SlideShare a Scribd company logo
1 of 96
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
NGÔ VĂN VINH
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC LẬP QUY HOẠCH BẢO VỆ
VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TẠI BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ
XUÂN LỘC, TỈNH ĐỒNG NAI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
Đồng Nai, 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
NGÔ VĂN VINH
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC LẬP QUY HOẠCH BẢO VỆ
VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TẠI BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ
XUÂN LỘC, TỈNH ĐỒNG NAI
CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC
MÃ SỐ: 60.62.60
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN THỊ BẢO LÂM
Đồng Nai, 2012
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả luận văn
Ngô Văn Vinh
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành công trình nghiên cứu này, tác giả đã nhận được sự hỗ trợ và
giúp đỡ của Ban Chủ nhiệm khoa Quản lý tài nguyên rừng, Tổ Sau Đại học của
Trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam cơ sở 2 và các quý Thầy, Cô đã tận tình
giảng dạy trong suốt chương trình đào tạo thạc sỹ.
Đặc biệt tác giả xin tỏ lòng biết ơn chân thành đến TS. Nguyễn Thị Bảo Lâm
đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân
Lộc tỉnh Đồng Nai đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thu thập số
liệu để hoàn thành tốt hơn đề tài tốt nghiệp.
Tác giả cũng xin cảm ơn sự ủng hộ nhiệt tình của các đồng nghiệp, cảm ơn
sự động viên chia sẻ của gia đình và bạn bè gần xa.
Đồng Nai, ngày 12 tháng 04 năm 2012
Tác giả: Ngô Văn Vinh
iii
MỤC LỤC
Trang phụ bìa Trang
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt vi
Danh sách các bảng vii
Danh sách các hình viii
ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...............................................4
1.1. Sơ lược về các loại hình quy hoạch trên thế giới........................................................4
1.1.1. Quy hoạch vùng lãnh thổ ...................................................................................4
1.1.2. Quy hoạch vùng nông nghiệp ............................................................................5
1.1.3. Quy hoạch sản xuất lâm nghiệp.........................................................................6
1.2. Nghiên cứu quy hoạch lâm nghiệp ở Việt Nam..........................................................8
1.2.1. Tình hình phát triển công tác quy hoạch lâm nghiệp.......................................8
1.2.2. Các loại hình quy hoạch lâm nghiệp ở Việt Nam ...........................................11
1.3. Những thảo luận làm rõ tính cần thiết của đề tài ....................................................14
Chương 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................17
2.1. Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu.............................................................17
2.1.1. Đối tượng...........................................................................................................17
2.1.2. Mục tiêu nghiên cứu.........................................................................................17
2.1.3. Giới hạn và phạm vi vấn đề nghiên cứu..........................................................17
2.2. Nội dung nghiên cứu...................................................................................................17
2.2.1. Cơ sở quy hoạch lâm nghiệp BQL rừng phòng hộ Xuân Lộc........................17
2.2.2.Những nội dung cơ bản của quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cho BQL
rừng phòng hộ Xuân Lộc .......................................................................................18
2.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................18
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu..........................................................................18
2.3.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu...................................................19
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu...............................................................................21
Chương 3. ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU .......................................................22
iv
3.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên nhiên nhiên..........................................................22
3.1.1. Vị trí đị lý – kinh tế ...........................................................................................22
3.1.2. Tài nguyên khí hậu...........................................................................................23
3.1.3. Tài nguyên đất đai ............................................................................................23
3.1.3.1. Về phân loại đất..........................................................................................23
3.1.3.2. Đặc điểm.....................................................................................................26
3.1.4. Tài nguyên nước...............................................................................................28
3.1.5. Tài nguyên rừng ...............................................................................................29
3.2.6. Thực trạng về môi trường ................................................................................30
3.2. Nguồn lực kinh tế - xã hội khu vực BQLR phòng hộ Xuân Lộc ............................30
3.2.1. Đặc điểm dân cư ...............................................................................................30
3.2.2. Sản xuất nông lâm nghiệp và chăn nuôi.........................................................31
3.2.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng..................................................................................32
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..............................................35
4.1. Cở sở lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại Ban QLRPH Xuân Lộc.........35
4.1.1. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp..................................................35
4.1.1.1. Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp ............................................................35
4.1.1.2. Các hình thức sử dụng đất..........................................................................38
4.1.1.3. Thực trạng công tác quy hoạch đất lâm nghiệp .........................................40
4.1.1.4. Công tác giao khoán đất lâm nghiệp..........................................................41
4.1.1.5. Hiện trạng tổ chức quản lý đất lâm nghiệp ................................................42
4.1.2. Đánh giá kết quả thực hiện công tác bảo vệ, phát triển rừng ........................43
4.1.2.1. Công tác bảo vệ rừng..................................................................................43
4.1.2.2. Công tác trồng rừng ...................................................................................43
4.1.2.3. Khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên..........................................................45
4.1.2.4. Khai thác rừng trồng và lâm sản phụ.........................................................45
4.1.3. Đánh giá chung.................................................................................................47
4.1.3.1. Những thuận lợi..........................................................................................47
4.1.3.2. Những tồn tại và thách thức........................................................................47
4.1.4. Một số dự báo cơ bản........................................................................................49
4.1.4.1. Dự báo về dân số - lao động.......................................................................49
4.1.4.2. Dự báo về môi trường.................................................................................49
4.1.4.3. Dự báo về tiến bộ khoa học công nghệ lâm nghiệp....................................50
4.2. Đề xuất nội dung cơ bản QH bảo vệ phát triển rừng Ban QLRPH Xuân Lộc .....52
4.2.1. Cơ sở pháp lý của công tác lập quy hoạch.......................................................52
v
4.2.2. Quan điểm quy hoạch phát triển lâm nghiệp ..................................................53
4.2.3. Định hướng phát triển lâm nghiệp Ban QLRPH Xuân Lộc...........................54
4.2.4. Mục tiêu phát triển lâm nghiệp Ban QLRPH Xuân Lộc ................................55
4.2.4.1. Mục tiêu chung............................................................................................55
4.2.4.2. Mục tiêu cụ thể............................................................................................56
4.2.5. Nội dung quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng BQLRPH Xuân Lộc.............57
4.2.5.1. Quy hoạch 3 loại rừng................................................................................57
4.2.5.2. Quy hoạch quản lý bảo vệ rừng..................................................................60
4.2.5.3. Quy hoạch phát triển rừng..........................................................................63
4.2.5.4. Quy hoạch sử dụng rừng.............................................................................66
4.2.5.5. Quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng lâm sinh...........................................67
4.2.5.6. Quy hoạch đà o tạo phá t triển nguồn nhân lực...........................................68
4.2.6. Phân kỳ quy hoạch và tiến độ thực hiện quy hoạch .......................................69
4.2.6.1 Phân kỳ quy hoạch.......................................................................................69
4.2.6.2 Tiến độ thực hiện quy hoạch........................................................................70
4.2.7. Đề xuất giải pháp thực hiện quy hoạch...........................................................71
4.2.7.1. Giải pháp về tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh.....................................71
4.2.7.2. Giải pháp về cơ chế chính sách ..................................................................73
4.2.7.3. Giải pháp khoa học công nghệ ...................................................................74
4.2.7.4. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực.........................................................74
4.2.7.5. Giải pháp tài chính .....................................................................................75
4.2.7.6. Các giải pháp kỹ thuật lâm sinh .................................................................76
4.2.8. Ước tính vốn đầu tư và hiệu quả đầu tư..........................................................77
4.2.8.1. Ước tính vốn đầu tư ....................................................................................77
4.2.8.2 Ước tính hiệu quả về môi trường.................................................................78
4.2.8.3. Ước tính hiệu quả về kinh tế.......................................................................79
4.2.8.4. Ước tính hiệu quả về xã hội........................................................................80
Chương 5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ......................................................81
5.1. Kết luận........................................................................................................................81
5.2. Tồn tại..........................................................................................................................81
5.3. Kiến nghị......................................................................................................................82
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................83
vi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
STT TỪ VIẾT TẮT Ý NGHĨA
1 BQL Ban quản lý
2 CSHT Cơ sở hạ tầng
3 FAO Tồ chức nông lương Liên hiệp quốc
4 FSC Hội đồng quản trị rừng quốc tế
5 GDP Tổng sản phẩm trong nước
6 GIS Hệ thống thông tin địa lý
7 IRR Tỷ lệ hoàn vốn nội tại
8 KCN Khu công nghiệp
9 NPV Hiện giá thuần
10 PCCCR Phòng cháy chữa cháy rừng
11 PRA Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn
12 PTNT Phát triển nông thôn
13 QHLN Quy hoạch lâm nghiệp
14 QLRPH Quản lý rừng phòng hộ
15 SXKD Sản xuất kinh doanh
16 UBND Ủy Ban nhân dân
17 UNESCO
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp
Quốc
vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Diện tích các loại đất của Ban QLRPH Xuân Lộc.............................................26
Bảng 3.2: Diện tích phân theo độ dốc và tầng dày đất .......................................................27
Bảng 3.3: Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp của BQLRPH Xuân Lộc.............................29
Bảng 3.4: Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp nằm trên các xã...........................................30
Bảng 4.1: Biến động diện tích rừng và đất lâm nghiệp qua các năm .................................37
Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp Ban QLRPH Xuân Lộc..............................38
Bảng 4.3: Hiện trạng trữ lượng rừng Ban QLRPH Xuân Lộc............................................38
Bảng 4.4: Đất đai được quản lý theo 3 nhóm đối tượng sử dụng đất .................................39
Bảng 4.5: Thống kê diện tích rừng trồng mới giai đoạn 2002 – 2011................................44
Bảng 4.6: Kết quả khai thác rừng trồng và lâm sản phụ ở các giai đoạn............................45
Bảng 4.7: Quy hoạch sử dụng đất Ban QLRPH Xuân Lộc đến năm 2020.........................57
Bảng 4.8: Tổng hợp diện tích phát dọn đường băng PCCCR.............................................61
Bảng 4.9: Tổng hợp khối lượng bảo vệ và phát triển rừng.................................................69
Bảng 4.10: Tiến độ thực hiện quy hoạch bảo vệ rừng........................................................70
Bảng 4.11: Tiến độ quy hoạch phát triển rừng ...................................................................71
Bảng 4.12: Tiến độ quy hoạch khai thác rừng....................................................................71
Bảng 4.13. Tổng hợp dự báo nhu cầu vốn đầu tư bảo vệ và phát triển rừng......................77
Bảng 4.14: Tổng hợp dự báo vốn đầu tư phân theo nguồn.................................................78
Bảng 4.15: Tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế cho từng loài cây ..............................................80
viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 3.1 Bản đồ phân loại đất Ban QLRPH Xuân Lộc...................................................24
Hình 4.1 Bản đồ hiện trạng rừng và sử dụng đất Ban QLRPH Xuân Lộc.......................36
Hình 4.2 Hiện trạng các loại hình sử dụng đất lâm nghiệp tại BQL................................40
Hình 4.3 So sánh tổng diện tích đất rừng trước và sau quy hoạch ..................................57
Hình 4.4 Bản đồ Quy hoạch 3 loại rừng Ban QLRPH Xuân Lộc....................................58
Hình 4.5 Bản đồ Quy hoạch Bảo vệ & phát triển rừng Ban QLRPH Xuân Lộc.............59
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tài nguyên rừng có vai trò rất lớn đối với sản xuất nông lâm nghiệp nói riêng
và các ngành kinh tế nói chung. Rừng không những là cơ sở để phát triển kinh tế -
xã hội mà còn giữ chức năng sinh thái cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, do tốc độ tăng
dân số ngày càng cao, việc khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách ồ ạt trong thời
gian dài để phục vụ cho nhu cầu của con người đã làm cho nguồn tài nguyên rừng
bị can kiệt nhanh chóng. Vì vậy, việc nghiên cứu đề xuất các giải pháp quy hoạch
lâm nghiệp để bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng hiện nay được coi là một trong
những nhiệm vụ trọng tâm trong sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, mỗi
vùng miền hay mỗi khu vực.
Lâm nghiệp là một ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc
dân, là bộ phận không thể tách rời của nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Rừng
không những có vai trò bảo đảm môi trường nước, môi trường sống của động thực
vật và con người mà còn góp phần giữ vững và phát triển bền vững và phát triển ổn
định kinh tế - xã hội nói chung. Sự tác động đến rừng và đất rừng không chỉ ảnh
hưởng trực tiếp đến nghề rừng và sự phát triển kinh tế xã hội tại khu vực có rừng
mà còn tác động nhiều mặt đến các khu vực phụ cận cũng như nhiều ngành sản xuất
khác. Do vậy, để sử dụng tài nguyên rừng một cách bền vững, lâu dài đòi hỏi phải
có quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế gắn
với việc bảo vệ môi trường là yêu cầu cấp thiết đối với các nhà quản lý.
Quy hoạch phát triển lâm nghiệp là một trong những hoạt động rất quan
trọng, đặc biệt đối với sản xuất lâm - nông nghiệp để tổ chức sử dụng đất sao cho có
hiệu quả, bố trí, sắp xếp nền sản xuất lâm nghiệp nhằm phát huy vai trò chủ đạo,
định hướng đối với sản xuất lâm nghiệp. Công tác quy hoạch phát triển lâm nghiệp
là tiền đề vững chắc cho các giải pháp nhằm phát huy đồng thời những tiềm năng
của tài nguyên rừng và các điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội, góp phần vào sự
nghiệp phát triển bền vững ở địa phương.
2
Thực chất của công tác quy hoạch là lập kế hoạch dài hạn về phát triển lâm
nghiệp của cả nước hoặc từng vùng lãnh thổ, từng khu vực, địa phương… Do vậy,
hầu hết các phương án quy hoạch lâm nghiệp đều đước các cấp quản lý, khai thác
sử dụng ở nhiều khía cạnh và mức độ khác nhau.
Nhiều phương án quy hoạch lâm nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ, Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt và đã trở thành các chương trình, dự án
lớn của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ như: “Chương trình phát triển trồng rừng phủ
xanh đồi núi trọc hướng tới đóng của rừng tự nhiên” (1997) sau chuyển thành “Dự
án trồng mới 5 triệu ha rừng thời kỳ 1997-2010” – công trình đã được Quốc hội
thông qua và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 661/QĐ-TTg
ngày 29/7/1998. Phương án quy hoạch phát triện các vùng nguyên liệu giấy toàn
quốc giai đoạn 1996-2010, đã cung cấp thông tin, số liệu cho Chính phủ và ngành
quyết định xây dựng các vùng nguyên liệu giấy: Kon Tum, Thanh Hóa, Bắc Cạn,
Tuyên Quang, Phú Thọ … Dự án xây dựng hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn
Sông Đà, phục vụ các công trình thủy điện lớn của quốc gia (thủy điện Hòa Bình,
Sơn La…). Quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam đến năm 2010; Quy hoạch
gỗ trụ mỏ vùng Đông Bắc (1996-2010); quy hoạch 3 loại rừng theo Chỉ thị
38/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ; … đã tác động sâu sắc đến công tác
quy hoạch lâm nghiệp.
Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc là đơn vị quản lý 10.300 ha rừng và
đất lâm nghiệp nằm trong địa giới hành chính của 5 xã (Xuân Hòa, Xuân Thành,
Xuân Trường, Xuân Tâm, Xuân Hưng) thuộc huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.
Những năm qua, lâm nghiệp trên địa bàn quản lý của đơn vị đã có bước phát triển,
đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội và cải thiện môi trường sinh thái
của địa phương. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, được sự đầu tư hỗ trợ của
Nhà nước bằng các chương trình và dự án, công tác quản lý bảo vệ và phát triển
rừng của đơn vị đang từng bước được cải thiện.
Tuy nhiên, trong quá trình bảo vệ và phát triển rừng cũng như trong quản lý
sử dụng rừng còn nhiều tồn tại và bất cập nảy sinh: rừng và đất lâm nghiệp cơ bản
3
đã được giao, khoán ổn định lâu dài theo quy định của Nhà nước nhưng sử dụng
còn kém hiệu quả; tình trạng cháy rừng, khai thác rừng trái phép vẫn còn xảy ra;
Việc sử dụng rừng chưa đúng mục đích, không theo quy hoạch, hiện tượng lấn
chiếm, mua bán chuyển nhượng đất rừng trái phép còn xảy ra. Từ năm 2007, việc
sắp xếp đổi mới các lâm trường theo Nghị định 200/NĐ-CP và thực hiện rà soát quy
hoạch 3 loại rừng đã làm thay đổi mô hình quản lý, thay đổi quy mô diện tích 3 loại
rừng và kế hoạch hàng năm trong công tác quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm
nghiệp. Những thay đổi trên đòi hỏi phải xây dựng phương án quy hoạch lâm
nghiệp hợp lý, có cơ sở khoa học nhằm quản lý, bảo vệ chặt chẽ và sử dụng hiệu
quả nguồn tài nguyên rừng.
Để có những cơ sở, luận cứ góp phần quy hoạch phát triển lâm nghiệp cấp
tỉnh, huyện, xã phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, nhằm phục vụ cho
mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đề tài: “Nghiên cứu cơ sở khoa
học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại Ban quản lý rừng phòng hộ
Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai” đã được thực hiện.
4
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Sơ lược về các loại hình quy hoạch trên thế giới
1.1.1. Quy hoạch vùng lãnh thổ
Quy hoạch vùng lãnh thổ là hệ thống các biên pháp tác động vào một vùng
lãnh thổ nhằm xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý, gắn liền với cơ cấu đất đai để sử
dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, các công trình kinh tế, văn hóa xã hội, nguồn
lao động, tăng cường cơ sở hạ tầng, phát triển lực lượng sản xuất, góp phần phát
triển kinh tế xã hội xây dựng nông thôn mới, xã hội mới.
Quy hoạch vùng lãnh thổ đóng vai trò là những căn cứ quan trọng để đầu tư
phát triển kinh tế xã hội, thiết lập các dự án đầu tư cho các ngành trong từng vùng;
là một căn cứ quan trọng trong việc xây dựng quy hoạch sử dụng đất, định hướng sử
dụng đất theo cơ cấu kinh tế hợp lý, bố trí cơ cấu đất phù hợp với yêu cầu phát triển
của các cấp, các ngành, xây dựng một hệ thống biện pháp bảo vệ môi trường và sử
dụng đất đai bền vững.
Nội dung quy hoạch vùng: Xác định mục tiêu quy hoạch vùng, phạm vi lãnh
thổ quy hoạch và thời gian quy hoạch; đánh giá hiện trạng vùng thông qua phân tích
các nguồn lực như vị thế vùng, tài nguyên và môi trường, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân
lực,...; phân tích hiện trạng kinh tế xã hội: GDP vùng, nhịp độ tăng trưởng trong giai
đoạn trước quy hoạch, quy luật chuyển dịch kinh tế, đặc điểm phát triển và phân
tích các ngành kinh tế, phân tích cơ cấu lãnh thổ, đánh giá tương quan giữa cơ cấu
kinh tế vùng với cơ cấu tài nguyên và lãnh thổ vùng. Định hướng phát triển và phân
bố các lực lượng sản xuất của vùng; Xác định mục tiêu cho từng giai đoạn quy
hoạch, quy mô, nhịp độ tăng trưởng GDP, bình quân GDP/người, tỷ suất hàng hoá
khối lượng sản phẩm,... Luận chứng phát triển ngành: công nghiệp, nông nghiệp,
giao thông vận tải, du lịch dịch vụ,... Luận chứng phân bố theo vùng: Phân chia các
địa khu theo chức năng sử dụng, sơ đồ tổng mặt bằng, phân bố cá trung tâm, mạng
5
lưới, trục, điểm. Xác định các chương trình, kế hoạch, tính toán và tìm kiếm các
giải pháp thích hợp, đề xuất kiến nghị với các cấp chính quyền.
1.1.2. Quy hoạch vùng nông nghiệp
Quy hoạch vùng nông nghiệp là một biện pháp tổng hợp của Nhà nước về
phân bố và phát triển lực lượng sản xuất trên lãnh thổ các vùng hành chính nông
nghiệp, nhằm đáp ứng các nhu cầu về phát triển đồng đều tất cả các ngành kinh tế
trong vùng.
Quy hoạch vùng nông nghiệp là giai đoạn kết thúc của kế hoạch hóa tương
lai của Nhà nước một cách chi tiết sự phát triển và phân bố lực lượng sản xuất theo
lãnh thổ của các vùng. Là biện pháp xác định các công ty sản xuất chuyên môn hóa
một cách hợp lý. Là biện pháp thiết kế và thực hiện nghiêm túc việc sử dụng đất
đai trên từng khu vực cụ thể của vùng. Là biện pháp xác định sự phân bố đúng đắn
các cơ quan y tế và phục vụ sinh hoạt văn hoá cho người dân. Là biện pháp xây
dựng các tiền đề tổ chức lãnh thổ nhằm sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên
nhiên, các thành tựu KHKT, các nguồn lao động nhằm thúc đẩy tất cả các công ty
phát triển với tốc độ nhanh, đồng thời cải thiện đời sống vật chất và văn hoá và
tinh thần cho người dân trong vùng lao động nông nghiệp đó.
Vùng hành chính là đối tượng quy hoạch vùng nông nghiệp. Đồng thời các
vùng hành chính cũng là các vùng lãnh thổ mà ở đó có các điều kiện kinh tế và tổ
chức lãnh thổ thuận lợi cho việc phát triển có kết quả tất cả các ngành kinh tế quốc
dân, như vậy trong quy hoạch vùng nông nghiệp lấy vùng hành chính nông nghiệp
làm đối tượng quy hoạch. Quy hoạch vùng nông nghiệp có các nội dung như sau:
+ Lập kế hoạch phát triển tương lai của nền kinh tế quốc dân trong vùng
hành chính nông nghiệp.
+ Lập kế hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên theo hướng bền vững.
+ Tổ chức lãnh thổ với việc lập các sơ đồ quy hoạch vùng.
+ Phân bố hợp lý các công ty chế biến nông - lâm sản.
+ Xác định cân đối lao động trong tất cả các ngành kinh tế quốc dân.
+ Lập kế hoạch phân bổ nhân khẩu.
6
+ Phân bổ các công ty sản xuất vật liệu xây dựng, sửa chữa cơ khí, thương
nghiệp dịch vụ.
+ Phân bổ cơ sở hạ tầng như: Đường giao thông, điện, nước, thông tin liên
lạc, và các công trình phục vụ lợi ích công cộng khác...
+ Lập kế hoạch thực hiện tất cả các biện pháp đề ra trong sơ đồ quy hoạch
vùng trong thời gian chuyển tiếp.
Như vậy, lập kế hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên, tổ chức lãnh thổ với
việc lập sơ đồ quy hoạch vùng là những nội dung quy hoạch vùng nông nghiệp (hay
quy hoạch nông nghiệp huyện )[3].
1.1.3. Quy hoạch sản xuất lâm nghiệp
Sự phát sinh của quy hoạch lâm nghiệp gắn liền với sự phát triển kinh tế tư
bản chủ nghĩa. Do công nghiệp và giao thông vận tải phát triển, nên yêu cầu khối
lượng gỗ khai thác ngày càng tăng. Sản xuất gỗ đã tách khỏi nền kinh tế địa phương
của chế độ phong kiến và bước vào thời đại kinh tế hàng hoá tư bản chủ nghĩa.
Thực tế sản xuất lâm nghiệp đã không còn bó hẹp trong việc sản xuất gỗ đơn thuần
mà cần phải có ngay những lý luận và biện pháp nhằm đảm bảo thu hoạch lợi nhuận
lâu dài cho các chủ rừng. Chính hệ thống hoàn chỉnh về lý luận quy hoạch lâm
nghiệp và điều chế rừng đã được hình thành trong hoàn cảnh như vậy.
Đầu thế kỷ 18, quy hoạch lâm nghiệp mới chỉ giải quyết việc "Khoanh khu
chặt luân chuyển", có nghĩa là đem trữ lượng hoặc diện tích tài nguyên rừng chia
đều cho từng năm của chu kỳ khai thác và tiến hành khoanh khu chặt luân chuyển
theo trữ lượng hoặc diện tích. Phương thức này phục vụ cho phương thức kinh
doanh rừng chồi, chu kỳ khai thác ngắn.
Sau cuộc cách mạng công nghiệp ở Châu Âu. Vào thế kỷ 19, phương thức
