SlideShare a Scribd company logo
1 of 196
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LÊ DƢƠNG KHẮC MINH
TRUYỆN TRUYỀN KỲ VIỆT NAM
THỜI TRUNG ĐẠI:
DIỆN MẠO VÀ ĐẶC TRƢNG NGHỆ THUẬT
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
HÀ NỘI - 2019
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LÊ DƢƠNG KHẮC MINH
TRUYỆN TRUYỀN KỲ VIỆT NAM
THỜI TRUNG ĐẠI:
DIỆN MẠO VÀ ĐẶC TRƢNG NGHỆ THUẬT
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 09.22.01.21
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Công Lý
HÀ NỘI - 2019
LỜI CÁM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện luận án, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ
quý báu của quý thầy cô và của tập thể.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Công Lý,
người thầy đã định hướng đề tài, tận tình hướng dẫn cho tôi trong một thời gian dài
học tập, nghiên cứu và thực hiện luận án.
Tôi xin chân thành tri ân Quý thầy cô lãnh đạo Khoa Văn học và Học viện
Khoa học Xã hội - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam; Quý thầy cô đã giảng
dạy các chuyên đề thuộc chuyên ngành Văn học Việt Nam đã trao truyền nhiều tri thức
quý báu và tạo điều kiện cho tôi khi thực hiện đề tài.
Xin được biết ơn đấng sinh thành và người bạn đời cùng các bạn bè đồng
nghiệp đã luôn đồng hành và là điểm tựa vững chắc để tôi hoàn thành luận án này.
Trân trọng tri ân tất cả.
Hà Nội, ngày 25/4/2016 – 20/12/2017
Tác giả luận án
Lê Dƣơng Khắc Minh
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Công Lý. Những số liệu khảo sát và kết quả
nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trên bất cứ tài
liệu nào. Những trích dẫn có chú thích với xuất xứ rõ ràng. Nếu sai trái tôi xin hoàn
toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 25/4/2016 – 20/12/2017
Tác giả luận án
Lê Dƣơng Khắc Minh
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận án .................................................. 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu........................................................................ 4
4. Phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................................... 4
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn.................................................................................. 5
6 . Đóng góp mới của luận án ................................................................................... 5
7. Cấu trúc luận án .................................................................................................... 6
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH DỊCH THUẬT VÀ NGHIÊN CỨU VỀ
TRUYỆN TRUYỀN KỲ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM .............................................. 8
1.1. Quá trình truyền bản nguyên tác Truyền kỳ mạn lục ................................... 8
1.2. Tình hình giới thiệu, dịch thuật và đánh giá Truyền kỳ mạn lục từ cuối thế
kỷ XIX trở về trƣớc................................................................................................... 9
1.3. Tình hình dịch thuật và nghiên cứu truyện truyền kỳ từ đầu thế kỷ XX đến
năm 1975.................................................................................................................... 11
1.4. Tình hình dịch nghiên cứu truyện truyền kỳ từ sau năm 1975 đến nay.... 13
* Tiểu kết................................................................................................................. 23
CHƢƠNG 2. KHÁI NIỆM, TIÊU CHÍ XÁC LẬP, NGUỒN GỐC VÀ QUÁ
TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN TRUYỆN TRUYỀN KỲ TRUNG ĐẠI
VIỆT NAM................................................................................................................ 24
2.1. Khái niệm Truyện truyền kỳ.......................................................................... 24
2.2. Truyện truyền kỳ khu vực Đông Á và vai trò của Tiễn đăng tân thoại trong tiến
trình phát triển thể loại truyền kỳ khu vực Đông Á............................................................... 26
2.3. Quá trình hình thành và phát triển của truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam.....33
2.4. Xác lập tiêu chí truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam và phạm vi tác phẩm
đƣợc khảo sát ............................................................................................................ 35
* Tiểu kết................................................................................................................. 36
CHƢƠNG 3. ĐẶC TRƢNG TRUYỆN TRUYỀN KỲ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA TÂM LINH ............................................................... 37
3.1. Khái niệm Văn hóa tâm linh............................................................................. 37
3.2. Cơ sở hình thành yếu tố tâm linh trong văn hóa Việt Nam .......................... 39
3.3. Cơ sở hình thành yếu tố tâm linh trong truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam
.................................................................................................................................... 45
3.4. Biểu hiện của yếu tố tâm linh trong truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam. 50
3.5. Ý nghĩa của yếu tố tâm linh trong truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam ... 93
* Tiểu kết................................................................................................................. 98
CHƢƠNG 4. ĐẶC TRƢNG TRUYỆN TRUYỀN KỲ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
TỪ GÓC NHÌN NGHỆ THUẬT VÀ TỪ MỐI QUAN HỆ VỚI TRUYỆN
TRUYỀN KỲ KHU VỰC ĐÔNG Á ...................................................................... 100
4.1. Các kiểu kết cấu truyện truyền kỳ................................................................ 100
4.2. Nghệ thuật xây dựng hình tƣợng nhân vật.................................................. 102
4.3. Nghệ thuật miêu tả thế giới siêu nhiên ......................................................... 111
4.4. Không gian và thời gian trong truyện truyền kỳ ........................................ 114
4.5. Môtip dân gian đƣợc sử dụng trong truyện truyền kỳ............................... 117
4.6. Tƣơng đồng và dị biệt giữa truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam với truyện
truyền kỳ khu vực Đông Á...................................................................................... 132
* Tiểu kết................................................................................................................ 150
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 152
MỘT SỐ CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .................................................................................................. 155
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 157
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 166
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn học Việt Nam thời trung đại là một nền văn học mà trong đó, thơ ca (vận
văn) nổi trội, có nhiều thành tựu hơn so với biền văn và tản văn. Bởi thế, các tác phẩm
văn xuôi trong thời kì này dù đã có nhiều thành tựu nghiên cứu nhưng xét đến cùng
vẫn chưa đầy đủ để hoàn thiện bức tranh lịch sử văn học dân tộc. Trong kho tàng văn
học phong phú, đa dạng ấy có một bộ phận khá lớn được viết bằng chữ Hán. Từ sau
chiến công hiển hách của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng, cùng với việc tích cực xây
dựng một nhà nước độc lập tự chủ, dân tộc ta đã vay mượn chữ Hán như là một yếu tố
để tạo lập nền văn hoá nước nhà; là một chuyển ngữ cần thiết để tạo lập nền văn học
mới. Cho nên, kho tàng văn học trong đó có truyện văn xuôi chữ Hán còn được xem
như di sản tinh thần và văn hóa dân tộc. Nghiên cứu truyện văn xuôi Hán - Việt, trong
đó có truyện truyền kỳ, một bộ phận của văn học dân tộc, sẽ góp phần tìm hiểu di sản
văn hóa văn học của dân tộc ta.
Truyện truyền kỳ là một trong các thể loại của văn xuôi tự sự Việt Nam thời
trung đại. Truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam vốn tiếp thu từ thể loại truyện kỳ ảo
Trung Quốc cổ trung đại nhưng lại có một quá trình hình thành và phát triển nội sinh
gắn liền với nền văn hóa và văn học dân tộc, đặc biệt là với văn học dân gian và văn
xuôi lịch sử; phản ánh nhiều vấn đề quan trọng của đời sống hiện thực và có ảnh
hưởng không nhỏ đến sự phát triển của văn học dân tộc. Sự ra đời của thể loại truyện
truyền kỳ đã khẳng định bước phát triển nhảy vọt về chất của văn xuôi tự sự Việt Nam
thời trung đại. Nhưng hơn hết, tất cả các tác phẩm truyền kỳ đều làm nổi bật lên trí tuệ,
khí phách, phẩm chất và tâm hồn con người Việt Nam.
Với biên độ phản ánh và tiếp nhận rộng, các tác phẩm truyền kỳ trung đại thực
sự đã tái hiện lại bức tranh hiện thực và hình ảnh đời sống con người Việt Nam.
Từ trước đến nay, truyện truyền kỳ Việt Nam ít nhiều đã được các nhà nghiên
cứu quan tâm tìm hiểu, đã đạt được những thành tựu đáng kể nhưng ý kiến khác nhau
vẫn còn, thậm chí trên những vấn đề rất cơ bản, chẳng hạn xác lập danh mục tác phẩm
truyền kỳ, chọn thiện bản để dịch và giới thiệu, nhận định về vị trí, vai trò của thể loại
này trong lịch sử văn học Việt Nam... Tình trạng trên đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc
nhận định đúng và đủ diện mạo, thành tựu của tác phẩm truyền kỳ theo đặc trưng thể
loại của nó.
2
Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, truyện truyền kỳ là một thể loại văn
học rất được các nhà nghiên cứu trong khu vực Đông Á (Trung Quốc, Triều Tiên,
Nhật Bản, Việt Nam) chú ý tìm hiểu. Thể loại này còn thu hút rất nhiều học giả đến từ
các nước phương Tây nghiên cứu. Những vấn đề về truyện truyền kỳ khu vực Đông Á
mà các học giả thường tập trung nghiên cứu là đánh giá lại các tác phẩm truyền kỳ có
ảnh hưởng lớn đến khu vực Đông Á nói chung và mỗi nước nói riêng. Bên cạnh đó,
các học giả còn so sánh các tác phẩm truyền kỳ tiêu biểu của mỗi nước để thấy được
mối giao lưu, ảnh hưởng và sự tiếp thu sáng tạo của các nước đó. Không dừng lại ở đó,
các nhà nghiên cứu còn đi sâu tìm hiểu yếu tố kỳ và ảo trong truyện truyền kỳ để thấy
được những đóng góp của nó cho văn học hiện đại và hậu hiện đại.
Do đó, rất cần có những cố gắng đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống mảng
di sản văn học đang còn nhiều vấn đề này, từ việc xác lập tiêu chí của truyền kỳ, đến
việc xác lập danh mục và nghiên cứu các vấn đề văn bản học của truyền kỳ,... để từ đó
phân tích, đánh giá một cách khoa học hơn nhằm dựng lại diện mạo và chỉ ra những
nét đặc trưng nghệ thuật truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại.
Đề tài luận án của chúng tôi hình thành trên cơ sở nhận thức này.
2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Từ trước đến nay việc nghiên cứu truyện truyền kỳ thường đóng khung trong
từng tác phẩm cụ thể, mang tính đơn lẻ và ít dựa trên một tiêu chí thống nhất nào. Bởi
vậy, mục tiêu đầu tiên đặt ra cho luận án là dựa vào những đặc trưng cơ bản của những
tác phẩm có chứa đựng yếu tố kỳ lạ, hoang đường, để rút ra những tiêu chí thích hợp
cho loại truyện truyền kỳ, tiến tới xác định danh mục về nó.
Dựa vào danh mục tác phẩm đã được xác lập, chúng tôi sẽ tiến hành nhận xét,
đánh giá tổng quát về thể loại thuộc văn học trung đại này. Luận án không nhằm trình
bày giá trị nội dung, hình thức nghệ thuật của từng tác phẩm riêng lẻ mà chủ yếu đi
sâu nghiên cứu phương thức phản ánh hiện thực của văn học truyền kỳ nói chung,
những giai tầng xã hội mà văn học truyền kỳ phản ánh cùng đặc trưng nghệ thuật thể
loại truyền kỳ. Mục đích của việc nghiên cứu này là nhằm phục dựng diện mạo, nêu
bật những giá trị của thể loại truyền kỳ, qua đó góp phần nêu lên những đặc trưng nghệ
thuật của thể loại. Ngoài ra, luận án còn dựng lại bức tranh hình thành và phát triển
của thể loại này ở khu vực Đông Á trong bối cảnh giao lưu, sáng tạo.
3
Đề tài còn mang tính nghiệp vụ sư phạm bởi các tác phẩm thuộc thể loại truyện
truyền kỳ và truyện ký mang yếu tố truyền kỳ trong văn học trung đại Việt Nam hiện
đã được đưa vào giảng dạy tương đối nhiều trong chương trình Ngữ văn ở các bậc
Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Cao đẳng và Đại học.
2.2. Nhiệm vụ của luận án
Trong việc nghiên cứu các thể loại văn học ở nước ta hiện nay, truyền kỳ chưa
được quan tâm đúng mức. Nó còn bị gộp chung, đánh đồng với nhiều thể loại văn học
khác như: bút ký, chí quái, hay gọi chung là văn tự sự. Nhiệm vụ trước tiên của luận
án là phải xác lập cho được một tiêu chí khả dĩ nhận diện được loại tác phẩm truyền
kỳ. Đây có thể coi là một nhiệm vụ có tính chất mấu chốt và là cơ sở cho những công
việc nghiên cứu tiếp theo.
Trong việc xây dựng tiêu chí, chúng tôi chủ trương kế thừa thích đáng những
thành tựu của người đi trước, đặc biệt là những thành tựu của các nhà nghiên cứu
Trung Quốc, Việt Nam vì như chúng ta đã biết, chính truyện truyền kỳ Trung Quốc đã
ảnh hưởng trực tiếp tới truyện truyền kỳ Việt Nam và các nước trong khu vực Đông Á.
Việc xây dựng tiêu chí phải bắt đầu bằng thao tác thống kê, phân tích, tổng hợp ý kiến
của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, từ đó rút ra những yếu tố thích hợp, cộng
với ý kiến riêng của chúng tôi, làm thành tiêu chí cho việc nhận diện các tác phẩm
truyền kỳ và thống kê danh mục các truyện phù hợp với tiêu chí để khảo sát.
Sau khi đã có danh mục truyện, xuất phát từ đặc trưng thể loại, luận án sẽ khảo
sát các tác phẩm với từng câu chuyện. Nhiệm vụ này bắt đầu từ công việc tìm hiểu quá
trình hình thành, phát triển của thể truyền kỳ trong văn học trung đại Việt Nam cần
nắm được: hoàn cảnh, thời điểm truyện truyền kỳ được truyền vào Việt Nam; các giai
đoạn phát triển của thể truyền kỳ trong văn học trung đại Việt Nam; đội ngũ sáng tác...
Chúng tôi cũng tìm hiểu về nội dung (đi sâu phân loại hệ thống nhân vật), nghệ thuật
(thể văn, bố cục, giọng điệu, không - thời gian nghệ thuật, ngôn ngữ…), phương thức
phản ánh hiện thực xã hội của truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam, nắm chắc các
phương diện biểu hiện (qua phân tích văn bản), từ đó chỉ ra chỗ nào ảnh hưởng từ
Trung Quốc, chỗ nào chỉ có riêng ở Việt Nam, đồng thời nêu bật các giá trị của nội
dung. Từ đó, chúng tôi tiến đến tìm hiểu quá trình hình thành, phát triển nội dung,
nghệ thuật của truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam trong mối quan hệ với các nước
trong khu vực Đông Á.
4
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu diện mạo và đặc trưng
nghệ thuật của truyện truyền kỳ, truyện ngắn có yếu tố truyền kỳ trong văn học Việt
Nam thời trung đại (thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX) như: Việt điện u linh tập, Lĩnh Nam
chích quái lục, Thiền uyển tập anh ngữ lục, Thánh Tông di thảo, Truyền kỳ mạn lục,
Truyền kỳ tân phả, Tân truyền kỳ lục, Lan Trì Kiến văn lục…
Bên cạnh những bản dịch từng tác p34hẩm riêng lẻ thì những tác phẩm trên
được các nhà nghiên cứu giới thiệu trong các tuyển tập như: Truyện truyền kỳ Việt
Nam (3 tập) do Nguyễn Huệ Chi (chủ biên), Tổng tập tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam do
Trần Nghĩa (chủ biên)…
Để tìm hiểu các tác phẩm thấu đáo hơn, chúng tôi không dừng ở việc nghiên
cứu văn bản các tác phẩm trong nước mà còn mở rộng tìm hiểu, đối sánh với văn bản
tác phẩm của một số nước trong khu vực cùng thời kỳ để có cái nhìn toàn diện về
truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu
sau:
- Phƣơng pháp loại hình: nghiên cứu truyện truyền kỳ theo loại hình thể loại,
đặc trưng thể loại. Đây là phương pháp chủ yếu được luận án sử dụng.
- Phƣơng pháp thống kê – phân loại: Chủ yếu dựa vào các bản dịch của các
dịch giả uy tín và các công trình nghiên cứu chuyên sâu được công bố rộng rãi để
thống kê và phân loại các phương diện như: nội dung, nghệ thuật; lượng văn bản qua
từng giai đoạn… để xác lập tiêu chí và đưa ra những nhận xét, đánh giá khách quan về
từng văn bản truyện truyền kỳ trong mỗi tác phẩm.
- Phƣơng pháp so sánh – đối chiếu: Đối chiếu trên hai bình diện đồng đại và
lịch đại để thấy được những nét tương đồng và dị biệt giữa truyền kỳ trung đại Việt
Nam với truyền kỳ trung đại Trung Quốc, Triều Tiên…
- Phƣơng pháp cấu trúc – hệ thống: Nghiên cứu truyện truyền kỳ trung đại
Việt Nam trên các phương diện nội dung, nghệ thuật trong tính chỉnh thể đặc trưng về
mặt thể loại, cũng như đặt nó trong quá trình sáng tác, phát triển của các thể loại khác
thuộc văn học trung đại Việt Nam.
5
- Thi pháp học: Vận dụng cái nhìn mới vào trong nghiên cứu văn bản truyện
truyền kỳ trung đại theo từng phương diện như: con người, thời gian nghệ thuật, không
gian nghệ thuật...
Trong các phương pháp trên thì phương pháp loại hình, phương pháp thống kê -
phân loại và phương pháp so sánh - đối chiếu là những phương pháp được luận án sử
dụng chủ yếu, các phương pháp còn lại dùng để bổ trợ khi thực hiện đề tài.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Luận án sẽ đem lại một cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn về thể loại truyện truyền
kỳ thời trung đại, đặc biệt là những nét riêng chỉ có ở truyện truyền kỳ trung đại Việt
Nam, như: tư tưởng yêu nước, tư tưởng nhân văn, cảm hứng thế sự, mà những nét
riêng này không thể nhầm lẫn với truyện truyền kỳ của các nước khác trong khu vực.
Đồng thời, luận án cũng chỉ ra quá trình hình thành, phát triển đỉnh cao và thoái trào
của thể loại văn học độc đáo này.
Luận án, qua việc khai thác các giá trị nội dung và nghệ thuật, cho thấy các tác
phẩm truyền kỳ trung đại Việt Nam đã phản ánh xã hội đương thời một cách chân thật
nhưng gián tiếp nhằm thoát khỏi sự kiểm soát của chính quyền. Yếu tố kỳ ảo cùng bút
pháp ghi chép truyện của các tác giả đã tạo nên sức hấp dẫn cho các truyện truyền kỳ.
Qua đó, chúng ta còn hiểu thêm về các lớp trầm tích văn hóa ẩn tàng bên trong tác
phẩm văn học. Đây cũng chính là nét độc đáo của thể loại truyền kỳ ở các nước trong
khu vực đồng văn Hán ngữ.
6. Đóng góp mới của luận án
Trên cơ sở trình bày tổng quan về tình hình dịch thuật, nghiên cứu về truyện
truyền kỳ trung đại Việt Nam từ trước đến nay; tìm hiểu khái niệm của thể loại, nguồn
gốc và quá trình phát triển của thể loại trong khu vực Đông Á nói chung, Việt Nam nói
riêng, luận án đã nêu lên tiêu chí với những thống kê phân loại để xác lập các văn bản
truyện truyền kỳ trong văn học Việt Nam.
Luận án đã nêu lên đặc trưng truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam từ góc nhìn
văn hoá tâm linh từ việc tìm hiểu khái niệm, trình bày cơ sở hình thành yếu tố tâm linh
trong truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam, chỉ ra những biểu hiện của yếu tố tâm linh
trong truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam như tín ngưỡng thờ Mẫu – hình tượng
những người Mẹ trong truyện truyền kỳ, cái chết, giấc mộng, điềm báo, cầu cúng,
khấn vái, sự linh ứng, hồn ma và sự hóa kiếp.
6
Luận án còn chỉ ra đặc trưng truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam từ góc nhìn
nghệ thuật biểu hiện như: các kiểu kết cấu, xây dựng hình tượng nhân vật, miêu tả thế
giới siêu nhiên, không gian và thời gian trong mỗi câu chuyện, sử dụng các môtip dân
gian.
Cuối cùng, luận án còn nêu lên những nét khái quát, cơ bản nhất những điểm
tương đồng và dị biệt của giữa truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam với truyện truyền
kỳ khu vực Đông Á trong cái nhìn đối sánh.
7. Cấu trúc luận án
Luận án ngoài phần Mở đầu giới thuyết những vấn đề chung, trọng tâm của
luận án được dàn dựng thành 4 chương như sau:
Chương 1. Tổng quan tình hình dịch thuật và nghiên cứu về truyện truyền kỳ
trung đại Việt Nam.
Chương này luận án tổng thuật lại những thành tựu của các nhà nghiên cứu đi
trước, là tiền đề để luận án kế thừa, từ đó bổ sung những kết quả nghiên cứu mới.
Chương 2. Khái niệm, nguồn gốc, quá trình hình thành, phát triển và tiêu chí
xác lập truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam.
Chương này luận án sẽ trình bày khái niệm thể loại, chỉ ra nguồn gốc và trình
bày quá trình hình thành và phát triển cùng xác lập tiêu chí của truyện truyền kỳ văn
học trung đại Việt Nam.
Chương 3. Đặc trưng truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam từ góc nhìn văn hóa
tâm linh.
Chương này luận án sẽ đi sâu nghiên cứu đặc trưng truyện truyền kỳ nhìn từ
văn hoá tâm linh, như: Khái niệm văn hóa tâm linh; Cơ sở hình thành yếu tố tâm linh
trong văn hóa và trong truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam; Biểu hiện và ý nghĩa của
yếu tố tâm linh trong truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam.
Chương 4. Đặc trưng truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam từ góc nhìn nghệ
thuật và từ mối quan hệ với truyện truyền kỳ khu vực Đông Á.
Chương này luận án sẽ đi sâu nghiên cứu đặc trưng truyện truyền kỳ từ góc
nhìn nghệ thuật, như: Các kiểu kết cấu truyện truyền kỳ; Nghệ thuật xây dựng hình
tượng nhân vật; Nghệ thuật miêu tả thế giới siêu nhiên; Không gian và thời gian trong
truyện truyền kỳ; Môtip dân gian được sử dụng trong truyện truyền kỳ. Cũng trong
chương này, để thấy được đặc trưng riêng của truyện truyền kỳ Việt Nam, chúng tôi
7
triển khai một mục so sánh truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam với truyện truyền kỳ
khu vực Đông Á với những nét tương đồng và dị biệt của nó.
Cuối cùng là Kết luận.
Những công trình của tác giả đã công bố có liên quan đến đề tài luận án, Danh
mục tài liệu tham khảo.
Phụ lục: Bảng thống kê xác lập tiêu chí phân loại truyện truyền kỳ trung đại
Việt Nam.
8
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH DỊCH THUẬT VÀ NGHIÊN CỨU
VỀ TRUYỆN TRUYỀN KỲ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
Truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam được viết bằng chữ Hán và hầu hết đều
được dịch sang chữ quốc ngữ. Hiện nay, các công trình dịch truyện truyền kỳ từ chữ
Hán sang chữ quốc ngữ có khá nhiều. Có những công trình dịch từng tác phẩm truyện
truyền kỳ, cũng có những công trình tập hợp các truyện truyền kỳ thành một tuyển tập.
Và cũng đã có nhiều công trình dịch các tác phẩm truyền kỳ của một số nước đồng văn
Đông Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Bên cạnh đó, có nhiều tiểu luận, công
trình nghiên cứu các tác phẩm truyện truyền kỳ công bố trên các tạp chí hay xuất bản
thành sách. Nhờ thế mà chúng tôi gặp khá nhiều thuận lợi khi triển khai đề tài luận án.
Trong các tác phẩm thuộc thể loại truyền kỳ trong văn học trung đại Việt Nam
thì tác phẩm Truyền kỳ mạn lục là đỉnh cao của thể loại. Sau đây, xin được giới thiệu
quá trình truyền bản nguyên tác Truyền kỳ mạn lục và tổng thuật lại tình hình sưu tầm,
khắc in văn bản tác phẩm, tình hình dịch thuật và nghiên cứu các tác phẩm thuộc thể
loại truyền kỳ, mà trọng tâm là tác phẩm Truyền kỳ mạn lục theo ba giai đoạn: từ cuối
thế kỷ XIX trở về trước; từ đầu thế kỷ XX đếm năm 1975 và từ sau năm 1975 đến nay
như sau:
1.1. Quá trình truyền bản nguyên tác Truyền kỳ mạn lục
Nguyên tác văn bản Truyền kỳ mạn lục đã được khắc in và sao chép nhiều lần.
Căn cứ vào tên gọi văn bản các lần in, có thể chia thành hai nhóm: Cựu biên Truyền kỳ
mạn lục và Tân biên Truyền kỳ mạn lục tăng bổ giải âm tập chú.
Nhóm văn bản Cựu biên: hiện chỉ có một văn bản khắc in, 1 Tựa, 1 Mục lục,
được khắc in vào niên hiệu Vĩnh Thịnh năm thứ 8 (1712), văn bản hiện được lưu giữ
tại Đông Dương văn khố, Nhật Bản.
Nhóm văn bản Tân biên: căn cứ vào dòng ghi niên đại, hiện có 4 nhóm văn bản.
* Bản Vĩnh Thịnh năm thứ 10 (1714), văn bản khắc in, hiện được lưu giữ tại
Thư viện Bắc Kinh, Trung Quốc.
* Bản Vĩnh Hựu năm thứ 3 (1737), văn bản khắc in, hiện được lưu giữ tại Thư
viện Hiệp hội nghiên cứu châu Á, ký hiệu HM.2236.
* Bản Cảnh Hưng năm thứ 24 (1763), gồm hai dạng khắc in và chép tay. Cụ thể
như sau:
9
Các bản khắc in mang ký hiệu R.1450-1453, đủ 4 quyển, 20 truyện, hiện được
lưu giữ tại Thư viện Quốc gia, Hà Nội.
Các bản chép tay mang ký hiệu A.176/1-2; A.3201/1-4, cũng đủ 4 quyển, 20
truyện, hiện được lưu giữ tại Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
* Bản Cảnh Hưng năm thứ 35 (1774), gồm hai dạng khắc in và chép tay, cụ thể
như sau:
Các bản khắc in mang ký hiệu VNv.704, VNv.705, VNv.706, VNv.707 (mỗi ký
hiệu là một quyển), đủ 4 quyển, 20 truyện; và bản VHv.1491/1-4, cũng đủ 4 quyển, 20
truyện. Các bản này đang được lưu giữ tại Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Bản
mang ký hiệu HN.257-258 hiện được lưu giữ tại Thư viện Viện Văn học Việt Nam.
Các bản chép tay cũng đầy đủ 4 quyển, 20 truyện, mang ký hiệu VNv.708,
VNv.709, VNv.710, VNv.1840, hiện được lưu giữ tại Thư viện Viện Nghiên cứu Hán
Nôm. Ngoài ra còn các bản lẻ hoặc thuộc loại khắc in như bản A.1021; hoặc thuộc loại
chép tay như VHv.1641.
1.2. Tình hình giới thiệu, dịch thuật và đánh giá Truyền kỳ mạn lục từ cuối
thế kỷ XIX trở về trƣớc
Bản dịch đầu tiên từ chữ Hán sang chữ Nôm (có thêm phần giải âm, tập chú)
của Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ là bản giải âm của Nguyễn Thế Nghi vào nửa
đầu thế kỷ XVI, người sống cùng thời với Nguyễn Dữ, nhan đề là Truyền kỳ mạn lục
giải âm.
Từ đó, có thể nói diễn Nôm được xem như là khởi thuỷ, là thượng nguồn của
văn học dịch trong lịch sử văn học nước nhà. Bản này hiện đã được vị giáo sư lão
thành Nguyễn Quang Hồng ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm phiên âm sang quốc ngữ, đã
xuất bản và tái bản.
Nhận xét đánh giá đầu tiên về tác phẩm Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ là
Hà Thiện Hán, một người sống cùng thời với Nguyễn Dữ. Trong Lời Tựa, Hà Thiện
Hán viết vào ngày lành tháng 7 mùa thu năm Vĩnh Định sơ niên (1547), in ở bản Cựu
biên Truyền kỳ mạn lục, có nói về Nguyễn Dữ và tập Truyền kỳ mạn lục như sau:
“Ông thuở thiếu thời chăm học, đọc rộng nhớ lâu, những muốn lấy văn chương lập
nghiệp nhà. Ông vượt qua thi Hương, mấy lần thi đỗ trường thi Hội. Được bổ làm
quan Tri huyện Thanh Tuyền, song mới được một năm, liền từ quan về nhà phụng
