SlideShare a Scribd company logo
1 of 107
i
LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Địa lí học này được hoàn thành dưới sự hướng
dẫn tận tình, chu đáo của TS. Lê Văn Tin. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
thầy, người đã có đóng góp to lớn cho sự thành công của luận văn.
Trong quá trình học tập, thu thập tài liệu và thực hiện đề tài, tác giả đã nhận được
sự giúp đỡ và tạo điều kiện tối đa cũng như nhiềuý kiến đóng góp quý báu của Ban
Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm Huế, Phòng Đào tạo Sau đại học Trường Đại học
Sư phạm Huế, Khoa Địa lý Trường Đại học Sư phạm Huế, các Phòng ban và UBND
huyện Phong Điền, Sở Tài nguyên và Môi trường tình Thừa Thiên Huế. Xin được bày
tỏ lòng biết ơn chân thành đến những sự giúp đỡ quý báu.
Xin được bày tỏ lòng biết ơn đối với sự giúp đỡ nhiệt tình và những lời động
viên của quý thầy cô, các anh chị học viên cao học, anh chị đồng nghiệp và gia
đình,bạn bè trong suốt quá trình thực hiện luận văn thạc sĩ này.
Huế, ngày 24 tháng 7 năm 2017
Tác giả luận văn
Lê Viết Vĩnh Thụy
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực
và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Lê Viết Vĩnh Thụy
iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Có nghĩa là
CNH Công nghiệp hóa
HĐH Hiện đại hóa
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
UBND Ủy ban nhân dân
HĐND Hội đồng nhân dân
FAO Tổ chức nông lương thế giới
KCN Khu công nghiệp
STT Số thứ tự
UNFPA Quỹ dân số Liên hợp quốc
IUCN
Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài
nguyên Thiên nhiên
QL Quốc lộ
SKSS/KHHGĐ Sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình
TDTT Thể dục thể thao
TTCN Tiểu thủ công nghiệp
BĐKH Biến đổi khí hậu
WWF Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên
HTX Hợp tác xã
iv
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................... iii
MỤC LỤC.................................................................................................................iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU .....................................................................................viii
DANH MỤC HÌNH ..............................................................................................viiix
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
B. PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................5
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU
CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP...................................6
1.1.Cơ sở lí luận...........................................................................................................6
1.1.1. Khái niệm về đất nông nghiệp............................................................................6
1.1.2. Đặc điểm đất sản xuất nông nghiệp...................................................................6
1.1.3. Nguyên tắc và quan điểm sử dụng đất nông nghiệp............................................7
1.1.3.1 Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp................................................................7
1.1.3.2. Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp ...............................................................8
1.1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp .........................8
1.1.4.1. Nhân tố tự nhiên..............................................................................................9
1.1.4.2. Nhân tố kinh tế xã hội.....................................................................................9
1.2. Cơ sở thực tiễn về cơ cấu sử dụng đất và chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất ............11
1.2.1. Trên thế giới ....................................................................................................11
1.2.2. Ở Việt Nam......................................................................................................12
1.2.3. Ở Thừa Thiên Huế ...........................................................................................14
1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu..................................................................19
1.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới.............................................................................19
1.3.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam .............................................................................22
1.3.3. Sản xuất nông nghiệp tại huyện Phong Điền ....................................................26
1.3.3.1. Sản xuất nông nghiệp....................................................................................26
v
1.3.3.2. Những thuận lợi ............................................................................................30
1.3.3.3. Tồn tại, hạn chế.............................................................................................30
CHƢƠNG 2: QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG
NGHIỆP HUYỆN PHONG ĐIỀN GIAI ĐOẠN 2010 - 2015 ................................31
2.1. Khái quát về huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế .......................................31
2.1.1. Vị trí địa lí .......................................................................................................31
2.1.2. Đặc điểm tự nhiên............................................................................................32
2.1.2.1. Địa hình, địa mạo..........................................................................................32
2.1.2.2. Đặc điểm khí hậu thời tiết .............................................................................33
2.1.2.3. Chế độ thủy văn ............................................................................................35
2.1.2.4. Thổ nhưỡng...................................................................................................36
2.1.2.5. Tài nguyên thiên nhiên..................................................................................37
2.1.3. Đặc điểm kinh tế xã hội....................................................................................41
2.1.3.1. Đặc điểm dân cư, lao động, truyền thống văn hóa nhân văn .........................41
2.1.3.2. Cơ sở hạ tầng ................................................................................................41
2.1.3.3. Giáo dục, y tế................................................................................................43
2.1.3.4. Văn hóa - thể thao.........................................................................................44
2.1.3.5. Tổng quan phát triển các ngành kinh tế chủ yếu............................................44
2.2. Phân tích quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Phong Điền
giai đoạn 2010 – 2015................................................................................................48
2.2.1. Biến động đất nông nghiệp chung ....................................................................48
2.2.1.1. Cấp huyện.....................................................................................................49
2.2.1.2. Cấp xã...........................................................................................................50
2.2.2. Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp ....................................................52
2.2.2.1. Cấp huyện.....................................................................................................52
2.2.2.2. Cấp xã...........................................................................................................53
2.2.3. Chuyển đổi cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp....................................................53
2.2.3.1. Cấp huyện.....................................................................................................54
2.2.3.2. Cấp xã...........................................................................................................61
2.2.4. Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất lâm nghiệp ......................................................62
vi
2.2.4.1. Cấp huyện.....................................................................................................63
2.2.4.2. Cấp xã ..........................................................................................................67
2.3. Tác động của quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp....................68
2.3.1. Tác động của chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp sang phi nông
nghiệp............................................................................................................... 68
2.3.1.1. Tác động tích cực..........................................................................................68
2.3.1.2. Tác động tiêu cực..........................................................................................69
2.3.2. Tác động của quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ ngành nông
nghiệp........................................................................................................................70
2.4. Đánh giá hiện trạng và quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp .....72
2.4.1. Ưu điểm...........................................................................................................72
2.4.1.1 Những ưu điểm trong hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Phong
Điền...........................................................................................................................72
2.4.1.2. Những ưu điểm trong quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp.73
2.4.2. Nhược điểm .....................................................................................................74
2.4.2.1. Nhược điểm của hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp .........................74
2.4.2.2. Nhược điểm của quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp.........75
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP SỬ DỤNG HỢP LÍ ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN
PHONG ĐIỀN ĐẾN NĂM 2025 .............................................................................77
3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp.......................................................................................77
3.1.1. Đường lối chính sách phát triển của đất nước...................................................77
3.1.1.1. Đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, chính quyền địa phương về phát
triển nông nghiệp, nông thôn mới. .............................................................................77
3.1.1.2. Đường lối chính sách của Đảng và nhà nước, chính quyền địa phương về quản
lí và sử dụng đất đai...................................................................................................80
3.1.2. Tiềm lực của địa phương..................................................................................81
3.1.3. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp của địa phương......................................83
3.2. Đề xuất giải pháp................................................................................................84
3.2.1. Giải pháp về chính sách ...................................................................................85
3.2.2. Giải pháp về quy hoạch sử dụng đất.................................................................86
vii
3.2.3. Giải pháp thị trường.........................................................................................86
3.2.4. Giải pháp về vốn ..............................................................................................87
3.2.5. Giải pháp nguồn nhân lực ................................................................................89
3.2.6. Giải pháp kĩ thuật.............................................................................................90
3.2.7. Giải pháp cơ sở hạ tầng....................................................................................91
3.2.7.1. Giải pháp về thủy lợi.....................................................................................91
3.2.7.2, Giải pháp giao thông .....................................................................................91
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................92
1. Kết luận.................................................................................................................92
2. Kiến nghị...............................................................................................................93
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................95
PHỤ LỤC
viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Diện tích đất được phân bổ cho các đơn vị hành chính thuộc tỉnh Thừa
Thiên Huế năm 2010 .................................................................................................16
Bảng 1.2. Giá trị sản xuất và cơ cấu và giá trị sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ
nông nghiệp huyện Phong Điền thời kỳ 2010 – 2015.................................................27
Bảng 1.3. Tình hình chăn nuôi của huyện Phong Điền năm 2016 ..............................29
Bảng 1.4. Giá trị sản xuất và cơ cấu và giá trị sản xuất ngành thủy sản huyện Phong
Điền thời kỳ 2011 - 2015 ...........................................................................................29
Bảng 2.1. Diện tích và cơ cấu các loại đất huyện Phong Điền năm 2016 ...................38
Bảng 2.2.Quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế........................................................45
Bảng 2.3. Biến động đất nông nghiệp chung huyện Phong Điền giai đoạn
2010 - 2015................................................................................................................49
Bảng 2.4. Biến động đất nông nghiệp chung các đơn vị hành chính thuộc huyện Phong
Điền giai đoạn 2010 - 2015........................................................................................50
Bảng 2.5. Quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Phong Điền
giai đoạn 2010 - 2015 ................................................................................................52
Bảng 2.6. Quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2010 - 2015
tại một số xã thuộc vùng nghiên cứu..........................................................................53
Bảng 2.7. Quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất sản xuất nông nghiệphuyện Phong
Điền giai đoạn 2010 - 2015........................................................................................54
Bảng 2.8. Quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp giai đoạn
2010 - 2015 tại một số xã thuộc vùng nghiên cứu ......................................................61
Bảng 2.9. Quá trình chuyển đổi đất lâm nghiệp huyện Phong Điềngiai đoạn 2010 –
2015...........................................................................................................................63
Bảng 2.10. Quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất lâm nghiệpgiai đoạn 2010 - 2015
tại một số xã thuộc vùng nghiên cứu..........................................................................67
ix
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Biểu đồ giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp huyện
Phong Điền giai đoạn 2010 – 2015 ............................................................................26
Hình 2.1.Bản đồ hành chính huyện Phong Điền,tình Thừa Thiên Huế.......................31
Hình 2.2. Bản đồ địa hình huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế .........................33
Hình 2.3. Bản đồ khí hậu huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế ..........................34
Hình 2.4.Bản đồ hệ thống thủy văn huyện Phong Điền,tỉnh Thừa Thiên Huế............35
Hình 2.5.Bản đồ thổ nhưỡng huyện Phong Điền,tỉnh Thừa Thiên Huế......................37
Hình 2.6. Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành lâm nghiệp huyện Phong
Điền giai đoạn 2010 – 2015 .......................................................................................46
Hình 2.7. Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu giá trị các ngành trong ngành thủy sản huyện
Phong Điền giai đoạn 2010 - 2015.............................................................................47
Hình 2.8.Bản đồ hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Phong Điền năm 2015 .......48
Hình 2.9.Bản đồ hiện trạng 3 loại rừng huyện Phong Điền, tình Thừa Thiên Huế .....62
1
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai có vai trò quan trọng đối với con người và các sinh vật trên Trái Đất, là
tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn nội lực, nguồn vốn to lớn của đất nước, là địa bàn
phân bố dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội an ninh và quốc phòng. Đối
với sản xuất nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất không thể thay thế được, không có
đất đai thì không có sản xuất nông nghiệp. Đất đai lại là nguồn tài nguyên có giới hạn
về số lượng, cố định vị trí không gian nên con người không thể di chuyển theo ý muốn
của mình.Vì vậy muốn xây dựng một nền nông nghiệp phát triển bền vữngthì cần có
một cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp hợp lí, phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng
địa phương.
Trong những thập niên gần đây, nước ta thực hiện công cuộc CNH, HĐH đất
nước, nền kinh tế đã có những chuyển biến mạnh mẽ. Sự chuyển biến đó đã thúc đấy
quá trình đô thị hóa phát triển với tốc độ cao. Cùng với việc gia tăng dân số, con người
đã tác động vào tự nhiên, khai thác tài nguyên thiên nhiên tạo ra của cải vật chất nhất
định cho đời sống mà đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, một ngành kinh
tế lấy đất đai làm tư liệu sản xuất.
Thực tế thời gian qua cho thấy việc khai thác tài nguyên đất phục vụ cho nhu cầu
sản xuất ngày một tăng trong khi công tác quản lý sử dụng đất, nhất là diện tích đất
nông nghiệp vẫn còn tồn tại và nảy sinh nhiều vấn đề bất cập khiến cho diện tích đất
sản xuất nông nghiệp được sử dụng chưa phát huy hiệu quả và đang dần bị thu hẹp.
Mặt khác, nhận thức của người dân về đất đai vẫn còn nhiều hạn chế, chưa có định
hướng lâu dài, khai thác sử dụng mang tính tự phát dẫn đến tình trạng suy thoái đất
nông nghiệp, diện tích đất trống đồi trọc tăng lên. Do đó, mỗi vùng, mỗi địa phương
cần có chính sách, biện pháp quản lý, cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp để sử dụng quỹ
đất nông nghiệp hiện có là yêu cầu cấp thiết.
Phong Điền là huyện nằm ở cửa ngõ phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ 11 tháng
3 năm 1977, hợp nhất với các huyện Hương Trà, Quảng Điền thành huyện Hương
Điền thuộc tỉnh Bình Trị Thiên (1976 - 1989); từ 29 tháng 9 năm 1990, chia huyện
2
Hương Điền trở lại 3 huyện cũ thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Phong Điền bao gồm 15 xã
và 1 thị trấn. Tính đến năm 2015, diện tích đất tự nhiên là 94.822,98ha trong đó diện
tích đất nông nghiệp là 80.566,08ha chiếm 84,96 % diện tích đất tự nhiên. Địa hình
huyện Phong Điền đầy đủ núi đồi, đồng bằng, đầm phá và bờ biển nên có tài nguyên
đất đa dạng, đặc biệt là đất nông nghiệp. Tuy nhiên việc khai thác, cơ cấu sử dụng đất
nông nghiệp chưa hợp lí và chưa có định hướng rõ ràng khiến hiệu quả sản xuất nông
nghiệp chưa cao, chưa tận dụng hết tiềm năng đất sản xuất nông nghiệp phần nào ảnh
hưởng đến việc phát triển kinh tế xã hội khiến đời sống người dân chưa cao, còn gặp
nhiều khó khăn. Vì vậy, việc nghiên cứu cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Phong
Điền, từ đó đề xuất giải pháp thay đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp sao cho hợp lí
và phát huy hiệu quả tối đa, bền vững là điều rất cần được quan tâm.
Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn đã nêu trên đã thúc đẩy việc chọn đề tài luận
văn “Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông
nghiệp huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế”.
Mục đích và yêu cầu
Trên quan điểm sử dụng đất bền vững, đánh giá quá trình chuyển đổi và hiện
trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp từ đó đề xuất giải pháp chuyển đổi cơ cấu sử
dụng hợp lí đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế đến
năm 2025.
Ý nghĩa khoa họcvà thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học
+ Góp phần làm rõ ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội đến cơ cấu
sử dụng đất nông nghiệp.
+ Cung cấp nguồn thông tin, dữ liệu cho các công trình nghiên cứu tiếp theo.
+ Cung cấp cơ sở lí luận của việc nghiên cứu sử dụng cơ cấu sử dụng đất nông
nghiệp và chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp tại vùng nghiên cứu.
- Ý nghĩa thực tiễn
+ Cung cấp thông tin khái quát về quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử
dụng đất nông nghiệp tại huyện phong Điền.
3
+ Là cơ sở để đánh giá hiệu quả của quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất
nông nghiệp và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp cũng như đề xuất giải pháp
chuyển đổi cơ cấu sử dụng hợp lí đất nông nghiệp trên địa bàn huyện.
+ Cung cấp các luận chứng kinh tế - kĩ thuật để quy hoạch sử dụng đất nông
nghiệp và xây dựng các vùng chuyên canh trên địa bàn huyện.
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu
+ Thực trạng đất nông nghiệp và các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính
trên địa bàn huyện Phong Điền, tình Thừa Thiên Huế.
+ Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của huyện.
- Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi về không gian: Quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất
nông nghiệp trên địa bàn toàn huyện Phong Điền.
+ Phạm vi về thời gian: Số liệu thống kê phục vụ nghiên cứu đề tài được thu thập
từ năm 2010 đến 2015 về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, đất đai của huyện. Số
liệu điều tra nông hộ, giá cả vật tư, đề án xây dựng nông thôn mới của huyện được
cung cấp bởi các ban, ngành liên quan.
Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
- Quan điểm nghiên cứu
+ Quan điểm lãnh thổ:
Đây là quan điểm đặc thù của địa lý học nói chung. Trong thực tế các sự vật hiện
tượng địa lý luôn có sự phân hóa trong không gian làm cho chúng có sự khác biệt giữa
nơi này và nơi khác, tạo nên tính độc đáo của từng lãnh thổ. Điều này thể hiện ở việc
mỗi lãnh thổ đều có các đặc thù về điều kiện tự nhiên và điều KT - XH, từ đó quy định
hướng khai thác lãnh thổ thích hợp. Đất đai vùng Thừa Thiên Huế nói chung và Phong
Điền nói riêng có những đặc điểm khác với các địa phương khác. Cần làm rõ các nét
đặc trưng đó, từ đó có thể đưa ra những đánh giá đúng, chính xác cơ cấu sử dụng đất
nông nghiệp huyện Phong Điền.
4
+ Quan điểm hệ thống:
Là một luận điểm quan trọng của phương pháp luận, nó yêu cầu phải xem xét các
đối tượng một cách toàn diện nhiều mặt, nhiều mối quan hệ, trong trạng thái vận động
và phát triển, trong những điều kiện hoàn cảnh cụ thể để tìm ra bản chất và các quy
luật vận động của đối tượng.
Quan điểm này chỉ dẫn quá trình nghiên cứu các đối tượng phức tạp bằng
phương pháp hệ thống để tìm ra cấu trúc, phát hiện ra tính hệ thống theo quy luật của
cái toàn thể.
Nghiên cứu khoa học theo quan điểm hệ thống cho tri thức đầy đủ toàn diện,
khách quan về cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Phong Điền, thấy được mối
quan hệ của cơ cấu sử dụng đất với các hiện tượng khác.
+ Quan điểm tổng hợp:
Khi nghiên cứu về một vấn đề chung ta cần xem xét các yếu tố trong mối quan hệ
tác động qua lại lẫn nhau. Nghiên cứu cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp phải xem xét
các yếu tố như diện tích đất nông nghiệp, loại đất, phân bố,tính chất của đất, các loài
cây trồng, vật nuôi…xét trong mối quan hệ tương hỗ để xác định đặc điểm chung trên
cơ sở đặc điểm riêng của từng yếu tố.
+ Quan điểm lịch sử viễn cảnh:
Các biến động đều xảy ra trong yếu tố địa lí nhất định với những xu hướng nhất
định. Xu hướng phát triển của chúng là đi từ quá khứ đến hiện tại và tương lai.Với quan
điểm lịch sử - viễn cảnh ta có thể nhìn thấy đối tượng trong quá khứ, liên hệ đến hiện tại
và sau đó phác họa bức tranh toàn cảnh cho sự phát triển trong tương lai. Đối với nghiên
cứu cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp, vận dụng quan điểm này để thấy được quá trình thay
đổi theo thời gian của cơ cấu sử dụng đất qua các năm, hiện trạng sử dụng đất nông
nghiệp và đề ra cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp phù hợp trong tương lai.
- Phƣơng pháp nghiên cứu
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp lí thuyết:
Phương pháp này được sử dụng nhằm phân tích tổng hợp các nguồn tài liệu, số
liệu, các kết quả điều tra, giúp thể hiện nghiên cức khái quát hóa, mô hình hóa các vấn
đề nghiên cứu đạt được mục đích đề ra.
5
+ Phương pháp thống kê:
Các số liệu thống kê được cập nhật từ nhiều nguồn tư lài liệu của các cơ quan
ban ngành khác nhau trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, làm cơ sở cho việc xử lý, phân
tích, đánh giá rút ra những nhận xét định lượng làm rõ vấn đề nghiên cứu.
+ Phương pháp bản đồ:
Phương pháp này là công cụ không thể thay thế và là mô hình thông dụng trong
bất cứ công trình nghiên cứu địa lý nào có không gian rộng lớn. Sử dụng phương pháp
này giúp thấy được mối quan hệ không gian lãnh thổ giữa các yếu tố và thấy được sự
liên kết giữa địa bàn nghiên cứu với các địa bàn khác.
+ Phương pháp khảo sát thực địa:
Phương pháp này nhằm cập nhật thông tin về đối tượng nghiên cứu, làm tăng độ
chính xác, cụ thể, thuyết phục của các kết quả nghiên cứu cũng như tài liệu thu thập
được, đồng thời kiểm tra lại độ chính xác của tư liệu nghiên cứu khác.
+Phương pháp chuyên gia
Được vận dụng trong việc xin ý kiến, định hướng, góp ý của cán bộ chuyên trách
trong bộ máy chính quyền, cán bộ ngành địa chính, cán bộ ngành nông nghiệp, cán bộ
nghiên cứu có nhiều kinh nghiệm. Đây là những thông tin quý giá để vận dụng vào
nghiên cứu nhằm rút ngắn được quá trình điều tra.
6
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU CHUYỂN ĐỔICƠ
CẤU SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1.Khái niệm về đất nông nghiệp
-Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm
về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát
triển rừng, bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản,
đất làm muối và đất nông nghiệp khác.
- Đất sản xuất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp,
bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm [11].
+ Đất trồng cây hàng năm là đất chuyên trồng các loài cây có thời gian sinh
trưởng từ khi gieo trồng đến khi thu hoạch không quá một năm, kể cả đất sử dụng theo
chế độ canh tác không thường xuyên, đất ỏ tự nhiên có cải tạo sử dụng vào mục đích