kinh doanh rừng chồi được thay thế bằng phương thức kinh doanh rừng hạt với chu
kỳ khai thác dài và phương thức "Khoanh khu chặt luân chuyển" nhường chỗ cho
phương thức "Chia đều" của Hartig. Hartig đã chia chu kỳ khai thác thành nhiều
thời kỳ lợi dụng và trên cơ sở đó, khống chế lượng chặt hàng năm. Đến năm 1816,
7
xuất hiện phương pháp luân kỳ lợi dụng của H.Cotta. H.Cotta chia chu kỳ khai thác
thành 20 thời kỳ lợi dụng và cũng lấy đó để khống chế lượng chặt hàng năm.
Sau đó phương pháp "Bình quân thu hoạch" ra đời. Quan điểm phương pháp
này là giữ đều mức thu hoạch trong chu kỳ khai thác hiện tại, đồng thời vẫn đảm
bảo thu hoạch được liên tục trong chu kỳ sau. Và đến cuối thế kỷ 19, xuất hiện
phương pháp "Lâm phần kinh tế" của Judeich. Phương pháp này khác phương pháp
"Bình quân thu hoạch" về căn bản. Judeich cho rằng những lâm phần nào đảm bảo
thu hoạch được nhiều tiền nhất sẽ đưa vào diện khai thác. Hai phương pháp "Bình
quân thu hoạch" và "Lâm phần kinh tế" chính là tiền đề của hai phương pháp tổ chức
kinh doanh và tổ chức rừng khác nhau. Phương pháp "Bình quân thu hoạch" và sau
này là phương pháp "Cấp tuổi" chịu ảnh hưởng của "Lý luận rừng tiêu chuẩn", có
nghĩa là rừng phải có kết cấu tiêu chuẩn về tuổi cũng như về diện tích và trữ lượng,
vị trí và đưa các cấp tuổi cao vào diện tích khai thác. Hiện nay, phương pháp kinh
doanh rừng này được dùng phổ biến cho các nước có tài nguyên rừng phong phú.
Còn phương pháp "Lâm phần kinh tế" và hiện nay là phương pháp "Lâm phần"
không căn cứ vào tuổi rừng mà dựa vào đặc điểm cụ thể của mỗi lâm phần tiến hành
phân tích, xác định sản lượng và biện pháp kinh doanh, phương thức điều chế rừng.
Cũng từ phương pháp này còn phát triển thành "Phương pháp kinh doanh lô" và
"Phương pháp kiểm tra" [10].
Tại châu Âu, vào thập kỷ 30 và thập kỷ 40 của thế kỷ XX, quy hoạch ngành
giữ vai trò lấp chỗ trống của quy hoạch vùng được xây dựng vào đầu thế kỷ. Năm
1946, Jack đã cho ra đời chuyên khảo đầu tiên về phân loại đất đai với tên "Phân
loại đất đai cho quy hoạch sử dụng đất". Đây cũng là tài liệu đầu tiên, đề cập đến
đánh giá khả năng của đất cho quy hoạch sử dụng đất. Tại vùng Rhodesia trước đây
(nay là Cộng hoà Zimbabwe), Bộ Nông nghiệp đã xuất bản cuốn sổ tay hướng dẫn
quy hoạch sử dụng đất hỗ trợ cho quy hoạch cơ sở hạ tầng cho công tác trồng rừng.
Vào đầu những năm 60 của thế kỷ XX, Tạp chí "East African Journal for
Agriculture and Forestry" đã xuất bản nhiều bài báo về quy hoạch cơ sở hạ tầng ở
Nam châu Phi. Năm 1966, Hội Đất học và Hội Nông học của Mỹ cho ra đời chuyên
8
khảo về hướng dẫn điều tra đất, đánh giá khả năng của đất và ứng dụng trong quy
hoạch sử dụng đất [3].
1.2. Nghiên cứu quy hoạch lâm nghiệp ở Việt Nam
1.2.1. Tình hình phát triển công tác quy hoạch lâm nghiệp
Quy hoạch lâm nghiệp (QHLN) áp dụng vào nước ta từ thời Pháp thuộc như
xây dựng phương án điều chế rừng chồi, sản xuất củi, điều chế rừng Thông nhựa
theo phương pháp hạt đều...
Đến năm 1955 - 1957, tiến hành sơ thám và mô tả để ước lượng tài
nguyên rừng. Năm 1958 - 1959 tiến hành thống kê trữ lượng rừng miền Bắc. Cho
đến năm 1960 - 1964 công tác QHLN mới áp dụng ở miền Bắc.
Từ năm 1984 – 1990 thực hiện chương trình điều chế rừng, do FAO tài trợ;
đo vẽ bản đồ địa hình 1/10.000 các vùng lâm nghiệp trọng điểm; điều tra quy hoạch
rừng đặc dụng. Năm 1991-1992 kiểm kê rừng tự nhiên, sà soát tài nguyên rừng.
Năm 1991-1995 quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội các vùng trọng điểm,
vùng nguyên liệu gỗ trụ mỏ vùng Đông Bắc. Năm 1998-2000 thực hiện kiểm kê
rừng theo chỉ thị 286/TTg. Năm 1991-2008 điều tra đánh gía theo dõi diễn biến
rừng, tài nguyên rừng toàn quốc chu kỳ I, II, III, IV [2].
Phương án quy hoạch phát triện các vùng nguyên liệu giấy toàn quốc giai
đoạn 1996-2010 đã cung cấp thông tin, số liệu cho Chính phủ và ngành quyết định
xây dựng các vùng nguyên liệu giấy: Kon Tom, Thanh Hóa, Bắc Cạn, Tuyên
Quang, Phú Thọ …; Dự án xây dựng hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn sông Đà,
phục vụ các công trình thủy điện lớn của quốc gia (thủy điện Hòa Bình, Sơn La…);
Quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam đến năm 2010; Quy hoạch gỗ trụ mỏ
Đông Bắc (1996-2010); quy hoạch 3 loại rừng theo Chỉ thị 38/2005/CT-TTg của
Thủ tướng Chính phủ [6]; … đã tác động sâu sắc đến công tác quy hoạch lâm
nghiệp và ngày càng được tăng cường và mở rộng [2].
Giai đoạn từ 1991 đến nay, đất nước ta thực hiện chính sách đổi mới do
Đảng khởi xướng, thực hiện sự chuyển đổi nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp
sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý điều tiết của Nhà nước. Với sự chuyển
9
dịch của các ngành kinh tế, sự mở cửa hội nhập đã thúc đẩy kinh tế nước ta phát
triển theo chiều hướng thuận lợi, ngành sản xuất lâm nghiệp nước ta cũng có sự
chuyển dịch theo chiều hướng chung đó. Với các nét đặc trưng sau:
- Đó là sự chuyển đổi từ nền lâm nghiệp truyền thống, lâm nghiệp Nhà nước
sang nền lâm nghiệp xã hội, gắn với định hướng phát triển của nền kinh tế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Hệ thống tính chất quản lý ngành cũng có nhiều thay đổi cho phù hợp với
yêu cầu quản lý tài nguyên rừng tổng hợp, đa ngành, đa mục đích.
- Trong sự thay đổi có tính cách mạng về tính chất và quản lý, hàng loạt các
chủ trương, chính sách mới được ban hành tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của
ngành lâm nghiệp nói chung và vấn đề quản lý rừng bền vững nói riêng.
- Công tác tổ chức sử dụng tài nguyên rừng (tổ chức sản xuất lâm nghiệp)
được quan tâm và có định hướng phát triển tích cực. Do nhận thức về vai trò quan
trọng của rừng trong vấn đề phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái nên các hoạt
động lâm nghiệp đặc biệt quan tâm đến hai loại rừng phòng hộ và đặc dụng. Dẫn
chứng là tháng 11/1997 Quốc hội nước ta đã thông qua dự án trồng mới 5 triệu ha
rừng (giai đoạn 1998 - 2010), trong đó quy hoạch trồng mới 2 triệu ha rừng đặc
dụng, phòng hộ và 3 triệu ha rừng sản xuất, đặc biệt trong giai đoạn này Chính phủ
đã ban hành một loạt các hệ thống luật pháp và những chính sách quan trọng nhằm
tăng cường công tác bảo vệ phát triển rừng và quản lý rừng bền vững.
Viện Điều tra Quy hoạch rừng kết hợp chặt chẽ với lực lượng Điều tra quy
hoạch của Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, không ngừng cải tiến cũng như áp
dụng các phương pháp điều tra hiện đại, QHLN của các nước cho phù hợp với trình
độ và điều kiện tài nguyên rừng của nước ta. Tuy nhiên, so với lịch sử phát triển
của các nước thì QHLN ở nước ta hình thành và phát triển muộn hơn rất nhiều.
Vì vậy, những nghiên cứu cơ bản về kinh tế, xã hội, và tài nguyên rừng làm
cơ sở cho công tác QHLN chưa được giải quyết triệt để, nên công tác này ở nước ta
đang trong giai đoạn vừa tiến hành vừa nghiên cứu áp dụng [10].
10
Những năm gần đây, Nhà nước ta đã ban hành một loạt các văn bản liên quan
đến lĩnh vực phát triển lâm nghiệp, trong đó có thể kể đến một số các văn bản quan
trọng như: Hiến pháp của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Luật Đất đai năm 2003; Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004; Quy chế quản lý
rừng năm 2006 và Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp quốc gia giai đoạn 2006 –
2020 [5] [4] [7] [1].
Theo Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020,
một trong những tồn tại mà Bộ NN&PTNT đánh giá là: “Công tác quy hoạch nhất
là quy hoạch dài hạn còn yếu và chậm đổi mới, chưa kết hợp chặt chẽ với quy
hoạch của các ngành khác, còn mang nặng tính bao cấp và thiếu tính khả thi. Chưa
quy hoạch 3 loại rừng hợp lý và chưa thiết lập được lâm phần ổn định trên thực
địa... ”[1]. Đây cũng là nhiệm vụ nặng nề có tính chất lâu dài và cấp bách đối với
công tác QHLN của nước ta hiện nay.
Theo biên bản hội thảo quốc gia về "Quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm
nghiệp'' năm 1997, có nhiều ý kiến cho rằng cần nghiên cứu tính thống nhất giữa
hai luật: Luật Đất đai và Luật Bảo vệ và Phát triển rừng trong quy hoạch và giao đất
nông nghiệp và lâm nghiệp, xác định rõ vai trò của địa phương trong QHLN và giao
đất, giao rừng [3].
Từ trước tới nay, công tác quy hoạch lâm nghiệp đã được triển khai trên toàn
quốc ở nhiều cấp độ, quy mô khác nhau phục vụ cho mục tiêu phát triển ngành. Song
căn cứ vào yêu cầu, trong mỗi giai đoạn cụ thể, trong từng thời điểm, căn cứ vào
nguồn vốn được cấp và yêu cầu mức độ kỹ thuật khác nhau mà nội dung các phương
án quy hoạch, dự án đầu tư cũng được điều chỉnh cho phù hợp.
Hiện nay, Việt Nam đang tiếp tục sự nghiệp đổi mới, sự nghiệp công nghiệp
hoá - hiện đại hoá đất nước, kinh tế có chiều hướng tăng trưởng tốt, xu thế mở cửa,
hội nhập khu vực và quốc tế ngày càng cao. Với nền kinh tế tăng trưởng, an ninh
lương thực đảm bảo, các nhu cầu về chất đốt, xây dựng đã có nhiều loại thay thế gỗ,
củi. Do đó sức ép về nhu cầu lâm sản có phần giảm xuống, mặt khác với xu thế hội
nhập quốc tế thì vấn đề nhận thức về bảo vệ môi trường ngày càng cao, vì vậy tài
11
nguyên rừng được bảo vệ tốt hơn, diện tích rừng trồng ngày một tăng lên. Điều đó
khẳng định rằng Việt Nam đã quan tâm đến QLRBV thông qua các chủ trương,
chính sách, tổ chức quản lý và thực hiện nghiêm túc bằng việc khai thác lợi dụng tài
nguyên rừng hợp lý, xã hội hoá nghề rừng, thực hiện các cam kết quốc tế và khu
vực trong bảo vệ và phát triển rừng bền vững. Song chỉ tiêu được chú trọng trong
QLRBV mới chỉ dừng lại ở chỉ tiêu số lượng (diện tích), còn các chỉ tiêu về chất
lượng như tính đa dạng sinh học, khả năng phòng hộ giữ đất giữ nước chóng xói
mòn, bảo vệ môi trường sinh thái lại được thể hiện bằng cách xây dựng các khu
rừng đặc dụng, các dự án trồng và bảo vệ rừng phòng hộ. Năm 1992, Chính phủ đã
phê duyệt chương trình trồng rừng phòng hộ mang mã số 327, sau này được lồng
ghép vào chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng đến năm 2010. Với chương trình
này, nước ta sẽ đạt được thành tựu trong công cuộc bảo vệ và phát triển rừng với
việc nâng cao diện tích rừng, tăng độ che phủ, đảm bảo về môi trường, đáp ứng nhu
cầu lâm sản cho nền kinh tế và phục vụ đời sống nhân dân.
1.2.2. Các loại hình quy hoạch lâm nghiệp ở Việt Nam
(1) Quy hoạch lâm nghiệp cho các cấp quản lý sản xuất kinh doanh
Quy hoạch lâm nghiệp cho các cấp quản lý sản xuất kinh doanh (SXKD) bao
gồm: Quy hoạch tổng công ty lâm nghiệp, công ty lâm nghiệp; Quy hoạch lâm
trường; Quy hoạch lâm nghiệp cho các đối tượng khác (quy hoạch cho các khu rừng
phòng hộ, quy hoạch các khu rừng đặc dụng và quy hoạch phát triển sản xuất lâm
nông nghiệp cho các cộng đồng làng bản và trang trại lâm nghiệp hộ gia đình). Các
nội dung quy hoạch lâm nghiệp cho các cấp quản lý sản xuất kinh doanh là khác
nhau tuỳ theo điều kiện cụ thể của mỗi đơn vị và thành phần kinh tế tham gia vào
sản xuất lâm nghiệp mà lựa chọn các nội dung quy hoạch cho phù hợp.
(2) Quy hoạch lâm nghiệp cho các cấp quản lý lãnh thổ
Ở nước ta, các cấp quản lý lãnh thổ bao gồm các đơn vị quản lý hành
chính: Từ toàn quốc tới tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương), huyện (thành
phố trực thuộc tỉnh, thị xã, quận) và xã (phường). Để phát triển, mỗi đơn vị đều
12
phải xây dựng phương án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch
phát triển các ngành sản xuất và quy hoạch dân cư, phát triển xã hội…
* Quy hoạch lâm nghiệp toàn quốc
Quy hoạch lâm nghiệp toàn quốc là quy hoạch phát triển sản xuất lâm nghiệp
trên phạm vi lãnh thổ quốc gia nhằm giải quyết một số vấn đề cơ bản, bao gồm: Xác
định phương hướng nhiệm vụ chiến lược phát triển lâm nghiệp toàn quốc. Quy
hoạch đất đai tài nguyên rừng theo các chức năng (sản xuất, phòng hộ và đặc dụng).
Quy hoạch bảo vệ, nuôi dưỡng và phát triển tài nguyên rừng hiện có. Quy hoạch tái
sinh rừng (bao gồm tái sinh tự nhiên và trồng rừng), thực hiện nông lâm kết hợp.
Quy hoạch lợi dụng rừng, chế biến lâm sản gắn với thị trường tiêu thụ. Quy hoạch
tổ chức sản xuất, phát triển nghề rừng, phát triển lâm nghiệp xã hội. Quy hoạch xây
dựng cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải.
Do đặc thù khác với những ngành kinh tế khác, cho nên thời hạn quy hoạch
lâm nghiệp thường được thực hiện trong thời gian 10 năm và các nội dung quy
hoạch được thực hiện tuỳ theo các vùng kinh tế lâm nghiệp.
* Quy hoạch lâm nghiệp cấp tỉnh
Quy hoạch lâm nghiệp cấp tỉnh giải quyết những vấn đề: Xác định phương
hướng nhiệm vụ phát triển lâm nghiệp trong phạm vi tỉnh căn cứ vào phương hướng
nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, căn cứ quy hoạch lâm nghiệp toàn quốc
đồng thời căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh. Tiến hành quy
hoạch đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh theo ba chức năng: Rừng sản xuất, rừng
phòng hộ và rừng đặc dụng. Quy hoạch bảo vệ, nuôi dưỡng và phát triển tài nguyên
rừng hiện có. Quy hoạch tái sinh rừng (bao gồm tái sinh tự nhiên và trồng rừng),
thực hiện nông lâm kết hợp. Quy hoạch lợi dụng rừng, chế biến lâm sản gắn với thị
trường tiêu thụ. Quy hoạch tổ chức sản xuất, phát triển nghề rừng, phát triển lâm
nghiệp xã hội. Quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải. Quy hoạch đa
dạng sinh học.
* Quy hoạch lâm nghiệp cấp huyện
13
Quy hoạch lâm nghiệp cấp huyện, về cơ bản các nội dung quy hoạch lâm
nghiệp cũng tương tự như quy hoạch lâm nghiệp tỉnh, tuy nhiên nó được thực hiện
cụ thể, chi tiết hơn và được tiến hành trên phạm vi địa bàn huyện. Quy hoạch lâm
nghiệp huyện đề cập giải quyết các vấn đề sau:
- Căn cứ vào phương hướng, nhiệm vụ phát triển tổng thể kinh tế - xã hội của
huyện, căn cứ vào phương án phát triển lâm nghiệp của tỉnh và điều kiện tự nhiên
kinh tế - xã hội, đặc biệt là điều kiện tài nguyên rừng của huyện để xác định phương
hướng nhiệm vụ phát triển trên địa bàn huyện.
- Quy hoạch đất lâm nghiệp trong huyện theo 3 chức năng: sản xuất, phòng
hộ và đặc dụng.
- Quy hoạch bảo vệ, nuôi dưỡng tài nguyên rừng hiện có.
- Quy hoạch các biện pháp tái sinh rừng: Trồng rừng, khoanh nuôi phục hồi
rừng tự nhiên.
- Quy hoạch khai thác lợi dụng lâm đặc sản, chế biến lâm sản gắn liền với thị
trường tiêu thụ.
- Quy hoạch tổ chức sản xuất lâm nghiệp, quy hoạch đất lâm nghiệp cho các
thành phần kinh tế trong huyện.
- Quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải cho vận chuyển lâm
sản hàng hóa và trao đổi nội bộ.
- Xác định tiến độ thực hiện: Thời gian quy hoạch lâm nghiệp cấp huyện
thường là 10 năm.
* Quy hoạch lâm nghiệp cấp xã
Xã là đơn vị hành chính nhỏ nhất, là đơn vị cơ bản quản lý và tổ chức sản
xuất lâm nghiệp trong các thành phần kinh tế tập thể và tư nhân. Quy hoạch lâm
nghiệp trên địa bàn xã cần chi tiết cụ thể hơn và được tiến hành trong thời gian 10
năm. Quy hoạch lâm nghiệp xã thường tiến hành các nội dung sau:
- Điều tra các điều kiện cơ bản của xã hội có liên quan đến sản xuất lâm
nghiệp như: Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội; điều kiện tài nguyên rừng.
14
- Căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, căn cứ vào quy
hoạch cấp huyện và các điều kiện cơ bản của xã, xác định phương hướng nhiệm vụ
phát riển lâm nghiệp trên địa bàn xã.
- Quy hoạch đất đai trong xã theo ngành và theo đơn vị sử dụng. Xác định rõ
mối quan hệ giữa các ngành sử dụng đất đai trên địa bàn xã. Căn cứ vào phương
hướng phát triển, các điều kiện về nhu cầu phòng hộ và các nhu cầu đặc biệt khác
(nếu có) phân chia đất lâm nghiệp theo ba chức năng sử dụng: sản xuất, phòng hộ,
đặc dụng.
- Quy hoạch các nội dung sản xuất kinh doanh lợi dụng rừng, bố trí không
gian, tổ chức các biện pháp kinh doanh lợi dụng rừng: bảo vệ và nuôi dưỡng rừng
hiện có, trồng rừng và tái sinh phục hồi rừng, nông lâm kết hợp, khai thác, chế biến
các loại lâm sản, đặc sản phục vụ nhu cầu của địa phương và thị trường, quy hoạch
các nội dung sản xuất hỗ trợ.
- Quy hoạch tổ chức sản xuất lâm nghiệp cho các thành phần kinh tế trong xã
gắn với phát triển lâm nghiệp xã hội.
- Quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, các công trình phục
vụ sản xuất và đời sống.
- Ước tính đầu tư và hiệu quả: ước tính đầu tư lao động tiền vốn, vật tư thiết
bị. Hiệu quả đầu tư cần được đánh giá đầy đủ trên các mặt kinh tế - xã hội, môi
trường. Xác định tiến độ thực hiện.
Về cơ bản, nội dung quy hoạch lâm nghiệp cho các cấp quản lý lãnh thổ từ
toàn quốc đến tỉnh, huyện, xã, đơn vị sản xuất kinh doanh là tương tự như nhau.
Tuy nhiên, mức độ giải quyết khác nhau về chiều sâu và chiều rộng tuỳ theo các cấp
độ của quy hoạch.
1.3. Những thảo luận làm rõ tính cần thiết của đề tài
Ban quản lý (BQL) rừng phòng hộ Xuân Lộc được chuyển từ Lâm trường
Xuân Lộc vào năm 2007. Địa bàn hoạt động chủ yếu của BQL ở trên các xã của
huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Trong những năm của thập kỷ 70-90 của thế kỷ
XX, chức năng và nhiệm vụ chính của Lâm trường là khai thác lợi dụng tài nguyên
15
rừng tự nhiên và quản lý bảo vệ rừng, sản lượng khai thác hàng năm của Lâm
trường Xuân Lộc đạt hàng chục ngàn khối gỗ rừng tự nhiên, sản phẩm khai thác
phục vụ cho nhu cầu xây dựng của khu vực và quốc phòng. Sang những năm cuối
thập kỷ 90 và thời gian trở lại đây, hoạt động tổ chức quản lý xây dựng rừng và kinh
doanh lợi dụng rừng của lâm trường phát triển ở mức cao hơn và đi vào nề nếp với
những nhiệm vụ cơ bản sau:
- Trồng rừng
- Khoanh nuôi tái sinh
- Nuôi dưỡng và làm giàu rừng
- Quản lý bảo vệ rừng
BQL rừng phòng hộ Xuân Lộc đã đẩy mạnh việc thực hiện các biện pháp kỹ
thuật lâm sinh trong kinh doanh lợi dụng rừng, khai thác đảm bảo vốn rừng, nuôi
dưỡng rừng, làm giàu rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng nhằm nâng cao chất lượng
rừng và đã có những thành công đáng kể. Thực hiện chủ trương của Chính phủ về
hạn chế khai thác gỗ rừng tự nhiên và tiến tới đóng cửa rừng, tăng cường trồng rừng
và khai thác chế biến sản phẩm từ gỗ rừng trồng thì sản lượng khai thác hàng năm
của lâm trường giảm đáng kể và hiện nay chỉ còn khai thác gỗ nguyên liệu từ rừng
trồng.
Với quá trình hình thành và phát triển của BQL rừng phòng hộ Xuân Lộc
qua các thời kỳ, ta cũng thấy được những khó khăn và thách thức đặt ra đối với
BQL hiện nay. Đó là việc quản lý sử dụng tài nguyên rừng như thế nào để đáp ứng
nhu cầu lâm sản cho các ngành kinh tế và nhu cầu xã hội, nhưng vẫn đảm bảo được
tính bền vững trong kinh tế - xã hội, bền vững về môi trường sinh thái đó là vấn đề
cần có lời giải cho công tác tổ chức quản lý, xây dựng phát triển và kinh doanh lợi
dụng tài nguyên rừng bền vững trong giai đoạn hiện nay của BQL.
Những năm vừa qua, có nhiều chương trình, dự án đã và đang triển khai tại
BQL rừng phòng hộ Xuân Lộc như: Chương trình 327, 661, 147 [1]; đã thực hiện rà
soát quy hoạch 3 loại rừng theo Chỉ thị 38/2005/CT-TTg ngày 05/12/2005 của Thủ
tướng Chính phủ [6]; lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết theo Thông tư 04/2005/TT-
16
BTNMT ngày 18/7/2005 của Bộ tài nguyên và Môi trường nhằm quản lý bảo vệ,
phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên rừng theo hướng phát triển bền
vững. Song, do chưa có quy hoạch phát triển lâm nghiệp ổn định lâu dài nên chất
lượng rừng trồng chưa cao, phân bố còn manh mún, chưa tạo thành được những dải
rừng có tác dụng phòng hộ đầu nguồn, cải tạo môi trường đồng thời đáp ứng được
mục tiêu kinh tế (nguyên liệu gỗ nhỏ, củi, lâm sản ngoài gỗ) hiện tại và lâu dài.
Như đã trình bày ở trên, công tác nghiên cứu về quản lý và phát triển rừng
(QL&PTR) còn rất mới, phạm vi nghiên cứu còn hạn chế, chủ thể nghiên cứu chưa
đa dạng, nhất là hiện nay BQL rừng phòng hộ Xuân Lộc còn có các đơn vị kinh tế
nhận khoán quản lý và kinh doanh trên phạm vi đất lâm nghiệp, có ảnh hưởng và
quyết định trực tiếp đến công tác QL&PTR của địa phương. Vì vậy, trong đề tài
này, tác giả sẽ tiến hành nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý
rừng và phát triển bền vững, đồng thời đề xuất một số giải pháp để giúp đơn vị làm
tốt công tác kinh doanh lợi dụng rừng trên quan điểm bền vững.
17
Chương 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là 10.300,4 ha rừng và đất rừng của Ban
quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai [11] và cập nhật biến động rừng
đến năm 2011.
2.1.2. Mục tiêu nghiên cứu
+ Xác định cơ sở khoa học của quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại BQL
rừng phòng hộ Xuân Lộc.
+ Đề xuất những nội dung cơ bản của quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng Ban
quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc giai đoạn 2013 - 2020.
2.1.3. Giới hạn và phạm vi vấn đề nghiên cứu
Theo phân cấp loại hình quy hoạch theo lãnh thổ ở trên (mục 1.2.2), cấp quy
hoạch lâm nghiệp ở BQL rừng phòng hộ Xuân Lộc nằm giữa quy hoạch cấp huyện
và quy hoạch cấp xã. Tuy nhiên, để cho rõ, đề tài vận dụng quy hoạch tương đương
cấp xã và đặt trọng tâm vào quy hoạch sử dụng đất và phát triển rừng trên đất lâm
nghiệp, không mở rộng sang các loại khác như kiểu một quy hoạch lâm nghiệp
thông thường.
Tóm lại, giới hạn nghiên cứu là những nội dung cơ bản của quy hoạch bảo vệ
và phát triển rừng trên diện tích rừng và đất lâm nghiệp thuộc phạm vi của BQL
rừng phòng hộ Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.
2.2. Nội dung nghiên cứu
Để đáp ứng được hai mục tiêu, đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung
chính sau đây:
2.2.1. Cơ sở quy hoạch lâm nghiệp BQL rừng phòng hộ Xuân Lộc
- Phân tích điều kiện tự nhiên và tài nguyên rừng.
18
- Phân tích điều kiện kinh tế - xã hội (đặc điểm sinh thái, nhân văn, điều kiện
sản xuất kinh doanh lâm nghiệp)
- Đánh giá hiện trạng hoạt động sản xuất lâm nghiệp và kết quả thực hiện quy
hoạch bảo vệ và phát triển rừng của BQL rừng phòng hộ Xuân Lộc:
- Dự báo nhu cầu sử dụng tài nguyên rừng đến năm 2020:
2.2.2.Những nội dung cơ bản của quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cho
BQL rừng phòng hộ Xuân Lộc
- Các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước có liên quan
tới công tác quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng.
- Quan điểm, định hướng bảo vệ và phát triển rừng BQL rừng phòng hộ
Xuân Lộc giai đoạn 2013 đến năm 2020.
- Quy hoạch 3 loại rừng tại BQL rừng phòng hộ Xuân Lộc.
- Quy hoạch các biện pháp kinh doanh rừng, các biện pháp khai thác rừng,
biện pháp chế biến lâm sản theo hướng lợi dụng tổng hợp tài nguyên rừng.
- Tiến độ thực hiện quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng BQL rừng phòng hộ
Xuân Lộc (2013 – 2020).
- Ước tính vốn đầu tư, hiệu quả đầu tư bảo vệ và phát triển rừng BQL rừng
phòng hộ Xuân Lộc (2013 – 2020).
- Đề xuất một số giải pháp để thực hiện quy hoạch.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Kế thừa có chọn lọc các số liệu, tài liệu thống kê, các công trình nghiên cứu
liên quan đến quy hoạch rừng.
- Khai thác, sử dụng các loại bản đồ:
+ Bản đồ phân cấp đất huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai năm 2006 của Phân
viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp.
+ Bản đồ rà soát quy hoạch 3 loại rừng Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân
Lộc theo Chỉ thị 38/2005/CT - TTg ngày 05/12/2005 của Thủ tướng chính phủ.
19
+ Bản đồ hiện trạng rừng, bản đồ quy hoạch sử dụng đất của Ban quản lý
rừng phòng hộ Xuân Lộc giai đoạn 2008 – 2011.
- Khảo sát thực địa:
a) Thu thập số liệu ở Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc và 5 xã có đất
lâm nghiệp của huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai về các hoạt động sản xuất kinh
doanh rừng.
b) Điều tra tài nguyên rừng:
Chủ yếu là sử dụng tài liệu kế thừa của Phòng kỹ thuật của BQL. Ngoài ra,
kết hợp tiến hành phúc tra số liệu trong các ô hệ thống trên các tuyến điển hình . Số
lượng ô tiêu chuẩn đo đếm tối thiểu 30 ô/trạng thái rừng. Kích thước ô đo đếm như
sau:
+ Đối với rừng trồng: 20 m x 25 m = 500 m2
+ Trong ô đo đếm các nhân tố điều tra: Đường kính, chiều cao vút ngọn
+ Tính toán các chỉ tiêu: 3
.
1
D / ha, H vn / ha, H dc/ ha, G /ha, M /ha
c) Điều tra tình hình tái sinh rừng:
+ Đối với đất có rừng: Tại các ô đo đếm trữ lượng rừng gỗ, cạnh trục xuyên
tâm ô về phía bên phải, lập giải đo đếm tái sinh kích thước 2 m x 25 m = 50 m2
(gồm 10 ô dạng bản, với kích thước mỗi ô là 2 m x 2,5 m = 5 m2
).
+ Đối với đất trống IC và IB: Mỗi trạng thái/ tiểu vùng lập địa lập 10 giải đo
đếm tái sinh, kích thước giải đo đếm và ô dạng bản như đo đếm tái sinh ở đất có
rừng.
Nội dung thu thập trong ô: Đo đếm tất cả các cây tái sinh trong giải theo loài,
cấp chiều cao và cấp chất lượng (A, B, C).
2.3.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu
+ Tổng hợp và phân tích thông tin cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã
hội:
Các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội được tổng hợp và phân
tích theo các nhóm sau:
20
- Các thông tin liên quan đến các điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, địa hình
địa vật, khí hậu thuỷ văn, thổ nhưỡng, động - thực vật tự nhiên được thu thập từ các
tài liệu liên quan.
- Các thông tin về điều kiện kinh tế - xã hội: Dân số, các dịch vụ xã hội và cơ
sở hạ tầng (y tế, giáo dục, giao thông, thông tin liên lạc, thị trường giá cả...) được
tổng hợp theo mục đích của đề tài.
- Hệ thống thông tin liên quan đến tổ chức và thể chế được tổng hợp và phân
tích bằng phương pháp SWOT. Phương pháp phân tích tập trung vào các chỉ tiêu:
điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, tình hình quản lý và bảo vệ rừng...
+ Tổng hợp và phân tích thông tin điều tra chuyên đề:
- Thông tin thu thập được để phục vụ quy hoạch phát triển lâm nghiệp được
tổng hợp theo phương pháp tối ưu hoá mục tiêu và phân tích đa tiêu chuẩn áp dụng
cho xây dựng kế hoạch. Bài toán phân tích kinh tế được sử dụng cho việc lựa chọn
các phương án.
- Trong quá trình xử lý tài liệu, tiến hành chỉnh lý và sắp xếp các thông tin
theo thứ tự ưu tiên, mức độ quan trọng của vấn đề, phân tích các ý kiến, quan điểm
để lựa chọn tìm ra giải pháp.
+ Phân tích hiệu quả kinh tế
Phân tích hiệu quả kinh tế các mô hình sản xuất, trên cơ sở đó để lựa chọn
các mô hình rừng trồng của các hộ gia đình, cộng đồng có hiệu quả kinh tế nhất để
tiến hành quy hoạch sản xuất. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế một số mô
hình trồng rừng sử dụng phương pháp động. Các chỉ tiêu kinh tế được tập hợp và
tính toán bằng các hàm: NPV, BCR, BPV, CPV, IRR, trong chương trình Excel.
* Các tiêu chuẩn đánh giá:
- Giá trị hiện tại thuần tuý NPV: NPV là hiệu số giữa giá trị thu nhập và chi
phí thực hiện các hoạt động sản xuất trong các mô hình khi đã tính chiết khấu để
quy về thời điểm hiện tại.
NPV =

