SlideShare a Scribd company logo
1 of 21
Download to read offline
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
HỨA VĂN LƯỢNG
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG
SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
THÁI NGUYÊN - 2015
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
HỨA VĂN LƯỢNG
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG
SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG
Ngành: PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Mã số: 60 62 01 16
LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐỖ ANH TÀI
THÁI NGUYÊN - 2015
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc./.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2015
Tác giả luận văn
Hứa Văn Lượng
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp theo chương
trình đào tạo Thạc sỹ Nông nghiệp, chuyên ngành Phát triển nông thôn tại Đại học
Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Tác giả luôn nhận được sự ủng hộ và
giúp đỡ quý báu của các Thầy, Cô giáo, các cơ quan, đơn vị, bạn bè và gia đình.
Nhân dịp này, tác giả xin chân thành cảm ơn:
- Ban giám hiệu Nhà trường, đào tạo Sau đại học và toàn thể Giáo viên
Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi hoàn thành khoá đào tạo.
- PGS.TS. Đỗ Anh Tài là người trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện luận văn
tốt nghiệp này.
- Cơ quan nơi tôi đang công tác, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
tỉnh Tuyên Quang, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang, các huyện Na Hang,
Chiêm Hóa, Sơn Dương, Lâm Bình và Công ty Lâm nghiệp Chiêm Hóa, Công ty
Lâm nghiệp Sơn Dương đã tạo mọi điều kiện để tôi thu thập số liệu, tài liệu phục
vụ nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và người thân trong gia
đình đã động viên kịp thời, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thiện
luận văn.
Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng chắc rằng luận văn không tránh khỏi thiếu
sót, tôi mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các Thầy, các
Cô giáo và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Tôi xin cam đoan các số liệu, tài liệu thu thập, kết quả nghiên cứu và tính
toán, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ dẫn nguồn gốc.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2015
Tác giả
Hứa Văn Lượng
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN .................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................... viii
MỞ ĐẦU............................................................................................................1
1. Sự cần thiết................................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................. 2
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..............................4
1.1. Trên thế giới........................................................................................... 4
1.1.1. Cơ sở pháp lý và nguyên lý quản lý rừng bền vững....................... 4
1.1.2. Lợi ích kinh tế từ rừng trồng........................................................... 6
1.1.3. Các nghiên cứu về kỹ thuật tạo lập và nâng cao sản lượng
rừng trồng...................................................................................................... 6
1.2. Ở Việt Nam .......................................................................................... 10
1.2.1. Những chính sách quản lý rừng bền vững và vấn đề quản lý
TRSX tại Việt Nam..................................................................................... 10
1.2.2. Những chính sách quản lý bền vững rừng trồng là rừng sản xuất..... 18
1.2.3. Về phân chia lập địa và quy hoạch vùng trồng............................. 24
1.2.4. Về chính sách và thị trường .......................................................... 25
1.3. Nhận vét và đánh giá chung................................................................. 27
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................................................29
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................ 29
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................... 29
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu....................................................................... 29
iv
2.2. Nội dung nghiên cứu............................................................................ 29
2.2.1. Nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh
Tuyên Quang................................................................................................ 29
2.2.2. Đánh giá thực trạng phát triển rừng trồng sản xuất trên địa
bàn tỉnh Tuyên Quang................................................................................. 29
2.2.3. Đánh giá tình hình sinh trưởng và phát triển của một số loài
cây giống chính trên địa bàn tỉnh................................................................ 29
2.2.4. Đánh giá hiệu quả trồng rừng của một số loài cây trồng chính
trên địa bàn tỉnh........................................................................................... 29
2.2.5. Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức,
dự báo sự phát triển của ngành lâm nghiệp trong thời gian tới .................. 29
2.2.6. Đề xuất các giải pháp phát triển rừng trồng sản xuất ................... 29
2.3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 30
2.3.1. Cách tiếp cận của đề tài................................................................. 30
2.3.2. Các bước tiến hành nghiên cứu..................................................... 30
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu cụ thể.................................................... 31
2.3.4. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu............................................ 33
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...........................36
3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang......... 36
3.1.1. Điều kiện tự nhiên......................................................................... 36
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.............................................................. 43
3.2. Đánh giá thực trạng phát triển rừng trồng sản xuất trên địa bàn
tỉnh Tuyên Quang........................................................................................ 48
3.2.1. Đánh giá hiện trạng rừng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang ............ 48
3.2.2. Đánh giá công tác tổ chức, sản xuất và kinh doanh rừng............. 60
3.2.3. Đánh giá hệ thống thể chế, chính sách của Nhà nước và của
tỉnh về lâm nghiệp và định hướng phát triển trong giai đoạn tới................ 62
v
3.2.4. Đánh giá sinh trưởng và hiệu quả trồng rừng của một số loài
cây trồng chính trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.......................................... 72
3.3.5. Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách
thức, dự báo sự phát triển của nghành lập nghiệp trong thời gian tới ........ 88
3.2.6. Đề xuất các giải pháp phát triển rừng trồng sản xuất ................... 95
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ............................................................................102
1. Kết luận ................................................................................................. 102
2. Đề nghị.................................................................................................. 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................104
PHỤ LỤC.......................................................................................................106
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
BCR: Tỷ suất giữa lợi nhuận và chi phí
BPV: Giá trị hiện tại của thu nhập
BQLR: Ban quản lý rừng
BV&PTR: Bảo vệ và phát triển rừng
CBTT: Cây bụi thảm tươi
CBA: Phân tích hiệu quả kinh tế
CPV: Giá trị hiện tại của chi phí
DT: Dân tộc
ĐVT: Đơn vị tính
GDP: Thu nhập bình quân người/năm
GIS: Hệ thống thông tin địa lý
IRR: Tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ
KCN: Khu công nghiệp
KH&SXLN: Khoa học và sản xuất lâm nghiệp
KHCN: Khoa học công nghệ
KHKT: Khoa học kỹ thuật
LSNG: Lâm sản ngoài gỗ
NN & PTNT: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
NPV: Giá trị lợi nhuận ròng
OTC: Ô tiêu chuẩn
QĐ: Quyết định
RSX: Rừng sản xuất
RTSX: Rừng trồng sản xuất
TB: Trung bình
TRSX: Trồng rừng sản xuất
TT: Thứ tự
TCLN: Tổng cục Lâm nghiệp
TN & MT Tài nguyên và Môi trường
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Diện tích đất lâm nghiệp tỉnh Tuyên Quang.......................................48
Bảng 4.2. Hiện trạng rừng sản xuất....................................................................49
Bảng 4.4. Diện tích đất chưa có rừng phân theo đơn vị hành chính....................51
Bảng 4.5. Kết quả thực hiện quy hoạch lâm nghiệp giai đoạn 2010 - 2015..............51
Bảng 4.6. Diện tích đất lâm nghiệp qua các thời kỳ ...........................................52
Bảng 4.7. Hiện trạng sử dụng đất đai tỉnh Tuyên Quang....................................53
Bảng 4.8: Kết quả sản xuất lâm nghiệp giai đoạn 2010-2015.............................54
Bảng 4.9: Danh mục các loài cây được đưa vào trồng rừng sản xuất của tỉnh
Tuyên Quang....................................................................................54
Bảng 4.10: Các biện pháp kỹ thuật lâm sinh được áp dụng trong các mô hình .......55
Bảng 4.11: Sinh trưởng của loài Keo tai tượng tại các địa điểm khác nhau..............73
Bảng 4.12: Năng suất rừng trồng Keo tai tượng tại các địa điểm khác nhau ......74
Bảng 4.13: Sinh trưởng của loài Keo lai tại các địa điểm khác nhau..................76
Bảng 4.14: Năng suất rừng trồng Keo lai tại các địa điểm khác nhau.................77
Bảng 4.15: Sinh trưởng của loài Mỡ tại các địa điểm khác nhau........................78
Bảng 4.16: Năng suất rừng trồng Mỡ tại các địa điểm khác nhau.......................79
Bảng 4.17: Sinh trưởng của loài Quế tại các địa điểm khác nhau.......................80
Bảng 4.18: Năng suất rừng trồng Quế tại các địa điểm khác nhau......................80
Bảng 4.19: Sinh trưởng của Loài Sơn ta tại các địa điểm khác nhau ..................81
Bảng 4.20: Năng suất rừng trồng Sơn ta tại các địa điểm khác nhau..................82
Bảng 4.21: Hiệu quả kinh tế của các loài cây trồng chính trên địa bàn tỉnh
Tuyên Quang....................................................................................83
Bảng 4.22: Xác định loài cây tối ưu cho trồng rừng trên địa bàn tỉnh Tuyên
Quang...............................................................................................87
Bảng 4.23: Dự báo phát triển dân số..................................................................91
Bảng 4.24: Dự báo lao động và việc làm theo cơ cấu ngành kinh tế...................91
