SlideShare a Scribd company logo
1 of 69
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ
CHÍ MINH -------------------
VÕ THỊ KIM KHƯƠNG
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THANH KHOẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
-------------------
VÕ THỊ KIM KHƯƠNG
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THANH KHOẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Chuyên nghành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN PHẠM THIÊN THANH
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng luận văn Thạc sĩ kinh tế “ Yếu tố ảnh hưởng đến thanh
khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của bản
thân dưới sự hướng dẫn của TS.Nguyễn Phạm Thiên Thanh. Dữ liệu thông tin trong
bài là trung thực và đáng tin cậy. Tôi sẽ chịu trách nhiệm về nội dung tôi đã trình
bày trong luận văn.
TP.HCM, ngày 12 tháng 04 năm 2018
VÕ THỊ KIM KHƯƠNG
Học viên cao học khóa 25
Chuyên ngành Ngân hàng
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ................................................ 2
1.1 Lý do thực hiện đề tài:....................................................................................... 2
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 4
1.3 Câu hỏi nghiên cứu............................................................................................ 4
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:................................................................... 5
1.5 Phương pháp nghiên cứu:................................................................................. 5
1.6 Ý nghĩa của việc nghiên cứu ............................................................................. 5
1.7 Kết cấu luận văn:............................................................................................... 6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐÊN THANH
KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG ...................................................................................... 7
2.1 Cơ sở lý thuyết về thanh khoản của ngân hàng thương mại......................... 7
2.1.1 Khái niệm thanh khoản.................................................................................. 7
2.1.2 Cung – cầu và trạng thái thanh khoản của ngân hàng ............................... 8
2.2 Các chỉ số đo lường thanh khoản tại NHTM:................................................. 8
2.3 Yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản cuả NHTM .......................................... 10
2.4 Công trình nghiên cứu trước đây: ................................................................. 14
CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................. 22
3.1 Dữ liệu, đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 22
3.2 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 22
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
3.3 Mô tả mẫu nghiên cứu..................................................................................... 23
3.4 Giả thiết nghiên cứu ........................................................................................ 26
3.5 Phân tích ma trận tương quan ....................................................................... 26
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN VỀ KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU............................................................................................................. 29
4.1 Tổng quan hệ thống NHTM Việt Nam .......................................................... 29
4.2 Tăng trưởng tổng tài sản................................................................................. 30
4.3 Tỷ lệ tự có so với tổng tài sản ......................................................................... 33
4.4 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE).............................................. 36
4.5 Thực trạng thanh khoản của NHTM Việt Nam giai đoạn 2006-2016. ....... 38
4.6 Kết quả mô hình hồi quy Fixed effect và Random effect............................. 42
4.7 Tổng hợp kết quả hồi quy ............................................................................... 48
4.8 Thảo luận và kết quả nghiên cứu................................................................... 49
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ............................................ 53
5.1 Kết luận và gợi ý chính sách........................................................................... 53
5.2 Gợi ý chính sách............................................................................................... 53
5.3 Hạn chế của luận văn ...................................................................................... 55
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu Tiếng Anh Tiếng Việt
BCTC Báo cáo tài chính
BCTN Báo cáo thường niên
CN NH Chi nhánh ngân hàng
CAP Capital on total asset Tỷ lệ vốn chủ sở hữu
FEM Fixed Effect Model Mô hình ảnh hưởng cố định
LNST Lợi nhuận sau thuế
NHTM Ngân hàng thương mại
NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần
NHNN Ngân hàng Nhà nước
REM Random Effect Model Mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên
ROE Return On Equity Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
SIZE Size Quy mô ngân hàng
INF Inflation rate Tỷ lệ lạm phát
UNE Unemployment rate Tỷ lê thất nghiệp
VCSH Vốn chủ sở hữu
WB World Bank Ngân hàng thế giới
WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng Tên bảng biểu Trang
Bảng 2.1
Mô tả các biến được sử dụng trong mô hình hồi quy và cách
14
đo lường
Bảng 2.2
Tóm tắt các nghiên cứu trước đây về yếu tố ảnh hưởng đến
20
thanh khoản của các ngân hàng
Bảng 3.1 Thống kê mô tả 24
Bảng 3.2 Kết quả phân tích tương quan theo biến L1 27
Bảng 3.3 Kết quả phân tích tương quan theo biến L2 27
Bảng 3.4 Kết quả phân tích tương quan theo biến L3 27
Bảng 3.5 Kết quả phân tích tương quan theo biến L4 28
Bảng 4.1 Số lượng NHTM ở Việt Nam 2006 – 2016 29
Bảng 4.2 Tổng tài sản của 24 NHTM VN giai đoạn 2006-2016 31
Bảng 4.3
Hệ số vốn tự có so với tổng tài sản của NHTM Việt Nam từ
34
2006-2016
Bảng 4.4 Tỷ lệ ROE của 24 NHTM Việt Nam 2006-2016 36
Bảng 4.5 Bình quân theo biến phụ thuộc L1, L2, L3 và L4 38
Bảng 4.6
Ước lượng mô hình các yếu tố bên trong và bên ngoài ngân
42
hàng theo L1
Bảng 4.7
Ước lượng mô hình các yếu tố bên trong và bên ngoài ngân
43
hàng theo L2
Bảng 4.8
Ước lượng mô hình các yếu tố bên trong và bên ngoài ngân
44
hàng theo L3
Bảng 4.9
Ước lượng mô hình các yếu tố bên trong và bên ngoài ngân
45
hàng theo L4
Bảng 4.7 Kết quả hồi quy tổng hợp 48
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình Tên bảng biểu Trang
Hình 4.1 Tổng tài sản 24 NHTM Việt Nam năm 2016 33
Hình 4.2 Biểu đồ trung bình ROE của 24 NHTM Việt 37
Nam giai đoạn 2016
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1
MỞ ĐẦU
Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản là một trong những đề tài thu
hút được nhiều quan tâm không chỉ trong nước và thế giới. Tuy nhiên tại Việt Nam
những nghiên cứu về đề tài này còn nhiều hạn chế. Thông qua việc thu thập dữ liệu
cần thiết và tiến hành chạy hồi quy dữ liệu bảng bằng nhiều phương pháp, kết quả
nghiên cứu cho thấy một số các yếu tố bên trong ngân hàng như tỷ lệ vốn chủ sở
hữu, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, quy mô ngân hàng, tăng trưởng kinh tế, tỷ
lệ lạm phát có ảnh hưởng lớn và làm gia tăng thanh khoản của ngân hàng ngân hàng
thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2006-2016. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của tỷ lệ
thất nghiệp đến thanh khoản tại Ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn
2006-2016 chưa rõ ràng.
Từ khóa: ngân hàng, Việt Nam, tính thanh khoản, quản trị thanh khoản, rủi ro thanh
khoản
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Lý do thực hiện đề tài:
Sự phát triển của thị trường hiện đại, vai trò của các tổ chức trung gian như ngân
hàng thương mại, quỹ trợ cấp, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư, công ty chứng khoán,
tổ chức tín dụng…đóng vai trò và chức năng vô cùng quan trọng đối với sự phát
triển kinh tế đất nước. Các tổ chức trung gian tài chính này không chỉ thực hiện
chức năng tạo vốn, cung ứng nguồn vốn mà còn thực hiện chức năng kiểm soát đối
với nền kinh tế. Đặc biệt là tại Việt Nam, hệ thống ngân hàng là một trong những
kênh dẫn vốn quan trọng đối với nền kinh tế.
Theo nhận định của Ủy Ban Giám sát Tài Chính Quốc gia (2016) “Tổng tài sản
của hệ thống ngân hàng chiếm khoảng 86% tổng tài sản của các định chế tài chính.
Con số này cho thấy nguồn lực đầu tư cho nền kinh tế Việt Nam chủ yếu do các
ngân hàng đảm nhận. Các ngân hàng đã cung ứng cho nền kinh tế một lượng vốn rất
lớn, góp phần mở rộng sản xuất cả về quy mô cũng như chất lượng sản phẩm”.
Tác giả Diamond, Dybvig (1983) cũng nhận định vai trò của hệ thống tài chính
ngân hàng trong sự phát triển kinh tế đất nước là rất lớn, tác giả cho rằng chức năng
quan trọng của ngân hàng là tạo tính thanh khoản. Ngân hàng cần đảm bảo các
khoản vốn được huy động tốt và các khoản tín dụng có hiệu quả. Tác giả đã có
những nghiên cứu xung quanh mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản của ngân hàng
và khủng hoảng tài chính.
Theo nghiên cứu của Shen, Chen, Kao, & Yeh (2009) chỉ ra rằng rủi ro về thanh
khoản là yếu tố quyết định đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Nghiên cứu này
được tiến hành thực hiện trên 12 nước hàng đầu kinh tế thế giới trong giai đoạn
1994-2006.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
3
Bên cạnh đó, nghiên cứu của Brunnermeier (2009) về khủng hoảng tài chính
toàn cầu chỉ ra tầm quan trọng của việc thiết lập thanh khoản nhằm đối phó với các
điều kiện bất lợi.
Hoạt động của ngân hàng là khả năng tạo ra lợi nhuận bền vững là điều cần thiết
cho các ngân hàng để duy trì hoạt động liên tục, có được lợi nhuận; và nó đảm bảo
khả năng trả nợ trong bối cảnh môi trường kinh doanh có nhiều rủi ro hơn (Ngân
hàng Trung ương châu Âu, 2010).
Do đó, thanh khoản và lợi nhuận ngân hàng có mối quan hệ mật thiết với nhau,
thanh khoản ngân hàng là điều kiện cần có để ngân hàng phát triển tốt và bền vững
trong tương lai; chính vì vậy, phòng thủ thanh khoản luôn được các ngân hàng đặt
lên hàng. Nghiên cứu về thanh khoản tại ngân hàng là vô cùng cần thiết đối với thị
trường tài chính, ngân hàng nói riêng và sự phát triển kinh tế của đất nước nói
chung.
Tác giả spachs (2005) và Nikolau (2009), Shen, Chen, Kao, & Yeh (2009)
Vodova(2011), chỉ ra rằng thanh khoản phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài ngân
hàng (chẳng hạn như tiềm năng thị trường, số lượng giao dịch, chi phí giao dịch
thấp, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng, tính minh bạch của tài sản giao dịch) và
yếu tố bên trong ngân hàng như quy mô ngân hàng, vốn chủ sở hữu, tổng tài sản, tỷ
lệ lợi nhuận, tỷ lệ dự trữ thanh khoản trên tổng tài sản, tỷ lệ tổng cho vay trên tài
sản, dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ…
Đối với các ngân hàng phát triển trên thế giới hiện nay, vấn đề thanh khoản
được các nhà Quản trị ngân hàng quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên, ở Việt Nam, do
đặc điểm hệ thống ngân hàng còn non trẻ, nên vấn đề thanh khoản ngân hàng và
quản trị rủi ro thanh khoản chưa được quan tâm đầy đủ. Hiện tại với áp lực từ trong
nước, cụ thể về phía cơ quan quản lý là NHNN và cả từ bên ngoài khi Việt Nam
đang mở cửa và hội nhập kinh tế thế giới thì các rủi ro không chỉ thuần túy ở trong
quốc gia mà còn bị ảnh hưởng bởi kinh tế thế giới. Những rủi ro được chuyển giao
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
4
từ các quốc gia khác sẽ vào đến Việt Nam và ảnh hưởng không nhỏ đến thanh
khoản tại các ngân hàng Việt Nam.
Vì vậy nghiên cứu yếu tố thanh khoản của ngân hàng là vô cùng cần thiết đối
với các ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Thanh khoản sẽ giúp ngân
hàng có chống đỡ được các khủng hoảng xảy ra khi nền kinh tế rơi vào khủng
hoảng. Một khi ngân hàng được trang bị về thanh khoản tốt thì có thể giúp cho thị
trường tài chính trong nước ổn định, nền kinh tế vận hành tốt. Xuất phát từ những lí
do trên tác giả đã chọn đề tài “Yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các ngân
hàng thương mại Việt Nam”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu chính của đề tài là kiểm định các yếu tố bên trong ngân
hàng và yếu tố bên ngoài ảnh hưởng như thế nào đến thanh khoản của NHTM Việt
Nam. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến thanh khoản tại các ngân hàng Việt
Nam. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu có thể tìm được những yếu tố ảnh hưởng đến
thanh khoản nhằm giúp các nhà lãnh đạo ngân hàng tại Việt Nam quan tâm các yếu
tố này khi quyết định chính sách tại ngân hàng.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Nhằm giải quyết tốt các mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài cần làm rõ các câu hỏi
nghiên cứu như sau:
Các yếu tố tài chính bao gồm tỷ lệ vốn chủ sở hữu, quy mô ngân hàng, tỷ lệ lợi
nhuận/vốn chủ sở hữu, ảnh hưởng như thế nào đến thanh khoản tại NHTM Việt
Nam?
Song song với đó yếu tố vĩ mô như tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất
nghiệp ảnh hưởng như thế nào đến thanh khoản của ngân hàng thương mại Việt
Nam?
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
5
Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến thanh khoản như thế nào?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản tại các ngân hàng thương
mại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Dữ liệu thu thập tập trung vào 24 Ngân hàng thương mại cổ
phần Việt Nam từ năm 2006 đến 2016 (Dữ liệu năm).
1.5 Phương pháp nghiên cứu:
Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, lựa chọn các biến có liên
quan nhằm xây dựng mô hình hồi quy dữ liệu bảng để phân tích, đo lường ảnh
hưởng của các biến độc lập bên trong ngân hàng như tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tỷ lệ lợi
nhuận/ vốn chủ sở hữu, quy mô ngân hàng và biến độc lập bên ngoài ngân hàng như
tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp đến thanh khoản của các
NHTM Việt Nam bằng phần mềm Eviews7 thông qua các dữ liệu thứ cấp thu thập
từ báo cáo tài chính của NHTM tại Việt Nam từ 2006 đến 2016.
Bên cạnh đó luận văn sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích, so sánh
nhằm phân tích tình hình hoạt động của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2006 đến
2016.
1.6 Ý nghĩa của việc nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa không chỉ về mặt khoa học mà còn có ý nghĩa
thực tiễn. Mặc dù đã có nhiều tác giả nghiên cứu về thanh khoản ngân hàng, tuy
nhiên tại Việt Nam còn khá ít. Chính vì điều đó, bài nghiên cứu này sẽ góp phần
xây dựng mô hình nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam nhằm tìm hiểu các yếu tố
tài chính và vĩ mô ảnh hưởng đến vấn đề thanh khoản của các NHTM. Từ kết quả
nghiên cứu, đề tài sẽ mở ra nhiều hướng nghiên cứu mới và chuyên sâu hơn.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
6
Về mặt thực tiễn, kết quả sẽ cho thấy mối quan hệ của các yếu tố này đến thanh
khoản tại NHTM Việt Nam và mức ảnh hưởng cũng như ảnh hưởng tích cực và tiêu
cực của yếu tố đến thanh khoản của các NHTM Việt Nam. Qua đó, cung cấp cơ sở
khoa học cho các nhà quản trị tại NHTM Việt Nam có những chính sách điều hành,
quản lý phù hợp và hiệu quả trong việc cải thiện, duy trì thanh khoản.
1.7 Kết cấu luận văn:
Nội dung của luận văn nghiên bao gồm các chương:
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tại Ngân hàng thương
mại.
Chương 3: Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận về kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và gợi ý chính sách
Kết luận chương 1:
Trong chương 1, tác giả đã giới thiệu khái quát chung về đề tài nghiên cứu “ Yếu tố
ảnh hưởng đến thanh khoản của các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam”.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
7
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐÊN THANH
KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG
2.1 Cơ sở lý thuyết về thanh khoản của ngân hàng thương mại
2.1.1 Khái niệm thanh khoản
Theo bộ quy tắc về “Nguyên tắc quản lý và giám sát rủi ro thanh khoản” của
Basel ban hành tháng 9/2008 thì “Thanh khoản là khả năng của ngân hàng (NH) vừa
có thể tăng thêm tài sản vừa đáp ứng nghĩa vụ nợ khi đến hạn mà không bị những
thiệt hại quá mức cho phép”. Nói cách khác: Thanh khoản là khả năng tức thời để
đáp ứng nhu cầu rút tiền gửi và giải ngân các khoản tín dụng đã cam kết.
Theo Basell II (2008, trang 23) “Thanh khoản đại diện cho khả năng ngân
hàng có thể thực hiện tất cả các nghĩa vụ thanh toán khi đến hạn (đến mức tối đa) và
bằng đơn vị tiền tệ được quy định. Do thực hiện bằng tiền nên thanh khoản chỉ liên
quan đến các dòng lưu chuyển tiền tệ. Việc không thể thực hiện nghĩa vụ thanh toán
sẽ dẫn đến tình trạng thiếu khả năng thanh khoản”.
Theo Trương Quang Thông (2010), một tài sản có tính thanh khoản cao khi
chi phí chuyển đổi tài sản ấy thành tiền mặt thấp và thời gian chuyển đổi nhanh.
Nguồn vốn có tính thanh khoản cao khi chi phí huy động vốn thấp cùng với thời
gian huy động nhanh.
Theo Ủy ban basel định nghĩa “Rủi ro thanh khoản là rủi ro mà một định chế
tài chính không đủ khả năng tìm kiếm đầy đủ nguồn vốn để đáp ứng các nghĩa vụ
đến hạn mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh hàng ngày và cũng
không gây ảnh hưởng đến tình hình tài chính”.
Nói cách khác, “Rủi ro thanh khoản là loại rủi ro khi ngân hàng không có khả
năng cung ứng đầy đủ lượng tiền mặt cho nhu cầu thanh khoản tức thời; hoặc cung
ứng đủ nhưng với chi phí cao”.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
8
2.1.2 Cung – cầu và trạng thái thanh khoản của ngân hàng
2.1.2.1 Cung thanh khoảncủa ngân hàng
- Các khoản tiền gửi sẽ nhận được (S1)
- Thu nhập từ việc cung cấp các dịch vụ (S2)
- Các khoản tín dụng sẽ thu về (S3)
- Bán các tài sản đang kinh doanh và sử dụng (S4)
- Vay mượn từ thị trường tiền tệ (S5)
2.1.2.2 Cầu thanh khoản của ngân hàng
Cầu về thanh khoản phản anh nhu cầu rút tiền khỏi ngân hàng ở những thời
điểm khác nhau. Những hoạt động sau đây tạo ra nhu cầu về thanh khoản:
- Khách hàng rút các khoản tiền gửi (D1)
- Đề nghị vay vốn của khách hàng (D2)
- Thanh toán các khoản phải trả khác (D3)
- Chi phí cho quá trình tạo ra sản phẩm và dịch vụ ngân hàng (D4)
- Thanh toán cổ tức cho cổ đông (D5)
2.1.2.3 Đánh giá trạng thái thanh khoản (Net Liquidity Position)
Trạng thái thanh khoản ròng là chênh lệch giữa tổng cung và tổng cầu thanh
khoản tại một thời điểm.Ở bất cứ thời điểm nào, các nguồn cung và nhu cầu
thanh khoản đến cùng lúc và tạo thành trạng thái thanh khoản ròng và có thể
được tính như sau:
NLPt = (S1+S2+S3+S4+S5) - (D1+D2+D3+D4+D5)
Hai trường hợp có thể xảy ra:
- NLPt > 0: thừa tiển dự trữ không sinh lời.
- NLPt < 0: tình trạng thâm hụt thanh khoản
- NLPt =0 : Tình trạng cân bằng thanh khoản. Tuy nhiên đây là tình trạng
khó xảy ra trong thực tế
2.2 Các chỉ số đo lường thanh khoản tại NHTM:
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
9
Theo nghiên cứu của các tác giả như Yeager, Seitz (1989) ; Hemple, Simonson
(2008); Fielding, Shortland (2005); Lucchetta (2007); Moore (2010) thì để đo lường
khả năng thanh khoản của ngân hàng có rất nhiều phương pháp để đo lường như :
Chỉ số tài sản thanh khoản trên tổng tài sản là một trong những chỉ số tài chính
của quỹ tiền tệ quốc tế được nhiều nước áp dụng , đo lường rủi ro thanh khoản của
ngân hàng, cho biết khả năng ngân hàng đáp ứng nhu cầu rút tiền mặt theo ước tính
và bất thường của khách hàng. Theo nguyên tắc tổng tài sản thanh khoản trong tổng
tài sản càng cao thì khả năng thanh khoản ngân hàng cao. Tuy nhiên, giá trị của tỷ
số này quá cao cũng có thể được hiểu là không hiệu quả. Vì tài sản có tính thanh
khoản thấp thì chi phí cơ hội cho ngân hàng cao. Do đó cần phải tối ưu hóa mối
quan hệ giữa thanh khoản và lợi nhuận.
Tỷ lệ này là thước đo đối với ngân hàng nhằm đối phó với nhu cầu cao về
thanh khoản trong ngắn hạn. Một tỷ lệ cao có nghĩa là ngân hàng có tính thanh
khoản trong ngắn hạn.
Tỷ lệ thanh khoản L3 sử dụng tài sản thanh khoản để đo lường khả năng thanh
khoản là rất tốt. Tuy nhiên tỷ lệ này tập trung vào mức độ nhạy cảm của ngân hàng
khi lựa chọn các loại hình tài trợ (bao gồm tiền gửi của các hộ gia đình, doanh
nghiệp, tổ chức tài chính khác). Tỷ số này cũng giống L1 , tức tỷ số này cao cũng
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
10
thể hiện thanh khoản của ngân hàng tốt. Giá trị thấp cho thấy sự nhạy cảm của ngân
hàng liên quan đên việc rút tiền gửi.
Tỷ số này cho biết có bao nhiêu phần trăm khoản cho vay trên tổng tài sản ngân
hàng. Do đó, tỷ lệ này cao tức là khả năng thanh khoản của ngân hàng càng yếu.
Tỷ số này cho thấy mối quan hệ của tài sản không có tính thanh khoản và nợ
phải trả. Khi tỷ lệ này cao, có nghĩa là ngân hàng ít chất lỏng hơn. Tỷ số này cao thì
khả năng thanh khoản của ngân hàng yếu.
Tỷ số này nhằm đo lường rủi ro thanh khoản. Được xác định là chênh lệch giữa
số tiền cho vay của ngân hàng và tiền gửi tại ngân hàng, chênh lệch này chia cho
tổng tài sản để làm tiêu chuẩn và là tỷ lệ đo lường chênh lệch tài chính trên tổng tài
sản(FGAPR).
2.3 Yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản cuả NHTM
2.3.1 Yếu tố bên trong ngân hàng ảnh hưởng đến thanh khoản
2.3.1.1 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu (capital on total asset-CAP)
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
11
Chỉ tiêu này phản ánh tình trạng vốn của ngân hàng. Khi có ảnh hưởng xấu về
thanh khoản ngân hàng có khả năng đảm bảo ngân hàng vẫn đủ vốn và an toàn hay
không. Mức vốn chủ sở hữu càng cao, thì các ngân hàng sẽ có lượng vốn cần thiết
để đảm bảo tiêu chuẩn về vốn điều lệ, bên cạnh đó sẽ có một khoản vốn đủ để cung
cấp các khoản vay. Ngược lại chỉ số này thấp chứng tỏ ngân hàng sử dụng đòn bẩy
tài chính cao, điều này gây ra nhều rủi ro cho ngân hàng.
Biến tỷ lệ vốn chủ sở hữu/ tài sản được lấy từ báo cáo tài chính của các ngân
hàng thương mại Việt Nam.
2.3.1.2 Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu phản ánh hiệu quả quản trị của ngân hàng
trong việc sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu. Tác giả muốn đánh giá hiệu quả sử dụng
vốn chủ sở hữu chủ sở hữu tại ngân hàng thương mại Việt Nam, bên cạnh đó xem
xét ảnh hưởng của tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu đến thanh khoản tại ngân
hàng thương mại Việt Nam.
Biến tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu được lấy từ báo cáo tài chính của
các ngân hàng thương mại Việt Nam.
2.3.1.4 Quy mô ngân hàng (SIZE)
Quy mô ngân hàng được tính như sau: SIZE= LN (tổng tài sản)
Quy mô ngân hàng phản ánh sự giàu có của ngân hàng thông qua các tài sản
ngân hàng nắm giữ. Trong bài nghiên cứu biến quy mô ngân hàng được đo lường
bằng Logarit tự nhiên của tổng tài sản.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
12
Theo các nghiên cứu trước đây biến quy mô ngân hàng có ảnh hưởng không nhỏ
đến thanh khoản của ngân hàng. Những ngân hàng có quy mô lớn thường có tỷ lệ
nợ cao, nợ ngắn hạn sẽ thấp, nợ dài hạn cao. Bên cạnh đó, với quy mô lớn, các ngân
hàng có tiềm lực mạnh hơn về tài chính và về nhân lực nên có khả năng đa dạng hóa
lĩnh vực kinh doanh, đa dạng việc cung cấp sản phẩm tín dụng và phi tín dụng. Các
ngân hàng này có dòng tiền ổn định, chính vì vậy khả năng thanh khoản sẽ lớn.
Trong đó giá trị tổng tài sản được tác giả thu thập trên các báo cáo tài chính
của ngân hàng.
2.3.2 Yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến thanh khoản cuả NHTM
2.3.2.1Tỷ lệ thất nghiệp (UNE)
Tỷ lệ thất nghiệp là chỉ tiêu biểu hiện tỷ lệ so sánh số người thất nghiệp với
lượng lao động (tổng dân số hoạt động kinh tế) trong kỳ. Khi thất nghiệp gia tăng
gây ra sự suy giảm trong tiêu dùng từ đó giảm khả năng tạo ra tiền mặt. kho tỷ lệ
thất nghiệp tăng cao sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Số liệu về tỷ lệ thất nghiệp được tác giả thu thập tại wesite tổng cục thống kê Việt
Nam.
2.3.2.2 Tăng trưởng kinh tế (GDP)
Tăng trưởng kinh tế là giá trị thị trường của tổng cộng tất cả các loại hàng hóa
và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong một nền kinh tế qua một giai đoạn nhất
định, là chỉ tiêu trong hệ thống tài khoản quốc gia. Tăng trưởng GDP chính là mức
gia tăng GDP năm sau so với năm trước và đơn vị tính là phần trăm.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
13
Có rất nhiều nghiên cứu cho rằng tăng trưởng GDP ảnh hưởng đến tỷ lệ thanh
khoản của các ngân hàng. Tăng trưởng kinh tế có tác động tích cực đến khả năng
sinh lời của ngân hàng. Nền kinh tế tăng trưởng cao dẫn đến đầu tư và tiêu thụ cao
hơn, tăng tín dụng và do đó làm tăng khả năng sinh lợi của ngân hàng.
Biến tăng trưởng kinh tế được lấy từ website quỹ tiền tệ quốc tế
2.3.2.3 Tỷ lệ lạm phát (INF)
Lạm phát là sự tăng mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự
mất giá trị của một loại tiền tệ.
Lạm phát tăng cao, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải thực hiện thắt chặt tiền
tệ để giảm khối lượng tiền trong lưu thông, nhưng nhu cầu vay vốn của các doanh
nghiệp và cá nhân kinh doanh vẫn rất lớn, các ngân hàng chỉ có thể đáp ứng cho
một số ít khách hàng với những hợp đồng đã ký hoặc những dự án thực sự có hiệu
quả, với mức độ rủi ro cho phép. Mặt khác, do lãi suất huy động tăng cao, thì lãi
suất cho vay cũng cao, điều này đã làm xấu đi về môi trường đầu tư của ngân hàng,
rủi ro đạo đức sẽ xuất hiện. Do sức mua của đồng Việt Nam giảm, giá vàng và
ngoại tệ tăng cao, việc huy động vốn có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên thật sự khó khăn
đối với mỗi ngân hàng, trong khi nhu cầu vay vốn trung và dài hạn đối với các
khách hàng rất lớn, vì vậy việc dùng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn
trong thời gian qua tại mỗi ngân hàng là không nhỏ. Điều này đã ảnh hưởng đến
tính thanh khoản của các ngân hàng
Biến lạm phát được lấy từ website quỹ tiền tệ quốc tế.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
14
Bảng 2.1 mô tả các biến được sử dụng trong mô hình hồi quy và cách
đo lường
Biến Định nghĩa Nguồn Kỳ vọng
dấu
Yếu tố bên trong ngân hàng
CAP Vốn chủ sở hữu/Tài sản Báo cáo tài chính +
ROE Lợi nhuận sau thuế/ tổng vốn chủ sở Báo cáo tài chính +
hữu
SIZE Quy mô ngân hàng Báo cáo tài chính +
Yếu tố bên ngoài ngân hàng
