữu gia đình thường có mức nợ vay cao so với các công ty khác. Nghiên cứu của Wiwattanakantang (1999) cho thấy rằng cơ cấu sở hữu tập trung cổ phần có mối tương quan dương đến Đòn bẩy tài chính. Nghiên cứu của Paligorova và Xu (2012) nhận thấy rằng các công ty có cơ cấu tập trung về quyền sở hữu có mức đòn bẩy cao hơn đáng kể so với các doanh nghiệp không sở hữu tập trung cổ phần. Bài nghiên cứu giả thiết rằng: Giả thuyết 1.6: Mức độ sở hữu cổ phần tập trung có mối tương quan dương đến Đòn bẩy tài chính. 3.3.1.7. Sở hữu cổ phần của Ban Giám đốc và Đòn bẩy tài chính Các nghiên cứu gần đây cho thấy mối tương quan giữa việc sở hữu cổ phần và đòn bẩy tài chính, các nghiên cứu bao gồm Agrawal và Mandelker (1987), Timothy và cộng sự (1999). Nghiên cứu của Agrawal và Mandelker (1987) nghiên cứu mối quan hệ giữa số lượng cổ phiếu nắm giữ bởi Ban Giám đốc và các quyết định đầu tư của doanh nghiệp. Nghiên cứu của Timothy và cộng sự (1999) cho thấy có mối tương quan dương giữa việc sở hữu cổ phần của nhà quản lí và đòn bẩy tài chính, với mẫu dữ liệu 216 công ty tại Australia trong giai đoạn 1989-1995. Từ đó, bài nghiên cứu đề xuất rằng: Giả thuyết 1.7: Việc sở hữu cổ phần của giám đốc có mối tương quan dương với Đòn bẩy tài chính.
  • 23. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 16 3.3.2. Tác động của Quản trị công ty lên Hiệu quả hoạt động kinh doanh Quản trị công ty là hoạt động giám sát và quản lý công ty, là quá trình xác lập mục tiêu và thực hiện các biện pháp để đạt được các mục tiêu đó. Quản trị công ty tốt khuyến khích các công ty tạo ra giá trị thông qua các hoạt động nghiên cứu, phát triển, và đổi mới. Việc thiết lập và phát triển hệ thống Quản trị công ty hiệu quả, nâng cao tính minh bạch của thông tin cung cấp giúp nâng cao Hiệu quả hoạt động kinh doanh, tạo ra giá trị dài hạn cho công ty và các cổ đông. Các nghiên cứu trước đây của Connelly và cộng sự (2012), Mak và Kusnadi (2005) cho rằng Quản trị công ty có mối tương quan đến Hiệu quả hoạt động kinh doanh. Trong phần này, bài nghiên cứu đề xuất các giả thuyết về mối quan hệ giữa Quản trị công ty và Hiệu quả hoạt động kinh doanh. 3.3.2.1. Quy mô Hội đồng quản trị và Hiệu quả hoạt động kinh doanh Nghiên cứu của Anderson và cộng sự (2004) cho rằng số lượng người trong Hội đồng quản trị đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát và quản lý Ban giám đốc. Số lượng người trong Hội đồng quản trị có tương quan dương với khả năng tiếp cận các nguồn lực tài chính từ bên ngoài. Một Hội đồng quản trị với kinh nghiệm và kiến thức đa dạng trong nhiều lĩnh vực là một động lực phát triển quan trọng của doanh nghiệp. Yermack (1996) nghiên cứu trên mẫu dữ liệu 452 tập đoàn kinh tế lớn của Mỹ trong giai đoạn từ năm 1984 đến năm 1991, kết quả bài nghiên cứu tìm thấy có mối tương quan âm giữa số lượng người trong Hội đồng quản trị và Hiệu quả hoạt động kinh doanh. Nghiên cứu của Coles và các cộng sự (2008) cho thấy rằng Hiệu quả hoạt động của công ty tăng lên cùng với quy mô Hội đồng quản trị ở các công ty lớn. Ngoài ra, nghiên cứu của Jackling và Johl (2009) nhận thấy rằng số người trong hội đồng quản trị có mối tương quan dương đến Hiệu quả hoạt động của các công ty ở Ấn Độ. Nghiên cứu của Mak và Kusnadi (2005) cho thấy mối tương quan âm giữa số người trong hội đồng quản trị và giá trị công ty, được đo bằng chỉ
  • 24. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 17 số Tobin với mẫu dữ liệu là các công ty ở Malaysia và Singapore. Theo đó, khi quy mô Hội đồng quản trị tăng lên thì hiệu suất của công ty có xu hướng giảm đi. Số lượng thành viên hội đồng quản trị càng lớn thì khả năng liên kết giữa các thành viên Hội đồng quản trị giảm đi, như vậy việc ra quyết định và sự phối hợp giữa các thành viên không hiệu quả. Ngoài ra, các công ty có số lượng thành viên Hội đồng quản trị lớn có nhiều khả năng bị kiểm soát bởi Giám đốc điều hành. Tóm lại, bài nghiên cứu kỳ vọng có mối tương quan dương giữa số lượng người trong Hội đồng quản trị đối với Hiệu quả hoạt động kinh doanh. Giả thuyết 2.1: Quy mô Hội đồng quản trị có mối tương quan dương với Hiệu quả hoạt động kinh doanh. 3.3.2.2. Số lượng thành viên độc lập trong Hội đồng quản trị và Hiệu quả hoạt động kinh doanh Thành viên hội đồng quản trị độc lập đóng một vai trò quan trọng trong việc giám sát đội ngũ quản lý của công ty. Số lượng thành viên Hội đồng quản trị độc lập lớn có thể thu hút các nhà đầu tư đầu tư vào công ty theo nghiên cứu của Muniandy và Hillier (2015). Các nghiên cứu trước đây chỉ ra mối tương quan khác nhau giữa số lượng thành viên độc lập của Hội đồng quản trị và Hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Nghiên cứu của Agrawal và Knoeber (1996) nhận thấy rằng số lượng thành viên Hội đồng quản trị độc lập của công ty có mối tương quan âm đến giá trị công ty thông qua việc tính toán chỉ số Tobin trên mẫu dữ liệu các công ty tại Hoa Kỳ. Ngược lại, đối với mẫu dữ liệu là các doanh nghiệp Ấn Độ, nghiên cứu của Jackling và Johl (2009) nhận thấy rằng thành viên độc lập của Hội đồng quản trị có mối quan hệ tương quan dương đến Hiệu quả hoạt động của công ty. Đối với các công ty tại Malaysia, nghiên cứu của Haniffa và Hudaib (2006) cho thấy các thành viên độc lập của Hội đồng quản trị không ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của công ty. Bài nghiên cứu kì vọng số lượng thành viên độc lập của Hội đồng
