SlideShare a Scribd company logo
1 of 91
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
ĐOÀN QUỐC PHƯƠNG
PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT
CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH
Chuyên ngành: LÝ LUẬN VĂN HỌC
Học mã số:
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. TRẦN THÁI HỌC
HUẾ, NĂM 2017
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả
cho phép sử dụng và chưa được công bố ở bất kỳ công trình nào khác.
Họ và tên tác giả
Đoàn Quốc Phương
Lời cảm ơn
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Ngữ văn, Phòng Đào tạo
Sau Đại học Trường Đại học sư phạm Huế. Tôi xin trân trọng cảm ơn các bậc
Giáo sư, Tiến sĩ đã nhiệt tình giảng dạy và gợi mở cho tôi nhiều ý kiến quý báu
trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Đặc biệt, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS. Trần Thái
Học – Người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành luận
văn.
Xin cảm ơn những người thân, gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, động viên
tôi trong thời gian học tập và thực hiện luận văn.
Đoàn Quốc Phương
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 3
2.1. Những công trình nghiên cứu liên quan gián tiếp đến đề tài................. 3
2.2. Những công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến đề tài.................. 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 6
3.1. Đối tượng nhiên cứu............................................................................... 6
3.2. Phạm vi nghiên cứu................................................................................ 6
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 7
5. Đóng góp của luận văn.................................................................................. 7
6. Cấu trúc của luận văn.................................................................................... 8
B. PHẦN NỘI DUNG........................................................................................... 9
CHƯƠNG 1: QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VÀ VĂN XUÔI VIẾT VỀ ĐỀ
TÀI THIẾU NHI CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH................................................ 13
1.1. Quan niệm nghệ thuật .............................................................................. 13
1.1.1. Khái niệm về “Quan niệm nghệ thuật”............................................. 13
1.1.2. Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh .................................. 14
1.2. Văn xuôi viết về đề tài thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh ......................... 15
1.2.1. Đề tài thiếu nhi trong văn xuôi Việt Nam đương đại........................ 15
1.2.2. Đề tài thiếu nhi trong văn xuôi Nguyễn Nhật Ánh........................... 28
1.3. Văn xuôi viết về đề tài thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh trong không gian
văn hóa Việt Nam đương đại
CHƯƠNG 2: PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH -
NHÌN TỪ NHÂN VẬT, KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT
2.1. Thế giới nhân vật trong văn xuôi viết về đề tài thiếu nhi của Nguyễn Nhật
Ánh.................................................................................................................. 41
2.1.1. Các kiểu nhân vật.............................................................................. 41
2.1.1.1. Thế giới nhân vật phù thủy
2.1.1.2. Thế giới trẻ em bất hạnh đáng thương............................................45
2.1.1.3. Thế giới nhân vật trẻ em được sống đầy đủ, hạnh phúc ................. 48
2.1.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện thiếu nhi của Nguyễn
Nhật Ánh ..................................................................................................... 50
2.1.2.1. Miêu tả nhân vật qua ngoại hình.................................................... 51
2.1.2.2. Miêu tả nhân vật qua biểu hiện nội tâm ........................................ 54
2.1.2.3. Miêu tả nhân vật qua hành động ................................................... 56
2.2. Không gian nghệ thuật trong văn xuôi viết về đề tài thiếu nhi của Nguyễn
Nhật Ánh ......................................................................................................... 58
2.2.1. Không gian ma quái, kỳ ảo ............................................................... 58
2.2.2. Không gian gia đình.......................................................................... 60
2.2.3. Không gian trường học ..................................................................... 61
2.3. Thời gian nghệ thuật trong văn xuôi viết về đề tài thiếu nhi của Nguyễn
Nhật Ánh ......................................................................................................... 63
2.3.1. Thời gian hiện thực hàng ngày.......................................................... 64
2.3.2. Thời gian hồi tưởng........................................................................... 65
CHƯƠNG 3: PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH –
NHÌN TỪ NGÔN NGỮ, GIỌNG ĐIỆU ........................................................... 68
3.1. Ngôn ngữ văn xuôi của Nguyễn Nhật Ánh.............................................. 68
3.1.1. Ngôn ngữ đối thoại............................................................................ 69
3.1.2. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm.............................................................. 71
3.2. Giọng điệu văn xuôi của Nguyễn Nhật Ánh............................................ 73
3.2.1. Giọng điệu tinh nghịch, hóm hỉnh 74
3.2.2. Giọng điệu suy tư, triết lí .................................................................. 76
C. KẾT LUẬN ................................................................................................... 16
D: TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trong nghiên cứu văn học, tìm hiểu về phong cách là việc làm luôn
có ý nghĩa thiết thực. Bởi xét đến cùng, lịch sử văn học chính là lịch sử của
những phong cách. Tiến trình văn học, ở một gốc độ nhất định, được đánh dấu
bằng những nhà văn kiệt xuất với phong cách độc đáo của họ. Trong ba cấp độ:
Phong cách thời đại, phong cách tác phẩm, phong cách tác giả; phong cách tác
giả thường được chú ý hơn cả. Thực tế văn học cho thấy, phong cách thời đại và
phong cách nhà văn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Phong cách thời đại ảnh
hưởng sâu sắc đến nhà văn và ngược lại, sự độc đáo của phong cách nhà văn sẽ
làm cho văn học thời đại thêm phong phú. Còn phong cách tác phẩm chính là
phong cách của nhà văn thể hiện trong một tác phẩm cụ thể. Vậy phong cách
nghệ thuật là gì?
Theo Từ điển Tiếng Việt: “Phong cách là những đặc điểm có tính chất hệ
thống về tư tưởng nghệ thuật, biểu hiện trong sáng tác của một nghệ sĩ hay
trong các sáng tác nói chung thuộc cùng một thể loại (nói tổng quát). Phong
cách một nhà văn, Phong cách văn học nghệ thuật” [1].
1.2. Theo quan điểm của Lý luận văn học truyền thống, Nhà văn phải có
nghĩa vụ phản ánh hiện thực khách quan như nó tồn tại. Chú trọng miêu tả con
người gắn với hoàn cảnh, tính cách con người bị quy định bởi hoàn cảnh. Với
đặc trưng phản ánh cuộc sống bằng hình tượng cảm quan sinh động và cụ thể,
mang dấu ấn chủ quan của người nghệ sĩ; văn học là tấm gương phản chiếu xã
hội, là sản phẩm của sự nhận thức thẩm mỹ của chủ thể sáng tạo. Đối với các
bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực, phản ánh hiện thực có nghĩa là tìm kiếm các
giá trị nhận thức, đạo đức, thẩm mỹ của đời sống, lột trần các dối trá, phơi bày
mọi ung nhọt, xé toạt mọi mặt nạ, là dấn thân vào tiến trình tiến bộ của xã hội.
Các tư tưởng đó đã diễn đạt khá đúng và hay về mối quan hệ giữa văn học và
đời sống lịch sử trên tầm vĩ mô, nghĩa là toàn bộ các sự kiện, nhân vật, tư tưởng,
2
tình cảm thể hiện trong văn học nghệ thuật đều là sự phản ánh của đời sống xã
hội. Cho dù quan niệm phương Đông xưa xem văn học là dùng để nói chí, hoặc
chủ nghĩa lãng mạn phương Tây xem văn học là biểu hiện tình cảm, khát vọng
chủ quan của con người thì cái chí ấy, cái tình cảm ấy cũng đều là phản ánh đời
sống xã hội. Qua đây chúng ta thấy văn học đã đề cao tính hiện thực (tức là tính
nội dung) mà ít quan tâm đến phong cách, cá tính sáng tạo của nhà văn. Chưa đề
cao vai trò, ý nghĩa của phong cách nghệ thuật.
1.3. Theo quan điểm của Lý luận văn học hiện đại, tác phẩm văn học như
là quá trình không phải là tính hiện thực mà là tính kí hiệu là thuộc tính bản thể.
Theo Ferdinand de Saussure ngôn ngữ là kí hiệu. Văn học sử dụng ngôn ngữ
làm chất liệu nên văn học là kí hiệu và bản chất của văn học là giao tiếp.
Nhìn từ lý thuyết kí hiệu học quá trình văn học gồm hai quá trình: Thứ
nhất đó là quá trình lập mã hay quá trình sáng tác qua đây thể hiện cá tính sáng
tạo của nhà văn; thứ hai là quá trình giải mã hay là quá trình tiếp nhận. Qua đây
ta thấy phong cách nghệ thuật bao gồm phong cách nghệ thuật do nhà văn sáng
tạo và phong cách nghệ thuật do người đọc thiết lập và định vị cho tác giả.
Như vậy, nghiên cứu phong cách nghệ thuật hay cá tính sáng tạo là vấn đề
luôn luôn mang tính chất thời sự.
Nghiên cứu văn học hôm nay đã có những bước đột phá mới mẻ với sự
xuất hiện của nhiều lý thuyết: Thi pháp học, Tự sự học, Kí hiệu học, Chủ nghĩa
hiện sinh, Chủ nghĩa hình thức, Chủ nghĩa hậu hiện đại,… Vì vậy, vấn đề phong
cách – đặc biệt là vấn đề cá tính sáng tạo của nhà văn không bao giờ cũ, nó vẫn
luôn được đề cập đến ở phương diện này hay phương diện khác, bằng cách này
hay cách khác trong lý luận văn học.
1.4. Nguyễn Nhật Ánh cũng chính là tên thật của nhà văn. Anh sinh năm
1955 tại Quảng Nam. Từ năm 1973 sống tại Thành phố Hồ Chí Minh. Theo học
ngành sư phạm, tốt nghiệp năm 1976. Từng đi Thanh niên xung phong, dạy học
và phụ trách câu lạc bộ thiếu nhi. Từ năm 1986 đến nay là phóng viên báo Sài
Gòn Giải Phóng. Tác phẩm đầu tiên in thành sách là một tập thơ: Thành phố
3
Tháng Tư, Nhà xuất bản Tác Phẩm Mới, 1984 (in chung với Lê Thị Kim).
Truyện dài đầu tiên: Trước vòng chung kết, Nhà xuất bản Măng Non, 1984. Từ
đây nhà văn thiên viết về văn xuôi, chuyên viết về đề tài thanh thiếu niên. Bên
cạnh 5 tập thơ, 30 tập truyện tranh, 12 tập kịch bản phim, anh đã xuất bản
khoảng 100 đầu sách văn xuôi về đề tài thanh thiếu niên, ví như bộ 23 quyển
cho tuổi mới lớn và các bộ nhiều tập khác như Kính vạn hoa, Chuyện xứ Lang
biang,… Ngoài ra, anh còn in 3 tập bình luận thể thao và 50 tập tư vấn tình yêu
dưới các bút danh khác. Anh thuộc số người viết có bút lực dồi dào vào bậc nhất
Việt Nam và là người gánh sứ mệnh lịch sử - người giữ lửa cho văn học thiếu
nhi Việt Nam suốt thời kì đổi mới và hội nhập. Năm 2003 được Trung ương
Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh trao huy chương “Vì Thế hệ trẻ”.
Năm 2005 được Thành phố trao danh hiệu “Gương mặt tiêu biểu của Thành phố
trong 30 năm” (1975-2005). Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh có lẽ là một trong số rất
ít những nhà văn Việt Nam hiện đại, sống tốt bằng nghề viết của mình.
Qua quá trình tìm hiểu nghiên cứu chúng tôi nhận thấy nhà văn Nguyễn
Nhật Ánh đã chọn thể loại văn xuôi viết về đề tài thiếu nhi. Với đề tài này nhà
văn đã tạo được dấu ấn, phong cách riêng cho mình và đã trở thành “hiện tượng
Nguyễn Nhật Ánh”. Và với đề tài này nhà văn đã có sự đóng góp đáng kể cho
nền văn học Việt Nam đương đại ( ở mảng văn học thiếu nhi).
1.5. Với những lí do trên khiến cho đề tài mà chúng tôi lựa chọn là
“Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh”, mang tính thời sự và chứa
đựng các tình huống khoa học.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Những công trình nghiên cứu liên quan gián tiếp đến đề tài
Những vấn đề về phong cách đã được bàn đến trong nhiều công trình của
các tác giả trên thế giới và trong nước. Trên thế giới, có thể kể đến công trình
nổi tiếng như: “Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học” của
M.B.Khrachenko; Các công trình của M.Bakhtin: “Lý luận và thi pháp tiểu
thuyết, Những vấn đề thi pháp Đốtxtôiépxki”.
4
Ở trong nước, ngoài Giáo trình lý luận văn học của các tác giả Lê Đình
Kỵ, Phương Lựu, Nguyễn Văn Hạnh, Hà Minh Đức,… các Cuốn Từ điển văn
học, Từ điển thuật ngữ văn học, Giáo trình về thi pháp học của Giáo sư Trần
Đình Sử phải kể đến các công trình nghiên cứu phong cách nhà văn tiêu biểu
như “Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn”; “Nhà văn – tư tưởng
– phong cách” của Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh, “Tìm hiểu phong cách Nguyễn
Du trong truyện Kiều” của Phan Ngọc,…
Những năm gần đây, có thêm các chuyên luận nghiên cứu phong cách tác
giả và phong cách thời đại: “Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu”
của Tôn Phương Lan, “Phong cách văn xuôi Nguyễn Khải” của Tuyết Nga,
“Phong cách văn xuôi Thạch Lam” của Nguyễn Thành Thi và “Phong cách thời
đại nhìn từ một thể loại văn học” của Nguyễn Khắc Sính,…
2.2. Những công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến đề tài
Thành công của Nguyễn Nhật Ánh không chỉ vì ông viết cho thiếu nhi,
thông qua không gian của tuổi thơ ông viết cho tất cả đối tượng bạn đọc. Trong
một cuộc hội thảo về Nguyễn Nhật Ánh được Trường Đại học sư phạm Hà Nội
và Trung tâm Ngôn ngữ và Văn học - Nghệ thuật Trẻ em tổ chức năm 2015 tại
Hà Nội, giới nghiên cứu, phê bình văn học đã đánh giá rất cao về Nguyễn Nhật
Ánh. PGS.TS Văn Giá cho rằng: “Nói Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn thiếu nhi e
chừng cái danh xưng ấy trở nên quá chật chội với nhà văn này. Anh là người
viết nhiều, và viết hay. Anh viết cho thiếu nhi, và không chỉ thiếu nhi. Thực ra,
anh viết cho tất thảy người lớn - những người đã từng có một thuở thiếu nhi, và
đang còn giữ được con người trẻ thơ trong tâm hồn. Anh viết cho tất cả. Và anh
thuộc về tất cả”.
GS.TS Lê Huy Bắc thì cho rằng: “Có thể nói, viết truyện thiếu nhi vốn đã
khó nhưng để thành công như Nguyễn Nhật Ánh thì tiềm lực văn hóa có lẽ cần
gấp bội phần khi viết các loại truyện cho những đối tượng khác. Nhà văn chứng
tỏ được điều, thế giới con người dù già hay trẻ cũng đều cần chút “gia vị” tuổi
thơ. Những ai đánh mất tuổi thơ thì không thể tìm thấy được hạnh phúc ở thực
5
tại và tội ác thường có nguồn gốc từ những sai lạc từ tuổi thơ mà không kịp thời
điều chỉnh. Đến đây ta thấy, Nguyễn Nhật Ánh còn là môn đồ xuất sắc của nhà
phân tâm học Sigmund Freud, và những ai trót lỡ đánh mất tuổi thơ thì có thể
quay tìm lại, dẫu đã muộn, trên những trang viết ma mị nhưng thấm đẫm tình
người của ông”.
Vân Thanh, nhà nghiên cứu văn học thiếu nhi, trên Tạp chí Văn học đã
từng nhận xét: “Truyện của Nguyễn Nhật Ánh có khả năng đi vào lòng người
bởi tình cảm nồng hậu của tác giả đối với các lứa tuổi trẻ thơ mà anh luôn yêu
quý và tôn trọng. Có trái ngược chăng, ở tuổi trưởng thành, Nguyễn Nhật Ánh
đã phải chịu đựng biết bao gian lao, vất vả và cay đắng, nhưng viết về lứa tuổi
này, anh lại không hề đi vào những chua chát, mỉa mai, oán hận đời. Anh luôn
muốn truyền cho các em lòng tin vào cuộc sống và nghị lực vượt mọi khó khăn”.
Lòng tin yêu cuộc sống và nghị lực vượt khó khăn là những đức tính tốt đẹp của
thiếu nhi đã được nhà văn Nguyễn Nhật Ánh truyền tải qua câu chuyện của
mình một cách gần gũi với thiếu nhi nhất.
Lê Phương Liên trong bài viết Văn xuôi và trẻ em đã nhận xét: “Nhà văn
Nguyễn Nhật Ánh là một tác giả thành công với bạn đọc trẻ, anh là người có
một “khóe văn” riêng. Anh chiếm được tình cảm của hàng triệu người đọc cũng
không ngoài quy luật tự sự và đối thoại nội tâm của tuổi thơ, không ngoài sự tự
phát hiện ra chất hài hước của chính mình”.
Nhà văn Lê Minh Khuê trên báo Tiền Phong đã nhận xét: “Nguyễn Nhật
Ánh trong sáng từ cách nghĩ, cách cảm, từ ngôn ngữ đối thoại, từ cách miêu tả
đến xây dựng nhân vật. Tất cả đều đầy sức khơi gợi tới cái đẹp. Anh khơi dậy sự
tự tin, tin vào sức mạnh của trí tuệ, tin vào con đường của mỗi người trong đời.
Tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh in hàng chục ngàn bản mỗi cuốn, là sự chờ đợi
háo hức như chờ đợi người “hò hẹn” của các em. Mấy ai được hạnh phúc như
anh”. Nhà văn có một khoảng trời riêng và thực sự làm chủ khoảng đất sáng tạo
của mình đó chính là lý do người đọc háo hức chờ đón tác phẩm mới của
Nguyễn Nhật Ánh”.
6
Qua quá trình thu thập tài liệu, người viết nhận thấy nhà văn Nguyễn Nhật
Ánh đã tạo được một chỗ đứng khá vững chãi trong lòng bạn đọc, đồng nghiệp,
trong nền văn học Việt Nam đương đại. Tuy nhiên, chưa có một công trình nào
đem lại cái nhìn toàn diện về phong cách nghệ thuật nói chung, phong cách văn
xuôi nói riêng của Nguyễn Nhật Ánh. Với lí do đó, trên cơ sở tiếp thu thành quả
của những người đi trước, chúng tôi chọn đề tài “Phong cách nghệ thuật của
Nguyễn Nhật Ánh” với mong muốn làm sáng rõ cá tính sáng tạo của nhà văn ở
mảng văn xuôi viết về đề tài thiếu nhi, góp phần đem lại một cái nhìn toàn diện
hơn về nhà văn này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nhiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu các phương diện nổi bật trong nội dung,
hình thức ở các tác phẩm văn xuôi của Nguyễn Nhật Ánh góp phần làm nên
phong cách của nhà văn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này, luận văn tập trung khảo sát những tác phẩm tiêu
biểu của Nguyễn Nhật Ánh như :
Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh ( truyện dài, 24/10/2010)
Chuyện xứ Lang Biang (Bộ truyện 4 phần, 2004- 2006)
Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ (Truyện, 1/2008)
Tôi là Bêtô (Truyện, 4/4/2007)
Đảo mộng mơ (Truyện, 21/10/2009)
Chú bé rắc rối (Truyện dài, 1989)
Lá nằm trong lá (Truyện dài, 24/09/2011)
Mắt biếc (Truyện, 1990)
Bàn có năm chỗ ngồi (Truyện dài, 1987)
Kính Vạn Hoa (Bộ truyện 54 tập, 1995 – 2002)
Những cô em gái (Truyện dài, 07/05/2000)
Bong bóng lên trời (Truyện dài, 1991)
7
Ngày xưa có một chuyện tình (Truyện dài, 18/09/2016)
Và một số tác phẩm khác.
4. Phương pháp nghiên cứu
Quá trình triển khai nghiên cứu, chúng tôi sử dụng một số phương pháp
và thủ pháp sau đây:
4.1. Phân tích – tổng hợp:
Sử dụng để phân tích tác phẩm trên các phương diện nội dung và hình
thức, nhất là những dẫn chứng minh họa, từ đó tổng hợp, khái quát theo các bình
diện nghiên cứu đề tài.
4.2. So sánh – đối chiếu: (Theo hai hướng: đồng đại và lịch đại)
- Về đồng đại: Để làm rõ những nét nổi bật, độc đáo của phong cách văn
xuôi viết về đề tài thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh, người viết so sánh văn xuôi
Nguyễn Nhật Ánh với thơ, báo chí; văn xuôi Nguyễn Nhật Ánh với văn xuôi của
các tác giả cùng thời. Qua đó tìm nét tương đồng, nhất là nét khác biệt của nhà
văn.
- Về lịch đại: So sánh, đối chiếu mảng văn xuôi của Nguyễn Nhật Ánh
trên trục thời gian trong hành trình sáng tác để thấy được sự đa dạng mà thống
nhất của phong cách.
4.3. Thống kê – phân loại:
Thống kê các yếu tố thuộc nội dung và hình thức văn xuôi , từ đó phân
loại để chỉ ra dấu ấn phong cách Nguyễn Nhật Ánh.
4.4. Cấu trúc – hệ thống:
Những đặc sắc trong tư tưởng nghệ thuật bao giờ cũng có sự thống nhất
trong chỉnh thể toàn vẹn của nó. Phong cách tác giả là một chỉnh thể và nó biểu
hiện trong sáng tác ở cả hai mặt nội dung và hình thức.
Ngoài ra, chúng tôi còn vận dụng một số lý thuyết liên ngành như: Thi
pháp học, Mỹ học tiếp nhận, Tâm lý học,…
5. Đóng góp của luận văn
5.1. Về mặt lý luận: Luận văn làm rõ biểu hiện phong cách của nhà văn Nguyễn
8
Nhật Ánh trong việc thể hiện quan niệm và sự vận động trong nội hàm khái
niệm phong cách nghệ thuật.
5.2. Về mặt thực tiễn: Luận văn tìm hiểu, phát hiện sự độc đáo của nhà văn
Nguyễn Nhật Ánh ở mảng văn xuôi viết về đề tài thiếu nhi.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn được triển khai trong ba
chương:
Chương I: Quan niệm nghệ thuật và văn xuôi viết về đề tài thiếu nhi của
Nguyễn Nhật Ánh
Chương II: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh – nhìn từ nhân
vật, không gian và thời gian nghệ thuật
Chương III: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh - ngôn ngữ,
giọng điệu
9
B. PHẦN NỘI DUNG
Trong đời sống, phong cách được hiểu như những đặc điểm riêng độc đáo
của một người nào đó trong hành vi ứng xử, trong công việc (Phong cách sống,
phong cách làm việc, phong cách công tác,…). Phong cách cũng có thể hiểu như
là cách thức: “Phong cách (style) là cách viết hoặc kể một nội dung nào đó theo
một cách thức (way) đặc biệt”. Có khi phong cách được hiểu như khả năng biểu
hiện nghệ thuật ấn tượng, độc đáo của một nghệ sĩ (Phong cách biểu diễn). Dù là
đặc điểm riêng, cách thức thực hiện hay khả năng biểu hiện nghệ thuật, yếu tố
hạt nhân của phong cách chính là tính độc đáo, mới mẻ cùng những phẩm chất
thẩm mỹ mà chủ đề bộc lộ trong quan hệ với đối tượng.
Trong văn học, “Phong cách là khái niệm dùng để nhận diện một tác giả,
một tác phẩm, một trào lưu hay một khuynh hướng nhất định”. Có nhiều khuynh
hướng nghiên cứu phong cách: Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản, nghiên
cứu phong cách tác giả, phong cách tác phẩm, phong cách tác giả - tác phẩm,…
phổ biến nhất là nghiên cứu phong cách nhà văn (Phong cách tác giả). Với mỗi
tác giả lại có thể vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau: Nghiên
cứu trực tiếp qua thế giới hình tượng nghệ thuật của tác phẩm, nghiên cứu gián
tiếp qua tiểu sử, hoàn cảnh sáng tác,… Bên cạnh đó còn có thể kể đến khuynh
hướng nghiên cứu phong cách của một trào lưu, trường phái, phong cách thời
đại,…
Phong cách là thuật ngữ chung của nhiều lĩnh vực nghiên cứu khoa học.
Trong nghiên cứu văn học, thuật ngữ này sớm được quan tâm và vẫn đang là
vấn đề thời sự của lý luận văn học, bởi nghiên cứu văn học từ phương diện nào,
cũng ít nhiều đề cập đến phong cách. Ở phương Tây trong mấy chục năm qua,
tồn tại nhiều cách định nghĩa khác nhau về thuật ngữ này. Theo Khrapchenko:
“Những định nghĩa này xòe như cái nan quạt, giữa sự thừa nhận phong cách là
một phạm trù lịch sử - thẩm mỹ rộng nhất, bao quát và sự nhìn nhận nó như
những đặc điểm của những tác phẩm riêng lẽ” [2].
10
Ở nước ta cũng vậy, có bao nhiêu người nghiên cứu về phong cách có bấy
nhiêu giới thuyết thuật ngữ khác nhau. Nếu Giáo sư Phương Lựu phát biểu khái
quát: “Đặc điểm phẩm chất, bao gồm cả tài đức, cộng với sở trường, sở thích
riêng tạo thành cá tính – hiểu theo nghĩa rộng của từ này – và dẫn đến phong
cách nhà văn. Nhưng phải là cá tính sáng tạo luôn đổi mới” [3], thì Giáo sư Lê
Ngọc Trà lại chú trọng đến hình thức tác phẩm: “Các đặc điểm này có nguồn gốc
trong ý thức nghệ thuật của nhà văn” [4]. Nếu Giáo sư Đỗ Đức Hiểu nhấn mạnh
đến “độ lệch” của ngôn ngữ văn chương: “Phong cách là sự khác biệt (độ lệch)
giữa ngôn từ văn chương và lối nói thông thường” [5], thì Giáo sư Phan Ngọc lại
lưu tâm đến các kiểu lựa chọn: “Phong cách là một cấu trúc hữu cơ của tất cả các
kiểu lựa chọn tiêu biểu, hình thành một cách lịch sử và chứa đựng một giá trị lịch
sử có thể cho phép ta nhận diện một thời đại, một thể loại, một tác phẩm hay một
tác giả” [6].
Có lẽ cách định nghĩa được nhiều người tán đồng hơn cả là Từ điển thuật
ngữ văn học của Lê Bá Hán. Phong cách nghệ thuật là “một phạm trù thẩm mỹ,
chỉ sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thống hình tượng của các phương
tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của nhà văn,
trong tác phẩm riêng lẽ, trào lưu văn học hay văn hoc dân tộc” [7]. Với ý nghĩa
này, phong cách nghệ thuật bao gồm phong cách thời đại, phong cách của trào
lưu và các dòng văn học, phong cách cá nhân của tác giả.
Phong cách nghệ thuật nhà văn là biểu hiện những đặc điểm cá tính sáng
tạo, là nhận thức và cách nhìn của nhà văn đối với thế giới. Không phải nhà văn
nào cũng có phong cách, “chỉ những nhà văn tài năng, có bản lĩnh mới có được
phong cách riêng độc đáo” [8].
Phong cách nhà văn thể hiện ở nhiều phương diện: Quan niệm nghệ thuật,
tài năng, hình tượng nghệ thuật, thể loại, ngôn ngữ, giọng điệu, có thể nói có bao
nhiêu yếu tố của tác phẩm, có bao nhiêu phương diện thuộc sáng tác thì có bấy
nhiêu dấu ấn của phong cách,… Nhưng “Đặc trưng của phong cách không phải
là bản thân những yếu tố riêng lẽ này hay những yếu tố riêng lẽ khác của hình
11
thức và nội dung mà là tính chất đặc biệt của sự kết hợp giữa chúng” [9]. Cũng
cần lưu ý rằng: Phong cách nhà văn không phải là sự thống nhất giữa các yếu tố,
là những nét riêng độc đáo được “lặp đi lặp lại trong nhiều tác phẩm của nhà
văn” [10] mà còn mang tính chất phong phú và đa dạng vì phong cách “không
phải là cuốn sổ tiết kiệm dành cho những món chi tiêu xuất… Nghệ thuật đòi hỏi
một sự chiếm lĩnh liên tục, không thể tách phong cách ra khỏi lao động sáng tác
và tài tăng” [11].
G.N.Poxpelov cho rằng phương pháp sáng tác là những nguyên tắc phản
ánh (yếu tố nội dung), còn phong cách là những nguyên tắc miêu tả, biểu hiện
(yếu tố hình thức). L.Novichenco hiểu phong cách văn học là những đặc thù
trong những tác phẩm của nhà văn, biểu hiện tính chất đặc trưng về nội dung và
hình thức của tác phẩm. Ya.Elxberg định nghĩa phong cách theo mối quan hệ
chặt chẽ giữa hình thức và nội dung: “Phong cách biểu hiện toàn vẹn của hình
thức có tính nội dung, được hình thành trong sự phát triển, trong tác động qua
lại và trong sự tổng hợp các yếu tố của hình thức nghệ thuật, dưới ảnh hưởng
của đối tượng và nội dung tác phẩm… Phong cách đó là sự thống trị của hình
thức nghệ thuật, là sức mạnh tổ chức của nó” [12]. Theo viện sĩ Timopheev,
phong cách “là sự thống nhất các đặc tính nghệ thuật, tư tưởng căn bản (tư
tưởng, chủ đề, tính cách, ngôn ngữ), thể hiện trong suốt quá trình sáng tạo của
nhà văn” [13].
Nhận định về phong cách của tác phẩm văn học, V.Jirmunxki đã nhấn
