SlideShare a Scribd company logo
1 of 93
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
ĐINH THỊ LỆ PHƢƠNG
THẾ GIỚI BIỂU TƢỢNG
TRONG LĨNH NAM CHÍCH QUÁI
Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 60220121
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Huế, năm 2017
i
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
ĐINH THỊ LỆ PHƢƠNG
THẾ GIỚI BIỂU TƢỢNG
TRONG LĨNH NAM CHÍCH QUÁI
Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 60220121
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGÔ THỜI ĐÔN
Huế, năm 2017
ii
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn “ Thế
giới biểu tƣợng trong Lĩnh Nam chích quái” ngoài sự nỗ lực hết
mình của bản thân, tôi xin kính gửi lời cảm ơn chân thành, lòng biết
ơn sâu sắc đến thầy giáo - TS. Ngô Thời Đôn, người đã tận tình
hướng dẫn, động viên khích lệ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề
tài.
Đồng thời, tôi xin trân trọng cảm ơn tới quý thầy, cô giáo
trong khoa Ngữ Văn, phòng tư liệu, thư viện trường Đại Học Sư
Phạm Huế, phòng tư liệu, Thư viện trường Đại học Khoa học Huế,
Thư viện tổng hợp tỉnh Thừa Thiên Huế, cùng gia đình, người
thân,bạn bè, đồng nghiệp đã tận tình giúp đỡ để tôi hoàn thành đề
tài này.
Qua đây, tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến người bạn đời
của tôi, anh Hoàng Hữu Tuấn đã luôn bên cạnh tôi, động viên, ủng
hộ tôi, hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình
học tập và thực hiện luận văn, cũng như hoàn thành khóa học này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 9 năm 2017
Học viên thực hiện
Đinh Thị Lệ Phương
iii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, những kết quả
nghiên cứu trên đây không trùng với bất kỳ một công trình nghiên cứu nào khác. Nếu
sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về luận văn của mình.
1
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA ...........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................... iii
MỤC LỤC.......................................................................................................................1
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề...........................................................................................4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................7
4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................7
5. Đóng góp của Luận văn...............................................................................................8
6. Cấu trúc Luận văn .......................................................................................................9
PHẦN NỘI DUNG ......................................................................................................10
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BIỂU TƢỢNG VÀ TÁC PHẨM
LĨNH NAM CHÍCH QUÁI..........................................................................................10
1.1. Khái lược về biểu tượng.........................................................................................10
1.1.1. Biểu tượng ...........................................................................................................10
1.1.2. Biểu tượng và các hướng nghiên cứu..................................................................13
1.1.3. Biểu tượng trong văn học ....................................................................................18
1.2. Lĩnh Nam chích quái và sự hình thành dòng truyện ngắn tự sự trung đại Việt Nam ......21
1.2.1. Khái quát văn xuôi trung đại Việt Nam ..............................................................21
1.2.2. Sự xuất hiện của Lĩnh Nam chích quái trong dòng truyện ngắn tự sự Trung đại
Việt Nam........................................................................................................................24
Chƣơng 2. HỆ THỐNG CÁC BIỂU TƢỢNG TRONG LĨNH NAM CHÍCH QUÁI....29
2.1. Biểu tượng về vật tổ, thị tộc, bộ lạc........................................................................29
2.1.1. Biểu tượng con Rồng – cháu Tiên.......................................................................29
2.1.2. Biểu tượng về văn hóa thị tộc, văn minh nông nghiệp lúa nước.........................36
2.2. Biểu tượng về nhiên thần........................................................................................40
2.2.1. Biểu tượng về thần Cây Đá .................................................................................42
2.2.2. Biểu tượng thần Sông Nước................................................................................46
2
2.2.3. Biểu tượng Hang, Động, thần Đất.......................................................................52
2.3. Biểu tượng về nhân thần và các con số thiêng .......................................................53
2.3.1. Biểu tượng về nhân thần......................................................................................53
2.3.2. Biểu tượng về các con số thiêng.........................................................................56
Chƣơng 3. BIỂU TƢỢNG TRONG LĨNH NAM CHÍCH QUÁI VÀ SỰ THỂ
HIỆN BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC ...................................................................59
3.1. Dấu ấn văn hóa dân gian trong hệ thống biểu tượng của Lĩnh Nam chích quái..............59
3.1.1. Về văn hóa vật chất...........................................................................................................................61
3.1.2. Về văn hóa tinh thần.........................................................................................................................63
3.1.3. Những biểu tượng điển hình của văn hóa – lịch sử Việt Nam trong Lĩnh Nam
chích quái ......................................................................................................................68
3.2. Dấu ấn văn học dân gian trong hệ thống biểu tượng của Lĩnh Nam chích quái ....74
3.2.1. Dấu ấn văn học dân gian nhìn từ phương diện thể loại – đề tài.........................74
3.2.2. Dấu ấn văn học dân gian biểu hiện qua các motip dân gian ..............................81
PHẦN KẾT LUẬN......................................................................................................85
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................88
3
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trên thế giới ngày nay “chúng ta sống trong một thế giới của những kí hiệu,
và kí hiệu của kí hiệu”, có thể thấy người ta trở lại ưa chuộng các biểu tượng. Nó tồn
tại ở khắp nơi và giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống của con người.
“Biểu tượng nhô lên như môt lời trách cứ thường xuyên đối với khả năng suy xét và
cảm nhận của chúng ta”. Chính vì thế mà việc nghiên cứu, giải mã biểu tượng được
nhiều ngành khoa học quan tâm: khoa lịch sử các nền văn minh và các tôn giáo, khoa
ngôn ngữ học, khoa văn hóa nhân chủng học, khoa phê bình nghệ thuật, khoa tâm lý
học, khoa y học .v.v. Và đặc biệt là văn học. Bởi bản chất của văn học là phản ánh đời
sống hiện thực bằng hình tượng, mà cao hơn nữa đó chính là biểu tượng, nó luôn dồn
nén các tầng nghĩa, hàm ẩn, dung chứa và khu biệt bởi tính biểu tượng. Trong văn
chương, ngôn ngữ là dấu hiệu biểu hiện đầu tiên của tính cá nhân, tinh thần dân tộc vì
thế biểu tượng trong văn chương được biểu đạt qua mã ngôn ngữ và chuyển hóa thành
biểu tượng nghệ thuật - vừa lưu giữ các giá trị văn hóa, tồn tại như các biểu tượng
thẩm mỹ, cổ mẫu – vừa chuyển tải, sáng tạo văn hóa.
1.2. Trong kho tàng văn học Trung đại Việt Nam, Lĩnh Nam chích quái là một
tác phẩm được kết tinh từ những tri thức về cội nguồn dân tộc. Những biểu
tượng Hồng Bàng, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Bọc trăm trứng, Mười tám đời các vua
Hùng… đã trở thành vốn văn hóa hiển nhiên của nhiều thế hệ nhân dân nước Việt. Có
thể thấy từ các bậc đại nho tài cao học rộng, tràn trề tinh thần ái quốc, yêu tha thiết
truyền thống văn hóa dân tộc từ Trần Thế Pháp qua Vũ Quỳnh, Kiều Phú, Đặng Minh
Khiêm đến Đoàn Vĩnh Phúc, và sau này là Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú… đều tiếp cận
tác phẩm với một thái độ thành kính, ngưỡng vọng. Lĩnh Nam chích quái dường như
tương đồng với số phận của nền văn hóa Đại Việt, nền văn hóa dân tộc: thăng trầm
chìm nổi, đối diện với những thử thách sống còn của thiên tai nhân họa, nhưng vẫn
mang trong mình một sức sống mãnh liệt, một khả năng tái sinh, trường tồn với non
sông đất nước Việt Nam.
1.3. Việc sử dụng biểu tượng trong quá trình sáng tác văn chương không phải là
một điều mới mẻ. Tuy nhiên con đường sáng tạo của người nghệ sĩ lại bắt mạch khơi
4
nguồn từ đời sống văn hóa dân tộc và nhân loại từ thuở hồng hoang, khai sinh sự sống
cho đến ngày nay. Trải qua bao nhiêu thế kỉ, bao nhiêu thế hệ nhà văn vẫn luôn tìm tòi,
sử dụng, khai thác và sáng tạo biểu tượng trong đời sống văn hóa cũng như trong sáng
tạo văn chương. Bên cạnh những khó khăn, thách thức đặt ra trong quá trình tìm hiểu,
nghiên cứu và sáng tạo thì nó cũng mời gọi đối với người đọc khi tìm tòi và giải mã
biểu tượng trong tác phẩm văn chương đưa chúng ta trở về và hòa vào mạch nguồn
văn hóa sâu rộng, lâu dài của các dân tộc, của toàn nhân loại.
Tìm hiểu biểu tượng chúng tôi nhằm tìm ra những giá trị tiềm ẩn, khuất lấp sau
từng biểu tượng cũng như mối liên hệ giữa chúng, để có thể hiểu được bản chất, ý nghĩa
của tự nhiên, hiện thực và truyền thống văn hóa cũng như cơ sở gắn kết của cả một cộng
đồng. Điều đó có ý nghĩa thiết thực cho việc tìm hiểu, đánh giá, giải mã tác phẩm, khẳng
định giá trị của tác phẩm, góp phần giữ gìn bản sắc thẩm mỹ, nghệ thuật của Lĩnh Nam
chích quái trong văn học buổi đầu dân tộc. Qua đó góp phần đóng góp cho văn học Việt
Nam một diện mạo mới, góc nhìn mới thông qua thế giới biểu tượng. Đó là lí do chúng
tôi chọn đề tài luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Lịch sử vấn đề nghiên cứu đã đạt được một số thành tựu tiêu biểu và một số ý
kiến nhận xét của nhiều nhà nghiên cứu như:
2.1. Về tác phẩm Lĩnh Nam chích quái
Nguyễn Đăng Na trong cuốn Văn xuôi tự sự Việt Nam thời Trung Đại, Tập 1,
viết về Lĩnh Nam chích quái “Cần chú ý rằng tác phẩm tuy ghi là “quái” nhưng Trần
Thế Pháp và cả những tác giả sau ông, luôn ý thức “nhặt” (chích) những truyện có
quan hệ “cương thường và phong hóa” với mục đích “khuyến thiện, trừng ác, bỏ ngụy
theo chân”.
Nhận xét của Vũ Quỳnh trong lời tựa Lĩnh Nam chích quái lục “Việc tuy quái mà
không dối trá, văn tuy dị mà không yêu hoang” [18 ,34-35].
Trần Đình Sử trong cuốn Thi Pháp văn học trung đại Việt Nam đã cho rằng: Lĩnh
Nam chích quái là một tiểu thuyết chí quái [21, 282], bởi theo Trần Đình Sử thì “người
ta có thể dùng tên gọi “tiểu thuyết” với nội hàm mới để chỉ bất cứ tác phẩm tự sự nào
có tính nghệ thuật được ghi theo thể loại của sử” [21, 282-283].
5
Đinh Gia Khánh trong cuốn Văn học Việt Nam thế kỷ X – nửa đầu thế kỷ XVIII,
nói đến sự ảnh hưởng của văn học dân gian cũng như sự quan tâm của Nhà nước tới
văn học “ảnh hưởng của văn học dân gian không phải chỉ thúc đẩy Lê Thánh Tông
quan tâm đến dã sử khi giao cho Ngô Sĩ Liên biên soạn bộ sử chính thức của nhà
nước, mà chủ yếu là động lực của việc biên soạn và bổ sung thêm Việt điện U Linh và
Lĩnh Nam chích quái [9, 165].
Nguyễn Đăng Na trong cuốn Giáo trình văn học trung đại Việt Nam tập 2 thì: Lĩnh
Nam chích quái gồm những loại truyện dân gian, tiêu biểu cho loại thứ nhất có tác phẩm
Lĩnh Nam chích quái lục của Trần Thế Pháp [15, 32]. Trong xu hướng phát triển của văn
xuôi tự sự, ông còn xếp Lĩnh Nam chích quái vào xu hướng dân gian và phần lớn là
truyện có tính chất truyền thuyết [15, 41].
2.2. Về những vấn đề liên quan đến biểu tƣợng trong tác phẩm.
Lĩnh Nam chích quái – điểm nhìn văn hóa của Nguyễn Hùng Vỹ đăng trên Tạp
chí Nghiên cứu Văn học số 8 năm 2006, trang 98-112. Đây là công trình được tác giả
nghiên cứu tổng thể tác phẩm Lĩnh Nam chích quái dưới góc độ văn hóa, những giá trị
văn hóa vật chất và tinh thần, truyền thống của cha ông ta từ thuở sơ khai đến thời kỳ
dựng nước và giữ nước. Công trình nghiên cứu đã đi sâu phân tích kết cấu và nội dung
của các câu chuyện trong Lĩnh Nam chích quái để người đọc hiểu rõ và hiểu sâu hơn
những giá trị văn hóa mà tác phẩm mang lại. Như chính tác giả nhận định:
Trong kho tàng văn học trung đại Việt Nam, Lĩnh Nam chích quái là một tác
phẩm thiêng liêng. Các bậc đại nho tài cao học rộng, tràn trề tinh thần ái quốc, tấm
lòng hiếu cổ (yêu truyền thống văn hóa dân tộc) từ Trần Thế Pháp qua Vũ Quỳnh,
Kiều Phú, Đặng Minh Khiêm đến Đoàn Vĩnh Phúc, và sau này là Lê Quý Đôn, Phan
Huy Chú… đều tiếp cận tác phẩm với một thái độ thành kính, ngưỡng vọng. Số phận
tác phẩm Lĩnh Nam chích quái dường như tương đồng với số phận của nền văn hóa
Đại Việt, nền văn hóa dân tộc: thăng trầm chìm nổi, đối diện với những thử thách
sống còn của thiên tai nhân họa, nhưng vẫn mang trong mình một sức sống mãnh liệt,
một khả năng tạo sinh ghê gớm và cuối cùng sẽ vĩnh viễn trường tồn với non sông đất
nước này.
Lĩnh Nam chích quái bình giảng của Trần Đình Hoành và Nguyễn Hữu Vinh xuất
bản năm 2016. Trong công trình nghiên cứu này hai tác giả đã đi sâu và phân tích và
6
bình giảng những chi tiết, những địa danh, những biểu tượng, hiện tượng có trong tác
phẩm Lĩnh Nam chích quái để người đọc hiểu rõ hơn nội dung của tác phẩm. Đọc Lĩnh
Nam chích quái để hiểu được triết lý sống và chiều kích tâm linh truyền thống của
người Việt từ nghìn năm trước, dĩ nhiên là còn đầy trong dòng máu của mỗi chúng ta
hôm nay. Hiểu Lĩnh Nam chích quái là hiểu được một phần sâu thẳm của chính mình.
Nguyễn Thị Hơng (2010) trong Luận văn thạc sỹ “Đặc điểm nghệ thuật của Tân
đính Lĩnh Nam chích quái” của Trường Đại Học Vinh, công trình nghiên cứu về đặc
điểm nghệ thuật tác phẩm Tân đính Lĩnh Nam chích quái. Tác giả luận văn chỉ rõ
những giá trị nghệ thuật của những truyện trong tác phẩm Lĩnh Nam chích quái.
“Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật trong Lĩnh Nam chích quái” của Trương
Thị Ngọc Loan – Khóa luận Tốt nghiệp của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Công
trình nghiên cứu chỉ rõ những giá trị nhân văn trong truyện Lĩnh Nam chích quái để
người đọc hiểu sâu và rõ hơn về nội dung cốt truyện của tác phẩm.
Trần Thị Hoa Lê trong bài nghiên cứu “ Giải mã tiếng cười nghịch dị, phồn thực
trong văn học trung đại Việt Nam từ hướng tiếp cận biểu tượng văn hóa”. Trong bài viết
này, tác giả đề cập tới truyện Hà Ô Lôi, như một tác phẩm chính thức mở ra tiếng cười
nghịch dị - phồn thực trong văn học viết. Nằm trong Lĩnh Nam chích quái lục – một tác
phẩm văn xuôi chữ Hán ghi chép chuyện lạ dân gian, tương truyền của Trần Thế Pháp đời
Trần (thế kỉ XV) rồi được tăng biên, tục bổ, khảo chính, … liên tiếp sau đó. Tác giả đưa ra
những dẫn chứng về giá trị mà truyện Hà Ô Lôi mang lại. Như Vũ Quỳnh – Kiều Phú thì
đánh giá cao chức năng giáo huấn “răn chúng” theo “cương thường, phong hóa” của Hà
Ô Lôi, bên cạnh đó, ở công trình nghiên cứu của Nguyễn Hùng Vĩ thì hiểu Hà Ô Lôi là
một “trầm tích Phật giáo”…[ 14, 304-305]. Qua đó, tác giả đề xuất một cách nhìn khác ở
góc độ biểu tượng văn hóa và tín ngưỡng dân gian để tìm hiểu rõ hơn về tiếng cười nghịch
dị, phồn thực xuyên thấm trong hình tượng nhân vật Hà Ô Lôi cũng như trong toàn bộ cấu
trúc truyện từ những chi tiết nhỏ nhất.
Tạ Chí Đại Trường trong Thần, người và Đất Việt, cứu có những đóng góp về
phương pháp nghiên cứu mới về tôn giáo và tín ngưỡng. Tác giả đã nhấn mạnh các sự
liên tục văn hóa, để thấu hiểu, bên trên sự hỗn độn của các dữ kiện thần thoại, hiện
tượng tín ngưỡng trong tính đơn nhất sống động của nó, như là một hoạt động văn hóa
diễn đạt dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong đó tác giả nhắc tới “Lĩnh Nam chích
7
quái vì là truyện dân gian, chỉ cần có các dấu vết niên đại đủ làm nên khung truyện,
còn nội dung thì dàn trải ra trong sự phô diễn phần ý thức xã hội… [25, 27]. Và trong
hệ thống thần linh bản địa Việt cổ mà tác giả đề cập tới, thì sự xuất hiện của các Nhiên
thần: các thần Cây đá, thần Sông nước, và các Nhân thần sơ khai như Cao Lỗ, An
Dương Vương, Hai Bà Trưng, .v.v..
Qua những công trình nghiên cứu trên mặc dù chưa đề cập đến vấn đề thế giới
biểu tượng trong tác phẩm một cách có hệ thống và chuyên sâu nhưng những thành
tựu của giới nghiên cứu khoa học về tác phẩm Lĩnh Nam chích quái ở trên là những tư
liệu gợi mở quý giá cho chúng tôi trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu đề tài, tìm tòi
và định hướng về thế giới biểu tượng trong văn học trung đại, mà cụ thể là trong tác
phẩm Lĩnh Nam chích quái. Chúng tôi hy vọng đây là một bước đi hết sức có ý nghĩa
trong quá trình nghiên cứu khoa học của mình, và đóng góp một phần tư liệu nhỏ bé,
gợi mở cho các công trình nghiên cứu sau này.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái .
Từ những tìm hiểu, khảo sát trong tác phẩm chúng tôi đi đến nghiên cứu thế giới biểu
tượng trong Lĩnh Nam chích quái để nhằm hiểu rõ hơn về biểu tượng, giải mã biểu tượng
tiêu biểu, nổi bật trong tác phẩm để có cái nhìn sâu sắc toàn diện hơn đối với tác phẩm.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Trong rất nhiều công trình tuyển chọn, giới thiệu tác phẩm Lĩnh Nam chích quái,
chúng tôi lựa chọn tư liệu Lĩnh Nam chích quái (truyện cổ dân gian sưu tập biên soạn
ở thế kỷ XV) bản của Vũ Quỳnh – Kiều Phú của Nhà xuất bản Văn học Hà Nội năm
2001 để khảo sát.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Xuất phát từ nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu
chủ yếu sau: Vận dụng lý thuyết biểu tượng, lý thuyết kí hiệu để tiếp cận, phân tích,
miêu tả hệ thống biểu tượng trong tác phẩm Lĩnh Nam chích quái
- Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại :
Việc làm này giúp chúng tôi có các số liệu cụ thể, từ đó có cái nhìn chính xác về
hệ biểu tượng. Phân loại các biểu tượng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân tích,
8
giải mã các biểu tượng.Trên cơ sở 20 truyện đã được dịch của Vũ Quỳnh – Kiều Phú
và một số phần Phụ lục, những bản dịch thêm trong những bản Lĩnh Nam chích quái
khác nhằm khảo sát, thống kê, phân loại có tính định hướng các biểu tượng nổi bật
trong tác phẩm.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu:
Thông qua phương pháp này, chúng tôi so sánh, đối chiếu với những tác phẩm
văn học có cùng hơi hướng trong thời kỳ này để thấy được nét độc đáo trong cách xây
dựng biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái.
- Phương pháp cấu trúc - hệ thống:
Biểu tượng không bao giờ tồn tại độc lập, riêng lẻ. Nó tồn tại trong một hệ thống
hoàn chỉnh. Vì vậy, cần đặt các biểu tượng trong hệ thống nhằm xây dựng một cấu
trúc hợp lí để thấy được các mặt nội dung - tư tưởng của tác phẩm.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp:
Phân tích mối quan hệ giữa bề mặt ngôn từ và ý nghĩa biểu trưng. Cần phân
