SlideShare a Scribd company logo
1 of 83
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y - DƢỢC
VŨ THỊ THANH HOA
THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC
TẠI CÁC CƠ SỞ Y TẾ DỰ PHÒNG
TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
Thái Nguyên - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y - DƢỢC
VŨ THỊ THANH HOA
THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC
TẠI CÁC CƠ SỞ Y TẾ DỰ PHÒNG
TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành : Y học dƣ phòng
Mã số : CH 60 72 01 63
LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐÀM THỊ TUYẾT
Thái Nguyên - 2014
i
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu điều tra được thực hiện tại tất cả các đơn vị y tế dự phòng
tuyến tỉnh, huyện trực thuộc Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên. Các kết quả nêu trong
luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình
nghiên cứu nào khác.
Tác giả của luận án
Vũ Thị Thanh Hoa
ii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Đàm Thị Tuyết, Trưởng bộ môn
Y học xã hội- Trưởng Khoa Y tế công cộng- Trường Đại học Y - Dược Thái
Nguyên, người cô đã trực tiếp, tận tình, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tại nhà trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Quản lý đào tạo Sau
đại học và các Phòng ban chức năng của Trường Đại học Y - Dược Thái
Nguyên đã giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi được học tập và nghiên
cứu tại nhà trường.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy, cô giáo trong khoa Y tế
công cộng đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình học
tập, nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, các cán bộ tại các cơ
sở Y tế dự phòng trong toàn tỉnh đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, các
bạn đồng nghiệp đã động viên, ủng hộ tôi rất nhiều trong quá trình học tập cũng
như hoàn thành luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn !
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2014
Học viên
Vũ Thị Thanh Hoa
iii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................ii
MỤC LỤC.......................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...........................................................iv
DANH MỤC BẢNG........................................................................................ v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ.................................................................................vii
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................ 3
1.1. Một số khái niệm về quản lý nhân lực và y tế dự phòng........................... 3
1.2. Phân biệt Y học dự phòng với Y tế công cộng -....................................... 4
1.3. Định hướng chiến lược quốc gia Y tế dự phòng Việt Nam đến năm 2020 .... 9
1.4. Định mức biên chế của các cơ sở y tế dự phòng......................................10
1.5. Tình hình cơ cấu nhân lực y tế tại khu vực Đông nam Á, Tây Thái Bình
Dương và một số quốc gia trong vùng............................................................12
1.6. Thực trạng nhân lực Y tế dự phòng Việt Nam ........................................12
1.7. Nhu cầu nhân lực hệ Y tế dự phòng........................................................15
Chương 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............20
2.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................20
2.2. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................21
2.3. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ............................................................24
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................25
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu .............................................25
3.2. Thực trạng cán bộ y tế dự phòng tỉnh Thái Nguyên................................26
3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến số lượng, cơ cấu và trình độ cán bộ y tế dự phòng...37
3.4. Nhu cầu nhân lực y tế dự phòng từ năm 2014 đến năm 2020 .................44
Chƣơng 4: BÀN LUẬN.................................................................................50
iv
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
4.1. Thực trạng cán bộ y tế dự phòng tỉnh Thái Nguyên................................50
4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến số lượng, cơ cấu và trình độ cán bộ y tế dự phòng...58
4.3. Nhu cầu nhân lực y tế dự phòng từ năm 2014 - 2020..............................62
KẾT LUẬN....................................................................................................65
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................69
iv
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATVSTP An toàn vệ sinh thực phẩm
CBYT Cán bộ y tế
CBYTDP Cán bộ Y tế dự phòng
CKI,II Chuyên khoa cấp I, II
CSSK Chăm sóc sức khỏe
CN Cử nhân
CDC Cơ quan kiểm soát và phòng ngừa bệnh
DP- MP Dược phẩm- Mỹ phẩm
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
ĐMBC Định mức biên chế
GDYK Giám định y khoa
SARS Severe acute respiratory syndrome
(Hội chứng hô hấp cấp tính nặng)
SR- KST- CT Sốt rét- Ký sinh trùng- Côn trùng
PC Phòng chống
TT CSSKSS Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản
TT YTDPTP Trung tâm Y tế dự phòng Thành phố
TT Trung tâm
KN Kiểm nghiệm
YTDP Y tế dự phòng
YTCC Y tế công cộng
XN Xét nghiệm
v
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1.Định mức biên chế đối với các Trung tâm hệ dự phòng tỉnh, Thành
phố trực thuộc Trung ương ............................................................10
Bảng 1.2 Định mức tỷ lệ cơ cấu bộ phận, chuyên môn ...............................11
Bảng 1.3. Định mức hệ số điều chỉnh theo vùng địa lý .................................11
Bảng 1.4. So sánh một số chỉ số nhân lực tại khu vực Đông Nam Á, Tây Thái
Bình Dương và một số quốc gia trong vùng ..................................12
Bảng 1.5. Nhân lực CBYTDP theo tuyến và theo trình độ............................13
Bảng 1.6. Ước tính nhu cầu bổ sung nhân lực hệ thống y tế dự phòng từ tuyến
trung ương đến tuyến huyện ...........................................................16
Bảng 1.7 Nhu cầu bổ sung nhân lực y tế dự phòng tuyến tỉnh, thành phố.........17
Bảng 1.8. Nhu cầu bổ sung nhân lực y tế dự phòng tuyến huyện ..................18
Bảng 3.1. Phân bố giới và tuổi theo tuyến......................................................25
Bảng 3.2. Phân bố theo thời gian công tác......................................................25
Bảng 3.3. Phân bố theo nơi đào tạo ................................................................26
Bảng 3.4. Cán bộ y tế dự phòng toàn tỉnh theo tuyến.....................................26
Bảng 3.5. Số lượng cán bộ các đơn vị YTDP tuyến tỉnh................................27
Bảng 3.6 Số lượng cán bộ các Trung tâm Y tế huyện ...................................27
Bảng 3.7. Tỷ lệ cán bộ y tế dự phòng tuyến tỉnh hiện có theo TT 08/BYT-
BNV so với mức tối thiểu...............................................................28
Bảng 3.8. Tỷ lệ cán bộ y tế dự phòng tuyến tỉnh hiện có so với mức tối đa
theo TT 08/BYT-BNV....................................................................29
Bảng 3.9. Tỷ lệ CB TTYT huyện hiện có so với mức tối thiểu theo TT
08/BYT-BNV..................................................................................29
Bảng3.10.TỷlệcánbộTTYThuyệnhiệncósovớimứctốiđatheoTT08/BYT-BNV...30
Bảng 3.11. Trình độ cán bộ y tế dự phòng toàn tỉnh ......................................31
Bảng 3.12. Trình độ cán bộ y tế dự phòng theo tuyến....................................32
vi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 3.13. Cơ cấu bộ phận toàn tỉnh so với TT 08/BYT-BNV .....................34
Bảng 3.14. Cơ cấu bộ phận tuyến tỉnh so với TT 08/BYT-BNV ...................35
Bảng 3.15 Cơ cấu bộ phận tuyến huyện so với TT 08/BYT-BNV.................35
Bảng 3.16. Cơ cấu chuyên môn toàn tỉnh theo TT 08/BYT-BNV ở mức tối thiểu ...36
Bảng 3.17. Cán bộ y tế dự phòng /10.000 dân................................................36
Bảng 3.18. Mong muốn tiếp tục công việc đang làm .....................................37
Bảng 3.19. Lý do không muốn tiếp tục công việc ..........................................38
Bảng 3.20. Những công việc chuyên môn chính............................................38
Bảng 3.21. Những việc tuyến dưới cần hỗ trợ từ tuyến trên...........................39
Bảng 3.22. Những công việc tuyến trên cần làm để nâng cao năng lực tuyến dưới....39
Bảng 3.23. Nhận xét các bộ phận về năng lực................................................40
Bảng 3.24. Nhận xét về cơ cấu và trình độ cán bộ y tế dự phòng ..................40
Bảng 3.25. Nhận xét về loại hình và chuyên ngành đào tạo thích hợp...........41
Bảng 3.26. Đào tạo để đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng trong giai
đoạn 2014 – 2020............................................................................41
Bảng 3.27. Những công việc cần hỗ trợ từ tuyến trên....................................42
Bảng 3.28. Những công việc cần làm tại đơn vị.............................................42
Bảng 3.29. Số cán bộ y tế dự phòng nghỉ hưu các năm theo tuyến................44
Bảng 3.30. Nhu cầu cần bổ sung cán bộ y tế dự phòng tuyến tỉnh ở mức tối đa
theo TT 08/BYT-BNV....................................................................44
Bảng 3.31. Nhu cầu cán bộ y tế dự phòng tuyến huyện ở mức tối đa theo TT
08/BYT-BNV..................................................................................45
Bảng 3.32. Nhu cầu cán bộ y tế dự phòng cần tuyển thêm.............................45
Bảng3.33.MongmuốnđượcđàotạolạicủacánbộytếdựphòngtuyếnTỉnh(n=118)...46
Bảng 3.35. Mong muốn được đào tạo lại của cán bộ y tế dự phòng tuyến
Huyện ( n=214)...............................................................................47
Bảng 3.36. Loại hình đào tạo thích hợp nhất..................................................48
Bảng 3.37. Chuyên ngành đào tạo thích hợp ..................................................48
vii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Cơ cấu bộ phận toàn Tỉnh......................................................................33
Biểu đồ 3.2. Cơ cấu bộ phận theo tuyến ...................................................................34
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Y tế dự phòng là một lĩnh vực rất quan trọng của ngành y tế. Ngay từ thời
kỳ Pháp thuộc, lĩnh vực này cũng rất được quan tâm. Trải qua hai cuộc chiến
tranh trường kỳ giải phòng Miền Bắc rồi thống nhất đất nước, tiếp đến là thời kỳ
khôi phục và xây dựng đất nước, Y tế dự phòng đã luôn vượt qua những khó
khăn gian khổ để ngăn chặn và khống chế các bệnh dịch đe doạ tính mạng và
sức khỏe của hàng triệu người dân. Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, Y
tế dự phòng đã không ngừng phát triển và mở rộng. Hiện nay mạng lưới y tế nói
chung và Y tế dự phòng nói riêng đã mở rộng tới tận các thôn bản. Những hoạt
động của hệ Y tế dự phòng đã góp phần nâng cao đến sức khỏe nhân dân [22].
Trong những thập kỷ qua, việc đầu tư cho lĩnh vực y tế dự phòng đã mang
lại hiệu quả thiết thực, thể hiện trong việc Việt Nam đã chính thức thanh toán
được bệnh bại liệt, uốn ván sơ sinh, tỷ lệ tiêm chủng mở rộng 7 bệnh truyền
nhiễm đạt hơn 90% hàng năm [1],[2]. Đồng thời cũng thể hiện trong việc đẩy lùi
các dịch bệnh như SARS, cúm A (H5N1), kiểm soát kịp thời, xử lý các bệnh lây
nhiễm từ gia súc như: lở mồm long móng, bệnh dại [8]. Ngành y tế Việt Nam đã
kiên trì tuyên truyền, vận động và cùng toàn dân triển khai nhiều biện pháp đảm
bảo môi trường sống, chủ động tiêm chủng phòng bệnh, giám sát phát hiện sớm,
xử lý kịp thời, có hiệu quả các bệnh dịch góp phần quan trọng khống chế, tiến
tới thanh toán bệnh truyền nhiễm gây dịch, bảo vệ sức khỏe nhân dân [6]. Bên
cạnh những mặt tích cực đạt được từ sự thay đổi trong tình hình mới, hệ thống Y
tế dự phòng Việt nam cũng gặp rất nhiều khó khăn trong khi triển khai các mặt
hoạt động, đặc biệt là Y tế dự phòng tuyến quận/huyện. Nhận định cho thấy rằng
các Trung tâm Y tế dự phòng quận/huyện có đội ngũ cán bộ vừa thiếu về số
lượng và được đào tạo chuyên khoa về lĩnh vực này còn rất hạn chế [3].
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi phía Bắc gồm 180 xã, trong đó có 125
xã vùng cao và miền núi, còn lại là các xã đồng bằng và trung du. Hệ thống giao
thông còn gặp nhiều khó khăn. Địa hình dễ bị chia cắt vào mùa mưa lũ, đặc biệt
2
các xã vùng sâu vùng xa, mật độ dân số phân bố không đều, vùng cao và vùng
núi dân cư rất thưa thớt, trong khi đó ở thành thị và đồng bằng dân cư lại dày
đặc. Do điều kiện địa lý phức tạp và tình hình kinh tế xã hội còn nhiều hạn chế
nên khả năng tiếp cận với dịch vụ y tế của dân cư tỉnh Thái Nguyên gặp nhiều
khó khăn...Với đặc điểm như vậy vai trò của cán bộ Y tế dự phòng Thái Nguyên
trở nên rất quan trọng trong việc tiếp cận và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Tuy nhiên, hiện nay tại tỉnh Thái Nguyên chưa có nghiên cứu đánh giá
tổng thể về nhân lực của các cơ sở Y tế dự phòng của tỉnh cũng như các yếu tố
ảnh hưởng đến cơ cấu và trình độ của đối tượng này. : Nhân
lự ự phòng của tỉnh Thái Nguyên hiện nay số lượ ? Trình
độ ra sao? Phân bố có hợp lý không? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến nguồn
nhân lực y tế dự phòng của tỉ , chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Thực trạng nguồn nhân lực tại các cơ sở y tế dự phòng
tỉnh Thái Nguyên” với các mục tiêu sau:
1. Đánh giá thực trạng về số lượng, trình độ và cơ cấu nhân lực y tế dự
phòng của tỉnh Thái Nguyên năm 2013.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến số lượng, trình độ và cơ cấu
của cán bộ tại các cơ sở y tế dự phòng tỉnh Thái Nguyên.
3. Xác định nhu cầu nhân lực tại các cơ sở y tế dự phòng tỉnh Thái
Nguyên đến năm 2020.
3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm về quản lý nhân lực và y tế dự phòng
1.1.1 Khái niệm nhân lực y tế
Năm 2006, WHO đã đưa ra khái niệm: “Nhân lực y tế bao gồm tất cả
những người tham gia chủ yếu vào các hoạt động nhằm nâng cao sức khoẻ”.
Theo đó, nhân lực y tế bao gồm những người cung cấp dịch vụ y tế, người làm
công tác quản lý và cả nhân viên giúp việc mà không trực tiếp cung cấp các dịch
vụ y tế. Nó bao gồm CBYT chính thức và cán bộ không chính thức (như tình
nguyện viên xã hội, những người CSSK gia đình, lang y...); kể cả những người
làm việc trong ngành y tế và trong những ngành khác (như quân đội, trường học
hay các doanh nghiệp) [55].
1.1.2 Khái niệm về quản lý
Quản lý được áp dụng từ thời kỳ sơ khai của cuộc sống cộng đồng. Từ sau
năm 30 của thế kỷ 20, quản lý mang tính khoa học. Tuy vậy cho đến nay vẫn
không có một định nghĩa thống nhất. Có rất nhiều định nghĩa về quản lý [39],[47].
- Quản lý là làm cho mọi người cùng làm việc hăng hái với nhau, sử dụng
hiệu quả nguồn lực để đạt được mục tiêu;
- Quản lý là ra quyết định;
- “Quản lý làm cho mọi việc được thực hiện, được quản lý và làm việc
thông qua mọi người, quản lý là sử dụng hiệu quả các nguồn lực…” đồng thời
cần phải chú ý đến các yếu tố khác như thời gian và các thông tin [47].
1.1.3 Quản lý nhân lực y tế
Ngành Y tế Việt Nam đã được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ phải làm
tốt công tác bảo vệ sức khoẻ nhân dân, đó là một nhiệm vụ hết sức khó khăn,
4
gian khổ song cũng rất vinh quang. Nhiệm vụ chính trị của Ngành cũng chính là
nhiệm vụ chính trị của mỗi cơ quan y tế từ trung ương đến cơ sở [5].
Quản lý nhân lực là một trong 5 quản lý của ngành y tế đó là quản lý kế
hoạch, quản lý cơ sở vật chất, quản lý tài chính, quản lý nhân lực và quản lý
khoa học kỹ thuật [49]. Nội dung quản lý nào cũng rất quan trọng, phức tạp và
gặp không ít khó khăn nhưng có lẽ quản lý nhân lực là quan trọng nhất cũng như
phức tạp nhất và khó khăn nhất, vì: “Con người là nguồn tài nguyên quý báu
nhất, quyết định sự phát triển của đất nước, trong đó sức khoẻ là vốn quý nhất
của mỗi con người và của toàn xã hội, cũng là một trong những niềm hạnh phúc
lớn nhất của mỗi người, mỗi gia đình” [13] và “Cán bộ là nhân tố quyết định
mọi thành công trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước”. Đảng và Nhà
nước ta luôn đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng, phát triển và nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước và coi cán bộ,
công chức là lực lượng then chốt để bảo đảm cho sự thành công của sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước [33].
1.2. Phân biệt Y học dự phòng với Y tế công cộng -
1.2.1. Y học dự phòng
Y học dự phòng là cầu nối giữa y học và y tế công cộng. Trong khi y học
quan tâm đến chẩn đoán và điều trị bệnh cho một cá thể thì y tế công cộng quan
tâm nhiều hơn đến phòng bệnh và nâng cao sức khỏe cho cộng đồng. Mục tiêu
hàng đầu của Y học dự phòng là nâng cao sức khỏe của cá nhân, gia đình và cả
cộng đồng [21].
Vì qui mô của các bệnh mà nước ta đang đối phó rất lớn. Nhu cầu tăng
cường cơ sở vật chất y tế hiện đại là cần thiết, nhưng một nhu cầu khác lâu dài
hơn và quan trọng hơn là xây dựng một mạng lưới y tế cộng đồng hay y tế dự
phòng [36]. Tại sao cần phải xây dựng mạng lưới y tế dự phòng? là vì chúng ta
muốn phòng bệnh hơn chữa bệnh. Các thiết bị hiện đại là để chữa bệnh chứ
không ngừa bệnh; các biện pháp phòng bệnh cần một quan điểm mới về y tế.
5
Quan điểm của y khoa truyền thống thường quan tâm đến việc đáp ứng
nhu cầu của bệnh nhân. Tư duy này hun đúc thành những qui định về y đức như
có trách nhiệm với cá nhân người bệnh, và các cơ sở vật chất y tế thường được
thiết kế để đáp ứng nhu cầu của người bệnh. Ngay cả nghiên cứu y khoa cũng
chịu ảnh hưởng bởi tư duy này, vì một nghiên cứu y khoa cổ điển thường bắt
đầu với câu hỏi “tại sao bệnh nhân mắc bệnh” [48].
Ngày nay, chúng ta biết rằng nếu hệ thống y tế chỉ để đáp ứng nhu cầu
của bệnh nhân thì vẫn chưa đủ.
Do đó, quan điểm y khoa truyền thống này đã được triển khai thành một
bước cao hơn và qui mô hơn: đó là phòng bệnh và nhận dạng những nhóm
người có nguy cơ mắc bệnh cao. Nói cách khác, đây chính là quan điểm về y tế
dự phòng [37].
Y khoa truyền thống đặt trọng tâm vào việc điều trị và chữa bệnh, còn y tế
dự phòng đặt trọng tâm vào việc phòng bệnh. Đối tượng của y khoa truyền
thống là cá nhân người bệnh, còn đối tượng của y tế dự phòng là cộng đồng.
Đối với y khoa truyền thống, một cá nhân hoặc là có hay không có bệnh, nhưng
y tế dự phòng quan tâm đến nguy cơ mắc bệnh của một quần thể.
Do đó, chỉ số để đánh giá hiệu quả lâm sàng của y khoa cổ điển là sự
thành công trong việc cứu một bệnh nhân, nhưng chỉ số lâm sàng của y tế dự
phòng là giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh của một cộng đồng và kéo dài tuổi thọ
cho một dân số [43].
Khái niệm y học dự phòng
Y tế dự phòng không chỉ quan tâm đến các bệnh truyền nhiễm hay suy
dinh dưỡng, mà còn liên quan trực tiếp đến các bệnh mãn tính như tim mạch,
viêm xương khớp, đái tháo đường, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, loãng
xương, ung thư [46], v.v…
6
Y tế dự phòng quan niệm rằng sự phát sinh các bệnh mãn tính là hệ quả
của một quá trình tích lũy những rối loạn sinh lý qua phơi nhiễm các yếu tố
nguy cơ. Do đó, can thiệp vào các yếu tố nguy cơ sẽ làm giảm nguy cơ mắc
bệnh ở qui mô cộng đồng.
Các yếu tố nguy cơ này có thể chia thành 2 nhóm: nhóm có thể can thiệp
được và nhóm không thể can thiệp được. Các yếu tố không có thể can thiệp
được như tuổi tác và di truyền. Nhưng các yếu tố có thể can thiệp được như dinh
dưỡng, vận động thể lực, lối sống (hút thuốc lá, thói quen rượu bia..), môi
trường sống (như nước, không khí, phương tiện đi lại…) v.v…
Từ đó, các chiến lược y tế dự phòng là làm thay đổi các yếu tố có thể can
thiệp được để nâng cao chất lượng sống cho cộng đồng [48].
Chức năng cơ bản của y tế dự phòng
Nhiệm vụ của y tế dự phòng là phát hiện, xác định và giám sát các vấn đề
về sức khỏe có liên quan đến yếu tố môi trường, tác hại nghề nghiệp, vệ sinh an
toàn thực phẩm; Dự báo kiểm soát và khống chế được các bệnh dịch nguy hiểm,
các tác nhân truyền nhiễm gây dịch nhất là ở các ổ dịch bệnh mới phát sinh;
Phòng chống các bệnh không lây nhiễm như tai nạn giao thông, tai nạn nghề
nghiệp; Xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn về y tế dự phòng như phòng
chống các bệnh xã hội, quản lý các chương trình y tế, truyền thông giáo dục sức
khỏe cho nhân dân; Tham gia quản lý, chăm sóc bệnh nhân tại cộng đồng như:
Các bệnh mãn tính, bệnh nghề nghiệp, bệnh xã hội và phục hồi chức năng; Xử
trí một số trường hợp cấp cứu và điều trị một số bệnh thông thường [11].
1.2.2. Y tế công cộng
Khái niệm y tế công cộng
Y tế công cộng là một môn khoa học và nghệ thuật phòng bệnh, kéo dài
tuổi thọ và tăng cường sức khoẻ thông qua những cố gắng có tổ chức của xã hội.
7
Y tế công cộng có nhiều lĩnh vực nhỏ, có thể chia các phần sau: Dịch tễ học, sinh
thống kê và dịch vụ y tế.
Những vấn đề liên quan đến môi trường, xã hội, nhân chủng học và sức
khoẻ nghề nghiệp cũng là lĩnh vực quan trọng trong y tế công cộng. Trọng tâm
can thiệp của y tế công cộng là phòng bệnh trước khi đến mức phải chữa bệnh,
thông qua việc theo dõi tình trạng và điều chỉnh hành động bảo vệ sức khoẻ.
Nói tóm lại, trong nhiều trường hợp thì chữa bệnh có thể gây nguy hiểm đến
tính mạng hơn với phòng bệnh từ trước [36].
Ở Việt Nam, ngành y tế công cộng còn mới và thường nhầm lẫn với
ngành y tế dự phòng hay vệ sinh dịch tễ (trước kia). Hiện nay có xu hướng sử
dụng thuật ngữ “ y tế công cộng ” hơn vì: Đây là thuật ngữ đang được thế giới
sử dụng rộng rãi và bao hàm ý nghĩa liên ngành chứ không chỉ giới hạn trong
lĩnh vực y tế [6].
Lịch sử của y tế công cộng
Y tế công cộng là khái niệm hiện đại, mặc dù nguồn gốc có từ xa xưa.
Từ thời kỳ sơ khai của nền văn minh con người, tình trạng ô nhiễm nước và
thiếu nguyên tắc trong việc bố trí rác thải có thể tạo ra véc-tơ lây truyền dịch
bệnh. Nhiều tôn giáo cổ xưa cũng đã đưa ra quy định trong hành vi liên quan
đến sức khoẻ, từ các loại thức ăn nào thì được dùng, cho tới đánh giá hành vi
nào được buông thả theo khoái cảm, chẳng hạn uống rượu hay quan hệ tình
dục [50].
Những chính phủ đã thiết lập nên nơi có quyền lãnh đạo và phát triển
chính sách sức khoẻ cộng đồng và những chương trình chống lại các nguyên
nhân gây bệnh nhằm bảo đảm sự ổn định, an toàn, phồn vinh của quốc gia. Lịch
sử phát triển y tế công cộng ở Việt Nam, từ ngày thành lập nước 1945, Việt
8
Nam đã khẳng định y học dự phòng luôn là ưu tiên hàng đầu, phòng bệnh hơn
chữa bệnh. Theo tinh thần đó, Việt Nam đã xây dựng một hệ thống vệ sinh dịch
tễ học theo mô hình Liên Xô, nhấn mạnh vào việc phòng và chống các bệnh
truyền nhiễm.
Bởi lúc đó bệnh truyền nhiễm đóng vai trò chủ yếu trong cấu trúc bệnh
tật ở Việt Nam, hoàn toàn có thể khống chế được thông qua các biện pháp đặc
hiệu như dùng vắc-xin và không đặc hiệu như tuyên truyền [6].
Mục đích y tế công cộng
Các can thiệp của y tế công cộng tập trung vào vấn đề phòng bệnh hơn
là chữa bệnh, thông qua các giám sát các trường hợp và khuyến khích các
hành động tốt cho sức khoẻ. Thêm vào đó, trong nhiều trường hợp, chữa một
bệnh này có ý nghĩa sống còn để phòng ngừa các bệnh khác. Nhiều quốc gia
đã có cơ quan chính phủ riêng, thường là Bộ Y tế chịu trách nhiệm về các
vấn đề sức khoẻ trong gia đình. Ở Hoa Kỳ vấn đề y tế công cộng bắt đầu thu
thập từ các cục y tế bang và địa phương. Cơ quan kiểm soát và phòng ngừa
dịch bệnh (CDC) đặt tại Atlanta, mặc dù có cơ sở tại Hoa Kỳ, nhưng cũng
không liên quan tới vấn đề sức khoẻ tại nhiều quốc gia khác mà họ chịu trách
nhiệm [51].
Y tế công cộng đóng vai trò hết sức quan trọng trong nổ lực ngăn ngừa
bệnh tật tại các nước đang phát triển, cùng với hệ thống y tế địa phương thông
qua các tổ chức phi chính phủ [9].
Y tế công cộng có 9 chức năng cơ bản:
- Theo dõi và phân tích tình hình sức khoẻ.
- Giám sát dịch tể học, phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh.
- Xây dựng chính sách và kế hoạch y tế công cộng.
9
- Quản lý có tính chiến lược các hệ thống và dịch vụ sức khoẻ cộng đồng.
- Quy chế và thực hành pháp luật để bảo vệ sức khoẻ cộng cộng.
- Phát triển nguồn nhân lực và lập kế hoạch trong y tế công cộng.
- Tăng cường sức khoẻ, sự tham gia của xã hội trong công tác chăm sóc sức
khoẻ và làm cho người dân có ý thức thực hiện được đó là quyền lợi của mình.
- Đảm bảo chất lượng dịch vụ sức khoẻ cho cá nhân và cho cộng đồng.
- Nghiên cứu phát triển và thực hiện các giải pháp y tế công cộng mang
tính chất đổi mới [8].
1.3. Định hướng chiến lược quốc gia Y tế dự phòng Việt Nam đến năm 2020
a) Tiếp tục triển khai các hoạt động nhằm khống chế, loại trừ tiến tới
thanh toán các bệnh truyền nhiễm gây dịch lưu hành như các bệnh lây truyền
theo đường tiêu hoá (tả, lỵ, thương hàn, giun, sán...); các bệnh do côn trùng
truyền (sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não Nhật Bản...); bệnh dại.
Đồng thời áp dụng các biện pháp tích cực để ngăn chặn có hiệu quả các
bệnh dịch nguy hiểm và các bệnh mới xuất hiện (HIV/AIDS, SARS, cúm
A(H5N1),...); sẵn sàng chủ động đối phó với nguy cơ khủng bố sinh học, hoá học.
b) Giữ vững thành quả thanh toán bệnh bại liệt và loại trừ bệnh uốn ván
trẻ sơ sinh. Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động của chương trình tiêm chủng mở rộng
nhằm loại trừ và thanh toán các bệnh truyền nhiễm hay gặp ở trẻ em như sởi,
bạch hầu, ho gà, viêm não Nhật Bản, viêm gan vi rút..., đồng thời mở rộng việc
sử dụng vắc-xin để phòng ngừa các bệnh khác.
c) Chủ động phòng, chống các bệnh không lây nhiễm, các bệnh liên quan
tới môi trường, nghề nghiệp, học đường, chế độ dinh dưỡng, lối sống có hại, tai
nạn và thương tích.
d) Nâng cao năng lực mạng lưới y tế dự phòng theo hướng hiện đại hoá.
Xây dựng và củng cố trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh, tuyến huyện [28].
10
1.4. Định mức biên chế của các cơ sở y tế dự phòng
1.4.1. Định mức biên chế đối với các Trung tâm hệ dự phòng tỉnh, Thành phố
trực thuộc Trung ương
Bảng 1.1.Định mức biên chế đối với các Trung tâm hệ dự phòng tỉnh,
Thành phố trực thuộc Trung ƣơng [23]
Đơn vị
≤1 triệu
dân
>1 - 1,5 triệu
dân
Trung tâm Y tế dự phòng 55 56 – 65
Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS 25 26 – 30
Trung tâm Phòng, chống bệnh xã hội 40 41 – 50
Trung tâm Chăm sóc Sức khoẻ sinh sản 25 26 – 35
Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khoẻ 12 13 – 14
Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm 25 26 – 30
Trung tâm Nội tiết 15 16 – 20
Trung tâm Phòng, chống sốt rét 20 21 – 30
Trung tâm Giám định y khoa 12 13 – 15