mạnh mối quan hệ giữa phong cách và thế giới quan nhà văn, mà thế giới quan
đó lại được thể hiện trong những hình tượng bằng các phương tiện ngôn ngữ.
Ông đề xuất nghiên cứu phong cách qua những phương tiện nội dung – hình
thức của tác phẩm.
Không chỉ đề cập đến mối liên hệ giữa các yếu tố nội dung và hình thức
nghệ thuật, Kovalev nâng phong cách lên thành yếu tố thống nhất trong một cấu
trúc chỉnh thể. Ông viết: “Phong cách đó là một sự thống nhất chỉnh thể của
nhà văn… đó là liên hệ qua lại giữa những yếu tố trong hệ thống nghệ thuật của
12
nhà văn, là sự quy định lẫn nhau của các yếu tố đó” [14].
Phong cách là yếu tố vừa mang tính ổn định, bền vững, nhất quán vừa
biến đổi. Tính ổn định giúp định hình phong cách, nhờ đó ta có thể phân biệt nhà
văn này với nhà văn khác. So sánh phong cách với phương pháp sáng tác có thể
thấy rõ hơn điều này. Khi hoàn cảnh lịch sử thay đổi, thế giới quan của nhà văn
cũng thay đổi theo, từ đó dẫn đến sự thay đổi trong quan niệm về đời sống,
phương thức lựa chọn, phản ánh đời sống, phương thức xây dựng hình tượng,…
Mặc dù vậy, phong cách cũng không phải là một yếu tố dĩ thành bất biến.
Nó hình thành bởi tài năng và quá trình lao động không mệt mỏi của nhà văn.
Theo quá trình sáng tác, phong cách cũng dần định hình. Tính ổn định của
phong cách chỉ có ý nghĩa trong mối quan hệ với nhà văn khác, trong mối quan
hệ giữa các tác phẩm của một nhà văn lại phải xét đến tính độc đáo, tính không
lặp lại. Ở đây không chỉ xét đến các yếu tố bề ngoài như đề tài, chủ đề hay nội
dung tư tưởng mà còn phải xét đến các cách thức nhà văn xử lý đề tài đó như thế
nào, thể hiện tư tưởng nghệ thuật tác phẩm đó ra sao, và ngôn ngữ, giọng điệu
cũng là những yếu tố cần được quan tâm.
Với những đặc điểm trên, phong cách nghệ thuật chính là “thước đo nghệ
thuật” [15] để khẳng định vị thế nhà văn trong cuộc đời nhà văn.
13
CHƯƠNG 1:
QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VÀ VĂN XUÔI
VIẾT VỀ ĐỀ TÀI THIẾU NHI CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH
1.1. Quan niệm nghệ thuật
1.1.1. Khái niệm về “Quan niệm nghệ thuật”
Cho đến nay khái niệm “Quan niệm nghệ thuật” vẫn chưa được thống
nhất. Theo Từ điển thuật ngữ văn học, quan niệm nghệ thuật là: “Nguyên tắc cắt
nghĩa về thế giới và con người vốn có của hình thức nghệ thuật, đảm bảo cho nó
có khả năng thể hiện đời sống với một chiều sâu nào đó”, “Cung cấp một mô
hình nghệ thuật về thế giới có tính chất công cụ để thể hiện cuộc sống”, “Cung
cấp một điểm xuất phát để tìm hiểu nội dung của tác phẩm văn học cụ thể”,
“Cung cấp một cơ sở để nghiên cứu sự phát triển, tiến hóa của văn học” [16].
Còn trong cuốn “Lý luận văn học – Vấn đề và suy nghĩ” của Nguyễn Văn Hạnh
và Huỳnh Như Phương thì cho rằng: “Nói đến quan niệm nghệ thuật là nói đến
ý hướng của nhà văn hướng đến thế giới và con người ngay trong khi sáng tạo
văn học không có ý hướng này thì không thể có tiền đề để biến thế giới của vật –
ta – nó thành thế giới của vật – cho – ta . Cùng với ý hướng đó, nhà văn bộc lộ
thái độ, trình độ nhận thức và cách lý giải của mình đối với thế giới và con
người” [17]. Tuy các tác giả có cách lý giải khác nhau nhưng về cơ bản họ đều
khẳng định tầm quan trọng của quan niệm nghệ thuật trong hoạt động sáng tạo
văn chương.
Trên cơ sở các ý kiến trên, chúng tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến cho
rằng: Quan niệm nghệ thuật “thực chất là cái nhìn của nhà văn về thế giới và
con người” [18], cái nhìn đó “thể hiện chiều sâu tư tưởng và sự nhạy bén của
người nghệ sĩ” [19] và biểu hiện qua một hệ thống những quan niệm thể hiện rõ
tư duy nghệ thuật của nhà văn, là hệ quy chiếu của tất cả các yếu tố trong quá
trình sáng tạo của nhà văn như đề tài, chủ đề, kết cấu, giọng điệu, ngôn ngữ, thể
loại,… Đây chính là một trong những yếu tố làm “nền móng, là xương cốt của
14
một thế giới nghệ thuật” [20] và “tầm cỡ của một nhà văn rút cuộc phụ thuộc
vào tầm cỡ tư tưởng của ông ta” [21]. Chính vì vậy, khi nghiên cứu phong cách
nghệ thuật của nhà văn, không thể không đề cập đến quan niệm nghệ thuật của
họ.
1.1.2. Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh
Nguyễn Nhật Ánh là một người yêu nghề viết văn và đặc biệt là sáng tác
cho thiếu nhi. Lòng yêu nghề được nhà văn coi là một trong những tiêu chí quan
trọng bậc nhất của bất kì nghề nào. Nhà văn sáng tác trước hết là vì đam mê, là
sự thôi thúc của tâm hồn chứ không phải vì mục đích mưu sinh hay mưu cầu
danh tiếng. Nhà văn không đặt cho văn chương những trọng trách quá nặng nề
mà chưa chắc bản thân nhà văn đã gánh hết được bởi tác phẩm có thành công
hay không là do cái tài và cái tâm của nhà văn chứ không phải do ý đồ miễn
cưỡng. Quan niệm như vậy nên nhà văn Nguyễn Nhật Ánh viết một cách thong
dong, viết là bước vào một thế giới khác không có sự phiền muộn của đời
thường. Ông cũng đặt tầm quan trọng của bạn đọc – đối tượng tiếp nhận, cảm
thụ, xem xét đó như là một yếu tố trong quá trình sáng tác. Quan niệm về
phương thức tiếp cận đã ảnh hưởng đến quan niệm của nhà văn về việc lựa chọn
kỹ thuật viết. Viết truyện cho trẻ em vốn đòi hỏi một bút pháp giản dị và trong
trẻo.
Những tiêu chí xác định một tác phẩm viết cho thiếu nhi thành công theo
ông không chỉ là số lượng, số lần xuất bản khổng lồ mà ít nhất nó phải đạt hai
yếu tố: “Trẻ em khen hay và phụ huynh khen tốt”. Nghĩa là nó vừa đảm bảo
được tính thẩm mĩ hợp với gu mĩ cảm của trẻ em nhưng vừa phải có ý nghĩa
giáo dục. Nhà văn viết cho thiếu nhi bao giờ cũng đồng thời là một nhà giáo dục
như ông luôn tâm niệm.
Với quan niệm sáng tác rất riêng và độc đáo của mình, Nguyễn Nhật Ánh
đã thực sự chinh phục được đối tượng bạn đọc nhỏ tuổi vốn rất hồn nhiên và đôi
khi cũng khó chiều. Cho dù đứng trước nhiều loại hình giải trí nghe – nhìn hấp
dẫn khác, truyện của Nguyễn Nhật Ánh vẫn thu hút một khối lượng bạn đọc
15
khổng lồ bởi tài năng, tâm huyết và quan niệm rõ ràng của nhà văn khi viết cho
các em. Sáng tác cho thiếu nhi không chỉ là hạnh phúc của người viết truyện
“được sống lại lần thứ hai tuổi thơ của mình” mà còn là hạnh phúc của trẻ em, là
hạnh phúc của những người đọc lớn tuổi nhớ về tuổi thơ của mình.
1.2. Văn xuôi viết về đề tài thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh
1.2.1. Đề tài thiếu nhi trong văn xuôi Việt Nam đương đại
1.2.1.1. Giai đoạn 1975 – 1985:
Xã hội Việt Nam từ sau cuộc kháng chiến chống Mĩ, nhất là từ thời kì đổi
mới của đất nước đã bước vào một giai đoạn mới với những thay đổi to lớn và
sâu sắc, toàn diện. Văn học phản ánh xã hội thông qua con mắt nhà văn, vì thế
sự phát triển của văn học tuy có tính độc lập nhưng cũng có mối quan hệ mật
thiết với sự phát triển của xã hội. Nếu ở giai đoạn trước năm 1975, văn học phát
triển trong hoàn cảnh đất nước đang chiến tranh nên văn học cũng phải: “Theo
sát nhiệm vụ chính trị, tự ý thức mình như một vũ khí tư tưởng, nó đã tập trung
mọi cố gắng vào việc giáo dục đào tạo, xây dựng con người mới. Phát hiện con
người cộng đồng trong mỗi cá nhân, con người như sản phẩm hoàn hảo của
hiện thực cách mạng là cống hiến của văn học với tư cách một mặt trận tư
tưởng” [22]. Thì sau năm 1975 đất nước được giải phóng, giang sơn thu về một
mối. Với thực tiễn như thế yêu cầu văn học phải có sự thay đổi : “Hoàn cảnh
lịch sử sau 1975 đòi hỏi một kiểu văn học mới. Chủ trương đổi mới tư duy của
Đảng gắn liền với việc coi trọng nhân tố con người. Văn xuôi từ xu hướng lấy
lịch sử làm trung tâm, làm đích quy chiếu chuyển dần sang xu hướng coi con
người làm trung tâm, là đích quy chiếu lịch sử” [23]. Sự đề cao ý thức cá tính
của nhà văn giúp cho việc tìm tòi, khám phá, thể hiện tiếng nói, tư tưởng riêng,
tạo nên sự phong phú, đa dạng trong sáng tác của các tác giả. Truyện viết cho
thiếu nhi sau 1975 tuy có dòng chảy riêng nhưng cũng không nằm ngoài bức
tranh chung của văn học Việt Nam sau 1975, nhất là văn xuôi Việt Nam ở giai
đoạn này. Quan sát sự vận động của truyện viết cho thiếu nhi sau 1975 cùng với
cách xác định mốc giai đoạn văn học phổ biến hiện nay, có thể chia truyện viết
16
cho thiếu nhi sau 1975 làm hai giai đoạn chính: Giai đoạn 1975-1985 và giai
đoạn 1986 đến nay. Hai giai đoạn này được đánh dấu bằng mốc đại hội Đảng
VI.
Đại hội Đảng VI đã tạo điều kiện “cởi trói” cho các nhà văn cũng như
công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước ta. Tuy nhiên vấn đề đổi mới không
phải diễn ra trong một sớm, một chiều mà sự vận động của nó là cả một quá
trình. Vì thế, việc chia tách cũng chỉ mang ý nghĩa tương đối. Nhìn một cách
tổng thể, mỗi giai đoạn có những nét đặc trưng riêng nhưng quá trình phát triển
của truyện viết cho thiếu nhi không hoàn toàn đứt đoạn mà nó có sự kế thừa nhất
định những thành tựu của giai đoạn trước.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 là sự khởi đầu cho một thời kì mới trong
lịch sử dân tộc ta, đồng thời cũng mở ra một thời kì mới với những biến đổi về
mọi mặt trong đời sống văn học nước nhà. Thành tựu nổi bật của văn học kháng
chiến là sự phát hiện và sáng tạo hình tượng con người quần chúng ở nhiều bình
diện. Truyện viết cho thiếu nhi nói riêng và văn xuôi 1945-1975 nói chung đã có
những đóng góp đáng kể trong việc hình thành và tạo nên diện mạo phong phú
cũng như các giá trị của nền văn học mới trong chặng đường 30 năm đầu tiên.
Những đặc điểm và thành tựu của nó đã để lại dấu ấn đáng ghi nhớ không chỉ
trong giai đoạn lịch sử đương thời mà còn góp phần cho sự phát triển của văn
học Việt Nam từ sau năm 1975.
Văn học trong khoảng thời gian 1975-1985 là giai đoạn trăn trở, tìm tòi.
Nhìn chung vẫn gần với cách tiếp cận cũ, sự tiếp nối này thể hiện rõ nhất là
trong những năm đầu, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc. Phần lớn truyện
vẫn xoay quanh đề tài kháng chiến. Võ Quãng viết “Tảng sáng” vẫn tiếp nối
mạch cảm xúc của “Quê nội”. Đó là cảm hứng ngợi ca quê hương đất nước và
ngợi ca cách mạng. Nhiều tác phẩm được viết trong cảm hứng day dứt về một
thời đạn bom, lớp lớp trẻ em từ thành phố về nông thôn sơ tán cũng phải tự lập,
tự lo toan mọi bề. Những tác phẩm tạo được ấn tượng với người đọc như “Ngôi
nhà trống” của Quang Huy, “Những tia nắng đầu tiên” của Lê Phương Liên,…
17
viết về trẻ em trong những ngày bom đạn ác liệt khá cảm động.
Tuy vẫn tiếp nối, gần gũi với văn học giai đoạn trước năm 1975 nhưng
dần dần truyện viết cho các em đã mở ra những bình diện mới trong cách lí giải
và thể hiện con người. Trong quan hệ với tập thể, con người chủ yếu được nhắc
đến ở phương diện thái độ đối với sự nghiệp chung, ở cái riêng cá nhân trong
quan hệ thống nhất với cái chung. Nhìn vào văn học thiếu nhi ở thể loại văn xuôi
nói riêng, có thể thấy đặc điểm: “Văn xuôi sau 1975 dần dần quan tâm đến con
người ở tư cách cá nhân như một nhân vị độc lập” [24].
Viết về cuộc sống mới khi đất nước hoàn toàn được thống nhất, các nhà
văn chú ý nhiều đến vấn đề đạo đức của con người. Những tác phẩm như: “Tình
thương” của Phạm Hổ, “Bến tàu trong thành phố” của Xuân Quỳnh, “Hành
trình ngày thơ ấu” của Dương Thu Hương,… có thể coi là những tác phẩm mở
đường, đã mạnh dạn phơi bày những tiêu cực của xã hội như nó vốn có với
những cái xấu, cái lạc hậu và sự nhỏ nhen, đố kị của lòng người. Đây là phương
diện mà trước đây người ta còn ngại đề cập đến.
Tác phẩm “Tình thương” của Phạm Hổ đã đưa ra một cái nhìn mới,
mang tính chất khách quan trong mô tả nhân vật. Câu chuyện xoay quanh một
nhóm trẻ hư, lang thang bụi đời được thu gom vào trường Kim Đồng để giáo
dục. Mỗi nhân vật khi bước chân đến đây đều mang theo một hoàn cảnh éo le
đặc biệt, một bản tính riêng. Câu chuyện cho người đọc thấy một điều rằng, con
người ta đôi khi muốn hướng đến cái tốt, cái thiện vẫn chưa chắc trở thành tốt,
thành lương thiện vì một khi bên cạnh họ còn có những kẻ không tốt, quay lưng
lại và chủ tâm ngăn cản con đường hướng thiện của họ thì mong muốn tưởng
chừng như đơn giản ấy cũng trở nên khó khăn vô cùng. Cái triết lí mà tác giả
đưa ra ở đây tưởng như quen thuộc tự bao giờ: Hoàn cảnh gia đình éo le, ngang
trái gần như là nguyên nhân dẫn đến sự hư hỏng của trẻ em và để cứu vớt những
tâm hồn tội lỗi ấy thì điều cần thiết nhất là tình yêu thương và thiện chí của con
người.
Đi sâu vào quan tâm tới số phận của các em trong nhiều tình huống và
18
cảnh ngộ là vấn đề mới mẻ thu hút nhiều nhà văn. Nó làm thay đổi cách nhìn
nhận một chiều phiến diện về trẻ em và người lớn mà văn học thiếu nhi trước đó
vẫn thường thể hiện: Người lớn luôn luôn đúng, luôn luôn tốt đẹp. Chỉ người lớn
mới có quyền dạy bảo và tác động đến trẻ em. Bây giờ họ mới thấy rõ một thực
tế không phải như thế. Có nhiều người lớn cũng rất xấu và đôi khi trẻ em cũng
có thể tác động trở lại đối với người lớn. Với tác phẩm “Chú bé có tài mở khóa”
của Nguyễn Quang Thân và “Hành trình ngày thơ ấu” của Dương Thu Hương,
khái niệm “trẻ em hư” đã được xem xét lại, các tác giả không chú tâm vào các
hành động của các em mà điều quan trọng là xuất phát từ nguyên nhân nào mà
dẫn đến những hành động bộc phát đó. Vấn đề đạo đức không còn được quan
niệm và phản ánh một cách xuôi chiều đơn giản mà được phân tích trong đời
sống nội tâm phức tạp. Cô bé Bê trong “Hành trình ngày thơ ấu” vừa ham học,
thông minh vừa nông nổi, vừa mơ mộng vừa thẳng thắn dữ dội. Hùng trong
“Chú bé có tài mở khóa” ham chơi, ngại học , nổi tiếng với chùm chìa khóa vạn
năng đi ăn trộm nhưng lại luôn luôn mủi lòng, thông cảm với nổi bất hạnh của
người khác. Hùng vô cùng thương mẹ, người mẹ bất hạnh đã không đủ sức cho
Hùng một tuổi thơ đủ đầy và êm ấm. Càng đau khổ cho thân phận mình, em
càng day dứt khi tìm thấy trong đống đồ ăn cắp con búp bê – món quà sinh nhật
của bé Liên. Hùng tìm cách vượt qua sự nguy hiểm để trả lại con búp bê cho
Liên và như thế cũng chính là để tìm thấy sự thư thả trong tâm hồn của mình.
Thành công lớn nhất của Dương Thu Hương và Nguyễn Quang Thân
trong hai tác phẩm của mình không chỉ là các tác giả đã đưa vào các tác phẩm
các mặt xấu, mặt tiêu cực của hiện thực đời sống mà còn là ở chỗ nhà văn đã
đưa các em, những con người mới vào chính cuộc đấu tranh hôm nay. Dương
Thu Hương và Nguyễn Quang Thân đã xây dựng thành công các nhân vật không
giống những gương mặt trước đây. Các tác giả đã khám phá ra những tiềm năng
đạo đức xã hội của con người như lòng vị tha, khả năng đồng cảm với người
khác và khát vọng sống hoàn hảo. Cả Bê và Hùng đều mang một khát vọng
muốn được trở thành người tốt, muốn làm những việc tốt nhưng chính sự tha
19
hóa trong đạo đức của một số người lớn đã làm vẩn đục tâm hồn trong sáng thơ
ngây của các em. Với việc xây dựng nhân vật Vũ Thị Bê có phần táo bạo,
Dương Thu Hương có cái lí riêng của mình đó là mong muốn đưa đến cho người
đọc một cuộc sống trong tính đa chiều, muôn mặt như nó vốn có. Chị muốn cho
các em tiếp cận cuộc sống một cách nghiêm ngặt, có mặt phải, mặt trái, giúp các
em sắp bước vào đời thấy được sự phức tạp của cuộc sống, để giúp cho các em
tiếp xúc với thế giới thực, từ đó tránh được những ngỡ ngàng của sự vỡ mộng.
Rõ ràng, ý thức nhìn nhận con người ở nhiều hướng, nhiều chiều đang được các
nhà văn quan tâm.
Đất nước và con người trong hoàn cảnh chiến tranh được nhìn nhận
không còn đơn giản xuôi chiều. Ở giai đoạn trước, trong không khí hừng hực
của cuộc chiến đấu một mất một còn với kẻ thù, văn học nước ta, trong đó có
văn học thiếu nhi, không thể nói nhiều tới những tổn thất và mất mát. Văn học
sống trong bầu không khí chiến tranh, mang cảm hứng chung là ca ngợi cuộc
trường kì kháng chiến thần thánh của dân tộc. Bao thế hệ trẻ em Việt Nam, với
quá trình thức tỉnh cách mạng, với khát vọng và ý chí chiến đấu đã thấu hiểu sâu
sắc chân lí của thời đại cách mạng. Đây là sự nhận thức sâu sắc và thiêng liêng
của tuổi thơ trong chiến tranh. Việc học hành là cần thiết nhưng khát khao chiến
đấu thì bùng cháy dữ dội, ý thức về Tổ quốc, về trách nhiệm được các em nhận
thức cụ thể và giản dị: “Giải phóng quân mắc đi đánh bot chỉ có giải phóng
quân con ở nhà đây thôi! Con giải phóng quân không biết đầu hàng” [25]. Rõ
ràng, trong nhiệt huyết của cuộc kháng chiến, mối quan tâm lớn nhất và gần duy
nhất của con người là đánh giặc. Văn học cũng không thể nói khác đi những
điều mà cả dân tộc đang quan tâm, trẻ em cũng buộc phải lớn nhanh và già dặn
hơn lứa tuổi của mình là điều tất yếu. Những tác phẩm tiêu biểu lúc ấy như:
“Những đứa con trong gia đình”, “Mẹ vắng nhà” của Nguyễn Thi,… Tuy viết
về gia đình nhưng lại thể hiện một hiện tượng lịch sử đó là quy luật “chuyển
giao thế hệ của người Việt Nam”. Thế hệ trước là những thanh niên mẫu mực
của gia đình về lòng yêu nước, căm thù giặc, sẵn sàng xả thân vì đất nước. Chất
20
anh hùng đã trở thành máu thịt trong con người họ để họ truyền cho con cháu.
Những đứa trẻ đã sục sôi lòng căm thù giặc sâu sắc, dám lăn xả vào gánh vác sự
nghiệp chung của toàn dân tộc đó là đánh đuổi giặc ngoại xâm. Khi cuộc chiến
đấu đã qua đi, những nhà văn đã từng kinh qua cuộc kháng chiến vẫn viết với
những ấn tượng còn nóng hổi nhưng cái nhìn của họ bình tĩnh hơn, suy nghĩ đi
vào chiều sâu số phận con người. Lần đầu tiên truyện viết cho các em đã đề cập
đến sự khốc liệt của cuộc chiến tranh với những tổn thất ghê gớm do chiến tranh
đem lại. Chính vì thế mà số phận trẻ em trong chiến tranh được quan tâm và
thông cảm sâu sắc. Những tác phẩm như: “Cơn giông tuổi thơ” của Thu Bồn,
“Tảng sáng” của Võ Quảng, “Hồi đó ở Sa Kì” của Bùi Minh Quốc, “Tìm gặp
lại anh” của Phạm Hổ, “Cát cháy” của Thanh Quế,… đã dựng lại không khí
chung của đất nước trong suốt một thời kì dài đau thương khói lửa của hai cuộc
kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.
Đề tài lịch sử rất phát triển trước 1975 thì đến bây giờ hầu như chững lại.
Các tác giả chuyên viết truyện lịch sử trước đây như Nguyễn Huy Tưởng, Hà
Ân, Lê Vân, An Cương,… thường khai thác lịch sử gắn với các nhân vật anh
hùng và truyền thống anh dũng chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Tới giai đoạn
này, Tô Hoài mở ra một hướng khai thác mới, hướng khai thác lịch sử gắn với
huyền thoại, phong tục và văn hóa. Những tri thức và bài học lịch sử ở đây
không chỉ gắn với lịch sử chiến đấu mà đã được mở rộng ra cùng khắp thiên
nhiên, làng nước, tạo một thế giới xa xưa, hư ảo thật là mới lạ và hấp dẫn. Đọc
“Đảo hoang”, “Chuyện nỏ thần”, “Nhà chử” của Tô Hoài, người đọc như được
trở về cái nôi văn hóa Đại Việt thuở khai sơn lập địa. Các em không chỉ được
cung cấp những tri thức về truyền thống chống thiên tai, được mở rộng sự hiểu
biết về thiên nhiên từ cái thuở mà con người có thể ăn hoa quả thay cơm, săn thú
làm thức ăn, mài đá, đãi cát lấy vàng làm công cụ lao động, thuần hóa thú dữ,
xây cất nhà cửa,… (Đảo hoang), cái thuở mà thuồng luồng, cá sấu bị vỡ tổ trên
đầu nguồn trôi về dày đặc cả lòng con sông cái,… (Nhà chử). Tác phẩm của Tô
Hoài đã mở ra cho các em một mối quan hệ phong phú và sinh động với thế giới
21
thiên nhiên xung quanh, từ cảnh sông nước, biển cả đến núi rừng, chòm xóm
muôn phương. Và cũng từ đó, các em hiểu được cái chí của những người đi
trước, vừa gan góc, dũng cảm vừa lạc quan yêu đời và giàu lòng nhân hậu. Tô
Hoài đã khéo léo kết hợp giữa lịch sử và huyền thoại và đó chính là đặc sắc của
bút pháp hiện thực trong truyện viết về đề tài lịch sử của ông.
Tô Hoài đã dồn bút lực miêu tả hai nhân vật điển hình: Cao Lỗ và Thục
Phán, cái kết cục này bi thảm hơn truyền thuyết, nhưng lại gần gũi hơn sự thực
cay nghiệt của lịch sử. Con người truyền thuyết, người anh hùng không bao giờ
chết, chính vì thế, nhân dân đã để cho An Dương Vương “tuốt kiếm chém con
gái rồi cầm sừng tê bảy tấc rẽ nước đi xuống biển” [26].
Một sự kiện văn học gây xôn xao dư luận lúc bấy giờ là tác phẩm “Búp
sen xanh” của Sơn Tùng. Tác giả đã đưa ra một cách tiếp cận đề tài Bác Hồ theo
quan điểm mới, phù hợp với xu hướng đổi mới của văn học. Lần đầu tiên trẻ em
Việt Nam được đọc một cuốn sách đầy đủ, tỉ mỉ về tuổi thơ của Bác Hồ. Với
quan niệm các bậc thiên tài không bao có sẵn, mà chính từ truyền thống gia
đình, truyền thống quê hương đã tạo nên những tính cách đầu tiên của mỗi con
người trước khi vào đời. Sơn Tùng cảm phục nhưng không lí tưởng hóa hình
tượng Bác Hồ. Tác giả dựng lên hình tượng Bác Hồ vô cùng giản dị, gần gũi và
sinh động, làm ta nhớ đến Bác, gần gũi thêm với Bác với một cảm xúc trong
sáng. Tác giả trình bày tỉ mỉ về nguồn gốc xuất thân của ông Phó bảng Nguyễn
Sinh Sắc, về mối tình chớm nở giữa anh Ba và Út Huệ,… Nhiều người ca ngợi,
trân trọng cuốn sách vì họ tìm thấy ở trong đó không chỉ là sự thật đời thường
mà còn là một sự thật lịch sử thiêng liêng và đáng tự hào về con người và đất
nước trong một thời kì đau thương mà oanh liệt. Người đọc còn trân trọng tấm
lòng và sức làm việc công phu, tỉ mỉ của tác giả trong quá trình dựng lại một
cách chân thật chân dung – cuộc đời của Bác. Tác phẩm “Búp sen xanh” phong
phú về tư liệu và phần nào đã nêu lên được không khí của thời đại, màu sắc của
địa phương, cùng chân dung, tính cách những người thân trong gia đình Bác. Sự
lớn khôn và trưởng thành của Nguyễn Sinh Cung không thể phủ nhận môi
22
trường giáo dục của gia đình với những tấm lòng cao cả của người cha học rộng,
tài cao, thanh liêm, nghiêm khắc, ông bà ngoại đức độ, người mẹ tận tụy hi sinh,
dì An nhân hậu, chi Thanh chịu thương, chịu khó, đảm đang nuôi dạy các em.
Tuy nhiên, không phải ai cũng đề cao cuốn sách, bên cạnh luồng dư luận thừa
nhận thì còn có ý kiến cho rằng cuốn sách “có vấn đề”. Trong khi cuốn tiểu
thuyết lần lượt nhận đủ các loại giải thưởng và chuẩn bị tái bản lần thứ hai thì có
ý kiến phê phán Sơn Tùng, ý kiến này cho rằng: Không thể nào có một nhân vật
Út Huệ yêu Bác, chờ đợi Bác, theo dõi con đường Bác đi cứu nước suốt hàng
chục năm mà trong tư tưởng hành động lại không có biểu hiện gì trước phong
trào chung của cách mạng cả nước đang phát triển,… May thay, cuối cùng thì
một kết luận chính thức của cơ quan chức năng “Búp sen xanh không có vấn đề
gì” đã dẹp bỏ những lời đồn đại và phê phán vô căn cứ đó. Lập tức 100.000
cuốn của lần tái bản thứ hai đã ra mắt bạn đọc. Rồi mối tình của cô Út Huệ với
chàng thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã đưa lên màn ảnh bạc và ngày
nay người ta tiếp nhận nó như một lẽ đương nhiên. Nhìn chung, đây là một tác
phẩm có đóng góp tích cực cho văn học thiêu nhi ở đề tài Bác Hồ - một trong
những đề tài lớn của văn học Việt Nam hiện đại.
Tác phẩm “Dòng sông thơ ấu” của Nguyễn Quang Sáng cũng được dư
luận chú ý. Nhiều người khen sách của ông nhuần nhuyễn trong việc kết hợp các
yếu tố phong tục và lịch sử, tư tưởng và tâm lí, hài hước và suy tư, vừa sinh
động vừa tinh tế trong miêu tả phong cảnh và khắc họa tính cách. Tuy vậy, chất
thiếu nhi trong “Dòng sông thơ ấu” không thật rõ nét, mặc dù đây là tác phẩm
được trao giải văn học thiếu nhi năm 1986. Có lẽ ở tác phẩm này, chất suy tưởng
đậm đặc có phần lấn át cái ngộ nghĩnh hồn nhiên và thiếu cả những yếu tố kì
diệu, bất ngờ, kịch tính.
Tóm lại trong khoảng mười năm sau cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc,
văn học đang trong giai đoạn trăn trở, tìm tòi. Truyện viết cho thiếu nhi tuy đã
có dấu hiệu mới nhưng chưa tạo ra được một biến chuyển rõ ràng. Môi trường
hoạt động của trẻ em được phản ánh trong tác phẩm chưa rộng rãi. Chủ yếu mới
23
chỉ phản ánh các em trong đời sống cách mạng, đời sống chiến đấu và các vấn
đề đạo đức gần với xã hội. Một số tác phẩm đã có những tìm tòi, phát hiện mới
mẻ với ý thức nhìn nhận con người và cuộc sống từ nhiều hướng, nhiều chiều
nhưng đó chỉ là những đột phá thăm dò, thậm chí trong sự đột phá này, có tác
phẩm đã bị dư luận công kích mà hiện tượng “Hành trình ngày thơ ấu” của
Dương Thu Hương và “Búp sen xanh” của Sơn Tùng là những ví dụ. Tuy nhiên,
những dấu hiệu đổi mới này là bước khởi đầu, có ý nghĩa rất lớn cho đổi mới
đồng loạt của truyện viết cho thiếu nhi ở giai đoạn sau này.
1.2.1.2. Giai đoạn từ sau năm 1986
Từ đổi mới đất nước đến đổi mới văn học và văn học thiếu nhi
Đại hội Đảng VI đã thực sự đem lại niềm tin và sức mạnh cho toàn Đảng,
toàn dân, thực sự đem lại một không khí mới cho văn học nói chung và văn học
thiếu nhi nói riêng. Đảng kêu gọi “cởi trói” đã tạo điều kiện cho sự phát triển tự
do của mỗi nhà văn. Đổi mới là một sự giải phóng thực sự những tiềm lực sáng
tạo giàu triển vọng của từng nghệ sĩ và từng thể loại khác nhau của văn học.
Thực ra, không khí đổi mới đã có từ trước đó, trong đời sống xã hội và một số
nhà văn đã thể hiện tư tưởng này trong những tác phẩm mang tính chất đột phá
của mình. Nhưng phải đến giai đoạn này, đặc biệt là sau năm 1986, sự đổi mới
mới thực sự diễn ra đồng bộ. Các nhà văn có điều kiện phát huy cá tính sáng tạo,
ý thức tìm tòi cho mình một nét riêng.
Không khí đổi mới chung của đất nước, của văn học đã đi vào trong
những sáng tác của văn học thiếu nhi. Đặc biệt trong những năm đầu, không khí
đổi mới diễn ra thật hào hứng, sôi nổi và điều ấy dễ nhận thấy ở lĩnh vực truyện
hơn so với lĩnh vực thơ ca. Truyện viết cho thiếu nhi đã mở ra nhiều hướng tiếp
cận mới với đời sống trẻ em. Năm 1986, 1987 có thể coi là những năm được
mùa của truyện viết cho thiếu nhi với hàng loạt tác phẩm nổi lên trong đời sống
văn học, gây được sự chú ý của dư luận như: “Tuổi thơ dữ dội” của Phùng
Quán, “Bình minh đến sớm” của Hoàng Minh Tường, “Người đi vào hang sói”
của Trần Thiên Hương, “Người đi săn và con sói lửa” của Nguyễn Quỳnh,…
24
Đặc biệt hai cuốn “Tuổi thơ dữ dội” và “Miền thơ ấu” là tác phẩm hết sức
thành công, góp phần khẳng định cho những sáng tác văn học thiếu nhi thời kì
mới.
Nhưng nếu như trong hai năm này, truyện viết cho thiếu nhi đã gặt hái
được ít nhiều thành tựu thì đến 1988, văn học thiếu nhi lại phiêu lưu trong cơ
chế thị trường, mặc dù đây là năm có nhiều cuộc tranh cãi chung quanh các hiện
