SlideShare a Scribd company logo
1 of 88
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
---------------
Bùi Thị Thúy Hoa
BẢO VỆ NẠN NHÂN CỦA TỘI PHẠM LÀ TRẺ EM DƯỚI GÓC ĐỘ PHÁP LÝ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LUẬT HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học: QH-2015-L
HÀ NỘI, 2019
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Khóa luận này là công trình nghiên cứu khoa học
nghiên cứu của riêng tôi và chưa từng được nghiên cứu ở bất cứ công trình
nghiên cứu nào. Nội dung khóa luận và trích dẫn, số liệu đươc sử dụng đảm bảo
độ chính xác, tin cậy và trung thực. Những thông tin tham khảo đều được trích
dẫn cụ thể nguồn sử dụng.
Sinh viên thực hiện
Bùi Thị Thúy Hoa
3
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Phạm Thị Duyên Thảo, người đã
tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng sinh gửi lời càm ơn chân thành tới các thầy cô giáo tại Khoa Luật –
ĐHQG Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy, cảm ơn gia đình và bạn bè đã bên cạnh
động viên tôi trong quá trình tôi thực hiện luận văn tốt nghiệp
Mặc dù đã cố gắng nghiên cứu hoàn thiện nhưng luận văn vẫn không tránh khỏi
những thiếu sót. Do vậy, tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy
cô giáo để luận văn được hoàn thiện hơn.
Tác giả
Bùi Thị Thúy Hoa
4
DANH MỤC VIẾT TẮT
HCM: Hồ Chí Minh
VKS: Viện kiểm sát
TTHS: Tố tụng hình sự
LĐ- TB&XH: Lao động- Thương binh và xã hội
VD: Ví dụ
T.Ư: Trung ương
TNCS: Thanh niên Cộng sản
5
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ NẠN NHÂN CỦA TỘI PHẠM LÀ TRẺ......12
1.1. Khái quát nạn nhân của tội phạmlà trẻ em......................................................................12
1.2. Khái niệm, đặc điểm cơ bản của bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em nhìn dưới
góc độ pháp lý.................................................................................................................................19
1.2.1. Khái niệm..............................................................................................................................19
1.2.2. Đặc điểm...............................................................................................................................20
1.3. Các biện pháp bảo vệ nạn nhân cảu tội phạmlà trẻ em.................................................25
1.4. Pháp luật về bảo vệ nạn nhân của tội phạmlà trẻ em.....................................................28
1.4.1. Khái niệm..............................................................................................................................28
1.4.2. Các công ước quốc tế liên quan đến bảo vệ nạn nhân của tội phạmlà trẻ em............29
1.4.3. Pháp luật quốc gia trong bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em................................31
1.5. Vai trò của pháp luật về bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em.................................34
1.6. Pháp luật một số quốc gia trên thế giới về bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em..40
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ NẠN
NHÂN CỦA TỘI PHẠM LÀ TRẺ EM Ở VIỆT NAM ...................................................43
2.1.Hệthốngcácvănbảnphápluậtliênquanđếnbảovệnạnnhâncủatộiphạmlàtrẻem..........43
2.2. Nội dung bảo vệ nạn nhân của tội phạmlà trẻ emtrong pháp luật Việt Nam..............44
2.2.1. Các khía cạnh bảo vệ nạn nhân của tội phạmlà trẻ emtrong các quy định pháp luật51
2.3. Đánh giá...................................................................................................................................68
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP BỔ TRỢ HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ
PHÁP LUẬT BẢO VỆ NẠN NHÂN CỦA TỘI PHẠM LÀ TRẺ EM......................... 74
3.1. Yêu cầu hoàn thiện và nâng cao hiệu quả pháp luật bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ
em ................................................................................................................................................74
3.2. Các giải pháp cụ thể................................................................................................................75
3.2.1. Tiếp tục sửa đổi hoàn thiện pháp luật về bảo vệ nạn nhân của tội phạmlà trẻ em.....75
3.2.2. Dùng các thiết bị thông minh để giám sát, phát hiện hành vi phạm tội với trẻ em. ...78
3.2.3. Sử dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động nhận tin báo............................................79
6
3.2.4. Thành lập hệ thống các cơ quan chuyên trách về bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ
em ................................................................................................................................................80
3.2.5. Thực hiện tốt các công tác giám giám, kiểm tra trong bảo vệ nạn nhân của tội phạm là
trẻ em................................................................................................................................................81
3.2.6. Tăng cường vai trò, phối hợp giữa các cơ quan tổ chức trong bảo vệ nạn nhân của tội
phạmlà trẻ em.................................................................................................................................82
KẾT LUẬN.............................................................................................................................. 84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................86
7
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài đối với hầu hết các quốc gia trên thế
giới, việc quan tâm bảo vệ các quyền của trẻ em luôn được coi là một trong
những nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của đất nước.
Vì vậy, Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em (20-11-1989) đã được
Chính phủ của 191 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới phê chuẩn (tính đến
hết tháng 12 năm 2004). Mặc dù có những quan niệm khác nhau về cách thức
xác định một con người cụ thể gọi là trẻ em và giới hạn về độ tuổi, nhưng trong
phạm vi quốc tế, trẻ em nói chung đều được xác định là đối tượng được chăm sóc
đặc biệt, cần nhận được sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước, xã hội và cộng đồng.
Ngày 2-1-1990, Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã chính
thức phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em và là một trong
những quốc gia phê chuẩn công ước này sớm nhất (thứ 3 trên thế giới và thứ 2 ở
Châu Á). Để đảm bảo cho việc thực hiện công ước này, ngày 16-8-1991, Nhà
nước đã ban hành Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em. Tình hình xâm hại
trẻ em nói chung và xâm hại tình dục trẻ em nói riêng ở Việt Nam trong những
năm vừa qua vẫn diễn biến hết sức phức tạp. Ngày 31-7-1998, Chính phủ đã ra
Nghị quyết số 9-1998 _NQ/CP về việc tăng cường và phòng chống tội phạm
trong tình hình mới và phê duyệt Chương trình Quốc gia về phòng chống tội
phạm. Một trong những nội dung quan trọng của Chương trình quốc gia về
phòng chống tội phạm được đề cập là đề án “Phòng chống tội phạm xâm hại trẻ
em, tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên” mà Bộ Công an được giao nhiệm vụ
chính trong việc chủ trì, phối hợp hoạt động giữa các cấp, các ngành. Ngày 16-3-
2000, Bộ Công an đã có Kế hoạch số 323/ BCA để triển khai công tác thực hiện
Nghị quyết số 09/1998_NQ/CP và Đề án 04 của Chương trình quốc gia phòng
chống tội phạm trong đó nhấn mạnh nhiệm vụ củng cố các lực lượng nghiệp vụ
trực tiếp phòng ngừa và đấu tranh chống các loại tội phạm xâm hại trẻ em và tội
phạm trong lứa tuổi vị thành niên; phối hợp với các ngành nội chính điều tra, truy
tố, xét xử kịp thời các đối tượng phạm tội loại này; đề xuất chủ trương, biện pháp
đấu tranh phù hợp trong công tác phòng, chống lại các loại tội phạm này.
8
Các vấn đề về bảo vệ trẻ em ngày càng được quan tâm tại Việt Nam. Theo báo
cáo, có hơn 2,6 triệu trẻ em ở Việt Nam cần được bảo vệ đặc biệt. Trong số đó có
trẻ em bị lạm dụng, bị bóc lột và buôn bán vì mục đích tình dục; trẻ em lang
thang cơ nhỡ; trẻ em tật nguyền; trẻ em vi phạm pháp luật; trẻ mồ côi; trẻ em bị
ruồng bỏ; trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; và trẻ em sống trong cảnh nghèo
đói. Hoàn cảnh của các em đều hết sức nghiệt ngã. Chỉ có một số ít trẻ em Việt
Nam được nuôi dưỡng và chăm sóc ở các cơ sở của nhà nước, còn rất nhiều em
khác phải tự bươn trải để kiếm sống. Một số em bị bắt lao động, còn một số khác
sống lang thang trên các đường phố - chính tình cảnh đó khiến cho các em có
nguy cơ cao bị nhiễm HIV, sử dụng ma túy và bị lôi cuốn vào các hành vi phạm
tội và mại dâm. Có nhiều lý do phức tạp khiến các em lâm vào những tình cảnh
éo le như vây. Các yếu tố kinh tế như nghèo đói, chênh lệch về thu nhập và sự
chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường cũng làm cho các em trở nên dễ bị tổn
thương hơn. Các trào lưu xã hội như di cư, các giá trị gia đình đang bị băng hoại
và tình trạng phân biệt đối xử về giới cũng ảnh hưởng xấu tới trẻ em.
Trẻ em được xếp vào nhóm người yếu thế trong xã hội, nhóm người này rất dễ
trở thành nạn nhân của tội phạm.Chính vì vậy vấn đề bảo vệ trẻ em trước những
hành vi vi phạm pháp luật là một vấn đề cấp bách của toàn xã hội.
2. Tình hình nghiên cứu
2.1. Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em theo quy định của pháp luật
quốc tế.
Trong Luật Nhân quyền quốc tế, quyền trẻ em được chế định chủ yếu trong Công
ước về quyền trẻ em (CRC, năm 1989) và hai Nghị định thư không bắt buộc bổ
sung CRC được thông qua năm 2000 (Nghị định thư về buôn bán trẻ em, mại
dâm trẻ em và văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em, Nghị định thư về sự tham gia của
trẻ em trong xung đột vũ trang). Trong đó khái niệm “Trẻ em” được xác định là
những người dưới 18 tuổi.Tuy nhiên, đây là một điều luật mở cho các quốc gia
thành viên. Theo đó, các quốc gia thành viên có thể quy định các quyền trẻ em
được bắt đầu ngay khi mang thai hay sau khi ra đời; và về độ tuổi được coi là trẻ
em thấp hơn 18 tuổi so với quy định của CRC.
9
2. 2 Một quy định về bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em theo pháp luật
của Việt Nam hiện hành
Cùng với việc phát triển kinh tế, trong những năm qua, Nhà nước ta đã ban hành
nhiều chính sách, văn bản pháp luật trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến bảo vệ
các quyền trẻ em. Từ các bản Hiến pháp, các bộ luật, luật đến các văn bản dưới
luật đã tạo thành một hệ thống pháp luật bảo vệ trẻ em phù hợp với các công ước
quốc tế và truyền thống văn hoá của dân tộc.
Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn
Công ước của Liên Hiệp quốc về Quyền trẻ em vào ngày 20/02/1990.
Ở Việt Nam, quyền trẻ em đã được hiến định từ Hiến pháp năm 1946 (trực tiếp là
các Điều 14, 15 và được hàm chứa trong một số điều khác) và trong tất cả các
Hiến pháp năm 1959, năm 1980, năm 1992 (gồm cả lần sửa đổi, bổ sung vào
năm 2001), năm 2013. Hiến pháp năm 1992, quyền trẻ em được chế định trực
tiếp trong Điều 40 và được hàm chứa trong một số điều khác. Hiến pháp năm
2013, quyền trẻ em được quy định trực tiếp tại khoản 1, Điều 37: “Trẻ em được
Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào
các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm
dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”. Trên
tinh thần của Hiến pháp năm 2013, việc bảo vệ trẻ em cũng đã được thể chế hóa
trong nhiều bộ luật và luật, mà tập trung là Luật Trẻ em năm 2016, Luật Hôn
nhân và gia đình năm 2014, Luật phòng chống bạo lực gia đình…...
Hiện nay có các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề bảo vệ nạn nhân của
tội phạm là trẻ em như: Những điều cần biết về quyền trẻ em – Tác giả Vũ Ngọc
Bình, sách do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội xuất bản năm 1996;
Bảo vệ quyền trẻ em trong pháp luật Việt Nam - sách do Nhà xuất bản Giáo dục
xuất bản năm 1996;
Quyền trẻ em trong pháp luật Việt Nam - sách do Nhà xuất bản Tư pháp, xuất
bản năm 2005;
Bảo vệ quyền của người chưa thành niên trong pháp luật hình sự và tố tụng hình sự
Việt Nam – sách do Nhà xuất bản Tư pháp, xuất bản năm 2006;
10
Công ước về quyền trẻ em năm 1989 – cơ sở cho việc bảo vệ quyền trẻ em - Tạp
chí luật học số 3 tháng 5, 6 năm 2003;
Quyền trẻ em trong pháp luật -bài viết của Thạc sĩ Lê Thị Nga đăng trên báo
điện tử của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình, số 5 ngày 21/07/2007;
Cơ chế pháp lý bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam - Luận văn Thạc sĩ luật học Chu
Mạnh Hùng
Luận văn thạc sĩ tác giả Nguyễn Thị Huyền về đề tài Pháp luật quốc tế, pháp luật
nước ngoài về bảo vệ quyền trẻ em.
Luận án tiến sĩ tác giả Trần Hưng Bình về đề tài Bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của người chưa thành niên theo pháp luật tố tụng Việt Nam.
Các biện pháp bảo vệ và trợ giúp nạn nhân là phụ nữ và trẻ em bị bạo lực của tác
giả Nguyễn Xuân Thu đăng trong tạp chí Luật.
3. Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ hơn những vấn đề lý luận về vấn đề bảo vệ trẻ em trở thành nạn nhân
của tội phạm và thực tiễn các biện pháp bảo vệ vấn đề đó tại Việt Nam. Từ đó đề
xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm bảo vệ trẻ em trước sự xâm hại của tội phạm.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các quy định pháp luật về bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em.
- Đánh giá nhận xét về bảo vệ nạn nhân của tội phạm dưới góc độ pháp lí.
- Giải pháp nâng cao hiệu quả pháp luật bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận ngiên cứu về bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ
pháp luật
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận là Chủ nghĩa Mác –Lênnin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm
của Nhà nước ta về nhà nước và pháp luật.
Phương pháp nghiên cứu: luận văn sử dụng các phương pháp cơ bản
- Phương pháp duy vật biện chứng và phươn pháp duy vật lịch sử làm
phương pháp luận cho việc nghiên cứu.
- Phương pháp logic – lịch sử làm phương pháp chủ đạo.
11
- Phương pháp tổng hợp: tổng hợp những kết quả đã phân tích và hình
thành cái nhìn tổng quan về từ đó thấy được sự chuyển biến theo thời gian của
việc bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em.
- Bên cạnh đó sử dụng các phương pháp khác như: so sánh, tiếp cận hệ
thống.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Luận văn đã cố gắng hệ thống về các quy định của pháp luật về vấn đề
bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em.
- Những kết quả mà luận văn mà nghiên cứu được, phần nào là tài liệu tham
khảo giúp cho việc nghiên cứu Nhà nước và pháp luật.
12
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ NẠN NHÂN CỦA
TỘI PHẠM LÀ TRẺ
1.1.Khái quát nạn nhân của tội phạm là trẻ em
Trẻ em là một thuật ngữ dùng để chỉ một nhóm xã hội thuộc về một độ tuổi
nhất định trong giai đoạn đầu phát triển của con người, về vị thế xã hội, trẻ em là
một nhóm thành viên xã hội mà ngày càng có khả năng hội nhập xã hội với tư
cách là những chủ thể tích cực, có ý thức, nhưng cũng cần được gia đình và xã
hội quan tâm bảo vệ, chăm sóc.
Khái niệm trẻ em được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, nhưng dưới góc
độpháp lý trẻ em được xác định theo độ tuổi và độ tuổi của trẻ em tùy thuộc vào
sự quy định của mỗi quốc gia và từng lĩnh vực mà trẻ em tham gia. Xét dưới
khía cạnh Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật, trẻ em là một chủ thể pháp
luật. Cũng như các chủ thể khác ( cá nhân là công dân Việt Nam, người nước
ngoài, người không có quốc tịch hay pháp nhân), trẻ em có khả năng trở thành
các bên tham gia quan hệ pháp luật, có được những quyền và nghĩa vụ pháp lý
trên cơ sở nhũng quy phạm pháp luật.
Sự phát triển mạnh mẽ của quá trình công nghiệp hóa ở châu Âu thế kỷ XVI,
XVII và XVIII đã kéo theo tình trạng bóc lột sức lao động trẻ em một cách
phổ biến, khắp nơi trên thế giới, rất nhiều thảm kịch về trẻ em đã diễn ra. Thêm
vào đó cuộc chiến tranh thế giới lần thứ I (1914 -1918) đã đẩy hàng triệu trẻ em
vào hoàn cảnh khốn khổ. Năm 1919, một tổ chức cứu trợ trẻ em đã được thành
lập ở Anh và Thụy Điển. Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đã ban hành một số
công ước nhằm bảo vệ trẻ em trong các lĩnh vực lao động, việc làm và
bảo trợ xã hội. Năm 1923, người sáng lập ra Quỹ cứu trợ trẻ em ở nước Anh
– bà Eglantuyne Jebb, khởi thảo hiến chương trẻ em. Đây được coi là mốc quan
trọng trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em.
Năm 1924, tuyên ngôn Giơnevơ về quyền trẻ em được Hội Quốc Liên
thông qua, năm 1948 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua tuyên ngôn thế
giới về quyền con người. Năm 1959 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua
tuyên ngôn (thứ 2) về quyền trẻ em gồm 10 điểm. Tuyên ngôn khẳng định
“Loài người có trách nhiệm trao cho trẻ em điều tốt nhất”. Điều 24 Công ước
13
quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 nêu rõ “Các trẻ em … phải
được gia đình, xã hội và quốc gia bảo hộ”. Điều 10 Công ước quốc tếvề các
quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966 quy định “Thanh thiếu niên phải
được bảo vệ chống mọi hình thức bóc lột về kinh tếvà xã hội”. Một số văn kiện
khác như Tuyên ngôn về việc bảo vệ phụ nữ và trẻ em trong các trường hợp khẩn
cấp hoặc xung đột vũ trang năm 1974. Quy tắc chuẩn tối thiểu của Liên Hiệp
Quốc về việc áp dụng pháp luật với người chưa thành niên năm 1985 cũng quy
định nội dung tương tự. Về cơ bản trẻ em theo quy định của Công ước quốc về
quyền trẻ em, trẻ em là những người chưa đủ18 tuổi; Theo quy định của pháp
luật Việt Nam trẻ em là những người chưa đủ 16 tuổi. Như vậy, khái niệm
quyền trẻ em được hiểu là những đặc quyền tựnhiên mà trẻ em được hưởng,
được làm, được tôn trọng và thực hiện nhằm đảm bảo sự sống còn, tham gia
và phát triển toàn diện.[14]
Thể chế hóa nội dung của quyền trẻ em trong các văn bản quy phạm pháp
luật là một trong những biện pháp nhằm đảm bảo cho trẻ em không chỉ là
người trực tiếp tiếp thu thụ động tình thương, lòng tốt của bất cứ ai mà còn có
thể trở thành chủ thể của quyền. Theo quy định của Công ước quốc tế về quyền
trẻ em thì quyền trẻ em gồm có các nhóm quyền cơ bản:
quyền sống còn, quyền được phát triển, quyền được bảo vệvà quyền được tham
gia. Trong các nhóm quyền đó quyền được phát triển là các điều kiện để trẻ
em có thể phát triển đầy đủ nhất về tinh thần, đạo đức, được học tập, vui
chơi; Quyền được bảo vệ bao gồm tất cả các quy định trẻ em phải được chống lại
tất cả các hình thức xâm hại. Để đảm bảo được quyền trẻ em thực hiện tốt
và phù hợp với công ước quốc tế về quyền trẻ em, Việt Nam đã ban hành
và sửa đổi nhiều đạo luật: Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2016;
Luật phổ cập giáo dục tiểu học năm 1991; Bộ luật Lao động năm 2001 sửa đổi,
bổ sung năm 2002; Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 sửa đổi bổ sung năm
2015; Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Các nghị định, thông tư hướng dẫn và
các văn bản dưới luật khác liên quan đến bảo vệ quyền trẻ em đã được ban hành.
Pháp luật đã quy định rõ các quyền của trẻ em được hưởng, khi các quyền đó bị
xâm hại bởi hành vi phạm pháp luật thì lúc này trẻ em trở thành nạn nhân.
14
“ Khách thể của tội phạm có thể được định nghĩa là quan hệ xã hội được pháp
luật hình sự bảo vệ tránh khỏi sự xâm hại có tính chất tội phạm, nhưng bị tội
phạm xâm hại đến và gây nên hoặc đe dọa thực tế gây nên thiệt hại đáng kể nhất
định”. Một bộ phận quan trọng của khách thể của tội phạm là đối tượng tác động
của tội phạm, để gây nên thiệt hại cho khách thể của tội phạm thì hành vi phạm
tội phải tác động làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động của
tội phạm. Theo đó thì “ trẻ em” là một trong các đối tượng tác động của tội
phạm. Đối tượng tác động này là chủ thể của quan hệ xã hội nên ngoài những đặc
điểm chung thì trẻ em còn có các đặc điểm về tâm sinh lý. Về sinh lý, như chúng
ta đã biết trẻ em là những người dưới 16 tuổi theo pháp luật Việt Nam và dưới 18
tuổi theo pháp luật Quốc Tế.
Từ những phân tích trên ta có thể đưa ra khái niệm phạm tội đối với trẻ em như sau:
Phạm tội đối với trẻ em là hành vi nguy hiểm cho xã hội với lỗi cố ý hoặc vô ý
xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm và các quyền khác của trẻ
em mà pháp luật quy định, được thực hiện do người có năng lực hành vi dân sự
và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Khái niệm "nạn nhân" có thể được truy trở lại từ các xã hội cổ đại.Nó được kết
nối với khái niệm của sự hy sinh. Theo nghĩa ban đầu của thuật ngữ, một nạn
nhân là một người hay một con vật được bị giết chết để tế lễ trong một buổi lễ
tôn giáo để xoa dịu một số quyền lực siêu nhiên hoặc thần linh. Qua nhiều thế kỷ,
từ này đã nhận thêm ý nghĩa. Bây giờ nó thường đề cập đến những cá nhân bị
thương tích, mất mát, hoặc khổ đau vì bất kỳ lý do gì. Mọi người có thể trở thành
nạn nhân của tai nạn, thiên tai,bệnh tật, hoặc các vấn đề xã hội như chiến tranh,
phân biệt chủng tộc, săn lùng chính trị,và những bất công khác. Các “ nạn nhân
của tội phạm” là những người bị tổn hại bởi các hành vi bất hợp pháp.
Trong đoạn 1 của Tuyên ngôn về Các nguyên tắc công lý cơ bản cho các nạn
nhân của tội phạm và lạm dụng quyền lực", nạn nhân được định nghĩa như sau:
"Nạn nhân có nghĩa là những người, từng cá nhân hay tập thể, đã bị tổn hại, bao
gồm thương tích thể chất hoặc tinh thần, đau khổ về cảm xúc, mất mát về kinh tế
hoặc sự suy yếu đáng kể các quyền cơ bản của họ, hoặc những thiếu sót vi phạm
luật hình sự hoạt động trong các quốc gia thành viên, bao gồm cảnhững biện
15
pháp trừng phạt hình sự hay lạm dụng quyền lực". Một người có thể được coi là
một nạn nhân theo tuyên ngôn này, bất kể thủ phạm đã được nhận dạng, bị bắt, bị
truy tố, bị kết án hay chưa và không kể mối quan hệ gia đình giữa thủphạm và
nạn nhân. Thuật ngữ "nạn nhân" cũng bao gồm, nếu thích hợp, gia đình trực hệ
hoặc những người phụ thuộc trực tiếp của nạn nhân và những người mà do can
thiệp để trợ giúp nạn nhân khi gặp khó khăn hoặc đã đển găn chặn sự vi phạm
xảy ra xa hơn đã phải chịu đựng sự tổn hại.
Nạn nhân là những cá nhân hoặc cộng đồng bị thiệt hại, bao gồm cả thểchất hoặc
chấn thương tâm thần, đau khổvề cảm xúc, tổn thất kinh tếhoặc suy yếu đáng kể
quyền cơbản của họ, thông qua các hành động hoặc thiếu sót cấu thành vi phạm
thô bạo của luật nhân quyền quốc tế, hoặc các vi phạm nghiêm trọng về nhân đạo
quốc tếpháp luật. Trong trường hợp thích hợp và phù hợp với luật pháp trong
nước, thuật ngữ "nạn nhân" cũng bao gồm gia đình hoặc người thân trực tiếp của
nạn nhân trực tiếp và những người đã bị can thiệp trong việc can thiệp để giúp đỡ
các nạn nhân gặp khó khăn hoặc đển găn ngừa quá trình nạn nhân hóa
Như vậy, nạn nhân của tội phạm là những cá nhân, tổ chức bị hành vi phạm tội
trực tiếp xâm hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc các quyền lợi ích hợp pháp
khác. [1]
Theo điều 1 của Luật trẻ em 2016 quy định “ Trẻ em là những người dưới 16
tuổi”
Từ đó thể đưa ra khái niệm “ nạn nhân của tội phạm là trẻ em” là những người
dưới 16 tuổi bị hành vi phạm tội trực tiếp xâm hại về thể chất, tinh thần, tài sản
hoặc các quyền lợi ích hợp pháp khác.
Xuất phát từ nguyên tắc tôn trọng tính mạng, sức khỏe của con người thì ai cũng
có quyền được pháp luật bảo vệ khi bị xâm hại.
Với mỗi tiêu chí khác nhau, có thể phân loại nạn nhân của tội phạm là trẻ
em thành những nhóm cơ bản (mang tính tương đối) sau đây:
 Yếu tố bị xâm hại
- Xâm hại thể chất: là bất kỳ hành vi cố ý nào gây thương tích hoặc chấn thương
cho trẻ em bằng cách tiếp xúc cơ thể. Trong nhiều trường hợp, trẻ em là nạn nhân
của lạm dụng thân thể. Các thuật ngữ đôi khi được sử dụng thay thế nhau bao
16
gồm hành hung thể chất hoặc bạo lực thể xác, và có thể bao gồm cả lạm dụng
tình dục. Xâm hại về thể chất gồm những hành động bất kỳ hoặc hành vi không
ngẫu nhiên nào gây thương tích, chấn thương hoặc đau đớn thể xác hoặc tổn
thương cơ thể. Hành vi ngược đãi đối với trẻ em thường do sự trừng phạt của cha
mẹ, của thầy cô, người nuôi dạy hoặc từ người sử dụng lao động. Hậu quả của
những hành vi này trực tiếp để lại trên cơ thể của nạn nhân và chúng ta có thể
nhìn thấy được như vết thâm tím, vết sung tấy, vết xước, gẫy xương…vv và có
thểm giám định mức độ thương tật.
- Xâm hại tinh thần: là những hành vi của cha mẹ, người thân, người chăm
sóc hay người có vị trí, quyền hạn ảnh hưởng đến trẻ lợi dụng sự yếu đuối phụ
thuộc của trẻ đối với mình mà thực hiện những hành vi bao gồm lời nói, hành
động, cử chỉ không làm tổn hại đến thể chất nhưng trực tiếp làm ảnh hưởng đến
cảm xúc của trẻ, gây tổn thương về mặt tình cảm, tinh thần. Những hành vi xâm
hại về tinh thần hậu quả không trực tiếp nhìn rõ ràng và nhanh chóng như hậu
quả của những hành vi xâm hại về thể chất. Hậu quả của sự xâm hại về tinh thần
có thể khiến trẻ em rơi vào tinh trạng hoảng loạn, rối loạn tâm thần hay mắc
chứng bệnh trầm cảm.
 Hậu quả pháp lý của hành vi:
Theo điều 9 của Bộ luật hình sự 2015 ta có thể chia nhóm nạn nhân của tội phạm
là trẻ em theo mức độ hậu quả pháp lí mà pháp luật quy định đối với tội phạm
- Nhóm nạn nhân bị xâm hại bởi tội phạm ít nghiêm trọng. Theo quy định tại
khoản 1 điều 9 quy định “Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và
mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt
do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ
hoặc phạt tù đến 03 năm”
- Nhóm nạn nhân bị xâm hại bởi tội phạm ít nghiêm trọng. Theo quy định