Trung tâm Giám định pháp y 12 13 – 15
Trung tâm Giám định pháp y tâm thần 6 7 – 9
1.4.2 Định mức biên chế đối với các Trung tâm đặc thù
a) Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế (đối với những tỉnh, thành phố có
Cửa khẩu): Biên chế là 15, thêm mỗi cửa khẩu tăng thêm 7 biên chế. Riêng
thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội biên chế tối thiểu 50.
b) Trung tâm Bảo vệ sức khoẻ lao động và Môi trường: Biên chế 30 đối
với những tỉnh có ít nhất là 5 Khu công nghiệp, Khu kinh tế, Khu công nghệ cao[10].
1.4.3 Định mức biên chế đối với Trung tâm Y tế dự phòng quận, huyện, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh
Dân số ≤100.000 dân : Định mức biên chế 25 - 30 người
Dân số >100.000 - 150.000 dân : Định mức biên chế 31 - 35 người
Dân số >150.000 - 250.000 dân : Định mức biên chế 36 - 40 người
11
Dân số > 250.000 - 350.000 dân: Định mức biên chế 41 - 45 người
Dân số > 350.000 dân : Định mức biên chế 46 – 50 người
1.4.4. Tỷ lệ cơ cấu bộ phận, chuyên môn
Bảng 1.2 Định mức tỷ lệ cơ cấu bộ phận, chuyên môn [23]
Cơ cấu Tỉ lệ
A- Cơ cấu bộ phận
- Chuyên môn 60 – 65 %
- Xét nghiệm 20 %
- Quản lý, hành chính 15 – 20 %
B- Cơ cấu chuyên môn Tuyến tỉnh Tuyến huyện
- Bác sĩ ≥ 30 % ≥ 20 %
- Kỹ thuật viên xét nghiệm ≥ 20 % ≥ 10 %
1.4.5. Hệ số điều chỉnh theo vùng địa lý
Bảng 1.3. Định mức hệ số điều chỉnh theo vùng địa lý [23]
Cơ sở y tế
Đồng bằng,
trung du
(Hệ số)
Miền núi,
vùng sâu, xa,
vùng ĐBSCL
(Hệ số)
Vùng cao,
hải đảo
(Hệ số)
Các Trung tâm hệ dự phòng tỉnh 1 1,2 1,4
Bệnh viện đa khoa huyện 1 1,1 1,2
Trung tâm Y tế dự phòng huyện 1 1,3 1,5
12
1.5. Tình hình cơ cấu nhân lực y tế tại khu vực Đông nam Á, Tây Thái Bình
Dƣơng và một số quốc gia trong vùng
Bảng 1.4. So sánh một số chỉ số nhân lực tại khu vực Đông Nam Á, Tây
Thái Bình Dƣơng và một số quốc gia trong vùng [3],[55],[56]
Vùng, tên
quốc gia
Số bác
sĩ trên 1
vạn dân
Số điều dƣỡng
và hộ sinh từ
trung cấp trở
lên trên 1 vạn
dân
Tỷ số điều
dƣỡng và
hộ sinh trên
1 bác sĩ
Số dƣợc sĩ
từ trung cấp
trở lên trên
1
vạn dân
Trung bình Đông Nam Á 5,2 12,2 2,3 3,7
Indonesia 1,0 8,0 8,0 0,5
Ấn độ 6,0 13,0 2,2 5,0
Thái lan 4,0 28,0 7,0 3,0
Tây Thái Bình Dƣơng 13,9 20,3 1,45 4,5
Campuchia 2,0 9,0 4,5 0,5
Lào 4,0 10,0 2,5 0
Việt Nam 6,0 9,0 1,4 3,0
Trung Quốc 14.0 10,0 0,7 3,0
Malaysia 7,0 18,0 2,6 1,0
Philippine 12,0 61,0 5,1 6,0
1.6. Thực trạng nhân lực Y tế dự phòng Việt Nam
1.6.1 Hệ thống tổ chức y tế dự phòng hiện nay
Chức năng, nhiệm vụ YTDP [28]:
- Phòng chống bệnh truyền nhiễm; Phòng chống HIV /AIDS;
- Kiểm dịch y tế biên giới;
- Nghiên cứu sản xuất vắc xin, tiêm chủng mở rộng;
- An toàn vệ sinh thực phẩm; Phòng chống bệnh không lây nhiễm; Dinh
dưỡng cộng đồng; Sức khỏe trường học.
- Quản lý môi trường y tế; Công tác y tế lao động phòng chống bệnh nghề
nghiệp; Phòng chống tai nạn thương tích.
13
Cơ cấu tổ chức hệ thống YTDP.
- Tuyến trung ương: Cục YTDP và Môi trường, Cục Phòng chống HIV
/AIDS, Cục ATVSTP; 15 đơn vị thuộc hệ YTDP.
- Tuyến tỉnh/TP: Trung tâm YTDP, Trung tâm PC HIV /AIDS, Trung tâm
PC SR-KST-CT, Trung tâm Kiểm dịch y tế biên giới, Chi cục ATVSTP, Trung
tâm SK Lao động và Môi trường, Trung tâm PC bệnh xã hội…
- Tuyến huyện: Trung tâm y tế dự phòng huyện.
- Trạm y tế xã: là đơn vị chuyên môn kỹ thuật trực thuộc trung tâm y tế dự
phòng huyện.
Hiện nay, đang tồn tại song song 2 mô hình TTYT tuyến huyện, đó là mô
hình TTYT chưa chia tách bệnh viện và mô hình TTYT (TTYTDP) đã được
chia tách khỏi bệnh viện [13].
1.6.2 Thực trạng nhân lực hệ thống y tế dự phòng hiện nay
Tuyến trung ương
Theo điều tra năm 2009 của Cục Y tế Dự phòng và Môi trường kết quả như
sau [18] , [32]:
Bảng 1.5. Nhân lực CBYTDP theo tuyến và theo trình độ
Theo tuyến
Sau
Đại học
Đại
học
Trung
cấp
Kỹ thuật
viên XN
Khác Tổng
Trung ương
Số lượng 397 685 35 74 1.007 2.198
Tỷ lệ % 18,0 31,1 1,5 3,3 45,8 100
Tỉnh
Số lượng 787 1.449 1.860 671 2.022 6.789
Tỷ lệ % 11,6 21,3 27,4 9,9 29,8 100
Huyện
Số lượng 854 1.973 1.3901 756 1.831 19.315
Tỷ lệ % 4,42 10,2 71,9 3,9 9,5 100
Trung bình
cả nước
Số lượng 2.038 4.107 15.796 1.501 4.860 28.302
Tỷ lệ % 7,2 14,5 55,8 5,3 17,1
14
- Tuyến trung ương: Tổng số CBYTDP năm 2009 là 2.198 người, đáp
ứng 76% nhu cầu, trong đó chuyên ngành y: 1.191 người (chiếm 54%); chuyên
ngành khác 1.007 người chiếm (46%) gồm các chuyên ngành như công nghệ
sinh học, công nghệ môi trường, hóa phân tích, cử nhân kinh tế, xã hội học…
Cơ cấu cán bộ chưa hợp lý, số cán bộ ngành y có trình độ sau đại học chỉ
có 397 người (chiếm 18%).
Thiếu hụt nhân lực dự phòng tuyến trung ương khoảng 24% so với nhu
cầu, nhưng hiện nay ngay tuyến trung ương cũng khó tuyển dụng được cán bộ
có trình độ theo yêu cầu. (có 812 bác sĩ chiếm tỷ lệ 36,9%)
- Tuyến tỉnh : Tổng số nhân lực YTDP tuyến tỉnh 6.789 người, đáp ứng
được 55% nhu cầu. trong đó chuyên ngành y là 4.594 người (chiếm 67%),
chuyên ngành khác là 2.195 (chiếm 33%). (có 2.120 bác sĩ chiếm tỷ lệ 31,2%)
- Tuyến quận/huyện : Tổng số CBYTDP tuyến quận/huyện là 19.315
người, đáp ứng 43,5% nhu cầu. Cơ cấu cán bộ chưa hợp lý, số cán bộ có trình độ
trung cấp Y là chủ yếu (chiếm 71,9%), số bác sĩ thấp (có 1931 bác sĩ chiếm tỷ
lệ 10,0%) [19].
Theo "Nghiên cứu nhu cầu cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực
phòng chống bệnh truyền nhiễm của 60 huyện trong địa bàn dự án khu vực
tiểu vùng sông Mê Kông của Việt Nam" do Cục Y tế Dự phòng và Môi trường
tiến hành từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2007 [31]. Kết quả:
Tổng số cán bộ công nhân viên hiện có tại 60 TTYTDP huyện là 1512
người. Trong đó số có trình độ chuyên môn trung cấp chiếm tỷ lệ cao nhất
(67,5%), tiếp đến là bác sỹ (11,2%), sơ cấp (6,5%), sau đại học (5,6%), nhân
viên khác (3,4%), đại học khác (3,3%), cao đẳng (2,6%).
Theo tác giả Võ Văn Thắng “Nghiên cứu tình hình và nhu cầu nhân
lực y tế dự phòng của tỉnh Long An” năm 2009 với kết quả [44]:
Số lượng cán bộ y tế dự phòng bằng 17% (540) tổng số biên chế toàn
ngành y tế (3.176)
15
Trong tổng số bác sỹ hệ dự phòng, bác sỹ hệ điều trị chiếm đa số 68,3%,
trình độ Tiến sỹ, bác sỹ chuyên khoa II không có trong các đơn vị dự phòng, y
sỹ điều trị nhiều hơn y sỹ hệ dự phòng, điều dưỡng đa số trung cấp không có đại
học và cao đẳng, kỹ thuật viên xét nghiệm còn quá ít so với số lượng các đơn vị
hệ dự phòng.
Tuyến tỉnh tỷ lệ bác sỹ 26,9% gần bẳng với quy định ≥30%, kỹ thuật viên
xét nghiệm chiếm 3,7% thấp rất nhiều theo định biên ≥ 20%.
Tuyến huyện tỷ lệ bác sỹ 18,5% gần bằng định biên ≥ 20%, kỹ thuật
viên xét nghiệm chiếm 3,3% thấp rất nhiều theo định biên ≥ 10%.
1.7. Nhu cầu nhân lực hệ Y tế dự phòng
Theo dự thảo Quy hoạch phát triển nhân lực và hệ thống đào tạo y tế đến
năm 2020. Vụ Khoa học và Đào tạo - Bộ Y tế [17],[19].
Các chỉ tiêu cần đạt đến năm 2015:
- Đáp ứng 70% nhu cầu nhân lực trình độ đại học về lĩnh vực y tế dự
phòng từ tuyến trung ương đến tuyến tỉnh.
- 90% các đơn vị hệ dự phòng tuyến trung ương đảm bảo đủ nhân lực cả
về số lượng và chất lượng.
- 70% các đơn vị hệ dự phòng tuyến tỉnh/thành phố đảm bảo đủ nhân lực
cả về số lượng và chất lượng.
- 50% các đơn vị hệ dự phòng tuyến quận/huyện đảm bảo đủ nhân lực cả
về số lượng và chất lượng.
- 0,7 bác sĩ y tế dự phòng và 0,2 cử nhân y tế công cộng/10.000 dân làm
việc trong lĩnh vực y tế dự phòng từ trung ương đến huyện.
Các chỉ tiêu cần đạt đến năm 2020:
- Đáp ứng 100% nhu cầu nhân lực trình độ đại học lĩnh vực y tế dự phòng.
- 1,83 cán bộ y tế trình độ đại học/10.000 dân làm việc trong lĩnh vực y tế
dự phòng từ tuyến trung ương đến tuyến huyện.
- 1,33 bác sĩ y tế dự phòng/10.000 dân và 0,5 cử nhân YTCC/10.000 dân.
16
1.7.1 Ước tính nhu cầu bổ sung nhân lực hệ thống y tế dự phòng từ tuyến
trung ương đến tuyến huyện
Bảng 1.6. Ƣớc tính nhu cầu bổ sung nhân lực hệ thống y tế dự phòng từ
tuyến trung ƣơng đến tuyến huyện[19]
TT Cơ cấu lao động
Tổng
Hiện có
Nhân lực
cần có
Thiếu hụt
cần bổ sung
I Ngành Y 13.144 31.670 18.526
1 Bác sĩ YTDP 3.553 11.628 8.075
2 Cử nhân YTCC 563 4.556 3.393
3 Dược sĩ đại học 79 1.202 1.123
4 Cao đẳng ATVSTP 0 712 712
5 Dược sĩ trung cấp 25 951 926
6 CN xét nghiệm 11 1.515 1.504
7 Kỹ thuật viên XN 770 1.940 1.170
8 Trung cấp Y 8.143 7.742 -401
9 Nữ hộ sinh 0 1.424 1.424
II Ngành khác
1 Đại học 2.830 5.855 3.025
2 Cao đẳng 251 1.258 1.007
3 Trung cấp 390 1.438 1.048
4 Khác 452 712 260
Tổng cộng 17.067 40.933 23.866
Tổng số cán bộ hệ y tế dự phòng từ trung ương đến tuyến huyện là 17.076
người, chiếm 42% so với nhu cầu nhân lực cần có.
Số nhân lực thiếu hụt là 23.866 người, trong đó bác sĩ thiếu 6.891 người,
cử nhân YTCC thiếu 3.495 người.
Kỹ thuật viên xét nghiệm thiếu 1.170 người. Hiện chỉ có 0,4 bác
sĩ/10.000 dân và 0,06 cử nhân YTCC/10.000 dân. Trung cấp Y thừa 401 người,
cần có kế hoạch đào tạo cho số cán bộ này trở thành bác sĩ y học dự phòng.
17
1.7.2 Ước tính nhu cầu bổ sung nhân lực hệ thống y tế dự phòng tuyến tỉnh,
thành phố
Bảng 1.7 Nhu cầu bổ sung nhân lực y tế dự phòng tuyến tỉnh, thành phố[19]
TT
Loại hình
chuyên môn
Nhân
lực
hiện có
Tổng nhân lực cần
có theo qui định
Thiếu hụt cần bổ
sung nhân lực
I Ngành Y
1 Bác sĩ YTDP 1.725 4.748 3.023
2 Cử nhân YTCC 389 1.210 821
3 Dược sĩ đại học 70 440 370
4 Dược sĩ trung cấp 25 239 214
5 CN xét nghiệm 11 753 742
6 Kỹ thuật viên XN 30 516 486
7 Trung cấp Y 2.344 1.225 -1.119
II Ngành khác
1 Đại học 1.324 2.394 1.070
2 Cao đẳng 199 546 347
3 Trung cấp 357 726 369
4 Khác 404 0 -404
Tổng cộng 6.878 12.797 5.919
Như vậy, ước tính số cán bộ cần tuyển dụng năm 2011 và 2012 là 5.919
người. trong đó bác sĩ thiếu 3.023 người, cử nhân YTCC thiếu 821 người, kỹ
thuật viên xét nghiệm thiếu 1.119 người. Trung cấp Y thừa 1.119 người, cần có
kế hoạch đào tạo cho số cán bộ này trở thành bác sĩ YHDP.
18
1.7.3. Ước tính nhu cầu bổ sung nhân lực hệ thống y tế dự phòng tuyến huyện
Bảng 1.8. Nhu cầu bổ sung nhân lực y tế dự phòng tuyến huyện[19]
TT
Danh mục
chuyên ngành
Dự kiến
phân bố
nhân lực
Dự kiến
tỷ lệ (%)
cơ cấu
nhân lực
Tổng số
nhân lực cho
YTDP theo
TT 08
Thiếu hụt
nhân lực
tuyến huyện
I Ngành Y 13.604
1 Bác sĩ YTDP 08 23 5.696 4.868
2 Cử nhân YTCC 04 11 2.848 2.848
3 Dược sĩ đại học 01 03 712 712
4 Cao đẳng ATVSTP 01 03 712 712
5 Dược sĩ trung cấp 01 03 712 712
6 CN xét nghiệm 01 03 712 712
7 Kỹ thuật viên XN 02 06 1.424 684
8 Trung cấp Y 09 26 6.408 712
9 Nữ hộ sinh 02 06 1.424 1.424
II Ngành khác
1 Đại học 03 09 2.136 1.988
2 Cao đẳng 01 03 712 712
3 Trung cấp 01 03 712 712
4 Khác 01 03 712 712
Tổng cộng 35 100 24.920 17.508
Theo định biên thông tư liên tịch số 08/2007/BYT-BNV số cán bộ cần bổ
sung cho y tế tuyến huyện là 17.508 người.
Trong đó bác sĩ 4.868 người, cử nhân YTCC 2.848 người, kỹ thuật viên xét
nghiệm 684 người, trung cấp Y 712 người.
Thông tin phục vụ dự thảo Quy hoạch phát triển nhân lực được thu thập
trong điều tra của Cục YTDP và Môi trường năm 2007 tại 60 quận/huyện đại
diện trên cả nước với 1512 cán bộ đã cho một số thông tin sau [31]:
19
Tại 60 TTYTDP huyện được điều tra, trong số 1512 người chỉ có 4 bác sỹ
và 26 cán bộ sau đại học (chiếm 2%) có văn bằng chứng chỉ thuộc chuyên ngành
y học dự phòng (YHDP, dịch tễ, vệ sinh phòng dịch, y học lao động).
Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV của Bộ y tế và Bộ Nội vụ
hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế Nhà nước qui định
rằng đối với cơ sở y tế tuyến huyện thì bác sỹ chiếm từ 20% trở lên và kỹ thuật
viên xét nghiệm từ 10% trở lên [10]. Kết quả điều tra cho thấy: Chỉ có 26,7% số
TTYTDP được điều tra có đủ tỷ lệ bác sỹ theo qui định của thông tư 08/2007.
Ngược lại còn 13,3% số TTYTDP huyện mới có dưới 10% số cán bộ nhân viên
là bác sỹ [32].
Kết quả điều tra về số người hiện có ở các TTYTDP quận/huyện so với
định biên theo dân số trong thông tư 08/2007 quy định như sau:
Có 1 TTYTDP quận/huyện (1,7%) thiếu trên 30 người so với định biên
Có 6 TTYTDP quận/huyện (10%) thiếu từ 21-30 người so với định biên
Có 14 TTYTDP quận/huyện (23,3%) thiếu từ 11-20 người so với định biên
Có 31 TTYTDP quận/huyện (51,7%) thiếu từ 1-10 người so với định biên
Có 2 TTYTDP quận/huyện (3,3%) đủ so với định biên
Có 5 TTYTDP quận/huyện (8,3%) thừa từ 1-10 người so với định biên
Có 1 TTYTDP quận/huyện (1,7%) thừa trên 10 người so với định biên
Qua đó cho thấy rằng các TTYTDP quận/huyện nói chung, vừa thiếu về
số lượng đồng thời chất lượng cũng hạn chế, việc được đào tạo đại học cũng như
sau đại học về lĩnh vực này còn rất ít. Nên khó có thể đáp ứng được yêu cầu đặt
ra của Bộ Y tế về các chức năng và nhiệm vụ của các TTYTDP trong tình hình
hiện nay.
20
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
- Cán bộ y tế đang công tác tại các cơ sở y tế dự phòng trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên
- Sổ sách, báo cáo về nguồn nhân lực thuộc hệ thống y tế dự phòng tỉnh
Thái Nguyên.
2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ
- Các đối tượng không đồng ý hợp tác.
- Các đối tượng làm việc hợp đồng theo thời vụ.
2.1.3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu:
- Từ tháng 01 đến tháng 7 năm 2014
Địa điểm nghiên cứu:
Bao gồm toàn bộ các đơn vị y tế dự phòng tuyến tỉnh, huyện của tỉnh
Thái Nguyên
- Tuyến huyện/thành phố: 9 TTYT huyện/thành phố
+ Trung tâm y tế huyện Đại Từ
+ Trung tâm y tế huyện Võ Nhai
+ Trung tâm y tế huyện Định Hóa
+ Trung tâm y tế huyện Phổ Yên
+ Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ
+ Trung tâm y tế Thị xã Sông Công
+ Trung tâm y tế huyện Phú Bình
+ Trung tâm y tế huyện Phú Lương
+ Trung tâm y tế thành phố Thái Nguyên
- Tuyến tỉnh: 09 đơn vị y tế
21
+ Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh
+ Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS;
+ Trung tâm Chăm sóc Sức khoẻ sinh sản;
+ Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khoẻ;
+ Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc – MP- TP;
+ Trung tâm Da liễu – Chống phong
+ Chi cục ATVS thực phẩm
+ Chi cục Dân số kế hoạch hóa gia đình
+ Trạm chống lao
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu: Theo phương pháp nghiên cứu mô tả, cắt ngang.
Nghiên cứu định lượng kết hợp với nghiên cứu định tính
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
* Nghiên cứu định lượng
Chọn mẫu: Chọn toàn bộ cán bộ y tế đang công tác tại các cơ sở y tế dự
phòng tỉnh Thái Nguyên để đánh giá về tình hình số lượng, cơ cấu, trình độ và
nhu cầu nhân lực về cán bộ y tế dự phòng của tỉnh.
* Nghiên cứu định tính
Mẫu nghiên cứu định tính (Tiến hành thảo luận theo 04 nhóm)
- Nhóm 1: Thảo luận nhóm lãnh đạo các cơ sở y tế dự phòng thuộc tuyến
tỉnh (từ 8 - 13 người).
- Nhóm 2: Thảo luận nhóm cán bộ y tế dự phòng thuộc tuyến tỉnh (từ 10 -
13 người).
- Nhóm 3: Thảo luận nhóm cán bộ y tế dự phòng thuộc huyện Đồng Hỷ, đại
diện cho nhóm vùng địa hình vùng gần trung tâm (từ 10 - 13 người).
- Nhóm 4: Thảo luận nhóm cán bộ y tế dự phòng thuộc huyện Định Hóa,
đại diện cho nhóm vùng xa trung tâm (từ 10 - 13 người).
Các cuộc thảo luận nhóm nhỏ nhằm phân tích các khía cạnh về thực trạng,
yếu tố ảnh hưởng và nhu cầu về nhân lực cán bộ y tế dự phòng của tỉnh
- Kỹ thuật chọn mẫu: Chọn mẫu có chủ đích.
22
2.2.3. Các chỉ số nghiên cứu
2.2.3.1 Các chỉ số về đặc điểm chung
- Giới tính
-
- Tuyế
- Nhóm tuổi
- Thời gian công tác trong YTDP
- Nơi đào tạo
2.2.3.2 Các chỉ số về thực trạng cán bộ Y tế dự phòng tỉnh Thái Nguyên
ố lƣợng CBYTDP:
- Số lượng CBYTDP toàn tỉnh
- Số lượng CBYTDP theo tuyến và theo đơn vị
- C YTDP ức tối thiểu và tối đa
theo định biên 08/BYT-BNV tỉnh
rình độ CBYTDP:
- chuyên môn CBYTDP
- Trình độ CBYTDP theo
ơ cấu CBYTDP:
- Cơcấu bộphận :Chuyên môn, xétnghiệm,quảnlý,hànhchính.
- định biên theo thông tư 08/BYT-BNV.
- Cơ cấu theo chuyên môn: Bác sĩ và kỹ thuật viên xét nghiệm
- Cơ cấu chuyên môn so với định biên theo thông tư 08:
- Cơ cấu CBYTDP/10.000 dân; Bác sĩ /10.000 dân; Dược sĩ /10.000 dân
2.2.3.3. Các chỉ số về nhu cầu cán bộ Y tế dự phòng đến năm 2020
- của từng đơn vị đến năm 2020 theo thông tư 08
- Số CBYTDP nghỉ hưu của các đơn vị theo các năm.
- Mong muốn được đào tạo lại của CBYTDP: Rất cần; Cần; Chưa cần
- Nhu cầu về loại hình đào tạo
- Nhu cầu về chuyên ngành đào tạo
23
2.2.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến Y tế dự phòng
- Nhận xét của lãnh đạ về CBYTDP: về kiến
thức và kỹ năng của nhóm: Quản lý, hành chính; Chuyên môn; Xét nghiệm
- Nhận xét của lãnh đạ ề cơ cấu và trình độ CBYTDP
- Lý do không đáp ứng về cơ cấu và trình độ
- Nguyện vọng của CBYTDP tại các
- Lý do không muốn tiếp tục công việc của CBYTDP
- Những công việc chuyên môn chính của CBYTDP
- Những công việc cần làm để nâng cao năng lực YTDP tuyến dưới
- Những việc cần hỗ trợ từ tuyến trên
- Ý kiến ào tạo để đáp ứng nhu cầu về số
lượng và chất lượng giai đoạn 2014 - 2020
2.2.4 hương pháp thu thập số liệu
u
* Số liệu định lượng
+ Dùng biểu mẫu thống kê thu thập thông tin về số lượng và cơ cấu
CBYTDPtạiphòngTổchứccánbộcủacáccơsởYTDPđượcchọnvàonghiêncứu.
+ Sử dụng bộ câu hỏi tự điền cho cán bộ YTDP nhằm thu thập thông tin
về các cán bộ và nhu cầu đào tạo của các cán bộ này.
+ Sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn về nguồn nhân lực và nhu cầu đào tạo
nhân lực dành cho cán bộ lãnh đạo.
* Số liệu định tính
+ Sửa dụng bộ câu hỏi hướng dẫn thảo luận nhóm dành cho 4 nhóm: lãnh
đạo cán bộ YTDP cấp tỉnh; cán bộ YTDP tuyến tỉnh; cán bộ YTDP huyện Đồng
Hỷ; cán bộ YTDP huyện Định Hóa nhằm tìm hiểu và thu thập các ý kiến, các
nhận xét của cán bộ YTDP tỉnh Thái Nguyên về số lượng, trình độ và cơ cấu
nguồn lực cán bộ của các đơn vị họ đang công tác. Yếu tố nào đang ảnh hưởng
tới thực trạng trên, những nhu cầu, nguyện vọng nào mà cán bộ YTDP tỉnh đang
cần được đáp ứng…
24
2.2.4.2 Phương pháp thu thập số liệu
* Thu thập số liệu định lượng
- Thu thậ
S .
- nguồn nhân lực và nhu cầu đào tạo
.
- Ph ất cả cán bộ YTDP thị xã/ huyện và thành phố
thực trạng và .
- Nhận lại bảng câu hỏi, nghiên cứu các câu trả lời (trong trường hợp đến
thời hạn chưa nhận được các phiếu khảo sát có thể liên hệ trực tiếp để nhận.)
* Thu thập số liệu định tính
- Thông qua 4 cuộc thảo luận nhóm với các nhóm đối tượng đã chọn. Các
nhóm đối tượng sẽ được mời đến các buổi thảo luận tương ứng, với thời gian và
địa điểm phù hợp. Các đối tượng sẽ tiến hành thảo luận theo mục tiêu đã định
sẵn. Số liệu được thu thập qua băng ghi âm và bản ghi chép của thư ký buổi thảo
luận.
2.2.5. Xử lý số liệu
* Nghiên cứu định lượng: hân tích số liệu theo phương pháp thống kê
y tế trên chương trình phần mềm Epidata và SPSS 16.0.
* Nghiên cứu định tính: Gỡ băng, ghi chép lại, phân nhóm thông tin đánh giá và
nhận định kết quả.
2.3. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
- Nghiên cứu được sự đồng tình ủng hộ và tạo điều kiện của ngành y tế
địa phương.
- Để đảm bảo tính đạo đức trong nghiên cứu, trong nghiên cứu này chúng
tôi chỉ khảo sát đối với những người đồng ý tham gia nghiên cứu sau khi đã được
giải thích rõ các điểm ghi trong bản thoả thuận tham gia nghiên cứu
- Đảm bảo tính bí mật của thông tin, chỉ có những người nghiên cứu mới
được tiếp cận với thông tin.
25
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu
Bảng 3.1. Phân bố giới và tuổi theo tuyến
Đặc điểm của
CBYTDP
Tuyến tỉnh Tuyến huyện Toàn tỉnh
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Giới
Nam 96 38,6 87 35,5 183 37,0
Nữ 153 61,4 158 64,5 311 63,0
Tuổi
<30 60 24,1 55 22,4 115 23,2
30- 50 140 56,2 139 56,7 279 56,5
51-60 49 19,7 51 20,8 100 20,2
Dân tộc
Kinh 179 71,9 183 74,7 362 73,3
Thiểu số 70 28,1 62 25,3 132 26,7
Nhận xét:
- Cán bộ y tế dự phòng toàn tỉnh nữ nhiều hơn nam, chiếm 63,0%. Trong
đó tuyến tỉnh có tỷ lệ là 61,4% và tuyến huyện là 64,5%.
- Nhóm tuổi từ 30-50 tuổi có tỷ lệ cao nhất, chiếm 56,5%. Dân tộc Kinh
chiếm chủ yếu 73,3%, dân tộc thiểu số cũng chiếm một tỷ lệ tương đối 26,7%.
Bảng 3.2. Phân bố theo thời gian công tác
Đặc điểm của CBYTDP
Tuyến tỉnh Tuyến huyện Toàn tỉnh
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Thời
gian
công tác
trong
YTDP
Từ 1-5 năm 77 30,9 82 33,5 159 32,2
Từ 6-10 năm 20 8,0 25 10,2 45 9,1
Từ 11-15 năm 16 6,4 4 1,6 20 4,0
Từ 16-20 năm 48 19,3 25 10,2 73 14,8
>20 năm 88 35,3 109 44,5 197 39,9
Nhận xét:
Số năm công tác trong y tế dự phòng nhóm >20 năm có tỷ lệ cao nhất
39,9%. Trong đó tuyến tỉnh là 35,3% và tuyến huyện là 44,5%.
26
Bảng 3.3. Phân bố theo nơi đào tạo
Tuyến
Tại Thái
Nguyên
Tại Hà Nội
Tại khu vực
Đông Bắc
Ngoài khu
vực Đông Bắc
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Tỉnh 222 89,2 26 10,4 0 0 1 0,4
Huyện 215 87,8 14 5,7 2 0,8 14 5,7
Tổng số 437 88,5 40 8,1 2 0,4 15 3
Nhận xét:
- Nơi đào tạo CBYTDP cho tỉnh chủ yếu là tại các cơ sở đào tạo tại Thái
Nguyên (tuyến tỉnh 89,2%, tuyến huyện 87,8%). Các tỉnh ngoài khu vực Đông
bắc rất ít chỉ có 5,7% và 0,4%.
3.2. Thực trạng cán bộ y tế dự phòng tỉnh Thái Nguyên
3.2.1. Số lượng cán bộ y tế dự phòng tỉnh Thái Nguyên
Bảng 3.4. Cán bộ y tế dự phòng toàn tỉnh theo tuyến
Tuyến Số lƣợng Tỷ lệ (%)
Tỉnh 249 50,4
Huyện 245 49,6
Tổng số 494 100
Nhận xét:
Tỷ lệ cán bộ YTDP tuyến tỉnh và tuyến huyện tương đương nhau (50,4%
và 49,6%).
27
Bảng 3.5. Số lƣợng cán bộ các đơn vị YTDP tuyến tỉnh
Đơn vị Số lƣợng Tỷ lệ (%)
TT Y tế dự phòng tỉnh 80 32,1
TT Chăm sóc SKSS 31 12,4
TT KN Thuốc-MP-TP 19 7,6
TT Truyền thông GDSK 13 5,2
TT Phòng chống HIV/AIDS 28 11,2
TT Da liễu- Chống phong 25 10,0
Chi cục ATVSTP 18 7,2
Chi cục DSKHHGD 22 8,8
Trạm chống lao 13 5,2
Tổng số 249 100
Nhận xét: Trung tâm YTDP tỉnh chiếm tỷ lệ cao nhất (32,1%). Trung tâm TT-
GDSK và Trạm chống Lao chiếm tỷ lệ thấp nhất (5,2%)
Bảng 3.6 Số lƣợng cán bộ các Trung tâm Y tế huyện
Đơn vị Số lƣợng Tỷ lệ (%)
Huyện Đại Từ 35 14,3
Huyện Phú Bình 26 10,6
Huyện Phổ Yên 31 12,7
Huyện Định Hóa 28 11,4
Huyện Đồng Hỷ 32 13,1
Huyện Võ Nhai 23 9,4
Huyện Phú Lương 25 10,2
Thị xã Sông Công 14 5,7
Thành Phố TN 31 12,7
Tổng số 245 100
Nhận xét: Huyện Đại Từ có số lượng cán bộ nhiều nhất, chiếm 14,3%. Số
lượng cán bộ ít nhất là Thị xã Sông Công với 14 cán bộ chiếm 5,7%.
28
Bảng 3.7. Tỷ lệ cán bộ y tế dự phòng tuyến tỉnh hiện có theo TT 08/BYT-
BNV so với mức tối thiểu.
Đơn vị
TT 08/BYT-BNV Số lƣợng hiện có
Dân số
triệu ngƣời
Số lƣợng
CBYTDP
tối thiểu
theo TT08
Tổng số
CBYT
DP
Tỷ lệ %
đạt so với
mức tối
thiểu theo
TT08
TT Y tế dự phòng tỉnh 1-1,5 56 80 142,9
TT Chăm sóc SKSS 1-1,5 26 31 119,2
TT KN Thuốc-MP-TP 1-1,5 26 19 73,1
TT Truyền thông GDSK 1-1,5 13 13 100,0
TTPC HIV/AIDS 1-1,5 26 28 107,7
TT Da liễu- chống phong 1-1,5 41 25 61,0
Chi cục ATVSTP 1-1,5 19 18 94,7
Chi cục DS KHHGD 1-1,5 20 22 110,0
Trạm chống lao 1-1,5 15 13 86,7
Nhận xét:
Đa số các đơn vị YTDP tuyến tỉnh có số cán bộ đáp ứng trên mức tối
thiểu của TT 08 là: TTYTDP tỉnh đạt 142,9 %; TT CSSKSS đạt 119,2%.. Bên
cạnh đó vẫn còn một số TT không đạt: TT KNDP- MP 73,1%, TT Da liễu-
Chống phong 61,0%.
29
Bảng 3.8. Tỷ lệ cán bộ y tế dự phòng tuyến tỉnh hiện có so với mức tối đa
theo TT 08/BYT-BNV
Đơn vị
TT 08/BYT-BNV Số lƣợng hiện có
Dân số
(ngƣời)
Số lƣợng
CBYTDP
tối đa
theoTT08
Tổng số
CBYTDP
Tỷ lệ %
đạt so với
mức tối
đa theo
TT08
TT Y tế dự phòng tỉnh 1-1,5 65 80 123,1
TT Chăm sóc SKSS 1-1,5 35 31 88,6
TT KN Thuốc-MP-TP 1-1,5 30 19 63,3
TT Truyền thông GDSK 1-1,5 14 13 92,9
TTPC HIV/AIDS 1-1,5 30 28 93,3
TT Da liễu- chống phong 1-1,5 50 25 50,0
Nhận xét:
Chỉ có 01 đơn vị vượt mức tối đa về số cán bộ YTDP tại các đơn vị Dự
phòng tuyến tỉnh. Đó là TTYTDP tỉnh với tỷ lệ đạt là 123,1%.
Bảng 3.9. Tỷ lệ CB TTYT huyện hiện có so với mức tối thiểu theo TT
08/BYT-BNV
Đơn vị
Dân số
(ngƣời)
Số lƣợng
CBYTDP tối
thiểu theo
định biên 08
Số
lƣợng
hiện có
Tỷ lệ (%)
đạt mức tối
thiểu theo
định biên 08
Huyện Đại Từ >150.000 -
250.000
36 35 97,2
Huyện Phú Bình >100.000 -
150.000
31 26 83,9
Huyện Phổ Yên >100.000 -
150.000
31 31 100,0
Huyện Định Hóa ≤100.000 25 28 112,0
Huyện Đồng Hỷ >100.000 -
150.000
31 32 103,0
30
Huyện Võ Nhai ≤100.000 25 23 92,0
Huyện Phú Lương ≤100.000 25 25 100,0
Thị xã Sông Công ≤100.000 25 14 56,0
Thành Phố TN > 250.000 -
350.000
41 31 75,6
Nhận xét: Gần một nửa trung tâm Y tế dự phòng tuyến huyện (4/9) có số lượng
cán bộ thực tế đạt tiêu chuẩn so với số lượng tối thiểu theo quy định của định
biên 08/BYT- BNV. Thị xã Sông Công và Thành phố Thái Nguyên là 2 cơ sở
duy nhất trong toàn tỉnh còn mô hình chung giữa Bệnh viện và Trung tâm y tế
huyện nên tỷ lệ cán bộ YTDP so với tiêu chuẩn còn rất thấp.
Bảng3.10.TỷlệcánbộTTYThuyệnhiệncósovớimứctốiđatheoTT08/BYT-BNV
Đơn vị
Dân số
(ngƣời)
Số lƣợng
CBYTDP
tối đa theo
định biên 08
Số
lƣợng
hiện có
Tỷ lệ (%) đạt
mức tối đa theo
định biên 08
Huyện Đại Từ >150.000 -
250.000
40 35
87,5
Huyện Phú Bình >100.000 -
150.000
35 26
74,3
Huyện Phổ Yên >100.000 -
150.000
35 31
88,6
Huyện Định Hóa ≤100.000 30 28 93,3
Huyện Đồng Hỷ >100.000 -
150.000
35 32
91,4
Huyện Võ Nhai ≤100.000 30 23 76,7
Huyện Phú Lương ≤100.000 30 25 83,3
Thị xã Sông Công ≤100.000 30 14 46,7
Thành Phố TN > 250.000 -
350.000
45 31
68,9
Nhận xét:
Chưa có đơn vị nào của cơ sở y tế dự phòng tuyến huyện của tỉnh Thái
Nguyên có tỷ lệ cán bộ y tế đạt mức tối đa theo định mức biên chế của TT
08/BYT-BNV.
31
3.2.2. Trình độ cán bộ y tế dự phòng toàn tỉnh
Bảng 3.11. Trình độ cán bộ y tế dự phòng toàn tỉnh
Trình độ Số lƣợng Tỷ lệ (%)
Bác sĩ 139 28,1
Bác sĩ đa khoa 51 36,7
Bác sĩ Nha khoa 0 0
Bác sĩ CKI 65 46,7
Bác sĩ CKII 2 1,4
Thạc sỹ 21 15,1
Tiến sỹ 0 0
Y sỹ đa khoa 59 11,9
Dược Sỹ 44 8,9
Sau đại học 4 9,1
Đại học 13 29,5
Trung học 27 61,4
Điều dưỡng 83 16,8
Sau đại học 0 0
Cử nhân 1 1,2
Cao đẳng 1 1,2
Trung học 80 96,4
Sơ học 0 0
Kỹ thuật viên 33 6,7
Cử nhân 1 3,0
Cao đẳng 1 3,0
Trung học ( KTVXN) 31 94,0
Sơ học 0 0
Y Tế Công Cộng 4 0,8
Sau đại học 1 25,0
Đại học 3 75,0
Hộ sinh 29 5,9
32
Trình độ Số lƣợng Tỷ lệ (%)
Đại học 0 0
Cao đẳng 1 3,4
Trung học 28 96,5
Chuyên ngành khác 103 20,9
Đại học 49 47,6
Cao đẳng 5 4,9
Trung học 29 28,2
Khác 20 19,4
Tổng số 494 100
Nhận xét:
Bác sỹ chiếm 28,1% tổng nhân lực, trong đó bác sĩ đa khoa chiếm 36,7%.
Bác sĩ CKI chiếm 46,7%, bác sỹ CK II chiếm 1,4%, thạc sĩ chiếm 15,1%. Không
có trình độ tiến sỹ, bác sỹ Nha khoa trong các cơ sở y tế dự phòng. Y sỹ đa khoa
chiếm 11,9%. Cử nhân YTCC có 0,8% và kỹ thuật viên xét nghiệm có 6,7%.
Bảng 3.12. Trình độ cán bộ y tế dự phòng theo tuyến
Trình độ
Tỉnh Huyện
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
Sau đại học 62 24,9 32 13,6
Đại học 76 30,5 42 17,1
Dưới đại học 100 40,1 162 66,1
Không được đào tạo
chuyên môn
11 4,4 9 3,7
Tổng số 249 100 245 100
Nhận xét:
CBYTDP tuyến tỉnh có trình độ: Dưới đại học có tỷ lệ cao nhất 40,1%;
sau đó là trình độ đại học và sau đại học (30,5% và 24,9%).
CBYTDP tuyến huyện trình độ: Dưới đại học có tỷ lệ cao nhất 66,1%;
trình độ đại học và sau đại học tương đương nhau 17,1% và 13,6%.
Hộp 1: Kết quả thảo luận nhóm về số lượng và trình độ cán bộ y tế dự phòng
33
* Ông Th, Lãnh đạo TTYTDP tỉnh cho biết: “… Nhân lực của cơ sở YTDP