  • 25. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 18 quản trị sẽ thúc đẩy Hiệu quả hoạt động của công ty. Vì vậy, bài nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng: Giả thuyết 2.2: Số lượng thành viên độc lập của Hội đồng quản trị có mối tương quan dương đối với Hiệu quả hoạt động kinh doanh. 3.3.2.3. Quy mô Ban kiểm soát và Hiệu quả hoạt động kinh doanh Ban kiểm soát thực hiện nhiệm vụ kiểm soát nội bộ, đảm bảo tính tin cậy, chính xác của báo cáo tài chính, đảm bảo các quy trình, quy định nội bộ của công ty, quy định của pháp luật được tuân thủ nghiêm ngặt. Thành viên của một ban kiểm soát phải có đủ năng lực thực hiện hoạt động giám sát. Nghiên cứu của Aldamen và cộng sự (2012) chỉ ra Ban kiểm soát làm giảm các vấn đề như thông tin bất đối xứng và cải thiện việc quản lý. Nghiên cứu của Klein (2002) thấy rằng Ban kiểm soát gặp gỡ với các nhà quản lý tài chính nội bộ của công ty và kiểm toán viên độc lập để xem xét báo cáo tài chính của công ty, kiểm soát kế toán nội bộ và tham gia vào quá trình kiểm toán nhằm đảm bảo chất lượng báo cáo tài chính. Tuy nhiên, nghiên cứu của Beasley (1996) chỉ ra sự hiện diện của một ủy ban kiểm soát không làm ảnh hưởng đáng kể tới khả năng gian lận báo cáo tài chính. Bài nghiên cứu đề xuất: Giả thuyết 2.3: Quy mô Ban kiểm soát có mối tương quan dương đối với Hiệu quả hoạt động kinh doanh. 3.3.2.4. Số lượng hành viên nữ trong Hội đồng quản trị và Hiệu quả hoạt động kinh doanh Khi tăng cường tính đa dạng trong thành viên Hội đồng quản trị sẽ dẫn đến nhiều đổi mới và sáng tạo. Trước đây, hầu hết các thành viên Hội đồng quản trị chủ yếu là nam. Trong những năm gần đây, nhiều ý kiến cho rằng thành viên nữ trong Hội đồng quản trị có thể làm tăng Hiệu quả hoạt động của công ty. Tác động của các thành viên nữ đã được nghiên cứu thực nghiệm trước đây. Nghiên cứu của Erhardt và cộng sự (2003) xem xét mối quan hệ giữa sự
  • 26. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 19 đa dạng giới tính trong Hội đồng quản trị (tỷ lệ thành viên nữ trong Hội đồng quản trị) lên kết quả hoạt động của công ty, bài nghiên cứu cho thấy sự đa dạng của hội đồng quản trị có mối tương quan dương đến hoạt động của công ty. Nghiên cứu của Hutchinson và cộng sự (2015) nhận thấy rằng sự đa dạng về giới tính của hội đồng quản trị gắn liền với kết quả hoạt động của công ty. Theo các nghiên cứu trước đây, bài nghiên cứu đề xuất rằng: Giả thuyết 2.4: Số lượng thành viên nữ trong Hội đồng quản trị có mối tương quan dương đối với Hiệu quả hoạt động kinh doanh. 3.3.2.5. Giám đốc điều hành kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị và Hiệu quả hoạt động kinh doanh Bài nghiên cứu cho rằng các công ty có Giám đốc điều hành kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị thì Hiệu quả hoạt động kém hơn so với các công ty có Giám đốc điều hành không kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị. Vấn đề kiêm nhiệm rút ngắn quá trình ra quyết định, giúp công ty tận dụng các cơ hội kinh doanh trong điều kiện môi trường kinh doanh biến đổi nhanh chóng. Tuy nhiên, việc ra quyết định nhanh chóng có thể dẫn tới kết quả không tối ưu. Giám đốc điều hành kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiểm soát nhiều hơn các hoạt động công ty hay tồn tại vấn đề quyền lực tập trung dẫn tới làm giảm giá trị công ty trong dài hạn. Điển hình là sự sụp đổ của bong bóng công nghệ Enron và Worldcom, trong đó, Giám đốc điều hành kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị dẫn tới tập trung quyền quyết định vào người kiêm nhiệm từ đó có nhiều cơ hội thao túng các giao dịch của công ty vì lợi ích cá nhân. Các nghiên cứu nhằm kiểm tra ảnh hưởng của việc kiêm nhiệm Giám đốc điều hành và Chủ tịch Hội đồng quản trị tới kết quả hoạt động của công ty đã đi đến các kết quả khác nhau. Nghiên cứu của Boyd (1995) cho rằng tác động của Giám đốc điều hành kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị và Hiệu quả hoạt động kinh doanh phụ thuộc nhiều vào môi trường hoạt động của doanh nghiệp. Nghiên cứu của Haniffa và Hudaib (2006) tìm thấy mối tương quan âm của
  • 27. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 20 Giám đốc điều hành kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị đối với kết quả hoạt động trên mẫu dữ liệu nghiên cứu là các công ty tại Malaysia. Nghiên cứu của Chen và cộng sự (2005) cũng đưa ra kết quả tương tự đối với các công ty ở Hồng Kông trong giai đoạn từ năm 1995 đến năm 1998. Nghiên cứu của Bhagat và Bolton (2008) chỉ ra mối tương quan âm của vấn đề kiêm nhiệm này và kết quả hoạt động của các công ty ở Hoa Kỳ. Bài nghiên cứu đề xuất giả thuyết sau: Giả thuyết 2.5: Giám đốc điều hành kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị có mối tương quan âm đến Hiệu quả hoạt động kinh doanh. 3.3.2.6. Cơ cấu sở hữu cổ phần và Hiệu quả hoạt động kinh doanh Sự tách biệt về quyền sở hữu và quyền quản lý đã cung cấp cơ hội cho các nhà quản lý đưa ra các quyết định mang tính tư lợi, dẫn tới mâu thuẫn lợi ích, ảnh hưởng đến Hiệu quả hoạt động kinh doanh. Quản trị công ty hiệu quả giúp giám sát các nhà quản lý, giải quyết mâu thuẫn lợi ích, tối đa hoá giá trị công ty. Nghiên cứu của Maury (2006) cho rằng sở hữu cổ phần tập trung có thể làm giảm chi phí đại diện. Nghiên cứu của Agrawal và Knoeber (1996) cho rằng cơ cấu sở hữu cổ phần tập trung có thể gia tăng việc giám sát và cải thiện Hiệu quả hoạt động của công ty. Nghiên cứu của Nguyen (2011) chỉ ra rằng cơ cấu sở hữu trong đó mức độ tập trung gia tăng có tác động nâng cao Hiệu quả hoạt động của công ty. Nghiên cứu của Wiwattanakantang (2001) nhận thấy rằng cơ cấu này có mối tương quan dương với kết quả hoạt động. Ngoài ra, nghiên cứu của Prowse (1992) không tìm thấy mối tương quan giữa cơ cấu tập trung quyền sở hữu và Hiệu quả hoạt động của các công ty Nhật Bản. Nghiên cứu của Mak và Kusnadi (2005) báo cáo một kết quả tương tự cho các công ty ở Malaysia và Singapore. Bài nghiên cứu đề xuất giả thuyết sau: Giả thuyết 2.6: Cơ cấu sở hữu tập trung có mối tương quan dương với Hiệu quả hoạt động kinh doanh.
