SlideShare a Scribd company logo
1 of 73
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
KÀ THỊ TRƯỜNG
Tên đề tài:
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TIN HỌC VÀ MÁY TOÀN ĐẠC ĐIỆN TỬ
THÀNH LẬP MẢNH BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TỜ SỐ 10 TỶ LỆ 1:500
THỊ TRẤN YÊN VIÊN, HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính Quy
Chuyên ngành : Quản lí đất đai
Khoa : Quản lý Tài nguyên
Khóa : 2015 - 2019
THÁI NGUYÊN - 2019
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
KÀ THỊ TRƯỜNG
Tên đề tài:
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TIN HỌC VÀ MÁY TOÀN ĐẠC ĐIỆN TỬ
THÀNH LẬP MẢNH BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TỜ SỐ 10 TỶ LỆ 1:500
THỊ TRẤN YÊN VIÊN, HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính Quy
Chuyên ngành : Quản lí đất đai
Lớp : K47 - QLĐĐ - N02
Khoa : Quản lý Tài nguyên
Khóa : 2015 - 2019
Giảng viên hướng dẫn : Th.S: Nguyễn Văn Hiểu
THÁI NGUYÊN - 2019
i
LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian 4 năm học tập và rèn luyện đạo đức tại trường, bản thân
em đã được sự dạy dỗ, chỉ bảo tận tình của các thầy, cô giáo trong khoa Quản
lý Tài nguyên, cũng như các thầy, cô giáo trong Ban Giám hiệu Nhà trường,
các Phòng ban và phòng Đào tạo của Trường Đại học Nông lâm.
Sau một thời gian nghiên cứu và thực tập tốt nghiệp bản báo cáo tốt
nghiệp của em đã hoàn thành.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy, cô trong khoa Quản
lý Tài nguyên, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã giảng dạy và
hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập và rèn
luyện tại trường. Trong thời gian vừa qua các thầy, cô khoa Quản lý Tài
nguyên đã tạo điều kiện cho em được trải nghiệm thực tế về công việc và
ngành nghề mà mình đang học. Được thực tập tại Công Ty cổ phần TNMT
Phương Bắc. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo –Th.S Nguyễn Văn
Hiểu đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành khóa luận này.
Nhân đây em xin gửi lời cảm ơn đến ban Lãnh đạo Công ty phát triển
Bất Động sản, các anh trong Đội đo đạc đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo cho em
trong thời gian thực tập.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã động viên,
khuyến khích em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận.
Do thời gian có hạn và kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên đồ án của
em không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý
kiến của quý thầy cô, các bạn sinh viên để đề tài của em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Kà Thị TRường
ii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nguyên nghĩa
TNMT Tài nguyên & Môi trường
TT Thông tư
QĐ Quyết định
CP Chính Phủ
UBND Ủy ban nhân dân
BĐĐC Bản đồ địa chính
iii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1: Hiện trạng sự dung đất thị trấn Yên Viên năm 2017 .....................34
Bảng 4.2: Những yêu cầu kỹ thuật cơ bản của lướiđường chuyền địa chính.......36
Bảng 4.3. Số lần đo quy định..........................................................................37
Bảng 4.4. Các hạn sai khi đo góc (quy định chung cho các máy đo có
độchính xác đo góc từ 1 - 5 giây) không lớn hơn giá trịquy định ..................37
Bảng 4.5: Chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản chung của lưới khống chế đo vẽ ............38
Bảng 4.6: bảng thống kê tọa độ các điểm .......................................................39
Bảng 4.9: Số liệu điểm gốc .............................................................................40
Bảng 4.10: Bảng kết quả tọa độ phẳng và độ cao sau bình sai hệ tọa độ phẳng
vn-2000 kinh tuyến trục: 106°30' ellipsoid: wgs-84......................................40
iv
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Quy trình công nghệ thành lập bản đồ............................................12
địa chính bằng phương pháp toàn đạc.............................................................12
Hình 2.2: Quy trình thành lập bản đồ địa chính bằng ảnh hàng không ..........13
Hình 2.3: Quy trình thành lập bản đồ địa chính trên phần mềm famis...........19
Hình 4.1: Vị trí địa lý thị trấn Yên Viên-Gia Lâm- Hà Nội ...........................27
Hình 4.2. Sơ đồ quy trình thành lập bản đồ địa chính bằng phần mềm
FAMIS.............................................................................................................43
Hình 4.3. Nhập trị đo.......................................................................................44
Hình 4.4. Kết quả nhập số liệu trị đo ..............................................................44
Hình 4.5. Bảng chức năng hiển thị trị đo........................................................45
Hình 4.6. Chức năng tạo mô tả trị đo..............................................................45
Hình 4.7. Kết quả tạo mô tả trị đo...................................................................46
Hình 4.8. Nối điểm..........................................................................................47
Hình 4.9. Kết quả nối điểm.............................................................................47
Hình 4.10.Tự động tìm, sửa lỗi Clean.............................................................48
Hình 4.11.Tạo vùng.........................................................................................49
Hình 4.12. Kết quả tạo vùng ...........................................................................49
Hình 4.13. Sơ đồ phân mảnh bản đồ địa chính thị trấn Yên Viên..................50
Hình 4.14. Đánh số thửa tự động....................................................................51
Hình 4.15. Gán thông tin thửa đất...................................................................52
Hình 4.16. Kết quả sau khi vẽ nhãn thửa........................................................53
Hình 4.17. Tạo khung bản đồ địa chính..........................................................54
Hình 4.18. Kết quả tạo khung .........................................................................54
Hình 4.19. tờ bản đồ sau khi được biên tập hoàn chỉnh..................................55
v
MỤC LỤC
PHẦN 1 MỞ ĐẦU............................................................................................ 1
PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ........................................ 4
2.1.1. Tổng quan về bản đồ,bản đồ địa chính ................................................... 4
2.1.2. Ứng dụng một số phần mềm tin học trong biên tập bản đồ địa chính..14
2.2. Cơ sở pháp lý ...........................................................................................20
2.3. Cơ sở thực tiễn .........................................................................................21
2.3.1. Tình hình đo vẽ bản đồ địa chính ở một số địa phương .......................21
PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................23
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành...............................................................23
3.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................23
3.3.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hộithị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm 23
3.3.1.3. Công tác quản lý đất đai.....................................................................23
3.3.3. Đo vẽ chi tiết, thành lập bản đồ địa chính bằng phần mềm Microstation
SE và phần mềm Famis...................................................................................24
3.4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................25
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN..................................27
4.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của thị trấn Yên Viên.......................27
4.1.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................27
4.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội.......................................................................30
4.1.3. Thực trạng công tác quản lý đất đai của thị trấn Yên Viên..................33
4.2. Công tác thành lập lưới khống chế đo vẽ.................................................35
4.3. Đo vẽ chi tiết, biên tập bản đồ bằng phần mềm Microstation SE và Famis .41
4.3.2. Biên tập bản đồ bằng phần mềm Microstation và Famis......................42
vi
4.3.3. Phân mảnh bản đồ địa chính .................................................................50
4.3.4.Đánh số thửa tự động,gán thông tin địa chính ban đầu .........................51
4.3.5. Vẽ nhãn thửa,tạo khung bản đồ địa chính.............................................52
4.4. Đánh giá, kết quả thành lập tờ bản đồ địa chính số 10 từ số liệu đo chi tiết
.........................................................................................................................55
PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ..............................................................57
5.1. Kết luận ....................................................................................................57
5.2. Đề nghị.....................................................................................................57
1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ xa xưa con người đã biết khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên đất để
tạo ra của cải vật chất. Cùng với quá trình phát triển của xã hội, việc sử dụng
đất đai, đặc biệt là việc là vấn đề chiếm hữu và sử dụng đất, vấn đề phân phối
và quản lý đất đai. Vấn đề sở hữu đất đai đóng vai trò cốt lõi cho việc tạo nên
của cải và sự giàu có cho mỗi cá nhân.
Ngày nay, dưới ánh sáng của khoa học kỹ thuật, đất đai là nguồn tài
nguyên vô cùng quý giá. Mọi quá trình sống của sinh vật đều phải dựa vào
đất. Đất đai là sản phẩm của quá trình phong hóa đá dựa vào các phản ứng lý
– hóa và sinh vật. Đất đai là thành phần cấu tạo nên lớp vỏ Trái Đất, tạo ra
môi trường sinh sống cho các loài và còn là địa bàn phân bố các khu dân cư,
xây dựng các khu dân cư, xây dựng kinh tế,x ã hội quốc phòng, an ninh. Đồng
thời đất đai là nguồn tài nguyên có hạn về số lượng, có vị trí cố định trong
không gian và chứa đựng dinh dưỡng,…chính vì vậy công tác quản lý đất đai
là việc quan trọng của mỗi quốc gia.
Việt Nam là nước đang phát triển nền kinh tế theo hướng thị trường, sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra mạnh mẽ. Cùng với nó là
sự gia tăng dân số một cách nhanh chóng. Sự tồn tại và phát triển của các
ngành kinh tế phi nông nghiệp đòi hỏi phải có quỹ đất để phát triển, vì thế quỹ
đất cho ngành nông nghiệp ngày càng giảm do có sự phát triển của các ngành
công nghiệp, dịch vụ. Đây là một quy luật tất yếu chính vì thế chúng ta cần chủ
động quản lý và quy hoạch quỹ đất một cách hợp lý, có hiệu quả và bền vững.
Bản đồ địa chính là kết quả công tác điều tra cơ bản của ngành về quản
lý nhà nước đối với đất đai, được lập theo đơn vị hành chính cơ sở là xã,
2
phường, thị trấn và thống nhất trong phạm vi toàn quốc. Bản đồ địa chính là
tài liệu cơ bản nhất của bộ hồ sơ địa chính, mang tính pháp lý cao, phục vụ
quản lý chặt chẽ đất đai đến từng thửa đất và từng chủ sử dụng. Do đó, bản đồ
địa chính có vai trò rất quan trọng và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác
quản lý nhà nước về đất đai.
Thị trấn Yên Viên có địa hình tương đối bằng phẳng, địavật thị trấn
Yên Viên gồm 9 tổ dân phố gồm: Đuống 1, Đuống 2, Thái Bình, Ga, Vân,
Liên Cơ, Yên Tân, Tiền Phong và Yên Hà. Phần lớn dân cư sống tập trung
thành các xóm, cụm dân cư, nhà cửa xây dựng kiên cố, dày đặc, các đường
ngách, ngõ xóm quanh co, nhỏ, hẹp, theo dáng địa hình tự nhiên nên gây khó
khăn cho việc đo đạc.
. Vì vậy, công tác quản lý Nhà nước về đất đai tại xã còn gặp nhiều khó
khăn, hệ thống bản đồ, hồ sơ địa chính và các tài liệu liên quan chưa đáp ứng
được yêu cầu về quản lý đất đai trong thời kỳ hiện nay. Do đó, việc áp dụng
công nghệ khoa học kỹ thuật vào thành lập bản đồ địa chính là thực sự cần
thiết và cấp bách.
Với tính cấp thiết của việc phải xây dựng hệ thống bản đồ địa chính cho
toàn khu vực thị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nộivới sự
phân công giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Quản
lý Tài nguyên, đội đo đạc thuộc Công Ty cổ phần TNMT Phương Bắc với sự
hướng dẫn của thầy giáo Th.S Nguyễn Văn Hiểu em tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Ứng dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành
lập mảnh bản đồ địa chính tờ số 10 tỷ lệ 1:500 tại thị trấn Yên Yên -huyện Gia
Lâm –thành phố Hà Nội”
3
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
1. Nghiên cứu khả năng ứng dụng của công nghệ tin học bao gồm hệ
thống phần mềm trắc địa, máy toàn đạc điện tử trong công tác thành lập bản
đồ địa chính và quản lý cơ sở dữ liệu tài nguyên đất tại thị trấn Gia Lâm.
2. Ứng dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử vào thành lập
lưới khống chế đo vẽ, đo vẽ chi tiết và biên tập tờ bản đồ số 10 tỉ lệ 1:500 tại
thị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
3. Hỗ trợ việc quản lý hồ sơ địa chính và công tác quản lý nhà nước về
đất đai cho UBND các cấp.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
- Trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học.
+ Thực tập tốt nghiệp là cơ hội tốt để hệ thống và củng cố lại kiến thức
đã được học trong nhà trường và áp dụng vào thực tiễn công việc
- Trong thực tiễn.
+ Qua nghiên cứu, tìm hiểu và ứng dụng máy toàn đạc điện tử trong
công tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính giúp cho công tác quản lý Nhà
nước về đất đai được nhanh hơn đầy đủ hơn và chính xác hơn.
+ Phục vụ tốt cho việc đo vẽ chi tiết thành lập bản đồ địa chính theo công
nghệ số, hiện đại hóa hệ thống hồ sơ địa chính theo quy định của Bộ TN&MT.
4
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Tổng quan về bản đồ,bản đồ địa chính
2.1.1.1.Khái niệm bản đồ
“Bản đồ là hình ảnh của thực tế địa lý được ký hiệu hoá, phản ánh các
yếu tố hoặc các đặc điểm một cách có chọn lọc, là kết quả từ sự nỗ lực sáng
tạo trong lựa chọn của tác giả bản đồ, và được thiết kế để sử dụng chủ yếu
liên quan đến mối quan hệ không gian”. (Theo hội nghị Bản đồ thế giới lần
thứ 10 – Barxelona, 1995).
Nội dung bản đồ thể hiện các hiện tượng địa lý tự nhiên, kinh tế - xã
hội và mối quan hệ giữa chúng. Nội dung bản đồ được biểu thị thông qua quá
trình tổng quát hoá và được trình bày bằng hệ thống ký hiệu.
Theo A.M. Berliant: “Bản đồ là hình ảnh (mô hình) của bề mặt trái đất,
các thiên thể hoặc không gian vũ trụ, được xác định về mặt toán học, thu nhỏ,
và tổng quát hoá, phản ánh về các đối tượng được phân bố hoặc chiếu trên đó,
trong một hệ thống ký hiệu đã được chấp nhận”.
2.1.1.2. Bản đồ địa chính
1. Khái niệm bản đồ địa chính
a. Địa chính là gì ?
Địa chính là thể tổng hợp của các tư liệu văn bản xác định rõ ranh giới,
phân loại, số lượng, chất lượng của đất đai, quyền sở hữu, quyền sử dụng đất
làm cơ sở cho việc phân bổ, đánh thuế đất, quản lý đất, bao gồm trách nhiệm
thành lập, cập nhật và bảo quản các tài liệu địa chính [3].
b. Bản đồ địa chính
Là bản đồ chuyên ngành đất đai, trên bản đồ thể hiện chính xác vị trí,
ranh giới, diện tích và một số thông tin địa chính của từng thửa đất, từng vùng
5
đất. Bản đồ địa chính còn thể hiện các yếu tố địa lý khác liên quan đến đất
đai. Bản đồ địa chính được thành lập theo đơn vị hành chính cơ sở xã,
phường, thị trấn và thống nhất trong phạm vi cả nước. Bản đồ địa chính được
xây dựng trên cơ sở kỹ thuật và công nghệ ngày càng hiện đại, nó đảm bảo
cung cấp thông tin không gian của đất đai phục vụ công tác quản lý đất.
Bản đồ địa chính là tài liệu cơ bản nhất của bộ hồ sơ địa chính, mang
tính pháp lý cao phục vụ quản lý đất đai đến từng thửa đất, từng chủ sử dụng
đất. Bản đồ địa chính khác với bản đồ chuyên ngành khác ở chỗ bản đồ địa
chính có tỷ lệ lớn và phạm vi đo vẽ rộng khắp mọi nơi trên toàn quốc. Bản đồ
địa chính thường xuyên được cập nhật thông tin về các thay đổi hợp pháp của
đất đai, công tác cập nhật thông tin có thể thực hiện hàng ngày theo định kỳ.
Hiện nay ở hầu hết các quốc gia trên thế giới đang hướng tới việc xây dựng
bản đồ địa chính đa chức năng, vì vậy bản đồ địa chính còn có tính chất của
bản đồ cơ bản quốc gia.
c. Bản đồ địa chính gốc
Là bản đồ thể hiện hiện trạng sử dụng đất và thể hiện chọn và không
chọn các thửa đất, các đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất,
các yếu tố quy hoạch đó được duyệt, các yếu tố địa lý có liên quan, lập trong
khu vực, trong phạm vi một số đơn vị hành chính cấp xã, trong một phần hay
cả đơn vị hành chính cấp huyện hoặc một số huyện trong phạm vi một tỉnh
hoặc thành phố trực thuộc trung ương, được một cơ quan thực hiện và cơ
quan quản lý đất đai cấp tỉnh xác nhận. Bản đồ địa chính gốc là cơ sở để
thành lập bản đồ địa chính theo đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn
(sau đây gọi chung là xã). Các nội dung đó được nhập trên bản đồ địa chính
cấp xã phải được chuyển lên bản đồ địa chính gốc [3].
d. Bản trích đo địa chính
Là bản đồ thể hiện trọn một thửa đất hoặc trọn một số thửa đất liền kề
6
nhau, các đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất, các yếu tố
quy hoạch đã được duyệt, các yếu tố địa lý có liên quan trong phạm vi một
đơn vị hành chính cấp xã trường hợp thửa đất có liên quan đến hai hay
nhiều xã thì trên bản trích đo phải thể hiện đường địa giới hành chính xã để
xác định diện tích thửa đất trên từng xã, được cơ quan thực hiện, ủy ban
nhân dân xã và cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh xác nhận.
Ranh giới, diện tích, mục đích sử dụng (loại đất) của từng thửa đất thể
hiện trên bản trích đo địa chính được xác định theo hiện trạng sử dụng đất.
Khi đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà
ranh giới, diện tích, mục đích sử dụng của đất có thay đổi thì phải chỉnh sửa
bản trích đo địa chính thống nhất với số liệu đăng ký quyền sử dụng đất, giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất.
e. Thửa đất
Là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa
hoặc mô tả trên hồ sơ. Ranh giới thửa đất trên thực địa được xác định bằng các
cạnh thửa đất là tâm của ranh giới tự nhiên hoặc đường nối giữa các mốc giới
hoặc địa vật cố định (là dấu mốc hoặc cột mốc) tại các đỉnh liền kề của thửa đất;
ranh giới thửa đất mô tả trên hồ sơ địa chính xác định bằng các cạnh thửa là ranh
giới tự nhiên hoặc đường nối giữa các mốc địa giới hoặc địa vật cố định. Trên bản
đồ địa chính tất cả các thửa đất đều được xác định vị trí ranh giới (hình thể), diện
tích, loại đất và được đánh số thứ tự. Trên bản đồ địa chính ranh giới thửa đất phải
thể hiện là đường bao khép kín của phần diện tích đất thuộc thửa đó. Trường hợp
ranh giới thửa đất là cả đường ranh giới tự nhiên (như bờ thửa, tường ngăn,…)
không thuộc thửa đất mà đường ranh giới tự nhiên đó thể hiện bề rộng trên bản đồ
địa chính thì ranh giới thửa đất được thể hiện trên bản đồ địa chính là mép của
đường ranh giới tự nhiên giáp với thửa đất. Trường hợp ranh giới thửa đất mà
đường ranh tự nhiên đó không thể hiện được bề rộng trên bản đồ địa chính thì
7
ranh giới thửa đất được thể hiện là đường trung tâm của đường ranh tự nhiên đó
và ghi rõ độ rộng của đường ranh tự nhiên trên bản đồ địa chính.
f. Loại đất
Là tên gọi đặc trưng cho mục đích sử dụng đất. Trên bản đồ địa chính
loại đất được thể hiện bằng ký hiệu tương ứng với mục đích sử dụng của đất được
quy định theo thông tư số 08/2007/TT-BTNMT. Loại đất thể hiện trên bản đồ phải
đúng hiện trạng khi đo vẽ lập bản đồ địa chính và được chỉnh lý sau khi đăng ký
quyền sử dụng đất.
g. Diện tích thửa đất
Diện tích thửa đất được thể hiện theo đơn vị mét vuông (m²), được làm
tròn đến một số (01) chữ số thập phân. Vd: 105.7 m²
h. Trích đo địa chính
Là đo vẽ lập bản đồ địa chính hoặc của một khu đất hoặc thửa đất tại khu
vực chưa có bản đồ địa chính hoặc đã có bản đồ địa chính nhưng chưa đáp
ứng được một số yêu cầu trong việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, đền
bù, giải phóng mặt bằng, đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất.
i. Hồ sơ địa chính
Là hồ sơ phục vụ quản lý Nhà nước đối với việc sử dụng đất. Hồ sơ địa
chính được lập chi tiết đến từng thửa đất của mỗi người sử dụng đất theo từng
đơn vị hành chính cấp xã, gồm: bản đồ địa chính (hoặc bản trích đo địa
chính). Sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ theo dõi biến động đất đai và văn
bản lưu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
2.1.1.3. Mục đích thành lập bản đồ địa chính
- Bản đồ địa chính được thành lập nhằm mục đích sau:
+ Làm cơ sở để giao đất, thực hiện đăng ký đất, thu hồi, cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử
8
dụng đất ở.
+ Xác nhận hiện trạng về địa giới các cấp hành chính xã, huyện, tỉnh.
+ Xác nhận hiện trạng, thể hiện và chỉnh lý biến động của từng loại đất
trong phạm vi xã.
+ Làm cơ sở để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cải tạo đất, thiết
kế xây dựng các điểm dân cư, đường giao thông, cấp thoát nước.
+ Làm cơ sở để thanh tra tình hình sử dụng đất và tranh chấp đất đai.
+ Làm cơ sở để thống kê và kiểm kê đất đai.
+ Làm cơ sở để xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai các cấp.
2.1.1.4. Cơ sở toán học của bản đồ địa chính
1. Nội dung và phương pháp chia mảnh bản đồ địa chính
- Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000
Mảnh bản đồ địa chính tỷlệ1:10000 được xác định như sau:
Chia mặt phẳng chiếu hình thành các ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước
thực tế là 6 x 6 ki lô mét (km) tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính
tỷ lệ 1:10000. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa
chính tỷ lệ 1:10000 là 60 x 60 cm, tương ứng với diện tích là 3600 héc ta
(ha) ngoài thực địa.
Số hiệu của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ1:10000 gồm 08 chữ số: 02 số
đầu là 10, tiếp sau là dấu gạch nối (-), 03 số tiếp là 03 số chẵn km của tọa độ
X, 03 chữ số sau là 03 số chẵn km của tọa độ Y của điểm góc trái phía trên
khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính.
- Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000
Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ1:10000 thành 04 ô vuông, mỗi ô
vuông có kích thước thực tế là 3 x 3 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa
chính tỷ lệ 1:5000. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa
chính tỷ lệ 1:5000 là 60 x 60 cm, tương ứng với diện tích là 900 ha ngoài
9
thực địa. Số hiệu của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000 gồm 06 chữ số:
03 số đầu là 03 số chẵn km của tọa độ X, 03 chữ số sau là 03 số chẵn km
của tọa độ Y của điểm góc trái phía trên khung trong tiêu chuẩn của mảnh
bản đồ địa chính [3].
- Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000
Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000 thành 09 ô vuông, mỗi ô
vuông có kích thước thực tế 1 x 1 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa
chính tỷ lệ 1:2000.
Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ
1:2000 là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 100 ha ngoài thực địa.
Các ô vuông được đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 9 theo
nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu của mảnh bản đồ địa
chính tỷ lệ 1:2000 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000, gạch
nối (-) và số thứ tự ô vuông.
- Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000
Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 thành 04 ô vuông, mỗi ô
vuông có kích thước thực tế 0,5 x 0,5 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa
chính tỷ lệ 1:1000.
Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ
1:1000 là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 25 ha ngoài thực địa. Các ô
vuông được đánh thứ tự bằng chữ cái a, b, c, d theo nguyên tắc từ trái sang
phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 bao gồm
số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, gạch nối (-) và số thứ tự ô vuông.
- Bản đồ tỷ lệ 1:500
Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 thành 16 ô vuông, mỗi ô vuông
có kích thước thực tế 0,25 x 0,25 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính
10
tỷ lệ 1:500. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ
1:500 là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 6,25 ha ngoài thực địa.
Các ô vuông được đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 16 theo
nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ địa
chính tỷ lệ 1:500 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, gạch
nối (-) và số thứ tự ô vuông trong ngoặc đơn.
- Bản đồ tỷ lệ 1:200
Chia mảnh bản đồ địa chính 1:2000 thành 100 ô vuông, mỗi ô vuông có
kích thước thực tế 0,10 x 0,10 km, tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính
tỷ lệ 1:200. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ
lệ 1:200 là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 1,00 ha ngoài thực địa.
Các ô vuông được đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 100 theo
nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ địa
chính tỷ lệ 1:200 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, gạch
nối (-) và số thứ tự ô vuông. (Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày
19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bản đồ địa chính).
2.1.1.5. Các phương pháp thành lập bản đồ địa chính hiện nay
1. Các phương pháp đo vẽ chi tiết thành lập bản đồ địa chính
Hiện nay khi đo vẽ và thành lập bản đồ địa chính ta có thể chọn một
trong các phương pháp sau:
- Đo vẽ bản đồ địa chính trực tiếp trên thực địa bằng các loại máy toàn
đạc điên tử và máy kinh vĩ thông thường.
- Đo vẽ bản đồ địa chính trên cơ sở ảnh chụp máy bay (ảnh hàng
không) kết hợp với đo vẽ trực tiếp trên thực địa (phương pháp đo vẽ ảnh phối
hợp với bình đồ ảnh, ảnh đơn).
- Phương pháp biên tập, biên vẽ và đo vẽ bổ sung chi tiết trên bản đồ
địa chính cùng tỷ lệ.
Trong ba phương pháp thành lập bản đồ địa chính trên, quá trình thành
lập bản đồ địa chính thường được thực hiện qua hai bước:
11
- Bước 1: Đo vẽ, thành lập bản đồ gốc (bản đồ địa chính cơ sở).
- Bước 2: Biên tập, đo vẽ bổ sung, thành lập bản vẽ gốc theo đơn vị
hành chính cấp xã (gọi tắt là bản đồ địa chính).
2. Đo vẽ bản đồ địa chính bằng phương pháp toàn đạc
Bản chất của phương pháp là xác định vị trí tương đối của các điểm chi