tượng văn học như Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài,… Và dường như người
ta quên bẵng văn học thiếu nhi. Sách viết cho các em rơi vào tình trạng khủng
hoảng. Trong năm 1988, Nhà xuất bản Kim Đồng chỉ xuất bản một số lượng tác
phẩm ít ỏi, hầu như chỉ còn in truyện cổ tích và truyện dịch. Văn học nói chung,
văn học thiếu nhi nói riêng rơi vào tình trạng thương mại hóa. Suốt mấy năm
liền, truyện dịch, truyện tình, truyện trinh thám rẻ tiền chiếm lĩnh thị trường
sách. Rõ ràng sự gay gắt của bước chuyển đổi về kinh tế, xã hội đã tác động sâu
sắc đến văn học đặc biệt là văn học thiếu nhi. Tình trạng này đến đầu những
năm 90 mới được điều chỉnh và định hướng theo nhu cầu đích thực của bạn đọc.
Đặc biệt “Tủ sách vàng” là món quà vô cùng quý giá đối với các em. Nhiều
cuộc thi và vận động sáng tác cho các em liên tiếp xuất hiện. Đã có sự phối hợp
chặt chẽ giữa Hội Nhà văn, Nhà xuất bản Kim Đồng với các tổ chức khác như
Bộ giáo dục và đào tạo, Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em,… trong chương
trình và kế hoạch phát triển văn học thiếu nhi. Nhiều giải thưởng lớn đã được
trao cho các nhà văn đoạt giải, đó là những nhân tố đánh thức tiềm năng sáng
tạo cho các em.
Với hàng loạt tác phẩm lần lượt ra đời vào đầu thập niên 90 như: “Thằng
quỷ nhỏ” (1990), “Hoa hồng xứ khác” (1991), “Bồ câu không đưa thư” (1993),
“Trại hoa vàng” (1994),… Nguyễn Nhật Ánh đã khẳng định được chỗ đứng của
mình trong dòng chảy văn học thiếu nhi ở thời kì này. Có thể nói, sự xuất hiện
của Nguyễn Nhật Ánh đã góp phần đem đến sự phong phú cũng như thổi luồng
không khí tươi mới cho đời sống văn học thiếu nhi trong những năm này.
Vào đầu những năm 2000, một điều đáng mừng cho bạn đọc nhỏ tuổi ở nước ta
25
là việc cho ra đời Tủ sách “Tuổi mới lớn” của Nhà xuất bản Kim Đồng vào
2002. Với sự phát triển ngày càng lớn mạnh, tủ sách này đang trở thành một
thương hiệu, tạo nên một kênh văn học cho bạn đọc trẻ trong nước. Năm 2002,
năm thử nghiệm đầu tiên, hai tuần Nhà xuất bản mới phát hành một tập sách.
Đến năm 2003 tăng một tuần một tập. Giữa 2004, một tuần hai tập và lịch phát
hành ổn định cho đến nay. Trong vòng vài năm trở lại, đây là tủ sách văn học
Việt Nam duy nhất phát hành định kỳ và in 100% những tác phẩm mới dành cho
bạn đọc độ tuổi từ 13 đến 17.
Một điều đáng phải quan tâm trong thời gian gần đây là có một bộ phận
các ấn phẩm cho thiếu nhi mang nội dung không lành mạnh như truyện ma,
truyện có yếu tố bạo lực, gợi dục,… Không phù hợp với lứa tuổi của các em
được phổ biến một cách công khai trên thị trường mà dư luận và giới truyền
thông đã đề cập và lên án. Những truyện dạng này rõ ràng là sự biểu hiện của
tính không lành mạnh của các ấn phẩm đọc của các em. Bên cạnh đó, sự bùng
nổ các phương tiện thông tin đại chúng cũng dẫn tới nguy cơ văn hóa nghe nhìn
đang lấn át văn hóa đọc. Dường như nhu cầu, thói quen đọc sách của các em
đang dần bị mai một và đó là một điều đáng báo động đối với vấn đề văn hóa
đọc của trẻ ngày nay.
Đội ngũ sáng tác
Có thể nói, các nhà văn viết cho thiếu nhi ở giai đoạn sau 1975 đã được
quan tâm nhiều hơn. Đội ngũ sáng tác cho các em ngày càng đông đảo. Có
những tác giả đã có tên tuổi trước đây, mặc dù tuổi cao nhưng vẫn cần mẫn,
nhiệt tình tiếp tục viết cho các em. Họ đã tự đổi mới chính bản thân mình trong
việc mở rộng đề tài và hướng khai thác mới mẽ, phù hợp với nhu cầu mới của
cuộc sống và bạn đọc. Chẳng hạn như nhà văn Tô Hoài với bộ ba tác phẩm:
“Đảo hoang”, “Chuyện nỏ thần” và “Nhà chử” đã khai thác lịch sử ở phương
diện gắn liền với thiên nhiên, đất nước, con người Việt cổ. Phạm Hổ với những
“Chuyện hoa, Chuyện quả”. Nguyễn Quỳnh với những chuyện đường rừng đầy
chất phiêu lưu mạo hiểm, những chuyện về tình nghĩa giữa con người với thiên
26
nhiên và động vật đầy chất thơ và cảm động như: “Người đi săn và con sói
lửa”, “Con sói vàng”, “Đồi sói hú”, “Người cứu hổ”,… Có những nhà văn lớp
cũ hầu như cả đời chỉ viết cho người lớn, bây giờ lại viết cho các em. Chính vì
thế sáng tác đầu tay của họ dành cho các em lại là tác phẩm đáng giá. Đó là
trường hợp của Phùng Quán, Duy Khán,… Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có
những người chững lại như nhà văn Võ Quảng, Đoàn Giỏi,…
Đặc biệt đầu những năm 90, đội ngũ sáng tác cho các em được bổ sung
thêm nhiều cây bút trẻ như: Trần Thiên Hương, Lê Cảnh Nhạc, Nguyễn Trí
Công, Hà Lâm Kỳ, Quách Liêu,… Và đặc biệt là Nguyễn Nhật Ánh. Ngoài ra
còn có những cây bút không chỉ trẻ tuổi nghề mà còn trẻ tuổi đời như: Hoàng Dạ
Thi, Nguyễn Thị Thu Thủy, Nguyễn Thị Châu Giang,… lớp người viết trẻ này,
tuy ít nhiều thiếu sự từng trải kinh nghiệm nhưng bù lại họ có cái mới mẻ, hiện
đại, có cái táo bạo, trẻ trung, tươi tắn. Trong số đó, có những người đã sớm hình
thành phong cách riêng ngay từ đầu.
Một lực lượng nữa cũng góp phần làm phong phú thêm cho đội ngũ sáng
tác văn học thiếu nhi đó là các cây bút đang ở chính lứa tuổi của các em. Có thể
thấy rõ điều này qua các ấn phẩm: “Tuổi xanh”, “Mực tím”, “Hoa học trò”,
“Báo Thiếu niên tiền phong”,… Ở các ấn phẩm này, thường mỗi kì xuất bản
luôn có những tác phẩm do chính các cây bút ở lứa tuổi hoa sáng tác và được
các em hào hứng đón nhận. Tuy vậy, vẫn chưa có những hiện tượng thật nổi bật
như trẻ em làm thơ thời kì chống Mĩ. Các em sáng tác thơ nhiều hơn truyện và
bộ phận thơ cũng ghi dấu nhiều thành tựu hơn. Sáng tác truyện của các em nhìn
chung còn đơn giản, thiên về miêu tả. Điều đó cũng dễ hiểu vì nếu sáng tác thơ
vốn cần cảm xúc thì sáng tác truyện lại cần nhất là vốn sống và kinh nghiệm
trong khi các em lại chưa có đủ sự từng trải để có thể tích lũy được kinh nghiệm.
Điểm sáng đáng nói đến của văn học thiếu nhi nước nhà trong những năm này là
sự kiện giải văn học thiếu nhi Peter Pan – Thụy Điển 2008 được trao cho nhà
văn Việt Nam Nguyễn Ngọc Thuần với cuốn sách “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa
sổ”. Thành lập từ năm 2000, Peter Pan là giải thưởng của Ủy ban Quốc tế về
27
sách dành cho thanh thiếu nhi tại Thụy Điển và do hội chợ sách quốc tế
Gothenburg khởi xướng. Hàng năm, Ban xét giải sẽ chọn ra một tác phẩm tiêu
biểu viết cho thiếu nhi trên thế giới để trao giải và mời tác giả tham gia một số
hoạt động giao lưu văn hóa đọc tại Thụy Điển. Nguyễn Ngọc Thuần là cây bút
sinh năm 1972 và anh được giới chuyên môn đánh giá cao về mảng truyện viết
cho thiếu nhi trong những năm gần đây. “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” là
cuốn truyện dài viết về thế giới sinh động và những suy tưởng trong trẻo của
một cậu bé 10 tuổi với môi trường, đời sống, những mối quan hệ thân tình, ấm
áp ở thôn quê. Một tác phẩm có cách kể lạ và cuốn hút, xen vào những chương
đầy chất thơ là các minh họa sống động do chính tác giả thể hiện. Tiếc rằng,
Nguyễn Ngọc Thuần lại không có ý định lưu lại lâu dài ở mảnh đất văn học
thiếu nhi mà anh có ý định chuyển sang viết truyện dành cho người lớn.
Nhìn chung, đội ngũ sáng tác truyện cho các em ở giai đoạn sau 1975 có
thời kì phát triển hùng hậu. Có thể nói, lực lượng sáng tác đông là một dấu hiệu
đáng mừng. Nó chứng tỏ sự quan tâm của các nhà văn tới sáng tác cho các em,
đồng thời đây cũng là cơ sở để có thể lựa chọn được tác phẩm hay cho các em.
Tuy vậy, nếu quan sát kĩ thì sẽ thấy một hiện tượng không lấy gì làm vui, đó là
trong những năm gần đây, đội ngũ các cây bút viết cho các em một cách chuyên
tâm còn quá ít. Vì vậy những tác phẩm có giá trị và có khả năng thu hút bạn đọc
trẻ không nhiều. Có lẽ đây cũng là điều đáng suy nghĩ cho mảng văn học thiếu
nhi ngày nay.
Phạm vi phản ánh
Nhìn vào những chặng đường phát triển của truyện thiếu nhi sau 1975,
tuy có lúc thăng, lúc trầm và có những đề tài không phát triển rực rỡ bằng giai
đoạn trước nhưng nhìn một cách tổng quát vẫn có thể khẳng định truyện viết cho
các em sau 1975 khá phong phú, đa dạng trong cách khai thác đề tài, chủ đề, mở
ra khả năng bao quát những bức tranh sinh động về đời sống trẻ em.
Quan sát sự vận động của truyện viết cho thiếu nhi sau 1975, phần nào có
thể thấy quy luật vận động chung của mảng văn học này. Truyện viết cho các
28
em vẫn tiếp tục kế thừa những truyền thống của truyện viết cho thiếu nhi ở giai
đoạn trước, khai thác trẻ em trong đời sống lịch sử cách mạng và trong quan hệ
với nhà trường. Tuy vậy, nhìn từ phía hình thức, đó là sự kế tục các đề tài cũ
nhưng ngay cả trong những đề tài này cũng đã có những đổi mới trong cách khai
thác và thể hiện. Có thể nói bên cạnh những cái kế thừa không hoàn toàn cắt đứt
với truyền thống, truyện thiếu nhi sau 1975 đã vượt lên, chiếm lĩnh hiện thực đời
sống trẻ em, mở rộng phương diện khai thác, khám phá đa dạng, đa chiều từ
phạm vi đề tài đến sự vận động, biến đổi của đời sống tinh thần và thế giới nội
tâm của trẻ thơ. Từ sự tiếp cận trẻ em một cách đa dạng, đa chiều, các nhà văn
đã bộc lộ một cách nhìn mới, một quan niệm mới về trẻ em. Không phải nhìn trẻ
em trong một ý đồ áp đặt của người lớn mà xuất phát từ chính trẻ em để khám
phá chiều sâu tâm hồn và tính cách của các em.
1.2.2. Đề tài thiếu nhi trong văn xuôi Nguyễn Nhật Ánh
1.2.2.1. Mấy nét về nhà văn Nguyễn Nhật Ánh
Nguyễn Nhật Ánh sinh năm 1955 tại Quảng Nam. Thưở nhỏ ông theo học
tại các trường Tiểu La, Trần Cao Vân và Phan Chu Trinh. Từ năm 1973 Nguyễn
Nhật Ánh chuyển vào sống tại Sài Gòn, theo học ngành sư phạm. Anh đã từng
đi thanh niên xung phong, dạy học, làm công tác Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ
Chí Minh. Từ năm 1986 đến nay ông là phóng viên Nhật báo Sài Gòn Giải
Phóng, lần lượt viết về sân khấu, phụ trách mục tiểu phẩm, phụ trách trang thiếu
nhi và hiện nay là bình luận viên thể thao trên báo Sài Gòn Giải Phóng Chủ nhật
với bút danh Chu Đình Ngạn. Ngoài ra, Nguyễn Nhật Ánh còn phụ trách những
chuyên mục khác trên báo với những bút danh khác như: Anh Bồ Câu, Lê Duy
Cật, Đông Phương Sóc, Sóc Phương Đông,…
Đứng trước một thực tế là trẻ em ngày nay đã có nhiều biến đổi so với trẻ
em vài chục năm trước. Xã hội hiện đại cùng với những tiến bộ khoa học đã tạo
cho các em sự nhận thức mới mẻ và trình độ nhận thức sâu sắc. Điều này đòi hỏi
những người viết cho các em cũng phải cập nhật được những thông tin mới mẻ,
hiện đại. Trẻ em trong thế giới ngày nay tự tin và có khả năng phát triển tinh
29
thần mạnh mẽ đồng thời cũng có nhu cầu khám phá và hiểu biết về các lĩnh vực
khác nhau trong cuộc sống, trẻ em ngày nay không chỉ có trình độ cao hơn, rộng
hơn về mọi lĩnh vực mà còn biết đánh giá cách xử sự, ứng xử trong cuộc sống.
Do đó, một trong những vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự thành
bại của những người cầm bút là việc ý thức về đối tượng của mình. Sách viết
cho các em hôm nay phải đáp ứng được những yêu cầu mới: Phải có trình độ
cao hơn và rộng hơn, không chỉ về đời sống nội tâm đơn thuần mà còn là những
mặt đời sống xã hội, đời sống khoa học kỹ thuật,… Chính điều này góp phần
quyết định khả năng chiếm lĩnh cũng như cách khai thác hiện thực đời sống của
văn học. Nhà văn vừa có thể viết về cuộc sống trực tiếp của các em với những
điều diễn ra hàng ngày, vừa có thể viết về cuộc sống gia đình và xã hội với tính
chất bộn bề của nó. Trước hiện thực này, nhà văn buộc phải có những sự điều
chỉnh cho phù hợp với yêu cầu mới khi sáng tác cho các em.
Viết truyện cho thiếu nhi, Nguyễn Nhật Ánh là người xác định rất rõ về
đối tượng. Đối tượng ở đây được hiểu không chỉ là đối tượng để nhà văn nhìn
nhận, chiếm lĩnh, khám phá và thể hiện trong tác phẩm của mình mà còn là đối
tượng tiếp nhận tác phẩm . Hay nói cách khác, đối tượng miêu tả và đối tượng
tiếp nhận có cùng một trục cảm xúc, một chỗ giao thoa. Thực tế cho thấy, việc
xác định một cách rõ ràng đối tượng trong quá trình sáng tác đã góp phần chi
phối quá trình sáng tác và đem đến thành công cho các tác phẩm của nhà văn
chuyên viết cho thiếu nhi này.
Nhân vật trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh không chỉ có trẻ em mà còn
có cả người lớn nhưng người lớn xuất hiện trong truyện của anh với tần xuất
không cao như sự xuất hiện của nhân vật trẻ em. Sự xuất hiện của nhân vật
người lớn trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh cũng không phải là đối tượng trực
tiếp để nhà văn khám phá, thể hiện trong tác phẩm. Họ chỉ xuất hiện khi nhà văn
cần phản ánh những mối quan hệ của trẻ em với người lớn, hoặc khi cần thể hiện
tính cách của các nhân vật trẻ em trong sự tương tác đa chiều của môi trường
xung quanh. Truyện của Nguyễn Nhật Ánh đi sâu vào khai thác các nhân vật là
30
trẻ em thuộc các lứa tuổi khác nhau: từ lứa tuổi trung học cơ sở (Kính vạn hoa,
Bàn có năm chỗ ngồi, Chú bé rắc rối,…) đến lứa tuổi trung học phổ thông (Ngôi
trường mọi khi, Bong bóng lên trời,…) với cuộc sống, sinh hoạt cũng như các
mối quan hệ không kém phần phức tạp của các nhân vật trẻ em. Sự phản ánh của
tác giả ở đây không chỉ là dừng lại ở việc khai thác, phản ánh cuộc sống với
những mối quan hệ giữa các em với nhau mà còn trong truyện của anh, nhân vật
trẻ em còn có những mối quan hệ với người lớn (cha – mẹ, anh – chị, thầy –
cô,…). Song, tất cả những mối quan hệ ấy đều nhằm hướng vào việc khắc họa
rõ hơn tính cách và con người của các nhân vật trẻ em.
Về đối tượng tiếp nhận, trong suốt quá trình sáng tác của mình, việc xác định đối
tượng tiếp nhận là một yếu tố được nhà văn Nguyễn Nhật Ánh rất quan tâm và
đối tượng chủ yếu mà Nguyễn Nhật Ánh muốn hướng đến là bạn đọc nhỏ tuổi.
Nguyễn Nhật Ánh cũng từng nói rằng: “Đối tượng người đọc cũng là một yếu tố
quyết định số lượng sách được tiêu thụ. Chẳng hạn theo thống kê dân số ở Việt
Nam, phụ nữ bao giờ cũng đông hơn đàn ông nên người đọc Quỳnh Dao hẳn
đông hơn người đọc Kim Dung. Độc giả thiếu nhi thì càng đông hơn nữa, vì đối
tượng này không phân biệt nam hay nữ, cũng chưa phân hóa về sở thích và nhu
cầu thưởng thức như độc giả người lớn. Điều quan trọng là nhà văn cố viết sao
cho hay, cho hấp dẫn” [27]. Tuy nhiên, trong thực tế cần thấy rõ một điều rằng:
Một tác phẩm văn học đích thực sẽ không bó hẹp trong một phạm vi bạn đọc ở
một lứa tuổi, thời đại nhất định nào và trong những sáng tác của Nguyễn Ngọc
Ánh điều này cũng được thể hiện, có những truyện tuy viết cho các em nhưng
vẫn được người lớn đón nhận, ngược lại, có truyện anh muốn hướng đến bạn
đọc là người lớn nhưng vẫn thu hút được sự thích thú của các em mà hai tác
phẩm “Tôi là Bêtô” và “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” là một minh chứng.
Trong đó, “Tôi là Bêtô” vốn là tác phẩm viết cho các em nhưng người lớn cũng
thấy hứng thú khi đọc và “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” mặc dù ở trang bìa 4
của truyện , nhà văn có ghi: “Tôi viết cuốn sách này không dành cho trẻ em”
nhưng trong thực tế, các em lại rất thích đọc và cả hai truyện trên khi phát hành
31
đều giữ kỷ lục về số lượng sách bán ra trong năm.
Nguyễn Nhật Ánh hết sức thành công với những truyện viết về tuổi mới
lớn, mà tuổi mới lớn, như tên gọi của nó là lứa tuổi đã không còn là trẻ con
nhưng lại chưa thực sự trở thành người lớn. Chính vì vậy mà tâm lý và tính cách
của lứa tuổi này rất đặc biệt, nói rõ hơn là chưa định hình, nên khó nắm bắt. Bên
cạnh những thao tác văn chương thuần kỹ thuật, nhà văn viết truyện cho tuổi
mới lớn có lẽ cần nhiều hơn sự đồng cảm về mặt tâm hồn với đối tượng đặc biệt
này mới có thể tạo ra trước hết là sự tin cậy và kéo theo nó là sự chấp nhận của
bạn đọc. Từ việc xác định một cách rõ ràng về đối tượng, Nguyễn Nhật Ánh đã
tìm cho mình một cách viết để phù hợp với đối tượng của mình, anh tâm sự:
“Viết cho trẻ em, tôi quan niệm không nên viết quá nặng nề. Nhà văn phải là trụ
đỡ tinh thần của các em, giúp các em yên tâm và vui sống. Trẻ em khác người
lớn, tâm hồn mỏng manh, trong sáng như cây non, nhận thức chưa chín, kinh
nghiệm sống chưa có, đem giông bão đến cho các em để làm gì?” [28]. Vì vậy,
trong các sáng tác của mình, dù có viết về những nhân vật có số phận bất hạnh
như Hồng Hoa trong “Thiên thần nhỏ của tôi”, Thường trong “Bong bóng lên
trời”, Quỳnh trong “Thằng quỷ nhỏ”,… Người đọc vẫn không thấy sự tuyệt
vọng ở các nhân vật của anh mà thay vào đó là niềm tin vào cái đẹp và sự hy
vọng vào cuộc sống ở phía trước. Để thể hiện điều này, anh thường sử dụng
ngôn ngữ và hình ảnh phù hợp với nhận thức và tâm lý của trẻ em cùng với
giọng văn hài hước làm cho những câu chuyện trở nên nhẹ nhàng hơn.
Có thể nói, việc xác định đối tượng cho những sáng tác cũng như đề ra
những mục đích và không ngừng theo đuổi nó trong suốt quá trình sáng tác của
mình là một trong những yếu tố hết sức quan trọng để đưa đến những thành
công cho Nguyễn Nhật Ánh trong sự nghiệp viết văn. Và cũng chính điều này đã
góp phần tạo dựng được vị trí của nhà văn trong lòng người đọc, đặc biệt là đối
với những bạn đọc nhỏ tuổi.
1.2.2.2. Hành trình viết truyện cho thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh
Từ nhỏ, Nguyễn Nhật Ánh đã thích làm thơ. Nhiều bài thơ của anh được
32
đăng báo. Năm 13 tuổi, Nguyễn Nhật Ánh đã đăng bài thơ đầu tiên. Tác phẩm
đầu tiên in thành sách là một tập thơ: “Thành phố Tháng Tư” (in chung với Lê
Thị Kim), được Nhà xuất bản Tác phẩm Mới ấn hành năm 1984. Truyện dài đầu
tiên của anh là tác phẩm “Trước vòng chung kết” (Nhà xuất bản Măng Non,
1985). Hơn ba mươi năm trở lại đây anh tập trung viết văn xuôi.
Nói đến nhà văn Nguyễn Nhật Ánh là nói đến nhà văn chuyên viết truyện
cho lứa tuổi mới lớn. Sau tác phẩm “Trước vòng chung kết”, anh tiếp tục lần
lượt cho ra đời các truyện dài tiếp theo như: “Cô gái đến từ hôm qua”, “Đi qua
hoa cúc”, “Mắc biếc”, “Chuyện xứ Lang Biang”, “Cho tôi xin một vé đi tuổi
thơ”, “Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ”, “Ngồi khóc trên cây”, “Chúc một
ngày tốt lành”, “Bảy bước tới mùa hè”, “Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng”,
“Ngày xưa có một chuyện tình”,… Tính đến ngày 18 tháng 09 năm 2016,
Nguyễn Nhật Ánh đã cho ra đời khoảng 35 truyện dài, các truyện dài này được
các em, đặc biệt là các em đang ở lứa tuổi thiếu niên rất yêu thích. Phần lớn các
tác phẩm thuộc thể loại truyện này của anh đi sâu vào khai thác đời sống, sinh
hoạt của các em thiếu niên và ở đây, anh tỏ ra “là người viết có mối quan tâm và
sự hiểu biết về nhu cầu và tâm sinh lí của lứa tuổi” [29]. Cũng với các tác phẩm
này mà Nguyễn Nhật Ánh được mệnh danh là “nhà văn của tuổi mới lớn”. Có
được điều đó bởi trong những câu chuyện của mình, Nguyễn Nhật Ánh đã rất
khéo léo trong việc khai thác thế giới tâm lí của các em.
Một trong những đặc điểm và cũng là ưu điểm nổi bật trong các truyện dài
của Nguyễn Nhật Ánh là việc anh đã khai thác hết sức thành công phương diện
tình bạn và tình yêu của tuổi học trò. Có thể nói, Nguyễn Nhật Ánh là một trong
số ít các nhà văn Việt Nam khai thác thành công phương diện này, đó cũng là
cái mà các bạn đọc ở lứa “tuổi hoa” rất thích mà lại rất thiếu trong những trang
viết dành cho các em. Một lần nữa, vai trò của Nguyễn Nhật Ánh lại được nhắc
đến vì những tác phẩm viết về tình bạn – tình yêu tuổi học trò của anh đã góp
phần làm phong phú hơn diện mạo của mảng văn học thiếu nhi nước nhà trong
những năm qua. Chính vì vậy, từ khi các truyện dài của Nguyễn Nhật Ánh ra đời
33
cho đến nay đã nhiều lần tái bản, đặc biệt có truyện tái bản trên 20 lần so với số
lượng tương đối lớn nhưng vẫn được bạn đọc nhiệt tình đón nhận.
Năm 1900, truyện dài “Chú bé rắc rối” được Trung ương Đoàn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao giải thưởng Văn học Trẻ hạng A. Năm 1995,
anh được bầu chọn là nhà văn được yêu thích nhất trong hai mươi năm (1975 –
1995) qua cuộc trưng cầu ý kiến bạn đọc về các gương mặt trẻ tiêu biểu trên mọi
lĩnh vực của Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh và báo Tuổi Trẻ, đồng thời
được Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh chọn là một trong hai mươi nhà văn
trẻ tiêu biểu trong hai mươi năm (1975 – 1995).
Đặc biệt, vào thời kì mở cửa, sự giao lưu với nước ngoài cũng có ảnh
hưởng tới sáng tác văn học cho thiếu nhi. Với sự có mặt của những truyện nước
ngoài như Đôrêmon của nhà văn Nhật Bản Fujico Fujio, Tứ quái TKKG của nhà
văn Đức Stefan Wolf,… rất được các em yêu thích. Có thể nói, sự xuất hiện
những tác phẩm tiêu biểu đó vừa là sự thách thức cả tự ái dân tộc, tự ái nghề
nghiệp của các nhà văn trong nước. Nếu trước đó, hầu như chưa có nhà văn Việt
Nam nào nghĩ tới việc viết truyện liên hoàn nhiều tập thì sau khi truyện Tứ quái
TKKG có mặt, nhiều nhà văn Việt Nam tin rằng mình thừa sức viết như Stefan
Wolf và liên tiếp sau đó là sự ra đời của các truyện như “Thanh tra Ca – ta –
nhí” của Nguyễn Mạnh Tuấn, “Năm Sài Gòn” của Bùi Chí Vinh, “Sống sót vỉa
hè” của Võ Phi Hùng và đặc biệt là sự ra đời của bộ truyện “Kính vạn hoa” của
Nguyễn Nhật Ánh. Tập đầu tiên của bộ truyện “Kính vạn hoa” có nhan đề “Nhà
ảo thuật” ra đời vào năm 1995 và được bạn đọc trẻ tuổi hoan nghênh, sau đó các
tập tiếp theo của bộ truyện lần lượt ra đời. “Kính vạn hoa” được tác giả viết
từng cuốn có cốt truyện riêng nhưng nhân vật thì xuyên suốt và liên hoàn với
nhau. Từng truyện có tên riêng nên phải nghĩ tên chung cho cả truyện và anh đã
đặt “Kính Vạn Hoa” là tên cho bộ sách này. Khi được phỏng vấn trên Báo Lao
Động số ra ngày 29 – 05 – 2003, nhà văn giải thích: “Kính Vạn Hoa là đồ chơi
cho trẻ em mà bản thân tôi từ bé đã thích cho đến bây giờ. Sau một cái lắc nhẹ,
hằng hà sa số các bông hoa lần lượt xuất hiện. Tôi thầm mong mỗi cuốn sách
34
của mình cũng như vậy. Sau mỗi cuốn, một câu chuyện mới cho các em lại hiện
ra, hấp dẫn và đầy màu sắc”. Năm 2003, bộ truyện nhiều tập “Kính Vạn Hoa”
này được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao huy chương
“Vì thế hệ trẻ” và được Hội Nhà văn Việt Nam trao tặng thưởng. “Kính Vạn
Hoa” là bộ sách giữ kỉ lục về số lượng xuất bản của Nhà xuất bản Kim Đồng.
Đến năm 1998, Nguyễn Nhật Ánh được Nhà xuất bản Kim Đồng trao giải
thưởng dành cho nhà văn có sách bán chạy nhất.
Vào đầu những năm 2000, truyện dịch đang rất phổ biến ở Việt Nam, đặc
biệt là bộ truyện giả tưởng nổi tiếng gây “cơn sốt” và làm say mê hàng triệu trẻ
em toàn thế giới đó là “Harry Potter” của nữ văn sĩ J.K.Rowling nhưng đối với
các nhà văn Việt Nam việc sáng tác truyện giả tưởng lúc này đang còn rất xa lạ.
Trước tình hình ấy, Nguyễn Nhật Ánh lại là một trong số những nhà văn trăn
trở, tìm tòi để cho ra đời câu chuyện “phù thủy” của người Việt Nam và
“Chuyện xứ Lang Biang” ra đời.
Được gợi ý từ bộ truyện “Harry Potter” nhưng “Chuyện xứ Lang Biang”
lại mang đậm phong cách của Nguyễn Nhật Ánh và đã để lại dấu ấn riêng. “Rõ
ràng Nguyễn Nhật Ánh chịu ảnh hưởng của J.K.Rowling nhưng Nguyễn Nhật
Ánh không bị “bóng đè” [30]. Bản thân tác giả cũng không cho rằng “Chuyện
xứ Lang Biang” là sự “chạy theo trào lưu” mà anh muốn thiếu nhi Việt Nam
được đọc những câu chuyện thần thoại do chính các nhà văn Việt Nam viết. Với
sự ra đời của tác phẩm này, Nguyễn Nhật Ánh hi vọng đây sẽ là bước khởi đầu
cho những tác phẩm mới với nội dung và cách thể hiện phong phú, đa dạng và
hấp dẫn. Trong một lần trả lời phỏng vấn, anh tâm sự: “Tôi muốn đem lại nhiều
tác phẩm cho trẻ em khi trào lưu truyện dịch ở ta đang nở rộ. Nhưng trách
nhiệm và tự ái của một nhà văn nội không cho phép mình chịu thua” [31].
Tác phẩm “Chuyện xứ Lang Biang” nói về hai cậu bé lạc vào thế giới phù
thủy. Có thể nói, đây là lần đầu tiên anh viết một bộ truyện hoàn toàn dựa trên
trí tưởng tượng. Để viết bộ truyện này, Nguyễn Nhật Ánh đã gặp khá nhiều
thách thức. Về sáng tạo, nhà văn đã phải vận dụng và khai thác tối đa trí tưởng
35
tượng để xây dựng các tình tiết một cách hợp lý. Các chi tiết cũng phải được sắp
xếp theo một bố cục chặt chẽ và logic. Nhà văn tâm sự ông đã phải mất nữa năm
tìm tài liệu trên mạng Internet và đọc các loại sách liên quan như Phù thủy và
pháp sư, Ma thuật và thuật phù thủy ở Philippin, các huyền thoại Phương Đông,
Thần thoại Hy Lạp và La Mã, một số vấn đề phát triển kinh tế xã hội buôn làng
các dân tộc Tây Nguyên, Họ và tên người Việt Nam, các dân tộc ít người Việt
Nam, các nền văn minh Cổ đại,… Truyện mang tính nhân bản sâu sắc ở việc đề
cao những giá trị cao đẹp của tình bạn, được thể hiện qua những khó khăn và
thử thách. Nhà văn chủ trương không xây dựng hình tượng anh hùng cá nhân
như hầu hết các truyện nước ngoài khác. Đây cũng chính là một trong những
điểm đặc trưng rõ nét của truyện Nguyễn Nhật Ánh.
Tác phẩm còn thu hút đọc giả bởi sự gần gũi và thân thuộc đậm bản chất
văn hóa Việt. Tên các nhân vật bề ngoài có vẻ mang đậm màu sắc Tây Nguyên
nhưng lại chứa đựng yếu tố hài hước như Hailixiro, Kemli Trinh, Bolobala,
Haifai,… Và đặc biệt là địa danh Lang Biang, mặc dù Lang Biang trong truyện
là của một thế giới hoàn toàn khác. Ý định của tác giả là muốn mang yếu tố khác
lạ cho câu chuyện, đồng thời vẫn giữ được bản sắc truyền thống của Việt Nam.
Sau “Chuyện xứ Lang Biang”, tác phẩm tiếp theo của anh là bút kí của một chú
chó có tên “Tôi là Bêtô”. Tác phẩm ra đời năm 2007, khác với những tác phẩm
trước đó như “Kính Vạn Hoa”, “Chuyện xứ Lang Biang”,… “Tôi là Bêtô” đã
xâu chuỗi những câu chuyện được kể dưới con mắt quan sát và suy nghĩ của một
chú chó tên là Bêtô. Câu chuyện xoay quanh cuộc sống của Bêtô với chị Ni –
chủ của chú, với Binô, Laica, Lão Hiếng – những đồng loại và cũng là những
người bạn của chú. Thông qua những mẫu đối thoại, những tình huống và cách
cư xử đời thường, giản dị tác phẩm “Tôi là Bêtô” đã gửi gắm những thông điệp
hữu ích không chỉ với trẻ em mà còn cả người lớn về tình bạn, về mối quan hệ
với những người thân trong gia đình.
Năm 2008, là năm được ghi nhận sự khởi sắc của văn học thiếu nhi, đặc
biệt là năm xuất hiện nhiều tác phẩm viết cho thiếu nhi của các cây bút nữ
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY

More Related Content

What's hot

Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết Thiện
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết ThiệnSự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết Thiện
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết ThiệnMan_Ebook
 
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT nataliej4
 
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh thái
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh tháiLuận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh thái
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh tháinataliej4
 
KHÓA LUẬN ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT TRINH THÁM HIGASHINO KEIGO 5652858.pdf
KHÓA LUẬN ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT TRINH THÁM HIGASHINO KEIGO 5652858.pdfKHÓA LUẬN ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT TRINH THÁM HIGASHINO KEIGO 5652858.pdf
KHÓA LUẬN ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT TRINH THÁM HIGASHINO KEIGO 5652858.pdfNuioKila
 
Trữ tình trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh 30 năm đầu thế kỷ XX
Trữ tình trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh 30 năm đầu thế kỷ XXTrữ tình trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh 30 năm đầu thế kỷ XX
Trữ tình trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh 30 năm đầu thế kỷ XXDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424nataliej4
 

What's hot (20)

Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
 
Luận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAYLuận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
 
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết Thiện
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết ThiệnSự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết Thiện
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết Thiện
 
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIXLuận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
 
Khóa Luận văn học về Mộng trong thơ của Tản Đà
Khóa Luận văn học về Mộng trong thơ của Tản ĐàKhóa Luận văn học về Mộng trong thơ của Tản Đà
Khóa Luận văn học về Mộng trong thơ của Tản Đà
 
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốcLuận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
 
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của ngườiLuận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người
 
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
 
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh thái
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh tháiLuận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh thái
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh thái
 
KHÓA LUẬN ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT TRINH THÁM HIGASHINO KEIGO 5652858.pdf
KHÓA LUẬN ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT TRINH THÁM HIGASHINO KEIGO 5652858.pdfKHÓA LUẬN ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT TRINH THÁM HIGASHINO KEIGO 5652858.pdf
KHÓA LUẬN ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT TRINH THÁM HIGASHINO KEIGO 5652858.pdf
 
Luận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAY
Luận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAYLuận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAY
Luận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAY
 
Luận văn: Truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
Luận văn: Truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đLuận văn: Truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
Luận văn: Truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
 
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh ChâuLuận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
 
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOTLuận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
 
Trữ tình trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh 30 năm đầu thế kỷ XX
Trữ tình trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh 30 năm đầu thế kỷ XXTrữ tình trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh 30 năm đầu thế kỷ XX
Trữ tình trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh 30 năm đầu thế kỷ XX
 
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp, HAY
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp, HAYLuận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp, HAY
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp, HAY
 
Luận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đ
Luận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đLuận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đ
Luận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đ
 
Luận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đ
Luận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đLuận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đ
Luận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đ
 
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
 
Luận án: Ba mô hình truyện lịch sử trong văn xuôi hiện đại Việt Nam
Luận án: Ba mô hình truyện lịch sử trong văn xuôi hiện đại Việt NamLuận án: Ba mô hình truyện lịch sử trong văn xuôi hiện đại Việt Nam
Luận án: Ba mô hình truyện lịch sử trong văn xuôi hiện đại Việt Nam
 

Similar to Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY

Nghiên cứu yếu tố Kỳ Ảo qua cách sử dụng từ điểm âm trong Truyền Kỳ Mạn Lục c...
Nghiên cứu yếu tố Kỳ Ảo qua cách sử dụng từ điểm âm trong Truyền Kỳ Mạn Lục c...Nghiên cứu yếu tố Kỳ Ảo qua cách sử dụng từ điểm âm trong Truyền Kỳ Mạn Lục c...
Nghiên cứu yếu tố Kỳ Ảo qua cách sử dụng từ điểm âm trong Truyền Kỳ Mạn Lục c...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệpLiên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệpMan_Ebook
 
Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết sương mù tháng giêng của uông triều (2017...
Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết sương mù tháng giêng của uông triều (2017...Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết sương mù tháng giêng của uông triều (2017...
Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết sương mù tháng giêng của uông triều (2017...Man_Ebook
 
Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705
Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705
Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705Garment Space Blog0
 

Similar to Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY (20)

Nghiên cứu yếu tố Kỳ Ảo qua cách sử dụng từ điểm âm trong Truyền Kỳ Mạn Lục c...
Nghiên cứu yếu tố Kỳ Ảo qua cách sử dụng từ điểm âm trong Truyền Kỳ Mạn Lục c...Nghiên cứu yếu tố Kỳ Ảo qua cách sử dụng từ điểm âm trong Truyền Kỳ Mạn Lục c...
Nghiên cứu yếu tố Kỳ Ảo qua cách sử dụng từ điểm âm trong Truyền Kỳ Mạn Lục c...
 