tại khoản 2 điều 9 quy định “Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và
mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ
luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm đến 07 năm tù”
17
- Nhóm nạn nhân bị xâm hại bởi tội phạm ít nghiêm trọng. Theo quy định tại
khoản 3 điều 9 quy định “ Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và
mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do
Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm đến 15 năm tù”
- Nhóm nạn nhân bị xâm hại bởi tội phạm ít nghiêm trọng. Theo quy định tại
khoản 4 điều 9 quy định “Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính
chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung
hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù,
tù chung thân hoặc tử hình.”
 Mục đích xâm hại:
- Xâm hại tình dục: Xâm hại tình dục trẻ em là việc dùng vũ lực, đe dọa
dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan
đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử
dụng trẻ em vào Mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức.
- Cố ý gây thương tích: Cố ý gây thương tích là Hành vi cố ý xâm phạm
thân thể, gây hại cho sức khỏe người khác dưới dạng thương tích cụ thể. Là hành
vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến quyền được tôn trọng và bảo vệ sức
khỏe của người khác.
- Mua bán trẻ em: Mua bán trẻ em là hành vi dùng tiền hoặc phương tiện
thanh toán khác để trao đổi trẻ em như hàng hóa. Mua bán trẻ em là hành vi nguy
hiểm cho xã hội, xâm phạm quyền con người của trẻ em và có thể xâm phạm đến
hạnh phúc gia đình.
 Độ tuổi của nạn nhân
Dựa vào độ tuổi của nạn nhân ta có thể phân chia nạn nhân của tội phạm
thành hai nhóm
- Nhóm nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới 6 tuổi: Theo quy định của bộ
luật dân sự 2015 quy định thì trẻ em dưới 6 tuổi là những người không có năng
lực hành vi dân sự. Tất cả trẻ em không thể bằng hành vi của mình để xác lập,
thực hiện các giao dịch dân sự. Trong giai đoạn từ 0-6 tuổi theo nghiên cứu của
các nhà tâm lý học và giáo dục học cho rằng đây là giai đoạn trẻ phát triển mạnh
18
mẽ và nhanh chóng, sự tăng trưởng, hoàn thiện về trọng lượng của não và các
dây thần kinh. Đây được cho là giai đoạn nhạy cảm để trẻ tiếp xúc, khám phá
thiên nhiên và cuộc sống xã hội. Nếu trẻ bị xâm hại trong giai đoạn này thì hậu
quả gây ra cho trẻ em khá nặng về nhận thức về thế giới quan bên ngoài và về thể
chất cũng ảnh hưởng rất nghiêm trọng vì cơ thể trẻ em giai đoạn này quá non nớt.
- Nhóm trẻ em là nạn nhân của tội phạm trên 6 tuổi: Theo quy định tại Bộ
luật dân sự 2015 quy định “ Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi
xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng
ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa
tuổi”. Như vậy ta có thể thấy trong giai đoạn này trẻ đã bắt đầu có nhận thức về
các mối quan hệ trong xã hội. Trẻ từ 6 tuổi bắt đầu tiếp cận con đường học hành
bài bản, thông qua những con số, chữ viết. Không như trước đây, trẻ đã nhận
thức được mối quan hệ nguyên nhân – kết quả. Thay vì chỉ toàn suy nghĩ mơ
mộng và thiếu logic như khi còn học mầm non. Khi bị những hành vi xâm hại ở
độ tuổi này trẻ em đã dần nhận thức được hành vi vi phạm pháp luật.
 Hoàn cảnh của nạn nhân:
Dựa vào hoàn cảnh, điều kiện, thể chất của trẻ ta có thể chia nạn nhân của
tội phạm thành 2 loại
- Nạn nhân của tội phạm là trẻ em có điều kiện, hoàn cảnh phát triển đảm
bảo ( bình thường ): sống chung với bố mẹ, không bị khuyết tật, tâm sinh lí phát
triển bình thường, đi học đầy đủ, được nhận tình cảm yêu thương chăm sóc từ gia
đình và xã hội.
- Nạn nhân của tội phạm là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt : Điều 10 của luật
đã quy định: “Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bao gồm trẻ em mồ côi không nơi
nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi; trẻ em khuyết tật, tàn tật; trẻ em là nạn nhân của chất
độc hoá học; trẻ em nhiễm HIV/AIDS; trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy
hiểm, tiếp xúc với chất độc hại; trẻ em phải làm việc xa gia đình; trẻ em lang
thang; trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em nghiện ma tuý; trẻ em vi phạm pháp
luật”. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là nhóm đối tượng có xu hướng bị xâm hại
cao do hoàn cảnh về nơi sinh sống, nhận thức và sự bảo vệ lỏng lẻo.
19
1.2. Khái niệm, đặc điểm cơ bản của bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ
em nhìn dưới góc độ pháp lý
1.2.1. Khái niệm
1.2.1.1. Khái niệm bảo vệ trẻ em là nạn nhân của tội phạm
Trẻ em thuộc nhóm người yếu thế trong xã hội, nhóm người này thường rất dễ bị
xâm phạm bởi các hành vi trái pháp luật. Vì vậy bảo vệ trẻ nói chung và bảo vệ
trẻ em tránh khỏi sự xâm hại của tội pham là một vấn đề hoàn toàn nhức nhối.
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em bao gồm hệ thống tất cả các biện pháp
khác nhau để hạn chế, loại trừ nguyên nhân và điều kiện của tội phạm để ngăn
chặn những hành vi xâm phạm đến thể chất, tinh thần hoặc quyền và lợi ích hợp
pháp khác của trẻ em. Thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ em sau
khi bị tội phạm xâm hại, tránh xảy ra tình trạng bị đe dọa và các hành vi vi phạm
pháp luật khác nhằm che giấu hành vi phạm tội của tội phạm.
Vì tội phạm là các hiện tượng của xã hội, do sự tác động qua lại phức tạp giữa
các quá trình, hiện tượng xã hội. Như vậy tội phạm là hệ quả tất yếu trong mối
liên hệ nhân quả giữa các quá trình. Muốn bảo vệ trẻ em trước sự xâm hại của tội
phạm thì phải loại bỏ những yếu tố phát sinh ra nó và nguy cơ tái trở thành tội
phạm. Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em là hoạt động mang tính rộng rãi và
liên tục do hành vi phạm tội xảy ra thường xuyên, liên tục cũng như nguy cơ tái
trở thành nạn nhân của tội phạm là rất cao.
Các hoạt động bảo vệ nạn nhân của tội phạm phải được thực hiện một có hệ
thống, khẩn trương nhanh chóng để bảo đảm quyền lợi của trẻ em được bảo vệ
một cách tốt nhất.
Các hoạt động bảo vệ về thể chất là các hoạt động bảo vệ sức khỏe, tính mạng
cho nạn nhân. Các hoạt động này được tiến hành bởi cơi quan nhà nước kết hợp
với gia đình và nhà trường và toàn xã hội.
Sau khi phát hiện trẻ em bị xâm hại bởi hành vi vi phạm pháp luật thì gia đình
nạn nhân, những người trực tiếp chung sống cùng trẻ cần có những biện pháp bảo
vệ phù hợp. Cha mẹ có trách nhiệm bảo đảm điều kiện để trẻ em được sống
chung với mình, khi phát hiện ra việc trẻ em bị xâm hại phải báo cáo ngay với cơ
quan có thẩm quyền để có phương pháp xử lí. Trong nhiều trường hợp nạn nhân
20
phải gánh chịu sự xâm hại một cách liên tục trong thời gian dài vì những lí do
như trẻ chưa nhận thức được đó là hành vi xâm hại đến quyền lợi của mình và im
lặng, thứ hai do tâm lí sợ sệt do bị đe dọa hoặc sợ bố mẹ, thầy cô mắng. Do vậy
khi gia đình phát hiện ra những biểu hiện lạ từ trẻ thì phải ngay lập tức tìm hiểu
và báo với cơ quan có thẩm quyền đểnhanh chóng có biện pháp can thiệp kịp
thời. Đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, khi phát hiện hoặc nhận được tin
báo về hành vi phạm tội phải nhanh chóng có kế hoạch để điều tra và bảo vệ nạn
nhân tránh khỏi tình trạng tái trở thành nạn nhân của tội phạm. Với chức năng và
nhiệm vụ của mình cơ quan tư pháp hình sự phải là trung tâm của hệ thống bảo
vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em. Trong cơ quan tư pháp hình sự thì cơ quan
công an giữ vai trò là lực lượng nòng cốt trong hoạt động bảo vệ nạn nhân của tội
phạm là trẻ em. Với đặc thù nghề nghiệp, bộ công an sẽ kết hợp với viện kiểm sát
và tòa án trong việc xác định các trường hợp cần bảo vệ, biện pháp và các
chương trình áp dụng.
Bảo vệ nạn nhâncủa tội phạm là trẻ em bằng những hoạt động trợ giúp pháp lý.
Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ
giúp pháp lý theo quy định của pháp luật, giúp người được trợ giúp pháp lý bảo
vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn
trọng và chấp hành pháp luật; góp phần vào việc phổ biến, giáo dục pháp luật,
bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi
phạm pháp luật. Sau khi bị xâm hại nạn nhân cần phải nhanh chóng được pháp
luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trong nhiều trường hợp do vì
trình độ hiểu biết kém, nhận thức về pháp luật hạn chế nên cần có sự trợ giúp kịp
thời các hoạt động trợ giúp pháp lí để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nạn
nhân của tội phạm là trẻ em. Trợ giúp pháp lý cho nạn nhân của tội phạm là trẻ
em gồm tất cả những vấn đề liên quan đến thủ tục, và pháp luật như trình tự, thủ
tục để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình, thủ tục khai báo, thủ tục
tìm luật sư bảo vệ…vv.
1.2.2. Đặc điểm
 Chủ thể bảo vệ trẻ em là nạn nhân của tội phạm trước hết và chịu trách
nhiệm chính là các cá nhân, cơ quan, tổ chức mang quyền lực của nhà nước
21
Tội phạm là một hiện tượng xã hội đa dạng, phức tạp.Vì vậy muốn bảo vệ nạn
nhân của tội phạm mà cụ thể là trẻ em gồm nhiều biện pháp khác nhau với tính
chất mức độ khác nhau và phải có quá trình.Nạn nhân của tội phạm chiếm số
lượng không nhỏvà phân bố trên mọi miền đất nước.Trong số đó, có rất nhiều
người cần đến sự bảo vệ và trợ giúp nhất là các trường hợp nạn nhân đang trong
quá trình tố tụng.Hoạt động bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em đòi hỏi phải
đáp ứng tối đa về nguồn lực về pháp lý cũng như tài chính.Để bảo vệ kịp thời và
toàn diện cho nạn nhân của tội phạm là trẻ em cần có sự phối hợp của nhiều cơ
quan tổ chức như:
Đoàn thanh niên: T.Ư Ðoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức đại diện tiếng nói,
nguyện vọng của trẻ em và giám sát việc thực hiện quyền trẻ em theo ý kiến,
nguyện vọng của trẻ em, với nhiệm vụ thường xuyên lắng nghe, tiếp nhận và
tổng hợp ý kiến, kiến nghị của trẻ em, chuyển tới các cơ quan có thẩm quyền để
giải quyết. Chính vì vậy, T.Ư Ðoàn luôn phải quan tâm, xây dựng đội ngũ cán bộ
đảm đương trách nhiệm này. Và khi phát hiện ra các hành vi xâm hại trẻ em phải
ngay lập tức có biện pháp bảo vệ tại chỗ kịp thời và báo với cơ quan nhà nước có
thẩm quyền.
Hội phụ nữ: Trẻ em là đối tượng bị xâm hại bới những hành vi bạo lực gia đình,
khi trong gia đình sảy ra các hành vi cãi cọ, bạo lực thì hội phụ nữ tại cơ sở cần
có những biện pháp giải hòa. Khi pháp hiện những hành vi như đánh đập, hành
hạ ngay lập tức tổ chức này có thể thực hiện nhữnghoạt động bảo vệ tại chỗ và
báo tin cho cơ quan có thẩm quyền. Tổ chức công đoàn: Công đoàn là tổ chức
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động tại nơi làm việc, do vậy
trách nhiệm của các tổ chức công đoàn khi phát hiện hiện những trường hợp bóc
lột, bạo hành người lao động là trẻ em cần có các biện pháp bảo vệ và thông báo
kịp thời với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Cá nhân, gia đình và toàn xã hội: Để hoạt động bảo vệ nạn nhân của tội phạm
đạt hiệu quả cao cần tích cực tuyên truyền giáo dục, động viên, khuyến khích
mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội nhiệt tình tham gia. Đối với cá nhân trong xã
hội cần tuyên truyền, giáo dục, động viên khuyến khích để họ thấy rõ trách
nhiệm của mình mà tích cực tham gia. Mỗi cá nhân phải xác định nhiệm vụ bảo
22
vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em không phải là trách nhiệm của mỗi cơ quan
bảo vệ pháp luật mà luôn cần sự tham gia tích cực của mọi cá nhân trong xã
hội.Càng huy động được nhiều người tham gia thì hoạt động này càng mang lại
nhiều hiệu quả thiết thực. Đối với các nạn nhân và gia đình của nạn nhân của tội
phạm là trẻ em cần phải tuyên truyền, giáo dục, khuyến khích các nạn nhân và
gia đình tham gia tích cực tham ia vào hoạt động bảo vệ nạn nhân của tội phạm.
Cần phải có phương pháp, cách thức cũng như nội dung tuyên truyền, giáo dục
phù hợp để nạn nhân thấy rõ sự tham gia của họ không chỉ nhằm bảo quyền và
lợi ích hợp pháp của họ mà còn là trách nhiệm của họ trong công cuộc đấu tranh
chống và phòng ngừa tội phạm đảm bảo giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội.
 Các chủ thể khác trong xã hội cũng có nghĩa vụ bảo vệ nạn nhân của
tội phạm là trẻ em, trong đó đặc biệt phải kể đến vai trò của gia đình
và nhà trường
Bên cạnh các cơ quan, tổ chức trên còn một số cơ quan tổ chức khác cũng có
trách nhiệm liên quan đến việc bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em như Hội
luật gia, Mặt trận tổ quốc, trường học, tổ chức kinh tế, quỹ bảo trợ trẻ em...vv.
Nhưng cơ quan bảo vệ chính, nắm vai trò chủ chốt trong việc bảo vệ nạn nhân
của tội phạm là trẻ em là cơ quan nhà nước có thẩm quyền ( Tòa án nhân dân,
Viện kiểm sát, bộ công an). Khi có các hành vi vi phạm pháp luật xảy ra, xâm
phạm đến các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh thì các cơ quan nhà nước
có thẩm quyền sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế được quy định trong bộ phận
chế tài của các quy phạm pháp luật đối với các chủ thể có hành vi vi phạm pháp
luật. Chẳng hạn như hành vi xâm phạm tính mạng sức khoẻ con người bị xử lý
theo Luật hình sự, hành vi gây thiệt hại tài sản buộc phải bồi thường theo Luật
dân sự. Pháp luật mang tính giai cấp, tính cưỡng chế thể hiện quyền lực của nhà
nước bằng hình thức trừng trị ( xử phạt ). Sự cưỡng chế của pháp luật không phải
đơn thuần nhằm mục đích trừng trị mà trước hết là răn đe, ngăn chặn những hành
vi vi phạm pháp luật, giáo dục người vi phạm. Sự cưỡng chế ở đây được thực
hiện trên cơ sở pháp luật, trong khuôn khổ pháp luật, do cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền tiến hành. Nhà nước XHCN không thừa nhận các hành vi bạo lực trái
với pháp luật trong việc xử lý các vi phạm pháp luật.
23
Các cơ quan tư pháp hình sự có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ trẻ em là nạn
nhân của tội phạm.Với chức năng, nhiệm vụ của mình các cơ quan tư pháp hình sự
phải là trung tâm của hệ thống bảo vệ nạn nhân. Trong cơ quan tư pháp hình sự thì
cơ quan công an giữ vai trò là lực lượng nòng cốt trong hoạt động bảo vệ.
Bộ công an với đặc thù nghề nghiệp, Bộ công an là cơ quan có thể thành lập lực
lượng đặc biệt thực hiện các hoạt động bảo vệ tuyệt đối an toàn tính mạng, tài
sản của nạn nhân.Cơ quan công an cần phối hợp chặt chẽ với viện kiểm sát và tòa
án trong việc xác định những trường hợp cần được được bảo vệ, biện pháp và các
chương trình cần thiết áp dụng để bảo vệ một cách an toàn và hiệu quả nhất cho
trẻ em là nạn nhân của tội phạm. Cơ quan công an cũng phải phối hợp chặt chẽ
với chính quyền địa phương, với các cơ quan, tổ chức, đơn vị, và cá nhân trong
xã hội để tận dụng sức mạnh của toàn xã hội nhằm bảo vệ an toàn nhất tính
mạng, tài sản của nạn nhân và gia đình của họ.
Tòa án nhân dân: Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con
người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Bằng hành động xét xử nghiêm minh, đúng người đúng tội để đảm bảo lợi ích tốt
nhất cho nạn nhân của tội phạm là trẻ em. Tòa án góp phần giáo dục công dân
trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy
tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm
pháp luật khác.
Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan nhà nước Viện kiểm sát nhân dân thực hành
quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. Với nhiệm vụ như vậy Viện kiểm sát
là cơ quan quan trọng trong việc bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em thông
qua các hoạt động công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp.
Sự tham gia bảo vệ của gia đình và cả xã hội. Những hành vi xâm hại trẻ em
rộng rãi và liên tục do tội phạm xảy ra thường xuyên cũng như nguy cơ tái trở
thành nạn nhân của tội phạm là rất cao. Để hoạt động bảo vệ nạn nhân của tội
phạm là trẻ em đạt hiệu quả cao cần tích cực tuyên truyền giáo dục, động viên,
khuyến khích mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội nhiệt tình tham gia. Đối với cá
nhân trong xã hội cần tuyên truyền, giáo dục, động viên khuyến khích để họ thấy
24
rõ trách nhiệm của mình mà tích cực tham gia.Mỗi cá nhân phải xác định nhiệm
vụ bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em không phải là trách nhiệm của mỗi cơ
quan bảo vệ pháp luật mà luôn cần sự tham gia tích cực của mọi cá nhân trong xã
hội. Nhà nước cũng đã quy định các trường hợp vi phạm pháp luật của cá nhân
trong xã hội như tội không tố giác tội phạm, tội không cứu giúp người trong tình
trạng nguy hiểm. Đối với các nạn nhân và gia đình của nạn nhân của tội phạm là
trẻ em cần phải tuyên truyền, giáo dục, khuyến khích các nạn nhân và gia đình
tham gia tích cực tham gia vào hoạt động bảo vệ nạn nhân của tội phạm. Gia đình
là nơi trẻ em sinh sống và phát triển, trong các quy định tại Luật bảo vệ trẻ em
năm, Luật phòng chống bạo lực gia đình quy định rõ ràng nghĩa vụ của gia đình
trong việc bảo vệ trẻm em. Cần phải có phương pháp, cách thức cũng như nội
dung tuyên truyền, giáo dục phù hợp để nạn nhân thấy rõ sự tham gia của họ
không chỉ nhằm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của họ mà còn là trách nhiệm của
họ trong công cuộc đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm đảm bảo giữ gìn an
ninh trật tự, an toàn xã hội.
 Hoạt động bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em cần có sự phối hợp
chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức khác nhau.
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em gồm các biện pháp phức tạp và da
dạng.Tạo thành một hệ thống gắn kết với nhau chặt chẽ mới có hiệu quả tốt nhất.
Đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị cần phải có phương pháp, cách thức tổ chức
đảm bảo vai trò nâng cao vai trò của họ trong hoạt động bảo vệ nạn nhân của tội
phạm là trẻ em. Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị
với các cơ quan tư pháp hình sự trong hoạt động bảo vệ nạn nhân của tội phạm là
trẻ em. Các hiệp hội, cơ sở giáo dục, trại nuôi trẻ mồ côi, các doanh nghiệp cần
tham gia tích cực vào hoạt động nuôi dưỡng nạn nhân của tội phạm là trẻ em
cũng như nguồn tài chính để hoạt động bảo vệ, trợ giúp nạn nhân của tội phạm là
trẻ em đạt hiệu quả cao.
Cần tổ chức rộng rãi mạng lưới bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em.Hệ thống
mạng lưới này được tổ chức rộng rãi để có được sự tham gia của nhiều cơ quan,
tổ chức và cá nhân đảm bảo giúp nạn nhân có thể tiếp nhận nhanh chóng, dễ dàng
với sự bảo vệ.
25
 Đối tượng được bảo vệ là nhóm người yếu thế trong xã hội
Khái niệm trẻ em được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, nhưng dưới góc độ
pháp lý trẻ em được xác định theo độ tuổi và độ tuổi của trẻ em tùy thuộc vào sự
quy định của mỗi quốc gia và từng lĩnh vực mà trẻ em tham gia. Xét dưới khía
cạnh Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật, trẻ em là một chủ thể pháp luật.
Cũng như các chủ thể khác ,trẻ em có khả năng trở thành các bên tham gia quan
hệ pháp luật, có được những quyền và nghĩa vụ pháp lý trên cơ sở nhũng quy
phạm pháp luật. Theo quy định tại Công ước quốc tế về quyền trẻ em, trẻ em là
những người chưa đủ 18 tuổi; nhưng tùy thuộc vào quy định của các nước thì độ
tuổi giới hạn của trẻ em khác nhau. Ví dụ như pháp luật Việt Nam quy định, trẻ
em là những người dưới 16 tuổi. Trong giai đoạn này cơ thể trẻ còn non nớt về
thể chất, trẻm em chưa thể tự mình bảo vệ được quyền và lợi ích của bản thân, là
đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương cần được bảo vệ nghiêm ngặt hơn. Về tâm lý,
Trẻ em đang ở giai đoạn phát triển hình thành tâm lý, định hình nhân cách khi
trưởng thành. Khi ở độ tuổi này hầu hết trẻ em đều có tâm lý tò mò, thích khám
phá những điều mới lạ nên cần sự chăm sóc của gia đình, trường học và xã hội để
trẻ định hướng đúng đắn về nhận thức sau này. Khi bị xâm hại vào giai đoạn này
sẽ dẫn đến những hậu quả hết sức nghiêm trọng về cả thể chất và tinh thần.
 Là hoạt động yêu cầu phải theo một quy trình nhanh chóng, dứt điểm và toàn diện
Trình tự (thứ tự, cách thức) thực hiện một hoạt động đã được quy định, mang
tính chất bắt buộc, đáp ứng những mục tiêu cụ thể của hoạt động bảo vệ nạn nhân
của tội phạm là trẻ em. Vì tính chất và hậu quả của việc xâm hại trẻ em vô cùng
nặng đề đối với nạn nhân, nó có thể là những nỗi đau theo trẻ em đến hết cuộc
đời, do vậy khi phát hiện hay nhận được tin báo về tội phạm xâm hại trẻ em ngay
lập tức cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải nhanh chóng, ngay lập tức có các
hoạt động bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em một cách nhanh gọn và dứt
điểm tránh tình trạng tái trở thành nạn nhân của tội phạm.
1.3. Các biện pháp bảo vệ nạn nhân cảu tội phạm là trẻ em
 Hoạt động xét xử - hình phạt
Xét xử là hoạt động xem xét, đánh giá bản chất pháp lí của vụ việc nhằm đưa ra
một phán xét về tính chất, mức độ pháp lí của vụ việc, từ đó nhân danh Nhà nước
26
đưa ra một phán quyết tương ứng với bản chất, mức độ trái hay không trái pháp
luật của vụ việc (xét xử vụ án hình sự, dân sự, kinh doanh, thương mại, ...). Dựa
vào hoạt động xét xử của cơ quan nhà nước mà quyền và lợi ích hợp pháp của
nạn nhân của tội phạm được bảo vệ. Khi một người thực hiện hành vi phạm tội
đối với trẻ em, bị phát hiện và cơ quan nhà nước có những biện pháp bảo vệ nạn
nhân nhưng không có hoạt động xét xử để quyết định những hình phạt thích đáng
đối với tội phạm đó thì việc bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em không được
thực hiện một cách toàn diện và triệt để.
Xét xử và hình phạt là một hậu quả pháp lí nhất định phải có để nhằm trừng phạt
tội phạm. Các hình phạt mà tội phạm phải gánh chịu thông thường gồm tử hình,
tù có thời hạn, tù không thời hạn, cải tạo không giam giữ, cảnh cáo và phạt tiền.
Ngoài ra còn có các hình phạt bổ xung như cấm đi khỏi nơi cư trú, cấm cư trú,
cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề. Tùy thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm
của hành vi phạm tội mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ ra quyết định áp
dụng hình phạt riêng biệt cho từng chủ thể phạm tội.
Đối với những tội phạm xâm hại về quyền trẻ em pháp luật nên xử lí nghiêm
minh và có những hình phạt tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với chủ thể phạm
tội vì mức độ gây thiệt hại cho trẻ em thông thường hậu quả sẽ lớn và lâu dài hơn
so với những chủ thể khác trong xã hội. Thông qua quá trình điều tra và xét xử cơ
quan nhà nước có thẩm quyền tìm được những nguyên nhân, điều kiện phạm tội và
dự đoán khả năng tái phạm của tội phạm để có những biện pháp bảo vệ nạn nhân
của tội phạm là trẻ em một cách tối ưu nhất, đảm bảo an toàn cho nạn nhân của tội
phạm là trẻ em trước những hành vi nguy hiểm khác và có những biện pháp giúp
nạn nhân của tội phạm là trẻ em nhanh chóng trở lại cuộc sống bình thường.
 Trợ giúp pháp lý
Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ
giúp pháp lý theo quy định của pháp luật, giúp người được trợ giúp pháp lý bảo
vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn
trọng và chấp hành pháp luật; góp phần vào việc phổ biến, giáo dục pháp luật,
bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi
phạm pháp luật. Sau khi bị xâm hại nạn nhân cần phải nhanh chóng được pháp
27
luật bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Trong nhiều trường hợp do vì trình độ
hiểu biết kém, nhận thức về pháp luật hạn chế nên cần có sự trọ giúp kịp thời các
hoạt động trợ giúp pháp lí để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nạn nhân
của tội phạm là trẻ em. Trợ giúp nạn nhân của tội phạm là trẻ em tất cả những
vấn đề liên quan đến thủ tục, và pháp luật như trình tự, thủ tục để bảo vệ các
quyền và lợi ích hợp pháp của mình, thủ tục khai báo, thủ tục tìm luật sư bảo
vệ…vv.
Hoạt động trợ giúp pháp lí giúp bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em trong
trường hợp nạn nhân và gia đình nạn nhân thiếu hiểu biết về pháp luật, họ chưa
biết phải làm như thế nào để tự bảo vệ quyền lợi của mình nên hoạt động trợ giúp
pháp lí này là hoạt động thiết thực và quan trọng trong việc bảo vệ nạn nhân của
tội phạm là trẻ em.
 Thông báo khẩn cấp với cơ quan có thẩm quyền
Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ
chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm
trên phương tiện thông tin đại chúng.
Những hành vi xâm hại trẻ em xuất hiện rộng rãi và liên tục do tội phạm xảy ra
thường xuyên cũng như nguy cơ tái trở thành nạn nhân của tội phạm là rất cao.
Do vậy nếu chúng ta bỏ mặc những hành vi đó để cơ quan nhà nước có thẩm
quyền tự phát hiện và giải quyết là rất khó.
Khi phát hiện hoặc nhận tin báo về hành vi phạm tội đối với trẻ em thì mọi cá
nhân, cơ quan, tổ chức phải nhanh chóng thông báo cho cơ quan nhà nước có
thẩm quyền để cơ quan đó ngay lập tức thực hiện những hoạt động để bảo vệ tính
mạng, sức khỏe, tài sản và các quyền, lợi ích khác của nạn nhân của tội phạm là
trẻ em ngay tại chỗ và dùng các biện pháp để ngăn ngừa việc tái trở thành nạn
nhân của tội phạm.
 Ngăn chặn hành vi phạm tội
Biện pháp ngăn chặn hành vi phạm tội đối với nạn nhân của tội phạm là trẻ em
gồm các biện pháp cưỡng chế buộc người thực hiện hành vi phạm tội làm hoặc
không làm gì đó khi xét thấy đây là hành vi nguy hiểm như xâm hại về tính mạng,
28
sức khỏe, tinh thần của trẻ em. Thì khi đó ngay lập tức cá nhân, tập thể cần ngăn
chặn kịp thời hành vi phạm tội để bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em.
Theo điều 132 bộ luật hình sự 2015 của Việt Nam có quy định về tội Tội không
cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Theo đó hoạt
động ngăn chặn hành vi phạm tội đã được các nhà làm luật dự tình trước để nhằm