UNE Tỷ lệ thất nghiệp IMF -
GDP Tổng sản phẩm nội địa IMF +
INF Tỷ lệ lạm phát IMF -
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
2.4 Công trình nghiên cứu trước đây:
Bourke (1989): Nghiên cứu các yếu tố tác động đến lợi nhuận của 12 ngân hàng
Châu Âu, Bắc Mỹ và Úc. Kết quả cho thấy tỷ lệ thanh khoản đo bằng tài sản lưu
động đối với tổng tài sản có liên quan đến lợi nhuận trên tài sản (ROA).
Bunda và Desquylbet (2003): cho rằng thanh khoản của ngân hàng chịu tác động
bởi các yếu tố bên trong ngân hàng và các yếu tố bên ngoài ngân hàng. Từ kết quả
có thể thấy, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ vốn chủ sở hữu ngày càng tăng thì
thanh khoản của ngân hàng càng cao. Tuy nhiên khủng hoảng tài chính sẽ ảnh
hưởng xấu đến thanh khoản của ngân hàng.
Aspachs và cộng sự (2005): Nghiên cứu này cho rằng thanh khoản ngân hàng ở
Anh phụ thuộc vào các yếu tố vi mô và vĩ mô. Tác giả phát hiện ra tỷ lệ thanh
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
15
khoản bị ảnh hưởng bởi vào các yếu tố sau: tỷ lệ vốn chủ sở hữu, sự trợ giúp từ
NHTW, tăng trưởng cho vay, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội, lãi suất ngắn
hạn; quy mô ngân hàng quan hệ dương hay âm với khả năng thanh khoản ngân
hàng. Khi có sự gia tăng vốn chủ sở hữu, nguồn tài trợ từ NHTW thì thanh khoản
ngân hàng sẽ tăng.
Fielding & Shortland (2005): Cho thấy một trong những lý do chính cho sự
thanh khoản vượt trội là sự gia tăng cường độ xung đột chính trị giữa nhà nước Ai
Cập và các nhóm Hồi giáo cực đoan. Các cải cách chỉ tập trung vào các yếu tố tài
chính và kinh tế sẽ không có hiệu quả trong việc thúc đẩy niềm tin vào nền kinh tế
địa phương nếu họ không giải quyết tốt các nguyên nhân của xung đột chính trị ở
nước này (trong trường hợp này là Ai Cập).
Gatev & Strahan (2006): Ước lượng cho các hệ thống NHTM của 12 nền kinh tế
hàng đầu thế giới trong giai đoạn 1994-2006. Tác giả sử dụng biến đo lường nguyên
nhân rủi ro thanh khoản với các ảnh hưởng từ bên trong ngân hàng như các biến
tổng tài sản, tỷ lệ dự trữ thanh khoản/ tổng tài sản, sự tài trợ từ các nguồn bên ngoài,
tỷ lệ vốn tự có/ tổng nguồn vốn, tỷ lệ tổng cho vay/tổng tài sản, dự phòng rủi ro tín
dụng/ tổng dư nợ. Các ảnh hưởng từ bên ngoài ngân hàng gồm các biến kinh tế vĩ
mô như tăng trưởng kinh tế và lạm phát. Kết quả của nghiên cứu cho thấy thanh
khoản là yếu tố quyết định đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Nguyên nhân của
rủi ro thanh khoản bao gồm các thành phần của tài sản thanh khoản và sự tài trợ từ
yếu tố bên ngoài ngân hàng; các yếu này tố giám sát và điều tiết các yếu tố kinh tế
vĩ mô. Bên cạnh đó, nguy cơ thanh khoản có thể làm giảm lợi nhuận của ngân hàng
(ROAA và ROAE).
Valla, Saes-Escorbiac, & TIESSET (2006): Thực hiện nghiên cứu trong giai
đoạn 1993-2005, tác giả quan tâm đến các yếu tố vi mô và vĩ mô ảnh hưởng đến
thanh khoản của các NHTM tại Pháp, kết quả cho thấy rằng thanh khoản của ngân
hàng Pháp bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như: tốc độ tăng trưởng kinh tế, lợi nhuận
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
16
ngân hàng, quy mô ngân hàng, lãi suất ngắn hạn. Khi quy mô ngân hàng tăng thì
thanh khoản ngân hàng sẽ tăng nhưng chỉ giới hạn ở một mức nào đó, nếu quy mô
tăng quá cao thì lúc này ngân hàng sẽ không tăng thanh khoản mà sẽ ảnh hưởng
nghịch làm giảm thanh khoản. bên cạnh đó các yếu tố như tỷ lệ nợ xấu, tốc độ tăng
trưởng kinh tế, lãi suất ngân hàng tăng sẽ làm cho thanh khoản tại ngân hàng giảm.
Lucchetta (2007): chủ yếu quan tâm đến các yếu tố bên trong ngân hàng và thị
trường liên ngân hàng mà quên mất các yếu tố như hỗ trợ vốn từ ngân hàng trung
ương hay những chính sách kinh tế vĩ mô. Nghiên cứu này phản ánh việc cho vay
liên ngân hàng nhằm đáp ứng với những thay đổi về lãi suất. Từ đó, tác giả nhấn
mạnh lãi suất bình quân liên ngân hàng không chỉ có ảnh hưởng đến những rủi ro
mà còn ảnh hưởng khả năng thanh khoản của các ngân hàng.
Diamond (2007): Chức năng quan trọng của các ngân hàng là tạo ra tính thanh
khoản. Tạo thanh khoản là hoạt động tạo thanh khoản cho các khoản vốn được huy
động (khả năng rút tiền của người cho NH vay) và tạo thanh khoản cho các khoản
cho vay của NH.
Bon im và Kim (2009): Tác giả lựa chọn 10 quốc gia đại diện gồm cộng hòa Séc,
Hungary, Ba Lan, Slovakia, Nga, Bulgaria, Romania, Croatia, Serbia, Slovenia và
phân chia các quốc gia thành hai nhóm. Kết quả nghiên cứu thể hiện mối quan hệ
giữa quy mô ngân hàng và tỷ lệ lợi nhuận đối với thanh khoản ngân hàng là chưa rõ
ràng. Các khoản vay thông thường ở ngân hàng sẽ có tính thanh khoản thấp. Tuy
nhiên những khoản rút tiền lớn và không được dự báo trước có thể sẽ dẫn đến việc
mất thanh khoản của ngân hàng.
Vento và La Ganga (2009): tác giả thực hiện nghiên cứu tại một số nước như
một số nước như: nh , Đức, Pháp, Ý. Rủi ro thị trường với các biến số như lãi suất
thị trường là một yếu tố khách quan ảnh hưởng đến tính thanh khoản. Rủi ro nội tại
ảnh hưởng đến thanh khoản xuất phát từ những yếu tố của riêng ngân hàng như mất
cân đi sự đối kỳ hạn giữa nguồn vốn và cách sử dụng vốn sao cho hiệu quả.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
17
Gatev, E., Schuermann, T., và Strahan, P. E (2009): Tác giả nghiên cứu 100
ngân hàng nội địa (dựa trên vốn hóa thị trường) từ năm 1990-2002. Nghiên cứu này
chủ yếu tập trung vào các ngân hàng lớn. Tiền gửi giao dịch có vai trò lớn đối với
rủi ro thanh khoản của ngân hàng trong thời gian tín dụng tăng cao vì chúng giúp
các ngân hàng giải ngân đối với các cam kết cho vay của khách hàng.
Brunnermeier (2009): Tác giả nghiên cứu rủi ro thanh khoản ngân hàng thông
qua khủng hoảng tài chính năm 2007. Nghiên cứu cho rằng nguy cơ thanh khoản
xuất phát từ việc nhiều ngân hàng nhận thấy thị trường tài chính trong tương lai phát
triển kém hiệu quả, không đem lại lợi nhuận như mong đợi; các nhà quản trị ngân
hàng sẽ tìm cách bán tài sản ngân hàng đang nắm giữ trên thị trường tài chính. Hậu
quả là gia tăng lãi suất, giá các tài sản thế chấp ban đầu giảm nhanh chóng. Những
chủ thể đang dư thừa thanh khoản cũng rơi vào trạng thái lo ngại và không muốn
đáp ứng thanh khoản cho các chủ thể đang thiếu hụt thanh khoản dù cho lãi suất mà
họ đang mong đợi và điều này có thể làm thị trường tài sản gặp nhiều khó khăn.
Vodová (2011): Tác giả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của
ngân hàng thương mại ở Séc trong thời gian từ 2001-2009. Kết quả nghiên cứu cho
rằng thanh khoản ngân hàng đồng biến với tỷ lệ an toàn vốn, lãi suất cho vay trên
thị trường liên ngân hàng. Bên cạnh đó thanh khoản ngân hàng nghịch biến với tỷ lệ
lạm phát, chu kì kinh doanh và cuộc khủng hoảng tài.
Angora & Roulet (2011) : Chỉ ra mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản với hai chỉ
số thanh khoản mới theo đề nghị của Ủy ban Basel là nhóm chỉ số LCR và một số
chỉ số thuộc bảng cân đối kế toán (gồm ROE, logarit tự nhiên tổng tài sản, tỷ lệ giữa
các khoản vay cho khách hàng và tổng dư nợ).
Bonfim & Kim (2011): Nhấn mạnh rằng, tỷ lệ rủi ro thanh khoản có một mối
quan hệ tiêu cực với hầu hết các chỉ số phân tích bao gồm kích thước và tỷ lệ giữa
vốn điều lệ và tổng tài sản. Trước tình hình hội nhập theo các hiệp định song
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
18
phương và đa phương, khả năng thanh khoản của ngân hàng thương mại (NHTM)
phải được đáp ứng nhu cầu vốn cần thiết đúng thời điểm để phát triển thị trường.
Vũ Thị Hồng (2013): Khả năng thanh khoản của ngân hàng thương mại gồm tỷ
lệ vốn chủ sở hữu, tỷ lệ cho vay trên tổng huy động, tỷ lệ nợ xấu. Vốn chủ sở hữu
lớn, lợi nhuận cao thì khả năng thanh khoản được đảm bảo. Tổng cho vay trên tổng
huy động ảnh hưởng lớn đến khả năng thanh khoản của ngân hàng. Có quan hệ
đồng biến giữa nợ xấu và khả năng thanh khoản của ngân hàng.
Trương Quang Thông (2013): Nhận diện những nguyên nhân của rủi ro thanh
khoản của hệ thống NHTMVN. Dữ liệu nghiên cứu được tác giả thu thập từ báo cáo
thường niên của 27 NHTMVN từ 2002-2011. Kết quả nhận được là rủi ro thanh
khoản phụ thuộc vào các yếu tố bên trong ngân hàng như hàng như dự trữ thanh
khoản, quy mô tổng tài sản, vay liên ngân hàng và tỉ lệ vốn tự có trên tổng nguồn
vốn, các biến bên ngoài như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, đặc biệt thể hiện qua các
ảnh hưởng của độ trễ chính sách.
Bùi Nguyên Khá (2016): Các ngân hàng quy mô vốn lớn có nguy cơ rủi ro
thanh khoản cao hơn. Các ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng nguồn vốn, tỷ
suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ cho vay ròng/ tổng huy động ngắn hạn tốt, sẽ
giảm thiểu nguy cơ dẫn đến rủi ro thanh khoản trong hệ thống ngân hàng.
Lê Tấn Phước (2016): Quản lý thanh khoản thực sự ảnh hưởng đến hiệu quả
kinh doanh tại NHTM Việt Nam. Ảnh hưởng của các biến tỷ lệ đầu tư, tỷ lệ vốn đến
hiệu quả kinh doanh của ngân hàng (đo bởi ROE) là tích cực. Biến chất lượng tài
sản và mối quan hệ ngược chiều với hiệu quả ngân hàng khi đo bởi ROA. Ảnh
hưởng của các biến tài sản thanh khoản đến ROE là ngược chiều. Các ảnh hưởng
tiêu cực này có thể là do sự gia tăng của các khoản tiền gửi mà các NHTM chưa
khai thác được.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
19
Như vậy, hầu hết các nghiên cứu đã làm rõ các lý thuyết giải thích thanh khoản,
một số thước đo để đo lường thanh khoản của NHTM trên thế giới từ các nước phát
triển cho đến các nước đang trên đà phát triển. Mặc dù các yếu tố này có thể ảnh
hưởng mạnh yếu khác nhau, có thể cùng chiều hoặc ngược chiều song kết quả kiểm
chứng từ các mô hình nghiên cứu thực nghiệm cho thấy hoàn toàn có thể vận dụng
mô hình và kết quả nghiên cứu đã được thực hiện trên thế giới để kiểm định về các
yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản tại các ngân hàng Việt Nam.
Với nghiên cứu này, tác giả chỉ ra thực trạng thanh khoản tại các NHTM VN.
Một lần nữa tái kiểm tra yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các ngân hàng
thương mại Việt Nam giai đoạn 2006 -2016. Bên cạnh đó cái mới của công trình
nghiên cứu này là tác giả sử dụng thước đo mới để đo lường tính thanh khoản là
khoản cho vay trên tổng tài sản và khoản cho vay trên tiền gửi cộng vốn ngắn hạn.
Dựa vào các nghiên cứu trước đây, tác giả nhận thấy cần phải có bảng tóm tắt
lại để có cái nhìn sâu sắc nhất về toàn bộ những yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản
của các ngân hàng thương mại.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
20
Bảng 2.2 Tóm tắt các nghiên cứu trước đây về yếu tố ảnh hưởng đến
thanh khoản của các ngân hàng
Các yếu tố
Tỷ lệ VCSH
Quy mô ngân hàng
Tỷ lệ nợ xấu
Tỷ lệ lợi nhuận
Hỗ trợ từ NHNN
Tỷ lệ tăng trưởng
kinh tế
Tỷ lệ tăng trưởng
cho vay
Lãi suất ngắn hạn
Lãi suất bình
quân liên ngân
hàng Lãi suất cơ
bản Tỷ lệ cho
vay/ tổng tài sản
Cho vay ròng/
tổng tài sản
Tỷ lệ lạm phát
Tỷ lệ cho vay trên
huy động vốn
Lãi suất cho vay
Tỷ lệ thất nghiệp
Chênh lệch lãi suất
cho vay và tiền gửi
Bunda
Aspachs Bonfim Brunnerm
Bourke và Lucchetta Vodová
và cộng và Kim eier
(1989) Desquylb
sự (2005)
(2007)
(2009) (2009)
(2011)
et (2003)
+ + - +
+ - +/- + +/- +/-
- +
+ +/- +
+ + + -
-
+ - +
-
+ +/-
+
+ +
-
- -
-
-
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
21
Tóm tắt chương 2
Khi ngân hàng hoạt động thì đáp ứng thanh khoản ngân hàng là một trong
những mục tiêu hàng đầu của ngân hàng hiện nay. Ngân hàng luôn phải đảm bảo
sao vẫn sinh ra được lợi nhuận như mục tiêu đề ra và thanh khoản hợp lí.
Nội dung chương 2 nhằm khái quát lý luận chung, các nghiên cứu của các tác
giả về thanh khoản ngân hàng để thấy được sức ảnh hưởng của thanh khoản đối với
ngân hàng thương mại hiện nay. Từ đó thấy được những nguyên nhân dẫn đến thanh
khoản của ngân hàng và đồng thời rút ra được sự ảnh hưởng của thanh khoản đến
hiệu quả hoạt động của NHTM.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
22
CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Dữ liệu, đối tượng nghiên cứu
Tác giả tìm kiếm dữ liệu của 24 ngân hàng thương mại tại Việt Nam giai đoạn
2006-2016. Nghiên cứu sử dụng số liệu của 24 NHTM tại Việt Nam với tổng tài sản
chiếm trên 75% tổng tài sản NHTM tại Việt Nam. Vì vậy, mẫu dữ liệu đảm bảo tính
đại diện cho các NHTM VN.
Đề tài được thực hiện dựa trên việc thu thập dữ liệu từ các báo cáo tài chính
kiểm toán, báo cáo quản trị, báo cáo thường niên được công bố của các NHTMVN
trong giai đoạn 2006-2016. Trong nghiên cứu tác giả đi sâu tìm mối quan hệ giữa
các yếu tố bên trong như quy mô ngân hàng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tỷ lệ lợi nhuận
các yếu tố vĩ mô như tỷ lệ thất nghiệp, tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được xác lập dựa vào nghiên cứu của Vodová
(2011) với các yếu tố bên trong và bên ngoài ngân hàng được lựa chọn thích hợp
cho việc xác định thanh khoản ngân hàng và có thể đo lường dễ dàng cho mục đích
phân tích. Nghiên cứu này chỉ sử dụng 4 biến phụ thuộc vì theo tác giả 4 biến phụ
thuộc này đủ để phản ánh chính xác nhất tình trạng thanh khoản của ngân hàng.
Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với mô hình hồi quy
được đề xuất cho nghiên cứu như sau:
Trong đó:
Biến phụ thuộc Lit: khả năng thanh khoản của ngân hàng (i) tại thời điểm (t)
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
23
Các biến độc lập:
+ : tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản ngân hàng i năm t
+ : tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu ngân hàng i năm t
+ : Quy mô ngân hàng i năm t
+ :tốc độ tăng trưởng kinh tế năm t
+ : tỷ lệ lạm phát năm t
+ : tỷ lệ thất nghiệp năm t
Mô hình này sẽ được ước lượng bằng phương pháp Fixed e ect và Random
effect. Tính ổn định của kết quả ước lượng sẽ được kiểm tra bằng cách ước lượng
mô hình trong hai trường hợp: i) có bao gồm biến vĩ mô và ii) không bao gồm biến
vĩ mô.
3.3 Mô tả mẫu nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng thống kê mô tả các biến nhằm mục đích tóm tắt đặc
điểm của dữ liệu, qua đó cho thấy có sự phân tán giữa các quan sát trong mẫu..
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
24
Thống kê mô tả phân tích các chỉ tiêu phổ biến như giá trị trung bình, độ lệch
chuẩn, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất.
Dữ liệu được thu thập từ 24 ngân hàng từ các báo cáo tài chính kiểm toán,
báo cáo quản trị, báo cáo thường niên được công bố của các NHTM VN trong giai
đoạn 2006-2016 với các thông số như sau:
Bảng 3.1 Thống kê mô tả
Đơn vị tính: %
BIẾN L1 L2 L3 L4 CAP ROE SIZE GDP INF UNE
GIÁ TRỊ TRUNG BÌNH 23,847 26,413 51,454 61,485 9,568 10,000 11,510 6,124 8,887 2,331
GIÁ TRỊ TRUNG VỊ 22,181 23,709 52,075 60,833 8,450 9,675 11,449 6,210 7,390 2,300
GIÁ TRỊ LỚN NHẤT 64,319 87,989 84,477 106,415 46,300 28,460 18,432 7,130 23,120 2,900
GIÁ TRỊ NHỎ NHẤT 3,830 4,102 19,104 20,433 0,070 -2,100 6,909 5,250 0,880 1,990
ĐỘ LÊCH CHUẨN 12,709 14,315 13,908 16,970 5,839 6,053 1,759 0,620 6,260 0,292
SỐ QU N SÁT 250 249 255 253 254 237 254 262 11 11
Nguồn: Xử lý số liệu của tác giả dựa trên số liệu nghiên cứu
Qua bảng 3.1 kết quả thống kê mô tả, cho thấy mẫu nghiên cứu cho thấy giá
trị trung bình độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của các biến nghiên
cứu sử dụng trong mô hình cụ thể như sau:
Trình bày thống kê 24 ngân hàng trong giai đoạn 2006-2016:
+ Trong khoảng thời gian 2006-2016, tài sản thanh khoản chiếm 23,85% tổng tài
sản. Cụ thể giá trị nhỏ nhất của tài sản thanh khoản/ tổng tài sản là 3,83 % tại ngân
hàng Sài Gòn Công Thương (SGB) và giá trị lớn nhất là 64,32% (Ngân hàng TMCP
Hàng Hải Việt Nam -MRT).
+ Tài sản thanh khoản chiếm 26,61% tổng tiền gửi + nguồn vốn huy động ngắn
hạn. Bên cạnh đó giá trị nhỏ nhất của L2 là 4,1% tại ngân hàng Sài Gòn Công
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
25
Thương (SGB) và giá trị lớn nhất là 87,99% tại ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB).
+ Khoản cho vay trung bình chiếm 63,2 % tổng tài sản của ngân hàng. Cụ thể
trong năm 2011, tỷ trọng cho vay/ tổng tài sản thấp nhất là 19.10%. Tình trạng này
xảy ra ở ngân hàng TMCP Đông Nam Á ( SEAB). Tuy nhiên, tỷ trọng cao nhất là
84.48% tại Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) năm 2008.
+ Khoản cho vay trung bình chiếm 61.58% tổng tiền gửi và nguồn vốn trong giai
đoạn 2006-2016. Chỉ số này có tỷ trọng nhỏ nhất là 20,43% , thuộc về ngân hàng
TMCP Đông Nam Á (SEAB) trong năm 2011 và ngân hàng có tỷ trọng lớn nhất
thuộc về Ngân hàng Đông Á (DONG A) chiếm 106.415% năm 2010.
+ Trong giai đoạn 2006-2016 có vốn chủ sở hữu chiếm 9,52% tổng tài sản ngân
hàng. Cụ thể, ngân hàng có vốn chủ sở hữu/tài sản nhỏ nhất là ngân hàng TMCP
Đại Dương (OCE) chiếm 0,07% trong năm 2006 và ngược lại ngân hàng có giá trị
lớn nhất chiếm là 46,30% thuộc về ngân hàng Quốc Dân (NCB) trong năm 2006 .
+ Lợi nhuận sau thuế 10,01% vốn chủ sở hữu bình quân trong thời gian 2006-
2016. Năm 2013, ngân hàng có giá trị lợi nhuận sau thế/ vốn chủ sở hữu bình quân
nhỏ nhất là Ngân hàng TMCP Đại Dương (OCE) chiếm -2.10% và giá trị lợi nhuận
sau thế/ vốn chủ sở hữu bình quân lớn nhất là Ngân hàng TMCP An Bình (ABB)
chiếm 28.46% trong năm 2008.
+Trong 2006-2016, giá trị trung bình của quy mô ngân hàng chiếm 11,52%.
Năm 2006 quy mô ngân hàng có giá trị nhỏ nhất là 6,91% thuộc về gân hàng TMCP
Đại Dương (OCE) và quy mô ngân hàng có giá trị lớn nhất là 18,43% thuộc về ngân
hàng TMCP Đông Nam Á (SEAB).
+ Giá trị nhỏ nhất của GDP là 5,25% (Năm 2012)và giá trị lớn nhất là 7,13% (Năm
2007). Có thể thấy trong giai đoạn 2006-2015 tốc độ tăng trưởng kinh tế tại Việt
Nam gia tăng nhưng tỷ lệ tăng không cao. Nguyên nhân của sự giảm tăng trưởng
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
26
kinh tế là do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu và chính sách điều tiết
lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô do chính phủ đặt ra.
+ Các yếu tố vĩ mô còn lại như (INF, UNE): trong giai đoạn 2006-2016, tỷ lệ
lạm phát bình quân khoảng 8,87 %; tỷ lệ thất nghiệp trung bình là 2,33%.
3.4 Giả thiết nghiên cứu
Với mô hình nghiên cứu và các biến như trên, giả thuyết nghiên cứu được đặt
ra như sau:
A1: Tồn tại mối quan hệ tích cực giữa tỷ lệ vốn chủ sở hữu và khả năng thanh
khoản ngân hàng.
A2: Tồn tại mối quan hệ tích cực giữa lợi nhuận và khả năng thanh khoản ngân
hàng
A3: Tồn tại mối quan hệ tích cực giữa quy mô ngân hàng và khả năng thanh
khoản ngân hàng.
A4: Tồn tại mối quan hệ tiêu cực giữa tỷ lệ thất nghiệp và khả năng thanh khoản
ngân hàng
A5: Tồn tại mối quan hệ hệ tích cực giữa tăng trưởng kinh tế và khả năng thanh
khoản ngân hàng.
A6: Tồn tại mối quan hệ hệ tiêu cực giữa tỷ lệ lạm phát và khả năng thanh khoản
ngân hàng.
3.5 Phân tích ma trận tương quan
Bên cạnh phân tích thống kê mô tả, nghiên cứu phân tích sự tương quan để
phân tích mối quan hệ tương quan tuyến tính giữa các biến.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
27
Bảng 3.2 Kết quả phân tích tương quan theo biến L1
L1 CAP ROE SIZE GDP INF UNE
L1 1,000
CAP 0,249 1,000
ROE 0,216 -0,156 1,000
SIZE -0,175 -0,358 -0,047 1,000
GDP 0,214 0,031 0,164 -0,197 1,000
INF 0,220 0,151 0,151 -0,146 -0,208 1,000
UNE 0,087 0,055 0,219 -0,064 -0,078 0,025 1,000
Nguồn: Xử lý số liệu của tác giả dựa trên số liệu nghiên cứu
Bảng 3.3 Kết quả phân tích tương quan theo biến L2
L2 CAP ROE SIZE GDP INF UNE
L2 1,000
CAP 0,241 1,000
ROE 0,231 -0,162 1,000
SIZE -0,136 -0,352 -0,044 1,000
GDP 0,142 0,028 0,171 -0,195 1,000
INF 0,261 0,164 0,151 -0,147 -0,208 1,000
UNE 0,081 0,057 0,220 -0,067 -0,078 0,025 1,000
Nguồn: Xử lý số liệu của tác giả dựa trên số liệu nghiên cứu
Bảng 3.4 Kết quả phân tích tương quan theo biến L3
L3 CAP ROE SIZE GDP INF UNE
L3 1,000
CAP -0,214 1,000
ROE 0,034 -0,158 1,000
SIZE 0,017 -0,353 -0,046 1,000
GDP 0,052 0,028 0,164 -0,194 1,000
INF -0,118 0,166 0,151 -0,149 -0,208 1,000
UNE -0,008 0,057 0,219 -0,067 -0,078 0,025 1,000
Nguồn: Xử lý số liệu của tác giả dựa trên số liệu nghiên cứu
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
28
Bảng 3.5 Kết quả phân tích tương quan theo biến L4
L4 CAP ROE SIZE GDP INF UNE
L4 1,000
CAP -0,052 1,000
ROE 0,067 -0,121 1,000
SIZE 0,024 -0,144 -0,230 1,000
GDP -0,083 -0,366 0,147 -0,046 1,000
INF 0,076 0,025 -0,072 0,169 -0,196 1,000
UNE -0,055 0,163 0,035 0,149 -0,150 -0,205 1,000
Nguồn: Xử lý số liệu của tác giả dựa trên số liệu nghiên cứu
Dựa vào bảng 3.2; 3.3; 3.4 và 3.5 ta thấy:
Các biến CAP, ROE, GDP, INF, IRL ảnh hưởng tích cực với L1và L2
Các biến SIZE ảnh hưởng tiêu cực L1 và L2
Các biến độc lập ROE, SIZE, ảnh hưởng tích cực với L3 và L4
Các biến CAP, IRL, UNE ảnh hưởng tiêu cực với L3 và L4
Ma trận hệ số tương quan từng cặp biến được trình bày trong bảng cho thấy
mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc là rất thấp (tất cả hệ số tương
quan đều nhỏ hơn 50%). Trong đó có những hệ số tương quan cao nhất thuộc về
mối quan hệ giữa cặp biến CAP và SIZE.
Tóm tắt chương 3
Chương này tác giả sử dụng các số liệu từ báo cáo tài chính, website quỹ tiền tệ
quốc tế,…để tìm ra các mối quan hệ giữa các biến thông qua các phân tích thống kê
mô tả, kết quả tương quan từ đó làm tiền đề để đưa ra nhận định tổng quát về mối
quan hệ giữa các biến và đề xuất phương pháp kiểm định cho mô hình hồi quy ở
chương 4.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
29
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN VỀ KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU
4.1 Tổng quan hệ thống NHTM Việt Nam
Ngành ngân hàng được ví như là huyết mạch của nền kinh tế, nơi đảm bảo sự
luân chuyển đồng vốn được thông suốt và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Từ
sau khi gia nhập WTO và thực hiện lộ trình mở cửa thị trường tài chính ngân hàng
Việt Nam, số lượng ngân hàng nước ngoài và chi nhánh nước ngoài ngày một gia
tăng từ 31 (2006) đến 59 (31/12/2016). Các NHTM nước ngoài bắt đầu đặt chân vào
thị trường Việt Nam dưới nhiều hình thức để khai thác một thị trường đầy tiềm
năng, sức ép cạnh tranh vì vậy cũng ngày càng trở nên gay gắt hơn.
Bảng 4.1 Số lượng NHTM ở Việt Nam 2006 – 2016
STT Loại hình NHTM Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm
2006 2007 2011 2012 2013 2014 2015 2016
1 NHTM nhà nước 5 5 3 1 1 1 4 4
2 NHTM cổ phần 32 34 39 38 38 37 31 31
3 NH 100% vốn nước 0 0 5 5 5 5 5 8
ngoài
4 CN NH nước ngoài 31 41 53 55 53 53 50 51
5 NH liên doanh 3 5 5 4 4 4 3 2
Nguồn: website NHNN Việt Nam
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
30
Có thể thấy giai đoạn 2006 - 2016 quá trình phát triển không giống nhau giữa
số lượng NHTM cổ phần và ngân hàng nước ngoài, chi nhánh nước ngoài và
NHTM trong nước. Trong khi số lượng ngân hàng nước ngoài và chi nhánh ngân
hàng nước ngoài tăng lên sau khi gia nhập WTO thì số lượng các NHTM trong
nước giảm đi, đặc biệt đến cuối năm 2015, việc sáp nhập 9 NHTM cổ phần yếu kém
làm cho số lượng NHTM cổ phần càng giảm mạnh.
Việc mở cửa thị trường trong nước đã làm gia tăng tỷ lệ sở hữu của nước
ngoài trong các NHTM Việt Nam. Với quy mô mức trần tỷ lệ sở hữu nước ngoài
cho phép là 30% (Nghị định 60/2015/NĐ-CP), các NHTM Việt Nam đã chủ động,
tích cực tìm kiếm đối tác chiến lược và chào bán cổ phiếu cho các cổ đông là tổ
chức lớn nước ngoài, nâng dần tỷ lệ sở hữu nước ngoài. Trong khối các NHTM nhà
nước cổ phần hóa, CTG là một ngân hàng có tỷ lệ sở hữu nước ngoài cao nhất (từ
khoảng 12% năm 2012 lên đến 28% cuối năm 2014), tiếp đến là VCB (từ 5% năm
2012 lên đến 20% cuối năm 2014). Trong khối các NHTM cổ phần không có vốn
nhà nước, tỷ lệ sở hữu nước ngoài có xu hướng gia tăng ở các ngân hàng có quy mô
lớn và trung bình như CB, EIB, TCB, VIB, VPB với khoảng từ 20,5% - 30,5%. Các
ngân hàng có tỷ lệ sở hữu nước ngoài tăng mạnh trong giai đoạn tái cơ cấu (2012-
2014) lên đến 30% là CB, BB, SCB và SHB, điều này cho thấy ảnh hưởng lớn của
việc gia tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài đã giúp các ngân hàng này thoát khỏi danh
sách các ngân hàng yếu hoạt động không hiệu quả và có nguy cơ phá sản cao.
4.2 Tăng trưởng tổng tài sản
Bảng 4.2 cho thấy, hầu hết các ngân hàng tăng trưởng cả về quy mô và số lượng
tài sản trong giai đoạn từ 2006-2016. Đặc biệt là các ngân hàng AGR, CTG, VCB,
BIDV có quy mô tổng tài sản cao hơn hẳn các ngân hàng thương mại cổ phần.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
31
Bảng 4.2 Tổng tài sản của 24 NHTM VN giai đoạn 2006-2016
Đơn vị tính: nghìn tỷ đồng
Ngân hàng 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
ABB 3,114 17,174 13,494 26,518 38,000 41,626 46,166 57,792 67,19864,375 74,431
ACB 44,650 85,392 105,306 167,881 205,103 281,019 176,308 166,599 179,610201,457 233,681
AGR 246,530 326,897 400,485 480,937 534,987 562,245 617,213 697,141 763,590874,807 924,156
BIDV 161,223 204,511 246,520 296,432 366,268 405,755 484,785 548,386 650,340850,748 1,006,404
CTG 135,443 166,113 193,590 243,785 367,731 460,420 503,530 576,368 661,242779,484 948,699
DONGA 12,040 27,376 34,713 42,520 55,873 64,738 69,278 74,920 87,108n.a n.a
EXB 18,328 33,710 48,248 65,448 131,105 183,680 170,201 169,836 161,094124,850 128,801
HD 4,014 13,823 9,558 19,127 34,389 45,025 52,783 86,227 99,525106,486 152,294
LVPB n.a n.a 7,453 17,367 34,985 56,132 66,413 79,594 100,802107,587 141,865
MB 13,611 29,624 44,346 69,008 109,623 138,831 175,610 180,381 200,489221,042 256,258
MRT 8,521 17,569 32,626 63,882 115,336 114,375 109,923 107,115 104,369104,311 104,369
NAB 3,884 5,240 5,891 10,938 14,509 18,890 16,008 28,782 37,29335,470 42,852
NCB 1,127 9,903 10,905 18,690 20,016 22,496 21,585 29,074 36,83748,230 69,011
OCB 6,441 11,755 10,095 12,686 19,690 25,424 27,424 32,795 39,09549,447 63,815
OCE n.a 5,137 3,228 12,673 20,092 25,233 19,120 18,705 n.a n.a n.a
SCB 10,932 25,942 38,596 54,492 60,183 144,814 149,206 181,019 242,222311,514 361,682
SEA n.a n.a 22,268 30,597 55,242 101,093 75,067 79,864 80,18484,757 103,364
SGB 6,240 10,185 11,205 11,876 16,812 15,365 14,853 14,685 15,82317,749 19,048
SHB 1,322 12,367 14,381 27,469 51,033 70,990 116,538 143,626 169,036204,704 233,948
STB 24,776 64,573 68,439 104,019 152,387 141,469 152,119 161,378 189,803292,542 332,023
TCB 17,326 39,542 59,360 92,582 150,291 180,531 179,934 158,897 175,902191,994 235,363
VCB 167,128 197,363 222,090 255,496 307,621 366,722 414,488 468,994 576,996674,395 787,907
VIB 16,527 39,305 34,719 56,639 93,827 96,950 65,023 76,875 79,38184,677 104,517
VPB 10,111 18,137 18,648 27,543 59,807 82,818 102,673 121,264 163,241 193,876 228,771
Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu từ Bankscope
