SlideShare a Scribd company logo
1 of 202
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
-----------
ĐẶNG MINH TƠN
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ ĐẤT PHỤC VỤ
PHÁT TRIỂN CAM THEO HƢỚNG HÀNG HÓA
VÙNG HÀM YÊN, TỈNH TUYÊN QUANG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
THÁI NGUYÊN, NĂM 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
-----------
ĐẶNG MINH TƠN
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ ĐẤT PHỤC VỤ
PHÁT TRIỂN CAM THEO HƢỚNG HÀNG HÓA
VÙNG HÀM YÊN, TỈNH TUYÊN QUANG
NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
MÃ SỐ: 9.85.01.03
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS NGUYỄN VĂN TOÀN
2. GS.TS. ĐẶNG VĂN MINH
THÁI NGUYÊN, NĂM 2017
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu đã đƣợc trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chƣa từng đƣợc ai
công bố trên bất kỳ một Tạp chí khoa học nào ở trong và ngoài nƣớc hoặc đã sử dụng
trong các luận văn, luận án để bảo vệ và nhận học vị.
Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã đƣợc
cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày ... tháng ... năm 2017
Tác giả luận án
Đặng Minh Tơn
ii
LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành luận án này ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận đƣợc sự
quan tâm, giúp đỡ và động viên của nhiều tập thể, các nhà khoa học, đồng nghiệp và
bạn bè. Nhân dịp này tôi xin đƣợc bày tỏ lời cảm ơn đến tập thể các Thầy, Cô giáo
Khoa Quản lý Tài nguyên, Bộ phận đào tạo sau Đại học Phòng Quản lý đào tạo, Ban
Giám hiệu trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Đại học Thái Nguyên đã tạo mọi
thuận lợi và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành
luận án này.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Văn Toàn - Viện
trƣởng Viện Nghiên cứu Quy hoạch Nông nghiệp, Nông thôn và GS.TS. Đặng Văn
Minh - Phó Giám đốc Đại học Thái Nguyên, là những Thầy hƣớng dẫn khoa học cho
đề tài luận án, đã có định hƣớng về nội dung, phƣơng pháp giải quyết vấn đề trong
suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận án này.
Tôi cũng xin đƣợc bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến Ban giám đốc Sở Tài
Nguyên và Môi trƣờng, Chi cục Quản lý Đất đai tỉnh Tuyên Quang đã tạo điều kiện về
thời gian để tôi hoàn thành luận án, Cảm ơn Uỷ ban nhân dân huyện Hàm Yên, Uỷ ban
nhân dân huyện Chiêm Hoá, các Phòng Ban chuyên môn của 2 huyện và các xã nằm
trong vùng cam Hàm Yên đã tạo thuận lợi cho tôi trong quá trình điều tra, thu thập số
liệu, tài liệu và thực hiện các nghiên cứu mô hình điểm của đề tài luận án.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn bạn bè và những ngƣời thân đã luôn động viên,
khích lệ và tạo mọi điều kiện cả về vật chất để tôi hoàn thành luận án này.
Thái Nguyên, ngày ... tháng ... năm 2017
Tác giả luận án
Đặng Minh Tơn
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii
MỤC LỤC..................................................................................................................... iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................ix
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... xiii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................................1
2. Mục tiêu.......................................................................................................................2
2.1. Mục tiêu chung.........................................................................................................2
2.2. Mục tiêu cụ thể .........................................................................................................2
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu...................................................................................3
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu...............................................................................................3
3.2. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................................3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.....................................................................................3
5. Đóng góp mới của Luận án .........................................................................................3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ...............................................4
1.1. Cơ sở lý luận về đánh giá đất đai, sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả và sản xuất
nông sản hàng hoá ...........................................................................................................4
1.1.1. Một số khái niệm về đất, đất đai, đánh giá đất......................................................4
1.1.2. Các phƣơng pháp đánh giá, phân hạng đất đai trên thế giới và trong nƣớc..........5
1.1.3. Một số vấn đề lý luận về sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả bền vững và tiêu chí
đánh giá tính hiệu quả bền vững của sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và Việt
Nam ...............................................................................................................................11
1.1.4. Một số lý luận về sản xuất nông sản hàng hoá ở trong và ngoài nƣớc................15
1.2. Hiện trạng sử dụng đất trồng cam và yêu cầu về đất đai của cây cam trên thế giới
và Việt Nam...................................................................................................................19
1.2.1. Hiện trạng sử dụng đất trồng cam trên thế giới và Việt Nam .............................19
1.2.2. Hiện trạng sử dụng đất trồng cam ở Việt Nam ...................................................21
iv
1.2.3. Những nghiên cứu về yêu cầu đất đai của cây cam trên thế giới và Việt Nam ..23
1.3. Những nghiên cứu ứng dụng phƣơng pháp đánh giá đất của FAO phục vụ sản xuất
cam theo hƣớng hàng hoá tại Việt Nam........................................................................26
1.4. Những nghiên cứu về đất và đánh giá đất phục vụ phát triển sản xuất cam hàng
hoá trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang ...............................................................................32
1.5. Những nhận xét rút ra từ tổng quan các vấn đề nghiên cứu đã có và vấn đề cần
nghiên cứu .....................................................................................................................35
CHƢƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................37
2.1. Nội dung nghiên cứu ..............................................................................................37
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có liên quan đến sử dụng đất trồng cam theo
hƣớng sản xuất hàng hoá trên địa bàn huyện Hàm Yên................................................37
2.1.2. Đánh giá hiện trạng và hiệu quả sử dụng đất trồng cam, các loại sử dụng đất có
khả năng chuyển đổi sang trồng cam ............................................................................37
2.1.3. Đánh giá khả năng thích hợp của đất đai với cây cam trên địa bàn vùng Hàm
Yên.................................................................................................................................37
2.1.4. Kết quả đánh giá mô hình sử dụng đất trồng cam có mức độ thích hợp đất đai
khác nhau tại vùng Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang .........................................................37
2.1.5. Đề xuất phát triển cam theo hƣớng hàng hoá đến năm 2030 và giải pháp phát
triển trên địa bàn vùng Hàm Yên ..................................................................................37
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................................38
2.2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp ....................................................38
2.2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu sơ cấp...................................................................38
2.2.3. Phƣơng pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất.......................................................39
2.2.4. Phƣơng pháp xây dựng các bản đồ đơn tính phục vụ xây dựng bản đồ đơn vị đất
đai và phân hạng mức độ thích hợp của đất đai với cây cam........................................43
2.2.5. Phƣơng pháp theo dõi mô hình............................................................................46
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................47
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có liên quan đến sử dụng đất trồng cam theo
hƣớng sản xuất hàng hoá trên địa bàn huyện Hàm Yên................................................47
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ...............................................................................................47
3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội..................................................................53
v
3.1.3. Nhận xét chung....................................................................................................60
3.2. Đánh giá hiện trạng và hiệu quả sử dụng đất trồng cam, các loại sử dụng đất có
khả năng chuyển đổi sang trồng cam ............................................................................61
3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất trồng cam và các loại sử dụng đất có khả năng chuyển
đổi sang trồng cam.........................................................................................................61
3.2.2. Hiệu quả của sử dụng đất trồng cam và các LUT có khả năng chuyển đổi sang
trồng cam.......................................................................................................................65
3.2.3. Một số tồn tại và khó khăn trong sản xuất cam theo hƣớng hàng hoá trên địa bàn
vùng Hàm Yên...............................................................................................................83
3.2.4 Nhận xét chung.....................................................................................................95
3.3. Đánh giá khả năng thích hợp của đất đai với cây cam trên địa bàn vùng Hàm
Yên.................................................................................................................................96
3.3.1. Các nhóm đất, loại đất chính, phân bố và tính chất.............................................96
3.3.2. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai ........................................................................101
3.3.3. Phân hạng khả năng thích hợp của đất đai với trồng cam trên địa bàn vùng Hàm
Yên...............................................................................................................................110
3.3.4. Nhận xét chung..................................................................................................118
3.4. Kết quả đánh giá mô hình sử dụng đất trồng cam có mức độ thích hợp đất đai
khác nhau tại vùng Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang .......................................................120
3.4.1. Mô hình trồng cam trên đất rất thích hợp của nhà ông Lộc Văn Nhém, thôn 2
Thuốc Thƣợng, xã Tân Thành, huyện Hàm Yên.........................................................120
3.4.2. Mô hình trồng cam trên đất thích hợp nhà ông Vũ Văn Thành thôn 4 xã
Bằng Cốc, huyện Hàm Yên.......................................................................................123
3.4.3. Mô hình trồng cam trên đất ít thích hợp của ông Bàn Thái Dƣơng, xã Minh
Hƣơng, Hàm Yên.........................................................................................................127
3.4.4. Nhận xét chung..................................................................................................130
3.5. Đề xuất phát triển cam theo hƣớng hàng hoá đến năm 2030 và giải pháp phát triển
trên địa bàn vùng Hàm Yên.........................................................................................130
3.5.1. Đề xuất phát triển cam theo hƣớng hàng hoá đến năm 2030 ............................130
3.5.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng cam theo hƣớng sản xuất
hàng hoá.......................................................................................................................134
vi
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................................143
1. KẾT LUẬN .............................................................................................................143
2. KIẾN NGHỊ.............................................................................................................144
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AHP Analytic hierarchy process – Phƣơng pháp phân tích thứ bậc
BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng
BVTV Bảo vệ thực vật
CHN Đất cây hàng năm
CLĐ Công lao động
CLN Đất cây lâu năm
CPTG Chi phí trung gian
DTTN Diện tích tự nhiên
DTĐ Diện tích đất
DVP Dịch vụ phí
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
ĐBSH Đồng bằng sông Hồng
ĐVĐĐ Đơn vị đất đai
FAO Tổ chức lƣơng thực và nông nghiệp Liên hiệp quốc
GCNQSD Giấy chứng nhận quyền sử dụng
GIS Hệ thống thôn tin địa lý
GTGT Giá trị gia tăng
GTNC Giá trị ngày công
GTSP Giá trị sản phẩm
GTSX Giá trị sản xuất
GTGT Giá trị gia tăng
HQĐV Hiệu quả đồng vốn
HQKT Hiệu quả kinh tế
HQMT Hiệu quả môi trƣờng
HQTH Hiệu quả tổng hợp
HQXH Hiệu quả xã hội
HTX Hợp tác xã
KC Khuyến cáo
KTCB Kiến thiết cơ bản
viii
LĐ Lao động
MCE Multi Criteria Evaluation – Phƣơng pháp đánh giá đa chỉ tiêu
NKH Đất nông nghiệp khác
NN Nông nghiệp
NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
SXNN Sản xuất nông nghiệp
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
RSX Đất rừng sản xuất
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TDMNBB Trung du miền núi Bắc bộ
TKNN Thiết kế nông nghiệp
TNHH Thu nhập hỗn hợp
TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh
UBND Ủy ban nhân dân
VC Chi phí vật chất
ix
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Diện tích đất sử dụng đất và kết quả sản xuất cam của thế giới và châu lục
giai đoạn 2005-2013......................................................................................................20
Bảng 1.2: Khối lƣợng, Kim ngạch xuất khẩu cam của thế giới và các châu lục giai
đoạn 2005-2013.............................................................................................................21
Bảng 1.3. Thống kê diện tích đất trồng cam, quýt, năng suất, sản lƣợng ở Việt Nam
giai đoạn 2010 - 2015....................................................................................................22
Bảng 1.4. Yêu cầu về khí hậu và ngƣỡng phân cấp theo mức độ thích hợp của cây cam....24
Bảng 1.5: Yêu cầu về đặc tính vật lý, mảnh vụn thô, độ sâu tầng đất và độ phì theo
mức độ thích hợp của cây cam ......................................................................................25
Bảng 2.1. Phân cấp đánh giá chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất trên địa
bàn vùng cam Hàm Yên ................................................................................................39
Bảng 2.2. Phân cấp đánh giá hiệu quả xã hội của sản xuất cam vùng cam huyện Hàm
Yên.................................................................................................................................41
Bảng 2.3. Phân cấp đánh giá hiệu quả môi trƣờng trồng cam vùng Hàm Yên .............42
Bảng 3.1: Tình hình biến động dân số qua một số năm ................................................56
Bảng 3.2: Một số chỉ tiêu so sánh về dân số của vùng cam Hàm Yên..........................57
Bảng 3.3: Tình hình lao động, việc làm và thu nhập và việc làm tại vùng nghiên cứu.........58
Bảng 3.4. Hiện trạng, biến động sử dụng đất trồng cam và kết quả sản xuất giai đoạn
2005- 2015.....................................................................................................................62
Bảng 3.5. Hiện trạng sử dụng đất trồng cam và các loại, kiểu sử dụng đất có khả năng
chuyển đổi sang trồng cam trên địa bàn vùng Hàm Yên năm 2015..............................64
Bảng 3.6. Kết quả tổng hợp ý kiến của chuyên gia đánh giá mức độ quan trọng của
từng chỉ tiêu trong nhóm tiêu chí hiệu quả kinh tế........................................................65
Bảng 3.7. Ma trận so sánh tổng hợp đối với các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế và trọng số
của các chỉ tiêu ..............................................................................................................66
Bảng 3.8. Phân cấp hiệu quả kinh tế của trồng cam và các loại sử dụng, kiểu sử dụng
đất có khả năng chuyển đổi sang trồng cam vùng Hàm Yên ........................................67
Bảng 3.9. Kết quả tổng hợp ý kiến của chuyên gia đánh giá mức độ quan trọng của
từng chỉ tiêu trong tiêu chí xã hội..................................................................................69
x
Bảng 3.10. Ma trận so sánh tổng hợp đối với các chỉ tiêu về hiệu quả xã hội và trọng
số của các chỉ tiêu..........................................................................................................69
Bảng 3.11. Phân cấp hiệu quả xã hội của trồng cam và các loại sử dụng gắn với kiểu
sử dụng đất có khả năng chuyển đổi sang trồng cam vùng Hàm Yên ..........................70
Bảng 3.12. Tổng hợp kết quả điều tra về tỷ lệ thời gian che phủ của các loại sử dụng,
kiểu sử dụng đất vùng Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang....................................................72
Bảng 3.13. Hiện trạng một số tính chất hoá học của các loại đất dƣới các loại sử dụng
đất khác nhau tại vùng Hàm Yên ..................................................................................74
Bảng 3.14. Phân cấp đánh giá một số tính chất của đất dƣới các loại sử dụng đất tại
vùng Hàm Yên...............................................................................................................76
Bảng 3.15. Lƣợng phân bón thực tế sử dụng cho cây trồng so với khuyến cáo trên địa
bàn vùng Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.........................................................................77
Bảng 3.16. Lƣợng thuốc bảo vệ thực vật thực tế sử dụng so với khuyến cáo vùng Hàm
Yên, tỉnh Tuyên Quang .................................................................................................78
Bảng 3.17. Kết quả tổng hợp ý kiến của chuyên gia đánh giá mức độ quan trọng của
từng chỉ tiêu trong nhóm tiêu chí hiệu quả môi trƣờng.................................................79
Bảng 3.18. Ma trận so sánh tổng hợp đối với các chỉ tiêu về hiệu quả môi trƣờng và
trọng số của các chỉ tiêu ................................................................................................80
Bảng 3.19. Phân cấp hiệu quả môi trƣờng của sử dụng đất trồng cam và các loại sử dụng
đất, kiểu sử dụng đất có khả năng chuyển đổi sang trồng cam vùng Hàm Yên ..................80
Bảng 3.20. Kết quả điều tra lấy ý kiến chuyên gia về tầm quan trọng của các tiêu chí trong
phát triển bền vững của các loại sử dụng, kiểu sử dụng đất vùng Hàm Yên.......................81
Bảng 3.21. Ma trận so sánh tổng hợp đối với các tiêu chí tính bền vững của các kiểu sử
dụng đất vùng Hàm Yên................................................................................................82
Bảng 3.22. Tính bền vững của trồng cam so với các LUT và kiểu sử dụng đất có khả
năng chuyển sang trồng cam hoặc cạnh tranh về đất vùng Hàm Yên...........................82
Bảng 3.23. Tình trạng chặt phá rừng để trồng cam và các mục đích khác ...................84
Bảng 3.24. Kết quả điều tra về hiện trạng áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong sản
xuất cam.........................................................................................................................85
Bảng 3.25. Hiện trạng sử dụng phân bón cho 1 ha cam thời kỳ kinh doanh tại vùng
cam Hàm Yên................................................................................................................87
xi
Bảng 3.26. Liều lƣợng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất cam tại vùng cam
Hàm Yên........................................................................................................................88
Bảng 3.27. Các loại sâu hại cam và biện pháp phòng trừ tại vùng Hàm Yên...............89
Bảng 3.28. Các loại bệnh hại cam và biện pháp phòng trừ tại vùng Hàm Yên ............90
Bảng 3.29. Thời điểm bán cam và lý do chọn thời điểm bán cam................................92
Bảng 3.30. Kết quả điều tra về điều kiện giao thông đến vƣờn cam.............................93
Bảng 3.31. Nhu cầu vay vốn của ngƣời dân..................................................................94
Bảng 3.32. Thực trạng nguồn nhân lực sản xuất cam vùng nghiên cứu .......................94
Bảng 3.33. Nhu cầu về tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc cam................................95
Bảng 3.34. Tổng hợp diện tích nhóm đất, loại đất trên địa bàn vùng Hàm Yên...........96
Bảng 3.35. Diện tích và đặc tính của các đơn vị đất đai vùng Hàm Yên....................109
Bảng 3.36: Yêu cầu sử dụng đất đai của cây cam sành...............................................110
Bảng 3.37. Kết quả phân hạng mức độ thích hợp của đất đai với cây cam theo xã,
huyện của vùng Hàm Yên ...........................................................................................114
Bảng 3.38. Khả năng thích hợp của đất đai theo hiện trạng đã trồng cam..................116
Bảng 3.39. Hiệu quả kinh tế mô hình trồng cam trên đất thích hơp tại nhà ông Lộc Văn
Nhém ...........................................................................................................................121
Bảng 3.40. Hiệu quả xã hội mô hình trên đất rất thích hơp trồng cam tại nhà ông Lộc
Văn Nhém....................................................................................................................122
Bảng 3.41. Một số tính chất hoá học và kim loại nặng của đất trồng cam trong mô hình
tại thời điểm tháng 1 năm 2015 và tháng 1 năm 2017 ................................................123
Bảng 3.42. Hiệu quả kinh tế mô hình trồng cam trên đất thích hợp nhà ông Vũ Văn
Thành, xã Bằng Cốc, huyện Hàm Yên........................................................................125
Bảng 3.43. Hiệu quả xã hội mô hình cam trên đất thích hợp tại nhà ông Vũ Văn Thành
xã Bằng Cốc.................................................................................................................125
Bảng 3.44. Một số tính chất hoá học và kim loại nặng của đất trồng cam trong mô hình
tại thời điểm tháng 1 năm 2015 và tháng 1 năm 2017 ................................................126
Bảng 3.45. Hiệu quả kinh tế mô hình trồng cam trên đất ít thích hợp nhà ông Bàn Thái
Dƣơng, xã Minh Hƣơng ..............................................................................................128
Bảng 3.46. Hiệu quả xã hội mô hình cam trên đất ít thích hợp tại nhà ông Bàn Thái
Dƣơng xã Minh Hƣơng, Hàm Yên..............................................................................128
xii
Bảng 3.47. Kết quả theo dõi một số tính chất trƣớc hoá học và kim loại nặng của đất ít
thích hợp trồng cam tại mô hình nhà ông Bàn Thái Dƣơng........................................129
Bảng 3.48: Đề xuất diện tích đất trồng cam theo hiện trạng đến năm 2030 từng xã,
huyện và toàn vùng Hàm Yên .....................................................................................133
Bảng 3.49. Đề xuất diện tích mở rộng trồng cam theo mức độ thích hợp đến từng xã,
huyện và toàn vùng Hàm Yên .....................................................................................134
xiii
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Sơ đồ hành chính vùng cam Hàm Yên..........................................................47
Hình 3.2. Biểu đồ nhiệt độ trung bình tháng từ năm 2005-2015 tại Trạm khí tƣợng
Hàm Yên và Trạm Khí tƣợng Chiêm Hóa ....................................................................49
Hình 3.3. Biểu đồ lƣợng mƣa trung bình theo tháng từ năm 2005-2015 tại trạm Hàm
Yên và Trạm khí tƣợng Chiêm Hóa ..............................................................................50
Hình 3.4. Biểu đồ cơ cấu kinh tế vùng Hàm Yên năm 2010 và 2015...........................53
Hình 3.5. Kênh tiêu thụ cam trên địa bàn vùng cam Hàm Yên.....................................91
Hình 3.6. Hình ảnh mô hình trồng cam của ông Lộc Văn Nhém................................120
Hình 3.7. Hình ảnh mô hình trồng cam của ông Vũ Văn Thành.................................124
Hình 3.8. Hình ảnh mô hình trồng cam của ông Bàn Thái Dƣơng .............................127
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một trong những nƣớc có khí hậu đa dạng bao gồm cả khí hậu
nhiệt đới, á nhiệt đới nên thích hợp với phát triển cây ăn quả nói chung và cây cam
nói riêng. Do vậy sản xuất cam đã có những bƣớc tiến rõ rệt, ngoài việc cung cấp
loại quả có giá trị dinh dƣỡng cho nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc còn tham gia tích
cực và có hiệu quả vào thị trƣờng xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu rau quả, trong đó
quả là sản phẩm chủ yếu trong 3 năm gần đây đều đạt trên một tỷ đô la Mỹ, riêng 6
tháng đầu năm 2016, giá trị xuất khẩu quả đạt mức kỷ lục, trên dƣới 1,2 tỷ đô la,
đƣợc liệt vào nhóm 10 loại sản phẩm nông nghiệp có vị trí xuất khẩu hàng đầu của
Việt Nam.
Theo thống kê năm 2015 diện tích trồng cam của cả nƣớc có 67,9 nghìn ha,
năng suất trung bình đạt 12,52 tấn/ha và sản lƣợng đạt 579,5 nghìn tấn. Cùng với
nhiều loại nông sản khác, cam đã đƣợc trồng thành những vùng chuyên canh lớn, tập
trung mang tính hàng hoá nhƣ vùng cam Hà Giang, Cao Phong, Hoà Bình, cam Vinh
tỉnh Nghệ An ở phía Bắc và tại phía Nam, cam đƣợc trồng nhiều ở Vĩnh Long, Tiền
giang, Bến Tre thuộc ĐBSCL [48]. Sự phát triển của các vùng cam nói chung và cam
sành nói riêng đã gắn liền với địa danh của làng, bản hoặc huyện hay tỉnh. Chính
những điều kiện địa lý đặc trƣng bao gồm cả thổ nhƣỡng, khí hậu và tập quán canh tác
tạo cho cam có đặc tính chất lƣợng riêng biệt của vùng đất ấy, cho giá trị sản phẩm cao
hơn so với cùng loại nên đã góp phần vào việc phát triển kinh tế, xã hội của từng địa
phƣơng nói riêng và cả nƣớc nói chung. Tuy nhiên sản xuất cam vẫn còn hạn chế,
chƣa khai thác hết quỹ đất nên quy mô còn nhỏ, manh mún, hiệu quả sản xuất còn thấp
chƣa tƣơng xứng với tiềm năng.
Vùng cam sành ở Hàm Yên cũng đã đƣợc nhiều ngƣời biết đến với thƣơng hiệu