Luận văn: Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kỳ đổi mới của Nguyễn Khải
Luận văn: Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kỳ đổi mới của Nguyễn KhảiLuận văn: Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kỳ đổi mới của Nguyễn Khải
Luận văn: Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kỳ đổi mới của Nguyễn Khải
 
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệpLiên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
 
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản, HAY
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản, HAYLuận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản, HAY
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản, HAY
 
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bảnLuận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
 
Luận văn: Nguồn mạch dân gian trong bối cảnh hiện đại, HAY
Luận văn: Nguồn mạch dân gian trong bối cảnh hiện đại, HAYLuận văn: Nguồn mạch dân gian trong bối cảnh hiện đại, HAY
Luận văn: Nguồn mạch dân gian trong bối cảnh hiện đại, HAY
 
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY, 9đ
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY, 9đLuận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY, 9đ
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY, 9đ
 
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAYLuận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY
 
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và InrasaraLuận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara
 
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAY
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAYLuận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAY
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAY
 
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca TàyẢnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
 
Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết sương mù tháng giêng của uông triều (2017...
Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết sương mù tháng giêng của uông triều (2017...Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết sương mù tháng giêng của uông triều (2017...
Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết sương mù tháng giêng của uông triều (2017...
 
Luận án: Đặc điểm hồi kí văn học Việt Nam (1975 - 2010), HAY
Luận án: Đặc điểm hồi kí văn học Việt Nam (1975 - 2010), HAYLuận án: Đặc điểm hồi kí văn học Việt Nam (1975 - 2010), HAY
Luận án: Đặc điểm hồi kí văn học Việt Nam (1975 - 2010), HAY
 
Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705
Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705
Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705
 
Luận văn: Thi pháp chân không trong tiểu thuyết Kawabata Yasunari
Luận văn: Thi pháp chân không trong tiểu thuyết Kawabata YasunariLuận văn: Thi pháp chân không trong tiểu thuyết Kawabata Yasunari
Luận văn: Thi pháp chân không trong tiểu thuyết Kawabata Yasunari
 
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
 
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
 
Luận văn: Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Luận văn: Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đạiLuận văn: Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Luận văn: Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
 
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đạiThơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
 
Bút pháp tả cảnh ngụ tình từ Chinh phụ ngâm khúc đến Truyện Kiều
Bút pháp tả cảnh ngụ tình từ Chinh phụ ngâm khúc đến Truyện KiềuBút pháp tả cảnh ngụ tình từ Chinh phụ ngâm khúc đến Truyện Kiều
Bút pháp tả cảnh ngụ tình từ Chinh phụ ngâm khúc đến Truyện Kiều
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 

Recently uploaded (20)

Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 

Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY

  • 1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐOÀN QUỐC PHƯƠNG PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH Chuyên ngành: LÝ LUẬN VĂN HỌC Học mã số: LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. TRẦN THÁI HỌC HUẾ, NĂM 2017
  • 2. Lời cam đoan Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa được công bố ở bất kỳ công trình nào khác. Họ và tên tác giả Đoàn Quốc Phương
  • 3. Lời cảm ơn Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Ngữ văn, Phòng Đào tạo Sau Đại học Trường Đại học sư phạm Huế. Tôi xin trân trọng cảm ơn các bậc Giáo sư, Tiến sĩ đã nhiệt tình giảng dạy và gợi mở cho tôi nhiều ý kiến quý báu trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. Đặc biệt, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS. Trần Thái Học – Người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành luận văn. Xin cảm ơn những người thân, gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi trong thời gian học tập và thực hiện luận văn. Đoàn Quốc Phương
  • 4. MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 3 2.1. Những công trình nghiên cứu liên quan gián tiếp đến đề tài................. 3 2.2. Những công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến đề tài.................. 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 6 3.1. Đối tượng nhiên cứu............................................................................... 6 3.2. Phạm vi nghiên cứu................................................................................ 6 4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 7 5. Đóng góp của luận văn.................................................................................. 7 6. Cấu trúc của luận văn.................................................................................... 8 B. PHẦN NỘI DUNG........................................................................................... 9 CHƯƠNG 1: QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VÀ VĂN XUÔI VIẾT VỀ ĐỀ TÀI THIẾU NHI CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH................................................ 13 1.1. Quan niệm nghệ thuật .............................................................................. 13 1.1.1. Khái niệm về “Quan niệm nghệ thuật”............................................. 13 1.1.2. Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh .................................. 14 1.2. Văn xuôi viết về đề tài thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh ......................... 15 1.2.1. Đề tài thiếu nhi trong văn xuôi Việt Nam đương đại........................ 15 1.2.2. Đề tài thiếu nhi trong văn xuôi Nguyễn Nhật Ánh........................... 28 1.3. Văn xuôi viết về đề tài thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh trong không gian văn hóa Việt Nam đương đại CHƯƠNG 2: PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH - NHÌN TỪ NHÂN VẬT, KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT 2.1. Thế giới nhân vật trong văn xuôi viết về đề tài thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh.................................................................................................................. 41 2.1.1. Các kiểu nhân vật.............................................................................. 41 2.1.1.1. Thế giới nhân vật phù thủy
  • 5. 2.1.1.2. Thế giới trẻ em bất hạnh đáng thương............................................45 2.1.1.3. Thế giới nhân vật trẻ em được sống đầy đủ, hạnh phúc ................. 48 2.1.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh ..................................................................................................... 50 2.1.2.1. Miêu tả nhân vật qua ngoại hình.................................................... 51 2.1.2.2. Miêu tả nhân vật qua biểu hiện nội tâm ........................................ 54 2.1.2.3. Miêu tả nhân vật qua hành động ................................................... 56 2.2. Không gian nghệ thuật trong văn xuôi viết về đề tài thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh ......................................................................................................... 58 2.2.1. Không gian ma quái, kỳ ảo ............................................................... 58 2.2.2. Không gian gia đình.......................................................................... 60 2.2.3. Không gian trường học ..................................................................... 61 2.3. Thời gian nghệ thuật trong văn xuôi viết về đề tài thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh ......................................................................................................... 63 2.3.1. Thời gian hiện thực hàng ngày.......................................................... 64 2.3.2. Thời gian hồi tưởng........................................................................... 65 CHƯƠNG 3: PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH – NHÌN TỪ NGÔN NGỮ, GIỌNG ĐIỆU ........................................................... 68 3.1. Ngôn ngữ văn xuôi của Nguyễn Nhật Ánh.............................................. 68 3.1.1. Ngôn ngữ đối thoại............................................................................ 69 3.1.2. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm.............................................................. 71 3.2. Giọng điệu văn xuôi của Nguyễn Nhật Ánh............................................ 73 3.2.1. Giọng điệu tinh nghịch, hóm hỉnh 74 3.2.2. Giọng điệu suy tư, triết lí .................................................................. 76 C. KẾT LUẬN ................................................................................................... 16 D: TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 6. 1 A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Trong nghiên cứu văn học, tìm hiểu về phong cách là việc làm luôn có ý nghĩa thiết thực. Bởi xét đến cùng, lịch sử văn học chính là lịch sử của những phong cách. Tiến trình văn học, ở một gốc độ nhất định, được đánh dấu bằng những nhà văn kiệt xuất với phong cách độc đáo của họ. Trong ba cấp độ: Phong cách thời đại, phong cách tác phẩm, phong cách tác giả; phong cách tác giả thường được chú ý hơn cả. Thực tế văn học cho thấy, phong cách thời đại và phong cách nhà văn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Phong cách thời đại ảnh hưởng sâu sắc đến nhà văn và ngược lại, sự độc đáo của phong cách nhà văn sẽ làm cho văn học thời đại thêm phong phú. Còn phong cách tác phẩm chính là phong cách của nhà văn thể hiện trong một tác phẩm cụ thể. Vậy phong cách nghệ thuật là gì? Theo Từ điển Tiếng Việt: “Phong cách là những đặc điểm có tính chất hệ thống về tư tưởng nghệ thuật, biểu hiện trong sáng tác của một nghệ sĩ hay trong các sáng tác nói chung thuộc cùng một thể loại (nói tổng quát). Phong cách một nhà văn, Phong cách văn học nghệ thuật” [1]. 1.2. Theo quan điểm của Lý luận văn học truyền thống, Nhà văn phải có nghĩa vụ phản ánh hiện thực khách quan như nó tồn tại. Chú trọng miêu tả con người gắn với hoàn cảnh, tính cách con người bị quy định bởi hoàn cảnh. Với đặc trưng phản ánh cuộc sống bằng hình tượng cảm quan sinh động và cụ thể, mang dấu ấn chủ quan của người nghệ sĩ; văn học là tấm gương phản chiếu xã hội, là sản phẩm của sự nhận thức thẩm mỹ của chủ thể sáng tạo. Đối với các bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực, phản ánh hiện thực có nghĩa là tìm kiếm các giá trị nhận thức, đạo đức, thẩm mỹ của đời sống, lột trần các dối trá, phơi bày mọi ung nhọt, xé toạt mọi mặt nạ, là dấn thân vào tiến trình tiến bộ của xã hội. Các tư tưởng đó đã diễn đạt khá đúng và hay về mối quan hệ giữa văn học và đời sống lịch sử trên tầm vĩ mô, nghĩa là toàn bộ các sự kiện, nhân vật, tư tưởng,
  • 7. 2 tình cảm thể hiện trong văn học nghệ thuật đều là sự phản ánh của đời sống xã hội. Cho dù quan niệm phương Đông xưa xem văn học là dùng để nói chí, hoặc chủ nghĩa lãng mạn phương Tây xem văn học là biểu hiện tình cảm, khát vọng chủ quan của con người thì cái chí ấy, cái tình cảm ấy cũng đều là phản ánh đời sống xã hội. Qua đây chúng ta thấy văn học đã đề cao tính hiện thực (tức là tính nội dung) mà ít quan tâm đến phong cách, cá tính sáng tạo của nhà văn. Chưa đề cao vai trò, ý nghĩa của phong cách nghệ thuật. 1.3. Theo quan điểm của Lý luận văn học hiện đại, tác phẩm văn học như là quá trình không phải là tính hiện thực mà là tính kí hiệu là thuộc tính bản thể. Theo Ferdinand de Saussure ngôn ngữ là kí hiệu. Văn học sử dụng ngôn ngữ làm chất liệu nên văn học là kí hiệu và bản chất của văn học là giao tiếp. Nhìn từ lý thuyết kí hiệu học quá trình văn học gồm hai quá trình: Thứ nhất đó là quá trình lập mã hay quá trình sáng tác qua đây thể hiện cá tính sáng tạo của nhà văn; thứ hai là quá trình giải mã hay là quá trình tiếp nhận. Qua đây ta thấy phong cách nghệ thuật bao gồm phong cách nghệ thuật do nhà văn sáng tạo và phong cách nghệ thuật do người đọc thiết lập và định vị cho tác giả. Như vậy, nghiên cứu phong cách nghệ thuật hay cá tính sáng tạo là vấn đề luôn luôn mang tính chất thời sự. Nghiên cứu văn học hôm nay đã có những bước đột phá mới mẻ với sự xuất hiện của nhiều lý thuyết: Thi pháp học, Tự sự học, Kí hiệu học, Chủ nghĩa hiện sinh, Chủ nghĩa hình thức, Chủ nghĩa hậu hiện đại,… Vì vậy, vấn đề phong cách – đặc biệt là vấn đề cá tính sáng tạo của nhà văn không bao giờ cũ, nó vẫn luôn được đề cập đến ở phương diện này hay phương diện khác, bằng cách này hay cách khác trong lý luận văn học. 1.4. Nguyễn Nhật Ánh cũng chính là tên thật của nhà văn. Anh sinh năm 1955 tại Quảng Nam. Từ năm 1973 sống tại Thành phố Hồ Chí Minh. Theo học ngành sư phạm, tốt nghiệp năm 1976. Từng đi Thanh niên xung phong, dạy học và phụ trách câu lạc bộ thiếu nhi. Từ năm 1986 đến nay là phóng viên báo Sài Gòn Giải Phóng. Tác phẩm đầu tiên in thành sách là một tập thơ: Thành phố
  • 8. 3 Tháng Tư, Nhà xuất bản Tác Phẩm Mới, 1984 (in chung với Lê Thị Kim). Truyện dài đầu tiên: Trước vòng chung kết, Nhà xuất bản Măng Non, 1984. Từ đây nhà văn thiên viết về văn xuôi, chuyên viết về đề tài thanh thiếu niên. Bên cạnh 5 tập thơ, 30 tập truyện tranh, 12 tập kịch bản phim, anh đã xuất bản khoảng 100 đầu sách văn xuôi về đề tài thanh thiếu niên, ví như bộ 23 quyển cho tuổi mới lớn và các bộ nhiều tập khác như Kính vạn hoa, Chuyện xứ Lang biang,… Ngoài ra, anh còn in 3 tập bình luận thể thao và 50 tập tư vấn tình yêu dưới các bút danh khác. Anh thuộc số người viết có bút lực dồi dào vào bậc nhất Việt Nam và là người gánh sứ mệnh lịch sử - người giữ lửa cho văn học thiếu nhi Việt Nam suốt thời kì đổi mới và hội nhập. Năm 2003 được Trung ương Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh trao huy chương “Vì Thế hệ trẻ”. Năm 2005 được Thành phố trao danh hiệu “Gương mặt tiêu biểu của Thành phố trong 30 năm” (1975-2005). Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh có lẽ là một trong số rất ít những nhà văn Việt Nam hiện đại, sống tốt bằng nghề viết của mình. Qua quá trình tìm hiểu nghiên cứu chúng tôi nhận thấy nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã chọn thể loại văn xuôi viết về đề tài thiếu nhi. Với đề tài này nhà văn đã tạo được dấu ấn, phong cách riêng cho mình và đã trở thành “hiện tượng Nguyễn Nhật Ánh”. Và với đề tài này nhà văn đã có sự đóng góp đáng kể cho nền văn học Việt Nam đương đại ( ở mảng văn học thiếu nhi). 1.5. Với những lí do trên khiến cho đề tài mà chúng tôi lựa chọn là “Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh”, mang tính thời sự và chứa đựng các tình huống khoa học. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Những công trình nghiên cứu liên quan gián tiếp đến đề tài Những vấn đề về phong cách đã được bàn đến trong nhiều công trình của các tác giả trên thế giới và trong nước. Trên thế giới, có thể kể đến công trình nổi tiếng như: “Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học” của M.B.Khrachenko; Các công trình của M.Bakhtin: “Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Những vấn đề thi pháp Đốtxtôiépxki”.
  • 9. 4 Ở trong nước, ngoài Giáo trình lý luận văn học của các tác giả Lê Đình Kỵ, Phương Lựu, Nguyễn Văn Hạnh, Hà Minh Đức,… các Cuốn Từ điển văn học, Từ điển thuật ngữ văn học, Giáo trình về thi pháp học của Giáo sư Trần Đình Sử phải kể đến các công trình nghiên cứu phong cách nhà văn tiêu biểu như “Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn”; “Nhà văn – tư tưởng – phong cách” của Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh, “Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong truyện Kiều” của Phan Ngọc,… Những năm gần đây, có thêm các chuyên luận nghiên cứu phong cách tác giả và phong cách thời đại: “Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu” của Tôn Phương Lan, “Phong cách văn xuôi Nguyễn Khải” của Tuyết Nga, “Phong cách văn xuôi Thạch Lam” của Nguyễn Thành Thi và “Phong cách thời đại nhìn từ một thể loại văn học” của Nguyễn Khắc Sính,… 2.2. Những công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến đề tài Thành công của Nguyễn Nhật Ánh không chỉ vì ông viết cho thiếu nhi, thông qua không gian của tuổi thơ ông viết cho tất cả đối tượng bạn đọc. Trong một cuộc hội thảo về Nguyễn Nhật Ánh được Trường Đại học sư phạm Hà Nội và Trung tâm Ngôn ngữ và Văn học - Nghệ thuật Trẻ em tổ chức năm 2015 tại Hà Nội, giới nghiên cứu, phê bình văn học đã đánh giá rất cao về Nguyễn Nhật Ánh. PGS.TS Văn Giá cho rằng: “Nói Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn thiếu nhi e chừng cái danh xưng ấy trở nên quá chật chội với nhà văn này. Anh là người viết nhiều, và viết hay. Anh viết cho thiếu nhi, và không chỉ thiếu nhi. Thực ra, anh viết cho tất thảy người lớn - những người đã từng có một thuở thiếu nhi, và đang còn giữ được con người trẻ thơ trong tâm hồn. Anh viết cho tất cả. Và anh thuộc về tất cả”. GS.TS Lê Huy Bắc thì cho rằng: “Có thể nói, viết truyện thiếu nhi vốn đã khó nhưng để thành công như Nguyễn Nhật Ánh thì tiềm lực văn hóa có lẽ cần gấp bội phần khi viết các loại truyện cho những đối tượng khác. Nhà văn chứng tỏ được điều, thế giới con người dù già hay trẻ cũng đều cần chút “gia vị” tuổi thơ. Những ai đánh mất tuổi thơ thì không thể tìm thấy được hạnh phúc ở thực
  • 10. 5 tại và tội ác thường có nguồn gốc từ những sai lạc từ tuổi thơ mà không kịp thời điều chỉnh. Đến đây ta thấy, Nguyễn Nhật Ánh còn là môn đồ xuất sắc của nhà phân tâm học Sigmund Freud, và những ai trót lỡ đánh mất tuổi thơ thì có thể quay tìm lại, dẫu đã muộn, trên những trang viết ma mị nhưng thấm đẫm tình người của ông”. Vân Thanh, nhà nghiên cứu văn học thiếu nhi, trên Tạp chí Văn học đã từng nhận xét: “Truyện của Nguyễn Nhật Ánh có khả năng đi vào lòng người bởi tình cảm nồng hậu của tác giả đối với các lứa tuổi trẻ thơ mà anh luôn yêu quý và tôn trọng. Có trái ngược chăng, ở tuổi trưởng thành, Nguyễn Nhật Ánh đã phải chịu đựng biết bao gian lao, vất vả và cay đắng, nhưng viết về lứa tuổi này, anh lại không hề đi vào những chua chát, mỉa mai, oán hận đời. Anh luôn muốn truyền cho các em lòng tin vào cuộc sống và nghị lực vượt mọi khó khăn”. Lòng tin yêu cuộc sống và nghị lực vượt khó khăn là những đức tính tốt đẹp của thiếu nhi đã được nhà văn Nguyễn Nhật Ánh truyền tải qua câu chuyện của mình một cách gần gũi với thiếu nhi nhất. Lê Phương Liên trong bài viết Văn xuôi và trẻ em đã nhận xét: “Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh là một tác giả thành công với bạn đọc trẻ, anh là người có một “khóe văn” riêng. Anh chiếm được tình cảm của hàng triệu người đọc cũng không ngoài quy luật tự sự và đối thoại nội tâm của tuổi thơ, không ngoài sự tự phát hiện ra chất hài hước của chính mình”. Nhà văn Lê Minh Khuê trên báo Tiền Phong đã nhận xét: “Nguyễn Nhật Ánh trong sáng từ cách nghĩ, cách cảm, từ ngôn ngữ đối thoại, từ cách miêu tả đến xây dựng nhân vật. Tất cả đều đầy sức khơi gợi tới cái đẹp. Anh khơi dậy sự tự tin, tin vào sức mạnh của trí tuệ, tin vào con đường của mỗi người trong đời. Tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh in hàng chục ngàn bản mỗi cuốn, là sự chờ đợi háo hức như chờ đợi người “hò hẹn” của các em. Mấy ai được hạnh phúc như anh”. Nhà văn có một khoảng trời riêng và thực sự làm chủ khoảng đất sáng tạo của mình đó chính là lý do người đọc háo hức chờ đón tác phẩm mới của Nguyễn Nhật Ánh”.
  • 11. 6 Qua quá trình thu thập tài liệu, người viết nhận thấy nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã tạo được một chỗ đứng khá vững chãi trong lòng bạn đọc, đồng nghiệp, trong nền văn học Việt Nam đương đại. Tuy nhiên, chưa có một công trình nào đem lại cái nhìn toàn diện về phong cách nghệ thuật nói chung, phong cách văn xuôi nói riêng của Nguyễn Nhật Ánh. Với lí do đó, trên cơ sở tiếp thu thành quả của những người đi trước, chúng tôi chọn đề tài “Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh” với mong muốn làm sáng rõ cá tính sáng tạo của nhà văn ở mảng văn xuôi viết về đề tài thiếu nhi, góp phần đem lại một cái nhìn toàn diện hơn về nhà văn này. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nhiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu các phương diện nổi bật trong nội dung, hình thức ở các tác phẩm văn xuôi của Nguyễn Nhật Ánh góp phần làm nên phong cách của nhà văn. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài này, luận văn tập trung khảo sát những tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Nhật Ánh như : Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh ( truyện dài, 24/10/2010) Chuyện xứ Lang Biang (Bộ truyện 4 phần, 2004- 2006) Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ (Truyện, 1/2008) Tôi là Bêtô (Truyện, 4/4/2007) Đảo mộng mơ (Truyện, 21/10/2009) Chú bé rắc rối (Truyện dài, 1989) Lá nằm trong lá (Truyện dài, 24/09/2011) Mắt biếc (Truyện, 1990) Bàn có năm chỗ ngồi (Truyện dài, 1987) Kính Vạn Hoa (Bộ truyện 54 tập, 1995 – 2002) Những cô em gái (Truyện dài, 07/05/2000) Bong bóng lên trời (Truyện dài, 1991)
  • 12. 7 Ngày xưa có một chuyện tình (Truyện dài, 18/09/2016) Và một số tác phẩm khác. 4. Phương pháp nghiên cứu Quá trình triển khai nghiên cứu, chúng tôi sử dụng một số phương pháp và thủ pháp sau đây: 4.1. Phân tích – tổng hợp: Sử dụng để phân tích tác phẩm trên các phương diện nội dung và hình thức, nhất là những dẫn chứng minh họa, từ đó tổng hợp, khái quát theo các bình diện nghiên cứu đề tài. 4.2. So sánh – đối chiếu: (Theo hai hướng: đồng đại và lịch đại) - Về đồng đại: Để làm rõ những nét nổi bật, độc đáo của phong cách văn xuôi viết về đề tài thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh, người viết so sánh văn xuôi Nguyễn Nhật Ánh với thơ, báo chí; văn xuôi Nguyễn Nhật Ánh với văn xuôi của các tác giả cùng thời. Qua đó tìm nét tương đồng, nhất là nét khác biệt của nhà văn. - Về lịch đại: So sánh, đối chiếu mảng văn xuôi của Nguyễn Nhật Ánh trên trục thời gian trong hành trình sáng tác để thấy được sự đa dạng mà thống nhất của phong cách. 4.3. Thống kê – phân loại: Thống kê các yếu tố thuộc nội dung và hình thức văn xuôi , từ đó phân loại để chỉ ra dấu ấn phong cách Nguyễn Nhật Ánh. 4.4. Cấu trúc – hệ thống: Những đặc sắc trong tư tưởng nghệ thuật bao giờ cũng có sự thống nhất trong chỉnh thể toàn vẹn của nó. Phong cách tác giả là một chỉnh thể và nó biểu hiện trong sáng tác ở cả hai mặt nội dung và hình thức. Ngoài ra, chúng tôi còn vận dụng một số lý thuyết liên ngành như: Thi pháp học, Mỹ học tiếp nhận, Tâm lý học,… 5. Đóng góp của luận văn 5.1. Về mặt lý luận: Luận văn làm rõ biểu hiện phong cách của nhà văn Nguyễn
  • 13. 8 Nhật Ánh trong việc thể hiện quan niệm và sự vận động trong nội hàm khái niệm phong cách nghệ thuật. 5.2. Về mặt thực tiễn: Luận văn tìm hiểu, phát hiện sự độc đáo của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh ở mảng văn xuôi viết về đề tài thiếu nhi. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn được triển khai trong ba chương: Chương I: Quan niệm nghệ thuật và văn xuôi viết về đề tài thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh Chương II: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh – nhìn từ nhân vật, không gian và thời gian nghệ thuật Chương III: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh - ngôn ngữ, giọng điệu
  • 14. 9 B. PHẦN NỘI DUNG Trong đời sống, phong cách được hiểu như những đặc điểm riêng độc đáo của một người nào đó trong hành vi ứng xử, trong công việc (Phong cách sống, phong cách làm việc, phong cách công tác,…). Phong cách cũng có thể hiểu như là cách thức: “Phong cách (style) là cách viết hoặc kể một nội dung nào đó theo một cách thức (way) đặc biệt”. Có khi phong cách được hiểu như khả năng biểu hiện nghệ thuật ấn tượng, độc đáo của một nghệ sĩ (Phong cách biểu diễn). Dù là đặc điểm riêng, cách thức thực hiện hay khả năng biểu hiện nghệ thuật, yếu tố hạt nhân của phong cách chính là tính độc đáo, mới mẻ cùng những phẩm chất thẩm mỹ mà chủ đề bộc lộ trong quan hệ với đối tượng. Trong văn học, “Phong cách là khái niệm dùng để nhận diện một tác giả, một tác phẩm, một trào lưu hay một khuynh hướng nhất định”. Có nhiều khuynh hướng nghiên cứu phong cách: Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản, nghiên cứu phong cách tác giả, phong cách tác phẩm, phong cách tác giả - tác phẩm,… phổ biến nhất là nghiên cứu phong cách nhà văn (Phong cách tác giả). Với mỗi tác giả lại có thể vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau: Nghiên cứu trực tiếp qua thế giới hình tượng nghệ thuật của tác phẩm, nghiên cứu gián tiếp qua tiểu sử, hoàn cảnh sáng tác,… Bên cạnh đó còn có thể kể đến khuynh hướng nghiên cứu phong cách của một trào lưu, trường phái, phong cách thời đại,… Phong cách là thuật ngữ chung của nhiều lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Trong nghiên cứu văn học, thuật ngữ này sớm được quan tâm và vẫn đang là vấn đề thời sự của lý luận văn học, bởi nghiên cứu văn học từ phương diện nào, cũng ít nhiều đề cập đến phong cách. Ở phương Tây trong mấy chục năm qua, tồn tại nhiều cách định nghĩa khác nhau về thuật ngữ này. Theo Khrapchenko: “Những định nghĩa này xòe như cái nan quạt, giữa sự thừa nhận phong cách là một phạm trù lịch sử - thẩm mỹ rộng nhất, bao quát và sự nhìn nhận nó như những đặc điểm của những tác phẩm riêng lẽ” [2].
  • 15. 10 Ở nước ta cũng vậy, có bao nhiêu người nghiên cứu về phong cách có bấy nhiêu giới thuyết thuật ngữ khác nhau. Nếu Giáo sư Phương Lựu phát biểu khái quát: “Đặc điểm phẩm chất, bao gồm cả tài đức, cộng với sở trường, sở thích riêng tạo thành cá tính – hiểu theo nghĩa rộng của từ này – và dẫn đến phong cách nhà văn. Nhưng phải là cá tính sáng tạo luôn đổi mới” [3], thì Giáo sư Lê Ngọc Trà lại chú trọng đến hình thức tác phẩm: “Các đặc điểm này có nguồn gốc trong ý thức nghệ thuật của nhà văn” [4]. Nếu Giáo sư Đỗ Đức Hiểu nhấn mạnh đến “độ lệch” của ngôn ngữ văn chương: “Phong cách là sự khác biệt (độ lệch) giữa ngôn từ văn chương và lối nói thông thường” [5], thì Giáo sư Phan Ngọc lại lưu tâm đến các kiểu lựa chọn: “Phong cách là một cấu trúc hữu cơ của tất cả các kiểu lựa chọn tiêu biểu, hình thành một cách lịch sử và chứa đựng một giá trị lịch sử có thể cho phép ta nhận diện một thời đại, một thể loại, một tác phẩm hay một tác giả” [6]. Có lẽ cách định nghĩa được nhiều người tán đồng hơn cả là Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán. Phong cách nghệ thuật là “một phạm trù thẩm mỹ, chỉ sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thống hình tượng của các phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của nhà văn, trong tác phẩm riêng lẽ, trào lưu văn học hay văn hoc dân tộc” [7]. Với ý nghĩa này, phong cách nghệ thuật bao gồm phong cách thời đại, phong cách của trào lưu và các dòng văn học, phong cách cá nhân của tác giả. Phong cách nghệ thuật nhà văn là biểu hiện những đặc điểm cá tính sáng tạo, là nhận thức và cách nhìn của nhà văn đối với thế giới. Không phải nhà văn nào cũng có phong cách, “chỉ những nhà văn tài năng, có bản lĩnh mới có được phong cách riêng độc đáo” [8]. Phong cách nhà văn thể hiện ở nhiều phương diện: Quan niệm nghệ thuật, tài năng, hình tượng nghệ thuật, thể loại, ngôn ngữ, giọng điệu, có thể nói có bao nhiêu yếu tố của tác phẩm, có bao nhiêu phương diện thuộc sáng tác thì có bấy nhiêu dấu ấn của phong cách,… Nhưng “Đặc trưng của phong cách không phải là bản thân những yếu tố riêng lẽ này hay những yếu tố riêng lẽ khác của hình
  • 16. 11 thức và nội dung mà là tính chất đặc biệt của sự kết hợp giữa chúng” [9]. Cũng cần lưu ý rằng: Phong cách nhà văn không phải là sự thống nhất giữa các yếu tố, là những nét riêng độc đáo được “lặp đi lặp lại trong nhiều tác phẩm của nhà văn” [10] mà còn mang tính chất phong phú và đa dạng vì phong cách “không phải là cuốn sổ tiết kiệm dành cho những món chi tiêu xuất… Nghệ thuật đòi hỏi một sự chiếm lĩnh liên tục, không thể tách phong cách ra khỏi lao động sáng tác và tài tăng” [11]. G.N.Poxpelov cho rằng phương pháp sáng tác là những nguyên tắc phản ánh (yếu tố nội dung), còn phong cách là những nguyên tắc miêu tả, biểu hiện (yếu tố hình thức). L.Novichenco hiểu phong cách văn học là những đặc thù trong những tác phẩm của nhà văn, biểu hiện tính chất đặc trưng về nội dung và hình thức của tác phẩm. Ya.Elxberg định nghĩa phong cách theo mối quan hệ chặt chẽ giữa hình thức và nội dung: “Phong cách biểu hiện toàn vẹn của hình thức có tính nội dung, được hình thành trong sự phát triển, trong tác động qua lại và trong sự tổng hợp các yếu tố của hình thức nghệ thuật, dưới ảnh hưởng của đối tượng và nội dung tác phẩm… Phong cách đó là sự thống trị của hình thức nghệ thuật, là sức mạnh tổ chức của nó” [12]. Theo viện sĩ Timopheev, phong cách “là sự thống nhất các đặc tính nghệ thuật, tư tưởng căn bản (tư tưởng, chủ đề, tính cách, ngôn ngữ), thể hiện trong suốt quá trình sáng tạo của nhà văn” [13]. Nhận định về phong cách của tác phẩm văn học, V.Jirmunxki đã nhấn mạnh mối quan hệ giữa phong cách và thế giới quan nhà văn, mà thế giới quan đó lại được thể hiện trong những hình tượng bằng các phương tiện ngôn ngữ. Ông đề xuất nghiên cứu phong cách qua những phương tiện nội dung – hình thức của tác phẩm. Không chỉ đề cập đến mối liên hệ giữa các yếu tố nội dung và hình thức nghệ thuật, Kovalev nâng phong cách lên thành yếu tố thống nhất trong một cấu trúc chỉnh thể. Ông viết: “Phong cách đó là một sự thống nhất chỉnh thể của nhà văn… đó là liên hệ qua lại giữa những yếu tố trong hệ thống nghệ thuật của
