SlideShare a Scribd company logo
1 of 60
Download to read offline
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
BÙI VĂN TRIỀU
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
HỖ TRỢ ĐẤT Ở, ĐẤT SẢN XUẤT CHO ĐỒNG BÀO
DÂN TỘC THIỂU SỐ NGHÈO THEO QUYẾT ĐỊNH
134/QĐ-TTg TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH LIÊU
TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2011 - 2013
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Thái Nguyên - 2014
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
BÙI VĂN TRIỀU
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
HỖ TRỢ ĐẤT Ở, ĐẤT SẢN XUẤT CHO ĐỒNG BÀO
DÂN TỘC THIỂU SỐ NGHÈO THEO QUYẾT ĐỊNH
134/QĐ-TTg TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH LIÊU
TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2011 - 2013
Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 60.85.01.03
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thế Hùng
Thái Nguyên - 2014
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những số liệu được sử dụng trong luận văn tốt
nghiệp Cao học với chuyên đề: Đánh giá kết quả thực hiện chính sách hỗ
trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo theo Quyết
định 134/2004/QĐ-TTg trên địa bàn huyện Bình Liêu tỉnh Quảng Ninh giai
đoạn 2011 – 2013 là số liệu điều tra thực tế, chính xác và chưa được sử
dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đều đã
được cảm ơn, các thông tin trích dẫn được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Bùi Văn Triều
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp Cao học “Đánh giá kết quả thực
hiện chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số
nghèo theo Quyết định 134/2004/QĐ-TTg trên địa bàn huyện Bình Liêu tỉnh
Quảng Ninh giai đoạn 2011 - 2013”chuyên ngành Quản lý đất đai, ngoài sự cố
gắng, nỗ lực của bản thân còn có đóng góp một phần không nhỏ sự giúp đỡ,
động viên khích lệ của các thầy, cô trong Trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên và tổ chức, cá nhân trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Quản lý Tài nguyên -
Trường Đại học Nông lâm - Thái Nguyên đã truyền đạt cho tôi những kiến
thức cơ bản, bổ ích trong học tập và nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc tới thầy giáo PGS-TS Nguyễn Thế Hùng đã dành nhiều thời gian, tận
tình giúp đỡ chỉ bảo tôi trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, các cán bộ công nhân viên
chức huyện Bình Liêu đã cung cấp cho tôi số liệu chính xác, phục vụ trong
nghiên cứu. Tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những người luôn động viên
tinh thần cũng như tạo động lực cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.
Tác giả luận văn
Bùi Văn Triều
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................ ii
MỤC LỤC ....................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU.................................................................vii
DANH MỤC CÁC BẢNG HÌNH ...............................................................viii
MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
1.Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1
2.Mục tiêu của đề tài:..................................................................................... 2
3. Ý nghĩa của đề tài:...................................................................................... 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................... 4
1.1. Cơ sở lý luận .......................................................................................... 4
1.1.1. Những vấn đề về đất đai................................................................. 4
1.1.2. Quản lý Nhà nước về đất đai .......................................................... 5
1.1.3. Quản lý nhà nước về công tác dân tộc ............................................ 6
1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................ 7
1.2.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về dân tộc ................................ 7
1.2.2. Những định hướng cơ bản trong chính sách dân tộc của nước ta giai
đoạn hiện nay........................................................................................... 8
1.2.3. Những chính sách về đất đai liên quan đến quản lý sử dụng đất bền
vững ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi:.............................. 10
1.2.4. Chủ trương, chính sách của Nhà nước và tỉnh Quảng Ninh về chính
sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo. 14
1.2.5. Một số kết quả đạt được từ chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất
theo Quyết định 134/QĐ-TTg ................................................................ 16
iv
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................ 20
2.1. Đối tượng .............................................................................................. 20
2.2. Phạm vi nghiên cứu:.............................................................................. 20
2.3. Nội dung nghiên cứu: ............................................................................ 20
2.4. Phương pháp nghiên cứu:...................................................................... 20
2.4.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu: ............................ 20
2.4.2 Phương pháp nghiên cứu có sự tham gia của người dân: .............. 21
2.4.3 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu:........................................ 21
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................... 22
3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội - Hiện trạng sử dụng đất và
tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn
huyện Bình Liêu năm 2010............................................................................. 22
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................ 22
3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội........................................... 31
3.1.3. Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện Bình Liêu năm 2010 ..... 46
3.1.4.Tình trạng thiếu đất ở, đất sản suất của hộ đồng bào dân tộc thiểu số
và nguyên nhân ...................................................................................... 54
3.2 Kết quả hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số
nghèo theo Quyết định 134/QĐ-TTg trên địa bàn huyện Bình Liêu giai đoạn
2011 - 2013 ................................................................................................... 60
3.2.1. Tình hình tổ chức thực hiện.......................................................... 61
3.2.2. Quy trình về hỗ trợ đất ở, đất sản xuất.......................................... 62
3.2.3. Kết quả hỗ đất ở, đất sản xuất cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số
nghèo theo Quyết định 134/QĐ-TTg...................................................... 64
3.3. Đánh giá hiệu quả chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất theo Quyết định
134/QĐ-TTg và những tồn tại hạn chế cần khắc phục.................................. 72
v
3.3.1. Hiệu quả chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất theo Quyết định
134/QĐ-TTg .......................................................................................... 72
3.3.2. Những tồn tại hạn chế.................................................................. 77
3.4. Một số giải pháp cụ thể góp phần đẩy nhanh và hoàn thiện công tác hỗ trợ đất ở,
đất sản xuất đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng đất cho các hộ đồng bào dân tộc
thiểu số nghèo huyện Bình Liêu theo Quyết định 134/QĐ-TTg............................ 78
3.4.1. Quan điểm, mục tiêu của huyện Bình Liêu trong việc hỗ trợ đất ở, đất sản
xuất cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo giai đoạn 2014-2015...........78
3.4.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất...................... 79
3.4.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở, đất
sản xuất theo Quyết định 134/QĐ-TTg .................................................. 82
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................ 86
1. Kết luận.................................................................................................... 86
2. Kiến nghị:................................................................................................. 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 89
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DTTS : Dân tộc thiểu số
MTTQ : Mặt trận tổ quốc
UBDT : Ủy ban Dân tộc
UBND : Ủy ban nhân dân
XDNTM : Xây dựng nông thôn mới
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Phân loại đất huyện Bình Liêu...................................................... 27
Bảng 3.2 So sánh một số chỉ tiêu Huyện Bình Liêu với tỉnh Quảng Ninh
năm 2010 .............................................................................32
Bảng 3.3 Hiện trạng và cơ cấu sử dụng đất tại các xã thuộc huyện Bình Liêu
năm 2010...................................................................................... 52
Bảng 3.4 Thực trạng tình hình thiếu đất ở huyện Bình Liêu năn 2010.......... 55
Bảng 3.5 Thực trạng tình hình thiếu đất sản xuất trên địa bàn huyện Bình
Liêu năm 2010.............................................................................. 57
Bảng 3.6 Kết quả hỗ trợ đất ở trên địa bàn huyện Bình Liêu giai đoạn
2011-2013 .........................................................................67
Bảng 3.7 Kết quả hỗ trợ đất sản xuất cho các hộ nghèo vùng đồng bào dân
tộc thiểu số huyện Bình Liêu ........................................................ 69
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG HÌNH
Hình 3.1 Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện bình Liêu giai đoạn
2005 – 2010.................................................................................. 32
Hình 3.2 Biểu đồ cơ cấu dân tộc trên địa bàn huyện Bình Liêu ................... 36
Hình 3.3 Cơ cấu các loại đất năm 2010 ........................................................ 46
Hình 3.4 Quy trình hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho các hộ nghèo.................... 63
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước ta là nước nông nghiệp, khoảng 70% dân số là nông dân, 90% lao
động người dân tộc thiểu số sống bằng nghề nông, vì thế đất đai là tư liệu sản
xuất đặc biệt quan trọng đối với cuộc sống của người lao động ở nông thôn,
nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Khu vực đồng bào dân tộc thiểu số cư
trú thường là vùng có vị trí chiến lược, quan trọng về chính trị, kinh tế, an
ninh, quốc phòng.
Trước năm 1980, diện tích đất nông nghiệp, đất rừng rất lớn, mật độ dân
số rất thấp, các gia đình đồng bào dân tộc thiểu số đều có đất ở, đất sản xuất
(do tự khai hoang, phục hóa, hoặc do chính quyền cấp). Thời gian từ năm
1976 trở lại đây, do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan, việc quản lý,
sử dụng đất của các hộ dân tộc thiểu số có những biến động, xuất hiện ngày
càng nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất ở, đất sản xuất, nhất là đồng
bào ở các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long.
Tại Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương (khóa IX) đã ra Nghị
quyết số 24-NQ/TW về công tác dân tộc; thể hiện rõ chủ trương, định hướng
và những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm
nghèo, ổn định đời sống, phát triển kinh tế - xã hội cho khu vực miền núi,
vùng dân tộc thiểu số, đặc biệt là giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào
dân tộc thiểu số: “Giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất sản xuất, đất ở và
vấn đề tranh chấp đất đai ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là ở Tây
Nguyên, Tây Bắc và vùng đồng bào dân tộc Khơme Nam Bộ”[2].
Cụ thể hóa chủ trương trên, trong hệ thống các văn bản luật hiện hành,
Luật bảo vệ và phát triển rừng, Luật đất đai 2003 và một số văn bản dưới luật
2
đã quy định về chính sách giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc
thiểu số. Cụ thể hóa chủ trương trên, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết
định 134/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt;
Tuy nhiên, sau 10 năm thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất (2002-
2012), cả nước vẫn còn trên 300.000 hộ dân tộc thiểu số nghèo, thiếu và
không có đất ở, đất sản xuất. Tình trạng chuyển dịch đất nông nghiệp, đất ở
của đồng bào trái pháp luật còn đang xảy ra khá phổ biến. Các hộ dân tộc
thiểu số có đất vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận, quản lý và sử dụng
hiệu quả nguồn lực đất đai. Trong khi đó, một số địa phương vùng phía Bắc,
vùng Tây Nguyên,và đồng bằng sông Cửu Long có nhiều doanh nghiệp, cá
nhân ở nơi khác đến mua gom ruộng, đất của các hộ dân tộc thiểu số. Việc
tích tụ ruộng, đất ở các vùng này diễn ra ngày càng tăng và khá phổ biến, đối
tượng bị thua thiệt nhiều nhất vẫn là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số [22].
Do vậy, để giúp đồng bào ổn định đời sống và phát triển kinh tế bền
vững, bảo đảm bình đẳng trong tiếp cận và sử dụng đất, tôn trọng giá trị
truyền thống và đặc điểm của đồng bào dân tộc thiểu số, giảm bất ổn trong xã
hội, nhằm giúp các hộ đồng bào dân tộc thiểu số miền núi, vùng cao, vùng sâu,
vùng xa của tỉnh nâng cao nhận thức pháp luật, thực hiện tốt công tác xóa đói
giảm nghèo và xây dựng Đề án Nông thôn mới. Được sự đồng ý của Ban giám
hiệu nhà trường; dưới sự hướng dẫn của PGS - TS. Nguyễn Thế Hùng, tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở,
đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo theo Quyết định 134/QĐ-TTg
trên địa bàn huyện Bình Liêu tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011 - 2013”.
2. Mục tiêu của đề tài:
 Mục tiêu chung
Đánh giá kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở đất sản xuất hỗ trợ cho
đồng bào dân tộc thiểu số nghèo theo quyết định 134/QĐ-TTg trên địa bàn huyện
3
Bình Liêu tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011 – 2013 để tìm ra những thuận lợi, khó
khăn, tồn tại trong quá trình thực hiện và đề xuất các giải pháp tháo gỡ.
 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được kết quả thực hiện giao đất ở, đất sản xuất cho các hộ đồng
bào dân tộc thiểu số nghèo theo quyết định 134/QĐ-TTg.
- Đánh giá được hiệu quả sử dụng đất ở, đất sản xuất sau khi giao đất cho các
hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo theo quyết định 134/QĐ-TTg
- Đề xuất được một số giải pháp cụ thể góp phần đẩy nhanh và hoàn thiện
công tác giao đất ở, đất sản xuất đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng đất cho các
hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo theo Quyết định 134/QĐ-TTg.
3. Ý nghĩa của đề tài:
- Ý nghĩa khoa học: đề tài này giúp củng cố và hoàn thiện kiến thức về
Luật đất đai; nắm vững chính sách pháp luật đất đai; chính sách giao đất, giao
rừng nói chung và chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc
thiểu số nghèo theo Quyết định 134/QĐ-TTg nói riêng.
- Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài nhiên cứu đánh giá kết quả thực hiện chính
sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo theo Quyết
định 134/QĐ-TTg trên địa bàn huyện Bình Liêu tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011 -
2013 nhằm đánh giá một cách khách quan về những kết quả đã đạt được; những
tồn tại hạn chế và một số giải pháp khắc phục cho công tác chỉ đạo triển khai
chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi. Đây sẽ là những dữ
liệu quan trọng để các cấp, các ngành trên địa bàn huyện Bình Liêu khai thác và
vận dụng trong quá trình triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất
theo Quyết định 755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Những vấn đề về đất đai
1.1.1.1. Khái niệm về đất đai
- Theo VV.Docutraiep (1846 - 1903): Đất trên bề mặt lục địa là một vật
thể thiên nhiên được hình thành do sự tác động tổng hợp cực kỳ phức tạp của
5 yếu tố: Sinh vật, đá mẹ, địa hình, khí hậu và tuổi thọ địa phương.
- Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm tất cả các
yếu tố cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó như:
khí hậu bề mặt, thổ nhưỡng, địa hình, mặt nước, các lớp trầm tích sát bề mặt,
cùng với khoáng sản và nước ngầm trong lòng đất, tập đoàn động thực vật,
trạng thái định cư của con người và các kết quả của con người trong qúa khứ
và hiện tại để lại.
1.1.1.2. Phân loại đất đai
Theo luật đất đai năm 2003, đất đai nước ta được chia là 3 nhóm:
- Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất: Đất trồng cây hàng năm,
đất trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối,
đất nông nghiệp khác.
- Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm: Đất ở (gồm đất ở tại nông thôn và
đất ở tại đô thị), đất chuyên dùng (gồm đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng
công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, đất sản
xuất kinh doanh phi nông nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng), đất
tôn giáo tín ngưỡng, đất nghĩa trang nghĩa địa, đất sông ngòi, kênh rạch, suối
và mặt nước, đất phi nông nghiệp khác.
- Nhóm đất chưa sử dụng bao gồm: Đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi
chưa sử dụng, núi đá không có rừng cây.
5
1.1.2. Quản lý Nhà nước về đất đai
1.1.2.1. Khái niệm
Quản lý Nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền để bảo vệ quyền sở hữu Nhà nước về đất đai, cũng như
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất thông qua 13 nội
dung quy định tại điều 6 Luật đất đai 2003. Nhà nước đã nghiên cứu toàn bộ
quỹ đất của từng vùng từng địa phương dựa trên cơ sở các đơn vị hành chính
để nắm chắc hơn về cả số lượng và chất lượng. Đưa ra các phương án về quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất để phân bổ hợp lý nguồn tài nguyên đất đai.
Đảm bảo đất được giao đúng đối tượng, sử dụng đúng mục đích, phù hợp với
quy hoạch, kế hoạch, sử dụng có hiệu quả ở hiện tại và bền vững trong tương
lai, tránh hiện tượng phân tán đất và đất bị bỏ hoang hóa.
1.1.2.2. Vai trò quản lý của Nhà nước về đất đai
Quản lý Nhà nước về đất đai có vai trò rất quan trọng cho sự phát triển
kinh tế, xã hội, và đời sống nhân dân. Cụ thể là:
- Thông qua hoạch định chiến lược, quy hoạch, lập kế hoạch phân bổ đất
đai có cơ sở khoa học nhằm phục vụ cho mục đích kinh tế, xã hội của đất
nước; bảo đảm sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, đạt hiệu quả cao. Giúp cho
Nhà nước quản lý chặt chẽ đất đai, giúp cho người sử dụng đất có các biện
pháp hữu hiệu để bảo vệ và sử dụng đất đai có hiệu quả.
- Thông qua công tác đánh giá phân hạng đất, Nhà nước quản lý toàn bộ
đất đai về số lượng và chất lượng để làm căn cứ cho các biện pháp kinh tế - xã
hội có hệ thống, có căn cứ khoa học nhằm sử dụng đất có hiệu quả.
- Thông qua việc ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật đất đai (văn
bản luật và dưới luật) tạo cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi chính đáng của hộ
gia đình, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp, cá nhân trong những quan hệ
về đất đai.
6
- Thông qua việc ban hành và thực hiện hệ thống chính sách về đất đai
như chính sách giá, chính sách thuế, chính sách đầu tư ... Nhà nước kích thích
các tổ chức, các chủ thể kinh tế, các cá nhân sử dụng đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm
đất đai nhằm nâng cao khả năng sinh lợi của đất, góp phần thực hiện mục tiêu
kinh tế - xã hội của cả nước và bảo vệ môi trường sinh thái.
- Thông qua việc kiểm tra, giám sát quản lý và sử dụng đất, Nhà nước
nắm chắc tình hình sử dụng đất đai, phát hiện những vi phạm và biện quyết
những vi phạm pháp luật về đất đai.
1.1.3. Quản lý nhà nước về công tác dân tộc
1.1.3.1. Khái niệm dân tộc
“Dân tộc” được hiểu là “tộc người”. Với nghĩa này, dân tộc là khái niệm
dùng để chỉ cộng đồng người có các đặc trưng cơ bản về ngôn ngữ, văn hoá
và ý thức tự giác về cộng đồng có tính bền vững qua sự phát triển lâu dài của
lịch sử. Ví dụ: dân tộc Thái, dân tộc Tày, dân tộc Si La, dân tộc Ba Na, dân
tộc Chăm... Hiểu theo nghĩa này, kết cấu dân cư của một quốc gia có thể bao
gồm nhiều dân tộc (tộc người) khác nhau, trong đó có những dân tộc chiếm đa
số trong thành phần dân cư và có những dân tộc thiểu số. Trong quá trình phát
triển của mình, trong bản thân mỗi dân tộc có thể có sự phân chia thành các
nhóm người có những đặc điểm khác nhau về nơi cư trú, văn hoá,lối sống,
phong tục tập quán, nhưng đều được coi là cùng một dân tộc, bởi có chung 3
điểm đặc trưng của một dân tộc như nói trên đây.
1.1.3.2. Khái quát về đặc điểm và tình hình dân tộc ở nước ta
- Các dân tộc có quy mô dân số khác nhau, sống xen kẽ nhau: Nước ta là
cộng đồng chính trị - xã hội thống nhất của 54 dân tộc anh em. Căn cứ vào
dân số của từng dân tộc thì dân tộc đa số ở nước ta là dân tộc Kinh, còn lại là
dân tộc thiểu số. Theo số liệu tổng điều tra dân số năm 2009 thì dân tộc Kinh
gồm 65,7 triệu người, chiếm 86,2% dân số, còn dân số của 53 dân tộc còn lại
7
là 10,5 triệu người, chiếm tỷ lệ 13,8% dân số của cả nước. Mỗi dân tộc thiểu
số ở nước ta ngoài tên gọi chính thức còn có những tên gọi khác; Các dân tộc
thiểu số ở nước ta có quy mô dân số không đồng đều và cư trú xen kẽ nhau,
không có dân tộc nào ở vùng lãnh thổ riêng.
- Các dân tộc ở nước ta có truyền thống đoàn kết gắn bó lâu đời, trên cơ
sở địa vị pháp lý bình đẳng giữa các dân tộc, tạo nên một cộng đồng dân tộc
Việt Nam thống nhất.
- Phần lớn các dân tộc thiểu số ở nước ta cư trú trên địa bàn rộng lớn, ở
khu vực miền núi, biên giới có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính
trị, kinh tế, quốc phòng và môi trường sinh thái; do vậy nên chính sách dân
tộc của Đảng và Nhà nước ta được xây dựng không chỉ vì lợi ích của các dân
tộc thiểu số mà còn vì lợi ích chung của quốc gia và luôn tính tới các yếu tố
về chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường.
- Trình độ phát triển kinh tế- xã hội của các dân tộc thiểu số không đồng
đều, nên việc khắc phục tình trạng phát triển không đồng đều về kinh tế - xã
hội giữa các dân tộc là một trong những mục tiêu trọng tâm nhất của chính
sách dân tộc ở nước ta.
- Mỗi dân tộc có bản sắc văn hoá riêng, tạo nên sự phong phú của nền
văn hoá Việt Nam.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về dân tộc
Quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về dân tộc, xuyên suốt mọi
thời kỳ cách mạng là: “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ nhau cùng
phát triển”. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X cũng đã khẳng định“Các
dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau
cùng tiến bộ; cùng nhau thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại
hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa".
8
1.2.2. Những định hướng cơ bản trong chính sách dân tộc của nước ta giai
đoạn hiện nay
Phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi toàn diện cả về chính trị,
kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng: Tập trung phát triển thế mạnh
kinh tế, quan tâm giải quyết đúng mức các vấn đề xã hội, cải thiện đời sống
vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc; coi phát triển kinh tế - xã hội
vùng dân tộc thiểu số và miền núi là sự nghiệp chung của cả nước. Thể chế
chủ trương trên của Đảng, trong nhiều năm qua, các cơ quan có thẩm quyền
của Nhà nước ta thường xuyên ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung những
quy định pháp luật nhằm thực hiện sự đoàn kết, bình đẳng, tương trợ, giúp đỡ
lẫn nhau giữa các dân tộc, đặc biệt là những chính sách ưu tiên và đẩy mạnh
phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục ở các vùng dân tộc thiểu số và
miền núi phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hệ
thống các văn bản pháp luật trực tiếp quy định về việc thực hiện chính sách
dân tộc hiện hành bao gồm:
1.2.2.1. Nhóm quy định pháp luật về đầu tư phát triển kinh tế - xã hội đối với
khu vực đồng bào dân tộc thiểu số
- Nhà nước đầu tư vốn ngân sách để xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ
phát triển kinh tế - xã hội các xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số; có chính
sách khuyến khích tín dụng và đơn giản hoá thủ tục vay vốn để đồng bào dân
tộc thiểu số vay vốn thuận tiện, sử dụng vốn hiệu quả và trả được nợ.
- Khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư
phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực đồng bào dân tộc thiểu số bằng cơ chế,
chính sách ưu đãi cụ thể về đất đai, thuế, hỗ trợ đào tạo… và thủ tục đầu tư
thuận lợi.
- Trợ cước, trợ giá đối với việc cung ứng hàng hoá thiết yếu cho khu vực
đồng bào dân tộc thiểu số.
9
1.2.2.2. Nhóm quy định pháp luật về đất đai, nhà ở, tài nguyên, môi trường
sinh thái ở khu vực đồng bào dân tộc thiểu số
- Thực hiện các giải pháp đối với hộ dân tộc thiểu số không có đất hoặc
thiếu đất sản xuất theo hướng: khai hoang mở rộng diện tích ở những vùng có
điều kiện, thu hồi, điều chỉnh lại đất đai của các nông, lâm trường để giao cho
hộ dân tộc thiểu số nghèo không có đất sản xuất; giao khoán đất sản xuất của
các nông, lâm trường cho hộ dân tộc thiểu số.
- Hoàn thành việc quy hoạch sử dụng đất đai ở cấp huyện, xã; cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp và đất ở để đồng bào
yên tâm sản xuất.
- Tổ chức tốt việc giải quyết đất đai, hướng dẫn sản xuất, cho vay vốn,
tiêu thụ nông sản nhằm giúp đồng bào ổn định cuộc sống, không du canh, du
cư, phá rừng làm nương rẫy.
- Hỗ trợ thích hợp cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo có khó khăn về
nhà ở, như cho phép khai thác gỗ để làm nhà, nhằm bảo đảm cho đồng bào có
cuộc sống ổn định và từng bước nâng cao đời sống, tăng cường khối đại đoàn
kết dân tộc.
1.2.2.3. Nhóm quy định pháp luật về giáo dục đối với đồng bào dân tộc thiểu số
- Miễn đóng góp xây dựng trường, học phí, hỗ trợ sách giáo khoa và giấy
vở học tập đối với học sinh dân tộc thiểu số; đầu tư cho học sinh dân tộc thiểu
số tại trường dân tộc nội trú, cải thiện mức học bổng cấp cho học sinh là
người dân tộc thiểu số.
- Thực hiện việc dạy, học tiếng dân tộc thiểu số ở các cấp học phù hợp
với đặc thù của vùng. Tiến hành dạy chữ, tiếng dân tộc thiểu số cho giáo viên,
cán bộ y tế, công chức Nhà nước, cán bộ đoàn thể làm việc ở vùng đồng bào
dân tộc thiểu số.
10
- Thực hiện chính sách cử tuyển con em đồng bào dân tộc thiểu số đi đào
tạo nghề, học trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học, ưu tiên các đối
tượng tự nguyện đi học để trở về quê hương công tác.
1.2.2.4. Nhóm quy định pháp luật về y tế - văn hoá - xã hội đối với khu vực
đồng bào dân tộc thiểu số
- Ưu đãi trong việc khám, chữa bệnh tại các trạm y tế, trung tâm y tế,