chăn nuôi, bao gồm đất trồng lúa, đất cỏ dung vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm
khác [11].
+ Đất trồng cây lâu năm là đất trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng trên
một năm từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch kể cả cây có thời gian sinh trưởng như cây
hàng năm nhưng cho thu hoạch trong nhiều năm như thanh long, chuối, dứa, nho,
xoài… Bao gồm đất trồng cây công nghiệp lâu năm, đất trông cây ăn quả lâu năm và
đất trồng cây lâu năm khác [11].
1.1.2. Đặc điểm đất sản xuất nông nghiệp
- Sản xuấtnông nghiệp được thực hiện trên khu vực rộng lớn, phức tạp, phụ thuộc
nhiều vào các điều kiện tự nhiên nên mang tính khu vực rõ rệt, chịu tác động của thời
tiết, khí hậu rất lớn.
-Trong sản xuất nông nghiệp, ruộng đất là tư liệu sản xuất không thể thay thế.
Ruộng đất bị giới hạn diện tích, con người không thể tăng ý muốn chủ quan nhưng sức
sản xuất của đất là chưa có giới hạn, nghĩa là con người có thể khai thác chiều sâu của
ruộng đất nhằm thỏa mãn nhu cầu tăng lên của loài người và các nông sản phẩm [11].
7
-Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các sinh vật bao gồm các loại cây trồng,
vật nuôi phát triển theo quy luật sinh học. Cây trồng và vật nuôi là tư liệu sản xuất đặc
biệt được sản xuất trong bản thân nông nghiệp bằng cách sử dụng trực tiếp sản phẩm
thu được từ chu kì trước làm tư liệu sản xuất cho chu kì sau.
-Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao. Đó là nét đặc thù nhất của sản xuất
nông nghiệp, bởi vì một mặt của quá trình sản xuất nông nghiệp là quá trình sản xuất
kinh tế xoắn xuýt với quá trình tái sản xuất tự nhiên, thời gian hoạt động và thời gian
sản xuất xen kẽ vào nhau, song hoàn toàn lại không trùng hợp nhau, sinh ra tính thời
vụ cao trong nông nghiệp [11].
1.1.3. Nguyên tắc và quan điểm sử dụng đất nông nghiệp
1.1.3.1. Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp
Sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam có mục tiêu là nâng cao hiệu quả kinh tế xã
hội trên cơ sở đảm bảo an ninh lương thực,thực phẩm, bảo vệ, khôi phục và phát triển
rừng, tăng cường nguồn nguyên liệu cho công nghiệp, đảm bảo khả năng phòng hộ
môi trường, bảo vệ tính đa dạng sinh học, bảo vệ độngthực vật quý hiếm của rừng,
phát triển công nghệ chế biến, khai thác tiềm năng của nguồn lao động, giải quyết việc
làm góp phần xóa đói, giảm nghèo, thu hút các nguồn lực đầu tư, nâng cao vai trò và
vị thế ngành nông nghiệp đồng thời tăng giá trị đóng góp của ngành này vào nền kinh
tế quốc dân.
Sản xuất nông nghiệp trên cơ sở cân nhắc những mục tiêu phát triển kinh tế xã
hội tận dụng tối đa lợi thế so sánh với điều kiện sinh thái và khộng làm ảnh hưởng xấu
đến môi trường là nguyên tắc cơ bản và cần thiết để đảm bảo cho khai thác và sử dụng
bền vững tài nguyên đất đai. Do đó, nông nghiệp cần được sử dụng theo nguyên tắc
“hợp lí”, “đầy đủ” và “hiệu quả” [11].
- Hợp lý: Việc bố trí các lại cây trồng vật nuôi phải phù hợp với đặc điểm kinh tế
kỹ thuật của từng loại đất nhằm nâng cao năng suất, sản lượng của cây trồng vật nuôi
đồng thời bảo vệ và nâng cao độ phì của đất [11] .
- Đầy đủ: Đảm bảo cho điện tích canh tác luôn đảm bảo anh ninh lương thực,
diện tích đất nông nghiệp đáp ứng được tiêu chuẩn môi trường sinh thái được bền
vững cũng như nhu cầu sinh hoạt của con người [11].
8
- Hiệu quả: Đây là kết quả của việc sử dụng đất hợp lý và đầy đủ. Việc xác định
hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thông qua tính toán hàng loạt các chỉ tiêu khác nhau
(năng suất cây trồng, chi phí đầu tư, hệ số sử dụng đất, giá cả sản phẩm, tỷ lệ che phủ
đất…) [11].
1.1.3.2. Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp
- Tận dụngtối đa các nguồn lực, khai thác lợi thế so sánh về khoa học, kỹ thuật,
đất đai, lao động để phát triển các loại hình trồng trọt, chăn nuôi có tỷ suất hàng hóa
cao, tăngcường sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp và hướng tới xuất khẩu.
- Phát triển nông - lâm nghiệp một các toàn diện gắn với mục tiêu phát triển kinh tế,
giữ gìn ổn định chính trị, an ninh quốc phòng và giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa
truyền thống của các dân tộc, không ngừng nâng cao vai trò, nguồn lực của con người.
- Áp dụng phương thức sản xuất nông lâm kết hợp, lựa chọn các loại hình sử dụng
đất thích hợp, đa dạng hóa sản phẩm, chống xói mòn, thâm canh, sản xuất bền vững.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp với các giải pháp như đa dạng hóa
cây trồng vật nuôi, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với sinh thái và bảo
vệ môi trường.
- Áp dụng khoa học, công nghệ vào quy trình sản xuất nhằm phát triển nền kinh
tế nông nghiệp hiện đại, mang tính bền vững.
-Sử dụng đất nông nghiệp ở địa phương phải thống nhất với chiến lược phát triển
kinh tế của vùng và của cả nước.
1.1.4. Những nhân tố ảnh hƣởng đến cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp
Việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp và
chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp là hết sức cần thiết, nó giúp cho việc đưa
ra những đánh giá phù hợp về từng loại đất của địa phương từ đó có thể xác định một
cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp tối ưu đồng thời chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông
nghiệp sao cho hiệu quả.
9
1.1.4.1. Nhân tố tự nhiên
Điều kiện tự nhiên bao gồm các yếu tố như: đất đai, nước, khí hậu, thời tiết,sinh
vật… có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp, bởi vì đây là cơ sở để các loài
sinh vật sinh trưởng, phát triển và tạo sinh khối.
-Vị trí địa lí : Sự khác nhau về các điều kiện như ánh sáng, nhệt độ, nguồn nước,
gần KCN, nhà máy hay các trục đường giao thông… do vị trí địa lí đặc trưng của từng
vùng, từng địa phương quyết định đến lựa chọn cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp cũng
như chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp.
- Đặc điểm lý, hóa của đất: Trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng
thủy sản thì thành phần cơ giới, kết cấu đất, hàm lượng các chất hữu cơ và các chất vô
cơ trong đất… quyết định đến chất lượng của đất và cơ cấu sử dụng đất. Quỹ đất đai
nhiều hay ít, độ phì cao hay thấp, có ảnh hưởng trực tiếp và quy định cơ cấu sử dụng
đất nông nghiệp [11].
- Địa hình, độ dốc và thổ nhưỡng: Nhân tố địa hình, độ dốc có ảnh hưởng trực
tiếp đến sản xuất nông nghiệp thông qua quy đinh sự thuận lợi hay khó khăn trong quá
trình sản xuất, độ phì của đất ảnh hưởng rất sâu sắc đến sự sinh trưởng và phát triển
của cây trồng và vật nuôi.
- Điều kiện khí hậu: Các yếu tố của khí hậu như bức xạ mặt trời, biên độ nhiệt
ngày đêm, biên độ nhiệt năm, độ ẩm, gió và rất nhiều các yếu tố khác vừa tác động
trực tiếp đến đất đai vừa tác động đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật
nuôi cũng như toàn bộ quá trình sản xuất nông nghiệp.
- Nhiệt độ: Tác động trực tiếp đến đất đai như quy định các đặc tính lý, hóa của đất
ngoài ra còn tác động đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trổng vật nuôi.
1.1.4.2. Nhân tố kinh tế xã hội
Bao gồm các nhân tố như: Thể chế chính trị, dân số,lao động cơ sở hạ tầng, môi
trường, chính sách… các yếu tố này có ý nghĩa quan trọng đối với xác định cơ cấu và
chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp. Dưới đây là một số nhân tố chủ yếu:
- Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp:Các yếu tố như giao thông vận tải
góp phần vào việc trao đổi, tiêu thụ sản phẩm cũng như dịch vụ đầu vào cho sản xuất
nông nghiệp, thủy lợi có vai trò quan trọng trong cung nấp nước tưới tiêu, nhất là các
10
vùng khô hạn, điện, hệ thống thông tin, dịch vụ nông nghiệp đều ảnh hưởng không
nhỏ đến lựa chọn cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp. Trong đó thủy lợi và điện là yếu tố
không thể thiếu trong điều kiện sản xuất hiện nay,giúp cho việc sử dụng đất theo bề
rộng và bề sâu. Các yếu tố còn lại cũng hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp đến cơ cấu và
chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp.
- Lao động: Việc sản xuất nông - lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản cần có một
lực lượng sản xuất đủ về số lượng và tốt về chất lượng mới tận dụng tối đa các nguồn
lực và điều kiện trong sản xuất nông nghiệp. Số lượng lao động nông nghiệp, kinh
nghiệm và khả năng sản xuất nông nghiệp, nhất là lạo động ở địa phương có ảnh
hưởng đến cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp. Nếu xây dựng được cơ cấu sử dụng đất
nông nghiệp hợp lí nhưng thiếu hụt về lao động thì hiệu quả sản xuất nông nghiệp
cũng sẽ không cao.
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp: Là nhân tố rất quan trọng trong bối
cảnh sản xuất nông nghiệp nước ta hiện nay đang chuyển sang hướng sản xuất hàng hóa.
Thị trường là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, thị trường tiêu thụ rộng lớn, có được
sức mua tốt là điều kiện thuận lợi cho nông dân mở rộng quy mô sản xuất , đầu tư để áp
dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và các loại vật tư. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng
vật nuôi trên quỹ đất nông nghiệp sao cho phù hợp với nhu cần của thị trường.
- Trình độ kiến thức, khả năng và tập quán sản xuất của chủ sử dụng đất thể hiện
ở khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật, trình độ sản xuất, khả năng về vốn lao động, cơ
sở vật chất kĩ thuật và cách xử lí thông tin để ra quyết định trong sản xuất. Do vậy,
muốn nâng cao việc hiệu quả sử dụng đất thì việc nâng cao trình độ và cập nhật thông
tin khoa học, kĩ thuật là hết sức quan trọng [11].
- Hệ thống chính sách: Chính sách đất đai, chính sách điều chỉnh cơ cấu kinh tế,
nông nghiệp nông thôn, chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất,
chính sách khuyến nông, chính sách hỗ trợ giá, chính sách định canh định cư, chính sách
dân số, lao động việc làm, đào tạo kiến thức, chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách
xóa đói giảm nghèo… các chính sách này đã có những tác động rất lớn đất sử dụng đất,
phát triển và hình thành các loại hình sử dụng đất mới. Trong các nhóm nhân tố chủ yếu
tác động đến việc sử dụng đất được trình bày ở trên, từ thực tế từng vùng, từng địa
11
phương có thể nhận biết thêm những nhân tố khác tác động đến cơ cấu sử dụng và
chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp, trong đó có những yếu tố thuận lợi và
những yếu tố hạn chế. Đối với những yếu tố thuận lợi cần khai thác hết tiềm năng và
những yếu tố hạn chế cần phải có những giải pháp khắc phục dựa trên cơ sở khoa học và
thực tiễn. Vấn đề quan trọng là cần phải tìm ra những nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu sử
dụng đất nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu đất nông nghiệp để có những biện pháp
chuyển đổi cơ cấu đất nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất [11].
1.2. Cơ sở thực tiễn về cơ cấu sử dụng đất và chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất
1.2.1. Trên thế giới
Đất nông nghiệp là nhân tố vô cùng quan trọng đới với sản xuất nông nghiệp.
Trên thế giới, mặc dù các quốc gia có quy mô, trình độ và đặc điểm sản xuất nông
nghiệp khác nhau nhưng tất cả các quốc gia, vùng lãnh thổ đều xem nông nghiệp là cơ
sở là nền tảng cho sự phát triền.Đặc biệt, trong bối cảnh dân số thế giới ngày một tăng
lên, nhu cầu về lương thực, thực phẩm và các sản phẩm khác từ nông nghiệp ngày
càng cao trong khi diện tích đất dành cho sản xuất nông nghiệp lại có hạn và ngày
càng bị thu hẹp do việc mở rộng đất cho mục đích khác như phát triển công nghiệp,
xây dựng… đất nông nghiệp bị khai thác triệt để, cải tạo đất đai thiếu hợp lí, các biện
pháp giữ độ phì cho đất không được coi trọng. Kết quả là hàng loạt diện tích đất nông
nghiệp bị thoái hóa trên phạm vi toàn thế giới qua các hình thức mất chất dinh dưỡng
vầ chất hữu cơ, bị xói mòn, bị nhiễm mặn và bị phá hoại cấu trúc của tầng đất. Theo
ước tính có khoảng 15 % diện tích đất nông nghiệp trên trái đất bị thoái hóa có nguyên
nhân từ con người [30]. Theo P.Buringh, toàn bộ đất có khả năng nông nghiệp trên thế
giới tầm 3,3 tỷha (chiếm 22 % tổng diện tích đất liền); khoảng 78 % (xấp xỉ 11,7 tỷha)
không dùng được vào mục đích nông nghiệp.
Đất trồng trọt là đất đang sử dụng, cũng có loại đất hiện tại chưa sử dụng nhưng
có khả năng trồng trọt. Đất trồng trọt trên thế giới có khoảng 1,5 tỷ ha (chiếm xấp xỉ
10,8% diện tích đất đai và 46 % đất có khả năng trồng trọt). Như vậy còn 54 % đất có
khả năng trồng trọt chưa được khai thác [11].
12
Đất đai trên thế giới phân bố ở các châu lục không đều. Tuy có diện tích đất nông
nghiệp khá cao so với các châu lục khác nhưng châu Á lại có tỉ lệ đất nông nghiệp trên
tổng diện tích đất tự nhiên thấp.
1.2.2. Ở Việt Nam
Quá trình CNH và HĐH diễn ra với tốc độ nhanh ở Việt nam từ đầu những năm
1990 đã dẫn đến thu hồi một diện tích lớn đất đai, nhất là đất nông nghiệp.Một mặt,
việc thu hồi quyền sử dụng đất như thế đã tạo tiền đề quan trọng để Việt nam chuyển
đổi từ một nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ như Đảng
và Nhà nước mong đợi sẽ thành hiện thực vào năm 2020.
Tuy nhiên quá trình CNH và đô thị hóa ở Việt nam trong 20 năm vừa qua đã làm
thu hẹp một diện tích tương đối lớn đất nông nghiệp. Từ năm 1990 đến năm 2003 có
đến 697.417.00ha đất đã bị thu hồi để xây dựng các KCN, cơ sở hạ tầng và các mục
đích phi nông nghiệp khác. Năm 2005, Báo Nhân dân cho biết có khoảng 200.000.00
ha đất nông nghiệp bị thu hồi mỗi năm để phục vụ các mục đích phi nông nghiệp. Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết trong thời gian 5 năm từ 2001 đến 2005,
có khoảng 366.000.00 đất nông nghiệp đã chuyển thành đất đô thị và đất công nghiệp.
Con số này chiếm khoảng 4 % diện tích đất nông nghiệp Việt nam. Tính theo khu vực,
Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 4,4 % diện tích đất nông nghiệp được chuyển thành
đất đô thị và đất công nghiệp, trong khi đó khu vực Đông Nam Bộ chiếm 2,1 %
(Nguyễn Văn Sửu 2007).
Đất nông nghiệp chuyển sang mục đích khác ngoài đem lại những kết quả tích
cực về phát triển kinh tế xã hội đồng thời cũng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến
lao động, việc làm. Nhất là lực lượng lao động nông nghiệp nông thôn, điển hình là
thực trạng mất việc làm của lao động nông thôn sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp
do đất nông nghiệp bị thu hồi, vấn đề quyền lợi của người dân sau khi tiến hành thu
hồi đất nông nghiệp đã giao cho nông dân sản xuất nông nghiệp để chuyển đổi mục
đích sử dụng trong thời gian ngắn không thể giải quyết ổn thỏa. Mặc dù Nhà nước,
chính quyền địa phương đã chủ động đền bù, hỗ trợ nhưng trong một bộ phận vẫn còn
chưa thỏa đáng. Đòi hỏi phải có kế hoạch ổn định sinh kế lâu dài cho người dân.
13
Ngoài sự biến động về cơ cấu sử dụng đất nói chung thì cơ cấu và chuyển đổi cơ
cấu sử dụng đất nông nghiệp ở Việt nam cũng có sự biến động liên tục.
Hiện nay việc quản lí biến động sử dụng đất đực thực hiện với kết quả rất khác
nhau giữa các vùng: Đồng bằng sông Cửu Long, Trung du miền núi phía Bắc, ven biển
miền Trung. Công tác này nhìn chung diễn ra phức tạp. Nhất là ở Nam bộ, ở các tỉnh
này ruộng đất được chuyển nhượng, cầm cố không đủ tiền thì không được chuộc lại.
Đến mức Nhà nước, trực tiếp là chính quyền địa phương không thể kiểm soát được.
Trong nội bộ từng vùng cũng có sự khác nhau về quản lí biến động sử dụng đất.
Nhìn chung ở vùng ven đô thị, tình hình biến động diễn ra phức tạp hơn so với vùng
sâu vùng xa.
Đối với quản lí biến động mục đích sử dụng đất nông nghiệp hiện nay vẫn còn
nhiều bất cập: Trong xu thế chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước,
một mặt chúng ta đang khuyến khích quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp, nông thôn mà xu hướng chung là tăng tỉ trọng cây công nghiệp, cây ăn quả,
các loại thủy sản cao cấp… cho phù hợp với nhu cầu của thị trường. Song mặt khác,
luật đất đai còn hạn chế chuyển đổi đất trồng lúa, lương thực thành đất nuôi trồng các
sản phẩm khác.
Trên quan điểm bảo toàn lương thực quốc gia, pháp luật đã giới hạn việc chuyển
đổi đất trồng cây lương thực chủ yếu là đất trồng lúa sang nuôi trồng các sản phẩm
phẩm khác. Tuy nhiên quan điểm đảm bảo tăng hiệu quả kinh tế thì lại khuyến khích
nuôi trồng các loại nông sản có giá trị kinh tế cao đang được thị trường trong nước và
quốc tế chập nhận. Hiện nay vẫn chưa có cơ chế thích hợp để giải quyết mâu thuẫn
này. Chúng ta muốn quy hoạch sử dụng đất để để đảm bảo sử đụng đất nông nghiệp
đạt hiệu quả nhưng chưa có cơ chế thích hợp để chủ sử dụng đất thực hiện theo quy
hoạch. Trong quyền tự do kinh doanh theo cơ chế thị trường, chủ sở hữu đất được trao
5 quyền: Chuyển nhượng, chuyển đổi, thừa kế, thế chấp, cho thuê thì chính quy hoạch
là một quá trình quản lí Nhà nước đối với đất nông nghiệp. Tuy nhiên một số vùng vẫn
chưa thực hiên tốt, điển hình là Tây Nguyên và Trung du miền núi phía Bắc. Sở dĩ
chưa thực hiện tốt là do thiếu sự phối hợp chặt chẽ, dấn đến việc người dân canh tác
14
trên địa bàn đã được quy hoạch hay tình trạng du canh, du cư khiến cho việc quản lí sử
dụng đất nông nghiệp càng gặp khó khăn.
Ngoài khó khăn trong việc quản lí sử đụng dất nông nghiệp, thì hiệu quả sử dụng
đất nông nghiệp chưa cao, một trong những nguyên nhân chính là do cơ cấu sử dụng
đất nông nghiệp nhiều nơi ở nước ta chưa hợp lí, chưa tận dụng được tiềm năng của
quỹ đất nông nghiệp.
1.2.3. Ở Thừa Thiên Huế
Sử dụng đất đai một cách khoa học, hợp lý là nhiệm vụ mang tính cấp bách và
lâu dài của cả nước trong đó có tỉnh Thừa Thiên Huế. Đất đai chỉ thật sự phát huy vai
trò vốn có của mình dưới sự quản lý chặt chẽ, thống nhất, phù hợp của Nhà nước. Việc
khai thác và sử dụng đất đai luôn phải bảo đảm nguyên tắc và phục vụ lợi ích toàn xã
hội.
Thừa Thiên Huế có diện tích không lớn, nhưng đất đai đa dạng và được hình
thành từ các nhóm đất khác nhau. Với tổng diện tích tự nhiên 503.320,53ha, trong đó
có nhiều loại đất hiệu quả khai thác chưa cao trong sản xuất nông nghiệp như: Đất cồn
cát và cát ven biển, đất mặn, đất phèn, có 10 loại đất chủ yếu được phân bổ như sau:
-Đất cát: Nhóm này gồm có 2 loại: Cồn cát trắng và đất cát biển, có diện tích
43.962ha, chiếm 8,7% diện tích đất tự nhiên của tỉnh, phân bổ dọc bờ biển từ Phong
Điền đến Phú Lộc. Là loại đất nghèo mùn, nghèo dinh dưỡng, một số vùng cát nội
đồng còn có tầng kè dưới lớp cát khó thấm nước làm úng về mùa mưa, hạn về mùa
khô. Một số diện tích đã được trồng cây lâm nghiệp và nông nghiệp, nhưng còn nhiều
diện tích cần đầu tư, cải tạo mới khai thác được.
-Đất mặn: Có diện tích 6.290ha, chiếm 1,24% diện tích tự nhiên, phân bổ tại các
vùng thấp của đồng bằng ven biển từ Phong Điền-Quảng Điền đến Phú Lộc. Đất này
chịu ảnh hưởng xâm thực của nước biển, có hai loại đất mặn nhiều và mặn trung bình
ít. Loại mặn trung bình ít dùng để trồng lúa nhưng năng suất thấp, cần phải có nước
ngọt thường xuyên để hạn chế bốc mặn ảnh hưởng đến cây trồng.
-Đất phèn: Có diện tích 6.888ha chiếm 1,36% diện tích tự nhiên, phân bố ở vùng
đất thấp chịu ảnh hưởng của nước sông và biển theo mùa tại cửa sông thuộc huyện
Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Hương Thủy, Phú Vang, Phú Lộc. Thường ở
15
vùng trũng khó thoát nước, chủ yếu bố trí trồng lúa, đây là loại đất khá tốt nhưng lại
chứa các độc tố Al3+, SO42- gây chua ảnh hưởng đến cây trồng.
-Đất phù sa: Được hình thành do sự bồi đắp của các dòng sông có diện tích
41.002ha chiếm 8,11% diện tích đất tự nhiên. Có 7 loại: Đất phù sa được bồi, phù sa
không được bồi, phù sa glây, phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng, phù sa trên nền cát biển,
phù sa úng nước, phù sa ven ngòi suối.
-Đất lầy và than bùn: Có diện tích 100ha chiếm 0,02% diện tích đất tự nhiên,
phân bổ ở Phong Điền, Phú Lộc. Được hình thành ở vùng thấp, trũng, quanh năm đọng
nước hoặc nơi có mực nước ngầm dâng cao. Đất này giàu mùn nhưng rất chua có hại
cho cây trồng.
-Đất xám bạc màu: Có diện tích 800 ha chiếm 0,16% diện tích đất tự nhiên, phân
bổ chủ yếu ở Phong Điền, A Lưới, thành phần cơ giới nhẹ, thô, ở địa hình dốc nên quá
trình rửa trôi mạnh nên tầng đất mặt trở nên bạc màu, khi canh tác cần đầu tư thâm
canh và chống xói mòn nếu không đất sẽ trơ sỏi đá.
-Đất đỏ vàng: có diện tích 347.431ha chiếm 68,74% diện tích đất tự nhiên. Đất
này chủ yếu là đất rừng, đất trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, ở gần khe
suối nhân dân san phẳng để trồng lúa nước.
-Đất thung lũng dốc tụ: 640 ha chiếm 0,13% đất tự nhiên, phân bổ ở Phong Điền,
Hương Thủy, Phú Lộc. Loại đất này ở địa hình thấp trũng quanh các chân đồi núi, đất
chua, hiện đang trồng lúa nước.
-Đất mùn vàng đỏ trên núi: Có diện tích 15.942ha chiếm 3,15% diện tích đất tự
nhiên, phân bố ở Phú Lộc, Nam Đông, Phú Lộc nằm ở độ cao 900m trở lên. Đất này
trồng cây lâm nghiệp và cây ăn quả.
-Đất xói mòn trơ sỏi đá: Có diện tích 5.200ha chiếm 1,03% diện tích đất tự nhiên,
phân bổ ở Hương Trà, Phong Điền, Hương Thủy, Phú Lộc, Nam Đông, A Lưới, đất
không có kết cấu, sử dụng đất này rất khó khăn đòi hỏi đầu tư lớn với thời gian dài.
16
Bảng 1.1. Diện tích đất được phân bổ cho các đơn vị hành chính thuộc tỉnh Thừa
Thiên Huế năm 2010
STT Đơn vị Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
Toàn tỉnh 503.320,53 100
1 Thành phố Huế 7.168,49 1,42
2 Phong Điền 95.081,28 18,89
3 Quảng Điền 16.294,75 3,24
4 Hương Trà 51.853,40 10,30
5 Phú vang 27.987,03 5,56
6 Thị xã Hương thủy 45.602,07 9,06
7 Phú Lộc 72.092,03 14,32
8 Nam Đông 64.777.88 12,87
9 A Lưới 122.463,60 24,34
(Nguồn: [22])
-Đất nông nghiệp:
Tính đến năm 2010, quỹ đất nông nghiệp của tỉnh Thừa Thiên Huế được sử dụng
như sau:
Có 385.248,11ha chiếm 76,54% diện tích tự nhiên của tỉnh, được phân bổ như sau:
- Đất sản xuất nông nghiệp: Có 59.143,29ha chiếm 15,35% diện tích đất nông
nghiệp. Trong đó:
+ Đất trồng cây hàng năm: 44.364,80ha (đất trồng lúa 32.086,55ha, đất cỏ dùng
cho chăn nuôi 125,83ha, đất trồng cây hàng năm khác 12.152,42ha).
+ Đất trồng cây lâu năm: 14.778,49 ha (Cây công nghiệp lâu năm 10.010,1ha,
chủ yếu cây cao su và cà phê)
+ Đất lâm nghiệp: Có 319.958,78ha (rừng sản xuất 140.086,11 ha, rừng phòng hộ
100.805,64 ha, rừng đặt dụng 79.067,03ha). Chiếm 83% đất nông nghiệp. Diện tích
rừng phòng hộ, rừng đặt dụng chủ yếu tập trung ở khu vực đầu nguồn các hệ thống
sông lớn như sông Bồ, sông Hương.
17
+ Đất nuôi trồng thủy sản: Có 5.848,62ha (đất nuôi trồng nước lợ, mặn 4.465, 32
ha, nước ngọt 1.383,30ha), chiếm 1,51% diện tích đất nông nghiệp. Trong những năm
gần đây diện tích đất nuôi trồng thủy sản tiếp tục tăng. Các huyện có nghề nuôi trồng
thủy sản nước lợ phát triển mạnh như: Quảng Điền (889ha), Phú Vang (1.91 ha), Phú
Lộc (1.408ha), Phong Điền (759ha).
Theo kế hoạch của tỉnh,Đến năm 2020 đất nông nghiệp có 385.600ha (tăng
352ha so với năm 2010) chiếm 76,61% đất tự nhiên và trong đó được sử dụng:
+ Đất trồng lúa: 29.260ha (Giảm 2.827ha so với năm 2010) chiếm 7,59% diện
tích đất nông nghiệp.
+ Đất rừng phòng hộ: 100.175,5ha (giảm 630 ha so với năm 2010) chiếm 25,97%
diện tích đất nông nghiệp.
+ Đất rừng đặc dụng: 87.056ha (tăng 7.988,97ha so năm 2010) chiếm 22,57%
diện tích đất nông nghiệp.
+ Đất rừng sản xuất: 144.193,5ha (tăng 4.107,39ha so năm 2010) chiếm 37,3 đất
nông nghiệp.
Đối với đất lâm nghiệp có rừng: Trong thời gian tới tập trung bảo vệ nghiêm ngặt
vốn rừng hiện có, đầu tư trồng mới, phục hồi rừng phòng hộ, rừng đặt dụng, tăng
cường trồng rừng kinh tế.
+ Đất nuôi trồng thủy sản: 6.000ha tăng không đáng kể (sẽ giảm nuôi hạ triều và
tăng nuôi cao triều)
+ Cây công nghiệp lâu năm: 18.916ha (tăng 4.138ha so năm 2010)
Trong những năm qua tỉnh Thừa Thiên Huế đã quan tâm tăng cường công tác
quản lý Nhà nước về đất đai. Việc khai thác sử dụng đất hợp lý đã góp phần rất lớn
cho những thành tựu mà tỉnh đạt được cả về kinh tế và xã hội. Do đó đất đai là tài sản
đặc biệt, các quan hệ về đất đai rất phức tạp, chính sách về đất đai đang từng bước
được hoàn thiện cho phù hợp với tình hình mới, nhận thức của người dân về quyền sở
hữu đất đai không giống nhau nên dẫn đến nhiều khó khăn trong công tác quản lý sử
dụng đất. Công tác quy hoạch sử dụng đất chậm, thiếu, chưa đồng bộ và chất lượng
chưa cao, chưa lập được quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và các quy hoạch ngành,
định hướng chưa rõ, tầm nhìn chưa xa dể bị lạc hậu làm ảnh hưởng rất lớn đến quản lý
18
và đầu tư cơ sở hạ tầng, kinh tế, xã hội. Một số địa phương, tổ chức, cá nhân chưa thật
sự coi trọng hiệu quả sử dụng đất dẫn đến sử dụng đất một cách tùy tiện, lãng phí, vi
phạm quy hoạch đã được duyệt. Trong quá trình sử dụng đất, các doanh nghiệp còn
xem nhẹ công tác bảo vệ môi trường dẫn đến ô nhiễm, hủy hoại đất.
Nguyên nhân của những tồn tại trên là do công tác quản lý còn lỏng lẻo đồng thời
ý thức của người sử dụng đất chưa cao, chưa chấp hành nghiêm chỉnh Luật Đất đai.
Đất đai là tài nguyên có hạn, việc sử dụng đất phải vì sự phát triển của con người.
Vì vậy, quan điểm tổng quát trong việc khai thác sử dụng đất phải phù hợp và gắn liền
với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhằm phát huy được nguồn lực, lợi
thế của từng địa phương. Đồng thời phải xuất phát từ tình hình đất đai cụ thể, phù hợp
với định hướng chung trong khai thác sử dụng đất của tỉnh Thừa Thiên Huế và vùng
Trung Bộ. Trên cơ sở đánh giá tài nguyên đất đai, điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội,
một số quan điểm khai thác sử dụng quỹ đất làm cơ sở cho việc định hướng sử dụng
đất của tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020.
Trong những năm tới nông nghiệp của tỉnh vẫn là ngành mang lại nguồn thu
nhập chính cho đại bộ phận nông dân. Tuy nhiên, dưới áp lực của quá trình phát triển
kinh tế sẽ có một số diện tích đất nông nghiệp chuyển sang các loại đất khác. Để góp
phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và ổn định đời sống nông dân thì tỉnh chủ
trương phải duy trì diện tích đất nông nghiệp ở một tỷ lệ hợp lý, đặt biệt là đất trồng
lúa. Đồng thời tăng cường các biện pháp thâm canh, tăng vụ, tăng hệ số sử dụng đất và
hiệu quả sản xuất trên từng đơn vị diện tích. Phát triển nông ngiệp toàn diện và tổng
hợp tạo bước chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa
cây trồng, vật nuôi, chú trọng phát triển lúa chất lượng cao, tăng diện tích cây ăn quả,
cây công nghiệp ngắn ngày. Diện tích đất canh tác trong nông nghiệp được xem xét
một cách tổng hợp về điều kiện sinh thái môi trường phù hợp với tính chất đất, điều
kiện thủy văn, hiệu quả mang lại, cũng như đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế nông
nghiệp của tỉnh.
19
1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu
1.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Sự gia tăng nhanh chóng của dân số thế giới dẫn đến nhu cầu của con người về
lương thực và các sản phẩm nông nghiệp cũng ngày càng tăng theo, trong khi diện tích