tiết địa vật so với điểm không chế đo vẽ và các điểm lưới cấp cao hơn bằng
các máy toàn đạc thông thường hoặc máy toàn đạc điện tử.
Phương pháp toàn đạc đòi hỏi các điểm khống chế phải rải đều trên
toàn khu đo với mật độ điểm dày đặc. Tỷ lệ bản đồ càng lớn, địa vật che khuất
càng nhiều thì phải tăng số lượng điểm khống chế.
Phương pháp toàn đạc được ứng dụng để thành lập bản đồ địa chính ở
những khu vực không lớn có độ dốc dưới 6 độ hoặc ở những nơi không có
ảnh máy bay thỏa mãn các chỉ tiêu kỹ thuật để thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ
1: 5000; 1: 2000; 1: 1000; 1: 500.
Phương pháp này sẽ tận dụng tất cả các máy toàn đạc điện tử hiện đại.
Hiện nay với việc sử dụng các phần mềm đồ họa và quản lý bản đồ trên máy
tính thì việc chuyển các số liệu toàn đạc thành lập bản đồ khá thuận lợi. Sau
đây là quy trình thành lập bản đồ địa chính bằng phương pháp toàn đạc[11].
12
Hình 2.1: Quy trình công nghệ thành lập bản đồ
địa chính bằng phương pháp toàn đạc
+ Ưu nhược điểm của phương pháp:
Ưu điểm: Phương pháp toàn đạc có thể đo trực tiếp đến từng điểm chi
tiết trên đường biên thửa đất, đo nhanh, có thể đo cả trong điều kiện thời tiết
không thuận lợi, độ chính xác cao.
Nhược điểm: Thời gian ngoại nghiệp nhiều, quá trình vẽ bản đồ thực
hiện trong phòng dựa vào số liệu đo và bản vẽ sơ họa nên không thể quan sát
trực tiếp ngoài thực địa nên dễ bỏ sót các chi tiết làm sai lệch các đối tượng cần
thiết kế trên bản đồ, giá thành cao.
Xây dựng phương án kỹ thuật đo
đạc thành lập BĐĐC
Thành lập lưới tọa độ địa chính
Thành lập lưới tọa độ địa chính cơ
sở
Lập lưới khống chế đo vẽ
Đo vẽ chi tiết ngoài thực địa
Biên tập vẽ bản đồ địa chính
Đánh số thửa, tính diện tích.lập hồ
sơ kỹ thuật thửa đất
13
3. Quy trình thành lập bản đồ địa chính bằng ảnh hàng không
Hình 2.2: Quy trình thành lập bản đồ địa chính bằng ảnh hàng không
Ưu nhược, điểm của phương pháp thành lập bản đồ địa chính bằng ảnh
hàng không
a) Ưu điểm
- Ảnh hàng không có độ phủ rộng, được tiến hành bay chụp theo các
dải cho một khu vực do đó phương pháp này thích hợp đo vẽ thành lập bản đồ
cho một vùng rộng lớn cho hiệu quả cao về năng suất, giá thành và thời gian.
- Khắc phục được những khó khăn của sản xuất, đo vẽ ngoại nghiệp.
Lập phương án kỹ thuật,
khảo sát, thiết kế
Lập lưới khống chế ảnh
ngoại nghiệp
Bay chụp ảnh hàng không
Tăng dày điểm khống chế
ảnh nội nghiêp, tính bình sai
Lập mô hình số mặt đất, đo
vẽ địa vât, thủy hệ
Lập bình đồ trực ảnh, điều vẽ
ngoại nghiệp nội dung bản đồ
gốc
Đo vẽ bổ sung thực địa
nội dung bản đồ địa
chính
Thành lập bản đồ địa chính
cơ sở
Biên tập bản đồ địa chính
In, lưu trữ, sử dụng
14
- Tỷ lệ chụp ảnh hiện nay phù hợp với công nghệ thành lập bản đồ địa
chính đảm bảo độ chính xác ở tỷ lệ trung bình.
b) Nhược điểm
- Độ chính xác không đảm bảo khi thành lập bản đồ địa chính có tỷ lệ
lớn: (1: 200, 1: 500, 1: 1000)
- Phương pháp cho hiệu quả thấp đối với các khu vực có nhiều địa vật
che khuất ranh giới các thửa đất.
- Tính thời sự không cao, đòi hỏi phải đo đạc bổ sung, đối soát thực địa
- Không áp dụng được với các khu vực nhỏ, các khu vực nằm không
liền với nhau (nếu phải chụp ảnh thì giá thành làm bản đồ sẽ bị đẩy lên cao) [3].
2.1.2. Ứng dụng một số phần mềm tin học trong biên tập bản đồ địa chính
2.1.2.1.Phần mềm Microstation
MicroStation là một phần mềm đồ họa trợ giúp thiết kế. Nó có khả năng
quản lý khá mạnh, cho phép xây dựng, quản lý các đối tượng đồ họa thể hiện
các yếu tố bản đồ. Khả năng quản lý cả dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc
tính rất lớn, tốc độ khai thác và cập nhập nhanh chóng phù hợp với hệ thống
quản lý dữ liệu rất lớn. Do vậy nó thuận lợi cho việc thành lập các loại bản đồ
địa hình, địa chính từ các loại dữ liệu và các thiết bị đo khác nhau. Dữ liệu
không gian được tổ chức theo kiểu đa lớp tạo cho việc biên tập, bổ sung rất
thuận lợi. MicroStation cho phép lưu bản đồ và các bản vẽ thiết kế theo nhiều
hệ thống tọa độ khác nhau.
MicroStation là môi trường đồ họa làm nền để chạy các modul phần
mềm ứng dụng khác nhau như: GEOVEC, IRASB,IRASC, MSFC,
MRFCLEAN, MRFFLAG, FAMIS, EMAP... Các công cụ của MicroStation
được sử dụng để số hóa các đối tượng trên nền ảnh quét (raster), sửa chữa,
biên tập dữ liệu và trình bày bản đồ. MicroStation có một giao diện đồ họa
bao gồm nhiều của sổ, menu, bảng công cụ, các công cụ làm việc với đối
15
tượng đồ họa đầy đủ và mạnh giúp thao tác với dữ liệu đồ họa nhanh chóng,
đơn giản, thuận lợi cho người sử dụng [8].
MicroStation còn cung cấp công cụ nhập (import), xuất (export) dữ liệu
đồ hoạ sang các phần mềm khác qua các file (*.dxf) hoặc (*.dwg).
2.1.2.2. Phần mềm famis
a. Giới thiệu chung
"Phần mềm tích hợp cho đo vẽ và bản đồ địa chính (Field Work and
Cadastral Mapping Intergrated Software - FAMIS)" là một phần mềm nằm
trong Hệ thống phần mềm chuẩn thống nhất trong ngành địa chính phục vụ
lập bản đồ và hồ sơ địa chính.
FAMIS có khả năng xử lý số liệu đo ngoại nghiệp, xây dựng, xử lý và
quản lý bản đồ địa chính số. Phần mềm đảm nhiệm công đoạn từ sau khi đo
vẽ ngoại nghiệp cho đến hoàn chỉnh một hệ thống bản đồ địa chính số. Cơ sở
dữ liệu bản đồ địa chính kết hợp với cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính để thành
một cơ sở dữ liệu về bản đồ và hồ sơ địa chính thống nhất. Phần mềm tuân
theo các qui định của Luật Đất đai 2013 hiện hành, hiện nay các phiên bản
mới được cập nhật liên tục [8].
b. Các chức năng của phần mềm FAMIS
Các chức năng làm việc với số liệu đo đạc mặt đất
- Các chức năng làm việc với số liệu đo đạc mặt đất
Quản lý khu đo: FAMIS quản lý các số liệu đo theo khu đo. Một đơn
vị hành chính có thể được chia thành nhiều khu đo. Số liệu đo trong 1 khu có
thể lưu trong 1 hoặc nhiều file dữ liệu. Người dùng có thể tự quản lý toàn bộ
các file dữ liệu của mình một cách đơn giản, tránh nhầm lẫn.
Đọc và tính toán tọa độ của số liệu trị đo: Trị đo được lấy vào theo
những nguồn tạo số liệu phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay:
- Từ các sổ đo điện tử (Electronic Field Book) của SOKKIA, TOPCON,
SOUTH.
16
- Từ Card nhớ
- Từ các số liệu đo thủ công được ghi trong sổ đo.
- Từ phần mềm xử lý trị đo phổ biến SDR của DATACOM.
Xử lý đối tượng: Phần mềm cho phép người dùng bật, tắt hiển thị các
thông tin cần thiết của trị đo lên màn hình. Xây dựng bộ mã chuẩn, bộ mã
chuẩn bao gồm hai loại mã: Mã định nghĩa đối tượng và mã điều khiển. Phần
mềm có khả năng tự động tạo bản đồ từ trị đo qua quá trình xử lý mã.
Giao diện hiển thị, sửa chữa rất tiện lợi, mềm dẻo: FAMIS cung cấp
hai phương pháp để hiển thị, tra cứu và sửa chữa trị đo.
- Phương pháp 1: qua giao diện tương tác đồ họa màn hình. Người dùng
chọn trực tiếp từng đối tượng cần sửa chữa qua hiển thị của nó trên màn hình.
- Phương pháp 2: qua bảng danh sách các trị đo. Mỗi một trị đo tương
ứng với một bản ghi trong bảng này.
Công cụ tích toán: FAMIS cung cấp rất đầy đủ, phong phú các công cụ
tính toán: giao hội (thuận nghịch), vẽ theo hướng vuông góc, điểm giao, dóng
hướng, cắt cạnh thửa,... Các công cụ thực hiện đơn giản, kết quả chính xác.
Các công cụ tính toán rất phù hợp với các thao tác đo vẽ mang đặc thù ở Việt Nam.
Xuất số liệu: Số liệu trị đo có thể được in ra các thiết bị ra khác nhau:
máy in, máy vẽ. Các số liệu này cũng có thể xuất ra dưới các dạng file số liệu
khác nhau để có thể trao đổi với các hệ thống phần mềm khác như SDR.
Quản lý và xử lý các đối tượng bản đồ: Các đối tượng bản đồ được
sinh ra qua: tự động xử lý mã hoặc do người sử dụng vẽ vào qua vị trí các
điểm đo. FAMIS cung cấp công cụ để người dùng dễ dàng lựa chọn lớp thông
tin bản đồ cần sửa chữa và các thao tác chỉnh sửa trên các lớp thông tin này.
- Các chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính
Nhập dữ liệu bản đồ từ nhiều nguồn khác nhau:
17
- Từ cơ sở dữ liệu trị đo: Các đối tượng bản đồ ở bên trị đo được đưa
thẳng vào bản đồ địa chính.
- Từ các hệ thống GIS khác: FAMIS giao tiếp với các hệ thống GIS
khác qua các file dữ liệu. FAMIS nhập những file sau: ARC của phần mềm
ARC/INFO (ESRI - USA), MIF của phần mềm MAPINFO (MAPINFO-
USA). DXF, DWG của phần mềm AutoCAD (AutoDesk-USA), DGN của
phần mềm GIS OFFICE (INTERGRAPH-USA)
- Từ các công nghệ xây dựng bản đồ số: FAMIS giao tiếp trực tiếp với
một số công nghệ xây dựng bản đồ số hiện đang được sử dụng ở Bộ Tài
nguyên và Môi trường như: ảnh số (IMAGE STATION), ảnh đơn (IRASC,
MGE-PC), vector hóa bản đồ (GEOVEC MGE-PC)
Quản lý các đối tượng bản đồ theo phân lớp chuẩn: FAMIS cung cấp
bảng phân loại các lớp thông tin của bản đồ địa chính. Việc phân lớp và cách
hiển thị các lớp thông tin tuân thủ theo qui phạm của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Tạo vùng, tự động tính diện tích: Tự động sửa lỗi. Tự động phát hiện
các lỗi còn lại và cho phép người dùng tự sửa. Chức năng thực hiện nhanh,
mềm dẻo cho phép người dùng tạo vùng trên một phạm vi bất kỳ. Cấu trúc
file dữ liệu tuân theo theo đúng mô hình topology cho bản đồ số vector.
Hiển thị, chọn, sửa chữa các đối tượng bản đồ: Các chức năng này
thực hiện dựa trên thế mạnh về đồ họa sẵn có của MicroStation nên rất dễ
dùng, phong phú, mềm dẻo, hiệu quả.
Đăng ký sơ bộ (qui chủ sơ bộ):
Đây là nhóm chức năng phục vụ công tác qui chủ tạm thời. Gán, hiển
thị, sửa chữa các thông tin thuộc tính được gắn với thửa.
Thao tác trên bản đồ địa chính: Bao gồm các chức năng tạo bản đồ địa
chính từ bản đồ gốc. Tự động vẽ khung bản đồ địa chính. Đánh số thửa tự động.
18
Tạo hồ sơ thửa đất:
FAMIS cho phép tạo các loại hồ sơ thông dụng về thửa đất bao gồm:
Hồ sơ kỹ thuật thửa đất, Trích lục, Giấy chứng nhận,... Dữ liệu thuộc tính của
thửa có thể lấy trực tiếp qua quá trình qui chủ tạm thời hoặc móc nối sang lấy
trong cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính.
Xử lý bản đồ: FAMIS cung cấp một số phép xử lý, thao tác thông dụng
nhất trên bản đồ.
- Nắn bản đồ, chuyển từ hệ thống toạ độ này sang hệ thống tọa độ khác
theo các phương pháp nắn affine, porjective.
- Tạo bản đồ chủ đề từ trường dữ liệu. Xây dựng các bản đồ theo phân
bậc số liệu. Kết hợp các phương pháp phân bậc trong bản đồ học và khả năng
biểu diễn (tô màu) của MicroStation, chức năng này cung cấp cho người dùng
một công cụ rất hiệu quả làm việc với các loại bản đồ chuyên đề khác nhau.
- Vẽ nhãn bản đồ từ trường số liệu. Các số liệu thuộc tính gán với các
đối tượng bản đồ có thể hiển thị thành các đối tượng đồ họa. Đây là một chức
năng thuận tiện cho trình bày và phân tích bản đồ.
Liên kết với cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính: Nhóm chức năng thực hiện
việc giao tiếp và kết nối với cơ sở dữ liệu và hệ quản trị hồ sơ địa chính. Các
chức năng này đảm bảo cho 2 phần mềm FAMIS và CADDB tạo thành một
hệ thống thống nhất. Chức năng cho phép trao đổi dữ liệu hai chiều giữa 2 cơ
sở dữ liệu cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính và cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính,
giữa 2 hệ thống phần mềm FAMIS và CADDB.
c. Quy trình thành lập bản đồ địa chính trên phần mềm famis
Chúng ta có thể tóm tắt quy trình công nghệ thành lập bản đồ địa chính
trên phần mềm famis như sau:
19
Hình 2.3: Quy trình thành lập bản đồ địa chính trên phần mềm famis
Vào cơ sở dữ liệu trị đo
file TXT
file ACS
Nhập số liệu
Sửa chữa đối tượng bản đồ
Hiển thị, sửa chữa trị đo
Lưu trữ bản đồ file DGN
Vào cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính
Nạp file bản đồ DGN
Xử lý mã, tạo bản đồ tự động
Sửa chữa lỗi
( MRFClean, MRFFlang ) tạo vùng
Lưu trữ, in bản đồ
20
2.2. Cơ sở pháp lý
-Luật đất đai năm 2013, ngày 29/11/2013 của Quốc hội .
-Quyết định số 235/2000/QĐ-TCĐC ngày 26/06/2000 của Tổng cục
trưởng Tổng cục địa chính về việc công bố hệ thống phần mềm chuẩn thống
nhất trong toàn ngành địa chính.
-Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật đất đai 2013 số
45/2013/QH13.
-Quyết định 08/2008/QĐ- BTNMT ngày 10/11/2008 Quy phạm thành
lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200; 1:500; 1:1000; 1:2000; 1:50000; 1:10000
- Thông tư số: 25/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường
ban hành ngày 19/5/2014 Quy định về bản đồ địa chính.
- Thông tư số 49/2016/TT-BTNMT ngày 28/12/2016 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định về công tác giám sát, kiểm tra, thẩm định và
nghiệm thu công trình, sản phẩm trong lĩnh vực quản lý đất đai
- Căn cứ Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004
của chính phủ về thi hành Luật Đất đai;
- Căn cứ Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 của
Chính phủ về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất;
- Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Quyết định số 6264/QĐ-UBND ngày 27/11/2014 của UBND thành phố
về việc phê duyệt dự án đầu tư Xây dựng tổng thể hồ sơ địa chính và cơ sở dữ
liệu quản lý đất đai thành phố Hà Nội.
Quyết định số 680/QĐ-STNMT ngày 29/06/2015 của Sở Tài nguyên và
Môi trường Hà Nội về việc phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu: Tư vấn
21
lập Thiết kế kỹ thuật dự toán dự án Xây dựng tổng thể hệ thống hồ sơ địa chính
và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai thành phố Hà Nội thuộc dự án “Xây dựng tổng
thể hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai thành phố Hà Nội”.
2.3. Cơ sở thực tiễn
2.3.1. Tình hình đo vẽ bản đồ địa chính ở một số địa phương
2.3.1.1. Tình hình đo vẽ bản đồ địa chính ở tỉnh Thái Nguyên
Công tác đo đạc bản đồ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính
cơ bản đã hoàn thành tại 78 xã phường trên địa bàn tỉnh. Tính đến nay đã đo
vẽ bản đồ địa chính cho hơn 336.300 ha, chiếm hơn 95.4% diện tích tự nhiên
của tỉnh. Trong kỳ đã thực hiện 334 công trình dự án với tổng diện tích đã
thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng hơn 7.800 ha của hơn 37.800 tổ
chức, hộ gia đình, cá nhân. 100% đơn vị hành chính cấp xã hoàn thành công
tác thống kê, kiểm kê đất đai. Đã thực hiện công tác đăng ký đất đai, cấp mới,
cấp đổi Giấy chứng nhận QSDĐ đạt trên 93% diện tích cần cấp (thuộc 10 tỉnh
đứng đầu về cấp GCN trong cả nước.
2.3.1.2. Tình hình đo vẽ bản đồ địa chính ở tỉnh Phú Thọ
Đến nay đã đo đạc lập bản đồ địa chính chính quy được 171 xã, đạt
61.73% số xã. Tổng diện tích đã đo vẽ lập bản đồ địa chính chính quy theo
đơn vị xã là 217.881,29 ha, đạt 61.66% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
Trong năm 2013 đã triển khai đo đạc bản đồ địa chính chính quy cho 22 xã
trên địa bàn tỉnh và thực hiện trích đo các thửa đất, khu đất chưa được cấp
giấy lần đầu trên địa bàn các huyện để thực hiện cấp giấy CNQSD đất cho các
hộ gia đình và cá nhân.
Với sự vào cuộc của các cấp, các ngành, đặc biệt được sự quan tâm và
tạo điều kiện về mọi mặt của UBND tỉnh, chúng ta tin rằng tỉnh sẽ đạt được
chỉ tiêu theo tinh thần nghị quyết của Quốc hội cũng như kế hoạch của UBND
Tỉnh và hướng tới những năm tiếp theo tiếp tục đo đạc bản đồ địa chính chính
22
quy, cấp GCNQSD đất, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai theo hướng hiện đại để
phục vụ tốt nhất cho công tác quản lý đất đai trong thời kỳ Công nghiệp hóa,
Hiện đại hóa đất nước.
Vì vậy, hiện nay hầu hết tất cả các tỉnh thành trên nước ta đã thành lập
bản đồ địa chính bằng phương pháp đo vẽ bằng máy toàn đạc điện tử. Trung
Tâm Môi Trường Tài Nguyên Miền Núi cũng đã xây dựng bản đồ ở rất nhiều
tỉnh trên nước ta như: Phú Thọ,Yên Bái,... Đây là phương pháp cho kết quả và
độ chính xác cao nên đây là phương pháp chủ yếu để thành lập bản đồ hiện nay.
23
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Sử dụng máy toàn đạc điện tử, và các phần
mềm Microstation, famis vào xây dựng lưới khống chế đo vẽ, và đo vẽ chi tiết
xây dựng bản đồ địa chính tại huyện Gia Lâm, thị trấn Yên Viên, thành phố Hà
Nội, biên tập và xử lý số liệu của tờ bản đồ số 10.
- Phạm vi nghiên cứu: Xây dựng bản đồ địa chính tại huyện Gia Lâm, thị
trấn Yên Viên, thành phố Hà Nội, biên tập xử lý số liệu tờ bản đồ số 10.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm nghiên cứu: Công ty Cổ phần TNMT Phương Bắc
- Địa điểm thực tập: Thị trấn Yên Viên, huyện Gia lâm, thành phố Hà Nội.
- Thời gian nghiên cứu: Bắt đầu từ tháng 5 năm 2018 đến tháng 9 năm 2018.
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hộithị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm
3.3.1.1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý.
- Địa hình.
- Khí hậu.
- Thủy văn.
3.3.1.2. Kinh tế xã hội
- Kinh tế.
- Xã hội.
3.3.1.3. Công tác quản lý đất đai
-Hiện trạng sử dụng đất.
-Tình hình quản lý đất đai.
24
3.3.2. Công tác thành lập lưới khống chế đo vẽ.
 Khảo sát, thu thập tài liệu, số liệu.
 Bố trí và đo vẽ đường chuyền kinh vĩ.
 Bình sai lưới kinh vĩ.
3.3.3. Đo vẽ chi tiết, thành lập bản đồ địa chính bằng phần mềm
Microstation SE và phần mềm Famis.
 Đo vẽ chi tiết.
- Sau khi có kết quả bình sai lưới ta có được tọa độ chính xác của điểm
lưới, tiến hành đo chi tiết.
- Trút số liệu: sử dụng phần mềm trút số liệu từ máy đo để lấy kết quả
đo đạc chi tiết.
 Ứng dụng phần mềm Microstation SE và Famis thành lập bản đồ
địa chính.
- Nhập số liệu đo.
- Thành lập bản vẽ.
- Kết nối cơ sở dữ liệu bản đồ.
- Sửa lỗi.
- Chia mảnh bản đồ.
- Tiến hành biên tập mảnh bản đồ số 10.
- Tiến hành kiểm tra, đối soát thực địa.
- In và lưu trữ bản đồ.
3.3.4. Đánh giá, nhận xét kết quả thành lập tờ bản đồ địa chính số10 từ số
liệu đo chi tiết
25
3.4. Phương pháp nghiên cứu.
+ Phương pháp khảo sát, thu thập tài liệu, số liệu: Thu thập số liệu từ
các cơ quan chức năng như Ủy ban nhân dân thị trấn Yên Viên, huyện Gia
Lâm, thành phố Hà Nội về các điểm độ cao, địa chính hiện có, điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu phục vụ cho đề tài, đồng thời
tiến hành khảo sát thực địa để biết điều kiện địa hình thực tế của khu vực đo
vẽ để có phương án bố trí đo vẽ thích hợp.
+ Phương pháp đo đạc: Đề tài sử dụng máy toàn đạc điện tử MÁY
GPS TRIMBLE 4600LS ( GPS 01 tần số) để đo đạc lưới khống chế đo vẽ,
lưới khống chế mặt bằng sẽ được đo theo phương pháp GPS tĩnh. Sau khi đo
đạc và tính toán hoàn chỉnh lưới khống chế mặt bằng, tiến hành đo đạc chi tiết
các yếu tố ngoài thực địa.
+ Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu đo đạc lưới khống chế mặt bằng
ngoài thực địa sẽ được xử lý sơ bộ và định dạng, sau đó sử dụng các phần
mềm để tính toán, bình sai các dạng đường chuyền, kết quả sau mỗi bước tính
toán sẽ được xem xét, đánh giá về độ chính xác, nếu đảm bảo tiêu chuẩn theo
yêu cầu sẽ được tiến hành các bước tiếp theo và cho ra kết quả về tọa độ
chính xác của các điểm khống chế lưới.
+ Phương pháp bản đồ: Đề tài sử dụng phần mềm Microstation kết hợp
với phần mềm Famis, đây là những phần mềm chuẩn dùng trong ngành địa
chính để biên tập bản đồ địa chính, tiến hành trút số liệu đo vào phần mềm
theo đúng quy chuẩn, sau đó dùng các lệnh để biên tập bản đồ địa chính cho
khu vực nghiên cứu.
Đề tài được thực hiện theo quy trình:
- Thu thập tài liệu, số liệu; khảo sát thực địa và thành lập lưới khống
chế mặt bằng;
26
- Sau khi thành lập hoàn thiện lưới khống chế đo vẽ ta có tọa độ các
điểm khống chế; tiến hành đo đạc chi tiết các yếu tố ngoài thực địa (ranh giới
thửa đất, địa vật, giao thông, thủy hệ,...);
- Kết quả đo đạc chi tiết được trút vào máy tính và sử dụng phần mềm
chuyên ngành MicroStation và Famis để biên tập bản đồ địa chính;
- Tiến hành kiểm tra, đối soát thực địa và in bản đồ. Đi kèm với những
mảnh bản đồ của khu vực nghiên cứu còn có các bảng thống kê về diện tích
đất theo từng chủ sử dụng.
27
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của thị trấn Yên Viên
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Hình 4.1: Vị trí địa lý thị trấn Yên Viên-Gia Lâm- Hà Nội
(Nguồn: Internet)
- Thị trấn Yên Viên là một trong hai thị trấn thuộc huyện Gia Lâm
thủ đô Hà Nội, Việt Nam. Nằm ở bờ Bắc sông Đuống cách điểm trung
tâm thành phố khoảng 11 km.
+ Phía Bắc, Đông Bắc và phía Tây giáp xã Yên Viên
+ Phía Đông Nam giáp phường Giang Biên
+ Phía Nam và Tây Nam giáp phường Đức Giang, phường Thượng
Thanh (thuộc quận Long Biên).
28
+ Phía Tây giáp xã Mai Lâm (huyện Đông Anh).
- Thị trấn Yên Viên là cửa ngõ quan trọng, là chiếc cầu nối từ Hà Nội đi
các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, lạng Sơn, Thái Nguyên, Cao Bằng,... trải dài trên
quốc lộ 1A là đường trục chính từ trung tâm thành phố Hà Nội thông tới tỉnh
Bắc Ninh và một phần thuộc quốc lộ 3, nên có điều kiện thuận lợi để giao lưu văn
hóa, khoa học kỹ thuật và phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Diện tích tự
nhiên: Có tổng diện tích đất diện tích tự nhiên 101,65 ha (Nguồn: UBND TT
Yên Viên).
4.1.1.2.Thuỷ văn
- Chế độ thuỷ văn của huyện Gia Lâm đặc biệt là thị trấn Yên Viên
chịu ảnh hưởng chính của sông Đuống với các đặc điểm sau:
+ Chế độ thủy văn của sông Đuống: Sông Đuống chảy qua huyện với
chiều dài khoảng 8km, sông Đuống có nhiệm vụ tưới tiêu cho các tỉnh Bắc Ninh
và thủ đô Hà Nội trong đó có khu vực thị trấn Yên, huyện Gia Lâm; Sông
Đuống có hàm lượng phù sa cao, vào mùa mưa trung bình cứ 1 m³ nước có 2,8
kg phù sa phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
+ Hướng thoát nước chính của thị trấn Yên Viên huyện Gia Lâm vào mùa
khô là tự chảy ra sông Đuống và chứa vào các sông, mương, ao, hồ và các vệt
trũng. Vào mùa mưa, sông Đuống vẫn là hướng tiêu thoát nước chính cho toàn
thị trấn.
+ Ngoài ra thị trấn Yên Viên còn có mạng lưới ao hồ tuy nhỏ nhưng khá
phong phú thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản với quy mô nhỏ.
4.1.1.3.Khí hậu
Thị trấn Yên Viên có đặc trưng của khí hậu nhiệt đới nóng ẩm của vùng
đồng bằng sông Hồng nên có 2 mùa, mùa hè và mùa đông.
+ Mùa hè từ tháng 4 đến tháng 9 có đặc điểm là nóng ẩm mưa nhiều, gây
ngập úng khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.
29
+ Mùa đông từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau có đặc điểm lạnh, khô hanh
ít mưa với gió thịnh hành là gió đông bắc, tháng 1 là tháng có nhiệt độ trung bình
thấp nhất trong năm 17,20
C và lượng mưa trung bình thấp nhất là 6,1 mm.
- Hai tháng 4 và tháng 10 hàng năm được coi là tháng chuyển tiếp sự
biến động thường khí hậu ở huyện Gia Lâm chủ yếu là do sự ảnh hưởng của
hai mùa gió và quá trình thời tiết đặc biệt của mỗi mùa. Vì thế ở địa bàn có
năm rét sớm có năm rét muộn, có năm nóng kéo dài, có năm nhiệt độ cao nhất
lên tới 42,80
C (tháng 5 năm 1926) lại có năm nhiệt độ thấp xuống tới 2,70
C
(tháng 1 năm 1995).
4.1.1.4. Địa hình địa mạo
Thị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm nằm ở vùng châu thổ sông Hồng, địa
hình khá bằng phẳng, thấp dần từ Tây Bắc qua Đông Bắc xuống Đông Nam theo
hướng của dòng chảy sông Hồng. Vùng đồng bằng có điều kiện bằng phẳng
được hội tụ phù sa của sông Hồng bề dày phù sa trung bình 90 – 120 cm. Từ đó
tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, xây dựng các cụm công nghiệp,
công trình dân dụng đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của thị trấn.
4.1.1.5. Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất
Tài nguyên đất là một dạng tài nguyên vật liệu của con người. Đất có
hai nghĩa: Đất đai là nơi ở, xây dựng cơ sở hạ tầng của con người và thổ
nhưỡng là mặt bằng để sản xuất nông lâm nghiệp
Đất theo nghĩa thổ nhưỡng là vật thể thiên nhiên có cấu tạo độc lập lâu
đời, hình thành do kết quả của nhiều yếu tố: Đá gốc, động thực vật, địa hình
và thời gian Thành phần cấu tạo của đất gồm các hạt khoáng chiếm 40%, hợp
chất humic 5%, không khí 20% và nước 35%. Giá trị tài nguyên đất được đo
bằng số lượng diện tích (ha, km2) và độ phì (độ mầu mỡ thích hợp cho trồng
cây công nghiệp và lương thực).
30
- Vì Yên Viên là đất đồng bằng nên diện tích chủ yếu là đất phi nông nghiệp.
Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt chủ yếu tập trung tại các ao, hồ
với trữ lượng khoảng 235.500 m3
, chủ yếu được cung cấp bởi nước mưa. Đây
là diện tích đất mặt nước không chỉ có vai trò trong nuôi trồng thuỷ sản mà
còn rất quan trọng trong việc điều hoà sinh thái cho các khu dân cư.
- Nguồn nước ngầm: Mặc dù chưa có điều tra, khảo sát đánh giá đầy
đủ về trữ lượng và chất lượng nước ngầm, song qua hệ thống giếng khoan của
một số hộ gia đình trong xã, cho thấy trữ lượng nuớc ngầm khá dồi dào nhưng
chất lượng phần lớn bị nhiễm phèn nên ảnh hưởng đến việc khai thác sử dụng.
Hiện nay nguồn nước ngầm người dân không sử dụng trong sinh hoạt ăn uống
mà chỉ sử dụng trong việc tưới cây và những việc khác…
(Nguồn: Dự án xây dựng tổng thể hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ
liệu quản lý đấy đai địa điểm huyện Gia Lâm – TP Hà Nội).
4.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội
4.1.2.1. Dân số, lao động
Dân số toàn thị trấn Yên Viên có trên 12.000 người, có hơn 3.000 hộ
dân phân bố tại các cụm dân cư như: Đuống 1, Đuống 2, Thái Bình, Ga, Vân,
Tập Thể Liên Cơ, Yên Tân, Tiền Phong và Yên Hà. Lao động trong độ tuổi là
6.789 người, trong đó: Lao động nữ là 2.815 người chiếm 41,46%;Lao động
nam là 3.974 người chiếm 58,54%.
Cơ cấu lao động thị trấn Yên Viên có 100% là sản xuất kinh doanh phi
nống nghiệp. Bao gồm một phần lao động là cán bộ, công nhân viên trong các
cơ quan xí nghiệp đóng trên địa bàn, một phần dân cư bám mặt bằng Quốc lộ
A1 (nay là đường Hà Huy Tập) sinh sống bằng nghề kinh doanh dịch vụ, một
số ít là sản xuất kinh doanh nhỏ và đi làm ở ngoài địa phương. Năm 2016, dân
số làm hoạt độn g thương mại, dịch vụ chiếm tới 74,3%. Qua 2 năm tỷ lệ này
31
không ngừng tăng. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo so với tổng số lao động
chiếm 20,2 %; Tình hình lao động trong độ tuổi đang đi làm việc ngoài địa
phương: Số lao động đi làm việc ngoài thị trấn là 907 người chiếm 8,06%; Số
lao động đang làm việc ở nước ngoài 289 người chiếm 2,4 %; Cơ cấu lao
động: Nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 5,2 %; Công nghiệp, xây dựng chiếm
20,5%; Thương mại, dịch vụ chiếm 74,3 %; Trình độ văn hóa: Lao động phân
theo trình độ học vấn phổ thông: Tiểu học chiếm 15%; THCS chiếm27%;
THPT chiếm 58 %; (Nguồn: báo điện tử TT Yên Viên).
4.1.2.2. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng của xã
Giao thông:
Trên địa bàn thị trấn có 02 tuyến đường giao thông quan trọng đi qua
đó là Quốc Lộ 1 nối liền Hà Nội đi Bắc Ninh và các tỉnh phía Bắc, Quốc lộ 2
nối liền Hà Nội đi Phúc Yên và các tỉnh phía Tây Bắc; ngoài ra trên địa bàn
hệ thống giao thông được trải nhựa và bê tông hoá đến từng thôn, xóm, cụm
dân cư. Hàng năm được Nhà nước đầu tư nâng cấp liên tục nên việc đi lại,
mua bán, giao lưu, vận chuyển hàng hoá của người dân rất thuận lợi
