SlideShare a Scribd company logo
1 of 70
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
KHÚC THỊ TUYẾT HƯỜNG
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG NHIỄM
GIUN TRUYỀN QUA ĐẤT Ở HỌC SINH HAI
TRƢỜNG MẦM NON TẠI THÁI NGUYÊN
VÀ KẾT QUẢ TẦY GIUN BẰNG
THUỐC ALBENDAZOL
LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
THÁI NGUYÊN - NĂM 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
KHÚC THỊ TUYẾT HƯỜNG
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG NHIỄM
GIUN TRUYỀN QUA ĐẤT Ở HỌC SINH HAI
TRƢỜNG MẦM NON TẠI THÁI NGUYÊN
VÀ KẾT QUẢ TẦY GIUN BẰNG
THUỐC ALBENDAZOL
LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
Chuyên ngành: Nhi khoa
Mã số: 60.72.16
Hƣớng dẫn khoa học: TS NGUYỄN ĐÌNH HỌC
THÁI NGUYÊN - NĂM 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực
và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác.
Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Tác giả
Khúc Thị Tuyết Hƣờng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
Lời cảm ơn!
Tôi xin trân trọng cảm ơn TS Nguyễn Đình Học, người Thầy với tấm lòng
tận tụy, đã nhiệt tình hướng dẫn, động viên, trực tiếp giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi đến các Thầy, Cô trong Bộ môn Nhi, trường Đại học Y Dược - Đại
học Thái Nguyên lời cảm ơn sâu sắc về sự tâm huyết trong mỗi bài giảng, tạo điều
kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu, Khoa Đào tạo sau
đại học và các Bộ môn Trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên đã quan
tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin cảm ơn các anh chị Ths, Bs, kỹ thuật viên trung tâm Y tế dự phòng
Tỉnh Thái Nguyên đã giúp tôi thực hiện các xét nghiệm.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo, các bà mẹ và
học sinh các trường: Mầm non công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ - thành phố
Thái Nguyên, Mầm non xã Hoá Thượng huyện Đồng Hỷ đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi tiến hành nghiên cứu để hoàn thành đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Trường CĐ Y Thái Nguyên – nơi tôi đang công
tác, gia đình, những người bạn thân thiết đã luôn giúp đỡ, động viên, khích lệ, chia
sẻ khó khăn trong thời gian tôi học tập và hoàn thành luận văn.
Xin được lượng thứ và góp ý cho những khiếm khuyết, chắc chắn còn nhiều
trong luận văn này.
Thái Nguyên, ngày 06 tháng 10 năm 2009
Tác giả
Khúc Thị Tuyết Hường
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa ...............................................................................................
Lời cảm ơn.....................................................................................................
Các chữ viết tắt .............................................................................................
Đặt vấn đề ...................................................................................................1
Chƣơng 1 - Tổng quan ..................................................................................3
1.1. Đặc điểm sinh học của giun đũa, giun tóc và giun móc ..........................3
1.1.1. Giun đũa .........................................................................................3
1.1.2. Giun tóc…………………….……….……………………………..4
1.1.3. Giun móc..........................................................................................5
1.2. Tác hại của giun đũa, tóc, móc đối với sức khoẻ và bệnh tật trẻ em .....5
1.3. Lịch sử nghiên cứu về nhiễm GTQĐ ....................................................6
1.4. Tình hình nhiễm GTQĐ ........................................................................8
1.4.1. Trên thế giới ....................................................................................8
1.4.2. Ở Việt Nam ...................................................................................10
1.5. Điều trị bệnh GTQĐ.............................................................................12
1.5.1. Nguyên tắc......................................................................................12
1.5.2. Các thuốc điều trị bệnh GTQĐ .......................................................12
1.6. Các biện pháp phòng bệnh GTQĐ ......................................................16
1.7. Một số đặc điểm của 2 trường mầm non nghiên cứu............................18
Chƣơng 2 - Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu..................................20
2.1. Đối tượng nghiên cứu .........................................................................20
2.2. Địa điểm nghiên cứu ...........................................................................20
2.3. Thời gian nghiên cứu ..........................................................................20
2.4. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................20
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu .........................................................21
2.4.2. Phương pháp đánh giá tình trạng nhiễm GTQĐ..............................22
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
2.4.3. Chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................................24
2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu .............................................................25
Chƣơng 3 - Kết quả nghiên cứu...............................................................26
3.1. Tỷ lệ nhiễm các loại giun ....................................................................26
3.2. Kết quả tẩy giun ..................................................................................33
3.3. Nhiễm giun đũa, tóc, móc và các yếu tố liên quan................................38
Chƣơng 4 - Bàn luận ..................................................................................41
Kết luận........................................................................................................50
Kiến nghị .....................................................................................................52
Tài liệu tham khảo.....................................................................................53
Phụ lục...........................................................................................................
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CS : Cộng sự
GTQĐ : Giun truyền qua đất
HT : Hoá Thượng
HVT : Hoàng Văn Thụ
NC : Nghiên cứu
Nxb : Nhà xuất bản
WHO : Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)
XN : Xét nghiệm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tỷ lệ nhiễm giun .......................................................................... 26
Bảng 3.2. Tỷ lệ nhiễm các loại giun theo nhóm tuổi..................................... 27
Bảng 3.3. Tỷ lệ nhiễm các loại giun theo giới............................................... 28
Bảng 3.4. Tỷ lệ nhiễm các loại giun theo dân tộc ......................................... 29
Bảng 3.5. Tỷ lệ đơn nhiễm và nhiễm phối hợp các loại giun đũa, tóc, móc
theo trường ................................................................................. 30
Bảng 3.6.Tỷ lệ đơn nhiễm và nhiễm phối hợp các loại giun theo nhóm tuổi
....................................................................................................31
Bảng 3.7. Cường độ nhiễm các loài giun của trẻ tại 2 trường (tính theo trung
bình cộng)................................................................................... 32
Bảng 3.8. Cường độ nhiễm các loài giun của trẻ tại 2 trường theo nhóm tuổi32
Bảng 3.9. Kết quả tẩy giun chọn lọc bằng Albendazol sau 3 tuần................. 33
Bảng 3.10. Tỷ lệ nhiễm, tái nhiễm giun đũa ................................................. 34
Bảng 3.11. Tỷ lệ nhiễm, tái nhiễm giun tóc .................................................. 35
Bảng 3.12. Tỷ lệ nhiễm, tái nhiễm giun móc ................................................ 36
Bảng 3.13. Cường độ nhiễm giun đũa ở trẻ trước và sau tẩy giun................. 37
Bảng 3.14. Cường độ tái nhiễm giun tóc ở trẻ trước và sau tẩy giun............. 37
Bảng 3.15. Cường độ tái nhiễm giun móc ở trẻ trước và sau tẩy giun........... 38
Bảng 3.16. Liên quan giữa sử dụng hố xí không hợp vệ sinh với tỷ lệ nhiễm
giun ............................................................................................ 38
Bảng 3.17. Liên quan giữa rửa tay trước ăn với tỷ lệ nhiễm giun ................ 39
Bảng 3.18. Liên quan giữa rửa tay sau đi ngoài với tỷ lệ nhiễm giun............ 39
Bảng 3.19. Liên quan giữa hiểu biết của bà mẹ về bệnh giun với tỷ lệ nhiễm
giun ............................................................................................ 40
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ nhiễm giun ...................................................................... 26
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ nhiễm giun theo nhóm tuổi.............................................. 27
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ nhiễm giun theo giới ....................................................... 28
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ nhiễm giun theo dân tộc .................................................. 29
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ đơn nhiễm và nhiễm phối hợp các loại giun đũa, tóc, móc
theo trường ................................................................................. 30
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ đơn nhiễm và nhiễm phối hợp các loại giun theo nhóm
tuổi .................................................................................................
................................................................................................... 31
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ nhiễm, tái nhiễm giun đũa ............................................... 34
Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ nhiễm, tái nhiễm giun tóc................................................ 35
Biểu đồ 3.9. Tỷ lệ nhiễm, tái nhiễm giun móc.............................................. 36
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm ký sinh trùng đường ruột, đặc biệt là các loại giun đũa, tóc, móc,
kim còn rất phổ biến ở hầu hết các nước đang phát triển. Theo tổ chức Y tế thế
giới, khoảng 1/4 dân số thế giới bị nhiễm giun, tuỳ từng vùng, từng khu vực mà
tỷ lệ nhiễm có khác nhau, dao động từ 25% đến 95% và phụ thuộc vào nhiều
yếu tố: địa lý, khí hậu, tập quán vệ sinh, trình độ dân trí, điều kiện kinh tế [1].
Ở các nước khí hậu nhiệt đới rất thuận tiện cho sự sinh trưởng và phát triển của
giun truyền qua đất và các nước có nền kinh tế chậm phát triển, điều kiện vệ
sinh môi trường còn thấp thì tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất cao hơn.
Việt Nam là nước có nhiều điều kiện thuận lợi cho bệnh giun truyền qua
đất tồn tại và phát triển. Theo điều tra của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn
trùng, 95% người Việt Nam mang mầm bệnh giun truyền qua đất, trong đó
một người có thể nhiễm từ 1 - 3 loài giun [2]. Qua điều tra cơ bản, tỷ lệ nhiễm
giun truyền qua đất ở nước ta rất cao, đặc biệt khu vực Miền Bắc có tỷ lệ
nhiễm là 60% đến 70%. Trẻ em là đối tượng dễ bị nhiễm giun đường ruột
nhất. Các loại giun đường ruột phổ biến ở trẻ em là: giun đũa, giun tóc, giun
móc, trong đó có nhiều trẻ bị nhiễm phối hợp hai hoặc cả ba loại giun. Bệnh
giun đường ruột có tác hại trực tiếp đến sức khoẻ con người nhất là trẻ em.
Giun chiếm chất dinh dưỡng, gây thiếu máu, giảm phát triển thể chất, ảnh
hưởng đến phát triển trí tuệ và còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
tắc ruột do giun, giun chui ống mật... Vì vậy nhiễm giun đường ruột là một
trong những vấn đề cần được ưu tiên trong chương trình chăm sóc sức khoẻ
cộng đồng [1]. Việc phòng các bệnh giun thường gặp nhiều khó khăn do sự
tái nhiễm nhanh và dễ dàng.
Thái Nguyên là tỉnh trung du miền núi, dân số trên một triệu người, có 9
huyện, thành, thị và có 180 xã phường. Nghề nghiệp chính của người dân là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
trồng lúa nước và hoa màu. Tập quán canh tác dùng phân tươi để bón lúa và
hoa màu vẫn còn phổ biến. Đời sống kinh tế của người dân còn gặp nhiều khó
khăn, môi trường bị ô nhiễm là điều kiện thuận lợi cho bệnh giun truyền qua
đất lây nhiễm và phát triển. Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về bệnh
giun truyền qua đất tại Thái Nguyên, nhưng chưa có đề tài nào áp dụng kỹ
thuật định lượng trứng giun trong phân trẻ nhỏ bằng phương pháp Kato –
Katz và áp dụng cách đánh giá mức độ nhiễm giun truyền qua đất bằng tính
cường độ nhiễm. Để góp phần vào chương trình phòng chống bệnh giun sán
và công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho trẻ, chúng tôi tiến hành đề tài này
nhằm mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ, cường độ nhiễm và một số yếu tố liên quan đến
nhiễm giun truyền qua đất ở trẻ em tại hai trường mầm non tỉnh Thái
Nguyên.
2. Đánh giá kết quả tẩy giun chọn lọc bằng thuốc Albendazol.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Đặc điểm sinh học của giun đũa, giun tóc và giun móc
1.1.1. Giun đũa (Ascaris lumbricoides)
Giun đũa (cả giun đực và giun cái) đều sống ký sinh và ăn dưỡng chấp ở
ruột non của người. Giun cái đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoại cảnh. Sau một
thời gian ở ngoại cảnh, nhờ tác dụng của nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng…phôi
phát triển thành ấu trùng, trứng có ấu trùng từ ngoại cảnh lại nhiễm vào người
qua đường tiêu hoá. Vào đến ruột non ấu trùng thoát vỏ, chui qua thành ruột
vào hệ thống tuần hoàn theo tĩnh mạch cửa lên gan, lên tim, lên phổi, chui vào
phế nang, lên khí quản, lên hầu, rồi xuống thực quản, ruột non phát triển
thành giun trưởng thành. Giun trưởng thành sống trong cơ thể người khoảng
12 - 18 tháng.
Trên thế giới có khoảng 1471 triệu người nhiễm giun đũa, đây là nguồn
mầm bệnh khổng lồ, thường xuyên được thải ra môi trường. Tiềm năng sinh
sản của giun cái rất cao khoảng 240000 trứng mỗi ngày, người ta ước tính
hàng ngày môi trường bị ô nhiễm khoảng 1014
trứng giun đũa. Tuỳ thuộc vào
các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí và các tia tử ngoại của ánh sáng
mà trứng giun đũa có thể tồn tại nhiều năm (6 -9 năm) ở điều kiện thích hợp
hoặc vài giờ ở điều kiện bất lợi. Trứng giun đũa có thể phát triển được từ
120
C - 360
C nhưng thích hợp nhất là 240
C - 250
C và độ ẩm trên 80%. Ở điều
kiện này sau 12 - 15 ngày trứng đã phát triển thành trứng có ấu trùng và có
khả năng gây nhiễm. Nhiệt độ 450
C ở các hố ủ phân sau 1 - 2 tháng mới diệt được
trứng giun đũa, ở 600
C trong vài giờ mới diệt được trứng giun.
Như vậy, Việt Nam có điều kiện khí hậu, môi trường rất thuận lợi cho sự
phát triển của trứng giun (miền Bắc từ tháng 2 đến tháng 11, miền Nam thì
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
quanh năm). Theo Hoàng Thị Kim và CS [14] mùa nhiễm giun đũa cao nhất
vào tháng 5 và tháng 9.
Môi trường ngoại cảnh luôn bị ô nhiễm bởi trứng giun đũa. Điều tra của
bộ môn Ký sinh trùng trường Đại học Y khoa Hà Nội cho thấy, xét nghiệm 60
mẫu đất ở nội thành Hà Nội thì 15 mẫu có nhiễm trứng giun đũa, chiếm 25%,
với mật độ 10 - 20 trứng/100g đất; kết quả xét nghiệm 60 mẫu đất ở một số
vùng ngoại thành thấy 26 mẫu có trứng giun đũa, chiếm 43,3%, với mật độ 25
- 35 trứng/100g đất.
Số lượng trứng giun trong các mẫu xét nghiệm phụ thuộc vào tình trạng
vệ sinh, môi trường của từng vùng. Kết quả nghiên cứu của Viện sốt rét KST-
CT trong những năm gần đây ở nhiều khu vực trên miền Bắc thấy số lượng
dao động từ 14 - 127 trứng/100g đất [14].
1.1.2. Giun tóc (Trichuris trichiura)
Giun tóc có vòng đời đơn giản, giun đực và cái ký sinh ở manh tràng, đại
tràng và đôi khi ở ruột thừa. Khi ký sinh giun cắm đầu vào thành ruột để hút
máu, phần đuôi ở ngoài lòng ruột. Giun cái đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoại
cảnh, khi gặp điều kiện thuận lợi trứng sẽ phát triển đến giai đoạn trứng có ấu
trùng lúc đó mới có khả năng lây nhiễm vào người theo đường tiêu hoá. Thời
gian phát triển ở ngoại cảnh trung bình khoảng 2 tuần. Khi người nuốt phải
trứng có ấu trùng vào ruột, ấu trùng thoát vỏ ở ruột non rồi đi dần xuống đại
tràng, manh tràng phát triển thành giun trưởng thành và ký sinh ở đó. Thời
gian từ khi nhiễm phải trứng tới khi giun tóc bắt đầu đẻ trứng khoảng 1 tháng.
Giun sống trong người 5 - 6 năm. Như vậy, giun tóc chỉ có một vật chủ và cần
giai đoạn phát triển trứng ở ngoại cảnh.
Nhiệt độ thích hợp để trứng phát triển thành trứng có ấu trùng gây nhiễm
là 250
C - 300
C, thời gian phát triển là 17 - 30 ngày. Nếu nhiệt độ quá 500
C phần
lớn trứng sẽ bị hỏng, nhiệt độ trên 300
C kéo dài thì trứng sẽ chết sau 1 tháng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
1.1.3. Giun móc(Ancylostoma duoenale)
- Giun móc trưởng thành sống ký sinh ở tá tràng và có thể ở phần đầu
của ruột non. Chúng dùng mỏ ngoạm vào niêm mạc ruột để chiếm thức ăn.
Một ngày giun cái đẻ khoảng 3000 trứng, trứng theo phân ra ngoại cảnh, gặp
điều kiện thuận lợi sau 24 giờ trứng nở ra ấu trùng sinh sống và tồn tại trong
đất. Ấu trùng có khả năng di chuyển và xâm nhập qua da vào cơ thể người.
Sau khi chui qua da ấu trùng vào hệ thống tuần hoàn về tim, lên phổi và chui
vào phế nang theo khí quản lên họng, đến thực quản xuống tá tràng, ruột non
phát triển thành giun trưởng thành. Từ khi ấu trùng chui qua da đến giun
trưởng thành mất khoảng từ 5 - 7 tuần. Đặc biệt, trong quá trình chu du trong
cơ thể người ấu trùng giun móc có thể tạm dừng ở tổ chức (giai đoạn ngủ), giai
đoạn này có thể kéo dài tới 8 tháng, thời gian này ấu trùng có khả năng kháng
lại thuốc điều trị giun. Hiện tượng ngủ của ấu trùng cũng có thể xảy ra ở động
vật có vú, cho nên có thể nhiễm ấu trùng giun móc khi ăn thịt động vật ở dạng
chưa nấu chín. Giun trưởng thành có thể sống trong cơ thể người từ 5 - 7 năm.
- Giai đoạn phát triển ở ngoại cảnh rất quan trọng đối với vòng đời của
giun móc, điều kiện thích hợp để trứng phát triển thành ấu trùng là nhiệt độ từ
250
C - 300
C, có đủ oxy, độ ẩm.
Do đặc điểm vòng đời sinh học của các loại giun có khác nhau, nên bệnh
lý do chúng gây nên cũng rất đa dạng và phức tạp, ở nhiều cơ quan, tổ chức
khác nhau mà ấu trùng chu du đi qua hoặc tại nơi giun cư trú.
1.2. Tác hại của giun đũa, tóc, móc đối với sức khoẻ và bệnh tật trẻ em
- Phổi là cơ quan hay bị tổn thương nhất do ấu trùng giun đũa (hội chứng
Loeffler) [45] với biểu hiện của một viêm phổi không điển hình. Giun đũa còn
gây tổn thương do kích thích cơ học hoặc tính chất gây độc và dị ứng bởi độc
tố của giun. Thường gặp nhất là tắc ruột, viêm ruột hoại tử, giun chui ống
mật, viêm đường mật, áp xe gan, viêm ruột thừa... [32]. Nhưng tác hại chủ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
yếu của nó là chiếm chất dinh dưỡng, gây rối loạn hấp thu và chuyển hoá mỡ,
protein, vitamin của ruột. Robert J. E. và CS [50] cho thấy tỷ lệ suy dinh
dưỡng ở nhóm trẻ nhiễm giun đũa là 49%, nhóm trẻ không nhiễm giun là
32%. Theo Thein Hlaing và CS [46], sau khi tẩy giun chiều cao và cân nặng
của trẻ thay đổi có ý nghĩa so với nhóm chứng. Theo Watkins W. E. [47], 6
tháng sau tẩy giun cân nặng trẻ tăng 0,18kg so với nhóm chứng nhưng chiều
cao và vòng cánh tay không thay đổi. Stephenson L.S cho thấy giun đũa gây
rối loạn hấp thu vitamin A, vitamin D, sắt... Giun đũa còn gây ảnh hưởng
đến sự phát triển tinh thần của trẻ nhỏ, nhưng vấn đề này chưa được đánh
giá đầy đủ.
- Tác hại chính của giun móc trưởng thành là gây thiếu máu khó hồi phục
do mất máu, nếu bệnh nhân nhiễm trên 50 con giun móc thì sẽ gây thiếu máu.
Theo Pawlowski Z. X. [43] giun móc hút 0,16 - 0,34ml/con/ngày. Nghiên cứu
của tác giả Trần Minh Hậu [7] thấy tỷ lệ thiếu máu do giun móc rất cao chiếm
80,9%. Giun tóc ký sinh ở manh tràng, cắm sâu phần đầu vào niêm mạc, gây
tổn thương niêm mạc ruột. Khi nhiễm nhẹ không có triệu chứng lâm sàng, khi
nhiễm trên 500 trứng/1gam phân có thể gây rối loạn tiêu hoá như đau bụng,
táo bón ... [2], [17]. Theo Hutchison S. E. [37], khi nhiễm trên 5000 trứng/1
gam phân thì có triệu chứng lâm sàng, khi nhiễm trên 20000 trứng/1 gam
phân thì có thể gây hội chứng lỵ, giun tóc gây thiếu máu, mỗi ngày giun tóc
hút 0,005ml/con.
1.3. Lịch sử nghiên cứu về nhiễm GTQĐ
Mặc dù không thấy những vết tích của giun truyền qua đất trong những
tầng địa chất cổ xưa và trong các hoá thạch do cấu tạo của cơ thể giun sán
không bền vững nhưng vẫn có thể khẳng định giun sán là những ký sinh trùng
có lịch sử xuất hiện rất sớm ngay từ khi sơ khai hình thành trái đất và các sinh vật
trên trái đất [26].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
Theo nghiên cứu của Von Oefele, Ebes (Thế kỷ 16 trước công nguyên) đã
nói tới các loài giun sán của người như sán dây, giun đũa, giun kim, giun chỉ.
Các nhà y học Hy Lạp Columelle (thế kỷ thứ nhất) danh y Avicenne (980 -
1037) đã mô tả giun đũa, giun kim, giun móc và sán dây. Ở Việt Nam Hải
Thượng Lãn Ông cũng đề cập tới các bài thuốc điều trị giun truyền qua đất [26].
Đến thế kỷ 18, những hiểu biết về bệnh giun sán ngày càng trở nên hoàn
chỉnh hơn với các tài liệu khoa học ngày càng phong phú. Năm 1844, E.
Dujardin [26] đã viết lịch sử tự nhiên về giun sán, năm 1879 T.S Cobbold
[26] xuất bản những tài liệu về giun sán ký sinh ở người và động vật.
Ở Việt Nam cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 đã có những điều tra giun sán
đầu tiên. Đó là công trình của Mathis, Leger, Salamon Nevan và
Maurriquand. Đặc biệt Mathis và Leger (1911) đã điều tra cơ bản khá toàn
diện về các loài giun truyền qua đất ở miền Bắc. Brau (1911) cũng có những
công trình nghiên cứu về tình hình nhiễm giun truyền qua đất ở miền Nam
[25]. Sau đó là những nghiên cứu điều trị các bệnh giun truyền qua đất bằng
thuốc tây y. Năm 1936 Đặng Văn Ngữ [24] đã tiến hành điều tra cơ bản các
loài giun truyền qua đất ký sinh và xác định tình hình nhiễm giun truyền qua
đất nghiêm trọng ở người. Từ năm 1954 đến nay đã có hàng nghìn công trình
nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực về các bệnh giun truyền qua đất như: nghiên
cứu điều tra cơ bản, nghiên cứu về hình thể, đặc điểm sinh học, phân bố dịch
tễ, bệnh học, miễn dịch, phương pháp phòng chống các bệnh giun truyền qua
đất [2]. Trong các bệnh giun truyền qua đất, các loài giun nhiễm từ đất như
giun đũa, giun tóc, giun móc, giun mỏ là những loài giun phổ biến nhất, có tỷ
lệ nhiễm cao trong nhân dân và tác hại đáng kể tới sức khoẻ cộng đồng, tới sự
phát triển kinh tế xã hội... [2], [24].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
1.4. Tình hình nhiễm GTQĐ
1.4.1. Trên thế giới
Theo Tổ chức y tế thế giới [49], trên thế giới có 900 - 1000 triệu người
nhiễm giun đũa, 500 - 700 triệu người nhiễm giun móc và giun tóc, tình trạng
nhiễm 3 loại giun trên cũng tăng lên đáng kể theo nhịp độ tăng dân số của thế
giới.
Giun đũa phân bố rộng khắp trên thế giới, nhưng không đều, những vùng
có khí hậu nóng ẩm tỷ lệ nhiễm thường cao hơn những vùng có khí hậu mát
lạnh. Những nước nền kinh tế thấp, trình độ văn hoá còn lạc hậu thường có tỷ
lệ nhiễm cao. Vì vậy Schullz [26] gọi bệnh giun đũa là “vấn đề bị quên lãng
của những dân tộc bị quên lãng”.
Các nước Châu Âu, sau chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình nhiễm giun
đũa cũng rất nghiêm trọng, đặc biệt là trẻ em. Kết quả điều tra ở Italia cho
thấy ở Rofrano tỷ lệ nhiễm là 75%, Naples 40%, Sanmarino 12%. Ở Bồ Đào
Nha tỷ lệ nhiễm là 40% - 80%. Nam Tư tỷ lệ trẻ em nhiễm là 20%. Ở nông
thôn Hà Lan tỷ lệ trẻ em nhiễm là 45%. Cộng hoà liên bang Đức tỷ lệ nhiễm
là 52%. Ở Pháp tỷ lệ nhiễm là 17,8% [38]. Sau chiến tranh điều kiện kinh tế,
văn hoá và xã hội ở các nước Châu Âu phát triển mạnh. Vì vậy đến những
năm 80 của thế kỷ 20 tỷ lệ nhiễm giun đũa ở trẻ em còn rất thấp 2% - 6%.
Châu Á có tỷ lệ nhiễm giun đũa cao nhất, khoảng 70%. Châu Phi có 480
triệu người thì có 155 triệu người nhiễm giun đũa, chiếm tỷ lệ 32,3%. Trong
đó có khoảng 54 triệu trẻ em dưới 15 tuổi nhiễm giun, chiếm 11,3%. Các
nước Châu Mỹ có tỷ lệ nhiễm khoảng 8%. Tình trạng nhiễm giun đũa ở trẻ
em tại một số nước Đông Nam Á: Thủ đô Kuala Lumpur có tỷ lệ nhiễm
15,5%, ở Sulawesi có tỷ lệ nhiễm 59,8%, Sukaraja có tỷ lệ nhiễm 44%,
Philippin có tỷ lệ nhiễm 70,6%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
Cũng như giun đũa, giun tóc phổ biến khắp nơi trên thế giới, nhất là
những khu vực nóng ẩm. Ở một số nước nhiệt đới tỷ lệ nhiễm giun tóc tới
90%, còn ở các vùng khác tỷ lệ nhiễm từ 30% - 60%. Kể cả vùng ôn đới cũng
có một số nước giun tóc vẫn tồn tại. Nhìn chung tỷ lệ nhiễm cao vẫn ở trẻ em.
Tuỳ từng vùng, tỷ lệ nhiễm có khác nhau, nhưng tỷ lệ khá cao. Ở Jamaicar tỷ
lệ trẻ em nhiễm giun tóc là 38,3%, Guatemala tỷ lệ trẻ em nhiễm giun tóc là
82%, Ở Indonesia có tỷ lệ nhiễm từ 54,9% - 76,0%. Tỷ lệ nhiễm ở trẻ em
Philippin là 85,0%.
Bệnh giun móc cũng gặp ở hầu hết các nước trên thế giới, nhưng chủ yếu
ở các nước nhiệt đới như ở Nam Mỹ, Châu Phi, Nam Á, Đông Nam Á và một
số nước Châu Âu. Bệnh giun móc phụ thuộc vào khí hậu, thổ nhưỡng, phong
tục tập quán, nghề nghiệp và sự phát triển kinh tế. Ở Châu Âu, những khu
công nghiệp hầm mỏ thường có tỷ lệ nhiễm cao. Tây Ban Nha có tỷ lệ nhiễm
khoảng 34,0%, Italia 40,0%. Các nước khu vực Đông Nam Châu Á, tỷ lệ
nhiễm phụ thuộc vào từng nước, từng khu vực: Thái Lan là 40,56%,
Indonesia năm 1980 là 52% - 80%, đến năm 1993 còn 47,7%, Malaysia năm
1980 [38] là 43% - 51%, đến năm 1992 còn 7,1%, Singapore tỷ lệ nhiễm thấp:
0,3% - 6,1%, Lào năm 1980 giao động từ 2% - 31% và ở Campuchia là 35% -
56% [49].
- Năm 1997 tại Ấn Độ, Awashi. S và CS [44] nghiên cứu 1061 trẻ em từ
1,5 đến 3,5 tuổi thấy tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng đường ruột là 17,5%, trong đó
giun đũa chiếm 68,1%. Cùng thời điểm trên, Ananthakrian cũng nghiên cứu
tại Ấn Độ [32] thấy tỷ lệ nhiễm GTQĐ ở trẻ em là 5% - 76%; Hadijaja P
nghiên cứu tại Indonesia [36] thấy tỷ lệ nhiễm giun đũa ở trẻ em là 60% -
90%, sau khi can thiệp tỷ lệ này giảm còn 40,6%; Tại Kenya, Olsel A và CS
[42] cho thấy 16% trẻ nhiễm giun đũa, 63% nhiễm giun móc và 24% nhiễm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
giun tóc; Kightlinger L. K. nghiên cứu tại Madagasca [39] trên 667 trẻ em
thấy tỷ lệ nhiễm giun đũa là 93%, giun móc 27%, giun tóc 55%.
1.4.2. Ở Việt Nam
Việt Nam nằm ở vùng Đông Nam Châu Á, có khí hậu nhiệt đới nóng,
ẩm. Vì vậy có đầy đủ các yếu tố về: khí hậu, thổ nhưỡng cho các bệnh giun
truyền qua đất phát triển. Mặt khác nền kinh tế chưa phát triển, văn hoá xã hội
còn nhiều phong tục tập quán lạc hậu như ăn rau sống, dùng phân tươi trong
canh tác... Tất cả các yếu tố trên đã tạo điều kiện cho mầm bệnh giun sán tồn
tại và phát triển, vì vậy tỷ lệ nhiễm GTQĐ ở Việt Nam rất cao.
