SlideShare a Scribd company logo
1 of 89
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ NUÔI TÔM KẾT HỢP TẠI
XÃ VINH HƯNG, HUYỆN PHÚ LỘC,
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
LÊ THỊ THANH NHÀN
Khóa học: 2009-2013
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ NUÔI TÔM KẾT HỢP TẠI
XÃ VINH HƯNG, HUYỆN PHÚ LỘC,
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn:
Lê Thị Thanh Nhàn TS. Phan Văn Hòa
Lớp: K43KDNN
Niên khóa: 2009-2013
Huế, tháng 5 năm 2013
Khóa luận tốt nghiệp
LỜI CÁM ƠN
Việc trang bị đầy đủ kiến thức để hoàn thành khóa luận không phải là việc một
sớm một chiều để hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này. Ngoài sự cố gắng nổ lực
của bản thân, trong suốt thời gian qua nhờ sự dạy dỗ, chỉ bảo và giúp đỡ tận tình của
các thầy cô trong trường, trong khoa cũng như ban giám hiệu trường Đại học Kinh Tế
- Đại học Huế nên bản thân tôi thật sự đã có bước trưởng thành đáng kể về mọi kiến
thức. Vì vậy lời đầu tiên muốn gửi đến là lời cám ơn chân thành đối với ban giám hiệu
trương Đại học Kinh Tế - Đại học Huế, ban chủ nghiệm khoa kinh tế và phát triển
cùng các thầy cô giáo trong trường đã tận tình dạy dỗ và giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Phan Văn Hòa người
đã nhiệt tình giúp đỡ hướng dẫn tôi hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này.
Bên cạnh đó tôi cũng xin cám ơn UBNN xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa
Thiên Huế đã tạo điệu kiện thuận lợi và cung cấp cho tôi những số liệu cần thiết phục
vụ cho khóa luận tốt nghiệp này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến tất cả bạn bè, người thân đã động viên giúp
đở tôi trong suốt quá trình học tập nói chung và trong thời gian làm đề tài này.
Do hạn chế về kiến thức cũng như thời gian nên đề tài không thể thoát khỏi những
thiếu sót, tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô.
Xin chân thành cảm ơn
Huế, ngày 05 tháng 05 năm 2013
Sinh viên
Lê Thị Thanh Nhàn
Khóa luận tốt nghiệp
MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN………………………………………………………………………..... i
MỤC LỤC...................................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT ............................................................ vi
BẢNG BIỂU ................................................................................................................ vii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU........................................................................................... ix
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................ 1
1.Tính cấp thiết ..................................................................................................1
2.Lý do ................................................................................................................2
3. Mục tiêu ..........................................................................................................3
3.1: Mục tiêu chung
3.2: Mục tiêu cụ thể:
4. Các phương pháp nghiên cứu.......................................................................3
5. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................4
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ KINH
TẾ NUÔI TÔM KẾT HỢP..........................................................................................5
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1: Hiệu quả kinh tế ...............................................................................................5
1.1.1: Khái niệm, các quan điểm và ý nghĩa của hiệu quả kinh tế.................5
1.1.2: Nội dung và bản chất của hiệu quả kinh tế............................................7
1.2. Hiệu quả kinh tế trong nuôi tôm kết hợp ......................................................9
1.2.1. Nuôi tôm kết hợp.......................................................................................9
1.2.1.1. Khái niệm nuôi tôm kết hợp..........................................................9
1.2.1.2. Vai trò của nuôi tôm kết hợp.......................................................10
1.2.2 Đặc điểm kinh tế của nuôi tôm kết hợp.................................................10
1.2.2.1. Đặc điểm sinh học của tôm .........................................................10
1.2.2.2. Các hình thức nuôi tôm................................................................11
1.2.2.3. Yêu cầu kỹ thuật của nuôi tôm kết hợp .....................................12
1.3. Xác định kết quả và hiệu quả kinh tế trong nuôi tôm kết hợp..................14
Khóa luận tốt nghiệp
1.3.1. Xác định kết quả trong nuôi tôm kết hợp.............................................14
1.3.2. Xác định hiệu quả trong nuôi tôm kết hợp...........................................15
1.4: Quan điểm của Đảng và Nhà Nước về nuôi trồng thủy sản
2. Tình hình thực tiễn ..................................................................................... 17
2.1. Khái quát tình hình phát triển nuôi tôm trên Thế Giới và Việt Nam
2.1.1. Tình hình phát triển nuôi tôm Thế Giới...................................................17
2.1.2. Tình hình phát triển nuôi tôm Việt Nam.................................................18
2.2. Tình hình nuôi tôm kết hợp ở Thừa Thiên Huế và Phú Lộc
2.2.1. Tình hình nuôi tôm kết hợp ở Thừa Thiên Huế ......................................19
2.2.2. Tình hình nuôi tôm kết hợp ở huyện Phú Lộc ........................................20
2.3. Kinh nghiệm nuôi tôm và nuôi tôm kết hợp của một số nước trên thế giới
và một số địa phương trong nước
2.3.1. Kinh nghiệm nuôi tôm trên thế giới .........................................................21
2.3.2. Kinh nghiệm nuôi tôm của một số địa phương trong nước...................22
2.4. Một số chỉ tiêu sử dụng trong đề tài
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG, KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ KINH TỀ NUÔI TÔM
KẾT HỢP TẠI XÃ VINH HƯNG HUYỆN PHÚ LỘC…………………..................27
1. Tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu.................................................27
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý...................................................................................................27
1.1.2. Địa hình........................................................................................................27
1.1.3. Thời tiết khí hậu..........................................................................................28
1.1.4. Thủy văn, nguồn nước................................................................................28
1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
1.2.1. Dân số và lao động .....................................................................................29
1.2.2. Tình hình sử dụng đất đai ..........................................................................30
1.2.3. Đặc điểm cơ sở hạ tầng và tình hình phát triển kinh tế của địa phương.........31
2. Thực trạng phát triển tôm nuôi kết hợp ở xã Vinh Hưng.......................33
2.1. Diện tích nuôi tôm
Khóa luận tốt nghiệp
2.2. Hình thức nuôi tôm
2.3. Năng suất sản lượng tôm nuôi
3. Kết quả và hiệu quả nuôi tôm kết hợp của các hộ điều tra ở xã Vinh
Hưng .............................................................................................................................36
3.1 Tình hình cơ bản của các hộ điều tra
3.2. Đầu tư chi phí của các hộ điều tra
3.3. Kết quả nuôi của các hộ điều tra
3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế nuôi tôm kết hợp của các hộ
điều tra ...........................................................................................................................42
3.4.1.Mô hình sản xuất Cobb-Douglass ........................................................42
3.4.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả và kết quả nuôi tôm
kết hợp ở xã Vinh Hưng........................................................................................................44
3.4.2.1. Diện tích, quy mô nuôi trồng .........................................................44
3.4.2.2. Chi phí thức ăn .................................................................................47
3.4.2.3. Công lao động ..................................................................................49
3.4.2.4. Thị trường tiêu thụ...........................................................................51
4. Thị trường đầu ra của tôm nuôi hiện nay ở Thừa Thiên Huế ................51
5.Một số kết quả xã hội môi trường của nuôi tôm kết hợp..........................52
CHƯƠNG III: HỆ THỐNG CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
KINH TẾ NUÔI TÔM KẾT HỢP Ở XÃ VINH HƯNG, PHÚ LỘC…………..........54
1.Định hướng để phát triển nghề nuôi tôm kết hợp ....................................54
1.1: Chính sách nhà nước
1.2: Mục tiêu
2. Một số giải pháp chủ yếu ............................................................................57
2.1. Quy hoạch và quy hoạch lại diện tích nuôi tôm kết hợp
2.2. Tăng cường công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản và môi trường ao
2.3. Phát triển cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật vùng nuôi tôm
2.4. Thực hiện đồng bộ các chính sách
2.5: Biện pháp đối với hộ nuôi
Khóa luận tốt nghiệp
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………………………........ 64
1.Kết luận..........................................................................................................64
2.Kiến nghị........................................................................................................66
2.1: Đối với Ủy Ban Nhân Dân tỉnh.
2.2: Đối với Ủy Ban Nhân Dân huyện, xã.
2.3. Đối với bản thân hộ nuôi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO...………………………………………………………….69
PHỤ LỤC…………………………………………………………………………... . 75
Khóa luận tốt nghiệp
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
KÍ HIỆU NGHĨA
NTTS : Nuôi trồng thủy sản
UBNN : Ủy ban nhân dân
NN & PTNN : Nông nghiệp và phát triển nông thôn
HTX : Hợp tác xã
TSCĐ : Tài sản cố định
CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
BQ : Bình quân
Khóa luận tốt nghiệp
BẢNG BIỂU
Bảng 1: Diện tích, sản lượng nuôi tôm năm 2005-2012.............................................. 18
Bảng 2: Độ cao địa hình tự nhiên các vùng của xã Vinh Hưng................................... 28
Bảng 3: Tình hình dân số và lao động của xã năm 2012 ............................................. 29
Bảng 4: Quy mô, cơ cấu đất đai của xã năm 2012....................................................... 30
Bảng 5: Diện tích nuôi trồng thủy sản ở xã Vinh Hưng giai đoạn 2010-2012............ 34
Bảng 6: Năng suất sản lượng nuôi trồng thủy sản ở xã Vinh Hưng giai đoạn 2010-2012......35
Bảng 7: Khái quát chung các hộ điều tra ở xã Vinh Hưng .......................................... 36
Bảng 8: Tình hình đầu tư trang thiết bị phục vụ nuôi trồng thủy sản của các hộ điều tra
năm 2012...................................................................................................................... 37
Bảng 9: Chi phí sản xuất hình thức nuôi tôm kết hợp năm 2012 (tính BQ/ha) ........... 39
Bảng 10: Năng suất, sản lượng của các vật nuôi ......................................................... 40
Bảng 11: Kết quả và hiệu quả nuôi tôm kết hợp của các hộ điều tra ở xã Vinh Hưng
năm 2012 (tính BQ/ha).................................................................................................41
Bảng 12 : Ảnh hưởng của các yếu tố đến lợi nhuận kinh tế của nuôi tôm kết hợp ..... 43
Bảng 13: Ảnh hưởng của diện tích đến kết quả và hiệu quả nuôi tôm kết hợp năm 2012......46
Bảng 14: Ảnh hưởng của chi phí thức ăn đến kết quả và hiệu quả nuôi tôm kết hợp
năm 2012 ......................................................................................................................48
Bảng 15: Ảnh hưởng của công lao động đến kết quả và hiệu quả nuôi tôm kết hợp năm
2012.............................................................................................................................. 50
Bảng 16: Tình hình tiêu thụ tôm của các hộ điều tra................................................... 51
Khóa luận tốt nghiệp
ĐƠN VỊ QUY ĐỔI
1ha = 10000 m2
1 tấn = 10 tạ
Khóa luận tốt nghiệp
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Qua chuyến thực tập tại xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
tôi đã thấy rõ được bức tranh toàn cảnh về sự khởi sắc đáng mừng của bà con nơi đây.
Đó cũng là nhờ vào đường lối chủ đạo của Đảng và nhà nước, quan tâm thực sự đến
đời sống kinh tế xã hội cụ thể là thông qua chính sách phát triển nuôi tôm kết hợp một
mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Xuất phát từ thực trạng đó tôi đã chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả nuôi tôm kết
hợp tại xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế”
Mục tiêu chính của nghiên cứu
Xem xét tình hình thực hiện mô hình nuôi tôm kết hợp, đánh giá hiệu quả đạt
được về mặt kinh tế, xã hội môi trường từ đó đưa ra một số giải pháp, kiến nghị để
nâng cao hiệu quả kinh tế nuôi tôm kết hợp tại xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc, tỉnh
Thừa Thiên Huế trong thời gian tới.
Dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu
Thông qua tài liệu sách báo, các báo cáo tổng kết sản xuất kinh doanh của xã
Vinh Hưng… liên quan đến mô hình nuôi tôm kết hợp tại xã Vinh Hưn, huyện Phú
Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: phương pháp duy vật biện chứng
Phương pháp nghiên cứu: phương pháp thu thập, phân tích, xử lý số liệu
Phương pháp phỏng vấn trực tiếp các hộ điều tra
Kết quả nghiên cứu đạt được
Nuôi tôm kết hợp đem lại hiệu quả kinh tế cao giúp người dân có công ăn việc
làm, thu nhập ổn định, xã hội ngày càng phát triển. Đồng thời cải thiện môi trường
nước một vấn đề khó giải quyết trong nhiều năm.
Khóa luận tốt nghiệp
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Tính cấp thiết
Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, nông lâm ngư nghiệp đã
đạt được những thành tựu nhất định với sự tăng trưởng điều đặn qua các năm. Trong
những năm gần đây, chính phủ đang thực hiện chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế
tùy thuộc vào lợi thế cũng như tình hình kinh tế xã hội của từng địa phương.
Việt Nam có chiều dài bở biển là 3260km, 112 sông, 12 đầm phá lớn nhỏ và
trên 4000 hải đảo. Có thể nói, tiềm năng thủy vực của nước ta rất lớn thuận lợi cho
việc phát triển ngành thủy sản nói chung và nuôi trồng thủy sản nói riêng. Thủy sản là
một trong những thế mạnh của Việt Nam, có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nhanh nhất
thế giới đạt 18%/năm giai đoạn 1998 - 2008. Năm 2008, tổng sản lượng thủy sản của
Việt Nam đạt 4,6 triệu tấn, trong đó nuôi trồng đạt gần 2,5 triệu tấn và khai thác đạt
trên 2,1 triệu tấn, đưa Việt Nam lên vị trí thứ 3 về sản lượng nuôi trồng thủy sản và
đứng thứ 13 về sản lượng khai thác thủy sản trên thế giới. Cũng trong năm này, Việt
Nam xuất khẩu được trên 4,5 tỷ USD hàng thủy sản, đứng thứ 6 về giá trị xuất khẩu
thủy sản. Ngành nuôi trồng thủy sản là một ngành sản xuất vật chất quan trọng trong
ngành thủy sản cũng như trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Nuôi trồng thủy sản đang
là một ngành nghề tạo ra giá trị kinh tế cao với kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt hơn
1 tỷ USD. Ngoài ra, nuôi trồng thủy sản góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong
nông nghiệp đồng thời tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, có ý nghĩa
xã hội to lớn. Ngày nay, con người đang có xu hướng chuyển sang tiêu dùng sản phẩm
thủy sản thay cho sản phẩm động thực vật thông thường khác. Trong khi đó, sản lượng
thủy sản khai thác lại đang có xu hướng giảm do tình trạng khai thác quá mức và tình
trạng ô nhiễm môi trường. Do đó, ngành nuôi trồng thủy sản càng ngày càng trở nên
quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu về thủy sản của con người và bổ sung, bù vào
nguồn lợi thủy sản bị khai thác. Trong đó, tôm, cua, cá là những sản phẩm thủy sản
được người tiêu dùng ngày nay ưa chuộng. Việc phát triển nuôi trồng thủy sản, đặc
biệt là nghề nuôi tôm xuất khẩu trong những năm gần đây đã trở thành một ngành kinh
tế quan trọng, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho rất nhiều hộ dân.
Khóa luận tốt nghiệp
Nghề nuôi trồng thủy sản ở đầm phá Thừa Thiên Huế bắt đầu phát triển mạnh
từ những năm 1990, đến nay đã trở thành thế mạnh và mũi nhọn trong phát triển kinh
tế của Tỉnh. Với diện tích hơn 22.000 ha mặt nước đầm phá, Thừa Thiên Huế là tỉnh
có tiềm năng lớn về phát triển nuôi trồng thủy sản. Trong những năm gần đây, sự phát
triển nhanh các ngành khai thác tài nguyên đầm phá mà chủ yếu là nghề nuôi tôm với
nhiều hình thức, mức độ thâm canh và trình độ khác nhau đã làm thay đổi diện mạo
của toàn vùng đầm phá ven biển. Một bộ phận dân cư trong vùng có đời sống tăng
đáng kể, bên cạnh đó một số vấn đề về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái nảy sinh
cần được tiếp tục nghiên cứu. Sự bùng nổ nuôi tôm một cách ồ ạt và tự phát sau năm
1999 đã làm cho không gian đầm phá bị chia cắt manh mún, môi trường bị ô nhiễm
nghiêm trọng, nguồn lợi thủy sản đang giảm sút. Những điều này sẽ để lại hậu quả
nặng nề cho vùng đầm phá hiện tại và trong tương lai. Xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc,
tỉnh Thừa Thiên Huế là một trong 33 xã thuộc khu vực đầm phá Tam Giang - Cầu Hai
với diện tích mặt nước đầm phá là 535,14 ha. Đây là một trong những vùng đi đầu
trong phong trào nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng ở huyện Phú
Lộc. Vì vậy có rất nhiều hộ gia đình trở thành nhà tỷ phú nuôi tôm, xong do lợi nhuận
lớn, việc nuôi tôm diễn ra một cách ồ ạt, không có quy hoạch tổng thể và cụ thể, không
tuân thủ theo các biện pháp kĩ thuật, người nuôi chạy theo lợi nhuận cá nhân, phát
triển tự phát, kinh nghiệm sản xuất nuôi trồng còn non trẻ, thiếu sự quy hoạch của
chính quyền địa phương trong việc phát triển nuôi trồng thủy sản và quản lý tài
nguyên vùng đầm phá.
2.Lý do
Sau năm 2011 tình trạng môi trường tại các hồ nuôi bị ô nhiễm, dịch bện có xu
hướng gia tăng, ảnh hưởng xấu đến năng suất và hiệu quả nuôi tôm, nhiều hộ gia đình
thất thu, thua lỗ, nợ nần chồng chất làm cho người dân nơi đây vốn đã nghèo nay còn
lại nghèo hơn.
Trước tình hình nuôi tôm gặp nhiều khó khăn về kinh tế, dịch bệnh, môi trường
vùng nuôi bị ô nhiễm… trên địa bàn xã Vinh Hưng. Có nhiều chủ trương và chính
sách mới nhằm giải quyết những khó khăn cho người nuôi tôm. Một hướng đi khác là
phải tạo ra các hoạt động nuôi trồng thủy sản mới ổn định và bền vững cho người dân
Khóa luận tốt nghiệp
yên tâm sản xuất. Để làm tốt điều này trước hết cần khắc phục và tìm ra nguyên nhân
chính dẫn đến những khó khăn nghề nuôi tôm gặp phải, và có biện pháp giải quyết một
cách phù hợp với tình hình nuôi tôm ở đầm phá Thừa Thiên Huế. Việc đưa mô hình
nuôi tôm kết hợp vào thay thế cho hình thức nuôi tôm đơn canh là một giải pháp được
nhiều nghiên cứu ứng dụng và triển khai. Có thể nói mô hình nuôi tôm kết hợp được
coi là hiệu quả và bền vững hơn so với nuôi đơn canh tôm. Đa số những hộ làm mô
hình nuôi tôm kết hợp ở vùng nghiên cứu đều có lãi hoặc hoà vốn, số hộ lỗ là rất ít, thị
trường tiêu thụ đa dạng và thuận tiện, loài nuôi chính trong nuôi xen ghép đa dạng
“tôm - cá - cua ” nên giảm bớt rủi ro trong quá trình sản xuất, môi trường tại các hồ
nuôi dần được cải thiện, mặc dù thu nhập đem lại cho người dân chưa cao nhưng tạo ra
sự ổn định giúp người dân yên tâm sản xuất nuôi.
Xuất phát trước tình hình thực tế đó tôi đã thực hiện nghiên cứu đề tài: “Đánh
giá hiệu quả kinh tế nuôi tôm kết hợp tại xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa
Thiên Huế” làm đề tài tốt nghiệp của mình
3. Mục tiêu
3.1: Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích thực trạng nuôi tôm kết hợp ở xã Vinh Hưng, đề xuất giải
pháp nâng cao hiệu quả kinh tế nuôi tôm kết hợp tại xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc,
tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian đến.
3.2: Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiển về hiệu quả kinh tế trong nuôi tôm
kết hợp.
- Phân tích thực trạng nuôi tôm kết hợp tại xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc,
tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2010-2012.
- Đánh giá mô hình nuôi tôm kết hợp trên các khía cạnh kinh tế, xã hội, môi
trường.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả mô hình nuôi tôm kết
hợp tại xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian đến.
4. Các phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: phương pháp duy vật biện chứng.
Khóa luận tốt nghiệp
Phương pháp nghiên cứu:
* Phương pháp thu thập số liệu:
-Số liệu thứ cấp: Dựa vào các tài liệu đã được công bố như niên giám thống kê
của các cấp, các tài liệu, báo cáo của các cơ quan chuyên ngành và các cấp chính
quyền như: Phòng NN & PTNN huyện, Sở Thủy sản, UBNN xã, các HTX trong các
năm 2010 đến 2012. Ngoài ra đề tài còn sử dụng một số kết quả nghiên cứu của nhiều
tác giả.
-Số liệu sơ cấp: Tiến hành điều tra chọn mẫu 60 hộ gia đình theo phương pháp
chọn mẫu không lặp theo danh sách thôn của xã. Bảng câu hỏi được thiết kế khoa học
để phỏng vấn các hộ trong mẫu điều tra, số liệu thu thập năm 2013 gồm những nội
dung chủ yếu:
+ Đánh giá năng lực của hộ bao gồm năng lực của chủ hộ ( trình độ văn hóa, độ
tuổi, năm kinh nghiệm nuôi tôm), năng lực sản xuất của hộ (diện tích nuôi, hình thức
nuôi, vốn đầu tư, lao động…)
+ Kết quả nuôi, giống, thức ăn, công lao động và sản lượng thu hoạch, giá
bán…Từ đó xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả nuôi tôm kết hợp làm cơ sở
đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả
* Phương pháp phân tích số liệu:
-Pháp phân tích thống kê
-Phương pháp phân tích hồi quy
Phương pháp chuyên gia chuyên khảo
5. Phạm vi nghiên cứu
- Địa bàn nghiên cứu: Xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
- Thời gian nghiên cứu: Tình hình nuôi tôm kết hợp giai đoạn 2010-2012
- Đối tượng nghiên cứu: Các hộ gia đình có nuôi tôm kết hợp ở xã Vinh Hưng
Trong quá trình nghiên cứu, do sự phức tạp của nuôi tôm kết hợp, sự hạn hẹp về
thời gian nghiên cứu cũng như sự hạn chế về trình độ chuyên môn của bản thân người
nghiên cứu, đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong quý thầy cô và bạn
đọc đóng góp để đề tài được hoàn thiện hơn.
Khóa luận tốt nghiệp
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ NUÔI TÔM KẾT HỢP
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Hiệu quả kinh tế
1.1.1: Khái niệm, các quan điểm và ý nghĩa của hiệu quả kinh tế
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, hiệu quả kinh tế không chỉ là mối quan
tâm của các doanh nghiệp, các nhà hoạch định chính sách mà là của toàn xã hội. Hiệu
quả kinh tế là một phạm trù phản ánh chất lượng của hoạt động kinh tế, là thước đo
trình độ tổ chức và quản lý các doanh nghiệp. Chính vì vậy trong điều kiện hiện nay
các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì yêu cầu đặt ra là hoạt động phải có
hiệu quả về mặt kinh tế. Chúng ta biết khuynh hướng hiện nay của thế giới là phát
triển kinh tế theo chiều sâu, một nền kinh tế với nguồn lực hữu hạn sản xuất ra những
sản phẩm có giá trị sản xuất cao với hao phí lao động xã hội ít nhất. Có như vậy mới
có điều kiện mở rộng sản xuất, áp dụng các ứng dụng, tiến bộ khoa học kỹ thuật mới.
Vậy hiệu quả kinh tế là gì?
Hiệu quả theo quan điểm của Mác, đó là việc “tiết kiệm và phân phối một cách
hợp lý thời gian lao động sống và lao động vật hóa giữa các ngành” và đó cũng chính
là quy luật “tiết kiệm và tăng năng suất lao động” hay tăng hiệu quả. Mác cũng cho
rằng “nâng cao năng suất lao động vượt quá nhu cầu cá nhân của người lao động là hết
thảy mọi xã hội”
Theo quan điểm của các nhà kinh tế học thị trường, đứng đầu là Paul
A.Samuelson và Wiliam. D. Nordhalls cho rằng, một nền kinh tế có hiệu quả, một
doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả thì các điểm lựa chọn đều nằm trên đường giới hạn
khả năng sản xuất của nó và “hiệu quả có ý nghĩa là không lãng phí”. Nghiên cứu hiệu
quả sản xuất phải xét đến chi phí cơ hội “hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không
thể tăng sản lượng một loại hàng hóa này mà không cắt giảm sản lượng một loại hàng
Khóa luận tốt nghiệp
hóa khác. Mọi nền kinh tế có hiệu quả nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất của
nó”.
Khi bàn về khái niệm hiệu quả, các tác giả Đỗ Kim Chung, Phạm Vân Đình,
Trần Văn Đức, Quyền Đình Hà thống nhất là cần phân biệt rõ ba khái niệm cơ bản về
hiệu quả: Hiệu quả kỹ thuật, Hiệu quả phân bổ các nguồn lực và Hiệu quả kinh tế.
+ Hiệu quả kỹ thuật: Là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên chi phí đầu
vào. Hiệu quả kỹ thuật được áp dụng phổ biến trong kinh tế vi mô để xem xét tình
hình sử dụng nguồn nhân lực cụ thể, nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản
xuất đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm.
+ Hiệu quả phân bổ các nguồn lực: Là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố sản
phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng
chi phí thêm về đầu vào hay nguồn lực.
+ Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ
thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều tính
đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp.
Một số quan điểm khác lại cho rằng, hiệu quả được hiểu là mối quan hệ tương
quan so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được chi phí đó. Kết quả
sản xuất ở đây được hiểu là giá trị sản phẩm đầu ra, còn lượng chi phí bỏ ra là giá trị
các nguồn lực đầu vào. Mối quan hệ so sánh này được xem xét về cả hai mặt (so sánh
tuyệt đối và so sánh tương đối). Như vậy, một hoạt động sản xuất nào đó đạt được hiệu
quả cao chính là đã đạt được mối quan hệ tương quan tối ưu giữa kết quả thu được và
chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Có quan điểm lại xem xét, hiệu quả kinh tế là sự so sánh giữa mức độ biến động
của kết quả sản xuất và mức độ biến động của chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Việc so sánh này có thể tính cho số tuyệt đối và số tương đối. Quan điểm này có ưu
việt trong đánh giá hiệu quả của đầu tư theo chiều sâu hoặc hiệu quả của việc ứng
dụng các tiến bộ kỹ thuật, tức là hiệu quả kinh tế của phần đầu tư thêm.
Theo ý kiến của một số nhà kinh tế khác thì những quan điểm nêu trên chưa
toàn diện, vì mới nhìn thấy ở những góc độ và khía cạnh trực tiếp. Vì vậy, khi xem xét
Khóa luận tốt nghiệp
hiệu quả kinh tế phải đặt trong tổng thể kinh tế - xã hội, nghĩa là phải quan tâm đến
các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội như nâng cao mức sống, cải thiện môi trường…
Như vậy, hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế
phản ánh chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh và trình độ của mọi hình thái
kinh tế - xã hộ. Ở các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau, quan niệm về hiệu quả sản
xuất kinh doanh cũng khác nhau tùy thuộc và điều kiện kinh tế - xã hội và mục đích
yêu cầu của từng đơn vị sản xuất. Tuy nhiên mọi quan niệm về hiệu quả sản xuất kinh
doanh đều thể hiện một điểm chung nhất. Đó là tiết kiệm nguồn lực để sản xuất ra khối
lượng sản phẩm tối đa. Vì vậy có thể hiểu hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh
một cách bao quát như sau:
Hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện
tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các
nguồn lực và tiết kiệm chi phí các nguồn lực đó trong quá trình sản xuất nhằm thực
hiện mục tiêu sản xuất kinh doanh.
1.1.2. Nội dung và bản chất của hiệu quả kinh tế
* Nội dung: Nội dung của hiệu quả sản xuất kinh doanh có thể được hiểu như
sau:
- Hiệu quả kinh tế là quan hệ so sánh, đo lường cụ thể quá trình sử dụng các yếu
tố đầu vào của quá trình sản xuất (đất đai, vốn, lao động, khoa học, kỹ thuật, quản
lý…) để tạo ra khối lượng sản phẩm lớn hơn với chất lượng cao hơn.
- Trong sản xuất kinh doanh luôn luôn có mối quan hệ giữa sử dụng yếu tố đầu
vào (chi phí) và đầu ra (sản phẩm), từ đó chúng ta mới biết được hao phí cho sản xuất
là bao nhiêu? Loại chi phí nào? Mức chi phí như vậy có chấp nhận không? Mối quan
hệ này được xem xét ở từng sản phẩm, dịch vụ và cho cả doanh nghiệp.
- Hiệu quả kinh tế gắn liền với kết quả của từng hoạt động cụ thể trong sản xuất
kinh doanh, ở những điều kiện lịch sử cụ thể. Kết quả và hiệu quả kinh tế là hai phạm
trù kinh tế khác nhau, nhưng có quan hệ mật thiết với nhau. Đây là mối quan hệ mật
thiết giữa mặt chất và mặt lượng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Kết quả thể hiện khối lượng, quy mô của một sản phẩm cụ thể và được thể
hiện bằng nhiều chỉ tiêu, tùy thuộc vào từng trường hợp. Hiệu quả của đại lượng được
Khóa luận tốt nghiệp
dùng để đánh giá hiệu quả đó được tạo ra như thế nào? Chi phí bao nhiêu? Mức chi
phí cho một dơn vị kết quả có chấp nhận được không? Song, hiệu quả và kết quả phụ
thuộc vào rất nhiều yếu tố như điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, đặc điểm của từng
ngành sản xuất, qui trình công nghệ, thị trường… Do đó, khi đánh giá hiệu quả cần
phải xem xét tới các yếu tố đó để có kết luận cho phù hợp.
-Tính toán hiệu quả kinh tế gắn liền với việc lượng hóa các yếu tố đầu vào (chi
phí) và các yếu tố đầu ra (sản phẩm) của từng sản phẩm, dịch vụ của từng công nghệ
trong điều kiện nhất định. Các doanh nghiệp với mục đích là tìm kiếm lợi nhuận tối đa
trên cơ sở khối lượng sản phẩm hàng hóa sản xuất ra nhiều nhất với chi phí tài nguyên
và lao động thấp nhất. Do vậy, hiệu quả kinh tế liên quan trực tiếp đến các yếu tố đầu
vào và đầu ra của quá trình sản xuất. Việc lượng hóa hết và cụ thể các yếu tố này để
tính toán hiệu quả kinh tế thường gặp nhiều khó khăn (đặc biệt đối với sản xuất nông
nghiệp). Chẳng hạn:
+ Đối với yếu tố đầu vào:
Trong sản xuất nói chung, sản xuất nông nghiệp nói riêng, tài sản cố định
(TSCĐ) được sử dụng nhiều cho chu kỳ sản xuất, trong nhiều năm nhưng không đồng
đều. Mặt khác, giá trị thanh lý và sữa chữa lớn khó xác định chính xác, nên việc tính
khấu hao TSCĐ và phân bổ chi phí để tính hiệu quả chỉ có tính chất tương đối.
Một số chi phí chung như chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ( đường giao
thông, trạm, trường…), chi phí thông tin, khuyến cáo khoa học kỹ thuật cần thiết phải
hoạch toán vào chi phí, nhưng trên thực tế không tính toán cụ thể và chính xác được.
Sự biến động của giá cả và mức độ trượt giá ở trên thị trường gây khó khăn cho việc
xác định chính xác các loại chi phí sản xuất.
Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng thuận lợi và khó khăn cho sản xuất, nhưng
mức độ tác động là bao nhiêu đến nay vẫn chưa có phương pháp nào xác định chuẩn
xác nên cũng ảnh hưởng đến tín dụng, tính đủ các yếu tố đầu vào.
+ Đối với các yếu tố đầu ra: Trên thực tế chỉ lượng hóa được kết quả thể hiện
bằng vật chất, có kết quả thể hiện dưới dạng phi vật chất như tạo công ăn việc làm, khả
năng cạnh tranh trên thị trường, tái sản xuất mở rộng, bảo vệ môi trường… thường
Khóa luận tốt nghiệp
không thể lượng hóa ngay được và chỉ biểu lộ hiệu quả sau một thời gian dài. Vậy thì
việc xác định đúng, đủ lượng kết quả này cũng gặp khó khăn.
* Bản chất của hiệu quả kinh tế:
- Bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết
kiệm lao động xã hội.
Quan điểm này gắn liền với hai quy luật của nền sản xuất xã hội là quy luật
tăng năng suất lao động và quy luật tiết kiệm thời gian lao động. Điều này thể hiện mối
quan hệ so sánh giữa lượng kết quả hữu ích thu được với lượng hao phí lao động xã
hội. Đó chính là hiệu quả của lao động xã hội.
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh là thước đo duy nhất chất lượng của hoạt động
sản xuất kinh doanh.
Một phương án sản xuất có hiệu quả thì phải đạt được kết quả cao nhất, với chi
phí thấp nhất trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới. Về
khía cạnh này cũng thể hiện chất lượng của quá trình hoạt động sản xuất. Muốn nâng
cao chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh thì không dừng lại ở việc đánh giá
những hiệu quả đã đạt được, mà còn phải thông qua nó để tìm giải pháp thúc đẩy sản
xuất phát triển ở mức cao hơn. Do đó hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù
kinh tế đánh giá trình độ sản xuất nhưng không phải mục đích cuối cùng của sản xuất.
1.2. Hiệu quả kinh tế trong nuôi tôm kết hợp
1.2.1. Nuôi tôm kết hợp
1.2.1.1. Khái niệm nuôi tôm kết hợp
Nuôi tôm kết hợp là nuôi kết hợp nhiều loại trên cùng một diện tích trong cùng
thời vụ sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên như đất đai diện tích mặt nước, thời tiết
khí hậu…và áp dụng các kỹ thuật vào quy trình nuôi nhằm nâng cao năng suất thuộc
sở hữu cá nhân hay tập thể.
Đặc điểm chung của các mô hình này là nuôi tôm xen cá kình, cá dìa và cua
không ảnh hưởng đến nhau mà còn tương trợ bổ sung cho nhau tận dụng hết thức ăn
dư thừa, làm sạch môi trường và đều có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn. Đặc biệt trong
quá trình nuôi, việc ít hoặc không sử dụng hóa chất để phòng bệnh đã khiến sản phẩm
thu hoạch có chất lượng và giá trị cao hơn.
Khóa luận tốt nghiệp
1.2.1.2. Vai trò của nuôi tôm kết hợp
- Cung cấp thực phẩm: Tôm, cua, cá là nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng
rất được mọi người yêu thích. Từ xưa tới nay, con người luôn coi tôm, cua, cá là thực
phẩm lý tưởng nhất. Trong nó có các đặc điểm như hàm lượng protein cao, lượng mỡ
và colexteron thấp, có rất nhiều loại vitamin, dễ tiêu hóa và hấp thụ đối với con người,
đẩy mạnh quá trình trao đổi chất. Đây là đặc điểm khiến cho các loại thịt không thể so
sánh được. Hơn nữa, tôm cua cá còn là nguồn cung cấp protein thích hợp nhất cho sức
khỏe con người.
- Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp:
Phát triển mô hình nuôi tôm kết hợp có thể cung cấp nguyên vật liệu cho các
ngành khác như công nghiệp, nông nghiệp, y dược và công nghiệp quốc phòng, thúc
đẩy sự phát triển của các ngành nghề liên quan.
Mô hình nuôi tôm kết hợp ngoài chức năng làm thực phẩm cho con người còn
được sử dụng nhiều trong lĩnh vực khác đặc biệt là làm nuyên liệu cho các nhà máy
chế biến đông lạnh. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đời sống nhân dân
ngày càng được nâng cao thì các sản phẩm nuôi tôm kết hợp cũng ngày càng có xu
hướng được sử dụng rộng rãi hơn.
-Tạo nguồn hàng xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ cho đất nước: Tôm, cua, cá là sản
phẩm xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, có tỉ xuất thu đổi ngoại tệ cao. Cùng với
các chính sách mở cửa của nền kinh tê, mối quan hệ giữa sự phát triển của mô hình
nuôi tôm kết hợp Việt Nam và thị trường quốc tế ngày trở nên mật thiết. Mô hình nuôi
tôm kết hợp địa phương đã chủ trương phát triển kinh tế hướng ngoại để tham gia vào
thị trường cạnh tranh quốc tế, đẩy mạnh mô hình nuôi tôm kết hợp phát triển nhằm tạo
ra ngoại tệ mạnh cho đất nước.
1.2.2. Đặc điểm kinh tế của nuôi tôm kết hợp
1.2.2.1. Đặc điểm sinh học của tôm
Chủy: dạng như lưỡi kiếm, cứng, có răng cưa. Với tôm sú, phía trên chủy có 7-
8 răng và dưới chủy có 3 răng.
Mũi khứu giác và râu: cơ quan nhận biết và giữ thăng bằng cho tôm
3 cặp chân hàm: lấy thức ăn và bơi lội
Khóa luận tốt nghiệp
5 cặp chân ngực: lấy thức ăn và bò
Cặp chân bụng: bơi
Đuôi: có 1 cặp chân đuôi để tôm có thể nhảy xa, điều chỉnh bơi lên cao hay
xuống thấp.
Bộ phận sinh dục (nằm dưới bụng)
Tôm thuộc loại dị hình phái tính, con cái có kích thước to hơn con đực. Khi tôm
trưởng thành phân biệt rõ đực cái, thông qua cơ quan sinh dục phụ bên ngoài. Con
đực: cơ quan sinh dục chính của con đực nằm ở phía trong phần đầu ngực, bên ngoài
có cơ quan giao phối phụ nằm ở nhánh ngoài đôi chân ngực thứ 2, lỗ sinh dục đực mở
ra hốc háng đôi chân ngực thứ 5. Tinh trùng thuộc dạng chứa trong túi. Con cái:
Buồng trứng nằm dọc theo mặt lưng phía trên, hai ống dẫn trứng mở ra ở khớp háng
đôi chân ngực thứ 3. Bộ phận chứa túi tinh gồm 2 tấm phồng lên ở đôi chân ngực thứ 4
và thứ 5 dưới bụng tôm.
Tôm thường sống ở độ sâu nhỏ hơn 50 m nước. Có độ mặn thay đổi từ 15-30%.
Còn nhỏ sống ở ven bờ khu vực nước lợ, lớn di dần ra biển và sinh sản.
- Là đối tượng sống đáy nơi có chất bùn cát, hoặc cát bùn, vùi mình, hoạt động
bắt mồi chủ yếu về ban đêm.
- Là đối tượng sống có vòng đời dài so với một số đối tượng tôm nước ngọt (từ
3-4 năm), tốc độ sinh trưởng nhanh sau mỗi lần lột xác "từ cỡ thả P15 sau 110- 120
ngày đạt 25-30 g/con. Lớn gấp từ 3.000-4.000 lần so với ban đầu".
- Là loài thích ứng với độ mặn từ 5-35 0
/00 tốt nhất là từ 15-250
/00. Nhiệt độ
thích hợp cho sự phát triển từ 25-300
C lớn hơn 350
C hoặc thấp hơn 120
C kéo dài tôm
sinh trưởng chậm.
1.2.2.2. Các hình thức nuôi tôm
-Nuôi quảng canh cải tiến: Là hình thức nuôi thuỷ sản kết hợp với một số đối
tượng khác trong ao đầm: cua Xanh, cá, tôm tự nhiên và rong câu chỉ vàng. Là loại
hình dựa vào điều kiện môi trường tự nhiên là chính, mật độ tôm Sú thả 5-7 con P15
/m2
bổ sung một lượng thức ăn. Quy mô đầm nuôi thường 2-5 ha, năng suất đạt 0,5-0,8
tấn/ha/vụ.
Khóa luận tốt nghiệp
-Nuôi bán thâm canh: Là loại hình phù hợp với điều kiện nuôi có diện tích từ
0,5-1 ha, độ sâu 0,8-1,2m, điều kiện kinh tế của ngư dân chưa mạnh, mật độ thả giống
P15 10-15 con/m2
, năng suất thường đạt 1,5-2 tấn/ha/vụ.
-Nuôi thâm canh: Là loại hình cần đầu tư lớn, trình độ kỹ thuật của ngư dân
cao, nhiều kinh nghiệm thực tế. Là hình thức nuôi hoàn toàn dựa vào giống nhân tạo,
thức ăn công nghiệp, người quản lý có thể khống chế tốt sự biến đổi của môi trường
nước ao nuôi. Quy mô ao nuôi thường 0,5-1 ha, tốt nhất là 1 ha/ao. Mật độ thả giống:
25-40 con/m2
. Năng suất từ 3 tấn trở lên.
-Nuôi sinh thái: Mật độ thả 1-2 con/m2
không sử dụng thức ăn nhân tạo, thường
nuôi xen ghép với các đối tượng tôm cá tự nhiên năng suất tôm thường đạt 0,15 - 0,2
tấn/ha/năm. Năng suất tuy thấp nhưng sản phẩm đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm.
1.2.2.3. Yêu cầu kỹ thuật của nuôi tôm kết hợp
- Chuẩn bị ao: Tháo cạn nước đáy ao, nạo vét mùn bã hữu cơ ra khỏi ao nuôi, tu
sửa lại những nơi xung yếu, lấp hết những lỗ mội để tránh thất thóat nước, thẩm lậu.
Gia cố cống, làm đăng lưới chắn quanh cống phía trong ao. Rắc vôi nhằm tiêu diệt
mầm bệnh, cải tạo pH đáy. Bón vôi lần 1 kết hợp phơi nắng (lượng vôi 700-
1.000kg/ha). Cày lật đáy, bón vôi lần 2 kết hợp phơi nắng đáy ao (lượng vôi 700-
1.000kg/ha), tùy giá trị pH đáy ta bón với liều lượng khác nhau. San bằng nền đáy.
- Chuẩn bị nước: Theo dõi kết quả quan trắc môi trường, chọn đợt nước tốt lấy
nước vào ao qua lưới lọc được làm bằng vải ka tê hay vải thun. Chiều dài: 10-15 m,
miệng túi bằng miệng cống. Lấy liên tục cho đủ nước 1,2 m, đóng cống không cho
nước thẩm lậu. Dùng thuốc diệt tạp (saponin) để khử các loại cá ăn thịt và các lòai
cạnh tranh thức ăn với tôm theo tỷ lệ 50kg/ha (vào ngày nắng), 100kg/ha (vào ngày
nhiều mây) . Tùy thuộc vào độ mặn của ao nuôi mà ta sử dụng với liều lượng khác
nhau : Độ mặn > 20%o, liều dùng 30-60kg/ha, Độ mặn < 20%o, liều dùng 45-75
kg/ha. Bón phân bò, phân gà khô (300kg/ha) và phân urê (8kg/ha). Khi màu nước
xanh nâu hoặc màu lá chuối non ta lấy túi phân ra khỏi ao. Môi trường đạt yêu cầu Độ
kiềm : > 80ppm, Oxy hòa tan : > 4ppm, NH3 : < 0,1 ppm, Nhiệt độ nước : 28-32o
C,
PH nước : 7,5-8,5, Độ trong : 35-45 cm, Độ mặn : > 10%o tiến hành thả giống.
Khóa luận tốt nghiệp
- Chuẩn bị giống: Trong ao nuôi, ngoài đối tượng chính mang lại nguồn lợi kinh
tế, ta thả thêm một số đối tượng khác để tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên, hoặc chất
thải của đối tượng chính nhằm tạo cân bằng môi trường đem lại hiệu quả cao gọi là
nuôi xen canh. Thông qua những đối tượng nuôi xen có các đặc điểm sống thích hợp
trong vùng nuôi tôm, không ăn tôm, cá ăn mùn bả hữu cơ. Mục đích của việc nuôi xen
canh nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường, giảm thiểu dịch bệnh đem lại hiệu quả kinh tế
cao cho vùng nuôi.
+ Tôm giống: Khi nuôi ghép với cá, giống tôm cần đạt cỡ giống 3-5cm. Tùy
theo điều kiện ao đìa, khả năng đầu tư chúng ta có thể thả giống 5-10con/m2. Kích
thước giai : 5m x 20m x 1,5m; mật độ ương : 500-1.000 post 15/m2. Giai đặt trong ao
nuôi. Thả giống lúc nhiệt độ thấp (7-10 giờ sáng). Ưu điểm ương trong giai là dễ quản
lý, chăm sóc cho ăn, tính được tỉ lệ sống, chất lượng giống, qua đó lọc bỏ tôm yếu giúp
tạo đàn giống có kích cỡ đồng đều, khỏe mạnh, khi đưa ra môi trường ao nuôi sẽ phát
triển tốt.
+ Cua giống: Nên thả cua giống được sản xuất nhân tạo, khỏe mạnh, có kích
cỡ đồng đều, từ 1,5 cm trở lên. Thời điểm thả cua tránh mùa nắng nóng, mật độ
0,2con/m2. Ta có thể tận dụng giai ương tôm để ương cua bột, trong giai đặt các bó
chà làm giá thể cho cua trú ẩn, mật độ cua bột thả trong giai là 50 con/m2.
+ Cá giống: Cỡ cá từ 15-20g/con, mật độ thả ghép 0,05-0,1con/m2. Chú ý:
Ương thả tôm trước khi thả cá từ 10-15 ngày. Có thể nuôi cá trong 5-7 % diện tích ao
nuôi ở trung tâm được làm thành lồng lưới hình tròn hay vuông, hoặc chắn ở góc ao
nuôi, gồm 2 lớp lưới, cố định lưới bằng khung tre (mắt lưới ngoài 1-2 mm, lưới trong
10-15 mm), sau 50-60 ngày nuôi tháo bỏ lớp lưới ngoài. (đảm bảo tôm không vào
trong lồng và cá không ra ngoài lồng). Tùy vào môi trường ao nuôi mà ta lựa chọn loài
cá để nuôi ghép: Với ao có độ mặn > 20% thả cá rô phi đỏ, rô phi đen, cá chua (cá
măng). Vùng có độ mặn < 20% ta thả cá rô phi đơn tính. Nên thuần hóa độ mặn cho cá
trước khi thả. Một số điểm cần lưu ý: cá chua là loài sống rộng muối, ăn tạp, trong tự
nhiên cá ăn phiêu sinh thực vật, mùn bả hữu cơ, thảm thực vật đáy (rong đáy), trong ao
nuôi sử dụng tốt thức ăn chế biến. Cá rô phi: Ăn tạp, sống rộng muối. Trong tự nhiên
ăn động thực vật phù du và mùn bã hữu cơ. là loài có khả năng sinh sản của chúng
Khóa luận tốt nghiệp
trong ao rất lớn, vì thế nuôi xen canh trong ao tôm cần chú ý. Cá rô phi đỏ (Cá điêu
hồng) sống và phát triển được ở độ muối 0-25%.
- Chăm sóc quản lý: Chế độ cho ăn: Chỉ cho ăn đối tượng chính là tôm, cho ăn
2-4 lần/ngày tùy theo mật độ thả. Khẩu phần cho ăn từ 2-5% trọng lượng thân (thức ăn
viên). Nên cho ăn tập trung chủ yếu vào ban đêm để tránh tình trạng cá tranh ăn thức
ăn của tôm.
- Chế độ thay nước: Sau khi thả tôm khoảng 1 tháng tuổi, bắt đầu thay nước.
Tùy thuộc vào con nước, có thể thay 2-4 lần/con nước. Hằng ngày vào sáng sớm, kiểm
tra sức khỏe tôm. Thường xuyên kiểm tra môi trường nước, tốc độ phát triển của tôm,
cua, cá để có những biện pháp tích cực kịp thời nhằm đem lại hiệu quả cao cho vụ
nuôi.
1.3. Xác định kết quả và hiệu quả kinh tế trong nuôi tôm kết hợp
1.3.1. Xác định kết quả trong nuôi tôm kết hợp
Thời gian qua, tình hình dịch bệnh trên tôm diễn biến phức tạp gây thiệt hại
nặng cho người nuôi tôm. Nguyên nhân cơ bản là vùng nuôi đã qua sử dụng nhiều
năm, nuôi nhiều vụ trong năm làm cho môi trường nước bị ô nhiễm. Trước thực trạng
đó, làm thế nào để cải thiện vùng nuôi tôm bị xuống cấp, khôi phục sản xuất và phát
triển nuôi trồng thuỷ sản theo hướng an toàn và bền vững là một yêu cầu bức thiết.
Giải pháp kỹ thuật nuôi kết hợp, nuôi ghép được các nhà khoa học khuyến cáo áp dụng
trong giai đoạn hiện nay để cứu nghề nuôi tôm. Ngành thủy sản cho nuôi thử nghiệm
mô hình tôm sú kết hợp cá kình trong ao nuôi tôm bị ô nhiễm. Kết quả, hình thức nuôi
tôm và cá kình đã làm sạch môi trường nước, không xảy ra dịch bệnh và đem lại lãi.
Bắt đầu vụ nuôi năm 2010 nhiều ngư dân chuyển sang mô hình nuôi hỗn hợp tôm, cá
mang lại kết quả khả quan diện tích năm sau cao hơn năm trước.
Kết quả thực hiện mô hình nuôi tôm kết hợp cũng cho thấy, các chỉ số môi
trường ao nuôi như: độ mặn, độ pH đều tương đối ổn định. Tỷ lệ cá kình và tôm sống
tương đương nhau, khoảng 80% đến 90% so với số lượng thả ban đầu. Điều quan
trọng là, việc nuôi tôm sú xen cá kình và cua không ảnh hưởng nhau mà con tương trợ
và bổ sung cho nhau giúp hạn chế được chi phí cho người nuôi và tạo ra môi trường
nuôi tốt, ít bị dịch bệnh. So với nuôi chuyên tôm thì mô hình xen ghép tôm cua cá ít
Khóa luận tốt nghiệp
gặp rủi ro, tỷ lệ sống của cá và tôm cao, ít xảy ra dịch bệnh và thích nghi với điều kiện
môi trường khắc nghiệt. Đặc biệt, cá kình hay cá đối vừa có thể sống trong môi trường
bị ô nhiễm, vừa có thể tái tạo lại môi trường nhờ ăn được các chất mùn bã hữu cơ
trong ao.
Xét trên nhiều khía cạnh khác nhau thì nuôi xen ghép đang là một giải pháp phù
hợp với năng lực và khả năng tài chính của các hộ nuôi, đặc biệt là những hộ nghèo.
Dù không lãi lớn như khi nuôi độc canh nhưng nuôi kết hợp lại mang tính ổn định cao
hàng năm những người đầu tư nuôi độc canh hướng nuôi kết hợp lại mang tính ổn định
cao. Trong cùng một thời gian nuôi tương đương nhau thì nuôi chuyên tôm có thể
mang lại thu nhập cũng như lãi ròng gần gấp ba so với nuôi tôm kết hợp. Tuy nhiên
các hộ nuôi tôm phải đầu tư một số tiền gấp 3 lần số tiền đầu tư để nuôi tôm kết hợp
trên cùng một diện tích nuôi. Nếu xét vệ hiệu suất đầu tư thì nuôi xen ghép đạt tỉ lệ lãi
trên chi phí cao hơn. Tỉ lệ này ở nuôi tôm kết hợp là 39.1% trong khi đó tỉ lệ này đối
với nuôi chuyên tôm chỉ là 30,5%. Đặc biệt trong quá trình nuôi, việc ít hoặc không sử
dụng hóa chất để phòng bệnh đã khiến sản phẩm thu hoạch có chất lượng và giá trị cao
hơn.
1.3.2. Xác định hiệu quả trong nuôi tôm kết hợp
- Về Kinh tế
Mặc dù thời tiết không thuận lợi, kết quả thu được từ mô hình cho những kết
quả khả quan sau 3 tháng thả nuôi. Tỉ lệ sống đối với tôm sú, cá đối mục và cua, theo
thứ tự, đạt 55%, 50% và 60%. Trọng lượng trung bình của các đối tượng nuôi khi thua
hoạch đạt 95% so với yêu cầu đặt ra. Cá có thể đạt trọng lượng từ 100-200g/con, cua
khoảng 250g/con và tôm sú thương phẩm 20-30g/con. Sản lượng đạt trung bình 1,3
tấn/ha.
Mô hình nuôi tôm kết hợp chi phí thấp, ít bị rủi ro trong quá trình nuôi vì không
cần xử lý phân thuốc, chỉ cho ăn thức ăn bổ sung từ hến, cá vụn… Khi gần thu hoạch
nên môi trường không bị ô nhiễm, cua, tôm ít chết. Đặc biệt, giá cua trên thị trường
luôn ổn định, sau khi trừ chi phí đầu tư nông dân còn lợi nhuận cao. Theo ước tính của
nhiều nông dân, trung bình mỗi héc ta nuôi thu lợi nhuận lợi từ 20 – 35 triệu đồng/ha
(tuỳ theo hình thức nuôi chuyên, nuôi kết hợp hay nuôi luân canh).
Khóa luận tốt nghiệp
- Về xã hội và môi trường
Mô hình nuôi tôm kết hợp hạn chế được vấn đề rủi ro do độc canh. Thêm vào
đó, nuôi tôm kết hợp không cần phải sử dụng nhiều hóa chất như nuôi tôm bán thâm
canh nên mô hình này được người dân cho rằng đã góp phần cải thiện vấn đề ô nhiễm
nguồn nước NTTS, tạo sự cân bằng sinh thái, hạn chế sự ô nhiễm làm sạch môi trường
ao, phì dưỡng trong quá trình nuôi tôm tạo, giảm dịch bệnh.
Nuôi kết hợp nhiều đối tượng trên cùng một diện tích đã mở ra hướng sản xuất
phù hợp với điều kiện của từng vùng nuôi tôm thấp triều kém hiệu quả. Bên cạnh đó,
giúp hàng ngàn hộ gia đình ở vùng ven biển và đầm phá phát triển kinh tế theo hướng
bền vững, bảo đảm an sinh xã hội góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo sinh kế, tăng thu
nhập và nâng cao đời sống cho bà con ở vùng ven.
Rõ ràng, đối với những hộ nghèo thì việc đầu tư nuôi tôm sẽ gặp khó khăn hơn
so với nuôi xen ghép do đầu tư quá lớn. Bên cạnh đó, mô hình nuôi xen ghép hạn chế
được vấn đề rủi ro do độc canh, tăng sản lượng thu hoạch, đem lại hiệu quả kinh tế,
góp phần phát triển nghề nuôi tôm theo hướng ổn định, bền vững.
1.4. Quan điểm của Đảng và Nhà Nước về nuôi trồng thủy sản
Bất kì một hoạt động sản xuất nào trong nền kinh tế quốc dân muốn tồn tại và
phát triển lâu dài thì phải tuân thủ các văn bản pháp lí. Các văn bản này được ban hành
dựa trên quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của đất nước, quy hoạch phát triển trong
nền kinh tế. Vì vậy các văn bản pháp lý vừa là cơ sở vừa là động lực cho sự phát triển
các nền kinh tế trong nền kinh tế nói chung và ngành NTTS nói riêng.
Thực hiện Quyết định số 224/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chương trình Phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) thời kỳ 1999-2010 (quyết
định 224) và Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP của Chính phủ về một số chủ trương và
chính sách về chuyển đổi cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp (Nghị quyết
09) và một số chính sách khuyến khích phát triển NTTS nước ta mạnh mẽ cả về diện
tích, hình thức nuôi, năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế. Căn cứ tình hình phát
triển nuôi tôm nước lợ thời gian qua, cơ sở hạn tầng hiện có, nhất là hệ thống thuỷ lợi,
tình hình chuyển đổi cơ cấu sản xuất… để chỉ đạo thực hiện và điều chỉnh quy hoạch
(hàng năm cần rà soát, điều chỉnh và bổ sung quy hoạch). Sớm hình thành và triển khai
Khóa luận tốt nghiệp
các dự án xây dựng các vùng chuyên canh nuôi tôm bán thâm canh và thâm canh, các
dự án chuyển đổi diện tích sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi tôm.
Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến vấn đề phát triển ngành thuỷ sản, coi
ngành thuỷ sản là mũi nhọn, coi công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông thôn là bước đi
ban đầu quan trọng nhất, coi chuyển một bộ phận diện tích đất đai đang canh tác nông
nghiệp và muối kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản là hướng đi chủ yếu của
chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn (nghị định 09 NQ-CP ngày 15-
06-2000 ) và có những chương trình, chính sách hỗ trợ rất lớn cho công việc chuyển
đổi và phát triển ngành thuỷ sản trên toàn quốc.
Phát triển nuôi trồng thuỷ sản làm thúc đẩy quá trình CNH, HĐH nông nghiệp
nông thôn. Trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản việc ứng dụng khoa học công nghệ tiên
tiến ngày càng phổ biến, đặc biệt là công nghệ sản xuất giống. Biểu hiện rõ nét nhất
của quá trình CNH, HĐH nuôi trồng thuỷ sản là việc phát triển mạnh các khu vực nuôi
trồng thuỷ sản hàng hoá tập trung công nghiệp cao, chuyên môn hoá, tập trung hoá
trong nuôi trồng thuỷ sản còn thể hiện theo chiều sâu đó là việc thay đổi phương thức
nuôi trồng thuỷ sản, các phương thức nuôi trồng thuỷ sản lạc hậu quảng canh năng
suất thấp ngày càng giảm, thay vào đó là những phương thức nuôi trồng tiến bộ như
bán thâm canh, thâm canh hiệu quả cao có xu hướng tăng nhanh. Mặt khác, phát triển
nuôi trồng thuỷ sản còn là nền tảng để thúc đẩy các ngành công nghiệp chế biến thuỷ
sản phát triển rộng khắp với nhiều hình thức và tính chất khác nhau.
2. Tình hình thực tiễn
2.1. Khái quát tình hình phát triển nuôi tôm trên Thế Giới và Việt Nam
2.1.1. Tình hình phát triển nuôi tôm Thế Giới
Chiếm đến 38% sản lượng tôm trên thế giới, Trung Quốc đã vượt qua tất cả các
nước khác để trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về sản xuất tôm từ nhiều năm trước.
Năm 2010, sản lượng tôm của Trung Quốc đạt 899,6 nghìn tấn, năm 2011 đạt 962
nghìn tấn và trong năm 2012 sẽ đạt 1,048 triệu tấn. Vùng nuôi tôm nhiều nhất ở Trung
Quốc là các tỉnh Quảng Tây và Quảng Ðông do có khí hậu ấm và nguồn cung cấp
nước dồi dào.
Thái Lan là nhà sản xuất tôm thứ hai trên thế giới với cả 3 loại tôm là tôm thẻ,
tôm sú và tôm càng xanh. Năm 2011, Thái Lan đã sản xuất 553,2 nghìn tấn tôm. Năm
Khóa luận tốt nghiệp
2012, sản lượng tôm Thái Lan đạt 670 nghìn tấn. Sự thành công của ngành tôm Thái
Lan một phần là do những nổ lực đáng kể của chính phủ Thái Lan, phần khác là do
ngành thủy sản nước này trong thập kỷ qua đã đảm bảo được các tiêu chuẩn, đáp ứng
nhừng kỳ vọng của thị trường quốc tế.
Nằm ở Đông Nam Á, với phân bố địa hình gồm nhiều đảo và có diện tích rộng
lớn, hiện Indonesia đang đứng thứ tư trong tóp các nước sản xuất tôm lớn nhất thế
giới. Năm 2011, giá trị xuất khẩu tôm của Indonesia đạt 1,2 tỷ USD với 390.631 tấn.
Trong năm 2012, quốc gia này sản xuất được 442,757 tấn tôm và đạt 2 tỷ USD cho
xuất khẩu tôm. Mỹ, Nhật Bản và Châu Âu là những thị trường xuất khẩu chính của
tôm Indonesia, chiếm 90% sản lượng tôm của nước này.
Đứng thứ năm trong các nước sản xuất tôm lớn nhất thế giới, Ấn Độ có sản
lượng tôm đạt 107.737 tấn trong năm 2011 và dự kiến đạt 116.103 tấn trong năm
2012. Cơ quan phát triển xuất khẩu thủy sản Ấn Độ (MPEDA) dự đoán, sản lượng tôm
thẻ chân trắng của nước này năm 2012 có thể đạt 60 nghìn tấn, tăng 2 lần so với năm
ngoái, thậm chí nhiều dự báo khác cho rằng con số này có thể lên tới 100 nghìn tấn.
2.1.2. Tình hình phát triển nuôi tôm Việt Nam
Bảng 1: Diện tích, sản lượng nuôi tôm năm 2005-2012
Năm
Diện tích
(ha)
+/- %
Sản lượng
(nghìn tấn)
+/- %
2005 528,3 327,2
2006 612,1 83,8 115,9 354,5 27,1 108,3
2007 633,4 21,3 103,5 384,5 30,0 108,5
2008 629,3 -4,0 99,4 388,4 3,9 101,0
2009 623,3 -6,0 99,1 419,4 31,0 108,0
2010 629,0 5,7 100,9 449,7 30,3 107,2
2011 656,4 27,4 104,4 495,7 46,0 110,2
2012 657,1 0,7 100,1 476,4 -19,3 96,1
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Việt Nam
đang là nước đứng thứ 3 trong tóp các quốc gia Châu Á dẫn đầu về sản xuất tôm trên
Khóa luận tốt nghiệp
thế giới, và được đánh giá là một trong những nước có nhiều tiềm năng để phát triển
nghề này. Số liệu thống kê cho thấy, nghề nuôi tôm ở Việt Nam đã có sự phát triển
mạnh mẽ trong những năm gần đây, với sản lượng tôm tăng mạnh từ 384,5 nghìn tấn
trong năm 2007 tăng lên 495,7 nghìn tấn trong năm 2011 và năm 2012 giảm chỉ đạt
476,4 nghìn tấn. Vì thế hiện nay nghề nuôi tôm cũng đang phải đối diện với nhiều
thách thức như: vấn đề quy hoạch vùng nuôi, chăm sóc quản lý, dịch bệnh hoành hành,
chất lượng tôm giống chưa đảm bảo, thuốc thú y thủy sản, hóa chất, thức ăn thủy sản
chưa chặt chẽ…
2.2. Tình hình nuôi tôm kết hợp ở Thừa Thiên Huế và Phú Lộc
2.2.1. Tình hình nuôi tôm kết hợp ở Thừa Thiên Huế
Năm 2012, bà con trên địa bàn tỉnh thu hoạch tôm sú, tôm rảo được 1.576 tấn,
cá nước lợ gần 1.129 tấn, cua 452,42 tấn. Trong đó, có khoảng 80% hộ nuôi có lãi,
10% hòa vốn và 10% hộ lỗ. Kế hoạch, năm 2013, toàn tỉnh sẽ chuyển khoảng 300 ha
nuôi tôm thấp triều ô nhiễm nặng sang nuôi hỗn hợp nhằm đa dạng đối tượng nuôi,
đồng thời kết hợp cải tạo môi trường.
Thừa Thiên - Huế có ba vùng trọng điểm nuôi tôm là các huyện Quảng Điền,
Phú Lộc, Phú Vang. Năm 2012, tỉnh đã tiến hành giải tỏa 300 ha ao nuôi hạ triều vùng
đầm phá ở vùng Rú Chá, huyện Hương Trà, phá Tam Giang của hai huyện Quảng
Điền, đầm Sam Chuồn - Thủy Tú, huyện Phú Vang và đầm Cầu Hai, huyện Phú Lộc
củng cố hệ thống trại sản xuất và dịch vụ giống tôm sú tại huyện Phú Vang và huyện
Phú Lộc, phát triển mạng lưới ương (gièo) giống tại các xã nuôi trồng thủy sản trọng
điểm. Trường Đại học Nông Lâm (Đại học Huế) vừa đưa Trung tâm thực hành, thực
tập nuôi trồng thủy sản với nguồn vốn đầu tư hơn 33 tỷ đồng vào hoạt động, phục vụ
đào tạo, nghiên cứu, sản xuất.
Dự kiến trong năm 2013, toàn tỉnh sẽ thả nuôi 5.900 ha trong đó, nuôi nước lợ,
nước mặn 3.800 ha, nước ngọt hơn 2.100 ha. Trong quý 1, một số huyện có diện tích
nuôi trồng nhiều như: Phú Lộc đưa vào cải tại 412 ha, Phú Vang 498 ha chuẩn. Theo
