SlideShare a Scribd company logo
1 of 96
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC
ĐẶNG THỊ MINH THU
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ THOÁI HOÁ CỘT SỐNG CỔ
BẰNG PHƯƠNG PHÁP KÉO GIÃN CỘT SỐNG CỔ
TRÊN MÁY TM 300 TẠI BỆNH VIỆN ĐIỀU DƯỠNG
VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Nội khoa
Mã số: 60.72.20
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRỊNH XUÂN TRÁNG
Thái Nguyên, năm 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ một công trình khoa học nào khác.
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2010
Ngƣời viết luận văn
Đặng Thị Minh Thu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3
LỜI CẢM ƠN
Với tất cả tấm lòng trân trọng, tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc
đến Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo - Khoa học và Quan hệ quốc tế, các thầy
cô giáo các bộ môn, bộ môn Nội, Khoa Sau đại học Trường Đại học Y Dược -
Đại học Thái Nguyên.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân
thành tới PGS.TS Trịnh Xuân Tráng, người thầy luôn tận tình hướng dẫn,
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và trực tiếp hướng dẫn
để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình.
Tôi xin trân trọng cảm ơn tới Đảng ủy, Ban Giám đốc, các Phòng, Ban,
khoa Bệnh người cao tuổi, khoa Vật lí trị liệu - Phục hồi chức năng, các bác
sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên Bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi chức năng
Thái Nguyên, nơi tôi công tác đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ cho tôi
trong quá trình học tập, thực hiện nghiên cứu để hoàn thành luận văn và
hoàn thành khóa học.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp
đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2010
Học viên
Đặng Thị Minh Thu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4
DANH MỤC VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
CI : Đốt sống cổ 1
CII : Đốt sống cổ 2
CIII : Đốt sống cổ 3
CIV : Đốt sống cổ 4
CV : Đốt sống cổ 5
CVI : Đốt sống cổ 6
CVII : Đốt sống cổ 7
CSC : Cột sống cổ
DI : Đốt sống lưng 1
NPQ : Bảng dùng đánh giá mức độ đau và ảnh hưởng của đau
vùng cổ lên chức năng sinh hoạt hàng ngày (Northwich
pack Neck Pain Questionaire)
THCSC : Thoái hoá cột sống cổ
TVĐK : Tầm vận động khớp
VLTL - PHCN : Vật lí trị liệu phục hồi chức năng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
5
MỤC LỤC
Đặt vấn đề .............................................................................................................................................................................. ...1
Chương 1: Tổng quan........................................................................................................................................................... 3
1.1. Đặc điểm giải phẫu, sinh lý cột sống cổ...................................................................................... 3
1.2. Cơ chế bệnh sinh và hậu quả của thoái hóa cột sống cổ.......................................... 9
1.3. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng thoái hoá cột sống cổ .....................12
1.4. Tình hình nghiên cứu về thoái hoá cột sống cổ ..............................................................15
1.5. Các phương pháp điều trị thoái hoá cột sống cổ ...........................................................18
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu ..................................................................25
2.1. Đối tượng và thời gian nghiên cứu .................................................................................................25
2.2. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................................................................26
2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu..................................................................................................................................27
2.4. Phương pháp tiến hành................................................................................................................................... 27
2.5. Các kỹ thuật can thiệp sử dụng trong nghiên cứu..........................................................29
2.6. Phương pháp thu thập số liệu..................................................................................................................32
2.7. Vật liệu nghiên cứu..............................................................................................................................................37
2.8. Phương pháp xử lí số liệu............................................................................................................................39
2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu......................................................................................................39
Chương 3: Kết quả nghiên cứu ...........................................................................................................................40
3.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu .......................40
3.2. Kết quả điều trị ........................................................................................................................................................47
Chương 4: Bàn luận ..........................................................................................................................................................57
Kết luận ..............................................................................................................................................................................................74
Khuyến nghị ................................................................................................................................................................................76
Tài liệu tham khảo .....................................................................................................................................................................
Phụ lục .......................................................................................................................................................................................................
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
6
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Phân loại mức độ đau và cách cho điểm dựa vào thang nhìn
Liker 11 điểm..............................................................................................................................................................................33
Bảng 2.2. Đánh giá ảnh hưởng của đau với chức năng sinh hoạt........................................34
Bảng 2.3. Đánh giá sự tiến bộ về tầm vận động khớp............................................................................36
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi.....................................................................................................40
Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp..............................................................................................41
Bảng 3.3. Đặc điểm đau của đối tượng nghiên cứu....................................................................................41
Bảng 3.4. Triệu chứng cơ năng của đối tượng nghiên cứu.............................................................43
Bảng 3.5. Triệu chứng thực thể của đối tượng nghiên cứu............................................................44
Bảng 3.6. Hình ảnh chụp X quang cột sống cổ..................................................................................................45
Bảng 3.7. Mức độ cải thiện đau theo thang điểm Likert 11 điểm ở nhóm
kéo giãn và nhóm chứng......................................................................................................................................47
Bảng 3.8. Mức tiến bộ về tầm vận động gập cột sống cổ ở nhóm kéo giãn
và nhóm chứng...................................................................................................................................................................48
Bảng 3.9. Mức tiến bộ về tầm vận động duỗi cột sống cổ ở nhóm
kéo giãn và nhóm chứng...................................................................................................................................49
Bảng 3.10. Mức tiến bộ về tầm vận động nghiêng trái cột sống cổ ở nhóm
kéo giãn và nhóm chứng......................................................................................................................................50
Bảng 3.11. Mức tiến bộ về tầm vận động nghiêng phải cột sống cổ
ở nhóm kéo giãn và nhóm chứng...........................................................................................................51
Bảng 3.12. Mức tiến bộ về tầm vận động xoay trái cột sống cổ ở nhóm
kéo giãn và nhóm chứng. ..................................................................................................................................52
Bảng 3.13. Mức tiến bộ về tầm vận động xoay phải cột sống cổ ở nhóm
kéo giãn và nhóm chứng......................................................................................................................................53
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
7
Bảng 3.14. Mức cải thiện chức năng sinh hoạt ở nhóm kéo giãn và nhóm
chứng....................................................................................................................................................................................................54
Bảng 3.15. Sự thay đổi trung bình về tổng góc đo tầm vận động cột sống cổ
ở nhóm kéo giãn và nhóm chứng...........................................................................................................55
Bảng 3.16. Đánh giá kết quả điều trị ở nhóm kéo giãn và nhóm chứng...................56
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
8
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới.....................................................................................................................................40
Biểu đồ 3.2. Các hội chứng lâm sàng của đối tượng nghiên cứu.................................................42
Biểu đồ 3.3. Vị trí tổn thương theo đoạn cột sống cổ...........................................................................................46
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Trang
Hình 1.1. Các đốt sống cổ trên ghép lại ..........................................................................................................................5
Hình 1.2. Hình ảnh các đốt sống cổ, động mạch đốt sống ................................................................7
Hình 1.3. Bề mặt của đốt sống cổ, tuỷ sống, các rễ thần kinh, thần kinh sống
................................................................................................................................................................................................................................................................8
Hình 1.4. Hình ảnh cắt ngang của thoái hoá cột sống cổ ................................................................12
Hình 2.1. Phương kéo cột sống cổ theo mặt phẳng trước ..............................................................29
Hình 2.2. Kéo giãn cột sống cổ ở tư thế nằm .....................................................................................................30
Hình 2.3. Kéo giãn cột sống cổ ở tư thế ngồi .....................................................................................................30
Hình 2.4. Thước đo tầm vận động khớp .....................................................................................................................37
Hình 2.5. Máy kéo giãn cột sống TM 300 -3F...................................................................................................38
Hình 2.6. Màn hình LCD của máy TM 300 - 3F............................................................................................38
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thoái hoá thực chất là sự già đi của cơ thể con người, đây là một quá
trình tự nhiên trong chu trình sinh, lão, bệnh, tử của con người. Càng lớn tuổi,
quá trình thoái hoá diễn ra càng nhiều và càng nhanh [42]. Thoái hoá cột sống
cổ là một bệnh thường gặp ở người trung, cao tuổi. Tổn thương thoái hoá của
sụn khớp gây ra do quá trình sinh tổng hợp chất cơ bản (proteoglycan) bởi các
tế bào sụn có sự bất thường. Đặc trưng của bệnh là quá trình mất sụn khớp
của lớp tế bào dưới sụn, tổ chức xương cạnh khớp được tạo mới [7]. Ở thoái
hoá cột sống, có sự kết hợp giữa 2 loại tổn thương mang tính định khu đó là
thoái hoá đĩa đệm và thoái hoá mỏm liên sau [4], [42]. Nguyên nhân chính là
do quá trình thoái hoá và tình trạng chịu áp lực quá tải kéo dài của sụn khớp
và đĩa đệm.
Biểu hiện lâm sàng của thoái hóa cột sống cổ rất đa dạng và phức tạp.
Đau là một trong những triệu chứng thường xuyên và phổ biến nhất. Đau
không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống, chức năng sinh hoạt của người bệnh mà
còn ảnh hưởng đến kinh tế, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Mặt khác
nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng đắn bệnh sẽ tiến triển thành từng
đợt nặng dần, có thể dẫn đến chèn ép rễ, tuỷ, gây đau hoặc tàn phế. Vì vậy,
thoái hóa cột sống cổ ngày càng trở thành vấn đề quan trọng trong chăm sóc
sức khoẻ cộng đồng, là mối quan tâm của nhiều chuyên ngành như nội, thần
kinh, phẫu thuật, phục hồi chức năng, chẩn đoán hình ảnh...
Tại Mỹ, hàng năm thoái hóa cột sống cổ tiêu tốn tới 40 tỷ USD, những
người trên 55 tuổi có dấu hiệu thoái hóa khớp trên X quang chiếm 80%, trong
khi những người từ 15 - 24 tuổi chỉ là 10%, chỉ tính riêng thoái hóa cột sống
cổ ở những bệnh nhân đến điều trị tại bệnh viện có khoảng 151.000 người
[35], [41].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2
2
Tại Pháp, cũng chi tới 6 tỷ france cho những bệnh nhân thoái hoá [52].
Theo tài liệu của Reuter Health, ở châu Âu, đau mạn tính tiêu tới 34 tỷ Euro
mỗi năm, trong đó đau do viêm khớp và thoái hoá khớp chiếm 34% bệnh
nhân. Ở Việt Nam, đến nay tuy chưa có thống kê cụ thể về chi phí điều trị cho
những bệnh nhân có thoái hoá nhưng đã có nhiều công trình nghiên cứu của
các tác giả về điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng các phương pháp khác nhau.
Theo y học hiện đại, có thể dùng thuốc chống viêm giảm đau toàn thân hoặc
kết hợp giữa vật lý trị liệu và châm cứu, kết hợp giữa vật lý trị liệu và thuốc
hoặc chỉ dùng các phương pháp vật lý trị liệu.
Tại Thái Nguyên, chưa có đề tài nghiên cứu nào về kéo giãn cột sống
cổ ở bệnh nhân thoái hoá cột sống cổ. Bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi
chức năng Thái Nguyên đã điều trị thoái hoá cột sống cổ bằng phương pháp
kéo giãn cột sống cổ trên máy TM 300 từ năm 2003 nhưng chưa có nghiên
cứu nào đánh giá kết quả điều trị sau khi kéo giãn. Xuất phát từ thực tế trên
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm 2 mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng thoái hoá cột sống cổ.
2. Đánh giá kết quả điều trị thoái hoá cột sống cổ bằng phƣơng
pháp kéo giãn cột sống cổ trên máy TM 300.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3
3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặc điểm giải phẫu, sinh lý cột sống cổ
1.1.1. Đặc điểm giải phẫu
1.1.1.1. Xương cột sống
Cột sống cổ có 7 đốt, từ CI đến CVII, có đường cong ưỡn ra trước, đốt CI
(đốt đội) không có thân đốt, đốt CVII có mỏm gai dài nhất sờ thấy rõ, lồi ngay
dưới da nhất là khi ta cúi cổ, nên được dùng để làm mốc xác định các đốt
sống cổ [8], [31]. Đặc điểm của xương cột sống:
- Thân đốt sống: đường kính ngang lớn hơn đường kính trước sau, mặt
bên có hai phình bên gọi là mỏm móc hay mấu bán nguyệt. Mặt dưới có hai
mỏm bên ứng với phần bên của đốt sống dưới, phần trước dầy hơn phần sau.
- Cuống: tròn và dầy, dính ở phần sau mặt bên thân đốt sống.
- Mảnh: rộng bề ngang hơn bề cao.
- Mỏm ngang: dính vào thân và hai cuống bởi hai rễ, trong đó lỗ ngang
cho động mạch đốt sống đi qua (trừ đốt CVII). Đỉnh của mỏm ngang tách làm
hai củ: củ trước và củ sau.
- Mỏm khớp: diện khớp phẳng rộng, diện của mỏm trên nhìn lên trên, ra
sau, diện của mỏm dưới nhìn xuống dưới, ra trước.
- Gai sống: đỉnh của gai sống tách ra làm hai củ, gai sống dài dần từ CII
đến CVII.
- Lỗ đốt sống: to dần từ đốt CI đến CV và nhỏ dần ở đốt CVI đến CVII. Khi
khớp gian đốt sống bị thoái hoá, các gai xương thường làm hẹp lỗ gian đốt
sống và chèn ép vào rễ thần kinh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4
4
- Đốt sống cổ 1 (đốt đội): tiếp khớp ở mặt trên với hai lồi cầu xương
chẩm, không có gai và thân đốt. Mặt trước của cung trước có mỏm trước cho
dây chằng bám, mặt sau của cung trước có diện khớp tiếp khớp với mỏm răng
của đốt CII. Lỗ đốt sống rộng, có dây chằng ngang chia lỗ thành hai phần
không đều nhau (phần trước nhỏ có mỏm răng, phần sau rộng có tuỷ cổ). Mặt
khối bên của đốt trục - đội khuynh hướng xuống dưới, cho phép gấp duỗi
trong mặt phẳng trước - sau và hạn chế chuyển động xoay bên. Mặt dưới của
đốt CI cong lõm, tiếp giáp với lồi cầu trên của đốt trục, cho phép quay quanh
trục của dạng răng.
- Đốt sống cổ 2 (đốt trục): không có thân đốt trung tâm, có hai khối bên
chứa cạnh trên và cạnh dưới. Các mỏm bên được tiếp nối bởi cung trước và
cung sau (cung trước hình thành một thân, phía trên thân tạo thành mỏm răng,
phần thân khớp với thân trung tâm của đốt CIII). Khối bên khớp với thân bên
của đốt đội trên, mặt dưới khớp với đốt CIII. Giữa các đốt CI và CII không có
đĩa đệm gian đốt sống mà chủ yếu là các bao sợi collagen.
- Các đốt sống cổ từ CIII đến CVII: cũng có những đặc điểm chung của
đốt sống cổ (chiều ngang phía trước lớn hơn phía sau, thân đốt có chiều ngang
lớn hơn chiều trước - sau). Mỏm ngang giới hạn hai bên của thân đốt sống,
chúng được coi như các phát triển xương sườn, giới hạn trong của mỗi mỏm
ngang là một lỗ có động mạch đốt sống đi qua. Ngành ngang chứa lỗ mà
trong đó thần kinh sống đi qua, lỗ này ở phía trước bên.
- Các đốt sống cổ kể từ CII trở xuống liên kết với nhau bởi 3 khớp:
+ Khớp đĩa đệm gian đốt: đĩa đệm gian đốt luôn phải chịu áp lực tải
trọng lớn, với đoạn cổ dưới khoảng 5,6 kg/cm2
ở tư thế bình thường, và có thể
lên tới 40 kg/cm2
nếu không có trương lực cơ. Khi có sự cố định lâu trong
một tư thế (do nghề nghiệp) hoặc do áp lực lệch trọng tải, sẽ dễ dẫn đến thoái
hóa đĩa đệm và hình thành các gai xương ở các đĩa đệm cổ thấp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
5
5
+ Khớp sống - sống (còn gọi là khớp mấu lồi đốt sống, khớp nhỏ): tạo
nên bởi các mấu sống trên và mấu sống dưới của hai thân đốt kế cận và được
nhận biết trên phim chụp tư thế nghiêng. Khớp này có diện khớp thực thụ, có
bao hoạt dịch, có chất synovial bôi trơn trong khớp.
+ Khớp bán nguyệt (còn có các tên gọi khác như: khớp mấu móc cột
sống, khớp vô danh, khớp gian đốt sống, khớp bên trong thân đốt sống, khớp
Luschka), chỉ duy nhất ở cột sống cổ mới có. Mỗi thân đốt sống có 2 mấu bán
nguyệt ở góc trên ngoài, hợp với 2 góc dưới ngoài của thân đốt trên để tạo nên
2 khớp bán nguyệt ở mỗi khe gian đốt. Khớp này có liên quan đến cử động
quay cổ, không có tổ chức
sụn ở diện khớp, không có
dịch khớp nên nó là khớp giả,
nó rất yếu và rất dễ bị tổn
thương và bị thoái hóa. Mấu
bán nguyệt bình thường có
hình gai hoa hồng dễ nhận
biết trên phim X quang tư thế
thẳng. Khi khớp bán nguyệt
bị thoái hóa dễ chèn ép vào
động mạch đốt sống thân nền.
H×nh 1.1. C¸c ®èt sèng cæ trªn ghÐp l¹i [21]
- Lỗ tiếp hợp (còn gọi là lỗ ghép): thành trong của lỗ tiếp hợp hình
thành bởi phía ngoài là thân đốt sống và khớp Luschka. Khớp mấu lồi đốt
sống hình thành bởi diện khớp mấu lồi đốt sống trên và diện khớp mấu lồi đốt
sống dưới, khớp được bao bọc bởi bao khớp ở phía ngoài. Dây thần kinh hỗn
hợp chạy dọc theo lỗ tiếp hợp và tách ra thành 2 phần cảm giác và vận động
riêng biệt. Phần vận động còn gọi là rễ trước tiếp xúc với khớp Luschka, rễ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
6
6
sau nằm ở phía bên trong mỏm khớp và bao khớp. Rễ thần kinh bình thường
chỉ chiếm khoảng 1/4 - 1/5 lỗ tiếp hợp.
1.1.1.2. Đĩa đệm
Đĩa đệm là bộ phận chính cùng với các dây chằng đảm bảo sự liên kết
chặt chẽ giữa các thân đốt sống và đóng vai trò hấp thu chấn động.
- Cấu tạo: đĩa đệm được cấu tạo bởi 3 thành phần là nhân nhầy, vòng
sợi và mâm sụn.
- Chiều cao của đĩa đệm ở người trưởng thành bình thường khoảng 3mm.
1.1.1.3. Dây chằng
- Dây chằng dọc trước bám ở mặt trước các đốt ống và đĩa đệm.
- Dây chằng dọc sau bám vào mặt sau thân đốt (trong ống sống) và đĩa đệm.
- Ngoài ra còn các dây chằng vàng, dây chằng liên gai, dây chằng trên gai.
1.1.1.4. Mạch máu, thần kinh
- Từ đốt CVI đến CII có động mạch đốt sống thân nền chạy trong lỗ động
mạch ở giữa mỏm ngang của mỗi đốt và ngay bên cạnh mỏm móc, kèm theo
động mạch có tĩnh mạch và một số nhánh thần kinh giao cảm cổ. Khi mỏm
móc bị thoái hoá các gai xương của nó thường đè vào động mạch đốt sống.
Trong ống sống là đoạn tủy cổ gồm có 8 đốt, tách ra 8 đôi dây thần kinh tủy
cổ chui qua lỗ tiếp hợp ra ngoài tạo thành đám rối thần kinh cánh tay [8], [21], [31].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
7
7
Hình 1.2. Hình ảnh các đốt sống cổ, động mạch đốt sống [21]
- Thần kinh vận động:
+ Các nhánh của đám rối cổ sâu: nhánh vận động cho cơ ở cột sống, cơ
thang, cơ ức đòn chũm. Nhánh xuống của đám rối cổ (do CII và CIII tạo nên)
cho các nhánh vận động cơ dưới móng. Dây hoành do CIV và nhánh nhỏ của
CIII, CV tạo nên, tới vận động cho cơ hoành.
+ Nhánh CV chi phối vận động cơ delta, cơ tròn nhỏ (qua dây mũ) và
cho các cơ trên gai, dưới gai (qua dây thần kinh trên bả).
+ Nhánh CVI chi phối cận động cơ nhị đầu, cơ cánh tay trước.
+ Nhánh CVII chi phối vận động cơ tam đầu.
+ Nhánh CVIII chi phối vận động cơ gấp ngón tay.
- Cảm giác:
+ Nhánh CI, CII, CIII cho nửa sau đầu (qua dây thần kinh chẩm lớn
Arnold).
+ Nhánh CIV cho vùng vai.
+ Nhánh CV, CVI, CVII cho nửa quay cánh tay, cẳng tay, ngón 1,2,3.
+ Nhánh CVIII, DI cho nửa trụ cánh tay, cẳng tay, ngón 4,5.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
8
8
- Phản xạ gân xương:
+ Nhánh CV chi phối phản xạ gân xương cơ nhị đầu.
+ Nhánh CVI chi phối phản xạ gân xương cơ nhị đầu và trâm quay.
+ Nhánh CVII chi phối phản xạ gân xương cơ tam đầu.
- Thần kinh chi phối cảm giác cột sống cổ và màng tủy: một nhánh rễ
thần kinh cổ xuất phát từ hạch cạnh sống (gọi là nhánh màng tuỷ). Nhánh này
được bổ sung các thành phần giao cảm từ các hạch giao cảm cạnh sống, quay
trở lại chui qua lỗ gian đốt vào trong ống sống (được gọi là nhánh thần kinh
quặt ngượt Luschka) chi phối cho các thành phần trong ống sống. Khi thần
kinh này bị kích thích sẽ gây đau.
- Chuỗi hạch giao cảm cổ sau: gồm hạch giao cảm cổ trên, cổ giữa và
hạch sao (do hạch cổ dưới kết hợp với hạch ngực trên tạo thành). Các hạch
này nằm ở mặt trước đốt sống và sau bó mạch thần kinh cổ. Hạch giao cảm cổ
trên nằm ngang thân đốt CII và CIII, hạch cổ giữa ngang CVI và hạch sao nằm
giữa mỏm ngang CVII và phần cổ của xương sườn I, sau động mạch dưới đòn.
Các hạch giao cảm cổ sau phân bố thần kinh thực vật cho vùng đầu mặt cổ,
hai tay, một nhánh cho tim và các cơ quan nội tạng khác [8].
Hình 1.3. Bề mặt của đốt sống cổ, tủy sống, các rễ thần kinh, thần kinh sống [21]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
9
9
1.1.1.5. Các cơ ở cổ
Được chia thành 2 vùng chính các cơ ở vùng cổ trước bên và các cơ ở
vùng cổ sau, tác dụng nâng đỡ, bảo vệ cột sống và vùng đầu.
1.1.2. Chức năng cột sống cổ
Cột sống cổ có 3 chức năng:
- Chức năng vận động: cột sống cổ có tầm vận động linh hoạt hơn cột
sống thắt lưng là do: khớp đốt sống cổ có góc nghiêng phù hợp, do khả năng
đàn hồi của đĩa đệm, do đốt sống CI có thể quay quanh CII, vì vậy đảm bảo
cho đầu chuyển động nhanh và dễ dàng [31].
- Chức năng chịu tải trọng và bảo vệ tuỷ: ở cột sống cổ các thân đốt
sống nhỏ, đĩa đệm không chiếm toàn bộ bề mặt thân đốt, do đó tải trọng tác
động lên đĩa đệm cột sống cổ lớn hơn các phần khác của cột sống. Tải trọng
dẫn tới sự giảm chiều cao gian đốt. Khoang gian đốt CV - CVI, CII - CIII là
những nơi chịu tải trọng nhất ở cột sống cổ, do đó hay gặp thoái hoá ở những
đoạn đốt sống cổ này [18], [31].
1.2. Cơ chế bệnh sinh và hậu quả của thoái hóa cột sống cổ
1.2.1. Cơ chế bệnh sinh thoái hóa cột sống cổ
Phần lớn các tác giả đều cho rằng thoái hóa cột sống cổ (THCSC) là kết
quả của sự thoái hóa tổn thương tổng hợp của 2 quá trình: thoái hóa sinh học
theo tuổi và thoái hóa bệnh lí mắc phải.
Quá trình THCSC tiến triển theo tuổi (thoái hóa sinh học) liên quan đến
yếu tố vi chấn thương và các yếu tố khác: rối loạn chuyển hóa, nội tiết, dị
dạng cột sống, thừa cân....thúc đẩy thêm (thoái hóa bệnh lí), làm quá trình
thoái hóa tiến triển nhanh và biến đổi về hình thái đa dạng hơn. Quá trình
thoái hóa này có thể khởi phát từ bất kỳ khớp nào trong các khớp của đơn vị
chức năng của cột sống. Thoái hóa thường bắt đầu từ biến đổi thân đốt đến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
10
10
biến dạng thân đốt. Khoang gian đốt còn giữ được chiều cao của nó khá lâu
sau đó mới dần dần đóng vôi dây chằng đĩa đệm.
Theo thời gian các tế bào sụn sẽ già đi, khả năng tổng hợp các chất để
tạo nên Mucopolysaccarid và sợi Collagen bị giảm sút và rối loạn. Sụn sẽ mất
dần tính đàn hồi và chịu lực giảm. Mặt khác tế bào sụn của người trưởng
thành lại không có khả năng sinh sản và tái tạo, tư thế đứng thẳng sẽ làm cho
quá trình thoái hóa tăng dần theo tuổi và diễn ra liên tục trong suốt cuộc đời.
Khớp mỏm móc đốt sống thoái hóa do tổn thương nguyên phát vi thể
gây tổn thương tế bào sụn của mặt khớp, bao hoạt dịch và xương, dẫn đến mất
tính đàn hồi của khớp.
Người cao tuổi phần lớn đều bị thoái hóa đĩa đệm và cột sống vì đĩa
đệm rất nghèo mạch máu nuôi dưỡng và không có khả năng tái tạo [4], [31].
1.2.2. Cơ chế gây đau trong thoái hóa cột sống cổ
Luschka đã phát hiện một nhánh của rễ thần kinh cổ xuất phát từ hạch
cạnh sống. Nhánh này được bổ sung những sợi giao cảm thuộc chuỗi hạch
giao cảm cạnh cột sống cổ quay trở lại chui qua lỗ gian đốt sống vào trong
ống sống. Các dây thần kinh này chi phối cho bao khớp gian đốt sống, cốt
mạc đốt sống, dây chằng dọc sau, các màng của tủy sống và mạch máu. Khi
dây này bị kích thích sẽ gây ra triệu chứng đau.
Khớp mỏm móc đốt sống cũng được phủ bằng sụn và cũng có một bao
khớp chứa dịch. Nhiệm vụ của khớp là giữ cho đĩa đệm không bị lệch sang
hai bên. Khi khớp này bị thoái hóa, gai xương của mỏm móc nhô vào lỗ gian