“cam sành Hàm Yên” là một trong 10 loại quả nổi tiếng ở Việt Nam. Đây là vùng có
điều kiện sinh thái phù hợp với trồng cam và đã đƣợc xác định ở 20 xã, trong đó có 18
xã thuộc huyện Hàm Yên và 2 xã thuộc huyện Chiêm Hoá. Diện tích tự nhiên toàn
vùng có 108.123,48 ha. Trong đó đất nông nghiệp có 100.213,90 ha, chiếm 92,68%
tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đất nông nghiệp thì đất sản xuất nông nghiệp có
18.660,02 ha; đất lâm nghiệp 80.784,47 ha còn lại là các loại đất khác. Mặc dù cây cam
2
đã đƣợc xác định là cây trồng chủ lực, cây làm giàu cho nhiều hộ gia đình, mỗi năm
thu nhập trên dƣới 500 triệu đồng nhƣng đến nay mới chỉ giới hạn ở 17 xã, trong đó
15/18 xã ở huyện Hàm Yên và 2 xã thuộc huyện Chiêm Hoá. So với cả nƣớc, vùng
cam Hàm Yên có diện tích lớn thứ 3 nhƣng năng suất thấp hơn năng suất trung bình
của cả nƣớc và sản lƣợng chỉ đứng thứ 14. Diện tích cam tuy lớn nhƣng manh mún
chƣa hình thành vùng sản xuất hàng hoá lớn, và chất lƣợng của các vƣờn cam khác
nhau nên giá tiêu thụ cũng có sự khác biệt đáng kể. Nguyên nhân của tình trạng nói
trên là do sự hình thành vùng cam hoàn toàn tự phát dựa trên những kinh nghiệm của
ngƣời dân. Chính vì vậy năm 2014, Uỷ ban nhân tỉnh Tuyên Quang đã có Quyết định
số 388/QĐ-UB Phê duyệt Đề án phát triển vùng cam sành tỉnh Tuyên Quang giai đoạn
2014 đến năm 2020” [37] với mục tiêu đến năm 2020 sẽ hình thành đƣợc vùng cam
cam sành với quy mô 5000 ha nhƣng chỉ dựa vào kết quả điều tra, phân loại và lập bản
đồ đất do Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp tiến hành năm 2012 mà chƣa tính
đến các điều kiện về khí hậu và điều kiện nƣớc tƣới, trong khi đó đây là vùng có điều
kiện sinh thái rất đa dạng, chƣa xác định dƣợc khả năng thích hợp của đất đai với trồng
cam. Do vậy nhiều vấn đề đặt ra là quy mô diện tích đất trồng cam có mức thích hợp
của cả vùng là bao nhiêu, trồng ở những xã nào và quy mô diện tích có mức thích hợp
tối đa có thể phát triển? Mặt khác để phát triển cam theo hƣớng hàng hóa cần những
giải pháp gì? Để giải quyết những vấn đề nêu trên, đề tài: “Nghiên cứu đánh giá đất
phục vụ phát triển cam theo hướng hàng hoá vùng Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang”
đã đƣợc lựa chọn để thực hiện.
2. Mục tiêu
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá đƣợc mức độ thích hợp của đất đai và đề xuất sử dụng đất trồng cam
theo hƣớng sản xuất hàng hoá gắn với các giải pháp thực hiện tại vùng Hàm Yên đến
năm 2030.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá đƣợc hiện trạng và hiệu quả sử dụng đất trồng cam, các loại sử dụng đất
nông nghiệp có khả năng chuyển đổi sang trồng cam trên địa bàn vùng Hàm Yên;
- Đánh giá đƣợc mức độ thích hợp của đất đai với trồng cam trên địa bàn vùng
Hàm Yên;
3
- Đề xuất sử dụng đất cho trồng cam theo hƣớng sản xuất hàng hóa đến năm
2030 và các giải pháp thực hiện.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đất trồng cam, các loại đất có khả năng chuyển đổi sang đất trồng cam và những
vấn đề có liên quan đến sản xuất cam theo hƣớng hàng hoá.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Các xã thuộc huyện Hàm Yên và 2 xã thuộc huyện Chiêm
Hoá là Trung Hà và Hà Lang (gọi tắt là vùng Hàm Yên)
- Phạm vi thời gian: Các số liệu thu thập về sản xuất cam từ 2005 đến 2015.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn lựa chọn chỉ tiêu đánh giá
đất cho cây cam trên bản đồ tỉ lệ lớn 1/25.000, phục vụ đề xuất sử dụng đất trồng cam
theo hƣớng hàng hoá tại vùng Hàm Yên và các vùng có điều kiện sinh thái tƣơng tự tại
Trung du miền núi Bắc Bộ;
- Cung cấp cơ sở khoa học cho việc lập quy hoạch sử dụng đất phát triển cam
theo hƣớng sản xuất hàng hóa, nâng cao thu nhập cho hộ nông dân, góp phần thực hiện
thành công chƣơng trình mục tiêu quốc gia về phát triển nông thôn mới.
5. Đóng góp mới của Luận án
- Đề xuất mở rộng thêm 2.343,79 ha cam trên đất rất thích hợp và thích hợp từ
đất rừng sản xuất 1.554,06 ha; cây lâu năm khác 564,33 ha; cây hàng năm 224,95 ha,
đất nông nghiệp khác 0,45 ha, tạo thành vùng sản xuất cam hàng hoá tập trung có quy
mô 6.898,99 ha vào năm 2030 gắn với 9 nhóm giải pháp để thực hiện.
- Xây dựng đƣợc một bộ dữ liệu đầy đủ về đất đai bao gồm cả dữ liệu không
gian và dữ liệu thuộc tính phục vụ công tác quản lý chất lƣợng đất và chỉ đạo sản xuất
cam theo hƣớng hàng hoá.
4
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận về đánh giá đất đai, sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả và sản
xuất nông sản hàng hoá
1.1.1. Một số khái niệm về đất, đất đai, đánh giá đất
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009) [11], Nguyễn Thế Đặng,
Đặng Văn Minh (2014) [18] đất (Soils) hay “lớp phủ thổ nhƣỡng” là phần trên cùng
của vỏ phong hoá trái đất, là thể tự nhiên đặc biệt đƣợc hình thành do tác động tổng
hợp của 5 yếu tố gồm sinh vật, khí hậu, đá mẹ, địa hình và thời gian (tuổi tƣơng đối).
Những đất đã sử dụng có tác động của con ngƣời nên đƣợc xếp yếu tố thứ 6. Đất có ý
nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ đối với sản xuất nông nghiệp mà còn đối với toàn
bộ hoạt động của các ngành nhƣ xây dựng, giao thông, ngƣ nghiệp, diêm nghiệp…
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009) [11], Bộ Khoa học và
Công nghệ (2012) [5], Nguyễn Ngọc Nông và cs (2014) [31], Đất đai đƣợc định nghĩa
là một vùng đất có ranh giới, vị trí, diện tích cụ thể có các thuộc tính tƣơng đối ổn định
hoặc thay đổi nhƣng có tính chu kỳ, có thể dự đoán đƣợc, có thể ảnh hƣởng tới việc sử
dụng đất trong hiện tại và tƣơng lai của các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội nhƣ: thổ
nhƣỡng, khí hậu, địa hình, địa mạo, địa chất, thuỷ văn, thực vật, động vật cƣ trú và
hoạt động sản xuất của con ngƣời.
Đánh giá đất đai đƣợc Dent .D, Yuong .A (1987) [66] định nghĩa “Đánh giá đất
đai là quá trình đoán định tiềm năng của đấtđai cho một hoặc một số loại sử dụng đất
đai đã đƣợc lựa chọn. FAO, 1976 [67], Đào Châu Thu, Nguyễn Khang (1998) [51], Bộ
khoa học và Công Nghệ (2012) [5], Nguyễn Ngọc Nông và cs (2014) [31] cũng thống
nhất với định nghĩa trên nhƣng nêu cụ thể hơn “Đánh giá đất đai là quá trình so sánh,
đối chiếu những tính chất vốn có của vạt đất cần đánh giá với những tính chất đất đai
theo yêu cầu của đối tƣợng sử dụng”.
Theo học thuyết sinh thái học cảnh quan (Landscape Ecology) thì coi đất đai là
vật mang (Carreer) của hệ sinh thái (EcoSystems). Trên quan điểm này, Brinkman.R
and Smyth A.J (1973) [64] định nghĩa đánh giá phân hạng đất đai nhƣ sau: “Một vạt
đất xác định về mặt địa lý là một diện tích bề mặt của trái đất với những thuộc tính
5
tƣơng đối ổn định hoặc thay đổi có tính chất chu kỳ có thể dự đoán đƣợc của sinh
quyển bên trên, bên trong và bên dƣới nó nhƣ là: không khí, đất (Soils), điều kiện địa
chất, thủy văn, thực vật và động vật cƣ trú, những hoạt động hiện nay và trƣớc đây của
con ngƣời, ở chừng mực mà những thuộc tính này có ảnh hƣởng có ý nghĩa tới việc sử
dụng vạt đất đó của con ngƣời hiện tại và trong tƣơng lai”. Nhƣ vậy đánh giá, phân
hạng đất đai phải đƣợc xem xét trên phạm vi rất rộng, bao gồm cả không gian, thời
gian, tự nhiên, kinh tế và xã hội. Đặc điểm của đất đai đƣợc sử dụng trong đánh giá
phân hạng đất là những tính chất của đất đai có thể đo lƣờng hoặc ƣớc lƣợng đƣợc.
Tuy có rất nhiều đặc điểm nhƣng chỉ lựa chọn ra những đặc điểm chính có tác động
trực tiếp và có ý nghĩa tới đất đai của vùng nghiên cứu. Trong đánh giá, phân hạng đất,
thổ nhƣỡng (Soils) là thành phần đặc biệt quan trọng, nhƣng còn bao hàm cả các lĩnh
vực tự nhiên, kinh tế xã hội khác. Vì vậy cần phải có sự kết hợp liên ngành.
Từ những bƣớc sơ khai, ngành khoa học đánh giá đất đai đã dần dần trƣởng
thành và hoàn thiện cả về lý luận và thực tiễn. Từ năm 1978, công tác đánh giá đất đai
đã đƣợc biên chế thành một tổ thuộc Hội đồng chuyên ngành: Công nghệ về đất của
Hội đồng khoa học đất quốc tế (Trần Kông Tấu và cs 1991) [40].
1.1.2. Các phương pháp đánh giá, phân hạng đất đai trên thế giới và trong nước
Theo Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp (1980) [55] cho thấy, việc đánh
giá đất đai tùy theo mục đích và điều kiện cụ thể, mỗi nƣớc đã đề ra nội dung, phƣơng
pháp đánh giá đất riêng cho quốc gia mình nhƣng tựu chung có hai khuynh hƣớng
chính gồm: Đánh giá đất theo điều kiện tự nhiên có xem xét đến những điều kiện kinh
tế xã hội và đánh giá kinh tế đất có xem xét đến những điều kiện tự nhiên. Tuy nhiên
dù áp dụng phƣơng pháp nào thì cũng cần phải lấy đất làm nền hay cơ sở và loại sử
dụng đất đai cụ thể để đánh giá, phân hạng. Kết quả đƣợc thể hiện bằng các bản đồ,
báo cáo và các số liệu thống kê.
Theo Tổng cục quản lý ruộng đất (1981) [47] tại Liên Xô cũ, theo quyết định
của Chính phủ, công tác đánh giá đất đai đƣợc tiến hành trên toàn liên bang và do Bộ
nông nghiệp chủ trì (Bộ nông nghiệp Liên Xô -1980) [9]. Mục đích chính của đánh giá
đất đai là: (1) Xác định hiệu quả kinh tế sử dụng đất đai; (2) Đánh giá và so sánh hoạt
động kinh doanh của các xí nghiệp nông nghiệp; (3) Dự kiến số lƣợng sản phẩm thu
6
đƣợc, sản phẩm cần giao nộp và giá thành sản phẩm, giá thu mua, đảm bảo sự công
bằng giữa các xí nghiệp và mục đích cuối cùng là để hoàn thiện kế hoạch sản xuất và
xây dựng các đồ án quy hoạch. Đánh giá đất đai đƣợc thực hiện theo hai hƣớng gồm
Đánh giá chung và đánh giá riêng (theo hiệu quả của từng loại cây trồng). Chỉ tiêu
đánh giá là: năng suất và giá thành sản phẩm tính bằng Rúp/ha; mức hoàn vốn; địa
tô cấp sai (phần lãi thuần). Cây trồng lấy làm gốc để đánh giá nhất thiết phải là cây
ngũ cốc và cây họ đậu. Đơn vị đánh giá là các chủng đất.
Quá trình đánh giá đất ở Liên Xô đƣợc thực hiện qua 7 bƣớc:
- Chuẩn bị
- Tổng hợp tài liệu
- Phân vùng đánh giá đất đai
- Xác định đơn vị đánh giá đất đai
- Xác định các thông số cơ bản cho từng nhóm chủng đất
- Xây dựng thang đánh giá đất đai
- Xác định các tiêu chuẩn đánh giá đất đai cho từng cơ sở sản xuất.
Ngoài ra còn có những quy định đánh giá cụ thể cho: Đất có tƣới, đất đƣợc tiêu
úng, đất trồng cây lâu năm, đất trồng cỏ cắt và đồng cỏ chăn thả…
Cũng theo Tổng cục Quản lý ruộng đất (1981) [47] thì tại Hoa Kỳ, phân hạng
đất đai đƣợc ứng dụng rộng rãi theo hai phƣơng pháp gồm:
- Phƣơng pháp tổng hợp: Lấy năng suất cây trồng trong nhiều năm làm tiêu
chuẩn và chú ý đi vào phân hạng đất đai cho từng loại cây trồng (chọn cây lúa mì là
đối tƣợng chính).
- Phƣơng pháp yếu tố: Bằng cách thống kê các yếu tố tự nhiên và kinh tế để
so sánh, lấy lợi nhuận tối đa là 100 điểm hoặc 100% để làm mốc so sánh với các
đất khác.
Tại Hoa Kỳ đã phân hạng đất đai bằng phƣơng pháp quy nhóm đất phục vụ sản
xuất nông – lâm nghiệp. Toàn bộ đất đai của Hoa Kỳ đƣợc phân thành 8 nhóm, trong
đó có 4 nhóm có khả năng sản xuất nông nghiệp (từ mức thích hợp cao đến thấp), có 2
nhóm có khả năng lâm nghiệp, còn 2 nhóm hiện tại không có khả năng sử dụng.
7
Nhiều nƣớc châu Âu thực hiện theo cả 2 hƣớng: Nghiên cứu các yếu tố tự
nhiên, xác định tiềm năng sản xuất của đất đai (phân hạng định tính) và nghiên cứu các
yếu tố kinh tế, xác định sức sản xuất thực tế của đất đai (phân hạng định lƣợng).
Thông thƣờng áp dụng phƣơng pháp so sánh bằng tính điểm hoặc tính theo giá trị
tƣơng đối là%. Điển hình trong số các nƣớc này là Bungari. Nội dung, phƣơng pháp
phân hạng tóm tắt nhƣ sau:
Các yếu tố đất đai đƣợc chọn để đánh giá là các yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp
đến độ phì nhiêu và sự sinh trƣởng phát triển của cây trồng nhƣ thành phần cơ giới,
hàm lƣợng hữu cơ, độ dày tầng đất mịn, hệ số cấu trúc đoàn lạp, pH, độ sâu mạch
nƣớc ngầm… Mỗi yếu tố đều đƣợc phân cấp và cho điểm cụ thể theo mức độ thích
hợp. Ví dụ: Độ dày tầng mùn dƣới 20cm: 40 điểm; 20-40cm: 80 điểm; và trên 40cm:
100 điểm.
Phân hạng đất đƣợc tiến hành theo từng loại cây trồng nên mỗi cây trồng đã
đƣợc xác định một hệ thống chỉ tiêu cụ thể gắn với điểm tƣơng ứng nhƣ nếu đất sét
nặng trên 75% sét với lúa mì là 80 điểm, với ngô là 50 điểm. Từ đó hệ thống nhóm và
hạng đất đƣợc phân cấp rất chi tiết thành 10 hạng (với mức chênh lệch 10 điểm) thuộc
5 nhóm: Rất tốt, tốt, trung bình, xấu và không sử dụng đƣợc.
Tại Ấn Độ, các nƣớc tại vùng nhiệt đới ẩm, châu Phi thƣờng áp dụng phƣơng
pháp tham biến biểu thị mối quan hệ của các yếu tố dƣới dạng phƣơng trình toán học.
Kết quả phân hạng cũng đƣợc thể hiện dƣới dạng% hoặc điểm.
Do tầm quan trọng đặc biệt của công tác đánh giá, phân hạng đất đối với quy
hoạch sử dụng đất đai, Tổ chức Nông – Lƣơng của Liên hợp quốc (FAO) đã chủ trì
với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực đã tổng kết kinh
nghiệm của nhiều nƣớc xây dựng thành công bản: Đề cƣơng đánh giá đất đai (FAO,
1976) [67]. Đây là tài liệu đƣợc cả thế giới quan tâm thử nghiệm, vận dụng và chấp
nhận là phƣơng tiện tốt nhất để đánh giá tiềm năng đất đai. Tiếp theo đó, hàng loạt các
tài liệu hƣớng dẫn đã đƣợc xuất bản nhƣ: Đánh giá đất cho nông nghiệp nhờ nƣớc trời
(FAO,1983) [68]; cho các vùng nông nghiệp đƣợc tƣới (FAO,1985) [69]; cho đất rừng
(FAO,1985) [70]; cho đồng cỏ (FAO,1989) [71]; đánh giá đất và phân tích hệ thống
canh tác cho việc quy hoạch sử dụng đất (FAO,1994) [72] và hƣớng dẫn Quy hoạch sử
8
dụng đất đai (FAO,1998) [73]; …
Trƣớc hết cần xác định: Hƣớng dẫn của FAO chỉ mang tính khái quát toàn bộ
những nội dung, các bƣớc tiến hành, những gợi ý, ví dụ nêu ra để minh họa và tham
khảo. Trên cơ sở đó, tùy điều kiện cụ thể của từng nƣớc mà vận dụng cho sát đúng và
phù hợp. Đề cƣơng đã đề ra những nguyên tắc đánh giá đất nhƣ sau:
- Mức độ thích hợp của đất đai đƣợc đánh giá, phân hạng cho các loại sử dụng
đất hoặc kiểu sử dụng đất cụ thể chứ không chung chung.
- Đánh giá đất phải dựa trên việc so sánh giữa lợi nhuận thu đƣợc và đầu tƣ cần
thiết trên các loại đất khác nhau và giữa các loại sử dụng đất với nhau.
- Trong đánh giá đất phải có quan điểm hệ thống.
- Các yếu tố chỉ tiêu sử dụng trong đánh giá phải phù hợp với điều kiện tự
nhiên, kinh tế xã hội của vùng nghiên cứu.
- Các loại sử dụng đất và kiểu sử dụng đất có khả năng thích hợp đƣợc lựa
chọn để đƣa vào sử dụng phải đáp ứng đƣợc tiêu chí bền vững.
Đề cƣơng cũng đã giới thiệu 3 mức độ đánh giá: Sơ lƣợc, bán chi tiết và chi
tiết; hai phƣơng pháp đánh giá gồm: phƣơng pháp hai bƣớc và phƣơng pháp song song
tùy theo điều kiện cụ thể mà vận dụng. Phân hạng đất đƣợc chia ra các kiểu:
- Phân hạng định tính và phân hạng định lƣợng.
- Phân hạng thích hợp hiện tại và tiềm năng.
Cấu trúc phân hạng gồm 4 cấp: Bậc (Orders), hạng (Classes), hạng phụ
(Subclasses) và đơn vị đất thích hợp (Units). Có 2 bậc:
- Bậc thích hợp (Suitability orders)
- Bậc không thích hợp (Not suitability orders) và một pha thích hợp có điều
kiện (Conditionally suitable)
Trong bậc thích hợp đƣợc chia làm 3 hạng:
- Thích hợp cao (Highly suitable)
- Thích hợp trung bình (Moderately suitable)
- Kém thích hợp (Marginally suitable)
Bậc không thích hợp đƣợc chia làm 2 hạng:
9
- Không thích hợp hiện tại (Currently not suitable)
- Không thích hợp vĩnh viễn (Permanently not suitable)
Từ lớp thích hợp trung bình và kém đƣợc chia ra nhiều hạng phụ để chỉ rõ bản
chất của các yếu tố giới hạn. Để chỉ rõ những yêu cầu chi tiết hơn về quản lí, sử dụng
đất đai, từ hạng phụ chia nhỏ ra các đơn vị đất thích hợp. Ngoài ra, các hƣớng dẫn cụ
thể khác nhƣ: Xác định loại sử dụng đất đai, xác định đơn vị đất đai, phân hạng mức
độ thích hợp. Tuy nhiên có thể nhận thấy, đề cƣơng, hƣớng dẫn của FAO rất đầy đủ,
chặt chẽ và dễ dàng vận dụng trong mọi hoàn cảnh.
Tại Việt Nam, khái niệm đánh giá, phân hạng đất đai đã có từ lâu qua việc phân
chia “Từ hạng điền, Lục hạng thổ” để thu thuế. Đặc biệt từ năm 1970, Bùi Quang
Toản và nhiều nhà khoa học của Viện Thổ nhƣỡng nông hóa nhƣ: Vũ Cao Thái,
Nguyễn Cao Thân… đã nghiên cứu và thực hiện công tác đánh giá, phân hạng đất đai
ở 23 huyện, 286 hợp tác xã. Kết quả nghiên cứu đã góp phần thiết thực phục vụ cho
công tác tổ chức lại sản xuất và xây dựng cấp huyện. Từ kết quả nghiên cứu và kiểm
nghiệm trên thực tiễn, Bùi Quang Toản đã đề xuất: Quy trình kỹ thuật phân hạng đất
đai áp dụng cho HTX và các vùng chuyên canh. Nội dung quy trình gồm 4 bƣớc:
- Thu thập tài liệu
- Vạch khoảng đất (với HTX) hoặc khoanh đất (với vùng chuyên canh)
- Đánh giá và phân hạng chất lƣợng đất
- Xây dựng bản đồ phân hạng đất.
Các yếu tố tham gia trong đánh giá, phân hạng đất đai vùng đồng bằng gồm có:
Loại đất, độ dày tầng đất, mức độ chặt, xốp, hạn, úng, mƣa, mặn, chua… Các yếu tố
đƣợc chia thành 4 mức độ thích hợp theo chiều thuận và ngƣợc lại, mức độ hạn chế
theo chiều nghịch gồm: Rất tốt; Tốt; Trung bình và mức độ IV: Kém.
Đất đƣợc phân thành 4 hạng theo các tiêu chuẩn sau:
Hạng I: Gồm các khoanh đất có 50% yếu tố thuận lợi ở mức độ I và 20% yếu tố
nghịch ở mức độ IV.
Hạng II: Gồm các khoanh đất có 30% yếu tố thuận ở mức độ I và 20-30% yếu
tố nghịch ở mức độ IV.
10
Hạng IV: Gồm các khoanh đất có 50% yếu tố nghịch ở mức độ IV và chỉ có
20% yếu tố nghịch ở mức độ I và II.
Hạng III: Gồm các khoanh đất còn lại, tức là có tiêu chuẩn giữa hạng II và hạng IV.
Quy trình này đã đƣợc áp dụng trong một thời gian dài. Hạn chế của quy trình
là không đề cập đến các chỉ tiêu về kinh tế xã hội và môi trƣờng.
Để thực hiện chỉ thị 299/TTg, Tổng cục Quản lý Ruộng đất (1981) [47]. đã ban
hành dự thảo phƣơng pháp phân hạng đất với 5 nguyên tắc cơ bản gồm:
- Phân hạng đất phải dựa vào vùng địa lý thổ nhƣỡng
- Phân hạng đất tùy thuộc vào loại, nhóm cây trồng
- Phân hạng đất phải mang đặc thù của địa phƣơng
- Phân hạng đất tùy thuộc vào trình độ thâm canh
- Phân hạng đất và năng suất cây trồng có tƣơng quan chặt chẽ.
Quy trình đã hƣớng dẫn trình tự tiến hành phân hạng đất lúa nƣớc ở cấp huyện
gồm 4 bƣớc:
- Chuẩn bị ban đầu ở huyện
- Điều tra nghiên cứu điểm trên địa bàn thực tế của huyện
- Điều tra toàn bộ đất trồng cây lƣơng thực trong huyện
- Tổng hợp, xây dựng tài liệu phân hạng đất phạm vi huyện.
Đây là tài liệu hƣớng dẫn vừa mang tính khoa học vừa mang tính thực tiễn, có
thể áp dụng trên diện rộng nhƣng không tránh khỏi tính chủ quan.
Phƣơng pháp đánh giá đất của FAO chính thức đƣợc áp dụng vào Việt Nam
năm 1986 và đã đƣợc triển khai nghiên cứu ứng dụng. Theo đó năm 1998, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành tiêu chuẩn ngành 10TCN 343-98 về quy
trình đánh giá đất phục vụ nông nghiệp [10]. Quy trình đƣợc xây dựng trên cơ sở vận
dụng nội dung, phƣơng pháp đánh giá đất thích hợp của FAO trong điều kiện và tiêu
chuẩn cụ thể của Việt Nam. Quy trình này đã đƣợc ứng dụng rộng rãi trên nhiều quy
mô và tỉ lệ bản đồ khác nhau. Năm 2010, Quy trình này lại đƣợc bổ sung hoàn thiện và
đƣợc ban hành theo tiêu chuẩn Việt Nam và chính thức trở thành Tiêu chuẩn Việt
Nam: TCVN 8409:2010[4], năm 2012 lại đƣợc bổ sung và đƣợc ban hành lại TCVN
11
8409-2012[5]. Đây đƣợc coi là cẩm nang trong đánh giá đất sản xuất nông nghiệp
phục vụ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện. Tuy nhiên đây cũng chỉ là khung cơ bản để
hƣớng dẫn thống nhất nội dung, trình tự đánh giá đất và gợi ý các nhóm yếu tố gắn với
chỉ tiêu cần lựa chọn, riêng chỉ tiêu cụ thể sử dụng để phân hạng đất phải tùy thuộc
từng địa phƣơng, từng vùng, khả năng bổ sung và nguồn tài liệu thứ cấp sẵn có tại địa
phƣơng có thể kế thừa.
1.1.3. Một số vấn đề lý luận về sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả bền vững và tiêu
chí đánh giá tính hiệu quả bền vững của sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và
Việt Nam
Theo Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên và Tài nguyên thiên nhiên quốc tế (IUCN,
2003) [76] thì “Phát triển bền vững” xuất hiện đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm
Chiến lƣợc bảo tồn thế giới cho rằng “Sự phát triển của nhân loại không chỉ chú trọng
tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác
động của nó đến môi trƣờng sinh thái học”. Tiếp theo Ủy ban môi trƣờng và phát triển
của Ngân hàng Thế giới, 1987 chỉ ra rằng “Phát triển bền vững là sự phát triển có thể
đáp ứng đƣợc nhu cầu hiện tại mà không ảnh hƣởng, tổn hại đến những khả năng đáp
ứng nhu cầu của các thế hệ tƣơng lai”. Khái niệm “Nông nghiệp bền vững” đƣợc Tổ
chức về môi trƣờng sinh thái thế giới (WOED): Nông nghiệp bền vững là nền nông
nghiệp thỏa mãn đƣợc các nhu cầu của thế hệ hiện nay mà không làm giảm khả năng ấy
đối với các thế hệ mai sau. Và dĩ nhiên để sản xuất nông nghiệp bền vững thì cần phải bào
tồn quỹ đất cả về số lƣợng và chất lƣợng. Điều này đã đƣợc Smyth. A.J and Dumanski J,
(1993) [84] thì nền tảng của một nền nông nghiệp bền vững là duy trì tiềm năng sản xuất
sinh học, đặc biệt là duy trì chất lƣợng đất, nƣớc và tính đa dạng sinh học. Nền nông
nghiệp bền vững phải đảm bảo đƣợc 3 yêu cầu: (1) Quản lý đất bền vững; (2) Cải tiến
công nghệ; (3) Nâng cao hiệu quả kinh tế. Trong đó quản lý đất bền vững đƣợc đặt lên
hàng đầu. Sự phát triển bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp chính là sự bảo tồn đất,
nƣớc, các nguồn động, thực vật để không bị suy thoái môi trƣờng, sử dụng kỹ thuật
thích hợp, tạo sinh lợi về kinh tế và chấp nhận đƣợc về mặt xã hội (Mankin, 1998)
[77]. Tại cuộc họp thƣợng đỉnh tháng 11 năm 1996, Tổ chức FAO đã đề xuất một số
tiêu chí cho nông nghiệp bền vững bao gồm:
12
- Thỏa mãn nhu cầu dinh dƣỡng cơ bản của các thế hệ hiện tại và tƣơng lai về
số lƣợng và chất lƣợng các sản phẩm nông nghiệp.
- Cung cấp việc làm lâu dài, đủ thu nhập và các điều kiện sống.
- Duy trì và tăng cƣờng khả năng tái sản xuất các loại tài nguyên nông nghiệp
(đất, nƣớc, cây trồng, động vật nuôi).
- Giảm thiểu rủi ro và khả năng bị tổn thƣơng trong nông nghiệp.
Vấn đề đặt ra là khi đánh giá hiệu quả hay tính bền vững với nhiều tiêu chí và chỉ
tiêu nhƣ vậy thì sử dụng phƣơng pháp nào trong khi vai trò của các tiêu chỉ và từng chỉ
tiêu khác nhau? Để giải quyết bài toán phân tích đa chỉ tiêu này, Saaty (1991, 1996, 2000
và 2008) [80] [81] [82] [83] đã đƣa ra phƣơng pháp phân tích thứ bậc (Analytic Hierarchy
Process, thƣờng gọi là phƣơng pháp AHP), trình tự của phƣơng pháp này bắt đầu từ ý
kiến của chuyên gia xác định tầm quan trọng của từng yếu tố hay từng chỉ tiêu, bƣớc tiếp
theo là lập ma trận so sánh cặp đôi để xác định trọng số và bƣớc thứ 3 là tính điểm cho
từng chỉ tiêu hay tiêu chí và tiến hành phân cấp đánh giá hiệu quả. Phƣơng pháp này
không những chỉ đƣợc sử dụng trong đánh giá tính bền vững cho từng tiêu chí và đánh giá
tổng hợp HQKT, HQXH, HQMT mà còn đƣợc tích hợp với Hệ thống thông tin (GIS) để
phân tích không gian gắn với từng khoanh đất, vạt đất nhằm xác định tính bền vững. Đáng
chú ý là các nghiên cứu của Motuma và cs 2016 [78], Pramanik 2016 [86], Zabihi và cs,
2015 [88].
Tại Việt Nam, theo Viện Quy hoạch & TKNN (2006) [62], Nông nghiệp bền
vững có sức sống về mặt kinh tế, môi trƣờng và công bằng về xã hội, nghĩa là phải đáp
ứng đƣợc nhu cầu về thức ăn, nƣớc uống sạch cho con ngƣời, tạo ra việc làm nâng cao
chất lƣợng cuộc sống nhƣng không làm tổn hại đến nguồn lợi tự nhiên và cho các thế
hệ tƣơng lai. Nông nghiệp bền vững không chỉ tiếp thu những tri thức, kỹ thuật của các
nền nông nghiệp khác mà còn phải kế thừa kinh nghiệm của nền nông nghiệp truyền
thống. Theo Trần An Phong (1995)[36], Việc sử dụng đất hợp lý, bảo vệ, bồi dƣỡng đất
và bảo vệ môi trƣờng phải thực sự là một bộ phận hợp thành của chiến lƣợc nông
nghiệp. Quan điểm mang tính chất trung tâm và chỉ đạo trong chiến lƣợc sử dụng đất ở
nƣớc ta là quan điểm đầu tƣ theo chiều sâu, thực sự là mũi nhọn trong việc đầu tƣ vào
nông nghiệp. Lê Văn Khoa, Lê Đức (2015) [29], Phạm Hoàng Hải (2015) [23] đều
thống nhất cho rằng để sử dụng đất bền vững không chỉ đòi hỏi về công nghệ, kỹ thuật
13
đơn thuần mà cần có sự kết hợp giữa kỹ thuật, công nghệ, kinh tế, luật pháp, chủ trƣơng
chính sách, xã hội, nhân văn và môi trƣờng. Đồng thời cũng chỉ ra rằng để đánh giá tính
bền vững hay hiệu quả cần phải dựa vào 3 tiêu chí là kinh tế, xã hội và môi trƣờng.
Nhƣ vậy phần lớn các nghiên cứu đều chỉ ra rằng muốn đánh giá hiệu quả sử
dụng đất nông nghiệp bền vững hay không bền vững phải dựa vào 3 tiêu chí đó là hiệu
quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trƣờng. Tuy nhiên các chỉ tiêu của từng tiêu
chí lại rất khác nhau trong các nghiên cứu. Cụ thể:
1.1.3.1.Về hiệu quả kinh tế:
Đƣợc tính trên 1 ha đất nông nghiệp dựa trên các chỉ tiêu sau:
+ Giá trị sản xuất (GTSX): Là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ đƣợc
tạo ra trong 1 kỳ nhất định (thƣờng là một năm).
+ Chi phí trung gian (CPTG): Là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thƣờng
xuyên bằng tiền mà chủ thể bỏ ra để thuê và mua các yếu tố đầu vào và dịch vụ sử
dụng trong quá trình sản xuất.
+ Giá trị gia tăng (GTGT): Là hiệu số giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian, là
giá trị sản phẩm xã hội đƣợc tạo ra thêm trong thời kỳ sản xuất đó.
GTGT = GTSX - CPTG
- Hiệu quả kinh tế tính trên 1 đồng chi phí trung gian (GTSX/CPTG,
GTGT/CPTG): Đây là chỉ tiêu tƣơng đối của hiệu quả, nó chỉ ra hiệu quả sử dụng các
chi phí biến đổi và thu dịch vụ.
- Thu nhập hỗn hợp (TNHH)
TNHH = GTGT - Thuế (T) - chi phí lao động thuê ngoài (L)
- Hiệu quả kinh tế trên ngày công lao động quy đổi, bao gồm: GTSX/LĐ,
GTGT/LĐ, TNHH/LĐ. Thực chất là đánh giá kết quả đầu tƣ lao động sống cho từng
kiểu sử dụng đất và từng cây trồng làm cơ sở để so sánh với chi phí cơ hội của ngƣời
lao động.
- Chỉ tiêu phân tích đƣợc đánh giá định lƣợng (giá trị tuyệt đối) bằng tiền theo thời
gian hiện hành, định tính (giá trị tƣơng đối) đƣợc tính bằng mức độ cao thấp.
14
Đa số các nghiên cứu đều sử dụng các chỉ tiêu nói trên nhƣng khi đánh giá
tổng hợp lại rất khác nhau nhƣ dựa vào tỉ lệ tƣơng đối của số lƣợng chỉ tiêu đạt mức
A, xếp mức A (Nguyễn Tuấn Anh, 2012) [1]; Bùi Thanh Hải và cs (2015) [25],
SomPhanh Phengsida (2016) [38]. Theo Lê Cảnh Định (2011) [19]; Lê Tấn Lợi
(2017) [30], hiệu quả kinh tế đƣợc đánh giá bằng 3 chỉ tiêu là tổng giá trị sản phẩm,
lãi thuần và hiệu suất đầu tƣ tính bằng lần nhƣng khi đánh giá hiệu quả tổng hợp, tác
giả đã sử dụng phƣơng pháp đánh giá đa chỉ tiêu (MCE), trong đó áp dụng phƣơng
pháp xác định thứ bậc hay tầm quan trọng của từng chỉ tiêu trong tiêu chí (phƣơng
pháp thứ bậc - AHP), điểm đánh giá là tích số của giá trị từng chỉ tiêu tƣơng ứng với
mức phân cấp cao thấp nhân với trọng số. Phân cấp điểm tổng số của từng chỉ tiêu
theo mức rất cao (VH), cao (H), trung bình (M), thấp (L) và rất thấp (VL).
1.1.3.2. Về hiệu quả xã hội
Theo Nguyễn Văn Toàn (2010), để đánh giá hiệu quả xã hội của các kiểu sử
dụng đất nên chọn 3 hoặc 4 chỉ tiêu gồm khả năng thu hút lao động, giá trị gia tăng
trên ngày công lao động thu đƣợc khi thực hiện kiểu sử dụng đất đã chọn, khả năng
tiêu thụ sản phẩm và mức độ chấp nhận của ngƣời dân. Các chỉ tiêu này đƣợc phân cấp
thành 3 mức độ, cao thấp và trung bình [44]. Đánh giá tổng hợp các chỉ tiêu phải dựa