- Đường sắt: Thị trấn Yên Viên có Ga Yên Viên, là đầu mối giao thông
đường sắt được quy hoạch là Ga liên vận quốc tế.
Hệ thống thuỷ lợi cơ bản đáp ứng được yêu cầu tưới tiêu.
Điện
Hiện trạng xã có 07 trạm biến áp, 27,6 km đường hạ thế, có 2.602 hộ sử
dụng điện thường xuyên an toàn.
Trường học
Trên địa bàn thị trấn Yên Viên có hệ thống trường mầm non, trường
tiểu học, trường Trung học cơ sở, trường Trung học phổ thông Yên Viên dều
đạt chuẩn quốc gia. Ngoài các trường công lập đóng trên địa bàn còn có một
số trường mầm non và trường Trung học phổ thông của các đơn vị tự mở ra
32
nhằm đáp ứng nhu cầu dạy và học của học sinh trong địa bàn thị trấn và các
xã lân cận.
Cơ sở hạ tầng thương mại
Hoạt động thương mại, dịch vụ tập trung vào các điểm buôn bán chính
như: chợ Vân, phố Ga, phố Vân, phố Thái Bình, phố Đuống. Chợ Vân được
hình thành từ xa xưa, đến năm 1924, chợ chuyển đến địa điểm cạnh đường
quốc lộ 1, cách ga Yên Viên khoảng 200m. Chợ chủ yếu bán các hàng nông
sản và thủ công. Chợ có vị trí thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa về bán
tại chợ và vận chuyển hàng hóa đi các nơi khác. Phố Vân nằm dọc hai bên
quốc lộ 1 và đường vào chợ Vân. Dân cư là người tổ dân phố Vân và các nơi
khác đến làm ăn. Chợ chủ yếu là phục vụ các mặt hàng thiết yếu cho người
dân, cần nâng cấp xây dựng các ki ốt bán hàng và tường rào bảo vệ theo yêu
cầu đạt chuẩn.
Thông tin và truyền thông
- Trên địa bàn xã có 1 bưu điện và 03 điểm dịch vụ về internet.
- Số lượng điểm phục vụ bưu chính viễn thông: 05 trạm phát sóng đạt
tiêu chuẩn.
- Thị trấn có đài chuyền thanh và 100% xóm có hệ thống loa, ứng dụng
công nghệ thông tin trong quản lý điều hành.
Nhà ở dân cư
Tổng số nhà: 3 000 nhà, số khẩu 13 000 người. Trong đó:
- Số lượng nhà tạm, nhà dột nát còn 15 nhà, tỷ lệ 0.56%.
- Số nhà kiên cố 2 566. tỷ lệ 85.53%.
- Bán kiên cố 434 nhà, tỷ lệ 14.47%.
- Số hộ có nhà ở có các công trình phục vụ sinh hoạt tối thiểu như: bếp,
các khu vệ sinh: 2 566 hộ, tỷ lệ: 100 %.
- Số hộ có vườn bố trí phù hợp với cảnh quan và có thu nhập khá: 2 651 hộ
33
(Nguồn:UBND TT Yên Viên).
4.1.3. Thực trạng công tác quản lý đất đai của thị trấn Yên Viên
 Tình hình quản lý đất đai
- Trong hệ thống pháp luật của nhà nước các công cụ pháp luật liên
quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quản lý đất đai cụ thể như: Hiến pháp, Luật
đất đai, Luật dân sự, các pháp lệnh, các nghị định, các quyết định, các thông
tư, các chỉ thị, …Của Nhà nước, của Chính phủ, của các bộ, các nghành có
liên quan đến đất đai một cách trực tiếp hoặc gián tiếp và các văn bản quản lý
của các cấp, các nghành của chính quyền đại phương.
- Công cụ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai: Trong công cụ quản lý
nhà nước về đất đai, công cụ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là công cụ
quản lý quan trọng trong việc quản lý và sử dụng đất, nó đảm bảo cho sự lãnh
đạo, chỉ đạo một cách thống nhát trong quản lý nhà nước về đất đai. Vì vậy,
Luật đất đai 2003 quy định “Nhà nước quản lý đất đai theo quy hoạch và
pháp luật”.
- Công cụ tài chính: Tài chính là tổng hợp các mối quan hệ kinh tế phát
sinh trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính của
các chủ thể kinh tế - xã hội.
Từ khi có Luật đất đai 2014 công tác quản lý Nhà nước về đất đai đã
từng bước đi vào nề nếp, hạn chế được các tiêu cực phát sinh trong công tác
quản lý và sử dụng trên địa bàn phường, cơ bản hoàn thành được những
nhiệm vụ, kế hoạch lớn của ngành, tỉnh, huyện và thị trấn đề ra.
Hiện trạng quản lý theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2017, diện tích tự
nhiên của xã là 101.65 ha, chiếm 100% diện tích tự nhiên của toàn thị trấn.
Diện tích đất đưa vào sử dụng cho các mục đích (phi nông nghiệp) đạt 99%
34
Hiện trang sử dụng đất
Hiện trạng sự dụng đất được thể hiện ở bảng 4.1:
Bảng 4.1:Hiện trạng sự dung đất thị trấn Yên Viên năm 2017
TT Mục đích sự dụng
Diện tích
(ha)
Cơ Cấu
(%)
Tổng diện tích đất tự nhiên 101.65 100
1 Nhóm đất phi nông nghiệp 100.63 99
1.1 Đất ở đô thị 86.05 84.65
1.2 Đất chuyên dùng 11.84 11.64
1.2.1 Đát xây dựng trụ sở cơ quan 1.42 1.40
1.2.2 Đất quốc phòng, an ninh 3.57 3.51
1.2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 2.01 1.98
1.2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 1.96 1.93
1.2.5 Đất sử dụng cho mục đích công cộng 2.88 2.83
1.3 Đất sông ngòi,kênh,rạch,suối 2.74 2.70
2 Nhóm dất chưa sử dụng 1.02 1.00
2.1 Đất chưa sử dụng 1.02 1.00
(Nguồn: UBND TT Yên Viên 2017)
Qua bảng 4.1 ta thấy: Diện tích đất phi nông nghiệp là 101.65 ha chiếm
99% tổng diện tích tự nhiên của xã, trong đó đất đất ở đô thị là 86.05 ha
chiếm 84.65%; đất chuyên dung là 11.84ha chiếm 11.64%; đất xây dựng trụ
sở cơ quan là 1.42ha chiếm 1.40%; đất quốc phòng, an ninh là 3.57 ha chiếm
3.51%; đất tôn giáo, tín ngưỡng là 2.01 ha chiếm 1.98%; đất nghĩa trang
nghĩa địa là 1.96 ha chiếm 1.93%; đất sử dụng vào mục đích công cộng là
2.88 ha chiếm 2.83%; đất sông ngòi, kênh rạch, suối là 2.74 ha chiếm 2.70%.
Đất chưa sử dụng có diện tích là 1.02 ha chỉ chiếm 1% diện tích tự
nhiên của toàn thị trấn, trông đó đất bằng chưa sử dụng à 1.02 ha chiếm 1%
35
4.2. Công tác thành lập lưới khống chế đo vẽ.
4.2.1. Khảo sát, thu thập tài liệu, số liệu.
Để phục vụ cho công tác đo đạc lưới khống chế đo vẽ cũng như công
tác thành lập bản đồ địa chính, tiến hành khảo sát khu đo để đánh giá mức độ
thuận lợi, khó khăn của địa hình, địa vật đối với quá trình đo vẽ.
- Địa hình: Thị trấn Yên Viên có địa hình vùng đồng bằng tương đối
bằng phẳng.
- Địa vật: Thị trấn Yên Viên gồm 9 tổ dân phố gồm: Đuống 1, Đuống
2, Thái Bình, Ga, Vân, Tập Thể Liên Cơ, Yên Tân, Tiền Phong và Yên Hà.
Phần lớn dân cư sống tập trung thành các xóm, cụm dân cư, nhà cửa xây dựng
kiên cố, dày đặc, các đường ngách, ngõ xóm quanh co, nhỏ, hẹp, theo dáng
địa hình tự nhiên nên gây khó khăn cho việc đo đạc.
- Giao thông: Thị trấn Yên Viên có nhiều đường bộ chính thuận lợi cho
công tác đi lại đo đạc.
Những tài liệu, số liệu thu thập được tại Văn phòng Đăng ký QSD đất
thành phố Hà Nội gồm 3 điểm địa chính cấp cao được cung cấp, bản đồ địa
chính của xã được đo vẽ năm 1996 và số hóa, chỉnh lý năm 2006. Ngoài ra
còn có các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội. Đây là những tài liệu
cần thiết, phục vụ hữu ích cho quá trình đo vẽ, thành lập bản đồ địa chính cho
khu vực thị trấn Yên Viên.
- Thiết kế sơ bộ lưới kinh vĩ:
Căn cứ vào việc đo đạc của Công ty cổ phần TNMT Phương Bắc & Sở
Tài Nguyên và Môi Trường Thái Nguyên về việc đo đạc thành lập bản địa
chính thị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, quy phạm thành
lập bản đồ địa chính. Từ các điểm địa chính GL2, GL4, GL6 trong thị trấn
tiến hành thiết kế các điểm kinh vĩ có ký hiệu từ KV1 - 1 đến KV1 - 26. Lưới
kinh vĩ được thống nhất thiết kế như sau:
36
Thực hiện bằng công nghệ GPS theo đồ hình chuỗi tam giác, tứ giác dày
đặc đo nối 26 điểm có ký hiệu từ KV1 - 1 đến KV1 - 26 và 3 điểm gốc địa chính.
Mật độ điểm, độ chính xác mạng lưới tuân thủ theo thiết kế kỹ thuật xây dựng
lưới kinh vĩ khu đo và đảm bảo yêu cầu việc phát triển lưới khống chế đo vẽ cấp
thấp hơn, phục vụ công tác đo vẽ chi tiết bản đồ địa chính.
Lấy 3 điểm mốc địa chính trong khu vực đo vẽ làm điểm khởi tính.
Các điểm lưới kinh vĩ phải được bố trí đều nhau trong khu vực đo vẽ
sao cho một trạm máy có thể đo được nhiều điểm chi tiết nhất.
Bảng 4.3: Những yêu cầu kỹ thuật cơ bản của lướiđường chuyền địa chính
STT Các yếu tố cơ bản của đường chuyền
Chỉ tiêu kỹ
thuật
1 Góc ngoặt đường chuyền ≥ 300
2 Số cạnh trong đường chuyền ≤ 15
3
Chiều dài đường chuyền:
- Nối 2 điểm cấp cao
- Từ điểm khởi tính đến điểm nút hoặc giữa hai điểm
nút
- Chu vi vòng khép
≤ 8 km
≤ 5 km
≤ 20 km
4
Chiều dài cạnh đường chuyền :
- Cạnh dài nhất
- Cạnh ngắn nhất
- Chiều dài trung bình một cạnh
≤ 1400 m
≥ 200 m
500 m - 700 m
5 Trị tuyệt đối sai số trung phương đo góc ≤ 5 giây
6
Trị tuyệt đối sai số giới hạn khép góc đường chuyền
hoặc vòng khép (n: là số góc trong đường chuyền
hoặc vòng khép)
≤ 5 giây
7 Sai số khép giới hạn tương đối fs/ [s] ≤ 1: 25.000
(Nguồn: TT25 - 2014 ngày 19/5/2014 quy định về thành lập bản đồ
địa chính của Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường) [9].
-Một vài thông số kỹ thuật được quy định trong Thông tư 25/2014/TT -
BTNMT:
n
37
+ Cạnh đường chuyền được đo bằng máy đo dài có trị tuyệt đối sai số
trung phương đo dài lý thuyết theo lý lịch của máy đo (ms) không vượt quá
10 mm + D mm (D là chiều dài tính bằng km), được đo 3 lần riêng biệt, mỗi
lần đo phải ngắm chuẩn lại mục tiêu, số chênh giữa các lần đo không vượt
quá 10 mm.
+ Góc ngang trong đường chuyền được đo bằng máy đo góc có trị tuyệt
đối sai số trung phương đo góc lý thuyết theo lý lịch của máy đo không vượt quá
5 giây, đo theo phương pháp toàn vòng khi trạm đo có 3 hướng trở lên hoặc theo
hướng đơn (không khép vềhướng mở đầu).
Bảng 4.2. Số lần đo quy định
STT Loại máy Số lần đo
1 Máy có độ chính xác đo góc 1 - 2 giây ≥4
2 Máy có độchính xác đo góc 3 - 5 giây ≥6
Bảng 4.3. Các hạn sai khi đo góc (quy định chung cho các máy đo
có độchính xác đo góc từ 1 - 5 giây) không lớn hơn giá trịquy định
STT Các yếu tố đo góc Hạn sai (giây)
1 Số chênh trị giá góc giữa các lần đo 8
2 Số chênh trị giá góc giữa các nửa lần đo 8
3
Dao động 2C trong 1 lần đo (đối với máy
không có bộ phận tự cân bằng)
12
4 Sai số khép về hướng mở đầu 8
5
Chênh giá trị hướng các lần đo đã quy “0”
(quy không)
8
38
Bảng 4.4: Chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản chung của lưới khống chế đo vẽ
STT
Tiêu chí đánh giá chất lượng
lưới khống chế đo vẽ
Chỉ tiêu kỹ thuật
Lưới KC đo
vẽ cấp 1
Lưới
KC đo
vẽ cấp 2
1
Sai số trung phương vị trí điểm
sau bình sai so với điểm gốc
≤5 cm ≤7 cm
2
Sai số trung phương tương đối
cạnh sau bình sai
≤1/25.000 ≤1/10000
3 Sai số khép tương đối giới hạn ≤1/10000 ≤1/5.000
- Chọn điểm, đóng cọc, thông hướng:
+ Vị trí chọn điểm kinh vĩ phải thông thoáng, nền đất chắc chắn ổn
định, các điểm khống chế phải tồn tại lâu dài đảm bảo cho công tác đo ngắm
và kiểm tra tiếp theo.
+ Sau khi chọn điểm xong dùng cọc gỗ có kích thước 4 * 4 cm, dài 30 -
50 cm đóng tại vị trí đã chọn, đóng đinh ở đầu cọc làm tâm, dùng sơn đỏ đánh
dấu cho dễ nhận biết.
+ Kích thước cọc và chỉ tiêu kĩ thuật phải tuân theo quy phạm thành lập
bản đồ địa chính của Bộ TN – MT.
Trong quá trình chọn điểm kinh vĩ đã thu được kết quả như sau:
Tổng số điểm địa chính: 3 điểm
Tổng số điểm lưới kinh vĩ: 26 điểm
4.2.2. Bố trí và đo vẽ đường chuyền kinh vĩ
Dựa trên các tư liệu đã có là bản đồ hiện trạng sử dụng đất, kết hợp với
việc đi khảo sát thực địa, tiến hành xây dựng lưới khống chế đo vẽ cho khu
vực toàn xã. Lưới khống chế đo vẽ toàn bộ khu vực thị trấn Yên Viên gồm 26
39
điểm, trong đó có 3 điểm địa chính cấp cao đã biết được dùng làm các điểm khởi
tính cho các dạng đường chuyền. Lưới được xây dựng theo phương pháp GNSS
sử dụng máy đo GPS South (Số máy: SN019038, SN039818, SN019049,
SN019028) máy được kiểm định đảm bảo theo đúng quy trình, quy phạm của Bộ
Tài nguyên và Môi trường
Kết quả thống kê tọa độ các điểm thể hiện qua bảng sau. Trong bảng chỉ
là trích dẫn một số điểm tọa độ sau khi bình sai. Số liệu cụ thể được thể hiện ở
phần phụ lục.
Bảng 4.5: Bảng thống kê tọa độ các điểm
STT Tên điểm B (° ' ") L (° ' ") H (m)
1 GL-02 21° 06' 30.172360" 105° 55' 10.129570" 2.643
2 GL-04 21° 05' 22.437250" 105° 54' 51.315850" 3.524
3 GL-06 21° 04' 55.319020" 105° 55' 07.416110" 10.541
4 KV-01 21° 05' 37.723640" 105° 55' 21.556190" 4.187
5 KV-02 21° 05' 31.721100" 105° 55' 28.731100" 4.267
6 KV-03 21° 05' 34.193090" 105° 55' 13.487360" 4.818
7 KV-04 21° 05' 31.620500" 105° 55' 10.447790" 4.369
8 KV-05 21° 05' 31.106170" 105° 54' 58.571280" 3.950
9 KV-06 21° 05' 27.834000" 105° 55' 00.419750" 4.229
10 KV-07 21° 05' 27.443520" 105° 55' 02.805120" 4.298
11 KV-08 21° 05' 28.439920" 105° 55' 12.365550" 4.493
12 KV-09 21° 05' 22.567510" 105° 55' 07.332550" 4.470
13 KV-10 21° 05' 28.122370" 105° 55' 19.782660" 4.776
… … … … …
40
4.2.3. Bình sai lưới kinh vĩ
- Trút số liệu đo từ máy GPS Trimle R3 bằng phần mềm TPLink
- Từ số liệu đo đạc lưới kinh vĩ đã tiến hành sử dụng phần mềm bình
sai TBC 2.2 (Trimble Busines Centrer 2.2) để bình sai lưới kinh vĩ.
- Kết quả bình sai được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.6: Số liệu điểm gốc
STT Tên điểm
Tọa độ Độ cao
X (m) Y (m) h (m)
1 GL-02 2335119.133 595523.073 6.100
2 GL-04 2333032.815 594992.083 6.942
3 GL-06 2332201.471 595461.601 13.948
Thành quả tọa độ sau khi bình sai
- Kết quả tọa độ phẳng và độ cao sau bình sai. Trong bảng chỉ là trích dẫn
một số điểm tọa độ sau khi bình sai. Số liệu cụ thể được thể hiện ở phần phụ lục.
Bảng 4.7: Bảng kết quả tọa độ phẳng và độ cao sau bình sai
Số Tên Tọa độ Độ cao Sai số vị trí điểm
TT điểm X (m) Y (m) h (m) mx (m) my (m) mh (m) mp (m)
1 GL-02 2335119.133 595523.073 6.100 ------ ------ ------ ------
2 GL-04 2333032.815 594992.083 6.942 ------ ------ ------ ------
3 GL-06 2332201.471 595461.601 13.948 ------ ------ ------ ------
4 KV-01 2333507.982 595862.194 7.618 0.002 0.002 0.018 0.003
5 KV-02 2333324.576 596070.352 7.696 0.002 0.002 0.017 0.003
6 KV-03 2333398.052 595629.935 8.246 0.002 0.002 0.017 0.003
7 KV-04 2333318.425 595542.662 7.795 0.002 0.002 0.016 0.003
8 KV-05 2333300.631 595199.964 7.373 0.001 0.002 0.012 0.002
9 KV-06 2333200.302 595253.896 7.651 0.001 0.002 0.015 0.002
10 KV-07 2333188.690 595322.814 7.720 0.002 0.003 0.020 0.004
… … … … … … … … …
41
*Các chỉ tiêu sai số và số hiệu chỉnh cạnh
- Sai số đo cạnh lớn nhất: msmax = 0.004m (KV-20_KV-19)
- Sai số đo cạnh nhỏ nhất: msmin = 0.001m (KV-31_KV-30)
- Số hiệu chỉnh cạnh lớn nhất: dsmax = 0.015m (KV-13_KV-18)
- Số hiệu chỉnh cạnh nhỏ nhất: dsmin = 0.000m (KV-17_KV-16)
KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ ĐỘ CHÍNH XÁC
1. Sai số trung phương trọng số
đơn vị:
M0 = 1.000
2. Sai số vị trí điểm:
- Nhỏ nhất: mpmin = 0.002m (Điểm: KV-05)
- Lớn nhất: mpmax = 0.007m (Điểm: KV-25)
3. Sai số tương đối cạnh:
- Nhỏ nhất: ms/smin = 1/714803 (Cạnh: YV-03_GL-02, S = 1314.2m)
- Lớn nhất: ms/smax = 1/29507 (Cạnh: KV-06_KV-07, S = 69.9m)
4. Sai số phương vị:
- Nhỏ nhất: mamin = 0.34" (YV-03_GL-02)
- Lớn nhất: mamax = 6.38" (KV-06_KV-07)
5. Sai số chênh cao:
- Nhỏ nhất: mdhmin = 0.011m (YV-10_KV-03)
- Lớn nhất: mdhmax = 0.021m (KV-21_KV-20)
6. Chiều dài cạnh:
- Nhỏ nhất: Smin = 69.889m (KV-06_KV-07)
- Lớn nhất: Smax = 1314.230m (YV-03_GL-02)
- Trung bình: Stb = 344.993m
Kết quả được biên tập bằng phần mềm DPSurvery
4.3. Đo vẽ chi tiết, biên tập bản đồ bằng phần mềm Microstation SE và Famis
4.3.1. Đo vẽ chi tiết
42
Sau khi có kết quả bình sai lưới ta có được tọa độ chính xác của các
điểm lưới, tiến hành đo chi tiết.
- Khi đo vẽ chi tiết, tùy theo yêu cầu độ chính xác bản đồ cần lập và
phương pháp đo vẽ lập bản đồ địa chính mà lựa chọn loại máy đo, độ chính
xác lý thuyết theo lý lịch của máy đo cho phù hợp và phải quy định rõ trong
thiết kế kỹ thuật dự toán công trình.
- Đo vẽ đường địa giới hành chính.
+ Trước khi đo vẽ chi tiết, phải phối hợp với cán bộ địa chính cấp xã
dẫn đạc xác định đường địa giới hành chính trên thực địa theo thực tế đang
quản lý và thông tin trên hồ sơ địa giới hành chính.
+ Việc đo vẽ chi tiết đường địa giới hành chính thực hiện theo ranh giới
thực tế đang quản lý tại thực địa với độ chính xác tương đương với điểm đo
chi tiết.
- Đo vẽ ranh giới thửa đất được thực hiện theo hiện trạng thực tế đang
sử dụng, quản lý đã được xác định.
- Đo vẽ nhà ở, công trình xây dựng khác thực hiện theo đường ranh
giới thực tế đang sử dụng, quản lý tại thực địa với độ chính xác tương đương
với điểm đo vẽ chi tiết.
4.3.2. Biên tập bản đồ bằng phần mềm Microstation và Famis
- Quy trình thành lập bản đồ của thị trấn Yên Viên,thành phố Hà Nội
bằng phương pháp ứng dụng phần mềm Famis và microstation được thể thiện
theo sơ đồ dưới đây:
43
Hình 4.2. Sơ đồ quy trình thành lập bản đồ địa chính
bằng phần mềm FAMIS
 Nhập số liệu đo vào máy.
Khởi động phần mềm Famis:
Vào thực đơn Utilities /MDL Application chọn nút Browse ở hộp thoại
rồi tìm đến mục C:FamisFamis.ma, chọn OK để chạy FAMIS.
Sau khi khởi động phần mềm Famis, nhập tên đơn vị hành chính:
- Nhập tên thị trấn :Yên Viên
- Nhập tên huyện :Gia Lâm
- Nhập tên tỉnh : Hà Nội
Bắt đầu
Nhập dữ liệu trị đo vào máy
Hiển thị,tạo mô tả trị đo
Tạo bản vẽ từ trị đo
Tạo Topology
Kiểm tra đối soát ngoài thực địa
Phân mảnh, tạo bản đồ địa chính gốc
Đánh số thửa, gán thông tin địa chính
Vẽ nhãn, tạo khung,hoàn thiện bản đồ địa chính
Tạo hồ sơ kỹ thuật thửa đất
Kết
44
a) Nhập số liệu trị đo
+ Chọn Menu <Cơ sở dữ liệu trị đo> → <Nạp phần xử lý trị đo>
+ Chọn Menu <Nhập số liệu> → <Import>
Hình 4.3.Nhập trị đo
Hiển thị trên màn hình nhập số liệu từ số liệu gốc, tìm đến thư mực
E:SoLieuGia Lâm.txt,nhấn <OK>. Kết thúc lệnh trên màn hình sẽ hiển thị
các điểm đo chi tiết.
Hình 4.4. Kết quả nhập số liệu trị đo
4.3.2.1. Hiển thị, tạo mô tả trị đo
Các dữ liệu có trong file trị đo có thể hiển thị ra màn hình qua chức
năng [Hiển thị], cho phép ta hiển thị các lớp thông tin file trị đo.
Menu: Chọn <Hiển thị> → < Hiển thị trị đo>
45
Hình 4.5. Bảng chức năng hiển thị trị đo
Các lớp thông tin trị đo gồm
- <Trạm đo>: thể hiện dưới dạng một ký hiệu.
- <Điểm đo chi tiết>: thể hiện dưới dạng một ký hiệu .
- Các đối tượng đồ họa được vẽ tự động sau quá trình xử lý mã, do
người dùng tự vẽ qua những công cụ xử lý đồ họa của Microstation.
- Các chữ mô tả số hiệu trạm, điểm đo.
- Các chữ mô tả của mã điểm đo.
4.3.2.2. Tạo mô tả trị đo
Đây là một chức năng tạo ra các đối tượng chữ (text) để mô tả thông tin
đi kèm theo các trạm đo, điểm đo chi tiết.
Menu: Chọn <Hiển thị> → <Tạo mô tả trị đo>
Hình 4.6. Chức năng tạo mô tả trị đo
- Chức năng giúp xác định vị trí đặt (text) mô tả thông tin đi kèm theo
với các trạm đo, điểm đo chi tiết.
46
+ Vị trí đặt chữ mô tả trị đo từ vị trí của trị đo được khai báo ở mục
<Khoảng cách từ trị đo>
+ Kích thước của đối tượng chữ được lựa chọn qua mục <Kích thước>.
+ Lớp đối tượng dạng chữ được thể hiện qua mục <Level>.
+ Màu của đối tượng chữ được lựa chọn qua mục <Màu>.
+ Nội dung cần hiển thị nhãn của trị đo được lựa chọn qua mục <Nội dung>.
Ấn <Chấp nhận>, trên màn hình sẽ xuất hiện nhãn của trị đo.
Hình 4.7. Kết quả tạo mô tả trị đo
4.3.2.3. Tạo bản vẽ từ trị đo(nối điểm)
Từ các điểm đo chi tiết, dựa vào sơ đồ và số liệu điểm đã vẽ trong quá
trình đo vẽ để thành lập bản đồ địa chính.
Trước khi nối điểm ta cần phải lựa chọn kiểu đường, lớp cho các đối
tượng khác nhau như : Ranh giới thửa đất, ranh giới các loại đất khác nhau
trên cùng thửa đất, ranh giới các công trình xây dựng trên đất, ranh giới giao
thông…
Nối điểm đo bằng cách sử dụng lệnh vẽ đoạn thẳng Place line trong
Microstation để nối các điểm theo sơ đồ nối một cách chính xác. Trong quá
47
trình nối phải luôn sử dụng chế độ “Snap” (chế độ bắt điểm), bắt chính xác
vào các điểm đo.
Hình 4.8.Nối điểm
Hình 4.9.Kết quả nối điểm
4.3.2.4. Tạo Topology
Topology là mô hình lưu trữ dữ liệu không gian đã được chuẩn hóa trên
toàn thế giới. Mô hình không chỉ lưu trữ các thông tin địa lý mô tả về vị trí,
48
kích thước, hình dạng của từng đối tượng riêng lẻ mà còn mô tả quan hệ
không gian giữa các đối tượng như quan hệ kề nhau, liền nhau....
Chọn < Cơ sở dữ liệu bản đồ > → <Quản lý bản đồ> → <Kết nối cơ
sở dữ liệu>nhấn OK: đây là chức năng liên kết bản đồ hiện thời với cơ sở dữ
liệu của nó.
a) Sửa lỗi
Ta tiến hành sửa lỗi thông tin chức năng MRFCLEAN. Trên thanh
công cụ của FAMIS chọn:
<Cơ sở dữ liệu bản đồ>→ <Tạo topology> → <Tự động tìm, sửa
lỗi (CLEAN) >Trên màn hình hiển thị hộp thoại MRF Clean V8.0.1.
Chọn <Parameters> hiển thị cửa sổ MRF Clean Parameters. Ở cửa sổ
này chọn <Tolerances> hiển thị cửa sổ MRF Clean Setup Tolerances.
Nhập hệ số cho lớp bản đồ cần sửa lỗi tại ô <Tolerances> là (0.1 mm x
M/1000). Với M là mẫu số tỷ lệ bản đồ. Sau đó chọn <Set All>.
Đóng các cửa sổ trên để trở về cửa sổ giao diện MRF Clean V8.0.1.
Chọn <Clean> ở cửa sổ này. Sau khi chọn Clean xong sẽ xuất hiện hộp
thoại MRF Flag Editor v8.0.1.
Hình 4.10.Tự động tìm, sửa lỗi Clean
49
b)Tạo vùng
Menu: Chọn TạoTopology → Tạo vùng
Hình 4.11.Tạo vùng
Để tạo Topology các đối tượng vùng cần phải đảm bảo những yêu cầu sau:
+ Không chứa các điểm cuối tự do.
+ Tại các đường giao nhau phải có điểm nút.
+ Một vùng phải được tạo từ nhiều đường khép kín.
Hình 4.12. Kết quả tạo vùng
50
b) Kiểm tra,đối soát ngoài thuộc địa
Trong quá trình đo vẽ ngoại nghiệp và thành lập bản vẽ trị đo không thể
tránh khỏi những sai sót. Vì vậy để đảm bảo độ chính xác cho bản vẽ thì phải
tiến hành kiểm tra, đối soát ngoài thực địa bằng cách in bản vẽ đã được thành lập
ở trên và đem ra ngoài thực địa để kiểm tra. Kiểm tra, đối soát ngoài thực địa
hình thể của các thửa đất, mức độ chi tiết của các địa vật, nếu có sai sót so với
thực địa cần đánh dấu những điểm nối nhầm sau đó chỉnh sửa lại trên bản đồ.
4.3.3. Phân mảnh bản đồ địa chính
Menu: Chọn <Bản đồ địa chính> → <Tạo bản đồ địa chính>
Đây là chức năng tạo một file mới lưu thành bản đồ địa chính từ bản đồ
nền. Bản đồ địa chính được xác định theo một khung cho trước. Vị trí khung
được xác định theo phương pháp chia mảnh và tỷ lệ bản đồ. Các thửa được
chuyển sang bản đồ địa chính theo nguyên tắc diện tích lớn nhất: Thửa đất
được chuyển sang là những thửa đất nằm gọn trong khung bản đồ và những
thửa có phần diện tích lớn nhất so với phần còn lại bị cắt khung.
Hình 4.13. Sơ đồ phân mảnh bản đồ địa chính thị trấn Yên Viên
51
Bản đồ thị trấn Yên Viên được phân thành từ 29 mảnh bản đồ địa chính.
Do thời gian có hạn, nên trong bài khóa luận này, em xin được trình bày quy
trình ứng dụng phần mềm Microstation và Famis thành lập tờ bản đồ địa chính
số 10 của xã thị trấn Yên Viên – huyện Gia Lâm – thành phố Hà Nội.
4.3.4.Đánh số thửa tự động,gán thông tin địa chính ban đầu
4.3.4.1. Đánh số thửa
Đánh số thửa cho thửa đất trên từng tờ bản đồ địa chính được tiến hành
sau khi tạo vùng. Famis đánh số thửa từ trái sang phải, từ trên xuống dưới .Vị
trí thửa được xác định qua vị trí điểm đặc trưng,các thửa tham gia vào đánh số
có thể là toàn bộ thửa trên file bản đồ hiện thời hoặc trong một vùng nào đó
mà người dùng định nghĩa (fence).
Menu: Chọn Bản đồ địa chính → Đánh số thửa tự động
Hình 4.14. Đánh số thửa tự động
4.3.4.2. Gán thông tin điạ chính ban đầu
Để dễ dàng trong việc tra cứu thông tin về một thửa đất bất kì trên bản
đồ, tiến hành nhập thông tin cho tất cả các thửa.
Chức năng này cho phép chúng ta có thể nhập thông tin của thửa đất như:
loại đất, tên chử sử dụng, địa chỉ,… Ngoài ra trong phần sửa nhãn thửa này còn
cho phép chúng ta xuất thông tin của các thửa đất ra file .txt bằng cách chọn mục
báo cáo. File này còn có thể mở bằng Excel giúp chúng ta có thể thống kê một
52
cách thuận tiện. Sử dụng chức năng nhập thông tin cho thửa đất ta chọn chức
năng gán thông tin Địa chính ban đầu - Sửa bảng nhãn thửa từ menu.
Menu: Chọn <Gán thông tin địa chính ban đầu> → <Gán dữ liệu từ nhãn>
Hình 4.15.Gán thông tin thửa đất
4.3.5. Vẽ nhãn thửa,tạo khung bản đồ địa chính
4.3.5.1. Vẽ nhãn thửa
- Vẽ nhãn thửa: Một đối tượng bản đồ có thể có rất nhiều thuộc tính đi
kèm, tại một thời điểm không thể hiển thị hết tất cả các dữ liệu thuộc tính ra
được. Vì vậy chức năng vẽ nhãn sẽ cung cấp cho người sử dụng một công cụ
để vẽ ra màn hình một số loại dữ liệu thuộc tính cho người sử dụng tự định
nghĩa và theo một dạng cho trước.
Sử dụng công cụ vẽ nhãn thửa trong Famis:
Từ menu Coe sở dữ liệu bản đồ → Xử lý bản đồ → vẽ hẫn thửa
53
Hình 4.16.Kết quả sau khi vẽ nhãn thửa
4.3.5.2. Tạo khung bản đồ địa chính
Tạo khung bản đồ địa chính
- Tạo khung bản đồ địa chính: Chức năng tạo ra khung bản đồ địa chính
với vị trí và cách thể hiện theo đúng quy phạm quy định
Ngoài ra chức năng này còn cho phép phá khung bản đồ trong những
trường hợp cần thiết.
Menu: Chọn <Bản đồ địa chính>→ <Tạo khung bản đồ địa chính>
54
Hình 4.17. Tạo khung bản đồ địa chính
Sau khi tạo khung thì ta có kết quả là tờ bản đồ địa chính số 10 của thị
trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội như hình
Hình 4.18. Kết quả tạo khung
55
Hình 4.19. tờ bản đồ sau khi được biên tập hoàn chỉnh
Khi ta ấn vào nút “Chọn bản đồ” và chọn điểm trên màn hình thì tọa độ
góc khung của bản đồ sẽ hiện lên. Đây là các tọa độ được tính dựa trên các
tham số tỷ lệ. Sau khi hoàn tất các quá trình cơ bản trên. Đã hoàn thành công
việc ứng dụng phần mềm FAMIS, Microstation xây dựng bản đồ địa chính từ
số liệu đo chi tiết.
4.4. Đánh giá, kết quả thành lập tờ bản đồ địa chính số 10 từ số liệu đo chi
tiết
 Thuận lợi
- Phương pháp toàn đạc đã được cải tiến tự động hóa ở mức cao, các
máy toàn đạc điện tử có khả năng bắt điểm chính xác, tự động ghi các kết
quả đo vào các thiết bị nhớ có sẵn trong máy hoặc nối với máy thuận lợi cho
công tác nội nghiệp về sau.
- Có thể đo được các thửa đất có diện tích nhỏ và có nhiều địa vật che khuất.
- Độ chính xác đo vẽ cao, sai số ít.
ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập mảnh bản đồ địa chính tờ số 10 tỷ lệ 1 500 tại thị trấn yên yên huyện gia lâm–thành phố hà nội
ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập mảnh bản đồ địa chính tờ số 10 tỷ lệ 1 500 tại thị trấn yên yên huyện gia lâm–thành phố hà nội
ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập mảnh bản đồ địa chính tờ số 10 tỷ lệ 1 500 tại thị trấn yên yên huyện gia lâm–thành phố hà nội
ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập mảnh bản đồ địa chính tờ số 10 tỷ lệ 1 500 tại thị trấn yên yên huyện gia lâm–thành phố hà nội
ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập mảnh bản đồ địa chính tờ số 10 tỷ lệ 1 500 tại thị trấn yên yên huyện gia lâm–thành phố hà nội
ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập mảnh bản đồ địa chính tờ số 10 tỷ lệ 1 500 tại thị trấn yên yên huyện gia lâm–thành phố hà nội
ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập mảnh bản đồ địa chính tờ số 10 tỷ lệ 1 500 tại thị trấn yên yên huyện gia lâm–thành phố hà nội
ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập mảnh bản đồ địa chính tờ số 10 tỷ lệ 1 500 tại thị trấn yên yên huyện gia lâm–thành phố hà nội
ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập mảnh bản đồ địa chính tờ số 10 tỷ lệ 1 500 tại thị trấn yên yên huyện gia lâm–thành phố hà nội
ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập mảnh bản đồ địa chính tờ số 10 tỷ lệ 1 500 tại thị trấn yên yên huyện gia lâm–thành phố hà nội