tuyến tỉnh cơ bản đáp ứng đủ về số lượng cán bộ, thậm chí một số nơi còn dư.
Tại tuyến huyện thì cán bộ còn thiếu nhiều. Trình độ cán bộ tuyến huyện chưa
đáp ứng được yêu cầu, gần 2/3 có trình độ dưới đại học..”
* Cô A, Lãnh đạo TTDL-CP…tỉnh cho biết: “Cán bộ của TT chưa đủ so
quy định, trình độ còn hạn chế. Hiện nay cán bộ thiếu chủ yếu là bác sỹ, vì
chỉ tiêu hàng năm trung tâm có xin nhưng chưa được duyệt và nếu có chỉ
tiêu thì việc tuyển cán bộ chất lượng cao như bác sỹ rất khó khăn.”.
* Ông V, Lãnh đạo TTYT huyện… có ý kiến: “… Trung tâm YT tôi được
thành lập năm 2008, nhiều cán bộ của TT được điều động từ bệnh viện
hoặc từ xã sang, không được đào tạo chuyên ngành dự phòng bài bản. Hiện
nay TT cũng gặp khó khăn trong công tác tuyển dụng, bác sỹ là đối tượng
khó tuyển nhất.
Như vậy, các cơ sở YTDP tuyến tỉnh Thái Nguyên có số lượng tương đối
đủ, thậm chí một số nơi còn dư. Trình độ đáp ứng được nhu cầu công việc.
Ngược lại, các cơ sở YTDP tuyến huyện thì số lượng thiếu và trình độ cán bộ
cũng chưa đáp ứng được yêu cầu công việc.
3.2.3. Cơ cấu cán bộ y tế dự phòng
65.8%
6.5%
27.7%
Chuyên môn
Xét nghiệm
Quản lý, hành chính
Biểu đồ 3.1 Cơ cấu bộ phận toàn Tỉnh
Nhận xét: Bộ phận xét nghiệm có tỷ lệ thấp nhất 6.5%
34
61.4
70.0
7.6
5.3
31
24.5
0
20
40
60
80
Tỷ lệ (%)
Chuyên môn Xét nghiệm Quản lý, hạnh chính
Cơ cấu bộ phận
Tỉnh
Huyện
Biểu đồ 3.2. Cơ cấu bộ phận theo tuyến
Nhận xét: Tuyến tỉnh và huyện bộ phận xét nghiệm có tỷ lệ rất thấp là 7,6% và 5,3%.
Bảng 3.13. Cơ cấu bộ phận toàn tỉnh so với TT 08/BYT-BNV
Cơ cấu bộ phận
Số lƣợng hiện có Tỷ lệ (%) theo
TT 08
Tổng số (494) Tỷ lệ (%)
Chuyên môn 325 65,7 60- 65
Xét nghiệm 32 6,5 20
Quản lý, hành chính 137 27,7 15- 20
Nhận xét:
So với ĐMBC trong TT 08/BYT-BNV, thì bộ phận chuyên môn đạt theo
quy định. Quản lý và hành chính vượt quá so với quy định còn bộ phận xét nghiệm
không đạt mức ĐMBC.
35
Bảng 3.14. Cơ cấu bộ phận tuyến tỉnh so với TT 08/BYT-BNV
Cơ cấu bộ phận
Số lƣợng hiện có Tỷ lệ (%)
theo TT08
Tổng số (249) Tỷ lệ (%)
Chuyên môn 153 61,4 60- 65
Xét nghiệm 19 7,6 20
Quản lý, hành chính 77 31 15- 20
Nhận xét:
So với ĐMBC trong TT 08/BYT-BNV, thì bộ phận chuyên môn đạt tiêu
chuẩn. Quản lý, hành chính vượt quá so với tiêu chuẩn, riêng bộ phận xét nghiệm
không đạt ĐMBC.
Bảng 3.15 Cơ cấu bộ phận tuyến huyện so với TT 08/BYT-BNV
Cơ cấu bộ phận
Số lƣợng hiện có Tỷ lệ (%) theo
TT08
Tổng số (245) Tỷ lệ (%)
Chuyên môn 172 70,2 60- 65
Xét nghiệm 13 5,3 20
Quản lý, hành chính 60 24,5 15- 20
Nhận xét:
So với ĐMBC trong TT 08/BYT-BNV, thì bộ phận chuyên môn và quản
lý, hành chính vượt quá so với quy định, riêng bộ phận xét nghiệm không đạt
mức định biên.
36
Bảng 3.16. Cơ cấu chuyên môn toàn tỉnh theo TT 08/BYT-BNV ở mức tối thiểu
Cơ cấu chuyên môn
Số lƣợng
hiện có
Tỷ lệ hiện có
Tỷ lệ (%)
Theo quy định
TT 08
Tuyến tỉnh
Bác sĩ 83 33,3 ≥ 30
KTV Xét nghiệm 19 7,6 ≥ 20
Tuyến huyện
Bác sĩ 56 22,9 ≥ 20
KTV Xét nghiệm 13 5,3 ≥ 10
Nhận xét:
- Ở tuyến tỉnh tỷ lệ bác sĩ đạt so với quy định của ĐMBC nhưng kỹ thuật
viên xét nghiệm mới đạt 1/3 so với quy định.
- Tuyến huyện tỷ lệ bác sĩ đạt so với quy định của ĐMBC nhưng kỹ thuật
viên xét nghiệp đạt một nửa theo quy định.
Bảng 3.17. Cán bộ y tế dự phòng /10.000 dân
Cán bộ Dân số Số CBYTDP Số CBYTDP/10.000
CBYTDP
1.085.000
494 4,6
Bác sỹ 139 1,3
Dược sỹ ĐH 17 0,16
Nhận xét:
- Số CBYTDP/10.000 dân là 4,6;
- Tỷ lệ bác sỹ /10.000 dân là 1,3;
- Tỷ lệ dược sỹ /10.000 dân là 0,16
37
Hộp 2: Kết quả thảo luận nhóm về cơ cấu cán bộ
* Ông V, lãnh đạo TTYT huyện...: “… Cơ cấu cán bộ hiện nay vẫn còn
nhiều bất cập, số cán bộ được đào tạo chuyên môn về y học dự phòng hiện
còn ít, cán bộ làm công tác xét nghiệm tại các trung tâm cũng thiếu nhiều..”
* Ông C, TTYT huyện...: “… Cơ cấu cán bộ của TTYT huyện hiện nay chưa
hợp lý, chủ yếu đối tượng tuyển dụng được là điều dưỡng, y sỹ. Số lượng bác
sỹ về các trung tâm là rất ít, chủ yếu là bác sỹ chuyên tu, không có bác sỹ
chính quy vì không cạnh tranh được với các cơ sở điều trị..”
*Ông H, Trƣởng khoa TTYT huyện....: “… Trong một hai năm gần đây,
TTYT tiếp nhận gần 20 cán bộ mới nhưng chỉ có một kỹ thuật viên xét nghiệm.
Do vậy khoa xét nghiệm của TTYT cũng chỉ làm được một số xét nghiệm rất
đơn giản, chủ yếu là xét nghiệm tìm ký sinh trùng sốt rét. Cho nên theo tôi là
cần bổ sung thêm cán bộ có chuyên môn về xét nghiệm”
* Chị L, TTCSSKSS “…Tình trạng BS giảm trong những năm qua và không
tuyển được đối tượng bác sỹ... là những vấn đề nổi cộm về tổ chức của TT
tôi..”
Như vậy, cơ cấu của các đơn vị YTDP còn nhiều bất cập, số lượng KTV xét
nghiệm, bác sỹ chính quy thiếu ở nhiều đơn vị.
3.3. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến số lƣợng, cơ cấu và trình độ cán bộ y tế
dự phòng
3.3.1. Nguyện vọng của cán bộ y tế dự phòng tại các đơn vị (n= 332)
Bảng 3.18. Mong muốn tiếp tục công việc đang làm
Thích và muốn tiếp tục
Công việc đang làm
Phân theo tuyến
Tỉnh Huyện
n % n %
Có 110 93,2 209 97,7
Không 8 6,8 5 2,3
Tổng số 118 100 214 100
Nhận xét:
Đa số thích và muốn tiếp tục công việc đang làm, tuyến tỉnh là 93,2% và
tuyến huyện là 97,7%.
38
Bảng 3.19. Lý do không muốn tiếp tục công việc
Lý do
Phân theo tuyến
Tỉnh Huyện
n % n %
Không phù hợp 5 62,5 3 60,0
Chế độ đại ngộ không thỏa đáng 2 25 2 40,0
Khác 1 12,5 0 0
Tổng số 8 100 5 100
Nhận xét:
Lý do không muốn tiếp tục công việc chủ yếu là công việc không phù hợp và
chế độ đãi ngộ không thỏa đáng, tuyến tỉnh là 87,5% và tuyến huyện là 100%.
Bảng 3.20. Những công việc chuyên môn chính
Theo bộ phận
Phân theo tuyến
Tỉnh Huyện
n % n %
Quản lý 36 4,1 32 3,3
Triển khai các hoạt động 83 9,5 136 14
Xét nghiệm 24 2,7 17 1,7
Theo dõi, giám sát 233 26,6 273 28,2
Điều trị 82 9,4 75 7,7
Thu thập, xử lý TT, báo cáo 175 20 232 24,9
Đào tạo, tập huấn 84 9,6 81 8,4
TT – GDSK 103 11,8 99 10,2
Nghiên cứu khoa học 55 6,3 24 2,5
Tổng 100 100
Nhận xét:
Công việc nhiều nhất của CBYTDP cả tuyến tỉnh và tuyến huyện là theo
dõi, giám sát (26,6% và 28,2%). Công việc kế tiếp là Thu thập, xử lý thông tin,
báo cáo (20% và 24,9%).
39
Bảng 3.21. Những việc tuyến dƣới cần hỗ trợ từ tuyến trên
Công việc
Phân theo tuyến
Tỉnh Huyện
n % n %
1. Bổ sung nhân lực phù hợp nhu cầu đơn vị 2 1,8 7 4,0
2. Bổ sung trang thiết bị và tài liệu cần thiết 8 7,3 11 6,4
3. Bổ sung kinh phí hoạt động 15 13,6 21 12,1
4. Đào tạo kỹ năng quản lý và giao tiếp 23 21,0 47 27,2
5. Đào tạo kỹ năng giao tiếp 5 4,5 9 5,2
6. Đào tạo kỹ năng chuyên môn 45 41,0 68 39,3
7. Đào tạo kỹ năng nghiên cứu, ứng dụng
khoa học
12 11,0 10 5,8
Tổng 100 100
Nhận xét:Đào tạo kỹ năng chuyên môn có tỷ lệ cao nhất tuyến tỉnh là 41,0 % và
tuyến huyện là 39,3%.
Bảng 3.22. Những công việc tuyến trên cần làmđể nâng cao năng lực tuyến dưới
Công việc
Phân theo tuyến
Tỉnh Huyện
n % n %
1.Lập KH chỉ đạo tuyến
phù hợp
24 17,5 15 8
2.Tập huấn chuyên môn cho
cán bộ chuyên trách
59 43,1 75 39,9
3.Tăng cường công tác kiểm
tra, giám sát
7 5,1 31 16,5
4.Có chế độ KT phù hợp 11 8,2 8 4,3
5. Hỗ trợ kinh phí, TTB 36 26,3 59 31,4
Tổng 100 100
Nhận xét:
Tập huấn chuyên môn cho cán bộ chuyên trách chiếm tỷ lệ cao nhất,
tuyến tỉnh là 43,1% và tuyến huyện là 39,9%.
40
3.3.2. Nhận xét của lãnh đạo tại các đơn vị y tế dự phòng (n= 32)
Bảng 3.23. Nhận xét các bộ phận về năng lực
Bộ phận
Tốt Khá Trung bình Kém
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
1.QLý, Hchính 0 0,0 6 18,8 17 53,1 9 28,1
2.Chuyên môn 3 9,4 13 40,6 14 43,8 2 6,25
3.Xét nghiệm 0 0,0 3 9,4 15 46,9 14 43,8
Nhận xét:
Bộ phận xét nghiệm được cho là kém chiếm tỷ lệ cao nhất 43,8%.
Bảng 3.24. Nhận xét về cơ cấu và trình độ cán bộ y tế dự phòng
Đáp ứng
về cơ cấu và trình độ
Có Không
n % n %
15 46,9 17 53,1
Lý do không đáp ứng
về cơ cấu và trình độ
Thiếu cán bộ
Không phù hợp
công việc
Khác
n % n % n %
15 88,2 0 0 2 11,8
Nhận xét:
- Tỷ lệ không đáp ứng về cơ cấu và trình độ tương đối cao 53,1.
- Lý do không đáp ứng chủ yếu là thiếu cán bộ 88,2%.
41
Bảng 3.25. Nhận xét về loại hình và chuyên ngành đào tạo thích hợp
Loại hình
đào tạo
Thích hợp
Trung cấp Đại học Sau đại học
n % n % n %
5 15,6 13 40,6 14 43,8
Chuyên
ngành đào tạo
thích hợp
YTCC YHDP Khác
n % n % n %
11 34,4 18 56,2 3 9,4
Nhận xét:
- Loại hình đào tạo thích hợp nhất: Sau Đại học chiếm 43,8%, đại học 40,6%
- Chuyên ngành đào tạo thích hợp nhất: YHDP chiếm 56,2%, YTCC 34,4%.
Bảng 3.26. Đào tạo để đáp ứng nhu cầu về số lƣợng và chất lƣợng trong giai
đoạn 2014 – 2020
Nội dung
Cần Chƣa cần
n % n %
1. Qui hoạch đào tạo phù hợp
Cơ cấu các bộ phận
25 78,1 7 28,9
2. Đào tạo theo địa chỉ 22 68,8 10 31,2
3. Đào tạo chuyên ngành phù hơp 26 81,2 6 18,8
4. Đa dạng các loại hình đào tạo 20 62,5 12 37,5
Nhận xét:
Nhu cầu đào tạo chuyên ngành phù hợp chiếm tỷ lệ cao nhất là 81,2%,
tiếp đến là qui hoạch đào tạo phù hợp cơ cấu các bộ phận và đào tạo theo địa chỉ.
42
Bảng 3.27. Những công việc cần hỗ trợ từ tuyến trên
Nội dung
Cần Chƣa cần
n % n %
1. Bổ sung nhân lực phù hợp cơ cấu và trình độ 25 78,1 7 21,9
2. Bổ sung kiến thức
Chuyên ngành phù hợp
24 75 8 25
3. Bổ sung thiết bị và tài liệu chuyên môn 22 68,8 10 31,2
4. Chính sách ưu đãi nhân lực
Tại chỗ và nơi khác về
28 87,5 4 12,5
5. Bổ sung kinh phí 24 75 8 25
Nhận xét:
Cần có chính sách ưu đãi nhân lực tại chỗ và nơi khác về chiếm tỷ lệ cao
nhất là 87,5%, tiếp đến cần bổ sung nhân lực phù hợp cơ cấu và trình độ là 78,1%.
Bảng 3.28. Những công việc cần làm tại đơn vị
Nội dung
Cần Chƣa cần
n % n %
1. Có kế hoạch cụ thể theo chức năng,
nhiệm vụ
22 68,8 10 31,2
2. Bố trí nhân lực hợp lý 24 75 8 25
3. Có chế độ khuyến khích học tập và
nghiên cứu ứng dụng khoa học
26 81,3 6 18,7
4. Qui hoạch cán bộ theo chuẩn của Bộ
Y Tế
20 62,5 12 37,5
Nhận xét:
Cần có chế độ khuyến khích học tập và nghiên cứu ứng dụng khoa học
chiếm tỷ lệ cao nhất là 81,3%; tiếp đến là bố trí nhân lực hợp lý 75%.
43
Hộp 3: Kết quả thảo luận về các yếu tố ảnh hưởng
* Ông Th, Phó giám đốc TTYTDP tỉnh “… Nhân lực của cơ sở YTDP
tuyến huyện thì cán bộ còn ít mà khối lượng công việc thì nhiều, chức năng
chưa chuyên trách, mỗi cán bộ phụ trách nhiều chương trình nên hiệu quả
công việc còn hạn chế …
* Ông T, Lãnh đạo TTYT huyện….“…Về phía trung tâm rất muốn nâng
cao trình độ cán bộ, đơn vị tuy có nhiều cán bộ trẻ, có nguyện vọng được đi
đào tạo dài hạn nhưng đơn vị không bố trí đi học được đồng loạt vì nếu đi
học thì số cán bộ không đủ đảm đương công việc.”
*Chị H, cán bộ TTYT huyện… “…Là cán bộ trẻ, mới đi làm được 3 năm
nay, tôi thấy rằng muốn làm tốt công việc tôi cần phải đi học nâng cao trình
độ nhưng với thu nhập còn hạn chế thì việc vừa đảm bảo cuộc sống vừa đi
học dài ngày là rất khó khăn”.
*Chị L, TTCSSKSS “…Chính sách, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ y tế nói
chung và cán bộ YTDP nói riêng chưa thỏa đáng, chưa khuyến khích thu hút
được cán bộ có trình độ từ nơi khác đến, mà ngay cả cán bộ tại TT cũng có
xu hướng muốn chuyển lên tuyến trên hay sang bệnh viện công tác, tại đó
BS có điều kiện làm việc tốt hơn, phát huy được khả năng chuyên môn của
mình, thu nhập cao hơn vì có thể làm thêm, mở phòng khám….”
* Bà A. Phó giám đốc TT…: “... Hiện nay TT đang đối mặt với nhiều khó
khăn, trong đó kinh phí đầu tư vẫn là vấn đề khó giải quyết. Nguồn kinh phí
hàng năm chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của TT. Trang thiết bị,
máy móc đã cũ, cần được nâng cấp sửa đổ nhưng chưa đáp ứng nổi. Nhiều
bác sỹ đi học chuyên ngành mới về nhưng không được áp dụng dẫn đến mai
một tay nghề.. ”
Như vậy, các yếu tố chính ảnh hưởng tới thực trạng nguồn nhân lực
YTDP tỉnh Thái Nguyên là chế độ chính sách với cán bộ, đào tạo, nguồn kinh
phí hạn hẹp không đủ để nâng cao trang thiết bị, máy móc phục vụ công việc.
44
3.4. Nhu cầu nhân lực y tế dự phòng từ năm 2014 đến năm 2020
3.4.1. Nhu cầu về số lượng
Bảng 3.29. Số cán bộ y tế dự phòng nghỉ hƣu các năm theo tuyến
Tuyến
Năm
2014
Năm
2015
Năm
2016
Năm
2017
Năm
2018
Năm
2019
Năm
2020
Tổng cộng
Tỉnh 24 8 4 7 4 8 9 64
Huyện 9 14 7 10 10 11 8 69
Tổng số 33 22 11 17 14 19 17 133
Nhận xét:
Đến năm 2020, tổng số CBYTDP toàn tỉnh nghỉ hưu là 133 cán bộ.
Bảng 3.30. Nhu cầu cần bổ sung cán bộ y tế dự phòng tuyến tỉnh ở mức tối
đa theo TT 08/BYT-BNV
Đơn vị
Số CBYTDP
hiện có
Số CBYTDP
cần có theo
TT 08
Số CBYTDP
cần bổ sung
TT Y tế dự phòng tỉnh 80 65 -15
TT Chăm sóc SKSS 31 35 4
TT KN Thuốc-MP-TP 19 30 11
TT Truyền thông GDSK 13 14 1
TTPC HIV/AIDS 28 30 2
TT Da liễu- chống phong 25 50 25
Chi cục Dân số- KHHGD 22 20* 0
Chi cục ATVSTP 18 19* 1
Trạm chống lao 13 15* 2
Tổng số 249 278 31
*: Những cơ sở này được tỉnh quy định số biên chế, trong đó Chi cục DS_
KHHGD thì quy định ít nhất 20 cán bộ.
Nhận xét: Số lượng cán bộ y tế dự phòng tuyến tỉnh cần bổ sung thêm là 31
biên chế so với TT 08 BYT- BNV.
45
Bảng 3.31. Nhu cầu cán bộ y tế dự phòng tuyến huyện ở mức tối đa theo TT
08/BYT-BNV
Đơn vị
Số CBYTDP
hiện có
Số CBYTDP
cần có theo
TT 08
Số CBYTDP
cần bổ sung
Huyện Đại Từ 35 40 5
Huyện Phú Bình 26 35 9
Huyện Phổ Yên 31 35 4
Huyện Định Hóa 28 30 2
Huyện Đồng Hỷ 32 35 3
Huyện Võ Nhai 23 30 7
Huyện Phú Lương 25 30 5
Thị xã Sông Công 14 30 16
Thành Phố TN 31 45 14
Tổng cộng 245 310 65
Nhận xét:
Số lượng cán bộ y tế dự phòng tuyến huyện cần bổ sung thêm là 65 biên
chế so với TT 08/ BYT- BNV.
Bảng 3.32. Nhu cầu cán bộ y tế dự phòng cần tuyển thêm
Nhu cầu bổ sung
Tuyến
Tỉnh
Tuyến
Huyện
Tổng số
Bổ sung số cán bộ nghỉ hưu 64 69 133
Bổ sung số cán bộ đủ theo TT08 31 65 96
Tổng số cần tuyển 95 134 229
Nhận xét:
Nhu cầu cán bộ y tế dự phòng cần tuyển thêm toàn tỉnh là 229 cán bộ.
46
3.4.2. Nhu cầu về trình độ
3.4.2.1. Nhu cầu đào tạo lại về chuyên môn
Bảng 3.33. Mong muốn đƣợc đào tạo lại của cán bộ y tế dự phòng tuyến
Tỉnh ( n=118)
Nội dung
Rất cần Cần Chƣa cần
n % n % n %
Quản lý 34 28,8 24 20,3 60 50,8
Triển khai các hoạt động 25 21,2 18 15,3 75 63,6
Xét nghiệm 34 28,8 53 44,9 31 26,3
Theo dõi, giám sát 12 10,2 69 58,5 37 31,4
Điều trị 20 17,0 52 44,1 46 39,0
Thu thập, xử lý
Thông tin, viết báo cáo
5 4,2 20 17,0 93 78,8
Đào tạo, tập huấn 42 35,6 57 48,3 19 16,1
Truyền thông-GDSK 15 12,7 27 23,0 76 64,4
Nghiên cứu 22 18,6 40 34,0 56 47,5
Nhận xét:
- Rất cần được đào tạo lại là công tác: Đào tạo, tập huấn chiếm tỷ lệ cao
nhất 35,6%. Xét nghiệm và công tác quản lý đứng thứ hai với 28,8%.
- Cần được đào tạo lại là công tác: Theo dõi giám sát chiếm tỷ lệ cao nhất
58,5%. Xét nghiệm đứng thứ hai với 44,9%.
47
Bảng 3.35. Mong muốn đƣợc đào tạo lại của cán bộ y tế dự phòng tuyến
Huyện ( n=214)
Nội dung
Rất cần Cần Chƣa cần
n % n % n %
Quản lý 19 9,0 44 20,6 151 70,6
Triển khai các hoạt động 21 9,8 51 23,8 142 66,4
Xét nghiệm 75 35,0 44 20,6 95 44,4
Theo dõi, giám sát 17 8,0 21 9,8 176 82,2
Điều trị 47 22,0 85 39,7 82 38,3
Thu thập, xử lý
Thông tin, viết báo cáo
12 5,6 24 11,2 178 83,2
Đào tạo, tập huấn 95 44,4 53 24,8 66 30,8
Truyền thông-GDSK 17 8,0 23 10,7 174 81,3
Nghiên cứu 68 31,8 87 40,7 59 27,6
Nhận xét:
- Rất cần được đào tạo lại là công tác: Đào tạo, tập huấn chiếm tỷ lệ cao
nhất 44,4%. Đứng thứ hai là xét nghiệm với 44%.
- Cần được đào tạo lại là công tác: Nghiên cứu khoa học chiếm tỷ lệ cao
nhất 40,7%. Tiếp theo là công tác điều trị với 39,7%.
48
3.4.2.2. Nhu cầu về loại hình đào tạo
Bảng 3.36. Loại hình đào tạo thích hợp nhất
Loại hình đào tạo
Tỉnh Huyện
N % n %
Đào tạo ngắn hạn chuyên môn 46 39,0 77 36,0
Đào tạo ngắn hạn quản lý chương trình 10 8,5 39 18,2
Bác sỹ đa khoa 6 5,1 15 7,0
Chuyên khoa cấp I 12 10,2 16 7,5
Chuyên khoa cấp II 10 8,5 8 3,7
Thạc sỹ 10 8,5 17 7,9
Tiến sỹ 5 4,2 2 0,9
Không thích đi học thêm 19 16,1 40 18,7
Tổng số 118 100 214 100
Nhận xét:
Nhu cầu Đào tạo ngắn hạn về chuyên môn chiếm tỷ lệ cao nhất, (tuyến
tỉnh 39% và tuyến huyện 36%). Không số cán bộ không thích đi học thêm cũng
chiếm một tỷ lệ tương đối (16,1% và 18,7%).
3.4.2.3. Nhu cầu về chuyên ngành đào tạo
Bảng 3.37. Chuyên ngành đào tạo thích hợp
(Với trình độ học Thạc sỹ, Tiến sỹ, CKI và CKII)
Chuyên ngành đào tạo Tỉnh Huyện
n % n %
Y tế công cộng 13 35,1 7 16,3
Y học dự phòng 18 48,6 25 58,1
Các chuyên ngành khác 6 16,2 11 25,6
Tổng số 37 100,0 43 100,0
Nhận xét:
Chuyên ngành đào tạo thích hợp nhất là Y học dự phòng ở cả hai tuyến
(48,6% ở tuyến tỉnh và 58,1% ở tuyến huyện).
49
Hộp 4: Kết quả thảo luận về nhu cầu phát triển nguồn nhân lực
*Bà H, Lãnh đạo TTYT ....“… Về nhu cầu để phát triển nhân lực thì chúng
tôi có rất nhiều về cả số lượng, về chất lượng cán bộ, điều kiện làm việc, chế
độ chính sách. Biên chế hàng năm giao cho các đơn vị phải tăng lên để các
đơn vị có cơ sở để tuyển thêm cán bộ. Nên có chính sách thu hút nguồn nhân
lực chất lượng cao để giữ cán bộ...
*Ông Đ, Trung tâm TTGDSK có ý kiến “... Theo tôi, giải pháp cần được thực
hiện đồng bộ từ cấp Trung ương tới địa phương. Trong mọi chủ trương thì đều
nêu cao ưu tiên cho dự phòng nhưng thực tế nguồn kinh phí đầu tư dành cho dự
phòng so với điều trị là rất hạn hẹp...”.
*Ông L, TTYT dự phòng tỉnh: “ … Nhà nước cần nghiên cứu có các chế độ
chính sách ưu đãi đặc thù đối với cán bộ ngành y tế dự phòng vì so với ngành
điều trị thì mức thu nhập của bác sỹ điều trị hơn hẳn bác sỹ dự phòng, để bác
sỹ dự phòng yên tâm công tác gắn bó với nghề. Tỉnh cần bổ sung, sửa đổi
chính sách thu hút cán bộ, đặc biệt đối với bác sỹ làm việc tại xã, huyện miền
núi, vùng cao…”.
* Chị H.A, TTYT huyện… “..Theo tôi, Sở y tế cần phải sớm có đề án nâng
cấp các TT thuộc hệ dự phòng, chứ không chỉ đầu tư vào các bệnh viện thì
mới đảm bảo cho hệ dự phòng đủ điều kiện để phát triển bền vững được..”.
Như vậy, các ý kiến đều mong muốn được các cơ quan có thẩm quyền
quan tâm, đầu tư hơn cho YTDP. Cụ thể cấp thêm biên chế hàng năm, tăng
nguồn kinh phí và nâng mức chế độ chính sách cho cán bộ.
50
Chƣơng 4
BÀN LUẬN
Kết quả nghiên cứu năm 2013 tại 18 cơ sở y tế dự phòng toàn tỉnh Thái
Nguyên, tổng cộng là 494 người. Chúng tôi có những nhận xét như sau:
4.1. Thực trạng cán bộ y tế dự phòng tỉnh Thái Nguyên
4.1.1. Số lượng
Kết quả nghiên cứu từ bảng 3.1 đến 3.4 cho thấy: Tổng số cán bộ y tế dự
phòng toàn tỉnh là 494 người, số lượng cán bộ tuyến tỉnh và huyện xấp xỉ nhau
với tỉ lệ 50,4% và 49,6%. Tỷ lệ cán bộ là nữ giới chiếm ưu thế hơn với 63%. Đa
số cán bộ là người dân tộc Kinh nhưng dân tộc thiểu số cũng chiếm một tỷ lệ
cao 26,7% nguyên nhân do Thái Nguyên là một tỉnh miền núi gồm có nhiều dân
tộc anh em sinh sống. Mặt khác đời sống văn hóa của các dân tộc thiểu số ngày
càng nâng cao nên việc có nhiều cán bộ người dân tộc thiểu số trong các cơ quan
nhà nước ngày càng phổ biến. Độ tuổi 30- 50 chiếm hơn một nửa tổng số nhân
lực hệ dự phòng toàn tỉnh. Đây là một yếu tố thuận lợi cho hoạt động của các cơ
sở y tế dự phòng vì độ tuổi này là quãng thời gian mà trình độ chuyên môn, học
vấn và khả năng cống hiến của các cán bộ đạt mức cao nhất. 88,5% các cán bộ
YTDP tỉnh được đào tạo tại Thái Nguyên. Điều này rất dễ hiểu vì Thái Nguyên
được coi là một cái nôi đào tạo cán bộ y tế nói chung và cán bộ y tế dự phòng
nói riêng cho khu vực phía Bắc.
Toàn bộ nhân lực y tế tỉnh Thái Nguyên có 4549 cán bộ [42], trong đó số
cán bộ hệ Dự phòng là 494 chiếm 10,9 %. Bằng chứng trên cho thấy sự bất hợp
lý và chưa phù hợp với phương châm dự phòng là chính, công việc của hệ y tế
dự phòng chiếm hơn 60% công việc của ngành y tế. Về số lượng các cán bộ tại
các cơ sở y tế dự phòng cho từng tuyến, kết quả nghiên cứu cho thấy đối với
51
tuyến tỉnh thì Trung tâm YTDP tỉnh có tổng số cán bộ nhiều nhất chiếm 32,1%.
Thấp nhất là Trạm chống lao và Trung tâm TT- GDSK với số cán bộ 13 chiếm
5,2%. Tại tuyến huyện thì TTYT huyện Đại Từ có số cán bộ nhiều nhất, chiếm
14,3%. Số lượng cán bộ ít nhất là Thị xã Sông Công với 14 cán bộ chiếm 5,7%.
Nguyên nhân do Thị xã Sông Công là một trong hai đơn vị tuyến huyện còn mô
hình Trung tâm y tế và Bệnh viện gắn liền nhau nên số lượng còn hạn chế.
Hiện nay Thái Nguyên đang tồn tại song song 2 mô hình, một là mô hình
chiếm ưu thế TTYT huyện và Bệnh viện huyện tách rời (7/9 đơn vị) theo nghị
định 172 của Chính phủ và mô hình gắn liền nhau (2/9 đơn vị). Ưu điểm của mô
hình TTYT đã tách riêng hệ YTDP là: 1- Nguồn lực dành cho hoạt động dự
phòng tốt hơn. 2- Có đủ số khoa phòng để thực hiện các chức năng chuyên môn
theo qui định. Hạn chế của mô hình TTYT đã chia tách là: 1- Đa số các Trung
tâm đều mới chia tách, nhiều TTYT mới thành lập cơ sở vật chất chật chội, trang
thiết bị chưa đủ, nhân lực thiếu nghiêm trọng cả về số lượng và trình độ chuyên
môn. 2- Cơ chế phối hợp hoạt động với bệnh viện còn chưa chặt chẽ ảnh hưởng
đến hoạt động phòng chống dịch, đặc biệt là ở các TTYT còn yếu. Cả mô hình
chia tách và kết hợp thì mỗi mô hình có những ưu và nhược điểm riêng nhưng
việc chia tách đã góp phần làm mất cân đối trong công tác đào tạo chuyên khoa,
nghiêng về hệ điều trị hơn là hệ dự phòng [52]. Trước đây trung tâm y tế huyện
vừa làm công tác điều trị vừa làm công tác dự phòng, như vậy số lượng người
tham gia công tác dự phòng nhiều hơn trong các chiến dịch, trong các phong
trào phòng chống dịch bệnh khi cần, sẽ điều động tất cả cán bộ tham gia công
tác y tế dự phòng. Sau khi thực hiện nghị định 172 [27]tách trung tâm y tế huyện
ra khỏi bệnh viện, làm cho việc phối hợp giữa trung tâm y tế và bệnh viện ngày
càng hạn chế hơn, chưa nói đến gây mất đoàn kết nội bộ nhiều nơi trong ngành y
tế, việc ai nấy làm không hổ trợ công tác chuyên môn lẫn nhau. Vì vậy biên chế
trung tâm y tế mới tách, không đủ người để đảm đương công tác phòng dịch.
52
4.1.2. Cán bộ y tế dự phòng hiện có so với định mức biên chế của thông tư
08/BYT-BNV
Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.7 và bảng 3.9 cho thấy: So với định mức biên
chế mà TT 08/BYT-BNV quy định thì ở mức tối thiểu: Tuyến tỉnh có 5 đơn vị đạt,
chiếm tỷ lệ 55,6 %. Tuyến huyện có 4/9 đơn vị đạt, chiếm tỷ lệ 44,4%.
Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.8; 3.10 cho thấy: So với định mức biên chế
mà TT 08 /BYT-BNV quy định ở mức tối đa: Tuyến tỉnh có 1/9 đơn vi đạt,
chiếm tỷ lệ 11,1%. Tuyến huyện thì không có đơn vị nào đạt.
Kết quả định lượng trên và kết quả thu được khi thảo luận nhóm các lãnh
đạo cơ sở YTDP tỉnh cho thấy các đơn vị y tế dự phòng tỉnh Thái Nguyên thiếu
hụt về nhân lực, đặc biệt là ở tuyến huyện. Thiếu hụt cán bộ có ảnh hưởng rất
lớn đến sự phát triển hệ Dự phòng tỉnh. Cán bộ là một nguồn lực quan trọng chủ
chốt trong việc thực thi các chương trình, thiếu cán bộ dẫn đến sự bố trí nhân lực
không hợp lý, sự chuyên môn hóa không cao do mỗi cán bộ phải phụ trách nhiều
mảng. Việc nâng cao trình độ cán bộ cũng gặp khó khăn do không đủ cán bộ
đảm đương công việc thường quy. Trong đó tuyến tỉnh chưa đạt mức tối thiểu là
44,4%, tuyến huyện chưa đạt ở mức tối thiểu là 55,6%. Kết quả này thấp hơn
nhiều so với nghiên cứu của Cục YTDP và Môi trường có đến 90% số TTYTDP
quận huyện chưa đạt [31]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Bá Văn về nhân lực
YTDP tỉnh Hà Giang: tuyến tỉnh có 5/8 đơn vị đạt mức tối thiểu, 2/ 8 đơn vị đạt
mức tối đa. Huyện có 8/11 đơn vị đạt mức tối thiểu. không có đơn vị nào đạt
mức tối đa [51]. Theo nghiên cứu của Khưu Minh Cảnh về các cơ sở YTDP
thành phố Cần Thơ: tuyến tỉnh 6/9 đơn vị đạt mức tối thiểu. 1/9 đơn vị đạt mức
tối đa. Tuyến huyện: 2/9 đơn vị đạt mức tối thiểu, 1/9 đơn vị đạt mức tối đa [25].
Nguyên nhân được kể ra đầu tiên là chế độ chính sách dành cho các
cán bộ hệ Dự phòng. Các sinh viên Y sau khi tốt nghiệp thường có xu hướng
chọn những chuyên ngành, đơn vị có thể mang lại thu nhập cao như chuyên
53
khoa răng hàm mặt, mắt, tai mũi họng, chẩn đoán hình ảnh…Ở những chuyên
ngành này, ngoài việc thực hiện công tác chuyên môn, họ có thể tăng thu
nhập bằng những nguồn thu chính đáng như tham gia khám chữa bệnh ngoài
giờ tại các phòng khám.. Ngay cả khi về hưu họ cũng vẫn có thể có thu nhập
cao từ hoạt động khám chữa bệnh, đặc biệt là hiện nay, nhu cầu khám chữa
bệnh của nhân dân rất lớn, các bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải. So với
thu nhập của các cán bộ lâm sàng, thu nhập của các đồng nghiệp chuyên
ngành y tế dự phòng còn rất khiêm tốn, thậm chí không đủ trang trải cho các
nhu cầu sinh hoạt đang có xu hướng ngày càng gia tăng trong xã hội hiện đại.
Năm 2013 là năm mà khóa Bác sỹ chính quy chuyên ngành Y học dự phòng
của Trường đại học Y Dược đầu tiên ra trường. Lượng bác sỹ này hứa hẹn là
một nguồn bổ sung nhân lực chất lượng cao rất lớn cho hệ Dự phòng. Theo
quy định, bác sỹ hệ Y học dự phòng không được tuyển ở những chuyên
ngành điều trị, vì vậy họ thường có xu hướng chọn những đơn vị Dự phòng ở
tuyến Trung ương và tỉnh chứ không thích về tuyến huyện. Ngoài công việc
chuyên môn thì tại các đơn vị này thường xuyên có những nguồn thu từ
những dự án trong và ngoài nước. Chính vì vậy, khả năng cạnh tranh thu hút
cán bộ của hệ Dự phòng tuyến huyện là rất thấp.
Nguyên nhân này cũng được khẳng định trong nghiên cứu của Trần Thị
Anh Đào về Nhân lực y tế ở Bạc Liêu năm 2012 [35]: Có nhiều nguyên nhân
liên quan đến tình trạng thiếu nhân lực y tế dự phòng như đào tạo cán bộ y tế
cho hệ y tế dự phòng còn rất ít; thiếu các chính sách thu hút khuyến khích cán
bộ y tế làm việc cho y tế dự phòng; điều kiện làm việc của các cơ sở y tế dự
phòng còn nhiều thiếu thốn; mô hình tổ chức hệ thống y tế trong đó có y tế dự
phòng tuyến huyện trong nhiều năm qua không ổn định; ít có nguồn thu ngoài
lương cho cán bộ y tế hệ y tế dự phòng.
Thực trạng nguồn nhân lực tại các cơ sở y tế dự phòng tỉnh thái nguyên
Thực trạng nguồn nhân lực tại các cơ sở y tế dự phòng tỉnh thái nguyên
Thực trạng nguồn nhân lực tại các cơ sở y tế dự phòng tỉnh thái nguyên
Thực trạng nguồn nhân lực tại các cơ sở y tế dự phòng tỉnh thái nguyên
Thực trạng nguồn nhân lực tại các cơ sở y tế dự phòng tỉnh thái nguyên
Thực trạng nguồn nhân lực tại các cơ sở y tế dự phòng tỉnh thái nguyên
Thực trạng nguồn nhân lực tại các cơ sở y tế dự phòng tỉnh thái nguyên
Thực trạng nguồn nhân lực tại các cơ sở y tế dự phòng tỉnh thái nguyên
Thực trạng nguồn nhân lực tại các cơ sở y tế dự phòng tỉnh thái nguyên
Thực trạng nguồn nhân lực tại các cơ sở y tế dự phòng tỉnh thái nguyên
Thực trạng nguồn nhân lực tại các cơ sở y tế dự phòng tỉnh thái nguyên
Thực trạng nguồn nhân lực tại các cơ sở y tế dự phòng tỉnh thái nguyên
Thực trạng nguồn nhân lực tại các cơ sở y tế dự phòng tỉnh thái nguyên
Thực trạng nguồn nhân lực tại các cơ sở y tế dự phòng tỉnh thái nguyên
Thực trạng nguồn nhân lực tại các cơ sở y tế dự phòng tỉnh thái nguyên
Thực trạng nguồn nhân lực tại các cơ sở y tế dự phòng tỉnh thái nguyên
Thực trạng nguồn nhân lực tại các cơ sở y tế dự phòng tỉnh thái nguyên
Thực trạng nguồn nhân lực tại các cơ sở y tế dự phòng tỉnh thái nguyên
Thực trạng nguồn nhân lực tại các cơ sở y tế dự phòng tỉnh thái nguyên
Thực trạng nguồn nhân lực tại các cơ sở y tế dự phòng tỉnh thái nguyên

