SlideShare a Scribd company logo
1 of 23
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA TÀI CHÍNH KẾ TOÁN
-----o0o-----
MÔN: THANH TOÁN QUỐC TẾ
TÊN ĐỀ TÀI: TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM
GVHD: ThS.
NHÓM: 2
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2021
MỤC LỤC
A. LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1
B. PHẦN NỘI DUNG............................................................................................................2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT...................................................................................2
1.1 Tỷ giá hối đoái là gì?..............................................................................................2
1.2 Sự hình thành tỷ giá hối đoái...............................................................................2
1.3 Phân loại tỷ giá hối đoái........................................................................................3
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG..............................................................................................5
2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá.....................................................................5
2.1.1 Cán cân thanh toán .........................................................................................5
2.1.2 Lạm phát.............................................................................................................5
2.1.3 Lãi suất ...............................................................................................................5
2.1.4 Thu nhập.............................................................................................................5
2.1.5 Nợ công ..............................................................................................................6
2.2 Tác động của tỷ giá đối với nền kinh tế: ..........................................................6
2.2.1 Tác động của tỷ giá tới lạm phát...................................................................6
2.2.2 Tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại ..............................................8
2.2.3 Tác động của tỷ giá đến nguồn vốn đầu tư ............................................... 10
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ................................................................................................ 11
3.1 Các chính sánh can thiệp của chính phủ vào tỷ giá hối đoái .......................... 11
3.1.1 Can thiệp của chính phủ............................................................................. 11
3.1.2 Can thiệp bằng công cụ tỷ giá................................................................... 12
3.2. Các biện pháp điều chỉnh tỷ giá hối đoái ..................................................... 15
3.2.1. Chính sách chiết khấu................................................................................ 15
3.2.2. Chính sách hối đoái: ................................................................................... 16
3.2.3. Quỹ dự trữ bình ổn giá cả: ........................................................................ 17
3.2.4. Phá giá tiền tệ: .............................................................................................. 17
3.2.5. Nâng giá tiền tệ............................................................................................. 17
C. PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................................ 19
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC.................................................................................... 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 21
P a g e 1 | 23
A. LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều dấu mốc
quan trọng. Sự chuyển đổicủa đất nước ta từ tự cung tự cấp là chủ đạo sang phù
hợp với nền kinh tế thế giới đã mở ra một kỷ nguyên mới, trong đó nền kinh tế
đã đạt được một tầm cao mới. Trong cả quá trình này, các doanh nghiệp nước ta
đã trút bỏ lớp áo cũ, khoác lên mình tấm áo nhung mới nhầm tham gia hội nhập,
từng bước chiếm lĩnh thị trường trong nước và vươn ra thế giới. Khi các tham
vọng kinh tế đạt đến mức không thể tóm tắt trong khuôn khổ, các công ty muốn
kinh doanh sản phẩm mới nên nhập khẩu những bộ phận chưa thể đáp ứng được
trong nước. Vì vậy, nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa đang trở thành vấn đề nóng
được nước ta quan tâm. Về xuất nhập khẩu, chúng ta không thể bỏ qua vấn đề tỷ
giá hối đoái - đo lường giá trị của một loại tiền tệ này so với một loại tiền tệ khác.
Việc áp dụng quy định tỷ giá hối đoái sẽ giúp các doanh nghiệp thực hiện thanh
toán quốc tế thông qua các ngân hàng thương mại dễ dàng hơn, đồng thời giúp
hội nhập kinh tế sâu rộng, củng cố và tăng cường. Không chỉ ảnh hưởng đến vấn
đề xuất nhập khẩu, một số ngành dịch vụ khác cũng rất cần thiết, đó là du lịch,
giúp ngành này thu hút khách du lịch nước ngoài, từ đó giúp tăng dự trữ ngoại
hối của ngân hàng nhà nước.
Nghiên cứu sự thay đổi tỷ giá hối đoái là một vấn đề phức tạp nhưng cũng rất
mới mẻ và thú vị, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế vận động không ngừng ở
Việt Nam và luôn thay đổi. Xuất phát từ những thực tế trên, nhóm chúng em sẽ
nghiên cứu đề tài “Chính sáchTỷ giá hối đoáiở Việt Nam” nhằm giúp mọi người
hiểu rõ hơn về các vấn đềliên quan đến tỷ giá hối đoáivà tác độngcủa chúng đến
nền kinh tế nước ta.
P a g e 2 | 23
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Tỷ giá hối đoái là gì?
- Tỷ giá hối đoái hay còn gọi là tỷ giá trao đổi ngoại tệ.
- Được hiểu là tỷ giá hối đoái là tỷ kệ giữa giá trị của các đồngtiền so với nhau.
- Cũng có thể hiểu tỷ giá là giá cả của một đơn vị tiền tệ một được biểu hiện
bằng số lượng đơn vị tiền tệ của nước khác hay là bằng số lượng ngoại tệ nhận
được khi đổi một đơn vị nội tệ hoặc bằng số lượng nội tệ nhận được khi đổi
một đơn vị ngoại tệ. Các nước có giá trị đồng nội tệ thấp hơn giá trị ngoại tệ
thường sử dụng cách thứ hai là dùng số lượng nội tệ nhận được khi đổi một
đơn vị ngoại tệ. Chẳng hạn ở Việt Nam người ta thường nói đến số lượng đồng
Việt nam nhận được khi đổi một đồng USD DEM hay một FFR ... Trong thực
tế , cách sử dụng tỷ giá như vậy thuận lợi hơn .Tuy nhiên trong nghiên cứu lý
thuyết thì cách định nghĩa thứ nhất dùng số lượng ngoại tệ nhận được khi đổi
một đơn vị nội tệ sẽ thuận lợi hơn.
- Tỷ giá hối đoái còn được định nghĩa ở khía cạnh khác đó là quan hệ so sánh
giữa hai tiền tệ của hai nước với nhau . Một đồng tiền hay một lượng đồng tiền
nào đó đôi được bao nhiêu đồng tiền khác được gọi là tỷ lệ giá cả trao đổi giữa
các đồng tiền với nhau hay gọi tắt là tỷ giá hói đoái.
- Tỷ giá hối đoái được xem là một loại giá cả đặc biệt, là giá trị của tiền chứ
không phải giá trị của hàng hóa.
- Cách đọc tỷ giá hối đoái: Đồng tiền đứng trước được hiểu là đồng tiền yết giá,
đồng tiền đứng thứ hai gọi là đồng tiền định giá. Trong ví dụ về tỷ giá hối đoái
trên thì USD là đồng tiền yết giá còn VNĐ là đồng tiền định giá.
1.2 Sự hình thành tỷ giá hối đoái
Trong các giai đoạn phát triển kinh tế tỷ giá hối đốicũng dần dần hình thành dựa
vào các cơ sở khác nhau: trước chiến tranh thế giới thứ nhất thương mại và thanh
toán quốc tế được thực hiện dựa trên tỷ giá hối đoái “bản vị vàng”. Có ba đặc
điểm: thứ nhất, Chínhphủ mỗi nước cố định giá vàng tính bằng đồng trong nước;
thứ hai, Chính phủ mỗinước duy trì khả năng chuyển đổitiền trong nước ra vàng;
thứ ba, các Chính phủ tuân theo quy tắc phát hành đồng tiền với dự trữ vàng Nhà
nước nắm giữ.
Đốivới Việt Nam tiền gửi nội tệ là VND hay tiền gửi ngoại tệ ví dụ là USD. Lúc
này nhân tố tác động đến cầu VND hay USD phụ thuộc vào việc so sánh tỷ suất
lợi tức tiền gửi dự tính của những tài sản đó. Để so sánh được cần phải đổicác tỷ
P a g e 3 | 23
suất lợi tức đó cùng một đơn vị tiền tệ. Nếu tỷ suất lợi tức tiền gửi USD cao hơn
VND thì cả người Việt Nam và người nước ngoài đều nắm giữ USD nhiều vì cầu
về USD cao hơn và ngược lại nếu cầu giảm. Nếu tiền gửi Việt Nam tính ra ngoại
tệ không phải bằng mức lãi tiền gửi mà được điều chỉnh theo sựgia tăng hay giảm
của đồng nội tệ (VND). Tiền gửi ngoại tệ tính ra đồng Việt Nam phải được điều
theo sự tăng hay giảm của đồng tiền ngoại tệ (USD). Giá trị của mỗi đồng tiền
nằm ở sức mua hay trao đổi hàng của nó và nó củng chính là hàng hóa cho nên
một đồng tiền càng mua được nhiều hàng hóa
Cầu về tiền trên thị trường ngoại hối khi dân cư từ các nước khác để mua hàng
hoá và dịch vụ được sản xuất ra tại nước đó là một nước xuất khẩu đáp ứng về
cầu càng nhiều thì đồng tiền nước đó càng lớn trên thị trường ngoại hối. Đường
cầu về tiền là hàm của tỷ giá hối đoái của nó dốc xuống phía phải. Nên tỷ giá hối
đoái càng cao thì hàng hoá của nước ấy càng trở lên đắt hơn đối với những người
nước ngoài và ít hàng hoá xuất khẩu hơn
Cung về tiền trên thị trường ngoại hối để người dân nước này có thể mua được
các hàng hóa ở các nước khác họ phải đổi một lượng lớn để mua với mức tiền
như nước kia. Khi đó lượng tiền của nước này đã bước vào thị trường quốc tế.
Đường cung về tiền là hàm của tỷ giá hối đoái của nó dốc lên phía phải. Nên tỷ
giá hối đoái càng cao thì hàng hoá nước ngoài càng rẻ và hàng hoá ngoại được
nhập khẩu ngày càng nhiều.
Các tỷ giá hối đoáiđược xác định chủ yếu thông qua các lực lượng thị trường của
cung và cầu. Nếu có bất kỳ cái gì làm tăng cầu hoặc làm giảm cung của một đồng
tiền đều có xu hướng làm tăng tỷ giá hối đoái. Hoặc có bất kỳ cái làm giảm cầu
hoặc làm tăng cung của đồng tiền ấy trên các thị trường ngoại hối sẽ làm giá trị
trao đổi của nó giảm xuống.
1.3 Phân loại tỷ giá hối đoái
Có nhiều loại tỷ giá khác nhau do đó có nhiều cách phân loại khái niệm này. Sau
đây là các loại tỷ giá hối đoái phổ biến như:
 Căn cứ vào đối tượng xác định tỷ giá
Tỷ giá chính thức: tỷ giá do ngân hàng của từng nước xác định. Dựa trên cơ sở
của tỷ giá mà các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng sẽ ấn định tỷ giá
mua bán ngoại tệ giao ngay hay có kỳ hạn hay hoán đổi.
Tỷ giá thị trường: tỷ giá được hình thành trên các cơ sở quan hệ về cung cầu thị
trường của hối đoái.
P a g e 4 | 23
 Căn cứ vào kỳ hạn thanh toán
Tỷ giá giao ngay: tỷ giá do các tổ chức tín dụng yết giá tại thời điểm giao dịch
hoặc do hai bên thỏa thuận nhưng đảm bảo các quy định do ngân hàng nhà nước
ban hành. Việc thanh toán giữa các bên phải thực hiện trong vòng hai ngày tiếp
theo sau ngày cam kết mua hoặc bán
Tỷ giá giao dịch kỳ hạn: tỷ giá giao dịch do tổ chức tín dụng tự tính toán và thỏa
thuận với nhau. Đảm bảo các biên độ quy định về tỷ giá kỳ hạn hiện hành của
ngân hàng nhà nước tại thời điểm đã ký hợp đồng
 Căn cứ vài giá trị
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa: tỷ giá của một loại tiền tệ được thể hiện theo các giá
trị hiện tại. Tỷ giá này không tính đến bất kỳ ảnh hưởng nào của lạm phát.
Tỷ giá hối đoái thực: tỷ giá có tính tác động của lạm phát và sức mua và đại diện
cho khả năng cạnh tranh quốc tế của nước đó
P a g e 5 | 23
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG
2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá
2.1.1 Cán cân thanh toán
Cán cân thanh toán quốc tế phản ánh tình hình thu – chi thực tế bằng ngoại tệ của
một số nước so với các nước khác trong giao dịch quan hệ quốc tế lẫn nhau. Cán
cân thanh toán quốc tế thể hiện vị thế tài chính của quốc gia thâm hụt hoặc thặng
dư.
Nếu cán cân thanh toán thường xuyên thâm hụt (chi>thu) thì dự trữ ngoại hối
của quốc gia có thể giảm, tình hình ngoại tệ căng thẳng, từ đó tạo ta nhu cầu ngoại
tệ tăng lên, giá ngoại tệ tăng.
Nếu cán cân thanh toán thặng dư (thu>chi), dự trữ ngoại hối có thể tăng, cung
ngoại tệ trên thị trường tăng, giá ngoại tệ có khuynh hướng giảm.
2.1.2 Lạm phát
Lạm phát là sự suy giảm sức mua của nội tệ và được đo lường bằng chỉ số giá cả
chung ngày càng tăng lên. Để chứng minh mối quan hệ giữa tỷ giá và lạm phát,
Gustav Cassel( 1772 – 1823 ) đãđưara lý thuyết ngang giá sức mua – Purchasing
Power Parity.
Theo lý thuyết này, giả thiết trong một nền kinh tế cạnh tranh hoàn hảo, và cước
phí vận chuyển, thuế hải quan được giả định bằng không. Do đó, nếu các hàng
hoá đều đồng nhất thì người tiêu dùng sẽ mua hàng ở nước nào mà giá thật sự
thấp.
2.1.3 Lãi suất
Lãi suất, lạm phát và tỷ giá hối đoái có mối quan hệ chặt chẽ. Bằng cách kiểm
soát lãi suất, các ngân hàng trung ương sẽ gây ảnh hưởng đến cả lạm phát và tỷ
giá hối đoái. Ngoài ra, lãi suất thay đổisẽ tác động đến lạm phát và giá trị tiền tệ.
Một nền kinh tế có lãi suất cho vay cao sẽ đem lại lợi nhuận cao hơn cho chủ nợ
so với các nền kinh tế khác. Nhờ đó, lãi suất cao thu hút vốn đầu tư nước ngoài
và làm tỷ giá hối đoái tăng. Tuy nhiên tác động của lãi suất cao sẽ trở nên tiêu
cực, nếu lạm phát trong nước cao hơn nhiều so với các nước khác , hoặc có thêm
những yếu tố khác làm giảm giá trị đồng tiền. Ngược lại, lãi suất giảm sẽ làm
giảm tỷ giá hối đoái.
2.1.4 Thu nhập
Thu nhập của một quốc gia cũng là nguyên nhân tác động trực tiếp hoặc gián tiếp
đến tỷ giá hối đoái. Khi mà thu nhập của quốc gia tăng lên đồng nghĩa với việc
người dân sẽ có xu hướng thích tiêu dùng hàng ngoại nhiều hơn, lúc này nhu cầu
về ngoại tệ tăng lên, dẫn đến tỷ giá hối đoái tăng.
P a g e 6 | 23
Về mặt gián tiếp, khi thu nhập của người dân tăng lên thì mức sống cũng sẽ tăng
lên, chi tiêu nhiều hơn. Điều này làm cho tỷ lệ lạm phát giảm và làm tăng tỷ giá
hối đoái.
2.1.5 Nợ công
Là nguyên nhân làm thâm hụt ngân sách của quốc gia. Khi gặp phải tình trạng
thâm hụt ngân sách, các quốc gia sẽ có xu hướng quy động nguồn tài trợ từ nước
ngoài thông qua hình thức vay nợ. Điều này làm cho nguồn cung ngoại tệ tăng
lên và làm cho tỷ giá hối đoái của đồng ngoại tệ so với đồng nội tệ giảm xuống.
Mặt khác, khi mà đất nước phải gánh chịu một khoản nợ lớn cũng là nguyên nhân
khiến cho tình hình lạm phát tăng cao. Bên cạnh đó thì khi đất nước huy động
nguồn ngoại tệ để trả nợ lãi, đến một giai đoạn nào đó, nợ đã được trả hết , giá trị
của đồng ngoại tệ giảm xuống, tỷ giá hối đoái cũng theo đó mà giảm.
2.2 Tác động của tỷ giá đối với nền kinh tế:
Một biến số kinh tế là tỷ giá. Nền kinh tế ảnh hưởng đến hầu hết các mặt hoạt
động, nhưng rất khác nhau về hiệu quả ảnh hưởng của tỷ giá lên các hoạt động
khác nhau. Trong đó , tác động của hoạt động xuất nhập khẩu là rõ ràng và nhanh
chóng đến hiệu quả tác độngcủa tỷ giá. Chính vì vậy, trong hợp tác , hội nhập và
tự do hoá thương mại, các nước luôn sử dụng tỷ giá hối đoái như là một công cụ
hữu hiệu điều chỉnh hoạt động xuất nhập khẩu.
2.2.1 Tác động của tỷ giá tới lạm phát
Về mặt lý thuyết, khi có lạm phát sức mua đồng nội tệ của một quốc gia giảm,
hàng hóa và dịch vụ trong nước sẽ cao hơn trên thị trường nước ngoài, với tỷ giá
hối đoái không đổi. Theo quy luật cung cầu , vì giá rẻ hơn nên người dân trong
nước sẽ chuyển sang sử dụng hàng ngoại nhiều; điều tất yếu xảy ra là nhập khẩu
tăng là yếu tố dẫn đến cầu ngoại tệ và tỷ giá hối đoái tăng. Tương tự vì làm tăng
giá cả, người nước ngoài sẽ giảm bớt sử dụng nhập khẩu hàng hóa hơn. Nguyên
nhân làm tỷ giá hối đoái tăng là chuyển đổi hoạt động xuất khẩu giảm sút đến
cung ngoại tệ trên thị trưởng giảm.
Do đó, dịch vụ ngoại tệ theo hướng tăng giá ngoại tệ dẫn đến lạm phát tác động
đến cung và cầu, tác độngcộng gộp làm cho tỷ giá hối đoái tăng nhanh hơn. Trên