More Related Content

What's hot

Sử dụng công cụ LỊCH THỜI VỤ trong phương pháp đánh giá nhanh cộng đồng
Sử dụng công cụ LỊCH THỜI VỤ trong phương pháp đánh giá nhanh cộng đồngSử dụng công cụ LỊCH THỜI VỤ trong phương pháp đánh giá nhanh cộng đồng
Sử dụng công cụ LỊCH THỜI VỤ trong phương pháp đánh giá nhanh cộng đồng
phongnq
 

What's hot (20)

Đánh Giá Thực Trạng Công Tác Xây Dựng Cơ Sở Dữ Liệu Địa Chính Thành Phố Vĩnh ...
Đánh Giá Thực Trạng Công Tác Xây Dựng Cơ Sở Dữ Liệu Địa Chính Thành Phố Vĩnh ...Đánh Giá Thực Trạng Công Tác Xây Dựng Cơ Sở Dữ Liệu Địa Chính Thành Phố Vĩnh ...
Đánh Giá Thực Trạng Công Tác Xây Dựng Cơ Sở Dữ Liệu Địa Chính Thành Phố Vĩnh ...
 
Sử dụng công cụ LỊCH THỜI VỤ trong phương pháp đánh giá nhanh cộng đồng
Sử dụng công cụ LỊCH THỜI VỤ trong phương pháp đánh giá nhanh cộng đồngSử dụng công cụ LỊCH THỜI VỤ trong phương pháp đánh giá nhanh cộng đồng
Sử dụng công cụ LỊCH THỜI VỤ trong phương pháp đánh giá nhanh cộng đồng
 
Đề tài: Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trong quản lý đất đai, 9đ
Đề tài: Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trong quản lý đất đai, 9đĐề tài: Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trong quản lý đất đai, 9đ
Đề tài: Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trong quản lý đất đai, 9đ
 
Luận án: Hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại Huế, HAY
Luận án: Hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại Huế, HAYLuận án: Hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại Huế, HAY
Luận án: Hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại Huế, HAY
 
Luận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và vai trò đối với đời sống người dân
Luận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và vai trò đối với đời sống người dânLuận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và vai trò đối với đời sống người dân
Luận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và vai trò đối với đời sống người dân
 
Luận văn: Biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần Địa lí tự nhiên
Luận văn: Biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần Địa lí tự nhiênLuận văn: Biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần Địa lí tự nhiên
Luận văn: Biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần Địa lí tự nhiên
 
Luận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng Bình
Luận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng BìnhLuận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng Bình
Luận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng Bình
 
Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai
Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Nhà Nước Về Đất ĐaiBáo Cáo Thực Tập Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai
Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai
 
ứNg dụng phần mềm microstation v8i vàg cadas thành lập bản đồ địa chính, mảnh...
ứNg dụng phần mềm microstation v8i vàg cadas thành lập bản đồ địa chính, mảnh...ứNg dụng phần mềm microstation v8i vàg cadas thành lập bản đồ địa chính, mảnh...
ứNg dụng phần mềm microstation v8i vàg cadas thành lập bản đồ địa chính, mảnh...
 