Bảng 4.25: Dự báo một số chỉ tiêu phát triển kinh tế .........................................92
Bảng 4.26: Dự báo nhu cầu lâm sản...................................................................92
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Sơ đồ 2.1. Phương hướng giải quyết vấn đề của luận văn ..................................30
Sơ đồ 2.2: Các bước tiến hành nghiên cứu.........................................................30
1
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết
Trong nhiều năm gần đây, tài nguyên rừng nhiệt đới ngày càng bị suy
giảm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sinh thái môi trường và đời sống
của người dân. Trên thế giới trung bình hàng năm rừng nhiệt đới mất đi khoảng
11 triệu ha. Mất rừng để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng như hạn hán, lũ lụt
thường xuyên xảy ra, nạn ô nhiễm môi trường cũng đang là vấn đề bức thiết ảnh
hưởng không nhỏ đến đời sống của con người. Ngày nay biến đổi khí hậu là vấn
đề của toàn nhân loại chứ không chỉ riêng của bất cứ một quốc gia nào, chúng ta
đang phải trả giá cho những hành động phá rừng, khai thác quá mức. Theo nhận
định của Hội thảo khoa học về biến đổi khí hậu toàn cầu (Hà Nội, 10/2009) cho
rằng Việt Nam là một trong năm nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do biến đổi
khí hậu gây ra.
Nhằm đẩy nhanh tốc độ phục hồi rừng, Chính phủ Việt Nam đã ban hành
nhiều chính sách, áp dụng nhiều giải pháp, đầu tư nhiều chương trình, dự án
trồng rừng. Kết quả diện tích rừng ở nước ta đã tăng lên từ 13,12 triệu ha rừng
(2008) đến 13,954 ha (2014), độ che phủ đạt 41,0% (Bộ NN & PTNT, 2015),
đáp ứng nhu cầu về lâm sản, môi trường sinh thái và cảnh quan du lịch. Tuy
nhiên, sự quan tâm của chúng ta trong thời gian qua tập trung nhiều vào 2 đối
tượng là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, rừng trồng sản xuất (RTSX) chưa
được quan tâm chú ý nhiều và thực tiễn sản xuất hiện nay đang đặt ra rất nhiều
vấn đề cần phải có lời giải đáp, cả về kỹ thuật, kinh tế, chính sách và thị trường,
gây ảnh hưởng trực tiếp tới người trồng rừng. Xuất phát từ thực trạng tài nguyên
rừng ngày càng suy giảm ở nước ta và khả năng quỹ đất dành cho phát triển
rừng, cùng với những đòi hỏi phải thực hiện cấp quốc gia về sinh thái, môi
trường, kinh tế - xã hội, Chính phủ Việt Nam đã có rất nhiều dự án về phát triển
rừng mà gần đây nhất là chương trình 327, Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. Dự
án trồng mới 5 triệu ha rừng đặt ra nhiệm vụ phải trồng 3 triệu ha rừng sản xuất
(RSX) giai đoạn 1998 - 2010, tuy nhiên cho đến nay chúng ta chưa đạt được kế
hoạch đặt ra. Chính vì vậy, Chính phủ đã chỉ đạo trong thời gian tới cần tập trung
2
đẩy mạnh phát triển TRSX, mới đây nhất Chính phủ mới ban hành cơ chế chính
sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững
và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020.
Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Bắc có tổng diện tích đất lâm nghiệp
446.926,17 ha, trong đó diện tích có rừng là 399.716,19 ha, độ che phủ của rừng
hàng năm được giữ ổn định trên 60% và 43.914,59 ha đất trống đồi núi trọc là
đối tượng của sản xuất lâm nông nghiệp. Trong những năm gần đây tỉnh đã chú
trọng trong việc phát triển trồng rừng sản xuất, lựa chọn giống cây trồng, loài cây
phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương. Từ năm 2010 đến nay, mỗi năm toàn
tỉnh trồng được gần 15 nghìn ha rừng sản xuất, đã có nhiều diện tích rừng trồng
sản xuất tập trung, với nhiều loài cây trồng được áp dụng, trồng thí điểm tạo ra
được sản lượng gỗ hàng năm lớn đã góp phần xói đói, giảm nghèo, giải quyết các
vấn đề xã hội của tỉnh. Tuyên Quang là tỉnh có diện tích rừng lớn, độ che phủ cao
và có nhiều bài học và kinh nghiệm thực tiễn trong việc tổ chức trồng rừng sản
xuất. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác tổ chức sản xuất
của ngành lâm nghiệp còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế, đời sống của người làm
nghề rừng dù đã được cải thiện nhưng còn nhiều khó khăn. Trước thực trạng cả
nước đã và đang tiến hành triển khai Đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp đã được
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt tại Quyết định số
1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 08/7/2014.
Với lợi thế về rừng và đất lâm nghiệp, lao động hiện có trên địa bàn tỉnh,
để đưa lâm nghiệp trở thành ngành sản xuất có đóng góp đáng kể cho phát triển
kinh tế - xã hội. Vì vậy, xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn nghiên cứu đề
tài cho luận văn tốt nghiệp "Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát
triển rừng trồng sản xuất trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang" là thiết thực đối với
đời sống kinh tế xã hội của người dân địa phương.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế trồng rừng sản xuất nhằm góp
phần ổn định đời sống của người dân, thu hút cộng đồng các dân tộc địa phương
vào công tác quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng ở tỉnh Tuyên Quang.
3
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được thực trạng trồng rừng sản xuất ở tỉnh Tuyên Quang.
- Xác định được một số luận cứ cho việc phát triển trồng rừng sản xuất
bền vững ở tỉnh Tuyên Quang.
- Đề xuất được một số các giải pháp nhằm phát triển rừng trồng sản xuất
bền vững ở tỉnh Tuyên Quang.
2.3. Ý nghĩa của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã bám sát mục tiêu, nhận diện được những
thành công, bất cập trong một số chính sách, chương trình, dự án đầu tư phát
triển trồng rừng sản xuất trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong thời gian qua; đề
xuất các giải pháp có tính khả thi góp phần đẩy mạnh phát triển rừng trồng sản
xuất của tỉnh, giai đoạn 2015 - 2020. Vì vậy, đây là luận cứ khoa học phục vụ
cho sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quản lý của tỉnh và trong việc thực hiện chủ
trương bảo vệ và phát triển rừng bền vững của tỉnh, nhằm cụ thể hóa các chủ
trưởng, chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc tái cơ cấu ngành lâm nghiệp
trong thời gian tới.
Đề tài góp phần quan trọng trong việc làm rõ thực trạng, đề xuất các giải
pháp có cơ sở khoa học, sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển rừng bền vững. Vì
vậy, đề tài có giá trị thực tiễn, giải quyết vấn đề vừa mang tính cấp bách, vừa lâu
dài, đồng thời góp phần làm sáng tỏ về mặt lý luận, nhận thức sâu sắc hơn các
vấn đề liên quan đến phát triển lâm nghiệp.
4
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Khái niệm rừng: là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng,
động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong
đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che
phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên [6].
Khái niệm về rừng sản xuất: là được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh
gỗ, lâm sản ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường [6].
Khái niệm về phát triển rừng: là việc trồng mới rừng, trồng lại rừng sau
khai thác, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh phục hồi rừng, cải tạo rừng nghèo và việc
áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh khác để tăng diện tích rừng, nâng cao
giá trị đa dạng sinh học, khả năng cung cấp lâm sản, khả năng phòng hộ và các
giá trị khác của rừng [6].
1.1. Trên thế giới
Để nâng cao năng suất chất lượng và phát triển trồng rừng sản xuất
(TRSX), các nhà khoa học nhiều nước trên thế giới đã tập trung nghiên cứu khá
toàn diện về tất cả các lĩnh vực từ chọn giống và sản xuất giống tốt đã chọn lọc;
các khâu kỹ thuật trồng rừng; chọn loài cây trồng theo hướng nghiên cứu mở
rộng các loài cây bản địa bằng cách thuần hóa, di thực để đáp ứng nhu cầu đa
dạng của con người lại phù hợp với khí hậu của địa phương; nghiên cứu phương
thức và phương pháp tạo rừng cho công nghiệp; nghiên cứu mở rộng tạo rừng
hỗn loài, nhiều tầng để tăng giá trị phòng hộ và môi sinh;… cho tới các chính
sách, thị trường và chế biến lâm sản. Có thể nói cho đến nay cơ sở khoa học cho
việc phát triển rừng trồng sản xuất ở các nước phát triển đã được hoàn thiện và đi
vào phục vụ sản xuất lâm nghiệp trong nhiều năm qua.
1.1.1. Cơ sở pháp lý và nguyên lý quản lý rừng bền vững
Quản lý rừng bền vững bằng các biện pháp phù hợp nhằm đạt các mục
tiêu đề ra (sản xuất gỗ nguyên liệu, gỗ gia dụng, lâm sản ngoài gỗ...; phòng hộ
môi trường, bảo vệ đầu nguồn, bảo vệ chống cát bay, chống sạt lở đất...; bảo tồn
5
đa dạng sinh học, bảo tồn loài, bảo tồn các hệ sinh thái...). Bảo đảm sự bền vững
về kinh tế, xã hội và môi trường, cụ thể:
Bền vững về kinh tế là bảo đảm kinh doanh rừng lâu dài liên tục với
năng suất, hiệu quả ngày càng cao (không khai thác lạm vào vốn rừng; duy
trì và phát triển diện tích, trữ lượng rừng; áp dụng các biện pháp kỹ thuật
làm tăng năng suất rừng).
Bền vững về mặt xã hội là bảo đảm kinh doanh rừng phải tuân thủ các luật
pháp, thực hiện tốt các nghĩa vụ đóng góp với xã hội, bảo đảm quyền hạn và quyền
lợi cũng như mối quan hệ tốt với nhân dân, với cộng đồng địa phương.
Bền vững về môi trường là bảo đảm kinh doanh rừng duy trì khả năng
phòng hộ môi trường và duy trì được tính đa dạng sinh học của rừng, đồng thời
không gây tác hại đối với các hệ sinh thái khác.
Các nguyên lý quản lý rừng bền vững:
Nguyên lý thứ nhất: Sự bình đẳng giữa các thế hệ trong sử dụng tài
nguyên rừng: Cuộc sống con người luôn gắn với sử dụng tài nguyên thiên
nhiên và để sử dụng nó, chúng ta cần phải bảo vệ nó vì tài nguyên thiên nhiên
không phải là vô tận.Theo định nghĩa Brundtland thì phát triển bền vững là
“sự phát triển đáp ứng được các nhu cầu của hiện tại mà không làm ảnh hưởng
đến các khả năng của các thế hệ tương lai đáp ứng được các nhu cầu của họ”.
Vấn đề mấu chốt để bảo đảm nguyên lý bình đẳng giữa các thế hệ trong quản
lý tài nguyên rừng là bảo đảm năng suất và các điều kiện tái sinh của nguồn tài
nguyên có khả năng tái tạo này. Một trong những nguyên tắc cần tuân thủ là tỷ lệ sử
dụng lâm sản không được vượt quá khả năng tái sinh của rừng.
Nguyên lý thứ hai: Trong quản lý tài nguyên rừng bền vững, sự phòng
ngừa, nó được hiểu là: ở đâu có những nguy cơ suy thoái nguồn tài nguyên rừng
và chưa có đủ cơ sở khoa học thì chưa nên sử dụng biện pháp phòng ngừa suy
thoái về môi trường.
Nguyên lý thứ ba: Sự bình đẳng và công bằng trong sử dụng tài nguyên
rừng ở cùng thế hệ : Đây là một vấn đề khó, bởi vì trong khi cố tạo ra sự công
bằng cho các thế hệ tương lai thì chúng ta vẫn chưa tạo được những cơ hội bình
6
đẳng cho những người sống ở thế hệ hiện tại. Rawls, (1971)[19] cho rằng, sự
bình đẳng trong cùng thế hệ hàm chứa hai khía cạnh:
Tất cả mọi người đều có quyền bình đẳng về sự tự do thích hợp trong việc
được cung cấp các tài nguyên từ rừng;
Sự bình đẳng trong xã hội và kinh tế chỉ có thể được tồn tại nếu: (a) sự