 

n
t
t
t
t
i
C
B
0 )
1
(
21
Trong đó: NPV: là giá trị hiện tại thu nhập ròng (đồng).
Bt: là giá trị thu nhập ở năm thứ t (đồng).
Ct : là giá trị chi phí ở năm t (đồng).
i : là tỷ lệ chiết khấu hay lãi suất (%).
t : là thời gian thực hiện các hoạt động sản xuất (năm).
NPV dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình kinh tế hay các
phương thức canh tác. NPV càng lớn thì hiệu quả càng cao.
- Tỷ lệ thu hồi nội bộ IRR: IRR là chỉ tiêu đánh giá khả năng thu hồi vốn đầu
tư có kể đến yếu tố thời gian thông qua tính chiết khấu.
IRR chính là tỷ lệ chiết khấu khi tỷ lệ này làm cho NPV = 0, tức là khi

 

n
0
t
t
t
t
)
i
1
(
C
B
= 0 thì i = IRR
- Tỷ lệ thu nhập so với chi phí BCR.
BCR sẽ là hệ số sinh lãi thực tế, phản ánh chất lượng đầu tư và cho biết mức
thu nhập trên một đơn vị chi phí sản xuất.
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu
+ Tính toán các trị số tổng, tổng phụ của các chỉ tiêu kinh tế, xã hội.
+ Chỉnh lý, tính toán các trị số sinh trưởng bình quân, tổng diện tích đất, diện
tích các trạng thái rừng.
+ Xử lý số liệu và vẽ biểu đồ bằng phần mềm Microsoft Excel, soạn thảo
trình bày luận văn bằng phần mềm Microsoft Word, trình bày báo cáo bằng
Microsoft Powerpoint.
+ Số hoá và xây dựng bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng, bản đồ quy hoạch
phát triển lâm nghiệp cho Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai (giai
đoạn 2013 - 2020) bằng phần mềm MapInfor.
22
Chương 3
ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý – kinh tế
Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc nằm trên địa bàn huyện Xuân Lộc, ở
phía Đông Nam tỉnh Đồng Nai, có vị trí địa lý như sau:
+ Kinh độ : Từ 107027’07’’ - 107033’54’’ độ Kinh Đông
+ Vĩ độ : Từ 10051’43’’ – 11000’49’’ độ Vĩ Bắc
Ranh giới quản lý của Ban QLRPH Xuân Lộc được xác định như sau :
- Phía Đông giáp xã Gia Huynh, huyện Tánh Linh, xã Tân Đức huyện Hàm
Tân, tỉnh Bình Thuận;
- Phía Tây giáp xã Xuân Thành, Xuân Trường, Xuân Tâm, Xuân Hưng thuộc
huyện Xuân Lộc;
- Phía Nam giáp Xuân Hòa, huyện Xuân Lộc;
- Phía Bắc giáp xã Đông Hà, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận;
Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc có diện tích nằm trên ranh giới hành
chính của 5 xã (gồm Xuân Trường, Xuân Thành, Xuân Hưng, Xuân Hòa và Xuân
Tâm) thuộc huyện Xuân Lộc, tổng diện tích tự nhiên của đơn vị là 10.393 ha, chiếm
24,2% diện tích tự nhiên của 5 xã, chiếm 14,3% diện tích tự nhiên huyện Xuân Lộc,
diện tích đất lâm nghiệp trên các xã như sau: xã Xuân Thành (diện tích 3.528,61 ha
chiếm 33,95% diện tích tự nhiên); xã Xuân Trường (diện tích 1.046,67 ha chiếm
10,07%); xã Xuân Tâm (diện tích 684,69 ha, chiếm 6,59%); xã Xuân Hưng (diện
tích 1.380,08 ha, chiếm 13,28%) và xã Xuân Hòa (diện tích 3.753,73 ha, chiếm
36,12%).
Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc nằm ở vị trí địa lý thuận lợi cách thành
phố Biên Hoà khoảng 80 km theo quốc lộ 1A, cách thành phố Phan Thiết 100 km
về phí Đông, có hệ thống giao thông thuận lợi (Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam, ga
Trảng Táo…) nên Ban quản lý rừng phòng hộ có điều kiện thuận lợi trong phát
triển, tạo cho đơn vị nói riêng và huyện Xuân Lộc nói chung có lợi thế về phát triển
23
kinh tế và mở rộng giao lưu với các tỉnh lân cận, nhưng đây cũng là áp lực lớn đối
với công tác quản lý bảo vệ và phát triển vốn rừng.
3.1.2. Tài nguyên khí hậu
Khu vực nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo với những đặc trưng
chính sau [14]:
- Năng lượng bức xạ dồi dào (trung bình 154 – 158 Kcal/cm2
/năm). Nắng
nhiều (trung bình từ 5,7 – 6 giờ/ngày). Nhiệt độ cao và đều quanh năm, (trung bình
24,50
C), tổng tích ôn lớn (trung bình 9.2710
C/năm). Hầu như không có thiên tai
như bão, lụt; rất thuận lợi cho phát triển nông lâm ngư nghiệp.
- Lượng mưa trung bình lớn (từ 1.956 – 2.139 mm/năm), mùa mưa thường
bắt đầu từ tháng 5 kết thúc vào cuối tháng 11, mưa nhiều và mưa to vào thời kỳ từ
tháng 7 đến tháng 9, giữa mùa mưa thường có tiểu hạn kéo dài khoảng 10-15 ngày.
Mùa khô thường bắt đầu từ đầu tháng 12 đến cuối tháng 4 năm sau, vào mùa
này bức xạ nhiệt lớn và bốc thoát hơi nước mạnh, do bị mất cân đối nghiêm trọng
trong cán cân ẩm vào mùa này nên khả năng gây cháy rừng rất cao và hạn chế đến
sinh trưởng cây trồng rất lớn, cây trồng co nhu cầu nước rất lớn, nếu cung cấp đủ
nước thì sản xuất thường cho hiệu quả cao và ổn định.
- Chế độ gió: Có hai hướng gió chính là gió Tây Nam hoạt động thịnh hành
vào mùa mưa từ tháng 5 – 11, gió Đông Bắc hoạt động thịnh hành vào mùa khô, từ
tháng 12- 4
Nhìn chung, đặc điểm khí hậu chi phối mạnh mẽ đến sinh trưởng của cây cối
và sản xuất nông lâm nghiệp trong vùng. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nền nhiệt cao
đều quanh năm với tổng tích ôn rất cao là điều kiện đảm bảo nhiệt lượng cao cho
cây trồng phát triển. Mùa mưa cây cối phát triển rất tốt và là mùa sản xuất chính,
ngược lại mùa khô kéo dài, đất đai khô cằn, cây cối phát triển rất kém và nguy cơ
cháy rừng rất cao.
3.1.3. Tài nguyên đất đai
3.1.3.1. Về phân loại đất
24
Hình 3.1 Bản đồ phân loại đất Ban QLRPH Xuân Lộc
25
Căn cứ vào bản đồ đất tỷ lệ 1/50.000 của tỉnh Đồng Nai và bản đồ đất huyện
Xuân Lộc tỷ lệ 1/25.000, xác định trên địa bàn do đơn vị quản lý có 04 nhóm đất
chính: đất xám vàng diện tích 3.920,4 ha chiếm tỷ lệ 37,8 % diện tích tự nhiên do
đơn vị quản lý; đất tầng mỏng diện tích 114,22 ha chiếm 1,9%; đất nâu thẩm 288,5
ha chiếm 2,8 % và đất xám nâu có diện tích 6.066,6 ha chiếm 58,4% diện tích đất tự
nhiên do đơn vị quản lý. Xét đến phân vị cấp 3 (theo FAO) thì có 9 đơn vị.
- Nhóm đất xám vàng:
Nhóm đất xám vàng (AC): Diện tích 3920,41 ha, chiếm 37,76% diện tích tự
nhiên, phân bố trên địa hình bằng phẳng. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, độ phì thấp
(nghèo mùn, đạm, lân tổng số), khả năng giữ nước kém. Đất được hình thành trên 2
loại mẫu chất là granit và phù sa cổ, gồm 3 lọai đất là: (i) Đất xám cơ giới nhẹ
(ACR.ve): diện tích 1842,93ha, chiếm 17,75% diện tích nhóm đất xám vàng. (ii)
Đất xám vàng kết von (Acf.ve): diện tích 1233,29ha, chiếm 11,88% diện tích nhóm
đất xám vàng. (iii) Đất xám vàng Gley (ACf.fh2): diện tích 884,20ha, chiếm 8,13%
diện tích nhóm đất xám vàng.
- Đất tầng mỏng:
Nhóm đất tầng mỏng chiếm 1,1% tổng diện tích do đơn vị quản lý, phân bố ở
các xã. Nhóm đất tầng mỏng chủ yếu được hình thành trên địa hình núi với mẫu
chất là đá granit, số ít trên đá bazan. Hầu hết diện tích có độ dốc lớn hơn 150
, tầng
dày dưới 30 cm. Chất lượng đất xấu nhất, bị thoái hóa nghiêm trọng, cần được
nhanh chóng phủ xanh thảm rừng.
- Đất nâu thẫm:
Nhóm đất tầng mỏng có vai trò quan trọng trong phát triển trồng và bảo vệ
rừng. Nhóm đất này có diện tích 288,52ha, chiếm 2,78% tổng diện tích tự nhiên.
Đất phát triển trên đá bazan, kết cấu đất tơi xốp, độ phì nhiêu khá cao (hàm lượng
mùn, đạm, lân, kaly khá cao). Dựa vào mức độ và độ sâu xuất hiện tầng kết von,
tầng đá nông đã phân nhóm đất này thành 2 nhóm đất chính. Đất nâu (LVx.li1) diện
tích 66,29 ha và đất nâu thẩm có tầng kết von (LVf.fh1) diện tích 222,23 ha.
- Đất xám nâu:
26
Đất nâu thẫm đất nâu xám phân bố tập trung ở phía đông nam của ban quản
lý rừng phòng hộ thuộc phạm vi 2 xã Xuân Hưng và Xuân Hòa với diện tích
6066,63 ha chiếm 58,37% diện tích tự nhiên. Đất hình thành trên đá granit, chất
lượng đất thấp (thành phần cơ giới nhẹ, nghèo dưỡng chất).
Bảng 3.1: Diện tích các loại đất của Ban QLRPH Xuân Lộc
Stt Tên đất
Ký
hiệu
Diện tích
(ha)
Tỷ lệ
(%)
I Đất xám vàng AC 3.920,4 37,8
1 Đất xám cơ giới nhẹ ACR 1.842,9 17,8
2 Đất xám vàng Gley Acg 844,2 8,1
3 Đất xám vàng kết von Acf 1.233,3 11,9
II Đất tầng mỏng LP 114,2 1,9
4 Đất tầng mỏng LPd 114,2 1,1
III Đất nâu thẩm LV 288,5 2,8
5 Đất nâu LVx 66,3 0,6
6 Đất nâu thẩm có tầng kết von LVf 222,2 2,1
IV Đất xám nâu LX 6.066,6 58,4
7 Đất xám nâu có màu đỏ Lxr 890,1 8,6
8 Đất xám nâu kết von Lxf 4.812,5 46,3
9 Đất xám nâu Gley LXG 364,0 3,5
Tổng diện tích tự nhiên 10.300,4 100,0
3.1.3.2. Đặc điểm
Độ dốc: Đất đai ở ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc nhìn chung bằng
phẳng có 98,90% diện tích có độ dốc nhỏ hơn 80
, rất thuận lợi cho sử dụng vào mục
đích nông lâm nghiệp (trồng và bảo vệ rừng) và phát triển cơ sở hạ tầng. Đất có độ
dốc từ 15-200
, chiếm 1,1%; độ cao tuyệt đối từ 20-150m, địa hình đơn giản, tương
27
đối đồng nhất và ít bị chia cắt. Địa hình trên phạm vi BQL rừng phòng hộ Xuân Lộc
chia thành 2 vùng tương đối rõ nét:
- Khu vực phía Tây và phía Nam : Gồm một phần thuộc Xã Xuân Thành, Xã
Xuân Trường; Xuân Tâm; Xuân Hưng và một phần phía Đông và Nam thuộc Xã
Xuân Hòa có địa hình chủ yếu là các đồi dốc, sườn thoải. Độ dốc trung bình khoảng
00
- 80
, đồng thời khu vực này cũng là đầu nguồn của hồ Gia Ui là hồ chứa nước
lớn của huyện Xuân Lộc.
- Khu vực phía Bắc và phía Đông: Tiếp giáp ranh giới Đồng Nai – Bình
Thuận có địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc từ 0-30
, thuận lợi trong việc khai
thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của đơn vị để mở rộng các hoạt động sản xuất
kinh doanh lâm nghiệp.
Bảng 3.2: Diện tích phân theo độ dốc và tầng dày đất
Độ dốc
D. Tích
(ha)
Tỷ lệ
(%)
Tầng
dày
D. Tích
(ha)
Tỷ lệ
(%)
Cấp I (<30
) 6041,83 58,13 >100cm 6709,71 64,56
Cấp II (3- 8o
) 4233,73 40,77 70-100cm 794,17 7,65
Cấp III (8-150
) 50-70cm 2261,07 21,77
Cấp IV (20-250
) 114,22 1,1 30-50cm 327,79 3,16
Cấp VI ( >250
) <30cm 297,04 2,86
Tổng cộng 10.300,4 100 Tổng cộng 10.300,4 100,00
Từ đặc điểm địa hình nêu trên nên trong quy hoạch 3 loại rừng BQL rừng
phòng hộ Xuân Lộc đã quy hoạch phòng hộ, sản xuất gắn với các điều kiện cụ thể
của địa phương: Khu vực phía Tây và Nam thuộc vùng quy hoạch rừng phòng hộ;
Khu vực phía Đông và Bắc thuộc vùng quy hoạch rừng sản xuất.
Tầng dày: Diện tích có tầng dày lớn hơn 100 cm chiếm 64,56%, đất có tầng
dày từ 70-100 cm chiếm 7,65%, đất có tầng dày trung bình 50-70 cm chiếm
21,77%, đất tầng dày từ 30-50 cm chiếm 3,16%, đất tầng mỏng nhỏ hơn 30 cm
chiếm 2,86%.
28
Theo kết quả điều tra, đánh giá tài nguyên đất đai tỉnh Đồng Nai năm 1997
của Viện Thổ nhưỡng nông hóa, hầu hết đất đai Ban quản lý rừng thuộc nhóm đất
nâu (lixisols). Nhìn chung đất của đơn vị có độ phì kém, phân bố ở khu vực khô
hạn, nguồn nước khó khăn, mức độ thích nghi với cây trồng thấp. Do đó, Ban quản
lý này cần ưu tiên giành cho việc trồng và bảo vệ rừng kết hợp với các loài cây
nông nghiệp và cây công nghiệp dài ngày nhằm khắc phục tình trạng khô hạn thiếu
nước và giảm nhẹ sự khắc nghiệt của khí hậu thời tiết Nam Trung bộ.
3.1.4. Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt: Phần lớn sông suối trong địa phận huyện Xuân Lộc
thường ngắn, lưu vực nhỏ, dốc nên lưu lượng nhỏ, khả năng giữ nước rất kém, nên
nghèo kiệt vào mùa khô. Trên huyện có 3 hệ thống sông chính là sông La Ngà, sông
Ray, các nhánh suối của sông Dinh. Địa phận Ban quản lý thuộc khu vực đầu nguồn
của sông La Ngà chảy ra hồ Trị An, sông Gia Ui chảy qua hệ thống sông Dinh -
Bình Thuận đổ ra biển; lưu vực thượng nguồn của hồ Gia Ui và hồ Núi Le là 2 hồ
lớn quan trọng của huyện Xuân Lộc.
Khu vực Ban quản lý rừng không có sông, có hệ thống suối thường ngắn,
lòng suối hẹp, chế độ thuỷ văn phân hóa theo mùa. Mùa cạn từ tháng 12 đến tháng 6
năm sau: các dòng suối rất cạn, những tháng kiệt thường không còn dòng chảy,
không có khả năng cung cấp nước tưới cho sản xuất và phòng chống cháy. Mùa
mưa bắt đầu từ tháng 5 kết thúc vào tháng 12, các suối lớn đều có dòng chảy. Do
vùng thượng nguồn độ che phủ kém, lòng suối hẹp, quanh co, nhiều vật cản nên khi
có mưa lớn, tập trung và kéo dài ở thượng nguồn thường xảy ra lũ quét cục bộ
nhưng mức thiệt hại không lớn.
Là khu vực đầu nguồn các sông lớn và các hồ thuỷ lợi quan trọng lại nằm
trong vùng có các đặc điểm về khí hậu thời tiết, thủy văn và vị trí như trên, rừng của
Ban quán lý rừng có vai trò, chức năng và tác dụng to lớn về phòng hộ:
Là khu vực đầu nguồn của sông La Ngà đổ ra hồ thủy điện Trị An, sông Gia
Ui, sông Giêng chảy qua Bình Thuận ra biển và là khu vực thượng lưu của các hồ
thuỷ lợi quan trọng Núi Le và Gia Ui.
29
Là hành lang ngăn cản làm giảm nhẹ ảnh hưởng bất lợi của khí hậu khô nóng
của vùng cực Nam Trung bộ đến khu vực Đông Nam bộ, tạo lá chắn bảo vệ cho khu
vực phía trong, góp phần quan trọng vào cải thiện môi trường, điều hòa tiểu khí hậu,
hạn chế xói mòn bảo vệ đất, phòng hộ cho sản xuất nông nghiệp và nguồn tài
nguyên nước trong khu vực.
- Nguồn nước ngầm: theo bản đồ địa chất thuỷ văn tỉnh Đồng Nai tỷ lệ
1/100.000 thì khu vực Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc nói riêng và huyện
Xuân Lộc nói chung nằm trong khu vực nghèo nước ngầm, mạch nước ngầm
thường xuất hiện ở độ sâu khoảng 30 – 45 m. Do vậy, nguồn nước ngầm chỉ được
khai thác để phục vụ sinh hoạt cho người dân.
3.1.5. Tài nguyên rừng
Tổng diện tích tự nhiên của Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc là
10.300,4 ha (thời điểm 2011). Chi tiết các loại rừng và đất lâm nghiệp như trình bày
ở bảng 3.3.
Bảng 3.3: Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp của BQLRPH Xuân Lộc
Trạng thái rừng
Tổng
DT
Phân theo ba loại rừng
PH SX
Diện tích tự nhiên (ha) 10.300 6.161 4.139
A. Đất có rừng (ha) 9.638 5.868 3.770
I. Rừng tự nhiên 60 - 60
1. Rừng gỗ 60 - 60
- Rừng phục hồi 60 - 60
II. Rừng trồng (ha) 9.577 5.868 3.710
1. Rừng gỗ có trữ lượng 6.316 3.762 2.554
2. Rừng gỗ chưa có trữ lượng 686 381 305
3. Rừng cây đặc sản 2.575 1.724 851
B. Đất trống QH cho LN (ha) 348 77 270
1. Cỏ, lau lách (Ia) 348 77 270
C. Đất khác (ha) 315 216 99
30
Bảng 3.4: Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp nằm trên các xã
Loại đất, loại rừng
Phân theo đơn vị hành chính cấp xã
Tổng
cộng
Xuân
Hòa
Xuân
Hưng
Xuân
Tâm
Xuân
Thành
Xuân
Trường
Rừng tự nhiên (ha) 60 60
Rừng trồng (ha) 3.549 1.094 673 3.279 983 9.577
Đất chưa có rừng (ha) 338 20 31 239 35 663
Tổng cộng (ha) 3.947 1.114 704 3.518 1.018 10.300
3.2.6. Thực trạng về môi trường
Trong phạm vi quản lý cơ bản chưa bị ô nhiễm do khói bụi công nghiệp,
cùng với diện tích cây lâm nghiệp lớn, có khả năng tự làm sạch tốt nên môi trường
không khí khá trong lành. Trong sản xuất nông nghiệp đã sử dụng các phương thức
luân canh cây trồng, góp phần vào việc cải tạo và nâng cao độ phì của đất; hạn chế
sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật ... làm ảnh hưởng đến môi trường.
Tuy nhiên, một số bộ phận dân cư quanh các cơ sở, nhà máy sản xuất và chế biến
nông sản (điều); hệ thống cơ sở hạ tầng chưa được hoàn thiện, trong đó giao thông
chủ yếu là đường đất có chất lượng xấu, vào mùa mưa thường bị sình lầy; mùa khô
thì bụi làm ảnh hưởng đến quá trình trồng và bảo vệ rừng và phòng cháy rừng.
3.2. Nguồn lực kinh tế - xã hội khu vực BQLR phòng hộ Xuân Lộc
3.2.1. Đặc điểm dân cư
Dân cư trong lâm phận phần lớn là người từ các địa phương khác và một
phần tại chỗ những năm trước 1995 đến khu vực lâm trường để khai phá, lấn chiếm
hoặc nhận khoán để sản xuất, sau khi diện tích rừng tự nhiên đã kiệt quệ. Những
người từ nơi khác đến dần dần đã nhập hộ khẩu tại địa phương và sinh sống ổn định
cho đến nay. Theo kết quả theo dõi của Ban quản lý, tình hình dân cư trong lâm
phận như sau [33]:
- Tổng số hộ sử dụng đất trong lâm phận: 2.260 hộ; sống ổn định trong lâm
phận 802 hộ, chiếm 35,5 % ; không sống ổn định trong lâm phận 1.458 hộ, chiếm
64,50% ; hộ khẩu thường trú ngoài tỉnh Đồng Nai 81 hộ, chiếm 3,60% ; hộ khẩu
31
thường trú trong tỉnh Đồng Nai: 2.179 hộ, chiếm 96,40% (trong huyện Xuân Lộc:
1.745 hộ, chiếm 82 %, ngoài huyện Xuân Lộc: 408 hộ, chiếm 18 %).
- Thành phần dân tộc: Kinh, Hoa, Châu Ro, Tày, Mán, S’tiêng, Chăm, Khơ
me, Nùng, Mường, Sán dìu…
Về tình hình dân cư: mật độ số dân trong lâm phận khá cao, gồm nhiều sắc
tộc, tiềm năng lao động lớn nhưng hầu hết là lao động nông nghiệp phổ thông.
Những năm gần đây đời sống kinh tế của người dân đã được cải thiện đáng kể,
nhiều hộ đã làm ăn có hiệu quả, vươn lên làm giàu từ các hoạt động sản xuất trên
đất nhận khoán. Tuy nhiên, nhiều hộ kinh tế vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thiếu vốn
sản xuất, thu hoạch bấp bênh, hiểu biết và chấp hành pháp luật về đất đai, quản lý
bảo vệ rừng còn hạn chế.
3.2.2. Sản xuất nông lâm nghiệp và chăn nuôi
Đây là mục tiêu sản xuất chính của Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc,
nhằm đảm bảo được độ che phủ rừng trên phần diện tích được giao để bảo vệ đất
đai, bảo vệ môi trường chung cho toàn khu vực
Quá trình đầu tư sản xuất, đã có những hình thức đầu tư phù hợp theo từng
khu chức năng rừng, nhằm đảm bảo tốt chức năng phòng hộ và nâng cao trữ lượng
rừng. Các loại cây gỗ lớn, cây bản địa được thay thế dần để phát triển thành rừng có
giá trị phòng hộ.
Việc chăm sóc và bảo vệ rừng, Ban quản lý đã áp dụng hình thức tổ chức sản
xuất giao khoán hộ gia đình, tự tổ chức sản xuất và hợp tác liên kết việc tổ chức sản
xuất quản lý bảo vệ rừng đã giải quyết được việc làm và thu nhập của người dân địa
phương, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của các địa phương và huyện
Xuân Lộc. Nhờ đó, tỷ lệ che phủ và trữ lượng rừng ngày càng được nâng lên, đảm
bảo được mục tiêu chung của toàn tỉnh và từng khu vực về tỷ lệ che phủ.
Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn đất của Ban quản lý đã có những phát