đốt sống và chèn ép vào rễ thần kinh ở đó gây đau.
Đĩa đệm được các nhánh màng tủy phân bố cảm giác. Đây là một
nhánh ngọn của dây thần kinh sống từ hạch sống phân bố các nhánh cảm giác
cho những lớp ngoài cùng của vòng sợi đĩa đệm bằng những sợi li tâm và
giao cảm. Khi đĩa đệm bị thoái hóa hay thoát vị chiều cao khoang gian đốt sẽ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
11
11
giảm gây chùng lỏng các khớp, dẫn đến sai lệch vị trí khớp, chèn ép vào các
thành phần cảm nhận đau như rễ thần kinh, tủy, dây chằng dọc sau dây này bị
kích thích gây đau.
Phì đại dây chằng vàng là nguyên nhân chính gây hẹp ống sống cổ từ
phía sau, gây chèn ép vào tủy hay màng cứng, gây đau.
Ở các tổ chức dây chằng, gân, màng xương và tổ chức cạnh khớp có rất
nhiều điểm nhận cảm thực vật, khi tổ chức này bị kích thích bệnh nhân sẽ đau
âm ỉ, rất khó chịu, đau ở đây không liên quan đến khu vực cảm giác của rễ
thần kinh cổ.
Đám rối thần kinh cánh tay và động mạch dưới đòn bình thường phải
chui qua khe cơ bậc thang, khi khe này bị hẹp sẽ chèn ép vào đám rối thần
kinh cánh tay, dây trụ và dây giữa rất dễ bị tổn thương, bệnh nhân sẽ đau như
kim châm dọc mặt trong cánh tay lan đến ngón 4,5. Đau có thể lan lên vùng
chẩm, tới ngực.
Các hạch giao cảm cổ còn chia nhánh vào các rễ, cho các nhánh tim,
đám rối giao cảm quanh động mạch và các cơ quan nội tạng khác, khi các
nhánh này bị chèn ép hoặc kích thích sẽ gây đau [4], [31].
1.2.3. Hậu quả của thoái hóa cột sống cổ
Kết quả cuối cùng của các biến đổi thoái hóa cột sống cổ sẽ dẫn tới các
hậu quả sau:
- Sự hẹp khoang đĩa đệm làm hạn chế phạm vi bình thường của các đơn
vị chức năng cột sống cổ. Do sự khác biệt về cấu trúc giải phẫu, các biến đổi
về thoái hóa thường xảy ra ở các đốt sống cổ thấp.
- Nếu có chấn thương cơ học tác động kết hợp (chấn thương cơ học bên
ngoài, các biến đổi tư thế sai lệch, sự viêm...) kích thích mạnh trên các thụ
cảm thể đau ở bề mặt bao khớp, các dây chằng, các cơ ở cổ, các thành phần
trong lỗ gian đốt sống...càng làm tăng sự đau và hạn chế chuyển động.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
12
12
- Thoái hóa cột sống cổ cũng là nguyên nhân biến đổi trong chiều rộng
và chiều sâu của lỗ gian đốt sống như là sự hẹp lỗ, làm hạn hẹp khoang chứa
rễ thần kinh và bao màng khớp. Như vậy bệnh rễ thần kinh có thể xảy ra từ
thoái hóa cột sống cổ (trích dẫn từ [39]), [42]).
1.3. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng thoái hoá cột sống cổ
1.3.1. Định nghĩa
Thoái hóa cột sống cổ là bệnh
cột sống mạn tính, đau và biến dạng,
không có biểu hiện viêm. Tổn
thương cơ bản của bệnh là tình trạng
thoái hoá của sụn khớp và đĩa đệm
(ở cột sống cổ), phối hợp với những
thay đổi ở phần xương dưới sụn và
màng hoạt dịch [4].
Hình 1.4. Hình ảnh cắt ngang của thoái hóa
cột sống cổ [42]
1.3.2. Triệu chứng lâm sàng
Biểu hiện lâm sàng của thoái hoá cột sống cổ rất đa dạng, biểu hiện ở
nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng, gồm 5 hội chứng:
* Hội chứng cột sống cổ:
Đau cột sống cổ cấp hoặc mạn tính, có thể kèm theo cảm giác cứng
gáy, đau ê ẩm khi ngủ dậy. Bệnh nhân bị hạn chế vận động cột sống cổ khi
bệnh chuyển thành mạn tính hoặc có điểm đau ở cột sống cổ khi nghiêng đầu
về bên đau.
* Hội chứng rễ thần kinh cổ:
Thường gặp khi tổn thương rễ CV và CVI. Bệnh nhân đau vùng gáy âm
ỉ, tăng từng cơn, có thể lan lên vùng chẩm, xuống vai, cánh tay kèm theo tê
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
13
13
một vùng ở cánh tay, cẳng tay, ngón tay... Nguyên nhân do các gai xương ở
mỏm móc hoặc mỏm khớp trên của khớp gian đốt sống làm hẹp lỗ gian đốt
sống, chèn ép vào rễ thần kinh ở đó.
* Hội chứng động mạch đốt sống (Hội chứng giao cảm cổ Barré- Líeou):
Đau đầu vùng chẩm và chóng mặt từng cơn do thiếu máu ở động mạch
đốt sống và động mạch sống nền, có thể có ù tai, ve kêu trong tai, rung giật
nhãn cầu, mờ mắt, giảm thị lực, dị cảm ở hầu họng...
* Hội chứng thực vật dinh dưỡng:
Tùy theo mức độ thoái hoá mà biểu hiện lâm sàng khác nhau: đau
thường xuất phát từ tổ chức dây chằng, gân, màng xương và tổ chức cạnh
khớp. Có thể có biểu hiện: đau đĩa đệm cổ (đau vùng gáy liên tục hoặc từng
cơn, co cứng gáy, hạn chế vận động cột sống cổ...), hội chứng cơ bậc thang
(co cứng các cơ ở cổ, đau như kim châm dọc mặt trong cánh tay lan đến ngón
4, 5), viêm quanh khớp vai - cánh tay, hội chứng vai bàn tay hoặc các hội
chứng nội tạng khác...
* Hội chứng chèn ép tuỷ cổ:
Đây là biểu hiện lâm sàng nặng nhất của THCSC, do các gai xương
mọc ở phía sau thân đốt chèn ép vào phần trước tủy, bệnh nhân có dấu hiệu
liệt cứng nửa người hoặc tứ chi tăng dần [4], [27], [31].
1.3.3. Cận lâm sàng:
Chụp X quang quy ước là xét nghiệm đầu tiên khi lâm sàng có biểu
hiện của THCSC, X quang chụp ở tư thế thẳng, nghiêng, chếch 3/4 phải, trái.
- Phim thẳng: thấy rõ từ CIII đến đốt sống ngực đầu tiên, bờ bên đốt CV
và CVI có hình chồng lên của sụn giáp trạng, các sụn này đôi khi có vôi hóa. Ở
CIII có hình xương móng chồng lên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
14
14
- Phim nghiêng: thấy rõ từ CI đến CVI, CVII hoặc DI. Việc thấy CVII
hoặc DI sẽ phụ thuộc vào sự chồng lên của vai nhiều hay ít. Các mỏm gai có
kích thước khác nhau, mỏm gai CII và CVII là dài hơn cả.
- Phim chếch: thấy được hình các lỗ liên hợp, các lỗ này bình thường
có hình bầu dục [4], [13], [19], [27], [31].
* Trên phim X quang quy ước có các hình ảnh thường gặp sau:
- Thay đổi đường cong sinh lý đơn thuần: cột sống thẳng hoặc ưỡn quá mức.
- Mọc gai xương, mỏ xương: gai mọc ở phần tiếp giáp giữa xương, sụn,
ở rìa ngoài của thân đốt sống, gai xương có hình thô, dày đậm, hình móc có
thể ở phía trước hoặc phía sau thân đốt sống [4], [13].
- Hẹp lỗ liên đốt: đường kính lỗ gian đốt sống bình thường khoảng
5mm, lỗ CII - CIII có kích thước nhỏ hơn nơi khác [4], [13], [19].
- Đặc xương dưới sụn: tăng mật độ bờ xương ở dưới sụn, nơi thân
xương tiếp giáp với đĩa đệm [13], [19], [27].
- Mờ, hẹp khe khớp đốt sống: khi đĩa đệm bị thoái hóa hoặc thoát vị
chiều cao khoang gian đốt sẽ giảm, khe không đồng đều, bờ không đều. Bình
thường khoảng cách giữa các thân đốt sống bằng 1/4 - 1/6 chiều cao thân đốt
sống [13], [31].
Trên phim X quang quy ước, đĩa đệm là phần không cản quang nên
không nhìn thấy trực tiếp đĩa đệm, chỉ có thể đánh giá gián tiếp thông qua
những hay đổi của khoang gian đốt sống và các đốt sống kế cận. Vì vậy, đây
là hình ảnh của THCSC giai đoạn muộn [4].
* Chụp cắt lớp vi tính: có thể phát hiện hầu hết các chi tiết của đốt
sống, hẹp lỗ gian đốt sống, các tổ chức gây hẹp, mức độ hẹp.
* Chụp cộng hưởng từ động mạch đốt sống: cho biết chính xác vị trí,
hình dạng của các biến đổi bệnh lý do quá trình THCSC gây ra, hình ảnh
động mạch đốt sống bị đè đẩy.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
15
15
1.4. Tình hình nghiên cứu về thoái hoá cột sống cổ
1.4.1. Trên thế giới
Thoái hóa cột sống cổ thường gặp ở người trung, cao tuổi. Đây là một
trong những bệnh rất phổ biến không kể nghề nghiệp, giới tính. Theo
Dellerud thoái hóa cột sống cổ thường gặp ở các nước phương Tây ảnh hưởng
tới 80% dân số trong thời gian của đời người. Ngày nay, trong thời đại công
nghiệp hóa, hiện đại hóa hoạt động của con người đòi hỏi cường độ lao động
ngày càng cao và phức tạp hơn nên các bệnh lí về thoái hóa cột sống cổ có
chiều hướng ngày càng gia tăng (trích dẫn từ [25]).
Thoái hóa cột sống cổ là bệnh thường gặp trong đó đau là triệu chứng
chủ yếu, thường xuyên và nổi bật nhất.
Theo Schmorl và Junghann, khoảng 90% nam giới trên 50 tuổi và nữ
giới trên 60 tuổi có biểu hiện trên X quang thoái hóa cột sống cổ [25].
Năm 1926, hội chứng động mạch đốt sống được Barre' mô tả lần đầu
tiên. Năm 1928, hội chứng này được Líeou mô tả tỉ mỉ hơn [41].
Năm 1935, H. Naffziger đã mô tả hội chứng cơ bậc thang do chèn ép
vào đám rối thần kinh cánh tay, đau như kim châm dọc mặt trong cánh tay lan
đến ngón 4, 5 [42].
Đến Sahlgrem (1944), Inman và Saunders (1947) đã chứng minh được
sự lan rộng của đau kèm theo sự kính thích của màng xương và các dây chằng
do nguyên nhân đầu tiên là hư xương sụn cột sống cổ (CSC) [41].
Năm 1948, Stein Brocker đã mô tả hội chứng vai bàn tay và giải thích
đây là một quá trình rối loạn thực vật, loạn dưỡng gây nên bởi những biến đổi
thoái hóa xảy ra ở các đĩa đệm cổ kèm theo những rối loạn thần kinh, mạch
máu [41].
Năm 1950, Clarke và Robinson nghiên cứu các triệu chứng chèn ép
tuỷ, các biến đổi về mạch máu và thoái hoá đi kèm [41], [42].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
16
16
Năm 1964, Vereshchagin nhận thấy trong tổn thương động mạch đốt
sống thì 65% là tổn thương ở phần ngoài sọ [42].
Năm 1980, bệnh lí rễ tủy của cột sống cổ được xác định là do lắng đọng
các tinh thể calcium pyrophosphate ở dây chằng vàng [4].
Năm 1989, Lestini và Wiesel đã xác định bệnh tuỷ thoái hoá cột sống
cổ là biểu hiện nghiêm trọng nhất của thoái hoá cột sống cổ và là nguyên nhân
phổ biến nhất của bệnh tuỷ sống ở tuổi 60 [42].
1.4.2. Tại Việt Nam
Thoái hóa cột sống cổ là tổn thương hay gặp nhất của cột sống cổ và
đứng hàng thứ hai sau thoái hoá cột sống thắt lưng trong bệnh lý thoái hoá cột
sống [4].
Theo nghiên cứu của Nguyễn Xuân Nghiên số bệnh nhân đau cột sống
do tắc nghẽn có thoái hoá chiếm 16,83% [34].
Trần Ngọc Ân đã tổng kết tại khoa cơ xương khớp Bệnh viện Bạch Mai
Hà Nội trong 10 năm thấy các bệnh về thoái hoá chiếm 10,41%, trong đó 2/3
thoái hoá cột sống. Vị trí của thoái hóa các khớp là: thoái hóa cột sống thắt
lưng 31%, thoái hóa cột sống cổ 14%, nhiều đoạn cột sống 7%, gối 13%,
háng 8%, ngón tay 6%, các khớp khác 20% [4].
Năm 2003, Phan Kim Toàn và Hà Hoàng Kiệm nghiên cứu triệu chứng
lâm sàng, hình ảnh X quang và kết quả điều trị THCSC bằng phương pháp
kéo giãn, tác giả thấy rằng: tỉ lệ nữ nhiều hơn nam (tỉ lệ nữ: nam là 3:2), lứa
tuổi hay gặp là 30 - 50 (75%), hội chứng rễ thần kinh cổ 80%, đau cạnh cột
sống và tại cột sống là 87,5%, hình ảnh X quang mọc gai xương, mỏ xương là
67,5%, tổn thương ở đoạn cổ dưới là 87,5% [44].
Năm 2003, Trần Tử Phú Anh tiến hành so sánh điều trị đau cổ vai có
THCSC bằng các phương pháp vật lý trị liệu và bằng phương pháp dùng
thuốc, tác giả thấy rằng: tỉ lệ nam và nữ là tương đương nhau; nghề nghiệp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
17
17
cán bộ chiếm tỉ lệ cao nhất (59,4%); bệnh nhân không ảnh hưởng chức năng
sau 2 tuần điều trị bằng thuốc là 18,8%, vật lí trị liệu đơn thuần là 31,1%;
không hạn chế tầm vận động khớp là 81,2% [3].
Năm 2004, Lưu Thị Hiệp khảo sát điều trị THCSC bằng phương pháp
châm cứu kết hợp kéo giãn cột sống cổ, thấy rằng: không còn triệu chứng đau
ở nhóm kéo giãn và châm cứu là 69,3%; nhóm dùng thuốc là 67,0% [24].
Năm 2006, Trần Nguyễn Phương [39]: đánh giá điều trị bệnh nhân
THCSC bằng phương pháp kéo giãn cột sống cổ trên máy Eltrac 471 cho kết
quả: nghề nghiệp cán bộ chiếm tỉ lệ cao nhất là 42,1%; tỉ lệ bệnh nhân đến
muộn trên 3 tháng là 46,6%; hội chứng giao cảm cổ là 12,3%; dấu hiệu X
quang hẹp khe khớp là 54,3%.
Năm 2008, Nguyễn Thị Thắm [41]: đánh giá hiệu quả điều trị đo cổ vai
gáy trong thoái hoá cột sống cổ bằng một số phương pháp vật lý trị liệu kết
hợp vận động trị liệu, kết quả là: đau tại cột sống và cạnh sống (84,5%); đau
cột sống cổ mạn tính (79,3%); dấu hiệu X quang thường gặp: mỏ xương, gai
xương (94,8)%, vị trí tổn thương hay gặp ở CIV đến CVII; mức cải thiện đau:
không đau (70,7%); mức cải thiện chức năng sinh hoạt: không ảnh hưởng
82,8%; mức cải thiện tầm vận động khớp: không hạn chế (87,9%); kết quả
điều trị tốt (70,7%); khá (29,3%).
Năm 2008, Phạm Văn Minh khi đánh giá hiệu quả điều trị thoái hóa cột
sống cổ bằng máy kéo giãn, thấy rằng: tỉ lệ bệnh nhân nữ gặp nhiều hơn nam
(64,9% và 35,1%); hội chứng giao cảm cổ 12,3%; dấu hiệu X quang hẹp khe
khớp 54,3%; nhóm bệnh nhân sử dụng kéo giãn tốt hơn nhóm không kéo giãn [32].
Tại Thái Nguyên, năm 2008, Vi Quốc Hoàng, Trần Văn Tuấn, Dương
Minh Thu: nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và hình ảnh chụp X quang đốt sống
cổ trên bệnh nhân đau vai gáy, các tác giả thấy rằng: lứa tuổi 50 - 59 chiếm tỉ
lệ cao nhất (42%), nữ giới có tỉ lệ mắc cao hơn nam giới (66% và 34%), khởi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
18
18
phát bệnh xảy ra từ từ (73%); triệu chứng cơ năng: đau mỏi vùng bả vai
(100%), đau đầu vùng chẩm (80%), hạn chế vận động cánh tay (92%), chóng
mặt (32%); triệu chứng tại cột sống: ấn có điểm đau tại cột sống cổ (98%),
giảm tầm vận động cột sống (88%); hình ảnh chụp X quang cột sống cổ: hẹp
lỗ liên đốt (36%), dính đốt sống (2%) [25].
1.5. Các phƣơng pháp điều trị thoái hoá cột sống cổ
1.5.1. Điều trị nguyên nhân
- Hiện nay, trong lâm sàng sử dụng rộng rãi các loại thuốc chống thoái
hoá khớp với thành phần chính là glucosamin sulphate được coi là có hiệu
quả tốt khi dùng thời gian dài, biệt dược: Viatril- s, Golsamin, Lubrex-F…
Tác dụng dược lý của glucosamin: glucosamin tham gia quá trình chuyển
hóa tổng hợp nên thành phần sụn khớp. Nó là một amino - monosaccharid,
nguyên liệu để tổng hợp proteoglycan, khi vào trong cơ thể nó kích thích tế
bào ở sụn khớp tăng tổng hợp và trùng hợp nên cấu trúc proteoglycan bình
thường. Kết quả của quá trình trùng hợp là muco-polysaccharid, thành phần
cơ bản cấu tạo nên đầu sụn khớp. Glucosamin đồng thời ức chế các enzym
phá hủy các tế bào sinh sụn. Glucosamin còn kích thích sinh sản mô liên kết
của xương, giảm quá trình mất calci của xương. Do glucosamin làm tăng sản
xuất chất nhầy dịch khớp nên tăng độ nhớt, tăng khả năng bôi trơn của dịch
khớp, vì thế không những giảm triệu chứng của thoái hóa khớp (đau, khó vận
động) mà còn ngăn chặn quá trình thoái hóa khớp, ngăn chặn bệnh tiến triển.
Lubrex-F 500 mg là thuốc tác dụng vào cơ chế bệnh sinh của thoái hóa
xương khớp cả cấp và mạn tính, có đau hay không có đau, cải thiện chức năng
khớp và ngăn chặn bệnh tiến triển, phục hồi cấu trúc sụn khớp. Chỉ định của
Lubrex-F: tất cả các bệnh thoái hóa xương khớp, thoái hóa khớp nguyên phát
và thứ phát như thoái hóa khớp gối, khớp háng, khớp tay, cột sống, vai, viêm
quanh khớp, loãng xương, gãy xương, viêm khớp mãn và cấp. Liều dùng:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
19
19
thuốc được uống 15 phút trước bữa ăn; hội chứng thoái hóa khớp nhẹ và trung
bình: uống 1 viên/lần x 2 lần/ngày, thời gian sử dụng: 4 - 12 tuần hoặc lâu
hơn tùy tình trạng bệnh. Có thể nhắc lại 2 - 3 đợt điều trị trong 1 năm; bệnh
nặng: uống ngày 3 lần x 1 viên trong 2 tuần đầu, sau đó duy trì 1 viên/1 lần x
2 lần trong ngày trong 6 tuần tiếp theo; điều trị duy trì trong vòng 3 - 4 tháng
sau: uống 1 viên /lần x 2 lần trong ngày [27], [46].
- Gần đây, tại hội nghị hàng năm lần thứ 17, Hội cột sống Bắc Mỹ
(North American Spine Socity) đề cập đến BMP-2 trong điều trị đĩa đệm
thoái hóa, sử dụng với hai mục đích khác nhau: sửa chữa tái tạo tế bào mô sụn
đĩa đệm bị thoái hóa và kích thích phát triển xương làm cứng khớp trong phẫu
thuật cột sống.
1.5.2. Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật
Là phương pháp điều trị thoái hoá gây ra thoát vị đĩa đệm. Phương
pháp này được áp dụng khi điều trị nội khoa không đỡ, đau tăng lên, có triệu
chứng chèn ép tuỷ - rễ.
1.5.3. Điều trị bằng phương pháp không phẫu thuật
* Thuốc thường dùng:
Nhóm kháng viêm non- steroid: chống viêm, giảm phù nề như Motrin,
Brexin, Felden, Diclophenac...trong đó các thuốc có thời gian bán hủy nhanh
thường tốt hơn loại chậm, liều dùng thường giảm liều ở người già và thận
trọng với những người suy gan, tim, thận…nếu dùng kéo dài phải phát hiện
các tác dụng phụ bằng cách cứ 6 đến 8 tháng phải làm xét nghiệm công thức
máu, chức năng thận, men gan. Đối với người có bệnh lí dạ dày, tá tràng
thuốc có thể gây xuất huyết tiêu hóa, có thể hạn chế bằng các đồng đẳng của
Prostaglandin E1.
Corticoides: dùng tiêm trực tiếp vào khoang ngoài màng cứng hoặc
phong bế thần kinh trong các chỉ định điều trị tại chỗ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
20
20
Thuốc giảm đau: đóng vai trò quan trọng trong điều trị thoái hóa khớp
nói chung, nhóm này ít độc với dạ dày và thận hơn nhóm thuốc kháng viêm
non- steroid, cách dùng thuốc giảm đau cũng tuân theo sơ đồ bậc thang của
OMS (thăm dò để tìm ra liều tối thiểu mà có tác dụng điều trị trên bệnh nhân),
thuốc thường dùng là Paracetamol, dùng trong đau kéo dài.
Thuốc giãn cơ: thuốc thường dùng mydocalm, liozenal...[4], [27], [46].
* Các phương pháp y học cổ truyền: châm cứu, bấm huyệt...
* Các phương pháp VLTL - PHCN thường dùng:
Từ nhiều năm nay, ở Việt Nam cũng như ở nước ngoài, các phương
pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng THCSC đã được áp dụng rộng rãi,
càng ngày các phương pháp này càng phát triển bởi tác dụng cải thiện các
triệu chứng lâm sàng THCSC tốt bao gồm: [18], [35].
+ Nhiệt trị liệu nông:
Các phương pháp sử dụng: phương pháp truyền nhiệt trực tiếp (túi
nóng ẩm, parafin), phương pháp nhiệt đối lưu (nước nóng trị liệu), phương
pháp bức xạ nhiệt (hồng ngoại).
Tác dụng:
Phản ứng vận mạch: nóng gây giãn mạch nhỏ và mao mạch tại chỗ có
thể lan rộng ra một bộ phận hay toàn thân. Da đỏ là hiện tượng của giãn mạch.
Tăng chuyển hóa: nhiệt độ tổ chức tăng tương ứng với chuyển hóa tăng.
Hệ thần kinh và cơ: nóng vừa và kéo dài có tác dụng an thần, điều hoà
chức năng thần kinh, giảm co thắt cơ, điều hoà thần kinh thực vật.
+ Nhiệt trị liệu sâu:
Nhiệt trị liệu sâu được sử dụng bằng siêu âm, sóng ngắn, vi sóng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
21
21
Siêu âm trị liệu:
Sóng siêu âm là những dao động âm có tần số > 20000 Hz, trong vật lý
trị liệu thường dùng siêu âm 1 và 3 MHz. Những tác dụng của siêu âm chủ
yếu do hiệu ứng hỗn hợp: cơ học, nhiệt và sinh học.
Tác dụng:
Tác dụng cơ học: siêu âm làm thay đổi thể tích tế bào, thay đổi tính
thấm màng tế bào, cải thiện quá trình trao đổi các chất chuyển hóa.
Tác dụng nhiệt: làm gia tăng hoạt động tế bào, giãn mạch, gia tăng tuần hoàn,
gia tăng chuyển hoá và quá trình đào thải, giải quyết được hiện tượng viêm.
Sóng ngắn:
Sử dụng dòng điện cao tần (7,12 MHz), biến đổi thành nhiệt để điều trị.
Khi sử dụng sóng ngắn với liều hợp lý có tác dụng tăng tuần hoàn máu và
bạch huyết cục bộ, tăng chuyển hoá.
+ Điện trị liệu:
Điện trị liệu là sử dụng năng lượng điện qua bề mặt cơ thể để kích thích
thần kinh, cơ hoặc cả hai bằng cách sử dụng điện cực trên bề mặt cơ thể.
Các dòng điện trị liệu: dòng điện một chiều và điện xung.
Điện phân thuốc:
Sử dụng dòng điện một chiều đều để đưa một số ion thuốc vào trong cơ
thể. Thuốc được phân ly dưới dạng ion sẽ được di chuyển.
Tác dụng:
Tại cực dương: giảm kích thích, giảm co thắt cơ, có tác dụng giảm đau.
Tại cực âm: tăng mẫn cảm và tăng trương lực có tác dụng kích thích.
Giữa 2 điện cực: có tác dụng giãn mạch, tăng tuần hoàn, tăng chuyển
hóa và dinh dưỡng, tăng cường sức mạnh của các cơ cạnh cột sống, tăng độ
linh hoạt của cột sống.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
22
22
Điện xung:
Là dòng do nhiều xung điện liên tiếp tạo nên, là dòng điện luôn thay
đổi về cường độ.
Tác dụng: giãn mạch, tăng tuần hoàn dinh dưỡng và cục bộ, tăng
chuyển hóa, tăng thực bào tại chỗ. Nếu là dòng điện xung một chiều còn có
tác dụng vận chuyển điện tích gây cực hóa như dòng điện một chiều đều.
+ Vận động trị liệu:
Vận động trị liệu là môn học áp dụng các kiến thức, kỹ năng, vận động
vào trong công tác phòng bệnh, điều trị và phục hồi chức năng.
Tác dụng sinh lý của vận động trị liệu: tăng cung lượng tim, tăng cung cấp
máu cho hệ thống mao mạch, phòng chống teo cơ, cứng khớp, bảo đảm độ
vững chắc và hình thể các xương, duy trì tầm hoạt động của khớp, phòng
chống thoái hoá khớp.
Có nhiều loại tập vận động: tập vận động thụ động, tập vận động có trợ
giúp, tập có kháng trở, tập chủ động. Trong điều trị THCSC tập chủ động, tập
có kháng trở là hình thức tập chính do chính người bệnh thực hiện.
+ Xoa bóp trị liệu:
Xoa bóp là kỹ thuật kích thích hệ thần kinh tổ chức dưới da nhịp nhàng,
hệ thống kéo giãn, tỳ nén nhằm mục đích trị liệu.
Tác dụng sinh lý: cơ chế cơ học tại chỗ, tăng cường lưu thông máu,
chống dính, làm mềm sẹo, giảm huyết áp, giãn cơ, an thần, dịu đau. Xoa bóp
không làm thay đổi chuyển hoá, không giảm béo và không tăng khối lượng,
không tăng sức mạnh cơ.
Trong xoa bóp chữa bệnh thường dùng 5 loại động tác cơ bản: xoa
vuốt, day miết, nắn bóp, gõ chặt, rung lắc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
23
23
+ Kéo giãn cột sống cổ:
Kéo giãn cột sống là áp dụng lực thích ứng để kéo cột sống cổ hoặc cột
sống thắt lưng.
- Tác dụng của kéo giãn cột sống cổ: làm rộng lỗ liên đốt, nơi có các
dây thần kinh tủy sống chui qua do đó làm giảm lực nén vào các rễ dây thần
kinh, làm rộng khe khớp các đốt sống, tạo điều kiện để đĩa đệm trở lại vị trí
ban đầu, làm giãn các cơ và dây chằng cạnh cột sống, làm giảm áp lực nén
vào tổ chức thần kinh và mạch máu, đưa các khớp đốt sống về vị trí sinh lý
bình thường và làm tăng thể tích các đĩa đệm. Từ đó sẽ có tác dụng giảm đau,
phòng ngừa và giảm thiểu dính trong màng cứng tuỷ, rễ thần kinh, cấu trúc
bao hoạt dịch, giải phóng chèn ép rễ thần kinh, đĩa đệm, giảm đau, giảm viêm,
chống co cứng cơ.
Các loại dụng cụ kéo:
Kéo cổ bằng tay: bệnh nhân nằm ngửa cổ gập 20 - 250
. Một tay thầy
thuốc để sau chẩm, một tay để ở cằm. Lực kéo chủ yếu tác dụng vùng chẩm
theo chiều cả cột sống cổ.
Kéo cổ bằng hệ thống cơ học: dùng trọng lượng và hệ thống dây và
ròng rọc để kéo cột sống cổ. Mức độ kéo phụ thuộc vào thể trạng bệnh nhân,
hội chứng thần kinh, tình trạng tổn thương…Trọng lượng kéo vào khoảng 5 -
10 kg, thời gian 15 - 20 phút, 5 kg là trọng lượng tối thiểu để cân bằng với
đầu của người bệnh. Đầu bệnh nhân tư thế gập 20 - 300
, bệnh nhân ngồi trên
ghế hoặc nằm ngửa.
Kéo cổ bằng hệ thống bàn - máy kéo: hệ thống này được tự động hoá,
xử lý vi tính, sử dụng nguyên lý trượt rất hiện đại. Chế độ kéo có thể liên tục,
ngắt quãng, tăng dần, có lực nền…Có thể điều chỉnh bằng tay hoặc đặt kéo
theo chương trình. Có bộ phận để bệnh nhân tự ngừng kéo lúc thấy khó
chịu…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
24
24
* Tổng quan về điều trị bằng phƣơng pháp kéo giãn cột sống cổ:
Kéo giãn cột sống cổ đã được chứng minh và ứng dụng từ thời kỳ cổ
đại để điều trị bệnh lí cột sống cổ dựa trên sự tác động làm tách rời các đơn vị
chức năng vận động cột sống [42].
Điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng kéo giãn cột sống cổ được
Wildhagen đề xuất từ năm 1952 (trích dẫn từ [44]).
Kéo giãn cột sống cổ có tác dụng khá tốt nhưng chỉ tiến hành ở các cơ
sở chuyên khoa [39].
Hiện nay các cơ sở y tế chủ yếu sử dụng hệ thống bàn - máy kéo được
tự động hóa, xử lí vi tính, sử dụng nguyên lí trượt hiện đại như Trutrac (Mỹ),
Eltrac (Hà Lan), TM 300 (Nhật Bản )….
Đối với máy kéo giãn cột sống TM 300 hiện tại đang có 77 bệnh viện,
cơ sở y tế, phòng khám ở khu vực miền Bắc Việt Nam sử dụng.
Bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi chức năng Thái Nguyên hiện nay
đang sử dụng máy TM 300-3F do hãng ITO Nhật Bản sản xuất 2003.
Trong các phương pháp điều trị trên thì kéo giãn cột sống cổ là phương
pháp có nhiều ưu điểm nhất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
25
25
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng, thời gian nghiên cứu
- Gồm 120 bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Điều dưỡng và Phục
hồi chức năng Thái Nguyên.
- Thời gian: từ tháng 12/2009 đến tháng 6/2010.
* Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu:
- Bệnh nhân được chẩn đoán xác định thoái hoá cột sống cổ dựa vào tiêu
chuẩn chẩn đoán của Hồ Hữu Lương, Nguyễn Văn Thông [31], [42]:
+ Có biểu hiện lâm sàng thoái hoá cột sống cổ, bao gồm:
Hội chứng cột sống cổ.
Hội chứng rễ thần kinh cổ.
Hội chứng động mạch đốt sống.
Hội chứng thực vật dinh dưỡng.
Hội chứng chèn ép tủy cổ.
+ Chụp phim X quang quy ước cột sống cổ 4 tư thế: thẳng, nghiêng,
chếch 3/4 phải, trái và được xác định có hình ảnh thoái hoá cột sống cổ: thay
đổi đường cong sinh lí đơn thuần; mọc gai xương, mỏ xương; hẹp lỗ liên đốt;
đặc xương dưới sụn; mờ, hẹp khe khớp đốt sống.
- Các xét nghiệm cơ bản: công thức máu, điện tim, nước tiểu 10 thông số
bình thường.
- Bệnh nhân tự nguyện tham gia đầy đủ quá trình nghiên cứu.
* Tiêu chuẩn loại trừ:
- Bệnh nhân có tiền sử liên quan đến chấn thương cột sống cổ có tổn
thương và chèn ép tuỷ, các bệnh lý bẩm sinh tại cột sống và vùng tuỷ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
26
26
- Các trường hợp đau có hạn chế vận động khớp vai, các trường hợp vẹo
cổ cấp.
- Thoái hoá đốt sống có các cầu xương nối các đốt sống.
- Bệnh nhân nghi ngờ có bệnh ung thư, lao cột sống.
- Bệnh nhân nghiện rượu, ma tuý, các bệnh lý tâm thần và không hợp tác.
- Viêm đốt sống, các trường hợp loãng xương nặng biểu hiện trên phim
X quang như lún xẹp, vỡ thân đốt sống.
- Một số bệnh lý phối hợp: bệnh tim mạch, viêm đa khớp, tai biến mạch
máu não, đang tăng huyết áp.
- Chấn thương cấp tính phần mềm vùng kéo.
- Những bệnh nhân không tự nguyện tham gia.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu
Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng 2 phương pháp như sau:
- Phương pháp nghiên cứu mô tả.
- Phương pháp nghiên cứu can thiệp điều trị ngẫu nhiên có so sánh trước - sau.
2.2.2. Công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu
n = Z2
(1-α) . p(1- p)/Δ2
Ta chọn α = 0,05; tra bảng ta được: Z(1-α) = 1,96
Lấy p = 0,7 là tỉ lệ điều trị tốt sau điều trị.
Δ = 0,12 là tỉ lệ sai số với α đã chọn trên.
Thay số vào tính được n  56 người.
Vậy cỡ mẫu cho nghiên cứu ít nhất là 56 người ở mỗi nhóm nghiên cứu
[38]. Trong nghiên cứu này chúng tôi chọn mỗi nhóm nghiên cứu là 60 bệnh
nhân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
27
27
2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu
* Thông tin chung:
- Tuổi, giới, nghề nghiệp.
- Địa chỉ.
* Chỉ tiêu lâm sàng:
- Đặc điểm lâm sàng ở nhóm kéo giãn và nhóm chứng: các đặc điểm
chung, các hội chứng lâm sàng, triệu chứng cơ năng, triệu chứng thực thể.
- Đánh giá mức độ đau theo thang điểm Likert 11 điểm ở nhóm kéo
giãn và nhóm chứng trước điều trị và sau 20 ngày điều trị.
- Đánh giá ảnh hưởng của đau với chức năng sinh hoạt dựa vào bảng
câu hỏi NPQ ở nhóm kéo giãn và nhóm chứng trước điều trị và sau 20 ngày
điều trị.
- Đánh giá tiến bộ về tầm vận động khớp bằng thước đo tầm vận động
khớp ở nhóm kéo giãn và nhóm chứng trước điều trị và sau 20 ngày điều trị.
- Đánh giá kết quả điều trị của nhóm kéo giãn và nhóm chứng.
* Cận lâm sàng:
- Chụp X quang quy ước cột sống cổ các tư thế thẳng, nghiêng, chếch
3/4 phải, trái ở tất cả các bệnh nhân nghiên cứu.
- Làm các xét nghiệm cơ bản: công thức máu, điện tim, nước tiểu 10
thông số.
2.4. Phƣơng pháp tiến hành
Sắp xếp bệnh nhân thành hai nhóm ngẫu nhiên: 60 bệnh nhân THCSC