bình đẳng này là có lợi cho nhóm người nghèo trong xã hội và (b) tất cả mọi
người đều có cơ hội tiếp cận nguồn tài nguyên rừng như nhau.
Nguyên lý thứ tư: tính hiệu quả. Tài nguyên rừng phải được sử dụng hợp
lý và hiệu quả nhất về mặt kinh tế và sinh thái.
1.1.2. Lợi ích kinh tế từ rừng trồng
Khi nghiên cứu về phương diện kinh tế của rừng trồng cũng được nhiều
người quan tâm. Theo tài liệu lưu trữ trong Tree CD-ROM (CAB.international for
asia) từ năm 1939 đến năm 1995 có 48 công trình đánh giá hiệu quả kinh tế
trong lâm nghiệp, trong đó có 9 công trình đánh giá hiệu quả kinh tế của
rừng trồng và chủ yếu tập trung đánh giá hiệu quả của các biện pháp kỹ thuật
lâm sinh.
HansM - Gregersen và AmoldoH. Contresal (1979)[14], trong cuốn "Phân
tích kinh tế các dự án trong lâm nghiệp" đã đưa ra các phương pháp tính hiệu quả
kinh tế trong trồng rừng với các nội dung cơ bản về lãi xuất, cơ sở tính lãi suất,
các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế. Hiệu quả của dự án theo phương pháp này
được đánh giá trên 2 mặt.
Phân tích tài chính là sự đánh giá, mô tả tính sinh lợi thương mại mà các
nhà đầu tư, các doanh nghiệp thu được từ hoạt động sản xuất của dự án.
Phân tích kinh tế ở đây được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả hiệu quả
kinh tế - xã hội, môi trường, theo đó phân tích kinh tế là "Đánh giá những hiệu
quả xã hội thu được từ việc đầu tư nguồn lực".
1.1.3. Các nghiên cứu về kỹ thuật tạo lập và nâng cao sản lượng rừng trồng
Từ hàng ngàn năm về trước, con người đã tiến hành các hoạt động đầu
tiên của việc trồng rừng bằng việc đưa các loài cây có giá trị kinh tế ra gây trồng
rộng rãi bên ngoài vùng phân bố tự nhiên của chúng. Cho đến những năm đầu
7
tiên của thế kỷ 20, con người vẫn chưa chú ý nhiều đến việc trồng rừng công
nghiệp bởi lẽ mật độ dân số không cao và nguồn tài nguyên khai thác từ rừng tự
nhiên vẫn còn rất đa dạng, phong phú, điều này đã không làm cho các quốc gia
quan tâm đến việc trồng rừng kinh tế. Tuy nhiên, một vài quốc gia đã sớm nhận
ra được khả năng thiếu hụt nguồn tài nguyên thiên thiên nhiên vốn dĩ không phải
là vô hạn. Do vậy trong nửa đầu của thế kỷ 20 việc trồng rừng đã sớm được tiến
hành tại các quốc gia ở Tây Âu, Mỹ, úc, Newzealand, Nam Phi và một số các
quốc gia đang phát triển như ấn độ, Chi lê, Indonêxia, Braxin. Không lâu sau đó
trong thập niên 50, các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc đã khởi
động những chương trình trồng rừng trên qui mô quốc gia. (Cossalter, 2003)[15].
Đến thập niên 60 của thế kỷ 20 đã diễn ra sự khởi động những chương
trình trồng rừng tập trung ở qui mô rộng lớn tại nhiều quốc gia vùng nhiệt đới và
cận nhiệt đới, từ giữa những năm 1965 đến năm 1980 diện tích trồng rừng tại các
nước vùng nhiệt đới đã tăng gấp 3 lần. Trong giai đoạn này, Tổ chức Nông -
Lương Liên Hiệp Quốc (FAO) đã đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp
những hỗ trợ về thông tin, kỹ thuật và thúc đẩy các chương trình trồng rừng.
Theo đó hầu hết các chương trình trồng rừng được thực hiện với sự trợ giúp tài
chính từ các nhà tài trợ nước ngoài hay vốn vay tín dụng ưu đãi, nhưng những lợi
ích từ việc trồng rừng thường không được coi trọng, các chương trình trồng rừng
thường bị quản lý và thực hiện bởi các cơ quan nhà nước. Sự nghèo nàn về việc
quảng bá sản phẩm và những sai lầm trong việc thiết lập mối liên hệ tương tác
giữa các doanh nghiệp trồng rừng và các công ty có khả năng tiêu thụ sản phẩm
gỗ nguyên liệu đã dẫn đến nhiều dự án trồng rừng đã sớm kết thúc khi nguồn vốn
hỗ trợ từ bên ngoài chấm dứt. Mặc dù vậy, diện tích rừng trồng vẫn tăng mạnh.
Theo số liệu về “ Đánh giá tài nguyên rừng toàn cầu năm 2002” của FAO, diện
tích rừng trồng toàn cầu đã tăng từ 17,8 triệu ha vào năm 1980 lên đến 43,6 triệu
ha năm 1990 và đạt tới 187 triệu ha vào năm 2000. (Cossalter, 2003) [15].
Ngày nay, 1/3 diện tích rừng trồng tập trung tại vùng nhiệt đới, 2/3 diện
tích còn lại tập trung tại các vùng ôn đới và phía bắc bán cầu, 5 quốc gia hàng
đầu trong việc trồng rừng công nghiệp là Trung Quốc, Mỹ, Liên Bang Nga, ấn
8
Độ, Nhật Bản chiếm tới trên 65% tổng diện tích rừng trồng của thế giới nhưng
rất ít diện tích trong số đó dành cho các loài cây mọc nhanh.
Trong khi những nghiên cứu tại địa phương về sự suy giảm sản lượng của
rừng trồng tại Đan Mạch, Hà Lan hay Pháp đã được tiến hành nhưng các kết quả
nghiên cứu đã không được chú ý và phổ biến rộng rãi. Tại Anh, các nghiên cứu ở
cây Sồi Sitka (Picea sitchensis) lại cho thấy phần lớn năng suất của rừng trồng tại
luân kỳ 2 thường vượt trội so với luân kỳ đầu (Taylor 1990). [20]
Tại Trung Quốc, ngay từ những năm 1960 những diện tích rừng trồng
công nghiệp rộng lớn đầu tiên đối với loài cây Sa Mu (Cunninghamia lanceolata)
đã được thiết lập tại vùng á nhiệt đới. Hầu hết là các lâm phần rừng trồng thuần
loài, có luân kỳ ngắn để sản xuất ra cột chống, gỗ trụ mỏ, các bộ phận khác của
cây như cành, nhánh, vỏ, lá cũng được sử dụng bằng nhiều cách khác nhau. Theo
những nghiên cứu của Li Y và Chen (1992)[18], Ding và Chen (1995)[16] về
các phương pháp luân canh rừng, lập địa, ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật
lâm sinh như làm đất, tỉa thưa, nghiên cứu về lượng xói mòn sau khi khai thác đã
chỉ ra rằng phương pháp trồng rừng đơn giản, thuần loài và khai thác trắng đã
làm mất đi lớp đất mặt ngay sau khi khai thác, làm cơ sở cho sự xâm thực của
các loài cỏ dại và tre nứa . Điều này đã làm suy giảm đáng kể sản lượng rừng
trồng. Ngay sau đó những nghiên cứu về suy giảm sản lượng rừng trồng tại
Trung Quốc đã được tiến hành trên cơ sở hợp tác giữa Cơ quan Hỗ trợ Phát triển
Hải Ngoại (Anh) và Học viện Hàn Lâm Lâm nghiệp Trung Quốc.
Kaumi’s (1983), Jacobs (1981), Evans (1992) [17] trong những nghiên
cứu về trồng rừng nguyên liệu các loài cây Keo và Bạch đàn ở luân kỳ 1,2,3,4 tại
Kenia, ấn Độ đã chỉ ra rằng hầu hết các biện pháp kỹ thuật lâm sinh chỉ tác động
đến rừng trồng trong giai đoạn trước khi khép tán của luân kỳ 1, vấn đề cải thiện
độ phì lập địa chưa được quan tâm, dẫn đến nhiều lâm phần rừng trồng Bạch đàn
đã suy giảm sản lượng ngay từ luân kỳ đầu, xuất hiện hiện tượng cây chết đứng
hàng loạt và dẫn đến năng suất thấp, các nghiên cứu về sinh lý của cây cho thấy
tại những vùng này, hệ rễ của cây biến đổi bất thường, trở lên “già cỗi” ngay ở
giai đoạn ban đầu. Những nghiên cứu này cũng chỉ ra những biện pháp tác động
sai lầm đã làm suy giảm nghiêm trọng độ phì lập địa.
9
Song song với việc nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật lâm sinh, các giải pháp
kinh tế xã hội để phát triển trồng rừng cũng đã được đề cập và thực hiện ở nhiều
nước. Trong lĩnh vực này có thể điểm qua một vài công trình nghiên cứu sau:
Gokyixit, Birler (2000) đã tiến hành các nghiên cứu về cơ hội và nhu cầu cho
việc đầu tư trồng rừng thâm canh trên thế giới nói chung cũng như Thổ Nhĩ Kỳ nói
riêng, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhu cầu toàn cầu về gỗ nguyên liệu sẽ đạt
tới con số 5.600 triệu m3 vào năm 2020 và lượng cung cấp gỗ từ rừng tự nhiên sẽ
không thể đáp ứng yêu cầu này. Do vậy vấn đề trợ giúp cho việc trồng rừng công
nghiệp với các loài cây mọc nhanh sẽ đáp ứng nhu cầu và làm giảm áp lực vào rừng
tự nhiên ở cả các mặt bảo tồn, sinh thái môi trường và đa dạng sinh học.
Zhang (2004)[21] trong công trình nghiên cứu về thị trường, chính sách
khuyến khích phát triển trồng rừng thâm canh tại Mỹ đã chỉ ra rằng tổng thu nhập
sản phẩm quốc nội GDP của Mỹ vào năm 2000 đạt khoảng 9.963 tỷ Đô la Mỹ, thu
nhập bình quân đầu người đạt khoảng 30.069 Đô la Mỹ, trong cơ cấu tổng thu
nhập sản phẩm quốc nội này, đóng góp từ lĩnh vực lâm nghiệp bao gồm các ngành
như: trồng rừng, chế biến gỗ, công nghiệp giấy và ván nhân tạo, công nghiệp đồ
gia dụng chiếm khoảng 2% tổng GDP năm 2000. Chính phủ Mỹ rất quan tâm
trong việc thúc đẩy trồng rừng thâm canh và công nghiệp chế biến gỗ rừng trồng.
Hầu hết các chính sách và luật liên quan đến chế biến gỗ, bảo tồn thiên nhiên và
trồng rừng đều được xây dựng trên cơ sở của bản Kế hoạch hành động liên bang
về quản lý tài nguyên rừng được Chính phủ và Quốc hội Mỹ phê chuẩn từ năm
1976 với những điều khoản ưu đãi về thuế đất trồng rừng, hỗ trợ tài chính từ ngân
sách Liên Bang và các Tiểu Bang trong việc trồng rừng, giảm thuế cho các sản
phẩm từ gỗ rừng trồng. Nhờ các chính sách này mà cho đến năm 1997, trên toàn
nước Mỹ đã có khoảng 22 triệu héc ta rừng trồng công nghiệp tập trung, chiếm
khoảng 7,3% diện tích đất lâm nghiệp (Smith et al. 2000).
Tóm lại, những kết quả nghiên cứu điển hình trên thế giới cho thấy các
phương pháp trồng rừng sản xuất theo hướng tăng sản lượng và phát triển bền
vững, các giải pháp kinh tế xã hội là hết sức cần thiết và được ưu tiên hàng đầu
trong bất kỳ chương trình trồng rừng của một quốc gia.
10
1.2. Ở Việt Nam
Trong những năm qua, cùng với sự đổi mới của đất nước, sự quan tâm
của Nhà nước, ngành lâm nghiệp nước ta đã có những bước chuyển biến đáng
kể trên nhiều lĩnh vực. Bên cạnh những đổi mới căn bản về công tác tổ chức
quản lý, hoạt động nghiên cứu khoa học về xây dựng và phát triển TRSX cũng
đã được quan tâm hơn. Hàng loạt các chương trình, dự án về trồng rừng đã
được thực hiện trong khắp cả nước, nhiều mô hình TRSX quy mô lớn đã được
thiết lập, biện pháp kỹ thuật đã được đúc rút xây dựng thành quy trình, quy
phạm,... Liên quan đến đề tài này xin đề cập tới một số công trình nghiên cứu
quan trọng sau đây.
Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020, Xác định “Lâm
nghiệp là một ngành kinh tế, bao gồm tất cả các hoạt động kinh tế gắn liền với
sản xuất hàng hoá và dịch vụ từ rừng; bao gồm các hoạt động gây trồng, sản
xuất nguyên liệu lâm sản, các dịch vụ môi trường có liên quan đến rừng và khai
thác vận chuyển, chế biến lâm sản. Lâm nghiệp là một ngành kinh tế gắn bó mật
thiết đến bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học” (không bao gồm hoạt động sản
xuất bột và giấy).
1.2.1. Những chính sách quản lý rừng bền vững và vấn đề quản lý TRSX tại
Việt Nam
Trong khoảng 10 năm trở lại đây, quản lý rừng bền vững được Nhà nước
cũng như các ngành quan tâm. Những quan tâm này được thể hiện trong các văn
bản pháp luật, các chỉ thị nghị quyết của Chính phủ cũng như trong các quy chế,
quy trình, quy phạm của ngành.
Các vấn đề chính sách quản lý TRSX
Vấn đề về chính sách và các giải pháp kinh tế xã hội trong trồng rừng sản
xuất tại Việt Nam có rất ít các công trình nghiên cứu được công bố, tuy nhiên Võ
Đại Hải và cộng sự (2006)[3] đã có những nghiên cứu chi tiết trong đánh giá ảnh
hưởng của chính sách tới phát triển trồng rừng sản xuất ở các tỉnh miền núi phía
Bắc, trong công trình này, nhóm tác giả đã đánh giá hệ thống chính sách phát
triển rừng sản xuất ở những vấn đề cơ bản trong quản lý sử dụng rừng, chính
DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG
MÃ TÀI LIỆU: 50548
DOWNLOAD: + Link tải: Xem bình luận
Hoặc : + ZALO: 0932091562