thị trường tiền tệ , lạm phát làm mất giá đồng tiền, người dân sẽchuyển sang nắm
giữ tài sản nước ngoài nhiều hơn, cầu ngoại tệ gia tăng đưa tỷ giá hối đoái tăng.
Trong trường hợp đều có lạm phát ở các quốc gia thì những hoạt độngtrên sẽ phụ
thuộc vào tỷ lệ lạm phát tương đối giữa các quốc gia. Quốc gia nào có tỷ lệ lạm
phát cao hơn tương phản đồng nội tệ sẽ bị mất giá một cách tương đối và tỷ giá
P a g e 7 | 23
hối đoái tăng lên. Đối với nước ta, lạm phát hiện nay đang ở mức cao nên việc
tăng tỷ giá là điều không thể tránh khỏi.
Năm 2019, do cầu về hàng hóa thế giới, giá các nhóm hàng hóa trên thị trường
thế giới đều giảm, so với năm 2018 tăng chậm hơn: Giá thực phẩm giảm 4,6%
(năm 2018 tăng 0,3%), năng lượng giảm 13,6% (năm 2018 tăng 27,8%), nguyên
liệu thô giảm 4% (năm 2018 tăng 0,3%), phân bón tăng 1% (năm 2018 tăng
11,1%), kim loại và khoáng sản giảm 5,4% (năm 2018 tăng 5,5%). Giá hàng hóa
thế giới giảm tác động ngay đến giá trong nước thông qua kênh nhập khẩu, với
giá nhập khẩu hàng hóa trong 9 tháng đầu năm 2019 chỉ tăng mức 0,8% so với
cùng kỳ năm 2019 (cùng kỳ năm 2018 tăng 1,4%).
Giá nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước,
thấp hơn mức tăng 4,6% của cùng kỳ năm 2018; trong đó, giá nguyên nhiên vật
liệu dùng cho sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm 2,6% so với cùng kỳ
năm trước (cùng kỳ năm 2018 tăng 3,1%). Nhờ đó, tính chung 9 tháng đầu năm
2019, giá sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản và công nghiệp chế biến chế tạo
chỉ tăng 1,1% (năm 2018 tăng tương ứng 1,2% và 2,3%). Trong khi đó, giá sản
xuất dịch vụ (vốn ít chịu ảnh hưởng của giá hàng hóa thế giới) tăng 3,1% trong 9
tháng đầu năm 2019, cao hơn mức tăng 2,95% của cùng kỳ năm 2018. Điều này
cho thấy vai trò của giảm giá hàng hóa thế giới đối với ổn định giá đầu vào sản
xuất trong năm 2019. Giá hàng hóa thế giới giảm cũng giúp ổn định giá tiêu dùng
trong năm 2019, nhất là giá thực phẩm và giá giao thông. Trong tháng 11, mặc
dù giá thực phẩm tăng độtbiến do nguồn cung thịt lợn thiếu hụt tạm thời, nhưng
mức tăng bình quân chỉ đạt 4,4%, không cao hơn nhiều mức tăng 3,5% của năm
2018; giá giao thông giảm bìnhquân 1,4%, trong khi năm 2018 tăng 6,4%. Ngoài
ra, giá dịch vụ y tế trong nước tăng không nhiều cũng góp phần kiểm soát lạm
phát. Giá dịch vụ y tế trong năm 2019 ước tăng bình quân 4,8% (theo số liệu 11
tháng đầu năm 2019), thấp hơn nhiều mức tăng bình quân 13,9% của năm 2018.
Do đó, ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, tín dụng trong những năm gần đây đang có
xu hướng tăng chậm dần so với tốc độ tăng GDP danh nghĩa. Điều này dẫn đến
tỷ lệ tín dụng và cung tiền so với GDP đang dần đi ngang. Giữa tỷ lệ tín dụng so
với GDP và xu thế dài hạn của tỷ lệ này có thể thấy rõ sự thận trọng của chính
sách tín dụng trong năm 2019. Nếu như từ quý II/2016 đến quý IV/2018 tín dụng
(tính theo tỷ lệ so với GDP) cao hơn xu thế dài hạn thì trong năm 2019, tín dụng
được giữ thấp hơn xu thế dài hạn. Tính trung bình, năm 2019 tín dụng thấp hơn
xu thế dàihạn 1,9% GDP (trong khi năm 2018 cao hơn xu thế dài hạn 1,3% GDP).
P a g e 8 | 23
Mặc dù, lạm phát được kiểm soát nhưng áp lực từ cầu trong nước đang tăng dần.
Áp lực từ cầu trong nước đối với lạm phát được phản ánh qua xu hướng tăng dần
của lạm phát cơ bản. Tính đến tháng 11/2019, lạm phát cơ bản đã lên mức 2,2%
2.2.2 Tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại
Thương mại cân bằng của một quốc gia là sự chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập
khẩu của quốc gia đó. Các nền kinh tế xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ thu được
ngoại hối. Để tiếp tục kinh doanh, muốn lấy được nội tệ thì nhà xuất khẩu phải
bán ngoại tệ, mua hàng hóa, dịch vụ trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Các
cung ngoại hối trên thị trường tăng,và làm tỷ giá hối đoái. Ngược lại, khi nhập
khẩu hàng hóa và dịch vụ, nhà nhập khẩu cần có ngoại tệ để thanh toán cho tất cả
các đối tác và mua ngoại tệ trên thị trường. Do hành động này làm cầu ngoại tệ,
tỷ giá hối đoái tăng. Tác động của hiện tượng trên trong việc hình thành tỷ giá
hối đoáilà ngược chiều. Cuối cùng, tỉ lệ hối đoái sẽ tăng hay giảm theo tác động
của hệ yếu tố, đó là thương mại cân bằng. Nếu một quốc gia có thặng dư thương
mại, cung ngoại tệ lớn hơn so với cầu ngoại tệ, thì tỷ giá hối đoáisẽ giảm và đồng
nội tệ sẽ tăng giá. Khi thâm hụt thương mại, cung ngoại tệ ít hơn cầu ngoại tệ, tỷ
giá hối đoái tăng, đồng nội tệ mất giá.
Năng lực sản xuất hàng hóa trong nước cònhạn chế, các mặt hàng sản xuất trong
nước đều phụ thuộc vào nguyên vật liệu nhập khẩu khiến tỷ giá ít tác động đến
cán cân thương mại. Về lý thuyết, nếu đồng Việt Nam định giá quá cao, sản phẩm
trong nước sẽmất dần sức cạnhtranh, ảnh hưởng đến xuất khẩu và cáncân thương
mại. Ngược lại, nếu tiền đồng được định giá thấp, hàng hóa trong nước sẽ trở nên
cạnh tranh hơn, từ đó thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu và cảithiện cân bằng thương
mại. Do tỷ giá tương đối cứng nhắc, nên chênh lệch nhanh chóng mở rộng và
chắc chắn giá quá cao. Điều này phản ánh cán cân thương mại của Việt Nam chủ
yếu được xác định bởi các yếu tố “thực” và “cơ cấu” hơn là các yếu tố “danh
nghĩa”. Do sảnxuất cơ cấu trong nước và xuất khẩu phụthuộc vào đầu nhập khẩu,
công ty hỗ trợ còn thiếu và phát triển chậm.
Khảo sát các ngành hàng xuất khẩu cho thấy, hầu hết xuất khẩu của các nhóm
ngành công nghiệp chế biến – chế tạo đều kíchthích nhập khẩu mạnh mẽ. Trong
khi đó, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đóng góp đến 65% giá trị xuất
khẩu và chủ yếu tận dụng lao động rẻ để gia công tại Việt Nam. Mặc dù, doanh
nghiệp này đónggóp lớn đến xuất khẩu nhưng cũng là nguyên nhân gia tăng nhập
khẩu. Vì vậy, mục tiêu cải thiện cán cân thương mại một cách bền vững khó có
thể đạt được với các cách điều hành tỷ giá nếu không có cải thiện trong mô hình
tăng trưởng kinh tế và cơ cấu nền kinh tế.
P a g e 9 | 23
Hiện nay, VND lên giá tương đối so với giỏ tiền tệ. NEER đã khiến tỷ giá hữu
hiệu thực tăng theo và tăng mạnh hơn, do khoảng chênh lệch lạm phát giữa Việt
Nam và tám nước trong giỏ tiền tệ ngày càng mở rộng. Hàng hóa xuất khẩu của
Việt Nam đã trở nên đắt hơn tương đối so với hàng hóa, trong dài hạn sẽ ảnh
hưởng không tốt đến cán cân thương mại. Tính đến hết năm 2021, Việt Nam xuất
khẩu 213,77 tỷ USD và nhập khẩu 211,1 tỷ USD. Như vậy, Việt Nam xuất siêu
2,67 tỷ USD trong năm 2021. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất vào
Việt Nam với 58,5 tỷ USD, sau đó tới Hàn Quốc, ASEAN, Nhật Bản, Liên minh
châu Âu (EU) và Hoa Kỳ.
Sự xuất hiện ngày càng nhiều, trên quy mô lớn của chuỗi sản xuất toàn cầu đang
đặt ra những vấn đề mới cho việc xem xét, nhìn nhận lại thương mại quốc tế. Các
kết quả cho thấy, việc giảm giá VND vẫn có thể có tác động khuyến khích xuất
khẩu ban đầu, nhưng sau đó tác động này có thể giảm đi do làm gia tăng các yếu
tố đầu vào. Đốivới các mặt hàng gia công, tỷ giá cũng có thể có tác động, ít nhất
là thông qua hiệu ứng “ảo ảnh tỷ giá”. Sự xuất hiện ngày càng nhiều, trên quy mô
lớn của chuỗi sản xuất toàn cầu đang đặt ra những vấn đề mới cho việc xem xét,
nhìn nhận lại thương mại quốc tế, trong đó có xuất khẩu và tác động của các yếu
tố khác đến thương mại, trong đó có tỷ giá. Cuộc Cáchmạng công nghiệp 4.0 cho
thấy, yếu tố chính quyết định sức cạnh tranh của nền kinh tế là khoa học công
nghệ và chất lượng nguồn nhân lực của các quốc gia. Vậy nên, tỷ giá hối đoáichỉ
có tác dụng hỗ trợ nhất định, không phải là then chốt.
Việc phá giá giúp doanhnghiệp xuất khẩu thay thế đầu vào nhập khẩu bằng hàng
sản xuất trong nước. Ví dụnhư sản xuất và xuất khẩu hàng điện tử. Doanh nghiệp
xuất khẩu thay vì phải nhập khẩu một chi tiết nào đó, chẳng hạn, con vít (giá 1
USD, tương đương với 20.000 VND, so với convít cùng loại và chất lượng tương
đương sản xuất tại Việt Nam với giá thành cao hơn khoảng 20.500 VND), thì nay
doanh nghiệp xuất khẩu có thể mua cũng con vít đó sản xuất trong nước với giá
rẻ hơn sau khi VND bị phá giá (Ví dụ, từ 20.000 VND/USD lên thành 21.000).
Nghĩa là, khi phá giá, rất có thể hàm lượng hàng nhập khẩu trong hàng xuất khẩu
sẽ giảm đi. Suy rộng ra cho cả nền kinh tế, khi hàng hóa sản xuất trong nước trở
nên cạnh tranh hơn sau khi phá giá, hàng nhập khẩu sẽ ít hơn. Do hàng Việt Nam
chất lượng cònkém, xuất khẩu phụ thuộc vào nhập khẩu và tỷ giá thực của VND
vẫn còn định giá cao nên cán cân thương mại Việt Nam khó duy trì thặng dư
thương mại lâu dài. Phá giá VND không thể giúp Việt Nam cải thiện được tỷ
trọng xuất khẩu. Tuy nhiên, việc phá giá cũng là cần thiết để đưa VND gần với
giá trị thực, tránh tạo áp lực trữ ngoại tệ, ổn định tỷ giá, cải thiện năng lực cạnh
P a g e 10 | 23
tranh của hàng hóa Việt Nam. Việc phá giá VND cũng cần phải tính đến yếu tố
tâm lý, tránh tình trạng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ, gây nên tình trạng đô la hóa
trong dân. Do vậy, ngoài việc điều chỉnhtỷ giá hốiđoáicó lợi cho cán cân thương
mại về mặt dài hạn, nước ta cũng cần có các biện pháp theo định hướng sau:
– Về phương diện vĩ mô: Cán cân thương mại, hoạt động kinh doanh xuất nhập
khẩu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó tỷ giá chỉ đóng góp một phần. Việc
nhập siêu ở nước ta trong những năm gần đây là mang tính cơ cấu mặt hàng, do
xuất khẩu của quá phụ thuộc vào nhập khẩu. Do đó, để nâng cao hiệu quả hoạt
động xuất nhập khẩu, trước tiên phải thay đổi cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu,
nhập khẩu những máy móc côngnghệ nguồn và tăng đầu tư nghiên cứu khoa học
côngnghệ, làm tăng hàm lượng giá trị gia tăng cho hàng hóa; phát triển các ngành
công nghiệp phụ trợ, giảm tỷ lệ nhập khẩu trong xuất khẩu. Để làm được điều
này, cần thu hút vốn đầu tư nước ngoài một cách chọn lọc, kiểm soát chặt chẽ
nhập khẩu từ nước ngoài, có các biện pháp bảo hộ hợp lý với sản xuất trong nước.
Việc xác lập một tỷ giá thỏa đáng, kíchthích xuất nhập khẩu, hỗ trợ kinh tế phát
triển luôn là vấn đề làm đau đầu các nhà hoạch định chính sách. Do vậy, với cơ
sở nghiên cứu thực tiễn, bài viết khuyến nghị rằng, Việt Nam chỉ nên phá giá
VND quanh ngưỡng 2% là hợp lý.
2.2.3 Tác động của tỷ giá đến nguồn vốn đầu tư
Về nguyên tắc, nếu phá giá để đưa tỷ giá về mức bền vững thì nền kinh tế sẽ ổn
định hơn, dùtrong ngắn hạn tốc độ tăng trưởng có thể bịảnh hưởng. Trongtrường
hợp này, đầu tư nước ngoài sẽ gia tăng vì các nhà đầu tư được giải tỏa rủi ro, tỷ
giá trong tương lai. Tuy nhiên, nếu phá giá không đủ mạnh và uy tín của NHTW
không cao thì các nhà đầu tư có thể vẫn ngần ngại. Cần lưu ý rằng tỷ giá chỉ là
một trong những nhân tố gây thâm hụt thương mại cao tại Việt Nam. Yếu tố chính
vẫn là các dòng tiền từ bên ngoài đổ vào Việt Nam như FDI, FPT, ODA, kiều hối
và các chính sách thương mại khác. Đợt điều chỉnh tỷ giá này sẽ thúc đẩy thu hút
thêm các dòng vốn đầu tư gián tiếp, và giúp khối nhà đầu tư nước ngoài tự tin
hơn trong việc giải ngân, nhờ sự ổn định tỷ giá có thể tiên đoán trong thời gian
tới. Đối với đầu tư ra nước ngoài, người dân trong nước dùng tiền mua tài sản ở
nước ngoài, có thể là đầu tư trực tiếp hay đầu tư gián tiếp. Những nhà đầu tư này
muốn thực hiện kinh doanh trên cần phải có ngoại tệ. Họ mua ngoại tệ ở trên thị
trường, luồng vốn ngoại tệ chảy vào trong nước, làm cho cung ngoại tệ tăng, tỷ
giá hối đoái giảm. Đầu tư ra nước ngoài ròng là hiệu số giữa luồng vốn chảy ra
và luồng vốn chảy vào của một nước. Khi đầu tư ra nước ngoài ròng dương, luồng
vốn chảy vào trong nước nhỏ hơn dòng vốn chảy ra nước ngoài, tỷ giá hối đoái
P a g e 11 | 23
tăng. Tỷ giá hối đoái sẽ giảm trong trường hợp ngược lại, đầu tư ra nước ngoải
ròng âm. Theo quy luật tối ưu hóa, luồng vốn sẽ chảy vào nơi nào có lợi nhất, tức
là hiệu suất sinh lời cao nhất. Một nền kinh tế sẽ thu hút được các luồng vốn đến
đầu tư nhiều hơn khi nó có môi trường đầu tư thuận lợi, nền chínhtrị ổn định, các
đầu vào sẵn có với giá rẻ, nguồn lao độngdồi dào có tay nghề, thị trường tiêu thụ
rộng lớn, lãi suất cao và sựthông thoáng trong chínhsáchthu hút vốn đầu tư nước
ngoài của Chính phủ. Điều chỉnh tỷ giá lần này là một bước làm nhằm lành mạnh
hóa thị trường ngoại tệ, giúp tăng tính thanh khoản, cân bằng cung cầu ngoại tệ,
từ đó hỗ trợ việc thực thi chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, kèm theo đó phải là một
loạt biện pháp mạnh mẽ, kiên quyết hạn chế đầu tư công, cơ cấu lại kinh tế theo
hướng hiệu quả hơn, từ đó tăng năng suất, giảm chỉ số ICOR hơn nữa... những
biện pháp như vậy mới làm tăng giá trị nội tệ nhờ tăng trưởng kinh tế một cách
chắc chắn, đó là cáchlâu dài đểổn định tỷ giá, ổnđịnh giá trị đồngtiền Việt Nam.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP
3.1Các chính sánh can thiệp của chính phủ vào tỷ giá hối đoái
3.1.1 Can thiệp của chính phủ
Nguyên nhân cho sự can thiệp của chính phủ
+ Giảm biến động tỷ giá hối đoái
+ Thiết lập biên độ cao động ngầm của tỷ giá hối đoái
+ Phản ánh với sự mất cân bằng tạm thời
Tuy nhiên sự can thiệp của chính sách vào tỷ giá tùy thuộc vào sự lựa chọn mô
hình kinh tế của mỗi quốc gia là tự do hay hỗn hợp, đồng thời còn tùy thuộc sự
lựa chọn vai trò của chính phủ đối với nền kinh tế là duy trì môi trường ổn định
hay chủ động can thiệp kinh tế theo định hướng chiến lược.
Can thiệp chính sách của chính phủ
Mục tiêu chính sách:
+ cân bằng đốinội Tăng trưởng (sản lượng) Ổn định (lạm phát) Toàn dụng (việc
làm) được áp dụng vào chính sách thương mại, kiểm soát vốn.
Mục tiêu chính sách của chính phủ
Khi mục tiêu của chính phủ là tăng trưởng kinh tế, giảm thất nghiệp, tăng xuất
khẩu, chính phủ sẽ chủ động duy trì đồng nội tệ yếu bằng cáchtrực tiếp tác động
P a g e 12 | 23
tăng tỷ giá, hoặc làm tăng lượng cung tiền, hoặc tác độngvào BOP thông qua các
chính sách thương mại, kiểm soát dòng vốn.
Ví dụ: Khi muốn kích thích nền kinh tế theo hướng xuất khẩu, NHTW có thể sử
dụng phương pháp tác động trực tiếp lên tỷ giá bằng cách sử dụng dự trữ ngoại
hối mua ngoại tệ, bán nội tệ, điều này sẽ làm tăng lượng cung nội tệ, đồng nội tệ
giảm giá.
Đồng nội tệ yếu sẽ kích thích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu. hoặc chính phủ
thông qua chính sách thương mại như tăng trợ giá và trợ cấp, tăng thuế quan và
hạn ngạch cũng sẽ kíchthích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu. Đồngthời khi kích
thích nền kinh tế phát triển, chính phủ thực hiện các chính sách tiền tệ và chính
sách tài khóa nới lỏng để thực hiện kích cầu như giảm lãi suất để tăng chi tiêu và
đầu tư, tăng chi tiêu chính phủ, giảm thuế… khi đó nền kinh tế sẽ được thúc đẩy
tăng trưởng, tạo ra nhiều công ăn việc làm, giảm thất nghiệp. Tuy nhiên, khi thực
hiện các chính sách trên chính phủ phải đánh đổivới việc tăng lạm phát do cung
tiền nội tệ tăng.
Khi nền kinh tế của một quốc gia tăng trưởng quá nóng, lạm phát đang ở mức
cao, chính phủ phải thực hiện các biện pháp kiềm chế lạm phát. Các biện pháp
đốinội như tăng lãi suất làm tăng chi phí vay mượn để giảm chi tiêu, đầu tư hoặc
thực hiện chính sách tài khóa tăng thuế, giảm chi tiêu chính phủ. Khi chính phủ
tăng lãi suất là một can thiệp gián tiếp làm đồng nội tệ lên giá, tỷ giá sẽ giảm. Tuy
nhiên, khi kiềm chế lạm phát, hạn chế sự tăng trưởng quá nhanh của 1 quốc gia,
thì chính phủ phải đánh đổivới việc tăng tỷ lệ thất nghiệp. Như vậy các mục tiêu
của chính sách đối nội thường vận động ngược nhau, chính phủ khó có thể đạt
