SlideShare a Scribd company logo
1 of 170
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
_______________________
CAO THỊ LAN
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ
TRONG VĂN HỌC HIỆN ĐẠI HÀN QUỐC
QUA CÁI NHÌN CỦA CÁC NHÀ VĂN NỮ
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
TP. Hồ Chí Minh tháng 11/2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
_______________________
CAO THỊ LAN
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ
TRONG VĂN HỌC HIỆN ĐẠI HÀN QUỐC
QUA CÁI NHÌN CỦA CÁC NHÀ VĂN NỮ
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài
Mã số : 66 22 30
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. PHAN THU HIỀN
TP. Hồ Chí Minh tháng 11/2012
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Và kết quả
trong luận văn này chưa từng được công bố ở các công trình khác.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 11 năm 2012
Người viết luận văn
Cao Thị Lan
Lớp văn học nước ngoài Khóa 21
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài nỗ lực của bản thân, người viết còn nhận
được sự động viên giúp đỡ của rất nhiều người.
Người viết xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Phan Thu Hiền-
Trưởng bộ môn Hàn Quốc học, trường Đại Học KHXH& NV TP. Hồ Chí Minh. Cô
đã tận tình giúp đỡ người viết giải quyết các vấn đề vạch ra trong đề tài, cũng như
tận tình hướng dẫn người viết trong suốt quá trình làm luận văn.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn,
phòng SĐH Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho người viết hoàn
thành luận văn này.
Xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, khích lệ người viết trong suốt
quá trình thực hiện luận văn.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2012
Người viết
---1---
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................2
1. Lí do chọn đề tài- mục đích nghiên cứu..............................................................2
2. Lịch sử vấn đề........................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................14
4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................14
5. Đóng góp của luận văn........................................................................................15
6. Bố cục của luận văn.............................................................................................15
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG VĂN HỌC
KOREA VÀ KHÁI QUÁT VỀ VĂN HỌC HIỆN ĐẠI KOREA .......................17
1.1. Khái quát về người phụ nữ trong văn học truyền thống Korea..................17
1.1.1. Phụ nữ với văn học ......................................................................................17
1.1.2. Phụ nữ trong văn học...................................................................................23
1.2. Khái quát về văn học hiện đại Korea .............................................................30
1.2.1. Bối cảnh của văn học hiện đại Korea ..........................................................30
1.2.2. Một số đặc điểm văn học hiện đại Korea ....................................................35
1.2.3. Khái quát về người phụ nữ trong văn học hiện đại Korea...........................44
CHƯƠNG 2 : HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ QUA SỰ THỂ HIỆN CỦA
VĂN HỌC HIỆN ĐẠI HÀN QUỐC .....................................................................55
2.1. Người phụ nữ trong cuộc sống gia đình.........................................................55
2.2. Người phụ nữ trong quan hệ với xã hội.........................................................71
2.3. Sự kết hợp truyền thống và hiện đại trong hình tượng người phụ nữ........80
CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ
TRONG VĂN HỌC HIỆN ĐẠI HÀN QUỐC......................................................89
3.1. Nhân vật và hệ thống nhân vật .......................................................................89
3.1.1. Xây dựng nhân vật.......................................................................................89
3.1.2. Tổ chức hệ thống nhân vật.........................................................................102
3.2. Không- thời gian nghệ thuật .........................................................................110
3.2.1. Không gian nghệ thuật...............................................................................110
3.2.2. Thời gian nghệ thuật..................................................................................120
3.3. Kết cấu tự sự...................................................................................................125
3.3.1. Trình tự kể chuyện.....................................................................................125
3.3.2. Nhịp độ kể chuyện.....................................................................................129
3.3.3. Phương thức tự sự......................................................................................135
KẾT LUẬN............................................................................................................149
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................155
---2---
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài- mục đích nghiên cứu
Việt Nam vốn đã mở cửa giao lưu kinh tế, văn hóa với một số nước trên thế
giới từ khá sớm, nhưng đến năm 1992 Việt Nam mới chính thức đặt quan hệ ngoại
giao với Hàn Quốc. Hai nước Việt- Hàn từ khi giao lưu đã có những bước tiến đáng
kể về mặt kinh tế, xã hội, giáo dục... nhưng vấn đề giao lưu văn học lại chưa theo
kịp tốc độ so với các lĩnh vực khác. Vấn đề dịch thuật các tác phẩm Hàn sang tiếng
Việt còn quá ít ỏi kéo theo những công trình nghiên cứu vẫn còn hạn chế. Vì vậy,
việc nghiên cứu văn học Hàn Quốc tại Việt Nam cần được quan tâm nhiều hơn nữa.
Những năm gần đây, số lượng các nhà văn nữ trên văn đàn văn học Hàn tăng
lên đáng kể, không chỉ về số lượng mà còn cả chất lượng. Họ cũng như những nhà
văn nam giới khác khai thác nhiều vấn đề vô cùng đa dạng trong hiện thực cuộc
sống. Có khác chăng chỉ là vì thuộc phái nữ nên trang văn của họ đậm chất nữ tính:
tinh tế, sâu sắc và đầy niềm trắc ẩn. Đặc biệt là, các nhà văn nam tuy viết về người
phụ nữ với nỗi niềm cảm thông sâu sắc nhưng dưới con mắt của các nhà văn nữ thì
hình ảnh các nhân vật nữ vẫn chứa những nét độc đáo riêng, những nét cá tính
riêng. Vì vậy, nghiên cứu vấn đề phụ nữ qua cái nhìn của các nhà văn nữ là một đề
tài hấp dẫn, cần được quan tâm đích đáng.
Qua đề tài này, chúng tôi mong muốn mở rộng con đường giao lưu văn hóa
giữa hai nước Việt- Hàn, giúp bạn đọc Việt Nam hiểu hơn về con người cũng như
văn hóa xứ Hàn. Đây cũng chính là cơ hội để chúng tôi được tiếp xúc với một nền
văn học còn khá xa lạ nhưng chứa đầy sức hấp dẫn.
2. Lịch sử vấn đề
Ở Việt Nam
Trong phạm vi tư liệu mà chúng tôi bao quát được, tình hình giới thiệu và
nghiên cứu văn học Hàn ở Việt Nam còn quá khiêm tốn, chủ yếu là các bài giới
thiệu sơ lược xuất hiện trên một số tạp chí và một số bài viết được in trong giáo
trình được giảng dạy ở các trường đại học.
---3---
Năm 1997, Nguyễn Long Châu viết cuốn Nhập môn văn học Hàn Quốc [7]
Đây là cuốn sách đầu tiên viết về văn học Hàn dưới quan điểm của các giáo trình
văn học sử Hàn Quốc tại Hàn Quốc. Sách ngoài phần phụ lục, tóm tắt và trích dịch
các tác phẩm văn học thơ ca và văn xuôi, gồm 2 phần: Văn học cổ điển và văn học
hiện đại. Trong phần văn học hiện đại, tác giả đã điểm qua các thời kì với một số
tên tuổi tiêu biểu như Lee Kwang- soo, Kim Yoo- jeung, Park Chong- hwa… Tuy
nhiên, cuốn sách này chỉ giới thiệu cho người đọc một cái nhìn sơ khảo, bước đầu
về nền văn học Hàn Quốc. Trong tương lai, chúng ta cần những cuốn sách chuyên
sâu về nội dung hơn nữa.
Năm 1997, lần đầu tiên nhà văn Oh Jung- hee ra mắt bạn đọc Việt Nam với
tập truyện ngắn Ván bài lúc hoàng hôn. Võ Thị Xuân Hà trong lời tựa với nhan đề
“Sự cô đơn tạo nên thiên hà”[24] đã bước đầu giới thiệu với bạn đọc về tác giả Oh
Jung- hee cũng như những truyện ngắn trong tập truyện của bà. Bài viết chú trọng
vào phương diện nội dung trong các truyện ngắn như bi kịch gia đình với những nếp
nhà không có trẻ con trong Sông lửa, hay cuộc sống xã hội thời kì sau chiến tranh
với những tệ nạn, những thói hư tật xấu xuất hiện cùng với công cuộc mưu sinh
trong Xóm người Hoa… Lời mở đầu của Võ Thị Xuân Hà mặc dù chưa thật sâu sắc,
chưa thật đầy đủ, còn rất nhiều khía cạnh chưa được đề cập đến. Tuy nhiên, nó như
chiếc chìa khóa để bạn đọc đến với những trang viết đầy trắc ẩn của Oh Jung- hee
đối với những nhân vật của mình. Từ đó có thể hiểu và cảm thông hơn về những số
phận, những mảnh đời còn nhiều bất hạnh trong tác phẩm.
Năm 2009, trong bài viết “Không gian và thời gian trong một tập truyện ngắn
Hàn Quốc”[49], Đỗ Thanh Thảo Miên và Đỗ Tiến Thắng đã nêu bật lên hình tượng
không gian và thời gian mà Oh Jung- hee đã sử dụng trong Ván bài lúc hoàng hôn
là không gian khác lạ, tạo nên một lực hấp dẫn riêng. Tác giả bài viết nhận định
“Phải chăng tác giả muốn hướng người đọc tới sự lóe sáng của đất nước và con
người Hàn Quốc vào kỉ nguyên mới sau khi bước ra từ cuộc chiến tranh đau
thương?” Tuy nhiên do giới hạn về đề tài nên tác giả đã không đề cập đến vấn đề
người phụ nữ được xem là một vấn đề quan trọng trong sáng tác của Oh Jung- hee
---4---
“Những truyện ngắn cho thấy tận mắt những áp bức hay nỗi khủng hoảng không
nhìn thấy được mà những người phụ nữ phải chịu đựng.”[26,151]
Trên đây là một số bài viết nghiên cứu về văn học hiện đại Hàn Quốc. Tuy
nhiên chưa có những công trình mang tính chuyên sâu, khảo sát những vấn đề về
thể loại, về đặc trưng, thi pháp của các thời kỳ văn học. Có chăng chỉ là những bài
viết xuất hiện trong các hội thảo hay trên các trang tạp chí đề cập đến một vài khía
cạnh nhỏ lẻ của một số tác phẩm.
Với những tác phẩm văn xuôi đương đại Hàn Quốc mới được dịch ở Việt Nam
gần đây như Hãy chăm sóc mẹ, Người ăn chay… thì việc nghiên cứu sâu lại càng
khó khăn hơn nữa. Chúng tôi chỉ thu thập được những dòng cảm nhận ngắn ngủi
trên các trang báo điện tử hay lời tựa của nhà xuất bản như một lời giới thiệu.
Năm 2011, khi tác phẩm Hãy chăm sóc mẹ lần đầu xuất hiện tại Việt Nam,
trên các trang xã hội đã xuất hiện rất nhiều những lời bình luận, chia sẻ. Trang
baomoi.com đăng bài viết với tựa đề “Hãy chăm sóc mẹ- một câu chuyện thấm thía
đến nặng lòng.”[110] Bài viết giới thiệu sơ lược về tác giả Shin Kyung- sook từ khi
còn là một cô gái 16 tuổi bước chân lên Seoul lập nghiệp. Sau những dòng miêu tả
ngắn ngủi về tác giả là phần tóm tắt tác phẩm cùng những dòng cảm nhận sâu sắc
và nhoè nước mắt “Hãy chăm sóc mẹ- cuốn tiểu thuyết là lời nhắn nhủ đến những
đứa con thơ đang vô tình hay lầm đường lạc lối. Bởi chỉ có mẹ, có gia đình là chỗ
dựa yên bình nhất…” Tuy chỉ là những dòng cảm nhận ngắn ngủi nhưng bài viết
đã nêu bật lên được giá trị của tác phẩm “Nao lòng, thấm thía... cuốn tiểu thuyết
khiến bất cứ ai cũng phải rơi nước mắt trên suốt một cuộc hành trình đi tìm mẹ”.
Cũng trong năm này, tác phẩm Người ăn chay của nhà văn Han Kang được
giới thiệu đến bạn đọc Việt Nam. Trong bài viết “Người ăn chay- vẻ đẹp của tự
do”[106], Nguyễn Thị Ngọc Khánh đã sơ lược về nội dung tác phẩm và đưa ra kết
luận về nỗi ám ảnh dai dẳng về khát khao tự do - cuộc đấu tranh để giải quyết mâu
thuẫn giữa cá nhân trong mối tương quan với gia đình và cộng đồng của nhân vật
Yeong-hye.
---5---
Sau một thời gian không lâu, trong bài viết “Hai tác phẩm, một lát cắt về
người phụ nữ”[108], Hoài Nam đã đưa ra một số luận điểm mới mẻ trong cách nhìn
về hai tác phẩm Hãy chăm sóc mẹ và Người ăn chay. Từ việc giới thiệu nội dung tới
việc khái quát lại vấn đề về người phụ nữ trong xã hội hiện nay, tác giả bài viết đã
tìm thấy một khía cạnh mới về người phụ nữ, đó là họ cần thoát ra khỏi mẫu hình lý
tưởng của phụ nữ truyền thống. Theo ông, tác phẩm “Là cái nhìn về vấn đề người
phụ nữ trong xã hội của họ đã vượt qua công thức và những sự đơn giản hóa thông
thường. Con người nói chung, phức tạp hơn một sự tổng hòa của các mối quan hệ
xã hội, trong tính hiện thực của nó.”
Năm 2011, trên cuốn tạp chí List books from Korea đăng một bài viết có tựa
đề “Korean novels take influence in young Vietnamese lives”[109] của Nguyễn
Thành Nam. Trong bài viết này, có một đoạn ngắn giới thiệu về nhà văn Han Kang
với liên truyện Người ăn chay. Theo tác giả, liên truyện này đã khai thác những
cung bậc trong cảm xúc con người. Cuốn sách đã đáp ứng được nhu cầu của độc
giả, những người đang tìm kiếm một sự đột phá trong tác phẩm và những nét khác
lạ trong nhân vật. Tác phẩm ra đời như một luồng gió mới giúp độc giả thoát khỏi
sự nhàm chán với những tác phẩm văn chương truyền thống.
Những bài viết và những nhận định trên đây phần lớn đều xoay quanh những
vấn đề liên quan đến nội dung tác phẩm, chưa có bài viết nào đề cập tới phương
diện nghệ thuật- vốn là một khía cạnh rất đáng chú ý trong các tác phẩm văn xuôi
hiện đại Hàn Quốc.
Ở Hàn Quốc
Hwang Chi-woo, chủ tịch đoàn đại biểu Hàn Quốc trong lời phát biểu tại Hội
chợ sách Frankfurt đã nói “Hàn Quốc là một quốc gia vô danh ở châu Âu. Văn hóa
Hàn Quốc bị che lấp bởi những “cái bóng” lớn là Nhật Bản và Trung Quốc”.
Dường như văn học Hàn Quốc chưa có một Haruki Murakami như Nhật Bản
cũng chưa có một G. Marquez như Columbia. Nhưng từ khi tác phẩm Please look
after mom của nhà văn Shin Kyung- sook được nhà xuất bản danh tiếng bậc nhất tại
New York - Alfred A. Knopf - ấn hành vào đầu tháng 4 thì sự quan tâm của những
---6---
độc giả yêu văn chương của các quốc gia trên thế giới đến văn học Hàn Quốc đã
tăng lên đáng kể.
Nhà văn Shin Kyung-sook không phải là một tên tuổi xa lạ của đất nước Hàn
Quốc xinh đẹp. Trong cuốn Twentieth-century Korean literature của Lee Nam-hoo
(2005), Shin được giới thiệu như một hiện tượng nổi bật trong văn học Hàn thế kỷ
XX với khả năng quan sát tinh tế và một giọng văn đầy cá tính. Theo tác giả “câu
văn của bà là những cung bậc cảm xúc có độ căng và rất nhạy cảm với niềm mong
mỏi nói lên những điều không thể thốt thành lời, hay tiến tới những điều không thể
tiến tới.”[26,194]
Với tiểu thuyết Hãy chăm sóc mẹ, Shin Kyung- sook đã tạo ra “hội chứng mẹ”
trong làng văn Hàn Quốc - một trào lưu đua nhau viết về mẹ nhằm thu hút sự chú ý
của độc giả, ăn theo hiệu ứng của Please look after mom. Oh Sun Joo, đại diện của
Imprima đánh giá sự thành công và sức hấp dẫn không biên giới của cuốn sách
chính là thông điệp về tình mẹ con được Shin miêu tả độc đáo dưới góc nhìn văn
hóa truyền thống Hàn Quốc.
Năm 2011, Park Sung- chang trong bài nghiên cứu “Korean writing takes on
the modern world”[113] đã nhắc đến cuốn tiểu thuyết Please look after mom của
Shin Kyung-sook đang là hiện tượng được độc giả toàn cầu quan tâm. Park Sung-
chang viết: “Trong bối cảnh này, Please look after mom của Shin Kyung-sook nêu
bật hình tượng người mẹ, như chạm được vào mối đồng cảm chung. Với thời gian,
văn chương Hàn Quốc tin chắc sẽ làm được một chuyến phiêu lưu vào những sáng
tạo mới”.
Trên thi đàn văn học Hàn, cái tên Oh Jung- hee cũng không còn xa lạ gì với
độc giả và các nhà phê bình. Năm 2009, trên tạp chí JoongAng Ilbo, trong phần
Korean literature, nữ nhà văn đã vinh dự được giới thiệu qua bài viết “Trapped in
tranquil domesticity”, bài viết ngoài phần giới thiệu sơ lược về những thành công đã
đạt được trong quá trình sáng tác của Oh, về những truyện ngắn đã đưa tên tuổi của
bà đến với công chúng, còn nhận xét rất khách quan phong cách sáng tác của bà.
---7---
Về phương diện nội dung, theo bài viết, “một motif quan trọng trong các
truyện ngắn của bà là những cảm xúc cá nhân bị ức chế. Không thể đạt được sự hài
hòa với các nhân vật khác, các nhân vật trong câu chuyện của Oh cô đơn và tự hận
thù thông qua các hành vi phá hoại hướng vào bản thân và những người khác.”
Giữa những năm 70, tác giả chuyển nội dung tới “sự nhàm chán của cuộc sống
hàng ngày trong vòng vây an toàn nhưng ngột ngạt của gia đình và hôn nhân”.
Mảng đề tài này dường như đã đem lại thành công vượt trội cho nữ nhà văn.
Đặc biệt, cũng trong phần này, Bruce Fulton với bài viết “ A literary talent
born at a young age”[98] không chỉ đưa ra những lời nhận xét tinh tế về mảng nội
dung mà còn có những phát hiện mới mẻ về nghệ thuật trong sáng tác của Oh Jung-
hee. Không chỉ dành cho nhà văn những lời ngợi khen khi so sánh bà với Joyce
Carol Oates của Mỹ, Alice Munro của Canada và Virginia Woolf của Anh mà tác
giả còn tập trung làm nổi bật những vấn đề liên quan đến nội dung và nghệ thuật
trong truyện ngắn của bà.
Về mặt nội dung, cũng như bài viết trước đã đề cập, những tác phẩm của Oh
thâm nhập vào bề mặt của cuộc sống với vẻ ngoài chán ngắt, tẻ nhạt. Từ đó, độc giả
sẽ chứng kiến cuộc sống gia đình như một cơn ác mộng được khắc họa bằng những
vụ ly dị, điên loạn, bị bỏ rơi và cái chết. Bóng tối luôn là nền cho những câu chuyện
này.
Về nghệ thuật, theo tác giả bài viết “về mặt kĩ thuật, Oh có sự thông thạo về
ngôn ngữ. Một đặc điểm ấn tượng cho việc diễn đạt từ ngữ của bà là những từ vựng
được dùng luôn luôn có chủ ý và có tính gợi nhớ”. Ngoài ra, những hồi tưởng, kĩ
thuật dòng ý thức và độc thoại nội tâm tạo ra sự đặc sắc, tinh tế trong cách kể
chuyện của Oh.
Năm 2011, Hur Yoonjin viết bài “Modern Korean fiction by women, 1990-
2010”[105] Trong bài viết này, tác giả nhấn mạnh đến sự thành công vượt bậc của
các nhà văn nữ. Nếu như trước đây, chữ Hangeul bị xem thường và được cho là
ngôn ngữ gắn với tầng lớp nữ giới thì ngày nay, chữ Hangeul được công nhận là
chữ viết chính thức của Hàn Quốc và phụ nữ- giờ đây đã trở thành bậc thầy trong
---8---
việc sử dụng lớp ngôn ngữ này. Theo tác giả đánh giá, “thập kỉ 90 có thể coi là thập
kỷ của các nhà văn nữ” với sự xuất hiện của rất nhiều các nhà văn nữ tài năng.
Người đầu tiên được giới thiệu là Ch’oe Yun, cô thành công với các tác phẩm
như There, A Petal Silently Falls, The Gray snowman… Tác giả bài viết ngoài việc
giới thiệu những mảng đề tài thường xuất hiện trong các tác phẩm của nhà văn, còn
bàn về một số thành công của các tác phẩm với phương diện nghệ thuật. Và nghệ
thuật nổi trội của Ch’oe Yun chính là việc sử dụng ngôn ngữ đẹp và trau chuốt.
Cùng thời với Ch’oe Yun, tác giả còn nêu ra vô số những nữ nhà văn khác như Shin
Kyung-sook, Gong Sun-ok, Jo Kyung-ran, và Ha Sung-ran…
Bắt đầu từ năm 2000, xuất hiện nhiều nữ nhà văn trẻ đã tạo ra nhiều mẫu hình
đa dạng của người phụ nữ. Cheon Woon- young với Needle (2000), Kang Young-
sook với Rina (2006), Han Kang với The vegetarian (2007), Apple Kim với The
Boy Who Laid Down on the Gallery Floor (2009), Kim Mi- wol với The Eighth
Room (2009)… Sự xuất hiện rầm rộ và đa dạng về đề tài đã giúp các nữ nhà văn gặt
hái được rất nhiều thành công không chỉ trong nước mà đã lan sang các nước khác.
Ngoài các công trình nghiên cứu về văn học hiện đại trên đây, chúng tôi cũng
xin điểm qua về hai cuốn giáo trình của người Hàn viết và đã được dịch ra tiếng
Việt. Đây là hai tài liệu chính yếu dùng cho việc giảng dạy và học tập về văn học
hiện đại Hàn Quốc tại Việt Nam.
Trong cuốn Tìm hiểu văn học Hàn Quốc thế kỉ XX [26] ngoài việc cung cấp
cho người đọc một cái nhìn đa diện bối cảnh xã hội từ những năm 1900 đến năm
2000, tác giả còn đưa ra các tác phẩm và tác giả tiêu biểu của thời kì đó. Trong giới
hạn của luận văn, chúng tôi đã tham khảo một số vấn đề trong hai thời kì cuối của
văn học hiện đại Hàn Quốc, từ năm 1970-1990 (Văn học trong xã hội công nghiệp);
từ năm 1990- 2000 (Văn học trong xã hội tiêu dùng đại chúng).
Cũng trong cuốn sách này, tác giả đã giới thiệu đến bạn đọc một vấn đề liên
quan đến các tác giả nữ với tiêu đề “Tiếng nói của các tác giả nữ”. Trong gần mười
trang giấy, tác giả đã chú ý nhấn mạnh những luận điểm sau “Thập kỉ 1970-1980 là
thời kì xuất hiện các tác giả nữ từ nhiều tầng lớp và hoạt động sáng tác của họ diễn
---9---
ra sôi nổi trên văn đàn.”[26,142] Ba nữ nhà văn được giới thiệu ở đây cũng chính là
ba ngôi sao sáng trên bầu trời văn học Hàn những năm 70-80 của thế kỉ XX là Park
Kyeong- ri, Park Wan- seo và Oh Jung- hee. Với những đề tài và phong cách viết
khác nhau, mỗi nhà văn đều thể hiện được cá tính của riêng mình.
Theo tác giả, đề tài mà Park Kyeong- ri đặc biệt quan tâm đó là tiểu thuyết về
lịch sử gia đình với trọng tâm là nữ giới. Giọng văn mạnh mẽ cùng với tiếng nói
phê phán, đấu tranh với những mâu thuẫn xã hội của Park đã làm hài lòng độc giả
và tiểu thuyết đầu tiên đưa tên tuổi của bà đến với công chúng là tiểu thuyết Đất.
Tác giả ngoài việc giới thiệu sơ bộ đến nội dung tác phẩm còn đưa ra những lời
nhận xét khách quan đến giá trị của tác phẩm “Đất có thể coi là một kiệt tác, đã liên
kết đất với hình ảnh của thần thổ địa và nhấn mạnh tinh thần giải hận tương
sinh.”[26,145]
Nhà văn nữ thứ hai được giới thiệu đó là Park Wan- seo. Trong phần giới
thiệu này, tác giả bài viết đã đưa ra một loạt các tác phẩm làm nên tên tuổi của nữ
nhà văn như Cây trụi lá, Chiếc cọc của mẹ, Những đứa con địa đàng… Điều mà tác
giả ghi nhận về nhà văn này là trong mỗi thời kì, nhà văn lại xuất sắc với những
mảng đề tài khác nhau. Mỗi đề tài đều có thế mạnh riêng và nhà văn đã khẳng định
được chỗ đứng trong lòng công chúng.
Với Oh Jung-hee, dường như tác giả bài viết đã dành rất nhiều ưu ái khi không
chỉ giới thiệu những tác phẩm tiêu biểu của bà như Chim, Khu vườn niên thiếu,
Chức nữ… mà đồng thời còn nêu bật những giá trị nghệ thuật được nhà văn sử dụng
trong tác phẩm. Đó là những câu văn đầy ấn tượng, đó là miêu tả dòng chảy nội tâm
sâu sắc, đó là kết cấu câu chuyện chặt chẽ…
Cuốn giáo trình thứ hai được dịch ở Việt Nam vào năm 2010 là cuốn Những
bài giảng văn học Hàn Quốc [10] Đây là một công trình rất đồ sộ tập hợp những bài
giảng của các chuyên gia hàng đầu ở Hàn Quốc về văn học Hàn. Cuốn sách sẽ đưa
độc giả tới một cái nhìn khái quát về nền văn học Hàn, bắt đầu từ văn học dân gian
đến văn học hiện đại.
---10---
Trong phần văn xuôi cận đại, Cho Nam-hyon đã giới thiệu một cách khái quát
tình hình sáng tác tiểu thuyết thập niên 20, 30 và sau giải phóng. Ứng với mỗi thời
kì, Cho Nam-hyon đều đưa ra những tác giả và những tác phẩm tiêu biểu. Ngoài ra,
sau mỗi thời kì ông đều tập hợp lại những đặc trưng mà các nhà văn khai thác;
những ưu- nhược điểm còn thiếu sót của các nhà văn. Có thể nói, qua phần nghiên
cứu này, Cho đã làm sáng tỏ được những vấn đề căn bản của tiểu thuyết hiện đại từ
thập niên 20 đến những năm sau giải phóng. Hạn chế lớn nhất của bài nghiên cứu
chính là Cho chưa tập trung vào sáng tác của các nhà văn nữ xuất hiện trong giai
đoạn này. Bởi chỉ có hai nhà văn nữ duy nhất được giới thiệu là Bak Hwa- seong và
Choe Myeong- hui, theo Cho, đây là hai tác giả nổi trội nhất của thập niên 30. Các
sáng tác của những cây viết nữ này “đã làm mờ nhạt quan niệm trong quá khứ về
nữ giới bằng ngữ điệu và sự nhận thức hiện thực mang tính nam tính.”[10,611]
Các nước khác
Chưa tạo ra được sự thành công vang dội như Shin Kyung-sook, nhưng Han
Kang cũng đã vượt ra khỏi biên giới xứ Hàn để tới được với độc giả phương Tây.
Với việc mô tả điều kiện sống của phụ nữ trẻ ở Hàn Quốc ngày nay, chủ yếu là sự
thay đổi vai trò của người phụ nữ trong thế kỷ XX, nhà văn đã vinh dự được đứng
vào một trong tám nhà văn của Hàn Quốc được miêu tả trong cuốn Koreanische
Erzählungen của Bräsel Sylvia xuất bản tại Đức (2005).
Tiếp sau đó, năm 2011, trên trang List magazine, Kim Mi- hyun đăng bài viết
với tựa đề “His-story, Her-story, Our-story”[107] Trong khuôn khổ một bài báo,
Kim Mi- hyun tập trung vào làm sáng tỏ bước ngoặt của dòng văn học nữ lưu ở Hàn
những năm 80 của thế kỉ XX. Một số nhà văn được giới thiệu có Oh Jung- hee với
Evening Games, Gong Ji- young với Go Alone Like a Musso’s Horn, Jo Kyung-ran
với Time for Baking Bread, Han Kang với Mongolian Spot.
Với Mongolian Spot (Vết chàm Mongolian) của Han Kang, theo quan niệm
của người viết, nam tính thường được đánh đồng với nền văn minh và tiến bộ, trong
khi nữ tính lại gắn với thiên nhiên và đời sống nguyên thủy. Từ quan điểm này, tác
giả cho rằng tác phẩm của Han Kang như “tập trung vào bản chất động vật của nền
---11---
văn minh hiện đại, phá hủy nhân loại nguyên sinh và đặc tính thực vật của nữ tính
từ góc độ con người rộng hơn so với các cuộc xung đột giữa nam và nữ.” Ở khía
cạnh này, tác giả bài viết đã thấy được thông điệp mà nhà văn truyền tải, đó là vấn
đề nữ quyền. Và người phụ nữ không thích nghi, không hòa nhập được với cuộc
sống hiện đại, với xã hội văn minh sẽ tự tìm cho mình một lối thoát.
Với truyện ngắn Ván bài lúc hoàng hôn của Oh Jung- hee, vấn đề mà tác giả
bài báo quan tâm không chỉ là việc nhà văn tập trung miêu tả về nội dung tác phẩm,
đó là “một cuộc “chiến tranh” nao lạnh, yên tĩnh được cải trang bằng một trò chơi
của một người cha già yếu, bệnh tật và một người con gái đang có khuynh hướng
giống như bố của cô ấy”, mà quan trọng hơn cả, là những vấn đề về sự “phá vỡ hình
ảnh phục tùng của phụ nữ truyền thống” trong hình ảnh cô gái. Sau những ván bài
giết thời gian với cha là “ván bài buổi tối” của cô với một người đàn ông vô danh.
Hành động ấy như một sự nổi loạn chống lại chế độ phụ hệ đang thống lĩnh trong
văn hóa Hàn.
Bài viết tuy chưa đề cập đến phương diện nghệ thuật trong tác phẩm của các
tác giả nữ nhưng đã có những phát hiện mới mẻ, đáng thuyết phục ở phương diện