  • 28. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 21 3.3.2.7. Sở hữu cổ phần của Ban Giám đốc và Hiệu quả hoạt động kinh doanh Trong khi các cổ đông quan tâm đến việc tối đa hóa lợi nhuận của họ, các giám đốc thì quan tâm đến lợi ích cá nhân và cơ hội nghề nghiệp trong tương lai của họ. Điều này sẽ dẫn đến xung đột lợi ích giữa các cổ đông và ban giám đốc, các giám đốc quan tâm đến việc đảm bảo nguồn tài chính của họ nên trong nhiều trường hợp họ đầu tư vào các dự án không có lợi nhuận (Jensen and Meckling, 1976; Fama, 1980; Jensen, 1993). Giám đốc sẽ đầu tư vào các dự án mang lại lợi ích cho họ hơn là lợi ích của công ty. Nghiên cứu của Jensen và Meckling (1976) cho rằng việc khuyến khích các giám đốc sở hữu cổ phần công ty sẽ thúc đẩy công ty hoạt động hiệu quả, việc tăng sở hữu cổ phần của nhà quản lý giúp làm tăng lợi ích của giám đốc và các cổ đông. Do đó, có mối quan hệ tương quan giữa việc sở hữu của giám đốc và hiệu quả hoạt động của công ty. Nghiên cứu của Shleifer và Vishny (1997), Becht và cộng sự (2003) cho rằng ngoài giảm vấn đề đại diện, các giám đốc được khuyến khích đóng góp cho công ty bởi các lý do khác như sự phát triển nghề nghiệp và danh tiếng của họ. Các giám đốc cần xem xét tầm quan trọng của danh tiếng và hình ảnh của họ để có cơ hội tiếp tục làm việc tương lai. Các nghiên cứu của Weir và cộng sự (2002), Krivogorsky (2006), Kapopoulos và Lazaretou (2007), Mangena và Tauringana (2007), Bhagat và Bolton (2008) kết luận có mối tương quan dương giữa việc sở hữu cổ phần công ty của giám đốc và hiệu quả hoạt động của công ty. Nghiên cứu của Owusu-Ansah (1998) với một mẫu 49 công ty Zimbabwe năm 1994 cho thấy quyền sở hữu cổ phần của giám đốc có mối tương quan dương đến hiệu quả hoạt động của công ty. Ngoài ra, nghiên cứu của Mangena và Tauringana (2007) đã điều tra mối tương quan dương giữa quyền sở hữu cổ phần của nhà quản lý và hiệu suất công ty được đo bằng ROA và Tobin's Q trên một mẫu dữ liệu gồm 72 công ty được niêm yết ở Zimbabwe từ 2002 đến 2004. Phát hiện của các nghiên cứu ủng hộ quan niệm rằng là ban giám đốc có sở hữu cổ phần sẽ làm tăng lợi ích của cổ đông và chính họ, nó dẫn đến vấn đề đại diện trong công ty giảm và tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của công ty.
  • 29. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 22 Tuy nhiên, một số nghiên cứu của De Angelo và De Angelo (1985), Haniffa và Hudaib (2006), Ho và Williams (2003), Lin (2002) cho thấy rằng việc sở hữu cổ phần công ty của nhà quản lý có mối tương quan âm đến hiệu quả hoạt động của công ty. Nghiên cứu của Lins (2000) cung cấp kết luận mối tương quan âm giữa hiệu quả hoạt động công ty và sự sở hữu cổ phần công ty của giám đốc, với mẫu dữ liệu gồm các công ty ở 18 thị trường mới nổi. Nghiên cứu của Dalton và cộng sự (2003) và Sheu và Yang (2005) cho rằng không có mối tương quan giữa việc sở hữu cổ phần của giám đốc và hiệu suất công ty, như vậy quyền sở hữu giám đốc không ảnh hưởng đến hiệu suất của công ty. Theo các quan điểm lý thuyết trên, quyền sở hữu cổ phần của giám đốc tăng lợi ích cho các cổ đông, làm giảm vấn đề đại diện, dẫn đến hiệu quả hoạt động công ty tốt hơn. Bài nghiên cứu đề xuất giả thuyết sau: Giả thuyết 2.7: Sở hữu cổ phần của Ban Giám đốc có mối tương quan dương với Hiệu quả hoạt động kinh doanh. 3.3.3. Tác động của Đòn bẩy tài chính lên Hiệu quả hoạt động kinh doanh Nghiên cứu của Modigliani và Miller (1958) cho rằng cấu trúc vốn không có liên quan trong việc xác định giá trị và Hiệu quả hoạt động của công ty. Tuy nhiên, nghiên cứu của Agrawal và Knoeber (1996) cho rằng việc sử dụng Đòn bẩy tài chính có thể cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh thông qua việc giám sát công ty của các chủ nợ. Như vậy, các nghiên cứu trước đây đã cung cấp các kết quả khác nhau về mối tương quan giữa Đòn bẩy tài chính đối với kết quả hoạt động của công ty. Nghiên cứu của Antoniou và cộng sự (2008) kết luận rằng có mối tương quan âm giữa Đòn bẩy tài chính và Hiệu quả hoạt động của công ty. Nghiên cứu của Zhang (2014) chỉ ra rằng sự thay đổi trong Đòn bẩy tài chính của công ty sẽ có mối tương quan âm đến giá cổ phiếu. Nghiên cứu của Vithessonthi và Tongurai (2015) nhận thấy rằng Đòn bẩy tài chính có mối tương quan âm với kết quả hoạt động của các công ty ở Thái Lan. Các nghiên cứu này phù hợp
  • 30. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 23 với quan điểm cho rằng chi phí tài chính lớn hơn lợi ích đạt được của việc tài trợ. Ngược lại, nghiên cứu của Margaritis và Psillaki (2010) nhận thấy rằng Đòn bẩy tài chính có mối tương quan dương đến Hiệu quả hoạt động công ty. Nghiên cứu của Berger và Bonaccorsi di Patti (2006) chỉ ra rằng Đòn bẩy tài chính cao hơn hoặc tỷ lệ vốn cổ phần thấp hơn có tác động tích cực hơn đến Hiệu quả hoạt động của công ty. Tuy nhiên, nghiên cứu của Connelly và cộng sự (2012) không tìm thấy mối quan hệ giữa Đòn bẩy tài chính và kết quả hoạt động của công ty. Doanh nghiệp có đòn bẩy lớn tức đang chiếm dụng được vốn từ các đối tác bên ngoài, trong đó chủ yếu là chủ nợ mà điển hình là các ngân hàng. Để có thể tiếp cận được nguồn vốn từ các ngân hàng, các doanh nghiệp phải trải qua quá trình thẩm định nghiêm ngặt về năng lực cạnh tranh, năng lực tài chính, Hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như hiệu quả đầu tư. Đồng thời, việc sử dụng vốn vay chịu sự giám sát chặt chẽ từ ngân hàng để đảm bảo phương án kinh doanh, dự án đầu tư đạt hiệu quả đề ra, đảm bảo khả năng thu hồi nợ của ngân hàng. Việc sử dụng Đòn bẩy tài chính cao hơn là một chỉ báo cho thấy doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hiệu quả, hấp thụ được các dự án có mức sinh lời cao. Do đó, bài nghiên cứu đề xuất giả thuyết sau: Giả thuyết 3: Đòn bẩy tài chính có mối tương quan dương với Hiệu quả hoạt động kinh doanh. 3.3.4. Tác động trung gian của Đòn bẩy tài chính trong mối quan hệ giữa Quản trị công ty và Hiệu quả hoạt động kinh doanh Bài nghiên cứu cho rằng Quản trị công ty không ảnh hưởng trực tiếp đến Hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty, mà thay vào đó ảnh hưởng một cách gián tiếp thông qua Đòn bẩy tài chính. Quản trị công ty được kì vọng có tác động đến Đòn bẩy tài chính và Đòn bẩy tài chính có tác động đến Hiệu quả