đó, tổng diện tích đã đưa vào nuôi thả 120,8 ha chuyên tôm, nuôi xen ghép 1.160 ha.
Thừa Thiên Huế đã đưa gần 3.500 ha mặt nước vùng ven đầm phá Tam Giang
vào nuôi trồng thuỷ sản, trong đó có 1/2 diện tích nuôi theo hình thức xen ghép: nuôi
Khóa luận tốt nghiệp
tôm kết hợp với nuôi cá rô phi, cá dìa, cá kình; hoặc mô hình nuôi cá đối, cá kình và
nuôi tôm sú cho hiệu quả kinh tế cao.
Theo kết quả điều tra có 2.039 hộ với 2.460 ha nuôi tôm của các huyện Phú
Lộc, Phú Vang, Quảng Điền, hơn 82,8% hộ nuôi trồng thuỷ sản (trong đó chủ yếu là
nuôi tôm) có lãi do kết hợp các mô hình nuôi tôm xen ghép, áp dụng các biện pháp
làm sạch nền đáy ao.
2.2.2. Tình hình nuôi tôm kết hợp ở huyện Phú Lộc
Phòng NN-PTNT huyện Phú Lộc cho biết, sau nhiều năm thử nghiệm, mô hình
nuôi tôm sú xen ghép cá kình và các loại thủy sản khác trong ao nuôi bị ô nhiễm nặng
trên địa bàn huyện được xác định là hướng đi đúng, phù hợp với thực trạng nuôi tôm
hiện nay.
Vụ tôm sú năm 2011, toàn huyện Phú Lộc đưa vào nuôi trồng với diện tích gần
800 ha, trong đó nuôi theo mô hình xen ghép chiếm 50% diện tích. Đến nay bà con
ngư dân đã thu hoạch hơn 75% diện tích với tổng sản lượng ước đạt 300 tấn. Kết quả
cho thấy, hơn 90% số hộ nuôi tôm sú xen ghép với cá kình, cua cho lãi từ 15 đến 25
triệu đồng/ha. Đặc biệt, cá kình là loại thủy sản được ưa chuộng, mỗi kg có giá từ 120
đến 160 ngàn đồng.
Năm 2012 ở huyện Phú Lộc có một số hộ nuôi nuôi tôm sú xen cá kình, cá dìa
trong ao nuôi tôm thường xuyên bị ô nhiễm nặng, cho hiệu quả khả quan. Năm 2011,
nhiều gia đình quyết định chuyển nuôi tôm thấp triều bị ô nhiễm sang nuôi hỗn hợp.
Quá trình nuôi, tôm và cá phát triển tốt, không có dịch bệnh xảy ra. Đến nay, nhiều gia
đình chuyển gần hết diện tích sang nuôi tôm, cá và cua. Mô hình nuôi hỗn hợp hiệu
quả không cao so với nuôi chuyên tôm nhưng rủi ro thấp và ăn chắc. Ông Tôn Đức
Ký, người nuôi tôm sú xen cá dìa, ở xã Vinh Hưng (Phú Lộc) cho biết: “Gia đình có 1
ha nuôi tôm thấp triều năm nào cũng xảy ra dịch bệnh. Trước thực trạng đó, năm nay
chuyển sang mô hình nuôi hỗn hợp. Quá trình nuôi, theo dõi nước trong ao nuôi ngày
càng trong, tôm và cá phát triển tốt, không có dịch bệnh xảy ra”.
Theo người nuôi trồng, so với nuôi chuyên tôm thì nuôi tôm xen cá kình ít gặp
rủi ro, tỷ lệ sống của cá và tôm cao, ít xảy ra dịch bệnh và thích nghi với điều kiện môi
trường khắc nghiệt. Đặc biệt, cá kình vừa có thể sống trong môi trường bị ô nhiễm,
Khóa luận tốt nghiệp
vừa có thể tái tạo lại môi trường, cải thiện vùng nuôi bị xuống cấp, khôi phục sản xuất
vừa phát triển nuôi trồng thuỷ sản theo hướng an toàn và bền vững.
2.3. Kinh nghiệm nuôi tôm và nuôi tôm kết hợp của một số nước trên thế giới và
một số địa phương trong nước
2.3.1. Kinh nghiệm nuôi tôm trên thế giới
Sử dụng vôi và bã trà (saponin): Vôi và bã trà (saponin) được sử dụng ở tất cả
các trang trại nuôi tôm. Bã trà có tác dụng diệt tất cả các loại cá tạp có trong ao. Vôi
được sử dụng để điều chỉnh pH đất và pH nước bởi vì độ pH nước trong ao là tương
đối thấp so với nhu cầu của tôm (7,6-7,8).
Mật độ tôm thả nuôi: Qua nhiều năm thất bại do tôm nuôi ở mật độ cao. Hiện
nay người nuôi tôm ở Thái Lan đã giảm mật độ tôm nuôi. Mật độ nuôi tôm thả nuôi
được giảm xuống còn 60.000-100.000 con/rai. (rai: đơn vị đo lường diện tích ở Thái
Lan, 1 rai = 1.600 m2
) tức là khoảng 37,5-62,5 con/m2
.
Phòng chống bệnh đầu vàng: Năm 1993 là năm mà bệnh đầu vàng bắt đầu
bùng phát mạnh gây thiệt hại nghiêm trọng cho nghề nuôi tôm tại Thái Lan. Các nhà
khoa học Thái Lan đã tập trung nghiên cứu để tìm cách phòng chống bệnh đầu vàng
trên tôm có hiệu quả.
Áp dụng hệ thống nuôi tôm khép kín: Năm 1994 tiến sĩ Kun Bunserm đã đề
xuất nuôi tôm bằng hệ thống nuôi tôm khép kín nhằm cách ly sự bùng phát dịch bệnh
trong nuôi tôm.
Kiểm tra bệnh trên tôm giống thả nuôi bằng phương pháp PCR: Việc kiểm tra
bệnh trên tôm giống bằng phương pháp PCR được đề xuất từ năm 1995 tại Thái Lan
và được duy trì cho đến ngày nay. Việc kiểm tra bệnh trên tôm giống bằng phương
pháp PCR để loại trừ được các lô tôm giống mang mầm bệnh virus nguy hiểm mà có
thể phát sinh thành dịch.
Kiểm tra định kỳ tôm nuôi bằng phương pháp PCR: Trong quá trình nuôi tôm,
các trang trại nuôi tôm nếu quan tâm trong công tác xét nghiệm tôm nuôi bằng phương
pháp xét nghiệm PCR thì sẽ thành công.
Công tác di truyền và chọn giống được quan tâm: Các nhà nghiên cứu về di
truyền và chọn giống đã tiếp cận vấn đề này và tham gia nghiên cứu phát triển giống
Khóa luận tốt nghiệp
tôm ở Thái Lan. Điều này mở ra một tương lai tươi sáng cho ngành công nghiệp nuôi
tôm tại những nước này.
Quản lý chất lượng toàn diện: Việc quản lý chất lượng được quan tâm kiểm soát
chặt chẽ từ khâu đầu tiên: tôm bố mẹ, sinh sản…đến khâu cuối cùng: thu hoạch tôm,
bảo quản, xuất khẩu… để đảm bảo được chất lượng tôm xuất khẩu an toàn vệ sinh
thực phẩm, mẫu mã bắt mắt… được thế giới ưa chuộng.
2.3.2. Kinh nghiệm nuôi tôm của một số địa phương trong nước
-Tôm giống: Tuyển chọn con giống có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng đạt chất
lượng tốt đã qua kiểm định không bị nhiễm bệnh. Các hộ nuôi (nhất là nuôi tôm thẻ
chân trắng) cần quan tâm tái kiểm định, kiểm dịch giống trước khi thả.Tôm giống nhập
về phải được ương gièo trong bể từ 2 ngày trở lên sau đó lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu
virus đốm trắng, Taura, MBV đạt yêu cầu mới được xuất bán.
- Công trình nuôi: Diện tích ao chứa (lắng) chiếm từ 15-20% tổng diện tích mặt
nước của cơ sở, vùng nuôi; bờ và đáy ao chắc chắn, không rò rỉ, thẩm lậu; có hệ thống
xử lý nước thải từ ao nuôi tôm trước khi thải ra môi trường. Ao nuôi phải có diện tích
mặt nước tối thiểu 3.000m2
; độ sâu đáy ao đến mặt bờ phải đạt tối thiểu 2,0m; bờ ao
phải chắc chắn, không rò rỉ. Cống cấp và thoát nước riêng biệt đảm bảo chắc chắn,
không rò rỉ. Cống cấp phải có lưới chắn lọc nước nhằm loại bỏ cá tạp, dịch hại và cỏ
rác khi cấp nước vào ao.
- Cải tạo ao đầm và xử lý môi trường: Thực hiện tốt công tác cải tạo xử lý ao
đầm trước và sau vụ nuôi. Đặc biệt với các ao nuôi tôm bị bệnh cần thực hiện nghiêm
túc trong việc khử trùng tiêu độc, vệ sinh môi trường chung vùng nuôi một cách
nghiêm túc
- Mùa vụ: Thực hiện nghiêm túc lịch thời vụ của Sở nông nghiệp và phát triển
nông thôn đề ra. Chỉ nuôi 1 vụ/năm, thời gian thả giống từ 15/4 đến 15/6. Trong đó
nuôi thâm canh, bán thâm canh: mật độ 15-20con/m2
; quảng canh cải tiến: mật độ dưới
6con/m2
, kích cỡ giống P15.
- Chăm sóc quản lý: Đẩy mạnh áp dụng quy trình nuôi tôm sú, tôm thẻ thâm
canh đảm an toàn vệ sinh thực phẩm Việt GAP.
Khóa luận tốt nghiệp
+ Cho tôm ăn đầy đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng, đặc biệt khi
thời tiết thay đổi và tôm nuôi đến giai đoạn 30-50 ngày tuổi cần có chế độ chăm
sóc(bổ sung Vitamin C, khoáng,...nhằm nâng cao sức đề kháng) và quản lý môi trường
thích hợp.
+ Thức ăn và chất bổ sung thức ăn: Phải nằm trong danh mục được phép
lưu hành tại Việt Nam. Trường hợp cơ sở tự sản xuất thức ăn cho tôm thì chất lượng
thức ăn phải đảm bảo theo quy định của Tiêu chuẩn ngành 28 TCN 102:2004 thức ăn
hỗn hợp dạng viên cho tôm sú.
+ Thuốc, chế phẩm sinh học, sản phẩm xử lý và cải tạo môi trường nuôi
trồng thủy sản phải nằm trong các danh mục được phép lưu hành tại Việt nam.
2.4. Một số chỉ tiêu sử dụng trong đề tài
* Chi tiêu về chi phí sản xuất:
Chi phí sản xuất là khoảng chi phí được dùng để sản xuất ra một lượng nông
sản phẩm nào đó trong một khoảng thời gian nhất định (TC).
TC = FC + VC
- Chi phí cố định (FC): là những khoảng chi phí không thay đổi và không phụ
thuộc vào khối lượng công việc hoàn thành nhằm sản xuất ra nông sản phẩm. Bao gồm
tiền thuê đất, khấu hao tài sản cố định…
+Công thức khấu hao tài sản cố định:
Trong đó: A là mức khấu hao hằng năm
Gb là giá trị ban đầu hoàn toàn của TSCĐ
S là chi phí sữa chữa lớn
Gt là giá trị đào thải TSCĐ
T là thời gian sử dụng
- Chi phí biến đổi (VC): là những khoản chi phí sẽ thay đổi phụ thuộc vào quy
mô, khối lượng công việc được hình thành trong quá trình sản xuất.
Chi phí trung gian và chi phí về lao động gia đình
Khóa luận tốt nghiệp
- Chi phí trung gian (IC): là bộ phận cấu thành giá trị sản xuất bao gồm những
chi phí vật chất và dịch vụ cho sản xuất (không khấu hao), thuốc các loại, thuê thu
hoạch, các khâu dịch vụ như thuỷ lợi, làm hồ, vận chuyển.
*Chỉ tiêu về kết quả và hiệu quả sản xuất kinh tế
Trong nền kinh tế thị trường, hiệu quả kinh tế là mối quan tâm hàng đầu của các
nhà sản xuất, nhà kinh doanh và cũng là mối quan tâm chung của toàn xã hội. Hiệu
quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng của hoạt động kinh tế, là
thước đo trình độ tổ chức và chức năng quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp.
Chính vì vậy trong điều kiện hiện nay các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì
yêu cầu đặt ra là phải kinh doanh có hiệu quả, thì doanh nghiệp mới đứng vững trên thị
trường. Với một lượng đầu vào hay tài nguyên nhất định, để tạo ra một khối lượng sản
phẩm lớn nhất có thể được là mục tiêu chung của các nhà sản xuất và các nhà quản lý.
Tuy nhiên trong thực tế nghiên cứu ta thu được kết quả rất đa dạng và phong phú, kết
quả có thể trên phương diện kinh tế - tài chính mà cũng có thể trên phương diện KT-
XH. Từ đó mà hình thành nên khái niệm hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả
kinh tế xã hội.
Như vậy, hiệu quả kinh tế là sự tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được
và chi phí bỏ ra, nó thể hiện bằng các chỉ tiêu như sau: Giá trị tổng sản phẩm, thu
nhập, lợi nhuận ... tính trên lượng chi phí bỏ ra.
Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ
ra. Công thức được xác định như sau:
Trong đó: H là hiệu quả kinh tế
Q là kết quả kinh tế thu được
C là giá trị đầu tư (chi phí)
Năng suất tôm (N): Chỉ tiêu này nói lên sản lượng thu được trên một đơn vị
diện tích, được xác định bằng công thức sau:
Khóa luận tốt nghiệp
Trong đó: Q: sản lượng tôm
S: diện tích nuôi tôm
*Chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất kinh tế
+ Giá trị sản xuất (GO) trên một đơn vị diện tích: do đặc điểm của ngành nuôi
tôm hiện nay, sản xuất ra chủ yếu để tiêu thụ chứ không phải để sử dụng trong gia
đình nên tổng giá trị sản xuất cũng chính là doanh thu của hộ.
Trong đó: GO: Giá trị sản xuất
Qi: Sản lượng sản phẩm i (tôm, cua, cá)
Pi: Giá bán trung bình của sản phẩm i
+Giá trị gia tăng (VA): là một trong những chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng
phản ánh kết quả cuối cùng của các hoạt động sản xuất của các ngành thành phần
kinh tế và toàn bộ nền kinh tế quốc dân trong một thời kỳ nhất định. Đó là nguồn gốc
của mọi khoản thu nhập, sự giàu có và phồn vinh xã hội. Nó không chỉ biểu hiện hiệu
quả của sản xuất theo chiều rộng mà còn là một trong những cơ sở quan trọng để tính
các chỉ tiêu kinh tế khác. Được xác định bởi công thức sau:
VA = GO - IC
+Thu nhập hỗn hợp (MI) trên một đơn vị sản xuất.
MI = GO – Chi phí trực tiếp – Chi phí tài chính – Thuế, lệ phí
Trong đó chi phí trực tiếp trên một đơn vị diện tích bao gồm chi phí về nạo vét,
xử lý ao trước khi nuôi, chi phí về con giống, thức ăn cho tôm, chi phí phòng trừ bệnh,
nhiên liệu dầu mỡ, chi phí thuê lao động ngoài và chi phí khác.
Chi phí tài chính là chi phí trả tiền lãi vay từ các nguồn khác nhau phục vụ cho
nuôi tôm.
+ Lợi nhuận kinh tế (EP) trên một đơn vị diện tích.
Khóa luận tốt nghiệp
EP = Thu nhập hỗn hợp – Chi phí lao động – Khấu hao TSCĐ – Chi phí hiện vật của
hộ.
+ GO/TC: Thể hiện cứ một đồng chi phí bỏ vào sản xuất tạo ra được bao nhiêu
đồng doanh thu. Hiệu suất này càng lớn phản ánh sản xuất càng có hiệu quả.
+ VA/IC: Giá trị tăng thêm trên chi phí trung gian, chỉ tiêu này phản ánh một
đồng chi phí trung gian có thể tạo ra bao nhiêu đồng giá trị tăng thêm trong kỳ.
+ MI/IC: Thu nhập tăng thêm trên chi phí trung gian, chỉ tiêu này phản ánh một
đồng chi phí trung gian có thể tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập tăng thêm trong kỳ.
+EP/TC: Thể hiện cứ một đồng chi phí được đầu tư tạo ra bao nhiêu đồng lợi
nhuận.
Để đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận kinh tế của
quá trình sản xuất, đề tài đã sử dụng phương pháp phân tố thống kê, thống kê mô tả và
phương pháp toán kinh tế, kinh tế lượng với sự trợ giúp của phần mềm SPSS 16.0 để
xây dựng hàm hồi quy.
Hàm hồi quy có dạng:
Y = αX1
β1
X2
β2
……Xn
βn
Trong đó: Y: Lợi nhuận kinh tế
α: Hệ số tự do
Xn: Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh tế (Giống, chi phí tu bổ,
chi phí thức ăn, mức độ tập huấn, công lao động).
Βn: Hệ số co giãn của các yếu tố Xn đối với lợi nhuận kinh tế.
Khóa luận tốt nghiệp
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG, KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ KINH TỀ NUÔI TÔM KẾT
HỢP TẠI XÃ VINH HƯNG HUYỆN PHÚ LỘC
1. Tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Vinh Hưng là một xã ven đầm phá Tam Giang – Cầu Hai nằm về phía Đông
Bắc huyện Phú Lộc chạy dọc theo phá Cầu Hai với diện tích tự nhiên là 1606 ha, có
Quốc lộ 49B chạy qua, giao thông đi lại khá thuận tiện kể cả đường bộ và đường thủy,
cách thành phố Huế 35km về hướng Đông Nam. Nằm trong tọa độ địa lý 106% kinh
độ đông và 160
14 vỹ độ Bắc, địa giới hành chính của xã như sau:
+ Phía Bắc giáp xã Vinh An
+ Phía Nam giáp xã Vinh Giang và đầm Thủy Tú
+ Phía Đông giáp xã Vinh Mỹ
+ Phía Tây giáp xã Vinh Hà và đầm Cầu Hai
Xã có 4 thôn: Thôn Lương Viện, thôn Diêm Trường, thôn Phụng Chánh và thôn
Trung Hưng. Và có 2 hợp tác xã.
Với vị thế như vậy, địa phương có điều kiện thuận lợi để giao lưu kinh tế xã hội
với các địa phương khác và phát triển ngành thủy sản góp phần phát triển kinh tế, nâng
cao đời sống cho người dân địa phương.
1.1.2. Địa hình
Là một xã ven đầm phá của huyện Phú Lộc, xã Vinh Hưng có địa hình tương
đối bằng phẳng, nằm trải dọc theo đầm Thủy Tú, thấp dần từ Đông sang Tây, phía Tây
Nam là vùng trũng gồm ruộng lúa, các ao đầm phía Đông Bắc là vùng đất cát, nhìn
chung địa hình địa mạo cũng khá thuận tiện cho việc phát triển hạ tầng khu dân cư
cũng như sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
Xã Vinh Hưng, tổng chiều dài của xã 7 km. Tổng diện tích tự nhiên là 1.606
ha, trong đó diện tích đầm phá chiếm gần 535,14 ha, diện tích đất nông nghiệp 618,78
Khóa luận tốt nghiệp
ha. Vinh Hưng thuộc vùng đất cát đầm phá, vùng trũng do ảnh hưởng thuỷ triều của
phá Cầu Hai. Độ cao địa hình tự nhiên như sau.
Bảng 2: Độ cao địa hình tự nhiên các vùng của xã Vinh Hưng
Tên tiểu vùng Diện tích (ha) Cao trình bình quân (m)
Vùng ô đầm 50 -0,5 - -1
Vùng đồng đình đôi 34 0,3-0,5
Vùng ven Phá 266 0,6-1,5
Tổng 350
(Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội năm 1012 xã Vinh Hưng)
1.1.3. Thời tiết khí hậu
Xã Vinh Hưng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, chịu ảnh hưởng của gió
mùa, có hai mùa rõ rệt.
Nhiệt độ trung bình hằng năm 270
C, nhiệt độ cao nhất khoảng 38 – 390
C thấp
nhất 19 – 200
C.
-Lượng mưa:
+ Từ tháng 8 đến tháng 1 năm sau lượng mưa chiếm 78% cả năm.
+ Mưa lớn nhất là tháng 10, 11 trung bình 580- 759 mm/tháng, đây cũng là
mùa lụt ở Thừa Thiên Huế.
+ Mùa khô nóng ẩm, từ tháng 2 đến tháng 8 chiếm 22% lượng mưa cả
năm,ít mưa nhất là tháng 2, 4.
+ Nắng trung bình có từ 1800 -2000 giờ nắng/ năm cao nhất tháng 5 – 7
- Độ ẩm trung bình: 80%
- Gió: Chịu ảnh hưởng của hai loại gió chính
+ Gió mùa Đông Bắc: Từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Trong thời gian từ
tháng 9 đến tháng 11 thường xuất hiện những cơn bão kèm theo mưa lớn gây lũ lụt.
+ Gió Tây Nam xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 9 hằng năm.
1.1.4. Thủy văn, nguồn nước
Vinh hưng là một xã đồng bằng ven đầm phá, hệ thống khe hói chỉ phát triển
vào mùa mưa, chủ yếu tiếp cận nguồn nước mặt từ các khe, gò cát trong vùng để
xuống, để chảy ra đầm Thủy Tú và ngược lại vào mùa khô lượng mưa mặt nước ngầm
giảm thì nước mặn có thể xâm nhập vào.
Khóa luận tốt nghiệp
Nguồn nước chủ yếu được cung cấp từ hai nguồn chính đó là: Nước mưa và
nước ngầm, nước mưa được trực tiếp trên bề mặt tích tụ trên hệ thống sông ngòi và ô
trũng. Mạch nước ngầm khá lớn khai thác đơn giản thuận lợi đảm bảo phục vụ tốt cho
sinh hoạt và phát triển sản xuất nông nghiệp
1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
1.2.1. Dân số và lao động
Vấn đề dân số và lao động ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển kinh tế của địa
phương. Một mặt tạo ra tiềm lực để phát triển, một mặt lại cản trở sự phát triển khi vấn
đề công ăn việc làm, đời sống nhân dân không được đảm bảo. Để thấy được tình hình
dân số và lao động của xã trong năm 2012 ta có bảng 3.
Qua bảng 3 ta thấy tốc độ tăng dân số tự nhiên là 10% là quá cao. Đây là một
tiềm năng lớn bổ sung nguồn nhân lực cho quá trình sàn xuất nhưng với thực tại khi
nông nghiệp là chủ yếu tại địa phương thì đó là một sức ép lớn về công ăn việc làm,
nhà ở và hàng loạt các vấn đề xã hội khác.
Về quy mô gia đình, bình quân nhân khẩu trên hộ là 4,75 người và bình quân
lao động trên hộ là 3,03 người chứng tỏ nguồn lao động ở đây khá dồi dào. Tuy nhiên
trình độ lao động thấp, chủ yếu làm nông nghiệp và dựa vào kinh nghiệm nên hạn chế
khả năng hoạt động kinh tế tăng thu nhập cho hộ. Mặt khác nó còn ảnh hưởng tới việc
chăm sóc, giáo dục con cái, thực thiện công tác kế hoạch hóa gia đình.
Bảng 3: Tình hình dân số và lao động của xã năm 2012
Chỉ tiêu ĐVT Số lượng
1.Tổng số hộ Hộ 1970
2.Tổng số nhân khẩu Người 9362
3.Tốc độ tăng dân số tự nhiên % 10
4.Tổng số lao động Lao động 4000
-Lao động nam Lao động 2000
-Lao động nữ Lao động 2000
5.BQ lao động/hộ Lao động/hộ 2,03
6.BQ nhân khẩu/hộ Khẩu/hộ 4,75
(Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội năm 2012 xã Vinh Hưng.)
Khóa luận tốt nghiệp
Hiện nay xã đã có chủ trương giải quyết công ăn việc làm cho người lao động
như phát triển nuôi trồng thủy sản, hợp tác xuất khẩu lao động và đi làm ăn ở các nơi
khác. Tuy nhiên lượng lao động được giải quyết việc làm chưa cao và mức thu nhập
còn thấp. Với đặc điểm dân số và lao động như trên, xã và các cấp chính quyền cần
phải quan tâm, thực hiện các dịch vụ nâng cao khả năng sản xuất của mỗi hộ, có các
biện pháp hạn chế tốc độ tăng dân số tự nhiên đồng thời tập trung phát triển các ngành
nghề để cải thiện thu nhập cho mỗi hộ sản xuất cả trong và ngoài nông nghiệp.
1.2.2. Tình hình sử dụng đất đai
Trong sản xuất nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và
không thể thay thế được. Với cây trồng, vật nuôi, đất đai không chỉ là môi trường sống
mà còn là nguồn cung cấp dinh dưỡng, năng suất của chúng phụ thuộc rất nhiều vào
chất lượng đất.
Tổng diện tích tự nhiên là 1606ha, trong đó đất nông nghiệp 618,78 ha chiếm
38,53%. Tổng diện tích tự nhiên đất phi nông nghiệp 967,15 ha, chiếm 60,22%, đất
chưa sử dụng là 19,77ha chiếm 1,23%. Cụ thể diện tích các loại đất xã Vinh Hưng
Qua tình hình đất đại địa phương, ta thấy đất sản xuất nông nghiệp có 163,18 ha
chiếm 10,16%, đất NTTS có 350 ha chiếm 21,79%. Điều này thể hiện nền kinh tế ở
địa phương thuần thúy là sản xuất nông nghiệp mà chủ yếu là lúa nước và nuôi trồng
thủy sản. Diện tích đất nông nghiệp bình quân trên hộ là 0,31 ha đã hạn chế khả năng
tăng diện tích phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tại địa phương. Diện tích đất
chưa sử dụng là 19.77 ha chiếm 1,23% tổng diện tích đất tự nhiên, chứng tỏ địa
phương cần nổ lực trong việc tận dụng diện tích đất hoang hóa, cải tạo phát triển để
nâng cao diện tích đất nông nghiệp. Và chúng ta nhận thấy diện tích đất là khó có thể
mở rộng vì vậy cần thiết là phải đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất cây trồng và vật
nuôi.
Khóa luận tốt nghiệp
Bảng 4: Quy mô, cơ cấu đất đai của xã năm 2012
Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
Tổng diện tích đất tự nhiên 1606,00 100,00
1. Đất nông nghiệp 618,78 38,53
1.1. Đất sản xuất nông nghiệp 163,18 10,16
1.2. Đất lâm nghiệp 105,60 6,58
1.3. Đất NTTS 350,00 21,79
2. Đất phi nông nghiệp 967,15 60,22
2.1. Đất ở 130,08 8,10
2.2. Đất chuyên dùng 86,88 5,41
2.3. Đất tôn giáo 9,31 0,58
2.4. Đất nghĩa địa 205,74 12,81
2.5. Đất mặt nước chuyên dùng 535,14 33,32
3. Đất chưa sử dụng 19,77 1,23
* Các chỉ tiêu bình quân
-Đất nông nghiệp BQ/hộ 0,31 -
-Đất nông nghiệp BQ/lao động 0,16 -
(Nguồn: Báo cáo tình hình đất đai của xã Vinh Hưng năm 2012)
1.2.3. Đặc điểm cơ sở hạ tầng và tình hình phát triển kinh tế của địa phương
* Đặc điểm cơ sở hạ tầng:
Được sự quan tâm của Đảng và nhà nước, trong những năm qua địa phương đã
nhận được nhiều chương trình, dự án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng làm thay đổi bộ
mặt nông thôn. Trên địa bàng xã đường toàn xã có 84,486 km trong đó gồm các tuyến
đường: đường trụ thôn: 39,596 km/19,6 làm mới 28,4 km; Đường xóm: 19,040 km/9,0
Khóa luận tốt nghiệp
làm mới 17,140 km; Đường trục chính nội đồng: 23,450 km; Đường liên xã: 2,4 km.
Đường giao thông đã được cứng hóa, nhựa hóa 13,096 km. Đường ngõ xóm sạch
không lầy lội vào mùa mưa 1,62 km. Đường xe cơ giới đi lại thuận tiện 17,43 km.
Công tác thủy lợi, tưới tiêu của xã cũng được chính quyền địa phương chú ý
phát triển. 60,06 ha bao gồm các tuyến kinh mương phục vụ cho tưới tiêu, thoát nước,
ngăn mặn và tách ngọt giữa hai vùng NTTS và nông nghiệp, các khe thoát nước vào
mùa mưa như khe Tây Giáp Thượng, Tây Giáp Trung, vùng Bảo Trạn và khe Xối.
Không có diện tích được tưới tiêu nước bằng công trình thủy lợi, không có hồ đập có
khả năng cấp nước. Số kênh hiện có 17,250 km trong đó: Số kênh mương đã kiên cố
hóa là 4,250 km; Số kênh mương cần kiên cố hóa là 13 km.
Bên cạnh hệ thống giao thông thủy lợi, hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất
và đời sống cũng ngày một đầy đủ. Tỷ lệ hộ dùng điện của xã hiện nay là 98,75%,
mức độ đáp ứng yêu cầu điện cho sản xuất: 95%. Chưa có công trình cấp nước sinh
hoạt tập trung. Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch, nước sinh hoạt hợp vệ sinh là 60%.
Ngành giáo dục của xã cũng phát triển mạnh trong những năm gần đây. Hiện xã
có hai trường tiểu học, một trường trung học cơ sở và một trường trung học phổ thông.
Tỷ lệ phổ cập giáo dục trung học cơ sở đạt 100%. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS
được tiếp tục học phổ thông, Bổ túc, học nghề 70%. Tỷ lệ thôn, làng đạt tiêu chuẩn
văn hóa 100% .
Cùng với giáo dục, ngành y tế của xã cũng phát triển. Xã đã xây dựng được một
trạm y tế đạt chuẩn, đáp ứng nhu cầu cơ bản về khám chữa bệnh trong xã. Tỷ lệ người
dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế 3520 người chiếm 41%.
Các dịch vụ hỗ trợ sản xuất tại địa phương cũng đang từng bước được hình
thành nhưng còn chậm chạp và có nhiều hạn chế. Thị trường đầu ra cho nông phẩm mà
đặc biệt là các sản phẩm thủy sản rất yếu kém. Trong xã không có các cơ sở chế biến
nên thủy sản thu hoạch hầu hết bán cho thương lái. Nếu được mùa. Tôm không mắc
bệnh thì thương lái săn đón mua với giá cao. Ngược lại, nếu tôm rơi vào dịch bệnh, thu
hoạch ồ ạt, dễ bị tư thương ép giá ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất.
Đề tài: Đánh giá hiệu quả nuôi tôm kết hợp tại xã Vĩnh Hưng, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá hiệu quả nuôi tôm kết hợp tại xã Vĩnh Hưng, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá hiệu quả nuôi tôm kết hợp tại xã Vĩnh Hưng, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá hiệu quả nuôi tôm kết hợp tại xã Vĩnh Hưng, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá hiệu quả nuôi tôm kết hợp tại xã Vĩnh Hưng, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá hiệu quả nuôi tôm kết hợp tại xã Vĩnh Hưng, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá hiệu quả nuôi tôm kết hợp tại xã Vĩnh Hưng, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá hiệu quả nuôi tôm kết hợp tại xã Vĩnh Hưng, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá hiệu quả nuôi tôm kết hợp tại xã Vĩnh Hưng, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá hiệu quả nuôi tôm kết hợp tại xã Vĩnh Hưng, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá hiệu quả nuôi tôm kết hợp tại xã Vĩnh Hưng, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá hiệu quả nuôi tôm kết hợp tại xã Vĩnh Hưng, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá hiệu quả nuôi tôm kết hợp tại xã Vĩnh Hưng, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá hiệu quả nuôi tôm kết hợp tại xã Vĩnh Hưng, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá hiệu quả nuôi tôm kết hợp tại xã Vĩnh Hưng, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá hiệu quả nuôi tôm kết hợp tại xã Vĩnh Hưng, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá hiệu quả nuôi tôm kết hợp tại xã Vĩnh Hưng, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá hiệu quả nuôi tôm kết hợp tại xã Vĩnh Hưng, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá hiệu quả nuôi tôm kết hợp tại xã Vĩnh Hưng, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá hiệu quả nuôi tôm kết hợp tại xã Vĩnh Hưng, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá hiệu quả nuôi tôm kết hợp tại xã Vĩnh Hưng, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá hiệu quả nuôi tôm kết hợp tại xã Vĩnh Hưng, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá hiệu quả nuôi tôm kết hợp tại xã Vĩnh Hưng, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá hiệu quả nuôi tôm kết hợp tại xã Vĩnh Hưng, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá hiệu quả nuôi tôm kết hợp tại xã Vĩnh Hưng, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá hiệu quả nuôi tôm kết hợp tại xã Vĩnh Hưng, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá hiệu quả nuôi tôm kết hợp tại xã Vĩnh Hưng, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá hiệu quả nuôi tôm kết hợp tại xã Vĩnh Hưng, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá hiệu quả nuôi tôm kết hợp tại xã Vĩnh Hưng, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá hiệu quả nuôi tôm kết hợp tại xã Vĩnh Hưng, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá hiệu quả nuôi tôm kết hợp tại xã Vĩnh Hưng, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá hiệu quả nuôi tôm kết hợp tại xã Vĩnh Hưng, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá hiệu quả nuôi tôm kết hợp tại xã Vĩnh Hưng, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá hiệu quả nuôi tôm kết hợp tại xã Vĩnh Hưng, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá hiệu quả nuôi tôm kết hợp tại xã Vĩnh Hưng, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá hiệu quả nuôi tôm kết hợp tại xã Vĩnh Hưng, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá hiệu quả nuôi tôm kết hợp tại xã Vĩnh Hưng, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá hiệu quả nuôi tôm kết hợp tại xã Vĩnh Hưng, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá hiệu quả nuôi tôm kết hợp tại xã Vĩnh Hưng, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá hiệu quả nuôi tôm kết hợp tại xã Vĩnh Hưng, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá hiệu quả nuôi tôm kết hợp tại xã Vĩnh Hưng, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá hiệu quả nuôi tôm kết hợp tại xã Vĩnh Hưng, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá hiệu quả nuôi tôm kết hợp tại xã Vĩnh Hưng, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá hiệu quả nuôi tôm kết hợp tại xã Vĩnh Hưng, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá hiệu quả nuôi tôm kết hợp tại xã Vĩnh Hưng, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá hiệu quả nuôi tôm kết hợp tại xã Vĩnh Hưng, 9 ĐIỂM!