dưỡng mẹ già, cho tròn đạo hiếu. [Từ đó] nhiều năm chân không bén đến nơi thị
thành. Rồi bèn soạn nên tập truyện này, mong ngụ lòng mình trong đó. Xem văn từ của
10
ông, [thấy] không ra ngoài "rào giậu" của Tông Cát [Cù Tông Cát soạn Tiễn đăng tân
thoại]. Song [trong đó] có ý khuyên răn, có lời dạy dỗ, thật có can hệ đến giáo hóa ở
đời, đâu có phải là chuyện vặt vãnh chắp nhặt tầm thường”. (Nguyên văn: Thiếu cù vu
học, bác lãm cường kí, dục dĩ văn chương thế kì gia, việt lĩnh Hương tiến, lũy trúng
Hội thí trường. Tể vu Thanh Tuyền huyện, tài đắc nhất nẫm, từ ấp dưỡng mẫu, dĩ toàn
hiếu đạo. Túc bất [đạp] thành thị, phàm kỉ dư sương. Ư thị bút tư lục, dĩ ngụ ý yên.
Quan kì văn từ bất xuất Tông Cát phiên li chi ngoại [Cù Tông Cát trước “Tiễn đăng
tân thoại”]. Nhiên hữu cảnh giới giả, hữu qui châm giả, kì quan ư thế giáo, khởi tiểu
bổ vân.) (Hà Thiện Hán, Tựa Truyền kỳ mạn lục)
Vũ Khâm Lân trong bài Phả ký “Bạch vân am tiên sinh Nguyễn công Văn Đạt
phả ký” viết vào mùa đông năm Kỷ Hợi (1743), ông đã cất bút ngợi khen Truyền kỳ
mạn lục là áng “thiên cổ kỳ bút”.
Lê Quý Đôn trong Kiến văn tiểu lục, có viết về Nguyễn Dữ như sau:“Ông
người xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân, Hải Dương. Cha là Tường Phiêu, đỗ Tiến sĩ
khoa Bính Thìn (1496), làm quan Thượng thư bộ Hộ. Nguyễn Dữ lúc còn bé thông
minh lanh lợi, xem rộng, nhớ lâu, văn chương có thể nối dõi được gia phong, thi đỗ
Hương cống, thi Hội nhiều khoa trúng kì đệ tam, được bổ Tri huyện Thanh Tuyền, làm
quan mới được một năm, liền lấy cớ là xa nhà, xin từ chức về nhà hầu cha mẹ. Sau vì
nguỵ Mạc cướp ngôi vua, ông thề không ra làm quan, sống ở thôn quê dạy học trò,
không bao giờ để chân đến thành thị. Về phần trứ tác có Truyền kỳ mạn lục 4 quyển,
lời lẽ thanh tao tươi đẹp, người bấy giờ lấy làm ngợi khen” [bản dịch, Nxb KHXH,
HN, 1977, tr. 262].
Bùi Huy Bích trong Hoàng Việt thi tuyển đã dựa vào những bài thơ của các
nhân vật làm ra trong các truyện của Truyền kỳ mạn lục mà chép lại, tuyển vào bộ sách
của ông và ghi Nguyễn Dữ là tác giả của những bài thơ ấy, tuyển 4 bài với 3 đầu đề,
đó là bài số 3 bài số 5 (trong 10 bài) mà Từ Thức đề trên bức bình phong tại nơi ở của
Giáng Hương trong truyện Từ Thức lấy vợ Tiên nhan đề “Làm thay Từ Thức đề ở bức
bình phong trắng tại nơi ở của nàng tiên Giang Hương”, một bài trong truyện Cuộc
nói chuyện thơ ở Kim Hoa mà Kim Hoa nữ học sĩ Ngô Chi Lan (Nguyễn Hạ Huệ) đề ở
núi Vệ Linh, nơi Phù Đổng Thiên Vương bay về trời, với nhan đề “Làm thay nữ học sĩ
Kim Hoa đề núi Vệ Linh” và một bài trong truyện Nghiệp oan của Đào thị, với nhan
đề “Mây núi, trăng núi” và ghi chú thêm “phỏng theo thơ nhà sư Vô Kỉ cùng nàng
Hàn Than ngâm vịnh ở núi Vệ Kì”.
11
Phan Huy Chú trong bộ bách khoa thư Lịch triều hiến chương loại chí, mục
Văn tịch chí đã giới thiệu sơ lược như sau: Truyền kỳ mạn lục, 4 quyển. Dật sĩ Nguyễn
Dữ soạn, đại khái bắt chước Tiễn đăng tân thoại của một nhà nho đời Nguyên. Tập
này cộng 22 truyện1
. Dữ người ở Đỗ Tùng, huyện Gia Phúc, con trai của Tiến sĩ
Tường Phiêu [Tập 4, bản dịch, trang 121].
1.3. Tình hình dịch thuật và nghiên cứu truyện truyền kỳ từ đầu thế kỷ XX
đến năm 1975
Về các bản Việt dịch Truyền kỳ mạn lục
Bản dịch sang quốc ngữ đầu tiên là bản của Cát Thành. Ông chọn dịch 12 truyện,
do nhà in Thạch Thái Bưởi ở Hà Nội xuất bản năm 1912, đó là: Khoái Châu nghĩa phụ
truyện, Mộc miên thụ truyện, Tây viên kỳ ngộ ký, Đà Giang dạ ẩm ký, Từ Thức tiên
hôn lục, Đông Triều phế tự lục, Long đình đối tụng lục, Phạm Tử Hư du Thiên tào lục,
Tản Viên từ Phán sự lục, Dạ Xoa bộ suý lục, Nam Xang nữ tử truyện, Đào thị nghiệp
oan ký.
Trúc Khê Ngô Văn Triện dịch đầy đủ tác phẩm Truyền kỳ mạn lục, bản dịch
công bố lần đầu vào năm 1935. Tiếp theo bản dịch này lại được công bố trên Phổ
thông bán nguyệt san, số 124, số 125 tháng 2-1943 và số 126, tháng 3-1943. Sau đó
được Nxb Tân Việt, Sài Gòn, in lại năm 1952, rồi được tái bản nhiều lần vào các năm
1957 bởi Nxb Văn hoá; năm 1971 bởi Nxb Văn học; và năm 1989 bởi Nxb Trẻ Tp
HCM phối hợp với Hội Nghiên cứu và Giảng dạy Văn học TP. HCM. Có thể nói bản
dịch của Trúc Khê là bản dịch được các nhà nghiên cứu và độc giả đánh giá là bản
dịch tốt nhất, được lưu hành rộng rãi nhất, được sách giáo khoa và giáo trình các cấp
học dùng văn bản để giảng dạy.
Lê Huy Hạp đã dịch truyện Người thiếu phụ Nam Xương và một số truyện truyền
kỳ khác sang tiếng Anh: The Lady of Nam Xương and Other Vietnamses Legends, nhà
in Phan Thanh Giản, Sài Gòn, 1957.
Cũng tại Sài Gòn, Thứ Lang Bùi Xuân Trang dịch Tân biên Truyền kỳ mạn lục
làm 2 quyển, quyển thượng in năm 1962; quyển hạ in năm 1963, do Bộ Quốc gia Giáo
dục xuất bản.
Một số câu chuyện trong Truyền kỳ mạn lục cũng đã được dịch sang tiếng Pháp,
như Phạm Duy Khiêm dịch Khoái Châu nghĩa phụ truyện, Từ Thức tiên hôn lục công
1 Chỗ này thì cụ Phan Huy Chú ghi nhầm, thực tế Truyền kỳ mạn lục chỉ có 20 truyện, gồm 4 quyển, mỗi
quyển chép 5 truyện.
12
bố lần đầu vào năm 1944 và 1951 tại Pháp. Tiếp theo, Bùi Quang Tung dịch truyện
Tây viên kỳ ngộ ký đăng trên Tạp chí của Hiệp hội nghiên cứu Đông Dương (Le
Bulletin de Société des Études Indochinoises) vào năm 1955 ở Sài Gòn. Nguyễn Trần
Huân dịch Mộc miên thụ truyện công bố năm 1959 tại Paris bởi Nxb Club Français du
Livre. Sau đó cũng dịch giả này đã dựa vào bản in năm Cảnh Hưng thứ 24 (1763) để
dịch trọn 20 truyện trong 4 quyển, Nxb Gallimard (Pháp) công bố 1962 rồi Nxb Thế
giới (Việt Nam) in lại năm 1994, có tham khảo bản cựu biên, tức bản Vĩnh Thịnh năm
thứ 8 (1712).
Ở nước Nga, Truyền kỳ mạn lục đã được dịch và giới thiệu bởi Tchakov, sau đó
bản tiếng Nga do Nxb Thế giới (Việt Nam) công bố năm 1981.
Về các bản Việt dịch và tình hình nghiên cứu các tác phẩm truyền kỳ và
truyện ký mang yếu tố truyền kỳ
Trước năm 1975 đã có những bản dịch các tác phẩm truyện truyền kỳ hay
những truyện ký mang yếu tố truyền kỳ ra tiếng Việt chữ Quốc ngữ như: Lĩnh Nam
chích quái: truyện cổ dân gian Việt Nam sưu tầm từ thế kỷ XV của Vũ Quỳnh, Kiều
Phú do Đinh Gia Khánh, Nguyễn Ngọc San dịch và giới thiệu năm 1960 ở Hà Nội;
Lĩnh Nam chích quái của Trần Thế Pháp do Lê Hữu Mục dịch năm 1960 ở Sài Gòn;
Việt điện u linh của Lý Tế Xuyên do Lê Hữu Mục dịch năm 1960 ở Sài Gòn; Công dư
tiệp ký của Vũ Phương Đề do Tô Nam Nguyễn Đình Diệm dịch năm 1961 ở Sài Gòn;
Thánh Tông di thảo được Nguyễn Bích Ngô dịch và Lê Sĩ Thắng giới thiệu năm 1963
ở Hà Nội; Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm được Nxb Giáo dục, Hà Nội ấn hành
năm 1968; Thứ Lang Bùi Xuân Trang dịch Tân biên Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn
Tự năm 1970 ở Sài Gòn; Việt điện u linh của Lý Tế Xuyên được Nxb Văn học, Hà Nội
ấn hành năm 1972, v.v...
Về lý thuyết thể loại truyện truyền kỳ có thể tìm thấy trong công trình Khảo
luận tiểu thuyết Trung Hoa của Nguyễn Huy Khánh, Nxb Khai Trí Sài Gòn, 1959. Sau
đó, lý thuyết về thể loại truyện truyền kỳ được Nguyễn Hiến Lê bổ sung đầy đủ hơn
trong công trình Văn học sử Trung Quốc (3 tập) xuất bản tại Sài Gòn.
Dương Quảng Hàm, Việt Nam văn học sử yếu (viết xong 1941), Đông Pháp
xuất bản, HN, 1943, Bộ Quốc gia Giáo dục SG xuất bản, 1960, tại Thiên thứ ba: Thời
kì Lê, Mạc, chương thứ 5, mục C Văn truyện kí, có giới thiệu về tập truyện của
Nguyễn Dữ và nhận xét rằng “tuy chép những chuyện hoang đường quái đản, nhưng
13
cũng là tài liệu quý để ta khảo cứu về phong tục và tín ngưỡng của dân ta” (tr. 244 –
245).
Ban Văn Sử Địa (Văn Tân, Nguyễn Hống Phong, Nguyễn Đổng Chi), Sơ thảo
lịch sử văn học Việt Nam, quyển 2, Nxb Văn Sử Địa, HN, 1958, ở phần thứ tư, mục
III. Văn học chữ Hán, tiểu mục D. Loại truyện, do Nguyễn Đổng Chi viết (tr. 159 –
166), với các nội dung: tác giả, tác phẩm; nội dung tư tưởng, tính chất trữ tình, giá trị
tác phẩm.
Bùi Văn Nguyên (chủ biên) và Phan Sĩ Tấn biên soạn, Lịch sử văn học Việt
Nam, tập 2, Nxb GD, HN, 1961,về sau tái bản lần 5 vào năm 1978. Đây là bộ giáo
trình dùng chung cho Khoa Ngữ văn các Trường Đại học Sư phạm và Cao đẳng Sư
phạm do Khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội chủ trương. Trong bộ giáo
trình nàytại Giai đoạn III, chương III Nguyễn Dữ, tác giả dành một số trang đáng kể
viết về Nguyễn Dữ: giới thiệu về tác giả, tác phẩm, phần giá trị nội dung, tuy người
viết không chia thành mục, nhưng cũng có thể tóm lược ý chính như sau: giá trị hiện
thực, giá trị nhân đạo, giá trị thẩm mỹ. Nói chung, đây là tác phẩm xuất sắc, dẫn đầu
trong loại văn truyền kỳ trong văn học cổ Việt Nam (tr. 241 – 255).
Phạm Thế Ngũ, Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, tập 1. Phạm Thế xuất
bản, 1961, Văn học lịch triều: Hán văn, phần viết về Nguyễn Dữ và tác phẩm Truyền
kỳ mạn lục ở thiên thứ 2 Hán văn, chương 3 Truyện kí, mục 3, người viết giới thiệu
đôi nét về tác giả và tác phẩm, rồi phân tích nội dung tác phầm như về chính trị, về
luân lý, tư tưởng sâu xa của tác giả và thời đại, tâm sự u ẩn của tác giả (tr. 185 – 204).
Đinh Gia Khánh và Bùi Duy Tân với giáo trình Văn học cổ Việt Nam, Nxb Giáo
dục Hà Nội, 1964, trong đó có chương giới thiệu về Truyền kỳ mạn lục.
1.4. Tình hình nghiên cứu truyện truyền kỳ từ sau năm 1975 đến nay
Nhiều nhà nghiên cứu đã có quan tâm chú ý nhiều hơn các tác phẩm thuộc thể
loại truyện truyền kỳ. Có rất nhiều công trình dịch thuật, giới thiệu và nghiên cứu
truyện truyền kỳ được ấn hành sau mốc thời gian này. Có thể chia những tựu nghiên
cứu và dịch thuật truyện truyền kỳ giai đoạn sau năm 1975 ra thành các chặng đường
nhỏ hơn như sau:
1.4.1. Từ sau năm 1975 đến cuối những năm 80 của thế kỷ XX
Có thể điểm lại một số công trình và tiểu luận tiêu biểu như:
Đinh Gia Khánh (chủ biên), Bùi Duy Tân, Mai Cao Chương: Văn học Việt Nam
từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XVIII, 2 tập, Nxb.Đại học và Trung học chuyên nghiệp, HN,
14
1978, 1979, phần viết về Nguyễn Dữ thuộc tập 2, phần thứ tư, mục VI với tiêu đề:
Truyền kỳ mạn lục, một thành tựu của truyện kí văn học viết bằng chữ Hán, do Bùi
Duy Tân viết, với các nội dung chính: Giới thiệu tác giả, diện mạo và kết cấu tác
phẩm, tư tưởng và chủ ý của tác giả, những giá trị chủ yếu của tác phẩm: vạch trần chế
độ chính trị đen tối hủ bại của giai cấp phong kiến lúc suy thoái, thể hiện tinh thần dân
tộc, giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, giá trị nghệ thuật với thành tựu về thể loại (tr.
238 – 271).
Nguyễn Cẩm Thúy, Vũ Trinh và Kiến văn lục, Tạp chí Văn học, số 3 - 1983.
Trong bài viết này, tác giả đã giới thiệu khái quát về Vũ Trinh và nêu lên vài nhận
định về tác phẩm Kiến văn lục.
Trần Nghĩa, Một bản Truyền kỳ mạn lục in năm 1712 vừa tìm thấy, Tạp chí Hán
Nôm, số 2 - 1985, tr.90-100. Đây là giới thiệu bản Cựu biên Truyền kỳ mạn lục được
tìm thấy ở Pháp và những điều mới mẻ do tác phẩm Cựu biên Truyền kỳ mạn lục mang
lại.
Trần Nghĩa, Thử so sánh Truyền kỳ mạn lục với Tiễn đăng tân thoại, Tạp chí
Hán Nôm, số 1 (2), 1987, tr.3-13, đã chọn so sánh hai tác phẩm này ở các mặt như:
cấu tạo, thể văn, phạm vi đề tài và ý đồ người cầm bút. Sau đó, tác giả tiến hành so
sánh hai tác phẩm này dựa trên từng truyện riêng lẻ bằng cách chia nhóm. Nhóm thứ
nhất bao gồm những truyện có cốt truyện na ná nhau. Ở nhóm này, tác giả chọn so
sánh hai truyện tiêu biểu là Mẫu đơn đăng ký và Mộc miên thụ truyện. Nhóm thứ hai
bao gồm những truyện có kết cấu giống nhau một phần. Ở đây tác giả chọn so sánh
Tây viên kỳ ngộ ký với Liên phương lâu ký. Nhóm thứ ba là một truyện ở Truyền kỳ
mạn lục liên quan tới hai hay nhiều cốt truyện ở Tiễn đăng tân thoại. Nhóm thứ tư là
hai hay nhiều cốt truyện ở Truyền kỳ mạn lục có liên quan tới một cốt truyện ở Tiễn
đăng tân thoại.
Nguyễn Tá Nhí, Tìm hiểu nghĩa của từ Mỗ, Tạp chí Hán Nôm, số 1(4), 1988,
tr.88-91, viết về một từ hay nói đúng hơn là một tên gọi xuất hiện khá nhiều trong thơ
ca và truyện ký chữ Hán nói chung, truyện truyền kỳ giai đoạn cuối thời trung đại nói
riêng. Tác giả đã xem xét từ này ở các mặt: khả năng kết hợp của Mỗ trong các văn
bản, khả năng thay thế Mỗ với các từ khác và so sánh Mỗ với các từ Hán Việt tương
đương trong sách Hán diễn Nôm. Mặc dù phạm vi nghiên cứu của tác giả là trong thơ
chữ Hán nhưng thiết nghĩ vẫn có thể ứng dụng vào văn xuôi.
15
Bùi Văn Nguyên (chủ biên), Nguyễn Sĩ Cẩn, Hoàng Ngọc Trì (1989), trong
giáo trình Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XVIII, Nxb Giáo dục, Hà Nội,
có một chương viết riêng về Nguyễn Dữ và tác phẩm Truyền kỳ mạn lục. Chương này
do Hoàng Ngọc Trì viết. Chương sách giới thiệu về tác giả, kết cấu, chủ đề tác phẩm,
đi sâu phân tích các giá trị của tác phẩm.
Nguyễn Đăng Na, Tục Công dư tiệp ký: tác giả và tác phẩm, Tạp chí Hán Nôm,
số 1(6), 1989, tr.48-50, viết về tác phẩm Tục Công dư tiệp ký của Trần Trợ. Trong bài
viết này, tác giả đã chú ý đến mối quan hệ của ba tác phẩm: Công dư tiệp ký (Vũ
Phương Đề), Cát Xuyên tiệp bút (Trần Tiến) và Tục Công dư tiệp ký (Trần Trợ).
1.4.2. Từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay
Chặng đường này truyện truyền kỳ ngày càng được giới nghiên cứu quan tâm tìm
hiểu nhiều hơn. Có những công trình giới thiệu lại những tác phẩm đã được dịch trong
thời gian trước. Có những công trình giới thiệu các tác phẩm truyền kỳ của khu vực.
Chẳng hạn nghiên cứu về Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu, Liêu trai chí dị của Bồ
Tùng Linh (Trung Quốc); Kim ngao tân thoại của Kim Thời Tập (Triều Tiên); Nhật
Bản linh dị ký của Keikai, Ca tì tử [Otogiboco] của Asai Rey và Vũ nguyệt vật ngữ
[Ugetsumonogatasi] (Nhật Bản). Đây là những tư liệu đáng quý trong việc xem xét sự
ảnh hưởng qua lại của văn học khu vực đến truyện truyền kỳ Việt Nam.
Khái niệm về truyện truyền kỳ cũng được bàn đến trong các công trình sưu tầm
và giới thiệu tác phẩm thuộc thể loại này. Có thể kể một số công trình dịch và giới
thiệu truyện truyền kỳ cũng như một số bài nghiên cứu về thể loại như sau:
Hoàng Hưng (dịch), Lan Trì Kiến văn lục của Vũ Trinh (1990), Tạp chí Hán
Nôm, số 1(8), tr.73-79.
Nguyễn Văn Huyền (1991), Tân truyền kỳ lục và Phạm Quý Thích, Tạp chí Hán
Nôm, số 1(10), tr.80-84, giới thiệu truyện Chó nghĩa nhà nghèo trích trong Tân truyền
kỳ lục.
Hoàng Văn Lâu (1991), Truyện truyền kỳ đời Đường, Nxb KHXH, Hà Nội.
Tạp chí Hán Nôm, số 2(9), 1990, tr.90-109, có tuyển dịch một số truyện truyền
kỳ ưu tú đời Đường – Tống.
Phạm Thị Hảo, (1992), Văn học Trung Quốc giản yếu, Nxb ĐHTH TP. HCM có
điểm qua thể loại truyện truyền kỳ.
Công trình Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn
Khắc Phi (chủ biên) năm 1992 cũng đưa ra khái niệm tiểu thuyết truyền kỳ.
16
Trần Đình Việt, Nguyễn Án qua tác phẩm Tang thương ngẫu lục, Tạp chí Văn
học, số 3, 1994 phân tích khá kỹ về những chủ đề, tư tưởng tác giả thể hiện trong tác
phẩm Tang thương ngẫu lục.
Vũ Thanh, Những biến đổi của yếu tố “kỳ” và “thực” trong truyện ngắn truyền
kỳ Việt Nam, Tạp chí Văn học, số 6, 1994, đề cập sự hình thành và phát triển của
truyện truyền kỳ Việt Nam, yếu tố kỳ trong truyện truyền kỳ. Từ yếu tố kỳ đó, tác giả
cho thấy sự vận động, biến đổi của nó và sự thay thế nó dần dần của yếu tố thực.
Lương Duy Thứ (và những người khác tuyển dịch) (1994), Truyện chí quái chí
nhân chí dị truyền kỳ Trung Quốc, Nxb.VHTT, Hà Nội, đã tuyển chọn và giới thiệu
một số truyện ngắn trung đại của Trung Quốc.
Phùng Quý Sơn (biên soạn) (1995), Đường đại truyền kỳ, Nxb Đồng Nai, giới
thiệu một số truyện truyền kỳ đời Đường.
Schneider Paul, Khảo cứu bản dịch Nôm Truyền kỳ mạn lục, Tạp chí Hán Nôm,
số 1 (22), 1995, tr.14-24, là bài viết của một học giả nước ngoài về Truyền kỳ mạn lục.
Ông cho rằng bản dịch Nôm của Truyền kỳ mạn lục có thể được ghi lại vào khoảng thế
kỷ XVI. Ở đó, ông đi sâu đề cập đến một tác phẩm lâu nay ít được nhắc đến là Tân
biên Truyền kỳ mạn lục tăng bổ giải âm tập chú. Đây là bản diễn Nôm tác phẩm
Truyền kỳ mạn lục của Đại Hưng Hầu Nguyễn Thế Nghi.
Nguyễn Thị Oanh, Ca tì tử (Otogiboco) và Vũ nguyệt vật ngữ
(Ugetsumonogatasi) với Truyền kỳ mạn lục”, Tạp chí Hán Nôm, số 4 (25), 1995, tr.38-
49, tác giả đã so sánh Otogiboco và Ugetsumonogatasi với Truyền kỳ mạn lục trên cơ
sở những chi tiết có liên quan đến Tiễn đăng tân thoại.
Giáo trình Lịch sử văn học Trung Quốc (3 tập), Nxb Giáo dục, Hà Nội, (1995) có
một chương giới thiệu lý thuyết về truyện truyền kỳ.
Vũ Ngọc Khánh, Nguyễn Quang Ân, (1995), Kho tàng truyện truyền kỳ Việt
Nam, Nxb VHTT, Hà Nội đã giới thiệu rất nhiều truyện truyền kỳ Việt Nam và có một
bài giới thiệu về lý thuyết truyện truyền kỳ.
Lâm Ngữ Đường (biên soạn), Mai Ngọc Thanh (dịch), (1995), Bốn thiên truyện
tình nổi tiếng: tiểu thuyết truyền kỳ Trung Quốc, Nxb Thanh Hóa giới thiệu truyện
truyền kỳTrung Quốc loại diễm tình.
Đinh Văn Minh, (1996), Góp phần tìm hiểu Tân biên Truyền kỳ mạn lục, Tạp chí
Hán Nôm, số 4(29), tr.11-16, bàn thêm một vài suy nghĩ của tác giả về Tân biên, trong
đó tác giả có bàn đến Tân biên của Công dư tiệp ký.
17
Trần Nghĩa, (1996), Góp phần giải quyết những vấn đề văn bản học đang đặt ra
với Công dư tiệp ký, Tạp chí Hán Nôm, số 4(29), tr.3-10, nhằm giải quyết vấn đề tích
hợp và tế phân của Công dư tiệp ký vì tác phẩm Công dư tiệp ký đã được người đời sau
thêm vào khá nhiều.
Lỗ Tấn, (1996), Sơ lược lịch sử tiểu thuyết Trung Quốc, Lương Duy Tâm (dịch),
Lương Duy Thứ (hiệu đính), Nxb ĐHQG Hà Nội, giới thiệu những giai đoạn phát triển
của lịch sử tiểu thuyết Trung Quốc, trong đó có truyện truyền kỳ.
Hoàng Hữu Yên, (1996), Liệt nữ ở An Ấp là người nào?, Tạp chí Hán Nôm, số
4(29), tr.62-65, bàn về nhân vật trong An Ấp liệt nữ của Truyền kỳ tân phả (Đoàn Thị
Điểm).
Phạm Văn Thắm với 1996, Luận án Phó Tiến sĩ khoa học Nghiên cứu văn bản
và đánh giá thể loại truyền kỳ viết bằng chữ Hán ở Việt Nam thời trung đại (1996) có
thể xem là một công trình nghiên cứu công phu, khá toàn diện về thể loại truyện truyền
kỳ trung đại Việt Nam. Tác giả đã xác lập tiêu chí, danh mục truyện truyền kỳ chữ
Hán Việt Nam; nêu ra những vấn đề văn bản học, những đặc điểm về nội dung và nghệ
thuật của tác phẩm truyện truyền kỳ chữ Hán Việt Nam. Tuy vậy, công trình chưa đặt
truyện truyền kỳ Việt Nam trong bối cảnh giao lưu, du nhập, vận động, phát triển thể
loại trong mối quan hệ với các nước lân cận như Hàn Quốc, Nhật Bản, đặc biệt là
Trung Quốc. Về nghệ thuật, tác giả chỉ nghiên cứu theo phương diện không gian: thế
giới thiên đình, thế giới Âm phủ, thế giới thủy cung, thế giới tiên cảnh... mang tính
khái quát cao chứ chưa đi vào chi tiết cụ thể. Và tác giả cũng chưa chú trọng nhiều để
phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật, đặc biệt là thế giới nội tâm. Đây là sự thiếu
sót bởi trong truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam, nhân vật đã có đời sống nội tâm,
không còn kiểu nhân vật chức năng hay nhất phiến.
Trần Nghĩa (chủ biên) (4 tập), (1997), Tổng tập tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam,
Nxb Thế giới, Hà Nội đã giới thiệu khá nhiều truyện ngắn trung đại Việt Nam từ Việt
điện u linh, Lĩnh Nam chích quái... đến nhiều truyện truyền kỳ Việt Nam giai đoạn hậu
kỳ trung đại.
Trần Nghĩa, Tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam: nội dung và nghệ thuật, Tạp chí Hán
Nôm, số 4 (33), (1997), tr.3-21, đã bàn đến nội dung và nghệ thuật của 37 tác phẩm
tiểu thuyết chữ Hán. Về nội dung, ông đưa ra bốn chủ đề chính là: những bước ngoặc
quan trọng trong lịch sử đất nước, danh nhân lịch sử văn hóa Việt Nam, các tầng lớp
18
xã hội Việt Nam thời phong kiến và tình yêu đôi lứa. Về nghệ thuật, tác giả đưa ra
từng đặc điểm nghệ thuật cho từng loại tiểu thuyết.
Trần Nghĩa, Tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam, danh mục và phân loại, Tạp chí Hán
Nôm, số 3 (32), (1997), tr.3-16, đã đưa ra quan niệm về tiểu thuyết và lập bảng danh
mục tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam. Sau đó, tác giả tiến hành xác lập tiểu thuyết chữ
Hán Việt Nam bao gồm những tác phẩm văn xuôi được soạn thảo bằng Hán ngữ cổ
đại, mang đặc trưng thể loại của tiểu thuyết trong những hạn độ khác nhau.
Các công trình được biết đến trong thời gian này chủ yếu là công trình giới thiệu
tác phẩm và nghiên cứu so sánh tác phẩm theo loại hình thể loại. Có thể kể tên một số
công trình trong thời gian này như:
Nguyễn Kim Oanh, Vân Nang tiểu sử, Tạp chí Hán Nôm, số 2 (31), (1997), tr.90-
99.
Nguyễn Đăng Na, Truyền kỳ mạn lục có 20 hay 22 truyện?, Tạp chí Hán Nôm, số
2 (5), (1988), tr.45-49.
Nguyễn Thị Ngân, Bước đầu so sánh Thính văn dị lục của Việt Nam và Sam Seol
Gi của Hàn Quốc, Tạp chí Hán Nôm, số 3 (36), (1998), tr.40-45.
Trần Nghĩa, Lược đồ quan hệ tiểu thuyết Hán Nôm Việt Nam và tiểu thuyết cổ
các nước trong khu vực, Tạp chí Hán Nôm, số 2 (35), (1998).
Trần Nghĩa, Chỗ khác nhau giữa tiểu thuyết Hán Nôm Việt Nam và tiểu thuyết cổ
các nước trong khu vực, Tạp chí Hán Nôm, số 3 (40), (1999), tr.31-37.
Trần Nghĩa, Ảnh hưởng của Đạo giáo đối với tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam, Tạp
chí Hán Nôm, số 4 (41), (1999), tr.3-12.
Thọ Nhân, Một công trình văn bản học rất có giá trị: Truyền kỳ mạn lục san bản
khảo, Tạp chí Hán Nôm, số 2(39), (1999), tr.94.
Bộ hợp tuyển Truyện truyền kỳ Việt Nam (3 tập), Nxb Giáo dục, Hà Nội, (1999)
do Nguyễn Huệ Chi chủ biên đã tuyển chọn khá đầy đủ truyện truyền kỳ Việt Nam từ
khi ra đời ở thời trung đại cho đến thời hiện đại. Tuy nhiên cũng cần lưu ý là trong bộ
sách này, quan niệm về truyện truyền kỳ của người biên soạn được hiểu theo nghĩa
rộng, ngoài những truyện truyền kỳ và những truyện ký trung đại có yếu tố truyền kỳ
thì những truyện ma, truyền kỳ quái, truyện đường rừng trong văn học hiện đại cũng
được soạn giả tuyển chọn đưa vào công trình và xếp chúng vào thể loại truyện truyền
kỳ.
19
Từ đầu thế kỷ XXI đến nay, ở Đông Á nói chung và Việt Nam nói riêng, thể loại
truyện truyền kỳ rất được chú ý nghiên cứu. Lúc này xuất hiện nhiều công trình so
sánh thể loại truyện truyền kỳ của khu vực Đông Á và ở một số nước của các nhà
nghiên cứu với sự đánh giá lại những đóng góp của thể loại này cho văn học. Chẳng
hạn, ở Trung Quốc, Tiễn đăng tân thoại hiện nay thu hút sự chú ý của nhiều nhà
nghiên cứu trong và ngoài nước. Ở Triều Tiên và Hàn Quốc, Kim Ngao tân thoại của
Kim Thời Tập cũng được xem xét, đánh giá lại... Ở đây chúng tôi chỉ xin điểm qua
một số công trình tiêu biểu.
Nguyễn Công Lý (2000) trong Văn học Phật giáo thời Lý - Trần, diện mạo và
đặc điểm, ở mục Truyện Ký, trình bày có hệ thống về truyện ký Phật giáo thời Lý -
Trần. Đặc biệt, tác giả đi sâu phân tích truyện Tổ gia thực lục (viết về Huyền Quang)
với những chi tiết lạ hoá, kỳ ảo, mà trước đây chưa có nhà nghiên cứu nào quan tâm
tìm hiểu sâu kỹ về truyện ký này.
Trần Ích Nguyên (2000), Nghiên cứu so sánh Tiễn đăng tân thoại và Truyền kỳ
mạn lục (Phạm Tú Châu, Trần Thị Băng Thanh, Nguyễn Thị Ngân dịch), Nxb Văn
học, Hà Nội. Đây là công trình nghiên cứu nghiên cứu về truyện truyền kỳ thông qua
so sánh. Cách làm của tác giả là chia công trình thành nhiều tiết nhỏ. Cứ mỗi tiết đề
cập đến một vài vấn đề nào đó của tác phẩm này thì tiết sau sẽ là những vấn đề tương
tự của tác phẩm kia. Những nội dung mà Trần Ích Nguyên đã dùng để so sánh Tiễn
đăng tân thoại và Truyền kỳ mạn lục là: tác giả, sự ra đời và lưu truyền tác phẩm, nội
dung, nguồn gốc, kỹ xảo, nội hàm và ảnh hưởng.
Nguyễn Đăng Na (2001), Công trình giới thiệu và hợp tuyển Văn xuôi tự sự Việt
Nam thời trung đại gồm 3 tập, tập 1: Truyện ngắn, tập 2: Ký, tập 3: Tiểu thuyết
chương hồi, Nxb Giáo dục, Hà Nội, đã bàn khá kỹ về văn xuôi tự sự Việt Nam mà cụ
thể trong hai tập này là truyện ngắn và ký trung đại cùng xu hướng phát triển của nó,
trong đó có nhận xét, trích tuyển một số truyện và ký mang yếu tố truyền kỳ.
Toàn Huệ Khanh (2004), Nghiên cứu so sánh tiểu thuyết truyền kỳ Hàn Quốc -
Trung Quốc - Việt Nam, Nxb ĐHQG Hà Nội, nghiên cứu truyện truyền kỳ Đông Á
thông qua so sánh ba tác phẩm truyền kỳ tiêu biểu của ba nước Đông Á: Kim Ngao tân
thoại của Kim Thời Tập, Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu và Truyền kỳ mạn lục của
Nguyễn Dữ. Từ sự so sánh đó có thể rút ra những nét độc đáo riêng của truyện truyền
kỳ mỗi nước.
20
Nguyễn Nam (2005) với luận án Tiến sĩ bảo vệ tại Harvard University Writing as
response and as translation: Jiandeng xinhua and evolution of the chuanqi genre in
East Asia, particurly in Vietnam, đã nghiên cứu Tiễn đăng tân thoại và sự biến đổi
cũng như ảnh hưởng của nó đến truyện truyền kỳ khu vực. Bên cạnh đó, công trình
cũng nghiên cứu về sự phát triển truyện truyền kỳ ở Đông Á mà cụ thể là Hàn Quốc,
Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Riêng ở Việt Nam, tác giả nghiên cứu truyện
truyền kỳ thông qua tác phẩm Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ.
Trần Đình Sử (2005), Thi pháp văn học trung đại Việt Nam, Nxb ĐHQG Hà Nội,
ở chương IV: Thể loại truyện chữ Hán, có một tiểu mục viết về truyện truyền kỳ, trong
đó tác giả nêu lên một số đặc điểm chung nhất. Sau đó, tác giả đã bàn đến thời gian
nghệ thuật trong truyện truyền kỳ: thời gian ước lệ lịch sử, thời gian thần thoại, thời
gian khép kín.
Nguyễn Đăng Na (chủ biên), (2005) Văn học trung đại Việt Nam (2 tập), Nxb
ĐHSP HN. Đây là bộ giáo trình dùng để đào tạo giáo viên Trung học Cơ sở được Dự
án Việt – Bỉ tài trợ, chương viết về Truyền kỳ mạn lục thuộc tập 1, với nội dung giới
thiệu thân thế, cuộc đời Nguyễn Dữ, giới thiệu tác phẩm Truyền kỳ mạn lục: Hoàn
cảnh sáng tác, Chủ đề, Kết cấu, Nội dung và Nghệ thuật tác phẩm.
Boris Riftin (2006), Thử so sánh Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu (Trung Quốc)
với Kim Ngao tân thoại của Kim Thời Tập (Triều Tiên), Truyền kỳ mạn lục của
Nguyễn Dữ (Việt Nam) và Ca Tỳ Tử của Asai Rey (Nhật Bản). Đây là bài viết của một
tác giả phương Tây về thể loại truyện truyền kỳ Đông Á. Trong đó, ông đã chọn so
sánh các truyện có kiểu truyện giống với Thủy cung khánh hội lục và Mẫu đơn đăng ký
của các tác phẩm Kim Ngao tân thoại, Truyền kỳ mạn lục và Ca Tỳ Tử. Từ đó, ông đã
khái quát nên những sáng tạo riệng của các tác giả, đặc biệt là Nguyễn Dữ.