  • 31. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 24 hoạt động kinh doanh. Bài nghiên cứu đề xuất hai lý do để giải thích tại sao Đòn bẩy tài chính có thể làm trung gian ảnh hưởng đến hiệu suất của công ty: Thứ nhất, Quản trị công ty yếu kém có thể đi đến các quyết định tài chính, kinh doanh không hiệu quả, cụ thể như việc sử dụng Đòn bẩy tài chính chưa ở mức tối ưu. Đối với một phương án đầu tư có mức sinh lời tốt, việc sử dụng Đòn bẩy tài chính làm gia tăng tỷ suất sinh lời của cổ đông so với tỷ suất sinh lời của dự án đầu tư. Mức độ Đòn bẩy tài chính quá cao hoặc quá thấp, chưa ở mức tối ưu, sẽ tác động đến Hiệu quả hoạt động kinh doanh. Thứ hai, khi hội đồng quản trị đánh giá và ra quyết định các khoản đầu tư của công ty, tác động của việc Quản trị công ty đối với kết quả hoạt động phụ thuộc vào khả năng HĐQT lựa chọn được các khoản đầu tư có hiệu quả và tính phù hợp của phương án tài trợ. Đối với các doanh nghiệp có hệ thống quản trị yếu kém dẫn tới các quyết định sử dụng Đòn bẩy tài chính dưới mức/quá mức cần thiết làm giảm hiệu quả đầu tư, khả năng sinh lời cho cổ đông của dự án đầu tư. Với các lập luận trên, bài nghiên cứu đề xuất các giả thuyết sau đây: Giả thuyết 4.1: Đòn bẩy tài chính làm trung gian giữa ảnh hưởng của Quy mô Hội đồng quản trị đối với Hiệu quả hoạt động kinh doanh. Giả thuyết 4.2: Đòn bẩy tài chính làm trung gian giữa ảnh hưởng của số lượng thành viên Hội đồng quản trị độc lập đối với Hiệu quả hoạt động kinh doanh. Giả thuyết 4.3: Đòn bẩy tài chính trung gian giữa ảnh hưởng của Quy mô Ban kiểm soát đối với Hiệu quả hoạt động kinh doanh. Giả thuyết 4.4: Đòn bẩy tài chính làm trung gian giữa ảnh hưởng của số lượng thành viên nữ của Hội đồng quản trị đối với Hiệu quả hoạt động kinh doanh. Giả thiết 4.5: Đòn bẩy tài chính làm trung gian giữa ảnh hưởng của sự kiêm nhiệm chức vụ Giám đốc điều hành và Chủ tịch Hội đồng quản trị đối với Hiệu quả hoạt động kinh doanh.
  • 32. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 25 Giả thuyết 4.6: Đòn bẩy tài chính trung gian giữa ảnh hưởng của cơ cấu sở hữu cổ phần đối với Hiệu quả hoạt động kinh doanh. Giả thuyết 4.7: Đòn bẩy tài chính trung gian giữa ảnh hưởng của Sở hữu cổ phần của Ban Giám đốc với Hiệu quả hoạt động kinh doanh. 3.4. Mô hình ước lượng 3.4.1. Các biến của mô hình Các biến trong bài này được tính dựa trên bài nghiên cứu của Umawadee Detthamrong và cộng sự (2017). Các biến trong bài nghiên cứu được tính như sau: 3.4.1.1. Biến phụ thuộc Để kiểm tra các giả thuyết 1, bài nghiên cứu đo lường Đòn bẩy tài chính của một công ty là tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản. Nghiên cứu của Margaritis và Psillaki (2010), Vithessonthi và Tongurai (2015) đã sử dụng biến này như một thước đo về Đòn bẩy tài chính. Để kiểm tra các giả thuyết 2-4, theo các nghiên cứu trước đó như của Chen và cộng sự (2005), Bhabra (2007), Hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty bằng lợi nhuận trên vốn cổ phần (ROE), được tính như tỷ số thu nhập trước lãi và thuế trên vốn chủ sở hữu. Để kiểm tra tính vững của kết quả, bài nghiên cứu cũng sử dụng ROA, được tính bằng tỷ lệ thu nhập trước lãi và thuế trên tổng tài sản là một thay thế cho Hiệu quả hoạt động của công ty. 3.4.1.2. Biến độc lập Để đánh giá kết quả nghiên cứu tác động của Quản trị công ty và Hiệu quả hoạt động, bài nghiên cứu dùng các biến về Quản trị công ty đã được các nghiên cứu trước đây như Chen và cộng sự (2005), Nguyen (2011), Bhagat and Bolton (2008) sử dụng: biến số lượng thành viên Hội đồng quản trị (BD_SIZE), biến số lượng thành viên độc lập trong Hội đồng quản trị (BD_IND), biến giả Giám đốc điều hành kiêm Chủ tịch hội đồng quản trị (CEO_DUAL) có giá trị là 1 khi CEO kiêm chủ tịch hội đồng quản trị và 0 là
  • 33. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 26 trường hợp ngược lại, biến cơ cấu sở hữu tập trung (OWN_TOP3) là tổng tỷ lệ sở hữu của 3 cổ đông lớn nhất, (OWN_BD) là một biến giả có giá trị là 1 khi công ty có ban giám đốc sở hữu cổ phần công ty và có giá trị là 0 với các trường hợp khác, biến (BD_WOMEN) được tính bằng tỷ lệ số hành viên nữ trong Hội đồng quản trị. 3.4.1.3. Biến kiểm soát Để kiểm tra giả thuyết của bài nghiên cứu, bài nghiên cứu sử dụng một tập hợp các biến kiểm soát. Các biến này kiểm soát các đặc điểm đặc trưng của công ty mà có thể ảnh hưởng đến Đòn bẩy tài chính và Hiệu quả hoạt động của công ty. Bài nghiên cứu có các biến kiểm soát sau: biến chỉ số ngành (RETIND) được đo bằng logarithm của chỉ số giá, đo lường biến động chỉ số tăng trưởng của từng ngành, nhằm kiểm soát mức độ tác động của ngành đến kết quả hoạt động của công ty, và có ảnh hưởng đến các quyết định về tài chính và một tập hợp lớn với mức độ vững chắc, biến quy mô công ty được đo bằng tổng tài sản của công ty (LNFA), biến số năm niêm yết trên thị trường chứng khoán (LNFAGE), biến chi đầu tư vốn (CAPEXTA), biến tỷ lệ thanh toán hiện hành (CACL), biến tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách (MBV), biến tỷ lệ dòng tiền hoạt động ròng trên tổng tài sản (NCFOTA), biến tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản (PPETA), và biến khả năng sinh lời (ROA). Chen và cộng sự (2005), García-Meca và cộng sự (2015) sử dụng biến quy mô công ty (LNTA) được tính bằng logarithm tự nhiên của tổng tài sản. Số năm công ty niêm yết (LNFAGE) được tính bằng logarithm tự nhiên của số năm kể từ khi công ty được niêm yết. Số năm niêm yết là một chỉ báo cho mức độ kinh nghiệm của công ty trong hoạt động kinh doanh của mình. Các công ty lớn hơn có cấu trúc tổ chức, quy trình và hệ thống tổ chức tốt. Mặt khác, các công ty mới hoặc trẻ hơn có nhiều khả năng sẽ linh hoạt trong cơ cấu tổ chức của nó. Để kiểm soát mức độ ảnh hưởng của đầu tư công ty đối với đòn bẩy và kết quả hoạt động của công ty, bài nghiên cứu sử dụng biến chỉ tiêu vốn (CAPEXTA) được tính tỷ lệ chi đầu tư trên tổng tài sản. Bài nghiên