được tất cả các mục tiêu cùng lúc. Điều này chỉ đúng khi ngắn hạn và không có
khủng hoảng kinh tế.
3.1.2 Can thiệp bằng công cụ tỷ giá
Can thiệp tỷ giá của Chính phủ bằng côngcụ tỷ giá là hành vi can thiệp theo mục
tiêu chính sách kinh tế của chính phủ thông qua điều chỉnh tỷ giá.
- Chính phủ thực hiện can thiệp tỷ giá nhằm các mục tiêu:
+ Duy trì môi trường kinh tế ổn định
+ Cân bằng đối ngoại (điều chỉnh BOP)
+ Chủ động theo định hướng chiến lược
Về cơ bản, tỷ giá hối đoái là một công cụ chính sách tiền tệ, giống như các luật
lệ về thuế và mức cung tiền. Nó được chính phủ dùng để cải thiện nền kinh tế
thông qua việc hạ giá hay tăng giá đồng tiền của mình trong vài trường hợp nhằm
đạt được các mục tiêu kinh tế như mong muốn.
P a g e 13 | 23
Ở mỗi nước, ngân hàng trung ương có thể can thiệp vào thị trường ngoại hối để
kiểm soátgiá trị tiền tệ của nước này. Các NHTW thường quản lý tỷ giá hối đoái
vì các lý do sau:
+ Nhằm giảm biến động tỷ giá hối đoái: Hành động ổn định sự dịch chuyển của
tiền tệ qua thời gian có thể giữ chu kì kinh doanh ít biến động. NHTW khuyến
khíchthương mại quốc tếbằng cách giảm sựkhông chắc chắn về tỷ giá. Bên cạnh
đó, xoa dịu biến động tiền tệ có thể giảm lo ngại trên thị trường tài chính và hoạt
động đầu cơ, nguyên nhân chính gây ra giảm sút trong giá trị đồng tiền
+ Nhằm thiết lập biên độ giao động ngầm của tỷ giá hối đoái: Một số NHTW cố
gắng duy trì tỷ giá hối đoái trong một biên độ không chính thức hoặc biên độ
ngầm. Các nhà phân tích thường đưa ra tiên đoán rằng một đồng tiền sẽ không
thể thấp hơn hoặc cao hơn một giá trị chuẩn cụ thể bởi NHTW sẽ can thiệp để
ngăn chặn điều đó.
+ Nhằm phản ứng lại với sự mất cân bằng tạm thời: Trong một vài trường hợp
NHTW có thể can thiệp đểbảo vệ giá trị đồng tiền khỏi sựmất cânbằng tạm thời.
- Định hướng can thiệp tỷ giá:
+ Nâng cao nội tệ: Nâng giá tiền tệ là việc tăng giá trị của đồng nội tệ so với các
loại ngoại tệ so với mức mà chính phủ đã cam kết duy trì trong chế độ tỷ giá hối
đoái cố định. Khi tỷ giá của đồng tiền một quốc gia tăng lên thì giá cả hàng hoá
nhập khẩu trở nên rẻ hơn trong khi giá hàng xuất khẩu lại trở nên đắt đỏ hơn đối
với người nước ngoài. Điều đó gây bất lợi cho xuất khẩu và thuận lợi cho nhập
khẩu dẫn đến kết quả là xuất khẩu ròng giảm.
+ Phá giá nội tệ: Phá giá tiền tệ là việc giảm giá trị của đồngnội tệ so với các loại
ngoại tệ so với mức mà chính phủ đã cam kết duy trì trong chế độ tỷ giá hối đoái
cố định. Chính phủ sửdụng biện pháp phá giá tiền tệ để có thể nâng cao năng lực
cạnh tranh một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn so với cơ chế để nền kinh tế
tự điều chỉnhtheo hướng suy thoái đi kèm với mức lạm phát thấp kéo dài cho đến
khi năng lực cạnh tranh tăng.
+ Quốc nội hóa nội tệ: Một đồng tiền được xem là có khả năng thanh toán quốc
tế phải đáp ứng đủ ba yếu tố cần và đủ là quy mô, khả năng thanh toán và tính ổn
định.Lợi ích của việc quốc tế hoá nội tệ: Tăng khả năng chi trả cho sự thâm hụt
của cán cân thanh toán bằng chính đồng nội tệ, giảm rủi ro của hiện tượng chênh
lệch tiền tệ, tăng lợi nhuận kinh doanh cho các tổ chức tài chính trong nước xuất
phát từ lợi thế cạnh tranh do giao dịch bằng đồng nội tệ ….
* Các cách can thiệp của chính phủ vào tỷ giá hối đoái:
1) Can thiệp trực tiếp:
P a g e 14 | 23
a) Sử dụng dự trữ chính thức:
- Năng lực can thiệp trực tiếp của NHTW phụ thuộc số lượng dự trữ có thể sử
dụng. NHTW có lượng dự trữ đáng kể có thể sử dụng để can thiệp vào thị trường
ngoại hối thì việc can thiệp trực tiếp thường mang lại hiệu quả cao hơn các nước
khác. Nếu NHTW có lượng dự trữ thấp, NHTW khó có thể gây nhiều áp lực lên
giá trị đồngtiền. Các tác nhân thị trường gần như là lấn át hành độngcủa NHTW.
- Khi hoạt động trên thị trường ngoại hối phát triển, sự can thiệp của NHTW trở
nên kém hiệu quả hơn. Ngày nay, khối lượng các giao dịch ngại hối trong một
ngày vượt quá giá trị dự trữ của tất cả các NHTW cộng lại
- Việc can thiệp trực tiếp gần như là hiệu quả hơn khi nó được điều phối bởi một
số NHTW.
b) Tác động trực tiếp cung cầu trên thị trường hối đoái để ảnh hưởng mức tỷ giá
cân bằng thị trường
Để thúc đẩy đồng nội tệ giảm giá, NHTW có thể can thiệp trực tiếp bằng cáchđổi
nội tệ sang đồng ngoại tệ khác trên thị trường ngoại hối. Bằng cách làm đồng nội
tệ tràn ngập thị trường, NHTW gây áp lực giảm giá đồng nội tệ. Nếu NHTW
muốn đồng nội tệ mạnh lên, nó có thể đổi các đồng ngoại tệ khác sang nội tệ trên
thị trường ngoại hối, từ đó gây áp lực lên giá đồng nội tệ.
2) Can thiệp gián tiếp
a) Can thiệp gián tiếp thông qua thông qua các chính sách của chính phủ
NHTW có thể can thiệp trực tiếp đến giá trị của môth đồng nội tệ một cách gián
tiếp bằng cách tác động đến các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Bằng công
cụ lãi suất, chính phủ có thể hạ thấp lãi suất nội tệ để làm nản lòng các nhà đầu
tư vào chứng khoáng trong nước và tạo áp lực giảm giá đồng nội tệ.
b) Can thiệp gián tiếp thông qua các hàng rào của chính phủ
Thông qua các biện pháp can thiệp này, chính phủ cũng có thể tác động trực tiếp
đến tỷ giá hối đoái bằng cách áp đặt các hàng rào đối với tài chính và mậu dịch
quốc tế.
3) Can thiệp tỷ giá khử hiệu ứng phụ
Can thiệp tỷ giá và tổng cung nội tệ:
cầu ngoại tệ = cung nội tệ
cung ngoại tệ = cầu nội tệ
P a g e 15 | 23
Để loại bỏ tác động của can thiệp tỷ giá đến Tổng cung nội tệ, chính phủ có thể
thực hiện can thiệp tỷ giá “khử hiệu ứng phụ”.
* Chính sách tỷ giá hối đoái:
Chính sáchđồng nội tệ yếu: đốivới nền kinh tế có thể làm tăng nhu cầu của nước
ngoài đốivới sản phẩm nội địa, gia tăng hoạt động xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu.
Do đó, tạo nhiều công ăn việc làm giảm tình trạng thất nghiệp, cải thiện cán cân
mậu dịch và gia tăng dự trữ ngoại hối của quốc gia.
Chính sách đồng nội tệ mạnh: đối với nền kinh tế sẽ tạo áp lực lên các nhà sản
xuất trong nước phải cải tiến sản xuất nhằm hạ giá thành và cạnh tranh với hàng
hoá giá rẻ từ nước ngoài. Cho nên, người tiêu dùng nội địa sẽ hưởng lợi từ việc
tiêu dùng hàng hoá giá rẻ và có thể làm giảm lạm phát nếu các điều kiện khác cố
định.
Hai công cụ của chính sách tỷ giá hối đoái:
+ Công cụ lãi suất tái chiết khấu: để điều chỉnh tỷ giá hối đoái với mong muốn
tạo ra sự thay đổi tức thời về tỷ giá. Lãi suất tái chiết khấu thay đổi kéo theo sự
thay đổicùng chiều của lãi suất thị trường, làm thay đổihướng chảy của các dòng
vốn đầu tư bằng việc các nhà đầu tư trong một nước sẽ chuyển đổiđồng tiền mình
đang sở hữu sang đồng tiền có lãi suất cao hơn, cung-cầu ngoại tệ thay đổi làm
cho tỷ giá thay đổi theo.
+ Công cụ nghiệp vụ thị trường mở ngoại tệ: thực chất là hoạt động của NHTW
can thiệp vào thị trường ngoại hối để điều chỉnh tỷ giá hối đoái.
3.2. Các biện pháp điều chỉnh tỷ giá hối đoái
3.2.1. Chính sách chiết khấu
Đây là chính sách mà Ngân Hàng Trung Ương bằng cách thay đổi lãi suất cho
vay chiết khấu của mình để điều chỉnh tỷ giá hối đoái trên thị trường.
Khi tỷ giá hối đoáilên cao đếnmức nguy hiểm muốn cho tỷ giá hạ xuống thì ngân
hàng nhà nước nâng cao tỷ suất chiết khấu lên, do đó lãi suất trên thị trường cũng
nâng lên, kết quả là vốn ngắn hạn trên thị trường thế giới sẽ chạy vào nước mình
để thu lãi cao. Lượng vốn chạy vào sẽ góp phần tăng cung và đồng thời làm dịu
sự căng thẳng của cầu ngoại hối, do đó tỷ giá hối đoái sẽ có xu hướng hạ xuống.
Còn khi ngân hàng Trung Ương muốn cho tỉ giá tăng lên thì sẽ làm ngược lại
bằng cách giảm lãi suất chiết khấu xuống.
P a g e 16 | 23
Tuy nhiên, chính sáchchiết khấu cũng chỉ có ảnh hưởng nhất định và hạn chế đến
các vấn đề liên quan tới tỷ giá hối đoái, bởi vì giữa tỷ gái và lãi suất không có
quan hệ nhân quả, lãi suất không phải là nhân tố duy nhất quyết định sựvận động
vốn giữa các nước.
Lãi suất biến động do tác động của quan hệ cung cầu của vốn cho vay. Lãi suất
có thể biến độngtrong phạm vi tỷ suất lợi nhuận bìnhquân và trong một tình hình
đặc biệt có thể vượt quá tỷ suất lợi nhuận bình quân. Còn tỷ giá hối đoái thì do
quan hệ cung cầu về ngoại hối quyết định mà quan hệ này lại do tình hình của
cán cân thanh toán dư thừa hay thiếu hụt quyết định. Như vậy là nhân tố hình
thành lãi suất và tỷ giá không giống nhau, do đó mà biến độngcủa lãi suất không
nhất định đưa tỷ giá hối đoái biến động theo.
Lãi suất lên cao có thể thu hút vốn ngắn hạn của nước ngoài chạy vào, nhưng
trong tình hình chính trị, kinh tế và tiền tệ trong nước đó không ổn định thì không
nhất thiết thực hiện được, bởi vì đối với vốn nước ngoài, vấn đề lúc đó đặt ra là
sự đảm bảo an toàn cho số vốn chứ không phải là vấn đề thu được lãi nhiều.
3.2.2. Chính sách hối đoái:
Đây là chính sách mà Ngân Hàng Trung Ương can thiệp vào thị trường ngoại hối
bằng cách mua bán ngoại hối trên thị trường. Cụ thể:
 Khi tỷ giá lên cao, ngân hàng Trung Ương tăng cường bán ngoại hối ra thị
trường làm cung ngoại hối trên thị trường tăng lên do đó làm giảm bớt căng
thẳng về cung cầu ngoại hối trên thị trường và kéo tỷ giá tụt xuống.
 Khi tỉ giá giảm xuống , ngân hàng Trung Ương sẽ mua vào ngoại hối, tăng nhu
cầu ngoại hối trên thị trường và làm giảm bớt căng thẳng trong quan hệ cung
cầu ngoại hối trên thị trường dẫn tới tỉ giá hối đoái từ từ tăng lên.
Một hình thức khác của chính sách hối đoái đó là việc thành lập quỹ bình ổn hối
đoái. Nhà nước sẽ thành lập quỹ này dưới hình thức bằng ngoại tệ, vàng hoặc
phát hành các loại trái phiếu ngắn hạn, chủ động mua vào bán ra ngoại tệ để kịp
thời can thiệp làm thay đổi quan hệ cung cầu về ngoại hối trên thị trường, nhằm
mục đích điều chỉnh tỉ giá.
Song để thực hiện tốt biện pháp này thì vấn đề quan trọng ở đây là Ngân Hàng
Trung Ương phải có dự trữ ngoại hối lớn, nếu cán cân thanh toán của một nước
bị thiếu hụt thường xuyên thì khó có đủ số ngoại hối để thực hiện phương pháp
này.
P a g e 17 | 23
3.2.3. Quỹ dự trữ bình ổn giá cả:
Đây là một hình thức biến tướn của chính sách hối đoái, mục địch của nó nằm
nhằm tạo ra một cách chủ động một lượng dự trũ ngoại hối để ứng phó với sự
biến động của tỷ giá, thông qua chính sách hoạt động công khai trên thị trường.
Có 2 phương pháp tạo lập và sử dụng quỹ dự trữ bình ổn giá:
 Phương pháp 1: Dùng vàng để lập quỹ này, khi cán cân thanh toán thiếu hụt
thì bán vàng ra thu ngoại tệ để cân đối thanh toán, khi tư bản chạy vào nhiều
thì bánhàng lấy tiền trong nước đểmua ngoại hốinhằm ổnđịnh tỷ giá hốiđoái.
 Phương pháp 2: Phát hành trái phiếu kho bạc nhà nước để có tiền lập quỹ vàng,
khi tư bản nước ngoài thì bán trái phiếu từ quỹ này ra để mau đôla, do đó hạn
chế được tỷ giá hối đoái bị hạ xuống. Ngược lại khi tư bản chạy ra, thì xuất
đôla đã mua được từ quỹ này đểbán ra, số tiền bán đôla lại dùng mua trái phiếu
kho bạc nhà nước đã phát hành do đó ngăn ngừa được tỷ giá hối đoái lên cao.
3.2.4. Phá giá tiền tệ:
Đây là sự nâng cao một cách chính thức tỷ giá hối đoái hay nói khác đi đó là việc
nhà nước chính thức hạ thấp sức mua đồng tiền nước mình so với ngoại tệ.
Phá giá tiền tệ có tác dụng đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu góp phần cải
thiện cán cân xuất nhập khẩu và cán cân thanh toán quốc tế vì thế tỷ giá hối đoái
sẽ bớt tăng lên. Điều cần chú ý là tác dụng này phụ thuộc có tín quyết định vào
mất giá hợp lý của đồng nội tệ.
Tác dụng của phá giá tiền tệ đối với nước tiến hành phá giá có thể là :
 Hạn chế du lịch ra nước ngoài, khuyến khích du lịch vào trong nước làm giảm
bớt sự căng thẳng cung cầu ngoại hối.
 Hạn chế xuất khẩu vốn ra ngoài cũng như chuyển tiền ra nước ngoài, khuyến
khích nhập khẩu vốn, từ đó có tác dụng làm tăng khả năng cung ngoại hối,
giảm nhu cầu về ngoại hối, nhờ đó làm giảm tình trạng tăng lên của tỷ giá.
 Hạn chế nhập khẩu hàng hóa, khuyến khích xuất khẩu hàng đó từ đó có tác
dụng khôi phục lại sự cân bằng của cán cân thanh toán quốc tế.
3.2.5. Nâng giá tiền tệ
Đây là việc nhà nước chính thức nâng giá đơn vị tiền tệ nước mình so với ngoại
tệ, làm cho tỉ giá hối đoái giảm xuống. Ảnh hưởng của nâng giá tiền tệ đối với
ngoại thương của một nước hoàn toàn ngược lại với phá giá tiền tệ, nghĩa là, nó
có tác dụng hạn chế xuất khẩu và đẩy mạnh nhập khẩu do đó nó góp phần duy trì
sự ổn định của tỉ giá đảm bảo tỉ giá không tụt xuống.
P a g e 18 | 23
Việc nâng giá tiền tệ thường do các nguyên nhân khác nhau như:
 Do áp lực các nước khác muốn tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa của họ
vào quốc gia có cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc dư thừa.
 Tránh những đồng tiền mất giá “ chạy trốn ’’ vào nước mình.
 Những nước có nền kinh tế phát triển quá "nóng" muốn làm "lạnh" nền kinh tế
để tránh khủng hoảng về cơ cấu thì sẽ nâng giá về tiền tệ để giảm xuất khẩu
hàng hóa, giảm đầu tư vào trong nước mình.
 Phục vụ cho việc chuyển vốn đầu tư ra bên ngoài xây dựng một nền kinh tế
của mình “trong lòng’’ các nước khác nhằm giữ vững thị trường bên ngoài,
vấn đề sống còn của nền kinh tế mỗi quốc gia
P a g e 19 | 23
C. PHẦN KẾT LUẬN
Từkhi Việt Nam chính thức trở thành thành viên củaWTO, nền kinh tế Việt Nam
nói chung và tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam nói riêng có nhiều bước
chuyển biến quan trọng. Tỷ giá hối đoái thể hiện vai trò là một trong những công
cụ cần thiết để Việt Nam hoàn thành chỉ tiêu phát triển kinh tế trong từng giai
đoạn cụ thể. Tuy nhiên, do những khó khăn về cơ cấu xuất nhập khẩu cũng như
lượng dự trữ ngoại tệ của Việt Nam rất hạn chế nên trong thời gian qua, chính
sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam mới chỉ dừng lại ở việc ổn định kinh tế vĩ mô.
Đảm bảo mục tiêu tăng trưởng GDP, góp phần kiềm chế lạm phát...chứchưa thể
hiện vai trò là một công cụ xuất nhập khẩu. Kinh nghiệm nghiên cứu từ chính
sách điều hành tỷ giá của Thái Lan và các nước láng giềng có thể giúp Việt Nam
tận dụng lợi thế, vượt qua khó khăn để điều hành tỷ giá theo hướng linh hoạt, có
lợi cho nền kinh tế. Qua nghiên cứu, nhóm đã thống kê một số số liệu về tỷ giá
và tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn hiện nay. Những thống kê
và phân tích được trình bày trong bài nghiên cứu còn nhiều thiếu sót tuy nhiên,
nhóm nghiên cứu hy vọng những kiến nghị mà nhóm đưa ra sẽ góp phần giúp
Việt Nam có một cơ chế điều hành tỷ giá hợp lý, tài trợ đúng mức cho hoạt động
xuất nhập khẩu đồng thời đảm bảo tăng trưởng kinh tế. Với sự hiểu biết có hạn
và thời gian làm bài không nhiều, nên bài viết không tránh khỏi những sai sót,
nhóm chúng em mong sự góp ý của cô và các bạn! Xin chân thành cảm ơn!
P a g e 20 | 23
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
P a g e 21 | 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tỷ giá hối đoái là gì https://topnews.com.vn/ty-gia-hoi-doai-la-gi.html
Nghị quyết số 85/2019/QH14 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội năm 2020. Tổng cục Thống kê, https://www.gso.gov.vn/;
Nguyễn Văn Tiến (2004), Cẩm nang thị trường ngoại hối và các giao dịch kinh
doanh ngoại hối, NXB Thống kê
Nguyễn Văn Tiến (2009), Giáo trình tài chính quốc tế, NXB Thống kê
Nguyễn Văn Tiến (2009), Giáo trình tài chính- tiền tệ- ngân hàng, NXB Thống
kê
Đinh Xuân Trình (2009), Giáo trình thanh toán quốc tếtrong ngoại thương, NXB
Thông tin và truyền thông
Chính sách can thiệp của chính phủ https://www.slideshare.net/linhlu902/tong-
hop-33265697
Các biện pháp điều chỉnh tỷ giá hối đoái http://vinabase.com/T%C3%A0i-
li%E1%BB%87u/C%C3%A1c-bi%E1%BB%87n-ph%C3%A1p-
%C4%91i%E1%BB%81u-ch%E1%BB%89nh-t%E1%BB%89-gi%C3%A1-
h%E1%BB%91i-%C4%91o%C3%A1i