Nguyễn Phạm Hùng trong bài Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm
sáng tác Truyền kỳ mạn lục, Tạp chí Nghiên cứu Văn học số 1-2006, đã nêu lại thân
thế Nguyễn Dữ và khẳng định thời điểm viết tác phẩm truyền kỳ nổi tiếng này, vấn đề
mà trước đây trong các giáo trình, các bộ văn học sử, các bài viết của các nhà nghiên
cứu chưa giải quyết, chỉ ước đoán lờ mờ.
Đoàn Lê Giang (2007), với mục Về thể loại truyện truyền kỳ trong văn học Đông
Á in trong công trình Văn học Việt Nam thế kỷ X - XIX (những vấn đề lý luận và lịch
sử) do Trần Ngọc Vương chủ biên, Nxb Giáo dục, đã bàn đến nguồn gốc, khái niệm
truyện truyền kỳ. Sau đó, tác giả so sánh ba tác phẩm: Tiễn đăng tân thoại, Truyền kỳ
21
mạn lục và Vũ nguyệt vật ngữ. Từ đó rút ra giá trị của yếu tố kỳ trong truyện truyền
kỳ.
Đoàn Thị Thu Vân (chủ biên), (2008), Văn học trung đại Việt Nam (thế kỷ X –
thế kỷ XIX), Nxb Giáo dục, TP.HCM. Đây là bộ giáo trình của Khoa Ngữ văn,
Trường Đại học Sư phạm TP. HCM. Trong đó có một chương giới thiệu tác phẩm
Truyền kỳ mạn lục.
Nguyễn Công Lý (2008) tại Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ 3, có bài Bàn
lại về mối quan hệ giữa Nguyễn Bỉnh Khiêm - Nguyễn Dữ và Phùng Khắc Khoan (từ
báo cáo này, tác giả tách ra thành 4 bài độc lập, đăng trên các tạp chí, xin xem Tài liệu
tham khảo). Ở đây, tác giả không đồng tình với Vũ Khâm Lân trong bài "Bạch Vân am
cư sĩ Nguyễn Công Văn Đạt phả ký" khi cho rằng Nguyễn Bỉnh Khiêm và Phùng Khắc
Khoan tham gia phủ chính Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ để tác phẩm trở thành
áng "thiên cổ kỳ bút", "áng văn hay của bậc đại gia". Về tuổi tác và mối quan hệ, bài
viết cho rằng có thể Nguyễn Dữ lớn hay bằng hoặc nhỏ hơn Nguyễn Bỉnh Khiêm một
vài tuổi, lại là con của một Tiến sĩ Thượng thư nên không thể là học trò của Nguyễn
Bỉnh Khiêm và giữa Nguyễn Dữ với Nguyễn Bỉnh Khiêm chưa chắc đã có mối quan
hệ nào, nhất là quan hệ thầy – trò, bởi Nguyễn Dữ làm quan thời Lê sơ (trước năm
1527), còn Nguyễn Bỉnh Khiêm lại làm quan cho nhà Mạc (từ năm 1535 đến năm
1542), sau khi cáo quan, ông về mở trường dạy học ở am Bạch Vân (1543), nên
Nguyễn Dữ không thể là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Còn Phùng Khắc Khoan thì
sinh năm 1528, trong khi đó Nguyễn Dữ từ trước năm 1527 đã xin từ quan, thì không
thể nói rằng Nguyễn Dữ là bạn cùng học của Phùng Khắc Khoan được. Từ đó suy luận
rộng ra Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan lúc bấy giờ không thể có điều kiện
để phủ chính văn bản Truyền kỳ mạn lục. Hơn nữa từ trước năm 1547, Truyền kỳ mạn
lục đã nổi tiếng nên Nguyễn Thế Nghi đã dịch Nôm, còn Hà Thiện Hán thì viết lời Tựa
cho tác phẩm của Nguyễn Dữ vào năm 1547. Vì thế, ý kiến của Vũ Khâm Lân đã viết
trong bài Phả ký cần phải xem lại. Đồng thời bài viết còn đính chính một số nhầm lẫn
của Trần Ích Nguyên (Đài Loan), Nguyễn Phạm Hùng (Việt Nam) trong các bài viết,
công trình nghiên cứu về Truyền kỳ mạn lục của hai nhà nghiên cứu này.
Lã Nhâm Thìn (chủ biên), Giáo trình Văn học trung đại Việt Nam, Nxb Giáo dục,
Hà Nội, 2011, 2 tập. Chương viết về Nguyễn Dữ và tác phẩm Truyền kỳ mạn lục thuộc
tập 1, do Vũ Thanh biên soạn.
22
Trần Thị Thu Hiền (2012), Oan - Giải oan trong văn học thế kỷ X – XIX (qua
truyện ngắn trung đại Việt Nam), Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội.
Công trình tập trung nghiên cứu về vấn đề nỗi oan và cách giải oan, lý giải hiện tượng
đó và chỉ ra ý nghĩa trong đời sống tâm linh người Việt. Luận án chứng minh nỗi oan
trở thành hiện tượng mang tính phổ quát trong cuộc sống và văn học thời trung đại
Việt Nam, đồng thời giải mã ý nghĩa của các cách giải oan, từ đó cho thấy được giá trị
nhân bản của văn học trung đại. Đây là sự bổ sung đáng kể cho đề tài sau này, giúp
chúng tôi có cái nhìn sâu sắc hơn, toàn diện hơn về tư tưởng, tình cảm của tác giả, vấn
đề phản ánh hiện thực trong một số tác phẩm truyền kỳ.
Nguyễn Công Lý (2018) trong công trình Văn học Việt Nam thời Lê Mạc, Nam
Bắc phân tranh (đầu thế kỷ XV - cuối thế kỷ XVII) có một mục viết về truyện truyền kỳ
ở chương 3 "Hệ thống thể loại" và một mục viết về Nguyễn Dữ và tác phẩm Truyền kỳ
mạn lục ở chương 4 "Tác gia tiêu biểu".
Bên cạnh còn có rất nhiều đề tài luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt
Nam đã được thực hiện tại các cơ sở đào tạo Sau đại học trong nước mà chúng tôi đã
tiếp cận, nhưng để tránh rườm rà nên không nêu ra ở đây.
* Tiểu kết
Qua tổng quan tình hình nghiên cứu về truyện truyền kỳ, có thể khái lược lại
như sau:
Một là, tác phẩm Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ là đỉnh cao của thể loại
truyện truyền kỳ Việt Nam. Vì thế mà tác phẩm này được nhiều người đời sau sao
chép, khắc in.
Hai là, bên cạnh quá trình truyền bản, đương thời đã có người diễn Nôm tác
phẩm, có người đánh giá cao tác phẩm như Hà Thiện Hán đã viết trong lời Tựa, Đến
cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, tác phẩm cũng đã chiếm được sự ưu ái của Lê Quý
Đôn, Bùi Huy Bích, Phan Huy Chú với những lời ngợi ca.
Ba là, từ đầu thế kỷ XX đến trước năm 1975, trong quá trình hiện đại hoá văn
học, tác phẩm Truyền kỳ mạn lục cùng với nhiều truyện truyền kỳ và những truyện ký
mang yếu tố truyền kỳ khác được nhiều học giả quan tâm, phiên dịch sang Quốc ngữ,
sang tiếng Pháp để giới thiệu, xuất bản cùng những nghiên cứu về thể loại này được
công bố trên các báo và tạp chí.
Bốn là, từ sau năm 1975 đến cuối thập niên 80 và từ năm 1990 đến nay, truyện
truyền kỳ trung đại Việt Nam được các học giả trong và ngoài nước quan tâm tìm hiểu
23
nhiều hơn với nhiều công trình dịch thuật, nhiều chuyên khảo và nhiều luận văn luận
án nghiên cứu về thể loại văn học này. Đặc biệt là các học giả còn quan tâm mở rộng
biên độ và không gian nghiên cứu bằng cách so sánh các tác phẩm truyện truyền kỳ
trong văn học khu vực Đông Á. Với sự vận dụng lý thuyết nghiên cứu mới, các học
giả đã đem lại những cái nhìn mới mẻ hơn, toàn diện hơn trong việc nghiên cứu truyện
truyền kỳ.
Tất cả những thành tựu trên chính là chỗ dựa để chúng tôi kế thừa và tiếp thu
khi triển khai các mục của đề tài theo hướng nghiên cứu mà luận án đề ra.
24
Chƣơng 2
KHÁI NIỆM, NGUỒN GỐC, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN
VÀ XÁC LẬP TIÊU CHÍ TRUYỆN TRUYỀN KỲ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
Ở chương này, luận án đi sâu trình bày khái niệm truyện truyền kỳ, nêu lên nguồn
gốc, quá trình hình thành và phát triển của thể loại truyện truyền kỳ, đồng thời xác lập
tiêu chí phân loại truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam.
2.1. Khái niệm Truyện truyền kỳ
Thuật ngữ truyện truyền kỳ ban đầu chỉ là tên gọi của một tập sách có tên là
Truyền kỳ do Bùi Hinh và một số tác giả thời Trung Đường (thế kỷ VIII – IX, Trung
Quốc) kể lại. Tập sách này có nhiều truyện hấp dẫn như: Côn Lôn Nô, Viên Thị
Truyện, Nhiếp Ẩn Nương... Về sau, các nhà nghiên cứu đã sử dụng tên gọi này để chỉ
chung cho những truyện có cùng kiểu viết như thế. Từ đó, thuật ngữ truyện truyền kỳ
trở thành tên gọi cho một thể loại truyện ngắn trung đại ở Trung Quốc.
Từ điển thuật ngữ văn học (tái bản 1999) do Lê Bá Hán, Nguyễn Khắc Phi và
Trần Đình Sử (chủ biên) cho rằng: "tiểu thuyết truyền kỳ" còn gọi là truyện truyền kỳ,
“thể loại tự sự ngắn cổ điển của văn học Trung Quốc hình thành ở thời Đường. Tên
gọi này tới cuối thời Đường mới có. "Kỳ" nghĩa là không có thực, nhấn mạnh tính chất
hư cấu. Thoạt tiên tiểu thuyết truyền kỳ mô phỏng truyện chí quái thời Lục triều, sau
đó phát triển độc lập. Có loại miêu tả cuộc đời biến ảo mơ mộng (ví dụ Nam Kha thái
thú truyện). Có loại ca ngợi tình yêu nam nữ (như Chương Đài liễu truyện). Có loại
miêu tả hào sĩ hiệp khách (như Hồng Nhiễm khách truyện). Tiểu thuyết truyền kỳ tiêu
biểu của văn học Việt Nam là Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ và Truyền kỳ tân phả
của Đoàn Thị Điểm”.
Theo Trần Đình Sử trong Thi pháp văn học trung đại Việt Nam (1999, tái bản
2005) căn cứ vào sự ra đời của thể loại này, các học giả Trung Quốc đã giải thích về
thuật ngữ truyền kỳ như sau: Truyện truyền kỳ xuất hiện ở đời Đường, Tống, đánh dấu
sự chín mùi của tự sự nghệ thuật. Hai chữ truyền kỳ bao hàm mấy ý nghĩa: một là có ý
chuộng lạ, hai là chứa đựng nhiều thể: sử, thơ, nghị luận... Về phong cách, truyện
truyền kỳ dùng văn xuôi để kể, đến chỗ tả cảnh, tả người thì dùng văn biền ngẫu, khi
nhân vật bộc lộ cảm xúc thì thường làm thơ. Tên gọi truyền kỳ không những dùng để
chỉ một thể loại tự sự mà đến đời Minh, Thanh, nó lại chuyên dùng để chỉ thể loại hý
khúc.
25
Phạm Văn Thắm trong luận án Phó Tiến sĩ: Nghiên cứu văn bản và đánh giá
thể loại truyền kỳ viết bằng chữ Hán Việt Nam thời trung đại (1996) cho rằng:
Truyền kỳ là từ gốc Hán, nghĩa là truyền đi một sự lạ. Ở Việt Nam khi đề cập đến
thuật ngữ truyền kỳ, một số sách khi thì giải thích từ này theo tính chất câu chuyện,
khi thì dựa vào đặc điểm thể loại ở một thời kỳ nhất định, khi thì dựa vào lịch sử hình
thành truyện truyền kỳ, khi thì coi truyền kỳ là một thể loại ngắn, khi thì coi truyền kỳ
là một loại văn xuôi tự sự nhưng đã để mất yếu tố kỳ lạ... Ở Trung Quốc, thuật ngữ
truyền kỳ bao hàm các nghĩa như: chỉ một loại truyện mang nội dung "kỳ văn dị sự" và
chỉ một thể loại văn học viết bằng văn ngôn.
Nguyễn Đăng Na trong Đặc điểm văn học trung đại - những vấn đề văn xuôi
tự sự (2002) thì cho rằng, truyện truyền kỳ là hình thức văn học “lấy con người làm
đối tượng và trung tâm phản ánh", dùng "hình thức kỳ ảo làm phương thức chuyển tải
nội dung", nhờ đó người đọc có thể "cùng nhân vật của truyện phiêu diêu trong thế
giới ảo huyền ở cả bốn cõi không gian... và hành trình trong thời gian phi tuyến tính”.
Một số nhà nghiên cứu khác như Vũ Ngọc Khánh, Nguyễn Quang Ân trong
Kho tàng truyện truyền kỳ Việt Nam (1995) lại cho rằng: “Theo đúng nghĩa đen của
nó, truyền kỳ chỉ có nghĩa là truyền đi, kể đi một sự lạ. Sự lạ này có thể là chuyện của
thần thánh, của ma quỷ, chuyện có những thông tin dị biệt đối với đời. Bao nhiêu vấn
đề báo ứng mộng mị, huyền ảo hư thực hàm hồ đều có thể gọi là kỳ cả... Có điều là
chuyện kỳ ảo nhưng lại không phải là thần thoại và có phần gần với cổ tích thần kỳ.
Các nhà Nho đã chịu khó ghi chép nhiều chuyện lạ, chuyện được nghe, chuyện đồn
đại, họ đều để công thu thập lại hết với thái độ nửa tin, nửa ngờ, hoặc nửa hư cấu
sáng tạo, nửa ký sự... Và như vậy họ mới đặt cái tên như "Thính văn dị lục" chẳng
hạn”.
Theo Từ điển văn học (bộ mới, 2004), Nguyễn Huệ Chi đã quan niệm:
“Truyện truyền kỳ là hình thức văn xuôi tự sự cổ điển Trung Quốc, bắt nguồn từ
truyện kể dân gian, sau được các nhà văn nâng lên thành văn chương bác học sử dụng
những mô típ kỳ quái hoang đường, lồng trong một cốt truyện có ý nghĩa trần thế
nhằm gợi hứng cho người đọc. Gọi là tiểu thuyết nhưng tiểu thuyết truyền kỳ có dung
lượng ngắn và kết cấu không theo kiểu chuyện dài thu ngắn, phần nào có dáng dấp
của thể loại truyện ngắn cận hiện đại. Sự tham gia của yếu tố thần kỳ vào câu chuyện
cũng không phải là do lực lượng tự nhiên được nhân hóa như kiểu thần thoại hoặc
những nhân vật có phép lạ như trời, bụt, thần, tiên... như trong truyện cổ tích thần kỳ
26
mà phần lớn ngay ở hình thức phi nhân tính của nhân vật: ma quỷ, hồ ly, vật hóa
người... Tuy nhiên, trong truyện bao giờ cũng có những nhân vật là người thật và
chính những nhân vật mang hình thức phi nhân cũng chỉ là sự cách điệu, phóng đại
của tâm lý, tính cách của một loại người nào đấy”.
Từ những ý kiến trên, luận án đi đến quan niệm rằng truyện truyền kỳ thuộc thể
loại văn xuôi tự sự cổ điển Trung Quốc, có nguồn gốc từ những truyện kể thần linh,
chí dị, chí quái trong dân gian. Khi du nhập vào Việt Nam, truyện truyền kỳ chỉ giữ
nguyên về hình thức thể loại, còn nội dung hoàn toàn do các tác giả Việt Nam viết ra
dựa trên sự kế thừa truyền thống văn hóa dân tộc và trí tưởng tượng dồi dào phong phú
của người chép truyện. Các tác phẩm thể loại này luôn có nhiều yếu tố kỳ ảo, hoang
đường nhưng nội dung tư tưởng lại hướng về cuộc sống hiện thực. Thế giới mà các tác
giả dựng nên trong truyện truyền kỳ được xem như bản sao của thế giới thực. Mọi
sáng tạo huyền ảo, thần kỳ ấy không nằm ngoài mục đích nêu cao những ước mơ, khát
vọng của con người trong xã hội đương thời.
2.2. Truyện truyền kỳ khu vực Đông Á và vai trò của Tiễn đăng tân thoại trong tiến
trình phát triển thể loại truyền kỳ khu vực Đông Á
2.2.1. Khái quát về sự hình thành truyện truyền kỳ khu vực Đông Á
Trần Ích Nguyên, trong công trình Nghiên cứu so sánh Tiễn đăng tân thoại và
Truyền kỳ mạn lục, ở mục Nguồn gốc truyện truyền kỳ, ông đã nêu khá rõ ràng về các
nguồn gốc của truyện truyền kỳ. Thứ nhất, truyện truyền kỳ là sự mô phỏng thần thoại,
chí quái giai đoạn trước. Sự mô phỏng này thể hiện ở nhiều yếu tố (đề tài, kết cấu, cốt
truyện...). Thứ hai, truyện truyền kỳ bắt nguồn từ thơ văn, truyện ký giai đoạn trước.
Đó là những chi tiết, tình tiết lấy từ kho từ điển, điển cố trong các tác phẩm khác, đồng
thời những đoạn văn, đoạn thơ trong truyện truyền kỳ cũng chịu ảnh hưởng nhiều từ
các tác giả giai đoạn trước. Thứ ba, nguồn gốc của truyện truyền kỳ còn là những ghi
chép về truyền thuyết dân gian địa phương do chính các tác giả tự sưu tầm và huyền
thoại hóa lại những thần tích, thần phả mà họ ghi chép được. Cuối cùng, nguồn gốc
thứ tư của truyện truyền kỳ mà các nhà nghiên cứu ít nhắc đến là khả năng tưởng
tượng của tác giả. Cho dù có những truyện truyền kỳ có nhiều sự kế thừa từ các tác
phẩm trước đó nhưng cái làm nên giá trị tác phẩm vẫn là tài năng, trí tưởng tượng bay
bổng của tác giả. Ví dụ: Long đình đối tụng lục của Nguyễn Dữ với môtip diệt trừ
nhân vật ở thế giới khác dưới Long cung không thể tìm thấy trong các tác phẩm truyền
kỳ khác.
27
Vương Tiểu Thuẫn trong bài viết Việt Nam tiểu thuyết tùng san và vấn đề văn
hiến trên Tạp chí Hán Nôm (số 1/ 2000) cho rằng: "Tiểu thuyết truyền kỳ Việt Nam có
gốc gác từ chuyện chí quái, tiểu thuyết truyền kỳ thời trung cổ của Trung Quốc. Đặc
điểm chủ yếu của chúng là nhiều thành phần hư cấu, quy mô từng thiên truyện không
dài (thường góp nhiều thiên thành tập)". Trong bài viết, tác giả đã thống kê các
chuyện kể được xếp vào loại truyện mang yếu tố truyền kỳ. Đó là những tập truyện kể
dân gian, bút ký tiểu thuyết, thần thoại và truyền thuyết, truyện kể về thần linh trong
suốt giai đoạn trung đại.
Như vậy, hầu hết các nhà nghiên cứu đều nhất trí rằng nguồn gốc của truyện
truyền kỳ Việt Nam là sự tổng hợp giữa những ảnh hưởng từ truyện truyền kỳ Trung
Quốc và các truyện dân gian thần linh chí quái của Việt Nam. Ngay cách gọi tên
truyện truyền kỳ cũng thể hiện rõ sự vay mượn trong thể loại. Với hai nguồn ảnh
hưởng trên, truyện truyền kỳ Việt Nam trở nên lung linh nhờ sức sáng tạo tuyệt vời
của các tác giả.
2.2.1.1. Truyện truyền kỳ Trung Quốc
Theo các nhà nghiên cứu, truyền kỳ là thể loại văn xuôi nghệ thuật xuất hiện
khá sớm trong văn học cổ điển Trung Quốc. Nền văn học cổ điển Trung Quốc là cái
nôi sản sinh ra các thể loại văn học trong khu vực Đông Á, trong đó có truyện truyền
kỳ. Lúc đầu để định danh cho hiện tượng văn học này, người ta dùng thuật ngữ "tiểu
thuyết" và "truyền kỳ" nhưng nó không chứa đựng ý nghĩa như một thuật ngữ khoa
học ngày nay. Theo đó, tiểu thuyết chỉ là những chuyện vặt được lượm lặt từ đầu
đường xó chợ. Người ta dùng khái niệm "truyền kỳ" với ý nghĩa mỉa mai, châm biếm,
là những truyện hoang đường, không đáng tin, không liên quan đến đạo đức.
Hiện nay có ba quan điểm khác nhau về nguồn gốc của thể loại truyền kỳ ở
Trung Quốc:
+ Loại quan điểm thứ nhất: Một số học giả cho rằng nguồn gốc của truyền kỳ là
các sự tích lịch sử và truyện ngắn thế kỉ VIII - IX trong văn học Trung Quốc. Như vậy
quan điểm này đã dựa vào tính chất văn - sử - triết bất phân thời trung đại.
+ Loại quan điểm thứ hai: Những người thuộc quan điểm này cho rằng nguồn
gốc của truyện truyền kỳ là xuất phát từ truyện kể đời Đường.
+ Loại quan điểm thứ ba: Những nhà nghiên cứu theo quan điểm thứ ba đã
khẳng định: nguồn gốc truyền kỳ có từ văn xuôi Trung Quốc cổ đại thế kỉ III - VI.
28
Đa số các nhà nghiên cứu đồng tình với ý kiến thứ hai. Đó là ở Trung Quốc,
truyện truyền kỳ đã trải qua một quá trình hình thành và phát triển lâu dài, mà cụ thể là
hình thành ở đầu đời Đường. Có thể thấy truyện truyền kỳ đời Đường phát triển qua ba
giai đoạn:
+ Thời sơ Đường (618 – 741): Đây là giai đoạn hình thành truyện truyền kỳ.
Nội dung khá đa dạng: có tác phẩm viết về đề tài tình yêu ma quái, quái dị; có truyện
viết về thần tiên, có truyện viết về động vật được nhân cách hóa. Về bút pháp truyện
truyền kỳ thời này thiên về ghi chép, ít sáng tạo.
+ Thời trung Đường (742 – 820): Có thể nói đây là giai đoạn phát triển rực rỡ
của truyền kỳ. Nội dung truyện truyền kỳ thời kỳ này có nhiều biến chuyển lớn với
chủ đề về chốn quan trường, về khát vọng tình yêu và về lịch sử. Loại truyện này chủ
yếu phản ánh tính hoang dâm vô độ của tầng lớp thống trị, đồng thời cũng thể hiện sự
bất mãn của các tác giả đối với đường lối chính sách đương thời.
+ Thời vãn Đường: (821 – 907): Ở giai đoạn này, thể loại truyền kỳ đã đi vào
thoái trào.
Ngoài ra, cũng cần nói đến truyện truyền kỳ các đời Tống, Nguyên, Minh,
Thanh. Đời Tống - Nguyên truyện truyền kỳ tiếp tục rơi vào tình trạng suy thoái dần.
Sang đến đời Minh, thể loại truyền kỳ hưng thịnh trở lại. Nổi tiếng có tập Tiễn đăng
tân thoại của Cù Hựu, Tiễn đăng dư thoại của Lý Xương Kỳ. Về sau còn có Liêu trai
chí dị rất nổi tiếng của Bồ Tùng Linh. Về hình thức những tác phẩm trên đều bao gồm
những truyện ngắn, với cách ghi chép tương tự như truyền kỳ đời Đường. Nó được
xem là những tác phẩm mở lối cho sự ra đời của những kiệt tác đời sau đó.
Đặc điểm của truyện truyền kỳ Trung Quốc: căn cứ vào quá trình phát triển của
truyện truyền kỳ, một số nhà nghiên cứu đã chỉ ra một số đặc trưng của thể loại này:
+ Truyện truyền kỳ Trung Quốc ở đời Tống đã cho thấy yếu tố ma quỷ thần
quái là đặc điểm cơ bản của truyền kỳ.
+ Đi sâu khắc họa hình tượng nhân vật ở cả hai phương diện nội dung và hình
thức là đặc trưng cơ bản cho thể loại truyền kỳ khi nói về nghệ thuật của nó.
2.2.1.2. Truyện truyền kỳ Triều Tiên
Như chúng ta đã biết Triều Tiên thời trung cổ thuộc khối đồng văn Đông Á, có
sự tương đồng về văn hóa với Việt Nam và các nước khu vực.
29
Theo một số nhà nghiên cứu thì từ thế kỷ XV, trong đời sống kinh tế - văn hóa -
xã hội Triều Tiên có những biến đổi đáng kể do sự cải cách của triều đại phong kiến
đương thời. Và văn học Triều Tiên thế kỷ XV cũng đánh dấu bước chuyển đáng chú ý.
Ngay từ khi ra đời văn xuôi tự sự Triều Tiên chia làm hai dạng rõ rệt. Một dựa
trên truyện tiếu lâm trong văn học dân gian, một dựa vào nguồn thần thoại, cổ tích,
truyền thuyết. Nguồn thứ hai này tạo nên thể loại truyền kỳ. Nói đến thể loại này, các
nhà nghiên cứu nhắc ngay đến Kim Ngao tân thoại của Kim Si Seup (Kim Thời Tập),
tác phẩm truyền kỳ xuất hiện khá sớm vào thế kỷ XV và chịu ảnh hưởng sâu sắc Tiễn
đăng tân thoại của Cù Hựu đời Minh.
2.2.1.3. Truyện truyền kỳ Nhật Bản
Ở Nhật Bản, từ cuối thế kỷ XII đã xuất hiện thể loại truyện kể được kể bởi
những nghệ sĩ lãng tử dưới hình thức trường ca sử thi. Từ đầu thế kỷ XIV đến thế kỷ
XVI văn học Nhật Bản đã thực sự tồn tại một loại văn xuôi nghệ thuật khác rất xa với
dòng chảy tư tưởng chung của thời đại này. Đó là truyện ngắn, trong đó một số có
nguồn gốc folklore với những cốt truyện cổ tích, một số khác lấy các cốt truyện từ văn
học cổ điển Nhật Bản, từ những Phật thoại và cuối cùng là từ văn học Trung Quốc.
Đến thế kỷ XVI nhiều truyện trong số đó – khoảng gần ba trăm truyện – được ghi chép
và được xuất bản bằng các văn bản khắc ván. Đó là hình thức ban đầu của truyện ngắn
Nhật Bản.
Con đường hình thành truyện truyền kỳ Nhật Bản không giống với Việt Nam và
Triều Tiên, mang đặc thù của văn học xứ sở hoa anh đào. Cuối thế kỷ XVI, tác phẩm
truyền kỳ của Cù Hựu đã được biết đến ở Nhật Bản. Trước hết các tác giả người Nhật
làm quen với Cù Hựu trong nguyên bản chữ Hán, kế tiếp là dịch những truyện tiêu
biểu rồi phóng tác theo Cù Hựu và cuối cùng là ứng dụng, để sáng tạo ra truyện truyền
kỳ ở Nhật Bản. Kết cấu truyện chủ yếu vẫn theo lối tuyến tính nhưng được triển khai
trong sự đa dạng của chủ đề, đề tài, nhân vật. Đặc biệt là truyện thường ngắn gọn, có ý
nghĩa vừa là giai thoại, vừa là ngụ ngôn. Đỉnh cao của truyện truyền kỳ Nhật Bản là
Cà tỳ tử của Asai Ryôi và Vũ nguyệt vật ngữ của Ueda Akinari (thế kỉ XVIII).
2.2.1.4. Truyện truyền kỳ Việt Nam
Chúng ta không thể phủ nhận một điều rằng: truyện truyền kỳ Việt Nam vốn có
nguồn gốc từ truyện truyền kỳ Trung Quốc và có mối quan hệ với các nước khu vực
chữ Hán. Tuy vậy, truyện truyền kỳ Việt Nam cũng có một quá trình hình thành và
phát triển nội sinh gắn với nền văn hóa dân gian và văn xuôi lịch sử. Đồng thời trong
30
suốt quá trình hoàn thiện mình, thể loại này vẫn tiếp tục chịu ảnh hưởng giao lưu với
các nước trong khu vực, với Trung Quốc và các nước khu vực văn hóa Đông Á.
Ở Việt Nam, Tiễn đăng tân thoại được truyền vào muộn hơn Triều Tiên và
Nhật Bản. Đó là vào khoảng cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI. Nghiêm Tòng Giản, tác
giả cuốn Thù vực chu tư lục được viết vào khoảng 1559 đến 1574 đã xác nhận vào thời
gian đó, An Nam đã có Tiễn đăng tân thoại và Tiễn đăng dư thoại. Mặt khác, trong lời
tựa của Truyền kỳ mạn lục của Hà Thiện Hán viết năm 1547 có nhận xét rằng: “Xem
văn từ của Truyền kỳ không ngoài phên dậu của Tông Cát”.
2.2.2. Vai trò của Tiễn đăng tân thoại trong tiến trình phát triển thể loại truyền kỳ
khu vực Đông Á
Như đã nói trên, Tiễn đăng tân thoại đã đánh dấu mốc quan trọng cho sự ra đời
và phát triển của thể loại truyện truyền kỳ khu vực Đông Á. Từ ảnh hưởng của tác
phẩm này, nhiều tác phẩm truyền kỳ đặc sắc đã ra đời ở nhiều nước như: Kim Ngao
tân thoại, Ca tỳ tử, Truyền kỳ mạn lục... và rồi những tác phẩm này lại làm công việc
dẫn đường cho biết bao tác phẩm kế tiếp. Ngay ở Trung Quốc, Tiễn đăng tân thoại
cũng có ảnh hưởng to lớn, giúp đưa truyện truyền kỳ Trung Quốc đi theo một hướng
mới khởi sắc hơn.
Ở Trung Quốc, sau một thời gian dài thoái trào suốt từ Vãn Đường đến hết đời
Tống - Nguyên, để sang đầu đời Minh, truyện truyền kỳ phục hưng trở lại với tác
phẩm tiêu biểu Tiễn đăng tân thoại. Qua tác phẩm này, truyện truyền kỳ đã chứng tỏ
được sức mạnh thể loại của nó, chẳng những được người Trung Quốc ưa thích mà còn
nhanh chóng đến với các nước trong khu vực. Nguyên nhân chính của sự phổ biến này
là hình thức tiểu thuyết thơ văn (một cách gọi khác của truyện truyền kỳ giai đoạn
này). Hình thức này giúp truyện truyền kỳ đến với sự tiếp nhận của người đọc các
nước sử dụng chữ Hán trong tâm lý vừa lạ vừa quen. Quen vì nó mang dáng dấp của
thể loại chí quái, chí dị dấu ấn dân gian còn rất nhiều, nhưng đặc biệt nhất là nó có sự
pha thơ và các thể loại khác gây cho người đọc rất nhiều hứng thú vì phù hợp với
truyền thống văn chương Đông Á nói chung là rất thích sử dụng thơ và những hình
thức gần với thơ. Các tác giả khi tiếp cận thể loại này cũng mang tâm lý hứng thú khi
sáng tác vì họ có thể phóng bút một cách thoải mái trong lời kể nhưng không quên đưa
vào đó một số bài thơ do mình sáng tác để thể hiện tài năng. Nếu không có sự cách tân
về mặt hình thức thì thể loại này khó tạo được sự chú ý của mọi người. Cái lạ của
31
truyền kỳ giai đoạn này đối với các nước Đông Á là cái lạ về một thể loại mới. Nó đáp
ứng được một số đòi hỏi cho cách tân văn học lúc bấy giờ.
+ Thứ nhất, tiểu thuyết thơ văn có sự kết hợp hài hòa giữa tình cảm và lý trí.
Khi viết văn xuôi, tác giả thường tỉnh táo và lý trí hơn. Họ hay đưa vào truyện những
vấn đề xã hội và thường hướng câu chuyện nhằm vào mục đích nào đó. Người ta nghe
kể chuyện dân gian, truyện cổ tích với những từ ngữ hết sức bình dân. Do đó, muốn
câu chuyện thuyết phục cần đưa thơ vào để hạn chế tính khô khan, tạo ra thói quen tiếp
nhận.
+ Thứ hai, lâu nay mọi người vẫn quen đọc các tác phẩm thơ chữ Hán, nhất là
trong văn học các nước như Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam. Những bài thơ đó hoặc
là bày tỏ nỗi lòng tác giả hoặc là mang nội dung giáo huấn... Việc lồng thơ vào các tác
phẩm văn xuôi tự sự sẽ tạo ra cho người đọc hứng thú mới và đưa đến một cách tiếp
nhận khác cho thơ: tiếp nhận thơ trong bối cảnh một câu chuyện.
Từ sau sự ra đời của Tiễn đăng tân thoại, văn học Trung Quốc chứng kiến sự
phát triển trở lại của thể loại truyện truyền kỳ với nhiều tác giả nổi tiếng như: Thái Vũ,
Tống Mạnh Trừng... Các tác giả này đã đóng góp không nhỏ cho việc bảo tồn thể loại
văn học đang được yêu thích thời bấy giờ, đặc biệt là sự phát triển đỉnh cao với tác
phẩm Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh. Tác phẩm này đã kế thừa những tinh hoa của
truyện truyền kỳ giai đoạn trước đó, đồng thời có những sáng tạo độc đáo làm cho
truyện truyền kỳ ngày càng giống với truyện ngắn hiện đại mặc dù trong đó một số
truyện vẫn còn sử dụng hình thức truyện kể xen bút ký. Liêu trai chí dị đã có những
đóng góp lớn cho thể loại truyện truyền kỳ nói riêng và văn học Trung Quốc nói
chung, xứng đáng nhận được lời khen ngợi từ những nhà nghiên cứu, phê bình. Nói
như Nguyễn Huệ Chi: “Liêu trai chí dị đã làm lu mờ hết mọi đỉnh cao của thể loại này
trong bất kỳ giai đoạn nào về trước, phủ định tiểu thuyết thơ văn dưới thời Cù Hựu,
trả lại cho tiểu thuyết truyền kỳ ngôn ngữ tản văn pha chút ít biền văn dưới thời
Đường - Tống”.
Mặc dù vậy, nhưng cũng cần thấy rằng, mỗi giai đoạn có quan niệm thơ văn
khác nhau. Thời của Cù Hựu, tiểu thuyết thơ văn đã tạo nên một bước ngoặt lớn, tuy
chưa có ảnh hưởng rộng rãi ở Trung Quốc, nhưng nó đã có một vị trí đặc biệt trong
văn học khu vực Đông Á. Cho dù sau này Liêu trai chí dị đã tạo nên tiếng vang lớn, có
ảnh hưởng sâu rộng trong khu vực, nhưng các nước Đông Á vẫn yêu thích, dịch và
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt namLuận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
 