  • 34. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 27 cứu sử dụng biến (MBV) được tính là tỷ lệ giữa giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu trên giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu nhằm để nắm bắt cơ hội đầu tư của công ty. Tỷ lệ thanh toán hiện hành (CACL) được tính bằng tỷ lệ tài sản ngắn hạn trên nợ ngắn hạn. Tỷ lệ thanh toán hiện hành đo lường mức độ mà một công ty có đủ tài sản để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Các công ty có đủ tiền mặt để hấp thụ các cú sốc về thanh khoản. Do đó, bài nghiên cứu kiểm soát dòng tiền mặt bằng cách sử dụng NCFOTA được tính bằng tỷ số dòng tiền thuần hoạt động trên tổng tài sản. Keefe và Yaghoubi (2016) nhận thấy rằng dòng tiền hoạt động có mối tương quan âm đến Đòn bẩy tài chính. Nghiên cứu của Margaritis và Psillaki (2010) xem xét tỷ số tài sản cố định (PPETA) được tính bằng tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản, BIG4 là một biến giả có giá trị là 1 khi công ty sử dụng dịch vụ kiểm toán của một trong bốn công ty kiểm toán lớn nhất thế giới (KPMG, Deloitte, PricewaterhouseCoopers và Ernst & Young) và có giá trị là 0 với các trường hợp khác, xem xét độ tin cậy của báo cáo tài chính. Bài nghiên cứu sử dụng chỉ số lợi nhuận ROA, được đo bằng tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT) trên tổng tài sản, biến này thể hiện tác động của lợi nhuận công ty đối với đòn bẩy. Bảng 3.1: Các biến của mô hình Biến số Định nghĩa Công thức tính Biến phụ thuộc LEV Đòn bẩy tài chính Tỷ lệ tổng nợ với tổng tài sản ROE Hiệu quả hoạt động kinh doanh Tỷ lệ lợi nhuận/ vốn cổ phần Biến độc lập BD_SIZE Quy mô Hội đồng quản trị Tổng số lượng thành viên trong Hội đồng quản trị
  • 35. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 28 Biến số Định nghĩa Công thức tính BD_IND CEO_DUAL Số thành viên độc lập trong Hội đồng quản trị Giám đốc điều hành kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị Tỷ lệ thành viên độc lập trong hội đồng quản trị Biến giả có giá trị là 1 khi Giám đốc điều hành kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị và 0 là trường hợp ngược lại Cơ cấu sở hữu cổ phần tập OWN_TOP3 trung Việc sở hữu cổ phần của ban OWN_BD giám đốc Tổng tỷ lệ sở hữu của 3 cổ đông lớn nhất Biến giả có giá trị là 1 khi công ty có ban giám đốc sở hữu cổ phần công ty và có giá trị là 0 với các trường hợp khác. Số lượng người trong Ban BD_AUDIT Quy mô Ban kiểm soát kiểm soát Số thành viên nữ trong Hội BD_WOMEN đồng quản trị Tỷ lệ số thành viên nữ trong hội đồng quản trị Biến kiểm soát RETIND Chỉ số ngành Logarithm của chỉ số giá LNTA Quy mô công ty Logarithm tổng tài sản công ty LNFAGE Số năm niêm yết trên thị Logarithm số năm niêm yết trên trường chứng khoán thị trường chứng khoán
  • 36. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 29 Biến số Định nghĩa Công thức tính CAPEXTA Chi đầu tư vốn Tỷ lệ chi đầu tư trên tổng tài sản CACL Tỷ lệ thanh toán hiện hành Tỷ lệ tài sản ngắn hạn trên nợ ngắn hạn MBV Tỷ lệ giá trị thị trường trên Tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị giá trị sổ sách sổ sách NCFOTA Tỷ lệ dòng tiền hoạt động Tỷ lệ dòng tiền hoạt động ròng ròng trên tổng tài sản trên tổng tài sản PPETA Tỷ lệ tài sản cố định trên Tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài tổng tài sản sản Biến giả có giá trị là 1 khi công ty sử dụng dịch vụ kiểm toán của Danh tiếng công ty kiểm một trong bốn công ty kiểm toán BIG4 lớn nhất thế giới và có giá trị là 0 toán độc lập với các trường hợp khác. Bốn Công ty kiểm toán bao gồm KPMG, Deloitte, PwC, và E&Y ROA Khả năng sinh lời Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản 3.4.2. Mô hình ước lượng Để kiểm tra các giả thuyết 1.1-1.7, đánh giá tác động của việc Quản trị công ty đối với Đòn bẩy tài chính, bài nghiên cứu ước tính một loạt các Phương trình (1) sử dụng phương pháp ước lượng tác động cố định (Fixed Effects) như sau: LEVi,t= + CGi,t-1 + Zi,t-1 + i + t + (1)
  • 37. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 30 Trong đó LEVi,t là tỷ số giữa tổng nợ với tổng tài sản của công ty i tại thời điểm t. Bài nghiên cứu sử dụng LEV để đo Đòn bẩy tài chính của công ty. CG là một vector của các về Quản trị công ty của công ty (số lượng người trong hội đồng quản trị, thành viên độc lập trong hội đồng quan trị, số lượng người trong ban kiểm soát, thành viên hội đồng quản trị là nữ, giám đốc điều hành kiêm chủ tịch hội đồng quản trị, cơ cấu sở hữu cổ phần và danh tiếng công ty kiểm toán). Z là một vector của các biến kiểm soát mức độ công ty; ni là tác động cố định đặc trưng công ty, để kiểm soát các bất thường của công ty và tính không đồng nhất về thời gian; t là hiệu ứng cố định thời gian, để kiểm soát thời gian không được quan sát cho tất cả các công ty trong mẫu dữ liệu nghiên cứu. Để kiểm tra các giả thuyết 2.1-2.7 dự báo hiệu quả của việc Quản trị công ty đối với kết quả hoạt động của công ty, bài nghiên cứu ước tính một loạt các phương trình ước lượng (2) sử dụng phương pháp ước lượng tác động cố định (Fixed Effects) như sau: ROEi,t= + CGi,t-1 + Zi,t-1 + i + t + (2) Trong đó ROEi,t là tỷ số thu nhập trước lãi và thuế trên vốn cổ phần của công ty i tại thời điểm t. Bài nghiên cứu sử dụng ROE để đo lường Hiệu quả hoạt động của công ty. CG là một vector của các biến Quản trị công ty của công ty. Z là một vector của các biến kiểm soát mức độ công ty; i là hiệu ứng cố định về cong ty; t là hiệu ứng thời gian cố định Để kiểm tra giả thuyết 3, dự đoán tác động của Đòn bẩy tài chính đối với kết quả hoạt động của công ty, bài nghiên cứu ước lượng phương trình (3) bằng cách sử dụng phương pháp ước lượng tác động cố định (Fixed Effects) như sau: ROEi,t= + LEVi,t-1 + Zi,t-1 + i + t + (3)
  • 38. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 31 Trong đó ROEi,t là tỷ số thu nhập trước khi lãi và thuế trên vốn cổ phần của công ty i tại thời điểm t. Tất cả các biến khác được định nghĩa như trên. Để kiểm tra các giả thuyết 4.1-4.7, dự đoán tác động của Quản trị công ty và Đòn bẩy tài chính đối với kết quả hoạt động của công ty, bài nghiên cứu ước tính một loạt các Phương trình (4) sử dụng phương pháp ước lượng tác động cố định (Fixed Effects) như sau: ROEi,t= + CGi,t-1 + LEVi,t-1 + Zi,t-1 + i + t + (4) Trong đó biến phụ thuộc là ROEi,t. Các biến khác được định nghĩa như trên. Bài nghiên cứu sử dụng kiểm định Hausman để quyết định xem phương pháp tác động cố định (Fixed Effects) hoặc tác động ngẫu nhiên (Random effect) phù hợp hơn. Kết quả của các kiểm định Hausman cho thấy rằng các phương pháp tác động cố định (Fixed Effects) được ưa thích hơn so với phương pháp tác động ngẫu nhiên (Random effect).