  • 17. 12 nhà văn, là sự quy định lẫn nhau của các yếu tố đó” [14]. Phong cách là yếu tố vừa mang tính ổn định, bền vững, nhất quán vừa biến đổi. Tính ổn định giúp định hình phong cách, nhờ đó ta có thể phân biệt nhà văn này với nhà văn khác. So sánh phong cách với phương pháp sáng tác có thể thấy rõ hơn điều này. Khi hoàn cảnh lịch sử thay đổi, thế giới quan của nhà văn cũng thay đổi theo, từ đó dẫn đến sự thay đổi trong quan niệm về đời sống, phương thức lựa chọn, phản ánh đời sống, phương thức xây dựng hình tượng,… Mặc dù vậy, phong cách cũng không phải là một yếu tố dĩ thành bất biến. Nó hình thành bởi tài năng và quá trình lao động không mệt mỏi của nhà văn. Theo quá trình sáng tác, phong cách cũng dần định hình. Tính ổn định của phong cách chỉ có ý nghĩa trong mối quan hệ với nhà văn khác, trong mối quan hệ giữa các tác phẩm của một nhà văn lại phải xét đến tính độc đáo, tính không lặp lại. Ở đây không chỉ xét đến các yếu tố bề ngoài như đề tài, chủ đề hay nội dung tư tưởng mà còn phải xét đến các cách thức nhà văn xử lý đề tài đó như thế nào, thể hiện tư tưởng nghệ thuật tác phẩm đó ra sao, và ngôn ngữ, giọng điệu cũng là những yếu tố cần được quan tâm. Với những đặc điểm trên, phong cách nghệ thuật chính là “thước đo nghệ thuật” [15] để khẳng định vị thế nhà văn trong cuộc đời nhà văn.
  • 18. 13 CHƯƠNG 1: QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VÀ VĂN XUÔI VIẾT VỀ ĐỀ TÀI THIẾU NHI CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH 1.1. Quan niệm nghệ thuật 1.1.1. Khái niệm về “Quan niệm nghệ thuật” Cho đến nay khái niệm “Quan niệm nghệ thuật” vẫn chưa được thống nhất. Theo Từ điển thuật ngữ văn học, quan niệm nghệ thuật là: “Nguyên tắc cắt nghĩa về thế giới và con người vốn có của hình thức nghệ thuật, đảm bảo cho nó có khả năng thể hiện đời sống với một chiều sâu nào đó”, “Cung cấp một mô hình nghệ thuật về thế giới có tính chất công cụ để thể hiện cuộc sống”, “Cung cấp một điểm xuất phát để tìm hiểu nội dung của tác phẩm văn học cụ thể”, “Cung cấp một cơ sở để nghiên cứu sự phát triển, tiến hóa của văn học” [16]. Còn trong cuốn “Lý luận văn học – Vấn đề và suy nghĩ” của Nguyễn Văn Hạnh và Huỳnh Như Phương thì cho rằng: “Nói đến quan niệm nghệ thuật là nói đến ý hướng của nhà văn hướng đến thế giới và con người ngay trong khi sáng tạo văn học không có ý hướng này thì không thể có tiền đề để biến thế giới của vật – ta – nó thành thế giới của vật – cho – ta . Cùng với ý hướng đó, nhà văn bộc lộ thái độ, trình độ nhận thức và cách lý giải của mình đối với thế giới và con người” [17]. Tuy các tác giả có cách lý giải khác nhau nhưng về cơ bản họ đều khẳng định tầm quan trọng của quan niệm nghệ thuật trong hoạt động sáng tạo văn chương. Trên cơ sở các ý kiến trên, chúng tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến cho rằng: Quan niệm nghệ thuật “thực chất là cái nhìn của nhà văn về thế giới và con người” [18], cái nhìn đó “thể hiện chiều sâu tư tưởng và sự nhạy bén của người nghệ sĩ” [19] và biểu hiện qua một hệ thống những quan niệm thể hiện rõ tư duy nghệ thuật của nhà văn, là hệ quy chiếu của tất cả các yếu tố trong quá trình sáng tạo của nhà văn như đề tài, chủ đề, kết cấu, giọng điệu, ngôn ngữ, thể loại,… Đây chính là một trong những yếu tố làm “nền móng, là xương cốt của
  • 19. 14 một thế giới nghệ thuật” [20] và “tầm cỡ của một nhà văn rút cuộc phụ thuộc vào tầm cỡ tư tưởng của ông ta” [21]. Chính vì vậy, khi nghiên cứu phong cách nghệ thuật của nhà văn, không thể không đề cập đến quan niệm nghệ thuật của họ. 1.1.2. Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh Nguyễn Nhật Ánh là một người yêu nghề viết văn và đặc biệt là sáng tác cho thiếu nhi. Lòng yêu nghề được nhà văn coi là một trong những tiêu chí quan trọng bậc nhất của bất kì nghề nào. Nhà văn sáng tác trước hết là vì đam mê, là sự thôi thúc của tâm hồn chứ không phải vì mục đích mưu sinh hay mưu cầu danh tiếng. Nhà văn không đặt cho văn chương những trọng trách quá nặng nề mà chưa chắc bản thân nhà văn đã gánh hết được bởi tác phẩm có thành công hay không là do cái tài và cái tâm của nhà văn chứ không phải do ý đồ miễn cưỡng. Quan niệm như vậy nên nhà văn Nguyễn Nhật Ánh viết một cách thong dong, viết là bước vào một thế giới khác không có sự phiền muộn của đời thường. Ông cũng đặt tầm quan trọng của bạn đọc – đối tượng tiếp nhận, cảm thụ, xem xét đó như là một yếu tố trong quá trình sáng tác. Quan niệm về phương thức tiếp cận đã ảnh hưởng đến quan niệm của nhà văn về việc lựa chọn kỹ thuật viết. Viết truyện cho trẻ em vốn đòi hỏi một bút pháp giản dị và trong trẻo. Những tiêu chí xác định một tác phẩm viết cho thiếu nhi thành công theo ông không chỉ là số lượng, số lần xuất bản khổng lồ mà ít nhất nó phải đạt hai yếu tố: “Trẻ em khen hay và phụ huynh khen tốt”. Nghĩa là nó vừa đảm bảo được tính thẩm mĩ hợp với gu mĩ cảm của trẻ em nhưng vừa phải có ý nghĩa giáo dục. Nhà văn viết cho thiếu nhi bao giờ cũng đồng thời là một nhà giáo dục như ông luôn tâm niệm. Với quan niệm sáng tác rất riêng và độc đáo của mình, Nguyễn Nhật Ánh đã thực sự chinh phục được đối tượng bạn đọc nhỏ tuổi vốn rất hồn nhiên và đôi khi cũng khó chiều. Cho dù đứng trước nhiều loại hình giải trí nghe – nhìn hấp dẫn khác, truyện của Nguyễn Nhật Ánh vẫn thu hút một khối lượng bạn đọc
  • 20. 15 khổng lồ bởi tài năng, tâm huyết và quan niệm rõ ràng của nhà văn khi viết cho các em. Sáng tác cho thiếu nhi không chỉ là hạnh phúc của người viết truyện “được sống lại lần thứ hai tuổi thơ của mình” mà còn là hạnh phúc của trẻ em, là hạnh phúc của những người đọc lớn tuổi nhớ về tuổi thơ của mình. 1.2. Văn xuôi viết về đề tài thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh 1.2.1. Đề tài thiếu nhi trong văn xuôi Việt Nam đương đại 1.2.1.1. Giai đoạn 1975 – 1985: Xã hội Việt Nam từ sau cuộc kháng chiến chống Mĩ, nhất là từ thời kì đổi mới của đất nước đã bước vào một giai đoạn mới với những thay đổi to lớn và sâu sắc, toàn diện. Văn học phản ánh xã hội thông qua con mắt nhà văn, vì thế sự phát triển của văn học tuy có tính độc lập nhưng cũng có mối quan hệ mật thiết với sự phát triển của xã hội. Nếu ở giai đoạn trước năm 1975, văn học phát triển trong hoàn cảnh đất nước đang chiến tranh nên văn học cũng phải: “Theo sát nhiệm vụ chính trị, tự ý thức mình như một vũ khí tư tưởng, nó đã tập trung mọi cố gắng vào việc giáo dục đào tạo, xây dựng con người mới. Phát hiện con người cộng đồng trong mỗi cá nhân, con người như sản phẩm hoàn hảo của hiện thực cách mạng là cống hiến của văn học với tư cách một mặt trận tư tưởng” [22]. Thì sau năm 1975 đất nước được giải phóng, giang sơn thu về một mối. Với thực tiễn như thế yêu cầu văn học phải có sự thay đổi : “Hoàn cảnh lịch sử sau 1975 đòi hỏi một kiểu văn học mới. Chủ trương đổi mới tư duy của Đảng gắn liền với việc coi trọng nhân tố con người. Văn xuôi từ xu hướng lấy lịch sử làm trung tâm, làm đích quy chiếu chuyển dần sang xu hướng coi con người làm trung tâm, là đích quy chiếu lịch sử” [23]. Sự đề cao ý thức cá tính của nhà văn giúp cho việc tìm tòi, khám phá, thể hiện tiếng nói, tư tưởng riêng, tạo nên sự phong phú, đa dạng trong sáng tác của các tác giả. Truyện viết cho thiếu nhi sau 1975 tuy có dòng chảy riêng nhưng cũng không nằm ngoài bức tranh chung của văn học Việt Nam sau 1975, nhất là văn xuôi Việt Nam ở giai đoạn này. Quan sát sự vận động của truyện viết cho thiếu nhi sau 1975 cùng với cách xác định mốc giai đoạn văn học phổ biến hiện nay, có thể chia truyện viết
  • 21. 16 cho thiếu nhi sau 1975 làm hai giai đoạn chính: Giai đoạn 1975-1985 và giai đoạn 1986 đến nay. Hai giai đoạn này được đánh dấu bằng mốc đại hội Đảng VI. Đại hội Đảng VI đã tạo điều kiện “cởi trói” cho các nhà văn cũng như công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước ta. Tuy nhiên vấn đề đổi mới không phải diễn ra trong một sớm, một chiều mà sự vận động của nó là cả một quá trình. Vì thế, việc chia tách cũng chỉ mang ý nghĩa tương đối. Nhìn một cách tổng thể, mỗi giai đoạn có những nét đặc trưng riêng nhưng quá trình phát triển của truyện viết cho thiếu nhi không hoàn toàn đứt đoạn mà nó có sự kế thừa nhất định những thành tựu của giai đoạn trước. Cách mạng tháng Tám năm 1945 là sự khởi đầu cho một thời kì mới trong lịch sử dân tộc ta, đồng thời cũng mở ra một thời kì mới với những biến đổi về mọi mặt trong đời sống văn học nước nhà. Thành tựu nổi bật của văn học kháng chiến là sự phát hiện và sáng tạo hình tượng con người quần chúng ở nhiều bình diện. Truyện viết cho thiếu nhi nói riêng và văn xuôi 1945-1975 nói chung đã có những đóng góp đáng kể trong việc hình thành và tạo nên diện mạo phong phú cũng như các giá trị của nền văn học mới trong chặng đường 30 năm đầu tiên. Những đặc điểm và thành tựu của nó đã để lại dấu ấn đáng ghi nhớ không chỉ trong giai đoạn lịch sử đương thời mà còn góp phần cho sự phát triển của văn học Việt Nam từ sau năm 1975. Văn học trong khoảng thời gian 1975-1985 là giai đoạn trăn trở, tìm tòi. Nhìn chung vẫn gần với cách tiếp cận cũ, sự tiếp nối này thể hiện rõ nhất là trong những năm đầu, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc. Phần lớn truyện vẫn xoay quanh đề tài kháng chiến. Võ Quãng viết “Tảng sáng” vẫn tiếp nối mạch cảm xúc của “Quê nội”. Đó là cảm hứng ngợi ca quê hương đất nước và ngợi ca cách mạng. Nhiều tác phẩm được viết trong cảm hứng day dứt về một thời đạn bom, lớp lớp trẻ em từ thành phố về nông thôn sơ tán cũng phải tự lập, tự lo toan mọi bề. Những tác phẩm tạo được ấn tượng với người đọc như “Ngôi nhà trống” của Quang Huy, “Những tia nắng đầu tiên” của Lê Phương Liên,…
  • 22. 17 viết về trẻ em trong những ngày bom đạn ác liệt khá cảm động. Tuy vẫn tiếp nối, gần gũi với văn học giai đoạn trước năm 1975 nhưng dần dần truyện viết cho các em đã mở ra những bình diện mới trong cách lí giải và thể hiện con người. Trong quan hệ với tập thể, con người chủ yếu được nhắc đến ở phương diện thái độ đối với sự nghiệp chung, ở cái riêng cá nhân trong quan hệ thống nhất với cái chung. Nhìn vào văn học thiếu nhi ở thể loại văn xuôi nói riêng, có thể thấy đặc điểm: “Văn xuôi sau 1975 dần dần quan tâm đến con người ở tư cách cá nhân như một nhân vị độc lập” [24]. Viết về cuộc sống mới khi đất nước hoàn toàn được thống nhất, các nhà văn chú ý nhiều đến vấn đề đạo đức của con người. Những tác phẩm như: “Tình thương” của Phạm Hổ, “Bến tàu trong thành phố” của Xuân Quỳnh, “Hành trình ngày thơ ấu” của Dương Thu Hương,… có thể coi là những tác phẩm mở đường, đã mạnh dạn phơi bày những tiêu cực của xã hội như nó vốn có với những cái xấu, cái lạc hậu và sự nhỏ nhen, đố kị của lòng người. Đây là phương diện mà trước đây người ta còn ngại đề cập đến. Tác phẩm “Tình thương” của Phạm Hổ đã đưa ra một cái nhìn mới, mang tính chất khách quan trong mô tả nhân vật. Câu chuyện xoay quanh một nhóm trẻ hư, lang thang bụi đời được thu gom vào trường Kim Đồng để giáo dục. Mỗi nhân vật khi bước chân đến đây đều mang theo một hoàn cảnh éo le đặc biệt, một bản tính riêng. Câu chuyện cho người đọc thấy một điều rằng, con người ta đôi khi muốn hướng đến cái tốt, cái thiện vẫn chưa chắc trở thành tốt, thành lương thiện vì một khi bên cạnh họ còn có những kẻ không tốt, quay lưng lại và chủ tâm ngăn cản con đường hướng thiện của họ thì mong muốn tưởng chừng như đơn giản ấy cũng trở nên khó khăn vô cùng. Cái triết lí mà tác giả đưa ra ở đây tưởng như quen thuộc tự bao giờ: Hoàn cảnh gia đình éo le, ngang trái gần như là nguyên nhân dẫn đến sự hư hỏng của trẻ em và để cứu vớt những tâm hồn tội lỗi ấy thì điều cần thiết nhất là tình yêu thương và thiện chí của con người. Đi sâu vào quan tâm tới số phận của các em trong nhiều tình huống và
  • 23. 18 cảnh ngộ là vấn đề mới mẻ thu hút nhiều nhà văn. Nó làm thay đổi cách nhìn nhận một chiều phiến diện về trẻ em và người lớn mà văn học thiếu nhi trước đó vẫn thường thể hiện: Người lớn luôn luôn đúng, luôn luôn tốt đẹp. Chỉ người lớn mới có quyền dạy bảo và tác động đến trẻ em. Bây giờ họ mới thấy rõ một thực tế không phải như thế. Có nhiều người lớn cũng rất xấu và đôi khi trẻ em cũng có thể tác động trở lại đối với người lớn. Với tác phẩm “Chú bé có tài mở khóa” của Nguyễn Quang Thân và “Hành trình ngày thơ ấu” của Dương Thu Hương, khái niệm “trẻ em hư” đã được xem xét lại, các tác giả không chú tâm vào các hành động của các em mà điều quan trọng là xuất phát từ nguyên nhân nào mà dẫn đến những hành động bộc phát đó. Vấn đề đạo đức không còn được quan niệm và phản ánh một cách xuôi chiều đơn giản mà được phân tích trong đời sống nội tâm phức tạp. Cô bé Bê trong “Hành trình ngày thơ ấu” vừa ham học, thông minh vừa nông nổi, vừa mơ mộng vừa thẳng thắn dữ dội. Hùng trong “Chú bé có tài mở khóa” ham chơi, ngại học , nổi tiếng với chùm chìa khóa vạn năng đi ăn trộm nhưng lại luôn luôn mủi lòng, thông cảm với nổi bất hạnh của người khác. Hùng vô cùng thương mẹ, người mẹ bất hạnh đã không đủ sức cho Hùng một tuổi thơ đủ đầy và êm ấm. Càng đau khổ cho thân phận mình, em càng day dứt khi tìm thấy trong đống đồ ăn cắp con búp bê – món quà sinh nhật của bé Liên. Hùng tìm cách vượt qua sự nguy hiểm để trả lại con búp bê cho Liên và như thế cũng chính là để tìm thấy sự thư thả trong tâm hồn của mình. Thành công lớn nhất của Dương Thu Hương và Nguyễn Quang Thân trong hai tác phẩm của mình không chỉ là các tác giả đã đưa vào các tác phẩm các mặt xấu, mặt tiêu cực của hiện thực đời sống mà còn là ở chỗ nhà văn đã đưa các em, những con người mới vào chính cuộc đấu tranh hôm nay. Dương Thu Hương và Nguyễn Quang Thân đã xây dựng thành công các nhân vật không giống những gương mặt trước đây. Các tác giả đã khám phá ra những tiềm năng đạo đức xã hội của con người như lòng vị tha, khả năng đồng cảm với người khác và khát vọng sống hoàn hảo. Cả Bê và Hùng đều mang một khát vọng muốn được trở thành người tốt, muốn làm những việc tốt nhưng chính sự tha
  • 24. 19 hóa trong đạo đức của một số người lớn đã làm vẩn đục tâm hồn trong sáng thơ ngây của các em. Với việc xây dựng nhân vật Vũ Thị Bê có phần táo bạo, Dương Thu Hương có cái lí riêng của mình đó là mong muốn đưa đến cho người đọc một cuộc sống trong tính đa chiều, muôn mặt như nó vốn có. Chị muốn cho các em tiếp cận cuộc sống một cách nghiêm ngặt, có mặt phải, mặt trái, giúp các em sắp bước vào đời thấy được sự phức tạp của cuộc sống, để giúp cho các em tiếp xúc với thế giới thực, từ đó tránh được những ngỡ ngàng của sự vỡ mộng. Rõ ràng, ý thức nhìn nhận con người ở nhiều hướng, nhiều chiều đang được các nhà văn quan tâm. Đất nước và con người trong hoàn cảnh chiến tranh được nhìn nhận không còn đơn giản xuôi chiều. Ở giai đoạn trước, trong không khí hừng hực của cuộc chiến đấu một mất một còn với kẻ thù, văn học nước ta, trong đó có văn học thiếu nhi, không thể nói nhiều tới những tổn thất và mất mát. Văn học sống trong bầu không khí chiến tranh, mang cảm hứng chung là ca ngợi cuộc trường kì kháng chiến thần thánh của dân tộc. Bao thế hệ trẻ em Việt Nam, với quá trình thức tỉnh cách mạng, với khát vọng và ý chí chiến đấu đã thấu hiểu sâu sắc chân lí của thời đại cách mạng. Đây là sự nhận thức sâu sắc và thiêng liêng của tuổi thơ trong chiến tranh. Việc học hành là cần thiết nhưng khát khao chiến đấu thì bùng cháy dữ dội, ý thức về Tổ quốc, về trách nhiệm được các em nhận thức cụ thể và giản dị: “Giải phóng quân mắc đi đánh bot chỉ có giải phóng quân con ở nhà đây thôi! Con giải phóng quân không biết đầu hàng” [25]. Rõ ràng, trong nhiệt huyết của cuộc kháng chiến, mối quan tâm lớn nhất và gần duy nhất của con người là đánh giặc. Văn học cũng không thể nói khác đi những điều mà cả dân tộc đang quan tâm, trẻ em cũng buộc phải lớn nhanh và già dặn hơn lứa tuổi của mình là điều tất yếu. Những tác phẩm tiêu biểu lúc ấy như: “Những đứa con trong gia đình”, “Mẹ vắng nhà” của Nguyễn Thi,… Tuy viết về gia đình nhưng lại thể hiện một hiện tượng lịch sử đó là quy luật “chuyển giao thế hệ của người Việt Nam”. Thế hệ trước là những thanh niên mẫu mực của gia đình về lòng yêu nước, căm thù giặc, sẵn sàng xả thân vì đất nước. Chất
  • 25. 20 anh hùng đã trở thành máu thịt trong con người họ để họ truyền cho con cháu. Những đứa trẻ đã sục sôi lòng căm thù giặc sâu sắc, dám lăn xả vào gánh vác sự nghiệp chung của toàn dân tộc đó là đánh đuổi giặc ngoại xâm. Khi cuộc chiến đấu đã qua đi, những nhà văn đã từng kinh qua cuộc kháng chiến vẫn viết với những ấn tượng còn nóng hổi nhưng cái nhìn của họ bình tĩnh hơn, suy nghĩ đi vào chiều sâu số phận con người. Lần đầu tiên truyện viết cho các em đã đề cập đến sự khốc liệt của cuộc chiến tranh với những tổn thất ghê gớm do chiến tranh đem lại. Chính vì thế mà số phận trẻ em trong chiến tranh được quan tâm và thông cảm sâu sắc. Những tác phẩm như: “Cơn giông tuổi thơ” của Thu Bồn, “Tảng sáng” của Võ Quảng, “Hồi đó ở Sa Kì” của Bùi Minh Quốc, “Tìm gặp lại anh” của Phạm Hổ, “Cát cháy” của Thanh Quế,… đã dựng lại không khí chung của đất nước trong suốt một thời kì dài đau thương khói lửa của hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Đề tài lịch sử rất phát triển trước 1975 thì đến bây giờ hầu như chững lại. Các tác giả chuyên viết truyện lịch sử trước đây như Nguyễn Huy Tưởng, Hà Ân, Lê Vân, An Cương,… thường khai thác lịch sử gắn với các nhân vật anh hùng và truyền thống anh dũng chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Tới giai đoạn này, Tô Hoài mở ra một hướng khai thác mới, hướng khai thác lịch sử gắn với huyền thoại, phong tục và văn hóa. Những tri thức và bài học lịch sử ở đây không chỉ gắn với lịch sử chiến đấu mà đã được mở rộng ra cùng khắp thiên nhiên, làng nước, tạo một thế giới xa xưa, hư ảo thật là mới lạ và hấp dẫn. Đọc “Đảo hoang”, “Chuyện nỏ thần”, “Nhà chử” của Tô Hoài, người đọc như được trở về cái nôi văn hóa Đại Việt thuở khai sơn lập địa. Các em không chỉ được cung cấp những tri thức về truyền thống chống thiên tai, được mở rộng sự hiểu biết về thiên nhiên từ cái thuở mà con người có thể ăn hoa quả thay cơm, săn thú làm thức ăn, mài đá, đãi cát lấy vàng làm công cụ lao động, thuần hóa thú dữ, xây cất nhà cửa,… (Đảo hoang), cái thuở mà thuồng luồng, cá sấu bị vỡ tổ trên đầu nguồn trôi về dày đặc cả lòng con sông cái,… (Nhà chử). Tác phẩm của Tô Hoài đã mở ra cho các em một mối quan hệ phong phú và sinh động với thế giới
  • 26. 21 thiên nhiên xung quanh, từ cảnh sông nước, biển cả đến núi rừng, chòm xóm muôn phương. Và cũng từ đó, các em hiểu được cái chí của những người đi trước, vừa gan góc, dũng cảm vừa lạc quan yêu đời và giàu lòng nhân hậu. Tô Hoài đã khéo léo kết hợp giữa lịch sử và huyền thoại và đó chính là đặc sắc của bút pháp hiện thực trong truyện viết về đề tài lịch sử của ông. Tô Hoài đã dồn bút lực miêu tả hai nhân vật điển hình: Cao Lỗ và Thục Phán, cái kết cục này bi thảm hơn truyền thuyết, nhưng lại gần gũi hơn sự thực cay nghiệt của lịch sử. Con người truyền thuyết, người anh hùng không bao giờ chết, chính vì thế, nhân dân đã để cho An Dương Vương “tuốt kiếm chém con gái rồi cầm sừng tê bảy tấc rẽ nước đi xuống biển” [26]. Một sự kiện văn học gây xôn xao dư luận lúc bấy giờ là tác phẩm “Búp sen xanh” của Sơn Tùng. Tác giả đã đưa ra một cách tiếp cận đề tài Bác Hồ theo quan điểm mới, phù hợp với xu hướng đổi mới của văn học. Lần đầu tiên trẻ em Việt Nam được đọc một cuốn sách đầy đủ, tỉ mỉ về tuổi thơ của Bác Hồ. Với quan niệm các bậc thiên tài không bao có sẵn, mà chính từ truyền thống gia đình, truyền thống quê hương đã tạo nên những tính cách đầu tiên của mỗi con người trước khi vào đời. Sơn Tùng cảm phục nhưng không lí tưởng hóa hình tượng Bác Hồ. Tác giả dựng lên hình tượng Bác Hồ vô cùng giản dị, gần gũi và sinh động, làm ta nhớ đến Bác, gần gũi thêm với Bác với một cảm xúc trong sáng. Tác giả trình bày tỉ mỉ về nguồn gốc xuất thân của ông Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, về mối tình chớm nở giữa anh Ba và Út Huệ,… Nhiều người ca ngợi, trân trọng cuốn sách vì họ tìm thấy ở trong đó không chỉ là sự thật đời thường mà còn là một sự thật lịch sử thiêng liêng và đáng tự hào về con người và đất nước trong một thời kì đau thương mà oanh liệt. Người đọc còn trân trọng tấm lòng và sức làm việc công phu, tỉ mỉ của tác giả trong quá trình dựng lại một cách chân thật chân dung – cuộc đời của Bác. Tác phẩm “Búp sen xanh” phong phú về tư liệu và phần nào đã nêu lên được không khí của thời đại, màu sắc của địa phương, cùng chân dung, tính cách những người thân trong gia đình Bác. Sự lớn khôn và trưởng thành của Nguyễn Sinh Cung không thể phủ nhận môi
  • 27. 22 trường giáo dục của gia đình với những tấm lòng cao cả của người cha học rộng, tài cao, thanh liêm, nghiêm khắc, ông bà ngoại đức độ, người mẹ tận tụy hi sinh, dì An nhân hậu, chi Thanh chịu thương, chịu khó, đảm đang nuôi dạy các em. Tuy nhiên, không phải ai cũng đề cao cuốn sách, bên cạnh luồng dư luận thừa nhận thì còn có ý kiến cho rằng cuốn sách “có vấn đề”. Trong khi cuốn tiểu thuyết lần lượt nhận đủ các loại giải thưởng và chuẩn bị tái bản lần thứ hai thì có ý kiến phê phán Sơn Tùng, ý kiến này cho rằng: Không thể nào có một nhân vật Út Huệ yêu Bác, chờ đợi Bác, theo dõi con đường Bác đi cứu nước suốt hàng chục năm mà trong tư tưởng hành động lại không có biểu hiện gì trước phong trào chung của cách mạng cả nước đang phát triển,… May thay, cuối cùng thì một kết luận chính thức của cơ quan chức năng “Búp sen xanh không có vấn đề gì” đã dẹp bỏ những lời đồn đại và phê phán vô căn cứ đó. Lập tức 100.000 cuốn của lần tái bản thứ hai đã ra mắt bạn đọc. Rồi mối tình của cô Út Huệ với chàng thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã đưa lên màn ảnh bạc và ngày nay người ta tiếp nhận nó như một lẽ đương nhiên. Nhìn chung, đây là một tác phẩm có đóng góp tích cực cho văn học thiêu nhi ở đề tài Bác Hồ - một trong những đề tài lớn của văn học Việt Nam hiện đại. Tác phẩm “Dòng sông thơ ấu” của Nguyễn Quang Sáng cũng được dư luận chú ý. Nhiều người khen sách của ông nhuần nhuyễn trong việc kết hợp các yếu tố phong tục và lịch sử, tư tưởng và tâm lí, hài hước và suy tư, vừa sinh động vừa tinh tế trong miêu tả phong cảnh và khắc họa tính cách. Tuy vậy, chất thiếu nhi trong “Dòng sông thơ ấu” không thật rõ nét, mặc dù đây là tác phẩm được trao giải văn học thiếu nhi năm 1986. Có lẽ ở tác phẩm này, chất suy tưởng đậm đặc có phần lấn át cái ngộ nghĩnh hồn nhiên và thiếu cả những yếu tố kì diệu, bất ngờ, kịch tính. Tóm lại trong khoảng mười năm sau cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc, văn học đang trong giai đoạn trăn trở, tìm tòi. Truyện viết cho thiếu nhi tuy đã có dấu hiệu mới nhưng chưa tạo ra được một biến chuyển rõ ràng. Môi trường hoạt động của trẻ em được phản ánh trong tác phẩm chưa rộng rãi. Chủ yếu mới
  • 28. 23 chỉ phản ánh các em trong đời sống cách mạng, đời sống chiến đấu và các vấn đề đạo đức gần với xã hội. Một số tác phẩm đã có những tìm tòi, phát hiện mới mẻ với ý thức nhìn nhận con người và cuộc sống từ nhiều hướng, nhiều chiều nhưng đó chỉ là những đột phá thăm dò, thậm chí trong sự đột phá này, có tác phẩm đã bị dư luận công kích mà hiện tượng “Hành trình ngày thơ ấu” của Dương Thu Hương và “Búp sen xanh” của Sơn Tùng là những ví dụ. Tuy nhiên, những dấu hiệu đổi mới này là bước khởi đầu, có ý nghĩa rất lớn cho đổi mới đồng loạt của truyện viết cho thiếu nhi ở giai đoạn sau này. 1.2.1.2. Giai đoạn từ sau năm 1986 Từ đổi mới đất nước đến đổi mới văn học và văn học thiếu nhi Đại hội Đảng VI đã thực sự đem lại niềm tin và sức mạnh cho toàn Đảng, toàn dân, thực sự đem lại một không khí mới cho văn học nói chung và văn học thiếu nhi nói riêng. Đảng kêu gọi “cởi trói” đã tạo điều kiện cho sự phát triển tự do của mỗi nhà văn. Đổi mới là một sự giải phóng thực sự những tiềm lực sáng tạo giàu triển vọng của từng nghệ sĩ và từng thể loại khác nhau của văn học. Thực ra, không khí đổi mới đã có từ trước đó, trong đời sống xã hội và một số nhà văn đã thể hiện tư tưởng này trong những tác phẩm mang tính chất đột phá của mình. Nhưng phải đến giai đoạn này, đặc biệt là sau năm 1986, sự đổi mới mới thực sự diễn ra đồng bộ. Các nhà văn có điều kiện phát huy cá tính sáng tạo, ý thức tìm tòi cho mình một nét riêng. Không khí đổi mới chung của đất nước, của văn học đã đi vào trong những sáng tác của văn học thiếu nhi. Đặc biệt trong những năm đầu, không khí đổi mới diễn ra thật hào hứng, sôi nổi và điều ấy dễ nhận thấy ở lĩnh vực truyện hơn so với lĩnh vực thơ ca. Truyện viết cho thiếu nhi đã mở ra nhiều hướng tiếp cận mới với đời sống trẻ em. Năm 1986, 1987 có thể coi là những năm được mùa của truyện viết cho thiếu nhi với hàng loạt tác phẩm nổi lên trong đời sống văn học, gây được sự chú ý của dư luận như: “Tuổi thơ dữ dội” của Phùng Quán, “Bình minh đến sớm” của Hoàng Minh Tường, “Người đi vào hang sói” của Trần Thiên Hương, “Người đi săn và con sói lửa” của Nguyễn Quỳnh,…