được điều trị kéo giãn lấy số liệu từ tháng 12 năm 2009 đến tháng 3 năm
2010. Nhóm chứng: 60 bệnh nhân THCSC lấy số liệu từ tháng 4 năm 2010
đến tháng 6 năm 2010.
- Nhóm 1 (nhóm chứng): bệnh nhân được điều trị bằng: hồng ngoại,
xoa bóp, thuốc Lubrex-F.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
28
28
- Nhóm 2 (nhóm kéo giãn): bệnh nhân được điều trị bằng hồng ngoại,
xoa bóp, thuốc Lubrex-F và kéo giãn cột sống cổ trên máy TM 300.
Sơ đồ nghiên cứu:
120 bệnh nhân nghiên cứu
(đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng)
60 bệnh nhân nhóm kéo giãn 60 bệnh nhân nhóm chứng
Mức cải thiện đau
Sự tiến bộ về tầm vận động khớp
Mức cải thiện chức năng sinh hoạt
Kết quả điều trị chung
So sánh trước, sau điều trị và
so sánh giữa hai nhóm
Kết luận
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
29
29
2.5. Các kỹ thuật can thiệp sử dụng trong nghiên cứu
2.5.1. Hồng ngoại
- Chuẩn bị đèn: dùng loại đèn đứng của Slovakia T7a8, OSRAM
Theratherm 230V - 250W, sản xuất năm 2008.
Kiểm tra điện thế nguồn, thử đèn, vị trí đặt đèn an toàn và thuận lợi.
- Chuẩn bị bệnh nhân: giải thích cho bệnh nhân, để bệnh nhân nằm sấp,
hai tay xuôi theo thân người hoặc ngồi đầu dựa vào thành ghế, người thoải
mái, dễ chịu, bộc lộ vùng da cần điều trị. Trong lần điều trị đầu tiên phải thử
cảm giác nóng lạnh của người bệnh, kiểm tra vùng da chiếu, tạo cảm giác ấm,
không nóng.
- Tiến hành điều trị: khoảng cách từ đèn đến vùng điều trị (tính bằng
cm) bằng 1/5 công suất đèn tương ứng 50cm, tia chiếu thẳng góc với mặt da.
Kết thúc điều trị bệnh nhân nên nằm ngửa khoảng 10 - 15 phút.
- Thời gian và số lần điều trị: thời gian trung bình 15 phút, ngày chiếu 1
lần, mỗi đợt 20 ngày [18], [35].
2.5.2. Kỹ thuật kéo giãn cột sống cổ trên máy TM 300
- Chuẩn bị máy: dùng máy kéo giãn cột sống TM 300-3F của Nhật Bản
sản xuất năm 2003.
- Chuẩn bị bệnh nhân: bệnh nhân nằm, hoặc ngồi ở tư thế thoải mái trên
ghế có tựa lưng cao, góc kéo gập, thường ra trước khoảng 20 - 300
.
Hình 2.1. Phƣơng kéo cột sống cổ theo mặt phẳng trƣớc [15]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
30
30
Hình 2.2. Kéo giãn cột sống cổ ở tƣ thế nằm [15]
- Cân trọng lượng bệnh nhân trước lúc kéo.
Buộc đai kéo vào cằm, cổ, đầu bệnh nhân làm sao cho lực kéo (dây kéo)
tạo thành với mặt bàn một góc 20 - 300
(đối với bệnh nhân ở tư thế nằm) và
nếu bệnh nhân ở tư thế ngồi thì chọn phương kéo sao cho cột sống hơi gập ra
trước 20 - 300
, chú ý không để đai sát cổ gây nghẹt thở, không để đai xa gáy
gây đau xương hàm dưới khi kéo. Bệnh nhân phải được thư giãn thoải mái và
không gây đau khi kéo.
- Tiến hành điều trị:
+ Chọn lực kéo: theo cân nặng bệnh nhân, lực kéo khởi đầu bằng 1/7
trọng lượng cơ thể có sự thăm dò một vài ngày đầu. Dùng phương pháp tăng
dần theo phản ứng của người bệnh, lực kéo tối đa là 9 - 10 kg.
Hình 2.3. Kéo giãn cột sống cổ ở tƣ thế ngồi [15]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
31
31
Lực nền bằng 1/3 - 1/4 lực kéo.
+ Chọn chế độ kéo: kéo ngắt quãng.
- Thời gian và số lần điều trị: thời gian kéo 30 giây, thời gian nghỉ 10
giây, thời gian điều trị 10 - 15 phút hoặc 20 phút 1 lần, mỗi ngày kéo 1 lần,
mỗi đợt điều trị 20 ngày.
- Sau khi kéo xong cho bệnh nhân nghỉ ngơi tại chỗ 5 - 10 phút, tránh
thay đổi tư thế đột ngột [18], [35].
2.5.3. Xoa bóp vùng cổ vai
- Chuẩn bị bệnh nhân: bệnh nhân ngồi quay lưng, hai tay ôm vai ghế tựa,
bộc lộ vùng cổ vai. Kỹ thuật viên đứng sau, giải thích cho bệnh nhân.
- Kỹ thuật xoa bóp: dùng 5 loại động tác cơ bản:
* Xoa vuốt: xoa vuốt toàn bộ cơ vai bằng hai bàn tay từ hai vai lên, từ cổ
gáy xuống. Kỹ thuật xoa vuốt có thể tiến hành bằng nhiều cách:
+ Dùng một hoặc nhiều ngón tay khi cần xoa một vùng nhỏ hay một điểm.
+ Dùng lòng bàn tay, mu bàn tay, bờ bàn tay.
+ Xoa một tay, hai tay.
+ Xoa một cái hoặc xoa đuổi.
+ Xoa theo một hướng thẳng dọc, xoa ngang hay xoáy tròn, xoa nông
hoặc xoa sâu.
* Day miết: day miết các khối cơ vai dọc theo cột sống sang hai vai. Kỹ
thuật day miết có rất nhiều cách:
+ Day miết bằng đầu ngón tay cái, đầu các ngón tay, bờ bàn tay, gan bàn tay...
+ Day một hoặc hai tay chồng lên nhau, day một điểm hoặc một vùng,
day cố định, day di động, day thẳng, day xoáy tròn.
+ Day từ nông vào sâu, chậm rãi, liên tục, không gây đau đớn đột ngột,
không day vùng bạch huyết.
* Nắn bóp: một số kỹ thuật thường dùng:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
32
32
+ Nắn bằng các đầu ngón tay, bóp bằng cả bàn tay, nắn bóp bằng một
hoặc hai tay, nắn bóp từng cơ chọn lọc, một nhóm cơ, cả chi thể hoặc cả một
vùng, nắn da và tổ chức dưới da.
+ Nắn bóp từng cái hay liên tục, nắn thẳng, nắn kiểu cuốn chiếu, nắn vặn,
nắn kéo, nắn một chiều hoặc hai chiều, nắn kết hợp với vừa day, vừa rung.
+ Nắn dần dần từ nhẹ đến mạnh dùng theo phản ứng của người bệnh,
không gây quá đau đớn, không nắn bóp quá mạnh đột ngột gây phản ứng
ngược lại hoặc gây tổn thương tổ chức thần kinh, mạch máu…
* Gõ chặt: dùng một hoặc nhiều ngón tay, bờ bàn tay, lòng bàn tay (vỗ)
nắm tay (đấm). Nhịp điệu có thể nhanh hay chậm, mức độ có thể rất nhẹ đến
vừa, không gõ chặt ở vùng gáy.
* Rung lắc: bằng phương pháp áp sát bàn tay dọc theo đốt sống và hai
bên xương bả vai. Kỹ thuật rung lắc thường dùng:
+ Bằng sự rung động của bàn tay kỹ thuật viên truyền qua người bệnh tại
một vùng hay một điểm.
+ Rung lắc một chi thể với tần số nhanh hay chậm, rung lắc ngắt quãng
hay liên tục, rung lắc kiểu lượn sóng.
* Thời gian và số lần xoa bóp: mỗi ngày xoa bóp một lần, mỗi lần xoa
bóp 30 phút, mỗi đợt điều trị 20 ngày [17].
2.5.4. Dùng thuốc Lubrex-F 500 mg
Là thuốc chống thoái hóa khớp với thành phần chính là glucosamin.
Dùng liều duy trì uống 1 viên/lần x 2 lần/ngày. Dùng trong vòng 1 tháng.
Uống 15 phút trước bữa ăn.
2.6. Phƣơng pháp thu thập số liệu
Các thông tin được thu thập theo mẫu bệnh án thống nhất:
- Trực tiếp hỏi bệnh, thăm khám, đo tầm vận động khớp cho tất cả bệnh
nhân trước và sau điều trị.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
33
33
- Phát phiếu đánh giá mức độ đau, bảng câu hỏi NPQ trước và sau điều
trị để tất cả bệnh nhân tự đánh giá và điền vào.
- Quan sát, đánh giá và tham khảo tất cả kết quả chụp X quang cột sống cổ.
2.6.1. Lâm sàng
* Đánh giá mức độ đau:
- Đánh giá dựa vào thang nhìn Likert 11 điểm [15].
Điểm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đau rất ít Đau ít Đau vừa Đau nhiều Đau dữ dội
Bảng 2.1. Phân loại mức độ đau và cách cho điểm dựa vào thang nhìn
Likert 11 điểm
Phân loại Mức độ đau Thang điểm
Mức 0 - 1 Đau rất ít 0
Mức 2 - 3 Đau ít 1
Mức 4 - 6 Đau vừa 2
Mức 7 - 8 Đau nhiều 3
Mức 9 - 10 Đau dữ dội 4
* Đánh giá ảnh hưởng của đau với chức năng sinh hoạt:
- Dựa vào bảng câu hỏi NPQ (Northwick Pack Neck Pain Questionaire).
Bảng câu hỏi NPQ dùng đánh giá mức độ đau và ảnh hưởng của đau vùng cổ
lên chức năng sinh hoạt hàng ngày. Đây là một phương pháp đơn giản, dễ sử
dụng trong lâm sàng và cung cấp một công cụ đo đạc khách quan triệu chứng
theo thời gian được xây dựng và sử dụng tại bệnh viện Northwick Pack,
Middlesex (Anh).
- Bảng NPQ gồm 8 câu hỏi (xem phần phụ lục) đánh giá các rối loạn do
thoái hoá cột sống cổ về mức độ đau, dị cảm, thời gian kéo dài triệu chứng,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
34
34
ảnh hưởng trên giấc ngủ, khả năng mang xách đồ vật, khả năng ngồi đọc sách
báo hoặc xem ti vi, các công việc sinh hoạt tại nhà và khả năng ra ngoài làm
các công việc xã hội.
- Số điểm càng cao tương ứng ảnh hưởng chức năng càng nhiều. Điểm
tối đa cho phần đánh giá này là 32 điểm.
Bảng 2.2. Đánh giá ảnh hưởng của đau với chức năng sinh hoạt
Chức năng sinh hoạt Điểm
Không ảnh hưởng 0 - 2
Ảnh hưởng ít 3 - 8
Ảnh hưởng trung bình 9 - 16
Ảnh hưởng nhiều 17 - 24
Ảnh hưởng rất nhiều 25 - 32
* Đánh giá tiến bộ về tầm vận động khớp (TVĐK):
- Phương pháp đo tầm vận động của khớp dựa trên phương pháp đo và
ghi tầm vận động của khớp do Viện Hàn lâm các nhà phẫu thuật chỉnh hình
của Mỹ đề ra và được hội nghị Vancouver ở Canada thông qua năm 1964,
hiện nay được quốc tế thừa nhận là phương pháp tiêu chuẩn. Theo phương
pháp này tất cả các cử động của khớp đều được đo ở vị trí zero.
- Vị trí zero: là tư thế đứng thẳng của người bình thường, đầu thẳng, mắt
nhìn ra phía trước, hai chân thẳng, đầu gối không gập, hai bàn chân song song
với nhau, bờ trong hai bàn chân áp sát vào nhau.
- Vị trí giải phẫu duỗi của chi và thân thể được quy ước là 00
- Theo Nguyễn Xuân Nghiên (Hội PHCN Việt Nam, 2008 ) trung bình
gập, duỗi là 450
, nghiêng bên là 450
, xoay bên là 450
.
- Dụng cụ đo: gốc thước là một mặt phẳng hình tròn, chia độ từ 0 - 3600
,
một cành di động và một cành cố định, dài 30 cm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
35
35
- Tư thế bệnh nhân: ngồi thẳng, tựa lưng cao ngang vai, khớp gối và háng
gập vuông góc, hai bàn chân đặt trên sàn nhà, hai tay xuôi khép sát dọc
thân người.
- Đo độ gấp - duỗi: người đo đứng ở phía bên bệnh nhân, hai cành của
thước đi qua đỉnh đầu, người bệnh ở tư thế thẳng góc với mặt đất (đứng hay
ngồi), bệnh nhân cúi ngửa cổ lần lượt, cành cố định ở vị trí khởi điểm, cành di
động theo hướng đi của đỉnh đầu. Bình thường gập có thể đạt được cằm chạm
vào ngực, duỗi đến mức ụ chẩm nằm ngang.
- Đo độ nghiêng bên: người đo đứng ở phía sau bệnh nhân, gốc thước
đặt ở mỏm gai CVII cành cố định nằm ngang song song với mặt đất, cành di
động trùng với trục đứng của thân. Góc đo được là góc tạo giữa cành cố định
nằm ngang và cành di động đặt theo hướng đường nối từ điểm gốc CVII đến
đỉnh đầu bệnh nhân.
- Đo cử động xoay: bệnh nhân nằm, người đo đứng ở đỉnh đầu bệnh
nhân, gốc thước là giao điểm của đường nối đỉnh của vành tai hai bên cắt
đường giữa thân. Hai cành của thước chập lại đặt theo hướng nối đỉnh đầu đi
qua đỉnh mũi. Khi bệnh nhân xoay đầu lần lượt sang từng bên, cành di động
của thước xoay theo hướng đỉnh mũi trong khi cành cố định ở lại vị trí cũ.
- Mức độ chính xác và yếu tố ảnh hưởng phụ thuộc vào:
+ Trình độ và sự thận trọng của người đo.
+ Hiểu biết và sự hợp tác của đối tượng.
+ Một số vấn đề như tuổi, giới tính cũng ảnh hưởng đến sự biến thiên
tầm hoạt động bình thường của các khớp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
36
36
Bảng 2.3. Đánh giá sự tiến bộ về tầm vận động khớp
Đánh giá
Gập, duỗi
(bình thƣờng 450
)
Nghiêng bên, xoay bên
(bình thƣờng 450
)
Điểm
Hạn chế nhiều 0 - 10 0 - 10 9 - 12
Hạn chế trung bình 11 - 25 11 - 25 5 - 8
Hạn chế ít 26 - 40 26 - 40 1 - 4
Không hạn chế 41 - 45 41 - 45 0
* Đánh giá kết quả điều trị:
- Dựa vào tổng số điểm 3 chỉ số:
+ Thang nhìn Likert 11 điểm.
+ Tầm vận động khớp.
+ Mức độ ảnh hưởng chức năng.
- Kết quả được đánh giá theo các mức độ sau:
Kết quả tốt: từ 0 - 3 điểm.
- Đau rất ít: 0 - 1 điểm.
- Hết hạn chế TVĐK: 0 điểm.
- Hết ảnh hưởng chức năng: 0 - 2 điểm.
Kết quả khá: từ 4 - 15 điểm.
- Đau mức ít: 2 - 3 điểm.
- Hạn chế TVĐK ít: 1- 4 điểm.
- Ảnh hưởng chức năng ít: 3 - 8 điểm.
Kết quả trung bình: từ 16 - 28 điểm.
- Đau mức vừa: 2 điểm.
- Hạn chế TVĐK mức trung bình: 5 - 8 điểm.
- Chức năng ảnh hưởng mức trung bình: 9 -16 điểm.
Kết quả kém: từ 29 - 48 điểm.
- Đau nhiều hoặc đau dữ dội: 3 - 4 điểm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
37
37
- Hạn chế TVĐK nhiều: 9 - 12 điểm.
- Chức năng ảnh hưởng nhiều hoặc rất nhiều: 17 - 32 điểm.
2.6.2. Cận lâm sàng
- Chụp X quang quy ước cột sống cổ các tư thế: thẳng, nghiêng, chếch
3/4 phải, trái.
- Làm các xét nghiệm cơ bản: công thức máu, điện tim, nước tiểu toàn
phần 10 thông số.
2.7. Vật liệu nghiên cứu
- Sử dụng cân TZ120 Heath Scale do Trung Quốc sản xuất có kèm theo
thước đo chiều cao. Cân chính xác đến 0,1kg, chiều cao chính xác đến 1cm.
- Thang nhìn Likert 11 điểm:
Thang nhìn là đoạn thẳng dài 10cm vẽ trên giấy, đánh số từ 0 (đau rất ít) - 10
(đau dữ dội). Bệnh nhân tự đánh giá mức độ đau của mình vào thang này:
Điểm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đau rất ít Đau ít Đau vừa Đau nhiều Đau dữ dội
- Bảng câu hỏi NPQ (xem phần phụ lục)
- Thước đo tầm vận động khớp
Gốc thước là một mặt phẳng hình tròn, chia độ từ 0 - 3600
, một cành di
động và một cành cố định, dài 30 cm.
Hình 2.4. Thƣớc đo tầm vận động khớp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
38
38
- Máy kéo giãn cột sống TM 300-3F do hãng ITO Nhật Bản sản xuất
năm 2003.
Hình 2.5. Máy kéo giãn cột sống TM 300-3F
Hình 2.6. Màn hình LCD của máy TM 300-3F
- Mẫu bệnh án nghiên cứu.
- Đèn hồng ngoại SLOVAKIA T7a8 sản xuất năm 2008.
- Thuốc Lubrex-F 500 mg do công ty cổ phần Traphaco sản xuất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
39
39
2.8. Phƣơng pháp xử lý số liệu
Xử lý theo phương pháp thống kê y học.
2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
- Bệnh nhân tự nguyện tham gia vào nghiên cứu và có quyền rút khỏi
nghiên cứu bất cứ lúc nào.
- Nghiên cứu có phản hồi kết quả.
- Các thông tin này do đối tượng nghiên cứu cung cấp được giữ bí mật.
- Nghiên cứu chỉ nhằm bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cho bệnh nhân
không nhằm mục đích nào khác.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
40
40
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của đối tƣợng nghiên cứu
52,5%
47,5%
Nam
Nữ
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới
Nhận xét:
Trong đối tượng nghiên cứu, tỉ lệ bệnh nhân nam (52,5%) cao hơn bệnh
nhân nữ (47,5%), nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi n Tỉ lệ (%) p
< 50 2 1,7
<0,05
50 - 59 29 24,2
60 - 69 53 44,2
> 70 36 30,0
Tổng 120 100,0
Nhận xét:
Bệnh nhân trong độ tuổi từ 60 - 69 chiếm tỉ lệ cao nhất (44,2%). Tiếp
đến là bệnh nhân trong nhóm tuổi >70 (chiếm tỉ lệ 30,0%). Bệnh nhân trong
nhóm tuổi < 50 chiếm tỉ lệ thấp nhất (1,7%). Sự khác biệt này có ý nghĩa
thống kê với p<0,05.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
41
41
Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp
Nghề nghiệp n Tỉ lệ (%)
Cán bộ hưu 85 70,8
Cán bộ, viên chức 5 4,2
Làm ruộng 8 6,7
Khác 22 18,3
Tổng 120 100,0
Nhận xét:
- Trong đối tượng nghiên cứu, bệnh nhân là cán bộ hưu chiếm tỉ lệ cao
nhất (70,8%). Bệnh nhân là cán bộ viên chức và làm ruộng chiếm tỉ lệ tương
đương nhau (4,2% và 6,7%).
- Bệnh nhân ở nhóm nghề khác chiếm tỉ lệ 18,3%.
Bảng 3.3. Đặc điểm đau của đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm đau n Tỉ lệ (%)
Đau cột sống cổ cấp 22 18,3
Đau cột sống cổ mạn 98 81,7
Tổng số 120 100,0
Nhận xét:
Bệnh nhân chủ yếu đau cột sống cổ mạn (98/120 bệnh nhân) chiếm tỉ lệ
81,3%. Còn đau cột sống cổ cấp là 22 bệnh nhân (18,3%).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
42
42
0,0%
26,7%
75,8%
70,8%
100,0%
0
20
40
60
80
100
120
Hội chứng cột
sống cổ
Hội chứng rễ
thần kinh cổ
Hội chứng động
mạch đốt sống
Hội chứng thực
vật dinh dưỡng
Hội chứng chèn
ép tuỷ cổ
Hội chứng
lâm sàng
Tỷ lệ (%)
Biểu đồ 3.2. Các hội chứng lâm sàng của đối tượng nghiên cứu
Nhận xét:
Bệnh nhân có hội chứng cột sống cổ chiếm tỉ lệ cao nhất (100,0%), sau
đó là hội chứng động mạch đốt sống (75,8%), hội chứng rễ thần kinh cổ
(70,8%), hội chứng thực vật dinh dưỡng (26,7%). Không có bệnh nhân nào có
hội chứng chèn ép tủy cổ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
43
43
Bảng 3.4. Triệu chứng cơ năng của đối tượng nghiên cứu (n = 120)
Triệu chứng cơ năng n Tỉ lệ (%)
Đau tại cột sống cổ 120 100,0
Đau đầu vùng chẩm 115 95,8
Tê bì vùng chẩm 92 76,7
Chóng mặt 113 94,1
Ù tai 77 64,2
Đau mỏi vùng bả vai 116 96,7
Tê cánh tay một bên 34 28,3
Tê cánh tay hai bên 37 30,8
Nghẹn cổ, vã mồ hôi 36 30,0
Đau ngực 33 27,5
Nhận xét:
- Bệnh nhân có triệu chứng đau tại cột sống cổ chiếm tỉ lệ cao nhất
(100,0%). Tiếp theo là bệnh nhân có triệu chứng đau đầu vùng chẩm (95,8%),
đau mỏi vùng bả vai (96,7%), chóng mặt (94,1%).
- Còn các triệu chứng tê cánh tay một bên, tê cánh tay hai bên, nghẹn
cổ, vã mồ hôi, đau ngực có tỉ lệ tương đương nhau.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
44
44
Bảng 3.5. Triệu chứng thực thể của đối tượng nghiên cứu (n = 120)
Triệu chứng thực thể n Tỉ lệ (%)
Điểm đau tại cột sống 120 100,0
Điểm đau cạnh cột sống 118 98,3
Hạn chế
tầm vận
động cột
sống cổ
Gập 120 100,0
Duỗi 120 100,0
Nghiêng trái 120 100,0
Nghiêng phải 120 100,0
Xoay trái 120 100,0
Xoay phải 120 100,0
Giảm
phản
xạ gân
xương
Cơ nhị đầu 81 67,5
Cơ nhị đầu và
trâm quay
46 38,3
Cơ tam đầu 37 30,8
Nhận xét:
- Bảng 3.5 cho thấy hầu hết đối tượng nghiên cứu đều có triệu chứng
thực thể là có điểm đau tại cột sống, điểm đau cạnh cột sống và hạn chế tất cả
các tầm vận động cột sống cổ (100,0%).
- Dấu hiệu giảm phản xạ gân xương cơ nhị đầu gặp ở hơn nửa bệnh
nhân trong nhóm đối tượng nghiên cứu (67,5%). Còn lại là dấu hiệu giảm
phản xạ gân xương cơ nhị đầu và trâm quay, giảm phản xạ gân xương cơ
tam đầu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
45
45
Bảng 3.6. Hình ảnh chụp X quang cột sống cổ (n = 120)
Hình ảnh bất thƣờng cột sống n Tỉ lệ (%)
Thoái hoá CII - CIII 69 57,5
Thoái hoá CIV - CVII 120 100,0
Thoái hóa tất cả các đốt sống 69 57,5
Hẹp khe liên đốt CIII - CIV 10 8,3
Hẹp khe liên đốt CIV - CV 13 10,8
Hẹp khe liên đốt CV - CVI 38 31,7
Hẹp khe liên đốt CVI - CVII 22 18,3
Mọc gai xương cột sống, mỏ xương 110 91,7
Dính đốt sống 3 2,5
Cầu xương 2 1,7
Viêm khớp bên CIII - CIV 6 5,0
Viêm khớp bên CIV - CV 5 4,1
Viêm khớp bên CV - CVI 5 4,1
Viêm khớp bên CVI - CVII 2 1,7
Hẹp lỗ tiếp hợp CIII - CIV 4 3,3
Hẹp lỗ tiếp hợp CIV - CV 20 16,7
Hẹp lỗ tiếp hợp CV - CVI 29 24,1
Hẹp lỗ tiếp hợp CVI - CVII 12 10,0
Viêm quanh khớp vai 3 2,5
Nhận xét:
Bệnh nhân mọc gai xương cột sống, mỏ xương chiếm tỉ lệ cao nhất
(91,7%), sau đó là hẹp khe liên đốt CV - CVI (31,7%), hẹp lỗ tiếp hợp CV - CVI
(24,1%), viêm khớp bên CIII - CIV ( 5,0%), dính đốt sống (2,5%), cầu xương
(1,7%).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
46
46
57,5%
100,0%
57,5%
0
20
40
60
80
100
Tỷ lệ (%)
Đoạn CI- CIII Đoạn CIV - CVII Tất cả các đoạn
cột sống cổ
Vị trí tổn thương
Biểu đồ 3.3. Vị trí tổn thương theo đoạn cột sống cổ
Nhận xét:
Vị trí tổn thương đoạn cổ dưới gặp nhiều nhất: 100,0%. Tổn thương ở
tất cả các đoạn cột sống cổ là 69/120 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 57,5%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
47
47
3.2. Kết quả điều trị
Bảng 3.7. Mức độ cải thiện đau theo thang điểm Likert 11 điểm ở nhóm kéo
giãn và nhóm chứng
Mức độ
đau
Nhóm kéo giãn
(n = 60)
p1,2
Nhóm chứng
(n = 60)
p3,4
Trƣớc
điều trị
(1)
Sau
điều trị
(2)
Trƣớc
điều trị (3)
Sau điều
trị (4)
n % n % n % n %
Đau rất ít
(Mức 0-1)
0 0,0 16 26,7 0 0,0 1 1,7
Đau ít
(Mức 2-3)
0 0,0 23 38,3 1 1,7 3 5,0 >0,05
Đau vừa
(Mức 4-6)
19 31,7 19 31,7 >0,05 16 26,7 28 46,7 <0,05
Đau nhiều
(Mức 7-8)
38 63,3 2 3,3 <0,05 40 66,7 27 45,0 <0,05
Đau dữ
dội
(Mức 9-10)
3 5,0 0 0,0 3 5,0 1 1,7 >0,05
Nhận xét:
- Trước điều trị ở nhóm kéo giãn bệnh nhân đau ở mức nhiều là 63,3%,
đau ở mức vừa là 31,7%, không có bệnh nhân nào đau ở mức rất ít và đau ít,
mức đau dữ dội có 3 bệnh nhân (5,0%), nhưng sau điều trị: đau mức dữ dội
0,0%, đau ở mức nhiều là 3,3%, đau mức ít là 38,3%, mức rất ít là 26,7%, đau
mức vừa không thay đổi. Tỉ lệ cải thiện đau ở mức nhiều trước và sau điều trị
có sự khác biệt (p<0,05).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
48
48
- Nhóm chứng trước điều trị không có bệnh nhân nào đau mức rất ít, đau
mức ít là 1,7%, đau mức dữ dội (5,0%), đau mức nhiều (66,7%), đau mức vừa
là 26,7%, sau điều trị: đau ở mức dữ dội (1,7%), đau ở mức nhiều (45,0%),
đau ở mức vừa (46,7%), chỉ có 1 bệnh nhân đau ở mức rất ít và 3 bệnh nhân
đau ở mức ít. Tỉ lệ cải thiện đau ở mức đau vừa và mức đau nhiều trước và
sau điều trị có sự khác biệt (p<0,05).
Bảng 3.8: Mức tiến bộ về tầm vận động gập cột sống cổ ở nhóm kéo giãn và
nhóm chứng
Mức độ
Nhóm kéo giãn (n=60)
p1,2
Nhóm chứng (n=60)
p3,4
Trƣớc điều
trị (1)
Sau điều
trị (2)
Trƣớc
điều trị
(3)
Sau điều
trị (4)
n % n % n % n %
Hạn chế
nhiều 0 - 100 12 20,0 0 0,0 9 15,0 6 10,0 >0,05
Hạn chế
trung bình
11-250
30 50,0 13 21,7 <0,05 31 51,7 34 56,7 >0,05
Hạn chế ít
26 - 400 18 30,0 37 61,7 <0,05 20 33,3 20 33,3 >0,05
Không hạn
chế 41 - 450 0 0,0 10 16,7 0 0,0 0 0,0
p1,3>0,05 p2,4<0,05
Nhận xét:
- Nhóm kéo giãn trước điều trị mức hạn chế nhiều chiếm tỉ lệ 20,0%, hạn
chế trung bình là 50,0%, hạn chế ít là 30,0%, không có bệnh nhân nào không
hạn chế, sau điều trị không còn bệnh nhân hạn chế nhiều, không hạn chế là
16,7%, hạn chế ít là 61,7%, hạn chế trung bình là 21,7%. Sự khác biệt giữa
trước và sau điều trị ở nhóm này có ý nghĩa với p<0,05.
- Nhóm chứng trước và sau điều trị hầu như không có sự thay đổi (p>0,05).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
49
49
Bảng 3.9: Mức tiến bộ về tầm vận động duỗi cột sống cổ ở nhóm kéo giãn
và nhóm chứng
Mức độ
Nhóm kéo giãn (n=60)
p1,2
Nhóm chứng (n=60)
p3,4
Trƣớc điều
trị (1)
Sau điều trị
(2)
Trƣớc
điều trị
(3)
Sau điều
trị (4)
n % n % n % n %
Hạn chế
nhiều
0 - 100
7 11,7 0 0,0 4 6,7 4 6,7
>0,05
Hạn chế
trung bình
11 - 250
31 51,7 13 21,7 <0,05 40 66,7 40 66,7
>0,05
Hạn chế ít
26 - 400 22 36,7 37 61,7 <0,05 16 26,7 16 26,7
>0,05
Không hạn
chế
41- 450
0 0,0 10 16,7 0 0,0 0 0,0
p1,3>0,05 p2,4<0,05
Nhận xét:
- Trước điều trị các mức độ hạn chế tầm vận động duỗi cột sống cổ ở
hai nhóm là tương đương nhau. Tỉ lệ này không có ý nghĩa với p1,3>0,05.
- Sau điều trị nhóm kéo giãn: không có bệnh nhân nào ở mức hạn chế
nhiều, mức không hạn chế là 16,7%, còn nhóm chứng thì không thay đổi so
với trước điều trị. Tỉ lệ tiến bộ về tầm vận động duỗi cột sống cổ ở hai nhóm
sau điều trị có sự khác biệt (p2,4<0,05).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
50
50
Bảng 3.10: Mức tiến bộ về tầm vận động nghiêng trái cột sống cổ ở nhóm
kéo giãn và nhóm chứng
Mức độ
Nhóm kéo giãn (n=60)
p1,2
Nhóm chứng (n=60)
p3,4
Trƣớc
điều trị (1)
Sau
điều trị (2)
Trƣớc
điều trị (3)
Sau
điều trị (4)
n % n % n % n %
Hạn chế
nhiều
0 - 100
10 16,7 0 0,0 4 6,7 4 6,7 >0,05
Hạn chế
trung bình
11-250
33 55,0 13 21,7 <0,05 39 65,0 36 60,0 >0,05
Hạn chế ít
26 - 400 17 28,3 36 60,0 <0,05 17 28,3 20 33,3 >0,05
Không hạn
chế 41 - 450 0 0,0 11 18,3 0 0,0 0 0,0
p1,3>0,05 p2,4<0,05
Nhận xét:
- Nhóm kéo giãn trước điều trị mức hạn chế nhiều chiếm tỉ lệ 16,7%,
hạn chế trung bình là 55,0%, không có bệnh nhân nào có mức hạn chế ít, sau
điều trị hạn chế ít là 60,0%, không hạn chế là 18,3%, không có bệnh nhân hạn
chế nhiều. Tỉ lệ các mức độ tiến bộ về tầm vận động nghiêng trái cột sống cổ
ở nhóm kéo giãn trước và sau điều trị có ý nghĩa với p<0,05.
- Nhóm chứng trước và sau điều trị hầu như không có sự thay đổi
(p>0,05).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
51
51
Bảng 3.11: Mức tiến bộ về tầm vận động nghiêng phải cột sống cổ ở nhóm
kéo giãn và nhóm chứng
Mức độ
Nhóm kéo giãn (n=60)
p1,2
Nhóm chứng (n=60)
p3,4
Trƣớc
điều trị (1)
Sau điều
trị (2)
Trƣớc điều
trị (3)
Sau điều trị
(4)
n % n % n % n %
Hạn chế
nhiều
0 - 100
12 20,0 0 0,0 5 8,3 1 1,7
Hạn chế
trung bình
11 - 250
35 58,3 15 25,0 <0,05 41 68,3 41 68,3 >0,05
Hạn chế ít
26 - 400 13 21,7 34 56,7 <0,05 14 23,3 18 30,0 >0,05
Không
hạn chế
41 - 450
0 0,0 11 18,3 0 0,0 0 0,0
p1,3<0,05 ở mức hạn chế
nhiều
p1,3>0,05 ở các mức
khác
p2,4>0,05 ở mức hạn chế
nhiều
p2,4<0,05 ở các mức khác
Nhận xét:
- Trước điều trị tầm vận động nghiêng phải cột sống cổ ở mức hạn chế
nhiều nhóm kéo giãn là 20,0%; nhóm chứng là 8,3%. Tỉ lệ này có sự khác biệt
với p1,3<0,05, còn các mức hạn chế khác thì tương đương nhau.
- Sau điều trị mức hạn chế nhiều ở hai nhóm đều giảm như nhau
(p2,4>0,05). Nhóm kéo giãn mức hạn chế trung bình là 25,0%, mức hạn chế ít
là 56,7%, mức không hạn chế là 18,3%. Nhóm chứng hầu như không có sự
thay đổi ở các mức này. Sự khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê với
p2,4<0,05.
đáNh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột sống cổ trên máy tm300
đáNh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột sống cổ trên máy tm300
đáNh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột sống cổ trên máy tm300
đáNh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột sống cổ trên máy tm300
đáNh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột sống cổ trên máy tm300
đáNh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột sống cổ trên máy tm300
đáNh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột sống cổ trên máy tm300
đáNh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột sống cổ trên máy tm300
đáNh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột sống cổ trên máy tm300
đáNh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột sống cổ trên máy tm300
đáNh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột sống cổ trên máy tm300
đáNh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột sống cổ trên máy tm300
đáNh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột sống cổ trên máy tm300
đáNh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột sống cổ trên máy tm300
đáNh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột sống cổ trên máy tm300
đáNh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột sống cổ trên máy tm300
đáNh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột sống cổ trên máy tm300
đáNh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột sống cổ trên máy tm300
đáNh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột sống cổ trên máy tm300
đáNh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột sống cổ trên máy tm300
đáNh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột sống cổ trên máy tm300
đáNh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột sống cổ trên máy tm300
đáNh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột sống cổ trên máy tm300
đáNh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột sống cổ trên máy tm300
đáNh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột sống cổ trên máy tm300
đáNh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột sống cổ trên máy tm300
đáNh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột sống cổ trên máy tm300
đáNh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột sống cổ trên máy tm300
đáNh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột sống cổ trên máy tm300
đáNh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột sống cổ trên máy tm300
đáNh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột sống cổ trên máy tm300
đáNh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột sống cổ trên máy tm300
đáNh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột sống cổ trên máy tm300
đáNh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột sống cổ trên máy tm300
đáNh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột sống cổ trên máy tm300
đáNh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột sống cổ trên máy tm300
đáNh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột sống cổ trên máy tm300

