SlideShare a Scribd company logo
1 of 87
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN VĂN THĂNG
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÁI CƠ CẤU NGÀNH
NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG BÚK
TỈNH ĐẮK LẮK
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
ĐẮK LẮK, NĂM 2019
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN VĂN THĂNG
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÁI CƠ CẤU NGÀNH
NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG BÚK
TỈNH ĐẮK LẮK
Ngành: Chính sách công
Mã số: 8340402
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. ĐẶNG THỊ PHƯƠNG HOA
ĐẮK LẮK, NĂM 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng nội dung của bản luận văn này chưa đuợc nộp
cho bất kỳ một chương trình cấp bằng cao học nào, cũng như một chương
trình đào tạo cấp bằng nào khác.
Tôi xin cam đoan các kết quả thu thập, nghiên cứu, trình bày và kết
luận nghiên cứu trong luận văn thạc sĩ Chính sách công về “Thực hiện chính
sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Krông Búk, tỉnh
Đắk Lắk” (ngoài các phần được trích dẫn) đều là kết quả làm việc của cá
nhân tôi với sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Đặng Thị Phương Hoa.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tác giả luận văn
Nguyễn Văn Thăng
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc,
Quý thầy cô khoa Chính sách công, cùng Lãnh đạo các khoa, phòng tại Học
viện Khoa học xã hội Vùng Tây Nguyên đã tận tình giảng dạy và tạo mọi điều
kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu tại học viện.
Đặc biệt, tôi xin kính gửi lòng biết ơn đến Cô giáo PGS.TS. Đặng Thị
Phương Hoa đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn
thiện luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo huyện Krông Búk và các
phòng chuyên môn, các xã đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện để tôi vượt qua
khó khăn, hoàn thành tốt công tác cũng như nhiệm vụ học tập và nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè đã luôn tạo điều kiện tốt
nhất cho tôi trong cuộc sống cũng như trong suốt quá trình công tác, học tập.
Luận văn được hoàn thành với sự nỗ lực của bản thân trong tìm hiểu tài
liệu, số liệu và khảo sát thực tế để tổng hợp, đánh giá. Dù rất cố gắng nhưng
trong quá trình nghiên cứu khó tránh khỏi sai sót, rất mong quý thầy, cô góp
ý. Đồng thời do thời gian và trình độ lý luận, sự hiểu biết cũng như kinh
nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên luận văn này không thể tránh khỏi những
thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ quý thầy cô để bản thân
học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm và sẽ hoàn thành tốt hơn công việc
trong thực tiễn sắp tới.
Học viên
Nguyễn Văn Thăng
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................ 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.......................................... 3
3. Mục tiêu và nhiêm vụ nghiên cứu........................................................ 6
3.1. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................... 6
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................... 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 6
4.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................... 7
4.2. Phạm vi nghiên cứu........................................................................ 7
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ................................ 7
5.1. Phương pháp luận ................................................................................ 7
5.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 7
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn........................................... 8
6.1. Ý nghĩa lý luận..................................................................................... 8
6.2. Ý nghĩa thực tiễn.................................................................................. 8
7. Kết cấu của luận văn ............................................................................. 8
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP .......................... 9
1.1. Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp ... 9
1.1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài luận văn.................................. 9
1.1.2. Chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Việt Nam ............11
1.1.3. Nội dung thực hiện chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở
cấp huyện ..................................................................................................16
1.1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách tái cơ cấu
nông nghiệp ở cấp huyện ..........................................................................21
1.2. Cơ sở thực tiễn về thực hiện chính sách tái cơ cấu ngành nông
nghiệp Việt Nam.........................................................................................28
1.2.1. Kinh nghiệm thực hiện chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp
của huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk.............................................................28
1.2.2. Kinh nghiệm thực hiện chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp
của huyện Ea Hleo, tỉnh Đắk Lắk.............................................................30
1.2.3. Bài học rút ra cho việc thực hiện chính sách tái cơ cấu nông nghiệp
cho huyện Krông Búk................................................................................31
Chương 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÁI CƠ CẤU
NGÀNH NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG BÚK,
TỈNH ĐẮK LẮK........................................................................................... 34
2.1. Mô tả địa bàn nghiên cứu ................................................................34
2.1.1. Điều kiện tự nhiên...........................................................................34
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ..................................................................39
2.1.3. Tình hình phát triển nông nghiệp của huyện Krông Búk ..............40
2.2. Thực trạng thực hiện chính sách tái cơ cấu nông nghiệp.............43
2.2.1. Các chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp được phổ biến trên
địa bàn Krông Búk....................................................................................43
2.2.2. Thực trạng thực hiện.......................................................................46
2.3. Đánh giá thực hiện chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên
địa bàn huyện Krông Búk.........................................................................49
2.3.1. Kết quả tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Krông
Búk ...........................................................................................................49
2.3.2. Hạn chế trong thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp ................54
2.3.3. Nguyên nhân hạn chế......................................................................56
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY VIỆC THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN KRÔNG BÚK, TỈNH ĐẮK LẮK....................................... 57
3.2. Một số giải pháp..................................................................................60
3.2.1. Kịp thời cụ thể hóa các chính sách đã ban hành............................60
3.2.2. Chuẩn hóa bộ máy thực hiện..........................................................63
3.2.3. Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác thực hiện ........................65
KẾT LUẬN.................................................................................................... 67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ cái viết tắt Chữ viết đầy đủ
ATTP : An toàn thực phẩm
BVTV : Bảo vệ thực vật
CNH : Công nghiệp hóa
DTTS : Dân tộc thiểu số
HĐH : Hiện đại hóa
HĐND : Hội đồng nhân dân
HTX : Hợp tác xã
KTNN : Kinh tế nông nghiệp
MTQG : Mục tiêu quốc gia
NN Nông nghiệp
PTNT : Phát triển nông thôn
UBND : Ủy ban nhân dân
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. Mục tiêu cụ thể ngành nông nghiệp huyện Krông Búk đến 2020.....19
Bảng 2.1. Phân bổ diện tích đất theo các đơn vị hành chính cấp xã ............. 35
Bảng 2.2. Chuyển dịch cơ cấu đất đai trên địa bàn huyện Krông Búk từ 2013
– 2017..............................................................................................................50
Bảng 2.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện giai đoạn 2013 – 2017 .....51
Bảng 2.4. So sánh diện tích và sản lượng các loại cây trồng năm 2017 so với
2013.................................................................................................................52
Bảng 3.1. Định hướng ngành nông nghiệp huyện Krông Búk đến 2030 ....... 58
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ khi Chính phủ có chủ trương tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lấy Đồng Tháp là địa phương thí điểm,
nhiều hội nghị bàn thảo về vấn đề này đã được tổ chức ở Bộ và tất cả các địa
phương trên toàn quốc. Tới nay, tái cơ cấunông nghiệp đã đóng góp quan trọng
vào việc chuyển đổi tư duy người nông dân, thúc đẩy nông nghiệp phát triển
theo hướng bền vững.
Nông nghiệp đóng góp chủ yếu trong thu nhập và có tính quyết định
đến đời sống, sản xuất của phần lớn người dân Đắk Lắk, bởi đa số họ đều
sống ở vùng nông thôn và dựa vào nông nghiệp. Nông nghiệp địa phương giai
đoạn 2005-2014 tăng trưởng đều với tốc độ 4,94%/năm, đã góp phần phát
triển ổn định cho nhiều ngành kinh tế khác và hướng tới sự bền vững của
chính ngành nông nghiệp. Triển khai đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của
Bộ NN-PTNT, Đắk Lắk cũng đã thực hiện tái cơ cấu theo hướng tập trung
khai thác tối đa tiềm năng của các cây, con chủ lực như cà phê, cao su, bò
sữa, cá nước lạnh... Đây là hướng đi hết sức quan trọng nhằm thúc đẩy sản
xuất nông nghiệp địa phương tăng trưởng về chất và phát triển bền vững
hơn.Đắk Lắk đã xây dựng nhiều chính sách để thực hiện việc tái cơ cấu ngành
nông nghiệp trên địa bàn tỉnh như: Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 14/10/2016
của Tỉnh ủy về tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia
tăng và phát triển bền vững đến năm 2020; Quyết định số 2325/QĐ-UBND
ngày 10/8/2016 UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông
nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm
2020, định hướng đến năm 2030... Thực tế sản xuất thời gian qua cho thấy,
các địa phương đã từng bước hình thành nhiều vùng chuyên canh không chỉ
2
đáp ứng đầy đủ nhu cầu trong tỉnh về lương thực, thực phẩm mà còn cung cấp
ra thị trường các tỉnh bạn, tham gia xuất khẩu. Điển hình như cà phê ở huyện
Krông Pắc, Krông Búk, Cư M’gar, Krông Năng, TP. Buôn Ma Thuột; hồ tiêu
ở huyện Cư Kuin, Cư M’gar, thị xã Buôn Hồ; lúa gạo ở huyện Ea Súp, Krông
Ana, Krông Pắc, Lắk, Ea Kar... [34]. Đồng loạt cùng các huyện trong tỉnh,
huyện Krông Búk đã tiến hành tổ chức thực hiện chính sách tái cơ cấu ngành
nông nghiệp trên địa bàn của huyện.
Krông Búk là một huyện ở khu vực phía Bắc của tỉnh Đắk Lắk với diện
tích tự nhiên khoảng 35.782 ha và 07 đơn vị hành chính. Cũng như nhiều
huyện khác trong tỉnh, Krông Búk được đánh giá có nhiều lợi thế để tiến hành
nhiều hoạt động sản xuất nông nghiệp, như các loại cây công nghiệp, cây ăn
quả, cây rau… có giá trị kinh tế cao. Hiện nay, nông nghiệp vẫn là ngành kinh
tế chủ lực của huyện, đóng góp hơn 65% vào tổng giá trị sản xuất của huyện
và là sinh kế chính của hầu hết các cộng đồng dân cư đang sinh sống trên địa
bàn huyện.
Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập trong nước và quốc tế, nông nghiệp
của huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk phải đối diện với nhiều thách thức như:
năng suất lao động thấp, chất lượng tăng trưởng chưa cao và có xu hướng
chậm lại, chất lượng và khả năng cạnh tranh của nhiều loại sản phẩm còn
thấp, ô nhiễm và nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, tác động của biến đổi khí
hậu, chất lượng kết cấu hạ tầng và dịch vụ nông nghiệp thấp, chưa đáp ứng
kịp với yêu cầu tăng nhanh của sản xuất và phục vụ đời sống dân cư; việc
phân bổ nguồn lực đất đai cho nhiều hoạt động sản xuất nông nghiệp vẫn
chưa hợp lý, hoạt động nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả vẫn còn
chậm; thực trạng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn
còn sơ khai, công nghệ cao được áp dụng chưa phổ biến nên năng suất lao
động, năng suất cây trồng, vật nuôi thấp; Tình trạng lạm dụng phân bón vô
3
cơ, thuốc BVTV trong trồng trọt có chiều hướng gia tăng làm tăng nguy cơ
độc hại, ô nhiễm môi trường và giảm hiệu quả kinh tế; chăn nuôi trên địa
bàn chủ yếu vẫn là sản xuất ở quy mô nhỏ lẻ, phân tán, hình thức chăn nuôi
trang trại, gia trại phát triển chậm, chưa có các cơ sở chăn nuôi tập trung
mang tính sản xuất hàng hóa; chất lượng đàn gia súc tăng chậm, gây ô nhiễm
môi trường…
Những khó khăn, thách thức mà nông nghiệp của Krông Búk đang đối
mặt và việc tái cơ cấu nông nghiệp chưa đạt như mong muốn đã đặt ra nhu
cầu cấp thiết phải thực hiện chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp của
huyện để vượt qua được giới hạn của mô hình tăng trưởng hiện có, phát huy
tối đa tiềm năng về điều kiện tự nhiên, con người, khắc phục được thách
thức từ các biến động kinh tế, môi trường trên phạm vi cả tỉnh, cả nước và
toàn cầu.
Vì vậy, học viên lựa chọn và nghiên cứu “Thực hiện chính sách tái cơ
cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk” làm Đề
tài luận văn cao học chuyên ngành Chính sách công.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Thực hiện chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp góp phần thực hiện
chủ trương tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng chung
của cả nước. Đây là một quá trình khó khăn và lâu dài, cần có sự tham gia tích
cực của các cấp, các ngành và sự nỗ lực của toàn ngành nông nghiệp. Đề tài
tái cơ cấu nông nghiệp được giới nghiên cứu, các nhà làm chính sách thực
hiện rất nhiều. “Luận cứ khoa học của chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp
nông thôn: Hiện trạng và các yếu tố tác động ở Việt Nam” của Lê Quốc
Doanh, Đào Thế Anh và Đào Thế Tuấn [52]; “Cơ sở khoa học và giải pháp
chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp vùng Đồng bằng
Sông Cửu Long” luận án tiến sĩ của Nguyễn Trọng Uyên [53]; “Chuyển dịch
4
cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững ở Việt Nam” do Phạm Thị
Khanh làm chủ biên [54]; “Tái cơ cấu nền nông nghiệp Việt Nam theo hướng
giá trị gia tăng cao” của TS. Đặng Kim Sơn [55]; “Tái cơ cấu ngành nông
nghiệp nước ta hiện nay” của Vương Đình Huệ [56]; Nghiên cứu ‘Nhìn lại 5
năm tái cơ cấu ngành nông nghiệp và những vấn đề đặt ra” của Nguyễn Xuân
Cường đăng trên Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 04/2019 [26].
Điển hình và toàn diện nhất là nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới
(WB) (2016) về nông nghiệp Việt Nam “Chuyển đổi Nông nghiệp Việt Nam:
tăng giá trị, giảm đầu vào” [51]. Báo cáo cũng sử dụng kết quả nghiên cứu
gần đây của OECD về chính sách nông nghiệp tại Việt Nam, với 148 trang,
nghiên cứu này chỉ ra bối cảnh nông nghiệp Việt Nam trước và sau tái cơ cấu.
Những gói chính sách cần đổi mới trong nông nghiệp được WB lý giải thuyết
phục với những số liệu minh chứng từng vùng, miền Việt Nam chi tiết, cập
nhật 2017. Về mảng chính sách công, Báo cáo của WB là một tham khảo hữu
ích.
Nghiên cứu Tái cơ cấu ngành nông nghiệp và vấn đề đặt ra của Đặng
Hiếu (2017) mang tính đánh giá chung. Tác giả cho rằng, tái cơ cấu nông
nghiệp đã góp phần làm tăng sản lượng nông nghiệp qua các năm, kết cấu hạ
tầng nông nghiệp, nông thôn ngày càng được nâng cấp và hiện đại. Hạ tầng
thuỷ lợi đang hướng sang phục vụ đa mục tiêu, đáp ứng nhu cầu cao hơn cho
sản xuất, dân sinh. Khu vực nông thôn ngày càng phát triển, đời sống nông
dân được cải thiện đáng kể. Kết cấu hạ tầng được nâng cấp gắn với nâng cao
chất lượng dịch vụ công cùng với các hỗ trợ đặc biệt đã góp phần xóa đói
giảm nghèo nhanh ở khu vực này. Tuy nhiên, tác giả cũng chỉ ra một số vấn
đề cần khắc phục gồm: Nhiều hạn chế, yếu kém có tính chất cơ cấu nội tại cản
trở quá trình phát triển của nền nông nghiệp. Trong cơ cấu sản phẩm, có nhiều
loại tăng nhanh về số lượng nhưng chất lượng thấp, giá trị thương mại không
5
cao, phần lớn bán dưới dạng thô. Mức độ chế biến chưa sâu, hàm lượng công
nghệ thấp nên giá trị gia tăng thấp, phải giảm giá để cạnh tranh dẫn đến đem
lại hiệu quả thấp cho người sản xuất và quốc gia. Trong khi đó, do thiếu đầu
tư và chưa tổ chức liên kết theo chuỗi giá trị nên một số sản phẩm có lợi thế
chưa được phát triển vững chắc, hiệu quả chưa cao. Khâu sản xuất nguyên
liệu chủ yếu do các nông hộ nhỏ đảm nhận, các doanh nghiệp tham gia còn ít.
Những lĩnh vực có sự tham gia của doanh nghiệp nhiều là chăn nuôi, nuôi
trồng thủy sản công nghiệp thì năng lực và khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp cũng còn hạn chế. Trong khi đó, động lực và khả năng từ kinh tế hộ
thời gian qua đã được phát huy ở mức cao, nay đang bộc lộ những hạn chế
của sản xuất quy mô nhỏ, manh mún. Đa số các nông, lâm trường hoạt động
hiệu quả chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có. Quan trọng, về mặt chính sách
công, tác gỉa cho rằng, những điều chỉnh chính sách bổ sung có tác dụng hạn chế.
Tác giả kết luận, cần tái cơ cấu một cách bền vững [22].
Liên quan đến tái cơ cấu nông nghiệp ở các địa phương, luận án tiến sĩ
“Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh An Giang để ứng phó với biến đổi khí
hậu” của Nguyễn Hữu Thịnh (2018) [57], bảo vệ tại Học viện Chính trị Quốc
gia Hồ Chí Minh đã đánh giá thực trạng, đề xuất các giải pháp tái cơ cấu
ngành nông nghiệp tỉnh An Giang nhằm chủ động ứng phó với biến đổi khí
hậu, tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo hướng ổn
định, hiệu quả và bền vững. Với luận án này, địa bàn nghiên cứu là một tỉnh
thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, điều kiện và địa hình khác xa so với huyện
Krông Buk.
Liên quan đến tái cơ cấu nông nghiệp ở Đắk Lắk, các nghiên cứu khá
thưa thớt. Nghiên cứu thực trạng và định hướng sử dụng đất trồng cà phê ở
tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 của Phạm Thế Trịnh (2015) [25] đã tập trung
đánh giá hiện trạng sản xuất, chế biến, thương mại cà phê sau khi có quyết
6
định tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh để xây dựng định hướng sử dụng đất đến
năm 2020. Tuy bài viết đi khá sâu vào nghiên cứu thực trạng một loại cây trồng,
nhưng là cây đặc thù của tỉnh.
Những công trình nêu trên đã đề cập rất nhiều nội dung liên quan trực
tiếp và gián tiếp dến đề tài luận văn mà tác giả có thể kế thừa, vận dụng. Do
tính chất tái cơ cấu ngành nông nghiệp còn mới, đã có rất nhiều đề tài nghiên
cứu để thực hiện chính sách này. Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách tái cơ cấu
ngành nông nghiệp trên thực tế hiện nay đòi hỏi những yêu cầu mới nhưng trên địa
bàn huyện Krông Búk chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về đề tài luận
văn của tác giả.
3. Mục tiêu và nhiêm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Qua việc trình bày, phân tích thực trạng thực hiện tái cơ cấu ngành
nông nghiệp, luận văn tìm ra những hạn chế cản trở việc thực hiện mục tiêu
chính sách tái cơ cấu nông nghiệp, từ đó đề xuất một số giải pháp thúc đẩy
thực hiện chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Krông
Búk, tỉnh Đắk Lắk trong những năm tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khảo cứu, kế thừa có chọn lọc, hệ thống hóa cơ sở lý luận và kinh nghiệm
thực tiễn về thực hiện chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh
Đắk Lắk.
Trình bày thực trạng tiềm năng, lợi thế, thuận lợi, khó khăn và tình hình
thực tế trong thực hiện chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn
huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk.
Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy việc thực hiện chính sách tái cơ cấu
ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
7
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu tình hình thực hiện chính sách tái cơ cấu ngành nông
nghiệp trên địa bàn huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Tập trung thực hiện chính sách tái cơ cấu ngành nông
nghiệp.
- Về không gian: Huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk.
- Về thời gian: Số liệu hiện trạng thu thập, nghiên cứu, trình bày từ năm
2013 - 2017; các thông tin, dự báo định hướng thực hiện chính sách tái cơ cấu
ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Krông Búk đến năm 2020.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lênin, quan điểm, đường lối của Đảng, chính
sách của Nhà nước để xem xét và lựa chọn phương pháp nghiên cứu và vận
dụng triệt để phương pháp nghiên cứu chính sách công.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập thông tin:
+ Số liệu thứ cấp: Các số liệu về thực hiện chính sách tái cơ cấu ngành
nông nghiệp của các bộ, ngành Trung ương và của các sở, ban, ngành tỉnh
Đắk Lắk; các Nghị quyết của Đảng và chính sách của Nhà nước về tái cơ cấu
ngành nông nghiệp ở nước ta.
+ Số liệu sơ cấp: Nguồn số liệu được thu thập từ thực tế tại 07 xã và
các phòng, ban, ngành thuộc huyện Krông Búk.
- Phương pháp xử lý thông tin: Xử lý dạng phương pháp định tính, lập
bảng, sơ đồ hóa.
8
- Phương pháp phân tích thông tin: Phương pháp mô tả, quy nạp, diễn
giải, so sánh, đối chiếu; cách tiếp cận theo hệ thống thời gian.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn tổng hợp, vận dụng quy trình chính sách công để rà soát thực
trạng thực hiện chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao
giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn tổng hợp cung cấp những số liệu qua nghiên cứu và khảo sát
thực tế tại địa bàn huyện miền núi, khó khăn, điều kiện phát triển thấp của
tỉnh Đắk Lắk thuộc vùng các tỉnh Tây Nguyên để đóng góp thêm và bổ sung
lý luận cho chính sách công hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được kết
cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách tái cơ cấu
ngành nông nghiệp
Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách tái cơ cấu ngành nông
nghiệp trên địa bàn huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk
Chương 3: Một số giải pháp thúc đẩy việc thực hiện chính sách tái cơ
cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk
9
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP
1.1. Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách tái cơ cấu ngành nông
nghiệp
1.1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài luận văn
- Ngành nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất
đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và
nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một
số nguyên liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, với
nhiều sản phẩm khác nhau, được phân chia theo các chuyên ngành như:
Nông nghiệp thuần gồm: trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ.
Lâm nghiệp gồm: trồng rừng, khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ, dịch vụ
lâm nghiệp. Ngành này có chức năng xây dựng, quản lý bảo vệ rừng, khai
thác lợi dụng rừng, chế biến lâm sản và chức năng môi trường như: phòng
chống thiên tai và hình thành các đặc điểm văn hóa, xã hội của nghề rừng.
Thủy sản bao gồm: nuôi trồng và phát triển nguồn lợi thủy sản tại các
thủy vực biển, sông và hồ chứa.
- Cơ cấu ngành nông nghiệp
Cơ cấu ngành nông nghiệp là mối quan hệ tỷ lệ về số lượng và giá trị
giữa các chuyên ngành, tiểu ngành bộ phận. Nói cách khác, cơ cấu ngành
nông nghiệp phản ánh quan hệ tỷ lệ về giá trị sản lượng, quy mô sử dụng đất
của các chuyên ngành, tiểu ngành cấu thành nên ngành nông nghiệp.
Các chuyên ngành này được xem xét trên quy mô: tổng thể nền kinh
tế, vùng và tiểu vùng. Cơ cấu ngành nông nghiệp thể hiện vị thế của từng
chuyên ngành, tiểu ngành trong mối quan hệ với toàn ngành nông nghiệp (qua
10
các tỷ lệ khác nhau tham gia vào ngành nông nghiệp) trong một thời gian nhất
định.
- Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp
Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp là quá trình thay đổi (tăng hoặc
giảm) về quy mô, giá trị của các chuyên ngành thuộc ngành nông nghiệp theo
hướng thích ứng nhiều hơn với nhu cầu thị trường đồng thời phát huy được
lợi thế so sánh của từng chuyên ngành, tạo ra cơ cấu ngành nông nghiệp mang
tính ổn định cao hơn và phát triển bền vững hơn trong kinh tế thị trường và
hội nhập.
- Tái cơ cấu kinh tế
Tái cơ cấu kinh tế là quá trình phân bố lại nguồn lực (trước hết là vốn
đầu tư) trên phạm vi quốc gia nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng
các nguồn lực nói riêng và của toàn bộ nền kinh tế nói chung (bao gồm hiệu
quả kỹ thuật và hiệu quả phân bố).
- Tái cơ cấu ngành nông nghiệp
Tái cơ cấu nông nghiệp là quá trình phát triển nông nghiệp gắn với bố
trí, sắp xếp lại các chuyên ngành sản xuất theo nguyên tắc sử dụng tối đa lợi
thế so sánh và sử dụng tối ưu các nguồn lực đầu vào để tạo ra hiệu quả kinh
tế, năng lực cạnh cao hơn, bền vững hơn cho toàn ngành, là quá trình phát
triển gắn với thay đổi quy mô sản xuất của các ngành nhằm tạo ra các nông
sản có chất lượng và giá trị cao, phù hợp với nhu cầu thị trường, sử dụng có
hiệu quả các nguồn lực trong nước, nâng cao thu nhập cho nông dân và đảm
bảo tính bền vững [38].
- Chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp
Chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp là tập hợp các chủ trương và
hành động về phương diện thực hiện cơ cấu lại kinh tế nông nghiệp. Để cơ
cấu lại thì phải tổ chức, sắp xếp lại ngành hàng theo lợi thế cạnh tranh, lý “giá
11
trị” (đồng tiền) và thị trường làm căn cứ. Khi đã tổ chức, sắp xếp thì những ưu
điểm, thế mạnh, hiệu quả cần tiếp tục phát huy; những bất cập, chồng chéo,
cản trở phát triển… thì phải kiên quyết đẩy lùi, chấn chỉnh, đổi mới và “cơ
cấu lại” chứ không phải “tái = làm lại”.
1.1.2. Chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Việt Nam
1.1.2.1. Mục tiêu chính sách
- Hỗ trợ và tạo động lực cho sản xuất nông nghiệp:
Thúc đẩy nông dân thay đổi tập quán canh tác và nâng cao chất lượng
sản phẩm, đảm bảo ATTP. Hỗ trợ giảm thất thoát trong các khâu sau thu
hoạch.
Hỗ trợ liên kết nông dân với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị, gắn sản
xuất với thị trường, đảm bảo công bằng thương mại cho nông dân.
Tăng cường kết nối công nghiệp phục vụ đầu vào và đầu ra cho nông
nghiệp, phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản.
- Đổi mới quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp:
Đổi mới cơ chế quản lý và sử dụng đất. Rà soát lại quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành nghề nông