tích các biểu tượng tiêu biểu để từ đó tổng hợp rút ra những kết luận mang tính
khái quát. Từ các biểu tượng đã thống kê, phân loại để làm sáng tỏ sự hình thành biểu
tượng, chỉ ra được ý nghĩa của biểu tượng trong tác phẩm, và trong tiến trình lịch sử
văn học trung đại Việt Nam.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành
Vận dụng các kiến thức của nhiều ngành khoa học khác nhau như tâm lý, triết
học, ngôn ngữ, văn hóa…để nghiên cứu vì biểu tượng cũng là đối tượng quan tâm của
những ngành này.
5. Đóng góp của Luận văn
Luận văn góp một cái nhìn toàn diện, có hệ thống về thế giới biểu tượng trong
Lĩnh Nam chích quái, chỉ ra những đặc trưng cơ bản của hệ biểu tượng này cũng như
các phương thức cơ bản xây dựng biểu tượng. Qua đó phác thảo nên một bức tranh
tương đối đầy đủ về biểu tượng trong tác phẩm và khẳng định về quá trình cũng như
vai trò sự hình thành của biểu tượng trong văn học trung đại.
Kết quả nghiên cứu thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái góp phần
khẳng định vị trí của tác phẩm trong dòng văn học tự sự Việt Nam thời kỳ đầu dựng
nước và giữ nước. Bên cạnh đó còn tạo nguồn tư liệu về nghiên cứu biểu tượng trong
văn học trung đại Việt Nam.
9
6. Cấu trúc Luận văn
Ngoài Phần Mở đầu, Phần Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phần Nội dung luận văn
được triển khai thành ba chương như sau:
Chương 1. Những vấn đề chung về biểu tượng và tác phẩm Lĩnh Nam chích quái
Chương 2. Hệ thống các biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái
Chương 3. Biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái và sự thể hiện bản sắc văn hóa
dân tộc
10
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1.
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BIỂU TƢỢNG
VÀ TÁC PHẨM LĨNH NAM CHÍCH QUÁI
1.1. Khái lƣợc về biểu tƣợng
1.1.1. Biểu tƣợng
Khi bàn về khái niệm biểu tượng, có rất nhiều cách hiểu, cách lý giải khác nhau,
bởi chính khái niệm này có sự vận động và tồn tại khác nhau qua nhiều nền văn hóa
khác nhau. Và để hợp lực giải mã những ẩn ngữ do biểu tượng đặt ra, đi qua mọi ngóc
ngách của biểu tượng thì phải huy động năng lượng dồn nén trong biểu tượng ở trong
ta bởi: “nói là chúng ta sống trong một thế giới biểu tượng thì vẫn còn chưa đủ, phải
nói một thế giới biểu tượng sống trong ta”. Biểu tượng (tiếng Anh: symbol, tiếng Pháp:
symbole) là một thuật ngữ khoa học được sử dụng trong nhiều ngành khoa học với
những nội hàm khác nhau.
Trong cuốn Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới của hai tác giả Jean Chevalier và
Alain Gheerbrant cho rằng biểu tượng thuộc phàm trù cao siêu, cũng là phạm trù của
cái vô hình. Cần phân biệt biểu tượng với các khái niệm liên quan như biểu hiện, vật
hiệu, phúng dụ, ẩn dụ, loại suy, dụ ngôn, ngụ ngôn luân lí. Từ thời nguyên thủy, khi
chưa có tư duy luận lý, con người tư duy thông qua các biểu tượng. Biểu tượng thời đó
được dùng để chỉ một vật được cắt ra làm đôi như sứ, gỗ, kim loại… giữa hai người
(chủ - khách, người cho vay – người vay, hai người khách hành hương, hay hai người
sắp chia tay nhau lâu dài, là vật dùng để định tình trong tình yêu giữa người con trai và
con gái…) mỗi bên giữ một phần. Sau này, ráp hai mảnh lại với nhau, họ sẽ nhận ra
mối dây liên hệ ngày trước để nhận ra nhau. Khởi nguyên, biểu tượng là một vật được
cắt làm đôi, mọi biểu tượng đều chứa đựng dấu hiệu bị đập vỡ, ý nghĩa của biểu tượng
bộc lộ ra trong cái vừa là gãy vỡ vừa là nối kết những phần của nó bị vỡ ra. [2, 23]
Biểu tượng chia ra và kết lại với nhau, nó chưa hai ý tưởng phân ly và tái hợp; nó gợi
lên ý một cộng đồng, đã bị chia tách và có thể tái hình thành. Biểu tượng có tính ổn
định, tính đa chiều, khó xác định và sống động, tính thâm nhập lẫn nhau. Biểu tượng
có chức năng thăm dò, vật thay thế, trung gian, lực thống nhất, giáo dục và trị liệu, xã
11
hội hóa, cộng hưởng, chức năng siêu nghiệm và chức năng biến đổi. Biểu tượng gắn
liền với cổ mẫu (archtype, protone). Cũng trong cuốn sách này, hai tác giả Jean
Chevalier và Alain Gheerbrant đã đưa ra rất nhiều giải thích khác nhau về biểu tượng
của các tác giả khác như Pierre Emmanuel, Freud, C.G. Jung, Mircea Eliade,
R.de.Becker, Klee.
Theo Pierre Emmanuel thì chúng ta có thể hiểu biểu tượng “ không chỉ là một
sinh thể hay một sự vật thực, mà cả một khuynh hướng, một hình ảnh ám ảnh, một
giấc mơ, một hệ thống định đề được ưu tiên, một hệ thuật ngữ quen dùng” [2, 24]. Còn
Freud thì cho rằng: “biểu tượng diễn đạt một cách gián tiếp, bóng gió và ít nhiều khó
nhận ra, niềm ham muốn hay các xung đột. Biểu tượng là mối liên kết thống nhất nội
dung rõ rệt của một hành vi, một tư tưởng, một lời nói với ý nghĩa tiềm ẩn của chúng”
[1, 24]. Nhưng theo các nhà phân tâm học khác thì cái được biểu trưng bao giờ cũng là
vô thức. Vì thế S. Ferenczi viết “ Không phải mọi so sánh đều là biểu tượng, mà chỉ là
biểu tượng những so sánh trong đó vế thứ nhất bị dồn nén vào vô thức” [2, 24]. Nhà
phân tâm học C.G.Jung cho rằng: “Biểu tượng không phải là một phúng dụ, cũng
chẳng phải là một dấu hiệu đơn giản, mà đúng hơn là một hình ảnh thích hợp để chỉ ra
đúng hơn cả cái bản chất ta mơ hồ nghi hoặc của tâm linh”. Theo ông, “biểu tượng
không bó chặt gì hết, nó không cắt nghĩa, nó đưa ta ra bên ngoài chính nó đến một ý
nghĩa còn nằm ở tận phía ngoài kia không thể nắm bắt, được dự cảm một cách mơ hồ,
và không có từ ngữ nào trong ngôn ngữ của chúng ta có thể diễn đạt thỏa đáng” [2, 25]
Còn R.de.Becker đã tóm tắt một cách rất hay về các khía cạnh khác nhau của biểu
tượng: “có thể ví biểu tượng với một khối tinh thể phục nguyên lại theo cách khác
nhau nguồn sang tùy theo từng mặt tinh thể tiếp nhận ánh sáng. Và ta còn có thể nói nó
là một thể sống, một mẫu của con người ta đang chuyển động và biến đổi. Đến mức cứ
nhìn ngắm nó, nắm bắt nó, như là đối tượng suy ngẫm, thì cũng tức là đang nhìn ngắm
chính cái quỹ đạo ta sắp lần theo, ta nắm bắt cái hướng vận động đang lôi kéo con
người ta đang đi tới” [2, 25].
Biểu tượng có thể là một phạm trù siêu nghiệm của sự cao siêu, của cái siêu phàm,
cái vô tận, biểu tượng được toàn bộ con người, cả trí tuệ lẫn tâm hồn con người tiếp
nhận. Như vậy, khi con người đã thoát thai khỏi loài thú, biểu tượng như là một trong
những hình thức tín hiệu con người sử dụng dùng để giao tiếp. Do đó, cái gọi là biểu
12
tượng đã tồn tại như một bộ phận cấu thành trong đời sống tinh thần của con người. Về
sau, khi tri thức nhân loại đạt đến một trình độ nhất định để có thể ý thức được sự tồn tại
của biểu tượng và có nhu cầu khám phá nó, lúc đó biểu tượng được hiểu như là những
hình ảnh tượng trưng được cả một cộng đồng dân tộc và tiến xa hơn nữa là toàn nhân
loại cùng chấp nhận và sử dụng trong thời gian lâu dài. Mircea Eliade khẳng định:
“Khuynh hướng biểu tượng là một dự kiện tức thì của con người toàn vẹn, tức là con
người bộc lộ đúng mình. Con người ý thức được ví trí của mình trong vũ trụ; những
khám phá ban đầu đó gắn liền hữu cơ với tấn bi kịch của con người cho đến nỗi chính
khuynh hướng biểu tượng đó quyết định cả hoạt động tiềm thức lẫn những biểu hiện cao
cả nhất trong đời sống tinh thần của nó” [2, 26]. Nếu đã là phạm trù mang tính cao siêu
thì biểu tượng cũng là một phạm trù của cái vô hình theo cách nói của Klee thì “việc giải
mã các biểu tượng đưa ta vào những chiều sâu không cùng của sinh khí nguyên thủy,
bởi vì biểu tượng đem sáp nhập vào cái hữu hình cái phần vô hình được nhìn thấy một
cách huyền bí” [2, 26]. Sự tạo thành biểu tượng trong tâm thức nhân loại là một quá
trình vô thức, nhưng tự bản thân chúng thể hiện sự nỗ lực của con người muốn xuyên
qua bức màn mờ mịt của hiện thực, vượt lên những kinh nghiệm cảm tính cá nhân đơn
lẻ để nhận thức về một thực tại siêu việt bị che lấp. Không phải ngẫu nhiên mà khát
khao khám phá những bí ẩn huyền diệu là khát vọng thường trực trong bản tính khởi
thủy của con người. Do đó, việc tiếp nhận, nghiên cứu biểu tượng loại trừ thái độ đứng
nhìn, mà đòi hỏi tinh thần, thái độ nhập cuộc. Biểu tượng chỉ tồn tại ở bình diện chủ thể,
nhưng trên cơ sở bình diện khách thể. Đó chính là một số ý kiến về biểu tượng, một
thuật ngữ có tính chung và phổ quát trên toàn thế giới.
Trong Từ điền tiếng Việt thì biểu tượng có hai nghĩa, nghĩa thứ nhất là “hình ảnh
tượng trưng,” nghĩa thứ hai là: “hình thức của nhận thức, cao hơn cảm giác, cho ta
hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu óc khi tác động của sự vật vào giác quan ta
đã chấm dứt”. Biểu tượng có tính đa nghĩa nhưng chúng ta có thể chia làm hai nghĩa
chính là biểu hình và biểu ý. Như vậy, biểu tượng là những hình ảnh, sự vật cụ thể cảm
tính bao hàm trong nó nhiều ý nghĩa gây được ấn tượng sâu sắc đối với người đọc.
Còn biểu tượng nghệ thuật được coi là kí hiệu thẩm mỹ đa nghĩa bao gồm cái biểu đạt
và cái được biểu đạt. Nó chính là sự mã hóa cảm xúc ý tưởng của nhà văn. Biểu tượng
trở thành phương tiện biểu đạt cô đọng, hàm súc có sức khai mở rất lớn trong sự tiếp
13
nhận của độc giả. Những tác phẩm sử dụng nhiều biểu tượng thể hiện sự chối từ cách
viết trực tiếp giãi bày tâm tư, tình cảm, nhất là đối với tác phẩm văn học.
Theo Từ điển Thuật ngữ văn học thì “Biểu tượng là một phương thức chuyển
nghĩa của lời nói hoặc một loại hình nghệ thuật đặc biệt có khả năng truyền cảm lớn,
vừa khái quát được bản chất của một hiện tượng nào đấy, vừa thể hiện một quan niệm,
một tư tưởng hay một triết lí sâu xa về con người và cuộc đời” [6, 24]. Còn trong quá
trình hình thành và tạo nghĩa mỗi biểu tượng thường có tính lịch sử lâu đời gắn liền
với quá trình hình thành về thế giới của người cổ xưa. Và “từ thời tiền sử, có lẽ cùng
với sự xuất hiện của tiếng nói, các từ như trời, đất, sáng, tối, xuân, hạ, máu lửa, sấm,
chớp, cầu vồng… đã ăn sâu vào trí não của nhân loại như những biểu tượng” [7, 25]
Những tác phẩm viết theo lối viết biểu tượng không hề dễ đọc chút nào. Bên cạnh
những biểu tượng thể hiện ý thức chung của xã hội, trong văn học có rất nhiều biểu
tượng in đậm dấu ấn, cá tính sáng tạo của nhà văn, nhà thơ. Cũng như trong lý thuyết
của IU.M.Lotman, ông đã nâng cao tầm vóc và chiều kích của biểu tượng văn học, đưa
nó trở về và hòa vào mạch nguồn văn hóa sâu rộng, lâu dài của các dân tộc, của toàn
nhân loại. Ông cũng chỉ ra con đường sáng tạo của một người nghệ sĩ: phải bắt mạch,
khơi nguồn từ đời sống văn hóa dân tộc và nhân loại nghìn đời, đặt ra trọng trách cho
nhà văn khi khai thác, sử dụng, sáng tạo biểu tượng trong đời sống văn hóa. Bên cạnh
đó là những khó khăn, thách thức cũng là mời gọi đối với người đọc khi tìm tòi và giải
mã biểu tượng trong tác phẩm văn chương.
1.1.2. Biểu tƣợng và các hƣớng nghiên cứu
- Từ góc nhìn ngôn ngữ học
Thuật ngữ symbol (tiếng Anh) hay symbole (tiếng Pháp) được dùng trong tín
hiệu học với những nội hàm rất khác nhau. F. Saussure khẳng định: “Biểu tượng
không hoàn toàn võ đoán, nó không phải là cái trống rỗng”. Còn E. Yanggo lại khẳng
định: “Biểu tượng là cái nhìn thấy được, mang một kí hiệu diễn tả cái không
nhìn thấy được”. Như vậy, theo quan điểm của các nhà ngôn ngữ, biểu tượng là
một sự vật có hình ảnh mang thông điệp được dùng để gợi ra cái ở bên ngoài
theo một quan hệ ước lệ giữa các sự vật trong thông điệp và các sự vật ở bên
ngoài. Nếu coi cấu trúc ngôn từ của một tác phẩm là tổng thể các kí hiệu thẩm
mĩ thì trong đó vai trò quan trọng thuộc về các từ - biểu tượng với tư cách là
14
điểm nhấn trong tổng thể đó. Đó là một hệ thống các ký hiệu mà trong đó những
gì thiết yếu kết hợp với các ý nghĩa và hình ảnh tượng thanh trên cả hai mặt ký
hiệu và đặc tính tâm lý. Ông coi ngôn ngữ là một kho tượng thanh mà trong đó
chữ viết là hình mẫu vật thể của các hình ảnh tượng thanh đó. Ông cũng đặt ký
hiệu học ở một ví trí quan trọng của ngôn ngữ trong thực tại đời sống của con
người với một số đặc tính quan trọng như:
- Bản chất của ký hiệu là sự tùy ý (arbitrary)
- Vô số ký hiệu hình thành nên ngôn ngữ
- Ngôn ngữ là một hệ thống hết sức phức tạp
- Quán tính tập hợp hướng tới đổi mới
Do đó, ngôn ngữ theo quan niệm của Saussure là một hệ thống ký hiệu đã
được xã hội chấp nhận bằng các quy ước là một tập hợp hình ảnh tượng thanh
được hình thành và chọn lọc trong quá trình phát triển của lời nói. Ngôn ngữ là
một sản phẩm văn hóa đặc biệt của loài người. Một trong những đặc tính quan
trọng nhất cấu thành ngôn ngữ chính là tính biểu tượng được thể hiện thông qua
các ký hiệu.
- Từ góc nhìn ký hiệu học
Theo quan điểm của IU.M. Lotman: Từ “biểu tượng” (symbol) là một trong
những từ nhiều nghĩa nhất trong hệ thống thống các khoa học về kí hiệu. Cụm từ “ý
nghĩa biểu tượng”được sử dụng rộng rãi như là một từ đồng nghĩa với “tính kí hiệu”.
Bởi “Kí hiệu học là khoa học về các kí hiệu và các hệ thống ký hiệu”. Có thể nói, ký
hiệu học là bộ môn khoa học đóng vai trò nền tảng cho khoa học nghiên cứu về biểu
tượng. Như Todorov đã đề cập trong cuốn Lý thuyết biểu tượng thì: Nếu người ta đưa
ra một từ ngữ “ký hiệu” có nghĩa chung là biểu tượng (ở trường hợp này biểu tượng
trở thành một loại ký hiệu đặc biệt), ta có thể nói rằng nghiên cứu biểu tượng lệ thuộc
vào lý thuyết phổ quát của các ký hiệu, hay ký hiệu học. Phương pháp tiếp cận rõ ràng,
khúc chiết của ký hiệu học giúp các nhà nghiên cứu khoa học có thể tránh được những
đặc tính khó lường của biểu tượng, đó chính là tính trừu tượng và đa nghĩa.
- Từ góc nhìn nhân học
Trong quan niệm của phương Đông con người là sản phẩm của tự nhiên, tương
giao hòa hợp với tự nhiên. Do đó, hành trình đi sâu tìm kiếm, giải mã đời sống của con
15
người cũng như khám phá một vũ trụ nhỏ được nhiều ngành khoa học quan tâm trong
đó có nhân học.
Nhân học là một chuyên ngành khoa học có góc độ tiếp cận hết sức rộng lớn, từ tự
nhiên như: khảo cổ học, nhân chủng học đến xã hội như: nhân học văn hóa – xã hội,
nhân học chính trị, nhân học tâm lý… Chỉ với đối tượng nghiên cứu là các biểu tượng,
nhân học cũng đã có rất nhiều hướng tiếp cận, nghiên cứu như nhân học biểu tượng,
nhân học nghệ thuật… Trong cuốn Biểu tượng: Chung và Riêng, Raymond Firth đã
phân biệt nhân học biểu tượng với khoa học nghiên cứu biểu tượng từ các chuyên ngành
khác nhau như: “Một nhà nhân học có thể làm gì để không giống với những gì mà nhà
logic học, nhà siêu hình học, nhà ngôn ngữ học, nhà tâm lý học, nhà thần học, nhà lịch
sử nghệ thuật và những người khác nữa đã làm? Về bản chất như tôi nhận thấy, cách
tiếp cận theo hướng nhân học mang tính so sánh, quan sát, chức năng luận, trung lập
tương đối. Nó liên kết và giải thích các sự kiện thông qua biểu tượng luận với các cấu
trúc xã hội và các sự kiện xã hội trong những điều kiện cụ thể. Vượt qua phạm vi rộng
lớn của những trường hợp cụ thể, các nhà nhân học quan sát xem những biểu tượng gì
được con người sử dụng thực sự, họ nói gì về những biểu tượng ấy, trong tình huống
nào những biểu tượng sẽ bộc lộ ra và sự phản ứng với chúng. Theo đó, các nhà nhân học
được trang bị để giải thích ý nghĩa của các biểu tượng trong các nền văn hóa mà họ
đang nghiên cứu, và sử dụng những lý giải như những phương tiện trung gian để
hiểu xa hơn về các tiến trình trong đời sống xã hội” [4, 37].
Từ hướng nghiên cứu biểu tượng dưới góc nhìn ngôn ngữ học, ký hiệu học trong
mối quan hệ chặt chẽ với cấu trúc luận thì đến góc nhìn nhân học, chúng ta có thể nhận
thấy mối liên hệ của nhân học cấu trúc trong quá trình nghiên cứu biểu tượng và văn
hóa nói chung. Từ góc nhìn nhân học biểu tượng trong nhân học chúng ta có thể xác
định một cách tương đối các đối tượng nghiên cứu của nhân học biểu tượng là: Ẩn dụ,
ngôn ngữ, hệ thống biểu tượng, nghi lễ, ma thuật, biểu tượng luận, vũ trụ luận và thần
thoại. Nói một cách khái quát là các thành tố văn hóa có tính biểu tượng trong đời
sống của con người.
Chúng ta có thể tìm thấy một số định nghĩa về nhân học biểu tượng thông qua
một số bách khoa thư nhân học phổ biến như:
Bách khoa thư nhân học văn hóa và xã hội: “Nhân học biểu tượng đề cập đến
văn hóa như một thực thể có tính độc lập tương đối, là một hệ thống ý nghĩa mà qua
16
đó các nhà nhân học muốn tạo ra để giải mã và diễn dịch các biểu tượng và các nghi lễ
trọng tâm” [4, 39].
Bách khoa thư nhân học văn hóa: “Nhân học biểu tượng là khoa học nghiên
cứu ý nghĩa trong đời sống xã hội loài người, bằng cách nào chúng ta tri nhận và diễn
giải những gì diễn ra xung quanh và bằng cách nào chúng ta sáng tạo và sẻ chia với thế
giới hoặc hệ thống ý nghĩa văn hóa. Nhân học biểu tượng tiếp cận một góc nhìn rộng
lớn về các biểu tượng, biểu tượng hóa, sự vật và ý nghĩa mà con người đặt cho với ý
nghĩa, sự nhận biết, quá trình giao tiếp” [4, 39].
Văn hóa dân gian: Bách khoa thư về các tín ngưỡng, phong tục, chuyện kể,
âm nhạc và nghệ thuật: “Nhân học biểu tượng là khoa học nghiên cứu về các biểu
hiện tự nhiên của các biểu tượng được sử dụng ở các nền văn hóa khác nhau, các nghi
lễ, trình diễn và trong đời sống hàng ngày, nơi mà ý nghĩa đầy đủ có nhiều hơn các
biểu hiện thành văn. Mỗi biểu tượng có hai thành phần – là những thực thể nhìn thấy
và phần còn lại là ý nghĩa biểu hiện của nó. Nhân học biểu tượng diễn giải các biểu
tượng trong ngữ cảnh của tiến trình xã hội và đời sống văn hóa” [4, 39].
- Từ góc nhìn văn hóa
Biểu tượng là một đối tượng nghiên cứu cơ bản của các nhà văn hóa. Bởi lẽ,
không thể xác định được đặc trưng của một nền văn hóa cũng như mối quan hệ của các
nền văn hóa khác nhau nếu không định tính được hệ biểu tượng hình thành trên các
nền văn hóa này. Ở góc độ văn hóa, Nguyễn Văn Hậu cho rằng: Biểu tượng là một
hình thái ngôn ngữ - ký hiệu tượng trưng của văn hóa. Biểu tượng được xem là tế bào
của văn hóa và là hạt nhân di truyền xã hội đầu tiên của nhân loại. Nó được sáng tạo
nhờ vào năng lực tượng trưng hóa của con người, theo phương thức dùng hình ảnh này
để bày tỏ ý nghĩa kia nhằm để nhận thức và khám phá ra một giá trị trừu tượng nào đó.
Biểu tượng là một thực thể vật chất hoặc tinh thần có khả năng biểu hiện ý nghĩa rộng
hơn chính hình thức cảm tính của nó, tồn tại trong một tập hợp, trong một hệ thống
đặc trưng cho những nền văn hóa nhất định như các nghi lễ, các hành vi kiêng kị, thờ
cúng... Một nền văn hóa vừa là những hệ biểu tượng mang tính tương đối ổn định vừa
là một quá trình biến đổi, phát triển của hệ thống này. Các nhà nghiên cứu văn hóa đều
khẳng định không thể xem xét biểu tượng như là một yếu tố tĩnh mà phải xem xét
trong quá trình vận động, trong việc sử dụng và tái tạo biểu tượng của đời sống xã hội.
17
Ý nghĩa của biểu tượng không phải là một hằng số mà là một biến số. Nó không khép
kín mà ngược lại còn có khả năng gợi ra các chiều liên tưởng khác nhau trong thế giới
tinh thần của con người. Việc tìm hiểu ngôn ngữ biểu tượng cũng chính là tìm hiểu đời
sống văn hóa và xã hội loài người thông qua các biểu tượng mà con người tạo ra.
Nghiên cứu biểu tượng là khoa học có chức năng giải mã hệ thống các thành tố văn
hóa được sản sinh trong đời sống của con người. Hệ thống biểu tượng chính là hệ
thống các khuôn mẫu văn hóa.
Ví dụ: Từ “mẫu gốc” (còn được gọi là nguyên mẫu, nguyên sơ tượng) bầu trời