bảo vệ nạn nhân của tội phạm tại chỗ trước khi có sự can thiệt của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền.
1.4. Pháp luật về bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em
1.4.1. Khái niệm
Mọi trẻ em đều có quyền được bảo vệ khỏi các hình thức bạo hành, xâm hại và
bóc lột. Bảo vệ trẻ em là trách nhiệm của Nhà nước, gia đình và mọi công dân và
xã hội trong việc bảo đảm an toàn cho trẻ em khỏi bị xâm hại, bóc lột và sao
nhãng, bao gồm cả việc loại bỏ những nguy cơ gây tổn hại và ngăn chặn các yếu
tố đang gây tổn hại cho trẻ. Bảo vệ trẻ em còn hướng tới việc can thiệp khẩn cấp
và giúp đỡ trực tiếp các đối tượng trẻ em đang có nguy cơ hoặc đã bị xâm hại,
bóc lột và sao nhãng nhằm ngăn chặn, giúp phục hồi và tái hòa nhập cho trẻ em.
Pháp luật về bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em bao gồm các quy định về
bảo vệ trẻ em sau khi bị tội phạm xâm hại; bị bóc lột, lạm dụng về thể xác và tinh
thần. Các quy định về bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em trong tình huống
khẩn cấp, đặc biệt như mất môi trường gia đình, tình trạng trẻ bị xâm hại nhiều
lần; hậu quả của tội phạm gây ra cho trẻ em đặc biệt nghiêm trọng; các quy định
về điều kiện chăm sóc đầy đủ hoặc phục hồi cho trẻ em trong những trường hợp
cần thiết; các quy định về chính sách, hình thức và biện pháp bảo vệ và trợ giúp
nạn nhân của tội phạm là trẻ em, tạo cho các em được hưởng các quyền cơ bản,
có cơ hội để phát triển toàn diện bản thân.
Ở Việt Nam, Nhà nước đã quy định và thực thi nhiều biện pháp nhằm bảo vệ trẻ
em. Pháp luật của nước ta liên tục được điều chỉnh, bổ sung để đáp ứng và giải
quyết kịp thời những vấn đề phát sinh liên quan đến trẻ em, phù hợp với thực tiễn
Việt Nam và từng bước hội nhập với luật pháp quốc tế.
29
Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, việc xử lý các hành vi vi phạm đối với trẻ
em được quy định trong pháp luật hình sự. Ở Việt Nam, việc xử lý còn bằng chế
tài hành chính.Pháp luật về trẻ em quy định về các biện pháp phúc lợi xã hội
(phòng ngừa và đáp ứng nhu cầu) cần có dành cho trẻ em và gia đình.
Pháp luật bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em gồm toàn bộ các văn bản quy
phạm pháp luật( Điều ước quốc tế, Bộ luật hình sự, Bộ luật dân sự, Luật hôn
nhân và gia đình, Luật giáo dục, Luật lao động, Luật phòng chống bạo lực gia
đình...vv) và các văn bản dưới luật quy định về vấn đề loại trừ nguyên nhân và
điều kiện của tội phạm để ngăn chặn những hành vi xâm phạm đến thể chất, tinh
thần hoặc quyền và lợi ích hơp pháp khác của trẻ em. Đảm bảo sự an toàn toàn
vẹn cho chính nạn nhân và gia đình của nạn nhân trước sự đe dọa của tội phạm
và nguy tái trở thành nạn nhân của tội phạm.
1.4.2. Các công ước quốc tế liên quan đến bảo vệ nạn nhân của tội phạm là
trẻ em
Trong Tuyên bố này, vấn đề quyền trẻ em được liệt kê cụ thể theo 5 nhóm quyền
như: (1) Trẻ em phải được phát triển một cách bình thường cả về thể chất và tinh
thần; (2) Trẻ đói phải được cho ăn, trẻ ốm phải được chữa trị, trẻ lạc hậu phải
được giúp đỡ, trẻ phạm tội phải được giáo dục, trẻ mồ côi và lang thang phải có
nơi trú ẩn và phải được chăm sóc; (3) Khi xảy ra tai họa, trẻ em là người đầu tiên
được cứu trợ; (4) Trong đời sống, trẻ em phải có quyền được kiếm sống và phải
được bảo vệ chống lại mọi hình thức bóc lột; (5) Trẻ em phải được nuôi dưỡng
theo nhận thức rằng, tài năng của chúng phải phục vụ cho đồng bào mình.
Năm 1948, Liên Hợp quốc thông qua Tuyên ngôn thế giới về quyền con người,
trong đó đã khẳng định “Mọi người đều được hưởng tất cả các quyền và quyền tự
do, mà không có bất kỳ sự phân biệt nào, như về chủng tộc, màu da, giới tính,
ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến, dân tộc hoặc xã hội, tài sản, nơi sinh hoặc bất cứ
một thực trạng nào khác”. Trẻ em được thừa nhận là chủ thể được hưởng đầy đủ
các quyền con người, được bình đẳng như các thành viên khác trong xã hội khác.
Năm 1959, Liên Hợp quốc ra Tuyên bố thứ hai về quyền trẻ em. Tuyên bố năm
1959 kế thừa và phát triển nội dung của Tuyên bố Giơnevơ năm 1924, khẳng
định rằng: Trẻ em, do chưa trưởng thành về tinh thần và thể chất nên cần có sự
30
bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, bao gồm sự bảo vệ về pháp lý. Tuyên bố năm 1959
kêu gọi các bậc cha mẹlà những cá nhân, kêu gọi các tổ chức tình nguyện, giới
cầm quyền địa phương và chính phủ các nước công nhận những quyền của trẻ em
và phấn đấu để thực hiện bằng luật pháp và những biện pháp khác theo 10
nguyên tắc và những nguyên tắc này như là 10 nhóm quyền cơ bản của trẻ em.
Năm 1989, bằng sự vận động tích cực của một số quốc gia, Liên Hợp quốc đã
thông qua Công ước về quyền trẻ em (CRC).Việt Nam đã phê chuẩn Công ước
này. Lần đầu tiên trong lịch sử loài người, một văn bản quốc tế đề cập toàn diện
về quyền trẻ em theo hướng tiến bộ, bình đẳng, toàn diện và mang tính pháp lý
cao, làm cơ sở cho việc thúc đẩy chăm sóc và bảo vệ các quyền trẻ em trên thực
tế. Một tập hợp các quyền trẻ em trên tất cả các lĩnh vực đã được CRC ghi nhận,
bảo đảm cho trẻ em được bảo vệ, chăm sóc một cách có hiệu quả; được phát triển
toàn diện cả về thể chất, trí tuệ, tình cảm, đạo đức và xã hội.
Không chỉ đề cập đến trẻ em nói chung, CRC còn đề cập đến việc bảo vệ quyền
của những nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (gồm: trẻ em tàn tật, lang thang cơ
nhỡ, bị ảnh hưởng của xung đột vũ trang...). Đồng thời, CRC xác định những
biện pháp nhằm xóa bỏ những nguy cơ đang đe dọa nghiêm trọng cuộc sống của
nhiều trẻ em như bị lạm dụng tình dục, bóc lột sức lao động, ảnh hưởng của chất
ma túy và bị buộc phải tham gia vào các cuộc xung đột vũ trang... CRC được coi
là văn kiện pháp lý quốc tế cơ bản và toàn diện nhất về quyền trẻ em trong thời
điểm hiện nay, cũng như bảo vệ nạn nhân của tội phạm. Để bổ sung cho CRC,
Liên Hợp quốc còn thông qua hai Nghị định thư bổ sung, đề cập đến việc cấm sử
dụng trẻ em trong các cuộc xung đột vũ trang và cấm buôn bán trẻ em, mại dâm
trẻ em và văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em (Việt Nam đã phê chuẩn 2 Nghị định
thư này). Đến nay, đã có hơn 80 văn kiện quốc tế liên quan đến quyền trẻ em
được ban hành để bảo vệ lợi ích tốt nhất cho trẻ em như: Tuyên bố thế giới về sự
sống còn, bảo vệ và phát triển của trẻ em (1990). Tuyên bố về chống bóc lột tình
dục trẻ em vì mục đích thương mại (1996); Chương trình hành động chống việc
bóc lột tình dục trẻ em vì mục đích thương mại (1996); Công ước 182 về việc
cấm và những hành động tức thời để loại bỏ những hình thức lao động trẻ em tồi
tệ nhất và Khuyến nghị 190 về loại bỏ những hình thức lao động trẻ em tồi tệ
31
nhất (1999); Nghị định thư về phòng ngừa, trấn áp và trừng trị tội phạm buôn
người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em; Công ước Lahay về bảo vệ trẻ em và hợp tác
trong lĩnh vực nhận con nuôi quốc tế (1993);Nghị định thư về ngăn ngừa, phòng
chống và trừng trị việc buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, bổ sung
công ước về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia của Liên Hợp Quốc năm
2000.
Như vậy, đến những năm cuối thế kỷ XX, các chương trình về bảo vệ trẻ em của
UNICEF mới bắt đầu tiếp cận theo nhóm đối tượng để đáp ứng nhu cầu của các
nhóm trẻ em cần sự bảo vệ đặc biệt, trong đó tập trung vào một số nhóm trẻ em
bị những hình thức gây tổn hại chính là: bóc lột, ngược đãi, bỏ rơi và bạo lực.
Đến năm 2003, việc tiếp cận bảo vệ trẻ em theo nhóm đối tượng được chuyển
hướng sang hình thức bảo vệ theo cách tiếp cận hệ thống. Nghĩa là giải quyết
đồng bộ các vấn đề liên quan đến tất cả các nhóm trẻ em, trong đó việc xây dựng
môi trường an toàn, thân thiện với trẻ em và thúc đẩy “hệ thống bảo vệ trẻ em
trước sự xâm hại” được coi là ưu tiên hàng đầu.
Tháng 12/2012, Đại hội đồng Liên Hiệp quốc đã đưa ra tuyên bố mới nhất về
nguyên tắc và những hướng dẫn về tiếp cận trợ giúp pháp lý trong hệ thống tư
pháp hình sự. Trong nguyên tắc 11“ Trợ giúp pháp lý trong quyền lợi tốt nhất của
đứa trẻ. Trong tất cả các quyết định về trợ giúp pháp lý ảnh hưởng đến trẻ em thì
quyền lợi tốt nhất của trẻ em cần được cân nhắc đầu tiên.Trợ giúp pháp lý cho trẻ
em cần được ưu tiên vì quyền lợi tốt nhất của trẻ, có thể tiếp cận, phù hợp với lứa
tuổi, có tính kỷ luật, hiệu quả và đáp ứng những nhu cầu pháp lý và xã hội của trẻ
em.” Trên tinh thần của tuyên bố thì trợ giúp pháp lý luôn đưa quyền lợi trẻ em
lên hàng đầu, thể hiện rõ sự quan trọng của vấn đề bảo vệ trẻ em nói chung và trẻ
em là nạn nhân của tội phạm nói riêng.
1.4.3. Pháp luật quốc gia trong bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em
Do tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và thể chế chính trị khác nhau mà mỗi quốc
gia có hệ thống pháp luật khác nhau. Hiểu một cách đơn giản Pháp luật quốc gia
là hệ thống các quy phạm pháp lý, thành văn hoặc không thành văn do nhà nước
đặt ra hoặc công nhận nhằm điều chỉnh quan hệ pháp lý giữa các chủ thể của
pháp luật và nguyên tắc những quan hệ đó phát sinh trong lãnh thổ hoặc quyền
32
tài phán của quốc gia đó. Pháp luật trong nước có hiệu lực trực tiếp trên lãnh thổ
của quốc gia ban hành ra nó.
Từ đó chúng ta cũng có thể hiểu một cách đơn giản pháp luật quốc gia trong bảo
vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em là hệ thống các quy phạm pháp lý, thành văn
hoặc không thành văn do nhà nước đặt ra hoặc công nhận nhằm điều chỉnh những
vấn đề liên quan đến việc bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em phát sinh trong
lãnh thổ hoặc quyền tài phán của quốc gia đó.
Các quy định về việc bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em phải được quy định trong :
 Luật hiến pháp do cơ quan cao nhất của nhà nước ban hành, gồm tổng thể
các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ cơ bản về tổ chức quyền lực
Nhà nước, về chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, chế độ bầu cử, quyền và
nghĩa vụ của công dân, về quốc tịch. Đây là ngành luật chủ đạo, cơ bản nhất
trong hệ thống pháp luật của một quốc gia, nó điều chỉnh những quan hệ xã hội
quan trọng nhất, cơ bản nhất và tất cả những ngành luật khác đề hình thành trên
những nguyên tắc của hiến pháp. Trong hệ thống pháp luật của mỗi nước, Luật
Hiến pháp giữ vị trí chủ đạo vì nó có đối tượng điều chỉnh đặc biệt và là cơ sở để
liên kết các ngành Luật khác. Ví dụ: Luật Hiến pháp quy định cơ cấu tổ chức,
nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, xác định
nguyên tắc của mối quan hệ giữa công dân và nhà nước, đó chính là những
nguyên tắc chủ đạo để xây dựng ngành luật hành chính, hay là Luật Hiến pháp
xác lập những nguyên tắc cơ bản trong những quan hệ kinh tế, xác lập nền tảng
cơ bản cho việc xây dựng ngành luật dân sự, thương mại, kinh tế. Vì giữ vai trò
quan trọng, định hướng cho các ngành luật khác, do vậy Luật hiến pháp rất quan
trọng trong việc bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em. Những quy định trong
hiến pháp cần phải có những quy định cụ thể về chủ thể thực hiện việc bảo vệ,
định hướng rõ ràng các hoạt động bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em. Từ các
quy định định hướng trong quy định tại Luật hiến pháp các cơ quan nhà nước sẽ
có trách nhiệm phải thực hiện nhiệm vụ của mình và đảm bảo cho công tác bảo
vệ nạn nhân của tội phạm một cách toàn diện và nhanh chóng nhất.
 Luật hình sự: Luật hình sự gồm các quy định xác định những hành vi
phạm tội và đề ra những hình phạt riêng biệt. Tùy theo loại tội và thẩm quyền, sự
33
trừng phạt về mặt hình sự bao gồm tử hình, giam giữ, bị quản thúc hoặc các hình
thức phạt khác. Những tội cổ xưa như sát nhân (giết người), phản quốc.v.v. luật
hình sự nơi nào cũng có. Nhưng cũng có nhiều tội ở nước này đưa vào luật hình
sự mà nước khác thì không. Ngay cả trong các bộ luật đôi khi cũng không rõ
ràng về ranh giới giữa dân sự và hình sự.Luật hình sự thường được tiến hành
khởi tố bởi chính quyền, không giống như luật dân sự thường được tiến hành
khởi tố bởi người dân hay các pháp nhân khác.
Luật hình sự với đặc tính là quy định nhữngh ành vi nào là hành vi phạm tội và
các hình thức xử phạt đối với tội phạm do vậy đây là bộ Luật liên quan trực tiếp
đến việc bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em. Các quy định trong bộ luật này
cần quy định rõ ràng, cụ thể những hành vi nào là hành vi phạm tội đối với trẻ
em và đưa ra những hình phạt thích đáng cho những hành vi đó để bảo quyền và
lợi ích chính đáng của trẻ em là nạn nhân của tội phạm và phòng ngừa, răn đe
giáo dục công dân của quốc gia.
 Luật tổ chức tòa án: Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nhà nước, Tòa
án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công
dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi
ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Trong luật tổ chức tòa án nhân dân quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tòa án nhân dân; về
Thẩm phán, Hội thẩm và các chức danh khác trong Tòa án nhân dân; về bảo đảm
hoạt động của Tòa án nhân dân.
Bằng hoạt động của mình, Tòa án xét xử nghiêm minh những hành vi xâm
hại đối với trẻ em bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nạn nhân của tội phạm là
trẻ em, ngoài ra góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm
chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức
đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.
 Luật công an nhân dân: Luật này quy định về nguyên tắc tổ chức, hoạt
động; vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; bảo đảm điều kiện hoạt động, chế
độ, chính sách đối với Công an nhân dân; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá
nhân có liên quan. Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt trong hoạt động bảo
vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em. Bằng những đặc điểm và chức năng riêng
34
của mình ngay sau khi phát hiện hoặc nhận được tin báo về hành vi phạm tội đối
với trẻ em, cơ quan công an phải ngay lập tức có các phương án, biện pháp kịp
thời để bảo tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và các quyền lợi ích hợp
pháp khác của trẻ em.
 Bộ luật tố tụng hình sự: Bộ luật tố tụng hình sự quy định trình tự, thủ tục
tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và
một số thủ tục thi hành án hình sự; nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các
cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm
của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham
gia tố tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân; hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự.
Theo đó đây là văn bản quy phạm pháp luật thiết thực nhất trong việc bảo vệ nạn
nhân của tội phạm là trẻ em. Bộ luật quy định cụ thể các chủ thể tiến hành hoạt
động tiếp nhận tin báo về, khởi tố, điều tra, truy tố hành vi phạm tội đối với trẻ
em và dựa vào đó là cơ sở pháp lý để truy cứu trách nhiệm của cơ quan nhà nước
nếu họ chậm chễ hoặc sao nhãng dẫn đến hậu quả nghiêm trọng hơn cho nạn
nhân của tội phạm là trẻ em.
Ngoài những văn bản pháp lý nêu trên còn rất nhiều văn bản pháp lý khác của
quốc gia liên quan đến vấn đề bảo vệ nạn nhân của tội phạm như: Luật phòng
chống bạo lực gia đình, luật giáo dục, luật lao động…và các pháp quy dưới luật
có liên quan đến hoạt động bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em.
1.5. Vai trò của pháp luật về bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em
Để quản lý toàn tầng lớp, nhà nước dùng nhiều dụng cụ, nhiều biện pháp, nhưng
luật pháp là công cụ quan yếu nhất.Với những đặc điểm riêng của mình, luật
pháp có khả năng triển khai những chủ trương, chính sách của nhà nước một
cách nhanh nhất, đồng bộ và có hiệu quả nhất trên quy mô rộng lớn nhất.Cũng
nhờ có luật pháp, quốc gia có cơ sở để phát huy quyền lực của mình và rà, kiểm
soát các hoạt động của các tổ chức, các cơ quan, các viên chức nhà nước và mọi
công dân.
Pháp luật là công cụ bảo vệ các quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh. Khi có các
hành vi vi phạm pháp luật xảy ra, xâm phạm đến các quan hệ xã hội được pháp
luật điều chỉnh thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ áp dụng các biện pháp
35
cưỡng chế được quy định trong bộ phận chế tài của các quy phạm pháp luật đối
với các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật. Chẳng hạn như hành vi xâm phạm
tính mạng sức khoẻ con người bị xử lý theo Luật hình sự, hành vi gây thiệt hại tài
sản buộc phải bồi thường theo Luật dân sự. Pháp luật mang tính giai cấp, tính
cưỡng chế thể hiện quyền lực của nhà nước bằng hình thức trừng trị ( xử phạt ).
Sự cưỡng chế của pháp luật không phải đơn thuần nhằm mục đích trừng trị mà
trước hết là răn đe, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật, giáo dục người
vi phạm. Sự cưỡng chế ở đây được thực hiện trên cơ sở pháp luật, trong khuôn
khổ pháp luật, do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành. Nhà nước không
thừa nhận các hành vi bạo lực trái với pháp luật trong việc xử lý các vi phạm
pháp luật.
Ngoài vai trò bảo vệ, răn đe đối với những người đang hoặc sẽ có ý định thực
hiện hành vi xâm hại trẻ em và trừng trị những chủ thể đã thực hiện hành vi xâm
hại đối với trẻ em thì pháp luật còn giáo dục nhận thức được thực hiện thông qua
sự tác động của pháp luật vào ý thức của con người, làm cho con người xử sự
phù hợp với cách xử sự được quy định trong các quy phạm pháp luật. Việc giáo
dục có thể được thực hiện thông qua tuyên truyền trên các phương tiện thông tin
đại chúng, có thể thông qua việc xử lý những cá nhân, tổ chức vi phạm (phạt
những hành vi vi phạm giao thông, xét xử những người phạm tội hình sự…)
- Pháp luật về bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em tạo cơ sở pháp lý cho toàn
bộ công tác này được triển khai trong thực tiễn.
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, do nhà nước
ban hành hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị
trong xã hội, được nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm mục đích điều chỉnh các
quan hệ xã hội. Pháp luật là công cụ để thực hiện quyền lực nhà nước và là cơ sở
pháp lý cho đời sống xã hội có nhà nước.
Từ khái niệm Pháp luật bảo vệ nạn nhân của gồm toàn bộ các văn bản quy phạm
pháp luật và các văn bản dưới luật quy định về vấn đề loại trừ nguyên nhân và
điều kiện của tội phạm để ngăn chặn những hành vi xâm phạm đến thể chất, tinh
thần hoặc quyền và lợi ích hơp pháp khác của trẻ em. Đảm bảo sự an toàn toàn
vẹn cho chính nạn nhân và gia đình của nạn nhân trước sự đe dọa của tội phạm
36
và nguy tái trở thành nạn nhân của tội phạm, dựa vào các quy định của pháp luật
mà những chủ thể được giao trách nhiệm bảo vệ nạn nhân cảu tội phạm là trẻ em
thực hiện đúng và nghiêm túc các hoạt động bảo vệ này.
Thực tế cho thấy rằng nếu không có quy định của Bộ Luật hình sự quy định hành
vi nào là hành vi phạm tội đối với trẻ em thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền
hoặc các cơ quan, tổ chức và cá nhân không có căn cứ pháp lí nào để yêu cầu,
cưỡng chế, ngăn chặn hay xử lí hành vi vi phạm đó.
Các quy định không chỉ nằm trên giấy mà các chủ thể được giao quyền phải thực
tế hóa các quy định vào đời sống hàng ngày. Nếu không có quy định về bảo vệ
nạn nhân của tội phạm là trẻ em thì ai sẽ là người đứng lên bảo vệ nạn nhân của
tội phạm là trẻ em và bảo vệ như thế nào.
- Pháp luật về bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em góp phần xác định rõ
những đối tượng, trường hợp thuộc phạm vi điều chỉnh của nó, xác định tính
chất, mức độ quan trọng của các quan hệ xã hội tương ứng cần được bảo vệ .
Những quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đã chỉ ra những đối tượng nào
là chủ thể vi phạm pháp luật, ví dụ như tội mua bán trẻ em thì chủ thể vi phạm là
chủ thể lấy trẻ em làm hàng hóa với mục đích trao đổi. Hoặc đối với trường hợp
nạn nhân là trẻ em bị hiếp dâm pháp luật về bảo vệ nạn nhân của tội phạm quy
định như thế nào về chủ thể thực hiện hành vi vi phạm và các biện pháp bảo vệ nạn
nhân của tội phạm là trẻ em trong trường hợp này ( xâm hại tình dục khiến nạn
nhân của tội phạm là trẻ em bị ảnh hưởng về cả thể chất và tinh thần).
Dựa vào các quy định về bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em mà các cơ quan
nhà nước, các chủ thể khác trong xã hội hiểu được tầm quan trọng và vai trò của
mình trong các hoạt động bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em, từ đó thúc đẩy
sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, nâng cao sự tự giác của các cá nhân trong
việc bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em.
- Pháp luật về bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em góp phần tạo cơ sở pháp lý
cho việc bảo vệ quyền, lợi ích của trẻ em - tương lai của đất nước - đối tượng cần
phải được sự chăm sóc, bảo vệ của mọi xã hội.
37
Ai cũng biết trẻ em là tương lai của đất nước. Vậy thử hỏi, tương lai đất nước ta
sẽ đi về đâu khi mà cứ hàng ngày, hàng giờ lại có thêm số trẻ em là nạn nhân của
tội phạm?
Nhiều nghiên cứu cho thấy, những hành vi xâm hại ảnh hưởng rất lớn tới việc
hình thành và phát triển nhân cách ở trẻ. Sống trong môi trường không lành mạnh
khiến nhiều trẻ có suy nghĩ lệch lạc, mặc cảm, không tự tin vào bản thân, nhìn
tương lai bằng đôi mắt màu xám. Những đứa bé không tôn trọng người khác
cũng như không tôn trọng bản thân mình, rất dễ đánh mất tương lai. Một thực tế
cho thấy, tỷ lệ dân số bị thiểu năng trí tuệ và thể lực chiếm tới khoảng 1,5 % và
con số này vẫn tiếp tục tăng lên. Thế hệ sau sẽ thay thế cho thế hệ đi trước và sự
thay thế đó tạo ra sự phát triển hay tụt lùi đi trong tương lai hoàn toàn phụ thuộc
vào thế hệ trẻ của hiện tại.
Trẻ em là những mầm non tương lai của đất nước, con người không thể cứ thế
sống và làm việc mãi mãi. Muốn một đất nước giàu mạnh, văn minh và tiến bộ
thì nhà nước cần phải có những hoạt động để phát triển toàn diện cả trí tuệ và đạo
đức cho tầng lớp trẻ và các quy định để bảo đảm những hoạt động đó được thực
hiện một cách tối ưu nhất.
- Pháp luật về bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em góp phần xây dựng cơ chế
cho việc nhận diện, bảo vệ và truy cứu trách nhiệm pháp lý với các trường hợp
phạm tội có nạn nhân là trẻ em.
Dựa vào các quy định về bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em giúp chính bản
thân các em, gia đình nạn nhân và cộng đồng xã hội hiểu biết và đề cao quyền
của trẻ em. Tạo cơ sở pháp lý cho việc bảo đảm sự phát triển toàn vẹn của trẻ em
bằng việc truy cứu trách nhiệm hình sự các hành vi vi phạm và góp phần định
hướng cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng các biện pháp bảo vệ phù
hợp. Chỉ những hành vi vi phạm được quy định tại Bộ luật hình sự mới bị truy
cứu trách nhiệm hình sự, những hành vi vi phạm khác không được quy định tại
Bộ luật hình sự thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Không ai bị cho là có
tội cho đến khi có bản án kết luận của tòa án. Như vậy những hành vi được coi là
phạm tội đối với trẻ em là những hành vi phạm đến các quyền của trẻ em được
quy định tại Bộ luật hình sự thì đó mới là hành vi phạm tội đối với trẻ em, từ đó
38
làm cơ sở để truy cứu tránh nhiệm hình sự. Nếu không có quy định cấm bóc lột
sức lao động của trẻ em thì chắc chắn rằng rất nhiều trẻ em trong xã hội sẽ bị lợi
dụng sức lao động từ những người sử dụng lao động. Hay không có những quy
định về tội buôn bán trẻ em thì trẻ em sẽ là một mặt hàng đắt giá.
- Pháp luật về bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em góp phần hoàn thiện hệ
thống pháp luật đáp ứng mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền.
Nhà nước pháp quyền, với định nghĩa căn bản nhất là không có ai ở trên luật hay
ngoài luật, mà mọi người phải tuân theo pháp luật. Nhà nước pháp quyền là vị
thế pháp lý hay một hệ thống thể chế, nơi mỗi người đều phải tuân thủ và tôn
trọng luật pháp, từ cá nhân cho tới cơ quan công quyền. Nhà nước pháp quyền có
liên hệ chặt chẽ với sự tôn trọng trật tự thứ bậc của các quy phạm, tôn trọng sự
phân chia quyền lực và tôn trọng các quyền căn bản. Như vậy trong hệ thống
pháp luật về bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em có quy định rõ ràng về
quyền lợi của trẻ em, các trường hợp vi phạm pháp luật bảo vệ nạn nhân của tội
phạm là trẻ em, hậu quả pháp lí mà hành vi đó gánh chịu.
Việc tuân thủ theo các quy định của pháp luật bảo vệ nạn nhân của tội phạm là
trẻ em là việc mà mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội phải tôn trọng. Không một cá
nhân hay tổ chức nào được tự cho mình cái quyền được xâm hại đến quyền và lợi
ích hợp pháp của trẻ em. Nếu khi đã thực hiện hành vi phạm tội đối với trẻ em
nhất định họ sẽ phải gánh chịu hậu quả pháp lí xứng đáng từ cơ quan nhà nước
có thẩm quyền.
Có lẽ ứng dụng quan trọng nhất của pháp quyền là nguyên tắc rằng chính quyền
chỉ thực thi quyền hành một cách hợp pháp theo các luật được soạn thảo ra và
phát hành rộng rãi. Luật bảo vệ nạn nhân của tội phạm được quy định và thực thi
theo đúng các bước được gọi là thủ tục pháp lý. Nguyên tắc này nhằm mục đích
ngăn ngừa sự độc đoán của cá nhân hay của cơ quan quyền lwujc nhà nước.
- Pháp luật về bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em góp phần hiện thực hóa các
cam kết của quốc gia trong việc bảo vệ nhân quyền và thực hiện các điều ước
quốc tế liên quan.
Bảo vệ trẻ em không phải là vấn đề riêng của một quốc gia nào hay của một tổ
chứ, cá nhân nào mà đây là vấn đề của toàn xã hội, toàn thế giới. Nhận thức được
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf

More Related Content

What's hot

Luận án: Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình theo luật - Gửi miễn ph...
Luận án: Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình theo luật - Gửi miễn ph...Luận án: Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình theo luật - Gửi miễn ph...
Luận án: Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình theo luật - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa...
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa...Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa...
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Báo Cáo Thực Tập Công Tác Pháp Chế Trong Công Ty Xây Dựng
Báo Cáo Thực Tập Công Tác Pháp Chế Trong Công Ty Xây DựngBáo Cáo Thực Tập Công Tác Pháp Chế Trong Công Ty Xây Dựng
Báo Cáo Thực Tập Công Tác Pháp Chế Trong Công Ty Xây DựngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

What's hot (20)

Luận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOT
Luận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOTLuận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOT
Luận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng, HOT
Luận văn: Pháp luật về khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng, HOTLuận văn: Pháp luật về khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng, HOT
Luận văn: Pháp luật về khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng, HOT
 
Luận văn: Bảo hiểm thất nghiệp theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Bảo hiểm thất nghiệp theo pháp luật Việt Nam, HAYLuận văn: Bảo hiểm thất nghiệp theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Bảo hiểm thất nghiệp theo pháp luật Việt Nam, HAY
 
Đề tài: Đương sự theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, HOT
Đề tài: Đương sự theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, HOTĐề tài: Đương sự theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, HOT
Đề tài: Đương sự theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, HOT
 
Luận án: Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình theo luật - Gửi miễn ph...
Luận án: Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình theo luật - Gửi miễn ph...Luận án: Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình theo luật - Gửi miễn ph...
Luận án: Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình theo luật - Gửi miễn ph...
 
Đề tài: Bảo vệ quyền của lao động nữ trong pháp luật lao động, HAY
Đề tài: Bảo vệ quyền của lao động nữ trong pháp luật lao động, HAYĐề tài: Bảo vệ quyền của lao động nữ trong pháp luật lao động, HAY
Đề tài: Bảo vệ quyền của lao động nữ trong pháp luật lao động, HAY
 
Luận văn: Pháp luật kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự, HAY
Luận văn: Pháp luật kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự, HAYLuận văn: Pháp luật kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự, HAY
Luận văn: Pháp luật kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự, HAY
 
Luận văn: Hợp đồng lao động giúp việc gia đình theo pháp luật
Luận văn: Hợp đồng lao động giúp việc gia đình theo pháp luậtLuận văn: Hợp đồng lao động giúp việc gia đình theo pháp luật
Luận văn: Hợp đồng lao động giúp việc gia đình theo pháp luật
 
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa...
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa...Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa...
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa...
 