More Related Content

What's hot

Phong van sinh kế cua nguoi dan
Phong van sinh kế cua nguoi danPhong van sinh kế cua nguoi dan
Phong van sinh kế cua nguoi danTrong Cao
 
Khảo sát hàm lượng cod trong nước sông ở một số điểm thuộc hệ thống kênh nhiê...
Khảo sát hàm lượng cod trong nước sông ở một số điểm thuộc hệ thống kênh nhiê...Khảo sát hàm lượng cod trong nước sông ở một số điểm thuộc hệ thống kênh nhiê...
Khảo sát hàm lượng cod trong nước sông ở một số điểm thuộc hệ thống kênh nhiê...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Thuyết minh Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa tỉnh Bình Thuận 0903034381
Thuyết minh Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa tỉnh Bình Thuận 0903034381Thuyết minh Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa tỉnh Bình Thuận 0903034381
Thuyết minh Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa tỉnh Bình Thuận 0903034381CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Thuyết minh Dự án Đầu tư Nhà hàng Khách sạn tại tỉnh Sóc Trăng 0903034381
Thuyết minh Dự án Đầu tư Nhà hàng Khách sạn tại tỉnh Sóc Trăng 0903034381	Thuyết minh Dự án Đầu tư Nhà hàng Khách sạn tại tỉnh Sóc Trăng 0903034381
Thuyết minh Dự án Đầu tư Nhà hàng Khách sạn tại tỉnh Sóc Trăng 0903034381 CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 

What's hot (20)

Thuyết minh Dự án Khu xử lý rác thải sinh hoạt và công nghiệp tại Long An | d...
Thuyết minh Dự án Khu xử lý rác thải sinh hoạt và công nghiệp tại Long An | d...Thuyết minh Dự án Khu xử lý rác thải sinh hoạt và công nghiệp tại Long An | d...
Thuyết minh Dự án Khu xử lý rác thải sinh hoạt và công nghiệp tại Long An | d...
 
Phong van sinh kế cua nguoi dan
Phong van sinh kế cua nguoi danPhong van sinh kế cua nguoi dan
Phong van sinh kế cua nguoi dan
 
Khảo sát hàm lượng cod trong nước sông ở một số điểm thuộc hệ thống kênh nhiê...
Khảo sát hàm lượng cod trong nước sông ở một số điểm thuộc hệ thống kênh nhiê...Khảo sát hàm lượng cod trong nước sông ở một số điểm thuộc hệ thống kênh nhiê...
Khảo sát hàm lượng cod trong nước sông ở một số điểm thuộc hệ thống kênh nhiê...
 
Dự án đầu tư nhà máy sản xuất gạch tuynel
Dự án đầu tư nhà máy sản xuất gạch tuynelDự án đầu tư nhà máy sản xuất gạch tuynel
Dự án đầu tư nhà máy sản xuất gạch tuynel
 
Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
 
Đề tài: Thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại Tuyên Quang
Đề tài: Thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại Tuyên QuangĐề tài: Thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại Tuyên Quang
Đề tài: Thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại Tuyên Quang
 
Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác...
Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác...Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác...
Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác...
 
Luận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, RẤT HAY, HOT
Luận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, RẤT HAY, HOTLuận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, RẤT HAY, HOT
Luận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, RẤT HAY, HOT
 
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trườngLuận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
 
Thuyết minh Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa tỉnh Bình Thuận 0903034381
Thuyết minh Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa tỉnh Bình Thuận 0903034381Thuyết minh Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa tỉnh Bình Thuận 0903034381
Thuyết minh Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa tỉnh Bình Thuận 0903034381
 
Thuyết minh Dự án Đầu tư Nhà hàng Khách sạn tại tỉnh Sóc Trăng 0903034381
Thuyết minh Dự án Đầu tư Nhà hàng Khách sạn tại tỉnh Sóc Trăng 0903034381	Thuyết minh Dự án Đầu tư Nhà hàng Khách sạn tại tỉnh Sóc Trăng 0903034381
Thuyết minh Dự án Đầu tư Nhà hàng Khách sạn tại tỉnh Sóc Trăng 0903034381
 
Luận Văn Tác Động Của Nguồn Vốn Oda Viện Trợ Phát Triển Chính Thức.doc
Luận Văn Tác Động Của Nguồn Vốn Oda Viện Trợ Phát Triển Chính Thức.docLuận Văn Tác Động Của Nguồn Vốn Oda Viện Trợ Phát Triển Chính Thức.doc
Luận Văn Tác Động Của Nguồn Vốn Oda Viện Trợ Phát Triển Chính Thức.doc
 
luan van thac si giai phap phat trien du lich nong nghiep moc chau
luan van thac si giai phap phat trien du lich nong nghiep moc chauluan van thac si giai phap phat trien du lich nong nghiep moc chau
luan van thac si giai phap phat trien du lich nong nghiep moc chau
 
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệpLuận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
 
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thanh Hóa, HAY
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thanh Hóa, HAYLuận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thanh Hóa, HAY
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thanh Hóa, HAY
 
Dự án xây dựng trường trung học cơ sở
Dự án xây dựng trường trung học cơ sởDự án xây dựng trường trung học cơ sở
Dự án xây dựng trường trung học cơ sở
 
Lap du an chan nuoi phat trien bo vang
Lap du an chan nuoi phat trien bo vangLap du an chan nuoi phat trien bo vang
Lap du an chan nuoi phat trien bo vang
 
Luận án: Làng nghề truyền thống ở tỉnh Nam Định trong hội nhập
Luận án: Làng nghề truyền thống ở tỉnh Nam Định trong hội nhậpLuận án: Làng nghề truyền thống ở tỉnh Nam Định trong hội nhập
Luận án: Làng nghề truyền thống ở tỉnh Nam Định trong hội nhập
 
Luận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam
Luận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt NamLuận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam
Luận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam
 

Similar to Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển rừng trồng sản xuất trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