sản sinh ra hàng loạt các “biểu tượng gốc” như: mặt trời, mây, sao, gió, sấm, ... Từ hệ
biểu tượng gốc này lại tiếp tục sản sinh các hệ biểu tượng mới và các ý nghĩa mới.
Hay biểu tượng “áo” cũng vậy. Từ biểu tượng gốc này sản sinh hàng loạt các
biến thể như: vạt áo, thân áo, đường tà, áo nâu, áo xanh, áo tím... Ban đầu, “áo” chỉ
mang nghĩa là một giá trị vật chất, là vật che phủ thân thể con người trước biến đổi của
môi trường. Sau đó, nó liên tục được bồi đắp thêm các ý nghĩa khác như: biểu trưng
cho giới tính (áo tứ thân: nữ tính, áo the: nam tính), cho tầng lớp giai cấp trong xã hội
(áo hoàng bào, áo triều bào biểu tượng cho vua chúa, áo nâu sòng biểu tượng cho dân
đen...), biểu trưng cho tình yêu, cho lời hẹn thề chung thủy...
Văn hóa là một lĩnh vực rộng bao gồm: văn học, nghệ thuật, ngôn ngữ, tư tưởng,
phong tục, tập quán,… Tiếp cận văn học từ cách nhìn văn hóa, tiếp cận văn học văn
hóa, bởi “văn học là một trong những kết tinh cao nhất của mỗi nền văn hóa trong
chiều dài lịch sử của dân tộc, của cộng đồng”. Biểu tượng văn hóa có mối liên hệ chặt
chẽ với biểu tượng văn học, thậm chí chúng có thể chuyển hóa ý nghĩa cho nhau. Ví dụ
như biểu tượng “hoa hồng”. Trong Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới các tác giả cho
rằng hoa hồng “biểu thị một sự hoàn mĩ trọn vẹn, một sự hoàn thành không thiếu sót (...).
Nó còn tượng trưng cho phần thưởng của cuộc sống, tâm hồn, trái tim, tình yêu”, “biểu
tượng của tình yêu và cao hơn thế, của sự hiến dâng tình yêu, của tình yêu trong sáng...”
[1, 429]. Do đó, mỗi dân tộc, mỗi thời đại lại có những hệ biểu tượng đặc trưng riêng,
làm nên bản sắc văn hóa không trộn lẫn.
Tóm lại, biểu tượng là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của các ngành
khoa học khác nhau như tâm lý, văn hóa, ngôn ngữ, ký hiệu học, nhân học... Những
quan điểm, những cách tiếp cận biểu tượng từ những bình diện khác nhau này là một
trong những cơ sở quan trọng để chúng tôi triển khai luận văn này.
18
1.1.3. Biểu tƣợng trong văn học
1.1.3.1 Khái niệm
Trong văn học, biểu tượng được xem như một phương thức tư duy nghệ thuật
của nhà văn. Không có biểu tượng, không có văn học. Thế giới biểu tượng trong văn
chương vô cùng phong phú. Trong văn học, khái niệm biểu tượng cũng được xem xét
từ nhiều khía cạnh, những chủ yếu ở giá trị khái quát, tượng trưng.
Từ điển thuật ngữ văn học đã định nghĩa về biểu tượng như sau: “Trong nghĩa
rộng, biểu tượng thể hiện đặc trưng “phản ánh cuộc sống bằng hình tượng văn học
nghệ thuật”. Văn học nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội đặc thù, phán ánh cả
thế giới khách quan theo những nguyên tắc, phương thức, phương tiện riêng. Do đó,
hình tượng, phương tiện phản ánh đời sống của văn học nghệ thuật vừa là sự tái hiện
thế giới, đồng thời cũng là hiện tượng đầy tính ước lệ. Có thể thấy, các tác giả đã lý
giải như sau: “Bằng hình tượng nghệ thuật sáng tạo ra một thế giới hoàn toàn mang
tính biểu tượng” [6, 24]. Như vậy, theo nghĩa rộng, khái niệm biểu tượng gần gũi với
tính ước lệ trong văn học nghệ thuật.
Theo nghĩa hẹp, biểu tượng là “một phương thức chuyển mã của lời nói” đặt bên
cạnh ẩn dụ, hoán dụ hoặc là “một loại hình nghệ thuật đặc biệt có khả năng truyền cảm
lớn, vừa khái quát được bản chất của một hiện tượng nào đấy, vừa thể hiện một quan
niệm, một tư tưởng hay một triết lý sâu xa về con người và cuộc đời…” [6, 24].
Như vậy, theo nghĩa rộng biểu tượng là hình tượng được hiểu ở bình diện ký
hiệu, là ký hiệu mang tính chất một hình thể từ ngữ chứa tính đa nghĩa của hình tượng.
Phạm trù tượng trưng nhằm chỉ cái phần mà hình tượng vượt ra khỏi chính nó, là sự
hiện diện của một nghĩa nào đó vừa hòa hợp với hình tượng vừa không đồng nhất với
hình tượng.
Theo nghĩa hẹp, biểu tượng hay còn gọi là tượng trưng, là „„phép chuyển nghĩa
dựa vào những ẩn dụ tu từ và hoán dụ tu từ được dùng nhiều lần, dùng phổ biến và trở
nên rất quen thuộc với mọi người đến mức hễ nhắc đến vật đó cũng hiểu thống nhất
nội dung của nó” [22; 74,75].
Như vậy, dù phát biểu bằng những hình thức khác nhau nhưng các nhà nghiên
cứu đều nhận thấy biểu tượng gồm những phương diện sau:
19
- Biểu tượng gồm hai mặt: cái biểu trưng và cái được biểu trưng. Nó có khả năng
chứa đựng tư tưởng, cảm xúc. Cái biểu trưng có thể xuất phát từ hiện thực khách quan
hoặc từ trí tưởng tượng phong phú của con người.
- Biểu tượng bộc lộ quan điểm thẩm mĩ của cá nhân, dân tộc, thời đại.
- Ý nghĩa của biểu tượng không hề khép kín mà nó là một cấu trúc mở có nhiều
tầng bậc, có khả năng gợi liên tưởng lớn.
1.1.3.2. Đặc trưng của biểu tượng trong văn học
Biểu tượng trong văn học vừa mang những đặc trưng của biểu tượng nói chung
vừa mang những đặc điểm riêng, độc đáo, gắn với loại hình thể hiện.
- Tính ổn định tƣơng đối
Khởi nguyên của biểu tượng là một vật được cắt ra làm đôi và giao cho hai bên,
mỗi bên giữ một nửa, sau này hai bên giáp lại và đó là cơ sở để nhận ra nhau (Cha mẹ
nhận ra con cái, những người đính ước nhận ra nhau...). Vì vậy giữa hai mặt biểu tượng:
mặt biểu trưng và mặt được biểu trưng có quan hệ nội tại với nhau. Biểu tượng dù có đa
dạng, phong phú ý nghĩa đến đâu thì vẫn mang tính ổn định tương đối. Có điều này là do
các biểu tượng văn học đều được xây dựng từ các “mẫu gốc”.
“Mẫu gốc” (còn gọi là nguyên sơ tượng, nguyên tượng) là những biểu tượng xuất
hiện sớm nhất, để lại dấu ấn trong tín ngưỡng dân gian, văn hóa dân gian như các lễ
hội, thần thoại, truyền thuyết... Các mẫu gốc mang tính phổ quát, có khả năng sản sinh
ra các hệ biểu tượng, “mẫu gốc giống như những nguyên mẫu của các tập hợp biểu
tượng ăn sâu trong ý thức đến nổi chúng trở thành một cấu trúc, như những kí tích”
[…]. Bởi vậy, dù ở Việt Nam, Ấn Độ hay Trung Quốc thì “hoa sen” vẫn là biểu tượng
cho sự thanh cao, thoát tục, “chim bồ câu” biểu tượng cho hòa bình, màu đen là tượng
trưng cho bóng tối, cái ác, sự tang tóc...
- Khả năng sáng tạo dồi dào
Tuy nhiên, tính ổn định của biểu tượng chỉ mang tính tương đối. Các nhà văn, nhà
thơ lấy chất liệu từ kho tàng biểu tượng văn hóa của nhân loại rồi nhào nặn lại tạo cho
biểu tượng thêm những lớp nghĩa mới. Vì vậy mà ý nghĩa của biểu tượng liên tục được
bồi đắp, được làm đầy, làm mới. Đó chính là đặc trưng thứ hai của biểu tượng văn học.
Ý nghĩa của biểu tượng văn học không hề khép kín, đóng khung ở một khuôn
mẫu nhất định mà nó luôn được bồi đắp, được kiến tạo thêm những lớp nghĩa mới.
20
Hơn nữa, trong môi trường văn hóa, văn học của mỗi quốc gia, mỗi thời đại, ở từng tác
giả khác nhau biểu tượng lại mang trong mình những ý nghĩa đặc trưng.
Biểu tượng “trăng”. Nếu như trong cao dao, trăng là biểu tượng cho tình yêu thiên
nhiên, yêu đất nước, yêu cuộc sống của người dân lao động thì trong Truyện Kiều trăng
lại là biểu tượng cho tình yêu bị chia cắt, cho sự bơ vơ, cô quạnh:
Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường
(Truyện Kiều)
Biểu tượng không chỉ có khả năng bồi đắp thêm những lớp nghĩa mới mà nó còn
có khả năng sản sinh ra những hệ biểu tượng mới vô cùng phong phú từ hệ biểu tượng
ban đầu.
Từ mẫu gốc “nước” sản sinh ra các biểu tượng biến thể như:
+ Theo không gian của nước có: biển, sông, hồ...v.v..
+ Theo trạng thái sự vật của nước có: mây, mưa, sương, tuyết...
Có những biểu tượng hoàn toàn do tác giả tạo ra, không xuất phát từ mẫu gốc.
Biểu tượng chuyển hóa thành hình tượng thông qua các thủ pháp nghệ thuật như
ẩn dụ, hoán dụ, tượng trưng...Với ẩn dụ, hoán dụ, biểu tượng có tính năng động ngữ
nghĩa; với tượng trưng, biểu tượng có được ổn định trong ngữ nghĩa. Tuy nhiên cũng
phải khẳng định thêm rằng không phải ẩn dụ, hoán dụ, tượng trưng...nào cũng tạo ra
biểu tượng.
Như vậy, có thể nói, với khả năng sản sinh ra những biến thể biểu tượng mới
cùng với quá trình bồi đắp, sáng tạo dồi dào về nghĩa làm cho biểu tượng văn học ngày
càng phong phú và có chiều sâu, vượt ra ngoài khuôn khổ của chính nó, tạo nên sức
sống lâu bền của tác phẩm.
- Tính dân tộc và tính thời đại
Để thực hiện chức năng phản ánh đời sống của mình, văn học sáng tạo ra hệ biểu
tượng. Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia dân tộc, mỗi thời đại khác nhau hệ biểu tượng ấy lại
mang những đặc trưng riêng. Bởi vậy mà chúng mang tính dân tộc và thời đại.
Trong ca dao Việt Nam, biểu tượng cho tình yêu nam nữ thủy chung son sắc là
thuyền - bến, trầu - cau…, biểu tượng cho tình nghĩa mẹ cha là núi cao, biển cả, nước
trong nguồn... Đến Nguyễn Bính, biểu tượng con thuyền, dòng sông cũng đã khác với
21
ca dao rất nhiều. Cánh buồm xuất hiện trong thơ của thi sĩ chân quê hư thực. Một cánh
buồm mà mở cả thời gian, không gian chia ly, chất chứa rất nhiều tâm trang, sự xót xa,
tiếc nuối:
Anh đi đấy, anh về đâu?
Cánh buồm nâu, cánh buồm nâu, cánh buồm
(Cánh buồm nâu - Nguyễn Bính)
- Biểu tƣợng gắn với phong cách tác giả
Biểu tượng là sản phẩm mang dấu ấn riêng của mỗi nhà văn, nhà thơ. Nhắc đến
những “tượng Chàm lở lói”, “ma hời”, “xương trắng”, “sọ dừa”...người ta nhớ đến
một Chế Lan Viên kì dị trước Cách mạng. Còn đến với Xuân Diệu - chàng hoàng tử thi
ca, người ta bắt gặp ngay một hệ biểu tượng gắn với tình yêu và sự hưởng thụ như:
mắt – môi - trái tim - ngực... Hệ biểu tượng gắn liền với đời sống thôn quê như: cái
quần nái đen, dây lưng đũi, ao bèo, bờ giậu ... làm nên hồn thơ Nguyễn Bính. Còn đến
với Hàn Mặc Tử, người đọc như lạc vào thế giới đau thương với hàng loạt các biểu
tượng được lặp đi lặp lại đầy ám ảnh như: trăng- hồn –máu...
Như vậy, để khám phá vẻ đẹp trong phong cách mỗi tác giả, chúng ta không thể
không giải mã các biểu tượng đặc trưng cho phong cách nghệ thuật của họ.
1.2. Lĩnh Nam chích quái và sự hình thành dòng truyện ngắn tự sự trung đại
Việt Nam
1.2.1. Khái quát văn xuôi trung đại Việt Nam
Văn học Trung đại Việt Nam có hai bộ phận song song cùng tồn tại và phát triển:
Văn học viết bằng chữ Hán và văn học viết bằng chữ Nôm.
Trong quá trình hình thành và phát triển, nền văn học Trung đại vận động và phát
triển qua nhiều giai đoạn. Trên cơ sở thành tựu thể loại, đặc trưng nghệ thuật và chủ đề
của các tác phẩm văn xuôi Trung đại có thể tạm chia thành ba giai đoạn: Từ thế kỉ X
đến thế kỉ XV; Từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVIII; Và từ thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX.
Tên gọi “văn học Việt Nam thời trung đại” thực ra là một qui ước mang tính
khoa học mà các quốc gia phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng “mượn” từ
khái niệm “thời Trung đại” trong lịch sử châu Âu. Thời Trung đại được xem là thời
đại văn hoá lớn trong lịch sử nhân loại. Đó cũng là thời đại hình thành các giá trị văn
hoá truyền thống có ảnh hưởng đến ngày nay. Riêng đối với Việt Nam, thời Trung
đại là thời hình thành toàn bộ di sản văn hoá thành văn của dân tộc.
22
Thời Trung đại chuyển sang thời Hiện đại thông qua thời kì quá độ là thời cận
đại. Về mặt lịch sử, ở Việt Nam thời cận đại được đánh dấu bằng sự kiện Pháp chính
thức xâm lược (31.8.1858). Còn xét về mặt văn học, thời cận đại thực sự mờ nhạt,
không thật rõ nét. Bởi vì, không giống như ở phương Tây, thời cận đại ở Việt Nam
không phải là một giai đoạn độc lập đích thực mà là giai đoạn giao thời chuyển mạnh
sang thời hiện đại. Xét từ bình diện văn hoá, thời hiện đại được tính từ cái mốc tiếp
nhận và sáng tạo các hình thái văn hoá mới. Đầu thế kỉ XX là thời điểm đánh dấu sự
tiếp xúc, giao lưu toàn diện về văn hoá, văn học của Việt Nam với các nước trong khu
vực và thế giới. Đó là nền văn học mới với đề tài, phương thức truyền bá, và những
quan niệm văn học, lí tưởng thẩm mĩ, phương pháp sáng tác, thể loại văn học…đặc
biệt là sự xuất hiện của báo chí, in ấn, xuất bản. Sự đổi thay cơ bản này đem đến cho
văn học Việt Nam một diện mạo mới, một nhịp độ phát triển khẩn trương mau lẹ,
“một năm ở nước ta kể như ba mươi năm ở nước người” (Vũ Ngọc Phan). Nền văn
học bắt đầu bước vào quá trình hiện đại hoá, vận động trong quĩ đạo chung của nền
văn học thế giới. Do vậy có thể xem văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ
XIX thuộc phạm trù Trung đại và từ đầu thế kỉ XX đến nay thuộc phạm trù Hiện đại.
Văn học Việt Nam đã hình thành và phát triển cùng với quá trình hình thành
và phát triển của dân tộc. Đó là quá trình xây dựng văn học viết bằng cách dựa vào
truyền thống và những thành tựu của văn hoá, văn học dân gian, trên cơ sở tiếp thu
một cách chủ động ảnh hưởng của văn hoá văn học nước ngoài, đặc biệt văn học
Trung Quốc. Đó cũng là quá trình nền văn học phát triển gắn liền với vận mệnh đất
nước và số phận con người, thể hiện ý thức dân tộc mạnh mẽ, đồng thời mang những
đặc điểm loại hình thi pháp văn học Trung đại trong sự vận động theo hướng dân tộc
hóa và dân chủ hoá.
Do hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, ngay từ khi ra đời, văn học Trung đại Việt Nam đã
gắn với vận mệnh đất nước và con người. Chủ đề nổi bật của văn học thời kì này là chủ
nghĩa yêu nước, tư tưởng nhân đạo và chủ nghĩa anh hùng. Chủ đề ấy là sợi chỉ đỏ xuyên
suốt nền văn học, từ thơ ca của các nhà sư đời Lí, các vị tướng đời Trần đến các nhà thơ
nhà văn lớn Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu... Ở những giai đoạn lịch sử
khác nhau, tư tưởng yêu nước và nhân đạo có những biểu hiện khác nhau.
23
Đã trở thành qui luật, nền văn học Trung đại của dân tộc nào cũng được xây
dựng trên cơ sở nền văn hoá văn học dân gian của dân tộc đó. Văn học dân gian Việt
Nam là nền tảng hình thành nền văn học viết trên nhiều phương diện. Tiếp thu nguồn
mạch văn học dân gian, văn học viết có cơ sở vững chắc để phát triển. Từ những tác
phẩm văn xuôi thành văn đầu tiên: Việt điện u linh, Lĩnh Nam chích quái… ra đời
trên cơ sở sưu tầm ghi chép các truyền thuyết dân gian, “từ bia miệng người đời”, đến
những tác phẩm có qui mô lớn như Đại Việt sử kí toàn thư cũng sử dụng nhiều yếu
tố của văn học dân gian. Cũng không ai có thể phủ nhận ảnh hưởng của văn học dân
gian đậm đà về văn liệu, thi liệu, bút pháp thể hiện… đối với những tác phẩm truyền
kì như Thánh Tông di thảo, Truyền kì mạn lục, thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ
Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Nguyễn Đình Chiểu… Khẳng định giá
trị và tìm hiểu đặc điểm của văn học viết Trung đại cũng đồng thời là sự đánh giá
cao vai trò, vị trí của văn học dân gian - suối nguồn tươi mát giàu dưỡng chất nuôi
lớn nền văn học viết.
Trong thời kì Trung đại, sự giao lưu ảnh hưởng của các nền văn học lâu đời
(Trung Hoa, Ấn Độ…) với các nền văn học hình thành sau (Nhật Bản, Triều Tiên,
Việt Nam…) là một tất yếu khách quan. Ở Việt Nam, mặc dù đã trải qua hàng ngàn
năm Bắc thuộc, nền văn hoá văn học dân tộc vẫn không bị đồng hoá. Sự tiếp thu
ảnh hưởng văn học Trung Hoa không làm mất đi bản sắc dân tộc mà càng làm cho
nền văn học thêm phong phú đậm đà bản sắc. Đặc biệt trên phương diện thể loại,
sự tiếp thu đã diễn ra một cách toàn diện. Theo Trần Đình Sử thì “Người Việt Nam
hầu như đã di thực toàn bộ thể loại văn học của văn học Trung Quốc vào Việt Nam
với những qui mô và biến đổi khác nhau”. Thế nhưng con đường phát triển của văn
học dân tộc là vừa tiếp thu vừa Việt hoá những yếu tố Hán song song với việc sáng
tạo những yếu tố hình thức mang tính dân tộc. Sự tiếp thu một cách chủ động tinh hoa
văn học Trung Quốc trên tinh thần dân tộc vừa làm giàu có cho nền văn học, vừa
thể hiện ý thức dân tộc mạnh mẽ của cha ông ta trong quá trình xây dựng nền văn
hoá dân tộc mình.
Cũng như văn học viết Trung đại các nước trên thế giới, văn học Việt Nam thế
kỉ X-XIX chịu sự qui định của thi pháp văn học Trung đại nói chung. Nổi bật hơn cả
là tính chất ước lệ của hình thức biểu hiện. Tính ước lệ Trung đại được biểu hiện ra
24
ở tính chất tập cổ, tính qui phạm, tính công thức, sáo ngữ, nghi thức, tính trang trí,
gắn chặt với tính truyền thống, nệ truyền thống rất nặng. Ngoài ra văn học Trung đại
cũng ưu tiên cho các chức năng hành chính, giáo huấn, nghi lễ…, sự coi nhẹ biểu
hiện cá tính. Tuy nhiên các đặc điểm thi pháp trên không làm hạn chế sự phong phú
và phát triển của văn học. Bằng trí tuệ, tâm hồn, tài năng sáng tạo của các tác giả, văn
học Trung đại đã để lại nhiều áng thơ văn làm say đắm lòng người. Trên đường sáng
tạo, nền văn học luôn vận động theo hướng dân tộc hoá, dân chủ hoá, thường xuyên
tự đổi mới bằng cách bám sát cuộc sống của dân tộc để phản ánh. Văn học đã dần
trở nên gần gũi với tâm thức người dân. Đó cũng chính là nhu cầu tự thân để văn
học Trung đại ngày càng làm cho các qui phạm dần bị lỏng lẻo, phá vỡ, đồng thời tạo
tiền đề cho quá trình hiện đại hoá văn học đầu thế kỉ XX.
Các đặc điểm cơ bản trên giúp ta nhận rõ đặc trưng của văn học Trung đại
Việt Nam trong qui luật chung của các nền văn học trung đại thế giới và chỉ qua
những đặc trưng ấy mới có thể hiểu được văn học Trung đại như là một bộ phận
hữu cơ của nền văn hoá Trung đại. Đi trọn mười thế kỉ, văn học Trung đại kết thúc
vai trò lịch sử của mình trong tiến trình văn học dân tộc: phản ánh một cách chân
thực sinh động đời sống của con người Việt Nam trên các phương diện vật chất và
tinh thần, đặc biệt là đời sống văn hóa sâu sắc; để lại cho nền văn học nhiều kinh
nghiệm quí giá.
1.2.2. Sự xuất hiện của Lĩnh Nam chích quái trong dòng truyện ngắn tự sự
Trung đại Việt Nam
1.2.2.1. Hoàn cảnh ra đời của Lĩnh Nam chích quái
Lĩnh Nam chích quái mặc dù là những truyện kỳ lạ thu góp, lượm lặt song giá
trị văn học cũng như văn hoá mà nó mang lại rất lớn. Nhìn chung các truyện trong
tác phẩm này đã thể hiện được việc tái tạo nghệ thuật dân gian theo ngòi bút của người
biên soạn. Bên cạnh đó những thiên truyện này đã đặt nền móng trên văn xuôi tự sự
thời Trung đại. Giá trị văn học đã lớn song giá trị văn hoá còn lớn hơn. Đọc Lĩnh
Nam chích quái người đọc dường như được tiếp xúc gần hơn với các phong tục tập
quán đã có từ xưa. Các phong tục đó đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị và ngày
càng được hoàn thiện.
25
Xã hội thế kỉ XIV - XV có nhiều biến động sâu sắc. Đất nước mở ra kỷ nguyên
mới. Sau khi đánh đuổi được giặc nước, nhân dân có điều kiện phát huy những khả
năng của mình. Các triều đại phong kiến đã dùng chính sách "khoan dân", "thân dân"
để củng cố sự phát triển của đất nước. Nằm trong thời kỳ phục hưng của dân tộc, đất
nước ta đã có những bước tiến ban đầu trên nhiều lĩnh vực. Nông nghiệp, thủ công
nghiệp và thương nghiệp phát triển mạnh mẽ, giao thông được mở mang. Nhìn chung
nước Việt đang trên đà phát triển và đã có được nhiều thành tựu khác nhau.
Giai đoạn này dân tộc ta đã bước vào thời kỳ phục hưng văn hoá dân tộc lần thứ
nhất. Văn hoá nước Đại Việt được các triều đại phong kiến cùng thời hết mực quan
tâm. Họ mong muốn xây dựng được một nền văn hoá riêng biệt. Thời Lý và Trần,
nhà nước đã cố gắng dung hoà văn hoá dân gian với hệ tư tưởng Phật giáo, Đạo giáo
và Nho giáo. Phục hưng văn hoá giúp cho nhân dân ta khẳng định được độc lập và
vượt qua được cuộc chiến tranh chống xâm lược phương Bắc. Văn hoá không chỉ