More Related Content

What's hot

Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Kh...
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Kh...Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Kh...
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Kh...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường của người dân ...
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường của người dân ...Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường của người dân ...
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường của người dân ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan trên bệ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan trên bệ...Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan trên bệ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan trên bệ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hướng dẫn sử dụng kháng sinh bộ y tế 2015
Hướng dẫn sử dụng kháng sinh bộ y tế 2015Hướng dẫn sử dụng kháng sinh bộ y tế 2015
Hướng dẫn sử dụng kháng sinh bộ y tế 2015Bệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
THÔNG LIÊN THẤT
THÔNG LIÊN THẤTTHÔNG LIÊN THẤT
THÔNG LIÊN THẤTSoM
 
Khảo sát chỉ số thở nhanh nông trong cai máy thở tại khoa săn sóc đặc biệt bệ...
Khảo sát chỉ số thở nhanh nông trong cai máy thở tại khoa săn sóc đặc biệt bệ...Khảo sát chỉ số thở nhanh nông trong cai máy thở tại khoa săn sóc đặc biệt bệ...
Khảo sát chỉ số thở nhanh nông trong cai máy thở tại khoa săn sóc đặc biệt bệ...jackjohn45
 
LUẬN VĂN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA BÁC SĨ, ĐIỀU DƯỠNG NĂM 2022.docx
LUẬN VĂN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA BÁC SĨ, ĐIỀU DƯỠNG NĂM 2022.docxLUẬN VĂN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA BÁC SĨ, ĐIỀU DƯỠNG NĂM 2022.docx
LUẬN VĂN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA BÁC SĨ, ĐIỀU DƯỠNG NĂM 2022.docxLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
ĐẶC ĐIỂM HỆ TẠO MÁU Ở TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ TẠO MÁU Ở TRẺ EMĐẶC ĐIỂM HỆ TẠO MÁU Ở TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ TẠO MÁU Ở TRẺ EMTín Nguyễn-Trương
 
Cập nhật chẩn đoán và điều trị THA cấp cứu
Cập nhật chẩn đoán và điều trị THA cấp cứuCập nhật chẩn đoán và điều trị THA cấp cứu
Cập nhật chẩn đoán và điều trị THA cấp cứuSỨC KHỎE VÀ CUỘC SỐNG
 
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật nội khoa chuyên ngành hô hấp
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật nội khoa chuyên ngành hô hấpHướng dẫn quy trình kỹ thuật nội khoa chuyên ngành hô hấp
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật nội khoa chuyên ngành hô hấpBệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
Khao sat hoat dong cung ung thuoc tai benh vien da khoa huyen an lao
Khao sat hoat dong cung ung thuoc tai benh vien da khoa huyen an laoKhao sat hoat dong cung ung thuoc tai benh vien da khoa huyen an lao
Khao sat hoat dong cung ung thuoc tai benh vien da khoa huyen an laoLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 

What's hot (20)

Đánh giá sự hài lòng của người bệnh tại các bệnh viện công lập
Đánh giá sự hài lòng của người bệnh tại các bệnh viện công lậpĐánh giá sự hài lòng của người bệnh tại các bệnh viện công lập
Đánh giá sự hài lòng của người bệnh tại các bệnh viện công lập
 
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Kh...
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Kh...Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Kh...
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Kh...
 
Tiep can chan doan va danh gia benh nhan suy tim cap 2019
Tiep can chan doan va danh gia benh nhan suy tim cap 2019Tiep can chan doan va danh gia benh nhan suy tim cap 2019
Tiep can chan doan va danh gia benh nhan suy tim cap 2019
 
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường của người dân ...
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường của người dân ...Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường của người dân ...
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường của người dân ...
 
Đề tài: Tuân thủ điều trị phòng biến chứng đái tháo đường, HAY
Đề tài: Tuân thủ điều trị phòng biến chứng đái tháo đường, HAYĐề tài: Tuân thủ điều trị phòng biến chứng đái tháo đường, HAY
Đề tài: Tuân thủ điều trị phòng biến chứng đái tháo đường, HAY
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan trên bệ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan trên bệ...Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan trên bệ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan trên bệ...
 
4. Tong DTDS 2019.pdf
4. Tong DTDS 2019.pdf4. Tong DTDS 2019.pdf
4. Tong DTDS 2019.pdf
 
Hướng dẫn sử dụng kháng sinh bộ y tế 2015
Hướng dẫn sử dụng kháng sinh bộ y tế 2015Hướng dẫn sử dụng kháng sinh bộ y tế 2015
Hướng dẫn sử dụng kháng sinh bộ y tế 2015
 
THÔNG LIÊN THẤT
THÔNG LIÊN THẤTTHÔNG LIÊN THẤT
THÔNG LIÊN THẤT
 
Khảo sát chỉ số thở nhanh nông trong cai máy thở tại khoa săn sóc đặc biệt bệ...
Khảo sát chỉ số thở nhanh nông trong cai máy thở tại khoa săn sóc đặc biệt bệ...Khảo sát chỉ số thở nhanh nông trong cai máy thở tại khoa săn sóc đặc biệt bệ...
Khảo sát chỉ số thở nhanh nông trong cai máy thở tại khoa săn sóc đặc biệt bệ...
 