More Related Content

What's hot

dac diem gai phau duong nieu tren
dac diem gai phau duong nieu trendac diem gai phau duong nieu tren
dac diem gai phau duong nieu tren
ndtri87
 
Thăm Khám Bệnh Nhân Tâm Thần_Quan Hệ Thầy Thuốc Và Bệnh Nhân
Thăm Khám Bệnh Nhân Tâm Thần_Quan Hệ Thầy Thuốc Và Bệnh NhânThăm Khám Bệnh Nhân Tâm Thần_Quan Hệ Thầy Thuốc Và Bệnh Nhân
Thăm Khám Bệnh Nhân Tâm Thần_Quan Hệ Thầy Thuốc Và Bệnh Nhân
Nguyen Khue
 

What's hot (20)

đO tầm vận động khớp
đO tầm vận động khớpđO tầm vận động khớp
đO tầm vận động khớp
 
Hinh anh MRI cot song
Hinh anh MRI cot songHinh anh MRI cot song
Hinh anh MRI cot song
 
Giải phẫu lâm sàng hệ thần kinh vận động clb nội khoa dhy
Giải phẫu lâm sàng hệ thần kinh vận động clb nội khoa dhyGiải phẫu lâm sàng hệ thần kinh vận động clb nội khoa dhy
Giải phẫu lâm sàng hệ thần kinh vận động clb nội khoa dhy
 
Phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não
Phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu nãoPhục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não
Phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não
 
Dai cuong ve trat khop
Dai cuong ve trat khopDai cuong ve trat khop
Dai cuong ve trat khop
 
Đau thần kinh tọa.y5.ppt
Đau thần kinh tọa.y5.pptĐau thần kinh tọa.y5.ppt
Đau thần kinh tọa.y5.ppt
 
Kham ls than kinh
Kham ls than kinhKham ls than kinh
Kham ls than kinh
 
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GẪY LIÊN MẤU CHUYỂN XƯƠNG ĐÙI Ở NGƯỜI TRÊN 70 TUỔI ...
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GẪY LIÊN MẤU CHUYỂN XƯƠNG ĐÙI Ở NGƯỜI TRÊN 70 TUỔI ...ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GẪY LIÊN MẤU CHUYỂN XƯƠNG ĐÙI Ở NGƯỜI TRÊN 70 TUỔI ...
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GẪY LIÊN MẤU CHUYỂN XƯƠNG ĐÙI Ở NGƯỜI TRÊN 70 TUỔI ...
 