nghiệp, nông thôn. Áp dụng các phương pháp hiện đại trong quy hoạch sử
dụng đất.
Quy hoạch giãn phát triển đô thị và khu công nghiệp theo hướng phân
tán hỗ trợ mạnh hơn phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới.
Khuyến khích xây dựng đô thị phân tán, khu công nghiệp tại các vùng đất
trống đồi núi trọc, đất ít tiềm năng nông nghiệp.
Áp dụng phương pháp phân vùng nông nghiệp. Hỗ trợ quản lý sử dụng
đất linh hoạt gắn với phát triển các cơ hội thị trường thay cho các biện pháp
hành chính. Quy hoạch rõ các vùng sản xuất: Vùng chuyên canh và giám sát
thực hiện quy hoạch đối với một số hàng nông sản chiến lược, hàng xuất khẩu
12
chủ lực;Vùng chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.
Chuyển đổi trồng lúa không hiệu quả sang trồng cây nguyên liệu, cây
ăn quả, rau và các sản phẩm giá trị cao. Bảo vệ đất lúa những cho phép thay
đổi linh hoạt mục đích sử dụng giữa lúa và các cây trồng khác.
- Bảo vệ đất nông nghiệp và quyền lợi của nông dân bị thu hồi đất:
Hạn chế việc thu hồi đất nông nghiệp cho các mục đích khác. Hỗ trợ
đảm bảo lợi ích chính đáng của người quản lý sử dụng đất khi thu hồi đất.
Có phương án sử dụng lớp đất mặt và giải quyết các vấn đề liên quan
đến thu hồi đất.
Tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục chuyển nhượng, thuê mướn đất nông
nghiệp, khuyến khích tích tụ tập trung đất sản xuất nông nghiệp. Tăng tiếp cận của
nông dân với hệ thống hỗ trợ tư pháp, tạo quỹ hỗ trợ tư vấn pháp lý cho nông
dân…
- Thu hút, khuyến khích đầu tư tư nhân vào nông nghiệp, nông thôn, hỗ
trợ chuyển đổi, đổi mới tổ chức và hoạt động và thành lập mới các hợp tác
xã:
Kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy, đổi mới phương thức hoạt động
quản lý nhà nước về hợp tác xã nông nghiệp từ Trung ương đến các cấp địa
phương.
Thu hút các doanh nghiệp lớn làm đầu tàu tham gia liên kết cùng HTX,
liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp theo chuỗi giá trị, tạo động lực mới để
chuyển đổi hoàn toàn hoạt động của các HTX nông nghiệp kiểu cũ.
Hỗ trợ phát triển HTX kiểu mới với các phương thức, quy mô hoạt
động, mô hình tổ chức phù hợp gắn với trình độ phát triển của các trục ngành
hàng lớn theo các cấp độ sản phẩm; ưu tiên để phát triển các hợp tác xã ứng
dụng công nghệ cao; tái cơ cấu các HTX hoạt động hiệu quả thấp; thành lập
13
và tổ chức hoạt động của định chế tài chính. Rà soát, đánh giá kỹ, đầy đủ, sâu
sắc các nhóm mô hình hợp tác xã để có các giải pháp phù hợp.
Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý nhà nước và
hợp tác xã.
1.1.2.2. Công cụ thực hiện chính sách
Các mục tiêu chính sách được theo đuổi thông qua sử dụng trợ cấp cho
các đầu ra và đầu vào của sản suất, các khoản thanh toán cho các dịch vụ cung
cấp cho sản xuất nông nghiệp nói chung. Những khoản trợ cấp được sử dụng
này, gần như không tạo ra bóp méo thị trường như thanh toán dựa trên thu
nhập từ đất hoặc sản xuất nông nghiệp mà không kết nối với sản xuất.
- Tổng quan về các công cụ chính sách nông nghiệp được áp dụng tại Việt
Nam
+ Công cụ chính sách trong nước:
Các biện pháp trợ giá: Giá gạo tại mặt ruộng được hỗ trợ bởi trợ cấp
cho các doanh nghiệp thu mua lúa để tạm trữ trong giai đoạn thu hoạch và xác
định mức giá mục tiêu biến động giữa các vùng và các mùa vụ với mục tiêu
đảm bảo cho nông dân mức lợi nhuận 30%.
Miễn thủy lợi phí: Trước năm 2009, nông dân trả tiền đóng góp vào chi
phí quản lý, duy trì và bảo dưỡng các công trình thủy lợi trong hệ thống đầu
mối. Miễn thủy lợi phí được áp dụng cho hầu hết nông dân từ năm 2009, dẫn
đến sự gia tăng đáng kể hỗ trợ của nhà nước cho các công ty quản lý tưới và
tiêu.
Trợ cấp hạt giống và giống vật nuôi: Nhiều chương trình cung cấp cây
giống biến đổi di truyền và giống vật nuôi cho nông dân với mức giá trợ cấp.
Ở cấp quốc gia, những hỗ trợ này thường được cung cấp như một phần của
gói cứu trợ nông dân phục hồi sau thảm họa thiên nhiên hoặc dịch bệnh.
14
Cơ chế tín dụng: Từ năm 2009, một số gói chính sách đã được giới
thiệu nhằm cung cấp cho nông dân tín dụng rẻ hơn để mua máy móc, thiết bị
và nguyên vật liệu. Thanh toán theo diện tích: Năm 2012, thanh toán trực tiếp
cho mỗi ha đã được áp dụng cho nông dân trồng lúa như một phần của các
biện pháp để bảo vệ và hỗ trợ phát triển đất trồng lúa.
Bảo hiểm: Chương trình bảo hiểm thí điểm đã được giới thiệu vào năm
2011, hỗ trợ tiền đóng phí bảo hiểm cho sản xuất lúa, chăn nuôi và thủy sản tại
21 tỉnh.
Hỗ trợ thu nhập: Từ năm 2003, hầu hết các hộ nông dân và các tổ chức
đã được miễn hoặc giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp.
Các dịch vụ khuyến nông: Kinh phí Trung ương cho khuyến nông
được phân bổ thông qua một hệ thống đấu thầu mở từ năm 2001. Bản chất
của cách làm này là từ trên xuống, hệ thống khuyến nông dịnh hướng bởi
nhu cầu thực tế.
+ Các dịch vụ chung cho ngành nông nghiệp
Thủy lợi: Đầu tư cơ bản cho các công trình thủy lợi là chi tiêu công lớn
nhất của Chính phủ hỗ trợ nông nghiệp.
Nghiên cứu và phát triển: Mặc dù tăng qua những năm 2000, chi tiêu
cho nghiên cứu là tương đối nhỏ so với các nước khác. Việt Nam đã nỗ lực để
điều phối tốt hơn công tác nghiên cứu từ năm 2005 với việc tổ chức lại các cơ
quan nghiên cứu dưới sự giám sát của Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp
Việt Nam.
+ Công cụ chính sách thương mại
Thuế quan: mức thuế MFN trung bình cho nông sản giảm từ khoảng
25% vào giữa những năm 2000 xuống 16% vào năm 2013. Mức thuế suất
MFN 40% áp dụng cho một loạt các mặt hàng như thịt, gia cầm, gà và vịt, chè
(xanh và đen), bưởi, gạo xay sát, đường tinh luyện, và nhiều loại trái cây và
15
rau quả chế biến hoặc bảo quản. Tuy nhiên, mức thuế nhập khẩu nông sản
trung bình chỉ là 3,4% và 5,4% tương ứng cho các nước thành viên ASEAN
và Trung Quốc.
Giấy phép nhập khẩu: Với mục tiêu đảm bảo tiêu chuẩn và chất lượng
tối thiểu, Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định nhập khẩu thuốc thú y, thuốc
trừ sâu, giống cây trồng, vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, phân bón và các nguồn
gen thực vật, động vật và vi sinh vật sử dụng cho các mục đích khoa học.
Vệ sinh, kiểm dịch động thực vật (SPS) và an toàn thực phẩm: Từ khi
gia nhập WTO vào năm 2007, Việt Nam đã đạt được một số tiến bộ trong
việc thực hiện các yêu cầu của Hiệp định về vệ sinh và kiểm dịch thực vật.
Tuy nhiên, cơ chế điều hành vẫn chịu ảnh hưởng do năng lực hạn chế, phối
hợp yếu và nhiều văn bản chồng chéo.
Thuế xuất khẩu: Thuế xuất khẩu áp dụng trong một phạm vi hẹp các sản
phẩm liên quan tới nông nghiệp như da thô, cao su, hạt điều, mặc dù đối với hạt
điều, mức thuế là 0%. Giữa tháng 7 và tháng 11/2008, thuế xuất khẩu lũy tiến đã
được áp dụng cho xuất khẩu gạo với mục đích hạn chế tăng giá trên thị trường
trong nước.
Giấy phép xuất khẩu: Chính phủ duy trì kiểm soát đối với xuất khẩu
gạo. Các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các yêu cầu cụ thể về xay xát và kho
chứa, và một số chức năng hành chính nhất định được trao cho Hiệp hội
Lương thực Việt Nam (VFA). VFA chịu ảnh hưởng của hai doanh nghiệp nhà
nước lớn: Vinafood I và Vinafood II. Các doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò
chủ đạo trong việc xuất khẩu một số mặt hàng khác như cà phê, cao su, và
chè.
Các thỏa thuận thương mại khu vực: Việt Nam là một thành viên của
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Hợp tác kinh tế Châu Á-Thái
Bình Dương (APEC), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), những thỏa
16
thuận này hỗ trợ tự do hóa thương mại giữa các nước thành viên ASEAN với
các đối tác thương mại quan trọng trong khu vực, như Trung Quốc, Nhật Bản,
Ấn Độ, Hàn Quốc, Australia và New Zealand và tham gia vào các cuộc đàm
phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) [30].
1.1.2.3. Kiểm tra, giám sát thực hiện mục tiêu chính sách
Bộ tiêu chí đánh giám thực hiện mục tiêu chính sách Tái cơ cấu nông
nghiệp được ban hành theo Quyết định số 678/QĐ-TTg ngày 19/5/2017 của
Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí giám sát, đánh giá về cơ cấu lại
ngành nông nghiệp đến năm 2020.
Bộ Nông nghiệp và PTNT chịu trách nhiệm tổ chức theo dõi, đánh giá,
tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả quá trình thực hiện tái cơ cấu
toàn ngành từ Trung ương đến địa phương theo Bộ tiêu chí giám sát, đánh giá
về cơ cấu lại ngành nông nghiệp đến năm 2020 kèm theo Quyết định này; kịp
thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ những nội dung cần sửa đổi, bổ sung trong
quá trình thực hiện.
1.1.3. Nội dung thực hiện chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp
ở cấp huyện
1.1.3.1. Cụ thể hóa các mục tiêu chính sách tái cơ cấu nông nghiệp
Để thực hiện Đề án Tái cơ cấu nông nghiệp, huyện Krông Búk đã cụ thể
hóa các mục tiêu chính sách thông qua các văn bản:
- Căn cứ Nghị quyết số 07/NQ-HĐND ngày 20/7/2018 của HĐND
huyện Krông Búk về việc thông qua Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo
hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững huyện Krông Búk đến
năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Căn cứ Quyết định số 2103/QĐ-UBND ngày 30/7/2018 của UBND
huyện Krông Búk về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo
hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững huyện Krông Búk đến
17
năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Căn cứ Quyết định số 3097/QĐ-UBND ngày 27/9/2018 của UBND
huyện Krông Búk về việc thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án tái cơ cấu
ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền
vững huyện Krông Búk đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Quyết định số 711/QĐ-UBND ngày 03/4/2019 của UBND huyện
Krông Búk về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu
ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền
vững huyện Krông Búk đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Căn cứ Quyết định 726/QĐ-UBND, ngày 27/3/2017 của UBND tỉnh về
việc ban hành Kế hoạch triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo
hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Đắk Lắk giai đoạn
2016-2020. Ủy ban nhân dân huyện Krông Búk đã ban hành Kế hoạch thực hiện
Đề án trên địa bàn huyện với các nhiệm vụ trọng tâm trong Kế hoạch thực hiện
Đề án là:
+ Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền
thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 14/10/2016 của Ban
Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk về việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo
hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020, định hướng
đến năm 2030.
+ Tạo điều kiện để thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ;
đặc biệt là công nghiệp chế biến nông sản và du lịch sinh thái nhằm thu hút và
từng bước chuyển dịch cơ cấu lao động ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản
sang ngành công nghiệp, dịch vụ.
+ Tập trung phát triển các cây trồng, vật nuôi đặc thù, có lợi thế cạnh
tranh, tiến tới xây dựng thương hiệu và từng bước mở rộng thị trường cho
xuất khẩu.
18
+ Quản lý, sử dụng bền vững diện tích hiện có, tổ chức trồng rừng sản
xuất có hiệu quả, phù hợp điều kiện thổ nhưỡng trên diện tích đất trống, sử
dụng chưa đúng mục đích hoặc kém hiệu quả; xây dựng và phát triển các
vùng chuyên canh với quy mô phù hợp điều kiện thực tế của từng vùng, địa
phương; gắn sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến, bảo quản và tiêu
thụ sản phẩm.
Mục tiêu chung: Thực hiện tái cơ cấu một số sản phẩm chủ lực của
ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, tập trung ưu tiên ứng
dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao vào sản xuất; đổi mới tổ
chức sản xuất, đẩy mạnh liên kết, phát triển thương mại - dịch vụ nông sản
nhằm phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp hiện đại có giá trị gia tăng cao, an
toàn, bền vững và có khả năng cạnh tranh; đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người
tiêu dùng và xuất khẩu. Góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho
dân cư nông thôn. Quản lý tốt các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ môi
trường sinh thái và ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu.
Mục tiêu cụ thể đến năm 2020:
Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, thủy
sản, lâm nghiệp thời kỳ 2017 - 2020 đạt 5,93 %, trong đó ngành nông nghiệp
đạt 5,96%, ngành lâm nghiệp duy trì ở quy mô hiện có, thủy sản đạt 4,52%.
19
Bảng 1. Mục tiêu cụ thể ngành nông nghiệp huyện Krông Búk đến 2020
STT Chỉ tiêu
Giá trị sản xuất
(triệu đồng)
Cơ cấu (%)
2016 2020 2016 2020
Tổng số 1.730.488 2.179.135 100,00 100,00
1 Nông nghiệp 1.702.781 2.146.717 98,40 98,51
Trồng trọt 1.562.401 1.930.955 90,29 88,61
Chăn nuôi 69.728 74.531 4,03 3,42
Dịch vụ và các hoạt động khác 70.652 141.231 4,08 6,48
2 Lâm nghiệp 3.358 3.358 0,19 0,15
Trồng và chăm sóc rừng 189 188 0,01 0,01
Khai thác gỗ và lâm sản khác 3.170 3.169 0,18 0,15
Thu nhặt sản phẩm từ rừng
không phải gỗ và lâm sản khác
- - -
Dịch vụ lâm nghiệp - - -
3 Thủy sản 24.348 29.061 1,41 1,33
Khai thác - - -
Nuôi trồng 24.348 29.061 1,41 1,33
(-Nguồn: Đề án TCCNN huyện Krông Búk giai đoạn 2015 – 2020 và tầm nhìn
2030-)
Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp dựa trên các lợi thế so sánh
của huyện. Phấn đấu đến năm 2020, tỷ trọng ngành lâm nghiệp duy trì ở mức
0,15% trong tổng giá trị ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản (giảm từ 0,19%
còn 0,15%); tỷ trọng ngành thủy sản duy trì ở mức 1,33% trong tổng giá trị
ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản (giảm từ mức 1,41 xuống còn 1,33%); Tỷ
trọng ngành nông nghiệp chiếm 98,51% trong tổng giá trị ngành nông, lâm
nghiệp và thủy sản (tăng từ 98,4 lên 98,51%).
20
Giá trị sản xuất/ha diện tích đến năm 2020 tăng 1,26 lần [48].
1.1.3.2. Bộ máy triển khai thực hiện chính sách tái cơ cấu nông nghiệp
của huyện
Về nguyên tắc, có thể thiết lập tổ chức bộ máy độc lập cho từng chính
sách; nhưng cũng có thể sử dụng bộ máy chính quyền hiện có để thực hiện,
tùy điều kiện cụ thể. Nếu bộ máy chính quyền hiện đại, gọn nhẹ thì chi phí
quản lý, thực hiện chính sách tiết kiệm hơn nhưng vẫn mang lại hiệu quả.
Trường hợp tổ chức bộ máy chính quyền cồng kềnh, phức tạp, cán bộ không
chuyên tâm công việc thì sẽ làm giảm hiệu quả việc thực hiện chính sách và
giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Năng lực của cán bộ bao
gồm nhiều tiêu chí về năng lực chuyên môn, đạo đức công vụ,... Nếu thiếu
năng lực chuyên môn, các cán bộ tham gia vào tổ chức thực hiện sẽ đưa ra
những kế hoạch không sát với thực tế, gây lãng phí nguồn lực, làm giảm hiệu
lực, hiệu quả của chính sách. Bên cạnh yêu cầu về năng lực chuyên môn các
cán bộ thực hiện chính sách cũng cần phải nêu cao tinh thần trách nhiệm và ý
thức kỷ luật. Nhìn chung cán bộ có năng lực thực hiện tốt thì không những
chủ động điều phối được công việc mà còn khắc phục được những yếu tố tiêu
cực, ứng phó được với những biến động để công tác tổ chức thực hiện chính
sách mang lại kết quả thực sự.
1.1.3.3. Các biện pháp đảm bảo mục tiêu chính sách tái cơ cấu nông
nghiệp của huyện
- Lồng ghép nội dung quy hoạch vào các chương trình dự án tại địa
phương, nhất là lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, tái cơ cấu
nông nghiệp.
- Ban hành kịp thời các chủ trương, cơ chế chính sách của huyện (nếu có) hỗ
trợ phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản phù hợp với diễn biến tình hình thực tế,
21
nhất là diễn biến về giá cả, thị trường tiêu thụ các nông sản hàng hóa chủ lực của
tỉnh.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp phù hợp
với điều kiện địa phương.
- Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, quán triệt mục tiêu nội dung
của Đề án; các chủ trương chính sách của tỉnh, của huyện về thực hiện tái cơ
cấu ngành nông nghiệp.
- Củng cố HTX hiện có, thành lập HTX, tổ hợp theo luật HTX năm
2012.
- Chuyển đổi đất sản xuất lúa kém hiệu quả sang rau màu hoặc mô hình canh
tác khác có hiệu quả cao hơn gắn với thị trường đảm bảo đúng quy định của pháp
luật.
- Xây dựng các liên kết sản xuất - tiêu thụ nông sản giữa nông dân với
doanh nghiệp thông qua HTX, tổ hợp tác gắn với cánh đồng mẫu, trang trại
chăn nuôi, trang trại nuôi trồng thủy sản hoặc vùng chuyển đổi.
- Chỉ đạo các xã tiếp tục rà soát bổ sung các quy hoạch cấp xã, lồng ghép
giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu vào các quy hoạch; tăng cường quản lý và
thực hiện đúng các quy hoạch đã được phê duyệt.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các sở, ngành có liên quan
tổ chức tốt các mô hình thí điểm ở cấp xã. Trên cơ sở đó tổng kết, đánh giá và
nhân rộng ra phạm vi toàn huyện.
- Tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp đầu tư
phát triển nông nghiệp, nông thôn vào địa bàn.
- Thường xuyên kiểm tra đánh giá, đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn
trong quá trình thực hiện.
1.1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách tái cơ
cấu nông nghiệp ở cấp huyện
22
1.1.4.1. Nhóm - yếu tố khách quan
- Về điều kiện tự nhiên
Yếu tố điều kiện tự nhiên bao gồm: Vị trí địa lý của các vùng lãnh thổ
điều kiện đất đai, khí hậu và các nguồn tài nguyên khácnhư nguồn nước, hệ
sinh thái…Việc nắm bắt được các nhân tố này cho phép chúng ta tránh được
hai khuynh hướng trong thực tiễn: Đó là quá đề cao sự lệ thuộc của cơ cấu
kinh tế vào các nhân tố tự nhiên, hay là quá coi nhẹ sự ảnh hưởng của nhiều
nhân tố tự nhiên với sự hình thành và phát triển của cơ cấu kinh tế. Trong các
điều kiện tự nhiên nói trên các điều kiện tự nhiên về: Đấtảnh hưởng đến quy
mô, cơ cấu, sự phân bố cây trồng, vật nuôi, năng suất, chất lượng và sức cạnh
tranh của nông phẩm trên thị trường tiêu thụ. Nước: Ảnh hưởng đến quy mô,
chủng loại, sự phân bố cây trồng, vật nuôi, năng suất, chất lượng và sức cạnh
tranh của nông phẩm trên thị trường tiêu thụ. Khí hậu: Ảnh hưởng đến thời
vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi; khả năng xen canh tăng vụ, mức độ ổn định
của sản xuất nông nghiệp, chất lượng và sức cạnh tranh của nông phẩm trên
thị trường tiêu thụ. Hệ sinh thái động thực vật: Ảnh hưởng đến mức độ phong
phú của giống và mối quan hệ tương tác giữa cây trồng, vật nuôi và khả năng
phát triển nông nghiệp hữu cơ, năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của
nông phẩm trên thị trường tiêu thụ.
- Về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội:
Là một nước nông nghiệp, vì thế từ lâu nông nghiệp được Đảng và Nhà
nước coi là mặt trận hàng đầu. Từ Đại hội VI (12/1986) với đường lối đổi mới
toàn diện đã khắc phục những hạn chế, yếu kém trong nhận thức và tổ chức,
quản lý sản xuất nông nghiệp trước đó. Trong cơ cấu kinh tế nhiều thành
phần, ở nông thôn có thêm kinh tế hộ nông dân; nhiều hình thức hợp tác mới
tự nguyện, sinh động đã tạo nên nền kinh tế đa dạng về sở hữu, đan xen liên
kết với nhau, đồng thời cạnh tranh lẫn nhau để cùng phát triển theo qui luật
23
khách quan của kinh tế thị trường. Vấn đề việc làm cũng đã được cải thiện,
tình trạng thiếu đói cơ bản đã được xoá bỏ, đã tạo thêm những việc làm cho
người lao động nông nghiệp, khoảng 80% việc làm mới được tạo ra từ nông,
lâm, ngư nghiệp, điều đó có ý nghĩa to lớn trong việc sản xuất hàng hóa đem
ra trao đổi trên thị trường những sản phẩm mà họ thấy chúng đem lại lợi
nhuận thỏa đáng và cải thiện đời sống cư dân nông thôn.
Một trong những phương hướng tác động quan trọng nhất của các
chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước là sự tác động đến cơ cấu kinh tế nói
chung và cơ cấu KTNN nói riêng. Để tiến hành thực hiện chức năng điều tiết
của mình Nhà nước phải ban hành một hệ thống các chính sách kinh tế cùng
với các công cụ quản lý vĩ mô khác để thúc đẩy việc hình thành một cơ cấu
ngành kinh tế cơ cấu các vùngkinh tế, cơ cấu các hợp phần hợp lý và trình độ
công nghệ, kỹ thuật ngày càng nâng cao để khai thác hiệu quả các nguồn lực
và các lợi thế của đất nước nói chung và khu vực nông nghiệp nói riêng. Để
hình thành hay chuyển đổi một cơ cấu một cơ cấu kinh tế nông nghiệp cần
phải có điều kiện vật chất nhất định. Tương ứng với yêu cầu hình thành và
chuyển đổi cơ cấu kinh tế để đáp ứng đòi hỏi về các điều kiện vật chất này
nhất thiết phải đầu tư và phải có vốn đầu tư. Các nguồn vốn đầu tư chủ yếu để
hình thành và tái cơ cấu KTNN bao gồm: Nguồn vốn của các chủ thế kinh tế
trong nông nghiệp; nguồn vốn ngân sách; nguồn vốn cho vay của các ngân
hàng; nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng; nguồn vốn đầu tư trực tiếp hay
gián tiếp của nước ngoài.
Các nguồn vốn nêu trên có ảnh hưởng trực tiếp và rất lớn đến sự hình
thành và phát triển của các ngành kinh tế, các vùng kinh tế, các thành phần
kinh tế và nâng cao trình độ công nghệ - kỹ thuật trong nông nghiệp, từ đó
ảnh hưởng tới sự hình thành và tái cơ cấu KTNN.
- Về quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa
24
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu
của quá trình CNH, HĐH, đô thị hóa. Do đó, quá trình CNH, HĐH, đô thị hóa
phải chú trọng và gắn liền với quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn,
tạo nên những ảnh hưởng mang tính đặc thù về mục tiêu, nội dung, con
đường, bước đi và giải pháp đối với cơ cấu nông nghiệp.
- Về hội nhập khu vực và quốc tế
Nông nghiệp là lĩnh vực nhạy cảm và dễ bị tổn thương nhất trong quá
trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Do đó, nền nông nghiệp của Việt
Nam chịu ảnh hưởng cả tích cực và tiêu cực của hội nhập khu vực và quốc tế.
Cơ bản nhất là: có thị trường "đầu vào" và "đầu ra" rộng lớn cho sản xuất
nông nghiệp theo hướng bền vững. Nhưng phải đối mặt với nhiều thách thức
và nguy cơ của sự cạnh tranh không cân sức với nhiều đối thủ trên thị trường
khu vực và quốc tế. Đặc biệt đối với những hộ sản xuất manh mún, nhỏ lẻ và
các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nông nghiệp thiếu sự liên kết theo
chuỗi giá trị và có sức cạnh tranh thấp.
Trong nền kinh tế thị trường cần chú trọng sự tác động và ảnh hưởng
của thị trường quốc tế tới tái cơ cấu KTNN của mỗi nước. Trong bối cảnh
hiện nay quá trình hợp tác và giao lưu kinh tế ngày càng được mở rộng thì tất
cả các quốc gia đề thực hiện nền kinh tế mở. Thông qua mối quan hệ thương
mại quốc tế, các quốc gia ngày càng tham gia sâu hơn vào quá trình hợp tác
quốc tế. Đó là nhân tố hết sức quan trọng ảnh hưởng tới quá trình biến đổi cơ
cấu kinh tế nói chung và cơ cấu KTNN nói riêng ở từng quốc gia.
- Về tổ chức – kỹ thuật
Cơ sở vật chất - kỹ thuật cho cơ cấu KTNN, bước đầu đã được hình
thành và phát triển tương đối đồng bộ bao gồm: các hình thức tổ chức sản
xuất trong nông nghiệp, phát triển của khoa học kỹ thuật và áp dụng các tiến
bộ khoa học kỹ thuật vào sản suất nông nghiệp. Các chủ thể kinh tế trong
25
nông nghiệp tồn tại và hoạt động thông qua các hình thức tổ chức trong nông
nghiệp với các mô hình tương ứng. Do đó, các hình thức tổ chức trong nông
nghiệp với các mô hình tương ứng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh
hưởng tới sự biến đổi cơ cấu KTNN. Hiện nay, khoa học kỹ thuật đã và đang
trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp sản xuất, sự phát triển của khoa học kỹ
thuật và việc ứng dụng vào sản xuất có vai trò ngày càng lớn đối với sự phát
triển kinh tế nói chung, KTNN và cơ cấu KTNN nói riêng, qua đây vai trò của
khoa học kỹ thuật được ứng dụng vào sản xuất góp phần hoàn thiện các
phương pháp trong sản xuất nhằm khai thác, sử dụng hợp lý hiệu quả hơn các
nguồn lực xã hội vàvùng nông thôn. Đồng thời, việc ứng dụng khoa học kỹ
thuật sẽ làm tăng năng lực sản xuất trong nông nghiệp, để thúc đẩy sự phát
triển của các ngành sản xuất, các khu vực kinh tế trong nông nghiệp.
1.1.4.2. Nhóm yếu tố chủ quan
Mức độ ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp trên địa
bàn huyện hiện nay vẫn còn hạn chế, sản xuất nông nghiệp của huyện vẫn phụ
thuộc rất lớn vào tình hình khí hậu, thời tiết và dịch bệnh.
Việc áp dụng các biện pháp phòng bệnh cho nhiều đối tượng sản xuất
nông nghiệp trên địa bàn huyện còn nhiều bất cập.
Công tác quản lý về giống, vật tư nông nghiệp vẫn chưa đáp ứng được
yêu cầu thực tiễn.
Tư tưởng sản xuất người dân trên địa bàn huyện vẫn theo xu hướng
“tâm lý đám đông”, thường có tình trạng sản xuất ồ ạt khi giá cả một đối
tượng sản xuất nông nghiệp nào đó lên cao và bị thiệt hại nặng khi lượng
cung do sản xuất ồ ạt vượt so với cầu thị trường. Bộ phận dự báo chưa có dự
báo trung hạn hoặc dài hạn về xu hướng giá, giá bán nông sản.
Các chính sách hỗ trợ hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn
huyện lại thiên về ngành trồng trọt, cho các ngành khác còn hạn chế, chưa đáp
26
ứng được yêu cầu đề ra.
Toàn bộ diện tích đất nông nghiệp đã sử dụng hết, không còn khả năng
mở rộng diện tích trong khi dân số vùng nông thôn đang tăng lên (có thể có di
dân tự do tiếp hoặc người vùng khác đến xâm lấn đất), chuyển dịch lao động
rất chậm. Trong khi đó áp lực dân số, công nghiệp hoá, đô thị hoá, giao thông
sẽ tác động theo hướng thu hẹp dần diện tích đất nông nghiệp.
Đất sử dụng lâu ngày không đúng quy trình nên thoái hoá, xói mòn, rửa
trôi, tồn trữ nguồn bệnh; chất lượng đất suy giảm.
Nhiều vùng đất của Krông Búk có độ chia cắt lớn, độ dốc lớn, nhất là
các vùng phía bắc, tây bắc, đông bắc kèm theo đó là khả năng cung cấp nước
tưới trong mùa khô, sự xói mòn, rửa trôi đất trong mùa mưa, khi biến đổi khí
hậu theo hướng khốc liệt hơn.
Nguồn lực đầu tư của nông hộ trên địa bàn huyện chủ yếu tập trung vào
ngành trồng trọt, các ngành khác còn bị hạn chế.
Doanh nghiệp đầu tư vào ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện còn
hạn chế, có thể nói không đáng kể.
Hoạt động hợp tác công – tư còn rất hạn chế nên tác động của hoạt
động này đến sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện không
đáng kể.
Huyện Krông Búk được đánh giá kém lợi thế về mặt công nghệ, quy
trình sản xuất đặc thù, trình độ lao động trong hoạt động sản xuất nông
nghiệp.
Chất thải, nước rửa, phụ phẩm chăn nuôi đã sử dụng để ủ phân phục vụ
trồng trọt nhưng chưa triệt để và biện pháp ủ phân hợp vệ sinh, tạo nguồn
phân bón hữu cơ chưa tốt, chưa đồng bộ.
Nông dân vẫn giữ tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ, phạm vi gia đình, tự cung
tự cấp là chính; chưa tạo ra sản phẩm hàng hoá; vì vậy không quan tâm đến
27
quy trình chăn nuôi, thức ăn cho chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh, vệ sinh
ATTP.
Đất để xây dựng khu chăn nuôi tập trung, giết mổ, trồng thức ăn chăn
nuôi đang thiếu và chưa tìm ra giải pháp cấp đất.
Người dân chưa thấy hết giá trị của cây rừng, tiền chi trả cho chăm sóc,
bảo vệ rừng rất thấp.
Diện tích mặt nước hạn chế, không chủ động nguồn nước, đặc biệt
trong mùa khô; chưa phổ biến kỹ thuật nuôi thâm canh; vẫn coi nuôi trồng
thuỷ sản là tận dụng mặt nước, lao động nhàn rỗi, chưa thành một ngành nghề
kinh doanh; giá bán các loại cá đang nuôi không cao, chưa hấp dẫn người đầu
tư.