bệnh viện đối với đồng bào dân tộc thiểu số; thực hiện khám chữa bệnh miễn
phí đối với các hộ nghèo và nhân dân ở các xã khu vực III. Có chế độ phụ cấp
phù hợp và thực hiện chính sách nhà ở cho bác sỹ công tác tại các xã đặc biệt
khó khăn.
- Nâng cao mức hưởng thụ văn hoá đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, xây dựng Đề án và tăng thời
lượng phát sóng truyền thanh, truyền hình bằng tiếng các dân tộc thiểu số.
Tăng cường hỗ trợ các đoàn nghệ thuật, các đội thông tin lưu động, chiếu
bóng lưu động đến phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là vùng sâu, vùng
xa, biên giới.
1.2.3. Những chính sách về đất đai liên quan đến quản lý sử dụng đất bền
vững ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi:
1.2.3.1 Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng lãnh thổ
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội là nền tảng, là định hướng
cho các kế hoạch, Đề án cụ thể trong một giai đoạn nhất định nhằm phát triển
nhanh kinh tế - xã hội, sử dụng có hiệu quả tài nguyên và bền vững; chính vì
vậy Thủ tướng Chính phủ đã chú trọng chỉ đạo xây dựng và phê duyệt quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đối với vùng dân tộc thiểu số và
miền núi. Một số qui hoạch lớn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cho
các tỉnh phía Bắc cụ thể là:
11
- Quyết định số 960/TTg ngày 24-12-1996 của Thủ tướng Chính phủ về
định hướng dài hạn và kế hoạch 5 năm 1996- 2000 phát triển kinh tế- xã hội
các tỉnh miền núi phía bắc.
- Quyết định số 02/1998/QĐ-TTg ngày 6-1-1998 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội vùng
Đông Bắc giai đoạn từ nay đến năm 2010 gồm 13 tỉnh: Hà Giang, Tuyên
Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Phú
Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Ninh.
- Quyết định số 712/TTg ngày 30 tháng 8 năm 1997 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội vùng Tây
Bắc thời kỳ 1996- 2010.
- Quyết định số 14/1998/QĐ- TTg ngày 24 tháng 1 năm 1998 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã
hội vùng duyên hải Nam Trung Bộ giai đoạn từ nay đến 2010.
Hiện nay Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo cập nhật, bổ sung và điều
chỉnh để các qui hoạch có giá trị cao trong điều hành, quản lý phát triển kinh
tế - xã hội các vùng và các địa phương.
1.2.3.2 Hệ thống các chính sách theo hướng phát triển bền vững ở vùng dân
tộc thiểu số và miền núi
 Các chính sách liên quan đến đất đai và rừng: Đất đai và rừng là một
trong những nội dung quan trọng nhất liên quan đến các hoạt động kinh tế -
xã hội ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi, là tư liệu sản xuất quan trọng. Do
vậy để có cơ sở cho phát triển kinh tế - xã hội theo hướng mới từ tập trung
bao cấp sang phát triển kinh tế thị trường có định hướng, Đảng và Chính phủ
đã ban hành một số chính sách liên quan đến đất đai và rừng như sau:
12
- Nghị định số 64/CP ngày 27/3/1993 của Chính phủ ban hành bản “quy
định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định
lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp”.
- Nghị định số 02- CP ngày 15 tháng 1 năm 1994 quy định về việc giao
đất lầm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào
mục đích lâm nghiệp.
- Nghị định số 01/NĐ- CP ngày 4 tháng 1 năm 1995 của Chính phủ quy
định về việc giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông lâm nghiệp và
nuôi trồng thủy sản trong các doanh nghiệp Nhà nước cho các hộ thành viên.
Các Nghị định trên đã khẳng định quyền làm chủ của người lao động đối
với đất, rừng. Do vậy đất, rừng được quản lý và sử dụng có hiệu quả hơn, năng
suất cây trồng tăng lên rõ rệt và diện tích rừng được được tăng lên hàng năm.
 Chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp: Như giao đất, khoán hộ,
trợ giá giống cây trồng, vật nuôi; chính sách chuyển giao áp dụng tiến bộ kỹ
thuật trong trồng trọt, chăn nuôi; chính sách khuyến nông...góp phần đưa sản
xuất nông nghiệp vùng dân tộc thiểu số và miền núi từ chỗ mang nặng tính tự
nhiên, tự cung, tự cấp đã dần chuyển sang sản xuất hàng hóa gắn với thị
trường trong nước và quốc tế, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và
những kỹ thuật tham canh, chuyên canh, được áp dụng ngày càng rộng rãi.
 Chính sách trong sản xuất lâm nghiệp: Đề án trồng mới 5 triệu hecta
rừng (1998-2005): Là sự tiếp nối của Đề án 327, được thực hiện theo quyết
định 661/1998/QĐ/TT ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ với mục tiêu
cụ thể là: Trồng mới 5 hecta rừng, bảo vệ hiệu quả nguồn rừng hiện có; sử
dụng có hiệu quả diện tích đất trống, đồi núi trọc, tạo thêm nhiều việc làm cho
người lao động; giao rừng, giao đất kết hợp trồng bổ sung và trống mới, trồng
rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất.
13
 Đề án định canh định cư: với mục tiêu là ổn định đời sống, ổn định sản
xuất cho đồng bào các dân tộc du canh du cư và góp phần bảo vệ rừng, môi
trường sinh thái. Hoạt động của Đề án là xây dựng các cơ sở sản xuất như
khai hoang, thâm canh, thủy lợi nhỏ, trồng cây công nghiệp, trồng rừng, xây
dựng cơ sở hạ tầng như đường giao thông, trạm y tế, nhà trẻ, di chuyển và ổn
định bản làng.
 Chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở theo Quyết định 134/2004/
QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ cho hộ đồng bào dân tộc
thiểu số nghèo,đời sống khó khăn nhằm hỗ trợ hộ đồng bào dân tộc thiểu số
nghèo có điều kiện phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, sớm thoát nghèo.
Quỹ đất để giao bao gồm:
- Đất công nhà nước thu hồi theo quy hoạch; Đất điều chỉnh giao khoán
trong các nông trường, lâm trường.
- Đất thu hồi từ các nông trường, lâm trường hiện đang quản lý nhưng sử
dụng kém hiệu quả; đất cho thuê; đất cho mượn.
- Khai hoang đất trống đồi núi trọc, đất chưa sử dụng.
- Đất thu hồi từ các doanh nghiệp sản xuất không hiệu quả, sử dụng sai
mục đích hoặc giải thể; đất thu hồi từ các cá nhân chiếm dụng hoặc chiếm đất
trái phép.
- Đất do nông trường, lâm trường đang quản lý, sử dụng mà trước đây
đất này do đồng bào dân tộc tại chỗ sử dụng thì nay phải điều chỉnh giao
khoán lại cho hộ đồng bào chưa được giao đất sản xuất hoặc chưa đủ đất sản
xuất để tiếp tục quản lý, sử dụng theo quy định chung.
- Đất điều chỉnh từ các hộ gia đình tặng, cho hoặc tự nguyện chuyển
nhượng quyền sử dụng đất.
Chính sách đất đai góp phần điều chỉnh đất nông lâm nghiệp, vừa tạo
điều kiện cho người làm nông nghiệp có đất vừa hướng tới tập trung đất đai
14
để sản xuất chuyên môn hoá góp phần thúc đẩy tăng trưởng nông nghiệp, đặc
biệt là nâng cao tỷ trọng hàng hoá nông lâm sản.
1.2.4. Chủ trương, chính sách của Nhà nước và tỉnh Quảng Ninh về chính
sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo
1.2.4.1 Văn bản của Chính phủ
+ Luật đất đai năm ban hành ngày 20/11/2003.
+ Quyết định số 190/2003/QĐ-TTg ngày 16/9/2003 của Thủ tướng
Chính phủ về chính sách di dân, thực hiện quy hoạch, bố trí dân cư.
+ Quyết định số 134/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ
một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ
đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn.
+ Quyết định số 146/2005/QĐ-TTg ngày 15/6/2005 của Thủ Tướng
Chính phủ về chính sách thu hồi đất sản xuất của các Nông trường, lâm
trường để giao cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo.
+ Quyết định số 33/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ
về chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc
thiểu số.
+ Quyết định số 1592/QĐ-TTg ngày 12/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ
về việc tiếp tục thực hiện một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và
nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn.
+ Quyết định số 570/QĐ-TTg ngày 17/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về
việc quy hoạch bố trí ổn định dân cư các xã biên giới Việt - Trung giai đoạn
2012-2017.
1.2.4.2. Các văn bản của các Bộ ngành và của tỉnh
+ Thông tư liên tịch 819/2004/TTLT-UBDT-BKH-BTC-BXD-BNN
ngày 10/11/2004 của Ủy ban Dân tộc - Bộ Kế hoạch và đầu tư - Bộ Tài chính
- Bộ Xây dựng - Bộ Nông nghiệp và phát triển nôn thôn hướng dẫn thực hiện
15
chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào
dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khănQuyết định 134/QĐ-TTg.
Quyết định số 198/2007/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ: Về sửa đổi,
bổ sung một số điều của Quyết định số 134/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm
2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất
ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống
khó khăn.
+ Thông tư số 04/2005/TT-BTNMT ngày 18/7/2005 của Bộ Tài nguyên
môi trường hướng dẫn các biện pháp quản lý, sử dụng đất đai khi xắp xếp đổi
mới và phát triển các nông lâm trường quốc doanh.
+ Thông tư số 99/2007/TT-BTC ngày 10/3/2007 của Bộ Tài chính
hướng dẫn cơ chế tài chính thực hiện công tác định canh, định cư đối với
đồng bào dân tộc thiểu sốtheo quyết định số 33/2007/QĐ-TTg.
+ Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường về việc quy định chi tiết lập, điều chỉnh và thẩm định quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
1.2.4.3. Các văn bản của địa phương
+ Quyết định số 4505/QĐ-UBND ngày 20/7/2007 của UBND tỉnh
Quảng Ninh về hạn mức giao đất ở theo hiện trạng sử dụng của hộ gia đình và
bố trí giao mới cho các hộ dời đến nơi ở mới có đất sản xuất, đất ở.
+ Quyết định số 3487/QĐ-UBND ngày 09/9/2005 của UBND tỉnh
Quảng Ninh về việc phê duyệt đề án hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở cho hộ
đồng bào dân tộc thiểu số nghèo trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
+ Quyết định số 4093/QĐ-UBND ngày 27/12/2007 của UBND tỉnh
Quảng Ninh về việc phê duyệt kết quả rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng.
16
1.2.5. Một số kết quả đạt được từ chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất theo
Quyết định 134/QĐ-TTg
1.2.5.1. Một số kết quả của chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất theo Quyết
định 134/QĐ-TTg trên phạm vi cả nước
Theo số liệu báo cáo tổng kết thực hiện Quyết định 134/QĐ-TTg giai
đoạn 2004 - 2012 của Ủy ban Dân tộc thì chương trình đã đạt được một số kết
quả sau:
+ Về nhà ở: 328.007 nhà - đạt 82%, kinh phí 150 tỷ đồng - đạt 83%. .
+ Đất ở: 20.340 hộ - đạt 24%, diện tích 21.436 ha - đạt 47%, kinh phí 76
tỷ đồng - đạt 25% [22].
Nhà ở là mục tiêu ưu tiên của nhiều địa phương, tỷ lệ hoàn thành cao
nhất ở đồng bằng sông Hồng là 89%, sau là Tây nguyên 83%, thấp nhất là
Đông Nam bộ 52%. Một số tỉnh cơ bản đã hoàn thành kế hoạch hỗ trợ như:
Đăk Nông, Vĩnh Long, Phú Yên, Hà Tây. Qua kiểm tra cho thấy quy mô và
chất lượng nhà ở tương đối chắc chắn, phù hợp với điều kiện thực tế tại địa
phương, đảm bảo 3 cùng: Khung, mái, nền, một số nơi là phần bao. Diện tích
mỗi căn nhà tối thiểu từ 20 m2
trở lên (nhà xây ở Ninh Thuận), 35m2
(nhà tôn,
vách lã ở ĐBSCL), hoặc 45 – 50 m2
(nhà sàn, nhà xây ở phía Bắc). Nhà ở
được đánh giá tốt hơn cả về diện tích và chất lượng là các tỉnh Quang Nam,
Nghệ An và Thừa Thiên Huế.
Việc giải quyết đất sản xuất, đất ở mới chỉ thực hiện chủ yếu ở các tỉnh
Tây Nguyên (với tỷ lệ hoàn thành dự kiến về đất sản xuất là 49% số hộ, 40%
về diện tích; về đất ở là 59% số hộ); Khu vực các tỉnh Đông Bắc (đạt 39% số
hộ, 78% diện tích, về đất ở là 20% số hộ) và một số tỉnh như: Phú Yên, Bình
Thuận … là gắn với việc di dãn dân, bố trí đất, nhà trong khu dân cư mới và
khai hoang ruộng bậc thang.
17
1.2.5.2 Kết quả và kinh nghiệm triển khai chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản
xuất theo Quyết định 134/QĐ-TTg ở một số địa phương
 Tỉnh Lào Cai: Theo báo cáo tổng kết thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở
đất sản xuất theo Quyết định 134/QĐ-TTg giai đoạn 2005- 2010 của Ban dân
tộc tỉnh Lào Cai. Sau 4 năm thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở đất sản xuất
theo Quyết định 134/QĐ-TTg, với tổng vốn đầu tư hơn 114 tỷ đồng, Lào Cai
đã có hơn 9.000 hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo được hỗ trợ đất sản xuất ,
đất ở, nhà ở. Theo đó tỷ lệ đói nghèo của Lào Cai đã giảm từ 43,1%(năm
2005) xuống còn hơn 20%(năm 2010)[22].
Tuy nhiên, theo báo cáo đánh giá kết quả 4 năm thực hiện chính sách hỗ
trợ đất ở đất sản xuất theo Quyết định 134/QĐ-TTg của UBND tỉnh Lào Cai,
vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định, nguyên nhân là do quỹ đất của tỉnh
không còn nên việc triển khai hỗ trợ đất ở, đất sản xuất khó thực hiện.
Việc hỗ trợ làm nhà ở cho đồng bào cũng gặp không ít khó khăn. Phần
lớn phải phụ thuộc vào mùa vụ sản xuất nông nghiệp, phong tục tập quán, tuổi
làm nhà, mùa làm nhà, thời gian, địa điểm vận chuyển nguyên vật liệu... Đặc
biệt, để hỗ trợ làm nhà cho đúng đối tượng, việc tiến hành họp dân để bình xét
tiêu chí cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ thi công.
Tất cả những hạn chế trên đã khiến cho kết quả thực hiện chính sách hỗ
trợ đất ở đất sản xuất theo Quyết định 134/QĐ-TTg ở Lào Cai đạt tỷ lệ thấp
so với nhiều địa phương khác trong cả nước. Tính đến hết năm 2010, tiến độ
giải ngân mới được gần 94 tỷ đồng, đạt 49% kế hoạch.
+ Thuận lợi: Để có được kết quả đó, Ban chỉ đạo chính sách hỗ trợ đất
ở đất sản xuất theo Quyết định 134/QĐ-TTg luôn nhận được sự quan tâm của
Tỉnh ủy và sự kiểm tra, giám sát của hội đồng nhân dân các cấp cùng nỗ lực
của chính quyền địa phương
+ Hạn chế: Chưa thực sự phát huy quyền làm chủ của nhân dân tham gia
18
vào chương trình, trình độ quản lý của cán bộ xã còn nhiều hạn chế, sự phối
hợp quản lý giữa chính quyền địa phương với người dân không chặt chẽ.
 Tỉnh Điện Biên: Theo báo cáo kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ đất
ở đất sản xuất theo Quyết định 134/QĐ-TTg của UBND tỉnh Điện Biên. Năm
2005, toàn tỉnh có 18.707 hộ cần được hỗ trợ với tổng kinh phí gần 180 tỷ
đồng. Sau khi có Quyết định 134/QĐ-TTg và các văn bản hướng dẫn thực
hiện, UBND tỉnh đã tổ chức tập huấn và triển khai cho các ngành chức năng,
UBND các huyện quán triệt những nội dung cơ bản của chương trình; Tập
trung xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện. Ban Dân tộc được giao nhiệm
vụ chịu trách nhiệm chủ trì phối hợp với các ngành chức năng xây dựng kế
hoạch triển khai chương trình [22].
Giai đoạn 2005-2010, toàn tỉnh đã thực hiện 62,08% kế hoạch vốn được
giao, đạt 63,56% đề án. Đến hết năm 2010, tỉnh đã hỗ trợ nhà ở cho 11.137 hộ;
Tuy nhiên, mục tiêu hỗ trợ đất sản xuất, đất ở cơ bản không thực hiện được.
Nguyên nhân một phần do mức hỗ trợ thấp hơn so với kinh phí cần đầu
tư trong thực tế. Mặt kháclà do địa bàn thực hiện rộng, điều kiện giao thông đi
lại khó khăn, việc bình xét đối tượng ở cơ sở còn nhiều bất cập, giá đất ở các
địa phương cao hơn so với kinh phí hỗ trợ, trình độ của cán bộ, công chức
trực tiếp triển khai thực hiện chương trình còn hạn chế, việc phối hợp giữa các
ngành chức năng chưa nhịp nhàng. Chính vì vậy, để đẩy nhanh tiến độ thực
hiện chương trình, công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện cần được tăng cường;
các hoạt động kiểm tra, giám sát cũng cần được chú trọng, nhất là vai trò
giám sát của Mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội và quần chúng
nhân dân nhằm kịp thời phát hiện và giải quyết những khó khăn, vướng mắc
nảy sinh trong quá trình thực hiện. Ngành chức năng và chính quyền các cấp
cần tuyên truyền, vận động để nâng cao ý thức của người dân. Bên cạnh nỗ
lực của địa phương, Nhà nước cũng cần xem xét, điều chỉnh kinh phí đầu tư
19
thực hiện các mục tiêu của chương trình trong những giai đoạn tiếp theo để
phù hợp với tình hình thực tế, phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư.
Một số bài học kinh nghiệm
+ Mặt được: Công tác tập huấn và triển khai cho các ban ngành chức
năng về chính sách hỗ trợ đất ở đất sản xuất theo Quyết định 134/QĐ-TTg tốt,
xây dựng kế hoạch thực hiện phù hợp
+ Hạn chế: Việc bình xét đối tượng ở cơ sở còn nhiều bất cập, tiến độ giải
ngân nguồn vốn thực hiện chương trình trên địa bàn còn chậm, trình độ của cán
bộ, công chức trực tiếp triển khai thực hiện chương trình còn hạn chế [2].
20
Chương 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng
Các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo trên địa bàn các xã thuộc huyện Bình
Liêu tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011 - 2013 và hiệu quả sử dụng đất sau khi được
hỗ trợ về đất ở, đất sản xuất.
2.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi không gian: Các xã trên địa bàn huyện Bình Liêu tỉnh Quảng Ninh
- Phạm vi thời gian: Giai đoạn 2011 - 2013 .
2.3. Nội dung nghiên cứu:
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và thực trạng thiếu đất ở, đất sản xuất của
đồng bào dân tộc thiểu số nghèo trên địa bàn các xã nghèo thuộc huyện Bình Liêu
tỉnh Quảng Ninh .
- Đánh giá kết quả thực hiện giao đất ở, đất sản xuất cho các hộ đồng bào
dân tộc thiểu số nghèo theo quyết định 134/QĐ-TTg.
- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất ở, đất sản xuất sau khi giao đất cho các hộ
đồng bào dân tộc thiểu số nghèo theo quyết định 134/QĐ-TTg
- Đề xuất một số giải pháp cụ thể góp phần đẩy nhanh và hoàn thiện công tác
giao đất ở, đất sản xuất đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng đất cho các hộ đồng
bào dân tộc thiểu số nghèo theo Quyết định 134/QĐ-TTg.
2.4. Phương pháp nghiên cứu:
2.4.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu:
- Thu thập thông tin thứ cấp: Tiếp cận các Phòng, ban chuyên môn của
huyện như: phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng nông nghiệp và phát
triển nông thôn, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Hạt kiểm lâm, Chi cục thống kê
huyện Bình Liêu,... để thu thập các thông tin cơ bản về điều kiện tự nhiên;
21
kinh tế - xã hội; thống kê đất đai; chính sách giao đất ở, đất sản xuất và các
thông tin khác liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Tham khảo, thừa kế các tài liệu có liên quan đến đề tài; dựa vào các tài
liệu nghiên cứu, các đề tài khoa học có liên quan đến lĩnh vực quản lý đất đai.
- Thu thập thông tin số Liêu sơ cấp:
+ Chọn điểm nghiên cứu: Huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh là huyện
miền núi, biên giới đã triển khai chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất theo
Quyết định 134/QĐ-TTg.
2.4.2 Phương pháp nghiên cứu có sự tham gia của người dân:
Điều tra phỏng vấn trực tiếp đối với hộ gia đình đã được giao đất ở,
đất sản xuất nông lâm nghiệp và phỏng vấn các cán bộ xã, thôn của 7 xã
trên địa bàn huyện Bình Liêu qua hệ thống mẫu điều tra được soạn thảo
sẵn. Số hộ phỏng vấn là các hộ đã được giao đất hỗ trợ theo Quyết định
134/QĐ-TTg. Tổng số phiếu điều tra là 63 phiếu, tương đương với (09
phiếu/xã) nhằm xác định hiệu quả của chính sách đồng thời đây là cơ sở để
tham mưu đề xuất với các cấp, các ngành trong quá tŕnh triển khai chính
sách cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Các hộ được lựa
chọn ngẫu nhiên theo danh sách các hộ được giao đất, hỗ trợ theo Quyết
định 134/QĐ-TTg.
Trên cơ sở tham khảo ý kiến của các chuyên gia và cán bộ trực tiếp
làm công tác quản lý đất đai để đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất theo Quyết định 134/QĐ-TTg.
2.4.3 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu:
Các số liệu sau khi thu thập đưa vào phân tích, tổng hợp và xử lý trên
máy tính bằng một số phần mềm: Excel, Word...
22
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội - Hiện trạng sử dụng đất
và tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số trên
địa bàn huyện Bình Liêu năm 2010
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Bình Liêu là một huyện biên giới miền núi nằm ở phía Đông bắc của tỉnh
Quảng Ninh, có tọa độ địa lý từ 210
26’15’’ đến 21o
39’50’’vĩ độ Bắc và
107o
16’20’’ đến 107o
35’50’’ độ kinh Đông.
- Phía Bắc giáp nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
- Phía Nam giáp huyện Tiên Yên và huyện Đầm Hà tỉnh Quảng Ninh.
- Phía Đông ranh giới giáp huyện Bình Liêu.
- Phía Tây ranh giới giáp huyện Đình Lập tỉnh Lạng Sơn
Diện tích đất tự nhiên của huyện 47.510,05 ha, có đường biên giới Việt
Trung dài 42,93 km, trong đó có cửa khẩu quốc gia Hoành Mô và cửa khẩu
phụ Đồng Văn. Với vị trí địa lý trên, Bình Liêu có điều kiện thuận lợi giao
lưu kinh tế đối ngoại, phát triển mậu dịch biên giới, thúc đẩy phát triển
thương mại và các hoạt động kinh doanh dịch vụ. Nhưng đồng thời tạo ra
những thách thức trong việc bảo vệ an ninh, quốc phòng trên dọc tuyến biên
giới, quản lý các hoạt động xuất nhập khẩu và kiểm soát chống buôn lậu qua
biên giới trên địa bàn huyện.
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Bình Liêu có cấu trúc địa hình đa dạng của miền núi cao thuộc cánh cung
bình phong Đông Triều - Móng Cái, độ cao trung bình 500 - 600 m, có xu hướng
thấp dần từ Đông Bắc - Tây Nam, có nhiều đỉnh núi cao trên 1000m như núi Cao
23
Xiêm(1.330m), Ngàn Chi(1.160m). Về cấu trúc địa hình huyện Bình Liêu đa
dạng, phân dị bị chia cắt mạnh, có thể khái quát thành 3 tiểu vùng.
- Tiểu vùng núi thấp và trung bình Tây Bắc sông Tiên Mô: Độ cao trung
bình >600 m, gồm phần nửa phía bắc các xã Vô Ngại, Tình Húc, Lục Hồn,
Đồng Tâm, Hoành Mô. Địa hình bị chia cắt mạnh tạo thành nhiều dãy hướng
núi, có nhiều đỉnh núi cao 800-1000m dọc trên đường biên giáp Trung Quốc. Độ
dốc bình quân khoảng 30o và có nhiều sườn dốc hiểm trên 35o. Đất đai bị xói
mòn, rửa trôi khá mạnh, phần lớn là đồi núi trọc hoặc cây lùm bụi, cỏ tranh.
- Tiểu vùng núi thấp và núi trung bình Đông Nam: Độ cao trung bình
khoảng 600-700m, độ dốc bình quân khoảng 25-280
, gồm các xã Đồng Văn,
Húc Động, nam xã Hoành Mô, một phần các xã Đồng Tâm, Lục Hồn, Tình
Húc. Đặc điểm cấu trúc địa hình khá phức tạp, tạo thành các dãy núi lớn có
nhiều đỉnh cao trên 1000 m như Cao Xiêm 1330 m. Những dãy núi cao nằm
trên đường phân thủy huyện Bình Liêu với huyện Bình Liêu, Đầm Hà. Đất đai
của tiểu vùng chưa bị thoái hóa nhiều, có những điểm tương đối bằng < 150
.
Có thể trồng các loại cây đặc sản như hồi, quế, sở.
- Tiểu vùng đồi núi thấp và thung lũng ven sông Tiên Yên: Từ Đồng Văn
đến Vô Ngại theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, độ cao trung bình khoảng
300-400 m, độ dốc thấp <150
. Tiểu vùng này chủ yếu là đồi thấp, dốc thoải,
nhiều ruộng bậc thang, chủ yếu được sử dụng để sản xuất nông nghiệp, diện
tích trồng lúa nước tập trung ven sông.
Bình Liêu có địa hình đa dạng, phân dị phức tạp theo đai cao, độ dốc
lớn, gây những khó khăn cho sản xuất nông, lâm nghiệp, cũng như xây dựng
cơ sở hạ tầng. Riêng tiểu vùng đồi núi thấp và thung lũng sông Tiên Yên là
địa bàn sản xuất nông nghiệp chính, nông lâm kết hợp, trang trại vườn rừng,
trồng cây ăn quả. Ở các vùng sâu, vùng xa có những khó khăn về địa hình,
giao thông không thuận tiện, dân cư thưa thớt… đã ảnh hưởng đến sản xuất
24
nông - lâm nghiệp. Đó là một thách thức lớn đối với sự phát triển của huyện
trong tương lai.
3.1.1.3. Khí hậu
Do ảnh hưởng của vị trí địa lý và cấu trúc địa hình, đặc trưng khí hậu của
huyện Bình Liêu là khí hậu miền núi phân hóa theo đai cao, tạo ra những tiểu
vùng sinh thái nhiệt đới và á nhiệt đới.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm 22,4o
C. Dao động từ 18o
C -
28O
, nhiệt độ trung bình cao nhất từ 30o
C - 34o
C. Nhiệt độ trung bình thấp
nhất 5o
C - 15o
C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối xuống tới -1o
C.
- Mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.868 mm, hình thành 2
vùng mưa. Sườn đông các dãy núi có lượng mưa nhiều hơn thường lớn hơn
2.100mm. Sườn tây các dãy núi có lượng mưa thấp hơn, có nơi xuống <
1.400mm. Mưa ở Bình Liêu được phân thành 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa kéo dài
trong 5 tháng từ tháng năm đến hết tháng 9, mưa tập trung chiếm 75 - 80% tổng
lượng mưa cả năm. Tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 7 và tháng 8. Mùa
mưa ít từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm từ 20 -
25% tổng lượng mưa cả năm. Tháng mưa ít nhất là tháng 12 và tháng 1.
- Lũ: Do đặc điểm địa hình dốc lớn, hàng năm khi mưa lớn thường có lũ
gây thiệt hại lớn cho các vùng, ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh tế xã hội của
huyện. Mực nước lũ hàng năm cao 5 - 6 m gây ngập úng và sạt lở nhiều vùng.
- Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí tương đối trung bình hàng năm ở
Bình Liêu đạt từ 81- 83% mức trung bình so với các huyện, thị xã trong tỉnh.
Sự chệnh lệch về độ ẩm không khí tương đối giữa các xã trong huyện không
lớn, phụ thuộc vào độ cao, địa hình và sự phân hóa theo mùa.
3.1.1.4. Thuỷ văn
Bình Liêu có nhiều sông suối nhỏ, ngắn và dốc tụ hội chảy vào sông
Tiên Mô bắt nguồn từ vùng núi biên giới Việt - Trung, chảy theo hướng Đông
25
Bắc - Tây Nam, có độ dốc lớn, lòng sông nhiều thác, ghềnh. Sông Tiên Mô có
diện tích lưu vực 650 km2
dài 82 km, chảy qua địa phận huyện Bình Liêu dài
35 km. Sông gồm có 7 nhánh, lớn nhất là sông Phố Cũ. Do cấu tạo của sông
rộng ở thượng lưu, hẹp ở hạ lưu nên gây ảnh hưởng đến thoát lũ. Về chế độ
mưa, thủy chế sông khá phức tạp, mà nét tương phản chính là sự phân phối
dòng chảy không đều trong năm. Mùa mưa lượng nước dồn nhanh về sông
chính, tạo nên dòng chảy lớn và xiết gây lũ ngập một số ngầm trên đường và
một số khu ruộng thấp. Về mùa khô dòng chảy thường cạn kiệt, mực nước
dòng sông thường rất thấp ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
(Nguồn: Đề án Quy hoạch XD.NTM huyện Bình Liêu giai đoạn 2011-2015)
3.1.1.5 Các nguồn tài nguyên
 Tài nguyên đất: Bình Liêu là vùng đồi núi cao, các nhóm đất được chia
thành 6 loại đất chính.
- Đất phù sa (P) - Pluvisols (FL): Được hình thành từ các sản phẩm bồi
tụ chủ yếu của các con sông suối lớn trong huyện, diện tích 488,87 ha chiếm
1,03% tổng diện tích tự nhiên. Đây là loại đất tốt ở địa hình bằng, thoải, có độ
phì nhiêu, khá gần nguồn nước nên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Ngoài
trồng lúa trên những vùng đất phù sa còn phát triển cây thuốc, mía, cây công
nghiệp ngắn ngày, những cây đặc sản và cây ăn quả có giá trị.
- Đất glây (G) - Gleysols (GL): Đất glây hình thành từ các vật liệu không
gắn kết, từ các vật liệu có thành phần cơ giới thô và trầm tích phù sa có đặc
tính phù sa (Fluvic). Chúng biểu hiện đặc tính glây mạnh ở độ sâu không đến
50 cm, diện tích 133,8 ha. Phân bố tập trung tại những khu vực thấp trũng,
thung lũng hoặc các vùng đất thoát nước kém, thích hợp với lúa nước và các
cây trồng ưa nước. Là loại đất có độ phì nhiêu khá, giữ nước tốt nhưng đất bị
úng, thiếu ôxy nên chưa phát huy được tiềm năng. Để cải tạo loại đất này phải
26
có hệ thống thoát nước toàn vùng, ngoài lúa có thể phát triển thành những khu
nuôi trồng thủy sản, hệ thống lúa, cá, vịt…
- Đất nâu tím (N) - Nitisols (NT): Được hình thành và phát triển trên sa