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
 
Luận văn: Ảnh hưởng nhân sinh quan của Lão - Trang, HAY, 9đ
Luận văn: Ảnh hưởng nhân sinh quan của Lão - Trang, HAY, 9đLuận văn: Ảnh hưởng nhân sinh quan của Lão - Trang, HAY, 9đ
Luận văn: Ảnh hưởng nhân sinh quan của Lão - Trang, HAY, 9đ
 
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đQuan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
 
Luận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAY
Luận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAYLuận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAY
Luận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Tiểu thuyết di dân Việt Nam của các nhà văn nữ, HAY
Luận văn: Tiểu thuyết di dân Việt Nam của các nhà văn nữ, HAYLuận văn: Tiểu thuyết di dân Việt Nam của các nhà văn nữ, HAY
Luận văn: Tiểu thuyết di dân Việt Nam của các nhà văn nữ, HAY
 
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp, HAY
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp, HAYLuận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp, HAY
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp, HAY
 
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệpLiên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
 
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX
 
Luận án: Ảnh hưởng văn học dân gian trong truyện thiếu nhi, HAY
Luận án: Ảnh hưởng văn học dân gian trong truyện thiếu nhi, HAYLuận án: Ảnh hưởng văn học dân gian trong truyện thiếu nhi, HAY
Luận án: Ảnh hưởng văn học dân gian trong truyện thiếu nhi, HAY
 
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đLuận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
 
Luận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết
Luận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyếtLuận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết
Luận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết
 
Nghiên cứu yếu tố Kỳ Ảo qua cách sử dụng từ điểm âm trong Truyền Kỳ Mạn Lục c...
Nghiên cứu yếu tố Kỳ Ảo qua cách sử dụng từ điểm âm trong Truyền Kỳ Mạn Lục c...Nghiên cứu yếu tố Kỳ Ảo qua cách sử dụng từ điểm âm trong Truyền Kỳ Mạn Lục c...
Nghiên cứu yếu tố Kỳ Ảo qua cách sử dụng từ điểm âm trong Truyền Kỳ Mạn Lục c...
 
Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận từ góc nhìn kí hiệu học văn học trở nên cấp t...
Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận từ góc nhìn kí hiệu học văn học trở nên cấp t...Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận từ góc nhìn kí hiệu học văn học trở nên cấp t...
Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận từ góc nhìn kí hiệu học văn học trở nên cấp t...
 
Luận văn: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Đàn hương hình, HAY
Luận văn: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Đàn hương hình, HAYLuận văn: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Đàn hương hình, HAY
Luận văn: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Đàn hương hình, HAY
 
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki MurakamiLuận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
 
Luận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAYLuận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
 
Luận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAY
Luận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAYLuận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAY
Luận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAY
 
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê sau 1975, 9đ
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê sau 1975, 9đThế giới nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê sau 1975, 9đ
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê sau 1975, 9đ
 
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
 

Similar to Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY

Similar to Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY (20)

Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
 
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoáLuận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
 
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt, HAY
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt, HAYLuận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt, HAY
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt, HAY
 
Luận án: Đặc điểm hồi kí văn học Việt Nam (1975 - 2010), HAY
Luận án: Đặc điểm hồi kí văn học Việt Nam (1975 - 2010), HAYLuận án: Đặc điểm hồi kí văn học Việt Nam (1975 - 2010), HAY
Luận án: Đặc điểm hồi kí văn học Việt Nam (1975 - 2010), HAY
 
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀICHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
CHẤT LIỆU TRUYỆN DÂN GIAN TRONG CHUYỆN NGÀY XƯA MỘT TRĂM CỔ TÍCH CỦA TÔ HOÀI
 
Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945
 Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945 Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945
Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945
 
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca TàyẢnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
 
Đề tài nét tương đồng và khác biệt trong văn hóa mặc, ĐIỂM 8
Đề tài  nét tương đồng và khác biệt trong văn hóa mặc, ĐIỂM 8Đề tài  nét tương đồng và khác biệt trong văn hóa mặc, ĐIỂM 8
Đề tài nét tương đồng và khác biệt trong văn hóa mặc, ĐIỂM 8
 
Luận án: Đặc trưng thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại, HAY
Luận án: Đặc trưng thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại, HAYLuận án: Đặc trưng thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại, HAY
Luận án: Đặc trưng thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại, HAY
 
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổiLuận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
Luận án: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trư...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trư...Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trư...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Chuyển Đổi Của Loại Hình Tác Giả Văn Học Việt Nam Trư...
 
Luận văn thạc sĩ: Truyện cổ dân gian Châu Ro, HAY, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Truyện cổ dân gian Châu Ro, HAY, 9đLuận văn thạc sĩ: Truyện cổ dân gian Châu Ro, HAY, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Truyện cổ dân gian Châu Ro, HAY, 9đ
 
Luận văn: Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn
Luận văn: Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều NguyễnLuận văn: Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn
Luận văn: Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn
 
Luận văn: Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn từ 1802 đ...
Luận văn: Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn từ 1802 đ...Luận văn: Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn từ 1802 đ...
Luận văn: Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn từ 1802 đ...
 
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, HAY
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, HAYLuận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, HAY
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, HAY
 
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đLuận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
 
Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn Khuyến
Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn KhuyếnKhóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn Khuyến
Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn Khuyến
 
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu, HAY
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu, HAYLuận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu, HAY
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu, HAY
 
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu của Trương Hiền L...
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu của Trương Hiền L...Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu của Trương Hiền L...
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu của Trương Hiền L...
 
Văn xuôi Trương Tửu trong văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX, HAY
Văn xuôi Trương Tửu trong văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX, HAYVăn xuôi Trương Tửu trong văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX, HAY
Văn xuôi Trương Tửu trong văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX, HAY
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

Recently uploaded (20)

Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ DƢƠNG KHẮC MINH TRUYỆN TRUYỀN KỲ VIỆT NAM THỜI TRUNG ĐẠI: DIỆN MẠO VÀ ĐẶC TRƢNG NGHỆ THUẬT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN HÀ NỘI - 2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ DƢƠNG KHẮC MINH TRUYỆN TRUYỀN KỲ VIỆT NAM THỜI TRUNG ĐẠI: DIỆN MẠO VÀ ĐẶC TRƢNG NGHỆ THUẬT CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 09.22.01.21 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Công Lý HÀ NỘI - 2019
  • 3. LỜI CÁM ƠN Trong quá trình học tập và thực hiện luận án, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ quý báu của quý thầy cô và của tập thể. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Công Lý, người thầy đã định hướng đề tài, tận tình hướng dẫn cho tôi trong một thời gian dài học tập, nghiên cứu và thực hiện luận án. Tôi xin chân thành tri ân Quý thầy cô lãnh đạo Khoa Văn học và Học viện Khoa học Xã hội - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam; Quý thầy cô đã giảng dạy các chuyên đề thuộc chuyên ngành Văn học Việt Nam đã trao truyền nhiều tri thức quý báu và tạo điều kiện cho tôi khi thực hiện đề tài. Xin được biết ơn đấng sinh thành và người bạn đời cùng các bạn bè đồng nghiệp đã luôn đồng hành và là điểm tựa vững chắc để tôi hoàn thành luận án này. Trân trọng tri ân tất cả. Hà Nội, ngày 25/4/2016 – 20/12/2017 Tác giả luận án Lê Dƣơng Khắc Minh
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Công Lý. Những số liệu khảo sát và kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trên bất cứ tài liệu nào. Những trích dẫn có chú thích với xuất xứ rõ ràng. Nếu sai trái tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 25/4/2016 – 20/12/2017 Tác giả luận án Lê Dƣơng Khắc Minh
  • 5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU..................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận án .................................................. 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu........................................................................ 4 4. Phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................................... 4 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn.................................................................................. 5 6 . Đóng góp mới của luận án ................................................................................... 5 7. Cấu trúc luận án .................................................................................................... 6 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH DỊCH THUẬT VÀ NGHIÊN CỨU VỀ TRUYỆN TRUYỀN KỲ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM .............................................. 8 1.1. Quá trình truyền bản nguyên tác Truyền kỳ mạn lục ................................... 8 1.2. Tình hình giới thiệu, dịch thuật và đánh giá Truyền kỳ mạn lục từ cuối thế kỷ XIX trở về trƣớc................................................................................................... 9 1.3. Tình hình dịch thuật và nghiên cứu truyện truyền kỳ từ đầu thế kỷ XX đến năm 1975.................................................................................................................... 11 1.4. Tình hình dịch nghiên cứu truyện truyền kỳ từ sau năm 1975 đến nay.... 13 * Tiểu kết................................................................................................................. 23 CHƢƠNG 2. KHÁI NIỆM, TIÊU CHÍ XÁC LẬP, NGUỒN GỐC VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN TRUYỆN TRUYỀN KỲ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM................................................................................................................ 24 2.1. Khái niệm Truyện truyền kỳ.......................................................................... 24 2.2. Truyện truyền kỳ khu vực Đông Á và vai trò của Tiễn đăng tân thoại trong tiến trình phát triển thể loại truyền kỳ khu vực Đông Á............................................................... 26 2.3. Quá trình hình thành và phát triển của truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam.....33 2.4. Xác lập tiêu chí truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam và phạm vi tác phẩm đƣợc khảo sát ............................................................................................................ 35 * Tiểu kết................................................................................................................. 36 CHƢƠNG 3. ĐẶC TRƢNG TRUYỆN TRUYỀN KỲ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA TÂM LINH ............................................................... 37 3.1. Khái niệm Văn hóa tâm linh............................................................................. 37 3.2. Cơ sở hình thành yếu tố tâm linh trong văn hóa Việt Nam .......................... 39
  • 6. 3.3. Cơ sở hình thành yếu tố tâm linh trong truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam .................................................................................................................................... 45 3.4. Biểu hiện của yếu tố tâm linh trong truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam. 50 3.5. Ý nghĩa của yếu tố tâm linh trong truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam ... 93 * Tiểu kết................................................................................................................. 98 CHƢƠNG 4. ĐẶC TRƢNG TRUYỆN TRUYỀN KỲ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM TỪ GÓC NHÌN NGHỆ THUẬT VÀ TỪ MỐI QUAN HỆ VỚI TRUYỆN TRUYỀN KỲ KHU VỰC ĐÔNG Á ...................................................................... 100 4.1. Các kiểu kết cấu truyện truyền kỳ................................................................ 100 4.2. Nghệ thuật xây dựng hình tƣợng nhân vật.................................................. 102 4.3. Nghệ thuật miêu tả thế giới siêu nhiên ......................................................... 111 4.4. Không gian và thời gian trong truyện truyền kỳ ........................................ 114 4.5. Môtip dân gian đƣợc sử dụng trong truyện truyền kỳ............................... 117 4.6. Tƣơng đồng và dị biệt giữa truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam với truyện truyền kỳ khu vực Đông Á...................................................................................... 132 * Tiểu kết................................................................................................................ 150 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 152 MỘT SỐ CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .................................................................................................. 155 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 157 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 166
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Văn học Việt Nam thời trung đại là một nền văn học mà trong đó, thơ ca (vận văn) nổi trội, có nhiều thành tựu hơn so với biền văn và tản văn. Bởi thế, các tác phẩm văn xuôi trong thời kì này dù đã có nhiều thành tựu nghiên cứu nhưng xét đến cùng vẫn chưa đầy đủ để hoàn thiện bức tranh lịch sử văn học dân tộc. Trong kho tàng văn học phong phú, đa dạng ấy có một bộ phận khá lớn được viết bằng chữ Hán. Từ sau chiến công hiển hách của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng, cùng với việc tích cực xây dựng một nhà nước độc lập tự chủ, dân tộc ta đã vay mượn chữ Hán như là một yếu tố để tạo lập nền văn hoá nước nhà; là một chuyển ngữ cần thiết để tạo lập nền văn học mới. Cho nên, kho tàng văn học trong đó có truyện văn xuôi chữ Hán còn được xem như di sản tinh thần và văn hóa dân tộc. Nghiên cứu truyện văn xuôi Hán - Việt, trong đó có truyện truyền kỳ, một bộ phận của văn học dân tộc, sẽ góp phần tìm hiểu di sản văn hóa văn học của dân tộc ta. Truyện truyền kỳ là một trong các thể loại của văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại. Truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam vốn tiếp thu từ thể loại truyện kỳ ảo Trung Quốc cổ trung đại nhưng lại có một quá trình hình thành và phát triển nội sinh gắn liền với nền văn hóa và văn học dân tộc, đặc biệt là với văn học dân gian và văn xuôi lịch sử; phản ánh nhiều vấn đề quan trọng của đời sống hiện thực và có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của văn học dân tộc. Sự ra đời của thể loại truyện truyền kỳ đã khẳng định bước phát triển nhảy vọt về chất của văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại. Nhưng hơn hết, tất cả các tác phẩm truyền kỳ đều làm nổi bật lên trí tuệ, khí phách, phẩm chất và tâm hồn con người Việt Nam. Với biên độ phản ánh và tiếp nhận rộng, các tác phẩm truyền kỳ trung đại thực sự đã tái hiện lại bức tranh hiện thực và hình ảnh đời sống con người Việt Nam. Từ trước đến nay, truyện truyền kỳ Việt Nam ít nhiều đã được các nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu, đã đạt được những thành tựu đáng kể nhưng ý kiến khác nhau vẫn còn, thậm chí trên những vấn đề rất cơ bản, chẳng hạn xác lập danh mục tác phẩm truyền kỳ, chọn thiện bản để dịch và giới thiệu, nhận định về vị trí, vai trò của thể loại này trong lịch sử văn học Việt Nam... Tình trạng trên đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc nhận định đúng và đủ diện mạo, thành tựu của tác phẩm truyền kỳ theo đặc trưng thể loại của nó.
  • 8. 2 Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, truyện truyền kỳ là một thể loại văn học rất được các nhà nghiên cứu trong khu vực Đông Á (Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam) chú ý tìm hiểu. Thể loại này còn thu hút rất nhiều học giả đến từ các nước phương Tây nghiên cứu. Những vấn đề về truyện truyền kỳ khu vực Đông Á mà các học giả thường tập trung nghiên cứu là đánh giá lại các tác phẩm truyền kỳ có ảnh hưởng lớn đến khu vực Đông Á nói chung và mỗi nước nói riêng. Bên cạnh đó, các học giả còn so sánh các tác phẩm truyền kỳ tiêu biểu của mỗi nước để thấy được mối giao lưu, ảnh hưởng và sự tiếp thu sáng tạo của các nước đó. Không dừng lại ở đó, các nhà nghiên cứu còn đi sâu tìm hiểu yếu tố kỳ và ảo trong truyện truyền kỳ để thấy được những đóng góp của nó cho văn học hiện đại và hậu hiện đại. Do đó, rất cần có những cố gắng đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống mảng di sản văn học đang còn nhiều vấn đề này, từ việc xác lập tiêu chí của truyền kỳ, đến việc xác lập danh mục và nghiên cứu các vấn đề văn bản học của truyền kỳ,... để từ đó phân tích, đánh giá một cách khoa học hơn nhằm dựng lại diện mạo và chỉ ra những nét đặc trưng nghệ thuật truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại. Đề tài luận án của chúng tôi hình thành trên cơ sở nhận thức này. 2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Từ trước đến nay việc nghiên cứu truyện truyền kỳ thường đóng khung trong từng tác phẩm cụ thể, mang tính đơn lẻ và ít dựa trên một tiêu chí thống nhất nào. Bởi vậy, mục tiêu đầu tiên đặt ra cho luận án là dựa vào những đặc trưng cơ bản của những tác phẩm có chứa đựng yếu tố kỳ lạ, hoang đường, để rút ra những tiêu chí thích hợp cho loại truyện truyền kỳ, tiến tới xác định danh mục về nó. Dựa vào danh mục tác phẩm đã được xác lập, chúng tôi sẽ tiến hành nhận xét, đánh giá tổng quát về thể loại thuộc văn học trung đại này. Luận án không nhằm trình bày giá trị nội dung, hình thức nghệ thuật của từng tác phẩm riêng lẻ mà chủ yếu đi sâu nghiên cứu phương thức phản ánh hiện thực của văn học truyền kỳ nói chung, những giai tầng xã hội mà văn học truyền kỳ phản ánh cùng đặc trưng nghệ thuật thể loại truyền kỳ. Mục đích của việc nghiên cứu này là nhằm phục dựng diện mạo, nêu bật những giá trị của thể loại truyền kỳ, qua đó góp phần nêu lên những đặc trưng nghệ thuật của thể loại. Ngoài ra, luận án còn dựng lại bức tranh hình thành và phát triển của thể loại này ở khu vực Đông Á trong bối cảnh giao lưu, sáng tạo.
  • 9. 3 Đề tài còn mang tính nghiệp vụ sư phạm bởi các tác phẩm thuộc thể loại truyện truyền kỳ và truyện ký mang yếu tố truyền kỳ trong văn học trung đại Việt Nam hiện đã được đưa vào giảng dạy tương đối nhiều trong chương trình Ngữ văn ở các bậc Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Cao đẳng và Đại học. 2.2. Nhiệm vụ của luận án Trong việc nghiên cứu các thể loại văn học ở nước ta hiện nay, truyền kỳ chưa được quan tâm đúng mức. Nó còn bị gộp chung, đánh đồng với nhiều thể loại văn học khác như: bút ký, chí quái, hay gọi chung là văn tự sự. Nhiệm vụ trước tiên của luận án là phải xác lập cho được một tiêu chí khả dĩ nhận diện được loại tác phẩm truyền kỳ. Đây có thể coi là một nhiệm vụ có tính chất mấu chốt và là cơ sở cho những công việc nghiên cứu tiếp theo. Trong việc xây dựng tiêu chí, chúng tôi chủ trương kế thừa thích đáng những thành tựu của người đi trước, đặc biệt là những thành tựu của các nhà nghiên cứu Trung Quốc, Việt Nam vì như chúng ta đã biết, chính truyện truyền kỳ Trung Quốc đã ảnh hưởng trực tiếp tới truyện truyền kỳ Việt Nam và các nước trong khu vực Đông Á. Việc xây dựng tiêu chí phải bắt đầu bằng thao tác thống kê, phân tích, tổng hợp ý kiến của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, từ đó rút ra những yếu tố thích hợp, cộng với ý kiến riêng của chúng tôi, làm thành tiêu chí cho việc nhận diện các tác phẩm truyền kỳ và thống kê danh mục các truyện phù hợp với tiêu chí để khảo sát. Sau khi đã có danh mục truyện, xuất phát từ đặc trưng thể loại, luận án sẽ khảo sát các tác phẩm với từng câu chuyện. Nhiệm vụ này bắt đầu từ công việc tìm hiểu quá trình hình thành, phát triển của thể truyền kỳ trong văn học trung đại Việt Nam cần nắm được: hoàn cảnh, thời điểm truyện truyền kỳ được truyền vào Việt Nam; các giai đoạn phát triển của thể truyền kỳ trong văn học trung đại Việt Nam; đội ngũ sáng tác... Chúng tôi cũng tìm hiểu về nội dung (đi sâu phân loại hệ thống nhân vật), nghệ thuật (thể văn, bố cục, giọng điệu, không - thời gian nghệ thuật, ngôn ngữ…), phương thức phản ánh hiện thực xã hội của truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam, nắm chắc các phương diện biểu hiện (qua phân tích văn bản), từ đó chỉ ra chỗ nào ảnh hưởng từ Trung Quốc, chỗ nào chỉ có riêng ở Việt Nam, đồng thời nêu bật các giá trị của nội dung. Từ đó, chúng tôi tiến đến tìm hiểu quá trình hình thành, phát triển nội dung, nghệ thuật của truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam trong mối quan hệ với các nước trong khu vực Đông Á.
  • 10. 4 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu diện mạo và đặc trưng nghệ thuật của truyện truyền kỳ, truyện ngắn có yếu tố truyền kỳ trong văn học Việt Nam thời trung đại (thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX) như: Việt điện u linh tập, Lĩnh Nam chích quái lục, Thiền uyển tập anh ngữ lục, Thánh Tông di thảo, Truyền kỳ mạn lục, Truyền kỳ tân phả, Tân truyền kỳ lục, Lan Trì Kiến văn lục… Bên cạnh những bản dịch từng tác p34hẩm riêng lẻ thì những tác phẩm trên được các nhà nghiên cứu giới thiệu trong các tuyển tập như: Truyện truyền kỳ Việt Nam (3 tập) do Nguyễn Huệ Chi (chủ biên), Tổng tập tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam do Trần Nghĩa (chủ biên)… Để tìm hiểu các tác phẩm thấu đáo hơn, chúng tôi không dừng ở việc nghiên cứu văn bản các tác phẩm trong nước mà còn mở rộng tìm hiểu, đối sánh với văn bản tác phẩm của một số nước trong khu vực cùng thời kỳ để có cái nhìn toàn diện về truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài, chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phƣơng pháp loại hình: nghiên cứu truyện truyền kỳ theo loại hình thể loại, đặc trưng thể loại. Đây là phương pháp chủ yếu được luận án sử dụng. - Phƣơng pháp thống kê – phân loại: Chủ yếu dựa vào các bản dịch của các dịch giả uy tín và các công trình nghiên cứu chuyên sâu được công bố rộng rãi để thống kê và phân loại các phương diện như: nội dung, nghệ thuật; lượng văn bản qua từng giai đoạn… để xác lập tiêu chí và đưa ra những nhận xét, đánh giá khách quan về từng văn bản truyện truyền kỳ trong mỗi tác phẩm. - Phƣơng pháp so sánh – đối chiếu: Đối chiếu trên hai bình diện đồng đại và lịch đại để thấy được những nét tương đồng và dị biệt giữa truyền kỳ trung đại Việt Nam với truyền kỳ trung đại Trung Quốc, Triều Tiên… - Phƣơng pháp cấu trúc – hệ thống: Nghiên cứu truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam trên các phương diện nội dung, nghệ thuật trong tính chỉnh thể đặc trưng về mặt thể loại, cũng như đặt nó trong quá trình sáng tác, phát triển của các thể loại khác thuộc văn học trung đại Việt Nam.
  • 11. 5 - Thi pháp học: Vận dụng cái nhìn mới vào trong nghiên cứu văn bản truyện truyền kỳ trung đại theo từng phương diện như: con người, thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật... Trong các phương pháp trên thì phương pháp loại hình, phương pháp thống kê - phân loại và phương pháp so sánh - đối chiếu là những phương pháp được luận án sử dụng chủ yếu, các phương pháp còn lại dùng để bổ trợ khi thực hiện đề tài. 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Luận án sẽ đem lại một cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn về thể loại truyện truyền kỳ thời trung đại, đặc biệt là những nét riêng chỉ có ở truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam, như: tư tưởng yêu nước, tư tưởng nhân văn, cảm hứng thế sự, mà những nét riêng này không thể nhầm lẫn với truyện truyền kỳ của các nước khác trong khu vực. Đồng thời, luận án cũng chỉ ra quá trình hình thành, phát triển đỉnh cao và thoái trào của thể loại văn học độc đáo này. Luận án, qua việc khai thác các giá trị nội dung và nghệ thuật, cho thấy các tác phẩm truyền kỳ trung đại Việt Nam đã phản ánh xã hội đương thời một cách chân thật nhưng gián tiếp nhằm thoát khỏi sự kiểm soát của chính quyền. Yếu tố kỳ ảo cùng bút pháp ghi chép truyện của các tác giả đã tạo nên sức hấp dẫn cho các truyện truyền kỳ. Qua đó, chúng ta còn hiểu thêm về các lớp trầm tích văn hóa ẩn tàng bên trong tác phẩm văn học. Đây cũng chính là nét độc đáo của thể loại truyền kỳ ở các nước trong khu vực đồng văn Hán ngữ. 6. Đóng góp mới của luận án Trên cơ sở trình bày tổng quan về tình hình dịch thuật, nghiên cứu về truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam từ trước đến nay; tìm hiểu khái niệm của thể loại, nguồn gốc và quá trình phát triển của thể loại trong khu vực Đông Á nói chung, Việt Nam nói riêng, luận án đã nêu lên tiêu chí với những thống kê phân loại để xác lập các văn bản truyện truyền kỳ trong văn học Việt Nam. Luận án đã nêu lên đặc trưng truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam từ góc nhìn văn hoá tâm linh từ việc tìm hiểu khái niệm, trình bày cơ sở hình thành yếu tố tâm linh trong truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam, chỉ ra những biểu hiện của yếu tố tâm linh trong truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam như tín ngưỡng thờ Mẫu – hình tượng những người Mẹ trong truyện truyền kỳ, cái chết, giấc mộng, điềm báo, cầu cúng, khấn vái, sự linh ứng, hồn ma và sự hóa kiếp.
  • 12. 6 Luận án còn chỉ ra đặc trưng truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam từ góc nhìn nghệ thuật biểu hiện như: các kiểu kết cấu, xây dựng hình tượng nhân vật, miêu tả thế giới siêu nhiên, không gian và thời gian trong mỗi câu chuyện, sử dụng các môtip dân gian. Cuối cùng, luận án còn nêu lên những nét khái quát, cơ bản nhất những điểm tương đồng và dị biệt của giữa truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam với truyện truyền kỳ khu vực Đông Á trong cái nhìn đối sánh. 7. Cấu trúc luận án Luận án ngoài phần Mở đầu giới thuyết những vấn đề chung, trọng tâm của luận án được dàn dựng thành 4 chương như sau: Chương 1. Tổng quan tình hình dịch thuật và nghiên cứu về truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam. Chương này luận án tổng thuật lại những thành tựu của các nhà nghiên cứu đi trước, là tiền đề để luận án kế thừa, từ đó bổ sung những kết quả nghiên cứu mới. Chương 2. Khái niệm, nguồn gốc, quá trình hình thành, phát triển và tiêu chí xác lập truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam. Chương này luận án sẽ trình bày khái niệm thể loại, chỉ ra nguồn gốc và trình bày quá trình hình thành và phát triển cùng xác lập tiêu chí của truyện truyền kỳ văn học trung đại Việt Nam. Chương 3. Đặc trưng truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam từ góc nhìn văn hóa tâm linh. Chương này luận án sẽ đi sâu nghiên cứu đặc trưng truyện truyền kỳ nhìn từ văn hoá tâm linh, như: Khái niệm văn hóa tâm linh; Cơ sở hình thành yếu tố tâm linh trong văn hóa và trong truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam; Biểu hiện và ý nghĩa của yếu tố tâm linh trong truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam. Chương 4. Đặc trưng truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam từ góc nhìn nghệ thuật và từ mối quan hệ với truyện truyền kỳ khu vực Đông Á. Chương này luận án sẽ đi sâu nghiên cứu đặc trưng truyện truyền kỳ từ góc nhìn nghệ thuật, như: Các kiểu kết cấu truyện truyền kỳ; Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật; Nghệ thuật miêu tả thế giới siêu nhiên; Không gian và thời gian trong truyện truyền kỳ; Môtip dân gian được sử dụng trong truyện truyền kỳ. Cũng trong chương này, để thấy được đặc trưng riêng của truyện truyền kỳ Việt Nam, chúng tôi
  • 13. 7 triển khai một mục so sánh truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam với truyện truyền kỳ khu vực Đông Á với những nét tương đồng và dị biệt của nó. Cuối cùng là Kết luận. Những công trình của tác giả đã công bố có liên quan đến đề tài luận án, Danh mục tài liệu tham khảo. Phụ lục: Bảng thống kê xác lập tiêu chí phân loại truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam.
  • 14. 8 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH DỊCH THUẬT VÀ NGHIÊN CỨU VỀ TRUYỆN TRUYỀN KỲ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM Truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam được viết bằng chữ Hán và hầu hết đều được dịch sang chữ quốc ngữ. Hiện nay, các công trình dịch truyện truyền kỳ từ chữ Hán sang chữ quốc ngữ có khá nhiều. Có những công trình dịch từng tác phẩm truyện truyền kỳ, cũng có những công trình tập hợp các truyện truyền kỳ thành một tuyển tập. Và cũng đã có nhiều công trình dịch các tác phẩm truyền kỳ của một số nước đồng văn Đông Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Bên cạnh đó, có nhiều tiểu luận, công trình nghiên cứu các tác phẩm truyện truyền kỳ công bố trên các tạp chí hay xuất bản thành sách. Nhờ thế mà chúng tôi gặp khá nhiều thuận lợi khi triển khai đề tài luận án. Trong các tác phẩm thuộc thể loại truyền kỳ trong văn học trung đại Việt Nam thì tác phẩm Truyền kỳ mạn lục là đỉnh cao của thể loại. Sau đây, xin được giới thiệu quá trình truyền bản nguyên tác Truyền kỳ mạn lục và tổng thuật lại tình hình sưu tầm, khắc in văn bản tác phẩm, tình hình dịch thuật và nghiên cứu các tác phẩm thuộc thể loại truyền kỳ, mà trọng tâm là tác phẩm Truyền kỳ mạn lục theo ba giai đoạn: từ cuối thế kỷ XIX trở về trước; từ đầu thế kỷ XX đếm năm 1975 và từ sau năm 1975 đến nay như sau: 1.1. Quá trình truyền bản nguyên tác Truyền kỳ mạn lục Nguyên tác văn bản Truyền kỳ mạn lục đã được khắc in và sao chép nhiều lần. Căn cứ vào tên gọi văn bản các lần in, có thể chia thành hai nhóm: Cựu biên Truyền kỳ mạn lục và Tân biên Truyền kỳ mạn lục tăng bổ giải âm tập chú. Nhóm văn bản Cựu biên: hiện chỉ có một văn bản khắc in, 1 Tựa, 1 Mục lục, được khắc in vào niên hiệu Vĩnh Thịnh năm thứ 8 (1712), văn bản hiện được lưu giữ tại Đông Dương văn khố, Nhật Bản. Nhóm văn bản Tân biên: căn cứ vào dòng ghi niên đại, hiện có 4 nhóm văn bản. * Bản Vĩnh Thịnh năm thứ 10 (1714), văn bản khắc in, hiện được lưu giữ tại Thư viện Bắc Kinh, Trung Quốc. * Bản Vĩnh Hựu năm thứ 3 (1737), văn bản khắc in, hiện được lưu giữ tại Thư viện Hiệp hội nghiên cứu châu Á, ký hiệu HM.2236. * Bản Cảnh Hưng năm thứ 24 (1763), gồm hai dạng khắc in và chép tay. Cụ thể như sau:
  • 15. 9 Các bản khắc in mang ký hiệu R.1450-1453, đủ 4 quyển, 20 truyện, hiện được lưu giữ tại Thư viện Quốc gia, Hà Nội. Các bản chép tay mang ký hiệu A.176/1-2; A.3201/1-4, cũng đủ 4 quyển, 20 truyện, hiện được lưu giữ tại Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm. * Bản Cảnh Hưng năm thứ 35 (1774), gồm hai dạng khắc in và chép tay, cụ thể như sau: Các bản khắc in mang ký hiệu VNv.704, VNv.705, VNv.706, VNv.707 (mỗi ký hiệu là một quyển), đủ 4 quyển, 20 truyện; và bản VHv.1491/1-4, cũng đủ 4 quyển, 20 truyện. Các bản này đang được lưu giữ tại Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Bản mang ký hiệu HN.257-258 hiện được lưu giữ tại Thư viện Viện Văn học Việt Nam. Các bản chép tay cũng đầy đủ 4 quyển, 20 truyện, mang ký hiệu VNv.708, VNv.709, VNv.710, VNv.1840, hiện được lưu giữ tại Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Ngoài ra còn các bản lẻ hoặc thuộc loại khắc in như bản A.1021; hoặc thuộc loại chép tay như VHv.1641. 1.2. Tình hình giới thiệu, dịch thuật và đánh giá Truyền kỳ mạn lục từ cuối thế kỷ XIX trở về trƣớc Bản dịch đầu tiên từ chữ Hán sang chữ Nôm (có thêm phần giải âm, tập chú) của Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ là bản giải âm của Nguyễn Thế Nghi vào nửa đầu thế kỷ XVI, người sống cùng thời với Nguyễn Dữ, nhan đề là Truyền kỳ mạn lục giải âm. Từ đó, có thể nói diễn Nôm được xem như là khởi thuỷ, là thượng nguồn của văn học dịch trong lịch sử văn học nước nhà. Bản này hiện đã được vị giáo sư lão thành Nguyễn Quang Hồng ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm phiên âm sang quốc ngữ, đã xuất bản và tái bản. Nhận xét đánh giá đầu tiên về tác phẩm Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ là Hà Thiện Hán, một người sống cùng thời với Nguyễn Dữ. Trong Lời Tựa, Hà Thiện Hán viết vào ngày lành tháng 7 mùa thu năm Vĩnh Định sơ niên (1547), in ở bản Cựu biên Truyền kỳ mạn lục, có nói về Nguyễn Dữ và tập Truyền kỳ mạn lục như sau: “Ông thuở thiếu thời chăm học, đọc rộng nhớ lâu, những muốn lấy văn chương lập nghiệp nhà. Ông vượt qua thi Hương, mấy lần thi đỗ trường thi Hội. Được bổ làm quan Tri huyện Thanh Tuyền, song mới được một năm, liền từ quan về nhà phụng dưỡng mẹ già, cho tròn đạo hiếu. [Từ đó] nhiều năm chân không bén đến nơi thị thành. Rồi bèn soạn nên tập truyện này, mong ngụ lòng mình trong đó. Xem văn từ của