  • 29. 24 Đặc biệt hai cuốn “Tuổi thơ dữ dội” và “Miền thơ ấu” là tác phẩm hết sức thành công, góp phần khẳng định cho những sáng tác văn học thiếu nhi thời kì mới. Nhưng nếu như trong hai năm này, truyện viết cho thiếu nhi đã gặt hái được ít nhiều thành tựu thì đến 1988, văn học thiếu nhi lại phiêu lưu trong cơ chế thị trường, mặc dù đây là năm có nhiều cuộc tranh cãi chung quanh các hiện tượng văn học như Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài,… Và dường như người ta quên bẵng văn học thiếu nhi. Sách viết cho các em rơi vào tình trạng khủng hoảng. Trong năm 1988, Nhà xuất bản Kim Đồng chỉ xuất bản một số lượng tác phẩm ít ỏi, hầu như chỉ còn in truyện cổ tích và truyện dịch. Văn học nói chung, văn học thiếu nhi nói riêng rơi vào tình trạng thương mại hóa. Suốt mấy năm liền, truyện dịch, truyện tình, truyện trinh thám rẻ tiền chiếm lĩnh thị trường sách. Rõ ràng sự gay gắt của bước chuyển đổi về kinh tế, xã hội đã tác động sâu sắc đến văn học đặc biệt là văn học thiếu nhi. Tình trạng này đến đầu những năm 90 mới được điều chỉnh và định hướng theo nhu cầu đích thực của bạn đọc. Đặc biệt “Tủ sách vàng” là món quà vô cùng quý giá đối với các em. Nhiều cuộc thi và vận động sáng tác cho các em liên tiếp xuất hiện. Đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa Hội Nhà văn, Nhà xuất bản Kim Đồng với các tổ chức khác như Bộ giáo dục và đào tạo, Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em,… trong chương trình và kế hoạch phát triển văn học thiếu nhi. Nhiều giải thưởng lớn đã được trao cho các nhà văn đoạt giải, đó là những nhân tố đánh thức tiềm năng sáng tạo cho các em. Với hàng loạt tác phẩm lần lượt ra đời vào đầu thập niên 90 như: “Thằng quỷ nhỏ” (1990), “Hoa hồng xứ khác” (1991), “Bồ câu không đưa thư” (1993), “Trại hoa vàng” (1994),… Nguyễn Nhật Ánh đã khẳng định được chỗ đứng của mình trong dòng chảy văn học thiếu nhi ở thời kì này. Có thể nói, sự xuất hiện của Nguyễn Nhật Ánh đã góp phần đem đến sự phong phú cũng như thổi luồng không khí tươi mới cho đời sống văn học thiếu nhi trong những năm này. Vào đầu những năm 2000, một điều đáng mừng cho bạn đọc nhỏ tuổi ở nước ta
  • 30. 25 là việc cho ra đời Tủ sách “Tuổi mới lớn” của Nhà xuất bản Kim Đồng vào 2002. Với sự phát triển ngày càng lớn mạnh, tủ sách này đang trở thành một thương hiệu, tạo nên một kênh văn học cho bạn đọc trẻ trong nước. Năm 2002, năm thử nghiệm đầu tiên, hai tuần Nhà xuất bản mới phát hành một tập sách. Đến năm 2003 tăng một tuần một tập. Giữa 2004, một tuần hai tập và lịch phát hành ổn định cho đến nay. Trong vòng vài năm trở lại, đây là tủ sách văn học Việt Nam duy nhất phát hành định kỳ và in 100% những tác phẩm mới dành cho bạn đọc độ tuổi từ 13 đến 17. Một điều đáng phải quan tâm trong thời gian gần đây là có một bộ phận các ấn phẩm cho thiếu nhi mang nội dung không lành mạnh như truyện ma, truyện có yếu tố bạo lực, gợi dục,… Không phù hợp với lứa tuổi của các em được phổ biến một cách công khai trên thị trường mà dư luận và giới truyền thông đã đề cập và lên án. Những truyện dạng này rõ ràng là sự biểu hiện của tính không lành mạnh của các ấn phẩm đọc của các em. Bên cạnh đó, sự bùng nổ các phương tiện thông tin đại chúng cũng dẫn tới nguy cơ văn hóa nghe nhìn đang lấn át văn hóa đọc. Dường như nhu cầu, thói quen đọc sách của các em đang dần bị mai một và đó là một điều đáng báo động đối với vấn đề văn hóa đọc của trẻ ngày nay. Đội ngũ sáng tác Có thể nói, các nhà văn viết cho thiếu nhi ở giai đoạn sau 1975 đã được quan tâm nhiều hơn. Đội ngũ sáng tác cho các em ngày càng đông đảo. Có những tác giả đã có tên tuổi trước đây, mặc dù tuổi cao nhưng vẫn cần mẫn, nhiệt tình tiếp tục viết cho các em. Họ đã tự đổi mới chính bản thân mình trong việc mở rộng đề tài và hướng khai thác mới mẽ, phù hợp với nhu cầu mới của cuộc sống và bạn đọc. Chẳng hạn như nhà văn Tô Hoài với bộ ba tác phẩm: “Đảo hoang”, “Chuyện nỏ thần” và “Nhà chử” đã khai thác lịch sử ở phương diện gắn liền với thiên nhiên, đất nước, con người Việt cổ. Phạm Hổ với những “Chuyện hoa, Chuyện quả”. Nguyễn Quỳnh với những chuyện đường rừng đầy chất phiêu lưu mạo hiểm, những chuyện về tình nghĩa giữa con người với thiên
  • 31. 26 nhiên và động vật đầy chất thơ và cảm động như: “Người đi săn và con sói lửa”, “Con sói vàng”, “Đồi sói hú”, “Người cứu hổ”,… Có những nhà văn lớp cũ hầu như cả đời chỉ viết cho người lớn, bây giờ lại viết cho các em. Chính vì thế sáng tác đầu tay của họ dành cho các em lại là tác phẩm đáng giá. Đó là trường hợp của Phùng Quán, Duy Khán,… Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những người chững lại như nhà văn Võ Quảng, Đoàn Giỏi,… Đặc biệt đầu những năm 90, đội ngũ sáng tác cho các em được bổ sung thêm nhiều cây bút trẻ như: Trần Thiên Hương, Lê Cảnh Nhạc, Nguyễn Trí Công, Hà Lâm Kỳ, Quách Liêu,… Và đặc biệt là Nguyễn Nhật Ánh. Ngoài ra còn có những cây bút không chỉ trẻ tuổi nghề mà còn trẻ tuổi đời như: Hoàng Dạ Thi, Nguyễn Thị Thu Thủy, Nguyễn Thị Châu Giang,… lớp người viết trẻ này, tuy ít nhiều thiếu sự từng trải kinh nghiệm nhưng bù lại họ có cái mới mẻ, hiện đại, có cái táo bạo, trẻ trung, tươi tắn. Trong số đó, có những người đã sớm hình thành phong cách riêng ngay từ đầu. Một lực lượng nữa cũng góp phần làm phong phú thêm cho đội ngũ sáng tác văn học thiếu nhi đó là các cây bút đang ở chính lứa tuổi của các em. Có thể thấy rõ điều này qua các ấn phẩm: “Tuổi xanh”, “Mực tím”, “Hoa học trò”, “Báo Thiếu niên tiền phong”,… Ở các ấn phẩm này, thường mỗi kì xuất bản luôn có những tác phẩm do chính các cây bút ở lứa tuổi hoa sáng tác và được các em hào hứng đón nhận. Tuy vậy, vẫn chưa có những hiện tượng thật nổi bật như trẻ em làm thơ thời kì chống Mĩ. Các em sáng tác thơ nhiều hơn truyện và bộ phận thơ cũng ghi dấu nhiều thành tựu hơn. Sáng tác truyện của các em nhìn chung còn đơn giản, thiên về miêu tả. Điều đó cũng dễ hiểu vì nếu sáng tác thơ vốn cần cảm xúc thì sáng tác truyện lại cần nhất là vốn sống và kinh nghiệm trong khi các em lại chưa có đủ sự từng trải để có thể tích lũy được kinh nghiệm. Điểm sáng đáng nói đến của văn học thiếu nhi nước nhà trong những năm này là sự kiện giải văn học thiếu nhi Peter Pan – Thụy Điển 2008 được trao cho nhà văn Việt Nam Nguyễn Ngọc Thuần với cuốn sách “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ”. Thành lập từ năm 2000, Peter Pan là giải thưởng của Ủy ban Quốc tế về
  • 32. 27 sách dành cho thanh thiếu nhi tại Thụy Điển và do hội chợ sách quốc tế Gothenburg khởi xướng. Hàng năm, Ban xét giải sẽ chọn ra một tác phẩm tiêu biểu viết cho thiếu nhi trên thế giới để trao giải và mời tác giả tham gia một số hoạt động giao lưu văn hóa đọc tại Thụy Điển. Nguyễn Ngọc Thuần là cây bút sinh năm 1972 và anh được giới chuyên môn đánh giá cao về mảng truyện viết cho thiếu nhi trong những năm gần đây. “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” là cuốn truyện dài viết về thế giới sinh động và những suy tưởng trong trẻo của một cậu bé 10 tuổi với môi trường, đời sống, những mối quan hệ thân tình, ấm áp ở thôn quê. Một tác phẩm có cách kể lạ và cuốn hút, xen vào những chương đầy chất thơ là các minh họa sống động do chính tác giả thể hiện. Tiếc rằng, Nguyễn Ngọc Thuần lại không có ý định lưu lại lâu dài ở mảnh đất văn học thiếu nhi mà anh có ý định chuyển sang viết truyện dành cho người lớn. Nhìn chung, đội ngũ sáng tác truyện cho các em ở giai đoạn sau 1975 có thời kì phát triển hùng hậu. Có thể nói, lực lượng sáng tác đông là một dấu hiệu đáng mừng. Nó chứng tỏ sự quan tâm của các nhà văn tới sáng tác cho các em, đồng thời đây cũng là cơ sở để có thể lựa chọn được tác phẩm hay cho các em. Tuy vậy, nếu quan sát kĩ thì sẽ thấy một hiện tượng không lấy gì làm vui, đó là trong những năm gần đây, đội ngũ các cây bút viết cho các em một cách chuyên tâm còn quá ít. Vì vậy những tác phẩm có giá trị và có khả năng thu hút bạn đọc trẻ không nhiều. Có lẽ đây cũng là điều đáng suy nghĩ cho mảng văn học thiếu nhi ngày nay. Phạm vi phản ánh Nhìn vào những chặng đường phát triển của truyện thiếu nhi sau 1975, tuy có lúc thăng, lúc trầm và có những đề tài không phát triển rực rỡ bằng giai đoạn trước nhưng nhìn một cách tổng quát vẫn có thể khẳng định truyện viết cho các em sau 1975 khá phong phú, đa dạng trong cách khai thác đề tài, chủ đề, mở ra khả năng bao quát những bức tranh sinh động về đời sống trẻ em. Quan sát sự vận động của truyện viết cho thiếu nhi sau 1975, phần nào có thể thấy quy luật vận động chung của mảng văn học này. Truyện viết cho các
  • 33. 28 em vẫn tiếp tục kế thừa những truyền thống của truyện viết cho thiếu nhi ở giai đoạn trước, khai thác trẻ em trong đời sống lịch sử cách mạng và trong quan hệ với nhà trường. Tuy vậy, nhìn từ phía hình thức, đó là sự kế tục các đề tài cũ nhưng ngay cả trong những đề tài này cũng đã có những đổi mới trong cách khai thác và thể hiện. Có thể nói bên cạnh những cái kế thừa không hoàn toàn cắt đứt với truyền thống, truyện thiếu nhi sau 1975 đã vượt lên, chiếm lĩnh hiện thực đời sống trẻ em, mở rộng phương diện khai thác, khám phá đa dạng, đa chiều từ phạm vi đề tài đến sự vận động, biến đổi của đời sống tinh thần và thế giới nội tâm của trẻ thơ. Từ sự tiếp cận trẻ em một cách đa dạng, đa chiều, các nhà văn đã bộc lộ một cách nhìn mới, một quan niệm mới về trẻ em. Không phải nhìn trẻ em trong một ý đồ áp đặt của người lớn mà xuất phát từ chính trẻ em để khám phá chiều sâu tâm hồn và tính cách của các em. 1.2.2. Đề tài thiếu nhi trong văn xuôi Nguyễn Nhật Ánh 1.2.2.1. Mấy nét về nhà văn Nguyễn Nhật Ánh Nguyễn Nhật Ánh sinh năm 1955 tại Quảng Nam. Thưở nhỏ ông theo học tại các trường Tiểu La, Trần Cao Vân và Phan Chu Trinh. Từ năm 1973 Nguyễn Nhật Ánh chuyển vào sống tại Sài Gòn, theo học ngành sư phạm. Anh đã từng đi thanh niên xung phong, dạy học, làm công tác Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Từ năm 1986 đến nay ông là phóng viên Nhật báo Sài Gòn Giải Phóng, lần lượt viết về sân khấu, phụ trách mục tiểu phẩm, phụ trách trang thiếu nhi và hiện nay là bình luận viên thể thao trên báo Sài Gòn Giải Phóng Chủ nhật với bút danh Chu Đình Ngạn. Ngoài ra, Nguyễn Nhật Ánh còn phụ trách những chuyên mục khác trên báo với những bút danh khác như: Anh Bồ Câu, Lê Duy Cật, Đông Phương Sóc, Sóc Phương Đông,… Đứng trước một thực tế là trẻ em ngày nay đã có nhiều biến đổi so với trẻ em vài chục năm trước. Xã hội hiện đại cùng với những tiến bộ khoa học đã tạo cho các em sự nhận thức mới mẻ và trình độ nhận thức sâu sắc. Điều này đòi hỏi những người viết cho các em cũng phải cập nhật được những thông tin mới mẻ, hiện đại. Trẻ em trong thế giới ngày nay tự tin và có khả năng phát triển tinh
  • 34. 29 thần mạnh mẽ đồng thời cũng có nhu cầu khám phá và hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống, trẻ em ngày nay không chỉ có trình độ cao hơn, rộng hơn về mọi lĩnh vực mà còn biết đánh giá cách xử sự, ứng xử trong cuộc sống. Do đó, một trong những vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự thành bại của những người cầm bút là việc ý thức về đối tượng của mình. Sách viết cho các em hôm nay phải đáp ứng được những yêu cầu mới: Phải có trình độ cao hơn và rộng hơn, không chỉ về đời sống nội tâm đơn thuần mà còn là những mặt đời sống xã hội, đời sống khoa học kỹ thuật,… Chính điều này góp phần quyết định khả năng chiếm lĩnh cũng như cách khai thác hiện thực đời sống của văn học. Nhà văn vừa có thể viết về cuộc sống trực tiếp của các em với những điều diễn ra hàng ngày, vừa có thể viết về cuộc sống gia đình và xã hội với tính chất bộn bề của nó. Trước hiện thực này, nhà văn buộc phải có những sự điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu mới khi sáng tác cho các em. Viết truyện cho thiếu nhi, Nguyễn Nhật Ánh là người xác định rất rõ về đối tượng. Đối tượng ở đây được hiểu không chỉ là đối tượng để nhà văn nhìn nhận, chiếm lĩnh, khám phá và thể hiện trong tác phẩm của mình mà còn là đối tượng tiếp nhận tác phẩm . Hay nói cách khác, đối tượng miêu tả và đối tượng tiếp nhận có cùng một trục cảm xúc, một chỗ giao thoa. Thực tế cho thấy, việc xác định một cách rõ ràng đối tượng trong quá trình sáng tác đã góp phần chi phối quá trình sáng tác và đem đến thành công cho các tác phẩm của nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi này. Nhân vật trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh không chỉ có trẻ em mà còn có cả người lớn nhưng người lớn xuất hiện trong truyện của anh với tần xuất không cao như sự xuất hiện của nhân vật trẻ em. Sự xuất hiện của nhân vật người lớn trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh cũng không phải là đối tượng trực tiếp để nhà văn khám phá, thể hiện trong tác phẩm. Họ chỉ xuất hiện khi nhà văn cần phản ánh những mối quan hệ của trẻ em với người lớn, hoặc khi cần thể hiện tính cách của các nhân vật trẻ em trong sự tương tác đa chiều của môi trường xung quanh. Truyện của Nguyễn Nhật Ánh đi sâu vào khai thác các nhân vật là
  • 35. 30 trẻ em thuộc các lứa tuổi khác nhau: từ lứa tuổi trung học cơ sở (Kính vạn hoa, Bàn có năm chỗ ngồi, Chú bé rắc rối,…) đến lứa tuổi trung học phổ thông (Ngôi trường mọi khi, Bong bóng lên trời,…) với cuộc sống, sinh hoạt cũng như các mối quan hệ không kém phần phức tạp của các nhân vật trẻ em. Sự phản ánh của tác giả ở đây không chỉ là dừng lại ở việc khai thác, phản ánh cuộc sống với những mối quan hệ giữa các em với nhau mà còn trong truyện của anh, nhân vật trẻ em còn có những mối quan hệ với người lớn (cha – mẹ, anh – chị, thầy – cô,…). Song, tất cả những mối quan hệ ấy đều nhằm hướng vào việc khắc họa rõ hơn tính cách và con người của các nhân vật trẻ em. Về đối tượng tiếp nhận, trong suốt quá trình sáng tác của mình, việc xác định đối tượng tiếp nhận là một yếu tố được nhà văn Nguyễn Nhật Ánh rất quan tâm và đối tượng chủ yếu mà Nguyễn Nhật Ánh muốn hướng đến là bạn đọc nhỏ tuổi. Nguyễn Nhật Ánh cũng từng nói rằng: “Đối tượng người đọc cũng là một yếu tố quyết định số lượng sách được tiêu thụ. Chẳng hạn theo thống kê dân số ở Việt Nam, phụ nữ bao giờ cũng đông hơn đàn ông nên người đọc Quỳnh Dao hẳn đông hơn người đọc Kim Dung. Độc giả thiếu nhi thì càng đông hơn nữa, vì đối tượng này không phân biệt nam hay nữ, cũng chưa phân hóa về sở thích và nhu cầu thưởng thức như độc giả người lớn. Điều quan trọng là nhà văn cố viết sao cho hay, cho hấp dẫn” [27]. Tuy nhiên, trong thực tế cần thấy rõ một điều rằng: Một tác phẩm văn học đích thực sẽ không bó hẹp trong một phạm vi bạn đọc ở một lứa tuổi, thời đại nhất định nào và trong những sáng tác của Nguyễn Ngọc Ánh điều này cũng được thể hiện, có những truyện tuy viết cho các em nhưng vẫn được người lớn đón nhận, ngược lại, có truyện anh muốn hướng đến bạn đọc là người lớn nhưng vẫn thu hút được sự thích thú của các em mà hai tác phẩm “Tôi là Bêtô” và “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” là một minh chứng. Trong đó, “Tôi là Bêtô” vốn là tác phẩm viết cho các em nhưng người lớn cũng thấy hứng thú khi đọc và “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” mặc dù ở trang bìa 4 của truyện , nhà văn có ghi: “Tôi viết cuốn sách này không dành cho trẻ em” nhưng trong thực tế, các em lại rất thích đọc và cả hai truyện trên khi phát hành
  • 36. 31 đều giữ kỷ lục về số lượng sách bán ra trong năm. Nguyễn Nhật Ánh hết sức thành công với những truyện viết về tuổi mới lớn, mà tuổi mới lớn, như tên gọi của nó là lứa tuổi đã không còn là trẻ con nhưng lại chưa thực sự trở thành người lớn. Chính vì vậy mà tâm lý và tính cách của lứa tuổi này rất đặc biệt, nói rõ hơn là chưa định hình, nên khó nắm bắt. Bên cạnh những thao tác văn chương thuần kỹ thuật, nhà văn viết truyện cho tuổi mới lớn có lẽ cần nhiều hơn sự đồng cảm về mặt tâm hồn với đối tượng đặc biệt này mới có thể tạo ra trước hết là sự tin cậy và kéo theo nó là sự chấp nhận của bạn đọc. Từ việc xác định một cách rõ ràng về đối tượng, Nguyễn Nhật Ánh đã tìm cho mình một cách viết để phù hợp với đối tượng của mình, anh tâm sự: “Viết cho trẻ em, tôi quan niệm không nên viết quá nặng nề. Nhà văn phải là trụ đỡ tinh thần của các em, giúp các em yên tâm và vui sống. Trẻ em khác người lớn, tâm hồn mỏng manh, trong sáng như cây non, nhận thức chưa chín, kinh nghiệm sống chưa có, đem giông bão đến cho các em để làm gì?” [28]. Vì vậy, trong các sáng tác của mình, dù có viết về những nhân vật có số phận bất hạnh như Hồng Hoa trong “Thiên thần nhỏ của tôi”, Thường trong “Bong bóng lên trời”, Quỳnh trong “Thằng quỷ nhỏ”,… Người đọc vẫn không thấy sự tuyệt vọng ở các nhân vật của anh mà thay vào đó là niềm tin vào cái đẹp và sự hy vọng vào cuộc sống ở phía trước. Để thể hiện điều này, anh thường sử dụng ngôn ngữ và hình ảnh phù hợp với nhận thức và tâm lý của trẻ em cùng với giọng văn hài hước làm cho những câu chuyện trở nên nhẹ nhàng hơn. Có thể nói, việc xác định đối tượng cho những sáng tác cũng như đề ra những mục đích và không ngừng theo đuổi nó trong suốt quá trình sáng tác của mình là một trong những yếu tố hết sức quan trọng để đưa đến những thành công cho Nguyễn Nhật Ánh trong sự nghiệp viết văn. Và cũng chính điều này đã góp phần tạo dựng được vị trí của nhà văn trong lòng người đọc, đặc biệt là đối với những bạn đọc nhỏ tuổi. 1.2.2.2. Hành trình viết truyện cho thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh Từ nhỏ, Nguyễn Nhật Ánh đã thích làm thơ. Nhiều bài thơ của anh được
  • 37. 32 đăng báo. Năm 13 tuổi, Nguyễn Nhật Ánh đã đăng bài thơ đầu tiên. Tác phẩm đầu tiên in thành sách là một tập thơ: “Thành phố Tháng Tư” (in chung với Lê Thị Kim), được Nhà xuất bản Tác phẩm Mới ấn hành năm 1984. Truyện dài đầu tiên của anh là tác phẩm “Trước vòng chung kết” (Nhà xuất bản Măng Non, 1985). Hơn ba mươi năm trở lại đây anh tập trung viết văn xuôi. Nói đến nhà văn Nguyễn Nhật Ánh là nói đến nhà văn chuyên viết truyện cho lứa tuổi mới lớn. Sau tác phẩm “Trước vòng chung kết”, anh tiếp tục lần lượt cho ra đời các truyện dài tiếp theo như: “Cô gái đến từ hôm qua”, “Đi qua hoa cúc”, “Mắc biếc”, “Chuyện xứ Lang Biang”, “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ”, “Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ”, “Ngồi khóc trên cây”, “Chúc một ngày tốt lành”, “Bảy bước tới mùa hè”, “Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng”, “Ngày xưa có một chuyện tình”,… Tính đến ngày 18 tháng 09 năm 2016, Nguyễn Nhật Ánh đã cho ra đời khoảng 35 truyện dài, các truyện dài này được các em, đặc biệt là các em đang ở lứa tuổi thiếu niên rất yêu thích. Phần lớn các tác phẩm thuộc thể loại truyện này của anh đi sâu vào khai thác đời sống, sinh hoạt của các em thiếu niên và ở đây, anh tỏ ra “là người viết có mối quan tâm và sự hiểu biết về nhu cầu và tâm sinh lí của lứa tuổi” [29]. Cũng với các tác phẩm này mà Nguyễn Nhật Ánh được mệnh danh là “nhà văn của tuổi mới lớn”. Có được điều đó bởi trong những câu chuyện của mình, Nguyễn Nhật Ánh đã rất khéo léo trong việc khai thác thế giới tâm lí của các em. Một trong những đặc điểm và cũng là ưu điểm nổi bật trong các truyện dài của Nguyễn Nhật Ánh là việc anh đã khai thác hết sức thành công phương diện tình bạn và tình yêu của tuổi học trò. Có thể nói, Nguyễn Nhật Ánh là một trong số ít các nhà văn Việt Nam khai thác thành công phương diện này, đó cũng là cái mà các bạn đọc ở lứa “tuổi hoa” rất thích mà lại rất thiếu trong những trang viết dành cho các em. Một lần nữa, vai trò của Nguyễn Nhật Ánh lại được nhắc đến vì những tác phẩm viết về tình bạn – tình yêu tuổi học trò của anh đã góp phần làm phong phú hơn diện mạo của mảng văn học thiếu nhi nước nhà trong những năm qua. Chính vì vậy, từ khi các truyện dài của Nguyễn Nhật Ánh ra đời
  • 38. 33 cho đến nay đã nhiều lần tái bản, đặc biệt có truyện tái bản trên 20 lần so với số lượng tương đối lớn nhưng vẫn được bạn đọc nhiệt tình đón nhận. Năm 1900, truyện dài “Chú bé rắc rối” được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao giải thưởng Văn học Trẻ hạng A. Năm 1995, anh được bầu chọn là nhà văn được yêu thích nhất trong hai mươi năm (1975 – 1995) qua cuộc trưng cầu ý kiến bạn đọc về các gương mặt trẻ tiêu biểu trên mọi lĩnh vực của Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh và báo Tuổi Trẻ, đồng thời được Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh chọn là một trong hai mươi nhà văn trẻ tiêu biểu trong hai mươi năm (1975 – 1995). Đặc biệt, vào thời kì mở cửa, sự giao lưu với nước ngoài cũng có ảnh hưởng tới sáng tác văn học cho thiếu nhi. Với sự có mặt của những truyện nước ngoài như Đôrêmon của nhà văn Nhật Bản Fujico Fujio, Tứ quái TKKG của nhà văn Đức Stefan Wolf,… rất được các em yêu thích. Có thể nói, sự xuất hiện những tác phẩm tiêu biểu đó vừa là sự thách thức cả tự ái dân tộc, tự ái nghề nghiệp của các nhà văn trong nước. Nếu trước đó, hầu như chưa có nhà văn Việt Nam nào nghĩ tới việc viết truyện liên hoàn nhiều tập thì sau khi truyện Tứ quái TKKG có mặt, nhiều nhà văn Việt Nam tin rằng mình thừa sức viết như Stefan Wolf và liên tiếp sau đó là sự ra đời của các truyện như “Thanh tra Ca – ta – nhí” của Nguyễn Mạnh Tuấn, “Năm Sài Gòn” của Bùi Chí Vinh, “Sống sót vỉa hè” của Võ Phi Hùng và đặc biệt là sự ra đời của bộ truyện “Kính vạn hoa” của Nguyễn Nhật Ánh. Tập đầu tiên của bộ truyện “Kính vạn hoa” có nhan đề “Nhà ảo thuật” ra đời vào năm 1995 và được bạn đọc trẻ tuổi hoan nghênh, sau đó các tập tiếp theo của bộ truyện lần lượt ra đời. “Kính vạn hoa” được tác giả viết từng cuốn có cốt truyện riêng nhưng nhân vật thì xuyên suốt và liên hoàn với nhau. Từng truyện có tên riêng nên phải nghĩ tên chung cho cả truyện và anh đã đặt “Kính Vạn Hoa” là tên cho bộ sách này. Khi được phỏng vấn trên Báo Lao Động số ra ngày 29 – 05 – 2003, nhà văn giải thích: “Kính Vạn Hoa là đồ chơi cho trẻ em mà bản thân tôi từ bé đã thích cho đến bây giờ. Sau một cái lắc nhẹ, hằng hà sa số các bông hoa lần lượt xuất hiện. Tôi thầm mong mỗi cuốn sách
  • 39. 34 của mình cũng như vậy. Sau mỗi cuốn, một câu chuyện mới cho các em lại hiện ra, hấp dẫn và đầy màu sắc”. Năm 2003, bộ truyện nhiều tập “Kính Vạn Hoa” này được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao huy chương “Vì thế hệ trẻ” và được Hội Nhà văn Việt Nam trao tặng thưởng. “Kính Vạn Hoa” là bộ sách giữ kỉ lục về số lượng xuất bản của Nhà xuất bản Kim Đồng. Đến năm 1998, Nguyễn Nhật Ánh được Nhà xuất bản Kim Đồng trao giải thưởng dành cho nhà văn có sách bán chạy nhất. Vào đầu những năm 2000, truyện dịch đang rất phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt là bộ truyện giả tưởng nổi tiếng gây “cơn sốt” và làm say mê hàng triệu trẻ em toàn thế giới đó là “Harry Potter” của nữ văn sĩ J.K.Rowling nhưng đối với các nhà văn Việt Nam việc sáng tác truyện giả tưởng lúc này đang còn rất xa lạ. Trước tình hình ấy, Nguyễn Nhật Ánh lại là một trong số những nhà văn trăn trở, tìm tòi để cho ra đời câu chuyện “phù thủy” của người Việt Nam và “Chuyện xứ Lang Biang” ra đời. Được gợi ý từ bộ truyện “Harry Potter” nhưng “Chuyện xứ Lang Biang” lại mang đậm phong cách của Nguyễn Nhật Ánh và đã để lại dấu ấn riêng. “Rõ ràng Nguyễn Nhật Ánh chịu ảnh hưởng của J.K.Rowling nhưng Nguyễn Nhật Ánh không bị “bóng đè” [30]. Bản thân tác giả cũng không cho rằng “Chuyện xứ Lang Biang” là sự “chạy theo trào lưu” mà anh muốn thiếu nhi Việt Nam được đọc những câu chuyện thần thoại do chính các nhà văn Việt Nam viết. Với sự ra đời của tác phẩm này, Nguyễn Nhật Ánh hi vọng đây sẽ là bước khởi đầu cho những tác phẩm mới với nội dung và cách thể hiện phong phú, đa dạng và hấp dẫn. Trong một lần trả lời phỏng vấn, anh tâm sự: “Tôi muốn đem lại nhiều tác phẩm cho trẻ em khi trào lưu truyện dịch ở ta đang nở rộ. Nhưng trách nhiệm và tự ái của một nhà văn nội không cho phép mình chịu thua” [31]. Tác phẩm “Chuyện xứ Lang Biang” nói về hai cậu bé lạc vào thế giới phù thủy. Có thể nói, đây là lần đầu tiên anh viết một bộ truyện hoàn toàn dựa trên trí tưởng tượng. Để viết bộ truyện này, Nguyễn Nhật Ánh đã gặp khá nhiều thách thức. Về sáng tạo, nhà văn đã phải vận dụng và khai thác tối đa trí tưởng
  • 40. 35 tượng để xây dựng các tình tiết một cách hợp lý. Các chi tiết cũng phải được sắp xếp theo một bố cục chặt chẽ và logic. Nhà văn tâm sự ông đã phải mất nữa năm tìm tài liệu trên mạng Internet và đọc các loại sách liên quan như Phù thủy và pháp sư, Ma thuật và thuật phù thủy ở Philippin, các huyền thoại Phương Đông, Thần thoại Hy Lạp và La Mã, một số vấn đề phát triển kinh tế xã hội buôn làng các dân tộc Tây Nguyên, Họ và tên người Việt Nam, các dân tộc ít người Việt Nam, các nền văn minh Cổ đại,… Truyện mang tính nhân bản sâu sắc ở việc đề cao những giá trị cao đẹp của tình bạn, được thể hiện qua những khó khăn và thử thách. Nhà văn chủ trương không xây dựng hình tượng anh hùng cá nhân như hầu hết các truyện nước ngoài khác. Đây cũng chính là một trong những điểm đặc trưng rõ nét của truyện Nguyễn Nhật Ánh. Tác phẩm còn thu hút đọc giả bởi sự gần gũi và thân thuộc đậm bản chất văn hóa Việt. Tên các nhân vật bề ngoài có vẻ mang đậm màu sắc Tây Nguyên nhưng lại chứa đựng yếu tố hài hước như Hailixiro, Kemli Trinh, Bolobala, Haifai,… Và đặc biệt là địa danh Lang Biang, mặc dù Lang Biang trong truyện là của một thế giới hoàn toàn khác. Ý định của tác giả là muốn mang yếu tố khác lạ cho câu chuyện, đồng thời vẫn giữ được bản sắc truyền thống của Việt Nam. Sau “Chuyện xứ Lang Biang”, tác phẩm tiếp theo của anh là bút kí của một chú chó có tên “Tôi là Bêtô”. Tác phẩm ra đời năm 2007, khác với những tác phẩm trước đó như “Kính Vạn Hoa”, “Chuyện xứ Lang Biang”,… “Tôi là Bêtô” đã xâu chuỗi những câu chuyện được kể dưới con mắt quan sát và suy nghĩ của một chú chó tên là Bêtô. Câu chuyện xoay quanh cuộc sống của Bêtô với chị Ni – chủ của chú, với Binô, Laica, Lão Hiếng – những đồng loại và cũng là những người bạn của chú. Thông qua những mẫu đối thoại, những tình huống và cách cư xử đời thường, giản dị tác phẩm “Tôi là Bêtô” đã gửi gắm những thông điệp hữu ích không chỉ với trẻ em mà còn cả người lớn về tình bạn, về mối quan hệ với những người thân trong gia đình. Năm 2008, là năm được ghi nhận sự khởi sắc của văn học thiếu nhi, đặc biệt là năm xuất hiện nhiều tác phẩm viết cho thiếu nhi của các cây bút nữ