đất nông nghiệp lại có hạn và đang bị thu hẹp. Vì vậy để đáp ứng nhu cầu trước mắt và
lâu dài của con người về lương thực và các sản phẩm nông nghiệp, cũng như để sản
xuất nông nghiệp mang hiệu quả kinh tế cao thì cần phải sử dụng diện tích đất nông
nghiệp quý giá sao cho hiệu quả, trong đó có việc xác định cơ cấu sử dụng đất nông
nghiệp hợp lí và chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp là vấn đề thu hút sự quan
tâm của nhiều nhà khoa học trên thế giới và đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên
cứu vấn đề này.
Các phương pháp đã được nghiên cứu áp dụng dùng để nghiên cứu về cơ cấu sử
dụng đất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp ở các nước Đông
Nam á như: Phương pháp chuyên khảo, phương pháp mô phỏng, phương pháp phân
tích kinh tế, phương pháp phân tích chuyên gia… bằng những phương pháp đó các nhà
khoa học đã tập trung nghiên cứu cơ cấu và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp
của từng khu vực, quốc gia, vùng lãnh thổ và đánh giá mức độ phù hợp, năng suất, sản
lượng và hiệu quả của từng loại cây trồng trên các loại đất khác nhau, để từ đó sắp
xếp, bố trí và xác định cơ cấu cây trồng hợp lí nhằm khai thác tối ưu và bền vững lợi
thế so sánh của vùng.
Để nêu lên những vấn đề cơ bản về sự hình thành của sinh thái đồng ruộng và
cho rằng yếu tố quyết định của hệ thống nông nghiệp là sự thay đổi về khoa học kĩ
thuật và nhân tố kinh tế xã hội là nhà khoa học Nhật Bản Otak Tannakad. Các nhà
khoa học Nhật Bản đã hệ thống tiêu chuẩn hiệu quả sử dụng đất đai thông qua hệ
thống cây trồng trên đất canh tác: là sự phối hợp giữa các cây trồng và gia súc, các
phương pháp trồng trọt và chăn nuôi, cường độ lao động, vốn đầu tư, tổ chức sản
xuất,sản phẩm làm ra, tính chất hàng hóa của sản phẩm.
Trung Quốc là quốc gia rất kiên định trong sử dụng và quản lí đất đai, đặc biệt
là đất nông nghiệp, việc khai thác và sử dụng đất đai là yếu tố quyết định để phát triển
kinh tế xã hội nông thôn toàn diện.
20
Chính phủ Trung Quốc áp dụng những phương pháp quản lý đất đai sử dụng
cho xây dựng nhằm tập trung vào phạm vi đất đai và giao đất cho các dự án, do đó
những dự án xây dựng có thể sử dụng những diện tích sử dụng không hiệu quả cho các
mục đích nông nghiệp. Về quản lý tài nguyên đất đai, Trung Quốc phải đối mặt với
vấn đề thiết lập và cải thiện cơ chế theo định hướng thị trường, chính sách và quy định,
việc HĐH quản lý đất đai cần thiết để hỗ trợ tạo nên ảnh hưởng cơ bản của cơ chế thị
trường đến việc giao tài nguyên đất đai, đồng thời tăng cường sự can thiệp của chính
quyền để thực thi việc sử dụng đất hiệu quả cao, công bằng và bền vững. Trước hết là
bảo vệ đất canh tác và thực hiện sự cân bằng động của nó trong tổng thể. Những mâu
thuẫn giữa nguồn tài nguyên đất đai hạn hữu và sự gia tăng nhu cầu phải được làm rõ
rằng sẽ kiên quyết thực thi các chính sách nghiêm ngặt để bảo vệ đất canh tác, tăng
cường sự phát triển và phục hồi đất canh tác cũng như bảo vệ môi trường thiên nhiên,
tổng đất canh tác cần phải cân bằng động nhằm cải thiện chất lượng tài nguyên đất đai.
Tài nguyên thiên nhiên về nông nghiệp của Hà Lan thiếu hụt. Đất ít lại trũng,
thường xuyên bị uy hiếp của ngập lụt, nhưng Hà Lan đã tìm tòi, tự khẳng định những
lợi thế so sánh của chính mình để phát triển nền nông nghiệp theo chiến lược của một
nền nông nghiệp hướng ra xuất khẩu.
Do đó, Hà Lan đã dùng vốn và công nghệ cao để thay thế có hiệu quả nguồn
quỹ đất hiếm hoi, sử dụng nhà kính để sản xuất cà chua, dưa, ớt quanh năm, tiết kiệm
đất, tăng hiệu suất đất. Phương thức sản xuất gà đẻ trứng, lợn thịt cũng được cải tiến
để bảo vệ môi trường, đảm bảo yêu cầu sức khoẻ động vật và chất lượng quốc tế, có
hiệu quả cao. Nhà nước coi trọng nhiệm vụ cải tạo đất, hàng năm đầu tư 140 triệu
Euro, bình quân 4.000 euro/ha năm. Nhà nước còn tài trợ chỉnh lý đất đai, biến các
thửa ruộng nhỏ liên kết thành thửa lớn liền nhau, xây dựng hệ thống kênh rạch, đảm
bảo yêu cầu cơ giới hoá.
Bằng cách nhập khẩu các sản phẩm thuộc dạng “dựa vào quỹ đất lớn” như hạt
cốc, đậu, hạt có dầu, nhất là thức ăn chăn nuôi... để sản xuất hàng xuất khẩu, hàng
năm, Hà Lan tạo ra được 11,35 vạn việc làm về công nghiệp thực phẩm, đồ uống...
chưa kể các ngành dịch vụ phù trợ có liên quan khác.
21
Ngoài ra, với quỹ đất ít, Hà Lan áp dụng công nghệ “tăng diện tích đất”, tập
trung áp dụng các biện pháp thâm canh cao, nâng cao năng suất trên đơn vị diện tích,
tạo ra năng suất cao gấp nhiều lần năng suất bình quân thế giới.
Thực tiễn nghiên cứu ở một quốc gia có nền nông nghiệp hàng đầu khu vực Đông
Nam Á là Thái Lan. 30 năm trước, có thời gian diện tích đất nông nghiệp của Thái Lan
tăng “đột biến”. Người Thái cần cù lao động, bám chặt đồng ruộng để mong thay đổi
cuộc sống. Còn các nhà hoạch định chính sách Thái Lan coi nông nghiệp là nội lực sống
còn để phát triển kinh tế quốc dân. Với lợi thế về nhân lực nông nghiệp (có đến 80% dân
số Thái sinh sống vùng nông thôn), diện tích đất canh tác sẵn có, Thái Lan đã nhanh
chóng hiện thực hóa được ước mơ trở thành của thế giới. Chỉ tính trong năm 2007, nước
này xuất khẩu 9 triệu tấn gạo, đạt 3,5 tỷ USD, giữ vững thế độc tôn.
Thế nhưng Thái Lan sau đó rơi vào nguy cơ “đất không đủ cày” vì tốc độ CNH,
sự mở rộng các KCN, giải trí; sự gia tăng về số lượng và quy mô của những đô thị lớn.
Kèm theo đó là hiện tượng lơ là trong việc áp dụng các kỹ thuật canh tác mới theo
phương châm phát triển bền vữngkhiến đất canh tác bị rửa trôi màu mỡ, xói mòn hoặc
nhiễm mặn...Để tìm biện pháp giải quyết, việc đầu tiên là phải đổi mới chính sách. Các
nhà hoạch định chính sách Thái Lan lấy nông nghiệp là bệ phóng cho nền kinh tế quốc
dân và không chỉ có thế, mục tiêu cốt lõi là tạo ưu đãi cho “Tam Nông” để ổn định
kinh tế xã hội.
Bên cạnh những chính sách khuyến khích và hỗ trợ người nông dân nâng cao tính
cạnh tranh của nông sản trên thị trường thế giới thì vấn đề liên quan đến “tính mềm”
như đào tạo kỹ thuật, nâng cao nhận thức người nông dân được coi trọng hướng đến. Vì
vậy, mặc dù bình quân diện tích đất canh tác nông nghiệp Thái Lan gấp 4 lần Việt Nam
nhưng nhờ những hướng đi đúng đắn trong đào tạo nguồn nhân lực nên những vùng đất
hoang, địa hình đồi núi dốc và cả những vùng khô cằn không chỉ dành cho cây ngô, lúa
nương mà nhiều loại lúa cao sản đã được triễn khai và cho năng suất cao.
Dự đoán mức độ tăng dân số thế giới có thể gấp đôi với khoảng 10 tỷ người vào
năm 2050 (UNFPA, 1992; trong FAO, 1993). Vì vậy, hầu hết các nhà khoa học và các
chuyên gia trên thế giới đều thống nhất cho rằng cần thiết phải áp dụng những công
nghệ nông nghiệp tiên tiến vào việc sử dụng nguồn tài nguyên đất đai để cung cấp
22
lương thực đầy đủ, chất sợi, thức ăn gia súc, dầu sinh học và gỗ tăng lên gấp đôi.
Trong thực tế, có những sự thiếu hụt đất đai trầm trọng của nhiều quốc gia, đặc biệt là
các quốc gia đang phát triển.
Trong một nghiên cứu của FAO (FAO, 1993) ước lượng khoảng 92 % của
1.800 triệu ha đất đai của các quốc gia đang phát triển bao gồm cả Trung Quốc thì có
tiềm năng cho cây trồng như sử dụng nước trời nhưng hiện nay vẫn chưa sử dụng hết
và đúng mục đích, trong đó có vùng bán hoang mạc Châu Phi chiếm 44%, Châu Mỹ
Latinh và caribe 48%. Hai phần ba của 1.800 triệu này tập trung chủ yếu ở một số nhỏ
các quốc gia như: Brasil 27%, zaire 9% và 30% ở 12 nước khác. Một phần của diện
tích đất này vẫn còn để dành cho rừng hay vùng bảo vệ khoảng 45% và do đó trong
các vùng này đất chưa thực sự được sử dụng cho mục đích nông nghiệp, một phần
khác thì gặp khó khăn về mặt đất và dạng bậc thềm như khoảng 725 ở vùng Châu Phi
bán sa mạc và vùng Châu Mỹ Latinh.
Các nhà khoa học trên thế giới cho rằng: Đối với những vùng nhiệt đới có thể
áp dụng các công thức luân canh cây trồng hàng năm, có thể chuyển từ chế độ canh tác
cũ sang chế độ canh tác mới tiến bộ hơn, khoa học hơn và hiệu quả hơn. Nghiên cứu
bố trí luân canh cây trồng hợp lí hơn bằng cách đưa các giống cây trồng mới vào hệ
thống canh tác nhằm tăng sản lượng lương thực, thực phẩm trên một đơn vị diện tích
đất canh tác trong một năm. Ở Châu Á có nhiều quốc gia cũng đã tìm ra cơ cấu sử
dụng đất nông nghiệp, cũng như chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp từ đó đã
thu lại hiệu quả cao.
Ngày nay, vấn đề nghiên cứu cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp, chuyển đổi cơ
cấu sử dụng đất nông nghiệp và nâng cao hiêu quả sử dụng đất nông nghiệp luôn được
các quốc gia có nền nông nghiệp phát triển và các quốc gia muốn phát triển một nền
nông nghiệp hàng hóa chú trọng. Chính vì vậy, vấn đề này đã thu hút được sự chú ý và
quan tâm nghiên cứu, xây dựng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp, đề xuất các loại cây
trồng phù hợp với đặc tính thổ nhưỡng và quỹ đất nông nghiệp.
1.3.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam
ViệtNam có khí hậu nhiệt đới ẩm Châu Á nên có nhiều điều kiện thuận lợi cho
phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, dân số Việt Nam ngày càng đông trong khi diện
23
tích đất, đặc biệt là diện tích đất nông nghiệp lại có hạn. Tính về diện tích đất bình
quân trên đầu người là 0,45 ha. Chỉ bằng 1/3 mức trung bình của thế giới, xếp thứ
135/160 các quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới và chỉ xếp 9/10 nước Đông
Nam Á. Diện tích đất nông nghiệp có hạn nhưng nhiều vùng, nhiều địa phương vẫn
chưa có cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với từng loại đất khác nhau, chưa mang lại
giá trị kinh tế cao và thậm chí là thất bại khi canh tác hay nói cách khác là cơ cấu sử
dụng đất nông nghiệp chưa phù hợp và cần phải có sự chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất
nông nghiệp hợp lí hơn dể tận dụng tối đa tiềm năng của diện tích đất nông nghiệp quý
giá, đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế xã hội, cải thiện cuộc sống cho người
dân, đặc biệt là bộ phận người dân đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Chính
tầm quan trọng và tính cấp thiết của vấn đề này đã thu hút sự quan tâm, nghiên cứu
của các nhà khoa học, các chuyên gia và đã có nhiều các công trình nghiên cứu về cơ
cấu sử dụng đất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp tại Việt nam.
Một trong những công trình nghiên cứu có phạm vi cả nước phải kể đến công
trình nghiên cứu: “Đánh giá tài nguyên đất đai Việt Nam” của Nguyên Khang và
Phạm Dương Ưng (1995); “Đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểm sinh thái
và phát triển lâu bền” của tác giả Trần An Phong - Viện quy hoạch và Thiết kế Nông
nghiệp; “Đánh giá phân hạng toàn quốc” của tác giả Tôn Thất Chiểu và các cộng sự
(1986), thực hiện năm 1984 ở tỉ lệ bản đồ 1/500.000;“Bàn luận về khái niệm Đất và
Quản lí đất đai” của tác giả Huỳnh Văn chương (2010); “Kinh tế tài nguyên đất” của
tác giả Ngô Đức Cát (2000).
Kết quả nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Yên Bình, tỉnh Yên
Bái của tác giả Nguyễn Văn Nhân và Nguyễn Hữu Thành cho thấy: Tổng diện tích tự
nhiên của huyện Yên Bình là 76.227,44ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp là
58.584,87 ha, chiếm 74,2 tổng diện tích tự nhiên. Phần lớn diện tích đất nông nghiệp đã
được địa phương này sử dụng nhưng khai thác chưa hợp lí và chưa lại hiệu quả.
Theo tác giả Nguyễn Hữu phát, Đặng văn Minh thì khi đánh giá về tình hình hình
sử dụng đất ở huyện Đắk Hà thì bên cạnh việc đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại
hình sử dụng đất thì cũng cần phải chú ý đến sự thay đổi của đất đai, cụ thể là sự thay
đổi về tính chất lý, hóa.
24
Hiệu quả của các loại hình sử dụng đất ở các vùng sinh thái khác nhau sẽ khác
nhau. Trong nghiên cứu về “Hiệu quả sử dụng đất canh tác huyện Đông Anh, Hà
Nội”, tác giả Nguyễn Thị Vòng đã tiến hành phân tích trên từng diện tích đất và từng
loại đất khác nhau, từ đó đánh giá hiệu quả kinh tế. Từ đó đưa ra những kiến nghị điều
chỉnh cũng như phát triển các loại hình sử dụng đất triển vọng với điều kiện tự nhiên -
kinh tế - xã hội của từng tiểu vùng góp phần vào sự phát triển chung của toàn huyện.
Hà Ngọc Ngô cùng các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá tiềm
năng đất và đề xuất phương hướng sử dụng đất, cơ cấu sử dụng đất thích hợp tại
huyện Châu Giang, tỉnh Hưng Yên”, kết quả nghiên cứu cho thấy, vùng này có thể
phát triển các loại hình sử dụng đất cho kết quả kinh tế cao như: lúa - màu, lúa - cá,
chuyên rau màu, hoa, cây cảnh và cây ăn quả.
Vùng đồng bằng sông Hồng có tổng diện tích đất nông nghiệp là 903.650ha,
chiếm 44% diện tích đất tự nhiên trong vùng. Trong đó, gần 90% đất nông nghiệp
dùng để trồng trọt. Đây là vùng sản xuất cây lương thực đứng thứ hai của cả nước, sau
đồng bằng sông Cửu Long. Vì vậy đã có nhiều công trình của các nhà khoa học, các
chuyên gia, góp phần vào xây dựng cơ cấu sử dụng đất thích hợp. Một trong những
công trình nghiên cứu có thể kể đến: “Phân vùng sinh thái nông nghiệp đồng bằng
sông Hồng”; “Hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác trên đất phù sa sông huyện Mỹ
Văn, tỉnh Hải Hưng” của tác giả Nguyễn Thị Bình.
Khi nghiên cứu về vùng đất thường xuyên ngập úng của huyện Hiệp Hòa, tỉnh
Bắc Giang, tác giả Nguyễn Văn Hoàng cho biết nếu chỉ cấy 1 vụ/ năm thì lợi nhuận
thu được là 5,8 triệu đồng/ha, còn nếu cấy lúa kết hợp nuôi thì lợi nhuận sẽ tăng lên
13,7 triệu đồng/ha. Từ những kết quả đánh giá nghiên cứu trên, tác giả đã đề xuất cơ
cấu sử dụng đất nông nghiệp phù hợp với vùng đất ngập úng nói trên.
Luận án tiến sĩ “Nghiên cứu tác động của quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng
đất đến phát triển nông nghiệp tại huyện Văn lâm, tỉnh Hưng Yên” của Nguyễn Thị
Hồng Hạnh (2014), cũng nói lên được những tác động cơ bản của quá trình chuyển đổi
cơ cấu sử dụng đất đến phát triển nông nghiệp, nông thôn. Cụ thể là xác định cơ cấu
các loại cây trồng phù hợp với tùng loại đất, lập chỉ tiêu đánh giá mức độ thích nghi,
đưa ra đề xuất cụ thể.
25
Tác giả Bùi Nữ Hoàng Anh trong công trình “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh
tế trong sử dụng đất nông nghiệp tại Yên Bái giai đoạn 2012-2020” (2012), cũng nêu
lên vấn đề chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu
quả về kinh tế.
Tiến hành phân hạng mức độ thích nghi đất đai tỉnh Quảng Trị, tác giả Trần An
Phong, đã rút ra một số kết luận như sau: Trong diện tích đất canh tác lúa của tỉnh
Quảng Trị có 12.448ha rất thích hợp, chiếm 47% thích hợp có 7.927,6ha, chiếm
29,87% và đất ít thích hợp có 6.205,8ha chiếm 23,2%, trong số này có 1.747ha chuyên
trồng lúa, còn lại là đất trồng các loại rau màu, đây là diện tích đất cần phải được
chuyển đổi.
Các đề tài nghiên cứu trong chương trình KN - 01(1991 - 1995) do Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì đã tiến hành nghiên cứu hệ thống cây trồng trên
những vùng sinh thái khác nhau như vùng trung du miền núi phía Bắc, vùng đồng
bằng sông Cửu Long… nhằm đánh giá hiệu quả của hệ thống cây trồng trên những
vùng đó.
Các biện pháp như luân canh tăng vụ, trồng gối, trồng xen nhằm sử dụng nguồn
lực đất đai, đặc điểm khí hậu, để bố trí các loại cây trồng vật nuôi thích hợp, với mục
đích nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp cũng đã được nhiều tác giả đề cập.
Đề tài “Đánh giá hiệu quả một số mô hình đa dạng hóa cây trồng vùng đồng
bằng sông Hồng” của tác giả Vũ Năng Dũng - 1997 cho thấy, ở Đồng bằng sông Hồng
nếu canh tác theo mô hình luân canh 3 - 4 vụ/1 năm đem lại hiệu quả rất tích cực, từ
đó mở ra hướng canh tác mới cho người dân của vùng để tận dụng tối ưu diện tích đất
khá màu mỡ của đồng bằng châu thổ lớn thứ hai ở Việt Nam này.
Từ một số công trình nghiên cứu của các nhà khoa học và các chuyên gia ở phạm
vi cả nước và ở từng địa phương có thể thấy rằng: Các nghiên cứu đã phần nào giải
quyết được một số vấn đề đặt ra trong sử dụng đất nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu
sử dụng đất nông nghiệp. Tuy nhiên trên thực tế vẫn còn nhiều vấn đề chưa giải quyết
được như một diện tích không nhỏ đất nông nghiệp chưa được khai thác tốt do bố trí
các loại cây trồng chưa hợp lí, vẫn còn những diện tích đất nông nghiệp bỏ hoang do
bị thoái hóa hoặc hiệu quả kinh tế thấp. Một số mô hình sản xuất mang lại hiệu quả
26
kinh tế trước mắt nhưng chưa bền vững, nhiều nơi có mô hình canh tác cây trồng
nông, lâm nghiệp cho sản lượng và năng suất cao nhưng hiệu quả kinh tế rất
thấp…trước những tồn tại chưa được giải quyết trên, thiết nghĩ cần có nhiều công trình
nghiên cứu liên quan đến vấn đề sử dụng đất, cơ cấu và chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất
nông nghiêp theo hướng nghiên cứu chi tiết ở nhiều địa phương cụ thể với điều kiện tự
nhiên và xã hội khác nhau nhằm đưa ra các giải pháp hiệu quả cho người dân cải thiện
sinh kế, phát triển kinh tế - xã hội địa phương và của cả nước.
1.3.3.Sản xuất nông nghiệp tại huyện Phong Điền
1.3.3.1. Sản xuất nông nghiệp
(Nguồn: [27])
Hình 1.1. Biểu đồ giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp huyện
Phong Điền giai đoạn 2010 - 2015
Qua biểu đồ giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp huyện
Phong Điền giai đoạn 2010-2015 cho thấy, tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp
trong giai đoạn 2010-2015 thể hiện tính không ổn định. Năm 2011 tăng trưởng nông
nghiệp đạt 135,7%, sau đó giảm vào năm 2012 và tăng lên đỉnh cao vào năm 2014 (đạt
134,5%), rồi giảm còn 106,3% vào năm 2015.
933.6 1267.3 1230.4 1303.7 1754 1864.6
100.0
135.7
97.1
106.0
134.5
106.3
0.0
20.0
40.0
60.0
80.0
100.0
120.0
140.0
160.0
0
200
400
600
800
1000
1200
1400
1600
1800
2000
2010 2011 2012 2013 2014 2015
Nông - lâm - ngư nghiệp (tỉ đồng) Tốc độ tăng trưởng (%)
%Tỉ đồng
27
Bảng 1.2. Giá trị sản xuất và cơ cấu và giá trị sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ
nông nghiệp huyện Phong Điền thời kỳ 2010 -2015
Năm
Nông
nghiệp
thuần
(tỷ đồng)
Cơ
cấu
(%)
Trồng trọt
(tỷ đồng)
Cơ
cấu
(%)
Chăn
nuôi (tỷ
đồng)
Cơ cấu
(%)
Dịch vụ và
các hoạt
động khác
(tỷ đồng)
Cơ
cấu
(%)
2010 657,588 100 429,88 65,37 204,641 31,12 23,067 3,51
2011 975,361 100 581,335 59,60 352,541 36,14 41,485 4,25
2012 903,301 100 531,234 58,81 327,041 36,21 45,026 4,98
2013 808,123 100 562,207 69,57 190,521 23,58 55,395 6,85
2014 1112,774 100 838,421 75,35 221,727 19,93 52,626 4,73
2015 1004,331 100 660,623 65,78 271,029 26,99 72,679 7,24
(Nguồn: [27])
Qua bảng trên, cho thấy:
- Giá trị sản xuất: Trong giai đoạn 2010 - 2015 giá trị sản xuất toàn chuyên ngành
nông nghiệp đã tăng gần 1,5 lần, từ 657,588 tỷ đồng lên 1004,331 tỷ đồng. Trong
chuyên ngành này có 3 tiểu ngành gồm: trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ thì trồng trọt
tăng 1,5 lần, từ 429,88 tỷ đồng lên 660,623 tỷ đồng; chăn nuôi tăng 1,3 lần, từ 204,641
tỷ đồng lên 271,029 tỷ đồng; dịch vụ tăng 3,2 lần, từ 23,067 tỷ đồng lên gần 72,679 tỷ
đồng. Tốc độ tăng của chăn nuôi và trồng trọt xấp xỉ bằng nhau và thấp hơn so với
dịch vụ nông nghiệp, nhưng do giá trị thấp nên chưa làm thay đổi được vị trí so với
trồng trọt.
- Cơ cấu: Cơ cấu giá trị giữa trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ trong chuyên
ngành nông nghiệp suốt giai đoạn 2010 - 2015 ít thay đổi, tỷ trọng trồng trọt vẫn duy
trì ở mức cao từ 79% - 81%, chăn nuôi từ 18% - 20% và dịch vụ rất thấp, từ 0,04% -
1,3%, tỷ trọng dịch vụ thấp phản ánh tính chất sản xuất truyền thống, thủ công cao,
chưa phát triển mạnh các hoạt động dịch vụ cần thiết như: giống mới, khoa học kỹ
thuật, khuyến nông, bảo vệ cây trồng, thú y, tiếp thị, tín dụng… để nâng cao năng suất
cây trồng, vật nuôi và giá trị gia tăng của sản phẩm làm ra. Thực tế cho thấy, nông
nghiệp thuần của huyện vẫn nặng về sản xuất lúa gạo, cây công nghiệp như cao su, hồ
28
tiêu, và một số cây ăn quả khác, chăn nuôi chưa trở thành ngành sản xuất chính, mức
độ áp dụng khoa học công nghệ ) và các phương pháp sản xuất tiên tiến còn ít nên
chưa khai thác đầy đủ tiềm năng đất đai, nguồn nước, khí hậu và các điều kiện tự
nhiên tại các vùng sản xuất
- Về trồng trọt:
+ Cây lúa:
Năm 2016, diện tích gieo trồng lúa cả năm đạt 10.394,5ha (trong đó lúa chất
lượng cao khoảng 1.800 ha). Năng suất lúa bình quân là 59,5 ta,/ha, sản lượng lúa đạt
61.854 tấn. Tuy nhiên, năng suất lúa của các vùng trên địa bàn huyện không đồng đều,
phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: diện tích, thổ nhưỡng, trình độ thâm canh,
cơ cấu giống, chế độ tưới tiêu, tính chất lao động. Các xã trọng điểm lúa của huyện
phải kể đến như: Phong Chương, Phong Bình, Phong Hòa, Điền Hòa.
+ Cây lạc: Đối với cây lạc, diện tích gieo trồng 1.151ha, năng suất bình quân là
18 tạ/ha, sản lượng 2.073 tấn.
+ Cây ngô:Diện tích gieo trồng ngô của toàn huyện khoảng 100ha, sản lượng
khoảng 300 tấn. Mặc dù diện tích gieo trồng cây ngô có giảm so với cùng kỳ nhưng sản
lượng và năng suất ngô lại tăng lên nhờ việc các giống ngô năng suất cao được đưa vào
trồng. Điển hình là giống ngô Tố Nữ với ưu điểm là chất lượng hạt ngon, mềm, dẻo và
thơm, hiệu quả kinh tế cao (6.900.000 đồng/ha, tương đương 345.000 đồng/ sào).
+ Cây sắn: Diện tích gieo trồng là 1.750ha. Chủ yếu là giống sắn mỳ. Do trên
địa bàn có nhà máy tinh bột sắn Phong Điền nên việc tiêu thụ sắn khá thuận lợi tuy
nhiên giá thu mua vẫn còn thấp.
+ Các loại cây trồng khác: Diện tích trồng cây cao su là 1.793ha,sản lượng mũ
đạt 4.800 tấn/ năm.Cây ăn quả (chủ yếu là thanh trà) 294ha…
- Chăn nuôi
Phong Điền có khá nhiều loại vật nuôi có trong ngành chăn nuôi của Việt Nam.
Trong đó, các loại vật nuôi có quy mô lớn gồm: Gà,vịt, lợn, sau đó đến trâu, bò, các loại
khác không đáng kể.
Các loại vật nuôi đang có xu thế tăng là gà, vịt, ngan, lợn, bò, trâu; xu thế giảm là
dê. Mặc dù quy mô đàn tăng với tốc độ không cao, tuy nhiên sản lượng thịt hơi các
29
loại nhìn chung có xu thế tăng khá; chứng tỏ chất lượng đàn các loại vật nuôi ở huyện
Phong Điền đang ngày càng được nâng cao; kể cả chất lượng con giống và kỹ thuật
chăn nuôi.
Cân đối nhu cầu trên địa bàn tỉnh với khả năng sản xuất của ngành chăn nuôi
cho thấy hầu hết các loại sản phẩm chăn nuôi ở Phong Điền có khả năng đáp ứng đủ
nhu cầu địa phương, nội tỉnh và xuất ra ngoại tỉnh.
Bảng 1.3. Tình hình chăn nuôi của huyện Phong Điền năm 2016
Đơn vị tính: Con
Đàn Số lƣợng
Đàn bò 6.500
Đàn lợn 4.400
Đàn trâu 42.000
Đàn gia cầm 500.000
(Nguồn: Thu thập và xử lí số liệu)
-Thủy sản:
Năm 2016, sản lượng đánh bắt thủy hải sản cả năm đạt 1.400 tấn; diện tích nuôi
trồng thuỷ sản đạt 740 ha, trong đó 340ha nuôi tôm trên cát, sản lượng đạt khoảng
4.7600 tấn; 394ha nuôi cá nước ngọt, sản lượng 470 tấn và 280 lồng bè, sản lượng đạt
khoảng 875 tấn.
Bảng 1.4. Giá trị sản xuất và cơ cấu và giá trị sản xuất ngành thủy sản huyện Phong
Điền thời kỳ 2010 - 2015
Năm
Thủy sản
(tỷ đồng)
Cơ
cấu
(%)
Khai thác
thủy sản
(tỷ đồng)
Cơ
cấu
(%)
Nuôi trồng
thủy sản
(tỷ đồng)
Cơ
cấu
(%)
Dịch vụ
thủy sản
(tỷ đồng)
Cơ
cấu
(%)
2010 216,835 100 172,975 79,77 43,770 20,19 0,090 0,04
2011 291,929 100 236,983 81,18 54,748 18,75 0,198 0,07
2012 327,096 100 268,524 82,09 58,250 17,81 0,322 0,10
2013 515,382 100 422,768 82,03 91,944 17,84 0,670 0,13
2014 583,142 100 484,999 83,17 97,268 16,68 0,875 0,15
2015 664,938 100 540,329 81,26 123,080 18,51 1,529 0,23
(Nguồn: [27])
30
1.3.3.2. Những thuận lợi
- Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phép Phong Điền phát triển nền nông nghiệp
toàn diện và đa dạng về cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên các vùng sinh thái và các địa
phương khác nhau từ đó nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.
-Ngành nông nghiệp luôn được sự quan tâm và hỗ trợ các nguồn lực nhất là cơ
sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như: Giao thông nội đồng, hệ thống kênh
mương, thủy lợi. Vật tư nông nghiệp như giống, phân bón và kĩ thuật nông lâm…
1.3.3.3. Tồn tại, hạn chế.
- Công tác quản lí, điều hành của một số địa phương còn hạn chế, thiếu sự đồng
bộ giữa các cấp, các ngành, một số hoạt động còn tự phát, tính tổ chức chưa cao.
- Vấn đề quản lí đất nông nghiệp còn nhiều bất cập, bố trí giống, quy hoạch
thời vụ cho bà con nông dân chưa hợp lí.
- Một số chương trình nông nghiệp như bê tông hóa kênh mương chưa hoàn
thành. Quá trình triển khai chương trình Mục tiêu Quốc gia Xây dựng Nông thôn Mới
còn chậm, chưa đạt kế hoạch.
- Giá cả vật tư nông nghiệp ngày càng tăng trong khi giá thành sản phẩm nông
nghiệp lại thấp . Nông dân khó khăn trong khâu tìm đầu ra, bao tiêu sản phẩm, thường
bị thương lái ép giá nên đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn.
- Sản xuất nông nghiệp mang tính đặc thù, rủi ro cao do thường xuyên xảy ra
thiên tai, chịu ảnh hưởng của BĐKH nên sản xuất nông nghiệp rất bấp bênh.
31
CHƢƠNG 2
QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU SỬ DỤNG
ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN PHONG ĐIỀN GIAI ĐOẠN
2010 - 2015
2.1. Khái quát về huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
2.1.1. Vị trí địa lí
Hình 2.2: BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN PHONG ĐIỀN
(Hình thu nhỏ từ bản đồ tỉ lệ 1/50.000. Nguồn [21])
32
Phong Điền là một huyện đồng bằng ven biển - đầm phá, nằm về phía Bắc tỉnh
Thừa Thiên Huế; có tổng diện tích tự nhiên 950,81 km2
, chiếm 18,8% diện tích tự
nhiên và 9,1% dân số toàn tỉnh. Toàn huyện được chia thành 16 đơn vị hành chính,
trong đó có 15 xã và 1 thị trấn. Các xã bao gồm: Phong Hải, Phong Bình, Phong
Chương, Phong Hòa, Phong Thu, Phong Hiền, Phong An, Phong Sơn, Phong Mỹ,
Phong Xuân, Điền Hải, Điền Hoà, Điền Lộc, Điền Môn, Điền Hương. Thị trấn Phong
Điền là trung tâm kinh tế-xã hội của huyện, cách thành phố Huế 30 km về phía Bắc.
Huyện Phong Điền có tọa độ địa lý từ 160
35’41” đến 160
57’ vĩ độ Bắc,1070
21’41” độ kinh Đông.
Ranh giới hành chính của huyện Phong Điền được giới hạn:
- Phía Đông giáp với huyện Quảng Điền;
- Phía Đông Nam giáp với thị xã Hương Trà;
- Phía Đông Bắc giáp biển Đông;
- Phía Tây và Tây Bắc giáp tỉnh Quảng Trị;
- Phía Nam giáp huyện A Lưới;
Phong Điền có vị trí địa lý-kinh tế khá thuận lợi để phát triển kinh tế-xã hội và
mở rộng liên kết với bên ngoài.
2.1.2. Đặc điểm tự nhiên
2.1.2.1. Địa hình, địa mạo
Phong Điền là huyện trải dài từ vùng núi ra đến vùng phá Tam Giang của tỉnh
Thừa Thiên - Huế. Địa hình thấp dần từ Tây sang Đông, ít bị chia cắt. Phần phía Tây
chủ yếu đồi núi, tiếp đến là các lưu vực sông Bồ, sông Ô Lâu tạo nên vùng đồng bằng
và các dải cát nội đồng khá bằng phẳng.
Trên địa bàn huyện Phong Điền hình thành 3 vùng địa hình chủ yếu sau:
- Vùng đồi núi:Là vùng đất phía Tây Nam của huyện bao gồm các xã Phong Mỹ,
Phong Xuân, Phong Sơn, Phong An, một phần xã Phong Thu và thị trấn Phong Điền.
Địa hình thấp dần từ Tây Nam xuống Đông Bắc.
- Vùng đồng bằng:Bao gồm các xã Phong Hoà, Phong Bình, Phương Chương,
Phong Hiền và một phần xã Phong Thu, thị trấn Phong Điền. Đây là vùng đất hẹp,
bằng phẳng chạy dài theo quốc lộ 1A; phần lớn là đất phù sa do sông Bồ và sông Ô
Luận văn: Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận văn: Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