Luận văn: Hợp đồng gia công thương mại theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng gia công thương mại theo pháp luật Việt NamLuận văn: Hợp đồng gia công thương mại theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng gia công thương mại theo pháp luật Việt Nam
 
Báo Cáo Thực Tập Công Tác Pháp Chế Trong Công Ty Xây Dựng
Báo Cáo Thực Tập Công Tác Pháp Chế Trong Công Ty Xây DựngBáo Cáo Thực Tập Công Tác Pháp Chế Trong Công Ty Xây Dựng
Báo Cáo Thực Tập Công Tác Pháp Chế Trong Công Ty Xây Dựng
 
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, 9đ
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, 9đLuận văn: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, 9đ
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, 9đ
 
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty, HOT
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty, HOTLuận văn: Pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty, HOT
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty, HOT
 
Luận văn: Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, HOT
Luận văn: Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, HOTLuận văn: Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, HOT
Luận văn: Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở Việt NamLuận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam
 
Luận văn: Bảo đảm thực thi quyền lợi của người tiêu dùng, HAY
Luận văn: Bảo đảm thực thi quyền lợi của người tiêu dùng, HAYLuận văn: Bảo đảm thực thi quyền lợi của người tiêu dùng, HAY
Luận văn: Bảo đảm thực thi quyền lợi của người tiêu dùng, HAY
 
Luận văn: Quyền sửa bản án sơ thẩm của Tòa án cấp phúc thẩm
Luận văn: Quyền sửa bản án sơ thẩm của Tòa án cấp phúc thẩmLuận văn: Quyền sửa bản án sơ thẩm của Tòa án cấp phúc thẩm
Luận văn: Quyền sửa bản án sơ thẩm của Tòa án cấp phúc thẩm
 
Luận văn: Giao kết hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Giao kết hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt NamLuận văn: Giao kết hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Giao kết hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt Nam
 
Pháp luật về thu hồi đất do nhà đầu tư không đảm bảo tiến độ, HOT
Pháp luật về thu hồi đất do nhà đầu tư không đảm bảo tiến độ, HOTPháp luật về thu hồi đất do nhà đầu tư không đảm bảo tiến độ, HOT
Pháp luật về thu hồi đất do nhà đầu tư không đảm bảo tiến độ, HOT
 
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân, HOT
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân, HOTLuận văn: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân, HOT
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân, HOT
 

Similar to Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf

Bảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục tại Viện Kiểm sát nhân dân
Bảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục tại Viện Kiểm sát nhân dânBảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục tại Viện Kiểm sát nhân dân
Bảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục tại Viện Kiểm sát nhân dânDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận án: Quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam, HAY - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam, HAY - Gửi miễn phí qu...Luận án: Quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam, HAY - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam, HAY - Gửi miễn phí qu...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Quyền vui chơi, giải trí của trẻ em tại TP Hà Nội, HAY - Gửi miễn p...
Luận văn: Quyền vui chơi, giải trí của trẻ em tại TP Hà Nội, HAY - Gửi miễn p...Luận văn: Quyền vui chơi, giải trí của trẻ em tại TP Hà Nội, HAY - Gửi miễn p...
Luận văn: Quyền vui chơi, giải trí của trẻ em tại TP Hà Nội, HAY - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf (20)

BÀI MẪU Khóa luận Luật tố tụng hình sự, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận Luật tố tụng hình sự, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận Luật tố tụng hình sự, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận Luật tố tụng hình sự, HAY, 9 ĐIỂM
 
Bảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục tại Viện Kiểm sát nhân dân
Bảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục tại Viện Kiểm sát nhân dânBảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục tại Viện Kiểm sát nhân dân
Bảo đảm quyền trẻ em trong các vụ án xâm hại tình dục tại Viện Kiểm sát nhân dân
 
Các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trong luật hình sự Việt Nam
Các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trong luật hình sự Việt NamCác tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trong luật hình sự Việt Nam
Các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trong luật hình sự Việt Nam
 
Đề tài: Các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trong luật hình sự, HOT
Đề tài: Các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trong luật hình sự, HOTĐề tài: Các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trong luật hình sự, HOT
Đề tài: Các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trong luật hình sự, HOT
 
Quyền con người của người chưa thành niên phạm tội, HAY
Quyền con người của người chưa thành niên phạm tội, HAYQuyền con người của người chưa thành niên phạm tội, HAY
Quyền con người của người chưa thành niên phạm tội, HAY
 
Luận án: Quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam, HAY - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam, HAY - Gửi miễn phí qu...Luận án: Quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam, HAY - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam, HAY - Gửi miễn phí qu...
 
Luận văn: Quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở Việt Nam
Luận văn: Quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở Việt NamLuận văn: Quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở Việt Nam
Luận văn: Quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở Việt Nam
 
Luận án: Người bị hại chưa thành niên trong các vụ án hình sự
Luận án: Người bị hại chưa thành niên trong các vụ án hình sựLuận án: Người bị hại chưa thành niên trong các vụ án hình sự
Luận án: Người bị hại chưa thành niên trong các vụ án hình sự
 
Đề cương nghiên cứu thực trạng bạo hành trẻ em tại TPHCM.docx
Đề cương nghiên cứu thực trạng bạo hành trẻ em tại TPHCM.docxĐề cương nghiên cứu thực trạng bạo hành trẻ em tại TPHCM.docx
Đề cương nghiên cứu thực trạng bạo hành trẻ em tại TPHCM.docx
 
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.doc
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.docBảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.doc
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.doc
 
Luận Văn Ngành Luật Học Về Quyền Trẻ Em Việt Nam
Luận Văn Ngành Luật Học Về Quyền Trẻ Em Việt NamLuận Văn Ngành Luật Học Về Quyền Trẻ Em Việt Nam
Luận Văn Ngành Luật Học Về Quyền Trẻ Em Việt Nam
 
Luận án: Quyền trẻ em trong xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam
Luận án: Quyền trẻ em trong xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt NamLuận án: Quyền trẻ em trong xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam
Luận án: Quyền trẻ em trong xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam
 
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyềnQuyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
 
Luận văn: Quyền vui chơi, giải trí của trẻ em tại TP Hà Nội, HAY - Gửi miễn p...
Luận văn: Quyền vui chơi, giải trí của trẻ em tại TP Hà Nội, HAY - Gửi miễn p...Luận văn: Quyền vui chơi, giải trí của trẻ em tại TP Hà Nội, HAY - Gửi miễn p...
Luận văn: Quyền vui chơi, giải trí của trẻ em tại TP Hà Nội, HAY - Gửi miễn p...
 
Luận văn: Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật, HOT
Luận văn: Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật, HOTLuận văn: Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật, HOT
Luận văn: Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật, HOT
 
Luận văn: Quy định của pháp luật về tội xâm hại tình dục trẻ em, 9đ
Luận văn: Quy định của pháp luật về tội xâm hại tình dục trẻ em, 9đLuận văn: Quy định của pháp luật về tội xâm hại tình dục trẻ em, 9đ
Luận văn: Quy định của pháp luật về tội xâm hại tình dục trẻ em, 9đ
 
Luận văn: Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự Việt NamLuận văn: Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự, HAY
Luận văn: Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự, HAYLuận văn: Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự, HAY
Luận văn: Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự, HAY
 
Luận văn: Tội giao cấu đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16
Luận văn: Tội giao cấu đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16Luận văn: Tội giao cấu đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16
Luận văn: Tội giao cấu đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16
 
Luận văn: Tội giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tại Vĩnh Phúc
Luận văn: Tội giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tại Vĩnh PhúcLuận văn: Tội giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tại Vĩnh Phúc
Luận văn: Tội giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tại Vĩnh Phúc
 

More from TÀI LIỆU NGÀNH MAY

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfKhóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfPháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfHôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người.pdf
Khái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người.pdfKhái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người.pdf
Khái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

More from TÀI LIỆU NGÀNH MAY (20)

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
 
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
 
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
 
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
 
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
 
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
 
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
 
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
 
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
 
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
 
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
 
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfKhóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
 
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
 
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfPháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
 
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfHôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
 
Khái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người.pdf
Khái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người.pdfKhái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người.pdf
Khái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người.pdf
 

Recently uploaded

BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 

Recently uploaded (20)

BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 

Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf

  • 1. 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT --------------- Bùi Thị Thúy Hoa BẢO VỆ NẠN NHÂN CỦA TỘI PHẠM LÀ TRẺ EM DƯỚI GÓC ĐỘ PHÁP LÝ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH LUẬT HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2015-L HÀ NỘI, 2019
  • 2. 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Khóa luận này là công trình nghiên cứu khoa học nghiên cứu của riêng tôi và chưa từng được nghiên cứu ở bất cứ công trình nghiên cứu nào. Nội dung khóa luận và trích dẫn, số liệu đươc sử dụng đảm bảo độ chính xác, tin cậy và trung thực. Những thông tin tham khảo đều được trích dẫn cụ thể nguồn sử dụng. Sinh viên thực hiện Bùi Thị Thúy Hoa
  • 3. 3 LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Phạm Thị Duyên Thảo, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cũng sinh gửi lời càm ơn chân thành tới các thầy cô giáo tại Khoa Luật – ĐHQG Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy, cảm ơn gia đình và bạn bè đã bên cạnh động viên tôi trong quá trình tôi thực hiện luận văn tốt nghiệp Mặc dù đã cố gắng nghiên cứu hoàn thiện nhưng luận văn vẫn không tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy, tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô giáo để luận văn được hoàn thiện hơn. Tác giả Bùi Thị Thúy Hoa
  • 4. 4 DANH MỤC VIẾT TẮT HCM: Hồ Chí Minh VKS: Viện kiểm sát TTHS: Tố tụng hình sự LĐ- TB&XH: Lao động- Thương binh và xã hội VD: Ví dụ T.Ư: Trung ương TNCS: Thanh niên Cộng sản
  • 5. 5 MỤC LỤC MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ NẠN NHÂN CỦA TỘI PHẠM LÀ TRẺ......12 1.1. Khái quát nạn nhân của tội phạmlà trẻ em......................................................................12 1.2. Khái niệm, đặc điểm cơ bản của bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em nhìn dưới góc độ pháp lý.................................................................................................................................19 1.2.1. Khái niệm..............................................................................................................................19 1.2.2. Đặc điểm...............................................................................................................................20 1.3. Các biện pháp bảo vệ nạn nhân cảu tội phạmlà trẻ em.................................................25 1.4. Pháp luật về bảo vệ nạn nhân của tội phạmlà trẻ em.....................................................28 1.4.1. Khái niệm..............................................................................................................................28 1.4.2. Các công ước quốc tế liên quan đến bảo vệ nạn nhân của tội phạmlà trẻ em............29 1.4.3. Pháp luật quốc gia trong bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em................................31 1.5. Vai trò của pháp luật về bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em.................................34 1.6. Pháp luật một số quốc gia trên thế giới về bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em..40 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ NẠN NHÂN CỦA TỘI PHẠM LÀ TRẺ EM Ở VIỆT NAM ...................................................43 2.1.Hệthốngcácvănbảnphápluậtliênquanđếnbảovệnạnnhâncủatộiphạmlàtrẻem..........43 2.2. Nội dung bảo vệ nạn nhân của tội phạmlà trẻ emtrong pháp luật Việt Nam..............44 2.2.1. Các khía cạnh bảo vệ nạn nhân của tội phạmlà trẻ emtrong các quy định pháp luật51 2.3. Đánh giá...................................................................................................................................68 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP BỔ TRỢ HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁP LUẬT BẢO VỆ NẠN NHÂN CỦA TỘI PHẠM LÀ TRẺ EM......................... 74 3.1. Yêu cầu hoàn thiện và nâng cao hiệu quả pháp luật bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em ................................................................................................................................................74 3.2. Các giải pháp cụ thể................................................................................................................75 3.2.1. Tiếp tục sửa đổi hoàn thiện pháp luật về bảo vệ nạn nhân của tội phạmlà trẻ em.....75 3.2.2. Dùng các thiết bị thông minh để giám sát, phát hiện hành vi phạm tội với trẻ em. ...78 3.2.3. Sử dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động nhận tin báo............................................79
  • 6. 6 3.2.4. Thành lập hệ thống các cơ quan chuyên trách về bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em ................................................................................................................................................80 3.2.5. Thực hiện tốt các công tác giám giám, kiểm tra trong bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em................................................................................................................................................81 3.2.6. Tăng cường vai trò, phối hợp giữa các cơ quan tổ chức trong bảo vệ nạn nhân của tội phạmlà trẻ em.................................................................................................................................82 KẾT LUẬN.............................................................................................................................. 84 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................86
  • 7. 7 MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới, việc quan tâm bảo vệ các quyền của trẻ em luôn được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của đất nước. Vì vậy, Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em (20-11-1989) đã được Chính phủ của 191 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới phê chuẩn (tính đến hết tháng 12 năm 2004). Mặc dù có những quan niệm khác nhau về cách thức xác định một con người cụ thể gọi là trẻ em và giới hạn về độ tuổi, nhưng trong phạm vi quốc tế, trẻ em nói chung đều được xác định là đối tượng được chăm sóc đặc biệt, cần nhận được sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước, xã hội và cộng đồng. Ngày 2-1-1990, Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã chính thức phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em và là một trong những quốc gia phê chuẩn công ước này sớm nhất (thứ 3 trên thế giới và thứ 2 ở Châu Á). Để đảm bảo cho việc thực hiện công ước này, ngày 16-8-1991, Nhà nước đã ban hành Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em. Tình hình xâm hại trẻ em nói chung và xâm hại tình dục trẻ em nói riêng ở Việt Nam trong những năm vừa qua vẫn diễn biến hết sức phức tạp. Ngày 31-7-1998, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 9-1998 _NQ/CP về việc tăng cường và phòng chống tội phạm trong tình hình mới và phê duyệt Chương trình Quốc gia về phòng chống tội phạm. Một trong những nội dung quan trọng của Chương trình quốc gia về phòng chống tội phạm được đề cập là đề án “Phòng chống tội phạm xâm hại trẻ em, tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên” mà Bộ Công an được giao nhiệm vụ chính trong việc chủ trì, phối hợp hoạt động giữa các cấp, các ngành. Ngày 16-3- 2000, Bộ Công an đã có Kế hoạch số 323/ BCA để triển khai công tác thực hiện Nghị quyết số 09/1998_NQ/CP và Đề án 04 của Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm trong đó nhấn mạnh nhiệm vụ củng cố các lực lượng nghiệp vụ trực tiếp phòng ngừa và đấu tranh chống các loại tội phạm xâm hại trẻ em và tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên; phối hợp với các ngành nội chính điều tra, truy tố, xét xử kịp thời các đối tượng phạm tội loại này; đề xuất chủ trương, biện pháp đấu tranh phù hợp trong công tác phòng, chống lại các loại tội phạm này.
  • 8. 8 Các vấn đề về bảo vệ trẻ em ngày càng được quan tâm tại Việt Nam. Theo báo cáo, có hơn 2,6 triệu trẻ em ở Việt Nam cần được bảo vệ đặc biệt. Trong số đó có trẻ em bị lạm dụng, bị bóc lột và buôn bán vì mục đích tình dục; trẻ em lang thang cơ nhỡ; trẻ em tật nguyền; trẻ em vi phạm pháp luật; trẻ mồ côi; trẻ em bị ruồng bỏ; trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; và trẻ em sống trong cảnh nghèo đói. Hoàn cảnh của các em đều hết sức nghiệt ngã. Chỉ có một số ít trẻ em Việt Nam được nuôi dưỡng và chăm sóc ở các cơ sở của nhà nước, còn rất nhiều em khác phải tự bươn trải để kiếm sống. Một số em bị bắt lao động, còn một số khác sống lang thang trên các đường phố - chính tình cảnh đó khiến cho các em có nguy cơ cao bị nhiễm HIV, sử dụng ma túy và bị lôi cuốn vào các hành vi phạm tội và mại dâm. Có nhiều lý do phức tạp khiến các em lâm vào những tình cảnh éo le như vây. Các yếu tố kinh tế như nghèo đói, chênh lệch về thu nhập và sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường cũng làm cho các em trở nên dễ bị tổn thương hơn. Các trào lưu xã hội như di cư, các giá trị gia đình đang bị băng hoại và tình trạng phân biệt đối xử về giới cũng ảnh hưởng xấu tới trẻ em. Trẻ em được xếp vào nhóm người yếu thế trong xã hội, nhóm người này rất dễ trở thành nạn nhân của tội phạm.Chính vì vậy vấn đề bảo vệ trẻ em trước những hành vi vi phạm pháp luật là một vấn đề cấp bách của toàn xã hội. 2. Tình hình nghiên cứu 2.1. Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em theo quy định của pháp luật quốc tế. Trong Luật Nhân quyền quốc tế, quyền trẻ em được chế định chủ yếu trong Công ước về quyền trẻ em (CRC, năm 1989) và hai Nghị định thư không bắt buộc bổ sung CRC được thông qua năm 2000 (Nghị định thư về buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em và văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em, Nghị định thư về sự tham gia của trẻ em trong xung đột vũ trang). Trong đó khái niệm “Trẻ em” được xác định là những người dưới 18 tuổi.Tuy nhiên, đây là một điều luật mở cho các quốc gia thành viên. Theo đó, các quốc gia thành viên có thể quy định các quyền trẻ em được bắt đầu ngay khi mang thai hay sau khi ra đời; và về độ tuổi được coi là trẻ em thấp hơn 18 tuổi so với quy định của CRC.
  • 9. 9 2. 2 Một quy định về bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em theo pháp luật của Việt Nam hiện hành Cùng với việc phát triển kinh tế, trong những năm qua, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách, văn bản pháp luật trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến bảo vệ các quyền trẻ em. Từ các bản Hiến pháp, các bộ luật, luật đến các văn bản dưới luật đã tạo thành một hệ thống pháp luật bảo vệ trẻ em phù hợp với các công ước quốc tế và truyền thống văn hoá của dân tộc. Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước của Liên Hiệp quốc về Quyền trẻ em vào ngày 20/02/1990. Ở Việt Nam, quyền trẻ em đã được hiến định từ Hiến pháp năm 1946 (trực tiếp là các Điều 14, 15 và được hàm chứa trong một số điều khác) và trong tất cả các Hiến pháp năm 1959, năm 1980, năm 1992 (gồm cả lần sửa đổi, bổ sung vào năm 2001), năm 2013. Hiến pháp năm 1992, quyền trẻ em được chế định trực tiếp trong Điều 40 và được hàm chứa trong một số điều khác. Hiến pháp năm 2013, quyền trẻ em được quy định trực tiếp tại khoản 1, Điều 37: “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”. Trên tinh thần của Hiến pháp năm 2013, việc bảo vệ trẻ em cũng đã được thể chế hóa trong nhiều bộ luật và luật, mà tập trung là Luật Trẻ em năm 2016, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, Luật phòng chống bạo lực gia đình…... Hiện nay có các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em như: Những điều cần biết về quyền trẻ em – Tác giả Vũ Ngọc Bình, sách do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội xuất bản năm 1996; Bảo vệ quyền trẻ em trong pháp luật Việt Nam - sách do Nhà xuất bản Giáo dục xuất bản năm 1996; Quyền trẻ em trong pháp luật Việt Nam - sách do Nhà xuất bản Tư pháp, xuất bản năm 2005; Bảo vệ quyền của người chưa thành niên trong pháp luật hình sự và tố tụng hình sự Việt Nam – sách do Nhà xuất bản Tư pháp, xuất bản năm 2006;
  • 10. 10 Công ước về quyền trẻ em năm 1989 – cơ sở cho việc bảo vệ quyền trẻ em - Tạp chí luật học số 3 tháng 5, 6 năm 2003; Quyền trẻ em trong pháp luật -bài viết của Thạc sĩ Lê Thị Nga đăng trên báo điện tử của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình, số 5 ngày 21/07/2007; Cơ chế pháp lý bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam - Luận văn Thạc sĩ luật học Chu Mạnh Hùng Luận văn thạc sĩ tác giả Nguyễn Thị Huyền về đề tài Pháp luật quốc tế, pháp luật nước ngoài về bảo vệ quyền trẻ em. Luận án tiến sĩ tác giả Trần Hưng Bình về đề tài Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên theo pháp luật tố tụng Việt Nam. Các biện pháp bảo vệ và trợ giúp nạn nhân là phụ nữ và trẻ em bị bạo lực của tác giả Nguyễn Xuân Thu đăng trong tạp chí Luật. 3. Mục đích nghiên cứu Làm sáng tỏ hơn những vấn đề lý luận về vấn đề bảo vệ trẻ em trở thành nạn nhân của tội phạm và thực tiễn các biện pháp bảo vệ vấn đề đó tại Việt Nam. Từ đó đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm bảo vệ trẻ em trước sự xâm hại của tội phạm. 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi của đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Các quy định pháp luật về bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em. - Đánh giá nhận xét về bảo vệ nạn nhân của tội phạm dưới góc độ pháp lí. - Giải pháp nâng cao hiệu quả pháp luật bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Khóa luận ngiên cứu về bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp luật 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận là Chủ nghĩa Mác –Lênnin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Nhà nước ta về nhà nước và pháp luật. Phương pháp nghiên cứu: luận văn sử dụng các phương pháp cơ bản - Phương pháp duy vật biện chứng và phươn pháp duy vật lịch sử làm phương pháp luận cho việc nghiên cứu. - Phương pháp logic – lịch sử làm phương pháp chủ đạo.
  • 11. 11 - Phương pháp tổng hợp: tổng hợp những kết quả đã phân tích và hình thành cái nhìn tổng quan về từ đó thấy được sự chuyển biến theo thời gian của việc bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em. - Bên cạnh đó sử dụng các phương pháp khác như: so sánh, tiếp cận hệ thống. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Luận văn đã cố gắng hệ thống về các quy định của pháp luật về vấn đề bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em. - Những kết quả mà luận văn mà nghiên cứu được, phần nào là tài liệu tham khảo giúp cho việc nghiên cứu Nhà nước và pháp luật.
  • 12. 12 CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ NẠN NHÂN CỦA TỘI PHẠM LÀ TRẺ 1.1.Khái quát nạn nhân của tội phạm là trẻ em Trẻ em là một thuật ngữ dùng để chỉ một nhóm xã hội thuộc về một độ tuổi nhất định trong giai đoạn đầu phát triển của con người, về vị thế xã hội, trẻ em là một nhóm thành viên xã hội mà ngày càng có khả năng hội nhập xã hội với tư cách là những chủ thể tích cực, có ý thức, nhưng cũng cần được gia đình và xã hội quan tâm bảo vệ, chăm sóc. Khái niệm trẻ em được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, nhưng dưới góc độpháp lý trẻ em được xác định theo độ tuổi và độ tuổi của trẻ em tùy thuộc vào sự quy định của mỗi quốc gia và từng lĩnh vực mà trẻ em tham gia. Xét dưới khía cạnh Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật, trẻ em là một chủ thể pháp luật. Cũng như các chủ thể khác ( cá nhân là công dân Việt Nam, người nước ngoài, người không có quốc tịch hay pháp nhân), trẻ em có khả năng trở thành các bên tham gia quan hệ pháp luật, có được những quyền và nghĩa vụ pháp lý trên cơ sở nhũng quy phạm pháp luật. Sự phát triển mạnh mẽ của quá trình công nghiệp hóa ở châu Âu thế kỷ XVI, XVII và XVIII đã kéo theo tình trạng bóc lột sức lao động trẻ em một cách phổ biến, khắp nơi trên thế giới, rất nhiều thảm kịch về trẻ em đã diễn ra. Thêm vào đó cuộc chiến tranh thế giới lần thứ I (1914 -1918) đã đẩy hàng triệu trẻ em vào hoàn cảnh khốn khổ. Năm 1919, một tổ chức cứu trợ trẻ em đã được thành lập ở Anh và Thụy Điển. Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đã ban hành một số công ước nhằm bảo vệ trẻ em trong các lĩnh vực lao động, việc làm và bảo trợ xã hội. Năm 1923, người sáng lập ra Quỹ cứu trợ trẻ em ở nước Anh – bà Eglantuyne Jebb, khởi thảo hiến chương trẻ em. Đây được coi là mốc quan trọng trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em. Năm 1924, tuyên ngôn Giơnevơ về quyền trẻ em được Hội Quốc Liên thông qua, năm 1948 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua tuyên ngôn thế giới về quyền con người. Năm 1959 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua tuyên ngôn (thứ 2) về quyền trẻ em gồm 10 điểm. Tuyên ngôn khẳng định “Loài người có trách nhiệm trao cho trẻ em điều tốt nhất”. Điều 24 Công ước
  • 13. 13 quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 nêu rõ “Các trẻ em … phải được gia đình, xã hội và quốc gia bảo hộ”. Điều 10 Công ước quốc tếvề các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966 quy định “Thanh thiếu niên phải được bảo vệ chống mọi hình thức bóc lột về kinh tếvà xã hội”. Một số văn kiện khác như Tuyên ngôn về việc bảo vệ phụ nữ và trẻ em trong các trường hợp khẩn cấp hoặc xung đột vũ trang năm 1974. Quy tắc chuẩn tối thiểu của Liên Hiệp Quốc về việc áp dụng pháp luật với người chưa thành niên năm 1985 cũng quy định nội dung tương tự. Về cơ bản trẻ em theo quy định của Công ước quốc về quyền trẻ em, trẻ em là những người chưa đủ18 tuổi; Theo quy định của pháp luật Việt Nam trẻ em là những người chưa đủ 16 tuổi. Như vậy, khái niệm quyền trẻ em được hiểu là những đặc quyền tựnhiên mà trẻ em được hưởng, được làm, được tôn trọng và thực hiện nhằm đảm bảo sự sống còn, tham gia và phát triển toàn diện.[14] Thể chế hóa nội dung của quyền trẻ em trong các văn bản quy phạm pháp luật là một trong những biện pháp nhằm đảm bảo cho trẻ em không chỉ là người trực tiếp tiếp thu thụ động tình thương, lòng tốt của bất cứ ai mà còn có thể trở thành chủ thể của quyền. Theo quy định của Công ước quốc tế về quyền trẻ em thì quyền trẻ em gồm có các nhóm quyền cơ bản: quyền sống còn, quyền được phát triển, quyền được bảo vệvà quyền được tham gia. Trong các nhóm quyền đó quyền được phát triển là các điều kiện để trẻ em có thể phát triển đầy đủ nhất về tinh thần, đạo đức, được học tập, vui chơi; Quyền được bảo vệ bao gồm tất cả các quy định trẻ em phải được chống lại tất cả các hình thức xâm hại. Để đảm bảo được quyền trẻ em thực hiện tốt và phù hợp với công ước quốc tế về quyền trẻ em, Việt Nam đã ban hành và sửa đổi nhiều đạo luật: Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2016; Luật phổ cập giáo dục tiểu học năm 1991; Bộ luật Lao động năm 2001 sửa đổi, bổ sung năm 2002; Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 sửa đổi bổ sung năm 2015; Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Các nghị định, thông tư hướng dẫn và các văn bản dưới luật khác liên quan đến bảo vệ quyền trẻ em đã được ban hành. Pháp luật đã quy định rõ các quyền của trẻ em được hưởng, khi các quyền đó bị xâm hại bởi hành vi phạm pháp luật thì lúc này trẻ em trở thành nạn nhân.
  • 14. 14 “ Khách thể của tội phạm có thể được định nghĩa là quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ tránh khỏi sự xâm hại có tính chất tội phạm, nhưng bị tội phạm xâm hại đến và gây nên hoặc đe dọa thực tế gây nên thiệt hại đáng kể nhất định”. Một bộ phận quan trọng của khách thể của tội phạm là đối tượng tác động của tội phạm, để gây nên thiệt hại cho khách thể của tội phạm thì hành vi phạm tội phải tác động làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động của tội phạm. Theo đó thì “ trẻ em” là một trong các đối tượng tác động của tội phạm. Đối tượng tác động này là chủ thể của quan hệ xã hội nên ngoài những đặc điểm chung thì trẻ em còn có các đặc điểm về tâm sinh lý. Về sinh lý, như chúng ta đã biết trẻ em là những người dưới 16 tuổi theo pháp luật Việt Nam và dưới 18 tuổi theo pháp luật Quốc Tế. Từ những phân tích trên ta có thể đưa ra khái niệm phạm tội đối với trẻ em như sau: Phạm tội đối với trẻ em là hành vi nguy hiểm cho xã hội với lỗi cố ý hoặc vô ý xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm và các quyền khác của trẻ em mà pháp luật quy định, được thực hiện do người có năng lực hành vi dân sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Khái niệm "nạn nhân" có thể được truy trở lại từ các xã hội cổ đại.Nó được kết nối với khái niệm của sự hy sinh. Theo nghĩa ban đầu của thuật ngữ, một nạn nhân là một người hay một con vật được bị giết chết để tế lễ trong một buổi lễ tôn giáo để xoa dịu một số quyền lực siêu nhiên hoặc thần linh. Qua nhiều thế kỷ, từ này đã nhận thêm ý nghĩa. Bây giờ nó thường đề cập đến những cá nhân bị thương tích, mất mát, hoặc khổ đau vì bất kỳ lý do gì. Mọi người có thể trở thành nạn nhân của tai nạn, thiên tai,bệnh tật, hoặc các vấn đề xã hội như chiến tranh, phân biệt chủng tộc, săn lùng chính trị,và những bất công khác. Các “ nạn nhân của tội phạm” là những người bị tổn hại bởi các hành vi bất hợp pháp. Trong đoạn 1 của Tuyên ngôn về Các nguyên tắc công lý cơ bản cho các nạn nhân của tội phạm và lạm dụng quyền lực", nạn nhân được định nghĩa như sau: "Nạn nhân có nghĩa là những người, từng cá nhân hay tập thể, đã bị tổn hại, bao gồm thương tích thể chất hoặc tinh thần, đau khổ về cảm xúc, mất mát về kinh tế hoặc sự suy yếu đáng kể các quyền cơ bản của họ, hoặc những thiếu sót vi phạm luật hình sự hoạt động trong các quốc gia thành viên, bao gồm cảnhững biện
  • 15. 15 pháp trừng phạt hình sự hay lạm dụng quyền lực". Một người có thể được coi là một nạn nhân theo tuyên ngôn này, bất kể thủ phạm đã được nhận dạng, bị bắt, bị truy tố, bị kết án hay chưa và không kể mối quan hệ gia đình giữa thủphạm và nạn nhân. Thuật ngữ "nạn nhân" cũng bao gồm, nếu thích hợp, gia đình trực hệ hoặc những người phụ thuộc trực tiếp của nạn nhân và những người mà do can thiệp để trợ giúp nạn nhân khi gặp khó khăn hoặc đã đển găn chặn sự vi phạm xảy ra xa hơn đã phải chịu đựng sự tổn hại. Nạn nhân là những cá nhân hoặc cộng đồng bị thiệt hại, bao gồm cả thểchất hoặc chấn thương tâm thần, đau khổvề cảm xúc, tổn thất kinh tếhoặc suy yếu đáng kể quyền cơbản của họ, thông qua các hành động hoặc thiếu sót cấu thành vi phạm thô bạo của luật nhân quyền quốc tế, hoặc các vi phạm nghiêm trọng về nhân đạo quốc tếpháp luật. Trong trường hợp thích hợp và phù hợp với luật pháp trong nước, thuật ngữ "nạn nhân" cũng bao gồm gia đình hoặc người thân trực tiếp của nạn nhân trực tiếp và những người đã bị can thiệp trong việc can thiệp để giúp đỡ các nạn nhân gặp khó khăn hoặc đển găn ngừa quá trình nạn nhân hóa Như vậy, nạn nhân của tội phạm là những cá nhân, tổ chức bị hành vi phạm tội trực tiếp xâm hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc các quyền lợi ích hợp pháp khác. [1] Theo điều 1 của Luật trẻ em 2016 quy định “ Trẻ em là những người dưới 16 tuổi” Từ đó thể đưa ra khái niệm “ nạn nhân của tội phạm là trẻ em” là những người dưới 16 tuổi bị hành vi phạm tội trực tiếp xâm hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc các quyền lợi ích hợp pháp khác. Xuất phát từ nguyên tắc tôn trọng tính mạng, sức khỏe của con người thì ai cũng có quyền được pháp luật bảo vệ khi bị xâm hại. Với mỗi tiêu chí khác nhau, có thể phân loại nạn nhân của tội phạm là trẻ em thành những nhóm cơ bản (mang tính tương đối) sau đây:  Yếu tố bị xâm hại - Xâm hại thể chất: là bất kỳ hành vi cố ý nào gây thương tích hoặc chấn thương cho trẻ em bằng cách tiếp xúc cơ thể. Trong nhiều trường hợp, trẻ em là nạn nhân của lạm dụng thân thể. Các thuật ngữ đôi khi được sử dụng thay thế nhau bao
  • 16. 16 gồm hành hung thể chất hoặc bạo lực thể xác, và có thể bao gồm cả lạm dụng tình dục. Xâm hại về thể chất gồm những hành động bất kỳ hoặc hành vi không ngẫu nhiên nào gây thương tích, chấn thương hoặc đau đớn thể xác hoặc tổn thương cơ thể. Hành vi ngược đãi đối với trẻ em thường do sự trừng phạt của cha mẹ, của thầy cô, người nuôi dạy hoặc từ người sử dụng lao động. Hậu quả của những hành vi này trực tiếp để lại trên cơ thể của nạn nhân và chúng ta có thể nhìn thấy được như vết thâm tím, vết sung tấy, vết xước, gẫy xương…vv và có thểm giám định mức độ thương tật. - Xâm hại tinh thần: là những hành vi của cha mẹ, người thân, người chăm sóc hay người có vị trí, quyền hạn ảnh hưởng đến trẻ lợi dụng sự yếu đuối phụ thuộc của trẻ đối với mình mà thực hiện những hành vi bao gồm lời nói, hành động, cử chỉ không làm tổn hại đến thể chất nhưng trực tiếp làm ảnh hưởng đến cảm xúc của trẻ, gây tổn thương về mặt tình cảm, tinh thần. Những hành vi xâm hại về tinh thần hậu quả không trực tiếp nhìn rõ ràng và nhanh chóng như hậu quả của những hành vi xâm hại về thể chất. Hậu quả của sự xâm hại về tinh thần có thể khiến trẻ em rơi vào tinh trạng hoảng loạn, rối loạn tâm thần hay mắc chứng bệnh trầm cảm.  Hậu quả pháp lý của hành vi: Theo điều 9 của Bộ luật hình sự 2015 ta có thể chia nhóm nạn nhân của tội phạm là trẻ em theo mức độ hậu quả pháp lí mà pháp luật quy định đối với tội phạm - Nhóm nạn nhân bị xâm hại bởi tội phạm ít nghiêm trọng. Theo quy định tại khoản 1 điều 9 quy định “Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm” - Nhóm nạn nhân bị xâm hại bởi tội phạm ít nghiêm trọng. Theo quy định tại khoản 2 điều 9 quy định “Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm đến 07 năm tù”