nội dung.
Shin Kyung- sook với tiểu thuyết Hãy chăm sóc mẹ nhận được sự đánh giá cao
của độc giả và các nhà phê bình không chỉ Hàn Quốc mà là khắp nơi trên thế giới.
Barbara J. Zitwer- một học giả Mĩ đã có những nhận xét tinh tế về cuốn tiểu thuyết
Hãy chăm sóc mẹ của Shin. Đó là một cuốn sách mang tính toàn cầu và bí mật của
người mẹ trong tác phẩm cũng chính là bí mật của mọi người mẹ trên thế giới. Tất
cả những ai đọc cuốn sách này đều không khỏi nghĩ về mẹ mình, về mẹ của những
người bạn mình, về những đứa con gái và các mối quan hệ gia đình. Tác giả là
người Hàn Quốc, cuốn sách đậm chất Hàn Quốc nhưng nhân vật, suy nghĩ và ý
tưởng trình bày trong tác phẩm lại mang tính toàn cầu.
Lee Young- joon, giám đốc Viện Nghiên cứu Hàn Quốc tại Đại học Harvard
có một khám phá khác. Theo ông, lối viết của Shin Kyung- sook rất đặc trưng cho
văn chương Hàn Quốc, đó là những câu chuyện giàu tình cảm và khắc họa nhân vật
---12---
rất sắc nét, để lại một ấn tượng tốt trong lòng bạn đọc không chỉ ở Hàn Quốc mà là
khắp nơi trên thế giới.
Tác phẩm Hãy chăm sóc mẹ của Shin Kyung- sook trở thành một đề tài nóng,
thu hút sự quan tâm của mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp.
Một bài viết ngắn đăng trên trang New York Time với tựa đề “A Mother’s
Devotion, a Family’s Tearful Regrets”[103] của Janet Maslin đã đem đến một cái
nhìn sơ lược câu chuyện về một người mẹ đi lạc ở ga tàu điện ngầm đông đúc. Bài
viết ngoài việc xoay quanh những kí ức đau lòng về người mẹ của người thân; về sự
hối hận muộn màng của người con gái, người con trai và người chồng, bài viết còn
đưa ra những luận điểm mới rất đáng được quan tâm.
Thứ nhất, tác giả cho rằng người mẹ không phải chỉ là một phụ nữ chỉ biết
phục tùng, mẹ đã không hoàn toàn chịu đựng trong im lặng như bao phụ nữ khác.
Khi người chồng không cho con gái đi học, bà ném cái bàn ra ngoài sân, giật hết đồ
đạc khỏi giá treo đồ và bán chiếc nhẫn- kỉ vật duy nhất của mình cho con đi học.
Ngoài ra, vì thương các con, mẹ đã dám đuổi người đàn bà mà chồng mình đưa về
nhà, và khi hai người tới nơi khác trong làng sinh sống, bà tới tận nơi để phá đồ đạc
cho đến khi họ phải rời khỏi làng. Đó là những nét rất mới trong tính cách của phụ
nữ Hàn- vốn chỉ quen âm thầm chịu đựng.
Thứ hai, tác phẩm của Shin có thể trở nên phổ biến ở Hàn Quốc là vì nó đề
cập đến hiện tượng dịch chuyển từ nông thôn ra thành thị đang tăng rất cao ở nơi
đây. Theo tác giả bài viết, họ đã sai lầm khi từ bỏ sự bình yên, thanh thản của cuộc
sống làng quê đến với cuộc sống hối hả, bận rộn nơi phố thị. Như Shin đã chỉ ra,
những ngày lễ tết vốn là một dịp để các thành viên trong gia đình có thể xích lại gần
nhau thì được thay thế bằng các chuyến du lịch nước ngoài. Bởi vậy, thành công
của cuốn sách này ngoài thông điệp về tình yêu thương là sự cảnh báo về một hiện
tượng đang gây lo ngại ở Hàn.
Năm 2011, Yoo Hui- sok viết một bài luận với tựa đề “In search of the truth
about mother in this age through review of “Please look after mom.”[115] Bài luận
gồm năm phần xoay quanh chủ đề về người mẹ trong tác phẩm Hãy chăm sóc mẹ
---13---
của Shin Kyung- sook. Phần mở đầu ngoài việc giới thiệu về nữ nhà văn cũng như
các tác phẩm của bà được xuất hiện từ những năm 90 của thế kỉ XX là nhận định
của Jeong Hyo-gu “các mối quan hệ gia đình được mô tả trong câu chuyện của Shin
rất truyền thống, điển hình Hàn Quốc và tiền hiện đại”. Những phần sau của bài
viết được trình bày rất sắc sảo và có những nhận định xác đáng về tác phẩm của
Shin. Phần thứ nhất tập trung vào lời phê bình của các học giả như Kang Yu- jeong,
Jo Yeong- il, Goh Bong- jun… đối với tác phẩm. Theo những ý kiến này, tác phẩm
của Shin tập trung vào hình ảnh người mẹ như một biểu tượng của sự ấm áp và
khao khát, song hình ảnh này không tồn tại trong xã hội thực, nó chỉ mang tính biểu
tượng. Ở những phần sau, tác giả bài viết đã bám sát vào những đặc sắc của tác
phẩm cả phương diện nội dung và nghệ thuật. Với nội dung, tác phẩm miêu tả về
người mẹ là một điển hình của những người phụ nữ sống trong hệ thống gia đình
gia trưởng. Tác phẩm nói về đức hi sinh âm thầm, cao đẹp của người mẹ nhưng
tuyệt nhiên không phải tiểu thuyết mô phạm, không rao giảng về lòng hiếu thảo,
mặc dù lòng hiếu thảo đang là một vấn đề đáng lên án trong xã hội hiện đại. Tác
phẩm chỉ nhắn nhủ mọi người hãy suy nghĩ về mẹ, mẹ không phải sinh ra đã là mẹ,
cũng phải trải qua một quá trình lâu dài mới trở thành mẹ. Về nghệ thuật, tác giả bài
viết tập trung vào khả năng kể chuyện tài tình của Shin, người mẹ không xuất hiện
ở hiện tại, tất cả hình ảnh mẹ đều được tái hiện qua kí ức của chồng, của con, của
những người thân xung quanh cô ấy.
Năm 2011, Nhà xuất bản Knopf tổ chức cuộc thi viết cảm nhận về tác phẩm
Hãy chăm sóc mẹ. Cuộc thi này đã thu hút đông đảo giới trẻ tham gia. Những bài
xuất sắc được in trong cuốn Please look after mom essay contest- Collection of
selected essays [96] Những bài viết chủ yếu nhấn mạnh tới mối quan hệ giữa những
người thân trong gia đình ngày càng lãnh đạm và xa lạ, đặc biệt là người mẹ với
những người con nhưng nhờ sự ảnh hưởng của tác phẩm mà họ đã thức tỉnh và kịp
nhận ra “hãy yêu thương chừng nào còn có thể yêu thương”.
Văn học Hàn Quốc vẫn còn là một câu hỏi lớn không chỉ đối với Việt Nam mà
với tất cả các nước trên thế giới. Những vấn đề nghiên cứu vẫn còn bỏ ngỏ chờ đợi
---14---
những nhà phê bình đóng góp để bạn đọc có thể hiểu về một đất nước còn chứa
đựng nhiều bí ẩn về văn học này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Văn học Hàn Quốc mà đặc biệt là mảng văn học hiện đại vẫn là một vùng đất
màu mỡ mà chưa được chú ý và khai thác đích đáng. Trong đề tài nghiên cứu này,
chúng tôi xin đi sâu vào hai vấn đề. Thứ nhất là hình tượng người phụ nữ được tái
hiện trong văn chương như thế nào. Thứ hai là thông qua việc tìm hiểu người phụ
nữ thấy được những điểm mới qua cái nhìn của các nhà văn nữ so với các nhà văn
nam giới. Từ đó thấy được những đóng góp đáng kể của những cây bút nữ cho thi
đàn văn chương.
Phạm vi nghiên cứu
Do việc dịch thuật các tác phẩm văn học đương đại Hàn Quốc ra tiếng Việt
còn hạn chế nên chúng tôi chỉ chọn nghiên cứu ba tác phẩm: Tập truyện ngắn Ván
bài lúc hoàng hôn (Evening games) của Oh Jung- hee, Hãy chăm sóc mẹ (Please
look after mom) của Shin Kyung- Sook và Người ăn chay (The Vegatarians) của
Han Kang. Đây là ba tác phẩm ít nhiều đã tạo được ấn tượng tốt trong lòng độc giả
trong thời gian qua và đặc biệt hình tượng người phụ nữ thể hiện trong các tác phẩm
này tương đối đậm nét, được giới phê bình đánh giá cao.
Bên cạnh đó chúng tôi cũng so sánh, đối chiếu với các tác phẩm viết về người
phụ nữ từ cổ điển đến hiện đại trong văn học Hàn Quốc và những tác phẩm về
người phụ nữ trong văn chương phương Đông.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp lịch sử- xã hội: Được dùng để làm rõ sự tác động của hoàn cảnh
lịch sử, xã hội đến đời sống văn học. Cần phải đặt tác phẩm trong bối cảnh xuất
hiện của nó để thấy được các tác giả đã phản ánh hiện thực như thế nào, họ đã đóng
góp thêm được gì so với thời kì trước và những hạn chế của thời đại mà các tác giả
không thể vượt qua.
---15---
Phương pháp so sánh: Một hiện tượng văn học không tồn tại một cách biệt lập
mà luôn cần được đặt trong quan hệ đối sánh. Muốn tìm hiểu nó, không thể phân
tích một cách biệt lập mà phải tìm hiểu các mối quan hệ đa dạng và đa chiều của nó.
Chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh để đối chiếu một hiện tượng văn học với
các hiện tượng cùng loại, để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa nhà
văn này và nhà văn khác.
Hướng tiếp cận thi pháp học: Tìm hiểu hình tượng người phụ nữ trong văn học
hiện đại Hàn Quốc thông qua nhân vật, không- thời gian, kết cấu tự sự.
5. Đóng góp của luận văn
Luận văn có những đóng góp sau:
Cung cấp cho người đọc một cái nhìn khái quát nhất về văn học hiện đại Hàn
Quốc, giúp cho bạn đọc tiếp cận một nền văn học còn nhiều mới lạ ở Việt Nam.
Phác họa chân dung về hình tượng người phụ nữ với những nét đẹp truyền
thống và hiện đại- những khát khao tự do thoát khỏi mối ràng buộc trong quan hệ
gia đình và xã hội, những khát khao hạnh phúc trong xã hội với những biến chuyển.
Luận văn hy vọng cung cấp cái nhìn đa diện về người phụ nữ trong xã hội Hàn
Quốc hiện nay.
Ngoài ra, luận văn cũng sẽ làm sáng tỏ những điểm độc đáo về bút pháp mà
các nhà văn đã sử dụng.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm ba chương.
Chương 1: Khái quát về người phụ nữ trong văn học Korea và khái quát về
văn học hiện đại Korea.
Trong chương này, chúng tôi sẽ trình bày khái quát về người phụ nữ trong văn
học Korea từ truyền thống đến hiện đại với hai khía cạnh: phụ nữ với văn học và
phụ nữ trong văn học. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng khái quát về văn học hiện đại
Korea để từ đó, thấy được sự ảnh hưởng của thời đại đến với người phụ nữ.
Chương 2: Hình tượng người phụ nữ qua sự thể hiện của văn học hiện đại Hàn
Quốc.
---16---
Trong chương này, chúng tôi sẽ nghiên cứu các vấn đề liên quan đến phương
diện nội dung trong việc xây dựng hình tượng người phụ nữ. Những vấn đề chúng
tôi khảo sát bao gồm: mối quan hệ gia đình, mối quan hệ xã hội của người phụ nữ,
sự kết hợp truyền thống và hiện đại trong hình tượng người phụ nữ. Từ đó có thể
làm nổi bật lên hình tượng người phụ nữ ở những khía cạnh, những hoàn cảnh khác
nhau.
Chương 3: Nghệ thuật thể hiện hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện
đại Hàn Quốc
Trong chương này, chúng tôi sẽ nghiên cứu các vấn đề liên quan đến phương
diện nghệ thuật trong việc xây dựng hình tượng người phụ nữ. Có thể thấy, các nhà
văn đã sử dụng một số phương diện nghệ thuật trong tác phẩm để khắc họa tính
cách và số phận nhân vật như việc xây dựng nhân vật và hệ thống nhân vật, xây
dựng không- thời gian nghệ thuật, xây dựng kết cấu tự sự. Qua đó, thấy được tài
năng và sự sáng tạo của các nhà văn nữ.
---17---
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG VĂN
HỌC KOREA VÀ KHÁI QUÁT VỀ VĂN HỌC HIỆN ĐẠI KOREA
1.1. Khái quát về người phụ nữ trong văn học truyền thống Korea
1.1.1. Phụ nữ với văn học
Người phụ nữ Hàn Quốc luôn giữ vai trò quan trọng trong một ngôi nhà hạnh
phúc. Trong gia đình, họ làm tất cả những công việc của người nội trợ, chăm sóc
chồng con và nuôi dạy con cái. Gánh nặng gia đình đã chiếm hết thời gian của
người phụ nữ. Do đó, họ không có cơ hội để thể hiện vai trò xã hội của mình. Đó
cũng là lý do vì sao trong văn học Hàn Quốc, đội ngũ nhà văn nữ có sự hạn chế về
số lượng. Ngoài ra, việc viết văn đối với người phụ nữ ở một đất nước chịu ảnh
hưởng rất lớn của tư tưởng Nho giáo như Hàn Quốc là một điều khó thực hiện.
Thế nhưng điều đó đã dần dần được thay đổi trong những năm gần đây. Nữ
nhà văn nổi tiếng của xứ Hàn Oh Jung- hee cho biết: “Trước đây, nam giới mang
nặng đầu óc phong kiến. Có thể nói họ không muốn và không chấp nhận tài năng
của người phụ nữ. Nhưng thật kì lạ vì những năm gần đây, phụ nữ bắt đầu nghiệp
sáng tác tăng lên đáng kể, có thể cho rằng văn học Hàn đang dần dần nữ hóa.”1
Tác giả nữ xuất hiện rất nhiều và những sáng tác của họ không hạn chế trong
một lĩnh vực nào mà vô cùng đa dạng. Một số nhà văn nữ đã để lại dấu ấn sâu đậm
trong lòng độc giả vì mỗi cây bút đều tạo được cá tính của riêng mình.
Ở bộ phận văn học dân gian, văn học dân gian Hàn Quốc cũng giống như văn
học Việt Nam ở tính truyền miệng và thường khuyết danh, do đó thật khó để xác
định ai là tác giả của những bài ca còn truyền lại cho đến ngày nay.
Trong những bài Vu ca Shaman giáo, hầu hết đều sưu tập từ những chiếu đồng
khi các bà đồng tiến hành những nghi lễ của vu tục. Theo các nhà phê bình “phần
lớn Vu ca được lưu truyền thông qua con đường tạo lập quan hệ giữa mẹ nuôi và
con gái nuôi, được gọi là mẹ thần và con gái thần…”[10,118] Vậy là, trong những
màn nghi lễ, người phụ nữ có một vị trí vô cùng quan trọng. Họ không chỉ sáng tác
1
http://www.tienphong.vn/van-nghe/103506/Van-xu-Han-nguoi-xu-Han.html
---18---
mà còn lưu truyền những bài Vu ca cho thế hệ sau. Một số Vu ca Shaman giáo được
lưu truyền có nội dung tương đối phong phú như Cầu nguyện thổ công, Cầu nguyện
cho người đã mất…
Tiếng nói của người phụ nữ trong phải chỉ xuất hiện trong các nghi lễ Shaman
giáo, trong những bài dân ca trữ tình Arirang, tiếng nói ấy lại một lần nữa ngân lên
qua các bài ca diễn tả các cung bậc của tình yêu. Từ sự cô đơn, nhớ nhung mỏi mòn
trông ngóng người yêu trong Jeongseon Arirang đến cả sự hận thù khi người yêu
bội tín với những lời nguyền rất hài hước của cô gái trong Bonjo Arirang…
Trong quá trình lao động, những bài dân ca có nội dung phong phú và lời ca
mượt mà đằm thắm được cất lên ấy là tiếng hát của những người phụ nữ trong khi
dệt vải. Trong những bài dân ca lao động dệt vải ấy, xuất hiện cả những bài ca dao
than thân của người phụ nữ về niềm vui, nỗi buồn trong kiếp làm vợ, kiếp làm dâu
của họ.
Vậy là, trong văn học dân gian, những nỗi niềm riêng trong cuộc sống như
tình yêu, hôn nhân được người phụ nữ bộc lộ qua những lời ca, tiếng hát ngọt ngào.
Và trong Vu ca Shaman giáo, người phụ nữ có một chức năng quan trọng, họ vừa
sáng tác vừa điều khiển nghi lễ bằng những lời ca của mình. Bên cạnh đó, theo tín
ngưỡng Shaman giáo, người phụ nữ là người trực tiếp giao tiếp với thần linh nên họ
không chỉ có vị trí nhất định trong xã hội mà đôi khi còn ảnh hưởng tới cả tầng lớp
thống trị.
Đến thời Shila thống nhất, Phật giáo phát triển thịnh vượng và trở thành tôn
giáo thống lĩnh. Trong giai đoạn này, xuất hiện rất nhiều tăng lữ một lòng hướng về
Phật pháp và đặc biệt rất am tường thơ ca. Thể thơ được yêu chuộng nhất và trở
thành thể thơ đặc sắc nhất của Shila là Hyang-ca. Trong bối cảnh này, các nhà sư nữ
cũng không là ngoại lệ khi để lại cho đời những bài Hyang-ca đậm chất trữ tình. Có
thể kể đến là nhà sư Wol Myeong Sa (thời vua Gyeong-deok) với các bài thơ Tán
hoa ca, Tế vong muội ca… Nội dung của các bài Hyang-ca này luôn gắn một thông
điệp: nơi trở về của con người chính là cõi Phật, muốn khắc phục nỗi buồn, con
người phải dựa vào sức mạnh của tôn giáo.
---19---
Trong triều đại Shila, phụ nữ rất được coi trọng, bởi đã có đến ba nữ vương
xuất chúng được tôn kính trong thời kì này. Thế nên, dễ dàng nhận thấy vị thế của
người phụ nữ thời Shila, họ được tôn trọng, được tự do cất lên tiếng hát, lời ca biểu
hiện nỗi lòng sâu kín của mình.
Tuy nhiên, điều đó đã không còn xuất hiện trong thời Koryeo, khi mà Phật
giáo suy yếu, Nho giáo dần thay thế và có vai trò chủ đạo. Nho giáo lên ngôi đồng
nghĩa với việc người phụ nữ ít có ảnh hưởng trong xã hội, tiếng nói của họ không
còn sức nặng. Ở thời kì này, Hyang-ca cũng dần suy thoái và thay vào đó là các bài
ca dao dân ca Koryeo. Nội dung của những lời ca này phản ánh ước mơ và cuộc
sống vui buồn của nông dân, ngoài ra còn có các bài ca thể hiện tình yêu nam nữ
“chuyện trai gái vui thú với nhau”, và khi ấy, tiếng nói của người phụ nữ thật bạo
dạn thể hiện tình cảm không chút e dè, những bài ca ấy là Ka-si-ri, Tây kinh biệt
khúc, Mãn điện xuân biệt từ…
Đến triều đại Choseon, mặc dù Nho giáo vẫn là tôn giáo chính thống và người
phụ nữ vẫn chưa được coi trọng nhưng qua thời gian, các tác giả nữ dần dần có
được chỗ đứng nhất định khi thể hiện được bản lĩnh của mình trong lĩnh vực thơ ca
và tiểu thuyết.
Nhắc đến thơ ca thời kì này không thể không nhắc đến sijo- thể thơ được xem
như “Quốc phong” của nền thơ ca Hàn Quốc. Hình thức thơ sijo có lẽ đã được
manh nha từ trước thời Koryeo và phát triển cho đến tận ngày nay với tầng lớp sáng
tác chính là Yang Ban.2
Tuy nhiên, đến thế kỉ XVI những kisaeng (kỹ nữ) đã tham
gia sáng tác sijo, đem đến cho thơ ca giai đoạn này sự mềm mại, duyên dáng thoát
khỏi những vấn đề đạo đức, luân lý Nho gia mà các Yang Ban đã đề cập đến.
Một kisaeng vô cùng nổi tiếng sống vào thế kỉ XVI là Hwang Chin- i (1522-
1565). Sự am hiểu về thơ ca, thư pháp, hội họa… của nàng đã làm say lòng bao văn
nhân, học giả. Nàng để lại rất nhiều bài thơ bằng chữ Hán và chữ quốc ngữ, trong
2
Yang-ban (Lưỡng ban): gồm có quý tộc, quan lại và sĩ đại phu.
---20---
đó có “Nước suối biếc trong núi xanh”, “Việc em làm”, “Đêm giữa đông”, “Núi
xanh như lòng em”, “Em có bao giờ không chung thủy”, “Vẫn là núi cũ”… Với sắc
đẹp “nghiêng nước nghiêng thành” và tài năng thi ca xuất chúng mà cuộc đời của
nàng đã trở thành huyền thoại và người đời gọi nàng thơ ấy là “Tiên nữ”. Nàng đã
sống trong lòng công chúng hơn năm thế kỉ qua như một minh chứng sâu sắc rằng
giai nhân không phải cái bóng đứng đằng sau quân tử, họ vẫn có thể sáng tác và lưu
dấu ấn sâu đậm trong lòng độc giả đương thời và mãi mãi.
Ngoài Hwang Chin-i, giai đoạn này còn xuất hiện một số kĩ nữ nổi tiếng về
sijo như Myeong Ok với bài thơ “Người gặp trong mộng”, Yi Gye-lang với bài thơ
“Mưa hoa lê”… Những kisaeng tham gia sáng tác sijo đã cho thấy một diện mạo
mới khác xa với tư tưởng trung quân, ái quốc hay những luân lý Nho giáo đương
thời của các bậc chính nhân quân tử.
Trong dân gian, với những người nông dân tầng lớp dưới, trong giai đoạn hậu
kì Choseon đã xuất hiện saseol sijo- thể thơ miêu tả trực tiếp về tình yêu nam nữ,
hay những khó khăn vất vả của người dân… với sự tham gia của đông đảo tầng lớp,
trong đó chắc chắn không thể thiếu người phụ nữ. Những đề tài mà người phụ nữ
thể hiện trong saseol sijo là những nhân vật dung tục và đời thường ở xã hội đương
thời như người phụ nữ bán tóc mua quà cho người chồng bị ốm, người thiếu phụ
vào ruộng nhân sâm làm tình với người đàn ông khác, bà lão vượt qua núi cao hiểm
trở để nhuộm tóc đen mê hoặc chàng trai trẻ… Lúc này tiếng nói của người phụ nữ
hài hước, vui nhộn có khi pha trộn một chút châm biếm, mỉa mai. Với đề tài hấp
dẫn và sự thể hiện phong phú mà saseol sijo được yêu chuộng nhất vào cuối thời
Choseon.
Xuất hiện song song với thể thơ sijo là kasa, do tầng lớp phụ nữ Yang- Ban
sáng tác để chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống. Một thi nhân tiêu
biểu cho những vần thơ này là Ho Nansorhon (1563-1589), bà được biết đến là một
trong những nhà thơ quan trọng nhất của văn học thời Choseon. Lĩnh vực nổi bật
của bà không chỉ là những bài thơ kyubang kasa (ca từ khuê phòng) mà còn có
---21---
những vần thơ về Đạo. Ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ nhưng những vần thơ mà bà để
lại vẫn xao xuyến tâm hồn mỗi người yêu thơ.
Một điều hết sức đặc biệt là ở mỗi thể thơ, tầng lớp phụ nữ tham gia sáng tác
đều khác nhau. Nếu như sijo hầu như do kisaeng sáng tác, saseol sijo do tầng lớp
nông dân sáng tác thì thể thơ kasa, đặc biệt là kyubang kasa do phụ nữ Yang- Ban
sáng tác. Và ở mỗi thể loại, người phụ nữ đều để lại cho đời một vài áng thơ đáng
nhớ. Như đã biết, dưới triều đại Choseon, phụ nữ không những bị loại hẳn ra ngoài
về mặt xã hội mà cả về mặt văn hóa, vậy mà, với sự tham gia của đông đảo các tầng
lớp phụ nữ sáng tác văn chương như thế đã “cho thấy bắt đầu có sự xuất hiện nét
khác biệt về giới tính của văn hóa thời trung đại.”[39,276]
Không chỉ xâm nhập vào lĩnh vực thơ ca mà trong những áng tuyệt tác văn
chương còn để lại đã xuất hiện hai nữ tác giả, họ được biết đến qua hai thiên tiểu
thuyết nổi tiếng không chỉ về dung lượng mà còn về nội dung được truyền tải trong
đó.
Phải kể đến là tác giả của Ngoạn nguyệt hội minh yến- Yi phu nhân (1694-
1743), mẹ của An Gyeom-je, một vị quan lớn trong triều đình vào nửa đầu thế kỉ
XVIII. Ngoạn nguyệt hội minh yến có thể được xem là một trong những tác phẩm
đồ sộ nhất của tiểu thuyết gia tộc. Trong giai đoạn này độc giả chủ yếu của tiểu
thuyết là phụ nữ sỹ đại phu hay những phụ nữ trong cung, họ dư giả về vật chất và
có cuộc sống nhàn rỗi nên rất cần một thứ gì đó để đọc hay đúng hơn là để giết thời
gian. Có lẽ vì thế mà những tác phẩm này có một đặc điểm chung là cốt truyện liên
quan đến gia tộc, đề cập đến sự kết duyên giữa nam nữ trong gia tộc, sau đó là
những âm mưu, những thù hận và cuối cùng là giải quyết tất cả mâu thuẫn và gia
tộc lại có một cuộc sống tốt đẹp. Điều đó tuy là trái ngược với thực tế nhưng lại phù
hợp với tầng lớp độc giả- những người phụ nữ với bản tính dịu dàng và trái tim
nhân hậu.
Thêm vào đó, tác giả của Ngoạn nguyệt hội minh yến là phụ nữ nên họ nhìn
nhận vấn đề nhẹ nhàng hơn, họ muốn những cái kết có hậu hơn là những tranh
giành và những kết cục đẫm máu. Tác phẩm cũng là minh chứng cho việc phụ nữ
---22---
không hề thua kém nam giới, họ không chỉ biết đọc, biết thưởng thức mà họ còn có
thể trở thành tác giả, sáng tác những tác phẩm phù hợp với thị hiếu của chính mình.
Ngoài ra, việc một người phụ nữ đã sáng tác một tác phẩm đồ sộ như Ngoạn nguyệt
hội minh yến được cho rằng “là việc được đặc biệt chú ý trên quan điểm của văn
học phụ nữ với tư cách là việc chưa từng có tiền lệ trong lịch sử văn học thế giới
thế kỉ XVIII.” [10,439]
Cùng thời với Yi phu nhân còn có Lady Hyegyong (1735-1815), tác giả của
Hàn trung lục- một loại hồi cảo lục mang tính tự truyện kể về sự kiện xảy ra năm
1762. Vì những mâu thuẫn mà người cha Yeong-jo đã giam con trai mình là Sa-do
thế tử (chồng của tác giả) vào trong thùng chứa lương thực và bỏ đói đến chết. Tác
giả viết tác phẩm này như một sự hồi tưởng khủng khiếp về quá khứ mất chồng thật
thống thiết, với những lời mở đầu như một sự oán trách khôn nguôi “ khi viết bài
này thì lòng sửng sốt buồn đau không sao diễn tả nổi đến mức đều chảy nước mắt
khi viết từng chữ từng chữ một.”[10,441] Có lẽ vì vậy mà người đời sau đều gọi tác
phẩm của bà là Khấp huyết lục (bài viết được viết ra cùng máu và nước mắt).
Không chỉ có giá trị về văn học, tác phẩm còn cung cấp cho người đọc một cái
nhìn đa diện về cuộc sống của những con người trong cung cấm, về những sự thật
tàn khốc mà lịch sử vì những lí do chính trị đã không dám bộc lộ rõ bằng một văn
phong lưu loát điển nhã, đại diện lý tưởng cho văn học cung đình. Và điều thành
công nhất mà Lady Hyegyong mang đến cho độc giả “là giá trị độc đáo với tư cách
là văn học nữ giới ở điểm nó nội diện hoá tình cảm của “cái hận” thông qua sự thể
nghiệm đầy bi cực của tác giả.”[10,449]
Từ khảo sát trên đây, chúng tôi mạn phép đưa ra một lời nhận xét về nền văn
học nữ lưu thời kì từ dân gian cho đến những năm cuối của thế kỉ XVIII. Đó là các
tác giả nữ xuất hiện còn rất khiêm tốn, rải rác, lúc đậm lúc nhạt và tạo nên một dòng
chảy văn chương mỏng manh, sơ sài, đứt đoạn mà theo đánh giá của chúng tôi thì
đấy chưa thể coi là một dòng văn học chính thống dành cho nữ lưu được.
---23---
1.1.2. Phụ nữ trong văn học
Như trên đã trình bày, các nhà văn nữ có nhiều ưu thế trong sáng tác văn học.
Và đồng thời, phụ nữ cũng là một đối tượng mà văn học thường xuyên hướng đến.
Trong những tác phẩm văn học từ Tây sang Đông, từ cổ điển đến hiện đại,
hình ảnh người phụ nữ xuất hiện trong đời sống văn chương vô cùng phong phú. Từ
các thi sĩ hàng đầu của Đường thi như Lý Bạch, Đỗ Phủ đến các thi nhân bậc nhất
của Việt Nam như Nguyễn Du, Nguyễn Trãi… đều có các sáng tác liên quan đến đề
tài người phụ nữ, lấy câu chuyện của người phụ nữ làm trung tâm với mục đích
miêu tả cuộc đời, số phận và đời sống nội tâm của người phụ nữ.
Đến với văn học Hàn, từ xa xưa phụ nữ đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tác
của bao văn nhân, thi sĩ. Trong văn học dân gian, hình ảnh người phụ nữ hiện lên
qua những lời ca tiếng hát mà họ ngân lên trong quá trình lao động, trong vui chơi
sinh hoạt hằng ngày. Ở những bài dân ca trữ tình Arirang chứa đựng đầy đủ những
cảm xúc hỉ, nộ, ái, ố trong cuộc sống như nỗi nhớ người yêu, nỗi buồn trong cuộc
đời làm dâu, nỗi vất vả, cực nhọc trong cuộc sống làng quê…và từ đây, số phận của
người phụ nữ phần nào được hé mở.
Họ có thể là một cô gái bị người tình bỏ rơi, nhưng trong lòng luôn hướng về
người mình yêu, vẫn mong một ngày kia chàng sẽ trở lại trong bài ca Ly biệt
…
Đã yêu nhau rồi có ai muốn xa nhau.
Thời gian cứ đi, cả người yêu em cũng đi
Trăm năm trên thế gian này, em còn biết tin ai để sống? [93,61]
Họ có thể là một người phụ nữ cất lên tiếng hát thể hiện sự oán hận và cam
chịu trong cuộc đời làm dâu của mình trong Bài ca làm dâu
Em ơi, em ơi, xin đừng hỏi chị điều này. Kiếp làm dâu khác chi kiếp chó.
…
Gương mặt chị xưa kia như hoa lê trắng muốt, giờ đã là hoa bí còn đâu.
Mái tóc dài mượt mà duyên dáng nay khác gì là một bụi cây. [93,44]
---24---
Từ những bài dân ca này, đã phần nào phản ánh đúng nỗi bất hạnh mà phụ nữ
phải chịu đựng trong xã hội đương thời. Nhưng họ chỉ có thể hát lên cho thỏa nỗi
lòng, số phận của họ đã an bài, không thể đổi khác trong một xã hội mà phụ nữ
không có quyền quyết định tương lai, tất cả phụ thuộc vào sự may rủi.
Ở Việt Nam, xã hội phong kiến phụ quyền cũng tồn tại hàng nghìn năm với
những quan niệm bất công, khe khắt với người phụ nữ. Với quan niệm “Tại gia tòng
phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”, hay “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”
mà xã hội dành mọi ưu ái cho người đàn ông và đẩy người phụ nữ xuống địa vị thấp
kém nhất trong gia đình cũng như xã hội. Cả đời họ chỉ biết lầm lũi, cam chịu trong
sự đau khổ, nhọc nhằn. Và tâm sự ấy đã được người phụ nữ gửi gắm vào những câu
ca dao than thân, trách phận thấm thía đến nao lòng
“Thân em như chổi đầu hè
Phòng khi mưa gió đi về chùi chân
Chùi rồi lại vứt ra sân
Gọi người hàng xóm có chân thì chùi”