Luận văn: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại tỉnh Kiên Giang, HAY
Luận văn: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại tỉnh Kiên Giang, HAYLuận văn: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại tỉnh Kiên Giang, HAY
Luận văn: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại tỉnh Kiên Giang, HAY
 
Luận văn: đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Lệ Thủy
Luận văn: đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Lệ ThủyLuận văn: đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Lệ Thủy
Luận văn: đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Lệ Thủy
 
Đề tài ứng dụng phong thủy trong xây dựng, RẤT HAY, BỔ ÍCH
Đề tài  ứng dụng phong thủy trong xây dựng, RẤT HAY, BỔ ÍCHĐề tài  ứng dụng phong thủy trong xây dựng, RẤT HAY, BỔ ÍCH
Đề tài ứng dụng phong thủy trong xây dựng, RẤT HAY, BỔ ÍCH
 
Đề tài hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, , ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, , ĐIỂM 8Đề tài hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, , ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, , ĐIỂM 8
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanh
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanhLuận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanh
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanh
 
Chuẩn hoá bản đồ địa chính bằng phần mềm Microstation và Famis
Chuẩn hoá bản đồ địa chính bằng phần mềm Microstation và FamisChuẩn hoá bản đồ địa chính bằng phần mềm Microstation và Famis
Chuẩn hoá bản đồ địa chính bằng phần mềm Microstation và Famis
 
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
 
đáNh giá chất lượng nước sông nhuệ đáy chảy qua tỉnh nam định 6 tháng cuối nă...
đáNh giá chất lượng nước sông nhuệ đáy chảy qua tỉnh nam định 6 tháng cuối nă...đáNh giá chất lượng nước sông nhuệ đáy chảy qua tỉnh nam định 6 tháng cuối nă...
đáNh giá chất lượng nước sông nhuệ đáy chảy qua tỉnh nam định 6 tháng cuối nă...
 
Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Khu xử lý chất thải rắn Nam Quảng Nam - Hạng...
Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Khu xử lý chất thải rắn Nam Quảng Nam - Hạng...Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Khu xử lý chất thải rắn Nam Quảng Nam - Hạng...
Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Khu xử lý chất thải rắn Nam Quảng Nam - Hạng...
 
Đề tài chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng, ĐIỂM 8
Đề tài  chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng, ĐIỂM 8Đề tài  chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng, ĐIỂM 8
Đề tài chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng, ĐIỂM 8
 
Luận văn: Kiến trúc cảnh quan khu đô thị Cienco 5, quảng ninh
Luận văn: Kiến trúc cảnh quan khu đô thị Cienco 5, quảng ninhLuận văn: Kiến trúc cảnh quan khu đô thị Cienco 5, quảng ninh
Luận văn: Kiến trúc cảnh quan khu đô thị Cienco 5, quảng ninh
 

Similar to ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập mảnh bản đồ địa chính tờ số 10 tỷ lệ 1 500 tại thị trấn yên yên huyện gia lâm–thành phố hà nội

luan van thac si kinh te (34).pdf
luan van thac si kinh te (34).pdfluan van thac si kinh te (34).pdf
luan van thac si kinh te (34).pdf
Nguyễn Công Huy
 

Similar to ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập mảnh bản đồ địa chính tờ số 10 tỷ lệ 1 500 tại thị trấn yên yên huyện gia lâm–thành phố hà nội (20)

Ứng dụng máy toàn đạc điện tử và công nghệ thông tin trong thành lập mảnh bản...
Ứng dụng máy toàn đạc điện tử và công nghệ thông tin trong thành lập mảnh bản...Ứng dụng máy toàn đạc điện tử và công nghệ thông tin trong thành lập mảnh bản...
Ứng dụng máy toàn đạc điện tử và công nghệ thông tin trong thành lập mảnh bản...
 
Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Quang Sơn
Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Quang SơnĐánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Quang Sơn
Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Quang Sơn
 
Tailieu.vncty.com tac dong cua du an duy tri va phat ben vung den sinh ke c...
Tailieu.vncty.com   tac dong cua du an duy tri va phat ben vung den sinh ke c...Tailieu.vncty.com   tac dong cua du an duy tri va phat ben vung den sinh ke c...
Tailieu.vncty.com tac dong cua du an duy tri va phat ben vung den sinh ke c...
 
luan van thac si kinh te (34).pdf
luan van thac si kinh te (34).pdfluan van thac si kinh te (34).pdf
luan van thac si kinh te (34).pdf
 
Thực hiện công tác cấp mới,cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa...
Thực hiện công tác cấp mới,cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa...Thực hiện công tác cấp mới,cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa...
Thực hiện công tác cấp mới,cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Dịch Vụ Hành Chính Công Về Đất Đai
Luận Văn Thạc Sĩ Dịch Vụ Hành Chính Công Về Đất ĐaiLuận Văn Thạc Sĩ Dịch Vụ Hành Chính Công Về Đất Đai
Luận Văn Thạc Sĩ Dịch Vụ Hành Chính Công Về Đất Đai
 
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện đảo Cô Tô, tỉn...
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện đảo Cô Tô, tỉn...Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện đảo Cô Tô, tỉn...
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện đảo Cô Tô, tỉn...
 
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã đức chí...
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã đức chí...đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã đức chí...
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã đức chí...
 
Luận văn: Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mụ...
Luận văn: Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mụ...Luận văn: Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mụ...
Luận văn: Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mụ...
 
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề ...
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề ...đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề ...
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề nước mắm gành đỏ tỉnh phú yên và đề ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu HọcKhóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
 
ứNg dụng máy toàn đạc điện tử và công nghệ thông tin trong thành lập mảnh bản...
ứNg dụng máy toàn đạc điện tử và công nghệ thông tin trong thành lập mảnh bản...ứNg dụng máy toàn đạc điện tử và công nghệ thông tin trong thành lập mảnh bản...
ứNg dụng máy toàn đạc điện tử và công nghệ thông tin trong thành lập mảnh bản...
 
ứNg dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thành lập mảnh bản đồ địa ...
ứNg dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thành lập mảnh bản đồ địa ...ứNg dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thành lập mảnh bản đồ địa ...
ứNg dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thành lập mảnh bản đồ địa ...
 
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...
 
ứNg dụng công nghệ tin học và máy rtk sq gnss thành lập bản đồ địa chính tỉ l...
ứNg dụng công nghệ tin học và máy rtk sq gnss thành lập bản đồ địa chính tỉ l...ứNg dụng công nghệ tin học và máy rtk sq gnss thành lập bản đồ địa chính tỉ l...
ứNg dụng công nghệ tin học và máy rtk sq gnss thành lập bản đồ địa chính tỉ l...
 
đáNh giá hiện trạng công tác thu gom và xử lý rác thải nông nghiệp tại farm l...
đáNh giá hiện trạng công tác thu gom và xử lý rác thải nông nghiệp tại farm l...đáNh giá hiện trạng công tác thu gom và xử lý rác thải nông nghiệp tại farm l...
đáNh giá hiện trạng công tác thu gom và xử lý rác thải nông nghiệp tại farm l...
 
Luan van thac si kinh te (25)
Luan van thac si kinh te (25)Luan van thac si kinh te (25)
Luan van thac si kinh te (25)
 
Đề tài lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, RẤT HAY
Đề tài lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, RẤT HAYĐề tài lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, RẤT HAY
Đề tài lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, RẤT HAY
 
Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử ...
Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử ...Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử ...
Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử ...
 

Recently uploaded

xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 

Recently uploaded (20)

powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 

ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập mảnh bản đồ địa chính tờ số 10 tỷ lệ 1 500 tại thị trấn yên yên huyện gia lâm–thành phố hà nội