Hoàng Thị Kim và CS [14] nghiên cứu 500000 người trên cả nước thấy
tỷ lệ nhiễm các loại giun theo từng vùng như sau:
- Nhiễm giun đũa: Miền Bắc có tỷ lệ nhiễm cao, vùng đồng bằng từ
80% - 90%, vùng núi từ 50% - 70%. Miền Trung vùng đồng bằng 70,5%,
miền núi 38,4%, vùng ven biển là 12,5%, Tây nguyên 10% - 25%. Miền Nam
vùng đồng bằng có tỷ lệ nhiễm từ 45% - 60%.
- Nhiễm giun tóc: Miền Bắc vùng đồng bằng 58% - 89%, trung du 38% -
41%, vùng núi 29% - 52%, ven biển 28% - 75%. Miền Trung vùng đồng bằng
27% - 47%, vùng núi 4,2% - 10,6%, ven biển 12,7%, Tây nguyên 1,7%. Miền
Nam: tỷ lệ nhiễm thấp hơn so với cả nước, vùng đồng bằng 0,5% - 1,2%.
- Nhiễm giun móc: Miền Bắc vùng đồng bằng 3% - 60%, trung du 58% -
64%, vùng núi 61%, ven biển 67%. Miền Trung vùng đồng bằng 36%, vùng
núi 66%, ven biển 69%, Tây nguyên 47%. Miền Nam vùng đồng bằng 52%,
ven biển 68%.
Theo nghiên cứu của Đỗ Dương Thái và CS [25], tỷ lệ nhiễm giun đũa ở
trẻ 2 - 5 tuổi là 42,8% - 66%. Hoàng Thị Kim và CS [13] nghiên cứu ở trẻ 1 -
4 tuổi vùng đồng bằng tỷ lệ nhiễm giun móc là 1,4%; Trần Minh Hậu và CS
[7] cho thấy, trẻ em dưới 5 tuổi tại Thái Bình tỷ lệ nhiễm giun đũa là 77,4%,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
giun tóc 30,1%, giun móc 1,07%; Đỗ Thị Đáng [5] nghiên cứu ở Huyện Kiến
Xương Tỉnh Thái Bình thấy: tỷ lệ nhiễm giun đũa ở trẻ 6 tháng đến 15 tuổi là
87% - 89%, giun tóc 78% - 80% và giun móc 20%.
Nguyễn Võ Hinh và CS [8] nghiên cứu trên 6882 mẫu phân trẻ từ 1 - 14
tuổi tại Thừa Thiên Huế thấy tỷ lệ nhiễm ở trẻ 1 - 5 tuổi giun đũa là 81,8%,
giun tóc 20,9%, giun móc 13,64%.
Đỗ Dương Thái và CS [25] nghiên cứu trên 1472 trẻ em dưới 3 tuổi tại
Hà Nội, trong nội thành thấy tỷ lệ nhiễm giun đũa là 17,84%, giun tóc 3,22%
ngoại thành tỷ lệ nhiễm giun đũa là 46,49%, giun tóc 3,08%.
Hoàng Tân Dân và CS [3] nghiên cứu tại trường mầm non nội thành Hà
Nội thấy tỷ lệ nhiễm giun đũa là 8,8% - 10,2%, giun tóc 3,47% - 4,34%,
không có trẻ nào nhiễm giun móc, tỷ lệ nhiễm phối hợp thấp, cường độ nhiễm
nhẹ, không có sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm giữa các lứa tuổi và giới của trẻ.
Năm 2003 Phạm Trung Kiên [15] nghiên cứu ở trẻ dưới 60 tháng tuổi tại
Kim Bảng Hà Nam cho thấy tỷ lệ nhiễm giun chung là 93,4%, trong đó trẻ em
ở xã Hoàng Tây có tỷ lệ nhiễm giun đũa là 85,3%, giun tóc 69,5% và trẻ ở xã
Văn Xá tỷ lệ nhiễm giun đũa là 79,5%, giun tóc 63,9%.
Tại Thái Nguyên, năm 2004 Bùi Văn Hoan và CS [11] nghiên cứu trên
300 trẻ từ 7 - 10 tuổi tỷ lệ nhiễm giun chung là 86,2% trong đó giun đũa là
83,6%, giun tóc 20,6% và giun móc 3,9%. Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh xét
nghiệm phân tìm trứng giun cho học sinh 6 trường tiểu học tại Võ Nhai thấy:
tỷ lệ nhiễm giun đũa 67,5%, giun tóc 14% và giun móc là 9,5%. Nguyễn Đức
Ngân và CS [19] xét nghiệm phân bằng phương pháp Willis cho 173 người
dân tộc dao xã Hợp Tiến thấy: tỷ lệ nhiễm giun đũa 23,6%, giun tóc 9,8% và
giun móc 35,8%; cũng bằng phương pháp trên tác giả Nguyễn Đức Ngân và
CS [18] nghiên cứu tại 3 nhà trẻ gồm 675 học sinh cho kết quả nhiễm giun
đũa 60 – 80%, giun tóc 10 – 15% và giun móc khoảng 1%. Tại bệnh viện Đa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
khoa Trung ương Thái Nguyên Đỗ Thị Liên và CS [16] xét nghiệm cho 4720
bệnh nhân thấy tỷ lệ nhiễm giun chung 92,16% trong đó giun móc chiếm
33,6%. Năm 2005, tại phường Túc Duyên Phạm Thị Hiển và CS [10] nghiên
cứu trên 128 mẫu thấy: tỷ lệ nhiễm giun đũa 27,34%, giun tóc 25,78% và giun
móc 48,44%.
Tuy nhiên, ở Thái Nguyên hầu hết các tác giả điều tra tỷ lệ nhiễm giun
bằng phương pháp xét nghiệm tập chung trứng (Willis), sử dụng phương pháp
Kato – Katz mới chỉ áp dụng ở học sinh phổ thông và người lớn. Hơn nữa
chưa có tác giả nào áp dụng cách tính cường độ nhiễm để đánh giá mức độ
nhiễm giun.
1.5. Điều trị bệnh GTQĐ
1.5.1. Nguyên tắc
* Chọn thuốc.
- Thuốc có tác dụng với nhiều loại giun cùng một lúc.
- Tuy nhiên nên chọn loại thuốc đạt yêu cầu sau.
+ Đạt hiệu quả cao.
+ Ít tác dụng phụ: độc với giun, không độc với người.
+ Sử dụng dễ dàng qua đường uống.
+ Dạng thuốc sử dụng đơn giản, tiện lợi, rẻ tiền.
* Việc điều trị cho trẻ phải lựa chọn thuốc thích hợp, đạt hiệu quả cao và
theo dõi tác dụng phụ chặt chẽ.
* Đối với cộng đồng cần có phác đồ phù hợp, dễ sử dụng, có thể điều trị
hàng loạt tại cộng đồng và cũng đạt hiệu quả cao.
1.5.2. Các thuốc điều trị bệnh GTQĐ
Hiện nay theo khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới chương trình phòng
chống GTQĐ trên phạm vi rộng, gồm 4 loại thuốc sau : Albendazol,
Mebendazol, Pyrantel pamoat và Levamisol.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
Nhưng do Levamisol hiện gặp một số tác dụng phụ trên thần kinh trung
ương gây lú lẫn, hôn mê, có thể tử vong cho nên ở nhiều nước và kể cả Việt
Nam đã không còn sử dụng nữa. 3 loại thuốc hiện nay được sử dụng rộng rãi
là: Albendazol, Mebendazol, Pyrantel pamoat.
* Pyrantel pamoat (Anthel, Antiminth, Ascantrin, Bantel, Cobantrin,
Helmintox, Helmex, Embovin, Nemocid, Pyrantel, Pantrin, Proca ...)
Thuốc do Austin và cộng sự phát hiện vào năm 1966. Thuốc có hiệu quả
với giun ký sinh ở nhiều loài động vật khác nhau. Sau đó rất nhiều tác giả đã
sử dụng để điều trị các bệnh giun truyền qua đất ở các nước khác nhau. Đến
năm 1973 thuốc có mặt trên thị trường [41].
- Áp dụng lâm sàng.
+ Chỉ định: điều trị giun đũa, giun kim và giun móc, thuốc còn dùng để
điều trị giun tóc nhưng kém hiệu quả hơn 3 giun trên.
+ Liều lượng và cách dùng
. Trẻ em và người lớn liều duy nhất 10mg/kg cơ thể.
. Đối với giun kim nên điều trị lần 2 sau 3 – 4 tuần liều như trên.
. Đối với nhiễm giun móc nặng liều 10mg/kg/ngày x 3 ngày.
+ Chống chỉ định:
. Phụ nữ có thai 3 tháng đầu và trẻ em dưới 2 tuổi.
. Người bệnh cơ, nhược cơ.
. Người bị suy gan.
. Người biết trước phản ứng, dị ứng với thuốc.
. Không nên dùng phối hợp với Piperazin.
- Độc tính và tác dụng phụ:
+ Độc tính : LD 50 với chuột và chó là 2 – 5g/kg.
+ Chưa có báo cáo độc ở liều điều trị, tuy nhiên có vài tác dụng phụ nhẹ,
thoáng qua như: nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, đau bung, tiêu chảy.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
*Mebendazol (Anelmin, Nemasole, Noverme, Fugaca, Paltelmin,
Vermox, Toloxin,...).
Mebendazol là dẫn xuất của Benzimidazol được phát hiện vào năm 1971
để điều trị giun kim và giun móc, sau đó là giun đũa và tóc vào năm 1973 bởi
Chavarria A và vào năm 1974 bởi Wolfe M.S, Wershing J.M [48].
- Áp dụng lâm sàng
+ Chỉ định và liều dùng:
. Điều trị giun đũa trẻ em và người lớn liều như nhau.
. Liều duy nhất 500mg hoặc 100mg/ngày x 1 - 3 ngày.
. Điều trị giun kim liều duy nhất 100mg và nhắc lại sau 2 - 4 tuần.
. Điều trị giun tóc và móc nếu nhiễm nhẹ liều duy nhất 500mg, nếu
nhiễm nặng liều 500mg x 3 ngày hoặc liều 100mg/lần x 2 lần/ngày trong 3
ngày. Sau 3 - 4 tuần xét nghiệm phân còn trứng thì điều trị lần 2.
. Điều trị giun móc liều 200mg/lần x 2lần/ngày x 4 ngày.
. Cách dùng: uống sau ăn, không phải ăn kiêng và không phải uống thuốc
tẩy kèm.
+ Chống chỉ định:
. Phụ nữ có thai 3 tháng đầu.
. Trẻ em dưới 2 tuổi.
- Độc tính và tác dụng phụ:
+ Độc tính : LD 50 với chuột cống, lợn, thỏ > 1280mg/kg và mèo, chó là
640mg/kg.
+ Độc tính bán cấp trên chuột liều 40mg/kg hoặc 10mg/kg x 13 tuần thấy
chuột khoẻ và sống lâu hơn.
+ Trên người do ít bị hấp thu nên ít độc, hiện tại chưa xác định thuốc có
gây ung thư, quái thai hay không? Nhưng trên chuột gây biến dạng xương
sườn và xương đuôi của bào thai. Liều cao có thể gây giảm bạch cầu trung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
tính có hồi phục hoặc làm tăng tác dụng của Insulin và các thuốc chữa đái
tháo đường khác. Liều thông thường tác dụng phụ nhẹ, thoáng qua như đau
bụng, đi lỏng, sốt, ngứa, phát ban [6].
* Albendazol (Alben, Alzental, Zentel, Zelbel, Zantol...).
Albendazol là một trong các dẫn xuất của Benzimidazol. Năm 1979 thuốc
được giới thiệu với một loạt phổ rộng đối với điều trị các loại giun sán. Thuốc
được sử dụng qua đường uống và qua thử nghiệm lâm sàng để điều trị các loại
giun như: giun đũa, giun tóc, giun móc, giun lươn ngoài ra còn tác dụng trên cả
kén và nang sán, gần đây được khuyến cáo để điều trị giun chỉ [35].
- Áp dụng lâm sàng
+ Chỉ định và liều dùng:
. Điều trị các loại giun như: giun đũa, giun tóc, giun móc, giun lươn, giun kim.
. Đối với người lớn và trẻ em liều duy nhất 400mg cho các loại giun trên
trừ giun lươn.
. Điều trị giun lươn và các loại giun trên nếu nhiễm nặng dùng liều
400mg/ngày x 3 ngày.
. Điều trị sán lá gan nhỏ và sán dây trưởng thành liều 400mg/ngày x 3 ngày.
. Điều trị với kén sán và các tổ chức như ở dưới da, thần kinh..., nang sán
dự phòng trước khi phẫu thuật cắt bỏ kén liều 10mg/kg/ngày x 28 ngày liên
tục, lặp lại 3 – 4 lần, mỗi lần cách nhau 2 tuần.
. Cách dùng: Nhai viên thuốc và kèm ít nước, uống sau ăn, không phải ăn
kiêng và không phải uống thuốc tẩy kèm.
+ Chống chỉ định:
. Phụ nữ có thai 3 tháng đầu.
. Theo WHO và UNICEF (2008) [31], không dùng cho trẻ dưới 12 tháng.
. Dị ứng với thuốc.
. Bệnh nhân xơ gan.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
. Trẻ mới được tẩy giun trong vòng 6 tháng qua.
- Độc tính và tác dụng phụ:
+ Độc tính cấp đối với chuột cống là > 10.000mg/kg, chuột nhắt
3.000mg/kg, thỏ 500mg/kg và với lợn > 900mg/kg.
+ Độc tính bán cấp và mạn tính với liều 30mg/kg ở chuột, 10mg/kg ở chó
liên tục trong 90 ngày không thấy có thay đổi hoạt động và sinh lý của con vật.
+ Tác dụng gây quái thai : trên cừu là 11mg/kg, trên bò là 25mg/kg, trên
thỏ là 30mg/kg, trên chuột là 10mg/kg, còn trên người thì chưa rõ.
+ Tác dụng phụ ít, nhẹ và thoáng qua như rối loạn thượng vị, tiêu chảy,
đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi.
- Chế phẩm
+ Dạng thuốc viên nén hàm lượng 200mg hoặc 400mg.
+ Dạng dung dịch treo100mg/5ml
1.6. Các biện pháp phòng bệnh GTQĐ
Chương trình phòng chống bệnh giun truyền qua đất đã được đề ra từ
những thập niên đầu tiên của thế kỷ XX. Ở các nước phát triển bệnh GTQĐ
hầu như đã được thanh toán. Chương trình phòng chống bệnh giun truyền qua
đất của tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo [49]:
- Điều trị hàng loạt có tác dụng làm giảm nhanh tỷ lệ và cường độ nhiễm
GTQĐ, nhưng nếu không kết hợp với các biện pháp khác thì rất dễ tái nhiễm.
- Vệ sinh môi trường đơn thuần sẽ khống chế được GTQĐ nhưng kết quả
rất chậm.
- Cần phải phối hợp các biện pháp trong phòng chống GTQĐ: vệ sinh,
môi trường, điều trị hàng loạt, giáo dục sức khoẻ.
* Điều trị giun
Điều trị giun nhằm mục đích diệt giun trưởng thành từ nguồn bệnh, cần
thực hiện bằng thuốc đặc trị hoặc thuốc có phổ rộng với nhiều loại giun. Tuỳ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
theo cường độ và tỷ lệ nhiễm của cộng đồng, điều kiện kinh phí, thuốc men ...
ta lựa chọn điều trị chọn lọc, điều trị chiến lược hay điều trị hàng loạt. Tại
Nhật Bản khi kết hợp phát hiện nhiễm giun sớm, tẩy giun hàng loạt và giáo
dục sức khoẻ cộng đồng, cải thiện vệ sinh chung, tỷ lệ nhiễm giun đũa giảm
từ 60% - 70% (năm 1949) xuống 0,05% (1982), tỷ lệ nhiễm giun móc 23,2%
(1942) xuống 0,01% (1984). Hadijaja P. (1998) [36] cho thấy 2 năm sau tẩy
giun tỷ lệ nhiễm giảm từ 58,4% xuống 40,6%. Theo Mascie - Taylor (1999)
[40] tẩy giun hàng loạt có hiệu quả tốt trong phòng bệnh giun. Nguyễn Duy
Toàn (1999) [28] thấy tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần, tỷ lệ nhiễm giun đũa giảm
21,9%, giun tóc giảm 58,6%, giun móc giảm 69,7%, cường độ nhiễm các loại
giun cũng giảm rõ rệt. Nguyễn Võ Hinh (1997) [8] thấy tẩy giun hàng loạt cho
trẻ em bằng mebendazol tỷ lệ sạch trứng giun đũa 91,9%, giun tóc 71,2%, giun
móc 62,1%. Theo Lê Bách Quang (1998) [21] sau 2 năm điều trị cho trẻ em, tỷ
lệ nhiễm giun đũa từ 93,6% còn 13,3%, giun tóc 47,7% còn 16,7%. Lê Thị
Tuyết (2000) [29] cho thấy sau điều trị chọn lọc, tỷ lệ nhiễm giun đũa từ 95,6%
còn 70,2%, giun tóc 79,5% còn 67,1%, giun móc 12,2% còn 2,7%. Các tác giả
cho thấy khi điều trị GTQĐ, tỷ lệ và cường độ nhiễm giảm nhanh, nhưng nếu
không kết hợp với các biện pháp khác thì tỷ lệ tái nhiễm cũng rất cao.
* Vệ sinh môi trường
Từ những năm 60, cả nước ta đã có phong trào “ba sạch, ba diệt”, việc
xây dựng những công trình vệ sinh an toàn đã góp phần làm giảm tỷ lệ bệnh
giun sán và bệnh đường tiêu hoá. Theo nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, hố xí hai ngăn là loại hố xí phù hợp nhất với vùng nông
thôn đồng bằng Bắc Bộ. Hố xí dội thấm nước tuy cũng diệt được mầm bệnh
GTQĐ, nhưng có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước.
* Giáo dục sức khoẻ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
Giáo dục sức khoẻ có vai trò quan trọng trong phòng chống bênh GTQĐ.
Giáo dục sức khoẻ nhằm tăng cường lối sống vệ sinh, lành mạnh, nâng cao
kiến thức vệ sinh phòng bệnh của người dân. Mascie - Taylor (1999) [40]
thấy giáo dục sức khoẻ (cải thiện vệ sinh cá nhân, đi dép, rửa tay, dùng hố xí
sạch) là biện pháp phòng bệnh GTQĐ hiệu quả và ít tốn kém nhất. Nghiên
cứu của Lê Nguyễn Bảo Khanh và CS (1998) [12] cho thấy thực hiện tăng
cường giáo dục kiến thức phòng bệnh giun sán cho học sinh tiểu học đã làm
giảm đáng kể tỷ lệ nhiễm GTQĐ. Tuy nhiên, để giáo dục sức khoẻ đạt hiệu
quả, đòi hỏi phải có sự lồng ghép và liên kết nhiều chương trình y tế với sự
tham gia của cộng đồng, trường học, các đoàn thể xã hội và các chuyên gia
truyền thông. Chỉ có các biện pháp vệ sinh môi trường mới đảm bảo tính an
toàn và hiệu quả lâu dài của chương trình phòng chống GTQĐ.
1.7. Một số đặc điểm của 2 trƣờng mầm non nghiên cứu
Trường mầm non công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ Thành phố Thái
Nguyên nằm trên địa bàn phường Quan Triều Thành phố Thái Nguyên.
Trường gồm 5 lớp, số cán bộ giáo viên là 19, tổng số học sinh 165. Học sinh
chủ yếu là con em cán bộ công tác tại công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ.
Hàng năm nhà trường tổ chức khám sức khoẻ định kỳ, theo dõi về sự phát
triển cân nặng, chiều cao, tiếp cận chương trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu,
dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm…nhưng từ trước đến nay nhà trường
chưa từng thực hiện chương trình chăm sóc, phòng bệnh giun sán.
Trường mầm non Hoá Thượng nằm trên địa bàn xã Hoá Thượng, Huyện
Đồng Hỷ, Thành phố Thái Nguyên. Trường gồm 5 lớp, số cán bộ giáo viên là
16, tổng số học sinh 155. Gia đình các em chủ yếu làm nông nghiệp. Cũng
như trường mầm non Hoàng Văn Thụ hàng năm nhà trường tổ chức khám sức
khoẻ định kỳ, theo dõi về sự phát triển cân nặng, chiều cao, tiếp cận chương
trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu, dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
nhưng từ trước đến nay nhà trường cũng chưa từng thực hiện chương trình
chăm sóc, phòng bệnh giun sán cho trẻ em.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
CHƢƠNG 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Trẻ em từ 18 đến 60 tháng tuổi được chia làm 2 nhóm:
+ Nhóm 18 – 36 tháng.
+ Nhóm 37 – 60 tháng.
- Các bà mẹ có con trong nhóm được chọn nghiên cứu.
2.2. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại 2 trường mầm non tỉnh Thái Nguyên.
- Trường mầm non công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ, Thành phố
Thái Nguyên.
- Trường mầm non xã Hoá Thượng, huyện Đồng Hỷ.
2.3. Thời gian nghiên cứu
Thực hiện từ tháng 04 năm 2008 đến tháng 04 năm 2009.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
* Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang, có can thiệp tẩy
giun chọn lọc cho các trẻ bị nhiễm giun.
* Phương pháp chọn mẫu
- Chọn mẫu chủ đích toàn bộ số trẻ tại 2 trường mầm non trên.
- Cỡ mẫu tối thiểu cho nghiên cứu mô tả được tính theo công thức:
p (1 – p)
n = Z2
(1-α/2)
d2
Trong đó:
n: là số mẫu cần có.
p: là tỷ lệ nhiễm giun theo nghiên cứu trước đó = 83%[11].
d: là độ chính xác mong muốn (chọn d = 0,05).
Z2
(1-α/2) = 1,962
= hệ số tin cậy.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
Thay vào công thức ta có: n = 217
(Trong phạm vi đề tài chúng tôi chọn được 301 trẻ, vậy mẫu đủ đáp ứng
với yêu cầu nghiên cứu).
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
* Kỹ thuật lấy bệnh phẩm
+ Phân đựng vào lọ nhựa sạch, có dán nhãn ghi họ tên, tuổi, lớp, trường.
+ Phân lấy không được dính đất cát, lấy ở rìa khuôn phân, ở nhiều vị trí.
+ Khối lượng phân cần lấy khoảng 5 gam.
+ Sau khi thu hồi bệnh phẩm cần phải xét nghiệm ngay trong vòng 24
giờ kể từ khi lấy phân.
+ Những mẫu không xét nghiệm được ngay bảo quản trong tủ bảo quản
bệnh phẩm của Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Thái Nguyên.
* Xét nghiệm
- Địa điểm xét nghiệm tại Trung tâm Y tế dự phòng Tỉnh Thái Nguyên
- Kỹ thuật xét nghiệm Kato – Katz [30].
Phương pháp Kato - Katz căn bản là phương pháp Kato được Katz cải
tiến năm 1972 để định lượng trứng giun sán trong phân bằng cách đong phân
trong lỗ của một khuôn nhựa hoặc bìa carton và xác định số trứng giun/1 gam
phân
+ Cách tiến hành
Dùng que tre lấy khoảng 100 - 150mg phân (bằng hạt ngô) đặt lên giấy
thấm. Đặt lưới lọc lên trên phân (mục đích lọc phân). Dùng que đầu bằng ấn
nhẹ để phân đùn lên trên lưới, rồi gạt lấy phân cho vào lỗ khuôn nhựa đã đặt
sẵn trên lam kính.
Sau khi cho phân đầy lỗ khuôn nhựa thì cẩn thận nhấc khuôn ra khỏi
lam kính.
Đặt mảnh giấy cellophan đã ngâm dung dịch Kato lên phân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
Dùng nút cao su ấn nhẹ cho phân dàn đều ra rìa của mảnh cellophan.
Để khô 30 phút trong nhiệt độ phòng, soi dưới kính hiển vi quang học,
độ phóng đại 100 lần, đếm toàn bộ trứng trên tiêu bản.
Chúng tôi sử dụng bộ kit Kato - Katz có kích thước khuôn: 30mm x
40mm x 1,37mm và lỗ đong phân có đường kính 6mm. Lượng phân trong lỗ
tương đương 43,7mg, từ đó suy ra:
Số trứng/1g phân = số trứng/1 lam ( số trứng trong 43,7mg) x 23
* Phương pháp điều tra KAP
- Phỏng vấn trực tiếp các bà mẹ theo bộ mẫu phiếu in sẵn.
- Chấm điểm kiến thức hiểu biết của bà mẹ về bệnh giun theo bộ câu hỏi:
+ < 5 điểm là kém
+ 5 – 6 điểm là trung bình
+ 7 – 8 điểm là khá
+ 9 – 10 điểm là tốt
* Kỹ thuật tẩy giun:
- Loại thuốc: Albendazol viên 400mg, uống liều duy nhất 1 viên.
- Thời điểm tẩy giun: tháng 12 năm 2008.
- Tẩy cho tất cả trẻ nhiễm giun, tẩy tại trường dưới sự giám sát của cán
bộ y tế.
- Xét nghiệm phân kiểm tra trứng giun sau tẩy 3 tuần và sau 3 tháng.
2.4.2. Phương pháp đánh giá tình trạng nhiễm GTQĐ
- Xác định tỷ lệ nhiễm giun:
Tỷ lệ nhiễm giun chung =
Tổng số người XN dương tính
(hoặc 1 loại hoăc 2 loại hoặc 3 loại)
x 100%
Tổng số người được XN
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
Tỷ lệ nhiễm giun đũa =
(hoặc tóc hoặc móc)
Tổng số người nhiễm giun đũa
(hoặc tóc hoặc móc)
x 100%
Tổng số người được XN
Tỷ lệ đơn nhiễm =
Tổng số người nhiễm 1 loại giun
x 100%
Tổng số người nhiễm giun
Tỷ lệ nhiễm 2 loại =
Tổng số người nhiễm 2 loại giun
x 100%
Tổng số người nhiễm giun
Tỷ lệ nhiễm 3
loại giun
=
Tổng số người nhiễm 3 loại giun
x 100%
Tổng số người nhiễm giun
- Xác định cường độ nhiễm giun:
+ Cường độ nhiễm giun là toàn bộ số trứng giun đếm được/1g phân
+ Cường độ nhiễm giun trung bình là số trứng trung bình/1g phân được
tính như sau:
Tính theo trung bình cộng
Số trứng TB/g phân =
 (số trứng/1g phân của những người có trứng giun)
Tổng số người được XN
Số trứng/gam phân = Toàn bộ số trứng đếm được/lam x 23
Tổ chức y tế thế giới [49] phân loại cường độ nhiễm cho mỗi loại giun
như sau:
Loại giun
Cường độ
nhiễm nhẹ
Cường độ
nhiễm trung bình
Cường độ
nhiễm nặng
Giun đũa
Giun tóc
Giun móc
1 – 4.999
1 – 999
1 – 1.999
5.0000 – 49.999
1.000 – 9.999
2.000 – 3.999
 50.000
 10.000
 4.000
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
- Thống kê so sánh kết quả về tỷ lệ và cường độ nhiễm các loại giun
trước và sau khi tẩy giun ở 2 trường mầm non Hoàng Văn Thụ và Hoá
Thượng.
- Đánh giá kết quả điều trị:
+ Các chỉ tiêu đánh giá theo Carlo Urbani [30].
Tỷ lệ sạch trứng =
Số người sạch trứng
x 100%
Số người điều trị
Tỷ lệ giảm trứng =
Số trứng TB trước khi ĐT - Số trứng TB sau khi ĐT
X 100%
Số trứng TB trước khi điều trị
Số trứng TB trước ĐT =
Tổng số trứng/1g phân trước ĐT
Tổng số người điều trị
Số trứng TB sau ĐT =
Tổng số trứng/1g phân sau ĐT
Tổng số người điều trị
- Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả của thuốc dựa vào tỷ lệ % sạch trứng theo
Carlo Urbani [30].
+ Tỷ lệ sạch trứng < 20%: thuốc không có hiệu lực.
+ Tỷ lệ sạch trứng 20 - 59%: thuốc có hiệu lực trung bình.
+ Tỷ lệ sạch trứng 59 - 89%: thuốc có hiệu lực tốt.
+ Tỷ lệ sạch trứng > 89%: thuốc có hiệu lực rất tốt.
2.4.3. Chỉ tiêu nghiên cứu
* Thông tin chung
- Tuổi:
+ 18 – 36 tháng.
+ 37 – 60 tháng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
- Giới: trai và gái.
- Dân tộc: Kinh và thiểu số.
- Địa dư: Trường mầm non Hoàng Văn Thụ và Trường mầm non
Hoá Thượng.
- Kiến thức của bà mẹ về bệnh giun: tốt, khá, trung bình, kém.
* Tỷ lệ (%) nhiễm các loại giun
- Tỷ lệ nhiễm giun chung và nhiễm từng loài giun.
- Tỷ lệ nhiễm từng loại giun theo nhóm tuổi.
- Tỷ lệ trẻ nhiễm giun theo giới.
- Tỷ lệ trẻ nhiễm giun theo dân tộc.
- Tỷ lệ trẻ nhiễm giun theo trường.
- Tỷ lệ đơn nhiễm và nhiễm phối hợp.
- Cường độ nhiễm giun.
* Kết quả tẩy giun
- Tỷ lệ giảm trứng.
- Tỷ lệ sạch trứng.
- Tỷ lệ tái nhiễm sau điều trị.
2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu được xử lý thống kê trên phần mềm SPSS 13.0.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Tỷ lệ nhiễm các loại giun
Bảng 3.1. Tỷ lệ nhiễm giun
Trƣờng
Mẫu
XN
Nhiễm chung Giun đũa Giun tóc Giun móc
n % n % n % n %
HVT 151 86 57,0
8
6
57,0 32 21,2 0 0
HT 150 93 62,0
9
3
62,0 36 24,0 10 6,7
Chung 301 179 59,5 179 59,5 68 22,6 10 3,3
p > 0,05 > 0,05 > 0,05 < 0,05
57,0
62,0
59,5
57,0
62,0
59,5
21,2
24,0
22,6
0
6,7
3,3
0
10
20
30
40
50
60
70
Tû lÖ (%)
NhiÔm chung §òa Tãc Mãc
Giun
Hoµng V¨n Thô
Ho¸ Th-îng
Chung
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ nhiễm giun
Nhận xét: - Tỷ lệ nhiễm giun chung là 59,5%. Trường Hoá Thượng
(62,0%) cao hơn trường Hoàng Văn Thụ (57,0%), sự khác biệt là không có ý
nghĩa thống kê (p > 0,05).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
- 59,5% trẻ bị nhiễm giun đũa, 22,6% trẻ nhiễm giun tóc và 3,3% trẻ
nhiễm giun móc. Riêng trường mầm non Hoàng Văn Thụ không gặp trường
hợp nào nhiễm giun móc.
Bảng 3.2. Tỷ lệ nhiễm các loại giun theo nhóm tuổi
Loại giun
Nhóm tuổi
Chung Đũa Tóc Móc
n % n % n % n %
18 – 36 tháng
(n = 73)
35 47,9 35 47,9 15 20,5 2 2,7
37 – 60 tháng
(n = 228)
144 63,2 144 63,2 53 23,2 8 3,5
 179 59,5 179 59,5 68 22,6 10 3,3
p < 0,05 < 0,05 > 0,05 > 0,05
47.9
63.1
20.5
23.2
2.7 3.5
0
10
20
30
40
50
60
70
Tû lÖ (%)
§òa Tãc Mãc
Giun
18-36 th¸ng
37-60 th¸ng
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ nhiễm các loại giun theo nhóm tuổi
Nhận xét:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
- Tỷ lệ nhiễm giun đũa ở nhóm tuổi 37 – 60 tháng (63,2%) cao hơn nhóm
trẻ 18 – 36 tháng (47,9%), sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
- Không có sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm giun tóc, giun móc giữa 2 nhóm
trẻ (p > 0,05).
Bảng 3.3. Tỷ lệ nhiễm các loại giun theo giới
Loại giun
Giới
Đũa Tóc Móc
n % n % n %
Trai
(n = 167)
91 54,5 34 20,4 5 3,0
Gái
(n = 134)
88 65,7 34 25,4 5 3,7
 179 59,5 68 22,6 10 3,3
p > 0,05 > 0,05 > 0,05
54,5
65,7
20,4 25,4
3,0 3,7
0
10
20
30
40
50
60
70
Tû lÖ (%)
§òa Tãc Mãc Giun
Trai
G¸i
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ nhiễm các loại giun theo giới
Nhận xét:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
Tỷ lệ nhiễm giun đũa ở nhóm trẻ gái (65,7%) cao hơn nhóm trẻ trai
(54,5%). Tuy nhiên sự khác biệt là không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Không có sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm giun tóc, giun móc giữa 2 nhóm trẻ
trai và gái (p > 0,05).
Bảng 3.4. Tỷ lệ nhiễm các loại giun theo dân tộc
Loại giun
Dân tộc
Đũa Tóc Móc
n % n % n %
Kinh
(n = 250)
147 58,8 58 23,2 8 3,2
Thiểu số
(n = 51)
32 62,7 10 19,6 2 3,9
 179 59,5 68 22,6 10 3,3
p > 0,05 > 0,05 > 0,05
58,8
62,7
23,2
19,6
3,2 3,9
0
10
20
30
40
50
60
70
Tû lÖ (%)
§òa Tãc Mãc Giun
Kinh
ThiÓu sè
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ nhiễm các loại giun theo dân tộc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
Nhận xét:
Tỷ lệ nhiễm giun đũa, tóc, móc ở nhóm trẻ em dân tộc thiểu số và nhóm
trẻ dân tộc kinh tương đương nhau. Sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm các loại giun
giữa 2 nhóm dân tộc không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Bảng 3.5. Tỷ lệ đơn nhiễm và nhiễm phối hợp các loại giun đũa, tóc, móc theo trường
Nhiễm giun
Trƣờng
1 loại 2 loại 3 loại
n % n % n %
HVT
(n = 86)
54 62,8 32 37,2 0 0
HT
(n = 93)
52 55,9 36 38,7 5 5,4
 106 59,2 68 38,0 5 2,8
p > 0,05 > 0,05 < 0,05
62,8
55,9
37,2 38,7
0
5,4
0
10
20
30
40
50
60
70
Tû lÖ (%)
1 lo¹i 2 lo¹i 3 lo¹i
NhiÔm giun
Hoµng V¨n Thô
Ho¸ Th-îng
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ đơn nhiễm và nhiễm phối hợp các loại giun đũa, tóc,
móc theo trường
Nhận xét:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
59,2% trẻ chỉ bị nhiễm 1 loại giun. 38,0% trẻ bị nhiễm 2 loại giun và
2,8% nhiễm 3 loại giun.
Không có sự khác biệt về tỷ lệ trẻ nhiễm 1 hoặc 2 loại giun giữa 2
trường. Đặc biệt trường Hoàng Văn Thụ không có trẻ nào bị nhiễm 3 loại
giun.
Bảng 3.6. Tỷ lệ đơn nhiễm và nhiễm phối hợp các loại giun theo nhóm tuổi
Nhiễm giun
Nhóm tuổi
1 loại 2 loại 3 loại
n % n % n %
18 – 36 tháng
(n = 35)
18 51,4 17 48,6 0 0
37 – 60 tháng
(n = 144)
88 61,1 51 35,4 5 3,5
 106 59,2 68 38,0 5 2,8
p > 0,05 > 0,05 < 0,05
51,4
61,1
48,6
35,4
0
3,5
0
10
20
30
40
50
60
70
Tû lÖ (%)
1 lo¹i 2 lo¹i 3 lo¹i NhiÔm giun
18 - 36 th¸ng
37- 60 th¸ng
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ đơn nhiễm và nhiễm phối hợp các loại giun theo nhóm tuổi
Nhận xét:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
Tỷ lệ nhiễm 1 loại giun ở nhóm trẻ 37 – 60 tháng (61,1%) cao hơn nhóm
trẻ 18 – 36 tháng (51,4%), tỷ lệ nhiễm 2 loại giun ở nhóm trẻ 18 – 36 tháng
(48,6%) cao hơn nhóm trẻ 37 – 60 tháng (35,4%), tuy nhiên sự khác biệt là
không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Đặc biệt nhóm trẻ 18 – 36 tháng không có trẻ nào bị nhiễm 3 loại giun.
Bảng 3.7. Cường độ nhiễm các loài giun của trẻ tại 2 trường (tính theo trung
bình cộng)
Trƣờng
Loại giun
HVT
(n = 151)
HT
(n = 150)
Chung
(n = 301)
Đũa 583,6 ± 625,8 683,7 ± 679,3 633,5 ± 653,8
Tóc 165,7 ± 354,8 182,4 ± 373,4 170,0 ± 363,7
Móc 0 49,0 ± 192,0 24,4 ± 137,5
Nhận xét:
Cường độ nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc 2 trường ở mức độ nhẹ.
Bảng 3.8. Cường độ nhiễm các loài giun của trẻ tại 2 trường theo nhóm tuổi
Loại giun
Nhóm tuổi
Số trứng trung bình/1g phân
Đũa Tóc Móc
18 – 36 tháng
(n = 73)
387,8 ± 476,7 155,0 ± 322,7 17,6 ± 109,2
37 – 60 tháng
(n = 228)
712,1 ± 683,5 180,1 ± 376,3 26,6 ± 145,6