TÂY Y- KHÁM CỘT SỐNG
TÂY Y- KHÁM CỘT SỐNGTÂY Y- KHÁM CỘT SỐNG
TÂY Y- KHÁM CỘT SỐNG
 
ĐẶT THÔNG TIỂU
ĐẶT THÔNG TIỂUĐẶT THÔNG TIỂU
ĐẶT THÔNG TIỂU
 
Bệnh án PHCN: TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
Bệnh án PHCN: TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃOBệnh án PHCN: TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
Bệnh án PHCN: TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
 
Cấp Cứu Hồi Sức Chấn Thương Sọ Não
Cấp Cứu Hồi Sức Chấn Thương Sọ NãoCấp Cứu Hồi Sức Chấn Thương Sọ Não
Cấp Cứu Hồi Sức Chấn Thương Sọ Não
 
Đau thần kinh tọa
Đau thần kinh tọaĐau thần kinh tọa
Đau thần kinh tọa
 
HỆ CẢM GIÁC
HỆ CẢM GIÁCHỆ CẢM GIÁC
HỆ CẢM GIÁC
 
Chuyên đề PHCN cho BN đứt dây chằng chéo trước
Chuyên đề PHCN cho BN đứt dây chằng chéo trướcChuyên đề PHCN cho BN đứt dây chằng chéo trước
Chuyên đề PHCN cho BN đứt dây chằng chéo trước
 
Phục hồi chức năng cho trẻ bại não
Phục hồi chức năng cho trẻ bại nãoPhục hồi chức năng cho trẻ bại não
Phục hồi chức năng cho trẻ bại não
 
Bệnh án PHCN: Tai biến mạch não
Bệnh án PHCN: Tai biến mạch nãoBệnh án PHCN: Tai biến mạch não
Bệnh án PHCN: Tai biến mạch não
 
Khám phản xạ cam giác
Khám phản xạ cam giácKhám phản xạ cam giác
Khám phản xạ cam giác
 
dac diem gai phau duong nieu tren
dac diem gai phau duong nieu trendac diem gai phau duong nieu tren
dac diem gai phau duong nieu tren
 
Thăm Khám Bệnh Nhân Tâm Thần_Quan Hệ Thầy Thuốc Và Bệnh Nhân
Thăm Khám Bệnh Nhân Tâm Thần_Quan Hệ Thầy Thuốc Và Bệnh NhânThăm Khám Bệnh Nhân Tâm Thần_Quan Hệ Thầy Thuốc Và Bệnh Nhân
Thăm Khám Bệnh Nhân Tâm Thần_Quan Hệ Thầy Thuốc Và Bệnh Nhân
 

Similar to đáNh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột sống cổ trên máy tm300

Similar to đáNh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột sống cổ trên máy tm300 (20)

Nghiên cứu nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ ti...
Nghiên cứu nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ ti...Nghiên cứu nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ ti...
Nghiên cứu nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ ti...
 
Nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ tia x năng lư...
Nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ tia x năng lư...Nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ tia x năng lư...
Nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ tia x năng lư...
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học bệnh trào ngược...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học bệnh trào ngược...Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học bệnh trào ngược...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học bệnh trào ngược...
 
Kết quả điều trị chấn thương cột sống cổ thấp bằng phẫu thuật theo đường cổ t...
Kết quả điều trị chấn thương cột sống cổ thấp bằng phẫu thuật theo đường cổ t...Kết quả điều trị chấn thương cột sống cổ thấp bằng phẫu thuật theo đường cổ t...
Kết quả điều trị chấn thương cột sống cổ thấp bằng phẫu thuật theo đường cổ t...
 
Nghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non tháng
Nghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non thángNghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non tháng
Nghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non tháng
 
Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh trung...
Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh trung...Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh trung...
Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh trung...
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAYĐề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Bình Điền, HAY
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả xử trí người bệnh tiền sản giật
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả xử trí người bệnh tiền sản giậtđặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả xử trí người bệnh tiền sản giật
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả xử trí người bệnh tiền sản giật
 
Thực trạng nguồn nhân lực tại các cơ sở y tế dự phòng tỉnh thái nguyên
Thực trạng nguồn nhân lực tại các cơ sở y tế dự phòng tỉnh thái nguyênThực trạng nguồn nhân lực tại các cơ sở y tế dự phòng tỉnh thái nguyên
Thực trạng nguồn nhân lực tại các cơ sở y tế dự phòng tỉnh thái nguyên
 
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
 
Kết quả điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn mắc phải theo phương pháp lichtenstein
Kết quả điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn mắc phải theo phương pháp lichtensteinKết quả điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn mắc phải theo phương pháp lichtenstein
Kết quả điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn mắc phải theo phương pháp lichtenstein
 
Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...
Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...
Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...
 
Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non...
Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non...Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non...
Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non...
 
Chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân cánh tay (abi) ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2
Chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân cánh tay (abi) ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2Chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân cánh tay (abi) ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2
Chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân cánh tay (abi) ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2
 
Kỹ năng giải quyết tình huống có vấn đề trong học tập của sinh viên
Kỹ năng giải quyết tình huống có vấn đề trong học tập của sinh viênKỹ năng giải quyết tình huống có vấn đề trong học tập của sinh viên
Kỹ năng giải quyết tình huống có vấn đề trong học tập của sinh viên
 
Chỉ số huyết động tại động mạch tuyến giáp trên siêu âm doppler ở bệnh nhân b...
Chỉ số huyết động tại động mạch tuyến giáp trên siêu âm doppler ở bệnh nhân b...Chỉ số huyết động tại động mạch tuyến giáp trên siêu âm doppler ở bệnh nhân b...
Chỉ số huyết động tại động mạch tuyến giáp trên siêu âm doppler ở bệnh nhân b...
 
BÀI MẪU Khóa luận quản lý chất lượng, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận quản lý chất lượng, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận quản lý chất lượng, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận quản lý chất lượng, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Sử dụng thuốc điều trị vảy nến tại bệnh viện da liễu, 9đ
Luận văn: Sử dụng thuốc điều trị vảy nến tại bệnh viện da liễu, 9đLuận văn: Sử dụng thuốc điều trị vảy nến tại bệnh viện da liễu, 9đ
Luận văn: Sử dụng thuốc điều trị vảy nến tại bệnh viện da liễu, 9đ
 
Tình hình sử dụng thuốc điều trị vảy nến tại bệnh viện da liễu, HAY
Tình hình sử dụng thuốc điều trị vảy nến tại bệnh viện da liễu, HAYTình hình sử dụng thuốc điều trị vảy nến tại bệnh viện da liễu, HAY
Tình hình sử dụng thuốc điều trị vảy nến tại bệnh viện da liễu, HAY
 
đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân tăng huyết áp
đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân tăng huyết ápđặC điểm hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân tăng huyết áp
đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân tăng huyết áp
 

More from TÀI LIỆU NGÀNH MAY

More from TÀI LIỆU NGÀNH MAY (20)

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
 
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
 
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
 
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
 
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
 
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
 
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
 
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
 
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
 
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
 
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
 
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfKhóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
 
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
 
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfPháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
 
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfHôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
 
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfBảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
 

Recently uploaded

C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
BookoTime
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
levanthu03031984
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
mskellyworkmail
 

Recently uploaded (20)

Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
 
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 

đáNh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột sống cổ trên máy tm300