Từ đó, có thể thấy, người phụ nữ Việt và Hàn đều là những người có số phận
tủi nhục, bất hạnh, đắng cay và điều đó dường như đã trở thành một hằng số chung
đối với bất kì một người phụ nữ nào phải sống dưới xã hội phụ quyền.
Đến thời Koryeo, số phận của người phụ nữ vẫn chưa được cải thiện, thậm chí
có phần bất hạnh hơn thời kì trước. Lí do là vào thời điểm này, Nho giáo chiếm vai
trò chủ đạo trong xã hội. Đọc các bài ca dao dân ca Koryeo, độc giả không khỏi xúc
động với hình ảnh người phụ nữ cô đơn, mòn mỏi đợi chồng, đợi người yêu qua
những vần thơ lúc xao xuyến, lúc oán than, hờn giận.
Trong Ka-si-ri, cô gái không ngần ngại bày tỏ cảm xúc đau buồn khi phải xa
cách người yêu. Có lúc là nỗi nhớ nhung da diết, có lúc chợt sợ hãi nếu một mai
người không quay trở lại… những xúc cảm mâu thuẫn giữa chữ “tình” và chữ “hận”
cứ giằng xé tâm can, nhưng vượt qua tất cả những xúc cảm ấy là lời thề giữ mãi
lòng chung thủy đợi người yêu trở về. Đó chính là vẻ đẹp tâm hồn của người phụ
---25---
nữ, dù cho cuộc đời còn lắm khổ đau, bất hạnh nhưng trái tim đôn hậu, cao thượng,
vị tha vẫn tỏa sáng lấp lánh, ấm áp tình đời, tình người.
Bài Tỉnh ấp từ miêu tả một người chồng đi bán rong đến đêm vẫn chưa về.
Người vợ làm bài thơ cầu mong chồng mình được trở về bình an vô sự.
Trăng trên cao chiếu sáng.
Xin chiếu sáng xa xa.
…
Chàng bán rong ở chợ.
Sợ dẫm bẫy thú hoang. [93,135]
Người vợ lo lắng chồng mình sẽ gặp hiểm nguy trên đường đi về đã bày tỏ
mong muốn ánh trăng hãy chiếu xa xa, chiếu sáng mọi nẻo đường để chồng mình
được an toàn trở về nhà. Bài ca thể hiện một tình yêu ấm áp, nồng nàn của người
phụ nữ dành cho chồng.
Đến thời kì Choseon, ca dao dân ca không còn được thịnh hành mà thay vào
đó là thể thơ sijo và kasa đóng vai trò chủ đạo. Trong những vần thơ ấy, không thể
thiếu vắng được hình ảnh người phụ nữ.
Kyubang kasa là một thể thơ do phụ nữ viết để chia sẻ những niềm vui và nỗi
buồn trong cuộc sống của phụ nữ chốn khuê phòng. Một loạt những tác phẩm thể
hiện một cách tự do tình cảm của người phụ nữ bị áp bức trong chế độ phong kiến
như Đoạn trường từ, Tương tư biệt khúc, Khuê oán ca…
Trong đó nổi bật lên có Khuê oán ca được phỏng đoán là do Hứa Lan Tuyết
Hiên sáng tác. Tình yêu của người phụ nữ xuất hiện trong tác phẩm không phải là
một tình yêu lý tưởng. Người đàn ông mà cô gái ấy tôn thờ chỉ là một người thích
trêu hoa ghẹo bướm. Yêu đó rồi chia tay đó không một lần quay lại, chỉ có người
phụ nữ là nhớ thương, mòn mỏi trong đợi chờ. Một người đàn ông như vậy đáng lẽ
không được người phụ nữ giữ trọn lời thề thuỷ chung. Tuy nhiên, đã là phụ nữ sống
trong xã hội Hàn Quốc, một xã hội mà Nho giáo được coi là một tư tưởng chính
thống thì người phụ nữ không có một đặc quyền nào cả, họ bị phụ thuộc rất nhiều
---26---
vào người đàn ông của mình, họ không có quyền lựa chọn, họ chỉ có quyền chờ đợi
kể cả khi người đàn ông của mình ra đi với một người đàn bà khác.
Không bi ai như Khuê oán ca nhưng Tương tư biệt khúc cũng là một khúc ca
buồn khi miêu tả chân thật về nỗi cô đơn của người phụ nữ trong căn phòng trống
trải. Những câu nói trong bài ca như “hình ảnh của chàng hiển hiện trước mắt, tiếng
nói của chàng văng vẳng bên tai”, “lúc ngủ cũng như lúc thức đều mong
chờ”[39,277] được lặp đi lặp lại một cách thường xuyên biểu lộ tình cảm chân thật
của cô gái đối với người trong mộng của mình. Cô gái không hổ thẹn được nói thật
lòng mình, được bày tỏ nguyện vọng của mình. Đó thực sự là một điều hiếm thấy
song ở một khía cạnh nào đó, những ca từ này phản ánh đúng ước muốn, nguyện
vọng của tầng lớp dân nghèo muốn thoát ra khỏi những quy tắc nghiêm ngặt của
Nho giáo. Quy tắc ấy đã làm bao đôi lứa phải xa nhau, bao tình yêu mới chớm nở
đã bị dập tắt phũ phàng.
Tình yêu nam nữ một lần nữa lại được tái hiện trong những vần saseol sijo với
hình ảnh cô gái vượt qua đèo cao hiểm trở không ngưng nghỉ để đến với người
mình yêu. Điều đó như một sự thách thức đối với quy luật nghiệt ngã trong thời
phong kiến là phụ nữ không được quyền chủ động trong tình yêu. Gió, mây, chim
khi vượt đèo cao đều phải ngưng nghỉ. Nhưng em- một người con gái bé nhỏ, yếu ớt
song lại vô cùng mạnh mẽ để khẳng định tình yêu của mình.
Gió cũng phải ngừng, mây cũng phải nghỉ,
khi vượt đèo cao.
Chim ưng trong nhà, chim ưng trên núi,
chim lớn chim bé, chim nào cũng nghỉ,
khi vượt đèo cao.
Còn em,
nghe tin chàng đến,
bên kia đèo
một mạch không nghỉ,
vượt đèo sang.[39,254]
---27---
Trong thơ ca, hình ảnh người phụ nữ hiện lên thật sinh động, phản ánh đúng
số phận của phụ nữ trong cuộc sống đời thường, những ước muốn, nguyện vọng
thầm kín không biết thổ lộ cùng ai.
Đến với mảng văn xuôi, mà tiêu biểu là thể loại văn học cung đình, hình ảnh
người phụ nữ được miêu tả là những chính cung hoàng hậu, những phi tần mĩ nữ
hay những nàng hầu trong những cung điện xa hoa. Qua những tác phẩm này, độc
giả sẽ hiểu hơn về cuộc sống tưởng như hạnh phúc, nhưng thực sự lại vô vàn đắng
cay của người phụ nữ trong cung cấm. Quý sửu nhật kí là một tác phẩm như thế, nó
được “người trong cung ghi chép qua loa” ghi lại sự kiện hoàng hậu Nhân Mục bị
giam giữ trong cung vì đã sinh con trai.
Số phận éo le với một hoàng hậu bắt đầu từ sự kiện: trong cuộc chiến với Nhật
Bản, người con của một phi tần đã có công lớn trong cuộc chiến nên được sắc
phong làm thái tử. Điều đó cũng có nghĩa là thái tử sẽ được nối ngôi vua. Việc
hoàng hậu sinh con trai như một sự đe doạ lớn đối với tương lai của Quang He-gun-
vị thái tử ấy. Vì vậy Quang He-gun đã nhẫn tâm giam giữ hoàng hậu trong cung và
giết chết con trai của bà, đây thực sự là một bi kịch sau cánh cửa hậu cung.
Câu chuyện sau đây đề cập đến một khía cạnh khác trong cung đình, đó là
hình ảnh hoàng hậu Nhân Hiển Vương bị vua đuổi ra khỏi cung vì vua say đắm phi
tần họ Chang, muốn phong cho phi tần ấy làm hoàng hậu. Nhưng nhờ có sự can
thiệp của dân chúng, hoàng hậu mới trở về với ngôi vị của mình.
Những câu chuyện trên đây có lẽ chưa đủ để nói hết được những uất ức,
những tủi hổ của phụ nữ chốn cung đình. Khi còn là phi tần chưa được sủng ái, họ
có thể được gặp vua một năm một lần đã là vinh hạnh, có khi được tuyển vào cung
cả đời mà chẳng được gặp vua để cuộc đời tàn lụi sau cánh cửa hậu cung. Nhưng
khi được sủng ái hay được vinh hạnh là một chính cung hoàng hậu thì số phận của
họ chẳng những không được thanh thản hơn mà những toan tính, những đe doạ từ
rất nhiều thế lực rình rập đã cướp đi sự bình yên của họ.
Trong cung đình có những tác phẩm tái hiện sinh động cuộc sống của những
phi tần mĩ nữ thì trong dân gian, cụ thể là qua loại hình nghệ thuật Pansori, tuy chỉ
---28---
còn sót lại một vài tác phẩm nhưng hình ảnh người phụ nữ lại rất điển hình, đặc biệt
là nàng Xuân Hương trong Xuân Hương truyện, nàng Thẩm Thanh trong Thẩm
Thanh truyện… Những tác phẩm ấy chứa đựng một sức sống lâu bền, trường tồn
mãi với thời gian bởi đã đạt được nguồn cảm mến dạt dào vô tận với một sức hút
lay động lòng người.
Trong số những Pansori được lưu truyền cho đến ngày nay có Xuân Hương
truyện là được phổ biến rộng rãi và được bạn đọc trong nước lẫn nước ngoài ái mộ.
Chuyện tình yêu của Xuân Hương và Lý Mộng Long mặc dù trải qua nhiều trắc trở
nhưng cuối cũng vẫn là một kết thúc có hậu bởi họ luôn hướng về nhau với một sự
thuỷ chung son sắt. Xuân Hương được quan huyện để ý và muốn lấy làm thiếp
nhưng sẵn sàng cự tuyệt để thủ tiết với Lý Mộng Long. Ngược lại, Lý Mộng Long
được phong chức tước, có một vị thế lớn trong triều đình nhưng không vì thế mà
quên được người con gái năm xưa, vẫn trở về đi tìm cho dù nàng chỉ là con gái của
một kĩ nữ.
Thông điệp về tình yêu đã giúp tác phẩm có một chỗ đứng nhất định trong
lòng công chúng “tình yêu chân thành của đôi nam nữ vượt lên trên giai cấp mà
Xuân Hương truyện khắc hoạ có đủ sức làm cảm động không chỉ với độc giả thế kỷ
XVIII, XIX mà còn với cả độc giả của xã hội thị dân ngày nay”[10,423]
Một Pansori nữa cũng rất được ái mộ là Thẩm Thanh truyện, không khai thác
về đề tài tình yêu nhưng sự hiếu thảo của tấm lòng một người con đã lấy đi bao giọt
nước mắt của người đọc. Câu chuyện kể về một bé Thẩm Thanh mồ côi mẹ từ bé,
người cha mù loà của cô đã phải đi xin sữa khắp nơi để nuôi cô khôn lớn. Đáp lại
tình yêu thương của cha, cô đã làm lụng rất vất vả để nuôi cha, có đồ ăn ngon cũng
nhường hết cho cha, kể cả phải đổi cả tính mạng lấy 300 thạch gạo để mắt cha có
thể sáng lại cô cũng không từ. Có thể nói, chữ Hiếu mà tác giả dân gian xây dựng
cho Thẩm Thanh đã giúp tác phẩm này còn được lưu truyền mãi theo thời gian. Sự
hi sinh của nàng không chỉ làm cha của mình sáng mắt mà kể cả những người mù
trong xã hội đều được sáng mắt. Đó là một sự đền đáp chính đáng cho sự hi sinh
cao cả của người con gái tên Thẩm Thanh.
---29---
Những người phụ nữ trong giai đoạn này cho dù thân phận giàu hay nghèo thì
đều được miêu tả như những mĩ nhân, có một sắc đẹp tuyệt trần và thường có trái
tim yêu thương hết mực. Nàng Thẩm Thanh được miêu tả trong câu chuyện mặc dù
mồ côi mẹ từ nhỏ không ai chăm sóc nhưng sắc đẹp của nàng có thể ví như chim sa
cá lặn “dáng điệu của nàng như những thiếu nữ tắm bên dòng suối trong, gương
mặt khả ái của nàng được ánh trăng chiếu sáng, ánh mắt của nàng như ánh sao mai
trên bầu trời trong trẻo ban mai, hai gò má xinh xắn như đoá hoa phù dung mới nở
trên sườn đồi cuối mùa xuân, đôi lông mày như mặt trăng đầu tháng, mái tóc bồng
bềnh như nhành hoa lan non, tóc mai như đôi cánh ve sầu, nụ cười của nàng như
đoá hoa mẫu đơn vừa nở sau một ngày đêm trời mưa để lộ hàm răng trắng muốt,
giọng nói như chim sơn ca.”[10,366-367] Sắc đẹp của nàng khiến cho người đối
diện không thể không đem lòng yêu mến. Nhưng không vì thế mà nàng sinh kiêu
căng, hợm hĩnh. Nàng không quản ngại khó khăn để chăm sóc cho người cha mù
loà của mình, và người con hiếu thảo ấy ngày đêm phụng dưỡng cha không một lời
oán than.
Hay như sắc đẹp của nàng Xuân Hương dưới con mắt của công tử họ Lý vô
cùng kiều diễm “Mặt nàng mang màu trắng của con hạc giữa dòng sông xanh được
ánh trăng phản chiếu trên nền tuyết trắng. Môi nàng đỏ hồng, khi hé miệng cười để
lộ ra hàm răng trắng muốt như ngọc, như sao. Nhìn lướt qua thấy nàng là vầng sắc
màu lấp loá như mặt trời rọi trong sương mù. Chiếc váy màu xanh như làn sóng
của Ngân Hà”3
. Sắc đẹp của nàng đã làm cho chàng công tử nhà giàu khi vừa gặp
mặt lập tức đem lòng yêu say đắm. Sắc đẹp nghiêng nước đổ thành của nàng vang
xa đến độ tên quan huyện họ Biền sau khi được phong chức đã muốn có được nàng
Xuân Hương hầu hạ ngay lập tức.
Vậy là sắc đẹp của những người con gái sống trong xã hội bấy giờ có khi là
đem lại cho họ tình yêu, sự quý mến nhưng cũng chính nó đã làm cho người phụ nữ
nhiều phen bất hạnh, lao đao. Tuy nhiên, những tác phẩm này đa phần còn chịu ảnh
3
http://4phuong.net/ebook/12886052/truyen-xuan-huong.html
---30---
hưởng của văn học dân gian, kết thúc đều có hậu nên những người con gái đẹp ấy
trải qua bao nhiêu khổ nạn cuối cùng cũng được đoàn tụ bên cạnh những người mà
họ yêu thương.
Văn học thời trung đại là vậy, xã hội còn nhiều lề lối, nhiều tập tục khắc
nghiệt đối với người phụ nữ. Họ không có quyền lựa chọn cuộc sống, lựa chọn
tương lai của chính mình. Tất cả đều phụ thuộc vào sự may rủi, vào người mà họ đã
trao thân gửi phận. Tuy nhiên, hình ảnh người phụ nữ trong thế giới văn học đó như
một viên ngọc sáng lấp lánh, dù số phận của họ có đau khổ, cay đắng nhưng vẫn
luôn giữ được phẩm hạnh đẹp đẽ và cao quý. Có thể nói, văn học giai đoạn này đã
làm tròn sứ mệnh của nó trong việc lưu giữ những hình ảnh của người phụ nữ trong
xã hội xưa và mang đến cho ta cái nhìn toàn diện về họ, mặc dù cuộc đời còn lắm
nhọc nhằn, cơ cực và tủi nhục nhưng không làm mất đi được vẻ đẹp tâm hồn ngời
sáng của người phụ nữ.
1.2. Khái quát về văn học hiện đại Korea
1.2.1. Bối cảnh của văn học hiện đại Korea
Văn học phản ánh hiện thực cuộc sống nên đặc điểm của nền văn học nào
cũng chủ yếu phản ánh bối cảnh tình hình xã hội thời kì đó. Văn học Hàn Quốc
cũng vậy, dựa vào bối cảnh chính trị, xã hội có thể chia văn học hiện đại Hàn Quốc
ra làm bốn thời kì khác nhau: văn học cận đại (1900-1945), văn học thời hậu chiến
và chia cắt đất nước (1945-1970), văn học trong xã hội công nghiệp (1970-1990),
văn học trong xã hội tiêu dùng đại chúng (1990 đến nay).
Từ năm 1900 đến năm 1945, dân tộc Korea sống trong thời đại mất nước và
nỗi đau dưới ách thống trị của thực dân. Trong giai đoạn trước, vào thế kỷ XIX,
Korea được xem như một “quốc gia ẩn dật”, kiên quyết phản đối những đòi hỏi của
phương Tây về quan hệ ngoại giao và thương mại. Nhưng khoảng thời gian đó
không kéo dài được bao lâu khi một số quốc gia châu Á và châu Âu với tham vọng
đế quốc đã đua tranh để giành ảnh hưởng đối với bán đảo Korea. Nhật Bản, sau khi
thắng Trung Quốc và Nga trong chiến tranh, đã thôn tính Korea và thiết lập sự cai
trị thực dân tại đây từ năm 1910. Với khẩu hiệu Naeseon ilche (Nhật Bản và Korea
---31---
là một), Nhật Bản đã tỏ rõ âm mưu của mình là tiêu diệt bản sắc dân tộc Korea
thông qua việc xoá bỏ nền văn hoá truyền thống của Korea và biến người dân Korea
thành những thần dân của đế quốc Nhật Bản.
Đứng trước những nguy cơ đó, Korea vừa phải đấu tranh với thế lực ngoại
xâm vừa phải ra sức giữ gìn, bảo vệ những bản sắc văn hóa của dân tộc.
Chính trong bối cảnh này, những nhà trí thức đã tiếp thu những tinh hoa của
các dân tộc khác qua con đường du nhập và qua các trí thức trẻ học tập ở nước
ngoài kết hợp với bản sắc riêng của nền văn hóa truyền thống Korea, kết quả là đã
hình thành một nền văn học đa văn hóa nhưng vẫn đậm đà bản sắc dân tộc. Điều
đáng chú ý là từ những ảnh hưởng của văn hóa, đặc biệt là phương Tây mà tư tưởng
của người dân Korea đã có phần cải biến. Nếu như trước đây, phụ nữ không được
xem trọng trong lĩnh vực văn hóa thì giờ đây, phụ nữ được tạo nhiều điều kiện để
tham gia sáng tác văn học và đương nhiên, số lượng các nhà văn tham gia sáng tác
tăng lên đáng kể. Những tác phẩm văn học được các nhà văn nữ sáng tác trong thập
niên 30 không chỉ nâng lên về số lượng mà còn về chất lượng.
Sau hơn 30 năm thống trị và đô hộ, ngày 15.8.1945 thực dân Nhật chính thức
rút lui khỏi Korea, trả lại sự tự do cho đất nước Korea.
Nhưng niềm vui ấy không kéo dài được bao lâu bởi chính nội bộ Korea lại xảy
ra tranh chấp và dẫn đến cuộc chiến tranh đẫm máu giữa những đồng bào ruột thịt.
Giai đoạn này được tính từ năm 1945 đến năm 1970 khi vĩ tuyến 38 trở thành
đường chia cắt bán đảo Korea thành khu vực phía Nam và phía Bắc. Ở khu vực phía
Nam, Syngman Rhee được bầu làm tổng thống đầu tiên của nền Cộng hoà, khai
sinh ra nước Cộng hoà Hàn Quốc (15.8.1948). Ở phía Bắc, dưới sự lãnh đạo của
Kim Nhật Thành, nước CHDCND Triều Tiên cũng chính thức được thành lập vào
ngày 9.9.1948.
Từ đây, đất nước bị phân ly không chỉ về mặt chính trị, quân sự mà còn về cả
tư tưởng, văn hóa. Khuynh hướng nghệ thuật của mỗi nước vì thế cũng phát triển
theo xu hướng hoàn toàn khác nhau.
---32---
Trong giai đoạn này, đáng chú ý nhất là dòng văn học hậu chiến, đề cập đến
những vấn đề sinh tồn trong thời đại suy tàn. Những tác phẩm giai đoạn này đã tái
hiện phần nào cuộc sống đảo lộn sau chiến tranh, những phong tục tập quán, những
luân lý xã hội đã không còn nguyên giá trị và những thiệt hại không chỉ về vật chất
mà cả tinh thần do chiến tranh để lại. Thời kì này, tiếng nói của các tác giả nữ hầu
như không được đề cập đến.
Sau sự sụp đổ của tổng thống Syngman Rhee, nước cộng hòa thứ hai được
thành lập tại Chang Myon do Đảng dân chủ lập nên vào tháng 8 năm 1960. Tuy
nhiên, chính phủ này không tồn tại được bao lâu do cuộc đảo chính của Đại tướng
Park Jung-hee cầm đầu. Park trở thành Tổng thống trong cuộc bầu cử vào năm
1963. Có thể nói, xã hội Hàn Quốc thập kỷ 70 dưới sự lãnh đạo của tổng thống Park
Jung- hee vô cùng ngột ngạt và hỗn loạn. Sự kiểm soát độc tài của chính quyền
quân sự tạo ra một khoảng cách lớn giữa nhà lãnh đạo và dân chúng. Nhân dân
không có một tiếng nói dân chủ nào mà tất cả đều nằm dưới sự lãnh đạo của tổng
thống Park.
Tuy không được lòng công chúng nhưng khả năng lãnh đạo tài tình của ông
thì không thể phủ nhận. Chính ông đã đưa nền kinh tế Hàn Quốc phát triển đi lên
với tốc độ chóng mặt khi theo đuổi một nền công nghiệp hóa nhanh chóng và cải
thiện sự tăng trưởng kinh tế trong những thập niên 60 và 70 của thế kỉ XX. Riêng về
kim ngạch xuất khẩu tăng từ một tỉ đô la lên đến mười tỷ đô la chỉ trong sáu năm đã
là một kì tích quá lớn để có thể xứng đáng với cái tên “kì tích bên sông Hàn” mà
nhiều người ca ngợi.
Sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp hoá đã kéo theo những mặt trái
trong xã hội Hàn Quốc yên bình. Ô nhiễm môi trường được cho là kẻ thù lớn nhất
nảy sinh trong quá trình công nghiệp hoá. Tiếp sau đó là sự thu hẹp dần của xã hội
nông thôn và sự tăng trưởng nhanh mạnh của những khu đô thị. Đại diện cho xã hội
mới này là những ngôi nhà cao tầng cùng những con người thượng lưu với tư tưởng
phân biệt giàu nghèo ở mức báo động.
---33---
Trong hoàn cảnh xã hội như thế, các văn nhân, thi sĩ đã cất lên những tiếng
chuông cảnh báo về sự thay đổi nhanh chóng của xã hội, về những hệ lụy của một
nền công nghiệp tăng trưởng quá mau lẹ. Và tất nhiên, không thể thiếu tiếng nói của
các tác giả nữ. Cũng cần nói thêm rằng, trong giai đoạn hậu chiến và thời kì chia cắt
đất nước, các tác giả nữ hầu như vắng bóng trên văn đàn nhưng đến giai đoạn này,
họ xuất hiện rầm rộ, đông đảo. Đề tài cũng đã mở rộng hơn so với trước đây, nếu
như trước đây chỉ tập trung vào đề tài người phụ nữ thì ngày nay, đã mở rộng đề tài
sang các lĩnh vực như văn hóa, chính trị, xã hội…
Hơn nữa, sự quay trở lại của các tác giả nữ đã góp thêm tiếng nói phong phú
cho nền văn học vì rằng, trong hơn 30 năm chiến tranh, độc giả đã quá quen với các
tác phẩm về bom đạn chiến tranh, về nỗi đau mất mát. Tác phẩm của các tác giả nữ
với văn phong nhẹ nhàng, thẫm đẫm tính nhi nữ sẽ phù hợp hơn với thị hiếu của các
độc giả trong thời đại công nghiệp, đang cần một làn gió nhẹ để xoa dịu bớt cái
nắng chói chang.
Sau 18 năm thống trị, chính quyền độc tài của Park Jung- hee chính thức kết
thúc sau vụ ám sát tổng thống vào cuối năm 1979.
Đất nước chưa thể bước vào ổn định sau nhiều biến cố lớn như vậy, vẫn còn
nổ ra các phong trào đấu tranh lẻ tẻ của sinh viên, người lao động, trí thức… Đến
năm 1987, khi cuộc bầu cử tổng thống và sửa đổi Hiến pháp diễn ra, quyết định dân
chủ hoá trên phương diện chính trị thì các phong trào đấu tranh mới chính thức
chấm dứt. Nền dân chủ mới này đã làm bùng lên sự tự do về văn hoá, về tư tưởng.
Các nhà văn giờ đây không chịu bất kì một trở ngại nào, họ có thể tự do viết ra
những trăn trở, những suy tư của mình về thời cuộc, về lối sống của con người trong
thời đại mới…
Bước sang thập niên 90, trong cuộc bầu cử Tổng thống vào năm 1997, lãnh tụ
Kim Dae-jung của Đảng đối lập, đã đắc cử. Chính quyền của ông với tên gọi
“Chính quyền của nhân dân” đã được thành lập thông qua sự chuyển giao quyền lực
lớn chưa từng có từ Đảng cầm quyền sang Đảng đối lập trong lịch sử Hàn Quốc.
---34---
Trong thời gian này, đáng lưu ý nhất là đời sống sinh hoạt của người dân. Sau
sự kiện Olympic Seoul năm 1988, xã hội Hàn Quốc có sự bùng nổ cao độ. Không
chỉ bó hẹp ở một bán đảo mà giờ đây, dân chúng được giao lưu văn hoá với rất
nhiều quốc gia, đặc biệt là phương Tây. Từ đó cũng giúp cho dân tộc Hàn tiếp thu
được những nền văn minh mới lạ. Thêm vào đó, cuối thập niên 90, Internet xâm
nhập mạnh mẽ, Hàn Quốc trở thành quốc gia có tỉ lệ dân số sử dụng Internet cao
nhất thế giới. Internet xâm nhập vào tất cả mọi nơi từ gia đình, trường học cho đến
những nơi làm việc, đâu đâu người ta cũng phổ cập Internet. Hệ quả tất yếu của việc
làm này là con người trở thành đối tượng tích cực của Internet và văn hoá đại
chúng. Ở đó, con người nhận được nhiều mối quan hệ mới, ở đó họ cũng học được
những văn hoá của những dân tộc khác, tiếp thu được nhiều tinh hoa của các dân
tộc trên mọi miền thế giới.
Sự biến đổi nhanh chóng của xã hội tiêu dùng đại chúng đã kéo theo ý thức và
quan niệm về cuộc sống của người dân nơi đây cũng thay đổi theo.
Nếu như trước đây trong tâm trí của người Hàn là hướng tới tự do và dân chủ
thì ngày nay nhu cầu cá nhân, thoả mãn cái tôi cá nhân đang là một nhu cầu bức
thiết. Những con người đại diện cho cuộc sống mới hôm nay đã thoát ra khỏi vỏ bọc
là xã hội với những luân lý, những phong tục tập quán, những lề lối mà thay vào đó
là khát vọng được sống và mưu cầu những hạnh phúc riêng trong xã hội với nền văn
hoá đại chúng hào nhoáng và đời sống sinh hoạt phong phú.
Nền văn học phản ánh hiện thực cuộc sống và dĩ nhiên, những vấn đề này
được tái hiện rất sinh động trong văn học. Với tư tưởng dân chủ, bình đẳng nên giai
đoạn này, thi đàn văn học đón chào rất nhiều các tác giả nữ. Họ không chỉ nổi tiếng
trong nước mà nhờ Internet, nhờ vấn đề dịch thuật khá phát triển nên tác phẩm của
họ đã được “lấn sân” sang các nước khác, và đương nhiên, một số nhà văn tài năng
đã đoạt được rất nhiều giải thưởng như Shin Kyung- sook, Cho’oe Yun, Jo Kyung-
ran, Jung Ji-huyn…
---35---
Trên đây là những nét sơ lược về bối cảnh của văn học hiện đại Hàn Quốc từ
những năm đầu của thế kỉ XX đến nay. Văn học của nữ lưu đã được hình thành và
phát triển trong bối cảnh này.
1.2.2. Một số đặc điểm văn học hiện đại Korea
Tìm hiểu đặc điểm văn học không thể không nhắc đến luận điểm sau: Văn học
là tấm gương phản chiếu trung thành cuộc sống, là sản phẩm văn hoá tinh thần của
thời đại. Văn học hiện đại Hàn Quốc cũng vậy, không ngoài quy luật trên.
Trong lời tựa cuốn sách Văn học Hàn Quốc thế kỷ XX, các tác giả nhấn mạnh
văn học giai đoạn này đã “cho thấy một cách sinh động nhất cuộc sống của người
Hàn Quốc trong thế kỷ XX, và chúng cũng thể hiện rất phong phú những tâm tư,
tình cảm của người Hàn Quốc cũng như những giá trị và cái đẹp mà họ khát khao
vươn tới.”[26,6]
Thế kỷ XX đi qua với biết bao thăng trầm và biến đổi. Những thập niên đầu
của thế kỷ là nỗi đau mất nước, là nỗi nhục dưới ách thống trị của đế quốc Nhật, 36
năm mất mát và đau thương đi qua, chưa kịp mừng vui thì đất nước lại chịu sự chia
cắt hai miền Nam- Bắc… và biết bao những thiệt hại không sao kể hết được do
chiến tranh để lại. Nhưng không chịu đầu hàng, Hàn Quốc dưới sự lãnh đạo của
Park Jung- hee đã đưa đất nước vững bước đi lên với nền kinh tế phát triển đáng
kinh ngạc. Đến nay, dù trải qua bao biến cố nhưng người Hàn Quốc với bản tính
cần cù, thông minh, sáng tạo đã có những bước tiến vượt bậc để trở thành một trong
những quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất trong khu vực. Như trên đã nhận xét,
đặc điểm văn học giai đoạn này sẽ phản ánh rõ nét những đặc trưng cơ bản của thời
đại.
Thứ nhất, nền văn học mang tính cách mạng, gắn bó sâu sắc với vận mệnh
chung của dân tộc.
Sau thất bại của phong trào Man-se, các nhà thơ cất lên những khúc hát bi ai
về hoàn cảnh mất nước, về hiện thực dân tộc bằng những giọng điệu, ngôn từ khác
nhau. Những nhà thơ tiêu biểu trong giai đoạn này có Han Yong- un, Kim So- wol,
Kim Tong- hwan,Yi Shang- hwa…
---36---
Các nhà văn cũng biểu đạt sự căm phẫn và những cảm xúc cá nhân của mình
nhưng theo một cách riêng. Đó là dùng giọng văn châm biếm sâu cay hay sự cảm
thương chân thành những số phận của con người. Có thể kể đến một số nhà văn như
Park Tae- won, Yoo Jin- o, Chae Man- sik… đã rất thành công trong việc miêu tả
về cuộc sống đô thị, về những xu hướng chạy theo đồng tiền của những kẻ ham mê
vật chất. Một số nhà văn lại thành công với mảng đề tài về nông thôn, về những
người nông dân thuần tuý chất phác nhưng trong thời thế loạn lạc đã trở nên khốn
cùng và tội nghiệp. Nhà văn Kim Yu- yeong là một điển hình, ông rất có tài trong
việc miêu tả về vẻ đẹp trữ tình hoang sơ của tự nhiên một cách hài hước qua các tác
phẩm như Xuân, xuân, Hoa hải đường… Cũng có một số nhà văn thành công với
các tiểu thuyết gia đình, miêu tả rất tinh tế số phận của những con người trong gia
đình trong biến cố thời đại như Yeom Sang seop với tiểu thuyết Ba thế hệ, dựa vào
mâu thuẫn giữa ba thế hệ trong một gia đình đã phần nào nói lên thực trạng xã hội
Korea thời thực dân những năm 1920 sau khi phong trào Man-se kết thúc…
Vào những thập niên đầu của thế kỉ XX, dưới sự đàn áp dã man của phát xít
Nhật, nhiều chiến sĩ- nhà văn đã bị bắt giữ hoặc hi sinh, đội ngũ sáng tác của các
nhà văn nam giới theo đó cũng giảm đi đáng kể. Lúc này, với ảnh hưởng tư tưởng
từ văn hóa phương Tây nên các nhà văn nữ đã được công nhận, thêm vào đó, các
điều kiện xã hội dành cho phụ nữ cũng được cải thiện, bởi vậy không ngạc nhiên
khi lực lượng nhà văn nữ giai đoạn này tăng lên đáng kể.
Hòa vào tình hình chung của dân tộc, các nhà văn nữ như Park Hwa-song,
Kang Kyong-ae đã mô tả thực tại cuộc sống khốn cùng của người dân Hàn Quốc
dưới sự cai trị của Nhật Bản qua các tác phẩm như Eve of Ch’usok, Hungry Ghosts,
The underground Village… Một số nhà văn khác như Kim Mal-bong không chỉ mô
tả cuộc sống khốn cùng mà còn chỉ đích danh thế lực nào đã đẩy dân chúng vào tình
trạng đó. Với một niềm tin vững chắc, cô đã mạnh mẽ lên tiếng phản đối sự cai trị
của quân đội Nhật, đồng thời, dùng văn chương như một vũ khí để chống lại ảnh
hưởng của văn hóa Nhật Bản tại Korea. Ngoài những nhà văn kể trên, giai đoạn này
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc

More Related Content

What's hot

Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...nataliej4
 
Dạy học các trích đoạn truyện kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại cho học s...
Dạy học các trích đoạn truyện kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại cho học s...Dạy học các trích đoạn truyện kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại cho học s...
Dạy học các trích đoạn truyện kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại cho học s...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
[Tiểu luận] Giá trị hiện thực trong thơ Đỗ Phủ
[Tiểu luận] Giá trị hiện thực trong thơ Đỗ Phủ[Tiểu luận] Giá trị hiện thực trong thơ Đỗ Phủ
[Tiểu luận] Giá trị hiện thực trong thơ Đỗ PhủThanh Cong Ma
 
Phong Cách Thơ Haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayashi Issa
Phong Cách Thơ Haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayashi IssaPhong Cách Thơ Haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayashi Issa
Phong Cách Thơ Haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayashi IssaNguyễn Duy Bình
 
Mô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việt
Mô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việtMô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việt
Mô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việtnataliej4
 
Luận văn: Dạy học đọc hiểu văn bản thơ trữ tình trong trường Trung học phổ th...
Luận văn: Dạy học đọc hiểu văn bản thơ trữ tình trong trường Trung học phổ th...Luận văn: Dạy học đọc hiểu văn bản thơ trữ tình trong trường Trung học phổ th...
Luận văn: Dạy học đọc hiểu văn bản thơ trữ tình trong trường Trung học phổ th...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260nataliej4
 
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT nataliej4
 

What's hot (20)

Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đQuan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
 
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoáLuận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
 
Luận văn: Phong cách nghệ thuật thơ Ý Nhi, HAY, 9đ
Luận văn: Phong cách nghệ thuật thơ Ý Nhi, HAY, 9đLuận văn: Phong cách nghệ thuật thơ Ý Nhi, HAY, 9đ
Luận văn: Phong cách nghệ thuật thơ Ý Nhi, HAY, 9đ
 
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
 
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAYĐặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
 
Luận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đ
Luận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đLuận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đ
Luận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đ
 
Dạy học các trích đoạn truyện kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại cho học s...
Dạy học các trích đoạn truyện kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại cho học s...Dạy học các trích đoạn truyện kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại cho học s...
Dạy học các trích đoạn truyện kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại cho học s...
 
Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOT
Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOTCảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOT
Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOT
 
Luận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết
Luận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyếtLuận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết
Luận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết
 
[Tiểu luận] Giá trị hiện thực trong thơ Đỗ Phủ
[Tiểu luận] Giá trị hiện thực trong thơ Đỗ Phủ[Tiểu luận] Giá trị hiện thực trong thơ Đỗ Phủ
[Tiểu luận] Giá trị hiện thực trong thơ Đỗ Phủ
 
Luận văn: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Đàn hương hình, HAY
Luận văn: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Đàn hương hình, HAYLuận văn: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Đàn hương hình, HAY
Luận văn: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Đàn hương hình, HAY
 
Đề tài viết về thiếu niên qua ba tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh
Đề tài viết về thiếu niên qua ba tác phẩm của Nguyễn Nhật ÁnhĐề tài viết về thiếu niên qua ba tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh
Đề tài viết về thiếu niên qua ba tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh
 
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt namLuận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
 
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAY
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAYLuận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAY
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAY
 
Phong Cách Thơ Haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayashi Issa
Phong Cách Thơ Haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayashi IssaPhong Cách Thơ Haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayashi Issa
Phong Cách Thơ Haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayashi Issa
 
Mô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việt
Mô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việtMô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việt
Mô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việt
 
Luận văn: Dạy học đọc hiểu văn bản thơ trữ tình trong trường Trung học phổ th...
Luận văn: Dạy học đọc hiểu văn bản thơ trữ tình trong trường Trung học phổ th...Luận văn: Dạy học đọc hiểu văn bản thơ trữ tình trong trường Trung học phổ th...
Luận văn: Dạy học đọc hiểu văn bản thơ trữ tình trong trường Trung học phổ th...
 