triển phù hợp với mục tiêu chung của các địa phương, là nguồn sống của các hộ dân
sống trong lâm phận, góp phần cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên của
đơn vị. So với chức năng nhiệm vụ Ban QLRPH Xuân Lộc thì diện tích đất sản xuất
32
nông nghiệp hiện tại là chưa phù hợp, nhưng đã góp phần khai thác sử dụng có hiệu
quả nguồn tài nguyên đất đai, không để diện tích đất hoang hóa.
Trong ranh giới đất của Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc có khoảng
3,03 ha đất nuôi trồng thủy sản. Đây là những khu vực thấp trũng đang được tận
dụng để thả cá, tạo điều kiện tăng thêm thu nhập cho cán bộ, công nhân viên cũng
như người dân trong khu vực.
3.2.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng
- Có tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua, ga Trảng Táo và nhiều tuyến
đường nhánh liên xã đã góp phần quan trọng trong công tác trồng nuôi đưỡng và
phòng chóng cháy rừng của Ban quản lý rừng phòng hộ nói riêng và trên địa bàn
các xã nói chung. Tổng diện tích đất giao thông trên địa bàn Ban quản lý là 176,4
ha, chiếm 56,52% diện tích đất phi nông nghiệp. Hệ thống giao thông nội vùng yếu
kém, chủ yếu là các tuyến đường vận chuyển lâm sản trước đây nay đã bị hư hỏng
nặng nề, việc giao thông vận chuyển rất khó khăn, trở ngại. Tuy nhiên, nếu đặt
trong mối quan hệ tổng thể toàn vùng thì vị trí của Ban quản lý rất thuận lợi về việc
lưu thông và giao thương với các địa phương khác trong tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa -
Vũng Tàu và tỉnh Bình Thuận.
- Thông tin liên lạc: đã được trang bị hệ thống điện thoại cố định không dây
tạo thuận lợi cho liên lạc nội bộ. Tuy nhiên, với các sự cố bất thường xảy ra ở xa
văn phòng các đơn vị cần liên lạc khẩn cấp thì điện thoại cố định không dây không
giải quyết được, phải sử dụng điện thoại di động. Do độ phủ sóng trong khu vực
lâm phận không đều nên nhiều trường hợp gặp trở ngại, chậm trễ.
- Hệ thống lưới điện quốc gia đã được đầu tư xây dựng phục vụ cho sản xuất
và sinh hoạt, nhưng các công trình hạ thế mới tập trung ở một số khu vực trọng yếu,
có đông dân cư. Đây cũng là một đặc thù đối với một đơn vị sản xuất lâm nghiệp có
địa bàn rộng lớn, ít dân cư.
- Hệ thống cung cấp nước tập trung chưa được đầu tư xây dựng, nguồn nước
sinh hoạt và sản xuất là nước ngầm hoặc nước mặt tùy theo từng khu vực. Chính vì
vậy chưa chủ động trong sản xuất. Đặc biệt đối với hệ thống công trình phòng
33
chống cháy rừng của Ban quản lý hầu như chưa được đầu tư xây dựng, nên công tác
phòng chống cháy rừng ở mùa khô gặp rất nhiều khó khăn.
- Trên địa bàn BQL còn có trường học phục vụ cho nhu cầu học tập của con
em địa phương trong lâm phận thuộc ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc.
3.3 Đánh giá những điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương có ảnh
hưởng đến mục tiêu, nhiệm vụ của Ban QLRPH Xuân Lộc
- Tại các địa phương, nơi có đất của Ban quản lý có nền kinh tế nhìn chung
phát triển chưa mạnh và phụ thuộc vào ngành nông nghiệp, sản xuất nông lâm
nghiệp là yếu tố quyết định đến kinh tế và đời sống của nhân dân.
- Khu vực có dân số đông và có tỷ lệ tăng khá cao, các nhu cầu sử dụng đất
cho sản xuất nông nghiệp để mưu cầu sự sống là cần thiết và luôn gia tăng. Điều
này sẽ gây ảnh hướng đến mục tiêu phát triển rừng của Ban quản lý, gây khó khăn
cho công tác quản lý đất đai và sử dụng đất theo đúng mục đích được giao, cụ thể là
tình trạng chặt phá rừng lấy đất sản xuất, tự ý chuyển đổi cơ cấu cây trồng và tự ý
chuyển nhượng hợp đồng giao khoán sử dụng đất.
- Việc đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng để đảm bảo cho nhu cầu phát
triển của các địa phương sẽ cần sử dụng một quỹ đất không nhỏ từ đất rừng của Ban
quản lý; đặc biệt là các công trình giáo dục, kết cấu hạ tầng như giao thông, đường
điện phục vụ đi lại và sinh hoạt của người dân trong huyện và xã.
- Lực lượng lao động dồi dào nhưng không có việc làm ổn định sẽ tạo ra
những thuận lợi trong quá trình thực hiện mục tiêu phát triển rừng, nhưng cũng là
những khó khăn trong quá trình bảo vệ rừng khỏi bị chặt phá và những rủi ro khác.
- Do tiếp giáp ranh với nhiều xã thuộc huyện Xuân Lộc và tỉnh Bình Thuận
nên công tác quản lý bảo vệ rừng gặp nhiều khó khăn trong phối hợp quản lý thực
hiện công tác bảo vệ rừng.
Nói tóm lại các yếu tố về điều kiện tự nhiên, dân sinh kinh tế xã hội đã tác
động rất lớn đến quản lý rừng bền vững trên địa bàn thông qua các hoạt động sản
xuất, phong tục tập quán, trình độ nhận thức, trình độ canh tác, đời sống dân trí của
người dân và các tác động trực tiếp của họ vào tài nguyên rừng. Chúng bao gồm cả
những yếu tố tích cực lẫn yếu tố tiêu cực.
34
*Về mặt tích cực:
- Điều kiện đất đai, địa hình, khí hậu thời tiết tương đối thuận lợi cho sinh
trưởng và phát triển của cây rừng, đó là các quá trình sinh trưởng của lâm phần, các
quá trình ra hoa kết quả, quá trình nảy mầm hạt giống thúc đẩy tái sinh tự nhiên dưới
tán rừng.
- Tài nguyên thực vật rừng phong phú đa dạng, đây là yếu tố thuận lợi cho
kinh doanh rừng bền vững trên địa bàn nghiên cứu với việc cung cấp nguồn lâm sản
cho nhu cầu xã hội, đa dạng với các loại lâm sản gỗ và ngoài gỗ. Tính đa dạng sinh
học của thực vật rừng trong khu vực nghiên cứu với nhiều loài thực vật có giá trị
kinh tế, giá trị bảo tồn đa dạng sinh học.
- Dân cư trên địa bàn sống tập trung thành cụm, do đó công tác quản lý điều
hành sản xuất rất thuận tiện, xoá bỏ nạn xâm lấn trái phép chiếm dụng tài nguyên
đất, tài nguyên rừng làm nhà ở, sản xuất nông nghiệp. Phần lớn dân cư trên địa bàn
có trình độ văn hoá, trình độ lao động phổ thông tương đối đồng đều đáp ứng được
yêu cầu sản xuất kinh doanh nghề rừng thông qua các hoạt động sản xuất như trồng
rừng, khoanh nuôi, làm giàu rừng...
- Cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường, trạm, phương tiện... đã đáp ứng
được nhu cầu sinh hoạt của người lao động, phục vụ yêu cầu sản xuất trên địa bàn
một cách thuận tiện nhanh chóng.
* Về mặt tiêu cực
- Do điều kiện thời tiết phân mùa rõ rệt nên sản xuất kinh doanh rừng còn
phụ thuộc vào thiên nhiên, sản xuất không chủ động. Một số nơi có điều kiện địa
hình cao, dốc, phức tạp gây khó khăn trở ngại cho công tác sản xuất như khai thác,
trồng rừng, chăm sóc rừng, nuôi dường rừng...
- Thu nhập của người dân trong địa bàn (kể cả CBCNV lâm trường) thấp, đời
sống của bà con dân tộc còn đói nghèo bắt buộc họ phải vào rừng để kiếm kế sinh
nhai. Đây là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến tài nguyên rừng, đến công tác quản
lý rừng bền vững.
35
Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Cở sở lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại Ban Quản lý rừng
phòng hộ Xuân Lộc
4.1.1. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp
4.1.1.1. Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp
Căn cứ vào báo cáo kêt quả theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp hàng
năm của Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc, diện tích rừng và đất lâm nghiệp
của đơn vị biến động khoảng 4,8%.
- Năm 2003, tổng diện tích đất lâm nghiệp của đơn vị quản lý là 9.919 ha,
trong đó đất có rừng 6.550 ha chiếm 66%, đất trống quy hoạch là 3.142 ha, chiếm
31,7%, đất khác 227 ha, chiếm 2,3%.
- Năm 2006 thực hiện Chỉ thị 38/2005/CT-TTg ngày 05/12/2005 của Thủ
tướng Chính phủ về rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng thì diện tích đất tự nhiên của
đơn vị tăng 475 ha so với năm 2005, trong đó rừng phòng hộ 6.134 ha, chiếm 59%,
đất rừng sản xuất là 4.260 ha chiếm 49% [31].
Trong giai đoạn từ năm 2003 – 2011, đơn vị đã trồng rừng, trồng cây đặc sản
(cây ăn quả, cây công nghiệp) được 2.768 ha, diện tích trồng rừng mới tăng chủ yếu
vào các năm 2003 – 2005 là 2.277 ha, chiếm 82,3%. Những năm sau này diện tích
rừng trồng mới tăng bình quân 100 ha/năm. Tổng diện tích khoanh nuôi thành rừng
tự nhiên cả giai đoạn là 62 ha. Độ che phủ rừng năm 2011 đạt 89,6%, tăng 23,6% so
với năm 2003, nhưng chất lượng rừng không cao, độ che phủ cũng luôn thay đổi
theo thời gian do diện tích rừng trồng đến tuổi khai thác sau đó trồng lại rừng
[13],[33].
36
Hình 4.1 Bản đồ hiện trạng rừng và sử dụng đất Ban QLRPH Xuân Lộc
37
Bảng 4.1: Biến động diện tích rừng và đất lâm nghiệp qua các năm
NỘI DUNG
Giai đoạn (2002 – 2011)
2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Diện tích tự nhiên 9919 9919 9919 10394 10394 10394 10394 10394 10394 10300
1- Đất có rừng 6550 7213 8573 8827 8897 9071 9246 9318 9318 9638
1.1- Rừng tự nhiên 10 13 33 42 52 62 62 62 62 62
1.2- Rừng trồng 6540 7199 8540 8785 8845 9008 9184 9256 9256 9577
2- Đất chưa có rừng 3142 2353 1099 481 354 304 162 120 120 348
3- Các loại đất khác 227 354 247 1086 1143 1020 985 956 956 315
Đến tháng 06/2011, tổng diện tích đất lâm nghiệp đơn vị quản lý là 10.300,4
ha, chiếm 21,9% diện tích tự nhiện của huyện Xuân Lộc. Trong đó, đất rừng phòng
hộ 6.161 ha; đất rừng sản xuất 4.139 ha. Tổng diện tích đã được cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất là 9.695 ha, chiếm 93% diện tích quản lý [14].
Nhìn chung, diện tích đất lâm nghiệp hàng năm đều có sự thay đổi, diện tích
đất có rừng 9.638 ha chiếm trên 90% diện tích tự nhiên của đơn vị. Trong đó đất
rừng có trữ lượng 6.316 ha, đất rừng chưa có trữ lượng 686 ha, đất rừng trồng cây
đặc sản 2.575 ha.
- Diện tích có rừng phòng hộ 5.868 ha gồm đất rừng có trữ lượng 3762 ha,
đất rừng chưa có trữ lượng 381 ha, đất rừng trồng cây đặc sản 1.724 ha.
- Diện tích có rừng sản xuất 3.770 ha gồm đất rừng có trữ lượng 2.554 ha,
đất rừng chưa có trữ lượng 305 ha, đất rừng trồng cây đặc sản 851 ha. Tuy nhiên,
chất lượng rừng và trữ lượng rừng chưa cao, trong khi đó nhu cầu sử dụng lâm sản
trong tỉnh nói chung và trên địa bàn huyện nói riêng không ngừng tăng; diện tích
rừng sản xuất chuyển thành đất quy hoạch rừng phòng hộ (sau khi quy hoạch lại 3
loại rừng) không đảm bảo mật độ, loài cây trồng đúng tiêu chí rừng phòng hộ. Do
vậy, trong thời gian tới cần có định hướng xây dựng và phát triển lâm nghiệp theo
hướng ổn định và bền vững.
Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ xuân lộc, tỉnh đồng nai
Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ xuân lộc, tỉnh đồng nai
Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ xuân lộc, tỉnh đồng nai
Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ xuân lộc, tỉnh đồng nai
Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ xuân lộc, tỉnh đồng nai
Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ xuân lộc, tỉnh đồng nai
Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ xuân lộc, tỉnh đồng nai
Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ xuân lộc, tỉnh đồng nai
Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ xuân lộc, tỉnh đồng nai
Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ xuân lộc, tỉnh đồng nai
Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ xuân lộc, tỉnh đồng nai
Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ xuân lộc, tỉnh đồng nai
Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ xuân lộc, tỉnh đồng nai
Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ xuân lộc, tỉnh đồng nai
Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ xuân lộc, tỉnh đồng nai
Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ xuân lộc, tỉnh đồng nai
Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ xuân lộc, tỉnh đồng nai
Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ xuân lộc, tỉnh đồng nai
Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ xuân lộc, tỉnh đồng nai
Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ xuân lộc, tỉnh đồng nai
Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ xuân lộc, tỉnh đồng nai
Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ xuân lộc, tỉnh đồng nai
Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ xuân lộc, tỉnh đồng nai
Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ xuân lộc, tỉnh đồng nai
Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ xuân lộc, tỉnh đồng nai
Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ xuân lộc, tỉnh đồng nai
Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ xuân lộc, tỉnh đồng nai
Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ xuân lộc, tỉnh đồng nai
Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ xuân lộc, tỉnh đồng nai
Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ xuân lộc, tỉnh đồng nai
Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ xuân lộc, tỉnh đồng nai
Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ xuân lộc, tỉnh đồng nai
Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ xuân lộc, tỉnh đồng nai
Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ xuân lộc, tỉnh đồng nai
Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ xuân lộc, tỉnh đồng nai
Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ xuân lộc, tỉnh đồng nai
Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ xuân lộc, tỉnh đồng nai
Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ xuân lộc, tỉnh đồng nai
Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ xuân lộc, tỉnh đồng nai
Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ xuân lộc, tỉnh đồng nai
Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ xuân lộc, tỉnh đồng nai
Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ xuân lộc, tỉnh đồng nai
Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ xuân lộc, tỉnh đồng nai
Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ xuân lộc, tỉnh đồng nai
Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ xuân lộc, tỉnh đồng nai
Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ xuân lộc, tỉnh đồng nai
Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ xuân lộc, tỉnh đồng nai
Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ xuân lộc, tỉnh đồng nai
Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ xuân lộc, tỉnh đồng nai

More Related Content

What's hot

Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...
Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...
Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Đánh giá chất lượng cán bộ quản lý công ty bao bì, HAY
Đề tài: Đánh giá chất lượng cán bộ quản lý công ty bao bì, HAYĐề tài: Đánh giá chất lượng cán bộ quản lý công ty bao bì, HAY
Đề tài: Đánh giá chất lượng cán bộ quản lý công ty bao bì, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Nghiên cứu xây dựng mô hình toán mô phỏng dòng chảy và vận chuyển bùn cát trê...
Nghiên cứu xây dựng mô hình toán mô phỏng dòng chảy và vận chuyển bùn cát trê...Nghiên cứu xây dựng mô hình toán mô phỏng dòng chảy và vận chuyển bùn cát trê...
Nghiên cứu xây dựng mô hình toán mô phỏng dòng chảy và vận chuyển bùn cát trê...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá chất lượng nước cấp cho trang trại bò sữa vinamilk thanh hóa và đề x...
đáNh giá chất lượng nước cấp cho trang trại bò sữa vinamilk thanh hóa và đề x...đáNh giá chất lượng nước cấp cho trang trại bò sữa vinamilk thanh hóa và đề x...
đáNh giá chất lượng nước cấp cho trang trại bò sữa vinamilk thanh hóa và đề x...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

What's hot (16)

Luận văn: Việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội, HOT
Luận văn: Việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội, HOTLuận văn: Việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội, HOT
Luận văn: Việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội, HOT
 
Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...
Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...
Luận án: Phân vùng chức năng phục vụ tổ chức không gian quản lý tài nguyên và...
 
hoan-thien-cong-tac-danh-gia-ket-qua-lam-viec-va-dao-tao-can-bo-cap-xa-tai-hu...
hoan-thien-cong-tac-danh-gia-ket-qua-lam-viec-va-dao-tao-can-bo-cap-xa-tai-hu...hoan-thien-cong-tac-danh-gia-ket-qua-lam-viec-va-dao-tao-can-bo-cap-xa-tai-hu...
hoan-thien-cong-tac-danh-gia-ket-qua-lam-viec-va-dao-tao-can-bo-cap-xa-tai-hu...
 
Đề tài: Quản lý tài nguyên và môi trường tỉnh Lào Cai đến 2030
Đề tài: Quản lý tài nguyên và môi trường tỉnh Lào Cai đến 2030Đề tài: Quản lý tài nguyên và môi trường tỉnh Lào Cai đến 2030
Đề tài: Quản lý tài nguyên và môi trường tỉnh Lào Cai đến 2030
 
Luận văn: Tổ chức kế toán tại bệnh viện lão khoa trung ương, HAY
Luận văn: Tổ chức kế toán tại bệnh viện lão khoa trung ương, HAYLuận văn: Tổ chức kế toán tại bệnh viện lão khoa trung ương, HAY
Luận văn: Tổ chức kế toán tại bệnh viện lão khoa trung ương, HAY
 
Đề tài: Đánh giá chất lượng cán bộ quản lý công ty bao bì, HAY
Đề tài: Đánh giá chất lượng cán bộ quản lý công ty bao bì, HAYĐề tài: Đánh giá chất lượng cán bộ quản lý công ty bao bì, HAY
Đề tài: Đánh giá chất lượng cán bộ quản lý công ty bao bì, HAY
 
Luận văn: Chất lượng đội ngũ công chức cấp xã tỉnh Kiên Giang
Luận văn: Chất lượng đội ngũ công chức cấp xã tỉnh Kiên GiangLuận văn: Chất lượng đội ngũ công chức cấp xã tỉnh Kiên Giang
Luận văn: Chất lượng đội ngũ công chức cấp xã tỉnh Kiên Giang
 
Nghiên cứu xây dựng mô hình toán mô phỏng dòng chảy và vận chuyển bùn cát trê...
Nghiên cứu xây dựng mô hình toán mô phỏng dòng chảy và vận chuyển bùn cát trê...Nghiên cứu xây dựng mô hình toán mô phỏng dòng chảy và vận chuyển bùn cát trê...
Nghiên cứu xây dựng mô hình toán mô phỏng dòng chảy và vận chuyển bùn cát trê...
 