More Related Content

What's hot

Dự án xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao 0918755356
Dự án xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao 0918755356Dự án xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao 0918755356
Dự án xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao
Thuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ caoThuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao
Thuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ caoLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư bất động sản của khách...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư bất động sản của khách...Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư bất động sản của khách...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư bất động sản của khách...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Giải pháp tài chính phát triển thị trường bất động sản, HAY
Luận văn: Giải pháp tài chính phát triển thị trường bất động sản, HAYLuận văn: Giải pháp tài chính phát triển thị trường bất động sản, HAY
Luận văn: Giải pháp tài chính phát triển thị trường bất động sản, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nước giải khát Năng lượng hữu cơ Đông Dươn...
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nước giải khát Năng lượng hữu cơ Đông Dươn...Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nước giải khát Năng lượng hữu cơ Đông Dươn...
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nước giải khát Năng lượng hữu cơ Đông Dươn...Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
Thuyết minh dự án Trang trại chăn nuôi bò thịt nông cống Thanh Hóa - www.lapd...
Thuyết minh dự án Trang trại chăn nuôi bò thịt nông cống Thanh Hóa - www.lapd...Thuyết minh dự án Trang trại chăn nuôi bò thịt nông cống Thanh Hóa - www.lapd...
Thuyết minh dự án Trang trại chăn nuôi bò thịt nông cống Thanh Hóa - www.lapd...Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 
dự án trang trại chăn nuôi bò
dự án trang trại chăn nuôi bòdự án trang trại chăn nuôi bò
dự án trang trại chăn nuôi bòLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docx
DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docxDỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docx
DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Luận văn: Hoạch định chiến lược kinh doanh công ty Đông Hà, HAY
Luận văn: Hoạch định chiến lược kinh doanh công ty Đông Hà, HAYLuận văn: Hoạch định chiến lược kinh doanh công ty Đông Hà, HAY
Luận văn: Hoạch định chiến lược kinh doanh công ty Đông Hà, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Khoá luận công tác quản lý môi trường tại công ty môi trường
Khoá luận công tác quản lý môi trường tại công ty môi trườngKhoá luận công tác quản lý môi trường tại công ty môi trường
Khoá luận công tác quản lý môi trường tại công ty môi trườngLuanvantot.com 0934.573.149
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại địa bàn Quận 12, th...
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại địa bàn Quận 12, th...Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại địa bàn Quận 12, th...
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại địa bàn Quận 12, th...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Dự án xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao 0918755356
Dự án xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao 0918755356Dự án xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao 0918755356
Dự án xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao 0918755356
 
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình DươngLuận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
Luận văn: Bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Bình Dương
 
Thuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao
Thuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ caoThuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao
Thuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao
 
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư bất động sản của khách...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư bất động sản của khách...Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư bất động sản của khách...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư bất động sản của khách...
 