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
 
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
 
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đLuận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
 

Similar to Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc

Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết sương mù tháng giêng của uông triều (2017...
Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết sương mù tháng giêng của uông triều (2017...Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết sương mù tháng giêng của uông triều (2017...
Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết sương mù tháng giêng của uông triều (2017...Man_Ebook
 
Giao thoa thể loại trong Hồi ký Tô Hoài (Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ch...
Giao thoa thể loại trong Hồi ký Tô Hoài (Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ch...Giao thoa thể loại trong Hồi ký Tô Hoài (Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ch...
Giao thoa thể loại trong Hồi ký Tô Hoài (Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ch...nataliej4
 
Luận Văn Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Lê Minh Khuê
Luận Văn Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Lê Minh KhuêLuận Văn Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Lê Minh Khuê
Luận Văn Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Lê Minh KhuêDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Thể hiện hình thức tự sự trong độc ác tính của Trần Thị Nghi
Thể hiện hình thức tự sự trong độc ác tính của Trần Thị NghiThể hiện hình thức tự sự trong độc ác tính của Trần Thị Nghi
Thể hiện hình thức tự sự trong độc ác tính của Trần Thị NghiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy TựTìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy TựDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...nataliej4
 
Trữ tình trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh 30 năm đầu thế kỷ XX
Trữ tình trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh 30 năm đầu thế kỷ XXTrữ tình trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh 30 năm đầu thế kỷ XX
Trữ tình trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh 30 năm đầu thế kỷ XXDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfjackjohn45
 

Similar to Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc (20)

Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết sương mù tháng giêng của uông triều (2017...
Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết sương mù tháng giêng của uông triều (2017...Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết sương mù tháng giêng của uông triều (2017...
Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết sương mù tháng giêng của uông triều (2017...
 
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAYLuận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
 
Luận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAY
Luận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAYLuận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAY
Luận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAY
 
Luận văn: Quan niệm về tiểu thuyết của Cao Hành Kiện, HAY
Luận văn: Quan niệm về tiểu thuyết của Cao Hành Kiện, HAYLuận văn: Quan niệm về tiểu thuyết của Cao Hành Kiện, HAY
Luận văn: Quan niệm về tiểu thuyết của Cao Hành Kiện, HAY
 
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂMLuận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
 
Giao thoa thể loại trong Hồi ký Tô Hoài (Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ch...
Giao thoa thể loại trong Hồi ký Tô Hoài (Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ch...Giao thoa thể loại trong Hồi ký Tô Hoài (Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ch...
Giao thoa thể loại trong Hồi ký Tô Hoài (Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ch...
 
Luận Văn Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Lê Minh Khuê
Luận Văn Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Lê Minh KhuêLuận Văn Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Lê Minh Khuê
Luận Văn Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Lê Minh Khuê
 
Thể hiện hình thức tự sự trong độc ác tính của Trần Thị Nghi
Thể hiện hình thức tự sự trong độc ác tính của Trần Thị NghiThể hiện hình thức tự sự trong độc ác tính của Trần Thị Nghi
Thể hiện hình thức tự sự trong độc ác tính của Trần Thị Nghi
 
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
 
Đặc điểm thể chân dung và văn học của Hồ Anh Thái
Đặc điểm thể chân dung và văn học của Hồ Anh TháiĐặc điểm thể chân dung và văn học của Hồ Anh Thái
Đặc điểm thể chân dung và văn học của Hồ Anh Thái
 
Đặc Điểm Tiểu Thuyết Lịch Sử Nguyễn Triệu Luật.doc
Đặc Điểm Tiểu Thuyết Lịch Sử Nguyễn Triệu Luật.docĐặc Điểm Tiểu Thuyết Lịch Sử Nguyễn Triệu Luật.doc
Đặc Điểm Tiểu Thuyết Lịch Sử Nguyễn Triệu Luật.doc
 
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOTLuận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
 
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca TàyẢnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
 
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy TựTìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
 
BÀI MẪU Khóa luận ngành văn học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành văn học, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận ngành văn học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành văn học, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đ
Luận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đLuận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đ
Luận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đ
 
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...
 
Trữ tình trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh 30 năm đầu thế kỷ XX
Trữ tình trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh 30 năm đầu thế kỷ XXTrữ tình trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh 30 năm đầu thế kỷ XX
Trữ tình trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh 30 năm đầu thế kỷ XX
 
Nghệ thuật tự sự trong tác phẩm Mắt bão, Ngựa thép, Luật chơi
Nghệ thuật tự sự trong tác phẩm Mắt bão, Ngựa thép, Luật chơiNghệ thuật tự sự trong tác phẩm Mắt bão, Ngựa thép, Luật chơi
Nghệ thuật tự sự trong tác phẩm Mắt bão, Ngựa thép, Luật chơi
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 

Recently uploaded (19)

Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 

Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH _______________________ CAO THỊ LAN HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG VĂN HỌC HIỆN ĐẠI HÀN QUỐC QUA CÁI NHÌN CỦA CÁC NHÀ VĂN NỮ LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC TP. Hồ Chí Minh tháng 11/2012
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH _______________________ CAO THỊ LAN HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG VĂN HỌC HIỆN ĐẠI HÀN QUỐC QUA CÁI NHÌN CỦA CÁC NHÀ VĂN NỮ Chuyên ngành: Văn học nước ngoài Mã số : 66 22 30 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. PHAN THU HIỀN TP. Hồ Chí Minh tháng 11/2012
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Và kết quả trong luận văn này chưa từng được công bố ở các công trình khác. TP. Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 11 năm 2012 Người viết luận văn Cao Thị Lan Lớp văn học nước ngoài Khóa 21
  • 4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, ngoài nỗ lực của bản thân, người viết còn nhận được sự động viên giúp đỡ của rất nhiều người. Người viết xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Phan Thu Hiền- Trưởng bộ môn Hàn Quốc học, trường Đại Học KHXH& NV TP. Hồ Chí Minh. Cô đã tận tình giúp đỡ người viết giải quyết các vấn đề vạch ra trong đề tài, cũng như tận tình hướng dẫn người viết trong suốt quá trình làm luận văn. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn, phòng SĐH Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho người viết hoàn thành luận văn này. Xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, khích lệ người viết trong suốt quá trình thực hiện luận văn. TP. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2012 Người viết
  • 5. ---1--- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................2 1. Lí do chọn đề tài- mục đích nghiên cứu..............................................................2 2. Lịch sử vấn đề........................................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................14 4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................14 5. Đóng góp của luận văn........................................................................................15 6. Bố cục của luận văn.............................................................................................15 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG VĂN HỌC KOREA VÀ KHÁI QUÁT VỀ VĂN HỌC HIỆN ĐẠI KOREA .......................17 1.1. Khái quát về người phụ nữ trong văn học truyền thống Korea..................17 1.1.1. Phụ nữ với văn học ......................................................................................17 1.1.2. Phụ nữ trong văn học...................................................................................23 1.2. Khái quát về văn học hiện đại Korea .............................................................30 1.2.1. Bối cảnh của văn học hiện đại Korea ..........................................................30 1.2.2. Một số đặc điểm văn học hiện đại Korea ....................................................35 1.2.3. Khái quát về người phụ nữ trong văn học hiện đại Korea...........................44 CHƯƠNG 2 : HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ QUA SỰ THỂ HIỆN CỦA VĂN HỌC HIỆN ĐẠI HÀN QUỐC .....................................................................55 2.1. Người phụ nữ trong cuộc sống gia đình.........................................................55 2.2. Người phụ nữ trong quan hệ với xã hội.........................................................71 2.3. Sự kết hợp truyền thống và hiện đại trong hình tượng người phụ nữ........80 CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG VĂN HỌC HIỆN ĐẠI HÀN QUỐC......................................................89 3.1. Nhân vật và hệ thống nhân vật .......................................................................89 3.1.1. Xây dựng nhân vật.......................................................................................89 3.1.2. Tổ chức hệ thống nhân vật.........................................................................102 3.2. Không- thời gian nghệ thuật .........................................................................110 3.2.1. Không gian nghệ thuật...............................................................................110 3.2.2. Thời gian nghệ thuật..................................................................................120 3.3. Kết cấu tự sự...................................................................................................125 3.3.1. Trình tự kể chuyện.....................................................................................125 3.3.2. Nhịp độ kể chuyện.....................................................................................129 3.3.3. Phương thức tự sự......................................................................................135 KẾT LUẬN............................................................................................................149 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................155
  • 6. ---2--- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài- mục đích nghiên cứu Việt Nam vốn đã mở cửa giao lưu kinh tế, văn hóa với một số nước trên thế giới từ khá sớm, nhưng đến năm 1992 Việt Nam mới chính thức đặt quan hệ ngoại giao với Hàn Quốc. Hai nước Việt- Hàn từ khi giao lưu đã có những bước tiến đáng kể về mặt kinh tế, xã hội, giáo dục... nhưng vấn đề giao lưu văn học lại chưa theo kịp tốc độ so với các lĩnh vực khác. Vấn đề dịch thuật các tác phẩm Hàn sang tiếng Việt còn quá ít ỏi kéo theo những công trình nghiên cứu vẫn còn hạn chế. Vì vậy, việc nghiên cứu văn học Hàn Quốc tại Việt Nam cần được quan tâm nhiều hơn nữa. Những năm gần đây, số lượng các nhà văn nữ trên văn đàn văn học Hàn tăng lên đáng kể, không chỉ về số lượng mà còn cả chất lượng. Họ cũng như những nhà văn nam giới khác khai thác nhiều vấn đề vô cùng đa dạng trong hiện thực cuộc sống. Có khác chăng chỉ là vì thuộc phái nữ nên trang văn của họ đậm chất nữ tính: tinh tế, sâu sắc và đầy niềm trắc ẩn. Đặc biệt là, các nhà văn nam tuy viết về người phụ nữ với nỗi niềm cảm thông sâu sắc nhưng dưới con mắt của các nhà văn nữ thì hình ảnh các nhân vật nữ vẫn chứa những nét độc đáo riêng, những nét cá tính riêng. Vì vậy, nghiên cứu vấn đề phụ nữ qua cái nhìn của các nhà văn nữ là một đề tài hấp dẫn, cần được quan tâm đích đáng. Qua đề tài này, chúng tôi mong muốn mở rộng con đường giao lưu văn hóa giữa hai nước Việt- Hàn, giúp bạn đọc Việt Nam hiểu hơn về con người cũng như văn hóa xứ Hàn. Đây cũng chính là cơ hội để chúng tôi được tiếp xúc với một nền văn học còn khá xa lạ nhưng chứa đầy sức hấp dẫn. 2. Lịch sử vấn đề Ở Việt Nam Trong phạm vi tư liệu mà chúng tôi bao quát được, tình hình giới thiệu và nghiên cứu văn học Hàn ở Việt Nam còn quá khiêm tốn, chủ yếu là các bài giới thiệu sơ lược xuất hiện trên một số tạp chí và một số bài viết được in trong giáo trình được giảng dạy ở các trường đại học.
  • 7. ---3--- Năm 1997, Nguyễn Long Châu viết cuốn Nhập môn văn học Hàn Quốc [7] Đây là cuốn sách đầu tiên viết về văn học Hàn dưới quan điểm của các giáo trình văn học sử Hàn Quốc tại Hàn Quốc. Sách ngoài phần phụ lục, tóm tắt và trích dịch các tác phẩm văn học thơ ca và văn xuôi, gồm 2 phần: Văn học cổ điển và văn học hiện đại. Trong phần văn học hiện đại, tác giả đã điểm qua các thời kì với một số tên tuổi tiêu biểu như Lee Kwang- soo, Kim Yoo- jeung, Park Chong- hwa… Tuy nhiên, cuốn sách này chỉ giới thiệu cho người đọc một cái nhìn sơ khảo, bước đầu về nền văn học Hàn Quốc. Trong tương lai, chúng ta cần những cuốn sách chuyên sâu về nội dung hơn nữa. Năm 1997, lần đầu tiên nhà văn Oh Jung- hee ra mắt bạn đọc Việt Nam với tập truyện ngắn Ván bài lúc hoàng hôn. Võ Thị Xuân Hà trong lời tựa với nhan đề “Sự cô đơn tạo nên thiên hà”[24] đã bước đầu giới thiệu với bạn đọc về tác giả Oh Jung- hee cũng như những truyện ngắn trong tập truyện của bà. Bài viết chú trọng vào phương diện nội dung trong các truyện ngắn như bi kịch gia đình với những nếp nhà không có trẻ con trong Sông lửa, hay cuộc sống xã hội thời kì sau chiến tranh với những tệ nạn, những thói hư tật xấu xuất hiện cùng với công cuộc mưu sinh trong Xóm người Hoa… Lời mở đầu của Võ Thị Xuân Hà mặc dù chưa thật sâu sắc, chưa thật đầy đủ, còn rất nhiều khía cạnh chưa được đề cập đến. Tuy nhiên, nó như chiếc chìa khóa để bạn đọc đến với những trang viết đầy trắc ẩn của Oh Jung- hee đối với những nhân vật của mình. Từ đó có thể hiểu và cảm thông hơn về những số phận, những mảnh đời còn nhiều bất hạnh trong tác phẩm. Năm 2009, trong bài viết “Không gian và thời gian trong một tập truyện ngắn Hàn Quốc”[49], Đỗ Thanh Thảo Miên và Đỗ Tiến Thắng đã nêu bật lên hình tượng không gian và thời gian mà Oh Jung- hee đã sử dụng trong Ván bài lúc hoàng hôn là không gian khác lạ, tạo nên một lực hấp dẫn riêng. Tác giả bài viết nhận định “Phải chăng tác giả muốn hướng người đọc tới sự lóe sáng của đất nước và con người Hàn Quốc vào kỉ nguyên mới sau khi bước ra từ cuộc chiến tranh đau thương?” Tuy nhiên do giới hạn về đề tài nên tác giả đã không đề cập đến vấn đề người phụ nữ được xem là một vấn đề quan trọng trong sáng tác của Oh Jung- hee
  • 8. ---4--- “Những truyện ngắn cho thấy tận mắt những áp bức hay nỗi khủng hoảng không nhìn thấy được mà những người phụ nữ phải chịu đựng.”[26,151] Trên đây là một số bài viết nghiên cứu về văn học hiện đại Hàn Quốc. Tuy nhiên chưa có những công trình mang tính chuyên sâu, khảo sát những vấn đề về thể loại, về đặc trưng, thi pháp của các thời kỳ văn học. Có chăng chỉ là những bài viết xuất hiện trong các hội thảo hay trên các trang tạp chí đề cập đến một vài khía cạnh nhỏ lẻ của một số tác phẩm. Với những tác phẩm văn xuôi đương đại Hàn Quốc mới được dịch ở Việt Nam gần đây như Hãy chăm sóc mẹ, Người ăn chay… thì việc nghiên cứu sâu lại càng khó khăn hơn nữa. Chúng tôi chỉ thu thập được những dòng cảm nhận ngắn ngủi trên các trang báo điện tử hay lời tựa của nhà xuất bản như một lời giới thiệu. Năm 2011, khi tác phẩm Hãy chăm sóc mẹ lần đầu xuất hiện tại Việt Nam, trên các trang xã hội đã xuất hiện rất nhiều những lời bình luận, chia sẻ. Trang baomoi.com đăng bài viết với tựa đề “Hãy chăm sóc mẹ- một câu chuyện thấm thía đến nặng lòng.”[110] Bài viết giới thiệu sơ lược về tác giả Shin Kyung- sook từ khi còn là một cô gái 16 tuổi bước chân lên Seoul lập nghiệp. Sau những dòng miêu tả ngắn ngủi về tác giả là phần tóm tắt tác phẩm cùng những dòng cảm nhận sâu sắc và nhoè nước mắt “Hãy chăm sóc mẹ- cuốn tiểu thuyết là lời nhắn nhủ đến những đứa con thơ đang vô tình hay lầm đường lạc lối. Bởi chỉ có mẹ, có gia đình là chỗ dựa yên bình nhất…” Tuy chỉ là những dòng cảm nhận ngắn ngủi nhưng bài viết đã nêu bật lên được giá trị của tác phẩm “Nao lòng, thấm thía... cuốn tiểu thuyết khiến bất cứ ai cũng phải rơi nước mắt trên suốt một cuộc hành trình đi tìm mẹ”. Cũng trong năm này, tác phẩm Người ăn chay của nhà văn Han Kang được giới thiệu đến bạn đọc Việt Nam. Trong bài viết “Người ăn chay- vẻ đẹp của tự do”[106], Nguyễn Thị Ngọc Khánh đã sơ lược về nội dung tác phẩm và đưa ra kết luận về nỗi ám ảnh dai dẳng về khát khao tự do - cuộc đấu tranh để giải quyết mâu thuẫn giữa cá nhân trong mối tương quan với gia đình và cộng đồng của nhân vật Yeong-hye.
  • 9. ---5--- Sau một thời gian không lâu, trong bài viết “Hai tác phẩm, một lát cắt về người phụ nữ”[108], Hoài Nam đã đưa ra một số luận điểm mới mẻ trong cách nhìn về hai tác phẩm Hãy chăm sóc mẹ và Người ăn chay. Từ việc giới thiệu nội dung tới việc khái quát lại vấn đề về người phụ nữ trong xã hội hiện nay, tác giả bài viết đã tìm thấy một khía cạnh mới về người phụ nữ, đó là họ cần thoát ra khỏi mẫu hình lý tưởng của phụ nữ truyền thống. Theo ông, tác phẩm “Là cái nhìn về vấn đề người phụ nữ trong xã hội của họ đã vượt qua công thức và những sự đơn giản hóa thông thường. Con người nói chung, phức tạp hơn một sự tổng hòa của các mối quan hệ xã hội, trong tính hiện thực của nó.” Năm 2011, trên cuốn tạp chí List books from Korea đăng một bài viết có tựa đề “Korean novels take influence in young Vietnamese lives”[109] của Nguyễn Thành Nam. Trong bài viết này, có một đoạn ngắn giới thiệu về nhà văn Han Kang với liên truyện Người ăn chay. Theo tác giả, liên truyện này đã khai thác những cung bậc trong cảm xúc con người. Cuốn sách đã đáp ứng được nhu cầu của độc giả, những người đang tìm kiếm một sự đột phá trong tác phẩm và những nét khác lạ trong nhân vật. Tác phẩm ra đời như một luồng gió mới giúp độc giả thoát khỏi sự nhàm chán với những tác phẩm văn chương truyền thống. Những bài viết và những nhận định trên đây phần lớn đều xoay quanh những vấn đề liên quan đến nội dung tác phẩm, chưa có bài viết nào đề cập tới phương diện nghệ thuật- vốn là một khía cạnh rất đáng chú ý trong các tác phẩm văn xuôi hiện đại Hàn Quốc. Ở Hàn Quốc Hwang Chi-woo, chủ tịch đoàn đại biểu Hàn Quốc trong lời phát biểu tại Hội chợ sách Frankfurt đã nói “Hàn Quốc là một quốc gia vô danh ở châu Âu. Văn hóa Hàn Quốc bị che lấp bởi những “cái bóng” lớn là Nhật Bản và Trung Quốc”. Dường như văn học Hàn Quốc chưa có một Haruki Murakami như Nhật Bản cũng chưa có một G. Marquez như Columbia. Nhưng từ khi tác phẩm Please look after mom của nhà văn Shin Kyung- sook được nhà xuất bản danh tiếng bậc nhất tại New York - Alfred A. Knopf - ấn hành vào đầu tháng 4 thì sự quan tâm của những
  • 10. ---6--- độc giả yêu văn chương của các quốc gia trên thế giới đến văn học Hàn Quốc đã tăng lên đáng kể. Nhà văn Shin Kyung-sook không phải là một tên tuổi xa lạ của đất nước Hàn Quốc xinh đẹp. Trong cuốn Twentieth-century Korean literature của Lee Nam-hoo (2005), Shin được giới thiệu như một hiện tượng nổi bật trong văn học Hàn thế kỷ XX với khả năng quan sát tinh tế và một giọng văn đầy cá tính. Theo tác giả “câu văn của bà là những cung bậc cảm xúc có độ căng và rất nhạy cảm với niềm mong mỏi nói lên những điều không thể thốt thành lời, hay tiến tới những điều không thể tiến tới.”[26,194] Với tiểu thuyết Hãy chăm sóc mẹ, Shin Kyung- sook đã tạo ra “hội chứng mẹ” trong làng văn Hàn Quốc - một trào lưu đua nhau viết về mẹ nhằm thu hút sự chú ý của độc giả, ăn theo hiệu ứng của Please look after mom. Oh Sun Joo, đại diện của Imprima đánh giá sự thành công và sức hấp dẫn không biên giới của cuốn sách chính là thông điệp về tình mẹ con được Shin miêu tả độc đáo dưới góc nhìn văn hóa truyền thống Hàn Quốc. Năm 2011, Park Sung- chang trong bài nghiên cứu “Korean writing takes on the modern world”[113] đã nhắc đến cuốn tiểu thuyết Please look after mom của Shin Kyung-sook đang là hiện tượng được độc giả toàn cầu quan tâm. Park Sung- chang viết: “Trong bối cảnh này, Please look after mom của Shin Kyung-sook nêu bật hình tượng người mẹ, như chạm được vào mối đồng cảm chung. Với thời gian, văn chương Hàn Quốc tin chắc sẽ làm được một chuyến phiêu lưu vào những sáng tạo mới”. Trên thi đàn văn học Hàn, cái tên Oh Jung- hee cũng không còn xa lạ gì với độc giả và các nhà phê bình. Năm 2009, trên tạp chí JoongAng Ilbo, trong phần Korean literature, nữ nhà văn đã vinh dự được giới thiệu qua bài viết “Trapped in tranquil domesticity”, bài viết ngoài phần giới thiệu sơ lược về những thành công đã đạt được trong quá trình sáng tác của Oh, về những truyện ngắn đã đưa tên tuổi của bà đến với công chúng, còn nhận xét rất khách quan phong cách sáng tác của bà.
  • 11. ---7--- Về phương diện nội dung, theo bài viết, “một motif quan trọng trong các truyện ngắn của bà là những cảm xúc cá nhân bị ức chế. Không thể đạt được sự hài hòa với các nhân vật khác, các nhân vật trong câu chuyện của Oh cô đơn và tự hận thù thông qua các hành vi phá hoại hướng vào bản thân và những người khác.” Giữa những năm 70, tác giả chuyển nội dung tới “sự nhàm chán của cuộc sống hàng ngày trong vòng vây an toàn nhưng ngột ngạt của gia đình và hôn nhân”. Mảng đề tài này dường như đã đem lại thành công vượt trội cho nữ nhà văn. Đặc biệt, cũng trong phần này, Bruce Fulton với bài viết “ A literary talent born at a young age”[98] không chỉ đưa ra những lời nhận xét tinh tế về mảng nội dung mà còn có những phát hiện mới mẻ về nghệ thuật trong sáng tác của Oh Jung- hee. Không chỉ dành cho nhà văn những lời ngợi khen khi so sánh bà với Joyce Carol Oates của Mỹ, Alice Munro của Canada và Virginia Woolf của Anh mà tác giả còn tập trung làm nổi bật những vấn đề liên quan đến nội dung và nghệ thuật trong truyện ngắn của bà. Về mặt nội dung, cũng như bài viết trước đã đề cập, những tác phẩm của Oh thâm nhập vào bề mặt của cuộc sống với vẻ ngoài chán ngắt, tẻ nhạt. Từ đó, độc giả sẽ chứng kiến cuộc sống gia đình như một cơn ác mộng được khắc họa bằng những vụ ly dị, điên loạn, bị bỏ rơi và cái chết. Bóng tối luôn là nền cho những câu chuyện này. Về nghệ thuật, theo tác giả bài viết “về mặt kĩ thuật, Oh có sự thông thạo về ngôn ngữ. Một đặc điểm ấn tượng cho việc diễn đạt từ ngữ của bà là những từ vựng được dùng luôn luôn có chủ ý và có tính gợi nhớ”. Ngoài ra, những hồi tưởng, kĩ thuật dòng ý thức và độc thoại nội tâm tạo ra sự đặc sắc, tinh tế trong cách kể chuyện của Oh. Năm 2011, Hur Yoonjin viết bài “Modern Korean fiction by women, 1990- 2010”[105] Trong bài viết này, tác giả nhấn mạnh đến sự thành công vượt bậc của các nhà văn nữ. Nếu như trước đây, chữ Hangeul bị xem thường và được cho là ngôn ngữ gắn với tầng lớp nữ giới thì ngày nay, chữ Hangeul được công nhận là chữ viết chính thức của Hàn Quốc và phụ nữ- giờ đây đã trở thành bậc thầy trong
  • 12. ---8--- việc sử dụng lớp ngôn ngữ này. Theo tác giả đánh giá, “thập kỉ 90 có thể coi là thập kỷ của các nhà văn nữ” với sự xuất hiện của rất nhiều các nhà văn nữ tài năng. Người đầu tiên được giới thiệu là Ch’oe Yun, cô thành công với các tác phẩm như There, A Petal Silently Falls, The Gray snowman… Tác giả bài viết ngoài việc giới thiệu những mảng đề tài thường xuất hiện trong các tác phẩm của nhà văn, còn bàn về một số thành công của các tác phẩm với phương diện nghệ thuật. Và nghệ thuật nổi trội của Ch’oe Yun chính là việc sử dụng ngôn ngữ đẹp và trau chuốt. Cùng thời với Ch’oe Yun, tác giả còn nêu ra vô số những nữ nhà văn khác như Shin Kyung-sook, Gong Sun-ok, Jo Kyung-ran, và Ha Sung-ran… Bắt đầu từ năm 2000, xuất hiện nhiều nữ nhà văn trẻ đã tạo ra nhiều mẫu hình đa dạng của người phụ nữ. Cheon Woon- young với Needle (2000), Kang Young- sook với Rina (2006), Han Kang với The vegetarian (2007), Apple Kim với The Boy Who Laid Down on the Gallery Floor (2009), Kim Mi- wol với The Eighth Room (2009)… Sự xuất hiện rầm rộ và đa dạng về đề tài đã giúp các nữ nhà văn gặt hái được rất nhiều thành công không chỉ trong nước mà đã lan sang các nước khác. Ngoài các công trình nghiên cứu về văn học hiện đại trên đây, chúng tôi cũng xin điểm qua về hai cuốn giáo trình của người Hàn viết và đã được dịch ra tiếng Việt. Đây là hai tài liệu chính yếu dùng cho việc giảng dạy và học tập về văn học hiện đại Hàn Quốc tại Việt Nam. Trong cuốn Tìm hiểu văn học Hàn Quốc thế kỉ XX [26] ngoài việc cung cấp cho người đọc một cái nhìn đa diện bối cảnh xã hội từ những năm 1900 đến năm 2000, tác giả còn đưa ra các tác phẩm và tác giả tiêu biểu của thời kì đó. Trong giới hạn của luận văn, chúng tôi đã tham khảo một số vấn đề trong hai thời kì cuối của văn học hiện đại Hàn Quốc, từ năm 1970-1990 (Văn học trong xã hội công nghiệp); từ năm 1990- 2000 (Văn học trong xã hội tiêu dùng đại chúng). Cũng trong cuốn sách này, tác giả đã giới thiệu đến bạn đọc một vấn đề liên quan đến các tác giả nữ với tiêu đề “Tiếng nói của các tác giả nữ”. Trong gần mười trang giấy, tác giả đã chú ý nhấn mạnh những luận điểm sau “Thập kỉ 1970-1980 là thời kì xuất hiện các tác giả nữ từ nhiều tầng lớp và hoạt động sáng tác của họ diễn
  • 13. ---9--- ra sôi nổi trên văn đàn.”[26,142] Ba nữ nhà văn được giới thiệu ở đây cũng chính là ba ngôi sao sáng trên bầu trời văn học Hàn những năm 70-80 của thế kỉ XX là Park Kyeong- ri, Park Wan- seo và Oh Jung- hee. Với những đề tài và phong cách viết khác nhau, mỗi nhà văn đều thể hiện được cá tính của riêng mình. Theo tác giả, đề tài mà Park Kyeong- ri đặc biệt quan tâm đó là tiểu thuyết về lịch sử gia đình với trọng tâm là nữ giới. Giọng văn mạnh mẽ cùng với tiếng nói phê phán, đấu tranh với những mâu thuẫn xã hội của Park đã làm hài lòng độc giả và tiểu thuyết đầu tiên đưa tên tuổi của bà đến với công chúng là tiểu thuyết Đất. Tác giả ngoài việc giới thiệu sơ bộ đến nội dung tác phẩm còn đưa ra những lời nhận xét khách quan đến giá trị của tác phẩm “Đất có thể coi là một kiệt tác, đã liên kết đất với hình ảnh của thần thổ địa và nhấn mạnh tinh thần giải hận tương sinh.”[26,145] Nhà văn nữ thứ hai được giới thiệu đó là Park Wan- seo. Trong phần giới thiệu này, tác giả bài viết đã đưa ra một loạt các tác phẩm làm nên tên tuổi của nữ nhà văn như Cây trụi lá, Chiếc cọc của mẹ, Những đứa con địa đàng… Điều mà tác giả ghi nhận về nhà văn này là trong mỗi thời kì, nhà văn lại xuất sắc với những mảng đề tài khác nhau. Mỗi đề tài đều có thế mạnh riêng và nhà văn đã khẳng định được chỗ đứng trong lòng công chúng. Với Oh Jung-hee, dường như tác giả bài viết đã dành rất nhiều ưu ái khi không chỉ giới thiệu những tác phẩm tiêu biểu của bà như Chim, Khu vườn niên thiếu, Chức nữ… mà đồng thời còn nêu bật những giá trị nghệ thuật được nhà văn sử dụng trong tác phẩm. Đó là những câu văn đầy ấn tượng, đó là miêu tả dòng chảy nội tâm sâu sắc, đó là kết cấu câu chuyện chặt chẽ… Cuốn giáo trình thứ hai được dịch ở Việt Nam vào năm 2010 là cuốn Những bài giảng văn học Hàn Quốc [10] Đây là một công trình rất đồ sộ tập hợp những bài giảng của các chuyên gia hàng đầu ở Hàn Quốc về văn học Hàn. Cuốn sách sẽ đưa độc giả tới một cái nhìn khái quát về nền văn học Hàn, bắt đầu từ văn học dân gian đến văn học hiện đại.
  • 14. ---10--- Trong phần văn xuôi cận đại, Cho Nam-hyon đã giới thiệu một cách khái quát tình hình sáng tác tiểu thuyết thập niên 20, 30 và sau giải phóng. Ứng với mỗi thời kì, Cho Nam-hyon đều đưa ra những tác giả và những tác phẩm tiêu biểu. Ngoài ra, sau mỗi thời kì ông đều tập hợp lại những đặc trưng mà các nhà văn khai thác; những ưu- nhược điểm còn thiếu sót của các nhà văn. Có thể nói, qua phần nghiên cứu này, Cho đã làm sáng tỏ được những vấn đề căn bản của tiểu thuyết hiện đại từ thập niên 20 đến những năm sau giải phóng. Hạn chế lớn nhất của bài nghiên cứu chính là Cho chưa tập trung vào sáng tác của các nhà văn nữ xuất hiện trong giai đoạn này. Bởi chỉ có hai nhà văn nữ duy nhất được giới thiệu là Bak Hwa- seong và Choe Myeong- hui, theo Cho, đây là hai tác giả nổi trội nhất của thập niên 30. Các sáng tác của những cây viết nữ này “đã làm mờ nhạt quan niệm trong quá khứ về nữ giới bằng ngữ điệu và sự nhận thức hiện thực mang tính nam tính.”[10,611] Các nước khác Chưa tạo ra được sự thành công vang dội như Shin Kyung-sook, nhưng Han Kang cũng đã vượt ra khỏi biên giới xứ Hàn để tới được với độc giả phương Tây. Với việc mô tả điều kiện sống của phụ nữ trẻ ở Hàn Quốc ngày nay, chủ yếu là sự thay đổi vai trò của người phụ nữ trong thế kỷ XX, nhà văn đã vinh dự được đứng vào một trong tám nhà văn của Hàn Quốc được miêu tả trong cuốn Koreanische Erzählungen của Bräsel Sylvia xuất bản tại Đức (2005). Tiếp sau đó, năm 2011, trên trang List magazine, Kim Mi- hyun đăng bài viết với tựa đề “His-story, Her-story, Our-story”[107] Trong khuôn khổ một bài báo, Kim Mi- hyun tập trung vào làm sáng tỏ bước ngoặt của dòng văn học nữ lưu ở Hàn những năm 80 của thế kỉ XX. Một số nhà văn được giới thiệu có Oh Jung- hee với Evening Games, Gong Ji- young với Go Alone Like a Musso’s Horn, Jo Kyung-ran với Time for Baking Bread, Han Kang với Mongolian Spot. Với Mongolian Spot (Vết chàm Mongolian) của Han Kang, theo quan niệm của người viết, nam tính thường được đánh đồng với nền văn minh và tiến bộ, trong khi nữ tính lại gắn với thiên nhiên và đời sống nguyên thủy. Từ quan điểm này, tác giả cho rằng tác phẩm của Han Kang như “tập trung vào bản chất động vật của nền
  • 15. ---11--- văn minh hiện đại, phá hủy nhân loại nguyên sinh và đặc tính thực vật của nữ tính từ góc độ con người rộng hơn so với các cuộc xung đột giữa nam và nữ.” Ở khía cạnh này, tác giả bài viết đã thấy được thông điệp mà nhà văn truyền tải, đó là vấn đề nữ quyền. Và người phụ nữ không thích nghi, không hòa nhập được với cuộc sống hiện đại, với xã hội văn minh sẽ tự tìm cho mình một lối thoát. Với truyện ngắn Ván bài lúc hoàng hôn của Oh Jung- hee, vấn đề mà tác giả bài báo quan tâm không chỉ là việc nhà văn tập trung miêu tả về nội dung tác phẩm, đó là “một cuộc “chiến tranh” nao lạnh, yên tĩnh được cải trang bằng một trò chơi của một người cha già yếu, bệnh tật và một người con gái đang có khuynh hướng giống như bố của cô ấy”, mà quan trọng hơn cả, là những vấn đề về sự “phá vỡ hình ảnh phục tùng của phụ nữ truyền thống” trong hình ảnh cô gái. Sau những ván bài giết thời gian với cha là “ván bài buổi tối” của cô với một người đàn ông vô danh. Hành động ấy như một sự nổi loạn chống lại chế độ phụ hệ đang thống lĩnh trong văn hóa Hàn. Bài viết tuy chưa đề cập đến phương diện nghệ thuật trong tác phẩm của các tác giả nữ nhưng đã có những phát hiện mới mẻ, đáng thuyết phục ở phương diện nội dung. Shin Kyung- sook với tiểu thuyết Hãy chăm sóc mẹ nhận được sự đánh giá cao của độc giả và các nhà phê bình không chỉ Hàn Quốc mà là khắp nơi trên thế giới. Barbara J. Zitwer- một học giả Mĩ đã có những nhận xét tinh tế về cuốn tiểu thuyết Hãy chăm sóc mẹ của Shin. Đó là một cuốn sách mang tính toàn cầu và bí mật của người mẹ trong tác phẩm cũng chính là bí mật của mọi người mẹ trên thế giới. Tất cả những ai đọc cuốn sách này đều không khỏi nghĩ về mẹ mình, về mẹ của những người bạn mình, về những đứa con gái và các mối quan hệ gia đình. Tác giả là người Hàn Quốc, cuốn sách đậm chất Hàn Quốc nhưng nhân vật, suy nghĩ và ý tưởng trình bày trong tác phẩm lại mang tính toàn cầu. Lee Young- joon, giám đốc Viện Nghiên cứu Hàn Quốc tại Đại học Harvard có một khám phá khác. Theo ông, lối viết của Shin Kyung- sook rất đặc trưng cho văn chương Hàn Quốc, đó là những câu chuyện giàu tình cảm và khắc họa nhân vật