phiến thạch tím hạt mịn, diện tích 51,59 ha. Đây là loại đất chua, hàm lượng
chất hữu cơ ở tầng mặt giàu và rất nghèo ở các tầng dưới.
- Đất vàng đỏ (F) - Acrisols (AC): Đất vàng đỏ chiếm diện tích lớn nhất
trong huyện với diện tích 32915,24 ha chiếm 69,29% tổng diện tích tự nhiên
của huyện, là nhóm đất có tầng B tích sét (Argic). Loại đất này thích hợp phát
triển nhiều loại cây lâu năm như: Chè, hồi, quế, trám, ... và các loại cây ăn
quả(vải, nhãn, bưởi...), nhiều loại cây gỗ quý như: nghiến, trai, đinh hương…
phát triển tốt trên đất này. Những nơi có địa hình bằng thoải có thể phát triển
các cây trồng cạn: Ngô, đỗ, lạc, sắn, ... Tuy nhiên nên đặc biệt quan tâm đến
các giải pháp chống xói mòn, bảo vệ đất, giữ ẩm vào mùa khô và cải tạo nâng
cao độ phì nhiêu của đất để sản xuất lâu bền.
- Đất mùn vàng đỏ trên núi (HV) - HUMIC ACRISOLS(ACU): Đất mùn
vàng đỏ trên núi hình thành ở độ cao tuyệt đối > 700 m. Khí hậu lạnh và ẩm
hơn vùng đồi núi thấp. Loại đất này có diện tích 9804,1 ha, chiếm 20,64%
tổng diện tích tự nhiên của huyện. Do hình thành trên các vùng núi có độ cao
lớn nhất trong tỉnh, độ dốc > 200
thuộc các khu vực rừng đầu nguồn, vì vậy
nên dành đất cho lâm nghiệp quản lý và khoanh nuôi rừng, cũng như ưu tiên
bố trí trồng rừng để bảo vệ các khu vực rừng đầu nguồn.
- Đất nhân tác (NT) - Anthrosols (AT): Là đất được hình thành do tác
động của con người, tầng đất bị xáo trộn mạnh do hoạt động san ủi làm ruộng
bậc thang. Tầng đất bị xáo trộn dầy trên 50 cm, nhóm đất này phân bố khắp các
xã trong huyện, có diện tích 2678,48 ha, chiếm 5,64% tổng diện tích tự nhiên
của huyện. Đất này thích hợp cho trồng lúa nước và hoa mầu. Để ngăn cản tình
trạng đất bị hình thành tầng glây hoặc kết von chặt, cần có hệ thống thủy lợi
cung cấp nước thường xuyên để trồng hai vụ lúa hoặc thêm một vụ đông.
(Nguồn: Đề án Quy hoạch XD.NTM huyện Bình Liêu giai đoạn 2011-2015)
27
Bảng 3.1 Phân loại đất huyện Bình Liêu
ST
T
Loại đất Ký hiệu
Diện tích
(ha)
Tỷ lệ
(%)
I Đất phù sa P 488,87 1,03
I.1 Đất phù sa không được bồi chua Pc 488,87 1,03
1 Đất phù sa không được bồi chua cơ giới nhẹ Pc-a 316,22 0,67
2 Đất phù sa không đuợc bồi chua glây nông Pc-gl 172,55 0,36
II Đất Glây GL 133,8 0,28
II.1 Đất Glây chua Glc 133,8 0,28
3 Đất Glây chua giàu mùn Glc-u 133,8 0,28
III Đất nâu tím M 51,59 0,11
4 Đất nâu tím chua đá sâu Nc - đ2 51,59 0,11
IV Đất vàng đỏ F 32915,24 69,28
5 Đất vàng đỏ điển hình FV-h 243,69 0,51
6 Đất vàng đỏ đá nông FV-đ1 5219,28 10,99
7 Đất vàng đỏ đá sâu FV-đ2 21733,64 45,75
8 Đất vàng đỏ giầu hữu cơ FV-U 5718,63 12,04
V Đất mùn vàng đỏ trên núi HV 9804,1 20,64
9 Đất mùn vàng đỏ trên núi đá nông HV-đ1 8607,33 18,12
10 Đất mùn vàng đỏ trên núi đá sâu HV-đ2 1196,77 2,52
VI Đất nhân tác NT 2678,48 5,64
11 Đất ruộng bậc thang vùng đồi núi NTct 2678,48 5,64
12 Đất ruộng bậc thang vùng đồi núi glây nông NTct-g1 2678,48 5,64
A. Diện tích điều tra (I + II … VI) 46072,08 96,97
B. Diện tích đất không điều tra 1437,97 3,03
Trong đó: Đất ở 146,27 0,31
Mặt nước NTTS 15,40 0,03
Đất thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng 51,49 0,11
Đất sông suối 936,31 1,97
Các loại đất khác 288,50 0,61
Tổng diện tích tự nhiên 47.510,05 100,0
(Nguồn: Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Quảng Ninh năm 2012)
28
 Tài nguyên nước:
- Nước mặt: Lượng nước các con sông ở huyện Bình Liêu dồi dào nhưng
phân bố không đều theo không gian và thời gian. Vùng thung lũng xung
quanh sông Tiên Mô có trữ lượng lớn, thuận tiện, vùng đồi núi thì khó khăn
hơn. Do địa hình núi cao, sông ngắn, dốc, không có trung lưu nên phải xây
đập để trữ nước và điều tiết nước phục vụ sản xuất và đời sống sinh hoạt của
nhân dân.
- Nước ngầm: Trữ lượng nước ngầm của Bình Liêu khoảng 1.330 m3
/
ngày đêm. Nếu được đầu tư tốt có khả năng đáp ứng được nhu cầu nước tưới
cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Nhìn chung chất lượng nước ở Bình Liêu trong và tương đối sạch, đảm
bảo đáp ứng cho sản xuất nông nghiệp. Nước trên các suối qua xử lý sẽ đảm
bảo chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.
 Tài nguyên rừng:
Tiềm năng kinh tế quan trọng nhất của Bình Liêu là khả năng phát triển
lâm nghiệp. Tổng diện tích đất lâm nghiệp của Bình Liêu có 34 683.11 ha
chiếm 73,01% diện tích đất tự nhiên của huyện. Trong đó rừng tự nhiên có
2606,98 ha còn lại là rừng trồng.
- Rừng tự nhiên: Chủ yếu là rừng gỗ lá rộng. Rừng nghèo 839,8 ha
chiếm 32.22% diện tích đất rừng tự nhiên, đã bị khai thác nhiều lần, trữ lượng
bình quân khoảng 50-70 m3
/ha, chủ yếu còn ở các xã Húc Động, Vô Ngại,
Tình Húc. Rừng phục hồi 1767,18 ha chiếm 67,78% diện tích đất rừng tự
nhiên của huyện.
- Rừng trồng: Tổng diện tích 32.076,13 ha, được trồng các loại thông, keo,
bạch đàn, sa mộc… ở Hoành Mô, Đồng Tâm, Tình Húc, Vô Ngại, Húc Động.
- Hệ thực vật: Theo kết quả của viện điều tra quy hoạch rừng, hệ thực vật
Bình Liêu chịu ảnh hưởng của hệ thực vật Hoa Nam (Trung Quốc). Bình Liêu
29
có khoảng 250 loài, 80 họ thực vật bậc cao, trong đó các loài thực vật quý
hiếm cần được bảo vệ như: lim xanh, sến mặt, vù hương, sa nhân và cây đặc
sản được trồng( hồi, quế, sở). Bình Liêu có tiềm năng lớn phát triển rừng vừa
để bảo vệ cảnh quan môi trường thiên nhiên, vừa cung cấp gỗ, lâm sản (hồi,
quế, sở..) góp phần nâng cao đời sống của nhân dân.
Tài nguyên nhân văn:
Lịch sử hình thành và phát triển huyện Bình Liêu gắn với lịch sử đấu
tranh giữ nước của dân tộc Việt nam. Bình Liêu là huyện có nhiều dân tộc
đang sinh sống chủ yếu là các dân tộc ít người như Tày, Dao, Sán Chỉ, Kinh,
Hoa, Sán Dìu, Nùng và Cao Lan. Một số hoạt động văn hóa dân tộc vẫn được
bảo tồn và phát huy như hát then của dân tộc Tày, hội Sóong Cọ của người
Sán Chỉ.
Người dân Bình Liêu sống giản dị, chân thật, cần cù lao động, có ý thức
dân tộc, yêu nước, đoàn kết và có truyền thống cách mạng. Bản chất và truyền
thống đó là sức mạnh hợp lực được phát huy trong sự nghiệp xây dựng quê
hương và bảo vệ chủ quyền Quốc Gia. Các dân tộc trên địa bàn huyện Bình
Liêu có truyền thống đoàn kết. Mỗi dân tộc đều có bản sắc riêng về trang
phục, kiến trúc nghệ thuật, phong tục, sinh hoạt văn hóa cộng đồng.
(Nguồn: Đề án Quy hoạch XD.NTM huyện Bình Liêu giai đoạn 2011-2015)
3.1.1.6. Thực trạng môi trường
Bình Liêu là một huyện phát triển kinh tế chủ yếu là sản xuất nông, lâm
nghiệp, các công trình công nghiệp hầu như không có, nên ít ảnh hưởng đến ô
nhiễm môi trường không khí, nguồn nước và đất đai. Tuy nhiên với tốc độ phát
triển kinh tế ngày càng tăng cao và quá trình đô thị hóa diễn ra ngày càng mạnh
mẽ, đã đến lúc huyện Bình Liêu cần phải quan tâm đến bảo vệ môi trường.
 Môi trường nước:
Nguồn cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất của huyện chủ yếu được cung
cấp từ sông Tiên Yên. Nhìn chung, chất lượng môi trường nước mặt huyện
30
Bình Liêu còn tương đối tốt. Phần lớn các thông số cơ bản của mẫu nước đều
đạt yêu cầu, pH trung tính đạt yêu cầu đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp.
Nước suối qua xử lý đảm bảo chất lượng cung cấp nước sinh hoạt cho nhân
dân trên địa bàn huyện...
 Môi trường đất:
Bình Liêu là một huyện miền núi nên diện tích đất đồi núi lớn, chiếm tới 90%
diện tích đất tự nhiên của huyện. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp hạn hẹp.
Đất trống đồi núi trọc còn nhiều, thường gây xói mòn đất trong mùa mưa lũ
ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng và độ màu mỡ của đất.
 Tai biến thiên nhiên:
Do địa hình đồi núi có độ dốc lớn ở thượng lưu, thoải nhanh ở hạ lưu,
động lực dòng chảy mạnh, kết hợp với rừng đầu nguồn bị suy giảm nên ở
Bình Liêu thường xảy ra các tai biến như lũ lụt, lũ quét, lũ bùn đá, xói lở bờ
sông, trượt lở đất....Các tai biến này làm biến đổi mạnh mẽ cảnh quan trong
khu vực.
- Tai biến do lũ lụt và lũ quét: Hầu hết các sông suối ở Bình Liêu đều có
độ dốc lòng sông lớn nên khi mưa lớn nước dâng lên nhanh tạo dòng chảy
mạnh ở phần đáy thung lũng, bao gồm cả bãi bồi thấp và bãi bồi cao. Dòng
chảy lũ tạo nên nhiều vực xoáy gây xói lở bờ sông, mất đất và ðe dọa nhiều
nhà dân ở phần địa hình cao ven sông. Đây là hiện tượng phổ biến xảy ra dọc
sông Tiên Yên. Môi trường sau lũ thường bị ảnh hưởng nặng nề do lượng bùn
cát khi khô đi sẽ tạo ra nguồn bụi đáng kể. Các giếng ăn bị ngập gây mất vệ
sinh và ảnh hưởng đến độ pH.
- Tai biến do xói lở bờ sông: Xói lở bờ sông, đặc biệt là xói bờ lõm là
quy luật tất yếu của dòng chảy. Hiện tượng xói lở bờ sông miền núi đặc biệt
tăng lên đáng kể trong mưa lũ, thậm chí nhiều đoạn bờ lồi cũng bị xói lở.
31
Hiện tượng sạt lở bờ sông xảy ra mạnh mẽ ở những khu vực dọc sông Tiên
Yên. Xói lở đã gây mất đất sản xuất, hư hại các công trình dọc bờ sông.
- Tai biến trượt lở đất và lũ bùn đá: Bình Liêu nằm trên thượng nguồn
sông Tiên Yên có địa hình phân cắt mạnh, núi có sườn dốc lớn được cấu tạo
bởi các vật liệu có nguy cơ trượt lở cao. Bề mặt địa hình phần lớn là đồi thoải
do phân cắt các pedimen, vỏ phong hóa dày là nguy cơ tiềm ẩn trượt lở đất
cao nhất. Những khu vực có nguy cơ trượt lở cao là phía Nam sông Tiên Yên,
đặc biệt là ở nơi chuyển tiếp giữa núi trung bình và núi thấp ở các xã như Húc
Động, Lục Hồn.
 Môi trường rác thải, nước thải:
Hiện tại huyện mới có bãi rác thải tại Thị trấn và cửa khẩu Hoành Mô
với 2 tổ thu gom rác thải ở Thị trấn và 01 tổ thu gom tại khu cửa khẩu Hoành
Mô còn lại các xã chưa có bãi rác và bộ phận thu gom rác thải. Việc vệ sinh
và xử lý rác thải chủ yếu do các gia đình tự đảm nhận, không theo quy định.
Hệ thống thoát nước trên địa bàn huyện chủ yếu là chảy tự nhiên xuống
các lưu vực trũng rồi đổ ra sông suối, ao hồ. Nước thải sinh hoạt trong các
khu dân cư, các khu sản xuất tiểu thủ công nghiệp hầu như chưa qua xử lý đã
ảmh hưởng đến chất lượng môi trường không khí, đất, nước theo chiều hướng
ngày càng xấu [16].
(Nguồn: Đề án Quy hoạch XD.NTM huyện Bình Liêu giai đoạn 2011-2015)
3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Bình Liêu là một huyện miền núi biên giới, có cửa khẩu quốc gia Hoành
Mô, điểm thông quan Đồng Văn, nền kinh tế huyện Bình Liêu có những đặc
điểm khác biệt so với các huyện thị khác trong tỉnh. Nền kinh tế của huyện đã
có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống kinh tế - văn hoá của đồng bào các
dân tộc được cải thiện và nâng lên. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ( GDP ) bình
quân 5 năm tính theo giá thực tế ước đạt 11,15% /năm, trong đó: Nông - lâm
32
nghiệp, thuỷ sản tăng 5,2%/năm, công nghiệp và xây dựng tăng 14,8%/năm,
thương mại và dịch vụ tăng 12.1%/năm [17].
Hình 3.1 Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện bình Liêu
giai đoạn 2005 – 2010
Trong thời kỳ 2005 - 2010, cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch đúng
hướng, tăng dần tỷ trọng ngành thương mại, dịch vụ, công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp và giảm dần tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp.
Bảng 3.2 So sánh một số chỉ tiêu Huyện Bình Liêu với
tỉnh Quảng Ninh năm 2010
STT Hạng mục ĐVT Quảng Ninh
Huyện
Bình Liêu
1 Tăng trưởng KT (2005-2010) % 12,7 11,15
2 Cơ cấu kinh tế năm 2010 % 100,0 100,0
2.1 Nông lâm thủy sản % 5,6 48,02
2.2 Công nghiệp-Xây dựng % 54,6 4,83
2.3 Thương mại- Dịch vụ % 39,8 47,15
3 GDP bình quân đầu người USD 1.330 600
(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh)
33
Theo chỉ số so sánh tại bảng 3.3 ta nhận thấy người dân Huyện Bình
Liêu vẫn dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp(chiếm 48,02%) cao hơn rất
nhiều so với tỷ lệ chung của toàn tỉnh trong khi chỉ tiêu về công nghiệp và xây
dựng đạt rất thấp( chưa bằng 10% tỷ lệ chung của toàn tỉnh)trong khi thương
mại và du lịch chủ yếu là nhỏ lẻ, chính vì vậy bình quân thu nhập của Bình
Liêu là rất thấpchỉ bằng 45,11% so với mức bình quân chung của toàn tỉnh;
đây cũng chính là nguyên nhân của tỷ lệ nghèo chung của huyện còn cao[17 ].
3.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
 Khu vực kinh tế nông nghiệp:
Sản xuất nông nghiệp chiếm vị trí quan trọng của huyện, góp phần an
ninh lương thực cho toàn huyện, đảm bảo đời sống cho đồng bào các dân tộc
trên địa bàn huyện.
Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2010, tăng 20,4% so với năm 2004, tốc
độ tăng trung bình 4,08%/năm, cao hơn 0,44% so với tốc độ tăng trưởng bình
quân của nhiệm kỳ trước, trong đó giá trị sản xuất ngành trồng trọt tăng bình
quân 2,8%/ năm; năm 2011 giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 81,86 tỷ
đồng ( theo giá so sánh). Sản lượng lương thực cây có hạt năm 2010 đạt
9.874,7 tấn, vượt 174,7 tấn so với chỉ tiêu đề ra, tăng 451,5 tấn so với năm
2004; năm 2011 đạt 9.925,10 tấn. Các loại giống mới được chọn lọc đảm bảo
năng suất, chất lượng, phù hợp với điều kiện, tập quán canh tác của nhân dân
địa phương.
Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt 14,72 tỷ đồng, tăng bình quân
6,8%/năm, vượt 0,9% so với Nghị quyết đề ra ( Nghị quyết là 5,9%).
Thuỷ sản: Với diện tích 14,72 ha nuôi trồng thuỷ sản, người dân đầu tư
chăn nuôi cá nước chảy, sản lượng đánh bắt cá hàng năm đạt trên 12 tấn.
Sản xuất lâm nghiệp phát triển khá, tổng diện tích trồng rừng tập trung
trong 5 năm đạt 5.713 ha, tăng 1.463 ha so với Nghị quyết đề ra, bình quân
34
hàng năm trồng được 1.100 ha, nâng độ che phủ của rừng hiện nay đạt 49,4%,
giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp đạt 33 tỷ đồng đạt chỉ tiêu Nghị quyết. Các
giống cây trồng chủ yếu là thông trên 3.500 ha, keo gần 1.900 ha, hồi 190 ha
còn lại là một số cây trồng khác. Công tác giao đất, giao rừng đã cơ bản hoàn
thành, với trên 90% số hộ được nhận đất rừng.
 Khu vực kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, cấp điện, cấp nước:
Sản xuất tiểu thủ công nghiệp có sự phát triển nhanh, giá trị sản xuất
năm 2010 đạt 8,8 tỷ đồng (theo giá cố định năm 1994), tăng 76% so với chỉ
tiêu Nghị quyết, tăng 2,5 lần so với năm 2005 và đạt tốc độ tăng trưởng bình
quân 50%/năm. Giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp năm 2011 ước đạt
17 tỷ đồng( theo giá so sánh). Các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp truyền
thống như may mặc, đồ mộc dân dụng, vật liệu xây dựng...cơ bản đáp ứng
nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trên địa bàn, mặt hàng miến dong Bình Liêu
tiếp tục giữ vững thương hiệu và mở rộng thị trường tiêu thụ.
Về cung cấp điện, nước: Bằng nhiều nguồn vốn, trong 5 năm huyện đã
đầu tư 9,5 tỷ đồng đầu tư cho ngành điện, đến nay đã có 73% số khu phố,
thôn bản với 84% số hộ gia đình được cung cấp điện lưới, đạt chỉ tiêu Nghị
quyết đề ra. Ngoài ra còn đầu tư 13,5 tỷ đồng xây dựng nhà máy nước thị
trấn, 2,5 tỷ đồng đầu tư xây dựng hệ thống bể tập trung, giếng đào, nâng số hộ
dân được sử dụng nước hợp vệ sinh trên địa bàn huyện lên 62%, mặc dù chưa
đạt chỉ tiêu nghị quyết đại hội, nhưng đã tăng được tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp
vệ sinh lên 18% so với năm 2005.
 Khu vực kinh tế thương mại - dịch vụ:
Tổng thu ngân sách trên địa bàn huyện 5 năm đạt 305,3 tỷ đồng, trong đó
tổng thu xuất nhập khẩu qua biên giới là 266,4 tỷ đồng, đạt 81,45% chỉ tiêu
Nghị quyết đề ra.Thu nội địa 38,9 tỷ đồng, vượt 56% chỉ tiêu nghị quyết.
Công tác chỉ đạo thu chi được thường xuyên quan tâm, số thu nội địa hàng
35
năm đều vượt trên 10% dự toán cấp trên giao. Tổng chi ngân sách 5 năm đạt 407,7
tỷ đồng, bằng 228,6% so với 5 năm trước. Chi ngân sách trong những năm qua
nhìn chung đảm bảo tiết kiệm, đúng mục đích, đáp ứng kịp thời các khoản chi
phục vụ nhiệm vụ chính trị và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Hoạt động Ngân hàng đã góp phần thiết thực hỗ trợ phát triển sản xuất,
đời sống nhân dân trên địa bàn huyện. Tốc độ phát triển thương mại, dịch vụ
khá, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ trên địa bàn 5 năm đạt 610 tỷ
đồng, đạt tốc độ tăng bình quân 14,5%/năm.
- Về thương mại: Ngành thương mại dịch vụ được đa dạng hóa với nhiều
thành phần kimh tế tham gia và loại hình trong lưu thông hàng hóa và về
chủng loại, chất lượng mặt hàng. Khu vực thương mại dịch vụ tư nhân từng
bước phát triển mạnh, chất lượng dần được nâng cao. Mô hình thương mại -
dịch vụ gắn với các điểm dân cư. Toàn huyện hiện có 6 chợ, trong đó chợ loại
II có 2 chợ, loại III có 3 chợ, chợ 135 có 1 chợ. Các chợ xã và chợ trung tâm
cơ bản hoạt động có hiệu quả, thu hút được nhiều hộ vào kinh doanh, góp
phần tích cực vào việc thúc đẩy giao lưu kinh tế hàng hóa trên địa bàn. Giá trị
sản xuất ngành thương mại dịch vụ năm 2011 ước đạt 88,2 tỷ đồng, tăng
10,25% so với năm 2010[ 17].
3.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
 Hiện trạng dân số:
Theo số liệu của Cục thống kê tỉnh Quảng Ninh, tính đến ngày
31/121/2010 dân số của huyện Bình Liêu có 27.629 người, trong đó nam
14.276 người, nữ 13.353 người. Dân số khu vực thành thị có 3.226 người
chiếm 11,68% dân số toàn huyện, dân số khu vực nông thôn có 24.403 người
chiếm 88,32% dân số của toàn huyện. Trên địa bàn huyện có 9 dân tộc anh
em đang sinh sống với cơ cấu như sau:
36
Hình 3.2 Biểu đồ cơ cấu dân tộc trên địa bàn huyện Bình Liêu
Mật độ dân số của huyện Bình Liêu phân bố không đều, mật độ dân số
trung bình toàn huyện là 58,15 người/ km2
, ( trung bình của tỉnh là 190 người/
km2
). Cao nhất là thị trấn Bình Liêu 2.098,48 người/ km2,
, thấp nhất là xã Vô
Ngại 29,55 người/ km2
Tỷ lệ phát triển dân số trung bình qua các năm từ 2005 đến năm 2009 là
1,40% (trung bình của tỉnh là 1,11%). Tuy nhiên tỷ lệ phát triển dân số có sự
chênh lệch giữa 2 khu vực nông thôn và thành thị.
 Lao động và việc làm:
Tổng số lao động trong độ tuổi hiện có 14.925 người, chiếm 54,02%
tổng dân số.
Trong đó: Nam 7.960 người chiếm 53,33% lao động
Nữ 6.965 người chiếm 46,67% lao động
Số lao động đang làm việc trong Ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản
11.151 người, lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng có 2.415 người,
ngành dịch vụ 1.296 người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo kỹ thuật và chuyên
37
môn nghiệp vụ không cao so với số lao động đang làm việc trong các ngành
kinh tế.
Trong 5 năm đã giải quyết việc làm ổn định cho 1.391 người đạt 100% kế
hoạch giai đoạn 2006-2010 (trong đó, ngành thương mại - dịch vụ là 501 người,
nông - lâm nghiệp là 595 người, công nghiệp và xây dựng là 295 người).
Thực tế cho thấy nguồn lao động nói chung của huyện tuơng đối dồi dào
nhưng lại hạn chế về trình độ, nên hiệu quả và việc ứng dụng khoa học kỹ
thuật vào sản xuất chưa cao. Trong quá trình phát triển cần tiếp tục quan tâm
công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm.
 Thu nhập:
Đời sống của nhân dân trong huyện được nâng lên rõ rệt, thu nhập bình
quân đầu người năm sau cao hơn năm trước, bình quân thu nhập đầu người
trong 5 năm qua 2005-2010 theo giá thực tế đạt 600 USD/người/năm.
Công tác xóa đói giảm nghèo được các cấp, các ngành quan tâm, đến nay
không còn hộ đói, số hộ nghèo giảm mạnh từ tỷ lệ 49,46% năm 2005 giảm
xuống còn 20,98% năm 2009, bình quân mỗi năm giảm được trên 7%, ước
năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 15%, đạt chỉ tiêu nghị quyết đề ra[17].
3.1.2.4. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn
 Thực trạng phát triển các khu đô thị:
Thị trấn Bình Liêu, đô thị loại V là trung tâm kinh tế, văn hóa và chính
trị của huyện, là nơi tập trung các khối cơ quan nhà nước, nơi tập trung đông
dân cư. Bởi vậy, các khu dân cư đã mang dáng vóc của các khu đô thị. Tuy
nhiên là một thị trấn còn non trẻ xa trung tâm tỉnh, giao thông còn nhiều hạn
chế nhất định là yếu tố hạn chế đến sự phát triển của thị trấn nói riêmg và của
huyện Bình Liêu nói chung.
Tổng số nhân khẩu của thị trấn năm 2010 là 3.226 người, bình quân 3,73
người/hộ, mật độ dân số 2.098,48 người/km2
.
38
Tổng diện tích đất tự nhiên của thị trấn Bình Liêu có 153,73 ha chiếm
0,32 % diện tích đất tự nhiên của huyện. Đây là tỷ lệ rất thấp so với tỉnh và
các huyện khác trong tỉnh.
Diện tích đất ở tại đô thị hiện nay có 27,33 ha chiếm 0,06% diện tích đất
tự nhiên của huyện. Các khu đất ở được liên hệ với nhau bằng hệ thống giao
thông đã được rải nhựa. Các công trình công cộng phục vụ nhu cầu xã hội
được xây dựng bao gồm hệ thống trường học, trạm y tế, các khu văn hóa, sân
thể thao. Do còn hạn chế về nguồn vốn và quỹ đất cho nên một số các công
trình còn thiếu hoặc chưa có nên chưa đáp ứng được nhu cầu[16].
 Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn:
Toàn huyện Bình Liêu có 7 xã, với 652,51 ha đất khu dân cư nông thôn.
Dân số nông thôn là 24.403 người, chiếm 88,32% tổng dân số của huyện.
Do đặc điểm địa hình, cộng với trên địa bàn huyện có nhiều dân tộc đang
sinh sống, mỗi dân tộc có một phong tục tập quán và trình độ sản xuất khác
nhau, nên sự phân bố dân cư cũng khác nhau. Nhìn chung sự phân bố các khu
dân cư trên địa bàn huyện theo cấu trúc thôn bản, với tính chất tiện canh, tiện
cư, gần các tuyến giao thông như Quốc lộ 18C và các trục đường liên xã, gần
nguồn nước thuận tiện cho việc đi lại, sản xuất và sinh hoạt của người dân.
+ Kết cấu hạ tầng nông thôn những năm gần đây đã được Đảng và nhà
nước quan tâm, hệ thống điện, đường, trường trạm, thủy lợi đã được đầu tư,
nâng cấp, bộ mặt nông thôn đang từng bước được đổi mới. Tuy nhiên việc
xây dựng các công trình ở nông thôn cũng cần được quản lý chặt chẽ để tránh
phá vỡ cảnh quan môi trường, thôn bản truyền thống.
+ Nhìn chung cơ sở hạ tầng của các điểm dân cư nông thôn chưa hoàn
chỉnh so với sự phát triển chung của xã hội, hệ thống giao thông, điện thắp
sáng còn nhiều hạn chế, nhất là các xã ở vùng sâu, vùng xa giáp biên[16].
39
3.1.2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
 Giao thông:
- Quốc lộ 18C là trục đường huyết mạch từ Tiên Yên đến cửa khẩu
Hoành Mô (dài khoảng 50 km) đã được nâng cấp trải nhựa theo tiêu chuẩn
đường cấp 4 miền núi, cùng hệ thống cầu cống kiên cố, đảm bảo giao thông đi
lại, vận tải hàng hoá thông suốt. Hiện nay đang được cải tại nâng cấp lên loại
đường cấp 3 miền núi.
- Đường nội thị: Dài 7,5 km, với kết cấu mặt bê tông xi măng, nhựa đã
đưa vào sử dụng. Đây là tuyến đường chính để phát triển khu dân cư đô thị,
cơ sở hạ tầng, dịch vụ thương mại.
- Đường liên xã: Có tổng chiều dài 101 km, trong đó được bê tông hoá,
nhựa hoá 61 km, bao gồm:
+ Đường Bình Liêu - Húc Động 10 km, cấp V miền núi, bê tông hóa
+ Đường Hoành Mô - Đồng Văn 8 km, cấp V miền núi, bê tông hóa
+ Đường Lục Nà - Loòng Vài 10 km, cấp V miền núi, bê tông hóa
+ Đường phía Tây sông Bình Liêu 20 km, cấp V miền núi, bê tông hóa
+ Đường Nối cầu Nà Cắp 6 km, cấp V miền núi, bê tông hóa
+ Đường Đồng Văn - Khe Tiền 7 km, cấp V miền núi, bê tông hóa
Tuy cấp đường thấp nhưng giao thông đến trung tâm tất cả các xã trong
huyện đều được nhựa hóa nên đi lại cũng thuận lợi hơn.
- Đường trục thôn (xóm): Có tổng chiều dài 201 km, trong đó được cứng
hoá 2 km, số trục đường chưa được cứng hóa, chủ yếu là đường đất, đường
mòn và một số ít được nâng cấp với kết cấu mặt đường cấp phối,
Hệ thống đường giao thông liên thôn, nội thôn hầu hết là đường nhỏ hẹp,
chưa được cứng hóa, không có hệ thống cống, rãnh nên đi lại khó khăn, đặc
biệt là vào mùa mưa nên hạn chế nhiều đến sự phát triển kinh tế xã hội, sinh
hoạt của người dân trên địa bàn[16].
40
 Thủy lợi:
+ Công trình đập dâng.
Toàn huyện có 534 đập lớn nhỏ ( Đồng Văn 115, Hoành Mô 40, Đồng
Tâm 99, Lục Hồn 111, Tình Húc 49, Vô Ngại 107, Húc Động 12, thị trấn
Bình Liêu 1). Trong đó đã kiên cố hóa được 46 đập ( Đồng Văn 12, Hoành
Mô 6, Đồng Tâm 6, Lục Hồn 7, Tình Húc 4, Vô Ngại 7, Húc Động 3, thị trấn
Bình Liêu 1) còn lại 488 đập thời vụ và đập tạm.
+ Công trình kênh mương dẫn nước:
Toàn huyện có 927 tuyến kênh mương ( Đồng Văn 115, Hoành Mô 125,
Đồng Tâm 210, Lục Hồn 170, Tình Húc 90, Vô Ngại 106, Húc Động 110, thị
trấn Bình Liêu 1), với tổng chiều dài 643.541 m, trong đó
- Đã kiên cố hóa 79 tuyến, với chiều dài kiên cố hóa 84.868 m
- Kênh mương đất 849 tuyến, với chiều dài 558.673 m
Năng lực tưới: Hệ thống đập, kênh toàn huyện được bố trí trên toàn bộ
diện tích đất trồng cây hàng năm ( lúa và màu), với diện tích là 1.556,6 ha.
Diện tích được tưới chủ động: Các công trình thủy lợi sau khi được kiên
cố hóa và đầu tư nâng cấp đã chủ động tưới cho 849.96 ha lúa và màu.
Như vậy, hệ thống thủy lợi đã chủ động tưới phục vụ sản xuất nông
nghiệp đạt 54,6% diện tích đất trồng cây hàng năm.
Do điều kiện địa hình miền núi, độ dốc lớn nên hệ thống thủy lợi thường
xuyên bị bão lũ phá hủy, tốn rất nhiều công sức để khôi phục nhất là đối với
mương đập chưa được kiên cố hóa. Mặt khác, do hệ thống mương đâp còn ít
chưa đáp ứng được yêu cầu cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh
hoạt của nhân dân[16].
 Năng lượng:
Hiện nay trên địa bàn huyện Bình Liêu hiện được cấp điện từ đường dây
35kV lấy điện từ Thanh Cái 35KV trạm 110KV Tiên Yên E56.
Kết Quả Thực Hiện Chính Sách Hỗ Trợ Đất Ở, Đất Sản Xuất Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Nghèo Theo Quyết Định 134QĐ-TTG Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Ninh
Kết Quả Thực Hiện Chính Sách Hỗ Trợ Đất Ở, Đất Sản Xuất Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Nghèo Theo Quyết Định 134QĐ-TTG Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Ninh
Kết Quả Thực Hiện Chính Sách Hỗ Trợ Đất Ở, Đất Sản Xuất Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Nghèo Theo Quyết Định 134QĐ-TTG Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Ninh
Kết Quả Thực Hiện Chính Sách Hỗ Trợ Đất Ở, Đất Sản Xuất Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Nghèo Theo Quyết Định 134QĐ-TTG Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Ninh
Kết Quả Thực Hiện Chính Sách Hỗ Trợ Đất Ở, Đất Sản Xuất Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Nghèo Theo Quyết Định 134QĐ-TTG Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Ninh
Kết Quả Thực Hiện Chính Sách Hỗ Trợ Đất Ở, Đất Sản Xuất Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Nghèo Theo Quyết Định 134QĐ-TTG Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Ninh
Kết Quả Thực Hiện Chính Sách Hỗ Trợ Đất Ở, Đất Sản Xuất Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Nghèo Theo Quyết Định 134QĐ-TTG Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Ninh
Kết Quả Thực Hiện Chính Sách Hỗ Trợ Đất Ở, Đất Sản Xuất Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Nghèo Theo Quyết Định 134QĐ-TTG Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Ninh
Kết Quả Thực Hiện Chính Sách Hỗ Trợ Đất Ở, Đất Sản Xuất Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Nghèo Theo Quyết Định 134QĐ-TTG Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Ninh
Kết Quả Thực Hiện Chính Sách Hỗ Trợ Đất Ở, Đất Sản Xuất Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Nghèo Theo Quyết Định 134QĐ-TTG Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Ninh