More Related Content

What's hot

BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆBÀI GIẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆBin Bin
 
Chuong 2 tỷ giá hối đoái
Chuong 2 tỷ giá hối đoáiChuong 2 tỷ giá hối đoái
Chuong 2 tỷ giá hối đoáibaconga
 
Chuyên đề 10 tài trợ ngắn hạn và quản trị tiền mặt quốc tế
Chuyên đề 10   tài trợ ngắn hạn và quản trị tiền mặt quốc tếChuyên đề 10   tài trợ ngắn hạn và quản trị tiền mặt quốc tế
Chuyên đề 10 tài trợ ngắn hạn và quản trị tiền mặt quốc tếHan Nguyen
 
Chính sách can thiệp của Chính phủ
Chính sách can thiệp của Chính phủChính sách can thiệp của Chính phủ
Chính sách can thiệp của Chính phủLinh Lư
 
CHƯƠNG 2B_CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ GIÁ
CHƯƠNG 2B_CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ GIÁCHƯƠNG 2B_CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ GIÁ
CHƯƠNG 2B_CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ GIÁvictorybuh10
 
Chương 4. qt tài sản lưu động
Chương 4. qt tài sản lưu độngChương 4. qt tài sản lưu động
Chương 4. qt tài sản lưu độngDoan Tran Ngocvu
 
Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải
Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải
Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải Học kế toán thuế
 
Sức mua ngang giá - PPP
Sức mua ngang giá - PPPSức mua ngang giá - PPP
Sức mua ngang giá - PPPLê Thiện Tín
 
Hệ thống tiền tệ quốc tế
Hệ thống tiền tệ quốc tếHệ thống tiền tệ quốc tế
Hệ thống tiền tệ quốc tếPông Pông
 
Rủi ro hối đoái
Rủi ro hối đoáiRủi ro hối đoái
Rủi ro hối đoáithienbinhqa
 
Luận văn: Quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng A...
Luận văn: Quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng A...Luận văn: Quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng A...
Luận văn: Quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng A...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Bảng các thông số trong hồi quy eview
Bảng các thông số trong hồi quy eviewBảng các thông số trong hồi quy eview
Bảng các thông số trong hồi quy eviewthewindcold
 
Sự vận động của tỷ giá hối đoái
Sự vận động của tỷ giá hối đoáiSự vận động của tỷ giá hối đoái
Sự vận động của tỷ giá hối đoáipikachukt04
 
Chương 3. quản trị rr hối đoái
Chương 3. quản trị rr hối đoáiChương 3. quản trị rr hối đoái
Chương 3. quản trị rr hối đoáiDoan Tran Ngocvu
 
Bài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiền
Bài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiềnBài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiền
Bài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiềnNam Cengroup
 

What's hot (20)

Phương thức nhờ thu trơn
Phương thức nhờ thu trơnPhương thức nhờ thu trơn
Phương thức nhờ thu trơn
 
BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆBÀI GIẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
 
Chuong 2 tỷ giá hối đoái
Chuong 2 tỷ giá hối đoáiChuong 2 tỷ giá hối đoái
Chuong 2 tỷ giá hối đoái
 
Chuyên đề 10 tài trợ ngắn hạn và quản trị tiền mặt quốc tế
Chuyên đề 10   tài trợ ngắn hạn và quản trị tiền mặt quốc tếChuyên đề 10   tài trợ ngắn hạn và quản trị tiền mặt quốc tế
Chuyên đề 10 tài trợ ngắn hạn và quản trị tiền mặt quốc tế
 
Chính sách can thiệp của Chính phủ
Chính sách can thiệp của Chính phủChính sách can thiệp của Chính phủ
Chính sách can thiệp của Chính phủ
 
Đề tài: Thẩm định giá bất động sản bằng phương pháp sánh, HAY
Đề tài: Thẩm định giá bất động sản bằng phương pháp sánh, HAY Đề tài: Thẩm định giá bất động sản bằng phương pháp sánh, HAY
Đề tài: Thẩm định giá bất động sản bằng phương pháp sánh, HAY
 
CHƯƠNG 2B_CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ GIÁ
CHƯƠNG 2B_CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ GIÁCHƯƠNG 2B_CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ GIÁ
CHƯƠNG 2B_CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ GIÁ
 
Chương 4. qt tài sản lưu động
Chương 4. qt tài sản lưu độngChương 4. qt tài sản lưu động
Chương 4. qt tài sản lưu động
 
Bài tập tài chính quốc tế
Bài tập tài chính quốc tếBài tập tài chính quốc tế
Bài tập tài chính quốc tế
 
Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải
Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải
Bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải
 
Sức mua ngang giá - PPP
Sức mua ngang giá - PPPSức mua ngang giá - PPP
Sức mua ngang giá - PPP
 
Hệ thống tiền tệ quốc tế
Hệ thống tiền tệ quốc tếHệ thống tiền tệ quốc tế
Hệ thống tiền tệ quốc tế
 
Rủi ro hối đoái
Rủi ro hối đoáiRủi ro hối đoái
Rủi ro hối đoái
 
Đề tài: Đẩy mạnh phát triển xuất khẩu xoài Đồng Tháp, HAY, 9đ
Đề tài: Đẩy mạnh phát triển xuất khẩu xoài Đồng Tháp, HAY, 9đĐề tài: Đẩy mạnh phát triển xuất khẩu xoài Đồng Tháp, HAY, 9đ
Đề tài: Đẩy mạnh phát triển xuất khẩu xoài Đồng Tháp, HAY, 9đ
 
Luận văn: Quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng A...
Luận văn: Quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng A...Luận văn: Quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng A...
Luận văn: Quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng A...
 