trên trọng số của từng chỉ tiêu chứ không áp đặt chủ quan. Lê Thị Giang và Nguyễn
Khắc Thời (2012) [22], Đỗ Thị Tám (2013) [39] chọn 2 chỉ tiêu là số ngày công thu
hút và giá trị ngày công để đánh giá HQXH. Lê Cảnh Định (2011) [19] thì lựa chọn 5
chỉ tiêu bao gồm: Lao động, văn hoá địa phƣơng, phù hợp với chính sách, hỗ trợ kỹ
thuật và phù hợp với vốn đầu tƣ của chủ hộ. Nhƣ vậy số lƣợng chỉ tiêu sử dụng cho
đánh giá HQXH cần đƣợc lựa chọn phụ thuộc vào điều kiện của từng vùng và khả
năng thu thập hoặc kế thừa.
1.1.3.3. Về hiệu quả môi trường
Theo Đỗ Nguyên Hải (1999) [24] hiệu quả môi trƣờng đƣợc phân ra theo nhiều
nguyên nhân gây nên, gồm: Hiệu quả hoá học môi trƣờng, hiệu quả vật lý môi trƣờng
và hiệu quả sinh học môi trƣờng. Hiệu quả hoá học môi trƣờng đƣợc đánh giá thông
qua mức độ hoá học trong nông nghiệp gồm: sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực
vật bảo đảm cho cây trồng sinh trƣởng tốt, năng suất cao, không bị sâu bệnh và không
15
gây ô nhiễm môi trƣờng. Hiệu quả sinh học môi trƣờng đƣợc đánh giá thông qua quan
hệ giữa cây trồng với đất, giữa cây trồng với các loại dịch hại trong các loại sử dụng
đất nhằm giảm thiểu việc sử dụng hoá chất trong nông nghiệp mà vẫn đạt đƣợc mục
tiêu đề ra. Hiệu quả vật lý môi trƣờng đƣợc đánh giá thông qua các chỉ tiêu phản ánh
việc lợi dụng tốt nhất tài nguyên khí hậu nhƣ ánh sáng, nhiệt độ, nƣớc mƣa của các
kiểu sử dụng đất để đạt đƣợc năng suất cao và tiết kiệm chi phí đầu vào.
Các nghiên cứu của Nguyễn Khang (2004) [28], Nguyễn Văn Toàn (2005,
2010) [43] [44] cũng đều cho rằng đánh giá hiệu quả môi trƣờng của các kiểu sử dụng
đất phải thông qua 3 nhóm chỉ tiêu chính gồm khả năng che phủ đất, nhóm thứ 2 là
khả năng duy trì độ phì nhiêu của đất và nhóm thứ 3 là nguy cơ gây ô nhiễm môi
trƣờng đất và nƣớc. Tất nhiên trong những trƣờng hợp cho phép còn phải xem xét khả
năng ảnh hƣởng đến tính đa dạng sinh học của vùng nghiên cứu đó là đồng bằng hay
vùng đồi núi. Đối với đồng bằng thì chỉ tiêu độ che phủ không quan trọng bằng vùng
đồi núi.
1.1.4. Một số lý luận về sản xuất nông sản hàng hoá ở trong và ngoài nước
1.1.4.1.Một số lý luận chung
Theo Michael E. Porter (Dẫn theo Nguyễn Chí Trung, 2008) [52] thì sản xuất
nông sản hàng hoá nói riêng và sản xuất hàng hoá nói chung là xu hƣớng tất yếu của
quá trình phát triển xã hội và gắn liền với nền kinh tế thị trƣờng nên chịu sức cạnh
tranh khốc liệt của sản phẩm cùng loại. Cũng theo tác giả thì quá trình toàn cầu hóa đi
đôi với sự tự do hóa thƣơng mại phát triển nhanh chóng nhờ sự thúc đẩy bởi các tiến
bộ của khoa học và công nghệ, đã làm thay đổi quan trọng diện mạo của đời sống kinh
tế, chính trị và xã hội ở tất cả các nƣớc. Quá trình này đã mang đến nhiều cơ hội cũng
nhƣ thách thức mới với nguy cơ phát triển thiếu bền vững. Do vậy, phát triển sản
phẩm nông sản chủ lực nhất thiết phải cân nhắc đến tính bền vững, lâu dài của chúng
và đặt chúng trong mối quan hệ tam giác “triple bottom line”, với 3 cạnh nối các đỉnh:
kinh tế, xã hội và môi trƣờng.
- Liên quan đến yếu tố con người: Phát triển sản phẩm nông sản hàng hoá
chủ lực phảiđáp ứng các yêu cầu về xã hội và công bằng.Phát triển sản phẩm chủ
lực sẽ góp phần tạo thêm việc làm cho ngƣời lao động ở nông thôn, cải thiện chất
16
lƣợng cuộc sống và giảm thiểu tình trạng mất cân bằng trong thu nhập giữa thành
thị và nông thôn.
- Liên quan đến yếu tố tài nguyên: Phát triển sản phẩm nông sản hàng hoá chủ
lực trong giới hạn khả năng cho phép của tài nguyên, nguồn lực và hệ sinh thái. Phát
triển sản phẩm chủ lực phải góp phần hạn chế sử dụng các hóa chất gây ô nhiễm đất và
nƣớc, chặn đứng phá rừng, xói mòn đất, rửa trôi chất màu và phá hủy hệ sinh thái,
giảm đốt củi.
- Liên quan đến yếu tố lợi nhuận: Phát triển nông sản hàng hoá chủ lực phải tạo
ra giá trị một cách công bằng cho ngƣời tiêu dùng và các bên liên quan trong chuỗi giá
trị. Phát triển sản phẩm nông sản chủ lực cần bảo đảm khả năng sinh lời cho các doanh
nghiệp và các bên liên quan, tạo ra giá trị hữu dụng cao cho ngƣời tiêu dùng, đảm bảo
kết nối giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ với các công ty lớn và các công ty đa quốc
gia, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và không ngừng tăng quy mô sản xuất hợp lý.
Cũng liên quan đến sản xuất dựa trên điều kiện lợi thế, Adam Smith (1723-
1790) đã đƣa ra Lý thuyết lợi thế tuyệt đối (Absolute Advantage). Trong mô hình kinh
tế cổ điển, các nhà học giả cho rằng đất đai là giới hạn của tăng trƣởng. Khi nhu cầu
lƣơng thực tăng lên, phải tiếp tục sản xuất trên những đất đai cằn cỗi, không đảm bảo
đƣợc lợi nhuận cho các nhà tƣ bản thì họ sẽ không sản xuất nữa. Trong điều kiện đó,
A. Smith cho rằng có thể giải quyết bằng cách nhập khẩu lƣơng thực từ nƣớc ngoài với
giá rẻ hơn. Việc nhập khẩu này sẽ mang lại lợi ích cho cả hai nƣớc. Lợi ích này đƣợc
gọi là lợi thế tuyệt đối của hoạt động ngoại thƣơng (Dẫn theo Nguyễn Chí Trung,
2008) [52].
Do đó, có thể nói lợi thế tuyệt đối là lợi thế có đƣợc trong điều kiện so sánh chi
phí nguồn lực để sản xuất ra cùng một loại sản phẩm. Khi một nƣớc sản xuất sản phẩm
có chi phí cao hơn (do hạn chế về nguồn lực) có thể nhập sản phẩm đó từ nƣớc khác
có chi phí sản xuất thấp hơn (do có ƣu thế về nguồn lực). Lợi thế này đƣợc xem xét từ
hai phía, đối với nƣớc sản xuất sản phẩm có chi phí sản xuất thấp sẽ thu đƣợc nhiều lợi
nhuận hơn khi bán trên thị trƣờng quốc tế. Còn đối với nƣớc sản xuất sản phẩm với chi
phí sản xuất cao sẽ có đƣợc sản phẩm mà trong nƣớc không có khả năng sản xuất hoặc
sản xuất không đem lại hiệu quả. Điều này gọi là bù đắp sự yếu kém về khả năng sản
xuất trong nƣớc.
17
Ngày nay, đối với các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam việc khai thác lợi thế
tuyệt đối vẫn có ý nghĩa quan trọng khi chƣa có khả năng sản xuất một số loại sản
phẩm, đặc biệt là công nghệ sản xuất với chi phí chấp nhận đƣợc mà phải nhập khẩu
công nghệ. Khi nhập công nghệ sản xuất, lao động trong nƣớc sẽ học đƣợc cách sử
dụng máy móc thiết bị mà trƣớc đây họ chƣa biết và sau đó họ học cách sản xuất ra
chúng. Về mặt này, vai trò đóng góp của ngoại thƣơng giữa các nƣớc công nghiệp phát
triển (có lợi thế tuyệt đối về công nghệ) và các nƣớc đang phát triển (có lợi thế tuyệt
đối về nguồn lực) thông qua bù đắp sự yếu kém về khả năng sản xuất tƣ liệu sản xuất
và yếu kém về kiến thức công nghệ của các nƣớc đang phát triển cũng đƣợc đánh giá
là lợi thế tuyệt đối (Dẫn theo Nguyễn Chí Trung, 2008) [52].
David Ricardo (1772-1823) cũng đã đƣa ra Học thuyết lợi thế so sánh dựa trên
nghiên cứu sự trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia mà nền tảng học thuyết về giá trị
lao động. Theo học thuyết này thì ngoại thƣơng có lợi cho mọi quốc gia miễn là xác
định đúng lợi thế so sánh. Nghĩa là việc chuyên môn hóa của mỗi nƣớc phải dựa trên
lợi thế khi đối chiếu so sánh hao phí lao động cho mỗi đơn vị sản phẩm giữa các quốc
gia. Muốn xác định lợi thế so sánh phải xác lập lợi thế tuyệt đối. Toàn bộ phân tích của
D. Ricardo về lợi thế so sánh thực chất dựa trên sự khác nhau giữa các nƣớc trong
công nghệ sản xuất dẫn đến năng suất vật chất và đòi hỏi lao động khác nhau (Dẫn
theo Nguyễn Chí Trung, 2008) [52].
Xét trên góc độ giá yếu tố đầu vào cũng dẫn đến lợi thế so sánh với nền tảng
công nghệ nhƣ nhau: các nƣớc phát triển có cung về tƣ bản nhiều hơn các nƣớc đang
phát triển dẫn đến số lƣợng tƣ bản trên mỗi nhân công lớn hơn. Ngƣợc lại số nhân
công trên một đơn vị tƣ bản của các nƣớc đang phát triển lại lớn hơn các nƣớc phát
triển. Nhƣ vậy giá thuê tƣ bản ở các nƣớc phát triển rẻ hơn tƣơng đối so với giá
thuê nhân công; ngƣợc lại ở các nƣớc đang phát triển giá thuê nhân công lại rẻ hơn
tƣơng đối so với giá thuê tƣ bản. Nói một cách khác, các nƣớc phát triển có lợi thế
so sánh về giá thuê tƣ bản còn các nƣớc đang phát triển có lợi thế so sánh về giá
thuê nhân công.
Quốc gia nào, địa phƣơng nào sản xuất nông sản hàng hóa có hàm lƣợng
nhân tố đầu vào mà mình có lợi thế so sánh cao một cách tƣơng đối thì sẽ sản xuất
18
đƣợc nông sản hàng hóa rẻ hơn tƣơng đối và sẽ có lợi thế so sánh về những nông
sản hàng hóa này. Tại Việt Nam các sản phẩm chủ lực trong nông nghiệp nhƣ cao
su, cà phê, chè, luá gạo là những sản phẩm có lợi thế (Dẫn theo Nguyễn Chí Trung,
2008) [52].
Tại Việt Nam chƣa có nhiều nghiên cứu về lý luận nông sản hàng hoá. Theo
Trần Thị Lan Hƣơng (2008)[27], Hoàng Văn Cƣờng (2014) [14] thì sản xuất nông sản
hàng hóa là việc sản xuất ra các sản phẩm nông nghiệp để bán hoặc trao đổi. Nông sản
hàng hóa nói chung bao gồm toàn bộ số nông sản đƣợc đem ra trao đổi, bất luận nó
trao đổi cho ai, thuộc ngành nào, kể cả số nông sản trao đổi giữa những ngƣời hoạt
động trong ngành nông nghiệp. Trần Thị Lan Hƣơng (2008) [27] thì sản xuất hàng hoá
là kiểu tổ chức sản xuất trong đó sản phẩm làm ra không phải để thoả mãn nhu cầu của
ngƣời trực tiếp sản xuất mà để thoả mãn nhu cầu của xã hội thông qua trao đổi mua
bán.Trình tự của hoạt động sản xuất hàng hoá đi từ sản xuất- phân phối- trao đổi –tiêu
dùng. Sản xuất ra cái gì, nhƣ thế nào và cho ai đều thông qua mua và bán, thông qua
thị trƣờng và đều do thị trƣờng quyết định.
1.1.4.2.Chỉ tiêu đo lường sản xuất nông sản hàng hoá
Theo Trần Thị Lan Hƣơng (2008) [27], Hoàng Văn Cƣờng (2014) [14] để đánh
giá trình độ sản xuất của một cơ sở sản xuất dựa vào 3 chỉ tiêu gồm:
+ Chỉ tiêu tỷ suất sản phẩm hàng hóa: Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh
trình độ của sản xuất hàng hóa. Chỉ tiêu này có thể tính bằng tỷ lệ về mặt hiện vật, nếu
trong cơ cấu sản phẩm là đồng nhất, có thể so sánh đƣợc về lƣợng hiện vật.
+ Chỉ tiêu tỷ suất giá trị sản phẩm hàng hóa: Để tính chỉ tiêu này, có thể so sánh
giữa tổng giá trị sản phẩm hàng hóa nói chung với tổng giá trị sản lƣợng của doanh
nghiệp. Nếu muốn so sánh chỉ tiêu này qua các năm thì ngƣời ta có thể dùng giá cố
định, hoặc cũng có thể dùng giá hiện hành.
+ Chỉ tiêu quy mô giá trị sản phẩm hàng hóa: Thông thƣờng khi sử dụng chỉ
tiêu tỷ suất hàng hóa đều kèm theo chỉ tiêu quy mô giá trị sản phẩm hàng hóa.
1.1.4.3.Các đặc trưng cơ bản của nông sản hàng hóa
Theo Hoàng Văn Cƣờng (2014) [14], thì sản xuất nông sản hàng hóa có các
19
đặc trƣng cơ bản nhƣ tính thời vụ: Quá trình sản xuất, thu hoạch, buôn bán hàng
nông sản mang tính thời vụ bởi vì các loại cây trồng sinh trƣởng và phát triển theo
quy luật sinh vật nhất định. Đồng thời quá trình sản xuất nông sản hàng hóa cũng
chịu sự tác động của:
- Ảnh hƣởng của các điều kiện tự nhiên: Mặt hàng nông sản chịu tác động và
ảnh hƣởng lớn của các điều kiện tự nhiên, đặc biệt là các điều kiện về đất đai, khí hậu,
thời tiết.
- Chất lƣợng của nông sản hàng hóa là chỉ tiêu quan trọng: Chất lƣợng hàng
nông sản sẽ tác động trực tiếp đến sức khỏe ngƣời tiêu dùng. Chính vì vậy, nó luôn là
yếu tố đầu tiên đƣợc ngƣời tiêu dùng quan tâm.
1.1.4.4. Vai trò của phát triển sản xuất nông sản hàng hóa với phát triển kinh tế và cải
thiện đời sống nhân dân
Theo Hoàng Văn Cƣờng (2014) [14] thì sản xuất NSHH có vai trò đặc biệt đối
với sự phát triển kinh tế, xã xã hội có thể nhận xét dƣới 3 góc độ:
Một là: Thúc đẩy khai thác tốt hơn tiềm năng vốn có của từng địa phƣơng, từng
chủ thể sản xuất để tạo ra nhiều nông sản nhằm trao đổi thu lợi cao hơn.
Hai là: Tạo ra những vùng chuyên môn hóa cao, làm cơ sở thúc đẩy tiến bộ
khoa học kỹ thuật, nâng cao hiệu quả đầu tƣ trong nông nghiệp.
Ba là: Tạo ra ƣu thế trong việc nâng cao phúc lợi, cải thiện một cách căn bản
đời sống nông dân và bộ mặt nông thôn, nâng cao trình độ văn minh của xã hội.
Bốn là: Tạo ra sản phẩm để trao đổi nhằm thỏa mãn nhu cầu khác.
1.2. Hiện trạng sử dụng đất trồng cam và yêu cầu về đất đai của cây cam trên thế
giới và Việt Nam
1.2.1. Hiện trạng sử dụng đất trồng cam trên thế giới và Việt Nam
1.2.1.1. Hiện trạng sử dụng đất trồng cam trên thế giới giai đoạn 2005-2013
Số liệu tổng hợp của FAOSTAT (2015) [75] cho thấy, diện tích đất đƣợc sử dụng
để trồng cam cho thu hoạch của cả thế giới cũng không ổn định trong giai đoạn 2005-
2013, năm cao nhất là năm 2010 có diện tích đạt 4.127.075 ha, năm 2013, giảm 110.812
20
ha. Tuy nhiên nếu so với năm 2005, diện tích sử dụng đất cho trồng cam đã tăng lên
225.604 ha (từ 3.790.659 ha lên 4.016. 623 ha). Trong các châu lục, châu Mỹ có diện
tích lớn nhất, lần lƣợt qua các năm 2005, 2010 và 2013 là 1.777.899 ha, 1.742.146 ha,
1.585.567 ha, đây cũng là khu vực có mức giảm về diện tích lớn nhất. Trong khi đó châu
Á mặc dù xét về diện tích là khu vực lớn thứ 2 nhƣng trong giai đoạn này, diện tích cam
liên tục tăng, từ 1.325.556 ha (năm 2005) lên 1.657.706 ha (năm 2013) và 1.657.894 ha.
Châu Đại Dƣơng có diện tích đất trồng cam nhỏ nhất.
Năng suất cam của Thế giới liên tục tăng nhƣng không nhiều, từ 166,6 tạ/ha
năm 2005 lên 168,4 tạ/ha năm 2010 và 179 tạ/ha năm 2013. Trong các Châu lục, Châu
Đại Dƣơng có năng suất cao nhất vào năm 2005 nhƣng lại không ổn định nhƣng năng
suất vẫn vào loại cao. Châu Mỹ có năng suất cao và liên tục tăng, năm 2013 đạt 211,6
tạ/ha. Châu Âu cũng là châu lục có năng suất cam cao, năm 2003 đạt 219,6 tạ/ha. Châu
Á có năng suất cam thấp, năm 2013 đạt cao nhất với 139,1 tạ/ha. Sản lƣợng cam của
Thế giới liên tục tăng, từ 63.167.854 tấn năm 2005 lên 63.167.854 tấn năm 2010 lên
71.909.516 tấn năm 2013. Trong các Châu lục, Châu Mỹ có sản lƣợng lớn nhất, tiếp
theo là Chau Á, các châu còn lại có sản lƣợng nhỏ.
Bảng 1.1. Diện tích đất sử dụng đất và kết quả sản xuất cam của thế giới
và châu lục giai đoạn 2005-2013
Năm Hạng mục ĐVT
Diện tích theo châu lục
Toàn
Thế giớiChâu Phi Châu Mỹ Châu Á Châu Âu
Châu
Đại Dƣơng
2005
Diện tích Ha 357.043 1.777.899 1.325.556 307.137 23.026 3.790.659
Năng suất Tạ/ha 167,2 195,5 121,7 189 220,7 166,6
Sản lƣợng Tấn 5.970.204 34.753.818 16.130.740 5.804.943 508.148 63.167.854
2010
Diện tích Ha 391.827 1.742.146 1.657.706 314.023 21.373 4.127.075
Năng suất Tạ/ha 181,8 195,9 128,1 211 188,6 168,4
Sản lƣợng Tấn 7.123.550 34.132.373 21.230.520 6.626.606 403.031 69.516.079
2013
Diện tích Ha 457.305 1.585.567 1.657.894 293.731 21.766 4.016.263
Năng suất Tạ/ha 184,1 211,6 139,1 219,6 189,5 179,0
Sản lƣợng Tấn 8.420.380 33.556.392 23.068.576 6.451.657 412.511 71.909.516
Nguồn: FAOSTAT (2015) [75]
21
1.2.1.2. Tình hình xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu cam trên thế giới và Châu lục
giai đoạn 2005-2013
Cam là cây trồng cho sản phẩm hàng hoá nên cũng đƣợc trao đổi khá nhiều trên
thế giới, theo số liệu thống kê của FAOSTAT (2015) [75], trong giai đoạn 2005-2013,
khối lƣợng cam trao đổi trên thế giới tăng từ 4.953.451 tấn lên 7.131.003 tấn, tăng 1,44
lần, kim ngạch xuất nhập đạt 4.858.730 nghìn US, trong đó khu vực có xuất khẩu lớn nhất
là châu Phi với 1.473.960 tấn năm 2005 và tăng lên 2.480.704 tấn (2015), tăng hơn 1,68
lần, mức độ tăng cao hơn so với mức tăng của thế giới trong cùng giai đoạn. Châu Đại
dƣơng có mức xuất khẩu thấp nhất với 151.003 tấn năm 2005, đạt giá trị 97.939 nghìn
USD. Năm 2015 xuất khẩu tăng không đáng kể với 136.333 tấn, giá trị xuất khẩu đạt
133.295 nghìn USD. Nhƣ vậy cam cũng là sản phẩm trao đổi nhiều trên thị trƣờng thế
giới cả về khối lƣợng và kim ngạch xuất khẩu.
Bảng 1.2: Khối lƣợng, Kim ngạch xuất khẩu cam của thế giới và các châu lục giai
đoạn 2005-2013
Thế giới và châu lục
Năm 2005 Năm 2010 Năm 2013
(Tấn)
(1000
USD)
(Tấn)
(1000
USD)
(Tấn)
(1000
USD)
Châu Phi 1.473.960 494.941 2.015.650 1.145.212 2.480.704 1.175.330
Châu Mỹ 1.003.299 502.307 1.196.991 763.838 1.063.829 826.167
Châu Á 535.458 194.886 859.345 479.315 649.850 458.712
Châu Âu 1.809.731 1.290.909 2.359.811 2.029.208 2.800.287 2.265.226
Châu Đại Dƣơng 131.003 97.939 92.372 98.302 136.333 133.295
Thế giới 4.953.451 2.580.982 6.524.169 4.515.875 7.131.003 4.858.730
Nguồn: FAOSTAT (2015) [75]
1.2.2. Hiện trạng sử dụng đất trồng cam ở Việt Nam
Tại Việt Nam, theo số liệu của Tổng cục thống kê năm 2016 [48], diện tích sử dụng
đất trồng cam trong giai đoạn 2010 đến 2015 tăng, giảm không ổn định. Mặc dù cây cam
đƣợc xác định là một trong những cây ăn quả chủ lực mang tính hàng hoá không chỉ tiêu
dùng nội địa mà còn xuất khẩu. Năm 2010, diện tích đất trồng cam đạt 67.700 ha, sau đó
giảm và đến năm 2015, diện tích đất trồng cam đã đƣợc khôi phục và có tăng chút ít, đạt
67.900 ha, tăng 200 ha so với năm 2010. Tuy diện tích đất trồng cam không ổn định nhƣng
22
năng suất và sản lƣợng cam liên tục tăng: năm 2010 đạt 1.308.393,7 tấn, năm 2011 đạt
1.350.220 tấn, năm 2012 đạt 1.382.263,0 và năm 2013 đạt 1.399.702,4 tấn. Sự gia tăng
năng suất cam là do có sự đầu tƣ thâm canh.
Bảng 1.3. Thống kê diện tích đất trồng cam, quýt, năng suất, sản lƣợng ở Việt
Nam giai đoạn 2010 - 2015
Chỉ tiêu
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
DT cả nước (1000ha) 67,7 53,2 50,9 53,6 60,6 67,9
- Miền Bắc 23,1 19,7 19,9 20,8 25,0 31,1
- Miền Nam 44,6 33,5 31,0 32,8 35,6 36,8
DT cho SP (1000ha) 55,3 43,7 42,4 43,6 46,2 46,3
- Miền Bắc 18,6 16,3 16,3 15,9 16,4 17,7
- Miền Nam 36,7 27,4 26,1 27,7 29,8 28,6
NSTB cả nước (tạ/ha) 116,4 121,6 122,9 121,9 127,6 125,2
- Miền Bắc 89,3 90,6 95,5 96,9 109,9 110,7
- Miền Nam 130,1 140,0 140,0 136,3 137,3 134,2
SL cả nước (1000tấn) 643,4 531,3 520,9 531,4 589,5 579,5
- MiềnBắc 165,7 147,7 155,6 155,7 180,0 195,4
- Miền Nam 130,1 383,6 365,3 377,8 409,6 384,1
Nguồn: Tổng cục Thống kê (2016) [48]
Số liệu tổng hợp ở bảng 1.3. cũng cho thấy, hiện trạng sử dụng đất trồng cam
tại miền Bắc và miền Nam có sự khác biệt. Tại miền Bắc có sự gia tăng đáng kể về sử
dụng đất trồng cam, từ 23.100 ha (2010) lên 31.100 ha (2015), tăng 10 nghìn ha. Tuy
nhiên sự gia tăng về diện tích đất trồng cam chủ yếu trong năm 2014 và 2015. Các
năm trƣớc đó lại giảm, thậm chí năm 2011 giảm đến 3,4 nghìn ha. Năng suất cam ở
miền Bắc liên tục tăng nhƣng không nhiều, năm 2010 đạt 8,93 tấn/ha, năm 2015 đạt
11,7 tấn/ha. Sản lƣợng cam của miền Bắc đạt 165.700 tấn (2010) và 195.400 tấn
(2015). Tại miền Nam, diện tích đất trồng cam năm 2010 đạt cao nhất với 446 nghìn
ha nhƣng năm 2015 chỉ còn 368 nghìn ha, giảm 78 nghìn ha. Năng suất cam của vùng
này 13,01 tấn/ha năm 2010 tăng lên 13,42 tấn/ha và sản lƣợng từ 130.100 tấn lên
384.100 tấn năm 2015, tăng 2,95 lần trong vòng 5 năm.
23
1.2.3. Những nghiên cứu về yêu cầu đất đai của cây cam trên thế giới và Việt Nam
Trong phần lý luận về đánh giá đất đã đề cập đến khái niệm đất đai, theo đó đất
đai không chỉ giới hạn với các chỉ tiêu về đất nhƣ loại đất, tầng dày, thành phần cơ
giới… mà còn có các chỉ tiêu thuộc về yếu tố khí hậu, các chỉ tiêu thuộc yếu tố nƣớc.
Nghiên cứu yêu cầu về đất đai của cây cam không nhiều, đáng chú ý là nghiên cứu của
FAO (1998) [73].
1.2.3.1.Yêu cầu về nhiệt độ
Nhiệt độ phù hợp cho cam phát triển là từ 27 – 320
C (theo Walter Reuther et al.,
1973 [79]; Swingle W. T and Reece P. C., 1967 [85]), tác giả Chapot H., 1975 [65] lại
cho rằng nhiệt độ thích hợp nhất với cam là từ 26 - 300
C. Nhiệt độ và biên độ nhiệt
ngày đêm có ảnh hƣởng khá lớn đến phẩm chất cam, thông thƣờng cam vùng á nhiệt
đới lạnh có chất lƣợng, mã quả tốt hơn so với cam vùng nhiệt đới. Nhiệt độ cao ở vùng
xứ nóng thƣờng làm vỏ cam vẫn còn xanh khi quả đã chín. Biên độ nhiệt độ ngày đêm
cũng ảnh hƣởng khá lớn đến phân hoá chồi hoa, khi nhiệt độ ban ngày và đêm là 20 -
150
C thì tỷ lệ chồi hoa nhiều hơn so với nhiệt độ ngày đêm là 20 - 180
C hoặc 21 -
170
C. Khi nhiệt độ xuống dƣới -30
C hoặc -40
C thì lá bắt đầu bị chết do rét, nếu xuống
dƣới - 70
C thì cây bị chết hoàn toàn. Tuy nhiên, nhiệt độ cao lại thuận lợi cho việc ra
lộc. Cam ngọt Valencia ở nhiệt độ trung bình 30 - 320
C chỉ cần 20 - 30 ngày là ra xong
một đợt lộc mới, trong khi đó nếu ở nhiệt độ 200
C thì cần 40 - 50 ngày theo (Phí Văn
Ba, 1976) [2].
Theo FAO (1998) [73] tại bảng 1.4, Phí Văn Ba (1976) [2], cam có thể sinh
trƣởng và phát triển ở những vùng có nhiệt độ trung bình từ 13-390
C. Nếu nhiệt độ
trung bình năm dƣới 130
C hoặc >390
C đều không thể trồng cam đƣợc. Nhiệt độ trung
bình năm thích hợp nhất dao động trong khoảng 26-330
C hoặc 19-260
C, thích hợp với
nhiệt độ 33-360
C hoặc 16-190
C. Tại thời kỳ sau thu hoạch 2 tháng, đây là thời kỳ phân
hóa mầm hoa, cam cần nhiệt độ thấp từ 10-130
C hoặc từ 8-100
C hoặc 13-150
C. Nếu
nhiệt độ của thời kỳ này <4 hoặc >250
C thì không thể trồng cam đƣợc.
24
Bảng 1.4. Yêu cầu về khí hậu và ngƣỡng phân cấp theo mức độ
thích hợp của cây cam
Yếu tố khí hậu
Phân cấp khí hậu, mức độ hạn chế
S1 S2 S3 N
0 1 2 3 4
Lợng mƣa hàng năm (mm)
2300-3000
2300-1500
> 3000
1500-1200 1200-1000 1000-800 <800
Thời gian mùa khô (tháng có P<
1/2 PET)
2,5-3
2,5-2
3-4
2-0
4-5
-
5-6
-
>6
-
Nhiệt độ trung bình năm (o
C)
26-30
26-22
30-33
22-19
33-36
19-16
36-39
16-13
> 39
< 13
Số tháng có nhiệt độ TB > 38o
C 0-1 1-2 2-4 4-6 >6
Số tháng có nhiệt độ TB < 13o
C 0-1 1-2 2-4 4-6 >6
Nhiệt độ tuyệt đối thấp nhất (o
C) >-4,5 -4,5→-5,5 -5,5 → <7,5 7,5→<7,5 <-12
Nhiệt độ trung bình trong hai
tháng sau khi thu hoạch (o
C)
13-10
13-15
10-8
15-8
8-6
18-20
6-4
20-25
< 4
> 25
Nhiệt độ trung bình giai đoạn ra
hoa (o
C)
> 15 15-10 10-5 5 →-5 <-5
Nguồn: FAO, 1998 [73]
1.2.3.2. Yêu cầu về đất
Theo Trần Thế Tục (1998) [49], cây cam sinh trƣởng và phát triển tốt trên nhiều
loại đất và tính thích ứng đƣợc sắp xếp nhƣ sau: Đất phù sa đƣợc bồi và ít đƣợc bồi hàng
năm là thích hợp nhất, trên các loại đất phát triển trên các đá mẹ/mẫu chất nhƣ: phù sa
cổ, bazan, phiến thạch, dốc tụ cam vẫn phát triển tốt. Cũng theo Trần Thế Tục (1998)
[49] cho rằng nếu cam quýt trồng trên các loại đất nặng (đất sét hoặc đất thịt pha sét) thì
tỷ lệ đƣờng/axít giảm, cây phát triển kém quả thô vỏ dày, hàm lƣợng vitamin C tăng, và
chín muộn hơn. Trồng trên đất cát, khả năng thoát nƣớc nhanh, keo đất ít, khả năng giữ
và hấp thu chất dinh dƣỡng kém, rễ sẽ phát triển mạnh, quả chín muộn hơn, nhiều nƣớc,
khô hạn dễ bị xốp, tỷ lệ đƣờng/axít cao hơn và vỏ mỏng hơn. Vũ Công Hậu (1999) [26]
khi đề cập đến các yếu tố cần quan tâm khi lựa chọn địa điểm phát triển cây ăn quả thì
cho rằng đất cây ăn quả cần trƣớc hết phải có kết cấu tốt, tơi xốp, thoáng khí và giữ
đƣợc nƣớc. Đất phải có tầng dày, dễ thoát nƣớc. Nghiên cứu cũng cho thấy cam có thể
trồng ở các vùng có địa hình cao nhƣng cứ lên 100 m, cam sẽ chín muộn 1 tuần. Theo
Đào Thanh Vân (2011) [54], cam thích hợp nhất (S1) trên đất vàng nhạt trên đá cát (Fq),
đất đỏ vàng trên đá sét (Fs) thích hợp với đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp) và ít thích
hợp với đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (Pf), đất vàng đỏ trên đá macma axit (Fa).
25
Tầng dày đất thích hợp nhất là lớn hơn 100 cm, thích hợp 70-100 cm. Độ dốc từ 8- 250
thích hợp nhất để trồng cây có múi nói chung và cam nói riêng.
Theo FAO (1998) [73] tại bảng 1.5 với đất rất thích hợp trồng cam phải có tầng
dày tổi thiểu 150 cm, đất thích hợp từ 100-150 cm và ít thích hợp từ 75-100 cm và <75
cm thì không trồng đƣợc cam trồng cam. Thành phần cơ giới thích hợp nhất từ thịt pha
cát đến thịt pha sét limon, đất có thành phần cơ giới sét chặt hoặc sét pha limon chặt
không thích hợp. Trong đất lẫn 15% mảnh đá vụn thô là thích hợp nhất còn nếu trên
55% thì không thích hợp. FAO cũng chỉ ra các mức thích hợp của một số chỉ tiêu dinh
dƣỡng trong đất nhƣ hàm lƣợng các bon hữu cơ, tổng kiềm trao đổi, dung tích hấp thu.
Bảng 1.5: Yêu cầu về đặc tính vật lý, mảnh vụn thô, độ sâu tầng đất và độ phì
theo mức độ thích hợp của cây cam
Đặc điểm đất
Phân cấp, mức độ hạn chế
S1 S2 S3 N
0 1 2 3 4
1. Đặc tính vật
lý đất
Thành phần cơ
giới
Thịt pha cát, thịt
pha limon, thịt,
thịt pha sét
limon, thịt pha
sét, limon.
Thịt pha sét
cát, sét pha
thịt, cát mịn
pha thịt.
Sét cấu trúc cục
tảng, sét pha cát,
cát, cát mịn, sét
pha limon cấu
trúc cục tảng, sét
Sét có cấu
trúc các mặt
trƣợt, sét mịn
cấu trúc cục
tảng.
Sét chặt,
sét pha
limon chặt,
sét mịn,
cấu trúc
mặt trƣợt.
2. Mảnh vụn
thô (% thể tích)
0-3 3-15 15-35 35-55 >55
3.Độ sâu tầng
đất (cm)
>200 200-150 150-100 100-75 < 75
4. Đặc tính độ
phì đất
CEC trong sét
(meq/100g sét)
> 16 < 16 (-) < 16 (+) - -
Bão hoà bazơ
(%)
> 35 35-20 < 20 - -
Tổng cation kiềm
(meq/100gđất)
> 3,5 3,5-2 < 2 - -
pHH2O
6,5-5,8
6,5-7,0
5,8-5,5
7,0-7,6
5,5-5,2
7,6-8,0
5,2-5,0
8,0-8,2
-
> 8,2
OC (%) > 1,5 1,5-0,8 < 0,8 - -
Nguồn: FAO (1998) [73]
26
1.2.3.3. Yêu cầu về nước
Theo Reuther .W (1978) [79]. Cam quýt là loại cây ƣa ẩm nhƣng không chịu
đƣợc úng, nếu ngập nƣớc đất bị thiếu ôxy rễ sẽ hoạt động kém, ngập lâu sẽ bị thối chết
làm rụng lá, quả non. Lƣợng mƣa thích hợp cho trồng cam quýt từ 1000 - 2400
mm/năm, thích hợp nhất là 1200 mm. Theo FAO (1998) tại bảng 1.4, cho rằng, cây
cam có thể sinh trƣởng đƣợc ở những vùng có tổng lƣợng mƣa trên năm từ 800 mm
đến 3000 mm, dƣới 800 mm không thích hợp trồng cam. Đất rất thích hợp trồng cam
có lƣợng mƣa từ 1200-1500 mm và ít thích hợp có lƣợng mƣa từ 800-1000mm. Theo
tính toán hàng năm mỗi ha cam cần 9.000 - 12.000 m3
, tƣơng đƣơng lƣợng mƣa 900 -
1.200 mm/năm và phải phân bố đều nhƣng trên thực tế lƣợng mƣa thƣờng phân bố
không đều nên cần đƣợc tƣới bổ sung, đặc biệt là thời kỳ phân hóa mầm hoa, ra hoa và
phát triển quả [73].
Lƣợng mƣa liên quan tới độ ẩm đất và không khí. Độ ẩm đất và không khí thích
hợp tùy thuộc vào giai đoạn sinh trƣởng của cây. Giai đoạn phân hóa mầm hoa cần
khô, hạn và nhiệt độ thấp. Ẩm độ không khí từ 75 – 80% (độ ẩm tƣơng đối), ẩm độ đất
khoảng 50 -60% (độ ẩm so với bão hòa nƣớc). Giai đoạn nở hoa và hình thành quả cần
ẩm độ cao hơn. Ẩm độ đất từ 65 – 70%; ẩm độ không khí 75 – 80%. Giai đoạn quả
chín cũng cần ẩm độ không khí và đất thấp.
1.3. Những nghiên cứu ứng dụng phƣơng pháp đánh giá đất của FAO phục vụ
sản xuất cam theo hƣớng hàng hoá tại Việt Nam
Nhƣ phần cơ sở lý luận đã trình bày do tính ƣu việt của phƣơng pháp đánh giá đất
theo FAO nên tại nƣớc ta cũng đã đƣợc ứng dụng khá sớm vào đầu những năm 1990,
phục vụ cho quy hoạch phát triển nông nghiệp bền vững nói chung và sản xuất nông
sản hàng hoá nói riêng, trong đó có sản xuất cam theo hƣớng hàng hoá. Đáng chú ý là
nghiên cứu của Trần An Phong (1995), khi thực hiện đề tài nghiên cứu “Đánh giá hiện
trạng sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền” trên 9 vùng sinh thái
dựa trên bản đồ tỷ lệ 1/250.000 (cấp vùng). Kết quả đã xác định đƣợc 372 đơn vị bản
đồ đất, 90 loại sử dụng đất, theo đó đã xác định đƣợc tiềm năng đất đai của các vùng,
trong đó có tiềm năng sử dụng đất cho trồng cây ăn quả [36]. Đồng thời với các nghiên
cứu nói trên hàng loạt nghiên cứu tại cấp vùng đƣợc tiến hành nhƣ Nguyễn Công Pho
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang
Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Luận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng NgãiLuận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Ngãi
 