More Related Content

What's hot

Đề tài nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
Đề tài  nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...Đề tài  nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
Đề tài nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
đáNh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý tài nguyên nước tại lưu vực ...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý tài nguyên nước tại lưu vực ...đáNh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý tài nguyên nước tại lưu vực ...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý tài nguyên nước tại lưu vực ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Tăng Cường Công Tác Quản Lý Nhà Nước...
Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Tăng Cường Công Tác Quản Lý Nhà Nước...Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Tăng Cường Công Tác Quản Lý Nhà Nước...
Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Tăng Cường Công Tác Quản Lý Nhà Nước...nataliej4
 
Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử ...
Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử ...Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử ...
Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện các...
đáNh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện các...đáNh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện các...
đáNh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện các...jackjohn45
 
Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại th...
 Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại th... Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại th...
Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại th...anh hieu
 

What's hot (19)

Đề tài nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
Đề tài  nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...Đề tài  nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
Đề tài nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
 
đáNh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý tài nguyên nước tại lưu vực ...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý tài nguyên nước tại lưu vực ...đáNh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý tài nguyên nước tại lưu vực ...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý tài nguyên nước tại lưu vực ...
 
Luận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng NgãiLuận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Ngãi
 
Giải pháp triển khai có hiệu quả chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững
Giải pháp triển khai có hiệu quả chương trình giảm nghèo nhanh và bền vữngGiải pháp triển khai có hiệu quả chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững
Giải pháp triển khai có hiệu quả chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững
 
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch tại huyện Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch tại huyện Lạc Thủy tỉnh Hòa BìnhĐề tài: Điều kiện phát triển du lịch tại huyện Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch tại huyện Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình
 
Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Hoành Bồ, HAY
Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Hoành Bồ, HAYCông tác bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Hoành Bồ, HAY
Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Hoành Bồ, HAY
 
Luận văn: Chi ngân sách nhà nước cho phát triển kinh tế xã hội nông thôn
Luận văn: Chi ngân sách nhà nước cho phát triển kinh tế xã hội nông thônLuận văn: Chi ngân sách nhà nước cho phát triển kinh tế xã hội nông thôn
Luận văn: Chi ngân sách nhà nước cho phát triển kinh tế xã hội nông thôn
 
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đLuận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
 
Luận văn: Chính sách giải phóng mặt bằng TP Hà Nội, HOT
Luận văn: Chính sách giải phóng mặt bằng TP Hà Nội, HOTLuận văn: Chính sách giải phóng mặt bằng TP Hà Nội, HOT
Luận văn: Chính sách giải phóng mặt bằng TP Hà Nội, HOT
 
Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Tăng Cường Công Tác Quản Lý Nhà Nước...
Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Tăng Cường Công Tác Quản Lý Nhà Nước...Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Tăng Cường Công Tác Quản Lý Nhà Nước...
Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Tăng Cường Công Tác Quản Lý Nhà Nước...
 
Phát triển Du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia U Minh Thượng, 9đ
Phát triển Du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia U Minh Thượng, 9đPhát triển Du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia U Minh Thượng, 9đ
Phát triển Du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia U Minh Thượng, 9đ
 
Quản lý rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, 9đ
Quản lý rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, 9đQuản lý rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, 9đ
Quản lý rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên ngành tiếng Anh, 9đ
 
Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử ...
Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử ...Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử ...
Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử ...
 
Luận văn: Tổ chức du lịch An Giang theo hướng phát triền bên vững
Luận văn: Tổ chức du lịch An Giang theo hướng phát triền bên vữngLuận văn: Tổ chức du lịch An Giang theo hướng phát triền bên vững
Luận văn: Tổ chức du lịch An Giang theo hướng phát triền bên vững
 
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phát triển Du lịch sinh thái ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi
 
đáNh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện các...
đáNh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện các...đáNh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện các...
đáNh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện các...
 
Đề tài chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng, ĐIỂM 8
Đề tài  chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng, ĐIỂM 8Đề tài  chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng, ĐIỂM 8
Đề tài chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng, ĐIỂM 8
 
Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại th...
 Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại th... Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại th...
Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại th...
 