  • 1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM KÀ THỊ TRƯỜNG Tên đề tài: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TIN HỌC VÀ MÁY TOÀN ĐẠC ĐIỆN TỬ THÀNH LẬP MẢNH BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TỜ SỐ 10 TỶ LỆ 1:500 THỊ TRẤN YÊN VIÊN, HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính Quy Chuyên ngành : Quản lí đất đai Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa : 2015 - 2019 THÁI NGUYÊN - 2019
  • 2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM KÀ THỊ TRƯỜNG Tên đề tài: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TIN HỌC VÀ MÁY TOÀN ĐẠC ĐIỆN TỬ THÀNH LẬP MẢNH BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TỜ SỐ 10 TỶ LỆ 1:500 THỊ TRẤN YÊN VIÊN, HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính Quy Chuyên ngành : Quản lí đất đai Lớp : K47 - QLĐĐ - N02 Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : Th.S: Nguyễn Văn Hiểu THÁI NGUYÊN - 2019
  • 3. i LỜI CẢM ƠN Qua thời gian 4 năm học tập và rèn luyện đạo đức tại trường, bản thân em đã được sự dạy dỗ, chỉ bảo tận tình của các thầy, cô giáo trong khoa Quản lý Tài nguyên, cũng như các thầy, cô giáo trong Ban Giám hiệu Nhà trường, các Phòng ban và phòng Đào tạo của Trường Đại học Nông lâm. Sau một thời gian nghiên cứu và thực tập tốt nghiệp bản báo cáo tốt nghiệp của em đã hoàn thành. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy, cô trong khoa Quản lý Tài nguyên, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã giảng dạy và hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường. Trong thời gian vừa qua các thầy, cô khoa Quản lý Tài nguyên đã tạo điều kiện cho em được trải nghiệm thực tế về công việc và ngành nghề mà mình đang học. Được thực tập tại Công Ty cổ phần TNMT Phương Bắc. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo –Th.S Nguyễn Văn Hiểu đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành khóa luận này. Nhân đây em xin gửi lời cảm ơn đến ban Lãnh đạo Công ty phát triển Bất Động sản, các anh trong Đội đo đạc đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo cho em trong thời gian thực tập. Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã động viên, khuyến khích em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận. Do thời gian có hạn và kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên đồ án của em không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô, các bạn sinh viên để đề tài của em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Kà Thị TRường
  • 4. ii DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa TNMT Tài nguyên & Môi trường TT Thông tư QĐ Quyết định CP Chính Phủ UBND Ủy ban nhân dân BĐĐC Bản đồ địa chính
  • 5. iii DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1: Hiện trạng sự dung đất thị trấn Yên Viên năm 2017 .....................34 Bảng 4.2: Những yêu cầu kỹ thuật cơ bản của lướiđường chuyền địa chính.......36 Bảng 4.3. Số lần đo quy định..........................................................................37 Bảng 4.4. Các hạn sai khi đo góc (quy định chung cho các máy đo có độchính xác đo góc từ 1 - 5 giây) không lớn hơn giá trịquy định ..................37 Bảng 4.5: Chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản chung của lưới khống chế đo vẽ ............38 Bảng 4.6: bảng thống kê tọa độ các điểm .......................................................39 Bảng 4.9: Số liệu điểm gốc .............................................................................40 Bảng 4.10: Bảng kết quả tọa độ phẳng và độ cao sau bình sai hệ tọa độ phẳng vn-2000 kinh tuyến trục: 106°30' ellipsoid: wgs-84......................................40
  • 6. iv DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Quy trình công nghệ thành lập bản đồ............................................12 địa chính bằng phương pháp toàn đạc.............................................................12 Hình 2.2: Quy trình thành lập bản đồ địa chính bằng ảnh hàng không ..........13 Hình 2.3: Quy trình thành lập bản đồ địa chính trên phần mềm famis...........19 Hình 4.1: Vị trí địa lý thị trấn Yên Viên-Gia Lâm- Hà Nội ...........................27 Hình 4.2. Sơ đồ quy trình thành lập bản đồ địa chính bằng phần mềm FAMIS.............................................................................................................43 Hình 4.3. Nhập trị đo.......................................................................................44 Hình 4.4. Kết quả nhập số liệu trị đo ..............................................................44 Hình 4.5. Bảng chức năng hiển thị trị đo........................................................45 Hình 4.6. Chức năng tạo mô tả trị đo..............................................................45 Hình 4.7. Kết quả tạo mô tả trị đo...................................................................46 Hình 4.8. Nối điểm..........................................................................................47 Hình 4.9. Kết quả nối điểm.............................................................................47 Hình 4.10.Tự động tìm, sửa lỗi Clean.............................................................48 Hình 4.11.Tạo vùng.........................................................................................49 Hình 4.12. Kết quả tạo vùng ...........................................................................49 Hình 4.13. Sơ đồ phân mảnh bản đồ địa chính thị trấn Yên Viên..................50 Hình 4.14. Đánh số thửa tự động....................................................................51 Hình 4.15. Gán thông tin thửa đất...................................................................52 Hình 4.16. Kết quả sau khi vẽ nhãn thửa........................................................53 Hình 4.17. Tạo khung bản đồ địa chính..........................................................54 Hình 4.18. Kết quả tạo khung .........................................................................54 Hình 4.19. tờ bản đồ sau khi được biên tập hoàn chỉnh..................................55
  • 7. v MỤC LỤC PHẦN 1 MỞ ĐẦU............................................................................................ 1 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ........................................ 4 2.1.1. Tổng quan về bản đồ,bản đồ địa chính ................................................... 4 2.1.2. Ứng dụng một số phần mềm tin học trong biên tập bản đồ địa chính..14 2.2. Cơ sở pháp lý ...........................................................................................20 2.3. Cơ sở thực tiễn .........................................................................................21 2.3.1. Tình hình đo vẽ bản đồ địa chính ở một số địa phương .......................21 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................23 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành...............................................................23 3.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................23 3.3.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hộithị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm 23 3.3.1.3. Công tác quản lý đất đai.....................................................................23 3.3.3. Đo vẽ chi tiết, thành lập bản đồ địa chính bằng phần mềm Microstation SE và phần mềm Famis...................................................................................24 3.4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................25 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN..................................27 4.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của thị trấn Yên Viên.......................27 4.1.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................27 4.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội.......................................................................30 4.1.3. Thực trạng công tác quản lý đất đai của thị trấn Yên Viên..................33 4.2. Công tác thành lập lưới khống chế đo vẽ.................................................35 4.3. Đo vẽ chi tiết, biên tập bản đồ bằng phần mềm Microstation SE và Famis .41 4.3.2. Biên tập bản đồ bằng phần mềm Microstation và Famis......................42
  • 8. vi 4.3.3. Phân mảnh bản đồ địa chính .................................................................50 4.3.4.Đánh số thửa tự động,gán thông tin địa chính ban đầu .........................51 4.3.5. Vẽ nhãn thửa,tạo khung bản đồ địa chính.............................................52 4.4. Đánh giá, kết quả thành lập tờ bản đồ địa chính số 10 từ số liệu đo chi tiết .........................................................................................................................55 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ..............................................................57 5.1. Kết luận ....................................................................................................57 5.2. Đề nghị.....................................................................................................57
  • 9. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Từ xa xưa con người đã biết khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên đất để tạo ra của cải vật chất. Cùng với quá trình phát triển của xã hội, việc sử dụng đất đai, đặc biệt là việc là vấn đề chiếm hữu và sử dụng đất, vấn đề phân phối và quản lý đất đai. Vấn đề sở hữu đất đai đóng vai trò cốt lõi cho việc tạo nên của cải và sự giàu có cho mỗi cá nhân. Ngày nay, dưới ánh sáng của khoa học kỹ thuật, đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá. Mọi quá trình sống của sinh vật đều phải dựa vào đất. Đất đai là sản phẩm của quá trình phong hóa đá dựa vào các phản ứng lý – hóa và sinh vật. Đất đai là thành phần cấu tạo nên lớp vỏ Trái Đất, tạo ra môi trường sinh sống cho các loài và còn là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các khu dân cư, xây dựng kinh tế,x ã hội quốc phòng, an ninh. Đồng thời đất đai là nguồn tài nguyên có hạn về số lượng, có vị trí cố định trong không gian và chứa đựng dinh dưỡng,…chính vì vậy công tác quản lý đất đai là việc quan trọng của mỗi quốc gia. Việt Nam là nước đang phát triển nền kinh tế theo hướng thị trường, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra mạnh mẽ. Cùng với nó là sự gia tăng dân số một cách nhanh chóng. Sự tồn tại và phát triển của các ngành kinh tế phi nông nghiệp đòi hỏi phải có quỹ đất để phát triển, vì thế quỹ đất cho ngành nông nghiệp ngày càng giảm do có sự phát triển của các ngành công nghiệp, dịch vụ. Đây là một quy luật tất yếu chính vì thế chúng ta cần chủ động quản lý và quy hoạch quỹ đất một cách hợp lý, có hiệu quả và bền vững. Bản đồ địa chính là kết quả công tác điều tra cơ bản của ngành về quản lý nhà nước đối với đất đai, được lập theo đơn vị hành chính cơ sở là xã,
  • 10. 2 phường, thị trấn và thống nhất trong phạm vi toàn quốc. Bản đồ địa chính là tài liệu cơ bản nhất của bộ hồ sơ địa chính, mang tính pháp lý cao, phục vụ quản lý chặt chẽ đất đai đến từng thửa đất và từng chủ sử dụng. Do đó, bản đồ địa chính có vai trò rất quan trọng và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước về đất đai. Thị trấn Yên Viên có địa hình tương đối bằng phẳng, địavật thị trấn Yên Viên gồm 9 tổ dân phố gồm: Đuống 1, Đuống 2, Thái Bình, Ga, Vân, Liên Cơ, Yên Tân, Tiền Phong và Yên Hà. Phần lớn dân cư sống tập trung thành các xóm, cụm dân cư, nhà cửa xây dựng kiên cố, dày đặc, các đường ngách, ngõ xóm quanh co, nhỏ, hẹp, theo dáng địa hình tự nhiên nên gây khó khăn cho việc đo đạc. . Vì vậy, công tác quản lý Nhà nước về đất đai tại xã còn gặp nhiều khó khăn, hệ thống bản đồ, hồ sơ địa chính và các tài liệu liên quan chưa đáp ứng được yêu cầu về quản lý đất đai trong thời kỳ hiện nay. Do đó, việc áp dụng công nghệ khoa học kỹ thuật vào thành lập bản đồ địa chính là thực sự cần thiết và cấp bách. Với tính cấp thiết của việc phải xây dựng hệ thống bản đồ địa chính cho toàn khu vực thị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nộivới sự phân công giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên, đội đo đạc thuộc Công Ty cổ phần TNMT Phương Bắc với sự hướng dẫn của thầy giáo Th.S Nguyễn Văn Hiểu em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập mảnh bản đồ địa chính tờ số 10 tỷ lệ 1:500 tại thị trấn Yên Yên -huyện Gia Lâm –thành phố Hà Nội”
  • 11. 3 1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 1. Nghiên cứu khả năng ứng dụng của công nghệ tin học bao gồm hệ thống phần mềm trắc địa, máy toàn đạc điện tử trong công tác thành lập bản đồ địa chính và quản lý cơ sở dữ liệu tài nguyên đất tại thị trấn Gia Lâm. 2. Ứng dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử vào thành lập lưới khống chế đo vẽ, đo vẽ chi tiết và biên tập tờ bản đồ số 10 tỉ lệ 1:500 tại thị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. 3. Hỗ trợ việc quản lý hồ sơ địa chính và công tác quản lý nhà nước về đất đai cho UBND các cấp. 1.3. Ý nghĩa của đề tài - Trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học. + Thực tập tốt nghiệp là cơ hội tốt để hệ thống và củng cố lại kiến thức đã được học trong nhà trường và áp dụng vào thực tiễn công việc - Trong thực tiễn. + Qua nghiên cứu, tìm hiểu và ứng dụng máy toàn đạc điện tử trong công tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính giúp cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai được nhanh hơn đầy đủ hơn và chính xác hơn. + Phục vụ tốt cho việc đo vẽ chi tiết thành lập bản đồ địa chính theo công nghệ số, hiện đại hóa hệ thống hồ sơ địa chính theo quy định của Bộ TN&MT.
  • 12. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học 2.1.1. Tổng quan về bản đồ,bản đồ địa chính 2.1.1.1.Khái niệm bản đồ “Bản đồ là hình ảnh của thực tế địa lý được ký hiệu hoá, phản ánh các yếu tố hoặc các đặc điểm một cách có chọn lọc, là kết quả từ sự nỗ lực sáng tạo trong lựa chọn của tác giả bản đồ, và được thiết kế để sử dụng chủ yếu liên quan đến mối quan hệ không gian”. (Theo hội nghị Bản đồ thế giới lần thứ 10 – Barxelona, 1995). Nội dung bản đồ thể hiện các hiện tượng địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội và mối quan hệ giữa chúng. Nội dung bản đồ được biểu thị thông qua quá trình tổng quát hoá và được trình bày bằng hệ thống ký hiệu. Theo A.M. Berliant: “Bản đồ là hình ảnh (mô hình) của bề mặt trái đất, các thiên thể hoặc không gian vũ trụ, được xác định về mặt toán học, thu nhỏ, và tổng quát hoá, phản ánh về các đối tượng được phân bố hoặc chiếu trên đó, trong một hệ thống ký hiệu đã được chấp nhận”. 2.1.1.2. Bản đồ địa chính 1. Khái niệm bản đồ địa chính a. Địa chính là gì ? Địa chính là thể tổng hợp của các tư liệu văn bản xác định rõ ranh giới, phân loại, số lượng, chất lượng của đất đai, quyền sở hữu, quyền sử dụng đất làm cơ sở cho việc phân bổ, đánh thuế đất, quản lý đất, bao gồm trách nhiệm thành lập, cập nhật và bảo quản các tài liệu địa chính [3]. b. Bản đồ địa chính Là bản đồ chuyên ngành đất đai, trên bản đồ thể hiện chính xác vị trí, ranh giới, diện tích và một số thông tin địa chính của từng thửa đất, từng vùng
  • 13. 5 đất. Bản đồ địa chính còn thể hiện các yếu tố địa lý khác liên quan đến đất đai. Bản đồ địa chính được thành lập theo đơn vị hành chính cơ sở xã, phường, thị trấn và thống nhất trong phạm vi cả nước. Bản đồ địa chính được xây dựng trên cơ sở kỹ thuật và công nghệ ngày càng hiện đại, nó đảm bảo cung cấp thông tin không gian của đất đai phục vụ công tác quản lý đất. Bản đồ địa chính là tài liệu cơ bản nhất của bộ hồ sơ địa chính, mang tính pháp lý cao phục vụ quản lý đất đai đến từng thửa đất, từng chủ sử dụng đất. Bản đồ địa chính khác với bản đồ chuyên ngành khác ở chỗ bản đồ địa chính có tỷ lệ lớn và phạm vi đo vẽ rộng khắp mọi nơi trên toàn quốc. Bản đồ địa chính thường xuyên được cập nhật thông tin về các thay đổi hợp pháp của đất đai, công tác cập nhật thông tin có thể thực hiện hàng ngày theo định kỳ. Hiện nay ở hầu hết các quốc gia trên thế giới đang hướng tới việc xây dựng bản đồ địa chính đa chức năng, vì vậy bản đồ địa chính còn có tính chất của bản đồ cơ bản quốc gia. c. Bản đồ địa chính gốc Là bản đồ thể hiện hiện trạng sử dụng đất và thể hiện chọn và không chọn các thửa đất, các đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất, các yếu tố quy hoạch đó được duyệt, các yếu tố địa lý có liên quan, lập trong khu vực, trong phạm vi một số đơn vị hành chính cấp xã, trong một phần hay cả đơn vị hành chính cấp huyện hoặc một số huyện trong phạm vi một tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương, được một cơ quan thực hiện và cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh xác nhận. Bản đồ địa chính gốc là cơ sở để thành lập bản đồ địa chính theo đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã). Các nội dung đó được nhập trên bản đồ địa chính cấp xã phải được chuyển lên bản đồ địa chính gốc [3]. d. Bản trích đo địa chính Là bản đồ thể hiện trọn một thửa đất hoặc trọn một số thửa đất liền kề
  • 14. 6 nhau, các đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất, các yếu tố quy hoạch đã được duyệt, các yếu tố địa lý có liên quan trong phạm vi một đơn vị hành chính cấp xã trường hợp thửa đất có liên quan đến hai hay nhiều xã thì trên bản trích đo phải thể hiện đường địa giới hành chính xã để xác định diện tích thửa đất trên từng xã, được cơ quan thực hiện, ủy ban nhân dân xã và cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh xác nhận. Ranh giới, diện tích, mục đích sử dụng (loại đất) của từng thửa đất thể hiện trên bản trích đo địa chính được xác định theo hiện trạng sử dụng đất. Khi đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà ranh giới, diện tích, mục đích sử dụng của đất có thay đổi thì phải chỉnh sửa bản trích đo địa chính thống nhất với số liệu đăng ký quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. e. Thửa đất Là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc mô tả trên hồ sơ. Ranh giới thửa đất trên thực địa được xác định bằng các cạnh thửa đất là tâm của ranh giới tự nhiên hoặc đường nối giữa các mốc giới hoặc địa vật cố định (là dấu mốc hoặc cột mốc) tại các đỉnh liền kề của thửa đất; ranh giới thửa đất mô tả trên hồ sơ địa chính xác định bằng các cạnh thửa là ranh giới tự nhiên hoặc đường nối giữa các mốc địa giới hoặc địa vật cố định. Trên bản đồ địa chính tất cả các thửa đất đều được xác định vị trí ranh giới (hình thể), diện tích, loại đất và được đánh số thứ tự. Trên bản đồ địa chính ranh giới thửa đất phải thể hiện là đường bao khép kín của phần diện tích đất thuộc thửa đó. Trường hợp ranh giới thửa đất là cả đường ranh giới tự nhiên (như bờ thửa, tường ngăn,…) không thuộc thửa đất mà đường ranh giới tự nhiên đó thể hiện bề rộng trên bản đồ địa chính thì ranh giới thửa đất được thể hiện trên bản đồ địa chính là mép của đường ranh giới tự nhiên giáp với thửa đất. Trường hợp ranh giới thửa đất mà đường ranh tự nhiên đó không thể hiện được bề rộng trên bản đồ địa chính thì
  • 15. 7 ranh giới thửa đất được thể hiện là đường trung tâm của đường ranh tự nhiên đó và ghi rõ độ rộng của đường ranh tự nhiên trên bản đồ địa chính. f. Loại đất Là tên gọi đặc trưng cho mục đích sử dụng đất. Trên bản đồ địa chính loại đất được thể hiện bằng ký hiệu tương ứng với mục đích sử dụng của đất được quy định theo thông tư số 08/2007/TT-BTNMT. Loại đất thể hiện trên bản đồ phải đúng hiện trạng khi đo vẽ lập bản đồ địa chính và được chỉnh lý sau khi đăng ký quyền sử dụng đất. g. Diện tích thửa đất Diện tích thửa đất được thể hiện theo đơn vị mét vuông (m²), được làm tròn đến một số (01) chữ số thập phân. Vd: 105.7 m² h. Trích đo địa chính Là đo vẽ lập bản đồ địa chính hoặc của một khu đất hoặc thửa đất tại khu vực chưa có bản đồ địa chính hoặc đã có bản đồ địa chính nhưng chưa đáp ứng được một số yêu cầu trong việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, đền bù, giải phóng mặt bằng, đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. i. Hồ sơ địa chính Là hồ sơ phục vụ quản lý Nhà nước đối với việc sử dụng đất. Hồ sơ địa chính được lập chi tiết đến từng thửa đất của mỗi người sử dụng đất theo từng đơn vị hành chính cấp xã, gồm: bản đồ địa chính (hoặc bản trích đo địa chính). Sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ theo dõi biến động đất đai và văn bản lưu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 2.1.1.3. Mục đích thành lập bản đồ địa chính - Bản đồ địa chính được thành lập nhằm mục đích sau: + Làm cơ sở để giao đất, thực hiện đăng ký đất, thu hồi, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử
  • 16. 8 dụng đất ở. + Xác nhận hiện trạng về địa giới các cấp hành chính xã, huyện, tỉnh. + Xác nhận hiện trạng, thể hiện và chỉnh lý biến động của từng loại đất trong phạm vi xã. + Làm cơ sở để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cải tạo đất, thiết kế xây dựng các điểm dân cư, đường giao thông, cấp thoát nước. + Làm cơ sở để thanh tra tình hình sử dụng đất và tranh chấp đất đai. + Làm cơ sở để thống kê và kiểm kê đất đai. + Làm cơ sở để xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai các cấp. 2.1.1.4. Cơ sở toán học của bản đồ địa chính 1. Nội dung và phương pháp chia mảnh bản đồ địa chính - Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 Mảnh bản đồ địa chính tỷlệ1:10000 được xác định như sau: Chia mặt phẳng chiếu hình thành các ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế là 6 x 6 ki lô mét (km) tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 là 60 x 60 cm, tương ứng với diện tích là 3600 héc ta (ha) ngoài thực địa. Số hiệu của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ1:10000 gồm 08 chữ số: 02 số đầu là 10, tiếp sau là dấu gạch nối (-), 03 số tiếp là 03 số chẵn km của tọa độ X, 03 chữ số sau là 03 số chẵn km của tọa độ Y của điểm góc trái phía trên khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính. - Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000 Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ1:10000 thành 04 ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế là 3 x 3 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000 là 60 x 60 cm, tương ứng với diện tích là 900 ha ngoài
  • 17. 9 thực địa. Số hiệu của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000 gồm 06 chữ số: 03 số đầu là 03 số chẵn km của tọa độ X, 03 chữ số sau là 03 số chẵn km của tọa độ Y của điểm góc trái phía trên khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính [3]. - Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000 thành 09 ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế 1 x 1 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 100 ha ngoài thực địa. Các ô vuông được đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 9 theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000, gạch nối (-) và số thứ tự ô vuông. - Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 thành 04 ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế 0,5 x 0,5 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 25 ha ngoài thực địa. Các ô vuông được đánh thứ tự bằng chữ cái a, b, c, d theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, gạch nối (-) và số thứ tự ô vuông. - Bản đồ tỷ lệ 1:500 Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 thành 16 ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế 0,25 x 0,25 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính
  • 18. 10 tỷ lệ 1:500. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500 là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 6,25 ha ngoài thực địa. Các ô vuông được đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 16 theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, gạch nối (-) và số thứ tự ô vuông trong ngoặc đơn. - Bản đồ tỷ lệ 1:200 Chia mảnh bản đồ địa chính 1:2000 thành 100 ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế 0,10 x 0,10 km, tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200 là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 1,00 ha ngoài thực địa. Các ô vuông được đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 100 theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, gạch nối (-) và số thứ tự ô vuông. (Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bản đồ địa chính). 2.1.1.5. Các phương pháp thành lập bản đồ địa chính hiện nay 1. Các phương pháp đo vẽ chi tiết thành lập bản đồ địa chính Hiện nay khi đo vẽ và thành lập bản đồ địa chính ta có thể chọn một trong các phương pháp sau: - Đo vẽ bản đồ địa chính trực tiếp trên thực địa bằng các loại máy toàn đạc điên tử và máy kinh vĩ thông thường. - Đo vẽ bản đồ địa chính trên cơ sở ảnh chụp máy bay (ảnh hàng không) kết hợp với đo vẽ trực tiếp trên thực địa (phương pháp đo vẽ ảnh phối hợp với bình đồ ảnh, ảnh đơn). - Phương pháp biên tập, biên vẽ và đo vẽ bổ sung chi tiết trên bản đồ địa chính cùng tỷ lệ. Trong ba phương pháp thành lập bản đồ địa chính trên, quá trình thành lập bản đồ địa chính thường được thực hiện qua hai bước:
  • 19. 11 - Bước 1: Đo vẽ, thành lập bản đồ gốc (bản đồ địa chính cơ sở). - Bước 2: Biên tập, đo vẽ bổ sung, thành lập bản vẽ gốc theo đơn vị hành chính cấp xã (gọi tắt là bản đồ địa chính). 2. Đo vẽ bản đồ địa chính bằng phương pháp toàn đạc Bản chất của phương pháp là xác định vị trí tương đối của các điểm chi tiết địa vật so với điểm không chế đo vẽ và các điểm lưới cấp cao hơn bằng các máy toàn đạc thông thường hoặc máy toàn đạc điện tử. Phương pháp toàn đạc đòi hỏi các điểm khống chế phải rải đều trên toàn khu đo với mật độ điểm dày đặc. Tỷ lệ bản đồ càng lớn, địa vật che khuất càng nhiều thì phải tăng số lượng điểm khống chế. Phương pháp toàn đạc được ứng dụng để thành lập bản đồ địa chính ở những khu vực không lớn có độ dốc dưới 6 độ hoặc ở những nơi không có ảnh máy bay thỏa mãn các chỉ tiêu kỹ thuật để thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1: 5000; 1: 2000; 1: 1000; 1: 500. Phương pháp này sẽ tận dụng tất cả các máy toàn đạc điện tử hiện đại. Hiện nay với việc sử dụng các phần mềm đồ họa và quản lý bản đồ trên máy tính thì việc chuyển các số liệu toàn đạc thành lập bản đồ khá thuận lợi. Sau đây là quy trình thành lập bản đồ địa chính bằng phương pháp toàn đạc[11].