đáNh giá thực trạng sản xuất chè shan tuyết trên địa xã tả sìn thàng, huyện t...
đáNh giá thực trạng sản xuất chè shan tuyết trên địa xã tả sìn thàng, huyện t...đáNh giá thực trạng sản xuất chè shan tuyết trên địa xã tả sìn thàng, huyện t...
đáNh giá thực trạng sản xuất chè shan tuyết trên địa xã tả sìn thàng, huyện t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu xây dựng mô hình thu sương làm nước sạch từ các loại sợi tự nhiên
Nghiên cứu xây dựng mô hình thu sương làm nước sạch từ các loại sợi tự nhiênNghiên cứu xây dựng mô hình thu sương làm nước sạch từ các loại sợi tự nhiên
Nghiên cứu xây dựng mô hình thu sương làm nước sạch từ các loại sợi tự nhiênTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn: Thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho lao động nôn...
Luận văn: Thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho lao động nôn...Luận văn: Thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho lao động nôn...
Luận văn: Thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho lao động nôn...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần dệt may Vinatex Đà Nẵng sang thị trườ...
Hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần dệt may Vinatex Đà Nẵng sang thị trườ...Hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần dệt may Vinatex Đà Nẵng sang thị trườ...
Hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần dệt may Vinatex Đà Nẵng sang thị trườ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Nghiên Cứu Tình Hình Thực Hiện Một Số Chính Sách Xóa Đói Giảm Nghèo Trên Địa ...
Nghiên Cứu Tình Hình Thực Hiện Một Số Chính Sách Xóa Đói Giảm Nghèo Trên Địa ...Nghiên Cứu Tình Hình Thực Hiện Một Số Chính Sách Xóa Đói Giảm Nghèo Trên Địa ...
Nghiên Cứu Tình Hình Thực Hiện Một Số Chính Sách Xóa Đói Giảm Nghèo Trên Địa ...nataliej4
 
ảNh hưởng của đô thị hóa đến việc làm của nông dân tỉnh vĩnh phúc
ảNh hưởng của đô thị hóa đến việc làm của nông dân tỉnh vĩnh phúcảNh hưởng của đô thị hóa đến việc làm của nông dân tỉnh vĩnh phúc
ảNh hưởng của đô thị hóa đến việc làm của nông dân tỉnh vĩnh phúchttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà trên địa bàn xã Kiên Thành, huyện Trấn...
Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà trên địa bàn xã Kiên Thành, huyện Trấn...Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà trên địa bàn xã Kiên Thành, huyện Trấn...
Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà trên địa bàn xã Kiên Thành, huyện Trấn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại ngân hàng tmcp đầu tư và ph...
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại ngân hàng tmcp đầu tư và ph...Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại ngân hàng tmcp đầu tư và ph...
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại ngân hàng tmcp đầu tư và ph...Man_Ebook
 
Luận văn: Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉn...
Luận văn: Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉn...Luận văn: Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉn...
Luận văn: Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉn...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

Similar to Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển rừng trồng sản xuất trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang (20)

Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Bình
Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng BìnhPhát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Bình
Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Bình
 
đáNh giá thực trạng sản xuất chè shan tuyết trên địa xã tả sìn thàng, huyện t...
đáNh giá thực trạng sản xuất chè shan tuyết trên địa xã tả sìn thàng, huyện t...đáNh giá thực trạng sản xuất chè shan tuyết trên địa xã tả sìn thàng, huyện t...
đáNh giá thực trạng sản xuất chè shan tuyết trên địa xã tả sìn thàng, huyện t...
 
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAYLuận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
 
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêuLuận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
 
Luận văn: Giải pháp phát triển nuôi cá vược huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nuôi cá vược huyện Tiền Hải, tỉnh Thái BìnhLuận văn: Giải pháp phát triển nuôi cá vược huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nuôi cá vược huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
 
Luận văn: Tăng cường quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp ...
Luận văn: Tăng cường quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp ...Luận văn: Tăng cường quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp ...
Luận văn: Tăng cường quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp ...
 
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Lập Thạch, Tỉnh Vĩnh Phúc.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Lập Thạch, Tỉnh Vĩnh Phúc.docPhát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Lập Thạch, Tỉnh Vĩnh Phúc.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Lập Thạch, Tỉnh Vĩnh Phúc.doc
 
Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long
Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ LongPhát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long
Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long
 
Nghiên cứu xây dựng mô hình thu sương làm nước sạch từ các loại sợi tự nhiên
Nghiên cứu xây dựng mô hình thu sương làm nước sạch từ các loại sợi tự nhiênNghiên cứu xây dựng mô hình thu sương làm nước sạch từ các loại sợi tự nhiên
Nghiên cứu xây dựng mô hình thu sương làm nước sạch từ các loại sợi tự nhiên
 
Luận án: Rủi ro và hiệu quả kinh tế trong sản xuất cao su tiểu điền
Luận án: Rủi ro và hiệu quả kinh tế trong sản xuất cao su tiểu điềnLuận án: Rủi ro và hiệu quả kinh tế trong sản xuất cao su tiểu điền
Luận án: Rủi ro và hiệu quả kinh tế trong sản xuất cao su tiểu điền
 
Luận văn: Quản lý ngân sách cấp huyện cho nông nghiệp nông thôn
Luận văn: Quản lý ngân sách cấp huyện cho nông nghiệp nông thônLuận văn: Quản lý ngân sách cấp huyện cho nông nghiệp nông thôn
Luận văn: Quản lý ngân sách cấp huyện cho nông nghiệp nông thôn
 
Luận văn: Thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho lao động nôn...
Luận văn: Thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho lao động nôn...Luận văn: Thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho lao động nôn...
Luận văn: Thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho lao động nôn...
 
Hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần dệt may Vinatex Đà Nẵng sang thị trườ...
Hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần dệt may Vinatex Đà Nẵng sang thị trườ...Hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần dệt may Vinatex Đà Nẵng sang thị trườ...
Hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần dệt may Vinatex Đà Nẵng sang thị trườ...
 
Nghiên Cứu Tình Hình Thực Hiện Một Số Chính Sách Xóa Đói Giảm Nghèo Trên Địa ...
Nghiên Cứu Tình Hình Thực Hiện Một Số Chính Sách Xóa Đói Giảm Nghèo Trên Địa ...Nghiên Cứu Tình Hình Thực Hiện Một Số Chính Sách Xóa Đói Giảm Nghèo Trên Địa ...
Nghiên Cứu Tình Hình Thực Hiện Một Số Chính Sách Xóa Đói Giảm Nghèo Trên Địa ...
 
Luận văn thạc sĩ: Phát triển du lịch bền vững, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Phát triển du lịch bền vững, 9đLuận văn thạc sĩ: Phát triển du lịch bền vững, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Phát triển du lịch bền vững, 9đ
 
ảNh hưởng của đô thị hóa đến việc làm của nông dân tỉnh vĩnh phúc
ảNh hưởng của đô thị hóa đến việc làm của nông dân tỉnh vĩnh phúcảNh hưởng của đô thị hóa đến việc làm của nông dân tỉnh vĩnh phúc
ảNh hưởng của đô thị hóa đến việc làm của nông dân tỉnh vĩnh phúc
 
Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà trên địa bàn xã Kiên Thành, huyện Trấn...
Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà trên địa bàn xã Kiên Thành, huyện Trấn...Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà trên địa bàn xã Kiên Thành, huyện Trấn...
Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà trên địa bàn xã Kiên Thành, huyện Trấn...
 
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại ngân hàng tmcp đầu tư và ph...
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại ngân hàng tmcp đầu tư và ph...Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại ngân hàng tmcp đầu tư và ph...
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ tại ngân hàng tmcp đầu tư và ph...
 
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp TP Đà Nẵng
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp TP Đà NẵngLuận án: Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp TP Đà Nẵng
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp TP Đà Nẵng
 
Luận văn: Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉn...
Luận văn: Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉn...Luận văn: Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉn...
Luận văn: Đánh giá hiệu quả của cây trúc sào trong xóa đói giảm nghèo tại tỉn...
 

More from Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562

More from Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562 (20)

Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm Cao
 
210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY
 
210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY
 
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
 
210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO
210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO
210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO
 
200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY
200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY
200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY
 
-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.
-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.
-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.
 
200 đề tài luật kế toán, HAY
200 đề tài luật kế toán, HAY200 đề tài luật kế toán, HAY
200 đề tài luật kế toán, HAY
 
200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY
200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY
200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY
 
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
 
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học
200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học
200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản
 

Recently uploaded

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 

Recently uploaded (20)

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 

Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển rừng trồng sản xuất trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