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch sinh thái ở Na Hang, HAY
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch sinh thái ở Na Hang, HAYĐề tài: Điều kiện phát triển du lịch sinh thái ở Na Hang, HAY
Đề tài: Điều kiện phát triển du lịch sinh thái ở Na Hang, HAY
 

Similar to Luận văn: Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Luận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và vai trò đối với đời sống người dân
Luận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và vai trò đối với đời sống người dânLuận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và vai trò đối với đời sống người dân
Luận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và vai trò đối với đời sống người dânDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI XÃ HƢỚNG HIỆP, H...
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI XÃ HƢỚNG HIỆP, H...PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI XÃ HƢỚNG HIỆP, H...
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI XÃ HƢỚNG HIỆP, H...TieuNgocLy
 
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI THIÊN MÔN...
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI THIÊN MÔN...NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI THIÊN MÔN...
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI THIÊN MÔN...Man_Ebook
 
đáNh giá thực trạng quản lí, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong ...
đáNh giá thực trạng quản lí, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong ...đáNh giá thực trạng quản lí, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong ...
đáNh giá thực trạng quản lí, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong ...nataliej4
 
Đề tài: Nghiên cứu thực trạng môi trường, sức khỏe của người chăn nuôi gia cầ...
Đề tài: Nghiên cứu thực trạng môi trường, sức khỏe của người chăn nuôi gia cầ...Đề tài: Nghiên cứu thực trạng môi trường, sức khỏe của người chăn nuôi gia cầ...
Đề tài: Nghiên cứu thực trạng môi trường, sức khỏe của người chăn nuôi gia cầ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Nghiên cứu một số giải pháp xúc tiến tái sinh các trạng thái rừng p...
Luận văn: Nghiên cứu một số giải pháp xúc tiến tái sinh các trạng thái rừng p...Luận văn: Nghiên cứu một số giải pháp xúc tiến tái sinh các trạng thái rừng p...
Luận văn: Nghiên cứu một số giải pháp xúc tiến tái sinh các trạng thái rừng p...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
ĐA DẠNG DI TRUYỀN VÀ CÁC THÔNG SỐ DI TRUYỀN THEO TÍNH TRẠNG TĂNG TRƯỞNG PHỤC ...
ĐA DẠNG DI TRUYỀN VÀ CÁC THÔNG SỐ DI TRUYỀN THEO TÍNH TRẠNG TĂNG TRƯỞNG PHỤC ...ĐA DẠNG DI TRUYỀN VÀ CÁC THÔNG SỐ DI TRUYỀN THEO TÍNH TRẠNG TĂNG TRƯỞNG PHỤC ...
ĐA DẠNG DI TRUYỀN VÀ CÁC THÔNG SỐ DI TRUYỀN THEO TÍNH TRẠNG TĂNG TRƯỞNG PHỤC ...NuioKila
 
đáNh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã thanh hưng...
đáNh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã thanh hưng...đáNh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã thanh hưng...
đáNh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã thanh hưng...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống ...
Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống ...Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống ...
Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá hiệu quả sản xuất ớt ngọt tại trang trại số 98 của moshav ein yahav,...
đáNh giá hiệu quả sản xuất ớt ngọt tại trang trại số 98 của moshav ein yahav,...đáNh giá hiệu quả sản xuất ớt ngọt tại trang trại số 98 của moshav ein yahav,...
đáNh giá hiệu quả sản xuất ớt ngọt tại trang trại số 98 của moshav ein yahav,...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

Similar to Luận văn: Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế (20)

Luận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và vai trò đối với đời sống người dân
Luận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và vai trò đối với đời sống người dânLuận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và vai trò đối với đời sống người dân
Luận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và vai trò đối với đời sống người dân
 
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI XÃ HƢỚNG HIỆP, H...
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI XÃ HƢỚNG HIỆP, H...PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI XÃ HƢỚNG HIỆP, H...
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI XÃ HƢỚNG HIỆP, H...
 
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI THIÊN MÔN...
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI THIÊN MÔN...NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI THIÊN MÔN...
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI THIÊN MÔN...
 
Vệ sinh môi trường của người Dao tại một số xã đặc biệt khó khăn
Vệ sinh môi trường của người Dao tại một số xã đặc biệt khó khănVệ sinh môi trường của người Dao tại một số xã đặc biệt khó khăn
Vệ sinh môi trường của người Dao tại một số xã đặc biệt khó khăn
 
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiếnLuận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
 
đáNh giá thực trạng quản lí, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong ...
đáNh giá thực trạng quản lí, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong ...đáNh giá thực trạng quản lí, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong ...
đáNh giá thực trạng quản lí, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong ...
 
Luận án: Biện pháp kỹ thuật canh tác giống ngô lai tỉnh Quảng Ngãi
Luận án: Biện pháp kỹ thuật canh tác giống ngô lai tỉnh Quảng NgãiLuận án: Biện pháp kỹ thuật canh tác giống ngô lai tỉnh Quảng Ngãi
Luận án: Biện pháp kỹ thuật canh tác giống ngô lai tỉnh Quảng Ngãi
 
Luận án: Phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế, HOT
Luận án: Phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế, HOTLuận án: Phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế, HOT
Luận án: Phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế, HOT
 
Thực trạng môi trường, sức khỏe của người chăn nuôi gia cầm, HAY
Thực trạng môi trường, sức khỏe của người chăn nuôi gia cầm, HAYThực trạng môi trường, sức khỏe của người chăn nuôi gia cầm, HAY
Thực trạng môi trường, sức khỏe của người chăn nuôi gia cầm, HAY
 
Đề tài: Nghiên cứu thực trạng môi trường, sức khỏe của người chăn nuôi gia cầ...
Đề tài: Nghiên cứu thực trạng môi trường, sức khỏe của người chăn nuôi gia cầ...Đề tài: Nghiên cứu thực trạng môi trường, sức khỏe của người chăn nuôi gia cầ...
Đề tài: Nghiên cứu thực trạng môi trường, sức khỏe của người chăn nuôi gia cầ...
 
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ ThủyLuận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
Luận Văn Đánh Gía Hiệu Qủa Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Lệ Thủy
 
Luận văn: Nghiên cứu một số giải pháp xúc tiến tái sinh các trạng thái rừng p...
Luận văn: Nghiên cứu một số giải pháp xúc tiến tái sinh các trạng thái rừng p...Luận văn: Nghiên cứu một số giải pháp xúc tiến tái sinh các trạng thái rừng p...
Luận văn: Nghiên cứu một số giải pháp xúc tiến tái sinh các trạng thái rừng p...
 
Bón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cây cao su, HAY
Bón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cây cao su, HAYBón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cây cao su, HAY
Bón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cây cao su, HAY
 
ĐA DẠNG DI TRUYỀN VÀ CÁC THÔNG SỐ DI TRUYỀN THEO TÍNH TRẠNG TĂNG TRƯỞNG PHỤC ...
ĐA DẠNG DI TRUYỀN VÀ CÁC THÔNG SỐ DI TRUYỀN THEO TÍNH TRẠNG TĂNG TRƯỞNG PHỤC ...ĐA DẠNG DI TRUYỀN VÀ CÁC THÔNG SỐ DI TRUYỀN THEO TÍNH TRẠNG TĂNG TRƯỞNG PHỤC ...
ĐA DẠNG DI TRUYỀN VÀ CÁC THÔNG SỐ DI TRUYỀN THEO TÍNH TRẠNG TĂNG TRƯỞNG PHỤC ...
 
Luận án: Biện pháp kỹ thuật đối với giống bưởi Diễn tại Thái Nguyên
Luận án: Biện pháp kỹ thuật đối với giống bưởi Diễn tại Thái NguyênLuận án: Biện pháp kỹ thuật đối với giống bưởi Diễn tại Thái Nguyên
Luận án: Biện pháp kỹ thuật đối với giống bưởi Diễn tại Thái Nguyên
 
đáNh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã thanh hưng...
đáNh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã thanh hưng...đáNh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã thanh hưng...
đáNh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã thanh hưng...
 
Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống ...
Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống ...Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống ...
Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống ...
 
đáNh giá hiệu quả sản xuất ớt ngọt tại trang trại số 98 của moshav ein yahav,...
đáNh giá hiệu quả sản xuất ớt ngọt tại trang trại số 98 của moshav ein yahav,...đáNh giá hiệu quả sản xuất ớt ngọt tại trang trại số 98 của moshav ein yahav,...
đáNh giá hiệu quả sản xuất ớt ngọt tại trang trại số 98 của moshav ein yahav,...
 
Luận án: Ảnh hưởng của phân bón và tưới nước đến năng suất lúa
Luận án: Ảnh hưởng của phân bón và tưới nước đến năng suất lúaLuận án: Ảnh hưởng của phân bón và tưới nước đến năng suất lúa
Luận án: Ảnh hưởng của phân bón và tưới nước đến năng suất lúa
 
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Nông lâm, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Nông lâm, 9 ĐIỂMBài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Nông lâm, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Nông lâm, 9 ĐIỂM
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 

Recently uploaded (19)