  • 20. 12 Hình 2.1: Quy trình công nghệ thành lập bản đồ địa chính bằng phương pháp toàn đạc + Ưu nhược điểm của phương pháp: Ưu điểm: Phương pháp toàn đạc có thể đo trực tiếp đến từng điểm chi tiết trên đường biên thửa đất, đo nhanh, có thể đo cả trong điều kiện thời tiết không thuận lợi, độ chính xác cao. Nhược điểm: Thời gian ngoại nghiệp nhiều, quá trình vẽ bản đồ thực hiện trong phòng dựa vào số liệu đo và bản vẽ sơ họa nên không thể quan sát trực tiếp ngoài thực địa nên dễ bỏ sót các chi tiết làm sai lệch các đối tượng cần thiết kế trên bản đồ, giá thành cao. Xây dựng phương án kỹ thuật đo đạc thành lập BĐĐC Thành lập lưới tọa độ địa chính Thành lập lưới tọa độ địa chính cơ sở Lập lưới khống chế đo vẽ Đo vẽ chi tiết ngoài thực địa Biên tập vẽ bản đồ địa chính Đánh số thửa, tính diện tích.lập hồ sơ kỹ thuật thửa đất
  • 21. 13 3. Quy trình thành lập bản đồ địa chính bằng ảnh hàng không Hình 2.2: Quy trình thành lập bản đồ địa chính bằng ảnh hàng không Ưu nhược, điểm của phương pháp thành lập bản đồ địa chính bằng ảnh hàng không a) Ưu điểm - Ảnh hàng không có độ phủ rộng, được tiến hành bay chụp theo các dải cho một khu vực do đó phương pháp này thích hợp đo vẽ thành lập bản đồ cho một vùng rộng lớn cho hiệu quả cao về năng suất, giá thành và thời gian. - Khắc phục được những khó khăn của sản xuất, đo vẽ ngoại nghiệp. Lập phương án kỹ thuật, khảo sát, thiết kế Lập lưới khống chế ảnh ngoại nghiệp Bay chụp ảnh hàng không Tăng dày điểm khống chế ảnh nội nghiêp, tính bình sai Lập mô hình số mặt đất, đo vẽ địa vât, thủy hệ Lập bình đồ trực ảnh, điều vẽ ngoại nghiệp nội dung bản đồ gốc Đo vẽ bổ sung thực địa nội dung bản đồ địa chính Thành lập bản đồ địa chính cơ sở Biên tập bản đồ địa chính In, lưu trữ, sử dụng
  • 22. 14 - Tỷ lệ chụp ảnh hiện nay phù hợp với công nghệ thành lập bản đồ địa chính đảm bảo độ chính xác ở tỷ lệ trung bình. b) Nhược điểm - Độ chính xác không đảm bảo khi thành lập bản đồ địa chính có tỷ lệ lớn: (1: 200, 1: 500, 1: 1000) - Phương pháp cho hiệu quả thấp đối với các khu vực có nhiều địa vật che khuất ranh giới các thửa đất. - Tính thời sự không cao, đòi hỏi phải đo đạc bổ sung, đối soát thực địa - Không áp dụng được với các khu vực nhỏ, các khu vực nằm không liền với nhau (nếu phải chụp ảnh thì giá thành làm bản đồ sẽ bị đẩy lên cao) [3]. 2.1.2. Ứng dụng một số phần mềm tin học trong biên tập bản đồ địa chính 2.1.2.1.Phần mềm Microstation MicroStation là một phần mềm đồ họa trợ giúp thiết kế. Nó có khả năng quản lý khá mạnh, cho phép xây dựng, quản lý các đối tượng đồ họa thể hiện các yếu tố bản đồ. Khả năng quản lý cả dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính rất lớn, tốc độ khai thác và cập nhập nhanh chóng phù hợp với hệ thống quản lý dữ liệu rất lớn. Do vậy nó thuận lợi cho việc thành lập các loại bản đồ địa hình, địa chính từ các loại dữ liệu và các thiết bị đo khác nhau. Dữ liệu không gian được tổ chức theo kiểu đa lớp tạo cho việc biên tập, bổ sung rất thuận lợi. MicroStation cho phép lưu bản đồ và các bản vẽ thiết kế theo nhiều hệ thống tọa độ khác nhau. MicroStation là môi trường đồ họa làm nền để chạy các modul phần mềm ứng dụng khác nhau như: GEOVEC, IRASB,IRASC, MSFC, MRFCLEAN, MRFFLAG, FAMIS, EMAP... Các công cụ của MicroStation được sử dụng để số hóa các đối tượng trên nền ảnh quét (raster), sửa chữa, biên tập dữ liệu và trình bày bản đồ. MicroStation có một giao diện đồ họa bao gồm nhiều của sổ, menu, bảng công cụ, các công cụ làm việc với đối
  • 23. 15 tượng đồ họa đầy đủ và mạnh giúp thao tác với dữ liệu đồ họa nhanh chóng, đơn giản, thuận lợi cho người sử dụng [8]. MicroStation còn cung cấp công cụ nhập (import), xuất (export) dữ liệu đồ hoạ sang các phần mềm khác qua các file (*.dxf) hoặc (*.dwg). 2.1.2.2. Phần mềm famis a. Giới thiệu chung "Phần mềm tích hợp cho đo vẽ và bản đồ địa chính (Field Work and Cadastral Mapping Intergrated Software - FAMIS)" là một phần mềm nằm trong Hệ thống phần mềm chuẩn thống nhất trong ngành địa chính phục vụ lập bản đồ và hồ sơ địa chính. FAMIS có khả năng xử lý số liệu đo ngoại nghiệp, xây dựng, xử lý và quản lý bản đồ địa chính số. Phần mềm đảm nhiệm công đoạn từ sau khi đo vẽ ngoại nghiệp cho đến hoàn chỉnh một hệ thống bản đồ địa chính số. Cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính kết hợp với cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính để thành một cơ sở dữ liệu về bản đồ và hồ sơ địa chính thống nhất. Phần mềm tuân theo các qui định của Luật Đất đai 2013 hiện hành, hiện nay các phiên bản mới được cập nhật liên tục [8]. b. Các chức năng của phần mềm FAMIS Các chức năng làm việc với số liệu đo đạc mặt đất - Các chức năng làm việc với số liệu đo đạc mặt đất Quản lý khu đo: FAMIS quản lý các số liệu đo theo khu đo. Một đơn vị hành chính có thể được chia thành nhiều khu đo. Số liệu đo trong 1 khu có thể lưu trong 1 hoặc nhiều file dữ liệu. Người dùng có thể tự quản lý toàn bộ các file dữ liệu của mình một cách đơn giản, tránh nhầm lẫn. Đọc và tính toán tọa độ của số liệu trị đo: Trị đo được lấy vào theo những nguồn tạo số liệu phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay: - Từ các sổ đo điện tử (Electronic Field Book) của SOKKIA, TOPCON, SOUTH.
  • 24. 16 - Từ Card nhớ - Từ các số liệu đo thủ công được ghi trong sổ đo. - Từ phần mềm xử lý trị đo phổ biến SDR của DATACOM. Xử lý đối tượng: Phần mềm cho phép người dùng bật, tắt hiển thị các thông tin cần thiết của trị đo lên màn hình. Xây dựng bộ mã chuẩn, bộ mã chuẩn bao gồm hai loại mã: Mã định nghĩa đối tượng và mã điều khiển. Phần mềm có khả năng tự động tạo bản đồ từ trị đo qua quá trình xử lý mã. Giao diện hiển thị, sửa chữa rất tiện lợi, mềm dẻo: FAMIS cung cấp hai phương pháp để hiển thị, tra cứu và sửa chữa trị đo. - Phương pháp 1: qua giao diện tương tác đồ họa màn hình. Người dùng chọn trực tiếp từng đối tượng cần sửa chữa qua hiển thị của nó trên màn hình. - Phương pháp 2: qua bảng danh sách các trị đo. Mỗi một trị đo tương ứng với một bản ghi trong bảng này. Công cụ tích toán: FAMIS cung cấp rất đầy đủ, phong phú các công cụ tính toán: giao hội (thuận nghịch), vẽ theo hướng vuông góc, điểm giao, dóng hướng, cắt cạnh thửa,... Các công cụ thực hiện đơn giản, kết quả chính xác. Các công cụ tính toán rất phù hợp với các thao tác đo vẽ mang đặc thù ở Việt Nam. Xuất số liệu: Số liệu trị đo có thể được in ra các thiết bị ra khác nhau: máy in, máy vẽ. Các số liệu này cũng có thể xuất ra dưới các dạng file số liệu khác nhau để có thể trao đổi với các hệ thống phần mềm khác như SDR. Quản lý và xử lý các đối tượng bản đồ: Các đối tượng bản đồ được sinh ra qua: tự động xử lý mã hoặc do người sử dụng vẽ vào qua vị trí các điểm đo. FAMIS cung cấp công cụ để người dùng dễ dàng lựa chọn lớp thông tin bản đồ cần sửa chữa và các thao tác chỉnh sửa trên các lớp thông tin này. - Các chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính Nhập dữ liệu bản đồ từ nhiều nguồn khác nhau:
  • 25. 17 - Từ cơ sở dữ liệu trị đo: Các đối tượng bản đồ ở bên trị đo được đưa thẳng vào bản đồ địa chính. - Từ các hệ thống GIS khác: FAMIS giao tiếp với các hệ thống GIS khác qua các file dữ liệu. FAMIS nhập những file sau: ARC của phần mềm ARC/INFO (ESRI - USA), MIF của phần mềm MAPINFO (MAPINFO- USA). DXF, DWG của phần mềm AutoCAD (AutoDesk-USA), DGN của phần mềm GIS OFFICE (INTERGRAPH-USA) - Từ các công nghệ xây dựng bản đồ số: FAMIS giao tiếp trực tiếp với một số công nghệ xây dựng bản đồ số hiện đang được sử dụng ở Bộ Tài nguyên và Môi trường như: ảnh số (IMAGE STATION), ảnh đơn (IRASC, MGE-PC), vector hóa bản đồ (GEOVEC MGE-PC) Quản lý các đối tượng bản đồ theo phân lớp chuẩn: FAMIS cung cấp bảng phân loại các lớp thông tin của bản đồ địa chính. Việc phân lớp và cách hiển thị các lớp thông tin tuân thủ theo qui phạm của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tạo vùng, tự động tính diện tích: Tự động sửa lỗi. Tự động phát hiện các lỗi còn lại và cho phép người dùng tự sửa. Chức năng thực hiện nhanh, mềm dẻo cho phép người dùng tạo vùng trên một phạm vi bất kỳ. Cấu trúc file dữ liệu tuân theo theo đúng mô hình topology cho bản đồ số vector. Hiển thị, chọn, sửa chữa các đối tượng bản đồ: Các chức năng này thực hiện dựa trên thế mạnh về đồ họa sẵn có của MicroStation nên rất dễ dùng, phong phú, mềm dẻo, hiệu quả. Đăng ký sơ bộ (qui chủ sơ bộ): Đây là nhóm chức năng phục vụ công tác qui chủ tạm thời. Gán, hiển thị, sửa chữa các thông tin thuộc tính được gắn với thửa. Thao tác trên bản đồ địa chính: Bao gồm các chức năng tạo bản đồ địa chính từ bản đồ gốc. Tự động vẽ khung bản đồ địa chính. Đánh số thửa tự động.
  • 26. 18 Tạo hồ sơ thửa đất: FAMIS cho phép tạo các loại hồ sơ thông dụng về thửa đất bao gồm: Hồ sơ kỹ thuật thửa đất, Trích lục, Giấy chứng nhận,... Dữ liệu thuộc tính của thửa có thể lấy trực tiếp qua quá trình qui chủ tạm thời hoặc móc nối sang lấy trong cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính. Xử lý bản đồ: FAMIS cung cấp một số phép xử lý, thao tác thông dụng nhất trên bản đồ. - Nắn bản đồ, chuyển từ hệ thống toạ độ này sang hệ thống tọa độ khác theo các phương pháp nắn affine, porjective. - Tạo bản đồ chủ đề từ trường dữ liệu. Xây dựng các bản đồ theo phân bậc số liệu. Kết hợp các phương pháp phân bậc trong bản đồ học và khả năng biểu diễn (tô màu) của MicroStation, chức năng này cung cấp cho người dùng một công cụ rất hiệu quả làm việc với các loại bản đồ chuyên đề khác nhau. - Vẽ nhãn bản đồ từ trường số liệu. Các số liệu thuộc tính gán với các đối tượng bản đồ có thể hiển thị thành các đối tượng đồ họa. Đây là một chức năng thuận tiện cho trình bày và phân tích bản đồ. Liên kết với cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính: Nhóm chức năng thực hiện việc giao tiếp và kết nối với cơ sở dữ liệu và hệ quản trị hồ sơ địa chính. Các chức năng này đảm bảo cho 2 phần mềm FAMIS và CADDB tạo thành một hệ thống thống nhất. Chức năng cho phép trao đổi dữ liệu hai chiều giữa 2 cơ sở dữ liệu cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính và cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính, giữa 2 hệ thống phần mềm FAMIS và CADDB. c. Quy trình thành lập bản đồ địa chính trên phần mềm famis Chúng ta có thể tóm tắt quy trình công nghệ thành lập bản đồ địa chính trên phần mềm famis như sau:
  • 27. 19 Hình 2.3: Quy trình thành lập bản đồ địa chính trên phần mềm famis Vào cơ sở dữ liệu trị đo file TXT file ACS Nhập số liệu Sửa chữa đối tượng bản đồ Hiển thị, sửa chữa trị đo Lưu trữ bản đồ file DGN Vào cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính Nạp file bản đồ DGN Xử lý mã, tạo bản đồ tự động Sửa chữa lỗi ( MRFClean, MRFFlang ) tạo vùng Lưu trữ, in bản đồ
  • 28. 20 2.2. Cơ sở pháp lý -Luật đất đai năm 2013, ngày 29/11/2013 của Quốc hội . -Quyết định số 235/2000/QĐ-TCĐC ngày 26/06/2000 của Tổng cục trưởng Tổng cục địa chính về việc công bố hệ thống phần mềm chuẩn thống nhất trong toàn ngành địa chính. -Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật đất đai 2013 số 45/2013/QH13. -Quyết định 08/2008/QĐ- BTNMT ngày 10/11/2008 Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200; 1:500; 1:1000; 1:2000; 1:50000; 1:10000 - Thông tư số: 25/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành ngày 19/5/2014 Quy định về bản đồ địa chính. - Thông tư số 49/2016/TT-BTNMT ngày 28/12/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về công tác giám sát, kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm trong lĩnh vực quản lý đất đai - Căn cứ Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của chính phủ về thi hành Luật Đất đai; - Căn cứ Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; - Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Quyết định số 6264/QĐ-UBND ngày 27/11/2014 của UBND thành phố về việc phê duyệt dự án đầu tư Xây dựng tổng thể hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai thành phố Hà Nội. Quyết định số 680/QĐ-STNMT ngày 29/06/2015 của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội về việc phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu: Tư vấn
  • 29. 21 lập Thiết kế kỹ thuật dự toán dự án Xây dựng tổng thể hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai thành phố Hà Nội thuộc dự án “Xây dựng tổng thể hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai thành phố Hà Nội”. 2.3. Cơ sở thực tiễn 2.3.1. Tình hình đo vẽ bản đồ địa chính ở một số địa phương 2.3.1.1. Tình hình đo vẽ bản đồ địa chính ở tỉnh Thái Nguyên Công tác đo đạc bản đồ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính cơ bản đã hoàn thành tại 78 xã phường trên địa bàn tỉnh. Tính đến nay đã đo vẽ bản đồ địa chính cho hơn 336.300 ha, chiếm hơn 95.4% diện tích tự nhiên của tỉnh. Trong kỳ đã thực hiện 334 công trình dự án với tổng diện tích đã thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng hơn 7.800 ha của hơn 37.800 tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. 100% đơn vị hành chính cấp xã hoàn thành công tác thống kê, kiểm kê đất đai. Đã thực hiện công tác đăng ký đất đai, cấp mới, cấp đổi Giấy chứng nhận QSDĐ đạt trên 93% diện tích cần cấp (thuộc 10 tỉnh đứng đầu về cấp GCN trong cả nước. 2.3.1.2. Tình hình đo vẽ bản đồ địa chính ở tỉnh Phú Thọ Đến nay đã đo đạc lập bản đồ địa chính chính quy được 171 xã, đạt 61.73% số xã. Tổng diện tích đã đo vẽ lập bản đồ địa chính chính quy theo đơn vị xã là 217.881,29 ha, đạt 61.66% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Trong năm 2013 đã triển khai đo đạc bản đồ địa chính chính quy cho 22 xã trên địa bàn tỉnh và thực hiện trích đo các thửa đất, khu đất chưa được cấp giấy lần đầu trên địa bàn các huyện để thực hiện cấp giấy CNQSD đất cho các hộ gia đình và cá nhân. Với sự vào cuộc của các cấp, các ngành, đặc biệt được sự quan tâm và tạo điều kiện về mọi mặt của UBND tỉnh, chúng ta tin rằng tỉnh sẽ đạt được chỉ tiêu theo tinh thần nghị quyết của Quốc hội cũng như kế hoạch của UBND Tỉnh và hướng tới những năm tiếp theo tiếp tục đo đạc bản đồ địa chính chính
  • 30. 22 quy, cấp GCNQSD đất, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai theo hướng hiện đại để phục vụ tốt nhất cho công tác quản lý đất đai trong thời kỳ Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước. Vì vậy, hiện nay hầu hết tất cả các tỉnh thành trên nước ta đã thành lập bản đồ địa chính bằng phương pháp đo vẽ bằng máy toàn đạc điện tử. Trung Tâm Môi Trường Tài Nguyên Miền Núi cũng đã xây dựng bản đồ ở rất nhiều tỉnh trên nước ta như: Phú Thọ,Yên Bái,... Đây là phương pháp cho kết quả và độ chính xác cao nên đây là phương pháp chủ yếu để thành lập bản đồ hiện nay.
  • 31. 23 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Sử dụng máy toàn đạc điện tử, và các phần mềm Microstation, famis vào xây dựng lưới khống chế đo vẽ, và đo vẽ chi tiết xây dựng bản đồ địa chính tại huyện Gia Lâm, thị trấn Yên Viên, thành phố Hà Nội, biên tập và xử lý số liệu của tờ bản đồ số 10. - Phạm vi nghiên cứu: Xây dựng bản đồ địa chính tại huyện Gia Lâm, thị trấn Yên Viên, thành phố Hà Nội, biên tập xử lý số liệu tờ bản đồ số 10. 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành - Địa điểm nghiên cứu: Công ty Cổ phần TNMT Phương Bắc - Địa điểm thực tập: Thị trấn Yên Viên, huyện Gia lâm, thành phố Hà Nội. - Thời gian nghiên cứu: Bắt đầu từ tháng 5 năm 2018 đến tháng 9 năm 2018. 3.3. Nội dung nghiên cứu 3.3.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hộithị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm 3.3.1.1. Điều kiện tự nhiên - Vị trí địa lý. - Địa hình. - Khí hậu. - Thủy văn. 3.3.1.2. Kinh tế xã hội - Kinh tế. - Xã hội. 3.3.1.3. Công tác quản lý đất đai -Hiện trạng sử dụng đất. -Tình hình quản lý đất đai.
  • 32. 24 3.3.2. Công tác thành lập lưới khống chế đo vẽ.  Khảo sát, thu thập tài liệu, số liệu.  Bố trí và đo vẽ đường chuyền kinh vĩ.  Bình sai lưới kinh vĩ. 3.3.3. Đo vẽ chi tiết, thành lập bản đồ địa chính bằng phần mềm Microstation SE và phần mềm Famis.  Đo vẽ chi tiết. - Sau khi có kết quả bình sai lưới ta có được tọa độ chính xác của điểm lưới, tiến hành đo chi tiết. - Trút số liệu: sử dụng phần mềm trút số liệu từ máy đo để lấy kết quả đo đạc chi tiết.  Ứng dụng phần mềm Microstation SE và Famis thành lập bản đồ địa chính. - Nhập số liệu đo. - Thành lập bản vẽ. - Kết nối cơ sở dữ liệu bản đồ. - Sửa lỗi. - Chia mảnh bản đồ. - Tiến hành biên tập mảnh bản đồ số 10. - Tiến hành kiểm tra, đối soát thực địa. - In và lưu trữ bản đồ. 3.3.4. Đánh giá, nhận xét kết quả thành lập tờ bản đồ địa chính số10 từ số liệu đo chi tiết
  • 33. 25 3.4. Phương pháp nghiên cứu. + Phương pháp khảo sát, thu thập tài liệu, số liệu: Thu thập số liệu từ các cơ quan chức năng như Ủy ban nhân dân thị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội về các điểm độ cao, địa chính hiện có, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu phục vụ cho đề tài, đồng thời tiến hành khảo sát thực địa để biết điều kiện địa hình thực tế của khu vực đo vẽ để có phương án bố trí đo vẽ thích hợp. + Phương pháp đo đạc: Đề tài sử dụng máy toàn đạc điện tử MÁY GPS TRIMBLE 4600LS ( GPS 01 tần số) để đo đạc lưới khống chế đo vẽ, lưới khống chế mặt bằng sẽ được đo theo phương pháp GPS tĩnh. Sau khi đo đạc và tính toán hoàn chỉnh lưới khống chế mặt bằng, tiến hành đo đạc chi tiết các yếu tố ngoài thực địa. + Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu đo đạc lưới khống chế mặt bằng ngoài thực địa sẽ được xử lý sơ bộ và định dạng, sau đó sử dụng các phần mềm để tính toán, bình sai các dạng đường chuyền, kết quả sau mỗi bước tính toán sẽ được xem xét, đánh giá về độ chính xác, nếu đảm bảo tiêu chuẩn theo yêu cầu sẽ được tiến hành các bước tiếp theo và cho ra kết quả về tọa độ chính xác của các điểm khống chế lưới. + Phương pháp bản đồ: Đề tài sử dụng phần mềm Microstation kết hợp với phần mềm Famis, đây là những phần mềm chuẩn dùng trong ngành địa chính để biên tập bản đồ địa chính, tiến hành trút số liệu đo vào phần mềm theo đúng quy chuẩn, sau đó dùng các lệnh để biên tập bản đồ địa chính cho khu vực nghiên cứu. Đề tài được thực hiện theo quy trình: - Thu thập tài liệu, số liệu; khảo sát thực địa và thành lập lưới khống chế mặt bằng;
  • 34. 26 - Sau khi thành lập hoàn thiện lưới khống chế đo vẽ ta có tọa độ các điểm khống chế; tiến hành đo đạc chi tiết các yếu tố ngoài thực địa (ranh giới thửa đất, địa vật, giao thông, thủy hệ,...); - Kết quả đo đạc chi tiết được trút vào máy tính và sử dụng phần mềm chuyên ngành MicroStation và Famis để biên tập bản đồ địa chính; - Tiến hành kiểm tra, đối soát thực địa và in bản đồ. Đi kèm với những mảnh bản đồ của khu vực nghiên cứu còn có các bảng thống kê về diện tích đất theo từng chủ sử dụng.
  • 35. 27 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của thị trấn Yên Viên 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý Hình 4.1: Vị trí địa lý thị trấn Yên Viên-Gia Lâm- Hà Nội (Nguồn: Internet) - Thị trấn Yên Viên là một trong hai thị trấn thuộc huyện Gia Lâm thủ đô Hà Nội, Việt Nam. Nằm ở bờ Bắc sông Đuống cách điểm trung tâm thành phố khoảng 11 km. + Phía Bắc, Đông Bắc và phía Tây giáp xã Yên Viên + Phía Đông Nam giáp phường Giang Biên + Phía Nam và Tây Nam giáp phường Đức Giang, phường Thượng Thanh (thuộc quận Long Biên).
  • 36. 28 + Phía Tây giáp xã Mai Lâm (huyện Đông Anh). - Thị trấn Yên Viên là cửa ngõ quan trọng, là chiếc cầu nối từ Hà Nội đi các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, lạng Sơn, Thái Nguyên, Cao Bằng,... trải dài trên quốc lộ 1A là đường trục chính từ trung tâm thành phố Hà Nội thông tới tỉnh Bắc Ninh và một phần thuộc quốc lộ 3, nên có điều kiện thuận lợi để giao lưu văn hóa, khoa học kỹ thuật và phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Diện tích tự nhiên: Có tổng diện tích đất diện tích tự nhiên 101,65 ha (Nguồn: UBND TT Yên Viên). 4.1.1.2.Thuỷ văn - Chế độ thuỷ văn của huyện Gia Lâm đặc biệt là thị trấn Yên Viên chịu ảnh hưởng chính của sông Đuống với các đặc điểm sau: + Chế độ thủy văn của sông Đuống: Sông Đuống chảy qua huyện với chiều dài khoảng 8km, sông Đuống có nhiệm vụ tưới tiêu cho các tỉnh Bắc Ninh và thủ đô Hà Nội trong đó có khu vực thị trấn Yên, huyện Gia Lâm; Sông Đuống có hàm lượng phù sa cao, vào mùa mưa trung bình cứ 1 m³ nước có 2,8 kg phù sa phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. + Hướng thoát nước chính của thị trấn Yên Viên huyện Gia Lâm vào mùa khô là tự chảy ra sông Đuống và chứa vào các sông, mương, ao, hồ và các vệt trũng. Vào mùa mưa, sông Đuống vẫn là hướng tiêu thoát nước chính cho toàn thị trấn. + Ngoài ra thị trấn Yên Viên còn có mạng lưới ao hồ tuy nhỏ nhưng khá phong phú thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản với quy mô nhỏ. 4.1.1.3.Khí hậu Thị trấn Yên Viên có đặc trưng của khí hậu nhiệt đới nóng ẩm của vùng đồng bằng sông Hồng nên có 2 mùa, mùa hè và mùa đông. + Mùa hè từ tháng 4 đến tháng 9 có đặc điểm là nóng ẩm mưa nhiều, gây ngập úng khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.
  • 37. 29 + Mùa đông từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau có đặc điểm lạnh, khô hanh ít mưa với gió thịnh hành là gió đông bắc, tháng 1 là tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất trong năm 17,20 C và lượng mưa trung bình thấp nhất là 6,1 mm. - Hai tháng 4 và tháng 10 hàng năm được coi là tháng chuyển tiếp sự biến động thường khí hậu ở huyện Gia Lâm chủ yếu là do sự ảnh hưởng của hai mùa gió và quá trình thời tiết đặc biệt của mỗi mùa. Vì thế ở địa bàn có năm rét sớm có năm rét muộn, có năm nóng kéo dài, có năm nhiệt độ cao nhất lên tới 42,80 C (tháng 5 năm 1926) lại có năm nhiệt độ thấp xuống tới 2,70 C (tháng 1 năm 1995). 4.1.1.4. Địa hình địa mạo Thị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm nằm ở vùng châu thổ sông Hồng, địa hình khá bằng phẳng, thấp dần từ Tây Bắc qua Đông Bắc xuống Đông Nam theo hướng của dòng chảy sông Hồng. Vùng đồng bằng có điều kiện bằng phẳng được hội tụ phù sa của sông Hồng bề dày phù sa trung bình 90 – 120 cm. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, xây dựng các cụm công nghiệp, công trình dân dụng đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của thị trấn. 4.1.1.5. Tài nguyên thiên nhiên Tài nguyên đất Tài nguyên đất là một dạng tài nguyên vật liệu của con người. Đất có hai nghĩa: Đất đai là nơi ở, xây dựng cơ sở hạ tầng của con người và thổ nhưỡng là mặt bằng để sản xuất nông lâm nghiệp Đất theo nghĩa thổ nhưỡng là vật thể thiên nhiên có cấu tạo độc lập lâu đời, hình thành do kết quả của nhiều yếu tố: Đá gốc, động thực vật, địa hình và thời gian Thành phần cấu tạo của đất gồm các hạt khoáng chiếm 40%, hợp chất humic 5%, không khí 20% và nước 35%. Giá trị tài nguyên đất được đo bằng số lượng diện tích (ha, km2) và độ phì (độ mầu mỡ thích hợp cho trồng cây công nghiệp và lương thực).
  • 38. 30 - Vì Yên Viên là đất đồng bằng nên diện tích chủ yếu là đất phi nông nghiệp. Tài nguyên nước - Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt chủ yếu tập trung tại các ao, hồ với trữ lượng khoảng 235.500 m3 , chủ yếu được cung cấp bởi nước mưa. Đây là diện tích đất mặt nước không chỉ có vai trò trong nuôi trồng thuỷ sản mà còn rất quan trọng trong việc điều hoà sinh thái cho các khu dân cư. - Nguồn nước ngầm: Mặc dù chưa có điều tra, khảo sát đánh giá đầy đủ về trữ lượng và chất lượng nước ngầm, song qua hệ thống giếng khoan của một số hộ gia đình trong xã, cho thấy trữ lượng nuớc ngầm khá dồi dào nhưng chất lượng phần lớn bị nhiễm phèn nên ảnh hưởng đến việc khai thác sử dụng. Hiện nay nguồn nước ngầm người dân không sử dụng trong sinh hoạt ăn uống mà chỉ sử dụng trong việc tưới cây và những việc khác… (Nguồn: Dự án xây dựng tổng thể hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đấy đai địa điểm huyện Gia Lâm – TP Hà Nội). 4.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội 4.1.2.1. Dân số, lao động Dân số toàn thị trấn Yên Viên có trên 12.000 người, có hơn 3.000 hộ dân phân bố tại các cụm dân cư như: Đuống 1, Đuống 2, Thái Bình, Ga, Vân, Tập Thể Liên Cơ, Yên Tân, Tiền Phong và Yên Hà. Lao động trong độ tuổi là 6.789 người, trong đó: Lao động nữ là 2.815 người chiếm 41,46%;Lao động nam là 3.974 người chiếm 58,54%. Cơ cấu lao động thị trấn Yên Viên có 100% là sản xuất kinh doanh phi nống nghiệp. Bao gồm một phần lao động là cán bộ, công nhân viên trong các cơ quan xí nghiệp đóng trên địa bàn, một phần dân cư bám mặt bằng Quốc lộ A1 (nay là đường Hà Huy Tập) sinh sống bằng nghề kinh doanh dịch vụ, một số ít là sản xuất kinh doanh nhỏ và đi làm ở ngoài địa phương. Năm 2016, dân số làm hoạt độn g thương mại, dịch vụ chiếm tới 74,3%. Qua 2 năm tỷ lệ này