LUẬN VĂN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA BÁC SĨ, ĐIỀU DƯỠNG NĂM 2022.docx
LUẬN VĂN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA BÁC SĨ, ĐIỀU DƯỠNG NĂM 2022.docxLUẬN VĂN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA BÁC SĨ, ĐIỀU DƯỠNG NĂM 2022.docx
LUẬN VĂN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA BÁC SĨ, ĐIỀU DƯỠNG NĂM 2022.docx
 
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực y tế tại tỉnh Vĩnh Phúc, HAY
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực y tế tại tỉnh Vĩnh Phúc, HAYLuận văn: Phát triển nguồn nhân lực y tế tại tỉnh Vĩnh Phúc, HAY
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực y tế tại tỉnh Vĩnh Phúc, HAY
 
ĐẶC ĐIỂM HỆ TẠO MÁU Ở TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ TẠO MÁU Ở TRẺ EMĐẶC ĐIỂM HỆ TẠO MÁU Ở TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ TẠO MÁU Ở TRẺ EM
 
Dịch tễ học
Dịch tễ họcDịch tễ học
Dịch tễ học
 
Cập nhật chẩn đoán và điều trị THA cấp cứu
Cập nhật chẩn đoán và điều trị THA cấp cứuCập nhật chẩn đoán và điều trị THA cấp cứu
Cập nhật chẩn đoán và điều trị THA cấp cứu
 
Đặc điểm lâm sàng và điều trị viêm tụy cấp tăng triglyceride, HAY
Đặc điểm lâm sàng và điều trị viêm tụy cấp tăng triglyceride, HAYĐặc điểm lâm sàng và điều trị viêm tụy cấp tăng triglyceride, HAY
Đặc điểm lâm sàng và điều trị viêm tụy cấp tăng triglyceride, HAY
 
Metformin
MetforminMetformin
Metformin
 
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật nội khoa chuyên ngành hô hấp
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật nội khoa chuyên ngành hô hấpHướng dẫn quy trình kỹ thuật nội khoa chuyên ngành hô hấp
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật nội khoa chuyên ngành hô hấp
 
Khao sat hoat dong cung ung thuoc tai benh vien da khoa huyen an lao
Khao sat hoat dong cung ung thuoc tai benh vien da khoa huyen an laoKhao sat hoat dong cung ung thuoc tai benh vien da khoa huyen an lao
Khao sat hoat dong cung ung thuoc tai benh vien da khoa huyen an lao
 
Thuốc giãn phế quản kép trong điều trị copd
Thuốc giãn phế quản kép trong điều trị copdThuốc giãn phế quản kép trong điều trị copd
Thuốc giãn phế quản kép trong điều trị copd
 

Similar to Thực trạng nguồn nhân lực tại các cơ sở y tế dự phòng tỉnh thái nguyên

Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...
Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...
Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non tháng
Nghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non thángNghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non tháng
Nghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non thángTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột...
đáNh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột...đáNh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột...
đáNh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn: Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, p...
Luận văn: Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, p...Luận văn: Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, p...
Luận văn: Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, p...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thàn...
Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thàn...Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thàn...
Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thàn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học bệnh trào ngược...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học bệnh trào ngược...Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học bệnh trào ngược...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học bệnh trào ngược...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non...
Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non...Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non...
Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sống
Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sốngKết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sống
Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sốngTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Kết quả điều trị chấn thương cột sống cổ thấp bằng phẫu thuật theo đường cổ t...
Kết quả điều trị chấn thương cột sống cổ thấp bằng phẫu thuật theo đường cổ t...Kết quả điều trị chấn thương cột sống cổ thấp bằng phẫu thuật theo đường cổ t...
Kết quả điều trị chấn thương cột sống cổ thấp bằng phẫu thuật theo đường cổ t...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh trung...
Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh trung...Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh trung...
Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh trung...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý ngân sách cấp huyện cho nông nghiệp nông thôn
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý ngân sách cấp huyện cho nông nghiệp nông thônLuận Văn Thạc Sĩ Quản lý ngân sách cấp huyện cho nông nghiệp nông thôn
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý ngân sách cấp huyện cho nông nghiệp nông thônDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Th s16.10 thực trạng và giải pháp phát huy vai trò nguồn nhân lực trong phát ...
Th s16.10 thực trạng và giải pháp phát huy vai trò nguồn nhân lực trong phát ...Th s16.10 thực trạng và giải pháp phát huy vai trò nguồn nhân lực trong phát ...
Th s16.10 thực trạng và giải pháp phát huy vai trò nguồn nhân lực trong phát ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Kết quả điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn mắc phải theo phương pháp lichtenstein
Kết quả điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn mắc phải theo phương pháp lichtensteinKết quả điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn mắc phải theo phương pháp lichtenstein
Kết quả điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn mắc phải theo phương pháp lichtensteinTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Anh huong an sinh xa hoi den ngheo doi
Anh huong an sinh xa hoi den ngheo doiAnh huong an sinh xa hoi den ngheo doi
Anh huong an sinh xa hoi den ngheo doiPhụng Văn
 
đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân tăng huyết áp
đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân tăng huyết ápđặC điểm hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân tăng huyết áp
đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân tăng huyết ápTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá kết quả điều trị bệnh basedow bằng 131 i tại bệnh viện đa khoa trung...
đáNh giá kết quả điều trị bệnh basedow bằng 131 i tại bệnh viện đa khoa trung...đáNh giá kết quả điều trị bệnh basedow bằng 131 i tại bệnh viện đa khoa trung...
đáNh giá kết quả điều trị bệnh basedow bằng 131 i tại bệnh viện đa khoa trung...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đặC điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện tr...
đặC điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện tr...đặC điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện tr...
đặC điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện tr...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

Similar to Thực trạng nguồn nhân lực tại các cơ sở y tế dự phòng tỉnh thái nguyên (20)

Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực tại các cơ sở y tế dự phòng
Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực tại các cơ sở y tế dự phòngLuận văn: Thực trạng nguồn nhân lực tại các cơ sở y tế dự phòng
Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực tại các cơ sở y tế dự phòng
 
Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...
Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...
Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...
 
Nghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non tháng
Nghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non thángNghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non tháng
Nghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non tháng
 
đáNh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột...
đáNh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột...đáNh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột...
đáNh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột...
 
Luận văn: Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, p...
Luận văn: Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, p...Luận văn: Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, p...
Luận văn: Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, p...
 
Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thàn...
Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thàn...Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thàn...
Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thàn...
 
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học bệnh trào ngược...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học bệnh trào ngược...Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học bệnh trào ngược...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học bệnh trào ngược...
 
Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non...
Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non...Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non...
Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non...
 
Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sống
Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sốngKết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sống
Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sống
 
Kết quả điều trị chấn thương cột sống cổ thấp bằng phẫu thuật theo đường cổ t...
Kết quả điều trị chấn thương cột sống cổ thấp bằng phẫu thuật theo đường cổ t...Kết quả điều trị chấn thương cột sống cổ thấp bằng phẫu thuật theo đường cổ t...
Kết quả điều trị chấn thương cột sống cổ thấp bằng phẫu thuật theo đường cổ t...
 
Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh trung...
Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh trung...Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh trung...
Tỷ lệ và ảnh hưởng của tật khúc xạ đến sức khỏe và học tập của học sinh trung...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý ngân sách cấp huyện cho nông nghiệp nông thôn
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý ngân sách cấp huyện cho nông nghiệp nông thônLuận Văn Thạc Sĩ Quản lý ngân sách cấp huyện cho nông nghiệp nông thôn
Luận Văn Thạc Sĩ Quản lý ngân sách cấp huyện cho nông nghiệp nông thôn
 
Th s16.10 thực trạng và giải pháp phát huy vai trò nguồn nhân lực trong phát ...
Th s16.10 thực trạng và giải pháp phát huy vai trò nguồn nhân lực trong phát ...Th s16.10 thực trạng và giải pháp phát huy vai trò nguồn nhân lực trong phát ...
Th s16.10 thực trạng và giải pháp phát huy vai trò nguồn nhân lực trong phát ...
 
Kết quả điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn mắc phải theo phương pháp lichtenstein
Kết quả điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn mắc phải theo phương pháp lichtensteinKết quả điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn mắc phải theo phương pháp lichtenstein
Kết quả điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn mắc phải theo phương pháp lichtenstein
 
Anh huong an sinh xa hoi den ngheo doi
Anh huong an sinh xa hoi den ngheo doiAnh huong an sinh xa hoi den ngheo doi
Anh huong an sinh xa hoi den ngheo doi
 
đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân tăng huyết áp
đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân tăng huyết ápđặC điểm hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân tăng huyết áp
đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân tăng huyết áp
 
đáNh giá kết quả điều trị bệnh basedow bằng 131 i tại bệnh viện đa khoa trung...
đáNh giá kết quả điều trị bệnh basedow bằng 131 i tại bệnh viện đa khoa trung...đáNh giá kết quả điều trị bệnh basedow bằng 131 i tại bệnh viện đa khoa trung...
đáNh giá kết quả điều trị bệnh basedow bằng 131 i tại bệnh viện đa khoa trung...
 
đặC điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện tr...
đặC điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện tr...đặC điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện tr...
đặC điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện tr...
 
Luận văn: Hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục huyện Phổ Yên
Luận văn: Hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục huyện Phổ YênLuận văn: Hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục huyện Phổ Yên
Luận văn: Hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục huyện Phổ Yên
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Thực trạng nguồn nhân lực tại các cơ sở y tế dự phòng tỉnh thái nguyên