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
32
Trong giai đoạn 2006-2008 quy mô tài sản ngân hàng có sự gia tăng, tuy
nhiên mức tăng này không đáng kể. Giai đoạn này ngân hàng tăng tài sản nhiều có
thể kể đến AGR, BIDV, VCB, CTG tổng tài sản giao động từ 135,443 lên đến
400,485 nghìn tỷ đồng . Bên cạnh ngân hàng có sự gia tăng về tài sản có những
ngân hàng sụt giảm về tài sản như: HD, OCE, VIB, N B, NCN…chỉ đạt ở mức
1,127 đến 39,305 nghìn tỷ đồng.
Giai đoạn 2009-2010 sự gia tăng mạnh mẽ trong quy mô tài sản ngân hàng.
Với khối lượng tài sản của 24 ngân hàng trung bình từ 6,892 nghìn tỷ đồng lên đến
8,395 nghìn tỷ đồng Điều này có thể được giải thích bởi trong giai đoạn này nhờ có
chính sách chính phủ, sự gia tăng kinh tế và sự hồi phục của thị trường chứng
khoán.
Giai đoạn 2011- 2016 tổng tài sản của các ngân hàng tiếp tục gia tăng. Tuy nhiên
vẫn tồn tại một số ngân hàng có sự sụt giảm về tài sản như BB, EXB, MRT, N B…
Theo hình 3.1 tổng tài sản của 24 ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn
2015 các ngân hàng AGR, BIDV, VCB, CTG vẫn dẫn đầu trong thị trường ngân
hàng về khối lượng tài sản. Đứng đầu là BIDV với giá trị tài sản 1006,400 nghìn tỷ
đồng, đứng vị trí thứ hai là CTG với tổng tài sản 948,699 nghìn tỷ đồng. trong bảng
xếp hạng tài sản là xếp thứ ba là ngân hàng AGR có giá trị tài sản là 924,156 nghìn
tỷ đồng Các ngân hàng như SCB, STB, MB, SHB, CB, VPB, TCB… đang xếp ở
mức trung bình với khối lượng tài sản giao động từ 200,000 nghìn đến 300,000
nghìn tỷ đồng. Bên cạnh các ngân hàng có số lượng tài sản cao vẫn còn những ngân
hàng nhỏ với số lượng tài sản thấp tiêu biểu như các ngân hàng như SGB với tài sản
17,749 nghìn tỷ đồng. Có thể thấy, trong năm 2016 hầu hết các ngân hàng đều có sự
gia tăng về tài sản theo quy định của nhà nước. Tuy nhiên vẫn có sự chênh lệch lớn
trong tổng số tài sản giữa các ngân hàng. Các ngân hàng chiếm số tài sản lớn chủ
yếu là các ngân hàng thương mại nhà nước.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
33
Đơn vị tính: nghìn tỷ đồng
1,200,000
1,000,000
800,000
600,000
400,000
200,000
0
MRT
ABB
ACB
A
G
R
B
I
D
V
C
T
G
E
X
B
H
D
L
V
P
B
M
B
NAB
N
C
B
O
C
B
SCB
S
E
A
S
G
B
SHB
STB
T
C
B
V
C
B
V
I
B
V
P
B
Hình 4.1 Tổng tài sản 24 NHTM Việt Nam năm 2016
4.3 Tỷ lệ tự có so với tổng tài sản
Dựa vào bảng 3.2 cho thấy, các NHTM CP có hệ số tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao
hơn so với các NHTM NN, có thể thấy khả năng huy động vốn của các NHTM CP
cao hơn trong khi mức độ rủi ro vẫn đảm bảo theo quy định.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
34
Bảng 4.3 Hệ số vốn tự có so với tổng tài sản của NHTM Việt Nam từ 2006-2016
Đơn vị tính:%
Ngân hàng 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
AGR 4,21 4,75 4,44 4,13 5,36 5,67 6,02 5,42 5,39 4,86 4,96
BIDV 4,68 5,86 5,47 5,95 6,65 6,06 5,51 5,89 5,12 4,98 4,38
CTG 12,72 11,80 10,13 9,88 9,70 8,98 8,81 7,86 8,32 7,2 6,36
VCB 7,20 5,55 6,60 5,21 7,03 8,42 12,97 10,38 7,51 6,7 6,09
STB 10,17 9,04 9,52 7,91 6,25 6,93 7,39 8,76 9,52 7,56 6,68
SCB n.a n.a 18,09 17,91 10,40 5,48 7,44 7,17 5,44 4,89 4,27
MB 10,15 11,98 10,55 10,86 8,89 7,42 7,70 8,71 8,26 10,49 10,38
ACB 3,80 7,33 7,38 6,02 5,55 4,26 7,16 7,51 6,90 6,35 6,02
TCB 6,76 6,90 6,33 6,58 6,78 7,85 10,06 9,07 8,52 8,57 8,32
SHB 11,59 11,38 11,34 10,36 9,64 10,28 9,01 10,57 6,2 5,5 5,66
EXB 17,53 5,36 17,50 9,39 6,86 7,88 10,22 9,96 9,24 9,24 n.a.
HDB n.a. n.a 46,24 22,04 11,74 11,75 11,13 9,14 8,92 8,82 6,2
OCE 7,26 10,14 7,28 8,41 7,83 7,83 7,61 7,24 7,41 7,41 6,96
ABB 38,22 6,52 29,31 16,93 12,24 11,37 10,65 9,97 8,47 8,99 7,48
VIB 8,26 12,02 12,62 9,25 8,70 7,24 6,53 6,37 5,50 6,91 n.a.
OCB n.a. 0,09 1,44 1,61 1,67 2,08 3,52 2,97 10,28 8,55 7,39
Dong A 10,62 18,67 26,62 20,40 10,30 8,88 9,28 8,64 8,87 8,81 7,86
VPB 4,16 6,41 6,37 5,24 5,00 6,23 6,72 9,42 5,5 6,91 7,51
SGB 38,68 17,61 15,76 8,80 8,20 8,21 8,16 7,21 22,03 19,11 18,45
LVPB 10,15 11,98 10,55 10,86 8,89 7,42 7,70 8,71 8,55 10,49 n.a.
NCB 12,93 14,08 15,76 18,37 15,95 14,76 13,93 12,09 10,28 8,55 n.a.
MRT n.a n.a n.a n.a 14,99 16,69 20,47 11,32 8,93 9,63 n.a.
SEA 7,26 10,14 7,28 8,41 7,83 7,83 7,61 7,24 7,09 6,81 5,69
NAB 46,30 5,80 9,90 6,20 10,10 14,30 14,75 11,00 8,70 6,67 n.a.
Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu từ Bankscope
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
35
Đặc biệt, trong hai năm 2010 - 2011, hệ số vốn tự có so với tổng tài sản của
nhiều ngân hàng như CTG, STB, SCB, CB, TCB, SHB, EXB, HDB, BB, DongA,
VPB thấp hơn hẳn so với giai đoạn 2007 – 2009. Cụ thể CTG có bình quân năm
2010, 2011 lần lượt là 9,70%, 8,98% trong khi đó giai đoạn 2007 – 2009 có tỷ lệ là
11,80%. Điều này một phần do mức lãi suất cao, các doanh nghiệp gặp nhiều khó
khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh, dư nợ quá hạn và nợ xấu gia tăng, các NH
cũng e dè hơn trong việc tăng trưởng tín dụng.
Một số NH có hệ số khá cao như SGB chiếm 38,68% (năm 2006) và 17,61%
(2007), có thể do vốn tự có của các ngân hàng này chưa sử dụng vào mục đích tăng
cường cơ sở vật chất, trong khi việc thu hút tiền gửi khách hàng không đáp ứng đủ
nhu cầu cho vay. Trong trường hợp này, các NH phải huy động nguồn vốn khác
(Tiền mặt, tiền gửi NHNN, tiền gửi và cho vay TCTD khác) để đáp ứng nhu cầu tín
dụng và NH sẽ gặp phải khó khăn khi quyết định đầu tư nâng cấp công nghệ, mở
rộng mạng lưới.
Bên cạnh đó, các NHTM NH như GR, BIDV, VCB lại có hệ số trong 3 năm
2007-2009 thấp, nằm ở khoảng 4,2 – 6%. Tỷ lệ vốn tự có so với tổng tài sản quá
thấp dẫn đến khi rủi ro xảy ra, các NH này khó có khả năng chống đỡ vì vốn tự có
có chức năng bảo vệ, giúp NH bù đắp lại những thiệt hại phát sinh, đảm bảo NH
tránh khỏi nguy cơ phá sản trong môi trường kinh doanh tiềm ẩn rủi ro.
Như vậy, đối với ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2006-2016 có
thể chia làm hai nhóm NH, một nhóm có hệ số thật cao, một nhóm có hệ số thật
thấp, cả hai nhóm đều bộc lộ những hạn chế nhất định. Nhóm ngân hàng có chỉ số
cao chưa hẳn đã tốt, các ngân hàng này có thể đang gặp khó khăn trong việc huy
động vốn. Nhóm NH có chỉ số thấp lại phải đối mặt với rủi ro phá sản khi hoạt động
trong môi trường bất ổn.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
36
4.4 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Bảng 4.4 Tỷ lệ ROE của 24 NHTM Việt Nam 2006-2016
Đơn vị tính:%
Ngân hàng 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
AGR 8,68 10,67 11,94 9,14 4,53 11,23 5,01 4,44 4,34 5,58 n.a.
BIDV 10,70 13,20 14,70 16,00 15,50 13,12 12,38 12,64 14,98 15,57 14,95
CTG 10,45 10,29 15,30 14,00 12,20 16,30 9,50 5,60 0,48 n.a 11,51
VCB 12,30 14,15 7,36 15,71 12,00 7,80 6,17 0,63 5,15 6,05 14,54
STB 17,80 14,28 20,90 23,21 22,09 25,20 5,75 4,70 7,22 9,29 1,64
SCB 9,30 8,90 7,70 8,39 11,00 2,28 0,94 2,65 1,53 1,59 n.a.
MB 9,70 12,32 6,18 6,75 9,57 6,02 9,76 14,55 14,60 10,84 12,03
ACB 24,62 28,12 28,46 21,78 20,52 26,82 6,21 6,61 7,68 8,04 9,87
TCB 21,80 17,80 9,80 23,60 20,63 14,70 10,70 10,30 10,55 11,85 17,70
SHB 13,10 19,02 12,30 14,40 13,20 14,30 7,32 13,06 12,21 5,08 7,66
EXB 9,65 16,33 3,58 10,81 11,40 12,00 6,05 3,67 5,40 6,70 n.a.
HDB n.a n.a. 12,87 14,11 16,63 14,82 11,75 7,79 6,31 4,60 n.a.
OCE 13,84 9,80 16,50 6,87 5,90 0,09 0,56 0,32 0,68 0,52 n.a.
ABB 4,90 n.a. 1,30 6,90 10,30 6,70 7,70 2,80 1,90 1,58 4,43
VIB 16,99 10,40 5,95 15,00 9,67 13,34 9,69 13,17 13,96 22,45 6,47
OCB 12,73 10,51 10,09 8,74 5,42 5,23 4,20 -2,10 n.a n.a n.a.
DongA 13,28 7,36 5,50 8,50 13,41 18,72 13,50 4,50 4,00 3,00 26,49
VPB 10,69 10,80 14,63 14,20 7,61 7,71 5,84 3,84 3,63 10,19 25,75
SGB 1,40 5,80 8,60 13,20 11,80 12,90 17,70 8,20 7,50 7,06 n.a.
LVPB 15,90 14,20 15,74 17,04 19,60 19,90 18,00 15,09 15,11 11,12 n.a.
NCB 12,50 10,20 4,10 8,80 9,70 8,10 6,02 6,09 5,49 4,96 n.a.
MRT 6,50 11,30 0,80 4,20 6,40 7,60 5,50 4,10 5,60 5,70 n.a.
SEA 12,60 11,90 11,00 10,70 22,50 9,20 8,40 4,90 5,20 1,30 18,32
NAB 3,70 12,90 5,30 12,20 7,80 5,20 0,08 0,60 0,30 0,20 n.a.
Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu từ Bankscope
Theo bảng 4.4, ta có thể thấy tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu trong giai
đoạn 2006 đến 2008 giảm, giai đoạn 2008 đến 2011 tăng, sau đó giảm liên tục đến
năm 2016. Sự sụt giảm thấy rõ nhất ở ngân hàng ACB từ 26,82% (2011) giảm còn
6,21% (2012), AGR từ 11,23 % (2011) giảm còn 5,01 % (2012), EXB từ 12,00% (
2011) giảm còn 6,05 % (2012), N B từ 5,20%( 2011) giảm còn 0,08% (2012). Tỷ
suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu bị ảnh hưởng bởi lợi nhuận chính vì vậy khi ROE
giảm mạnh, ngân hàng đối mặt với nguy cơ không đạt được mục tiêu lợi nhuận đề
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
37
ra. Bên cạnh đó, trong phần thu nhập của một số ngân hàng lợi nhuận chính vẫn là
từ hoạt động cho vay của ngân hàng.
Một trong những yếu tố làm cho lợi nhuận ngành ngân hàng sụt giảm mạnh
là nhu cầu tín dụng giảm sút. Những tháng đầu năm 2012 mức tăng trưởng tín dụng
liên tục âm, sau đó tăng nhưng không nhiều. Bên cạnh đó, lãi suất cho vay của ngân
hàng giảm là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của các ngân hàng.
Tiếp đó, các ngân hàng có xu hướng mở rộng các chi nhánh làm gia tăng chi phí
hoạt động trong đó có chi phí cho nhân viên, cơ sở vật chất kỹ thuật... So sánh với
những ngành khác của toàn nền kinh tế, mức lương trả cho nhân viên ngành ngân
hàng đang ở ngưỡng cao và được tính vào lãi suất đầu ra của doanh nghiệp khiến
cho mức lãi suất đến tay người đi vay vẫn còn cao. Lợi nhuận ngân hàng giảm mạnh
cũng được giải thích là do chi phí dự phòng rủi ro tăng so với các năm trước.
Đơn vị tính: %
030
025
020
015
010
005
000
BIDV CTG VCB STB MB ACB TCB SHB ABB VIB DongA VPB SEA
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Hình 4.2 Biểu đồ trung bình ROE của 24 NHTM Việt Nam giai đoạn 2016
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
38
Theo hình 4.2 trong năm 2016, có sự chêch lệch giữa tỷ suất sinh lợi của
ngân hàng các ngân hàng. Có ngân hàng mức tỷ suất sinh lời cao nhưng vẫn tồn tại
một số ngân hàng có tỷ suất sinh lời thấp. Ví dụ điển hình như VIB là ngân hàng có
tỷ suất sinh lời cao nhất cao nhất; nằm ở mức 22,45%, tiếp đến là các ngân hàng
như BIDV, TCB, LVPB, MB, VPB giao động ở mức 5%-16%…bên cạnh đó vẫn có
các ngân hàng có tỷ suất sinh lời thấp như N B, OCE, SE chỉ ở mức 1%-3%…
4.5 Thực trạng thanh khoản của NHTM Việt Nam giai đoạn 2006-2016.
Bảng 4.5 Bình quân theo biến phụ thuộc L1, L2, L3 và L4
Đơn vị tính: %
L1 L2 L3 L4
2006 24,199 26,796 50,983 60,848
2007 23,999 26,674 51,083 60,944
2008 23,820 26,549 51,172 61,051
2009 23,775 26,428 51,247 61,064
2010 23,696 26,320 51,308 61,114
2011 23,666 26,281 51,354 61,176
2012 23,635 26,244 51,429 61,245
2013 23,579 26,182 51,531 61,368
2014 23,509 26,105 51,637 61,506
2015 23,427 26,016 51,762 61,692
2016 23,434 25,976 51,853 61,829
Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu từ Bankscope
Dựa theo bảng 4.5 ta có thể thấy, giai đoạn 2006-2007, thanh khoản ngân
hàng có sự sụt giảm. Đây là giai đoạn các NHTMCP đẩy mạnh tiến trình tái cơ cấu
lại toàn bộ hệ thống ngân hàng nhằm củng cố và phát triển theo hướng tăng cường
năng lực quản lý về tài chính, bên cạnh đó giải thể, sáp nhập, hợp nhất hoặc bán lại
các NHTMCP kinh doanh không hiệu quả.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
39
Năm 2008 tài sản thanh khoản/ tổng tài sản giảm từ 23,999% xuống
23,820%; tỷ lệ khoản cho vay/ tổng tài sản tăng từ 51,083% lên 51,172% làm cho
thanh khoản ngân hàng giảm, thị trường ngân hàng trong nước đã trải qua những
biến động chưa từng có về lãi suất, tỷ giá. Trong ngắn hạn, do ảnh hưởng trực tiếp
của khủng hoảng tài chính, lợi nhuận của nhiều ngân hàng giảm, thậm chí một số
ngân hàng nhỏ thua lỗ; nợ xấu tăng lên.
Năm 2009-2010, tỷ lệ khoản cho vay/ tổng tài sản từ 51,247% lên 51,308%;
tỷ lệ khoản cho vay/ tiền gửi + nguồn vốn ngắn hạn là 61,051% lên 60,064% . Tình
trạng thanh khoản của ngân hàng tiếp tục giảm; tuy nhiên sự sụt giảm này không
đáng kể. Trong khi đó Ngân hàng Nhà nước đã ban hành chính sách tiền tệ chủ
động và linh hoạt, từ ưu tiên kiềm chế lạm phát cao năm 2008 sang tập trung ngăn
chặn suy giảm kinh tế năm 2009.
Từ năm 2011, NHNN cơ bản có những đổi mới thể hiện được tính chủ động,
làm chủ thị trường và đạt được những thành tựu: Chính sách tiền tệ được điều hành
linh hoạt, liên kết chặt chẽ với chính sách tài khóa, góp phần to lớn trong việc kiểm
soát lạm phát, ổn định nền kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Cùng với các
chính sách, giải pháp tín dụng khả quan của ngành Ngân hàng, việc tỷ giá ổn định
và mặt bằng lãi suất liên tục giảm đã góp phần quan trọng tháo gỡ những rào cản
cho doanh nghiệp, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh. Dự trữ ngoại hối nhà
nước tăng cao, thị trường ngoại hối và thị trường vàng được quản lý chặt chẽ và ổn
định, tình trạng “đô la hóa” và “vàng hóa” trong nền kinh tế bị xóa bỏ.
Năm 2012, thanh khoản ngân hàng giảm với tỷ lệ tài sản thanh khoản / tổng
tài sản giảm từ 23,666% xuống còn 23,635%; tài sản thanh khoản/ tiền gửi + nguồn
vốn ngắn hạn từ 26,281% còn 26,244%, NHNN đang trong giai đoạn tập trung ra
soát lại thanh khoản hệ thống ngân hàng và đang trong giai đoạn đầu của nhiệm vụ
lành mạnh hóa hoạt động tài chính của các NHTM mà mục tiêu là xử lý nợ xấu tại
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
40
các ngân hàng, minh bạch hóa cơ sở dữ liệu, cơ cấu lại tổ chức sao cho hiệu quả,
giám sát các hoạt động quản lý các ngân hàng tốt hơn.
Năm 2013, tình trạng thanh khoản ngân hàng giảm, sự suy giảm ở đây do
nhiều lý do và một trong số những lý do là NHNN đang trong giai đoạn hai của
nhiệm vụ là thanh lọc tài chính hệ thống ngân hàng. NHNN đẩy mạnh và giám sát
thiết lập các qui tắc về an toàn vốn, qua việc thành lập công ty quản lý tài sản của
các tổ chức tín dụng Việt Nam (V MC) và tăng cường quản lý rủi ro để xử lý nợ xấu
hệ thống đồng thời hướng đến xây dụng chuẩn mực Basel II. Kết quả là, trong giai
đoạn 2012-2013 đã có 9 NHTM nhỏ sáp nhập (Habubank vào SHB), được tiến hành
sáp nhập như (SCB, Ficombank, TinnghiaBank), và tự tái cơ cấu (TienphongBank,
TrustBank, Navibank, Westernbank và GP Bank).
Năm 2014, mục tiêu NHTW tiếp tục thực hiện thông tư số 13/2010/TT-
NHNN với mục tiêu khuyến khích các NHTM tiếp cận việc quản lý rủi ro theo
Basel II.
Năm 2015-2016, NHNN kiên trì thực hiện quyết liệt và đồng bộ với trọng
tâm tái cơ cấu, sáp nhập và xử lý nợ xấu. NHNN đã tạo điều kiện thuận lợi và ủng
hộ hoạt động sáp nhập, hợp nhất trên cơ sở khuyến khích tự nguyện từ phía các
NHTMVN, sao cho mục tiêu phù hợp với chiến lược, lợi ích kinh doanh của từng
NHTM và bảo đảm thực hiện đúng các quy định của pháp luật. NHNN đã thực hiện
các biện pháp can thiệp, bằng cách mua cổ phần và sáp nhập bắt buộc một số
NHTMVN “dưới chuẩn”, với sự tham gia có hiệu quả của các NHTM Nhà nước và
khuyến khích sự quan tâm các nhà đầu tư nước ngoài. Chỉ trong quý II/2015, bằng
chiến lược mua bán và sáp nhập (M& ), hệ thống ngân hàng đã thực hiện cơ cấu
một số ngân hàng như Sacombank-Southernbank, EXB- NamAbank , BIDV–MHB,
VCB-SGB, MRT-MekongBank, CTG-PGBank. Một số TCTD phi ngân hàng hoạt
động không hiệu quả và thể hiện nhiều thiếu sót, chi phí cơ cấu lại khá cao so với
lợi ích đem lại từ việc duy trì hoạt động, đang được tiếp tục rà soát, đánh giá, xem
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
41
xét xử lý. Một số tập đoàn và tổng công ty nhà nước đang trong quá trình đàm phán
bán lại các công ty tài chính cho nhà đầu tư khác. Những TCTD phi ngân hàng hoạt
động bình thường cũng đang triển khai cơ cấu lại theo quyết định số 254/QĐ-TTg
nhằm nâng cao mức độ an toàn, hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh…
Có thể thấy, quá trình cơ cấu lại hệ thống các TCTD được thực hiện theo
đúng Đề án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, với những kết quả cụ thể
như sau: tính thanh khoản của hệ thống NHTM đã ngày càng cải thiện hơn, đẩy lùi
nguy cơ đổ vỡ, phá sản ngân hàng; giảm tình trạng sở hữu chéo trong hệ thống
NHTM, giúp các ngân hàng tăng sức cạnh tranh trên thương trường; số dư tiền gửi
của TCTD tại NHNN luôn cao hơn so với yêu cầu dự trữ bắt buộc.
Bên cạnh đó, phải kể đến sự cải thiện mạnh mẽ của hệ thống pháp lý , tạo
“đường ray” thúc đẩy quá trình tái cơ cấu đi nhanh và đúng hướng, song song với,
mở rộng “cửa” hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Để hỗ trợ cho quá trình cơ cấu
lại các TCTD và bảo đảm cho các TCTD hoạt động an toàn, lành mạnh. Chính phủ
và NHNNVN đã ban hành thêm các văn bản hướng dẫn như : Nghị định số
01/2013/NĐ-CP về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của TCTD Việt Nam;
Quyết định số 48/2013/QĐ-TTg ngày 1/8/2013 quy định về việc góp vốn, mua cổ
phần bắt buộc của TCTD được kiểm soát đặc biệt; các Thông tư của NHNN bao
gồm các quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro (Thông tư
số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/1/2013); kiểm soát, toán độc lập, cấp phép; quản lý
mạng lưới; niêm yết cổ phiếu của các TCTD trên thị trường chứng khoán...
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
42
4.6 Kết quả mô hình hồi quy Fixed effect và Random effect
Bảng 4.6 Ước lượng mô hình các yếu tố bên trong và
bên ngoài ngân hàng theo L1
Biến phụ thuộc Mô hình (FEM) Mô hình (REM) Mô hình (FEM) Mô hình (REM)
Không có biến vĩ mô Có biến vĩ mô
Constant 48.51479*** 37.72145 *** 17.75101 5.917681
CAP 0.208216 0.285302 ** 0.143107 0.205345
ROE 0.567583 *** 0.584155 *** 0.384245*** 0.382417 ***
SIZE -2.819413 *** -1.945410 *** -2.153975 *** -1.433022 **
GDP 2.966800*** 3.290005 ***
INF 0.320477*** 0.347949 ***
UNE 1.914518 2.296430
Hệ số hiệu chỉnh 0.454088 0.176214 0.479037 0.224747
Trị thống kê 8.294231 17.25696 8.229332 12.01627
Xác suất Prob
(F- statisic)
0.000000 0.000000 0,000000 0,000000
*
: có ý nghĩa thống kê 10% ; **: có ý nghĩa thống kê 5% ; ***
: có ý nghĩ thống kê 1%
Nguồn: Xử lý số liệu của tác giả dựa trên dữ liệu nghiên cứu
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
43
Bảng 4.7 Ước lượng mô hình các yếu tố bên trong và
bên ngoài ngân hàng theo L2
Biến phụ thuộc
Mô hình Mô hình Mô hình Mô hình
(FEM) (REM) (FEM) (REM)
Không có biến vĩ mô Có biến vĩ mô
Constant 53.86160 *** 42.32992 *** 29.44371** 16.41610
CAP 0.169370 0.237113 0.073281 0.129714
ROE 0.568554 *** 0.605763 *** 0.383497** 0.398612 ***
SIZE -3.021267 *** -2.095099 *** -2.390930 *** -1.584499 **
GDP 2.207700* 2.549864 **
INF 0.434628*** 0.464747 ***
UNE 1.031940 1.393593
Hệ số hiệu
0.481572 0.159901 0.509674 0.213132
chỉnh
Trị thống kê 9.074368 15.33861 9.100614 11.20247
Xác suất Prob
(F- statisic)
0.000000 0.000000 0,000000 0,000000
*
: có ý nghĩa thống kê 10% ; **: có ý nghĩa thống kê 5% ; ***
: có ý nghĩ thống kê
1%
Nguồn: Xử lý số liệu của tác giả dựa trên dữ liệu nghiên cứu
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
44
Bảng 4.8 Ước lượng mô hình các yếu tố bên trong và
bên ngoài ngân hàng theo L3
Biến phụ thuộc Mô hình (FEM) Mô hình (REM) Mô hình (FEM) Mô hình (REM)
Không có biến vĩ mô Có biến vĩ mô
Constant 80.99752 *** 77.92405 *** 86.27723 *** 80.88551 ***
CAP -0.195087 -0.214405* -0.139736 -0.164934
ROE -0.213208* -0.186335 -0.148267 -0.125962
SIZE -2.185410*** -1.945315*** -2.348215 *** -2.036465 ***
GDP -0.445182 -0.238983
INF -0.214728 ** -0.204641 **
UNE 0.058016 0.147033
Hệ số hiệu chỉnh 0.654317 0.051079 0.657773 0.055819
Trị thống kê 17.45302 5.055074 15.97864 3.226815
Xác suất Prob
(F- statisic)
0.000000 0.002087 0,000000 0.004658
*
: có ý nghĩa thống kê 10% ; **: có ý nghĩa thống kê 5% ; ***
: có ý nghĩ thống kê 1%
Nguồn: Xử lý số liệu của tác giả dựa trên dữ liệu nghiên cứu
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
45
Bảng 4.9 Ước lượng mô hình các yếu tố bên trong và
bên ngoài ngân hàng theo L4
Biến phụ thuộc Mô hình (FEM) Mô hình (REM) Mô hình (FEM) Mô hình (REM)
Không có biến vĩ mô Có biến vĩ mô
Constant 91.21494 *** 88.07341 *** 81.73158 *** 77.04562***
CAP 0.341970 * 0.303672 * 0.394368 ** 0.352726**
ROE -0.160166 -0.131428 -0.165992 -0.144398
SIZE -2.646452 *** -2.404793 *** -2.620108 ** -2.353658 ***
GDP 0.715724 0.891624
INF -0.198013 -0.185978
UNE 2.665423 2.732669
Hệ số hiệu chỉnh 0.644817 0.086636 0.648653 0.095280
Trị thống kê 16.78046 8.145691 15.38753 4.966826
Xác suất Prob
(F- statisic)
0.000000 0.000036 0.000000 0.000086
*
: có ý nghĩa thống kê 10% ; **: có ý nghĩa thống kê 5% ; ***
: có ý nghĩ thống kê 1%
Nguồn: Xử lý số liệu của tác giả dựa trên dữ liệu nghiên cứu
Để tìm hiểu các yếu tố bên trong ngân hàng và bên ngoài ngân hàng ảnh
hưởng thế nào tác giả sử dụng mô hình ảnh hưởng cố định (FEM) và mô hình ảnh
hưởng ngẫu nhiên (REM) hay còn gọi là mô hình các thành phần sai số (ECM). Từ
bảng cho thấy giá trị xác suất Prob (F - statistic) 2 mô hình đều bằng 0.0000 cho
thấy mô hình có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, kết quả kiểm định có giá trị xác suất
Prob (random) =0.0000 < 0.05 mô hình ảnh hưởng cố định ảnh hưởng FEM tốt hơn
mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên REM. Từ kết quả kiểm định trên ta chọn mô hình
ảnh hưởng FEM là phù hợp nhất.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
46
Từ bảng 4.3 và 4.4 cho chúng ta thấy, tỷ lệ thất nghiệp không ảnh hưởng đến
thanh khoản tại NHTM VN trong giai đoạn 2006-2016. Trong khi đó C P, ROE,
SIZE, GDP có ảnh hưởng đến tỷ lệ thanh khoản NHTMVN. Kết quả hồi quy được
viết lại như sau:
Mô hình 1:
L1 = 0,384245 ROE it -2,153975 SIZEit +2,966800GDPt-1 + 0,320477INFt-1
Mô hình 2:
L2 = 29,44371 +0,383497ROE it -2,390930SIZEit+2,207700 GDPt-1+0,434628INFt-1
Mô hình 3:
L3 = 86,27723 -2,348215 SIZEit -0,214728 INFt-1
Mô hình 4:
L4 = 81,73158+0,394368 CAPit-2,620108 SIZEit
Kết quả cho thấy biến tỷ lệ thất nghiệp không có ý nghĩa thống kê trong trường hợp
này.
Mô hình 1 có giá trị xác suất Prob (F-statistic) bằng 0,000000 nhỏ hơn 0,01 nên mô
hình có ý nghĩa 1%, hệ số hiệu chỉnh R2
bằng 47,9037 % tương ứng với sự thay đổi
của thanh khoản là lợi nhuận sau thuế/ vốn chủ sở hữu (ROE), quy mô ngân hàng
(SIZE), tăng trưởng kinh tế(GDP), tỷ lệ lạm phát (INF); 52,0963% còn lại được giải
thích bởi các yếu tố khác mà nghiên cứu chưa đề cập đến. Cụ thể nếu biến ROE
tăng (giảm) 1% sẽ khiến cho thanh khoản tăng (giảm) 0,384245%. Nếu biến SIZE
tăng (giảm) 1% sẽ khiến cho thanh khoản giảm (tăng) 2,153975 %, nếu biến GDP
tăng (giảm) 1% sẽ khiến thanh khoản tăng (giảm) 2,966800%, nếu biến INF tăng
(giảm) 1% sẽ khiến thanh khoản tăng (giảm) 0,320477%. Bên cạnh đó, kết quả hồi
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
47
quy còn cho thấy biến vốn chủ sở hữu/ tài sản và tỷ lệ thất nghiệp không có ý nghĩa
thống kê.
Mô hình 2 có giá trị xác suất Prob (F-statistic) bằng 0,000000 nhỏ hơn 0,01
nên mô hình có ý nghĩa 1%, hệ số hiệu chỉnh R2
bằng 50,9674% tương ứng với sự
thay đổi của thanh khoản là do ảnh hưởng bởi chỉ số lợi nhuận sau thuế/ vốn chủ sở
hữu (ROE), quy mô ngân hàng (SIZE), tăng trưởng kinh tế (GDP), tỷ lệ lạm phát
(INF); 49,0326 % còn lại được giải thích bởi yếu tố khác. Cụ thể nếu lợi nhuận sau
thuế/ vốn chủ sở hữu tăng (giảm) 1% thì tăng (giảm) 0,383497%. Tương tự nếu biến
quy mô ngân hàng tăng (giảm) 1% sẽ khiến cho thanh khoản giảm (tăng)
2,390930%, nếu biến tăng trưởng kinh tế tăng (giảm) 1% sẽ khiến cho thanh khoản
tăng(giảm) 2,207700%; nếu biến INF tăng (giảm) 1% sẽ khiến thanh khoản tăng
(giảm) 0,434628%. Bên cạnh đó, kết quả hồi quy còn cho thấy biến vốn chủ sở hữu/
tài sản, tỷ lệ thất nghiệp không có ý nghĩa thống kê.
Mô hình 3 có giá trị xác suất Prob (F-statistic) bằng 0,000000 nhỏ hơn 0,01 nên mô
hình có ý nghĩa 1%, hệ số hiệu chỉnh R2
bằng 65,7773% tương ứng với sự thay đổi
của thanh khoản là do ảnh hưởng bởi quy mô ngân hàng (SIZE), tỷ lệ lạm phát
(INF); 34,2227% còn lại được giải thích bởi yếu tố khác. Cụ thể nếu biến quy mô
ngân hàng tăng (giảm) 1% sẽ khiến cho thanh khoản tăng (giảm) 2,348215 %; nếu
biến tỷ lệ lạm phát (INF) tăng (giảm) 1% sẽ khiến thanh khoản giảm (tăng)
0,214728%. Bên cạnh đó, kết quả hồi quy còn cho thấy biến lợi nhuận sau thuế/
vốn chủ sở hữu tăng, vốn chủ sở hữu/ tài sản, tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp
không có ý nghĩa thống kê.
Mô hình 4 có giá trị xác suất Prob (F-statistic) bằng 0,000000 nhỏ hơn 0,01
nên mô hình có ý nghĩa 1%, hệ số hiệu chỉnh R2
bằng 64,8653% tương ứng với sự
thay đổi của thanh khoản là do ảnh hưởng bởi vốn chủ sở hữu/ tài sản (CAP), quy
mô ngân hàng (SIZE); 35,1347% còn lại được giải thích bởi yếu tố khác. Cụ thể nếu
biến vốn chủ sở hữu/ tài sản (C P) tăng (giảm) 1% sẽ khiến cho thanh khoản
giảm(tăng) 0,394368% , quy mô ngân hàng tăng (giảm) 1% sẽ khiến cho thanh
Luận Văn Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thanh Khoản Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam.doc
Luận Văn Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thanh Khoản Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam.doc
Luận Văn Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thanh Khoản Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam.doc
Luận Văn Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thanh Khoản Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam.doc
Luận Văn Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thanh Khoản Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam.doc
Luận Văn Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thanh Khoản Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam.doc
Luận Văn Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thanh Khoản Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam.doc
Luận Văn Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thanh Khoản Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam.doc
Luận Văn Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thanh Khoản Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam.doc
Luận Văn Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thanh Khoản Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam.doc
Luận Văn Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thanh Khoản Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam.doc
Luận Văn Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thanh Khoản Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam.doc
Luận Văn Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thanh Khoản Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam.doc