Luận văn: Giải pháp tài chính phát triển thị trường bất động sản, HAY
Luận văn: Giải pháp tài chính phát triển thị trường bất động sản, HAYLuận văn: Giải pháp tài chính phát triển thị trường bất động sản, HAY
Luận văn: Giải pháp tài chính phát triển thị trường bất động sản, HAY
 
Luận văn: Quản lý sử dụng đất tai huyện gia lâm, hà nội, 9đ
Luận văn: Quản lý sử dụng đất tai huyện gia lâm, hà nội, 9đLuận văn: Quản lý sử dụng đất tai huyện gia lâm, hà nội, 9đ
Luận văn: Quản lý sử dụng đất tai huyện gia lâm, hà nội, 9đ
 
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nước giải khát Năng lượng hữu cơ Đông Dươn...
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nước giải khát Năng lượng hữu cơ Đông Dươn...Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nước giải khát Năng lượng hữu cơ Đông Dươn...
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nước giải khát Năng lượng hữu cơ Đông Dươn...
 
Thuyết minh dự án Trang trại chăn nuôi bò thịt nông cống Thanh Hóa - www.lapd...
Thuyết minh dự án Trang trại chăn nuôi bò thịt nông cống Thanh Hóa - www.lapd...Thuyết minh dự án Trang trại chăn nuôi bò thịt nông cống Thanh Hóa - www.lapd...
Thuyết minh dự án Trang trại chăn nuôi bò thịt nông cống Thanh Hóa - www.lapd...
 
DU AN TRONG SAU RIENG
DU AN TRONG SAU RIENGDU AN TRONG SAU RIENG
DU AN TRONG SAU RIENG
 
dự án trang trại chăn nuôi bò
dự án trang trại chăn nuôi bòdự án trang trại chăn nuôi bò
dự án trang trại chăn nuôi bò
 
DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docx
DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docxDỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docx
DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docx
 
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại chăn nuôi heo thịt tỉnh Vĩnh Phúc | duanv...
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại chăn nuôi heo thịt tỉnh Vĩnh Phúc | duanv...Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại chăn nuôi heo thịt tỉnh Vĩnh Phúc | duanv...
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại chăn nuôi heo thịt tỉnh Vĩnh Phúc | duanv...
 
Luận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đLuận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đ
 
Luận văn: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại tỉnh Kiên Giang, HAY
Luận văn: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại tỉnh Kiên Giang, HAYLuận văn: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại tỉnh Kiên Giang, HAY
Luận văn: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại tỉnh Kiên Giang, HAY
 
Luận án: Sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại thị xã Hương Trà
Luận án: Sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại thị xã Hương TràLuận án: Sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại thị xã Hương Trà
Luận án: Sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại thị xã Hương Trà
 
Luận văn: Hoạch định chiến lược kinh doanh công ty Đông Hà, HAY
Luận văn: Hoạch định chiến lược kinh doanh công ty Đông Hà, HAYLuận văn: Hoạch định chiến lược kinh doanh công ty Đông Hà, HAY
Luận văn: Hoạch định chiến lược kinh doanh công ty Đông Hà, HAY
 
Khoá luận công tác quản lý môi trường tại công ty môi trường
Khoá luận công tác quản lý môi trường tại công ty môi trườngKhoá luận công tác quản lý môi trường tại công ty môi trường
Khoá luận công tác quản lý môi trường tại công ty môi trường
 
Bài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về thủy sản, HAY
Bài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về thủy sản, HAYBài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về thủy sản, HAY
Bài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về thủy sản, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại địa bàn Quận 12, th...
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại địa bàn Quận 12, th...Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại địa bàn Quận 12, th...
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại địa bàn Quận 12, th...
 
Phát triển Du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia U Minh Thượng, 9đ
Phát triển Du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia U Minh Thượng, 9đPhát triển Du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia U Minh Thượng, 9đ
Phát triển Du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia U Minh Thượng, 9đ
 

Similar to Đề tài: Đánh giá hiệu quả nuôi tôm kết hợp tại xã Vĩnh Hưng, 9 ĐIỂM!

Đề tài: Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Phú Lương trong tiến trình hội...
Đề tài: Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Phú Lương trong tiến trình hội...Đề tài: Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Phú Lương trong tiến trình hội...
Đề tài: Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Phú Lương trong tiến trình hội...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu HọcKhóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu HọcDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử ...
Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử ...Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử ...
Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hiệu Quả Kinh Tế Sản Xuất Lạc Của Phường Hương Chữ, Thị ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hiệu Quả Kinh Tế Sản Xuất Lạc Của Phường Hương Chữ, Thị ...Khóa Luận Tốt Nghiệp Hiệu Quả Kinh Tế Sản Xuất Lạc Của Phường Hương Chữ, Thị ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hiệu Quả Kinh Tế Sản Xuất Lạc Của Phường Hương Chữ, Thị ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Biên pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu...
Luận văn: Biên pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu...Luận văn: Biên pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu...
Luận văn: Biên pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiế...
Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiế...Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiế...
Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiế...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...
đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...
đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
luan van thac si kinh te (11).pdf
luan van thac si kinh te (11).pdfluan van thac si kinh te (11).pdf
luan van thac si kinh te (11).pdfNguyễn Công Huy
 
Đề tài: Phân tích chính sách sản phẩm công ty nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích chính sách sản phẩm công ty nông nghiệp, 9 ĐIỂM!Đề tài: Phân tích chính sách sản phẩm công ty nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích chính sách sản phẩm công ty nông nghiệp, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Khóa luận tốt nghiệp về du lịch cộng đồng Ứng Dụng Digital Marketing
Khóa luận tốt nghiệp về du lịch cộng đồng Ứng Dụng Digital MarketingKhóa luận tốt nghiệp về du lịch cộng đồng Ứng Dụng Digital Marketing
Khóa luận tốt nghiệp về du lịch cộng đồng Ứng Dụng Digital MarketingDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Tích hợp giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sá...
Luận văn: Tích hợp giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sá...Luận văn: Tích hợp giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sá...
Luận văn: Tích hợp giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Đề tài: Đánh giá hiệu quả nuôi tôm kết hợp tại xã Vĩnh Hưng, 9 ĐIỂM! (20)

Đề tài: Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Phú Lương trong tiến trình hội...
Đề tài: Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Phú Lương trong tiến trình hội...Đề tài: Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Phú Lương trong tiến trình hội...
Đề tài: Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Phú Lương trong tiến trình hội...
 
Luận văn: Nghiên cứu, đánh giá nguồn vốn thiên nhiên ở quần đảo Cát Bà
Luận văn: Nghiên cứu, đánh giá nguồn vốn thiên nhiên ở quần đảo Cát BàLuận văn: Nghiên cứu, đánh giá nguồn vốn thiên nhiên ở quần đảo Cát Bà
Luận văn: Nghiên cứu, đánh giá nguồn vốn thiên nhiên ở quần đảo Cát Bà
 
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu HọcKhóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
 
Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử ...
Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử ...Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử ...
Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử ...
 
Bón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cây cao su, HAY
Bón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cây cao su, HAYBón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cây cao su, HAY
Bón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cây cao su, HAY
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hiệu Quả Kinh Tế Sản Xuất Lạc Của Phường Hương Chữ, Thị ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hiệu Quả Kinh Tế Sản Xuất Lạc Của Phường Hương Chữ, Thị ...Khóa Luận Tốt Nghiệp Hiệu Quả Kinh Tế Sản Xuất Lạc Của Phường Hương Chữ, Thị ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hiệu Quả Kinh Tế Sản Xuất Lạc Của Phường Hương Chữ, Thị ...
 
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng giải bài tập môn hóa cho học sinh
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng giải bài tập môn hóa cho học sinhLuận văn: Rèn luyện kỹ năng giải bài tập môn hóa cho học sinh
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng giải bài tập môn hóa cho học sinh
 
Luận văn: Biên pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu...
Luận văn: Biên pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu...Luận văn: Biên pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu...
Luận văn: Biên pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu...
 
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học dân tộc Bru
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học dân tộc BruQuản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học dân tộc Bru
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học dân tộc Bru
 
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
 
Quản lý rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, 9đ
Quản lý rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, 9đQuản lý rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, 9đ
Quản lý rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, 9đ
 
Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiế...
Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiế...Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiế...
Biện pháp quản lý hoạt động rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiế...
 
đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...
đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...
đáNh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất tại trang trại ...
 
luan van thac si kinh te (11).pdf
luan van thac si kinh te (11).pdfluan van thac si kinh te (11).pdf
luan van thac si kinh te (11).pdf
 
Đề tài: Phân tích chính sách sản phẩm công ty nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích chính sách sản phẩm công ty nông nghiệp, 9 ĐIỂM!Đề tài: Phân tích chính sách sản phẩm công ty nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích chính sách sản phẩm công ty nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
 
Khóa luận tốt nghiệp về du lịch cộng đồng Ứng Dụng Digital Marketing
Khóa luận tốt nghiệp về du lịch cộng đồng Ứng Dụng Digital MarketingKhóa luận tốt nghiệp về du lịch cộng đồng Ứng Dụng Digital Marketing
Khóa luận tốt nghiệp về du lịch cộng đồng Ứng Dụng Digital Marketing
 
Giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sinh thái học
Giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sinh thái họcGiáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sinh thái học
Giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sinh thái học
 
Luận văn: Tích hợp giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sá...
Luận văn: Tích hợp giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sá...Luận văn: Tích hợp giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sá...
Luận văn: Tích hợp giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sá...
 
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAYLuận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
Luận án: Thành ngữ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Hán, HAY
 
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...
Nghiên cứu ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nước sau chế b...
 

More from Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149

Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtTrọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcTrọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoTrọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcTrọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcTrọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngTrọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

More from Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149 (20)

Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtTrọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
 
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcTrọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
 
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoTrọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
 
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcTrọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
 
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
 
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcTrọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
 
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngTrọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 

Đề tài: Đánh giá hiệu quả nuôi tôm kết hợp tại xã Vĩnh Hưng, 9 ĐIỂM!