  • 1. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC ĐẶNG THỊ MINH THU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ THOÁI HOÁ CỘT SỐNG CỔ BẰNG PHƯƠNG PHÁP KÉO GIÃN CỘT SỐNG CỔ TRÊN MÁY TM 300 TẠI BỆNH VIỆN ĐIỀU DƯỠNG VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Nội khoa Mã số: 60.72.20 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRỊNH XUÂN TRÁNG Thái Nguyên, năm 2010
  • 2. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một công trình khoa học nào khác. Thái Nguyên, tháng 12 năm 2010 Ngƣời viết luận văn Đặng Thị Minh Thu
  • 3. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 LỜI CẢM ƠN Với tất cả tấm lòng trân trọng, tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo - Khoa học và Quan hệ quốc tế, các thầy cô giáo các bộ môn, bộ môn Nội, Khoa Sau đại học Trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới PGS.TS Trịnh Xuân Tráng, người thầy luôn tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và trực tiếp hướng dẫn để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Tôi xin trân trọng cảm ơn tới Đảng ủy, Ban Giám đốc, các Phòng, Ban, khoa Bệnh người cao tuổi, khoa Vật lí trị liệu - Phục hồi chức năng, các bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên Bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi chức năng Thái Nguyên, nơi tôi công tác đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập, thực hiện nghiên cứu để hoàn thành luận văn và hoàn thành khóa học. Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 12 năm 2010 Học viên Đặng Thị Minh Thu
  • 4. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 DANH MỤC VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN CI : Đốt sống cổ 1 CII : Đốt sống cổ 2 CIII : Đốt sống cổ 3 CIV : Đốt sống cổ 4 CV : Đốt sống cổ 5 CVI : Đốt sống cổ 6 CVII : Đốt sống cổ 7 CSC : Cột sống cổ DI : Đốt sống lưng 1 NPQ : Bảng dùng đánh giá mức độ đau và ảnh hưởng của đau vùng cổ lên chức năng sinh hoạt hàng ngày (Northwich pack Neck Pain Questionaire) THCSC : Thoái hoá cột sống cổ TVĐK : Tầm vận động khớp VLTL - PHCN : Vật lí trị liệu phục hồi chức năng
  • 5. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 MỤC LỤC Đặt vấn đề .............................................................................................................................................................................. ...1 Chương 1: Tổng quan........................................................................................................................................................... 3 1.1. Đặc điểm giải phẫu, sinh lý cột sống cổ...................................................................................... 3 1.2. Cơ chế bệnh sinh và hậu quả của thoái hóa cột sống cổ.......................................... 9 1.3. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng thoái hoá cột sống cổ .....................12 1.4. Tình hình nghiên cứu về thoái hoá cột sống cổ ..............................................................15 1.5. Các phương pháp điều trị thoái hoá cột sống cổ ...........................................................18 Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu ..................................................................25 2.1. Đối tượng và thời gian nghiên cứu .................................................................................................25 2.2. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................................................................26 2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu..................................................................................................................................27 2.4. Phương pháp tiến hành................................................................................................................................... 27 2.5. Các kỹ thuật can thiệp sử dụng trong nghiên cứu..........................................................29 2.6. Phương pháp thu thập số liệu..................................................................................................................32 2.7. Vật liệu nghiên cứu..............................................................................................................................................37 2.8. Phương pháp xử lí số liệu............................................................................................................................39 2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu......................................................................................................39 Chương 3: Kết quả nghiên cứu ...........................................................................................................................40 3.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu .......................40 3.2. Kết quả điều trị ........................................................................................................................................................47 Chương 4: Bàn luận ..........................................................................................................................................................57 Kết luận ..............................................................................................................................................................................................74 Khuyến nghị ................................................................................................................................................................................76 Tài liệu tham khảo ..................................................................................................................................................................... Phụ lục .......................................................................................................................................................................................................
  • 6. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. Phân loại mức độ đau và cách cho điểm dựa vào thang nhìn Liker 11 điểm..............................................................................................................................................................................33 Bảng 2.2. Đánh giá ảnh hưởng của đau với chức năng sinh hoạt........................................34 Bảng 2.3. Đánh giá sự tiến bộ về tầm vận động khớp............................................................................36 Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi.....................................................................................................40 Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp..............................................................................................41 Bảng 3.3. Đặc điểm đau của đối tượng nghiên cứu....................................................................................41 Bảng 3.4. Triệu chứng cơ năng của đối tượng nghiên cứu.............................................................43 Bảng 3.5. Triệu chứng thực thể của đối tượng nghiên cứu............................................................44 Bảng 3.6. Hình ảnh chụp X quang cột sống cổ..................................................................................................45 Bảng 3.7. Mức độ cải thiện đau theo thang điểm Likert 11 điểm ở nhóm kéo giãn và nhóm chứng......................................................................................................................................47 Bảng 3.8. Mức tiến bộ về tầm vận động gập cột sống cổ ở nhóm kéo giãn và nhóm chứng...................................................................................................................................................................48 Bảng 3.9. Mức tiến bộ về tầm vận động duỗi cột sống cổ ở nhóm kéo giãn và nhóm chứng...................................................................................................................................49 Bảng 3.10. Mức tiến bộ về tầm vận động nghiêng trái cột sống cổ ở nhóm kéo giãn và nhóm chứng......................................................................................................................................50 Bảng 3.11. Mức tiến bộ về tầm vận động nghiêng phải cột sống cổ ở nhóm kéo giãn và nhóm chứng...........................................................................................................51 Bảng 3.12. Mức tiến bộ về tầm vận động xoay trái cột sống cổ ở nhóm kéo giãn và nhóm chứng. ..................................................................................................................................52 Bảng 3.13. Mức tiến bộ về tầm vận động xoay phải cột sống cổ ở nhóm kéo giãn và nhóm chứng......................................................................................................................................53
  • 7. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 Bảng 3.14. Mức cải thiện chức năng sinh hoạt ở nhóm kéo giãn và nhóm chứng....................................................................................................................................................................................................54 Bảng 3.15. Sự thay đổi trung bình về tổng góc đo tầm vận động cột sống cổ ở nhóm kéo giãn và nhóm chứng...........................................................................................................55 Bảng 3.16. Đánh giá kết quả điều trị ở nhóm kéo giãn và nhóm chứng...................56
  • 8. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới.....................................................................................................................................40 Biểu đồ 3.2. Các hội chứng lâm sàng của đối tượng nghiên cứu.................................................42 Biểu đồ 3.3. Vị trí tổn thương theo đoạn cột sống cổ...........................................................................................46 DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Trang Hình 1.1. Các đốt sống cổ trên ghép lại ..........................................................................................................................5 Hình 1.2. Hình ảnh các đốt sống cổ, động mạch đốt sống ................................................................7 Hình 1.3. Bề mặt của đốt sống cổ, tuỷ sống, các rễ thần kinh, thần kinh sống ................................................................................................................................................................................................................................................................8 Hình 1.4. Hình ảnh cắt ngang của thoái hoá cột sống cổ ................................................................12 Hình 2.1. Phương kéo cột sống cổ theo mặt phẳng trước ..............................................................29 Hình 2.2. Kéo giãn cột sống cổ ở tư thế nằm .....................................................................................................30 Hình 2.3. Kéo giãn cột sống cổ ở tư thế ngồi .....................................................................................................30 Hình 2.4. Thước đo tầm vận động khớp .....................................................................................................................37 Hình 2.5. Máy kéo giãn cột sống TM 300 -3F...................................................................................................38 Hình 2.6. Màn hình LCD của máy TM 300 - 3F............................................................................................38
  • 9. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Thoái hoá thực chất là sự già đi của cơ thể con người, đây là một quá trình tự nhiên trong chu trình sinh, lão, bệnh, tử của con người. Càng lớn tuổi, quá trình thoái hoá diễn ra càng nhiều và càng nhanh [42]. Thoái hoá cột sống cổ là một bệnh thường gặp ở người trung, cao tuổi. Tổn thương thoái hoá của sụn khớp gây ra do quá trình sinh tổng hợp chất cơ bản (proteoglycan) bởi các tế bào sụn có sự bất thường. Đặc trưng của bệnh là quá trình mất sụn khớp của lớp tế bào dưới sụn, tổ chức xương cạnh khớp được tạo mới [7]. Ở thoái hoá cột sống, có sự kết hợp giữa 2 loại tổn thương mang tính định khu đó là thoái hoá đĩa đệm và thoái hoá mỏm liên sau [4], [42]. Nguyên nhân chính là do quá trình thoái hoá và tình trạng chịu áp lực quá tải kéo dài của sụn khớp và đĩa đệm. Biểu hiện lâm sàng của thoái hóa cột sống cổ rất đa dạng và phức tạp. Đau là một trong những triệu chứng thường xuyên và phổ biến nhất. Đau không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống, chức năng sinh hoạt của người bệnh mà còn ảnh hưởng đến kinh tế, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Mặt khác nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng đắn bệnh sẽ tiến triển thành từng đợt nặng dần, có thể dẫn đến chèn ép rễ, tuỷ, gây đau hoặc tàn phế. Vì vậy, thoái hóa cột sống cổ ngày càng trở thành vấn đề quan trọng trong chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, là mối quan tâm của nhiều chuyên ngành như nội, thần kinh, phẫu thuật, phục hồi chức năng, chẩn đoán hình ảnh... Tại Mỹ, hàng năm thoái hóa cột sống cổ tiêu tốn tới 40 tỷ USD, những người trên 55 tuổi có dấu hiệu thoái hóa khớp trên X quang chiếm 80%, trong khi những người từ 15 - 24 tuổi chỉ là 10%, chỉ tính riêng thoái hóa cột sống cổ ở những bệnh nhân đến điều trị tại bệnh viện có khoảng 151.000 người [35], [41].
  • 10. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 2 Tại Pháp, cũng chi tới 6 tỷ france cho những bệnh nhân thoái hoá [52]. Theo tài liệu của Reuter Health, ở châu Âu, đau mạn tính tiêu tới 34 tỷ Euro mỗi năm, trong đó đau do viêm khớp và thoái hoá khớp chiếm 34% bệnh nhân. Ở Việt Nam, đến nay tuy chưa có thống kê cụ thể về chi phí điều trị cho những bệnh nhân có thoái hoá nhưng đã có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả về điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng các phương pháp khác nhau. Theo y học hiện đại, có thể dùng thuốc chống viêm giảm đau toàn thân hoặc kết hợp giữa vật lý trị liệu và châm cứu, kết hợp giữa vật lý trị liệu và thuốc hoặc chỉ dùng các phương pháp vật lý trị liệu. Tại Thái Nguyên, chưa có đề tài nghiên cứu nào về kéo giãn cột sống cổ ở bệnh nhân thoái hoá cột sống cổ. Bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi chức năng Thái Nguyên đã điều trị thoái hoá cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột sống cổ trên máy TM 300 từ năm 2003 nhưng chưa có nghiên cứu nào đánh giá kết quả điều trị sau khi kéo giãn. Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm 2 mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng thoái hoá cột sống cổ. 2. Đánh giá kết quả điều trị thoái hoá cột sống cổ bằng phƣơng pháp kéo giãn cột sống cổ trên máy TM 300.
  • 11. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Đặc điểm giải phẫu, sinh lý cột sống cổ 1.1.1. Đặc điểm giải phẫu 1.1.1.1. Xương cột sống Cột sống cổ có 7 đốt, từ CI đến CVII, có đường cong ưỡn ra trước, đốt CI (đốt đội) không có thân đốt, đốt CVII có mỏm gai dài nhất sờ thấy rõ, lồi ngay dưới da nhất là khi ta cúi cổ, nên được dùng để làm mốc xác định các đốt sống cổ [8], [31]. Đặc điểm của xương cột sống: - Thân đốt sống: đường kính ngang lớn hơn đường kính trước sau, mặt bên có hai phình bên gọi là mỏm móc hay mấu bán nguyệt. Mặt dưới có hai mỏm bên ứng với phần bên của đốt sống dưới, phần trước dầy hơn phần sau. - Cuống: tròn và dầy, dính ở phần sau mặt bên thân đốt sống. - Mảnh: rộng bề ngang hơn bề cao. - Mỏm ngang: dính vào thân và hai cuống bởi hai rễ, trong đó lỗ ngang cho động mạch đốt sống đi qua (trừ đốt CVII). Đỉnh của mỏm ngang tách làm hai củ: củ trước và củ sau. - Mỏm khớp: diện khớp phẳng rộng, diện của mỏm trên nhìn lên trên, ra sau, diện của mỏm dưới nhìn xuống dưới, ra trước. - Gai sống: đỉnh của gai sống tách ra làm hai củ, gai sống dài dần từ CII đến CVII. - Lỗ đốt sống: to dần từ đốt CI đến CV và nhỏ dần ở đốt CVI đến CVII. Khi khớp gian đốt sống bị thoái hoá, các gai xương thường làm hẹp lỗ gian đốt sống và chèn ép vào rễ thần kinh.
  • 12. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 4 - Đốt sống cổ 1 (đốt đội): tiếp khớp ở mặt trên với hai lồi cầu xương chẩm, không có gai và thân đốt. Mặt trước của cung trước có mỏm trước cho dây chằng bám, mặt sau của cung trước có diện khớp tiếp khớp với mỏm răng của đốt CII. Lỗ đốt sống rộng, có dây chằng ngang chia lỗ thành hai phần không đều nhau (phần trước nhỏ có mỏm răng, phần sau rộng có tuỷ cổ). Mặt khối bên của đốt trục - đội khuynh hướng xuống dưới, cho phép gấp duỗi trong mặt phẳng trước - sau và hạn chế chuyển động xoay bên. Mặt dưới của đốt CI cong lõm, tiếp giáp với lồi cầu trên của đốt trục, cho phép quay quanh trục của dạng răng. - Đốt sống cổ 2 (đốt trục): không có thân đốt trung tâm, có hai khối bên chứa cạnh trên và cạnh dưới. Các mỏm bên được tiếp nối bởi cung trước và cung sau (cung trước hình thành một thân, phía trên thân tạo thành mỏm răng, phần thân khớp với thân trung tâm của đốt CIII). Khối bên khớp với thân bên của đốt đội trên, mặt dưới khớp với đốt CIII. Giữa các đốt CI và CII không có đĩa đệm gian đốt sống mà chủ yếu là các bao sợi collagen. - Các đốt sống cổ từ CIII đến CVII: cũng có những đặc điểm chung của đốt sống cổ (chiều ngang phía trước lớn hơn phía sau, thân đốt có chiều ngang lớn hơn chiều trước - sau). Mỏm ngang giới hạn hai bên của thân đốt sống, chúng được coi như các phát triển xương sườn, giới hạn trong của mỗi mỏm ngang là một lỗ có động mạch đốt sống đi qua. Ngành ngang chứa lỗ mà trong đó thần kinh sống đi qua, lỗ này ở phía trước bên. - Các đốt sống cổ kể từ CII trở xuống liên kết với nhau bởi 3 khớp: + Khớp đĩa đệm gian đốt: đĩa đệm gian đốt luôn phải chịu áp lực tải trọng lớn, với đoạn cổ dưới khoảng 5,6 kg/cm2 ở tư thế bình thường, và có thể lên tới 40 kg/cm2 nếu không có trương lực cơ. Khi có sự cố định lâu trong một tư thế (do nghề nghiệp) hoặc do áp lực lệch trọng tải, sẽ dễ dẫn đến thoái hóa đĩa đệm và hình thành các gai xương ở các đĩa đệm cổ thấp.
  • 13. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 5 + Khớp sống - sống (còn gọi là khớp mấu lồi đốt sống, khớp nhỏ): tạo nên bởi các mấu sống trên và mấu sống dưới của hai thân đốt kế cận và được nhận biết trên phim chụp tư thế nghiêng. Khớp này có diện khớp thực thụ, có bao hoạt dịch, có chất synovial bôi trơn trong khớp. + Khớp bán nguyệt (còn có các tên gọi khác như: khớp mấu móc cột sống, khớp vô danh, khớp gian đốt sống, khớp bên trong thân đốt sống, khớp Luschka), chỉ duy nhất ở cột sống cổ mới có. Mỗi thân đốt sống có 2 mấu bán nguyệt ở góc trên ngoài, hợp với 2 góc dưới ngoài của thân đốt trên để tạo nên 2 khớp bán nguyệt ở mỗi khe gian đốt. Khớp này có liên quan đến cử động quay cổ, không có tổ chức sụn ở diện khớp, không có dịch khớp nên nó là khớp giả, nó rất yếu và rất dễ bị tổn thương và bị thoái hóa. Mấu bán nguyệt bình thường có hình gai hoa hồng dễ nhận biết trên phim X quang tư thế thẳng. Khi khớp bán nguyệt bị thoái hóa dễ chèn ép vào động mạch đốt sống thân nền. H×nh 1.1. C¸c ®èt sèng cæ trªn ghÐp l¹i [21] - Lỗ tiếp hợp (còn gọi là lỗ ghép): thành trong của lỗ tiếp hợp hình thành bởi phía ngoài là thân đốt sống và khớp Luschka. Khớp mấu lồi đốt sống hình thành bởi diện khớp mấu lồi đốt sống trên và diện khớp mấu lồi đốt sống dưới, khớp được bao bọc bởi bao khớp ở phía ngoài. Dây thần kinh hỗn hợp chạy dọc theo lỗ tiếp hợp và tách ra thành 2 phần cảm giác và vận động riêng biệt. Phần vận động còn gọi là rễ trước tiếp xúc với khớp Luschka, rễ
  • 14. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 6 sau nằm ở phía bên trong mỏm khớp và bao khớp. Rễ thần kinh bình thường chỉ chiếm khoảng 1/4 - 1/5 lỗ tiếp hợp. 1.1.1.2. Đĩa đệm Đĩa đệm là bộ phận chính cùng với các dây chằng đảm bảo sự liên kết chặt chẽ giữa các thân đốt sống và đóng vai trò hấp thu chấn động. - Cấu tạo: đĩa đệm được cấu tạo bởi 3 thành phần là nhân nhầy, vòng sợi và mâm sụn. - Chiều cao của đĩa đệm ở người trưởng thành bình thường khoảng 3mm. 1.1.1.3. Dây chằng - Dây chằng dọc trước bám ở mặt trước các đốt ống và đĩa đệm. - Dây chằng dọc sau bám vào mặt sau thân đốt (trong ống sống) và đĩa đệm. - Ngoài ra còn các dây chằng vàng, dây chằng liên gai, dây chằng trên gai. 1.1.1.4. Mạch máu, thần kinh - Từ đốt CVI đến CII có động mạch đốt sống thân nền chạy trong lỗ động mạch ở giữa mỏm ngang của mỗi đốt và ngay bên cạnh mỏm móc, kèm theo động mạch có tĩnh mạch và một số nhánh thần kinh giao cảm cổ. Khi mỏm móc bị thoái hoá các gai xương của nó thường đè vào động mạch đốt sống. Trong ống sống là đoạn tủy cổ gồm có 8 đốt, tách ra 8 đôi dây thần kinh tủy cổ chui qua lỗ tiếp hợp ra ngoài tạo thành đám rối thần kinh cánh tay [8], [21], [31].
  • 15. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 7 Hình 1.2. Hình ảnh các đốt sống cổ, động mạch đốt sống [21] - Thần kinh vận động: + Các nhánh của đám rối cổ sâu: nhánh vận động cho cơ ở cột sống, cơ thang, cơ ức đòn chũm. Nhánh xuống của đám rối cổ (do CII và CIII tạo nên) cho các nhánh vận động cơ dưới móng. Dây hoành do CIV và nhánh nhỏ của CIII, CV tạo nên, tới vận động cho cơ hoành. + Nhánh CV chi phối vận động cơ delta, cơ tròn nhỏ (qua dây mũ) và cho các cơ trên gai, dưới gai (qua dây thần kinh trên bả). + Nhánh CVI chi phối cận động cơ nhị đầu, cơ cánh tay trước. + Nhánh CVII chi phối vận động cơ tam đầu. + Nhánh CVIII chi phối vận động cơ gấp ngón tay. - Cảm giác: + Nhánh CI, CII, CIII cho nửa sau đầu (qua dây thần kinh chẩm lớn Arnold). + Nhánh CIV cho vùng vai. + Nhánh CV, CVI, CVII cho nửa quay cánh tay, cẳng tay, ngón 1,2,3. + Nhánh CVIII, DI cho nửa trụ cánh tay, cẳng tay, ngón 4,5.
  • 16. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 8 - Phản xạ gân xương: + Nhánh CV chi phối phản xạ gân xương cơ nhị đầu. + Nhánh CVI chi phối phản xạ gân xương cơ nhị đầu và trâm quay. + Nhánh CVII chi phối phản xạ gân xương cơ tam đầu. - Thần kinh chi phối cảm giác cột sống cổ và màng tủy: một nhánh rễ thần kinh cổ xuất phát từ hạch cạnh sống (gọi là nhánh màng tuỷ). Nhánh này được bổ sung các thành phần giao cảm từ các hạch giao cảm cạnh sống, quay trở lại chui qua lỗ gian đốt vào trong ống sống (được gọi là nhánh thần kinh quặt ngượt Luschka) chi phối cho các thành phần trong ống sống. Khi thần kinh này bị kích thích sẽ gây đau. - Chuỗi hạch giao cảm cổ sau: gồm hạch giao cảm cổ trên, cổ giữa và hạch sao (do hạch cổ dưới kết hợp với hạch ngực trên tạo thành). Các hạch này nằm ở mặt trước đốt sống và sau bó mạch thần kinh cổ. Hạch giao cảm cổ trên nằm ngang thân đốt CII và CIII, hạch cổ giữa ngang CVI và hạch sao nằm giữa mỏm ngang CVII và phần cổ của xương sườn I, sau động mạch dưới đòn. Các hạch giao cảm cổ sau phân bố thần kinh thực vật cho vùng đầu mặt cổ, hai tay, một nhánh cho tim và các cơ quan nội tạng khác [8]. Hình 1.3. Bề mặt của đốt sống cổ, tủy sống, các rễ thần kinh, thần kinh sống [21]
  • 17. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 9 1.1.1.5. Các cơ ở cổ Được chia thành 2 vùng chính các cơ ở vùng cổ trước bên và các cơ ở vùng cổ sau, tác dụng nâng đỡ, bảo vệ cột sống và vùng đầu. 1.1.2. Chức năng cột sống cổ Cột sống cổ có 3 chức năng: - Chức năng vận động: cột sống cổ có tầm vận động linh hoạt hơn cột sống thắt lưng là do: khớp đốt sống cổ có góc nghiêng phù hợp, do khả năng đàn hồi của đĩa đệm, do đốt sống CI có thể quay quanh CII, vì vậy đảm bảo cho đầu chuyển động nhanh và dễ dàng [31]. - Chức năng chịu tải trọng và bảo vệ tuỷ: ở cột sống cổ các thân đốt sống nhỏ, đĩa đệm không chiếm toàn bộ bề mặt thân đốt, do đó tải trọng tác động lên đĩa đệm cột sống cổ lớn hơn các phần khác của cột sống. Tải trọng dẫn tới sự giảm chiều cao gian đốt. Khoang gian đốt CV - CVI, CII - CIII là những nơi chịu tải trọng nhất ở cột sống cổ, do đó hay gặp thoái hoá ở những đoạn đốt sống cổ này [18], [31]. 1.2. Cơ chế bệnh sinh và hậu quả của thoái hóa cột sống cổ 1.2.1. Cơ chế bệnh sinh thoái hóa cột sống cổ Phần lớn các tác giả đều cho rằng thoái hóa cột sống cổ (THCSC) là kết quả của sự thoái hóa tổn thương tổng hợp của 2 quá trình: thoái hóa sinh học theo tuổi và thoái hóa bệnh lí mắc phải. Quá trình THCSC tiến triển theo tuổi (thoái hóa sinh học) liên quan đến yếu tố vi chấn thương và các yếu tố khác: rối loạn chuyển hóa, nội tiết, dị dạng cột sống, thừa cân....thúc đẩy thêm (thoái hóa bệnh lí), làm quá trình thoái hóa tiến triển nhanh và biến đổi về hình thái đa dạng hơn. Quá trình thoái hóa này có thể khởi phát từ bất kỳ khớp nào trong các khớp của đơn vị chức năng của cột sống. Thoái hóa thường bắt đầu từ biến đổi thân đốt đến