More Related Content

Similar to Luận Văn Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thanh Khoản Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam.doc

Similar to Luận Văn Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thanh Khoản Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam.doc (20)

Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Giá Trị Tiền Đồng Và Chỉ Số Giá Thị Trường Chứng K...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Giá Trị Tiền  Đồng Và Chỉ Số Giá Thị Trường Chứng K...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Giá Trị Tiền  Đồng Và Chỉ Số Giá Thị Trường Chứng K...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Giá Trị Tiền Đồng Và Chỉ Số Giá Thị Trường Chứng K...
 
Luận Văn Tác Động Của Vốn Xã Hội Đến Đa Dạng Hóa Thu Nhập Hộ Gia Đình Nông Th...
Luận Văn Tác Động Của Vốn Xã Hội Đến Đa Dạng Hóa Thu Nhập Hộ Gia Đình Nông Th...Luận Văn Tác Động Của Vốn Xã Hội Đến Đa Dạng Hóa Thu Nhập Hộ Gia Đình Nông Th...
Luận Văn Tác Động Của Vốn Xã Hội Đến Đa Dạng Hóa Thu Nhập Hộ Gia Đình Nông Th...
 
Luận Văn Quyết Định Đầu Tư Và Tính Thanh Khoản của Cổ Phiếu Của Các Công Ty N...
Luận Văn Quyết Định Đầu Tư Và Tính Thanh Khoản của Cổ Phiếu Của Các Công Ty N...Luận Văn Quyết Định Đầu Tư Và Tính Thanh Khoản của Cổ Phiếu Của Các Công Ty N...
Luận Văn Quyết Định Đầu Tư Và Tính Thanh Khoản của Cổ Phiếu Của Các Công Ty N...
 
Luận Văn Tác Động Của Fdi Lên Tăng Trưởng Của Các Quốc Gia Khu Vực Asean.doc
Luận Văn Tác Động Của Fdi Lên Tăng Trưởng Của Các Quốc Gia Khu Vực Asean.docLuận Văn Tác Động Của Fdi Lên Tăng Trưởng Của Các Quốc Gia Khu Vực Asean.doc
Luận Văn Tác Động Của Fdi Lên Tăng Trưởng Của Các Quốc Gia Khu Vực Asean.doc
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Đến Rủi Ro Thanh Khoản Tại Các Ngân Hàng.doc
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Đến Rủi Ro Thanh Khoản Tại Các Ngân Hàng.docLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Đến Rủi Ro Thanh Khoản Tại Các Ngân Hàng.doc
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Đến Rủi Ro Thanh Khoản Tại Các Ngân Hàng.doc
 
Luận Văn Hiệu Quả Đầu Tư Bằng Chứng Thực Nghiệm Tại Việt Nam.doc
Luận Văn Hiệu Quả Đầu Tư Bằng Chứng Thực Nghiệm Tại Việt Nam.docLuận Văn Hiệu Quả Đầu Tư Bằng Chứng Thực Nghiệm Tại Việt Nam.doc
Luận Văn Hiệu Quả Đầu Tư Bằng Chứng Thực Nghiệm Tại Việt Nam.doc
 
Tác Động Của Xuất Nhập Khẩu Đến Nguồn Thu Thuế Tại Các Quốc Gia Đang Phát Tri...
Tác Động Của Xuất Nhập Khẩu Đến Nguồn Thu Thuế Tại Các Quốc Gia Đang Phát Tri...Tác Động Của Xuất Nhập Khẩu Đến Nguồn Thu Thuế Tại Các Quốc Gia Đang Phát Tri...
Tác Động Của Xuất Nhập Khẩu Đến Nguồn Thu Thuế Tại Các Quốc Gia Đang Phát Tri...
 
Tác Động Của Thu Nhập Lên Hạnh Phúc Của Người Dân Tại Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Tác Động Của Thu Nhập Lên Hạnh Phúc Của Người Dân Tại Thành Phố Hồ Chí Minh.docTác Động Của Thu Nhập Lên Hạnh Phúc Của Người Dân Tại Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
Tác Động Của Thu Nhập Lên Hạnh Phúc Của Người Dân Tại Thành Phố Hồ Chí Minh.doc
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tại phòng giao dịch Techcom...
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tại phòng giao dịch Techcom...Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tại phòng giao dịch Techcom...
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tại phòng giao dịch Techcom...
 
Luận Văn Tác Động Của Giá Trị Kinh Tế Gia Tăng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các...
Luận Văn Tác Động Của Giá Trị Kinh Tế Gia Tăng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các...Luận Văn Tác Động Của Giá Trị Kinh Tế Gia Tăng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các...
Luận Văn Tác Động Của Giá Trị Kinh Tế Gia Tăng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các...
 
Tác Động Của FDI Và Độ Mở Thương Mại Đến Tăng Trưởng Kinh Tế Ở Các Quốc Gia Đ...
Tác Động Của FDI Và Độ Mở Thương Mại Đến Tăng Trưởng Kinh Tế Ở Các Quốc Gia Đ...Tác Động Của FDI Và Độ Mở Thương Mại Đến Tăng Trưởng Kinh Tế Ở Các Quốc Gia Đ...
Tác Động Của FDI Và Độ Mở Thương Mại Đến Tăng Trưởng Kinh Tế Ở Các Quốc Gia Đ...
 