  • 39. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 32 PHẦN 4: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 4.1. Mô tả thống kê Bảng 4.1 trình bày số liệu thống kê mô tả các biến được sử dụng trong bài nghiên cứu với 1.595 mẫu quan sát của công ty trong giai đoạn 2009-2016. Giá trị trung bình của biến BD_SIZE là 5,42 (1,43), giá trị cao nhất của biến BD_SIZE là 11 người, giá trị thấp nhất là 3 người. Giá trị của biến BD_Women là 0,14 lần (0,17), giá trị trung bình của ROE là 0,18 lần (0,16), trong khi đó, giá trị trung bình của ROA là 0,08 (0,08). Giá trị bình của Đòn bẩy tài chính LEV là 0,57 lần (0,20), điều này cho thấy rằng trung bình các công ty ở Việt Nam không sử dụng Đòn bẩy tài chính quá cao. Bảng 4.1: Thống kê các yếu tố Quản trị công ty và Hiệu quả hoạt động Với các dữ liệu lấy từ bảng báo cáo tài chính của công ty trong khoảng thời gian từ 2009 đến 2016, với mỗi công ty nằm tyrong mỗi ngành khác nhau. Thể hiện các biến liên quan đến Quản trị công ty, Hiệu quả hoạt động của công ty (ROE), Đòn bẩy tài chính (LEV) Mean Median Maximum Minimum Std. Dev. RETIND -0,21 -0,30 0,85 -0,86 0,46 LNTA 14,40 14,32 19,01 9,35 1,12 LNFAGE 1,24 1,39 2,77 0,00 0,80 CAPETAX 0,16 0,03 19,38 0,00 1,65 CACL 1,85 1,31 19,66 0,02 1,66 MBV 1,33 1,00 20,15 0,05 1,49 NCFOTA 0,04 0,03 0,76 -0,88 0,13 PPETA 0,27 0,21 0,90 0,01 0,22 LEV 0,57 0,60 0,89 0,01 0,20 BD_SIZE 5,42 5,00 11,00 3,00 1,43 BD_IND 0,52 0,60 0,86 0,00 0,24 BD_AUDIT 2,63 3,00 4,00 2,00 0,49 BD_WOMEN 0,14 0,11 0,84 0,00 0,17 CEO_DUAL 0,19 0,00 1,00 0,00 0,39
  • 40. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 33 Mean Median Maximum Minimum Std. Dev. BIG4 0,39 0,00 1,00 0,00 0,49 OWN_BD 0,54 1,00 1,00 0,00 0,49 ROE 0,18 0,17 0,89 -0,73 0,16 ROA 0,08 0,05 0,69 -0,33 0,08 4.2. Ma trận hệ số tương quan Bảng 4.2 thể hiện kết quả phân tích tương quan, các hệ số tương quan giữa các biến độc lập và các biến kiểm soát dưới 0,50 nên không xảy vấn đề đa cộng tuyến. Biến ROE và ROA có mối tương quan cao (r = 0,73), do đó, chỉ ra rằng hai biến này có thể được sử dụng gần như thay thế cho nhau để thể hiện Hiệu quả hoạt động của công ty. Khi xem xét các hệ số tương quan giữa Đòn bẩy tài chính và các biến số Quản trị công ty, kết quả bài nghiên cứu nhận thấy rằng các biến này phù hợp với các giả thuyết của bài nghiên cứu. Ngoài ra, khi xem xét các hệ số tương quan giữa Hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty và các biến Quản trị công ty, bài nghiên cứu cũng thấy rằng các dấu hiệu nói chung phù hợp với các giả thuyết của bài nghiên cứu với ý nghĩa thống kê tương đối nhỏ. Mối quan hệ giữa biến nghiên cứu BD_SIZE và biến nghiên cứu ROE là có mối tương quan dương, đồng thời, mối quan hệ giữa số lượng thành viên Hội đồng quản trị BD_SIZE và ROA cũng có mối tương quan dương.