Bảng các thông số trong hồi quy eview
Bảng các thông số trong hồi quy eviewBảng các thông số trong hồi quy eview
Bảng các thông số trong hồi quy eview
 
Sự vận động của tỷ giá hối đoái
Sự vận động của tỷ giá hối đoáiSự vận động của tỷ giá hối đoái
Sự vận động của tỷ giá hối đoái
 
Đề tài: Tiểu luận Chính sách tài khóa- giải pháp và thực trạng, HAY
Đề tài: Tiểu luận Chính sách tài khóa- giải pháp và thực trạng, HAYĐề tài: Tiểu luận Chính sách tài khóa- giải pháp và thực trạng, HAY
Đề tài: Tiểu luận Chính sách tài khóa- giải pháp và thực trạng, HAY
 
Chương 3. quản trị rr hối đoái
Chương 3. quản trị rr hối đoáiChương 3. quản trị rr hối đoái
Chương 3. quản trị rr hối đoái
 
Bài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiền
Bài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiềnBài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiền
Bài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiền
 

Similar to Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việt Nam.docx

Present tcqt
Present tcqtPresent tcqt
Present tcqtkhaiduy
 
đô La hóa
đô La hóađô La hóa
đô La hóaThanh Vu
 
Thực trạng đô la hoá ở việt nam
Thực trạng đô la hoá ở việt namThực trạng đô la hoá ở việt nam
Thực trạng đô la hoá ở việt namNhu Tuyet Tran
 
Chinh sach-ty-gia-hoi-doai
Chinh sach-ty-gia-hoi-doaiChinh sach-ty-gia-hoi-doai
Chinh sach-ty-gia-hoi-doaita61090
 
Hành vi tỷ giá
Hành vi tỷ giáHành vi tỷ giá
Hành vi tỷ giánttdhnh102
 
Mô hình các nhân tố quyết định tỷ giá
Mô hình các nhân tố quyết định tỷ giáMô hình các nhân tố quyết định tỷ giá
Mô hình các nhân tố quyết định tỷ giálekieuvan94
 
Tỷ giá và thị trương ngoại hối
Tỷ giá và thị trương ngoại hốiTỷ giá và thị trương ngoại hối
Tỷ giá và thị trương ngoại hốiemythuy
 
Sự vận động của tỷ giá hối đoái
Sự vận động của tỷ giá hối đoáiSự vận động của tỷ giá hối đoái
Sự vận động của tỷ giá hối đoáipikachukt04
 
Sự vận động của tỷ giá hối đoái
Sự vận động của tỷ giá hối đoáiSự vận động của tỷ giá hối đoái
Sự vận động của tỷ giá hối đoáipikachukt04
 
Kinh tế vĩ mô, ppt chương 8 hệ thống tiền tệ
Kinh tế vĩ mô, ppt chương 8 hệ thống tiền tệKinh tế vĩ mô, ppt chương 8 hệ thống tiền tệ
Kinh tế vĩ mô, ppt chương 8 hệ thống tiền tệTrnBo576807
 
Tỷ giá và thị trường hối đoái
Tỷ giá và thị trường hối đoáiTỷ giá và thị trường hối đoái
Tỷ giá và thị trường hối đoáiMây Thang
 

Similar to Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việt Nam.docx (20)

Phân Tích Các Nhân Tố Tác Động Đến Tỷ Giá Hối Đoái Ở Việt Nam.
Phân Tích Các Nhân Tố Tác Động Đến Tỷ Giá Hối Đoái Ở Việt Nam.Phân Tích Các Nhân Tố Tác Động Đến Tỷ Giá Hối Đoái Ở Việt Nam.
Phân Tích Các Nhân Tố Tác Động Đến Tỷ Giá Hối Đoái Ở Việt Nam.
 
Present tcqt
Present tcqtPresent tcqt
Present tcqt
 
Luận văn: Tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu
Luận văn: Tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩuLuận văn: Tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu
Luận văn: Tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu
 
Ty gia
Ty giaTy gia
Ty gia
 
đô La hóa
đô La hóađô La hóa
đô La hóa
 
Thực trạng đô la hoá ở việt nam
Thực trạng đô la hoá ở việt namThực trạng đô la hoá ở việt nam
Thực trạng đô la hoá ở việt nam
 
Vũ Duy Bắc lần 3
Vũ Duy Bắc lần 3Vũ Duy Bắc lần 3
Vũ Duy Bắc lần 3
 
Chinh sach-ty-gia-hoi-doai
Chinh sach-ty-gia-hoi-doaiChinh sach-ty-gia-hoi-doai
Chinh sach-ty-gia-hoi-doai
 
Hành vi tỷ giá
Hành vi tỷ giáHành vi tỷ giá
Hành vi tỷ giá
 
Mô hình các nhân tố quyết định tỷ giá
Mô hình các nhân tố quyết định tỷ giáMô hình các nhân tố quyết định tỷ giá
Mô hình các nhân tố quyết định tỷ giá
 
Bai giang-mon-thanh-to n-quoc-te
Bai giang-mon-thanh-to n-quoc-teBai giang-mon-thanh-to n-quoc-te
Bai giang-mon-thanh-to n-quoc-te
 
Presention 5
Presention 5Presention 5
Presention 5
 
Tỷ giá và thị trương ngoại hối
Tỷ giá và thị trương ngoại hốiTỷ giá và thị trương ngoại hối
Tỷ giá và thị trương ngoại hối
 
Sự vận động của tỷ giá hối đoái
Sự vận động của tỷ giá hối đoáiSự vận động của tỷ giá hối đoái
Sự vận động của tỷ giá hối đoái
 
Sự vận động của tỷ giá hối đoái
Sự vận động của tỷ giá hối đoáiSự vận động của tỷ giá hối đoái
Sự vận động của tỷ giá hối đoái
 
Kinh tế vĩ mô, ppt chương 8 hệ thống tiền tệ
Kinh tế vĩ mô, ppt chương 8 hệ thống tiền tệKinh tế vĩ mô, ppt chương 8 hệ thống tiền tệ
Kinh tế vĩ mô, ppt chương 8 hệ thống tiền tệ
 
Chương 2 b
Chương 2 bChương 2 b
Chương 2 b
 
Tỷ giá và thị trường hối đoái
Tỷ giá và thị trường hối đoáiTỷ giá và thị trường hối đoái
Tỷ giá và thị trường hối đoái
 
Ty gia hoi doai
Ty gia hoi doaiTy gia hoi doai
Ty gia hoi doai
 
Tiểu luận về rủi ro tỷ giá trong ngân hàng thương mại.doc
Tiểu luận về rủi ro tỷ giá trong ngân hàng thương mại.docTiểu luận về rủi ro tỷ giá trong ngân hàng thương mại.doc
Tiểu luận về rủi ro tỷ giá trong ngân hàng thương mại.doc
 

More from TÀI LIỆU NGÀNH MAY

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfKhóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfPháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfHôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfBảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người.pdf
Khái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người.pdfKhái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người.pdf
Khái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

More from TÀI LIỆU NGÀNH MAY (20)

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
 
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
 
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
 
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
 
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
 
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
 
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
 
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
 
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
 
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
 
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
 
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfKhóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
 
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
 
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfPháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
 
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfHôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
 
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfBảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
 
Khái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người.pdf
Khái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người.pdfKhái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người.pdf
Khái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người.pdf
 