  • 16. 10 ông, [thấy] không ra ngoài "rào giậu" của Tông Cát [Cù Tông Cát soạn Tiễn đăng tân thoại]. Song [trong đó] có ý khuyên răn, có lời dạy dỗ, thật có can hệ đến giáo hóa ở đời, đâu có phải là chuyện vặt vãnh chắp nhặt tầm thường”. (Nguyên văn: Thiếu cù vu học, bác lãm cường kí, dục dĩ văn chương thế kì gia, việt lĩnh Hương tiến, lũy trúng Hội thí trường. Tể vu Thanh Tuyền huyện, tài đắc nhất nẫm, từ ấp dưỡng mẫu, dĩ toàn hiếu đạo. Túc bất [đạp] thành thị, phàm kỉ dư sương. Ư thị bút tư lục, dĩ ngụ ý yên. Quan kì văn từ bất xuất Tông Cát phiên li chi ngoại [Cù Tông Cát trước “Tiễn đăng tân thoại”]. Nhiên hữu cảnh giới giả, hữu qui châm giả, kì quan ư thế giáo, khởi tiểu bổ vân.) (Hà Thiện Hán, Tựa Truyền kỳ mạn lục) Vũ Khâm Lân trong bài Phả ký “Bạch vân am tiên sinh Nguyễn công Văn Đạt phả ký” viết vào mùa đông năm Kỷ Hợi (1743), ông đã cất bút ngợi khen Truyền kỳ mạn lục là áng “thiên cổ kỳ bút”. Lê Quý Đôn trong Kiến văn tiểu lục, có viết về Nguyễn Dữ như sau:“Ông người xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân, Hải Dương. Cha là Tường Phiêu, đỗ Tiến sĩ khoa Bính Thìn (1496), làm quan Thượng thư bộ Hộ. Nguyễn Dữ lúc còn bé thông minh lanh lợi, xem rộng, nhớ lâu, văn chương có thể nối dõi được gia phong, thi đỗ Hương cống, thi Hội nhiều khoa trúng kì đệ tam, được bổ Tri huyện Thanh Tuyền, làm quan mới được một năm, liền lấy cớ là xa nhà, xin từ chức về nhà hầu cha mẹ. Sau vì nguỵ Mạc cướp ngôi vua, ông thề không ra làm quan, sống ở thôn quê dạy học trò, không bao giờ để chân đến thành thị. Về phần trứ tác có Truyền kỳ mạn lục 4 quyển, lời lẽ thanh tao tươi đẹp, người bấy giờ lấy làm ngợi khen” [bản dịch, Nxb KHXH, HN, 1977, tr. 262]. Bùi Huy Bích trong Hoàng Việt thi tuyển đã dựa vào những bài thơ của các nhân vật làm ra trong các truyện của Truyền kỳ mạn lục mà chép lại, tuyển vào bộ sách của ông và ghi Nguyễn Dữ là tác giả của những bài thơ ấy, tuyển 4 bài với 3 đầu đề, đó là bài số 3 bài số 5 (trong 10 bài) mà Từ Thức đề trên bức bình phong tại nơi ở của Giáng Hương trong truyện Từ Thức lấy vợ Tiên nhan đề “Làm thay Từ Thức đề ở bức bình phong trắng tại nơi ở của nàng tiên Giang Hương”, một bài trong truyện Cuộc nói chuyện thơ ở Kim Hoa mà Kim Hoa nữ học sĩ Ngô Chi Lan (Nguyễn Hạ Huệ) đề ở núi Vệ Linh, nơi Phù Đổng Thiên Vương bay về trời, với nhan đề “Làm thay nữ học sĩ Kim Hoa đề núi Vệ Linh” và một bài trong truyện Nghiệp oan của Đào thị, với nhan đề “Mây núi, trăng núi” và ghi chú thêm “phỏng theo thơ nhà sư Vô Kỉ cùng nàng Hàn Than ngâm vịnh ở núi Vệ Kì”.
  • 17. 11 Phan Huy Chú trong bộ bách khoa thư Lịch triều hiến chương loại chí, mục Văn tịch chí đã giới thiệu sơ lược như sau: Truyền kỳ mạn lục, 4 quyển. Dật sĩ Nguyễn Dữ soạn, đại khái bắt chước Tiễn đăng tân thoại của một nhà nho đời Nguyên. Tập này cộng 22 truyện1 . Dữ người ở Đỗ Tùng, huyện Gia Phúc, con trai của Tiến sĩ Tường Phiêu [Tập 4, bản dịch, trang 121]. 1.3. Tình hình dịch thuật và nghiên cứu truyện truyền kỳ từ đầu thế kỷ XX đến năm 1975 Về các bản Việt dịch Truyền kỳ mạn lục Bản dịch sang quốc ngữ đầu tiên là bản của Cát Thành. Ông chọn dịch 12 truyện, do nhà in Thạch Thái Bưởi ở Hà Nội xuất bản năm 1912, đó là: Khoái Châu nghĩa phụ truyện, Mộc miên thụ truyện, Tây viên kỳ ngộ ký, Đà Giang dạ ẩm ký, Từ Thức tiên hôn lục, Đông Triều phế tự lục, Long đình đối tụng lục, Phạm Tử Hư du Thiên tào lục, Tản Viên từ Phán sự lục, Dạ Xoa bộ suý lục, Nam Xang nữ tử truyện, Đào thị nghiệp oan ký. Trúc Khê Ngô Văn Triện dịch đầy đủ tác phẩm Truyền kỳ mạn lục, bản dịch công bố lần đầu vào năm 1935. Tiếp theo bản dịch này lại được công bố trên Phổ thông bán nguyệt san, số 124, số 125 tháng 2-1943 và số 126, tháng 3-1943. Sau đó được Nxb Tân Việt, Sài Gòn, in lại năm 1952, rồi được tái bản nhiều lần vào các năm 1957 bởi Nxb Văn hoá; năm 1971 bởi Nxb Văn học; và năm 1989 bởi Nxb Trẻ Tp HCM phối hợp với Hội Nghiên cứu và Giảng dạy Văn học TP. HCM. Có thể nói bản dịch của Trúc Khê là bản dịch được các nhà nghiên cứu và độc giả đánh giá là bản dịch tốt nhất, được lưu hành rộng rãi nhất, được sách giáo khoa và giáo trình các cấp học dùng văn bản để giảng dạy. Lê Huy Hạp đã dịch truyện Người thiếu phụ Nam Xương và một số truyện truyền kỳ khác sang tiếng Anh: The Lady of Nam Xương and Other Vietnamses Legends, nhà in Phan Thanh Giản, Sài Gòn, 1957. Cũng tại Sài Gòn, Thứ Lang Bùi Xuân Trang dịch Tân biên Truyền kỳ mạn lục làm 2 quyển, quyển thượng in năm 1962; quyển hạ in năm 1963, do Bộ Quốc gia Giáo dục xuất bản. Một số câu chuyện trong Truyền kỳ mạn lục cũng đã được dịch sang tiếng Pháp, như Phạm Duy Khiêm dịch Khoái Châu nghĩa phụ truyện, Từ Thức tiên hôn lục công 1 Chỗ này thì cụ Phan Huy Chú ghi nhầm, thực tế Truyền kỳ mạn lục chỉ có 20 truyện, gồm 4 quyển, mỗi quyển chép 5 truyện.
  • 18. 12 bố lần đầu vào năm 1944 và 1951 tại Pháp. Tiếp theo, Bùi Quang Tung dịch truyện Tây viên kỳ ngộ ký đăng trên Tạp chí của Hiệp hội nghiên cứu Đông Dương (Le Bulletin de Société des Études Indochinoises) vào năm 1955 ở Sài Gòn. Nguyễn Trần Huân dịch Mộc miên thụ truyện công bố năm 1959 tại Paris bởi Nxb Club Français du Livre. Sau đó cũng dịch giả này đã dựa vào bản in năm Cảnh Hưng thứ 24 (1763) để dịch trọn 20 truyện trong 4 quyển, Nxb Gallimard (Pháp) công bố 1962 rồi Nxb Thế giới (Việt Nam) in lại năm 1994, có tham khảo bản cựu biên, tức bản Vĩnh Thịnh năm thứ 8 (1712). Ở nước Nga, Truyền kỳ mạn lục đã được dịch và giới thiệu bởi Tchakov, sau đó bản tiếng Nga do Nxb Thế giới (Việt Nam) công bố năm 1981. Về các bản Việt dịch và tình hình nghiên cứu các tác phẩm truyền kỳ và truyện ký mang yếu tố truyền kỳ Trước năm 1975 đã có những bản dịch các tác phẩm truyện truyền kỳ hay những truyện ký mang yếu tố truyền kỳ ra tiếng Việt chữ Quốc ngữ như: Lĩnh Nam chích quái: truyện cổ dân gian Việt Nam sưu tầm từ thế kỷ XV của Vũ Quỳnh, Kiều Phú do Đinh Gia Khánh, Nguyễn Ngọc San dịch và giới thiệu năm 1960 ở Hà Nội; Lĩnh Nam chích quái của Trần Thế Pháp do Lê Hữu Mục dịch năm 1960 ở Sài Gòn; Việt điện u linh của Lý Tế Xuyên do Lê Hữu Mục dịch năm 1960 ở Sài Gòn; Công dư tiệp ký của Vũ Phương Đề do Tô Nam Nguyễn Đình Diệm dịch năm 1961 ở Sài Gòn; Thánh Tông di thảo được Nguyễn Bích Ngô dịch và Lê Sĩ Thắng giới thiệu năm 1963 ở Hà Nội; Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm được Nxb Giáo dục, Hà Nội ấn hành năm 1968; Thứ Lang Bùi Xuân Trang dịch Tân biên Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Tự năm 1970 ở Sài Gòn; Việt điện u linh của Lý Tế Xuyên được Nxb Văn học, Hà Nội ấn hành năm 1972, v.v... Về lý thuyết thể loại truyện truyền kỳ có thể tìm thấy trong công trình Khảo luận tiểu thuyết Trung Hoa của Nguyễn Huy Khánh, Nxb Khai Trí Sài Gòn, 1959. Sau đó, lý thuyết về thể loại truyện truyền kỳ được Nguyễn Hiến Lê bổ sung đầy đủ hơn trong công trình Văn học sử Trung Quốc (3 tập) xuất bản tại Sài Gòn. Dương Quảng Hàm, Việt Nam văn học sử yếu (viết xong 1941), Đông Pháp xuất bản, HN, 1943, Bộ Quốc gia Giáo dục SG xuất bản, 1960, tại Thiên thứ ba: Thời kì Lê, Mạc, chương thứ 5, mục C Văn truyện kí, có giới thiệu về tập truyện của Nguyễn Dữ và nhận xét rằng “tuy chép những chuyện hoang đường quái đản, nhưng
  • 19. 13 cũng là tài liệu quý để ta khảo cứu về phong tục và tín ngưỡng của dân ta” (tr. 244 – 245). Ban Văn Sử Địa (Văn Tân, Nguyễn Hống Phong, Nguyễn Đổng Chi), Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam, quyển 2, Nxb Văn Sử Địa, HN, 1958, ở phần thứ tư, mục III. Văn học chữ Hán, tiểu mục D. Loại truyện, do Nguyễn Đổng Chi viết (tr. 159 – 166), với các nội dung: tác giả, tác phẩm; nội dung tư tưởng, tính chất trữ tình, giá trị tác phẩm. Bùi Văn Nguyên (chủ biên) và Phan Sĩ Tấn biên soạn, Lịch sử văn học Việt Nam, tập 2, Nxb GD, HN, 1961,về sau tái bản lần 5 vào năm 1978. Đây là bộ giáo trình dùng chung cho Khoa Ngữ văn các Trường Đại học Sư phạm và Cao đẳng Sư phạm do Khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội chủ trương. Trong bộ giáo trình nàytại Giai đoạn III, chương III Nguyễn Dữ, tác giả dành một số trang đáng kể viết về Nguyễn Dữ: giới thiệu về tác giả, tác phẩm, phần giá trị nội dung, tuy người viết không chia thành mục, nhưng cũng có thể tóm lược ý chính như sau: giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, giá trị thẩm mỹ. Nói chung, đây là tác phẩm xuất sắc, dẫn đầu trong loại văn truyền kỳ trong văn học cổ Việt Nam (tr. 241 – 255). Phạm Thế Ngũ, Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, tập 1. Phạm Thế xuất bản, 1961, Văn học lịch triều: Hán văn, phần viết về Nguyễn Dữ và tác phẩm Truyền kỳ mạn lục ở thiên thứ 2 Hán văn, chương 3 Truyện kí, mục 3, người viết giới thiệu đôi nét về tác giả và tác phẩm, rồi phân tích nội dung tác phầm như về chính trị, về luân lý, tư tưởng sâu xa của tác giả và thời đại, tâm sự u ẩn của tác giả (tr. 185 – 204). Đinh Gia Khánh và Bùi Duy Tân với giáo trình Văn học cổ Việt Nam, Nxb Giáo dục Hà Nội, 1964, trong đó có chương giới thiệu về Truyền kỳ mạn lục. 1.4. Tình hình nghiên cứu truyện truyền kỳ từ sau năm 1975 đến nay Nhiều nhà nghiên cứu đã có quan tâm chú ý nhiều hơn các tác phẩm thuộc thể loại truyện truyền kỳ. Có rất nhiều công trình dịch thuật, giới thiệu và nghiên cứu truyện truyền kỳ được ấn hành sau mốc thời gian này. Có thể chia những tựu nghiên cứu và dịch thuật truyện truyền kỳ giai đoạn sau năm 1975 ra thành các chặng đường nhỏ hơn như sau: 1.4.1. Từ sau năm 1975 đến cuối những năm 80 của thế kỷ XX Có thể điểm lại một số công trình và tiểu luận tiêu biểu như: Đinh Gia Khánh (chủ biên), Bùi Duy Tân, Mai Cao Chương: Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XVIII, 2 tập, Nxb.Đại học và Trung học chuyên nghiệp, HN,
  • 20. 14 1978, 1979, phần viết về Nguyễn Dữ thuộc tập 2, phần thứ tư, mục VI với tiêu đề: Truyền kỳ mạn lục, một thành tựu của truyện kí văn học viết bằng chữ Hán, do Bùi Duy Tân viết, với các nội dung chính: Giới thiệu tác giả, diện mạo và kết cấu tác phẩm, tư tưởng và chủ ý của tác giả, những giá trị chủ yếu của tác phẩm: vạch trần chế độ chính trị đen tối hủ bại của giai cấp phong kiến lúc suy thoái, thể hiện tinh thần dân tộc, giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, giá trị nghệ thuật với thành tựu về thể loại (tr. 238 – 271). Nguyễn Cẩm Thúy, Vũ Trinh và Kiến văn lục, Tạp chí Văn học, số 3 - 1983. Trong bài viết này, tác giả đã giới thiệu khái quát về Vũ Trinh và nêu lên vài nhận định về tác phẩm Kiến văn lục. Trần Nghĩa, Một bản Truyền kỳ mạn lục in năm 1712 vừa tìm thấy, Tạp chí Hán Nôm, số 2 - 1985, tr.90-100. Đây là giới thiệu bản Cựu biên Truyền kỳ mạn lục được tìm thấy ở Pháp và những điều mới mẻ do tác phẩm Cựu biên Truyền kỳ mạn lục mang lại. Trần Nghĩa, Thử so sánh Truyền kỳ mạn lục với Tiễn đăng tân thoại, Tạp chí Hán Nôm, số 1 (2), 1987, tr.3-13, đã chọn so sánh hai tác phẩm này ở các mặt như: cấu tạo, thể văn, phạm vi đề tài và ý đồ người cầm bút. Sau đó, tác giả tiến hành so sánh hai tác phẩm này dựa trên từng truyện riêng lẻ bằng cách chia nhóm. Nhóm thứ nhất bao gồm những truyện có cốt truyện na ná nhau. Ở nhóm này, tác giả chọn so sánh hai truyện tiêu biểu là Mẫu đơn đăng ký và Mộc miên thụ truyện. Nhóm thứ hai bao gồm những truyện có kết cấu giống nhau một phần. Ở đây tác giả chọn so sánh Tây viên kỳ ngộ ký với Liên phương lâu ký. Nhóm thứ ba là một truyện ở Truyền kỳ mạn lục liên quan tới hai hay nhiều cốt truyện ở Tiễn đăng tân thoại. Nhóm thứ tư là hai hay nhiều cốt truyện ở Truyền kỳ mạn lục có liên quan tới một cốt truyện ở Tiễn đăng tân thoại. Nguyễn Tá Nhí, Tìm hiểu nghĩa của từ Mỗ, Tạp chí Hán Nôm, số 1(4), 1988, tr.88-91, viết về một từ hay nói đúng hơn là một tên gọi xuất hiện khá nhiều trong thơ ca và truyện ký chữ Hán nói chung, truyện truyền kỳ giai đoạn cuối thời trung đại nói riêng. Tác giả đã xem xét từ này ở các mặt: khả năng kết hợp của Mỗ trong các văn bản, khả năng thay thế Mỗ với các từ khác và so sánh Mỗ với các từ Hán Việt tương đương trong sách Hán diễn Nôm. Mặc dù phạm vi nghiên cứu của tác giả là trong thơ chữ Hán nhưng thiết nghĩ vẫn có thể ứng dụng vào văn xuôi.
  • 21. 15 Bùi Văn Nguyên (chủ biên), Nguyễn Sĩ Cẩn, Hoàng Ngọc Trì (1989), trong giáo trình Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XVIII, Nxb Giáo dục, Hà Nội, có một chương viết riêng về Nguyễn Dữ và tác phẩm Truyền kỳ mạn lục. Chương này do Hoàng Ngọc Trì viết. Chương sách giới thiệu về tác giả, kết cấu, chủ đề tác phẩm, đi sâu phân tích các giá trị của tác phẩm. Nguyễn Đăng Na, Tục Công dư tiệp ký: tác giả và tác phẩm, Tạp chí Hán Nôm, số 1(6), 1989, tr.48-50, viết về tác phẩm Tục Công dư tiệp ký của Trần Trợ. Trong bài viết này, tác giả đã chú ý đến mối quan hệ của ba tác phẩm: Công dư tiệp ký (Vũ Phương Đề), Cát Xuyên tiệp bút (Trần Tiến) và Tục Công dư tiệp ký (Trần Trợ). 1.4.2. Từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay Chặng đường này truyện truyền kỳ ngày càng được giới nghiên cứu quan tâm tìm hiểu nhiều hơn. Có những công trình giới thiệu lại những tác phẩm đã được dịch trong thời gian trước. Có những công trình giới thiệu các tác phẩm truyền kỳ của khu vực. Chẳng hạn nghiên cứu về Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu, Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh (Trung Quốc); Kim ngao tân thoại của Kim Thời Tập (Triều Tiên); Nhật Bản linh dị ký của Keikai, Ca tì tử [Otogiboco] của Asai Rey và Vũ nguyệt vật ngữ [Ugetsumonogatasi] (Nhật Bản). Đây là những tư liệu đáng quý trong việc xem xét sự ảnh hưởng qua lại của văn học khu vực đến truyện truyền kỳ Việt Nam. Khái niệm về truyện truyền kỳ cũng được bàn đến trong các công trình sưu tầm và giới thiệu tác phẩm thuộc thể loại này. Có thể kể một số công trình dịch và giới thiệu truyện truyền kỳ cũng như một số bài nghiên cứu về thể loại như sau: Hoàng Hưng (dịch), Lan Trì Kiến văn lục của Vũ Trinh (1990), Tạp chí Hán Nôm, số 1(8), tr.73-79. Nguyễn Văn Huyền (1991), Tân truyền kỳ lục và Phạm Quý Thích, Tạp chí Hán Nôm, số 1(10), tr.80-84, giới thiệu truyện Chó nghĩa nhà nghèo trích trong Tân truyền kỳ lục. Hoàng Văn Lâu (1991), Truyện truyền kỳ đời Đường, Nxb KHXH, Hà Nội. Tạp chí Hán Nôm, số 2(9), 1990, tr.90-109, có tuyển dịch một số truyện truyền kỳ ưu tú đời Đường – Tống. Phạm Thị Hảo, (1992), Văn học Trung Quốc giản yếu, Nxb ĐHTH TP. HCM có điểm qua thể loại truyện truyền kỳ. Công trình Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên) năm 1992 cũng đưa ra khái niệm tiểu thuyết truyền kỳ.
  • 22. 16 Trần Đình Việt, Nguyễn Án qua tác phẩm Tang thương ngẫu lục, Tạp chí Văn học, số 3, 1994 phân tích khá kỹ về những chủ đề, tư tưởng tác giả thể hiện trong tác phẩm Tang thương ngẫu lục. Vũ Thanh, Những biến đổi của yếu tố “kỳ” và “thực” trong truyện ngắn truyền kỳ Việt Nam, Tạp chí Văn học, số 6, 1994, đề cập sự hình thành và phát triển của truyện truyền kỳ Việt Nam, yếu tố kỳ trong truyện truyền kỳ. Từ yếu tố kỳ đó, tác giả cho thấy sự vận động, biến đổi của nó và sự thay thế nó dần dần của yếu tố thực. Lương Duy Thứ (và những người khác tuyển dịch) (1994), Truyện chí quái chí nhân chí dị truyền kỳ Trung Quốc, Nxb.VHTT, Hà Nội, đã tuyển chọn và giới thiệu một số truyện ngắn trung đại của Trung Quốc. Phùng Quý Sơn (biên soạn) (1995), Đường đại truyền kỳ, Nxb Đồng Nai, giới thiệu một số truyện truyền kỳ đời Đường. Schneider Paul, Khảo cứu bản dịch Nôm Truyền kỳ mạn lục, Tạp chí Hán Nôm, số 1 (22), 1995, tr.14-24, là bài viết của một học giả nước ngoài về Truyền kỳ mạn lục. Ông cho rằng bản dịch Nôm của Truyền kỳ mạn lục có thể được ghi lại vào khoảng thế kỷ XVI. Ở đó, ông đi sâu đề cập đến một tác phẩm lâu nay ít được nhắc đến là Tân biên Truyền kỳ mạn lục tăng bổ giải âm tập chú. Đây là bản diễn Nôm tác phẩm Truyền kỳ mạn lục của Đại Hưng Hầu Nguyễn Thế Nghi. Nguyễn Thị Oanh, Ca tì tử (Otogiboco) và Vũ nguyệt vật ngữ (Ugetsumonogatasi) với Truyền kỳ mạn lục”, Tạp chí Hán Nôm, số 4 (25), 1995, tr.38- 49, tác giả đã so sánh Otogiboco và Ugetsumonogatasi với Truyền kỳ mạn lục trên cơ sở những chi tiết có liên quan đến Tiễn đăng tân thoại. Giáo trình Lịch sử văn học Trung Quốc (3 tập), Nxb Giáo dục, Hà Nội, (1995) có một chương giới thiệu lý thuyết về truyện truyền kỳ. Vũ Ngọc Khánh, Nguyễn Quang Ân, (1995), Kho tàng truyện truyền kỳ Việt Nam, Nxb VHTT, Hà Nội đã giới thiệu rất nhiều truyện truyền kỳ Việt Nam và có một bài giới thiệu về lý thuyết truyện truyền kỳ. Lâm Ngữ Đường (biên soạn), Mai Ngọc Thanh (dịch), (1995), Bốn thiên truyện tình nổi tiếng: tiểu thuyết truyền kỳ Trung Quốc, Nxb Thanh Hóa giới thiệu truyện truyền kỳTrung Quốc loại diễm tình. Đinh Văn Minh, (1996), Góp phần tìm hiểu Tân biên Truyền kỳ mạn lục, Tạp chí Hán Nôm, số 4(29), tr.11-16, bàn thêm một vài suy nghĩ của tác giả về Tân biên, trong đó tác giả có bàn đến Tân biên của Công dư tiệp ký.
  • 23. 17 Trần Nghĩa, (1996), Góp phần giải quyết những vấn đề văn bản học đang đặt ra với Công dư tiệp ký, Tạp chí Hán Nôm, số 4(29), tr.3-10, nhằm giải quyết vấn đề tích hợp và tế phân của Công dư tiệp ký vì tác phẩm Công dư tiệp ký đã được người đời sau thêm vào khá nhiều. Lỗ Tấn, (1996), Sơ lược lịch sử tiểu thuyết Trung Quốc, Lương Duy Tâm (dịch), Lương Duy Thứ (hiệu đính), Nxb ĐHQG Hà Nội, giới thiệu những giai đoạn phát triển của lịch sử tiểu thuyết Trung Quốc, trong đó có truyện truyền kỳ. Hoàng Hữu Yên, (1996), Liệt nữ ở An Ấp là người nào?, Tạp chí Hán Nôm, số 4(29), tr.62-65, bàn về nhân vật trong An Ấp liệt nữ của Truyền kỳ tân phả (Đoàn Thị Điểm). Phạm Văn Thắm với 1996, Luận án Phó Tiến sĩ khoa học Nghiên cứu văn bản và đánh giá thể loại truyền kỳ viết bằng chữ Hán ở Việt Nam thời trung đại (1996) có thể xem là một công trình nghiên cứu công phu, khá toàn diện về thể loại truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam. Tác giả đã xác lập tiêu chí, danh mục truyện truyền kỳ chữ Hán Việt Nam; nêu ra những vấn đề văn bản học, những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm truyện truyền kỳ chữ Hán Việt Nam. Tuy vậy, công trình chưa đặt truyện truyền kỳ Việt Nam trong bối cảnh giao lưu, du nhập, vận động, phát triển thể loại trong mối quan hệ với các nước lân cận như Hàn Quốc, Nhật Bản, đặc biệt là Trung Quốc. Về nghệ thuật, tác giả chỉ nghiên cứu theo phương diện không gian: thế giới thiên đình, thế giới Âm phủ, thế giới thủy cung, thế giới tiên cảnh... mang tính khái quát cao chứ chưa đi vào chi tiết cụ thể. Và tác giả cũng chưa chú trọng nhiều để phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật, đặc biệt là thế giới nội tâm. Đây là sự thiếu sót bởi trong truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam, nhân vật đã có đời sống nội tâm, không còn kiểu nhân vật chức năng hay nhất phiến. Trần Nghĩa (chủ biên) (4 tập), (1997), Tổng tập tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam, Nxb Thế giới, Hà Nội đã giới thiệu khá nhiều truyện ngắn trung đại Việt Nam từ Việt điện u linh, Lĩnh Nam chích quái... đến nhiều truyện truyền kỳ Việt Nam giai đoạn hậu kỳ trung đại. Trần Nghĩa, Tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam: nội dung và nghệ thuật, Tạp chí Hán Nôm, số 4 (33), (1997), tr.3-21, đã bàn đến nội dung và nghệ thuật của 37 tác phẩm tiểu thuyết chữ Hán. Về nội dung, ông đưa ra bốn chủ đề chính là: những bước ngoặc quan trọng trong lịch sử đất nước, danh nhân lịch sử văn hóa Việt Nam, các tầng lớp
  • 24. 18 xã hội Việt Nam thời phong kiến và tình yêu đôi lứa. Về nghệ thuật, tác giả đưa ra từng đặc điểm nghệ thuật cho từng loại tiểu thuyết. Trần Nghĩa, Tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam, danh mục và phân loại, Tạp chí Hán Nôm, số 3 (32), (1997), tr.3-16, đã đưa ra quan niệm về tiểu thuyết và lập bảng danh mục tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam. Sau đó, tác giả tiến hành xác lập tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam bao gồm những tác phẩm văn xuôi được soạn thảo bằng Hán ngữ cổ đại, mang đặc trưng thể loại của tiểu thuyết trong những hạn độ khác nhau. Các công trình được biết đến trong thời gian này chủ yếu là công trình giới thiệu tác phẩm và nghiên cứu so sánh tác phẩm theo loại hình thể loại. Có thể kể tên một số công trình trong thời gian này như: Nguyễn Kim Oanh, Vân Nang tiểu sử, Tạp chí Hán Nôm, số 2 (31), (1997), tr.90- 99. Nguyễn Đăng Na, Truyền kỳ mạn lục có 20 hay 22 truyện?, Tạp chí Hán Nôm, số 2 (5), (1988), tr.45-49. Nguyễn Thị Ngân, Bước đầu so sánh Thính văn dị lục của Việt Nam và Sam Seol Gi của Hàn Quốc, Tạp chí Hán Nôm, số 3 (36), (1998), tr.40-45. Trần Nghĩa, Lược đồ quan hệ tiểu thuyết Hán Nôm Việt Nam và tiểu thuyết cổ các nước trong khu vực, Tạp chí Hán Nôm, số 2 (35), (1998). Trần Nghĩa, Chỗ khác nhau giữa tiểu thuyết Hán Nôm Việt Nam và tiểu thuyết cổ các nước trong khu vực, Tạp chí Hán Nôm, số 3 (40), (1999), tr.31-37. Trần Nghĩa, Ảnh hưởng của Đạo giáo đối với tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam, Tạp chí Hán Nôm, số 4 (41), (1999), tr.3-12. Thọ Nhân, Một công trình văn bản học rất có giá trị: Truyền kỳ mạn lục san bản khảo, Tạp chí Hán Nôm, số 2(39), (1999), tr.94. Bộ hợp tuyển Truyện truyền kỳ Việt Nam (3 tập), Nxb Giáo dục, Hà Nội, (1999) do Nguyễn Huệ Chi chủ biên đã tuyển chọn khá đầy đủ truyện truyền kỳ Việt Nam từ khi ra đời ở thời trung đại cho đến thời hiện đại. Tuy nhiên cũng cần lưu ý là trong bộ sách này, quan niệm về truyện truyền kỳ của người biên soạn được hiểu theo nghĩa rộng, ngoài những truyện truyền kỳ và những truyện ký trung đại có yếu tố truyền kỳ thì những truyện ma, truyền kỳ quái, truyện đường rừng trong văn học hiện đại cũng được soạn giả tuyển chọn đưa vào công trình và xếp chúng vào thể loại truyện truyền kỳ.
  • 25. 19 Từ đầu thế kỷ XXI đến nay, ở Đông Á nói chung và Việt Nam nói riêng, thể loại truyện truyền kỳ rất được chú ý nghiên cứu. Lúc này xuất hiện nhiều công trình so sánh thể loại truyện truyền kỳ của khu vực Đông Á và ở một số nước của các nhà nghiên cứu với sự đánh giá lại những đóng góp của thể loại này cho văn học. Chẳng hạn, ở Trung Quốc, Tiễn đăng tân thoại hiện nay thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Ở Triều Tiên và Hàn Quốc, Kim Ngao tân thoại của Kim Thời Tập cũng được xem xét, đánh giá lại... Ở đây chúng tôi chỉ xin điểm qua một số công trình tiêu biểu. Nguyễn Công Lý (2000) trong Văn học Phật giáo thời Lý - Trần, diện mạo và đặc điểm, ở mục Truyện Ký, trình bày có hệ thống về truyện ký Phật giáo thời Lý - Trần. Đặc biệt, tác giả đi sâu phân tích truyện Tổ gia thực lục (viết về Huyền Quang) với những chi tiết lạ hoá, kỳ ảo, mà trước đây chưa có nhà nghiên cứu nào quan tâm tìm hiểu sâu kỹ về truyện ký này. Trần Ích Nguyên (2000), Nghiên cứu so sánh Tiễn đăng tân thoại và Truyền kỳ mạn lục (Phạm Tú Châu, Trần Thị Băng Thanh, Nguyễn Thị Ngân dịch), Nxb Văn học, Hà Nội. Đây là công trình nghiên cứu nghiên cứu về truyện truyền kỳ thông qua so sánh. Cách làm của tác giả là chia công trình thành nhiều tiết nhỏ. Cứ mỗi tiết đề cập đến một vài vấn đề nào đó của tác phẩm này thì tiết sau sẽ là những vấn đề tương tự của tác phẩm kia. Những nội dung mà Trần Ích Nguyên đã dùng để so sánh Tiễn đăng tân thoại và Truyền kỳ mạn lục là: tác giả, sự ra đời và lưu truyền tác phẩm, nội dung, nguồn gốc, kỹ xảo, nội hàm và ảnh hưởng. Nguyễn Đăng Na (2001), Công trình giới thiệu và hợp tuyển Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại gồm 3 tập, tập 1: Truyện ngắn, tập 2: Ký, tập 3: Tiểu thuyết chương hồi, Nxb Giáo dục, Hà Nội, đã bàn khá kỹ về văn xuôi tự sự Việt Nam mà cụ thể trong hai tập này là truyện ngắn và ký trung đại cùng xu hướng phát triển của nó, trong đó có nhận xét, trích tuyển một số truyện và ký mang yếu tố truyền kỳ. Toàn Huệ Khanh (2004), Nghiên cứu so sánh tiểu thuyết truyền kỳ Hàn Quốc - Trung Quốc - Việt Nam, Nxb ĐHQG Hà Nội, nghiên cứu truyện truyền kỳ Đông Á thông qua so sánh ba tác phẩm truyền kỳ tiêu biểu của ba nước Đông Á: Kim Ngao tân thoại của Kim Thời Tập, Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu và Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ. Từ sự so sánh đó có thể rút ra những nét độc đáo riêng của truyện truyền kỳ mỗi nước.
  • 26. 20 Nguyễn Nam (2005) với luận án Tiến sĩ bảo vệ tại Harvard University Writing as response and as translation: Jiandeng xinhua and evolution of the chuanqi genre in East Asia, particurly in Vietnam, đã nghiên cứu Tiễn đăng tân thoại và sự biến đổi cũng như ảnh hưởng của nó đến truyện truyền kỳ khu vực. Bên cạnh đó, công trình cũng nghiên cứu về sự phát triển truyện truyền kỳ ở Đông Á mà cụ thể là Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Riêng ở Việt Nam, tác giả nghiên cứu truyện truyền kỳ thông qua tác phẩm Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ. Trần Đình Sử (2005), Thi pháp văn học trung đại Việt Nam, Nxb ĐHQG Hà Nội, ở chương IV: Thể loại truyện chữ Hán, có một tiểu mục viết về truyện truyền kỳ, trong đó tác giả nêu lên một số đặc điểm chung nhất. Sau đó, tác giả đã bàn đến thời gian nghệ thuật trong truyện truyền kỳ: thời gian ước lệ lịch sử, thời gian thần thoại, thời gian khép kín. Nguyễn Đăng Na (chủ biên), (2005) Văn học trung đại Việt Nam (2 tập), Nxb ĐHSP HN. Đây là bộ giáo trình dùng để đào tạo giáo viên Trung học Cơ sở được Dự án Việt – Bỉ tài trợ, chương viết về Truyền kỳ mạn lục thuộc tập 1, với nội dung giới thiệu thân thế, cuộc đời Nguyễn Dữ, giới thiệu tác phẩm Truyền kỳ mạn lục: Hoàn cảnh sáng tác, Chủ đề, Kết cấu, Nội dung và Nghệ thuật tác phẩm. Boris Riftin (2006), Thử so sánh Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu (Trung Quốc) với Kim Ngao tân thoại của Kim Thời Tập (Triều Tiên), Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ (Việt Nam) và Ca Tỳ Tử của Asai Rey (Nhật Bản). Đây là bài viết của một tác giả phương Tây về thể loại truyện truyền kỳ Đông Á. Trong đó, ông đã chọn so sánh các truyện có kiểu truyện giống với Thủy cung khánh hội lục và Mẫu đơn đăng ký của các tác phẩm Kim Ngao tân thoại, Truyền kỳ mạn lục và Ca Tỳ Tử. Từ đó, ông đã khái quát nên những sáng tạo riệng của các tác giả, đặc biệt là Nguyễn Dữ. Nguyễn Phạm Hùng trong bài Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác Truyền kỳ mạn lục, Tạp chí Nghiên cứu Văn học số 1-2006, đã nêu lại thân thế Nguyễn Dữ và khẳng định thời điểm viết tác phẩm truyền kỳ nổi tiếng này, vấn đề mà trước đây trong các giáo trình, các bộ văn học sử, các bài viết của các nhà nghiên cứu chưa giải quyết, chỉ ước đoán lờ mờ. Đoàn Lê Giang (2007), với mục Về thể loại truyện truyền kỳ trong văn học Đông Á in trong công trình Văn học Việt Nam thế kỷ X - XIX (những vấn đề lý luận và lịch sử) do Trần Ngọc Vương chủ biên, Nxb Giáo dục, đã bàn đến nguồn gốc, khái niệm truyện truyền kỳ. Sau đó, tác giả so sánh ba tác phẩm: Tiễn đăng tân thoại, Truyền kỳ