Khâu quản lý chất lượng nông sản, phẩm cấp nông sản, vệ sinh ATTP
chưa được chú ý đúng mức. Bản thân nông hộ biết về đảm bảo chất lượng
nông sản nhưng họ không quyết tâm, kiên trì thực hiện và chưa thấy rõ lợi ích
lâu dài.
Cán bộ quản lý HTX tuy nhiệt tình nhưng còn yếu về trình độ quản lý,
khả năng xây dựng kế hoạch, dự án, tài chính, kế toán; (2) vốn tự có nhỏ
nhưng khả năng huy động vốn (từ ngân hàng, tổ chức tín dụng và từ xã viên)
rất hạn chế; (3) quỹ đất quá eo hẹp trong khi HTX cần đất để mở rộng phạm
vi hoạt động (kho vật tư, nơi giết mổ gia súc, gia cầm, nơi làm việc của HTX
…) rất khó khăn; (4) khả năng tiếp cận dự án, mô hình, nguồn tài chính từ các
chương trình, dự án (vnSAT, nông thôn mới) rất hạn chế [48].
28
1.2. Cơ sở thực tiễn về thực hiện chính sách tái cơ cấu ngành nông
nghiệp
1.2.1. Kinh nghiệm thực hiện chính sách tái cơ cấu ngành nông
nghiệp của huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk
Triển khai thực hiện Quyết định số 1446/QĐ-SNN, ngày 08/12/2017
của Sở Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành kế hoạch thực hiện tái cơ cấu
lĩnh vực chăn nuôi và thú y theo Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, theo
hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2016-2020.
UBND huyện Cư Kuin đã ban hành kế hoạch số 1209/KH-UBND ngày
24/7/2018 để thực hiện chính sách nêu trên với các mục tiêu đặt ra đối lĩnh vực
chăn nuôi như sau:
Xây dựng trang trại chăn nuôi 8/8 xã với số lượng 70 trang trại bao
gồm: xã Hoà Hiệp 06; xã Dray Bhăng 08; xã Ea Hu 05; xã Ea Ktur 23; xã Cư
Ewi 11; xã Ea Bhok 02; xã Ea Tiêu 13; xã Ea Ning 02.
Chuyển đổi mạnh mẽ từ phương thức chăn nuôi nông hộ sang phương
thức chăn nuôi gia trại, trang trại, công nghiệp và bán công nghiệp; với mô
hình trang trại điển hình là trang trại chăn nuôi gia công, với 02 loại vật nuôi
chính là heo và gà. Đây là mô hình chăn nuôi gắn với liên doanh, liên kết
trong sản xuất, có ký kết hợp đồng thương mại.
Áp dụng công nghệ chăn nuôi trại lạnh khép kín; trang trại chăn nuôi
theo quy trình VietGAHP; công nghệ đệm lót sinh học và xử lý chất thải
trong chăn nuôi. Áp dụng khoa học trong phối giống, lai cải tạo đàn gia súc.
Đào tạo nhân lực để thực hiện có hiệu quả các chính sách trong nuôi…
- Kết quả thực hiện chính sách đạt được như sau:
Hiện có 07/08 xã có trang trại chăn nuôi đang hoạt động (xã Ea Ning
chưa có cơ sở chăn nuôi đạt tiêu chí trang trại). Trong đó, các trang trại tập
trung chính ở 03 xã: Ea Ktur, Ea Tiêu và Cư Êwi với tổng cộng 68 trang trại
29
chăn nuôi. Trong đó: Trang trại chăn nuôi heo: 37 trang trại (25.000 con, quy
mô chăn nuôi từ 500 - 1.100 con; trang trại chăn nuôi gà: 21 trang trại
(208.000 con, quy mô từ 4.000 - 23.000 con/trang trại); trang trại chăn nuôi
vịt: 08 trang trại (35.000 con); trang trại chăn nuôi dê: 02 trang trại (150 con).
Tổng đàn gia súc gia cầm hiện có: 882 con trâu, 10.871 con bò, 40.000
con lợn, 5.352 con dê, cừu, 527.170 con gia cầm, 3.600 đàn ong. Sản lượng
thịt hơi các loại năm 2018 trên 8.000 tấn. Với mô hình trang trại điển hình là
trang trại chăn nuôi gia công, với 02 loại vật nuôi chính là heo và gà. Đây là
mô hình chăn nuôi gắn với liên doanh, liên kết trong sản xuất, có ký kết hợp
đồng thương mại. Theo đó, chủ trang trại chỉ đóng vai trò là người xây dựng,
quản lý cơ sở vật chất - hạ tầng và trực tiếp thực hiện hoạt động chăn nuôi;
còn việc cung ứng con giống, vật tư đầu vào (vắc xin, thức ăn chăn nuôi...),
công tác thú y và bao tiêu sản phẩm đầu ra đều do các Công ty Chăn nuôi
thực hiện. Trên địa bàn huyện Cư Kuin có một số Công ty hiện đang triển
khai mô hình chăn nuôi gia công, trong đó Công ty Cổ Phần Chăn Nuôi C.P.
Việt Nam (Công ty C.P.) và Công ty TNHH Emivest Feedmill Việt Nam
(Công ty Emivest) là 02 công ty có số lượng trại gia công và quy mô nuôi lớn.
Hoàn thành việc cử đi đào tạo 02 dẫn tinh viên thụ tinh nhân tạo trâu và bò.
Mỗi năm trên địa bàn huyện tổ chức 4 đợt phun hóa chất tiêu độc khử trùng
phòng chống dịch bệnh và làm sạch môi trường, với số lượng 800 lít hóa
chất/năm. Loại hóa chất được sử dụng: Benkocid, Han-Iodin 10%, Vinadine.
Đối với các trang trại chăn nuôi tập trung: định kỳ phun hóa chất tiêu độc 01
lần/tuần.
Công tác tuyên truyền được đẩy mạnh, UBND huyện đã chỉ đạo các
phòng, ban chuyên môn, UBND các xã và các đơn vị liên quan trên địa bàn
huyện tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, tạo đồng thuận trong cả hệ
thống chính trị từ xã đến thôn, buôn nhằm thay đổi nhận thức, tập quán sản
30
xuất từ sản xuất nhỏ lẻ, truyền thống sang phát triển sản xuất chăn nuôi theo
mô hình trang trại; tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản
xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm trong chăn nuôi [49].
1.2.2. Kinh nghiệm thực hiện chính sách tái cơ cấu ngành nông
nghiệp của huyện Ea Hleo, tỉnh Đắk Lắk
Thực hiện các chính sách của cấp trên, ngày 27/6/2017UBND huyện đã
ban hành Quyết định số 1707/QĐ-UBND về việc ban hành Kế hoạch phát
triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng
lớn trên địa bàn, giai đoạn 2017 – 2020 và định hướng đến năm 2025 cụ thể
như: Về chế biến cao su; chế biến tinh bột sắn; rau, củ, nước hoa quả; chế
biến thức ăn chăn nuôi, thuỷ sản; chế biến sản phẩm gia súc, gia cầm; chế
biến gỗ...
- Kết quả đạt được như sau:
Về chế biến cao su: Đã sắp xếp mở rộng quy mô công suất các cơ sở
chế biến cao su hiện có như Nhà máy chế biến mũ công ty cao su Ea H’leo,
Công ty Cổ phần chế biến cao su Bình Minh, Công ty Rạng Đông... đảm bảo
các cơ sở chế biến có vùng nguyên liệu ổn định; khuyến khích các doanh
nghiệp trồng cao su trên địa bàn huyện đầu tư máy móc, thiết bị, công nghệ
chế biến hiện đại gắn với phát triển vùng nguyên liệu.
Chế biến tinh bột sắn: Ổn định diện tích quy hoạch 4.000 ha sắn cung
cấp nguyên liệu cho Nhà máy chế biến tinh bột sắn Thành Vũ với công suất
chế biến 1.500 tấn củ tươi/ngày.
Rau, củ, nước hoa quả: Đã tập trung thu hút đầu tư, hỗ trợ xây dựng
phát triển một số cơ sở sơ chế, chế biến rau an toàn gắn với xây dựng vùng
nguyên liệu cây ăn quả ổn định.
31
Chế biến thức ăn chăn nuôi, thuỷ sản: Đã kêu gọi thu hút đầu tư xây
dựng mới các nhà máy, cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm,
thuỷ sản tại Khu công nghiệp Công nghiệp Ea Ral.
Chế biến sản phẩm gia súc, gia cầm: Đã ưu tiên hỗ trợ, khuyến khích
phát triển hệ thống cơ sở giết mổ thịt gia súc, gia cầm tập trung tạo nguồn lực
thực phẩm sạch cung ứng cho thị trường trong huyện và các địa phương lân
cận
Chế biến gỗ: Đã củng cố và nâng cấp các cơ sở chế biến quy mô vừa và
nhỏ như: Công ty Cổ phần Gỗ Trường Thành,...[50].
1.2.3. Bài học rút ra cho việc thực hiện chính sách tái cơ cấu nông
nghiệp cho huyện Krông Búk
Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, tạo đồng thuận cao trong
cả hệ thống chính trị, cán bộ chuyên môn, các doanh nghiệp và người nông
dân nhằm thay đổi nhận thức, tư duy trong việc thực hiện các chính sách về
phát triển nông nghiệp, tái cơ cấu nông nghiệp.
Tập trung phát triển mạnh sản xuất chăn nuôi, tăng tỷ trọng giá trị ngành
chăn nuôi trong nội ngành nông nghiệp, coi chăn nuôi là khâu đột phá trong
tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn. Rà soát, bổ sung quy hoạch phát
triển chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn; Quy hoạch, xây dựng các điểm
giết mổ gia súc, gia cầm tập trung; chuyển dần từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang qui
mô gia trại, trang tại, công nghiệp tập trung, xa khu dân cư, kiểm soát an toàn
dịch bệnh, quản lý môi trường nuôi; bổ sung quy hoạch đất trồng cây nguyên
liệu thức ăn phục vụ cho chăn nuôi.
Tổ chức lại chăn nuôi theo hướng liên kết và quản lý theo chuỗi sản
phẩm khép kín từ chuồng nuôi đến thị trường tiêu thụ; Thành lập các HTX
chăn nuôi hỗ trợ dịch vụ vật tư đầu vào và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi cho
thành viên và tuyên truyền vận động người chăn nuôi áp dụng biện pháp an
32
toàn sinh học, thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh hiệu quả, chăn
nuôi bền vững; Phát huy hiệu quả các mô hình về chăn nuôi bò, lợn, gia cầm
tập trung ở các xã trên địa bàn huyện; Chú trọng đầu tư công tác giống để
phát triển đàn lợn hướng nạc, đàn bò lai lấy thịt, sữa.
Chuyển dịch cơ cấu đàn vật nuôi theo hướng tăng tổng đàn lợn, đàn bò
thịt, bò sữa và đàn gia cầm. Cải tạo và nâng cao tầm vóc đàn bò thịt, chất
lượng đàn lợn nái để nâng cao chất lượng đàn gia súc thương phẩm.
Nâng cao năng lực dự tính, dự báo và tăng cường năng lực phòng, chống
dịch bệnh vật nuôi để giảm thiểu thiệt hại và bảo đảm sản xuất ổn định, bền
vững; Nâng cao năng lực cho cán bộ khuyến nông, thú y cơ sở và nông dân về
phòng chống dịch bệnh vật nuôi thông qua các hoạt động đào tạo, tập huấn.
Tổ chức xây dựng, quản lý tốt các cơ sở giết mổ, từng bước di dời và xóa
bỏ các điểm giết mổ nhỏ lẻ gây ô nhiễm môi trường trong khu vực đông dân,
hình thành các điểm giết mổ tập trung đảm bảo đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh
thực phẩm đúng qui định.
Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển chăn nuôi theo hình
thức chăn nuôi trang trại tập trung, chăn nuôi theo phương thức công nghiệp,
công nghệ cao, xây dựng các vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, đảm bảo
cung cấp thịt, sữa, trứng sạch, an toàn thực phẩm.
Xây dựng, nhân rộng các mô hình con nuôi đặc sản như nuôi Thỏ, Heo
rừng, Bồ câu Pháp, Dế, Giun Quế, Rắn mối...gắn với mô hình chăn nuôi trang
trại nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của nhà hàng, khách sạn, khách du lịch…
nhằm tăng giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho người chăn nuôi so với hiện
nay.
Ưu tiên đầu tư phát triển công nghiệp chế biến tinh, chế biến sâu, đổi
mới công nghệ, thiết bị, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến kết hợp
33
với các biện pháp về tổ chức sản xuất, tiêu thụ hàng hóa nhằm nâng cao giá trị
gia tăng nông, lâm, thủy sản.
Khuyến khích các doanh nghiệp chế biến cao su đầu tư nâng cấp máy
móc, thiết bị, công nghệ chế biến hiện đại gắn với phát triển vùng nguyên liệu
ổn định.
Khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp đầu tư dây chuyền chế biến
rau, củ, nước hoa quả trên địa bàn; hỗ trợ xây dựng phát triển vùng nguyên liệu
ổn định.
Khuyến khích, thu hút đầu tư xây dựng mới các nhà máy, cơ sở chế
biến thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản tại các vùng đã quy hoạch.
34
Chương 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÁI CƠ CẤU NGÀNH
NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG BÚK, TỈNH ĐẮK
LẮK
2.1. Mô tả địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Huyện Krông Búk nằm về phía Bắc tỉnh Đắk Lắk, cách trung tâm thành
phố Buôn Ma Thuột 60 km theo Quốc lộ 14. Trung tâm huyện được quy
hoạch ở dọc Quốc lộ 14 trên địa bàn xã Cư Né và Chư Kbô. Huyện có ranh
giới với các huyện khác như sau:
- Phía Đông giáp huyện Krông Năng.
- Phía Tây giáp huyện Cư M’Gar, Ea H’Leo.
- Phía Nam giáp thị xã Buôn Hồ, huyện Cư M’Gar.
- Phía Bắc giáp huyện Ea H’Leo.
Với một vị trí địa lý trên, đặc biệt là có quốc lộ 14 chạy qua, Krông
Búk được đánh giá tương đối thuận lợi trong việc thực hiện các hoạt động
thương mại nói chung, thương mại sản phẩm nông nghiệp nói riêng với các
địa phương trong tỉnh và các tỉnh khu vực miền Trung và miền Nam.
35
Bảng 2. 1. Phân bổ diện tích đất theo các đơn vị hành chính cấp xã
STT Đơn vị cấp xã Diện tích (ha)
1 Chư Kbô 6.294,65
2 Cư Né 7.188,43
3 Cư Pơng 7.562,27
4 Ea Ngai 3.565,15
5 Ea Sin 6.218,96
6 Pơng Đrang 3.123,84
7 Tân Lập 1.814,24
Tổng 35.767,54
(-Nguồn: Đề án TCCNN huyện Krông Búk giai đoạn 2015 – 2020 và tầm nhìn
2030-)
36
Hình 1. Bản đồ hành chính huyện Krông Búk
Đặc điểm khí hậu
Nằm ở phía Đông Bắc cao nguyên Buôn Ma Thuột, huyện Krông Búk
mang đặc tính chung vừa chịu chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa
mang tính chất của khí hậu cao nguyên. Trong năm có hai mùa rõ rệt, mùa mưa và
mùa khô.
Nhìn chung điều kiện thời tiết khí hậu khá thuận lợi cho phát triển
nông,lâm nghiệp, tạo điều kiện để phát triển nhiều loại cây trồng, đặc biệt là
cây công nghiệp, cây ăn trái và cũng ít tạo ra thiên tai như bão, lũ lụt. Tuy
nhiên, đặc điểm khí hậu của huyện cũng tạo ra tình trạng khan hiếm nước vào
37
mùa khô, gây hạn hán và là môi trường tốt để sâu, bệnh hại phát triển.
Các tài nguyên
- Tài nguyên nước
Trên địa bàn huyện có nhiều suối và hợp thủy, phân bố tương đối đều
giữa các khu vực, tạo điều kiện điều thuận lợi cho việc cung cấp nước tưới
cho hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện, đặc biệt là cây cà
phê, tiêu. Hiện tại nước phục vụ sinh hoạt của nhân dân và cho sản xuất nông
nghiệp được lấy từ hai nguồn chính là:
+ Nguồn nước mặt: Lượng mưa bình quân hàng năm trên lưu vực cao
nên trên địa bàn huyện nhận được lượng nước lớn. Nguồn nước mặt trên địa
bàn phân bố tương đối đều rất thuận lợi cho việc cung cấp nước tưới cho hoạt
động sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, còn có sử dụng hồ chứa, sông ngòi, đầm
lầy… đây là nguồn cung cấp nước quan trọng cho sản xuất nông nghiệp và
sinh hoạt của người dân.
+ Nguồn nước ngầm: Qua khảo sát, đánh giá sơ bộ cho thấy mức nước
ngầm khu vực huyện Krông Búk tương đối phong phú, có thể khai thác phục
vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt.
- Tài nguyên đất
Theo kết quả điều tra phân loại đất trên bản đồ do Viện quy hoạch và
thiết kế Nông nghiệp xây dựng và điều chỉnh bổ sung năm 2005, đất đai của
huyện bao gồm các loại đất sau:
+ Đất nâu đỏ phát triển trên đá mẹ Bazan: Chiếm 89,72% diện tích tự
nhiên, phân bố tương đối đồng đều ở địa bàn các xã Pơng Đrang, Tân Lập, Ea
Ngai, Chư Kbô và Cư Né. Đất có thành phần cơ giới thịt trung bình đến nặng,
độ phì tự nhiên cao, thích hợp với nhiều loại cây trồng, nhất là các loại cây
công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su…
+ Đất nâu vàng trên đá bazan: Chiếm 4,35% diện tích tự nhiên, phân bổ
38
rải rác ở các xã Ea Ngai và Cư Pơng, phần lớn đất có tầng dày trên 100 cm;
đất có thành phần cơ giới thịt nặng, đất hơi chua, độ phì trung bình, đất thích
hợp với các loại cây công nghiệp dài ngày. Hiện loại đất này cũng đã được
khai thác đưa vào trồng cây cà phê.
+ Đất đỏ vàng phát triển trên đá Granit và đá phiến sét: Chiếm 4,66%
diện tích tự nhiên, đất có thành phần cơ giới thịt trung bình đến nhẹ, phân bổ
ở phía Tây các xã Cư Pơng, Ea Sin, đất nghèo dinh dưỡng. Hiện còn một ít
đất có rừng trồng sản xuất trên loại đất này.
+ Đất đen và nâu thẫm sản phẩm Bazan: Chiếm 0,82% diện tích tự nhiên,
phân bổ rải rác ở các xã. Đất này thích hợp với loại cây ngắn ngày như cây ngô, đậu
đỗ.
+ Đất thung lũng dốc tụ: Phân bổ rải rác ven hợp thủy, suối. Đất có
tầng dày, địa hình khá bằng phẳng, mực nước ngầm nông, đất chua, có độ phì
khá, thành phần cơ giới thịt nặng, đã được khai thác để trồng lúa nước.
+ Đất xám phát triển trên đá Macma axit và đá cát: Phân bổ rải rác khu
vực tiếp giáp với huyện Ea H’leo. Đất này nghèo dinh dưỡng, hiện còn một ít
đất có rừng trồng sản xuất trên loại đất này, còn lại trồng cây hàng năm.
- Tài nguyên rừng
Trong những năm qua, tình trạng chặt phá rừng làm nương rẫy và nạn
khai thác gỗ bừa bãi ngày càng phức tạp, nhiều diện tích rừng trồng bị chặt
phá, nhất là rừng thông ven Quốc lộ 14 dẫn đến độ che phủ giảm. Theo kết
quả thống kê diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện chỉ còn 199ha,
chiếm 0,56% diện tích tự nhiên, trong đó 100% là diện tích rừng trồng.
Diện tích rừng trồng bị chặt phá, độ che phủ giảm đang là nguyên nhân
quan trọng dẫn đến đất bị bào mòn rửa trôi, nguồn sinh thủy và khả năng giữ
nước của các suối giảm, và điều này đang ảnh hưởng tiêu cực nghiệm trọng
đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của huyện [48].
39
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
Hiện nay trên địa bàn huyện có 07 xã với 106 thôn, buôn, khoảng
63.702 nhân khẩu trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 28,18% dân số
(chủ yếu là dân tộc Ê đêvà một số dân tộc phía Bắc) cũng mang theo nét
phong tục tập quán và văn hóa truyền thống đặc trưng, có trình độ tiếp thu các
tiến bộ kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất để hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất đời
sống, hình thành cộng đồng các dân tộc anh em cùng chung sống và xây dựng
phát triển huyện nhà.
Hoạt động Văn hóa -Thông tin được đẩy mạnh đặc biệt là công tác
tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền
Đại hội Đảng các cấp và tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ, sự kiện quan trọng
của đất nước cũng được xem trọng.
Công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống và bản sắc
dân tộc được duy trì. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa” được phát động rộng rãi trong quần chúng nhân dân, trở thành một
phong trào thi đua sôi nổi giữa các gia đình, giữa các thôn, buôn với nhau và
đạt được kết quả tốt. Đến nay, có 01 xã có nhà văn hóa và khu thể thao đạt
chuẩn; tỷ lệ thôn, buôn có nhà văn hóa là 85 nhà văn hóa/106 thôn, buôn đạt
80,2%.
Hoạt động thể thao được tích cực triển khai, toàn dân tham gia tập
luyện thể dục thể thao góp phần nâng cao sức khỏe, phát triển phong trào thể
dục, thể thao trong toàn huyện.
Công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân được thực hiện tốt. Mạng lưới y
tế cơ sở ngày càng được củng cố và phát triển.Thực hiện tốt công tác phòng
chống dịch bệnh. Hệ thống cơ sở chữa bệnh có Trung tâm y tế huyện và 07
Trạm y tế xã, (100% Trạm y tế có Bác sỹ).
40
Chất lượng giáo dục và đào tạo ngày càng được nâng cao; tăng cường
trang thiết bị phục vụ yêu cầu dạy và học, thực hiện tốt phòng trào “Hai
không” với 4 nội dung và phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực”. Đội ngũ cán bộ, giáo viên hầu hết đạt chuẩn và không ngừng
nâng cao tỷ lệ trên chuẩn; tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học,
học sinh công nhận tốt nghiệp THCS và học sinh giỏi các cấp đều tăng về số
lượng và chất lượng. Hiện nay có 12 trường/46 trường đạt trường chuẩn quốc
gia.
Việc triển khai thực hiện công tác giảm nghèo hàng năm đều đạt được
kết quả tốt; các chỉ tiêu đều đạt và vượt theo Nghị quyết đề ra; các chính sách
về an sinh xã hội đối với người nghèo, hộ nghèo, nhất là các chính sách ưu đãi
về giáo dục, giải quyết cho vay vốn tín dụng ưu đãi, hỗ trợ cải thiện nhà ở, đất
ở, khuyến noongm cấp thẻ chữa bệnh miễn phí, xây dựng các loại quỹ hỗ trợ
người nghèo đều đạt kết quả tốt. Nhận thức của người nghèo từng bước được
nâng lên, giảm tư tưởng trông chờ ỷ lại vào Nhà nước, tích cực lao động sản
xuất, vươn lên thoát nghèo, đời sống vật chất và tinh thần được cải thiện và
nâng cao. Hiện nay hộ nghèo của huyện giảm còn 14,58% (theo chuẩn nghèo
mới).
2.1.3. Tình hình phát triển nông nghiệp của huyện Krông Búk
Với diện tích tự nhiên huyện Krông Buk là 35.767 ha, trong đó đất sản
xuất nông nghiệp (32.621,5ha) chiếm hơn 91% đất tự nhiên, đất lâm nghiệp
201,9 ha, chủ yếu rừng trồng. Trong những năm gần đây với sự nỗ lực không
ngừng phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp của huyện đã đạt những kết quả
sau:
- Trồng trọt:
Xây dựng nhiều mô hình trình diễn để nông dân tham quan, học tập
làm cơ sở nhân rộng trong các vụ tiếp theo. Các mô hình trình diễn đã có
41
chuyển biến tích cực về số lượng cũng như chất lượng chuyên môn của mô
hình, trong đó nhiều mô hình đạt hiệu quả cả về mặt kinh tế và xã hội trong
việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, góp phần thúc xây dựng nông
thôn mới của huyện.Trong đó, một số mô hình đạt kết quả tốt như: Mô hình
chăn nuôi Bò cái lai sinh sản, mô hình tưới nước tiết kiệm, mô hình sản xuất
cà phê bền vững, mô hình tái canh cà phê....
Tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn hướng dẫn nông dân sử dụng các
loại phân bón hữu cơ, hữu cơ sinh học, phân bón lá, sử dụng phân bón cân đối,
hợp lý.
Những tiến bộ kỹ thuật mới như trồng rau nhà lưới, hoa nhà lưới... từng
bước được đưa vào áp dụng trong sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm
nông sản của huyện.
Tiếp tục phối hợp triển khai các chương trình, dự án trên địa bàn
huyện: Dự án sử dụng nước tưới hợp lý để nâng cao hiệu quả sản xuất của
ngành cà phê Việt Nam”; Dự án VnSAT.
- Chăn nuôi: Thường xuyên theo dõi tình hình dịch bệnh gia súc gia
cầm trên địa bàn huyện; công tác dịch vụ thú y, kiểm soát giết mổ, kiểm dịch
động vật và tiêm phòng được triển khai thường xuyên và định kỳ, công tác tập
huấn được triển khai thường xuyên để phòng trừ dịch bệnh, do vậy dịch bệnh
trên gia súc, gia cầm luôn được kiểm soát chặt chẽ.
- Lâm nghiệp: Hàng năm đều tổ chức trồng rừng và cây phân tán từ
2.000 đến 60.000 cây các loại. Triển khai công tác cắm mốc ranh giới đất lâm
nghiệp và đất nông nghiệp tại xã Pơng Drang.
- Thủy lợi: Đầu tư xây dựng 02 công trình thủy lợi mới, đáp ứng nhu
cầu nước tưới của diện tích cây trồng chính là 73,16%. Tăng cường hướng
dẫn nhân dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật thuỷ lợi và tưới tiết kiệm, bảo vệ
nguồn nước và gieo trồng đúng lịch thời vụ để phòng, chống hạn.
42
- Thủy sản: Đã triển khai các mô hình về nuôi trồng thủy sản; công tác
bổ sung nguồn lợi thủy sản tại các hồ đập thủy lợi được cấp huyện và tỉnh
quan tâm.
- Công tác giống cây trồng, vật nuôi: Giống cây trồng vật nuôi có năng
suất và chất lượng được đưa vào trong chăn nuôi sản xuất nhằm cải tiến các
tập quán sản xuất lạc hậu, nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất.
Công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng có hiệu quả kinh tế hơn, chuyển
đổi các vườn cây cà phê già cõi kém hiệu quả sang tái canh cà phê có năng
suất và chất lượng cao hơn và trồng xen các loại cây ăn quả khác.
- Khuyến nông:
Triển khai nhiều mô hình hiệu quả như: Lúa lai, Mít trồng xen, ... Triển
khai hội thảo đầu bờ nhân rộng mô hình hiệu quả cho nhân dân.
Công tác tập huấn đã trang bị cho người dân những kiến thức cơ bản về
từng lĩnh vực ngành nghề trong sản xuất nông nghiệp theo hướng đạt năng
suất, chất lượng cao. Trình độ sản xuất của người dân được nâng lên đáng kể,
sẵn sàng đầu tư tự tạo việc làm góp phần tăng thu nhập, phát triển sản xuất
nông nghiệp.
- Bảo vệ thực vật:
Định kỳ thanh kiểm tra các đại lý, cở sở kinh doanh thuốc BTVT
trên địa bàn huyện.
Thường xuyên phối hợp với các xã kiểm tra đồng ruộng, hướng dẫn các
biện pháp kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại. Đồng thời thông qua các thông tin
đại chúng để tuyên truyền bằng tờ rơi, thông báo cho bà con nông dân biết có
biện pháp phòng trừ hiệu quả kiểm tra và nắm bắt tình hình sâu bệnh hại trên
cây trồng. Phòng trừ động vật hại nông nghiệp, thực vật ngoại lai.
- Kinh tế tập thể và và quản lý vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông
lâm thuỷ sản:
43
Đã thành lập 11 HTX, trong đó có 05 HTX/11 HTX trên địa bàn huyện đã
ký với Công ty cà phê ĐăkMan về cung ứng sản phẩm cà phê sạch, đã có sự đầu
tư về các trang thiết bị về xử lý sản phẩm sau thu hoạch như bể xử lý hạt cà phê
sau thu hoạch; có sự liên kết trong công tác sử dụng lao động theo vụ mùa (thu
hoạch cà phê); 02 HTX hoạt động thu gom rác thải (HTXTân Lập Đông, HTX
Chư Kbô).
Công tác kiểm tra liên ngành về sản xuất, kinh doanh giống cây trồng,
phân bón trên địa bàn huyện thường xuyên và định kỳ 2 lần/năm.
- Công tác xây dựng nông thôn mới:
Về Bộ tiêu chí đã đạt và cơ bản đạt của huyện là 113/133 tiêu chí,
20/133 tiêu chí chưa đạt (bình quân toàn huyện đạt gần 16 tiêu chí/1 xã) tăng
86 tiêu chí so với năm 2010; có hai xã đạt chuẩn nông thôn mới đó là xã Pơng
Drang và xã Chứ Kbô. Nhận thức của nhân dân về chương trình xây dựng
nông thôn mới đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Tổng nguồn vốn huy động các nguồn lực để thực hiện Chương trình
trên 740,736 tỷ đồng [29].
2.2. Thực trạng thực hiện chính sách tái cơ cấu nông nghiệp
2.2.1. Các chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp được phổ biến
trên địa bàn Krông Búk
- Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tăng trưởng theo hướng nâng
cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
- Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 06/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về
đẩy mạnh thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao
giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
- Quyết định số 678/QĐ-TTg ngày 19/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ, Ban
hành bộ tiêu chí giám sát, đánh giá về cơ cấu lại ngành nông nghiệp đến năm 2020.
Chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Krông Búk, 9đ
Chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Krông Búk, 9đ
Chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Krông Búk, 9đ
Chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Krông Búk, 9đ
Chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Krông Búk, 9đ
Chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Krông Búk, 9đ
Chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Krông Búk, 9đ
Chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Krông Búk, 9đ
Chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Krông Búk, 9đ
Chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Krông Búk, 9đ
Chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Krông Búk, 9đ
Chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Krông Búk, 9đ
Chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Krông Búk, 9đ
Chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Krông Búk, 9đ
Chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Krông Búk, 9đ
Chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Krông Búk, 9đ
Chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Krông Búk, 9đ
Chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Krông Búk, 9đ
Chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Krông Búk, 9đ
Chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Krông Búk, 9đ
Chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Krông Búk, 9đ
Chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Krông Búk, 9đ
Chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Krông Búk, 9đ
Chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Krông Búk, 9đ
Chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Krông Búk, 9đ
Chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Krông Búk, 9đ
Chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Krông Búk, 9đ
Chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Krông Búk, 9đ
Chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Krông Búk, 9đ
Chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Krông Búk, 9đ
Chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Krông Búk, 9đ
Chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Krông Búk, 9đ
Chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Krông Búk, 9đ
Chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Krông Búk, 9đ
Chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Krông Búk, 9đ