  • 1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HỨA VĂN LƯỢNG ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÁI NGUYÊN - 2015
  • 2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HỨA VĂN LƯỢNG ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG Ngành: PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Mã số: 60 62 01 16 LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐỖ ANH TÀI THÁI NGUYÊN - 2015
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc./. Thái Nguyên, tháng 10 năm 2015 Tác giả luận văn Hứa Văn Lượng
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp theo chương trình đào tạo Thạc sỹ Nông nghiệp, chuyên ngành Phát triển nông thôn tại Đại học Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Tác giả luôn nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ quý báu của các Thầy, Cô giáo, các cơ quan, đơn vị, bạn bè và gia đình. Nhân dịp này, tác giả xin chân thành cảm ơn: - Ban giám hiệu Nhà trường, đào tạo Sau đại học và toàn thể Giáo viên Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi hoàn thành khoá đào tạo. - PGS.TS. Đỗ Anh Tài là người trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện luận văn tốt nghiệp này. - Cơ quan nơi tôi đang công tác, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang, các huyện Na Hang, Chiêm Hóa, Sơn Dương, Lâm Bình và Công ty Lâm nghiệp Chiêm Hóa, Công ty Lâm nghiệp Sơn Dương đã tạo mọi điều kiện để tôi thu thập số liệu, tài liệu phục vụ nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và người thân trong gia đình đã động viên kịp thời, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thiện luận văn. Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng chắc rằng luận văn không tránh khỏi thiếu sót, tôi mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các Thầy, các Cô giáo và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn. Tôi xin cam đoan các số liệu, tài liệu thu thập, kết quả nghiên cứu và tính toán, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ dẫn nguồn gốc. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 10 năm 2015 Tác giả Hứa Văn Lượng
  • 5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN .................................vi DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................vii DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................... viii MỞ ĐẦU............................................................................................................1 1. Sự cần thiết................................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................. 2 Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..............................4 1.1. Trên thế giới........................................................................................... 4 1.1.1. Cơ sở pháp lý và nguyên lý quản lý rừng bền vững....................... 4 1.1.2. Lợi ích kinh tế từ rừng trồng........................................................... 6 1.1.3. Các nghiên cứu về kỹ thuật tạo lập và nâng cao sản lượng rừng trồng...................................................................................................... 6 1.2. Ở Việt Nam .......................................................................................... 10 1.2.1. Những chính sách quản lý rừng bền vững và vấn đề quản lý TRSX tại Việt Nam..................................................................................... 10 1.2.2. Những chính sách quản lý bền vững rừng trồng là rừng sản xuất..... 18 1.2.3. Về phân chia lập địa và quy hoạch vùng trồng............................. 24 1.2.4. Về chính sách và thị trường .......................................................... 25 1.3. Nhận vét và đánh giá chung................................................................. 27 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................................................29 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................ 29 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................... 29 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu....................................................................... 29
  • 6. iv 2.2. Nội dung nghiên cứu............................................................................ 29 2.2.1. Nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Tuyên Quang................................................................................................ 29 2.2.2. Đánh giá thực trạng phát triển rừng trồng sản xuất trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang................................................................................. 29 2.2.3. Đánh giá tình hình sinh trưởng và phát triển của một số loài cây giống chính trên địa bàn tỉnh................................................................ 29 2.2.4. Đánh giá hiệu quả trồng rừng của một số loài cây trồng chính trên địa bàn tỉnh........................................................................................... 29 2.2.5. Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức, dự báo sự phát triển của ngành lâm nghiệp trong thời gian tới .................. 29 2.2.6. Đề xuất các giải pháp phát triển rừng trồng sản xuất ................... 29 2.3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 30 2.3.1. Cách tiếp cận của đề tài................................................................. 30 2.3.2. Các bước tiến hành nghiên cứu..................................................... 30 2.3.3. Phương pháp nghiên cứu cụ thể.................................................... 31 2.3.4. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu............................................ 33 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...........................36 3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang......... 36 3.1.1. Điều kiện tự nhiên......................................................................... 36 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.............................................................. 43 3.2. Đánh giá thực trạng phát triển rừng trồng sản xuất trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang........................................................................................ 48 3.2.1. Đánh giá hiện trạng rừng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang ............ 48 3.2.2. Đánh giá công tác tổ chức, sản xuất và kinh doanh rừng............. 60 3.2.3. Đánh giá hệ thống thể chế, chính sách của Nhà nước và của tỉnh về lâm nghiệp và định hướng phát triển trong giai đoạn tới................ 62
  • 7. v 3.2.4. Đánh giá sinh trưởng và hiệu quả trồng rừng của một số loài cây trồng chính trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.......................................... 72 3.3.5. Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức, dự báo sự phát triển của nghành lập nghiệp trong thời gian tới ........ 88 3.2.6. Đề xuất các giải pháp phát triển rừng trồng sản xuất ................... 95 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ............................................................................102 1. Kết luận ................................................................................................. 102 2. Đề nghị.................................................................................................. 103 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................104 PHỤ LỤC.......................................................................................................106
  • 8. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN BCR: Tỷ suất giữa lợi nhuận và chi phí BPV: Giá trị hiện tại của thu nhập BQLR: Ban quản lý rừng BV&PTR: Bảo vệ và phát triển rừng CBTT: Cây bụi thảm tươi CBA: Phân tích hiệu quả kinh tế CPV: Giá trị hiện tại của chi phí DT: Dân tộc ĐVT: Đơn vị tính GDP: Thu nhập bình quân người/năm GIS: Hệ thống thông tin địa lý IRR: Tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ KCN: Khu công nghiệp KH&SXLN: Khoa học và sản xuất lâm nghiệp KHCN: Khoa học công nghệ KHKT: Khoa học kỹ thuật LSNG: Lâm sản ngoài gỗ NN & PTNT: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NPV: Giá trị lợi nhuận ròng OTC: Ô tiêu chuẩn QĐ: Quyết định RSX: Rừng sản xuất RTSX: Rừng trồng sản xuất TB: Trung bình TRSX: Trồng rừng sản xuất TT: Thứ tự TCLN: Tổng cục Lâm nghiệp TN & MT Tài nguyên và Môi trường
  • 9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Diện tích đất lâm nghiệp tỉnh Tuyên Quang.......................................48 Bảng 4.2. Hiện trạng rừng sản xuất....................................................................49 Bảng 4.4. Diện tích đất chưa có rừng phân theo đơn vị hành chính....................51 Bảng 4.5. Kết quả thực hiện quy hoạch lâm nghiệp giai đoạn 2010 - 2015..............51 Bảng 4.6. Diện tích đất lâm nghiệp qua các thời kỳ ...........................................52 Bảng 4.7. Hiện trạng sử dụng đất đai tỉnh Tuyên Quang....................................53 Bảng 4.8: Kết quả sản xuất lâm nghiệp giai đoạn 2010-2015.............................54 Bảng 4.9: Danh mục các loài cây được đưa vào trồng rừng sản xuất của tỉnh Tuyên Quang....................................................................................54 Bảng 4.10: Các biện pháp kỹ thuật lâm sinh được áp dụng trong các mô hình .......55 Bảng 4.11: Sinh trưởng của loài Keo tai tượng tại các địa điểm khác nhau..............73 Bảng 4.12: Năng suất rừng trồng Keo tai tượng tại các địa điểm khác nhau ......74 Bảng 4.13: Sinh trưởng của loài Keo lai tại các địa điểm khác nhau..................76 Bảng 4.14: Năng suất rừng trồng Keo lai tại các địa điểm khác nhau.................77 Bảng 4.15: Sinh trưởng của loài Mỡ tại các địa điểm khác nhau........................78 Bảng 4.16: Năng suất rừng trồng Mỡ tại các địa điểm khác nhau.......................79 Bảng 4.17: Sinh trưởng của loài Quế tại các địa điểm khác nhau.......................80 Bảng 4.18: Năng suất rừng trồng Quế tại các địa điểm khác nhau......................80 Bảng 4.19: Sinh trưởng của Loài Sơn ta tại các địa điểm khác nhau ..................81 Bảng 4.20: Năng suất rừng trồng Sơn ta tại các địa điểm khác nhau..................82 Bảng 4.21: Hiệu quả kinh tế của các loài cây trồng chính trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang....................................................................................83 Bảng 4.22: Xác định loài cây tối ưu cho trồng rừng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang...............................................................................................87 Bảng 4.23: Dự báo phát triển dân số..................................................................91 Bảng 4.24: Dự báo lao động và việc làm theo cơ cấu ngành kinh tế...................91 Bảng 4.25: Dự báo một số chỉ tiêu phát triển kinh tế .........................................92 Bảng 4.26: Dự báo nhu cầu lâm sản...................................................................92