 633,5 ± 653,8 174,0 ± 363,7 24,4 ± 137,5
p < 0,05
Nhận xét:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
Nhóm trẻ 37 – 60 tháng có cường độ nhiễm giun đũa (712,1) cao hơn
nhóm trẻ 18 – 36 tháng (387,8) sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Ở nhóm trẻ 37 – 60 tháng có cường độ nhiễm giun tóc (180,1), giun móc
(26,6) cao hơn cường độ nhiễm các loại giun đó ở nhóm trẻ 18 – 36 tháng. Sự
khác biệt về cường độ nhiễm các loại giun theo nhóm tuổi là có ý nghĩa thống
kê (p < 0,05).
3.2. Kết quả tẩy giun
Bảng 3.9. Kết quả tẩy giun chọn lọc bằng Albendazol sau 3 tuần
Trƣờng n
Tỷ lệ sạch trứng (%) Tỷ lệ giảm trứng (%)
Giun
đũa
Giun
tóc
Giun
móc
Giun
đũa
Giun
tóc
Giun
móc
HVT 86 94,1 53,1 0 97,0 80,6 0
HT 93 90,3 52,7 90,0 96,3 84,2 98,4
Chung 179 92,1 52,9 90,0 96,6 82,5 98,4
p > 0,05
Nhận xét:
- Hiệu lực của thuốc Albendazol với giun đũa và giun móc ở cả 2 trường
rất tốt, tỷ lệ sạch trứng với giun đũa 92,1% và giun móc 90,0%. Tuy nhiên
hiệu lực của thuốc với giun tóc chỉ ở mức trung bình (52,9%).
- Sau tẩy giun tỷ lệ giảm trứng với cả 3 loại giun đều rất cao: giun đũa
96,6%; giun tóc 82,5% và giun móc 98,4%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.10. Tỷ lệ nhiễm, tái nhiễm giun đũa
Nhiễm giun
Trƣờng
Trƣớc tẩy Sau tẩy 3 tuần Sau tẩy 3 tháng
n % n % n %
HVT 86 57,0 5 5,8 10 11,6
HT 93 62,0 9 11,6 20 21,5
 179 59,5 14 7,8 30 16,7
57,0
62,0
5,8
11,6 11,6
21,5
0
10
20
30
40
50
60
70
Tû lÖ (%)
Tr-íc tÈy Sau tÈy 3 tuÇn Sau tÈy 3 th¸ng
NhiÔm giun
Hoµng V¨n Thô
Ho¸ Th-îng
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ nhiễm, tái nhiễm giun đũa
Nhận xét:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
- Sau khi tẩy giun 3 tuần tỷ lệ nhiễm giun đũa giảm rõ từ 59,5% sau tẩy
còn 7,8%.
- Sau tẩy 3 tháng tỷ lệ tái nhiễm giun đũa là 16,7% (tăng lên 8,9%).
Bảng 3.11. Tỷ lệ nhiễm, tái nhiễm giun tóc
Nhiễm giun
Trƣờng
Trƣớc tẩy Sau tẩy 3 tuần Sau tẩy 3 tháng
n % n % n %
HVT 32 21,2 15 17,4 17 19,7
HT 36 24,0 17 18,2 20 21,5
 68 22,6 32 17,8 37 20,6
21,2
24,0
17,4 18,2
19,7
21,5
0
5
10
15
20
25
Tû lÖ (%)
Tr-íc tÈy Sau tÈy 3 tuÇn Sau tÈy 3 th¸ng
NhiÔm giun
Hoµng V¨n Thô Ho¸ th-îng
Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ nhiễm, tái nhiễm giun tóc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
Nhận xét:
- Sau khi tẩy giun 3 tuần tỷ lệ nhiễm giun tóc giảm ít từ 22,6% sau tẩy
còn 17,8%.
- Sau tẩy 3 tháng tỷ lệ tái nhiễm giun tóc là 20,6% (tăng 2,8%).
Bảng 3.12. Tỷ lệ nhiễm, tái nhiễm giun móc
Nhiễm giun
Trƣờng
Trƣớc tẩy Sau tẩy 3 tuần Sau tẩy 3 tháng
n % n % n %
HVT 0 0 0 0 0 0
HT 10 6,7 1 1,08 1 1,08
 10 3,3 1 0,5 1 0,5
0,0
6,7
0
1,08
0
1,08
0
1
2
3
4
5
6
7
8
Tû lÖ (%)
Tr-íc tÈy Sau tÈy 3 tuÇn Sau tÈy 3 th¸ng
NhiÔm
giun
Hoµng V¨n Thô
Ho¸ Th-îng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
Biểu đồ 3.9. Tỷ lệ nhiễm, tái nhiễm giun móc
Nhận xét:
- Sau khi tẩy giun 3 tuần tỷ lệ nhiễm giun móc giảm rõ từ 3,3% xuống
còn 0,5%.
- Sau tẩy 3 tháng không có sự tái nhiễm giun móc.
Bảng 3.13. Cường độ nhiễm giun đũa ở trẻ trước và sau tẩy giun
Cƣờng độ
Trƣờng
Trƣớc tẩy Sau tẩy 3 tuần Sau tẩy 3 tháng
HVT 583,6 30,7 71,4
HT 683,7 40,0 124,4
 633,5 35,5 98,9
Nhận xét:
Sau khi tẩy giun 3 tuần cường độ nhiễm giun đũa giảm từ 633,5 còn
35,5; sau 3 tháng cường độ nhiễm là 98,9 tăng lên 63,4.
Bảng 3.14. Cường độ nhiễm giun tóc ở trẻ trước và sau tẩy giun
Cƣờng độ
Trƣờng
Trƣớc tẩy Sau tẩy 3 tuần Sau tẩy 3 tháng
HVT 165,7 56,4 73,0
HT 182,4 46,2 52,6
 170,0 51,1 62,4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
Nhận xét:
Sau khi tẩy giun 3 tuần cường độ nhiễm giun tóc giảm từ 170 còn 51,1;
sau 3 tháng cường độ nhiễm là 62,4 tăng lên 11,3.
Bảng 3.15. Cường độ nhiễm giun móc ở trẻ trước và sau tẩy giun
Cƣờng độ
Trƣờng Trƣớc tẩy Sau tẩy 3 tuần Sau tẩy 3 tháng
HVT 0 0 0
HT 49,0 1,2 1,7
 24,4 0,6 0,9
Nhận xét:
Sau khi tẩy giun 3 tuần cường độ nhiễm giun móc giảm từ 24,4 còn 0,6;
sau 3 tháng cường độ nhiễm là 0,9 tăng lên 0,3.
3.3. Nhiễm giun đũa, tóc, móc và các yếu tố liên quan
Bảng 3.16. Liên quan giữa sử dụng hố xí không hợp vệ sinh với tỷ lệ nhiễm
giun
Nhiễm giun
Hố xí
Có Không
p
n % n %
Không hợp vệ sinh 37 75,5 12 24,4
< 0,05
Hợp vệ sinh 142 56,3 110 43,6
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
Nhận xét:
75,5% trẻ sống ở gia đình sử dụng hố xí không hợp vệ sinh bị nhiễm
giun cao hơn trẻ sống ở gia đình sử dụng hố xí hợp vệ sinh (56,3%). Sự khác
biệt về tỷ lệ nhiễm này là có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Bảng 3.17. Liên quan giữa rửa tay trước ăn với tỷ lệ nhiễm giun
Nhiễm giun
Rửa tay
Có Không
p
n % n %
Không thường xuyên 122 64,5 67 35,4
< 0,05
Thường xuyên 57 50,8 55 49,1
Nhận xét:
64,5% những trẻ không thường xuyên rửa tay trước khi ăn bị nhiễm giun
cao hơn những trẻ thường xuyên rửa tay trước khi ăn (50,8%), sự khác biệt về
tỷ lệ nhiễm này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Bảng 3.18. Liên quan giữa rửa tay sau đi ngoài với tỷ lệ nhiễm giun
Nhiễm giun
Rửa tay
Có Không
p
n % n %
Không thường xuyên 103 65,6 54 34,3
< 0,05
Thường xuyên 76 52,7 68 47,2
Nhận xét:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
65,6% những trẻ không thường xuyên rửa tay sau khi đi ngoài bị nhiễm
giun cao hơn những trẻ thường xuyên rửa tay sau khi đi ngoài (52,7%), sự
khác biệt về tỷ lệ nhiễm này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Bảng 3.19. Liên quan giữa hiểu biết của bà mẹ về bệnh giun với tỷ lệ nhiễm giun
Nhiễm giun
Hiểu biết
Có Không
p
n % n %
Kém và trung bình 6 100 0 0
< 0,05
Khá và tốt 173 58,6 122 41,3
Nhận xét:
100% con của các bà mẹ có kiến thức hiểu biết về bệnh giun kém và
trung bình bị nhiễm giun tỷ lệ cao hơn con của các bà mẹ mẹ có kiến thức
hiểu biết về bệnh giun là khá và tốt (58,6%), sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm này
có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
CHƢƠNG 4
BÀN LUẬN
4.1. Về tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh 2 trƣờng mầm non tại
Thái Nguyên
Tiến hành điều tra 301 trẻ 18 đến 60 tháng tuổi trong đó 151 trẻ ở trường
mầm non công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ thành phố Thái Nguyên và
150 trẻ ở trường mầm non xã Hóa Thượng - huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên,
chúng tôi thấy tỷ lệ nhiễm giun chung cho cả 2 trường là 59,5%. Tỷ lệ nhiễm
giun ở học sinh trường mầm non Hoàng Văn Thụ (57,0%) thấp hơn so với
trường mầm non Hóa Thượng (62%), tuy nhiên sự khác biệt là không có ý
nghĩa thống kê. Những trẻ bị nhiễm giun chung là có nhiễm giun đũa chiếm
59,5%. Tại 2 trường mầm non 22,6% trẻ bị nhiễm giun tóc (trường Hóa
Thượng: 24%; trường Hoàng Văn Thụ: 21,2%) và 3,3% trẻ nhiễm giun móc
(chỉ gặp 10 trường hợp ở trường Hóa Thượng chiếm 6,7% tổng số trẻ toàn
trường, không gặp trường hợp nhiễm giun móc nào ở trường Hoàng Văn
Thụ). Với tỷ lệ nhiễm giun gần 60% ở trẻ em lứa tuổi 18 đến 60 tháng được
chăm sóc trong môi trường nhà trẻ như vậy là rất cao và đáng báo động. Điều
tra của Nguyễn Đức Ngân và CS [18] tại 3 trường mầm non thuộc khu vực
thành phố Thái Nguyên năm 1987 cho thấy tỷ lệ nhiễm giun đũa ở trẻ em
trường mầm non Z159 chiếm 80,0%, trường mầm non 19-5: 64,1% và trường
mầm non Gang thép: 60,6%, thì kết quả về tỷ lệ nhiễm giun đũa của chúng tôi
có thấp hơn nhiều so trường Z159 nhưng vẫn tương đương với tỷ lệ nhiễm ở 2
trường còn lại. Trong khi đó tỷ lệ nhiễm giun tóc và giun móc của chúng tôi
lại cao hơn các tác giả trên (giun tóc: 10,75 - 15,74%; giun móc: 0,74 -
1,30%). Mặc dù điều tra sau 22 năm nhưng thực chất tỷ lệ nhiễm giun đũa tại
2 nhà trẻ của chúng tôi thấp hơn không đáng kể, thậm chí tỷ lệ nhiễm giun
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
tóc, giun móc còn cao hơn các tác giả trên nghiên cứu ở các nhà trẻ trên cùng
địa bàn, phải chăng công tác chăm sóc, dự phòng nhiễm giun trẻ em chưa
thực sự được quan tâm? Trẻ em chưa được tẩy giun định kỳ? Cũng có thể do
chúng tôi sử dụng phương pháp xét nghiệm Kato Katz tìm trứng giun nên độ
nhạy có cao hơn phương pháp tập trung trứng bằng nước muối bão hòa Willis
mà các tác giả áp dụng. Tỷ lệ nhiễm giun đũa và giun tóc của chúng tôi có
thấp hơn nhiều so với nghiên cứu của Phạm Trung Kiên tại Kim Bảng - Hà Nam,
tỷ lệ nhiễm giun chung ở trẻ dưới 5 tuổi là 93,4% (Giun đũa: 79,5 - 83,6%,
Giun tóc 63,9 - 69,5%) [15] và Lê Thị Tuyết về nhiễm giun trẻ em tại Thái
Bình (nhiễm giun đũa: 95,4%, giun tóc 80,9% và giun móc 11,8%) [29]. Có lẽ
tỷ lệ nhiễm giun còn liên quan đến vấn đề môi trường nước và quản lý phân
tại khu vực đồng bằng, vùng chiêm trũng này chưa được tốt hơn địa bàn
nghiên cứu của chúng tôi và tác giả nghiên cứu trong cộng đồng chung chứ
không chỉ riêng tại các trường mầm non. Mặc dù địa bàn trường Hoàng Văn
Thụ thu dung chủ yếu là con em cán bộ công chức của công ty cổ phần giấy
Hoàng Văn Thụ và nằm trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỷ lệ nhiễm các
loại giun có thấp hơn đáng kể so với trường Hóa thượng (thuộc khu vực nông
thôn ngoại thành), thậm chí không gặp trường hợp nào nhiễm giun móc,
nhưng tỷ lệ nhiễm giun tại đây vẫn cao hơn rất nhiều so với kết quả nghiên
cứu của Hoàng Tân Dân và cộng sự tại một số trường mầm non thuộc thành
phố Hà Nội [3]. Theo các tác giả trên tỷ lệ nhiễm giun đũa chỉ chiếm 8,8 -
10,2%, giun tóc 3,47 - 4,34% và không có trẻ nào nhiễm giun móc. Có lẽ yếu
tố môi trường, kiến thức chăm sóc, phòng nhiễm giun cho trẻ của các bà mẹ
và giáo viên tốt hơn, công tác phòng bệnh giun sán luôn được quan tâm và trẻ
được định kỳ tẩy giun đều đặn hơn? Kết quả của chúng tôi cũng cao hơn rất
nhiều so với một nghiên cứu gần đây của tác giả Nguyễn Võ Hinh tại tỉnh
Thừa Thiên Huế cho thấy, 5 trường mẫu giáo ở nông thôn, miền núi có tỷ lệ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
nhiễm giun chung: 35,22%, trong đó nhiễm giun đũa: 16,98%, nhiễm giun
tóc: 10,06% và nhiễm giun móc: 15,09%. Tại 2 trường mẫu giáo ở thành phố,
tỷ lệ nhiễm giun chung: 0,91%, trong đó chủ yếu là nhiễm giun đũa 0,68% và
phát hiện một trường hợp bị nhiễm sán lá ruột, không có trường hợp nào
nhiễm giun tóc và giun móc[9]. Chứng tỏ ở trẻ em trong khu vực thành phố
đã được quan tâm chăm sóc, quản lý sức khỏe tốt hơn và có được môi trường
sống tốt hơn. Đây cũng là một mẫu hình lý tưởng về công tác phòng bệnh
nhiễm giun sán tại Việt Nam mà đặc biệt ngành Y tế và cộng đồng dân cư tại
khu vực Thái Nguyên nói chung cần học tập. Một số tác giả nước ngoài như
Awachi nghiên cứu ở Ấn Độ cho thấy tỷ lệ nhiễm giun chung ở trẻ em mẫu
giáo là 17,5%, trong đó giun đũa chiếm 68,1% [33] và Olsen A, nghiên cứu ở
trẻ em tại cộng đồng ở Kenya thấy nhiễm giun chung cũng chỉ chiếm 16%
trong đó giun móc rất cao chiếm 63% và giun tóc 24% [42]. Như vậy, kết quả
nhiễm giun chung của chúng tôi cao hơn các tác giả trên rất nhiều và chủ yếu
nhiễm giun đũa và giun tóc.
Về lứa tuổi, kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấy tỷ lệ nhiễm giun
chung ở nhóm trẻ 37 - 60 tháng là (63,2%) cao hơn nhóm trẻ 18 - 36 tháng
(47,9%), sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê. Trong đó, tỷ lệ nhiễm giun đũa ở
cả 2 nhóm tuổi có tỷ lệ như nhiễm giun chung và tỷ lệ nhiễm ở nhóm 37 - 60
tháng cũng cao hơn có ý nghĩa thống kê. Sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm giun tóc,
giun móc giữa 2 nhóm trẻ là không có ý nghĩa thống kê. Kết quả của chúng
tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của Hoàng Tân Dân [3], không có sự khác
biệt về tỷ lệ nhiễm giun tóc giữa các nhóm tuổi. Trẻ càng lớn tuổi hơn nguy
cơ nhiễm giun càng cao hơn, có lẽ do khi ở nhà gia đình đã không thể giám
sát trẻ tiếp cận với các nguồn lây nhiễm hoặc vệ sinh ăn uống nên tỷ lệ mắc ở
trẻ nhóm tuổi lớn sẽ cao hơn. Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên
cứu của một số tác giả Bùi Văn Hoan, Trần Minh Hậu, Đỗ Thị Đáng, Phạm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
Trung Kiên [5], [7], [11], [15]. Việc giáo dục cho trẻ ở nhóm lớn tuổi hơn về
cách tự vệ sinh trong ăn uống, sinh hoạt để phòng tránh nhiễm giun là rất cần
thiết và có thể thuận lợi hơn khi thông qua đội ngũ giáo viên nhà trường kết
hợp với các bậc phụ huynh.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ nhiễm giun chung ở trẻ
gái (65,7%) cao hơn trẻ trai (54,5%). Tuy nhiên sự khác biệt là chưa có ý
nghĩa thống kê. Nhận xét của Bùi Văn Hoan [11] cũng cho rằng tỷ lệ nhiễm
giun ở học sinh nữ cao hơn học sinh nam. Tuy nhiên một số nghiên cứu khác
không thấy sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm giun ở trẻ em theo giới tính [12], [29].
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy, mặc dù tỷ lệ nhiễm giun ở
nhóm trẻ dân tộc thiểu số là 62,7%, cao hơn nhóm trẻ em dân tộc Kinh
(58,8%), nhưng sự khác biệt này là không có ý nghĩa thống kê. Kết quả này
cũng phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Sơn điều tra tại Sơn La không thấy
sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm giun giữa trẻ em các dân tộc khác nhau [20]. Có lẽ
số trẻ em dân tộc thiểu số trong nghiên cứu của chúng tôi còn ít (32 trẻ), hơn
nữa đa số là con em của cán bộ công chức đang công tác tại các địa bàn
nghiên cứu, khá tương đồng về mặt kiến thức và tập quán chăm sóc trẻ em,
nên sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm giun trẻ em là không có ý nghĩa thống kê.
Về tỷ lệ đơn nhiễm hoặc nhiễm phối hợp, kết quả ở bảng 3.5 chúng tôi
thấy 59,2% là đơn nhiễm và chỉ đơn thuần nhiễm giun đũa. 38,0% nhiễm 2
loại giun, nghĩa là ngoài giun đũa có nhiễm thêm giun tóc hoặc giun móc. Chỉ
có 5 trường hợp chiếm 2,8% trẻ bị nhiễm cả 3 loại giun. Kết quả của chúng
tôi có khác biệt so với nghiên cứu của một số tác giả như Phạm Trung Kiên ở
Kim Bảng - Hà Nam, tỷ lệ đa nhiễm (nhiễm phối hợp) rất cao, từ 60,3 -
67,8% [15], và kết quả của Lê Thị Tuyết nghiên cứu tại vùng Thái Bình cũng
cho kết quả tương tự (đa nhiễm 86,5%, đơn nhiễm rất thấp chỉ chiếm 13,5%)
[29]. Ngược lại kết quả của chúng tôi thấy tỷ lệ đơn nhiễm thấp hơn công bố
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
của Bùi Văn Hoan nghiên cứu tại Thái Nguyên (78,6%), nghĩa là tỷ lệ đa
nhiễm chỉ chiếm 21,4% [11]. Cấn Thị Cúc nghiên cứu ở Quảng Ninh cũng
cho thấy tỷ lệ đa nhiễm ở trẻ em khu vực này là 46,2% [4], tương đương với
kết quả của chúng tôi. Như vậy, tỷ lệ đa nhiễm các loại giun theo một số
nghiên cứu ở miền núi có thấp hơn nhiều so với vùng đồng bằng hoặc chiêm
trũng. Có lẽ do yếu tố môi trường, tính chất canh tác và vấn đề quản lý, sử
dụng phân bắc… vì tại các địa bàn đó tỷ lệ nhiễm giun móc cao, trong khi đó
trong kết quả của chúng tôi chỉ gặp 10 trường hợp nhiễm giun móc và chỉ
gặp ở nhóm trẻ từ 37 - 60 tháng.
4.2. Về cƣờng độ nhiễm giun ở trẻ em
Kết quả của chúng tôi ở bảng 3.7 và 3.8 cho thấy, tính theo tiêu chuẩn
phân loại cường độ nhiễm giun của tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì cường độ
nhiễm trung bình từng loại giun đũa, tóc, móc ở trẻ em giữa 2 trường mầm
non Hoàng Văn Thụ và Hóa Thượng đều ở mức độ nhiễm nhẹ (giun đũa:
633,5 ± 653,8; Giun tóc: 170,0 ± 363,7 và giun móc: 24,4 ± 137,5). Ngoại trừ
giun móc không gặp ở trường Hoàng Văn Thụ còn lại cường độ nhiễm trung
bình của giun đũa và giun tóc là tương đương nhau giữa 2 trường. Tuy nhiên
nếu tính theo nhóm tuổi thì cường độ nhiễm từng loại giun ở nhóm trẻ 37 - 60
tháng luôn cao hơn nhóm trẻ 18 - 36 tháng, sự khác biệt là có ý nghĩa thống
kê với p < 0,05. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy cường độ nhiễm
giun ở cả 2 trường mầm non khu vực nghiên cứu đều thấp hơn một số tác giả
nghiên cứu ở vùng đồng bằng, theo Lê Thị Tuyết [29] cường độ nhiễm giun
đũa là 13.179, giun tóc: 798 và giun móc là 561. Kết quả của Hoàng Thị Kim
[14] cho thấy cường độ nhiễm giun đũa là 8.199 và giun tóc là 264. Phạm
Trung Kiên [15] cho thấy cường độ nhiễm giun đũa ở trẻ em Hà Nam là
18.519 và giun tóc là 568. Kết quả về cường độ nhiễm giun của chúng tôi cao
hơn nghiên cứu của Hoàng Tân Dân và CS [3] tại một số trường mầm non ở
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
Hà Nội, tác giả cho thấy cường độ nhiễm giun đũa ở là 257 và giun tóc 102.
Có lẽ những nơi có tỷ lệ nhiễm giun thấp thì nguy cơ lây nhiễm và tái nhiễm
cũng ít hơn, công tác vệ sinh phòng bệnh tốt hơn nên cường độ nhiễm các loại
giun cũng thấp hơn. Cường độ nhiễm giun là một chỉ số rất có giá trị tiên
lượng nguy cơ lây nhiễm giun tại cộng đồng.
4.3. Về kết quả tẩy giun chọn lọc bằng Albendazol
- Về tỷ lệ sạch trứng: với liều duy nhất 400mg Albendazol đã có tác dụng
rất tốt đối với các loại giun, đặc biệt là giun đũa (tỷ lệ sạch trứng: 92,1%), rồi
đến giun móc (tỷ lệ sạch trứng: 90,0%), cuối cùng là giun tóc cũng có tỷ lệ
sạch trứng đến 52,9%. Hiệu quả làm sạch trứng giun của thuốc Albendazol
tương đương nhau giữa trường mầm non Hoàng Văn Thụ và Hoá Thượng.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả của Hoàng Thị
Kim [13], tuy nhiên tỷ lệ sạch trứng đối với giun đũa của chúng tôi có thấp
hơn (92,1% so với 100%), nhưng tỷ lệ sạch trứng với giun tóc và giun móc thì
cao hơn (tương đương 52,9% so với 33% và 90,0% so với 82,4%). Kết quả
của Lê Thị Tuyết [29] cho thấy tỷ lệ sạch trứng đối với giun đũa là 92,5%
tương đương với kết quả của chúng tôi, nhưng tỷ lệ sạch trứng với giun tóc và
giun móc thì có khác biệt (tương đương 52,9% so với 33,3% và 90,0% so với
100,0%). Kết quả của chúng tôi cũng tương đương với các tác giả Nguyễn
Xuân Thao [27] nghiên cứu ở Tây Nguyên và M.A.Botey [34]. Chứng tỏ hiệu
quả làm sạch trứng giun của Albendazol liều duy nhất 400mg sau 3 tuần là rất
tốt, tuy nhiên tuỳ từng loại giun và vùng miền nghiên cứu mà hiệu quả đối với
từng loại giun có khác nhau. Riêng giun đũa luôn nhạy cảm và rất hiệu quả
(tỷ lệ sạch trứng từ 92,0% đến 100%).
- Về tỷ lệ giảm trứng: Kết quả của chúng tôi cho thấy sau 3 tuần tẩy giun
với liều duy nhất 400mg Albendazol thì tỷ lệ giảm trứng các loại giun rất cao
(giun đũa: 96,6%; giun tóc: 82,5% và giun móc: 98,4%). Kết quả của chúng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
tôi cũng tương đương với một số tác giả nghiên cứu ở các vùng miền khác
nhau như: Lê Thị Tuyết, Hoàng Tân Dân, Nguyễn Xuân Thao [3], [27], [29].
Như vậy thuốc Albendazol với một liều duy nhất đã có hiệu quả làm giảm
nhanh chóng tỷ lệ trứng giun trong phân trẻ em đã được nhiều tác giả ghi
nhận. So sánh hiệu quả điều trị bằng một liều duy nhất 400mg Albendazol với
hiệu quả điều trị bằng Helmintox của Phạm Trung Kiên [15] thì chúng tôi
thấy tỷ lệ sạch trứng và giảm trứng tương đương nhau, hơn nữa trong quá
trình điều trị chọn lọc không có trẻ nào biểu hiện dấu hiệu tác dụng phụ của
thuốc, mặt khác Albendazol là một loại thuốc tẩy giun có khoảng an toàn cao,
vì vậy có lẽ nên dùng Albendazol tẩy giun hàng loạt cho trẻ em tại cộng đồng
là an toàn, hiệu quả và thích hợp nhất.
4.4. Về tỷ lệ và cƣờng độ tái nhiễm sau tẩy giun 3 tháng
- Về tỷ lệ tái nhiễm, kết quả của chúng tôi cho thấy sau tẩy giun 3 tháng
tỷ lệ tái nhiễm với giun tóc 20,6%, giun đũa 16,7% và giun móc 0,5%. Mặc
dù thời gian đánh giá sau tẩy chọn lọc còn ngắn (3 tháng), nhưng với tỷ lệ tái
nhiễm như vậy là khá cao. Tuy nhiên cũng phù hợp với kết quả của tác giả
Hoàng Thị Kim [14], điều tra sau 6 tháng tẩy giun, tỷ lệ tái nhiễm với giun
đũa là 68,0%; giun tóc 51,0% và giun móc 4,4%. Nhưng có lẽ thấp hơn nhiều
so với tỷ lệ tái nhiễm giun ở nghiên cứu của Lê Thị Tuyết [29] (giun đũa
90,7%; giun tóc 83,0% và giun móc 12,7%). Có lẽ tỷ lệ tái nhiễm giun cao
còn phụ thuộc vào tỷ lệ và cường độ nhiễm giun, phụ thuộc vào yếu tố môi
trường, vệ sinh trong ăn uống sinh hoạt.
- Về cường độ tái nhiễm: kết quả của chúng tôi cho thấy cường độ tái
nhiễm chung ở trẻ em cả 2 trường với giun đũa là 98,9; giun tóc là 62,4 và
giun móc là 0,9. Như vậy, cường độ tái nhiễm sau 3 tháng điều trị trong kết
quả của chúng tôi tương đối thấp. Cho tới nay chưa có tác giả nào đánh giá
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
vào thời điểm sau 3 tháng tẩy chọn lọc nên chúng tôi không có số liệu để so
sánh về cường độ tái nhiễm. Nhưng có lẽ cường độ nhiễm như vậy là
không cao.
4.5. Một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc ở
trẻ em
- Về vấn đề sử dụng hố xí hợp vệ sinh: bảng 3.16 cho thấy 75,5% trẻ
sống ở những gia đình sử dụng hố xí không hợp vệ sinh thì bị nhiễm giun và
56,3% trẻ bị nhiễm giun sống ở những gia đình sử dụng hố xí hợp vệ sinh.
Như vậy, có sự liên quan rõ rệt giữa nhiễm giun và sử dụng hố xí không hợp
vệ sinh, nghĩa là những gia đình không sử dụng hố xí hợp vệ sinh thì trẻ bị
nhiễm giun nhiều hơn, có sự khác biệt với p < 0,05. Kết quả của chúng tôi
cũng phù hợp với kết quả của Nguyễn Xuân Thao [27] nghiên cứu ở khu vực
Tây Nguyên cũng cho rằng có sự liên quan giữa tỷ lệ nhiễm giun truyền qua
đất với sử dụng hố xí không hợp vệ sinh hoặc phóng uế ra xung quanh nhà.
Nguyễn Văn Tân [23] cũng cho rằng xây dựng hố xí hợp vệ sinh và sử dụng
đúng cách là một biện pháp bảo vệ, phòng nhiễm giun sán tốt nhất. Hố xí
không hợp vệ sinh chính là nguồn phát tán trứng giun ra môi trường nhiều
nhất bởi các loài vật trung gian khác như các loài vật nuôi, ruồi nhặng... Trẻ
em sống ở những gia đình sử dụng hố xí không hợp vệ sinh thì dễ tiếp xúc với
các yếu tố lây nhiễm như các vật dụng hàng ngày, thức ăn nên trẻ này dễ bị
nhiễm giun.
- Về vấn đề rửa tay trước khi ăn và sau khi đi ngoài: kết quả của chúng
tôi cho thấy 64,5% trẻ bị nhiễm giun không rửa tay thường xuyên và 50,8%
trẻ bị nhiễm giun có rửa tay thường xuyên. Như vậy tỷ lệ nhiễm giun ở những
trẻ không rửa tay thường xuyên cao hơn có ý nghĩa thống kê so với những trẻ
rửa tay thường xuyên. Đồng thời những trẻ không thường xuyên rửa tay sau
khi đi ngoài thì tỷ lệ nhiễm giun cũng cao hơn (65,6%) so với những đứa trẻ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
được rửa tay thường xuyên sau khi đi ngoài (52,7%), sự khác biệt về tỷ lệ
nhiễm giun này có ý nghĩa thống kê. Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với
nhận xét của Nguyễn Xuân Thao [27] nghiên cứu ở khu vực Tây Nguyên
không rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh là những yếu tố nguy cơ
chính ảnh hưởng đến mức độ nhiễm giun tại khu vực nghiên cứu. Không rửa
tay thường xuyên trước khi ăn và sau khi đi ngoài là khâu trung gian lây
nhiễm chính của trứng giun theo cơ chế phân miệng đặc biệt là ở trẻ em do
chưa có ý thức và thói quen trong vệ sinh ăn uống nhất là những trẻ em ở khu
vực nông thôn hoặc trẻ sống trong gia đình dễ bị ô nhiễm bởi trứng giun.
- Về vấn đề kiến thức chăm sóc và phòng bệnh nhiễm giun cho trẻ em
của các bà mẹ: kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy 100% trẻ em là con
của các bà mẹ có kiến thức hiểu biết về bệnh giun truyền qua đất kém và
trung bình đều bị nhiễm giun, tỷ lệ này cao hơn nhiều so với con của các bà
mẹ có kiến thức về bệnh giun truyền qua đất khá và tốt (58,6%), sự khác biệt
về tỷ lệ này là có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Hiểu biết và có kiến thức về
chăm sóc, phòng bệnh giun truyền qua đất của người mẹ là rất cần thiết vì
hiểu biết thì người mẹ mới có thể chăm sóc và phòng bệnh cho con mình
được tốt hơn. Mặc dù ban ngày chủ yếu trẻ sống tại nhà trẻ được chăm sóc
bởi các cô giáo nhưng quá nửa thời gian còn lại là trẻ sống, sinh hoạt trong
môi trường gia đình, nên vai trò của người mẹ trong phòng bệnh và chăm sóc
sức khoẻ cho trẻ em là hết sức quan trọng. Việc tập huấn, truyền thông giáo
dục kiến thức, kỹ năng chăm sóc phòng bệnh nhiễm giun truyền qua đất nói
chung cho các bà mẹ và giáo viên mầm non là một trong những biện pháp cần
thiết mà ngành y tế cần quan tâm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
KẾT LUẬN
Dựa vào kết quả nghiên cứu chúng tôi đưa ra các kết luận sau:
1. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh tại 2 trƣờng
mầm non tại Thái Nguyên
- Tỷ lệ nhiễm giun chung ở trẻ em 2 trường mầm non Hoá Thượng và
Hoàng Văn Thụ là: 59,5%. Tất cả những trẻ xét nghiệm phân (+) đều bị
nhiễm giun đũa (chiếm 59,5%). Tỷ lệ nhiễm giun tóc: 22,6% và giun móc: 3,3%.
- Tỷ lệ nhiễm các loại giun giữa 2 trường là tương đương nhau, ngoại trừ
trường Hoàng Văn Thụ không gặp trẻ nào bị nhiễm giun móc.
- 63,2% trẻ ở nhóm tuổi 37 – 60 tháng bị nhiễm giun cao hơn nhóm trẻ
18 – 36 tháng (47,9%). Sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê.
- Không có sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm các loại giun giữa trẻ trai và trẻ
gái, giữa dân tộc Kinh và dân tộc thiểu số.
- 59,2% trẻ nhiễm 1 loại giun, 38,0% trẻ nhiễm 2 loại giun và 2,8%
nhiễm 3 loại giun (chỉ gặp ở trường Hoá Thượng).
- Cường độ nhiễm các loại giun ở trẻ em tại 2 trường đều ở mức độ nhẹ
(giun đũa 633,5; giun tóc 170,0 và giun móc 24,4).
- Cường độ nhiễm giun ở nhóm trẻ 37 – 60 tháng cao hơn nhóm trẻ 18 –
36 tháng (p < 0,05).
2. Kết quả tẩy giun chọn lọc bằng thuốc Albendazol
- Tỷ lệ sạch trứng cao sau tẩy giun 3 tuần: giun đũa 92,1%, giun tóc
52,9% và giun móc 90,0%.
- Sau tẩy giun 3 tuần tỷ lệ giảm trứng cao: giun đũa 96,6%, giun tóc
82,5% và giun móc 98,4%.
- Tỷ lệ tái nhiễm giun sau 3 tháng: giun đũa 16,7%, giun tóc 20,6%,
giun móc 0,5%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
- Cường độ nhiễm giun sau tẩy 3 tuần: giun đũa, giun tóc và giun móc
giảm, sau 3 tháng cường độ nhiễm tăng lên (p < 0,05).
3. Một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ nhiễm giun ở trẻ em
- Có sự liên quan rõ rệt giữa không rửa tay thường xuyên trước khi ăn
hoặc sau khi đi ngoài đến tỷ lệ nhiễm giun ở trẻ em (p < 0,05).
- Những trẻ sống ở gia đình sử dụng hố xí không hợp vệ sinh thì tỷ lệ
nhiễm giun cao hơn những trẻ sống ở gia đình có hố xí hợp vệ sinh (p < 0,05).
- Con của các bà mẹ có kiến thức hiểu biết về bệnh giun kém và trung
bình thì bị nhiễm giun nhiều hơn con của những bà mẹ mẹ có kiến thức hiểu
biết về bệnh giun là khá và tốt (p < 0,05).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
KIẾN NGHỊ
- Nên sử dụng thuốc Albendazol để định kỳ tẩy giun hàng loạt cho trẻ em
tại cộng đồng.
- Tiếp tục tuyên truyền giáo dục cho các bà mẹ về kiến thức, kỹ năng
chăm sóc phòng bệnh nhiễm giun cho trẻ.
- Vận động và khuyến khích tất cả mọi gia đình sử dụng hố xí hợp vệ
sinh.
Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non tại thái nguyên
Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non tại thái nguyên
Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non tại thái nguyên
Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non tại thái nguyên
Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non tại thái nguyên
Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non tại thái nguyên
Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non tại thái nguyên
Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non tại thái nguyên
Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non tại thái nguyên