Tác Động Của Tín Dụng Ngắn Hạn Đến Tín Dụng Thương Mại Đối Với Công Ty.doc
Tác Động Của Tín Dụng Ngắn Hạn Đến Tín Dụng Thương Mại Đối Với Công Ty.docTác Động Của Tín Dụng Ngắn Hạn Đến Tín Dụng Thương Mại Đối Với Công Ty.doc
Tác Động Của Tín Dụng Ngắn Hạn Đến Tín Dụng Thương Mại Đối Với Công Ty.doc
 
Luận Văn Tác Động Của Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Luận Văn Tác Động Của Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.docLuận Văn Tác Động Của Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
Luận Văn Tác Động Của Phát Triển Tài Chính Đến Tăng Trưởng Kinh Tế.doc
 
Thực trạng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Thịnh Vượng, 9 điểm.docx
Thực trạng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Thịnh Vượng, 9 điểm.docxThực trạng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Thịnh Vượng, 9 điểm.docx
Thực trạng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Thịnh Vượng, 9 điểm.docx
 
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàn...
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàn...Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàn...
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàn...
 
Giải Pháp Hoàn Thiện Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng Ngoại Thương.doc
Giải Pháp Hoàn Thiện Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng Ngoại Thương.docGiải Pháp Hoàn Thiện Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng Ngoại Thương.doc
Giải Pháp Hoàn Thiện Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng Ngoại Thương.doc
 
Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Của Ngân Hàng Thương Mại V...
Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Của Ngân Hàng Thương Mại V...Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Của Ngân Hàng Thương Mại V...
Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Của Ngân Hàng Thương Mại V...
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam.doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam.docCác Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam.doc
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam.doc
 
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TẠI NGÂN HÀNG VIỆT NAM T...
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TẠI NGÂN HÀNG VIỆT NAM T...YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TẠI NGÂN HÀNG VIỆT NAM T...
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TẠI NGÂN HÀNG VIỆT NAM T...
 
Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Trong Lĩnh Vực Chuyển Phát Hàng Không.doc
Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Trong Lĩnh Vực Chuyển Phát Hàng Không.docNâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Trong Lĩnh Vực Chuyển Phát Hàng Không.doc
Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Trong Lĩnh Vực Chuyển Phát Hàng Không.doc
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 (20)

Tác Động Của Phong Cách Lãnh Đạo Trao Quyền Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên.doc
Tác Động Của Phong Cách Lãnh Đạo Trao Quyền Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên.docTác Động Của Phong Cách Lãnh Đạo Trao Quyền Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên.doc
Tác Động Của Phong Cách Lãnh Đạo Trao Quyền Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên.doc
 
Knowledge Sharing Intention Among Employees In Small And Medium Sized Enterpr...
Knowledge Sharing Intention Among Employees In Small And Medium Sized Enterpr...Knowledge Sharing Intention Among Employees In Small And Medium Sized Enterpr...
Knowledge Sharing Intention Among Employees In Small And Medium Sized Enterpr...
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Lựa Chọn Phần Mềm Kế Toán Của Các Doanh Nghiệp X...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Lựa Chọn Phần Mềm Kế Toán Của Các Doanh Nghiệp X...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Lựa Chọn Phần Mềm Kế Toán Của Các Doanh Nghiệp X...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Lựa Chọn Phần Mềm Kế Toán Của Các Doanh Nghiệp X...
 
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý, Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tr...
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý, Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tr...Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý, Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tr...
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý, Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tr...
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Công Việc Của Giáo Viên Tại Các Trường M...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Công Việc Của Giáo Viên Tại Các Trường M...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Công Việc Của Giáo Viên Tại Các Trường M...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Công Việc Của Giáo Viên Tại Các Trường M...
 
Đánh Giá Hiệu Quả Chương Trình Đào Tạo Đạo Đức Công Vụ Cho Cán Bộ Công Chức C...
Đánh Giá Hiệu Quả Chương Trình Đào Tạo Đạo Đức Công Vụ Cho Cán Bộ Công Chức C...Đánh Giá Hiệu Quả Chương Trình Đào Tạo Đạo Đức Công Vụ Cho Cán Bộ Công Chức C...
Đánh Giá Hiệu Quả Chương Trình Đào Tạo Đạo Đức Công Vụ Cho Cán Bộ Công Chức C...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyên Ngành Tài Chính Ngân Hàng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyên Ngành Tài Chính Ngân Hàng.docLuận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyên Ngành Tài Chính Ngân Hàng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyên Ngành Tài Chính Ngân Hàng.doc
 
Tác Động Của Chi Tiêu Cho Y Tế Và Cho Quân Sự Đến Mức Độ Tham Nhũng Ở Các Nướ...
Tác Động Của Chi Tiêu Cho Y Tế Và Cho Quân Sự Đến Mức Độ Tham Nhũng Ở Các Nướ...Tác Động Của Chi Tiêu Cho Y Tế Và Cho Quân Sự Đến Mức Độ Tham Nhũng Ở Các Nướ...
Tác Động Của Chi Tiêu Cho Y Tế Và Cho Quân Sự Đến Mức Độ Tham Nhũng Ở Các Nướ...
 
Sinh Kế Bền Vững Cho Người Dân Bị Giải Tỏa Thuộc Dự Án Tổ Hợp Hóa Dầu Miền Na...
Sinh Kế Bền Vững Cho Người Dân Bị Giải Tỏa Thuộc Dự Án Tổ Hợp Hóa Dầu Miền Na...Sinh Kế Bền Vững Cho Người Dân Bị Giải Tỏa Thuộc Dự Án Tổ Hợp Hóa Dầu Miền Na...
Sinh Kế Bền Vững Cho Người Dân Bị Giải Tỏa Thuộc Dự Án Tổ Hợp Hóa Dầu Miền Na...
 
Nhân Tố Tác Động Đến Fdi Đầu Tư Mới Và M A Xuyên Quốc Gia.doc
Nhân Tố Tác Động Đến Fdi Đầu Tư Mới Và M A Xuyên Quốc Gia.docNhân Tố Tác Động Đến Fdi Đầu Tư Mới Và M A Xuyên Quốc Gia.doc
Nhân Tố Tác Động Đến Fdi Đầu Tư Mới Và M A Xuyên Quốc Gia.doc
 
Nefficient After Sale Service Performance At Samsung.doc
Nefficient After Sale Service Performance At Samsung.docNefficient After Sale Service Performance At Samsung.doc
Nefficient After Sale Service Performance At Samsung.doc
 
Luận Văn Poor Cooperation Between Employees At Thai Tu Company.doc
Luận Văn Poor Cooperation Between Employees At Thai Tu Company.docLuận Văn Poor Cooperation Between Employees At Thai Tu Company.doc
Luận Văn Poor Cooperation Between Employees At Thai Tu Company.doc
 
Luận Văn Ineffective Appraisal System At Nike Customer Service Department In ...
Luận Văn Ineffective Appraisal System At Nike Customer Service Department In ...Luận Văn Ineffective Appraisal System At Nike Customer Service Department In ...
Luận Văn Ineffective Appraisal System At Nike Customer Service Department In ...
 
Luận Văn Salesperson Failure In Smc Tan Tao Limited Company.doc
Luận Văn Salesperson Failure In Smc Tan Tao Limited Company.docLuận Văn Salesperson Failure In Smc Tan Tao Limited Company.doc
Luận Văn Salesperson Failure In Smc Tan Tao Limited Company.doc
 
Luận Văn Microcredit And Welfare Of The Rural Households In Vietnam.doc
Luận Văn Microcredit And Welfare Of The Rural Households In Vietnam.docLuận Văn Microcredit And Welfare Of The Rural Households In Vietnam.doc
Luận Văn Microcredit And Welfare Of The Rural Households In Vietnam.doc
 
Luận Văn Neffective Performance Appraisal Method At Xyz Vietnam.doc
Luận Văn Neffective Performance Appraisal Method At Xyz Vietnam.docLuận Văn Neffective Performance Appraisal Method At Xyz Vietnam.doc
Luận Văn Neffective Performance Appraisal Method At Xyz Vietnam.doc
 
Luận Văn PUBLIC FINANCE, GOVERNANCE AND ECONOMIC GROWTH.doc
Luận Văn PUBLIC FINANCE, GOVERNANCE AND ECONOMIC GROWTH.docLuận Văn PUBLIC FINANCE, GOVERNANCE AND ECONOMIC GROWTH.doc
Luận Văn PUBLIC FINANCE, GOVERNANCE AND ECONOMIC GROWTH.doc
 
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Học Viên Về Chất Lượng Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Nôn...
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Học Viên Về Chất Lượng Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Nôn...Luận Văn Sự Hài Lòng Của Học Viên Về Chất Lượng Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Nôn...
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Học Viên Về Chất Lượng Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Nôn...
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Phi Tuyến Giữa Quản Trị Vốn Luân Chuyển Và Hiệu Quả Hoạt...
Luận Văn Mối Quan Hệ Phi Tuyến Giữa Quản Trị Vốn Luân Chuyển Và Hiệu Quả Hoạt...Luận Văn Mối Quan Hệ Phi Tuyến Giữa Quản Trị Vốn Luân Chuyển Và Hiệu Quả Hoạt...
Luận Văn Mối Quan Hệ Phi Tuyến Giữa Quản Trị Vốn Luân Chuyển Và Hiệu Quả Hoạt...
 
Luận Văn Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Mix Tại côn ty Nhựa Lâm Thăng.doc
Luận Văn Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Mix Tại côn ty Nhựa Lâm Thăng.docLuận Văn Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Mix Tại côn ty Nhựa Lâm Thăng.doc
Luận Văn Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Mix Tại côn ty Nhựa Lâm Thăng.doc
 

Recently uploaded

Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1mskellyworkmail
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshareTẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshareHuyBo25
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptxsongtoan982017
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...songtoan982017
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
 
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
 
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshareTẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
 
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
 

Luận Văn Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thanh Khoản Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam.doc