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm ThủyLuận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
 
Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Tăng Cường Công Tác Quản Lý Nhà Nước...
Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Tăng Cường Công Tác Quản Lý Nhà Nước...Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Tăng Cường Công Tác Quản Lý Nhà Nước...
Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Tăng Cường Công Tác Quản Lý Nhà Nước...
 
Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại th...
 Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại th... Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại th...
Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại th...
 
Luận văn: Đánh giá thực trạng và một số yếu tố tác động đến chuyển mục đích s...
Luận văn: Đánh giá thực trạng và một số yếu tố tác động đến chuyển mục đích s...Luận văn: Đánh giá thực trạng và một số yếu tố tác động đến chuyển mục đích s...
Luận văn: Đánh giá thực trạng và một số yếu tố tác động đến chuyển mục đích s...
 
Đề tài: Quản lý về thu Thuế sử dụng đất tỉnh Kiên Giang, HAY
Đề tài: Quản lý về thu Thuế sử dụng đất tỉnh Kiên Giang, HAYĐề tài: Quản lý về thu Thuế sử dụng đất tỉnh Kiên Giang, HAY
Đề tài: Quản lý về thu Thuế sử dụng đất tỉnh Kiên Giang, HAY
 
Luan van ths nguyen minh hai chuan
Luan van ths nguyen minh hai   chuanLuan van ths nguyen minh hai   chuan
Luan van ths nguyen minh hai chuan
 
đáNh giá thực trạng sản xuất chè và đề xuất xây dựng mô hình chè viet gap tại...
đáNh giá thực trạng sản xuất chè và đề xuất xây dựng mô hình chè viet gap tại...đáNh giá thực trạng sản xuất chè và đề xuất xây dựng mô hình chè viet gap tại...
đáNh giá thực trạng sản xuất chè và đề xuất xây dựng mô hình chè viet gap tại...
 
Luận văn: Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu sử dụng bèo tây xử lý nước thải c...
Luận văn: Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu sử dụng bèo tây xử lý nước thải c...Luận văn: Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu sử dụng bèo tây xử lý nước thải c...
Luận văn: Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu sử dụng bèo tây xử lý nước thải c...
 
ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập mảnh bản...
ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập mảnh bản...ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập mảnh bản...
ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập mảnh bản...
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện Lý Sơn, tỉnh Quản...
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện Lý Sơn, tỉnh Quản...Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện Lý Sơn, tỉnh Quản...
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện Lý Sơn, tỉnh Quản...
 
Luận văn: đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Lệ Thủy
Luận văn: đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Lệ ThủyLuận văn: đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Lệ Thủy
Luận văn: đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Lệ Thủy
 
Theo dõi quy trình gieo ươm và chăm sóc cây keo tai tượng tại vườn ươm trườn...
Theo dõi quy trình gieo ươm và chăm sóc cây keo tai tượng tại vườn ươm trườn...Theo dõi quy trình gieo ươm và chăm sóc cây keo tai tượng tại vườn ươm trườn...
Theo dõi quy trình gieo ươm và chăm sóc cây keo tai tượng tại vườn ươm trườn...
 
Luận án: Ảnh hưởng của phân bón và tưới nước đến năng suất lúa
Luận án: Ảnh hưởng của phân bón và tưới nước đến năng suất lúaLuận án: Ảnh hưởng của phân bón và tưới nước đến năng suất lúa
Luận án: Ảnh hưởng của phân bón và tưới nước đến năng suất lúa
 
Đánh Giá Nhận Thức Về Bảo Vệ Môi Truờng Của Học Sinh Phổ Thông Tại Huyện Phú ...
Đánh Giá Nhận Thức Về Bảo Vệ Môi Truờng Của Học Sinh Phổ Thông Tại Huyện Phú ...Đánh Giá Nhận Thức Về Bảo Vệ Môi Truờng Của Học Sinh Phổ Thông Tại Huyện Phú ...
Đánh Giá Nhận Thức Về Bảo Vệ Môi Truờng Của Học Sinh Phổ Thông Tại Huyện Phú ...
 
Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Th...
Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Th...Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Th...
Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Th...
 
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...
 
Luận văn: Quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp
Luận văn: Quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệpLuận văn: Quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp
Luận văn: Quá trình chuyển đổi và hiện trạng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp
 
Luận văn: Đo đạc trắc lượng lớp phủ trên ảnh vệ tinh đa thời gian
Luận văn: Đo đạc trắc lượng lớp phủ trên ảnh vệ tinh đa thời gianLuận văn: Đo đạc trắc lượng lớp phủ trên ảnh vệ tinh đa thời gian
Luận văn: Đo đạc trắc lượng lớp phủ trên ảnh vệ tinh đa thời gian
 
đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng tại trung tâm đào tạo nghiên cứu ...
đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng tại trung tâm đào tạo nghiên cứu ...đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng tại trung tâm đào tạo nghiên cứu ...
đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng tại trung tâm đào tạo nghiên cứu ...
 

Similar to Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang

Similar to Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang (20)

Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đấtLuận văn: Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất
 
Đề tài: Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất, HAY
Đề tài: Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất, HAYĐề tài: Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất, HAY
Đề tài: Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất, HAY
 
Luận văn: Thực hiện pháp luật về quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về quyền sử dụng đất, HOTLuận văn: Thực hiện pháp luật về quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về quyền sử dụng đất, HOT
 
Đề tài: Pháp luật về quyền sử dụng đất tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Đề tài: Pháp luật về quyền sử dụng đất tại tỉnh Quảng Ngãi, HAYĐề tài: Pháp luật về quyền sử dụng đất tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Đề tài: Pháp luật về quyền sử dụng đất tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
 
Đề tài: Quản lý môi trường khu công nghiêp Tây Bắc Đồng Hới
Đề tài: Quản lý môi trường khu công nghiêp Tây Bắc Đồng HớiĐề tài: Quản lý môi trường khu công nghiêp Tây Bắc Đồng Hới
Đề tài: Quản lý môi trường khu công nghiêp Tây Bắc Đồng Hới
 
Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của thành phố Tuyên ...
Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của thành phố Tuyên ...Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của thành phố Tuyên ...
Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của thành phố Tuyên ...
 
Nghiên cứu tổng hợp xanh nano bạc trong gel nha đam và ứng dụng trong tạo màn...
Nghiên cứu tổng hợp xanh nano bạc trong gel nha đam và ứng dụng trong tạo màn...Nghiên cứu tổng hợp xanh nano bạc trong gel nha đam và ứng dụng trong tạo màn...
Nghiên cứu tổng hợp xanh nano bạc trong gel nha đam và ứng dụng trong tạo màn...
 
Bài mẫu Luận văn quản lý nhà nước về khu chế xuất, HAY
Bài mẫu Luận văn quản lý nhà nước về khu chế xuất, HAYBài mẫu Luận văn quản lý nhà nước về khu chế xuất, HAY
Bài mẫu Luận văn quản lý nhà nước về khu chế xuất, HAY
 
Luận văn: Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới, HOT
Luận văn: Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới, HOTLuận văn: Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới, HOT
Luận văn: Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới, HOT
 
Đề tài: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện U Minh Thượng
Đề tài: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện U Minh ThượngĐề tài: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện U Minh Thượng
Đề tài: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện U Minh Thượng
 
Luận văn: Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở sông Hương, HAY
Luận văn: Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở sông Hương, HAYLuận văn: Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở sông Hương, HAY
Luận văn: Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở sông Hương, HAY
 
Luận văn: Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừ...
Luận văn: Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừ...Luận văn: Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừ...
Luận văn: Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừ...
 
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Nông lâm, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Nông lâm, 9 ĐIỂMBài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Nông lâm, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Nông lâm, 9 ĐIỂM
 
Luận án: Biện pháp kỹ thuật canh tác giống ngô lai tỉnh Quảng Ngãi
Luận án: Biện pháp kỹ thuật canh tác giống ngô lai tỉnh Quảng NgãiLuận án: Biện pháp kỹ thuật canh tác giống ngô lai tỉnh Quảng Ngãi
Luận án: Biện pháp kỹ thuật canh tác giống ngô lai tỉnh Quảng Ngãi
 
Chuyên đề quy trình lựa chọn và quản lý nhà cung cấp
Chuyên đề quy trình lựa chọn và quản lý nhà cung cấpChuyên đề quy trình lựa chọn và quản lý nhà cung cấp
Chuyên đề quy trình lựa chọn và quản lý nhà cung cấp
 
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiếnLuận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
 
Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Hoạt Động Sản Xuất Lúa Ở Huyện Ba...
Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Hoạt Động Sản Xuất Lúa Ở Huyện Ba...Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Hoạt Động Sản Xuất Lúa Ở Huyện Ba...
Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Hoạt Động Sản Xuất Lúa Ở Huyện Ba...
 
Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Bình
Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng BìnhPhát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Bình
Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Bình
 
Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất tại thị xã Điện Bàn, ...
Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất tại thị xã Điện Bàn, ...Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất tại thị xã Điện Bàn, ...
Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất tại thị xã Điện Bàn, ...
 
Luận Văn Ngành Quản Lý Đất Đai Thực Trạng Chuyển Đổi Mục Đích Sử Dụng Đất Nôn...
Luận Văn Ngành Quản Lý Đất Đai Thực Trạng Chuyển Đổi Mục Đích Sử Dụng Đất Nôn...Luận Văn Ngành Quản Lý Đất Đai Thực Trạng Chuyển Đổi Mục Đích Sử Dụng Đất Nôn...
Luận Văn Ngành Quản Lý Đất Đai Thực Trạng Chuyển Đổi Mục Đích Sử Dụng Đất Nôn...
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 

Recently uploaded (20)

xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Luận án: Phát triển cam theo hướng hàng hóa tỉnh Tuyên Quang