  • 10. viii DANH MỤC CÁC HÌNH Sơ đồ 2.1. Phương hướng giải quyết vấn đề của luận văn ..................................30 Sơ đồ 2.2: Các bước tiến hành nghiên cứu.........................................................30
  • 11. 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết Trong nhiều năm gần đây, tài nguyên rừng nhiệt đới ngày càng bị suy giảm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sinh thái môi trường và đời sống của người dân. Trên thế giới trung bình hàng năm rừng nhiệt đới mất đi khoảng 11 triệu ha. Mất rừng để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng như hạn hán, lũ lụt thường xuyên xảy ra, nạn ô nhiễm môi trường cũng đang là vấn đề bức thiết ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của con người. Ngày nay biến đổi khí hậu là vấn đề của toàn nhân loại chứ không chỉ riêng của bất cứ một quốc gia nào, chúng ta đang phải trả giá cho những hành động phá rừng, khai thác quá mức. Theo nhận định của Hội thảo khoa học về biến đổi khí hậu toàn cầu (Hà Nội, 10/2009) cho rằng Việt Nam là một trong năm nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do biến đổi khí hậu gây ra. Nhằm đẩy nhanh tốc độ phục hồi rừng, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách, áp dụng nhiều giải pháp, đầu tư nhiều chương trình, dự án trồng rừng. Kết quả diện tích rừng ở nước ta đã tăng lên từ 13,12 triệu ha rừng (2008) đến 13,954 ha (2014), độ che phủ đạt 41,0% (Bộ NN & PTNT, 2015), đáp ứng nhu cầu về lâm sản, môi trường sinh thái và cảnh quan du lịch. Tuy nhiên, sự quan tâm của chúng ta trong thời gian qua tập trung nhiều vào 2 đối tượng là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, rừng trồng sản xuất (RTSX) chưa được quan tâm chú ý nhiều và thực tiễn sản xuất hiện nay đang đặt ra rất nhiều vấn đề cần phải có lời giải đáp, cả về kỹ thuật, kinh tế, chính sách và thị trường, gây ảnh hưởng trực tiếp tới người trồng rừng. Xuất phát từ thực trạng tài nguyên rừng ngày càng suy giảm ở nước ta và khả năng quỹ đất dành cho phát triển rừng, cùng với những đòi hỏi phải thực hiện cấp quốc gia về sinh thái, môi trường, kinh tế - xã hội, Chính phủ Việt Nam đã có rất nhiều dự án về phát triển rừng mà gần đây nhất là chương trình 327, Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng đặt ra nhiệm vụ phải trồng 3 triệu ha rừng sản xuất (RSX) giai đoạn 1998 - 2010, tuy nhiên cho đến nay chúng ta chưa đạt được kế hoạch đặt ra. Chính vì vậy, Chính phủ đã chỉ đạo trong thời gian tới cần tập trung
  • 12. 2 đẩy mạnh phát triển TRSX, mới đây nhất Chính phủ mới ban hành cơ chế chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020. Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Bắc có tổng diện tích đất lâm nghiệp 446.926,17 ha, trong đó diện tích có rừng là 399.716,19 ha, độ che phủ của rừng hàng năm được giữ ổn định trên 60% và 43.914,59 ha đất trống đồi núi trọc là đối tượng của sản xuất lâm nông nghiệp. Trong những năm gần đây tỉnh đã chú trọng trong việc phát triển trồng rừng sản xuất, lựa chọn giống cây trồng, loài cây phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương. Từ năm 2010 đến nay, mỗi năm toàn tỉnh trồng được gần 15 nghìn ha rừng sản xuất, đã có nhiều diện tích rừng trồng sản xuất tập trung, với nhiều loài cây trồng được áp dụng, trồng thí điểm tạo ra được sản lượng gỗ hàng năm lớn đã góp phần xói đói, giảm nghèo, giải quyết các vấn đề xã hội của tỉnh. Tuyên Quang là tỉnh có diện tích rừng lớn, độ che phủ cao và có nhiều bài học và kinh nghiệm thực tiễn trong việc tổ chức trồng rừng sản xuất. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác tổ chức sản xuất của ngành lâm nghiệp còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế, đời sống của người làm nghề rừng dù đã được cải thiện nhưng còn nhiều khó khăn. Trước thực trạng cả nước đã và đang tiến hành triển khai Đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp đã được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt tại Quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 08/7/2014. Với lợi thế về rừng và đất lâm nghiệp, lao động hiện có trên địa bàn tỉnh, để đưa lâm nghiệp trở thành ngành sản xuất có đóng góp đáng kể cho phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn nghiên cứu đề tài cho luận văn tốt nghiệp "Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển rừng trồng sản xuất trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang" là thiết thực đối với đời sống kinh tế xã hội của người dân địa phương. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế trồng rừng sản xuất nhằm góp phần ổn định đời sống của người dân, thu hút cộng đồng các dân tộc địa phương vào công tác quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng ở tỉnh Tuyên Quang.
  • 13. 3 2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá được thực trạng trồng rừng sản xuất ở tỉnh Tuyên Quang. - Xác định được một số luận cứ cho việc phát triển trồng rừng sản xuất bền vững ở tỉnh Tuyên Quang. - Đề xuất được một số các giải pháp nhằm phát triển rừng trồng sản xuất bền vững ở tỉnh Tuyên Quang. 2.3. Ý nghĩa của đề tài Kết quả nghiên cứu của đề tài đã bám sát mục tiêu, nhận diện được những thành công, bất cập trong một số chính sách, chương trình, dự án đầu tư phát triển trồng rừng sản xuất trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong thời gian qua; đề xuất các giải pháp có tính khả thi góp phần đẩy mạnh phát triển rừng trồng sản xuất của tỉnh, giai đoạn 2015 - 2020. Vì vậy, đây là luận cứ khoa học phục vụ cho sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quản lý của tỉnh và trong việc thực hiện chủ trương bảo vệ và phát triển rừng bền vững của tỉnh, nhằm cụ thể hóa các chủ trưởng, chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc tái cơ cấu ngành lâm nghiệp trong thời gian tới. Đề tài góp phần quan trọng trong việc làm rõ thực trạng, đề xuất các giải pháp có cơ sở khoa học, sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển rừng bền vững. Vì vậy, đề tài có giá trị thực tiễn, giải quyết vấn đề vừa mang tính cấp bách, vừa lâu dài, đồng thời góp phần làm sáng tỏ về mặt lý luận, nhận thức sâu sắc hơn các vấn đề liên quan đến phát triển lâm nghiệp.
  • 14. 4 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Khái niệm rừng: là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên [6]. Khái niệm về rừng sản xuất: là được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, lâm sản ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường [6]. Khái niệm về phát triển rừng: là việc trồng mới rừng, trồng lại rừng sau khai thác, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh phục hồi rừng, cải tạo rừng nghèo và việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh khác để tăng diện tích rừng, nâng cao giá trị đa dạng sinh học, khả năng cung cấp lâm sản, khả năng phòng hộ và các giá trị khác của rừng [6]. 1.1. Trên thế giới Để nâng cao năng suất chất lượng và phát triển trồng rừng sản xuất (TRSX), các nhà khoa học nhiều nước trên thế giới đã tập trung nghiên cứu khá toàn diện về tất cả các lĩnh vực từ chọn giống và sản xuất giống tốt đã chọn lọc; các khâu kỹ thuật trồng rừng; chọn loài cây trồng theo hướng nghiên cứu mở rộng các loài cây bản địa bằng cách thuần hóa, di thực để đáp ứng nhu cầu đa dạng của con người lại phù hợp với khí hậu của địa phương; nghiên cứu phương thức và phương pháp tạo rừng cho công nghiệp; nghiên cứu mở rộng tạo rừng hỗn loài, nhiều tầng để tăng giá trị phòng hộ và môi sinh;… cho tới các chính sách, thị trường và chế biến lâm sản. Có thể nói cho đến nay cơ sở khoa học cho việc phát triển rừng trồng sản xuất ở các nước phát triển đã được hoàn thiện và đi vào phục vụ sản xuất lâm nghiệp trong nhiều năm qua. 1.1.1. Cơ sở pháp lý và nguyên lý quản lý rừng bền vững Quản lý rừng bền vững bằng các biện pháp phù hợp nhằm đạt các mục tiêu đề ra (sản xuất gỗ nguyên liệu, gỗ gia dụng, lâm sản ngoài gỗ...; phòng hộ môi trường, bảo vệ đầu nguồn, bảo vệ chống cát bay, chống sạt lở đất...; bảo tồn
  • 15. 5 đa dạng sinh học, bảo tồn loài, bảo tồn các hệ sinh thái...). Bảo đảm sự bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường, cụ thể: Bền vững về kinh tế là bảo đảm kinh doanh rừng lâu dài liên tục với năng suất, hiệu quả ngày càng cao (không khai thác lạm vào vốn rừng; duy trì và phát triển diện tích, trữ lượng rừng; áp dụng các biện pháp kỹ thuật làm tăng năng suất rừng). Bền vững về mặt xã hội là bảo đảm kinh doanh rừng phải tuân thủ các luật pháp, thực hiện tốt các nghĩa vụ đóng góp với xã hội, bảo đảm quyền hạn và quyền lợi cũng như mối quan hệ tốt với nhân dân, với cộng đồng địa phương. Bền vững về môi trường là bảo đảm kinh doanh rừng duy trì khả năng phòng hộ môi trường và duy trì được tính đa dạng sinh học của rừng, đồng thời không gây tác hại đối với các hệ sinh thái khác. Các nguyên lý quản lý rừng bền vững: Nguyên lý thứ nhất: Sự bình đẳng giữa các thế hệ trong sử dụng tài nguyên rừng: Cuộc sống con người luôn gắn với sử dụng tài nguyên thiên nhiên và để sử dụng nó, chúng ta cần phải bảo vệ nó vì tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận.Theo định nghĩa Brundtland thì phát triển bền vững là “sự phát triển đáp ứng được các nhu cầu của hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến các khả năng của các thế hệ tương lai đáp ứng được các nhu cầu của họ”. Vấn đề mấu chốt để bảo đảm nguyên lý bình đẳng giữa các thế hệ trong quản lý tài nguyên rừng là bảo đảm năng suất và các điều kiện tái sinh của nguồn tài nguyên có khả năng tái tạo này. Một trong những nguyên tắc cần tuân thủ là tỷ lệ sử dụng lâm sản không được vượt quá khả năng tái sinh của rừng. Nguyên lý thứ hai: Trong quản lý tài nguyên rừng bền vững, sự phòng ngừa, nó được hiểu là: ở đâu có những nguy cơ suy thoái nguồn tài nguyên rừng và chưa có đủ cơ sở khoa học thì chưa nên sử dụng biện pháp phòng ngừa suy thoái về môi trường. Nguyên lý thứ ba: Sự bình đẳng và công bằng trong sử dụng tài nguyên rừng ở cùng thế hệ : Đây là một vấn đề khó, bởi vì trong khi cố tạo ra sự công bằng cho các thế hệ tương lai thì chúng ta vẫn chưa tạo được những cơ hội bình