giúp người dân Việt hiểu rõ về nguồn cội và còn giúp các triều đại phong kiến củng
cố vương quyền của mình.
Thế kỉ XIV - XV đã thể hiện một cách rõ nét khát vọng độc lập dân tộc. Các
triều đại phong kiến đặc biệt chú ý tới dã tâm cướp nước của giặc phương Bắc. Vì
vậy họ đã dùng thành tựu văn hoá văn nghệ dân gian nêu cao những cuộc đấu tranh
bảo vệ Tổ quốc, hay những truyền thuyết về một số vị thần đã tăng thêm niềm tự
hào dân tộc. Qua đó góp phần khẳng định quốc gia ta trường tồn theo thời gian,
không một thế lực nào đô hộ được trên phương diện chính trị cũng như tinh thần.
Ý thức về dân tộc nên các triều đại phong kiến nước ta mong muốn sưu tầm lại
văn hoá, văn nghệ dân gian. Xuất phát từ những điều kiện chủ quan đã tác động tới
chủ thể văn hoá Việt Nam trên tất cả các phương diện vật chất và tinh thần. Truyện
đi từ nguồn gốc giống nòi và quốc gia tới công cuộc xây dựng đất nước. Bên cạnh đó
còn đề cập tới tất cả những con người cũng như thần linh trong quá trình bảo vệ quốc
gia. Tất cả những yếu tố đó đã chi phối chủ thể văn hoá.
Hoàn cảnh lịch sử - xã hội đã tạo điều kiện thuận lợi giúp các tác giả sưu tầm,
biên soạn văn học dân gian. Không chỉ lưu giữ giá trị văn hoá, những nhà chấp
bút đã khẳng định được độc lập dân tộc.
26
Lĩnh Nam chích quái ra đời như là sự kết tụ của tinh thần độc lập dân tộc chặng
đầu của kỉ nguyên Đại Việt hào hùng. Trải qua hơn một ngàn năm Bắc thuộc, tư tưởng
độc lập dân tộc được khởi phát từ khởi nghĩa Hai Bà Trưng (thế kỉ I), Bà Triệu (thế kỉ
III) bắt đầu có thành quả bởi Lí Bôn (thế kỉ VI) và đã là hiện thực lịch sử chắc chắn
với Ngô Quyền (thế kỉ X), đất nước ta bước vào kỉ nguyên Đại Việt.
1.2.2.2. Về tác giả Vũ Quỳnh và Kiều Phú
Tác giả Vũ Quỳnh
Vũ Quỳnh tự Thủ Phác, hiệu Đốc Trai, (có hiệu khác là Yến Xương), người làng
Mộ Trạch, huyện Đường An, Hải Dương. Ông sinh năm 1453, đậu tiến sĩ năm 26 tuổi
(niên hiệu Hồng Đức thứ 9, 1478). Ông mất năm 1516. Vũ Quỳnh có soạn nhiều tác
phẩm: Bộ sử Việt giám thông khảo, tập thơ Tố Cầm, tập truyện Lĩnh Nam chích quái
và sách Đại thành toán pháp.
Tác giả Kiều Phú
Kiều Phú hiệu là Hiếu Lễ, người làng Lạp Hạ, huyện An Sơn, tỉnh Sơn Tây. Ông
sinh năm 1450 (không rõ năm mất), đậu tiến sĩ năm Hồng Đức thứ 6, 1475. Không rõ
ông làm quan đến chức gì.
Trong sách Đăng khoa lục bị khảo, phần Sơn Tây, An Sơn viết về ông, có
đoạn sau: "... lại cùng Vũ Quỳnh người Đường An, soạn Lĩnh Nam chích quái". Do
đó, có thể nói ông và Vũ Quỳnh là hai nhà biên soạn sách Lĩnh Nam chích quái.
Cũng như Nguyễn Văn Chất và Ngô Sĩ Liên, hai soạn giả Vũ Quỳnh, Kiều Phú
đều là bậc đại khoa (cả bốn người đều đỗ tiến sĩ). Việc những người học rộng đỗ
cao, những nhà nho có danh vọng mà chú ý đến kho tàng văn hoá, văn học dân gian đã
phản ánh tinh thần dân tộc của các trí thức thời Lê. Vũ Quỳnh và Kiều Phú vẫn còn
giữ quan niệm chép truyện như chép sử nhưng trong việc làm thì lại có khác những
người đi trước ở chỗ coi trọng những chi tiết mang ý nghĩa văn học.
1.2.2.3. Về tác phẩm Lĩnh Nam chích quái
Lĩnh Nam chích quái hiện được xác định là do Vũ Quỳnh và Kiều Phú đời Lê
viết lại từ văn bản Lĩnh Nam chích quái lục của Trần Thế Pháp thế kỷ XIV. Văn bản
do Vũ Quỳnh viết bài tựa và Kiều Phú viết bài hậu tự. Lĩnh Nam chích quái là một
tập sách ghi chép những truyền thuyết và truyện cổ tích lưu truyền trong dân gian.
Số lượng 22 truyện chưa thể đại biểu cho kho tàng truyện dân gian vốn rất phong
27
phú của dân tộc, song tính chất dân gian của tác phẩm và thái độ trân trọng của tác
giả được thể hiện rõ: “Than ôi, Lĩnh Nam liệt truyện không khắc vào đá, viết vào tre
mà chỉ truyền tụng ở ngoài bia miệng. Từ đứa trẻ sữa hoi đến cụ già tóc bạc đều
truyền tụng và yêu dấu, lấy đó làm răn. Tất cả là có quan hệ đến cường thường
phong hóa” (Vũ Quỳnh); “... những sự lạ của núi sông, của nhân vật tuy không
chép trong sử sách nhưng bia miệng không ngoa” (Kiều Phú). Lĩnh Nam chích quái
(những chuyện kỳ lạ thu lượm được ở cõi Lĩnh Nam) là tác phẩm mở đầu cho
khuynh hướng sưu tầm, bảo tồn truyện dân gian, thể hiện niềm tự hào của nhân dân ta
về tổ tiên, về non sông đất nước và là bức tranh văn hóa tinh thần dân tộc với tất cả
khí vị đậm đà của phong tục, tập quán lưu truyền rất lâu đời.
Lĩnh Nam chích quái được cho rằng do Trần Thế Pháp viết. Sau đó được nhiều
người biên soạn lại như: nhà nho họ Đoàn ở đời nhà Mạc, Vũ Khâm Lân, Vũ Đình
Quyền... Nhưng bản Lĩnh Nam chích quái truyền đến ngày nay là của Vũ Quỳnh và
Kiều Phú. Chúng tôi muốn trình bày đôi điều về "hành trình" của các phẩm Lĩnh Nam
chích quái qua những văn bản khác nhau.
Lĩnh Nam chích quái - Trần Thế Pháp
Lĩnh Nam chích quái, hay Lĩnh Nam chích quái liệt truyện ra đời vào khoảng
cuối thế kỷ XIV của Trần Thế Pháp, gồm 22 truyện. Những truyện trong đó phần lớn
có tính chất truyền thuyết.
Những câu chuyện trong Lĩnh Nam chích quái được coi là những tia sáng soi
chiếu văn hoá của dân tộc ta thuở xa xưa. Truyện kể về nguồn gốc quốc gia, dân tộc
Việt, quá trình chinh phục tự nhiên mở mang đất đai; chuyện xây dựng nền văn
minh vật chất như đắp Loa thành, chế nỏ... hay những phong tục tập quán, cưới xin
bằng trầu cau, làm bánh chưng bánh giày ngày Tết, dưa hấu mùa hè, thiết lập quan hệ
với nước ngoài...
Lĩnh Nam chích quái - Vũ Quỳnh, Kiều Phú
Vũ Quỳnh, Kiều Phú là một trong những nhà nho có công trong việc soạn lại tác
phẩm Lĩnh Nam chích quái. Vũ Quỳnh đã bảo lưu bản thảo của Trần Thế Pháp vào
năm 1492, hoặc cải biên vài ba chi tiết trong tác phẩm sao cho phù hợp với quan
điểm của mình như Kiều Phú vào năm 1493.
28
Theo Phan Huy Chú (Lịch triều hiến chương loại chí quyển 45) thì nguyên bản
của Vũ Quỳnh - Kiều Phú gồm 22 truyện, tập hợp trong hai quyển, còn một quyển thứ
ba thêm vào sau gồm 19 truyện. Căn cứ vào bài hậu tự của Vũ Quỳnh và bài hậu tự
của Kiều Phú thì con số 22 có lẽ gần đúng. Bên cạnh đó theo như Phan Huy Chú
tổng hợp các truyện của Vũ Quỳnh và Kiều Phú viết gồm 23 truyện.
Lĩnh Nam chích quái do Vũ Quỳnh và Kiều Phú biên soạn lại mang ý nghĩa nêu
bật cội nguồn dân tộc, anh hùng dân tộc, linh khí núi sông, các phong tục độc đáo của
quốc gia. Bên cạnh đó còn tỏ rõ ý thức về dân tộc, về dòng giống Việt – con Rồng
cháu Tiên.
Biểu tượng có thể là một phạm trù siêu nghiệm của sự cao siêu, của cái siêu phàm,
cái vô tận, biểu tượng được toàn bộ con người, cả trí tuệ lẫn tâm hồn con người tiếp
nhận. Không phải ngẫu nhiên mà khát khao khám phá những bí ẩn huyền diệu là khát
vọng thường trực trong bản tính khởi thủy của con người. Do đó, việc tiếp nhận, nghiên
cứu biểu tượng loại trừ thái độ đứng nhìn, mà đòi hỏi tinh thần, thái độ nhập cuộc. Biểu
tượng chỉ tồn tại ở bình diện chủ thể, nhưng trên cơ sở bình diện khách thể. Nghiên cứu
biểu tượng là khoa học có chức năng giải mã hệ thống các thành tố văn hóa được sản
sinh trong đời sống của con người. Trong kho tàng văn học Việt Nam, Lĩnh Nam
chích quái đã góp phần thể hiện niềm tự hào của nhân dân ta về tổ tiên, về non sông
đất nước và là bức tranh văn hóa tinh thần dân tộc với những phong tục, tập quán
được lưu truyền rất lâu đời thông qua thế giới biểu tượng.
29
Chƣơng 2
HỆ THỐNG CÁC BIỂU TƢỢNG
TRONG LĨNH NAM CHÍCH QUÁI
2.1. Biểu tƣợng về vật tổ, thị tộc, bộ lạc
2.1.1. Biểu tƣợng con Rồng – cháu Tiên
“Tô tem” là thuật ngữ có nguồn gốc từ tiếng của tộc người da đỏ Agônkim ở
Châu Mỹ. Thuật ngữ này được sử dụng trong các sách báo khoa học ở châu Âu vào
cuối thế kỷ XVIII rồi sau đó được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Nghĩa đen của từ
“Tô tem” là họ hàng hay có họ hàng. Theo Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới: Vật tổ
(Totem) “ Đó là một con vật hay một cái cây, được chọn làm vật phù hộ hay hướng
dẫn, theo gương một vị tổ tiên, mà ta sẽ có mối liên hệ thân thuộc, với tất cả các quyền
hạn và nghĩa vụ bao hàm trong mối liên hệ đó”[2, 985]. “Tín ngưỡng vật tổ được xem
là hình thái nguyên thủy của mọi tôn giáo và mọi thứ đạo đức, nhưng lý thuyết đó
ngày nay đang bị tranh cãi nhiều. Vật tổ là nguồn gốc của các điều kiêng và điều cấm,
đã tạo nên mối liên hệ đầu tiên và mô hình tổ chức đầu tiên của các xã hội loài người.
Không sa vào lối khái quát lạm dụng đó, ta có thể xem vật tổ như là biểu tượng của
một nối kết cha mẹ - con cái (kể cả người được nhận làm con nuôi), với một tập thể
hay một thế lực siêu – nhân loại.
- Biểu tƣợng Rồng
Theo Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới: Rồng được xem như là biểu tượng
duy nhất, là biểu tượng của bản nguyên tích cực và sáng tạo: sức mạnh thần thánh;
nhiệt huyết tinh thần như Grousset nói: dầu sao đi nữa, là biểu tượng thần thánh, là sức
mạnh của sự hiển lộ, nó khạc ra các nguồn nước khởi nguyên và Quả trứng thế giới,
khiến nó trở thành hình ảnh của Chúa sáng thế. Nó là làn mây trải ra trên đầu chúng ta
và sẽ tuôn xuống những làn sóng nước đem lại màu mỡ của nó. Nó là bản nguyên
K’ien (càn), nguồn gốc của Trời và làm ra mưa, có sáu vạch là sáu con rồng thắng vào
cổ xe; Kinh Dịch còn nói rằng máu nó là màu đỏ và vàng, là những màu nguyên thủy
của Trời và Đất. Là sức mạnh thần thánh, sáng tạo, xếp đặt, Rồng đương nhiên là biểu
tƣợng của Đế Vƣơng. Nó được gắn kết với sét (nó khạc ra lửa) và với sự phì nhiêu
(nó mang mưa đến) [2, 781].
30
Như vậy, rồng tượng trưng cho các chức năng của vua chúa và các nhịp điệu của
cuộc sống, những chức năng và nhịp điệu đảm bảo trật tự và phồn vinh. Vì vậy nó trở
thành phù hiệu của hoàng đế. Nó thể hiện quyền lực tối cao của hoàng đế không chỉ ở
Trung Hoa, mà có mặt trong các nền văn hóa khác ở phương Đông cũng như ở Việt
Nam chúng ta.
Con rồng đã từng là một tô tem trong tín ngưỡng sơ khai của người Việt Nam. Đó
chính là biểu hiện rõ nhất ở tục “xăm mình theo hình thủy quái” của dân Việt, phổ biến
trong số ấy là họa tiết rồng (giao long). Chính vì nguyên mẫu đó mà người Trung Quốc
xưa dùng từ “giao long” để chỉ con cá sấu; “giao long” nghĩa là Rồng ở xứ Giao Chỉ.
Rồng là hình tượng của mưa thuận gió hòa, là linh vật đứng vào hàng bậc nhất trong tứ
linh “long, lân, quy, phụng”. Hình tượng rồng thời đại Hùng Vương là một linh vật thân
dài có vẩy như cá sấu được chạm trên các đồ đồng, đặc biệt là trên trống đồng.
Con Rồng nguyên mẫu là con cá sấu và rắn, những loài rất phổ biến ở vùng đầm
lầy, sông nước được người Việt cổ sùng bái. Hình tượng cá sấu là mô típ trang trí rất
phổ biến trên các đồ đồng thuộc Văn hóa Đông Sơn; các nhà ngôn ngữ học còn tìm
được nhiều bằng chứng để tin rằng tên gọi Long (rồng) trong tiếng Trung Quốc có
nguồn gốc từ ngôn ngữ Nam Á dùng để chỉ rắn, cá sấu. Bản thân hình ảnh con rồng
mang đầy đủ hai nét đặc trưng cơ bản của tư duy nông nghiệp (mà Việt Nam là một
trong những nơi có nền văn minh nông nghiệp lúa nước sớm nhất thế giới), đó là tổng
hợp và linh hoạt: Rồng là kết quả tổng hợp của những đặc điểm cơ bản của cá sấu
(đầu, vảy, chân) và con rắn (thân dài mềm dẻo), rồng ở dưới nước nhưng bay lên trời
mà không cần cánh, vừa phun nước, vừa phun được lửa. Người Bách Việt, mà cụ thể
là Lạc Việt, với truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ, tự xem mình là
“con Rồng cháu Tiên”. Còn nhà Việt Nam học người Nga N. I. Niculin cũng nhận xét:
“Trong văn hoá truyền thống của người Việt, hình tượng con Rồng – một con vật
tưởng tượng – trở thành biểu tượng quan trọng nhất... Chính người Việt từ ngàn xưa đã
biết trồng lúa nước và đánh cá... Hoàn toàn có cơ sở để cho rằng hình tượng con rồng
trong văn hoá Trung Hoa có nguồn gốc từ phương Nam, từ vùng Đông Nam Á, từ Việt
Nam và các quốc gia láng giềng....”
Như vậy, tổ tiên Bách Việt đã từng có tô tem rồng. Sau quá trình giao lưu tiếp
biến văn hóa với Trung Hoa, người Việt Nam tiếp nhận trở lại hình ảnh và ý nghĩa của
31
mẫu rồng Á Đông đã hoàn thiện hóa từ người Trung Hoa. Từ đó trở đi, rồng ngự trị
trong tâm thức người Việt như một linh vật đặc biệt, là “vạn vật chi đế”, là biểu
tượng cộng gộp tất cả các ước vọng tốt đẹp nhất của cuộc sống nhân sinh.
Trước nhất, rồng là linh vật tổng hợp từ nhiều loại vật có thật trong tự nhiên, do
vậy rồng mang trong mình hết thảy các ưu thế vượt trội của các loài, trong đó sức
mạnh và quyền năng thiên biến vạn hóa là hai đặc tính quan trọng. Rồng được cho là
biểu trưng của sự mạnh mẽ, hùng tráng, là uy lực bất bại trước kẻ thù.
Từ đặc tính tạo thành từ giới tự nhiên, rồng được người Việt Nam và Đông Á nói
chung vay mượn để thực hành hoặc chuyển tải các thông điệp tâm lý – xã hội. Với tính
năng siêu việt, rồng được tin là linh vật mang lại điềm lành, sự may mắn, thịnh vượng,
sự thông thái; đồng thời còn là sứ giả để gửi gắm những ước vọng trong đời: cầu
mưa, cầu phồn thực. Chính từ đó, trong dân gian xuất hiện các mô-típ rồng hút nước
biển Đông để tưới vào đất liền, cá chép vượt vũ môn hóa rồng, rồng trừng trị kẻ ác để
bảo vệ chúng dân; thế đất rồng trong phong thủy mang đến cuộc sống phồn vinh (long
mạch, long hổ hội, hiện tượng rồng “cù dậy” (cù lao); rồng là một trong 12 con vật đại
diện trong dãy Thập nhị Địa chi; mượn tên gọi Long, Rồng để đặt tên đất (Thăng
Long, Hạ Long, Cửu Long, Long Hải, Hàm Rồng.)
Tương tự, rồng được khắc, họa trong nhiều công trình kiến trúc quan trọng từ
kinh đô đến nhà dân, từ đình chùa miếu mạo đến các cơ quan công quyền (truyền
thống) như một thể hiện sống động của rồng trong tâm thức người Việt. Lấy hoa văn
trang trí trên đình chùa miếu mạo làm ví dụ, người Việt Nam có xu hướng quy tụ vào
nhóm Tứ linh (long – lân – quy - phụng) hơn là xu hướng đa dạng hóa các mô típ trang
trí của người Trung Hoa (rồng - phụng, bát vật, bát bảo, bát tiên quá hải, các nhân vật
truyền thuyết - thần thoại, các linh vật họ rồng. Các mô típ thường thấy nhất là “lưỡng
long tranh châu”, “lưỡng long triều nhật”, “tứ linh hội tụ”, “dây lá hóa long” v.v.. Ở
đất Nam Bộ, rồng còn gắn liền với cá chép, cả hai đều là loài vật thích nước, đều là vật
biểu trưng của vùng đất phương Nam đầy sông nước… Ở chức năng tâm linh, rồng
được hiểu là thần thánh, phần nhiều là thiện thần. Hai trong những nguyên do biến
rồng thành thần gồm (1) linh vật tổng hợp từ sự vượt trội của nhiều loài; (2) rồng có
thể thiên biến vạn hóa và thông thiên kết nối nhân gian và thế giới thần tiên. Chính vì
vậy, người Việt sớm nhận thức rằng rồng là hiện thân của thần linh để trị ác cứu dân,
là vật cưỡi của thần tiên.
32
Từ văn học dân gian đến văn học viết trong kho tàng văn học Việt Nam, chúng
ta có thể thấy văn học Việt Nam thời Trung đại một mặt kế thừa các giá trị tinh thần
thiêng liêng trong văn học dân gian, mặt khác phản ánh toàn diện thế giới ấy của con
người Việt Nam trong suốt mười thế kỉ tồn tại xã hội phong kiến. Nằm trong quá trình
phát triển liên tục nhưng khác với các thời kì văn học khác, văn học Trung đại Việt
Nam mang những đặc trưng và qui luật riêng. Đó là một thời kì văn học thuộc thời
đại văn hoá riêng - văn hoá trung đại với mô hình thế giới, với hệ thống giá trị, với
phương thức cảm nhận, tư duy khác. Văn xuôi Trung đại không nằm ngoài qui luật
ấy. Trong văn học thời kì này, thông qua tài năng nghệ thuật và vốn văn hoá truyền
thống sâu rộng của các tác giả ta phần nào hiểu được niềm tin thiêng liêng, tín
ngưỡng truyền thống, phong tục tập quán, phương thức tư duy và những quan
niệm phổ biến của nhân dân – những điểm cốt lõi tạo nên giá trị văn hoá đặc sắc của
văn hoá dân tộc Việt – con Rồng cháu Tiên. Do đó, chúng ta có thể nhận thấy rằng
tính chất dân tộc của Lĩnh Nam chích quái gắn chặt với tính chất nhân dân, dẫu rằng
dưới ngòi bút của nhà nho, các truyện dân gian được chép lại đó ít nhiều nhuốm sắc
thái phong kiến. Và Vũ Quỳnh – Kiều Phú đã nói lên niềm tự hào dân tộc về những
truyện trong Lĩnh Nam chích quái.
Trong tác phẩm Lĩnh Nam chích quái có những truyện có tính chất thần thoại
như: Họ Hồng Bàng, Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh đã giải thích nguồn gốc dân tộc,
đã nhấn mạnh niềm tự hào về sự cao quý của nguồn gốc đó, ấy là nguồn gốc thần linh,
nguồn gốc Tiên – Rồng.
Cây có gốc mới nở cành xanh lá
Nước có nguồn mới bể cả sông sâu
Người ta nguồn gốc từ đâu
Có tổ tiên trước, rồi sau có mình
Trong tâm thức người Việt Nam tự bao đời đã có ý thức về nguồn gốc giống nòi
và đất nước của mình. Đọc Lĩnh Nam chích quái, chúng ta tìm về với cội nguồn dân
tộc sâu xa và việc lý giải giống nòi đã có mặt trong những truyện đó. Dân tộc nào cũng
có nguồn cội ví như "trời đã sai chim huyền điểu giáng thế sinh ra vua nhà Thương,
thì ắt Truyện Hồng Bàng thị không thể mất được". Từ những truyện Hồng Bàng thị,
Ngư tinh, Hồ tinh, Mộc tinh là những tư liệu quý giá sáng lên nhiều vấn đề văn hoá
nguồn cội buổi bình minh.
33
Theo dòng thời gian, chúng ta trở lại với cội nguồn người Việt. Bằng cách tiếp
cận văn bản, chúng ta thấy rằng, Truyện Hồng Bàng thị là câu chuyện thần thoại về
thuỷ tổ người Việt. Ở đó Lạc Long Quân là một nhánh trong gia hệ của Viêm Đế -
Thần Nông tách ra. Long Quân nòi Rồng kết duyên cùng Âu Cơ giống Tiên tạo nên
một trăm người con trai. Vì Long Quân và Âu Cơ khác loài do đó một trăm người
con trai của họ sinh ra cũng rất khác thường. Âu Cơ sinh ra một trăm quả trứng,
trăm trứng nở ra một trăm con trai. Mang trong mình dòng máu Rồng Tiên nên
một trăm người con đó "không phải bú mớm, các con tự lớn lên, trông đẹp đẽ kì dị".
Nòi Rồng và giống Tiên "tuy khí âm dương hợp" song thuỷ hoả tương khắc,
dòng giống bất đồng, khó ở lâu với nhau được". Với kết luận như vậy đã dẫn tới cuộc
chia li giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái, giữa anh em với nhau. Nhưng, chính
nhờ sự phân chia nuôi dưỡng các con mà dân tộc Việt được hình thành. Năm mươi
người con theo Lạc Long Quân xuống Thuỷ Phủ, năm mươi người theo Âu Cơ "về
ở trên đất, chia nước mà trị". Cuộc hành trình của Âu Cơ và năm mươi người con, tôn
người con trai cả lên làm vua, hiệu là Hùng Vương. Nhắc tới vua Hùng trong tâm thức
người Việt đó là người có công xây dựng cõi Việt ta. Phải nói rằng, dân tộc ta có
nguồn gốc từ nòi Rồng và giống Tiên. Sự kết hợp giữa Lạc Long Quân và Âu Cơ
đã sinh ra dân tộc Việt. Trong dòng máu người Việt đang chảy đều cơ sự hoà quyện
giữa Rồng và Tiên.
Nguồn gốc về giống nòi đã đẩy ý thức của người Việt Nam lên cao. Tất cả các
dân tộc trên đất nước Việt Nam này đều là anh em. Chúng ta cùng một mẹ một cha,
cùng sinh ra từ một bào thai của mẹ Âu Cơ. Hai chữ "đồng bào" đã nói lên điều thiêng
liêng ấy. Cõi Việt, đất nước của những người con Rồng Tiên đã dày công khai phá. Là
con một nhà, mỗi người con Việt luôn đứng bên nhau trong mỗi hoàn cảnh nguy
khốn cũng như chung tay xây dựng và bảo vệ đất nước.
Khái niệm đất nước được lý giải giản dị qua câu chuyện mẹ Âu Cơ và người cha
Lạc Long Quân chia con đi làm ăn, sinh tụ ở hai không gian của người Việt cổ: vùng
núi non (đất) và vùng sông biển (nước). Vậy là, những nơi ấy trở thành quê hương xứ
sở, là nơi sinh tụ làm ăn, cư trú của cha ông ta thuở trước. Nhà thơ Nguyễn Khoa
Điềm đã định nghĩa khái niệm về đất nước theo huyền thoại của dân gian.
Đất là nơi chim về
Nước là nơi rồng ở
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ

More Related Content

What's hot

Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...nataliej4
 
ĐỀ TÀI HÌNH TƯỢNG MA NỮ TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC.pdf
ĐỀ TÀI HÌNH TƯỢNG MA NỮ TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC.pdfĐỀ TÀI HÌNH TƯỢNG MA NỮ TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC.pdf
ĐỀ TÀI HÌNH TƯỢNG MA NỮ TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC.pdfNuioKila
 
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260nataliej4
 
Vấn đề tình yêu của các dân tộc thiểu số thể hiện qua truyện thơ
Vấn đề tình yêu của các dân tộc thiểu số thể hiện qua truyện thơVấn đề tình yêu của các dân tộc thiểu số thể hiện qua truyện thơ
Vấn đề tình yêu của các dân tộc thiểu số thể hiện qua truyện thơlongvanhien
 

What's hot (20)

Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOTLuận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
 
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOTLuận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
 
Đề tài: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu
Đề tài: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh ChâuĐề tài: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu
Đề tài: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu
 
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đQuan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
 
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
 
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
 
Luận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hử
Luận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hửLuận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hử
Luận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hử
 
Luận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAY
Luận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAYLuận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAY
Luận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAY
 
Luận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đ
Luận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đLuận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đ
Luận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đ
 
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAY
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAYLuận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAY
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAY
 
ĐỀ TÀI HÌNH TƯỢNG MA NỮ TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC.pdf
ĐỀ TÀI HÌNH TƯỢNG MA NỮ TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC.pdfĐỀ TÀI HÌNH TƯỢNG MA NỮ TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC.pdf
ĐỀ TÀI HÌNH TƯỢNG MA NỮ TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC.pdf
 
Khóa luận: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, HAY
Khóa luận: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, HAYKhóa luận: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, HAY
Khóa luận: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, HAY
 
Luận văn: Những hình ảnh biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Tuân, HAY
Luận văn: Những hình ảnh biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Tuân, HAYLuận văn: Những hình ảnh biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Tuân, HAY
Luận văn: Những hình ảnh biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Tuân, HAY
 
Luận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAYLuận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
 
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đLuận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
 
Luận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết
Luận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyếtLuận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết
Luận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết
 
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của ngườiLuận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người
 
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
 
Luận án: Truyện nôm bác học từ góc nhìn cổ mẫu, HAY
Luận án: Truyện nôm bác học từ góc nhìn cổ mẫu, HAYLuận án: Truyện nôm bác học từ góc nhìn cổ mẫu, HAY
Luận án: Truyện nôm bác học từ góc nhìn cổ mẫu, HAY
 
Vấn đề tình yêu của các dân tộc thiểu số thể hiện qua truyện thơ
Vấn đề tình yêu của các dân tộc thiểu số thể hiện qua truyện thơVấn đề tình yêu của các dân tộc thiểu số thể hiện qua truyện thơ
Vấn đề tình yêu của các dân tộc thiểu số thể hiện qua truyện thơ
 

Similar to Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ

Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...NuioKila
 
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệpLiên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệpMan_Ebook
 
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...nataliej4
 
CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM.pdf
CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM.pdfCƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM.pdf
CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM.pdfNuioKila
 

Similar to Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ (20)

Luận văn thạc sĩ: Truyện cổ dân gian Châu Ro, HAY, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Truyện cổ dân gian Châu Ro, HAY, 9đLuận văn thạc sĩ: Truyện cổ dân gian Châu Ro, HAY, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Truyện cổ dân gian Châu Ro, HAY, 9đ
 
Luận văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn Liên văn hóa, HAY
Luận văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn Liên văn hóa, HAYLuận văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn Liên văn hóa, HAY
Luận văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn Liên văn hóa, HAY
 
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAYLuận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
 
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca TàyẢnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
 
Luận án: Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Việt Nam 1986 - 2012
Luận án: Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Việt Nam 1986 - 2012Luận án: Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Việt Nam 1986 - 2012
Luận án: Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Việt Nam 1986 - 2012
 
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAYLuận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
 
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bảnLuận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
 
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản, HAY
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản, HAYLuận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản, HAY
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản, HAY
 
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
 
Luận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đ
Luận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đLuận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đ
Luận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đ
 
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...
 