More Related Content

What's hot

đạI cương ký sinh trùng y học
đạI cương ký sinh trùng y họcđạI cương ký sinh trùng y học
đạI cương ký sinh trùng y họcjackjohn45
 
Bệnh thương hàn - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
Bệnh thương hàn - 2019 - Đại học Y dược TPHCMBệnh thương hàn - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
Bệnh thương hàn - 2019 - Đại học Y dược TPHCMUpdate Y học
 
Cách quản lý tài liệu tham khảo (Mẹo - mức sử dụng phần mềm endnote)
Cách quản lý tài liệu tham khảo (Mẹo - mức sử dụng phần mềm endnote)Cách quản lý tài liệu tham khảo (Mẹo - mức sử dụng phần mềm endnote)
Cách quản lý tài liệu tham khảo (Mẹo - mức sử dụng phần mềm endnote)SoM
 
Giải-Phẫu-Người-Đại-Học-Y-Hà-Nội.pdf
Giải-Phẫu-Người-Đại-Học-Y-Hà-Nội.pdfGiải-Phẫu-Người-Đại-Học-Y-Hà-Nội.pdf
Giải-Phẫu-Người-Đại-Học-Y-Hà-Nội.pdfLoan Phan Thị Mỹ
 
Trắc nghiệm giải phẫu bệnh có đáp án
Trắc nghiệm giải phẫu bệnh có đáp ánTrắc nghiệm giải phẫu bệnh có đáp án
Trắc nghiệm giải phẫu bệnh có đáp ánnataliej4
 
THỰC TẬP MÔ HỌC - GIẢI PHẪU BỆNH HỆ TIẾT NIỆU
THỰC TẬP MÔ HỌC - GIẢI PHẪU BỆNH HỆ TIẾT NIỆUTHỰC TẬP MÔ HỌC - GIẢI PHẪU BỆNH HỆ TIẾT NIỆU
THỰC TẬP MÔ HỌC - GIẢI PHẪU BỆNH HỆ TIẾT NIỆUSoM
 
Các cơ chế miễn dịch
Các cơ chế miễn dịch Các cơ chế miễn dịch
Các cơ chế miễn dịch Huy Hoang
 
13 vi khuan ta da
13 vi khuan ta   da13 vi khuan ta   da
13 vi khuan ta daLe Tran Anh
 
Vi sinh thuc tap dinh soan ya29
Vi sinh thuc tap dinh soan ya29Vi sinh thuc tap dinh soan ya29
Vi sinh thuc tap dinh soan ya29Jasmine Nguyen
 
09 vi sinh vat trong tu nhien va ki sinh o nguoi. cac duong truyen benh da
09 vi sinh vat trong tu nhien va ki sinh o nguoi. cac duong truyen benh   da09 vi sinh vat trong tu nhien va ki sinh o nguoi. cac duong truyen benh   da
09 vi sinh vat trong tu nhien va ki sinh o nguoi. cac duong truyen benh daLe Tran Anh
 
sinh học phân tử
sinh học phân tửsinh học phân tử
sinh học phân tửHà Nguyễn
 
Y tế tuyến cơ sở và chương trình quốc gia chăm sóc sức khỏe tuyến ban đầu
Y tế tuyến cơ sở và chương trình quốc gia chăm sóc sức khỏe tuyến ban đầuY tế tuyến cơ sở và chương trình quốc gia chăm sóc sức khỏe tuyến ban đầu
Y tế tuyến cơ sở và chương trình quốc gia chăm sóc sức khỏe tuyến ban đầuThanh Liem Vo
 
cập nhật tình trạng kháng kháng sinh
cập nhật tình trạng kháng kháng sinhcập nhật tình trạng kháng kháng sinh
cập nhật tình trạng kháng kháng sinhSoM
 
Vi khuẩn tóm tắt bảng
Vi khuẩn tóm tắt bảngVi khuẩn tóm tắt bảng
Vi khuẩn tóm tắt bảngCường Ballad
 

What's hot (20)

đạI cương ký sinh trùng y học
đạI cương ký sinh trùng y họcđạI cương ký sinh trùng y học
đạI cương ký sinh trùng y học
 
Khangnguyen
KhangnguyenKhangnguyen
Khangnguyen
 
Benh quai bi
Benh quai biBenh quai bi
Benh quai bi
 
Bệnh thương hàn - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
Bệnh thương hàn - 2019 - Đại học Y dược TPHCMBệnh thương hàn - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
Bệnh thương hàn - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
 
Cách quản lý tài liệu tham khảo (Mẹo - mức sử dụng phần mềm endnote)
Cách quản lý tài liệu tham khảo (Mẹo - mức sử dụng phần mềm endnote)Cách quản lý tài liệu tham khảo (Mẹo - mức sử dụng phần mềm endnote)
Cách quản lý tài liệu tham khảo (Mẹo - mức sử dụng phần mềm endnote)
 
Giải-Phẫu-Người-Đại-Học-Y-Hà-Nội.pdf
Giải-Phẫu-Người-Đại-Học-Y-Hà-Nội.pdfGiải-Phẫu-Người-Đại-Học-Y-Hà-Nội.pdf
Giải-Phẫu-Người-Đại-Học-Y-Hà-Nội.pdf
 
Trắc nghiệm giải phẫu bệnh có đáp án
Trắc nghiệm giải phẫu bệnh có đáp ánTrắc nghiệm giải phẫu bệnh có đáp án
Trắc nghiệm giải phẫu bệnh có đáp án
 
THẦN KINH CHI DƯỚI
THẦN KINH CHI DƯỚITHẦN KINH CHI DƯỚI
THẦN KINH CHI DƯỚI
 
THỰC TẬP MÔ HỌC - GIẢI PHẪU BỆNH HỆ TIẾT NIỆU
THỰC TẬP MÔ HỌC - GIẢI PHẪU BỆNH HỆ TIẾT NIỆUTHỰC TẬP MÔ HỌC - GIẢI PHẪU BỆNH HỆ TIẾT NIỆU
THỰC TẬP MÔ HỌC - GIẢI PHẪU BỆNH HỆ TIẾT NIỆU
 
Mạch máu chi dứoi
Mạch máu chi dứoiMạch máu chi dứoi
Mạch máu chi dứoi
 
Các cơ chế miễn dịch
Các cơ chế miễn dịch Các cơ chế miễn dịch
Các cơ chế miễn dịch
 
13 vi khuan ta da
13 vi khuan ta   da13 vi khuan ta   da
13 vi khuan ta da
 
Vi sinh thuc tap dinh soan ya29
Vi sinh thuc tap dinh soan ya29Vi sinh thuc tap dinh soan ya29
Vi sinh thuc tap dinh soan ya29
 