  • 41. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 34 Bảng 4.2: Ma trận hệ số tương quan Probability 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 1. BD_SIZE 1,00 2. BD_IND -0,10*** 1,00 3. BD_AUDIT 0,35*** 0,00 1,00 4. BD_WOMEN 0,08*** 0,03 0,00 1,00 5. CEO_DUAL 0,05* -0,16*** 0,00 0,14*** 1,00 6. OWN_TOP3 -0,11*** 0,06*** 0,00 -0,10*** -0,17*** 1,00 7. BIG4 0,14*** 0,09*** 0,08*** 0,10*** -0,02 0,10*** 1,00 8. LNTA 0,21*** 0,12*** 0,22*** 0,02 -0,06*** 0,08*** 0,37*** 1,00 9. LNFAGE 0,21*** 0,10*** 0,53*** 0,03 -0,11*** 0,01 0,18*** 0,24*** 1,00 10. RETIND -0,18*** 0,06*** -0,41*** 0,00 -0,02 0,02 -0,07*** -0,11*** -0,24*** 1,00 11. CAPETAX -0,04* 0,01 -0,02 0,18*** 0,03 -0,08*** -0,07* -0,19*** -0,05** -0,006 1,00 12. CACL 0,00 0,01 0,01 0,11*** 0,13*** -0,08*** 0,05** -0,04 0,01 -0,03 -0,01 1,00 13. MBV 0,06*** 0,02 -0,02 -0,02 0,01 0,15*** 0,11*** 0,17*** -0,15*** 0,00 -0,01 0,07*** 1,00 14. NCFOTA 0,04 0,05** 0,04* -0,06*** -0,06*** 0,12*** 0,01 -0,01 0,03 -0,01 0,04 -0,04* 0,15*** 1,00
  • 42. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 35 15.PPETA 0,10*** 0,02 -0,07*** -0,06*** -0,21*** 0,22*** -0,04* 0,04** -0,03 0,07*** 0,05 -0,17*** 0,01 0,23*** 1,00 16.ROE -0,07*** -0,04** -0,24*** -0,07*** 0,02 0,06*** -0,02 -0,05** -0,25*** 0,12*** 0,07*** -0,06* 0,25*** 0,21*** -0,05** 1,00 17.ROA 0,06*** 0,03 -0,15*** 0,02 -0,01 0,03 0,04* -0,08*** -0,12*** 0,07*** 0,08*** 0,13*** 0,31*** 0,34*** 0,03 0,73** 1,00 18.LEV -0,12*** -0,08*** -0,02 -0,15*** -0,05** 0,04 -0,12*** 0,06** -0,04* 0,00 -0,027 -0,54*** -0,15*** -0,10*** -0,03 0,00 -0,40*** 1,00
  • 43. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 36 4.3. Những tác động của hoạt động Quản trị công ty đối với Đòn bẩy tài chính Trong phần này, bài nghiên cứu trình bày các kết quả thực nghiệm về mối tương quan của các yếu tố Quản trị công ty đối với Đòn bẩy tài chính. Bảng 4.3 trình bày kết quả hồi quy theo phương pháp ước lượng tác động cố định (Fixed Effects) với biến phụ thuộc trong phương trình hồi quy là Đòn bẩy tài chính (LEV). Kết quả mô hình (1) cho thấy quy mô công ty (LNTA) có mối tương quan dương với Đòn bẩy tài chính, hệ số hồi quy lần lượt là 0.0011 (mức ý nghĩa 1%) và 0.015 (mức ý nghĩa 1%). Các yếu tố như tỷ lệ thanh toán hiện hành (CACL), tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản (PPETA), danh tiếng công ty kiểm toán (BIG4) và khả năng sinh lời (ROA) có mối tương quan âm với Đòn bẩy tài chính. Để kiểm tra ảnh hưởng trực tiếp của Quản trị công ty lên Đòn bẩy tài chính, bài nghiên cứu thêm các biến về yếu tố Quản trị công ty để kiểm định giả thuyết, các biến nghiên cứu bao gồm biến số lượng thành viên hội đồng quản trị (BD_SIZE), biến thành viên hội đồng quản trị độc lập (BD_IND), biến số lượng người trong ban kiểm soát (BD_AUDIT), biến thành viên hội đồng quản trị là nữ (BD_WOMEN), biến giám đốc điều hành kiêm chủ tịch hội đồng quan trị (CEO_DUAL), biến cơ cấu sở hữu tập trung của 3 cổ đông lớn nhất (OWN_TOP3) và biến sở hữu cổ phần của Ban giám đốc (OWN_BD) trong Mô hình (2). Với kết quả trong bảng 4.3, các hệ số hồi quy về quy mô công ty (LNTA), tỷ số thanh toán hiện hành (CACL), khả năng sinh lời trên tổng tài sản (ROA), tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản (PPETA) đều có ý nghĩa thống kê. Hệ số hồi quy về tỷ số thanh toán hiện hành (CACL), khả năng sinh lời trên tổng tài sản (ROA), tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản (PPETA) có mối tương quan âm với Đòn bẩy tài chính, trong khi đó hệ số hồi quy của biến số quy mô công ty (LNTA) có mối tương quan dương với Đòn bẩy tài chính. Các hệ số hồi quy liên quan đến yếu tố Quản trị công ty như số lượng thành viên hội đồng quản trị (BD_SIZE), biến số lượng thành viên độc lập trong hội đồng quản trị (BD_IND), biến số lượng người trong ban kiểm soát (BD_AUDIT), biến tỷ lệ số thành viên nữ trong ban hội đồng quản trị
  • 44. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 37 (BD_WOMEN), cơ cấu sở hữu tập trung (OWN_TOP3) đều có mối tương quan âm đến Đòn bẩy tài chính. Như vậy, kết quả thực nghiệm đã hỗ trợ giả thuyết 1.3 quy mô Ban kiểm soát có mối tương quan âm với Đòn bẩy tài chính, các yếu tố quản trị còn lại đều không hỗ trợ cho các giả thuyết mà bài nghiên cứu đưa ra. Những phát hiện này phù hợp với một số nghiên cứu của Berger và cộng sự (1997) cho thấy rằng số lượng người trong Hội đồng quản trị có mối tương quan âm đến Đòn bẩy tài chính của công ty, nghiên cứu của Chang và cộng sự (2014) cho rằng thành viên nữ trong hội đồng quản trị cố gắng giảm Đòn bẩy tài chính của công ty để giảm rủi ro về tài chính, thể hiện mối tương quan âm giữa thành viên nữ trong Hội đồng quản trị và Đòn bẩy tài chính. Bảng 4.3: Tác động đến Đòn bẩy tài chính Trình bày kết quả theo phương pháp hồi quy Fixed Effects. Biến phụ thuộc là Đòn bẩy tài chính (LEV), được tính là tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản. Tất cả các biến giải thích đều có độ trễ là 1. Kí hiệu ***,** và * tương ứng với các mức ý nghĩa 1%,5%, và 10%. LEV C 0,624*** 0,675*** (0,0000) (0,0000) RETIND(-1) -0,0006 -0,003 (0,4784) (0,7101) LNTA(-1) 0,0011*** 0,015*** (0,0042) (0,0001) LNFAGE(-1) -0,0018*** -0,009 (0,0007) (0,1167) CAPETAX(-1) 0,0005 0,0053 (0,8842) (0,1714) CACL(-1) -0,053*** -0,051*** (0,0000) (0,0000) MBV(-1) -0,0039 -0,0041 (0,1644) (0,1014)
  • 45. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