  • 18. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 10 biến dạng thân đốt. Khoang gian đốt còn giữ được chiều cao của nó khá lâu sau đó mới dần dần đóng vôi dây chằng đĩa đệm. Theo thời gian các tế bào sụn sẽ già đi, khả năng tổng hợp các chất để tạo nên Mucopolysaccarid và sợi Collagen bị giảm sút và rối loạn. Sụn sẽ mất dần tính đàn hồi và chịu lực giảm. Mặt khác tế bào sụn của người trưởng thành lại không có khả năng sinh sản và tái tạo, tư thế đứng thẳng sẽ làm cho quá trình thoái hóa tăng dần theo tuổi và diễn ra liên tục trong suốt cuộc đời. Khớp mỏm móc đốt sống thoái hóa do tổn thương nguyên phát vi thể gây tổn thương tế bào sụn của mặt khớp, bao hoạt dịch và xương, dẫn đến mất tính đàn hồi của khớp. Người cao tuổi phần lớn đều bị thoái hóa đĩa đệm và cột sống vì đĩa đệm rất nghèo mạch máu nuôi dưỡng và không có khả năng tái tạo [4], [31]. 1.2.2. Cơ chế gây đau trong thoái hóa cột sống cổ Luschka đã phát hiện một nhánh của rễ thần kinh cổ xuất phát từ hạch cạnh sống. Nhánh này được bổ sung những sợi giao cảm thuộc chuỗi hạch giao cảm cạnh cột sống cổ quay trở lại chui qua lỗ gian đốt sống vào trong ống sống. Các dây thần kinh này chi phối cho bao khớp gian đốt sống, cốt mạc đốt sống, dây chằng dọc sau, các màng của tủy sống và mạch máu. Khi dây này bị kích thích sẽ gây ra triệu chứng đau. Khớp mỏm móc đốt sống cũng được phủ bằng sụn và cũng có một bao khớp chứa dịch. Nhiệm vụ của khớp là giữ cho đĩa đệm không bị lệch sang hai bên. Khi khớp này bị thoái hóa, gai xương của mỏm móc nhô vào lỗ gian đốt sống và chèn ép vào rễ thần kinh ở đó gây đau. Đĩa đệm được các nhánh màng tủy phân bố cảm giác. Đây là một nhánh ngọn của dây thần kinh sống từ hạch sống phân bố các nhánh cảm giác cho những lớp ngoài cùng của vòng sợi đĩa đệm bằng những sợi li tâm và giao cảm. Khi đĩa đệm bị thoái hóa hay thoát vị chiều cao khoang gian đốt sẽ
  • 19. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 11 11 giảm gây chùng lỏng các khớp, dẫn đến sai lệch vị trí khớp, chèn ép vào các thành phần cảm nhận đau như rễ thần kinh, tủy, dây chằng dọc sau dây này bị kích thích gây đau. Phì đại dây chằng vàng là nguyên nhân chính gây hẹp ống sống cổ từ phía sau, gây chèn ép vào tủy hay màng cứng, gây đau. Ở các tổ chức dây chằng, gân, màng xương và tổ chức cạnh khớp có rất nhiều điểm nhận cảm thực vật, khi tổ chức này bị kích thích bệnh nhân sẽ đau âm ỉ, rất khó chịu, đau ở đây không liên quan đến khu vực cảm giác của rễ thần kinh cổ. Đám rối thần kinh cánh tay và động mạch dưới đòn bình thường phải chui qua khe cơ bậc thang, khi khe này bị hẹp sẽ chèn ép vào đám rối thần kinh cánh tay, dây trụ và dây giữa rất dễ bị tổn thương, bệnh nhân sẽ đau như kim châm dọc mặt trong cánh tay lan đến ngón 4,5. Đau có thể lan lên vùng chẩm, tới ngực. Các hạch giao cảm cổ còn chia nhánh vào các rễ, cho các nhánh tim, đám rối giao cảm quanh động mạch và các cơ quan nội tạng khác, khi các nhánh này bị chèn ép hoặc kích thích sẽ gây đau [4], [31]. 1.2.3. Hậu quả của thoái hóa cột sống cổ Kết quả cuối cùng của các biến đổi thoái hóa cột sống cổ sẽ dẫn tới các hậu quả sau: - Sự hẹp khoang đĩa đệm làm hạn chế phạm vi bình thường của các đơn vị chức năng cột sống cổ. Do sự khác biệt về cấu trúc giải phẫu, các biến đổi về thoái hóa thường xảy ra ở các đốt sống cổ thấp. - Nếu có chấn thương cơ học tác động kết hợp (chấn thương cơ học bên ngoài, các biến đổi tư thế sai lệch, sự viêm...) kích thích mạnh trên các thụ cảm thể đau ở bề mặt bao khớp, các dây chằng, các cơ ở cổ, các thành phần trong lỗ gian đốt sống...càng làm tăng sự đau và hạn chế chuyển động.
  • 20. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 12 12 - Thoái hóa cột sống cổ cũng là nguyên nhân biến đổi trong chiều rộng và chiều sâu của lỗ gian đốt sống như là sự hẹp lỗ, làm hạn hẹp khoang chứa rễ thần kinh và bao màng khớp. Như vậy bệnh rễ thần kinh có thể xảy ra từ thoái hóa cột sống cổ (trích dẫn từ [39]), [42]). 1.3. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng thoái hoá cột sống cổ 1.3.1. Định nghĩa Thoái hóa cột sống cổ là bệnh cột sống mạn tính, đau và biến dạng, không có biểu hiện viêm. Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng thoái hoá của sụn khớp và đĩa đệm (ở cột sống cổ), phối hợp với những thay đổi ở phần xương dưới sụn và màng hoạt dịch [4]. Hình 1.4. Hình ảnh cắt ngang của thoái hóa cột sống cổ [42] 1.3.2. Triệu chứng lâm sàng Biểu hiện lâm sàng của thoái hoá cột sống cổ rất đa dạng, biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng, gồm 5 hội chứng: * Hội chứng cột sống cổ: Đau cột sống cổ cấp hoặc mạn tính, có thể kèm theo cảm giác cứng gáy, đau ê ẩm khi ngủ dậy. Bệnh nhân bị hạn chế vận động cột sống cổ khi bệnh chuyển thành mạn tính hoặc có điểm đau ở cột sống cổ khi nghiêng đầu về bên đau. * Hội chứng rễ thần kinh cổ: Thường gặp khi tổn thương rễ CV và CVI. Bệnh nhân đau vùng gáy âm ỉ, tăng từng cơn, có thể lan lên vùng chẩm, xuống vai, cánh tay kèm theo tê
  • 21. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 13 13 một vùng ở cánh tay, cẳng tay, ngón tay... Nguyên nhân do các gai xương ở mỏm móc hoặc mỏm khớp trên của khớp gian đốt sống làm hẹp lỗ gian đốt sống, chèn ép vào rễ thần kinh ở đó. * Hội chứng động mạch đốt sống (Hội chứng giao cảm cổ Barré- Líeou): Đau đầu vùng chẩm và chóng mặt từng cơn do thiếu máu ở động mạch đốt sống và động mạch sống nền, có thể có ù tai, ve kêu trong tai, rung giật nhãn cầu, mờ mắt, giảm thị lực, dị cảm ở hầu họng... * Hội chứng thực vật dinh dưỡng: Tùy theo mức độ thoái hoá mà biểu hiện lâm sàng khác nhau: đau thường xuất phát từ tổ chức dây chằng, gân, màng xương và tổ chức cạnh khớp. Có thể có biểu hiện: đau đĩa đệm cổ (đau vùng gáy liên tục hoặc từng cơn, co cứng gáy, hạn chế vận động cột sống cổ...), hội chứng cơ bậc thang (co cứng các cơ ở cổ, đau như kim châm dọc mặt trong cánh tay lan đến ngón 4, 5), viêm quanh khớp vai - cánh tay, hội chứng vai bàn tay hoặc các hội chứng nội tạng khác... * Hội chứng chèn ép tuỷ cổ: Đây là biểu hiện lâm sàng nặng nhất của THCSC, do các gai xương mọc ở phía sau thân đốt chèn ép vào phần trước tủy, bệnh nhân có dấu hiệu liệt cứng nửa người hoặc tứ chi tăng dần [4], [27], [31]. 1.3.3. Cận lâm sàng: Chụp X quang quy ước là xét nghiệm đầu tiên khi lâm sàng có biểu hiện của THCSC, X quang chụp ở tư thế thẳng, nghiêng, chếch 3/4 phải, trái. - Phim thẳng: thấy rõ từ CIII đến đốt sống ngực đầu tiên, bờ bên đốt CV và CVI có hình chồng lên của sụn giáp trạng, các sụn này đôi khi có vôi hóa. Ở CIII có hình xương móng chồng lên.
  • 22. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 14 14 - Phim nghiêng: thấy rõ từ CI đến CVI, CVII hoặc DI. Việc thấy CVII hoặc DI sẽ phụ thuộc vào sự chồng lên của vai nhiều hay ít. Các mỏm gai có kích thước khác nhau, mỏm gai CII và CVII là dài hơn cả. - Phim chếch: thấy được hình các lỗ liên hợp, các lỗ này bình thường có hình bầu dục [4], [13], [19], [27], [31]. * Trên phim X quang quy ước có các hình ảnh thường gặp sau: - Thay đổi đường cong sinh lý đơn thuần: cột sống thẳng hoặc ưỡn quá mức. - Mọc gai xương, mỏ xương: gai mọc ở phần tiếp giáp giữa xương, sụn, ở rìa ngoài của thân đốt sống, gai xương có hình thô, dày đậm, hình móc có thể ở phía trước hoặc phía sau thân đốt sống [4], [13]. - Hẹp lỗ liên đốt: đường kính lỗ gian đốt sống bình thường khoảng 5mm, lỗ CII - CIII có kích thước nhỏ hơn nơi khác [4], [13], [19]. - Đặc xương dưới sụn: tăng mật độ bờ xương ở dưới sụn, nơi thân xương tiếp giáp với đĩa đệm [13], [19], [27]. - Mờ, hẹp khe khớp đốt sống: khi đĩa đệm bị thoái hóa hoặc thoát vị chiều cao khoang gian đốt sẽ giảm, khe không đồng đều, bờ không đều. Bình thường khoảng cách giữa các thân đốt sống bằng 1/4 - 1/6 chiều cao thân đốt sống [13], [31]. Trên phim X quang quy ước, đĩa đệm là phần không cản quang nên không nhìn thấy trực tiếp đĩa đệm, chỉ có thể đánh giá gián tiếp thông qua những hay đổi của khoang gian đốt sống và các đốt sống kế cận. Vì vậy, đây là hình ảnh của THCSC giai đoạn muộn [4]. * Chụp cắt lớp vi tính: có thể phát hiện hầu hết các chi tiết của đốt sống, hẹp lỗ gian đốt sống, các tổ chức gây hẹp, mức độ hẹp. * Chụp cộng hưởng từ động mạch đốt sống: cho biết chính xác vị trí, hình dạng của các biến đổi bệnh lý do quá trình THCSC gây ra, hình ảnh động mạch đốt sống bị đè đẩy.
  • 23. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 15 15 1.4. Tình hình nghiên cứu về thoái hoá cột sống cổ 1.4.1. Trên thế giới Thoái hóa cột sống cổ thường gặp ở người trung, cao tuổi. Đây là một trong những bệnh rất phổ biến không kể nghề nghiệp, giới tính. Theo Dellerud thoái hóa cột sống cổ thường gặp ở các nước phương Tây ảnh hưởng tới 80% dân số trong thời gian của đời người. Ngày nay, trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa hoạt động của con người đòi hỏi cường độ lao động ngày càng cao và phức tạp hơn nên các bệnh lí về thoái hóa cột sống cổ có chiều hướng ngày càng gia tăng (trích dẫn từ [25]). Thoái hóa cột sống cổ là bệnh thường gặp trong đó đau là triệu chứng chủ yếu, thường xuyên và nổi bật nhất. Theo Schmorl và Junghann, khoảng 90% nam giới trên 50 tuổi và nữ giới trên 60 tuổi có biểu hiện trên X quang thoái hóa cột sống cổ [25]. Năm 1926, hội chứng động mạch đốt sống được Barre' mô tả lần đầu tiên. Năm 1928, hội chứng này được Líeou mô tả tỉ mỉ hơn [41]. Năm 1935, H. Naffziger đã mô tả hội chứng cơ bậc thang do chèn ép vào đám rối thần kinh cánh tay, đau như kim châm dọc mặt trong cánh tay lan đến ngón 4, 5 [42]. Đến Sahlgrem (1944), Inman và Saunders (1947) đã chứng minh được sự lan rộng của đau kèm theo sự kính thích của màng xương và các dây chằng do nguyên nhân đầu tiên là hư xương sụn cột sống cổ (CSC) [41]. Năm 1948, Stein Brocker đã mô tả hội chứng vai bàn tay và giải thích đây là một quá trình rối loạn thực vật, loạn dưỡng gây nên bởi những biến đổi thoái hóa xảy ra ở các đĩa đệm cổ kèm theo những rối loạn thần kinh, mạch máu [41]. Năm 1950, Clarke và Robinson nghiên cứu các triệu chứng chèn ép tuỷ, các biến đổi về mạch máu và thoái hoá đi kèm [41], [42].
  • 24. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 16 16 Năm 1964, Vereshchagin nhận thấy trong tổn thương động mạch đốt sống thì 65% là tổn thương ở phần ngoài sọ [42]. Năm 1980, bệnh lí rễ tủy của cột sống cổ được xác định là do lắng đọng các tinh thể calcium pyrophosphate ở dây chằng vàng [4]. Năm 1989, Lestini và Wiesel đã xác định bệnh tuỷ thoái hoá cột sống cổ là biểu hiện nghiêm trọng nhất của thoái hoá cột sống cổ và là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh tuỷ sống ở tuổi 60 [42]. 1.4.2. Tại Việt Nam Thoái hóa cột sống cổ là tổn thương hay gặp nhất của cột sống cổ và đứng hàng thứ hai sau thoái hoá cột sống thắt lưng trong bệnh lý thoái hoá cột sống [4]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Xuân Nghiên số bệnh nhân đau cột sống do tắc nghẽn có thoái hoá chiếm 16,83% [34]. Trần Ngọc Ân đã tổng kết tại khoa cơ xương khớp Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội trong 10 năm thấy các bệnh về thoái hoá chiếm 10,41%, trong đó 2/3 thoái hoá cột sống. Vị trí của thoái hóa các khớp là: thoái hóa cột sống thắt lưng 31%, thoái hóa cột sống cổ 14%, nhiều đoạn cột sống 7%, gối 13%, háng 8%, ngón tay 6%, các khớp khác 20% [4]. Năm 2003, Phan Kim Toàn và Hà Hoàng Kiệm nghiên cứu triệu chứng lâm sàng, hình ảnh X quang và kết quả điều trị THCSC bằng phương pháp kéo giãn, tác giả thấy rằng: tỉ lệ nữ nhiều hơn nam (tỉ lệ nữ: nam là 3:2), lứa tuổi hay gặp là 30 - 50 (75%), hội chứng rễ thần kinh cổ 80%, đau cạnh cột sống và tại cột sống là 87,5%, hình ảnh X quang mọc gai xương, mỏ xương là 67,5%, tổn thương ở đoạn cổ dưới là 87,5% [44]. Năm 2003, Trần Tử Phú Anh tiến hành so sánh điều trị đau cổ vai có THCSC bằng các phương pháp vật lý trị liệu và bằng phương pháp dùng thuốc, tác giả thấy rằng: tỉ lệ nam và nữ là tương đương nhau; nghề nghiệp
  • 25. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 17 17 cán bộ chiếm tỉ lệ cao nhất (59,4%); bệnh nhân không ảnh hưởng chức năng sau 2 tuần điều trị bằng thuốc là 18,8%, vật lí trị liệu đơn thuần là 31,1%; không hạn chế tầm vận động khớp là 81,2% [3]. Năm 2004, Lưu Thị Hiệp khảo sát điều trị THCSC bằng phương pháp châm cứu kết hợp kéo giãn cột sống cổ, thấy rằng: không còn triệu chứng đau ở nhóm kéo giãn và châm cứu là 69,3%; nhóm dùng thuốc là 67,0% [24]. Năm 2006, Trần Nguyễn Phương [39]: đánh giá điều trị bệnh nhân THCSC bằng phương pháp kéo giãn cột sống cổ trên máy Eltrac 471 cho kết quả: nghề nghiệp cán bộ chiếm tỉ lệ cao nhất là 42,1%; tỉ lệ bệnh nhân đến muộn trên 3 tháng là 46,6%; hội chứng giao cảm cổ là 12,3%; dấu hiệu X quang hẹp khe khớp là 54,3%. Năm 2008, Nguyễn Thị Thắm [41]: đánh giá hiệu quả điều trị đo cổ vai gáy trong thoái hoá cột sống cổ bằng một số phương pháp vật lý trị liệu kết hợp vận động trị liệu, kết quả là: đau tại cột sống và cạnh sống (84,5%); đau cột sống cổ mạn tính (79,3%); dấu hiệu X quang thường gặp: mỏ xương, gai xương (94,8)%, vị trí tổn thương hay gặp ở CIV đến CVII; mức cải thiện đau: không đau (70,7%); mức cải thiện chức năng sinh hoạt: không ảnh hưởng 82,8%; mức cải thiện tầm vận động khớp: không hạn chế (87,9%); kết quả điều trị tốt (70,7%); khá (29,3%). Năm 2008, Phạm Văn Minh khi đánh giá hiệu quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng máy kéo giãn, thấy rằng: tỉ lệ bệnh nhân nữ gặp nhiều hơn nam (64,9% và 35,1%); hội chứng giao cảm cổ 12,3%; dấu hiệu X quang hẹp khe khớp 54,3%; nhóm bệnh nhân sử dụng kéo giãn tốt hơn nhóm không kéo giãn [32]. Tại Thái Nguyên, năm 2008, Vi Quốc Hoàng, Trần Văn Tuấn, Dương Minh Thu: nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và hình ảnh chụp X quang đốt sống cổ trên bệnh nhân đau vai gáy, các tác giả thấy rằng: lứa tuổi 50 - 59 chiếm tỉ lệ cao nhất (42%), nữ giới có tỉ lệ mắc cao hơn nam giới (66% và 34%), khởi
  • 26. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 18 18 phát bệnh xảy ra từ từ (73%); triệu chứng cơ năng: đau mỏi vùng bả vai (100%), đau đầu vùng chẩm (80%), hạn chế vận động cánh tay (92%), chóng mặt (32%); triệu chứng tại cột sống: ấn có điểm đau tại cột sống cổ (98%), giảm tầm vận động cột sống (88%); hình ảnh chụp X quang cột sống cổ: hẹp lỗ liên đốt (36%), dính đốt sống (2%) [25]. 1.5. Các phƣơng pháp điều trị thoái hoá cột sống cổ 1.5.1. Điều trị nguyên nhân - Hiện nay, trong lâm sàng sử dụng rộng rãi các loại thuốc chống thoái hoá khớp với thành phần chính là glucosamin sulphate được coi là có hiệu quả tốt khi dùng thời gian dài, biệt dược: Viatril- s, Golsamin, Lubrex-F… Tác dụng dược lý của glucosamin: glucosamin tham gia quá trình chuyển hóa tổng hợp nên thành phần sụn khớp. Nó là một amino - monosaccharid, nguyên liệu để tổng hợp proteoglycan, khi vào trong cơ thể nó kích thích tế bào ở sụn khớp tăng tổng hợp và trùng hợp nên cấu trúc proteoglycan bình thường. Kết quả của quá trình trùng hợp là muco-polysaccharid, thành phần cơ bản cấu tạo nên đầu sụn khớp. Glucosamin đồng thời ức chế các enzym phá hủy các tế bào sinh sụn. Glucosamin còn kích thích sinh sản mô liên kết của xương, giảm quá trình mất calci của xương. Do glucosamin làm tăng sản xuất chất nhầy dịch khớp nên tăng độ nhớt, tăng khả năng bôi trơn của dịch khớp, vì thế không những giảm triệu chứng của thoái hóa khớp (đau, khó vận động) mà còn ngăn chặn quá trình thoái hóa khớp, ngăn chặn bệnh tiến triển. Lubrex-F 500 mg là thuốc tác dụng vào cơ chế bệnh sinh của thoái hóa xương khớp cả cấp và mạn tính, có đau hay không có đau, cải thiện chức năng khớp và ngăn chặn bệnh tiến triển, phục hồi cấu trúc sụn khớp. Chỉ định của Lubrex-F: tất cả các bệnh thoái hóa xương khớp, thoái hóa khớp nguyên phát và thứ phát như thoái hóa khớp gối, khớp háng, khớp tay, cột sống, vai, viêm quanh khớp, loãng xương, gãy xương, viêm khớp mãn và cấp. Liều dùng:
  • 27. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 19 19 thuốc được uống 15 phút trước bữa ăn; hội chứng thoái hóa khớp nhẹ và trung bình: uống 1 viên/lần x 2 lần/ngày, thời gian sử dụng: 4 - 12 tuần hoặc lâu hơn tùy tình trạng bệnh. Có thể nhắc lại 2 - 3 đợt điều trị trong 1 năm; bệnh nặng: uống ngày 3 lần x 1 viên trong 2 tuần đầu, sau đó duy trì 1 viên/1 lần x 2 lần trong ngày trong 6 tuần tiếp theo; điều trị duy trì trong vòng 3 - 4 tháng sau: uống 1 viên /lần x 2 lần trong ngày [27], [46]. - Gần đây, tại hội nghị hàng năm lần thứ 17, Hội cột sống Bắc Mỹ (North American Spine Socity) đề cập đến BMP-2 trong điều trị đĩa đệm thoái hóa, sử dụng với hai mục đích khác nhau: sửa chữa tái tạo tế bào mô sụn đĩa đệm bị thoái hóa và kích thích phát triển xương làm cứng khớp trong phẫu thuật cột sống. 1.5.2. Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật Là phương pháp điều trị thoái hoá gây ra thoát vị đĩa đệm. Phương pháp này được áp dụng khi điều trị nội khoa không đỡ, đau tăng lên, có triệu chứng chèn ép tuỷ - rễ. 1.5.3. Điều trị bằng phương pháp không phẫu thuật * Thuốc thường dùng: Nhóm kháng viêm non- steroid: chống viêm, giảm phù nề như Motrin, Brexin, Felden, Diclophenac...trong đó các thuốc có thời gian bán hủy nhanh thường tốt hơn loại chậm, liều dùng thường giảm liều ở người già và thận trọng với những người suy gan, tim, thận…nếu dùng kéo dài phải phát hiện các tác dụng phụ bằng cách cứ 6 đến 8 tháng phải làm xét nghiệm công thức máu, chức năng thận, men gan. Đối với người có bệnh lí dạ dày, tá tràng thuốc có thể gây xuất huyết tiêu hóa, có thể hạn chế bằng các đồng đẳng của Prostaglandin E1. Corticoides: dùng tiêm trực tiếp vào khoang ngoài màng cứng hoặc phong bế thần kinh trong các chỉ định điều trị tại chỗ.
  • 28. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 20 20 Thuốc giảm đau: đóng vai trò quan trọng trong điều trị thoái hóa khớp nói chung, nhóm này ít độc với dạ dày và thận hơn nhóm thuốc kháng viêm non- steroid, cách dùng thuốc giảm đau cũng tuân theo sơ đồ bậc thang của OMS (thăm dò để tìm ra liều tối thiểu mà có tác dụng điều trị trên bệnh nhân), thuốc thường dùng là Paracetamol, dùng trong đau kéo dài. Thuốc giãn cơ: thuốc thường dùng mydocalm, liozenal...[4], [27], [46]. * Các phương pháp y học cổ truyền: châm cứu, bấm huyệt... * Các phương pháp VLTL - PHCN thường dùng: Từ nhiều năm nay, ở Việt Nam cũng như ở nước ngoài, các phương pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng THCSC đã được áp dụng rộng rãi, càng ngày các phương pháp này càng phát triển bởi tác dụng cải thiện các triệu chứng lâm sàng THCSC tốt bao gồm: [18], [35]. + Nhiệt trị liệu nông: Các phương pháp sử dụng: phương pháp truyền nhiệt trực tiếp (túi nóng ẩm, parafin), phương pháp nhiệt đối lưu (nước nóng trị liệu), phương pháp bức xạ nhiệt (hồng ngoại). Tác dụng: Phản ứng vận mạch: nóng gây giãn mạch nhỏ và mao mạch tại chỗ có thể lan rộng ra một bộ phận hay toàn thân. Da đỏ là hiện tượng của giãn mạch. Tăng chuyển hóa: nhiệt độ tổ chức tăng tương ứng với chuyển hóa tăng. Hệ thần kinh và cơ: nóng vừa và kéo dài có tác dụng an thần, điều hoà chức năng thần kinh, giảm co thắt cơ, điều hoà thần kinh thực vật. + Nhiệt trị liệu sâu: Nhiệt trị liệu sâu được sử dụng bằng siêu âm, sóng ngắn, vi sóng.
  • 29. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 21 21 Siêu âm trị liệu: Sóng siêu âm là những dao động âm có tần số > 20000 Hz, trong vật lý trị liệu thường dùng siêu âm 1 và 3 MHz. Những tác dụng của siêu âm chủ yếu do hiệu ứng hỗn hợp: cơ học, nhiệt và sinh học. Tác dụng: Tác dụng cơ học: siêu âm làm thay đổi thể tích tế bào, thay đổi tính thấm màng tế bào, cải thiện quá trình trao đổi các chất chuyển hóa. Tác dụng nhiệt: làm gia tăng hoạt động tế bào, giãn mạch, gia tăng tuần hoàn, gia tăng chuyển hoá và quá trình đào thải, giải quyết được hiện tượng viêm. Sóng ngắn: Sử dụng dòng điện cao tần (7,12 MHz), biến đổi thành nhiệt để điều trị. Khi sử dụng sóng ngắn với liều hợp lý có tác dụng tăng tuần hoàn máu và bạch huyết cục bộ, tăng chuyển hoá. + Điện trị liệu: Điện trị liệu là sử dụng năng lượng điện qua bề mặt cơ thể để kích thích thần kinh, cơ hoặc cả hai bằng cách sử dụng điện cực trên bề mặt cơ thể. Các dòng điện trị liệu: dòng điện một chiều và điện xung. Điện phân thuốc: Sử dụng dòng điện một chiều đều để đưa một số ion thuốc vào trong cơ thể. Thuốc được phân ly dưới dạng ion sẽ được di chuyển. Tác dụng: Tại cực dương: giảm kích thích, giảm co thắt cơ, có tác dụng giảm đau. Tại cực âm: tăng mẫn cảm và tăng trương lực có tác dụng kích thích. Giữa 2 điện cực: có tác dụng giãn mạch, tăng tuần hoàn, tăng chuyển hóa và dinh dưỡng, tăng cường sức mạnh của các cơ cạnh cột sống, tăng độ linh hoạt của cột sống.
  • 30. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 22 22 Điện xung: Là dòng do nhiều xung điện liên tiếp tạo nên, là dòng điện luôn thay đổi về cường độ. Tác dụng: giãn mạch, tăng tuần hoàn dinh dưỡng và cục bộ, tăng chuyển hóa, tăng thực bào tại chỗ. Nếu là dòng điện xung một chiều còn có tác dụng vận chuyển điện tích gây cực hóa như dòng điện một chiều đều. + Vận động trị liệu: Vận động trị liệu là môn học áp dụng các kiến thức, kỹ năng, vận động vào trong công tác phòng bệnh, điều trị và phục hồi chức năng. Tác dụng sinh lý của vận động trị liệu: tăng cung lượng tim, tăng cung cấp máu cho hệ thống mao mạch, phòng chống teo cơ, cứng khớp, bảo đảm độ vững chắc và hình thể các xương, duy trì tầm hoạt động của khớp, phòng chống thoái hoá khớp. Có nhiều loại tập vận động: tập vận động thụ động, tập vận động có trợ giúp, tập có kháng trở, tập chủ động. Trong điều trị THCSC tập chủ động, tập có kháng trở là hình thức tập chính do chính người bệnh thực hiện. + Xoa bóp trị liệu: Xoa bóp là kỹ thuật kích thích hệ thần kinh tổ chức dưới da nhịp nhàng, hệ thống kéo giãn, tỳ nén nhằm mục đích trị liệu. Tác dụng sinh lý: cơ chế cơ học tại chỗ, tăng cường lưu thông máu, chống dính, làm mềm sẹo, giảm huyết áp, giãn cơ, an thần, dịu đau. Xoa bóp không làm thay đổi chuyển hoá, không giảm béo và không tăng khối lượng, không tăng sức mạnh cơ. Trong xoa bóp chữa bệnh thường dùng 5 loại động tác cơ bản: xoa vuốt, day miết, nắn bóp, gõ chặt, rung lắc.
  • 31. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 23 23 + Kéo giãn cột sống cổ: Kéo giãn cột sống là áp dụng lực thích ứng để kéo cột sống cổ hoặc cột sống thắt lưng. - Tác dụng của kéo giãn cột sống cổ: làm rộng lỗ liên đốt, nơi có các dây thần kinh tủy sống chui qua do đó làm giảm lực nén vào các rễ dây thần kinh, làm rộng khe khớp các đốt sống, tạo điều kiện để đĩa đệm trở lại vị trí ban đầu, làm giãn các cơ và dây chằng cạnh cột sống, làm giảm áp lực nén vào tổ chức thần kinh và mạch máu, đưa các khớp đốt sống về vị trí sinh lý bình thường và làm tăng thể tích các đĩa đệm. Từ đó sẽ có tác dụng giảm đau, phòng ngừa và giảm thiểu dính trong màng cứng tuỷ, rễ thần kinh, cấu trúc bao hoạt dịch, giải phóng chèn ép rễ thần kinh, đĩa đệm, giảm đau, giảm viêm, chống co cứng cơ. Các loại dụng cụ kéo: Kéo cổ bằng tay: bệnh nhân nằm ngửa cổ gập 20 - 250 . Một tay thầy thuốc để sau chẩm, một tay để ở cằm. Lực kéo chủ yếu tác dụng vùng chẩm theo chiều cả cột sống cổ. Kéo cổ bằng hệ thống cơ học: dùng trọng lượng và hệ thống dây và ròng rọc để kéo cột sống cổ. Mức độ kéo phụ thuộc vào thể trạng bệnh nhân, hội chứng thần kinh, tình trạng tổn thương…Trọng lượng kéo vào khoảng 5 - 10 kg, thời gian 15 - 20 phút, 5 kg là trọng lượng tối thiểu để cân bằng với đầu của người bệnh. Đầu bệnh nhân tư thế gập 20 - 300 , bệnh nhân ngồi trên ghế hoặc nằm ngửa. Kéo cổ bằng hệ thống bàn - máy kéo: hệ thống này được tự động hoá, xử lý vi tính, sử dụng nguyên lý trượt rất hiện đại. Chế độ kéo có thể liên tục, ngắt quãng, tăng dần, có lực nền…Có thể điều chỉnh bằng tay hoặc đặt kéo theo chương trình. Có bộ phận để bệnh nhân tự ngừng kéo lúc thấy khó chịu…
  • 32. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 24 24 * Tổng quan về điều trị bằng phƣơng pháp kéo giãn cột sống cổ: Kéo giãn cột sống cổ đã được chứng minh và ứng dụng từ thời kỳ cổ đại để điều trị bệnh lí cột sống cổ dựa trên sự tác động làm tách rời các đơn vị chức năng vận động cột sống [42]. Điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng kéo giãn cột sống cổ được Wildhagen đề xuất từ năm 1952 (trích dẫn từ [44]). Kéo giãn cột sống cổ có tác dụng khá tốt nhưng chỉ tiến hành ở các cơ sở chuyên khoa [39]. Hiện nay các cơ sở y tế chủ yếu sử dụng hệ thống bàn - máy kéo được tự động hóa, xử lí vi tính, sử dụng nguyên lí trượt hiện đại như Trutrac (Mỹ), Eltrac (Hà Lan), TM 300 (Nhật Bản )…. Đối với máy kéo giãn cột sống TM 300 hiện tại đang có 77 bệnh viện, cơ sở y tế, phòng khám ở khu vực miền Bắc Việt Nam sử dụng. Bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi chức năng Thái Nguyên hiện nay đang sử dụng máy TM 300-3F do hãng ITO Nhật Bản sản xuất 2003. Trong các phương pháp điều trị trên thì kéo giãn cột sống cổ là phương pháp có nhiều ưu điểm nhất.
  • 33. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 25 25 Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng, thời gian nghiên cứu - Gồm 120 bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi chức năng Thái Nguyên. - Thời gian: từ tháng 12/2009 đến tháng 6/2010. * Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu: - Bệnh nhân được chẩn đoán xác định thoái hoá cột sống cổ dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán của Hồ Hữu Lương, Nguyễn Văn Thông [31], [42]: + Có biểu hiện lâm sàng thoái hoá cột sống cổ, bao gồm: Hội chứng cột sống cổ. Hội chứng rễ thần kinh cổ. Hội chứng động mạch đốt sống. Hội chứng thực vật dinh dưỡng. Hội chứng chèn ép tủy cổ. + Chụp phim X quang quy ước cột sống cổ 4 tư thế: thẳng, nghiêng, chếch 3/4 phải, trái và được xác định có hình ảnh thoái hoá cột sống cổ: thay đổi đường cong sinh lí đơn thuần; mọc gai xương, mỏ xương; hẹp lỗ liên đốt; đặc xương dưới sụn; mờ, hẹp khe khớp đốt sống. - Các xét nghiệm cơ bản: công thức máu, điện tim, nước tiểu 10 thông số bình thường. - Bệnh nhân tự nguyện tham gia đầy đủ quá trình nghiên cứu. * Tiêu chuẩn loại trừ: - Bệnh nhân có tiền sử liên quan đến chấn thương cột sống cổ có tổn thương và chèn ép tuỷ, các bệnh lý bẩm sinh tại cột sống và vùng tuỷ.