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người nộp thuế
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người nộp thuếLuận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người nộp thuế
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người nộp thuế
 
Đề tài: Hiệu quả hoạt động của văn phòng UBND TP Vĩnh Yên, HOT
Đề tài: Hiệu quả hoạt động của văn phòng UBND TP Vĩnh Yên, HOTĐề tài: Hiệu quả hoạt động của văn phòng UBND TP Vĩnh Yên, HOT
Đề tài: Hiệu quả hoạt động của văn phòng UBND TP Vĩnh Yên, HOT
 
Đề tài: Bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Đề tài: Bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanhĐề tài: Bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Đề tài: Bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
 
Đề tài: Nghiên cứu chất lượng công chức phường tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Nghiên cứu chất lượng công chức phường tỉnh Phú ThọĐề tài: Nghiên cứu chất lượng công chức phường tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Nghiên cứu chất lượng công chức phường tỉnh Phú Thọ
 
Đề tài lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, RẤT HAY
Đề tài lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, RẤT HAYĐề tài lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, RẤT HAY
Đề tài lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, RẤT HAY
 
Luận văn: Tác động biến đổi khí hậu đến ngành trồng lúa, 9đ
Luận văn: Tác động biến đổi khí hậu đến ngành trồng lúa, 9đLuận văn: Tác động biến đổi khí hậu đến ngành trồng lúa, 9đ
Luận văn: Tác động biến đổi khí hậu đến ngành trồng lúa, 9đ
 
đáNh giá chất lượng nước cấp cho trang trại bò sữa vinamilk thanh hóa và đề x...
đáNh giá chất lượng nước cấp cho trang trại bò sữa vinamilk thanh hóa và đề x...đáNh giá chất lượng nước cấp cho trang trại bò sữa vinamilk thanh hóa và đề x...
đáNh giá chất lượng nước cấp cho trang trại bò sữa vinamilk thanh hóa và đề x...
 
Chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng tại Bắc Ninh, 9đ
Chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng tại Bắc Ninh, 9đChăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng tại Bắc Ninh, 9đ
Chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng tại Bắc Ninh, 9đ
 

Similar to Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ xuân lộc, tỉnh đồng nai

Xác định một số đặc điểm cấu trúc cơ bản và chỉ số đa dạng loài thực vật tại ...
Xác định một số đặc điểm cấu trúc cơ bản và chỉ số đa dạng loài thực vật tại ...Xác định một số đặc điểm cấu trúc cơ bản và chỉ số đa dạng loài thực vật tại ...
Xác định một số đặc điểm cấu trúc cơ bản và chỉ số đa dạng loài thực vật tại ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.ssuser499fca
 
đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...
đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...
đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực hiện quy trình sản xuất một số loài cây lâm nghiệp tại vườn ươm trường ...
Thực hiện quy trình sản xuất một số loài cây lâm nghiệp tại vườn ươm trường ...Thực hiện quy trình sản xuất một số loài cây lâm nghiệp tại vườn ươm trường ...
Thực hiện quy trình sản xuất một số loài cây lâm nghiệp tại vườn ươm trường ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực hiện quy trình sản xuất một số loài cây lâm nghiệp tại vườn ươm trường ...
Thực hiện quy trình sản xuất một số loài cây lâm nghiệp tại vườn ươm trường ...Thực hiện quy trình sản xuất một số loài cây lâm nghiệp tại vườn ươm trường ...
Thực hiện quy trình sản xuất một số loài cây lâm nghiệp tại vườn ươm trường ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Lâm Nghiệp quản lý tài nguyên nước
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Lâm Nghiệp quản lý tài nguyên nướcLuận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Lâm Nghiệp quản lý tài nguyên nước
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Lâm Nghiệp quản lý tài nguyên nướcDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường tiểu học thành ph...
Luận văn: Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường tiểu học thành ph...Luận văn: Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường tiểu học thành ph...
Luận văn: Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường tiểu học thành ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Chuyên đề quy trình lựa chọn và quản lý nhà cung cấp
Chuyên đề quy trình lựa chọn và quản lý nhà cung cấpChuyên đề quy trình lựa chọn và quản lý nhà cung cấp
Chuyên đề quy trình lựa chọn và quản lý nhà cung cấpBuu Dang
 
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI XÃ HƢỚNG HIỆP, H...
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI XÃ HƢỚNG HIỆP, H...PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI XÃ HƢỚNG HIỆP, H...
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI XÃ HƢỚNG HIỆP, H...TieuNgocLy
 
Luận văn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Sơn Dương, t...
Luận văn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Sơn Dương, t...Luận văn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Sơn Dương, t...
Luận văn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Sơn Dương, t...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồn...
Nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồn...Nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồn...
Nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đLuận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huy...
Luận văn: Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huy...Luận văn: Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huy...
Luận văn: Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huy...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

Similar to Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ xuân lộc, tỉnh đồng nai (20)

Xác định một số đặc điểm cấu trúc cơ bản và chỉ số đa dạng loài thực vật tại ...
Xác định một số đặc điểm cấu trúc cơ bản và chỉ số đa dạng loài thực vật tại ...Xác định một số đặc điểm cấu trúc cơ bản và chỉ số đa dạng loài thực vật tại ...
Xác định một số đặc điểm cấu trúc cơ bản và chỉ số đa dạng loài thực vật tại ...
 
Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.
 
đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...
đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...
đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...
 
Thực hiện quy trình sản xuất một số loài cây lâm nghiệp tại vườn ươm trường ...
Thực hiện quy trình sản xuất một số loài cây lâm nghiệp tại vườn ươm trường ...Thực hiện quy trình sản xuất một số loài cây lâm nghiệp tại vườn ươm trường ...
Thực hiện quy trình sản xuất một số loài cây lâm nghiệp tại vườn ươm trường ...
 
Thực hiện quy trình sản xuất một số loài cây lâm nghiệp tại vườn ươm trường ...
Thực hiện quy trình sản xuất một số loài cây lâm nghiệp tại vườn ươm trường ...Thực hiện quy trình sản xuất một số loài cây lâm nghiệp tại vườn ươm trường ...
Thực hiện quy trình sản xuất một số loài cây lâm nghiệp tại vườn ươm trường ...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Lâm Nghiệp quản lý tài nguyên nước
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Lâm Nghiệp quản lý tài nguyên nướcLuận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Lâm Nghiệp quản lý tài nguyên nước
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Lâm Nghiệp quản lý tài nguyên nước
 
Luận văn:Quản lý nhà nước về công tác bảo vệ rừng, HOT
Luận văn:Quản lý nhà nước về công tác bảo vệ rừng, HOTLuận văn:Quản lý nhà nước về công tác bảo vệ rừng, HOT
Luận văn:Quản lý nhà nước về công tác bảo vệ rừng, HOT
 
Đề tài: Quản lí nhà nước về công tác bảo vệ rừng tại Quảng Bình
Đề tài: Quản lí nhà nước về công tác bảo vệ rừng tại Quảng BìnhĐề tài: Quản lí nhà nước về công tác bảo vệ rừng tại Quảng Bình
Đề tài: Quản lí nhà nước về công tác bảo vệ rừng tại Quảng Bình
 
Luận văn: Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường tiểu học
Luận văn: Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường tiểu họcLuận văn: Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường tiểu học
Luận văn: Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường tiểu học
 
Luận văn: Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường tiểu học thành ph...
Luận văn: Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường tiểu học thành ph...Luận văn: Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường tiểu học thành ph...
Luận văn: Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường tiểu học thành ph...
 
Đề tài đánh giá biến động giá đất, ĐIỂM CAO
Đề tài  đánh giá biến động giá đất, ĐIỂM CAOĐề tài  đánh giá biến động giá đất, ĐIỂM CAO
Đề tài đánh giá biến động giá đất, ĐIỂM CAO
 
Chuyên đề quy trình lựa chọn và quản lý nhà cung cấp
Chuyên đề quy trình lựa chọn và quản lý nhà cung cấpChuyên đề quy trình lựa chọn và quản lý nhà cung cấp
Chuyên đề quy trình lựa chọn và quản lý nhà cung cấp
 
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI XÃ HƢỚNG HIỆP, H...
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI XÃ HƢỚNG HIỆP, H...PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI XÃ HƢỚNG HIỆP, H...
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI XÃ HƢỚNG HIỆP, H...
 
Luận văn: Phát triển tư duy sáng tạo qua việc sử dụng bài tập sáng tạo
Luận văn: Phát triển tư duy sáng tạo qua việc sử dụng bài tập sáng tạoLuận văn: Phát triển tư duy sáng tạo qua việc sử dụng bài tập sáng tạo
Luận văn: Phát triển tư duy sáng tạo qua việc sử dụng bài tập sáng tạo
 
Luận văn: Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua việc sử dụng bài ...
Luận văn: Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua việc sử dụng bài ...Luận văn: Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua việc sử dụng bài ...
Luận văn: Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua việc sử dụng bài ...
 
Luận văn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Sơn Dương, t...
Luận văn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Sơn Dương, t...Luận văn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Sơn Dương, t...
Luận văn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Sơn Dương, t...
 
Nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồn...
Nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồn...Nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồn...
Nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồn...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đLuận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đ
 
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện ĐakrôngPhát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
 
Luận văn: Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huy...
Luận văn: Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huy...Luận văn: Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huy...
Luận văn: Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huy...
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại ban quản lý rừng phòng hộ xuân lộc, tỉnh đồng nai