More Related Content

What's hot

Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường tp.hcm lưu vực nhi...
Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường tp.hcm lưu vực nhi...Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường tp.hcm lưu vực nhi...
Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường tp.hcm lưu vực nhi...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
ứNg dụng vi khuẩn nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước kênh tàu hủ bến ...
ứNg dụng vi khuẩn nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước kênh tàu hủ   bến ...ứNg dụng vi khuẩn nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước kênh tàu hủ   bến ...
ứNg dụng vi khuẩn nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước kênh tàu hủ bến ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Tăng Cường Công Tác Quản Lý Nhà Nước...
Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Tăng Cường Công Tác Quản Lý Nhà Nước...Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Tăng Cường Công Tác Quản Lý Nhà Nước...
Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Tăng Cường Công Tác Quản Lý Nhà Nước...nataliej4
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước hồ ba bể huyện ba bể tỉnh bắc kạn (khóa l...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước hồ ba bể huyện ba bể tỉnh bắc kạn (khóa l...đáNh giá hiện trạng môi trường nước hồ ba bể huyện ba bể tỉnh bắc kạn (khóa l...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước hồ ba bể huyện ba bể tỉnh bắc kạn (khóa l...nataliej4
 
đÁnh giá hiện trạng nước thải sinh hoạt của các bạn sinh viên nước...
đÁnh giá hiện trạng nước thải sinh hoạt của các bạn sinh viên nước...đÁnh giá hiện trạng nước thải sinh hoạt của các bạn sinh viên nước...
đÁnh giá hiện trạng nước thải sinh hoạt của các bạn sinh viên nước...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất...
đáNh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất...đáNh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất...
đáNh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đề Tài áp dụng quy trình công nghệ và xây dựng bản đồ địa chính tỷ lệ lớn từ ...
đề Tài áp dụng quy trình công nghệ và xây dựng bản đồ địa chính tỷ lệ lớn từ ...đề Tài áp dụng quy trình công nghệ và xây dựng bản đồ địa chính tỷ lệ lớn từ ...
đề Tài áp dụng quy trình công nghệ và xây dựng bản đồ địa chính tỷ lệ lớn từ ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

What's hot (19)

Luận văn: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hoá
Luận văn: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh HoáLuận văn: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hoá
Luận văn: Quản lý nhà nước về kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hoá
 
Luận án: Quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk, HAYLuận án: Quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk, HAY
 
Luận văn: Việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội, HOT
Luận văn: Việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội, HOTLuận văn: Việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội, HOT
Luận văn: Việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội, HOT
 
Luận văn: Năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã, HOT
Luận văn: Năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã, HOTLuận văn: Năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã, HOT
Luận văn: Năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã, HOT
 
Đề tài: Việc làm của thanh niên ở nông thôn tỉnh Hải Dương, HAY
Đề tài: Việc làm của thanh niên ở nông thôn tỉnh Hải Dương, HAYĐề tài: Việc làm của thanh niên ở nông thôn tỉnh Hải Dương, HAY
Đề tài: Việc làm của thanh niên ở nông thôn tỉnh Hải Dương, HAY
 
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc KạnLuận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
Luận án: Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bắc Kạn
 
Luận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây Bắc
Luận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây BắcLuận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây Bắc
Luận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây Bắc
 
Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường tp.hcm lưu vực nhi...
Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường tp.hcm lưu vực nhi...Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường tp.hcm lưu vực nhi...
Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường tp.hcm lưu vực nhi...
 