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 

Luận văn: Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

  • 1. i LỜI CẢM ƠN Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Địa lí học này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình, chu đáo của TS. Lê Văn Tin. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy, người đã có đóng góp to lớn cho sự thành công của luận văn. Trong quá trình học tập, thu thập tài liệu và thực hiện đề tài, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ và tạo điều kiện tối đa cũng như nhiềuý kiến đóng góp quý báu của Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm Huế, Phòng Đào tạo Sau đại học Trường Đại học Sư phạm Huế, Khoa Địa lý Trường Đại học Sư phạm Huế, các Phòng ban và UBND huyện Phong Điền, Sở Tài nguyên và Môi trường tình Thừa Thiên Huế. Xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến những sự giúp đỡ quý báu. Xin được bày tỏ lòng biết ơn đối với sự giúp đỡ nhiệt tình và những lời động viên của quý thầy cô, các anh chị học viên cao học, anh chị đồng nghiệp và gia đình,bạn bè trong suốt quá trình thực hiện luận văn thạc sĩ này. Huế, ngày 24 tháng 7 năm 2017 Tác giả luận văn Lê Viết Vĩnh Thụy
  • 2. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Lê Viết Vĩnh Thụy
  • 3. iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Có nghĩa là CNH Công nghiệp hóa HĐH Hiện đại hóa THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông UBND Ủy ban nhân dân HĐND Hội đồng nhân dân FAO Tổ chức nông lương thế giới KCN Khu công nghiệp STT Số thứ tự UNFPA Quỹ dân số Liên hợp quốc IUCN Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên QL Quốc lộ SKSS/KHHGĐ Sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình TDTT Thể dục thể thao TTCN Tiểu thủ công nghiệp BĐKH Biến đổi khí hậu WWF Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên HTX Hợp tác xã
  • 4. iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................i LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................... iii MỤC LỤC.................................................................................................................iv DANH MỤC BẢNG BIỂU .....................................................................................viii DANH MỤC HÌNH ..............................................................................................viiix MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 B. PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................5 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP...................................6 1.1.Cơ sở lí luận...........................................................................................................6 1.1.1. Khái niệm về đất nông nghiệp............................................................................6 1.1.2. Đặc điểm đất sản xuất nông nghiệp...................................................................6 1.1.3. Nguyên tắc và quan điểm sử dụng đất nông nghiệp............................................7 1.1.3.1 Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp................................................................7 1.1.3.2. Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp ...............................................................8 1.1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp .........................8 1.1.4.1. Nhân tố tự nhiên..............................................................................................9 1.1.4.2. Nhân tố kinh tế xã hội.....................................................................................9 1.2. Cơ sở thực tiễn về cơ cấu sử dụng đất và chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất ............11 1.2.1. Trên thế giới ....................................................................................................11 1.2.2. Ở Việt Nam......................................................................................................12 1.2.3. Ở Thừa Thiên Huế ...........................................................................................14 1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu..................................................................19 1.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới.............................................................................19 1.3.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam .............................................................................22 1.3.3. Sản xuất nông nghiệp tại huyện Phong Điền ....................................................26 1.3.3.1. Sản xuất nông nghiệp....................................................................................26
  • 5. v 1.3.3.2. Những thuận lợi ............................................................................................30 1.3.3.3. Tồn tại, hạn chế.............................................................................................30 CHƢƠNG 2: QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN PHONG ĐIỀN GIAI ĐOẠN 2010 - 2015 ................................31 2.1. Khái quát về huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế .......................................31 2.1.1. Vị trí địa lí .......................................................................................................31 2.1.2. Đặc điểm tự nhiên............................................................................................32 2.1.2.1. Địa hình, địa mạo..........................................................................................32 2.1.2.2. Đặc điểm khí hậu thời tiết .............................................................................33 2.1.2.3. Chế độ thủy văn ............................................................................................35 2.1.2.4. Thổ nhưỡng...................................................................................................36 2.1.2.5. Tài nguyên thiên nhiên..................................................................................37 2.1.3. Đặc điểm kinh tế xã hội....................................................................................41 2.1.3.1. Đặc điểm dân cư, lao động, truyền thống văn hóa nhân văn .........................41 2.1.3.2. Cơ sở hạ tầng ................................................................................................41 2.1.3.3. Giáo dục, y tế................................................................................................43 2.1.3.4. Văn hóa - thể thao.........................................................................................44 2.1.3.5. Tổng quan phát triển các ngành kinh tế chủ yếu............................................44 2.2. Phân tích quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Phong Điền giai đoạn 2010 – 2015................................................................................................48 2.2.1. Biến động đất nông nghiệp chung ....................................................................48 2.2.1.1. Cấp huyện.....................................................................................................49 2.2.1.2. Cấp xã...........................................................................................................50 2.2.2. Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp ....................................................52 2.2.2.1. Cấp huyện.....................................................................................................52 2.2.2.2. Cấp xã...........................................................................................................53 2.2.3. Chuyển đổi cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp....................................................53 2.2.3.1. Cấp huyện.....................................................................................................54 2.2.3.2. Cấp xã...........................................................................................................61 2.2.4. Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất lâm nghiệp ......................................................62
  • 6. vi 2.2.4.1. Cấp huyện.....................................................................................................63 2.2.4.2. Cấp xã ..........................................................................................................67 2.3. Tác động của quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp....................68 2.3.1. Tác động của chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp............................................................................................................... 68 2.3.1.1. Tác động tích cực..........................................................................................68 2.3.1.2. Tác động tiêu cực..........................................................................................69 2.3.2. Tác động của quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ ngành nông nghiệp........................................................................................................................70 2.4. Đánh giá hiện trạng và quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp .....72 2.4.1. Ưu điểm...........................................................................................................72 2.4.1.1 Những ưu điểm trong hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Phong Điền...........................................................................................................................72 2.4.1.2. Những ưu điểm trong quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp.73 2.4.2. Nhược điểm .....................................................................................................74 2.4.2.1. Nhược điểm của hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp .........................74 2.4.2.2. Nhược điểm của quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp.........75 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP SỬ DỤNG HỢP LÍ ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN PHONG ĐIỀN ĐẾN NĂM 2025 .............................................................................77 3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp.......................................................................................77 3.1.1. Đường lối chính sách phát triển của đất nước...................................................77 3.1.1.1. Đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, chính quyền địa phương về phát triển nông nghiệp, nông thôn mới. .............................................................................77 3.1.1.2. Đường lối chính sách của Đảng và nhà nước, chính quyền địa phương về quản lí và sử dụng đất đai...................................................................................................80 3.1.2. Tiềm lực của địa phương..................................................................................81 3.1.3. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp của địa phương......................................83 3.2. Đề xuất giải pháp................................................................................................84 3.2.1. Giải pháp về chính sách ...................................................................................85 3.2.2. Giải pháp về quy hoạch sử dụng đất.................................................................86
  • 7. vii 3.2.3. Giải pháp thị trường.........................................................................................86 3.2.4. Giải pháp về vốn ..............................................................................................87 3.2.5. Giải pháp nguồn nhân lực ................................................................................89 3.2.6. Giải pháp kĩ thuật.............................................................................................90 3.2.7. Giải pháp cơ sở hạ tầng....................................................................................91 3.2.7.1. Giải pháp về thủy lợi.....................................................................................91 3.2.7.2, Giải pháp giao thông .....................................................................................91 C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................92 1. Kết luận.................................................................................................................92 2. Kiến nghị...............................................................................................................93 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................95 PHỤ LỤC
  • 8. viii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Diện tích đất được phân bổ cho các đơn vị hành chính thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2010 .................................................................................................16 Bảng 1.2. Giá trị sản xuất và cơ cấu và giá trị sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp huyện Phong Điền thời kỳ 2010 – 2015.................................................27 Bảng 1.3. Tình hình chăn nuôi của huyện Phong Điền năm 2016 ..............................29 Bảng 1.4. Giá trị sản xuất và cơ cấu và giá trị sản xuất ngành thủy sản huyện Phong Điền thời kỳ 2011 - 2015 ...........................................................................................29 Bảng 2.1. Diện tích và cơ cấu các loại đất huyện Phong Điền năm 2016 ...................38 Bảng 2.2.Quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế........................................................45 Bảng 2.3. Biến động đất nông nghiệp chung huyện Phong Điền giai đoạn 2010 - 2015................................................................................................................49 Bảng 2.4. Biến động đất nông nghiệp chung các đơn vị hành chính thuộc huyện Phong Điền giai đoạn 2010 - 2015........................................................................................50 Bảng 2.5. Quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Phong Điền giai đoạn 2010 - 2015 ................................................................................................52 Bảng 2.6. Quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2010 - 2015 tại một số xã thuộc vùng nghiên cứu..........................................................................53 Bảng 2.7. Quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất sản xuất nông nghiệphuyện Phong Điền giai đoạn 2010 - 2015........................................................................................54 Bảng 2.8. Quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2010 - 2015 tại một số xã thuộc vùng nghiên cứu ......................................................61 Bảng 2.9. Quá trình chuyển đổi đất lâm nghiệp huyện Phong Điềngiai đoạn 2010 – 2015...........................................................................................................................63 Bảng 2.10. Quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất lâm nghiệpgiai đoạn 2010 - 2015 tại một số xã thuộc vùng nghiên cứu..........................................................................67
  • 9. ix DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Biểu đồ giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp huyện Phong Điền giai đoạn 2010 – 2015 ............................................................................26 Hình 2.1.Bản đồ hành chính huyện Phong Điền,tình Thừa Thiên Huế.......................31 Hình 2.2. Bản đồ địa hình huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế .........................33 Hình 2.3. Bản đồ khí hậu huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế ..........................34 Hình 2.4.Bản đồ hệ thống thủy văn huyện Phong Điền,tỉnh Thừa Thiên Huế............35 Hình 2.5.Bản đồ thổ nhưỡng huyện Phong Điền,tỉnh Thừa Thiên Huế......................37 Hình 2.6. Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành lâm nghiệp huyện Phong Điền giai đoạn 2010 – 2015 .......................................................................................46 Hình 2.7. Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu giá trị các ngành trong ngành thủy sản huyện Phong Điền giai đoạn 2010 - 2015.............................................................................47 Hình 2.8.Bản đồ hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Phong Điền năm 2015 .......48 Hình 2.9.Bản đồ hiện trạng 3 loại rừng huyện Phong Điền, tình Thừa Thiên Huế .....62
  • 10. 1 MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Đất đai có vai trò quan trọng đối với con người và các sinh vật trên Trái Đất, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn nội lực, nguồn vốn to lớn của đất nước, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội an ninh và quốc phòng. Đối với sản xuất nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất không thể thay thế được, không có đất đai thì không có sản xuất nông nghiệp. Đất đai lại là nguồn tài nguyên có giới hạn về số lượng, cố định vị trí không gian nên con người không thể di chuyển theo ý muốn của mình.Vì vậy muốn xây dựng một nền nông nghiệp phát triển bền vữngthì cần có một cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp hợp lí, phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng địa phương. Trong những thập niên gần đây, nước ta thực hiện công cuộc CNH, HĐH đất nước, nền kinh tế đã có những chuyển biến mạnh mẽ. Sự chuyển biến đó đã thúc đấy quá trình đô thị hóa phát triển với tốc độ cao. Cùng với việc gia tăng dân số, con người đã tác động vào tự nhiên, khai thác tài nguyên thiên nhiên tạo ra của cải vật chất nhất định cho đời sống mà đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, một ngành kinh tế lấy đất đai làm tư liệu sản xuất. Thực tế thời gian qua cho thấy việc khai thác tài nguyên đất phục vụ cho nhu cầu sản xuất ngày một tăng trong khi công tác quản lý sử dụng đất, nhất là diện tích đất nông nghiệp vẫn còn tồn tại và nảy sinh nhiều vấn đề bất cập khiến cho diện tích đất sản xuất nông nghiệp được sử dụng chưa phát huy hiệu quả và đang dần bị thu hẹp. Mặt khác, nhận thức của người dân về đất đai vẫn còn nhiều hạn chế, chưa có định hướng lâu dài, khai thác sử dụng mang tính tự phát dẫn đến tình trạng suy thoái đất nông nghiệp, diện tích đất trống đồi trọc tăng lên. Do đó, mỗi vùng, mỗi địa phương cần có chính sách, biện pháp quản lý, cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp để sử dụng quỹ đất nông nghiệp hiện có là yêu cầu cấp thiết. Phong Điền là huyện nằm ở cửa ngõ phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ 11 tháng 3 năm 1977, hợp nhất với các huyện Hương Trà, Quảng Điền thành huyện Hương Điền thuộc tỉnh Bình Trị Thiên (1976 - 1989); từ 29 tháng 9 năm 1990, chia huyện
  • 11. 2 Hương Điền trở lại 3 huyện cũ thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Phong Điền bao gồm 15 xã và 1 thị trấn. Tính đến năm 2015, diện tích đất tự nhiên là 94.822,98ha trong đó diện tích đất nông nghiệp là 80.566,08ha chiếm 84,96 % diện tích đất tự nhiên. Địa hình huyện Phong Điền đầy đủ núi đồi, đồng bằng, đầm phá và bờ biển nên có tài nguyên đất đa dạng, đặc biệt là đất nông nghiệp. Tuy nhiên việc khai thác, cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp chưa hợp lí và chưa có định hướng rõ ràng khiến hiệu quả sản xuất nông nghiệp chưa cao, chưa tận dụng hết tiềm năng đất sản xuất nông nghiệp phần nào ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế xã hội khiến đời sống người dân chưa cao, còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, việc nghiên cứu cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Phong Điền, từ đó đề xuất giải pháp thay đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp sao cho hợp lí và phát huy hiệu quả tối đa, bền vững là điều rất cần được quan tâm. Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn đã nêu trên đã thúc đẩy việc chọn đề tài luận văn “Nghiên cứu quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế”. Mục đích và yêu cầu Trên quan điểm sử dụng đất bền vững, đánh giá quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp từ đó đề xuất giải pháp chuyển đổi cơ cấu sử dụng hợp lí đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025. Ý nghĩa khoa họcvà thực tiễn - Ý nghĩa khoa học + Góp phần làm rõ ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội đến cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp. + Cung cấp nguồn thông tin, dữ liệu cho các công trình nghiên cứu tiếp theo. + Cung cấp cơ sở lí luận của việc nghiên cứu sử dụng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp tại vùng nghiên cứu. - Ý nghĩa thực tiễn + Cung cấp thông tin khái quát về quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp tại huyện phong Điền.
  • 12. 3 + Là cơ sở để đánh giá hiệu quả của quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp cũng như đề xuất giải pháp chuyển đổi cơ cấu sử dụng hợp lí đất nông nghiệp trên địa bàn huyện. + Cung cấp các luận chứng kinh tế - kĩ thuật để quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp và xây dựng các vùng chuyên canh trên địa bàn huyện. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu + Thực trạng đất nông nghiệp và các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính trên địa bàn huyện Phong Điền, tình Thừa Thiên Huế. + Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của huyện. - Phạm vi nghiên cứu + Phạm vi về không gian: Quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn toàn huyện Phong Điền. + Phạm vi về thời gian: Số liệu thống kê phục vụ nghiên cứu đề tài được thu thập từ năm 2010 đến 2015 về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, đất đai của huyện. Số liệu điều tra nông hộ, giá cả vật tư, đề án xây dựng nông thôn mới của huyện được cung cấp bởi các ban, ngành liên quan. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu - Quan điểm nghiên cứu + Quan điểm lãnh thổ: Đây là quan điểm đặc thù của địa lý học nói chung. Trong thực tế các sự vật hiện tượng địa lý luôn có sự phân hóa trong không gian làm cho chúng có sự khác biệt giữa nơi này và nơi khác, tạo nên tính độc đáo của từng lãnh thổ. Điều này thể hiện ở việc mỗi lãnh thổ đều có các đặc thù về điều kiện tự nhiên và điều KT - XH, từ đó quy định hướng khai thác lãnh thổ thích hợp. Đất đai vùng Thừa Thiên Huế nói chung và Phong Điền nói riêng có những đặc điểm khác với các địa phương khác. Cần làm rõ các nét đặc trưng đó, từ đó có thể đưa ra những đánh giá đúng, chính xác cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Phong Điền.
  • 13. 4 + Quan điểm hệ thống: Là một luận điểm quan trọng của phương pháp luận, nó yêu cầu phải xem xét các đối tượng một cách toàn diện nhiều mặt, nhiều mối quan hệ, trong trạng thái vận động và phát triển, trong những điều kiện hoàn cảnh cụ thể để tìm ra bản chất và các quy luật vận động của đối tượng. Quan điểm này chỉ dẫn quá trình nghiên cứu các đối tượng phức tạp bằng phương pháp hệ thống để tìm ra cấu trúc, phát hiện ra tính hệ thống theo quy luật của cái toàn thể. Nghiên cứu khoa học theo quan điểm hệ thống cho tri thức đầy đủ toàn diện, khách quan về cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Phong Điền, thấy được mối quan hệ của cơ cấu sử dụng đất với các hiện tượng khác. + Quan điểm tổng hợp: Khi nghiên cứu về một vấn đề chung ta cần xem xét các yếu tố trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Nghiên cứu cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp phải xem xét các yếu tố như diện tích đất nông nghiệp, loại đất, phân bố,tính chất của đất, các loài cây trồng, vật nuôi…xét trong mối quan hệ tương hỗ để xác định đặc điểm chung trên cơ sở đặc điểm riêng của từng yếu tố. + Quan điểm lịch sử viễn cảnh: Các biến động đều xảy ra trong yếu tố địa lí nhất định với những xu hướng nhất định. Xu hướng phát triển của chúng là đi từ quá khứ đến hiện tại và tương lai.Với quan điểm lịch sử - viễn cảnh ta có thể nhìn thấy đối tượng trong quá khứ, liên hệ đến hiện tại và sau đó phác họa bức tranh toàn cảnh cho sự phát triển trong tương lai. Đối với nghiên cứu cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp, vận dụng quan điểm này để thấy được quá trình thay đổi theo thời gian của cơ cấu sử dụng đất qua các năm, hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp và đề ra cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp phù hợp trong tương lai. - Phƣơng pháp nghiên cứu + Phương pháp phân tích, tổng hợp lí thuyết: Phương pháp này được sử dụng nhằm phân tích tổng hợp các nguồn tài liệu, số liệu, các kết quả điều tra, giúp thể hiện nghiên cức khái quát hóa, mô hình hóa các vấn đề nghiên cứu đạt được mục đích đề ra.
  • 14. 5 + Phương pháp thống kê: Các số liệu thống kê được cập nhật từ nhiều nguồn tư lài liệu của các cơ quan ban ngành khác nhau trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, làm cơ sở cho việc xử lý, phân tích, đánh giá rút ra những nhận xét định lượng làm rõ vấn đề nghiên cứu. + Phương pháp bản đồ: Phương pháp này là công cụ không thể thay thế và là mô hình thông dụng trong bất cứ công trình nghiên cứu địa lý nào có không gian rộng lớn. Sử dụng phương pháp này giúp thấy được mối quan hệ không gian lãnh thổ giữa các yếu tố và thấy được sự liên kết giữa địa bàn nghiên cứu với các địa bàn khác. + Phương pháp khảo sát thực địa: Phương pháp này nhằm cập nhật thông tin về đối tượng nghiên cứu, làm tăng độ chính xác, cụ thể, thuyết phục của các kết quả nghiên cứu cũng như tài liệu thu thập được, đồng thời kiểm tra lại độ chính xác của tư liệu nghiên cứu khác. +Phương pháp chuyên gia Được vận dụng trong việc xin ý kiến, định hướng, góp ý của cán bộ chuyên trách trong bộ máy chính quyền, cán bộ ngành địa chính, cán bộ ngành nông nghiệp, cán bộ nghiên cứu có nhiều kinh nghiệm. Đây là những thông tin quý giá để vận dụng vào nghiên cứu nhằm rút ngắn được quá trình điều tra.