  • 17. 17 - Nhóm nạn nhân bị xâm hại bởi tội phạm ít nghiêm trọng. Theo quy định tại khoản 3 điều 9 quy định “ Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm đến 15 năm tù” - Nhóm nạn nhân bị xâm hại bởi tội phạm ít nghiêm trọng. Theo quy định tại khoản 4 điều 9 quy định “Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.”  Mục đích xâm hại: - Xâm hại tình dục: Xâm hại tình dục trẻ em là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào Mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức. - Cố ý gây thương tích: Cố ý gây thương tích là Hành vi cố ý xâm phạm thân thể, gây hại cho sức khỏe người khác dưới dạng thương tích cụ thể. Là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến quyền được tôn trọng và bảo vệ sức khỏe của người khác. - Mua bán trẻ em: Mua bán trẻ em là hành vi dùng tiền hoặc phương tiện thanh toán khác để trao đổi trẻ em như hàng hóa. Mua bán trẻ em là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm quyền con người của trẻ em và có thể xâm phạm đến hạnh phúc gia đình.  Độ tuổi của nạn nhân Dựa vào độ tuổi của nạn nhân ta có thể phân chia nạn nhân của tội phạm thành hai nhóm - Nhóm nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới 6 tuổi: Theo quy định của bộ luật dân sự 2015 quy định thì trẻ em dưới 6 tuổi là những người không có năng lực hành vi dân sự. Tất cả trẻ em không thể bằng hành vi của mình để xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự. Trong giai đoạn từ 0-6 tuổi theo nghiên cứu của các nhà tâm lý học và giáo dục học cho rằng đây là giai đoạn trẻ phát triển mạnh
  • 18. 18 mẽ và nhanh chóng, sự tăng trưởng, hoàn thiện về trọng lượng của não và các dây thần kinh. Đây được cho là giai đoạn nhạy cảm để trẻ tiếp xúc, khám phá thiên nhiên và cuộc sống xã hội. Nếu trẻ bị xâm hại trong giai đoạn này thì hậu quả gây ra cho trẻ em khá nặng về nhận thức về thế giới quan bên ngoài và về thể chất cũng ảnh hưởng rất nghiêm trọng vì cơ thể trẻ em giai đoạn này quá non nớt. - Nhóm trẻ em là nạn nhân của tội phạm trên 6 tuổi: Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 quy định “ Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi”. Như vậy ta có thể thấy trong giai đoạn này trẻ đã bắt đầu có nhận thức về các mối quan hệ trong xã hội. Trẻ từ 6 tuổi bắt đầu tiếp cận con đường học hành bài bản, thông qua những con số, chữ viết. Không như trước đây, trẻ đã nhận thức được mối quan hệ nguyên nhân – kết quả. Thay vì chỉ toàn suy nghĩ mơ mộng và thiếu logic như khi còn học mầm non. Khi bị những hành vi xâm hại ở độ tuổi này trẻ em đã dần nhận thức được hành vi vi phạm pháp luật.  Hoàn cảnh của nạn nhân: Dựa vào hoàn cảnh, điều kiện, thể chất của trẻ ta có thể chia nạn nhân của tội phạm thành 2 loại - Nạn nhân của tội phạm là trẻ em có điều kiện, hoàn cảnh phát triển đảm bảo ( bình thường ): sống chung với bố mẹ, không bị khuyết tật, tâm sinh lí phát triển bình thường, đi học đầy đủ, được nhận tình cảm yêu thương chăm sóc từ gia đình và xã hội. - Nạn nhân của tội phạm là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt : Điều 10 của luật đã quy định: “Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bao gồm trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi; trẻ em khuyết tật, tàn tật; trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học; trẻ em nhiễm HIV/AIDS; trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại; trẻ em phải làm việc xa gia đình; trẻ em lang thang; trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em nghiện ma tuý; trẻ em vi phạm pháp luật”. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là nhóm đối tượng có xu hướng bị xâm hại cao do hoàn cảnh về nơi sinh sống, nhận thức và sự bảo vệ lỏng lẻo.
  • 19. 19 1.2. Khái niệm, đặc điểm cơ bản của bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em nhìn dưới góc độ pháp lý 1.2.1. Khái niệm 1.2.1.1. Khái niệm bảo vệ trẻ em là nạn nhân của tội phạm Trẻ em thuộc nhóm người yếu thế trong xã hội, nhóm người này thường rất dễ bị xâm phạm bởi các hành vi trái pháp luật. Vì vậy bảo vệ trẻ nói chung và bảo vệ trẻ em tránh khỏi sự xâm hại của tội pham là một vấn đề hoàn toàn nhức nhối. Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em bao gồm hệ thống tất cả các biện pháp khác nhau để hạn chế, loại trừ nguyên nhân và điều kiện của tội phạm để ngăn chặn những hành vi xâm phạm đến thể chất, tinh thần hoặc quyền và lợi ích hợp pháp khác của trẻ em. Thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ em sau khi bị tội phạm xâm hại, tránh xảy ra tình trạng bị đe dọa và các hành vi vi phạm pháp luật khác nhằm che giấu hành vi phạm tội của tội phạm. Vì tội phạm là các hiện tượng của xã hội, do sự tác động qua lại phức tạp giữa các quá trình, hiện tượng xã hội. Như vậy tội phạm là hệ quả tất yếu trong mối liên hệ nhân quả giữa các quá trình. Muốn bảo vệ trẻ em trước sự xâm hại của tội phạm thì phải loại bỏ những yếu tố phát sinh ra nó và nguy cơ tái trở thành tội phạm. Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em là hoạt động mang tính rộng rãi và liên tục do hành vi phạm tội xảy ra thường xuyên, liên tục cũng như nguy cơ tái trở thành nạn nhân của tội phạm là rất cao. Các hoạt động bảo vệ nạn nhân của tội phạm phải được thực hiện một có hệ thống, khẩn trương nhanh chóng để bảo đảm quyền lợi của trẻ em được bảo vệ một cách tốt nhất. Các hoạt động bảo vệ về thể chất là các hoạt động bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho nạn nhân. Các hoạt động này được tiến hành bởi cơi quan nhà nước kết hợp với gia đình và nhà trường và toàn xã hội. Sau khi phát hiện trẻ em bị xâm hại bởi hành vi vi phạm pháp luật thì gia đình nạn nhân, những người trực tiếp chung sống cùng trẻ cần có những biện pháp bảo vệ phù hợp. Cha mẹ có trách nhiệm bảo đảm điều kiện để trẻ em được sống chung với mình, khi phát hiện ra việc trẻ em bị xâm hại phải báo cáo ngay với cơ quan có thẩm quyền để có phương pháp xử lí. Trong nhiều trường hợp nạn nhân
  • 20. 20 phải gánh chịu sự xâm hại một cách liên tục trong thời gian dài vì những lí do như trẻ chưa nhận thức được đó là hành vi xâm hại đến quyền lợi của mình và im lặng, thứ hai do tâm lí sợ sệt do bị đe dọa hoặc sợ bố mẹ, thầy cô mắng. Do vậy khi gia đình phát hiện ra những biểu hiện lạ từ trẻ thì phải ngay lập tức tìm hiểu và báo với cơ quan có thẩm quyền đểnhanh chóng có biện pháp can thiệp kịp thời. Đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, khi phát hiện hoặc nhận được tin báo về hành vi phạm tội phải nhanh chóng có kế hoạch để điều tra và bảo vệ nạn nhân tránh khỏi tình trạng tái trở thành nạn nhân của tội phạm. Với chức năng và nhiệm vụ của mình cơ quan tư pháp hình sự phải là trung tâm của hệ thống bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em. Trong cơ quan tư pháp hình sự thì cơ quan công an giữ vai trò là lực lượng nòng cốt trong hoạt động bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em. Với đặc thù nghề nghiệp, bộ công an sẽ kết hợp với viện kiểm sát và tòa án trong việc xác định các trường hợp cần bảo vệ, biện pháp và các chương trình áp dụng. Bảo vệ nạn nhâncủa tội phạm là trẻ em bằng những hoạt động trợ giúp pháp lý. Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật, giúp người được trợ giúp pháp lý bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; góp phần vào việc phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật. Sau khi bị xâm hại nạn nhân cần phải nhanh chóng được pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trong nhiều trường hợp do vì trình độ hiểu biết kém, nhận thức về pháp luật hạn chế nên cần có sự trợ giúp kịp thời các hoạt động trợ giúp pháp lí để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nạn nhân của tội phạm là trẻ em. Trợ giúp pháp lý cho nạn nhân của tội phạm là trẻ em gồm tất cả những vấn đề liên quan đến thủ tục, và pháp luật như trình tự, thủ tục để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình, thủ tục khai báo, thủ tục tìm luật sư bảo vệ…vv. 1.2.2. Đặc điểm  Chủ thể bảo vệ trẻ em là nạn nhân của tội phạm trước hết và chịu trách nhiệm chính là các cá nhân, cơ quan, tổ chức mang quyền lực của nhà nước
  • 21. 21 Tội phạm là một hiện tượng xã hội đa dạng, phức tạp.Vì vậy muốn bảo vệ nạn nhân của tội phạm mà cụ thể là trẻ em gồm nhiều biện pháp khác nhau với tính chất mức độ khác nhau và phải có quá trình.Nạn nhân của tội phạm chiếm số lượng không nhỏvà phân bố trên mọi miền đất nước.Trong số đó, có rất nhiều người cần đến sự bảo vệ và trợ giúp nhất là các trường hợp nạn nhân đang trong quá trình tố tụng.Hoạt động bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em đòi hỏi phải đáp ứng tối đa về nguồn lực về pháp lý cũng như tài chính.Để bảo vệ kịp thời và toàn diện cho nạn nhân của tội phạm là trẻ em cần có sự phối hợp của nhiều cơ quan tổ chức như: Đoàn thanh niên: T.Ư Ðoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em và giám sát việc thực hiện quyền trẻ em theo ý kiến, nguyện vọng của trẻ em, với nhiệm vụ thường xuyên lắng nghe, tiếp nhận và tổng hợp ý kiến, kiến nghị của trẻ em, chuyển tới các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết. Chính vì vậy, T.Ư Ðoàn luôn phải quan tâm, xây dựng đội ngũ cán bộ đảm đương trách nhiệm này. Và khi phát hiện ra các hành vi xâm hại trẻ em phải ngay lập tức có biện pháp bảo vệ tại chỗ kịp thời và báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hội phụ nữ: Trẻ em là đối tượng bị xâm hại bới những hành vi bạo lực gia đình, khi trong gia đình sảy ra các hành vi cãi cọ, bạo lực thì hội phụ nữ tại cơ sở cần có những biện pháp giải hòa. Khi pháp hiện những hành vi như đánh đập, hành hạ ngay lập tức tổ chức này có thể thực hiện nhữnghoạt động bảo vệ tại chỗ và báo tin cho cơ quan có thẩm quyền. Tổ chức công đoàn: Công đoàn là tổ chức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động tại nơi làm việc, do vậy trách nhiệm của các tổ chức công đoàn khi phát hiện hiện những trường hợp bóc lột, bạo hành người lao động là trẻ em cần có các biện pháp bảo vệ và thông báo kịp thời với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cá nhân, gia đình và toàn xã hội: Để hoạt động bảo vệ nạn nhân của tội phạm đạt hiệu quả cao cần tích cực tuyên truyền giáo dục, động viên, khuyến khích mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội nhiệt tình tham gia. Đối với cá nhân trong xã hội cần tuyên truyền, giáo dục, động viên khuyến khích để họ thấy rõ trách nhiệm của mình mà tích cực tham gia. Mỗi cá nhân phải xác định nhiệm vụ bảo
  • 22. 22 vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em không phải là trách nhiệm của mỗi cơ quan bảo vệ pháp luật mà luôn cần sự tham gia tích cực của mọi cá nhân trong xã hội.Càng huy động được nhiều người tham gia thì hoạt động này càng mang lại nhiều hiệu quả thiết thực. Đối với các nạn nhân và gia đình của nạn nhân của tội phạm là trẻ em cần phải tuyên truyền, giáo dục, khuyến khích các nạn nhân và gia đình tham gia tích cực tham ia vào hoạt động bảo vệ nạn nhân của tội phạm. Cần phải có phương pháp, cách thức cũng như nội dung tuyên truyền, giáo dục phù hợp để nạn nhân thấy rõ sự tham gia của họ không chỉ nhằm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của họ mà còn là trách nhiệm của họ trong công cuộc đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm đảm bảo giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội.  Các chủ thể khác trong xã hội cũng có nghĩa vụ bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em, trong đó đặc biệt phải kể đến vai trò của gia đình và nhà trường Bên cạnh các cơ quan, tổ chức trên còn một số cơ quan tổ chức khác cũng có trách nhiệm liên quan đến việc bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em như Hội luật gia, Mặt trận tổ quốc, trường học, tổ chức kinh tế, quỹ bảo trợ trẻ em...vv. Nhưng cơ quan bảo vệ chính, nắm vai trò chủ chốt trong việc bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em là cơ quan nhà nước có thẩm quyền ( Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát, bộ công an). Khi có các hành vi vi phạm pháp luật xảy ra, xâm phạm đến các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế được quy định trong bộ phận chế tài của các quy phạm pháp luật đối với các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật. Chẳng hạn như hành vi xâm phạm tính mạng sức khoẻ con người bị xử lý theo Luật hình sự, hành vi gây thiệt hại tài sản buộc phải bồi thường theo Luật dân sự. Pháp luật mang tính giai cấp, tính cưỡng chế thể hiện quyền lực của nhà nước bằng hình thức trừng trị ( xử phạt ). Sự cưỡng chế của pháp luật không phải đơn thuần nhằm mục đích trừng trị mà trước hết là răn đe, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật, giáo dục người vi phạm. Sự cưỡng chế ở đây được thực hiện trên cơ sở pháp luật, trong khuôn khổ pháp luật, do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành. Nhà nước XHCN không thừa nhận các hành vi bạo lực trái với pháp luật trong việc xử lý các vi phạm pháp luật.
  • 23. 23 Các cơ quan tư pháp hình sự có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ trẻ em là nạn nhân của tội phạm.Với chức năng, nhiệm vụ của mình các cơ quan tư pháp hình sự phải là trung tâm của hệ thống bảo vệ nạn nhân. Trong cơ quan tư pháp hình sự thì cơ quan công an giữ vai trò là lực lượng nòng cốt trong hoạt động bảo vệ. Bộ công an với đặc thù nghề nghiệp, Bộ công an là cơ quan có thể thành lập lực lượng đặc biệt thực hiện các hoạt động bảo vệ tuyệt đối an toàn tính mạng, tài sản của nạn nhân.Cơ quan công an cần phối hợp chặt chẽ với viện kiểm sát và tòa án trong việc xác định những trường hợp cần được được bảo vệ, biện pháp và các chương trình cần thiết áp dụng để bảo vệ một cách an toàn và hiệu quả nhất cho trẻ em là nạn nhân của tội phạm. Cơ quan công an cũng phải phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, với các cơ quan, tổ chức, đơn vị, và cá nhân trong xã hội để tận dụng sức mạnh của toàn xã hội nhằm bảo vệ an toàn nhất tính mạng, tài sản của nạn nhân và gia đình của họ. Tòa án nhân dân: Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Bằng hành động xét xử nghiêm minh, đúng người đúng tội để đảm bảo lợi ích tốt nhất cho nạn nhân của tội phạm là trẻ em. Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác. Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan nhà nước Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. Với nhiệm vụ như vậy Viện kiểm sát là cơ quan quan trọng trong việc bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em thông qua các hoạt động công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Sự tham gia bảo vệ của gia đình và cả xã hội. Những hành vi xâm hại trẻ em rộng rãi và liên tục do tội phạm xảy ra thường xuyên cũng như nguy cơ tái trở thành nạn nhân của tội phạm là rất cao. Để hoạt động bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em đạt hiệu quả cao cần tích cực tuyên truyền giáo dục, động viên, khuyến khích mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội nhiệt tình tham gia. Đối với cá nhân trong xã hội cần tuyên truyền, giáo dục, động viên khuyến khích để họ thấy
  • 24. 24 rõ trách nhiệm của mình mà tích cực tham gia.Mỗi cá nhân phải xác định nhiệm vụ bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em không phải là trách nhiệm của mỗi cơ quan bảo vệ pháp luật mà luôn cần sự tham gia tích cực của mọi cá nhân trong xã hội. Nhà nước cũng đã quy định các trường hợp vi phạm pháp luật của cá nhân trong xã hội như tội không tố giác tội phạm, tội không cứu giúp người trong tình trạng nguy hiểm. Đối với các nạn nhân và gia đình của nạn nhân của tội phạm là trẻ em cần phải tuyên truyền, giáo dục, khuyến khích các nạn nhân và gia đình tham gia tích cực tham gia vào hoạt động bảo vệ nạn nhân của tội phạm. Gia đình là nơi trẻ em sinh sống và phát triển, trong các quy định tại Luật bảo vệ trẻ em năm, Luật phòng chống bạo lực gia đình quy định rõ ràng nghĩa vụ của gia đình trong việc bảo vệ trẻm em. Cần phải có phương pháp, cách thức cũng như nội dung tuyên truyền, giáo dục phù hợp để nạn nhân thấy rõ sự tham gia của họ không chỉ nhằm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của họ mà còn là trách nhiệm của họ trong công cuộc đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm đảm bảo giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội.  Hoạt động bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức khác nhau. Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em gồm các biện pháp phức tạp và da dạng.Tạo thành một hệ thống gắn kết với nhau chặt chẽ mới có hiệu quả tốt nhất. Đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị cần phải có phương pháp, cách thức tổ chức đảm bảo vai trò nâng cao vai trò của họ trong hoạt động bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em. Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị với các cơ quan tư pháp hình sự trong hoạt động bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em. Các hiệp hội, cơ sở giáo dục, trại nuôi trẻ mồ côi, các doanh nghiệp cần tham gia tích cực vào hoạt động nuôi dưỡng nạn nhân của tội phạm là trẻ em cũng như nguồn tài chính để hoạt động bảo vệ, trợ giúp nạn nhân của tội phạm là trẻ em đạt hiệu quả cao. Cần tổ chức rộng rãi mạng lưới bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em.Hệ thống mạng lưới này được tổ chức rộng rãi để có được sự tham gia của nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân đảm bảo giúp nạn nhân có thể tiếp nhận nhanh chóng, dễ dàng với sự bảo vệ.
  • 25. 25  Đối tượng được bảo vệ là nhóm người yếu thế trong xã hội Khái niệm trẻ em được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, nhưng dưới góc độ pháp lý trẻ em được xác định theo độ tuổi và độ tuổi của trẻ em tùy thuộc vào sự quy định của mỗi quốc gia và từng lĩnh vực mà trẻ em tham gia. Xét dưới khía cạnh Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật, trẻ em là một chủ thể pháp luật. Cũng như các chủ thể khác ,trẻ em có khả năng trở thành các bên tham gia quan hệ pháp luật, có được những quyền và nghĩa vụ pháp lý trên cơ sở nhũng quy phạm pháp luật. Theo quy định tại Công ước quốc tế về quyền trẻ em, trẻ em là những người chưa đủ 18 tuổi; nhưng tùy thuộc vào quy định của các nước thì độ tuổi giới hạn của trẻ em khác nhau. Ví dụ như pháp luật Việt Nam quy định, trẻ em là những người dưới 16 tuổi. Trong giai đoạn này cơ thể trẻ còn non nớt về thể chất, trẻm em chưa thể tự mình bảo vệ được quyền và lợi ích của bản thân, là đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương cần được bảo vệ nghiêm ngặt hơn. Về tâm lý, Trẻ em đang ở giai đoạn phát triển hình thành tâm lý, định hình nhân cách khi trưởng thành. Khi ở độ tuổi này hầu hết trẻ em đều có tâm lý tò mò, thích khám phá những điều mới lạ nên cần sự chăm sóc của gia đình, trường học và xã hội để trẻ định hướng đúng đắn về nhận thức sau này. Khi bị xâm hại vào giai đoạn này sẽ dẫn đến những hậu quả hết sức nghiêm trọng về cả thể chất và tinh thần.  Là hoạt động yêu cầu phải theo một quy trình nhanh chóng, dứt điểm và toàn diện Trình tự (thứ tự, cách thức) thực hiện một hoạt động đã được quy định, mang tính chất bắt buộc, đáp ứng những mục tiêu cụ thể của hoạt động bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em. Vì tính chất và hậu quả của việc xâm hại trẻ em vô cùng nặng đề đối với nạn nhân, nó có thể là những nỗi đau theo trẻ em đến hết cuộc đời, do vậy khi phát hiện hay nhận được tin báo về tội phạm xâm hại trẻ em ngay lập tức cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải nhanh chóng, ngay lập tức có các hoạt động bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em một cách nhanh gọn và dứt điểm tránh tình trạng tái trở thành nạn nhân của tội phạm. 1.3. Các biện pháp bảo vệ nạn nhân cảu tội phạm là trẻ em  Hoạt động xét xử - hình phạt Xét xử là hoạt động xem xét, đánh giá bản chất pháp lí của vụ việc nhằm đưa ra một phán xét về tính chất, mức độ pháp lí của vụ việc, từ đó nhân danh Nhà nước
  • 26. 26 đưa ra một phán quyết tương ứng với bản chất, mức độ trái hay không trái pháp luật của vụ việc (xét xử vụ án hình sự, dân sự, kinh doanh, thương mại, ...). Dựa vào hoạt động xét xử của cơ quan nhà nước mà quyền và lợi ích hợp pháp của nạn nhân của tội phạm được bảo vệ. Khi một người thực hiện hành vi phạm tội đối với trẻ em, bị phát hiện và cơ quan nhà nước có những biện pháp bảo vệ nạn nhân nhưng không có hoạt động xét xử để quyết định những hình phạt thích đáng đối với tội phạm đó thì việc bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em không được thực hiện một cách toàn diện và triệt để. Xét xử và hình phạt là một hậu quả pháp lí nhất định phải có để nhằm trừng phạt tội phạm. Các hình phạt mà tội phạm phải gánh chịu thông thường gồm tử hình, tù có thời hạn, tù không thời hạn, cải tạo không giam giữ, cảnh cáo và phạt tiền. Ngoài ra còn có các hình phạt bổ xung như cấm đi khỏi nơi cư trú, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề. Tùy thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ ra quyết định áp dụng hình phạt riêng biệt cho từng chủ thể phạm tội. Đối với những tội phạm xâm hại về quyền trẻ em pháp luật nên xử lí nghiêm minh và có những hình phạt tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với chủ thể phạm tội vì mức độ gây thiệt hại cho trẻ em thông thường hậu quả sẽ lớn và lâu dài hơn so với những chủ thể khác trong xã hội. Thông qua quá trình điều tra và xét xử cơ quan nhà nước có thẩm quyền tìm được những nguyên nhân, điều kiện phạm tội và dự đoán khả năng tái phạm của tội phạm để có những biện pháp bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em một cách tối ưu nhất, đảm bảo an toàn cho nạn nhân của tội phạm là trẻ em trước những hành vi nguy hiểm khác và có những biện pháp giúp nạn nhân của tội phạm là trẻ em nhanh chóng trở lại cuộc sống bình thường.  Trợ giúp pháp lý Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật, giúp người được trợ giúp pháp lý bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; góp phần vào việc phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật. Sau khi bị xâm hại nạn nhân cần phải nhanh chóng được pháp
  • 27. 27 luật bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Trong nhiều trường hợp do vì trình độ hiểu biết kém, nhận thức về pháp luật hạn chế nên cần có sự trọ giúp kịp thời các hoạt động trợ giúp pháp lí để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nạn nhân của tội phạm là trẻ em. Trợ giúp nạn nhân của tội phạm là trẻ em tất cả những vấn đề liên quan đến thủ tục, và pháp luật như trình tự, thủ tục để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình, thủ tục khai báo, thủ tục tìm luật sư bảo vệ…vv. Hoạt động trợ giúp pháp lí giúp bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em trong trường hợp nạn nhân và gia đình nạn nhân thiếu hiểu biết về pháp luật, họ chưa biết phải làm như thế nào để tự bảo vệ quyền lợi của mình nên hoạt động trợ giúp pháp lí này là hoạt động thiết thực và quan trọng trong việc bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em.  Thông báo khẩn cấp với cơ quan có thẩm quyền Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng. Những hành vi xâm hại trẻ em xuất hiện rộng rãi và liên tục do tội phạm xảy ra thường xuyên cũng như nguy cơ tái trở thành nạn nhân của tội phạm là rất cao. Do vậy nếu chúng ta bỏ mặc những hành vi đó để cơ quan nhà nước có thẩm quyền tự phát hiện và giải quyết là rất khó. Khi phát hiện hoặc nhận tin báo về hành vi phạm tội đối với trẻ em thì mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức phải nhanh chóng thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để cơ quan đó ngay lập tức thực hiện những hoạt động để bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản và các quyền, lợi ích khác của nạn nhân của tội phạm là trẻ em ngay tại chỗ và dùng các biện pháp để ngăn ngừa việc tái trở thành nạn nhân của tội phạm.  Ngăn chặn hành vi phạm tội Biện pháp ngăn chặn hành vi phạm tội đối với nạn nhân của tội phạm là trẻ em gồm các biện pháp cưỡng chế buộc người thực hiện hành vi phạm tội làm hoặc không làm gì đó khi xét thấy đây là hành vi nguy hiểm như xâm hại về tính mạng,