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH ------------------- VÕ THỊ KIM KHƯƠNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THANH KHOẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH ------------------- VÕ THỊ KIM KHƯƠNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THANH KHOẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Chuyên nghành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN PHẠM THIÊN THANH
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng luận văn Thạc sĩ kinh tế “ Yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của bản thân dưới sự hướng dẫn của TS.Nguyễn Phạm Thiên Thanh. Dữ liệu thông tin trong bài là trung thực và đáng tin cậy. Tôi sẽ chịu trách nhiệm về nội dung tôi đã trình bày trong luận văn. TP.HCM, ngày 12 tháng 04 năm 2018 VÕ THỊ KIM KHƯƠNG Học viên cao học khóa 25 Chuyên ngành Ngân hàng
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC HÌNH MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ................................................ 2 1.1 Lý do thực hiện đề tài:....................................................................................... 2 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 4 1.3 Câu hỏi nghiên cứu............................................................................................ 4 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:................................................................... 5 1.5 Phương pháp nghiên cứu:................................................................................. 5 1.6 Ý nghĩa của việc nghiên cứu ............................................................................. 5 1.7 Kết cấu luận văn:............................................................................................... 6 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐÊN THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG ...................................................................................... 7 2.1 Cơ sở lý thuyết về thanh khoản của ngân hàng thương mại......................... 7 2.1.1 Khái niệm thanh khoản.................................................................................. 7 2.1.2 Cung – cầu và trạng thái thanh khoản của ngân hàng ............................... 8 2.2 Các chỉ số đo lường thanh khoản tại NHTM:................................................. 8 2.3 Yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản cuả NHTM .......................................... 10 2.4 Công trình nghiên cứu trước đây: ................................................................. 14 CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................. 22 3.1 Dữ liệu, đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 22 3.2 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 22
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 3.3 Mô tả mẫu nghiên cứu..................................................................................... 23 3.4 Giả thiết nghiên cứu ........................................................................................ 26 3.5 Phân tích ma trận tương quan ....................................................................... 26 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................................................................. 29 4.1 Tổng quan hệ thống NHTM Việt Nam .......................................................... 29 4.2 Tăng trưởng tổng tài sản................................................................................. 30 4.3 Tỷ lệ tự có so với tổng tài sản ......................................................................... 33 4.4 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE).............................................. 36 4.5 Thực trạng thanh khoản của NHTM Việt Nam giai đoạn 2006-2016. ....... 38 4.6 Kết quả mô hình hồi quy Fixed effect và Random effect............................. 42 4.7 Tổng hợp kết quả hồi quy ............................................................................... 48 4.8 Thảo luận và kết quả nghiên cứu................................................................... 49 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ............................................ 53 5.1 Kết luận và gợi ý chính sách........................................................................... 53 5.2 Gợi ý chính sách............................................................................................... 53 5.3 Hạn chế của luận văn ...................................................................................... 55
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Tiếng Anh Tiếng Việt BCTC Báo cáo tài chính BCTN Báo cáo thường niên CN NH Chi nhánh ngân hàng CAP Capital on total asset Tỷ lệ vốn chủ sở hữu FEM Fixed Effect Model Mô hình ảnh hưởng cố định LNST Lợi nhuận sau thuế NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần NHNN Ngân hàng Nhà nước REM Random Effect Model Mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên ROE Return On Equity Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu SIZE Size Quy mô ngân hàng INF Inflation rate Tỷ lệ lạm phát UNE Unemployment rate Tỷ lê thất nghiệp VCSH Vốn chủ sở hữu WB World Bank Ngân hàng thế giới WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng Tên bảng biểu Trang Bảng 2.1 Mô tả các biến được sử dụng trong mô hình hồi quy và cách 14 đo lường Bảng 2.2 Tóm tắt các nghiên cứu trước đây về yếu tố ảnh hưởng đến 20 thanh khoản của các ngân hàng Bảng 3.1 Thống kê mô tả 24 Bảng 3.2 Kết quả phân tích tương quan theo biến L1 27 Bảng 3.3 Kết quả phân tích tương quan theo biến L2 27 Bảng 3.4 Kết quả phân tích tương quan theo biến L3 27 Bảng 3.5 Kết quả phân tích tương quan theo biến L4 28 Bảng 4.1 Số lượng NHTM ở Việt Nam 2006 – 2016 29 Bảng 4.2 Tổng tài sản của 24 NHTM VN giai đoạn 2006-2016 31 Bảng 4.3 Hệ số vốn tự có so với tổng tài sản của NHTM Việt Nam từ 34 2006-2016 Bảng 4.4 Tỷ lệ ROE của 24 NHTM Việt Nam 2006-2016 36 Bảng 4.5 Bình quân theo biến phụ thuộc L1, L2, L3 và L4 38 Bảng 4.6 Ước lượng mô hình các yếu tố bên trong và bên ngoài ngân 42 hàng theo L1 Bảng 4.7 Ước lượng mô hình các yếu tố bên trong và bên ngoài ngân 43 hàng theo L2 Bảng 4.8 Ước lượng mô hình các yếu tố bên trong và bên ngoài ngân 44 hàng theo L3 Bảng 4.9 Ước lượng mô hình các yếu tố bên trong và bên ngoài ngân 45 hàng theo L4 Bảng 4.7 Kết quả hồi quy tổng hợp 48
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình Tên bảng biểu Trang Hình 4.1 Tổng tài sản 24 NHTM Việt Nam năm 2016 33 Hình 4.2 Biểu đồ trung bình ROE của 24 NHTM Việt 37 Nam giai đoạn 2016
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1 MỞ ĐẦU Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản là một trong những đề tài thu hút được nhiều quan tâm không chỉ trong nước và thế giới. Tuy nhiên tại Việt Nam những nghiên cứu về đề tài này còn nhiều hạn chế. Thông qua việc thu thập dữ liệu cần thiết và tiến hành chạy hồi quy dữ liệu bảng bằng nhiều phương pháp, kết quả nghiên cứu cho thấy một số các yếu tố bên trong ngân hàng như tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, quy mô ngân hàng, tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát có ảnh hưởng lớn và làm gia tăng thanh khoản của ngân hàng ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2006-2016. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của tỷ lệ thất nghiệp đến thanh khoản tại Ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2006-2016 chưa rõ ràng. Từ khóa: ngân hàng, Việt Nam, tính thanh khoản, quản trị thanh khoản, rủi ro thanh khoản
  • 10. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Lý do thực hiện đề tài: Sự phát triển của thị trường hiện đại, vai trò của các tổ chức trung gian như ngân hàng thương mại, quỹ trợ cấp, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư, công ty chứng khoán, tổ chức tín dụng…đóng vai trò và chức năng vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế đất nước. Các tổ chức trung gian tài chính này không chỉ thực hiện chức năng tạo vốn, cung ứng nguồn vốn mà còn thực hiện chức năng kiểm soát đối với nền kinh tế. Đặc biệt là tại Việt Nam, hệ thống ngân hàng là một trong những kênh dẫn vốn quan trọng đối với nền kinh tế. Theo nhận định của Ủy Ban Giám sát Tài Chính Quốc gia (2016) “Tổng tài sản của hệ thống ngân hàng chiếm khoảng 86% tổng tài sản của các định chế tài chính. Con số này cho thấy nguồn lực đầu tư cho nền kinh tế Việt Nam chủ yếu do các ngân hàng đảm nhận. Các ngân hàng đã cung ứng cho nền kinh tế một lượng vốn rất lớn, góp phần mở rộng sản xuất cả về quy mô cũng như chất lượng sản phẩm”. Tác giả Diamond, Dybvig (1983) cũng nhận định vai trò của hệ thống tài chính ngân hàng trong sự phát triển kinh tế đất nước là rất lớn, tác giả cho rằng chức năng quan trọng của ngân hàng là tạo tính thanh khoản. Ngân hàng cần đảm bảo các khoản vốn được huy động tốt và các khoản tín dụng có hiệu quả. Tác giả đã có những nghiên cứu xung quanh mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản của ngân hàng và khủng hoảng tài chính. Theo nghiên cứu của Shen, Chen, Kao, & Yeh (2009) chỉ ra rằng rủi ro về thanh khoản là yếu tố quyết định đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Nghiên cứu này được tiến hành thực hiện trên 12 nước hàng đầu kinh tế thế giới trong giai đoạn 1994-2006.
  • 11. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 3 Bên cạnh đó, nghiên cứu của Brunnermeier (2009) về khủng hoảng tài chính toàn cầu chỉ ra tầm quan trọng của việc thiết lập thanh khoản nhằm đối phó với các điều kiện bất lợi. Hoạt động của ngân hàng là khả năng tạo ra lợi nhuận bền vững là điều cần thiết cho các ngân hàng để duy trì hoạt động liên tục, có được lợi nhuận; và nó đảm bảo khả năng trả nợ trong bối cảnh môi trường kinh doanh có nhiều rủi ro hơn (Ngân hàng Trung ương châu Âu, 2010). Do đó, thanh khoản và lợi nhuận ngân hàng có mối quan hệ mật thiết với nhau, thanh khoản ngân hàng là điều kiện cần có để ngân hàng phát triển tốt và bền vững trong tương lai; chính vì vậy, phòng thủ thanh khoản luôn được các ngân hàng đặt lên hàng. Nghiên cứu về thanh khoản tại ngân hàng là vô cùng cần thiết đối với thị trường tài chính, ngân hàng nói riêng và sự phát triển kinh tế của đất nước nói chung. Tác giả spachs (2005) và Nikolau (2009), Shen, Chen, Kao, & Yeh (2009) Vodova(2011), chỉ ra rằng thanh khoản phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài ngân hàng (chẳng hạn như tiềm năng thị trường, số lượng giao dịch, chi phí giao dịch thấp, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng, tính minh bạch của tài sản giao dịch) và yếu tố bên trong ngân hàng như quy mô ngân hàng, vốn chủ sở hữu, tổng tài sản, tỷ lệ lợi nhuận, tỷ lệ dự trữ thanh khoản trên tổng tài sản, tỷ lệ tổng cho vay trên tài sản, dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ… Đối với các ngân hàng phát triển trên thế giới hiện nay, vấn đề thanh khoản được các nhà Quản trị ngân hàng quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên, ở Việt Nam, do đặc điểm hệ thống ngân hàng còn non trẻ, nên vấn đề thanh khoản ngân hàng và quản trị rủi ro thanh khoản chưa được quan tâm đầy đủ. Hiện tại với áp lực từ trong nước, cụ thể về phía cơ quan quản lý là NHNN và cả từ bên ngoài khi Việt Nam đang mở cửa và hội nhập kinh tế thế giới thì các rủi ro không chỉ thuần túy ở trong quốc gia mà còn bị ảnh hưởng bởi kinh tế thế giới. Những rủi ro được chuyển giao
  • 12. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 4 từ các quốc gia khác sẽ vào đến Việt Nam và ảnh hưởng không nhỏ đến thanh khoản tại các ngân hàng Việt Nam. Vì vậy nghiên cứu yếu tố thanh khoản của ngân hàng là vô cùng cần thiết đối với các ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Thanh khoản sẽ giúp ngân hàng có chống đỡ được các khủng hoảng xảy ra khi nền kinh tế rơi vào khủng hoảng. Một khi ngân hàng được trang bị về thanh khoản tốt thì có thể giúp cho thị trường tài chính trong nước ổn định, nền kinh tế vận hành tốt. Xuất phát từ những lí do trên tác giả đã chọn đề tài “Yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu chính của đề tài là kiểm định các yếu tố bên trong ngân hàng và yếu tố bên ngoài ảnh hưởng như thế nào đến thanh khoản của NHTM Việt Nam. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến thanh khoản tại các ngân hàng Việt Nam. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu có thể tìm được những yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản nhằm giúp các nhà lãnh đạo ngân hàng tại Việt Nam quan tâm các yếu tố này khi quyết định chính sách tại ngân hàng. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Nhằm giải quyết tốt các mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài cần làm rõ các câu hỏi nghiên cứu như sau: Các yếu tố tài chính bao gồm tỷ lệ vốn chủ sở hữu, quy mô ngân hàng, tỷ lệ lợi nhuận/vốn chủ sở hữu, ảnh hưởng như thế nào đến thanh khoản tại NHTM Việt Nam? Song song với đó yếu tố vĩ mô như tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp ảnh hưởng như thế nào đến thanh khoản của ngân hàng thương mại Việt Nam?
  • 13. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 5 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến thanh khoản như thế nào? 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Dữ liệu thu thập tập trung vào 24 Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam từ năm 2006 đến 2016 (Dữ liệu năm). 1.5 Phương pháp nghiên cứu: Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, lựa chọn các biến có liên quan nhằm xây dựng mô hình hồi quy dữ liệu bảng để phân tích, đo lường ảnh hưởng của các biến độc lập bên trong ngân hàng như tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tỷ lệ lợi nhuận/ vốn chủ sở hữu, quy mô ngân hàng và biến độc lập bên ngoài ngân hàng như tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp đến thanh khoản của các NHTM Việt Nam bằng phần mềm Eviews7 thông qua các dữ liệu thứ cấp thu thập từ báo cáo tài chính của NHTM tại Việt Nam từ 2006 đến 2016. Bên cạnh đó luận văn sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích, so sánh nhằm phân tích tình hình hoạt động của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2006 đến 2016. 1.6 Ý nghĩa của việc nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa không chỉ về mặt khoa học mà còn có ý nghĩa thực tiễn. Mặc dù đã có nhiều tác giả nghiên cứu về thanh khoản ngân hàng, tuy nhiên tại Việt Nam còn khá ít. Chính vì điều đó, bài nghiên cứu này sẽ góp phần xây dựng mô hình nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam nhằm tìm hiểu các yếu tố tài chính và vĩ mô ảnh hưởng đến vấn đề thanh khoản của các NHTM. Từ kết quả nghiên cứu, đề tài sẽ mở ra nhiều hướng nghiên cứu mới và chuyên sâu hơn.
  • 14. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 6 Về mặt thực tiễn, kết quả sẽ cho thấy mối quan hệ của các yếu tố này đến thanh khoản tại NHTM Việt Nam và mức ảnh hưởng cũng như ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của yếu tố đến thanh khoản của các NHTM Việt Nam. Qua đó, cung cấp cơ sở khoa học cho các nhà quản trị tại NHTM Việt Nam có những chính sách điều hành, quản lý phù hợp và hiệu quả trong việc cải thiện, duy trì thanh khoản. 1.7 Kết cấu luận văn: Nội dung của luận văn nghiên bao gồm các chương: Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tại Ngân hàng thương mại. Chương 3: Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận về kết quả nghiên cứu Chương 5: Kết luận và gợi ý chính sách Kết luận chương 1: Trong chương 1, tác giả đã giới thiệu khái quát chung về đề tài nghiên cứu “ Yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam”.
  • 15. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 7 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐÊN THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG 2.1 Cơ sở lý thuyết về thanh khoản của ngân hàng thương mại 2.1.1 Khái niệm thanh khoản Theo bộ quy tắc về “Nguyên tắc quản lý và giám sát rủi ro thanh khoản” của Basel ban hành tháng 9/2008 thì “Thanh khoản là khả năng của ngân hàng (NH) vừa có thể tăng thêm tài sản vừa đáp ứng nghĩa vụ nợ khi đến hạn mà không bị những thiệt hại quá mức cho phép”. Nói cách khác: Thanh khoản là khả năng tức thời để đáp ứng nhu cầu rút tiền gửi và giải ngân các khoản tín dụng đã cam kết. Theo Basell II (2008, trang 23) “Thanh khoản đại diện cho khả năng ngân hàng có thể thực hiện tất cả các nghĩa vụ thanh toán khi đến hạn (đến mức tối đa) và bằng đơn vị tiền tệ được quy định. Do thực hiện bằng tiền nên thanh khoản chỉ liên quan đến các dòng lưu chuyển tiền tệ. Việc không thể thực hiện nghĩa vụ thanh toán sẽ dẫn đến tình trạng thiếu khả năng thanh khoản”. Theo Trương Quang Thông (2010), một tài sản có tính thanh khoản cao khi chi phí chuyển đổi tài sản ấy thành tiền mặt thấp và thời gian chuyển đổi nhanh. Nguồn vốn có tính thanh khoản cao khi chi phí huy động vốn thấp cùng với thời gian huy động nhanh. Theo Ủy ban basel định nghĩa “Rủi ro thanh khoản là rủi ro mà một định chế tài chính không đủ khả năng tìm kiếm đầy đủ nguồn vốn để đáp ứng các nghĩa vụ đến hạn mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh hàng ngày và cũng không gây ảnh hưởng đến tình hình tài chính”. Nói cách khác, “Rủi ro thanh khoản là loại rủi ro khi ngân hàng không có khả năng cung ứng đầy đủ lượng tiền mặt cho nhu cầu thanh khoản tức thời; hoặc cung ứng đủ nhưng với chi phí cao”.
  • 16. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 8 2.1.2 Cung – cầu và trạng thái thanh khoản của ngân hàng 2.1.2.1 Cung thanh khoảncủa ngân hàng - Các khoản tiền gửi sẽ nhận được (S1) - Thu nhập từ việc cung cấp các dịch vụ (S2) - Các khoản tín dụng sẽ thu về (S3) - Bán các tài sản đang kinh doanh và sử dụng (S4) - Vay mượn từ thị trường tiền tệ (S5) 2.1.2.2 Cầu thanh khoản của ngân hàng Cầu về thanh khoản phản anh nhu cầu rút tiền khỏi ngân hàng ở những thời điểm khác nhau. Những hoạt động sau đây tạo ra nhu cầu về thanh khoản: - Khách hàng rút các khoản tiền gửi (D1) - Đề nghị vay vốn của khách hàng (D2) - Thanh toán các khoản phải trả khác (D3) - Chi phí cho quá trình tạo ra sản phẩm và dịch vụ ngân hàng (D4) - Thanh toán cổ tức cho cổ đông (D5) 2.1.2.3 Đánh giá trạng thái thanh khoản (Net Liquidity Position) Trạng thái thanh khoản ròng là chênh lệch giữa tổng cung và tổng cầu thanh khoản tại một thời điểm.Ở bất cứ thời điểm nào, các nguồn cung và nhu cầu thanh khoản đến cùng lúc và tạo thành trạng thái thanh khoản ròng và có thể được tính như sau: NLPt = (S1+S2+S3+S4+S5) - (D1+D2+D3+D4+D5) Hai trường hợp có thể xảy ra: - NLPt > 0: thừa tiển dự trữ không sinh lời. - NLPt < 0: tình trạng thâm hụt thanh khoản - NLPt =0 : Tình trạng cân bằng thanh khoản. Tuy nhiên đây là tình trạng khó xảy ra trong thực tế 2.2 Các chỉ số đo lường thanh khoản tại NHTM:
  • 17. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 9 Theo nghiên cứu của các tác giả như Yeager, Seitz (1989) ; Hemple, Simonson (2008); Fielding, Shortland (2005); Lucchetta (2007); Moore (2010) thì để đo lường khả năng thanh khoản của ngân hàng có rất nhiều phương pháp để đo lường như : Chỉ số tài sản thanh khoản trên tổng tài sản là một trong những chỉ số tài chính của quỹ tiền tệ quốc tế được nhiều nước áp dụng , đo lường rủi ro thanh khoản của ngân hàng, cho biết khả năng ngân hàng đáp ứng nhu cầu rút tiền mặt theo ước tính và bất thường của khách hàng. Theo nguyên tắc tổng tài sản thanh khoản trong tổng tài sản càng cao thì khả năng thanh khoản ngân hàng cao. Tuy nhiên, giá trị của tỷ số này quá cao cũng có thể được hiểu là không hiệu quả. Vì tài sản có tính thanh khoản thấp thì chi phí cơ hội cho ngân hàng cao. Do đó cần phải tối ưu hóa mối quan hệ giữa thanh khoản và lợi nhuận. Tỷ lệ này là thước đo đối với ngân hàng nhằm đối phó với nhu cầu cao về thanh khoản trong ngắn hạn. Một tỷ lệ cao có nghĩa là ngân hàng có tính thanh khoản trong ngắn hạn. Tỷ lệ thanh khoản L3 sử dụng tài sản thanh khoản để đo lường khả năng thanh khoản là rất tốt. Tuy nhiên tỷ lệ này tập trung vào mức độ nhạy cảm của ngân hàng khi lựa chọn các loại hình tài trợ (bao gồm tiền gửi của các hộ gia đình, doanh nghiệp, tổ chức tài chính khác). Tỷ số này cũng giống L1 , tức tỷ số này cao cũng
  • 18. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 10 thể hiện thanh khoản của ngân hàng tốt. Giá trị thấp cho thấy sự nhạy cảm của ngân hàng liên quan đên việc rút tiền gửi. Tỷ số này cho biết có bao nhiêu phần trăm khoản cho vay trên tổng tài sản ngân hàng. Do đó, tỷ lệ này cao tức là khả năng thanh khoản của ngân hàng càng yếu. Tỷ số này cho thấy mối quan hệ của tài sản không có tính thanh khoản và nợ phải trả. Khi tỷ lệ này cao, có nghĩa là ngân hàng ít chất lỏng hơn. Tỷ số này cao thì khả năng thanh khoản của ngân hàng yếu. Tỷ số này nhằm đo lường rủi ro thanh khoản. Được xác định là chênh lệch giữa số tiền cho vay của ngân hàng và tiền gửi tại ngân hàng, chênh lệch này chia cho tổng tài sản để làm tiêu chuẩn và là tỷ lệ đo lường chênh lệch tài chính trên tổng tài sản(FGAPR). 2.3 Yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản cuả NHTM 2.3.1 Yếu tố bên trong ngân hàng ảnh hưởng đến thanh khoản 2.3.1.1 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu (capital on total asset-CAP)
  • 19. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 11 Chỉ tiêu này phản ánh tình trạng vốn của ngân hàng. Khi có ảnh hưởng xấu về thanh khoản ngân hàng có khả năng đảm bảo ngân hàng vẫn đủ vốn và an toàn hay không. Mức vốn chủ sở hữu càng cao, thì các ngân hàng sẽ có lượng vốn cần thiết để đảm bảo tiêu chuẩn về vốn điều lệ, bên cạnh đó sẽ có một khoản vốn đủ để cung cấp các khoản vay. Ngược lại chỉ số này thấp chứng tỏ ngân hàng sử dụng đòn bẩy tài chính cao, điều này gây ra nhều rủi ro cho ngân hàng. Biến tỷ lệ vốn chủ sở hữu/ tài sản được lấy từ báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam. 2.3.1.2 Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu phản ánh hiệu quả quản trị của ngân hàng trong việc sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu. Tác giả muốn đánh giá hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu chủ sở hữu tại ngân hàng thương mại Việt Nam, bên cạnh đó xem xét ảnh hưởng của tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu đến thanh khoản tại ngân hàng thương mại Việt Nam. Biến tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu được lấy từ báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam. 2.3.1.4 Quy mô ngân hàng (SIZE) Quy mô ngân hàng được tính như sau: SIZE= LN (tổng tài sản) Quy mô ngân hàng phản ánh sự giàu có của ngân hàng thông qua các tài sản ngân hàng nắm giữ. Trong bài nghiên cứu biến quy mô ngân hàng được đo lường bằng Logarit tự nhiên của tổng tài sản.
  • 20. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 12 Theo các nghiên cứu trước đây biến quy mô ngân hàng có ảnh hưởng không nhỏ đến thanh khoản của ngân hàng. Những ngân hàng có quy mô lớn thường có tỷ lệ nợ cao, nợ ngắn hạn sẽ thấp, nợ dài hạn cao. Bên cạnh đó, với quy mô lớn, các ngân hàng có tiềm lực mạnh hơn về tài chính và về nhân lực nên có khả năng đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh, đa dạng việc cung cấp sản phẩm tín dụng và phi tín dụng. Các ngân hàng này có dòng tiền ổn định, chính vì vậy khả năng thanh khoản sẽ lớn. Trong đó giá trị tổng tài sản được tác giả thu thập trên các báo cáo tài chính của ngân hàng. 2.3.2 Yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến thanh khoản cuả NHTM 2.3.2.1Tỷ lệ thất nghiệp (UNE) Tỷ lệ thất nghiệp là chỉ tiêu biểu hiện tỷ lệ so sánh số người thất nghiệp với lượng lao động (tổng dân số hoạt động kinh tế) trong kỳ. Khi thất nghiệp gia tăng gây ra sự suy giảm trong tiêu dùng từ đó giảm khả năng tạo ra tiền mặt. kho tỷ lệ thất nghiệp tăng cao sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Số liệu về tỷ lệ thất nghiệp được tác giả thu thập tại wesite tổng cục thống kê Việt Nam. 2.3.2.2 Tăng trưởng kinh tế (GDP) Tăng trưởng kinh tế là giá trị thị trường của tổng cộng tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong một nền kinh tế qua một giai đoạn nhất định, là chỉ tiêu trong hệ thống tài khoản quốc gia. Tăng trưởng GDP chính là mức gia tăng GDP năm sau so với năm trước và đơn vị tính là phần trăm.
  • 21. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 13 Có rất nhiều nghiên cứu cho rằng tăng trưởng GDP ảnh hưởng đến tỷ lệ thanh khoản của các ngân hàng. Tăng trưởng kinh tế có tác động tích cực đến khả năng sinh lời của ngân hàng. Nền kinh tế tăng trưởng cao dẫn đến đầu tư và tiêu thụ cao hơn, tăng tín dụng và do đó làm tăng khả năng sinh lợi của ngân hàng. Biến tăng trưởng kinh tế được lấy từ website quỹ tiền tệ quốc tế 2.3.2.3 Tỷ lệ lạm phát (INF) Lạm phát là sự tăng mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ. Lạm phát tăng cao, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải thực hiện thắt chặt tiền tệ để giảm khối lượng tiền trong lưu thông, nhưng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh vẫn rất lớn, các ngân hàng chỉ có thể đáp ứng cho một số ít khách hàng với những hợp đồng đã ký hoặc những dự án thực sự có hiệu quả, với mức độ rủi ro cho phép. Mặt khác, do lãi suất huy động tăng cao, thì lãi suất cho vay cũng cao, điều này đã làm xấu đi về môi trường đầu tư của ngân hàng, rủi ro đạo đức sẽ xuất hiện. Do sức mua của đồng Việt Nam giảm, giá vàng và ngoại tệ tăng cao, việc huy động vốn có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên thật sự khó khăn đối với mỗi ngân hàng, trong khi nhu cầu vay vốn trung và dài hạn đối với các khách hàng rất lớn, vì vậy việc dùng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn trong thời gian qua tại mỗi ngân hàng là không nhỏ. Điều này đã ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các ngân hàng Biến lạm phát được lấy từ website quỹ tiền tệ quốc tế.