  • 16. ---12--- rất sắc nét, để lại một ấn tượng tốt trong lòng bạn đọc không chỉ ở Hàn Quốc mà là khắp nơi trên thế giới. Tác phẩm Hãy chăm sóc mẹ của Shin Kyung- sook trở thành một đề tài nóng, thu hút sự quan tâm của mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp. Một bài viết ngắn đăng trên trang New York Time với tựa đề “A Mother’s Devotion, a Family’s Tearful Regrets”[103] của Janet Maslin đã đem đến một cái nhìn sơ lược câu chuyện về một người mẹ đi lạc ở ga tàu điện ngầm đông đúc. Bài viết ngoài việc xoay quanh những kí ức đau lòng về người mẹ của người thân; về sự hối hận muộn màng của người con gái, người con trai và người chồng, bài viết còn đưa ra những luận điểm mới rất đáng được quan tâm. Thứ nhất, tác giả cho rằng người mẹ không phải chỉ là một phụ nữ chỉ biết phục tùng, mẹ đã không hoàn toàn chịu đựng trong im lặng như bao phụ nữ khác. Khi người chồng không cho con gái đi học, bà ném cái bàn ra ngoài sân, giật hết đồ đạc khỏi giá treo đồ và bán chiếc nhẫn- kỉ vật duy nhất của mình cho con đi học. Ngoài ra, vì thương các con, mẹ đã dám đuổi người đàn bà mà chồng mình đưa về nhà, và khi hai người tới nơi khác trong làng sinh sống, bà tới tận nơi để phá đồ đạc cho đến khi họ phải rời khỏi làng. Đó là những nét rất mới trong tính cách của phụ nữ Hàn- vốn chỉ quen âm thầm chịu đựng. Thứ hai, tác phẩm của Shin có thể trở nên phổ biến ở Hàn Quốc là vì nó đề cập đến hiện tượng dịch chuyển từ nông thôn ra thành thị đang tăng rất cao ở nơi đây. Theo tác giả bài viết, họ đã sai lầm khi từ bỏ sự bình yên, thanh thản của cuộc sống làng quê đến với cuộc sống hối hả, bận rộn nơi phố thị. Như Shin đã chỉ ra, những ngày lễ tết vốn là một dịp để các thành viên trong gia đình có thể xích lại gần nhau thì được thay thế bằng các chuyến du lịch nước ngoài. Bởi vậy, thành công của cuốn sách này ngoài thông điệp về tình yêu thương là sự cảnh báo về một hiện tượng đang gây lo ngại ở Hàn. Năm 2011, Yoo Hui- sok viết một bài luận với tựa đề “In search of the truth about mother in this age through review of “Please look after mom.”[115] Bài luận gồm năm phần xoay quanh chủ đề về người mẹ trong tác phẩm Hãy chăm sóc mẹ
  • 17. ---13--- của Shin Kyung- sook. Phần mở đầu ngoài việc giới thiệu về nữ nhà văn cũng như các tác phẩm của bà được xuất hiện từ những năm 90 của thế kỉ XX là nhận định của Jeong Hyo-gu “các mối quan hệ gia đình được mô tả trong câu chuyện của Shin rất truyền thống, điển hình Hàn Quốc và tiền hiện đại”. Những phần sau của bài viết được trình bày rất sắc sảo và có những nhận định xác đáng về tác phẩm của Shin. Phần thứ nhất tập trung vào lời phê bình của các học giả như Kang Yu- jeong, Jo Yeong- il, Goh Bong- jun… đối với tác phẩm. Theo những ý kiến này, tác phẩm của Shin tập trung vào hình ảnh người mẹ như một biểu tượng của sự ấm áp và khao khát, song hình ảnh này không tồn tại trong xã hội thực, nó chỉ mang tính biểu tượng. Ở những phần sau, tác giả bài viết đã bám sát vào những đặc sắc của tác phẩm cả phương diện nội dung và nghệ thuật. Với nội dung, tác phẩm miêu tả về người mẹ là một điển hình của những người phụ nữ sống trong hệ thống gia đình gia trưởng. Tác phẩm nói về đức hi sinh âm thầm, cao đẹp của người mẹ nhưng tuyệt nhiên không phải tiểu thuyết mô phạm, không rao giảng về lòng hiếu thảo, mặc dù lòng hiếu thảo đang là một vấn đề đáng lên án trong xã hội hiện đại. Tác phẩm chỉ nhắn nhủ mọi người hãy suy nghĩ về mẹ, mẹ không phải sinh ra đã là mẹ, cũng phải trải qua một quá trình lâu dài mới trở thành mẹ. Về nghệ thuật, tác giả bài viết tập trung vào khả năng kể chuyện tài tình của Shin, người mẹ không xuất hiện ở hiện tại, tất cả hình ảnh mẹ đều được tái hiện qua kí ức của chồng, của con, của những người thân xung quanh cô ấy. Năm 2011, Nhà xuất bản Knopf tổ chức cuộc thi viết cảm nhận về tác phẩm Hãy chăm sóc mẹ. Cuộc thi này đã thu hút đông đảo giới trẻ tham gia. Những bài xuất sắc được in trong cuốn Please look after mom essay contest- Collection of selected essays [96] Những bài viết chủ yếu nhấn mạnh tới mối quan hệ giữa những người thân trong gia đình ngày càng lãnh đạm và xa lạ, đặc biệt là người mẹ với những người con nhưng nhờ sự ảnh hưởng của tác phẩm mà họ đã thức tỉnh và kịp nhận ra “hãy yêu thương chừng nào còn có thể yêu thương”. Văn học Hàn Quốc vẫn còn là một câu hỏi lớn không chỉ đối với Việt Nam mà với tất cả các nước trên thế giới. Những vấn đề nghiên cứu vẫn còn bỏ ngỏ chờ đợi
  • 18. ---14--- những nhà phê bình đóng góp để bạn đọc có thể hiểu về một đất nước còn chứa đựng nhiều bí ẩn về văn học này. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Văn học Hàn Quốc mà đặc biệt là mảng văn học hiện đại vẫn là một vùng đất màu mỡ mà chưa được chú ý và khai thác đích đáng. Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi xin đi sâu vào hai vấn đề. Thứ nhất là hình tượng người phụ nữ được tái hiện trong văn chương như thế nào. Thứ hai là thông qua việc tìm hiểu người phụ nữ thấy được những điểm mới qua cái nhìn của các nhà văn nữ so với các nhà văn nam giới. Từ đó thấy được những đóng góp đáng kể của những cây bút nữ cho thi đàn văn chương. Phạm vi nghiên cứu Do việc dịch thuật các tác phẩm văn học đương đại Hàn Quốc ra tiếng Việt còn hạn chế nên chúng tôi chỉ chọn nghiên cứu ba tác phẩm: Tập truyện ngắn Ván bài lúc hoàng hôn (Evening games) của Oh Jung- hee, Hãy chăm sóc mẹ (Please look after mom) của Shin Kyung- Sook và Người ăn chay (The Vegatarians) của Han Kang. Đây là ba tác phẩm ít nhiều đã tạo được ấn tượng tốt trong lòng độc giả trong thời gian qua và đặc biệt hình tượng người phụ nữ thể hiện trong các tác phẩm này tương đối đậm nét, được giới phê bình đánh giá cao. Bên cạnh đó chúng tôi cũng so sánh, đối chiếu với các tác phẩm viết về người phụ nữ từ cổ điển đến hiện đại trong văn học Hàn Quốc và những tác phẩm về người phụ nữ trong văn chương phương Đông. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp lịch sử- xã hội: Được dùng để làm rõ sự tác động của hoàn cảnh lịch sử, xã hội đến đời sống văn học. Cần phải đặt tác phẩm trong bối cảnh xuất hiện của nó để thấy được các tác giả đã phản ánh hiện thực như thế nào, họ đã đóng góp thêm được gì so với thời kì trước và những hạn chế của thời đại mà các tác giả không thể vượt qua.
  • 19. ---15--- Phương pháp so sánh: Một hiện tượng văn học không tồn tại một cách biệt lập mà luôn cần được đặt trong quan hệ đối sánh. Muốn tìm hiểu nó, không thể phân tích một cách biệt lập mà phải tìm hiểu các mối quan hệ đa dạng và đa chiều của nó. Chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh để đối chiếu một hiện tượng văn học với các hiện tượng cùng loại, để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa nhà văn này và nhà văn khác. Hướng tiếp cận thi pháp học: Tìm hiểu hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại Hàn Quốc thông qua nhân vật, không- thời gian, kết cấu tự sự. 5. Đóng góp của luận văn Luận văn có những đóng góp sau: Cung cấp cho người đọc một cái nhìn khái quát nhất về văn học hiện đại Hàn Quốc, giúp cho bạn đọc tiếp cận một nền văn học còn nhiều mới lạ ở Việt Nam. Phác họa chân dung về hình tượng người phụ nữ với những nét đẹp truyền thống và hiện đại- những khát khao tự do thoát khỏi mối ràng buộc trong quan hệ gia đình và xã hội, những khát khao hạnh phúc trong xã hội với những biến chuyển. Luận văn hy vọng cung cấp cái nhìn đa diện về người phụ nữ trong xã hội Hàn Quốc hiện nay. Ngoài ra, luận văn cũng sẽ làm sáng tỏ những điểm độc đáo về bút pháp mà các nhà văn đã sử dụng. 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm ba chương. Chương 1: Khái quát về người phụ nữ trong văn học Korea và khái quát về văn học hiện đại Korea. Trong chương này, chúng tôi sẽ trình bày khái quát về người phụ nữ trong văn học Korea từ truyền thống đến hiện đại với hai khía cạnh: phụ nữ với văn học và phụ nữ trong văn học. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng khái quát về văn học hiện đại Korea để từ đó, thấy được sự ảnh hưởng của thời đại đến với người phụ nữ. Chương 2: Hình tượng người phụ nữ qua sự thể hiện của văn học hiện đại Hàn Quốc.
  • 20. ---16--- Trong chương này, chúng tôi sẽ nghiên cứu các vấn đề liên quan đến phương diện nội dung trong việc xây dựng hình tượng người phụ nữ. Những vấn đề chúng tôi khảo sát bao gồm: mối quan hệ gia đình, mối quan hệ xã hội của người phụ nữ, sự kết hợp truyền thống và hiện đại trong hình tượng người phụ nữ. Từ đó có thể làm nổi bật lên hình tượng người phụ nữ ở những khía cạnh, những hoàn cảnh khác nhau. Chương 3: Nghệ thuật thể hiện hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại Hàn Quốc Trong chương này, chúng tôi sẽ nghiên cứu các vấn đề liên quan đến phương diện nghệ thuật trong việc xây dựng hình tượng người phụ nữ. Có thể thấy, các nhà văn đã sử dụng một số phương diện nghệ thuật trong tác phẩm để khắc họa tính cách và số phận nhân vật như việc xây dựng nhân vật và hệ thống nhân vật, xây dựng không- thời gian nghệ thuật, xây dựng kết cấu tự sự. Qua đó, thấy được tài năng và sự sáng tạo của các nhà văn nữ.
  • 21. ---17--- CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG VĂN HỌC KOREA VÀ KHÁI QUÁT VỀ VĂN HỌC HIỆN ĐẠI KOREA 1.1. Khái quát về người phụ nữ trong văn học truyền thống Korea 1.1.1. Phụ nữ với văn học Người phụ nữ Hàn Quốc luôn giữ vai trò quan trọng trong một ngôi nhà hạnh phúc. Trong gia đình, họ làm tất cả những công việc của người nội trợ, chăm sóc chồng con và nuôi dạy con cái. Gánh nặng gia đình đã chiếm hết thời gian của người phụ nữ. Do đó, họ không có cơ hội để thể hiện vai trò xã hội của mình. Đó cũng là lý do vì sao trong văn học Hàn Quốc, đội ngũ nhà văn nữ có sự hạn chế về số lượng. Ngoài ra, việc viết văn đối với người phụ nữ ở một đất nước chịu ảnh hưởng rất lớn của tư tưởng Nho giáo như Hàn Quốc là một điều khó thực hiện. Thế nhưng điều đó đã dần dần được thay đổi trong những năm gần đây. Nữ nhà văn nổi tiếng của xứ Hàn Oh Jung- hee cho biết: “Trước đây, nam giới mang nặng đầu óc phong kiến. Có thể nói họ không muốn và không chấp nhận tài năng của người phụ nữ. Nhưng thật kì lạ vì những năm gần đây, phụ nữ bắt đầu nghiệp sáng tác tăng lên đáng kể, có thể cho rằng văn học Hàn đang dần dần nữ hóa.”1 Tác giả nữ xuất hiện rất nhiều và những sáng tác của họ không hạn chế trong một lĩnh vực nào mà vô cùng đa dạng. Một số nhà văn nữ đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng độc giả vì mỗi cây bút đều tạo được cá tính của riêng mình. Ở bộ phận văn học dân gian, văn học dân gian Hàn Quốc cũng giống như văn học Việt Nam ở tính truyền miệng và thường khuyết danh, do đó thật khó để xác định ai là tác giả của những bài ca còn truyền lại cho đến ngày nay. Trong những bài Vu ca Shaman giáo, hầu hết đều sưu tập từ những chiếu đồng khi các bà đồng tiến hành những nghi lễ của vu tục. Theo các nhà phê bình “phần lớn Vu ca được lưu truyền thông qua con đường tạo lập quan hệ giữa mẹ nuôi và con gái nuôi, được gọi là mẹ thần và con gái thần…”[10,118] Vậy là, trong những màn nghi lễ, người phụ nữ có một vị trí vô cùng quan trọng. Họ không chỉ sáng tác 1 http://www.tienphong.vn/van-nghe/103506/Van-xu-Han-nguoi-xu-Han.html
  • 22. ---18--- mà còn lưu truyền những bài Vu ca cho thế hệ sau. Một số Vu ca Shaman giáo được lưu truyền có nội dung tương đối phong phú như Cầu nguyện thổ công, Cầu nguyện cho người đã mất… Tiếng nói của người phụ nữ trong phải chỉ xuất hiện trong các nghi lễ Shaman giáo, trong những bài dân ca trữ tình Arirang, tiếng nói ấy lại một lần nữa ngân lên qua các bài ca diễn tả các cung bậc của tình yêu. Từ sự cô đơn, nhớ nhung mỏi mòn trông ngóng người yêu trong Jeongseon Arirang đến cả sự hận thù khi người yêu bội tín với những lời nguyền rất hài hước của cô gái trong Bonjo Arirang… Trong quá trình lao động, những bài dân ca có nội dung phong phú và lời ca mượt mà đằm thắm được cất lên ấy là tiếng hát của những người phụ nữ trong khi dệt vải. Trong những bài dân ca lao động dệt vải ấy, xuất hiện cả những bài ca dao than thân của người phụ nữ về niềm vui, nỗi buồn trong kiếp làm vợ, kiếp làm dâu của họ. Vậy là, trong văn học dân gian, những nỗi niềm riêng trong cuộc sống như tình yêu, hôn nhân được người phụ nữ bộc lộ qua những lời ca, tiếng hát ngọt ngào. Và trong Vu ca Shaman giáo, người phụ nữ có một chức năng quan trọng, họ vừa sáng tác vừa điều khiển nghi lễ bằng những lời ca của mình. Bên cạnh đó, theo tín ngưỡng Shaman giáo, người phụ nữ là người trực tiếp giao tiếp với thần linh nên họ không chỉ có vị trí nhất định trong xã hội mà đôi khi còn ảnh hưởng tới cả tầng lớp thống trị. Đến thời Shila thống nhất, Phật giáo phát triển thịnh vượng và trở thành tôn giáo thống lĩnh. Trong giai đoạn này, xuất hiện rất nhiều tăng lữ một lòng hướng về Phật pháp và đặc biệt rất am tường thơ ca. Thể thơ được yêu chuộng nhất và trở thành thể thơ đặc sắc nhất của Shila là Hyang-ca. Trong bối cảnh này, các nhà sư nữ cũng không là ngoại lệ khi để lại cho đời những bài Hyang-ca đậm chất trữ tình. Có thể kể đến là nhà sư Wol Myeong Sa (thời vua Gyeong-deok) với các bài thơ Tán hoa ca, Tế vong muội ca… Nội dung của các bài Hyang-ca này luôn gắn một thông điệp: nơi trở về của con người chính là cõi Phật, muốn khắc phục nỗi buồn, con người phải dựa vào sức mạnh của tôn giáo.
  • 23. ---19--- Trong triều đại Shila, phụ nữ rất được coi trọng, bởi đã có đến ba nữ vương xuất chúng được tôn kính trong thời kì này. Thế nên, dễ dàng nhận thấy vị thế của người phụ nữ thời Shila, họ được tôn trọng, được tự do cất lên tiếng hát, lời ca biểu hiện nỗi lòng sâu kín của mình. Tuy nhiên, điều đó đã không còn xuất hiện trong thời Koryeo, khi mà Phật giáo suy yếu, Nho giáo dần thay thế và có vai trò chủ đạo. Nho giáo lên ngôi đồng nghĩa với việc người phụ nữ ít có ảnh hưởng trong xã hội, tiếng nói của họ không còn sức nặng. Ở thời kì này, Hyang-ca cũng dần suy thoái và thay vào đó là các bài ca dao dân ca Koryeo. Nội dung của những lời ca này phản ánh ước mơ và cuộc sống vui buồn của nông dân, ngoài ra còn có các bài ca thể hiện tình yêu nam nữ “chuyện trai gái vui thú với nhau”, và khi ấy, tiếng nói của người phụ nữ thật bạo dạn thể hiện tình cảm không chút e dè, những bài ca ấy là Ka-si-ri, Tây kinh biệt khúc, Mãn điện xuân biệt từ… Đến triều đại Choseon, mặc dù Nho giáo vẫn là tôn giáo chính thống và người phụ nữ vẫn chưa được coi trọng nhưng qua thời gian, các tác giả nữ dần dần có được chỗ đứng nhất định khi thể hiện được bản lĩnh của mình trong lĩnh vực thơ ca và tiểu thuyết. Nhắc đến thơ ca thời kì này không thể không nhắc đến sijo- thể thơ được xem như “Quốc phong” của nền thơ ca Hàn Quốc. Hình thức thơ sijo có lẽ đã được manh nha từ trước thời Koryeo và phát triển cho đến tận ngày nay với tầng lớp sáng tác chính là Yang Ban.2 Tuy nhiên, đến thế kỉ XVI những kisaeng (kỹ nữ) đã tham gia sáng tác sijo, đem đến cho thơ ca giai đoạn này sự mềm mại, duyên dáng thoát khỏi những vấn đề đạo đức, luân lý Nho gia mà các Yang Ban đã đề cập đến. Một kisaeng vô cùng nổi tiếng sống vào thế kỉ XVI là Hwang Chin- i (1522- 1565). Sự am hiểu về thơ ca, thư pháp, hội họa… của nàng đã làm say lòng bao văn nhân, học giả. Nàng để lại rất nhiều bài thơ bằng chữ Hán và chữ quốc ngữ, trong 2 Yang-ban (Lưỡng ban): gồm có quý tộc, quan lại và sĩ đại phu.
  • 24. ---20--- đó có “Nước suối biếc trong núi xanh”, “Việc em làm”, “Đêm giữa đông”, “Núi xanh như lòng em”, “Em có bao giờ không chung thủy”, “Vẫn là núi cũ”… Với sắc đẹp “nghiêng nước nghiêng thành” và tài năng thi ca xuất chúng mà cuộc đời của nàng đã trở thành huyền thoại và người đời gọi nàng thơ ấy là “Tiên nữ”. Nàng đã sống trong lòng công chúng hơn năm thế kỉ qua như một minh chứng sâu sắc rằng giai nhân không phải cái bóng đứng đằng sau quân tử, họ vẫn có thể sáng tác và lưu dấu ấn sâu đậm trong lòng độc giả đương thời và mãi mãi. Ngoài Hwang Chin-i, giai đoạn này còn xuất hiện một số kĩ nữ nổi tiếng về sijo như Myeong Ok với bài thơ “Người gặp trong mộng”, Yi Gye-lang với bài thơ “Mưa hoa lê”… Những kisaeng tham gia sáng tác sijo đã cho thấy một diện mạo mới khác xa với tư tưởng trung quân, ái quốc hay những luân lý Nho giáo đương thời của các bậc chính nhân quân tử. Trong dân gian, với những người nông dân tầng lớp dưới, trong giai đoạn hậu kì Choseon đã xuất hiện saseol sijo- thể thơ miêu tả trực tiếp về tình yêu nam nữ, hay những khó khăn vất vả của người dân… với sự tham gia của đông đảo tầng lớp, trong đó chắc chắn không thể thiếu người phụ nữ. Những đề tài mà người phụ nữ thể hiện trong saseol sijo là những nhân vật dung tục và đời thường ở xã hội đương thời như người phụ nữ bán tóc mua quà cho người chồng bị ốm, người thiếu phụ vào ruộng nhân sâm làm tình với người đàn ông khác, bà lão vượt qua núi cao hiểm trở để nhuộm tóc đen mê hoặc chàng trai trẻ… Lúc này tiếng nói của người phụ nữ hài hước, vui nhộn có khi pha trộn một chút châm biếm, mỉa mai. Với đề tài hấp dẫn và sự thể hiện phong phú mà saseol sijo được yêu chuộng nhất vào cuối thời Choseon. Xuất hiện song song với thể thơ sijo là kasa, do tầng lớp phụ nữ Yang- Ban sáng tác để chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống. Một thi nhân tiêu biểu cho những vần thơ này là Ho Nansorhon (1563-1589), bà được biết đến là một trong những nhà thơ quan trọng nhất của văn học thời Choseon. Lĩnh vực nổi bật của bà không chỉ là những bài thơ kyubang kasa (ca từ khuê phòng) mà còn có
  • 25. ---21--- những vần thơ về Đạo. Ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ nhưng những vần thơ mà bà để lại vẫn xao xuyến tâm hồn mỗi người yêu thơ. Một điều hết sức đặc biệt là ở mỗi thể thơ, tầng lớp phụ nữ tham gia sáng tác đều khác nhau. Nếu như sijo hầu như do kisaeng sáng tác, saseol sijo do tầng lớp nông dân sáng tác thì thể thơ kasa, đặc biệt là kyubang kasa do phụ nữ Yang- Ban sáng tác. Và ở mỗi thể loại, người phụ nữ đều để lại cho đời một vài áng thơ đáng nhớ. Như đã biết, dưới triều đại Choseon, phụ nữ không những bị loại hẳn ra ngoài về mặt xã hội mà cả về mặt văn hóa, vậy mà, với sự tham gia của đông đảo các tầng lớp phụ nữ sáng tác văn chương như thế đã “cho thấy bắt đầu có sự xuất hiện nét khác biệt về giới tính của văn hóa thời trung đại.”[39,276] Không chỉ xâm nhập vào lĩnh vực thơ ca mà trong những áng tuyệt tác văn chương còn để lại đã xuất hiện hai nữ tác giả, họ được biết đến qua hai thiên tiểu thuyết nổi tiếng không chỉ về dung lượng mà còn về nội dung được truyền tải trong đó. Phải kể đến là tác giả của Ngoạn nguyệt hội minh yến- Yi phu nhân (1694- 1743), mẹ của An Gyeom-je, một vị quan lớn trong triều đình vào nửa đầu thế kỉ XVIII. Ngoạn nguyệt hội minh yến có thể được xem là một trong những tác phẩm đồ sộ nhất của tiểu thuyết gia tộc. Trong giai đoạn này độc giả chủ yếu của tiểu thuyết là phụ nữ sỹ đại phu hay những phụ nữ trong cung, họ dư giả về vật chất và có cuộc sống nhàn rỗi nên rất cần một thứ gì đó để đọc hay đúng hơn là để giết thời gian. Có lẽ vì thế mà những tác phẩm này có một đặc điểm chung là cốt truyện liên quan đến gia tộc, đề cập đến sự kết duyên giữa nam nữ trong gia tộc, sau đó là những âm mưu, những thù hận và cuối cùng là giải quyết tất cả mâu thuẫn và gia tộc lại có một cuộc sống tốt đẹp. Điều đó tuy là trái ngược với thực tế nhưng lại phù hợp với tầng lớp độc giả- những người phụ nữ với bản tính dịu dàng và trái tim nhân hậu. Thêm vào đó, tác giả của Ngoạn nguyệt hội minh yến là phụ nữ nên họ nhìn nhận vấn đề nhẹ nhàng hơn, họ muốn những cái kết có hậu hơn là những tranh giành và những kết cục đẫm máu. Tác phẩm cũng là minh chứng cho việc phụ nữ
  • 26. ---22--- không hề thua kém nam giới, họ không chỉ biết đọc, biết thưởng thức mà họ còn có thể trở thành tác giả, sáng tác những tác phẩm phù hợp với thị hiếu của chính mình. Ngoài ra, việc một người phụ nữ đã sáng tác một tác phẩm đồ sộ như Ngoạn nguyệt hội minh yến được cho rằng “là việc được đặc biệt chú ý trên quan điểm của văn học phụ nữ với tư cách là việc chưa từng có tiền lệ trong lịch sử văn học thế giới thế kỉ XVIII.” [10,439] Cùng thời với Yi phu nhân còn có Lady Hyegyong (1735-1815), tác giả của Hàn trung lục- một loại hồi cảo lục mang tính tự truyện kể về sự kiện xảy ra năm 1762. Vì những mâu thuẫn mà người cha Yeong-jo đã giam con trai mình là Sa-do thế tử (chồng của tác giả) vào trong thùng chứa lương thực và bỏ đói đến chết. Tác giả viết tác phẩm này như một sự hồi tưởng khủng khiếp về quá khứ mất chồng thật thống thiết, với những lời mở đầu như một sự oán trách khôn nguôi “ khi viết bài này thì lòng sửng sốt buồn đau không sao diễn tả nổi đến mức đều chảy nước mắt khi viết từng chữ từng chữ một.”[10,441] Có lẽ vì vậy mà người đời sau đều gọi tác phẩm của bà là Khấp huyết lục (bài viết được viết ra cùng máu và nước mắt). Không chỉ có giá trị về văn học, tác phẩm còn cung cấp cho người đọc một cái nhìn đa diện về cuộc sống của những con người trong cung cấm, về những sự thật tàn khốc mà lịch sử vì những lí do chính trị đã không dám bộc lộ rõ bằng một văn phong lưu loát điển nhã, đại diện lý tưởng cho văn học cung đình. Và điều thành công nhất mà Lady Hyegyong mang đến cho độc giả “là giá trị độc đáo với tư cách là văn học nữ giới ở điểm nó nội diện hoá tình cảm của “cái hận” thông qua sự thể nghiệm đầy bi cực của tác giả.”[10,449] Từ khảo sát trên đây, chúng tôi mạn phép đưa ra một lời nhận xét về nền văn học nữ lưu thời kì từ dân gian cho đến những năm cuối của thế kỉ XVIII. Đó là các tác giả nữ xuất hiện còn rất khiêm tốn, rải rác, lúc đậm lúc nhạt và tạo nên một dòng chảy văn chương mỏng manh, sơ sài, đứt đoạn mà theo đánh giá của chúng tôi thì đấy chưa thể coi là một dòng văn học chính thống dành cho nữ lưu được.
  • 27. ---23--- 1.1.2. Phụ nữ trong văn học Như trên đã trình bày, các nhà văn nữ có nhiều ưu thế trong sáng tác văn học. Và đồng thời, phụ nữ cũng là một đối tượng mà văn học thường xuyên hướng đến. Trong những tác phẩm văn học từ Tây sang Đông, từ cổ điển đến hiện đại, hình ảnh người phụ nữ xuất hiện trong đời sống văn chương vô cùng phong phú. Từ các thi sĩ hàng đầu của Đường thi như Lý Bạch, Đỗ Phủ đến các thi nhân bậc nhất của Việt Nam như Nguyễn Du, Nguyễn Trãi… đều có các sáng tác liên quan đến đề tài người phụ nữ, lấy câu chuyện của người phụ nữ làm trung tâm với mục đích miêu tả cuộc đời, số phận và đời sống nội tâm của người phụ nữ. Đến với văn học Hàn, từ xa xưa phụ nữ đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tác của bao văn nhân, thi sĩ. Trong văn học dân gian, hình ảnh người phụ nữ hiện lên qua những lời ca tiếng hát mà họ ngân lên trong quá trình lao động, trong vui chơi sinh hoạt hằng ngày. Ở những bài dân ca trữ tình Arirang chứa đựng đầy đủ những cảm xúc hỉ, nộ, ái, ố trong cuộc sống như nỗi nhớ người yêu, nỗi buồn trong cuộc đời làm dâu, nỗi vất vả, cực nhọc trong cuộc sống làng quê…và từ đây, số phận của người phụ nữ phần nào được hé mở. Họ có thể là một cô gái bị người tình bỏ rơi, nhưng trong lòng luôn hướng về người mình yêu, vẫn mong một ngày kia chàng sẽ trở lại trong bài ca Ly biệt … Đã yêu nhau rồi có ai muốn xa nhau. Thời gian cứ đi, cả người yêu em cũng đi Trăm năm trên thế gian này, em còn biết tin ai để sống? [93,61] Họ có thể là một người phụ nữ cất lên tiếng hát thể hiện sự oán hận và cam chịu trong cuộc đời làm dâu của mình trong Bài ca làm dâu Em ơi, em ơi, xin đừng hỏi chị điều này. Kiếp làm dâu khác chi kiếp chó. … Gương mặt chị xưa kia như hoa lê trắng muốt, giờ đã là hoa bí còn đâu. Mái tóc dài mượt mà duyên dáng nay khác gì là một bụi cây. [93,44]