More Related Content

What's hot

Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Th...
Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Th...Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Th...
Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Th...nataliej4
 
Cải tiến hệ thống cây trồng trên một số loại đất chính tại Thái Nguyên
Cải tiến hệ thống cây trồng trên một số loại đất chính tại Thái NguyênCải tiến hệ thống cây trồng trên một số loại đất chính tại Thái Nguyên
Cải tiến hệ thống cây trồng trên một số loại đất chính tại Thái NguyênDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại ban quả...
Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại ban quả...Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại ban quả...
Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại ban quả...https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (20)

Luận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây Bắc
Luận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây BắcLuận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây Bắc
Luận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây Bắc
 
Luận văn: đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Lệ Thủy
Luận văn: đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Lệ ThủyLuận văn: đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Lệ Thủy
Luận văn: đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Lệ Thủy
 
Luan van thac si kinh te (30)
Luan van thac si kinh te (30)Luan van thac si kinh te (30)
Luan van thac si kinh te (30)
 
Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Th...
Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Th...Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Th...
Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Th...
 
Đề tài: Ô nhiễm môi trường tại làng nghề tái chế kim loại Văn Môn
Đề tài: Ô nhiễm môi trường tại làng nghề tái chế kim loại Văn MônĐề tài: Ô nhiễm môi trường tại làng nghề tái chế kim loại Văn Môn
Đề tài: Ô nhiễm môi trường tại làng nghề tái chế kim loại Văn Môn
 
Luận văn:Quản lý nhà nước về công tác bảo vệ rừng, HOT
Luận văn:Quản lý nhà nước về công tác bảo vệ rừng, HOTLuận văn:Quản lý nhà nước về công tác bảo vệ rừng, HOT
Luận văn:Quản lý nhà nước về công tác bảo vệ rừng, HOT
 
Cải tiến hệ thống cây trồng trên một số loại đất chính tại Thái Nguyên
Cải tiến hệ thống cây trồng trên một số loại đất chính tại Thái NguyênCải tiến hệ thống cây trồng trên một số loại đất chính tại Thái Nguyên
Cải tiến hệ thống cây trồng trên một số loại đất chính tại Thái Nguyên
 
Luận án: Sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại thị xã Hương Trà
Luận án: Sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại thị xã Hương TràLuận án: Sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại thị xã Hương Trà
Luận án: Sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại thị xã Hương Trà
 
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
Luận văn: Kinh tế cây ăn quả và vai trò trong phát triển kinh tế đối với ngườ...
 