Recently uploaded

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việt Nam.docx

  • 1. BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HỒ CHÍ MINH KHOA TÀI CHÍNH KẾ TOÁN -----o0o----- MÔN: THANH TOÁN QUỐC TẾ TÊN ĐỀ TÀI: TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM GVHD: ThS. NHÓM: 2 Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2021
  • 2. MỤC LỤC A. LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1 B. PHẦN NỘI DUNG............................................................................................................2 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT...................................................................................2 1.1 Tỷ giá hối đoái là gì?..............................................................................................2 1.2 Sự hình thành tỷ giá hối đoái...............................................................................2 1.3 Phân loại tỷ giá hối đoái........................................................................................3 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG..............................................................................................5 2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá.....................................................................5 2.1.1 Cán cân thanh toán .........................................................................................5 2.1.2 Lạm phát.............................................................................................................5 2.1.3 Lãi suất ...............................................................................................................5 2.1.4 Thu nhập.............................................................................................................5 2.1.5 Nợ công ..............................................................................................................6 2.2 Tác động của tỷ giá đối với nền kinh tế: ..........................................................6 2.2.1 Tác động của tỷ giá tới lạm phát...................................................................6 2.2.2 Tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại ..............................................8 2.2.3 Tác động của tỷ giá đến nguồn vốn đầu tư ............................................... 10 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ................................................................................................ 11 3.1 Các chính sánh can thiệp của chính phủ vào tỷ giá hối đoái .......................... 11 3.1.1 Can thiệp của chính phủ............................................................................. 11 3.1.2 Can thiệp bằng công cụ tỷ giá................................................................... 12 3.2. Các biện pháp điều chỉnh tỷ giá hối đoái ..................................................... 15 3.2.1. Chính sách chiết khấu................................................................................ 15 3.2.2. Chính sách hối đoái: ................................................................................... 16 3.2.3. Quỹ dự trữ bình ổn giá cả: ........................................................................ 17 3.2.4. Phá giá tiền tệ: .............................................................................................. 17 3.2.5. Nâng giá tiền tệ............................................................................................. 17 C. PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................................ 19 BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC.................................................................................... 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 21
  • 3. P a g e 1 | 23 A. LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều dấu mốc quan trọng. Sự chuyển đổicủa đất nước ta từ tự cung tự cấp là chủ đạo sang phù hợp với nền kinh tế thế giới đã mở ra một kỷ nguyên mới, trong đó nền kinh tế đã đạt được một tầm cao mới. Trong cả quá trình này, các doanh nghiệp nước ta đã trút bỏ lớp áo cũ, khoác lên mình tấm áo nhung mới nhầm tham gia hội nhập, từng bước chiếm lĩnh thị trường trong nước và vươn ra thế giới. Khi các tham vọng kinh tế đạt đến mức không thể tóm tắt trong khuôn khổ, các công ty muốn kinh doanh sản phẩm mới nên nhập khẩu những bộ phận chưa thể đáp ứng được trong nước. Vì vậy, nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa đang trở thành vấn đề nóng được nước ta quan tâm. Về xuất nhập khẩu, chúng ta không thể bỏ qua vấn đề tỷ giá hối đoái - đo lường giá trị của một loại tiền tệ này so với một loại tiền tệ khác. Việc áp dụng quy định tỷ giá hối đoái sẽ giúp các doanh nghiệp thực hiện thanh toán quốc tế thông qua các ngân hàng thương mại dễ dàng hơn, đồng thời giúp hội nhập kinh tế sâu rộng, củng cố và tăng cường. Không chỉ ảnh hưởng đến vấn đề xuất nhập khẩu, một số ngành dịch vụ khác cũng rất cần thiết, đó là du lịch, giúp ngành này thu hút khách du lịch nước ngoài, từ đó giúp tăng dự trữ ngoại hối của ngân hàng nhà nước. Nghiên cứu sự thay đổi tỷ giá hối đoái là một vấn đề phức tạp nhưng cũng rất mới mẻ và thú vị, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế vận động không ngừng ở Việt Nam và luôn thay đổi. Xuất phát từ những thực tế trên, nhóm chúng em sẽ nghiên cứu đề tài “Chính sáchTỷ giá hối đoáiở Việt Nam” nhằm giúp mọi người hiểu rõ hơn về các vấn đềliên quan đến tỷ giá hối đoáivà tác độngcủa chúng đến nền kinh tế nước ta.
  • 4. P a g e 2 | 23 B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Tỷ giá hối đoái là gì? - Tỷ giá hối đoái hay còn gọi là tỷ giá trao đổi ngoại tệ. - Được hiểu là tỷ giá hối đoái là tỷ kệ giữa giá trị của các đồngtiền so với nhau. - Cũng có thể hiểu tỷ giá là giá cả của một đơn vị tiền tệ một được biểu hiện bằng số lượng đơn vị tiền tệ của nước khác hay là bằng số lượng ngoại tệ nhận được khi đổi một đơn vị nội tệ hoặc bằng số lượng nội tệ nhận được khi đổi một đơn vị ngoại tệ. Các nước có giá trị đồng nội tệ thấp hơn giá trị ngoại tệ thường sử dụng cách thứ hai là dùng số lượng nội tệ nhận được khi đổi một đơn vị ngoại tệ. Chẳng hạn ở Việt Nam người ta thường nói đến số lượng đồng Việt nam nhận được khi đổi một đồng USD DEM hay một FFR ... Trong thực tế , cách sử dụng tỷ giá như vậy thuận lợi hơn .Tuy nhiên trong nghiên cứu lý thuyết thì cách định nghĩa thứ nhất dùng số lượng ngoại tệ nhận được khi đổi một đơn vị nội tệ sẽ thuận lợi hơn. - Tỷ giá hối đoái còn được định nghĩa ở khía cạnh khác đó là quan hệ so sánh giữa hai tiền tệ của hai nước với nhau . Một đồng tiền hay một lượng đồng tiền nào đó đôi được bao nhiêu đồng tiền khác được gọi là tỷ lệ giá cả trao đổi giữa các đồng tiền với nhau hay gọi tắt là tỷ giá hói đoái. - Tỷ giá hối đoái được xem là một loại giá cả đặc biệt, là giá trị của tiền chứ không phải giá trị của hàng hóa. - Cách đọc tỷ giá hối đoái: Đồng tiền đứng trước được hiểu là đồng tiền yết giá, đồng tiền đứng thứ hai gọi là đồng tiền định giá. Trong ví dụ về tỷ giá hối đoái trên thì USD là đồng tiền yết giá còn VNĐ là đồng tiền định giá. 1.2 Sự hình thành tỷ giá hối đoái Trong các giai đoạn phát triển kinh tế tỷ giá hối đốicũng dần dần hình thành dựa vào các cơ sở khác nhau: trước chiến tranh thế giới thứ nhất thương mại và thanh toán quốc tế được thực hiện dựa trên tỷ giá hối đoái “bản vị vàng”. Có ba đặc điểm: thứ nhất, Chínhphủ mỗi nước cố định giá vàng tính bằng đồng trong nước; thứ hai, Chính phủ mỗinước duy trì khả năng chuyển đổitiền trong nước ra vàng; thứ ba, các Chính phủ tuân theo quy tắc phát hành đồng tiền với dự trữ vàng Nhà nước nắm giữ. Đốivới Việt Nam tiền gửi nội tệ là VND hay tiền gửi ngoại tệ ví dụ là USD. Lúc này nhân tố tác động đến cầu VND hay USD phụ thuộc vào việc so sánh tỷ suất lợi tức tiền gửi dự tính của những tài sản đó. Để so sánh được cần phải đổicác tỷ
  • 5. P a g e 3 | 23 suất lợi tức đó cùng một đơn vị tiền tệ. Nếu tỷ suất lợi tức tiền gửi USD cao hơn VND thì cả người Việt Nam và người nước ngoài đều nắm giữ USD nhiều vì cầu về USD cao hơn và ngược lại nếu cầu giảm. Nếu tiền gửi Việt Nam tính ra ngoại tệ không phải bằng mức lãi tiền gửi mà được điều chỉnh theo sựgia tăng hay giảm của đồng nội tệ (VND). Tiền gửi ngoại tệ tính ra đồng Việt Nam phải được điều theo sự tăng hay giảm của đồng tiền ngoại tệ (USD). Giá trị của mỗi đồng tiền nằm ở sức mua hay trao đổi hàng của nó và nó củng chính là hàng hóa cho nên một đồng tiền càng mua được nhiều hàng hóa Cầu về tiền trên thị trường ngoại hối khi dân cư từ các nước khác để mua hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra tại nước đó là một nước xuất khẩu đáp ứng về cầu càng nhiều thì đồng tiền nước đó càng lớn trên thị trường ngoại hối. Đường cầu về tiền là hàm của tỷ giá hối đoái của nó dốc xuống phía phải. Nên tỷ giá hối đoái càng cao thì hàng hoá của nước ấy càng trở lên đắt hơn đối với những người nước ngoài và ít hàng hoá xuất khẩu hơn Cung về tiền trên thị trường ngoại hối để người dân nước này có thể mua được các hàng hóa ở các nước khác họ phải đổi một lượng lớn để mua với mức tiền như nước kia. Khi đó lượng tiền của nước này đã bước vào thị trường quốc tế. Đường cung về tiền là hàm của tỷ giá hối đoái của nó dốc lên phía phải. Nên tỷ giá hối đoái càng cao thì hàng hoá nước ngoài càng rẻ và hàng hoá ngoại được nhập khẩu ngày càng nhiều. Các tỷ giá hối đoáiđược xác định chủ yếu thông qua các lực lượng thị trường của cung và cầu. Nếu có bất kỳ cái gì làm tăng cầu hoặc làm giảm cung của một đồng tiền đều có xu hướng làm tăng tỷ giá hối đoái. Hoặc có bất kỳ cái làm giảm cầu hoặc làm tăng cung của đồng tiền ấy trên các thị trường ngoại hối sẽ làm giá trị trao đổi của nó giảm xuống. 1.3 Phân loại tỷ giá hối đoái Có nhiều loại tỷ giá khác nhau do đó có nhiều cách phân loại khái niệm này. Sau đây là các loại tỷ giá hối đoái phổ biến như:  Căn cứ vào đối tượng xác định tỷ giá Tỷ giá chính thức: tỷ giá do ngân hàng của từng nước xác định. Dựa trên cơ sở của tỷ giá mà các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng sẽ ấn định tỷ giá mua bán ngoại tệ giao ngay hay có kỳ hạn hay hoán đổi. Tỷ giá thị trường: tỷ giá được hình thành trên các cơ sở quan hệ về cung cầu thị trường của hối đoái.
  • 6. P a g e 4 | 23  Căn cứ vào kỳ hạn thanh toán Tỷ giá giao ngay: tỷ giá do các tổ chức tín dụng yết giá tại thời điểm giao dịch hoặc do hai bên thỏa thuận nhưng đảm bảo các quy định do ngân hàng nhà nước ban hành. Việc thanh toán giữa các bên phải thực hiện trong vòng hai ngày tiếp theo sau ngày cam kết mua hoặc bán Tỷ giá giao dịch kỳ hạn: tỷ giá giao dịch do tổ chức tín dụng tự tính toán và thỏa thuận với nhau. Đảm bảo các biên độ quy định về tỷ giá kỳ hạn hiện hành của ngân hàng nhà nước tại thời điểm đã ký hợp đồng  Căn cứ vài giá trị Tỷ giá hối đoái danh nghĩa: tỷ giá của một loại tiền tệ được thể hiện theo các giá trị hiện tại. Tỷ giá này không tính đến bất kỳ ảnh hưởng nào của lạm phát. Tỷ giá hối đoái thực: tỷ giá có tính tác động của lạm phát và sức mua và đại diện cho khả năng cạnh tranh quốc tế của nước đó
  • 7. P a g e 5 | 23 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG 2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá 2.1.1 Cán cân thanh toán Cán cân thanh toán quốc tế phản ánh tình hình thu – chi thực tế bằng ngoại tệ của một số nước so với các nước khác trong giao dịch quan hệ quốc tế lẫn nhau. Cán cân thanh toán quốc tế thể hiện vị thế tài chính của quốc gia thâm hụt hoặc thặng dư. Nếu cán cân thanh toán thường xuyên thâm hụt (chi>thu) thì dự trữ ngoại hối của quốc gia có thể giảm, tình hình ngoại tệ căng thẳng, từ đó tạo ta nhu cầu ngoại tệ tăng lên, giá ngoại tệ tăng. Nếu cán cân thanh toán thặng dư (thu>chi), dự trữ ngoại hối có thể tăng, cung ngoại tệ trên thị trường tăng, giá ngoại tệ có khuynh hướng giảm. 2.1.2 Lạm phát Lạm phát là sự suy giảm sức mua của nội tệ và được đo lường bằng chỉ số giá cả chung ngày càng tăng lên. Để chứng minh mối quan hệ giữa tỷ giá và lạm phát, Gustav Cassel( 1772 – 1823 ) đãđưara lý thuyết ngang giá sức mua – Purchasing Power Parity. Theo lý thuyết này, giả thiết trong một nền kinh tế cạnh tranh hoàn hảo, và cước phí vận chuyển, thuế hải quan được giả định bằng không. Do đó, nếu các hàng hoá đều đồng nhất thì người tiêu dùng sẽ mua hàng ở nước nào mà giá thật sự thấp. 2.1.3 Lãi suất Lãi suất, lạm phát và tỷ giá hối đoái có mối quan hệ chặt chẽ. Bằng cách kiểm soát lãi suất, các ngân hàng trung ương sẽ gây ảnh hưởng đến cả lạm phát và tỷ giá hối đoái. Ngoài ra, lãi suất thay đổisẽ tác động đến lạm phát và giá trị tiền tệ. Một nền kinh tế có lãi suất cho vay cao sẽ đem lại lợi nhuận cao hơn cho chủ nợ so với các nền kinh tế khác. Nhờ đó, lãi suất cao thu hút vốn đầu tư nước ngoài và làm tỷ giá hối đoái tăng. Tuy nhiên tác động của lãi suất cao sẽ trở nên tiêu cực, nếu lạm phát trong nước cao hơn nhiều so với các nước khác , hoặc có thêm những yếu tố khác làm giảm giá trị đồng tiền. Ngược lại, lãi suất giảm sẽ làm giảm tỷ giá hối đoái. 2.1.4 Thu nhập Thu nhập của một quốc gia cũng là nguyên nhân tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến tỷ giá hối đoái. Khi mà thu nhập của quốc gia tăng lên đồng nghĩa với việc người dân sẽ có xu hướng thích tiêu dùng hàng ngoại nhiều hơn, lúc này nhu cầu về ngoại tệ tăng lên, dẫn đến tỷ giá hối đoái tăng.
  • 8. P a g e 6 | 23 Về mặt gián tiếp, khi thu nhập của người dân tăng lên thì mức sống cũng sẽ tăng lên, chi tiêu nhiều hơn. Điều này làm cho tỷ lệ lạm phát giảm và làm tăng tỷ giá hối đoái. 2.1.5 Nợ công Là nguyên nhân làm thâm hụt ngân sách của quốc gia. Khi gặp phải tình trạng thâm hụt ngân sách, các quốc gia sẽ có xu hướng quy động nguồn tài trợ từ nước ngoài thông qua hình thức vay nợ. Điều này làm cho nguồn cung ngoại tệ tăng lên và làm cho tỷ giá hối đoái của đồng ngoại tệ so với đồng nội tệ giảm xuống. Mặt khác, khi mà đất nước phải gánh chịu một khoản nợ lớn cũng là nguyên nhân khiến cho tình hình lạm phát tăng cao. Bên cạnh đó thì khi đất nước huy động nguồn ngoại tệ để trả nợ lãi, đến một giai đoạn nào đó, nợ đã được trả hết , giá trị của đồng ngoại tệ giảm xuống, tỷ giá hối đoái cũng theo đó mà giảm. 2.2 Tác động của tỷ giá đối với nền kinh tế: Một biến số kinh tế là tỷ giá. Nền kinh tế ảnh hưởng đến hầu hết các mặt hoạt động, nhưng rất khác nhau về hiệu quả ảnh hưởng của tỷ giá lên các hoạt động khác nhau. Trong đó , tác động của hoạt động xuất nhập khẩu là rõ ràng và nhanh chóng đến hiệu quả tác độngcủa tỷ giá. Chính vì vậy, trong hợp tác , hội nhập và tự do hoá thương mại, các nước luôn sử dụng tỷ giá hối đoái như là một công cụ hữu hiệu điều chỉnh hoạt động xuất nhập khẩu. 2.2.1 Tác động của tỷ giá tới lạm phát Về mặt lý thuyết, khi có lạm phát sức mua đồng nội tệ của một quốc gia giảm, hàng hóa và dịch vụ trong nước sẽ cao hơn trên thị trường nước ngoài, với tỷ giá hối đoái không đổi. Theo quy luật cung cầu , vì giá rẻ hơn nên người dân trong nước sẽ chuyển sang sử dụng hàng ngoại nhiều; điều tất yếu xảy ra là nhập khẩu tăng là yếu tố dẫn đến cầu ngoại tệ và tỷ giá hối đoái tăng. Tương tự vì làm tăng giá cả, người nước ngoài sẽ giảm bớt sử dụng nhập khẩu hàng hóa hơn. Nguyên nhân làm tỷ giá hối đoái tăng là chuyển đổi hoạt động xuất khẩu giảm sút đến cung ngoại tệ trên thị trưởng giảm. Do đó, dịch vụ ngoại tệ theo hướng tăng giá ngoại tệ dẫn đến lạm phát tác động đến cung và cầu, tác độngcộng gộp làm cho tỷ giá hối đoái tăng nhanh hơn. Trên thị trường tiền tệ , lạm phát làm mất giá đồng tiền, người dân sẽchuyển sang nắm giữ tài sản nước ngoài nhiều hơn, cầu ngoại tệ gia tăng đưa tỷ giá hối đoái tăng. Trong trường hợp đều có lạm phát ở các quốc gia thì những hoạt độngtrên sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ lạm phát tương đối giữa các quốc gia. Quốc gia nào có tỷ lệ lạm phát cao hơn tương phản đồng nội tệ sẽ bị mất giá một cách tương đối và tỷ giá