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN ----------- ĐẶNG MINH TƠN NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ ĐẤT PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN CAM THEO HƢỚNG HÀNG HÓA VÙNG HÀM YÊN, TỈNH TUYÊN QUANG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI THÁI NGUYÊN, NĂM 2017
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN ----------- ĐẶNG MINH TƠN NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ ĐẤT PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN CAM THEO HƢỚNG HÀNG HÓA VÙNG HÀM YÊN, TỈNH TUYÊN QUANG NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI MÃ SỐ: 9.85.01.03 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS NGUYỄN VĂN TOÀN 2. GS.TS. ĐẶNG VĂN MINH THÁI NGUYÊN, NĂM 2017
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu đã đƣợc trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chƣa từng đƣợc ai công bố trên bất kỳ một Tạp chí khoa học nào ở trong và ngoài nƣớc hoặc đã sử dụng trong các luận văn, luận án để bảo vệ và nhận học vị. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã đƣợc cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, ngày ... tháng ... năm 2017 Tác giả luận án Đặng Minh Tơn
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Hoàn thành luận án này ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận đƣợc sự quan tâm, giúp đỡ và động viên của nhiều tập thể, các nhà khoa học, đồng nghiệp và bạn bè. Nhân dịp này tôi xin đƣợc bày tỏ lời cảm ơn đến tập thể các Thầy, Cô giáo Khoa Quản lý Tài nguyên, Bộ phận đào tạo sau Đại học Phòng Quản lý đào tạo, Ban Giám hiệu trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Đại học Thái Nguyên đã tạo mọi thuận lợi và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Văn Toàn - Viện trƣởng Viện Nghiên cứu Quy hoạch Nông nghiệp, Nông thôn và GS.TS. Đặng Văn Minh - Phó Giám đốc Đại học Thái Nguyên, là những Thầy hƣớng dẫn khoa học cho đề tài luận án, đã có định hƣớng về nội dung, phƣơng pháp giải quyết vấn đề trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận án này. Tôi cũng xin đƣợc bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến Ban giám đốc Sở Tài Nguyên và Môi trƣờng, Chi cục Quản lý Đất đai tỉnh Tuyên Quang đã tạo điều kiện về thời gian để tôi hoàn thành luận án, Cảm ơn Uỷ ban nhân dân huyện Hàm Yên, Uỷ ban nhân dân huyện Chiêm Hoá, các Phòng Ban chuyên môn của 2 huyện và các xã nằm trong vùng cam Hàm Yên đã tạo thuận lợi cho tôi trong quá trình điều tra, thu thập số liệu, tài liệu và thực hiện các nghiên cứu mô hình điểm của đề tài luận án. Cuối cùng tôi xin cảm ơn bạn bè và những ngƣời thân đã luôn động viên, khích lệ và tạo mọi điều kiện cả về vật chất để tôi hoàn thành luận án này. Thái Nguyên, ngày ... tháng ... năm 2017 Tác giả luận án Đặng Minh Tơn
  • 5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................................i LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii MỤC LỤC..................................................................................................................... iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................... vii DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................ix DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... xiii MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................................1 2. Mục tiêu.......................................................................................................................2 2.1. Mục tiêu chung.........................................................................................................2 2.2. Mục tiêu cụ thể .........................................................................................................2 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu...................................................................................3 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu...............................................................................................3 3.2. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................................3 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.....................................................................................3 5. Đóng góp mới của Luận án .........................................................................................3 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ...............................................4 1.1. Cơ sở lý luận về đánh giá đất đai, sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả và sản xuất nông sản hàng hoá ...........................................................................................................4 1.1.1. Một số khái niệm về đất, đất đai, đánh giá đất......................................................4 1.1.2. Các phƣơng pháp đánh giá, phân hạng đất đai trên thế giới và trong nƣớc..........5 1.1.3. Một số vấn đề lý luận về sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả bền vững và tiêu chí đánh giá tính hiệu quả bền vững của sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam ...............................................................................................................................11 1.1.4. Một số lý luận về sản xuất nông sản hàng hoá ở trong và ngoài nƣớc................15 1.2. Hiện trạng sử dụng đất trồng cam và yêu cầu về đất đai của cây cam trên thế giới và Việt Nam...................................................................................................................19 1.2.1. Hiện trạng sử dụng đất trồng cam trên thế giới và Việt Nam .............................19 1.2.2. Hiện trạng sử dụng đất trồng cam ở Việt Nam ...................................................21
  • 6. iv 1.2.3. Những nghiên cứu về yêu cầu đất đai của cây cam trên thế giới và Việt Nam ..23 1.3. Những nghiên cứu ứng dụng phƣơng pháp đánh giá đất của FAO phục vụ sản xuất cam theo hƣớng hàng hoá tại Việt Nam........................................................................26 1.4. Những nghiên cứu về đất và đánh giá đất phục vụ phát triển sản xuất cam hàng hoá trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang ...............................................................................32 1.5. Những nhận xét rút ra từ tổng quan các vấn đề nghiên cứu đã có và vấn đề cần nghiên cứu .....................................................................................................................35 CHƢƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................37 2.1. Nội dung nghiên cứu ..............................................................................................37 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có liên quan đến sử dụng đất trồng cam theo hƣớng sản xuất hàng hoá trên địa bàn huyện Hàm Yên................................................37 2.1.2. Đánh giá hiện trạng và hiệu quả sử dụng đất trồng cam, các loại sử dụng đất có khả năng chuyển đổi sang trồng cam ............................................................................37 2.1.3. Đánh giá khả năng thích hợp của đất đai với cây cam trên địa bàn vùng Hàm Yên.................................................................................................................................37 2.1.4. Kết quả đánh giá mô hình sử dụng đất trồng cam có mức độ thích hợp đất đai khác nhau tại vùng Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang .........................................................37 2.1.5. Đề xuất phát triển cam theo hƣớng hàng hoá đến năm 2030 và giải pháp phát triển trên địa bàn vùng Hàm Yên ..................................................................................37 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................................38 2.2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp ....................................................38 2.2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu sơ cấp...................................................................38 2.2.3. Phƣơng pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất.......................................................39 2.2.4. Phƣơng pháp xây dựng các bản đồ đơn tính phục vụ xây dựng bản đồ đơn vị đất đai và phân hạng mức độ thích hợp của đất đai với cây cam........................................43 2.2.5. Phƣơng pháp theo dõi mô hình............................................................................46 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................47 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có liên quan đến sử dụng đất trồng cam theo hƣớng sản xuất hàng hoá trên địa bàn huyện Hàm Yên................................................47 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ...............................................................................................47 3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội..................................................................53
  • 7. v 3.1.3. Nhận xét chung....................................................................................................60 3.2. Đánh giá hiện trạng và hiệu quả sử dụng đất trồng cam, các loại sử dụng đất có khả năng chuyển đổi sang trồng cam ............................................................................61 3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất trồng cam và các loại sử dụng đất có khả năng chuyển đổi sang trồng cam.........................................................................................................61 3.2.2. Hiệu quả của sử dụng đất trồng cam và các LUT có khả năng chuyển đổi sang trồng cam.......................................................................................................................65 3.2.3. Một số tồn tại và khó khăn trong sản xuất cam theo hƣớng hàng hoá trên địa bàn vùng Hàm Yên...............................................................................................................83 3.2.4 Nhận xét chung.....................................................................................................95 3.3. Đánh giá khả năng thích hợp của đất đai với cây cam trên địa bàn vùng Hàm Yên.................................................................................................................................96 3.3.1. Các nhóm đất, loại đất chính, phân bố và tính chất.............................................96 3.3.2. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai ........................................................................101 3.3.3. Phân hạng khả năng thích hợp của đất đai với trồng cam trên địa bàn vùng Hàm Yên...............................................................................................................................110 3.3.4. Nhận xét chung..................................................................................................118 3.4. Kết quả đánh giá mô hình sử dụng đất trồng cam có mức độ thích hợp đất đai khác nhau tại vùng Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang .......................................................120 3.4.1. Mô hình trồng cam trên đất rất thích hợp của nhà ông Lộc Văn Nhém, thôn 2 Thuốc Thƣợng, xã Tân Thành, huyện Hàm Yên.........................................................120 3.4.2. Mô hình trồng cam trên đất thích hợp nhà ông Vũ Văn Thành thôn 4 xã Bằng Cốc, huyện Hàm Yên.......................................................................................123 3.4.3. Mô hình trồng cam trên đất ít thích hợp của ông Bàn Thái Dƣơng, xã Minh Hƣơng, Hàm Yên.........................................................................................................127 3.4.4. Nhận xét chung..................................................................................................130 3.5. Đề xuất phát triển cam theo hƣớng hàng hoá đến năm 2030 và giải pháp phát triển trên địa bàn vùng Hàm Yên.........................................................................................130 3.5.1. Đề xuất phát triển cam theo hƣớng hàng hoá đến năm 2030 ............................130 3.5.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng cam theo hƣớng sản xuất hàng hoá.......................................................................................................................134
  • 8. vi KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................................143 1. KẾT LUẬN .............................................................................................................143 2. KIẾN NGHỊ.............................................................................................................144 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 9. vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT AHP Analytic hierarchy process – Phƣơng pháp phân tích thứ bậc BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng BVTV Bảo vệ thực vật CHN Đất cây hàng năm CLĐ Công lao động CLN Đất cây lâu năm CPTG Chi phí trung gian DTTN Diện tích tự nhiên DTĐ Diện tích đất DVP Dịch vụ phí ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long ĐBSH Đồng bằng sông Hồng ĐVĐĐ Đơn vị đất đai FAO Tổ chức lƣơng thực và nông nghiệp Liên hiệp quốc GCNQSD Giấy chứng nhận quyền sử dụng GIS Hệ thống thôn tin địa lý GTGT Giá trị gia tăng GTNC Giá trị ngày công GTSP Giá trị sản phẩm GTSX Giá trị sản xuất GTGT Giá trị gia tăng HQĐV Hiệu quả đồng vốn HQKT Hiệu quả kinh tế HQMT Hiệu quả môi trƣờng HQTH Hiệu quả tổng hợp HQXH Hiệu quả xã hội HTX Hợp tác xã KC Khuyến cáo KTCB Kiến thiết cơ bản
  • 10. viii LĐ Lao động MCE Multi Criteria Evaluation – Phƣơng pháp đánh giá đa chỉ tiêu NKH Đất nông nghiệp khác NN Nông nghiệp NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn SXNN Sản xuất nông nghiệp QCVN Quy chuẩn Việt Nam RSX Đất rừng sản xuất TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TDMNBB Trung du miền núi Bắc bộ TKNN Thiết kế nông nghiệp TNHH Thu nhập hỗn hợp TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh UBND Ủy ban nhân dân VC Chi phí vật chất
  • 11. ix DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Diện tích đất sử dụng đất và kết quả sản xuất cam của thế giới và châu lục giai đoạn 2005-2013......................................................................................................20 Bảng 1.2: Khối lƣợng, Kim ngạch xuất khẩu cam của thế giới và các châu lục giai đoạn 2005-2013.............................................................................................................21 Bảng 1.3. Thống kê diện tích đất trồng cam, quýt, năng suất, sản lƣợng ở Việt Nam giai đoạn 2010 - 2015....................................................................................................22 Bảng 1.4. Yêu cầu về khí hậu và ngƣỡng phân cấp theo mức độ thích hợp của cây cam....24 Bảng 1.5: Yêu cầu về đặc tính vật lý, mảnh vụn thô, độ sâu tầng đất và độ phì theo mức độ thích hợp của cây cam ......................................................................................25 Bảng 2.1. Phân cấp đánh giá chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất trên địa bàn vùng cam Hàm Yên ................................................................................................39 Bảng 2.2. Phân cấp đánh giá hiệu quả xã hội của sản xuất cam vùng cam huyện Hàm Yên.................................................................................................................................41 Bảng 2.3. Phân cấp đánh giá hiệu quả môi trƣờng trồng cam vùng Hàm Yên .............42 Bảng 3.1: Tình hình biến động dân số qua một số năm ................................................56 Bảng 3.2: Một số chỉ tiêu so sánh về dân số của vùng cam Hàm Yên..........................57 Bảng 3.3: Tình hình lao động, việc làm và thu nhập và việc làm tại vùng nghiên cứu.........58 Bảng 3.4. Hiện trạng, biến động sử dụng đất trồng cam và kết quả sản xuất giai đoạn 2005- 2015.....................................................................................................................62 Bảng 3.5. Hiện trạng sử dụng đất trồng cam và các loại, kiểu sử dụng đất có khả năng chuyển đổi sang trồng cam trên địa bàn vùng Hàm Yên năm 2015..............................64 Bảng 3.6. Kết quả tổng hợp ý kiến của chuyên gia đánh giá mức độ quan trọng của từng chỉ tiêu trong nhóm tiêu chí hiệu quả kinh tế........................................................65 Bảng 3.7. Ma trận so sánh tổng hợp đối với các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế và trọng số của các chỉ tiêu ..............................................................................................................66 Bảng 3.8. Phân cấp hiệu quả kinh tế của trồng cam và các loại sử dụng, kiểu sử dụng đất có khả năng chuyển đổi sang trồng cam vùng Hàm Yên ........................................67 Bảng 3.9. Kết quả tổng hợp ý kiến của chuyên gia đánh giá mức độ quan trọng của từng chỉ tiêu trong tiêu chí xã hội..................................................................................69
  • 12. x Bảng 3.10. Ma trận so sánh tổng hợp đối với các chỉ tiêu về hiệu quả xã hội và trọng số của các chỉ tiêu..........................................................................................................69 Bảng 3.11. Phân cấp hiệu quả xã hội của trồng cam và các loại sử dụng gắn với kiểu sử dụng đất có khả năng chuyển đổi sang trồng cam vùng Hàm Yên ..........................70 Bảng 3.12. Tổng hợp kết quả điều tra về tỷ lệ thời gian che phủ của các loại sử dụng, kiểu sử dụng đất vùng Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang....................................................72 Bảng 3.13. Hiện trạng một số tính chất hoá học của các loại đất dƣới các loại sử dụng đất khác nhau tại vùng Hàm Yên ..................................................................................74 Bảng 3.14. Phân cấp đánh giá một số tính chất của đất dƣới các loại sử dụng đất tại vùng Hàm Yên...............................................................................................................76 Bảng 3.15. Lƣợng phân bón thực tế sử dụng cho cây trồng so với khuyến cáo trên địa bàn vùng Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.........................................................................77 Bảng 3.16. Lƣợng thuốc bảo vệ thực vật thực tế sử dụng so với khuyến cáo vùng Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang .................................................................................................78 Bảng 3.17. Kết quả tổng hợp ý kiến của chuyên gia đánh giá mức độ quan trọng của từng chỉ tiêu trong nhóm tiêu chí hiệu quả môi trƣờng.................................................79 Bảng 3.18. Ma trận so sánh tổng hợp đối với các chỉ tiêu về hiệu quả môi trƣờng và trọng số của các chỉ tiêu ................................................................................................80 Bảng 3.19. Phân cấp hiệu quả môi trƣờng của sử dụng đất trồng cam và các loại sử dụng đất, kiểu sử dụng đất có khả năng chuyển đổi sang trồng cam vùng Hàm Yên ..................80 Bảng 3.20. Kết quả điều tra lấy ý kiến chuyên gia về tầm quan trọng của các tiêu chí trong phát triển bền vững của các loại sử dụng, kiểu sử dụng đất vùng Hàm Yên.......................81 Bảng 3.21. Ma trận so sánh tổng hợp đối với các tiêu chí tính bền vững của các kiểu sử dụng đất vùng Hàm Yên................................................................................................82 Bảng 3.22. Tính bền vững của trồng cam so với các LUT và kiểu sử dụng đất có khả năng chuyển sang trồng cam hoặc cạnh tranh về đất vùng Hàm Yên...........................82 Bảng 3.23. Tình trạng chặt phá rừng để trồng cam và các mục đích khác ...................84 Bảng 3.24. Kết quả điều tra về hiện trạng áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất cam.........................................................................................................................85 Bảng 3.25. Hiện trạng sử dụng phân bón cho 1 ha cam thời kỳ kinh doanh tại vùng cam Hàm Yên................................................................................................................87
  • 13. xi Bảng 3.26. Liều lƣợng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất cam tại vùng cam Hàm Yên........................................................................................................................88 Bảng 3.27. Các loại sâu hại cam và biện pháp phòng trừ tại vùng Hàm Yên...............89 Bảng 3.28. Các loại bệnh hại cam và biện pháp phòng trừ tại vùng Hàm Yên ............90 Bảng 3.29. Thời điểm bán cam và lý do chọn thời điểm bán cam................................92 Bảng 3.30. Kết quả điều tra về điều kiện giao thông đến vƣờn cam.............................93 Bảng 3.31. Nhu cầu vay vốn của ngƣời dân..................................................................94 Bảng 3.32. Thực trạng nguồn nhân lực sản xuất cam vùng nghiên cứu .......................94 Bảng 3.33. Nhu cầu về tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc cam................................95 Bảng 3.34. Tổng hợp diện tích nhóm đất, loại đất trên địa bàn vùng Hàm Yên...........96 Bảng 3.35. Diện tích và đặc tính của các đơn vị đất đai vùng Hàm Yên....................109 Bảng 3.36: Yêu cầu sử dụng đất đai của cây cam sành...............................................110 Bảng 3.37. Kết quả phân hạng mức độ thích hợp của đất đai với cây cam theo xã, huyện của vùng Hàm Yên ...........................................................................................114 Bảng 3.38. Khả năng thích hợp của đất đai theo hiện trạng đã trồng cam..................116 Bảng 3.39. Hiệu quả kinh tế mô hình trồng cam trên đất thích hơp tại nhà ông Lộc Văn Nhém ...........................................................................................................................121 Bảng 3.40. Hiệu quả xã hội mô hình trên đất rất thích hơp trồng cam tại nhà ông Lộc Văn Nhém....................................................................................................................122 Bảng 3.41. Một số tính chất hoá học và kim loại nặng của đất trồng cam trong mô hình tại thời điểm tháng 1 năm 2015 và tháng 1 năm 2017 ................................................123 Bảng 3.42. Hiệu quả kinh tế mô hình trồng cam trên đất thích hợp nhà ông Vũ Văn Thành, xã Bằng Cốc, huyện Hàm Yên........................................................................125 Bảng 3.43. Hiệu quả xã hội mô hình cam trên đất thích hợp tại nhà ông Vũ Văn Thành xã Bằng Cốc.................................................................................................................125 Bảng 3.44. Một số tính chất hoá học và kim loại nặng của đất trồng cam trong mô hình tại thời điểm tháng 1 năm 2015 và tháng 1 năm 2017 ................................................126 Bảng 3.45. Hiệu quả kinh tế mô hình trồng cam trên đất ít thích hợp nhà ông Bàn Thái Dƣơng, xã Minh Hƣơng ..............................................................................................128 Bảng 3.46. Hiệu quả xã hội mô hình cam trên đất ít thích hợp tại nhà ông Bàn Thái Dƣơng xã Minh Hƣơng, Hàm Yên..............................................................................128
  • 14. xii Bảng 3.47. Kết quả theo dõi một số tính chất trƣớc hoá học và kim loại nặng của đất ít thích hợp trồng cam tại mô hình nhà ông Bàn Thái Dƣơng........................................129 Bảng 3.48: Đề xuất diện tích đất trồng cam theo hiện trạng đến năm 2030 từng xã, huyện và toàn vùng Hàm Yên .....................................................................................133 Bảng 3.49. Đề xuất diện tích mở rộng trồng cam theo mức độ thích hợp đến từng xã, huyện và toàn vùng Hàm Yên .....................................................................................134
  • 15. xiii DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Sơ đồ hành chính vùng cam Hàm Yên..........................................................47 Hình 3.2. Biểu đồ nhiệt độ trung bình tháng từ năm 2005-2015 tại Trạm khí tƣợng Hàm Yên và Trạm Khí tƣợng Chiêm Hóa ....................................................................49 Hình 3.3. Biểu đồ lƣợng mƣa trung bình theo tháng từ năm 2005-2015 tại trạm Hàm Yên và Trạm khí tƣợng Chiêm Hóa ..............................................................................50 Hình 3.4. Biểu đồ cơ cấu kinh tế vùng Hàm Yên năm 2010 và 2015...........................53 Hình 3.5. Kênh tiêu thụ cam trên địa bàn vùng cam Hàm Yên.....................................91 Hình 3.6. Hình ảnh mô hình trồng cam của ông Lộc Văn Nhém................................120 Hình 3.7. Hình ảnh mô hình trồng cam của ông Vũ Văn Thành.................................124 Hình 3.8. Hình ảnh mô hình trồng cam của ông Bàn Thái Dƣơng .............................127
  • 16. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một trong những nƣớc có khí hậu đa dạng bao gồm cả khí hậu nhiệt đới, á nhiệt đới nên thích hợp với phát triển cây ăn quả nói chung và cây cam nói riêng. Do vậy sản xuất cam đã có những bƣớc tiến rõ rệt, ngoài việc cung cấp loại quả có giá trị dinh dƣỡng cho nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc còn tham gia tích cực và có hiệu quả vào thị trƣờng xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu rau quả, trong đó quả là sản phẩm chủ yếu trong 3 năm gần đây đều đạt trên một tỷ đô la Mỹ, riêng 6 tháng đầu năm 2016, giá trị xuất khẩu quả đạt mức kỷ lục, trên dƣới 1,2 tỷ đô la, đƣợc liệt vào nhóm 10 loại sản phẩm nông nghiệp có vị trí xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam. Theo thống kê năm 2015 diện tích trồng cam của cả nƣớc có 67,9 nghìn ha, năng suất trung bình đạt 12,52 tấn/ha và sản lƣợng đạt 579,5 nghìn tấn. Cùng với nhiều loại nông sản khác, cam đã đƣợc trồng thành những vùng chuyên canh lớn, tập trung mang tính hàng hoá nhƣ vùng cam Hà Giang, Cao Phong, Hoà Bình, cam Vinh tỉnh Nghệ An ở phía Bắc và tại phía Nam, cam đƣợc trồng nhiều ở Vĩnh Long, Tiền giang, Bến Tre thuộc ĐBSCL [48]. Sự phát triển của các vùng cam nói chung và cam sành nói riêng đã gắn liền với địa danh của làng, bản hoặc huyện hay tỉnh. Chính những điều kiện địa lý đặc trƣng bao gồm cả thổ nhƣỡng, khí hậu và tập quán canh tác tạo cho cam có đặc tính chất lƣợng riêng biệt của vùng đất ấy, cho giá trị sản phẩm cao hơn so với cùng loại nên đã góp phần vào việc phát triển kinh tế, xã hội của từng địa phƣơng nói riêng và cả nƣớc nói chung. Tuy nhiên sản xuất cam vẫn còn hạn chế, chƣa khai thác hết quỹ đất nên quy mô còn nhỏ, manh mún, hiệu quả sản xuất còn thấp chƣa tƣơng xứng với tiềm năng. Vùng cam sành ở Hàm Yên cũng đã đƣợc nhiều ngƣời biết đến với thƣơng hiệu “cam sành Hàm Yên” là một trong 10 loại quả nổi tiếng ở Việt Nam. Đây là vùng có điều kiện sinh thái phù hợp với trồng cam và đã đƣợc xác định ở 20 xã, trong đó có 18 xã thuộc huyện Hàm Yên và 2 xã thuộc huyện Chiêm Hoá. Diện tích tự nhiên toàn vùng có 108.123,48 ha. Trong đó đất nông nghiệp có 100.213,90 ha, chiếm 92,68% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đất nông nghiệp thì đất sản xuất nông nghiệp có 18.660,02 ha; đất lâm nghiệp 80.784,47 ha còn lại là các loại đất khác. Mặc dù cây cam