Đề tài: Quản lý về an toàn vệ sinh thực phẩm tại TPHCM, HOT
Đề tài: Quản lý về an toàn vệ sinh thực phẩm tại TPHCM, HOTĐề tài: Quản lý về an toàn vệ sinh thực phẩm tại TPHCM, HOT
Đề tài: Quản lý về an toàn vệ sinh thực phẩm tại TPHCM, HOT
 
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên QuangLuận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hoá
Luận văn: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh HoáLuận văn: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hoá
Luận văn: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hoá
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng tỉnh Quảng Nam, HOT
Luận văn: Quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng tỉnh Quảng Nam, HOTLuận văn: Quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng tỉnh Quảng Nam, HOT
Luận văn: Quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng tỉnh Quảng Nam, HOT
 
ĐỀ TÀI: Đánh giá công tác giao đất, cho thuê đất tỉnh Tuyên Quang
ĐỀ TÀI: Đánh giá công tác giao đất, cho thuê đất tỉnh Tuyên QuangĐỀ TÀI: Đánh giá công tác giao đất, cho thuê đất tỉnh Tuyên Quang
ĐỀ TÀI: Đánh giá công tác giao đất, cho thuê đất tỉnh Tuyên Quang
 
Đề tài: Quản lý nhà nước về đất đai tại Quảng Ngãi, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý nhà nước về đất đai tại Quảng Ngãi, HAY, 9đĐề tài: Quản lý nhà nước về đất đai tại Quảng Ngãi, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý nhà nước về đất đai tại Quảng Ngãi, HAY, 9đ
 
Đề tài: Quản lý về thu Thuế sử dụng đất tỉnh Kiên Giang, HAY
Đề tài: Quản lý về thu Thuế sử dụng đất tỉnh Kiên Giang, HAYĐề tài: Quản lý về thu Thuế sử dụng đất tỉnh Kiên Giang, HAY
Đề tài: Quản lý về thu Thuế sử dụng đất tỉnh Kiên Giang, HAY
 
Đề tài: Quản lý nhà nước về nông nghiệp tại Quảng Nam, HOT
Đề tài: Quản lý nhà nước về nông nghiệp tại Quảng Nam, HOTĐề tài: Quản lý nhà nước về nông nghiệp tại Quảng Nam, HOT
Đề tài: Quản lý nhà nước về nông nghiệp tại Quảng Nam, HOT
 
Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại ban quả...
Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại ban quả...Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại ban quả...
Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại ban quả...
 
Luan van thac si kinh te (25)
Luan van thac si kinh te (25)Luan van thac si kinh te (25)
Luan van thac si kinh te (25)
 
Luận văn: Quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp
Luận văn: Quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệpLuận văn: Quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp
Luận văn: Quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp
 

Similar to Kết Quả Thực Hiện Chính Sách Hỗ Trợ Đất Ở, Đất Sản Xuất Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Nghèo Theo Quyết Định 134QĐ-TTG Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Ninh

Đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai cấp giấy chứng nhận quyền sửa d...
 Đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai cấp giấy chứng nhận quyền sửa d... Đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai cấp giấy chứng nhận quyền sửa d...
Đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai cấp giấy chứng nhận quyền sửa d...hieu anh
 
Đánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Đánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtĐánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Đánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Những nhân tố tác động đến lựa chọn đất đai của các doanh nghiệp qua nghiên c...
Những nhân tố tác động đến lựa chọn đất đai của các doanh nghiệp qua nghiên c...Những nhân tố tác động đến lựa chọn đất đai của các doanh nghiệp qua nghiên c...
Những nhân tố tác động đến lựa chọn đất đai của các doanh nghiệp qua nghiên c...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nô...
Luận văn: Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nô...Luận văn: Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nô...
Luận văn: Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nô...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Đánh giá hiệu quả nuôi tôm kết hợp tại xã Vĩnh Hưng, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá hiệu quả nuôi tôm kết hợp tại xã Vĩnh Hưng, 9 ĐIỂM!Đề tài: Đánh giá hiệu quả nuôi tôm kết hợp tại xã Vĩnh Hưng, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá hiệu quả nuôi tôm kết hợp tại xã Vĩnh Hưng, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận án: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế - xã hội đầu tư trực tiếp nước ngoài trê...
Luận án: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế - xã hội đầu tư trực tiếp nước ngoài trê...Luận án: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế - xã hội đầu tư trực tiếp nước ngoài trê...
Luận án: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế - xã hội đầu tư trực tiếp nước ngoài trê...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
luan van thac si kinh te (11).pdf
luan van thac si kinh te (11).pdfluan van thac si kinh te (11).pdf
luan van thac si kinh te (11).pdfNguyễn Công Huy
 
Đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai cấp giấy chứng nhận quyền sửa dụ...
Đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai cấp giấy chứng nhận quyền sửa dụ...Đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai cấp giấy chứng nhận quyền sửa dụ...
Đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai cấp giấy chứng nhận quyền sửa dụ...hieu anh
 
Đánh Giá Nguồn Than Bùn Và Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Phân Bón Chế Biến Từ Than...
Đánh Giá Nguồn Than Bùn Và Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Phân Bón Chế Biến Từ Than...Đánh Giá Nguồn Than Bùn Và Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Phân Bón Chế Biến Từ Than...
Đánh Giá Nguồn Than Bùn Và Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Phân Bón Chế Biến Từ Than...HanaTiti
 

Similar to Kết Quả Thực Hiện Chính Sách Hỗ Trợ Đất Ở, Đất Sản Xuất Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Nghèo Theo Quyết Định 134QĐ-TTG Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Ninh (20)

Đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai cấp giấy chứng nhận quyền sửa d...
 Đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai cấp giấy chứng nhận quyền sửa d... Đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai cấp giấy chứng nhận quyền sửa d...
Đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai cấp giấy chứng nhận quyền sửa d...
 
Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp ...
Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp ...Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp ...
Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp ...
 
Đánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Đánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtĐánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Đánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
 
Phát triển sản xuất bưởi Đoan Hùng và hồng Gia Thanh ở Phú Thọ
Phát triển sản xuất bưởi Đoan Hùng và hồng Gia Thanh ở Phú Thọ Phát triển sản xuất bưởi Đoan Hùng và hồng Gia Thanh ở Phú Thọ
Phát triển sản xuất bưởi Đoan Hùng và hồng Gia Thanh ở Phú Thọ
 
Giải quyết việc làm, sử dụng tối đa tiềm năng lao động xã hội
Giải quyết việc làm, sử dụng tối đa tiềm năng lao động xã hộiGiải quyết việc làm, sử dụng tối đa tiềm năng lao động xã hội
Giải quyết việc làm, sử dụng tối đa tiềm năng lao động xã hội
 
Luận văn: Quản lý ngân sách cấp huyện cho nông nghiệp nông thôn
Luận văn: Quản lý ngân sách cấp huyện cho nông nghiệp nông thônLuận văn: Quản lý ngân sách cấp huyện cho nông nghiệp nông thôn
Luận văn: Quản lý ngân sách cấp huyện cho nông nghiệp nông thôn
 
Đề tài lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, RẤT HAY
Đề tài lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, RẤT HAYĐề tài lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, RẤT HAY
Đề tài lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, RẤT HAY
 
Luận văn: Nghiên cứu tai biến xói lở - bồi tụ đới ven biển Hải Phòng
Luận văn: Nghiên cứu tai biến xói lở - bồi tụ đới ven biển Hải PhòngLuận văn: Nghiên cứu tai biến xói lở - bồi tụ đới ven biển Hải Phòng
Luận văn: Nghiên cứu tai biến xói lở - bồi tụ đới ven biển Hải Phòng
 
Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Bình
Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng BìnhPhát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Bình
Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Bình
 
Những nhân tố tác động đến lựa chọn đất đai của các doanh nghiệp qua nghiên c...
Những nhân tố tác động đến lựa chọn đất đai của các doanh nghiệp qua nghiên c...Những nhân tố tác động đến lựa chọn đất đai của các doanh nghiệp qua nghiên c...
Những nhân tố tác động đến lựa chọn đất đai của các doanh nghiệp qua nghiên c...
 
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAYLuận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững cây đảng sâm tỉnh Quảng Nam, HAY
 
Luận văn: Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nô...
Luận văn: Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nô...Luận văn: Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nô...
Luận văn: Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nô...
 
Đề tài: Đánh giá hiệu quả nuôi tôm kết hợp tại xã Vĩnh Hưng, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá hiệu quả nuôi tôm kết hợp tại xã Vĩnh Hưng, 9 ĐIỂM!Đề tài: Đánh giá hiệu quả nuôi tôm kết hợp tại xã Vĩnh Hưng, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá hiệu quả nuôi tôm kết hợp tại xã Vĩnh Hưng, 9 ĐIỂM!
 
Luận án: Giải pháp hợp lý trong công tác giao đất lâm nghiệp, 9đ
Luận án: Giải pháp hợp lý trong công tác giao đất lâm nghiệp, 9đLuận án: Giải pháp hợp lý trong công tác giao đất lâm nghiệp, 9đ
Luận án: Giải pháp hợp lý trong công tác giao đất lâm nghiệp, 9đ
 
Luận án: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế - xã hội đầu tư trực tiếp nước ngoài trê...
Luận án: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế - xã hội đầu tư trực tiếp nước ngoài trê...Luận án: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế - xã hội đầu tư trực tiếp nước ngoài trê...
Luận án: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế - xã hội đầu tư trực tiếp nước ngoài trê...
 
Hiệu quả kinh tế - xã hội đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Vĩnh Phúc
Hiệu quả kinh tế - xã hội đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Vĩnh PhúcHiệu quả kinh tế - xã hội đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Vĩnh Phúc
Hiệu quả kinh tế - xã hội đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Vĩnh Phúc
 
luan van thac si kinh te (11).pdf
luan van thac si kinh te (11).pdfluan van thac si kinh te (11).pdf
luan van thac si kinh te (11).pdf
 
Đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai cấp giấy chứng nhận quyền sửa dụ...
Đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai cấp giấy chứng nhận quyền sửa dụ...Đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai cấp giấy chứng nhận quyền sửa dụ...
Đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai cấp giấy chứng nhận quyền sửa dụ...
 
Chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Krông Búk, 9đ
Chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Krông Búk, 9đChính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Krông Búk, 9đ
Chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Krông Búk, 9đ
 
Đánh Giá Nguồn Than Bùn Và Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Phân Bón Chế Biến Từ Than...
Đánh Giá Nguồn Than Bùn Và Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Phân Bón Chế Biến Từ Than...Đánh Giá Nguồn Than Bùn Và Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Phân Bón Chế Biến Từ Than...
Đánh Giá Nguồn Than Bùn Và Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Phân Bón Chế Biến Từ Than...
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1mskellyworkmail
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptphanai
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpaminh0502
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Namlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...songtoan982017
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 

Recently uploaded (20)

TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 

Kết Quả Thực Hiện Chính Sách Hỗ Trợ Đất Ở, Đất Sản Xuất Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Nghèo Theo Quyết Định 134QĐ-TTG Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Ninh