ứNg dụng vi khuẩn nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước kênh tàu hủ bến ...
ứNg dụng vi khuẩn nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước kênh tàu hủ   bến ...ứNg dụng vi khuẩn nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước kênh tàu hủ   bến ...
ứNg dụng vi khuẩn nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước kênh tàu hủ bến ...
 
Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Tăng Cường Công Tác Quản Lý Nhà Nước...
Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Tăng Cường Công Tác Quản Lý Nhà Nước...Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Tăng Cường Công Tác Quản Lý Nhà Nước...
Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Tăng Cường Công Tác Quản Lý Nhà Nước...
 
Luận văn : Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn.
Luận văn : Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn.Luận văn : Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn.
Luận văn : Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn.
 
Đề tài: Quản lý nhà nước về nông nghiệp tại Quảng Nam, HOT
Đề tài: Quản lý nhà nước về nông nghiệp tại Quảng Nam, HOTĐề tài: Quản lý nhà nước về nông nghiệp tại Quảng Nam, HOT
Đề tài: Quản lý nhà nước về nông nghiệp tại Quảng Nam, HOT
 
Đề tài đánh giá biến động giá đất, ĐIỂM CAO
Đề tài  đánh giá biến động giá đất, ĐIỂM CAOĐề tài  đánh giá biến động giá đất, ĐIỂM CAO
Đề tài đánh giá biến động giá đất, ĐIỂM CAO
 
Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp xã huyện Đắk Glong, 9đ
Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp xã huyện Đắk Glong, 9đChính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp xã huyện Đắk Glong, 9đ
Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp xã huyện Đắk Glong, 9đ
 
Luận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã, HOT
Luận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã, HOTLuận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã, HOT
Luận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã, HOT
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước hồ ba bể huyện ba bể tỉnh bắc kạn (khóa l...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước hồ ba bể huyện ba bể tỉnh bắc kạn (khóa l...đáNh giá hiện trạng môi trường nước hồ ba bể huyện ba bể tỉnh bắc kạn (khóa l...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước hồ ba bể huyện ba bể tỉnh bắc kạn (khóa l...
 
đÁnh giá hiện trạng nước thải sinh hoạt của các bạn sinh viên nước...
đÁnh giá hiện trạng nước thải sinh hoạt của các bạn sinh viên nước...đÁnh giá hiện trạng nước thải sinh hoạt của các bạn sinh viên nước...
đÁnh giá hiện trạng nước thải sinh hoạt của các bạn sinh viên nước...
 
đáNh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất...
đáNh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất...đáNh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất...
đáNh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất...
 
đề Tài áp dụng quy trình công nghệ và xây dựng bản đồ địa chính tỷ lệ lớn từ ...
đề Tài áp dụng quy trình công nghệ và xây dựng bản đồ địa chính tỷ lệ lớn từ ...đề Tài áp dụng quy trình công nghệ và xây dựng bản đồ địa chính tỷ lệ lớn từ ...
đề Tài áp dụng quy trình công nghệ và xây dựng bản đồ địa chính tỷ lệ lớn từ ...
 

Similar to Chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Krông Búk, 9đ

PHÁT TRIỂN VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU - QUẢNG NINH...
PHÁT TRIỂN VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU - QUẢNG NINH...PHÁT TRIỂN VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU - QUẢNG NINH...
PHÁT TRIỂN VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU - QUẢNG NINH...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của thành phố Tuyên ...
Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của thành phố Tuyên ...Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của thành phố Tuyên ...
Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của thành phố Tuyên ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, tỉ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, tỉ...Luận văn: Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, tỉ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, tỉ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiế...
Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiế...Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiế...
Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiế...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 

Similar to Chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Krông Búk, 9đ (20)

PHÁT TRIỂN VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU - QUẢNG NINH...
PHÁT TRIỂN VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU - QUẢNG NINH...PHÁT TRIỂN VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU - QUẢNG NINH...
PHÁT TRIỂN VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU - QUẢNG NINH...
 
Luận văn: Nghiên cứu chất lượng công chức phường TP Việt Trì
Luận văn: Nghiên cứu chất lượng công chức phường TP Việt TrìLuận văn: Nghiên cứu chất lượng công chức phường TP Việt Trì
Luận văn: Nghiên cứu chất lượng công chức phường TP Việt Trì
 
Luận văn: Chất lượng công chức phường TP Việt trì, Phú Thọ
Luận văn: Chất lượng công chức phường TP Việt trì, Phú ThọLuận văn: Chất lượng công chức phường TP Việt trì, Phú Thọ
Luận văn: Chất lượng công chức phường TP Việt trì, Phú Thọ
 
Luận văn: Chất lượng công chức phường TP Việt Trì, Phú Thọ, HOT
Luận văn: Chất lượng công chức phường TP Việt Trì, Phú Thọ, HOTLuận văn: Chất lượng công chức phường TP Việt Trì, Phú Thọ, HOT
Luận văn: Chất lượng công chức phường TP Việt Trì, Phú Thọ, HOT
 
Đề tài: Nghiên cứu chất lượng công chức phường tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Nghiên cứu chất lượng công chức phường tỉnh Phú ThọĐề tài: Nghiên cứu chất lượng công chức phường tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Nghiên cứu chất lượng công chức phường tỉnh Phú Thọ
 
Bài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về kinh tế, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về kinh tế, HAY, 9 ĐIỂMBài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về kinh tế, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về kinh tế, HAY, 9 ĐIỂM
 
Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của thành phố Tuyên ...
Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của thành phố Tuyên ...Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của thành phố Tuyên ...
Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của thành phố Tuyên ...
 
BÀI MẪU Khóa luận quản lý kinh tế, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận quản lý kinh tế, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận quản lý kinh tế, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận quản lý kinh tế, HAY, 9 ĐIỂM
 
Đề tài công tác bồi thường giải phóng mặt bằng,
Đề tài công tác bồi thường giải phóng mặt bằng,Đề tài công tác bồi thường giải phóng mặt bằng,
Đề tài công tác bồi thường giải phóng mặt bằng,
 
BÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước về phát triển làng nghề, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước về phát triển làng nghề, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước về phát triển làng nghề, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước về phát triển làng nghề, HAY, 9 ĐIỂM
 
Bài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về thủy sản, HAY
Bài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về thủy sản, HAYBài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về thủy sản, HAY
Bài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về thủy sản, HAY
 
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý thu, chi ngân sách, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý thu, chi ngân sách, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn: Quản lý thu, chi ngân sách, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý thu, chi ngân sách, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng BìnhLuận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, tỉ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, tỉ...Luận văn: Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, tỉ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, tỉ...
 
Quản lý rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, 9đ
Quản lý rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, 9đQuản lý rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, 9đ
Quản lý rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, 9đ
 
Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiế...
Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiế...Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiế...
Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiế...
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
BÀI MẪU Khóa luận ngành quản lý công, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành quản lý công, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận ngành quản lý công, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành quản lý công, HAY, 9 ĐIỂM
 
BÀI MẪU Khóa luận ngành chính sách công, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành chính sách công, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận ngành chính sách công, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành chính sách công, HAY, 9 ĐIỂM
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chính Sách Phát Triển Kinh Tế Nông Thôn Trên Địa Bàn Thà...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chính Sách Phát Triển Kinh Tế Nông Thôn Trên Địa Bàn Thà...Khoá Luận Tốt Nghiệp Chính Sách Phát Triển Kinh Tế Nông Thôn Trên Địa Bàn Thà...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chính Sách Phát Triển Kinh Tế Nông Thôn Trên Địa Bàn Thà...
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 

Recently uploaded (20)

sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 

Chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Krông Búk, 9đ

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN VĂN THĂNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG BÚK TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG ĐẮK LẮK, NĂM 2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN VĂN THĂNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG BÚK TỈNH ĐẮK LẮK Ngành: Chính sách công Mã số: 8340402 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. ĐẶNG THỊ PHƯƠNG HOA ĐẮK LẮK, NĂM 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng nội dung của bản luận văn này chưa đuợc nộp cho bất kỳ một chương trình cấp bằng cao học nào, cũng như một chương trình đào tạo cấp bằng nào khác. Tôi xin cam đoan các kết quả thu thập, nghiên cứu, trình bày và kết luận nghiên cứu trong luận văn thạc sĩ Chính sách công về “Thực hiện chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk” (ngoài các phần được trích dẫn) đều là kết quả làm việc của cá nhân tôi với sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Đặng Thị Phương Hoa. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này. Tác giả luận văn Nguyễn Văn Thăng
  • 4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, Quý thầy cô khoa Chính sách công, cùng Lãnh đạo các khoa, phòng tại Học viện Khoa học xã hội Vùng Tây Nguyên đã tận tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu tại học viện. Đặc biệt, tôi xin kính gửi lòng biết ơn đến Cô giáo PGS.TS. Đặng Thị Phương Hoa đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thiện luận văn. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo huyện Krông Búk và các phòng chuyên môn, các xã đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện để tôi vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt công tác cũng như nhiệm vụ học tập và nghiên cứu. Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè đã luôn tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong cuộc sống cũng như trong suốt quá trình công tác, học tập. Luận văn được hoàn thành với sự nỗ lực của bản thân trong tìm hiểu tài liệu, số liệu và khảo sát thực tế để tổng hợp, đánh giá. Dù rất cố gắng nhưng trong quá trình nghiên cứu khó tránh khỏi sai sót, rất mong quý thầy, cô góp ý. Đồng thời do thời gian và trình độ lý luận, sự hiểu biết cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên luận văn này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ quý thầy cô để bản thân học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm và sẽ hoàn thành tốt hơn công việc trong thực tiễn sắp tới. Học viên Nguyễn Văn Thăng
  • 5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................ 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.......................................... 3 3. Mục tiêu và nhiêm vụ nghiên cứu........................................................ 6 3.1. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................... 6 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................... 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 6 4.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................... 7 4.2. Phạm vi nghiên cứu........................................................................ 7 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ................................ 7 5.1. Phương pháp luận ................................................................................ 7 5.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 7 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn........................................... 8 6.1. Ý nghĩa lý luận..................................................................................... 8 6.2. Ý nghĩa thực tiễn.................................................................................. 8 7. Kết cấu của luận văn ............................................................................. 8 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP .......................... 9 1.1. Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp ... 9 1.1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài luận văn.................................. 9 1.1.2. Chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Việt Nam ............11 1.1.3. Nội dung thực hiện chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở cấp huyện ..................................................................................................16 1.1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách tái cơ cấu nông nghiệp ở cấp huyện ..........................................................................21
  • 6. 1.2. Cơ sở thực tiễn về thực hiện chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam.........................................................................................28 1.2.1. Kinh nghiệm thực hiện chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk.............................................................28 1.2.2. Kinh nghiệm thực hiện chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện Ea Hleo, tỉnh Đắk Lắk.............................................................30 1.2.3. Bài học rút ra cho việc thực hiện chính sách tái cơ cấu nông nghiệp cho huyện Krông Búk................................................................................31 Chương 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG BÚK, TỈNH ĐẮK LẮK........................................................................................... 34 2.1. Mô tả địa bàn nghiên cứu ................................................................34 2.1.1. Điều kiện tự nhiên...........................................................................34 2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ..................................................................39 2.1.3. Tình hình phát triển nông nghiệp của huyện Krông Búk ..............40 2.2. Thực trạng thực hiện chính sách tái cơ cấu nông nghiệp.............43 2.2.1. Các chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp được phổ biến trên địa bàn Krông Búk....................................................................................43 2.2.2. Thực trạng thực hiện.......................................................................46 2.3. Đánh giá thực hiện chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Krông Búk.........................................................................49 2.3.1. Kết quả tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Krông Búk ...........................................................................................................49 2.3.2. Hạn chế trong thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp ................54 2.3.3. Nguyên nhân hạn chế......................................................................56
  • 7. Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG BÚK, TỈNH ĐẮK LẮK....................................... 57 3.2. Một số giải pháp..................................................................................60 3.2.1. Kịp thời cụ thể hóa các chính sách đã ban hành............................60 3.2.2. Chuẩn hóa bộ máy thực hiện..........................................................63 3.2.3. Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác thực hiện ........................65 KẾT LUẬN.................................................................................................... 67 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ cái viết tắt Chữ viết đầy đủ ATTP : An toàn thực phẩm BVTV : Bảo vệ thực vật CNH : Công nghiệp hóa DTTS : Dân tộc thiểu số HĐH : Hiện đại hóa HĐND : Hội đồng nhân dân HTX : Hợp tác xã KTNN : Kinh tế nông nghiệp MTQG : Mục tiêu quốc gia NN Nông nghiệp PTNT : Phát triển nông thôn UBND : Ủy ban nhân dân
  • 9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1. Mục tiêu cụ thể ngành nông nghiệp huyện Krông Búk đến 2020.....19 Bảng 2.1. Phân bổ diện tích đất theo các đơn vị hành chính cấp xã ............. 35 Bảng 2.2. Chuyển dịch cơ cấu đất đai trên địa bàn huyện Krông Búk từ 2013 – 2017..............................................................................................................50 Bảng 2.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện giai đoạn 2013 – 2017 .....51 Bảng 2.4. So sánh diện tích và sản lượng các loại cây trồng năm 2017 so với 2013.................................................................................................................52 Bảng 3.1. Định hướng ngành nông nghiệp huyện Krông Búk đến 2030 ....... 58
  • 10. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ khi Chính phủ có chủ trương tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lấy Đồng Tháp là địa phương thí điểm, nhiều hội nghị bàn thảo về vấn đề này đã được tổ chức ở Bộ và tất cả các địa phương trên toàn quốc. Tới nay, tái cơ cấunông nghiệp đã đóng góp quan trọng vào việc chuyển đổi tư duy người nông dân, thúc đẩy nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững. Nông nghiệp đóng góp chủ yếu trong thu nhập và có tính quyết định đến đời sống, sản xuất của phần lớn người dân Đắk Lắk, bởi đa số họ đều sống ở vùng nông thôn và dựa vào nông nghiệp. Nông nghiệp địa phương giai đoạn 2005-2014 tăng trưởng đều với tốc độ 4,94%/năm, đã góp phần phát triển ổn định cho nhiều ngành kinh tế khác và hướng tới sự bền vững của chính ngành nông nghiệp. Triển khai đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Bộ NN-PTNT, Đắk Lắk cũng đã thực hiện tái cơ cấu theo hướng tập trung khai thác tối đa tiềm năng của các cây, con chủ lực như cà phê, cao su, bò sữa, cá nước lạnh... Đây là hướng đi hết sức quan trọng nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp địa phương tăng trưởng về chất và phát triển bền vững hơn.Đắk Lắk đã xây dựng nhiều chính sách để thực hiện việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh như: Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 14/10/2016 của Tỉnh ủy về tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020; Quyết định số 2325/QĐ-UBND ngày 10/8/2016 UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020, định hướng đến năm 2030... Thực tế sản xuất thời gian qua cho thấy, các địa phương đã từng bước hình thành nhiều vùng chuyên canh không chỉ
  • 11. 2 đáp ứng đầy đủ nhu cầu trong tỉnh về lương thực, thực phẩm mà còn cung cấp ra thị trường các tỉnh bạn, tham gia xuất khẩu. Điển hình như cà phê ở huyện Krông Pắc, Krông Búk, Cư M’gar, Krông Năng, TP. Buôn Ma Thuột; hồ tiêu ở huyện Cư Kuin, Cư M’gar, thị xã Buôn Hồ; lúa gạo ở huyện Ea Súp, Krông Ana, Krông Pắc, Lắk, Ea Kar... [34]. Đồng loạt cùng các huyện trong tỉnh, huyện Krông Búk đã tiến hành tổ chức thực hiện chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn của huyện. Krông Búk là một huyện ở khu vực phía Bắc của tỉnh Đắk Lắk với diện tích tự nhiên khoảng 35.782 ha và 07 đơn vị hành chính. Cũng như nhiều huyện khác trong tỉnh, Krông Búk được đánh giá có nhiều lợi thế để tiến hành nhiều hoạt động sản xuất nông nghiệp, như các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, cây rau… có giá trị kinh tế cao. Hiện nay, nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ lực của huyện, đóng góp hơn 65% vào tổng giá trị sản xuất của huyện và là sinh kế chính của hầu hết các cộng đồng dân cư đang sinh sống trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập trong nước và quốc tế, nông nghiệp của huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk phải đối diện với nhiều thách thức như: năng suất lao động thấp, chất lượng tăng trưởng chưa cao và có xu hướng chậm lại, chất lượng và khả năng cạnh tranh của nhiều loại sản phẩm còn thấp, ô nhiễm và nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, tác động của biến đổi khí hậu, chất lượng kết cấu hạ tầng và dịch vụ nông nghiệp thấp, chưa đáp ứng kịp với yêu cầu tăng nhanh của sản xuất và phục vụ đời sống dân cư; việc phân bổ nguồn lực đất đai cho nhiều hoạt động sản xuất nông nghiệp vẫn chưa hợp lý, hoạt động nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả vẫn còn chậm; thực trạng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn còn sơ khai, công nghệ cao được áp dụng chưa phổ biến nên năng suất lao động, năng suất cây trồng, vật nuôi thấp; Tình trạng lạm dụng phân bón vô
  • 12. 3 cơ, thuốc BVTV trong trồng trọt có chiều hướng gia tăng làm tăng nguy cơ độc hại, ô nhiễm môi trường và giảm hiệu quả kinh tế; chăn nuôi trên địa bàn chủ yếu vẫn là sản xuất ở quy mô nhỏ lẻ, phân tán, hình thức chăn nuôi trang trại, gia trại phát triển chậm, chưa có các cơ sở chăn nuôi tập trung mang tính sản xuất hàng hóa; chất lượng đàn gia súc tăng chậm, gây ô nhiễm môi trường… Những khó khăn, thách thức mà nông nghiệp của Krông Búk đang đối mặt và việc tái cơ cấu nông nghiệp chưa đạt như mong muốn đã đặt ra nhu cầu cấp thiết phải thực hiện chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện để vượt qua được giới hạn của mô hình tăng trưởng hiện có, phát huy tối đa tiềm năng về điều kiện tự nhiên, con người, khắc phục được thách thức từ các biến động kinh tế, môi trường trên phạm vi cả tỉnh, cả nước và toàn cầu. Vì vậy, học viên lựa chọn và nghiên cứu “Thực hiện chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk” làm Đề tài luận văn cao học chuyên ngành Chính sách công. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Thực hiện chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp góp phần thực hiện chủ trương tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng chung của cả nước. Đây là một quá trình khó khăn và lâu dài, cần có sự tham gia tích cực của các cấp, các ngành và sự nỗ lực của toàn ngành nông nghiệp. Đề tài tái cơ cấu nông nghiệp được giới nghiên cứu, các nhà làm chính sách thực hiện rất nhiều. “Luận cứ khoa học của chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn: Hiện trạng và các yếu tố tác động ở Việt Nam” của Lê Quốc Doanh, Đào Thế Anh và Đào Thế Tuấn [52]; “Cơ sở khoa học và giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp vùng Đồng bằng Sông Cửu Long” luận án tiến sĩ của Nguyễn Trọng Uyên [53]; “Chuyển dịch
  • 13. 4 cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững ở Việt Nam” do Phạm Thị Khanh làm chủ biên [54]; “Tái cơ cấu nền nông nghiệp Việt Nam theo hướng giá trị gia tăng cao” của TS. Đặng Kim Sơn [55]; “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp nước ta hiện nay” của Vương Đình Huệ [56]; Nghiên cứu ‘Nhìn lại 5 năm tái cơ cấu ngành nông nghiệp và những vấn đề đặt ra” của Nguyễn Xuân Cường đăng trên Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 04/2019 [26]. Điển hình và toàn diện nhất là nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB) (2016) về nông nghiệp Việt Nam “Chuyển đổi Nông nghiệp Việt Nam: tăng giá trị, giảm đầu vào” [51]. Báo cáo cũng sử dụng kết quả nghiên cứu gần đây của OECD về chính sách nông nghiệp tại Việt Nam, với 148 trang, nghiên cứu này chỉ ra bối cảnh nông nghiệp Việt Nam trước và sau tái cơ cấu. Những gói chính sách cần đổi mới trong nông nghiệp được WB lý giải thuyết phục với những số liệu minh chứng từng vùng, miền Việt Nam chi tiết, cập nhật 2017. Về mảng chính sách công, Báo cáo của WB là một tham khảo hữu ích. Nghiên cứu Tái cơ cấu ngành nông nghiệp và vấn đề đặt ra của Đặng Hiếu (2017) mang tính đánh giá chung. Tác giả cho rằng, tái cơ cấu nông nghiệp đã góp phần làm tăng sản lượng nông nghiệp qua các năm, kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn ngày càng được nâng cấp và hiện đại. Hạ tầng thuỷ lợi đang hướng sang phục vụ đa mục tiêu, đáp ứng nhu cầu cao hơn cho sản xuất, dân sinh. Khu vực nông thôn ngày càng phát triển, đời sống nông dân được cải thiện đáng kể. Kết cấu hạ tầng được nâng cấp gắn với nâng cao chất lượng dịch vụ công cùng với các hỗ trợ đặc biệt đã góp phần xóa đói giảm nghèo nhanh ở khu vực này. Tuy nhiên, tác giả cũng chỉ ra một số vấn đề cần khắc phục gồm: Nhiều hạn chế, yếu kém có tính chất cơ cấu nội tại cản trở quá trình phát triển của nền nông nghiệp. Trong cơ cấu sản phẩm, có nhiều loại tăng nhanh về số lượng nhưng chất lượng thấp, giá trị thương mại không
  • 14. 5 cao, phần lớn bán dưới dạng thô. Mức độ chế biến chưa sâu, hàm lượng công nghệ thấp nên giá trị gia tăng thấp, phải giảm giá để cạnh tranh dẫn đến đem lại hiệu quả thấp cho người sản xuất và quốc gia. Trong khi đó, do thiếu đầu tư và chưa tổ chức liên kết theo chuỗi giá trị nên một số sản phẩm có lợi thế chưa được phát triển vững chắc, hiệu quả chưa cao. Khâu sản xuất nguyên liệu chủ yếu do các nông hộ nhỏ đảm nhận, các doanh nghiệp tham gia còn ít. Những lĩnh vực có sự tham gia của doanh nghiệp nhiều là chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản công nghiệp thì năng lực và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cũng còn hạn chế. Trong khi đó, động lực và khả năng từ kinh tế hộ thời gian qua đã được phát huy ở mức cao, nay đang bộc lộ những hạn chế của sản xuất quy mô nhỏ, manh mún. Đa số các nông, lâm trường hoạt động hiệu quả chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có. Quan trọng, về mặt chính sách công, tác gỉa cho rằng, những điều chỉnh chính sách bổ sung có tác dụng hạn chế. Tác giả kết luận, cần tái cơ cấu một cách bền vững [22]. Liên quan đến tái cơ cấu nông nghiệp ở các địa phương, luận án tiến sĩ “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh An Giang để ứng phó với biến đổi khí hậu” của Nguyễn Hữu Thịnh (2018) [57], bảo vệ tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã đánh giá thực trạng, đề xuất các giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh An Giang nhằm chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo hướng ổn định, hiệu quả và bền vững. Với luận án này, địa bàn nghiên cứu là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, điều kiện và địa hình khác xa so với huyện Krông Buk. Liên quan đến tái cơ cấu nông nghiệp ở Đắk Lắk, các nghiên cứu khá thưa thớt. Nghiên cứu thực trạng và định hướng sử dụng đất trồng cà phê ở tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 của Phạm Thế Trịnh (2015) [25] đã tập trung đánh giá hiện trạng sản xuất, chế biến, thương mại cà phê sau khi có quyết
  • 15. 6 định tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh để xây dựng định hướng sử dụng đất đến năm 2020. Tuy bài viết đi khá sâu vào nghiên cứu thực trạng một loại cây trồng, nhưng là cây đặc thù của tỉnh. Những công trình nêu trên đã đề cập rất nhiều nội dung liên quan trực tiếp và gián tiếp dến đề tài luận văn mà tác giả có thể kế thừa, vận dụng. Do tính chất tái cơ cấu ngành nông nghiệp còn mới, đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu để thực hiện chính sách này. Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên thực tế hiện nay đòi hỏi những yêu cầu mới nhưng trên địa bàn huyện Krông Búk chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về đề tài luận văn của tác giả. 3. Mục tiêu và nhiêm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Qua việc trình bày, phân tích thực trạng thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, luận văn tìm ra những hạn chế cản trở việc thực hiện mục tiêu chính sách tái cơ cấu nông nghiệp, từ đó đề xuất một số giải pháp thúc đẩy thực hiện chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk trong những năm tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Khảo cứu, kế thừa có chọn lọc, hệ thống hóa cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về thực hiện chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Trình bày thực trạng tiềm năng, lợi thế, thuận lợi, khó khăn và tình hình thực tế trong thực hiện chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk. Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy việc thực hiện chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
  • 16. 7 4.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu tình hình thực hiện chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Tập trung thực hiện chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp. - Về không gian: Huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk. - Về thời gian: Số liệu hiện trạng thu thập, nghiên cứu, trình bày từ năm 2013 - 2017; các thông tin, dự báo định hướng thực hiện chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Krông Búk đến năm 2020. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lênin, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước để xem xét và lựa chọn phương pháp nghiên cứu và vận dụng triệt để phương pháp nghiên cứu chính sách công. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập thông tin: + Số liệu thứ cấp: Các số liệu về thực hiện chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp của các bộ, ngành Trung ương và của các sở, ban, ngành tỉnh Đắk Lắk; các Nghị quyết của Đảng và chính sách của Nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở nước ta. + Số liệu sơ cấp: Nguồn số liệu được thu thập từ thực tế tại 07 xã và các phòng, ban, ngành thuộc huyện Krông Búk. - Phương pháp xử lý thông tin: Xử lý dạng phương pháp định tính, lập bảng, sơ đồ hóa.
  • 17. 8 - Phương pháp phân tích thông tin: Phương pháp mô tả, quy nạp, diễn giải, so sánh, đối chiếu; cách tiếp cận theo hệ thống thời gian. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn tổng hợp, vận dụng quy trình chính sách công để rà soát thực trạng thực hiện chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn tổng hợp cung cấp những số liệu qua nghiên cứu và khảo sát thực tế tại địa bàn huyện miền núi, khó khăn, điều kiện phát triển thấp của tỉnh Đắk Lắk thuộc vùng các tỉnh Tây Nguyên để đóng góp thêm và bổ sung lý luận cho chính sách công hiện nay. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk Chương 3: Một số giải pháp thúc đẩy việc thực hiện chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk
  • 18. 9 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP 1.1. Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp 1.1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài luận văn - Ngành nông nghiệp Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, với nhiều sản phẩm khác nhau, được phân chia theo các chuyên ngành như: Nông nghiệp thuần gồm: trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ. Lâm nghiệp gồm: trồng rừng, khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ, dịch vụ lâm nghiệp. Ngành này có chức năng xây dựng, quản lý bảo vệ rừng, khai thác lợi dụng rừng, chế biến lâm sản và chức năng môi trường như: phòng chống thiên tai và hình thành các đặc điểm văn hóa, xã hội của nghề rừng. Thủy sản bao gồm: nuôi trồng và phát triển nguồn lợi thủy sản tại các thủy vực biển, sông và hồ chứa. - Cơ cấu ngành nông nghiệp Cơ cấu ngành nông nghiệp là mối quan hệ tỷ lệ về số lượng và giá trị giữa các chuyên ngành, tiểu ngành bộ phận. Nói cách khác, cơ cấu ngành nông nghiệp phản ánh quan hệ tỷ lệ về giá trị sản lượng, quy mô sử dụng đất của các chuyên ngành, tiểu ngành cấu thành nên ngành nông nghiệp. Các chuyên ngành này được xem xét trên quy mô: tổng thể nền kinh tế, vùng và tiểu vùng. Cơ cấu ngành nông nghiệp thể hiện vị thế của từng chuyên ngành, tiểu ngành trong mối quan hệ với toàn ngành nông nghiệp (qua
  • 19. 10 các tỷ lệ khác nhau tham gia vào ngành nông nghiệp) trong một thời gian nhất định. - Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp là quá trình thay đổi (tăng hoặc giảm) về quy mô, giá trị của các chuyên ngành thuộc ngành nông nghiệp theo hướng thích ứng nhiều hơn với nhu cầu thị trường đồng thời phát huy được lợi thế so sánh của từng chuyên ngành, tạo ra cơ cấu ngành nông nghiệp mang tính ổn định cao hơn và phát triển bền vững hơn trong kinh tế thị trường và hội nhập. - Tái cơ cấu kinh tế Tái cơ cấu kinh tế là quá trình phân bố lại nguồn lực (trước hết là vốn đầu tư) trên phạm vi quốc gia nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực nói riêng và của toàn bộ nền kinh tế nói chung (bao gồm hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bố). - Tái cơ cấu ngành nông nghiệp Tái cơ cấu nông nghiệp là quá trình phát triển nông nghiệp gắn với bố trí, sắp xếp lại các chuyên ngành sản xuất theo nguyên tắc sử dụng tối đa lợi thế so sánh và sử dụng tối ưu các nguồn lực đầu vào để tạo ra hiệu quả kinh tế, năng lực cạnh cao hơn, bền vững hơn cho toàn ngành, là quá trình phát triển gắn với thay đổi quy mô sản xuất của các ngành nhằm tạo ra các nông sản có chất lượng và giá trị cao, phù hợp với nhu cầu thị trường, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nước, nâng cao thu nhập cho nông dân và đảm bảo tính bền vững [38]. - Chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp Chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp là tập hợp các chủ trương và hành động về phương diện thực hiện cơ cấu lại kinh tế nông nghiệp. Để cơ cấu lại thì phải tổ chức, sắp xếp lại ngành hàng theo lợi thế cạnh tranh, lý “giá