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, HAY
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, HAYLuận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, HAY
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, HAY
 
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY, 9đ
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY, 9đLuận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY, 9đ
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY, 9đ
 
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAYLuận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY
 
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệpLiên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
 
Xung đột văn hóa trong tiểu thuyết viết về nông thôn từ 1986 đến nay
Xung đột văn hóa trong tiểu thuyết viết về nông thôn từ 1986 đến nayXung đột văn hóa trong tiểu thuyết viết về nông thôn từ 1986 đến nay
Xung đột văn hóa trong tiểu thuyết viết về nông thôn từ 1986 đến nay
 
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...
 
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyếnKhóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
 
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
 
CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM.pdf
CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM.pdfCƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM.pdf
CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM.pdf
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 

Recently uploaded (20)

sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 

Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ

  • 1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ĐINH THỊ LỆ PHƢƠNG THẾ GIỚI BIỂU TƢỢNG TRONG LĨNH NAM CHÍCH QUÁI Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số: 60220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Huế, năm 2017
  • 2. i ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ĐINH THỊ LỆ PHƢƠNG THẾ GIỚI BIỂU TƢỢNG TRONG LĨNH NAM CHÍCH QUÁI Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số: 60220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGÔ THỜI ĐÔN Huế, năm 2017
  • 3. ii Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn “ Thế giới biểu tƣợng trong Lĩnh Nam chích quái” ngoài sự nỗ lực hết mình của bản thân, tôi xin kính gửi lời cảm ơn chân thành, lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo - TS. Ngô Thời Đôn, người đã tận tình hướng dẫn, động viên khích lệ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Đồng thời, tôi xin trân trọng cảm ơn tới quý thầy, cô giáo trong khoa Ngữ Văn, phòng tư liệu, thư viện trường Đại Học Sư Phạm Huế, phòng tư liệu, Thư viện trường Đại học Khoa học Huế, Thư viện tổng hợp tỉnh Thừa Thiên Huế, cùng gia đình, người thân,bạn bè, đồng nghiệp đã tận tình giúp đỡ để tôi hoàn thành đề tài này. Qua đây, tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến người bạn đời của tôi, anh Hoàng Hữu Tuấn đã luôn bên cạnh tôi, động viên, ủng hộ tôi, hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn, cũng như hoàn thành khóa học này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 9 năm 2017 Học viên thực hiện Đinh Thị Lệ Phương
  • 4. iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, những kết quả nghiên cứu trên đây không trùng với bất kỳ một công trình nghiên cứu nào khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về luận văn của mình.
  • 5. 1 MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA ...........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................... iii MỤC LỤC.......................................................................................................................1 PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................3 1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................3 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề...........................................................................................4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................7 4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................7 5. Đóng góp của Luận văn...............................................................................................8 6. Cấu trúc Luận văn .......................................................................................................9 PHẦN NỘI DUNG ......................................................................................................10 CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BIỂU TƢỢNG VÀ TÁC PHẨM LĨNH NAM CHÍCH QUÁI..........................................................................................10 1.1. Khái lược về biểu tượng.........................................................................................10 1.1.1. Biểu tượng ...........................................................................................................10 1.1.2. Biểu tượng và các hướng nghiên cứu..................................................................13 1.1.3. Biểu tượng trong văn học ....................................................................................18 1.2. Lĩnh Nam chích quái và sự hình thành dòng truyện ngắn tự sự trung đại Việt Nam ......21 1.2.1. Khái quát văn xuôi trung đại Việt Nam ..............................................................21 1.2.2. Sự xuất hiện của Lĩnh Nam chích quái trong dòng truyện ngắn tự sự Trung đại Việt Nam........................................................................................................................24 Chƣơng 2. HỆ THỐNG CÁC BIỂU TƢỢNG TRONG LĨNH NAM CHÍCH QUÁI....29 2.1. Biểu tượng về vật tổ, thị tộc, bộ lạc........................................................................29 2.1.1. Biểu tượng con Rồng – cháu Tiên.......................................................................29 2.1.2. Biểu tượng về văn hóa thị tộc, văn minh nông nghiệp lúa nước.........................36 2.2. Biểu tượng về nhiên thần........................................................................................40 2.2.1. Biểu tượng về thần Cây Đá .................................................................................42 2.2.2. Biểu tượng thần Sông Nước................................................................................46
  • 6. 2 2.2.3. Biểu tượng Hang, Động, thần Đất.......................................................................52 2.3. Biểu tượng về nhân thần và các con số thiêng .......................................................53 2.3.1. Biểu tượng về nhân thần......................................................................................53 2.3.2. Biểu tượng về các con số thiêng.........................................................................56 Chƣơng 3. BIỂU TƢỢNG TRONG LĨNH NAM CHÍCH QUÁI VÀ SỰ THỂ HIỆN BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC ...................................................................59 3.1. Dấu ấn văn hóa dân gian trong hệ thống biểu tượng của Lĩnh Nam chích quái..............59 3.1.1. Về văn hóa vật chất...........................................................................................................................61 3.1.2. Về văn hóa tinh thần.........................................................................................................................63 3.1.3. Những biểu tượng điển hình của văn hóa – lịch sử Việt Nam trong Lĩnh Nam chích quái ......................................................................................................................68 3.2. Dấu ấn văn học dân gian trong hệ thống biểu tượng của Lĩnh Nam chích quái ....74 3.2.1. Dấu ấn văn học dân gian nhìn từ phương diện thể loại – đề tài.........................74 3.2.2. Dấu ấn văn học dân gian biểu hiện qua các motip dân gian ..............................81 PHẦN KẾT LUẬN......................................................................................................85 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................88
  • 7. 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Trên thế giới ngày nay “chúng ta sống trong một thế giới của những kí hiệu, và kí hiệu của kí hiệu”, có thể thấy người ta trở lại ưa chuộng các biểu tượng. Nó tồn tại ở khắp nơi và giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống của con người. “Biểu tượng nhô lên như môt lời trách cứ thường xuyên đối với khả năng suy xét và cảm nhận của chúng ta”. Chính vì thế mà việc nghiên cứu, giải mã biểu tượng được nhiều ngành khoa học quan tâm: khoa lịch sử các nền văn minh và các tôn giáo, khoa ngôn ngữ học, khoa văn hóa nhân chủng học, khoa phê bình nghệ thuật, khoa tâm lý học, khoa y học .v.v. Và đặc biệt là văn học. Bởi bản chất của văn học là phản ánh đời sống hiện thực bằng hình tượng, mà cao hơn nữa đó chính là biểu tượng, nó luôn dồn nén các tầng nghĩa, hàm ẩn, dung chứa và khu biệt bởi tính biểu tượng. Trong văn chương, ngôn ngữ là dấu hiệu biểu hiện đầu tiên của tính cá nhân, tinh thần dân tộc vì thế biểu tượng trong văn chương được biểu đạt qua mã ngôn ngữ và chuyển hóa thành biểu tượng nghệ thuật - vừa lưu giữ các giá trị văn hóa, tồn tại như các biểu tượng thẩm mỹ, cổ mẫu – vừa chuyển tải, sáng tạo văn hóa. 1.2. Trong kho tàng văn học Trung đại Việt Nam, Lĩnh Nam chích quái là một tác phẩm được kết tinh từ những tri thức về cội nguồn dân tộc. Những biểu tượng Hồng Bàng, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Bọc trăm trứng, Mười tám đời các vua Hùng… đã trở thành vốn văn hóa hiển nhiên của nhiều thế hệ nhân dân nước Việt. Có thể thấy từ các bậc đại nho tài cao học rộng, tràn trề tinh thần ái quốc, yêu tha thiết truyền thống văn hóa dân tộc từ Trần Thế Pháp qua Vũ Quỳnh, Kiều Phú, Đặng Minh Khiêm đến Đoàn Vĩnh Phúc, và sau này là Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú… đều tiếp cận tác phẩm với một thái độ thành kính, ngưỡng vọng. Lĩnh Nam chích quái dường như tương đồng với số phận của nền văn hóa Đại Việt, nền văn hóa dân tộc: thăng trầm chìm nổi, đối diện với những thử thách sống còn của thiên tai nhân họa, nhưng vẫn mang trong mình một sức sống mãnh liệt, một khả năng tái sinh, trường tồn với non sông đất nước Việt Nam. 1.3. Việc sử dụng biểu tượng trong quá trình sáng tác văn chương không phải là một điều mới mẻ. Tuy nhiên con đường sáng tạo của người nghệ sĩ lại bắt mạch khơi
  • 8. 4 nguồn từ đời sống văn hóa dân tộc và nhân loại từ thuở hồng hoang, khai sinh sự sống cho đến ngày nay. Trải qua bao nhiêu thế kỉ, bao nhiêu thế hệ nhà văn vẫn luôn tìm tòi, sử dụng, khai thác và sáng tạo biểu tượng trong đời sống văn hóa cũng như trong sáng tạo văn chương. Bên cạnh những khó khăn, thách thức đặt ra trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và sáng tạo thì nó cũng mời gọi đối với người đọc khi tìm tòi và giải mã biểu tượng trong tác phẩm văn chương đưa chúng ta trở về và hòa vào mạch nguồn văn hóa sâu rộng, lâu dài của các dân tộc, của toàn nhân loại. Tìm hiểu biểu tượng chúng tôi nhằm tìm ra những giá trị tiềm ẩn, khuất lấp sau từng biểu tượng cũng như mối liên hệ giữa chúng, để có thể hiểu được bản chất, ý nghĩa của tự nhiên, hiện thực và truyền thống văn hóa cũng như cơ sở gắn kết của cả một cộng đồng. Điều đó có ý nghĩa thiết thực cho việc tìm hiểu, đánh giá, giải mã tác phẩm, khẳng định giá trị của tác phẩm, góp phần giữ gìn bản sắc thẩm mỹ, nghệ thuật của Lĩnh Nam chích quái trong văn học buổi đầu dân tộc. Qua đó góp phần đóng góp cho văn học Việt Nam một diện mạo mới, góc nhìn mới thông qua thế giới biểu tượng. Đó là lí do chúng tôi chọn đề tài luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Lịch sử vấn đề nghiên cứu đã đạt được một số thành tựu tiêu biểu và một số ý kiến nhận xét của nhiều nhà nghiên cứu như: 2.1. Về tác phẩm Lĩnh Nam chích quái Nguyễn Đăng Na trong cuốn Văn xuôi tự sự Việt Nam thời Trung Đại, Tập 1, viết về Lĩnh Nam chích quái “Cần chú ý rằng tác phẩm tuy ghi là “quái” nhưng Trần Thế Pháp và cả những tác giả sau ông, luôn ý thức “nhặt” (chích) những truyện có quan hệ “cương thường và phong hóa” với mục đích “khuyến thiện, trừng ác, bỏ ngụy theo chân”. Nhận xét của Vũ Quỳnh trong lời tựa Lĩnh Nam chích quái lục “Việc tuy quái mà không dối trá, văn tuy dị mà không yêu hoang” [18 ,34-35]. Trần Đình Sử trong cuốn Thi Pháp văn học trung đại Việt Nam đã cho rằng: Lĩnh Nam chích quái là một tiểu thuyết chí quái [21, 282], bởi theo Trần Đình Sử thì “người ta có thể dùng tên gọi “tiểu thuyết” với nội hàm mới để chỉ bất cứ tác phẩm tự sự nào có tính nghệ thuật được ghi theo thể loại của sử” [21, 282-283].
  • 9. 5 Đinh Gia Khánh trong cuốn Văn học Việt Nam thế kỷ X – nửa đầu thế kỷ XVIII, nói đến sự ảnh hưởng của văn học dân gian cũng như sự quan tâm của Nhà nước tới văn học “ảnh hưởng của văn học dân gian không phải chỉ thúc đẩy Lê Thánh Tông quan tâm đến dã sử khi giao cho Ngô Sĩ Liên biên soạn bộ sử chính thức của nhà nước, mà chủ yếu là động lực của việc biên soạn và bổ sung thêm Việt điện U Linh và Lĩnh Nam chích quái [9, 165]. Nguyễn Đăng Na trong cuốn Giáo trình văn học trung đại Việt Nam tập 2 thì: Lĩnh Nam chích quái gồm những loại truyện dân gian, tiêu biểu cho loại thứ nhất có tác phẩm Lĩnh Nam chích quái lục của Trần Thế Pháp [15, 32]. Trong xu hướng phát triển của văn xuôi tự sự, ông còn xếp Lĩnh Nam chích quái vào xu hướng dân gian và phần lớn là truyện có tính chất truyền thuyết [15, 41]. 2.2. Về những vấn đề liên quan đến biểu tƣợng trong tác phẩm. Lĩnh Nam chích quái – điểm nhìn văn hóa của Nguyễn Hùng Vỹ đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Văn học số 8 năm 2006, trang 98-112. Đây là công trình được tác giả nghiên cứu tổng thể tác phẩm Lĩnh Nam chích quái dưới góc độ văn hóa, những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần, truyền thống của cha ông ta từ thuở sơ khai đến thời kỳ dựng nước và giữ nước. Công trình nghiên cứu đã đi sâu phân tích kết cấu và nội dung của các câu chuyện trong Lĩnh Nam chích quái để người đọc hiểu rõ và hiểu sâu hơn những giá trị văn hóa mà tác phẩm mang lại. Như chính tác giả nhận định: Trong kho tàng văn học trung đại Việt Nam, Lĩnh Nam chích quái là một tác phẩm thiêng liêng. Các bậc đại nho tài cao học rộng, tràn trề tinh thần ái quốc, tấm lòng hiếu cổ (yêu truyền thống văn hóa dân tộc) từ Trần Thế Pháp qua Vũ Quỳnh, Kiều Phú, Đặng Minh Khiêm đến Đoàn Vĩnh Phúc, và sau này là Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú… đều tiếp cận tác phẩm với một thái độ thành kính, ngưỡng vọng. Số phận tác phẩm Lĩnh Nam chích quái dường như tương đồng với số phận của nền văn hóa Đại Việt, nền văn hóa dân tộc: thăng trầm chìm nổi, đối diện với những thử thách sống còn của thiên tai nhân họa, nhưng vẫn mang trong mình một sức sống mãnh liệt, một khả năng tạo sinh ghê gớm và cuối cùng sẽ vĩnh viễn trường tồn với non sông đất nước này. Lĩnh Nam chích quái bình giảng của Trần Đình Hoành và Nguyễn Hữu Vinh xuất bản năm 2016. Trong công trình nghiên cứu này hai tác giả đã đi sâu và phân tích và
  • 10. 6 bình giảng những chi tiết, những địa danh, những biểu tượng, hiện tượng có trong tác phẩm Lĩnh Nam chích quái để người đọc hiểu rõ hơn nội dung của tác phẩm. Đọc Lĩnh Nam chích quái để hiểu được triết lý sống và chiều kích tâm linh truyền thống của người Việt từ nghìn năm trước, dĩ nhiên là còn đầy trong dòng máu của mỗi chúng ta hôm nay. Hiểu Lĩnh Nam chích quái là hiểu được một phần sâu thẳm của chính mình. Nguyễn Thị Hơng (2010) trong Luận văn thạc sỹ “Đặc điểm nghệ thuật của Tân đính Lĩnh Nam chích quái” của Trường Đại Học Vinh, công trình nghiên cứu về đặc điểm nghệ thuật tác phẩm Tân đính Lĩnh Nam chích quái. Tác giả luận văn chỉ rõ những giá trị nghệ thuật của những truyện trong tác phẩm Lĩnh Nam chích quái. “Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật trong Lĩnh Nam chích quái” của Trương Thị Ngọc Loan – Khóa luận Tốt nghiệp của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Công trình nghiên cứu chỉ rõ những giá trị nhân văn trong truyện Lĩnh Nam chích quái để người đọc hiểu sâu và rõ hơn về nội dung cốt truyện của tác phẩm. Trần Thị Hoa Lê trong bài nghiên cứu “ Giải mã tiếng cười nghịch dị, phồn thực trong văn học trung đại Việt Nam từ hướng tiếp cận biểu tượng văn hóa”. Trong bài viết này, tác giả đề cập tới truyện Hà Ô Lôi, như một tác phẩm chính thức mở ra tiếng cười nghịch dị - phồn thực trong văn học viết. Nằm trong Lĩnh Nam chích quái lục – một tác phẩm văn xuôi chữ Hán ghi chép chuyện lạ dân gian, tương truyền của Trần Thế Pháp đời Trần (thế kỉ XV) rồi được tăng biên, tục bổ, khảo chính, … liên tiếp sau đó. Tác giả đưa ra những dẫn chứng về giá trị mà truyện Hà Ô Lôi mang lại. Như Vũ Quỳnh – Kiều Phú thì đánh giá cao chức năng giáo huấn “răn chúng” theo “cương thường, phong hóa” của Hà Ô Lôi, bên cạnh đó, ở công trình nghiên cứu của Nguyễn Hùng Vĩ thì hiểu Hà Ô Lôi là một “trầm tích Phật giáo”…[ 14, 304-305]. Qua đó, tác giả đề xuất một cách nhìn khác ở góc độ biểu tượng văn hóa và tín ngưỡng dân gian để tìm hiểu rõ hơn về tiếng cười nghịch dị, phồn thực xuyên thấm trong hình tượng nhân vật Hà Ô Lôi cũng như trong toàn bộ cấu trúc truyện từ những chi tiết nhỏ nhất. Tạ Chí Đại Trường trong Thần, người và Đất Việt, cứu có những đóng góp về phương pháp nghiên cứu mới về tôn giáo và tín ngưỡng. Tác giả đã nhấn mạnh các sự liên tục văn hóa, để thấu hiểu, bên trên sự hỗn độn của các dữ kiện thần thoại, hiện tượng tín ngưỡng trong tính đơn nhất sống động của nó, như là một hoạt động văn hóa diễn đạt dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong đó tác giả nhắc tới “Lĩnh Nam chích
  • 11. 7 quái vì là truyện dân gian, chỉ cần có các dấu vết niên đại đủ làm nên khung truyện, còn nội dung thì dàn trải ra trong sự phô diễn phần ý thức xã hội… [25, 27]. Và trong hệ thống thần linh bản địa Việt cổ mà tác giả đề cập tới, thì sự xuất hiện của các Nhiên thần: các thần Cây đá, thần Sông nước, và các Nhân thần sơ khai như Cao Lỗ, An Dương Vương, Hai Bà Trưng, .v.v.. Qua những công trình nghiên cứu trên mặc dù chưa đề cập đến vấn đề thế giới biểu tượng trong tác phẩm một cách có hệ thống và chuyên sâu nhưng những thành tựu của giới nghiên cứu khoa học về tác phẩm Lĩnh Nam chích quái ở trên là những tư liệu gợi mở quý giá cho chúng tôi trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu đề tài, tìm tòi và định hướng về thế giới biểu tượng trong văn học trung đại, mà cụ thể là trong tác phẩm Lĩnh Nam chích quái. Chúng tôi hy vọng đây là một bước đi hết sức có ý nghĩa trong quá trình nghiên cứu khoa học của mình, và đóng góp một phần tư liệu nhỏ bé, gợi mở cho các công trình nghiên cứu sau này. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái . Từ những tìm hiểu, khảo sát trong tác phẩm chúng tôi đi đến nghiên cứu thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái để nhằm hiểu rõ hơn về biểu tượng, giải mã biểu tượng tiêu biểu, nổi bật trong tác phẩm để có cái nhìn sâu sắc toàn diện hơn đối với tác phẩm. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Trong rất nhiều công trình tuyển chọn, giới thiệu tác phẩm Lĩnh Nam chích quái, chúng tôi lựa chọn tư liệu Lĩnh Nam chích quái (truyện cổ dân gian sưu tập biên soạn ở thế kỷ XV) bản của Vũ Quỳnh – Kiều Phú của Nhà xuất bản Văn học Hà Nội năm 2001 để khảo sát. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Xuất phát từ nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: Vận dụng lý thuyết biểu tượng, lý thuyết kí hiệu để tiếp cận, phân tích, miêu tả hệ thống biểu tượng trong tác phẩm Lĩnh Nam chích quái - Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại : Việc làm này giúp chúng tôi có các số liệu cụ thể, từ đó có cái nhìn chính xác về hệ biểu tượng. Phân loại các biểu tượng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân tích,
  • 12. 8 giải mã các biểu tượng.Trên cơ sở 20 truyện đã được dịch của Vũ Quỳnh – Kiều Phú và một số phần Phụ lục, những bản dịch thêm trong những bản Lĩnh Nam chích quái khác nhằm khảo sát, thống kê, phân loại có tính định hướng các biểu tượng nổi bật trong tác phẩm. - Phương pháp so sánh, đối chiếu: Thông qua phương pháp này, chúng tôi so sánh, đối chiếu với những tác phẩm văn học có cùng hơi hướng trong thời kỳ này để thấy được nét độc đáo trong cách xây dựng biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái. - Phương pháp cấu trúc - hệ thống: Biểu tượng không bao giờ tồn tại độc lập, riêng lẻ. Nó tồn tại trong một hệ thống hoàn chỉnh. Vì vậy, cần đặt các biểu tượng trong hệ thống nhằm xây dựng một cấu trúc hợp lí để thấy được các mặt nội dung - tư tưởng của tác phẩm. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phân tích mối quan hệ giữa bề mặt ngôn từ và ý nghĩa biểu trưng. Cần phân tích các biểu tượng tiêu biểu để từ đó tổng hợp rút ra những kết luận mang tính khái quát. Từ các biểu tượng đã thống kê, phân loại để làm sáng tỏ sự hình thành biểu tượng, chỉ ra được ý nghĩa của biểu tượng trong tác phẩm, và trong tiến trình lịch sử văn học trung đại Việt Nam. - Phương pháp nghiên cứu liên ngành Vận dụng các kiến thức của nhiều ngành khoa học khác nhau như tâm lý, triết học, ngôn ngữ, văn hóa…để nghiên cứu vì biểu tượng cũng là đối tượng quan tâm của những ngành này. 5. Đóng góp của Luận văn Luận văn góp một cái nhìn toàn diện, có hệ thống về thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, chỉ ra những đặc trưng cơ bản của hệ biểu tượng này cũng như các phương thức cơ bản xây dựng biểu tượng. Qua đó phác thảo nên một bức tranh tương đối đầy đủ về biểu tượng trong tác phẩm và khẳng định về quá trình cũng như vai trò sự hình thành của biểu tượng trong văn học trung đại. Kết quả nghiên cứu thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái góp phần khẳng định vị trí của tác phẩm trong dòng văn học tự sự Việt Nam thời kỳ đầu dựng nước và giữ nước. Bên cạnh đó còn tạo nguồn tư liệu về nghiên cứu biểu tượng trong văn học trung đại Việt Nam.
  • 13. 9 6. Cấu trúc Luận văn Ngoài Phần Mở đầu, Phần Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phần Nội dung luận văn được triển khai thành ba chương như sau: Chương 1. Những vấn đề chung về biểu tượng và tác phẩm Lĩnh Nam chích quái Chương 2. Hệ thống các biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái Chương 3. Biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái và sự thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc
  • 14. 10 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BIỂU TƢỢNG VÀ TÁC PHẨM LĨNH NAM CHÍCH QUÁI 1.1. Khái lƣợc về biểu tƣợng 1.1.1. Biểu tƣợng Khi bàn về khái niệm biểu tượng, có rất nhiều cách hiểu, cách lý giải khác nhau, bởi chính khái niệm này có sự vận động và tồn tại khác nhau qua nhiều nền văn hóa khác nhau. Và để hợp lực giải mã những ẩn ngữ do biểu tượng đặt ra, đi qua mọi ngóc ngách của biểu tượng thì phải huy động năng lượng dồn nén trong biểu tượng ở trong ta bởi: “nói là chúng ta sống trong một thế giới biểu tượng thì vẫn còn chưa đủ, phải nói một thế giới biểu tượng sống trong ta”. Biểu tượng (tiếng Anh: symbol, tiếng Pháp: symbole) là một thuật ngữ khoa học được sử dụng trong nhiều ngành khoa học với những nội hàm khác nhau. Trong cuốn Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới của hai tác giả Jean Chevalier và Alain Gheerbrant cho rằng biểu tượng thuộc phàm trù cao siêu, cũng là phạm trù của cái vô hình. Cần phân biệt biểu tượng với các khái niệm liên quan như biểu hiện, vật hiệu, phúng dụ, ẩn dụ, loại suy, dụ ngôn, ngụ ngôn luân lí. Từ thời nguyên thủy, khi chưa có tư duy luận lý, con người tư duy thông qua các biểu tượng. Biểu tượng thời đó được dùng để chỉ một vật được cắt ra làm đôi như sứ, gỗ, kim loại… giữa hai người (chủ - khách, người cho vay – người vay, hai người khách hành hương, hay hai người sắp chia tay nhau lâu dài, là vật dùng để định tình trong tình yêu giữa người con trai và con gái…) mỗi bên giữ một phần. Sau này, ráp hai mảnh lại với nhau, họ sẽ nhận ra mối dây liên hệ ngày trước để nhận ra nhau. Khởi nguyên, biểu tượng là một vật được cắt làm đôi, mọi biểu tượng đều chứa đựng dấu hiệu bị đập vỡ, ý nghĩa của biểu tượng bộc lộ ra trong cái vừa là gãy vỡ vừa là nối kết những phần của nó bị vỡ ra. [2, 23] Biểu tượng chia ra và kết lại với nhau, nó chưa hai ý tưởng phân ly và tái hợp; nó gợi lên ý một cộng đồng, đã bị chia tách và có thể tái hình thành. Biểu tượng có tính ổn định, tính đa chiều, khó xác định và sống động, tính thâm nhập lẫn nhau. Biểu tượng có chức năng thăm dò, vật thay thế, trung gian, lực thống nhất, giáo dục và trị liệu, xã
  • 15. 11 hội hóa, cộng hưởng, chức năng siêu nghiệm và chức năng biến đổi. Biểu tượng gắn liền với cổ mẫu (archtype, protone). Cũng trong cuốn sách này, hai tác giả Jean Chevalier và Alain Gheerbrant đã đưa ra rất nhiều giải thích khác nhau về biểu tượng của các tác giả khác như Pierre Emmanuel, Freud, C.G. Jung, Mircea Eliade, R.de.Becker, Klee. Theo Pierre Emmanuel thì chúng ta có thể hiểu biểu tượng “ không chỉ là một sinh thể hay một sự vật thực, mà cả một khuynh hướng, một hình ảnh ám ảnh, một giấc mơ, một hệ thống định đề được ưu tiên, một hệ thuật ngữ quen dùng” [2, 24]. Còn Freud thì cho rằng: “biểu tượng diễn đạt một cách gián tiếp, bóng gió và ít nhiều khó nhận ra, niềm ham muốn hay các xung đột. Biểu tượng là mối liên kết thống nhất nội dung rõ rệt của một hành vi, một tư tưởng, một lời nói với ý nghĩa tiềm ẩn của chúng” [1, 24]. Nhưng theo các nhà phân tâm học khác thì cái được biểu trưng bao giờ cũng là vô thức. Vì thế S. Ferenczi viết “ Không phải mọi so sánh đều là biểu tượng, mà chỉ là biểu tượng những so sánh trong đó vế thứ nhất bị dồn nén vào vô thức” [2, 24]. Nhà phân tâm học C.G.Jung cho rằng: “Biểu tượng không phải là một phúng dụ, cũng chẳng phải là một dấu hiệu đơn giản, mà đúng hơn là một hình ảnh thích hợp để chỉ ra đúng hơn cả cái bản chất ta mơ hồ nghi hoặc của tâm linh”. Theo ông, “biểu tượng không bó chặt gì hết, nó không cắt nghĩa, nó đưa ta ra bên ngoài chính nó đến một ý nghĩa còn nằm ở tận phía ngoài kia không thể nắm bắt, được dự cảm một cách mơ hồ, và không có từ ngữ nào trong ngôn ngữ của chúng ta có thể diễn đạt thỏa đáng” [2, 25] Còn R.de.Becker đã tóm tắt một cách rất hay về các khía cạnh khác nhau của biểu tượng: “có thể ví biểu tượng với một khối tinh thể phục nguyên lại theo cách khác nhau nguồn sang tùy theo từng mặt tinh thể tiếp nhận ánh sáng. Và ta còn có thể nói nó là một thể sống, một mẫu của con người ta đang chuyển động và biến đổi. Đến mức cứ nhìn ngắm nó, nắm bắt nó, như là đối tượng suy ngẫm, thì cũng tức là đang nhìn ngắm chính cái quỹ đạo ta sắp lần theo, ta nắm bắt cái hướng vận động đang lôi kéo con người ta đang đi tới” [2, 25]. Biểu tượng có thể là một phạm trù siêu nghiệm của sự cao siêu, của cái siêu phàm, cái vô tận, biểu tượng được toàn bộ con người, cả trí tuệ lẫn tâm hồn con người tiếp nhận. Như vậy, khi con người đã thoát thai khỏi loài thú, biểu tượng như là một trong những hình thức tín hiệu con người sử dụng dùng để giao tiếp. Do đó, cái gọi là biểu