09 vi sinh vat trong tu nhien va ki sinh o nguoi. cac duong truyen benh da
09 vi sinh vat trong tu nhien va ki sinh o nguoi. cac duong truyen benh   da09 vi sinh vat trong tu nhien va ki sinh o nguoi. cac duong truyen benh   da
09 vi sinh vat trong tu nhien va ki sinh o nguoi. cac duong truyen benh da
 
ESBL
ESBLESBL
ESBL
 
sinh học phân tử
sinh học phân tửsinh học phân tử
sinh học phân tử
 
Y tế tuyến cơ sở và chương trình quốc gia chăm sóc sức khỏe tuyến ban đầu
Y tế tuyến cơ sở và chương trình quốc gia chăm sóc sức khỏe tuyến ban đầuY tế tuyến cơ sở và chương trình quốc gia chăm sóc sức khỏe tuyến ban đầu
Y tế tuyến cơ sở và chương trình quốc gia chăm sóc sức khỏe tuyến ban đầu
 
Luận văn giun truyền qua đất
Luận văn giun truyền qua đấtLuận văn giun truyền qua đất
Luận văn giun truyền qua đất
 
cập nhật tình trạng kháng kháng sinh
cập nhật tình trạng kháng kháng sinhcập nhật tình trạng kháng kháng sinh
cập nhật tình trạng kháng kháng sinh
 
Vi khuẩn tóm tắt bảng
Vi khuẩn tóm tắt bảngVi khuẩn tóm tắt bảng
Vi khuẩn tóm tắt bảng
 

Similar to Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non tại thái nguyên

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học bệnh trào ngược...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học bệnh trào ngược...Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học bệnh trào ngược...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học bệnh trào ngược...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thàn...
Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thàn...Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thàn...
Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thàn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng đậu tương xuân trên đất dốc ở tỉnh bắc kạn
Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng đậu tương xuân trên đất dốc ở tỉnh bắc kạnNghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng đậu tương xuân trên đất dốc ở tỉnh bắc kạn
Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng đậu tương xuân trên đất dốc ở tỉnh bắc kạnhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN LẬP VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA PROMOTER CHUYÊN BIỆT HẠT...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN LẬP VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA PROMOTER CHUYÊN BIỆT HẠT...LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN LẬP VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA PROMOTER CHUYÊN BIỆT HẠT...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN LẬP VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA PROMOTER CHUYÊN BIỆT HẠT...ssuserc1c2711
 
Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...
Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...
Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non tháng
Nghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non thángNghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non tháng
Nghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non thángTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh trung...
Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh trung...Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh trung...
Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh trung...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sống
Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sốngKết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sống
Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sốngTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải sản xuất tại công ty tnhh ryong in...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải sản xuất tại công ty tnhh ryong   in...đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải sản xuất tại công ty tnhh ryong   in...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải sản xuất tại công ty tnhh ryong in...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.ssuser499fca
 
đáNh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột...
đáNh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột...đáNh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột...
đáNh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Mối liên quan giữa nồng độ glucose huyết tương lúc nhập viện với tiến triển, ...
Mối liên quan giữa nồng độ glucose huyết tương lúc nhập viện với tiến triển, ...Mối liên quan giữa nồng độ glucose huyết tương lúc nhập viện với tiến triển, ...
Mối liên quan giữa nồng độ glucose huyết tương lúc nhập viện với tiến triển, ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bước đầu xử lí vỏ bắp làm cơ chất trồng nấm hoàng kim
Bước đầu xử lí vỏ bắp làm cơ chất trồng nấm hoàng kimBước đầu xử lí vỏ bắp làm cơ chất trồng nấm hoàng kim
Bước đầu xử lí vỏ bắp làm cơ chất trồng nấm hoàng kimTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật đối với giống ...
Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật đối với giống ...Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật đối với giống ...
Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật đối với giống ...luanvantrust
 
đáNh giá biến dị di truyền của nguồn tôm sú (penaeus monodon) bố mẹ thế hệ đầ...
đáNh giá biến dị di truyền của nguồn tôm sú (penaeus monodon) bố mẹ thế hệ đầ...đáNh giá biến dị di truyền của nguồn tôm sú (penaeus monodon) bố mẹ thế hệ đầ...
đáNh giá biến dị di truyền của nguồn tôm sú (penaeus monodon) bố mẹ thế hệ đầ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá kết quả nong hẹp bao quy đầu kết hợp bôi betamethasone 0,05% cho học...
đáNh giá kết quả nong hẹp bao quy đầu kết hợp bôi betamethasone 0,05% cho học...đáNh giá kết quả nong hẹp bao quy đầu kết hợp bôi betamethasone 0,05% cho học...
đáNh giá kết quả nong hẹp bao quy đầu kết hợp bôi betamethasone 0,05% cho học...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Các phương pháp thiết kế mạch điện tử
Các phương pháp thiết kế mạch điện tửCác phương pháp thiết kế mạch điện tử
Các phương pháp thiết kế mạch điện tửhieu anh
 

Similar to Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non tại thái nguyên (20)

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học bệnh trào ngược...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học bệnh trào ngược...Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học bệnh trào ngược...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học bệnh trào ngược...
 
Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thàn...
Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thàn...Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thàn...
Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thàn...
 
Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng đậu tương xuân trên đất dốc ở tỉnh bắc kạn
Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng đậu tương xuân trên đất dốc ở tỉnh bắc kạnNghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng đậu tương xuân trên đất dốc ở tỉnh bắc kạn
Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng đậu tương xuân trên đất dốc ở tỉnh bắc kạn
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN LẬP VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA PROMOTER CHUYÊN BIỆT HẠT...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN LẬP VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA PROMOTER CHUYÊN BIỆT HẠT...LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN LẬP VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA PROMOTER CHUYÊN BIỆT HẠT...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: PHÂN LẬP VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA PROMOTER CHUYÊN BIỆT HẠT...
 
Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...
Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...
Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...
 
Nghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non tháng
Nghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non thángNghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non tháng
Nghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non tháng
 
Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh trung...
Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh trung...Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh trung...
Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh trung...
 
Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sống
Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sốngKết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sống
Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sống
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải sản xuất tại công ty tnhh ryong in...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải sản xuất tại công ty tnhh ryong   in...đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải sản xuất tại công ty tnhh ryong   in...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải sản xuất tại công ty tnhh ryong in...
 
Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học từ lá cây vú bò (ficus hi...
Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học từ lá cây vú bò (ficus hi...Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học từ lá cây vú bò (ficus hi...
Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học từ lá cây vú bò (ficus hi...
 
Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.
 
đáNh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột...
đáNh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột...đáNh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột...
đáNh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột...
 
Mối liên quan giữa nồng độ glucose huyết tương lúc nhập viện với tiến triển, ...
Mối liên quan giữa nồng độ glucose huyết tương lúc nhập viện với tiến triển, ...Mối liên quan giữa nồng độ glucose huyết tương lúc nhập viện với tiến triển, ...
Mối liên quan giữa nồng độ glucose huyết tương lúc nhập viện với tiến triển, ...
 
Nghiên cứu thành phần aglycon Của loài huệ (polianthes tuberosa l.).doc
Nghiên cứu thành phần aglycon Của loài huệ (polianthes tuberosa l.).docNghiên cứu thành phần aglycon Của loài huệ (polianthes tuberosa l.).doc
Nghiên cứu thành phần aglycon Của loài huệ (polianthes tuberosa l.).doc
 
Bước đầu xử lí vỏ bắp làm cơ chất trồng nấm hoàng kim
Bước đầu xử lí vỏ bắp làm cơ chất trồng nấm hoàng kimBước đầu xử lí vỏ bắp làm cơ chất trồng nấm hoàng kim
Bước đầu xử lí vỏ bắp làm cơ chất trồng nấm hoàng kim
 
Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật đối với giống ...
Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật đối với giống ...Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật đối với giống ...
Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật đối với giống ...
 
đáNh giá biến dị di truyền của nguồn tôm sú (penaeus monodon) bố mẹ thế hệ đầ...
đáNh giá biến dị di truyền của nguồn tôm sú (penaeus monodon) bố mẹ thế hệ đầ...đáNh giá biến dị di truyền của nguồn tôm sú (penaeus monodon) bố mẹ thế hệ đầ...
đáNh giá biến dị di truyền của nguồn tôm sú (penaeus monodon) bố mẹ thế hệ đầ...
 
đáNh giá kết quả nong hẹp bao quy đầu kết hợp bôi betamethasone 0,05% cho học...
đáNh giá kết quả nong hẹp bao quy đầu kết hợp bôi betamethasone 0,05% cho học...đáNh giá kết quả nong hẹp bao quy đầu kết hợp bôi betamethasone 0,05% cho học...
đáNh giá kết quả nong hẹp bao quy đầu kết hợp bôi betamethasone 0,05% cho học...
 
Các phương pháp thiết kế mạch điện tử
Các phương pháp thiết kế mạch điện tửCác phương pháp thiết kế mạch điện tử
Các phương pháp thiết kế mạch điện tử
 
Xây dựng phương pháp xác định cefadroxil và cefotaxim trong nước bằng sắc ký ...
Xây dựng phương pháp xác định cefadroxil và cefotaxim trong nước bằng sắc ký ...Xây dựng phương pháp xác định cefadroxil và cefotaxim trong nước bằng sắc ký ...
Xây dựng phương pháp xác định cefadroxil và cefotaxim trong nước bằng sắc ký ...
 

More from TÀI LIỆU NGÀNH MAY

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfKhóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfPháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfHôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfBảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

More from TÀI LIỆU NGÀNH MAY (20)

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
 
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
 
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
 
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
 
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
 
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
 
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
 
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
 
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
 
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
 
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
 
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfKhóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
 
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
 
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfPháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
 
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfHôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
 
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfBảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
 