  • 27. 21 mạn lục và Vũ nguyệt vật ngữ. Từ đó rút ra giá trị của yếu tố kỳ trong truyện truyền kỳ. Đoàn Thị Thu Vân (chủ biên), (2008), Văn học trung đại Việt Nam (thế kỷ X – thế kỷ XIX), Nxb Giáo dục, TP.HCM. Đây là bộ giáo trình của Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm TP. HCM. Trong đó có một chương giới thiệu tác phẩm Truyền kỳ mạn lục. Nguyễn Công Lý (2008) tại Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ 3, có bài Bàn lại về mối quan hệ giữa Nguyễn Bỉnh Khiêm - Nguyễn Dữ và Phùng Khắc Khoan (từ báo cáo này, tác giả tách ra thành 4 bài độc lập, đăng trên các tạp chí, xin xem Tài liệu tham khảo). Ở đây, tác giả không đồng tình với Vũ Khâm Lân trong bài "Bạch Vân am cư sĩ Nguyễn Công Văn Đạt phả ký" khi cho rằng Nguyễn Bỉnh Khiêm và Phùng Khắc Khoan tham gia phủ chính Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ để tác phẩm trở thành áng "thiên cổ kỳ bút", "áng văn hay của bậc đại gia". Về tuổi tác và mối quan hệ, bài viết cho rằng có thể Nguyễn Dữ lớn hay bằng hoặc nhỏ hơn Nguyễn Bỉnh Khiêm một vài tuổi, lại là con của một Tiến sĩ Thượng thư nên không thể là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm và giữa Nguyễn Dữ với Nguyễn Bỉnh Khiêm chưa chắc đã có mối quan hệ nào, nhất là quan hệ thầy – trò, bởi Nguyễn Dữ làm quan thời Lê sơ (trước năm 1527), còn Nguyễn Bỉnh Khiêm lại làm quan cho nhà Mạc (từ năm 1535 đến năm 1542), sau khi cáo quan, ông về mở trường dạy học ở am Bạch Vân (1543), nên Nguyễn Dữ không thể là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Còn Phùng Khắc Khoan thì sinh năm 1528, trong khi đó Nguyễn Dữ từ trước năm 1527 đã xin từ quan, thì không thể nói rằng Nguyễn Dữ là bạn cùng học của Phùng Khắc Khoan được. Từ đó suy luận rộng ra Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan lúc bấy giờ không thể có điều kiện để phủ chính văn bản Truyền kỳ mạn lục. Hơn nữa từ trước năm 1547, Truyền kỳ mạn lục đã nổi tiếng nên Nguyễn Thế Nghi đã dịch Nôm, còn Hà Thiện Hán thì viết lời Tựa cho tác phẩm của Nguyễn Dữ vào năm 1547. Vì thế, ý kiến của Vũ Khâm Lân đã viết trong bài Phả ký cần phải xem lại. Đồng thời bài viết còn đính chính một số nhầm lẫn của Trần Ích Nguyên (Đài Loan), Nguyễn Phạm Hùng (Việt Nam) trong các bài viết, công trình nghiên cứu về Truyền kỳ mạn lục của hai nhà nghiên cứu này. Lã Nhâm Thìn (chủ biên), Giáo trình Văn học trung đại Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2011, 2 tập. Chương viết về Nguyễn Dữ và tác phẩm Truyền kỳ mạn lục thuộc tập 1, do Vũ Thanh biên soạn.
  • 28. 22 Trần Thị Thu Hiền (2012), Oan - Giải oan trong văn học thế kỷ X – XIX (qua truyện ngắn trung đại Việt Nam), Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội. Công trình tập trung nghiên cứu về vấn đề nỗi oan và cách giải oan, lý giải hiện tượng đó và chỉ ra ý nghĩa trong đời sống tâm linh người Việt. Luận án chứng minh nỗi oan trở thành hiện tượng mang tính phổ quát trong cuộc sống và văn học thời trung đại Việt Nam, đồng thời giải mã ý nghĩa của các cách giải oan, từ đó cho thấy được giá trị nhân bản của văn học trung đại. Đây là sự bổ sung đáng kể cho đề tài sau này, giúp chúng tôi có cái nhìn sâu sắc hơn, toàn diện hơn về tư tưởng, tình cảm của tác giả, vấn đề phản ánh hiện thực trong một số tác phẩm truyền kỳ. Nguyễn Công Lý (2018) trong công trình Văn học Việt Nam thời Lê Mạc, Nam Bắc phân tranh (đầu thế kỷ XV - cuối thế kỷ XVII) có một mục viết về truyện truyền kỳ ở chương 3 "Hệ thống thể loại" và một mục viết về Nguyễn Dữ và tác phẩm Truyền kỳ mạn lục ở chương 4 "Tác gia tiêu biểu". Bên cạnh còn có rất nhiều đề tài luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam đã được thực hiện tại các cơ sở đào tạo Sau đại học trong nước mà chúng tôi đã tiếp cận, nhưng để tránh rườm rà nên không nêu ra ở đây. * Tiểu kết Qua tổng quan tình hình nghiên cứu về truyện truyền kỳ, có thể khái lược lại như sau: Một là, tác phẩm Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ là đỉnh cao của thể loại truyện truyền kỳ Việt Nam. Vì thế mà tác phẩm này được nhiều người đời sau sao chép, khắc in. Hai là, bên cạnh quá trình truyền bản, đương thời đã có người diễn Nôm tác phẩm, có người đánh giá cao tác phẩm như Hà Thiện Hán đã viết trong lời Tựa, Đến cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, tác phẩm cũng đã chiếm được sự ưu ái của Lê Quý Đôn, Bùi Huy Bích, Phan Huy Chú với những lời ngợi ca. Ba là, từ đầu thế kỷ XX đến trước năm 1975, trong quá trình hiện đại hoá văn học, tác phẩm Truyền kỳ mạn lục cùng với nhiều truyện truyền kỳ và những truyện ký mang yếu tố truyền kỳ khác được nhiều học giả quan tâm, phiên dịch sang Quốc ngữ, sang tiếng Pháp để giới thiệu, xuất bản cùng những nghiên cứu về thể loại này được công bố trên các báo và tạp chí. Bốn là, từ sau năm 1975 đến cuối thập niên 80 và từ năm 1990 đến nay, truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam được các học giả trong và ngoài nước quan tâm tìm hiểu
  • 29. 23 nhiều hơn với nhiều công trình dịch thuật, nhiều chuyên khảo và nhiều luận văn luận án nghiên cứu về thể loại văn học này. Đặc biệt là các học giả còn quan tâm mở rộng biên độ và không gian nghiên cứu bằng cách so sánh các tác phẩm truyện truyền kỳ trong văn học khu vực Đông Á. Với sự vận dụng lý thuyết nghiên cứu mới, các học giả đã đem lại những cái nhìn mới mẻ hơn, toàn diện hơn trong việc nghiên cứu truyện truyền kỳ. Tất cả những thành tựu trên chính là chỗ dựa để chúng tôi kế thừa và tiếp thu khi triển khai các mục của đề tài theo hướng nghiên cứu mà luận án đề ra.
  • 30. 24 Chƣơng 2 KHÁI NIỆM, NGUỒN GỐC, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ XÁC LẬP TIÊU CHÍ TRUYỆN TRUYỀN KỲ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM Ở chương này, luận án đi sâu trình bày khái niệm truyện truyền kỳ, nêu lên nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển của thể loại truyện truyền kỳ, đồng thời xác lập tiêu chí phân loại truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam. 2.1. Khái niệm Truyện truyền kỳ Thuật ngữ truyện truyền kỳ ban đầu chỉ là tên gọi của một tập sách có tên là Truyền kỳ do Bùi Hinh và một số tác giả thời Trung Đường (thế kỷ VIII – IX, Trung Quốc) kể lại. Tập sách này có nhiều truyện hấp dẫn như: Côn Lôn Nô, Viên Thị Truyện, Nhiếp Ẩn Nương... Về sau, các nhà nghiên cứu đã sử dụng tên gọi này để chỉ chung cho những truyện có cùng kiểu viết như thế. Từ đó, thuật ngữ truyện truyền kỳ trở thành tên gọi cho một thể loại truyện ngắn trung đại ở Trung Quốc. Từ điển thuật ngữ văn học (tái bản 1999) do Lê Bá Hán, Nguyễn Khắc Phi và Trần Đình Sử (chủ biên) cho rằng: "tiểu thuyết truyền kỳ" còn gọi là truyện truyền kỳ, “thể loại tự sự ngắn cổ điển của văn học Trung Quốc hình thành ở thời Đường. Tên gọi này tới cuối thời Đường mới có. "Kỳ" nghĩa là không có thực, nhấn mạnh tính chất hư cấu. Thoạt tiên tiểu thuyết truyền kỳ mô phỏng truyện chí quái thời Lục triều, sau đó phát triển độc lập. Có loại miêu tả cuộc đời biến ảo mơ mộng (ví dụ Nam Kha thái thú truyện). Có loại ca ngợi tình yêu nam nữ (như Chương Đài liễu truyện). Có loại miêu tả hào sĩ hiệp khách (như Hồng Nhiễm khách truyện). Tiểu thuyết truyền kỳ tiêu biểu của văn học Việt Nam là Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ và Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm”. Theo Trần Đình Sử trong Thi pháp văn học trung đại Việt Nam (1999, tái bản 2005) căn cứ vào sự ra đời của thể loại này, các học giả Trung Quốc đã giải thích về thuật ngữ truyền kỳ như sau: Truyện truyền kỳ xuất hiện ở đời Đường, Tống, đánh dấu sự chín mùi của tự sự nghệ thuật. Hai chữ truyền kỳ bao hàm mấy ý nghĩa: một là có ý chuộng lạ, hai là chứa đựng nhiều thể: sử, thơ, nghị luận... Về phong cách, truyện truyền kỳ dùng văn xuôi để kể, đến chỗ tả cảnh, tả người thì dùng văn biền ngẫu, khi nhân vật bộc lộ cảm xúc thì thường làm thơ. Tên gọi truyền kỳ không những dùng để chỉ một thể loại tự sự mà đến đời Minh, Thanh, nó lại chuyên dùng để chỉ thể loại hý khúc.
  • 31. 25 Phạm Văn Thắm trong luận án Phó Tiến sĩ: Nghiên cứu văn bản và đánh giá thể loại truyền kỳ viết bằng chữ Hán Việt Nam thời trung đại (1996) cho rằng: Truyền kỳ là từ gốc Hán, nghĩa là truyền đi một sự lạ. Ở Việt Nam khi đề cập đến thuật ngữ truyền kỳ, một số sách khi thì giải thích từ này theo tính chất câu chuyện, khi thì dựa vào đặc điểm thể loại ở một thời kỳ nhất định, khi thì dựa vào lịch sử hình thành truyện truyền kỳ, khi thì coi truyền kỳ là một thể loại ngắn, khi thì coi truyền kỳ là một loại văn xuôi tự sự nhưng đã để mất yếu tố kỳ lạ... Ở Trung Quốc, thuật ngữ truyền kỳ bao hàm các nghĩa như: chỉ một loại truyện mang nội dung "kỳ văn dị sự" và chỉ một thể loại văn học viết bằng văn ngôn. Nguyễn Đăng Na trong Đặc điểm văn học trung đại - những vấn đề văn xuôi tự sự (2002) thì cho rằng, truyện truyền kỳ là hình thức văn học “lấy con người làm đối tượng và trung tâm phản ánh", dùng "hình thức kỳ ảo làm phương thức chuyển tải nội dung", nhờ đó người đọc có thể "cùng nhân vật của truyện phiêu diêu trong thế giới ảo huyền ở cả bốn cõi không gian... và hành trình trong thời gian phi tuyến tính”. Một số nhà nghiên cứu khác như Vũ Ngọc Khánh, Nguyễn Quang Ân trong Kho tàng truyện truyền kỳ Việt Nam (1995) lại cho rằng: “Theo đúng nghĩa đen của nó, truyền kỳ chỉ có nghĩa là truyền đi, kể đi một sự lạ. Sự lạ này có thể là chuyện của thần thánh, của ma quỷ, chuyện có những thông tin dị biệt đối với đời. Bao nhiêu vấn đề báo ứng mộng mị, huyền ảo hư thực hàm hồ đều có thể gọi là kỳ cả... Có điều là chuyện kỳ ảo nhưng lại không phải là thần thoại và có phần gần với cổ tích thần kỳ. Các nhà Nho đã chịu khó ghi chép nhiều chuyện lạ, chuyện được nghe, chuyện đồn đại, họ đều để công thu thập lại hết với thái độ nửa tin, nửa ngờ, hoặc nửa hư cấu sáng tạo, nửa ký sự... Và như vậy họ mới đặt cái tên như "Thính văn dị lục" chẳng hạn”. Theo Từ điển văn học (bộ mới, 2004), Nguyễn Huệ Chi đã quan niệm: “Truyện truyền kỳ là hình thức văn xuôi tự sự cổ điển Trung Quốc, bắt nguồn từ truyện kể dân gian, sau được các nhà văn nâng lên thành văn chương bác học sử dụng những mô típ kỳ quái hoang đường, lồng trong một cốt truyện có ý nghĩa trần thế nhằm gợi hứng cho người đọc. Gọi là tiểu thuyết nhưng tiểu thuyết truyền kỳ có dung lượng ngắn và kết cấu không theo kiểu chuyện dài thu ngắn, phần nào có dáng dấp của thể loại truyện ngắn cận hiện đại. Sự tham gia của yếu tố thần kỳ vào câu chuyện cũng không phải là do lực lượng tự nhiên được nhân hóa như kiểu thần thoại hoặc những nhân vật có phép lạ như trời, bụt, thần, tiên... như trong truyện cổ tích thần kỳ
  • 32. 26 mà phần lớn ngay ở hình thức phi nhân tính của nhân vật: ma quỷ, hồ ly, vật hóa người... Tuy nhiên, trong truyện bao giờ cũng có những nhân vật là người thật và chính những nhân vật mang hình thức phi nhân cũng chỉ là sự cách điệu, phóng đại của tâm lý, tính cách của một loại người nào đấy”. Từ những ý kiến trên, luận án đi đến quan niệm rằng truyện truyền kỳ thuộc thể loại văn xuôi tự sự cổ điển Trung Quốc, có nguồn gốc từ những truyện kể thần linh, chí dị, chí quái trong dân gian. Khi du nhập vào Việt Nam, truyện truyền kỳ chỉ giữ nguyên về hình thức thể loại, còn nội dung hoàn toàn do các tác giả Việt Nam viết ra dựa trên sự kế thừa truyền thống văn hóa dân tộc và trí tưởng tượng dồi dào phong phú của người chép truyện. Các tác phẩm thể loại này luôn có nhiều yếu tố kỳ ảo, hoang đường nhưng nội dung tư tưởng lại hướng về cuộc sống hiện thực. Thế giới mà các tác giả dựng nên trong truyện truyền kỳ được xem như bản sao của thế giới thực. Mọi sáng tạo huyền ảo, thần kỳ ấy không nằm ngoài mục đích nêu cao những ước mơ, khát vọng của con người trong xã hội đương thời. 2.2. Truyện truyền kỳ khu vực Đông Á và vai trò của Tiễn đăng tân thoại trong tiến trình phát triển thể loại truyền kỳ khu vực Đông Á 2.2.1. Khái quát về sự hình thành truyện truyền kỳ khu vực Đông Á Trần Ích Nguyên, trong công trình Nghiên cứu so sánh Tiễn đăng tân thoại và Truyền kỳ mạn lục, ở mục Nguồn gốc truyện truyền kỳ, ông đã nêu khá rõ ràng về các nguồn gốc của truyện truyền kỳ. Thứ nhất, truyện truyền kỳ là sự mô phỏng thần thoại, chí quái giai đoạn trước. Sự mô phỏng này thể hiện ở nhiều yếu tố (đề tài, kết cấu, cốt truyện...). Thứ hai, truyện truyền kỳ bắt nguồn từ thơ văn, truyện ký giai đoạn trước. Đó là những chi tiết, tình tiết lấy từ kho từ điển, điển cố trong các tác phẩm khác, đồng thời những đoạn văn, đoạn thơ trong truyện truyền kỳ cũng chịu ảnh hưởng nhiều từ các tác giả giai đoạn trước. Thứ ba, nguồn gốc của truyện truyền kỳ còn là những ghi chép về truyền thuyết dân gian địa phương do chính các tác giả tự sưu tầm và huyền thoại hóa lại những thần tích, thần phả mà họ ghi chép được. Cuối cùng, nguồn gốc thứ tư của truyện truyền kỳ mà các nhà nghiên cứu ít nhắc đến là khả năng tưởng tượng của tác giả. Cho dù có những truyện truyền kỳ có nhiều sự kế thừa từ các tác phẩm trước đó nhưng cái làm nên giá trị tác phẩm vẫn là tài năng, trí tưởng tượng bay bổng của tác giả. Ví dụ: Long đình đối tụng lục của Nguyễn Dữ với môtip diệt trừ nhân vật ở thế giới khác dưới Long cung không thể tìm thấy trong các tác phẩm truyền kỳ khác.
  • 33. 27 Vương Tiểu Thuẫn trong bài viết Việt Nam tiểu thuyết tùng san và vấn đề văn hiến trên Tạp chí Hán Nôm (số 1/ 2000) cho rằng: "Tiểu thuyết truyền kỳ Việt Nam có gốc gác từ chuyện chí quái, tiểu thuyết truyền kỳ thời trung cổ của Trung Quốc. Đặc điểm chủ yếu của chúng là nhiều thành phần hư cấu, quy mô từng thiên truyện không dài (thường góp nhiều thiên thành tập)". Trong bài viết, tác giả đã thống kê các chuyện kể được xếp vào loại truyện mang yếu tố truyền kỳ. Đó là những tập truyện kể dân gian, bút ký tiểu thuyết, thần thoại và truyền thuyết, truyện kể về thần linh trong suốt giai đoạn trung đại. Như vậy, hầu hết các nhà nghiên cứu đều nhất trí rằng nguồn gốc của truyện truyền kỳ Việt Nam là sự tổng hợp giữa những ảnh hưởng từ truyện truyền kỳ Trung Quốc và các truyện dân gian thần linh chí quái của Việt Nam. Ngay cách gọi tên truyện truyền kỳ cũng thể hiện rõ sự vay mượn trong thể loại. Với hai nguồn ảnh hưởng trên, truyện truyền kỳ Việt Nam trở nên lung linh nhờ sức sáng tạo tuyệt vời của các tác giả. 2.2.1.1. Truyện truyền kỳ Trung Quốc Theo các nhà nghiên cứu, truyền kỳ là thể loại văn xuôi nghệ thuật xuất hiện khá sớm trong văn học cổ điển Trung Quốc. Nền văn học cổ điển Trung Quốc là cái nôi sản sinh ra các thể loại văn học trong khu vực Đông Á, trong đó có truyện truyền kỳ. Lúc đầu để định danh cho hiện tượng văn học này, người ta dùng thuật ngữ "tiểu thuyết" và "truyền kỳ" nhưng nó không chứa đựng ý nghĩa như một thuật ngữ khoa học ngày nay. Theo đó, tiểu thuyết chỉ là những chuyện vặt được lượm lặt từ đầu đường xó chợ. Người ta dùng khái niệm "truyền kỳ" với ý nghĩa mỉa mai, châm biếm, là những truyện hoang đường, không đáng tin, không liên quan đến đạo đức. Hiện nay có ba quan điểm khác nhau về nguồn gốc của thể loại truyền kỳ ở Trung Quốc: + Loại quan điểm thứ nhất: Một số học giả cho rằng nguồn gốc của truyền kỳ là các sự tích lịch sử và truyện ngắn thế kỉ VIII - IX trong văn học Trung Quốc. Như vậy quan điểm này đã dựa vào tính chất văn - sử - triết bất phân thời trung đại. + Loại quan điểm thứ hai: Những người thuộc quan điểm này cho rằng nguồn gốc của truyện truyền kỳ là xuất phát từ truyện kể đời Đường. + Loại quan điểm thứ ba: Những nhà nghiên cứu theo quan điểm thứ ba đã khẳng định: nguồn gốc truyền kỳ có từ văn xuôi Trung Quốc cổ đại thế kỉ III - VI.
  • 34. 28 Đa số các nhà nghiên cứu đồng tình với ý kiến thứ hai. Đó là ở Trung Quốc, truyện truyền kỳ đã trải qua một quá trình hình thành và phát triển lâu dài, mà cụ thể là hình thành ở đầu đời Đường. Có thể thấy truyện truyền kỳ đời Đường phát triển qua ba giai đoạn: + Thời sơ Đường (618 – 741): Đây là giai đoạn hình thành truyện truyền kỳ. Nội dung khá đa dạng: có tác phẩm viết về đề tài tình yêu ma quái, quái dị; có truyện viết về thần tiên, có truyện viết về động vật được nhân cách hóa. Về bút pháp truyện truyền kỳ thời này thiên về ghi chép, ít sáng tạo. + Thời trung Đường (742 – 820): Có thể nói đây là giai đoạn phát triển rực rỡ của truyền kỳ. Nội dung truyện truyền kỳ thời kỳ này có nhiều biến chuyển lớn với chủ đề về chốn quan trường, về khát vọng tình yêu và về lịch sử. Loại truyện này chủ yếu phản ánh tính hoang dâm vô độ của tầng lớp thống trị, đồng thời cũng thể hiện sự bất mãn của các tác giả đối với đường lối chính sách đương thời. + Thời vãn Đường: (821 – 907): Ở giai đoạn này, thể loại truyền kỳ đã đi vào thoái trào. Ngoài ra, cũng cần nói đến truyện truyền kỳ các đời Tống, Nguyên, Minh, Thanh. Đời Tống - Nguyên truyện truyền kỳ tiếp tục rơi vào tình trạng suy thoái dần. Sang đến đời Minh, thể loại truyền kỳ hưng thịnh trở lại. Nổi tiếng có tập Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu, Tiễn đăng dư thoại của Lý Xương Kỳ. Về sau còn có Liêu trai chí dị rất nổi tiếng của Bồ Tùng Linh. Về hình thức những tác phẩm trên đều bao gồm những truyện ngắn, với cách ghi chép tương tự như truyền kỳ đời Đường. Nó được xem là những tác phẩm mở lối cho sự ra đời của những kiệt tác đời sau đó. Đặc điểm của truyện truyền kỳ Trung Quốc: căn cứ vào quá trình phát triển của truyện truyền kỳ, một số nhà nghiên cứu đã chỉ ra một số đặc trưng của thể loại này: + Truyện truyền kỳ Trung Quốc ở đời Tống đã cho thấy yếu tố ma quỷ thần quái là đặc điểm cơ bản của truyền kỳ. + Đi sâu khắc họa hình tượng nhân vật ở cả hai phương diện nội dung và hình thức là đặc trưng cơ bản cho thể loại truyền kỳ khi nói về nghệ thuật của nó. 2.2.1.2. Truyện truyền kỳ Triều Tiên Như chúng ta đã biết Triều Tiên thời trung cổ thuộc khối đồng văn Đông Á, có sự tương đồng về văn hóa với Việt Nam và các nước khu vực.
  • 35. 29 Theo một số nhà nghiên cứu thì từ thế kỷ XV, trong đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội Triều Tiên có những biến đổi đáng kể do sự cải cách của triều đại phong kiến đương thời. Và văn học Triều Tiên thế kỷ XV cũng đánh dấu bước chuyển đáng chú ý. Ngay từ khi ra đời văn xuôi tự sự Triều Tiên chia làm hai dạng rõ rệt. Một dựa trên truyện tiếu lâm trong văn học dân gian, một dựa vào nguồn thần thoại, cổ tích, truyền thuyết. Nguồn thứ hai này tạo nên thể loại truyền kỳ. Nói đến thể loại này, các nhà nghiên cứu nhắc ngay đến Kim Ngao tân thoại của Kim Si Seup (Kim Thời Tập), tác phẩm truyền kỳ xuất hiện khá sớm vào thế kỷ XV và chịu ảnh hưởng sâu sắc Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu đời Minh. 2.2.1.3. Truyện truyền kỳ Nhật Bản Ở Nhật Bản, từ cuối thế kỷ XII đã xuất hiện thể loại truyện kể được kể bởi những nghệ sĩ lãng tử dưới hình thức trường ca sử thi. Từ đầu thế kỷ XIV đến thế kỷ XVI văn học Nhật Bản đã thực sự tồn tại một loại văn xuôi nghệ thuật khác rất xa với dòng chảy tư tưởng chung của thời đại này. Đó là truyện ngắn, trong đó một số có nguồn gốc folklore với những cốt truyện cổ tích, một số khác lấy các cốt truyện từ văn học cổ điển Nhật Bản, từ những Phật thoại và cuối cùng là từ văn học Trung Quốc. Đến thế kỷ XVI nhiều truyện trong số đó – khoảng gần ba trăm truyện – được ghi chép và được xuất bản bằng các văn bản khắc ván. Đó là hình thức ban đầu của truyện ngắn Nhật Bản. Con đường hình thành truyện truyền kỳ Nhật Bản không giống với Việt Nam và Triều Tiên, mang đặc thù của văn học xứ sở hoa anh đào. Cuối thế kỷ XVI, tác phẩm truyền kỳ của Cù Hựu đã được biết đến ở Nhật Bản. Trước hết các tác giả người Nhật làm quen với Cù Hựu trong nguyên bản chữ Hán, kế tiếp là dịch những truyện tiêu biểu rồi phóng tác theo Cù Hựu và cuối cùng là ứng dụng, để sáng tạo ra truyện truyền kỳ ở Nhật Bản. Kết cấu truyện chủ yếu vẫn theo lối tuyến tính nhưng được triển khai trong sự đa dạng của chủ đề, đề tài, nhân vật. Đặc biệt là truyện thường ngắn gọn, có ý nghĩa vừa là giai thoại, vừa là ngụ ngôn. Đỉnh cao của truyện truyền kỳ Nhật Bản là Cà tỳ tử của Asai Ryôi và Vũ nguyệt vật ngữ của Ueda Akinari (thế kỉ XVIII). 2.2.1.4. Truyện truyền kỳ Việt Nam Chúng ta không thể phủ nhận một điều rằng: truyện truyền kỳ Việt Nam vốn có nguồn gốc từ truyện truyền kỳ Trung Quốc và có mối quan hệ với các nước khu vực chữ Hán. Tuy vậy, truyện truyền kỳ Việt Nam cũng có một quá trình hình thành và phát triển nội sinh gắn với nền văn hóa dân gian và văn xuôi lịch sử. Đồng thời trong
  • 36. 30 suốt quá trình hoàn thiện mình, thể loại này vẫn tiếp tục chịu ảnh hưởng giao lưu với các nước trong khu vực, với Trung Quốc và các nước khu vực văn hóa Đông Á. Ở Việt Nam, Tiễn đăng tân thoại được truyền vào muộn hơn Triều Tiên và Nhật Bản. Đó là vào khoảng cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI. Nghiêm Tòng Giản, tác giả cuốn Thù vực chu tư lục được viết vào khoảng 1559 đến 1574 đã xác nhận vào thời gian đó, An Nam đã có Tiễn đăng tân thoại và Tiễn đăng dư thoại. Mặt khác, trong lời tựa của Truyền kỳ mạn lục của Hà Thiện Hán viết năm 1547 có nhận xét rằng: “Xem văn từ của Truyền kỳ không ngoài phên dậu của Tông Cát”. 2.2.2. Vai trò của Tiễn đăng tân thoại trong tiến trình phát triển thể loại truyền kỳ khu vực Đông Á Như đã nói trên, Tiễn đăng tân thoại đã đánh dấu mốc quan trọng cho sự ra đời và phát triển của thể loại truyện truyền kỳ khu vực Đông Á. Từ ảnh hưởng của tác phẩm này, nhiều tác phẩm truyền kỳ đặc sắc đã ra đời ở nhiều nước như: Kim Ngao tân thoại, Ca tỳ tử, Truyền kỳ mạn lục... và rồi những tác phẩm này lại làm công việc dẫn đường cho biết bao tác phẩm kế tiếp. Ngay ở Trung Quốc, Tiễn đăng tân thoại cũng có ảnh hưởng to lớn, giúp đưa truyện truyền kỳ Trung Quốc đi theo một hướng mới khởi sắc hơn. Ở Trung Quốc, sau một thời gian dài thoái trào suốt từ Vãn Đường đến hết đời Tống - Nguyên, để sang đầu đời Minh, truyện truyền kỳ phục hưng trở lại với tác phẩm tiêu biểu Tiễn đăng tân thoại. Qua tác phẩm này, truyện truyền kỳ đã chứng tỏ được sức mạnh thể loại của nó, chẳng những được người Trung Quốc ưa thích mà còn nhanh chóng đến với các nước trong khu vực. Nguyên nhân chính của sự phổ biến này là hình thức tiểu thuyết thơ văn (một cách gọi khác của truyện truyền kỳ giai đoạn này). Hình thức này giúp truyện truyền kỳ đến với sự tiếp nhận của người đọc các nước sử dụng chữ Hán trong tâm lý vừa lạ vừa quen. Quen vì nó mang dáng dấp của thể loại chí quái, chí dị dấu ấn dân gian còn rất nhiều, nhưng đặc biệt nhất là nó có sự pha thơ và các thể loại khác gây cho người đọc rất nhiều hứng thú vì phù hợp với truyền thống văn chương Đông Á nói chung là rất thích sử dụng thơ và những hình thức gần với thơ. Các tác giả khi tiếp cận thể loại này cũng mang tâm lý hứng thú khi sáng tác vì họ có thể phóng bút một cách thoải mái trong lời kể nhưng không quên đưa vào đó một số bài thơ do mình sáng tác để thể hiện tài năng. Nếu không có sự cách tân về mặt hình thức thì thể loại này khó tạo được sự chú ý của mọi người. Cái lạ của
  • 37. 31 truyền kỳ giai đoạn này đối với các nước Đông Á là cái lạ về một thể loại mới. Nó đáp ứng được một số đòi hỏi cho cách tân văn học lúc bấy giờ. + Thứ nhất, tiểu thuyết thơ văn có sự kết hợp hài hòa giữa tình cảm và lý trí. Khi viết văn xuôi, tác giả thường tỉnh táo và lý trí hơn. Họ hay đưa vào truyện những vấn đề xã hội và thường hướng câu chuyện nhằm vào mục đích nào đó. Người ta nghe kể chuyện dân gian, truyện cổ tích với những từ ngữ hết sức bình dân. Do đó, muốn câu chuyện thuyết phục cần đưa thơ vào để hạn chế tính khô khan, tạo ra thói quen tiếp nhận. + Thứ hai, lâu nay mọi người vẫn quen đọc các tác phẩm thơ chữ Hán, nhất là trong văn học các nước như Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam. Những bài thơ đó hoặc là bày tỏ nỗi lòng tác giả hoặc là mang nội dung giáo huấn... Việc lồng thơ vào các tác phẩm văn xuôi tự sự sẽ tạo ra cho người đọc hứng thú mới và đưa đến một cách tiếp nhận khác cho thơ: tiếp nhận thơ trong bối cảnh một câu chuyện. Từ sau sự ra đời của Tiễn đăng tân thoại, văn học Trung Quốc chứng kiến sự phát triển trở lại của thể loại truyện truyền kỳ với nhiều tác giả nổi tiếng như: Thái Vũ, Tống Mạnh Trừng... Các tác giả này đã đóng góp không nhỏ cho việc bảo tồn thể loại văn học đang được yêu thích thời bấy giờ, đặc biệt là sự phát triển đỉnh cao với tác phẩm Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh. Tác phẩm này đã kế thừa những tinh hoa của truyện truyền kỳ giai đoạn trước đó, đồng thời có những sáng tạo độc đáo làm cho truyện truyền kỳ ngày càng giống với truyện ngắn hiện đại mặc dù trong đó một số truyện vẫn còn sử dụng hình thức truyện kể xen bút ký. Liêu trai chí dị đã có những đóng góp lớn cho thể loại truyện truyền kỳ nói riêng và văn học Trung Quốc nói chung, xứng đáng nhận được lời khen ngợi từ những nhà nghiên cứu, phê bình. Nói như Nguyễn Huệ Chi: “Liêu trai chí dị đã làm lu mờ hết mọi đỉnh cao của thể loại này trong bất kỳ giai đoạn nào về trước, phủ định tiểu thuyết thơ văn dưới thời Cù Hựu, trả lại cho tiểu thuyết truyền kỳ ngôn ngữ tản văn pha chút ít biền văn dưới thời Đường - Tống”. Mặc dù vậy, nhưng cũng cần thấy rằng, mỗi giai đoạn có quan niệm thơ văn khác nhau. Thời của Cù Hựu, tiểu thuyết thơ văn đã tạo nên một bước ngoặt lớn, tuy chưa có ảnh hưởng rộng rãi ở Trung Quốc, nhưng nó đã có một vị trí đặc biệt trong văn học khu vực Đông Á. Cho dù sau này Liêu trai chí dị đã tạo nên tiếng vang lớn, có ảnh hưởng sâu rộng trong khu vực, nhưng các nước Đông Á vẫn yêu thích, dịch và