  • 1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM BÙI VĂN TRIỀU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐẤT Ở, ĐẤT SẢN XUẤT CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ NGHÈO THEO QUYẾT ĐỊNH 134/QĐ-TTg TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH LIÊU TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2011 - 2013 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Thái Nguyên - 2014
  • 2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM BÙI VĂN TRIỀU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐẤT Ở, ĐẤT SẢN XUẤT CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ NGHÈO THEO QUYẾT ĐỊNH 134/QĐ-TTg TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH LIÊU TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2011 - 2013 Chuyên ngành: Quản lý đất đai Mã số: 60.85.01.03 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thế Hùng Thái Nguyên - 2014
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những số liệu được sử dụng trong luận văn tốt nghiệp Cao học với chuyên đề: Đánh giá kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo theo Quyết định 134/2004/QĐ-TTg trên địa bàn huyện Bình Liêu tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011 – 2013 là số liệu điều tra thực tế, chính xác và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đều đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Bùi Văn Triều
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp Cao học “Đánh giá kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo theo Quyết định 134/2004/QĐ-TTg trên địa bàn huyện Bình Liêu tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011 - 2013”chuyên ngành Quản lý đất đai, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân còn có đóng góp một phần không nhỏ sự giúp đỡ, động viên khích lệ của các thầy, cô trong Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên và tổ chức, cá nhân trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Quản lý Tài nguyên - Trường Đại học Nông lâm - Thái Nguyên đã truyền đạt cho tôi những kiến thức cơ bản, bổ ích trong học tập và nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS-TS Nguyễn Thế Hùng đã dành nhiều thời gian, tận tình giúp đỡ chỉ bảo tôi trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, các cán bộ công nhân viên chức huyện Bình Liêu đã cung cấp cho tôi số liệu chính xác, phục vụ trong nghiên cứu. Tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những người luôn động viên tinh thần cũng như tạo động lực cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Tác giả luận văn Bùi Văn Triều
  • 5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i LỜI CẢM ƠN................................................................................................ ii MỤC LỤC ....................................................................................................iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU.................................................................vii DANH MỤC CÁC BẢNG HÌNH ...............................................................viii MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1 1.Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1 2.Mục tiêu của đề tài:..................................................................................... 2 3. Ý nghĩa của đề tài:...................................................................................... 3 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................... 4 1.1. Cơ sở lý luận .......................................................................................... 4 1.1.1. Những vấn đề về đất đai................................................................. 4 1.1.2. Quản lý Nhà nước về đất đai .......................................................... 5 1.1.3. Quản lý nhà nước về công tác dân tộc ............................................ 6 1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................ 7 1.2.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về dân tộc ................................ 7 1.2.2. Những định hướng cơ bản trong chính sách dân tộc của nước ta giai đoạn hiện nay........................................................................................... 8 1.2.3. Những chính sách về đất đai liên quan đến quản lý sử dụng đất bền vững ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi:.............................. 10 1.2.4. Chủ trương, chính sách của Nhà nước và tỉnh Quảng Ninh về chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo. 14 1.2.5. Một số kết quả đạt được từ chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất theo Quyết định 134/QĐ-TTg ................................................................ 16
  • 6. iv Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................ 20 2.1. Đối tượng .............................................................................................. 20 2.2. Phạm vi nghiên cứu:.............................................................................. 20 2.3. Nội dung nghiên cứu: ............................................................................ 20 2.4. Phương pháp nghiên cứu:...................................................................... 20 2.4.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu: ............................ 20 2.4.2 Phương pháp nghiên cứu có sự tham gia của người dân: .............. 21 2.4.3 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu:........................................ 21 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................... 22 3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội - Hiện trạng sử dụng đất và tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Bình Liêu năm 2010............................................................................. 22 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................ 22 3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội........................................... 31 3.1.3. Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện Bình Liêu năm 2010 ..... 46 3.1.4.Tình trạng thiếu đất ở, đất sản suất của hộ đồng bào dân tộc thiểu số và nguyên nhân ...................................................................................... 54 3.2 Kết quả hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo theo Quyết định 134/QĐ-TTg trên địa bàn huyện Bình Liêu giai đoạn 2011 - 2013 ................................................................................................... 60 3.2.1. Tình hình tổ chức thực hiện.......................................................... 61 3.2.2. Quy trình về hỗ trợ đất ở, đất sản xuất.......................................... 62 3.2.3. Kết quả hỗ đất ở, đất sản xuất cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo theo Quyết định 134/QĐ-TTg...................................................... 64 3.3. Đánh giá hiệu quả chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất theo Quyết định 134/QĐ-TTg và những tồn tại hạn chế cần khắc phục.................................. 72
  • 7. v 3.3.1. Hiệu quả chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất theo Quyết định 134/QĐ-TTg .......................................................................................... 72 3.3.2. Những tồn tại hạn chế.................................................................. 77 3.4. Một số giải pháp cụ thể góp phần đẩy nhanh và hoàn thiện công tác hỗ trợ đất ở, đất sản xuất đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng đất cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo huyện Bình Liêu theo Quyết định 134/QĐ-TTg............................ 78 3.4.1. Quan điểm, mục tiêu của huyện Bình Liêu trong việc hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo giai đoạn 2014-2015...........78 3.4.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất...................... 79 3.4.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất theo Quyết định 134/QĐ-TTg .................................................. 82 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................ 86 1. Kết luận.................................................................................................... 86 2. Kiến nghị:................................................................................................. 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 89
  • 8. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DTTS : Dân tộc thiểu số MTTQ : Mặt trận tổ quốc UBDT : Ủy ban Dân tộc UBND : Ủy ban nhân dân XDNTM : Xây dựng nông thôn mới
  • 9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 3.1 Phân loại đất huyện Bình Liêu...................................................... 27 Bảng 3.2 So sánh một số chỉ tiêu Huyện Bình Liêu với tỉnh Quảng Ninh năm 2010 .............................................................................32 Bảng 3.3 Hiện trạng và cơ cấu sử dụng đất tại các xã thuộc huyện Bình Liêu năm 2010...................................................................................... 52 Bảng 3.4 Thực trạng tình hình thiếu đất ở huyện Bình Liêu năn 2010.......... 55 Bảng 3.5 Thực trạng tình hình thiếu đất sản xuất trên địa bàn huyện Bình Liêu năm 2010.............................................................................. 57 Bảng 3.6 Kết quả hỗ trợ đất ở trên địa bàn huyện Bình Liêu giai đoạn 2011-2013 .........................................................................67 Bảng 3.7 Kết quả hỗ trợ đất sản xuất cho các hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Bình Liêu ........................................................ 69
  • 10. viii DANH MỤC CÁC BẢNG HÌNH Hình 3.1 Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện bình Liêu giai đoạn 2005 – 2010.................................................................................. 32 Hình 3.2 Biểu đồ cơ cấu dân tộc trên địa bàn huyện Bình Liêu ................... 36 Hình 3.3 Cơ cấu các loại đất năm 2010 ........................................................ 46 Hình 3.4 Quy trình hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho các hộ nghèo.................... 63
  • 11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nước ta là nước nông nghiệp, khoảng 70% dân số là nông dân, 90% lao động người dân tộc thiểu số sống bằng nghề nông, vì thế đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng đối với cuộc sống của người lao động ở nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Khu vực đồng bào dân tộc thiểu số cư trú thường là vùng có vị trí chiến lược, quan trọng về chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng. Trước năm 1980, diện tích đất nông nghiệp, đất rừng rất lớn, mật độ dân số rất thấp, các gia đình đồng bào dân tộc thiểu số đều có đất ở, đất sản xuất (do tự khai hoang, phục hóa, hoặc do chính quyền cấp). Thời gian từ năm 1976 trở lại đây, do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan, việc quản lý, sử dụng đất của các hộ dân tộc thiểu số có những biến động, xuất hiện ngày càng nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất ở, đất sản xuất, nhất là đồng bào ở các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long. Tại Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương (khóa IX) đã ra Nghị quyết số 24-NQ/TW về công tác dân tộc; thể hiện rõ chủ trương, định hướng và những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống, phát triển kinh tế - xã hội cho khu vực miền núi, vùng dân tộc thiểu số, đặc biệt là giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số: “Giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất sản xuất, đất ở và vấn đề tranh chấp đất đai ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là ở Tây Nguyên, Tây Bắc và vùng đồng bào dân tộc Khơme Nam Bộ”[2]. Cụ thể hóa chủ trương trên, trong hệ thống các văn bản luật hiện hành, Luật bảo vệ và phát triển rừng, Luật đất đai 2003 và một số văn bản dưới luật
  • 12. 2 đã quy định về chính sách giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số. Cụ thể hóa chủ trương trên, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 134/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt; Tuy nhiên, sau 10 năm thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất (2002- 2012), cả nước vẫn còn trên 300.000 hộ dân tộc thiểu số nghèo, thiếu và không có đất ở, đất sản xuất. Tình trạng chuyển dịch đất nông nghiệp, đất ở của đồng bào trái pháp luật còn đang xảy ra khá phổ biến. Các hộ dân tộc thiểu số có đất vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận, quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai. Trong khi đó, một số địa phương vùng phía Bắc, vùng Tây Nguyên,và đồng bằng sông Cửu Long có nhiều doanh nghiệp, cá nhân ở nơi khác đến mua gom ruộng, đất của các hộ dân tộc thiểu số. Việc tích tụ ruộng, đất ở các vùng này diễn ra ngày càng tăng và khá phổ biến, đối tượng bị thua thiệt nhiều nhất vẫn là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số [22]. Do vậy, để giúp đồng bào ổn định đời sống và phát triển kinh tế bền vững, bảo đảm bình đẳng trong tiếp cận và sử dụng đất, tôn trọng giá trị truyền thống và đặc điểm của đồng bào dân tộc thiểu số, giảm bất ổn trong xã hội, nhằm giúp các hộ đồng bào dân tộc thiểu số miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa của tỉnh nâng cao nhận thức pháp luật, thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo và xây dựng Đề án Nông thôn mới. Được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường; dưới sự hướng dẫn của PGS - TS. Nguyễn Thế Hùng, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo theo Quyết định 134/QĐ-TTg trên địa bàn huyện Bình Liêu tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011 - 2013”. 2. Mục tiêu của đề tài:  Mục tiêu chung Đánh giá kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở đất sản xuất hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo theo quyết định 134/QĐ-TTg trên địa bàn huyện
  • 13. 3 Bình Liêu tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011 – 2013 để tìm ra những thuận lợi, khó khăn, tồn tại trong quá trình thực hiện và đề xuất các giải pháp tháo gỡ.  Mục tiêu cụ thể - Đánh giá được kết quả thực hiện giao đất ở, đất sản xuất cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo theo quyết định 134/QĐ-TTg. - Đánh giá được hiệu quả sử dụng đất ở, đất sản xuất sau khi giao đất cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo theo quyết định 134/QĐ-TTg - Đề xuất được một số giải pháp cụ thể góp phần đẩy nhanh và hoàn thiện công tác giao đất ở, đất sản xuất đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng đất cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo theo Quyết định 134/QĐ-TTg. 3. Ý nghĩa của đề tài: - Ý nghĩa khoa học: đề tài này giúp củng cố và hoàn thiện kiến thức về Luật đất đai; nắm vững chính sách pháp luật đất đai; chính sách giao đất, giao rừng nói chung và chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo theo Quyết định 134/QĐ-TTg nói riêng. - Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài nhiên cứu đánh giá kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo theo Quyết định 134/QĐ-TTg trên địa bàn huyện Bình Liêu tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011 - 2013 nhằm đánh giá một cách khách quan về những kết quả đã đạt được; những tồn tại hạn chế và một số giải pháp khắc phục cho công tác chỉ đạo triển khai chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi. Đây sẽ là những dữ liệu quan trọng để các cấp, các ngành trên địa bàn huyện Bình Liêu khai thác và vận dụng trong quá trình triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất theo Quyết định 755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
  • 14. 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Những vấn đề về đất đai 1.1.1.1. Khái niệm về đất đai - Theo VV.Docutraiep (1846 - 1903): Đất trên bề mặt lục địa là một vật thể thiên nhiên được hình thành do sự tác động tổng hợp cực kỳ phức tạp của 5 yếu tố: Sinh vật, đá mẹ, địa hình, khí hậu và tuổi thọ địa phương. - Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm tất cả các yếu tố cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó như: khí hậu bề mặt, thổ nhưỡng, địa hình, mặt nước, các lớp trầm tích sát bề mặt, cùng với khoáng sản và nước ngầm trong lòng đất, tập đoàn động thực vật, trạng thái định cư của con người và các kết quả của con người trong qúa khứ và hiện tại để lại. 1.1.1.2. Phân loại đất đai Theo luật đất đai năm 2003, đất đai nước ta được chia là 3 nhóm: - Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất: Đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác. - Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm: Đất ở (gồm đất ở tại nông thôn và đất ở tại đô thị), đất chuyên dùng (gồm đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng), đất tôn giáo tín ngưỡng, đất nghĩa trang nghĩa địa, đất sông ngòi, kênh rạch, suối và mặt nước, đất phi nông nghiệp khác. - Nhóm đất chưa sử dụng bao gồm: Đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng, núi đá không có rừng cây.
  • 15. 5 1.1.2. Quản lý Nhà nước về đất đai 1.1.2.1. Khái niệm Quản lý Nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để bảo vệ quyền sở hữu Nhà nước về đất đai, cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất thông qua 13 nội dung quy định tại điều 6 Luật đất đai 2003. Nhà nước đã nghiên cứu toàn bộ quỹ đất của từng vùng từng địa phương dựa trên cơ sở các đơn vị hành chính để nắm chắc hơn về cả số lượng và chất lượng. Đưa ra các phương án về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để phân bổ hợp lý nguồn tài nguyên đất đai. Đảm bảo đất được giao đúng đối tượng, sử dụng đúng mục đích, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch, sử dụng có hiệu quả ở hiện tại và bền vững trong tương lai, tránh hiện tượng phân tán đất và đất bị bỏ hoang hóa. 1.1.2.2. Vai trò quản lý của Nhà nước về đất đai Quản lý Nhà nước về đất đai có vai trò rất quan trọng cho sự phát triển kinh tế, xã hội, và đời sống nhân dân. Cụ thể là: - Thông qua hoạch định chiến lược, quy hoạch, lập kế hoạch phân bổ đất đai có cơ sở khoa học nhằm phục vụ cho mục đích kinh tế, xã hội của đất nước; bảo đảm sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, đạt hiệu quả cao. Giúp cho Nhà nước quản lý chặt chẽ đất đai, giúp cho người sử dụng đất có các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ và sử dụng đất đai có hiệu quả. - Thông qua công tác đánh giá phân hạng đất, Nhà nước quản lý toàn bộ đất đai về số lượng và chất lượng để làm căn cứ cho các biện pháp kinh tế - xã hội có hệ thống, có căn cứ khoa học nhằm sử dụng đất có hiệu quả. - Thông qua việc ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật đất đai (văn bản luật và dưới luật) tạo cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi chính đáng của hộ gia đình, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp, cá nhân trong những quan hệ về đất đai.
  • 16. 6 - Thông qua việc ban hành và thực hiện hệ thống chính sách về đất đai như chính sách giá, chính sách thuế, chính sách đầu tư ... Nhà nước kích thích các tổ chức, các chủ thể kinh tế, các cá nhân sử dụng đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm đất đai nhằm nâng cao khả năng sinh lợi của đất, góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội của cả nước và bảo vệ môi trường sinh thái. - Thông qua việc kiểm tra, giám sát quản lý và sử dụng đất, Nhà nước nắm chắc tình hình sử dụng đất đai, phát hiện những vi phạm và biện quyết những vi phạm pháp luật về đất đai. 1.1.3. Quản lý nhà nước về công tác dân tộc 1.1.3.1. Khái niệm dân tộc “Dân tộc” được hiểu là “tộc người”. Với nghĩa này, dân tộc là khái niệm dùng để chỉ cộng đồng người có các đặc trưng cơ bản về ngôn ngữ, văn hoá và ý thức tự giác về cộng đồng có tính bền vững qua sự phát triển lâu dài của lịch sử. Ví dụ: dân tộc Thái, dân tộc Tày, dân tộc Si La, dân tộc Ba Na, dân tộc Chăm... Hiểu theo nghĩa này, kết cấu dân cư của một quốc gia có thể bao gồm nhiều dân tộc (tộc người) khác nhau, trong đó có những dân tộc chiếm đa số trong thành phần dân cư và có những dân tộc thiểu số. Trong quá trình phát triển của mình, trong bản thân mỗi dân tộc có thể có sự phân chia thành các nhóm người có những đặc điểm khác nhau về nơi cư trú, văn hoá,lối sống, phong tục tập quán, nhưng đều được coi là cùng một dân tộc, bởi có chung 3 điểm đặc trưng của một dân tộc như nói trên đây. 1.1.3.2. Khái quát về đặc điểm và tình hình dân tộc ở nước ta - Các dân tộc có quy mô dân số khác nhau, sống xen kẽ nhau: Nước ta là cộng đồng chính trị - xã hội thống nhất của 54 dân tộc anh em. Căn cứ vào dân số của từng dân tộc thì dân tộc đa số ở nước ta là dân tộc Kinh, còn lại là dân tộc thiểu số. Theo số liệu tổng điều tra dân số năm 2009 thì dân tộc Kinh gồm 65,7 triệu người, chiếm 86,2% dân số, còn dân số của 53 dân tộc còn lại
  • 17. 7 là 10,5 triệu người, chiếm tỷ lệ 13,8% dân số của cả nước. Mỗi dân tộc thiểu số ở nước ta ngoài tên gọi chính thức còn có những tên gọi khác; Các dân tộc thiểu số ở nước ta có quy mô dân số không đồng đều và cư trú xen kẽ nhau, không có dân tộc nào ở vùng lãnh thổ riêng. - Các dân tộc ở nước ta có truyền thống đoàn kết gắn bó lâu đời, trên cơ sở địa vị pháp lý bình đẳng giữa các dân tộc, tạo nên một cộng đồng dân tộc Việt Nam thống nhất. - Phần lớn các dân tộc thiểu số ở nước ta cư trú trên địa bàn rộng lớn, ở khu vực miền núi, biên giới có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng và môi trường sinh thái; do vậy nên chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta được xây dựng không chỉ vì lợi ích của các dân tộc thiểu số mà còn vì lợi ích chung của quốc gia và luôn tính tới các yếu tố về chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường. - Trình độ phát triển kinh tế- xã hội của các dân tộc thiểu số không đồng đều, nên việc khắc phục tình trạng phát triển không đồng đều về kinh tế - xã hội giữa các dân tộc là một trong những mục tiêu trọng tâm nhất của chính sách dân tộc ở nước ta. - Mỗi dân tộc có bản sắc văn hoá riêng, tạo nên sự phong phú của nền văn hoá Việt Nam. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về dân tộc Quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về dân tộc, xuyên suốt mọi thời kỳ cách mạng là: “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ nhau cùng phát triển”. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X cũng đã khẳng định“Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng tiến bộ; cùng nhau thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa".
  • 18. 8 1.2.2. Những định hướng cơ bản trong chính sách dân tộc của nước ta giai đoạn hiện nay Phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi toàn diện cả về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng: Tập trung phát triển thế mạnh kinh tế, quan tâm giải quyết đúng mức các vấn đề xã hội, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc; coi phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi là sự nghiệp chung của cả nước. Thể chế chủ trương trên của Đảng, trong nhiều năm qua, các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước ta thường xuyên ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung những quy định pháp luật nhằm thực hiện sự đoàn kết, bình đẳng, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc, đặc biệt là những chính sách ưu tiên và đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục ở các vùng dân tộc thiểu số và miền núi phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hệ thống các văn bản pháp luật trực tiếp quy định về việc thực hiện chính sách dân tộc hiện hành bao gồm: 1.2.2.1. Nhóm quy định pháp luật về đầu tư phát triển kinh tế - xã hội đối với khu vực đồng bào dân tộc thiểu số - Nhà nước đầu tư vốn ngân sách để xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số; có chính sách khuyến khích tín dụng và đơn giản hoá thủ tục vay vốn để đồng bào dân tộc thiểu số vay vốn thuận tiện, sử dụng vốn hiệu quả và trả được nợ. - Khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực đồng bào dân tộc thiểu số bằng cơ chế, chính sách ưu đãi cụ thể về đất đai, thuế, hỗ trợ đào tạo… và thủ tục đầu tư thuận lợi. - Trợ cước, trợ giá đối với việc cung ứng hàng hoá thiết yếu cho khu vực đồng bào dân tộc thiểu số.
  • 19. 9 1.2.2.2. Nhóm quy định pháp luật về đất đai, nhà ở, tài nguyên, môi trường sinh thái ở khu vực đồng bào dân tộc thiểu số - Thực hiện các giải pháp đối với hộ dân tộc thiểu số không có đất hoặc thiếu đất sản xuất theo hướng: khai hoang mở rộng diện tích ở những vùng có điều kiện, thu hồi, điều chỉnh lại đất đai của các nông, lâm trường để giao cho hộ dân tộc thiểu số nghèo không có đất sản xuất; giao khoán đất sản xuất của các nông, lâm trường cho hộ dân tộc thiểu số. - Hoàn thành việc quy hoạch sử dụng đất đai ở cấp huyện, xã; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp và đất ở để đồng bào yên tâm sản xuất. - Tổ chức tốt việc giải quyết đất đai, hướng dẫn sản xuất, cho vay vốn, tiêu thụ nông sản nhằm giúp đồng bào ổn định cuộc sống, không du canh, du cư, phá rừng làm nương rẫy. - Hỗ trợ thích hợp cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo có khó khăn về nhà ở, như cho phép khai thác gỗ để làm nhà, nhằm bảo đảm cho đồng bào có cuộc sống ổn định và từng bước nâng cao đời sống, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc. 1.2.2.3. Nhóm quy định pháp luật về giáo dục đối với đồng bào dân tộc thiểu số - Miễn đóng góp xây dựng trường, học phí, hỗ trợ sách giáo khoa và giấy vở học tập đối với học sinh dân tộc thiểu số; đầu tư cho học sinh dân tộc thiểu số tại trường dân tộc nội trú, cải thiện mức học bổng cấp cho học sinh là người dân tộc thiểu số. - Thực hiện việc dạy, học tiếng dân tộc thiểu số ở các cấp học phù hợp với đặc thù của vùng. Tiến hành dạy chữ, tiếng dân tộc thiểu số cho giáo viên, cán bộ y tế, công chức Nhà nước, cán bộ đoàn thể làm việc ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