  • 16. 12 tượng đã tồn tại như một bộ phận cấu thành trong đời sống tinh thần của con người. Về sau, khi tri thức nhân loại đạt đến một trình độ nhất định để có thể ý thức được sự tồn tại của biểu tượng và có nhu cầu khám phá nó, lúc đó biểu tượng được hiểu như là những hình ảnh tượng trưng được cả một cộng đồng dân tộc và tiến xa hơn nữa là toàn nhân loại cùng chấp nhận và sử dụng trong thời gian lâu dài. Mircea Eliade khẳng định: “Khuynh hướng biểu tượng là một dự kiện tức thì của con người toàn vẹn, tức là con người bộc lộ đúng mình. Con người ý thức được ví trí của mình trong vũ trụ; những khám phá ban đầu đó gắn liền hữu cơ với tấn bi kịch của con người cho đến nỗi chính khuynh hướng biểu tượng đó quyết định cả hoạt động tiềm thức lẫn những biểu hiện cao cả nhất trong đời sống tinh thần của nó” [2, 26]. Nếu đã là phạm trù mang tính cao siêu thì biểu tượng cũng là một phạm trù của cái vô hình theo cách nói của Klee thì “việc giải mã các biểu tượng đưa ta vào những chiều sâu không cùng của sinh khí nguyên thủy, bởi vì biểu tượng đem sáp nhập vào cái hữu hình cái phần vô hình được nhìn thấy một cách huyền bí” [2, 26]. Sự tạo thành biểu tượng trong tâm thức nhân loại là một quá trình vô thức, nhưng tự bản thân chúng thể hiện sự nỗ lực của con người muốn xuyên qua bức màn mờ mịt của hiện thực, vượt lên những kinh nghiệm cảm tính cá nhân đơn lẻ để nhận thức về một thực tại siêu việt bị che lấp. Không phải ngẫu nhiên mà khát khao khám phá những bí ẩn huyền diệu là khát vọng thường trực trong bản tính khởi thủy của con người. Do đó, việc tiếp nhận, nghiên cứu biểu tượng loại trừ thái độ đứng nhìn, mà đòi hỏi tinh thần, thái độ nhập cuộc. Biểu tượng chỉ tồn tại ở bình diện chủ thể, nhưng trên cơ sở bình diện khách thể. Đó chính là một số ý kiến về biểu tượng, một thuật ngữ có tính chung và phổ quát trên toàn thế giới. Trong Từ điền tiếng Việt thì biểu tượng có hai nghĩa, nghĩa thứ nhất là “hình ảnh tượng trưng,” nghĩa thứ hai là: “hình thức của nhận thức, cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu óc khi tác động của sự vật vào giác quan ta đã chấm dứt”. Biểu tượng có tính đa nghĩa nhưng chúng ta có thể chia làm hai nghĩa chính là biểu hình và biểu ý. Như vậy, biểu tượng là những hình ảnh, sự vật cụ thể cảm tính bao hàm trong nó nhiều ý nghĩa gây được ấn tượng sâu sắc đối với người đọc. Còn biểu tượng nghệ thuật được coi là kí hiệu thẩm mỹ đa nghĩa bao gồm cái biểu đạt và cái được biểu đạt. Nó chính là sự mã hóa cảm xúc ý tưởng của nhà văn. Biểu tượng trở thành phương tiện biểu đạt cô đọng, hàm súc có sức khai mở rất lớn trong sự tiếp
  • 17. 13 nhận của độc giả. Những tác phẩm sử dụng nhiều biểu tượng thể hiện sự chối từ cách viết trực tiếp giãi bày tâm tư, tình cảm, nhất là đối với tác phẩm văn học. Theo Từ điển Thuật ngữ văn học thì “Biểu tượng là một phương thức chuyển nghĩa của lời nói hoặc một loại hình nghệ thuật đặc biệt có khả năng truyền cảm lớn, vừa khái quát được bản chất của một hiện tượng nào đấy, vừa thể hiện một quan niệm, một tư tưởng hay một triết lí sâu xa về con người và cuộc đời” [6, 24]. Còn trong quá trình hình thành và tạo nghĩa mỗi biểu tượng thường có tính lịch sử lâu đời gắn liền với quá trình hình thành về thế giới của người cổ xưa. Và “từ thời tiền sử, có lẽ cùng với sự xuất hiện của tiếng nói, các từ như trời, đất, sáng, tối, xuân, hạ, máu lửa, sấm, chớp, cầu vồng… đã ăn sâu vào trí não của nhân loại như những biểu tượng” [7, 25] Những tác phẩm viết theo lối viết biểu tượng không hề dễ đọc chút nào. Bên cạnh những biểu tượng thể hiện ý thức chung của xã hội, trong văn học có rất nhiều biểu tượng in đậm dấu ấn, cá tính sáng tạo của nhà văn, nhà thơ. Cũng như trong lý thuyết của IU.M.Lotman, ông đã nâng cao tầm vóc và chiều kích của biểu tượng văn học, đưa nó trở về và hòa vào mạch nguồn văn hóa sâu rộng, lâu dài của các dân tộc, của toàn nhân loại. Ông cũng chỉ ra con đường sáng tạo của một người nghệ sĩ: phải bắt mạch, khơi nguồn từ đời sống văn hóa dân tộc và nhân loại nghìn đời, đặt ra trọng trách cho nhà văn khi khai thác, sử dụng, sáng tạo biểu tượng trong đời sống văn hóa. Bên cạnh đó là những khó khăn, thách thức cũng là mời gọi đối với người đọc khi tìm tòi và giải mã biểu tượng trong tác phẩm văn chương. 1.1.2. Biểu tƣợng và các hƣớng nghiên cứu - Từ góc nhìn ngôn ngữ học Thuật ngữ symbol (tiếng Anh) hay symbole (tiếng Pháp) được dùng trong tín hiệu học với những nội hàm rất khác nhau. F. Saussure khẳng định: “Biểu tượng không hoàn toàn võ đoán, nó không phải là cái trống rỗng”. Còn E. Yanggo lại khẳng định: “Biểu tượng là cái nhìn thấy được, mang một kí hiệu diễn tả cái không nhìn thấy được”. Như vậy, theo quan điểm của các nhà ngôn ngữ, biểu tượng là một sự vật có hình ảnh mang thông điệp được dùng để gợi ra cái ở bên ngoài theo một quan hệ ước lệ giữa các sự vật trong thông điệp và các sự vật ở bên ngoài. Nếu coi cấu trúc ngôn từ của một tác phẩm là tổng thể các kí hiệu thẩm mĩ thì trong đó vai trò quan trọng thuộc về các từ - biểu tượng với tư cách là
  • 18. 14 điểm nhấn trong tổng thể đó. Đó là một hệ thống các ký hiệu mà trong đó những gì thiết yếu kết hợp với các ý nghĩa và hình ảnh tượng thanh trên cả hai mặt ký hiệu và đặc tính tâm lý. Ông coi ngôn ngữ là một kho tượng thanh mà trong đó chữ viết là hình mẫu vật thể của các hình ảnh tượng thanh đó. Ông cũng đặt ký hiệu học ở một ví trí quan trọng của ngôn ngữ trong thực tại đời sống của con người với một số đặc tính quan trọng như: - Bản chất của ký hiệu là sự tùy ý (arbitrary) - Vô số ký hiệu hình thành nên ngôn ngữ - Ngôn ngữ là một hệ thống hết sức phức tạp - Quán tính tập hợp hướng tới đổi mới Do đó, ngôn ngữ theo quan niệm của Saussure là một hệ thống ký hiệu đã được xã hội chấp nhận bằng các quy ước là một tập hợp hình ảnh tượng thanh được hình thành và chọn lọc trong quá trình phát triển của lời nói. Ngôn ngữ là một sản phẩm văn hóa đặc biệt của loài người. Một trong những đặc tính quan trọng nhất cấu thành ngôn ngữ chính là tính biểu tượng được thể hiện thông qua các ký hiệu. - Từ góc nhìn ký hiệu học Theo quan điểm của IU.M. Lotman: Từ “biểu tượng” (symbol) là một trong những từ nhiều nghĩa nhất trong hệ thống thống các khoa học về kí hiệu. Cụm từ “ý nghĩa biểu tượng”được sử dụng rộng rãi như là một từ đồng nghĩa với “tính kí hiệu”. Bởi “Kí hiệu học là khoa học về các kí hiệu và các hệ thống ký hiệu”. Có thể nói, ký hiệu học là bộ môn khoa học đóng vai trò nền tảng cho khoa học nghiên cứu về biểu tượng. Như Todorov đã đề cập trong cuốn Lý thuyết biểu tượng thì: Nếu người ta đưa ra một từ ngữ “ký hiệu” có nghĩa chung là biểu tượng (ở trường hợp này biểu tượng trở thành một loại ký hiệu đặc biệt), ta có thể nói rằng nghiên cứu biểu tượng lệ thuộc vào lý thuyết phổ quát của các ký hiệu, hay ký hiệu học. Phương pháp tiếp cận rõ ràng, khúc chiết của ký hiệu học giúp các nhà nghiên cứu khoa học có thể tránh được những đặc tính khó lường của biểu tượng, đó chính là tính trừu tượng và đa nghĩa. - Từ góc nhìn nhân học Trong quan niệm của phương Đông con người là sản phẩm của tự nhiên, tương giao hòa hợp với tự nhiên. Do đó, hành trình đi sâu tìm kiếm, giải mã đời sống của con
  • 19. 15 người cũng như khám phá một vũ trụ nhỏ được nhiều ngành khoa học quan tâm trong đó có nhân học. Nhân học là một chuyên ngành khoa học có góc độ tiếp cận hết sức rộng lớn, từ tự nhiên như: khảo cổ học, nhân chủng học đến xã hội như: nhân học văn hóa – xã hội, nhân học chính trị, nhân học tâm lý… Chỉ với đối tượng nghiên cứu là các biểu tượng, nhân học cũng đã có rất nhiều hướng tiếp cận, nghiên cứu như nhân học biểu tượng, nhân học nghệ thuật… Trong cuốn Biểu tượng: Chung và Riêng, Raymond Firth đã phân biệt nhân học biểu tượng với khoa học nghiên cứu biểu tượng từ các chuyên ngành khác nhau như: “Một nhà nhân học có thể làm gì để không giống với những gì mà nhà logic học, nhà siêu hình học, nhà ngôn ngữ học, nhà tâm lý học, nhà thần học, nhà lịch sử nghệ thuật và những người khác nữa đã làm? Về bản chất như tôi nhận thấy, cách tiếp cận theo hướng nhân học mang tính so sánh, quan sát, chức năng luận, trung lập tương đối. Nó liên kết và giải thích các sự kiện thông qua biểu tượng luận với các cấu trúc xã hội và các sự kiện xã hội trong những điều kiện cụ thể. Vượt qua phạm vi rộng lớn của những trường hợp cụ thể, các nhà nhân học quan sát xem những biểu tượng gì được con người sử dụng thực sự, họ nói gì về những biểu tượng ấy, trong tình huống nào những biểu tượng sẽ bộc lộ ra và sự phản ứng với chúng. Theo đó, các nhà nhân học được trang bị để giải thích ý nghĩa của các biểu tượng trong các nền văn hóa mà họ đang nghiên cứu, và sử dụng những lý giải như những phương tiện trung gian để hiểu xa hơn về các tiến trình trong đời sống xã hội” [4, 37]. Từ hướng nghiên cứu biểu tượng dưới góc nhìn ngôn ngữ học, ký hiệu học trong mối quan hệ chặt chẽ với cấu trúc luận thì đến góc nhìn nhân học, chúng ta có thể nhận thấy mối liên hệ của nhân học cấu trúc trong quá trình nghiên cứu biểu tượng và văn hóa nói chung. Từ góc nhìn nhân học biểu tượng trong nhân học chúng ta có thể xác định một cách tương đối các đối tượng nghiên cứu của nhân học biểu tượng là: Ẩn dụ, ngôn ngữ, hệ thống biểu tượng, nghi lễ, ma thuật, biểu tượng luận, vũ trụ luận và thần thoại. Nói một cách khái quát là các thành tố văn hóa có tính biểu tượng trong đời sống của con người. Chúng ta có thể tìm thấy một số định nghĩa về nhân học biểu tượng thông qua một số bách khoa thư nhân học phổ biến như: Bách khoa thư nhân học văn hóa và xã hội: “Nhân học biểu tượng đề cập đến văn hóa như một thực thể có tính độc lập tương đối, là một hệ thống ý nghĩa mà qua
  • 20. 16 đó các nhà nhân học muốn tạo ra để giải mã và diễn dịch các biểu tượng và các nghi lễ trọng tâm” [4, 39]. Bách khoa thư nhân học văn hóa: “Nhân học biểu tượng là khoa học nghiên cứu ý nghĩa trong đời sống xã hội loài người, bằng cách nào chúng ta tri nhận và diễn giải những gì diễn ra xung quanh và bằng cách nào chúng ta sáng tạo và sẻ chia với thế giới hoặc hệ thống ý nghĩa văn hóa. Nhân học biểu tượng tiếp cận một góc nhìn rộng lớn về các biểu tượng, biểu tượng hóa, sự vật và ý nghĩa mà con người đặt cho với ý nghĩa, sự nhận biết, quá trình giao tiếp” [4, 39]. Văn hóa dân gian: Bách khoa thư về các tín ngưỡng, phong tục, chuyện kể, âm nhạc và nghệ thuật: “Nhân học biểu tượng là khoa học nghiên cứu về các biểu hiện tự nhiên của các biểu tượng được sử dụng ở các nền văn hóa khác nhau, các nghi lễ, trình diễn và trong đời sống hàng ngày, nơi mà ý nghĩa đầy đủ có nhiều hơn các biểu hiện thành văn. Mỗi biểu tượng có hai thành phần – là những thực thể nhìn thấy và phần còn lại là ý nghĩa biểu hiện của nó. Nhân học biểu tượng diễn giải các biểu tượng trong ngữ cảnh của tiến trình xã hội và đời sống văn hóa” [4, 39]. - Từ góc nhìn văn hóa Biểu tượng là một đối tượng nghiên cứu cơ bản của các nhà văn hóa. Bởi lẽ, không thể xác định được đặc trưng của một nền văn hóa cũng như mối quan hệ của các nền văn hóa khác nhau nếu không định tính được hệ biểu tượng hình thành trên các nền văn hóa này. Ở góc độ văn hóa, Nguyễn Văn Hậu cho rằng: Biểu tượng là một hình thái ngôn ngữ - ký hiệu tượng trưng của văn hóa. Biểu tượng được xem là tế bào của văn hóa và là hạt nhân di truyền xã hội đầu tiên của nhân loại. Nó được sáng tạo nhờ vào năng lực tượng trưng hóa của con người, theo phương thức dùng hình ảnh này để bày tỏ ý nghĩa kia nhằm để nhận thức và khám phá ra một giá trị trừu tượng nào đó. Biểu tượng là một thực thể vật chất hoặc tinh thần có khả năng biểu hiện ý nghĩa rộng hơn chính hình thức cảm tính của nó, tồn tại trong một tập hợp, trong một hệ thống đặc trưng cho những nền văn hóa nhất định như các nghi lễ, các hành vi kiêng kị, thờ cúng... Một nền văn hóa vừa là những hệ biểu tượng mang tính tương đối ổn định vừa là một quá trình biến đổi, phát triển của hệ thống này. Các nhà nghiên cứu văn hóa đều khẳng định không thể xem xét biểu tượng như là một yếu tố tĩnh mà phải xem xét trong quá trình vận động, trong việc sử dụng và tái tạo biểu tượng của đời sống xã hội.
  • 21. 17 Ý nghĩa của biểu tượng không phải là một hằng số mà là một biến số. Nó không khép kín mà ngược lại còn có khả năng gợi ra các chiều liên tưởng khác nhau trong thế giới tinh thần của con người. Việc tìm hiểu ngôn ngữ biểu tượng cũng chính là tìm hiểu đời sống văn hóa và xã hội loài người thông qua các biểu tượng mà con người tạo ra. Nghiên cứu biểu tượng là khoa học có chức năng giải mã hệ thống các thành tố văn hóa được sản sinh trong đời sống của con người. Hệ thống biểu tượng chính là hệ thống các khuôn mẫu văn hóa. Ví dụ: Từ “mẫu gốc” (còn được gọi là nguyên mẫu, nguyên sơ tượng) bầu trời sản sinh ra hàng loạt các “biểu tượng gốc” như: mặt trời, mây, sao, gió, sấm, ... Từ hệ biểu tượng gốc này lại tiếp tục sản sinh các hệ biểu tượng mới và các ý nghĩa mới. Hay biểu tượng “áo” cũng vậy. Từ biểu tượng gốc này sản sinh hàng loạt các biến thể như: vạt áo, thân áo, đường tà, áo nâu, áo xanh, áo tím... Ban đầu, “áo” chỉ mang nghĩa là một giá trị vật chất, là vật che phủ thân thể con người trước biến đổi của môi trường. Sau đó, nó liên tục được bồi đắp thêm các ý nghĩa khác như: biểu trưng cho giới tính (áo tứ thân: nữ tính, áo the: nam tính), cho tầng lớp giai cấp trong xã hội (áo hoàng bào, áo triều bào biểu tượng cho vua chúa, áo nâu sòng biểu tượng cho dân đen...), biểu trưng cho tình yêu, cho lời hẹn thề chung thủy... Văn hóa là một lĩnh vực rộng bao gồm: văn học, nghệ thuật, ngôn ngữ, tư tưởng, phong tục, tập quán,… Tiếp cận văn học từ cách nhìn văn hóa, tiếp cận văn học văn hóa, bởi “văn học là một trong những kết tinh cao nhất của mỗi nền văn hóa trong chiều dài lịch sử của dân tộc, của cộng đồng”. Biểu tượng văn hóa có mối liên hệ chặt chẽ với biểu tượng văn học, thậm chí chúng có thể chuyển hóa ý nghĩa cho nhau. Ví dụ như biểu tượng “hoa hồng”. Trong Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới các tác giả cho rằng hoa hồng “biểu thị một sự hoàn mĩ trọn vẹn, một sự hoàn thành không thiếu sót (...). Nó còn tượng trưng cho phần thưởng của cuộc sống, tâm hồn, trái tim, tình yêu”, “biểu tượng của tình yêu và cao hơn thế, của sự hiến dâng tình yêu, của tình yêu trong sáng...” [1, 429]. Do đó, mỗi dân tộc, mỗi thời đại lại có những hệ biểu tượng đặc trưng riêng, làm nên bản sắc văn hóa không trộn lẫn. Tóm lại, biểu tượng là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của các ngành khoa học khác nhau như tâm lý, văn hóa, ngôn ngữ, ký hiệu học, nhân học... Những quan điểm, những cách tiếp cận biểu tượng từ những bình diện khác nhau này là một trong những cơ sở quan trọng để chúng tôi triển khai luận văn này.
  • 22. 18 1.1.3. Biểu tƣợng trong văn học 1.1.3.1 Khái niệm Trong văn học, biểu tượng được xem như một phương thức tư duy nghệ thuật của nhà văn. Không có biểu tượng, không có văn học. Thế giới biểu tượng trong văn chương vô cùng phong phú. Trong văn học, khái niệm biểu tượng cũng được xem xét từ nhiều khía cạnh, những chủ yếu ở giá trị khái quát, tượng trưng. Từ điển thuật ngữ văn học đã định nghĩa về biểu tượng như sau: “Trong nghĩa rộng, biểu tượng thể hiện đặc trưng “phản ánh cuộc sống bằng hình tượng văn học nghệ thuật”. Văn học nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội đặc thù, phán ánh cả thế giới khách quan theo những nguyên tắc, phương thức, phương tiện riêng. Do đó, hình tượng, phương tiện phản ánh đời sống của văn học nghệ thuật vừa là sự tái hiện thế giới, đồng thời cũng là hiện tượng đầy tính ước lệ. Có thể thấy, các tác giả đã lý giải như sau: “Bằng hình tượng nghệ thuật sáng tạo ra một thế giới hoàn toàn mang tính biểu tượng” [6, 24]. Như vậy, theo nghĩa rộng, khái niệm biểu tượng gần gũi với tính ước lệ trong văn học nghệ thuật. Theo nghĩa hẹp, biểu tượng là “một phương thức chuyển mã của lời nói” đặt bên cạnh ẩn dụ, hoán dụ hoặc là “một loại hình nghệ thuật đặc biệt có khả năng truyền cảm lớn, vừa khái quát được bản chất của một hiện tượng nào đấy, vừa thể hiện một quan niệm, một tư tưởng hay một triết lý sâu xa về con người và cuộc đời…” [6, 24]. Như vậy, theo nghĩa rộng biểu tượng là hình tượng được hiểu ở bình diện ký hiệu, là ký hiệu mang tính chất một hình thể từ ngữ chứa tính đa nghĩa của hình tượng. Phạm trù tượng trưng nhằm chỉ cái phần mà hình tượng vượt ra khỏi chính nó, là sự hiện diện của một nghĩa nào đó vừa hòa hợp với hình tượng vừa không đồng nhất với hình tượng. Theo nghĩa hẹp, biểu tượng hay còn gọi là tượng trưng, là „„phép chuyển nghĩa dựa vào những ẩn dụ tu từ và hoán dụ tu từ được dùng nhiều lần, dùng phổ biến và trở nên rất quen thuộc với mọi người đến mức hễ nhắc đến vật đó cũng hiểu thống nhất nội dung của nó” [22; 74,75]. Như vậy, dù phát biểu bằng những hình thức khác nhau nhưng các nhà nghiên cứu đều nhận thấy biểu tượng gồm những phương diện sau:
  • 23. 19 - Biểu tượng gồm hai mặt: cái biểu trưng và cái được biểu trưng. Nó có khả năng chứa đựng tư tưởng, cảm xúc. Cái biểu trưng có thể xuất phát từ hiện thực khách quan hoặc từ trí tưởng tượng phong phú của con người. - Biểu tượng bộc lộ quan điểm thẩm mĩ của cá nhân, dân tộc, thời đại. - Ý nghĩa của biểu tượng không hề khép kín mà nó là một cấu trúc mở có nhiều tầng bậc, có khả năng gợi liên tưởng lớn. 1.1.3.2. Đặc trưng của biểu tượng trong văn học Biểu tượng trong văn học vừa mang những đặc trưng của biểu tượng nói chung vừa mang những đặc điểm riêng, độc đáo, gắn với loại hình thể hiện. - Tính ổn định tƣơng đối Khởi nguyên của biểu tượng là một vật được cắt ra làm đôi và giao cho hai bên, mỗi bên giữ một nửa, sau này hai bên giáp lại và đó là cơ sở để nhận ra nhau (Cha mẹ nhận ra con cái, những người đính ước nhận ra nhau...). Vì vậy giữa hai mặt biểu tượng: mặt biểu trưng và mặt được biểu trưng có quan hệ nội tại với nhau. Biểu tượng dù có đa dạng, phong phú ý nghĩa đến đâu thì vẫn mang tính ổn định tương đối. Có điều này là do các biểu tượng văn học đều được xây dựng từ các “mẫu gốc”. “Mẫu gốc” (còn gọi là nguyên sơ tượng, nguyên tượng) là những biểu tượng xuất hiện sớm nhất, để lại dấu ấn trong tín ngưỡng dân gian, văn hóa dân gian như các lễ hội, thần thoại, truyền thuyết... Các mẫu gốc mang tính phổ quát, có khả năng sản sinh ra các hệ biểu tượng, “mẫu gốc giống như những nguyên mẫu của các tập hợp biểu tượng ăn sâu trong ý thức đến nổi chúng trở thành một cấu trúc, như những kí tích” […]. Bởi vậy, dù ở Việt Nam, Ấn Độ hay Trung Quốc thì “hoa sen” vẫn là biểu tượng cho sự thanh cao, thoát tục, “chim bồ câu” biểu tượng cho hòa bình, màu đen là tượng trưng cho bóng tối, cái ác, sự tang tóc... - Khả năng sáng tạo dồi dào Tuy nhiên, tính ổn định của biểu tượng chỉ mang tính tương đối. Các nhà văn, nhà thơ lấy chất liệu từ kho tàng biểu tượng văn hóa của nhân loại rồi nhào nặn lại tạo cho biểu tượng thêm những lớp nghĩa mới. Vì vậy mà ý nghĩa của biểu tượng liên tục được bồi đắp, được làm đầy, làm mới. Đó chính là đặc trưng thứ hai của biểu tượng văn học. Ý nghĩa của biểu tượng văn học không hề khép kín, đóng khung ở một khuôn mẫu nhất định mà nó luôn được bồi đắp, được kiến tạo thêm những lớp nghĩa mới.
  • 24. 20 Hơn nữa, trong môi trường văn hóa, văn học của mỗi quốc gia, mỗi thời đại, ở từng tác giả khác nhau biểu tượng lại mang trong mình những ý nghĩa đặc trưng. Biểu tượng “trăng”. Nếu như trong cao dao, trăng là biểu tượng cho tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước, yêu cuộc sống của người dân lao động thì trong Truyện Kiều trăng lại là biểu tượng cho tình yêu bị chia cắt, cho sự bơ vơ, cô quạnh: Vầng trăng ai xẻ làm đôi Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường (Truyện Kiều) Biểu tượng không chỉ có khả năng bồi đắp thêm những lớp nghĩa mới mà nó còn có khả năng sản sinh ra những hệ biểu tượng mới vô cùng phong phú từ hệ biểu tượng ban đầu. Từ mẫu gốc “nước” sản sinh ra các biểu tượng biến thể như: + Theo không gian của nước có: biển, sông, hồ...v.v.. + Theo trạng thái sự vật của nước có: mây, mưa, sương, tuyết... Có những biểu tượng hoàn toàn do tác giả tạo ra, không xuất phát từ mẫu gốc. Biểu tượng chuyển hóa thành hình tượng thông qua các thủ pháp nghệ thuật như ẩn dụ, hoán dụ, tượng trưng...Với ẩn dụ, hoán dụ, biểu tượng có tính năng động ngữ nghĩa; với tượng trưng, biểu tượng có được ổn định trong ngữ nghĩa. Tuy nhiên cũng phải khẳng định thêm rằng không phải ẩn dụ, hoán dụ, tượng trưng...nào cũng tạo ra biểu tượng. Như vậy, có thể nói, với khả năng sản sinh ra những biến thể biểu tượng mới cùng với quá trình bồi đắp, sáng tạo dồi dào về nghĩa làm cho biểu tượng văn học ngày càng phong phú và có chiều sâu, vượt ra ngoài khuôn khổ của chính nó, tạo nên sức sống lâu bền của tác phẩm. - Tính dân tộc và tính thời đại Để thực hiện chức năng phản ánh đời sống của mình, văn học sáng tạo ra hệ biểu tượng. Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia dân tộc, mỗi thời đại khác nhau hệ biểu tượng ấy lại mang những đặc trưng riêng. Bởi vậy mà chúng mang tính dân tộc và thời đại. Trong ca dao Việt Nam, biểu tượng cho tình yêu nam nữ thủy chung son sắc là thuyền - bến, trầu - cau…, biểu tượng cho tình nghĩa mẹ cha là núi cao, biển cả, nước trong nguồn... Đến Nguyễn Bính, biểu tượng con thuyền, dòng sông cũng đã khác với
  • 25. 21 ca dao rất nhiều. Cánh buồm xuất hiện trong thơ của thi sĩ chân quê hư thực. Một cánh buồm mà mở cả thời gian, không gian chia ly, chất chứa rất nhiều tâm trang, sự xót xa, tiếc nuối: Anh đi đấy, anh về đâu? Cánh buồm nâu, cánh buồm nâu, cánh buồm (Cánh buồm nâu - Nguyễn Bính) - Biểu tƣợng gắn với phong cách tác giả Biểu tượng là sản phẩm mang dấu ấn riêng của mỗi nhà văn, nhà thơ. Nhắc đến những “tượng Chàm lở lói”, “ma hời”, “xương trắng”, “sọ dừa”...người ta nhớ đến một Chế Lan Viên kì dị trước Cách mạng. Còn đến với Xuân Diệu - chàng hoàng tử thi ca, người ta bắt gặp ngay một hệ biểu tượng gắn với tình yêu và sự hưởng thụ như: mắt – môi - trái tim - ngực... Hệ biểu tượng gắn liền với đời sống thôn quê như: cái quần nái đen, dây lưng đũi, ao bèo, bờ giậu ... làm nên hồn thơ Nguyễn Bính. Còn đến với Hàn Mặc Tử, người đọc như lạc vào thế giới đau thương với hàng loạt các biểu tượng được lặp đi lặp lại đầy ám ảnh như: trăng- hồn –máu... Như vậy, để khám phá vẻ đẹp trong phong cách mỗi tác giả, chúng ta không thể không giải mã các biểu tượng đặc trưng cho phong cách nghệ thuật của họ. 1.2. Lĩnh Nam chích quái và sự hình thành dòng truyện ngắn tự sự trung đại Việt Nam 1.2.1. Khái quát văn xuôi trung đại Việt Nam Văn học Trung đại Việt Nam có hai bộ phận song song cùng tồn tại và phát triển: Văn học viết bằng chữ Hán và văn học viết bằng chữ Nôm. Trong quá trình hình thành và phát triển, nền văn học Trung đại vận động và phát triển qua nhiều giai đoạn. Trên cơ sở thành tựu thể loại, đặc trưng nghệ thuật và chủ đề của các tác phẩm văn xuôi Trung đại có thể tạm chia thành ba giai đoạn: Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV; Từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVIII; Và từ thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX. Tên gọi “văn học Việt Nam thời trung đại” thực ra là một qui ước mang tính khoa học mà các quốc gia phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng “mượn” từ khái niệm “thời Trung đại” trong lịch sử châu Âu. Thời Trung đại được xem là thời đại văn hoá lớn trong lịch sử nhân loại. Đó cũng là thời đại hình thành các giá trị văn hoá truyền thống có ảnh hưởng đến ngày nay. Riêng đối với Việt Nam, thời Trung đại là thời hình thành toàn bộ di sản văn hoá thành văn của dân tộc.
  • 26. 22 Thời Trung đại chuyển sang thời Hiện đại thông qua thời kì quá độ là thời cận đại. Về mặt lịch sử, ở Việt Nam thời cận đại được đánh dấu bằng sự kiện Pháp chính thức xâm lược (31.8.1858). Còn xét về mặt văn học, thời cận đại thực sự mờ nhạt, không thật rõ nét. Bởi vì, không giống như ở phương Tây, thời cận đại ở Việt Nam không phải là một giai đoạn độc lập đích thực mà là giai đoạn giao thời chuyển mạnh sang thời hiện đại. Xét từ bình diện văn hoá, thời hiện đại được tính từ cái mốc tiếp nhận và sáng tạo các hình thái văn hoá mới. Đầu thế kỉ XX là thời điểm đánh dấu sự tiếp xúc, giao lưu toàn diện về văn hoá, văn học của Việt Nam với các nước trong khu vực và thế giới. Đó là nền văn học mới với đề tài, phương thức truyền bá, và những quan niệm văn học, lí tưởng thẩm mĩ, phương pháp sáng tác, thể loại văn học…đặc biệt là sự xuất hiện của báo chí, in ấn, xuất bản. Sự đổi thay cơ bản này đem đến cho văn học Việt Nam một diện mạo mới, một nhịp độ phát triển khẩn trương mau lẹ, “một năm ở nước ta kể như ba mươi năm ở nước người” (Vũ Ngọc Phan). Nền văn học bắt đầu bước vào quá trình hiện đại hoá, vận động trong quĩ đạo chung của nền văn học thế giới. Do vậy có thể xem văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX thuộc phạm trù Trung đại và từ đầu thế kỉ XX đến nay thuộc phạm trù Hiện đại. Văn học Việt Nam đã hình thành và phát triển cùng với quá trình hình thành và phát triển của dân tộc. Đó là quá trình xây dựng văn học viết bằng cách dựa vào truyền thống và những thành tựu của văn hoá, văn học dân gian, trên cơ sở tiếp thu một cách chủ động ảnh hưởng của văn hoá văn học nước ngoài, đặc biệt văn học Trung Quốc. Đó cũng là quá trình nền văn học phát triển gắn liền với vận mệnh đất nước và số phận con người, thể hiện ý thức dân tộc mạnh mẽ, đồng thời mang những đặc điểm loại hình thi pháp văn học Trung đại trong sự vận động theo hướng dân tộc hóa và dân chủ hoá. Do hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, ngay từ khi ra đời, văn học Trung đại Việt Nam đã gắn với vận mệnh đất nước và con người. Chủ đề nổi bật của văn học thời kì này là chủ nghĩa yêu nước, tư tưởng nhân đạo và chủ nghĩa anh hùng. Chủ đề ấy là sợi chỉ đỏ xuyên suốt nền văn học, từ thơ ca của các nhà sư đời Lí, các vị tướng đời Trần đến các nhà thơ nhà văn lớn Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu... Ở những giai đoạn lịch sử khác nhau, tư tưởng yêu nước và nhân đạo có những biểu hiện khác nhau.