  • 1. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y - DƢỢC VŨ THỊ THANH HOA THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC CƠ SỞ Y TẾ DỰ PHÒNG TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC Thái Nguyên - 2014
  • 2. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y - DƢỢC VŨ THỊ THANH HOA THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC CƠ SỞ Y TẾ DỰ PHÒNG TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành : Y học dƣ phòng Mã số : CH 60 72 01 63 LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐÀM THỊ TUYẾT Thái Nguyên - 2014
  • 3. i Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu điều tra được thực hiện tại tất cả các đơn vị y tế dự phòng tuyến tỉnh, huyện trực thuộc Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên. Các kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả của luận án Vũ Thị Thanh Hoa
  • 4. ii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Đàm Thị Tuyết, Trưởng bộ môn Y học xã hội- Trưởng Khoa Y tế công cộng- Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên, người cô đã trực tiếp, tận tình, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tại nhà trường. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Quản lý đào tạo Sau đại học và các Phòng ban chức năng của Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên đã giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi được học tập và nghiên cứu tại nhà trường. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy, cô giáo trong khoa Y tế công cộng đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, các cán bộ tại các cơ sở Y tế dự phòng trong toàn tỉnh đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Cuối cùng tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, các bạn đồng nghiệp đã động viên, ủng hộ tôi rất nhiều trong quá trình học tập cũng như hoàn thành luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn ! Thái Nguyên, tháng 10 năm 2014 Học viên Vũ Thị Thanh Hoa
  • 5. iii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................i LỜI CẢM ƠN..................................................................................................ii MỤC LỤC.......................................................................................................iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...........................................................iv DANH MỤC BẢNG........................................................................................ v DANH MỤC BIỂU ĐỒ.................................................................................vii ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................ 3 1.1. Một số khái niệm về quản lý nhân lực và y tế dự phòng........................... 3 1.2. Phân biệt Y học dự phòng với Y tế công cộng -....................................... 4 1.3. Định hướng chiến lược quốc gia Y tế dự phòng Việt Nam đến năm 2020 .... 9 1.4. Định mức biên chế của các cơ sở y tế dự phòng......................................10 1.5. Tình hình cơ cấu nhân lực y tế tại khu vực Đông nam Á, Tây Thái Bình Dương và một số quốc gia trong vùng............................................................12 1.6. Thực trạng nhân lực Y tế dự phòng Việt Nam ........................................12 1.7. Nhu cầu nhân lực hệ Y tế dự phòng........................................................15 Chương 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............20 2.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................20 2.2. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................21 2.3. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ............................................................24 Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................25 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu .............................................25 3.2. Thực trạng cán bộ y tế dự phòng tỉnh Thái Nguyên................................26 3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến số lượng, cơ cấu và trình độ cán bộ y tế dự phòng...37 3.4. Nhu cầu nhân lực y tế dự phòng từ năm 2014 đến năm 2020 .................44 Chƣơng 4: BÀN LUẬN.................................................................................50
  • 6. iv Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 4.1. Thực trạng cán bộ y tế dự phòng tỉnh Thái Nguyên................................50 4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến số lượng, cơ cấu và trình độ cán bộ y tế dự phòng...58 4.3. Nhu cầu nhân lực y tế dự phòng từ năm 2014 - 2020..............................62 KẾT LUẬN....................................................................................................65 KHUYẾN NGHỊ............................................................................................68 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................69
  • 7. iv Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ATVSTP An toàn vệ sinh thực phẩm CBYT Cán bộ y tế CBYTDP Cán bộ Y tế dự phòng CKI,II Chuyên khoa cấp I, II CSSK Chăm sóc sức khỏe CN Cử nhân CDC Cơ quan kiểm soát và phòng ngừa bệnh DP- MP Dược phẩm- Mỹ phẩm ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long ĐMBC Định mức biên chế GDYK Giám định y khoa SARS Severe acute respiratory syndrome (Hội chứng hô hấp cấp tính nặng) SR- KST- CT Sốt rét- Ký sinh trùng- Côn trùng PC Phòng chống TT CSSKSS Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản TT YTDPTP Trung tâm Y tế dự phòng Thành phố TT Trung tâm KN Kiểm nghiệm YTDP Y tế dự phòng YTCC Y tế công cộng XN Xét nghiệm
  • 8. v Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1.Định mức biên chế đối với các Trung tâm hệ dự phòng tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương ............................................................10 Bảng 1.2 Định mức tỷ lệ cơ cấu bộ phận, chuyên môn ...............................11 Bảng 1.3. Định mức hệ số điều chỉnh theo vùng địa lý .................................11 Bảng 1.4. So sánh một số chỉ số nhân lực tại khu vực Đông Nam Á, Tây Thái Bình Dương và một số quốc gia trong vùng ..................................12 Bảng 1.5. Nhân lực CBYTDP theo tuyến và theo trình độ............................13 Bảng 1.6. Ước tính nhu cầu bổ sung nhân lực hệ thống y tế dự phòng từ tuyến trung ương đến tuyến huyện ...........................................................16 Bảng 1.7 Nhu cầu bổ sung nhân lực y tế dự phòng tuyến tỉnh, thành phố.........17 Bảng 1.8. Nhu cầu bổ sung nhân lực y tế dự phòng tuyến huyện ..................18 Bảng 3.1. Phân bố giới và tuổi theo tuyến......................................................25 Bảng 3.2. Phân bố theo thời gian công tác......................................................25 Bảng 3.3. Phân bố theo nơi đào tạo ................................................................26 Bảng 3.4. Cán bộ y tế dự phòng toàn tỉnh theo tuyến.....................................26 Bảng 3.5. Số lượng cán bộ các đơn vị YTDP tuyến tỉnh................................27 Bảng 3.6 Số lượng cán bộ các Trung tâm Y tế huyện ...................................27 Bảng 3.7. Tỷ lệ cán bộ y tế dự phòng tuyến tỉnh hiện có theo TT 08/BYT- BNV so với mức tối thiểu...............................................................28 Bảng 3.8. Tỷ lệ cán bộ y tế dự phòng tuyến tỉnh hiện có so với mức tối đa theo TT 08/BYT-BNV....................................................................29 Bảng 3.9. Tỷ lệ CB TTYT huyện hiện có so với mức tối thiểu theo TT 08/BYT-BNV..................................................................................29 Bảng3.10.TỷlệcánbộTTYThuyệnhiệncósovớimứctốiđatheoTT08/BYT-BNV...30 Bảng 3.11. Trình độ cán bộ y tế dự phòng toàn tỉnh ......................................31 Bảng 3.12. Trình độ cán bộ y tế dự phòng theo tuyến....................................32
  • 9. vi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Bảng 3.13. Cơ cấu bộ phận toàn tỉnh so với TT 08/BYT-BNV .....................34 Bảng 3.14. Cơ cấu bộ phận tuyến tỉnh so với TT 08/BYT-BNV ...................35 Bảng 3.15 Cơ cấu bộ phận tuyến huyện so với TT 08/BYT-BNV.................35 Bảng 3.16. Cơ cấu chuyên môn toàn tỉnh theo TT 08/BYT-BNV ở mức tối thiểu ...36 Bảng 3.17. Cán bộ y tế dự phòng /10.000 dân................................................36 Bảng 3.18. Mong muốn tiếp tục công việc đang làm .....................................37 Bảng 3.19. Lý do không muốn tiếp tục công việc ..........................................38 Bảng 3.20. Những công việc chuyên môn chính............................................38 Bảng 3.21. Những việc tuyến dưới cần hỗ trợ từ tuyến trên...........................39 Bảng 3.22. Những công việc tuyến trên cần làm để nâng cao năng lực tuyến dưới....39 Bảng 3.23. Nhận xét các bộ phận về năng lực................................................40 Bảng 3.24. Nhận xét về cơ cấu và trình độ cán bộ y tế dự phòng ..................40 Bảng 3.25. Nhận xét về loại hình và chuyên ngành đào tạo thích hợp...........41 Bảng 3.26. Đào tạo để đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng trong giai đoạn 2014 – 2020............................................................................41 Bảng 3.27. Những công việc cần hỗ trợ từ tuyến trên....................................42 Bảng 3.28. Những công việc cần làm tại đơn vị.............................................42 Bảng 3.29. Số cán bộ y tế dự phòng nghỉ hưu các năm theo tuyến................44 Bảng 3.30. Nhu cầu cần bổ sung cán bộ y tế dự phòng tuyến tỉnh ở mức tối đa theo TT 08/BYT-BNV....................................................................44 Bảng 3.31. Nhu cầu cán bộ y tế dự phòng tuyến huyện ở mức tối đa theo TT 08/BYT-BNV..................................................................................45 Bảng 3.32. Nhu cầu cán bộ y tế dự phòng cần tuyển thêm.............................45 Bảng3.33.MongmuốnđượcđàotạolạicủacánbộytếdựphòngtuyếnTỉnh(n=118)...46 Bảng 3.35. Mong muốn được đào tạo lại của cán bộ y tế dự phòng tuyến Huyện ( n=214)...............................................................................47 Bảng 3.36. Loại hình đào tạo thích hợp nhất..................................................48 Bảng 3.37. Chuyên ngành đào tạo thích hợp ..................................................48
  • 10. vii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1 Cơ cấu bộ phận toàn Tỉnh......................................................................33 Biểu đồ 3.2. Cơ cấu bộ phận theo tuyến ...................................................................34
  • 11. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Y tế dự phòng là một lĩnh vực rất quan trọng của ngành y tế. Ngay từ thời kỳ Pháp thuộc, lĩnh vực này cũng rất được quan tâm. Trải qua hai cuộc chiến tranh trường kỳ giải phòng Miền Bắc rồi thống nhất đất nước, tiếp đến là thời kỳ khôi phục và xây dựng đất nước, Y tế dự phòng đã luôn vượt qua những khó khăn gian khổ để ngăn chặn và khống chế các bệnh dịch đe doạ tính mạng và sức khỏe của hàng triệu người dân. Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, Y tế dự phòng đã không ngừng phát triển và mở rộng. Hiện nay mạng lưới y tế nói chung và Y tế dự phòng nói riêng đã mở rộng tới tận các thôn bản. Những hoạt động của hệ Y tế dự phòng đã góp phần nâng cao đến sức khỏe nhân dân [22]. Trong những thập kỷ qua, việc đầu tư cho lĩnh vực y tế dự phòng đã mang lại hiệu quả thiết thực, thể hiện trong việc Việt Nam đã chính thức thanh toán được bệnh bại liệt, uốn ván sơ sinh, tỷ lệ tiêm chủng mở rộng 7 bệnh truyền nhiễm đạt hơn 90% hàng năm [1],[2]. Đồng thời cũng thể hiện trong việc đẩy lùi các dịch bệnh như SARS, cúm A (H5N1), kiểm soát kịp thời, xử lý các bệnh lây nhiễm từ gia súc như: lở mồm long móng, bệnh dại [8]. Ngành y tế Việt Nam đã kiên trì tuyên truyền, vận động và cùng toàn dân triển khai nhiều biện pháp đảm bảo môi trường sống, chủ động tiêm chủng phòng bệnh, giám sát phát hiện sớm, xử lý kịp thời, có hiệu quả các bệnh dịch góp phần quan trọng khống chế, tiến tới thanh toán bệnh truyền nhiễm gây dịch, bảo vệ sức khỏe nhân dân [6]. Bên cạnh những mặt tích cực đạt được từ sự thay đổi trong tình hình mới, hệ thống Y tế dự phòng Việt nam cũng gặp rất nhiều khó khăn trong khi triển khai các mặt hoạt động, đặc biệt là Y tế dự phòng tuyến quận/huyện. Nhận định cho thấy rằng các Trung tâm Y tế dự phòng quận/huyện có đội ngũ cán bộ vừa thiếu về số lượng và được đào tạo chuyên khoa về lĩnh vực này còn rất hạn chế [3]. Thái Nguyên là một tỉnh miền núi phía Bắc gồm 180 xã, trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi, còn lại là các xã đồng bằng và trung du. Hệ thống giao thông còn gặp nhiều khó khăn. Địa hình dễ bị chia cắt vào mùa mưa lũ, đặc biệt
  • 12. 2 các xã vùng sâu vùng xa, mật độ dân số phân bố không đều, vùng cao và vùng núi dân cư rất thưa thớt, trong khi đó ở thành thị và đồng bằng dân cư lại dày đặc. Do điều kiện địa lý phức tạp và tình hình kinh tế xã hội còn nhiều hạn chế nên khả năng tiếp cận với dịch vụ y tế của dân cư tỉnh Thái Nguyên gặp nhiều khó khăn...Với đặc điểm như vậy vai trò của cán bộ Y tế dự phòng Thái Nguyên trở nên rất quan trọng trong việc tiếp cận và chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, hiện nay tại tỉnh Thái Nguyên chưa có nghiên cứu đánh giá tổng thể về nhân lực của các cơ sở Y tế dự phòng của tỉnh cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu và trình độ của đối tượng này. : Nhân lự ự phòng của tỉnh Thái Nguyên hiện nay số lượ ? Trình độ ra sao? Phân bố có hợp lý không? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế dự phòng của tỉ , chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng nguồn nhân lực tại các cơ sở y tế dự phòng tỉnh Thái Nguyên” với các mục tiêu sau: 1. Đánh giá thực trạng về số lượng, trình độ và cơ cấu nhân lực y tế dự phòng của tỉnh Thái Nguyên năm 2013. 2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến số lượng, trình độ và cơ cấu của cán bộ tại các cơ sở y tế dự phòng tỉnh Thái Nguyên. 3. Xác định nhu cầu nhân lực tại các cơ sở y tế dự phòng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020.
  • 13. 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Một số khái niệm về quản lý nhân lực và y tế dự phòng 1.1.1 Khái niệm nhân lực y tế Năm 2006, WHO đã đưa ra khái niệm: “Nhân lực y tế bao gồm tất cả những người tham gia chủ yếu vào các hoạt động nhằm nâng cao sức khoẻ”. Theo đó, nhân lực y tế bao gồm những người cung cấp dịch vụ y tế, người làm công tác quản lý và cả nhân viên giúp việc mà không trực tiếp cung cấp các dịch vụ y tế. Nó bao gồm CBYT chính thức và cán bộ không chính thức (như tình nguyện viên xã hội, những người CSSK gia đình, lang y...); kể cả những người làm việc trong ngành y tế và trong những ngành khác (như quân đội, trường học hay các doanh nghiệp) [55]. 1.1.2 Khái niệm về quản lý Quản lý được áp dụng từ thời kỳ sơ khai của cuộc sống cộng đồng. Từ sau năm 30 của thế kỷ 20, quản lý mang tính khoa học. Tuy vậy cho đến nay vẫn không có một định nghĩa thống nhất. Có rất nhiều định nghĩa về quản lý [39],[47]. - Quản lý là làm cho mọi người cùng làm việc hăng hái với nhau, sử dụng hiệu quả nguồn lực để đạt được mục tiêu; - Quản lý là ra quyết định; - “Quản lý làm cho mọi việc được thực hiện, được quản lý và làm việc thông qua mọi người, quản lý là sử dụng hiệu quả các nguồn lực…” đồng thời cần phải chú ý đến các yếu tố khác như thời gian và các thông tin [47]. 1.1.3 Quản lý nhân lực y tế Ngành Y tế Việt Nam đã được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ phải làm tốt công tác bảo vệ sức khoẻ nhân dân, đó là một nhiệm vụ hết sức khó khăn,
  • 14. 4 gian khổ song cũng rất vinh quang. Nhiệm vụ chính trị của Ngành cũng chính là nhiệm vụ chính trị của mỗi cơ quan y tế từ trung ương đến cơ sở [5]. Quản lý nhân lực là một trong 5 quản lý của ngành y tế đó là quản lý kế hoạch, quản lý cơ sở vật chất, quản lý tài chính, quản lý nhân lực và quản lý khoa học kỹ thuật [49]. Nội dung quản lý nào cũng rất quan trọng, phức tạp và gặp không ít khó khăn nhưng có lẽ quản lý nhân lực là quan trọng nhất cũng như phức tạp nhất và khó khăn nhất, vì: “Con người là nguồn tài nguyên quý báu nhất, quyết định sự phát triển của đất nước, trong đó sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, cũng là một trong những niềm hạnh phúc lớn nhất của mỗi người, mỗi gia đình” [13] và “Cán bộ là nhân tố quyết định mọi thành công trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước”. Đảng và Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước và coi cán bộ, công chức là lực lượng then chốt để bảo đảm cho sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước [33]. 1.2. Phân biệt Y học dự phòng với Y tế công cộng - 1.2.1. Y học dự phòng Y học dự phòng là cầu nối giữa y học và y tế công cộng. Trong khi y học quan tâm đến chẩn đoán và điều trị bệnh cho một cá thể thì y tế công cộng quan tâm nhiều hơn đến phòng bệnh và nâng cao sức khỏe cho cộng đồng. Mục tiêu hàng đầu của Y học dự phòng là nâng cao sức khỏe của cá nhân, gia đình và cả cộng đồng [21]. Vì qui mô của các bệnh mà nước ta đang đối phó rất lớn. Nhu cầu tăng cường cơ sở vật chất y tế hiện đại là cần thiết, nhưng một nhu cầu khác lâu dài hơn và quan trọng hơn là xây dựng một mạng lưới y tế cộng đồng hay y tế dự phòng [36]. Tại sao cần phải xây dựng mạng lưới y tế dự phòng? là vì chúng ta muốn phòng bệnh hơn chữa bệnh. Các thiết bị hiện đại là để chữa bệnh chứ không ngừa bệnh; các biện pháp phòng bệnh cần một quan điểm mới về y tế.
  • 15. 5 Quan điểm của y khoa truyền thống thường quan tâm đến việc đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân. Tư duy này hun đúc thành những qui định về y đức như có trách nhiệm với cá nhân người bệnh, và các cơ sở vật chất y tế thường được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của người bệnh. Ngay cả nghiên cứu y khoa cũng chịu ảnh hưởng bởi tư duy này, vì một nghiên cứu y khoa cổ điển thường bắt đầu với câu hỏi “tại sao bệnh nhân mắc bệnh” [48]. Ngày nay, chúng ta biết rằng nếu hệ thống y tế chỉ để đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân thì vẫn chưa đủ. Do đó, quan điểm y khoa truyền thống này đã được triển khai thành một bước cao hơn và qui mô hơn: đó là phòng bệnh và nhận dạng những nhóm người có nguy cơ mắc bệnh cao. Nói cách khác, đây chính là quan điểm về y tế dự phòng [37]. Y khoa truyền thống đặt trọng tâm vào việc điều trị và chữa bệnh, còn y tế dự phòng đặt trọng tâm vào việc phòng bệnh. Đối tượng của y khoa truyền thống là cá nhân người bệnh, còn đối tượng của y tế dự phòng là cộng đồng. Đối với y khoa truyền thống, một cá nhân hoặc là có hay không có bệnh, nhưng y tế dự phòng quan tâm đến nguy cơ mắc bệnh của một quần thể. Do đó, chỉ số để đánh giá hiệu quả lâm sàng của y khoa cổ điển là sự thành công trong việc cứu một bệnh nhân, nhưng chỉ số lâm sàng của y tế dự phòng là giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh của một cộng đồng và kéo dài tuổi thọ cho một dân số [43]. Khái niệm y học dự phòng Y tế dự phòng không chỉ quan tâm đến các bệnh truyền nhiễm hay suy dinh dưỡng, mà còn liên quan trực tiếp đến các bệnh mãn tính như tim mạch, viêm xương khớp, đái tháo đường, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, loãng xương, ung thư [46], v.v…
  • 16. 6 Y tế dự phòng quan niệm rằng sự phát sinh các bệnh mãn tính là hệ quả của một quá trình tích lũy những rối loạn sinh lý qua phơi nhiễm các yếu tố nguy cơ. Do đó, can thiệp vào các yếu tố nguy cơ sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh ở qui mô cộng đồng. Các yếu tố nguy cơ này có thể chia thành 2 nhóm: nhóm có thể can thiệp được và nhóm không thể can thiệp được. Các yếu tố không có thể can thiệp được như tuổi tác và di truyền. Nhưng các yếu tố có thể can thiệp được như dinh dưỡng, vận động thể lực, lối sống (hút thuốc lá, thói quen rượu bia..), môi trường sống (như nước, không khí, phương tiện đi lại…) v.v… Từ đó, các chiến lược y tế dự phòng là làm thay đổi các yếu tố có thể can thiệp được để nâng cao chất lượng sống cho cộng đồng [48]. Chức năng cơ bản của y tế dự phòng Nhiệm vụ của y tế dự phòng là phát hiện, xác định và giám sát các vấn đề về sức khỏe có liên quan đến yếu tố môi trường, tác hại nghề nghiệp, vệ sinh an toàn thực phẩm; Dự báo kiểm soát và khống chế được các bệnh dịch nguy hiểm, các tác nhân truyền nhiễm gây dịch nhất là ở các ổ dịch bệnh mới phát sinh; Phòng chống các bệnh không lây nhiễm như tai nạn giao thông, tai nạn nghề nghiệp; Xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn về y tế dự phòng như phòng chống các bệnh xã hội, quản lý các chương trình y tế, truyền thông giáo dục sức khỏe cho nhân dân; Tham gia quản lý, chăm sóc bệnh nhân tại cộng đồng như: Các bệnh mãn tính, bệnh nghề nghiệp, bệnh xã hội và phục hồi chức năng; Xử trí một số trường hợp cấp cứu và điều trị một số bệnh thông thường [11]. 1.2.2. Y tế công cộng Khái niệm y tế công cộng Y tế công cộng là một môn khoa học và nghệ thuật phòng bệnh, kéo dài tuổi thọ và tăng cường sức khoẻ thông qua những cố gắng có tổ chức của xã hội.
  • 17. 7 Y tế công cộng có nhiều lĩnh vực nhỏ, có thể chia các phần sau: Dịch tễ học, sinh thống kê và dịch vụ y tế. Những vấn đề liên quan đến môi trường, xã hội, nhân chủng học và sức khoẻ nghề nghiệp cũng là lĩnh vực quan trọng trong y tế công cộng. Trọng tâm can thiệp của y tế công cộng là phòng bệnh trước khi đến mức phải chữa bệnh, thông qua việc theo dõi tình trạng và điều chỉnh hành động bảo vệ sức khoẻ. Nói tóm lại, trong nhiều trường hợp thì chữa bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng hơn với phòng bệnh từ trước [36]. Ở Việt Nam, ngành y tế công cộng còn mới và thường nhầm lẫn với ngành y tế dự phòng hay vệ sinh dịch tễ (trước kia). Hiện nay có xu hướng sử dụng thuật ngữ “ y tế công cộng ” hơn vì: Đây là thuật ngữ đang được thế giới sử dụng rộng rãi và bao hàm ý nghĩa liên ngành chứ không chỉ giới hạn trong lĩnh vực y tế [6]. Lịch sử của y tế công cộng Y tế công cộng là khái niệm hiện đại, mặc dù nguồn gốc có từ xa xưa. Từ thời kỳ sơ khai của nền văn minh con người, tình trạng ô nhiễm nước và thiếu nguyên tắc trong việc bố trí rác thải có thể tạo ra véc-tơ lây truyền dịch bệnh. Nhiều tôn giáo cổ xưa cũng đã đưa ra quy định trong hành vi liên quan đến sức khoẻ, từ các loại thức ăn nào thì được dùng, cho tới đánh giá hành vi nào được buông thả theo khoái cảm, chẳng hạn uống rượu hay quan hệ tình dục [50]. Những chính phủ đã thiết lập nên nơi có quyền lãnh đạo và phát triển chính sách sức khoẻ cộng đồng và những chương trình chống lại các nguyên nhân gây bệnh nhằm bảo đảm sự ổn định, an toàn, phồn vinh của quốc gia. Lịch sử phát triển y tế công cộng ở Việt Nam, từ ngày thành lập nước 1945, Việt
  • 18. 8 Nam đã khẳng định y học dự phòng luôn là ưu tiên hàng đầu, phòng bệnh hơn chữa bệnh. Theo tinh thần đó, Việt Nam đã xây dựng một hệ thống vệ sinh dịch tễ học theo mô hình Liên Xô, nhấn mạnh vào việc phòng và chống các bệnh truyền nhiễm. Bởi lúc đó bệnh truyền nhiễm đóng vai trò chủ yếu trong cấu trúc bệnh tật ở Việt Nam, hoàn toàn có thể khống chế được thông qua các biện pháp đặc hiệu như dùng vắc-xin và không đặc hiệu như tuyên truyền [6]. Mục đích y tế công cộng Các can thiệp của y tế công cộng tập trung vào vấn đề phòng bệnh hơn là chữa bệnh, thông qua các giám sát các trường hợp và khuyến khích các hành động tốt cho sức khoẻ. Thêm vào đó, trong nhiều trường hợp, chữa một bệnh này có ý nghĩa sống còn để phòng ngừa các bệnh khác. Nhiều quốc gia đã có cơ quan chính phủ riêng, thường là Bộ Y tế chịu trách nhiệm về các vấn đề sức khoẻ trong gia đình. Ở Hoa Kỳ vấn đề y tế công cộng bắt đầu thu thập từ các cục y tế bang và địa phương. Cơ quan kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đặt tại Atlanta, mặc dù có cơ sở tại Hoa Kỳ, nhưng cũng không liên quan tới vấn đề sức khoẻ tại nhiều quốc gia khác mà họ chịu trách nhiệm [51]. Y tế công cộng đóng vai trò hết sức quan trọng trong nổ lực ngăn ngừa bệnh tật tại các nước đang phát triển, cùng với hệ thống y tế địa phương thông qua các tổ chức phi chính phủ [9]. Y tế công cộng có 9 chức năng cơ bản: - Theo dõi và phân tích tình hình sức khoẻ. - Giám sát dịch tể học, phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh. - Xây dựng chính sách và kế hoạch y tế công cộng.
  • 19. 9 - Quản lý có tính chiến lược các hệ thống và dịch vụ sức khoẻ cộng đồng. - Quy chế và thực hành pháp luật để bảo vệ sức khoẻ cộng cộng. - Phát triển nguồn nhân lực và lập kế hoạch trong y tế công cộng. - Tăng cường sức khoẻ, sự tham gia của xã hội trong công tác chăm sóc sức khoẻ và làm cho người dân có ý thức thực hiện được đó là quyền lợi của mình. - Đảm bảo chất lượng dịch vụ sức khoẻ cho cá nhân và cho cộng đồng. - Nghiên cứu phát triển và thực hiện các giải pháp y tế công cộng mang tính chất đổi mới [8]. 1.3. Định hướng chiến lược quốc gia Y tế dự phòng Việt Nam đến năm 2020 a) Tiếp tục triển khai các hoạt động nhằm khống chế, loại trừ tiến tới thanh toán các bệnh truyền nhiễm gây dịch lưu hành như các bệnh lây truyền theo đường tiêu hoá (tả, lỵ, thương hàn, giun, sán...); các bệnh do côn trùng truyền (sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não Nhật Bản...); bệnh dại. Đồng thời áp dụng các biện pháp tích cực để ngăn chặn có hiệu quả các bệnh dịch nguy hiểm và các bệnh mới xuất hiện (HIV/AIDS, SARS, cúm A(H5N1),...); sẵn sàng chủ động đối phó với nguy cơ khủng bố sinh học, hoá học. b) Giữ vững thành quả thanh toán bệnh bại liệt và loại trừ bệnh uốn ván trẻ sơ sinh. Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động của chương trình tiêm chủng mở rộng nhằm loại trừ và thanh toán các bệnh truyền nhiễm hay gặp ở trẻ em như sởi, bạch hầu, ho gà, viêm não Nhật Bản, viêm gan vi rút..., đồng thời mở rộng việc sử dụng vắc-xin để phòng ngừa các bệnh khác. c) Chủ động phòng, chống các bệnh không lây nhiễm, các bệnh liên quan tới môi trường, nghề nghiệp, học đường, chế độ dinh dưỡng, lối sống có hại, tai nạn và thương tích. d) Nâng cao năng lực mạng lưới y tế dự phòng theo hướng hiện đại hoá. Xây dựng và củng cố trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh, tuyến huyện [28].