  • 39. 31 không ngừng tăng. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo so với tổng số lao động chiếm 20,2 %; Tình hình lao động trong độ tuổi đang đi làm việc ngoài địa phương: Số lao động đi làm việc ngoài thị trấn là 907 người chiếm 8,06%; Số lao động đang làm việc ở nước ngoài 289 người chiếm 2,4 %; Cơ cấu lao động: Nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 5,2 %; Công nghiệp, xây dựng chiếm 20,5%; Thương mại, dịch vụ chiếm 74,3 %; Trình độ văn hóa: Lao động phân theo trình độ học vấn phổ thông: Tiểu học chiếm 15%; THCS chiếm27%; THPT chiếm 58 %; (Nguồn: báo điện tử TT Yên Viên). 4.1.2.2. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng của xã Giao thông: Trên địa bàn thị trấn có 02 tuyến đường giao thông quan trọng đi qua đó là Quốc Lộ 1 nối liền Hà Nội đi Bắc Ninh và các tỉnh phía Bắc, Quốc lộ 2 nối liền Hà Nội đi Phúc Yên và các tỉnh phía Tây Bắc; ngoài ra trên địa bàn hệ thống giao thông được trải nhựa và bê tông hoá đến từng thôn, xóm, cụm dân cư. Hàng năm được Nhà nước đầu tư nâng cấp liên tục nên việc đi lại, mua bán, giao lưu, vận chuyển hàng hoá của người dân rất thuận lợi - Đường sắt: Thị trấn Yên Viên có Ga Yên Viên, là đầu mối giao thông đường sắt được quy hoạch là Ga liên vận quốc tế. Hệ thống thuỷ lợi cơ bản đáp ứng được yêu cầu tưới tiêu. Điện Hiện trạng xã có 07 trạm biến áp, 27,6 km đường hạ thế, có 2.602 hộ sử dụng điện thường xuyên an toàn. Trường học Trên địa bàn thị trấn Yên Viên có hệ thống trường mầm non, trường tiểu học, trường Trung học cơ sở, trường Trung học phổ thông Yên Viên dều đạt chuẩn quốc gia. Ngoài các trường công lập đóng trên địa bàn còn có một số trường mầm non và trường Trung học phổ thông của các đơn vị tự mở ra
  • 40. 32 nhằm đáp ứng nhu cầu dạy và học của học sinh trong địa bàn thị trấn và các xã lân cận. Cơ sở hạ tầng thương mại Hoạt động thương mại, dịch vụ tập trung vào các điểm buôn bán chính như: chợ Vân, phố Ga, phố Vân, phố Thái Bình, phố Đuống. Chợ Vân được hình thành từ xa xưa, đến năm 1924, chợ chuyển đến địa điểm cạnh đường quốc lộ 1, cách ga Yên Viên khoảng 200m. Chợ chủ yếu bán các hàng nông sản và thủ công. Chợ có vị trí thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa về bán tại chợ và vận chuyển hàng hóa đi các nơi khác. Phố Vân nằm dọc hai bên quốc lộ 1 và đường vào chợ Vân. Dân cư là người tổ dân phố Vân và các nơi khác đến làm ăn. Chợ chủ yếu là phục vụ các mặt hàng thiết yếu cho người dân, cần nâng cấp xây dựng các ki ốt bán hàng và tường rào bảo vệ theo yêu cầu đạt chuẩn. Thông tin và truyền thông - Trên địa bàn xã có 1 bưu điện và 03 điểm dịch vụ về internet. - Số lượng điểm phục vụ bưu chính viễn thông: 05 trạm phát sóng đạt tiêu chuẩn. - Thị trấn có đài chuyền thanh và 100% xóm có hệ thống loa, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành. Nhà ở dân cư Tổng số nhà: 3 000 nhà, số khẩu 13 000 người. Trong đó: - Số lượng nhà tạm, nhà dột nát còn 15 nhà, tỷ lệ 0.56%. - Số nhà kiên cố 2 566. tỷ lệ 85.53%. - Bán kiên cố 434 nhà, tỷ lệ 14.47%. - Số hộ có nhà ở có các công trình phục vụ sinh hoạt tối thiểu như: bếp, các khu vệ sinh: 2 566 hộ, tỷ lệ: 100 %. - Số hộ có vườn bố trí phù hợp với cảnh quan và có thu nhập khá: 2 651 hộ
  • 41. 33 (Nguồn:UBND TT Yên Viên). 4.1.3. Thực trạng công tác quản lý đất đai của thị trấn Yên Viên  Tình hình quản lý đất đai - Trong hệ thống pháp luật của nhà nước các công cụ pháp luật liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quản lý đất đai cụ thể như: Hiến pháp, Luật đất đai, Luật dân sự, các pháp lệnh, các nghị định, các quyết định, các thông tư, các chỉ thị, …Của Nhà nước, của Chính phủ, của các bộ, các nghành có liên quan đến đất đai một cách trực tiếp hoặc gián tiếp và các văn bản quản lý của các cấp, các nghành của chính quyền đại phương. - Công cụ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai: Trong công cụ quản lý nhà nước về đất đai, công cụ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là công cụ quản lý quan trọng trong việc quản lý và sử dụng đất, nó đảm bảo cho sự lãnh đạo, chỉ đạo một cách thống nhát trong quản lý nhà nước về đất đai. Vì vậy, Luật đất đai 2003 quy định “Nhà nước quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật”. - Công cụ tài chính: Tài chính là tổng hợp các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính của các chủ thể kinh tế - xã hội. Từ khi có Luật đất đai 2014 công tác quản lý Nhà nước về đất đai đã từng bước đi vào nề nếp, hạn chế được các tiêu cực phát sinh trong công tác quản lý và sử dụng trên địa bàn phường, cơ bản hoàn thành được những nhiệm vụ, kế hoạch lớn của ngành, tỉnh, huyện và thị trấn đề ra. Hiện trạng quản lý theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2017, diện tích tự nhiên của xã là 101.65 ha, chiếm 100% diện tích tự nhiên của toàn thị trấn. Diện tích đất đưa vào sử dụng cho các mục đích (phi nông nghiệp) đạt 99%
  • 42. 34 Hiện trang sử dụng đất Hiện trạng sự dụng đất được thể hiện ở bảng 4.1: Bảng 4.1:Hiện trạng sự dung đất thị trấn Yên Viên năm 2017 TT Mục đích sự dụng Diện tích (ha) Cơ Cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 101.65 100 1 Nhóm đất phi nông nghiệp 100.63 99 1.1 Đất ở đô thị 86.05 84.65 1.2 Đất chuyên dùng 11.84 11.64 1.2.1 Đát xây dựng trụ sở cơ quan 1.42 1.40 1.2.2 Đất quốc phòng, an ninh 3.57 3.51 1.2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 2.01 1.98 1.2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 1.96 1.93 1.2.5 Đất sử dụng cho mục đích công cộng 2.88 2.83 1.3 Đất sông ngòi,kênh,rạch,suối 2.74 2.70 2 Nhóm dất chưa sử dụng 1.02 1.00 2.1 Đất chưa sử dụng 1.02 1.00 (Nguồn: UBND TT Yên Viên 2017) Qua bảng 4.1 ta thấy: Diện tích đất phi nông nghiệp là 101.65 ha chiếm 99% tổng diện tích tự nhiên của xã, trong đó đất đất ở đô thị là 86.05 ha chiếm 84.65%; đất chuyên dung là 11.84ha chiếm 11.64%; đất xây dựng trụ sở cơ quan là 1.42ha chiếm 1.40%; đất quốc phòng, an ninh là 3.57 ha chiếm 3.51%; đất tôn giáo, tín ngưỡng là 2.01 ha chiếm 1.98%; đất nghĩa trang nghĩa địa là 1.96 ha chiếm 1.93%; đất sử dụng vào mục đích công cộng là 2.88 ha chiếm 2.83%; đất sông ngòi, kênh rạch, suối là 2.74 ha chiếm 2.70%. Đất chưa sử dụng có diện tích là 1.02 ha chỉ chiếm 1% diện tích tự nhiên của toàn thị trấn, trông đó đất bằng chưa sử dụng à 1.02 ha chiếm 1%
  • 43. 35 4.2. Công tác thành lập lưới khống chế đo vẽ. 4.2.1. Khảo sát, thu thập tài liệu, số liệu. Để phục vụ cho công tác đo đạc lưới khống chế đo vẽ cũng như công tác thành lập bản đồ địa chính, tiến hành khảo sát khu đo để đánh giá mức độ thuận lợi, khó khăn của địa hình, địa vật đối với quá trình đo vẽ. - Địa hình: Thị trấn Yên Viên có địa hình vùng đồng bằng tương đối bằng phẳng. - Địa vật: Thị trấn Yên Viên gồm 9 tổ dân phố gồm: Đuống 1, Đuống 2, Thái Bình, Ga, Vân, Tập Thể Liên Cơ, Yên Tân, Tiền Phong và Yên Hà. Phần lớn dân cư sống tập trung thành các xóm, cụm dân cư, nhà cửa xây dựng kiên cố, dày đặc, các đường ngách, ngõ xóm quanh co, nhỏ, hẹp, theo dáng địa hình tự nhiên nên gây khó khăn cho việc đo đạc. - Giao thông: Thị trấn Yên Viên có nhiều đường bộ chính thuận lợi cho công tác đi lại đo đạc. Những tài liệu, số liệu thu thập được tại Văn phòng Đăng ký QSD đất thành phố Hà Nội gồm 3 điểm địa chính cấp cao được cung cấp, bản đồ địa chính của xã được đo vẽ năm 1996 và số hóa, chỉnh lý năm 2006. Ngoài ra còn có các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội. Đây là những tài liệu cần thiết, phục vụ hữu ích cho quá trình đo vẽ, thành lập bản đồ địa chính cho khu vực thị trấn Yên Viên. - Thiết kế sơ bộ lưới kinh vĩ: Căn cứ vào việc đo đạc của Công ty cổ phần TNMT Phương Bắc & Sở Tài Nguyên và Môi Trường Thái Nguyên về việc đo đạc thành lập bản địa chính thị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, quy phạm thành lập bản đồ địa chính. Từ các điểm địa chính GL2, GL4, GL6 trong thị trấn tiến hành thiết kế các điểm kinh vĩ có ký hiệu từ KV1 - 1 đến KV1 - 26. Lưới kinh vĩ được thống nhất thiết kế như sau:
  • 44. 36 Thực hiện bằng công nghệ GPS theo đồ hình chuỗi tam giác, tứ giác dày đặc đo nối 26 điểm có ký hiệu từ KV1 - 1 đến KV1 - 26 và 3 điểm gốc địa chính. Mật độ điểm, độ chính xác mạng lưới tuân thủ theo thiết kế kỹ thuật xây dựng lưới kinh vĩ khu đo và đảm bảo yêu cầu việc phát triển lưới khống chế đo vẽ cấp thấp hơn, phục vụ công tác đo vẽ chi tiết bản đồ địa chính. Lấy 3 điểm mốc địa chính trong khu vực đo vẽ làm điểm khởi tính. Các điểm lưới kinh vĩ phải được bố trí đều nhau trong khu vực đo vẽ sao cho một trạm máy có thể đo được nhiều điểm chi tiết nhất. Bảng 4.3: Những yêu cầu kỹ thuật cơ bản của lướiđường chuyền địa chính STT Các yếu tố cơ bản của đường chuyền Chỉ tiêu kỹ thuật 1 Góc ngoặt đường chuyền ≥ 300 2 Số cạnh trong đường chuyền ≤ 15 3 Chiều dài đường chuyền: - Nối 2 điểm cấp cao - Từ điểm khởi tính đến điểm nút hoặc giữa hai điểm nút - Chu vi vòng khép ≤ 8 km ≤ 5 km ≤ 20 km 4 Chiều dài cạnh đường chuyền : - Cạnh dài nhất - Cạnh ngắn nhất - Chiều dài trung bình một cạnh ≤ 1400 m ≥ 200 m 500 m - 700 m 5 Trị tuyệt đối sai số trung phương đo góc ≤ 5 giây 6 Trị tuyệt đối sai số giới hạn khép góc đường chuyền hoặc vòng khép (n: là số góc trong đường chuyền hoặc vòng khép) ≤ 5 giây 7 Sai số khép giới hạn tương đối fs/ [s] ≤ 1: 25.000 (Nguồn: TT25 - 2014 ngày 19/5/2014 quy định về thành lập bản đồ địa chính của Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường) [9]. -Một vài thông số kỹ thuật được quy định trong Thông tư 25/2014/TT - BTNMT: n
  • 45. 37 + Cạnh đường chuyền được đo bằng máy đo dài có trị tuyệt đối sai số trung phương đo dài lý thuyết theo lý lịch của máy đo (ms) không vượt quá 10 mm + D mm (D là chiều dài tính bằng km), được đo 3 lần riêng biệt, mỗi lần đo phải ngắm chuẩn lại mục tiêu, số chênh giữa các lần đo không vượt quá 10 mm. + Góc ngang trong đường chuyền được đo bằng máy đo góc có trị tuyệt đối sai số trung phương đo góc lý thuyết theo lý lịch của máy đo không vượt quá 5 giây, đo theo phương pháp toàn vòng khi trạm đo có 3 hướng trở lên hoặc theo hướng đơn (không khép vềhướng mở đầu). Bảng 4.2. Số lần đo quy định STT Loại máy Số lần đo 1 Máy có độ chính xác đo góc 1 - 2 giây ≥4 2 Máy có độchính xác đo góc 3 - 5 giây ≥6 Bảng 4.3. Các hạn sai khi đo góc (quy định chung cho các máy đo có độchính xác đo góc từ 1 - 5 giây) không lớn hơn giá trịquy định STT Các yếu tố đo góc Hạn sai (giây) 1 Số chênh trị giá góc giữa các lần đo 8 2 Số chênh trị giá góc giữa các nửa lần đo 8 3 Dao động 2C trong 1 lần đo (đối với máy không có bộ phận tự cân bằng) 12 4 Sai số khép về hướng mở đầu 8 5 Chênh giá trị hướng các lần đo đã quy “0” (quy không) 8
  • 46. 38 Bảng 4.4: Chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản chung của lưới khống chế đo vẽ STT Tiêu chí đánh giá chất lượng lưới khống chế đo vẽ Chỉ tiêu kỹ thuật Lưới KC đo vẽ cấp 1 Lưới KC đo vẽ cấp 2 1 Sai số trung phương vị trí điểm sau bình sai so với điểm gốc ≤5 cm ≤7 cm 2 Sai số trung phương tương đối cạnh sau bình sai ≤1/25.000 ≤1/10000 3 Sai số khép tương đối giới hạn ≤1/10000 ≤1/5.000 - Chọn điểm, đóng cọc, thông hướng: + Vị trí chọn điểm kinh vĩ phải thông thoáng, nền đất chắc chắn ổn định, các điểm khống chế phải tồn tại lâu dài đảm bảo cho công tác đo ngắm và kiểm tra tiếp theo. + Sau khi chọn điểm xong dùng cọc gỗ có kích thước 4 * 4 cm, dài 30 - 50 cm đóng tại vị trí đã chọn, đóng đinh ở đầu cọc làm tâm, dùng sơn đỏ đánh dấu cho dễ nhận biết. + Kích thước cọc và chỉ tiêu kĩ thuật phải tuân theo quy phạm thành lập bản đồ địa chính của Bộ TN – MT. Trong quá trình chọn điểm kinh vĩ đã thu được kết quả như sau: Tổng số điểm địa chính: 3 điểm Tổng số điểm lưới kinh vĩ: 26 điểm 4.2.2. Bố trí và đo vẽ đường chuyền kinh vĩ Dựa trên các tư liệu đã có là bản đồ hiện trạng sử dụng đất, kết hợp với việc đi khảo sát thực địa, tiến hành xây dựng lưới khống chế đo vẽ cho khu vực toàn xã. Lưới khống chế đo vẽ toàn bộ khu vực thị trấn Yên Viên gồm 26
  • 47. 39 điểm, trong đó có 3 điểm địa chính cấp cao đã biết được dùng làm các điểm khởi tính cho các dạng đường chuyền. Lưới được xây dựng theo phương pháp GNSS sử dụng máy đo GPS South (Số máy: SN019038, SN039818, SN019049, SN019028) máy được kiểm định đảm bảo theo đúng quy trình, quy phạm của Bộ Tài nguyên và Môi trường Kết quả thống kê tọa độ các điểm thể hiện qua bảng sau. Trong bảng chỉ là trích dẫn một số điểm tọa độ sau khi bình sai. Số liệu cụ thể được thể hiện ở phần phụ lục. Bảng 4.5: Bảng thống kê tọa độ các điểm STT Tên điểm B (° ' ") L (° ' ") H (m) 1 GL-02 21° 06' 30.172360" 105° 55' 10.129570" 2.643 2 GL-04 21° 05' 22.437250" 105° 54' 51.315850" 3.524 3 GL-06 21° 04' 55.319020" 105° 55' 07.416110" 10.541 4 KV-01 21° 05' 37.723640" 105° 55' 21.556190" 4.187 5 KV-02 21° 05' 31.721100" 105° 55' 28.731100" 4.267 6 KV-03 21° 05' 34.193090" 105° 55' 13.487360" 4.818 7 KV-04 21° 05' 31.620500" 105° 55' 10.447790" 4.369 8 KV-05 21° 05' 31.106170" 105° 54' 58.571280" 3.950 9 KV-06 21° 05' 27.834000" 105° 55' 00.419750" 4.229 10 KV-07 21° 05' 27.443520" 105° 55' 02.805120" 4.298 11 KV-08 21° 05' 28.439920" 105° 55' 12.365550" 4.493 12 KV-09 21° 05' 22.567510" 105° 55' 07.332550" 4.470 13 KV-10 21° 05' 28.122370" 105° 55' 19.782660" 4.776 … … … … …
  • 48. 40 4.2.3. Bình sai lưới kinh vĩ - Trút số liệu đo từ máy GPS Trimle R3 bằng phần mềm TPLink - Từ số liệu đo đạc lưới kinh vĩ đã tiến hành sử dụng phần mềm bình sai TBC 2.2 (Trimble Busines Centrer 2.2) để bình sai lưới kinh vĩ. - Kết quả bình sai được thể hiện qua bảng sau: Bảng 4.6: Số liệu điểm gốc STT Tên điểm Tọa độ Độ cao X (m) Y (m) h (m) 1 GL-02 2335119.133 595523.073 6.100 2 GL-04 2333032.815 594992.083 6.942 3 GL-06 2332201.471 595461.601 13.948 Thành quả tọa độ sau khi bình sai - Kết quả tọa độ phẳng và độ cao sau bình sai. Trong bảng chỉ là trích dẫn một số điểm tọa độ sau khi bình sai. Số liệu cụ thể được thể hiện ở phần phụ lục. Bảng 4.7: Bảng kết quả tọa độ phẳng và độ cao sau bình sai Số Tên Tọa độ Độ cao Sai số vị trí điểm TT điểm X (m) Y (m) h (m) mx (m) my (m) mh (m) mp (m) 1 GL-02 2335119.133 595523.073 6.100 ------ ------ ------ ------ 2 GL-04 2333032.815 594992.083 6.942 ------ ------ ------ ------ 3 GL-06 2332201.471 595461.601 13.948 ------ ------ ------ ------ 4 KV-01 2333507.982 595862.194 7.618 0.002 0.002 0.018 0.003 5 KV-02 2333324.576 596070.352 7.696 0.002 0.002 0.017 0.003 6 KV-03 2333398.052 595629.935 8.246 0.002 0.002 0.017 0.003 7 KV-04 2333318.425 595542.662 7.795 0.002 0.002 0.016 0.003 8 KV-05 2333300.631 595199.964 7.373 0.001 0.002 0.012 0.002 9 KV-06 2333200.302 595253.896 7.651 0.001 0.002 0.015 0.002 10 KV-07 2333188.690 595322.814 7.720 0.002 0.003 0.020 0.004 … … … … … … … … …
  • 49. 41 *Các chỉ tiêu sai số và số hiệu chỉnh cạnh - Sai số đo cạnh lớn nhất: msmax = 0.004m (KV-20_KV-19) - Sai số đo cạnh nhỏ nhất: msmin = 0.001m (KV-31_KV-30) - Số hiệu chỉnh cạnh lớn nhất: dsmax = 0.015m (KV-13_KV-18) - Số hiệu chỉnh cạnh nhỏ nhất: dsmin = 0.000m (KV-17_KV-16) KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ ĐỘ CHÍNH XÁC 1. Sai số trung phương trọng số đơn vị: M0 = 1.000 2. Sai số vị trí điểm: - Nhỏ nhất: mpmin = 0.002m (Điểm: KV-05) - Lớn nhất: mpmax = 0.007m (Điểm: KV-25) 3. Sai số tương đối cạnh: - Nhỏ nhất: ms/smin = 1/714803 (Cạnh: YV-03_GL-02, S = 1314.2m) - Lớn nhất: ms/smax = 1/29507 (Cạnh: KV-06_KV-07, S = 69.9m) 4. Sai số phương vị: - Nhỏ nhất: mamin = 0.34" (YV-03_GL-02) - Lớn nhất: mamax = 6.38" (KV-06_KV-07) 5. Sai số chênh cao: - Nhỏ nhất: mdhmin = 0.011m (YV-10_KV-03) - Lớn nhất: mdhmax = 0.021m (KV-21_KV-20) 6. Chiều dài cạnh: - Nhỏ nhất: Smin = 69.889m (KV-06_KV-07) - Lớn nhất: Smax = 1314.230m (YV-03_GL-02) - Trung bình: Stb = 344.993m Kết quả được biên tập bằng phần mềm DPSurvery 4.3. Đo vẽ chi tiết, biên tập bản đồ bằng phần mềm Microstation SE và Famis 4.3.1. Đo vẽ chi tiết
  • 50. 42 Sau khi có kết quả bình sai lưới ta có được tọa độ chính xác của các điểm lưới, tiến hành đo chi tiết. - Khi đo vẽ chi tiết, tùy theo yêu cầu độ chính xác bản đồ cần lập và phương pháp đo vẽ lập bản đồ địa chính mà lựa chọn loại máy đo, độ chính xác lý thuyết theo lý lịch của máy đo cho phù hợp và phải quy định rõ trong thiết kế kỹ thuật dự toán công trình. - Đo vẽ đường địa giới hành chính. + Trước khi đo vẽ chi tiết, phải phối hợp với cán bộ địa chính cấp xã dẫn đạc xác định đường địa giới hành chính trên thực địa theo thực tế đang quản lý và thông tin trên hồ sơ địa giới hành chính. + Việc đo vẽ chi tiết đường địa giới hành chính thực hiện theo ranh giới thực tế đang quản lý tại thực địa với độ chính xác tương đương với điểm đo chi tiết. - Đo vẽ ranh giới thửa đất được thực hiện theo hiện trạng thực tế đang sử dụng, quản lý đã được xác định. - Đo vẽ nhà ở, công trình xây dựng khác thực hiện theo đường ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý tại thực địa với độ chính xác tương đương với điểm đo vẽ chi tiết. 4.3.2. Biên tập bản đồ bằng phần mềm Microstation và Famis - Quy trình thành lập bản đồ của thị trấn Yên Viên,thành phố Hà Nội bằng phương pháp ứng dụng phần mềm Famis và microstation được thể thiện theo sơ đồ dưới đây:
  • 51. 43 Hình 4.2. Sơ đồ quy trình thành lập bản đồ địa chính bằng phần mềm FAMIS  Nhập số liệu đo vào máy. Khởi động phần mềm Famis: Vào thực đơn Utilities /MDL Application chọn nút Browse ở hộp thoại rồi tìm đến mục C:FamisFamis.ma, chọn OK để chạy FAMIS. Sau khi khởi động phần mềm Famis, nhập tên đơn vị hành chính: - Nhập tên thị trấn :Yên Viên - Nhập tên huyện :Gia Lâm - Nhập tên tỉnh : Hà Nội Bắt đầu Nhập dữ liệu trị đo vào máy Hiển thị,tạo mô tả trị đo Tạo bản vẽ từ trị đo Tạo Topology Kiểm tra đối soát ngoài thực địa Phân mảnh, tạo bản đồ địa chính gốc Đánh số thửa, gán thông tin địa chính Vẽ nhãn, tạo khung,hoàn thiện bản đồ địa chính Tạo hồ sơ kỹ thuật thửa đất Kết
  • 52. 44 a) Nhập số liệu trị đo + Chọn Menu <Cơ sở dữ liệu trị đo> → <Nạp phần xử lý trị đo> + Chọn Menu <Nhập số liệu> → <Import> Hình 4.3.Nhập trị đo Hiển thị trên màn hình nhập số liệu từ số liệu gốc, tìm đến thư mực E:SoLieuGia Lâm.txt,nhấn <OK>. Kết thúc lệnh trên màn hình sẽ hiển thị các điểm đo chi tiết. Hình 4.4. Kết quả nhập số liệu trị đo 4.3.2.1. Hiển thị, tạo mô tả trị đo Các dữ liệu có trong file trị đo có thể hiển thị ra màn hình qua chức năng [Hiển thị], cho phép ta hiển thị các lớp thông tin file trị đo. Menu: Chọn <Hiển thị> → < Hiển thị trị đo>
  • 53. 45 Hình 4.5. Bảng chức năng hiển thị trị đo Các lớp thông tin trị đo gồm - <Trạm đo>: thể hiện dưới dạng một ký hiệu. - <Điểm đo chi tiết>: thể hiện dưới dạng một ký hiệu . - Các đối tượng đồ họa được vẽ tự động sau quá trình xử lý mã, do người dùng tự vẽ qua những công cụ xử lý đồ họa của Microstation. - Các chữ mô tả số hiệu trạm, điểm đo. - Các chữ mô tả của mã điểm đo. 4.3.2.2. Tạo mô tả trị đo Đây là một chức năng tạo ra các đối tượng chữ (text) để mô tả thông tin đi kèm theo các trạm đo, điểm đo chi tiết. Menu: Chọn <Hiển thị> → <Tạo mô tả trị đo> Hình 4.6. Chức năng tạo mô tả trị đo - Chức năng giúp xác định vị trí đặt (text) mô tả thông tin đi kèm theo với các trạm đo, điểm đo chi tiết.
  • 54. 46 + Vị trí đặt chữ mô tả trị đo từ vị trí của trị đo được khai báo ở mục <Khoảng cách từ trị đo> + Kích thước của đối tượng chữ được lựa chọn qua mục <Kích thước>. + Lớp đối tượng dạng chữ được thể hiện qua mục <Level>. + Màu của đối tượng chữ được lựa chọn qua mục <Màu>. + Nội dung cần hiển thị nhãn của trị đo được lựa chọn qua mục <Nội dung>. Ấn <Chấp nhận>, trên màn hình sẽ xuất hiện nhãn của trị đo. Hình 4.7. Kết quả tạo mô tả trị đo 4.3.2.3. Tạo bản vẽ từ trị đo(nối điểm) Từ các điểm đo chi tiết, dựa vào sơ đồ và số liệu điểm đã vẽ trong quá trình đo vẽ để thành lập bản đồ địa chính. Trước khi nối điểm ta cần phải lựa chọn kiểu đường, lớp cho các đối tượng khác nhau như : Ranh giới thửa đất, ranh giới các loại đất khác nhau trên cùng thửa đất, ranh giới các công trình xây dựng trên đất, ranh giới giao thông… Nối điểm đo bằng cách sử dụng lệnh vẽ đoạn thẳng Place line trong Microstation để nối các điểm theo sơ đồ nối một cách chính xác. Trong quá
  • 55. 47 trình nối phải luôn sử dụng chế độ “Snap” (chế độ bắt điểm), bắt chính xác vào các điểm đo. Hình 4.8.Nối điểm Hình 4.9.Kết quả nối điểm 4.3.2.4. Tạo Topology Topology là mô hình lưu trữ dữ liệu không gian đã được chuẩn hóa trên toàn thế giới. Mô hình không chỉ lưu trữ các thông tin địa lý mô tả về vị trí,
  • 56. 48 kích thước, hình dạng của từng đối tượng riêng lẻ mà còn mô tả quan hệ không gian giữa các đối tượng như quan hệ kề nhau, liền nhau.... Chọn < Cơ sở dữ liệu bản đồ > → <Quản lý bản đồ> → <Kết nối cơ sở dữ liệu>nhấn OK: đây là chức năng liên kết bản đồ hiện thời với cơ sở dữ liệu của nó. a) Sửa lỗi Ta tiến hành sửa lỗi thông tin chức năng MRFCLEAN. Trên thanh công cụ của FAMIS chọn: <Cơ sở dữ liệu bản đồ>→ <Tạo topology> → <Tự động tìm, sửa lỗi (CLEAN) >Trên màn hình hiển thị hộp thoại MRF Clean V8.0.1. Chọn <Parameters> hiển thị cửa sổ MRF Clean Parameters. Ở cửa sổ này chọn <Tolerances> hiển thị cửa sổ MRF Clean Setup Tolerances. Nhập hệ số cho lớp bản đồ cần sửa lỗi tại ô <Tolerances> là (0.1 mm x M/1000). Với M là mẫu số tỷ lệ bản đồ. Sau đó chọn <Set All>. Đóng các cửa sổ trên để trở về cửa sổ giao diện MRF Clean V8.0.1. Chọn <Clean> ở cửa sổ này. Sau khi chọn Clean xong sẽ xuất hiện hộp thoại MRF Flag Editor v8.0.1. Hình 4.10.Tự động tìm, sửa lỗi Clean
  • 57. 49 b)Tạo vùng Menu: Chọn TạoTopology → Tạo vùng Hình 4.11.Tạo vùng Để tạo Topology các đối tượng vùng cần phải đảm bảo những yêu cầu sau: + Không chứa các điểm cuối tự do. + Tại các đường giao nhau phải có điểm nút. + Một vùng phải được tạo từ nhiều đường khép kín. Hình 4.12. Kết quả tạo vùng
  • 58. 50 b) Kiểm tra,đối soát ngoài thuộc địa Trong quá trình đo vẽ ngoại nghiệp và thành lập bản vẽ trị đo không thể tránh khỏi những sai sót. Vì vậy để đảm bảo độ chính xác cho bản vẽ thì phải tiến hành kiểm tra, đối soát ngoài thực địa bằng cách in bản vẽ đã được thành lập ở trên và đem ra ngoài thực địa để kiểm tra. Kiểm tra, đối soát ngoài thực địa hình thể của các thửa đất, mức độ chi tiết của các địa vật, nếu có sai sót so với thực địa cần đánh dấu những điểm nối nhầm sau đó chỉnh sửa lại trên bản đồ. 4.3.3. Phân mảnh bản đồ địa chính Menu: Chọn <Bản đồ địa chính> → <Tạo bản đồ địa chính> Đây là chức năng tạo một file mới lưu thành bản đồ địa chính từ bản đồ nền. Bản đồ địa chính được xác định theo một khung cho trước. Vị trí khung được xác định theo phương pháp chia mảnh và tỷ lệ bản đồ. Các thửa được chuyển sang bản đồ địa chính theo nguyên tắc diện tích lớn nhất: Thửa đất được chuyển sang là những thửa đất nằm gọn trong khung bản đồ và những thửa có phần diện tích lớn nhất so với phần còn lại bị cắt khung. Hình 4.13. Sơ đồ phân mảnh bản đồ địa chính thị trấn Yên Viên
  • 59. 51 Bản đồ thị trấn Yên Viên được phân thành từ 29 mảnh bản đồ địa chính. Do thời gian có hạn, nên trong bài khóa luận này, em xin được trình bày quy trình ứng dụng phần mềm Microstation và Famis thành lập tờ bản đồ địa chính số 10 của xã thị trấn Yên Viên – huyện Gia Lâm – thành phố Hà Nội. 4.3.4.Đánh số thửa tự động,gán thông tin địa chính ban đầu 4.3.4.1. Đánh số thửa Đánh số thửa cho thửa đất trên từng tờ bản đồ địa chính được tiến hành sau khi tạo vùng. Famis đánh số thửa từ trái sang phải, từ trên xuống dưới .Vị trí thửa được xác định qua vị trí điểm đặc trưng,các thửa tham gia vào đánh số có thể là toàn bộ thửa trên file bản đồ hiện thời hoặc trong một vùng nào đó mà người dùng định nghĩa (fence). Menu: Chọn Bản đồ địa chính → Đánh số thửa tự động Hình 4.14. Đánh số thửa tự động 4.3.4.2. Gán thông tin điạ chính ban đầu Để dễ dàng trong việc tra cứu thông tin về một thửa đất bất kì trên bản đồ, tiến hành nhập thông tin cho tất cả các thửa. Chức năng này cho phép chúng ta có thể nhập thông tin của thửa đất như: loại đất, tên chử sử dụng, địa chỉ,… Ngoài ra trong phần sửa nhãn thửa này còn cho phép chúng ta xuất thông tin của các thửa đất ra file .txt bằng cách chọn mục báo cáo. File này còn có thể mở bằng Excel giúp chúng ta có thể thống kê một
  • 60. 52 cách thuận tiện. Sử dụng chức năng nhập thông tin cho thửa đất ta chọn chức năng gán thông tin Địa chính ban đầu - Sửa bảng nhãn thửa từ menu. Menu: Chọn <Gán thông tin địa chính ban đầu> → <Gán dữ liệu từ nhãn> Hình 4.15.Gán thông tin thửa đất 4.3.5. Vẽ nhãn thửa,tạo khung bản đồ địa chính 4.3.5.1. Vẽ nhãn thửa - Vẽ nhãn thửa: Một đối tượng bản đồ có thể có rất nhiều thuộc tính đi kèm, tại một thời điểm không thể hiển thị hết tất cả các dữ liệu thuộc tính ra được. Vì vậy chức năng vẽ nhãn sẽ cung cấp cho người sử dụng một công cụ để vẽ ra màn hình một số loại dữ liệu thuộc tính cho người sử dụng tự định nghĩa và theo một dạng cho trước. Sử dụng công cụ vẽ nhãn thửa trong Famis: Từ menu Coe sở dữ liệu bản đồ → Xử lý bản đồ → vẽ hẫn thửa
  • 61. 53 Hình 4.16.Kết quả sau khi vẽ nhãn thửa 4.3.5.2. Tạo khung bản đồ địa chính Tạo khung bản đồ địa chính - Tạo khung bản đồ địa chính: Chức năng tạo ra khung bản đồ địa chính với vị trí và cách thể hiện theo đúng quy phạm quy định Ngoài ra chức năng này còn cho phép phá khung bản đồ trong những trường hợp cần thiết. Menu: Chọn <Bản đồ địa chính>→ <Tạo khung bản đồ địa chính>
  • 62. 54 Hình 4.17. Tạo khung bản đồ địa chính Sau khi tạo khung thì ta có kết quả là tờ bản đồ địa chính số 10 của thị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội như hình Hình 4.18. Kết quả tạo khung
  • 63. 55 Hình 4.19. tờ bản đồ sau khi được biên tập hoàn chỉnh Khi ta ấn vào nút “Chọn bản đồ” và chọn điểm trên màn hình thì tọa độ góc khung của bản đồ sẽ hiện lên. Đây là các tọa độ được tính dựa trên các tham số tỷ lệ. Sau khi hoàn tất các quá trình cơ bản trên. Đã hoàn thành công việc ứng dụng phần mềm FAMIS, Microstation xây dựng bản đồ địa chính từ số liệu đo chi tiết. 4.4. Đánh giá, kết quả thành lập tờ bản đồ địa chính số 10 từ số liệu đo chi tiết  Thuận lợi - Phương pháp toàn đạc đã được cải tiến tự động hóa ở mức cao, các máy toàn đạc điện tử có khả năng bắt điểm chính xác, tự động ghi các kết quả đo vào các thiết bị nhớ có sẵn trong máy hoặc nối với máy thuận lợi cho công tác nội nghiệp về sau. - Có thể đo được các thửa đất có diện tích nhỏ và có nhiều địa vật che khuất. - Độ chính xác đo vẽ cao, sai số ít.