  • 17. 2 đã đƣợc xác định là cây trồng chủ lực, cây làm giàu cho nhiều hộ gia đình, mỗi năm thu nhập trên dƣới 500 triệu đồng nhƣng đến nay mới chỉ giới hạn ở 17 xã, trong đó 15/18 xã ở huyện Hàm Yên và 2 xã thuộc huyện Chiêm Hoá. So với cả nƣớc, vùng cam Hàm Yên có diện tích lớn thứ 3 nhƣng năng suất thấp hơn năng suất trung bình của cả nƣớc và sản lƣợng chỉ đứng thứ 14. Diện tích cam tuy lớn nhƣng manh mún chƣa hình thành vùng sản xuất hàng hoá lớn, và chất lƣợng của các vƣờn cam khác nhau nên giá tiêu thụ cũng có sự khác biệt đáng kể. Nguyên nhân của tình trạng nói trên là do sự hình thành vùng cam hoàn toàn tự phát dựa trên những kinh nghiệm của ngƣời dân. Chính vì vậy năm 2014, Uỷ ban nhân tỉnh Tuyên Quang đã có Quyết định số 388/QĐ-UB Phê duyệt Đề án phát triển vùng cam sành tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2014 đến năm 2020” [37] với mục tiêu đến năm 2020 sẽ hình thành đƣợc vùng cam cam sành với quy mô 5000 ha nhƣng chỉ dựa vào kết quả điều tra, phân loại và lập bản đồ đất do Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp tiến hành năm 2012 mà chƣa tính đến các điều kiện về khí hậu và điều kiện nƣớc tƣới, trong khi đó đây là vùng có điều kiện sinh thái rất đa dạng, chƣa xác định dƣợc khả năng thích hợp của đất đai với trồng cam. Do vậy nhiều vấn đề đặt ra là quy mô diện tích đất trồng cam có mức thích hợp của cả vùng là bao nhiêu, trồng ở những xã nào và quy mô diện tích có mức thích hợp tối đa có thể phát triển? Mặt khác để phát triển cam theo hƣớng hàng hóa cần những giải pháp gì? Để giải quyết những vấn đề nêu trên, đề tài: “Nghiên cứu đánh giá đất phục vụ phát triển cam theo hướng hàng hoá vùng Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang” đã đƣợc lựa chọn để thực hiện. 2. Mục tiêu 2.1. Mục tiêu chung Đánh giá đƣợc mức độ thích hợp của đất đai và đề xuất sử dụng đất trồng cam theo hƣớng sản xuất hàng hoá gắn với các giải pháp thực hiện tại vùng Hàm Yên đến năm 2030. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá đƣợc hiện trạng và hiệu quả sử dụng đất trồng cam, các loại sử dụng đất nông nghiệp có khả năng chuyển đổi sang trồng cam trên địa bàn vùng Hàm Yên; - Đánh giá đƣợc mức độ thích hợp của đất đai với trồng cam trên địa bàn vùng Hàm Yên;
  • 18. 3 - Đề xuất sử dụng đất cho trồng cam theo hƣớng sản xuất hàng hóa đến năm 2030 và các giải pháp thực hiện. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đất trồng cam, các loại đất có khả năng chuyển đổi sang đất trồng cam và những vấn đề có liên quan đến sản xuất cam theo hƣớng hàng hoá. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Các xã thuộc huyện Hàm Yên và 2 xã thuộc huyện Chiêm Hoá là Trung Hà và Hà Lang (gọi tắt là vùng Hàm Yên) - Phạm vi thời gian: Các số liệu thu thập về sản xuất cam từ 2005 đến 2015. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn lựa chọn chỉ tiêu đánh giá đất cho cây cam trên bản đồ tỉ lệ lớn 1/25.000, phục vụ đề xuất sử dụng đất trồng cam theo hƣớng hàng hoá tại vùng Hàm Yên và các vùng có điều kiện sinh thái tƣơng tự tại Trung du miền núi Bắc Bộ; - Cung cấp cơ sở khoa học cho việc lập quy hoạch sử dụng đất phát triển cam theo hƣớng sản xuất hàng hóa, nâng cao thu nhập cho hộ nông dân, góp phần thực hiện thành công chƣơng trình mục tiêu quốc gia về phát triển nông thôn mới. 5. Đóng góp mới của Luận án - Đề xuất mở rộng thêm 2.343,79 ha cam trên đất rất thích hợp và thích hợp từ đất rừng sản xuất 1.554,06 ha; cây lâu năm khác 564,33 ha; cây hàng năm 224,95 ha, đất nông nghiệp khác 0,45 ha, tạo thành vùng sản xuất cam hàng hoá tập trung có quy mô 6.898,99 ha vào năm 2030 gắn với 9 nhóm giải pháp để thực hiện. - Xây dựng đƣợc một bộ dữ liệu đầy đủ về đất đai bao gồm cả dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính phục vụ công tác quản lý chất lƣợng đất và chỉ đạo sản xuất cam theo hƣớng hàng hoá.
  • 19. 4 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận về đánh giá đất đai, sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả và sản xuất nông sản hàng hoá 1.1.1. Một số khái niệm về đất, đất đai, đánh giá đất Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009) [11], Nguyễn Thế Đặng, Đặng Văn Minh (2014) [18] đất (Soils) hay “lớp phủ thổ nhƣỡng” là phần trên cùng của vỏ phong hoá trái đất, là thể tự nhiên đặc biệt đƣợc hình thành do tác động tổng hợp của 5 yếu tố gồm sinh vật, khí hậu, đá mẹ, địa hình và thời gian (tuổi tƣơng đối). Những đất đã sử dụng có tác động của con ngƣời nên đƣợc xếp yếu tố thứ 6. Đất có ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ đối với sản xuất nông nghiệp mà còn đối với toàn bộ hoạt động của các ngành nhƣ xây dựng, giao thông, ngƣ nghiệp, diêm nghiệp… Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009) [11], Bộ Khoa học và Công nghệ (2012) [5], Nguyễn Ngọc Nông và cs (2014) [31], Đất đai đƣợc định nghĩa là một vùng đất có ranh giới, vị trí, diện tích cụ thể có các thuộc tính tƣơng đối ổn định hoặc thay đổi nhƣng có tính chu kỳ, có thể dự đoán đƣợc, có thể ảnh hƣởng tới việc sử dụng đất trong hiện tại và tƣơng lai của các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội nhƣ: thổ nhƣỡng, khí hậu, địa hình, địa mạo, địa chất, thuỷ văn, thực vật, động vật cƣ trú và hoạt động sản xuất của con ngƣời. Đánh giá đất đai đƣợc Dent .D, Yuong .A (1987) [66] định nghĩa “Đánh giá đất đai là quá trình đoán định tiềm năng của đấtđai cho một hoặc một số loại sử dụng đất đai đã đƣợc lựa chọn. FAO, 1976 [67], Đào Châu Thu, Nguyễn Khang (1998) [51], Bộ khoa học và Công Nghệ (2012) [5], Nguyễn Ngọc Nông và cs (2014) [31] cũng thống nhất với định nghĩa trên nhƣng nêu cụ thể hơn “Đánh giá đất đai là quá trình so sánh, đối chiếu những tính chất vốn có của vạt đất cần đánh giá với những tính chất đất đai theo yêu cầu của đối tƣợng sử dụng”. Theo học thuyết sinh thái học cảnh quan (Landscape Ecology) thì coi đất đai là vật mang (Carreer) của hệ sinh thái (EcoSystems). Trên quan điểm này, Brinkman.R and Smyth A.J (1973) [64] định nghĩa đánh giá phân hạng đất đai nhƣ sau: “Một vạt đất xác định về mặt địa lý là một diện tích bề mặt của trái đất với những thuộc tính
  • 20. 5 tƣơng đối ổn định hoặc thay đổi có tính chất chu kỳ có thể dự đoán đƣợc của sinh quyển bên trên, bên trong và bên dƣới nó nhƣ là: không khí, đất (Soils), điều kiện địa chất, thủy văn, thực vật và động vật cƣ trú, những hoạt động hiện nay và trƣớc đây của con ngƣời, ở chừng mực mà những thuộc tính này có ảnh hƣởng có ý nghĩa tới việc sử dụng vạt đất đó của con ngƣời hiện tại và trong tƣơng lai”. Nhƣ vậy đánh giá, phân hạng đất đai phải đƣợc xem xét trên phạm vi rất rộng, bao gồm cả không gian, thời gian, tự nhiên, kinh tế và xã hội. Đặc điểm của đất đai đƣợc sử dụng trong đánh giá phân hạng đất là những tính chất của đất đai có thể đo lƣờng hoặc ƣớc lƣợng đƣợc. Tuy có rất nhiều đặc điểm nhƣng chỉ lựa chọn ra những đặc điểm chính có tác động trực tiếp và có ý nghĩa tới đất đai của vùng nghiên cứu. Trong đánh giá, phân hạng đất, thổ nhƣỡng (Soils) là thành phần đặc biệt quan trọng, nhƣng còn bao hàm cả các lĩnh vực tự nhiên, kinh tế xã hội khác. Vì vậy cần phải có sự kết hợp liên ngành. Từ những bƣớc sơ khai, ngành khoa học đánh giá đất đai đã dần dần trƣởng thành và hoàn thiện cả về lý luận và thực tiễn. Từ năm 1978, công tác đánh giá đất đai đã đƣợc biên chế thành một tổ thuộc Hội đồng chuyên ngành: Công nghệ về đất của Hội đồng khoa học đất quốc tế (Trần Kông Tấu và cs 1991) [40]. 1.1.2. Các phương pháp đánh giá, phân hạng đất đai trên thế giới và trong nước Theo Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp (1980) [55] cho thấy, việc đánh giá đất đai tùy theo mục đích và điều kiện cụ thể, mỗi nƣớc đã đề ra nội dung, phƣơng pháp đánh giá đất riêng cho quốc gia mình nhƣng tựu chung có hai khuynh hƣớng chính gồm: Đánh giá đất theo điều kiện tự nhiên có xem xét đến những điều kiện kinh tế xã hội và đánh giá kinh tế đất có xem xét đến những điều kiện tự nhiên. Tuy nhiên dù áp dụng phƣơng pháp nào thì cũng cần phải lấy đất làm nền hay cơ sở và loại sử dụng đất đai cụ thể để đánh giá, phân hạng. Kết quả đƣợc thể hiện bằng các bản đồ, báo cáo và các số liệu thống kê. Theo Tổng cục quản lý ruộng đất (1981) [47] tại Liên Xô cũ, theo quyết định của Chính phủ, công tác đánh giá đất đai đƣợc tiến hành trên toàn liên bang và do Bộ nông nghiệp chủ trì (Bộ nông nghiệp Liên Xô -1980) [9]. Mục đích chính của đánh giá đất đai là: (1) Xác định hiệu quả kinh tế sử dụng đất đai; (2) Đánh giá và so sánh hoạt động kinh doanh của các xí nghiệp nông nghiệp; (3) Dự kiến số lƣợng sản phẩm thu
  • 21. 6 đƣợc, sản phẩm cần giao nộp và giá thành sản phẩm, giá thu mua, đảm bảo sự công bằng giữa các xí nghiệp và mục đích cuối cùng là để hoàn thiện kế hoạch sản xuất và xây dựng các đồ án quy hoạch. Đánh giá đất đai đƣợc thực hiện theo hai hƣớng gồm Đánh giá chung và đánh giá riêng (theo hiệu quả của từng loại cây trồng). Chỉ tiêu đánh giá là: năng suất và giá thành sản phẩm tính bằng Rúp/ha; mức hoàn vốn; địa tô cấp sai (phần lãi thuần). Cây trồng lấy làm gốc để đánh giá nhất thiết phải là cây ngũ cốc và cây họ đậu. Đơn vị đánh giá là các chủng đất. Quá trình đánh giá đất ở Liên Xô đƣợc thực hiện qua 7 bƣớc: - Chuẩn bị - Tổng hợp tài liệu - Phân vùng đánh giá đất đai - Xác định đơn vị đánh giá đất đai - Xác định các thông số cơ bản cho từng nhóm chủng đất - Xây dựng thang đánh giá đất đai - Xác định các tiêu chuẩn đánh giá đất đai cho từng cơ sở sản xuất. Ngoài ra còn có những quy định đánh giá cụ thể cho: Đất có tƣới, đất đƣợc tiêu úng, đất trồng cây lâu năm, đất trồng cỏ cắt và đồng cỏ chăn thả… Cũng theo Tổng cục Quản lý ruộng đất (1981) [47] thì tại Hoa Kỳ, phân hạng đất đai đƣợc ứng dụng rộng rãi theo hai phƣơng pháp gồm: - Phƣơng pháp tổng hợp: Lấy năng suất cây trồng trong nhiều năm làm tiêu chuẩn và chú ý đi vào phân hạng đất đai cho từng loại cây trồng (chọn cây lúa mì là đối tƣợng chính). - Phƣơng pháp yếu tố: Bằng cách thống kê các yếu tố tự nhiên và kinh tế để so sánh, lấy lợi nhuận tối đa là 100 điểm hoặc 100% để làm mốc so sánh với các đất khác. Tại Hoa Kỳ đã phân hạng đất đai bằng phƣơng pháp quy nhóm đất phục vụ sản xuất nông – lâm nghiệp. Toàn bộ đất đai của Hoa Kỳ đƣợc phân thành 8 nhóm, trong đó có 4 nhóm có khả năng sản xuất nông nghiệp (từ mức thích hợp cao đến thấp), có 2 nhóm có khả năng lâm nghiệp, còn 2 nhóm hiện tại không có khả năng sử dụng.
  • 22. 7 Nhiều nƣớc châu Âu thực hiện theo cả 2 hƣớng: Nghiên cứu các yếu tố tự nhiên, xác định tiềm năng sản xuất của đất đai (phân hạng định tính) và nghiên cứu các yếu tố kinh tế, xác định sức sản xuất thực tế của đất đai (phân hạng định lƣợng). Thông thƣờng áp dụng phƣơng pháp so sánh bằng tính điểm hoặc tính theo giá trị tƣơng đối là%. Điển hình trong số các nƣớc này là Bungari. Nội dung, phƣơng pháp phân hạng tóm tắt nhƣ sau: Các yếu tố đất đai đƣợc chọn để đánh giá là các yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp đến độ phì nhiêu và sự sinh trƣởng phát triển của cây trồng nhƣ thành phần cơ giới, hàm lƣợng hữu cơ, độ dày tầng đất mịn, hệ số cấu trúc đoàn lạp, pH, độ sâu mạch nƣớc ngầm… Mỗi yếu tố đều đƣợc phân cấp và cho điểm cụ thể theo mức độ thích hợp. Ví dụ: Độ dày tầng mùn dƣới 20cm: 40 điểm; 20-40cm: 80 điểm; và trên 40cm: 100 điểm. Phân hạng đất đƣợc tiến hành theo từng loại cây trồng nên mỗi cây trồng đã đƣợc xác định một hệ thống chỉ tiêu cụ thể gắn với điểm tƣơng ứng nhƣ nếu đất sét nặng trên 75% sét với lúa mì là 80 điểm, với ngô là 50 điểm. Từ đó hệ thống nhóm và hạng đất đƣợc phân cấp rất chi tiết thành 10 hạng (với mức chênh lệch 10 điểm) thuộc 5 nhóm: Rất tốt, tốt, trung bình, xấu và không sử dụng đƣợc. Tại Ấn Độ, các nƣớc tại vùng nhiệt đới ẩm, châu Phi thƣờng áp dụng phƣơng pháp tham biến biểu thị mối quan hệ của các yếu tố dƣới dạng phƣơng trình toán học. Kết quả phân hạng cũng đƣợc thể hiện dƣới dạng% hoặc điểm. Do tầm quan trọng đặc biệt của công tác đánh giá, phân hạng đất đối với quy hoạch sử dụng đất đai, Tổ chức Nông – Lƣơng của Liên hợp quốc (FAO) đã chủ trì với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực đã tổng kết kinh nghiệm của nhiều nƣớc xây dựng thành công bản: Đề cƣơng đánh giá đất đai (FAO, 1976) [67]. Đây là tài liệu đƣợc cả thế giới quan tâm thử nghiệm, vận dụng và chấp nhận là phƣơng tiện tốt nhất để đánh giá tiềm năng đất đai. Tiếp theo đó, hàng loạt các tài liệu hƣớng dẫn đã đƣợc xuất bản nhƣ: Đánh giá đất cho nông nghiệp nhờ nƣớc trời (FAO,1983) [68]; cho các vùng nông nghiệp đƣợc tƣới (FAO,1985) [69]; cho đất rừng (FAO,1985) [70]; cho đồng cỏ (FAO,1989) [71]; đánh giá đất và phân tích hệ thống canh tác cho việc quy hoạch sử dụng đất (FAO,1994) [72] và hƣớng dẫn Quy hoạch sử
  • 23. 8 dụng đất đai (FAO,1998) [73]; … Trƣớc hết cần xác định: Hƣớng dẫn của FAO chỉ mang tính khái quát toàn bộ những nội dung, các bƣớc tiến hành, những gợi ý, ví dụ nêu ra để minh họa và tham khảo. Trên cơ sở đó, tùy điều kiện cụ thể của từng nƣớc mà vận dụng cho sát đúng và phù hợp. Đề cƣơng đã đề ra những nguyên tắc đánh giá đất nhƣ sau: - Mức độ thích hợp của đất đai đƣợc đánh giá, phân hạng cho các loại sử dụng đất hoặc kiểu sử dụng đất cụ thể chứ không chung chung. - Đánh giá đất phải dựa trên việc so sánh giữa lợi nhuận thu đƣợc và đầu tƣ cần thiết trên các loại đất khác nhau và giữa các loại sử dụng đất với nhau. - Trong đánh giá đất phải có quan điểm hệ thống. - Các yếu tố chỉ tiêu sử dụng trong đánh giá phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của vùng nghiên cứu. - Các loại sử dụng đất và kiểu sử dụng đất có khả năng thích hợp đƣợc lựa chọn để đƣa vào sử dụng phải đáp ứng đƣợc tiêu chí bền vững. Đề cƣơng cũng đã giới thiệu 3 mức độ đánh giá: Sơ lƣợc, bán chi tiết và chi tiết; hai phƣơng pháp đánh giá gồm: phƣơng pháp hai bƣớc và phƣơng pháp song song tùy theo điều kiện cụ thể mà vận dụng. Phân hạng đất đƣợc chia ra các kiểu: - Phân hạng định tính và phân hạng định lƣợng. - Phân hạng thích hợp hiện tại và tiềm năng. Cấu trúc phân hạng gồm 4 cấp: Bậc (Orders), hạng (Classes), hạng phụ (Subclasses) và đơn vị đất thích hợp (Units). Có 2 bậc: - Bậc thích hợp (Suitability orders) - Bậc không thích hợp (Not suitability orders) và một pha thích hợp có điều kiện (Conditionally suitable) Trong bậc thích hợp đƣợc chia làm 3 hạng: - Thích hợp cao (Highly suitable) - Thích hợp trung bình (Moderately suitable) - Kém thích hợp (Marginally suitable) Bậc không thích hợp đƣợc chia làm 2 hạng:
  • 24. 9 - Không thích hợp hiện tại (Currently not suitable) - Không thích hợp vĩnh viễn (Permanently not suitable) Từ lớp thích hợp trung bình và kém đƣợc chia ra nhiều hạng phụ để chỉ rõ bản chất của các yếu tố giới hạn. Để chỉ rõ những yêu cầu chi tiết hơn về quản lí, sử dụng đất đai, từ hạng phụ chia nhỏ ra các đơn vị đất thích hợp. Ngoài ra, các hƣớng dẫn cụ thể khác nhƣ: Xác định loại sử dụng đất đai, xác định đơn vị đất đai, phân hạng mức độ thích hợp. Tuy nhiên có thể nhận thấy, đề cƣơng, hƣớng dẫn của FAO rất đầy đủ, chặt chẽ và dễ dàng vận dụng trong mọi hoàn cảnh. Tại Việt Nam, khái niệm đánh giá, phân hạng đất đai đã có từ lâu qua việc phân chia “Từ hạng điền, Lục hạng thổ” để thu thuế. Đặc biệt từ năm 1970, Bùi Quang Toản và nhiều nhà khoa học của Viện Thổ nhƣỡng nông hóa nhƣ: Vũ Cao Thái, Nguyễn Cao Thân… đã nghiên cứu và thực hiện công tác đánh giá, phân hạng đất đai ở 23 huyện, 286 hợp tác xã. Kết quả nghiên cứu đã góp phần thiết thực phục vụ cho công tác tổ chức lại sản xuất và xây dựng cấp huyện. Từ kết quả nghiên cứu và kiểm nghiệm trên thực tiễn, Bùi Quang Toản đã đề xuất: Quy trình kỹ thuật phân hạng đất đai áp dụng cho HTX và các vùng chuyên canh. Nội dung quy trình gồm 4 bƣớc: - Thu thập tài liệu - Vạch khoảng đất (với HTX) hoặc khoanh đất (với vùng chuyên canh) - Đánh giá và phân hạng chất lƣợng đất - Xây dựng bản đồ phân hạng đất. Các yếu tố tham gia trong đánh giá, phân hạng đất đai vùng đồng bằng gồm có: Loại đất, độ dày tầng đất, mức độ chặt, xốp, hạn, úng, mƣa, mặn, chua… Các yếu tố đƣợc chia thành 4 mức độ thích hợp theo chiều thuận và ngƣợc lại, mức độ hạn chế theo chiều nghịch gồm: Rất tốt; Tốt; Trung bình và mức độ IV: Kém. Đất đƣợc phân thành 4 hạng theo các tiêu chuẩn sau: Hạng I: Gồm các khoanh đất có 50% yếu tố thuận lợi ở mức độ I và 20% yếu tố nghịch ở mức độ IV. Hạng II: Gồm các khoanh đất có 30% yếu tố thuận ở mức độ I và 20-30% yếu tố nghịch ở mức độ IV.
  • 25. 10 Hạng IV: Gồm các khoanh đất có 50% yếu tố nghịch ở mức độ IV và chỉ có 20% yếu tố nghịch ở mức độ I và II. Hạng III: Gồm các khoanh đất còn lại, tức là có tiêu chuẩn giữa hạng II và hạng IV. Quy trình này đã đƣợc áp dụng trong một thời gian dài. Hạn chế của quy trình là không đề cập đến các chỉ tiêu về kinh tế xã hội và môi trƣờng. Để thực hiện chỉ thị 299/TTg, Tổng cục Quản lý Ruộng đất (1981) [47]. đã ban hành dự thảo phƣơng pháp phân hạng đất với 5 nguyên tắc cơ bản gồm: - Phân hạng đất phải dựa vào vùng địa lý thổ nhƣỡng - Phân hạng đất tùy thuộc vào loại, nhóm cây trồng - Phân hạng đất phải mang đặc thù của địa phƣơng - Phân hạng đất tùy thuộc vào trình độ thâm canh - Phân hạng đất và năng suất cây trồng có tƣơng quan chặt chẽ. Quy trình đã hƣớng dẫn trình tự tiến hành phân hạng đất lúa nƣớc ở cấp huyện gồm 4 bƣớc: - Chuẩn bị ban đầu ở huyện - Điều tra nghiên cứu điểm trên địa bàn thực tế của huyện - Điều tra toàn bộ đất trồng cây lƣơng thực trong huyện - Tổng hợp, xây dựng tài liệu phân hạng đất phạm vi huyện. Đây là tài liệu hƣớng dẫn vừa mang tính khoa học vừa mang tính thực tiễn, có thể áp dụng trên diện rộng nhƣng không tránh khỏi tính chủ quan. Phƣơng pháp đánh giá đất của FAO chính thức đƣợc áp dụng vào Việt Nam năm 1986 và đã đƣợc triển khai nghiên cứu ứng dụng. Theo đó năm 1998, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành tiêu chuẩn ngành 10TCN 343-98 về quy trình đánh giá đất phục vụ nông nghiệp [10]. Quy trình đƣợc xây dựng trên cơ sở vận dụng nội dung, phƣơng pháp đánh giá đất thích hợp của FAO trong điều kiện và tiêu chuẩn cụ thể của Việt Nam. Quy trình này đã đƣợc ứng dụng rộng rãi trên nhiều quy mô và tỉ lệ bản đồ khác nhau. Năm 2010, Quy trình này lại đƣợc bổ sung hoàn thiện và đƣợc ban hành theo tiêu chuẩn Việt Nam và chính thức trở thành Tiêu chuẩn Việt Nam: TCVN 8409:2010[4], năm 2012 lại đƣợc bổ sung và đƣợc ban hành lại TCVN
  • 26. 11 8409-2012[5]. Đây đƣợc coi là cẩm nang trong đánh giá đất sản xuất nông nghiệp phục vụ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện. Tuy nhiên đây cũng chỉ là khung cơ bản để hƣớng dẫn thống nhất nội dung, trình tự đánh giá đất và gợi ý các nhóm yếu tố gắn với chỉ tiêu cần lựa chọn, riêng chỉ tiêu cụ thể sử dụng để phân hạng đất phải tùy thuộc từng địa phƣơng, từng vùng, khả năng bổ sung và nguồn tài liệu thứ cấp sẵn có tại địa phƣơng có thể kế thừa. 1.1.3. Một số vấn đề lý luận về sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả bền vững và tiêu chí đánh giá tính hiệu quả bền vững của sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam Theo Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên và Tài nguyên thiên nhiên quốc tế (IUCN, 2003) [76] thì “Phát triển bền vững” xuất hiện đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lƣợc bảo tồn thế giới cho rằng “Sự phát triển của nhân loại không chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động của nó đến môi trƣờng sinh thái học”. Tiếp theo Ủy ban môi trƣờng và phát triển của Ngân hàng Thế giới, 1987 chỉ ra rằng “Phát triển bền vững là sự phát triển có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu hiện tại mà không ảnh hƣởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tƣơng lai”. Khái niệm “Nông nghiệp bền vững” đƣợc Tổ chức về môi trƣờng sinh thái thế giới (WOED): Nông nghiệp bền vững là nền nông nghiệp thỏa mãn đƣợc các nhu cầu của thế hệ hiện nay mà không làm giảm khả năng ấy đối với các thế hệ mai sau. Và dĩ nhiên để sản xuất nông nghiệp bền vững thì cần phải bào tồn quỹ đất cả về số lƣợng và chất lƣợng. Điều này đã đƣợc Smyth. A.J and Dumanski J, (1993) [84] thì nền tảng của một nền nông nghiệp bền vững là duy trì tiềm năng sản xuất sinh học, đặc biệt là duy trì chất lƣợng đất, nƣớc và tính đa dạng sinh học. Nền nông nghiệp bền vững phải đảm bảo đƣợc 3 yêu cầu: (1) Quản lý đất bền vững; (2) Cải tiến công nghệ; (3) Nâng cao hiệu quả kinh tế. Trong đó quản lý đất bền vững đƣợc đặt lên hàng đầu. Sự phát triển bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp chính là sự bảo tồn đất, nƣớc, các nguồn động, thực vật để không bị suy thoái môi trƣờng, sử dụng kỹ thuật thích hợp, tạo sinh lợi về kinh tế và chấp nhận đƣợc về mặt xã hội (Mankin, 1998) [77]. Tại cuộc họp thƣợng đỉnh tháng 11 năm 1996, Tổ chức FAO đã đề xuất một số tiêu chí cho nông nghiệp bền vững bao gồm:
  • 27. 12 - Thỏa mãn nhu cầu dinh dƣỡng cơ bản của các thế hệ hiện tại và tƣơng lai về số lƣợng và chất lƣợng các sản phẩm nông nghiệp. - Cung cấp việc làm lâu dài, đủ thu nhập và các điều kiện sống. - Duy trì và tăng cƣờng khả năng tái sản xuất các loại tài nguyên nông nghiệp (đất, nƣớc, cây trồng, động vật nuôi). - Giảm thiểu rủi ro và khả năng bị tổn thƣơng trong nông nghiệp. Vấn đề đặt ra là khi đánh giá hiệu quả hay tính bền vững với nhiều tiêu chí và chỉ tiêu nhƣ vậy thì sử dụng phƣơng pháp nào trong khi vai trò của các tiêu chỉ và từng chỉ tiêu khác nhau? Để giải quyết bài toán phân tích đa chỉ tiêu này, Saaty (1991, 1996, 2000 và 2008) [80] [81] [82] [83] đã đƣa ra phƣơng pháp phân tích thứ bậc (Analytic Hierarchy Process, thƣờng gọi là phƣơng pháp AHP), trình tự của phƣơng pháp này bắt đầu từ ý kiến của chuyên gia xác định tầm quan trọng của từng yếu tố hay từng chỉ tiêu, bƣớc tiếp theo là lập ma trận so sánh cặp đôi để xác định trọng số và bƣớc thứ 3 là tính điểm cho từng chỉ tiêu hay tiêu chí và tiến hành phân cấp đánh giá hiệu quả. Phƣơng pháp này không những chỉ đƣợc sử dụng trong đánh giá tính bền vững cho từng tiêu chí và đánh giá tổng hợp HQKT, HQXH, HQMT mà còn đƣợc tích hợp với Hệ thống thông tin (GIS) để phân tích không gian gắn với từng khoanh đất, vạt đất nhằm xác định tính bền vững. Đáng chú ý là các nghiên cứu của Motuma và cs 2016 [78], Pramanik 2016 [86], Zabihi và cs, 2015 [88]. Tại Việt Nam, theo Viện Quy hoạch & TKNN (2006) [62], Nông nghiệp bền vững có sức sống về mặt kinh tế, môi trƣờng và công bằng về xã hội, nghĩa là phải đáp ứng đƣợc nhu cầu về thức ăn, nƣớc uống sạch cho con ngƣời, tạo ra việc làm nâng cao chất lƣợng cuộc sống nhƣng không làm tổn hại đến nguồn lợi tự nhiên và cho các thế hệ tƣơng lai. Nông nghiệp bền vững không chỉ tiếp thu những tri thức, kỹ thuật của các nền nông nghiệp khác mà còn phải kế thừa kinh nghiệm của nền nông nghiệp truyền thống. Theo Trần An Phong (1995)[36], Việc sử dụng đất hợp lý, bảo vệ, bồi dƣỡng đất và bảo vệ môi trƣờng phải thực sự là một bộ phận hợp thành của chiến lƣợc nông nghiệp. Quan điểm mang tính chất trung tâm và chỉ đạo trong chiến lƣợc sử dụng đất ở nƣớc ta là quan điểm đầu tƣ theo chiều sâu, thực sự là mũi nhọn trong việc đầu tƣ vào nông nghiệp. Lê Văn Khoa, Lê Đức (2015) [29], Phạm Hoàng Hải (2015) [23] đều thống nhất cho rằng để sử dụng đất bền vững không chỉ đòi hỏi về công nghệ, kỹ thuật
  • 28. 13 đơn thuần mà cần có sự kết hợp giữa kỹ thuật, công nghệ, kinh tế, luật pháp, chủ trƣơng chính sách, xã hội, nhân văn và môi trƣờng. Đồng thời cũng chỉ ra rằng để đánh giá tính bền vững hay hiệu quả cần phải dựa vào 3 tiêu chí là kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Nhƣ vậy phần lớn các nghiên cứu đều chỉ ra rằng muốn đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp bền vững hay không bền vững phải dựa vào 3 tiêu chí đó là hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trƣờng. Tuy nhiên các chỉ tiêu của từng tiêu chí lại rất khác nhau trong các nghiên cứu. Cụ thể: 1.1.3.1.Về hiệu quả kinh tế: Đƣợc tính trên 1 ha đất nông nghiệp dựa trên các chỉ tiêu sau: + Giá trị sản xuất (GTSX): Là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ đƣợc tạo ra trong 1 kỳ nhất định (thƣờng là một năm). + Chi phí trung gian (CPTG): Là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thƣờng xuyên bằng tiền mà chủ thể bỏ ra để thuê và mua các yếu tố đầu vào và dịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất. + Giá trị gia tăng (GTGT): Là hiệu số giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian, là giá trị sản phẩm xã hội đƣợc tạo ra thêm trong thời kỳ sản xuất đó. GTGT = GTSX - CPTG - Hiệu quả kinh tế tính trên 1 đồng chi phí trung gian (GTSX/CPTG, GTGT/CPTG): Đây là chỉ tiêu tƣơng đối của hiệu quả, nó chỉ ra hiệu quả sử dụng các chi phí biến đổi và thu dịch vụ. - Thu nhập hỗn hợp (TNHH) TNHH = GTGT - Thuế (T) - chi phí lao động thuê ngoài (L) - Hiệu quả kinh tế trên ngày công lao động quy đổi, bao gồm: GTSX/LĐ, GTGT/LĐ, TNHH/LĐ. Thực chất là đánh giá kết quả đầu tƣ lao động sống cho từng kiểu sử dụng đất và từng cây trồng làm cơ sở để so sánh với chi phí cơ hội của ngƣời lao động. - Chỉ tiêu phân tích đƣợc đánh giá định lƣợng (giá trị tuyệt đối) bằng tiền theo thời gian hiện hành, định tính (giá trị tƣơng đối) đƣợc tính bằng mức độ cao thấp.