  • 15. 6 B. PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU CHUYỂN ĐỔICƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1.Khái niệm về đất nông nghiệp -Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng, bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác. - Đất sản xuất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm [11]. + Đất trồng cây hàng năm là đất chuyên trồng các loài cây có thời gian sinh trưởng từ khi gieo trồng đến khi thu hoạch không quá một năm, kể cả đất sử dụng theo chế độ canh tác không thường xuyên, đất ỏ tự nhiên có cải tạo sử dụng vào mục đích chăn nuôi, bao gồm đất trồng lúa, đất cỏ dung vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác [11]. + Đất trồng cây lâu năm là đất trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng trên một năm từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch kể cả cây có thời gian sinh trưởng như cây hàng năm nhưng cho thu hoạch trong nhiều năm như thanh long, chuối, dứa, nho, xoài… Bao gồm đất trồng cây công nghiệp lâu năm, đất trông cây ăn quả lâu năm và đất trồng cây lâu năm khác [11]. 1.1.2. Đặc điểm đất sản xuất nông nghiệp - Sản xuấtnông nghiệp được thực hiện trên khu vực rộng lớn, phức tạp, phụ thuộc nhiều vào các điều kiện tự nhiên nên mang tính khu vực rõ rệt, chịu tác động của thời tiết, khí hậu rất lớn. -Trong sản xuất nông nghiệp, ruộng đất là tư liệu sản xuất không thể thay thế. Ruộng đất bị giới hạn diện tích, con người không thể tăng ý muốn chủ quan nhưng sức sản xuất của đất là chưa có giới hạn, nghĩa là con người có thể khai thác chiều sâu của ruộng đất nhằm thỏa mãn nhu cầu tăng lên của loài người và các nông sản phẩm [11].
  • 16. 7 -Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các sinh vật bao gồm các loại cây trồng, vật nuôi phát triển theo quy luật sinh học. Cây trồng và vật nuôi là tư liệu sản xuất đặc biệt được sản xuất trong bản thân nông nghiệp bằng cách sử dụng trực tiếp sản phẩm thu được từ chu kì trước làm tư liệu sản xuất cho chu kì sau. -Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao. Đó là nét đặc thù nhất của sản xuất nông nghiệp, bởi vì một mặt của quá trình sản xuất nông nghiệp là quá trình sản xuất kinh tế xoắn xuýt với quá trình tái sản xuất tự nhiên, thời gian hoạt động và thời gian sản xuất xen kẽ vào nhau, song hoàn toàn lại không trùng hợp nhau, sinh ra tính thời vụ cao trong nông nghiệp [11]. 1.1.3. Nguyên tắc và quan điểm sử dụng đất nông nghiệp 1.1.3.1. Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp Sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam có mục tiêu là nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội trên cơ sở đảm bảo an ninh lương thực,thực phẩm, bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng, tăng cường nguồn nguyên liệu cho công nghiệp, đảm bảo khả năng phòng hộ môi trường, bảo vệ tính đa dạng sinh học, bảo vệ độngthực vật quý hiếm của rừng, phát triển công nghệ chế biến, khai thác tiềm năng của nguồn lao động, giải quyết việc làm góp phần xóa đói, giảm nghèo, thu hút các nguồn lực đầu tư, nâng cao vai trò và vị thế ngành nông nghiệp đồng thời tăng giá trị đóng góp của ngành này vào nền kinh tế quốc dân. Sản xuất nông nghiệp trên cơ sở cân nhắc những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội tận dụng tối đa lợi thế so sánh với điều kiện sinh thái và khộng làm ảnh hưởng xấu đến môi trường là nguyên tắc cơ bản và cần thiết để đảm bảo cho khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên đất đai. Do đó, nông nghiệp cần được sử dụng theo nguyên tắc “hợp lí”, “đầy đủ” và “hiệu quả” [11]. - Hợp lý: Việc bố trí các lại cây trồng vật nuôi phải phù hợp với đặc điểm kinh tế kỹ thuật của từng loại đất nhằm nâng cao năng suất, sản lượng của cây trồng vật nuôi đồng thời bảo vệ và nâng cao độ phì của đất [11] . - Đầy đủ: Đảm bảo cho điện tích canh tác luôn đảm bảo anh ninh lương thực, diện tích đất nông nghiệp đáp ứng được tiêu chuẩn môi trường sinh thái được bền vững cũng như nhu cầu sinh hoạt của con người [11].
  • 17. 8 - Hiệu quả: Đây là kết quả của việc sử dụng đất hợp lý và đầy đủ. Việc xác định hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thông qua tính toán hàng loạt các chỉ tiêu khác nhau (năng suất cây trồng, chi phí đầu tư, hệ số sử dụng đất, giá cả sản phẩm, tỷ lệ che phủ đất…) [11]. 1.1.3.2. Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp - Tận dụngtối đa các nguồn lực, khai thác lợi thế so sánh về khoa học, kỹ thuật, đất đai, lao động để phát triển các loại hình trồng trọt, chăn nuôi có tỷ suất hàng hóa cao, tăngcường sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp và hướng tới xuất khẩu. - Phát triển nông - lâm nghiệp một các toàn diện gắn với mục tiêu phát triển kinh tế, giữ gìn ổn định chính trị, an ninh quốc phòng và giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc, không ngừng nâng cao vai trò, nguồn lực của con người. - Áp dụng phương thức sản xuất nông lâm kết hợp, lựa chọn các loại hình sử dụng đất thích hợp, đa dạng hóa sản phẩm, chống xói mòn, thâm canh, sản xuất bền vững. - Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp với các giải pháp như đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với sinh thái và bảo vệ môi trường. - Áp dụng khoa học, công nghệ vào quy trình sản xuất nhằm phát triển nền kinh tế nông nghiệp hiện đại, mang tính bền vững. -Sử dụng đất nông nghiệp ở địa phương phải thống nhất với chiến lược phát triển kinh tế của vùng và của cả nước. 1.1.4. Những nhân tố ảnh hƣởng đến cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp Việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp là hết sức cần thiết, nó giúp cho việc đưa ra những đánh giá phù hợp về từng loại đất của địa phương từ đó có thể xác định một cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp tối ưu đồng thời chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp sao cho hiệu quả.
  • 18. 9 1.1.4.1. Nhân tố tự nhiên Điều kiện tự nhiên bao gồm các yếu tố như: đất đai, nước, khí hậu, thời tiết,sinh vật… có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp, bởi vì đây là cơ sở để các loài sinh vật sinh trưởng, phát triển và tạo sinh khối. -Vị trí địa lí : Sự khác nhau về các điều kiện như ánh sáng, nhệt độ, nguồn nước, gần KCN, nhà máy hay các trục đường giao thông… do vị trí địa lí đặc trưng của từng vùng, từng địa phương quyết định đến lựa chọn cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp cũng như chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp. - Đặc điểm lý, hóa của đất: Trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản thì thành phần cơ giới, kết cấu đất, hàm lượng các chất hữu cơ và các chất vô cơ trong đất… quyết định đến chất lượng của đất và cơ cấu sử dụng đất. Quỹ đất đai nhiều hay ít, độ phì cao hay thấp, có ảnh hưởng trực tiếp và quy định cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp [11]. - Địa hình, độ dốc và thổ nhưỡng: Nhân tố địa hình, độ dốc có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp thông qua quy đinh sự thuận lợi hay khó khăn trong quá trình sản xuất, độ phì của đất ảnh hưởng rất sâu sắc đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng và vật nuôi. - Điều kiện khí hậu: Các yếu tố của khí hậu như bức xạ mặt trời, biên độ nhiệt ngày đêm, biên độ nhiệt năm, độ ẩm, gió và rất nhiều các yếu tố khác vừa tác động trực tiếp đến đất đai vừa tác động đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi cũng như toàn bộ quá trình sản xuất nông nghiệp. - Nhiệt độ: Tác động trực tiếp đến đất đai như quy định các đặc tính lý, hóa của đất ngoài ra còn tác động đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trổng vật nuôi. 1.1.4.2. Nhân tố kinh tế xã hội Bao gồm các nhân tố như: Thể chế chính trị, dân số,lao động cơ sở hạ tầng, môi trường, chính sách… các yếu tố này có ý nghĩa quan trọng đối với xác định cơ cấu và chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp. Dưới đây là một số nhân tố chủ yếu: - Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp:Các yếu tố như giao thông vận tải góp phần vào việc trao đổi, tiêu thụ sản phẩm cũng như dịch vụ đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, thủy lợi có vai trò quan trọng trong cung nấp nước tưới tiêu, nhất là các
  • 19. 10 vùng khô hạn, điện, hệ thống thông tin, dịch vụ nông nghiệp đều ảnh hưởng không nhỏ đến lựa chọn cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp. Trong đó thủy lợi và điện là yếu tố không thể thiếu trong điều kiện sản xuất hiện nay,giúp cho việc sử dụng đất theo bề rộng và bề sâu. Các yếu tố còn lại cũng hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp đến cơ cấu và chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp. - Lao động: Việc sản xuất nông - lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản cần có một lực lượng sản xuất đủ về số lượng và tốt về chất lượng mới tận dụng tối đa các nguồn lực và điều kiện trong sản xuất nông nghiệp. Số lượng lao động nông nghiệp, kinh nghiệm và khả năng sản xuất nông nghiệp, nhất là lạo động ở địa phương có ảnh hưởng đến cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp. Nếu xây dựng được cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp hợp lí nhưng thiếu hụt về lao động thì hiệu quả sản xuất nông nghiệp cũng sẽ không cao. - Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp: Là nhân tố rất quan trọng trong bối cảnh sản xuất nông nghiệp nước ta hiện nay đang chuyển sang hướng sản xuất hàng hóa. Thị trường là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, thị trường tiêu thụ rộng lớn, có được sức mua tốt là điều kiện thuận lợi cho nông dân mở rộng quy mô sản xuất , đầu tư để áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và các loại vật tư. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên quỹ đất nông nghiệp sao cho phù hợp với nhu cần của thị trường. - Trình độ kiến thức, khả năng và tập quán sản xuất của chủ sử dụng đất thể hiện ở khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật, trình độ sản xuất, khả năng về vốn lao động, cơ sở vật chất kĩ thuật và cách xử lí thông tin để ra quyết định trong sản xuất. Do vậy, muốn nâng cao việc hiệu quả sử dụng đất thì việc nâng cao trình độ và cập nhật thông tin khoa học, kĩ thuật là hết sức quan trọng [11]. - Hệ thống chính sách: Chính sách đất đai, chính sách điều chỉnh cơ cấu kinh tế, nông nghiệp nông thôn, chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, chính sách khuyến nông, chính sách hỗ trợ giá, chính sách định canh định cư, chính sách dân số, lao động việc làm, đào tạo kiến thức, chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách xóa đói giảm nghèo… các chính sách này đã có những tác động rất lớn đất sử dụng đất, phát triển và hình thành các loại hình sử dụng đất mới. Trong các nhóm nhân tố chủ yếu tác động đến việc sử dụng đất được trình bày ở trên, từ thực tế từng vùng, từng địa
  • 20. 11 phương có thể nhận biết thêm những nhân tố khác tác động đến cơ cấu sử dụng và chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp, trong đó có những yếu tố thuận lợi và những yếu tố hạn chế. Đối với những yếu tố thuận lợi cần khai thác hết tiềm năng và những yếu tố hạn chế cần phải có những giải pháp khắc phục dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn. Vấn đề quan trọng là cần phải tìm ra những nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu đất nông nghiệp để có những biện pháp chuyển đổi cơ cấu đất nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất [11]. 1.2. Cơ sở thực tiễn về cơ cấu sử dụng đất và chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất 1.2.1. Trên thế giới Đất nông nghiệp là nhân tố vô cùng quan trọng đới với sản xuất nông nghiệp. Trên thế giới, mặc dù các quốc gia có quy mô, trình độ và đặc điểm sản xuất nông nghiệp khác nhau nhưng tất cả các quốc gia, vùng lãnh thổ đều xem nông nghiệp là cơ sở là nền tảng cho sự phát triền.Đặc biệt, trong bối cảnh dân số thế giới ngày một tăng lên, nhu cầu về lương thực, thực phẩm và các sản phẩm khác từ nông nghiệp ngày càng cao trong khi diện tích đất dành cho sản xuất nông nghiệp lại có hạn và ngày càng bị thu hẹp do việc mở rộng đất cho mục đích khác như phát triển công nghiệp, xây dựng… đất nông nghiệp bị khai thác triệt để, cải tạo đất đai thiếu hợp lí, các biện pháp giữ độ phì cho đất không được coi trọng. Kết quả là hàng loạt diện tích đất nông nghiệp bị thoái hóa trên phạm vi toàn thế giới qua các hình thức mất chất dinh dưỡng vầ chất hữu cơ, bị xói mòn, bị nhiễm mặn và bị phá hoại cấu trúc của tầng đất. Theo ước tính có khoảng 15 % diện tích đất nông nghiệp trên trái đất bị thoái hóa có nguyên nhân từ con người [30]. Theo P.Buringh, toàn bộ đất có khả năng nông nghiệp trên thế giới tầm 3,3 tỷha (chiếm 22 % tổng diện tích đất liền); khoảng 78 % (xấp xỉ 11,7 tỷha) không dùng được vào mục đích nông nghiệp. Đất trồng trọt là đất đang sử dụng, cũng có loại đất hiện tại chưa sử dụng nhưng có khả năng trồng trọt. Đất trồng trọt trên thế giới có khoảng 1,5 tỷ ha (chiếm xấp xỉ 10,8% diện tích đất đai và 46 % đất có khả năng trồng trọt). Như vậy còn 54 % đất có khả năng trồng trọt chưa được khai thác [11].
  • 21. 12 Đất đai trên thế giới phân bố ở các châu lục không đều. Tuy có diện tích đất nông nghiệp khá cao so với các châu lục khác nhưng châu Á lại có tỉ lệ đất nông nghiệp trên tổng diện tích đất tự nhiên thấp. 1.2.2. Ở Việt Nam Quá trình CNH và HĐH diễn ra với tốc độ nhanh ở Việt nam từ đầu những năm 1990 đã dẫn đến thu hồi một diện tích lớn đất đai, nhất là đất nông nghiệp.Một mặt, việc thu hồi quyền sử dụng đất như thế đã tạo tiền đề quan trọng để Việt nam chuyển đổi từ một nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ như Đảng và Nhà nước mong đợi sẽ thành hiện thực vào năm 2020. Tuy nhiên quá trình CNH và đô thị hóa ở Việt nam trong 20 năm vừa qua đã làm thu hẹp một diện tích tương đối lớn đất nông nghiệp. Từ năm 1990 đến năm 2003 có đến 697.417.00ha đất đã bị thu hồi để xây dựng các KCN, cơ sở hạ tầng và các mục đích phi nông nghiệp khác. Năm 2005, Báo Nhân dân cho biết có khoảng 200.000.00 ha đất nông nghiệp bị thu hồi mỗi năm để phục vụ các mục đích phi nông nghiệp. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết trong thời gian 5 năm từ 2001 đến 2005, có khoảng 366.000.00 đất nông nghiệp đã chuyển thành đất đô thị và đất công nghiệp. Con số này chiếm khoảng 4 % diện tích đất nông nghiệp Việt nam. Tính theo khu vực, Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 4,4 % diện tích đất nông nghiệp được chuyển thành đất đô thị và đất công nghiệp, trong khi đó khu vực Đông Nam Bộ chiếm 2,1 % (Nguyễn Văn Sửu 2007). Đất nông nghiệp chuyển sang mục đích khác ngoài đem lại những kết quả tích cực về phát triển kinh tế xã hội đồng thời cũng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến lao động, việc làm. Nhất là lực lượng lao động nông nghiệp nông thôn, điển hình là thực trạng mất việc làm của lao động nông thôn sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp do đất nông nghiệp bị thu hồi, vấn đề quyền lợi của người dân sau khi tiến hành thu hồi đất nông nghiệp đã giao cho nông dân sản xuất nông nghiệp để chuyển đổi mục đích sử dụng trong thời gian ngắn không thể giải quyết ổn thỏa. Mặc dù Nhà nước, chính quyền địa phương đã chủ động đền bù, hỗ trợ nhưng trong một bộ phận vẫn còn chưa thỏa đáng. Đòi hỏi phải có kế hoạch ổn định sinh kế lâu dài cho người dân.
  • 22. 13 Ngoài sự biến động về cơ cấu sử dụng đất nói chung thì cơ cấu và chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp ở Việt nam cũng có sự biến động liên tục. Hiện nay việc quản lí biến động sử dụng đất đực thực hiện với kết quả rất khác nhau giữa các vùng: Đồng bằng sông Cửu Long, Trung du miền núi phía Bắc, ven biển miền Trung. Công tác này nhìn chung diễn ra phức tạp. Nhất là ở Nam bộ, ở các tỉnh này ruộng đất được chuyển nhượng, cầm cố không đủ tiền thì không được chuộc lại. Đến mức Nhà nước, trực tiếp là chính quyền địa phương không thể kiểm soát được. Trong nội bộ từng vùng cũng có sự khác nhau về quản lí biến động sử dụng đất. Nhìn chung ở vùng ven đô thị, tình hình biến động diễn ra phức tạp hơn so với vùng sâu vùng xa. Đối với quản lí biến động mục đích sử dụng đất nông nghiệp hiện nay vẫn còn nhiều bất cập: Trong xu thế chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước, một mặt chúng ta đang khuyến khích quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn mà xu hướng chung là tăng tỉ trọng cây công nghiệp, cây ăn quả, các loại thủy sản cao cấp… cho phù hợp với nhu cầu của thị trường. Song mặt khác, luật đất đai còn hạn chế chuyển đổi đất trồng lúa, lương thực thành đất nuôi trồng các sản phẩm khác. Trên quan điểm bảo toàn lương thực quốc gia, pháp luật đã giới hạn việc chuyển đổi đất trồng cây lương thực chủ yếu là đất trồng lúa sang nuôi trồng các sản phẩm phẩm khác. Tuy nhiên quan điểm đảm bảo tăng hiệu quả kinh tế thì lại khuyến khích nuôi trồng các loại nông sản có giá trị kinh tế cao đang được thị trường trong nước và quốc tế chập nhận. Hiện nay vẫn chưa có cơ chế thích hợp để giải quyết mâu thuẫn này. Chúng ta muốn quy hoạch sử dụng đất để để đảm bảo sử đụng đất nông nghiệp đạt hiệu quả nhưng chưa có cơ chế thích hợp để chủ sử dụng đất thực hiện theo quy hoạch. Trong quyền tự do kinh doanh theo cơ chế thị trường, chủ sở hữu đất được trao 5 quyền: Chuyển nhượng, chuyển đổi, thừa kế, thế chấp, cho thuê thì chính quy hoạch là một quá trình quản lí Nhà nước đối với đất nông nghiệp. Tuy nhiên một số vùng vẫn chưa thực hiên tốt, điển hình là Tây Nguyên và Trung du miền núi phía Bắc. Sở dĩ chưa thực hiện tốt là do thiếu sự phối hợp chặt chẽ, dấn đến việc người dân canh tác
  • 23. 14 trên địa bàn đã được quy hoạch hay tình trạng du canh, du cư khiến cho việc quản lí sử dụng đất nông nghiệp càng gặp khó khăn. Ngoài khó khăn trong việc quản lí sử đụng dất nông nghiệp, thì hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp chưa cao, một trong những nguyên nhân chính là do cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp nhiều nơi ở nước ta chưa hợp lí, chưa tận dụng được tiềm năng của quỹ đất nông nghiệp. 1.2.3. Ở Thừa Thiên Huế Sử dụng đất đai một cách khoa học, hợp lý là nhiệm vụ mang tính cấp bách và lâu dài của cả nước trong đó có tỉnh Thừa Thiên Huế. Đất đai chỉ thật sự phát huy vai trò vốn có của mình dưới sự quản lý chặt chẽ, thống nhất, phù hợp của Nhà nước. Việc khai thác và sử dụng đất đai luôn phải bảo đảm nguyên tắc và phục vụ lợi ích toàn xã hội. Thừa Thiên Huế có diện tích không lớn, nhưng đất đai đa dạng và được hình thành từ các nhóm đất khác nhau. Với tổng diện tích tự nhiên 503.320,53ha, trong đó có nhiều loại đất hiệu quả khai thác chưa cao trong sản xuất nông nghiệp như: Đất cồn cát và cát ven biển, đất mặn, đất phèn, có 10 loại đất chủ yếu được phân bổ như sau: -Đất cát: Nhóm này gồm có 2 loại: Cồn cát trắng và đất cát biển, có diện tích 43.962ha, chiếm 8,7% diện tích đất tự nhiên của tỉnh, phân bổ dọc bờ biển từ Phong Điền đến Phú Lộc. Là loại đất nghèo mùn, nghèo dinh dưỡng, một số vùng cát nội đồng còn có tầng kè dưới lớp cát khó thấm nước làm úng về mùa mưa, hạn về mùa khô. Một số diện tích đã được trồng cây lâm nghiệp và nông nghiệp, nhưng còn nhiều diện tích cần đầu tư, cải tạo mới khai thác được. -Đất mặn: Có diện tích 6.290ha, chiếm 1,24% diện tích tự nhiên, phân bổ tại các vùng thấp của đồng bằng ven biển từ Phong Điền-Quảng Điền đến Phú Lộc. Đất này chịu ảnh hưởng xâm thực của nước biển, có hai loại đất mặn nhiều và mặn trung bình ít. Loại mặn trung bình ít dùng để trồng lúa nhưng năng suất thấp, cần phải có nước ngọt thường xuyên để hạn chế bốc mặn ảnh hưởng đến cây trồng. -Đất phèn: Có diện tích 6.888ha chiếm 1,36% diện tích tự nhiên, phân bố ở vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của nước sông và biển theo mùa tại cửa sông thuộc huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Hương Thủy, Phú Vang, Phú Lộc. Thường ở
  • 24. 15 vùng trũng khó thoát nước, chủ yếu bố trí trồng lúa, đây là loại đất khá tốt nhưng lại chứa các độc tố Al3+, SO42- gây chua ảnh hưởng đến cây trồng. -Đất phù sa: Được hình thành do sự bồi đắp của các dòng sông có diện tích 41.002ha chiếm 8,11% diện tích đất tự nhiên. Có 7 loại: Đất phù sa được bồi, phù sa không được bồi, phù sa glây, phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng, phù sa trên nền cát biển, phù sa úng nước, phù sa ven ngòi suối. -Đất lầy và than bùn: Có diện tích 100ha chiếm 0,02% diện tích đất tự nhiên, phân bổ ở Phong Điền, Phú Lộc. Được hình thành ở vùng thấp, trũng, quanh năm đọng nước hoặc nơi có mực nước ngầm dâng cao. Đất này giàu mùn nhưng rất chua có hại cho cây trồng. -Đất xám bạc màu: Có diện tích 800 ha chiếm 0,16% diện tích đất tự nhiên, phân bổ chủ yếu ở Phong Điền, A Lưới, thành phần cơ giới nhẹ, thô, ở địa hình dốc nên quá trình rửa trôi mạnh nên tầng đất mặt trở nên bạc màu, khi canh tác cần đầu tư thâm canh và chống xói mòn nếu không đất sẽ trơ sỏi đá. -Đất đỏ vàng: có diện tích 347.431ha chiếm 68,74% diện tích đất tự nhiên. Đất này chủ yếu là đất rừng, đất trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, ở gần khe suối nhân dân san phẳng để trồng lúa nước. -Đất thung lũng dốc tụ: 640 ha chiếm 0,13% đất tự nhiên, phân bổ ở Phong Điền, Hương Thủy, Phú Lộc. Loại đất này ở địa hình thấp trũng quanh các chân đồi núi, đất chua, hiện đang trồng lúa nước. -Đất mùn vàng đỏ trên núi: Có diện tích 15.942ha chiếm 3,15% diện tích đất tự nhiên, phân bố ở Phú Lộc, Nam Đông, Phú Lộc nằm ở độ cao 900m trở lên. Đất này trồng cây lâm nghiệp và cây ăn quả. -Đất xói mòn trơ sỏi đá: Có diện tích 5.200ha chiếm 1,03% diện tích đất tự nhiên, phân bổ ở Hương Trà, Phong Điền, Hương Thủy, Phú Lộc, Nam Đông, A Lưới, đất không có kết cấu, sử dụng đất này rất khó khăn đòi hỏi đầu tư lớn với thời gian dài.
  • 25. 16 Bảng 1.1. Diện tích đất được phân bổ cho các đơn vị hành chính thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2010 STT Đơn vị Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Toàn tỉnh 503.320,53 100 1 Thành phố Huế 7.168,49 1,42 2 Phong Điền 95.081,28 18,89 3 Quảng Điền 16.294,75 3,24 4 Hương Trà 51.853,40 10,30 5 Phú vang 27.987,03 5,56 6 Thị xã Hương thủy 45.602,07 9,06 7 Phú Lộc 72.092,03 14,32 8 Nam Đông 64.777.88 12,87 9 A Lưới 122.463,60 24,34 (Nguồn: [22]) -Đất nông nghiệp: Tính đến năm 2010, quỹ đất nông nghiệp của tỉnh Thừa Thiên Huế được sử dụng như sau: Có 385.248,11ha chiếm 76,54% diện tích tự nhiên của tỉnh, được phân bổ như sau: - Đất sản xuất nông nghiệp: Có 59.143,29ha chiếm 15,35% diện tích đất nông nghiệp. Trong đó: + Đất trồng cây hàng năm: 44.364,80ha (đất trồng lúa 32.086,55ha, đất cỏ dùng cho chăn nuôi 125,83ha, đất trồng cây hàng năm khác 12.152,42ha). + Đất trồng cây lâu năm: 14.778,49 ha (Cây công nghiệp lâu năm 10.010,1ha, chủ yếu cây cao su và cà phê) + Đất lâm nghiệp: Có 319.958,78ha (rừng sản xuất 140.086,11 ha, rừng phòng hộ 100.805,64 ha, rừng đặt dụng 79.067,03ha). Chiếm 83% đất nông nghiệp. Diện tích rừng phòng hộ, rừng đặt dụng chủ yếu tập trung ở khu vực đầu nguồn các hệ thống sông lớn như sông Bồ, sông Hương.
  • 26. 17 + Đất nuôi trồng thủy sản: Có 5.848,62ha (đất nuôi trồng nước lợ, mặn 4.465, 32 ha, nước ngọt 1.383,30ha), chiếm 1,51% diện tích đất nông nghiệp. Trong những năm gần đây diện tích đất nuôi trồng thủy sản tiếp tục tăng. Các huyện có nghề nuôi trồng thủy sản nước lợ phát triển mạnh như: Quảng Điền (889ha), Phú Vang (1.91 ha), Phú Lộc (1.408ha), Phong Điền (759ha). Theo kế hoạch của tỉnh,Đến năm 2020 đất nông nghiệp có 385.600ha (tăng 352ha so với năm 2010) chiếm 76,61% đất tự nhiên và trong đó được sử dụng: + Đất trồng lúa: 29.260ha (Giảm 2.827ha so với năm 2010) chiếm 7,59% diện tích đất nông nghiệp. + Đất rừng phòng hộ: 100.175,5ha (giảm 630 ha so với năm 2010) chiếm 25,97% diện tích đất nông nghiệp. + Đất rừng đặc dụng: 87.056ha (tăng 7.988,97ha so năm 2010) chiếm 22,57% diện tích đất nông nghiệp. + Đất rừng sản xuất: 144.193,5ha (tăng 4.107,39ha so năm 2010) chiếm 37,3 đất nông nghiệp. Đối với đất lâm nghiệp có rừng: Trong thời gian tới tập trung bảo vệ nghiêm ngặt vốn rừng hiện có, đầu tư trồng mới, phục hồi rừng phòng hộ, rừng đặt dụng, tăng cường trồng rừng kinh tế. + Đất nuôi trồng thủy sản: 6.000ha tăng không đáng kể (sẽ giảm nuôi hạ triều và tăng nuôi cao triều) + Cây công nghiệp lâu năm: 18.916ha (tăng 4.138ha so năm 2010) Trong những năm qua tỉnh Thừa Thiên Huế đã quan tâm tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Việc khai thác sử dụng đất hợp lý đã góp phần rất lớn cho những thành tựu mà tỉnh đạt được cả về kinh tế và xã hội. Do đó đất đai là tài sản đặc biệt, các quan hệ về đất đai rất phức tạp, chính sách về đất đai đang từng bước được hoàn thiện cho phù hợp với tình hình mới, nhận thức của người dân về quyền sở hữu đất đai không giống nhau nên dẫn đến nhiều khó khăn trong công tác quản lý sử dụng đất. Công tác quy hoạch sử dụng đất chậm, thiếu, chưa đồng bộ và chất lượng chưa cao, chưa lập được quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và các quy hoạch ngành, định hướng chưa rõ, tầm nhìn chưa xa dể bị lạc hậu làm ảnh hưởng rất lớn đến quản lý
  • 27. 18 và đầu tư cơ sở hạ tầng, kinh tế, xã hội. Một số địa phương, tổ chức, cá nhân chưa thật sự coi trọng hiệu quả sử dụng đất dẫn đến sử dụng đất một cách tùy tiện, lãng phí, vi phạm quy hoạch đã được duyệt. Trong quá trình sử dụng đất, các doanh nghiệp còn xem nhẹ công tác bảo vệ môi trường dẫn đến ô nhiễm, hủy hoại đất. Nguyên nhân của những tồn tại trên là do công tác quản lý còn lỏng lẻo đồng thời ý thức của người sử dụng đất chưa cao, chưa chấp hành nghiêm chỉnh Luật Đất đai. Đất đai là tài nguyên có hạn, việc sử dụng đất phải vì sự phát triển của con người. Vì vậy, quan điểm tổng quát trong việc khai thác sử dụng đất phải phù hợp và gắn liền với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhằm phát huy được nguồn lực, lợi thế của từng địa phương. Đồng thời phải xuất phát từ tình hình đất đai cụ thể, phù hợp với định hướng chung trong khai thác sử dụng đất của tỉnh Thừa Thiên Huế và vùng Trung Bộ. Trên cơ sở đánh giá tài nguyên đất đai, điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội, một số quan điểm khai thác sử dụng quỹ đất làm cơ sở cho việc định hướng sử dụng đất của tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020. Trong những năm tới nông nghiệp của tỉnh vẫn là ngành mang lại nguồn thu nhập chính cho đại bộ phận nông dân. Tuy nhiên, dưới áp lực của quá trình phát triển kinh tế sẽ có một số diện tích đất nông nghiệp chuyển sang các loại đất khác. Để góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và ổn định đời sống nông dân thì tỉnh chủ trương phải duy trì diện tích đất nông nghiệp ở một tỷ lệ hợp lý, đặt biệt là đất trồng lúa. Đồng thời tăng cường các biện pháp thâm canh, tăng vụ, tăng hệ số sử dụng đất và hiệu quả sản xuất trên từng đơn vị diện tích. Phát triển nông ngiệp toàn diện và tổng hợp tạo bước chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, chú trọng phát triển lúa chất lượng cao, tăng diện tích cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày. Diện tích đất canh tác trong nông nghiệp được xem xét một cách tổng hợp về điều kiện sinh thái môi trường phù hợp với tính chất đất, điều kiện thủy văn, hiệu quả mang lại, cũng như đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh.