  • 20. 11 trị” (đồng tiền) và thị trường làm căn cứ. Khi đã tổ chức, sắp xếp thì những ưu điểm, thế mạnh, hiệu quả cần tiếp tục phát huy; những bất cập, chồng chéo, cản trở phát triển… thì phải kiên quyết đẩy lùi, chấn chỉnh, đổi mới và “cơ cấu lại” chứ không phải “tái = làm lại”. 1.1.2. Chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Việt Nam 1.1.2.1. Mục tiêu chính sách - Hỗ trợ và tạo động lực cho sản xuất nông nghiệp: Thúc đẩy nông dân thay đổi tập quán canh tác và nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo ATTP. Hỗ trợ giảm thất thoát trong các khâu sau thu hoạch. Hỗ trợ liên kết nông dân với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với thị trường, đảm bảo công bằng thương mại cho nông dân. Tăng cường kết nối công nghiệp phục vụ đầu vào và đầu ra cho nông nghiệp, phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản. - Đổi mới quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp: Đổi mới cơ chế quản lý và sử dụng đất. Rà soát lại quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành nghề nông nghiệp, nông thôn. Áp dụng các phương pháp hiện đại trong quy hoạch sử dụng đất. Quy hoạch giãn phát triển đô thị và khu công nghiệp theo hướng phân tán hỗ trợ mạnh hơn phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Khuyến khích xây dựng đô thị phân tán, khu công nghiệp tại các vùng đất trống đồi núi trọc, đất ít tiềm năng nông nghiệp. Áp dụng phương pháp phân vùng nông nghiệp. Hỗ trợ quản lý sử dụng đất linh hoạt gắn với phát triển các cơ hội thị trường thay cho các biện pháp hành chính. Quy hoạch rõ các vùng sản xuất: Vùng chuyên canh và giám sát thực hiện quy hoạch đối với một số hàng nông sản chiến lược, hàng xuất khẩu
  • 21. 12 chủ lực;Vùng chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Chuyển đổi trồng lúa không hiệu quả sang trồng cây nguyên liệu, cây ăn quả, rau và các sản phẩm giá trị cao. Bảo vệ đất lúa những cho phép thay đổi linh hoạt mục đích sử dụng giữa lúa và các cây trồng khác. - Bảo vệ đất nông nghiệp và quyền lợi của nông dân bị thu hồi đất: Hạn chế việc thu hồi đất nông nghiệp cho các mục đích khác. Hỗ trợ đảm bảo lợi ích chính đáng của người quản lý sử dụng đất khi thu hồi đất. Có phương án sử dụng lớp đất mặt và giải quyết các vấn đề liên quan đến thu hồi đất. Tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục chuyển nhượng, thuê mướn đất nông nghiệp, khuyến khích tích tụ tập trung đất sản xuất nông nghiệp. Tăng tiếp cận của nông dân với hệ thống hỗ trợ tư pháp, tạo quỹ hỗ trợ tư vấn pháp lý cho nông dân… - Thu hút, khuyến khích đầu tư tư nhân vào nông nghiệp, nông thôn, hỗ trợ chuyển đổi, đổi mới tổ chức và hoạt động và thành lập mới các hợp tác xã: Kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy, đổi mới phương thức hoạt động quản lý nhà nước về hợp tác xã nông nghiệp từ Trung ương đến các cấp địa phương. Thu hút các doanh nghiệp lớn làm đầu tàu tham gia liên kết cùng HTX, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp theo chuỗi giá trị, tạo động lực mới để chuyển đổi hoàn toàn hoạt động của các HTX nông nghiệp kiểu cũ. Hỗ trợ phát triển HTX kiểu mới với các phương thức, quy mô hoạt động, mô hình tổ chức phù hợp gắn với trình độ phát triển của các trục ngành hàng lớn theo các cấp độ sản phẩm; ưu tiên để phát triển các hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao; tái cơ cấu các HTX hoạt động hiệu quả thấp; thành lập
  • 22. 13 và tổ chức hoạt động của định chế tài chính. Rà soát, đánh giá kỹ, đầy đủ, sâu sắc các nhóm mô hình hợp tác xã để có các giải pháp phù hợp. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý nhà nước và hợp tác xã. 1.1.2.2. Công cụ thực hiện chính sách Các mục tiêu chính sách được theo đuổi thông qua sử dụng trợ cấp cho các đầu ra và đầu vào của sản suất, các khoản thanh toán cho các dịch vụ cung cấp cho sản xuất nông nghiệp nói chung. Những khoản trợ cấp được sử dụng này, gần như không tạo ra bóp méo thị trường như thanh toán dựa trên thu nhập từ đất hoặc sản xuất nông nghiệp mà không kết nối với sản xuất. - Tổng quan về các công cụ chính sách nông nghiệp được áp dụng tại Việt Nam + Công cụ chính sách trong nước: Các biện pháp trợ giá: Giá gạo tại mặt ruộng được hỗ trợ bởi trợ cấp cho các doanh nghiệp thu mua lúa để tạm trữ trong giai đoạn thu hoạch và xác định mức giá mục tiêu biến động giữa các vùng và các mùa vụ với mục tiêu đảm bảo cho nông dân mức lợi nhuận 30%. Miễn thủy lợi phí: Trước năm 2009, nông dân trả tiền đóng góp vào chi phí quản lý, duy trì và bảo dưỡng các công trình thủy lợi trong hệ thống đầu mối. Miễn thủy lợi phí được áp dụng cho hầu hết nông dân từ năm 2009, dẫn đến sự gia tăng đáng kể hỗ trợ của nhà nước cho các công ty quản lý tưới và tiêu. Trợ cấp hạt giống và giống vật nuôi: Nhiều chương trình cung cấp cây giống biến đổi di truyền và giống vật nuôi cho nông dân với mức giá trợ cấp. Ở cấp quốc gia, những hỗ trợ này thường được cung cấp như một phần của gói cứu trợ nông dân phục hồi sau thảm họa thiên nhiên hoặc dịch bệnh.
  • 23. 14 Cơ chế tín dụng: Từ năm 2009, một số gói chính sách đã được giới thiệu nhằm cung cấp cho nông dân tín dụng rẻ hơn để mua máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu. Thanh toán theo diện tích: Năm 2012, thanh toán trực tiếp cho mỗi ha đã được áp dụng cho nông dân trồng lúa như một phần của các biện pháp để bảo vệ và hỗ trợ phát triển đất trồng lúa. Bảo hiểm: Chương trình bảo hiểm thí điểm đã được giới thiệu vào năm 2011, hỗ trợ tiền đóng phí bảo hiểm cho sản xuất lúa, chăn nuôi và thủy sản tại 21 tỉnh. Hỗ trợ thu nhập: Từ năm 2003, hầu hết các hộ nông dân và các tổ chức đã được miễn hoặc giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp. Các dịch vụ khuyến nông: Kinh phí Trung ương cho khuyến nông được phân bổ thông qua một hệ thống đấu thầu mở từ năm 2001. Bản chất của cách làm này là từ trên xuống, hệ thống khuyến nông dịnh hướng bởi nhu cầu thực tế. + Các dịch vụ chung cho ngành nông nghiệp Thủy lợi: Đầu tư cơ bản cho các công trình thủy lợi là chi tiêu công lớn nhất của Chính phủ hỗ trợ nông nghiệp. Nghiên cứu và phát triển: Mặc dù tăng qua những năm 2000, chi tiêu cho nghiên cứu là tương đối nhỏ so với các nước khác. Việt Nam đã nỗ lực để điều phối tốt hơn công tác nghiên cứu từ năm 2005 với việc tổ chức lại các cơ quan nghiên cứu dưới sự giám sát của Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. + Công cụ chính sách thương mại Thuế quan: mức thuế MFN trung bình cho nông sản giảm từ khoảng 25% vào giữa những năm 2000 xuống 16% vào năm 2013. Mức thuế suất MFN 40% áp dụng cho một loạt các mặt hàng như thịt, gia cầm, gà và vịt, chè (xanh và đen), bưởi, gạo xay sát, đường tinh luyện, và nhiều loại trái cây và
  • 24. 15 rau quả chế biến hoặc bảo quản. Tuy nhiên, mức thuế nhập khẩu nông sản trung bình chỉ là 3,4% và 5,4% tương ứng cho các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc. Giấy phép nhập khẩu: Với mục tiêu đảm bảo tiêu chuẩn và chất lượng tối thiểu, Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định nhập khẩu thuốc thú y, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, phân bón và các nguồn gen thực vật, động vật và vi sinh vật sử dụng cho các mục đích khoa học. Vệ sinh, kiểm dịch động thực vật (SPS) và an toàn thực phẩm: Từ khi gia nhập WTO vào năm 2007, Việt Nam đã đạt được một số tiến bộ trong việc thực hiện các yêu cầu của Hiệp định về vệ sinh và kiểm dịch thực vật. Tuy nhiên, cơ chế điều hành vẫn chịu ảnh hưởng do năng lực hạn chế, phối hợp yếu và nhiều văn bản chồng chéo. Thuế xuất khẩu: Thuế xuất khẩu áp dụng trong một phạm vi hẹp các sản phẩm liên quan tới nông nghiệp như da thô, cao su, hạt điều, mặc dù đối với hạt điều, mức thuế là 0%. Giữa tháng 7 và tháng 11/2008, thuế xuất khẩu lũy tiến đã được áp dụng cho xuất khẩu gạo với mục đích hạn chế tăng giá trên thị trường trong nước. Giấy phép xuất khẩu: Chính phủ duy trì kiểm soát đối với xuất khẩu gạo. Các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các yêu cầu cụ thể về xay xát và kho chứa, và một số chức năng hành chính nhất định được trao cho Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA). VFA chịu ảnh hưởng của hai doanh nghiệp nhà nước lớn: Vinafood I và Vinafood II. Các doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong việc xuất khẩu một số mặt hàng khác như cà phê, cao su, và chè. Các thỏa thuận thương mại khu vực: Việt Nam là một thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), những thỏa
  • 25. 16 thuận này hỗ trợ tự do hóa thương mại giữa các nước thành viên ASEAN với các đối tác thương mại quan trọng trong khu vực, như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Australia và New Zealand và tham gia vào các cuộc đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) [30]. 1.1.2.3. Kiểm tra, giám sát thực hiện mục tiêu chính sách Bộ tiêu chí đánh giám thực hiện mục tiêu chính sách Tái cơ cấu nông nghiệp được ban hành theo Quyết định số 678/QĐ-TTg ngày 19/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí giám sát, đánh giá về cơ cấu lại ngành nông nghiệp đến năm 2020. Bộ Nông nghiệp và PTNT chịu trách nhiệm tổ chức theo dõi, đánh giá, tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả quá trình thực hiện tái cơ cấu toàn ngành từ Trung ương đến địa phương theo Bộ tiêu chí giám sát, đánh giá về cơ cấu lại ngành nông nghiệp đến năm 2020 kèm theo Quyết định này; kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ những nội dung cần sửa đổi, bổ sung trong quá trình thực hiện. 1.1.3. Nội dung thực hiện chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở cấp huyện 1.1.3.1. Cụ thể hóa các mục tiêu chính sách tái cơ cấu nông nghiệp Để thực hiện Đề án Tái cơ cấu nông nghiệp, huyện Krông Búk đã cụ thể hóa các mục tiêu chính sách thông qua các văn bản: - Căn cứ Nghị quyết số 07/NQ-HĐND ngày 20/7/2018 của HĐND huyện Krông Búk về việc thông qua Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững huyện Krông Búk đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. - Căn cứ Quyết định số 2103/QĐ-UBND ngày 30/7/2018 của UBND huyện Krông Búk về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững huyện Krông Búk đến
  • 26. 17 năm 2020, định hướng đến năm 2030. - Căn cứ Quyết định số 3097/QĐ-UBND ngày 27/9/2018 của UBND huyện Krông Búk về việc thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững huyện Krông Búk đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. - Quyết định số 711/QĐ-UBND ngày 03/4/2019 của UBND huyện Krông Búk về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững huyện Krông Búk đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. - Căn cứ Quyết định 726/QĐ-UBND, ngày 27/3/2017 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016-2020. Ủy ban nhân dân huyện Krông Búk đã ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án trên địa bàn huyện với các nhiệm vụ trọng tâm trong Kế hoạch thực hiện Đề án là: + Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 14/10/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk về việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. + Tạo điều kiện để thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ; đặc biệt là công nghiệp chế biến nông sản và du lịch sinh thái nhằm thu hút và từng bước chuyển dịch cơ cấu lao động ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản sang ngành công nghiệp, dịch vụ. + Tập trung phát triển các cây trồng, vật nuôi đặc thù, có lợi thế cạnh tranh, tiến tới xây dựng thương hiệu và từng bước mở rộng thị trường cho xuất khẩu.
  • 27. 18 + Quản lý, sử dụng bền vững diện tích hiện có, tổ chức trồng rừng sản xuất có hiệu quả, phù hợp điều kiện thổ nhưỡng trên diện tích đất trống, sử dụng chưa đúng mục đích hoặc kém hiệu quả; xây dựng và phát triển các vùng chuyên canh với quy mô phù hợp điều kiện thực tế của từng vùng, địa phương; gắn sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm. Mục tiêu chung: Thực hiện tái cơ cấu một số sản phẩm chủ lực của ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, tập trung ưu tiên ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao vào sản xuất; đổi mới tổ chức sản xuất, đẩy mạnh liên kết, phát triển thương mại - dịch vụ nông sản nhằm phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp hiện đại có giá trị gia tăng cao, an toàn, bền vững và có khả năng cạnh tranh; đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng và xuất khẩu. Góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho dân cư nông thôn. Quản lý tốt các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ môi trường sinh thái và ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020: Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp thời kỳ 2017 - 2020 đạt 5,93 %, trong đó ngành nông nghiệp đạt 5,96%, ngành lâm nghiệp duy trì ở quy mô hiện có, thủy sản đạt 4,52%.
  • 28. 19 Bảng 1. Mục tiêu cụ thể ngành nông nghiệp huyện Krông Búk đến 2020 STT Chỉ tiêu Giá trị sản xuất (triệu đồng) Cơ cấu (%) 2016 2020 2016 2020 Tổng số 1.730.488 2.179.135 100,00 100,00 1 Nông nghiệp 1.702.781 2.146.717 98,40 98,51 Trồng trọt 1.562.401 1.930.955 90,29 88,61 Chăn nuôi 69.728 74.531 4,03 3,42 Dịch vụ và các hoạt động khác 70.652 141.231 4,08 6,48 2 Lâm nghiệp 3.358 3.358 0,19 0,15 Trồng và chăm sóc rừng 189 188 0,01 0,01 Khai thác gỗ và lâm sản khác 3.170 3.169 0,18 0,15 Thu nhặt sản phẩm từ rừng không phải gỗ và lâm sản khác - - - Dịch vụ lâm nghiệp - - - 3 Thủy sản 24.348 29.061 1,41 1,33 Khai thác - - - Nuôi trồng 24.348 29.061 1,41 1,33 (-Nguồn: Đề án TCCNN huyện Krông Búk giai đoạn 2015 – 2020 và tầm nhìn 2030-) Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp dựa trên các lợi thế so sánh của huyện. Phấn đấu đến năm 2020, tỷ trọng ngành lâm nghiệp duy trì ở mức 0,15% trong tổng giá trị ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản (giảm từ 0,19% còn 0,15%); tỷ trọng ngành thủy sản duy trì ở mức 1,33% trong tổng giá trị ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản (giảm từ mức 1,41 xuống còn 1,33%); Tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm 98,51% trong tổng giá trị ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản (tăng từ 98,4 lên 98,51%).
  • 29. 20 Giá trị sản xuất/ha diện tích đến năm 2020 tăng 1,26 lần [48]. 1.1.3.2. Bộ máy triển khai thực hiện chính sách tái cơ cấu nông nghiệp của huyện Về nguyên tắc, có thể thiết lập tổ chức bộ máy độc lập cho từng chính sách; nhưng cũng có thể sử dụng bộ máy chính quyền hiện có để thực hiện, tùy điều kiện cụ thể. Nếu bộ máy chính quyền hiện đại, gọn nhẹ thì chi phí quản lý, thực hiện chính sách tiết kiệm hơn nhưng vẫn mang lại hiệu quả. Trường hợp tổ chức bộ máy chính quyền cồng kềnh, phức tạp, cán bộ không chuyên tâm công việc thì sẽ làm giảm hiệu quả việc thực hiện chính sách và giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Năng lực của cán bộ bao gồm nhiều tiêu chí về năng lực chuyên môn, đạo đức công vụ,... Nếu thiếu năng lực chuyên môn, các cán bộ tham gia vào tổ chức thực hiện sẽ đưa ra những kế hoạch không sát với thực tế, gây lãng phí nguồn lực, làm giảm hiệu lực, hiệu quả của chính sách. Bên cạnh yêu cầu về năng lực chuyên môn các cán bộ thực hiện chính sách cũng cần phải nêu cao tinh thần trách nhiệm và ý thức kỷ luật. Nhìn chung cán bộ có năng lực thực hiện tốt thì không những chủ động điều phối được công việc mà còn khắc phục được những yếu tố tiêu cực, ứng phó được với những biến động để công tác tổ chức thực hiện chính sách mang lại kết quả thực sự. 1.1.3.3. Các biện pháp đảm bảo mục tiêu chính sách tái cơ cấu nông nghiệp của huyện - Lồng ghép nội dung quy hoạch vào các chương trình dự án tại địa phương, nhất là lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, tái cơ cấu nông nghiệp. - Ban hành kịp thời các chủ trương, cơ chế chính sách của huyện (nếu có) hỗ trợ phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản phù hợp với diễn biến tình hình thực tế,
  • 30. 21 nhất là diễn biến về giá cả, thị trường tiêu thụ các nông sản hàng hóa chủ lực của tỉnh. - Xây dựng và tổ chức thực hiện tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp phù hợp với điều kiện địa phương. - Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, quán triệt mục tiêu nội dung của Đề án; các chủ trương chính sách của tỉnh, của huyện về thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp. - Củng cố HTX hiện có, thành lập HTX, tổ hợp theo luật HTX năm 2012. - Chuyển đổi đất sản xuất lúa kém hiệu quả sang rau màu hoặc mô hình canh tác khác có hiệu quả cao hơn gắn với thị trường đảm bảo đúng quy định của pháp luật. - Xây dựng các liên kết sản xuất - tiêu thụ nông sản giữa nông dân với doanh nghiệp thông qua HTX, tổ hợp tác gắn với cánh đồng mẫu, trang trại chăn nuôi, trang trại nuôi trồng thủy sản hoặc vùng chuyển đổi. - Chỉ đạo các xã tiếp tục rà soát bổ sung các quy hoạch cấp xã, lồng ghép giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu vào các quy hoạch; tăng cường quản lý và thực hiện đúng các quy hoạch đã được phê duyệt. - Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các sở, ngành có liên quan tổ chức tốt các mô hình thí điểm ở cấp xã. Trên cơ sở đó tổng kết, đánh giá và nhân rộng ra phạm vi toàn huyện. - Tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn vào địa bàn. - Thường xuyên kiểm tra đánh giá, đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện. 1.1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách tái cơ cấu nông nghiệp ở cấp huyện
  • 31. 22 1.1.4.1. Nhóm - yếu tố khách quan - Về điều kiện tự nhiên Yếu tố điều kiện tự nhiên bao gồm: Vị trí địa lý của các vùng lãnh thổ điều kiện đất đai, khí hậu và các nguồn tài nguyên khácnhư nguồn nước, hệ sinh thái…Việc nắm bắt được các nhân tố này cho phép chúng ta tránh được hai khuynh hướng trong thực tiễn: Đó là quá đề cao sự lệ thuộc của cơ cấu kinh tế vào các nhân tố tự nhiên, hay là quá coi nhẹ sự ảnh hưởng của nhiều nhân tố tự nhiên với sự hình thành và phát triển của cơ cấu kinh tế. Trong các điều kiện tự nhiên nói trên các điều kiện tự nhiên về: Đấtảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu, sự phân bố cây trồng, vật nuôi, năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nông phẩm trên thị trường tiêu thụ. Nước: Ảnh hưởng đến quy mô, chủng loại, sự phân bố cây trồng, vật nuôi, năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nông phẩm trên thị trường tiêu thụ. Khí hậu: Ảnh hưởng đến thời vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi; khả năng xen canh tăng vụ, mức độ ổn định của sản xuất nông nghiệp, chất lượng và sức cạnh tranh của nông phẩm trên thị trường tiêu thụ. Hệ sinh thái động thực vật: Ảnh hưởng đến mức độ phong phú của giống và mối quan hệ tương tác giữa cây trồng, vật nuôi và khả năng phát triển nông nghiệp hữu cơ, năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nông phẩm trên thị trường tiêu thụ. - Về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội: Là một nước nông nghiệp, vì thế từ lâu nông nghiệp được Đảng và Nhà nước coi là mặt trận hàng đầu. Từ Đại hội VI (12/1986) với đường lối đổi mới toàn diện đã khắc phục những hạn chế, yếu kém trong nhận thức và tổ chức, quản lý sản xuất nông nghiệp trước đó. Trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, ở nông thôn có thêm kinh tế hộ nông dân; nhiều hình thức hợp tác mới tự nguyện, sinh động đã tạo nên nền kinh tế đa dạng về sở hữu, đan xen liên kết với nhau, đồng thời cạnh tranh lẫn nhau để cùng phát triển theo qui luật
  • 32. 23 khách quan của kinh tế thị trường. Vấn đề việc làm cũng đã được cải thiện, tình trạng thiếu đói cơ bản đã được xoá bỏ, đã tạo thêm những việc làm cho người lao động nông nghiệp, khoảng 80% việc làm mới được tạo ra từ nông, lâm, ngư nghiệp, điều đó có ý nghĩa to lớn trong việc sản xuất hàng hóa đem ra trao đổi trên thị trường những sản phẩm mà họ thấy chúng đem lại lợi nhuận thỏa đáng và cải thiện đời sống cư dân nông thôn. Một trong những phương hướng tác động quan trọng nhất của các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước là sự tác động đến cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu KTNN nói riêng. Để tiến hành thực hiện chức năng điều tiết của mình Nhà nước phải ban hành một hệ thống các chính sách kinh tế cùng với các công cụ quản lý vĩ mô khác để thúc đẩy việc hình thành một cơ cấu ngành kinh tế cơ cấu các vùngkinh tế, cơ cấu các hợp phần hợp lý và trình độ công nghệ, kỹ thuật ngày càng nâng cao để khai thác hiệu quả các nguồn lực và các lợi thế của đất nước nói chung và khu vực nông nghiệp nói riêng. Để hình thành hay chuyển đổi một cơ cấu một cơ cấu kinh tế nông nghiệp cần phải có điều kiện vật chất nhất định. Tương ứng với yêu cầu hình thành và chuyển đổi cơ cấu kinh tế để đáp ứng đòi hỏi về các điều kiện vật chất này nhất thiết phải đầu tư và phải có vốn đầu tư. Các nguồn vốn đầu tư chủ yếu để hình thành và tái cơ cấu KTNN bao gồm: Nguồn vốn của các chủ thế kinh tế trong nông nghiệp; nguồn vốn ngân sách; nguồn vốn cho vay của các ngân hàng; nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng; nguồn vốn đầu tư trực tiếp hay gián tiếp của nước ngoài. Các nguồn vốn nêu trên có ảnh hưởng trực tiếp và rất lớn đến sự hình thành và phát triển của các ngành kinh tế, các vùng kinh tế, các thành phần kinh tế và nâng cao trình độ công nghệ - kỹ thuật trong nông nghiệp, từ đó ảnh hưởng tới sự hình thành và tái cơ cấu KTNN. - Về quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa
  • 33. 24 CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình CNH, HĐH, đô thị hóa. Do đó, quá trình CNH, HĐH, đô thị hóa phải chú trọng và gắn liền với quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, tạo nên những ảnh hưởng mang tính đặc thù về mục tiêu, nội dung, con đường, bước đi và giải pháp đối với cơ cấu nông nghiệp. - Về hội nhập khu vực và quốc tế Nông nghiệp là lĩnh vực nhạy cảm và dễ bị tổn thương nhất trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Do đó, nền nông nghiệp của Việt Nam chịu ảnh hưởng cả tích cực và tiêu cực của hội nhập khu vực và quốc tế. Cơ bản nhất là: có thị trường "đầu vào" và "đầu ra" rộng lớn cho sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững. Nhưng phải đối mặt với nhiều thách thức và nguy cơ của sự cạnh tranh không cân sức với nhiều đối thủ trên thị trường khu vực và quốc tế. Đặc biệt đối với những hộ sản xuất manh mún, nhỏ lẻ và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nông nghiệp thiếu sự liên kết theo chuỗi giá trị và có sức cạnh tranh thấp. Trong nền kinh tế thị trường cần chú trọng sự tác động và ảnh hưởng của thị trường quốc tế tới tái cơ cấu KTNN của mỗi nước. Trong bối cảnh hiện nay quá trình hợp tác và giao lưu kinh tế ngày càng được mở rộng thì tất cả các quốc gia đề thực hiện nền kinh tế mở. Thông qua mối quan hệ thương mại quốc tế, các quốc gia ngày càng tham gia sâu hơn vào quá trình hợp tác quốc tế. Đó là nhân tố hết sức quan trọng ảnh hưởng tới quá trình biến đổi cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu KTNN nói riêng ở từng quốc gia. - Về tổ chức – kỹ thuật Cơ sở vật chất - kỹ thuật cho cơ cấu KTNN, bước đầu đã được hình thành và phát triển tương đối đồng bộ bao gồm: các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp, phát triển của khoa học kỹ thuật và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản suất nông nghiệp. Các chủ thể kinh tế trong
  • 34. 25 nông nghiệp tồn tại và hoạt động thông qua các hình thức tổ chức trong nông nghiệp với các mô hình tương ứng. Do đó, các hình thức tổ chức trong nông nghiệp với các mô hình tương ứng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự biến đổi cơ cấu KTNN. Hiện nay, khoa học kỹ thuật đã và đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp sản xuất, sự phát triển của khoa học kỹ thuật và việc ứng dụng vào sản xuất có vai trò ngày càng lớn đối với sự phát triển kinh tế nói chung, KTNN và cơ cấu KTNN nói riêng, qua đây vai trò của khoa học kỹ thuật được ứng dụng vào sản xuất góp phần hoàn thiện các phương pháp trong sản xuất nhằm khai thác, sử dụng hợp lý hiệu quả hơn các nguồn lực xã hội vàvùng nông thôn. Đồng thời, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật sẽ làm tăng năng lực sản xuất trong nông nghiệp, để thúc đẩy sự phát triển của các ngành sản xuất, các khu vực kinh tế trong nông nghiệp. 1.1.4.2. Nhóm yếu tố chủ quan Mức độ ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện hiện nay vẫn còn hạn chế, sản xuất nông nghiệp của huyện vẫn phụ thuộc rất lớn vào tình hình khí hậu, thời tiết và dịch bệnh. Việc áp dụng các biện pháp phòng bệnh cho nhiều đối tượng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện còn nhiều bất cập. Công tác quản lý về giống, vật tư nông nghiệp vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Tư tưởng sản xuất người dân trên địa bàn huyện vẫn theo xu hướng “tâm lý đám đông”, thường có tình trạng sản xuất ồ ạt khi giá cả một đối tượng sản xuất nông nghiệp nào đó lên cao và bị thiệt hại nặng khi lượng cung do sản xuất ồ ạt vượt so với cầu thị trường. Bộ phận dự báo chưa có dự báo trung hạn hoặc dài hạn về xu hướng giá, giá bán nông sản. Các chính sách hỗ trợ hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện lại thiên về ngành trồng trọt, cho các ngành khác còn hạn chế, chưa đáp
  • 35. 26 ứng được yêu cầu đề ra. Toàn bộ diện tích đất nông nghiệp đã sử dụng hết, không còn khả năng mở rộng diện tích trong khi dân số vùng nông thôn đang tăng lên (có thể có di dân tự do tiếp hoặc người vùng khác đến xâm lấn đất), chuyển dịch lao động rất chậm. Trong khi đó áp lực dân số, công nghiệp hoá, đô thị hoá, giao thông sẽ tác động theo hướng thu hẹp dần diện tích đất nông nghiệp. Đất sử dụng lâu ngày không đúng quy trình nên thoái hoá, xói mòn, rửa trôi, tồn trữ nguồn bệnh; chất lượng đất suy giảm. Nhiều vùng đất của Krông Búk có độ chia cắt lớn, độ dốc lớn, nhất là các vùng phía bắc, tây bắc, đông bắc kèm theo đó là khả năng cung cấp nước tưới trong mùa khô, sự xói mòn, rửa trôi đất trong mùa mưa, khi biến đổi khí hậu theo hướng khốc liệt hơn. Nguồn lực đầu tư của nông hộ trên địa bàn huyện chủ yếu tập trung vào ngành trồng trọt, các ngành khác còn bị hạn chế. Doanh nghiệp đầu tư vào ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện còn hạn chế, có thể nói không đáng kể. Hoạt động hợp tác công – tư còn rất hạn chế nên tác động của hoạt động này đến sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện không đáng kể. Huyện Krông Búk được đánh giá kém lợi thế về mặt công nghệ, quy trình sản xuất đặc thù, trình độ lao động trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Chất thải, nước rửa, phụ phẩm chăn nuôi đã sử dụng để ủ phân phục vụ trồng trọt nhưng chưa triệt để và biện pháp ủ phân hợp vệ sinh, tạo nguồn phân bón hữu cơ chưa tốt, chưa đồng bộ. Nông dân vẫn giữ tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ, phạm vi gia đình, tự cung tự cấp là chính; chưa tạo ra sản phẩm hàng hoá; vì vậy không quan tâm đến