  • 29. 14 Đa số các nghiên cứu đều sử dụng các chỉ tiêu nói trên nhƣng khi đánh giá tổng hợp lại rất khác nhau nhƣ dựa vào tỉ lệ tƣơng đối của số lƣợng chỉ tiêu đạt mức A, xếp mức A (Nguyễn Tuấn Anh, 2012) [1]; Bùi Thanh Hải và cs (2015) [25], SomPhanh Phengsida (2016) [38]. Theo Lê Cảnh Định (2011) [19]; Lê Tấn Lợi (2017) [30], hiệu quả kinh tế đƣợc đánh giá bằng 3 chỉ tiêu là tổng giá trị sản phẩm, lãi thuần và hiệu suất đầu tƣ tính bằng lần nhƣng khi đánh giá hiệu quả tổng hợp, tác giả đã sử dụng phƣơng pháp đánh giá đa chỉ tiêu (MCE), trong đó áp dụng phƣơng pháp xác định thứ bậc hay tầm quan trọng của từng chỉ tiêu trong tiêu chí (phƣơng pháp thứ bậc - AHP), điểm đánh giá là tích số của giá trị từng chỉ tiêu tƣơng ứng với mức phân cấp cao thấp nhân với trọng số. Phân cấp điểm tổng số của từng chỉ tiêu theo mức rất cao (VH), cao (H), trung bình (M), thấp (L) và rất thấp (VL). 1.1.3.2. Về hiệu quả xã hội Theo Nguyễn Văn Toàn (2010), để đánh giá hiệu quả xã hội của các kiểu sử dụng đất nên chọn 3 hoặc 4 chỉ tiêu gồm khả năng thu hút lao động, giá trị gia tăng trên ngày công lao động thu đƣợc khi thực hiện kiểu sử dụng đất đã chọn, khả năng tiêu thụ sản phẩm và mức độ chấp nhận của ngƣời dân. Các chỉ tiêu này đƣợc phân cấp thành 3 mức độ, cao thấp và trung bình [44]. Đánh giá tổng hợp các chỉ tiêu phải dựa trên trọng số của từng chỉ tiêu chứ không áp đặt chủ quan. Lê Thị Giang và Nguyễn Khắc Thời (2012) [22], Đỗ Thị Tám (2013) [39] chọn 2 chỉ tiêu là số ngày công thu hút và giá trị ngày công để đánh giá HQXH. Lê Cảnh Định (2011) [19] thì lựa chọn 5 chỉ tiêu bao gồm: Lao động, văn hoá địa phƣơng, phù hợp với chính sách, hỗ trợ kỹ thuật và phù hợp với vốn đầu tƣ của chủ hộ. Nhƣ vậy số lƣợng chỉ tiêu sử dụng cho đánh giá HQXH cần đƣợc lựa chọn phụ thuộc vào điều kiện của từng vùng và khả năng thu thập hoặc kế thừa. 1.1.3.3. Về hiệu quả môi trường Theo Đỗ Nguyên Hải (1999) [24] hiệu quả môi trƣờng đƣợc phân ra theo nhiều nguyên nhân gây nên, gồm: Hiệu quả hoá học môi trƣờng, hiệu quả vật lý môi trƣờng và hiệu quả sinh học môi trƣờng. Hiệu quả hoá học môi trƣờng đƣợc đánh giá thông qua mức độ hoá học trong nông nghiệp gồm: sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật bảo đảm cho cây trồng sinh trƣởng tốt, năng suất cao, không bị sâu bệnh và không
  • 30. 15 gây ô nhiễm môi trƣờng. Hiệu quả sinh học môi trƣờng đƣợc đánh giá thông qua quan hệ giữa cây trồng với đất, giữa cây trồng với các loại dịch hại trong các loại sử dụng đất nhằm giảm thiểu việc sử dụng hoá chất trong nông nghiệp mà vẫn đạt đƣợc mục tiêu đề ra. Hiệu quả vật lý môi trƣờng đƣợc đánh giá thông qua các chỉ tiêu phản ánh việc lợi dụng tốt nhất tài nguyên khí hậu nhƣ ánh sáng, nhiệt độ, nƣớc mƣa của các kiểu sử dụng đất để đạt đƣợc năng suất cao và tiết kiệm chi phí đầu vào. Các nghiên cứu của Nguyễn Khang (2004) [28], Nguyễn Văn Toàn (2005, 2010) [43] [44] cũng đều cho rằng đánh giá hiệu quả môi trƣờng của các kiểu sử dụng đất phải thông qua 3 nhóm chỉ tiêu chính gồm khả năng che phủ đất, nhóm thứ 2 là khả năng duy trì độ phì nhiêu của đất và nhóm thứ 3 là nguy cơ gây ô nhiễm môi trƣờng đất và nƣớc. Tất nhiên trong những trƣờng hợp cho phép còn phải xem xét khả năng ảnh hƣởng đến tính đa dạng sinh học của vùng nghiên cứu đó là đồng bằng hay vùng đồi núi. Đối với đồng bằng thì chỉ tiêu độ che phủ không quan trọng bằng vùng đồi núi. 1.1.4. Một số lý luận về sản xuất nông sản hàng hoá ở trong và ngoài nước 1.1.4.1.Một số lý luận chung Theo Michael E. Porter (Dẫn theo Nguyễn Chí Trung, 2008) [52] thì sản xuất nông sản hàng hoá nói riêng và sản xuất hàng hoá nói chung là xu hƣớng tất yếu của quá trình phát triển xã hội và gắn liền với nền kinh tế thị trƣờng nên chịu sức cạnh tranh khốc liệt của sản phẩm cùng loại. Cũng theo tác giả thì quá trình toàn cầu hóa đi đôi với sự tự do hóa thƣơng mại phát triển nhanh chóng nhờ sự thúc đẩy bởi các tiến bộ của khoa học và công nghệ, đã làm thay đổi quan trọng diện mạo của đời sống kinh tế, chính trị và xã hội ở tất cả các nƣớc. Quá trình này đã mang đến nhiều cơ hội cũng nhƣ thách thức mới với nguy cơ phát triển thiếu bền vững. Do vậy, phát triển sản phẩm nông sản chủ lực nhất thiết phải cân nhắc đến tính bền vững, lâu dài của chúng và đặt chúng trong mối quan hệ tam giác “triple bottom line”, với 3 cạnh nối các đỉnh: kinh tế, xã hội và môi trƣờng. - Liên quan đến yếu tố con người: Phát triển sản phẩm nông sản hàng hoá chủ lực phảiđáp ứng các yêu cầu về xã hội và công bằng.Phát triển sản phẩm chủ lực sẽ góp phần tạo thêm việc làm cho ngƣời lao động ở nông thôn, cải thiện chất
  • 31. 16 lƣợng cuộc sống và giảm thiểu tình trạng mất cân bằng trong thu nhập giữa thành thị và nông thôn. - Liên quan đến yếu tố tài nguyên: Phát triển sản phẩm nông sản hàng hoá chủ lực trong giới hạn khả năng cho phép của tài nguyên, nguồn lực và hệ sinh thái. Phát triển sản phẩm chủ lực phải góp phần hạn chế sử dụng các hóa chất gây ô nhiễm đất và nƣớc, chặn đứng phá rừng, xói mòn đất, rửa trôi chất màu và phá hủy hệ sinh thái, giảm đốt củi. - Liên quan đến yếu tố lợi nhuận: Phát triển nông sản hàng hoá chủ lực phải tạo ra giá trị một cách công bằng cho ngƣời tiêu dùng và các bên liên quan trong chuỗi giá trị. Phát triển sản phẩm nông sản chủ lực cần bảo đảm khả năng sinh lời cho các doanh nghiệp và các bên liên quan, tạo ra giá trị hữu dụng cao cho ngƣời tiêu dùng, đảm bảo kết nối giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ với các công ty lớn và các công ty đa quốc gia, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và không ngừng tăng quy mô sản xuất hợp lý. Cũng liên quan đến sản xuất dựa trên điều kiện lợi thế, Adam Smith (1723- 1790) đã đƣa ra Lý thuyết lợi thế tuyệt đối (Absolute Advantage). Trong mô hình kinh tế cổ điển, các nhà học giả cho rằng đất đai là giới hạn của tăng trƣởng. Khi nhu cầu lƣơng thực tăng lên, phải tiếp tục sản xuất trên những đất đai cằn cỗi, không đảm bảo đƣợc lợi nhuận cho các nhà tƣ bản thì họ sẽ không sản xuất nữa. Trong điều kiện đó, A. Smith cho rằng có thể giải quyết bằng cách nhập khẩu lƣơng thực từ nƣớc ngoài với giá rẻ hơn. Việc nhập khẩu này sẽ mang lại lợi ích cho cả hai nƣớc. Lợi ích này đƣợc gọi là lợi thế tuyệt đối của hoạt động ngoại thƣơng (Dẫn theo Nguyễn Chí Trung, 2008) [52]. Do đó, có thể nói lợi thế tuyệt đối là lợi thế có đƣợc trong điều kiện so sánh chi phí nguồn lực để sản xuất ra cùng một loại sản phẩm. Khi một nƣớc sản xuất sản phẩm có chi phí cao hơn (do hạn chế về nguồn lực) có thể nhập sản phẩm đó từ nƣớc khác có chi phí sản xuất thấp hơn (do có ƣu thế về nguồn lực). Lợi thế này đƣợc xem xét từ hai phía, đối với nƣớc sản xuất sản phẩm có chi phí sản xuất thấp sẽ thu đƣợc nhiều lợi nhuận hơn khi bán trên thị trƣờng quốc tế. Còn đối với nƣớc sản xuất sản phẩm với chi phí sản xuất cao sẽ có đƣợc sản phẩm mà trong nƣớc không có khả năng sản xuất hoặc sản xuất không đem lại hiệu quả. Điều này gọi là bù đắp sự yếu kém về khả năng sản xuất trong nƣớc.
  • 32. 17 Ngày nay, đối với các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam việc khai thác lợi thế tuyệt đối vẫn có ý nghĩa quan trọng khi chƣa có khả năng sản xuất một số loại sản phẩm, đặc biệt là công nghệ sản xuất với chi phí chấp nhận đƣợc mà phải nhập khẩu công nghệ. Khi nhập công nghệ sản xuất, lao động trong nƣớc sẽ học đƣợc cách sử dụng máy móc thiết bị mà trƣớc đây họ chƣa biết và sau đó họ học cách sản xuất ra chúng. Về mặt này, vai trò đóng góp của ngoại thƣơng giữa các nƣớc công nghiệp phát triển (có lợi thế tuyệt đối về công nghệ) và các nƣớc đang phát triển (có lợi thế tuyệt đối về nguồn lực) thông qua bù đắp sự yếu kém về khả năng sản xuất tƣ liệu sản xuất và yếu kém về kiến thức công nghệ của các nƣớc đang phát triển cũng đƣợc đánh giá là lợi thế tuyệt đối (Dẫn theo Nguyễn Chí Trung, 2008) [52]. David Ricardo (1772-1823) cũng đã đƣa ra Học thuyết lợi thế so sánh dựa trên nghiên cứu sự trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia mà nền tảng học thuyết về giá trị lao động. Theo học thuyết này thì ngoại thƣơng có lợi cho mọi quốc gia miễn là xác định đúng lợi thế so sánh. Nghĩa là việc chuyên môn hóa của mỗi nƣớc phải dựa trên lợi thế khi đối chiếu so sánh hao phí lao động cho mỗi đơn vị sản phẩm giữa các quốc gia. Muốn xác định lợi thế so sánh phải xác lập lợi thế tuyệt đối. Toàn bộ phân tích của D. Ricardo về lợi thế so sánh thực chất dựa trên sự khác nhau giữa các nƣớc trong công nghệ sản xuất dẫn đến năng suất vật chất và đòi hỏi lao động khác nhau (Dẫn theo Nguyễn Chí Trung, 2008) [52]. Xét trên góc độ giá yếu tố đầu vào cũng dẫn đến lợi thế so sánh với nền tảng công nghệ nhƣ nhau: các nƣớc phát triển có cung về tƣ bản nhiều hơn các nƣớc đang phát triển dẫn đến số lƣợng tƣ bản trên mỗi nhân công lớn hơn. Ngƣợc lại số nhân công trên một đơn vị tƣ bản của các nƣớc đang phát triển lại lớn hơn các nƣớc phát triển. Nhƣ vậy giá thuê tƣ bản ở các nƣớc phát triển rẻ hơn tƣơng đối so với giá thuê nhân công; ngƣợc lại ở các nƣớc đang phát triển giá thuê nhân công lại rẻ hơn tƣơng đối so với giá thuê tƣ bản. Nói một cách khác, các nƣớc phát triển có lợi thế so sánh về giá thuê tƣ bản còn các nƣớc đang phát triển có lợi thế so sánh về giá thuê nhân công. Quốc gia nào, địa phƣơng nào sản xuất nông sản hàng hóa có hàm lƣợng nhân tố đầu vào mà mình có lợi thế so sánh cao một cách tƣơng đối thì sẽ sản xuất
  • 33. 18 đƣợc nông sản hàng hóa rẻ hơn tƣơng đối và sẽ có lợi thế so sánh về những nông sản hàng hóa này. Tại Việt Nam các sản phẩm chủ lực trong nông nghiệp nhƣ cao su, cà phê, chè, luá gạo là những sản phẩm có lợi thế (Dẫn theo Nguyễn Chí Trung, 2008) [52]. Tại Việt Nam chƣa có nhiều nghiên cứu về lý luận nông sản hàng hoá. Theo Trần Thị Lan Hƣơng (2008)[27], Hoàng Văn Cƣờng (2014) [14] thì sản xuất nông sản hàng hóa là việc sản xuất ra các sản phẩm nông nghiệp để bán hoặc trao đổi. Nông sản hàng hóa nói chung bao gồm toàn bộ số nông sản đƣợc đem ra trao đổi, bất luận nó trao đổi cho ai, thuộc ngành nào, kể cả số nông sản trao đổi giữa những ngƣời hoạt động trong ngành nông nghiệp. Trần Thị Lan Hƣơng (2008) [27] thì sản xuất hàng hoá là kiểu tổ chức sản xuất trong đó sản phẩm làm ra không phải để thoả mãn nhu cầu của ngƣời trực tiếp sản xuất mà để thoả mãn nhu cầu của xã hội thông qua trao đổi mua bán.Trình tự của hoạt động sản xuất hàng hoá đi từ sản xuất- phân phối- trao đổi –tiêu dùng. Sản xuất ra cái gì, nhƣ thế nào và cho ai đều thông qua mua và bán, thông qua thị trƣờng và đều do thị trƣờng quyết định. 1.1.4.2.Chỉ tiêu đo lường sản xuất nông sản hàng hoá Theo Trần Thị Lan Hƣơng (2008) [27], Hoàng Văn Cƣờng (2014) [14] để đánh giá trình độ sản xuất của một cơ sở sản xuất dựa vào 3 chỉ tiêu gồm: + Chỉ tiêu tỷ suất sản phẩm hàng hóa: Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh trình độ của sản xuất hàng hóa. Chỉ tiêu này có thể tính bằng tỷ lệ về mặt hiện vật, nếu trong cơ cấu sản phẩm là đồng nhất, có thể so sánh đƣợc về lƣợng hiện vật. + Chỉ tiêu tỷ suất giá trị sản phẩm hàng hóa: Để tính chỉ tiêu này, có thể so sánh giữa tổng giá trị sản phẩm hàng hóa nói chung với tổng giá trị sản lƣợng của doanh nghiệp. Nếu muốn so sánh chỉ tiêu này qua các năm thì ngƣời ta có thể dùng giá cố định, hoặc cũng có thể dùng giá hiện hành. + Chỉ tiêu quy mô giá trị sản phẩm hàng hóa: Thông thƣờng khi sử dụng chỉ tiêu tỷ suất hàng hóa đều kèm theo chỉ tiêu quy mô giá trị sản phẩm hàng hóa. 1.1.4.3.Các đặc trưng cơ bản của nông sản hàng hóa Theo Hoàng Văn Cƣờng (2014) [14], thì sản xuất nông sản hàng hóa có các
  • 34. 19 đặc trƣng cơ bản nhƣ tính thời vụ: Quá trình sản xuất, thu hoạch, buôn bán hàng nông sản mang tính thời vụ bởi vì các loại cây trồng sinh trƣởng và phát triển theo quy luật sinh vật nhất định. Đồng thời quá trình sản xuất nông sản hàng hóa cũng chịu sự tác động của: - Ảnh hƣởng của các điều kiện tự nhiên: Mặt hàng nông sản chịu tác động và ảnh hƣởng lớn của các điều kiện tự nhiên, đặc biệt là các điều kiện về đất đai, khí hậu, thời tiết. - Chất lƣợng của nông sản hàng hóa là chỉ tiêu quan trọng: Chất lƣợng hàng nông sản sẽ tác động trực tiếp đến sức khỏe ngƣời tiêu dùng. Chính vì vậy, nó luôn là yếu tố đầu tiên đƣợc ngƣời tiêu dùng quan tâm. 1.1.4.4. Vai trò của phát triển sản xuất nông sản hàng hóa với phát triển kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân Theo Hoàng Văn Cƣờng (2014) [14] thì sản xuất NSHH có vai trò đặc biệt đối với sự phát triển kinh tế, xã xã hội có thể nhận xét dƣới 3 góc độ: Một là: Thúc đẩy khai thác tốt hơn tiềm năng vốn có của từng địa phƣơng, từng chủ thể sản xuất để tạo ra nhiều nông sản nhằm trao đổi thu lợi cao hơn. Hai là: Tạo ra những vùng chuyên môn hóa cao, làm cơ sở thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao hiệu quả đầu tƣ trong nông nghiệp. Ba là: Tạo ra ƣu thế trong việc nâng cao phúc lợi, cải thiện một cách căn bản đời sống nông dân và bộ mặt nông thôn, nâng cao trình độ văn minh của xã hội. Bốn là: Tạo ra sản phẩm để trao đổi nhằm thỏa mãn nhu cầu khác. 1.2. Hiện trạng sử dụng đất trồng cam và yêu cầu về đất đai của cây cam trên thế giới và Việt Nam 1.2.1. Hiện trạng sử dụng đất trồng cam trên thế giới và Việt Nam 1.2.1.1. Hiện trạng sử dụng đất trồng cam trên thế giới giai đoạn 2005-2013 Số liệu tổng hợp của FAOSTAT (2015) [75] cho thấy, diện tích đất đƣợc sử dụng để trồng cam cho thu hoạch của cả thế giới cũng không ổn định trong giai đoạn 2005- 2013, năm cao nhất là năm 2010 có diện tích đạt 4.127.075 ha, năm 2013, giảm 110.812
  • 35. 20 ha. Tuy nhiên nếu so với năm 2005, diện tích sử dụng đất cho trồng cam đã tăng lên 225.604 ha (từ 3.790.659 ha lên 4.016. 623 ha). Trong các châu lục, châu Mỹ có diện tích lớn nhất, lần lƣợt qua các năm 2005, 2010 và 2013 là 1.777.899 ha, 1.742.146 ha, 1.585.567 ha, đây cũng là khu vực có mức giảm về diện tích lớn nhất. Trong khi đó châu Á mặc dù xét về diện tích là khu vực lớn thứ 2 nhƣng trong giai đoạn này, diện tích cam liên tục tăng, từ 1.325.556 ha (năm 2005) lên 1.657.706 ha (năm 2013) và 1.657.894 ha. Châu Đại Dƣơng có diện tích đất trồng cam nhỏ nhất. Năng suất cam của Thế giới liên tục tăng nhƣng không nhiều, từ 166,6 tạ/ha năm 2005 lên 168,4 tạ/ha năm 2010 và 179 tạ/ha năm 2013. Trong các Châu lục, Châu Đại Dƣơng có năng suất cao nhất vào năm 2005 nhƣng lại không ổn định nhƣng năng suất vẫn vào loại cao. Châu Mỹ có năng suất cao và liên tục tăng, năm 2013 đạt 211,6 tạ/ha. Châu Âu cũng là châu lục có năng suất cam cao, năm 2003 đạt 219,6 tạ/ha. Châu Á có năng suất cam thấp, năm 2013 đạt cao nhất với 139,1 tạ/ha. Sản lƣợng cam của Thế giới liên tục tăng, từ 63.167.854 tấn năm 2005 lên 63.167.854 tấn năm 2010 lên 71.909.516 tấn năm 2013. Trong các Châu lục, Châu Mỹ có sản lƣợng lớn nhất, tiếp theo là Chau Á, các châu còn lại có sản lƣợng nhỏ. Bảng 1.1. Diện tích đất sử dụng đất và kết quả sản xuất cam của thế giới và châu lục giai đoạn 2005-2013 Năm Hạng mục ĐVT Diện tích theo châu lục Toàn Thế giớiChâu Phi Châu Mỹ Châu Á Châu Âu Châu Đại Dƣơng 2005 Diện tích Ha 357.043 1.777.899 1.325.556 307.137 23.026 3.790.659 Năng suất Tạ/ha 167,2 195,5 121,7 189 220,7 166,6 Sản lƣợng Tấn 5.970.204 34.753.818 16.130.740 5.804.943 508.148 63.167.854 2010 Diện tích Ha 391.827 1.742.146 1.657.706 314.023 21.373 4.127.075 Năng suất Tạ/ha 181,8 195,9 128,1 211 188,6 168,4 Sản lƣợng Tấn 7.123.550 34.132.373 21.230.520 6.626.606 403.031 69.516.079 2013 Diện tích Ha 457.305 1.585.567 1.657.894 293.731 21.766 4.016.263 Năng suất Tạ/ha 184,1 211,6 139,1 219,6 189,5 179,0 Sản lƣợng Tấn 8.420.380 33.556.392 23.068.576 6.451.657 412.511 71.909.516 Nguồn: FAOSTAT (2015) [75]
  • 36. 21 1.2.1.2. Tình hình xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu cam trên thế giới và Châu lục giai đoạn 2005-2013 Cam là cây trồng cho sản phẩm hàng hoá nên cũng đƣợc trao đổi khá nhiều trên thế giới, theo số liệu thống kê của FAOSTAT (2015) [75], trong giai đoạn 2005-2013, khối lƣợng cam trao đổi trên thế giới tăng từ 4.953.451 tấn lên 7.131.003 tấn, tăng 1,44 lần, kim ngạch xuất nhập đạt 4.858.730 nghìn US, trong đó khu vực có xuất khẩu lớn nhất là châu Phi với 1.473.960 tấn năm 2005 và tăng lên 2.480.704 tấn (2015), tăng hơn 1,68 lần, mức độ tăng cao hơn so với mức tăng của thế giới trong cùng giai đoạn. Châu Đại dƣơng có mức xuất khẩu thấp nhất với 151.003 tấn năm 2005, đạt giá trị 97.939 nghìn USD. Năm 2015 xuất khẩu tăng không đáng kể với 136.333 tấn, giá trị xuất khẩu đạt 133.295 nghìn USD. Nhƣ vậy cam cũng là sản phẩm trao đổi nhiều trên thị trƣờng thế giới cả về khối lƣợng và kim ngạch xuất khẩu. Bảng 1.2: Khối lƣợng, Kim ngạch xuất khẩu cam của thế giới và các châu lục giai đoạn 2005-2013 Thế giới và châu lục Năm 2005 Năm 2010 Năm 2013 (Tấn) (1000 USD) (Tấn) (1000 USD) (Tấn) (1000 USD) Châu Phi 1.473.960 494.941 2.015.650 1.145.212 2.480.704 1.175.330 Châu Mỹ 1.003.299 502.307 1.196.991 763.838 1.063.829 826.167 Châu Á 535.458 194.886 859.345 479.315 649.850 458.712 Châu Âu 1.809.731 1.290.909 2.359.811 2.029.208 2.800.287 2.265.226 Châu Đại Dƣơng 131.003 97.939 92.372 98.302 136.333 133.295 Thế giới 4.953.451 2.580.982 6.524.169 4.515.875 7.131.003 4.858.730 Nguồn: FAOSTAT (2015) [75] 1.2.2. Hiện trạng sử dụng đất trồng cam ở Việt Nam Tại Việt Nam, theo số liệu của Tổng cục thống kê năm 2016 [48], diện tích sử dụng đất trồng cam trong giai đoạn 2010 đến 2015 tăng, giảm không ổn định. Mặc dù cây cam đƣợc xác định là một trong những cây ăn quả chủ lực mang tính hàng hoá không chỉ tiêu dùng nội địa mà còn xuất khẩu. Năm 2010, diện tích đất trồng cam đạt 67.700 ha, sau đó giảm và đến năm 2015, diện tích đất trồng cam đã đƣợc khôi phục và có tăng chút ít, đạt 67.900 ha, tăng 200 ha so với năm 2010. Tuy diện tích đất trồng cam không ổn định nhƣng
  • 37. 22 năng suất và sản lƣợng cam liên tục tăng: năm 2010 đạt 1.308.393,7 tấn, năm 2011 đạt 1.350.220 tấn, năm 2012 đạt 1.382.263,0 và năm 2013 đạt 1.399.702,4 tấn. Sự gia tăng năng suất cam là do có sự đầu tƣ thâm canh. Bảng 1.3. Thống kê diện tích đất trồng cam, quýt, năng suất, sản lƣợng ở Việt Nam giai đoạn 2010 - 2015 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 DT cả nước (1000ha) 67,7 53,2 50,9 53,6 60,6 67,9 - Miền Bắc 23,1 19,7 19,9 20,8 25,0 31,1 - Miền Nam 44,6 33,5 31,0 32,8 35,6 36,8 DT cho SP (1000ha) 55,3 43,7 42,4 43,6 46,2 46,3 - Miền Bắc 18,6 16,3 16,3 15,9 16,4 17,7 - Miền Nam 36,7 27,4 26,1 27,7 29,8 28,6 NSTB cả nước (tạ/ha) 116,4 121,6 122,9 121,9 127,6 125,2 - Miền Bắc 89,3 90,6 95,5 96,9 109,9 110,7 - Miền Nam 130,1 140,0 140,0 136,3 137,3 134,2 SL cả nước (1000tấn) 643,4 531,3 520,9 531,4 589,5 579,5 - MiềnBắc 165,7 147,7 155,6 155,7 180,0 195,4 - Miền Nam 130,1 383,6 365,3 377,8 409,6 384,1 Nguồn: Tổng cục Thống kê (2016) [48] Số liệu tổng hợp ở bảng 1.3. cũng cho thấy, hiện trạng sử dụng đất trồng cam tại miền Bắc và miền Nam có sự khác biệt. Tại miền Bắc có sự gia tăng đáng kể về sử dụng đất trồng cam, từ 23.100 ha (2010) lên 31.100 ha (2015), tăng 10 nghìn ha. Tuy nhiên sự gia tăng về diện tích đất trồng cam chủ yếu trong năm 2014 và 2015. Các năm trƣớc đó lại giảm, thậm chí năm 2011 giảm đến 3,4 nghìn ha. Năng suất cam ở miền Bắc liên tục tăng nhƣng không nhiều, năm 2010 đạt 8,93 tấn/ha, năm 2015 đạt 11,7 tấn/ha. Sản lƣợng cam của miền Bắc đạt 165.700 tấn (2010) và 195.400 tấn (2015). Tại miền Nam, diện tích đất trồng cam năm 2010 đạt cao nhất với 446 nghìn ha nhƣng năm 2015 chỉ còn 368 nghìn ha, giảm 78 nghìn ha. Năng suất cam của vùng này 13,01 tấn/ha năm 2010 tăng lên 13,42 tấn/ha và sản lƣợng từ 130.100 tấn lên 384.100 tấn năm 2015, tăng 2,95 lần trong vòng 5 năm.
  • 38. 23 1.2.3. Những nghiên cứu về yêu cầu đất đai của cây cam trên thế giới và Việt Nam Trong phần lý luận về đánh giá đất đã đề cập đến khái niệm đất đai, theo đó đất đai không chỉ giới hạn với các chỉ tiêu về đất nhƣ loại đất, tầng dày, thành phần cơ giới… mà còn có các chỉ tiêu thuộc về yếu tố khí hậu, các chỉ tiêu thuộc yếu tố nƣớc. Nghiên cứu yêu cầu về đất đai của cây cam không nhiều, đáng chú ý là nghiên cứu của FAO (1998) [73]. 1.2.3.1.Yêu cầu về nhiệt độ Nhiệt độ phù hợp cho cam phát triển là từ 27 – 320 C (theo Walter Reuther et al., 1973 [79]; Swingle W. T and Reece P. C., 1967 [85]), tác giả Chapot H., 1975 [65] lại cho rằng nhiệt độ thích hợp nhất với cam là từ 26 - 300 C. Nhiệt độ và biên độ nhiệt ngày đêm có ảnh hƣởng khá lớn đến phẩm chất cam, thông thƣờng cam vùng á nhiệt đới lạnh có chất lƣợng, mã quả tốt hơn so với cam vùng nhiệt đới. Nhiệt độ cao ở vùng xứ nóng thƣờng làm vỏ cam vẫn còn xanh khi quả đã chín. Biên độ nhiệt độ ngày đêm cũng ảnh hƣởng khá lớn đến phân hoá chồi hoa, khi nhiệt độ ban ngày và đêm là 20 - 150 C thì tỷ lệ chồi hoa nhiều hơn so với nhiệt độ ngày đêm là 20 - 180 C hoặc 21 - 170 C. Khi nhiệt độ xuống dƣới -30 C hoặc -40 C thì lá bắt đầu bị chết do rét, nếu xuống dƣới - 70 C thì cây bị chết hoàn toàn. Tuy nhiên, nhiệt độ cao lại thuận lợi cho việc ra lộc. Cam ngọt Valencia ở nhiệt độ trung bình 30 - 320 C chỉ cần 20 - 30 ngày là ra xong một đợt lộc mới, trong khi đó nếu ở nhiệt độ 200 C thì cần 40 - 50 ngày theo (Phí Văn Ba, 1976) [2]. Theo FAO (1998) [73] tại bảng 1.4, Phí Văn Ba (1976) [2], cam có thể sinh trƣởng và phát triển ở những vùng có nhiệt độ trung bình từ 13-390 C. Nếu nhiệt độ trung bình năm dƣới 130 C hoặc >390 C đều không thể trồng cam đƣợc. Nhiệt độ trung bình năm thích hợp nhất dao động trong khoảng 26-330 C hoặc 19-260 C, thích hợp với nhiệt độ 33-360 C hoặc 16-190 C. Tại thời kỳ sau thu hoạch 2 tháng, đây là thời kỳ phân hóa mầm hoa, cam cần nhiệt độ thấp từ 10-130 C hoặc từ 8-100 C hoặc 13-150 C. Nếu nhiệt độ của thời kỳ này <4 hoặc >250 C thì không thể trồng cam đƣợc.
  • 39. 24 Bảng 1.4. Yêu cầu về khí hậu và ngƣỡng phân cấp theo mức độ thích hợp của cây cam Yếu tố khí hậu Phân cấp khí hậu, mức độ hạn chế S1 S2 S3 N 0 1 2 3 4 Lợng mƣa hàng năm (mm) 2300-3000 2300-1500 > 3000 1500-1200 1200-1000 1000-800 <800 Thời gian mùa khô (tháng có P< 1/2 PET) 2,5-3 2,5-2 3-4 2-0 4-5 - 5-6 - >6 - Nhiệt độ trung bình năm (o C) 26-30 26-22 30-33 22-19 33-36 19-16 36-39 16-13 > 39 < 13 Số tháng có nhiệt độ TB > 38o C 0-1 1-2 2-4 4-6 >6 Số tháng có nhiệt độ TB < 13o C 0-1 1-2 2-4 4-6 >6 Nhiệt độ tuyệt đối thấp nhất (o C) >-4,5 -4,5→-5,5 -5,5 → <7,5 7,5→<7,5 <-12 Nhiệt độ trung bình trong hai tháng sau khi thu hoạch (o C) 13-10 13-15 10-8 15-8 8-6 18-20 6-4 20-25 < 4 > 25 Nhiệt độ trung bình giai đoạn ra hoa (o C) > 15 15-10 10-5 5 →-5 <-5 Nguồn: FAO, 1998 [73] 1.2.3.2. Yêu cầu về đất Theo Trần Thế Tục (1998) [49], cây cam sinh trƣởng và phát triển tốt trên nhiều loại đất và tính thích ứng đƣợc sắp xếp nhƣ sau: Đất phù sa đƣợc bồi và ít đƣợc bồi hàng năm là thích hợp nhất, trên các loại đất phát triển trên các đá mẹ/mẫu chất nhƣ: phù sa cổ, bazan, phiến thạch, dốc tụ cam vẫn phát triển tốt. Cũng theo Trần Thế Tục (1998) [49] cho rằng nếu cam quýt trồng trên các loại đất nặng (đất sét hoặc đất thịt pha sét) thì tỷ lệ đƣờng/axít giảm, cây phát triển kém quả thô vỏ dày, hàm lƣợng vitamin C tăng, và chín muộn hơn. Trồng trên đất cát, khả năng thoát nƣớc nhanh, keo đất ít, khả năng giữ và hấp thu chất dinh dƣỡng kém, rễ sẽ phát triển mạnh, quả chín muộn hơn, nhiều nƣớc, khô hạn dễ bị xốp, tỷ lệ đƣờng/axít cao hơn và vỏ mỏng hơn. Vũ Công Hậu (1999) [26] khi đề cập đến các yếu tố cần quan tâm khi lựa chọn địa điểm phát triển cây ăn quả thì cho rằng đất cây ăn quả cần trƣớc hết phải có kết cấu tốt, tơi xốp, thoáng khí và giữ đƣợc nƣớc. Đất phải có tầng dày, dễ thoát nƣớc. Nghiên cứu cũng cho thấy cam có thể trồng ở các vùng có địa hình cao nhƣng cứ lên 100 m, cam sẽ chín muộn 1 tuần. Theo Đào Thanh Vân (2011) [54], cam thích hợp nhất (S1) trên đất vàng nhạt trên đá cát (Fq), đất đỏ vàng trên đá sét (Fs) thích hợp với đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp) và ít thích hợp với đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (Pf), đất vàng đỏ trên đá macma axit (Fa).
  • 40. 25 Tầng dày đất thích hợp nhất là lớn hơn 100 cm, thích hợp 70-100 cm. Độ dốc từ 8- 250 thích hợp nhất để trồng cây có múi nói chung và cam nói riêng. Theo FAO (1998) [73] tại bảng 1.5 với đất rất thích hợp trồng cam phải có tầng dày tổi thiểu 150 cm, đất thích hợp từ 100-150 cm và ít thích hợp từ 75-100 cm và <75 cm thì không trồng đƣợc cam trồng cam. Thành phần cơ giới thích hợp nhất từ thịt pha cát đến thịt pha sét limon, đất có thành phần cơ giới sét chặt hoặc sét pha limon chặt không thích hợp. Trong đất lẫn 15% mảnh đá vụn thô là thích hợp nhất còn nếu trên 55% thì không thích hợp. FAO cũng chỉ ra các mức thích hợp của một số chỉ tiêu dinh dƣỡng trong đất nhƣ hàm lƣợng các bon hữu cơ, tổng kiềm trao đổi, dung tích hấp thu. Bảng 1.5: Yêu cầu về đặc tính vật lý, mảnh vụn thô, độ sâu tầng đất và độ phì theo mức độ thích hợp của cây cam Đặc điểm đất Phân cấp, mức độ hạn chế S1 S2 S3 N 0 1 2 3 4 1. Đặc tính vật lý đất Thành phần cơ giới Thịt pha cát, thịt pha limon, thịt, thịt pha sét limon, thịt pha sét, limon. Thịt pha sét cát, sét pha thịt, cát mịn pha thịt. Sét cấu trúc cục tảng, sét pha cát, cát, cát mịn, sét pha limon cấu trúc cục tảng, sét Sét có cấu trúc các mặt trƣợt, sét mịn cấu trúc cục tảng. Sét chặt, sét pha limon chặt, sét mịn, cấu trúc mặt trƣợt. 2. Mảnh vụn thô (% thể tích) 0-3 3-15 15-35 35-55 >55 3.Độ sâu tầng đất (cm) >200 200-150 150-100 100-75 < 75 4. Đặc tính độ phì đất CEC trong sét (meq/100g sét) > 16 < 16 (-) < 16 (+) - - Bão hoà bazơ (%) > 35 35-20 < 20 - - Tổng cation kiềm (meq/100gđất) > 3,5 3,5-2 < 2 - - pHH2O 6,5-5,8 6,5-7,0 5,8-5,5 7,0-7,6 5,5-5,2 7,6-8,0 5,2-5,0 8,0-8,2 - > 8,2 OC (%) > 1,5 1,5-0,8 < 0,8 - - Nguồn: FAO (1998) [73]
  • 41. 26 1.2.3.3. Yêu cầu về nước Theo Reuther .W (1978) [79]. Cam quýt là loại cây ƣa ẩm nhƣng không chịu đƣợc úng, nếu ngập nƣớc đất bị thiếu ôxy rễ sẽ hoạt động kém, ngập lâu sẽ bị thối chết làm rụng lá, quả non. Lƣợng mƣa thích hợp cho trồng cam quýt từ 1000 - 2400 mm/năm, thích hợp nhất là 1200 mm. Theo FAO (1998) tại bảng 1.4, cho rằng, cây cam có thể sinh trƣởng đƣợc ở những vùng có tổng lƣợng mƣa trên năm từ 800 mm đến 3000 mm, dƣới 800 mm không thích hợp trồng cam. Đất rất thích hợp trồng cam có lƣợng mƣa từ 1200-1500 mm và ít thích hợp có lƣợng mƣa từ 800-1000mm. Theo tính toán hàng năm mỗi ha cam cần 9.000 - 12.000 m3 , tƣơng đƣơng lƣợng mƣa 900 - 1.200 mm/năm và phải phân bố đều nhƣng trên thực tế lƣợng mƣa thƣờng phân bố không đều nên cần đƣợc tƣới bổ sung, đặc biệt là thời kỳ phân hóa mầm hoa, ra hoa và phát triển quả [73]. Lƣợng mƣa liên quan tới độ ẩm đất và không khí. Độ ẩm đất và không khí thích hợp tùy thuộc vào giai đoạn sinh trƣởng của cây. Giai đoạn phân hóa mầm hoa cần khô, hạn và nhiệt độ thấp. Ẩm độ không khí từ 75 – 80% (độ ẩm tƣơng đối), ẩm độ đất khoảng 50 -60% (độ ẩm so với bão hòa nƣớc). Giai đoạn nở hoa và hình thành quả cần ẩm độ cao hơn. Ẩm độ đất từ 65 – 70%; ẩm độ không khí 75 – 80%. Giai đoạn quả chín cũng cần ẩm độ không khí và đất thấp. 1.3. Những nghiên cứu ứng dụng phƣơng pháp đánh giá đất của FAO phục vụ sản xuất cam theo hƣớng hàng hoá tại Việt Nam Nhƣ phần cơ sở lý luận đã trình bày do tính ƣu việt của phƣơng pháp đánh giá đất theo FAO nên tại nƣớc ta cũng đã đƣợc ứng dụng khá sớm vào đầu những năm 1990, phục vụ cho quy hoạch phát triển nông nghiệp bền vững nói chung và sản xuất nông sản hàng hoá nói riêng, trong đó có sản xuất cam theo hƣớng hàng hoá. Đáng chú ý là nghiên cứu của Trần An Phong (1995), khi thực hiện đề tài nghiên cứu “Đánh giá hiện trạng sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền” trên 9 vùng sinh thái dựa trên bản đồ tỷ lệ 1/250.000 (cấp vùng). Kết quả đã xác định đƣợc 372 đơn vị bản đồ đất, 90 loại sử dụng đất, theo đó đã xác định đƣợc tiềm năng đất đai của các vùng, trong đó có tiềm năng sử dụng đất cho trồng cây ăn quả [36]. Đồng thời với các nghiên cứu nói trên hàng loạt nghiên cứu tại cấp vùng đƣợc tiến hành nhƣ Nguyễn Công Pho