  • 20. 10 1.4. Định mức biên chế của các cơ sở y tế dự phòng 1.4.1. Định mức biên chế đối với các Trung tâm hệ dự phòng tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương Bảng 1.1.Định mức biên chế đối với các Trung tâm hệ dự phòng tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ƣơng [23] Đơn vị ≤1 triệu dân >1 - 1,5 triệu dân Trung tâm Y tế dự phòng 55 56 – 65 Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS 25 26 – 30 Trung tâm Phòng, chống bệnh xã hội 40 41 – 50 Trung tâm Chăm sóc Sức khoẻ sinh sản 25 26 – 35 Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khoẻ 12 13 – 14 Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm 25 26 – 30 Trung tâm Nội tiết 15 16 – 20 Trung tâm Phòng, chống sốt rét 20 21 – 30 Trung tâm Giám định y khoa 12 13 – 15 Trung tâm Giám định pháp y 12 13 – 15 Trung tâm Giám định pháp y tâm thần 6 7 – 9 1.4.2 Định mức biên chế đối với các Trung tâm đặc thù a) Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế (đối với những tỉnh, thành phố có Cửa khẩu): Biên chế là 15, thêm mỗi cửa khẩu tăng thêm 7 biên chế. Riêng thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội biên chế tối thiểu 50. b) Trung tâm Bảo vệ sức khoẻ lao động và Môi trường: Biên chế 30 đối với những tỉnh có ít nhất là 5 Khu công nghiệp, Khu kinh tế, Khu công nghệ cao[10]. 1.4.3 Định mức biên chế đối với Trung tâm Y tế dự phòng quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Dân số ≤100.000 dân : Định mức biên chế 25 - 30 người Dân số >100.000 - 150.000 dân : Định mức biên chế 31 - 35 người Dân số >150.000 - 250.000 dân : Định mức biên chế 36 - 40 người
  • 21. 11 Dân số > 250.000 - 350.000 dân: Định mức biên chế 41 - 45 người Dân số > 350.000 dân : Định mức biên chế 46 – 50 người 1.4.4. Tỷ lệ cơ cấu bộ phận, chuyên môn Bảng 1.2 Định mức tỷ lệ cơ cấu bộ phận, chuyên môn [23] Cơ cấu Tỉ lệ A- Cơ cấu bộ phận - Chuyên môn 60 – 65 % - Xét nghiệm 20 % - Quản lý, hành chính 15 – 20 % B- Cơ cấu chuyên môn Tuyến tỉnh Tuyến huyện - Bác sĩ ≥ 30 % ≥ 20 % - Kỹ thuật viên xét nghiệm ≥ 20 % ≥ 10 % 1.4.5. Hệ số điều chỉnh theo vùng địa lý Bảng 1.3. Định mức hệ số điều chỉnh theo vùng địa lý [23] Cơ sở y tế Đồng bằng, trung du (Hệ số) Miền núi, vùng sâu, xa, vùng ĐBSCL (Hệ số) Vùng cao, hải đảo (Hệ số) Các Trung tâm hệ dự phòng tỉnh 1 1,2 1,4 Bệnh viện đa khoa huyện 1 1,1 1,2 Trung tâm Y tế dự phòng huyện 1 1,3 1,5
  • 22. 12 1.5. Tình hình cơ cấu nhân lực y tế tại khu vực Đông nam Á, Tây Thái Bình Dƣơng và một số quốc gia trong vùng Bảng 1.4. So sánh một số chỉ số nhân lực tại khu vực Đông Nam Á, Tây Thái Bình Dƣơng và một số quốc gia trong vùng [3],[55],[56] Vùng, tên quốc gia Số bác sĩ trên 1 vạn dân Số điều dƣỡng và hộ sinh từ trung cấp trở lên trên 1 vạn dân Tỷ số điều dƣỡng và hộ sinh trên 1 bác sĩ Số dƣợc sĩ từ trung cấp trở lên trên 1 vạn dân Trung bình Đông Nam Á 5,2 12,2 2,3 3,7 Indonesia 1,0 8,0 8,0 0,5 Ấn độ 6,0 13,0 2,2 5,0 Thái lan 4,0 28,0 7,0 3,0 Tây Thái Bình Dƣơng 13,9 20,3 1,45 4,5 Campuchia 2,0 9,0 4,5 0,5 Lào 4,0 10,0 2,5 0 Việt Nam 6,0 9,0 1,4 3,0 Trung Quốc 14.0 10,0 0,7 3,0 Malaysia 7,0 18,0 2,6 1,0 Philippine 12,0 61,0 5,1 6,0 1.6. Thực trạng nhân lực Y tế dự phòng Việt Nam 1.6.1 Hệ thống tổ chức y tế dự phòng hiện nay Chức năng, nhiệm vụ YTDP [28]: - Phòng chống bệnh truyền nhiễm; Phòng chống HIV /AIDS; - Kiểm dịch y tế biên giới; - Nghiên cứu sản xuất vắc xin, tiêm chủng mở rộng; - An toàn vệ sinh thực phẩm; Phòng chống bệnh không lây nhiễm; Dinh dưỡng cộng đồng; Sức khỏe trường học. - Quản lý môi trường y tế; Công tác y tế lao động phòng chống bệnh nghề nghiệp; Phòng chống tai nạn thương tích.
  • 23. 13 Cơ cấu tổ chức hệ thống YTDP. - Tuyến trung ương: Cục YTDP và Môi trường, Cục Phòng chống HIV /AIDS, Cục ATVSTP; 15 đơn vị thuộc hệ YTDP. - Tuyến tỉnh/TP: Trung tâm YTDP, Trung tâm PC HIV /AIDS, Trung tâm PC SR-KST-CT, Trung tâm Kiểm dịch y tế biên giới, Chi cục ATVSTP, Trung tâm SK Lao động và Môi trường, Trung tâm PC bệnh xã hội… - Tuyến huyện: Trung tâm y tế dự phòng huyện. - Trạm y tế xã: là đơn vị chuyên môn kỹ thuật trực thuộc trung tâm y tế dự phòng huyện. Hiện nay, đang tồn tại song song 2 mô hình TTYT tuyến huyện, đó là mô hình TTYT chưa chia tách bệnh viện và mô hình TTYT (TTYTDP) đã được chia tách khỏi bệnh viện [13]. 1.6.2 Thực trạng nhân lực hệ thống y tế dự phòng hiện nay Tuyến trung ương Theo điều tra năm 2009 của Cục Y tế Dự phòng và Môi trường kết quả như sau [18] , [32]: Bảng 1.5. Nhân lực CBYTDP theo tuyến và theo trình độ Theo tuyến Sau Đại học Đại học Trung cấp Kỹ thuật viên XN Khác Tổng Trung ương Số lượng 397 685 35 74 1.007 2.198 Tỷ lệ % 18,0 31,1 1,5 3,3 45,8 100 Tỉnh Số lượng 787 1.449 1.860 671 2.022 6.789 Tỷ lệ % 11,6 21,3 27,4 9,9 29,8 100 Huyện Số lượng 854 1.973 1.3901 756 1.831 19.315 Tỷ lệ % 4,42 10,2 71,9 3,9 9,5 100 Trung bình cả nước Số lượng 2.038 4.107 15.796 1.501 4.860 28.302 Tỷ lệ % 7,2 14,5 55,8 5,3 17,1
  • 24. 14 - Tuyến trung ương: Tổng số CBYTDP năm 2009 là 2.198 người, đáp ứng 76% nhu cầu, trong đó chuyên ngành y: 1.191 người (chiếm 54%); chuyên ngành khác 1.007 người chiếm (46%) gồm các chuyên ngành như công nghệ sinh học, công nghệ môi trường, hóa phân tích, cử nhân kinh tế, xã hội học… Cơ cấu cán bộ chưa hợp lý, số cán bộ ngành y có trình độ sau đại học chỉ có 397 người (chiếm 18%). Thiếu hụt nhân lực dự phòng tuyến trung ương khoảng 24% so với nhu cầu, nhưng hiện nay ngay tuyến trung ương cũng khó tuyển dụng được cán bộ có trình độ theo yêu cầu. (có 812 bác sĩ chiếm tỷ lệ 36,9%) - Tuyến tỉnh : Tổng số nhân lực YTDP tuyến tỉnh 6.789 người, đáp ứng được 55% nhu cầu. trong đó chuyên ngành y là 4.594 người (chiếm 67%), chuyên ngành khác là 2.195 (chiếm 33%). (có 2.120 bác sĩ chiếm tỷ lệ 31,2%) - Tuyến quận/huyện : Tổng số CBYTDP tuyến quận/huyện là 19.315 người, đáp ứng 43,5% nhu cầu. Cơ cấu cán bộ chưa hợp lý, số cán bộ có trình độ trung cấp Y là chủ yếu (chiếm 71,9%), số bác sĩ thấp (có 1931 bác sĩ chiếm tỷ lệ 10,0%) [19]. Theo "Nghiên cứu nhu cầu cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực phòng chống bệnh truyền nhiễm của 60 huyện trong địa bàn dự án khu vực tiểu vùng sông Mê Kông của Việt Nam" do Cục Y tế Dự phòng và Môi trường tiến hành từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2007 [31]. Kết quả: Tổng số cán bộ công nhân viên hiện có tại 60 TTYTDP huyện là 1512 người. Trong đó số có trình độ chuyên môn trung cấp chiếm tỷ lệ cao nhất (67,5%), tiếp đến là bác sỹ (11,2%), sơ cấp (6,5%), sau đại học (5,6%), nhân viên khác (3,4%), đại học khác (3,3%), cao đẳng (2,6%). Theo tác giả Võ Văn Thắng “Nghiên cứu tình hình và nhu cầu nhân lực y tế dự phòng của tỉnh Long An” năm 2009 với kết quả [44]: Số lượng cán bộ y tế dự phòng bằng 17% (540) tổng số biên chế toàn ngành y tế (3.176)
  • 25. 15 Trong tổng số bác sỹ hệ dự phòng, bác sỹ hệ điều trị chiếm đa số 68,3%, trình độ Tiến sỹ, bác sỹ chuyên khoa II không có trong các đơn vị dự phòng, y sỹ điều trị nhiều hơn y sỹ hệ dự phòng, điều dưỡng đa số trung cấp không có đại học và cao đẳng, kỹ thuật viên xét nghiệm còn quá ít so với số lượng các đơn vị hệ dự phòng. Tuyến tỉnh tỷ lệ bác sỹ 26,9% gần bẳng với quy định ≥30%, kỹ thuật viên xét nghiệm chiếm 3,7% thấp rất nhiều theo định biên ≥ 20%. Tuyến huyện tỷ lệ bác sỹ 18,5% gần bằng định biên ≥ 20%, kỹ thuật viên xét nghiệm chiếm 3,3% thấp rất nhiều theo định biên ≥ 10%. 1.7. Nhu cầu nhân lực hệ Y tế dự phòng Theo dự thảo Quy hoạch phát triển nhân lực và hệ thống đào tạo y tế đến năm 2020. Vụ Khoa học và Đào tạo - Bộ Y tế [17],[19]. Các chỉ tiêu cần đạt đến năm 2015: - Đáp ứng 70% nhu cầu nhân lực trình độ đại học về lĩnh vực y tế dự phòng từ tuyến trung ương đến tuyến tỉnh. - 90% các đơn vị hệ dự phòng tuyến trung ương đảm bảo đủ nhân lực cả về số lượng và chất lượng. - 70% các đơn vị hệ dự phòng tuyến tỉnh/thành phố đảm bảo đủ nhân lực cả về số lượng và chất lượng. - 50% các đơn vị hệ dự phòng tuyến quận/huyện đảm bảo đủ nhân lực cả về số lượng và chất lượng. - 0,7 bác sĩ y tế dự phòng và 0,2 cử nhân y tế công cộng/10.000 dân làm việc trong lĩnh vực y tế dự phòng từ trung ương đến huyện. Các chỉ tiêu cần đạt đến năm 2020: - Đáp ứng 100% nhu cầu nhân lực trình độ đại học lĩnh vực y tế dự phòng. - 1,83 cán bộ y tế trình độ đại học/10.000 dân làm việc trong lĩnh vực y tế dự phòng từ tuyến trung ương đến tuyến huyện. - 1,33 bác sĩ y tế dự phòng/10.000 dân và 0,5 cử nhân YTCC/10.000 dân.
  • 26. 16 1.7.1 Ước tính nhu cầu bổ sung nhân lực hệ thống y tế dự phòng từ tuyến trung ương đến tuyến huyện Bảng 1.6. Ƣớc tính nhu cầu bổ sung nhân lực hệ thống y tế dự phòng từ tuyến trung ƣơng đến tuyến huyện[19] TT Cơ cấu lao động Tổng Hiện có Nhân lực cần có Thiếu hụt cần bổ sung I Ngành Y 13.144 31.670 18.526 1 Bác sĩ YTDP 3.553 11.628 8.075 2 Cử nhân YTCC 563 4.556 3.393 3 Dược sĩ đại học 79 1.202 1.123 4 Cao đẳng ATVSTP 0 712 712 5 Dược sĩ trung cấp 25 951 926 6 CN xét nghiệm 11 1.515 1.504 7 Kỹ thuật viên XN 770 1.940 1.170 8 Trung cấp Y 8.143 7.742 -401 9 Nữ hộ sinh 0 1.424 1.424 II Ngành khác 1 Đại học 2.830 5.855 3.025 2 Cao đẳng 251 1.258 1.007 3 Trung cấp 390 1.438 1.048 4 Khác 452 712 260 Tổng cộng 17.067 40.933 23.866 Tổng số cán bộ hệ y tế dự phòng từ trung ương đến tuyến huyện là 17.076 người, chiếm 42% so với nhu cầu nhân lực cần có. Số nhân lực thiếu hụt là 23.866 người, trong đó bác sĩ thiếu 6.891 người, cử nhân YTCC thiếu 3.495 người. Kỹ thuật viên xét nghiệm thiếu 1.170 người. Hiện chỉ có 0,4 bác sĩ/10.000 dân và 0,06 cử nhân YTCC/10.000 dân. Trung cấp Y thừa 401 người, cần có kế hoạch đào tạo cho số cán bộ này trở thành bác sĩ y học dự phòng.
  • 27. 17 1.7.2 Ước tính nhu cầu bổ sung nhân lực hệ thống y tế dự phòng tuyến tỉnh, thành phố Bảng 1.7 Nhu cầu bổ sung nhân lực y tế dự phòng tuyến tỉnh, thành phố[19] TT Loại hình chuyên môn Nhân lực hiện có Tổng nhân lực cần có theo qui định Thiếu hụt cần bổ sung nhân lực I Ngành Y 1 Bác sĩ YTDP 1.725 4.748 3.023 2 Cử nhân YTCC 389 1.210 821 3 Dược sĩ đại học 70 440 370 4 Dược sĩ trung cấp 25 239 214 5 CN xét nghiệm 11 753 742 6 Kỹ thuật viên XN 30 516 486 7 Trung cấp Y 2.344 1.225 -1.119 II Ngành khác 1 Đại học 1.324 2.394 1.070 2 Cao đẳng 199 546 347 3 Trung cấp 357 726 369 4 Khác 404 0 -404 Tổng cộng 6.878 12.797 5.919 Như vậy, ước tính số cán bộ cần tuyển dụng năm 2011 và 2012 là 5.919 người. trong đó bác sĩ thiếu 3.023 người, cử nhân YTCC thiếu 821 người, kỹ thuật viên xét nghiệm thiếu 1.119 người. Trung cấp Y thừa 1.119 người, cần có kế hoạch đào tạo cho số cán bộ này trở thành bác sĩ YHDP.
  • 28. 18 1.7.3. Ước tính nhu cầu bổ sung nhân lực hệ thống y tế dự phòng tuyến huyện Bảng 1.8. Nhu cầu bổ sung nhân lực y tế dự phòng tuyến huyện[19] TT Danh mục chuyên ngành Dự kiến phân bố nhân lực Dự kiến tỷ lệ (%) cơ cấu nhân lực Tổng số nhân lực cho YTDP theo TT 08 Thiếu hụt nhân lực tuyến huyện I Ngành Y 13.604 1 Bác sĩ YTDP 08 23 5.696 4.868 2 Cử nhân YTCC 04 11 2.848 2.848 3 Dược sĩ đại học 01 03 712 712 4 Cao đẳng ATVSTP 01 03 712 712 5 Dược sĩ trung cấp 01 03 712 712 6 CN xét nghiệm 01 03 712 712 7 Kỹ thuật viên XN 02 06 1.424 684 8 Trung cấp Y 09 26 6.408 712 9 Nữ hộ sinh 02 06 1.424 1.424 II Ngành khác 1 Đại học 03 09 2.136 1.988 2 Cao đẳng 01 03 712 712 3 Trung cấp 01 03 712 712 4 Khác 01 03 712 712 Tổng cộng 35 100 24.920 17.508 Theo định biên thông tư liên tịch số 08/2007/BYT-BNV số cán bộ cần bổ sung cho y tế tuyến huyện là 17.508 người. Trong đó bác sĩ 4.868 người, cử nhân YTCC 2.848 người, kỹ thuật viên xét nghiệm 684 người, trung cấp Y 712 người. Thông tin phục vụ dự thảo Quy hoạch phát triển nhân lực được thu thập trong điều tra của Cục YTDP và Môi trường năm 2007 tại 60 quận/huyện đại diện trên cả nước với 1512 cán bộ đã cho một số thông tin sau [31]:
  • 29. 19 Tại 60 TTYTDP huyện được điều tra, trong số 1512 người chỉ có 4 bác sỹ và 26 cán bộ sau đại học (chiếm 2%) có văn bằng chứng chỉ thuộc chuyên ngành y học dự phòng (YHDP, dịch tễ, vệ sinh phòng dịch, y học lao động). Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV của Bộ y tế và Bộ Nội vụ hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế Nhà nước qui định rằng đối với cơ sở y tế tuyến huyện thì bác sỹ chiếm từ 20% trở lên và kỹ thuật viên xét nghiệm từ 10% trở lên [10]. Kết quả điều tra cho thấy: Chỉ có 26,7% số TTYTDP được điều tra có đủ tỷ lệ bác sỹ theo qui định của thông tư 08/2007. Ngược lại còn 13,3% số TTYTDP huyện mới có dưới 10% số cán bộ nhân viên là bác sỹ [32]. Kết quả điều tra về số người hiện có ở các TTYTDP quận/huyện so với định biên theo dân số trong thông tư 08/2007 quy định như sau: Có 1 TTYTDP quận/huyện (1,7%) thiếu trên 30 người so với định biên Có 6 TTYTDP quận/huyện (10%) thiếu từ 21-30 người so với định biên Có 14 TTYTDP quận/huyện (23,3%) thiếu từ 11-20 người so với định biên Có 31 TTYTDP quận/huyện (51,7%) thiếu từ 1-10 người so với định biên Có 2 TTYTDP quận/huyện (3,3%) đủ so với định biên Có 5 TTYTDP quận/huyện (8,3%) thừa từ 1-10 người so với định biên Có 1 TTYTDP quận/huyện (1,7%) thừa trên 10 người so với định biên Qua đó cho thấy rằng các TTYTDP quận/huyện nói chung, vừa thiếu về số lượng đồng thời chất lượng cũng hạn chế, việc được đào tạo đại học cũng như sau đại học về lĩnh vực này còn rất ít. Nên khó có thể đáp ứng được yêu cầu đặt ra của Bộ Y tế về các chức năng và nhiệm vụ của các TTYTDP trong tình hình hiện nay.
  • 30. 20 Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu - Cán bộ y tế đang công tác tại các cơ sở y tế dự phòng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên - Sổ sách, báo cáo về nguồn nhân lực thuộc hệ thống y tế dự phòng tỉnh Thái Nguyên. 2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ - Các đối tượng không đồng ý hợp tác. - Các đối tượng làm việc hợp đồng theo thời vụ. 2.1.3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu Thời gian nghiên cứu: - Từ tháng 01 đến tháng 7 năm 2014 Địa điểm nghiên cứu: Bao gồm toàn bộ các đơn vị y tế dự phòng tuyến tỉnh, huyện của tỉnh Thái Nguyên - Tuyến huyện/thành phố: 9 TTYT huyện/thành phố + Trung tâm y tế huyện Đại Từ + Trung tâm y tế huyện Võ Nhai + Trung tâm y tế huyện Định Hóa + Trung tâm y tế huyện Phổ Yên + Trung tâm y tế huyện Đồng Hỷ + Trung tâm y tế Thị xã Sông Công + Trung tâm y tế huyện Phú Bình + Trung tâm y tế huyện Phú Lương + Trung tâm y tế thành phố Thái Nguyên - Tuyến tỉnh: 09 đơn vị y tế
  • 31. 21 + Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh + Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS; + Trung tâm Chăm sóc Sức khoẻ sinh sản; + Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khoẻ; + Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc – MP- TP; + Trung tâm Da liễu – Chống phong + Chi cục ATVS thực phẩm + Chi cục Dân số kế hoạch hóa gia đình + Trạm chống lao 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu: Theo phương pháp nghiên cứu mô tả, cắt ngang. Nghiên cứu định lượng kết hợp với nghiên cứu định tính 2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu * Nghiên cứu định lượng Chọn mẫu: Chọn toàn bộ cán bộ y tế đang công tác tại các cơ sở y tế dự phòng tỉnh Thái Nguyên để đánh giá về tình hình số lượng, cơ cấu, trình độ và nhu cầu nhân lực về cán bộ y tế dự phòng của tỉnh. * Nghiên cứu định tính Mẫu nghiên cứu định tính (Tiến hành thảo luận theo 04 nhóm) - Nhóm 1: Thảo luận nhóm lãnh đạo các cơ sở y tế dự phòng thuộc tuyến tỉnh (từ 8 - 13 người). - Nhóm 2: Thảo luận nhóm cán bộ y tế dự phòng thuộc tuyến tỉnh (từ 10 - 13 người). - Nhóm 3: Thảo luận nhóm cán bộ y tế dự phòng thuộc huyện Đồng Hỷ, đại diện cho nhóm vùng địa hình vùng gần trung tâm (từ 10 - 13 người). - Nhóm 4: Thảo luận nhóm cán bộ y tế dự phòng thuộc huyện Định Hóa, đại diện cho nhóm vùng xa trung tâm (từ 10 - 13 người). Các cuộc thảo luận nhóm nhỏ nhằm phân tích các khía cạnh về thực trạng, yếu tố ảnh hưởng và nhu cầu về nhân lực cán bộ y tế dự phòng của tỉnh - Kỹ thuật chọn mẫu: Chọn mẫu có chủ đích.
  • 32. 22 2.2.3. Các chỉ số nghiên cứu 2.2.3.1 Các chỉ số về đặc điểm chung - Giới tính - - Tuyế - Nhóm tuổi - Thời gian công tác trong YTDP - Nơi đào tạo 2.2.3.2 Các chỉ số về thực trạng cán bộ Y tế dự phòng tỉnh Thái Nguyên ố lƣợng CBYTDP: - Số lượng CBYTDP toàn tỉnh - Số lượng CBYTDP theo tuyến và theo đơn vị - C YTDP ức tối thiểu và tối đa theo định biên 08/BYT-BNV tỉnh rình độ CBYTDP: - chuyên môn CBYTDP - Trình độ CBYTDP theo ơ cấu CBYTDP: - Cơcấu bộphận :Chuyên môn, xétnghiệm,quảnlý,hànhchính. - định biên theo thông tư 08/BYT-BNV. - Cơ cấu theo chuyên môn: Bác sĩ và kỹ thuật viên xét nghiệm - Cơ cấu chuyên môn so với định biên theo thông tư 08: - Cơ cấu CBYTDP/10.000 dân; Bác sĩ /10.000 dân; Dược sĩ /10.000 dân 2.2.3.3. Các chỉ số về nhu cầu cán bộ Y tế dự phòng đến năm 2020 - của từng đơn vị đến năm 2020 theo thông tư 08 - Số CBYTDP nghỉ hưu của các đơn vị theo các năm. - Mong muốn được đào tạo lại của CBYTDP: Rất cần; Cần; Chưa cần - Nhu cầu về loại hình đào tạo - Nhu cầu về chuyên ngành đào tạo
  • 33. 23 2.2.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến Y tế dự phòng - Nhận xét của lãnh đạ về CBYTDP: về kiến thức và kỹ năng của nhóm: Quản lý, hành chính; Chuyên môn; Xét nghiệm - Nhận xét của lãnh đạ ề cơ cấu và trình độ CBYTDP - Lý do không đáp ứng về cơ cấu và trình độ - Nguyện vọng của CBYTDP tại các - Lý do không muốn tiếp tục công việc của CBYTDP - Những công việc chuyên môn chính của CBYTDP - Những công việc cần làm để nâng cao năng lực YTDP tuyến dưới - Những việc cần hỗ trợ từ tuyến trên - Ý kiến ào tạo để đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng giai đoạn 2014 - 2020 2.2.4 hương pháp thu thập số liệu u * Số liệu định lượng + Dùng biểu mẫu thống kê thu thập thông tin về số lượng và cơ cấu CBYTDPtạiphòngTổchứccánbộcủacáccơsởYTDPđượcchọnvàonghiêncứu. + Sử dụng bộ câu hỏi tự điền cho cán bộ YTDP nhằm thu thập thông tin về các cán bộ và nhu cầu đào tạo của các cán bộ này. + Sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn về nguồn nhân lực và nhu cầu đào tạo nhân lực dành cho cán bộ lãnh đạo. * Số liệu định tính + Sửa dụng bộ câu hỏi hướng dẫn thảo luận nhóm dành cho 4 nhóm: lãnh đạo cán bộ YTDP cấp tỉnh; cán bộ YTDP tuyến tỉnh; cán bộ YTDP huyện Đồng Hỷ; cán bộ YTDP huyện Định Hóa nhằm tìm hiểu và thu thập các ý kiến, các nhận xét của cán bộ YTDP tỉnh Thái Nguyên về số lượng, trình độ và cơ cấu nguồn lực cán bộ của các đơn vị họ đang công tác. Yếu tố nào đang ảnh hưởng tới thực trạng trên, những nhu cầu, nguyện vọng nào mà cán bộ YTDP tỉnh đang cần được đáp ứng…
  • 34. 24 2.2.4.2 Phương pháp thu thập số liệu * Thu thập số liệu định lượng - Thu thậ S . - nguồn nhân lực và nhu cầu đào tạo . - Ph ất cả cán bộ YTDP thị xã/ huyện và thành phố thực trạng và . - Nhận lại bảng câu hỏi, nghiên cứu các câu trả lời (trong trường hợp đến thời hạn chưa nhận được các phiếu khảo sát có thể liên hệ trực tiếp để nhận.) * Thu thập số liệu định tính - Thông qua 4 cuộc thảo luận nhóm với các nhóm đối tượng đã chọn. Các nhóm đối tượng sẽ được mời đến các buổi thảo luận tương ứng, với thời gian và địa điểm phù hợp. Các đối tượng sẽ tiến hành thảo luận theo mục tiêu đã định sẵn. Số liệu được thu thập qua băng ghi âm và bản ghi chép của thư ký buổi thảo luận. 2.2.5. Xử lý số liệu * Nghiên cứu định lượng: hân tích số liệu theo phương pháp thống kê y tế trên chương trình phần mềm Epidata và SPSS 16.0. * Nghiên cứu định tính: Gỡ băng, ghi chép lại, phân nhóm thông tin đánh giá và nhận định kết quả. 2.3. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu - Nghiên cứu được sự đồng tình ủng hộ và tạo điều kiện của ngành y tế địa phương. - Để đảm bảo tính đạo đức trong nghiên cứu, trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ khảo sát đối với những người đồng ý tham gia nghiên cứu sau khi đã được giải thích rõ các điểm ghi trong bản thoả thuận tham gia nghiên cứu - Đảm bảo tính bí mật của thông tin, chỉ có những người nghiên cứu mới được tiếp cận với thông tin.
  • 35. 25 Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu Bảng 3.1. Phân bố giới và tuổi theo tuyến Đặc điểm của CBYTDP Tuyến tỉnh Tuyến huyện Toàn tỉnh Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Giới Nam 96 38,6 87 35,5 183 37,0 Nữ 153 61,4 158 64,5 311 63,0 Tuổi <30 60 24,1 55 22,4 115 23,2 30- 50 140 56,2 139 56,7 279 56,5 51-60 49 19,7 51 20,8 100 20,2 Dân tộc Kinh 179 71,9 183 74,7 362 73,3 Thiểu số 70 28,1 62 25,3 132 26,7 Nhận xét: - Cán bộ y tế dự phòng toàn tỉnh nữ nhiều hơn nam, chiếm 63,0%. Trong đó tuyến tỉnh có tỷ lệ là 61,4% và tuyến huyện là 64,5%. - Nhóm tuổi từ 30-50 tuổi có tỷ lệ cao nhất, chiếm 56,5%. Dân tộc Kinh chiếm chủ yếu 73,3%, dân tộc thiểu số cũng chiếm một tỷ lệ tương đối 26,7%. Bảng 3.2. Phân bố theo thời gian công tác Đặc điểm của CBYTDP Tuyến tỉnh Tuyến huyện Toàn tỉnh Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Thời gian công tác trong YTDP Từ 1-5 năm 77 30,9 82 33,5 159 32,2 Từ 6-10 năm 20 8,0 25 10,2 45 9,1 Từ 11-15 năm 16 6,4 4 1,6 20 4,0 Từ 16-20 năm 48 19,3 25 10,2 73 14,8 >20 năm 88 35,3 109 44,5 197 39,9 Nhận xét: Số năm công tác trong y tế dự phòng nhóm >20 năm có tỷ lệ cao nhất 39,9%. Trong đó tuyến tỉnh là 35,3% và tuyến huyện là 44,5%.
  • 36. 26 Bảng 3.3. Phân bố theo nơi đào tạo Tuyến Tại Thái Nguyên Tại Hà Nội Tại khu vực Đông Bắc Ngoài khu vực Đông Bắc Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Tỉnh 222 89,2 26 10,4 0 0 1 0,4 Huyện 215 87,8 14 5,7 2 0,8 14 5,7 Tổng số 437 88,5 40 8,1 2 0,4 15 3 Nhận xét: - Nơi đào tạo CBYTDP cho tỉnh chủ yếu là tại các cơ sở đào tạo tại Thái Nguyên (tuyến tỉnh 89,2%, tuyến huyện 87,8%). Các tỉnh ngoài khu vực Đông bắc rất ít chỉ có 5,7% và 0,4%. 3.2. Thực trạng cán bộ y tế dự phòng tỉnh Thái Nguyên 3.2.1. Số lượng cán bộ y tế dự phòng tỉnh Thái Nguyên Bảng 3.4. Cán bộ y tế dự phòng toàn tỉnh theo tuyến Tuyến Số lƣợng Tỷ lệ (%) Tỉnh 249 50,4 Huyện 245 49,6 Tổng số 494 100 Nhận xét: Tỷ lệ cán bộ YTDP tuyến tỉnh và tuyến huyện tương đương nhau (50,4% và 49,6%).
  • 37. 27 Bảng 3.5. Số lƣợng cán bộ các đơn vị YTDP tuyến tỉnh Đơn vị Số lƣợng Tỷ lệ (%) TT Y tế dự phòng tỉnh 80 32,1 TT Chăm sóc SKSS 31 12,4 TT KN Thuốc-MP-TP 19 7,6 TT Truyền thông GDSK 13 5,2 TT Phòng chống HIV/AIDS 28 11,2 TT Da liễu- Chống phong 25 10,0 Chi cục ATVSTP 18 7,2 Chi cục DSKHHGD 22 8,8 Trạm chống lao 13 5,2 Tổng số 249 100 Nhận xét: Trung tâm YTDP tỉnh chiếm tỷ lệ cao nhất (32,1%). Trung tâm TT- GDSK và Trạm chống Lao chiếm tỷ lệ thấp nhất (5,2%) Bảng 3.6 Số lƣợng cán bộ các Trung tâm Y tế huyện Đơn vị Số lƣợng Tỷ lệ (%) Huyện Đại Từ 35 14,3 Huyện Phú Bình 26 10,6 Huyện Phổ Yên 31 12,7 Huyện Định Hóa 28 11,4 Huyện Đồng Hỷ 32 13,1 Huyện Võ Nhai 23 9,4 Huyện Phú Lương 25 10,2 Thị xã Sông Công 14 5,7 Thành Phố TN 31 12,7 Tổng số 245 100 Nhận xét: Huyện Đại Từ có số lượng cán bộ nhiều nhất, chiếm 14,3%. Số lượng cán bộ ít nhất là Thị xã Sông Công với 14 cán bộ chiếm 5,7%.
  • 38. 28 Bảng 3.7. Tỷ lệ cán bộ y tế dự phòng tuyến tỉnh hiện có theo TT 08/BYT- BNV so với mức tối thiểu. Đơn vị TT 08/BYT-BNV Số lƣợng hiện có Dân số triệu ngƣời Số lƣợng CBYTDP tối thiểu theo TT08 Tổng số CBYT DP Tỷ lệ % đạt so với mức tối thiểu theo TT08 TT Y tế dự phòng tỉnh 1-1,5 56 80 142,9 TT Chăm sóc SKSS 1-1,5 26 31 119,2 TT KN Thuốc-MP-TP 1-1,5 26 19 73,1 TT Truyền thông GDSK 1-1,5 13 13 100,0 TTPC HIV/AIDS 1-1,5 26 28 107,7 TT Da liễu- chống phong 1-1,5 41 25 61,0 Chi cục ATVSTP 1-1,5 19 18 94,7 Chi cục DS KHHGD 1-1,5 20 22 110,0 Trạm chống lao 1-1,5 15 13 86,7 Nhận xét: Đa số các đơn vị YTDP tuyến tỉnh có số cán bộ đáp ứng trên mức tối thiểu của TT 08 là: TTYTDP tỉnh đạt 142,9 %; TT CSSKSS đạt 119,2%.. Bên cạnh đó vẫn còn một số TT không đạt: TT KNDP- MP 73,1%, TT Da liễu- Chống phong 61,0%.
  • 39. 29 Bảng 3.8. Tỷ lệ cán bộ y tế dự phòng tuyến tỉnh hiện có so với mức tối đa theo TT 08/BYT-BNV Đơn vị TT 08/BYT-BNV Số lƣợng hiện có Dân số (ngƣời) Số lƣợng CBYTDP tối đa theoTT08 Tổng số CBYTDP Tỷ lệ % đạt so với mức tối đa theo TT08 TT Y tế dự phòng tỉnh 1-1,5 65 80 123,1 TT Chăm sóc SKSS 1-1,5 35 31 88,6 TT KN Thuốc-MP-TP 1-1,5 30 19 63,3 TT Truyền thông GDSK 1-1,5 14 13 92,9 TTPC HIV/AIDS 1-1,5 30 28 93,3 TT Da liễu- chống phong 1-1,5 50 25 50,0 Nhận xét: Chỉ có 01 đơn vị vượt mức tối đa về số cán bộ YTDP tại các đơn vị Dự phòng tuyến tỉnh. Đó là TTYTDP tỉnh với tỷ lệ đạt là 123,1%. Bảng 3.9. Tỷ lệ CB TTYT huyện hiện có so với mức tối thiểu theo TT 08/BYT-BNV Đơn vị Dân số (ngƣời) Số lƣợng CBYTDP tối thiểu theo định biên 08 Số lƣợng hiện có Tỷ lệ (%) đạt mức tối thiểu theo định biên 08 Huyện Đại Từ >150.000 - 250.000 36 35 97,2 Huyện Phú Bình >100.000 - 150.000 31 26 83,9 Huyện Phổ Yên >100.000 - 150.000 31 31 100,0 Huyện Định Hóa ≤100.000 25 28 112,0 Huyện Đồng Hỷ >100.000 - 150.000 31 32 103,0
  • 40. 30 Huyện Võ Nhai ≤100.000 25 23 92,0 Huyện Phú Lương ≤100.000 25 25 100,0 Thị xã Sông Công ≤100.000 25 14 56,0 Thành Phố TN > 250.000 - 350.000 41 31 75,6 Nhận xét: Gần một nửa trung tâm Y tế dự phòng tuyến huyện (4/9) có số lượng cán bộ thực tế đạt tiêu chuẩn so với số lượng tối thiểu theo quy định của định biên 08/BYT- BNV. Thị xã Sông Công và Thành phố Thái Nguyên là 2 cơ sở duy nhất trong toàn tỉnh còn mô hình chung giữa Bệnh viện và Trung tâm y tế huyện nên tỷ lệ cán bộ YTDP so với tiêu chuẩn còn rất thấp. Bảng3.10.TỷlệcánbộTTYThuyệnhiệncósovớimứctốiđatheoTT08/BYT-BNV Đơn vị Dân số (ngƣời) Số lƣợng CBYTDP tối đa theo định biên 08 Số lƣợng hiện có Tỷ lệ (%) đạt mức tối đa theo định biên 08 Huyện Đại Từ >150.000 - 250.000 40 35 87,5 Huyện Phú Bình >100.000 - 150.000 35 26 74,3 Huyện Phổ Yên >100.000 - 150.000 35 31 88,6 Huyện Định Hóa ≤100.000 30 28 93,3 Huyện Đồng Hỷ >100.000 - 150.000 35 32 91,4 Huyện Võ Nhai ≤100.000 30 23 76,7 Huyện Phú Lương ≤100.000 30 25 83,3 Thị xã Sông Công ≤100.000 30 14 46,7 Thành Phố TN > 250.000 - 350.000 45 31 68,9 Nhận xét: Chưa có đơn vị nào của cơ sở y tế dự phòng tuyến huyện của tỉnh Thái Nguyên có tỷ lệ cán bộ y tế đạt mức tối đa theo định mức biên chế của TT 08/BYT-BNV.
  • 41. 31 3.2.2. Trình độ cán bộ y tế dự phòng toàn tỉnh Bảng 3.11. Trình độ cán bộ y tế dự phòng toàn tỉnh Trình độ Số lƣợng Tỷ lệ (%) Bác sĩ 139 28,1 Bác sĩ đa khoa 51 36,7 Bác sĩ Nha khoa 0 0 Bác sĩ CKI 65 46,7 Bác sĩ CKII 2 1,4 Thạc sỹ 21 15,1 Tiến sỹ 0 0 Y sỹ đa khoa 59 11,9 Dược Sỹ 44 8,9 Sau đại học 4 9,1 Đại học 13 29,5 Trung học 27 61,4 Điều dưỡng 83 16,8 Sau đại học 0 0 Cử nhân 1 1,2 Cao đẳng 1 1,2 Trung học 80 96,4 Sơ học 0 0 Kỹ thuật viên 33 6,7 Cử nhân 1 3,0 Cao đẳng 1 3,0 Trung học ( KTVXN) 31 94,0 Sơ học 0 0 Y Tế Công Cộng 4 0,8 Sau đại học 1 25,0 Đại học 3 75,0 Hộ sinh 29 5,9