  • 22. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 14 Bảng 2.1 mô tả các biến được sử dụng trong mô hình hồi quy và cách đo lường Biến Định nghĩa Nguồn Kỳ vọng dấu Yếu tố bên trong ngân hàng CAP Vốn chủ sở hữu/Tài sản Báo cáo tài chính + ROE Lợi nhuận sau thuế/ tổng vốn chủ sở Báo cáo tài chính + hữu SIZE Quy mô ngân hàng Báo cáo tài chính + Yếu tố bên ngoài ngân hàng UNE Tỷ lệ thất nghiệp IMF - GDP Tổng sản phẩm nội địa IMF + INF Tỷ lệ lạm phát IMF - Nguồn: Tổng hợp của tác giả 2.4 Công trình nghiên cứu trước đây: Bourke (1989): Nghiên cứu các yếu tố tác động đến lợi nhuận của 12 ngân hàng Châu Âu, Bắc Mỹ và Úc. Kết quả cho thấy tỷ lệ thanh khoản đo bằng tài sản lưu động đối với tổng tài sản có liên quan đến lợi nhuận trên tài sản (ROA). Bunda và Desquylbet (2003): cho rằng thanh khoản của ngân hàng chịu tác động bởi các yếu tố bên trong ngân hàng và các yếu tố bên ngoài ngân hàng. Từ kết quả có thể thấy, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ vốn chủ sở hữu ngày càng tăng thì thanh khoản của ngân hàng càng cao. Tuy nhiên khủng hoảng tài chính sẽ ảnh hưởng xấu đến thanh khoản của ngân hàng. Aspachs và cộng sự (2005): Nghiên cứu này cho rằng thanh khoản ngân hàng ở Anh phụ thuộc vào các yếu tố vi mô và vĩ mô. Tác giả phát hiện ra tỷ lệ thanh
  • 23. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 15 khoản bị ảnh hưởng bởi vào các yếu tố sau: tỷ lệ vốn chủ sở hữu, sự trợ giúp từ NHTW, tăng trưởng cho vay, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội, lãi suất ngắn hạn; quy mô ngân hàng quan hệ dương hay âm với khả năng thanh khoản ngân hàng. Khi có sự gia tăng vốn chủ sở hữu, nguồn tài trợ từ NHTW thì thanh khoản ngân hàng sẽ tăng. Fielding & Shortland (2005): Cho thấy một trong những lý do chính cho sự thanh khoản vượt trội là sự gia tăng cường độ xung đột chính trị giữa nhà nước Ai Cập và các nhóm Hồi giáo cực đoan. Các cải cách chỉ tập trung vào các yếu tố tài chính và kinh tế sẽ không có hiệu quả trong việc thúc đẩy niềm tin vào nền kinh tế địa phương nếu họ không giải quyết tốt các nguyên nhân của xung đột chính trị ở nước này (trong trường hợp này là Ai Cập). Gatev & Strahan (2006): Ước lượng cho các hệ thống NHTM của 12 nền kinh tế hàng đầu thế giới trong giai đoạn 1994-2006. Tác giả sử dụng biến đo lường nguyên nhân rủi ro thanh khoản với các ảnh hưởng từ bên trong ngân hàng như các biến tổng tài sản, tỷ lệ dự trữ thanh khoản/ tổng tài sản, sự tài trợ từ các nguồn bên ngoài, tỷ lệ vốn tự có/ tổng nguồn vốn, tỷ lệ tổng cho vay/tổng tài sản, dự phòng rủi ro tín dụng/ tổng dư nợ. Các ảnh hưởng từ bên ngoài ngân hàng gồm các biến kinh tế vĩ mô như tăng trưởng kinh tế và lạm phát. Kết quả của nghiên cứu cho thấy thanh khoản là yếu tố quyết định đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Nguyên nhân của rủi ro thanh khoản bao gồm các thành phần của tài sản thanh khoản và sự tài trợ từ yếu tố bên ngoài ngân hàng; các yếu này tố giám sát và điều tiết các yếu tố kinh tế vĩ mô. Bên cạnh đó, nguy cơ thanh khoản có thể làm giảm lợi nhuận của ngân hàng (ROAA và ROAE). Valla, Saes-Escorbiac, & TIESSET (2006): Thực hiện nghiên cứu trong giai đoạn 1993-2005, tác giả quan tâm đến các yếu tố vi mô và vĩ mô ảnh hưởng đến thanh khoản của các NHTM tại Pháp, kết quả cho thấy rằng thanh khoản của ngân hàng Pháp bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như: tốc độ tăng trưởng kinh tế, lợi nhuận
  • 24. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 16 ngân hàng, quy mô ngân hàng, lãi suất ngắn hạn. Khi quy mô ngân hàng tăng thì thanh khoản ngân hàng sẽ tăng nhưng chỉ giới hạn ở một mức nào đó, nếu quy mô tăng quá cao thì lúc này ngân hàng sẽ không tăng thanh khoản mà sẽ ảnh hưởng nghịch làm giảm thanh khoản. bên cạnh đó các yếu tố như tỷ lệ nợ xấu, tốc độ tăng trưởng kinh tế, lãi suất ngân hàng tăng sẽ làm cho thanh khoản tại ngân hàng giảm. Lucchetta (2007): chủ yếu quan tâm đến các yếu tố bên trong ngân hàng và thị trường liên ngân hàng mà quên mất các yếu tố như hỗ trợ vốn từ ngân hàng trung ương hay những chính sách kinh tế vĩ mô. Nghiên cứu này phản ánh việc cho vay liên ngân hàng nhằm đáp ứng với những thay đổi về lãi suất. Từ đó, tác giả nhấn mạnh lãi suất bình quân liên ngân hàng không chỉ có ảnh hưởng đến những rủi ro mà còn ảnh hưởng khả năng thanh khoản của các ngân hàng. Diamond (2007): Chức năng quan trọng của các ngân hàng là tạo ra tính thanh khoản. Tạo thanh khoản là hoạt động tạo thanh khoản cho các khoản vốn được huy động (khả năng rút tiền của người cho NH vay) và tạo thanh khoản cho các khoản cho vay của NH. Bon im và Kim (2009): Tác giả lựa chọn 10 quốc gia đại diện gồm cộng hòa Séc, Hungary, Ba Lan, Slovakia, Nga, Bulgaria, Romania, Croatia, Serbia, Slovenia và phân chia các quốc gia thành hai nhóm. Kết quả nghiên cứu thể hiện mối quan hệ giữa quy mô ngân hàng và tỷ lệ lợi nhuận đối với thanh khoản ngân hàng là chưa rõ ràng. Các khoản vay thông thường ở ngân hàng sẽ có tính thanh khoản thấp. Tuy nhiên những khoản rút tiền lớn và không được dự báo trước có thể sẽ dẫn đến việc mất thanh khoản của ngân hàng. Vento và La Ganga (2009): tác giả thực hiện nghiên cứu tại một số nước như một số nước như: nh , Đức, Pháp, Ý. Rủi ro thị trường với các biến số như lãi suất thị trường là một yếu tố khách quan ảnh hưởng đến tính thanh khoản. Rủi ro nội tại ảnh hưởng đến thanh khoản xuất phát từ những yếu tố của riêng ngân hàng như mất cân đi sự đối kỳ hạn giữa nguồn vốn và cách sử dụng vốn sao cho hiệu quả.
  • 25. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 17 Gatev, E., Schuermann, T., và Strahan, P. E (2009): Tác giả nghiên cứu 100 ngân hàng nội địa (dựa trên vốn hóa thị trường) từ năm 1990-2002. Nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào các ngân hàng lớn. Tiền gửi giao dịch có vai trò lớn đối với rủi ro thanh khoản của ngân hàng trong thời gian tín dụng tăng cao vì chúng giúp các ngân hàng giải ngân đối với các cam kết cho vay của khách hàng. Brunnermeier (2009): Tác giả nghiên cứu rủi ro thanh khoản ngân hàng thông qua khủng hoảng tài chính năm 2007. Nghiên cứu cho rằng nguy cơ thanh khoản xuất phát từ việc nhiều ngân hàng nhận thấy thị trường tài chính trong tương lai phát triển kém hiệu quả, không đem lại lợi nhuận như mong đợi; các nhà quản trị ngân hàng sẽ tìm cách bán tài sản ngân hàng đang nắm giữ trên thị trường tài chính. Hậu quả là gia tăng lãi suất, giá các tài sản thế chấp ban đầu giảm nhanh chóng. Những chủ thể đang dư thừa thanh khoản cũng rơi vào trạng thái lo ngại và không muốn đáp ứng thanh khoản cho các chủ thể đang thiếu hụt thanh khoản dù cho lãi suất mà họ đang mong đợi và điều này có thể làm thị trường tài sản gặp nhiều khó khăn. Vodová (2011): Tác giả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của ngân hàng thương mại ở Séc trong thời gian từ 2001-2009. Kết quả nghiên cứu cho rằng thanh khoản ngân hàng đồng biến với tỷ lệ an toàn vốn, lãi suất cho vay trên thị trường liên ngân hàng. Bên cạnh đó thanh khoản ngân hàng nghịch biến với tỷ lệ lạm phát, chu kì kinh doanh và cuộc khủng hoảng tài. Angora & Roulet (2011) : Chỉ ra mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản với hai chỉ số thanh khoản mới theo đề nghị của Ủy ban Basel là nhóm chỉ số LCR và một số chỉ số thuộc bảng cân đối kế toán (gồm ROE, logarit tự nhiên tổng tài sản, tỷ lệ giữa các khoản vay cho khách hàng và tổng dư nợ). Bonfim & Kim (2011): Nhấn mạnh rằng, tỷ lệ rủi ro thanh khoản có một mối quan hệ tiêu cực với hầu hết các chỉ số phân tích bao gồm kích thước và tỷ lệ giữa vốn điều lệ và tổng tài sản. Trước tình hình hội nhập theo các hiệp định song
  • 26. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 18 phương và đa phương, khả năng thanh khoản của ngân hàng thương mại (NHTM) phải được đáp ứng nhu cầu vốn cần thiết đúng thời điểm để phát triển thị trường. Vũ Thị Hồng (2013): Khả năng thanh khoản của ngân hàng thương mại gồm tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tỷ lệ cho vay trên tổng huy động, tỷ lệ nợ xấu. Vốn chủ sở hữu lớn, lợi nhuận cao thì khả năng thanh khoản được đảm bảo. Tổng cho vay trên tổng huy động ảnh hưởng lớn đến khả năng thanh khoản của ngân hàng. Có quan hệ đồng biến giữa nợ xấu và khả năng thanh khoản của ngân hàng. Trương Quang Thông (2013): Nhận diện những nguyên nhân của rủi ro thanh khoản của hệ thống NHTMVN. Dữ liệu nghiên cứu được tác giả thu thập từ báo cáo thường niên của 27 NHTMVN từ 2002-2011. Kết quả nhận được là rủi ro thanh khoản phụ thuộc vào các yếu tố bên trong ngân hàng như hàng như dự trữ thanh khoản, quy mô tổng tài sản, vay liên ngân hàng và tỉ lệ vốn tự có trên tổng nguồn vốn, các biến bên ngoài như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, đặc biệt thể hiện qua các ảnh hưởng của độ trễ chính sách. Bùi Nguyên Khá (2016): Các ngân hàng quy mô vốn lớn có nguy cơ rủi ro thanh khoản cao hơn. Các ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng nguồn vốn, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ cho vay ròng/ tổng huy động ngắn hạn tốt, sẽ giảm thiểu nguy cơ dẫn đến rủi ro thanh khoản trong hệ thống ngân hàng. Lê Tấn Phước (2016): Quản lý thanh khoản thực sự ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh tại NHTM Việt Nam. Ảnh hưởng của các biến tỷ lệ đầu tư, tỷ lệ vốn đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng (đo bởi ROE) là tích cực. Biến chất lượng tài sản và mối quan hệ ngược chiều với hiệu quả ngân hàng khi đo bởi ROA. Ảnh hưởng của các biến tài sản thanh khoản đến ROE là ngược chiều. Các ảnh hưởng tiêu cực này có thể là do sự gia tăng của các khoản tiền gửi mà các NHTM chưa khai thác được.
  • 27. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 19 Như vậy, hầu hết các nghiên cứu đã làm rõ các lý thuyết giải thích thanh khoản, một số thước đo để đo lường thanh khoản của NHTM trên thế giới từ các nước phát triển cho đến các nước đang trên đà phát triển. Mặc dù các yếu tố này có thể ảnh hưởng mạnh yếu khác nhau, có thể cùng chiều hoặc ngược chiều song kết quả kiểm chứng từ các mô hình nghiên cứu thực nghiệm cho thấy hoàn toàn có thể vận dụng mô hình và kết quả nghiên cứu đã được thực hiện trên thế giới để kiểm định về các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản tại các ngân hàng Việt Nam. Với nghiên cứu này, tác giả chỉ ra thực trạng thanh khoản tại các NHTM VN. Một lần nữa tái kiểm tra yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2006 -2016. Bên cạnh đó cái mới của công trình nghiên cứu này là tác giả sử dụng thước đo mới để đo lường tính thanh khoản là khoản cho vay trên tổng tài sản và khoản cho vay trên tiền gửi cộng vốn ngắn hạn. Dựa vào các nghiên cứu trước đây, tác giả nhận thấy cần phải có bảng tóm tắt lại để có cái nhìn sâu sắc nhất về toàn bộ những yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các ngân hàng thương mại.
  • 28. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 20 Bảng 2.2 Tóm tắt các nghiên cứu trước đây về yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các ngân hàng Các yếu tố Tỷ lệ VCSH Quy mô ngân hàng Tỷ lệ nợ xấu Tỷ lệ lợi nhuận Hỗ trợ từ NHNN Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế Tỷ lệ tăng trưởng cho vay Lãi suất ngắn hạn Lãi suất bình quân liên ngân hàng Lãi suất cơ bản Tỷ lệ cho vay/ tổng tài sản Cho vay ròng/ tổng tài sản Tỷ lệ lạm phát Tỷ lệ cho vay trên huy động vốn Lãi suất cho vay Tỷ lệ thất nghiệp Chênh lệch lãi suất cho vay và tiền gửi Bunda Aspachs Bonfim Brunnerm Bourke và Lucchetta Vodová và cộng và Kim eier (1989) Desquylb sự (2005) (2007) (2009) (2009) (2011) et (2003) + + - + + - +/- + +/- +/- - + + +/- + + + + - - + - + - + +/- + + + - - - - -
  • 29. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 21 Tóm tắt chương 2 Khi ngân hàng hoạt động thì đáp ứng thanh khoản ngân hàng là một trong những mục tiêu hàng đầu của ngân hàng hiện nay. Ngân hàng luôn phải đảm bảo sao vẫn sinh ra được lợi nhuận như mục tiêu đề ra và thanh khoản hợp lí. Nội dung chương 2 nhằm khái quát lý luận chung, các nghiên cứu của các tác giả về thanh khoản ngân hàng để thấy được sức ảnh hưởng của thanh khoản đối với ngân hàng thương mại hiện nay. Từ đó thấy được những nguyên nhân dẫn đến thanh khoản của ngân hàng và đồng thời rút ra được sự ảnh hưởng của thanh khoản đến hiệu quả hoạt động của NHTM.
  • 30. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 22 CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Dữ liệu, đối tượng nghiên cứu Tác giả tìm kiếm dữ liệu của 24 ngân hàng thương mại tại Việt Nam giai đoạn 2006-2016. Nghiên cứu sử dụng số liệu của 24 NHTM tại Việt Nam với tổng tài sản chiếm trên 75% tổng tài sản NHTM tại Việt Nam. Vì vậy, mẫu dữ liệu đảm bảo tính đại diện cho các NHTM VN. Đề tài được thực hiện dựa trên việc thu thập dữ liệu từ các báo cáo tài chính kiểm toán, báo cáo quản trị, báo cáo thường niên được công bố của các NHTMVN trong giai đoạn 2006-2016. Trong nghiên cứu tác giả đi sâu tìm mối quan hệ giữa các yếu tố bên trong như quy mô ngân hàng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tỷ lệ lợi nhuận các yếu tố vĩ mô như tỷ lệ thất nghiệp, tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. 3.2 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được xác lập dựa vào nghiên cứu của Vodová (2011) với các yếu tố bên trong và bên ngoài ngân hàng được lựa chọn thích hợp cho việc xác định thanh khoản ngân hàng và có thể đo lường dễ dàng cho mục đích phân tích. Nghiên cứu này chỉ sử dụng 4 biến phụ thuộc vì theo tác giả 4 biến phụ thuộc này đủ để phản ánh chính xác nhất tình trạng thanh khoản của ngân hàng. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với mô hình hồi quy được đề xuất cho nghiên cứu như sau: Trong đó: Biến phụ thuộc Lit: khả năng thanh khoản của ngân hàng (i) tại thời điểm (t)
  • 31. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 23 Các biến độc lập: + : tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản ngân hàng i năm t + : tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu ngân hàng i năm t + : Quy mô ngân hàng i năm t + :tốc độ tăng trưởng kinh tế năm t + : tỷ lệ lạm phát năm t + : tỷ lệ thất nghiệp năm t Mô hình này sẽ được ước lượng bằng phương pháp Fixed e ect và Random effect. Tính ổn định của kết quả ước lượng sẽ được kiểm tra bằng cách ước lượng mô hình trong hai trường hợp: i) có bao gồm biến vĩ mô và ii) không bao gồm biến vĩ mô. 3.3 Mô tả mẫu nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng thống kê mô tả các biến nhằm mục đích tóm tắt đặc điểm của dữ liệu, qua đó cho thấy có sự phân tán giữa các quan sát trong mẫu..
  • 32. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 24 Thống kê mô tả phân tích các chỉ tiêu phổ biến như giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất. Dữ liệu được thu thập từ 24 ngân hàng từ các báo cáo tài chính kiểm toán, báo cáo quản trị, báo cáo thường niên được công bố của các NHTM VN trong giai đoạn 2006-2016 với các thông số như sau: Bảng 3.1 Thống kê mô tả Đơn vị tính: % BIẾN L1 L2 L3 L4 CAP ROE SIZE GDP INF UNE GIÁ TRỊ TRUNG BÌNH 23,847 26,413 51,454 61,485 9,568 10,000 11,510 6,124 8,887 2,331 GIÁ TRỊ TRUNG VỊ 22,181 23,709 52,075 60,833 8,450 9,675 11,449 6,210 7,390 2,300 GIÁ TRỊ LỚN NHẤT 64,319 87,989 84,477 106,415 46,300 28,460 18,432 7,130 23,120 2,900 GIÁ TRỊ NHỎ NHẤT 3,830 4,102 19,104 20,433 0,070 -2,100 6,909 5,250 0,880 1,990 ĐỘ LÊCH CHUẨN 12,709 14,315 13,908 16,970 5,839 6,053 1,759 0,620 6,260 0,292 SỐ QU N SÁT 250 249 255 253 254 237 254 262 11 11 Nguồn: Xử lý số liệu của tác giả dựa trên số liệu nghiên cứu Qua bảng 3.1 kết quả thống kê mô tả, cho thấy mẫu nghiên cứu cho thấy giá trị trung bình độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của các biến nghiên cứu sử dụng trong mô hình cụ thể như sau: Trình bày thống kê 24 ngân hàng trong giai đoạn 2006-2016: + Trong khoảng thời gian 2006-2016, tài sản thanh khoản chiếm 23,85% tổng tài sản. Cụ thể giá trị nhỏ nhất của tài sản thanh khoản/ tổng tài sản là 3,83 % tại ngân hàng Sài Gòn Công Thương (SGB) và giá trị lớn nhất là 64,32% (Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam -MRT). + Tài sản thanh khoản chiếm 26,61% tổng tiền gửi + nguồn vốn huy động ngắn hạn. Bên cạnh đó giá trị nhỏ nhất của L2 là 4,1% tại ngân hàng Sài Gòn Công
  • 33. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 25 Thương (SGB) và giá trị lớn nhất là 87,99% tại ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB). + Khoản cho vay trung bình chiếm 63,2 % tổng tài sản của ngân hàng. Cụ thể trong năm 2011, tỷ trọng cho vay/ tổng tài sản thấp nhất là 19.10%. Tình trạng này xảy ra ở ngân hàng TMCP Đông Nam Á ( SEAB). Tuy nhiên, tỷ trọng cao nhất là 84.48% tại Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) năm 2008. + Khoản cho vay trung bình chiếm 61.58% tổng tiền gửi và nguồn vốn trong giai đoạn 2006-2016. Chỉ số này có tỷ trọng nhỏ nhất là 20,43% , thuộc về ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SEAB) trong năm 2011 và ngân hàng có tỷ trọng lớn nhất thuộc về Ngân hàng Đông Á (DONG A) chiếm 106.415% năm 2010. + Trong giai đoạn 2006-2016 có vốn chủ sở hữu chiếm 9,52% tổng tài sản ngân hàng. Cụ thể, ngân hàng có vốn chủ sở hữu/tài sản nhỏ nhất là ngân hàng TMCP Đại Dương (OCE) chiếm 0,07% trong năm 2006 và ngược lại ngân hàng có giá trị lớn nhất chiếm là 46,30% thuộc về ngân hàng Quốc Dân (NCB) trong năm 2006 . + Lợi nhuận sau thuế 10,01% vốn chủ sở hữu bình quân trong thời gian 2006- 2016. Năm 2013, ngân hàng có giá trị lợi nhuận sau thế/ vốn chủ sở hữu bình quân nhỏ nhất là Ngân hàng TMCP Đại Dương (OCE) chiếm -2.10% và giá trị lợi nhuận sau thế/ vốn chủ sở hữu bình quân lớn nhất là Ngân hàng TMCP An Bình (ABB) chiếm 28.46% trong năm 2008. +Trong 2006-2016, giá trị trung bình của quy mô ngân hàng chiếm 11,52%. Năm 2006 quy mô ngân hàng có giá trị nhỏ nhất là 6,91% thuộc về gân hàng TMCP Đại Dương (OCE) và quy mô ngân hàng có giá trị lớn nhất là 18,43% thuộc về ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SEAB). + Giá trị nhỏ nhất của GDP là 5,25% (Năm 2012)và giá trị lớn nhất là 7,13% (Năm 2007). Có thể thấy trong giai đoạn 2006-2015 tốc độ tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam gia tăng nhưng tỷ lệ tăng không cao. Nguyên nhân của sự giảm tăng trưởng
  • 34. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 26 kinh tế là do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu và chính sách điều tiết lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô do chính phủ đặt ra. + Các yếu tố vĩ mô còn lại như (INF, UNE): trong giai đoạn 2006-2016, tỷ lệ lạm phát bình quân khoảng 8,87 %; tỷ lệ thất nghiệp trung bình là 2,33%. 3.4 Giả thiết nghiên cứu Với mô hình nghiên cứu và các biến như trên, giả thuyết nghiên cứu được đặt ra như sau: A1: Tồn tại mối quan hệ tích cực giữa tỷ lệ vốn chủ sở hữu và khả năng thanh khoản ngân hàng. A2: Tồn tại mối quan hệ tích cực giữa lợi nhuận và khả năng thanh khoản ngân hàng A3: Tồn tại mối quan hệ tích cực giữa quy mô ngân hàng và khả năng thanh khoản ngân hàng. A4: Tồn tại mối quan hệ tiêu cực giữa tỷ lệ thất nghiệp và khả năng thanh khoản ngân hàng A5: Tồn tại mối quan hệ hệ tích cực giữa tăng trưởng kinh tế và khả năng thanh khoản ngân hàng. A6: Tồn tại mối quan hệ hệ tiêu cực giữa tỷ lệ lạm phát và khả năng thanh khoản ngân hàng. 3.5 Phân tích ma trận tương quan Bên cạnh phân tích thống kê mô tả, nghiên cứu phân tích sự tương quan để phân tích mối quan hệ tương quan tuyến tính giữa các biến.
  • 35. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 27 Bảng 3.2 Kết quả phân tích tương quan theo biến L1 L1 CAP ROE SIZE GDP INF UNE L1 1,000 CAP 0,249 1,000 ROE 0,216 -0,156 1,000 SIZE -0,175 -0,358 -0,047 1,000 GDP 0,214 0,031 0,164 -0,197 1,000 INF 0,220 0,151 0,151 -0,146 -0,208 1,000 UNE 0,087 0,055 0,219 -0,064 -0,078 0,025 1,000 Nguồn: Xử lý số liệu của tác giả dựa trên số liệu nghiên cứu Bảng 3.3 Kết quả phân tích tương quan theo biến L2 L2 CAP ROE SIZE GDP INF UNE L2 1,000 CAP 0,241 1,000 ROE 0,231 -0,162 1,000 SIZE -0,136 -0,352 -0,044 1,000 GDP 0,142 0,028 0,171 -0,195 1,000 INF 0,261 0,164 0,151 -0,147 -0,208 1,000 UNE 0,081 0,057 0,220 -0,067 -0,078 0,025 1,000 Nguồn: Xử lý số liệu của tác giả dựa trên số liệu nghiên cứu Bảng 3.4 Kết quả phân tích tương quan theo biến L3 L3 CAP ROE SIZE GDP INF UNE L3 1,000 CAP -0,214 1,000 ROE 0,034 -0,158 1,000 SIZE 0,017 -0,353 -0,046 1,000 GDP 0,052 0,028 0,164 -0,194 1,000 INF -0,118 0,166 0,151 -0,149 -0,208 1,000 UNE -0,008 0,057 0,219 -0,067 -0,078 0,025 1,000 Nguồn: Xử lý số liệu của tác giả dựa trên số liệu nghiên cứu
  • 36. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 28 Bảng 3.5 Kết quả phân tích tương quan theo biến L4 L4 CAP ROE SIZE GDP INF UNE L4 1,000 CAP -0,052 1,000 ROE 0,067 -0,121 1,000 SIZE 0,024 -0,144 -0,230 1,000 GDP -0,083 -0,366 0,147 -0,046 1,000 INF 0,076 0,025 -0,072 0,169 -0,196 1,000 UNE -0,055 0,163 0,035 0,149 -0,150 -0,205 1,000 Nguồn: Xử lý số liệu của tác giả dựa trên số liệu nghiên cứu Dựa vào bảng 3.2; 3.3; 3.4 và 3.5 ta thấy: Các biến CAP, ROE, GDP, INF, IRL ảnh hưởng tích cực với L1và L2 Các biến SIZE ảnh hưởng tiêu cực L1 và L2 Các biến độc lập ROE, SIZE, ảnh hưởng tích cực với L3 và L4 Các biến CAP, IRL, UNE ảnh hưởng tiêu cực với L3 và L4 Ma trận hệ số tương quan từng cặp biến được trình bày trong bảng cho thấy mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc là rất thấp (tất cả hệ số tương quan đều nhỏ hơn 50%). Trong đó có những hệ số tương quan cao nhất thuộc về mối quan hệ giữa cặp biến CAP và SIZE. Tóm tắt chương 3 Chương này tác giả sử dụng các số liệu từ báo cáo tài chính, website quỹ tiền tệ quốc tế,…để tìm ra các mối quan hệ giữa các biến thông qua các phân tích thống kê mô tả, kết quả tương quan từ đó làm tiền đề để đưa ra nhận định tổng quát về mối quan hệ giữa các biến và đề xuất phương pháp kiểm định cho mô hình hồi quy ở chương 4.
  • 37. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 29 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Tổng quan hệ thống NHTM Việt Nam Ngành ngân hàng được ví như là huyết mạch của nền kinh tế, nơi đảm bảo sự luân chuyển đồng vốn được thông suốt và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Từ sau khi gia nhập WTO và thực hiện lộ trình mở cửa thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam, số lượng ngân hàng nước ngoài và chi nhánh nước ngoài ngày một gia tăng từ 31 (2006) đến 59 (31/12/2016). Các NHTM nước ngoài bắt đầu đặt chân vào thị trường Việt Nam dưới nhiều hình thức để khai thác một thị trường đầy tiềm năng, sức ép cạnh tranh vì vậy cũng ngày càng trở nên gay gắt hơn. Bảng 4.1 Số lượng NHTM ở Việt Nam 2006 – 2016 STT Loại hình NHTM Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm 2006 2007 2011 2012 2013 2014 2015 2016 1 NHTM nhà nước 5 5 3 1 1 1 4 4 2 NHTM cổ phần 32 34 39 38 38 37 31 31 3 NH 100% vốn nước 0 0 5 5 5 5 5 8 ngoài 4 CN NH nước ngoài 31 41 53 55 53 53 50 51 5 NH liên doanh 3 5 5 4 4 4 3 2 Nguồn: website NHNN Việt Nam
  • 38. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 30 Có thể thấy giai đoạn 2006 - 2016 quá trình phát triển không giống nhau giữa số lượng NHTM cổ phần và ngân hàng nước ngoài, chi nhánh nước ngoài và NHTM trong nước. Trong khi số lượng ngân hàng nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tăng lên sau khi gia nhập WTO thì số lượng các NHTM trong nước giảm đi, đặc biệt đến cuối năm 2015, việc sáp nhập 9 NHTM cổ phần yếu kém làm cho số lượng NHTM cổ phần càng giảm mạnh. Việc mở cửa thị trường trong nước đã làm gia tăng tỷ lệ sở hữu của nước ngoài trong các NHTM Việt Nam. Với quy mô mức trần tỷ lệ sở hữu nước ngoài cho phép là 30% (Nghị định 60/2015/NĐ-CP), các NHTM Việt Nam đã chủ động, tích cực tìm kiếm đối tác chiến lược và chào bán cổ phiếu cho các cổ đông là tổ chức lớn nước ngoài, nâng dần tỷ lệ sở hữu nước ngoài. Trong khối các NHTM nhà nước cổ phần hóa, CTG là một ngân hàng có tỷ lệ sở hữu nước ngoài cao nhất (từ khoảng 12% năm 2012 lên đến 28% cuối năm 2014), tiếp đến là VCB (từ 5% năm 2012 lên đến 20% cuối năm 2014). Trong khối các NHTM cổ phần không có vốn nhà nước, tỷ lệ sở hữu nước ngoài có xu hướng gia tăng ở các ngân hàng có quy mô lớn và trung bình như CB, EIB, TCB, VIB, VPB với khoảng từ 20,5% - 30,5%. Các ngân hàng có tỷ lệ sở hữu nước ngoài tăng mạnh trong giai đoạn tái cơ cấu (2012- 2014) lên đến 30% là CB, BB, SCB và SHB, điều này cho thấy ảnh hưởng lớn của việc gia tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài đã giúp các ngân hàng này thoát khỏi danh sách các ngân hàng yếu hoạt động không hiệu quả và có nguy cơ phá sản cao. 4.2 Tăng trưởng tổng tài sản Bảng 4.2 cho thấy, hầu hết các ngân hàng tăng trưởng cả về quy mô và số lượng tài sản trong giai đoạn từ 2006-2016. Đặc biệt là các ngân hàng AGR, CTG, VCB, BIDV có quy mô tổng tài sản cao hơn hẳn các ngân hàng thương mại cổ phần.
  • 39. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 31 Bảng 4.2 Tổng tài sản của 24 NHTM VN giai đoạn 2006-2016 Đơn vị tính: nghìn tỷ đồng Ngân hàng 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 ABB 3,114 17,174 13,494 26,518 38,000 41,626 46,166 57,792 67,19864,375 74,431 ACB 44,650 85,392 105,306 167,881 205,103 281,019 176,308 166,599 179,610201,457 233,681 AGR 246,530 326,897 400,485 480,937 534,987 562,245 617,213 697,141 763,590874,807 924,156 BIDV 161,223 204,511 246,520 296,432 366,268 405,755 484,785 548,386 650,340850,748 1,006,404 CTG 135,443 166,113 193,590 243,785 367,731 460,420 503,530 576,368 661,242779,484 948,699 DONGA 12,040 27,376 34,713 42,520 55,873 64,738 69,278 74,920 87,108n.a n.a EXB 18,328 33,710 48,248 65,448 131,105 183,680 170,201 169,836 161,094124,850 128,801 HD 4,014 13,823 9,558 19,127 34,389 45,025 52,783 86,227 99,525106,486 152,294 LVPB n.a n.a 7,453 17,367 34,985 56,132 66,413 79,594 100,802107,587 141,865 MB 13,611 29,624 44,346 69,008 109,623 138,831 175,610 180,381 200,489221,042 256,258 MRT 8,521 17,569 32,626 63,882 115,336 114,375 109,923 107,115 104,369104,311 104,369 NAB 3,884 5,240 5,891 10,938 14,509 18,890 16,008 28,782 37,29335,470 42,852 NCB 1,127 9,903 10,905 18,690 20,016 22,496 21,585 29,074 36,83748,230 69,011 OCB 6,441 11,755 10,095 12,686 19,690 25,424 27,424 32,795 39,09549,447 63,815 OCE n.a 5,137 3,228 12,673 20,092 25,233 19,120 18,705 n.a n.a n.a SCB 10,932 25,942 38,596 54,492 60,183 144,814 149,206 181,019 242,222311,514 361,682 SEA n.a n.a 22,268 30,597 55,242 101,093 75,067 79,864 80,18484,757 103,364 SGB 6,240 10,185 11,205 11,876 16,812 15,365 14,853 14,685 15,82317,749 19,048 SHB 1,322 12,367 14,381 27,469 51,033 70,990 116,538 143,626 169,036204,704 233,948 STB 24,776 64,573 68,439 104,019 152,387 141,469 152,119 161,378 189,803292,542 332,023 TCB 17,326 39,542 59,360 92,582 150,291 180,531 179,934 158,897 175,902191,994 235,363 VCB 167,128 197,363 222,090 255,496 307,621 366,722 414,488 468,994 576,996674,395 787,907 VIB 16,527 39,305 34,719 56,639 93,827 96,950 65,023 76,875 79,38184,677 104,517 VPB 10,111 18,137 18,648 27,543 59,807 82,818 102,673 121,264 163,241 193,876 228,771 Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu từ Bankscope