  • 9. P a g e 7 | 23 hối đoái tăng lên. Đối với nước ta, lạm phát hiện nay đang ở mức cao nên việc tăng tỷ giá là điều không thể tránh khỏi. Năm 2019, do cầu về hàng hóa thế giới, giá các nhóm hàng hóa trên thị trường thế giới đều giảm, so với năm 2018 tăng chậm hơn: Giá thực phẩm giảm 4,6% (năm 2018 tăng 0,3%), năng lượng giảm 13,6% (năm 2018 tăng 27,8%), nguyên liệu thô giảm 4% (năm 2018 tăng 0,3%), phân bón tăng 1% (năm 2018 tăng 11,1%), kim loại và khoáng sản giảm 5,4% (năm 2018 tăng 5,5%). Giá hàng hóa thế giới giảm tác động ngay đến giá trong nước thông qua kênh nhập khẩu, với giá nhập khẩu hàng hóa trong 9 tháng đầu năm 2019 chỉ tăng mức 0,8% so với cùng kỳ năm 2019 (cùng kỳ năm 2018 tăng 1,4%). Giá nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức tăng 4,6% của cùng kỳ năm 2018; trong đó, giá nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm 2,6% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2018 tăng 3,1%). Nhờ đó, tính chung 9 tháng đầu năm 2019, giá sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản và công nghiệp chế biến chế tạo chỉ tăng 1,1% (năm 2018 tăng tương ứng 1,2% và 2,3%). Trong khi đó, giá sản xuất dịch vụ (vốn ít chịu ảnh hưởng của giá hàng hóa thế giới) tăng 3,1% trong 9 tháng đầu năm 2019, cao hơn mức tăng 2,95% của cùng kỳ năm 2018. Điều này cho thấy vai trò của giảm giá hàng hóa thế giới đối với ổn định giá đầu vào sản xuất trong năm 2019. Giá hàng hóa thế giới giảm cũng giúp ổn định giá tiêu dùng trong năm 2019, nhất là giá thực phẩm và giá giao thông. Trong tháng 11, mặc dù giá thực phẩm tăng độtbiến do nguồn cung thịt lợn thiếu hụt tạm thời, nhưng mức tăng bình quân chỉ đạt 4,4%, không cao hơn nhiều mức tăng 3,5% của năm 2018; giá giao thông giảm bìnhquân 1,4%, trong khi năm 2018 tăng 6,4%. Ngoài ra, giá dịch vụ y tế trong nước tăng không nhiều cũng góp phần kiểm soát lạm phát. Giá dịch vụ y tế trong năm 2019 ước tăng bình quân 4,8% (theo số liệu 11 tháng đầu năm 2019), thấp hơn nhiều mức tăng bình quân 13,9% của năm 2018. Do đó, ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, tín dụng trong những năm gần đây đang có xu hướng tăng chậm dần so với tốc độ tăng GDP danh nghĩa. Điều này dẫn đến tỷ lệ tín dụng và cung tiền so với GDP đang dần đi ngang. Giữa tỷ lệ tín dụng so với GDP và xu thế dài hạn của tỷ lệ này có thể thấy rõ sự thận trọng của chính sách tín dụng trong năm 2019. Nếu như từ quý II/2016 đến quý IV/2018 tín dụng (tính theo tỷ lệ so với GDP) cao hơn xu thế dài hạn thì trong năm 2019, tín dụng được giữ thấp hơn xu thế dài hạn. Tính trung bình, năm 2019 tín dụng thấp hơn xu thế dàihạn 1,9% GDP (trong khi năm 2018 cao hơn xu thế dài hạn 1,3% GDP).
  • 10. P a g e 8 | 23 Mặc dù, lạm phát được kiểm soát nhưng áp lực từ cầu trong nước đang tăng dần. Áp lực từ cầu trong nước đối với lạm phát được phản ánh qua xu hướng tăng dần của lạm phát cơ bản. Tính đến tháng 11/2019, lạm phát cơ bản đã lên mức 2,2% 2.2.2 Tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại Thương mại cân bằng của một quốc gia là sự chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu của quốc gia đó. Các nền kinh tế xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ thu được ngoại hối. Để tiếp tục kinh doanh, muốn lấy được nội tệ thì nhà xuất khẩu phải bán ngoại tệ, mua hàng hóa, dịch vụ trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Các cung ngoại hối trên thị trường tăng,và làm tỷ giá hối đoái. Ngược lại, khi nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, nhà nhập khẩu cần có ngoại tệ để thanh toán cho tất cả các đối tác và mua ngoại tệ trên thị trường. Do hành động này làm cầu ngoại tệ, tỷ giá hối đoái tăng. Tác động của hiện tượng trên trong việc hình thành tỷ giá hối đoáilà ngược chiều. Cuối cùng, tỉ lệ hối đoái sẽ tăng hay giảm theo tác động của hệ yếu tố, đó là thương mại cân bằng. Nếu một quốc gia có thặng dư thương mại, cung ngoại tệ lớn hơn so với cầu ngoại tệ, thì tỷ giá hối đoáisẽ giảm và đồng nội tệ sẽ tăng giá. Khi thâm hụt thương mại, cung ngoại tệ ít hơn cầu ngoại tệ, tỷ giá hối đoái tăng, đồng nội tệ mất giá. Năng lực sản xuất hàng hóa trong nước cònhạn chế, các mặt hàng sản xuất trong nước đều phụ thuộc vào nguyên vật liệu nhập khẩu khiến tỷ giá ít tác động đến cán cân thương mại. Về lý thuyết, nếu đồng Việt Nam định giá quá cao, sản phẩm trong nước sẽmất dần sức cạnhtranh, ảnh hưởng đến xuất khẩu và cáncân thương mại. Ngược lại, nếu tiền đồng được định giá thấp, hàng hóa trong nước sẽ trở nên cạnh tranh hơn, từ đó thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu và cảithiện cân bằng thương mại. Do tỷ giá tương đối cứng nhắc, nên chênh lệch nhanh chóng mở rộng và chắc chắn giá quá cao. Điều này phản ánh cán cân thương mại của Việt Nam chủ yếu được xác định bởi các yếu tố “thực” và “cơ cấu” hơn là các yếu tố “danh nghĩa”. Do sảnxuất cơ cấu trong nước và xuất khẩu phụthuộc vào đầu nhập khẩu, công ty hỗ trợ còn thiếu và phát triển chậm. Khảo sát các ngành hàng xuất khẩu cho thấy, hầu hết xuất khẩu của các nhóm ngành công nghiệp chế biến – chế tạo đều kíchthích nhập khẩu mạnh mẽ. Trong khi đó, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đóng góp đến 65% giá trị xuất khẩu và chủ yếu tận dụng lao động rẻ để gia công tại Việt Nam. Mặc dù, doanh nghiệp này đónggóp lớn đến xuất khẩu nhưng cũng là nguyên nhân gia tăng nhập khẩu. Vì vậy, mục tiêu cải thiện cán cân thương mại một cách bền vững khó có thể đạt được với các cách điều hành tỷ giá nếu không có cải thiện trong mô hình tăng trưởng kinh tế và cơ cấu nền kinh tế.
  • 11. P a g e 9 | 23 Hiện nay, VND lên giá tương đối so với giỏ tiền tệ. NEER đã khiến tỷ giá hữu hiệu thực tăng theo và tăng mạnh hơn, do khoảng chênh lệch lạm phát giữa Việt Nam và tám nước trong giỏ tiền tệ ngày càng mở rộng. Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã trở nên đắt hơn tương đối so với hàng hóa, trong dài hạn sẽ ảnh hưởng không tốt đến cán cân thương mại. Tính đến hết năm 2021, Việt Nam xuất khẩu 213,77 tỷ USD và nhập khẩu 211,1 tỷ USD. Như vậy, Việt Nam xuất siêu 2,67 tỷ USD trong năm 2021. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất vào Việt Nam với 58,5 tỷ USD, sau đó tới Hàn Quốc, ASEAN, Nhật Bản, Liên minh châu Âu (EU) và Hoa Kỳ. Sự xuất hiện ngày càng nhiều, trên quy mô lớn của chuỗi sản xuất toàn cầu đang đặt ra những vấn đề mới cho việc xem xét, nhìn nhận lại thương mại quốc tế. Các kết quả cho thấy, việc giảm giá VND vẫn có thể có tác động khuyến khích xuất khẩu ban đầu, nhưng sau đó tác động này có thể giảm đi do làm gia tăng các yếu tố đầu vào. Đốivới các mặt hàng gia công, tỷ giá cũng có thể có tác động, ít nhất là thông qua hiệu ứng “ảo ảnh tỷ giá”. Sự xuất hiện ngày càng nhiều, trên quy mô lớn của chuỗi sản xuất toàn cầu đang đặt ra những vấn đề mới cho việc xem xét, nhìn nhận lại thương mại quốc tế, trong đó có xuất khẩu và tác động của các yếu tố khác đến thương mại, trong đó có tỷ giá. Cuộc Cáchmạng công nghiệp 4.0 cho thấy, yếu tố chính quyết định sức cạnh tranh của nền kinh tế là khoa học công nghệ và chất lượng nguồn nhân lực của các quốc gia. Vậy nên, tỷ giá hối đoáichỉ có tác dụng hỗ trợ nhất định, không phải là then chốt. Việc phá giá giúp doanhnghiệp xuất khẩu thay thế đầu vào nhập khẩu bằng hàng sản xuất trong nước. Ví dụnhư sản xuất và xuất khẩu hàng điện tử. Doanh nghiệp xuất khẩu thay vì phải nhập khẩu một chi tiết nào đó, chẳng hạn, con vít (giá 1 USD, tương đương với 20.000 VND, so với convít cùng loại và chất lượng tương đương sản xuất tại Việt Nam với giá thành cao hơn khoảng 20.500 VND), thì nay doanh nghiệp xuất khẩu có thể mua cũng con vít đó sản xuất trong nước với giá rẻ hơn sau khi VND bị phá giá (Ví dụ, từ 20.000 VND/USD lên thành 21.000). Nghĩa là, khi phá giá, rất có thể hàm lượng hàng nhập khẩu trong hàng xuất khẩu sẽ giảm đi. Suy rộng ra cho cả nền kinh tế, khi hàng hóa sản xuất trong nước trở nên cạnh tranh hơn sau khi phá giá, hàng nhập khẩu sẽ ít hơn. Do hàng Việt Nam chất lượng cònkém, xuất khẩu phụ thuộc vào nhập khẩu và tỷ giá thực của VND vẫn còn định giá cao nên cán cân thương mại Việt Nam khó duy trì thặng dư thương mại lâu dài. Phá giá VND không thể giúp Việt Nam cải thiện được tỷ trọng xuất khẩu. Tuy nhiên, việc phá giá cũng là cần thiết để đưa VND gần với giá trị thực, tránh tạo áp lực trữ ngoại tệ, ổn định tỷ giá, cải thiện năng lực cạnh
  • 12. P a g e 10 | 23 tranh của hàng hóa Việt Nam. Việc phá giá VND cũng cần phải tính đến yếu tố tâm lý, tránh tình trạng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ, gây nên tình trạng đô la hóa trong dân. Do vậy, ngoài việc điều chỉnhtỷ giá hốiđoáicó lợi cho cán cân thương mại về mặt dài hạn, nước ta cũng cần có các biện pháp theo định hướng sau: – Về phương diện vĩ mô: Cán cân thương mại, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó tỷ giá chỉ đóng góp một phần. Việc nhập siêu ở nước ta trong những năm gần đây là mang tính cơ cấu mặt hàng, do xuất khẩu của quá phụ thuộc vào nhập khẩu. Do đó, để nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu, trước tiên phải thay đổi cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu, nhập khẩu những máy móc côngnghệ nguồn và tăng đầu tư nghiên cứu khoa học côngnghệ, làm tăng hàm lượng giá trị gia tăng cho hàng hóa; phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, giảm tỷ lệ nhập khẩu trong xuất khẩu. Để làm được điều này, cần thu hút vốn đầu tư nước ngoài một cách chọn lọc, kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu từ nước ngoài, có các biện pháp bảo hộ hợp lý với sản xuất trong nước. Việc xác lập một tỷ giá thỏa đáng, kíchthích xuất nhập khẩu, hỗ trợ kinh tế phát triển luôn là vấn đề làm đau đầu các nhà hoạch định chính sách. Do vậy, với cơ sở nghiên cứu thực tiễn, bài viết khuyến nghị rằng, Việt Nam chỉ nên phá giá VND quanh ngưỡng 2% là hợp lý. 2.2.3 Tác động của tỷ giá đến nguồn vốn đầu tư Về nguyên tắc, nếu phá giá để đưa tỷ giá về mức bền vững thì nền kinh tế sẽ ổn định hơn, dùtrong ngắn hạn tốc độ tăng trưởng có thể bịảnh hưởng. Trongtrường hợp này, đầu tư nước ngoài sẽ gia tăng vì các nhà đầu tư được giải tỏa rủi ro, tỷ giá trong tương lai. Tuy nhiên, nếu phá giá không đủ mạnh và uy tín của NHTW không cao thì các nhà đầu tư có thể vẫn ngần ngại. Cần lưu ý rằng tỷ giá chỉ là một trong những nhân tố gây thâm hụt thương mại cao tại Việt Nam. Yếu tố chính vẫn là các dòng tiền từ bên ngoài đổ vào Việt Nam như FDI, FPT, ODA, kiều hối và các chính sách thương mại khác. Đợt điều chỉnh tỷ giá này sẽ thúc đẩy thu hút thêm các dòng vốn đầu tư gián tiếp, và giúp khối nhà đầu tư nước ngoài tự tin hơn trong việc giải ngân, nhờ sự ổn định tỷ giá có thể tiên đoán trong thời gian tới. Đối với đầu tư ra nước ngoài, người dân trong nước dùng tiền mua tài sản ở nước ngoài, có thể là đầu tư trực tiếp hay đầu tư gián tiếp. Những nhà đầu tư này muốn thực hiện kinh doanh trên cần phải có ngoại tệ. Họ mua ngoại tệ ở trên thị trường, luồng vốn ngoại tệ chảy vào trong nước, làm cho cung ngoại tệ tăng, tỷ giá hối đoái giảm. Đầu tư ra nước ngoài ròng là hiệu số giữa luồng vốn chảy ra và luồng vốn chảy vào của một nước. Khi đầu tư ra nước ngoài ròng dương, luồng vốn chảy vào trong nước nhỏ hơn dòng vốn chảy ra nước ngoài, tỷ giá hối đoái
  • 13. P a g e 11 | 23 tăng. Tỷ giá hối đoái sẽ giảm trong trường hợp ngược lại, đầu tư ra nước ngoải ròng âm. Theo quy luật tối ưu hóa, luồng vốn sẽ chảy vào nơi nào có lợi nhất, tức là hiệu suất sinh lời cao nhất. Một nền kinh tế sẽ thu hút được các luồng vốn đến đầu tư nhiều hơn khi nó có môi trường đầu tư thuận lợi, nền chínhtrị ổn định, các đầu vào sẵn có với giá rẻ, nguồn lao độngdồi dào có tay nghề, thị trường tiêu thụ rộng lớn, lãi suất cao và sựthông thoáng trong chínhsáchthu hút vốn đầu tư nước ngoài của Chính phủ. Điều chỉnh tỷ giá lần này là một bước làm nhằm lành mạnh hóa thị trường ngoại tệ, giúp tăng tính thanh khoản, cân bằng cung cầu ngoại tệ, từ đó hỗ trợ việc thực thi chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, kèm theo đó phải là một loạt biện pháp mạnh mẽ, kiên quyết hạn chế đầu tư công, cơ cấu lại kinh tế theo hướng hiệu quả hơn, từ đó tăng năng suất, giảm chỉ số ICOR hơn nữa... những biện pháp như vậy mới làm tăng giá trị nội tệ nhờ tăng trưởng kinh tế một cách chắc chắn, đó là cáchlâu dài đểổn định tỷ giá, ổnđịnh giá trị đồngtiền Việt Nam. CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP 3.1Các chính sánh can thiệp của chính phủ vào tỷ giá hối đoái 3.1.1 Can thiệp của chính phủ Nguyên nhân cho sự can thiệp của chính phủ + Giảm biến động tỷ giá hối đoái + Thiết lập biên độ cao động ngầm của tỷ giá hối đoái + Phản ánh với sự mất cân bằng tạm thời Tuy nhiên sự can thiệp của chính sách vào tỷ giá tùy thuộc vào sự lựa chọn mô hình kinh tế của mỗi quốc gia là tự do hay hỗn hợp, đồng thời còn tùy thuộc sự lựa chọn vai trò của chính phủ đối với nền kinh tế là duy trì môi trường ổn định hay chủ động can thiệp kinh tế theo định hướng chiến lược. Can thiệp chính sách của chính phủ Mục tiêu chính sách: + cân bằng đốinội Tăng trưởng (sản lượng) Ổn định (lạm phát) Toàn dụng (việc làm) được áp dụng vào chính sách thương mại, kiểm soát vốn. Mục tiêu chính sách của chính phủ Khi mục tiêu của chính phủ là tăng trưởng kinh tế, giảm thất nghiệp, tăng xuất khẩu, chính phủ sẽ chủ động duy trì đồng nội tệ yếu bằng cáchtrực tiếp tác động
  • 14. P a g e 12 | 23 tăng tỷ giá, hoặc làm tăng lượng cung tiền, hoặc tác độngvào BOP thông qua các chính sách thương mại, kiểm soát dòng vốn. Ví dụ: Khi muốn kích thích nền kinh tế theo hướng xuất khẩu, NHTW có thể sử dụng phương pháp tác động trực tiếp lên tỷ giá bằng cách sử dụng dự trữ ngoại hối mua ngoại tệ, bán nội tệ, điều này sẽ làm tăng lượng cung nội tệ, đồng nội tệ giảm giá. Đồng nội tệ yếu sẽ kích thích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu. hoặc chính phủ thông qua chính sách thương mại như tăng trợ giá và trợ cấp, tăng thuế quan và hạn ngạch cũng sẽ kíchthích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu. Đồngthời khi kích thích nền kinh tế phát triển, chính phủ thực hiện các chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa nới lỏng để thực hiện kích cầu như giảm lãi suất để tăng chi tiêu và đầu tư, tăng chi tiêu chính phủ, giảm thuế… khi đó nền kinh tế sẽ được thúc đẩy tăng trưởng, tạo ra nhiều công ăn việc làm, giảm thất nghiệp. Tuy nhiên, khi thực hiện các chính sách trên chính phủ phải đánh đổivới việc tăng lạm phát do cung tiền nội tệ tăng. Khi nền kinh tế của một quốc gia tăng trưởng quá nóng, lạm phát đang ở mức cao, chính phủ phải thực hiện các biện pháp kiềm chế lạm phát. Các biện pháp đốinội như tăng lãi suất làm tăng chi phí vay mượn để giảm chi tiêu, đầu tư hoặc thực hiện chính sách tài khóa tăng thuế, giảm chi tiêu chính phủ. Khi chính phủ tăng lãi suất là một can thiệp gián tiếp làm đồng nội tệ lên giá, tỷ giá sẽ giảm. Tuy nhiên, khi kiềm chế lạm phát, hạn chế sự tăng trưởng quá nhanh của 1 quốc gia, thì chính phủ phải đánh đổivới việc tăng tỷ lệ thất nghiệp. Như vậy các mục tiêu của chính sách đối nội thường vận động ngược nhau, chính phủ khó có thể đạt được tất cả các mục tiêu cùng lúc. Điều này chỉ đúng khi ngắn hạn và không có khủng hoảng kinh tế. 3.1.2 Can thiệp bằng công cụ tỷ giá Can thiệp tỷ giá của Chính phủ bằng côngcụ tỷ giá là hành vi can thiệp theo mục tiêu chính sách kinh tế của chính phủ thông qua điều chỉnh tỷ giá. - Chính phủ thực hiện can thiệp tỷ giá nhằm các mục tiêu: + Duy trì môi trường kinh tế ổn định + Cân bằng đối ngoại (điều chỉnh BOP) + Chủ động theo định hướng chiến lược Về cơ bản, tỷ giá hối đoái là một công cụ chính sách tiền tệ, giống như các luật lệ về thuế và mức cung tiền. Nó được chính phủ dùng để cải thiện nền kinh tế thông qua việc hạ giá hay tăng giá đồng tiền của mình trong vài trường hợp nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế như mong muốn.