  • 28. 28 sức khỏe, tinh thần của trẻ em. Thì khi đó ngay lập tức cá nhân, tập thể cần ngăn chặn kịp thời hành vi phạm tội để bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em. Theo điều 132 bộ luật hình sự 2015 của Việt Nam có quy định về tội Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Theo đó hoạt động ngăn chặn hành vi phạm tội đã được các nhà làm luật dự tình trước để nhằm bảo vệ nạn nhân của tội phạm tại chỗ trước khi có sự can thiệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 1.4. Pháp luật về bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em 1.4.1. Khái niệm Mọi trẻ em đều có quyền được bảo vệ khỏi các hình thức bạo hành, xâm hại và bóc lột. Bảo vệ trẻ em là trách nhiệm của Nhà nước, gia đình và mọi công dân và xã hội trong việc bảo đảm an toàn cho trẻ em khỏi bị xâm hại, bóc lột và sao nhãng, bao gồm cả việc loại bỏ những nguy cơ gây tổn hại và ngăn chặn các yếu tố đang gây tổn hại cho trẻ. Bảo vệ trẻ em còn hướng tới việc can thiệp khẩn cấp và giúp đỡ trực tiếp các đối tượng trẻ em đang có nguy cơ hoặc đã bị xâm hại, bóc lột và sao nhãng nhằm ngăn chặn, giúp phục hồi và tái hòa nhập cho trẻ em. Pháp luật về bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em bao gồm các quy định về bảo vệ trẻ em sau khi bị tội phạm xâm hại; bị bóc lột, lạm dụng về thể xác và tinh thần. Các quy định về bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em trong tình huống khẩn cấp, đặc biệt như mất môi trường gia đình, tình trạng trẻ bị xâm hại nhiều lần; hậu quả của tội phạm gây ra cho trẻ em đặc biệt nghiêm trọng; các quy định về điều kiện chăm sóc đầy đủ hoặc phục hồi cho trẻ em trong những trường hợp cần thiết; các quy định về chính sách, hình thức và biện pháp bảo vệ và trợ giúp nạn nhân của tội phạm là trẻ em, tạo cho các em được hưởng các quyền cơ bản, có cơ hội để phát triển toàn diện bản thân. Ở Việt Nam, Nhà nước đã quy định và thực thi nhiều biện pháp nhằm bảo vệ trẻ em. Pháp luật của nước ta liên tục được điều chỉnh, bổ sung để đáp ứng và giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh liên quan đến trẻ em, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và từng bước hội nhập với luật pháp quốc tế.
  • 29. 29 Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, việc xử lý các hành vi vi phạm đối với trẻ em được quy định trong pháp luật hình sự. Ở Việt Nam, việc xử lý còn bằng chế tài hành chính.Pháp luật về trẻ em quy định về các biện pháp phúc lợi xã hội (phòng ngừa và đáp ứng nhu cầu) cần có dành cho trẻ em và gia đình. Pháp luật bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em gồm toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật( Điều ước quốc tế, Bộ luật hình sự, Bộ luật dân sự, Luật hôn nhân và gia đình, Luật giáo dục, Luật lao động, Luật phòng chống bạo lực gia đình...vv) và các văn bản dưới luật quy định về vấn đề loại trừ nguyên nhân và điều kiện của tội phạm để ngăn chặn những hành vi xâm phạm đến thể chất, tinh thần hoặc quyền và lợi ích hơp pháp khác của trẻ em. Đảm bảo sự an toàn toàn vẹn cho chính nạn nhân và gia đình của nạn nhân trước sự đe dọa của tội phạm và nguy tái trở thành nạn nhân của tội phạm. 1.4.2. Các công ước quốc tế liên quan đến bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em Trong Tuyên bố này, vấn đề quyền trẻ em được liệt kê cụ thể theo 5 nhóm quyền như: (1) Trẻ em phải được phát triển một cách bình thường cả về thể chất và tinh thần; (2) Trẻ đói phải được cho ăn, trẻ ốm phải được chữa trị, trẻ lạc hậu phải được giúp đỡ, trẻ phạm tội phải được giáo dục, trẻ mồ côi và lang thang phải có nơi trú ẩn và phải được chăm sóc; (3) Khi xảy ra tai họa, trẻ em là người đầu tiên được cứu trợ; (4) Trong đời sống, trẻ em phải có quyền được kiếm sống và phải được bảo vệ chống lại mọi hình thức bóc lột; (5) Trẻ em phải được nuôi dưỡng theo nhận thức rằng, tài năng của chúng phải phục vụ cho đồng bào mình. Năm 1948, Liên Hợp quốc thông qua Tuyên ngôn thế giới về quyền con người, trong đó đã khẳng định “Mọi người đều được hưởng tất cả các quyền và quyền tự do, mà không có bất kỳ sự phân biệt nào, như về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến, dân tộc hoặc xã hội, tài sản, nơi sinh hoặc bất cứ một thực trạng nào khác”. Trẻ em được thừa nhận là chủ thể được hưởng đầy đủ các quyền con người, được bình đẳng như các thành viên khác trong xã hội khác. Năm 1959, Liên Hợp quốc ra Tuyên bố thứ hai về quyền trẻ em. Tuyên bố năm 1959 kế thừa và phát triển nội dung của Tuyên bố Giơnevơ năm 1924, khẳng định rằng: Trẻ em, do chưa trưởng thành về tinh thần và thể chất nên cần có sự
  • 30. 30 bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, bao gồm sự bảo vệ về pháp lý. Tuyên bố năm 1959 kêu gọi các bậc cha mẹlà những cá nhân, kêu gọi các tổ chức tình nguyện, giới cầm quyền địa phương và chính phủ các nước công nhận những quyền của trẻ em và phấn đấu để thực hiện bằng luật pháp và những biện pháp khác theo 10 nguyên tắc và những nguyên tắc này như là 10 nhóm quyền cơ bản của trẻ em. Năm 1989, bằng sự vận động tích cực của một số quốc gia, Liên Hợp quốc đã thông qua Công ước về quyền trẻ em (CRC).Việt Nam đã phê chuẩn Công ước này. Lần đầu tiên trong lịch sử loài người, một văn bản quốc tế đề cập toàn diện về quyền trẻ em theo hướng tiến bộ, bình đẳng, toàn diện và mang tính pháp lý cao, làm cơ sở cho việc thúc đẩy chăm sóc và bảo vệ các quyền trẻ em trên thực tế. Một tập hợp các quyền trẻ em trên tất cả các lĩnh vực đã được CRC ghi nhận, bảo đảm cho trẻ em được bảo vệ, chăm sóc một cách có hiệu quả; được phát triển toàn diện cả về thể chất, trí tuệ, tình cảm, đạo đức và xã hội. Không chỉ đề cập đến trẻ em nói chung, CRC còn đề cập đến việc bảo vệ quyền của những nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (gồm: trẻ em tàn tật, lang thang cơ nhỡ, bị ảnh hưởng của xung đột vũ trang...). Đồng thời, CRC xác định những biện pháp nhằm xóa bỏ những nguy cơ đang đe dọa nghiêm trọng cuộc sống của nhiều trẻ em như bị lạm dụng tình dục, bóc lột sức lao động, ảnh hưởng của chất ma túy và bị buộc phải tham gia vào các cuộc xung đột vũ trang... CRC được coi là văn kiện pháp lý quốc tế cơ bản và toàn diện nhất về quyền trẻ em trong thời điểm hiện nay, cũng như bảo vệ nạn nhân của tội phạm. Để bổ sung cho CRC, Liên Hợp quốc còn thông qua hai Nghị định thư bổ sung, đề cập đến việc cấm sử dụng trẻ em trong các cuộc xung đột vũ trang và cấm buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em và văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em (Việt Nam đã phê chuẩn 2 Nghị định thư này). Đến nay, đã có hơn 80 văn kiện quốc tế liên quan đến quyền trẻ em được ban hành để bảo vệ lợi ích tốt nhất cho trẻ em như: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, bảo vệ và phát triển của trẻ em (1990). Tuyên bố về chống bóc lột tình dục trẻ em vì mục đích thương mại (1996); Chương trình hành động chống việc bóc lột tình dục trẻ em vì mục đích thương mại (1996); Công ước 182 về việc cấm và những hành động tức thời để loại bỏ những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất và Khuyến nghị 190 về loại bỏ những hình thức lao động trẻ em tồi tệ
  • 31. 31 nhất (1999); Nghị định thư về phòng ngừa, trấn áp và trừng trị tội phạm buôn người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em; Công ước Lahay về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nhận con nuôi quốc tế (1993);Nghị định thư về ngăn ngừa, phòng chống và trừng trị việc buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, bổ sung công ước về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia của Liên Hợp Quốc năm 2000. Như vậy, đến những năm cuối thế kỷ XX, các chương trình về bảo vệ trẻ em của UNICEF mới bắt đầu tiếp cận theo nhóm đối tượng để đáp ứng nhu cầu của các nhóm trẻ em cần sự bảo vệ đặc biệt, trong đó tập trung vào một số nhóm trẻ em bị những hình thức gây tổn hại chính là: bóc lột, ngược đãi, bỏ rơi và bạo lực. Đến năm 2003, việc tiếp cận bảo vệ trẻ em theo nhóm đối tượng được chuyển hướng sang hình thức bảo vệ theo cách tiếp cận hệ thống. Nghĩa là giải quyết đồng bộ các vấn đề liên quan đến tất cả các nhóm trẻ em, trong đó việc xây dựng môi trường an toàn, thân thiện với trẻ em và thúc đẩy “hệ thống bảo vệ trẻ em trước sự xâm hại” được coi là ưu tiên hàng đầu. Tháng 12/2012, Đại hội đồng Liên Hiệp quốc đã đưa ra tuyên bố mới nhất về nguyên tắc và những hướng dẫn về tiếp cận trợ giúp pháp lý trong hệ thống tư pháp hình sự. Trong nguyên tắc 11“ Trợ giúp pháp lý trong quyền lợi tốt nhất của đứa trẻ. Trong tất cả các quyết định về trợ giúp pháp lý ảnh hưởng đến trẻ em thì quyền lợi tốt nhất của trẻ em cần được cân nhắc đầu tiên.Trợ giúp pháp lý cho trẻ em cần được ưu tiên vì quyền lợi tốt nhất của trẻ, có thể tiếp cận, phù hợp với lứa tuổi, có tính kỷ luật, hiệu quả và đáp ứng những nhu cầu pháp lý và xã hội của trẻ em.” Trên tinh thần của tuyên bố thì trợ giúp pháp lý luôn đưa quyền lợi trẻ em lên hàng đầu, thể hiện rõ sự quan trọng của vấn đề bảo vệ trẻ em nói chung và trẻ em là nạn nhân của tội phạm nói riêng. 1.4.3. Pháp luật quốc gia trong bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em Do tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và thể chế chính trị khác nhau mà mỗi quốc gia có hệ thống pháp luật khác nhau. Hiểu một cách đơn giản Pháp luật quốc gia là hệ thống các quy phạm pháp lý, thành văn hoặc không thành văn do nhà nước đặt ra hoặc công nhận nhằm điều chỉnh quan hệ pháp lý giữa các chủ thể của pháp luật và nguyên tắc những quan hệ đó phát sinh trong lãnh thổ hoặc quyền
  • 32. 32 tài phán của quốc gia đó. Pháp luật trong nước có hiệu lực trực tiếp trên lãnh thổ của quốc gia ban hành ra nó. Từ đó chúng ta cũng có thể hiểu một cách đơn giản pháp luật quốc gia trong bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em là hệ thống các quy phạm pháp lý, thành văn hoặc không thành văn do nhà nước đặt ra hoặc công nhận nhằm điều chỉnh những vấn đề liên quan đến việc bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em phát sinh trong lãnh thổ hoặc quyền tài phán của quốc gia đó. Các quy định về việc bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em phải được quy định trong :  Luật hiến pháp do cơ quan cao nhất của nhà nước ban hành, gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ cơ bản về tổ chức quyền lực Nhà nước, về chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, chế độ bầu cử, quyền và nghĩa vụ của công dân, về quốc tịch. Đây là ngành luật chủ đạo, cơ bản nhất trong hệ thống pháp luật của một quốc gia, nó điều chỉnh những quan hệ xã hội quan trọng nhất, cơ bản nhất và tất cả những ngành luật khác đề hình thành trên những nguyên tắc của hiến pháp. Trong hệ thống pháp luật của mỗi nước, Luật Hiến pháp giữ vị trí chủ đạo vì nó có đối tượng điều chỉnh đặc biệt và là cơ sở để liên kết các ngành Luật khác. Ví dụ: Luật Hiến pháp quy định cơ cấu tổ chức, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, xác định nguyên tắc của mối quan hệ giữa công dân và nhà nước, đó chính là những nguyên tắc chủ đạo để xây dựng ngành luật hành chính, hay là Luật Hiến pháp xác lập những nguyên tắc cơ bản trong những quan hệ kinh tế, xác lập nền tảng cơ bản cho việc xây dựng ngành luật dân sự, thương mại, kinh tế. Vì giữ vai trò quan trọng, định hướng cho các ngành luật khác, do vậy Luật hiến pháp rất quan trọng trong việc bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em. Những quy định trong hiến pháp cần phải có những quy định cụ thể về chủ thể thực hiện việc bảo vệ, định hướng rõ ràng các hoạt động bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em. Từ các quy định định hướng trong quy định tại Luật hiến pháp các cơ quan nhà nước sẽ có trách nhiệm phải thực hiện nhiệm vụ của mình và đảm bảo cho công tác bảo vệ nạn nhân của tội phạm một cách toàn diện và nhanh chóng nhất.  Luật hình sự: Luật hình sự gồm các quy định xác định những hành vi phạm tội và đề ra những hình phạt riêng biệt. Tùy theo loại tội và thẩm quyền, sự
  • 33. 33 trừng phạt về mặt hình sự bao gồm tử hình, giam giữ, bị quản thúc hoặc các hình thức phạt khác. Những tội cổ xưa như sát nhân (giết người), phản quốc.v.v. luật hình sự nơi nào cũng có. Nhưng cũng có nhiều tội ở nước này đưa vào luật hình sự mà nước khác thì không. Ngay cả trong các bộ luật đôi khi cũng không rõ ràng về ranh giới giữa dân sự và hình sự.Luật hình sự thường được tiến hành khởi tố bởi chính quyền, không giống như luật dân sự thường được tiến hành khởi tố bởi người dân hay các pháp nhân khác. Luật hình sự với đặc tính là quy định nhữngh ành vi nào là hành vi phạm tội và các hình thức xử phạt đối với tội phạm do vậy đây là bộ Luật liên quan trực tiếp đến việc bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em. Các quy định trong bộ luật này cần quy định rõ ràng, cụ thể những hành vi nào là hành vi phạm tội đối với trẻ em và đưa ra những hình phạt thích đáng cho những hành vi đó để bảo quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em là nạn nhân của tội phạm và phòng ngừa, răn đe giáo dục công dân của quốc gia.  Luật tổ chức tòa án: Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nhà nước, Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Trong luật tổ chức tòa án nhân dân quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tòa án nhân dân; về Thẩm phán, Hội thẩm và các chức danh khác trong Tòa án nhân dân; về bảo đảm hoạt động của Tòa án nhân dân. Bằng hoạt động của mình, Tòa án xét xử nghiêm minh những hành vi xâm hại đối với trẻ em bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nạn nhân của tội phạm là trẻ em, ngoài ra góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.  Luật công an nhân dân: Luật này quy định về nguyên tắc tổ chức, hoạt động; vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; bảo đảm điều kiện hoạt động, chế độ, chính sách đối với Công an nhân dân; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt trong hoạt động bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em. Bằng những đặc điểm và chức năng riêng
  • 34. 34 của mình ngay sau khi phát hiện hoặc nhận được tin báo về hành vi phạm tội đối với trẻ em, cơ quan công an phải ngay lập tức có các phương án, biện pháp kịp thời để bảo tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và các quyền lợi ích hợp pháp khác của trẻ em.  Bộ luật tố tụng hình sự: Bộ luật tố tụng hình sự quy định trình tự, thủ tục tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và một số thủ tục thi hành án hình sự; nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân; hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự. Theo đó đây là văn bản quy phạm pháp luật thiết thực nhất trong việc bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em. Bộ luật quy định cụ thể các chủ thể tiến hành hoạt động tiếp nhận tin báo về, khởi tố, điều tra, truy tố hành vi phạm tội đối với trẻ em và dựa vào đó là cơ sở pháp lý để truy cứu trách nhiệm của cơ quan nhà nước nếu họ chậm chễ hoặc sao nhãng dẫn đến hậu quả nghiêm trọng hơn cho nạn nhân của tội phạm là trẻ em. Ngoài những văn bản pháp lý nêu trên còn rất nhiều văn bản pháp lý khác của quốc gia liên quan đến vấn đề bảo vệ nạn nhân của tội phạm như: Luật phòng chống bạo lực gia đình, luật giáo dục, luật lao động…và các pháp quy dưới luật có liên quan đến hoạt động bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em. 1.5. Vai trò của pháp luật về bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em Để quản lý toàn tầng lớp, nhà nước dùng nhiều dụng cụ, nhiều biện pháp, nhưng luật pháp là công cụ quan yếu nhất.Với những đặc điểm riêng của mình, luật pháp có khả năng triển khai những chủ trương, chính sách của nhà nước một cách nhanh nhất, đồng bộ và có hiệu quả nhất trên quy mô rộng lớn nhất.Cũng nhờ có luật pháp, quốc gia có cơ sở để phát huy quyền lực của mình và rà, kiểm soát các hoạt động của các tổ chức, các cơ quan, các viên chức nhà nước và mọi công dân. Pháp luật là công cụ bảo vệ các quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh. Khi có các hành vi vi phạm pháp luật xảy ra, xâm phạm đến các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ áp dụng các biện pháp
  • 35. 35 cưỡng chế được quy định trong bộ phận chế tài của các quy phạm pháp luật đối với các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật. Chẳng hạn như hành vi xâm phạm tính mạng sức khoẻ con người bị xử lý theo Luật hình sự, hành vi gây thiệt hại tài sản buộc phải bồi thường theo Luật dân sự. Pháp luật mang tính giai cấp, tính cưỡng chế thể hiện quyền lực của nhà nước bằng hình thức trừng trị ( xử phạt ). Sự cưỡng chế của pháp luật không phải đơn thuần nhằm mục đích trừng trị mà trước hết là răn đe, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật, giáo dục người vi phạm. Sự cưỡng chế ở đây được thực hiện trên cơ sở pháp luật, trong khuôn khổ pháp luật, do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành. Nhà nước không thừa nhận các hành vi bạo lực trái với pháp luật trong việc xử lý các vi phạm pháp luật. Ngoài vai trò bảo vệ, răn đe đối với những người đang hoặc sẽ có ý định thực hiện hành vi xâm hại trẻ em và trừng trị những chủ thể đã thực hiện hành vi xâm hại đối với trẻ em thì pháp luật còn giáo dục nhận thức được thực hiện thông qua sự tác động của pháp luật vào ý thức của con người, làm cho con người xử sự phù hợp với cách xử sự được quy định trong các quy phạm pháp luật. Việc giáo dục có thể được thực hiện thông qua tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, có thể thông qua việc xử lý những cá nhân, tổ chức vi phạm (phạt những hành vi vi phạm giao thông, xét xử những người phạm tội hình sự…) - Pháp luật về bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em tạo cơ sở pháp lý cho toàn bộ công tác này được triển khai trong thực tiễn. Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội, được nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội. Pháp luật là công cụ để thực hiện quyền lực nhà nước và là cơ sở pháp lý cho đời sống xã hội có nhà nước. Từ khái niệm Pháp luật bảo vệ nạn nhân của gồm toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản dưới luật quy định về vấn đề loại trừ nguyên nhân và điều kiện của tội phạm để ngăn chặn những hành vi xâm phạm đến thể chất, tinh thần hoặc quyền và lợi ích hơp pháp khác của trẻ em. Đảm bảo sự an toàn toàn vẹn cho chính nạn nhân và gia đình của nạn nhân trước sự đe dọa của tội phạm
  • 36. 36 và nguy tái trở thành nạn nhân của tội phạm, dựa vào các quy định của pháp luật mà những chủ thể được giao trách nhiệm bảo vệ nạn nhân cảu tội phạm là trẻ em thực hiện đúng và nghiêm túc các hoạt động bảo vệ này. Thực tế cho thấy rằng nếu không có quy định của Bộ Luật hình sự quy định hành vi nào là hành vi phạm tội đối với trẻ em thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các cơ quan, tổ chức và cá nhân không có căn cứ pháp lí nào để yêu cầu, cưỡng chế, ngăn chặn hay xử lí hành vi vi phạm đó. Các quy định không chỉ nằm trên giấy mà các chủ thể được giao quyền phải thực tế hóa các quy định vào đời sống hàng ngày. Nếu không có quy định về bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em thì ai sẽ là người đứng lên bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em và bảo vệ như thế nào. - Pháp luật về bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em góp phần xác định rõ những đối tượng, trường hợp thuộc phạm vi điều chỉnh của nó, xác định tính chất, mức độ quan trọng của các quan hệ xã hội tương ứng cần được bảo vệ . Những quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đã chỉ ra những đối tượng nào là chủ thể vi phạm pháp luật, ví dụ như tội mua bán trẻ em thì chủ thể vi phạm là chủ thể lấy trẻ em làm hàng hóa với mục đích trao đổi. Hoặc đối với trường hợp nạn nhân là trẻ em bị hiếp dâm pháp luật về bảo vệ nạn nhân của tội phạm quy định như thế nào về chủ thể thực hiện hành vi vi phạm và các biện pháp bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em trong trường hợp này ( xâm hại tình dục khiến nạn nhân của tội phạm là trẻ em bị ảnh hưởng về cả thể chất và tinh thần). Dựa vào các quy định về bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em mà các cơ quan nhà nước, các chủ thể khác trong xã hội hiểu được tầm quan trọng và vai trò của mình trong các hoạt động bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em, từ đó thúc đẩy sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, nâng cao sự tự giác của các cá nhân trong việc bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em. - Pháp luật về bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em góp phần tạo cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ quyền, lợi ích của trẻ em - tương lai của đất nước - đối tượng cần phải được sự chăm sóc, bảo vệ của mọi xã hội.
  • 37. 37 Ai cũng biết trẻ em là tương lai của đất nước. Vậy thử hỏi, tương lai đất nước ta sẽ đi về đâu khi mà cứ hàng ngày, hàng giờ lại có thêm số trẻ em là nạn nhân của tội phạm? Nhiều nghiên cứu cho thấy, những hành vi xâm hại ảnh hưởng rất lớn tới việc hình thành và phát triển nhân cách ở trẻ. Sống trong môi trường không lành mạnh khiến nhiều trẻ có suy nghĩ lệch lạc, mặc cảm, không tự tin vào bản thân, nhìn tương lai bằng đôi mắt màu xám. Những đứa bé không tôn trọng người khác cũng như không tôn trọng bản thân mình, rất dễ đánh mất tương lai. Một thực tế cho thấy, tỷ lệ dân số bị thiểu năng trí tuệ và thể lực chiếm tới khoảng 1,5 % và con số này vẫn tiếp tục tăng lên. Thế hệ sau sẽ thay thế cho thế hệ đi trước và sự thay thế đó tạo ra sự phát triển hay tụt lùi đi trong tương lai hoàn toàn phụ thuộc vào thế hệ trẻ của hiện tại. Trẻ em là những mầm non tương lai của đất nước, con người không thể cứ thế sống và làm việc mãi mãi. Muốn một đất nước giàu mạnh, văn minh và tiến bộ thì nhà nước cần phải có những hoạt động để phát triển toàn diện cả trí tuệ và đạo đức cho tầng lớp trẻ và các quy định để bảo đảm những hoạt động đó được thực hiện một cách tối ưu nhất. - Pháp luật về bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em góp phần xây dựng cơ chế cho việc nhận diện, bảo vệ và truy cứu trách nhiệm pháp lý với các trường hợp phạm tội có nạn nhân là trẻ em. Dựa vào các quy định về bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em giúp chính bản thân các em, gia đình nạn nhân và cộng đồng xã hội hiểu biết và đề cao quyền của trẻ em. Tạo cơ sở pháp lý cho việc bảo đảm sự phát triển toàn vẹn của trẻ em bằng việc truy cứu trách nhiệm hình sự các hành vi vi phạm và góp phần định hướng cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng các biện pháp bảo vệ phù hợp. Chỉ những hành vi vi phạm được quy định tại Bộ luật hình sự mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự, những hành vi vi phạm khác không được quy định tại Bộ luật hình sự thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Không ai bị cho là có tội cho đến khi có bản án kết luận của tòa án. Như vậy những hành vi được coi là phạm tội đối với trẻ em là những hành vi phạm đến các quyền của trẻ em được quy định tại Bộ luật hình sự thì đó mới là hành vi phạm tội đối với trẻ em, từ đó
  • 38. 38 làm cơ sở để truy cứu tránh nhiệm hình sự. Nếu không có quy định cấm bóc lột sức lao động của trẻ em thì chắc chắn rằng rất nhiều trẻ em trong xã hội sẽ bị lợi dụng sức lao động từ những người sử dụng lao động. Hay không có những quy định về tội buôn bán trẻ em thì trẻ em sẽ là một mặt hàng đắt giá. - Pháp luật về bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền. Nhà nước pháp quyền, với định nghĩa căn bản nhất là không có ai ở trên luật hay ngoài luật, mà mọi người phải tuân theo pháp luật. Nhà nước pháp quyền là vị thế pháp lý hay một hệ thống thể chế, nơi mỗi người đều phải tuân thủ và tôn trọng luật pháp, từ cá nhân cho tới cơ quan công quyền. Nhà nước pháp quyền có liên hệ chặt chẽ với sự tôn trọng trật tự thứ bậc của các quy phạm, tôn trọng sự phân chia quyền lực và tôn trọng các quyền căn bản. Như vậy trong hệ thống pháp luật về bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em có quy định rõ ràng về quyền lợi của trẻ em, các trường hợp vi phạm pháp luật bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em, hậu quả pháp lí mà hành vi đó gánh chịu. Việc tuân thủ theo các quy định của pháp luật bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em là việc mà mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội phải tôn trọng. Không một cá nhân hay tổ chức nào được tự cho mình cái quyền được xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em. Nếu khi đã thực hiện hành vi phạm tội đối với trẻ em nhất định họ sẽ phải gánh chịu hậu quả pháp lí xứng đáng từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Có lẽ ứng dụng quan trọng nhất của pháp quyền là nguyên tắc rằng chính quyền chỉ thực thi quyền hành một cách hợp pháp theo các luật được soạn thảo ra và phát hành rộng rãi. Luật bảo vệ nạn nhân của tội phạm được quy định và thực thi theo đúng các bước được gọi là thủ tục pháp lý. Nguyên tắc này nhằm mục đích ngăn ngừa sự độc đoán của cá nhân hay của cơ quan quyền lwujc nhà nước. - Pháp luật về bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em góp phần hiện thực hóa các cam kết của quốc gia trong việc bảo vệ nhân quyền và thực hiện các điều ước quốc tế liên quan. Bảo vệ trẻ em không phải là vấn đề riêng của một quốc gia nào hay của một tổ chứ, cá nhân nào mà đây là vấn đề của toàn xã hội, toàn thế giới. Nhận thức được