Recently uploaded

Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 

Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non tại thái nguyên

  • 1. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC KHÚC THỊ TUYẾT HƯỜNG NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG NHIỄM GIUN TRUYỀN QUA ĐẤT Ở HỌC SINH HAI TRƢỜNG MẦM NON TẠI THÁI NGUYÊN VÀ KẾT QUẢ TẦY GIUN BẰNG THUỐC ALBENDAZOL LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC THÁI NGUYÊN - NĂM 2009
  • 2. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC KHÚC THỊ TUYẾT HƯỜNG NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG NHIỄM GIUN TRUYỀN QUA ĐẤT Ở HỌC SINH HAI TRƢỜNG MẦM NON TẠI THÁI NGUYÊN VÀ KẾT QUẢ TẦY GIUN BẰNG THUỐC ALBENDAZOL LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC Chuyên ngành: Nhi khoa Mã số: 60.72.16 Hƣớng dẫn khoa học: TS NGUYỄN ĐÌNH HỌC THÁI NGUYÊN - NĂM 2009
  • 3. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Tác giả Khúc Thị Tuyết Hƣờng
  • 4. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn Lời cảm ơn! Tôi xin trân trọng cảm ơn TS Nguyễn Đình Học, người Thầy với tấm lòng tận tụy, đã nhiệt tình hướng dẫn, động viên, trực tiếp giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin gửi đến các Thầy, Cô trong Bộ môn Nhi, trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên lời cảm ơn sâu sắc về sự tâm huyết trong mỗi bài giảng, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu, Khoa Đào tạo sau đại học và các Bộ môn Trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên đã quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin cảm ơn các anh chị Ths, Bs, kỹ thuật viên trung tâm Y tế dự phòng Tỉnh Thái Nguyên đã giúp tôi thực hiện các xét nghiệm. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo, các bà mẹ và học sinh các trường: Mầm non công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ - thành phố Thái Nguyên, Mầm non xã Hoá Thượng huyện Đồng Hỷ đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi tiến hành nghiên cứu để hoàn thành đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn Trường CĐ Y Thái Nguyên – nơi tôi đang công tác, gia đình, những người bạn thân thiết đã luôn giúp đỡ, động viên, khích lệ, chia sẻ khó khăn trong thời gian tôi học tập và hoàn thành luận văn. Xin được lượng thứ và góp ý cho những khiếm khuyết, chắc chắn còn nhiều trong luận văn này. Thái Nguyên, ngày 06 tháng 10 năm 2009 Tác giả Khúc Thị Tuyết Hường
  • 5. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa ............................................................................................... Lời cảm ơn..................................................................................................... Các chữ viết tắt ............................................................................................. Đặt vấn đề ...................................................................................................1 Chƣơng 1 - Tổng quan ..................................................................................3 1.1. Đặc điểm sinh học của giun đũa, giun tóc và giun móc ..........................3 1.1.1. Giun đũa .........................................................................................3 1.1.2. Giun tóc…………………….……….……………………………..4 1.1.3. Giun móc..........................................................................................5 1.2. Tác hại của giun đũa, tóc, móc đối với sức khoẻ và bệnh tật trẻ em .....5 1.3. Lịch sử nghiên cứu về nhiễm GTQĐ ....................................................6 1.4. Tình hình nhiễm GTQĐ ........................................................................8 1.4.1. Trên thế giới ....................................................................................8 1.4.2. Ở Việt Nam ...................................................................................10 1.5. Điều trị bệnh GTQĐ.............................................................................12 1.5.1. Nguyên tắc......................................................................................12 1.5.2. Các thuốc điều trị bệnh GTQĐ .......................................................12 1.6. Các biện pháp phòng bệnh GTQĐ ......................................................16 1.7. Một số đặc điểm của 2 trường mầm non nghiên cứu............................18 Chƣơng 2 - Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu..................................20 2.1. Đối tượng nghiên cứu .........................................................................20 2.2. Địa điểm nghiên cứu ...........................................................................20 2.3. Thời gian nghiên cứu ..........................................................................20 2.4. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................20 2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu .........................................................21 2.4.2. Phương pháp đánh giá tình trạng nhiễm GTQĐ..............................22
  • 6. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 2.4.3. Chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................................24 2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu .............................................................25 Chƣơng 3 - Kết quả nghiên cứu...............................................................26 3.1. Tỷ lệ nhiễm các loại giun ....................................................................26 3.2. Kết quả tẩy giun ..................................................................................33 3.3. Nhiễm giun đũa, tóc, móc và các yếu tố liên quan................................38 Chƣơng 4 - Bàn luận ..................................................................................41 Kết luận........................................................................................................50 Kiến nghị .....................................................................................................52 Tài liệu tham khảo.....................................................................................53 Phụ lục...........................................................................................................
  • 7. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn CÁC CHỮ VIẾT TẮT CS : Cộng sự GTQĐ : Giun truyền qua đất HT : Hoá Thượng HVT : Hoàng Văn Thụ NC : Nghiên cứu Nxb : Nhà xuất bản WHO : Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization) XN : Xét nghiệm
  • 8. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Tỷ lệ nhiễm giun .......................................................................... 26 Bảng 3.2. Tỷ lệ nhiễm các loại giun theo nhóm tuổi..................................... 27 Bảng 3.3. Tỷ lệ nhiễm các loại giun theo giới............................................... 28 Bảng 3.4. Tỷ lệ nhiễm các loại giun theo dân tộc ......................................... 29 Bảng 3.5. Tỷ lệ đơn nhiễm và nhiễm phối hợp các loại giun đũa, tóc, móc theo trường ................................................................................. 30 Bảng 3.6.Tỷ lệ đơn nhiễm và nhiễm phối hợp các loại giun theo nhóm tuổi ....................................................................................................31 Bảng 3.7. Cường độ nhiễm các loài giun của trẻ tại 2 trường (tính theo trung bình cộng)................................................................................... 32 Bảng 3.8. Cường độ nhiễm các loài giun của trẻ tại 2 trường theo nhóm tuổi32 Bảng 3.9. Kết quả tẩy giun chọn lọc bằng Albendazol sau 3 tuần................. 33 Bảng 3.10. Tỷ lệ nhiễm, tái nhiễm giun đũa ................................................. 34 Bảng 3.11. Tỷ lệ nhiễm, tái nhiễm giun tóc .................................................. 35 Bảng 3.12. Tỷ lệ nhiễm, tái nhiễm giun móc ................................................ 36 Bảng 3.13. Cường độ nhiễm giun đũa ở trẻ trước và sau tẩy giun................. 37 Bảng 3.14. Cường độ tái nhiễm giun tóc ở trẻ trước và sau tẩy giun............. 37 Bảng 3.15. Cường độ tái nhiễm giun móc ở trẻ trước và sau tẩy giun........... 38 Bảng 3.16. Liên quan giữa sử dụng hố xí không hợp vệ sinh với tỷ lệ nhiễm giun ............................................................................................ 38 Bảng 3.17. Liên quan giữa rửa tay trước ăn với tỷ lệ nhiễm giun ................ 39 Bảng 3.18. Liên quan giữa rửa tay sau đi ngoài với tỷ lệ nhiễm giun............ 39 Bảng 3.19. Liên quan giữa hiểu biết của bà mẹ về bệnh giun với tỷ lệ nhiễm giun ............................................................................................ 40
  • 9. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ nhiễm giun ...................................................................... 26 Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ nhiễm giun theo nhóm tuổi.............................................. 27 Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ nhiễm giun theo giới ....................................................... 28 Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ nhiễm giun theo dân tộc .................................................. 29 Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ đơn nhiễm và nhiễm phối hợp các loại giun đũa, tóc, móc theo trường ................................................................................. 30 Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ đơn nhiễm và nhiễm phối hợp các loại giun theo nhóm tuổi ................................................................................................. ................................................................................................... 31 Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ nhiễm, tái nhiễm giun đũa ............................................... 34 Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ nhiễm, tái nhiễm giun tóc................................................ 35 Biểu đồ 3.9. Tỷ lệ nhiễm, tái nhiễm giun móc.............................................. 36
  • 10. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiễm ký sinh trùng đường ruột, đặc biệt là các loại giun đũa, tóc, móc, kim còn rất phổ biến ở hầu hết các nước đang phát triển. Theo tổ chức Y tế thế giới, khoảng 1/4 dân số thế giới bị nhiễm giun, tuỳ từng vùng, từng khu vực mà tỷ lệ nhiễm có khác nhau, dao động từ 25% đến 95% và phụ thuộc vào nhiều yếu tố: địa lý, khí hậu, tập quán vệ sinh, trình độ dân trí, điều kiện kinh tế [1]. Ở các nước khí hậu nhiệt đới rất thuận tiện cho sự sinh trưởng và phát triển của giun truyền qua đất và các nước có nền kinh tế chậm phát triển, điều kiện vệ sinh môi trường còn thấp thì tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất cao hơn. Việt Nam là nước có nhiều điều kiện thuận lợi cho bệnh giun truyền qua đất tồn tại và phát triển. Theo điều tra của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng, 95% người Việt Nam mang mầm bệnh giun truyền qua đất, trong đó một người có thể nhiễm từ 1 - 3 loài giun [2]. Qua điều tra cơ bản, tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất ở nước ta rất cao, đặc biệt khu vực Miền Bắc có tỷ lệ nhiễm là 60% đến 70%. Trẻ em là đối tượng dễ bị nhiễm giun đường ruột nhất. Các loại giun đường ruột phổ biến ở trẻ em là: giun đũa, giun tóc, giun móc, trong đó có nhiều trẻ bị nhiễm phối hợp hai hoặc cả ba loại giun. Bệnh giun đường ruột có tác hại trực tiếp đến sức khoẻ con người nhất là trẻ em. Giun chiếm chất dinh dưỡng, gây thiếu máu, giảm phát triển thể chất, ảnh hưởng đến phát triển trí tuệ và còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: tắc ruột do giun, giun chui ống mật... Vì vậy nhiễm giun đường ruột là một trong những vấn đề cần được ưu tiên trong chương trình chăm sóc sức khoẻ cộng đồng [1]. Việc phòng các bệnh giun thường gặp nhiều khó khăn do sự tái nhiễm nhanh và dễ dàng. Thái Nguyên là tỉnh trung du miền núi, dân số trên một triệu người, có 9 huyện, thành, thị và có 180 xã phường. Nghề nghiệp chính của người dân là
  • 11. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn trồng lúa nước và hoa màu. Tập quán canh tác dùng phân tươi để bón lúa và hoa màu vẫn còn phổ biến. Đời sống kinh tế của người dân còn gặp nhiều khó khăn, môi trường bị ô nhiễm là điều kiện thuận lợi cho bệnh giun truyền qua đất lây nhiễm và phát triển. Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về bệnh giun truyền qua đất tại Thái Nguyên, nhưng chưa có đề tài nào áp dụng kỹ thuật định lượng trứng giun trong phân trẻ nhỏ bằng phương pháp Kato – Katz và áp dụng cách đánh giá mức độ nhiễm giun truyền qua đất bằng tính cường độ nhiễm. Để góp phần vào chương trình phòng chống bệnh giun sán và công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho trẻ, chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm mục tiêu: 1. Xác định tỷ lệ, cường độ nhiễm và một số yếu tố liên quan đến nhiễm giun truyền qua đất ở trẻ em tại hai trường mầm non tỉnh Thái Nguyên. 2. Đánh giá kết quả tẩy giun chọn lọc bằng thuốc Albendazol.
  • 12. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. Đặc điểm sinh học của giun đũa, giun tóc và giun móc 1.1.1. Giun đũa (Ascaris lumbricoides) Giun đũa (cả giun đực và giun cái) đều sống ký sinh và ăn dưỡng chấp ở ruột non của người. Giun cái đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoại cảnh. Sau một thời gian ở ngoại cảnh, nhờ tác dụng của nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng…phôi phát triển thành ấu trùng, trứng có ấu trùng từ ngoại cảnh lại nhiễm vào người qua đường tiêu hoá. Vào đến ruột non ấu trùng thoát vỏ, chui qua thành ruột vào hệ thống tuần hoàn theo tĩnh mạch cửa lên gan, lên tim, lên phổi, chui vào phế nang, lên khí quản, lên hầu, rồi xuống thực quản, ruột non phát triển thành giun trưởng thành. Giun trưởng thành sống trong cơ thể người khoảng 12 - 18 tháng. Trên thế giới có khoảng 1471 triệu người nhiễm giun đũa, đây là nguồn mầm bệnh khổng lồ, thường xuyên được thải ra môi trường. Tiềm năng sinh sản của giun cái rất cao khoảng 240000 trứng mỗi ngày, người ta ước tính hàng ngày môi trường bị ô nhiễm khoảng 1014 trứng giun đũa. Tuỳ thuộc vào các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí và các tia tử ngoại của ánh sáng mà trứng giun đũa có thể tồn tại nhiều năm (6 -9 năm) ở điều kiện thích hợp hoặc vài giờ ở điều kiện bất lợi. Trứng giun đũa có thể phát triển được từ 120 C - 360 C nhưng thích hợp nhất là 240 C - 250 C và độ ẩm trên 80%. Ở điều kiện này sau 12 - 15 ngày trứng đã phát triển thành trứng có ấu trùng và có khả năng gây nhiễm. Nhiệt độ 450 C ở các hố ủ phân sau 1 - 2 tháng mới diệt được trứng giun đũa, ở 600 C trong vài giờ mới diệt được trứng giun. Như vậy, Việt Nam có điều kiện khí hậu, môi trường rất thuận lợi cho sự phát triển của trứng giun (miền Bắc từ tháng 2 đến tháng 11, miền Nam thì
  • 13. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn quanh năm). Theo Hoàng Thị Kim và CS [14] mùa nhiễm giun đũa cao nhất vào tháng 5 và tháng 9. Môi trường ngoại cảnh luôn bị ô nhiễm bởi trứng giun đũa. Điều tra của bộ môn Ký sinh trùng trường Đại học Y khoa Hà Nội cho thấy, xét nghiệm 60 mẫu đất ở nội thành Hà Nội thì 15 mẫu có nhiễm trứng giun đũa, chiếm 25%, với mật độ 10 - 20 trứng/100g đất; kết quả xét nghiệm 60 mẫu đất ở một số vùng ngoại thành thấy 26 mẫu có trứng giun đũa, chiếm 43,3%, với mật độ 25 - 35 trứng/100g đất. Số lượng trứng giun trong các mẫu xét nghiệm phụ thuộc vào tình trạng vệ sinh, môi trường của từng vùng. Kết quả nghiên cứu của Viện sốt rét KST- CT trong những năm gần đây ở nhiều khu vực trên miền Bắc thấy số lượng dao động từ 14 - 127 trứng/100g đất [14]. 1.1.2. Giun tóc (Trichuris trichiura) Giun tóc có vòng đời đơn giản, giun đực và cái ký sinh ở manh tràng, đại tràng và đôi khi ở ruột thừa. Khi ký sinh giun cắm đầu vào thành ruột để hút máu, phần đuôi ở ngoài lòng ruột. Giun cái đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoại cảnh, khi gặp điều kiện thuận lợi trứng sẽ phát triển đến giai đoạn trứng có ấu trùng lúc đó mới có khả năng lây nhiễm vào người theo đường tiêu hoá. Thời gian phát triển ở ngoại cảnh trung bình khoảng 2 tuần. Khi người nuốt phải trứng có ấu trùng vào ruột, ấu trùng thoát vỏ ở ruột non rồi đi dần xuống đại tràng, manh tràng phát triển thành giun trưởng thành và ký sinh ở đó. Thời gian từ khi nhiễm phải trứng tới khi giun tóc bắt đầu đẻ trứng khoảng 1 tháng. Giun sống trong người 5 - 6 năm. Như vậy, giun tóc chỉ có một vật chủ và cần giai đoạn phát triển trứng ở ngoại cảnh. Nhiệt độ thích hợp để trứng phát triển thành trứng có ấu trùng gây nhiễm là 250 C - 300 C, thời gian phát triển là 17 - 30 ngày. Nếu nhiệt độ quá 500 C phần lớn trứng sẽ bị hỏng, nhiệt độ trên 300 C kéo dài thì trứng sẽ chết sau 1 tháng.
  • 14. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 1.1.3. Giun móc(Ancylostoma duoenale) - Giun móc trưởng thành sống ký sinh ở tá tràng và có thể ở phần đầu của ruột non. Chúng dùng mỏ ngoạm vào niêm mạc ruột để chiếm thức ăn. Một ngày giun cái đẻ khoảng 3000 trứng, trứng theo phân ra ngoại cảnh, gặp điều kiện thuận lợi sau 24 giờ trứng nở ra ấu trùng sinh sống và tồn tại trong đất. Ấu trùng có khả năng di chuyển và xâm nhập qua da vào cơ thể người. Sau khi chui qua da ấu trùng vào hệ thống tuần hoàn về tim, lên phổi và chui vào phế nang theo khí quản lên họng, đến thực quản xuống tá tràng, ruột non phát triển thành giun trưởng thành. Từ khi ấu trùng chui qua da đến giun trưởng thành mất khoảng từ 5 - 7 tuần. Đặc biệt, trong quá trình chu du trong cơ thể người ấu trùng giun móc có thể tạm dừng ở tổ chức (giai đoạn ngủ), giai đoạn này có thể kéo dài tới 8 tháng, thời gian này ấu trùng có khả năng kháng lại thuốc điều trị giun. Hiện tượng ngủ của ấu trùng cũng có thể xảy ra ở động vật có vú, cho nên có thể nhiễm ấu trùng giun móc khi ăn thịt động vật ở dạng chưa nấu chín. Giun trưởng thành có thể sống trong cơ thể người từ 5 - 7 năm. - Giai đoạn phát triển ở ngoại cảnh rất quan trọng đối với vòng đời của giun móc, điều kiện thích hợp để trứng phát triển thành ấu trùng là nhiệt độ từ 250 C - 300 C, có đủ oxy, độ ẩm. Do đặc điểm vòng đời sinh học của các loại giun có khác nhau, nên bệnh lý do chúng gây nên cũng rất đa dạng và phức tạp, ở nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau mà ấu trùng chu du đi qua hoặc tại nơi giun cư trú. 1.2. Tác hại của giun đũa, tóc, móc đối với sức khoẻ và bệnh tật trẻ em - Phổi là cơ quan hay bị tổn thương nhất do ấu trùng giun đũa (hội chứng Loeffler) [45] với biểu hiện của một viêm phổi không điển hình. Giun đũa còn gây tổn thương do kích thích cơ học hoặc tính chất gây độc và dị ứng bởi độc tố của giun. Thường gặp nhất là tắc ruột, viêm ruột hoại tử, giun chui ống mật, viêm đường mật, áp xe gan, viêm ruột thừa... [32]. Nhưng tác hại chủ
  • 15. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn yếu của nó là chiếm chất dinh dưỡng, gây rối loạn hấp thu và chuyển hoá mỡ, protein, vitamin của ruột. Robert J. E. và CS [50] cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng ở nhóm trẻ nhiễm giun đũa là 49%, nhóm trẻ không nhiễm giun là 32%. Theo Thein Hlaing và CS [46], sau khi tẩy giun chiều cao và cân nặng của trẻ thay đổi có ý nghĩa so với nhóm chứng. Theo Watkins W. E. [47], 6 tháng sau tẩy giun cân nặng trẻ tăng 0,18kg so với nhóm chứng nhưng chiều cao và vòng cánh tay không thay đổi. Stephenson L.S cho thấy giun đũa gây rối loạn hấp thu vitamin A, vitamin D, sắt... Giun đũa còn gây ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần của trẻ nhỏ, nhưng vấn đề này chưa được đánh giá đầy đủ. - Tác hại chính của giun móc trưởng thành là gây thiếu máu khó hồi phục do mất máu, nếu bệnh nhân nhiễm trên 50 con giun móc thì sẽ gây thiếu máu. Theo Pawlowski Z. X. [43] giun móc hút 0,16 - 0,34ml/con/ngày. Nghiên cứu của tác giả Trần Minh Hậu [7] thấy tỷ lệ thiếu máu do giun móc rất cao chiếm 80,9%. Giun tóc ký sinh ở manh tràng, cắm sâu phần đầu vào niêm mạc, gây tổn thương niêm mạc ruột. Khi nhiễm nhẹ không có triệu chứng lâm sàng, khi nhiễm trên 500 trứng/1gam phân có thể gây rối loạn tiêu hoá như đau bụng, táo bón ... [2], [17]. Theo Hutchison S. E. [37], khi nhiễm trên 5000 trứng/1 gam phân thì có triệu chứng lâm sàng, khi nhiễm trên 20000 trứng/1 gam phân thì có thể gây hội chứng lỵ, giun tóc gây thiếu máu, mỗi ngày giun tóc hút 0,005ml/con. 1.3. Lịch sử nghiên cứu về nhiễm GTQĐ Mặc dù không thấy những vết tích của giun truyền qua đất trong những tầng địa chất cổ xưa và trong các hoá thạch do cấu tạo của cơ thể giun sán không bền vững nhưng vẫn có thể khẳng định giun sán là những ký sinh trùng có lịch sử xuất hiện rất sớm ngay từ khi sơ khai hình thành trái đất và các sinh vật trên trái đất [26].
  • 16. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn Theo nghiên cứu của Von Oefele, Ebes (Thế kỷ 16 trước công nguyên) đã nói tới các loài giun sán của người như sán dây, giun đũa, giun kim, giun chỉ. Các nhà y học Hy Lạp Columelle (thế kỷ thứ nhất) danh y Avicenne (980 - 1037) đã mô tả giun đũa, giun kim, giun móc và sán dây. Ở Việt Nam Hải Thượng Lãn Ông cũng đề cập tới các bài thuốc điều trị giun truyền qua đất [26]. Đến thế kỷ 18, những hiểu biết về bệnh giun sán ngày càng trở nên hoàn chỉnh hơn với các tài liệu khoa học ngày càng phong phú. Năm 1844, E. Dujardin [26] đã viết lịch sử tự nhiên về giun sán, năm 1879 T.S Cobbold [26] xuất bản những tài liệu về giun sán ký sinh ở người và động vật. Ở Việt Nam cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 đã có những điều tra giun sán đầu tiên. Đó là công trình của Mathis, Leger, Salamon Nevan và Maurriquand. Đặc biệt Mathis và Leger (1911) đã điều tra cơ bản khá toàn diện về các loài giun truyền qua đất ở miền Bắc. Brau (1911) cũng có những công trình nghiên cứu về tình hình nhiễm giun truyền qua đất ở miền Nam [25]. Sau đó là những nghiên cứu điều trị các bệnh giun truyền qua đất bằng thuốc tây y. Năm 1936 Đặng Văn Ngữ [24] đã tiến hành điều tra cơ bản các loài giun truyền qua đất ký sinh và xác định tình hình nhiễm giun truyền qua đất nghiêm trọng ở người. Từ năm 1954 đến nay đã có hàng nghìn công trình nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực về các bệnh giun truyền qua đất như: nghiên cứu điều tra cơ bản, nghiên cứu về hình thể, đặc điểm sinh học, phân bố dịch tễ, bệnh học, miễn dịch, phương pháp phòng chống các bệnh giun truyền qua đất [2]. Trong các bệnh giun truyền qua đất, các loài giun nhiễm từ đất như giun đũa, giun tóc, giun móc, giun mỏ là những loài giun phổ biến nhất, có tỷ lệ nhiễm cao trong nhân dân và tác hại đáng kể tới sức khoẻ cộng đồng, tới sự phát triển kinh tế xã hội... [2], [24].
  • 17. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 1.4. Tình hình nhiễm GTQĐ 1.4.1. Trên thế giới Theo Tổ chức y tế thế giới [49], trên thế giới có 900 - 1000 triệu người nhiễm giun đũa, 500 - 700 triệu người nhiễm giun móc và giun tóc, tình trạng nhiễm 3 loại giun trên cũng tăng lên đáng kể theo nhịp độ tăng dân số của thế giới. Giun đũa phân bố rộng khắp trên thế giới, nhưng không đều, những vùng có khí hậu nóng ẩm tỷ lệ nhiễm thường cao hơn những vùng có khí hậu mát lạnh. Những nước nền kinh tế thấp, trình độ văn hoá còn lạc hậu thường có tỷ lệ nhiễm cao. Vì vậy Schullz [26] gọi bệnh giun đũa là “vấn đề bị quên lãng của những dân tộc bị quên lãng”. Các nước Châu Âu, sau chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình nhiễm giun đũa cũng rất nghiêm trọng, đặc biệt là trẻ em. Kết quả điều tra ở Italia cho thấy ở Rofrano tỷ lệ nhiễm là 75%, Naples 40%, Sanmarino 12%. Ở Bồ Đào Nha tỷ lệ nhiễm là 40% - 80%. Nam Tư tỷ lệ trẻ em nhiễm là 20%. Ở nông thôn Hà Lan tỷ lệ trẻ em nhiễm là 45%. Cộng hoà liên bang Đức tỷ lệ nhiễm là 52%. Ở Pháp tỷ lệ nhiễm là 17,8% [38]. Sau chiến tranh điều kiện kinh tế, văn hoá và xã hội ở các nước Châu Âu phát triển mạnh. Vì vậy đến những năm 80 của thế kỷ 20 tỷ lệ nhiễm giun đũa ở trẻ em còn rất thấp 2% - 6%. Châu Á có tỷ lệ nhiễm giun đũa cao nhất, khoảng 70%. Châu Phi có 480 triệu người thì có 155 triệu người nhiễm giun đũa, chiếm tỷ lệ 32,3%. Trong đó có khoảng 54 triệu trẻ em dưới 15 tuổi nhiễm giun, chiếm 11,3%. Các nước Châu Mỹ có tỷ lệ nhiễm khoảng 8%. Tình trạng nhiễm giun đũa ở trẻ em tại một số nước Đông Nam Á: Thủ đô Kuala Lumpur có tỷ lệ nhiễm 15,5%, ở Sulawesi có tỷ lệ nhiễm 59,8%, Sukaraja có tỷ lệ nhiễm 44%, Philippin có tỷ lệ nhiễm 70,6%.
  • 18. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn Cũng như giun đũa, giun tóc phổ biến khắp nơi trên thế giới, nhất là những khu vực nóng ẩm. Ở một số nước nhiệt đới tỷ lệ nhiễm giun tóc tới 90%, còn ở các vùng khác tỷ lệ nhiễm từ 30% - 60%. Kể cả vùng ôn đới cũng có một số nước giun tóc vẫn tồn tại. Nhìn chung tỷ lệ nhiễm cao vẫn ở trẻ em. Tuỳ từng vùng, tỷ lệ nhiễm có khác nhau, nhưng tỷ lệ khá cao. Ở Jamaicar tỷ lệ trẻ em nhiễm giun tóc là 38,3%, Guatemala tỷ lệ trẻ em nhiễm giun tóc là 82%, Ở Indonesia có tỷ lệ nhiễm từ 54,9% - 76,0%. Tỷ lệ nhiễm ở trẻ em Philippin là 85,0%. Bệnh giun móc cũng gặp ở hầu hết các nước trên thế giới, nhưng chủ yếu ở các nước nhiệt đới như ở Nam Mỹ, Châu Phi, Nam Á, Đông Nam Á và một số nước Châu Âu. Bệnh giun móc phụ thuộc vào khí hậu, thổ nhưỡng, phong tục tập quán, nghề nghiệp và sự phát triển kinh tế. Ở Châu Âu, những khu công nghiệp hầm mỏ thường có tỷ lệ nhiễm cao. Tây Ban Nha có tỷ lệ nhiễm khoảng 34,0%, Italia 40,0%. Các nước khu vực Đông Nam Châu Á, tỷ lệ nhiễm phụ thuộc vào từng nước, từng khu vực: Thái Lan là 40,56%, Indonesia năm 1980 là 52% - 80%, đến năm 1993 còn 47,7%, Malaysia năm 1980 [38] là 43% - 51%, đến năm 1992 còn 7,1%, Singapore tỷ lệ nhiễm thấp: 0,3% - 6,1%, Lào năm 1980 giao động từ 2% - 31% và ở Campuchia là 35% - 56% [49]. - Năm 1997 tại Ấn Độ, Awashi. S và CS [44] nghiên cứu 1061 trẻ em từ 1,5 đến 3,5 tuổi thấy tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng đường ruột là 17,5%, trong đó giun đũa chiếm 68,1%. Cùng thời điểm trên, Ananthakrian cũng nghiên cứu tại Ấn Độ [32] thấy tỷ lệ nhiễm GTQĐ ở trẻ em là 5% - 76%; Hadijaja P nghiên cứu tại Indonesia [36] thấy tỷ lệ nhiễm giun đũa ở trẻ em là 60% - 90%, sau khi can thiệp tỷ lệ này giảm còn 40,6%; Tại Kenya, Olsel A và CS [42] cho thấy 16% trẻ nhiễm giun đũa, 63% nhiễm giun móc và 24% nhiễm