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NGÔ VĂN VINH NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC LẬP QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TẠI BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ XUÂN LỘC, TỈNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Đồng Nai, 2012
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NGÔ VĂN VINH NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC LẬP QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TẠI BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ XUÂN LỘC, TỈNH ĐỒNG NAI CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC MÃ SỐ: 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN THỊ BẢO LÂM Đồng Nai, 2012
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả luận văn Ngô Văn Vinh
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành công trình nghiên cứu này, tác giả đã nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ của Ban Chủ nhiệm khoa Quản lý tài nguyên rừng, Tổ Sau Đại học của Trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam cơ sở 2 và các quý Thầy, Cô đã tận tình giảng dạy trong suốt chương trình đào tạo thạc sỹ. Đặc biệt tác giả xin tỏ lòng biết ơn chân thành đến TS. Nguyễn Thị Bảo Lâm đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tác giả xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thu thập số liệu để hoàn thành tốt hơn đề tài tốt nghiệp. Tác giả cũng xin cảm ơn sự ủng hộ nhiệt tình của các đồng nghiệp, cảm ơn sự động viên chia sẻ của gia đình và bạn bè gần xa. Đồng Nai, ngày 12 tháng 04 năm 2012 Tác giả: Ngô Văn Vinh
  • 5. iii MỤC LỤC Trang phụ bìa Trang Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt vi Danh sách các bảng vii Danh sách các hình viii ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................................1 Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...............................................4 1.1. Sơ lược về các loại hình quy hoạch trên thế giới........................................................4 1.1.1. Quy hoạch vùng lãnh thổ ...................................................................................4 1.1.2. Quy hoạch vùng nông nghiệp ............................................................................5 1.1.3. Quy hoạch sản xuất lâm nghiệp.........................................................................6 1.2. Nghiên cứu quy hoạch lâm nghiệp ở Việt Nam..........................................................8 1.2.1. Tình hình phát triển công tác quy hoạch lâm nghiệp.......................................8 1.2.2. Các loại hình quy hoạch lâm nghiệp ở Việt Nam ...........................................11 1.3. Những thảo luận làm rõ tính cần thiết của đề tài ....................................................14 Chương 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................17 2.1. Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu.............................................................17 2.1.1. Đối tượng...........................................................................................................17 2.1.2. Mục tiêu nghiên cứu.........................................................................................17 2.1.3. Giới hạn và phạm vi vấn đề nghiên cứu..........................................................17 2.2. Nội dung nghiên cứu...................................................................................................17 2.2.1. Cơ sở quy hoạch lâm nghiệp BQL rừng phòng hộ Xuân Lộc........................17 2.2.2.Những nội dung cơ bản của quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cho BQL rừng phòng hộ Xuân Lộc .......................................................................................18 2.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................18 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu..........................................................................18 2.3.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu...................................................19 2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu...............................................................................21 Chương 3. ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU .......................................................22
  • 6. iv 3.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên nhiên nhiên..........................................................22 3.1.1. Vị trí đị lý – kinh tế ...........................................................................................22 3.1.2. Tài nguyên khí hậu...........................................................................................23 3.1.3. Tài nguyên đất đai ............................................................................................23 3.1.3.1. Về phân loại đất..........................................................................................23 3.1.3.2. Đặc điểm.....................................................................................................26 3.1.4. Tài nguyên nước...............................................................................................28 3.1.5. Tài nguyên rừng ...............................................................................................29 3.2.6. Thực trạng về môi trường ................................................................................30 3.2. Nguồn lực kinh tế - xã hội khu vực BQLR phòng hộ Xuân Lộc ............................30 3.2.1. Đặc điểm dân cư ...............................................................................................30 3.2.2. Sản xuất nông lâm nghiệp và chăn nuôi.........................................................31 3.2.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng..................................................................................32 Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..............................................35 4.1. Cở sở lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại Ban QLRPH Xuân Lộc.........35 4.1.1. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp..................................................35 4.1.1.1. Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp ............................................................35 4.1.1.2. Các hình thức sử dụng đất..........................................................................38 4.1.1.3. Thực trạng công tác quy hoạch đất lâm nghiệp .........................................40 4.1.1.4. Công tác giao khoán đất lâm nghiệp..........................................................41 4.1.1.5. Hiện trạng tổ chức quản lý đất lâm nghiệp ................................................42 4.1.2. Đánh giá kết quả thực hiện công tác bảo vệ, phát triển rừng ........................43 4.1.2.1. Công tác bảo vệ rừng..................................................................................43 4.1.2.2. Công tác trồng rừng ...................................................................................43 4.1.2.3. Khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên..........................................................45 4.1.2.4. Khai thác rừng trồng và lâm sản phụ.........................................................45 4.1.3. Đánh giá chung.................................................................................................47 4.1.3.1. Những thuận lợi..........................................................................................47 4.1.3.2. Những tồn tại và thách thức........................................................................47 4.1.4. Một số dự báo cơ bản........................................................................................49 4.1.4.1. Dự báo về dân số - lao động.......................................................................49 4.1.4.2. Dự báo về môi trường.................................................................................49 4.1.4.3. Dự báo về tiến bộ khoa học công nghệ lâm nghiệp....................................50 4.2. Đề xuất nội dung cơ bản QH bảo vệ phát triển rừng Ban QLRPH Xuân Lộc .....52 4.2.1. Cơ sở pháp lý của công tác lập quy hoạch.......................................................52
  • 7. v 4.2.2. Quan điểm quy hoạch phát triển lâm nghiệp ..................................................53 4.2.3. Định hướng phát triển lâm nghiệp Ban QLRPH Xuân Lộc...........................54 4.2.4. Mục tiêu phát triển lâm nghiệp Ban QLRPH Xuân Lộc ................................55 4.2.4.1. Mục tiêu chung............................................................................................55 4.2.4.2. Mục tiêu cụ thể............................................................................................56 4.2.5. Nội dung quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng BQLRPH Xuân Lộc.............57 4.2.5.1. Quy hoạch 3 loại rừng................................................................................57 4.2.5.2. Quy hoạch quản lý bảo vệ rừng..................................................................60 4.2.5.3. Quy hoạch phát triển rừng..........................................................................63 4.2.5.4. Quy hoạch sử dụng rừng.............................................................................66 4.2.5.5. Quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng lâm sinh...........................................67 4.2.5.6. Quy hoạch đà o tạo phá t triển nguồn nhân lực...........................................68 4.2.6. Phân kỳ quy hoạch và tiến độ thực hiện quy hoạch .......................................69 4.2.6.1 Phân kỳ quy hoạch.......................................................................................69 4.2.6.2 Tiến độ thực hiện quy hoạch........................................................................70 4.2.7. Đề xuất giải pháp thực hiện quy hoạch...........................................................71 4.2.7.1. Giải pháp về tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh.....................................71 4.2.7.2. Giải pháp về cơ chế chính sách ..................................................................73 4.2.7.3. Giải pháp khoa học công nghệ ...................................................................74 4.2.7.4. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực.........................................................74 4.2.7.5. Giải pháp tài chính .....................................................................................75 4.2.7.6. Các giải pháp kỹ thuật lâm sinh .................................................................76 4.2.8. Ước tính vốn đầu tư và hiệu quả đầu tư..........................................................77 4.2.8.1. Ước tính vốn đầu tư ....................................................................................77 4.2.8.2 Ước tính hiệu quả về môi trường.................................................................78 4.2.8.3. Ước tính hiệu quả về kinh tế.......................................................................79 4.2.8.4. Ước tính hiệu quả về xã hội........................................................................80 Chương 5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ......................................................81 5.1. Kết luận........................................................................................................................81 5.2. Tồn tại..........................................................................................................................81 5.3. Kiến nghị......................................................................................................................82 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................83
  • 8. vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT STT TỪ VIẾT TẮT Ý NGHĨA 1 BQL Ban quản lý 2 CSHT Cơ sở hạ tầng 3 FAO Tồ chức nông lương Liên hiệp quốc 4 FSC Hội đồng quản trị rừng quốc tế 5 GDP Tổng sản phẩm trong nước 6 GIS Hệ thống thông tin địa lý 7 IRR Tỷ lệ hoàn vốn nội tại 8 KCN Khu công nghiệp 9 NPV Hiện giá thuần 10 PCCCR Phòng cháy chữa cháy rừng 11 PRA Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn 12 PTNT Phát triển nông thôn 13 QHLN Quy hoạch lâm nghiệp 14 QLRPH Quản lý rừng phòng hộ 15 SXKD Sản xuất kinh doanh 16 UBND Ủy Ban nhân dân 17 UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc
  • 9. vii DANH SÁCH CÁC BẢNG Bảng 3.1: Diện tích các loại đất của Ban QLRPH Xuân Lộc.............................................26 Bảng 3.2: Diện tích phân theo độ dốc và tầng dày đất .......................................................27 Bảng 3.3: Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp của BQLRPH Xuân Lộc.............................29 Bảng 3.4: Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp nằm trên các xã...........................................30 Bảng 4.1: Biến động diện tích rừng và đất lâm nghiệp qua các năm .................................37 Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp Ban QLRPH Xuân Lộc..............................38 Bảng 4.3: Hiện trạng trữ lượng rừng Ban QLRPH Xuân Lộc............................................38 Bảng 4.4: Đất đai được quản lý theo 3 nhóm đối tượng sử dụng đất .................................39 Bảng 4.5: Thống kê diện tích rừng trồng mới giai đoạn 2002 – 2011................................44 Bảng 4.6: Kết quả khai thác rừng trồng và lâm sản phụ ở các giai đoạn............................45 Bảng 4.7: Quy hoạch sử dụng đất Ban QLRPH Xuân Lộc đến năm 2020.........................57 Bảng 4.8: Tổng hợp diện tích phát dọn đường băng PCCCR.............................................61 Bảng 4.9: Tổng hợp khối lượng bảo vệ và phát triển rừng.................................................69 Bảng 4.10: Tiến độ thực hiện quy hoạch bảo vệ rừng........................................................70 Bảng 4.11: Tiến độ quy hoạch phát triển rừng ...................................................................71 Bảng 4.12: Tiến độ quy hoạch khai thác rừng....................................................................71 Bảng 4.13. Tổng hợp dự báo nhu cầu vốn đầu tư bảo vệ và phát triển rừng......................77 Bảng 4.14: Tổng hợp dự báo vốn đầu tư phân theo nguồn.................................................78 Bảng 4.15: Tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế cho từng loài cây ..............................................80
  • 10. viii DANH SÁCH CÁC HÌNH Hình 3.1 Bản đồ phân loại đất Ban QLRPH Xuân Lộc...................................................24 Hình 4.1 Bản đồ hiện trạng rừng và sử dụng đất Ban QLRPH Xuân Lộc.......................36 Hình 4.2 Hiện trạng các loại hình sử dụng đất lâm nghiệp tại BQL................................40 Hình 4.3 So sánh tổng diện tích đất rừng trước và sau quy hoạch ..................................57 Hình 4.4 Bản đồ Quy hoạch 3 loại rừng Ban QLRPH Xuân Lộc....................................58 Hình 4.5 Bản đồ Quy hoạch Bảo vệ & phát triển rừng Ban QLRPH Xuân Lộc.............59
  • 11. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tài nguyên rừng có vai trò rất lớn đối với sản xuất nông lâm nghiệp nói riêng và các ngành kinh tế nói chung. Rừng không những là cơ sở để phát triển kinh tế - xã hội mà còn giữ chức năng sinh thái cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, do tốc độ tăng dân số ngày càng cao, việc khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách ồ ạt trong thời gian dài để phục vụ cho nhu cầu của con người đã làm cho nguồn tài nguyên rừng bị can kiệt nhanh chóng. Vì vậy, việc nghiên cứu đề xuất các giải pháp quy hoạch lâm nghiệp để bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng hiện nay được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, mỗi vùng miền hay mỗi khu vực. Lâm nghiệp là một ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, là bộ phận không thể tách rời của nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Rừng không những có vai trò bảo đảm môi trường nước, môi trường sống của động thực vật và con người mà còn góp phần giữ vững và phát triển bền vững và phát triển ổn định kinh tế - xã hội nói chung. Sự tác động đến rừng và đất rừng không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến nghề rừng và sự phát triển kinh tế xã hội tại khu vực có rừng mà còn tác động nhiều mặt đến các khu vực phụ cận cũng như nhiều ngành sản xuất khác. Do vậy, để sử dụng tài nguyên rừng một cách bền vững, lâu dài đòi hỏi phải có quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế gắn với việc bảo vệ môi trường là yêu cầu cấp thiết đối với các nhà quản lý. Quy hoạch phát triển lâm nghiệp là một trong những hoạt động rất quan trọng, đặc biệt đối với sản xuất lâm - nông nghiệp để tổ chức sử dụng đất sao cho có hiệu quả, bố trí, sắp xếp nền sản xuất lâm nghiệp nhằm phát huy vai trò chủ đạo, định hướng đối với sản xuất lâm nghiệp. Công tác quy hoạch phát triển lâm nghiệp là tiền đề vững chắc cho các giải pháp nhằm phát huy đồng thời những tiềm năng của tài nguyên rừng và các điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội, góp phần vào sự nghiệp phát triển bền vững ở địa phương.
  • 12. 2 Thực chất của công tác quy hoạch là lập kế hoạch dài hạn về phát triển lâm nghiệp của cả nước hoặc từng vùng lãnh thổ, từng khu vực, địa phương… Do vậy, hầu hết các phương án quy hoạch lâm nghiệp đều đước các cấp quản lý, khai thác sử dụng ở nhiều khía cạnh và mức độ khác nhau. Nhiều phương án quy hoạch lâm nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt và đã trở thành các chương trình, dự án lớn của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ như: “Chương trình phát triển trồng rừng phủ xanh đồi núi trọc hướng tới đóng của rừng tự nhiên” (1997) sau chuyển thành “Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng thời kỳ 1997-2010” – công trình đã được Quốc hội thông qua và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998. Phương án quy hoạch phát triện các vùng nguyên liệu giấy toàn quốc giai đoạn 1996-2010, đã cung cấp thông tin, số liệu cho Chính phủ và ngành quyết định xây dựng các vùng nguyên liệu giấy: Kon Tum, Thanh Hóa, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Phú Thọ … Dự án xây dựng hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn Sông Đà, phục vụ các công trình thủy điện lớn của quốc gia (thủy điện Hòa Bình, Sơn La…). Quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam đến năm 2010; Quy hoạch gỗ trụ mỏ vùng Đông Bắc (1996-2010); quy hoạch 3 loại rừng theo Chỉ thị 38/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ; … đã tác động sâu sắc đến công tác quy hoạch lâm nghiệp. Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc là đơn vị quản lý 10.300 ha rừng và đất lâm nghiệp nằm trong địa giới hành chính của 5 xã (Xuân Hòa, Xuân Thành, Xuân Trường, Xuân Tâm, Xuân Hưng) thuộc huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Những năm qua, lâm nghiệp trên địa bàn quản lý của đơn vị đã có bước phát triển, đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội và cải thiện môi trường sinh thái của địa phương. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, được sự đầu tư hỗ trợ của Nhà nước bằng các chương trình và dự án, công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng của đơn vị đang từng bước được cải thiện. Tuy nhiên, trong quá trình bảo vệ và phát triển rừng cũng như trong quản lý sử dụng rừng còn nhiều tồn tại và bất cập nảy sinh: rừng và đất lâm nghiệp cơ bản
  • 13. 3 đã được giao, khoán ổn định lâu dài theo quy định của Nhà nước nhưng sử dụng còn kém hiệu quả; tình trạng cháy rừng, khai thác rừng trái phép vẫn còn xảy ra; Việc sử dụng rừng chưa đúng mục đích, không theo quy hoạch, hiện tượng lấn chiếm, mua bán chuyển nhượng đất rừng trái phép còn xảy ra. Từ năm 2007, việc sắp xếp đổi mới các lâm trường theo Nghị định 200/NĐ-CP và thực hiện rà soát quy hoạch 3 loại rừng đã làm thay đổi mô hình quản lý, thay đổi quy mô diện tích 3 loại rừng và kế hoạch hàng năm trong công tác quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp. Những thay đổi trên đòi hỏi phải xây dựng phương án quy hoạch lâm nghiệp hợp lý, có cơ sở khoa học nhằm quản lý, bảo vệ chặt chẽ và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên rừng. Để có những cơ sở, luận cứ góp phần quy hoạch phát triển lâm nghiệp cấp tỉnh, huyện, xã phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, nhằm phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đề tài: “Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai” đã được thực hiện.
  • 14. 4 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Sơ lược về các loại hình quy hoạch trên thế giới 1.1.1. Quy hoạch vùng lãnh thổ Quy hoạch vùng lãnh thổ là hệ thống các biên pháp tác động vào một vùng lãnh thổ nhằm xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý, gắn liền với cơ cấu đất đai để sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, các công trình kinh tế, văn hóa xã hội, nguồn lao động, tăng cường cơ sở hạ tầng, phát triển lực lượng sản xuất, góp phần phát triển kinh tế xã hội xây dựng nông thôn mới, xã hội mới. Quy hoạch vùng lãnh thổ đóng vai trò là những căn cứ quan trọng để đầu tư phát triển kinh tế xã hội, thiết lập các dự án đầu tư cho các ngành trong từng vùng; là một căn cứ quan trọng trong việc xây dựng quy hoạch sử dụng đất, định hướng sử dụng đất theo cơ cấu kinh tế hợp lý, bố trí cơ cấu đất phù hợp với yêu cầu phát triển của các cấp, các ngành, xây dựng một hệ thống biện pháp bảo vệ môi trường và sử dụng đất đai bền vững. Nội dung quy hoạch vùng: Xác định mục tiêu quy hoạch vùng, phạm vi lãnh thổ quy hoạch và thời gian quy hoạch; đánh giá hiện trạng vùng thông qua phân tích các nguồn lực như vị thế vùng, tài nguyên và môi trường, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực,...; phân tích hiện trạng kinh tế xã hội: GDP vùng, nhịp độ tăng trưởng trong giai đoạn trước quy hoạch, quy luật chuyển dịch kinh tế, đặc điểm phát triển và phân tích các ngành kinh tế, phân tích cơ cấu lãnh thổ, đánh giá tương quan giữa cơ cấu kinh tế vùng với cơ cấu tài nguyên và lãnh thổ vùng. Định hướng phát triển và phân bố các lực lượng sản xuất của vùng; Xác định mục tiêu cho từng giai đoạn quy hoạch, quy mô, nhịp độ tăng trưởng GDP, bình quân GDP/người, tỷ suất hàng hoá khối lượng sản phẩm,... Luận chứng phát triển ngành: công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, du lịch dịch vụ,... Luận chứng phân bố theo vùng: Phân chia các địa khu theo chức năng sử dụng, sơ đồ tổng mặt bằng, phân bố cá trung tâm, mạng
  • 15. 5 lưới, trục, điểm. Xác định các chương trình, kế hoạch, tính toán và tìm kiếm các giải pháp thích hợp, đề xuất kiến nghị với các cấp chính quyền. 1.1.2. Quy hoạch vùng nông nghiệp Quy hoạch vùng nông nghiệp là một biện pháp tổng hợp của Nhà nước về phân bố và phát triển lực lượng sản xuất trên lãnh thổ các vùng hành chính nông nghiệp, nhằm đáp ứng các nhu cầu về phát triển đồng đều tất cả các ngành kinh tế trong vùng. Quy hoạch vùng nông nghiệp là giai đoạn kết thúc của kế hoạch hóa tương lai của Nhà nước một cách chi tiết sự phát triển và phân bố lực lượng sản xuất theo lãnh thổ của các vùng. Là biện pháp xác định các công ty sản xuất chuyên môn hóa một cách hợp lý. Là biện pháp thiết kế và thực hiện nghiêm túc việc sử dụng đất đai trên từng khu vực cụ thể của vùng. Là biện pháp xác định sự phân bố đúng đắn các cơ quan y tế và phục vụ sinh hoạt văn hoá cho người dân. Là biện pháp xây dựng các tiền đề tổ chức lãnh thổ nhằm sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, các thành tựu KHKT, các nguồn lao động nhằm thúc đẩy tất cả các công ty phát triển với tốc độ nhanh, đồng thời cải thiện đời sống vật chất và văn hoá và tinh thần cho người dân trong vùng lao động nông nghiệp đó. Vùng hành chính là đối tượng quy hoạch vùng nông nghiệp. Đồng thời các vùng hành chính cũng là các vùng lãnh thổ mà ở đó có các điều kiện kinh tế và tổ chức lãnh thổ thuận lợi cho việc phát triển có kết quả tất cả các ngành kinh tế quốc dân, như vậy trong quy hoạch vùng nông nghiệp lấy vùng hành chính nông nghiệp làm đối tượng quy hoạch. Quy hoạch vùng nông nghiệp có các nội dung như sau: + Lập kế hoạch phát triển tương lai của nền kinh tế quốc dân trong vùng hành chính nông nghiệp. + Lập kế hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên theo hướng bền vững. + Tổ chức lãnh thổ với việc lập các sơ đồ quy hoạch vùng. + Phân bố hợp lý các công ty chế biến nông - lâm sản. + Xác định cân đối lao động trong tất cả các ngành kinh tế quốc dân. + Lập kế hoạch phân bổ nhân khẩu.
  • 16. 6 + Phân bổ các công ty sản xuất vật liệu xây dựng, sửa chữa cơ khí, thương nghiệp dịch vụ. + Phân bổ cơ sở hạ tầng như: Đường giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc, và các công trình phục vụ lợi ích công cộng khác... + Lập kế hoạch thực hiện tất cả các biện pháp đề ra trong sơ đồ quy hoạch vùng trong thời gian chuyển tiếp. Như vậy, lập kế hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên, tổ chức lãnh thổ với việc lập sơ đồ quy hoạch vùng là những nội dung quy hoạch vùng nông nghiệp (hay quy hoạch nông nghiệp huyện )[3]. 1.1.3. Quy hoạch sản xuất lâm nghiệp Sự phát sinh của quy hoạch lâm nghiệp gắn liền với sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa. Do công nghiệp và giao thông vận tải phát triển, nên yêu cầu khối lượng gỗ khai thác ngày càng tăng. Sản xuất gỗ đã tách khỏi nền kinh tế địa phương của chế độ phong kiến và bước vào thời đại kinh tế hàng hoá tư bản chủ nghĩa. Thực tế sản xuất lâm nghiệp đã không còn bó hẹp trong việc sản xuất gỗ đơn thuần mà cần phải có ngay những lý luận và biện pháp nhằm đảm bảo thu hoạch lợi nhuận lâu dài cho các chủ rừng. Chính hệ thống hoàn chỉnh về lý luận quy hoạch lâm nghiệp và điều chế rừng đã được hình thành trong hoàn cảnh như vậy. Đầu thế kỷ 18, quy hoạch lâm nghiệp mới chỉ giải quyết việc "Khoanh khu chặt luân chuyển", có nghĩa là đem trữ lượng hoặc diện tích tài nguyên rừng chia đều cho từng năm của chu kỳ khai thác và tiến hành khoanh khu chặt luân chuyển theo trữ lượng hoặc diện tích. Phương thức này phục vụ cho phương thức kinh doanh rừng chồi, chu kỳ khai thác ngắn. Sau cuộc cách mạng công nghiệp ở Châu Âu. Vào thế kỷ 19, phương thức kinh doanh rừng chồi được thay thế bằng phương thức kinh doanh rừng hạt với chu kỳ khai thác dài và phương thức "Khoanh khu chặt luân chuyển" nhường chỗ cho phương thức "Chia đều" của Hartig. Hartig đã chia chu kỳ khai thác thành nhiều thời kỳ lợi dụng và trên cơ sở đó, khống chế lượng chặt hàng năm. Đến năm 1816,