  • 34. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 26 26 - Các trường hợp đau có hạn chế vận động khớp vai, các trường hợp vẹo cổ cấp. - Thoái hoá đốt sống có các cầu xương nối các đốt sống. - Bệnh nhân nghi ngờ có bệnh ung thư, lao cột sống. - Bệnh nhân nghiện rượu, ma tuý, các bệnh lý tâm thần và không hợp tác. - Viêm đốt sống, các trường hợp loãng xương nặng biểu hiện trên phim X quang như lún xẹp, vỡ thân đốt sống. - Một số bệnh lý phối hợp: bệnh tim mạch, viêm đa khớp, tai biến mạch máu não, đang tăng huyết áp. - Chấn thương cấp tính phần mềm vùng kéo. - Những bệnh nhân không tự nguyện tham gia. 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng 2 phương pháp như sau: - Phương pháp nghiên cứu mô tả. - Phương pháp nghiên cứu can thiệp điều trị ngẫu nhiên có so sánh trước - sau. 2.2.2. Công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu n = Z2 (1-α) . p(1- p)/Δ2 Ta chọn α = 0,05; tra bảng ta được: Z(1-α) = 1,96 Lấy p = 0,7 là tỉ lệ điều trị tốt sau điều trị. Δ = 0,12 là tỉ lệ sai số với α đã chọn trên. Thay số vào tính được n  56 người. Vậy cỡ mẫu cho nghiên cứu ít nhất là 56 người ở mỗi nhóm nghiên cứu [38]. Trong nghiên cứu này chúng tôi chọn mỗi nhóm nghiên cứu là 60 bệnh nhân.
  • 35. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 27 27 2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu * Thông tin chung: - Tuổi, giới, nghề nghiệp. - Địa chỉ. * Chỉ tiêu lâm sàng: - Đặc điểm lâm sàng ở nhóm kéo giãn và nhóm chứng: các đặc điểm chung, các hội chứng lâm sàng, triệu chứng cơ năng, triệu chứng thực thể. - Đánh giá mức độ đau theo thang điểm Likert 11 điểm ở nhóm kéo giãn và nhóm chứng trước điều trị và sau 20 ngày điều trị. - Đánh giá ảnh hưởng của đau với chức năng sinh hoạt dựa vào bảng câu hỏi NPQ ở nhóm kéo giãn và nhóm chứng trước điều trị và sau 20 ngày điều trị. - Đánh giá tiến bộ về tầm vận động khớp bằng thước đo tầm vận động khớp ở nhóm kéo giãn và nhóm chứng trước điều trị và sau 20 ngày điều trị. - Đánh giá kết quả điều trị của nhóm kéo giãn và nhóm chứng. * Cận lâm sàng: - Chụp X quang quy ước cột sống cổ các tư thế thẳng, nghiêng, chếch 3/4 phải, trái ở tất cả các bệnh nhân nghiên cứu. - Làm các xét nghiệm cơ bản: công thức máu, điện tim, nước tiểu 10 thông số. 2.4. Phƣơng pháp tiến hành Sắp xếp bệnh nhân thành hai nhóm ngẫu nhiên: 60 bệnh nhân THCSC được điều trị kéo giãn lấy số liệu từ tháng 12 năm 2009 đến tháng 3 năm 2010. Nhóm chứng: 60 bệnh nhân THCSC lấy số liệu từ tháng 4 năm 2010 đến tháng 6 năm 2010. - Nhóm 1 (nhóm chứng): bệnh nhân được điều trị bằng: hồng ngoại, xoa bóp, thuốc Lubrex-F.
  • 36. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 28 28 - Nhóm 2 (nhóm kéo giãn): bệnh nhân được điều trị bằng hồng ngoại, xoa bóp, thuốc Lubrex-F và kéo giãn cột sống cổ trên máy TM 300. Sơ đồ nghiên cứu: 120 bệnh nhân nghiên cứu (đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng) 60 bệnh nhân nhóm kéo giãn 60 bệnh nhân nhóm chứng Mức cải thiện đau Sự tiến bộ về tầm vận động khớp Mức cải thiện chức năng sinh hoạt Kết quả điều trị chung So sánh trước, sau điều trị và so sánh giữa hai nhóm Kết luận
  • 37. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 29 29 2.5. Các kỹ thuật can thiệp sử dụng trong nghiên cứu 2.5.1. Hồng ngoại - Chuẩn bị đèn: dùng loại đèn đứng của Slovakia T7a8, OSRAM Theratherm 230V - 250W, sản xuất năm 2008. Kiểm tra điện thế nguồn, thử đèn, vị trí đặt đèn an toàn và thuận lợi. - Chuẩn bị bệnh nhân: giải thích cho bệnh nhân, để bệnh nhân nằm sấp, hai tay xuôi theo thân người hoặc ngồi đầu dựa vào thành ghế, người thoải mái, dễ chịu, bộc lộ vùng da cần điều trị. Trong lần điều trị đầu tiên phải thử cảm giác nóng lạnh của người bệnh, kiểm tra vùng da chiếu, tạo cảm giác ấm, không nóng. - Tiến hành điều trị: khoảng cách từ đèn đến vùng điều trị (tính bằng cm) bằng 1/5 công suất đèn tương ứng 50cm, tia chiếu thẳng góc với mặt da. Kết thúc điều trị bệnh nhân nên nằm ngửa khoảng 10 - 15 phút. - Thời gian và số lần điều trị: thời gian trung bình 15 phút, ngày chiếu 1 lần, mỗi đợt 20 ngày [18], [35]. 2.5.2. Kỹ thuật kéo giãn cột sống cổ trên máy TM 300 - Chuẩn bị máy: dùng máy kéo giãn cột sống TM 300-3F của Nhật Bản sản xuất năm 2003. - Chuẩn bị bệnh nhân: bệnh nhân nằm, hoặc ngồi ở tư thế thoải mái trên ghế có tựa lưng cao, góc kéo gập, thường ra trước khoảng 20 - 300 . Hình 2.1. Phƣơng kéo cột sống cổ theo mặt phẳng trƣớc [15]
  • 38. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 30 30 Hình 2.2. Kéo giãn cột sống cổ ở tƣ thế nằm [15] - Cân trọng lượng bệnh nhân trước lúc kéo. Buộc đai kéo vào cằm, cổ, đầu bệnh nhân làm sao cho lực kéo (dây kéo) tạo thành với mặt bàn một góc 20 - 300 (đối với bệnh nhân ở tư thế nằm) và nếu bệnh nhân ở tư thế ngồi thì chọn phương kéo sao cho cột sống hơi gập ra trước 20 - 300 , chú ý không để đai sát cổ gây nghẹt thở, không để đai xa gáy gây đau xương hàm dưới khi kéo. Bệnh nhân phải được thư giãn thoải mái và không gây đau khi kéo. - Tiến hành điều trị: + Chọn lực kéo: theo cân nặng bệnh nhân, lực kéo khởi đầu bằng 1/7 trọng lượng cơ thể có sự thăm dò một vài ngày đầu. Dùng phương pháp tăng dần theo phản ứng của người bệnh, lực kéo tối đa là 9 - 10 kg. Hình 2.3. Kéo giãn cột sống cổ ở tƣ thế ngồi [15]
  • 39. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 31 31 Lực nền bằng 1/3 - 1/4 lực kéo. + Chọn chế độ kéo: kéo ngắt quãng. - Thời gian và số lần điều trị: thời gian kéo 30 giây, thời gian nghỉ 10 giây, thời gian điều trị 10 - 15 phút hoặc 20 phút 1 lần, mỗi ngày kéo 1 lần, mỗi đợt điều trị 20 ngày. - Sau khi kéo xong cho bệnh nhân nghỉ ngơi tại chỗ 5 - 10 phút, tránh thay đổi tư thế đột ngột [18], [35]. 2.5.3. Xoa bóp vùng cổ vai - Chuẩn bị bệnh nhân: bệnh nhân ngồi quay lưng, hai tay ôm vai ghế tựa, bộc lộ vùng cổ vai. Kỹ thuật viên đứng sau, giải thích cho bệnh nhân. - Kỹ thuật xoa bóp: dùng 5 loại động tác cơ bản: * Xoa vuốt: xoa vuốt toàn bộ cơ vai bằng hai bàn tay từ hai vai lên, từ cổ gáy xuống. Kỹ thuật xoa vuốt có thể tiến hành bằng nhiều cách: + Dùng một hoặc nhiều ngón tay khi cần xoa một vùng nhỏ hay một điểm. + Dùng lòng bàn tay, mu bàn tay, bờ bàn tay. + Xoa một tay, hai tay. + Xoa một cái hoặc xoa đuổi. + Xoa theo một hướng thẳng dọc, xoa ngang hay xoáy tròn, xoa nông hoặc xoa sâu. * Day miết: day miết các khối cơ vai dọc theo cột sống sang hai vai. Kỹ thuật day miết có rất nhiều cách: + Day miết bằng đầu ngón tay cái, đầu các ngón tay, bờ bàn tay, gan bàn tay... + Day một hoặc hai tay chồng lên nhau, day một điểm hoặc một vùng, day cố định, day di động, day thẳng, day xoáy tròn. + Day từ nông vào sâu, chậm rãi, liên tục, không gây đau đớn đột ngột, không day vùng bạch huyết. * Nắn bóp: một số kỹ thuật thường dùng:
  • 40. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 32 32 + Nắn bằng các đầu ngón tay, bóp bằng cả bàn tay, nắn bóp bằng một hoặc hai tay, nắn bóp từng cơ chọn lọc, một nhóm cơ, cả chi thể hoặc cả một vùng, nắn da và tổ chức dưới da. + Nắn bóp từng cái hay liên tục, nắn thẳng, nắn kiểu cuốn chiếu, nắn vặn, nắn kéo, nắn một chiều hoặc hai chiều, nắn kết hợp với vừa day, vừa rung. + Nắn dần dần từ nhẹ đến mạnh dùng theo phản ứng của người bệnh, không gây quá đau đớn, không nắn bóp quá mạnh đột ngột gây phản ứng ngược lại hoặc gây tổn thương tổ chức thần kinh, mạch máu… * Gõ chặt: dùng một hoặc nhiều ngón tay, bờ bàn tay, lòng bàn tay (vỗ) nắm tay (đấm). Nhịp điệu có thể nhanh hay chậm, mức độ có thể rất nhẹ đến vừa, không gõ chặt ở vùng gáy. * Rung lắc: bằng phương pháp áp sát bàn tay dọc theo đốt sống và hai bên xương bả vai. Kỹ thuật rung lắc thường dùng: + Bằng sự rung động của bàn tay kỹ thuật viên truyền qua người bệnh tại một vùng hay một điểm. + Rung lắc một chi thể với tần số nhanh hay chậm, rung lắc ngắt quãng hay liên tục, rung lắc kiểu lượn sóng. * Thời gian và số lần xoa bóp: mỗi ngày xoa bóp một lần, mỗi lần xoa bóp 30 phút, mỗi đợt điều trị 20 ngày [17]. 2.5.4. Dùng thuốc Lubrex-F 500 mg Là thuốc chống thoái hóa khớp với thành phần chính là glucosamin. Dùng liều duy trì uống 1 viên/lần x 2 lần/ngày. Dùng trong vòng 1 tháng. Uống 15 phút trước bữa ăn. 2.6. Phƣơng pháp thu thập số liệu Các thông tin được thu thập theo mẫu bệnh án thống nhất: - Trực tiếp hỏi bệnh, thăm khám, đo tầm vận động khớp cho tất cả bệnh nhân trước và sau điều trị.
  • 41. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 33 33 - Phát phiếu đánh giá mức độ đau, bảng câu hỏi NPQ trước và sau điều trị để tất cả bệnh nhân tự đánh giá và điền vào. - Quan sát, đánh giá và tham khảo tất cả kết quả chụp X quang cột sống cổ. 2.6.1. Lâm sàng * Đánh giá mức độ đau: - Đánh giá dựa vào thang nhìn Likert 11 điểm [15]. Điểm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đau rất ít Đau ít Đau vừa Đau nhiều Đau dữ dội Bảng 2.1. Phân loại mức độ đau và cách cho điểm dựa vào thang nhìn Likert 11 điểm Phân loại Mức độ đau Thang điểm Mức 0 - 1 Đau rất ít 0 Mức 2 - 3 Đau ít 1 Mức 4 - 6 Đau vừa 2 Mức 7 - 8 Đau nhiều 3 Mức 9 - 10 Đau dữ dội 4 * Đánh giá ảnh hưởng của đau với chức năng sinh hoạt: - Dựa vào bảng câu hỏi NPQ (Northwick Pack Neck Pain Questionaire). Bảng câu hỏi NPQ dùng đánh giá mức độ đau và ảnh hưởng của đau vùng cổ lên chức năng sinh hoạt hàng ngày. Đây là một phương pháp đơn giản, dễ sử dụng trong lâm sàng và cung cấp một công cụ đo đạc khách quan triệu chứng theo thời gian được xây dựng và sử dụng tại bệnh viện Northwick Pack, Middlesex (Anh). - Bảng NPQ gồm 8 câu hỏi (xem phần phụ lục) đánh giá các rối loạn do thoái hoá cột sống cổ về mức độ đau, dị cảm, thời gian kéo dài triệu chứng,
  • 42. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 34 34 ảnh hưởng trên giấc ngủ, khả năng mang xách đồ vật, khả năng ngồi đọc sách báo hoặc xem ti vi, các công việc sinh hoạt tại nhà và khả năng ra ngoài làm các công việc xã hội. - Số điểm càng cao tương ứng ảnh hưởng chức năng càng nhiều. Điểm tối đa cho phần đánh giá này là 32 điểm. Bảng 2.2. Đánh giá ảnh hưởng của đau với chức năng sinh hoạt Chức năng sinh hoạt Điểm Không ảnh hưởng 0 - 2 Ảnh hưởng ít 3 - 8 Ảnh hưởng trung bình 9 - 16 Ảnh hưởng nhiều 17 - 24 Ảnh hưởng rất nhiều 25 - 32 * Đánh giá tiến bộ về tầm vận động khớp (TVĐK): - Phương pháp đo tầm vận động của khớp dựa trên phương pháp đo và ghi tầm vận động của khớp do Viện Hàn lâm các nhà phẫu thuật chỉnh hình của Mỹ đề ra và được hội nghị Vancouver ở Canada thông qua năm 1964, hiện nay được quốc tế thừa nhận là phương pháp tiêu chuẩn. Theo phương pháp này tất cả các cử động của khớp đều được đo ở vị trí zero. - Vị trí zero: là tư thế đứng thẳng của người bình thường, đầu thẳng, mắt nhìn ra phía trước, hai chân thẳng, đầu gối không gập, hai bàn chân song song với nhau, bờ trong hai bàn chân áp sát vào nhau. - Vị trí giải phẫu duỗi của chi và thân thể được quy ước là 00 - Theo Nguyễn Xuân Nghiên (Hội PHCN Việt Nam, 2008 ) trung bình gập, duỗi là 450 , nghiêng bên là 450 , xoay bên là 450 . - Dụng cụ đo: gốc thước là một mặt phẳng hình tròn, chia độ từ 0 - 3600 , một cành di động và một cành cố định, dài 30 cm.
  • 43. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 35 35 - Tư thế bệnh nhân: ngồi thẳng, tựa lưng cao ngang vai, khớp gối và háng gập vuông góc, hai bàn chân đặt trên sàn nhà, hai tay xuôi khép sát dọc thân người. - Đo độ gấp - duỗi: người đo đứng ở phía bên bệnh nhân, hai cành của thước đi qua đỉnh đầu, người bệnh ở tư thế thẳng góc với mặt đất (đứng hay ngồi), bệnh nhân cúi ngửa cổ lần lượt, cành cố định ở vị trí khởi điểm, cành di động theo hướng đi của đỉnh đầu. Bình thường gập có thể đạt được cằm chạm vào ngực, duỗi đến mức ụ chẩm nằm ngang. - Đo độ nghiêng bên: người đo đứng ở phía sau bệnh nhân, gốc thước đặt ở mỏm gai CVII cành cố định nằm ngang song song với mặt đất, cành di động trùng với trục đứng của thân. Góc đo được là góc tạo giữa cành cố định nằm ngang và cành di động đặt theo hướng đường nối từ điểm gốc CVII đến đỉnh đầu bệnh nhân. - Đo cử động xoay: bệnh nhân nằm, người đo đứng ở đỉnh đầu bệnh nhân, gốc thước là giao điểm của đường nối đỉnh của vành tai hai bên cắt đường giữa thân. Hai cành của thước chập lại đặt theo hướng nối đỉnh đầu đi qua đỉnh mũi. Khi bệnh nhân xoay đầu lần lượt sang từng bên, cành di động của thước xoay theo hướng đỉnh mũi trong khi cành cố định ở lại vị trí cũ. - Mức độ chính xác và yếu tố ảnh hưởng phụ thuộc vào: + Trình độ và sự thận trọng của người đo. + Hiểu biết và sự hợp tác của đối tượng. + Một số vấn đề như tuổi, giới tính cũng ảnh hưởng đến sự biến thiên tầm hoạt động bình thường của các khớp.
  • 44. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 36 36 Bảng 2.3. Đánh giá sự tiến bộ về tầm vận động khớp Đánh giá Gập, duỗi (bình thƣờng 450 ) Nghiêng bên, xoay bên (bình thƣờng 450 ) Điểm Hạn chế nhiều 0 - 10 0 - 10 9 - 12 Hạn chế trung bình 11 - 25 11 - 25 5 - 8 Hạn chế ít 26 - 40 26 - 40 1 - 4 Không hạn chế 41 - 45 41 - 45 0 * Đánh giá kết quả điều trị: - Dựa vào tổng số điểm 3 chỉ số: + Thang nhìn Likert 11 điểm. + Tầm vận động khớp. + Mức độ ảnh hưởng chức năng. - Kết quả được đánh giá theo các mức độ sau: Kết quả tốt: từ 0 - 3 điểm. - Đau rất ít: 0 - 1 điểm. - Hết hạn chế TVĐK: 0 điểm. - Hết ảnh hưởng chức năng: 0 - 2 điểm. Kết quả khá: từ 4 - 15 điểm. - Đau mức ít: 2 - 3 điểm. - Hạn chế TVĐK ít: 1- 4 điểm. - Ảnh hưởng chức năng ít: 3 - 8 điểm. Kết quả trung bình: từ 16 - 28 điểm. - Đau mức vừa: 2 điểm. - Hạn chế TVĐK mức trung bình: 5 - 8 điểm. - Chức năng ảnh hưởng mức trung bình: 9 -16 điểm. Kết quả kém: từ 29 - 48 điểm. - Đau nhiều hoặc đau dữ dội: 3 - 4 điểm.
  • 45. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 37 37 - Hạn chế TVĐK nhiều: 9 - 12 điểm. - Chức năng ảnh hưởng nhiều hoặc rất nhiều: 17 - 32 điểm. 2.6.2. Cận lâm sàng - Chụp X quang quy ước cột sống cổ các tư thế: thẳng, nghiêng, chếch 3/4 phải, trái. - Làm các xét nghiệm cơ bản: công thức máu, điện tim, nước tiểu toàn phần 10 thông số. 2.7. Vật liệu nghiên cứu - Sử dụng cân TZ120 Heath Scale do Trung Quốc sản xuất có kèm theo thước đo chiều cao. Cân chính xác đến 0,1kg, chiều cao chính xác đến 1cm. - Thang nhìn Likert 11 điểm: Thang nhìn là đoạn thẳng dài 10cm vẽ trên giấy, đánh số từ 0 (đau rất ít) - 10 (đau dữ dội). Bệnh nhân tự đánh giá mức độ đau của mình vào thang này: Điểm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đau rất ít Đau ít Đau vừa Đau nhiều Đau dữ dội - Bảng câu hỏi NPQ (xem phần phụ lục) - Thước đo tầm vận động khớp Gốc thước là một mặt phẳng hình tròn, chia độ từ 0 - 3600 , một cành di động và một cành cố định, dài 30 cm. Hình 2.4. Thƣớc đo tầm vận động khớp
  • 46. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 38 38 - Máy kéo giãn cột sống TM 300-3F do hãng ITO Nhật Bản sản xuất năm 2003. Hình 2.5. Máy kéo giãn cột sống TM 300-3F Hình 2.6. Màn hình LCD của máy TM 300-3F - Mẫu bệnh án nghiên cứu. - Đèn hồng ngoại SLOVAKIA T7a8 sản xuất năm 2008. - Thuốc Lubrex-F 500 mg do công ty cổ phần Traphaco sản xuất.
  • 47. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 39 39 2.8. Phƣơng pháp xử lý số liệu Xử lý theo phương pháp thống kê y học. 2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu - Bệnh nhân tự nguyện tham gia vào nghiên cứu và có quyền rút khỏi nghiên cứu bất cứ lúc nào. - Nghiên cứu có phản hồi kết quả. - Các thông tin này do đối tượng nghiên cứu cung cấp được giữ bí mật. - Nghiên cứu chỉ nhằm bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cho bệnh nhân không nhằm mục đích nào khác.
  • 48. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 40 40 Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của đối tƣợng nghiên cứu 52,5% 47,5% Nam Nữ Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới Nhận xét: Trong đối tượng nghiên cứu, tỉ lệ bệnh nhân nam (52,5%) cao hơn bệnh nhân nữ (47,5%), nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi Nhóm tuổi n Tỉ lệ (%) p < 50 2 1,7 <0,05 50 - 59 29 24,2 60 - 69 53 44,2 > 70 36 30,0 Tổng 120 100,0 Nhận xét: Bệnh nhân trong độ tuổi từ 60 - 69 chiếm tỉ lệ cao nhất (44,2%). Tiếp đến là bệnh nhân trong nhóm tuổi >70 (chiếm tỉ lệ 30,0%). Bệnh nhân trong nhóm tuổi < 50 chiếm tỉ lệ thấp nhất (1,7%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
  • 49. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 41 41 Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp Nghề nghiệp n Tỉ lệ (%) Cán bộ hưu 85 70,8 Cán bộ, viên chức 5 4,2 Làm ruộng 8 6,7 Khác 22 18,3 Tổng 120 100,0 Nhận xét: - Trong đối tượng nghiên cứu, bệnh nhân là cán bộ hưu chiếm tỉ lệ cao nhất (70,8%). Bệnh nhân là cán bộ viên chức và làm ruộng chiếm tỉ lệ tương đương nhau (4,2% và 6,7%). - Bệnh nhân ở nhóm nghề khác chiếm tỉ lệ 18,3%. Bảng 3.3. Đặc điểm đau của đối tượng nghiên cứu Đặc điểm đau n Tỉ lệ (%) Đau cột sống cổ cấp 22 18,3 Đau cột sống cổ mạn 98 81,7 Tổng số 120 100,0 Nhận xét: Bệnh nhân chủ yếu đau cột sống cổ mạn (98/120 bệnh nhân) chiếm tỉ lệ 81,3%. Còn đau cột sống cổ cấp là 22 bệnh nhân (18,3%).
  • 50. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 42 42 0,0% 26,7% 75,8% 70,8% 100,0% 0 20 40 60 80 100 120 Hội chứng cột sống cổ Hội chứng rễ thần kinh cổ Hội chứng động mạch đốt sống Hội chứng thực vật dinh dưỡng Hội chứng chèn ép tuỷ cổ Hội chứng lâm sàng Tỷ lệ (%) Biểu đồ 3.2. Các hội chứng lâm sàng của đối tượng nghiên cứu Nhận xét: Bệnh nhân có hội chứng cột sống cổ chiếm tỉ lệ cao nhất (100,0%), sau đó là hội chứng động mạch đốt sống (75,8%), hội chứng rễ thần kinh cổ (70,8%), hội chứng thực vật dinh dưỡng (26,7%). Không có bệnh nhân nào có hội chứng chèn ép tủy cổ.
  • 51. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 43 43 Bảng 3.4. Triệu chứng cơ năng của đối tượng nghiên cứu (n = 120) Triệu chứng cơ năng n Tỉ lệ (%) Đau tại cột sống cổ 120 100,0 Đau đầu vùng chẩm 115 95,8 Tê bì vùng chẩm 92 76,7 Chóng mặt 113 94,1 Ù tai 77 64,2 Đau mỏi vùng bả vai 116 96,7 Tê cánh tay một bên 34 28,3 Tê cánh tay hai bên 37 30,8 Nghẹn cổ, vã mồ hôi 36 30,0 Đau ngực 33 27,5 Nhận xét: - Bệnh nhân có triệu chứng đau tại cột sống cổ chiếm tỉ lệ cao nhất (100,0%). Tiếp theo là bệnh nhân có triệu chứng đau đầu vùng chẩm (95,8%), đau mỏi vùng bả vai (96,7%), chóng mặt (94,1%). - Còn các triệu chứng tê cánh tay một bên, tê cánh tay hai bên, nghẹn cổ, vã mồ hôi, đau ngực có tỉ lệ tương đương nhau.
  • 52. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 44 44 Bảng 3.5. Triệu chứng thực thể của đối tượng nghiên cứu (n = 120) Triệu chứng thực thể n Tỉ lệ (%) Điểm đau tại cột sống 120 100,0 Điểm đau cạnh cột sống 118 98,3 Hạn chế tầm vận động cột sống cổ Gập 120 100,0 Duỗi 120 100,0 Nghiêng trái 120 100,0 Nghiêng phải 120 100,0 Xoay trái 120 100,0 Xoay phải 120 100,0 Giảm phản xạ gân xương Cơ nhị đầu 81 67,5 Cơ nhị đầu và trâm quay 46 38,3 Cơ tam đầu 37 30,8 Nhận xét: - Bảng 3.5 cho thấy hầu hết đối tượng nghiên cứu đều có triệu chứng thực thể là có điểm đau tại cột sống, điểm đau cạnh cột sống và hạn chế tất cả các tầm vận động cột sống cổ (100,0%). - Dấu hiệu giảm phản xạ gân xương cơ nhị đầu gặp ở hơn nửa bệnh nhân trong nhóm đối tượng nghiên cứu (67,5%). Còn lại là dấu hiệu giảm phản xạ gân xương cơ nhị đầu và trâm quay, giảm phản xạ gân xương cơ tam đầu.
  • 53. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 45 45 Bảng 3.6. Hình ảnh chụp X quang cột sống cổ (n = 120) Hình ảnh bất thƣờng cột sống n Tỉ lệ (%) Thoái hoá CII - CIII 69 57,5 Thoái hoá CIV - CVII 120 100,0 Thoái hóa tất cả các đốt sống 69 57,5 Hẹp khe liên đốt CIII - CIV 10 8,3 Hẹp khe liên đốt CIV - CV 13 10,8 Hẹp khe liên đốt CV - CVI 38 31,7 Hẹp khe liên đốt CVI - CVII 22 18,3 Mọc gai xương cột sống, mỏ xương 110 91,7 Dính đốt sống 3 2,5 Cầu xương 2 1,7 Viêm khớp bên CIII - CIV 6 5,0 Viêm khớp bên CIV - CV 5 4,1 Viêm khớp bên CV - CVI 5 4,1 Viêm khớp bên CVI - CVII 2 1,7 Hẹp lỗ tiếp hợp CIII - CIV 4 3,3 Hẹp lỗ tiếp hợp CIV - CV 20 16,7 Hẹp lỗ tiếp hợp CV - CVI 29 24,1 Hẹp lỗ tiếp hợp CVI - CVII 12 10,0 Viêm quanh khớp vai 3 2,5 Nhận xét: Bệnh nhân mọc gai xương cột sống, mỏ xương chiếm tỉ lệ cao nhất (91,7%), sau đó là hẹp khe liên đốt CV - CVI (31,7%), hẹp lỗ tiếp hợp CV - CVI (24,1%), viêm khớp bên CIII - CIV ( 5,0%), dính đốt sống (2,5%), cầu xương (1,7%).
  • 54. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 46 46 57,5% 100,0% 57,5% 0 20 40 60 80 100 Tỷ lệ (%) Đoạn CI- CIII Đoạn CIV - CVII Tất cả các đoạn cột sống cổ Vị trí tổn thương Biểu đồ 3.3. Vị trí tổn thương theo đoạn cột sống cổ Nhận xét: Vị trí tổn thương đoạn cổ dưới gặp nhiều nhất: 100,0%. Tổn thương ở tất cả các đoạn cột sống cổ là 69/120 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 57,5%.
  • 55. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 47 47 3.2. Kết quả điều trị Bảng 3.7. Mức độ cải thiện đau theo thang điểm Likert 11 điểm ở nhóm kéo giãn và nhóm chứng Mức độ đau Nhóm kéo giãn (n = 60) p1,2 Nhóm chứng (n = 60) p3,4 Trƣớc điều trị (1) Sau điều trị (2) Trƣớc điều trị (3) Sau điều trị (4) n % n % n % n % Đau rất ít (Mức 0-1) 0 0,0 16 26,7 0 0,0 1 1,7 Đau ít (Mức 2-3) 0 0,0 23 38,3 1 1,7 3 5,0 >0,05 Đau vừa (Mức 4-6) 19 31,7 19 31,7 >0,05 16 26,7 28 46,7 <0,05 Đau nhiều (Mức 7-8) 38 63,3 2 3,3 <0,05 40 66,7 27 45,0 <0,05 Đau dữ dội (Mức 9-10) 3 5,0 0 0,0 3 5,0 1 1,7 >0,05 Nhận xét: - Trước điều trị ở nhóm kéo giãn bệnh nhân đau ở mức nhiều là 63,3%, đau ở mức vừa là 31,7%, không có bệnh nhân nào đau ở mức rất ít và đau ít, mức đau dữ dội có 3 bệnh nhân (5,0%), nhưng sau điều trị: đau mức dữ dội 0,0%, đau ở mức nhiều là 3,3%, đau mức ít là 38,3%, mức rất ít là 26,7%, đau mức vừa không thay đổi. Tỉ lệ cải thiện đau ở mức nhiều trước và sau điều trị có sự khác biệt (p<0,05).
  • 56. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 48 48 - Nhóm chứng trước điều trị không có bệnh nhân nào đau mức rất ít, đau mức ít là 1,7%, đau mức dữ dội (5,0%), đau mức nhiều (66,7%), đau mức vừa là 26,7%, sau điều trị: đau ở mức dữ dội (1,7%), đau ở mức nhiều (45,0%), đau ở mức vừa (46,7%), chỉ có 1 bệnh nhân đau ở mức rất ít và 3 bệnh nhân đau ở mức ít. Tỉ lệ cải thiện đau ở mức đau vừa và mức đau nhiều trước và sau điều trị có sự khác biệt (p<0,05). Bảng 3.8: Mức tiến bộ về tầm vận động gập cột sống cổ ở nhóm kéo giãn và nhóm chứng Mức độ Nhóm kéo giãn (n=60) p1,2 Nhóm chứng (n=60) p3,4 Trƣớc điều trị (1) Sau điều trị (2) Trƣớc điều trị (3) Sau điều trị (4) n % n % n % n % Hạn chế nhiều 0 - 100 12 20,0 0 0,0 9 15,0 6 10,0 >0,05 Hạn chế trung bình 11-250 30 50,0 13 21,7 <0,05 31 51,7 34 56,7 >0,05 Hạn chế ít 26 - 400 18 30,0 37 61,7 <0,05 20 33,3 20 33,3 >0,05 Không hạn chế 41 - 450 0 0,0 10 16,7 0 0,0 0 0,0 p1,3>0,05 p2,4<0,05 Nhận xét: - Nhóm kéo giãn trước điều trị mức hạn chế nhiều chiếm tỉ lệ 20,0%, hạn chế trung bình là 50,0%, hạn chế ít là 30,0%, không có bệnh nhân nào không hạn chế, sau điều trị không còn bệnh nhân hạn chế nhiều, không hạn chế là 16,7%, hạn chế ít là 61,7%, hạn chế trung bình là 21,7%. Sự khác biệt giữa trước và sau điều trị ở nhóm này có ý nghĩa với p<0,05. - Nhóm chứng trước và sau điều trị hầu như không có sự thay đổi (p>0,05).
  • 57. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 49 49 Bảng 3.9: Mức tiến bộ về tầm vận động duỗi cột sống cổ ở nhóm kéo giãn và nhóm chứng Mức độ Nhóm kéo giãn (n=60) p1,2 Nhóm chứng (n=60) p3,4 Trƣớc điều trị (1) Sau điều trị (2) Trƣớc điều trị (3) Sau điều trị (4) n % n % n % n % Hạn chế nhiều 0 - 100 7 11,7 0 0,0 4 6,7 4 6,7 >0,05 Hạn chế trung bình 11 - 250 31 51,7 13 21,7 <0,05 40 66,7 40 66,7 >0,05 Hạn chế ít 26 - 400 22 36,7 37 61,7 <0,05 16 26,7 16 26,7 >0,05 Không hạn chế 41- 450 0 0,0 10 16,7 0 0,0 0 0,0 p1,3>0,05 p2,4<0,05 Nhận xét: - Trước điều trị các mức độ hạn chế tầm vận động duỗi cột sống cổ ở hai nhóm là tương đương nhau. Tỉ lệ này không có ý nghĩa với p1,3>0,05. - Sau điều trị nhóm kéo giãn: không có bệnh nhân nào ở mức hạn chế nhiều, mức không hạn chế là 16,7%, còn nhóm chứng thì không thay đổi so với trước điều trị. Tỉ lệ tiến bộ về tầm vận động duỗi cột sống cổ ở hai nhóm sau điều trị có sự khác biệt (p2,4<0,05).
  • 58. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 50 50 Bảng 3.10: Mức tiến bộ về tầm vận động nghiêng trái cột sống cổ ở nhóm kéo giãn và nhóm chứng Mức độ Nhóm kéo giãn (n=60) p1,2 Nhóm chứng (n=60) p3,4 Trƣớc điều trị (1) Sau điều trị (2) Trƣớc điều trị (3) Sau điều trị (4) n % n % n % n % Hạn chế nhiều 0 - 100 10 16,7 0 0,0 4 6,7 4 6,7 >0,05 Hạn chế trung bình 11-250 33 55,0 13 21,7 <0,05 39 65,0 36 60,0 >0,05 Hạn chế ít 26 - 400 17 28,3 36 60,0 <0,05 17 28,3 20 33,3 >0,05 Không hạn chế 41 - 450 0 0,0 11 18,3 0 0,0 0 0,0 p1,3>0,05 p2,4<0,05 Nhận xét: - Nhóm kéo giãn trước điều trị mức hạn chế nhiều chiếm tỉ lệ 16,7%, hạn chế trung bình là 55,0%, không có bệnh nhân nào có mức hạn chế ít, sau điều trị hạn chế ít là 60,0%, không hạn chế là 18,3%, không có bệnh nhân hạn chế nhiều. Tỉ lệ các mức độ tiến bộ về tầm vận động nghiêng trái cột sống cổ ở nhóm kéo giãn trước và sau điều trị có ý nghĩa với p<0,05. - Nhóm chứng trước và sau điều trị hầu như không có sự thay đổi (p>0,05).
  • 59. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 51 51 Bảng 3.11: Mức tiến bộ về tầm vận động nghiêng phải cột sống cổ ở nhóm kéo giãn và nhóm chứng Mức độ Nhóm kéo giãn (n=60) p1,2 Nhóm chứng (n=60) p3,4 Trƣớc điều trị (1) Sau điều trị (2) Trƣớc điều trị (3) Sau điều trị (4) n % n % n % n % Hạn chế nhiều 0 - 100 12 20,0 0 0,0 5 8,3 1 1,7 Hạn chế trung bình 11 - 250 35 58,3 15 25,0 <0,05 41 68,3 41 68,3 >0,05 Hạn chế ít 26 - 400 13 21,7 34 56,7 <0,05 14 23,3 18 30,0 >0,05 Không hạn chế 41 - 450 0 0,0 11 18,3 0 0,0 0 0,0 p1,3<0,05 ở mức hạn chế nhiều p1,3>0,05 ở các mức khác p2,4>0,05 ở mức hạn chế nhiều p2,4<0,05 ở các mức khác Nhận xét: - Trước điều trị tầm vận động nghiêng phải cột sống cổ ở mức hạn chế nhiều nhóm kéo giãn là 20,0%; nhóm chứng là 8,3%. Tỉ lệ này có sự khác biệt với p1,3<0,05, còn các mức hạn chế khác thì tương đương nhau. - Sau điều trị mức hạn chế nhiều ở hai nhóm đều giảm như nhau (p2,4>0,05). Nhóm kéo giãn mức hạn chế trung bình là 25,0%, mức hạn chế ít là 56,7%, mức không hạn chế là 18,3%. Nhóm chứng hầu như không có sự thay đổi ở các mức này. Sự khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê với p2,4<0,05.