  • 46. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 38 NCFOTA(-1) -0,029 -0,035 (0,346) (0,2610) PPETA(-1) -0,089*** -0,100*** (0,0000) (0,0000) BIG4(-1) -0,034*** -0,031*** (0,0001) (0,0000) ROA(-1) -0,708*** -0,705*** (0,0000) (0,0000) BD_SIZE(-1) -0,008*** (0,0041) BD_IND(-1) -0,050*** (0,0026) BD_AUDIT(-1) -0,064* (0,0591) BD_WOMEN(-1) -0,093*** (0,0001) CEO_DUAL(-1) -0,0109 (0,2953) OWN_TOP3(-1) 0,046** (0,0148) OWN_BD -0,0108 (0,1791) R 2 0,36 0,38 F-statistic 90,89*** 58,40*** Số quan sát 1595 1595 4.4. Những tác động của Quản trị công ty và Đòn bẩy tài chính đối với Hiệu quả hoạt động của công ty Trong phần này, bài nghiên cứu xem xét tác động của việc Quản trị công ty và Đòn bẩy tài chính đối với Hiệu quả hoạt động của công ty. Bảng 4.4 trình bày các kết
  • 47. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 39 quả hồi quy theo phương pháp ước lượng tác động cố định, biến phụ thuộc là tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE). Kết quả hồi quy cho thấy biến quy mô công ty (LNTA), biến số năm niêm yết (LNAGE), biến tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản (PPETA) có mối tương quan âm đến Hiệu quả hoạt động của công ty. Các biến giá trị sổ sách trên giá trị thị trường (MBV), biến chi đầu tư vốn (CAPEXTA) và biến tỷ suất dòng tiền hoạt đồng thuần trên tổng tài sản (NCFOTA) có mối tương quan dương đến Hiệu quả hoạt động của công ty. Như vậy, mối tương quan âm của quy mô công ty đối với Hiệu quả hoạt động của công ty là không phù hợp với các nghiên cứu trước đó (nghiên cứu của Elsayed (2007)). Để kiểm tra hiệu quả trực tiếp tác động của Quản trị công ty đối với Hiệu quả hoạt động của công ty, bài nghiên cứu thêm các biến như biến số lượng thành viên hội đồng quản trị (BD_SIZE), biến thành viên hội đồng quản trị độc lập (BD_IND), biến số lượng người trong ban kiểm soát (BD_AUDIT), biến giám đốc điều hành kiêm chủ tịch hội đồng quản trị (CEO_DUAL), biến cơ cấu sở hữu tập trung của 3 cổ đông lớn nhất (OWN_TOP3) và biến sở hữu cổ phần của Ban Giám đốc (OWN_BD) trong Mô hình (2). Theo kết quả hồi quy, biến số lượng thành viên hội đồng quản trị (BD_SIZE), biến thành viên hội đồng quản trị độc lập (BD_IND), biến số lượng người trong ban kiểm soát (BD_AUDIT), biến giám đốc điều hành kiêm chủ tịch hội đồng quản trị (CEO_DUAL) , biến cơ cấu sở hữu tập trung của 3 cổ đông lớn nhất (OWN_TOP3) và biến sở hữu cổ phần của Ban Giám đốc (OWN_BD) đều không có ý nghĩa thống kê, chỉ có hệ số hồi quy của biến số lượng thành viên nữ trong hội đồng quản trị có ý nghĩa thống kê với hệ số tương quan là - 0.059 (mức ý nghĩa 5%). Các biến kiểm soát như biến quy mô công ty (LNTA), biến số năm niêm yết (LNAGE), biến tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản (PPETA) có mối tương quan âm đến Hiệu quả hoạt động của công ty; các biến giá trị sổ sách trên giá trị thị trường (MBV), biến chi đầu tư vốn (CAPEXTA) và biến tỷ suất dòng tiền hoạt đồng thuần trên tổng tài sản (NCFOTA) có mối tương quan dương đến Hiệu quả hoạt động của công ty. Như vậy các kết quả hồi quy này không hỗ trợ các giả thuyết từ 2.1 đến 2.7.
  • 48. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 40 Để kiểm tra hiệu quả trực tiếp của Đòn bẩy tài chính đối với kết quả hoạt động của công ty, bài nghiên cứu bổ sung Đòn bẩy tài chính (LEV) như là một biến độc lập trong Mô hình (3). Hệ số của LEV là 0.025 và không có ý nghĩa thống kê, cho thấy mức tăng Đòn bẩy tài chính không tương quan với Hiệu quả hoạt động của công ty trong mẫu nghiên cứu này. Phát hiện này không hỗ trợ thực nghiệm cho giả thuyết 3 dự đoán mối tương quan dương giữa Đòn bẩy tài chính và hiệu suất công ty. Tuy nhiên, phát hiện này trái ngược với các nghiên cứu trước đây của Chen và cộng sự (2005), Seifert và cộng sự (2005) ,các nghiên cứu chỉ ra có mối quan hệ tương quan âm giữa Đòn bẩy tài chính và Hiệu quả hoạt động của công ty. Các biến kiểm soát như biến quy mô công ty (LNTA), biến số năm niêm yết (LNAGE), biến tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản (PPETA) vẫn có mối tương quan âm đến Hiệu quả hoạt động của công ty; các biến giá trị sổ sách trên giá trị thị trường (MBV), biến chi đầu tư vốn (CAPEXTA) và biến tỷ suất dòng tiền hoạt đồng thuần trên tổng tài sản (NCFOTA) có mối tương quan dương đến Hiệu quả hoạt động của công ty. Bảng 4.4: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Bảng này trình bày kết quả hồi quy về Hiệu quả hoạt động của công ty (ROE). Biến phụ thuộc là ROE được tính là tỷ số thu nhập trước lãi và thuế trên vốn chủ sở hữu. Tất cả các biến giải thích là có độ trễ là 1. Phương pháp ước lượng Fixed Effects được sử dụng trong tất cả các phương trình hồi quy. Ký hiệu trong dấu ngoặc đơn. *, **, và *** thể hiện ý nghĩa thống kê ở mức 10%, 5%, và 1%. ROE (1) (2) (3) (4) C 0,376*** 0,375*** 0,312*** 0,365*** (0,0000) (0,0001) (0,0000) (0,0002) RETIND(-1) 0,005 0,006 0,005 0,007 (0,5812) (0,4807) (0,5677) (0,4806) LNTA(-1) -0,010*** -0,008** -0,009*** -0,009** (0,0047) (0,0117) (0,0031) (0,0110) LNFAGE(-1) -0,016*** -0,014** -0,015*** -0,0144**
  • 49. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
  • 50. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 41 (0,0047) (0,0150) (0,0070) (0,0139) CAPETAX(-1) 0,007** 0,011*** 0,0078** 0,010*** (0,0274) (0,0029) (0,0255) (0,0025) CACL(-1) -0,010 -0,009 -0,007 -0,007 (0,0000) (0,0000) (0,0040) (0,0047) MBV(-1) 0,025*** 0,025*** 0,026*** 0,025*** (0,0000) (0,0000) (0,0000) (0,0000) NCFOTA(-1) 0,290*** 0,285*** 0,294*** 0,289*** (0,0000) (0,0000) (0,0000) (0,0000) PPETA(-1) -0,079*** -0,086*** -0,076*** -0,084*** (0,0000) (0,0000) (0,0000) (0,0000) BIG4(-1) 0,004 0,005 0,006 0,0063 (0,5371) (0,4805) (0,4123) (0,4016) BD_SIZE(-1) 0,003 0,003 (0,2497) (0,2012) BD_IND(-1) -0,024 -0,023 (0,1091) (0,1393) BD_AUDIT(-1) -0,028 -0,027 (0,3687) (0,3683) BD_WOMEN(-1) -0,059*** -0,057*** (0,0056) (0,0085) CEO_DUAL(-1) 0,008 0,0083 (0,3918) (0,3872) OWN_TOP3(-1) 0,026 0,0255 (0,1360) (0,1460) OWN_BD(-1) -0,00812 -0,007 (0,2739) (0,3882) LEV(-1) 0,034 0,025 (0,1333) (0,2771) R2 0,20 0,21 0,20 0,21 F-statistic 27,55*** 19,56*** 25,99*** 19,57***