  • 17. 7 xuất hiện phương pháp luân kỳ lợi dụng của H.Cotta. H.Cotta chia chu kỳ khai thác thành 20 thời kỳ lợi dụng và cũng lấy đó để khống chế lượng chặt hàng năm. Sau đó phương pháp "Bình quân thu hoạch" ra đời. Quan điểm phương pháp này là giữ đều mức thu hoạch trong chu kỳ khai thác hiện tại, đồng thời vẫn đảm bảo thu hoạch được liên tục trong chu kỳ sau. Và đến cuối thế kỷ 19, xuất hiện phương pháp "Lâm phần kinh tế" của Judeich. Phương pháp này khác phương pháp "Bình quân thu hoạch" về căn bản. Judeich cho rằng những lâm phần nào đảm bảo thu hoạch được nhiều tiền nhất sẽ đưa vào diện khai thác. Hai phương pháp "Bình quân thu hoạch" và "Lâm phần kinh tế" chính là tiền đề của hai phương pháp tổ chức kinh doanh và tổ chức rừng khác nhau. Phương pháp "Bình quân thu hoạch" và sau này là phương pháp "Cấp tuổi" chịu ảnh hưởng của "Lý luận rừng tiêu chuẩn", có nghĩa là rừng phải có kết cấu tiêu chuẩn về tuổi cũng như về diện tích và trữ lượng, vị trí và đưa các cấp tuổi cao vào diện tích khai thác. Hiện nay, phương pháp kinh doanh rừng này được dùng phổ biến cho các nước có tài nguyên rừng phong phú. Còn phương pháp "Lâm phần kinh tế" và hiện nay là phương pháp "Lâm phần" không căn cứ vào tuổi rừng mà dựa vào đặc điểm cụ thể của mỗi lâm phần tiến hành phân tích, xác định sản lượng và biện pháp kinh doanh, phương thức điều chế rừng. Cũng từ phương pháp này còn phát triển thành "Phương pháp kinh doanh lô" và "Phương pháp kiểm tra" [10]. Tại châu Âu, vào thập kỷ 30 và thập kỷ 40 của thế kỷ XX, quy hoạch ngành giữ vai trò lấp chỗ trống của quy hoạch vùng được xây dựng vào đầu thế kỷ. Năm 1946, Jack đã cho ra đời chuyên khảo đầu tiên về phân loại đất đai với tên "Phân loại đất đai cho quy hoạch sử dụng đất". Đây cũng là tài liệu đầu tiên, đề cập đến đánh giá khả năng của đất cho quy hoạch sử dụng đất. Tại vùng Rhodesia trước đây (nay là Cộng hoà Zimbabwe), Bộ Nông nghiệp đã xuất bản cuốn sổ tay hướng dẫn quy hoạch sử dụng đất hỗ trợ cho quy hoạch cơ sở hạ tầng cho công tác trồng rừng. Vào đầu những năm 60 của thế kỷ XX, Tạp chí "East African Journal for Agriculture and Forestry" đã xuất bản nhiều bài báo về quy hoạch cơ sở hạ tầng ở Nam châu Phi. Năm 1966, Hội Đất học và Hội Nông học của Mỹ cho ra đời chuyên
  • 18. 8 khảo về hướng dẫn điều tra đất, đánh giá khả năng của đất và ứng dụng trong quy hoạch sử dụng đất [3]. 1.2. Nghiên cứu quy hoạch lâm nghiệp ở Việt Nam 1.2.1. Tình hình phát triển công tác quy hoạch lâm nghiệp Quy hoạch lâm nghiệp (QHLN) áp dụng vào nước ta từ thời Pháp thuộc như xây dựng phương án điều chế rừng chồi, sản xuất củi, điều chế rừng Thông nhựa theo phương pháp hạt đều... Đến năm 1955 - 1957, tiến hành sơ thám và mô tả để ước lượng tài nguyên rừng. Năm 1958 - 1959 tiến hành thống kê trữ lượng rừng miền Bắc. Cho đến năm 1960 - 1964 công tác QHLN mới áp dụng ở miền Bắc. Từ năm 1984 – 1990 thực hiện chương trình điều chế rừng, do FAO tài trợ; đo vẽ bản đồ địa hình 1/10.000 các vùng lâm nghiệp trọng điểm; điều tra quy hoạch rừng đặc dụng. Năm 1991-1992 kiểm kê rừng tự nhiên, sà soát tài nguyên rừng. Năm 1991-1995 quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội các vùng trọng điểm, vùng nguyên liệu gỗ trụ mỏ vùng Đông Bắc. Năm 1998-2000 thực hiện kiểm kê rừng theo chỉ thị 286/TTg. Năm 1991-2008 điều tra đánh gía theo dõi diễn biến rừng, tài nguyên rừng toàn quốc chu kỳ I, II, III, IV [2]. Phương án quy hoạch phát triện các vùng nguyên liệu giấy toàn quốc giai đoạn 1996-2010 đã cung cấp thông tin, số liệu cho Chính phủ và ngành quyết định xây dựng các vùng nguyên liệu giấy: Kon Tom, Thanh Hóa, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Phú Thọ …; Dự án xây dựng hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn sông Đà, phục vụ các công trình thủy điện lớn của quốc gia (thủy điện Hòa Bình, Sơn La…); Quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam đến năm 2010; Quy hoạch gỗ trụ mỏ Đông Bắc (1996-2010); quy hoạch 3 loại rừng theo Chỉ thị 38/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ [6]; … đã tác động sâu sắc đến công tác quy hoạch lâm nghiệp và ngày càng được tăng cường và mở rộng [2]. Giai đoạn từ 1991 đến nay, đất nước ta thực hiện chính sách đổi mới do Đảng khởi xướng, thực hiện sự chuyển đổi nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý điều tiết của Nhà nước. Với sự chuyển
  • 19. 9 dịch của các ngành kinh tế, sự mở cửa hội nhập đã thúc đẩy kinh tế nước ta phát triển theo chiều hướng thuận lợi, ngành sản xuất lâm nghiệp nước ta cũng có sự chuyển dịch theo chiều hướng chung đó. Với các nét đặc trưng sau: - Đó là sự chuyển đổi từ nền lâm nghiệp truyền thống, lâm nghiệp Nhà nước sang nền lâm nghiệp xã hội, gắn với định hướng phát triển của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. - Hệ thống tính chất quản lý ngành cũng có nhiều thay đổi cho phù hợp với yêu cầu quản lý tài nguyên rừng tổng hợp, đa ngành, đa mục đích. - Trong sự thay đổi có tính cách mạng về tính chất và quản lý, hàng loạt các chủ trương, chính sách mới được ban hành tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của ngành lâm nghiệp nói chung và vấn đề quản lý rừng bền vững nói riêng. - Công tác tổ chức sử dụng tài nguyên rừng (tổ chức sản xuất lâm nghiệp) được quan tâm và có định hướng phát triển tích cực. Do nhận thức về vai trò quan trọng của rừng trong vấn đề phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái nên các hoạt động lâm nghiệp đặc biệt quan tâm đến hai loại rừng phòng hộ và đặc dụng. Dẫn chứng là tháng 11/1997 Quốc hội nước ta đã thông qua dự án trồng mới 5 triệu ha rừng (giai đoạn 1998 - 2010), trong đó quy hoạch trồng mới 2 triệu ha rừng đặc dụng, phòng hộ và 3 triệu ha rừng sản xuất, đặc biệt trong giai đoạn này Chính phủ đã ban hành một loạt các hệ thống luật pháp và những chính sách quan trọng nhằm tăng cường công tác bảo vệ phát triển rừng và quản lý rừng bền vững. Viện Điều tra Quy hoạch rừng kết hợp chặt chẽ với lực lượng Điều tra quy hoạch của Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, không ngừng cải tiến cũng như áp dụng các phương pháp điều tra hiện đại, QHLN của các nước cho phù hợp với trình độ và điều kiện tài nguyên rừng của nước ta. Tuy nhiên, so với lịch sử phát triển của các nước thì QHLN ở nước ta hình thành và phát triển muộn hơn rất nhiều. Vì vậy, những nghiên cứu cơ bản về kinh tế, xã hội, và tài nguyên rừng làm cơ sở cho công tác QHLN chưa được giải quyết triệt để, nên công tác này ở nước ta đang trong giai đoạn vừa tiến hành vừa nghiên cứu áp dụng [10].
  • 20. 10 Những năm gần đây, Nhà nước ta đã ban hành một loạt các văn bản liên quan đến lĩnh vực phát triển lâm nghiệp, trong đó có thể kể đến một số các văn bản quan trọng như: Hiến pháp của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992; Luật Đất đai năm 2003; Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004; Quy chế quản lý rừng năm 2006 và Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp quốc gia giai đoạn 2006 – 2020 [5] [4] [7] [1]. Theo Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020, một trong những tồn tại mà Bộ NN&PTNT đánh giá là: “Công tác quy hoạch nhất là quy hoạch dài hạn còn yếu và chậm đổi mới, chưa kết hợp chặt chẽ với quy hoạch của các ngành khác, còn mang nặng tính bao cấp và thiếu tính khả thi. Chưa quy hoạch 3 loại rừng hợp lý và chưa thiết lập được lâm phần ổn định trên thực địa... ”[1]. Đây cũng là nhiệm vụ nặng nề có tính chất lâu dài và cấp bách đối với công tác QHLN của nước ta hiện nay. Theo biên bản hội thảo quốc gia về "Quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp'' năm 1997, có nhiều ý kiến cho rằng cần nghiên cứu tính thống nhất giữa hai luật: Luật Đất đai và Luật Bảo vệ và Phát triển rừng trong quy hoạch và giao đất nông nghiệp và lâm nghiệp, xác định rõ vai trò của địa phương trong QHLN và giao đất, giao rừng [3]. Từ trước tới nay, công tác quy hoạch lâm nghiệp đã được triển khai trên toàn quốc ở nhiều cấp độ, quy mô khác nhau phục vụ cho mục tiêu phát triển ngành. Song căn cứ vào yêu cầu, trong mỗi giai đoạn cụ thể, trong từng thời điểm, căn cứ vào nguồn vốn được cấp và yêu cầu mức độ kỹ thuật khác nhau mà nội dung các phương án quy hoạch, dự án đầu tư cũng được điều chỉnh cho phù hợp. Hiện nay, Việt Nam đang tiếp tục sự nghiệp đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, kinh tế có chiều hướng tăng trưởng tốt, xu thế mở cửa, hội nhập khu vực và quốc tế ngày càng cao. Với nền kinh tế tăng trưởng, an ninh lương thực đảm bảo, các nhu cầu về chất đốt, xây dựng đã có nhiều loại thay thế gỗ, củi. Do đó sức ép về nhu cầu lâm sản có phần giảm xuống, mặt khác với xu thế hội nhập quốc tế thì vấn đề nhận thức về bảo vệ môi trường ngày càng cao, vì vậy tài
  • 21. 11 nguyên rừng được bảo vệ tốt hơn, diện tích rừng trồng ngày một tăng lên. Điều đó khẳng định rằng Việt Nam đã quan tâm đến QLRBV thông qua các chủ trương, chính sách, tổ chức quản lý và thực hiện nghiêm túc bằng việc khai thác lợi dụng tài nguyên rừng hợp lý, xã hội hoá nghề rừng, thực hiện các cam kết quốc tế và khu vực trong bảo vệ và phát triển rừng bền vững. Song chỉ tiêu được chú trọng trong QLRBV mới chỉ dừng lại ở chỉ tiêu số lượng (diện tích), còn các chỉ tiêu về chất lượng như tính đa dạng sinh học, khả năng phòng hộ giữ đất giữ nước chóng xói mòn, bảo vệ môi trường sinh thái lại được thể hiện bằng cách xây dựng các khu rừng đặc dụng, các dự án trồng và bảo vệ rừng phòng hộ. Năm 1992, Chính phủ đã phê duyệt chương trình trồng rừng phòng hộ mang mã số 327, sau này được lồng ghép vào chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng đến năm 2010. Với chương trình này, nước ta sẽ đạt được thành tựu trong công cuộc bảo vệ và phát triển rừng với việc nâng cao diện tích rừng, tăng độ che phủ, đảm bảo về môi trường, đáp ứng nhu cầu lâm sản cho nền kinh tế và phục vụ đời sống nhân dân. 1.2.2. Các loại hình quy hoạch lâm nghiệp ở Việt Nam (1) Quy hoạch lâm nghiệp cho các cấp quản lý sản xuất kinh doanh Quy hoạch lâm nghiệp cho các cấp quản lý sản xuất kinh doanh (SXKD) bao gồm: Quy hoạch tổng công ty lâm nghiệp, công ty lâm nghiệp; Quy hoạch lâm trường; Quy hoạch lâm nghiệp cho các đối tượng khác (quy hoạch cho các khu rừng phòng hộ, quy hoạch các khu rừng đặc dụng và quy hoạch phát triển sản xuất lâm nông nghiệp cho các cộng đồng làng bản và trang trại lâm nghiệp hộ gia đình). Các nội dung quy hoạch lâm nghiệp cho các cấp quản lý sản xuất kinh doanh là khác nhau tuỳ theo điều kiện cụ thể của mỗi đơn vị và thành phần kinh tế tham gia vào sản xuất lâm nghiệp mà lựa chọn các nội dung quy hoạch cho phù hợp. (2) Quy hoạch lâm nghiệp cho các cấp quản lý lãnh thổ Ở nước ta, các cấp quản lý lãnh thổ bao gồm các đơn vị quản lý hành chính: Từ toàn quốc tới tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương), huyện (thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã, quận) và xã (phường). Để phát triển, mỗi đơn vị đều
  • 22. 12 phải xây dựng phương án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển các ngành sản xuất và quy hoạch dân cư, phát triển xã hội… * Quy hoạch lâm nghiệp toàn quốc Quy hoạch lâm nghiệp toàn quốc là quy hoạch phát triển sản xuất lâm nghiệp trên phạm vi lãnh thổ quốc gia nhằm giải quyết một số vấn đề cơ bản, bao gồm: Xác định phương hướng nhiệm vụ chiến lược phát triển lâm nghiệp toàn quốc. Quy hoạch đất đai tài nguyên rừng theo các chức năng (sản xuất, phòng hộ và đặc dụng). Quy hoạch bảo vệ, nuôi dưỡng và phát triển tài nguyên rừng hiện có. Quy hoạch tái sinh rừng (bao gồm tái sinh tự nhiên và trồng rừng), thực hiện nông lâm kết hợp. Quy hoạch lợi dụng rừng, chế biến lâm sản gắn với thị trường tiêu thụ. Quy hoạch tổ chức sản xuất, phát triển nghề rừng, phát triển lâm nghiệp xã hội. Quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải. Do đặc thù khác với những ngành kinh tế khác, cho nên thời hạn quy hoạch lâm nghiệp thường được thực hiện trong thời gian 10 năm và các nội dung quy hoạch được thực hiện tuỳ theo các vùng kinh tế lâm nghiệp. * Quy hoạch lâm nghiệp cấp tỉnh Quy hoạch lâm nghiệp cấp tỉnh giải quyết những vấn đề: Xác định phương hướng nhiệm vụ phát triển lâm nghiệp trong phạm vi tỉnh căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, căn cứ quy hoạch lâm nghiệp toàn quốc đồng thời căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh. Tiến hành quy hoạch đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh theo ba chức năng: Rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Quy hoạch bảo vệ, nuôi dưỡng và phát triển tài nguyên rừng hiện có. Quy hoạch tái sinh rừng (bao gồm tái sinh tự nhiên và trồng rừng), thực hiện nông lâm kết hợp. Quy hoạch lợi dụng rừng, chế biến lâm sản gắn với thị trường tiêu thụ. Quy hoạch tổ chức sản xuất, phát triển nghề rừng, phát triển lâm nghiệp xã hội. Quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải. Quy hoạch đa dạng sinh học. * Quy hoạch lâm nghiệp cấp huyện
  • 23. 13 Quy hoạch lâm nghiệp cấp huyện, về cơ bản các nội dung quy hoạch lâm nghiệp cũng tương tự như quy hoạch lâm nghiệp tỉnh, tuy nhiên nó được thực hiện cụ thể, chi tiết hơn và được tiến hành trên phạm vi địa bàn huyện. Quy hoạch lâm nghiệp huyện đề cập giải quyết các vấn đề sau: - Căn cứ vào phương hướng, nhiệm vụ phát triển tổng thể kinh tế - xã hội của huyện, căn cứ vào phương án phát triển lâm nghiệp của tỉnh và điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội, đặc biệt là điều kiện tài nguyên rừng của huyện để xác định phương hướng nhiệm vụ phát triển trên địa bàn huyện. - Quy hoạch đất lâm nghiệp trong huyện theo 3 chức năng: sản xuất, phòng hộ và đặc dụng. - Quy hoạch bảo vệ, nuôi dưỡng tài nguyên rừng hiện có. - Quy hoạch các biện pháp tái sinh rừng: Trồng rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên. - Quy hoạch khai thác lợi dụng lâm đặc sản, chế biến lâm sản gắn liền với thị trường tiêu thụ. - Quy hoạch tổ chức sản xuất lâm nghiệp, quy hoạch đất lâm nghiệp cho các thành phần kinh tế trong huyện. - Quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải cho vận chuyển lâm sản hàng hóa và trao đổi nội bộ. - Xác định tiến độ thực hiện: Thời gian quy hoạch lâm nghiệp cấp huyện thường là 10 năm. * Quy hoạch lâm nghiệp cấp xã Xã là đơn vị hành chính nhỏ nhất, là đơn vị cơ bản quản lý và tổ chức sản xuất lâm nghiệp trong các thành phần kinh tế tập thể và tư nhân. Quy hoạch lâm nghiệp trên địa bàn xã cần chi tiết cụ thể hơn và được tiến hành trong thời gian 10 năm. Quy hoạch lâm nghiệp xã thường tiến hành các nội dung sau: - Điều tra các điều kiện cơ bản của xã hội có liên quan đến sản xuất lâm nghiệp như: Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội; điều kiện tài nguyên rừng.
  • 24. 14 - Căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, căn cứ vào quy hoạch cấp huyện và các điều kiện cơ bản của xã, xác định phương hướng nhiệm vụ phát riển lâm nghiệp trên địa bàn xã. - Quy hoạch đất đai trong xã theo ngành và theo đơn vị sử dụng. Xác định rõ mối quan hệ giữa các ngành sử dụng đất đai trên địa bàn xã. Căn cứ vào phương hướng phát triển, các điều kiện về nhu cầu phòng hộ và các nhu cầu đặc biệt khác (nếu có) phân chia đất lâm nghiệp theo ba chức năng sử dụng: sản xuất, phòng hộ, đặc dụng. - Quy hoạch các nội dung sản xuất kinh doanh lợi dụng rừng, bố trí không gian, tổ chức các biện pháp kinh doanh lợi dụng rừng: bảo vệ và nuôi dưỡng rừng hiện có, trồng rừng và tái sinh phục hồi rừng, nông lâm kết hợp, khai thác, chế biến các loại lâm sản, đặc sản phục vụ nhu cầu của địa phương và thị trường, quy hoạch các nội dung sản xuất hỗ trợ. - Quy hoạch tổ chức sản xuất lâm nghiệp cho các thành phần kinh tế trong xã gắn với phát triển lâm nghiệp xã hội. - Quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, các công trình phục vụ sản xuất và đời sống. - Ước tính đầu tư và hiệu quả: ước tính đầu tư lao động tiền vốn, vật tư thiết bị. Hiệu quả đầu tư cần được đánh giá đầy đủ trên các mặt kinh tế - xã hội, môi trường. Xác định tiến độ thực hiện. Về cơ bản, nội dung quy hoạch lâm nghiệp cho các cấp quản lý lãnh thổ từ toàn quốc đến tỉnh, huyện, xã, đơn vị sản xuất kinh doanh là tương tự như nhau. Tuy nhiên, mức độ giải quyết khác nhau về chiều sâu và chiều rộng tuỳ theo các cấp độ của quy hoạch. 1.3. Những thảo luận làm rõ tính cần thiết của đề tài Ban quản lý (BQL) rừng phòng hộ Xuân Lộc được chuyển từ Lâm trường Xuân Lộc vào năm 2007. Địa bàn hoạt động chủ yếu của BQL ở trên các xã của huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Trong những năm của thập kỷ 70-90 của thế kỷ XX, chức năng và nhiệm vụ chính của Lâm trường là khai thác lợi dụng tài nguyên
  • 25. 15 rừng tự nhiên và quản lý bảo vệ rừng, sản lượng khai thác hàng năm của Lâm trường Xuân Lộc đạt hàng chục ngàn khối gỗ rừng tự nhiên, sản phẩm khai thác phục vụ cho nhu cầu xây dựng của khu vực và quốc phòng. Sang những năm cuối thập kỷ 90 và thời gian trở lại đây, hoạt động tổ chức quản lý xây dựng rừng và kinh doanh lợi dụng rừng của lâm trường phát triển ở mức cao hơn và đi vào nề nếp với những nhiệm vụ cơ bản sau: - Trồng rừng - Khoanh nuôi tái sinh - Nuôi dưỡng và làm giàu rừng - Quản lý bảo vệ rừng BQL rừng phòng hộ Xuân Lộc đã đẩy mạnh việc thực hiện các biện pháp kỹ thuật lâm sinh trong kinh doanh lợi dụng rừng, khai thác đảm bảo vốn rừng, nuôi dưỡng rừng, làm giàu rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng nhằm nâng cao chất lượng rừng và đã có những thành công đáng kể. Thực hiện chủ trương của Chính phủ về hạn chế khai thác gỗ rừng tự nhiên và tiến tới đóng cửa rừng, tăng cường trồng rừng và khai thác chế biến sản phẩm từ gỗ rừng trồng thì sản lượng khai thác hàng năm của lâm trường giảm đáng kể và hiện nay chỉ còn khai thác gỗ nguyên liệu từ rừng trồng. Với quá trình hình thành và phát triển của BQL rừng phòng hộ Xuân Lộc qua các thời kỳ, ta cũng thấy được những khó khăn và thách thức đặt ra đối với BQL hiện nay. Đó là việc quản lý sử dụng tài nguyên rừng như thế nào để đáp ứng nhu cầu lâm sản cho các ngành kinh tế và nhu cầu xã hội, nhưng vẫn đảm bảo được tính bền vững trong kinh tế - xã hội, bền vững về môi trường sinh thái đó là vấn đề cần có lời giải cho công tác tổ chức quản lý, xây dựng phát triển và kinh doanh lợi dụng tài nguyên rừng bền vững trong giai đoạn hiện nay của BQL. Những năm vừa qua, có nhiều chương trình, dự án đã và đang triển khai tại BQL rừng phòng hộ Xuân Lộc như: Chương trình 327, 661, 147 [1]; đã thực hiện rà soát quy hoạch 3 loại rừng theo Chỉ thị 38/2005/CT-TTg ngày 05/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ [6]; lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết theo Thông tư 04/2005/TT-
  • 26. 16 BTNMT ngày 18/7/2005 của Bộ tài nguyên và Môi trường nhằm quản lý bảo vệ, phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên rừng theo hướng phát triển bền vững. Song, do chưa có quy hoạch phát triển lâm nghiệp ổn định lâu dài nên chất lượng rừng trồng chưa cao, phân bố còn manh mún, chưa tạo thành được những dải rừng có tác dụng phòng hộ đầu nguồn, cải tạo môi trường đồng thời đáp ứng được mục tiêu kinh tế (nguyên liệu gỗ nhỏ, củi, lâm sản ngoài gỗ) hiện tại và lâu dài. Như đã trình bày ở trên, công tác nghiên cứu về quản lý và phát triển rừng (QL&PTR) còn rất mới, phạm vi nghiên cứu còn hạn chế, chủ thể nghiên cứu chưa đa dạng, nhất là hiện nay BQL rừng phòng hộ Xuân Lộc còn có các đơn vị kinh tế nhận khoán quản lý và kinh doanh trên phạm vi đất lâm nghiệp, có ảnh hưởng và quyết định trực tiếp đến công tác QL&PTR của địa phương. Vì vậy, trong đề tài này, tác giả sẽ tiến hành nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý rừng và phát triển bền vững, đồng thời đề xuất một số giải pháp để giúp đơn vị làm tốt công tác kinh doanh lợi dụng rừng trên quan điểm bền vững.
  • 27. 17 Chương 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng Đối tượng nghiên cứu của đề tài là 10.300,4 ha rừng và đất rừng của Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai [11] và cập nhật biến động rừng đến năm 2011. 2.1.2. Mục tiêu nghiên cứu + Xác định cơ sở khoa học của quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại BQL rừng phòng hộ Xuân Lộc. + Đề xuất những nội dung cơ bản của quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc giai đoạn 2013 - 2020. 2.1.3. Giới hạn và phạm vi vấn đề nghiên cứu Theo phân cấp loại hình quy hoạch theo lãnh thổ ở trên (mục 1.2.2), cấp quy hoạch lâm nghiệp ở BQL rừng phòng hộ Xuân Lộc nằm giữa quy hoạch cấp huyện và quy hoạch cấp xã. Tuy nhiên, để cho rõ, đề tài vận dụng quy hoạch tương đương cấp xã và đặt trọng tâm vào quy hoạch sử dụng đất và phát triển rừng trên đất lâm nghiệp, không mở rộng sang các loại khác như kiểu một quy hoạch lâm nghiệp thông thường. Tóm lại, giới hạn nghiên cứu là những nội dung cơ bản của quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng trên diện tích rừng và đất lâm nghiệp thuộc phạm vi của BQL rừng phòng hộ Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. 2.2. Nội dung nghiên cứu Để đáp ứng được hai mục tiêu, đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung chính sau đây: 2.2.1. Cơ sở quy hoạch lâm nghiệp BQL rừng phòng hộ Xuân Lộc - Phân tích điều kiện tự nhiên và tài nguyên rừng.
  • 28. 18 - Phân tích điều kiện kinh tế - xã hội (đặc điểm sinh thái, nhân văn, điều kiện sản xuất kinh doanh lâm nghiệp) - Đánh giá hiện trạng hoạt động sản xuất lâm nghiệp và kết quả thực hiện quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng của BQL rừng phòng hộ Xuân Lộc: - Dự báo nhu cầu sử dụng tài nguyên rừng đến năm 2020: 2.2.2.Những nội dung cơ bản của quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cho BQL rừng phòng hộ Xuân Lộc - Các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước có liên quan tới công tác quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng. - Quan điểm, định hướng bảo vệ và phát triển rừng BQL rừng phòng hộ Xuân Lộc giai đoạn 2013 đến năm 2020. - Quy hoạch 3 loại rừng tại BQL rừng phòng hộ Xuân Lộc. - Quy hoạch các biện pháp kinh doanh rừng, các biện pháp khai thác rừng, biện pháp chế biến lâm sản theo hướng lợi dụng tổng hợp tài nguyên rừng. - Tiến độ thực hiện quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng BQL rừng phòng hộ Xuân Lộc (2013 – 2020). - Ước tính vốn đầu tư, hiệu quả đầu tư bảo vệ và phát triển rừng BQL rừng phòng hộ Xuân Lộc (2013 – 2020). - Đề xuất một số giải pháp để thực hiện quy hoạch. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu - Kế thừa có chọn lọc các số liệu, tài liệu thống kê, các công trình nghiên cứu liên quan đến quy hoạch rừng. - Khai thác, sử dụng các loại bản đồ: + Bản đồ phân cấp đất huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai năm 2006 của Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp. + Bản đồ rà soát quy hoạch 3 loại rừng Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc theo Chỉ thị 38/2005/CT - TTg ngày 05/12/2005 của Thủ tướng chính phủ.
  • 29. 19 + Bản đồ hiện trạng rừng, bản đồ quy hoạch sử dụng đất của Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc giai đoạn 2008 – 2011. - Khảo sát thực địa: a) Thu thập số liệu ở Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc và 5 xã có đất lâm nghiệp của huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai về các hoạt động sản xuất kinh doanh rừng. b) Điều tra tài nguyên rừng: Chủ yếu là sử dụng tài liệu kế thừa của Phòng kỹ thuật của BQL. Ngoài ra, kết hợp tiến hành phúc tra số liệu trong các ô hệ thống trên các tuyến điển hình . Số lượng ô tiêu chuẩn đo đếm tối thiểu 30 ô/trạng thái rừng. Kích thước ô đo đếm như sau: + Đối với rừng trồng: 20 m x 25 m = 500 m2 + Trong ô đo đếm các nhân tố điều tra: Đường kính, chiều cao vút ngọn + Tính toán các chỉ tiêu: 3 . 1 D / ha, H vn / ha, H dc/ ha, G /ha, M /ha c) Điều tra tình hình tái sinh rừng: + Đối với đất có rừng: Tại các ô đo đếm trữ lượng rừng gỗ, cạnh trục xuyên tâm ô về phía bên phải, lập giải đo đếm tái sinh kích thước 2 m x 25 m = 50 m2 (gồm 10 ô dạng bản, với kích thước mỗi ô là 2 m x 2,5 m = 5 m2 ). + Đối với đất trống IC và IB: Mỗi trạng thái/ tiểu vùng lập địa lập 10 giải đo đếm tái sinh, kích thước giải đo đếm và ô dạng bản như đo đếm tái sinh ở đất có rừng. Nội dung thu thập trong ô: Đo đếm tất cả các cây tái sinh trong giải theo loài, cấp chiều cao và cấp chất lượng (A, B, C). 2.3.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu + Tổng hợp và phân tích thông tin cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội: Các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội được tổng hợp và phân tích theo các nhóm sau:
  • 30. 20 - Các thông tin liên quan đến các điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, địa hình địa vật, khí hậu thuỷ văn, thổ nhưỡng, động - thực vật tự nhiên được thu thập từ các tài liệu liên quan. - Các thông tin về điều kiện kinh tế - xã hội: Dân số, các dịch vụ xã hội và cơ sở hạ tầng (y tế, giáo dục, giao thông, thông tin liên lạc, thị trường giá cả...) được tổng hợp theo mục đích của đề tài. - Hệ thống thông tin liên quan đến tổ chức và thể chế được tổng hợp và phân tích bằng phương pháp SWOT. Phương pháp phân tích tập trung vào các chỉ tiêu: điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, tình hình quản lý và bảo vệ rừng... + Tổng hợp và phân tích thông tin điều tra chuyên đề: - Thông tin thu thập được để phục vụ quy hoạch phát triển lâm nghiệp được tổng hợp theo phương pháp tối ưu hoá mục tiêu và phân tích đa tiêu chuẩn áp dụng cho xây dựng kế hoạch. Bài toán phân tích kinh tế được sử dụng cho việc lựa chọn các phương án. - Trong quá trình xử lý tài liệu, tiến hành chỉnh lý và sắp xếp các thông tin theo thứ tự ưu tiên, mức độ quan trọng của vấn đề, phân tích các ý kiến, quan điểm để lựa chọn tìm ra giải pháp. + Phân tích hiệu quả kinh tế Phân tích hiệu quả kinh tế các mô hình sản xuất, trên cơ sở đó để lựa chọn các mô hình rừng trồng của các hộ gia đình, cộng đồng có hiệu quả kinh tế nhất để tiến hành quy hoạch sản xuất. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế một số mô hình trồng rừng sử dụng phương pháp động. Các chỉ tiêu kinh tế được tập hợp và tính toán bằng các hàm: NPV, BCR, BPV, CPV, IRR, trong chương trình Excel. * Các tiêu chuẩn đánh giá: - Giá trị hiện tại thuần tuý NPV: NPV là hiệu số giữa giá trị thu nhập và chi phí thực hiện các hoạt động sản xuất trong các mô hình khi đã tính chiết khấu để quy về thời điểm hiện tại. NPV =     n t t t t i C B 0 ) 1 (