  • 42. 32 Trình độ Số lƣợng Tỷ lệ (%) Đại học 0 0 Cao đẳng 1 3,4 Trung học 28 96,5 Chuyên ngành khác 103 20,9 Đại học 49 47,6 Cao đẳng 5 4,9 Trung học 29 28,2 Khác 20 19,4 Tổng số 494 100 Nhận xét: Bác sỹ chiếm 28,1% tổng nhân lực, trong đó bác sĩ đa khoa chiếm 36,7%. Bác sĩ CKI chiếm 46,7%, bác sỹ CK II chiếm 1,4%, thạc sĩ chiếm 15,1%. Không có trình độ tiến sỹ, bác sỹ Nha khoa trong các cơ sở y tế dự phòng. Y sỹ đa khoa chiếm 11,9%. Cử nhân YTCC có 0,8% và kỹ thuật viên xét nghiệm có 6,7%. Bảng 3.12. Trình độ cán bộ y tế dự phòng theo tuyến Trình độ Tỉnh Huyện Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Sau đại học 62 24,9 32 13,6 Đại học 76 30,5 42 17,1 Dưới đại học 100 40,1 162 66,1 Không được đào tạo chuyên môn 11 4,4 9 3,7 Tổng số 249 100 245 100 Nhận xét: CBYTDP tuyến tỉnh có trình độ: Dưới đại học có tỷ lệ cao nhất 40,1%; sau đó là trình độ đại học và sau đại học (30,5% và 24,9%). CBYTDP tuyến huyện trình độ: Dưới đại học có tỷ lệ cao nhất 66,1%; trình độ đại học và sau đại học tương đương nhau 17,1% và 13,6%. Hộp 1: Kết quả thảo luận nhóm về số lượng và trình độ cán bộ y tế dự phòng
  • 43. 33 * Ông Th, Lãnh đạo TTYTDP tỉnh cho biết: “… Nhân lực của cơ sở YTDP tuyến tỉnh cơ bản đáp ứng đủ về số lượng cán bộ, thậm chí một số nơi còn dư. Tại tuyến huyện thì cán bộ còn thiếu nhiều. Trình độ cán bộ tuyến huyện chưa đáp ứng được yêu cầu, gần 2/3 có trình độ dưới đại học..” * Cô A, Lãnh đạo TTDL-CP…tỉnh cho biết: “Cán bộ của TT chưa đủ so quy định, trình độ còn hạn chế. Hiện nay cán bộ thiếu chủ yếu là bác sỹ, vì chỉ tiêu hàng năm trung tâm có xin nhưng chưa được duyệt và nếu có chỉ tiêu thì việc tuyển cán bộ chất lượng cao như bác sỹ rất khó khăn.”. * Ông V, Lãnh đạo TTYT huyện… có ý kiến: “… Trung tâm YT tôi được thành lập năm 2008, nhiều cán bộ của TT được điều động từ bệnh viện hoặc từ xã sang, không được đào tạo chuyên ngành dự phòng bài bản. Hiện nay TT cũng gặp khó khăn trong công tác tuyển dụng, bác sỹ là đối tượng khó tuyển nhất. Như vậy, các cơ sở YTDP tuyến tỉnh Thái Nguyên có số lượng tương đối đủ, thậm chí một số nơi còn dư. Trình độ đáp ứng được nhu cầu công việc. Ngược lại, các cơ sở YTDP tuyến huyện thì số lượng thiếu và trình độ cán bộ cũng chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. 3.2.3. Cơ cấu cán bộ y tế dự phòng 65.8% 6.5% 27.7% Chuyên môn Xét nghiệm Quản lý, hành chính Biểu đồ 3.1 Cơ cấu bộ phận toàn Tỉnh Nhận xét: Bộ phận xét nghiệm có tỷ lệ thấp nhất 6.5%
  • 44. 34 61.4 70.0 7.6 5.3 31 24.5 0 20 40 60 80 Tỷ lệ (%) Chuyên môn Xét nghiệm Quản lý, hạnh chính Cơ cấu bộ phận Tỉnh Huyện Biểu đồ 3.2. Cơ cấu bộ phận theo tuyến Nhận xét: Tuyến tỉnh và huyện bộ phận xét nghiệm có tỷ lệ rất thấp là 7,6% và 5,3%. Bảng 3.13. Cơ cấu bộ phận toàn tỉnh so với TT 08/BYT-BNV Cơ cấu bộ phận Số lƣợng hiện có Tỷ lệ (%) theo TT 08 Tổng số (494) Tỷ lệ (%) Chuyên môn 325 65,7 60- 65 Xét nghiệm 32 6,5 20 Quản lý, hành chính 137 27,7 15- 20 Nhận xét: So với ĐMBC trong TT 08/BYT-BNV, thì bộ phận chuyên môn đạt theo quy định. Quản lý và hành chính vượt quá so với quy định còn bộ phận xét nghiệm không đạt mức ĐMBC.
  • 45. 35 Bảng 3.14. Cơ cấu bộ phận tuyến tỉnh so với TT 08/BYT-BNV Cơ cấu bộ phận Số lƣợng hiện có Tỷ lệ (%) theo TT08 Tổng số (249) Tỷ lệ (%) Chuyên môn 153 61,4 60- 65 Xét nghiệm 19 7,6 20 Quản lý, hành chính 77 31 15- 20 Nhận xét: So với ĐMBC trong TT 08/BYT-BNV, thì bộ phận chuyên môn đạt tiêu chuẩn. Quản lý, hành chính vượt quá so với tiêu chuẩn, riêng bộ phận xét nghiệm không đạt ĐMBC. Bảng 3.15 Cơ cấu bộ phận tuyến huyện so với TT 08/BYT-BNV Cơ cấu bộ phận Số lƣợng hiện có Tỷ lệ (%) theo TT08 Tổng số (245) Tỷ lệ (%) Chuyên môn 172 70,2 60- 65 Xét nghiệm 13 5,3 20 Quản lý, hành chính 60 24,5 15- 20 Nhận xét: So với ĐMBC trong TT 08/BYT-BNV, thì bộ phận chuyên môn và quản lý, hành chính vượt quá so với quy định, riêng bộ phận xét nghiệm không đạt mức định biên.
  • 46. 36 Bảng 3.16. Cơ cấu chuyên môn toàn tỉnh theo TT 08/BYT-BNV ở mức tối thiểu Cơ cấu chuyên môn Số lƣợng hiện có Tỷ lệ hiện có Tỷ lệ (%) Theo quy định TT 08 Tuyến tỉnh Bác sĩ 83 33,3 ≥ 30 KTV Xét nghiệm 19 7,6 ≥ 20 Tuyến huyện Bác sĩ 56 22,9 ≥ 20 KTV Xét nghiệm 13 5,3 ≥ 10 Nhận xét: - Ở tuyến tỉnh tỷ lệ bác sĩ đạt so với quy định của ĐMBC nhưng kỹ thuật viên xét nghiệm mới đạt 1/3 so với quy định. - Tuyến huyện tỷ lệ bác sĩ đạt so với quy định của ĐMBC nhưng kỹ thuật viên xét nghiệp đạt một nửa theo quy định. Bảng 3.17. Cán bộ y tế dự phòng /10.000 dân Cán bộ Dân số Số CBYTDP Số CBYTDP/10.000 CBYTDP 1.085.000 494 4,6 Bác sỹ 139 1,3 Dược sỹ ĐH 17 0,16 Nhận xét: - Số CBYTDP/10.000 dân là 4,6; - Tỷ lệ bác sỹ /10.000 dân là 1,3; - Tỷ lệ dược sỹ /10.000 dân là 0,16
  • 47. 37 Hộp 2: Kết quả thảo luận nhóm về cơ cấu cán bộ * Ông V, lãnh đạo TTYT huyện...: “… Cơ cấu cán bộ hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, số cán bộ được đào tạo chuyên môn về y học dự phòng hiện còn ít, cán bộ làm công tác xét nghiệm tại các trung tâm cũng thiếu nhiều..” * Ông C, TTYT huyện...: “… Cơ cấu cán bộ của TTYT huyện hiện nay chưa hợp lý, chủ yếu đối tượng tuyển dụng được là điều dưỡng, y sỹ. Số lượng bác sỹ về các trung tâm là rất ít, chủ yếu là bác sỹ chuyên tu, không có bác sỹ chính quy vì không cạnh tranh được với các cơ sở điều trị..” *Ông H, Trƣởng khoa TTYT huyện....: “… Trong một hai năm gần đây, TTYT tiếp nhận gần 20 cán bộ mới nhưng chỉ có một kỹ thuật viên xét nghiệm. Do vậy khoa xét nghiệm của TTYT cũng chỉ làm được một số xét nghiệm rất đơn giản, chủ yếu là xét nghiệm tìm ký sinh trùng sốt rét. Cho nên theo tôi là cần bổ sung thêm cán bộ có chuyên môn về xét nghiệm” * Chị L, TTCSSKSS “…Tình trạng BS giảm trong những năm qua và không tuyển được đối tượng bác sỹ... là những vấn đề nổi cộm về tổ chức của TT tôi..” Như vậy, cơ cấu của các đơn vị YTDP còn nhiều bất cập, số lượng KTV xét nghiệm, bác sỹ chính quy thiếu ở nhiều đơn vị. 3.3. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến số lƣợng, cơ cấu và trình độ cán bộ y tế dự phòng 3.3.1. Nguyện vọng của cán bộ y tế dự phòng tại các đơn vị (n= 332) Bảng 3.18. Mong muốn tiếp tục công việc đang làm Thích và muốn tiếp tục Công việc đang làm Phân theo tuyến Tỉnh Huyện n % n % Có 110 93,2 209 97,7 Không 8 6,8 5 2,3 Tổng số 118 100 214 100 Nhận xét: Đa số thích và muốn tiếp tục công việc đang làm, tuyến tỉnh là 93,2% và tuyến huyện là 97,7%.
  • 48. 38 Bảng 3.19. Lý do không muốn tiếp tục công việc Lý do Phân theo tuyến Tỉnh Huyện n % n % Không phù hợp 5 62,5 3 60,0 Chế độ đại ngộ không thỏa đáng 2 25 2 40,0 Khác 1 12,5 0 0 Tổng số 8 100 5 100 Nhận xét: Lý do không muốn tiếp tục công việc chủ yếu là công việc không phù hợp và chế độ đãi ngộ không thỏa đáng, tuyến tỉnh là 87,5% và tuyến huyện là 100%. Bảng 3.20. Những công việc chuyên môn chính Theo bộ phận Phân theo tuyến Tỉnh Huyện n % n % Quản lý 36 4,1 32 3,3 Triển khai các hoạt động 83 9,5 136 14 Xét nghiệm 24 2,7 17 1,7 Theo dõi, giám sát 233 26,6 273 28,2 Điều trị 82 9,4 75 7,7 Thu thập, xử lý TT, báo cáo 175 20 232 24,9 Đào tạo, tập huấn 84 9,6 81 8,4 TT – GDSK 103 11,8 99 10,2 Nghiên cứu khoa học 55 6,3 24 2,5 Tổng 100 100 Nhận xét: Công việc nhiều nhất của CBYTDP cả tuyến tỉnh và tuyến huyện là theo dõi, giám sát (26,6% và 28,2%). Công việc kế tiếp là Thu thập, xử lý thông tin, báo cáo (20% và 24,9%).
  • 49. 39 Bảng 3.21. Những việc tuyến dƣới cần hỗ trợ từ tuyến trên Công việc Phân theo tuyến Tỉnh Huyện n % n % 1. Bổ sung nhân lực phù hợp nhu cầu đơn vị 2 1,8 7 4,0 2. Bổ sung trang thiết bị và tài liệu cần thiết 8 7,3 11 6,4 3. Bổ sung kinh phí hoạt động 15 13,6 21 12,1 4. Đào tạo kỹ năng quản lý và giao tiếp 23 21,0 47 27,2 5. Đào tạo kỹ năng giao tiếp 5 4,5 9 5,2 6. Đào tạo kỹ năng chuyên môn 45 41,0 68 39,3 7. Đào tạo kỹ năng nghiên cứu, ứng dụng khoa học 12 11,0 10 5,8 Tổng 100 100 Nhận xét:Đào tạo kỹ năng chuyên môn có tỷ lệ cao nhất tuyến tỉnh là 41,0 % và tuyến huyện là 39,3%. Bảng 3.22. Những công việc tuyến trên cần làmđể nâng cao năng lực tuyến dưới Công việc Phân theo tuyến Tỉnh Huyện n % n % 1.Lập KH chỉ đạo tuyến phù hợp 24 17,5 15 8 2.Tập huấn chuyên môn cho cán bộ chuyên trách 59 43,1 75 39,9 3.Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát 7 5,1 31 16,5 4.Có chế độ KT phù hợp 11 8,2 8 4,3 5. Hỗ trợ kinh phí, TTB 36 26,3 59 31,4 Tổng 100 100 Nhận xét: Tập huấn chuyên môn cho cán bộ chuyên trách chiếm tỷ lệ cao nhất, tuyến tỉnh là 43,1% và tuyến huyện là 39,9%.
  • 50. 40 3.3.2. Nhận xét của lãnh đạo tại các đơn vị y tế dự phòng (n= 32) Bảng 3.23. Nhận xét các bộ phận về năng lực Bộ phận Tốt Khá Trung bình Kém Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1.QLý, Hchính 0 0,0 6 18,8 17 53,1 9 28,1 2.Chuyên môn 3 9,4 13 40,6 14 43,8 2 6,25 3.Xét nghiệm 0 0,0 3 9,4 15 46,9 14 43,8 Nhận xét: Bộ phận xét nghiệm được cho là kém chiếm tỷ lệ cao nhất 43,8%. Bảng 3.24. Nhận xét về cơ cấu và trình độ cán bộ y tế dự phòng Đáp ứng về cơ cấu và trình độ Có Không n % n % 15 46,9 17 53,1 Lý do không đáp ứng về cơ cấu và trình độ Thiếu cán bộ Không phù hợp công việc Khác n % n % n % 15 88,2 0 0 2 11,8 Nhận xét: - Tỷ lệ không đáp ứng về cơ cấu và trình độ tương đối cao 53,1. - Lý do không đáp ứng chủ yếu là thiếu cán bộ 88,2%.
  • 51. 41 Bảng 3.25. Nhận xét về loại hình và chuyên ngành đào tạo thích hợp Loại hình đào tạo Thích hợp Trung cấp Đại học Sau đại học n % n % n % 5 15,6 13 40,6 14 43,8 Chuyên ngành đào tạo thích hợp YTCC YHDP Khác n % n % n % 11 34,4 18 56,2 3 9,4 Nhận xét: - Loại hình đào tạo thích hợp nhất: Sau Đại học chiếm 43,8%, đại học 40,6% - Chuyên ngành đào tạo thích hợp nhất: YHDP chiếm 56,2%, YTCC 34,4%. Bảng 3.26. Đào tạo để đáp ứng nhu cầu về số lƣợng và chất lƣợng trong giai đoạn 2014 – 2020 Nội dung Cần Chƣa cần n % n % 1. Qui hoạch đào tạo phù hợp Cơ cấu các bộ phận 25 78,1 7 28,9 2. Đào tạo theo địa chỉ 22 68,8 10 31,2 3. Đào tạo chuyên ngành phù hơp 26 81,2 6 18,8 4. Đa dạng các loại hình đào tạo 20 62,5 12 37,5 Nhận xét: Nhu cầu đào tạo chuyên ngành phù hợp chiếm tỷ lệ cao nhất là 81,2%, tiếp đến là qui hoạch đào tạo phù hợp cơ cấu các bộ phận và đào tạo theo địa chỉ.
  • 52. 42 Bảng 3.27. Những công việc cần hỗ trợ từ tuyến trên Nội dung Cần Chƣa cần n % n % 1. Bổ sung nhân lực phù hợp cơ cấu và trình độ 25 78,1 7 21,9 2. Bổ sung kiến thức Chuyên ngành phù hợp 24 75 8 25 3. Bổ sung thiết bị và tài liệu chuyên môn 22 68,8 10 31,2 4. Chính sách ưu đãi nhân lực Tại chỗ và nơi khác về 28 87,5 4 12,5 5. Bổ sung kinh phí 24 75 8 25 Nhận xét: Cần có chính sách ưu đãi nhân lực tại chỗ và nơi khác về chiếm tỷ lệ cao nhất là 87,5%, tiếp đến cần bổ sung nhân lực phù hợp cơ cấu và trình độ là 78,1%. Bảng 3.28. Những công việc cần làm tại đơn vị Nội dung Cần Chƣa cần n % n % 1. Có kế hoạch cụ thể theo chức năng, nhiệm vụ 22 68,8 10 31,2 2. Bố trí nhân lực hợp lý 24 75 8 25 3. Có chế độ khuyến khích học tập và nghiên cứu ứng dụng khoa học 26 81,3 6 18,7 4. Qui hoạch cán bộ theo chuẩn của Bộ Y Tế 20 62,5 12 37,5 Nhận xét: Cần có chế độ khuyến khích học tập và nghiên cứu ứng dụng khoa học chiếm tỷ lệ cao nhất là 81,3%; tiếp đến là bố trí nhân lực hợp lý 75%.
  • 53. 43 Hộp 3: Kết quả thảo luận về các yếu tố ảnh hưởng * Ông Th, Phó giám đốc TTYTDP tỉnh “… Nhân lực của cơ sở YTDP tuyến huyện thì cán bộ còn ít mà khối lượng công việc thì nhiều, chức năng chưa chuyên trách, mỗi cán bộ phụ trách nhiều chương trình nên hiệu quả công việc còn hạn chế … * Ông T, Lãnh đạo TTYT huyện….“…Về phía trung tâm rất muốn nâng cao trình độ cán bộ, đơn vị tuy có nhiều cán bộ trẻ, có nguyện vọng được đi đào tạo dài hạn nhưng đơn vị không bố trí đi học được đồng loạt vì nếu đi học thì số cán bộ không đủ đảm đương công việc.” *Chị H, cán bộ TTYT huyện… “…Là cán bộ trẻ, mới đi làm được 3 năm nay, tôi thấy rằng muốn làm tốt công việc tôi cần phải đi học nâng cao trình độ nhưng với thu nhập còn hạn chế thì việc vừa đảm bảo cuộc sống vừa đi học dài ngày là rất khó khăn”. *Chị L, TTCSSKSS “…Chính sách, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ y tế nói chung và cán bộ YTDP nói riêng chưa thỏa đáng, chưa khuyến khích thu hút được cán bộ có trình độ từ nơi khác đến, mà ngay cả cán bộ tại TT cũng có xu hướng muốn chuyển lên tuyến trên hay sang bệnh viện công tác, tại đó BS có điều kiện làm việc tốt hơn, phát huy được khả năng chuyên môn của mình, thu nhập cao hơn vì có thể làm thêm, mở phòng khám….” * Bà A. Phó giám đốc TT…: “... Hiện nay TT đang đối mặt với nhiều khó khăn, trong đó kinh phí đầu tư vẫn là vấn đề khó giải quyết. Nguồn kinh phí hàng năm chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của TT. Trang thiết bị, máy móc đã cũ, cần được nâng cấp sửa đổ nhưng chưa đáp ứng nổi. Nhiều bác sỹ đi học chuyên ngành mới về nhưng không được áp dụng dẫn đến mai một tay nghề.. ” Như vậy, các yếu tố chính ảnh hưởng tới thực trạng nguồn nhân lực YTDP tỉnh Thái Nguyên là chế độ chính sách với cán bộ, đào tạo, nguồn kinh phí hạn hẹp không đủ để nâng cao trang thiết bị, máy móc phục vụ công việc.
  • 54. 44 3.4. Nhu cầu nhân lực y tế dự phòng từ năm 2014 đến năm 2020 3.4.1. Nhu cầu về số lượng Bảng 3.29. Số cán bộ y tế dự phòng nghỉ hƣu các năm theo tuyến Tuyến Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Tổng cộng Tỉnh 24 8 4 7 4 8 9 64 Huyện 9 14 7 10 10 11 8 69 Tổng số 33 22 11 17 14 19 17 133 Nhận xét: Đến năm 2020, tổng số CBYTDP toàn tỉnh nghỉ hưu là 133 cán bộ. Bảng 3.30. Nhu cầu cần bổ sung cán bộ y tế dự phòng tuyến tỉnh ở mức tối đa theo TT 08/BYT-BNV Đơn vị Số CBYTDP hiện có Số CBYTDP cần có theo TT 08 Số CBYTDP cần bổ sung TT Y tế dự phòng tỉnh 80 65 -15 TT Chăm sóc SKSS 31 35 4 TT KN Thuốc-MP-TP 19 30 11 TT Truyền thông GDSK 13 14 1 TTPC HIV/AIDS 28 30 2 TT Da liễu- chống phong 25 50 25 Chi cục Dân số- KHHGD 22 20* 0 Chi cục ATVSTP 18 19* 1 Trạm chống lao 13 15* 2 Tổng số 249 278 31 *: Những cơ sở này được tỉnh quy định số biên chế, trong đó Chi cục DS_ KHHGD thì quy định ít nhất 20 cán bộ. Nhận xét: Số lượng cán bộ y tế dự phòng tuyến tỉnh cần bổ sung thêm là 31 biên chế so với TT 08 BYT- BNV.
  • 55. 45 Bảng 3.31. Nhu cầu cán bộ y tế dự phòng tuyến huyện ở mức tối đa theo TT 08/BYT-BNV Đơn vị Số CBYTDP hiện có Số CBYTDP cần có theo TT 08 Số CBYTDP cần bổ sung Huyện Đại Từ 35 40 5 Huyện Phú Bình 26 35 9 Huyện Phổ Yên 31 35 4 Huyện Định Hóa 28 30 2 Huyện Đồng Hỷ 32 35 3 Huyện Võ Nhai 23 30 7 Huyện Phú Lương 25 30 5 Thị xã Sông Công 14 30 16 Thành Phố TN 31 45 14 Tổng cộng 245 310 65 Nhận xét: Số lượng cán bộ y tế dự phòng tuyến huyện cần bổ sung thêm là 65 biên chế so với TT 08/ BYT- BNV. Bảng 3.32. Nhu cầu cán bộ y tế dự phòng cần tuyển thêm Nhu cầu bổ sung Tuyến Tỉnh Tuyến Huyện Tổng số Bổ sung số cán bộ nghỉ hưu 64 69 133 Bổ sung số cán bộ đủ theo TT08 31 65 96 Tổng số cần tuyển 95 134 229 Nhận xét: Nhu cầu cán bộ y tế dự phòng cần tuyển thêm toàn tỉnh là 229 cán bộ.
  • 56. 46 3.4.2. Nhu cầu về trình độ 3.4.2.1. Nhu cầu đào tạo lại về chuyên môn Bảng 3.33. Mong muốn đƣợc đào tạo lại của cán bộ y tế dự phòng tuyến Tỉnh ( n=118) Nội dung Rất cần Cần Chƣa cần n % n % n % Quản lý 34 28,8 24 20,3 60 50,8 Triển khai các hoạt động 25 21,2 18 15,3 75 63,6 Xét nghiệm 34 28,8 53 44,9 31 26,3 Theo dõi, giám sát 12 10,2 69 58,5 37 31,4 Điều trị 20 17,0 52 44,1 46 39,0 Thu thập, xử lý Thông tin, viết báo cáo 5 4,2 20 17,0 93 78,8 Đào tạo, tập huấn 42 35,6 57 48,3 19 16,1 Truyền thông-GDSK 15 12,7 27 23,0 76 64,4 Nghiên cứu 22 18,6 40 34,0 56 47,5 Nhận xét: - Rất cần được đào tạo lại là công tác: Đào tạo, tập huấn chiếm tỷ lệ cao nhất 35,6%. Xét nghiệm và công tác quản lý đứng thứ hai với 28,8%. - Cần được đào tạo lại là công tác: Theo dõi giám sát chiếm tỷ lệ cao nhất 58,5%. Xét nghiệm đứng thứ hai với 44,9%.
  • 57. 47 Bảng 3.35. Mong muốn đƣợc đào tạo lại của cán bộ y tế dự phòng tuyến Huyện ( n=214) Nội dung Rất cần Cần Chƣa cần n % n % n % Quản lý 19 9,0 44 20,6 151 70,6 Triển khai các hoạt động 21 9,8 51 23,8 142 66,4 Xét nghiệm 75 35,0 44 20,6 95 44,4 Theo dõi, giám sát 17 8,0 21 9,8 176 82,2 Điều trị 47 22,0 85 39,7 82 38,3 Thu thập, xử lý Thông tin, viết báo cáo 12 5,6 24 11,2 178 83,2 Đào tạo, tập huấn 95 44,4 53 24,8 66 30,8 Truyền thông-GDSK 17 8,0 23 10,7 174 81,3 Nghiên cứu 68 31,8 87 40,7 59 27,6 Nhận xét: - Rất cần được đào tạo lại là công tác: Đào tạo, tập huấn chiếm tỷ lệ cao nhất 44,4%. Đứng thứ hai là xét nghiệm với 44%. - Cần được đào tạo lại là công tác: Nghiên cứu khoa học chiếm tỷ lệ cao nhất 40,7%. Tiếp theo là công tác điều trị với 39,7%.
  • 58. 48 3.4.2.2. Nhu cầu về loại hình đào tạo Bảng 3.36. Loại hình đào tạo thích hợp nhất Loại hình đào tạo Tỉnh Huyện N % n % Đào tạo ngắn hạn chuyên môn 46 39,0 77 36,0 Đào tạo ngắn hạn quản lý chương trình 10 8,5 39 18,2 Bác sỹ đa khoa 6 5,1 15 7,0 Chuyên khoa cấp I 12 10,2 16 7,5 Chuyên khoa cấp II 10 8,5 8 3,7 Thạc sỹ 10 8,5 17 7,9 Tiến sỹ 5 4,2 2 0,9 Không thích đi học thêm 19 16,1 40 18,7 Tổng số 118 100 214 100 Nhận xét: Nhu cầu Đào tạo ngắn hạn về chuyên môn chiếm tỷ lệ cao nhất, (tuyến tỉnh 39% và tuyến huyện 36%). Không số cán bộ không thích đi học thêm cũng chiếm một tỷ lệ tương đối (16,1% và 18,7%). 3.4.2.3. Nhu cầu về chuyên ngành đào tạo Bảng 3.37. Chuyên ngành đào tạo thích hợp (Với trình độ học Thạc sỹ, Tiến sỹ, CKI và CKII) Chuyên ngành đào tạo Tỉnh Huyện n % n % Y tế công cộng 13 35,1 7 16,3 Y học dự phòng 18 48,6 25 58,1 Các chuyên ngành khác 6 16,2 11 25,6 Tổng số 37 100,0 43 100,0 Nhận xét: Chuyên ngành đào tạo thích hợp nhất là Y học dự phòng ở cả hai tuyến (48,6% ở tuyến tỉnh và 58,1% ở tuyến huyện).
  • 59. 49 Hộp 4: Kết quả thảo luận về nhu cầu phát triển nguồn nhân lực *Bà H, Lãnh đạo TTYT ....“… Về nhu cầu để phát triển nhân lực thì chúng tôi có rất nhiều về cả số lượng, về chất lượng cán bộ, điều kiện làm việc, chế độ chính sách. Biên chế hàng năm giao cho các đơn vị phải tăng lên để các đơn vị có cơ sở để tuyển thêm cán bộ. Nên có chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao để giữ cán bộ... *Ông Đ, Trung tâm TTGDSK có ý kiến “... Theo tôi, giải pháp cần được thực hiện đồng bộ từ cấp Trung ương tới địa phương. Trong mọi chủ trương thì đều nêu cao ưu tiên cho dự phòng nhưng thực tế nguồn kinh phí đầu tư dành cho dự phòng so với điều trị là rất hạn hẹp...”. *Ông L, TTYT dự phòng tỉnh: “ … Nhà nước cần nghiên cứu có các chế độ chính sách ưu đãi đặc thù đối với cán bộ ngành y tế dự phòng vì so với ngành điều trị thì mức thu nhập của bác sỹ điều trị hơn hẳn bác sỹ dự phòng, để bác sỹ dự phòng yên tâm công tác gắn bó với nghề. Tỉnh cần bổ sung, sửa đổi chính sách thu hút cán bộ, đặc biệt đối với bác sỹ làm việc tại xã, huyện miền núi, vùng cao…”. * Chị H.A, TTYT huyện… “..Theo tôi, Sở y tế cần phải sớm có đề án nâng cấp các TT thuộc hệ dự phòng, chứ không chỉ đầu tư vào các bệnh viện thì mới đảm bảo cho hệ dự phòng đủ điều kiện để phát triển bền vững được..”. Như vậy, các ý kiến đều mong muốn được các cơ quan có thẩm quyền quan tâm, đầu tư hơn cho YTDP. Cụ thể cấp thêm biên chế hàng năm, tăng nguồn kinh phí và nâng mức chế độ chính sách cho cán bộ.
  • 60. 50 Chƣơng 4 BÀN LUẬN Kết quả nghiên cứu năm 2013 tại 18 cơ sở y tế dự phòng toàn tỉnh Thái Nguyên, tổng cộng là 494 người. Chúng tôi có những nhận xét như sau: 4.1. Thực trạng cán bộ y tế dự phòng tỉnh Thái Nguyên 4.1.1. Số lượng Kết quả nghiên cứu từ bảng 3.1 đến 3.4 cho thấy: Tổng số cán bộ y tế dự phòng toàn tỉnh là 494 người, số lượng cán bộ tuyến tỉnh và huyện xấp xỉ nhau với tỉ lệ 50,4% và 49,6%. Tỷ lệ cán bộ là nữ giới chiếm ưu thế hơn với 63%. Đa số cán bộ là người dân tộc Kinh nhưng dân tộc thiểu số cũng chiếm một tỷ lệ cao 26,7% nguyên nhân do Thái Nguyên là một tỉnh miền núi gồm có nhiều dân tộc anh em sinh sống. Mặt khác đời sống văn hóa của các dân tộc thiểu số ngày càng nâng cao nên việc có nhiều cán bộ người dân tộc thiểu số trong các cơ quan nhà nước ngày càng phổ biến. Độ tuổi 30- 50 chiếm hơn một nửa tổng số nhân lực hệ dự phòng toàn tỉnh. Đây là một yếu tố thuận lợi cho hoạt động của các cơ sở y tế dự phòng vì độ tuổi này là quãng thời gian mà trình độ chuyên môn, học vấn và khả năng cống hiến của các cán bộ đạt mức cao nhất. 88,5% các cán bộ YTDP tỉnh được đào tạo tại Thái Nguyên. Điều này rất dễ hiểu vì Thái Nguyên được coi là một cái nôi đào tạo cán bộ y tế nói chung và cán bộ y tế dự phòng nói riêng cho khu vực phía Bắc. Toàn bộ nhân lực y tế tỉnh Thái Nguyên có 4549 cán bộ [42], trong đó số cán bộ hệ Dự phòng là 494 chiếm 10,9 %. Bằng chứng trên cho thấy sự bất hợp lý và chưa phù hợp với phương châm dự phòng là chính, công việc của hệ y tế dự phòng chiếm hơn 60% công việc của ngành y tế. Về số lượng các cán bộ tại các cơ sở y tế dự phòng cho từng tuyến, kết quả nghiên cứu cho thấy đối với
  • 61. 51 tuyến tỉnh thì Trung tâm YTDP tỉnh có tổng số cán bộ nhiều nhất chiếm 32,1%. Thấp nhất là Trạm chống lao và Trung tâm TT- GDSK với số cán bộ 13 chiếm 5,2%. Tại tuyến huyện thì TTYT huyện Đại Từ có số cán bộ nhiều nhất, chiếm 14,3%. Số lượng cán bộ ít nhất là Thị xã Sông Công với 14 cán bộ chiếm 5,7%. Nguyên nhân do Thị xã Sông Công là một trong hai đơn vị tuyến huyện còn mô hình Trung tâm y tế và Bệnh viện gắn liền nhau nên số lượng còn hạn chế. Hiện nay Thái Nguyên đang tồn tại song song 2 mô hình, một là mô hình chiếm ưu thế TTYT huyện và Bệnh viện huyện tách rời (7/9 đơn vị) theo nghị định 172 của Chính phủ và mô hình gắn liền nhau (2/9 đơn vị). Ưu điểm của mô hình TTYT đã tách riêng hệ YTDP là: 1- Nguồn lực dành cho hoạt động dự phòng tốt hơn. 2- Có đủ số khoa phòng để thực hiện các chức năng chuyên môn theo qui định. Hạn chế của mô hình TTYT đã chia tách là: 1- Đa số các Trung tâm đều mới chia tách, nhiều TTYT mới thành lập cơ sở vật chất chật chội, trang thiết bị chưa đủ, nhân lực thiếu nghiêm trọng cả về số lượng và trình độ chuyên môn. 2- Cơ chế phối hợp hoạt động với bệnh viện còn chưa chặt chẽ ảnh hưởng đến hoạt động phòng chống dịch, đặc biệt là ở các TTYT còn yếu. Cả mô hình chia tách và kết hợp thì mỗi mô hình có những ưu và nhược điểm riêng nhưng việc chia tách đã góp phần làm mất cân đối trong công tác đào tạo chuyên khoa, nghiêng về hệ điều trị hơn là hệ dự phòng [52]. Trước đây trung tâm y tế huyện vừa làm công tác điều trị vừa làm công tác dự phòng, như vậy số lượng người tham gia công tác dự phòng nhiều hơn trong các chiến dịch, trong các phong trào phòng chống dịch bệnh khi cần, sẽ điều động tất cả cán bộ tham gia công tác y tế dự phòng. Sau khi thực hiện nghị định 172 [27]tách trung tâm y tế huyện ra khỏi bệnh viện, làm cho việc phối hợp giữa trung tâm y tế và bệnh viện ngày càng hạn chế hơn, chưa nói đến gây mất đoàn kết nội bộ nhiều nơi trong ngành y tế, việc ai nấy làm không hổ trợ công tác chuyên môn lẫn nhau. Vì vậy biên chế trung tâm y tế mới tách, không đủ người để đảm đương công tác phòng dịch.
  • 62. 52 4.1.2. Cán bộ y tế dự phòng hiện có so với định mức biên chế của thông tư 08/BYT-BNV Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.7 và bảng 3.9 cho thấy: So với định mức biên chế mà TT 08/BYT-BNV quy định thì ở mức tối thiểu: Tuyến tỉnh có 5 đơn vị đạt, chiếm tỷ lệ 55,6 %. Tuyến huyện có 4/9 đơn vị đạt, chiếm tỷ lệ 44,4%. Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.8; 3.10 cho thấy: So với định mức biên chế mà TT 08 /BYT-BNV quy định ở mức tối đa: Tuyến tỉnh có 1/9 đơn vi đạt, chiếm tỷ lệ 11,1%. Tuyến huyện thì không có đơn vị nào đạt. Kết quả định lượng trên và kết quả thu được khi thảo luận nhóm các lãnh đạo cơ sở YTDP tỉnh cho thấy các đơn vị y tế dự phòng tỉnh Thái Nguyên thiếu hụt về nhân lực, đặc biệt là ở tuyến huyện. Thiếu hụt cán bộ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển hệ Dự phòng tỉnh. Cán bộ là một nguồn lực quan trọng chủ chốt trong việc thực thi các chương trình, thiếu cán bộ dẫn đến sự bố trí nhân lực không hợp lý, sự chuyên môn hóa không cao do mỗi cán bộ phải phụ trách nhiều mảng. Việc nâng cao trình độ cán bộ cũng gặp khó khăn do không đủ cán bộ đảm đương công việc thường quy. Trong đó tuyến tỉnh chưa đạt mức tối thiểu là 44,4%, tuyến huyện chưa đạt ở mức tối thiểu là 55,6%. Kết quả này thấp hơn nhiều so với nghiên cứu của Cục YTDP và Môi trường có đến 90% số TTYTDP quận huyện chưa đạt [31]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Bá Văn về nhân lực YTDP tỉnh Hà Giang: tuyến tỉnh có 5/8 đơn vị đạt mức tối thiểu, 2/ 8 đơn vị đạt mức tối đa. Huyện có 8/11 đơn vị đạt mức tối thiểu. không có đơn vị nào đạt mức tối đa [51]. Theo nghiên cứu của Khưu Minh Cảnh về các cơ sở YTDP thành phố Cần Thơ: tuyến tỉnh 6/9 đơn vị đạt mức tối thiểu. 1/9 đơn vị đạt mức tối đa. Tuyến huyện: 2/9 đơn vị đạt mức tối thiểu, 1/9 đơn vị đạt mức tối đa [25]. Nguyên nhân được kể ra đầu tiên là chế độ chính sách dành cho các cán bộ hệ Dự phòng. Các sinh viên Y sau khi tốt nghiệp thường có xu hướng chọn những chuyên ngành, đơn vị có thể mang lại thu nhập cao như chuyên
  • 63. 53 khoa răng hàm mặt, mắt, tai mũi họng, chẩn đoán hình ảnh…Ở những chuyên ngành này, ngoài việc thực hiện công tác chuyên môn, họ có thể tăng thu nhập bằng những nguồn thu chính đáng như tham gia khám chữa bệnh ngoài giờ tại các phòng khám.. Ngay cả khi về hưu họ cũng vẫn có thể có thu nhập cao từ hoạt động khám chữa bệnh, đặc biệt là hiện nay, nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân rất lớn, các bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải. So với thu nhập của các cán bộ lâm sàng, thu nhập của các đồng nghiệp chuyên ngành y tế dự phòng còn rất khiêm tốn, thậm chí không đủ trang trải cho các nhu cầu sinh hoạt đang có xu hướng ngày càng gia tăng trong xã hội hiện đại. Năm 2013 là năm mà khóa Bác sỹ chính quy chuyên ngành Y học dự phòng của Trường đại học Y Dược đầu tiên ra trường. Lượng bác sỹ này hứa hẹn là một nguồn bổ sung nhân lực chất lượng cao rất lớn cho hệ Dự phòng. Theo quy định, bác sỹ hệ Y học dự phòng không được tuyển ở những chuyên ngành điều trị, vì vậy họ thường có xu hướng chọn những đơn vị Dự phòng ở tuyến Trung ương và tỉnh chứ không thích về tuyến huyện. Ngoài công việc chuyên môn thì tại các đơn vị này thường xuyên có những nguồn thu từ những dự án trong và ngoài nước. Chính vì vậy, khả năng cạnh tranh thu hút cán bộ của hệ Dự phòng tuyến huyện là rất thấp. Nguyên nhân này cũng được khẳng định trong nghiên cứu của Trần Thị Anh Đào về Nhân lực y tế ở Bạc Liêu năm 2012 [35]: Có nhiều nguyên nhân liên quan đến tình trạng thiếu nhân lực y tế dự phòng như đào tạo cán bộ y tế cho hệ y tế dự phòng còn rất ít; thiếu các chính sách thu hút khuyến khích cán bộ y tế làm việc cho y tế dự phòng; điều kiện làm việc của các cơ sở y tế dự phòng còn nhiều thiếu thốn; mô hình tổ chức hệ thống y tế trong đó có y tế dự phòng tuyến huyện trong nhiều năm qua không ổn định; ít có nguồn thu ngoài lương cho cán bộ y tế hệ y tế dự phòng.