  • 1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ NUÔI TÔM KẾT HỢP TẠI XÃ VINH HƯNG, HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ LÊ THỊ THANH NHÀN Khóa học: 2009-2013
  • 2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ NUÔI TÔM KẾT HỢP TẠI XÃ VINH HƯNG, HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Thanh Nhàn TS. Phan Văn Hòa Lớp: K43KDNN Niên khóa: 2009-2013 Huế, tháng 5 năm 2013
  • 3. Khóa luận tốt nghiệp LỜI CÁM ƠN Việc trang bị đầy đủ kiến thức để hoàn thành khóa luận không phải là việc một sớm một chiều để hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này. Ngoài sự cố gắng nổ lực của bản thân, trong suốt thời gian qua nhờ sự dạy dỗ, chỉ bảo và giúp đỡ tận tình của các thầy cô trong trường, trong khoa cũng như ban giám hiệu trường Đại học Kinh Tế - Đại học Huế nên bản thân tôi thật sự đã có bước trưởng thành đáng kể về mọi kiến thức. Vì vậy lời đầu tiên muốn gửi đến là lời cám ơn chân thành đối với ban giám hiệu trương Đại học Kinh Tế - Đại học Huế, ban chủ nghiệm khoa kinh tế và phát triển cùng các thầy cô giáo trong trường đã tận tình dạy dỗ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Phan Văn Hòa người đã nhiệt tình giúp đỡ hướng dẫn tôi hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này. Bên cạnh đó tôi cũng xin cám ơn UBNN xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tạo điệu kiện thuận lợi và cung cấp cho tôi những số liệu cần thiết phục vụ cho khóa luận tốt nghiệp này. Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến tất cả bạn bè, người thân đã động viên giúp đở tôi trong suốt quá trình học tập nói chung và trong thời gian làm đề tài này. Do hạn chế về kiến thức cũng như thời gian nên đề tài không thể thoát khỏi những thiếu sót, tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô. Xin chân thành cảm ơn Huế, ngày 05 tháng 05 năm 2013 Sinh viên Lê Thị Thanh Nhàn
  • 4. Khóa luận tốt nghiệp MỤC LỤC LỜI CÁM ƠN………………………………………………………………………..... i MỤC LỤC...................................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT ............................................................ vi BẢNG BIỂU ................................................................................................................ vii TÓM TẮT NGHIÊN CỨU........................................................................................... ix ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................ 1 1.Tính cấp thiết ..................................................................................................1 2.Lý do ................................................................................................................2 3. Mục tiêu ..........................................................................................................3 3.1: Mục tiêu chung 3.2: Mục tiêu cụ thể: 4. Các phương pháp nghiên cứu.......................................................................3 5. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ NUÔI TÔM KẾT HỢP..........................................................................................5 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1: Hiệu quả kinh tế ...............................................................................................5 1.1.1: Khái niệm, các quan điểm và ý nghĩa của hiệu quả kinh tế.................5 1.1.2: Nội dung và bản chất của hiệu quả kinh tế............................................7 1.2. Hiệu quả kinh tế trong nuôi tôm kết hợp ......................................................9 1.2.1. Nuôi tôm kết hợp.......................................................................................9 1.2.1.1. Khái niệm nuôi tôm kết hợp..........................................................9 1.2.1.2. Vai trò của nuôi tôm kết hợp.......................................................10 1.2.2 Đặc điểm kinh tế của nuôi tôm kết hợp.................................................10 1.2.2.1. Đặc điểm sinh học của tôm .........................................................10 1.2.2.2. Các hình thức nuôi tôm................................................................11 1.2.2.3. Yêu cầu kỹ thuật của nuôi tôm kết hợp .....................................12 1.3. Xác định kết quả và hiệu quả kinh tế trong nuôi tôm kết hợp..................14
  • 5. Khóa luận tốt nghiệp 1.3.1. Xác định kết quả trong nuôi tôm kết hợp.............................................14 1.3.2. Xác định hiệu quả trong nuôi tôm kết hợp...........................................15 1.4: Quan điểm của Đảng và Nhà Nước về nuôi trồng thủy sản 2. Tình hình thực tiễn ..................................................................................... 17 2.1. Khái quát tình hình phát triển nuôi tôm trên Thế Giới và Việt Nam 2.1.1. Tình hình phát triển nuôi tôm Thế Giới...................................................17 2.1.2. Tình hình phát triển nuôi tôm Việt Nam.................................................18 2.2. Tình hình nuôi tôm kết hợp ở Thừa Thiên Huế và Phú Lộc 2.2.1. Tình hình nuôi tôm kết hợp ở Thừa Thiên Huế ......................................19 2.2.2. Tình hình nuôi tôm kết hợp ở huyện Phú Lộc ........................................20 2.3. Kinh nghiệm nuôi tôm và nuôi tôm kết hợp của một số nước trên thế giới và một số địa phương trong nước 2.3.1. Kinh nghiệm nuôi tôm trên thế giới .........................................................21 2.3.2. Kinh nghiệm nuôi tôm của một số địa phương trong nước...................22 2.4. Một số chỉ tiêu sử dụng trong đề tài CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG, KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ KINH TỀ NUÔI TÔM KẾT HỢP TẠI XÃ VINH HƯNG HUYỆN PHÚ LỘC…………………..................27 1. Tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu.................................................27 1.1. Điều kiện tự nhiên 1.1.1. Vị trí địa lý...................................................................................................27 1.1.2. Địa hình........................................................................................................27 1.1.3. Thời tiết khí hậu..........................................................................................28 1.1.4. Thủy văn, nguồn nước................................................................................28 1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 1.2.1. Dân số và lao động .....................................................................................29 1.2.2. Tình hình sử dụng đất đai ..........................................................................30 1.2.3. Đặc điểm cơ sở hạ tầng và tình hình phát triển kinh tế của địa phương.........31 2. Thực trạng phát triển tôm nuôi kết hợp ở xã Vinh Hưng.......................33 2.1. Diện tích nuôi tôm
  • 6. Khóa luận tốt nghiệp 2.2. Hình thức nuôi tôm 2.3. Năng suất sản lượng tôm nuôi 3. Kết quả và hiệu quả nuôi tôm kết hợp của các hộ điều tra ở xã Vinh Hưng .............................................................................................................................36 3.1 Tình hình cơ bản của các hộ điều tra 3.2. Đầu tư chi phí của các hộ điều tra 3.3. Kết quả nuôi của các hộ điều tra 3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế nuôi tôm kết hợp của các hộ điều tra ...........................................................................................................................42 3.4.1.Mô hình sản xuất Cobb-Douglass ........................................................42 3.4.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả và kết quả nuôi tôm kết hợp ở xã Vinh Hưng........................................................................................................44 3.4.2.1. Diện tích, quy mô nuôi trồng .........................................................44 3.4.2.2. Chi phí thức ăn .................................................................................47 3.4.2.3. Công lao động ..................................................................................49 3.4.2.4. Thị trường tiêu thụ...........................................................................51 4. Thị trường đầu ra của tôm nuôi hiện nay ở Thừa Thiên Huế ................51 5.Một số kết quả xã hội môi trường của nuôi tôm kết hợp..........................52 CHƯƠNG III: HỆ THỐNG CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ NUÔI TÔM KẾT HỢP Ở XÃ VINH HƯNG, PHÚ LỘC…………..........54 1.Định hướng để phát triển nghề nuôi tôm kết hợp ....................................54 1.1: Chính sách nhà nước 1.2: Mục tiêu 2. Một số giải pháp chủ yếu ............................................................................57 2.1. Quy hoạch và quy hoạch lại diện tích nuôi tôm kết hợp 2.2. Tăng cường công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản và môi trường ao 2.3. Phát triển cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật vùng nuôi tôm 2.4. Thực hiện đồng bộ các chính sách 2.5: Biện pháp đối với hộ nuôi
  • 7. Khóa luận tốt nghiệp KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………………………........ 64 1.Kết luận..........................................................................................................64 2.Kiến nghị........................................................................................................66 2.1: Đối với Ủy Ban Nhân Dân tỉnh. 2.2: Đối với Ủy Ban Nhân Dân huyện, xã. 2.3. Đối với bản thân hộ nuôi. TÀI LIỆU THAM KHẢO...………………………………………………………….69 PHỤ LỤC…………………………………………………………………………... . 75
  • 8. Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT KÍ HIỆU NGHĨA NTTS : Nuôi trồng thủy sản UBNN : Ủy ban nhân dân NN & PTNN : Nông nghiệp và phát triển nông thôn HTX : Hợp tác xã TSCĐ : Tài sản cố định CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa BQ : Bình quân
  • 9. Khóa luận tốt nghiệp BẢNG BIỂU Bảng 1: Diện tích, sản lượng nuôi tôm năm 2005-2012.............................................. 18 Bảng 2: Độ cao địa hình tự nhiên các vùng của xã Vinh Hưng................................... 28 Bảng 3: Tình hình dân số và lao động của xã năm 2012 ............................................. 29 Bảng 4: Quy mô, cơ cấu đất đai của xã năm 2012....................................................... 30 Bảng 5: Diện tích nuôi trồng thủy sản ở xã Vinh Hưng giai đoạn 2010-2012............ 34 Bảng 6: Năng suất sản lượng nuôi trồng thủy sản ở xã Vinh Hưng giai đoạn 2010-2012......35 Bảng 7: Khái quát chung các hộ điều tra ở xã Vinh Hưng .......................................... 36 Bảng 8: Tình hình đầu tư trang thiết bị phục vụ nuôi trồng thủy sản của các hộ điều tra năm 2012...................................................................................................................... 37 Bảng 9: Chi phí sản xuất hình thức nuôi tôm kết hợp năm 2012 (tính BQ/ha) ........... 39 Bảng 10: Năng suất, sản lượng của các vật nuôi ......................................................... 40 Bảng 11: Kết quả và hiệu quả nuôi tôm kết hợp của các hộ điều tra ở xã Vinh Hưng năm 2012 (tính BQ/ha).................................................................................................41 Bảng 12 : Ảnh hưởng của các yếu tố đến lợi nhuận kinh tế của nuôi tôm kết hợp ..... 43 Bảng 13: Ảnh hưởng của diện tích đến kết quả và hiệu quả nuôi tôm kết hợp năm 2012......46 Bảng 14: Ảnh hưởng của chi phí thức ăn đến kết quả và hiệu quả nuôi tôm kết hợp năm 2012 ......................................................................................................................48 Bảng 15: Ảnh hưởng của công lao động đến kết quả và hiệu quả nuôi tôm kết hợp năm 2012.............................................................................................................................. 50 Bảng 16: Tình hình tiêu thụ tôm của các hộ điều tra................................................... 51
  • 10. Khóa luận tốt nghiệp ĐƠN VỊ QUY ĐỔI 1ha = 10000 m2 1 tấn = 10 tạ
  • 11. Khóa luận tốt nghiệp TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Qua chuyến thực tập tại xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế tôi đã thấy rõ được bức tranh toàn cảnh về sự khởi sắc đáng mừng của bà con nơi đây. Đó cũng là nhờ vào đường lối chủ đạo của Đảng và nhà nước, quan tâm thực sự đến đời sống kinh tế xã hội cụ thể là thông qua chính sách phát triển nuôi tôm kết hợp một mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao. Xuất phát từ thực trạng đó tôi đã chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả nuôi tôm kết hợp tại xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế” Mục tiêu chính của nghiên cứu Xem xét tình hình thực hiện mô hình nuôi tôm kết hợp, đánh giá hiệu quả đạt được về mặt kinh tế, xã hội môi trường từ đó đưa ra một số giải pháp, kiến nghị để nâng cao hiệu quả kinh tế nuôi tôm kết hợp tại xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới. Dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu Thông qua tài liệu sách báo, các báo cáo tổng kết sản xuất kinh doanh của xã Vinh Hưng… liên quan đến mô hình nuôi tôm kết hợp tại xã Vinh Hưn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận: phương pháp duy vật biện chứng Phương pháp nghiên cứu: phương pháp thu thập, phân tích, xử lý số liệu Phương pháp phỏng vấn trực tiếp các hộ điều tra Kết quả nghiên cứu đạt được Nuôi tôm kết hợp đem lại hiệu quả kinh tế cao giúp người dân có công ăn việc làm, thu nhập ổn định, xã hội ngày càng phát triển. Đồng thời cải thiện môi trường nước một vấn đề khó giải quyết trong nhiều năm.
  • 12. Khóa luận tốt nghiệp ĐẶT VẤN ĐỀ 1.Tính cấp thiết Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, nông lâm ngư nghiệp đã đạt được những thành tựu nhất định với sự tăng trưởng điều đặn qua các năm. Trong những năm gần đây, chính phủ đang thực hiện chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế tùy thuộc vào lợi thế cũng như tình hình kinh tế xã hội của từng địa phương. Việt Nam có chiều dài bở biển là 3260km, 112 sông, 12 đầm phá lớn nhỏ và trên 4000 hải đảo. Có thể nói, tiềm năng thủy vực của nước ta rất lớn thuận lợi cho việc phát triển ngành thủy sản nói chung và nuôi trồng thủy sản nói riêng. Thủy sản là một trong những thế mạnh của Việt Nam, có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nhanh nhất thế giới đạt 18%/năm giai đoạn 1998 - 2008. Năm 2008, tổng sản lượng thủy sản của Việt Nam đạt 4,6 triệu tấn, trong đó nuôi trồng đạt gần 2,5 triệu tấn và khai thác đạt trên 2,1 triệu tấn, đưa Việt Nam lên vị trí thứ 3 về sản lượng nuôi trồng thủy sản và đứng thứ 13 về sản lượng khai thác thủy sản trên thế giới. Cũng trong năm này, Việt Nam xuất khẩu được trên 4,5 tỷ USD hàng thủy sản, đứng thứ 6 về giá trị xuất khẩu thủy sản. Ngành nuôi trồng thủy sản là một ngành sản xuất vật chất quan trọng trong ngành thủy sản cũng như trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Nuôi trồng thủy sản đang là một ngành nghề tạo ra giá trị kinh tế cao với kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt hơn 1 tỷ USD. Ngoài ra, nuôi trồng thủy sản góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp đồng thời tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, có ý nghĩa xã hội to lớn. Ngày nay, con người đang có xu hướng chuyển sang tiêu dùng sản phẩm thủy sản thay cho sản phẩm động thực vật thông thường khác. Trong khi đó, sản lượng thủy sản khai thác lại đang có xu hướng giảm do tình trạng khai thác quá mức và tình trạng ô nhiễm môi trường. Do đó, ngành nuôi trồng thủy sản càng ngày càng trở nên quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu về thủy sản của con người và bổ sung, bù vào nguồn lợi thủy sản bị khai thác. Trong đó, tôm, cua, cá là những sản phẩm thủy sản được người tiêu dùng ngày nay ưa chuộng. Việc phát triển nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nghề nuôi tôm xuất khẩu trong những năm gần đây đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho rất nhiều hộ dân.
  • 13. Khóa luận tốt nghiệp Nghề nuôi trồng thủy sản ở đầm phá Thừa Thiên Huế bắt đầu phát triển mạnh từ những năm 1990, đến nay đã trở thành thế mạnh và mũi nhọn trong phát triển kinh tế của Tỉnh. Với diện tích hơn 22.000 ha mặt nước đầm phá, Thừa Thiên Huế là tỉnh có tiềm năng lớn về phát triển nuôi trồng thủy sản. Trong những năm gần đây, sự phát triển nhanh các ngành khai thác tài nguyên đầm phá mà chủ yếu là nghề nuôi tôm với nhiều hình thức, mức độ thâm canh và trình độ khác nhau đã làm thay đổi diện mạo của toàn vùng đầm phá ven biển. Một bộ phận dân cư trong vùng có đời sống tăng đáng kể, bên cạnh đó một số vấn đề về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái nảy sinh cần được tiếp tục nghiên cứu. Sự bùng nổ nuôi tôm một cách ồ ạt và tự phát sau năm 1999 đã làm cho không gian đầm phá bị chia cắt manh mún, môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, nguồn lợi thủy sản đang giảm sút. Những điều này sẽ để lại hậu quả nặng nề cho vùng đầm phá hiện tại và trong tương lai. Xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế là một trong 33 xã thuộc khu vực đầm phá Tam Giang - Cầu Hai với diện tích mặt nước đầm phá là 535,14 ha. Đây là một trong những vùng đi đầu trong phong trào nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng ở huyện Phú Lộc. Vì vậy có rất nhiều hộ gia đình trở thành nhà tỷ phú nuôi tôm, xong do lợi nhuận lớn, việc nuôi tôm diễn ra một cách ồ ạt, không có quy hoạch tổng thể và cụ thể, không tuân thủ theo các biện pháp kĩ thuật, người nuôi chạy theo lợi nhuận cá nhân, phát triển tự phát, kinh nghiệm sản xuất nuôi trồng còn non trẻ, thiếu sự quy hoạch của chính quyền địa phương trong việc phát triển nuôi trồng thủy sản và quản lý tài nguyên vùng đầm phá. 2.Lý do Sau năm 2011 tình trạng môi trường tại các hồ nuôi bị ô nhiễm, dịch bện có xu hướng gia tăng, ảnh hưởng xấu đến năng suất và hiệu quả nuôi tôm, nhiều hộ gia đình thất thu, thua lỗ, nợ nần chồng chất làm cho người dân nơi đây vốn đã nghèo nay còn lại nghèo hơn. Trước tình hình nuôi tôm gặp nhiều khó khăn về kinh tế, dịch bệnh, môi trường vùng nuôi bị ô nhiễm… trên địa bàn xã Vinh Hưng. Có nhiều chủ trương và chính sách mới nhằm giải quyết những khó khăn cho người nuôi tôm. Một hướng đi khác là phải tạo ra các hoạt động nuôi trồng thủy sản mới ổn định và bền vững cho người dân
  • 14. Khóa luận tốt nghiệp yên tâm sản xuất. Để làm tốt điều này trước hết cần khắc phục và tìm ra nguyên nhân chính dẫn đến những khó khăn nghề nuôi tôm gặp phải, và có biện pháp giải quyết một cách phù hợp với tình hình nuôi tôm ở đầm phá Thừa Thiên Huế. Việc đưa mô hình nuôi tôm kết hợp vào thay thế cho hình thức nuôi tôm đơn canh là một giải pháp được nhiều nghiên cứu ứng dụng và triển khai. Có thể nói mô hình nuôi tôm kết hợp được coi là hiệu quả và bền vững hơn so với nuôi đơn canh tôm. Đa số những hộ làm mô hình nuôi tôm kết hợp ở vùng nghiên cứu đều có lãi hoặc hoà vốn, số hộ lỗ là rất ít, thị trường tiêu thụ đa dạng và thuận tiện, loài nuôi chính trong nuôi xen ghép đa dạng “tôm - cá - cua ” nên giảm bớt rủi ro trong quá trình sản xuất, môi trường tại các hồ nuôi dần được cải thiện, mặc dù thu nhập đem lại cho người dân chưa cao nhưng tạo ra sự ổn định giúp người dân yên tâm sản xuất nuôi. Xuất phát trước tình hình thực tế đó tôi đã thực hiện nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi tôm kết hợp tại xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài tốt nghiệp của mình 3. Mục tiêu 3.1: Mục tiêu chung Trên cơ sở phân tích thực trạng nuôi tôm kết hợp ở xã Vinh Hưng, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế nuôi tôm kết hợp tại xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian đến. 3.2: Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiển về hiệu quả kinh tế trong nuôi tôm kết hợp. - Phân tích thực trạng nuôi tôm kết hợp tại xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2010-2012. - Đánh giá mô hình nuôi tôm kết hợp trên các khía cạnh kinh tế, xã hội, môi trường. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả mô hình nuôi tôm kết hợp tại xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian đến. 4. Các phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận: phương pháp duy vật biện chứng.
  • 15. Khóa luận tốt nghiệp Phương pháp nghiên cứu: * Phương pháp thu thập số liệu: -Số liệu thứ cấp: Dựa vào các tài liệu đã được công bố như niên giám thống kê của các cấp, các tài liệu, báo cáo của các cơ quan chuyên ngành và các cấp chính quyền như: Phòng NN & PTNN huyện, Sở Thủy sản, UBNN xã, các HTX trong các năm 2010 đến 2012. Ngoài ra đề tài còn sử dụng một số kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả. -Số liệu sơ cấp: Tiến hành điều tra chọn mẫu 60 hộ gia đình theo phương pháp chọn mẫu không lặp theo danh sách thôn của xã. Bảng câu hỏi được thiết kế khoa học để phỏng vấn các hộ trong mẫu điều tra, số liệu thu thập năm 2013 gồm những nội dung chủ yếu: + Đánh giá năng lực của hộ bao gồm năng lực của chủ hộ ( trình độ văn hóa, độ tuổi, năm kinh nghiệm nuôi tôm), năng lực sản xuất của hộ (diện tích nuôi, hình thức nuôi, vốn đầu tư, lao động…) + Kết quả nuôi, giống, thức ăn, công lao động và sản lượng thu hoạch, giá bán…Từ đó xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả nuôi tôm kết hợp làm cơ sở đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả * Phương pháp phân tích số liệu: -Pháp phân tích thống kê -Phương pháp phân tích hồi quy Phương pháp chuyên gia chuyên khảo 5. Phạm vi nghiên cứu - Địa bàn nghiên cứu: Xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế - Thời gian nghiên cứu: Tình hình nuôi tôm kết hợp giai đoạn 2010-2012 - Đối tượng nghiên cứu: Các hộ gia đình có nuôi tôm kết hợp ở xã Vinh Hưng Trong quá trình nghiên cứu, do sự phức tạp của nuôi tôm kết hợp, sự hạn hẹp về thời gian nghiên cứu cũng như sự hạn chế về trình độ chuyên môn của bản thân người nghiên cứu, đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong quý thầy cô và bạn đọc đóng góp để đề tài được hoàn thiện hơn.
  • 16. Khóa luận tốt nghiệp NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ NUÔI TÔM KẾT HỢP 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Hiệu quả kinh tế 1.1.1: Khái niệm, các quan điểm và ý nghĩa của hiệu quả kinh tế Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, hiệu quả kinh tế không chỉ là mối quan tâm của các doanh nghiệp, các nhà hoạch định chính sách mà là của toàn xã hội. Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh chất lượng của hoạt động kinh tế, là thước đo trình độ tổ chức và quản lý các doanh nghiệp. Chính vì vậy trong điều kiện hiện nay các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì yêu cầu đặt ra là hoạt động phải có hiệu quả về mặt kinh tế. Chúng ta biết khuynh hướng hiện nay của thế giới là phát triển kinh tế theo chiều sâu, một nền kinh tế với nguồn lực hữu hạn sản xuất ra những sản phẩm có giá trị sản xuất cao với hao phí lao động xã hội ít nhất. Có như vậy mới có điều kiện mở rộng sản xuất, áp dụng các ứng dụng, tiến bộ khoa học kỹ thuật mới. Vậy hiệu quả kinh tế là gì? Hiệu quả theo quan điểm của Mác, đó là việc “tiết kiệm và phân phối một cách hợp lý thời gian lao động sống và lao động vật hóa giữa các ngành” và đó cũng chính là quy luật “tiết kiệm và tăng năng suất lao động” hay tăng hiệu quả. Mác cũng cho rằng “nâng cao năng suất lao động vượt quá nhu cầu cá nhân của người lao động là hết thảy mọi xã hội” Theo quan điểm của các nhà kinh tế học thị trường, đứng đầu là Paul A.Samuelson và Wiliam. D. Nordhalls cho rằng, một nền kinh tế có hiệu quả, một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả thì các điểm lựa chọn đều nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất của nó và “hiệu quả có ý nghĩa là không lãng phí”. Nghiên cứu hiệu quả sản xuất phải xét đến chi phí cơ hội “hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loại hàng hóa này mà không cắt giảm sản lượng một loại hàng
  • 17. Khóa luận tốt nghiệp hóa khác. Mọi nền kinh tế có hiệu quả nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất của nó”. Khi bàn về khái niệm hiệu quả, các tác giả Đỗ Kim Chung, Phạm Vân Đình, Trần Văn Đức, Quyền Đình Hà thống nhất là cần phân biệt rõ ba khái niệm cơ bản về hiệu quả: Hiệu quả kỹ thuật, Hiệu quả phân bổ các nguồn lực và Hiệu quả kinh tế. + Hiệu quả kỹ thuật: Là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên chi phí đầu vào. Hiệu quả kỹ thuật được áp dụng phổ biến trong kinh tế vi mô để xem xét tình hình sử dụng nguồn nhân lực cụ thể, nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm. + Hiệu quả phân bổ các nguồn lực: Là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí thêm về đầu vào hay nguồn lực. + Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Một số quan điểm khác lại cho rằng, hiệu quả được hiểu là mối quan hệ tương quan so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được chi phí đó. Kết quả sản xuất ở đây được hiểu là giá trị sản phẩm đầu ra, còn lượng chi phí bỏ ra là giá trị các nguồn lực đầu vào. Mối quan hệ so sánh này được xem xét về cả hai mặt (so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối). Như vậy, một hoạt động sản xuất nào đó đạt được hiệu quả cao chính là đã đạt được mối quan hệ tương quan tối ưu giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Có quan điểm lại xem xét, hiệu quả kinh tế là sự so sánh giữa mức độ biến động của kết quả sản xuất và mức độ biến động của chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Việc so sánh này có thể tính cho số tuyệt đối và số tương đối. Quan điểm này có ưu việt trong đánh giá hiệu quả của đầu tư theo chiều sâu hoặc hiệu quả của việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, tức là hiệu quả kinh tế của phần đầu tư thêm. Theo ý kiến của một số nhà kinh tế khác thì những quan điểm nêu trên chưa toàn diện, vì mới nhìn thấy ở những góc độ và khía cạnh trực tiếp. Vì vậy, khi xem xét