  • 19. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn giun tóc; Kightlinger L. K. nghiên cứu tại Madagasca [39] trên 667 trẻ em thấy tỷ lệ nhiễm giun đũa là 93%, giun móc 27%, giun tóc 55%. 1.4.2. Ở Việt Nam Việt Nam nằm ở vùng Đông Nam Châu Á, có khí hậu nhiệt đới nóng, ẩm. Vì vậy có đầy đủ các yếu tố về: khí hậu, thổ nhưỡng cho các bệnh giun truyền qua đất phát triển. Mặt khác nền kinh tế chưa phát triển, văn hoá xã hội còn nhiều phong tục tập quán lạc hậu như ăn rau sống, dùng phân tươi trong canh tác... Tất cả các yếu tố trên đã tạo điều kiện cho mầm bệnh giun sán tồn tại và phát triển, vì vậy tỷ lệ nhiễm GTQĐ ở Việt Nam rất cao. Hoàng Thị Kim và CS [14] nghiên cứu 500000 người trên cả nước thấy tỷ lệ nhiễm các loại giun theo từng vùng như sau: - Nhiễm giun đũa: Miền Bắc có tỷ lệ nhiễm cao, vùng đồng bằng từ 80% - 90%, vùng núi từ 50% - 70%. Miền Trung vùng đồng bằng 70,5%, miền núi 38,4%, vùng ven biển là 12,5%, Tây nguyên 10% - 25%. Miền Nam vùng đồng bằng có tỷ lệ nhiễm từ 45% - 60%. - Nhiễm giun tóc: Miền Bắc vùng đồng bằng 58% - 89%, trung du 38% - 41%, vùng núi 29% - 52%, ven biển 28% - 75%. Miền Trung vùng đồng bằng 27% - 47%, vùng núi 4,2% - 10,6%, ven biển 12,7%, Tây nguyên 1,7%. Miền Nam: tỷ lệ nhiễm thấp hơn so với cả nước, vùng đồng bằng 0,5% - 1,2%. - Nhiễm giun móc: Miền Bắc vùng đồng bằng 3% - 60%, trung du 58% - 64%, vùng núi 61%, ven biển 67%. Miền Trung vùng đồng bằng 36%, vùng núi 66%, ven biển 69%, Tây nguyên 47%. Miền Nam vùng đồng bằng 52%, ven biển 68%. Theo nghiên cứu của Đỗ Dương Thái và CS [25], tỷ lệ nhiễm giun đũa ở trẻ 2 - 5 tuổi là 42,8% - 66%. Hoàng Thị Kim và CS [13] nghiên cứu ở trẻ 1 - 4 tuổi vùng đồng bằng tỷ lệ nhiễm giun móc là 1,4%; Trần Minh Hậu và CS [7] cho thấy, trẻ em dưới 5 tuổi tại Thái Bình tỷ lệ nhiễm giun đũa là 77,4%,
  • 20. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn giun tóc 30,1%, giun móc 1,07%; Đỗ Thị Đáng [5] nghiên cứu ở Huyện Kiến Xương Tỉnh Thái Bình thấy: tỷ lệ nhiễm giun đũa ở trẻ 6 tháng đến 15 tuổi là 87% - 89%, giun tóc 78% - 80% và giun móc 20%. Nguyễn Võ Hinh và CS [8] nghiên cứu trên 6882 mẫu phân trẻ từ 1 - 14 tuổi tại Thừa Thiên Huế thấy tỷ lệ nhiễm ở trẻ 1 - 5 tuổi giun đũa là 81,8%, giun tóc 20,9%, giun móc 13,64%. Đỗ Dương Thái và CS [25] nghiên cứu trên 1472 trẻ em dưới 3 tuổi tại Hà Nội, trong nội thành thấy tỷ lệ nhiễm giun đũa là 17,84%, giun tóc 3,22% ngoại thành tỷ lệ nhiễm giun đũa là 46,49%, giun tóc 3,08%. Hoàng Tân Dân và CS [3] nghiên cứu tại trường mầm non nội thành Hà Nội thấy tỷ lệ nhiễm giun đũa là 8,8% - 10,2%, giun tóc 3,47% - 4,34%, không có trẻ nào nhiễm giun móc, tỷ lệ nhiễm phối hợp thấp, cường độ nhiễm nhẹ, không có sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm giữa các lứa tuổi và giới của trẻ. Năm 2003 Phạm Trung Kiên [15] nghiên cứu ở trẻ dưới 60 tháng tuổi tại Kim Bảng Hà Nam cho thấy tỷ lệ nhiễm giun chung là 93,4%, trong đó trẻ em ở xã Hoàng Tây có tỷ lệ nhiễm giun đũa là 85,3%, giun tóc 69,5% và trẻ ở xã Văn Xá tỷ lệ nhiễm giun đũa là 79,5%, giun tóc 63,9%. Tại Thái Nguyên, năm 2004 Bùi Văn Hoan và CS [11] nghiên cứu trên 300 trẻ từ 7 - 10 tuổi tỷ lệ nhiễm giun chung là 86,2% trong đó giun đũa là 83,6%, giun tóc 20,6% và giun móc 3,9%. Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh xét nghiệm phân tìm trứng giun cho học sinh 6 trường tiểu học tại Võ Nhai thấy: tỷ lệ nhiễm giun đũa 67,5%, giun tóc 14% và giun móc là 9,5%. Nguyễn Đức Ngân và CS [19] xét nghiệm phân bằng phương pháp Willis cho 173 người dân tộc dao xã Hợp Tiến thấy: tỷ lệ nhiễm giun đũa 23,6%, giun tóc 9,8% và giun móc 35,8%; cũng bằng phương pháp trên tác giả Nguyễn Đức Ngân và CS [18] nghiên cứu tại 3 nhà trẻ gồm 675 học sinh cho kết quả nhiễm giun đũa 60 – 80%, giun tóc 10 – 15% và giun móc khoảng 1%. Tại bệnh viện Đa
  • 21. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn khoa Trung ương Thái Nguyên Đỗ Thị Liên và CS [16] xét nghiệm cho 4720 bệnh nhân thấy tỷ lệ nhiễm giun chung 92,16% trong đó giun móc chiếm 33,6%. Năm 2005, tại phường Túc Duyên Phạm Thị Hiển và CS [10] nghiên cứu trên 128 mẫu thấy: tỷ lệ nhiễm giun đũa 27,34%, giun tóc 25,78% và giun móc 48,44%. Tuy nhiên, ở Thái Nguyên hầu hết các tác giả điều tra tỷ lệ nhiễm giun bằng phương pháp xét nghiệm tập chung trứng (Willis), sử dụng phương pháp Kato – Katz mới chỉ áp dụng ở học sinh phổ thông và người lớn. Hơn nữa chưa có tác giả nào áp dụng cách tính cường độ nhiễm để đánh giá mức độ nhiễm giun. 1.5. Điều trị bệnh GTQĐ 1.5.1. Nguyên tắc * Chọn thuốc. - Thuốc có tác dụng với nhiều loại giun cùng một lúc. - Tuy nhiên nên chọn loại thuốc đạt yêu cầu sau. + Đạt hiệu quả cao. + Ít tác dụng phụ: độc với giun, không độc với người. + Sử dụng dễ dàng qua đường uống. + Dạng thuốc sử dụng đơn giản, tiện lợi, rẻ tiền. * Việc điều trị cho trẻ phải lựa chọn thuốc thích hợp, đạt hiệu quả cao và theo dõi tác dụng phụ chặt chẽ. * Đối với cộng đồng cần có phác đồ phù hợp, dễ sử dụng, có thể điều trị hàng loạt tại cộng đồng và cũng đạt hiệu quả cao. 1.5.2. Các thuốc điều trị bệnh GTQĐ Hiện nay theo khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới chương trình phòng chống GTQĐ trên phạm vi rộng, gồm 4 loại thuốc sau : Albendazol, Mebendazol, Pyrantel pamoat và Levamisol.
  • 22. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn Nhưng do Levamisol hiện gặp một số tác dụng phụ trên thần kinh trung ương gây lú lẫn, hôn mê, có thể tử vong cho nên ở nhiều nước và kể cả Việt Nam đã không còn sử dụng nữa. 3 loại thuốc hiện nay được sử dụng rộng rãi là: Albendazol, Mebendazol, Pyrantel pamoat. * Pyrantel pamoat (Anthel, Antiminth, Ascantrin, Bantel, Cobantrin, Helmintox, Helmex, Embovin, Nemocid, Pyrantel, Pantrin, Proca ...) Thuốc do Austin và cộng sự phát hiện vào năm 1966. Thuốc có hiệu quả với giun ký sinh ở nhiều loài động vật khác nhau. Sau đó rất nhiều tác giả đã sử dụng để điều trị các bệnh giun truyền qua đất ở các nước khác nhau. Đến năm 1973 thuốc có mặt trên thị trường [41]. - Áp dụng lâm sàng. + Chỉ định: điều trị giun đũa, giun kim và giun móc, thuốc còn dùng để điều trị giun tóc nhưng kém hiệu quả hơn 3 giun trên. + Liều lượng và cách dùng . Trẻ em và người lớn liều duy nhất 10mg/kg cơ thể. . Đối với giun kim nên điều trị lần 2 sau 3 – 4 tuần liều như trên. . Đối với nhiễm giun móc nặng liều 10mg/kg/ngày x 3 ngày. + Chống chỉ định: . Phụ nữ có thai 3 tháng đầu và trẻ em dưới 2 tuổi. . Người bệnh cơ, nhược cơ. . Người bị suy gan. . Người biết trước phản ứng, dị ứng với thuốc. . Không nên dùng phối hợp với Piperazin. - Độc tính và tác dụng phụ: + Độc tính : LD 50 với chuột và chó là 2 – 5g/kg. + Chưa có báo cáo độc ở liều điều trị, tuy nhiên có vài tác dụng phụ nhẹ, thoáng qua như: nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, đau bung, tiêu chảy.
  • 23. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn *Mebendazol (Anelmin, Nemasole, Noverme, Fugaca, Paltelmin, Vermox, Toloxin,...). Mebendazol là dẫn xuất của Benzimidazol được phát hiện vào năm 1971 để điều trị giun kim và giun móc, sau đó là giun đũa và tóc vào năm 1973 bởi Chavarria A và vào năm 1974 bởi Wolfe M.S, Wershing J.M [48]. - Áp dụng lâm sàng + Chỉ định và liều dùng: . Điều trị giun đũa trẻ em và người lớn liều như nhau. . Liều duy nhất 500mg hoặc 100mg/ngày x 1 - 3 ngày. . Điều trị giun kim liều duy nhất 100mg và nhắc lại sau 2 - 4 tuần. . Điều trị giun tóc và móc nếu nhiễm nhẹ liều duy nhất 500mg, nếu nhiễm nặng liều 500mg x 3 ngày hoặc liều 100mg/lần x 2 lần/ngày trong 3 ngày. Sau 3 - 4 tuần xét nghiệm phân còn trứng thì điều trị lần 2. . Điều trị giun móc liều 200mg/lần x 2lần/ngày x 4 ngày. . Cách dùng: uống sau ăn, không phải ăn kiêng và không phải uống thuốc tẩy kèm. + Chống chỉ định: . Phụ nữ có thai 3 tháng đầu. . Trẻ em dưới 2 tuổi. - Độc tính và tác dụng phụ: + Độc tính : LD 50 với chuột cống, lợn, thỏ > 1280mg/kg và mèo, chó là 640mg/kg. + Độc tính bán cấp trên chuột liều 40mg/kg hoặc 10mg/kg x 13 tuần thấy chuột khoẻ và sống lâu hơn. + Trên người do ít bị hấp thu nên ít độc, hiện tại chưa xác định thuốc có gây ung thư, quái thai hay không? Nhưng trên chuột gây biến dạng xương sườn và xương đuôi của bào thai. Liều cao có thể gây giảm bạch cầu trung
  • 24. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn tính có hồi phục hoặc làm tăng tác dụng của Insulin và các thuốc chữa đái tháo đường khác. Liều thông thường tác dụng phụ nhẹ, thoáng qua như đau bụng, đi lỏng, sốt, ngứa, phát ban [6]. * Albendazol (Alben, Alzental, Zentel, Zelbel, Zantol...). Albendazol là một trong các dẫn xuất của Benzimidazol. Năm 1979 thuốc được giới thiệu với một loạt phổ rộng đối với điều trị các loại giun sán. Thuốc được sử dụng qua đường uống và qua thử nghiệm lâm sàng để điều trị các loại giun như: giun đũa, giun tóc, giun móc, giun lươn ngoài ra còn tác dụng trên cả kén và nang sán, gần đây được khuyến cáo để điều trị giun chỉ [35]. - Áp dụng lâm sàng + Chỉ định và liều dùng: . Điều trị các loại giun như: giun đũa, giun tóc, giun móc, giun lươn, giun kim. . Đối với người lớn và trẻ em liều duy nhất 400mg cho các loại giun trên trừ giun lươn. . Điều trị giun lươn và các loại giun trên nếu nhiễm nặng dùng liều 400mg/ngày x 3 ngày. . Điều trị sán lá gan nhỏ và sán dây trưởng thành liều 400mg/ngày x 3 ngày. . Điều trị với kén sán và các tổ chức như ở dưới da, thần kinh..., nang sán dự phòng trước khi phẫu thuật cắt bỏ kén liều 10mg/kg/ngày x 28 ngày liên tục, lặp lại 3 – 4 lần, mỗi lần cách nhau 2 tuần. . Cách dùng: Nhai viên thuốc và kèm ít nước, uống sau ăn, không phải ăn kiêng và không phải uống thuốc tẩy kèm. + Chống chỉ định: . Phụ nữ có thai 3 tháng đầu. . Theo WHO và UNICEF (2008) [31], không dùng cho trẻ dưới 12 tháng. . Dị ứng với thuốc. . Bệnh nhân xơ gan.
  • 25. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn . Trẻ mới được tẩy giun trong vòng 6 tháng qua. - Độc tính và tác dụng phụ: + Độc tính cấp đối với chuột cống là > 10.000mg/kg, chuột nhắt 3.000mg/kg, thỏ 500mg/kg và với lợn > 900mg/kg. + Độc tính bán cấp và mạn tính với liều 30mg/kg ở chuột, 10mg/kg ở chó liên tục trong 90 ngày không thấy có thay đổi hoạt động và sinh lý của con vật. + Tác dụng gây quái thai : trên cừu là 11mg/kg, trên bò là 25mg/kg, trên thỏ là 30mg/kg, trên chuột là 10mg/kg, còn trên người thì chưa rõ. + Tác dụng phụ ít, nhẹ và thoáng qua như rối loạn thượng vị, tiêu chảy, đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi. - Chế phẩm + Dạng thuốc viên nén hàm lượng 200mg hoặc 400mg. + Dạng dung dịch treo100mg/5ml 1.6. Các biện pháp phòng bệnh GTQĐ Chương trình phòng chống bệnh giun truyền qua đất đã được đề ra từ những thập niên đầu tiên của thế kỷ XX. Ở các nước phát triển bệnh GTQĐ hầu như đã được thanh toán. Chương trình phòng chống bệnh giun truyền qua đất của tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo [49]: - Điều trị hàng loạt có tác dụng làm giảm nhanh tỷ lệ và cường độ nhiễm GTQĐ, nhưng nếu không kết hợp với các biện pháp khác thì rất dễ tái nhiễm. - Vệ sinh môi trường đơn thuần sẽ khống chế được GTQĐ nhưng kết quả rất chậm. - Cần phải phối hợp các biện pháp trong phòng chống GTQĐ: vệ sinh, môi trường, điều trị hàng loạt, giáo dục sức khoẻ. * Điều trị giun Điều trị giun nhằm mục đích diệt giun trưởng thành từ nguồn bệnh, cần thực hiện bằng thuốc đặc trị hoặc thuốc có phổ rộng với nhiều loại giun. Tuỳ
  • 26. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn theo cường độ và tỷ lệ nhiễm của cộng đồng, điều kiện kinh phí, thuốc men ... ta lựa chọn điều trị chọn lọc, điều trị chiến lược hay điều trị hàng loạt. Tại Nhật Bản khi kết hợp phát hiện nhiễm giun sớm, tẩy giun hàng loạt và giáo dục sức khoẻ cộng đồng, cải thiện vệ sinh chung, tỷ lệ nhiễm giun đũa giảm từ 60% - 70% (năm 1949) xuống 0,05% (1982), tỷ lệ nhiễm giun móc 23,2% (1942) xuống 0,01% (1984). Hadijaja P. (1998) [36] cho thấy 2 năm sau tẩy giun tỷ lệ nhiễm giảm từ 58,4% xuống 40,6%. Theo Mascie - Taylor (1999) [40] tẩy giun hàng loạt có hiệu quả tốt trong phòng bệnh giun. Nguyễn Duy Toàn (1999) [28] thấy tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần, tỷ lệ nhiễm giun đũa giảm 21,9%, giun tóc giảm 58,6%, giun móc giảm 69,7%, cường độ nhiễm các loại giun cũng giảm rõ rệt. Nguyễn Võ Hinh (1997) [8] thấy tẩy giun hàng loạt cho trẻ em bằng mebendazol tỷ lệ sạch trứng giun đũa 91,9%, giun tóc 71,2%, giun móc 62,1%. Theo Lê Bách Quang (1998) [21] sau 2 năm điều trị cho trẻ em, tỷ lệ nhiễm giun đũa từ 93,6% còn 13,3%, giun tóc 47,7% còn 16,7%. Lê Thị Tuyết (2000) [29] cho thấy sau điều trị chọn lọc, tỷ lệ nhiễm giun đũa từ 95,6% còn 70,2%, giun tóc 79,5% còn 67,1%, giun móc 12,2% còn 2,7%. Các tác giả cho thấy khi điều trị GTQĐ, tỷ lệ và cường độ nhiễm giảm nhanh, nhưng nếu không kết hợp với các biện pháp khác thì tỷ lệ tái nhiễm cũng rất cao. * Vệ sinh môi trường Từ những năm 60, cả nước ta đã có phong trào “ba sạch, ba diệt”, việc xây dựng những công trình vệ sinh an toàn đã góp phần làm giảm tỷ lệ bệnh giun sán và bệnh đường tiêu hoá. Theo nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hố xí hai ngăn là loại hố xí phù hợp nhất với vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ. Hố xí dội thấm nước tuy cũng diệt được mầm bệnh GTQĐ, nhưng có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước. * Giáo dục sức khoẻ
  • 27. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn Giáo dục sức khoẻ có vai trò quan trọng trong phòng chống bênh GTQĐ. Giáo dục sức khoẻ nhằm tăng cường lối sống vệ sinh, lành mạnh, nâng cao kiến thức vệ sinh phòng bệnh của người dân. Mascie - Taylor (1999) [40] thấy giáo dục sức khoẻ (cải thiện vệ sinh cá nhân, đi dép, rửa tay, dùng hố xí sạch) là biện pháp phòng bệnh GTQĐ hiệu quả và ít tốn kém nhất. Nghiên cứu của Lê Nguyễn Bảo Khanh và CS (1998) [12] cho thấy thực hiện tăng cường giáo dục kiến thức phòng bệnh giun sán cho học sinh tiểu học đã làm giảm đáng kể tỷ lệ nhiễm GTQĐ. Tuy nhiên, để giáo dục sức khoẻ đạt hiệu quả, đòi hỏi phải có sự lồng ghép và liên kết nhiều chương trình y tế với sự tham gia của cộng đồng, trường học, các đoàn thể xã hội và các chuyên gia truyền thông. Chỉ có các biện pháp vệ sinh môi trường mới đảm bảo tính an toàn và hiệu quả lâu dài của chương trình phòng chống GTQĐ. 1.7. Một số đặc điểm của 2 trƣờng mầm non nghiên cứu Trường mầm non công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ Thành phố Thái Nguyên nằm trên địa bàn phường Quan Triều Thành phố Thái Nguyên. Trường gồm 5 lớp, số cán bộ giáo viên là 19, tổng số học sinh 165. Học sinh chủ yếu là con em cán bộ công tác tại công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ. Hàng năm nhà trường tổ chức khám sức khoẻ định kỳ, theo dõi về sự phát triển cân nặng, chiều cao, tiếp cận chương trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu, dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm…nhưng từ trước đến nay nhà trường chưa từng thực hiện chương trình chăm sóc, phòng bệnh giun sán. Trường mầm non Hoá Thượng nằm trên địa bàn xã Hoá Thượng, Huyện Đồng Hỷ, Thành phố Thái Nguyên. Trường gồm 5 lớp, số cán bộ giáo viên là 16, tổng số học sinh 155. Gia đình các em chủ yếu làm nông nghiệp. Cũng như trường mầm non Hoàng Văn Thụ hàng năm nhà trường tổ chức khám sức khoẻ định kỳ, theo dõi về sự phát triển cân nặng, chiều cao, tiếp cận chương trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu, dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm…
  • 28. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn nhưng từ trước đến nay nhà trường cũng chưa từng thực hiện chương trình chăm sóc, phòng bệnh giun sán cho trẻ em.
  • 29. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn CHƢƠNG 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu - Trẻ em từ 18 đến 60 tháng tuổi được chia làm 2 nhóm: + Nhóm 18 – 36 tháng. + Nhóm 37 – 60 tháng. - Các bà mẹ có con trong nhóm được chọn nghiên cứu. 2.2. Địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành tại 2 trường mầm non tỉnh Thái Nguyên. - Trường mầm non công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ, Thành phố Thái Nguyên. - Trường mầm non xã Hoá Thượng, huyện Đồng Hỷ. 2.3. Thời gian nghiên cứu Thực hiện từ tháng 04 năm 2008 đến tháng 04 năm 2009. 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu * Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang, có can thiệp tẩy giun chọn lọc cho các trẻ bị nhiễm giun. * Phương pháp chọn mẫu - Chọn mẫu chủ đích toàn bộ số trẻ tại 2 trường mầm non trên. - Cỡ mẫu tối thiểu cho nghiên cứu mô tả được tính theo công thức: p (1 – p) n = Z2 (1-α/2) d2 Trong đó: n: là số mẫu cần có. p: là tỷ lệ nhiễm giun theo nghiên cứu trước đó = 83%[11]. d: là độ chính xác mong muốn (chọn d = 0,05). Z2 (1-α/2) = 1,962 = hệ số tin cậy.
  • 30. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn Thay vào công thức ta có: n = 217 (Trong phạm vi đề tài chúng tôi chọn được 301 trẻ, vậy mẫu đủ đáp ứng với yêu cầu nghiên cứu). 2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu * Kỹ thuật lấy bệnh phẩm + Phân đựng vào lọ nhựa sạch, có dán nhãn ghi họ tên, tuổi, lớp, trường. + Phân lấy không được dính đất cát, lấy ở rìa khuôn phân, ở nhiều vị trí. + Khối lượng phân cần lấy khoảng 5 gam. + Sau khi thu hồi bệnh phẩm cần phải xét nghiệm ngay trong vòng 24 giờ kể từ khi lấy phân. + Những mẫu không xét nghiệm được ngay bảo quản trong tủ bảo quản bệnh phẩm của Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Thái Nguyên. * Xét nghiệm - Địa điểm xét nghiệm tại Trung tâm Y tế dự phòng Tỉnh Thái Nguyên - Kỹ thuật xét nghiệm Kato – Katz [30]. Phương pháp Kato - Katz căn bản là phương pháp Kato được Katz cải tiến năm 1972 để định lượng trứng giun sán trong phân bằng cách đong phân trong lỗ của một khuôn nhựa hoặc bìa carton và xác định số trứng giun/1 gam phân + Cách tiến hành Dùng que tre lấy khoảng 100 - 150mg phân (bằng hạt ngô) đặt lên giấy thấm. Đặt lưới lọc lên trên phân (mục đích lọc phân). Dùng que đầu bằng ấn nhẹ để phân đùn lên trên lưới, rồi gạt lấy phân cho vào lỗ khuôn nhựa đã đặt sẵn trên lam kính. Sau khi cho phân đầy lỗ khuôn nhựa thì cẩn thận nhấc khuôn ra khỏi lam kính. Đặt mảnh giấy cellophan đã ngâm dung dịch Kato lên phân.
  • 31. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn Dùng nút cao su ấn nhẹ cho phân dàn đều ra rìa của mảnh cellophan. Để khô 30 phút trong nhiệt độ phòng, soi dưới kính hiển vi quang học, độ phóng đại 100 lần, đếm toàn bộ trứng trên tiêu bản. Chúng tôi sử dụng bộ kit Kato - Katz có kích thước khuôn: 30mm x 40mm x 1,37mm và lỗ đong phân có đường kính 6mm. Lượng phân trong lỗ tương đương 43,7mg, từ đó suy ra: Số trứng/1g phân = số trứng/1 lam ( số trứng trong 43,7mg) x 23 * Phương pháp điều tra KAP - Phỏng vấn trực tiếp các bà mẹ theo bộ mẫu phiếu in sẵn. - Chấm điểm kiến thức hiểu biết của bà mẹ về bệnh giun theo bộ câu hỏi: + < 5 điểm là kém + 5 – 6 điểm là trung bình + 7 – 8 điểm là khá + 9 – 10 điểm là tốt * Kỹ thuật tẩy giun: - Loại thuốc: Albendazol viên 400mg, uống liều duy nhất 1 viên. - Thời điểm tẩy giun: tháng 12 năm 2008. - Tẩy cho tất cả trẻ nhiễm giun, tẩy tại trường dưới sự giám sát của cán bộ y tế. - Xét nghiệm phân kiểm tra trứng giun sau tẩy 3 tuần và sau 3 tháng. 2.4.2. Phương pháp đánh giá tình trạng nhiễm GTQĐ - Xác định tỷ lệ nhiễm giun: Tỷ lệ nhiễm giun chung = Tổng số người XN dương tính (hoặc 1 loại hoăc 2 loại hoặc 3 loại) x 100% Tổng số người được XN
  • 32. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn Tỷ lệ nhiễm giun đũa = (hoặc tóc hoặc móc) Tổng số người nhiễm giun đũa (hoặc tóc hoặc móc) x 100% Tổng số người được XN Tỷ lệ đơn nhiễm = Tổng số người nhiễm 1 loại giun x 100% Tổng số người nhiễm giun Tỷ lệ nhiễm 2 loại = Tổng số người nhiễm 2 loại giun x 100% Tổng số người nhiễm giun Tỷ lệ nhiễm 3 loại giun = Tổng số người nhiễm 3 loại giun x 100% Tổng số người nhiễm giun - Xác định cường độ nhiễm giun: + Cường độ nhiễm giun là toàn bộ số trứng giun đếm được/1g phân + Cường độ nhiễm giun trung bình là số trứng trung bình/1g phân được tính như sau: Tính theo trung bình cộng Số trứng TB/g phân =  (số trứng/1g phân của những người có trứng giun) Tổng số người được XN Số trứng/gam phân = Toàn bộ số trứng đếm được/lam x 23 Tổ chức y tế thế giới [49] phân loại cường độ nhiễm cho mỗi loại giun như sau: Loại giun Cường độ nhiễm nhẹ Cường độ nhiễm trung bình Cường độ nhiễm nặng Giun đũa Giun tóc Giun móc 1 – 4.999 1 – 999 1 – 1.999 5.0000 – 49.999 1.000 – 9.999 2.000 – 3.999  50.000  10.000  4.000
  • 33. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn - Thống kê so sánh kết quả về tỷ lệ và cường độ nhiễm các loại giun trước và sau khi tẩy giun ở 2 trường mầm non Hoàng Văn Thụ và Hoá Thượng. - Đánh giá kết quả điều trị: + Các chỉ tiêu đánh giá theo Carlo Urbani [30]. Tỷ lệ sạch trứng = Số người sạch trứng x 100% Số người điều trị Tỷ lệ giảm trứng = Số trứng TB trước khi ĐT - Số trứng TB sau khi ĐT X 100% Số trứng TB trước khi điều trị Số trứng TB trước ĐT = Tổng số trứng/1g phân trước ĐT Tổng số người điều trị Số trứng TB sau ĐT = Tổng số trứng/1g phân sau ĐT Tổng số người điều trị - Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả của thuốc dựa vào tỷ lệ % sạch trứng theo Carlo Urbani [30]. + Tỷ lệ sạch trứng < 20%: thuốc không có hiệu lực. + Tỷ lệ sạch trứng 20 - 59%: thuốc có hiệu lực trung bình. + Tỷ lệ sạch trứng 59 - 89%: thuốc có hiệu lực tốt. + Tỷ lệ sạch trứng > 89%: thuốc có hiệu lực rất tốt. 2.4.3. Chỉ tiêu nghiên cứu * Thông tin chung - Tuổi: + 18 – 36 tháng. + 37 – 60 tháng.
  • 34. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn - Giới: trai và gái. - Dân tộc: Kinh và thiểu số. - Địa dư: Trường mầm non Hoàng Văn Thụ và Trường mầm non Hoá Thượng. - Kiến thức của bà mẹ về bệnh giun: tốt, khá, trung bình, kém. * Tỷ lệ (%) nhiễm các loại giun - Tỷ lệ nhiễm giun chung và nhiễm từng loài giun. - Tỷ lệ nhiễm từng loại giun theo nhóm tuổi. - Tỷ lệ trẻ nhiễm giun theo giới. - Tỷ lệ trẻ nhiễm giun theo dân tộc. - Tỷ lệ trẻ nhiễm giun theo trường. - Tỷ lệ đơn nhiễm và nhiễm phối hợp. - Cường độ nhiễm giun. * Kết quả tẩy giun - Tỷ lệ giảm trứng. - Tỷ lệ sạch trứng. - Tỷ lệ tái nhiễm sau điều trị. 2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu Các số liệu được xử lý thống kê trên phần mềm SPSS 13.0.
  • 35. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Tỷ lệ nhiễm các loại giun Bảng 3.1. Tỷ lệ nhiễm giun Trƣờng Mẫu XN Nhiễm chung Giun đũa Giun tóc Giun móc n % n % n % n % HVT 151 86 57,0 8 6 57,0 32 21,2 0 0 HT 150 93 62,0 9 3 62,0 36 24,0 10 6,7 Chung 301 179 59,5 179 59,5 68 22,6 10 3,3 p > 0,05 > 0,05 > 0,05 < 0,05 57,0 62,0 59,5 57,0 62,0 59,5 21,2 24,0 22,6 0 6,7 3,3 0 10 20 30 40 50 60 70 Tû lÖ (%) NhiÔm chung §òa Tãc Mãc Giun Hoµng V¨n Thô Ho¸ Th-îng Chung Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ nhiễm giun Nhận xét: - Tỷ lệ nhiễm giun chung là 59,5%. Trường Hoá Thượng (62,0%) cao hơn trường Hoàng Văn Thụ (57,0%), sự khác biệt là không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
  • 36. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn - 59,5% trẻ bị nhiễm giun đũa, 22,6% trẻ nhiễm giun tóc và 3,3% trẻ nhiễm giun móc. Riêng trường mầm non Hoàng Văn Thụ không gặp trường hợp nào nhiễm giun móc. Bảng 3.2. Tỷ lệ nhiễm các loại giun theo nhóm tuổi Loại giun Nhóm tuổi Chung Đũa Tóc Móc n % n % n % n % 18 – 36 tháng (n = 73) 35 47,9 35 47,9 15 20,5 2 2,7 37 – 60 tháng (n = 228) 144 63,2 144 63,2 53 23,2 8 3,5  179 59,5 179 59,5 68 22,6 10 3,3 p < 0,05 < 0,05 > 0,05 > 0,05 47.9 63.1 20.5 23.2 2.7 3.5 0 10 20 30 40 50 60 70 Tû lÖ (%) §òa Tãc Mãc Giun 18-36 th¸ng 37-60 th¸ng Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ nhiễm các loại giun theo nhóm tuổi Nhận xét:
  • 37. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn - Tỷ lệ nhiễm giun đũa ở nhóm tuổi 37 – 60 tháng (63,2%) cao hơn nhóm trẻ 18 – 36 tháng (47,9%), sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). - Không có sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm giun tóc, giun móc giữa 2 nhóm trẻ (p > 0,05). Bảng 3.3. Tỷ lệ nhiễm các loại giun theo giới Loại giun Giới Đũa Tóc Móc n % n % n % Trai (n = 167) 91 54,5 34 20,4 5 3,0 Gái (n = 134) 88 65,7 34 25,4 5 3,7  179 59,5 68 22,6 10 3,3 p > 0,05 > 0,05 > 0,05 54,5 65,7 20,4 25,4 3,0 3,7 0 10 20 30 40 50 60 70 Tû lÖ (%) §òa Tãc Mãc Giun Trai G¸i Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ nhiễm các loại giun theo giới Nhận xét:
  • 38. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn Tỷ lệ nhiễm giun đũa ở nhóm trẻ gái (65,7%) cao hơn nhóm trẻ trai (54,5%). Tuy nhiên sự khác biệt là không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Không có sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm giun tóc, giun móc giữa 2 nhóm trẻ trai và gái (p > 0,05). Bảng 3.4. Tỷ lệ nhiễm các loại giun theo dân tộc Loại giun Dân tộc Đũa Tóc Móc n % n % n % Kinh (n = 250) 147 58,8 58 23,2 8 3,2 Thiểu số (n = 51) 32 62,7 10 19,6 2 3,9  179 59,5 68 22,6 10 3,3 p > 0,05 > 0,05 > 0,05 58,8 62,7 23,2 19,6 3,2 3,9 0 10 20 30 40 50 60 70 Tû lÖ (%) §òa Tãc Mãc Giun Kinh ThiÓu sè Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ nhiễm các loại giun theo dân tộc
  • 39. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn Nhận xét: Tỷ lệ nhiễm giun đũa, tóc, móc ở nhóm trẻ em dân tộc thiểu số và nhóm trẻ dân tộc kinh tương đương nhau. Sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm các loại giun giữa 2 nhóm dân tộc không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Bảng 3.5. Tỷ lệ đơn nhiễm và nhiễm phối hợp các loại giun đũa, tóc, móc theo trường Nhiễm giun Trƣờng 1 loại 2 loại 3 loại n % n % n % HVT (n = 86) 54 62,8 32 37,2 0 0 HT (n = 93) 52 55,9 36 38,7 5 5,4  106 59,2 68 38,0 5 2,8 p > 0,05 > 0,05 < 0,05 62,8 55,9 37,2 38,7 0 5,4 0 10 20 30 40 50 60 70 Tû lÖ (%) 1 lo¹i 2 lo¹i 3 lo¹i NhiÔm giun Hoµng V¨n Thô Ho¸ Th-îng Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ đơn nhiễm và nhiễm phối hợp các loại giun đũa, tóc, móc theo trường Nhận xét:
  • 40. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 59,2% trẻ chỉ bị nhiễm 1 loại giun. 38,0% trẻ bị nhiễm 2 loại giun và 2,8% nhiễm 3 loại giun. Không có sự khác biệt về tỷ lệ trẻ nhiễm 1 hoặc 2 loại giun giữa 2 trường. Đặc biệt trường Hoàng Văn Thụ không có trẻ nào bị nhiễm 3 loại giun. Bảng 3.6. Tỷ lệ đơn nhiễm và nhiễm phối hợp các loại giun theo nhóm tuổi Nhiễm giun Nhóm tuổi 1 loại 2 loại 3 loại n % n % n % 18 – 36 tháng (n = 35) 18 51,4 17 48,6 0 0 37 – 60 tháng (n = 144) 88 61,1 51 35,4 5 3,5  106 59,2 68 38,0 5 2,8 p > 0,05 > 0,05 < 0,05 51,4 61,1 48,6 35,4 0 3,5 0 10 20 30 40 50 60 70 Tû lÖ (%) 1 lo¹i 2 lo¹i 3 lo¹i NhiÔm giun 18 - 36 th¸ng 37- 60 th¸ng Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ đơn nhiễm và nhiễm phối hợp các loại giun theo nhóm tuổi Nhận xét:
  • 41. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn Tỷ lệ nhiễm 1 loại giun ở nhóm trẻ 37 – 60 tháng (61,1%) cao hơn nhóm trẻ 18 – 36 tháng (51,4%), tỷ lệ nhiễm 2 loại giun ở nhóm trẻ 18 – 36 tháng (48,6%) cao hơn nhóm trẻ 37 – 60 tháng (35,4%), tuy nhiên sự khác biệt là không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Đặc biệt nhóm trẻ 18 – 36 tháng không có trẻ nào bị nhiễm 3 loại giun. Bảng 3.7. Cường độ nhiễm các loài giun của trẻ tại 2 trường (tính theo trung bình cộng) Trƣờng Loại giun HVT (n = 151) HT (n = 150) Chung (n = 301) Đũa 583,6 ± 625,8 683,7 ± 679,3 633,5 ± 653,8 Tóc 165,7 ± 354,8 182,4 ± 373,4 170,0 ± 363,7 Móc 0 49,0 ± 192,0 24,4 ± 137,5 Nhận xét: Cường độ nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc 2 trường ở mức độ nhẹ. Bảng 3.8. Cường độ nhiễm các loài giun của trẻ tại 2 trường theo nhóm tuổi Loại giun Nhóm tuổi Số trứng trung bình/1g phân Đũa Tóc Móc 18 – 36 tháng (n = 73) 387,8 ± 476,7 155,0 ± 322,7 17,6 ± 109,2 37 – 60 tháng (n = 228) 712,1 ± 683,5 180,1 ± 376,3 26,6 ± 145,6  633,5 ± 653,8 174,0 ± 363,7 24,4 ± 137,5 p < 0,05 Nhận xét:
  • 42. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn Nhóm trẻ 37 – 60 tháng có cường độ nhiễm giun đũa (712,1) cao hơn nhóm trẻ 18 – 36 tháng (387,8) sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Ở nhóm trẻ 37 – 60 tháng có cường độ nhiễm giun tóc (180,1), giun móc (26,6) cao hơn cường độ nhiễm các loại giun đó ở nhóm trẻ 18 – 36 tháng. Sự khác biệt về cường độ nhiễm các loại giun theo nhóm tuổi là có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). 3.2. Kết quả tẩy giun Bảng 3.9. Kết quả tẩy giun chọn lọc bằng Albendazol sau 3 tuần Trƣờng n Tỷ lệ sạch trứng (%) Tỷ lệ giảm trứng (%) Giun đũa Giun tóc Giun móc Giun đũa Giun tóc Giun móc HVT 86 94,1 53,1 0 97,0 80,6 0 HT 93 90,3 52,7 90,0 96,3 84,2 98,4 Chung 179 92,1 52,9 90,0 96,6 82,5 98,4 p > 0,05 Nhận xét: - Hiệu lực của thuốc Albendazol với giun đũa và giun móc ở cả 2 trường rất tốt, tỷ lệ sạch trứng với giun đũa 92,1% và giun móc 90,0%. Tuy nhiên hiệu lực của thuốc với giun tóc chỉ ở mức trung bình (52,9%). - Sau tẩy giun tỷ lệ giảm trứng với cả 3 loại giun đều rất cao: giun đũa 96,6%; giun tóc 82,5% và giun móc 98,4%.
  • 43. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn Bảng 3.10. Tỷ lệ nhiễm, tái nhiễm giun đũa Nhiễm giun Trƣờng Trƣớc tẩy Sau tẩy 3 tuần Sau tẩy 3 tháng n % n % n % HVT 86 57,0 5 5,8 10 11,6 HT 93 62,0 9 11,6 20 21,5  179 59,5 14 7,8 30 16,7 57,0 62,0 5,8 11,6 11,6 21,5 0 10 20 30 40 50 60 70 Tû lÖ (%) Tr-íc tÈy Sau tÈy 3 tuÇn Sau tÈy 3 th¸ng NhiÔm giun Hoµng V¨n Thô Ho¸ Th-îng Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ nhiễm, tái nhiễm giun đũa Nhận xét:
  • 44. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn - Sau khi tẩy giun 3 tuần tỷ lệ nhiễm giun đũa giảm rõ từ 59,5% sau tẩy còn 7,8%. - Sau tẩy 3 tháng tỷ lệ tái nhiễm giun đũa là 16,7% (tăng lên 8,9%). Bảng 3.11. Tỷ lệ nhiễm, tái nhiễm giun tóc Nhiễm giun Trƣờng Trƣớc tẩy Sau tẩy 3 tuần Sau tẩy 3 tháng n % n % n % HVT 32 21,2 15 17,4 17 19,7 HT 36 24,0 17 18,2 20 21,5  68 22,6 32 17,8 37 20,6 21,2 24,0 17,4 18,2 19,7 21,5 0 5 10 15 20 25 Tû lÖ (%) Tr-íc tÈy Sau tÈy 3 tuÇn Sau tÈy 3 th¸ng NhiÔm giun Hoµng V¨n Thô Ho¸ th-îng Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ nhiễm, tái nhiễm giun tóc
  • 45. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn Nhận xét: - Sau khi tẩy giun 3 tuần tỷ lệ nhiễm giun tóc giảm ít từ 22,6% sau tẩy còn 17,8%. - Sau tẩy 3 tháng tỷ lệ tái nhiễm giun tóc là 20,6% (tăng 2,8%). Bảng 3.12. Tỷ lệ nhiễm, tái nhiễm giun móc Nhiễm giun Trƣờng Trƣớc tẩy Sau tẩy 3 tuần Sau tẩy 3 tháng n % n % n % HVT 0 0 0 0 0 0 HT 10 6,7 1 1,08 1 1,08  10 3,3 1 0,5 1 0,5 0,0 6,7 0 1,08 0 1,08 0 1 2 3 4 5 6 7 8 Tû lÖ (%) Tr-íc tÈy Sau tÈy 3 tuÇn Sau tÈy 3 th¸ng NhiÔm giun Hoµng V¨n Thô Ho¸ Th-îng
  • 46. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn Biểu đồ 3.9. Tỷ lệ nhiễm, tái nhiễm giun móc Nhận xét: - Sau khi tẩy giun 3 tuần tỷ lệ nhiễm giun móc giảm rõ từ 3,3% xuống còn 0,5%. - Sau tẩy 3 tháng không có sự tái nhiễm giun móc. Bảng 3.13. Cường độ nhiễm giun đũa ở trẻ trước và sau tẩy giun Cƣờng độ Trƣờng Trƣớc tẩy Sau tẩy 3 tuần Sau tẩy 3 tháng HVT 583,6 30,7 71,4 HT 683,7 40,0 124,4  633,5 35,5 98,9 Nhận xét: Sau khi tẩy giun 3 tuần cường độ nhiễm giun đũa giảm từ 633,5 còn 35,5; sau 3 tháng cường độ nhiễm là 98,9 tăng lên 63,4. Bảng 3.14. Cường độ nhiễm giun tóc ở trẻ trước và sau tẩy giun Cƣờng độ Trƣờng Trƣớc tẩy Sau tẩy 3 tuần Sau tẩy 3 tháng HVT 165,7 56,4 73,0 HT 182,4 46,2 52,6  170,0 51,1 62,4
  • 47. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn Nhận xét: Sau khi tẩy giun 3 tuần cường độ nhiễm giun tóc giảm từ 170 còn 51,1; sau 3 tháng cường độ nhiễm là 62,4 tăng lên 11,3. Bảng 3.15. Cường độ nhiễm giun móc ở trẻ trước và sau tẩy giun Cƣờng độ Trƣờng Trƣớc tẩy Sau tẩy 3 tuần Sau tẩy 3 tháng HVT 0 0 0 HT 49,0 1,2 1,7  24,4 0,6 0,9 Nhận xét: Sau khi tẩy giun 3 tuần cường độ nhiễm giun móc giảm từ 24,4 còn 0,6; sau 3 tháng cường độ nhiễm là 0,9 tăng lên 0,3. 3.3. Nhiễm giun đũa, tóc, móc và các yếu tố liên quan Bảng 3.16. Liên quan giữa sử dụng hố xí không hợp vệ sinh với tỷ lệ nhiễm giun Nhiễm giun Hố xí Có Không p n % n % Không hợp vệ sinh 37 75,5 12 24,4 < 0,05 Hợp vệ sinh 142 56,3 110 43,6
  • 48. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn Nhận xét: 75,5% trẻ sống ở gia đình sử dụng hố xí không hợp vệ sinh bị nhiễm giun cao hơn trẻ sống ở gia đình sử dụng hố xí hợp vệ sinh (56,3%). Sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm này là có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Bảng 3.17. Liên quan giữa rửa tay trước ăn với tỷ lệ nhiễm giun Nhiễm giun Rửa tay Có Không p n % n % Không thường xuyên 122 64,5 67 35,4 < 0,05 Thường xuyên 57 50,8 55 49,1 Nhận xét: 64,5% những trẻ không thường xuyên rửa tay trước khi ăn bị nhiễm giun cao hơn những trẻ thường xuyên rửa tay trước khi ăn (50,8%), sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Bảng 3.18. Liên quan giữa rửa tay sau đi ngoài với tỷ lệ nhiễm giun Nhiễm giun Rửa tay Có Không p n % n % Không thường xuyên 103 65,6 54 34,3 < 0,05 Thường xuyên 76 52,7 68 47,2 Nhận xét:
  • 49. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 65,6% những trẻ không thường xuyên rửa tay sau khi đi ngoài bị nhiễm giun cao hơn những trẻ thường xuyên rửa tay sau khi đi ngoài (52,7%), sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Bảng 3.19. Liên quan giữa hiểu biết của bà mẹ về bệnh giun với tỷ lệ nhiễm giun Nhiễm giun Hiểu biết Có Không p n % n % Kém và trung bình 6 100 0 0 < 0,05 Khá và tốt 173 58,6 122 41,3 Nhận xét: 100% con của các bà mẹ có kiến thức hiểu biết về bệnh giun kém và trung bình bị nhiễm giun tỷ lệ cao hơn con của các bà mẹ mẹ có kiến thức hiểu biết về bệnh giun là khá và tốt (58,6%), sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
  • 50. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn CHƢƠNG 4 BÀN LUẬN 4.1. Về tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh 2 trƣờng mầm non tại Thái Nguyên Tiến hành điều tra 301 trẻ 18 đến 60 tháng tuổi trong đó 151 trẻ ở trường mầm non công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ thành phố Thái Nguyên và 150 trẻ ở trường mầm non xã Hóa Thượng - huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên, chúng tôi thấy tỷ lệ nhiễm giun chung cho cả 2 trường là 59,5%. Tỷ lệ nhiễm giun ở học sinh trường mầm non Hoàng Văn Thụ (57,0%) thấp hơn so với trường mầm non Hóa Thượng (62%), tuy nhiên sự khác biệt là không có ý nghĩa thống kê. Những trẻ bị nhiễm giun chung là có nhiễm giun đũa chiếm 59,5%. Tại 2 trường mầm non 22,6% trẻ bị nhiễm giun tóc (trường Hóa Thượng: 24%; trường Hoàng Văn Thụ: 21,2%) và 3,3% trẻ nhiễm giun móc (chỉ gặp 10 trường hợp ở trường Hóa Thượng chiếm 6,7% tổng số trẻ toàn trường, không gặp trường hợp nhiễm giun móc nào ở trường Hoàng Văn Thụ). Với tỷ lệ nhiễm giun gần 60% ở trẻ em lứa tuổi 18 đến 60 tháng được chăm sóc trong môi trường nhà trẻ như vậy là rất cao và đáng báo động. Điều tra của Nguyễn Đức Ngân và CS [18] tại 3 trường mầm non thuộc khu vực thành phố Thái Nguyên năm 1987 cho thấy tỷ lệ nhiễm giun đũa ở trẻ em trường mầm non Z159 chiếm 80,0%, trường mầm non 19-5: 64,1% và trường mầm non Gang thép: 60,6%, thì kết quả về tỷ lệ nhiễm giun đũa của chúng tôi có thấp hơn nhiều so trường Z159 nhưng vẫn tương đương với tỷ lệ nhiễm ở 2 trường còn lại. Trong khi đó tỷ lệ nhiễm giun tóc và giun móc của chúng tôi lại cao hơn các tác giả trên (giun tóc: 10,75 - 15,74%; giun móc: 0,74 - 1,30%). Mặc dù điều tra sau 22 năm nhưng thực chất tỷ lệ nhiễm giun đũa tại 2 nhà trẻ của chúng tôi thấp hơn không đáng kể, thậm chí tỷ lệ nhiễm giun
  • 51. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn tóc, giun móc còn cao hơn các tác giả trên nghiên cứu ở các nhà trẻ trên cùng địa bàn, phải chăng công tác chăm sóc, dự phòng nhiễm giun trẻ em chưa thực sự được quan tâm? Trẻ em chưa được tẩy giun định kỳ? Cũng có thể do chúng tôi sử dụng phương pháp xét nghiệm Kato Katz tìm trứng giun nên độ nhạy có cao hơn phương pháp tập trung trứng bằng nước muối bão hòa Willis mà các tác giả áp dụng. Tỷ lệ nhiễm giun đũa và giun tóc của chúng tôi có thấp hơn nhiều so với nghiên cứu của Phạm Trung Kiên tại Kim Bảng - Hà Nam, tỷ lệ nhiễm giun chung ở trẻ dưới 5 tuổi là 93,4% (Giun đũa: 79,5 - 83,6%, Giun tóc 63,9 - 69,5%) [15] và Lê Thị Tuyết về nhiễm giun trẻ em tại Thái Bình (nhiễm giun đũa: 95,4%, giun tóc 80,9% và giun móc 11,8%) [29]. Có lẽ tỷ lệ nhiễm giun còn liên quan đến vấn đề môi trường nước và quản lý phân tại khu vực đồng bằng, vùng chiêm trũng này chưa được tốt hơn địa bàn nghiên cứu của chúng tôi và tác giả nghiên cứu trong cộng đồng chung chứ không chỉ riêng tại các trường mầm non. Mặc dù địa bàn trường Hoàng Văn Thụ thu dung chủ yếu là con em cán bộ công chức của công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ và nằm trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỷ lệ nhiễm các loại giun có thấp hơn đáng kể so với trường Hóa thượng (thuộc khu vực nông thôn ngoại thành), thậm chí không gặp trường hợp nào nhiễm giun móc, nhưng tỷ lệ nhiễm giun tại đây vẫn cao hơn rất nhiều so với kết quả nghiên cứu của Hoàng Tân Dân và cộng sự tại một số trường mầm non thuộc thành phố Hà Nội [3]. Theo các tác giả trên tỷ lệ nhiễm giun đũa chỉ chiếm 8,8 - 10,2%, giun tóc 3,47 - 4,34% và không có trẻ nào nhiễm giun móc. Có lẽ yếu tố môi trường, kiến thức chăm sóc, phòng nhiễm giun cho trẻ của các bà mẹ và giáo viên tốt hơn, công tác phòng bệnh giun sán luôn được quan tâm và trẻ được định kỳ tẩy giun đều đặn hơn? Kết quả của chúng tôi cũng cao hơn rất nhiều so với một nghiên cứu gần đây của tác giả Nguyễn Võ Hinh tại tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy, 5 trường mẫu giáo ở nông thôn, miền núi có tỷ lệ
  • 52. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn nhiễm giun chung: 35,22%, trong đó nhiễm giun đũa: 16,98%, nhiễm giun tóc: 10,06% và nhiễm giun móc: 15,09%. Tại 2 trường mẫu giáo ở thành phố, tỷ lệ nhiễm giun chung: 0,91%, trong đó chủ yếu là nhiễm giun đũa 0,68% và phát hiện một trường hợp bị nhiễm sán lá ruột, không có trường hợp nào nhiễm giun tóc và giun móc[9]. Chứng tỏ ở trẻ em trong khu vực thành phố đã được quan tâm chăm sóc, quản lý sức khỏe tốt hơn và có được môi trường sống tốt hơn. Đây cũng là một mẫu hình lý tưởng về công tác phòng bệnh nhiễm giun sán tại Việt Nam mà đặc biệt ngành Y tế và cộng đồng dân cư tại khu vực Thái Nguyên nói chung cần học tập. Một số tác giả nước ngoài như Awachi nghiên cứu ở Ấn Độ cho thấy tỷ lệ nhiễm giun chung ở trẻ em mẫu giáo là 17,5%, trong đó giun đũa chiếm 68,1% [33] và Olsen A, nghiên cứu ở trẻ em tại cộng đồng ở Kenya thấy nhiễm giun chung cũng chỉ chiếm 16% trong đó giun móc rất cao chiếm 63% và giun tóc 24% [42]. Như vậy, kết quả nhiễm giun chung của chúng tôi cao hơn các tác giả trên rất nhiều và chủ yếu nhiễm giun đũa và giun tóc. Về lứa tuổi, kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấy tỷ lệ nhiễm giun chung ở nhóm trẻ 37 - 60 tháng là (63,2%) cao hơn nhóm trẻ 18 - 36 tháng (47,9%), sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê. Trong đó, tỷ lệ nhiễm giun đũa ở cả 2 nhóm tuổi có tỷ lệ như nhiễm giun chung và tỷ lệ nhiễm ở nhóm 37 - 60 tháng cũng cao hơn có ý nghĩa thống kê. Sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm giun tóc, giun móc giữa 2 nhóm trẻ là không có ý nghĩa thống kê. Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của Hoàng Tân Dân [3], không có sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm giun tóc giữa các nhóm tuổi. Trẻ càng lớn tuổi hơn nguy cơ nhiễm giun càng cao hơn, có lẽ do khi ở nhà gia đình đã không thể giám sát trẻ tiếp cận với các nguồn lây nhiễm hoặc vệ sinh ăn uống nên tỷ lệ mắc ở trẻ nhóm tuổi lớn sẽ cao hơn. Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của một số tác giả Bùi Văn Hoan, Trần Minh Hậu, Đỗ Thị Đáng, Phạm
  • 53. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn Trung Kiên [5], [7], [11], [15]. Việc giáo dục cho trẻ ở nhóm lớn tuổi hơn về cách tự vệ sinh trong ăn uống, sinh hoạt để phòng tránh nhiễm giun là rất cần thiết và có thể thuận lợi hơn khi thông qua đội ngũ giáo viên nhà trường kết hợp với các bậc phụ huynh. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ nhiễm giun chung ở trẻ gái (65,7%) cao hơn trẻ trai (54,5%). Tuy nhiên sự khác biệt là chưa có ý nghĩa thống kê. Nhận xét của Bùi Văn Hoan [11] cũng cho rằng tỷ lệ nhiễm giun ở học sinh nữ cao hơn học sinh nam. Tuy nhiên một số nghiên cứu khác không thấy sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm giun ở trẻ em theo giới tính [12], [29]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy, mặc dù tỷ lệ nhiễm giun ở nhóm trẻ dân tộc thiểu số là 62,7%, cao hơn nhóm trẻ em dân tộc Kinh (58,8%), nhưng sự khác biệt này là không có ý nghĩa thống kê. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Sơn điều tra tại Sơn La không thấy sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm giun giữa trẻ em các dân tộc khác nhau [20]. Có lẽ số trẻ em dân tộc thiểu số trong nghiên cứu của chúng tôi còn ít (32 trẻ), hơn nữa đa số là con em của cán bộ công chức đang công tác tại các địa bàn nghiên cứu, khá tương đồng về mặt kiến thức và tập quán chăm sóc trẻ em, nên sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm giun trẻ em là không có ý nghĩa thống kê. Về tỷ lệ đơn nhiễm hoặc nhiễm phối hợp, kết quả ở bảng 3.5 chúng tôi thấy 59,2% là đơn nhiễm và chỉ đơn thuần nhiễm giun đũa. 38,0% nhiễm 2 loại giun, nghĩa là ngoài giun đũa có nhiễm thêm giun tóc hoặc giun móc. Chỉ có 5 trường hợp chiếm 2,8% trẻ bị nhiễm cả 3 loại giun. Kết quả của chúng tôi có khác biệt so với nghiên cứu của một số tác giả như Phạm Trung Kiên ở Kim Bảng - Hà Nam, tỷ lệ đa nhiễm (nhiễm phối hợp) rất cao, từ 60,3 - 67,8% [15], và kết quả của Lê Thị Tuyết nghiên cứu tại vùng Thái Bình cũng cho kết quả tương tự (đa nhiễm 86,5%, đơn nhiễm rất thấp chỉ chiếm 13,5%) [29]. Ngược lại kết quả của chúng tôi thấy tỷ lệ đơn nhiễm thấp hơn công bố
  • 54. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn của Bùi Văn Hoan nghiên cứu tại Thái Nguyên (78,6%), nghĩa là tỷ lệ đa nhiễm chỉ chiếm 21,4% [11]. Cấn Thị Cúc nghiên cứu ở Quảng Ninh cũng cho thấy tỷ lệ đa nhiễm ở trẻ em khu vực này là 46,2% [4], tương đương với kết quả của chúng tôi. Như vậy, tỷ lệ đa nhiễm các loại giun theo một số nghiên cứu ở miền núi có thấp hơn nhiều so với vùng đồng bằng hoặc chiêm trũng. Có lẽ do yếu tố môi trường, tính chất canh tác và vấn đề quản lý, sử dụng phân bắc… vì tại các địa bàn đó tỷ lệ nhiễm giun móc cao, trong khi đó trong kết quả của chúng tôi chỉ gặp 10 trường hợp nhiễm giun móc và chỉ gặp ở nhóm trẻ từ 37 - 60 tháng. 4.2. Về cƣờng độ nhiễm giun ở trẻ em Kết quả của chúng tôi ở bảng 3.7 và 3.8 cho thấy, tính theo tiêu chuẩn phân loại cường độ nhiễm giun của tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì cường độ nhiễm trung bình từng loại giun đũa, tóc, móc ở trẻ em giữa 2 trường mầm non Hoàng Văn Thụ và Hóa Thượng đều ở mức độ nhiễm nhẹ (giun đũa: 633,5 ± 653,8; Giun tóc: 170,0 ± 363,7 và giun móc: 24,4 ± 137,5). Ngoại trừ giun móc không gặp ở trường Hoàng Văn Thụ còn lại cường độ nhiễm trung bình của giun đũa và giun tóc là tương đương nhau giữa 2 trường. Tuy nhiên nếu tính theo nhóm tuổi thì cường độ nhiễm từng loại giun ở nhóm trẻ 37 - 60 tháng luôn cao hơn nhóm trẻ 18 - 36 tháng, sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy cường độ nhiễm giun ở cả 2 trường mầm non khu vực nghiên cứu đều thấp hơn một số tác giả nghiên cứu ở vùng đồng bằng, theo Lê Thị Tuyết [29] cường độ nhiễm giun đũa là 13.179, giun tóc: 798 và giun móc là 561. Kết quả của Hoàng Thị Kim [14] cho thấy cường độ nhiễm giun đũa là 8.199 và giun tóc là 264. Phạm Trung Kiên [15] cho thấy cường độ nhiễm giun đũa ở trẻ em Hà Nam là 18.519 và giun tóc là 568. Kết quả về cường độ nhiễm giun của chúng tôi cao hơn nghiên cứu của Hoàng Tân Dân và CS [3] tại một số trường mầm non ở
  • 55. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn Hà Nội, tác giả cho thấy cường độ nhiễm giun đũa ở là 257 và giun tóc 102. Có lẽ những nơi có tỷ lệ nhiễm giun thấp thì nguy cơ lây nhiễm và tái nhiễm cũng ít hơn, công tác vệ sinh phòng bệnh tốt hơn nên cường độ nhiễm các loại giun cũng thấp hơn. Cường độ nhiễm giun là một chỉ số rất có giá trị tiên lượng nguy cơ lây nhiễm giun tại cộng đồng. 4.3. Về kết quả tẩy giun chọn lọc bằng Albendazol - Về tỷ lệ sạch trứng: với liều duy nhất 400mg Albendazol đã có tác dụng rất tốt đối với các loại giun, đặc biệt là giun đũa (tỷ lệ sạch trứng: 92,1%), rồi đến giun móc (tỷ lệ sạch trứng: 90,0%), cuối cùng là giun tóc cũng có tỷ lệ sạch trứng đến 52,9%. Hiệu quả làm sạch trứng giun của thuốc Albendazol tương đương nhau giữa trường mầm non Hoàng Văn Thụ và Hoá Thượng. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả của Hoàng Thị Kim [13], tuy nhiên tỷ lệ sạch trứng đối với giun đũa của chúng tôi có thấp hơn (92,1% so với 100%), nhưng tỷ lệ sạch trứng với giun tóc và giun móc thì cao hơn (tương đương 52,9% so với 33% và 90,0% so với 82,4%). Kết quả của Lê Thị Tuyết [29] cho thấy tỷ lệ sạch trứng đối với giun đũa là 92,5% tương đương với kết quả của chúng tôi, nhưng tỷ lệ sạch trứng với giun tóc và giun móc thì có khác biệt (tương đương 52,9% so với 33,3% và 90,0% so với 100,0%). Kết quả của chúng tôi cũng tương đương với các tác giả Nguyễn Xuân Thao [27] nghiên cứu ở Tây Nguyên và M.A.Botey [34]. Chứng tỏ hiệu quả làm sạch trứng giun của Albendazol liều duy nhất 400mg sau 3 tuần là rất tốt, tuy nhiên tuỳ từng loại giun và vùng miền nghiên cứu mà hiệu quả đối với từng loại giun có khác nhau. Riêng giun đũa luôn nhạy cảm và rất hiệu quả (tỷ lệ sạch trứng từ 92,0% đến 100%). - Về tỷ lệ giảm trứng: Kết quả của chúng tôi cho thấy sau 3 tuần tẩy giun với liều duy nhất 400mg Albendazol thì tỷ lệ giảm trứng các loại giun rất cao (giun đũa: 96,6%; giun tóc: 82,5% và giun móc: 98,4%). Kết quả của chúng
  • 56. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn tôi cũng tương đương với một số tác giả nghiên cứu ở các vùng miền khác nhau như: Lê Thị Tuyết, Hoàng Tân Dân, Nguyễn Xuân Thao [3], [27], [29]. Như vậy thuốc Albendazol với một liều duy nhất đã có hiệu quả làm giảm nhanh chóng tỷ lệ trứng giun trong phân trẻ em đã được nhiều tác giả ghi nhận. So sánh hiệu quả điều trị bằng một liều duy nhất 400mg Albendazol với hiệu quả điều trị bằng Helmintox của Phạm Trung Kiên [15] thì chúng tôi thấy tỷ lệ sạch trứng và giảm trứng tương đương nhau, hơn nữa trong quá trình điều trị chọn lọc không có trẻ nào biểu hiện dấu hiệu tác dụng phụ của thuốc, mặt khác Albendazol là một loại thuốc tẩy giun có khoảng an toàn cao, vì vậy có lẽ nên dùng Albendazol tẩy giun hàng loạt cho trẻ em tại cộng đồng là an toàn, hiệu quả và thích hợp nhất. 4.4. Về tỷ lệ và cƣờng độ tái nhiễm sau tẩy giun 3 tháng - Về tỷ lệ tái nhiễm, kết quả của chúng tôi cho thấy sau tẩy giun 3 tháng tỷ lệ tái nhiễm với giun tóc 20,6%, giun đũa 16,7% và giun móc 0,5%. Mặc dù thời gian đánh giá sau tẩy chọn lọc còn ngắn (3 tháng), nhưng với tỷ lệ tái nhiễm như vậy là khá cao. Tuy nhiên cũng phù hợp với kết quả của tác giả Hoàng Thị Kim [14], điều tra sau 6 tháng tẩy giun, tỷ lệ tái nhiễm với giun đũa là 68,0%; giun tóc 51,0% và giun móc 4,4%. Nhưng có lẽ thấp hơn nhiều so với tỷ lệ tái nhiễm giun ở nghiên cứu của Lê Thị Tuyết [29] (giun đũa 90,7%; giun tóc 83,0% và giun móc 12,7%). Có lẽ tỷ lệ tái nhiễm giun cao còn phụ thuộc vào tỷ lệ và cường độ nhiễm giun, phụ thuộc vào yếu tố môi trường, vệ sinh trong ăn uống sinh hoạt. - Về cường độ tái nhiễm: kết quả của chúng tôi cho thấy cường độ tái nhiễm chung ở trẻ em cả 2 trường với giun đũa là 98,9; giun tóc là 62,4 và giun móc là 0,9. Như vậy, cường độ tái nhiễm sau 3 tháng điều trị trong kết quả của chúng tôi tương đối thấp. Cho tới nay chưa có tác giả nào đánh giá
  • 57. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn vào thời điểm sau 3 tháng tẩy chọn lọc nên chúng tôi không có số liệu để so sánh về cường độ tái nhiễm. Nhưng có lẽ cường độ nhiễm như vậy là không cao. 4.5. Một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc ở trẻ em - Về vấn đề sử dụng hố xí hợp vệ sinh: bảng 3.16 cho thấy 75,5% trẻ sống ở những gia đình sử dụng hố xí không hợp vệ sinh thì bị nhiễm giun và 56,3% trẻ bị nhiễm giun sống ở những gia đình sử dụng hố xí hợp vệ sinh. Như vậy, có sự liên quan rõ rệt giữa nhiễm giun và sử dụng hố xí không hợp vệ sinh, nghĩa là những gia đình không sử dụng hố xí hợp vệ sinh thì trẻ bị nhiễm giun nhiều hơn, có sự khác biệt với p < 0,05. Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả của Nguyễn Xuân Thao [27] nghiên cứu ở khu vực Tây Nguyên cũng cho rằng có sự liên quan giữa tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất với sử dụng hố xí không hợp vệ sinh hoặc phóng uế ra xung quanh nhà. Nguyễn Văn Tân [23] cũng cho rằng xây dựng hố xí hợp vệ sinh và sử dụng đúng cách là một biện pháp bảo vệ, phòng nhiễm giun sán tốt nhất. Hố xí không hợp vệ sinh chính là nguồn phát tán trứng giun ra môi trường nhiều nhất bởi các loài vật trung gian khác như các loài vật nuôi, ruồi nhặng... Trẻ em sống ở những gia đình sử dụng hố xí không hợp vệ sinh thì dễ tiếp xúc với các yếu tố lây nhiễm như các vật dụng hàng ngày, thức ăn nên trẻ này dễ bị nhiễm giun. - Về vấn đề rửa tay trước khi ăn và sau khi đi ngoài: kết quả của chúng tôi cho thấy 64,5% trẻ bị nhiễm giun không rửa tay thường xuyên và 50,8% trẻ bị nhiễm giun có rửa tay thường xuyên. Như vậy tỷ lệ nhiễm giun ở những trẻ không rửa tay thường xuyên cao hơn có ý nghĩa thống kê so với những trẻ rửa tay thường xuyên. Đồng thời những trẻ không thường xuyên rửa tay sau khi đi ngoài thì tỷ lệ nhiễm giun cũng cao hơn (65,6%) so với những đứa trẻ
  • 58. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn được rửa tay thường xuyên sau khi đi ngoài (52,7%), sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm giun này có ý nghĩa thống kê. Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với nhận xét của Nguyễn Xuân Thao [27] nghiên cứu ở khu vực Tây Nguyên không rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh là những yếu tố nguy cơ chính ảnh hưởng đến mức độ nhiễm giun tại khu vực nghiên cứu. Không rửa tay thường xuyên trước khi ăn và sau khi đi ngoài là khâu trung gian lây nhiễm chính của trứng giun theo cơ chế phân miệng đặc biệt là ở trẻ em do chưa có ý thức và thói quen trong vệ sinh ăn uống nhất là những trẻ em ở khu vực nông thôn hoặc trẻ sống trong gia đình dễ bị ô nhiễm bởi trứng giun. - Về vấn đề kiến thức chăm sóc và phòng bệnh nhiễm giun cho trẻ em của các bà mẹ: kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy 100% trẻ em là con của các bà mẹ có kiến thức hiểu biết về bệnh giun truyền qua đất kém và trung bình đều bị nhiễm giun, tỷ lệ này cao hơn nhiều so với con của các bà mẹ có kiến thức về bệnh giun truyền qua đất khá và tốt (58,6%), sự khác biệt về tỷ lệ này là có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Hiểu biết và có kiến thức về chăm sóc, phòng bệnh giun truyền qua đất của người mẹ là rất cần thiết vì hiểu biết thì người mẹ mới có thể chăm sóc và phòng bệnh cho con mình được tốt hơn. Mặc dù ban ngày chủ yếu trẻ sống tại nhà trẻ được chăm sóc bởi các cô giáo nhưng quá nửa thời gian còn lại là trẻ sống, sinh hoạt trong môi trường gia đình, nên vai trò của người mẹ trong phòng bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em là hết sức quan trọng. Việc tập huấn, truyền thông giáo dục kiến thức, kỹ năng chăm sóc phòng bệnh nhiễm giun truyền qua đất nói chung cho các bà mẹ và giáo viên mầm non là một trong những biện pháp cần thiết mà ngành y tế cần quan tâm.
  • 59. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn KẾT LUẬN Dựa vào kết quả nghiên cứu chúng tôi đưa ra các kết luận sau: 1. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh tại 2 trƣờng mầm non tại Thái Nguyên - Tỷ lệ nhiễm giun chung ở trẻ em 2 trường mầm non Hoá Thượng và Hoàng Văn Thụ là: 59,5%. Tất cả những trẻ xét nghiệm phân (+) đều bị nhiễm giun đũa (chiếm 59,5%). Tỷ lệ nhiễm giun tóc: 22,6% và giun móc: 3,3%. - Tỷ lệ nhiễm các loại giun giữa 2 trường là tương đương nhau, ngoại trừ trường Hoàng Văn Thụ không gặp trẻ nào bị nhiễm giun móc. - 63,2% trẻ ở nhóm tuổi 37 – 60 tháng bị nhiễm giun cao hơn nhóm trẻ 18 – 36 tháng (47,9%). Sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê. - Không có sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm các loại giun giữa trẻ trai và trẻ gái, giữa dân tộc Kinh và dân tộc thiểu số. - 59,2% trẻ nhiễm 1 loại giun, 38,0% trẻ nhiễm 2 loại giun và 2,8% nhiễm 3 loại giun (chỉ gặp ở trường Hoá Thượng). - Cường độ nhiễm các loại giun ở trẻ em tại 2 trường đều ở mức độ nhẹ (giun đũa 633,5; giun tóc 170,0 và giun móc 24,4). - Cường độ nhiễm giun ở nhóm trẻ 37 – 60 tháng cao hơn nhóm trẻ 18 – 36 tháng (p < 0,05). 2. Kết quả tẩy giun chọn lọc bằng thuốc Albendazol - Tỷ lệ sạch trứng cao sau tẩy giun 3 tuần: giun đũa 92,1%, giun tóc 52,9% và giun móc 90,0%. - Sau tẩy giun 3 tuần tỷ lệ giảm trứng cao: giun đũa 96,6%, giun tóc 82,5% và giun móc 98,4%. - Tỷ lệ tái nhiễm giun sau 3 tháng: giun đũa 16,7%, giun tóc 20,6%, giun móc 0,5%.
  • 60. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn - Cường độ nhiễm giun sau tẩy 3 tuần: giun đũa, giun tóc và giun móc giảm, sau 3 tháng cường độ nhiễm tăng lên (p < 0,05). 3. Một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ nhiễm giun ở trẻ em - Có sự liên quan rõ rệt giữa không rửa tay thường xuyên trước khi ăn hoặc sau khi đi ngoài đến tỷ lệ nhiễm giun ở trẻ em (p < 0,05). - Những trẻ sống ở gia đình sử dụng hố xí không hợp vệ sinh thì tỷ lệ nhiễm giun cao hơn những trẻ sống ở gia đình có hố xí hợp vệ sinh (p < 0,05). - Con của các bà mẹ có kiến thức hiểu biết về bệnh giun kém và trung bình thì bị nhiễm giun nhiều hơn con của những bà mẹ mẹ có kiến thức hiểu biết về bệnh giun là khá và tốt (p < 0,05).
  • 61. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn KIẾN NGHỊ - Nên sử dụng thuốc Albendazol để định kỳ tẩy giun hàng loạt cho trẻ em tại cộng đồng. - Tiếp tục tuyên truyền giáo dục cho các bà mẹ về kiến thức, kỹ năng chăm sóc phòng bệnh nhiễm giun cho trẻ. - Vận động và khuyến khích tất cả mọi gia đình sử dụng hố xí hợp vệ sinh.