  • 28. 19 1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu 1.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới Sự gia tăng nhanh chóng của dân số thế giới dẫn đến nhu cầu của con người về lương thực và các sản phẩm nông nghiệp cũng ngày càng tăng theo, trong khi diện tích đất nông nghiệp lại có hạn và đang bị thu hẹp. Vì vậy để đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài của con người về lương thực và các sản phẩm nông nghiệp, cũng như để sản xuất nông nghiệp mang hiệu quả kinh tế cao thì cần phải sử dụng diện tích đất nông nghiệp quý giá sao cho hiệu quả, trong đó có việc xác định cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp hợp lí và chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trên thế giới và đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu vấn đề này. Các phương pháp đã được nghiên cứu áp dụng dùng để nghiên cứu về cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp ở các nước Đông Nam á như: Phương pháp chuyên khảo, phương pháp mô phỏng, phương pháp phân tích kinh tế, phương pháp phân tích chuyên gia… bằng những phương pháp đó các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu cơ cấu và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của từng khu vực, quốc gia, vùng lãnh thổ và đánh giá mức độ phù hợp, năng suất, sản lượng và hiệu quả của từng loại cây trồng trên các loại đất khác nhau, để từ đó sắp xếp, bố trí và xác định cơ cấu cây trồng hợp lí nhằm khai thác tối ưu và bền vững lợi thế so sánh của vùng. Để nêu lên những vấn đề cơ bản về sự hình thành của sinh thái đồng ruộng và cho rằng yếu tố quyết định của hệ thống nông nghiệp là sự thay đổi về khoa học kĩ thuật và nhân tố kinh tế xã hội là nhà khoa học Nhật Bản Otak Tannakad. Các nhà khoa học Nhật Bản đã hệ thống tiêu chuẩn hiệu quả sử dụng đất đai thông qua hệ thống cây trồng trên đất canh tác: là sự phối hợp giữa các cây trồng và gia súc, các phương pháp trồng trọt và chăn nuôi, cường độ lao động, vốn đầu tư, tổ chức sản xuất,sản phẩm làm ra, tính chất hàng hóa của sản phẩm. Trung Quốc là quốc gia rất kiên định trong sử dụng và quản lí đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp, việc khai thác và sử dụng đất đai là yếu tố quyết định để phát triển kinh tế xã hội nông thôn toàn diện.
  • 29. 20 Chính phủ Trung Quốc áp dụng những phương pháp quản lý đất đai sử dụng cho xây dựng nhằm tập trung vào phạm vi đất đai và giao đất cho các dự án, do đó những dự án xây dựng có thể sử dụng những diện tích sử dụng không hiệu quả cho các mục đích nông nghiệp. Về quản lý tài nguyên đất đai, Trung Quốc phải đối mặt với vấn đề thiết lập và cải thiện cơ chế theo định hướng thị trường, chính sách và quy định, việc HĐH quản lý đất đai cần thiết để hỗ trợ tạo nên ảnh hưởng cơ bản của cơ chế thị trường đến việc giao tài nguyên đất đai, đồng thời tăng cường sự can thiệp của chính quyền để thực thi việc sử dụng đất hiệu quả cao, công bằng và bền vững. Trước hết là bảo vệ đất canh tác và thực hiện sự cân bằng động của nó trong tổng thể. Những mâu thuẫn giữa nguồn tài nguyên đất đai hạn hữu và sự gia tăng nhu cầu phải được làm rõ rằng sẽ kiên quyết thực thi các chính sách nghiêm ngặt để bảo vệ đất canh tác, tăng cường sự phát triển và phục hồi đất canh tác cũng như bảo vệ môi trường thiên nhiên, tổng đất canh tác cần phải cân bằng động nhằm cải thiện chất lượng tài nguyên đất đai. Tài nguyên thiên nhiên về nông nghiệp của Hà Lan thiếu hụt. Đất ít lại trũng, thường xuyên bị uy hiếp của ngập lụt, nhưng Hà Lan đã tìm tòi, tự khẳng định những lợi thế so sánh của chính mình để phát triển nền nông nghiệp theo chiến lược của một nền nông nghiệp hướng ra xuất khẩu. Do đó, Hà Lan đã dùng vốn và công nghệ cao để thay thế có hiệu quả nguồn quỹ đất hiếm hoi, sử dụng nhà kính để sản xuất cà chua, dưa, ớt quanh năm, tiết kiệm đất, tăng hiệu suất đất. Phương thức sản xuất gà đẻ trứng, lợn thịt cũng được cải tiến để bảo vệ môi trường, đảm bảo yêu cầu sức khoẻ động vật và chất lượng quốc tế, có hiệu quả cao. Nhà nước coi trọng nhiệm vụ cải tạo đất, hàng năm đầu tư 140 triệu Euro, bình quân 4.000 euro/ha năm. Nhà nước còn tài trợ chỉnh lý đất đai, biến các thửa ruộng nhỏ liên kết thành thửa lớn liền nhau, xây dựng hệ thống kênh rạch, đảm bảo yêu cầu cơ giới hoá. Bằng cách nhập khẩu các sản phẩm thuộc dạng “dựa vào quỹ đất lớn” như hạt cốc, đậu, hạt có dầu, nhất là thức ăn chăn nuôi... để sản xuất hàng xuất khẩu, hàng năm, Hà Lan tạo ra được 11,35 vạn việc làm về công nghiệp thực phẩm, đồ uống... chưa kể các ngành dịch vụ phù trợ có liên quan khác.
  • 30. 21 Ngoài ra, với quỹ đất ít, Hà Lan áp dụng công nghệ “tăng diện tích đất”, tập trung áp dụng các biện pháp thâm canh cao, nâng cao năng suất trên đơn vị diện tích, tạo ra năng suất cao gấp nhiều lần năng suất bình quân thế giới. Thực tiễn nghiên cứu ở một quốc gia có nền nông nghiệp hàng đầu khu vực Đông Nam Á là Thái Lan. 30 năm trước, có thời gian diện tích đất nông nghiệp của Thái Lan tăng “đột biến”. Người Thái cần cù lao động, bám chặt đồng ruộng để mong thay đổi cuộc sống. Còn các nhà hoạch định chính sách Thái Lan coi nông nghiệp là nội lực sống còn để phát triển kinh tế quốc dân. Với lợi thế về nhân lực nông nghiệp (có đến 80% dân số Thái sinh sống vùng nông thôn), diện tích đất canh tác sẵn có, Thái Lan đã nhanh chóng hiện thực hóa được ước mơ trở thành của thế giới. Chỉ tính trong năm 2007, nước này xuất khẩu 9 triệu tấn gạo, đạt 3,5 tỷ USD, giữ vững thế độc tôn. Thế nhưng Thái Lan sau đó rơi vào nguy cơ “đất không đủ cày” vì tốc độ CNH, sự mở rộng các KCN, giải trí; sự gia tăng về số lượng và quy mô của những đô thị lớn. Kèm theo đó là hiện tượng lơ là trong việc áp dụng các kỹ thuật canh tác mới theo phương châm phát triển bền vữngkhiến đất canh tác bị rửa trôi màu mỡ, xói mòn hoặc nhiễm mặn...Để tìm biện pháp giải quyết, việc đầu tiên là phải đổi mới chính sách. Các nhà hoạch định chính sách Thái Lan lấy nông nghiệp là bệ phóng cho nền kinh tế quốc dân và không chỉ có thế, mục tiêu cốt lõi là tạo ưu đãi cho “Tam Nông” để ổn định kinh tế xã hội. Bên cạnh những chính sách khuyến khích và hỗ trợ người nông dân nâng cao tính cạnh tranh của nông sản trên thị trường thế giới thì vấn đề liên quan đến “tính mềm” như đào tạo kỹ thuật, nâng cao nhận thức người nông dân được coi trọng hướng đến. Vì vậy, mặc dù bình quân diện tích đất canh tác nông nghiệp Thái Lan gấp 4 lần Việt Nam nhưng nhờ những hướng đi đúng đắn trong đào tạo nguồn nhân lực nên những vùng đất hoang, địa hình đồi núi dốc và cả những vùng khô cằn không chỉ dành cho cây ngô, lúa nương mà nhiều loại lúa cao sản đã được triễn khai và cho năng suất cao. Dự đoán mức độ tăng dân số thế giới có thể gấp đôi với khoảng 10 tỷ người vào năm 2050 (UNFPA, 1992; trong FAO, 1993). Vì vậy, hầu hết các nhà khoa học và các chuyên gia trên thế giới đều thống nhất cho rằng cần thiết phải áp dụng những công nghệ nông nghiệp tiên tiến vào việc sử dụng nguồn tài nguyên đất đai để cung cấp
  • 31. 22 lương thực đầy đủ, chất sợi, thức ăn gia súc, dầu sinh học và gỗ tăng lên gấp đôi. Trong thực tế, có những sự thiếu hụt đất đai trầm trọng của nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. Trong một nghiên cứu của FAO (FAO, 1993) ước lượng khoảng 92 % của 1.800 triệu ha đất đai của các quốc gia đang phát triển bao gồm cả Trung Quốc thì có tiềm năng cho cây trồng như sử dụng nước trời nhưng hiện nay vẫn chưa sử dụng hết và đúng mục đích, trong đó có vùng bán hoang mạc Châu Phi chiếm 44%, Châu Mỹ Latinh và caribe 48%. Hai phần ba của 1.800 triệu này tập trung chủ yếu ở một số nhỏ các quốc gia như: Brasil 27%, zaire 9% và 30% ở 12 nước khác. Một phần của diện tích đất này vẫn còn để dành cho rừng hay vùng bảo vệ khoảng 45% và do đó trong các vùng này đất chưa thực sự được sử dụng cho mục đích nông nghiệp, một phần khác thì gặp khó khăn về mặt đất và dạng bậc thềm như khoảng 725 ở vùng Châu Phi bán sa mạc và vùng Châu Mỹ Latinh. Các nhà khoa học trên thế giới cho rằng: Đối với những vùng nhiệt đới có thể áp dụng các công thức luân canh cây trồng hàng năm, có thể chuyển từ chế độ canh tác cũ sang chế độ canh tác mới tiến bộ hơn, khoa học hơn và hiệu quả hơn. Nghiên cứu bố trí luân canh cây trồng hợp lí hơn bằng cách đưa các giống cây trồng mới vào hệ thống canh tác nhằm tăng sản lượng lương thực, thực phẩm trên một đơn vị diện tích đất canh tác trong một năm. Ở Châu Á có nhiều quốc gia cũng đã tìm ra cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp, cũng như chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp từ đó đã thu lại hiệu quả cao. Ngày nay, vấn đề nghiên cứu cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp và nâng cao hiêu quả sử dụng đất nông nghiệp luôn được các quốc gia có nền nông nghiệp phát triển và các quốc gia muốn phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa chú trọng. Chính vì vậy, vấn đề này đã thu hút được sự chú ý và quan tâm nghiên cứu, xây dựng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp, đề xuất các loại cây trồng phù hợp với đặc tính thổ nhưỡng và quỹ đất nông nghiệp. 1.3.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam ViệtNam có khí hậu nhiệt đới ẩm Châu Á nên có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, dân số Việt Nam ngày càng đông trong khi diện
  • 32. 23 tích đất, đặc biệt là diện tích đất nông nghiệp lại có hạn. Tính về diện tích đất bình quân trên đầu người là 0,45 ha. Chỉ bằng 1/3 mức trung bình của thế giới, xếp thứ 135/160 các quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới và chỉ xếp 9/10 nước Đông Nam Á. Diện tích đất nông nghiệp có hạn nhưng nhiều vùng, nhiều địa phương vẫn chưa có cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với từng loại đất khác nhau, chưa mang lại giá trị kinh tế cao và thậm chí là thất bại khi canh tác hay nói cách khác là cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp chưa phù hợp và cần phải có sự chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp hợp lí hơn dể tận dụng tối đa tiềm năng của diện tích đất nông nghiệp quý giá, đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế xã hội, cải thiện cuộc sống cho người dân, đặc biệt là bộ phận người dân đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Chính tầm quan trọng và tính cấp thiết của vấn đề này đã thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của các nhà khoa học, các chuyên gia và đã có nhiều các công trình nghiên cứu về cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp tại Việt nam. Một trong những công trình nghiên cứu có phạm vi cả nước phải kể đến công trình nghiên cứu: “Đánh giá tài nguyên đất đai Việt Nam” của Nguyên Khang và Phạm Dương Ưng (1995); “Đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền” của tác giả Trần An Phong - Viện quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp; “Đánh giá phân hạng toàn quốc” của tác giả Tôn Thất Chiểu và các cộng sự (1986), thực hiện năm 1984 ở tỉ lệ bản đồ 1/500.000;“Bàn luận về khái niệm Đất và Quản lí đất đai” của tác giả Huỳnh Văn chương (2010); “Kinh tế tài nguyên đất” của tác giả Ngô Đức Cát (2000). Kết quả nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái của tác giả Nguyễn Văn Nhân và Nguyễn Hữu Thành cho thấy: Tổng diện tích tự nhiên của huyện Yên Bình là 76.227,44ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 58.584,87 ha, chiếm 74,2 tổng diện tích tự nhiên. Phần lớn diện tích đất nông nghiệp đã được địa phương này sử dụng nhưng khai thác chưa hợp lí và chưa lại hiệu quả. Theo tác giả Nguyễn Hữu phát, Đặng văn Minh thì khi đánh giá về tình hình hình sử dụng đất ở huyện Đắk Hà thì bên cạnh việc đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất thì cũng cần phải chú ý đến sự thay đổi của đất đai, cụ thể là sự thay đổi về tính chất lý, hóa.
  • 33. 24 Hiệu quả của các loại hình sử dụng đất ở các vùng sinh thái khác nhau sẽ khác nhau. Trong nghiên cứu về “Hiệu quả sử dụng đất canh tác huyện Đông Anh, Hà Nội”, tác giả Nguyễn Thị Vòng đã tiến hành phân tích trên từng diện tích đất và từng loại đất khác nhau, từ đó đánh giá hiệu quả kinh tế. Từ đó đưa ra những kiến nghị điều chỉnh cũng như phát triển các loại hình sử dụng đất triển vọng với điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của từng tiểu vùng góp phần vào sự phát triển chung của toàn huyện. Hà Ngọc Ngô cùng các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá tiềm năng đất và đề xuất phương hướng sử dụng đất, cơ cấu sử dụng đất thích hợp tại huyện Châu Giang, tỉnh Hưng Yên”, kết quả nghiên cứu cho thấy, vùng này có thể phát triển các loại hình sử dụng đất cho kết quả kinh tế cao như: lúa - màu, lúa - cá, chuyên rau màu, hoa, cây cảnh và cây ăn quả. Vùng đồng bằng sông Hồng có tổng diện tích đất nông nghiệp là 903.650ha, chiếm 44% diện tích đất tự nhiên trong vùng. Trong đó, gần 90% đất nông nghiệp dùng để trồng trọt. Đây là vùng sản xuất cây lương thực đứng thứ hai của cả nước, sau đồng bằng sông Cửu Long. Vì vậy đã có nhiều công trình của các nhà khoa học, các chuyên gia, góp phần vào xây dựng cơ cấu sử dụng đất thích hợp. Một trong những công trình nghiên cứu có thể kể đến: “Phân vùng sinh thái nông nghiệp đồng bằng sông Hồng”; “Hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác trên đất phù sa sông huyện Mỹ Văn, tỉnh Hải Hưng” của tác giả Nguyễn Thị Bình. Khi nghiên cứu về vùng đất thường xuyên ngập úng của huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang, tác giả Nguyễn Văn Hoàng cho biết nếu chỉ cấy 1 vụ/ năm thì lợi nhuận thu được là 5,8 triệu đồng/ha, còn nếu cấy lúa kết hợp nuôi thì lợi nhuận sẽ tăng lên 13,7 triệu đồng/ha. Từ những kết quả đánh giá nghiên cứu trên, tác giả đã đề xuất cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp phù hợp với vùng đất ngập úng nói trên. Luận án tiến sĩ “Nghiên cứu tác động của quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đến phát triển nông nghiệp tại huyện Văn lâm, tỉnh Hưng Yên” của Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2014), cũng nói lên được những tác động cơ bản của quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đến phát triển nông nghiệp, nông thôn. Cụ thể là xác định cơ cấu các loại cây trồng phù hợp với tùng loại đất, lập chỉ tiêu đánh giá mức độ thích nghi, đưa ra đề xuất cụ thể.
  • 34. 25 Tác giả Bùi Nữ Hoàng Anh trong công trình “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp tại Yên Bái giai đoạn 2012-2020” (2012), cũng nêu lên vấn đề chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả về kinh tế. Tiến hành phân hạng mức độ thích nghi đất đai tỉnh Quảng Trị, tác giả Trần An Phong, đã rút ra một số kết luận như sau: Trong diện tích đất canh tác lúa của tỉnh Quảng Trị có 12.448ha rất thích hợp, chiếm 47% thích hợp có 7.927,6ha, chiếm 29,87% và đất ít thích hợp có 6.205,8ha chiếm 23,2%, trong số này có 1.747ha chuyên trồng lúa, còn lại là đất trồng các loại rau màu, đây là diện tích đất cần phải được chuyển đổi. Các đề tài nghiên cứu trong chương trình KN - 01(1991 - 1995) do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì đã tiến hành nghiên cứu hệ thống cây trồng trên những vùng sinh thái khác nhau như vùng trung du miền núi phía Bắc, vùng đồng bằng sông Cửu Long… nhằm đánh giá hiệu quả của hệ thống cây trồng trên những vùng đó. Các biện pháp như luân canh tăng vụ, trồng gối, trồng xen nhằm sử dụng nguồn lực đất đai, đặc điểm khí hậu, để bố trí các loại cây trồng vật nuôi thích hợp, với mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp cũng đã được nhiều tác giả đề cập. Đề tài “Đánh giá hiệu quả một số mô hình đa dạng hóa cây trồng vùng đồng bằng sông Hồng” của tác giả Vũ Năng Dũng - 1997 cho thấy, ở Đồng bằng sông Hồng nếu canh tác theo mô hình luân canh 3 - 4 vụ/1 năm đem lại hiệu quả rất tích cực, từ đó mở ra hướng canh tác mới cho người dân của vùng để tận dụng tối ưu diện tích đất khá màu mỡ của đồng bằng châu thổ lớn thứ hai ở Việt Nam này. Từ một số công trình nghiên cứu của các nhà khoa học và các chuyên gia ở phạm vi cả nước và ở từng địa phương có thể thấy rằng: Các nghiên cứu đã phần nào giải quyết được một số vấn đề đặt ra trong sử dụng đất nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp. Tuy nhiên trên thực tế vẫn còn nhiều vấn đề chưa giải quyết được như một diện tích không nhỏ đất nông nghiệp chưa được khai thác tốt do bố trí các loại cây trồng chưa hợp lí, vẫn còn những diện tích đất nông nghiệp bỏ hoang do bị thoái hóa hoặc hiệu quả kinh tế thấp. Một số mô hình sản xuất mang lại hiệu quả
  • 35. 26 kinh tế trước mắt nhưng chưa bền vững, nhiều nơi có mô hình canh tác cây trồng nông, lâm nghiệp cho sản lượng và năng suất cao nhưng hiệu quả kinh tế rất thấp…trước những tồn tại chưa được giải quyết trên, thiết nghĩ cần có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề sử dụng đất, cơ cấu và chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiêp theo hướng nghiên cứu chi tiết ở nhiều địa phương cụ thể với điều kiện tự nhiên và xã hội khác nhau nhằm đưa ra các giải pháp hiệu quả cho người dân cải thiện sinh kế, phát triển kinh tế - xã hội địa phương và của cả nước. 1.3.3.Sản xuất nông nghiệp tại huyện Phong Điền 1.3.3.1. Sản xuất nông nghiệp (Nguồn: [27]) Hình 1.1. Biểu đồ giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp huyện Phong Điền giai đoạn 2010 - 2015 Qua biểu đồ giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp huyện Phong Điền giai đoạn 2010-2015 cho thấy, tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp trong giai đoạn 2010-2015 thể hiện tính không ổn định. Năm 2011 tăng trưởng nông nghiệp đạt 135,7%, sau đó giảm vào năm 2012 và tăng lên đỉnh cao vào năm 2014 (đạt 134,5%), rồi giảm còn 106,3% vào năm 2015. 933.6 1267.3 1230.4 1303.7 1754 1864.6 100.0 135.7 97.1 106.0 134.5 106.3 0.0 20.0 40.0 60.0 80.0 100.0 120.0 140.0 160.0 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2000 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Nông - lâm - ngư nghiệp (tỉ đồng) Tốc độ tăng trưởng (%) %Tỉ đồng
  • 36. 27 Bảng 1.2. Giá trị sản xuất và cơ cấu và giá trị sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp huyện Phong Điền thời kỳ 2010 -2015 Năm Nông nghiệp thuần (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Trồng trọt (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Chăn nuôi (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Dịch vụ và các hoạt động khác (tỷ đồng) Cơ cấu (%) 2010 657,588 100 429,88 65,37 204,641 31,12 23,067 3,51 2011 975,361 100 581,335 59,60 352,541 36,14 41,485 4,25 2012 903,301 100 531,234 58,81 327,041 36,21 45,026 4,98 2013 808,123 100 562,207 69,57 190,521 23,58 55,395 6,85 2014 1112,774 100 838,421 75,35 221,727 19,93 52,626 4,73 2015 1004,331 100 660,623 65,78 271,029 26,99 72,679 7,24 (Nguồn: [27]) Qua bảng trên, cho thấy: - Giá trị sản xuất: Trong giai đoạn 2010 - 2015 giá trị sản xuất toàn chuyên ngành nông nghiệp đã tăng gần 1,5 lần, từ 657,588 tỷ đồng lên 1004,331 tỷ đồng. Trong chuyên ngành này có 3 tiểu ngành gồm: trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ thì trồng trọt tăng 1,5 lần, từ 429,88 tỷ đồng lên 660,623 tỷ đồng; chăn nuôi tăng 1,3 lần, từ 204,641 tỷ đồng lên 271,029 tỷ đồng; dịch vụ tăng 3,2 lần, từ 23,067 tỷ đồng lên gần 72,679 tỷ đồng. Tốc độ tăng của chăn nuôi và trồng trọt xấp xỉ bằng nhau và thấp hơn so với dịch vụ nông nghiệp, nhưng do giá trị thấp nên chưa làm thay đổi được vị trí so với trồng trọt. - Cơ cấu: Cơ cấu giá trị giữa trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ trong chuyên ngành nông nghiệp suốt giai đoạn 2010 - 2015 ít thay đổi, tỷ trọng trồng trọt vẫn duy trì ở mức cao từ 79% - 81%, chăn nuôi từ 18% - 20% và dịch vụ rất thấp, từ 0,04% - 1,3%, tỷ trọng dịch vụ thấp phản ánh tính chất sản xuất truyền thống, thủ công cao, chưa phát triển mạnh các hoạt động dịch vụ cần thiết như: giống mới, khoa học kỹ thuật, khuyến nông, bảo vệ cây trồng, thú y, tiếp thị, tín dụng… để nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi và giá trị gia tăng của sản phẩm làm ra. Thực tế cho thấy, nông nghiệp thuần của huyện vẫn nặng về sản xuất lúa gạo, cây công nghiệp như cao su, hồ
  • 37. 28 tiêu, và một số cây ăn quả khác, chăn nuôi chưa trở thành ngành sản xuất chính, mức độ áp dụng khoa học công nghệ ) và các phương pháp sản xuất tiên tiến còn ít nên chưa khai thác đầy đủ tiềm năng đất đai, nguồn nước, khí hậu và các điều kiện tự nhiên tại các vùng sản xuất - Về trồng trọt: + Cây lúa: Năm 2016, diện tích gieo trồng lúa cả năm đạt 10.394,5ha (trong đó lúa chất lượng cao khoảng 1.800 ha). Năng suất lúa bình quân là 59,5 ta,/ha, sản lượng lúa đạt 61.854 tấn. Tuy nhiên, năng suất lúa của các vùng trên địa bàn huyện không đồng đều, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: diện tích, thổ nhưỡng, trình độ thâm canh, cơ cấu giống, chế độ tưới tiêu, tính chất lao động. Các xã trọng điểm lúa của huyện phải kể đến như: Phong Chương, Phong Bình, Phong Hòa, Điền Hòa. + Cây lạc: Đối với cây lạc, diện tích gieo trồng 1.151ha, năng suất bình quân là 18 tạ/ha, sản lượng 2.073 tấn. + Cây ngô:Diện tích gieo trồng ngô của toàn huyện khoảng 100ha, sản lượng khoảng 300 tấn. Mặc dù diện tích gieo trồng cây ngô có giảm so với cùng kỳ nhưng sản lượng và năng suất ngô lại tăng lên nhờ việc các giống ngô năng suất cao được đưa vào trồng. Điển hình là giống ngô Tố Nữ với ưu điểm là chất lượng hạt ngon, mềm, dẻo và thơm, hiệu quả kinh tế cao (6.900.000 đồng/ha, tương đương 345.000 đồng/ sào). + Cây sắn: Diện tích gieo trồng là 1.750ha. Chủ yếu là giống sắn mỳ. Do trên địa bàn có nhà máy tinh bột sắn Phong Điền nên việc tiêu thụ sắn khá thuận lợi tuy nhiên giá thu mua vẫn còn thấp. + Các loại cây trồng khác: Diện tích trồng cây cao su là 1.793ha,sản lượng mũ đạt 4.800 tấn/ năm.Cây ăn quả (chủ yếu là thanh trà) 294ha… - Chăn nuôi Phong Điền có khá nhiều loại vật nuôi có trong ngành chăn nuôi của Việt Nam. Trong đó, các loại vật nuôi có quy mô lớn gồm: Gà,vịt, lợn, sau đó đến trâu, bò, các loại khác không đáng kể. Các loại vật nuôi đang có xu thế tăng là gà, vịt, ngan, lợn, bò, trâu; xu thế giảm là dê. Mặc dù quy mô đàn tăng với tốc độ không cao, tuy nhiên sản lượng thịt hơi các
  • 38. 29 loại nhìn chung có xu thế tăng khá; chứng tỏ chất lượng đàn các loại vật nuôi ở huyện Phong Điền đang ngày càng được nâng cao; kể cả chất lượng con giống và kỹ thuật chăn nuôi. Cân đối nhu cầu trên địa bàn tỉnh với khả năng sản xuất của ngành chăn nuôi cho thấy hầu hết các loại sản phẩm chăn nuôi ở Phong Điền có khả năng đáp ứng đủ nhu cầu địa phương, nội tỉnh và xuất ra ngoại tỉnh. Bảng 1.3. Tình hình chăn nuôi của huyện Phong Điền năm 2016 Đơn vị tính: Con Đàn Số lƣợng Đàn bò 6.500 Đàn lợn 4.400 Đàn trâu 42.000 Đàn gia cầm 500.000 (Nguồn: Thu thập và xử lí số liệu) -Thủy sản: Năm 2016, sản lượng đánh bắt thủy hải sản cả năm đạt 1.400 tấn; diện tích nuôi trồng thuỷ sản đạt 740 ha, trong đó 340ha nuôi tôm trên cát, sản lượng đạt khoảng 4.7600 tấn; 394ha nuôi cá nước ngọt, sản lượng 470 tấn và 280 lồng bè, sản lượng đạt khoảng 875 tấn. Bảng 1.4. Giá trị sản xuất và cơ cấu và giá trị sản xuất ngành thủy sản huyện Phong Điền thời kỳ 2010 - 2015 Năm Thủy sản (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Khai thác thủy sản (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Nuôi trồng thủy sản (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Dịch vụ thủy sản (tỷ đồng) Cơ cấu (%) 2010 216,835 100 172,975 79,77 43,770 20,19 0,090 0,04 2011 291,929 100 236,983 81,18 54,748 18,75 0,198 0,07 2012 327,096 100 268,524 82,09 58,250 17,81 0,322 0,10 2013 515,382 100 422,768 82,03 91,944 17,84 0,670 0,13 2014 583,142 100 484,999 83,17 97,268 16,68 0,875 0,15 2015 664,938 100 540,329 81,26 123,080 18,51 1,529 0,23 (Nguồn: [27])
  • 39. 30 1.3.3.2. Những thuận lợi - Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phép Phong Điền phát triển nền nông nghiệp toàn diện và đa dạng về cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên các vùng sinh thái và các địa phương khác nhau từ đó nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp. -Ngành nông nghiệp luôn được sự quan tâm và hỗ trợ các nguồn lực nhất là cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như: Giao thông nội đồng, hệ thống kênh mương, thủy lợi. Vật tư nông nghiệp như giống, phân bón và kĩ thuật nông lâm… 1.3.3.3. Tồn tại, hạn chế. - Công tác quản lí, điều hành của một số địa phương còn hạn chế, thiếu sự đồng bộ giữa các cấp, các ngành, một số hoạt động còn tự phát, tính tổ chức chưa cao. - Vấn đề quản lí đất nông nghiệp còn nhiều bất cập, bố trí giống, quy hoạch thời vụ cho bà con nông dân chưa hợp lí. - Một số chương trình nông nghiệp như bê tông hóa kênh mương chưa hoàn thành. Quá trình triển khai chương trình Mục tiêu Quốc gia Xây dựng Nông thôn Mới còn chậm, chưa đạt kế hoạch. - Giá cả vật tư nông nghiệp ngày càng tăng trong khi giá thành sản phẩm nông nghiệp lại thấp . Nông dân khó khăn trong khâu tìm đầu ra, bao tiêu sản phẩm, thường bị thương lái ép giá nên đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn. - Sản xuất nông nghiệp mang tính đặc thù, rủi ro cao do thường xuyên xảy ra thiên tai, chịu ảnh hưởng của BĐKH nên sản xuất nông nghiệp rất bấp bênh.
  • 40. 31 CHƢƠNG 2 QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN PHONG ĐIỀN GIAI ĐOẠN 2010 - 2015 2.1. Khái quát về huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế 2.1.1. Vị trí địa lí Hình 2.2: BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN PHONG ĐIỀN (Hình thu nhỏ từ bản đồ tỉ lệ 1/50.000. Nguồn [21])
  • 41. 32 Phong Điền là một huyện đồng bằng ven biển - đầm phá, nằm về phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế; có tổng diện tích tự nhiên 950,81 km2 , chiếm 18,8% diện tích tự nhiên và 9,1% dân số toàn tỉnh. Toàn huyện được chia thành 16 đơn vị hành chính, trong đó có 15 xã và 1 thị trấn. Các xã bao gồm: Phong Hải, Phong Bình, Phong Chương, Phong Hòa, Phong Thu, Phong Hiền, Phong An, Phong Sơn, Phong Mỹ, Phong Xuân, Điền Hải, Điền Hoà, Điền Lộc, Điền Môn, Điền Hương. Thị trấn Phong Điền là trung tâm kinh tế-xã hội của huyện, cách thành phố Huế 30 km về phía Bắc. Huyện Phong Điền có tọa độ địa lý từ 160 35’41” đến 160 57’ vĩ độ Bắc,1070 21’41” độ kinh Đông. Ranh giới hành chính của huyện Phong Điền được giới hạn: - Phía Đông giáp với huyện Quảng Điền; - Phía Đông Nam giáp với thị xã Hương Trà; - Phía Đông Bắc giáp biển Đông; - Phía Tây và Tây Bắc giáp tỉnh Quảng Trị; - Phía Nam giáp huyện A Lưới; Phong Điền có vị trí địa lý-kinh tế khá thuận lợi để phát triển kinh tế-xã hội và mở rộng liên kết với bên ngoài. 2.1.2. Đặc điểm tự nhiên 2.1.2.1. Địa hình, địa mạo Phong Điền là huyện trải dài từ vùng núi ra đến vùng phá Tam Giang của tỉnh Thừa Thiên - Huế. Địa hình thấp dần từ Tây sang Đông, ít bị chia cắt. Phần phía Tây chủ yếu đồi núi, tiếp đến là các lưu vực sông Bồ, sông Ô Lâu tạo nên vùng đồng bằng và các dải cát nội đồng khá bằng phẳng. Trên địa bàn huyện Phong Điền hình thành 3 vùng địa hình chủ yếu sau: - Vùng đồi núi:Là vùng đất phía Tây Nam của huyện bao gồm các xã Phong Mỹ, Phong Xuân, Phong Sơn, Phong An, một phần xã Phong Thu và thị trấn Phong Điền. Địa hình thấp dần từ Tây Nam xuống Đông Bắc. - Vùng đồng bằng:Bao gồm các xã Phong Hoà, Phong Bình, Phương Chương, Phong Hiền và một phần xã Phong Thu, thị trấn Phong Điền. Đây là vùng đất hẹp, bằng phẳng chạy dài theo quốc lộ 1A; phần lớn là đất phù sa do sông Bồ và sông Ô