  • 18. Khóa luận tốt nghiệp hiệu quả kinh tế phải đặt trong tổng thể kinh tế - xã hội, nghĩa là phải quan tâm đến các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội như nâng cao mức sống, cải thiện môi trường… Như vậy, hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh và trình độ của mọi hình thái kinh tế - xã hộ. Ở các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau, quan niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng khác nhau tùy thuộc và điều kiện kinh tế - xã hội và mục đích yêu cầu của từng đơn vị sản xuất. Tuy nhiên mọi quan niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh đều thể hiện một điểm chung nhất. Đó là tiết kiệm nguồn lực để sản xuất ra khối lượng sản phẩm tối đa. Vì vậy có thể hiểu hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh một cách bao quát như sau: Hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực và tiết kiệm chi phí các nguồn lực đó trong quá trình sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu sản xuất kinh doanh. 1.1.2. Nội dung và bản chất của hiệu quả kinh tế * Nội dung: Nội dung của hiệu quả sản xuất kinh doanh có thể được hiểu như sau: - Hiệu quả kinh tế là quan hệ so sánh, đo lường cụ thể quá trình sử dụng các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất (đất đai, vốn, lao động, khoa học, kỹ thuật, quản lý…) để tạo ra khối lượng sản phẩm lớn hơn với chất lượng cao hơn. - Trong sản xuất kinh doanh luôn luôn có mối quan hệ giữa sử dụng yếu tố đầu vào (chi phí) và đầu ra (sản phẩm), từ đó chúng ta mới biết được hao phí cho sản xuất là bao nhiêu? Loại chi phí nào? Mức chi phí như vậy có chấp nhận không? Mối quan hệ này được xem xét ở từng sản phẩm, dịch vụ và cho cả doanh nghiệp. - Hiệu quả kinh tế gắn liền với kết quả của từng hoạt động cụ thể trong sản xuất kinh doanh, ở những điều kiện lịch sử cụ thể. Kết quả và hiệu quả kinh tế là hai phạm trù kinh tế khác nhau, nhưng có quan hệ mật thiết với nhau. Đây là mối quan hệ mật thiết giữa mặt chất và mặt lượng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả thể hiện khối lượng, quy mô của một sản phẩm cụ thể và được thể hiện bằng nhiều chỉ tiêu, tùy thuộc vào từng trường hợp. Hiệu quả của đại lượng được
  • 19. Khóa luận tốt nghiệp dùng để đánh giá hiệu quả đó được tạo ra như thế nào? Chi phí bao nhiêu? Mức chi phí cho một dơn vị kết quả có chấp nhận được không? Song, hiệu quả và kết quả phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, đặc điểm của từng ngành sản xuất, qui trình công nghệ, thị trường… Do đó, khi đánh giá hiệu quả cần phải xem xét tới các yếu tố đó để có kết luận cho phù hợp. -Tính toán hiệu quả kinh tế gắn liền với việc lượng hóa các yếu tố đầu vào (chi phí) và các yếu tố đầu ra (sản phẩm) của từng sản phẩm, dịch vụ của từng công nghệ trong điều kiện nhất định. Các doanh nghiệp với mục đích là tìm kiếm lợi nhuận tối đa trên cơ sở khối lượng sản phẩm hàng hóa sản xuất ra nhiều nhất với chi phí tài nguyên và lao động thấp nhất. Do vậy, hiệu quả kinh tế liên quan trực tiếp đến các yếu tố đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất. Việc lượng hóa hết và cụ thể các yếu tố này để tính toán hiệu quả kinh tế thường gặp nhiều khó khăn (đặc biệt đối với sản xuất nông nghiệp). Chẳng hạn: + Đối với yếu tố đầu vào: Trong sản xuất nói chung, sản xuất nông nghiệp nói riêng, tài sản cố định (TSCĐ) được sử dụng nhiều cho chu kỳ sản xuất, trong nhiều năm nhưng không đồng đều. Mặt khác, giá trị thanh lý và sữa chữa lớn khó xác định chính xác, nên việc tính khấu hao TSCĐ và phân bổ chi phí để tính hiệu quả chỉ có tính chất tương đối. Một số chi phí chung như chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ( đường giao thông, trạm, trường…), chi phí thông tin, khuyến cáo khoa học kỹ thuật cần thiết phải hoạch toán vào chi phí, nhưng trên thực tế không tính toán cụ thể và chính xác được. Sự biến động của giá cả và mức độ trượt giá ở trên thị trường gây khó khăn cho việc xác định chính xác các loại chi phí sản xuất. Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng thuận lợi và khó khăn cho sản xuất, nhưng mức độ tác động là bao nhiêu đến nay vẫn chưa có phương pháp nào xác định chuẩn xác nên cũng ảnh hưởng đến tín dụng, tính đủ các yếu tố đầu vào. + Đối với các yếu tố đầu ra: Trên thực tế chỉ lượng hóa được kết quả thể hiện bằng vật chất, có kết quả thể hiện dưới dạng phi vật chất như tạo công ăn việc làm, khả năng cạnh tranh trên thị trường, tái sản xuất mở rộng, bảo vệ môi trường… thường
  • 20. Khóa luận tốt nghiệp không thể lượng hóa ngay được và chỉ biểu lộ hiệu quả sau một thời gian dài. Vậy thì việc xác định đúng, đủ lượng kết quả này cũng gặp khó khăn. * Bản chất của hiệu quả kinh tế: - Bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội. Quan điểm này gắn liền với hai quy luật của nền sản xuất xã hội là quy luật tăng năng suất lao động và quy luật tiết kiệm thời gian lao động. Điều này thể hiện mối quan hệ so sánh giữa lượng kết quả hữu ích thu được với lượng hao phí lao động xã hội. Đó chính là hiệu quả của lao động xã hội. - Hiệu quả sản xuất kinh doanh là thước đo duy nhất chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh. Một phương án sản xuất có hiệu quả thì phải đạt được kết quả cao nhất, với chi phí thấp nhất trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới. Về khía cạnh này cũng thể hiện chất lượng của quá trình hoạt động sản xuất. Muốn nâng cao chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh thì không dừng lại ở việc đánh giá những hiệu quả đã đạt được, mà còn phải thông qua nó để tìm giải pháp thúc đẩy sản xuất phát triển ở mức cao hơn. Do đó hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế đánh giá trình độ sản xuất nhưng không phải mục đích cuối cùng của sản xuất. 1.2. Hiệu quả kinh tế trong nuôi tôm kết hợp 1.2.1. Nuôi tôm kết hợp 1.2.1.1. Khái niệm nuôi tôm kết hợp Nuôi tôm kết hợp là nuôi kết hợp nhiều loại trên cùng một diện tích trong cùng thời vụ sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên như đất đai diện tích mặt nước, thời tiết khí hậu…và áp dụng các kỹ thuật vào quy trình nuôi nhằm nâng cao năng suất thuộc sở hữu cá nhân hay tập thể. Đặc điểm chung của các mô hình này là nuôi tôm xen cá kình, cá dìa và cua không ảnh hưởng đến nhau mà còn tương trợ bổ sung cho nhau tận dụng hết thức ăn dư thừa, làm sạch môi trường và đều có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn. Đặc biệt trong quá trình nuôi, việc ít hoặc không sử dụng hóa chất để phòng bệnh đã khiến sản phẩm thu hoạch có chất lượng và giá trị cao hơn.
  • 21. Khóa luận tốt nghiệp 1.2.1.2. Vai trò của nuôi tôm kết hợp - Cung cấp thực phẩm: Tôm, cua, cá là nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng rất được mọi người yêu thích. Từ xưa tới nay, con người luôn coi tôm, cua, cá là thực phẩm lý tưởng nhất. Trong nó có các đặc điểm như hàm lượng protein cao, lượng mỡ và colexteron thấp, có rất nhiều loại vitamin, dễ tiêu hóa và hấp thụ đối với con người, đẩy mạnh quá trình trao đổi chất. Đây là đặc điểm khiến cho các loại thịt không thể so sánh được. Hơn nữa, tôm cua cá còn là nguồn cung cấp protein thích hợp nhất cho sức khỏe con người. - Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp: Phát triển mô hình nuôi tôm kết hợp có thể cung cấp nguyên vật liệu cho các ngành khác như công nghiệp, nông nghiệp, y dược và công nghiệp quốc phòng, thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề liên quan. Mô hình nuôi tôm kết hợp ngoài chức năng làm thực phẩm cho con người còn được sử dụng nhiều trong lĩnh vực khác đặc biệt là làm nuyên liệu cho các nhà máy chế biến đông lạnh. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao thì các sản phẩm nuôi tôm kết hợp cũng ngày càng có xu hướng được sử dụng rộng rãi hơn. -Tạo nguồn hàng xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ cho đất nước: Tôm, cua, cá là sản phẩm xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, có tỉ xuất thu đổi ngoại tệ cao. Cùng với các chính sách mở cửa của nền kinh tê, mối quan hệ giữa sự phát triển của mô hình nuôi tôm kết hợp Việt Nam và thị trường quốc tế ngày trở nên mật thiết. Mô hình nuôi tôm kết hợp địa phương đã chủ trương phát triển kinh tế hướng ngoại để tham gia vào thị trường cạnh tranh quốc tế, đẩy mạnh mô hình nuôi tôm kết hợp phát triển nhằm tạo ra ngoại tệ mạnh cho đất nước. 1.2.2. Đặc điểm kinh tế của nuôi tôm kết hợp 1.2.2.1. Đặc điểm sinh học của tôm Chủy: dạng như lưỡi kiếm, cứng, có răng cưa. Với tôm sú, phía trên chủy có 7- 8 răng và dưới chủy có 3 răng. Mũi khứu giác và râu: cơ quan nhận biết và giữ thăng bằng cho tôm 3 cặp chân hàm: lấy thức ăn và bơi lội
  • 22. Khóa luận tốt nghiệp 5 cặp chân ngực: lấy thức ăn và bò Cặp chân bụng: bơi Đuôi: có 1 cặp chân đuôi để tôm có thể nhảy xa, điều chỉnh bơi lên cao hay xuống thấp. Bộ phận sinh dục (nằm dưới bụng) Tôm thuộc loại dị hình phái tính, con cái có kích thước to hơn con đực. Khi tôm trưởng thành phân biệt rõ đực cái, thông qua cơ quan sinh dục phụ bên ngoài. Con đực: cơ quan sinh dục chính của con đực nằm ở phía trong phần đầu ngực, bên ngoài có cơ quan giao phối phụ nằm ở nhánh ngoài đôi chân ngực thứ 2, lỗ sinh dục đực mở ra hốc háng đôi chân ngực thứ 5. Tinh trùng thuộc dạng chứa trong túi. Con cái: Buồng trứng nằm dọc theo mặt lưng phía trên, hai ống dẫn trứng mở ra ở khớp háng đôi chân ngực thứ 3. Bộ phận chứa túi tinh gồm 2 tấm phồng lên ở đôi chân ngực thứ 4 và thứ 5 dưới bụng tôm. Tôm thường sống ở độ sâu nhỏ hơn 50 m nước. Có độ mặn thay đổi từ 15-30%. Còn nhỏ sống ở ven bờ khu vực nước lợ, lớn di dần ra biển và sinh sản. - Là đối tượng sống đáy nơi có chất bùn cát, hoặc cát bùn, vùi mình, hoạt động bắt mồi chủ yếu về ban đêm. - Là đối tượng sống có vòng đời dài so với một số đối tượng tôm nước ngọt (từ 3-4 năm), tốc độ sinh trưởng nhanh sau mỗi lần lột xác "từ cỡ thả P15 sau 110- 120 ngày đạt 25-30 g/con. Lớn gấp từ 3.000-4.000 lần so với ban đầu". - Là loài thích ứng với độ mặn từ 5-35 0 /00 tốt nhất là từ 15-250 /00. Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển từ 25-300 C lớn hơn 350 C hoặc thấp hơn 120 C kéo dài tôm sinh trưởng chậm. 1.2.2.2. Các hình thức nuôi tôm -Nuôi quảng canh cải tiến: Là hình thức nuôi thuỷ sản kết hợp với một số đối tượng khác trong ao đầm: cua Xanh, cá, tôm tự nhiên và rong câu chỉ vàng. Là loại hình dựa vào điều kiện môi trường tự nhiên là chính, mật độ tôm Sú thả 5-7 con P15 /m2 bổ sung một lượng thức ăn. Quy mô đầm nuôi thường 2-5 ha, năng suất đạt 0,5-0,8 tấn/ha/vụ.
  • 23. Khóa luận tốt nghiệp -Nuôi bán thâm canh: Là loại hình phù hợp với điều kiện nuôi có diện tích từ 0,5-1 ha, độ sâu 0,8-1,2m, điều kiện kinh tế của ngư dân chưa mạnh, mật độ thả giống P15 10-15 con/m2 , năng suất thường đạt 1,5-2 tấn/ha/vụ. -Nuôi thâm canh: Là loại hình cần đầu tư lớn, trình độ kỹ thuật của ngư dân cao, nhiều kinh nghiệm thực tế. Là hình thức nuôi hoàn toàn dựa vào giống nhân tạo, thức ăn công nghiệp, người quản lý có thể khống chế tốt sự biến đổi của môi trường nước ao nuôi. Quy mô ao nuôi thường 0,5-1 ha, tốt nhất là 1 ha/ao. Mật độ thả giống: 25-40 con/m2 . Năng suất từ 3 tấn trở lên. -Nuôi sinh thái: Mật độ thả 1-2 con/m2 không sử dụng thức ăn nhân tạo, thường nuôi xen ghép với các đối tượng tôm cá tự nhiên năng suất tôm thường đạt 0,15 - 0,2 tấn/ha/năm. Năng suất tuy thấp nhưng sản phẩm đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm. 1.2.2.3. Yêu cầu kỹ thuật của nuôi tôm kết hợp - Chuẩn bị ao: Tháo cạn nước đáy ao, nạo vét mùn bã hữu cơ ra khỏi ao nuôi, tu sửa lại những nơi xung yếu, lấp hết những lỗ mội để tránh thất thóat nước, thẩm lậu. Gia cố cống, làm đăng lưới chắn quanh cống phía trong ao. Rắc vôi nhằm tiêu diệt mầm bệnh, cải tạo pH đáy. Bón vôi lần 1 kết hợp phơi nắng (lượng vôi 700- 1.000kg/ha). Cày lật đáy, bón vôi lần 2 kết hợp phơi nắng đáy ao (lượng vôi 700- 1.000kg/ha), tùy giá trị pH đáy ta bón với liều lượng khác nhau. San bằng nền đáy. - Chuẩn bị nước: Theo dõi kết quả quan trắc môi trường, chọn đợt nước tốt lấy nước vào ao qua lưới lọc được làm bằng vải ka tê hay vải thun. Chiều dài: 10-15 m, miệng túi bằng miệng cống. Lấy liên tục cho đủ nước 1,2 m, đóng cống không cho nước thẩm lậu. Dùng thuốc diệt tạp (saponin) để khử các loại cá ăn thịt và các lòai cạnh tranh thức ăn với tôm theo tỷ lệ 50kg/ha (vào ngày nắng), 100kg/ha (vào ngày nhiều mây) . Tùy thuộc vào độ mặn của ao nuôi mà ta sử dụng với liều lượng khác nhau : Độ mặn > 20%o, liều dùng 30-60kg/ha, Độ mặn < 20%o, liều dùng 45-75 kg/ha. Bón phân bò, phân gà khô (300kg/ha) và phân urê (8kg/ha). Khi màu nước xanh nâu hoặc màu lá chuối non ta lấy túi phân ra khỏi ao. Môi trường đạt yêu cầu Độ kiềm : > 80ppm, Oxy hòa tan : > 4ppm, NH3 : < 0,1 ppm, Nhiệt độ nước : 28-32o C, PH nước : 7,5-8,5, Độ trong : 35-45 cm, Độ mặn : > 10%o tiến hành thả giống.
  • 24. Khóa luận tốt nghiệp - Chuẩn bị giống: Trong ao nuôi, ngoài đối tượng chính mang lại nguồn lợi kinh tế, ta thả thêm một số đối tượng khác để tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên, hoặc chất thải của đối tượng chính nhằm tạo cân bằng môi trường đem lại hiệu quả cao gọi là nuôi xen canh. Thông qua những đối tượng nuôi xen có các đặc điểm sống thích hợp trong vùng nuôi tôm, không ăn tôm, cá ăn mùn bả hữu cơ. Mục đích của việc nuôi xen canh nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường, giảm thiểu dịch bệnh đem lại hiệu quả kinh tế cao cho vùng nuôi. + Tôm giống: Khi nuôi ghép với cá, giống tôm cần đạt cỡ giống 3-5cm. Tùy theo điều kiện ao đìa, khả năng đầu tư chúng ta có thể thả giống 5-10con/m2. Kích thước giai : 5m x 20m x 1,5m; mật độ ương : 500-1.000 post 15/m2. Giai đặt trong ao nuôi. Thả giống lúc nhiệt độ thấp (7-10 giờ sáng). Ưu điểm ương trong giai là dễ quản lý, chăm sóc cho ăn, tính được tỉ lệ sống, chất lượng giống, qua đó lọc bỏ tôm yếu giúp tạo đàn giống có kích cỡ đồng đều, khỏe mạnh, khi đưa ra môi trường ao nuôi sẽ phát triển tốt. + Cua giống: Nên thả cua giống được sản xuất nhân tạo, khỏe mạnh, có kích cỡ đồng đều, từ 1,5 cm trở lên. Thời điểm thả cua tránh mùa nắng nóng, mật độ 0,2con/m2. Ta có thể tận dụng giai ương tôm để ương cua bột, trong giai đặt các bó chà làm giá thể cho cua trú ẩn, mật độ cua bột thả trong giai là 50 con/m2. + Cá giống: Cỡ cá từ 15-20g/con, mật độ thả ghép 0,05-0,1con/m2. Chú ý: Ương thả tôm trước khi thả cá từ 10-15 ngày. Có thể nuôi cá trong 5-7 % diện tích ao nuôi ở trung tâm được làm thành lồng lưới hình tròn hay vuông, hoặc chắn ở góc ao nuôi, gồm 2 lớp lưới, cố định lưới bằng khung tre (mắt lưới ngoài 1-2 mm, lưới trong 10-15 mm), sau 50-60 ngày nuôi tháo bỏ lớp lưới ngoài. (đảm bảo tôm không vào trong lồng và cá không ra ngoài lồng). Tùy vào môi trường ao nuôi mà ta lựa chọn loài cá để nuôi ghép: Với ao có độ mặn > 20% thả cá rô phi đỏ, rô phi đen, cá chua (cá măng). Vùng có độ mặn < 20% ta thả cá rô phi đơn tính. Nên thuần hóa độ mặn cho cá trước khi thả. Một số điểm cần lưu ý: cá chua là loài sống rộng muối, ăn tạp, trong tự nhiên cá ăn phiêu sinh thực vật, mùn bả hữu cơ, thảm thực vật đáy (rong đáy), trong ao nuôi sử dụng tốt thức ăn chế biến. Cá rô phi: Ăn tạp, sống rộng muối. Trong tự nhiên ăn động thực vật phù du và mùn bã hữu cơ. là loài có khả năng sinh sản của chúng
  • 25. Khóa luận tốt nghiệp trong ao rất lớn, vì thế nuôi xen canh trong ao tôm cần chú ý. Cá rô phi đỏ (Cá điêu hồng) sống và phát triển được ở độ muối 0-25%. - Chăm sóc quản lý: Chế độ cho ăn: Chỉ cho ăn đối tượng chính là tôm, cho ăn 2-4 lần/ngày tùy theo mật độ thả. Khẩu phần cho ăn từ 2-5% trọng lượng thân (thức ăn viên). Nên cho ăn tập trung chủ yếu vào ban đêm để tránh tình trạng cá tranh ăn thức ăn của tôm. - Chế độ thay nước: Sau khi thả tôm khoảng 1 tháng tuổi, bắt đầu thay nước. Tùy thuộc vào con nước, có thể thay 2-4 lần/con nước. Hằng ngày vào sáng sớm, kiểm tra sức khỏe tôm. Thường xuyên kiểm tra môi trường nước, tốc độ phát triển của tôm, cua, cá để có những biện pháp tích cực kịp thời nhằm đem lại hiệu quả cao cho vụ nuôi. 1.3. Xác định kết quả và hiệu quả kinh tế trong nuôi tôm kết hợp 1.3.1. Xác định kết quả trong nuôi tôm kết hợp Thời gian qua, tình hình dịch bệnh trên tôm diễn biến phức tạp gây thiệt hại nặng cho người nuôi tôm. Nguyên nhân cơ bản là vùng nuôi đã qua sử dụng nhiều năm, nuôi nhiều vụ trong năm làm cho môi trường nước bị ô nhiễm. Trước thực trạng đó, làm thế nào để cải thiện vùng nuôi tôm bị xuống cấp, khôi phục sản xuất và phát triển nuôi trồng thuỷ sản theo hướng an toàn và bền vững là một yêu cầu bức thiết. Giải pháp kỹ thuật nuôi kết hợp, nuôi ghép được các nhà khoa học khuyến cáo áp dụng trong giai đoạn hiện nay để cứu nghề nuôi tôm. Ngành thủy sản cho nuôi thử nghiệm mô hình tôm sú kết hợp cá kình trong ao nuôi tôm bị ô nhiễm. Kết quả, hình thức nuôi tôm và cá kình đã làm sạch môi trường nước, không xảy ra dịch bệnh và đem lại lãi. Bắt đầu vụ nuôi năm 2010 nhiều ngư dân chuyển sang mô hình nuôi hỗn hợp tôm, cá mang lại kết quả khả quan diện tích năm sau cao hơn năm trước. Kết quả thực hiện mô hình nuôi tôm kết hợp cũng cho thấy, các chỉ số môi trường ao nuôi như: độ mặn, độ pH đều tương đối ổn định. Tỷ lệ cá kình và tôm sống tương đương nhau, khoảng 80% đến 90% so với số lượng thả ban đầu. Điều quan trọng là, việc nuôi tôm sú xen cá kình và cua không ảnh hưởng nhau mà con tương trợ và bổ sung cho nhau giúp hạn chế được chi phí cho người nuôi và tạo ra môi trường nuôi tốt, ít bị dịch bệnh. So với nuôi chuyên tôm thì mô hình xen ghép tôm cua cá ít
  • 26. Khóa luận tốt nghiệp gặp rủi ro, tỷ lệ sống của cá và tôm cao, ít xảy ra dịch bệnh và thích nghi với điều kiện môi trường khắc nghiệt. Đặc biệt, cá kình hay cá đối vừa có thể sống trong môi trường bị ô nhiễm, vừa có thể tái tạo lại môi trường nhờ ăn được các chất mùn bã hữu cơ trong ao. Xét trên nhiều khía cạnh khác nhau thì nuôi xen ghép đang là một giải pháp phù hợp với năng lực và khả năng tài chính của các hộ nuôi, đặc biệt là những hộ nghèo. Dù không lãi lớn như khi nuôi độc canh nhưng nuôi kết hợp lại mang tính ổn định cao hàng năm những người đầu tư nuôi độc canh hướng nuôi kết hợp lại mang tính ổn định cao. Trong cùng một thời gian nuôi tương đương nhau thì nuôi chuyên tôm có thể mang lại thu nhập cũng như lãi ròng gần gấp ba so với nuôi tôm kết hợp. Tuy nhiên các hộ nuôi tôm phải đầu tư một số tiền gấp 3 lần số tiền đầu tư để nuôi tôm kết hợp trên cùng một diện tích nuôi. Nếu xét vệ hiệu suất đầu tư thì nuôi xen ghép đạt tỉ lệ lãi trên chi phí cao hơn. Tỉ lệ này ở nuôi tôm kết hợp là 39.1% trong khi đó tỉ lệ này đối với nuôi chuyên tôm chỉ là 30,5%. Đặc biệt trong quá trình nuôi, việc ít hoặc không sử dụng hóa chất để phòng bệnh đã khiến sản phẩm thu hoạch có chất lượng và giá trị cao hơn. 1.3.2. Xác định hiệu quả trong nuôi tôm kết hợp - Về Kinh tế Mặc dù thời tiết không thuận lợi, kết quả thu được từ mô hình cho những kết quả khả quan sau 3 tháng thả nuôi. Tỉ lệ sống đối với tôm sú, cá đối mục và cua, theo thứ tự, đạt 55%, 50% và 60%. Trọng lượng trung bình của các đối tượng nuôi khi thua hoạch đạt 95% so với yêu cầu đặt ra. Cá có thể đạt trọng lượng từ 100-200g/con, cua khoảng 250g/con và tôm sú thương phẩm 20-30g/con. Sản lượng đạt trung bình 1,3 tấn/ha. Mô hình nuôi tôm kết hợp chi phí thấp, ít bị rủi ro trong quá trình nuôi vì không cần xử lý phân thuốc, chỉ cho ăn thức ăn bổ sung từ hến, cá vụn… Khi gần thu hoạch nên môi trường không bị ô nhiễm, cua, tôm ít chết. Đặc biệt, giá cua trên thị trường luôn ổn định, sau khi trừ chi phí đầu tư nông dân còn lợi nhuận cao. Theo ước tính của nhiều nông dân, trung bình mỗi héc ta nuôi thu lợi nhuận lợi từ 20 – 35 triệu đồng/ha (tuỳ theo hình thức nuôi chuyên, nuôi kết hợp hay nuôi luân canh).
  • 27. Khóa luận tốt nghiệp - Về xã hội và môi trường Mô hình nuôi tôm kết hợp hạn chế được vấn đề rủi ro do độc canh. Thêm vào đó, nuôi tôm kết hợp không cần phải sử dụng nhiều hóa chất như nuôi tôm bán thâm canh nên mô hình này được người dân cho rằng đã góp phần cải thiện vấn đề ô nhiễm nguồn nước NTTS, tạo sự cân bằng sinh thái, hạn chế sự ô nhiễm làm sạch môi trường ao, phì dưỡng trong quá trình nuôi tôm tạo, giảm dịch bệnh. Nuôi kết hợp nhiều đối tượng trên cùng một diện tích đã mở ra hướng sản xuất phù hợp với điều kiện của từng vùng nuôi tôm thấp triều kém hiệu quả. Bên cạnh đó, giúp hàng ngàn hộ gia đình ở vùng ven biển và đầm phá phát triển kinh tế theo hướng bền vững, bảo đảm an sinh xã hội góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo sinh kế, tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho bà con ở vùng ven. Rõ ràng, đối với những hộ nghèo thì việc đầu tư nuôi tôm sẽ gặp khó khăn hơn so với nuôi xen ghép do đầu tư quá lớn. Bên cạnh đó, mô hình nuôi xen ghép hạn chế được vấn đề rủi ro do độc canh, tăng sản lượng thu hoạch, đem lại hiệu quả kinh tế, góp phần phát triển nghề nuôi tôm theo hướng ổn định, bền vững. 1.4. Quan điểm của Đảng và Nhà Nước về nuôi trồng thủy sản Bất kì một hoạt động sản xuất nào trong nền kinh tế quốc dân muốn tồn tại và phát triển lâu dài thì phải tuân thủ các văn bản pháp lí. Các văn bản này được ban hành dựa trên quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của đất nước, quy hoạch phát triển trong nền kinh tế. Vì vậy các văn bản pháp lý vừa là cơ sở vừa là động lực cho sự phát triển các nền kinh tế trong nền kinh tế nói chung và ngành NTTS nói riêng. Thực hiện Quyết định số 224/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) thời kỳ 1999-2010 (quyết định 224) và Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP của Chính phủ về một số chủ trương và chính sách về chuyển đổi cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp (Nghị quyết 09) và một số chính sách khuyến khích phát triển NTTS nước ta mạnh mẽ cả về diện tích, hình thức nuôi, năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế. Căn cứ tình hình phát triển nuôi tôm nước lợ thời gian qua, cơ sở hạn tầng hiện có, nhất là hệ thống thuỷ lợi, tình hình chuyển đổi cơ cấu sản xuất… để chỉ đạo thực hiện và điều chỉnh quy hoạch (hàng năm cần rà soát, điều chỉnh và bổ sung quy hoạch). Sớm hình thành và triển khai
  • 28. Khóa luận tốt nghiệp các dự án xây dựng các vùng chuyên canh nuôi tôm bán thâm canh và thâm canh, các dự án chuyển đổi diện tích sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi tôm. Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến vấn đề phát triển ngành thuỷ sản, coi ngành thuỷ sản là mũi nhọn, coi công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông thôn là bước đi ban đầu quan trọng nhất, coi chuyển một bộ phận diện tích đất đai đang canh tác nông nghiệp và muối kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản là hướng đi chủ yếu của chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn (nghị định 09 NQ-CP ngày 15- 06-2000 ) và có những chương trình, chính sách hỗ trợ rất lớn cho công việc chuyển đổi và phát triển ngành thuỷ sản trên toàn quốc. Phát triển nuôi trồng thuỷ sản làm thúc đẩy quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn. Trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản việc ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến ngày càng phổ biến, đặc biệt là công nghệ sản xuất giống. Biểu hiện rõ nét nhất của quá trình CNH, HĐH nuôi trồng thuỷ sản là việc phát triển mạnh các khu vực nuôi trồng thuỷ sản hàng hoá tập trung công nghiệp cao, chuyên môn hoá, tập trung hoá trong nuôi trồng thuỷ sản còn thể hiện theo chiều sâu đó là việc thay đổi phương thức nuôi trồng thuỷ sản, các phương thức nuôi trồng thuỷ sản lạc hậu quảng canh năng suất thấp ngày càng giảm, thay vào đó là những phương thức nuôi trồng tiến bộ như bán thâm canh, thâm canh hiệu quả cao có xu hướng tăng nhanh. Mặt khác, phát triển nuôi trồng thuỷ sản còn là nền tảng để thúc đẩy các ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản phát triển rộng khắp với nhiều hình thức và tính chất khác nhau. 2. Tình hình thực tiễn 2.1. Khái quát tình hình phát triển nuôi tôm trên Thế Giới và Việt Nam 2.1.1. Tình hình phát triển nuôi tôm Thế Giới Chiếm đến 38% sản lượng tôm trên thế giới, Trung Quốc đã vượt qua tất cả các nước khác để trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về sản xuất tôm từ nhiều năm trước. Năm 2010, sản lượng tôm của Trung Quốc đạt 899,6 nghìn tấn, năm 2011 đạt 962 nghìn tấn và trong năm 2012 sẽ đạt 1,048 triệu tấn. Vùng nuôi tôm nhiều nhất ở Trung Quốc là các tỉnh Quảng Tây và Quảng Ðông do có khí hậu ấm và nguồn cung cấp nước dồi dào. Thái Lan là nhà sản xuất tôm thứ hai trên thế giới với cả 3 loại tôm là tôm thẻ, tôm sú và tôm càng xanh. Năm 2011, Thái Lan đã sản xuất 553,2 nghìn tấn tôm. Năm
  • 29. Khóa luận tốt nghiệp 2012, sản lượng tôm Thái Lan đạt 670 nghìn tấn. Sự thành công của ngành tôm Thái Lan một phần là do những nổ lực đáng kể của chính phủ Thái Lan, phần khác là do ngành thủy sản nước này trong thập kỷ qua đã đảm bảo được các tiêu chuẩn, đáp ứng nhừng kỳ vọng của thị trường quốc tế. Nằm ở Đông Nam Á, với phân bố địa hình gồm nhiều đảo và có diện tích rộng lớn, hiện Indonesia đang đứng thứ tư trong tóp các nước sản xuất tôm lớn nhất thế giới. Năm 2011, giá trị xuất khẩu tôm của Indonesia đạt 1,2 tỷ USD với 390.631 tấn. Trong năm 2012, quốc gia này sản xuất được 442,757 tấn tôm và đạt 2 tỷ USD cho xuất khẩu tôm. Mỹ, Nhật Bản và Châu Âu là những thị trường xuất khẩu chính của tôm Indonesia, chiếm 90% sản lượng tôm của nước này. Đứng thứ năm trong các nước sản xuất tôm lớn nhất thế giới, Ấn Độ có sản lượng tôm đạt 107.737 tấn trong năm 2011 và dự kiến đạt 116.103 tấn trong năm 2012. Cơ quan phát triển xuất khẩu thủy sản Ấn Độ (MPEDA) dự đoán, sản lượng tôm thẻ chân trắng của nước này năm 2012 có thể đạt 60 nghìn tấn, tăng 2 lần so với năm ngoái, thậm chí nhiều dự báo khác cho rằng con số này có thể lên tới 100 nghìn tấn. 2.1.2. Tình hình phát triển nuôi tôm Việt Nam Bảng 1: Diện tích, sản lượng nuôi tôm năm 2005-2012 Năm Diện tích (ha) +/- % Sản lượng (nghìn tấn) +/- % 2005 528,3 327,2 2006 612,1 83,8 115,9 354,5 27,1 108,3 2007 633,4 21,3 103,5 384,5 30,0 108,5 2008 629,3 -4,0 99,4 388,4 3,9 101,0 2009 623,3 -6,0 99,1 419,4 31,0 108,0 2010 629,0 5,7 100,9 449,7 30,3 107,2 2011 656,4 27,4 104,4 495,7 46,0 110,2 2012 657,1 0,7 100,1 476,4 -19,3 96,1 (Nguồn: Tổng cục thống kê) Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Việt Nam đang là nước đứng thứ 3 trong tóp các quốc gia Châu Á dẫn đầu về sản xuất tôm trên