  • 20. 10 - Thực hiện chính sách cử tuyển con em đồng bào dân tộc thiểu số đi đào tạo nghề, học trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học, ưu tiên các đối tượng tự nguyện đi học để trở về quê hương công tác. 1.2.2.4. Nhóm quy định pháp luật về y tế - văn hoá - xã hội đối với khu vực đồng bào dân tộc thiểu số - Ưu đãi trong việc khám, chữa bệnh tại các trạm y tế, trung tâm y tế, bệnh viện đối với đồng bào dân tộc thiểu số; thực hiện khám chữa bệnh miễn phí đối với các hộ nghèo và nhân dân ở các xã khu vực III. Có chế độ phụ cấp phù hợp và thực hiện chính sách nhà ở cho bác sỹ công tác tại các xã đặc biệt khó khăn. - Nâng cao mức hưởng thụ văn hoá đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, xây dựng Đề án và tăng thời lượng phát sóng truyền thanh, truyền hình bằng tiếng các dân tộc thiểu số. Tăng cường hỗ trợ các đoàn nghệ thuật, các đội thông tin lưu động, chiếu bóng lưu động đến phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là vùng sâu, vùng xa, biên giới. 1.2.3. Những chính sách về đất đai liên quan đến quản lý sử dụng đất bền vững ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: 1.2.3.1 Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng lãnh thổ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội là nền tảng, là định hướng cho các kế hoạch, Đề án cụ thể trong một giai đoạn nhất định nhằm phát triển nhanh kinh tế - xã hội, sử dụng có hiệu quả tài nguyên và bền vững; chính vì vậy Thủ tướng Chính phủ đã chú trọng chỉ đạo xây dựng và phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đối với vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Một số qui hoạch lớn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cho các tỉnh phía Bắc cụ thể là:
  • 21. 11 - Quyết định số 960/TTg ngày 24-12-1996 của Thủ tướng Chính phủ về định hướng dài hạn và kế hoạch 5 năm 1996- 2000 phát triển kinh tế- xã hội các tỉnh miền núi phía bắc. - Quyết định số 02/1998/QĐ-TTg ngày 6-1-1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội vùng Đông Bắc giai đoạn từ nay đến năm 2010 gồm 13 tỉnh: Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Ninh. - Quyết định số 712/TTg ngày 30 tháng 8 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội vùng Tây Bắc thời kỳ 1996- 2010. - Quyết định số 14/1998/QĐ- TTg ngày 24 tháng 1 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội vùng duyên hải Nam Trung Bộ giai đoạn từ nay đến 2010. Hiện nay Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo cập nhật, bổ sung và điều chỉnh để các qui hoạch có giá trị cao trong điều hành, quản lý phát triển kinh tế - xã hội các vùng và các địa phương. 1.2.3.2 Hệ thống các chính sách theo hướng phát triển bền vững ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi  Các chính sách liên quan đến đất đai và rừng: Đất đai và rừng là một trong những nội dung quan trọng nhất liên quan đến các hoạt động kinh tế - xã hội ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi, là tư liệu sản xuất quan trọng. Do vậy để có cơ sở cho phát triển kinh tế - xã hội theo hướng mới từ tập trung bao cấp sang phát triển kinh tế thị trường có định hướng, Đảng và Chính phủ đã ban hành một số chính sách liên quan đến đất đai và rừng như sau:
  • 22. 12 - Nghị định số 64/CP ngày 27/3/1993 của Chính phủ ban hành bản “quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp”. - Nghị định số 02- CP ngày 15 tháng 1 năm 1994 quy định về việc giao đất lầm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. - Nghị định số 01/NĐ- CP ngày 4 tháng 1 năm 1995 của Chính phủ quy định về việc giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản trong các doanh nghiệp Nhà nước cho các hộ thành viên. Các Nghị định trên đã khẳng định quyền làm chủ của người lao động đối với đất, rừng. Do vậy đất, rừng được quản lý và sử dụng có hiệu quả hơn, năng suất cây trồng tăng lên rõ rệt và diện tích rừng được được tăng lên hàng năm.  Chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp: Như giao đất, khoán hộ, trợ giá giống cây trồng, vật nuôi; chính sách chuyển giao áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi; chính sách khuyến nông...góp phần đưa sản xuất nông nghiệp vùng dân tộc thiểu số và miền núi từ chỗ mang nặng tính tự nhiên, tự cung, tự cấp đã dần chuyển sang sản xuất hàng hóa gắn với thị trường trong nước và quốc tế, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và những kỹ thuật tham canh, chuyên canh, được áp dụng ngày càng rộng rãi.  Chính sách trong sản xuất lâm nghiệp: Đề án trồng mới 5 triệu hecta rừng (1998-2005): Là sự tiếp nối của Đề án 327, được thực hiện theo quyết định 661/1998/QĐ/TT ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ với mục tiêu cụ thể là: Trồng mới 5 hecta rừng, bảo vệ hiệu quả nguồn rừng hiện có; sử dụng có hiệu quả diện tích đất trống, đồi núi trọc, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động; giao rừng, giao đất kết hợp trồng bổ sung và trống mới, trồng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất.
  • 23. 13  Đề án định canh định cư: với mục tiêu là ổn định đời sống, ổn định sản xuất cho đồng bào các dân tộc du canh du cư và góp phần bảo vệ rừng, môi trường sinh thái. Hoạt động của Đề án là xây dựng các cơ sở sản xuất như khai hoang, thâm canh, thủy lợi nhỏ, trồng cây công nghiệp, trồng rừng, xây dựng cơ sở hạ tầng như đường giao thông, trạm y tế, nhà trẻ, di chuyển và ổn định bản làng.  Chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở theo Quyết định 134/2004/ QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo,đời sống khó khăn nhằm hỗ trợ hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo có điều kiện phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, sớm thoát nghèo. Quỹ đất để giao bao gồm: - Đất công nhà nước thu hồi theo quy hoạch; Đất điều chỉnh giao khoán trong các nông trường, lâm trường. - Đất thu hồi từ các nông trường, lâm trường hiện đang quản lý nhưng sử dụng kém hiệu quả; đất cho thuê; đất cho mượn. - Khai hoang đất trống đồi núi trọc, đất chưa sử dụng. - Đất thu hồi từ các doanh nghiệp sản xuất không hiệu quả, sử dụng sai mục đích hoặc giải thể; đất thu hồi từ các cá nhân chiếm dụng hoặc chiếm đất trái phép. - Đất do nông trường, lâm trường đang quản lý, sử dụng mà trước đây đất này do đồng bào dân tộc tại chỗ sử dụng thì nay phải điều chỉnh giao khoán lại cho hộ đồng bào chưa được giao đất sản xuất hoặc chưa đủ đất sản xuất để tiếp tục quản lý, sử dụng theo quy định chung. - Đất điều chỉnh từ các hộ gia đình tặng, cho hoặc tự nguyện chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Chính sách đất đai góp phần điều chỉnh đất nông lâm nghiệp, vừa tạo điều kiện cho người làm nông nghiệp có đất vừa hướng tới tập trung đất đai
  • 24. 14 để sản xuất chuyên môn hoá góp phần thúc đẩy tăng trưởng nông nghiệp, đặc biệt là nâng cao tỷ trọng hàng hoá nông lâm sản. 1.2.4. Chủ trương, chính sách của Nhà nước và tỉnh Quảng Ninh về chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo 1.2.4.1 Văn bản của Chính phủ + Luật đất đai năm ban hành ngày 20/11/2003. + Quyết định số 190/2003/QĐ-TTg ngày 16/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách di dân, thực hiện quy hoạch, bố trí dân cư. + Quyết định số 134/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn. + Quyết định số 146/2005/QĐ-TTg ngày 15/6/2005 của Thủ Tướng Chính phủ về chính sách thu hồi đất sản xuất của các Nông trường, lâm trường để giao cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo. + Quyết định số 33/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số. + Quyết định số 1592/QĐ-TTg ngày 12/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn. + Quyết định số 570/QĐ-TTg ngày 17/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy hoạch bố trí ổn định dân cư các xã biên giới Việt - Trung giai đoạn 2012-2017. 1.2.4.2. Các văn bản của các Bộ ngành và của tỉnh + Thông tư liên tịch 819/2004/TTLT-UBDT-BKH-BTC-BXD-BNN ngày 10/11/2004 của Ủy ban Dân tộc - Bộ Kế hoạch và đầu tư - Bộ Tài chính - Bộ Xây dựng - Bộ Nông nghiệp và phát triển nôn thôn hướng dẫn thực hiện
  • 25. 15 chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khănQuyết định 134/QĐ-TTg. Quyết định số 198/2007/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ: Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 134/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn. + Thông tư số 04/2005/TT-BTNMT ngày 18/7/2005 của Bộ Tài nguyên môi trường hướng dẫn các biện pháp quản lý, sử dụng đất đai khi xắp xếp đổi mới và phát triển các nông lâm trường quốc doanh. + Thông tư số 99/2007/TT-BTC ngày 10/3/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính thực hiện công tác định canh, định cư đối với đồng bào dân tộc thiểu sốtheo quyết định số 33/2007/QĐ-TTg. + Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quy định chi tiết lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. 1.2.4.3. Các văn bản của địa phương + Quyết định số 4505/QĐ-UBND ngày 20/7/2007 của UBND tỉnh Quảng Ninh về hạn mức giao đất ở theo hiện trạng sử dụng của hộ gia đình và bố trí giao mới cho các hộ dời đến nơi ở mới có đất sản xuất, đất ở. + Quyết định số 3487/QĐ-UBND ngày 09/9/2005 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt đề án hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. + Quyết định số 4093/QĐ-UBND ngày 27/12/2007 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt kết quả rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng.
  • 26. 16 1.2.5. Một số kết quả đạt được từ chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất theo Quyết định 134/QĐ-TTg 1.2.5.1. Một số kết quả của chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất theo Quyết định 134/QĐ-TTg trên phạm vi cả nước Theo số liệu báo cáo tổng kết thực hiện Quyết định 134/QĐ-TTg giai đoạn 2004 - 2012 của Ủy ban Dân tộc thì chương trình đã đạt được một số kết quả sau: + Về nhà ở: 328.007 nhà - đạt 82%, kinh phí 150 tỷ đồng - đạt 83%. . + Đất ở: 20.340 hộ - đạt 24%, diện tích 21.436 ha - đạt 47%, kinh phí 76 tỷ đồng - đạt 25% [22]. Nhà ở là mục tiêu ưu tiên của nhiều địa phương, tỷ lệ hoàn thành cao nhất ở đồng bằng sông Hồng là 89%, sau là Tây nguyên 83%, thấp nhất là Đông Nam bộ 52%. Một số tỉnh cơ bản đã hoàn thành kế hoạch hỗ trợ như: Đăk Nông, Vĩnh Long, Phú Yên, Hà Tây. Qua kiểm tra cho thấy quy mô và chất lượng nhà ở tương đối chắc chắn, phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương, đảm bảo 3 cùng: Khung, mái, nền, một số nơi là phần bao. Diện tích mỗi căn nhà tối thiểu từ 20 m2 trở lên (nhà xây ở Ninh Thuận), 35m2 (nhà tôn, vách lã ở ĐBSCL), hoặc 45 – 50 m2 (nhà sàn, nhà xây ở phía Bắc). Nhà ở được đánh giá tốt hơn cả về diện tích và chất lượng là các tỉnh Quang Nam, Nghệ An và Thừa Thiên Huế. Việc giải quyết đất sản xuất, đất ở mới chỉ thực hiện chủ yếu ở các tỉnh Tây Nguyên (với tỷ lệ hoàn thành dự kiến về đất sản xuất là 49% số hộ, 40% về diện tích; về đất ở là 59% số hộ); Khu vực các tỉnh Đông Bắc (đạt 39% số hộ, 78% diện tích, về đất ở là 20% số hộ) và một số tỉnh như: Phú Yên, Bình Thuận … là gắn với việc di dãn dân, bố trí đất, nhà trong khu dân cư mới và khai hoang ruộng bậc thang.
  • 27. 17 1.2.5.2 Kết quả và kinh nghiệm triển khai chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất theo Quyết định 134/QĐ-TTg ở một số địa phương  Tỉnh Lào Cai: Theo báo cáo tổng kết thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở đất sản xuất theo Quyết định 134/QĐ-TTg giai đoạn 2005- 2010 của Ban dân tộc tỉnh Lào Cai. Sau 4 năm thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở đất sản xuất theo Quyết định 134/QĐ-TTg, với tổng vốn đầu tư hơn 114 tỷ đồng, Lào Cai đã có hơn 9.000 hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo được hỗ trợ đất sản xuất , đất ở, nhà ở. Theo đó tỷ lệ đói nghèo của Lào Cai đã giảm từ 43,1%(năm 2005) xuống còn hơn 20%(năm 2010)[22]. Tuy nhiên, theo báo cáo đánh giá kết quả 4 năm thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở đất sản xuất theo Quyết định 134/QĐ-TTg của UBND tỉnh Lào Cai, vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định, nguyên nhân là do quỹ đất của tỉnh không còn nên việc triển khai hỗ trợ đất ở, đất sản xuất khó thực hiện. Việc hỗ trợ làm nhà ở cho đồng bào cũng gặp không ít khó khăn. Phần lớn phải phụ thuộc vào mùa vụ sản xuất nông nghiệp, phong tục tập quán, tuổi làm nhà, mùa làm nhà, thời gian, địa điểm vận chuyển nguyên vật liệu... Đặc biệt, để hỗ trợ làm nhà cho đúng đối tượng, việc tiến hành họp dân để bình xét tiêu chí cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ thi công. Tất cả những hạn chế trên đã khiến cho kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở đất sản xuất theo Quyết định 134/QĐ-TTg ở Lào Cai đạt tỷ lệ thấp so với nhiều địa phương khác trong cả nước. Tính đến hết năm 2010, tiến độ giải ngân mới được gần 94 tỷ đồng, đạt 49% kế hoạch. + Thuận lợi: Để có được kết quả đó, Ban chỉ đạo chính sách hỗ trợ đất ở đất sản xuất theo Quyết định 134/QĐ-TTg luôn nhận được sự quan tâm của Tỉnh ủy và sự kiểm tra, giám sát của hội đồng nhân dân các cấp cùng nỗ lực của chính quyền địa phương + Hạn chế: Chưa thực sự phát huy quyền làm chủ của nhân dân tham gia
  • 28. 18 vào chương trình, trình độ quản lý của cán bộ xã còn nhiều hạn chế, sự phối hợp quản lý giữa chính quyền địa phương với người dân không chặt chẽ.  Tỉnh Điện Biên: Theo báo cáo kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở đất sản xuất theo Quyết định 134/QĐ-TTg của UBND tỉnh Điện Biên. Năm 2005, toàn tỉnh có 18.707 hộ cần được hỗ trợ với tổng kinh phí gần 180 tỷ đồng. Sau khi có Quyết định 134/QĐ-TTg và các văn bản hướng dẫn thực hiện, UBND tỉnh đã tổ chức tập huấn và triển khai cho các ngành chức năng, UBND các huyện quán triệt những nội dung cơ bản của chương trình; Tập trung xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện. Ban Dân tộc được giao nhiệm vụ chịu trách nhiệm chủ trì phối hợp với các ngành chức năng xây dựng kế hoạch triển khai chương trình [22]. Giai đoạn 2005-2010, toàn tỉnh đã thực hiện 62,08% kế hoạch vốn được giao, đạt 63,56% đề án. Đến hết năm 2010, tỉnh đã hỗ trợ nhà ở cho 11.137 hộ; Tuy nhiên, mục tiêu hỗ trợ đất sản xuất, đất ở cơ bản không thực hiện được. Nguyên nhân một phần do mức hỗ trợ thấp hơn so với kinh phí cần đầu tư trong thực tế. Mặt kháclà do địa bàn thực hiện rộng, điều kiện giao thông đi lại khó khăn, việc bình xét đối tượng ở cơ sở còn nhiều bất cập, giá đất ở các địa phương cao hơn so với kinh phí hỗ trợ, trình độ của cán bộ, công chức trực tiếp triển khai thực hiện chương trình còn hạn chế, việc phối hợp giữa các ngành chức năng chưa nhịp nhàng. Chính vì vậy, để đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình, công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện cần được tăng cường; các hoạt động kiểm tra, giám sát cũng cần được chú trọng, nhất là vai trò giám sát của Mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội và quần chúng nhân dân nhằm kịp thời phát hiện và giải quyết những khó khăn, vướng mắc nảy sinh trong quá trình thực hiện. Ngành chức năng và chính quyền các cấp cần tuyên truyền, vận động để nâng cao ý thức của người dân. Bên cạnh nỗ lực của địa phương, Nhà nước cũng cần xem xét, điều chỉnh kinh phí đầu tư
  • 29. 19 thực hiện các mục tiêu của chương trình trong những giai đoạn tiếp theo để phù hợp với tình hình thực tế, phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư. Một số bài học kinh nghiệm + Mặt được: Công tác tập huấn và triển khai cho các ban ngành chức năng về chính sách hỗ trợ đất ở đất sản xuất theo Quyết định 134/QĐ-TTg tốt, xây dựng kế hoạch thực hiện phù hợp + Hạn chế: Việc bình xét đối tượng ở cơ sở còn nhiều bất cập, tiến độ giải ngân nguồn vốn thực hiện chương trình trên địa bàn còn chậm, trình độ của cán bộ, công chức trực tiếp triển khai thực hiện chương trình còn hạn chế [2].
  • 30. 20 Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng Các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo trên địa bàn các xã thuộc huyện Bình Liêu tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011 - 2013 và hiệu quả sử dụng đất sau khi được hỗ trợ về đất ở, đất sản xuất. 2.2. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi không gian: Các xã trên địa bàn huyện Bình Liêu tỉnh Quảng Ninh - Phạm vi thời gian: Giai đoạn 2011 - 2013 . 2.3. Nội dung nghiên cứu: - Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và thực trạng thiếu đất ở, đất sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số nghèo trên địa bàn các xã nghèo thuộc huyện Bình Liêu tỉnh Quảng Ninh . - Đánh giá kết quả thực hiện giao đất ở, đất sản xuất cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo theo quyết định 134/QĐ-TTg. - Đánh giá hiệu quả sử dụng đất ở, đất sản xuất sau khi giao đất cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo theo quyết định 134/QĐ-TTg - Đề xuất một số giải pháp cụ thể góp phần đẩy nhanh và hoàn thiện công tác giao đất ở, đất sản xuất đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng đất cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo theo Quyết định 134/QĐ-TTg. 2.4. Phương pháp nghiên cứu: 2.4.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu: - Thu thập thông tin thứ cấp: Tiếp cận các Phòng, ban chuyên môn của huyện như: phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Hạt kiểm lâm, Chi cục thống kê huyện Bình Liêu,... để thu thập các thông tin cơ bản về điều kiện tự nhiên;
  • 31. 21 kinh tế - xã hội; thống kê đất đai; chính sách giao đất ở, đất sản xuất và các thông tin khác liên quan đến đề tài nghiên cứu. Tham khảo, thừa kế các tài liệu có liên quan đến đề tài; dựa vào các tài liệu nghiên cứu, các đề tài khoa học có liên quan đến lĩnh vực quản lý đất đai. - Thu thập thông tin số Liêu sơ cấp: + Chọn điểm nghiên cứu: Huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh là huyện miền núi, biên giới đã triển khai chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất theo Quyết định 134/QĐ-TTg. 2.4.2 Phương pháp nghiên cứu có sự tham gia của người dân: Điều tra phỏng vấn trực tiếp đối với hộ gia đình đã được giao đất ở, đất sản xuất nông lâm nghiệp và phỏng vấn các cán bộ xã, thôn của 7 xã trên địa bàn huyện Bình Liêu qua hệ thống mẫu điều tra được soạn thảo sẵn. Số hộ phỏng vấn là các hộ đã được giao đất hỗ trợ theo Quyết định 134/QĐ-TTg. Tổng số phiếu điều tra là 63 phiếu, tương đương với (09 phiếu/xã) nhằm xác định hiệu quả của chính sách đồng thời đây là cơ sở để tham mưu đề xuất với các cấp, các ngành trong quá tŕnh triển khai chính sách cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Các hộ được lựa chọn ngẫu nhiên theo danh sách các hộ được giao đất, hỗ trợ theo Quyết định 134/QĐ-TTg. Trên cơ sở tham khảo ý kiến của các chuyên gia và cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý đất đai để đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất theo Quyết định 134/QĐ-TTg. 2.4.3 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu: Các số liệu sau khi thu thập đưa vào phân tích, tổng hợp và xử lý trên máy tính bằng một số phần mềm: Excel, Word...
  • 32. 22 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội - Hiện trạng sử dụng đất và tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Bình Liêu năm 2010 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1. Vị trí địa lý Bình Liêu là một huyện biên giới miền núi nằm ở phía Đông bắc của tỉnh Quảng Ninh, có tọa độ địa lý từ 210 26’15’’ đến 21o 39’50’’vĩ độ Bắc và 107o 16’20’’ đến 107o 35’50’’ độ kinh Đông. - Phía Bắc giáp nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. - Phía Nam giáp huyện Tiên Yên và huyện Đầm Hà tỉnh Quảng Ninh. - Phía Đông ranh giới giáp huyện Bình Liêu. - Phía Tây ranh giới giáp huyện Đình Lập tỉnh Lạng Sơn Diện tích đất tự nhiên của huyện 47.510,05 ha, có đường biên giới Việt Trung dài 42,93 km, trong đó có cửa khẩu quốc gia Hoành Mô và cửa khẩu phụ Đồng Văn. Với vị trí địa lý trên, Bình Liêu có điều kiện thuận lợi giao lưu kinh tế đối ngoại, phát triển mậu dịch biên giới, thúc đẩy phát triển thương mại và các hoạt động kinh doanh dịch vụ. Nhưng đồng thời tạo ra những thách thức trong việc bảo vệ an ninh, quốc phòng trên dọc tuyến biên giới, quản lý các hoạt động xuất nhập khẩu và kiểm soát chống buôn lậu qua biên giới trên địa bàn huyện. 3.1.1.2. Địa hình, địa mạo Bình Liêu có cấu trúc địa hình đa dạng của miền núi cao thuộc cánh cung bình phong Đông Triều - Móng Cái, độ cao trung bình 500 - 600 m, có xu hướng thấp dần từ Đông Bắc - Tây Nam, có nhiều đỉnh núi cao trên 1000m như núi Cao
  • 33. 23 Xiêm(1.330m), Ngàn Chi(1.160m). Về cấu trúc địa hình huyện Bình Liêu đa dạng, phân dị bị chia cắt mạnh, có thể khái quát thành 3 tiểu vùng. - Tiểu vùng núi thấp và trung bình Tây Bắc sông Tiên Mô: Độ cao trung bình >600 m, gồm phần nửa phía bắc các xã Vô Ngại, Tình Húc, Lục Hồn, Đồng Tâm, Hoành Mô. Địa hình bị chia cắt mạnh tạo thành nhiều dãy hướng núi, có nhiều đỉnh núi cao 800-1000m dọc trên đường biên giáp Trung Quốc. Độ dốc bình quân khoảng 30o và có nhiều sườn dốc hiểm trên 35o. Đất đai bị xói mòn, rửa trôi khá mạnh, phần lớn là đồi núi trọc hoặc cây lùm bụi, cỏ tranh. - Tiểu vùng núi thấp và núi trung bình Đông Nam: Độ cao trung bình khoảng 600-700m, độ dốc bình quân khoảng 25-280 , gồm các xã Đồng Văn, Húc Động, nam xã Hoành Mô, một phần các xã Đồng Tâm, Lục Hồn, Tình Húc. Đặc điểm cấu trúc địa hình khá phức tạp, tạo thành các dãy núi lớn có nhiều đỉnh cao trên 1000 m như Cao Xiêm 1330 m. Những dãy núi cao nằm trên đường phân thủy huyện Bình Liêu với huyện Bình Liêu, Đầm Hà. Đất đai của tiểu vùng chưa bị thoái hóa nhiều, có những điểm tương đối bằng < 150 . Có thể trồng các loại cây đặc sản như hồi, quế, sở. - Tiểu vùng đồi núi thấp và thung lũng ven sông Tiên Yên: Từ Đồng Văn đến Vô Ngại theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, độ cao trung bình khoảng 300-400 m, độ dốc thấp <150 . Tiểu vùng này chủ yếu là đồi thấp, dốc thoải, nhiều ruộng bậc thang, chủ yếu được sử dụng để sản xuất nông nghiệp, diện tích trồng lúa nước tập trung ven sông. Bình Liêu có địa hình đa dạng, phân dị phức tạp theo đai cao, độ dốc lớn, gây những khó khăn cho sản xuất nông, lâm nghiệp, cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng. Riêng tiểu vùng đồi núi thấp và thung lũng sông Tiên Yên là địa bàn sản xuất nông nghiệp chính, nông lâm kết hợp, trang trại vườn rừng, trồng cây ăn quả. Ở các vùng sâu, vùng xa có những khó khăn về địa hình, giao thông không thuận tiện, dân cư thưa thớt… đã ảnh hưởng đến sản xuất
  • 34. 24 nông - lâm nghiệp. Đó là một thách thức lớn đối với sự phát triển của huyện trong tương lai. 3.1.1.3. Khí hậu Do ảnh hưởng của vị trí địa lý và cấu trúc địa hình, đặc trưng khí hậu của huyện Bình Liêu là khí hậu miền núi phân hóa theo đai cao, tạo ra những tiểu vùng sinh thái nhiệt đới và á nhiệt đới. - Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm 22,4o C. Dao động từ 18o C - 28O , nhiệt độ trung bình cao nhất từ 30o C - 34o C. Nhiệt độ trung bình thấp nhất 5o C - 15o C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối xuống tới -1o C. - Mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.868 mm, hình thành 2 vùng mưa. Sườn đông các dãy núi có lượng mưa nhiều hơn thường lớn hơn 2.100mm. Sườn tây các dãy núi có lượng mưa thấp hơn, có nơi xuống < 1.400mm. Mưa ở Bình Liêu được phân thành 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa kéo dài trong 5 tháng từ tháng năm đến hết tháng 9, mưa tập trung chiếm 75 - 80% tổng lượng mưa cả năm. Tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 7 và tháng 8. Mùa mưa ít từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm từ 20 - 25% tổng lượng mưa cả năm. Tháng mưa ít nhất là tháng 12 và tháng 1. - Lũ: Do đặc điểm địa hình dốc lớn, hàng năm khi mưa lớn thường có lũ gây thiệt hại lớn cho các vùng, ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh tế xã hội của huyện. Mực nước lũ hàng năm cao 5 - 6 m gây ngập úng và sạt lở nhiều vùng. - Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí tương đối trung bình hàng năm ở Bình Liêu đạt từ 81- 83% mức trung bình so với các huyện, thị xã trong tỉnh. Sự chệnh lệch về độ ẩm không khí tương đối giữa các xã trong huyện không lớn, phụ thuộc vào độ cao, địa hình và sự phân hóa theo mùa. 3.1.1.4. Thuỷ văn Bình Liêu có nhiều sông suối nhỏ, ngắn và dốc tụ hội chảy vào sông Tiên Mô bắt nguồn từ vùng núi biên giới Việt - Trung, chảy theo hướng Đông
  • 35. 25 Bắc - Tây Nam, có độ dốc lớn, lòng sông nhiều thác, ghềnh. Sông Tiên Mô có diện tích lưu vực 650 km2 dài 82 km, chảy qua địa phận huyện Bình Liêu dài 35 km. Sông gồm có 7 nhánh, lớn nhất là sông Phố Cũ. Do cấu tạo của sông rộng ở thượng lưu, hẹp ở hạ lưu nên gây ảnh hưởng đến thoát lũ. Về chế độ mưa, thủy chế sông khá phức tạp, mà nét tương phản chính là sự phân phối dòng chảy không đều trong năm. Mùa mưa lượng nước dồn nhanh về sông chính, tạo nên dòng chảy lớn và xiết gây lũ ngập một số ngầm trên đường và một số khu ruộng thấp. Về mùa khô dòng chảy thường cạn kiệt, mực nước dòng sông thường rất thấp ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. (Nguồn: Đề án Quy hoạch XD.NTM huyện Bình Liêu giai đoạn 2011-2015) 3.1.1.5 Các nguồn tài nguyên  Tài nguyên đất: Bình Liêu là vùng đồi núi cao, các nhóm đất được chia thành 6 loại đất chính. - Đất phù sa (P) - Pluvisols (FL): Được hình thành từ các sản phẩm bồi tụ chủ yếu của các con sông suối lớn trong huyện, diện tích 488,87 ha chiếm 1,03% tổng diện tích tự nhiên. Đây là loại đất tốt ở địa hình bằng, thoải, có độ phì nhiêu, khá gần nguồn nước nên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Ngoài trồng lúa trên những vùng đất phù sa còn phát triển cây thuốc, mía, cây công nghiệp ngắn ngày, những cây đặc sản và cây ăn quả có giá trị. - Đất glây (G) - Gleysols (GL): Đất glây hình thành từ các vật liệu không gắn kết, từ các vật liệu có thành phần cơ giới thô và trầm tích phù sa có đặc tính phù sa (Fluvic). Chúng biểu hiện đặc tính glây mạnh ở độ sâu không đến 50 cm, diện tích 133,8 ha. Phân bố tập trung tại những khu vực thấp trũng, thung lũng hoặc các vùng đất thoát nước kém, thích hợp với lúa nước và các cây trồng ưa nước. Là loại đất có độ phì nhiêu khá, giữ nước tốt nhưng đất bị úng, thiếu ôxy nên chưa phát huy được tiềm năng. Để cải tạo loại đất này phải