  • 40. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 32 Trong giai đoạn 2006-2008 quy mô tài sản ngân hàng có sự gia tăng, tuy nhiên mức tăng này không đáng kể. Giai đoạn này ngân hàng tăng tài sản nhiều có thể kể đến AGR, BIDV, VCB, CTG tổng tài sản giao động từ 135,443 lên đến 400,485 nghìn tỷ đồng . Bên cạnh ngân hàng có sự gia tăng về tài sản có những ngân hàng sụt giảm về tài sản như: HD, OCE, VIB, N B, NCN…chỉ đạt ở mức 1,127 đến 39,305 nghìn tỷ đồng. Giai đoạn 2009-2010 sự gia tăng mạnh mẽ trong quy mô tài sản ngân hàng. Với khối lượng tài sản của 24 ngân hàng trung bình từ 6,892 nghìn tỷ đồng lên đến 8,395 nghìn tỷ đồng Điều này có thể được giải thích bởi trong giai đoạn này nhờ có chính sách chính phủ, sự gia tăng kinh tế và sự hồi phục của thị trường chứng khoán. Giai đoạn 2011- 2016 tổng tài sản của các ngân hàng tiếp tục gia tăng. Tuy nhiên vẫn tồn tại một số ngân hàng có sự sụt giảm về tài sản như BB, EXB, MRT, N B… Theo hình 3.1 tổng tài sản của 24 ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2015 các ngân hàng AGR, BIDV, VCB, CTG vẫn dẫn đầu trong thị trường ngân hàng về khối lượng tài sản. Đứng đầu là BIDV với giá trị tài sản 1006,400 nghìn tỷ đồng, đứng vị trí thứ hai là CTG với tổng tài sản 948,699 nghìn tỷ đồng. trong bảng xếp hạng tài sản là xếp thứ ba là ngân hàng AGR có giá trị tài sản là 924,156 nghìn tỷ đồng Các ngân hàng như SCB, STB, MB, SHB, CB, VPB, TCB… đang xếp ở mức trung bình với khối lượng tài sản giao động từ 200,000 nghìn đến 300,000 nghìn tỷ đồng. Bên cạnh các ngân hàng có số lượng tài sản cao vẫn còn những ngân hàng nhỏ với số lượng tài sản thấp tiêu biểu như các ngân hàng như SGB với tài sản 17,749 nghìn tỷ đồng. Có thể thấy, trong năm 2016 hầu hết các ngân hàng đều có sự gia tăng về tài sản theo quy định của nhà nước. Tuy nhiên vẫn có sự chênh lệch lớn trong tổng số tài sản giữa các ngân hàng. Các ngân hàng chiếm số tài sản lớn chủ yếu là các ngân hàng thương mại nhà nước.
  • 41. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 33 Đơn vị tính: nghìn tỷ đồng 1,200,000 1,000,000 800,000 600,000 400,000 200,000 0 MRT ABB ACB A G R B I D V C T G E X B H D L V P B M B NAB N C B O C B SCB S E A S G B SHB STB T C B V C B V I B V P B Hình 4.1 Tổng tài sản 24 NHTM Việt Nam năm 2016 4.3 Tỷ lệ tự có so với tổng tài sản Dựa vào bảng 3.2 cho thấy, các NHTM CP có hệ số tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao hơn so với các NHTM NN, có thể thấy khả năng huy động vốn của các NHTM CP cao hơn trong khi mức độ rủi ro vẫn đảm bảo theo quy định.
  • 42. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 34 Bảng 4.3 Hệ số vốn tự có so với tổng tài sản của NHTM Việt Nam từ 2006-2016 Đơn vị tính:% Ngân hàng 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 AGR 4,21 4,75 4,44 4,13 5,36 5,67 6,02 5,42 5,39 4,86 4,96 BIDV 4,68 5,86 5,47 5,95 6,65 6,06 5,51 5,89 5,12 4,98 4,38 CTG 12,72 11,80 10,13 9,88 9,70 8,98 8,81 7,86 8,32 7,2 6,36 VCB 7,20 5,55 6,60 5,21 7,03 8,42 12,97 10,38 7,51 6,7 6,09 STB 10,17 9,04 9,52 7,91 6,25 6,93 7,39 8,76 9,52 7,56 6,68 SCB n.a n.a 18,09 17,91 10,40 5,48 7,44 7,17 5,44 4,89 4,27 MB 10,15 11,98 10,55 10,86 8,89 7,42 7,70 8,71 8,26 10,49 10,38 ACB 3,80 7,33 7,38 6,02 5,55 4,26 7,16 7,51 6,90 6,35 6,02 TCB 6,76 6,90 6,33 6,58 6,78 7,85 10,06 9,07 8,52 8,57 8,32 SHB 11,59 11,38 11,34 10,36 9,64 10,28 9,01 10,57 6,2 5,5 5,66 EXB 17,53 5,36 17,50 9,39 6,86 7,88 10,22 9,96 9,24 9,24 n.a. HDB n.a. n.a 46,24 22,04 11,74 11,75 11,13 9,14 8,92 8,82 6,2 OCE 7,26 10,14 7,28 8,41 7,83 7,83 7,61 7,24 7,41 7,41 6,96 ABB 38,22 6,52 29,31 16,93 12,24 11,37 10,65 9,97 8,47 8,99 7,48 VIB 8,26 12,02 12,62 9,25 8,70 7,24 6,53 6,37 5,50 6,91 n.a. OCB n.a. 0,09 1,44 1,61 1,67 2,08 3,52 2,97 10,28 8,55 7,39 Dong A 10,62 18,67 26,62 20,40 10,30 8,88 9,28 8,64 8,87 8,81 7,86 VPB 4,16 6,41 6,37 5,24 5,00 6,23 6,72 9,42 5,5 6,91 7,51 SGB 38,68 17,61 15,76 8,80 8,20 8,21 8,16 7,21 22,03 19,11 18,45 LVPB 10,15 11,98 10,55 10,86 8,89 7,42 7,70 8,71 8,55 10,49 n.a. NCB 12,93 14,08 15,76 18,37 15,95 14,76 13,93 12,09 10,28 8,55 n.a. MRT n.a n.a n.a n.a 14,99 16,69 20,47 11,32 8,93 9,63 n.a. SEA 7,26 10,14 7,28 8,41 7,83 7,83 7,61 7,24 7,09 6,81 5,69 NAB 46,30 5,80 9,90 6,20 10,10 14,30 14,75 11,00 8,70 6,67 n.a. Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu từ Bankscope
  • 43. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 35 Đặc biệt, trong hai năm 2010 - 2011, hệ số vốn tự có so với tổng tài sản của nhiều ngân hàng như CTG, STB, SCB, CB, TCB, SHB, EXB, HDB, BB, DongA, VPB thấp hơn hẳn so với giai đoạn 2007 – 2009. Cụ thể CTG có bình quân năm 2010, 2011 lần lượt là 9,70%, 8,98% trong khi đó giai đoạn 2007 – 2009 có tỷ lệ là 11,80%. Điều này một phần do mức lãi suất cao, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh, dư nợ quá hạn và nợ xấu gia tăng, các NH cũng e dè hơn trong việc tăng trưởng tín dụng. Một số NH có hệ số khá cao như SGB chiếm 38,68% (năm 2006) và 17,61% (2007), có thể do vốn tự có của các ngân hàng này chưa sử dụng vào mục đích tăng cường cơ sở vật chất, trong khi việc thu hút tiền gửi khách hàng không đáp ứng đủ nhu cầu cho vay. Trong trường hợp này, các NH phải huy động nguồn vốn khác (Tiền mặt, tiền gửi NHNN, tiền gửi và cho vay TCTD khác) để đáp ứng nhu cầu tín dụng và NH sẽ gặp phải khó khăn khi quyết định đầu tư nâng cấp công nghệ, mở rộng mạng lưới. Bên cạnh đó, các NHTM NH như GR, BIDV, VCB lại có hệ số trong 3 năm 2007-2009 thấp, nằm ở khoảng 4,2 – 6%. Tỷ lệ vốn tự có so với tổng tài sản quá thấp dẫn đến khi rủi ro xảy ra, các NH này khó có khả năng chống đỡ vì vốn tự có có chức năng bảo vệ, giúp NH bù đắp lại những thiệt hại phát sinh, đảm bảo NH tránh khỏi nguy cơ phá sản trong môi trường kinh doanh tiềm ẩn rủi ro. Như vậy, đối với ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2006-2016 có thể chia làm hai nhóm NH, một nhóm có hệ số thật cao, một nhóm có hệ số thật thấp, cả hai nhóm đều bộc lộ những hạn chế nhất định. Nhóm ngân hàng có chỉ số cao chưa hẳn đã tốt, các ngân hàng này có thể đang gặp khó khăn trong việc huy động vốn. Nhóm NH có chỉ số thấp lại phải đối mặt với rủi ro phá sản khi hoạt động trong môi trường bất ổn.
  • 44. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 36 4.4 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) Bảng 4.4 Tỷ lệ ROE của 24 NHTM Việt Nam 2006-2016 Đơn vị tính:% Ngân hàng 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 AGR 8,68 10,67 11,94 9,14 4,53 11,23 5,01 4,44 4,34 5,58 n.a. BIDV 10,70 13,20 14,70 16,00 15,50 13,12 12,38 12,64 14,98 15,57 14,95 CTG 10,45 10,29 15,30 14,00 12,20 16,30 9,50 5,60 0,48 n.a 11,51 VCB 12,30 14,15 7,36 15,71 12,00 7,80 6,17 0,63 5,15 6,05 14,54 STB 17,80 14,28 20,90 23,21 22,09 25,20 5,75 4,70 7,22 9,29 1,64 SCB 9,30 8,90 7,70 8,39 11,00 2,28 0,94 2,65 1,53 1,59 n.a. MB 9,70 12,32 6,18 6,75 9,57 6,02 9,76 14,55 14,60 10,84 12,03 ACB 24,62 28,12 28,46 21,78 20,52 26,82 6,21 6,61 7,68 8,04 9,87 TCB 21,80 17,80 9,80 23,60 20,63 14,70 10,70 10,30 10,55 11,85 17,70 SHB 13,10 19,02 12,30 14,40 13,20 14,30 7,32 13,06 12,21 5,08 7,66 EXB 9,65 16,33 3,58 10,81 11,40 12,00 6,05 3,67 5,40 6,70 n.a. HDB n.a n.a. 12,87 14,11 16,63 14,82 11,75 7,79 6,31 4,60 n.a. OCE 13,84 9,80 16,50 6,87 5,90 0,09 0,56 0,32 0,68 0,52 n.a. ABB 4,90 n.a. 1,30 6,90 10,30 6,70 7,70 2,80 1,90 1,58 4,43 VIB 16,99 10,40 5,95 15,00 9,67 13,34 9,69 13,17 13,96 22,45 6,47 OCB 12,73 10,51 10,09 8,74 5,42 5,23 4,20 -2,10 n.a n.a n.a. DongA 13,28 7,36 5,50 8,50 13,41 18,72 13,50 4,50 4,00 3,00 26,49 VPB 10,69 10,80 14,63 14,20 7,61 7,71 5,84 3,84 3,63 10,19 25,75 SGB 1,40 5,80 8,60 13,20 11,80 12,90 17,70 8,20 7,50 7,06 n.a. LVPB 15,90 14,20 15,74 17,04 19,60 19,90 18,00 15,09 15,11 11,12 n.a. NCB 12,50 10,20 4,10 8,80 9,70 8,10 6,02 6,09 5,49 4,96 n.a. MRT 6,50 11,30 0,80 4,20 6,40 7,60 5,50 4,10 5,60 5,70 n.a. SEA 12,60 11,90 11,00 10,70 22,50 9,20 8,40 4,90 5,20 1,30 18,32 NAB 3,70 12,90 5,30 12,20 7,80 5,20 0,08 0,60 0,30 0,20 n.a. Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu từ Bankscope Theo bảng 4.4, ta có thể thấy tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu trong giai đoạn 2006 đến 2008 giảm, giai đoạn 2008 đến 2011 tăng, sau đó giảm liên tục đến năm 2016. Sự sụt giảm thấy rõ nhất ở ngân hàng ACB từ 26,82% (2011) giảm còn 6,21% (2012), AGR từ 11,23 % (2011) giảm còn 5,01 % (2012), EXB từ 12,00% ( 2011) giảm còn 6,05 % (2012), N B từ 5,20%( 2011) giảm còn 0,08% (2012). Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu bị ảnh hưởng bởi lợi nhuận chính vì vậy khi ROE giảm mạnh, ngân hàng đối mặt với nguy cơ không đạt được mục tiêu lợi nhuận đề
  • 45. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 37 ra. Bên cạnh đó, trong phần thu nhập của một số ngân hàng lợi nhuận chính vẫn là từ hoạt động cho vay của ngân hàng. Một trong những yếu tố làm cho lợi nhuận ngành ngân hàng sụt giảm mạnh là nhu cầu tín dụng giảm sút. Những tháng đầu năm 2012 mức tăng trưởng tín dụng liên tục âm, sau đó tăng nhưng không nhiều. Bên cạnh đó, lãi suất cho vay của ngân hàng giảm là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của các ngân hàng. Tiếp đó, các ngân hàng có xu hướng mở rộng các chi nhánh làm gia tăng chi phí hoạt động trong đó có chi phí cho nhân viên, cơ sở vật chất kỹ thuật... So sánh với những ngành khác của toàn nền kinh tế, mức lương trả cho nhân viên ngành ngân hàng đang ở ngưỡng cao và được tính vào lãi suất đầu ra của doanh nghiệp khiến cho mức lãi suất đến tay người đi vay vẫn còn cao. Lợi nhuận ngân hàng giảm mạnh cũng được giải thích là do chi phí dự phòng rủi ro tăng so với các năm trước. Đơn vị tính: % 030 025 020 015 010 005 000 BIDV CTG VCB STB MB ACB TCB SHB ABB VIB DongA VPB SEA
  • 46. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Hình 4.2 Biểu đồ trung bình ROE của 24 NHTM Việt Nam giai đoạn 2016
  • 47. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 38 Theo hình 4.2 trong năm 2016, có sự chêch lệch giữa tỷ suất sinh lợi của ngân hàng các ngân hàng. Có ngân hàng mức tỷ suất sinh lời cao nhưng vẫn tồn tại một số ngân hàng có tỷ suất sinh lời thấp. Ví dụ điển hình như VIB là ngân hàng có tỷ suất sinh lời cao nhất cao nhất; nằm ở mức 22,45%, tiếp đến là các ngân hàng như BIDV, TCB, LVPB, MB, VPB giao động ở mức 5%-16%…bên cạnh đó vẫn có các ngân hàng có tỷ suất sinh lời thấp như N B, OCE, SE chỉ ở mức 1%-3%… 4.5 Thực trạng thanh khoản của NHTM Việt Nam giai đoạn 2006-2016. Bảng 4.5 Bình quân theo biến phụ thuộc L1, L2, L3 và L4 Đơn vị tính: % L1 L2 L3 L4 2006 24,199 26,796 50,983 60,848 2007 23,999 26,674 51,083 60,944 2008 23,820 26,549 51,172 61,051 2009 23,775 26,428 51,247 61,064 2010 23,696 26,320 51,308 61,114 2011 23,666 26,281 51,354 61,176 2012 23,635 26,244 51,429 61,245 2013 23,579 26,182 51,531 61,368 2014 23,509 26,105 51,637 61,506 2015 23,427 26,016 51,762 61,692 2016 23,434 25,976 51,853 61,829 Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu từ Bankscope Dựa theo bảng 4.5 ta có thể thấy, giai đoạn 2006-2007, thanh khoản ngân hàng có sự sụt giảm. Đây là giai đoạn các NHTMCP đẩy mạnh tiến trình tái cơ cấu lại toàn bộ hệ thống ngân hàng nhằm củng cố và phát triển theo hướng tăng cường năng lực quản lý về tài chính, bên cạnh đó giải thể, sáp nhập, hợp nhất hoặc bán lại các NHTMCP kinh doanh không hiệu quả.
  • 48. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 39 Năm 2008 tài sản thanh khoản/ tổng tài sản giảm từ 23,999% xuống 23,820%; tỷ lệ khoản cho vay/ tổng tài sản tăng từ 51,083% lên 51,172% làm cho thanh khoản ngân hàng giảm, thị trường ngân hàng trong nước đã trải qua những biến động chưa từng có về lãi suất, tỷ giá. Trong ngắn hạn, do ảnh hưởng trực tiếp của khủng hoảng tài chính, lợi nhuận của nhiều ngân hàng giảm, thậm chí một số ngân hàng nhỏ thua lỗ; nợ xấu tăng lên. Năm 2009-2010, tỷ lệ khoản cho vay/ tổng tài sản từ 51,247% lên 51,308%; tỷ lệ khoản cho vay/ tiền gửi + nguồn vốn ngắn hạn là 61,051% lên 60,064% . Tình trạng thanh khoản của ngân hàng tiếp tục giảm; tuy nhiên sự sụt giảm này không đáng kể. Trong khi đó Ngân hàng Nhà nước đã ban hành chính sách tiền tệ chủ động và linh hoạt, từ ưu tiên kiềm chế lạm phát cao năm 2008 sang tập trung ngăn chặn suy giảm kinh tế năm 2009. Từ năm 2011, NHNN cơ bản có những đổi mới thể hiện được tính chủ động, làm chủ thị trường và đạt được những thành tựu: Chính sách tiền tệ được điều hành linh hoạt, liên kết chặt chẽ với chính sách tài khóa, góp phần to lớn trong việc kiểm soát lạm phát, ổn định nền kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Cùng với các chính sách, giải pháp tín dụng khả quan của ngành Ngân hàng, việc tỷ giá ổn định và mặt bằng lãi suất liên tục giảm đã góp phần quan trọng tháo gỡ những rào cản cho doanh nghiệp, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh. Dự trữ ngoại hối nhà nước tăng cao, thị trường ngoại hối và thị trường vàng được quản lý chặt chẽ và ổn định, tình trạng “đô la hóa” và “vàng hóa” trong nền kinh tế bị xóa bỏ. Năm 2012, thanh khoản ngân hàng giảm với tỷ lệ tài sản thanh khoản / tổng tài sản giảm từ 23,666% xuống còn 23,635%; tài sản thanh khoản/ tiền gửi + nguồn vốn ngắn hạn từ 26,281% còn 26,244%, NHNN đang trong giai đoạn tập trung ra soát lại thanh khoản hệ thống ngân hàng và đang trong giai đoạn đầu của nhiệm vụ lành mạnh hóa hoạt động tài chính của các NHTM mà mục tiêu là xử lý nợ xấu tại
  • 49. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 40 các ngân hàng, minh bạch hóa cơ sở dữ liệu, cơ cấu lại tổ chức sao cho hiệu quả, giám sát các hoạt động quản lý các ngân hàng tốt hơn. Năm 2013, tình trạng thanh khoản ngân hàng giảm, sự suy giảm ở đây do nhiều lý do và một trong số những lý do là NHNN đang trong giai đoạn hai của nhiệm vụ là thanh lọc tài chính hệ thống ngân hàng. NHNN đẩy mạnh và giám sát thiết lập các qui tắc về an toàn vốn, qua việc thành lập công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (V MC) và tăng cường quản lý rủi ro để xử lý nợ xấu hệ thống đồng thời hướng đến xây dụng chuẩn mực Basel II. Kết quả là, trong giai đoạn 2012-2013 đã có 9 NHTM nhỏ sáp nhập (Habubank vào SHB), được tiến hành sáp nhập như (SCB, Ficombank, TinnghiaBank), và tự tái cơ cấu (TienphongBank, TrustBank, Navibank, Westernbank và GP Bank). Năm 2014, mục tiêu NHTW tiếp tục thực hiện thông tư số 13/2010/TT- NHNN với mục tiêu khuyến khích các NHTM tiếp cận việc quản lý rủi ro theo Basel II. Năm 2015-2016, NHNN kiên trì thực hiện quyết liệt và đồng bộ với trọng tâm tái cơ cấu, sáp nhập và xử lý nợ xấu. NHNN đã tạo điều kiện thuận lợi và ủng hộ hoạt động sáp nhập, hợp nhất trên cơ sở khuyến khích tự nguyện từ phía các NHTMVN, sao cho mục tiêu phù hợp với chiến lược, lợi ích kinh doanh của từng NHTM và bảo đảm thực hiện đúng các quy định của pháp luật. NHNN đã thực hiện các biện pháp can thiệp, bằng cách mua cổ phần và sáp nhập bắt buộc một số NHTMVN “dưới chuẩn”, với sự tham gia có hiệu quả của các NHTM Nhà nước và khuyến khích sự quan tâm các nhà đầu tư nước ngoài. Chỉ trong quý II/2015, bằng chiến lược mua bán và sáp nhập (M& ), hệ thống ngân hàng đã thực hiện cơ cấu một số ngân hàng như Sacombank-Southernbank, EXB- NamAbank , BIDV–MHB, VCB-SGB, MRT-MekongBank, CTG-PGBank. Một số TCTD phi ngân hàng hoạt động không hiệu quả và thể hiện nhiều thiếu sót, chi phí cơ cấu lại khá cao so với lợi ích đem lại từ việc duy trì hoạt động, đang được tiếp tục rà soát, đánh giá, xem
  • 50. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 41 xét xử lý. Một số tập đoàn và tổng công ty nhà nước đang trong quá trình đàm phán bán lại các công ty tài chính cho nhà đầu tư khác. Những TCTD phi ngân hàng hoạt động bình thường cũng đang triển khai cơ cấu lại theo quyết định số 254/QĐ-TTg nhằm nâng cao mức độ an toàn, hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh… Có thể thấy, quá trình cơ cấu lại hệ thống các TCTD được thực hiện theo đúng Đề án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, với những kết quả cụ thể như sau: tính thanh khoản của hệ thống NHTM đã ngày càng cải thiện hơn, đẩy lùi nguy cơ đổ vỡ, phá sản ngân hàng; giảm tình trạng sở hữu chéo trong hệ thống NHTM, giúp các ngân hàng tăng sức cạnh tranh trên thương trường; số dư tiền gửi của TCTD tại NHNN luôn cao hơn so với yêu cầu dự trữ bắt buộc. Bên cạnh đó, phải kể đến sự cải thiện mạnh mẽ của hệ thống pháp lý , tạo “đường ray” thúc đẩy quá trình tái cơ cấu đi nhanh và đúng hướng, song song với, mở rộng “cửa” hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Để hỗ trợ cho quá trình cơ cấu lại các TCTD và bảo đảm cho các TCTD hoạt động an toàn, lành mạnh. Chính phủ và NHNNVN đã ban hành thêm các văn bản hướng dẫn như : Nghị định số 01/2013/NĐ-CP về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của TCTD Việt Nam; Quyết định số 48/2013/QĐ-TTg ngày 1/8/2013 quy định về việc góp vốn, mua cổ phần bắt buộc của TCTD được kiểm soát đặc biệt; các Thông tư của NHNN bao gồm các quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro (Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/1/2013); kiểm soát, toán độc lập, cấp phép; quản lý mạng lưới; niêm yết cổ phiếu của các TCTD trên thị trường chứng khoán...
  • 51. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 42 4.6 Kết quả mô hình hồi quy Fixed effect và Random effect Bảng 4.6 Ước lượng mô hình các yếu tố bên trong và bên ngoài ngân hàng theo L1 Biến phụ thuộc Mô hình (FEM) Mô hình (REM) Mô hình (FEM) Mô hình (REM) Không có biến vĩ mô Có biến vĩ mô Constant 48.51479*** 37.72145 *** 17.75101 5.917681 CAP 0.208216 0.285302 ** 0.143107 0.205345 ROE 0.567583 *** 0.584155 *** 0.384245*** 0.382417 *** SIZE -2.819413 *** -1.945410 *** -2.153975 *** -1.433022 ** GDP 2.966800*** 3.290005 *** INF 0.320477*** 0.347949 *** UNE 1.914518 2.296430 Hệ số hiệu chỉnh 0.454088 0.176214 0.479037 0.224747 Trị thống kê 8.294231 17.25696 8.229332 12.01627 Xác suất Prob (F- statisic) 0.000000 0.000000 0,000000 0,000000 * : có ý nghĩa thống kê 10% ; **: có ý nghĩa thống kê 5% ; *** : có ý nghĩ thống kê 1% Nguồn: Xử lý số liệu của tác giả dựa trên dữ liệu nghiên cứu
  • 52. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 43 Bảng 4.7 Ước lượng mô hình các yếu tố bên trong và bên ngoài ngân hàng theo L2 Biến phụ thuộc Mô hình Mô hình Mô hình Mô hình (FEM) (REM) (FEM) (REM) Không có biến vĩ mô Có biến vĩ mô Constant 53.86160 *** 42.32992 *** 29.44371** 16.41610 CAP 0.169370 0.237113 0.073281 0.129714 ROE 0.568554 *** 0.605763 *** 0.383497** 0.398612 *** SIZE -3.021267 *** -2.095099 *** -2.390930 *** -1.584499 ** GDP 2.207700* 2.549864 ** INF 0.434628*** 0.464747 *** UNE 1.031940 1.393593 Hệ số hiệu 0.481572 0.159901 0.509674 0.213132 chỉnh Trị thống kê 9.074368 15.33861 9.100614 11.20247 Xác suất Prob (F- statisic) 0.000000 0.000000 0,000000 0,000000 * : có ý nghĩa thống kê 10% ; **: có ý nghĩa thống kê 5% ; *** : có ý nghĩ thống kê 1% Nguồn: Xử lý số liệu của tác giả dựa trên dữ liệu nghiên cứu
  • 53. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 44 Bảng 4.8 Ước lượng mô hình các yếu tố bên trong và bên ngoài ngân hàng theo L3 Biến phụ thuộc Mô hình (FEM) Mô hình (REM) Mô hình (FEM) Mô hình (REM) Không có biến vĩ mô Có biến vĩ mô Constant 80.99752 *** 77.92405 *** 86.27723 *** 80.88551 *** CAP -0.195087 -0.214405* -0.139736 -0.164934 ROE -0.213208* -0.186335 -0.148267 -0.125962 SIZE -2.185410*** -1.945315*** -2.348215 *** -2.036465 *** GDP -0.445182 -0.238983 INF -0.214728 ** -0.204641 ** UNE 0.058016 0.147033 Hệ số hiệu chỉnh 0.654317 0.051079 0.657773 0.055819 Trị thống kê 17.45302 5.055074 15.97864 3.226815 Xác suất Prob (F- statisic) 0.000000 0.002087 0,000000 0.004658 * : có ý nghĩa thống kê 10% ; **: có ý nghĩa thống kê 5% ; *** : có ý nghĩ thống kê 1% Nguồn: Xử lý số liệu của tác giả dựa trên dữ liệu nghiên cứu
  • 54. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 45 Bảng 4.9 Ước lượng mô hình các yếu tố bên trong và bên ngoài ngân hàng theo L4 Biến phụ thuộc Mô hình (FEM) Mô hình (REM) Mô hình (FEM) Mô hình (REM) Không có biến vĩ mô Có biến vĩ mô Constant 91.21494 *** 88.07341 *** 81.73158 *** 77.04562*** CAP 0.341970 * 0.303672 * 0.394368 ** 0.352726** ROE -0.160166 -0.131428 -0.165992 -0.144398 SIZE -2.646452 *** -2.404793 *** -2.620108 ** -2.353658 *** GDP 0.715724 0.891624 INF -0.198013 -0.185978 UNE 2.665423 2.732669 Hệ số hiệu chỉnh 0.644817 0.086636 0.648653 0.095280 Trị thống kê 16.78046 8.145691 15.38753 4.966826 Xác suất Prob (F- statisic) 0.000000 0.000036 0.000000 0.000086 * : có ý nghĩa thống kê 10% ; **: có ý nghĩa thống kê 5% ; *** : có ý nghĩ thống kê 1% Nguồn: Xử lý số liệu của tác giả dựa trên dữ liệu nghiên cứu Để tìm hiểu các yếu tố bên trong ngân hàng và bên ngoài ngân hàng ảnh hưởng thế nào tác giả sử dụng mô hình ảnh hưởng cố định (FEM) và mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) hay còn gọi là mô hình các thành phần sai số (ECM). Từ bảng cho thấy giá trị xác suất Prob (F - statistic) 2 mô hình đều bằng 0.0000 cho thấy mô hình có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, kết quả kiểm định có giá trị xác suất Prob (random) =0.0000 < 0.05 mô hình ảnh hưởng cố định ảnh hưởng FEM tốt hơn mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên REM. Từ kết quả kiểm định trên ta chọn mô hình ảnh hưởng FEM là phù hợp nhất.
  • 55. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 46 Từ bảng 4.3 và 4.4 cho chúng ta thấy, tỷ lệ thất nghiệp không ảnh hưởng đến thanh khoản tại NHTM VN trong giai đoạn 2006-2016. Trong khi đó C P, ROE, SIZE, GDP có ảnh hưởng đến tỷ lệ thanh khoản NHTMVN. Kết quả hồi quy được viết lại như sau: Mô hình 1: L1 = 0,384245 ROE it -2,153975 SIZEit +2,966800GDPt-1 + 0,320477INFt-1 Mô hình 2: L2 = 29,44371 +0,383497ROE it -2,390930SIZEit+2,207700 GDPt-1+0,434628INFt-1 Mô hình 3: L3 = 86,27723 -2,348215 SIZEit -0,214728 INFt-1 Mô hình 4: L4 = 81,73158+0,394368 CAPit-2,620108 SIZEit Kết quả cho thấy biến tỷ lệ thất nghiệp không có ý nghĩa thống kê trong trường hợp này. Mô hình 1 có giá trị xác suất Prob (F-statistic) bằng 0,000000 nhỏ hơn 0,01 nên mô hình có ý nghĩa 1%, hệ số hiệu chỉnh R2 bằng 47,9037 % tương ứng với sự thay đổi của thanh khoản là lợi nhuận sau thuế/ vốn chủ sở hữu (ROE), quy mô ngân hàng (SIZE), tăng trưởng kinh tế(GDP), tỷ lệ lạm phát (INF); 52,0963% còn lại được giải thích bởi các yếu tố khác mà nghiên cứu chưa đề cập đến. Cụ thể nếu biến ROE tăng (giảm) 1% sẽ khiến cho thanh khoản tăng (giảm) 0,384245%. Nếu biến SIZE tăng (giảm) 1% sẽ khiến cho thanh khoản giảm (tăng) 2,153975 %, nếu biến GDP tăng (giảm) 1% sẽ khiến thanh khoản tăng (giảm) 2,966800%, nếu biến INF tăng (giảm) 1% sẽ khiến thanh khoản tăng (giảm) 0,320477%. Bên cạnh đó, kết quả hồi
  • 56. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 47 quy còn cho thấy biến vốn chủ sở hữu/ tài sản và tỷ lệ thất nghiệp không có ý nghĩa thống kê. Mô hình 2 có giá trị xác suất Prob (F-statistic) bằng 0,000000 nhỏ hơn 0,01 nên mô hình có ý nghĩa 1%, hệ số hiệu chỉnh R2 bằng 50,9674% tương ứng với sự thay đổi của thanh khoản là do ảnh hưởng bởi chỉ số lợi nhuận sau thuế/ vốn chủ sở hữu (ROE), quy mô ngân hàng (SIZE), tăng trưởng kinh tế (GDP), tỷ lệ lạm phát (INF); 49,0326 % còn lại được giải thích bởi yếu tố khác. Cụ thể nếu lợi nhuận sau thuế/ vốn chủ sở hữu tăng (giảm) 1% thì tăng (giảm) 0,383497%. Tương tự nếu biến quy mô ngân hàng tăng (giảm) 1% sẽ khiến cho thanh khoản giảm (tăng) 2,390930%, nếu biến tăng trưởng kinh tế tăng (giảm) 1% sẽ khiến cho thanh khoản tăng(giảm) 2,207700%; nếu biến INF tăng (giảm) 1% sẽ khiến thanh khoản tăng (giảm) 0,434628%. Bên cạnh đó, kết quả hồi quy còn cho thấy biến vốn chủ sở hữu/ tài sản, tỷ lệ thất nghiệp không có ý nghĩa thống kê. Mô hình 3 có giá trị xác suất Prob (F-statistic) bằng 0,000000 nhỏ hơn 0,01 nên mô hình có ý nghĩa 1%, hệ số hiệu chỉnh R2 bằng 65,7773% tương ứng với sự thay đổi của thanh khoản là do ảnh hưởng bởi quy mô ngân hàng (SIZE), tỷ lệ lạm phát (INF); 34,2227% còn lại được giải thích bởi yếu tố khác. Cụ thể nếu biến quy mô ngân hàng tăng (giảm) 1% sẽ khiến cho thanh khoản tăng (giảm) 2,348215 %; nếu biến tỷ lệ lạm phát (INF) tăng (giảm) 1% sẽ khiến thanh khoản giảm (tăng) 0,214728%. Bên cạnh đó, kết quả hồi quy còn cho thấy biến lợi nhuận sau thuế/ vốn chủ sở hữu tăng, vốn chủ sở hữu/ tài sản, tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp không có ý nghĩa thống kê. Mô hình 4 có giá trị xác suất Prob (F-statistic) bằng 0,000000 nhỏ hơn 0,01 nên mô hình có ý nghĩa 1%, hệ số hiệu chỉnh R2 bằng 64,8653% tương ứng với sự thay đổi của thanh khoản là do ảnh hưởng bởi vốn chủ sở hữu/ tài sản (CAP), quy mô ngân hàng (SIZE); 35,1347% còn lại được giải thích bởi yếu tố khác. Cụ thể nếu biến vốn chủ sở hữu/ tài sản (C P) tăng (giảm) 1% sẽ khiến cho thanh khoản giảm(tăng) 0,394368% , quy mô ngân hàng tăng (giảm) 1% sẽ khiến cho thanh