  • 16. 6 đẳng cho những người sống ở thế hệ hiện tại. Rawls, (1971)[19] cho rằng, sự bình đẳng trong cùng thế hệ hàm chứa hai khía cạnh: Tất cả mọi người đều có quyền bình đẳng về sự tự do thích hợp trong việc được cung cấp các tài nguyên từ rừng; Sự bình đẳng trong xã hội và kinh tế chỉ có thể được tồn tại nếu: (a) sự bình đẳng này là có lợi cho nhóm người nghèo trong xã hội và (b) tất cả mọi người đều có cơ hội tiếp cận nguồn tài nguyên rừng như nhau. Nguyên lý thứ tư: tính hiệu quả. Tài nguyên rừng phải được sử dụng hợp lý và hiệu quả nhất về mặt kinh tế và sinh thái. 1.1.2. Lợi ích kinh tế từ rừng trồng Khi nghiên cứu về phương diện kinh tế của rừng trồng cũng được nhiều người quan tâm. Theo tài liệu lưu trữ trong Tree CD-ROM (CAB.international for asia) từ năm 1939 đến năm 1995 có 48 công trình đánh giá hiệu quả kinh tế trong lâm nghiệp, trong đó có 9 công trình đánh giá hiệu quả kinh tế của rừng trồng và chủ yếu tập trung đánh giá hiệu quả của các biện pháp kỹ thuật lâm sinh. HansM - Gregersen và AmoldoH. Contresal (1979)[14], trong cuốn "Phân tích kinh tế các dự án trong lâm nghiệp" đã đưa ra các phương pháp tính hiệu quả kinh tế trong trồng rừng với các nội dung cơ bản về lãi xuất, cơ sở tính lãi suất, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế. Hiệu quả của dự án theo phương pháp này được đánh giá trên 2 mặt. Phân tích tài chính là sự đánh giá, mô tả tính sinh lợi thương mại mà các nhà đầu tư, các doanh nghiệp thu được từ hoạt động sản xuất của dự án. Phân tích kinh tế ở đây được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường, theo đó phân tích kinh tế là "Đánh giá những hiệu quả xã hội thu được từ việc đầu tư nguồn lực". 1.1.3. Các nghiên cứu về kỹ thuật tạo lập và nâng cao sản lượng rừng trồng Từ hàng ngàn năm về trước, con người đã tiến hành các hoạt động đầu tiên của việc trồng rừng bằng việc đưa các loài cây có giá trị kinh tế ra gây trồng rộng rãi bên ngoài vùng phân bố tự nhiên của chúng. Cho đến những năm đầu
  • 17. 7 tiên của thế kỷ 20, con người vẫn chưa chú ý nhiều đến việc trồng rừng công nghiệp bởi lẽ mật độ dân số không cao và nguồn tài nguyên khai thác từ rừng tự nhiên vẫn còn rất đa dạng, phong phú, điều này đã không làm cho các quốc gia quan tâm đến việc trồng rừng kinh tế. Tuy nhiên, một vài quốc gia đã sớm nhận ra được khả năng thiếu hụt nguồn tài nguyên thiên thiên nhiên vốn dĩ không phải là vô hạn. Do vậy trong nửa đầu của thế kỷ 20 việc trồng rừng đã sớm được tiến hành tại các quốc gia ở Tây Âu, Mỹ, úc, Newzealand, Nam Phi và một số các quốc gia đang phát triển như ấn độ, Chi lê, Indonêxia, Braxin. Không lâu sau đó trong thập niên 50, các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc đã khởi động những chương trình trồng rừng trên qui mô quốc gia. (Cossalter, 2003)[15]. Đến thập niên 60 của thế kỷ 20 đã diễn ra sự khởi động những chương trình trồng rừng tập trung ở qui mô rộng lớn tại nhiều quốc gia vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, từ giữa những năm 1965 đến năm 1980 diện tích trồng rừng tại các nước vùng nhiệt đới đã tăng gấp 3 lần. Trong giai đoạn này, Tổ chức Nông - Lương Liên Hiệp Quốc (FAO) đã đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp những hỗ trợ về thông tin, kỹ thuật và thúc đẩy các chương trình trồng rừng. Theo đó hầu hết các chương trình trồng rừng được thực hiện với sự trợ giúp tài chính từ các nhà tài trợ nước ngoài hay vốn vay tín dụng ưu đãi, nhưng những lợi ích từ việc trồng rừng thường không được coi trọng, các chương trình trồng rừng thường bị quản lý và thực hiện bởi các cơ quan nhà nước. Sự nghèo nàn về việc quảng bá sản phẩm và những sai lầm trong việc thiết lập mối liên hệ tương tác giữa các doanh nghiệp trồng rừng và các công ty có khả năng tiêu thụ sản phẩm gỗ nguyên liệu đã dẫn đến nhiều dự án trồng rừng đã sớm kết thúc khi nguồn vốn hỗ trợ từ bên ngoài chấm dứt. Mặc dù vậy, diện tích rừng trồng vẫn tăng mạnh. Theo số liệu về “ Đánh giá tài nguyên rừng toàn cầu năm 2002” của FAO, diện tích rừng trồng toàn cầu đã tăng từ 17,8 triệu ha vào năm 1980 lên đến 43,6 triệu ha năm 1990 và đạt tới 187 triệu ha vào năm 2000. (Cossalter, 2003) [15]. Ngày nay, 1/3 diện tích rừng trồng tập trung tại vùng nhiệt đới, 2/3 diện tích còn lại tập trung tại các vùng ôn đới và phía bắc bán cầu, 5 quốc gia hàng đầu trong việc trồng rừng công nghiệp là Trung Quốc, Mỹ, Liên Bang Nga, ấn
  • 18. 8 Độ, Nhật Bản chiếm tới trên 65% tổng diện tích rừng trồng của thế giới nhưng rất ít diện tích trong số đó dành cho các loài cây mọc nhanh. Trong khi những nghiên cứu tại địa phương về sự suy giảm sản lượng của rừng trồng tại Đan Mạch, Hà Lan hay Pháp đã được tiến hành nhưng các kết quả nghiên cứu đã không được chú ý và phổ biến rộng rãi. Tại Anh, các nghiên cứu ở cây Sồi Sitka (Picea sitchensis) lại cho thấy phần lớn năng suất của rừng trồng tại luân kỳ 2 thường vượt trội so với luân kỳ đầu (Taylor 1990). [20] Tại Trung Quốc, ngay từ những năm 1960 những diện tích rừng trồng công nghiệp rộng lớn đầu tiên đối với loài cây Sa Mu (Cunninghamia lanceolata) đã được thiết lập tại vùng á nhiệt đới. Hầu hết là các lâm phần rừng trồng thuần loài, có luân kỳ ngắn để sản xuất ra cột chống, gỗ trụ mỏ, các bộ phận khác của cây như cành, nhánh, vỏ, lá cũng được sử dụng bằng nhiều cách khác nhau. Theo những nghiên cứu của Li Y và Chen (1992)[18], Ding và Chen (1995)[16] về các phương pháp luân canh rừng, lập địa, ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật lâm sinh như làm đất, tỉa thưa, nghiên cứu về lượng xói mòn sau khi khai thác đã chỉ ra rằng phương pháp trồng rừng đơn giản, thuần loài và khai thác trắng đã làm mất đi lớp đất mặt ngay sau khi khai thác, làm cơ sở cho sự xâm thực của các loài cỏ dại và tre nứa . Điều này đã làm suy giảm đáng kể sản lượng rừng trồng. Ngay sau đó những nghiên cứu về suy giảm sản lượng rừng trồng tại Trung Quốc đã được tiến hành trên cơ sở hợp tác giữa Cơ quan Hỗ trợ Phát triển Hải Ngoại (Anh) và Học viện Hàn Lâm Lâm nghiệp Trung Quốc. Kaumi’s (1983), Jacobs (1981), Evans (1992) [17] trong những nghiên cứu về trồng rừng nguyên liệu các loài cây Keo và Bạch đàn ở luân kỳ 1,2,3,4 tại Kenia, ấn Độ đã chỉ ra rằng hầu hết các biện pháp kỹ thuật lâm sinh chỉ tác động đến rừng trồng trong giai đoạn trước khi khép tán của luân kỳ 1, vấn đề cải thiện độ phì lập địa chưa được quan tâm, dẫn đến nhiều lâm phần rừng trồng Bạch đàn đã suy giảm sản lượng ngay từ luân kỳ đầu, xuất hiện hiện tượng cây chết đứng hàng loạt và dẫn đến năng suất thấp, các nghiên cứu về sinh lý của cây cho thấy tại những vùng này, hệ rễ của cây biến đổi bất thường, trở lên “già cỗi” ngay ở giai đoạn ban đầu. Những nghiên cứu này cũng chỉ ra những biện pháp tác động sai lầm đã làm suy giảm nghiêm trọng độ phì lập địa.
  • 19. 9 Song song với việc nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật lâm sinh, các giải pháp kinh tế xã hội để phát triển trồng rừng cũng đã được đề cập và thực hiện ở nhiều nước. Trong lĩnh vực này có thể điểm qua một vài công trình nghiên cứu sau: Gokyixit, Birler (2000) đã tiến hành các nghiên cứu về cơ hội và nhu cầu cho việc đầu tư trồng rừng thâm canh trên thế giới nói chung cũng như Thổ Nhĩ Kỳ nói riêng, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhu cầu toàn cầu về gỗ nguyên liệu sẽ đạt tới con số 5.600 triệu m3 vào năm 2020 và lượng cung cấp gỗ từ rừng tự nhiên sẽ không thể đáp ứng yêu cầu này. Do vậy vấn đề trợ giúp cho việc trồng rừng công nghiệp với các loài cây mọc nhanh sẽ đáp ứng nhu cầu và làm giảm áp lực vào rừng tự nhiên ở cả các mặt bảo tồn, sinh thái môi trường và đa dạng sinh học. Zhang (2004)[21] trong công trình nghiên cứu về thị trường, chính sách khuyến khích phát triển trồng rừng thâm canh tại Mỹ đã chỉ ra rằng tổng thu nhập sản phẩm quốc nội GDP của Mỹ vào năm 2000 đạt khoảng 9.963 tỷ Đô la Mỹ, thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 30.069 Đô la Mỹ, trong cơ cấu tổng thu nhập sản phẩm quốc nội này, đóng góp từ lĩnh vực lâm nghiệp bao gồm các ngành như: trồng rừng, chế biến gỗ, công nghiệp giấy và ván nhân tạo, công nghiệp đồ gia dụng chiếm khoảng 2% tổng GDP năm 2000. Chính phủ Mỹ rất quan tâm trong việc thúc đẩy trồng rừng thâm canh và công nghiệp chế biến gỗ rừng trồng. Hầu hết các chính sách và luật liên quan đến chế biến gỗ, bảo tồn thiên nhiên và trồng rừng đều được xây dựng trên cơ sở của bản Kế hoạch hành động liên bang về quản lý tài nguyên rừng được Chính phủ và Quốc hội Mỹ phê chuẩn từ năm 1976 với những điều khoản ưu đãi về thuế đất trồng rừng, hỗ trợ tài chính từ ngân sách Liên Bang và các Tiểu Bang trong việc trồng rừng, giảm thuế cho các sản phẩm từ gỗ rừng trồng. Nhờ các chính sách này mà cho đến năm 1997, trên toàn nước Mỹ đã có khoảng 22 triệu héc ta rừng trồng công nghiệp tập trung, chiếm khoảng 7,3% diện tích đất lâm nghiệp (Smith et al. 2000). Tóm lại, những kết quả nghiên cứu điển hình trên thế giới cho thấy các phương pháp trồng rừng sản xuất theo hướng tăng sản lượng và phát triển bền vững, các giải pháp kinh tế xã hội là hết sức cần thiết và được ưu tiên hàng đầu trong bất kỳ chương trình trồng rừng của một quốc gia.
  • 20. 10 1.2. Ở Việt Nam Trong những năm qua, cùng với sự đổi mới của đất nước, sự quan tâm của Nhà nước, ngành lâm nghiệp nước ta đã có những bước chuyển biến đáng kể trên nhiều lĩnh vực. Bên cạnh những đổi mới căn bản về công tác tổ chức quản lý, hoạt động nghiên cứu khoa học về xây dựng và phát triển TRSX cũng đã được quan tâm hơn. Hàng loạt các chương trình, dự án về trồng rừng đã được thực hiện trong khắp cả nước, nhiều mô hình TRSX quy mô lớn đã được thiết lập, biện pháp kỹ thuật đã được đúc rút xây dựng thành quy trình, quy phạm,... Liên quan đến đề tài này xin đề cập tới một số công trình nghiên cứu quan trọng sau đây. Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020, Xác định “Lâm nghiệp là một ngành kinh tế, bao gồm tất cả các hoạt động kinh tế gắn liền với sản xuất hàng hoá và dịch vụ từ rừng; bao gồm các hoạt động gây trồng, sản xuất nguyên liệu lâm sản, các dịch vụ môi trường có liên quan đến rừng và khai thác vận chuyển, chế biến lâm sản. Lâm nghiệp là một ngành kinh tế gắn bó mật thiết đến bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học” (không bao gồm hoạt động sản xuất bột và giấy). 1.2.1. Những chính sách quản lý rừng bền vững và vấn đề quản lý TRSX tại Việt Nam Trong khoảng 10 năm trở lại đây, quản lý rừng bền vững được Nhà nước cũng như các ngành quan tâm. Những quan tâm này được thể hiện trong các văn bản pháp luật, các chỉ thị nghị quyết của Chính phủ cũng như trong các quy chế, quy trình, quy phạm của ngành. Các vấn đề chính sách quản lý TRSX Vấn đề về chính sách và các giải pháp kinh tế xã hội trong trồng rừng sản xuất tại Việt Nam có rất ít các công trình nghiên cứu được công bố, tuy nhiên Võ Đại Hải và cộng sự (2006)[3] đã có những nghiên cứu chi tiết trong đánh giá ảnh hưởng của chính sách tới phát triển trồng rừng sản xuất ở các tỉnh miền núi phía Bắc, trong công trình này, nhóm tác giả đã đánh giá hệ thống chính sách phát triển rừng sản xuất ở những vấn đề cơ bản trong quản lý sử dụng rừng, chính
  • 21. DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG MÃ TÀI LIỆU: 50548 DOWNLOAD: + Link tải: Xem bình luận Hoặc : + ZALO: 0932091562