  • 36. 27 quy trình chăn nuôi, thức ăn cho chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh, vệ sinh ATTP. Đất để xây dựng khu chăn nuôi tập trung, giết mổ, trồng thức ăn chăn nuôi đang thiếu và chưa tìm ra giải pháp cấp đất. Người dân chưa thấy hết giá trị của cây rừng, tiền chi trả cho chăm sóc, bảo vệ rừng rất thấp. Diện tích mặt nước hạn chế, không chủ động nguồn nước, đặc biệt trong mùa khô; chưa phổ biến kỹ thuật nuôi thâm canh; vẫn coi nuôi trồng thuỷ sản là tận dụng mặt nước, lao động nhàn rỗi, chưa thành một ngành nghề kinh doanh; giá bán các loại cá đang nuôi không cao, chưa hấp dẫn người đầu tư. Khâu quản lý chất lượng nông sản, phẩm cấp nông sản, vệ sinh ATTP chưa được chú ý đúng mức. Bản thân nông hộ biết về đảm bảo chất lượng nông sản nhưng họ không quyết tâm, kiên trì thực hiện và chưa thấy rõ lợi ích lâu dài. Cán bộ quản lý HTX tuy nhiệt tình nhưng còn yếu về trình độ quản lý, khả năng xây dựng kế hoạch, dự án, tài chính, kế toán; (2) vốn tự có nhỏ nhưng khả năng huy động vốn (từ ngân hàng, tổ chức tín dụng và từ xã viên) rất hạn chế; (3) quỹ đất quá eo hẹp trong khi HTX cần đất để mở rộng phạm vi hoạt động (kho vật tư, nơi giết mổ gia súc, gia cầm, nơi làm việc của HTX …) rất khó khăn; (4) khả năng tiếp cận dự án, mô hình, nguồn tài chính từ các chương trình, dự án (vnSAT, nông thôn mới) rất hạn chế [48].
  • 37. 28 1.2. Cơ sở thực tiễn về thực hiện chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp 1.2.1. Kinh nghiệm thực hiện chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk Triển khai thực hiện Quyết định số 1446/QĐ-SNN, ngày 08/12/2017 của Sở Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành kế hoạch thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực chăn nuôi và thú y theo Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2016-2020. UBND huyện Cư Kuin đã ban hành kế hoạch số 1209/KH-UBND ngày 24/7/2018 để thực hiện chính sách nêu trên với các mục tiêu đặt ra đối lĩnh vực chăn nuôi như sau: Xây dựng trang trại chăn nuôi 8/8 xã với số lượng 70 trang trại bao gồm: xã Hoà Hiệp 06; xã Dray Bhăng 08; xã Ea Hu 05; xã Ea Ktur 23; xã Cư Ewi 11; xã Ea Bhok 02; xã Ea Tiêu 13; xã Ea Ning 02. Chuyển đổi mạnh mẽ từ phương thức chăn nuôi nông hộ sang phương thức chăn nuôi gia trại, trang trại, công nghiệp và bán công nghiệp; với mô hình trang trại điển hình là trang trại chăn nuôi gia công, với 02 loại vật nuôi chính là heo và gà. Đây là mô hình chăn nuôi gắn với liên doanh, liên kết trong sản xuất, có ký kết hợp đồng thương mại. Áp dụng công nghệ chăn nuôi trại lạnh khép kín; trang trại chăn nuôi theo quy trình VietGAHP; công nghệ đệm lót sinh học và xử lý chất thải trong chăn nuôi. Áp dụng khoa học trong phối giống, lai cải tạo đàn gia súc. Đào tạo nhân lực để thực hiện có hiệu quả các chính sách trong nuôi… - Kết quả thực hiện chính sách đạt được như sau: Hiện có 07/08 xã có trang trại chăn nuôi đang hoạt động (xã Ea Ning chưa có cơ sở chăn nuôi đạt tiêu chí trang trại). Trong đó, các trang trại tập trung chính ở 03 xã: Ea Ktur, Ea Tiêu và Cư Êwi với tổng cộng 68 trang trại
  • 38. 29 chăn nuôi. Trong đó: Trang trại chăn nuôi heo: 37 trang trại (25.000 con, quy mô chăn nuôi từ 500 - 1.100 con; trang trại chăn nuôi gà: 21 trang trại (208.000 con, quy mô từ 4.000 - 23.000 con/trang trại); trang trại chăn nuôi vịt: 08 trang trại (35.000 con); trang trại chăn nuôi dê: 02 trang trại (150 con). Tổng đàn gia súc gia cầm hiện có: 882 con trâu, 10.871 con bò, 40.000 con lợn, 5.352 con dê, cừu, 527.170 con gia cầm, 3.600 đàn ong. Sản lượng thịt hơi các loại năm 2018 trên 8.000 tấn. Với mô hình trang trại điển hình là trang trại chăn nuôi gia công, với 02 loại vật nuôi chính là heo và gà. Đây là mô hình chăn nuôi gắn với liên doanh, liên kết trong sản xuất, có ký kết hợp đồng thương mại. Theo đó, chủ trang trại chỉ đóng vai trò là người xây dựng, quản lý cơ sở vật chất - hạ tầng và trực tiếp thực hiện hoạt động chăn nuôi; còn việc cung ứng con giống, vật tư đầu vào (vắc xin, thức ăn chăn nuôi...), công tác thú y và bao tiêu sản phẩm đầu ra đều do các Công ty Chăn nuôi thực hiện. Trên địa bàn huyện Cư Kuin có một số Công ty hiện đang triển khai mô hình chăn nuôi gia công, trong đó Công ty Cổ Phần Chăn Nuôi C.P. Việt Nam (Công ty C.P.) và Công ty TNHH Emivest Feedmill Việt Nam (Công ty Emivest) là 02 công ty có số lượng trại gia công và quy mô nuôi lớn. Hoàn thành việc cử đi đào tạo 02 dẫn tinh viên thụ tinh nhân tạo trâu và bò. Mỗi năm trên địa bàn huyện tổ chức 4 đợt phun hóa chất tiêu độc khử trùng phòng chống dịch bệnh và làm sạch môi trường, với số lượng 800 lít hóa chất/năm. Loại hóa chất được sử dụng: Benkocid, Han-Iodin 10%, Vinadine. Đối với các trang trại chăn nuôi tập trung: định kỳ phun hóa chất tiêu độc 01 lần/tuần. Công tác tuyên truyền được đẩy mạnh, UBND huyện đã chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, UBND các xã và các đơn vị liên quan trên địa bàn huyện tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, tạo đồng thuận trong cả hệ thống chính trị từ xã đến thôn, buôn nhằm thay đổi nhận thức, tập quán sản
  • 39. 30 xuất từ sản xuất nhỏ lẻ, truyền thống sang phát triển sản xuất chăn nuôi theo mô hình trang trại; tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm trong chăn nuôi [49]. 1.2.2. Kinh nghiệm thực hiện chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện Ea Hleo, tỉnh Đắk Lắk Thực hiện các chính sách của cấp trên, ngày 27/6/2017UBND huyện đã ban hành Quyết định số 1707/QĐ-UBND về việc ban hành Kế hoạch phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn trên địa bàn, giai đoạn 2017 – 2020 và định hướng đến năm 2025 cụ thể như: Về chế biến cao su; chế biến tinh bột sắn; rau, củ, nước hoa quả; chế biến thức ăn chăn nuôi, thuỷ sản; chế biến sản phẩm gia súc, gia cầm; chế biến gỗ... - Kết quả đạt được như sau: Về chế biến cao su: Đã sắp xếp mở rộng quy mô công suất các cơ sở chế biến cao su hiện có như Nhà máy chế biến mũ công ty cao su Ea H’leo, Công ty Cổ phần chế biến cao su Bình Minh, Công ty Rạng Đông... đảm bảo các cơ sở chế biến có vùng nguyên liệu ổn định; khuyến khích các doanh nghiệp trồng cao su trên địa bàn huyện đầu tư máy móc, thiết bị, công nghệ chế biến hiện đại gắn với phát triển vùng nguyên liệu. Chế biến tinh bột sắn: Ổn định diện tích quy hoạch 4.000 ha sắn cung cấp nguyên liệu cho Nhà máy chế biến tinh bột sắn Thành Vũ với công suất chế biến 1.500 tấn củ tươi/ngày. Rau, củ, nước hoa quả: Đã tập trung thu hút đầu tư, hỗ trợ xây dựng phát triển một số cơ sở sơ chế, chế biến rau an toàn gắn với xây dựng vùng nguyên liệu cây ăn quả ổn định.
  • 40. 31 Chế biến thức ăn chăn nuôi, thuỷ sản: Đã kêu gọi thu hút đầu tư xây dựng mới các nhà máy, cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản tại Khu công nghiệp Công nghiệp Ea Ral. Chế biến sản phẩm gia súc, gia cầm: Đã ưu tiên hỗ trợ, khuyến khích phát triển hệ thống cơ sở giết mổ thịt gia súc, gia cầm tập trung tạo nguồn lực thực phẩm sạch cung ứng cho thị trường trong huyện và các địa phương lân cận Chế biến gỗ: Đã củng cố và nâng cấp các cơ sở chế biến quy mô vừa và nhỏ như: Công ty Cổ phần Gỗ Trường Thành,...[50]. 1.2.3. Bài học rút ra cho việc thực hiện chính sách tái cơ cấu nông nghiệp cho huyện Krông Búk Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, tạo đồng thuận cao trong cả hệ thống chính trị, cán bộ chuyên môn, các doanh nghiệp và người nông dân nhằm thay đổi nhận thức, tư duy trong việc thực hiện các chính sách về phát triển nông nghiệp, tái cơ cấu nông nghiệp. Tập trung phát triển mạnh sản xuất chăn nuôi, tăng tỷ trọng giá trị ngành chăn nuôi trong nội ngành nông nghiệp, coi chăn nuôi là khâu đột phá trong tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn. Rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn; Quy hoạch, xây dựng các điểm giết mổ gia súc, gia cầm tập trung; chuyển dần từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang qui mô gia trại, trang tại, công nghiệp tập trung, xa khu dân cư, kiểm soát an toàn dịch bệnh, quản lý môi trường nuôi; bổ sung quy hoạch đất trồng cây nguyên liệu thức ăn phục vụ cho chăn nuôi. Tổ chức lại chăn nuôi theo hướng liên kết và quản lý theo chuỗi sản phẩm khép kín từ chuồng nuôi đến thị trường tiêu thụ; Thành lập các HTX chăn nuôi hỗ trợ dịch vụ vật tư đầu vào và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi cho thành viên và tuyên truyền vận động người chăn nuôi áp dụng biện pháp an
  • 41. 32 toàn sinh học, thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh hiệu quả, chăn nuôi bền vững; Phát huy hiệu quả các mô hình về chăn nuôi bò, lợn, gia cầm tập trung ở các xã trên địa bàn huyện; Chú trọng đầu tư công tác giống để phát triển đàn lợn hướng nạc, đàn bò lai lấy thịt, sữa. Chuyển dịch cơ cấu đàn vật nuôi theo hướng tăng tổng đàn lợn, đàn bò thịt, bò sữa và đàn gia cầm. Cải tạo và nâng cao tầm vóc đàn bò thịt, chất lượng đàn lợn nái để nâng cao chất lượng đàn gia súc thương phẩm. Nâng cao năng lực dự tính, dự báo và tăng cường năng lực phòng, chống dịch bệnh vật nuôi để giảm thiểu thiệt hại và bảo đảm sản xuất ổn định, bền vững; Nâng cao năng lực cho cán bộ khuyến nông, thú y cơ sở và nông dân về phòng chống dịch bệnh vật nuôi thông qua các hoạt động đào tạo, tập huấn. Tổ chức xây dựng, quản lý tốt các cơ sở giết mổ, từng bước di dời và xóa bỏ các điểm giết mổ nhỏ lẻ gây ô nhiễm môi trường trong khu vực đông dân, hình thành các điểm giết mổ tập trung đảm bảo đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm đúng qui định. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển chăn nuôi theo hình thức chăn nuôi trang trại tập trung, chăn nuôi theo phương thức công nghiệp, công nghệ cao, xây dựng các vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, đảm bảo cung cấp thịt, sữa, trứng sạch, an toàn thực phẩm. Xây dựng, nhân rộng các mô hình con nuôi đặc sản như nuôi Thỏ, Heo rừng, Bồ câu Pháp, Dế, Giun Quế, Rắn mối...gắn với mô hình chăn nuôi trang trại nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của nhà hàng, khách sạn, khách du lịch… nhằm tăng giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho người chăn nuôi so với hiện nay. Ưu tiên đầu tư phát triển công nghiệp chế biến tinh, chế biến sâu, đổi mới công nghệ, thiết bị, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến kết hợp
  • 42. 33 với các biện pháp về tổ chức sản xuất, tiêu thụ hàng hóa nhằm nâng cao giá trị gia tăng nông, lâm, thủy sản. Khuyến khích các doanh nghiệp chế biến cao su đầu tư nâng cấp máy móc, thiết bị, công nghệ chế biến hiện đại gắn với phát triển vùng nguyên liệu ổn định. Khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp đầu tư dây chuyền chế biến rau, củ, nước hoa quả trên địa bàn; hỗ trợ xây dựng phát triển vùng nguyên liệu ổn định. Khuyến khích, thu hút đầu tư xây dựng mới các nhà máy, cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản tại các vùng đã quy hoạch.
  • 43. 34 Chương 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG BÚK, TỈNH ĐẮK LẮK 2.1. Mô tả địa bàn nghiên cứu 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Huyện Krông Búk nằm về phía Bắc tỉnh Đắk Lắk, cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột 60 km theo Quốc lộ 14. Trung tâm huyện được quy hoạch ở dọc Quốc lộ 14 trên địa bàn xã Cư Né và Chư Kbô. Huyện có ranh giới với các huyện khác như sau: - Phía Đông giáp huyện Krông Năng. - Phía Tây giáp huyện Cư M’Gar, Ea H’Leo. - Phía Nam giáp thị xã Buôn Hồ, huyện Cư M’Gar. - Phía Bắc giáp huyện Ea H’Leo. Với một vị trí địa lý trên, đặc biệt là có quốc lộ 14 chạy qua, Krông Búk được đánh giá tương đối thuận lợi trong việc thực hiện các hoạt động thương mại nói chung, thương mại sản phẩm nông nghiệp nói riêng với các địa phương trong tỉnh và các tỉnh khu vực miền Trung và miền Nam.
  • 44. 35 Bảng 2. 1. Phân bổ diện tích đất theo các đơn vị hành chính cấp xã STT Đơn vị cấp xã Diện tích (ha) 1 Chư Kbô 6.294,65 2 Cư Né 7.188,43 3 Cư Pơng 7.562,27 4 Ea Ngai 3.565,15 5 Ea Sin 6.218,96 6 Pơng Đrang 3.123,84 7 Tân Lập 1.814,24 Tổng 35.767,54 (-Nguồn: Đề án TCCNN huyện Krông Búk giai đoạn 2015 – 2020 và tầm nhìn 2030-)
  • 45. 36 Hình 1. Bản đồ hành chính huyện Krông Búk Đặc điểm khí hậu Nằm ở phía Đông Bắc cao nguyên Buôn Ma Thuột, huyện Krông Búk mang đặc tính chung vừa chịu chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính chất của khí hậu cao nguyên. Trong năm có hai mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô. Nhìn chung điều kiện thời tiết khí hậu khá thuận lợi cho phát triển nông,lâm nghiệp, tạo điều kiện để phát triển nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây công nghiệp, cây ăn trái và cũng ít tạo ra thiên tai như bão, lũ lụt. Tuy nhiên, đặc điểm khí hậu của huyện cũng tạo ra tình trạng khan hiếm nước vào
  • 46. 37 mùa khô, gây hạn hán và là môi trường tốt để sâu, bệnh hại phát triển. Các tài nguyên - Tài nguyên nước Trên địa bàn huyện có nhiều suối và hợp thủy, phân bố tương đối đều giữa các khu vực, tạo điều kiện điều thuận lợi cho việc cung cấp nước tưới cho hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện, đặc biệt là cây cà phê, tiêu. Hiện tại nước phục vụ sinh hoạt của nhân dân và cho sản xuất nông nghiệp được lấy từ hai nguồn chính là: + Nguồn nước mặt: Lượng mưa bình quân hàng năm trên lưu vực cao nên trên địa bàn huyện nhận được lượng nước lớn. Nguồn nước mặt trên địa bàn phân bố tương đối đều rất thuận lợi cho việc cung cấp nước tưới cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, còn có sử dụng hồ chứa, sông ngòi, đầm lầy… đây là nguồn cung cấp nước quan trọng cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân. + Nguồn nước ngầm: Qua khảo sát, đánh giá sơ bộ cho thấy mức nước ngầm khu vực huyện Krông Búk tương đối phong phú, có thể khai thác phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt. - Tài nguyên đất Theo kết quả điều tra phân loại đất trên bản đồ do Viện quy hoạch và thiết kế Nông nghiệp xây dựng và điều chỉnh bổ sung năm 2005, đất đai của huyện bao gồm các loại đất sau: + Đất nâu đỏ phát triển trên đá mẹ Bazan: Chiếm 89,72% diện tích tự nhiên, phân bố tương đối đồng đều ở địa bàn các xã Pơng Đrang, Tân Lập, Ea Ngai, Chư Kbô và Cư Né. Đất có thành phần cơ giới thịt trung bình đến nặng, độ phì tự nhiên cao, thích hợp với nhiều loại cây trồng, nhất là các loại cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su… + Đất nâu vàng trên đá bazan: Chiếm 4,35% diện tích tự nhiên, phân bổ
  • 47. 38 rải rác ở các xã Ea Ngai và Cư Pơng, phần lớn đất có tầng dày trên 100 cm; đất có thành phần cơ giới thịt nặng, đất hơi chua, độ phì trung bình, đất thích hợp với các loại cây công nghiệp dài ngày. Hiện loại đất này cũng đã được khai thác đưa vào trồng cây cà phê. + Đất đỏ vàng phát triển trên đá Granit và đá phiến sét: Chiếm 4,66% diện tích tự nhiên, đất có thành phần cơ giới thịt trung bình đến nhẹ, phân bổ ở phía Tây các xã Cư Pơng, Ea Sin, đất nghèo dinh dưỡng. Hiện còn một ít đất có rừng trồng sản xuất trên loại đất này. + Đất đen và nâu thẫm sản phẩm Bazan: Chiếm 0,82% diện tích tự nhiên, phân bổ rải rác ở các xã. Đất này thích hợp với loại cây ngắn ngày như cây ngô, đậu đỗ. + Đất thung lũng dốc tụ: Phân bổ rải rác ven hợp thủy, suối. Đất có tầng dày, địa hình khá bằng phẳng, mực nước ngầm nông, đất chua, có độ phì khá, thành phần cơ giới thịt nặng, đã được khai thác để trồng lúa nước. + Đất xám phát triển trên đá Macma axit và đá cát: Phân bổ rải rác khu vực tiếp giáp với huyện Ea H’leo. Đất này nghèo dinh dưỡng, hiện còn một ít đất có rừng trồng sản xuất trên loại đất này, còn lại trồng cây hàng năm. - Tài nguyên rừng Trong những năm qua, tình trạng chặt phá rừng làm nương rẫy và nạn khai thác gỗ bừa bãi ngày càng phức tạp, nhiều diện tích rừng trồng bị chặt phá, nhất là rừng thông ven Quốc lộ 14 dẫn đến độ che phủ giảm. Theo kết quả thống kê diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện chỉ còn 199ha, chiếm 0,56% diện tích tự nhiên, trong đó 100% là diện tích rừng trồng. Diện tích rừng trồng bị chặt phá, độ che phủ giảm đang là nguyên nhân quan trọng dẫn đến đất bị bào mòn rửa trôi, nguồn sinh thủy và khả năng giữ nước của các suối giảm, và điều này đang ảnh hưởng tiêu cực nghiệm trọng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của huyện [48].
  • 48. 39 2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội Hiện nay trên địa bàn huyện có 07 xã với 106 thôn, buôn, khoảng 63.702 nhân khẩu trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 28,18% dân số (chủ yếu là dân tộc Ê đêvà một số dân tộc phía Bắc) cũng mang theo nét phong tục tập quán và văn hóa truyền thống đặc trưng, có trình độ tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất để hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất đời sống, hình thành cộng đồng các dân tộc anh em cùng chung sống và xây dựng phát triển huyện nhà. Hoạt động Văn hóa -Thông tin được đẩy mạnh đặc biệt là công tác tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền Đại hội Đảng các cấp và tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ, sự kiện quan trọng của đất nước cũng được xem trọng. Công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống và bản sắc dân tộc được duy trì. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được phát động rộng rãi trong quần chúng nhân dân, trở thành một phong trào thi đua sôi nổi giữa các gia đình, giữa các thôn, buôn với nhau và đạt được kết quả tốt. Đến nay, có 01 xã có nhà văn hóa và khu thể thao đạt chuẩn; tỷ lệ thôn, buôn có nhà văn hóa là 85 nhà văn hóa/106 thôn, buôn đạt 80,2%. Hoạt động thể thao được tích cực triển khai, toàn dân tham gia tập luyện thể dục thể thao góp phần nâng cao sức khỏe, phát triển phong trào thể dục, thể thao trong toàn huyện. Công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân được thực hiện tốt. Mạng lưới y tế cơ sở ngày càng được củng cố và phát triển.Thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh. Hệ thống cơ sở chữa bệnh có Trung tâm y tế huyện và 07 Trạm y tế xã, (100% Trạm y tế có Bác sỹ).
  • 49. 40 Chất lượng giáo dục và đào tạo ngày càng được nâng cao; tăng cường trang thiết bị phục vụ yêu cầu dạy và học, thực hiện tốt phòng trào “Hai không” với 4 nội dung và phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Đội ngũ cán bộ, giáo viên hầu hết đạt chuẩn và không ngừng nâng cao tỷ lệ trên chuẩn; tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học, học sinh công nhận tốt nghiệp THCS và học sinh giỏi các cấp đều tăng về số lượng và chất lượng. Hiện nay có 12 trường/46 trường đạt trường chuẩn quốc gia. Việc triển khai thực hiện công tác giảm nghèo hàng năm đều đạt được kết quả tốt; các chỉ tiêu đều đạt và vượt theo Nghị quyết đề ra; các chính sách về an sinh xã hội đối với người nghèo, hộ nghèo, nhất là các chính sách ưu đãi về giáo dục, giải quyết cho vay vốn tín dụng ưu đãi, hỗ trợ cải thiện nhà ở, đất ở, khuyến noongm cấp thẻ chữa bệnh miễn phí, xây dựng các loại quỹ hỗ trợ người nghèo đều đạt kết quả tốt. Nhận thức của người nghèo từng bước được nâng lên, giảm tư tưởng trông chờ ỷ lại vào Nhà nước, tích cực lao động sản xuất, vươn lên thoát nghèo, đời sống vật chất và tinh thần được cải thiện và nâng cao. Hiện nay hộ nghèo của huyện giảm còn 14,58% (theo chuẩn nghèo mới). 2.1.3. Tình hình phát triển nông nghiệp của huyện Krông Búk Với diện tích tự nhiên huyện Krông Buk là 35.767 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp (32.621,5ha) chiếm hơn 91% đất tự nhiên, đất lâm nghiệp 201,9 ha, chủ yếu rừng trồng. Trong những năm gần đây với sự nỗ lực không ngừng phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp của huyện đã đạt những kết quả sau: - Trồng trọt: Xây dựng nhiều mô hình trình diễn để nông dân tham quan, học tập làm cơ sở nhân rộng trong các vụ tiếp theo. Các mô hình trình diễn đã có
  • 50. 41 chuyển biến tích cực về số lượng cũng như chất lượng chuyên môn của mô hình, trong đó nhiều mô hình đạt hiệu quả cả về mặt kinh tế và xã hội trong việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, góp phần thúc xây dựng nông thôn mới của huyện.Trong đó, một số mô hình đạt kết quả tốt như: Mô hình chăn nuôi Bò cái lai sinh sản, mô hình tưới nước tiết kiệm, mô hình sản xuất cà phê bền vững, mô hình tái canh cà phê.... Tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn hướng dẫn nông dân sử dụng các loại phân bón hữu cơ, hữu cơ sinh học, phân bón lá, sử dụng phân bón cân đối, hợp lý. Những tiến bộ kỹ thuật mới như trồng rau nhà lưới, hoa nhà lưới... từng bước được đưa vào áp dụng trong sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản của huyện. Tiếp tục phối hợp triển khai các chương trình, dự án trên địa bàn huyện: Dự án sử dụng nước tưới hợp lý để nâng cao hiệu quả sản xuất của ngành cà phê Việt Nam”; Dự án VnSAT. - Chăn nuôi: Thường xuyên theo dõi tình hình dịch bệnh gia súc gia cầm trên địa bàn huyện; công tác dịch vụ thú y, kiểm soát giết mổ, kiểm dịch động vật và tiêm phòng được triển khai thường xuyên và định kỳ, công tác tập huấn được triển khai thường xuyên để phòng trừ dịch bệnh, do vậy dịch bệnh trên gia súc, gia cầm luôn được kiểm soát chặt chẽ. - Lâm nghiệp: Hàng năm đều tổ chức trồng rừng và cây phân tán từ 2.000 đến 60.000 cây các loại. Triển khai công tác cắm mốc ranh giới đất lâm nghiệp và đất nông nghiệp tại xã Pơng Drang. - Thủy lợi: Đầu tư xây dựng 02 công trình thủy lợi mới, đáp ứng nhu cầu nước tưới của diện tích cây trồng chính là 73,16%. Tăng cường hướng dẫn nhân dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật thuỷ lợi và tưới tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước và gieo trồng đúng lịch thời vụ để phòng, chống hạn.
  • 51. 42 - Thủy sản: Đã triển khai các mô hình về nuôi trồng thủy sản; công tác bổ sung nguồn lợi thủy sản tại các hồ đập thủy lợi được cấp huyện và tỉnh quan tâm. - Công tác giống cây trồng, vật nuôi: Giống cây trồng vật nuôi có năng suất và chất lượng được đưa vào trong chăn nuôi sản xuất nhằm cải tiến các tập quán sản xuất lạc hậu, nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất. Công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng có hiệu quả kinh tế hơn, chuyển đổi các vườn cây cà phê già cõi kém hiệu quả sang tái canh cà phê có năng suất và chất lượng cao hơn và trồng xen các loại cây ăn quả khác. - Khuyến nông: Triển khai nhiều mô hình hiệu quả như: Lúa lai, Mít trồng xen, ... Triển khai hội thảo đầu bờ nhân rộng mô hình hiệu quả cho nhân dân. Công tác tập huấn đã trang bị cho người dân những kiến thức cơ bản về từng lĩnh vực ngành nghề trong sản xuất nông nghiệp theo hướng đạt năng suất, chất lượng cao. Trình độ sản xuất của người dân được nâng lên đáng kể, sẵn sàng đầu tư tự tạo việc làm góp phần tăng thu nhập, phát triển sản xuất nông nghiệp. - Bảo vệ thực vật: Định kỳ thanh kiểm tra các đại lý, cở sở kinh doanh thuốc BTVT trên địa bàn huyện. Thường xuyên phối hợp với các xã kiểm tra đồng ruộng, hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại. Đồng thời thông qua các thông tin đại chúng để tuyên truyền bằng tờ rơi, thông báo cho bà con nông dân biết có biện pháp phòng trừ hiệu quả kiểm tra và nắm bắt tình hình sâu bệnh hại trên cây trồng. Phòng trừ động vật hại nông nghiệp, thực vật ngoại lai. - Kinh tế tập thể và và quản lý vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thuỷ sản:
  • 52. 43 Đã thành lập 11 HTX, trong đó có 05 HTX/11 HTX trên địa bàn huyện đã ký với Công ty cà phê ĐăkMan về cung ứng sản phẩm cà phê sạch, đã có sự đầu tư về các trang thiết bị về xử lý sản phẩm sau thu hoạch như bể xử lý hạt cà phê sau thu hoạch; có sự liên kết trong công tác sử dụng lao động theo vụ mùa (thu hoạch cà phê); 02 HTX hoạt động thu gom rác thải (HTXTân Lập Đông, HTX Chư Kbô). Công tác kiểm tra liên ngành về sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, phân bón trên địa bàn huyện thường xuyên và định kỳ 2 lần/năm. - Công tác xây dựng nông thôn mới: Về Bộ tiêu chí đã đạt và cơ bản đạt của huyện là 113/133 tiêu chí, 20/133 tiêu chí chưa đạt (bình quân toàn huyện đạt gần 16 tiêu chí/1 xã) tăng 86 tiêu chí so với năm 2010; có hai xã đạt chuẩn nông thôn mới đó là xã Pơng Drang và xã Chứ Kbô. Nhận thức của nhân dân về chương trình xây dựng nông thôn mới đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tổng nguồn vốn huy động các nguồn lực để thực hiện Chương trình trên 740,736 tỷ đồng [29]. 2.2. Thực trạng thực hiện chính sách tái cơ cấu nông nghiệp 2.2.1. Các chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp được phổ biến trên địa bàn Krông Búk - Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tăng trưởng theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. - Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 06/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. - Quyết định số 678/QĐ-TTg ngày 19/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ, Ban hành bộ tiêu chí giám sát, đánh giá về cơ cấu lại ngành nông nghiệp đến năm 2020.