  • 27. 23 Đã trở thành qui luật, nền văn học Trung đại của dân tộc nào cũng được xây dựng trên cơ sở nền văn hoá văn học dân gian của dân tộc đó. Văn học dân gian Việt Nam là nền tảng hình thành nền văn học viết trên nhiều phương diện. Tiếp thu nguồn mạch văn học dân gian, văn học viết có cơ sở vững chắc để phát triển. Từ những tác phẩm văn xuôi thành văn đầu tiên: Việt điện u linh, Lĩnh Nam chích quái… ra đời trên cơ sở sưu tầm ghi chép các truyền thuyết dân gian, “từ bia miệng người đời”, đến những tác phẩm có qui mô lớn như Đại Việt sử kí toàn thư cũng sử dụng nhiều yếu tố của văn học dân gian. Cũng không ai có thể phủ nhận ảnh hưởng của văn học dân gian đậm đà về văn liệu, thi liệu, bút pháp thể hiện… đối với những tác phẩm truyền kì như Thánh Tông di thảo, Truyền kì mạn lục, thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Nguyễn Đình Chiểu… Khẳng định giá trị và tìm hiểu đặc điểm của văn học viết Trung đại cũng đồng thời là sự đánh giá cao vai trò, vị trí của văn học dân gian - suối nguồn tươi mát giàu dưỡng chất nuôi lớn nền văn học viết. Trong thời kì Trung đại, sự giao lưu ảnh hưởng của các nền văn học lâu đời (Trung Hoa, Ấn Độ…) với các nền văn học hình thành sau (Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam…) là một tất yếu khách quan. Ở Việt Nam, mặc dù đã trải qua hàng ngàn năm Bắc thuộc, nền văn hoá văn học dân tộc vẫn không bị đồng hoá. Sự tiếp thu ảnh hưởng văn học Trung Hoa không làm mất đi bản sắc dân tộc mà càng làm cho nền văn học thêm phong phú đậm đà bản sắc. Đặc biệt trên phương diện thể loại, sự tiếp thu đã diễn ra một cách toàn diện. Theo Trần Đình Sử thì “Người Việt Nam hầu như đã di thực toàn bộ thể loại văn học của văn học Trung Quốc vào Việt Nam với những qui mô và biến đổi khác nhau”. Thế nhưng con đường phát triển của văn học dân tộc là vừa tiếp thu vừa Việt hoá những yếu tố Hán song song với việc sáng tạo những yếu tố hình thức mang tính dân tộc. Sự tiếp thu một cách chủ động tinh hoa văn học Trung Quốc trên tinh thần dân tộc vừa làm giàu có cho nền văn học, vừa thể hiện ý thức dân tộc mạnh mẽ của cha ông ta trong quá trình xây dựng nền văn hoá dân tộc mình. Cũng như văn học viết Trung đại các nước trên thế giới, văn học Việt Nam thế kỉ X-XIX chịu sự qui định của thi pháp văn học Trung đại nói chung. Nổi bật hơn cả là tính chất ước lệ của hình thức biểu hiện. Tính ước lệ Trung đại được biểu hiện ra
  • 28. 24 ở tính chất tập cổ, tính qui phạm, tính công thức, sáo ngữ, nghi thức, tính trang trí, gắn chặt với tính truyền thống, nệ truyền thống rất nặng. Ngoài ra văn học Trung đại cũng ưu tiên cho các chức năng hành chính, giáo huấn, nghi lễ…, sự coi nhẹ biểu hiện cá tính. Tuy nhiên các đặc điểm thi pháp trên không làm hạn chế sự phong phú và phát triển của văn học. Bằng trí tuệ, tâm hồn, tài năng sáng tạo của các tác giả, văn học Trung đại đã để lại nhiều áng thơ văn làm say đắm lòng người. Trên đường sáng tạo, nền văn học luôn vận động theo hướng dân tộc hoá, dân chủ hoá, thường xuyên tự đổi mới bằng cách bám sát cuộc sống của dân tộc để phản ánh. Văn học đã dần trở nên gần gũi với tâm thức người dân. Đó cũng chính là nhu cầu tự thân để văn học Trung đại ngày càng làm cho các qui phạm dần bị lỏng lẻo, phá vỡ, đồng thời tạo tiền đề cho quá trình hiện đại hoá văn học đầu thế kỉ XX. Các đặc điểm cơ bản trên giúp ta nhận rõ đặc trưng của văn học Trung đại Việt Nam trong qui luật chung của các nền văn học trung đại thế giới và chỉ qua những đặc trưng ấy mới có thể hiểu được văn học Trung đại như là một bộ phận hữu cơ của nền văn hoá Trung đại. Đi trọn mười thế kỉ, văn học Trung đại kết thúc vai trò lịch sử của mình trong tiến trình văn học dân tộc: phản ánh một cách chân thực sinh động đời sống của con người Việt Nam trên các phương diện vật chất và tinh thần, đặc biệt là đời sống văn hóa sâu sắc; để lại cho nền văn học nhiều kinh nghiệm quí giá. 1.2.2. Sự xuất hiện của Lĩnh Nam chích quái trong dòng truyện ngắn tự sự Trung đại Việt Nam 1.2.2.1. Hoàn cảnh ra đời của Lĩnh Nam chích quái Lĩnh Nam chích quái mặc dù là những truyện kỳ lạ thu góp, lượm lặt song giá trị văn học cũng như văn hoá mà nó mang lại rất lớn. Nhìn chung các truyện trong tác phẩm này đã thể hiện được việc tái tạo nghệ thuật dân gian theo ngòi bút của người biên soạn. Bên cạnh đó những thiên truyện này đã đặt nền móng trên văn xuôi tự sự thời Trung đại. Giá trị văn học đã lớn song giá trị văn hoá còn lớn hơn. Đọc Lĩnh Nam chích quái người đọc dường như được tiếp xúc gần hơn với các phong tục tập quán đã có từ xưa. Các phong tục đó đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị và ngày càng được hoàn thiện.
  • 29. 25 Xã hội thế kỉ XIV - XV có nhiều biến động sâu sắc. Đất nước mở ra kỷ nguyên mới. Sau khi đánh đuổi được giặc nước, nhân dân có điều kiện phát huy những khả năng của mình. Các triều đại phong kiến đã dùng chính sách "khoan dân", "thân dân" để củng cố sự phát triển của đất nước. Nằm trong thời kỳ phục hưng của dân tộc, đất nước ta đã có những bước tiến ban đầu trên nhiều lĩnh vực. Nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển mạnh mẽ, giao thông được mở mang. Nhìn chung nước Việt đang trên đà phát triển và đã có được nhiều thành tựu khác nhau. Giai đoạn này dân tộc ta đã bước vào thời kỳ phục hưng văn hoá dân tộc lần thứ nhất. Văn hoá nước Đại Việt được các triều đại phong kiến cùng thời hết mực quan tâm. Họ mong muốn xây dựng được một nền văn hoá riêng biệt. Thời Lý và Trần, nhà nước đã cố gắng dung hoà văn hoá dân gian với hệ tư tưởng Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo. Phục hưng văn hoá giúp cho nhân dân ta khẳng định được độc lập và vượt qua được cuộc chiến tranh chống xâm lược phương Bắc. Văn hoá không chỉ giúp người dân Việt hiểu rõ về nguồn cội và còn giúp các triều đại phong kiến củng cố vương quyền của mình. Thế kỉ XIV - XV đã thể hiện một cách rõ nét khát vọng độc lập dân tộc. Các triều đại phong kiến đặc biệt chú ý tới dã tâm cướp nước của giặc phương Bắc. Vì vậy họ đã dùng thành tựu văn hoá văn nghệ dân gian nêu cao những cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, hay những truyền thuyết về một số vị thần đã tăng thêm niềm tự hào dân tộc. Qua đó góp phần khẳng định quốc gia ta trường tồn theo thời gian, không một thế lực nào đô hộ được trên phương diện chính trị cũng như tinh thần. Ý thức về dân tộc nên các triều đại phong kiến nước ta mong muốn sưu tầm lại văn hoá, văn nghệ dân gian. Xuất phát từ những điều kiện chủ quan đã tác động tới chủ thể văn hoá Việt Nam trên tất cả các phương diện vật chất và tinh thần. Truyện đi từ nguồn gốc giống nòi và quốc gia tới công cuộc xây dựng đất nước. Bên cạnh đó còn đề cập tới tất cả những con người cũng như thần linh trong quá trình bảo vệ quốc gia. Tất cả những yếu tố đó đã chi phối chủ thể văn hoá. Hoàn cảnh lịch sử - xã hội đã tạo điều kiện thuận lợi giúp các tác giả sưu tầm, biên soạn văn học dân gian. Không chỉ lưu giữ giá trị văn hoá, những nhà chấp bút đã khẳng định được độc lập dân tộc.
  • 30. 26 Lĩnh Nam chích quái ra đời như là sự kết tụ của tinh thần độc lập dân tộc chặng đầu của kỉ nguyên Đại Việt hào hùng. Trải qua hơn một ngàn năm Bắc thuộc, tư tưởng độc lập dân tộc được khởi phát từ khởi nghĩa Hai Bà Trưng (thế kỉ I), Bà Triệu (thế kỉ III) bắt đầu có thành quả bởi Lí Bôn (thế kỉ VI) và đã là hiện thực lịch sử chắc chắn với Ngô Quyền (thế kỉ X), đất nước ta bước vào kỉ nguyên Đại Việt. 1.2.2.2. Về tác giả Vũ Quỳnh và Kiều Phú Tác giả Vũ Quỳnh Vũ Quỳnh tự Thủ Phác, hiệu Đốc Trai, (có hiệu khác là Yến Xương), người làng Mộ Trạch, huyện Đường An, Hải Dương. Ông sinh năm 1453, đậu tiến sĩ năm 26 tuổi (niên hiệu Hồng Đức thứ 9, 1478). Ông mất năm 1516. Vũ Quỳnh có soạn nhiều tác phẩm: Bộ sử Việt giám thông khảo, tập thơ Tố Cầm, tập truyện Lĩnh Nam chích quái và sách Đại thành toán pháp. Tác giả Kiều Phú Kiều Phú hiệu là Hiếu Lễ, người làng Lạp Hạ, huyện An Sơn, tỉnh Sơn Tây. Ông sinh năm 1450 (không rõ năm mất), đậu tiến sĩ năm Hồng Đức thứ 6, 1475. Không rõ ông làm quan đến chức gì. Trong sách Đăng khoa lục bị khảo, phần Sơn Tây, An Sơn viết về ông, có đoạn sau: "... lại cùng Vũ Quỳnh người Đường An, soạn Lĩnh Nam chích quái". Do đó, có thể nói ông và Vũ Quỳnh là hai nhà biên soạn sách Lĩnh Nam chích quái. Cũng như Nguyễn Văn Chất và Ngô Sĩ Liên, hai soạn giả Vũ Quỳnh, Kiều Phú đều là bậc đại khoa (cả bốn người đều đỗ tiến sĩ). Việc những người học rộng đỗ cao, những nhà nho có danh vọng mà chú ý đến kho tàng văn hoá, văn học dân gian đã phản ánh tinh thần dân tộc của các trí thức thời Lê. Vũ Quỳnh và Kiều Phú vẫn còn giữ quan niệm chép truyện như chép sử nhưng trong việc làm thì lại có khác những người đi trước ở chỗ coi trọng những chi tiết mang ý nghĩa văn học. 1.2.2.3. Về tác phẩm Lĩnh Nam chích quái Lĩnh Nam chích quái hiện được xác định là do Vũ Quỳnh và Kiều Phú đời Lê viết lại từ văn bản Lĩnh Nam chích quái lục của Trần Thế Pháp thế kỷ XIV. Văn bản do Vũ Quỳnh viết bài tựa và Kiều Phú viết bài hậu tự. Lĩnh Nam chích quái là một tập sách ghi chép những truyền thuyết và truyện cổ tích lưu truyền trong dân gian. Số lượng 22 truyện chưa thể đại biểu cho kho tàng truyện dân gian vốn rất phong
  • 31. 27 phú của dân tộc, song tính chất dân gian của tác phẩm và thái độ trân trọng của tác giả được thể hiện rõ: “Than ôi, Lĩnh Nam liệt truyện không khắc vào đá, viết vào tre mà chỉ truyền tụng ở ngoài bia miệng. Từ đứa trẻ sữa hoi đến cụ già tóc bạc đều truyền tụng và yêu dấu, lấy đó làm răn. Tất cả là có quan hệ đến cường thường phong hóa” (Vũ Quỳnh); “... những sự lạ của núi sông, của nhân vật tuy không chép trong sử sách nhưng bia miệng không ngoa” (Kiều Phú). Lĩnh Nam chích quái (những chuyện kỳ lạ thu lượm được ở cõi Lĩnh Nam) là tác phẩm mở đầu cho khuynh hướng sưu tầm, bảo tồn truyện dân gian, thể hiện niềm tự hào của nhân dân ta về tổ tiên, về non sông đất nước và là bức tranh văn hóa tinh thần dân tộc với tất cả khí vị đậm đà của phong tục, tập quán lưu truyền rất lâu đời. Lĩnh Nam chích quái được cho rằng do Trần Thế Pháp viết. Sau đó được nhiều người biên soạn lại như: nhà nho họ Đoàn ở đời nhà Mạc, Vũ Khâm Lân, Vũ Đình Quyền... Nhưng bản Lĩnh Nam chích quái truyền đến ngày nay là của Vũ Quỳnh và Kiều Phú. Chúng tôi muốn trình bày đôi điều về "hành trình" của các phẩm Lĩnh Nam chích quái qua những văn bản khác nhau. Lĩnh Nam chích quái - Trần Thế Pháp Lĩnh Nam chích quái, hay Lĩnh Nam chích quái liệt truyện ra đời vào khoảng cuối thế kỷ XIV của Trần Thế Pháp, gồm 22 truyện. Những truyện trong đó phần lớn có tính chất truyền thuyết. Những câu chuyện trong Lĩnh Nam chích quái được coi là những tia sáng soi chiếu văn hoá của dân tộc ta thuở xa xưa. Truyện kể về nguồn gốc quốc gia, dân tộc Việt, quá trình chinh phục tự nhiên mở mang đất đai; chuyện xây dựng nền văn minh vật chất như đắp Loa thành, chế nỏ... hay những phong tục tập quán, cưới xin bằng trầu cau, làm bánh chưng bánh giày ngày Tết, dưa hấu mùa hè, thiết lập quan hệ với nước ngoài... Lĩnh Nam chích quái - Vũ Quỳnh, Kiều Phú Vũ Quỳnh, Kiều Phú là một trong những nhà nho có công trong việc soạn lại tác phẩm Lĩnh Nam chích quái. Vũ Quỳnh đã bảo lưu bản thảo của Trần Thế Pháp vào năm 1492, hoặc cải biên vài ba chi tiết trong tác phẩm sao cho phù hợp với quan điểm của mình như Kiều Phú vào năm 1493.
  • 32. 28 Theo Phan Huy Chú (Lịch triều hiến chương loại chí quyển 45) thì nguyên bản của Vũ Quỳnh - Kiều Phú gồm 22 truyện, tập hợp trong hai quyển, còn một quyển thứ ba thêm vào sau gồm 19 truyện. Căn cứ vào bài hậu tự của Vũ Quỳnh và bài hậu tự của Kiều Phú thì con số 22 có lẽ gần đúng. Bên cạnh đó theo như Phan Huy Chú tổng hợp các truyện của Vũ Quỳnh và Kiều Phú viết gồm 23 truyện. Lĩnh Nam chích quái do Vũ Quỳnh và Kiều Phú biên soạn lại mang ý nghĩa nêu bật cội nguồn dân tộc, anh hùng dân tộc, linh khí núi sông, các phong tục độc đáo của quốc gia. Bên cạnh đó còn tỏ rõ ý thức về dân tộc, về dòng giống Việt – con Rồng cháu Tiên. Biểu tượng có thể là một phạm trù siêu nghiệm của sự cao siêu, của cái siêu phàm, cái vô tận, biểu tượng được toàn bộ con người, cả trí tuệ lẫn tâm hồn con người tiếp nhận. Không phải ngẫu nhiên mà khát khao khám phá những bí ẩn huyền diệu là khát vọng thường trực trong bản tính khởi thủy của con người. Do đó, việc tiếp nhận, nghiên cứu biểu tượng loại trừ thái độ đứng nhìn, mà đòi hỏi tinh thần, thái độ nhập cuộc. Biểu tượng chỉ tồn tại ở bình diện chủ thể, nhưng trên cơ sở bình diện khách thể. Nghiên cứu biểu tượng là khoa học có chức năng giải mã hệ thống các thành tố văn hóa được sản sinh trong đời sống của con người. Trong kho tàng văn học Việt Nam, Lĩnh Nam chích quái đã góp phần thể hiện niềm tự hào của nhân dân ta về tổ tiên, về non sông đất nước và là bức tranh văn hóa tinh thần dân tộc với những phong tục, tập quán được lưu truyền rất lâu đời thông qua thế giới biểu tượng.
  • 33. 29 Chƣơng 2 HỆ THỐNG CÁC BIỂU TƢỢNG TRONG LĨNH NAM CHÍCH QUÁI 2.1. Biểu tƣợng về vật tổ, thị tộc, bộ lạc 2.1.1. Biểu tƣợng con Rồng – cháu Tiên “Tô tem” là thuật ngữ có nguồn gốc từ tiếng của tộc người da đỏ Agônkim ở Châu Mỹ. Thuật ngữ này được sử dụng trong các sách báo khoa học ở châu Âu vào cuối thế kỷ XVIII rồi sau đó được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Nghĩa đen của từ “Tô tem” là họ hàng hay có họ hàng. Theo Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới: Vật tổ (Totem) “ Đó là một con vật hay một cái cây, được chọn làm vật phù hộ hay hướng dẫn, theo gương một vị tổ tiên, mà ta sẽ có mối liên hệ thân thuộc, với tất cả các quyền hạn và nghĩa vụ bao hàm trong mối liên hệ đó”[2, 985]. “Tín ngưỡng vật tổ được xem là hình thái nguyên thủy của mọi tôn giáo và mọi thứ đạo đức, nhưng lý thuyết đó ngày nay đang bị tranh cãi nhiều. Vật tổ là nguồn gốc của các điều kiêng và điều cấm, đã tạo nên mối liên hệ đầu tiên và mô hình tổ chức đầu tiên của các xã hội loài người. Không sa vào lối khái quát lạm dụng đó, ta có thể xem vật tổ như là biểu tượng của một nối kết cha mẹ - con cái (kể cả người được nhận làm con nuôi), với một tập thể hay một thế lực siêu – nhân loại. - Biểu tƣợng Rồng Theo Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới: Rồng được xem như là biểu tượng duy nhất, là biểu tượng của bản nguyên tích cực và sáng tạo: sức mạnh thần thánh; nhiệt huyết tinh thần như Grousset nói: dầu sao đi nữa, là biểu tượng thần thánh, là sức mạnh của sự hiển lộ, nó khạc ra các nguồn nước khởi nguyên và Quả trứng thế giới, khiến nó trở thành hình ảnh của Chúa sáng thế. Nó là làn mây trải ra trên đầu chúng ta và sẽ tuôn xuống những làn sóng nước đem lại màu mỡ của nó. Nó là bản nguyên K’ien (càn), nguồn gốc của Trời và làm ra mưa, có sáu vạch là sáu con rồng thắng vào cổ xe; Kinh Dịch còn nói rằng máu nó là màu đỏ và vàng, là những màu nguyên thủy của Trời và Đất. Là sức mạnh thần thánh, sáng tạo, xếp đặt, Rồng đương nhiên là biểu tƣợng của Đế Vƣơng. Nó được gắn kết với sét (nó khạc ra lửa) và với sự phì nhiêu (nó mang mưa đến) [2, 781].
  • 34. 30 Như vậy, rồng tượng trưng cho các chức năng của vua chúa và các nhịp điệu của cuộc sống, những chức năng và nhịp điệu đảm bảo trật tự và phồn vinh. Vì vậy nó trở thành phù hiệu của hoàng đế. Nó thể hiện quyền lực tối cao của hoàng đế không chỉ ở Trung Hoa, mà có mặt trong các nền văn hóa khác ở phương Đông cũng như ở Việt Nam chúng ta. Con rồng đã từng là một tô tem trong tín ngưỡng sơ khai của người Việt Nam. Đó chính là biểu hiện rõ nhất ở tục “xăm mình theo hình thủy quái” của dân Việt, phổ biến trong số ấy là họa tiết rồng (giao long). Chính vì nguyên mẫu đó mà người Trung Quốc xưa dùng từ “giao long” để chỉ con cá sấu; “giao long” nghĩa là Rồng ở xứ Giao Chỉ. Rồng là hình tượng của mưa thuận gió hòa, là linh vật đứng vào hàng bậc nhất trong tứ linh “long, lân, quy, phụng”. Hình tượng rồng thời đại Hùng Vương là một linh vật thân dài có vẩy như cá sấu được chạm trên các đồ đồng, đặc biệt là trên trống đồng. Con Rồng nguyên mẫu là con cá sấu và rắn, những loài rất phổ biến ở vùng đầm lầy, sông nước được người Việt cổ sùng bái. Hình tượng cá sấu là mô típ trang trí rất phổ biến trên các đồ đồng thuộc Văn hóa Đông Sơn; các nhà ngôn ngữ học còn tìm được nhiều bằng chứng để tin rằng tên gọi Long (rồng) trong tiếng Trung Quốc có nguồn gốc từ ngôn ngữ Nam Á dùng để chỉ rắn, cá sấu. Bản thân hình ảnh con rồng mang đầy đủ hai nét đặc trưng cơ bản của tư duy nông nghiệp (mà Việt Nam là một trong những nơi có nền văn minh nông nghiệp lúa nước sớm nhất thế giới), đó là tổng hợp và linh hoạt: Rồng là kết quả tổng hợp của những đặc điểm cơ bản của cá sấu (đầu, vảy, chân) và con rắn (thân dài mềm dẻo), rồng ở dưới nước nhưng bay lên trời mà không cần cánh, vừa phun nước, vừa phun được lửa. Người Bách Việt, mà cụ thể là Lạc Việt, với truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ, tự xem mình là “con Rồng cháu Tiên”. Còn nhà Việt Nam học người Nga N. I. Niculin cũng nhận xét: “Trong văn hoá truyền thống của người Việt, hình tượng con Rồng – một con vật tưởng tượng – trở thành biểu tượng quan trọng nhất... Chính người Việt từ ngàn xưa đã biết trồng lúa nước và đánh cá... Hoàn toàn có cơ sở để cho rằng hình tượng con rồng trong văn hoá Trung Hoa có nguồn gốc từ phương Nam, từ vùng Đông Nam Á, từ Việt Nam và các quốc gia láng giềng....” Như vậy, tổ tiên Bách Việt đã từng có tô tem rồng. Sau quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa với Trung Hoa, người Việt Nam tiếp nhận trở lại hình ảnh và ý nghĩa của
  • 35. 31 mẫu rồng Á Đông đã hoàn thiện hóa từ người Trung Hoa. Từ đó trở đi, rồng ngự trị trong tâm thức người Việt như một linh vật đặc biệt, là “vạn vật chi đế”, là biểu tượng cộng gộp tất cả các ước vọng tốt đẹp nhất của cuộc sống nhân sinh. Trước nhất, rồng là linh vật tổng hợp từ nhiều loại vật có thật trong tự nhiên, do vậy rồng mang trong mình hết thảy các ưu thế vượt trội của các loài, trong đó sức mạnh và quyền năng thiên biến vạn hóa là hai đặc tính quan trọng. Rồng được cho là biểu trưng của sự mạnh mẽ, hùng tráng, là uy lực bất bại trước kẻ thù. Từ đặc tính tạo thành từ giới tự nhiên, rồng được người Việt Nam và Đông Á nói chung vay mượn để thực hành hoặc chuyển tải các thông điệp tâm lý – xã hội. Với tính năng siêu việt, rồng được tin là linh vật mang lại điềm lành, sự may mắn, thịnh vượng, sự thông thái; đồng thời còn là sứ giả để gửi gắm những ước vọng trong đời: cầu mưa, cầu phồn thực. Chính từ đó, trong dân gian xuất hiện các mô-típ rồng hút nước biển Đông để tưới vào đất liền, cá chép vượt vũ môn hóa rồng, rồng trừng trị kẻ ác để bảo vệ chúng dân; thế đất rồng trong phong thủy mang đến cuộc sống phồn vinh (long mạch, long hổ hội, hiện tượng rồng “cù dậy” (cù lao); rồng là một trong 12 con vật đại diện trong dãy Thập nhị Địa chi; mượn tên gọi Long, Rồng để đặt tên đất (Thăng Long, Hạ Long, Cửu Long, Long Hải, Hàm Rồng.) Tương tự, rồng được khắc, họa trong nhiều công trình kiến trúc quan trọng từ kinh đô đến nhà dân, từ đình chùa miếu mạo đến các cơ quan công quyền (truyền thống) như một thể hiện sống động của rồng trong tâm thức người Việt. Lấy hoa văn trang trí trên đình chùa miếu mạo làm ví dụ, người Việt Nam có xu hướng quy tụ vào nhóm Tứ linh (long – lân – quy - phụng) hơn là xu hướng đa dạng hóa các mô típ trang trí của người Trung Hoa (rồng - phụng, bát vật, bát bảo, bát tiên quá hải, các nhân vật truyền thuyết - thần thoại, các linh vật họ rồng. Các mô típ thường thấy nhất là “lưỡng long tranh châu”, “lưỡng long triều nhật”, “tứ linh hội tụ”, “dây lá hóa long” v.v.. Ở đất Nam Bộ, rồng còn gắn liền với cá chép, cả hai đều là loài vật thích nước, đều là vật biểu trưng của vùng đất phương Nam đầy sông nước… Ở chức năng tâm linh, rồng được hiểu là thần thánh, phần nhiều là thiện thần. Hai trong những nguyên do biến rồng thành thần gồm (1) linh vật tổng hợp từ sự vượt trội của nhiều loài; (2) rồng có thể thiên biến vạn hóa và thông thiên kết nối nhân gian và thế giới thần tiên. Chính vì vậy, người Việt sớm nhận thức rằng rồng là hiện thân của thần linh để trị ác cứu dân, là vật cưỡi của thần tiên.
  • 36. 32 Từ văn học dân gian đến văn học viết trong kho tàng văn học Việt Nam, chúng ta có thể thấy văn học Việt Nam thời Trung đại một mặt kế thừa các giá trị tinh thần thiêng liêng trong văn học dân gian, mặt khác phản ánh toàn diện thế giới ấy của con người Việt Nam trong suốt mười thế kỉ tồn tại xã hội phong kiến. Nằm trong quá trình phát triển liên tục nhưng khác với các thời kì văn học khác, văn học Trung đại Việt Nam mang những đặc trưng và qui luật riêng. Đó là một thời kì văn học thuộc thời đại văn hoá riêng - văn hoá trung đại với mô hình thế giới, với hệ thống giá trị, với phương thức cảm nhận, tư duy khác. Văn xuôi Trung đại không nằm ngoài qui luật ấy. Trong văn học thời kì này, thông qua tài năng nghệ thuật và vốn văn hoá truyền thống sâu rộng của các tác giả ta phần nào hiểu được niềm tin thiêng liêng, tín ngưỡng truyền thống, phong tục tập quán, phương thức tư duy và những quan niệm phổ biến của nhân dân – những điểm cốt lõi tạo nên giá trị văn hoá đặc sắc của văn hoá dân tộc Việt – con Rồng cháu Tiên. Do đó, chúng ta có thể nhận thấy rằng tính chất dân tộc của Lĩnh Nam chích quái gắn chặt với tính chất nhân dân, dẫu rằng dưới ngòi bút của nhà nho, các truyện dân gian được chép lại đó ít nhiều nhuốm sắc thái phong kiến. Và Vũ Quỳnh – Kiều Phú đã nói lên niềm tự hào dân tộc về những truyện trong Lĩnh Nam chích quái. Trong tác phẩm Lĩnh Nam chích quái có những truyện có tính chất thần thoại như: Họ Hồng Bàng, Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh đã giải thích nguồn gốc dân tộc, đã nhấn mạnh niềm tự hào về sự cao quý của nguồn gốc đó, ấy là nguồn gốc thần linh, nguồn gốc Tiên – Rồng. Cây có gốc mới nở cành xanh lá Nước có nguồn mới bể cả sông sâu Người ta nguồn gốc từ đâu Có tổ tiên trước, rồi sau có mình Trong tâm thức người Việt Nam tự bao đời đã có ý thức về nguồn gốc giống nòi và đất nước của mình. Đọc Lĩnh Nam chích quái, chúng ta tìm về với cội nguồn dân tộc sâu xa và việc lý giải giống nòi đã có mặt trong những truyện đó. Dân tộc nào cũng có nguồn cội ví như "trời đã sai chim huyền điểu giáng thế sinh ra vua nhà Thương, thì ắt Truyện Hồng Bàng thị không thể mất được". Từ những truyện Hồng Bàng thị, Ngư tinh, Hồ tinh, Mộc tinh là những tư liệu quý giá sáng lên nhiều vấn đề văn hoá nguồn cội buổi bình minh.
  • 37. 33 Theo dòng thời gian, chúng ta trở lại với cội nguồn người Việt. Bằng cách tiếp cận văn bản, chúng ta thấy rằng, Truyện Hồng Bàng thị là câu chuyện thần thoại về thuỷ tổ người Việt. Ở đó Lạc Long Quân là một nhánh trong gia hệ của Viêm Đế - Thần Nông tách ra. Long Quân nòi Rồng kết duyên cùng Âu Cơ giống Tiên tạo nên một trăm người con trai. Vì Long Quân và Âu Cơ khác loài do đó một trăm người con trai của họ sinh ra cũng rất khác thường. Âu Cơ sinh ra một trăm quả trứng, trăm trứng nở ra một trăm con trai. Mang trong mình dòng máu Rồng Tiên nên một trăm người con đó "không phải bú mớm, các con tự lớn lên, trông đẹp đẽ kì dị". Nòi Rồng và giống Tiên "tuy khí âm dương hợp" song thuỷ hoả tương khắc, dòng giống bất đồng, khó ở lâu với nhau được". Với kết luận như vậy đã dẫn tới cuộc chia li giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái, giữa anh em với nhau. Nhưng, chính nhờ sự phân chia nuôi dưỡng các con mà dân tộc Việt được hình thành. Năm mươi người con theo Lạc Long Quân xuống Thuỷ Phủ, năm mươi người theo Âu Cơ "về ở trên đất, chia nước mà trị". Cuộc hành trình của Âu Cơ và năm mươi người con, tôn người con trai cả lên làm vua, hiệu là Hùng Vương. Nhắc tới vua Hùng trong tâm thức người Việt đó là người có công xây dựng cõi Việt ta. Phải nói rằng, dân tộc ta có nguồn gốc từ nòi Rồng và giống Tiên. Sự kết hợp giữa Lạc Long Quân và Âu Cơ đã sinh ra dân tộc Việt. Trong dòng máu người Việt đang chảy đều cơ sự hoà quyện giữa Rồng và Tiên. Nguồn gốc về giống nòi đã đẩy ý thức của người Việt Nam lên cao. Tất cả các dân tộc trên đất nước Việt Nam này đều là anh em. Chúng ta cùng một mẹ một cha, cùng sinh ra từ một bào thai của mẹ Âu Cơ. Hai chữ "đồng bào" đã nói lên điều thiêng liêng ấy. Cõi Việt, đất nước của những người con Rồng Tiên đã dày công khai phá. Là con một nhà, mỗi người con Việt luôn đứng bên nhau trong mỗi hoàn cảnh nguy khốn cũng như chung tay xây dựng và bảo vệ đất nước. Khái niệm đất nước được lý giải giản dị qua câu chuyện mẹ Âu Cơ và người cha Lạc Long Quân chia con đi làm ăn, sinh tụ ở hai không gian của người Việt cổ: vùng núi non (đất) và vùng sông biển (nước). Vậy là, những nơi ấy trở thành quê hương xứ sở, là nơi sinh tụ làm ăn, cư trú của cha ông ta thuở trước. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã định nghĩa khái niệm về đất nước theo huyền thoại của dân gian. Đất là nơi chim về Nước là nơi rồng ở