  • 28. ---24--- Từ những bài dân ca này, đã phần nào phản ánh đúng nỗi bất hạnh mà phụ nữ phải chịu đựng trong xã hội đương thời. Nhưng họ chỉ có thể hát lên cho thỏa nỗi lòng, số phận của họ đã an bài, không thể đổi khác trong một xã hội mà phụ nữ không có quyền quyết định tương lai, tất cả phụ thuộc vào sự may rủi. Ở Việt Nam, xã hội phong kiến phụ quyền cũng tồn tại hàng nghìn năm với những quan niệm bất công, khe khắt với người phụ nữ. Với quan niệm “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”, hay “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” mà xã hội dành mọi ưu ái cho người đàn ông và đẩy người phụ nữ xuống địa vị thấp kém nhất trong gia đình cũng như xã hội. Cả đời họ chỉ biết lầm lũi, cam chịu trong sự đau khổ, nhọc nhằn. Và tâm sự ấy đã được người phụ nữ gửi gắm vào những câu ca dao than thân, trách phận thấm thía đến nao lòng “Thân em như chổi đầu hè Phòng khi mưa gió đi về chùi chân Chùi rồi lại vứt ra sân Gọi người hàng xóm có chân thì chùi” Từ đó, có thể thấy, người phụ nữ Việt và Hàn đều là những người có số phận tủi nhục, bất hạnh, đắng cay và điều đó dường như đã trở thành một hằng số chung đối với bất kì một người phụ nữ nào phải sống dưới xã hội phụ quyền. Đến thời Koryeo, số phận của người phụ nữ vẫn chưa được cải thiện, thậm chí có phần bất hạnh hơn thời kì trước. Lí do là vào thời điểm này, Nho giáo chiếm vai trò chủ đạo trong xã hội. Đọc các bài ca dao dân ca Koryeo, độc giả không khỏi xúc động với hình ảnh người phụ nữ cô đơn, mòn mỏi đợi chồng, đợi người yêu qua những vần thơ lúc xao xuyến, lúc oán than, hờn giận. Trong Ka-si-ri, cô gái không ngần ngại bày tỏ cảm xúc đau buồn khi phải xa cách người yêu. Có lúc là nỗi nhớ nhung da diết, có lúc chợt sợ hãi nếu một mai người không quay trở lại… những xúc cảm mâu thuẫn giữa chữ “tình” và chữ “hận” cứ giằng xé tâm can, nhưng vượt qua tất cả những xúc cảm ấy là lời thề giữ mãi lòng chung thủy đợi người yêu trở về. Đó chính là vẻ đẹp tâm hồn của người phụ
  • 29. ---25--- nữ, dù cho cuộc đời còn lắm khổ đau, bất hạnh nhưng trái tim đôn hậu, cao thượng, vị tha vẫn tỏa sáng lấp lánh, ấm áp tình đời, tình người. Bài Tỉnh ấp từ miêu tả một người chồng đi bán rong đến đêm vẫn chưa về. Người vợ làm bài thơ cầu mong chồng mình được trở về bình an vô sự. Trăng trên cao chiếu sáng. Xin chiếu sáng xa xa. … Chàng bán rong ở chợ. Sợ dẫm bẫy thú hoang. [93,135] Người vợ lo lắng chồng mình sẽ gặp hiểm nguy trên đường đi về đã bày tỏ mong muốn ánh trăng hãy chiếu xa xa, chiếu sáng mọi nẻo đường để chồng mình được an toàn trở về nhà. Bài ca thể hiện một tình yêu ấm áp, nồng nàn của người phụ nữ dành cho chồng. Đến thời kì Choseon, ca dao dân ca không còn được thịnh hành mà thay vào đó là thể thơ sijo và kasa đóng vai trò chủ đạo. Trong những vần thơ ấy, không thể thiếu vắng được hình ảnh người phụ nữ. Kyubang kasa là một thể thơ do phụ nữ viết để chia sẻ những niềm vui và nỗi buồn trong cuộc sống của phụ nữ chốn khuê phòng. Một loạt những tác phẩm thể hiện một cách tự do tình cảm của người phụ nữ bị áp bức trong chế độ phong kiến như Đoạn trường từ, Tương tư biệt khúc, Khuê oán ca… Trong đó nổi bật lên có Khuê oán ca được phỏng đoán là do Hứa Lan Tuyết Hiên sáng tác. Tình yêu của người phụ nữ xuất hiện trong tác phẩm không phải là một tình yêu lý tưởng. Người đàn ông mà cô gái ấy tôn thờ chỉ là một người thích trêu hoa ghẹo bướm. Yêu đó rồi chia tay đó không một lần quay lại, chỉ có người phụ nữ là nhớ thương, mòn mỏi trong đợi chờ. Một người đàn ông như vậy đáng lẽ không được người phụ nữ giữ trọn lời thề thuỷ chung. Tuy nhiên, đã là phụ nữ sống trong xã hội Hàn Quốc, một xã hội mà Nho giáo được coi là một tư tưởng chính thống thì người phụ nữ không có một đặc quyền nào cả, họ bị phụ thuộc rất nhiều
  • 30. ---26--- vào người đàn ông của mình, họ không có quyền lựa chọn, họ chỉ có quyền chờ đợi kể cả khi người đàn ông của mình ra đi với một người đàn bà khác. Không bi ai như Khuê oán ca nhưng Tương tư biệt khúc cũng là một khúc ca buồn khi miêu tả chân thật về nỗi cô đơn của người phụ nữ trong căn phòng trống trải. Những câu nói trong bài ca như “hình ảnh của chàng hiển hiện trước mắt, tiếng nói của chàng văng vẳng bên tai”, “lúc ngủ cũng như lúc thức đều mong chờ”[39,277] được lặp đi lặp lại một cách thường xuyên biểu lộ tình cảm chân thật của cô gái đối với người trong mộng của mình. Cô gái không hổ thẹn được nói thật lòng mình, được bày tỏ nguyện vọng của mình. Đó thực sự là một điều hiếm thấy song ở một khía cạnh nào đó, những ca từ này phản ánh đúng ước muốn, nguyện vọng của tầng lớp dân nghèo muốn thoát ra khỏi những quy tắc nghiêm ngặt của Nho giáo. Quy tắc ấy đã làm bao đôi lứa phải xa nhau, bao tình yêu mới chớm nở đã bị dập tắt phũ phàng. Tình yêu nam nữ một lần nữa lại được tái hiện trong những vần saseol sijo với hình ảnh cô gái vượt qua đèo cao hiểm trở không ngưng nghỉ để đến với người mình yêu. Điều đó như một sự thách thức đối với quy luật nghiệt ngã trong thời phong kiến là phụ nữ không được quyền chủ động trong tình yêu. Gió, mây, chim khi vượt đèo cao đều phải ngưng nghỉ. Nhưng em- một người con gái bé nhỏ, yếu ớt song lại vô cùng mạnh mẽ để khẳng định tình yêu của mình. Gió cũng phải ngừng, mây cũng phải nghỉ, khi vượt đèo cao. Chim ưng trong nhà, chim ưng trên núi, chim lớn chim bé, chim nào cũng nghỉ, khi vượt đèo cao. Còn em, nghe tin chàng đến, bên kia đèo một mạch không nghỉ, vượt đèo sang.[39,254]
  • 31. ---27--- Trong thơ ca, hình ảnh người phụ nữ hiện lên thật sinh động, phản ánh đúng số phận của phụ nữ trong cuộc sống đời thường, những ước muốn, nguyện vọng thầm kín không biết thổ lộ cùng ai. Đến với mảng văn xuôi, mà tiêu biểu là thể loại văn học cung đình, hình ảnh người phụ nữ được miêu tả là những chính cung hoàng hậu, những phi tần mĩ nữ hay những nàng hầu trong những cung điện xa hoa. Qua những tác phẩm này, độc giả sẽ hiểu hơn về cuộc sống tưởng như hạnh phúc, nhưng thực sự lại vô vàn đắng cay của người phụ nữ trong cung cấm. Quý sửu nhật kí là một tác phẩm như thế, nó được “người trong cung ghi chép qua loa” ghi lại sự kiện hoàng hậu Nhân Mục bị giam giữ trong cung vì đã sinh con trai. Số phận éo le với một hoàng hậu bắt đầu từ sự kiện: trong cuộc chiến với Nhật Bản, người con của một phi tần đã có công lớn trong cuộc chiến nên được sắc phong làm thái tử. Điều đó cũng có nghĩa là thái tử sẽ được nối ngôi vua. Việc hoàng hậu sinh con trai như một sự đe doạ lớn đối với tương lai của Quang He-gun- vị thái tử ấy. Vì vậy Quang He-gun đã nhẫn tâm giam giữ hoàng hậu trong cung và giết chết con trai của bà, đây thực sự là một bi kịch sau cánh cửa hậu cung. Câu chuyện sau đây đề cập đến một khía cạnh khác trong cung đình, đó là hình ảnh hoàng hậu Nhân Hiển Vương bị vua đuổi ra khỏi cung vì vua say đắm phi tần họ Chang, muốn phong cho phi tần ấy làm hoàng hậu. Nhưng nhờ có sự can thiệp của dân chúng, hoàng hậu mới trở về với ngôi vị của mình. Những câu chuyện trên đây có lẽ chưa đủ để nói hết được những uất ức, những tủi hổ của phụ nữ chốn cung đình. Khi còn là phi tần chưa được sủng ái, họ có thể được gặp vua một năm một lần đã là vinh hạnh, có khi được tuyển vào cung cả đời mà chẳng được gặp vua để cuộc đời tàn lụi sau cánh cửa hậu cung. Nhưng khi được sủng ái hay được vinh hạnh là một chính cung hoàng hậu thì số phận của họ chẳng những không được thanh thản hơn mà những toan tính, những đe doạ từ rất nhiều thế lực rình rập đã cướp đi sự bình yên của họ. Trong cung đình có những tác phẩm tái hiện sinh động cuộc sống của những phi tần mĩ nữ thì trong dân gian, cụ thể là qua loại hình nghệ thuật Pansori, tuy chỉ
  • 32. ---28--- còn sót lại một vài tác phẩm nhưng hình ảnh người phụ nữ lại rất điển hình, đặc biệt là nàng Xuân Hương trong Xuân Hương truyện, nàng Thẩm Thanh trong Thẩm Thanh truyện… Những tác phẩm ấy chứa đựng một sức sống lâu bền, trường tồn mãi với thời gian bởi đã đạt được nguồn cảm mến dạt dào vô tận với một sức hút lay động lòng người. Trong số những Pansori được lưu truyền cho đến ngày nay có Xuân Hương truyện là được phổ biến rộng rãi và được bạn đọc trong nước lẫn nước ngoài ái mộ. Chuyện tình yêu của Xuân Hương và Lý Mộng Long mặc dù trải qua nhiều trắc trở nhưng cuối cũng vẫn là một kết thúc có hậu bởi họ luôn hướng về nhau với một sự thuỷ chung son sắt. Xuân Hương được quan huyện để ý và muốn lấy làm thiếp nhưng sẵn sàng cự tuyệt để thủ tiết với Lý Mộng Long. Ngược lại, Lý Mộng Long được phong chức tước, có một vị thế lớn trong triều đình nhưng không vì thế mà quên được người con gái năm xưa, vẫn trở về đi tìm cho dù nàng chỉ là con gái của một kĩ nữ. Thông điệp về tình yêu đã giúp tác phẩm có một chỗ đứng nhất định trong lòng công chúng “tình yêu chân thành của đôi nam nữ vượt lên trên giai cấp mà Xuân Hương truyện khắc hoạ có đủ sức làm cảm động không chỉ với độc giả thế kỷ XVIII, XIX mà còn với cả độc giả của xã hội thị dân ngày nay”[10,423] Một Pansori nữa cũng rất được ái mộ là Thẩm Thanh truyện, không khai thác về đề tài tình yêu nhưng sự hiếu thảo của tấm lòng một người con đã lấy đi bao giọt nước mắt của người đọc. Câu chuyện kể về một bé Thẩm Thanh mồ côi mẹ từ bé, người cha mù loà của cô đã phải đi xin sữa khắp nơi để nuôi cô khôn lớn. Đáp lại tình yêu thương của cha, cô đã làm lụng rất vất vả để nuôi cha, có đồ ăn ngon cũng nhường hết cho cha, kể cả phải đổi cả tính mạng lấy 300 thạch gạo để mắt cha có thể sáng lại cô cũng không từ. Có thể nói, chữ Hiếu mà tác giả dân gian xây dựng cho Thẩm Thanh đã giúp tác phẩm này còn được lưu truyền mãi theo thời gian. Sự hi sinh của nàng không chỉ làm cha của mình sáng mắt mà kể cả những người mù trong xã hội đều được sáng mắt. Đó là một sự đền đáp chính đáng cho sự hi sinh cao cả của người con gái tên Thẩm Thanh.
  • 33. ---29--- Những người phụ nữ trong giai đoạn này cho dù thân phận giàu hay nghèo thì đều được miêu tả như những mĩ nhân, có một sắc đẹp tuyệt trần và thường có trái tim yêu thương hết mực. Nàng Thẩm Thanh được miêu tả trong câu chuyện mặc dù mồ côi mẹ từ nhỏ không ai chăm sóc nhưng sắc đẹp của nàng có thể ví như chim sa cá lặn “dáng điệu của nàng như những thiếu nữ tắm bên dòng suối trong, gương mặt khả ái của nàng được ánh trăng chiếu sáng, ánh mắt của nàng như ánh sao mai trên bầu trời trong trẻo ban mai, hai gò má xinh xắn như đoá hoa phù dung mới nở trên sườn đồi cuối mùa xuân, đôi lông mày như mặt trăng đầu tháng, mái tóc bồng bềnh như nhành hoa lan non, tóc mai như đôi cánh ve sầu, nụ cười của nàng như đoá hoa mẫu đơn vừa nở sau một ngày đêm trời mưa để lộ hàm răng trắng muốt, giọng nói như chim sơn ca.”[10,366-367] Sắc đẹp của nàng khiến cho người đối diện không thể không đem lòng yêu mến. Nhưng không vì thế mà nàng sinh kiêu căng, hợm hĩnh. Nàng không quản ngại khó khăn để chăm sóc cho người cha mù loà của mình, và người con hiếu thảo ấy ngày đêm phụng dưỡng cha không một lời oán than. Hay như sắc đẹp của nàng Xuân Hương dưới con mắt của công tử họ Lý vô cùng kiều diễm “Mặt nàng mang màu trắng của con hạc giữa dòng sông xanh được ánh trăng phản chiếu trên nền tuyết trắng. Môi nàng đỏ hồng, khi hé miệng cười để lộ ra hàm răng trắng muốt như ngọc, như sao. Nhìn lướt qua thấy nàng là vầng sắc màu lấp loá như mặt trời rọi trong sương mù. Chiếc váy màu xanh như làn sóng của Ngân Hà”3 . Sắc đẹp của nàng đã làm cho chàng công tử nhà giàu khi vừa gặp mặt lập tức đem lòng yêu say đắm. Sắc đẹp nghiêng nước đổ thành của nàng vang xa đến độ tên quan huyện họ Biền sau khi được phong chức đã muốn có được nàng Xuân Hương hầu hạ ngay lập tức. Vậy là sắc đẹp của những người con gái sống trong xã hội bấy giờ có khi là đem lại cho họ tình yêu, sự quý mến nhưng cũng chính nó đã làm cho người phụ nữ nhiều phen bất hạnh, lao đao. Tuy nhiên, những tác phẩm này đa phần còn chịu ảnh 3 http://4phuong.net/ebook/12886052/truyen-xuan-huong.html
  • 34. ---30--- hưởng của văn học dân gian, kết thúc đều có hậu nên những người con gái đẹp ấy trải qua bao nhiêu khổ nạn cuối cùng cũng được đoàn tụ bên cạnh những người mà họ yêu thương. Văn học thời trung đại là vậy, xã hội còn nhiều lề lối, nhiều tập tục khắc nghiệt đối với người phụ nữ. Họ không có quyền lựa chọn cuộc sống, lựa chọn tương lai của chính mình. Tất cả đều phụ thuộc vào sự may rủi, vào người mà họ đã trao thân gửi phận. Tuy nhiên, hình ảnh người phụ nữ trong thế giới văn học đó như một viên ngọc sáng lấp lánh, dù số phận của họ có đau khổ, cay đắng nhưng vẫn luôn giữ được phẩm hạnh đẹp đẽ và cao quý. Có thể nói, văn học giai đoạn này đã làm tròn sứ mệnh của nó trong việc lưu giữ những hình ảnh của người phụ nữ trong xã hội xưa và mang đến cho ta cái nhìn toàn diện về họ, mặc dù cuộc đời còn lắm nhọc nhằn, cơ cực và tủi nhục nhưng không làm mất đi được vẻ đẹp tâm hồn ngời sáng của người phụ nữ. 1.2. Khái quát về văn học hiện đại Korea 1.2.1. Bối cảnh của văn học hiện đại Korea Văn học phản ánh hiện thực cuộc sống nên đặc điểm của nền văn học nào cũng chủ yếu phản ánh bối cảnh tình hình xã hội thời kì đó. Văn học Hàn Quốc cũng vậy, dựa vào bối cảnh chính trị, xã hội có thể chia văn học hiện đại Hàn Quốc ra làm bốn thời kì khác nhau: văn học cận đại (1900-1945), văn học thời hậu chiến và chia cắt đất nước (1945-1970), văn học trong xã hội công nghiệp (1970-1990), văn học trong xã hội tiêu dùng đại chúng (1990 đến nay). Từ năm 1900 đến năm 1945, dân tộc Korea sống trong thời đại mất nước và nỗi đau dưới ách thống trị của thực dân. Trong giai đoạn trước, vào thế kỷ XIX, Korea được xem như một “quốc gia ẩn dật”, kiên quyết phản đối những đòi hỏi của phương Tây về quan hệ ngoại giao và thương mại. Nhưng khoảng thời gian đó không kéo dài được bao lâu khi một số quốc gia châu Á và châu Âu với tham vọng đế quốc đã đua tranh để giành ảnh hưởng đối với bán đảo Korea. Nhật Bản, sau khi thắng Trung Quốc và Nga trong chiến tranh, đã thôn tính Korea và thiết lập sự cai trị thực dân tại đây từ năm 1910. Với khẩu hiệu Naeseon ilche (Nhật Bản và Korea
  • 35. ---31--- là một), Nhật Bản đã tỏ rõ âm mưu của mình là tiêu diệt bản sắc dân tộc Korea thông qua việc xoá bỏ nền văn hoá truyền thống của Korea và biến người dân Korea thành những thần dân của đế quốc Nhật Bản. Đứng trước những nguy cơ đó, Korea vừa phải đấu tranh với thế lực ngoại xâm vừa phải ra sức giữ gìn, bảo vệ những bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính trong bối cảnh này, những nhà trí thức đã tiếp thu những tinh hoa của các dân tộc khác qua con đường du nhập và qua các trí thức trẻ học tập ở nước ngoài kết hợp với bản sắc riêng của nền văn hóa truyền thống Korea, kết quả là đã hình thành một nền văn học đa văn hóa nhưng vẫn đậm đà bản sắc dân tộc. Điều đáng chú ý là từ những ảnh hưởng của văn hóa, đặc biệt là phương Tây mà tư tưởng của người dân Korea đã có phần cải biến. Nếu như trước đây, phụ nữ không được xem trọng trong lĩnh vực văn hóa thì giờ đây, phụ nữ được tạo nhiều điều kiện để tham gia sáng tác văn học và đương nhiên, số lượng các nhà văn tham gia sáng tác tăng lên đáng kể. Những tác phẩm văn học được các nhà văn nữ sáng tác trong thập niên 30 không chỉ nâng lên về số lượng mà còn về chất lượng. Sau hơn 30 năm thống trị và đô hộ, ngày 15.8.1945 thực dân Nhật chính thức rút lui khỏi Korea, trả lại sự tự do cho đất nước Korea. Nhưng niềm vui ấy không kéo dài được bao lâu bởi chính nội bộ Korea lại xảy ra tranh chấp và dẫn đến cuộc chiến tranh đẫm máu giữa những đồng bào ruột thịt. Giai đoạn này được tính từ năm 1945 đến năm 1970 khi vĩ tuyến 38 trở thành đường chia cắt bán đảo Korea thành khu vực phía Nam và phía Bắc. Ở khu vực phía Nam, Syngman Rhee được bầu làm tổng thống đầu tiên của nền Cộng hoà, khai sinh ra nước Cộng hoà Hàn Quốc (15.8.1948). Ở phía Bắc, dưới sự lãnh đạo của Kim Nhật Thành, nước CHDCND Triều Tiên cũng chính thức được thành lập vào ngày 9.9.1948. Từ đây, đất nước bị phân ly không chỉ về mặt chính trị, quân sự mà còn về cả tư tưởng, văn hóa. Khuynh hướng nghệ thuật của mỗi nước vì thế cũng phát triển theo xu hướng hoàn toàn khác nhau.
  • 36. ---32--- Trong giai đoạn này, đáng chú ý nhất là dòng văn học hậu chiến, đề cập đến những vấn đề sinh tồn trong thời đại suy tàn. Những tác phẩm giai đoạn này đã tái hiện phần nào cuộc sống đảo lộn sau chiến tranh, những phong tục tập quán, những luân lý xã hội đã không còn nguyên giá trị và những thiệt hại không chỉ về vật chất mà cả tinh thần do chiến tranh để lại. Thời kì này, tiếng nói của các tác giả nữ hầu như không được đề cập đến. Sau sự sụp đổ của tổng thống Syngman Rhee, nước cộng hòa thứ hai được thành lập tại Chang Myon do Đảng dân chủ lập nên vào tháng 8 năm 1960. Tuy nhiên, chính phủ này không tồn tại được bao lâu do cuộc đảo chính của Đại tướng Park Jung-hee cầm đầu. Park trở thành Tổng thống trong cuộc bầu cử vào năm 1963. Có thể nói, xã hội Hàn Quốc thập kỷ 70 dưới sự lãnh đạo của tổng thống Park Jung- hee vô cùng ngột ngạt và hỗn loạn. Sự kiểm soát độc tài của chính quyền quân sự tạo ra một khoảng cách lớn giữa nhà lãnh đạo và dân chúng. Nhân dân không có một tiếng nói dân chủ nào mà tất cả đều nằm dưới sự lãnh đạo của tổng thống Park. Tuy không được lòng công chúng nhưng khả năng lãnh đạo tài tình của ông thì không thể phủ nhận. Chính ông đã đưa nền kinh tế Hàn Quốc phát triển đi lên với tốc độ chóng mặt khi theo đuổi một nền công nghiệp hóa nhanh chóng và cải thiện sự tăng trưởng kinh tế trong những thập niên 60 và 70 của thế kỉ XX. Riêng về kim ngạch xuất khẩu tăng từ một tỉ đô la lên đến mười tỷ đô la chỉ trong sáu năm đã là một kì tích quá lớn để có thể xứng đáng với cái tên “kì tích bên sông Hàn” mà nhiều người ca ngợi. Sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp hoá đã kéo theo những mặt trái trong xã hội Hàn Quốc yên bình. Ô nhiễm môi trường được cho là kẻ thù lớn nhất nảy sinh trong quá trình công nghiệp hoá. Tiếp sau đó là sự thu hẹp dần của xã hội nông thôn và sự tăng trưởng nhanh mạnh của những khu đô thị. Đại diện cho xã hội mới này là những ngôi nhà cao tầng cùng những con người thượng lưu với tư tưởng phân biệt giàu nghèo ở mức báo động.
  • 37. ---33--- Trong hoàn cảnh xã hội như thế, các văn nhân, thi sĩ đã cất lên những tiếng chuông cảnh báo về sự thay đổi nhanh chóng của xã hội, về những hệ lụy của một nền công nghiệp tăng trưởng quá mau lẹ. Và tất nhiên, không thể thiếu tiếng nói của các tác giả nữ. Cũng cần nói thêm rằng, trong giai đoạn hậu chiến và thời kì chia cắt đất nước, các tác giả nữ hầu như vắng bóng trên văn đàn nhưng đến giai đoạn này, họ xuất hiện rầm rộ, đông đảo. Đề tài cũng đã mở rộng hơn so với trước đây, nếu như trước đây chỉ tập trung vào đề tài người phụ nữ thì ngày nay, đã mở rộng đề tài sang các lĩnh vực như văn hóa, chính trị, xã hội… Hơn nữa, sự quay trở lại của các tác giả nữ đã góp thêm tiếng nói phong phú cho nền văn học vì rằng, trong hơn 30 năm chiến tranh, độc giả đã quá quen với các tác phẩm về bom đạn chiến tranh, về nỗi đau mất mát. Tác phẩm của các tác giả nữ với văn phong nhẹ nhàng, thẫm đẫm tính nhi nữ sẽ phù hợp hơn với thị hiếu của các độc giả trong thời đại công nghiệp, đang cần một làn gió nhẹ để xoa dịu bớt cái nắng chói chang. Sau 18 năm thống trị, chính quyền độc tài của Park Jung- hee chính thức kết thúc sau vụ ám sát tổng thống vào cuối năm 1979. Đất nước chưa thể bước vào ổn định sau nhiều biến cố lớn như vậy, vẫn còn nổ ra các phong trào đấu tranh lẻ tẻ của sinh viên, người lao động, trí thức… Đến năm 1987, khi cuộc bầu cử tổng thống và sửa đổi Hiến pháp diễn ra, quyết định dân chủ hoá trên phương diện chính trị thì các phong trào đấu tranh mới chính thức chấm dứt. Nền dân chủ mới này đã làm bùng lên sự tự do về văn hoá, về tư tưởng. Các nhà văn giờ đây không chịu bất kì một trở ngại nào, họ có thể tự do viết ra những trăn trở, những suy tư của mình về thời cuộc, về lối sống của con người trong thời đại mới… Bước sang thập niên 90, trong cuộc bầu cử Tổng thống vào năm 1997, lãnh tụ Kim Dae-jung của Đảng đối lập, đã đắc cử. Chính quyền của ông với tên gọi “Chính quyền của nhân dân” đã được thành lập thông qua sự chuyển giao quyền lực lớn chưa từng có từ Đảng cầm quyền sang Đảng đối lập trong lịch sử Hàn Quốc.
  • 38. ---34--- Trong thời gian này, đáng lưu ý nhất là đời sống sinh hoạt của người dân. Sau sự kiện Olympic Seoul năm 1988, xã hội Hàn Quốc có sự bùng nổ cao độ. Không chỉ bó hẹp ở một bán đảo mà giờ đây, dân chúng được giao lưu văn hoá với rất nhiều quốc gia, đặc biệt là phương Tây. Từ đó cũng giúp cho dân tộc Hàn tiếp thu được những nền văn minh mới lạ. Thêm vào đó, cuối thập niên 90, Internet xâm nhập mạnh mẽ, Hàn Quốc trở thành quốc gia có tỉ lệ dân số sử dụng Internet cao nhất thế giới. Internet xâm nhập vào tất cả mọi nơi từ gia đình, trường học cho đến những nơi làm việc, đâu đâu người ta cũng phổ cập Internet. Hệ quả tất yếu của việc làm này là con người trở thành đối tượng tích cực của Internet và văn hoá đại chúng. Ở đó, con người nhận được nhiều mối quan hệ mới, ở đó họ cũng học được những văn hoá của những dân tộc khác, tiếp thu được nhiều tinh hoa của các dân tộc trên mọi miền thế giới. Sự biến đổi nhanh chóng của xã hội tiêu dùng đại chúng đã kéo theo ý thức và quan niệm về cuộc sống của người dân nơi đây cũng thay đổi theo. Nếu như trước đây trong tâm trí của người Hàn là hướng tới tự do và dân chủ thì ngày nay nhu cầu cá nhân, thoả mãn cái tôi cá nhân đang là một nhu cầu bức thiết. Những con người đại diện cho cuộc sống mới hôm nay đã thoát ra khỏi vỏ bọc là xã hội với những luân lý, những phong tục tập quán, những lề lối mà thay vào đó là khát vọng được sống và mưu cầu những hạnh phúc riêng trong xã hội với nền văn hoá đại chúng hào nhoáng và đời sống sinh hoạt phong phú. Nền văn học phản ánh hiện thực cuộc sống và dĩ nhiên, những vấn đề này được tái hiện rất sinh động trong văn học. Với tư tưởng dân chủ, bình đẳng nên giai đoạn này, thi đàn văn học đón chào rất nhiều các tác giả nữ. Họ không chỉ nổi tiếng trong nước mà nhờ Internet, nhờ vấn đề dịch thuật khá phát triển nên tác phẩm của họ đã được “lấn sân” sang các nước khác, và đương nhiên, một số nhà văn tài năng đã đoạt được rất nhiều giải thưởng như Shin Kyung- sook, Cho’oe Yun, Jo Kyung- ran, Jung Ji-huyn…
  • 39. ---35--- Trên đây là những nét sơ lược về bối cảnh của văn học hiện đại Hàn Quốc từ những năm đầu của thế kỉ XX đến nay. Văn học của nữ lưu đã được hình thành và phát triển trong bối cảnh này. 1.2.2. Một số đặc điểm văn học hiện đại Korea Tìm hiểu đặc điểm văn học không thể không nhắc đến luận điểm sau: Văn học là tấm gương phản chiếu trung thành cuộc sống, là sản phẩm văn hoá tinh thần của thời đại. Văn học hiện đại Hàn Quốc cũng vậy, không ngoài quy luật trên. Trong lời tựa cuốn sách Văn học Hàn Quốc thế kỷ XX, các tác giả nhấn mạnh văn học giai đoạn này đã “cho thấy một cách sinh động nhất cuộc sống của người Hàn Quốc trong thế kỷ XX, và chúng cũng thể hiện rất phong phú những tâm tư, tình cảm của người Hàn Quốc cũng như những giá trị và cái đẹp mà họ khát khao vươn tới.”[26,6] Thế kỷ XX đi qua với biết bao thăng trầm và biến đổi. Những thập niên đầu của thế kỷ là nỗi đau mất nước, là nỗi nhục dưới ách thống trị của đế quốc Nhật, 36 năm mất mát và đau thương đi qua, chưa kịp mừng vui thì đất nước lại chịu sự chia cắt hai miền Nam- Bắc… và biết bao những thiệt hại không sao kể hết được do chiến tranh để lại. Nhưng không chịu đầu hàng, Hàn Quốc dưới sự lãnh đạo của Park Jung- hee đã đưa đất nước vững bước đi lên với nền kinh tế phát triển đáng kinh ngạc. Đến nay, dù trải qua bao biến cố nhưng người Hàn Quốc với bản tính cần cù, thông minh, sáng tạo đã có những bước tiến vượt bậc để trở thành một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất trong khu vực. Như trên đã nhận xét, đặc điểm văn học giai đoạn này sẽ phản ánh rõ nét những đặc trưng cơ bản của thời đại. Thứ nhất, nền văn học mang tính cách mạng, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của dân tộc. Sau thất bại của phong trào Man-se, các nhà thơ cất lên những khúc hát bi ai về hoàn cảnh mất nước, về hiện thực dân tộc bằng những giọng điệu, ngôn từ khác nhau. Những nhà thơ tiêu biểu trong giai đoạn này có Han Yong- un, Kim So- wol, Kim Tong- hwan,Yi Shang- hwa…
  • 40. ---36--- Các nhà văn cũng biểu đạt sự căm phẫn và những cảm xúc cá nhân của mình nhưng theo một cách riêng. Đó là dùng giọng văn châm biếm sâu cay hay sự cảm thương chân thành những số phận của con người. Có thể kể đến một số nhà văn như Park Tae- won, Yoo Jin- o, Chae Man- sik… đã rất thành công trong việc miêu tả về cuộc sống đô thị, về những xu hướng chạy theo đồng tiền của những kẻ ham mê vật chất. Một số nhà văn lại thành công với mảng đề tài về nông thôn, về những người nông dân thuần tuý chất phác nhưng trong thời thế loạn lạc đã trở nên khốn cùng và tội nghiệp. Nhà văn Kim Yu- yeong là một điển hình, ông rất có tài trong việc miêu tả về vẻ đẹp trữ tình hoang sơ của tự nhiên một cách hài hước qua các tác phẩm như Xuân, xuân, Hoa hải đường… Cũng có một số nhà văn thành công với các tiểu thuyết gia đình, miêu tả rất tinh tế số phận của những con người trong gia đình trong biến cố thời đại như Yeom Sang seop với tiểu thuyết Ba thế hệ, dựa vào mâu thuẫn giữa ba thế hệ trong một gia đình đã phần nào nói lên thực trạng xã hội Korea thời thực dân những năm 1920 sau khi phong trào Man-se kết thúc… Vào những thập niên đầu của thế kỉ XX, dưới sự đàn áp dã man của phát xít Nhật, nhiều chiến sĩ- nhà văn đã bị bắt giữ hoặc hi sinh, đội ngũ sáng tác của các nhà văn nam giới theo đó cũng giảm đi đáng kể. Lúc này, với ảnh hưởng tư tưởng từ văn hóa phương Tây nên các nhà văn nữ đã được công nhận, thêm vào đó, các điều kiện xã hội dành cho phụ nữ cũng được cải thiện, bởi vậy không ngạc nhiên khi lực lượng nhà văn nữ giai đoạn này tăng lên đáng kể. Hòa vào tình hình chung của dân tộc, các nhà văn nữ như Park Hwa-song, Kang Kyong-ae đã mô tả thực tại cuộc sống khốn cùng của người dân Hàn Quốc dưới sự cai trị của Nhật Bản qua các tác phẩm như Eve of Ch’usok, Hungry Ghosts, The underground Village… Một số nhà văn khác như Kim Mal-bong không chỉ mô tả cuộc sống khốn cùng mà còn chỉ đích danh thế lực nào đã đẩy dân chúng vào tình trạng đó. Với một niềm tin vững chắc, cô đã mạnh mẽ lên tiếng phản đối sự cai trị của quân đội Nhật, đồng thời, dùng văn chương như một vũ khí để chống lại ảnh hưởng của văn hóa Nhật Bản tại Korea. Ngoài những nhà văn kể trên, giai đoạn này