  • 31. 21 Trong đó: NPV: là giá trị hiện tại thu nhập ròng (đồng). Bt: là giá trị thu nhập ở năm thứ t (đồng). Ct : là giá trị chi phí ở năm t (đồng). i : là tỷ lệ chiết khấu hay lãi suất (%). t : là thời gian thực hiện các hoạt động sản xuất (năm). NPV dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình kinh tế hay các phương thức canh tác. NPV càng lớn thì hiệu quả càng cao. - Tỷ lệ thu hồi nội bộ IRR: IRR là chỉ tiêu đánh giá khả năng thu hồi vốn đầu tư có kể đến yếu tố thời gian thông qua tính chiết khấu. IRR chính là tỷ lệ chiết khấu khi tỷ lệ này làm cho NPV = 0, tức là khi     n 0 t t t t ) i 1 ( C B = 0 thì i = IRR - Tỷ lệ thu nhập so với chi phí BCR. BCR sẽ là hệ số sinh lãi thực tế, phản ánh chất lượng đầu tư và cho biết mức thu nhập trên một đơn vị chi phí sản xuất. 2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu + Tính toán các trị số tổng, tổng phụ của các chỉ tiêu kinh tế, xã hội. + Chỉnh lý, tính toán các trị số sinh trưởng bình quân, tổng diện tích đất, diện tích các trạng thái rừng. + Xử lý số liệu và vẽ biểu đồ bằng phần mềm Microsoft Excel, soạn thảo trình bày luận văn bằng phần mềm Microsoft Word, trình bày báo cáo bằng Microsoft Powerpoint. + Số hoá và xây dựng bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng, bản đồ quy hoạch phát triển lâm nghiệp cho Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai (giai đoạn 2013 - 2020) bằng phần mềm MapInfor.
  • 32. 22 Chương 3 ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 3.1.1. Vị trí địa lý – kinh tế Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc nằm trên địa bàn huyện Xuân Lộc, ở phía Đông Nam tỉnh Đồng Nai, có vị trí địa lý như sau: + Kinh độ : Từ 107027’07’’ - 107033’54’’ độ Kinh Đông + Vĩ độ : Từ 10051’43’’ – 11000’49’’ độ Vĩ Bắc Ranh giới quản lý của Ban QLRPH Xuân Lộc được xác định như sau : - Phía Đông giáp xã Gia Huynh, huyện Tánh Linh, xã Tân Đức huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận; - Phía Tây giáp xã Xuân Thành, Xuân Trường, Xuân Tâm, Xuân Hưng thuộc huyện Xuân Lộc; - Phía Nam giáp Xuân Hòa, huyện Xuân Lộc; - Phía Bắc giáp xã Đông Hà, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận; Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc có diện tích nằm trên ranh giới hành chính của 5 xã (gồm Xuân Trường, Xuân Thành, Xuân Hưng, Xuân Hòa và Xuân Tâm) thuộc huyện Xuân Lộc, tổng diện tích tự nhiên của đơn vị là 10.393 ha, chiếm 24,2% diện tích tự nhiên của 5 xã, chiếm 14,3% diện tích tự nhiên huyện Xuân Lộc, diện tích đất lâm nghiệp trên các xã như sau: xã Xuân Thành (diện tích 3.528,61 ha chiếm 33,95% diện tích tự nhiên); xã Xuân Trường (diện tích 1.046,67 ha chiếm 10,07%); xã Xuân Tâm (diện tích 684,69 ha, chiếm 6,59%); xã Xuân Hưng (diện tích 1.380,08 ha, chiếm 13,28%) và xã Xuân Hòa (diện tích 3.753,73 ha, chiếm 36,12%). Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc nằm ở vị trí địa lý thuận lợi cách thành phố Biên Hoà khoảng 80 km theo quốc lộ 1A, cách thành phố Phan Thiết 100 km về phí Đông, có hệ thống giao thông thuận lợi (Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam, ga Trảng Táo…) nên Ban quản lý rừng phòng hộ có điều kiện thuận lợi trong phát triển, tạo cho đơn vị nói riêng và huyện Xuân Lộc nói chung có lợi thế về phát triển
  • 33. 23 kinh tế và mở rộng giao lưu với các tỉnh lân cận, nhưng đây cũng là áp lực lớn đối với công tác quản lý bảo vệ và phát triển vốn rừng. 3.1.2. Tài nguyên khí hậu Khu vực nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo với những đặc trưng chính sau [14]: - Năng lượng bức xạ dồi dào (trung bình 154 – 158 Kcal/cm2 /năm). Nắng nhiều (trung bình từ 5,7 – 6 giờ/ngày). Nhiệt độ cao và đều quanh năm, (trung bình 24,50 C), tổng tích ôn lớn (trung bình 9.2710 C/năm). Hầu như không có thiên tai như bão, lụt; rất thuận lợi cho phát triển nông lâm ngư nghiệp. - Lượng mưa trung bình lớn (từ 1.956 – 2.139 mm/năm), mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 kết thúc vào cuối tháng 11, mưa nhiều và mưa to vào thời kỳ từ tháng 7 đến tháng 9, giữa mùa mưa thường có tiểu hạn kéo dài khoảng 10-15 ngày. Mùa khô thường bắt đầu từ đầu tháng 12 đến cuối tháng 4 năm sau, vào mùa này bức xạ nhiệt lớn và bốc thoát hơi nước mạnh, do bị mất cân đối nghiêm trọng trong cán cân ẩm vào mùa này nên khả năng gây cháy rừng rất cao và hạn chế đến sinh trưởng cây trồng rất lớn, cây trồng co nhu cầu nước rất lớn, nếu cung cấp đủ nước thì sản xuất thường cho hiệu quả cao và ổn định. - Chế độ gió: Có hai hướng gió chính là gió Tây Nam hoạt động thịnh hành vào mùa mưa từ tháng 5 – 11, gió Đông Bắc hoạt động thịnh hành vào mùa khô, từ tháng 12- 4 Nhìn chung, đặc điểm khí hậu chi phối mạnh mẽ đến sinh trưởng của cây cối và sản xuất nông lâm nghiệp trong vùng. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nền nhiệt cao đều quanh năm với tổng tích ôn rất cao là điều kiện đảm bảo nhiệt lượng cao cho cây trồng phát triển. Mùa mưa cây cối phát triển rất tốt và là mùa sản xuất chính, ngược lại mùa khô kéo dài, đất đai khô cằn, cây cối phát triển rất kém và nguy cơ cháy rừng rất cao. 3.1.3. Tài nguyên đất đai 3.1.3.1. Về phân loại đất
  • 34. 24 Hình 3.1 Bản đồ phân loại đất Ban QLRPH Xuân Lộc
  • 35. 25 Căn cứ vào bản đồ đất tỷ lệ 1/50.000 của tỉnh Đồng Nai và bản đồ đất huyện Xuân Lộc tỷ lệ 1/25.000, xác định trên địa bàn do đơn vị quản lý có 04 nhóm đất chính: đất xám vàng diện tích 3.920,4 ha chiếm tỷ lệ 37,8 % diện tích tự nhiên do đơn vị quản lý; đất tầng mỏng diện tích 114,22 ha chiếm 1,9%; đất nâu thẩm 288,5 ha chiếm 2,8 % và đất xám nâu có diện tích 6.066,6 ha chiếm 58,4% diện tích đất tự nhiên do đơn vị quản lý. Xét đến phân vị cấp 3 (theo FAO) thì có 9 đơn vị. - Nhóm đất xám vàng: Nhóm đất xám vàng (AC): Diện tích 3920,41 ha, chiếm 37,76% diện tích tự nhiên, phân bố trên địa hình bằng phẳng. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, độ phì thấp (nghèo mùn, đạm, lân tổng số), khả năng giữ nước kém. Đất được hình thành trên 2 loại mẫu chất là granit và phù sa cổ, gồm 3 lọai đất là: (i) Đất xám cơ giới nhẹ (ACR.ve): diện tích 1842,93ha, chiếm 17,75% diện tích nhóm đất xám vàng. (ii) Đất xám vàng kết von (Acf.ve): diện tích 1233,29ha, chiếm 11,88% diện tích nhóm đất xám vàng. (iii) Đất xám vàng Gley (ACf.fh2): diện tích 884,20ha, chiếm 8,13% diện tích nhóm đất xám vàng. - Đất tầng mỏng: Nhóm đất tầng mỏng chiếm 1,1% tổng diện tích do đơn vị quản lý, phân bố ở các xã. Nhóm đất tầng mỏng chủ yếu được hình thành trên địa hình núi với mẫu chất là đá granit, số ít trên đá bazan. Hầu hết diện tích có độ dốc lớn hơn 150 , tầng dày dưới 30 cm. Chất lượng đất xấu nhất, bị thoái hóa nghiêm trọng, cần được nhanh chóng phủ xanh thảm rừng. - Đất nâu thẫm: Nhóm đất tầng mỏng có vai trò quan trọng trong phát triển trồng và bảo vệ rừng. Nhóm đất này có diện tích 288,52ha, chiếm 2,78% tổng diện tích tự nhiên. Đất phát triển trên đá bazan, kết cấu đất tơi xốp, độ phì nhiêu khá cao (hàm lượng mùn, đạm, lân, kaly khá cao). Dựa vào mức độ và độ sâu xuất hiện tầng kết von, tầng đá nông đã phân nhóm đất này thành 2 nhóm đất chính. Đất nâu (LVx.li1) diện tích 66,29 ha và đất nâu thẩm có tầng kết von (LVf.fh1) diện tích 222,23 ha. - Đất xám nâu:
  • 36. 26 Đất nâu thẫm đất nâu xám phân bố tập trung ở phía đông nam của ban quản lý rừng phòng hộ thuộc phạm vi 2 xã Xuân Hưng và Xuân Hòa với diện tích 6066,63 ha chiếm 58,37% diện tích tự nhiên. Đất hình thành trên đá granit, chất lượng đất thấp (thành phần cơ giới nhẹ, nghèo dưỡng chất). Bảng 3.1: Diện tích các loại đất của Ban QLRPH Xuân Lộc Stt Tên đất Ký hiệu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) I Đất xám vàng AC 3.920,4 37,8 1 Đất xám cơ giới nhẹ ACR 1.842,9 17,8 2 Đất xám vàng Gley Acg 844,2 8,1 3 Đất xám vàng kết von Acf 1.233,3 11,9 II Đất tầng mỏng LP 114,2 1,9 4 Đất tầng mỏng LPd 114,2 1,1 III Đất nâu thẩm LV 288,5 2,8 5 Đất nâu LVx 66,3 0,6 6 Đất nâu thẩm có tầng kết von LVf 222,2 2,1 IV Đất xám nâu LX 6.066,6 58,4 7 Đất xám nâu có màu đỏ Lxr 890,1 8,6 8 Đất xám nâu kết von Lxf 4.812,5 46,3 9 Đất xám nâu Gley LXG 364,0 3,5 Tổng diện tích tự nhiên 10.300,4 100,0 3.1.3.2. Đặc điểm Độ dốc: Đất đai ở ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc nhìn chung bằng phẳng có 98,90% diện tích có độ dốc nhỏ hơn 80 , rất thuận lợi cho sử dụng vào mục đích nông lâm nghiệp (trồng và bảo vệ rừng) và phát triển cơ sở hạ tầng. Đất có độ dốc từ 15-200 , chiếm 1,1%; độ cao tuyệt đối từ 20-150m, địa hình đơn giản, tương
  • 37. 27 đối đồng nhất và ít bị chia cắt. Địa hình trên phạm vi BQL rừng phòng hộ Xuân Lộc chia thành 2 vùng tương đối rõ nét: - Khu vực phía Tây và phía Nam : Gồm một phần thuộc Xã Xuân Thành, Xã Xuân Trường; Xuân Tâm; Xuân Hưng và một phần phía Đông và Nam thuộc Xã Xuân Hòa có địa hình chủ yếu là các đồi dốc, sườn thoải. Độ dốc trung bình khoảng 00 - 80 , đồng thời khu vực này cũng là đầu nguồn của hồ Gia Ui là hồ chứa nước lớn của huyện Xuân Lộc. - Khu vực phía Bắc và phía Đông: Tiếp giáp ranh giới Đồng Nai – Bình Thuận có địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc từ 0-30 , thuận lợi trong việc khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của đơn vị để mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh lâm nghiệp. Bảng 3.2: Diện tích phân theo độ dốc và tầng dày đất Độ dốc D. Tích (ha) Tỷ lệ (%) Tầng dày D. Tích (ha) Tỷ lệ (%) Cấp I (<30 ) 6041,83 58,13 >100cm 6709,71 64,56 Cấp II (3- 8o ) 4233,73 40,77 70-100cm 794,17 7,65 Cấp III (8-150 ) 50-70cm 2261,07 21,77 Cấp IV (20-250 ) 114,22 1,1 30-50cm 327,79 3,16 Cấp VI ( >250 ) <30cm 297,04 2,86 Tổng cộng 10.300,4 100 Tổng cộng 10.300,4 100,00 Từ đặc điểm địa hình nêu trên nên trong quy hoạch 3 loại rừng BQL rừng phòng hộ Xuân Lộc đã quy hoạch phòng hộ, sản xuất gắn với các điều kiện cụ thể của địa phương: Khu vực phía Tây và Nam thuộc vùng quy hoạch rừng phòng hộ; Khu vực phía Đông và Bắc thuộc vùng quy hoạch rừng sản xuất. Tầng dày: Diện tích có tầng dày lớn hơn 100 cm chiếm 64,56%, đất có tầng dày từ 70-100 cm chiếm 7,65%, đất có tầng dày trung bình 50-70 cm chiếm 21,77%, đất tầng dày từ 30-50 cm chiếm 3,16%, đất tầng mỏng nhỏ hơn 30 cm chiếm 2,86%.
  • 38. 28 Theo kết quả điều tra, đánh giá tài nguyên đất đai tỉnh Đồng Nai năm 1997 của Viện Thổ nhưỡng nông hóa, hầu hết đất đai Ban quản lý rừng thuộc nhóm đất nâu (lixisols). Nhìn chung đất của đơn vị có độ phì kém, phân bố ở khu vực khô hạn, nguồn nước khó khăn, mức độ thích nghi với cây trồng thấp. Do đó, Ban quản lý này cần ưu tiên giành cho việc trồng và bảo vệ rừng kết hợp với các loài cây nông nghiệp và cây công nghiệp dài ngày nhằm khắc phục tình trạng khô hạn thiếu nước và giảm nhẹ sự khắc nghiệt của khí hậu thời tiết Nam Trung bộ. 3.1.4. Tài nguyên nước - Nguồn nước mặt: Phần lớn sông suối trong địa phận huyện Xuân Lộc thường ngắn, lưu vực nhỏ, dốc nên lưu lượng nhỏ, khả năng giữ nước rất kém, nên nghèo kiệt vào mùa khô. Trên huyện có 3 hệ thống sông chính là sông La Ngà, sông Ray, các nhánh suối của sông Dinh. Địa phận Ban quản lý thuộc khu vực đầu nguồn của sông La Ngà chảy ra hồ Trị An, sông Gia Ui chảy qua hệ thống sông Dinh - Bình Thuận đổ ra biển; lưu vực thượng nguồn của hồ Gia Ui và hồ Núi Le là 2 hồ lớn quan trọng của huyện Xuân Lộc. Khu vực Ban quản lý rừng không có sông, có hệ thống suối thường ngắn, lòng suối hẹp, chế độ thuỷ văn phân hóa theo mùa. Mùa cạn từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau: các dòng suối rất cạn, những tháng kiệt thường không còn dòng chảy, không có khả năng cung cấp nước tưới cho sản xuất và phòng chống cháy. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 kết thúc vào tháng 12, các suối lớn đều có dòng chảy. Do vùng thượng nguồn độ che phủ kém, lòng suối hẹp, quanh co, nhiều vật cản nên khi có mưa lớn, tập trung và kéo dài ở thượng nguồn thường xảy ra lũ quét cục bộ nhưng mức thiệt hại không lớn. Là khu vực đầu nguồn các sông lớn và các hồ thuỷ lợi quan trọng lại nằm trong vùng có các đặc điểm về khí hậu thời tiết, thủy văn và vị trí như trên, rừng của Ban quán lý rừng có vai trò, chức năng và tác dụng to lớn về phòng hộ: Là khu vực đầu nguồn của sông La Ngà đổ ra hồ thủy điện Trị An, sông Gia Ui, sông Giêng chảy qua Bình Thuận ra biển và là khu vực thượng lưu của các hồ thuỷ lợi quan trọng Núi Le và Gia Ui.
  • 39. 29 Là hành lang ngăn cản làm giảm nhẹ ảnh hưởng bất lợi của khí hậu khô nóng của vùng cực Nam Trung bộ đến khu vực Đông Nam bộ, tạo lá chắn bảo vệ cho khu vực phía trong, góp phần quan trọng vào cải thiện môi trường, điều hòa tiểu khí hậu, hạn chế xói mòn bảo vệ đất, phòng hộ cho sản xuất nông nghiệp và nguồn tài nguyên nước trong khu vực. - Nguồn nước ngầm: theo bản đồ địa chất thuỷ văn tỉnh Đồng Nai tỷ lệ 1/100.000 thì khu vực Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc nói riêng và huyện Xuân Lộc nói chung nằm trong khu vực nghèo nước ngầm, mạch nước ngầm thường xuất hiện ở độ sâu khoảng 30 – 45 m. Do vậy, nguồn nước ngầm chỉ được khai thác để phục vụ sinh hoạt cho người dân. 3.1.5. Tài nguyên rừng Tổng diện tích tự nhiên của Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc là 10.300,4 ha (thời điểm 2011). Chi tiết các loại rừng và đất lâm nghiệp như trình bày ở bảng 3.3. Bảng 3.3: Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp của BQLRPH Xuân Lộc Trạng thái rừng Tổng DT Phân theo ba loại rừng PH SX Diện tích tự nhiên (ha) 10.300 6.161 4.139 A. Đất có rừng (ha) 9.638 5.868 3.770 I. Rừng tự nhiên 60 - 60 1. Rừng gỗ 60 - 60 - Rừng phục hồi 60 - 60 II. Rừng trồng (ha) 9.577 5.868 3.710 1. Rừng gỗ có trữ lượng 6.316 3.762 2.554 2. Rừng gỗ chưa có trữ lượng 686 381 305 3. Rừng cây đặc sản 2.575 1.724 851 B. Đất trống QH cho LN (ha) 348 77 270 1. Cỏ, lau lách (Ia) 348 77 270 C. Đất khác (ha) 315 216 99
  • 40. 30 Bảng 3.4: Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp nằm trên các xã Loại đất, loại rừng Phân theo đơn vị hành chính cấp xã Tổng cộng Xuân Hòa Xuân Hưng Xuân Tâm Xuân Thành Xuân Trường Rừng tự nhiên (ha) 60 60 Rừng trồng (ha) 3.549 1.094 673 3.279 983 9.577 Đất chưa có rừng (ha) 338 20 31 239 35 663 Tổng cộng (ha) 3.947 1.114 704 3.518 1.018 10.300 3.2.6. Thực trạng về môi trường Trong phạm vi quản lý cơ bản chưa bị ô nhiễm do khói bụi công nghiệp, cùng với diện tích cây lâm nghiệp lớn, có khả năng tự làm sạch tốt nên môi trường không khí khá trong lành. Trong sản xuất nông nghiệp đã sử dụng các phương thức luân canh cây trồng, góp phần vào việc cải tạo và nâng cao độ phì của đất; hạn chế sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật ... làm ảnh hưởng đến môi trường. Tuy nhiên, một số bộ phận dân cư quanh các cơ sở, nhà máy sản xuất và chế biến nông sản (điều); hệ thống cơ sở hạ tầng chưa được hoàn thiện, trong đó giao thông chủ yếu là đường đất có chất lượng xấu, vào mùa mưa thường bị sình lầy; mùa khô thì bụi làm ảnh hưởng đến quá trình trồng và bảo vệ rừng và phòng cháy rừng. 3.2. Nguồn lực kinh tế - xã hội khu vực BQLR phòng hộ Xuân Lộc 3.2.1. Đặc điểm dân cư Dân cư trong lâm phận phần lớn là người từ các địa phương khác và một phần tại chỗ những năm trước 1995 đến khu vực lâm trường để khai phá, lấn chiếm hoặc nhận khoán để sản xuất, sau khi diện tích rừng tự nhiên đã kiệt quệ. Những người từ nơi khác đến dần dần đã nhập hộ khẩu tại địa phương và sinh sống ổn định cho đến nay. Theo kết quả theo dõi của Ban quản lý, tình hình dân cư trong lâm phận như sau [33]: - Tổng số hộ sử dụng đất trong lâm phận: 2.260 hộ; sống ổn định trong lâm phận 802 hộ, chiếm 35,5 % ; không sống ổn định trong lâm phận 1.458 hộ, chiếm 64,50% ; hộ khẩu thường trú ngoài tỉnh Đồng Nai 81 hộ, chiếm 3,60% ; hộ khẩu
  • 41. 31 thường trú trong tỉnh Đồng Nai: 2.179 hộ, chiếm 96,40% (trong huyện Xuân Lộc: 1.745 hộ, chiếm 82 %, ngoài huyện Xuân Lộc: 408 hộ, chiếm 18 %). - Thành phần dân tộc: Kinh, Hoa, Châu Ro, Tày, Mán, S’tiêng, Chăm, Khơ me, Nùng, Mường, Sán dìu… Về tình hình dân cư: mật độ số dân trong lâm phận khá cao, gồm nhiều sắc tộc, tiềm năng lao động lớn nhưng hầu hết là lao động nông nghiệp phổ thông. Những năm gần đây đời sống kinh tế của người dân đã được cải thiện đáng kể, nhiều hộ đã làm ăn có hiệu quả, vươn lên làm giàu từ các hoạt động sản xuất trên đất nhận khoán. Tuy nhiên, nhiều hộ kinh tế vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thiếu vốn sản xuất, thu hoạch bấp bênh, hiểu biết và chấp hành pháp luật về đất đai, quản lý bảo vệ rừng còn hạn chế. 3.2.2. Sản xuất nông lâm nghiệp và chăn nuôi Đây là mục tiêu sản xuất chính của Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc, nhằm đảm bảo được độ che phủ rừng trên phần diện tích được giao để bảo vệ đất đai, bảo vệ môi trường chung cho toàn khu vực Quá trình đầu tư sản xuất, đã có những hình thức đầu tư phù hợp theo từng khu chức năng rừng, nhằm đảm bảo tốt chức năng phòng hộ và nâng cao trữ lượng rừng. Các loại cây gỗ lớn, cây bản địa được thay thế dần để phát triển thành rừng có giá trị phòng hộ. Việc chăm sóc và bảo vệ rừng, Ban quản lý đã áp dụng hình thức tổ chức sản xuất giao khoán hộ gia đình, tự tổ chức sản xuất và hợp tác liên kết việc tổ chức sản xuất quản lý bảo vệ rừng đã giải quyết được việc làm và thu nhập của người dân địa phương, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của các địa phương và huyện Xuân Lộc. Nhờ đó, tỷ lệ che phủ và trữ lượng rừng ngày càng được nâng lên, đảm bảo được mục tiêu chung của toàn tỉnh và từng khu vực về tỷ lệ che phủ. Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn đất của Ban quản lý đã có những phát triển phù hợp với mục tiêu chung của các địa phương, là nguồn sống của các hộ dân sống trong lâm phận, góp phần cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên của đơn vị. So với chức năng nhiệm vụ Ban QLRPH Xuân Lộc thì diện tích đất sản xuất
  • 42. 32 nông nghiệp hiện tại là chưa phù hợp, nhưng đã góp phần khai thác sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai, không để diện tích đất hoang hóa. Trong ranh giới đất của Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc có khoảng 3,03 ha đất nuôi trồng thủy sản. Đây là những khu vực thấp trũng đang được tận dụng để thả cá, tạo điều kiện tăng thêm thu nhập cho cán bộ, công nhân viên cũng như người dân trong khu vực. 3.2.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng - Có tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua, ga Trảng Táo và nhiều tuyến đường nhánh liên xã đã góp phần quan trọng trong công tác trồng nuôi đưỡng và phòng chóng cháy rừng của Ban quản lý rừng phòng hộ nói riêng và trên địa bàn các xã nói chung. Tổng diện tích đất giao thông trên địa bàn Ban quản lý là 176,4 ha, chiếm 56,52% diện tích đất phi nông nghiệp. Hệ thống giao thông nội vùng yếu kém, chủ yếu là các tuyến đường vận chuyển lâm sản trước đây nay đã bị hư hỏng nặng nề, việc giao thông vận chuyển rất khó khăn, trở ngại. Tuy nhiên, nếu đặt trong mối quan hệ tổng thể toàn vùng thì vị trí của Ban quản lý rất thuận lợi về việc lưu thông và giao thương với các địa phương khác trong tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và tỉnh Bình Thuận. - Thông tin liên lạc: đã được trang bị hệ thống điện thoại cố định không dây tạo thuận lợi cho liên lạc nội bộ. Tuy nhiên, với các sự cố bất thường xảy ra ở xa văn phòng các đơn vị cần liên lạc khẩn cấp thì điện thoại cố định không dây không giải quyết được, phải sử dụng điện thoại di động. Do độ phủ sóng trong khu vực lâm phận không đều nên nhiều trường hợp gặp trở ngại, chậm trễ. - Hệ thống lưới điện quốc gia đã được đầu tư xây dựng phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt, nhưng các công trình hạ thế mới tập trung ở một số khu vực trọng yếu, có đông dân cư. Đây cũng là một đặc thù đối với một đơn vị sản xuất lâm nghiệp có địa bàn rộng lớn, ít dân cư. - Hệ thống cung cấp nước tập trung chưa được đầu tư xây dựng, nguồn nước sinh hoạt và sản xuất là nước ngầm hoặc nước mặt tùy theo từng khu vực. Chính vì vậy chưa chủ động trong sản xuất. Đặc biệt đối với hệ thống công trình phòng
  • 43. 33 chống cháy rừng của Ban quản lý hầu như chưa được đầu tư xây dựng, nên công tác phòng chống cháy rừng ở mùa khô gặp rất nhiều khó khăn. - Trên địa bàn BQL còn có trường học phục vụ cho nhu cầu học tập của con em địa phương trong lâm phận thuộc ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc. 3.3 Đánh giá những điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương có ảnh hưởng đến mục tiêu, nhiệm vụ của Ban QLRPH Xuân Lộc - Tại các địa phương, nơi có đất của Ban quản lý có nền kinh tế nhìn chung phát triển chưa mạnh và phụ thuộc vào ngành nông nghiệp, sản xuất nông lâm nghiệp là yếu tố quyết định đến kinh tế và đời sống của nhân dân. - Khu vực có dân số đông và có tỷ lệ tăng khá cao, các nhu cầu sử dụng đất cho sản xuất nông nghiệp để mưu cầu sự sống là cần thiết và luôn gia tăng. Điều này sẽ gây ảnh hướng đến mục tiêu phát triển rừng của Ban quản lý, gây khó khăn cho công tác quản lý đất đai và sử dụng đất theo đúng mục đích được giao, cụ thể là tình trạng chặt phá rừng lấy đất sản xuất, tự ý chuyển đổi cơ cấu cây trồng và tự ý chuyển nhượng hợp đồng giao khoán sử dụng đất. - Việc đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng để đảm bảo cho nhu cầu phát triển của các địa phương sẽ cần sử dụng một quỹ đất không nhỏ từ đất rừng của Ban quản lý; đặc biệt là các công trình giáo dục, kết cấu hạ tầng như giao thông, đường điện phục vụ đi lại và sinh hoạt của người dân trong huyện và xã. - Lực lượng lao động dồi dào nhưng không có việc làm ổn định sẽ tạo ra những thuận lợi trong quá trình thực hiện mục tiêu phát triển rừng, nhưng cũng là những khó khăn trong quá trình bảo vệ rừng khỏi bị chặt phá và những rủi ro khác. - Do tiếp giáp ranh với nhiều xã thuộc huyện Xuân Lộc và tỉnh Bình Thuận nên công tác quản lý bảo vệ rừng gặp nhiều khó khăn trong phối hợp quản lý thực hiện công tác bảo vệ rừng. Nói tóm lại các yếu tố về điều kiện tự nhiên, dân sinh kinh tế xã hội đã tác động rất lớn đến quản lý rừng bền vững trên địa bàn thông qua các hoạt động sản xuất, phong tục tập quán, trình độ nhận thức, trình độ canh tác, đời sống dân trí của người dân và các tác động trực tiếp của họ vào tài nguyên rừng. Chúng bao gồm cả những yếu tố tích cực lẫn yếu tố tiêu cực.
  • 44. 34 *Về mặt tích cực: - Điều kiện đất đai, địa hình, khí hậu thời tiết tương đối thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của cây rừng, đó là các quá trình sinh trưởng của lâm phần, các quá trình ra hoa kết quả, quá trình nảy mầm hạt giống thúc đẩy tái sinh tự nhiên dưới tán rừng. - Tài nguyên thực vật rừng phong phú đa dạng, đây là yếu tố thuận lợi cho kinh doanh rừng bền vững trên địa bàn nghiên cứu với việc cung cấp nguồn lâm sản cho nhu cầu xã hội, đa dạng với các loại lâm sản gỗ và ngoài gỗ. Tính đa dạng sinh học của thực vật rừng trong khu vực nghiên cứu với nhiều loài thực vật có giá trị kinh tế, giá trị bảo tồn đa dạng sinh học. - Dân cư trên địa bàn sống tập trung thành cụm, do đó công tác quản lý điều hành sản xuất rất thuận tiện, xoá bỏ nạn xâm lấn trái phép chiếm dụng tài nguyên đất, tài nguyên rừng làm nhà ở, sản xuất nông nghiệp. Phần lớn dân cư trên địa bàn có trình độ văn hoá, trình độ lao động phổ thông tương đối đồng đều đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh nghề rừng thông qua các hoạt động sản xuất như trồng rừng, khoanh nuôi, làm giàu rừng... - Cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường, trạm, phương tiện... đã đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của người lao động, phục vụ yêu cầu sản xuất trên địa bàn một cách thuận tiện nhanh chóng. * Về mặt tiêu cực - Do điều kiện thời tiết phân mùa rõ rệt nên sản xuất kinh doanh rừng còn phụ thuộc vào thiên nhiên, sản xuất không chủ động. Một số nơi có điều kiện địa hình cao, dốc, phức tạp gây khó khăn trở ngại cho công tác sản xuất như khai thác, trồng rừng, chăm sóc rừng, nuôi dường rừng... - Thu nhập của người dân trong địa bàn (kể cả CBCNV lâm trường) thấp, đời sống của bà con dân tộc còn đói nghèo bắt buộc họ phải vào rừng để kiếm kế sinh nhai. Đây là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến tài nguyên rừng, đến công tác quản lý rừng bền vững.
  • 45. 35 Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Cở sở lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc 4.1.1. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp 4.1.1.1. Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp Căn cứ vào báo cáo kêt quả theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp hàng năm của Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc, diện tích rừng và đất lâm nghiệp của đơn vị biến động khoảng 4,8%. - Năm 2003, tổng diện tích đất lâm nghiệp của đơn vị quản lý là 9.919 ha, trong đó đất có rừng 6.550 ha chiếm 66%, đất trống quy hoạch là 3.142 ha, chiếm 31,7%, đất khác 227 ha, chiếm 2,3%. - Năm 2006 thực hiện Chỉ thị 38/2005/CT-TTg ngày 05/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ về rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng thì diện tích đất tự nhiên của đơn vị tăng 475 ha so với năm 2005, trong đó rừng phòng hộ 6.134 ha, chiếm 59%, đất rừng sản xuất là 4.260 ha chiếm 49% [31]. Trong giai đoạn từ năm 2003 – 2011, đơn vị đã trồng rừng, trồng cây đặc sản (cây ăn quả, cây công nghiệp) được 2.768 ha, diện tích trồng rừng mới tăng chủ yếu vào các năm 2003 – 2005 là 2.277 ha, chiếm 82,3%. Những năm sau này diện tích rừng trồng mới tăng bình quân 100 ha/năm. Tổng diện tích khoanh nuôi thành rừng tự nhiên cả giai đoạn là 62 ha. Độ che phủ rừng năm 2011 đạt 89,6%, tăng 23,6% so với năm 2003, nhưng chất lượng rừng không cao, độ che phủ cũng luôn thay đổi theo thời gian do diện tích rừng trồng đến tuổi khai thác sau đó trồng lại rừng [13],[33].
  • 46. 36 Hình 4.1 Bản đồ hiện trạng rừng và sử dụng đất Ban QLRPH Xuân Lộc
  • 47. 37 Bảng 4.1: Biến động diện tích rừng và đất lâm nghiệp qua các năm NỘI DUNG Giai đoạn (2002 – 2011) 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Diện tích tự nhiên 9919 9919 9919 10394 10394 10394 10394 10394 10394 10300 1- Đất có rừng 6550 7213 8573 8827 8897 9071 9246 9318 9318 9638 1.1- Rừng tự nhiên 10 13 33 42 52 62 62 62 62 62 1.2- Rừng trồng 6540 7199 8540 8785 8845 9008 9184 9256 9256 9577 2- Đất chưa có rừng 3142 2353 1099 481 354 304 162 120 120 348 3- Các loại đất khác 227 354 247 1086 1143 1020 985 956 956 315 Đến tháng 06/2011, tổng diện tích đất lâm nghiệp đơn vị quản lý là 10.300,4 ha, chiếm 21,9% diện tích tự nhiện của huyện Xuân Lộc. Trong đó, đất rừng phòng hộ 6.161 ha; đất rừng sản xuất 4.139 ha. Tổng diện tích đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 9.695 ha, chiếm 93% diện tích quản lý [14]. Nhìn chung, diện tích đất lâm nghiệp hàng năm đều có sự thay đổi, diện tích đất có rừng 9.638 ha chiếm trên 90% diện tích tự nhiên của đơn vị. Trong đó đất rừng có trữ lượng 6.316 ha, đất rừng chưa có trữ lượng 686 ha, đất rừng trồng cây đặc sản 2.575 ha. - Diện tích có rừng phòng hộ 5.868 ha gồm đất rừng có trữ lượng 3762 ha, đất rừng chưa có trữ lượng 381 ha, đất rừng trồng cây đặc sản 1.724 ha. - Diện tích có rừng sản xuất 3.770 ha gồm đất rừng có trữ lượng 2.554 ha, đất rừng chưa có trữ lượng 305 ha, đất rừng trồng cây đặc sản 851 ha. Tuy nhiên, chất lượng rừng và trữ lượng rừng chưa cao, trong khi đó nhu cầu sử dụng lâm sản trong tỉnh nói chung và trên địa bàn huyện nói riêng không ngừng tăng; diện tích rừng sản xuất chuyển thành đất quy hoạch rừng phòng hộ (sau khi quy hoạch lại 3 loại rừng) không đảm bảo mật độ, loài cây trồng đúng tiêu chí rừng phòng hộ. Do vậy, trong thời gian tới cần có định hướng xây dựng và phát triển lâm nghiệp theo hướng ổn định và bền vững.