  • 15. P a g e 13 | 23 Ở mỗi nước, ngân hàng trung ương có thể can thiệp vào thị trường ngoại hối để kiểm soátgiá trị tiền tệ của nước này. Các NHTW thường quản lý tỷ giá hối đoái vì các lý do sau: + Nhằm giảm biến động tỷ giá hối đoái: Hành động ổn định sự dịch chuyển của tiền tệ qua thời gian có thể giữ chu kì kinh doanh ít biến động. NHTW khuyến khíchthương mại quốc tếbằng cách giảm sựkhông chắc chắn về tỷ giá. Bên cạnh đó, xoa dịu biến động tiền tệ có thể giảm lo ngại trên thị trường tài chính và hoạt động đầu cơ, nguyên nhân chính gây ra giảm sút trong giá trị đồng tiền + Nhằm thiết lập biên độ giao động ngầm của tỷ giá hối đoái: Một số NHTW cố gắng duy trì tỷ giá hối đoái trong một biên độ không chính thức hoặc biên độ ngầm. Các nhà phân tích thường đưa ra tiên đoán rằng một đồng tiền sẽ không thể thấp hơn hoặc cao hơn một giá trị chuẩn cụ thể bởi NHTW sẽ can thiệp để ngăn chặn điều đó. + Nhằm phản ứng lại với sự mất cân bằng tạm thời: Trong một vài trường hợp NHTW có thể can thiệp đểbảo vệ giá trị đồng tiền khỏi sựmất cânbằng tạm thời. - Định hướng can thiệp tỷ giá: + Nâng cao nội tệ: Nâng giá tiền tệ là việc tăng giá trị của đồng nội tệ so với các loại ngoại tệ so với mức mà chính phủ đã cam kết duy trì trong chế độ tỷ giá hối đoái cố định. Khi tỷ giá của đồng tiền một quốc gia tăng lên thì giá cả hàng hoá nhập khẩu trở nên rẻ hơn trong khi giá hàng xuất khẩu lại trở nên đắt đỏ hơn đối với người nước ngoài. Điều đó gây bất lợi cho xuất khẩu và thuận lợi cho nhập khẩu dẫn đến kết quả là xuất khẩu ròng giảm. + Phá giá nội tệ: Phá giá tiền tệ là việc giảm giá trị của đồngnội tệ so với các loại ngoại tệ so với mức mà chính phủ đã cam kết duy trì trong chế độ tỷ giá hối đoái cố định. Chính phủ sửdụng biện pháp phá giá tiền tệ để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn so với cơ chế để nền kinh tế tự điều chỉnhtheo hướng suy thoái đi kèm với mức lạm phát thấp kéo dài cho đến khi năng lực cạnh tranh tăng. + Quốc nội hóa nội tệ: Một đồng tiền được xem là có khả năng thanh toán quốc tế phải đáp ứng đủ ba yếu tố cần và đủ là quy mô, khả năng thanh toán và tính ổn định.Lợi ích của việc quốc tế hoá nội tệ: Tăng khả năng chi trả cho sự thâm hụt của cán cân thanh toán bằng chính đồng nội tệ, giảm rủi ro của hiện tượng chênh lệch tiền tệ, tăng lợi nhuận kinh doanh cho các tổ chức tài chính trong nước xuất phát từ lợi thế cạnh tranh do giao dịch bằng đồng nội tệ …. * Các cách can thiệp của chính phủ vào tỷ giá hối đoái: 1) Can thiệp trực tiếp:
  • 16. P a g e 14 | 23 a) Sử dụng dự trữ chính thức: - Năng lực can thiệp trực tiếp của NHTW phụ thuộc số lượng dự trữ có thể sử dụng. NHTW có lượng dự trữ đáng kể có thể sử dụng để can thiệp vào thị trường ngoại hối thì việc can thiệp trực tiếp thường mang lại hiệu quả cao hơn các nước khác. Nếu NHTW có lượng dự trữ thấp, NHTW khó có thể gây nhiều áp lực lên giá trị đồngtiền. Các tác nhân thị trường gần như là lấn át hành độngcủa NHTW. - Khi hoạt động trên thị trường ngoại hối phát triển, sự can thiệp của NHTW trở nên kém hiệu quả hơn. Ngày nay, khối lượng các giao dịch ngại hối trong một ngày vượt quá giá trị dự trữ của tất cả các NHTW cộng lại - Việc can thiệp trực tiếp gần như là hiệu quả hơn khi nó được điều phối bởi một số NHTW. b) Tác động trực tiếp cung cầu trên thị trường hối đoái để ảnh hưởng mức tỷ giá cân bằng thị trường Để thúc đẩy đồng nội tệ giảm giá, NHTW có thể can thiệp trực tiếp bằng cáchđổi nội tệ sang đồng ngoại tệ khác trên thị trường ngoại hối. Bằng cách làm đồng nội tệ tràn ngập thị trường, NHTW gây áp lực giảm giá đồng nội tệ. Nếu NHTW muốn đồng nội tệ mạnh lên, nó có thể đổi các đồng ngoại tệ khác sang nội tệ trên thị trường ngoại hối, từ đó gây áp lực lên giá đồng nội tệ. 2) Can thiệp gián tiếp a) Can thiệp gián tiếp thông qua thông qua các chính sách của chính phủ NHTW có thể can thiệp trực tiếp đến giá trị của môth đồng nội tệ một cách gián tiếp bằng cách tác động đến các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Bằng công cụ lãi suất, chính phủ có thể hạ thấp lãi suất nội tệ để làm nản lòng các nhà đầu tư vào chứng khoáng trong nước và tạo áp lực giảm giá đồng nội tệ. b) Can thiệp gián tiếp thông qua các hàng rào của chính phủ Thông qua các biện pháp can thiệp này, chính phủ cũng có thể tác động trực tiếp đến tỷ giá hối đoái bằng cách áp đặt các hàng rào đối với tài chính và mậu dịch quốc tế. 3) Can thiệp tỷ giá khử hiệu ứng phụ Can thiệp tỷ giá và tổng cung nội tệ: cầu ngoại tệ = cung nội tệ cung ngoại tệ = cầu nội tệ
  • 17. P a g e 15 | 23 Để loại bỏ tác động của can thiệp tỷ giá đến Tổng cung nội tệ, chính phủ có thể thực hiện can thiệp tỷ giá “khử hiệu ứng phụ”. * Chính sách tỷ giá hối đoái: Chính sáchđồng nội tệ yếu: đốivới nền kinh tế có thể làm tăng nhu cầu của nước ngoài đốivới sản phẩm nội địa, gia tăng hoạt động xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu. Do đó, tạo nhiều công ăn việc làm giảm tình trạng thất nghiệp, cải thiện cán cân mậu dịch và gia tăng dự trữ ngoại hối của quốc gia. Chính sách đồng nội tệ mạnh: đối với nền kinh tế sẽ tạo áp lực lên các nhà sản xuất trong nước phải cải tiến sản xuất nhằm hạ giá thành và cạnh tranh với hàng hoá giá rẻ từ nước ngoài. Cho nên, người tiêu dùng nội địa sẽ hưởng lợi từ việc tiêu dùng hàng hoá giá rẻ và có thể làm giảm lạm phát nếu các điều kiện khác cố định. Hai công cụ của chính sách tỷ giá hối đoái: + Công cụ lãi suất tái chiết khấu: để điều chỉnh tỷ giá hối đoái với mong muốn tạo ra sự thay đổi tức thời về tỷ giá. Lãi suất tái chiết khấu thay đổi kéo theo sự thay đổicùng chiều của lãi suất thị trường, làm thay đổihướng chảy của các dòng vốn đầu tư bằng việc các nhà đầu tư trong một nước sẽ chuyển đổiđồng tiền mình đang sở hữu sang đồng tiền có lãi suất cao hơn, cung-cầu ngoại tệ thay đổi làm cho tỷ giá thay đổi theo. + Công cụ nghiệp vụ thị trường mở ngoại tệ: thực chất là hoạt động của NHTW can thiệp vào thị trường ngoại hối để điều chỉnh tỷ giá hối đoái. 3.2. Các biện pháp điều chỉnh tỷ giá hối đoái 3.2.1. Chính sách chiết khấu Đây là chính sách mà Ngân Hàng Trung Ương bằng cách thay đổi lãi suất cho vay chiết khấu của mình để điều chỉnh tỷ giá hối đoái trên thị trường. Khi tỷ giá hối đoáilên cao đếnmức nguy hiểm muốn cho tỷ giá hạ xuống thì ngân hàng nhà nước nâng cao tỷ suất chiết khấu lên, do đó lãi suất trên thị trường cũng nâng lên, kết quả là vốn ngắn hạn trên thị trường thế giới sẽ chạy vào nước mình để thu lãi cao. Lượng vốn chạy vào sẽ góp phần tăng cung và đồng thời làm dịu sự căng thẳng của cầu ngoại hối, do đó tỷ giá hối đoái sẽ có xu hướng hạ xuống. Còn khi ngân hàng Trung Ương muốn cho tỉ giá tăng lên thì sẽ làm ngược lại bằng cách giảm lãi suất chiết khấu xuống.
  • 18. P a g e 16 | 23 Tuy nhiên, chính sáchchiết khấu cũng chỉ có ảnh hưởng nhất định và hạn chế đến các vấn đề liên quan tới tỷ giá hối đoái, bởi vì giữa tỷ gái và lãi suất không có quan hệ nhân quả, lãi suất không phải là nhân tố duy nhất quyết định sựvận động vốn giữa các nước. Lãi suất biến động do tác động của quan hệ cung cầu của vốn cho vay. Lãi suất có thể biến độngtrong phạm vi tỷ suất lợi nhuận bìnhquân và trong một tình hình đặc biệt có thể vượt quá tỷ suất lợi nhuận bình quân. Còn tỷ giá hối đoái thì do quan hệ cung cầu về ngoại hối quyết định mà quan hệ này lại do tình hình của cán cân thanh toán dư thừa hay thiếu hụt quyết định. Như vậy là nhân tố hình thành lãi suất và tỷ giá không giống nhau, do đó mà biến độngcủa lãi suất không nhất định đưa tỷ giá hối đoái biến động theo. Lãi suất lên cao có thể thu hút vốn ngắn hạn của nước ngoài chạy vào, nhưng trong tình hình chính trị, kinh tế và tiền tệ trong nước đó không ổn định thì không nhất thiết thực hiện được, bởi vì đối với vốn nước ngoài, vấn đề lúc đó đặt ra là sự đảm bảo an toàn cho số vốn chứ không phải là vấn đề thu được lãi nhiều. 3.2.2. Chính sách hối đoái: Đây là chính sách mà Ngân Hàng Trung Ương can thiệp vào thị trường ngoại hối bằng cách mua bán ngoại hối trên thị trường. Cụ thể:  Khi tỷ giá lên cao, ngân hàng Trung Ương tăng cường bán ngoại hối ra thị trường làm cung ngoại hối trên thị trường tăng lên do đó làm giảm bớt căng thẳng về cung cầu ngoại hối trên thị trường và kéo tỷ giá tụt xuống.  Khi tỉ giá giảm xuống , ngân hàng Trung Ương sẽ mua vào ngoại hối, tăng nhu cầu ngoại hối trên thị trường và làm giảm bớt căng thẳng trong quan hệ cung cầu ngoại hối trên thị trường dẫn tới tỉ giá hối đoái từ từ tăng lên. Một hình thức khác của chính sách hối đoái đó là việc thành lập quỹ bình ổn hối đoái. Nhà nước sẽ thành lập quỹ này dưới hình thức bằng ngoại tệ, vàng hoặc phát hành các loại trái phiếu ngắn hạn, chủ động mua vào bán ra ngoại tệ để kịp thời can thiệp làm thay đổi quan hệ cung cầu về ngoại hối trên thị trường, nhằm mục đích điều chỉnh tỉ giá. Song để thực hiện tốt biện pháp này thì vấn đề quan trọng ở đây là Ngân Hàng Trung Ương phải có dự trữ ngoại hối lớn, nếu cán cân thanh toán của một nước bị thiếu hụt thường xuyên thì khó có đủ số ngoại hối để thực hiện phương pháp này.
  • 19. P a g e 17 | 23 3.2.3. Quỹ dự trữ bình ổn giá cả: Đây là một hình thức biến tướn của chính sách hối đoái, mục địch của nó nằm nhằm tạo ra một cách chủ động một lượng dự trũ ngoại hối để ứng phó với sự biến động của tỷ giá, thông qua chính sách hoạt động công khai trên thị trường. Có 2 phương pháp tạo lập và sử dụng quỹ dự trữ bình ổn giá:  Phương pháp 1: Dùng vàng để lập quỹ này, khi cán cân thanh toán thiếu hụt thì bán vàng ra thu ngoại tệ để cân đối thanh toán, khi tư bản chạy vào nhiều thì bánhàng lấy tiền trong nước đểmua ngoại hốinhằm ổnđịnh tỷ giá hốiđoái.  Phương pháp 2: Phát hành trái phiếu kho bạc nhà nước để có tiền lập quỹ vàng, khi tư bản nước ngoài thì bán trái phiếu từ quỹ này ra để mau đôla, do đó hạn chế được tỷ giá hối đoái bị hạ xuống. Ngược lại khi tư bản chạy ra, thì xuất đôla đã mua được từ quỹ này đểbán ra, số tiền bán đôla lại dùng mua trái phiếu kho bạc nhà nước đã phát hành do đó ngăn ngừa được tỷ giá hối đoái lên cao. 3.2.4. Phá giá tiền tệ: Đây là sự nâng cao một cách chính thức tỷ giá hối đoái hay nói khác đi đó là việc nhà nước chính thức hạ thấp sức mua đồng tiền nước mình so với ngoại tệ. Phá giá tiền tệ có tác dụng đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu góp phần cải thiện cán cân xuất nhập khẩu và cán cân thanh toán quốc tế vì thế tỷ giá hối đoái sẽ bớt tăng lên. Điều cần chú ý là tác dụng này phụ thuộc có tín quyết định vào mất giá hợp lý của đồng nội tệ. Tác dụng của phá giá tiền tệ đối với nước tiến hành phá giá có thể là :  Hạn chế du lịch ra nước ngoài, khuyến khích du lịch vào trong nước làm giảm bớt sự căng thẳng cung cầu ngoại hối.  Hạn chế xuất khẩu vốn ra ngoài cũng như chuyển tiền ra nước ngoài, khuyến khích nhập khẩu vốn, từ đó có tác dụng làm tăng khả năng cung ngoại hối, giảm nhu cầu về ngoại hối, nhờ đó làm giảm tình trạng tăng lên của tỷ giá.  Hạn chế nhập khẩu hàng hóa, khuyến khích xuất khẩu hàng đó từ đó có tác dụng khôi phục lại sự cân bằng của cán cân thanh toán quốc tế. 3.2.5. Nâng giá tiền tệ Đây là việc nhà nước chính thức nâng giá đơn vị tiền tệ nước mình so với ngoại tệ, làm cho tỉ giá hối đoái giảm xuống. Ảnh hưởng của nâng giá tiền tệ đối với ngoại thương của một nước hoàn toàn ngược lại với phá giá tiền tệ, nghĩa là, nó có tác dụng hạn chế xuất khẩu và đẩy mạnh nhập khẩu do đó nó góp phần duy trì sự ổn định của tỉ giá đảm bảo tỉ giá không tụt xuống.
  • 20. P a g e 18 | 23 Việc nâng giá tiền tệ thường do các nguyên nhân khác nhau như:  Do áp lực các nước khác muốn tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa của họ vào quốc gia có cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc dư thừa.  Tránh những đồng tiền mất giá “ chạy trốn ’’ vào nước mình.  Những nước có nền kinh tế phát triển quá "nóng" muốn làm "lạnh" nền kinh tế để tránh khủng hoảng về cơ cấu thì sẽ nâng giá về tiền tệ để giảm xuất khẩu hàng hóa, giảm đầu tư vào trong nước mình.  Phục vụ cho việc chuyển vốn đầu tư ra bên ngoài xây dựng một nền kinh tế của mình “trong lòng’’ các nước khác nhằm giữ vững thị trường bên ngoài, vấn đề sống còn của nền kinh tế mỗi quốc gia
  • 21. P a g e 19 | 23 C. PHẦN KẾT LUẬN Từkhi Việt Nam chính thức trở thành thành viên củaWTO, nền kinh tế Việt Nam nói chung và tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam nói riêng có nhiều bước chuyển biến quan trọng. Tỷ giá hối đoái thể hiện vai trò là một trong những công cụ cần thiết để Việt Nam hoàn thành chỉ tiêu phát triển kinh tế trong từng giai đoạn cụ thể. Tuy nhiên, do những khó khăn về cơ cấu xuất nhập khẩu cũng như lượng dự trữ ngoại tệ của Việt Nam rất hạn chế nên trong thời gian qua, chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam mới chỉ dừng lại ở việc ổn định kinh tế vĩ mô. Đảm bảo mục tiêu tăng trưởng GDP, góp phần kiềm chế lạm phát...chứchưa thể hiện vai trò là một công cụ xuất nhập khẩu. Kinh nghiệm nghiên cứu từ chính sách điều hành tỷ giá của Thái Lan và các nước láng giềng có thể giúp Việt Nam tận dụng lợi thế, vượt qua khó khăn để điều hành tỷ giá theo hướng linh hoạt, có lợi cho nền kinh tế. Qua nghiên cứu, nhóm đã thống kê một số số liệu về tỷ giá và tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn hiện nay. Những thống kê và phân tích được trình bày trong bài nghiên cứu còn nhiều thiếu sót tuy nhiên, nhóm nghiên cứu hy vọng những kiến nghị mà nhóm đưa ra sẽ góp phần giúp Việt Nam có một cơ chế điều hành tỷ giá hợp lý, tài trợ đúng mức cho hoạt động xuất nhập khẩu đồng thời đảm bảo tăng trưởng kinh tế. Với sự hiểu biết có hạn và thời gian làm bài không nhiều, nên bài viết không tránh khỏi những sai sót, nhóm chúng em mong sự góp ý của cô và các bạn! Xin chân thành cảm ơn!
  • 22. P a g e 20 | 23 BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
  • 23. P a g e 21 | 23 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tỷ giá hối đoái là gì https://topnews.com.vn/ty-gia-hoi-doai-la-gi.html Nghị quyết số 85/2019/QH14 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020. Tổng cục Thống kê, https://www.gso.gov.vn/; Nguyễn Văn Tiến (2004), Cẩm nang thị trường ngoại hối và các giao dịch kinh doanh ngoại hối, NXB Thống kê Nguyễn Văn Tiến (2009), Giáo trình tài chính quốc tế, NXB Thống kê Nguyễn Văn Tiến (2009), Giáo trình tài chính- tiền tệ- ngân hàng, NXB Thống kê Đinh Xuân Trình (2009), Giáo trình thanh toán quốc tếtrong ngoại thương, NXB Thông tin và truyền thông Chính sách can thiệp của chính phủ https://www.slideshare.net/linhlu902/tong- hop-33265697 Các biện pháp điều chỉnh tỷ giá hối đoái http://vinabase.com/T%C3%A0i- li%E1%BB%87u/C%C3%A1c-bi%E1%BB%87n-ph%C3%A1p- %C4%91i%E1%BB%81u-ch%E1%BB%89nh-t%E1%BB%89-gi%C3%A1- h%E1%BB%91i-%C4%91o%C3%A1i