  • 36. 26 có hệ thống thoát nước toàn vùng, ngoài lúa có thể phát triển thành những khu nuôi trồng thủy sản, hệ thống lúa, cá, vịt… - Đất nâu tím (N) - Nitisols (NT): Được hình thành và phát triển trên sa phiến thạch tím hạt mịn, diện tích 51,59 ha. Đây là loại đất chua, hàm lượng chất hữu cơ ở tầng mặt giàu và rất nghèo ở các tầng dưới. - Đất vàng đỏ (F) - Acrisols (AC): Đất vàng đỏ chiếm diện tích lớn nhất trong huyện với diện tích 32915,24 ha chiếm 69,29% tổng diện tích tự nhiên của huyện, là nhóm đất có tầng B tích sét (Argic). Loại đất này thích hợp phát triển nhiều loại cây lâu năm như: Chè, hồi, quế, trám, ... và các loại cây ăn quả(vải, nhãn, bưởi...), nhiều loại cây gỗ quý như: nghiến, trai, đinh hương… phát triển tốt trên đất này. Những nơi có địa hình bằng thoải có thể phát triển các cây trồng cạn: Ngô, đỗ, lạc, sắn, ... Tuy nhiên nên đặc biệt quan tâm đến các giải pháp chống xói mòn, bảo vệ đất, giữ ẩm vào mùa khô và cải tạo nâng cao độ phì nhiêu của đất để sản xuất lâu bền. - Đất mùn vàng đỏ trên núi (HV) - HUMIC ACRISOLS(ACU): Đất mùn vàng đỏ trên núi hình thành ở độ cao tuyệt đối > 700 m. Khí hậu lạnh và ẩm hơn vùng đồi núi thấp. Loại đất này có diện tích 9804,1 ha, chiếm 20,64% tổng diện tích tự nhiên của huyện. Do hình thành trên các vùng núi có độ cao lớn nhất trong tỉnh, độ dốc > 200 thuộc các khu vực rừng đầu nguồn, vì vậy nên dành đất cho lâm nghiệp quản lý và khoanh nuôi rừng, cũng như ưu tiên bố trí trồng rừng để bảo vệ các khu vực rừng đầu nguồn. - Đất nhân tác (NT) - Anthrosols (AT): Là đất được hình thành do tác động của con người, tầng đất bị xáo trộn mạnh do hoạt động san ủi làm ruộng bậc thang. Tầng đất bị xáo trộn dầy trên 50 cm, nhóm đất này phân bố khắp các xã trong huyện, có diện tích 2678,48 ha, chiếm 5,64% tổng diện tích tự nhiên của huyện. Đất này thích hợp cho trồng lúa nước và hoa mầu. Để ngăn cản tình trạng đất bị hình thành tầng glây hoặc kết von chặt, cần có hệ thống thủy lợi cung cấp nước thường xuyên để trồng hai vụ lúa hoặc thêm một vụ đông. (Nguồn: Đề án Quy hoạch XD.NTM huyện Bình Liêu giai đoạn 2011-2015)
  • 37. 27 Bảng 3.1 Phân loại đất huyện Bình Liêu ST T Loại đất Ký hiệu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) I Đất phù sa P 488,87 1,03 I.1 Đất phù sa không được bồi chua Pc 488,87 1,03 1 Đất phù sa không được bồi chua cơ giới nhẹ Pc-a 316,22 0,67 2 Đất phù sa không đuợc bồi chua glây nông Pc-gl 172,55 0,36 II Đất Glây GL 133,8 0,28 II.1 Đất Glây chua Glc 133,8 0,28 3 Đất Glây chua giàu mùn Glc-u 133,8 0,28 III Đất nâu tím M 51,59 0,11 4 Đất nâu tím chua đá sâu Nc - đ2 51,59 0,11 IV Đất vàng đỏ F 32915,24 69,28 5 Đất vàng đỏ điển hình FV-h 243,69 0,51 6 Đất vàng đỏ đá nông FV-đ1 5219,28 10,99 7 Đất vàng đỏ đá sâu FV-đ2 21733,64 45,75 8 Đất vàng đỏ giầu hữu cơ FV-U 5718,63 12,04 V Đất mùn vàng đỏ trên núi HV 9804,1 20,64 9 Đất mùn vàng đỏ trên núi đá nông HV-đ1 8607,33 18,12 10 Đất mùn vàng đỏ trên núi đá sâu HV-đ2 1196,77 2,52 VI Đất nhân tác NT 2678,48 5,64 11 Đất ruộng bậc thang vùng đồi núi NTct 2678,48 5,64 12 Đất ruộng bậc thang vùng đồi núi glây nông NTct-g1 2678,48 5,64 A. Diện tích điều tra (I + II … VI) 46072,08 96,97 B. Diện tích đất không điều tra 1437,97 3,03 Trong đó: Đất ở 146,27 0,31 Mặt nước NTTS 15,40 0,03 Đất thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng 51,49 0,11 Đất sông suối 936,31 1,97 Các loại đất khác 288,50 0,61 Tổng diện tích tự nhiên 47.510,05 100,0 (Nguồn: Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Quảng Ninh năm 2012)
  • 38. 28  Tài nguyên nước: - Nước mặt: Lượng nước các con sông ở huyện Bình Liêu dồi dào nhưng phân bố không đều theo không gian và thời gian. Vùng thung lũng xung quanh sông Tiên Mô có trữ lượng lớn, thuận tiện, vùng đồi núi thì khó khăn hơn. Do địa hình núi cao, sông ngắn, dốc, không có trung lưu nên phải xây đập để trữ nước và điều tiết nước phục vụ sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân. - Nước ngầm: Trữ lượng nước ngầm của Bình Liêu khoảng 1.330 m3 / ngày đêm. Nếu được đầu tư tốt có khả năng đáp ứng được nhu cầu nước tưới cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Nhìn chung chất lượng nước ở Bình Liêu trong và tương đối sạch, đảm bảo đáp ứng cho sản xuất nông nghiệp. Nước trên các suối qua xử lý sẽ đảm bảo chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.  Tài nguyên rừng: Tiềm năng kinh tế quan trọng nhất của Bình Liêu là khả năng phát triển lâm nghiệp. Tổng diện tích đất lâm nghiệp của Bình Liêu có 34 683.11 ha chiếm 73,01% diện tích đất tự nhiên của huyện. Trong đó rừng tự nhiên có 2606,98 ha còn lại là rừng trồng. - Rừng tự nhiên: Chủ yếu là rừng gỗ lá rộng. Rừng nghèo 839,8 ha chiếm 32.22% diện tích đất rừng tự nhiên, đã bị khai thác nhiều lần, trữ lượng bình quân khoảng 50-70 m3 /ha, chủ yếu còn ở các xã Húc Động, Vô Ngại, Tình Húc. Rừng phục hồi 1767,18 ha chiếm 67,78% diện tích đất rừng tự nhiên của huyện. - Rừng trồng: Tổng diện tích 32.076,13 ha, được trồng các loại thông, keo, bạch đàn, sa mộc… ở Hoành Mô, Đồng Tâm, Tình Húc, Vô Ngại, Húc Động. - Hệ thực vật: Theo kết quả của viện điều tra quy hoạch rừng, hệ thực vật Bình Liêu chịu ảnh hưởng của hệ thực vật Hoa Nam (Trung Quốc). Bình Liêu
  • 39. 29 có khoảng 250 loài, 80 họ thực vật bậc cao, trong đó các loài thực vật quý hiếm cần được bảo vệ như: lim xanh, sến mặt, vù hương, sa nhân và cây đặc sản được trồng( hồi, quế, sở). Bình Liêu có tiềm năng lớn phát triển rừng vừa để bảo vệ cảnh quan môi trường thiên nhiên, vừa cung cấp gỗ, lâm sản (hồi, quế, sở..) góp phần nâng cao đời sống của nhân dân. Tài nguyên nhân văn: Lịch sử hình thành và phát triển huyện Bình Liêu gắn với lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc Việt nam. Bình Liêu là huyện có nhiều dân tộc đang sinh sống chủ yếu là các dân tộc ít người như Tày, Dao, Sán Chỉ, Kinh, Hoa, Sán Dìu, Nùng và Cao Lan. Một số hoạt động văn hóa dân tộc vẫn được bảo tồn và phát huy như hát then của dân tộc Tày, hội Sóong Cọ của người Sán Chỉ. Người dân Bình Liêu sống giản dị, chân thật, cần cù lao động, có ý thức dân tộc, yêu nước, đoàn kết và có truyền thống cách mạng. Bản chất và truyền thống đó là sức mạnh hợp lực được phát huy trong sự nghiệp xây dựng quê hương và bảo vệ chủ quyền Quốc Gia. Các dân tộc trên địa bàn huyện Bình Liêu có truyền thống đoàn kết. Mỗi dân tộc đều có bản sắc riêng về trang phục, kiến trúc nghệ thuật, phong tục, sinh hoạt văn hóa cộng đồng. (Nguồn: Đề án Quy hoạch XD.NTM huyện Bình Liêu giai đoạn 2011-2015) 3.1.1.6. Thực trạng môi trường Bình Liêu là một huyện phát triển kinh tế chủ yếu là sản xuất nông, lâm nghiệp, các công trình công nghiệp hầu như không có, nên ít ảnh hưởng đến ô nhiễm môi trường không khí, nguồn nước và đất đai. Tuy nhiên với tốc độ phát triển kinh tế ngày càng tăng cao và quá trình đô thị hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ, đã đến lúc huyện Bình Liêu cần phải quan tâm đến bảo vệ môi trường.  Môi trường nước: Nguồn cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất của huyện chủ yếu được cung cấp từ sông Tiên Yên. Nhìn chung, chất lượng môi trường nước mặt huyện
  • 40. 30 Bình Liêu còn tương đối tốt. Phần lớn các thông số cơ bản của mẫu nước đều đạt yêu cầu, pH trung tính đạt yêu cầu đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp. Nước suối qua xử lý đảm bảo chất lượng cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân trên địa bàn huyện...  Môi trường đất: Bình Liêu là một huyện miền núi nên diện tích đất đồi núi lớn, chiếm tới 90% diện tích đất tự nhiên của huyện. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp hạn hẹp. Đất trống đồi núi trọc còn nhiều, thường gây xói mòn đất trong mùa mưa lũ ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng và độ màu mỡ của đất.  Tai biến thiên nhiên: Do địa hình đồi núi có độ dốc lớn ở thượng lưu, thoải nhanh ở hạ lưu, động lực dòng chảy mạnh, kết hợp với rừng đầu nguồn bị suy giảm nên ở Bình Liêu thường xảy ra các tai biến như lũ lụt, lũ quét, lũ bùn đá, xói lở bờ sông, trượt lở đất....Các tai biến này làm biến đổi mạnh mẽ cảnh quan trong khu vực. - Tai biến do lũ lụt và lũ quét: Hầu hết các sông suối ở Bình Liêu đều có độ dốc lòng sông lớn nên khi mưa lớn nước dâng lên nhanh tạo dòng chảy mạnh ở phần đáy thung lũng, bao gồm cả bãi bồi thấp và bãi bồi cao. Dòng chảy lũ tạo nên nhiều vực xoáy gây xói lở bờ sông, mất đất và ðe dọa nhiều nhà dân ở phần địa hình cao ven sông. Đây là hiện tượng phổ biến xảy ra dọc sông Tiên Yên. Môi trường sau lũ thường bị ảnh hưởng nặng nề do lượng bùn cát khi khô đi sẽ tạo ra nguồn bụi đáng kể. Các giếng ăn bị ngập gây mất vệ sinh và ảnh hưởng đến độ pH. - Tai biến do xói lở bờ sông: Xói lở bờ sông, đặc biệt là xói bờ lõm là quy luật tất yếu của dòng chảy. Hiện tượng xói lở bờ sông miền núi đặc biệt tăng lên đáng kể trong mưa lũ, thậm chí nhiều đoạn bờ lồi cũng bị xói lở.
  • 41. 31 Hiện tượng sạt lở bờ sông xảy ra mạnh mẽ ở những khu vực dọc sông Tiên Yên. Xói lở đã gây mất đất sản xuất, hư hại các công trình dọc bờ sông. - Tai biến trượt lở đất và lũ bùn đá: Bình Liêu nằm trên thượng nguồn sông Tiên Yên có địa hình phân cắt mạnh, núi có sườn dốc lớn được cấu tạo bởi các vật liệu có nguy cơ trượt lở cao. Bề mặt địa hình phần lớn là đồi thoải do phân cắt các pedimen, vỏ phong hóa dày là nguy cơ tiềm ẩn trượt lở đất cao nhất. Những khu vực có nguy cơ trượt lở cao là phía Nam sông Tiên Yên, đặc biệt là ở nơi chuyển tiếp giữa núi trung bình và núi thấp ở các xã như Húc Động, Lục Hồn.  Môi trường rác thải, nước thải: Hiện tại huyện mới có bãi rác thải tại Thị trấn và cửa khẩu Hoành Mô với 2 tổ thu gom rác thải ở Thị trấn và 01 tổ thu gom tại khu cửa khẩu Hoành Mô còn lại các xã chưa có bãi rác và bộ phận thu gom rác thải. Việc vệ sinh và xử lý rác thải chủ yếu do các gia đình tự đảm nhận, không theo quy định. Hệ thống thoát nước trên địa bàn huyện chủ yếu là chảy tự nhiên xuống các lưu vực trũng rồi đổ ra sông suối, ao hồ. Nước thải sinh hoạt trong các khu dân cư, các khu sản xuất tiểu thủ công nghiệp hầu như chưa qua xử lý đã ảmh hưởng đến chất lượng môi trường không khí, đất, nước theo chiều hướng ngày càng xấu [16]. (Nguồn: Đề án Quy hoạch XD.NTM huyện Bình Liêu giai đoạn 2011-2015) 3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Bình Liêu là một huyện miền núi biên giới, có cửa khẩu quốc gia Hoành Mô, điểm thông quan Đồng Văn, nền kinh tế huyện Bình Liêu có những đặc điểm khác biệt so với các huyện thị khác trong tỉnh. Nền kinh tế của huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống kinh tế - văn hoá của đồng bào các dân tộc được cải thiện và nâng lên. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ( GDP ) bình quân 5 năm tính theo giá thực tế ước đạt 11,15% /năm, trong đó: Nông - lâm
  • 42. 32 nghiệp, thuỷ sản tăng 5,2%/năm, công nghiệp và xây dựng tăng 14,8%/năm, thương mại và dịch vụ tăng 12.1%/năm [17]. Hình 3.1 Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện bình Liêu giai đoạn 2005 – 2010 Trong thời kỳ 2005 - 2010, cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch đúng hướng, tăng dần tỷ trọng ngành thương mại, dịch vụ, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và giảm dần tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp. Bảng 3.2 So sánh một số chỉ tiêu Huyện Bình Liêu với tỉnh Quảng Ninh năm 2010 STT Hạng mục ĐVT Quảng Ninh Huyện Bình Liêu 1 Tăng trưởng KT (2005-2010) % 12,7 11,15 2 Cơ cấu kinh tế năm 2010 % 100,0 100,0 2.1 Nông lâm thủy sản % 5,6 48,02 2.2 Công nghiệp-Xây dựng % 54,6 4,83 2.3 Thương mại- Dịch vụ % 39,8 47,15 3 GDP bình quân đầu người USD 1.330 600 (Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh)
  • 43. 33 Theo chỉ số so sánh tại bảng 3.3 ta nhận thấy người dân Huyện Bình Liêu vẫn dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp(chiếm 48,02%) cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ chung của toàn tỉnh trong khi chỉ tiêu về công nghiệp và xây dựng đạt rất thấp( chưa bằng 10% tỷ lệ chung của toàn tỉnh)trong khi thương mại và du lịch chủ yếu là nhỏ lẻ, chính vì vậy bình quân thu nhập của Bình Liêu là rất thấpchỉ bằng 45,11% so với mức bình quân chung của toàn tỉnh; đây cũng chính là nguyên nhân của tỷ lệ nghèo chung của huyện còn cao[17 ]. 3.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế  Khu vực kinh tế nông nghiệp: Sản xuất nông nghiệp chiếm vị trí quan trọng của huyện, góp phần an ninh lương thực cho toàn huyện, đảm bảo đời sống cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện. Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2010, tăng 20,4% so với năm 2004, tốc độ tăng trung bình 4,08%/năm, cao hơn 0,44% so với tốc độ tăng trưởng bình quân của nhiệm kỳ trước, trong đó giá trị sản xuất ngành trồng trọt tăng bình quân 2,8%/ năm; năm 2011 giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 81,86 tỷ đồng ( theo giá so sánh). Sản lượng lương thực cây có hạt năm 2010 đạt 9.874,7 tấn, vượt 174,7 tấn so với chỉ tiêu đề ra, tăng 451,5 tấn so với năm 2004; năm 2011 đạt 9.925,10 tấn. Các loại giống mới được chọn lọc đảm bảo năng suất, chất lượng, phù hợp với điều kiện, tập quán canh tác của nhân dân địa phương. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt 14,72 tỷ đồng, tăng bình quân 6,8%/năm, vượt 0,9% so với Nghị quyết đề ra ( Nghị quyết là 5,9%). Thuỷ sản: Với diện tích 14,72 ha nuôi trồng thuỷ sản, người dân đầu tư chăn nuôi cá nước chảy, sản lượng đánh bắt cá hàng năm đạt trên 12 tấn. Sản xuất lâm nghiệp phát triển khá, tổng diện tích trồng rừng tập trung trong 5 năm đạt 5.713 ha, tăng 1.463 ha so với Nghị quyết đề ra, bình quân
  • 44. 34 hàng năm trồng được 1.100 ha, nâng độ che phủ của rừng hiện nay đạt 49,4%, giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp đạt 33 tỷ đồng đạt chỉ tiêu Nghị quyết. Các giống cây trồng chủ yếu là thông trên 3.500 ha, keo gần 1.900 ha, hồi 190 ha còn lại là một số cây trồng khác. Công tác giao đất, giao rừng đã cơ bản hoàn thành, với trên 90% số hộ được nhận đất rừng.  Khu vực kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, cấp điện, cấp nước: Sản xuất tiểu thủ công nghiệp có sự phát triển nhanh, giá trị sản xuất năm 2010 đạt 8,8 tỷ đồng (theo giá cố định năm 1994), tăng 76% so với chỉ tiêu Nghị quyết, tăng 2,5 lần so với năm 2005 và đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 50%/năm. Giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp năm 2011 ước đạt 17 tỷ đồng( theo giá so sánh). Các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp truyền thống như may mặc, đồ mộc dân dụng, vật liệu xây dựng...cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trên địa bàn, mặt hàng miến dong Bình Liêu tiếp tục giữ vững thương hiệu và mở rộng thị trường tiêu thụ. Về cung cấp điện, nước: Bằng nhiều nguồn vốn, trong 5 năm huyện đã đầu tư 9,5 tỷ đồng đầu tư cho ngành điện, đến nay đã có 73% số khu phố, thôn bản với 84% số hộ gia đình được cung cấp điện lưới, đạt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra. Ngoài ra còn đầu tư 13,5 tỷ đồng xây dựng nhà máy nước thị trấn, 2,5 tỷ đồng đầu tư xây dựng hệ thống bể tập trung, giếng đào, nâng số hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh trên địa bàn huyện lên 62%, mặc dù chưa đạt chỉ tiêu nghị quyết đại hội, nhưng đã tăng được tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh lên 18% so với năm 2005.  Khu vực kinh tế thương mại - dịch vụ: Tổng thu ngân sách trên địa bàn huyện 5 năm đạt 305,3 tỷ đồng, trong đó tổng thu xuất nhập khẩu qua biên giới là 266,4 tỷ đồng, đạt 81,45% chỉ tiêu Nghị quyết đề ra.Thu nội địa 38,9 tỷ đồng, vượt 56% chỉ tiêu nghị quyết. Công tác chỉ đạo thu chi được thường xuyên quan tâm, số thu nội địa hàng
  • 45. 35 năm đều vượt trên 10% dự toán cấp trên giao. Tổng chi ngân sách 5 năm đạt 407,7 tỷ đồng, bằng 228,6% so với 5 năm trước. Chi ngân sách trong những năm qua nhìn chung đảm bảo tiết kiệm, đúng mục đích, đáp ứng kịp thời các khoản chi phục vụ nhiệm vụ chính trị và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Hoạt động Ngân hàng đã góp phần thiết thực hỗ trợ phát triển sản xuất, đời sống nhân dân trên địa bàn huyện. Tốc độ phát triển thương mại, dịch vụ khá, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ trên địa bàn 5 năm đạt 610 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng bình quân 14,5%/năm. - Về thương mại: Ngành thương mại dịch vụ được đa dạng hóa với nhiều thành phần kimh tế tham gia và loại hình trong lưu thông hàng hóa và về chủng loại, chất lượng mặt hàng. Khu vực thương mại dịch vụ tư nhân từng bước phát triển mạnh, chất lượng dần được nâng cao. Mô hình thương mại - dịch vụ gắn với các điểm dân cư. Toàn huyện hiện có 6 chợ, trong đó chợ loại II có 2 chợ, loại III có 3 chợ, chợ 135 có 1 chợ. Các chợ xã và chợ trung tâm cơ bản hoạt động có hiệu quả, thu hút được nhiều hộ vào kinh doanh, góp phần tích cực vào việc thúc đẩy giao lưu kinh tế hàng hóa trên địa bàn. Giá trị sản xuất ngành thương mại dịch vụ năm 2011 ước đạt 88,2 tỷ đồng, tăng 10,25% so với năm 2010[ 17]. 3.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập  Hiện trạng dân số: Theo số liệu của Cục thống kê tỉnh Quảng Ninh, tính đến ngày 31/121/2010 dân số của huyện Bình Liêu có 27.629 người, trong đó nam 14.276 người, nữ 13.353 người. Dân số khu vực thành thị có 3.226 người chiếm 11,68% dân số toàn huyện, dân số khu vực nông thôn có 24.403 người chiếm 88,32% dân số của toàn huyện. Trên địa bàn huyện có 9 dân tộc anh em đang sinh sống với cơ cấu như sau:
  • 46. 36 Hình 3.2 Biểu đồ cơ cấu dân tộc trên địa bàn huyện Bình Liêu Mật độ dân số của huyện Bình Liêu phân bố không đều, mật độ dân số trung bình toàn huyện là 58,15 người/ km2 , ( trung bình của tỉnh là 190 người/ km2 ). Cao nhất là thị trấn Bình Liêu 2.098,48 người/ km2, , thấp nhất là xã Vô Ngại 29,55 người/ km2 Tỷ lệ phát triển dân số trung bình qua các năm từ 2005 đến năm 2009 là 1,40% (trung bình của tỉnh là 1,11%). Tuy nhiên tỷ lệ phát triển dân số có sự chênh lệch giữa 2 khu vực nông thôn và thành thị.  Lao động và việc làm: Tổng số lao động trong độ tuổi hiện có 14.925 người, chiếm 54,02% tổng dân số. Trong đó: Nam 7.960 người chiếm 53,33% lao động Nữ 6.965 người chiếm 46,67% lao động Số lao động đang làm việc trong Ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản 11.151 người, lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng có 2.415 người, ngành dịch vụ 1.296 người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo kỹ thuật và chuyên
  • 47. 37 môn nghiệp vụ không cao so với số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế. Trong 5 năm đã giải quyết việc làm ổn định cho 1.391 người đạt 100% kế hoạch giai đoạn 2006-2010 (trong đó, ngành thương mại - dịch vụ là 501 người, nông - lâm nghiệp là 595 người, công nghiệp và xây dựng là 295 người). Thực tế cho thấy nguồn lao động nói chung của huyện tuơng đối dồi dào nhưng lại hạn chế về trình độ, nên hiệu quả và việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất chưa cao. Trong quá trình phát triển cần tiếp tục quan tâm công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm.  Thu nhập: Đời sống của nhân dân trong huyện được nâng lên rõ rệt, thu nhập bình quân đầu người năm sau cao hơn năm trước, bình quân thu nhập đầu người trong 5 năm qua 2005-2010 theo giá thực tế đạt 600 USD/người/năm. Công tác xóa đói giảm nghèo được các cấp, các ngành quan tâm, đến nay không còn hộ đói, số hộ nghèo giảm mạnh từ tỷ lệ 49,46% năm 2005 giảm xuống còn 20,98% năm 2009, bình quân mỗi năm giảm được trên 7%, ước năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 15%, đạt chỉ tiêu nghị quyết đề ra[17]. 3.1.2.4. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn  Thực trạng phát triển các khu đô thị: Thị trấn Bình Liêu, đô thị loại V là trung tâm kinh tế, văn hóa và chính trị của huyện, là nơi tập trung các khối cơ quan nhà nước, nơi tập trung đông dân cư. Bởi vậy, các khu dân cư đã mang dáng vóc của các khu đô thị. Tuy nhiên là một thị trấn còn non trẻ xa trung tâm tỉnh, giao thông còn nhiều hạn chế nhất định là yếu tố hạn chế đến sự phát triển của thị trấn nói riêmg và của huyện Bình Liêu nói chung. Tổng số nhân khẩu của thị trấn năm 2010 là 3.226 người, bình quân 3,73 người/hộ, mật độ dân số 2.098,48 người/km2 .
  • 48. 38 Tổng diện tích đất tự nhiên của thị trấn Bình Liêu có 153,73 ha chiếm 0,32 % diện tích đất tự nhiên của huyện. Đây là tỷ lệ rất thấp so với tỉnh và các huyện khác trong tỉnh. Diện tích đất ở tại đô thị hiện nay có 27,33 ha chiếm 0,06% diện tích đất tự nhiên của huyện. Các khu đất ở được liên hệ với nhau bằng hệ thống giao thông đã được rải nhựa. Các công trình công cộng phục vụ nhu cầu xã hội được xây dựng bao gồm hệ thống trường học, trạm y tế, các khu văn hóa, sân thể thao. Do còn hạn chế về nguồn vốn và quỹ đất cho nên một số các công trình còn thiếu hoặc chưa có nên chưa đáp ứng được nhu cầu[16].  Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn: Toàn huyện Bình Liêu có 7 xã, với 652,51 ha đất khu dân cư nông thôn. Dân số nông thôn là 24.403 người, chiếm 88,32% tổng dân số của huyện. Do đặc điểm địa hình, cộng với trên địa bàn huyện có nhiều dân tộc đang sinh sống, mỗi dân tộc có một phong tục tập quán và trình độ sản xuất khác nhau, nên sự phân bố dân cư cũng khác nhau. Nhìn chung sự phân bố các khu dân cư trên địa bàn huyện theo cấu trúc thôn bản, với tính chất tiện canh, tiện cư, gần các tuyến giao thông như Quốc lộ 18C và các trục đường liên xã, gần nguồn nước thuận tiện cho việc đi lại, sản xuất và sinh hoạt của người dân. + Kết cấu hạ tầng nông thôn những năm gần đây đã được Đảng và nhà nước quan tâm, hệ thống điện, đường, trường trạm, thủy lợi đã được đầu tư, nâng cấp, bộ mặt nông thôn đang từng bước được đổi mới. Tuy nhiên việc xây dựng các công trình ở nông thôn cũng cần được quản lý chặt chẽ để tránh phá vỡ cảnh quan môi trường, thôn bản truyền thống. + Nhìn chung cơ sở hạ tầng của các điểm dân cư nông thôn chưa hoàn chỉnh so với sự phát triển chung của xã hội, hệ thống giao thông, điện thắp sáng còn nhiều hạn chế, nhất là các xã ở vùng sâu, vùng xa giáp biên[16].
  • 49. 39 3.1.2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng  Giao thông: - Quốc lộ 18C là trục đường huyết mạch từ Tiên Yên đến cửa khẩu Hoành Mô (dài khoảng 50 km) đã được nâng cấp trải nhựa theo tiêu chuẩn đường cấp 4 miền núi, cùng hệ thống cầu cống kiên cố, đảm bảo giao thông đi lại, vận tải hàng hoá thông suốt. Hiện nay đang được cải tại nâng cấp lên loại đường cấp 3 miền núi. - Đường nội thị: Dài 7,5 km, với kết cấu mặt bê tông xi măng, nhựa đã đưa vào sử dụng. Đây là tuyến đường chính để phát triển khu dân cư đô thị, cơ sở hạ tầng, dịch vụ thương mại. - Đường liên xã: Có tổng chiều dài 101 km, trong đó được bê tông hoá, nhựa hoá 61 km, bao gồm: + Đường Bình Liêu - Húc Động 10 km, cấp V miền núi, bê tông hóa + Đường Hoành Mô - Đồng Văn 8 km, cấp V miền núi, bê tông hóa + Đường Lục Nà - Loòng Vài 10 km, cấp V miền núi, bê tông hóa + Đường phía Tây sông Bình Liêu 20 km, cấp V miền núi, bê tông hóa + Đường Nối cầu Nà Cắp 6 km, cấp V miền núi, bê tông hóa + Đường Đồng Văn - Khe Tiền 7 km, cấp V miền núi, bê tông hóa Tuy cấp đường thấp nhưng giao thông đến trung tâm tất cả các xã trong huyện đều được nhựa hóa nên đi lại cũng thuận lợi hơn. - Đường trục thôn (xóm): Có tổng chiều dài 201 km, trong đó được cứng hoá 2 km, số trục đường chưa được cứng hóa, chủ yếu là đường đất, đường mòn và một số ít được nâng cấp với kết cấu mặt đường cấp phối, Hệ thống đường giao thông liên thôn, nội thôn hầu hết là đường nhỏ hẹp, chưa được cứng hóa, không có hệ thống cống, rãnh nên đi lại khó khăn, đặc biệt là vào mùa mưa nên hạn chế nhiều đến sự phát triển kinh tế xã hội, sinh hoạt của người dân trên địa bàn[16].
  • 50. 40  Thủy lợi: + Công trình đập dâng. Toàn huyện có 534 đập lớn nhỏ ( Đồng Văn 115, Hoành Mô 40, Đồng Tâm 99, Lục Hồn 111, Tình Húc 49, Vô Ngại 107, Húc Động 12, thị trấn Bình Liêu 1). Trong đó đã kiên cố hóa được 46 đập ( Đồng Văn 12, Hoành Mô 6, Đồng Tâm 6, Lục Hồn 7, Tình Húc 4, Vô Ngại 7, Húc Động 3, thị trấn Bình Liêu 1) còn lại 488 đập thời vụ và đập tạm. + Công trình kênh mương dẫn nước: Toàn huyện có 927 tuyến kênh mương ( Đồng Văn 115, Hoành Mô 125, Đồng Tâm 210, Lục Hồn 170, Tình Húc 90, Vô Ngại 106, Húc Động 110, thị trấn Bình Liêu 1), với tổng chiều dài 643.541 m, trong đó - Đã kiên cố hóa 79 tuyến, với chiều dài kiên cố hóa 84.868 m - Kênh mương đất 849 tuyến, với chiều dài 558.673 m Năng lực tưới: Hệ thống đập, kênh toàn huyện được bố trí trên toàn bộ diện tích đất trồng cây hàng năm ( lúa và màu), với diện tích là 1.556,6 ha. Diện tích được tưới chủ động: Các công trình thủy lợi sau khi được kiên cố hóa và đầu tư nâng cấp đã chủ động tưới cho 849.96 ha lúa và màu. Như vậy, hệ thống thủy lợi đã chủ động tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp đạt 54,6% diện tích đất trồng cây hàng năm. Do điều kiện địa hình miền núi, độ dốc lớn nên hệ thống thủy lợi thường xuyên bị bão lũ phá hủy, tốn rất nhiều công sức để khôi phục nhất là đối với mương đập chưa được kiên cố hóa. Mặt khác, do hệ thống mương đâp còn ít chưa đáp ứng được yêu cầu cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân[16].  Năng lượng: Hiện nay trên địa bàn huyện Bình Liêu hiện được cấp điện từ đường dây 35kV lấy điện từ Thanh Cái 35KV trạm 110KV Tiên Yên E56.