  • 30. Khóa luận tốt nghiệp thế giới, và được đánh giá là một trong những nước có nhiều tiềm năng để phát triển nghề này. Số liệu thống kê cho thấy, nghề nuôi tôm ở Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, với sản lượng tôm tăng mạnh từ 384,5 nghìn tấn trong năm 2007 tăng lên 495,7 nghìn tấn trong năm 2011 và năm 2012 giảm chỉ đạt 476,4 nghìn tấn. Vì thế hiện nay nghề nuôi tôm cũng đang phải đối diện với nhiều thách thức như: vấn đề quy hoạch vùng nuôi, chăm sóc quản lý, dịch bệnh hoành hành, chất lượng tôm giống chưa đảm bảo, thuốc thú y thủy sản, hóa chất, thức ăn thủy sản chưa chặt chẽ… 2.2. Tình hình nuôi tôm kết hợp ở Thừa Thiên Huế và Phú Lộc 2.2.1. Tình hình nuôi tôm kết hợp ở Thừa Thiên Huế Năm 2012, bà con trên địa bàn tỉnh thu hoạch tôm sú, tôm rảo được 1.576 tấn, cá nước lợ gần 1.129 tấn, cua 452,42 tấn. Trong đó, có khoảng 80% hộ nuôi có lãi, 10% hòa vốn và 10% hộ lỗ. Kế hoạch, năm 2013, toàn tỉnh sẽ chuyển khoảng 300 ha nuôi tôm thấp triều ô nhiễm nặng sang nuôi hỗn hợp nhằm đa dạng đối tượng nuôi, đồng thời kết hợp cải tạo môi trường. Thừa Thiên - Huế có ba vùng trọng điểm nuôi tôm là các huyện Quảng Điền, Phú Lộc, Phú Vang. Năm 2012, tỉnh đã tiến hành giải tỏa 300 ha ao nuôi hạ triều vùng đầm phá ở vùng Rú Chá, huyện Hương Trà, phá Tam Giang của hai huyện Quảng Điền, đầm Sam Chuồn - Thủy Tú, huyện Phú Vang và đầm Cầu Hai, huyện Phú Lộc củng cố hệ thống trại sản xuất và dịch vụ giống tôm sú tại huyện Phú Vang và huyện Phú Lộc, phát triển mạng lưới ương (gièo) giống tại các xã nuôi trồng thủy sản trọng điểm. Trường Đại học Nông Lâm (Đại học Huế) vừa đưa Trung tâm thực hành, thực tập nuôi trồng thủy sản với nguồn vốn đầu tư hơn 33 tỷ đồng vào hoạt động, phục vụ đào tạo, nghiên cứu, sản xuất. Dự kiến trong năm 2013, toàn tỉnh sẽ thả nuôi 5.900 ha trong đó, nuôi nước lợ, nước mặn 3.800 ha, nước ngọt hơn 2.100 ha. Trong quý 1, một số huyện có diện tích nuôi trồng nhiều như: Phú Lộc đưa vào cải tại 412 ha, Phú Vang 498 ha chuẩn. Theo đó, tổng diện tích đã đưa vào nuôi thả 120,8 ha chuyên tôm, nuôi xen ghép 1.160 ha. Thừa Thiên Huế đã đưa gần 3.500 ha mặt nước vùng ven đầm phá Tam Giang vào nuôi trồng thuỷ sản, trong đó có 1/2 diện tích nuôi theo hình thức xen ghép: nuôi
  • 31. Khóa luận tốt nghiệp tôm kết hợp với nuôi cá rô phi, cá dìa, cá kình; hoặc mô hình nuôi cá đối, cá kình và nuôi tôm sú cho hiệu quả kinh tế cao. Theo kết quả điều tra có 2.039 hộ với 2.460 ha nuôi tôm của các huyện Phú Lộc, Phú Vang, Quảng Điền, hơn 82,8% hộ nuôi trồng thuỷ sản (trong đó chủ yếu là nuôi tôm) có lãi do kết hợp các mô hình nuôi tôm xen ghép, áp dụng các biện pháp làm sạch nền đáy ao. 2.2.2. Tình hình nuôi tôm kết hợp ở huyện Phú Lộc Phòng NN-PTNT huyện Phú Lộc cho biết, sau nhiều năm thử nghiệm, mô hình nuôi tôm sú xen ghép cá kình và các loại thủy sản khác trong ao nuôi bị ô nhiễm nặng trên địa bàn huyện được xác định là hướng đi đúng, phù hợp với thực trạng nuôi tôm hiện nay. Vụ tôm sú năm 2011, toàn huyện Phú Lộc đưa vào nuôi trồng với diện tích gần 800 ha, trong đó nuôi theo mô hình xen ghép chiếm 50% diện tích. Đến nay bà con ngư dân đã thu hoạch hơn 75% diện tích với tổng sản lượng ước đạt 300 tấn. Kết quả cho thấy, hơn 90% số hộ nuôi tôm sú xen ghép với cá kình, cua cho lãi từ 15 đến 25 triệu đồng/ha. Đặc biệt, cá kình là loại thủy sản được ưa chuộng, mỗi kg có giá từ 120 đến 160 ngàn đồng. Năm 2012 ở huyện Phú Lộc có một số hộ nuôi nuôi tôm sú xen cá kình, cá dìa trong ao nuôi tôm thường xuyên bị ô nhiễm nặng, cho hiệu quả khả quan. Năm 2011, nhiều gia đình quyết định chuyển nuôi tôm thấp triều bị ô nhiễm sang nuôi hỗn hợp. Quá trình nuôi, tôm và cá phát triển tốt, không có dịch bệnh xảy ra. Đến nay, nhiều gia đình chuyển gần hết diện tích sang nuôi tôm, cá và cua. Mô hình nuôi hỗn hợp hiệu quả không cao so với nuôi chuyên tôm nhưng rủi ro thấp và ăn chắc. Ông Tôn Đức Ký, người nuôi tôm sú xen cá dìa, ở xã Vinh Hưng (Phú Lộc) cho biết: “Gia đình có 1 ha nuôi tôm thấp triều năm nào cũng xảy ra dịch bệnh. Trước thực trạng đó, năm nay chuyển sang mô hình nuôi hỗn hợp. Quá trình nuôi, theo dõi nước trong ao nuôi ngày càng trong, tôm và cá phát triển tốt, không có dịch bệnh xảy ra”. Theo người nuôi trồng, so với nuôi chuyên tôm thì nuôi tôm xen cá kình ít gặp rủi ro, tỷ lệ sống của cá và tôm cao, ít xảy ra dịch bệnh và thích nghi với điều kiện môi trường khắc nghiệt. Đặc biệt, cá kình vừa có thể sống trong môi trường bị ô nhiễm,
  • 32. Khóa luận tốt nghiệp vừa có thể tái tạo lại môi trường, cải thiện vùng nuôi bị xuống cấp, khôi phục sản xuất vừa phát triển nuôi trồng thuỷ sản theo hướng an toàn và bền vững. 2.3. Kinh nghiệm nuôi tôm và nuôi tôm kết hợp của một số nước trên thế giới và một số địa phương trong nước 2.3.1. Kinh nghiệm nuôi tôm trên thế giới Sử dụng vôi và bã trà (saponin): Vôi và bã trà (saponin) được sử dụng ở tất cả các trang trại nuôi tôm. Bã trà có tác dụng diệt tất cả các loại cá tạp có trong ao. Vôi được sử dụng để điều chỉnh pH đất và pH nước bởi vì độ pH nước trong ao là tương đối thấp so với nhu cầu của tôm (7,6-7,8). Mật độ tôm thả nuôi: Qua nhiều năm thất bại do tôm nuôi ở mật độ cao. Hiện nay người nuôi tôm ở Thái Lan đã giảm mật độ tôm nuôi. Mật độ nuôi tôm thả nuôi được giảm xuống còn 60.000-100.000 con/rai. (rai: đơn vị đo lường diện tích ở Thái Lan, 1 rai = 1.600 m2 ) tức là khoảng 37,5-62,5 con/m2 . Phòng chống bệnh đầu vàng: Năm 1993 là năm mà bệnh đầu vàng bắt đầu bùng phát mạnh gây thiệt hại nghiêm trọng cho nghề nuôi tôm tại Thái Lan. Các nhà khoa học Thái Lan đã tập trung nghiên cứu để tìm cách phòng chống bệnh đầu vàng trên tôm có hiệu quả. Áp dụng hệ thống nuôi tôm khép kín: Năm 1994 tiến sĩ Kun Bunserm đã đề xuất nuôi tôm bằng hệ thống nuôi tôm khép kín nhằm cách ly sự bùng phát dịch bệnh trong nuôi tôm. Kiểm tra bệnh trên tôm giống thả nuôi bằng phương pháp PCR: Việc kiểm tra bệnh trên tôm giống bằng phương pháp PCR được đề xuất từ năm 1995 tại Thái Lan và được duy trì cho đến ngày nay. Việc kiểm tra bệnh trên tôm giống bằng phương pháp PCR để loại trừ được các lô tôm giống mang mầm bệnh virus nguy hiểm mà có thể phát sinh thành dịch. Kiểm tra định kỳ tôm nuôi bằng phương pháp PCR: Trong quá trình nuôi tôm, các trang trại nuôi tôm nếu quan tâm trong công tác xét nghiệm tôm nuôi bằng phương pháp xét nghiệm PCR thì sẽ thành công. Công tác di truyền và chọn giống được quan tâm: Các nhà nghiên cứu về di truyền và chọn giống đã tiếp cận vấn đề này và tham gia nghiên cứu phát triển giống
  • 33. Khóa luận tốt nghiệp tôm ở Thái Lan. Điều này mở ra một tương lai tươi sáng cho ngành công nghiệp nuôi tôm tại những nước này. Quản lý chất lượng toàn diện: Việc quản lý chất lượng được quan tâm kiểm soát chặt chẽ từ khâu đầu tiên: tôm bố mẹ, sinh sản…đến khâu cuối cùng: thu hoạch tôm, bảo quản, xuất khẩu… để đảm bảo được chất lượng tôm xuất khẩu an toàn vệ sinh thực phẩm, mẫu mã bắt mắt… được thế giới ưa chuộng. 2.3.2. Kinh nghiệm nuôi tôm của một số địa phương trong nước -Tôm giống: Tuyển chọn con giống có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng đạt chất lượng tốt đã qua kiểm định không bị nhiễm bệnh. Các hộ nuôi (nhất là nuôi tôm thẻ chân trắng) cần quan tâm tái kiểm định, kiểm dịch giống trước khi thả.Tôm giống nhập về phải được ương gièo trong bể từ 2 ngày trở lên sau đó lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu virus đốm trắng, Taura, MBV đạt yêu cầu mới được xuất bán. - Công trình nuôi: Diện tích ao chứa (lắng) chiếm từ 15-20% tổng diện tích mặt nước của cơ sở, vùng nuôi; bờ và đáy ao chắc chắn, không rò rỉ, thẩm lậu; có hệ thống xử lý nước thải từ ao nuôi tôm trước khi thải ra môi trường. Ao nuôi phải có diện tích mặt nước tối thiểu 3.000m2 ; độ sâu đáy ao đến mặt bờ phải đạt tối thiểu 2,0m; bờ ao phải chắc chắn, không rò rỉ. Cống cấp và thoát nước riêng biệt đảm bảo chắc chắn, không rò rỉ. Cống cấp phải có lưới chắn lọc nước nhằm loại bỏ cá tạp, dịch hại và cỏ rác khi cấp nước vào ao. - Cải tạo ao đầm và xử lý môi trường: Thực hiện tốt công tác cải tạo xử lý ao đầm trước và sau vụ nuôi. Đặc biệt với các ao nuôi tôm bị bệnh cần thực hiện nghiêm túc trong việc khử trùng tiêu độc, vệ sinh môi trường chung vùng nuôi một cách nghiêm túc - Mùa vụ: Thực hiện nghiêm túc lịch thời vụ của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn đề ra. Chỉ nuôi 1 vụ/năm, thời gian thả giống từ 15/4 đến 15/6. Trong đó nuôi thâm canh, bán thâm canh: mật độ 15-20con/m2 ; quảng canh cải tiến: mật độ dưới 6con/m2 , kích cỡ giống P15. - Chăm sóc quản lý: Đẩy mạnh áp dụng quy trình nuôi tôm sú, tôm thẻ thâm canh đảm an toàn vệ sinh thực phẩm Việt GAP.
  • 34. Khóa luận tốt nghiệp + Cho tôm ăn đầy đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng, đặc biệt khi thời tiết thay đổi và tôm nuôi đến giai đoạn 30-50 ngày tuổi cần có chế độ chăm sóc(bổ sung Vitamin C, khoáng,...nhằm nâng cao sức đề kháng) và quản lý môi trường thích hợp. + Thức ăn và chất bổ sung thức ăn: Phải nằm trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam. Trường hợp cơ sở tự sản xuất thức ăn cho tôm thì chất lượng thức ăn phải đảm bảo theo quy định của Tiêu chuẩn ngành 28 TCN 102:2004 thức ăn hỗn hợp dạng viên cho tôm sú. + Thuốc, chế phẩm sinh học, sản phẩm xử lý và cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản phải nằm trong các danh mục được phép lưu hành tại Việt nam. 2.4. Một số chỉ tiêu sử dụng trong đề tài * Chi tiêu về chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất là khoảng chi phí được dùng để sản xuất ra một lượng nông sản phẩm nào đó trong một khoảng thời gian nhất định (TC). TC = FC + VC - Chi phí cố định (FC): là những khoảng chi phí không thay đổi và không phụ thuộc vào khối lượng công việc hoàn thành nhằm sản xuất ra nông sản phẩm. Bao gồm tiền thuê đất, khấu hao tài sản cố định… +Công thức khấu hao tài sản cố định: Trong đó: A là mức khấu hao hằng năm Gb là giá trị ban đầu hoàn toàn của TSCĐ S là chi phí sữa chữa lớn Gt là giá trị đào thải TSCĐ T là thời gian sử dụng - Chi phí biến đổi (VC): là những khoản chi phí sẽ thay đổi phụ thuộc vào quy mô, khối lượng công việc được hình thành trong quá trình sản xuất. Chi phí trung gian và chi phí về lao động gia đình
  • 35. Khóa luận tốt nghiệp - Chi phí trung gian (IC): là bộ phận cấu thành giá trị sản xuất bao gồm những chi phí vật chất và dịch vụ cho sản xuất (không khấu hao), thuốc các loại, thuê thu hoạch, các khâu dịch vụ như thuỷ lợi, làm hồ, vận chuyển. *Chỉ tiêu về kết quả và hiệu quả sản xuất kinh tế Trong nền kinh tế thị trường, hiệu quả kinh tế là mối quan tâm hàng đầu của các nhà sản xuất, nhà kinh doanh và cũng là mối quan tâm chung của toàn xã hội. Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng của hoạt động kinh tế, là thước đo trình độ tổ chức và chức năng quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp. Chính vì vậy trong điều kiện hiện nay các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì yêu cầu đặt ra là phải kinh doanh có hiệu quả, thì doanh nghiệp mới đứng vững trên thị trường. Với một lượng đầu vào hay tài nguyên nhất định, để tạo ra một khối lượng sản phẩm lớn nhất có thể được là mục tiêu chung của các nhà sản xuất và các nhà quản lý. Tuy nhiên trong thực tế nghiên cứu ta thu được kết quả rất đa dạng và phong phú, kết quả có thể trên phương diện kinh tế - tài chính mà cũng có thể trên phương diện KT- XH. Từ đó mà hình thành nên khái niệm hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế xã hội. Như vậy, hiệu quả kinh tế là sự tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và chi phí bỏ ra, nó thể hiện bằng các chỉ tiêu như sau: Giá trị tổng sản phẩm, thu nhập, lợi nhuận ... tính trên lượng chi phí bỏ ra. Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra. Công thức được xác định như sau: Trong đó: H là hiệu quả kinh tế Q là kết quả kinh tế thu được C là giá trị đầu tư (chi phí) Năng suất tôm (N): Chỉ tiêu này nói lên sản lượng thu được trên một đơn vị diện tích, được xác định bằng công thức sau:
  • 36. Khóa luận tốt nghiệp Trong đó: Q: sản lượng tôm S: diện tích nuôi tôm *Chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất kinh tế + Giá trị sản xuất (GO) trên một đơn vị diện tích: do đặc điểm của ngành nuôi tôm hiện nay, sản xuất ra chủ yếu để tiêu thụ chứ không phải để sử dụng trong gia đình nên tổng giá trị sản xuất cũng chính là doanh thu của hộ. Trong đó: GO: Giá trị sản xuất Qi: Sản lượng sản phẩm i (tôm, cua, cá) Pi: Giá bán trung bình của sản phẩm i +Giá trị gia tăng (VA): là một trong những chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng phản ánh kết quả cuối cùng của các hoạt động sản xuất của các ngành thành phần kinh tế và toàn bộ nền kinh tế quốc dân trong một thời kỳ nhất định. Đó là nguồn gốc của mọi khoản thu nhập, sự giàu có và phồn vinh xã hội. Nó không chỉ biểu hiện hiệu quả của sản xuất theo chiều rộng mà còn là một trong những cơ sở quan trọng để tính các chỉ tiêu kinh tế khác. Được xác định bởi công thức sau: VA = GO - IC +Thu nhập hỗn hợp (MI) trên một đơn vị sản xuất. MI = GO – Chi phí trực tiếp – Chi phí tài chính – Thuế, lệ phí Trong đó chi phí trực tiếp trên một đơn vị diện tích bao gồm chi phí về nạo vét, xử lý ao trước khi nuôi, chi phí về con giống, thức ăn cho tôm, chi phí phòng trừ bệnh, nhiên liệu dầu mỡ, chi phí thuê lao động ngoài và chi phí khác. Chi phí tài chính là chi phí trả tiền lãi vay từ các nguồn khác nhau phục vụ cho nuôi tôm. + Lợi nhuận kinh tế (EP) trên một đơn vị diện tích.
  • 37. Khóa luận tốt nghiệp EP = Thu nhập hỗn hợp – Chi phí lao động – Khấu hao TSCĐ – Chi phí hiện vật của hộ. + GO/TC: Thể hiện cứ một đồng chi phí bỏ vào sản xuất tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Hiệu suất này càng lớn phản ánh sản xuất càng có hiệu quả. + VA/IC: Giá trị tăng thêm trên chi phí trung gian, chỉ tiêu này phản ánh một đồng chi phí trung gian có thể tạo ra bao nhiêu đồng giá trị tăng thêm trong kỳ. + MI/IC: Thu nhập tăng thêm trên chi phí trung gian, chỉ tiêu này phản ánh một đồng chi phí trung gian có thể tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập tăng thêm trong kỳ. +EP/TC: Thể hiện cứ một đồng chi phí được đầu tư tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Để đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận kinh tế của quá trình sản xuất, đề tài đã sử dụng phương pháp phân tố thống kê, thống kê mô tả và phương pháp toán kinh tế, kinh tế lượng với sự trợ giúp của phần mềm SPSS 16.0 để xây dựng hàm hồi quy. Hàm hồi quy có dạng: Y = αX1 β1 X2 β2 ……Xn βn Trong đó: Y: Lợi nhuận kinh tế α: Hệ số tự do Xn: Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh tế (Giống, chi phí tu bổ, chi phí thức ăn, mức độ tập huấn, công lao động). Βn: Hệ số co giãn của các yếu tố Xn đối với lợi nhuận kinh tế.
  • 38. Khóa luận tốt nghiệp CHƯƠNG II THỰC TRẠNG, KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ KINH TỀ NUÔI TÔM KẾT HỢP TẠI XÃ VINH HƯNG HUYỆN PHÚ LỘC 1. Tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu 1.1. Điều kiện tự nhiên 1.1.1. Vị trí địa lý Vinh Hưng là một xã ven đầm phá Tam Giang – Cầu Hai nằm về phía Đông Bắc huyện Phú Lộc chạy dọc theo phá Cầu Hai với diện tích tự nhiên là 1606 ha, có Quốc lộ 49B chạy qua, giao thông đi lại khá thuận tiện kể cả đường bộ và đường thủy, cách thành phố Huế 35km về hướng Đông Nam. Nằm trong tọa độ địa lý 106% kinh độ đông và 160 14 vỹ độ Bắc, địa giới hành chính của xã như sau: + Phía Bắc giáp xã Vinh An + Phía Nam giáp xã Vinh Giang và đầm Thủy Tú + Phía Đông giáp xã Vinh Mỹ + Phía Tây giáp xã Vinh Hà và đầm Cầu Hai Xã có 4 thôn: Thôn Lương Viện, thôn Diêm Trường, thôn Phụng Chánh và thôn Trung Hưng. Và có 2 hợp tác xã. Với vị thế như vậy, địa phương có điều kiện thuận lợi để giao lưu kinh tế xã hội với các địa phương khác và phát triển ngành thủy sản góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho người dân địa phương. 1.1.2. Địa hình Là một xã ven đầm phá của huyện Phú Lộc, xã Vinh Hưng có địa hình tương đối bằng phẳng, nằm trải dọc theo đầm Thủy Tú, thấp dần từ Đông sang Tây, phía Tây Nam là vùng trũng gồm ruộng lúa, các ao đầm phía Đông Bắc là vùng đất cát, nhìn chung địa hình địa mạo cũng khá thuận tiện cho việc phát triển hạ tầng khu dân cư cũng như sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Xã Vinh Hưng, tổng chiều dài của xã 7 km. Tổng diện tích tự nhiên là 1.606 ha, trong đó diện tích đầm phá chiếm gần 535,14 ha, diện tích đất nông nghiệp 618,78
  • 39. Khóa luận tốt nghiệp ha. Vinh Hưng thuộc vùng đất cát đầm phá, vùng trũng do ảnh hưởng thuỷ triều của phá Cầu Hai. Độ cao địa hình tự nhiên như sau. Bảng 2: Độ cao địa hình tự nhiên các vùng của xã Vinh Hưng Tên tiểu vùng Diện tích (ha) Cao trình bình quân (m) Vùng ô đầm 50 -0,5 - -1 Vùng đồng đình đôi 34 0,3-0,5 Vùng ven Phá 266 0,6-1,5 Tổng 350 (Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội năm 1012 xã Vinh Hưng) 1.1.3. Thời tiết khí hậu Xã Vinh Hưng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, chịu ảnh hưởng của gió mùa, có hai mùa rõ rệt. Nhiệt độ trung bình hằng năm 270 C, nhiệt độ cao nhất khoảng 38 – 390 C thấp nhất 19 – 200 C. -Lượng mưa: + Từ tháng 8 đến tháng 1 năm sau lượng mưa chiếm 78% cả năm. + Mưa lớn nhất là tháng 10, 11 trung bình 580- 759 mm/tháng, đây cũng là mùa lụt ở Thừa Thiên Huế. + Mùa khô nóng ẩm, từ tháng 2 đến tháng 8 chiếm 22% lượng mưa cả năm,ít mưa nhất là tháng 2, 4. + Nắng trung bình có từ 1800 -2000 giờ nắng/ năm cao nhất tháng 5 – 7 - Độ ẩm trung bình: 80% - Gió: Chịu ảnh hưởng của hai loại gió chính + Gió mùa Đông Bắc: Từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Trong thời gian từ tháng 9 đến tháng 11 thường xuất hiện những cơn bão kèm theo mưa lớn gây lũ lụt. + Gió Tây Nam xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 9 hằng năm. 1.1.4. Thủy văn, nguồn nước Vinh hưng là một xã đồng bằng ven đầm phá, hệ thống khe hói chỉ phát triển vào mùa mưa, chủ yếu tiếp cận nguồn nước mặt từ các khe, gò cát trong vùng để xuống, để chảy ra đầm Thủy Tú và ngược lại vào mùa khô lượng mưa mặt nước ngầm giảm thì nước mặn có thể xâm nhập vào.
  • 40. Khóa luận tốt nghiệp Nguồn nước chủ yếu được cung cấp từ hai nguồn chính đó là: Nước mưa và nước ngầm, nước mưa được trực tiếp trên bề mặt tích tụ trên hệ thống sông ngòi và ô trũng. Mạch nước ngầm khá lớn khai thác đơn giản thuận lợi đảm bảo phục vụ tốt cho sinh hoạt và phát triển sản xuất nông nghiệp 1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 1.2.1. Dân số và lao động Vấn đề dân số và lao động ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển kinh tế của địa phương. Một mặt tạo ra tiềm lực để phát triển, một mặt lại cản trở sự phát triển khi vấn đề công ăn việc làm, đời sống nhân dân không được đảm bảo. Để thấy được tình hình dân số và lao động của xã trong năm 2012 ta có bảng 3. Qua bảng 3 ta thấy tốc độ tăng dân số tự nhiên là 10% là quá cao. Đây là một tiềm năng lớn bổ sung nguồn nhân lực cho quá trình sàn xuất nhưng với thực tại khi nông nghiệp là chủ yếu tại địa phương thì đó là một sức ép lớn về công ăn việc làm, nhà ở và hàng loạt các vấn đề xã hội khác. Về quy mô gia đình, bình quân nhân khẩu trên hộ là 4,75 người và bình quân lao động trên hộ là 3,03 người chứng tỏ nguồn lao động ở đây khá dồi dào. Tuy nhiên trình độ lao động thấp, chủ yếu làm nông nghiệp và dựa vào kinh nghiệm nên hạn chế khả năng hoạt động kinh tế tăng thu nhập cho hộ. Mặt khác nó còn ảnh hưởng tới việc chăm sóc, giáo dục con cái, thực thiện công tác kế hoạch hóa gia đình. Bảng 3: Tình hình dân số và lao động của xã năm 2012 Chỉ tiêu ĐVT Số lượng 1.Tổng số hộ Hộ 1970 2.Tổng số nhân khẩu Người 9362 3.Tốc độ tăng dân số tự nhiên % 10 4.Tổng số lao động Lao động 4000 -Lao động nam Lao động 2000 -Lao động nữ Lao động 2000 5.BQ lao động/hộ Lao động/hộ 2,03 6.BQ nhân khẩu/hộ Khẩu/hộ 4,75 (Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội năm 2012 xã Vinh Hưng.)
  • 41. Khóa luận tốt nghiệp Hiện nay xã đã có chủ trương giải quyết công ăn việc làm cho người lao động như phát triển nuôi trồng thủy sản, hợp tác xuất khẩu lao động và đi làm ăn ở các nơi khác. Tuy nhiên lượng lao động được giải quyết việc làm chưa cao và mức thu nhập còn thấp. Với đặc điểm dân số và lao động như trên, xã và các cấp chính quyền cần phải quan tâm, thực hiện các dịch vụ nâng cao khả năng sản xuất của mỗi hộ, có các biện pháp hạn chế tốc độ tăng dân số tự nhiên đồng thời tập trung phát triển các ngành nghề để cải thiện thu nhập cho mỗi hộ sản xuất cả trong và ngoài nông nghiệp. 1.2.2. Tình hình sử dụng đất đai Trong sản xuất nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế được. Với cây trồng, vật nuôi, đất đai không chỉ là môi trường sống mà còn là nguồn cung cấp dinh dưỡng, năng suất của chúng phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng đất. Tổng diện tích tự nhiên là 1606ha, trong đó đất nông nghiệp 618,78 ha chiếm 38,53%. Tổng diện tích tự nhiên đất phi nông nghiệp 967,15 ha, chiếm 60,22%, đất chưa sử dụng là 19,77ha chiếm 1,23%. Cụ thể diện tích các loại đất xã Vinh Hưng Qua tình hình đất đại địa phương, ta thấy đất sản xuất nông nghiệp có 163,18 ha chiếm 10,16%, đất NTTS có 350 ha chiếm 21,79%. Điều này thể hiện nền kinh tế ở địa phương thuần thúy là sản xuất nông nghiệp mà chủ yếu là lúa nước và nuôi trồng thủy sản. Diện tích đất nông nghiệp bình quân trên hộ là 0,31 ha đã hạn chế khả năng tăng diện tích phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tại địa phương. Diện tích đất chưa sử dụng là 19.77 ha chiếm 1,23% tổng diện tích đất tự nhiên, chứng tỏ địa phương cần nổ lực trong việc tận dụng diện tích đất hoang hóa, cải tạo phát triển để nâng cao diện tích đất nông nghiệp. Và chúng ta nhận thấy diện tích đất là khó có thể mở rộng vì vậy cần thiết là phải đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất cây trồng và vật nuôi.
  • 42. Khóa luận tốt nghiệp Bảng 4: Quy mô, cơ cấu đất đai của xã năm 2012 Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 1606,00 100,00 1. Đất nông nghiệp 618,78 38,53 1.1. Đất sản xuất nông nghiệp 163,18 10,16 1.2. Đất lâm nghiệp 105,60 6,58 1.3. Đất NTTS 350,00 21,79 2. Đất phi nông nghiệp 967,15 60,22 2.1. Đất ở 130,08 8,10 2.2. Đất chuyên dùng 86,88 5,41 2.3. Đất tôn giáo 9,31 0,58 2.4. Đất nghĩa địa 205,74 12,81 2.5. Đất mặt nước chuyên dùng 535,14 33,32 3. Đất chưa sử dụng 19,77 1,23 * Các chỉ tiêu bình quân -Đất nông nghiệp BQ/hộ 0,31 - -Đất nông nghiệp BQ/lao động 0,16 - (Nguồn: Báo cáo tình hình đất đai của xã Vinh Hưng năm 2012) 1.2.3. Đặc điểm cơ sở hạ tầng và tình hình phát triển kinh tế của địa phương * Đặc điểm cơ sở hạ tầng: Được sự quan tâm của Đảng và nhà nước, trong những năm qua địa phương đã nhận được nhiều chương trình, dự án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Trên địa bàng xã đường toàn xã có 84,486 km trong đó gồm các tuyến đường: đường trụ thôn: 39,596 km/19,6 làm mới 28,4 km; Đường xóm: 19,040 km/9,0
  • 43. Khóa luận tốt nghiệp làm mới 17,140 km; Đường trục chính nội đồng: 23,450 km; Đường liên xã: 2,4 km. Đường giao thông đã được cứng hóa, nhựa hóa 13,096 km. Đường ngõ xóm sạch không lầy lội vào mùa mưa 1,62 km. Đường xe cơ giới đi lại thuận tiện 17,43 km. Công tác thủy lợi, tưới tiêu của xã cũng được chính quyền địa phương chú ý phát triển. 60,06 ha bao gồm các tuyến kinh mương phục vụ cho tưới tiêu, thoát nước, ngăn mặn và tách ngọt giữa hai vùng NTTS và nông nghiệp, các khe thoát nước vào mùa mưa như khe Tây Giáp Thượng, Tây Giáp Trung, vùng Bảo Trạn và khe Xối. Không có diện tích được tưới tiêu nước bằng công trình thủy lợi, không có hồ đập có khả năng cấp nước. Số kênh hiện có 17,250 km trong đó: Số kênh mương đã kiên cố hóa là 4,250 km; Số kênh mương cần kiên cố hóa là 13 km. Bên cạnh hệ thống giao thông thủy lợi, hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống cũng ngày một đầy đủ. Tỷ lệ hộ dùng điện của xã hiện nay là 98,75%, mức độ đáp ứng yêu cầu điện cho sản xuất: 95%. Chưa có công trình cấp nước sinh hoạt tập trung. Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch, nước sinh hoạt hợp vệ sinh là 60%. Ngành giáo dục của xã cũng phát triển mạnh trong những năm gần đây. Hiện xã có hai trường tiểu học, một trường trung học cơ sở và một trường trung học phổ thông. Tỷ lệ phổ cập giáo dục trung học cơ sở đạt 100%. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học phổ thông, Bổ túc, học nghề 70%. Tỷ lệ thôn, làng đạt tiêu chuẩn văn hóa 100% . Cùng với giáo dục, ngành y tế của xã cũng phát triển. Xã đã xây dựng được một trạm y tế đạt chuẩn, đáp ứng nhu cầu cơ bản về khám chữa bệnh trong xã. Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế 3520 người chiếm 41%. Các dịch vụ hỗ trợ sản xuất tại địa phương cũng đang từng bước được hình thành nhưng còn chậm chạp và có nhiều hạn chế. Thị trường đầu ra cho nông phẩm mà đặc biệt là các sản phẩm thủy sản rất yếu kém. Trong xã không có các cơ sở chế biến nên thủy sản thu hoạch hầu hết bán cho thương lái. Nếu được mùa. Tôm không mắc bệnh thì thương lái săn đón mua với giá cao. Ngược lại, nếu tôm rơi vào dịch bệnh, thu hoạch ồ ạt, dễ bị tư thương ép giá ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất.