SlideShare a Scribd company logo
1 of 93
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
_______________________
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG
TÁC ĐỘNG CỦA GIÁ TRỊ KINH TẾ GIA TĂNG ĐẾN HIỆU QUẢ
TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH – Năm
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
_______________________
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG
TÁC ĐỘNG CỦA GIÁ TRỊ KINH TẾ GIA TĂNG ĐẾN HIỆU QUẢ
TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. TS. LÊ ĐẠT CHÍ
TP. HỒ CHÍ MINH – Năm
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả dưới sự
hướng dẫn khoa học của TS. Lê Đạt Chí cùng sự giúp đỡ của các thầy/cô trong
Khoa Tài chính – Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh. Các số liệu
nêu trong đề tài là trung thực, xuất phát từ quá trình thu thập dữ liệu của tác giả.
Mọi trích dẫn nguồn được trích lược cụ thể, rõ ràng. Những kết luận khoa học của
đề tài chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 10 năm 2019
Học viên
Nguyễn Thị Phương
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, từ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
Tóm tắt
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU.............................................................................................................................1
1.1. Lý do lựa chọn đề tài.............................................................................................................1
1.2. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................................2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................................3
1.4. Câu hỏi nghiên cứu................................................................................................................4
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................................4
1.6. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................................5
1.7. Ý nghĩa của đề tài...................................................................................................................5
1.8. Cấu trúc của luận văn............................................................................................................6
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU...................................7
2.1. Cơ sở lý thuyết.........................................................................................................................7
2.1.1. Nội dung lý thuyết về giá trị kinh tế gia tăng..............................................7
2.1.2. Nội dung lý thuyết về hiệu quả tài chính.......................................................10
2.2. Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa giá trị kinh tế gia tăng (EVA) và hiệu
quả tài chính tại các doanh nghiệp ...........................................................................................13
2.2.1. Lịch sử nghiên cứu mối quan hệ giữa giá trị kinh tế gia tăng (EVA) và
hiệu quả tài chính..................................................................................................................13
2.2. 2. Mô hình nghiên cứu giả thuyết đề xuất ........................................................15
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................20
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
3. 1. Thực hiện nghiên cứu..........................................................................................................20
3.1.1. Nghiên cứu sơ bộ.....................................................................................................21
3.1.2. Nghiên cứu chính thức ..........................................................................................21
3.1.3. Mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa EVA và hiệu quả tài chính tại
các ngân hàng thương mại ở Việt Nam.......................................................................21
3.1.3.1. Phương trình kinh tế xác lập mối quan hệ giữa giá trị kinh tế
gia tăng và hiệu quả tài chính tại các ngân hàng thương mại.................21
3.1.3.2. Định nghĩa các biến trong mô hình hồi quy tuyến tính............22
3.1.4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................25
3.1.4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu..............................................................25
3.1.4.2. Dữ liệu phân tích.......................................................................................26
3.1.4.3. Mã hóa các biến.........................................................................................27
3.1.4.4. Phương pháp phân tích dữ liệu ...........................................................27
3.2. Kiểm định sự phù hợp của mô hình .........................................................27
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..........................................................................................29
4.1. Mô tả mẫu nghiên cứu..........................................................................................................29
4.2. Kiểm định sự phù hợp của mô hình................................................................................30
4.2.1. Phân tích hồi quy tương quan.............................................................................30
4.2.2. Phân tích hồi quy .....................................................................................................31
4.2.2.1. Kết quả phân tích hồi quy mối quan hệ giữa EVA và ROE .. 31
4.2.2.2. Kết quả phân tích hồi quy mối quan hệ giữa EVA và ROA .. 35
4.2.2.3. Kết quả phân tích hồi quy giữa EVA và YOEA .........................39
4.2.2.4. Kết quả phân tích hồi quy giữa EVA và LDR .............................44
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................50
5.1. Thảo luận kết quả....................................................................................................................50
5.2. Kiến nghị một số giải pháp.................................................................................................52
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
5.2.1. Những biện pháp làm tăng giá trị kinh tế gia tăng tại các ngân hàng
thương mại Việt Nam .........................................................................................................52
5.2.2. Những biện pháp làm tăng tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu thông
qua việc thúc đẩy giá trị kinh tế gia tăng....................................................................54
5.2.3. Những biện pháp làm tăng tỷ suất sinh lợi của tài sản thông qua việc
thúc đẩy giá trị kinh tế gia tăng ......................................................................................55
5.2.4. Những biện pháp làm tăng tỷ suất sinh lợi của tài sản có phát sinh lãi
thông qua việc thúc đẩy giá trị kinh tế gia tăng.......................................................56
5.2.5. Những biện pháp làm giảm dư nợ cho vay trên tổng vốn huy thông
qua việc thúc đẩy giá trị kinh tế gia tăng....................................................................57
5.3. Hạn chế của đề tài và định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo.......................58
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT CÁC CHỮ VIẾT TẮT NỘI DUNG
1 BCTC Báo cáo tài chính
2 DY Tỷ suất cổ tức trên giá cổ phiếu
3 EBIT Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
4 EBITDA Lợi nhuận trước thuế với lãi vay và khấu hao tài sản
5 EPS Thu nhập trên mỗi cổ phiếu
6 EVA Giá trị kinh tế gia tăng
7 FCFF Dòng tiền tự do của công ty
8 IRR Tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ
9 LDR Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi
10 NHNN Ngân hàng Nhà nước
11 NHTM Ngân hàng thương mại
12 NHTW Ngân hàng trung ương
13 NOPAT Lợi nhuận trước lãi vay và sau thuế
14 P/E Hệ số giá trên lợi nhuận một cổ phiếu
15 ROA Lợi nhuận trên tổng tài sản
16 ROCE Lợi nhuận trên vốn đã có
17 ROE Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
18 ROI Lợi nhuận trên vốn đầu tư
19 RONW Lợi nhuận trên giá trị thuần
20 ROS Lợi nhuận trên doanh thu
21 TC Tổng vốn đầu tư
22 VCSH Vốn chủ sở hữu
23 WACC Chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền
24 YOEA Tỷ suất sinh lợi của tài sản có chia lãi
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Giả thuyết và kỳ vọng các biến trong mô hình nghiên cứu.................................18
Bảng 3.1: Danh sách 15 ngân hàng đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam trong giai đoạn 2008 - 2017 ........................................................................................................25
Bảng 4.1: Bảng thống kê mô tả các biến phân tích trong mô hình........................................29
Bảng 4.2: Kết quả phân tích tương quan giữa các biến trong mô hình ...............................30
Bảng 4.3: Mô hình hồi quy tuyến tính giữa EVA và ROE .......................................................31
Bảng 4.4: Bảng phân tích Anovarb
......................................................................................................32
Bản 4.5: Bảng hệ số mô hình hồi quy giữa EVA và ROE ........................................................32
Bảng 4.6: Mô hình hồi quy tuyến tính giữa EVA và ROA.......................................................35
Bảng 4.7: Bảng phân tích Anovarb
......................................................................................................36
Bản 4.8: Bảng hệ số mô hình hồi quy giữa EVA và ROA........................................................36
Bảng 4.9: Mô hình hồi quy tuyến tính giữa EVA và YOEA ...................................................40
Bảng 4.10: Kết quả phân tích Anovarb
..............................................................................................40
Bảng 4.11: Bảng hệ số mô hình hồi quy giữa EVA và YOEA...............................................41
Bảng 4.12: Mô hình hồi quy tuyến tính giữa EVA và LDR.....................................................44
Bảng 4.13: Kết quả phân tích Anovarb
..............................................................................................44
Bảng 4.14: Bảng hệ số mô hình hồi quy của EVA và LDR.....................................................45
Bảng 4.15: Số liệu phân tích tương quan, hồi quy, hệ số xác định của mô hình.............48
Bảng 4.16: Bảng tổng hợp các kiểm định của giả thuyết ..........................................................48
Bảng 5.1: Kết quả phân tích mối quan hệ giữa EVA và hiệu quả tài chính tại các ngân
hàng thương mại qua một số nghiên cứu..........................................................................................51
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Sơ đồ 2.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất ............................................................................................16
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ............................................................................................................20
Biểu đồ 4.1: Đồ thị phần dư của biến phụ thuộc ROE và biến độc lập EVA...................33
Biểu đồ 4.2: Đồ thị giá trị dự báo ROE do ảnh hưởng của EVA...........................................34
Biểu đồ 4.3: Đồ thị phân tán phần dư của ROE.............................................................................35
Biểu đồ 4.4: Đồ thị phần dư của biến phụ thuộc ROA và biến độc lập EVA ..................38
Biểu đồ 4.5: Đồ thị giá trị dự báo ROA do ảnh hưởng của EVA ..........................................39
Biểu đồ 4.6: Đồ thị phân tán phần dư của ROA............................................................................39
Biểu đồ 4.7: Đồ thị phần dư của biến phụ thuộc YOEA và biến độc lập EVA...............42
Biểu đồ 4.8: Đồ thị giá trị dự báo YOEA do ảnh hưởng của EVA.......................................43
Biểu đồ 4.9: Đồ thị phân tán phần dư của YOEA.........................................................................43
Biểu đồ 4.10: Đồ thị phần dư của biến phụ thuộc LDR và biến độc lập EVA ................45
Biểu đồ 4.11: Đồ thị giá trị dự báo LDR do ảnh hưởng của EVA ........................................46
Biểu đồ 4.12: Đồ thị phân tán phần dư của LDR..........................................................................46
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
TÓM TẮT
a) Đề tài luận văn thạc sĩ: “Tác động của giá trị kinh tế gia tăng đến hiệu quả
tài chính của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam”
Tiếng Việt:
b) Nội dung
Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu: Hiệu quả tài chính trong thời gian vừa qua
đã trở thành một tiêu chí quan trọng để đánh giá sự tồn tại của một ngân hàng trong
môi trường cạnh tranh quốc tế. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều tiêu chí để đánh giá
hiệu quả tài chính và mỗi tiêu chí lại có những ưu nhược điểm khác nhau.
Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu mối quan
hệ giữa giữa giá trị kinh tế gia tăng và hiệu quả tài chính tại các ngân hàng thương
mại ở Việt Nam. Trong nhiều nghiên cứu trước, các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra
rằng mối quan hệ này có sự khác biệt ở cả mặt không gian và thời gian. Tại Việt
Nam những nghiên cứu về đề tài này còn hạn chế về số lượng.
Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp thảo luận
nhóm, phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia, kỹ thuật phân tích định lượng số liệu thứ
cấp thu thập được từ thị trường chứng khoán Việt Nam của các ngân hàng thương
mại để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu: Đề tài cho biết giá trị kinh tế gia tăng có mối quan hệ
đồng biến với các chỉ tiêu tài chính tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Tuy
nhiên mức độ ảnh hưởng không giống nhau.
Kết luận và hàm ý: Kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa đối với các nhà quản trị
tại các ngân hàng thương mại, những nhà nghiên cứu và sinh viên chuyên ngành tài
chính – ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cũng một lần nữa khẳng định, có sự không
đồng nhất sự tác động của giá trị kinh tế gia tăng đến hiệu quả tài chính tại các
ngành, lĩnh vực và giai đoạn khác nhau.
c) Từ khóa: Giá trị kinh tế; hiệu quả; tác động; tăng trưởng; ngân hàng.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
English:
a) Title: “The impact of economic value added on the financial efficiency
of commercial banks in Vietnam”
b) Abstract:
Reason for writing: Financial efficiency in recent years has become an
important criteria to assess the existence of a bank in an international competitive
environment. However, today there are many criteria to evaluate financial
performance and each criterion has different advantages and disadvantages.
Problem: This study was conducted to understand the relationship between
added economic value and financial efficiency at commercial banks in Vietnam. In
previous studies, the research results have shown that this relationship is different in
both space and time. In Vietnam, the researchs about this topic are still limited in
quality.
Methods: This is using group discussion methods, expert consultation methods,
techniques for quantitative analysis of secondary data collected from Vietnam's
stock market by commercial banks to accomplish research objectives.
Results:The thesis shows that the added economic value has a positive
relationship with the financial indicators at commercial banks in Vietnam. However,
the impact level is not the same.
Conclusion: The results of this study are significant for managers at
commercial banks, researchers, finance and banking faculty students. Research
results also once again confirm that there is a heterogeneity of the impact of added
economic value on financial efficiency in different fields, sectors and stages.
c) Keywords: Economic value; effective; impact; growth; bank.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Lý do lựa chọn đề tài
Trong những năm vừa qua, cùng với sự phát triển và hoàn thiện nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế Việt Nam đã chủ động hội nhập,
mở rộng giao thương quốc tế với nhiều quốc gia, khu vực kinh tế trên thế giới. Các
ngân hàng thương mại Việt Nam với vai trò là một định chế, trung gian tài chính đã
có những sự tăng trưởng vượt bậc. Doanh thu của các ngân hàng không ngừng tăng
lên qua các năm và đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước.
Hiện nay, bên cạnh các ngân hàng thương mại do Nhà nước quản lý, hệ thống các
ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng thương mại có vốn đầu tư nước ngoài
cũng không ngừng được phát triển. Quy mô toàn hệ thống thị trường các ngân hàng
thương mại ở Việt Nam dần được mở rộng. Trên thị trường, các ngân hàng thương
mại Việt Nam phân cấp thành nhiều nhóm ngân hàng theo quy mô với các loại hình
nhỏ, vừa, lớn và siêu lớn. Các ngân hàng này cạnh tranh với nhau, liên kết với nhau
tạo thành một hệ thống tương đối hoàn chỉnh. Tuy nhiên sự gia tăng sức ép cạnh
tranh sẽ tác động đến ngành ngân hàng như thế nào còn phụ thuộc một phần vào khả
năng thích nghi và hiệu quả hoạt động của chính các ngân hàng trong môi trường
mới này. Các ngân hàng có năng lực cạnh tranh yếu sẽ dần được thay thế bằng các
ngân hàng có hiệu quả hơn. Điều này cho thấy chỉ có các ngân hàng hoạt động hiệu
quả mới có lợi thế về cạnh tranh. Như vậy, hiệu quả trở thành một tiêu chí quan
trọng để đánh giá sự tồn tại của một ngân hàng trong một môi trường cạnh tranh
quốc tế ngày càng gia tăng. Trong môi trường cạnh tranh và đòi hỏi của hội nhập
như hiện nay, hệ thống ngân hàng không những phải duy trì được sự ổn định trong
hoạt động của mình mà còn phải có khả năng gia tăng cạnh tranh đối với các tổ
chức tài chính phi ngân hàng và các định chế tài chính khác. Để làm được điều này
đòi hỏi các ngân hàng thương mại không ngừng phải tăng cường hiệu quả hoạt động
của mình.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2
Hiệu quả hoạt động tài chính của các ngân hàng thương mại được đánh giá
thông qua rất nhiều tiêu chí như doanh thu, lợi nhuận, khả năng huy động vốn, tỷ
suất sinh lời, tính thanh khoản, khả năng quản lý nợ xấu và quản trị doanh
nghiệp…Mỗi tiêu chí đánh giá lại có những ưu, nhược điểm khác nhau. Chính vì
vậy, các nhà quản trị tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam phải lựa chọn một
hoặc một vài tiêu chí đánh giá phù hợp để đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính của
ngân hàng. Trong các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính của ngân hàng
thương mại có một tiêu chí đánh giá tổng thể hiệu quả hoạt động tài chính và đang
được áp dụng phổ biến hiện nay. Đó là, tiêu chí đánh giá thông qua giá trị kinh tế
tăng thêm trong các hệ thống ngân hàng. Giá trị kinh tế gia tăng (EVA- Economic
Value Added) là một chỉ tiêu để đánh giá về hiệu quả doanh nghiệp mang tính tổng
hợp, toàn diện và cho đến kết quả cuối cùng của mục tiêu quản trị tài chính doanh
nghiệp là tối ưu hóa giá trị tài sản sở hữu của cổ đông.
1.2. Tính cấp thiết của đề tài
Sự phát triển hoạt động kinh doanh và năng lực quản lý đã thúc đẩy nhu cầu của
các cá nhân và tổ chức là phải xây dựng một phương pháp đo lường tài chính có cấu
trúc và hiệu quả hơn. Theo bài báo của Hiệp hội kế toán quản trị công chứng Anh
quốc (CIMA), xu hướng mới nhất để đo lường hiệu quả doanh nghiệp từ năm 1992,
đó là nhiều công ty gặp khó khăn trong việc thực hiện các khuôn khổ đo lường. Các
vấn đề từ những năm 1990 vẫn còn có tác động đến tận ngày nay để xác định các
biến đo lường, cách truy cập dữ liệu, v.v. Đo lường hiệu quả tài chính được cho là
có tầm quan trọng trong việc đảm bảo thực hiện thành công chiến lược của một tổ
chức. Kết quả đo lường hiệu quả tài chính sẽ giúp các nhà quản lý đưa ra các quy
trình, ra quyết định hiệu quả dù ở cấp độ hoạt động hay chiến lược.
Những năm gần đây, nhiều quốc gia đã phát triển một cách tiếp cận mới để
đánh giá hiệu quả của các ngân hàng. Đó là giá trị kinh tế gia tăng (EVA). Thuật
ngữ EVA (Giá trị kinh tế gia tăng) ban đầu được hình thành bởi dịch vụ quản lý
Stern Stewart vào năm 1989. Sau đó khái niệm này đã được sử dụng phổ biến bởi
G. Bannet Steward, III, đối tác quản lý của Stern Stewart & CO vào năm 1991. Kể
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
3
từ đó, hơn 300 công ty đã thông qua và ứng dụng trong nhiều ngành kinh tế trên thế
giới.
Khái niệm về EVA là một cách tiếp cận tương đối mới để đánh giá hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp. Không giống như các biện pháp đánh giá hiệu quả
công ty thông thường, yêu cầu phân tích so sánh với các công ty tương tự trong
ngành, thì phương pháp EVA có thể xác định ở trong bản thân một đơn vị. Trong
khi các nhà quản lý thường tập trung các biện pháp làm tăng doanh thu cho doanh
nghiệp thì những nhà cổ đông, những người nắm giữ cổ phần mong muốn làm tăng
giá trị cổ đông. Thu nhập ròng, mặc dù là một chỉ tiêu quan trọng nhưng không phải
là một thước đo thực sự của giá trị cổ đông. Giá trị kinh tế tăng thêm đo lường hiệu
quả của một công ty với tỷ lệ trên chi phí vốn, trừ đi giá trị của cổ đông thực tế.
Xuất phát từ những thực tiễn nêu trên, học viên lựa chọn đề tài nghiên cứu
“Tác động của giá trị kinh tế gia tăng đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng
thương mại ở Việt Nam” để tìm hiểu những khái niệm quan trọng, cách thức đo
lường, những ưu nhược điểm và điều kiện để áp dụng phương pháp EVA. Qua đó
rút ra những giải pháp cần thiết để hoàn thiện chiến lược phát triển và chiến lược
hoạt động tại đơn vị.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Phương pháp đo lường giá trị kinh tế gia tăng (EVA) đã được triển khai từ
những năm 1990. Trong những năm vừa qua, việc ứng dụng phương pháp đo lường
EVA đã trở nên phổ biến trong nhiều lĩnh vực và rộng khắp nhiều quốc gia. Tuy
nhiên, các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng kết quả nghiên cứu không có sự trùng lặp,
sự tác động của giá trị kinh tế tăng thêm và hiệu quả tài chính cũng có mức độ ảnh
hưởng khác nhau. Chính vì vậy, nghiên cứu này nhằm xác định mối quan hệ giữa
giá trị kinh tế gia tăng và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại ở Việt
Nam.
Để đạt được mục tiêu tổng quát của luận văn, đề tài thực hiện các mục tiêu cụ
thể như sau:
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
4
Thứ nhất: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị kinh tế gia tăng tại các
ngân hàng thương mại ở Việt Nam.
Thứ hai: Đo lường mức độ tác động của giá trị kinh tế gia tăng đến hiệu quả tài
chính của ngân hàng thương mại ở Việt Nam.
Thứ ba: Đề ra những giải pháp nhằm thúc đẩy giá trị kinh tế gia tăng tại các
ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Qua đó, nâng cao hiệu quả hiệu quả tài chính
của các ngân hàng thương mại.
1.4. Câu hỏi nghiên cứu
Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu của luận văn, nghiên cứu được thực hiện
dựa trên kết quả thu thập dữ liệu của 15 ngân hàng thương mại hiện đang đăng ký
giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2008 - 2017, theo
đó 04 câu hỏi nghiên cứu chính được đặt ra:
(1) Yếu tố nào tác động đến giá trị kinh tế gia tăng tại các ngân hàng thương mại
ở Việt Nam?
(2) Có sự tác động của giá trị kinh tế gia tăng đến các chỉ tiêu hiệu quả tài chính
tại các ngân hàng thương mại Việt Nam hay không?
(3) Có mối quan hệ giữa giá trị kinh tế gia tăng với các chỉ tiêu hiệu quả tài
chính tại các ngân hàng thương mại hay không?
(4) Những biện pháp nào làm tăng giá trị kinh tế gia tăng tại các ngân hàng
thương mại ở Việt Nam?
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố cấu thành giá trị kinh tế gia tăng và mối
quan hệ giữa giá trị kinh tế gia tăng với hiệu quả tài chính của các ngân hàng
thương mại ở Việt Nam, bằng việc thu thập thông tin thứ cấp của ngân hàng thương
mại Việt Nam có đăng ký trên thị trường chứng khoán đã công bố.
Phạm vi nghiên cứu được giới hạn ở những ngân hàng thương mại có đăng ký
giao dịch trên thị trường chứng khoán. Về mặt không gian, lựa chọn một số các
ngân hàng thương mại ở Việt Nam không phân biệt đăng ký trên sàn chứng khoán
Hà Nội hay Thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài chỉ nghiên cứu cấu trúc đo lường giá trị
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
5
kinh tế gia tăng và mối quan hệ giữa giá trị kinh tế gia tăng với hiệu quả tài chính.
Thời gian thực hiện thu thập số liệu thứ cấp từ năm 2008 - 2017.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn là công trình nghiên cứu khoa học được thực hiện qua 2 bước chính:
Nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.
Nghiên cứu sơ bộ: Học viên sử dụng phương pháp định tính, kết hợp sử dụng
các phương pháp thảo luận nhóm, phỏng vấn chuyên gia, phỏng vấn sâu để kiểm
định lại các khái niệm có liên quan đến cấu trúc giá trị kinh tế giá tăng và hiệu quả
tài chính của các ngân hàng thương mại.
Nghiên cứu chính thức: Học viên thu thập số liệu thứ cấp trên các sàn giao dịch
chứng khoán Việt Nam, sử dụng phương pháp định lượng để phân tích các số liệu
thu thập được. Kết quả nghiên cứu của luận văn là xác định mối tương quan giữa
các yếu tố, hệ số hồi quy mô hình tuyến tính để xem xét mối quan hệ giữa các biến.
Phương pháp thu thập thông tin: Sử dụng các thông tin thứ cấp thu thập được
trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Nghiên cứu sử dụng các phân tích trên SPSS 16 như: Thống kê mô tả, phân tích
tương quan, phân tích hồi quy, kiểm định giả thuyết của mô hình hồi quy tuyến tính.
Bên cạnh đó, học viên sử dụng các kỹ thuật phân tích, so sánh đánh giá, ước lượng
về các chỉ tiêu hiệu quả tài chính và giá trị kinh tế gia tăng tại các ngân hàng thương
mại ở Việt Nam.
1.7. Ý nghĩa của đề tài
Trước những biến động không ngừng của nền kinh tế, sự cạnh tranh khốc liệt
của giữa các ngân hàng thương mại trong và ngoài nước. Vấn đề quản trị tài chính
tại ngân hàng thương mại ngày càng trở nên khó khăn. Hiện nay, có nhiều tiêu chí
để đánh giá hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, việc lựa
chọn tiêu chí đánh giá hiệu quả tài chính của ngân hàng thương mại không hề đơn
giản. Phương pháp đo lường giá trị kinh tế gia tăng có những ưu điểm nhất định khi
đánh giá hiệu quả tài chính của ngân hàng thương mại đã được triển khai và phát
huy hiệu quả.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
6
Với quá trình nghiên cứu nghiêm túc các số liệu thu thập thứ cấp thực tế, nghiên
cứu này sẽ giúp cho các nhà quản trị tài chính tại các ngân hàng thương mại nói
riêng và các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh nói chung biết được các yếu tố nào
hình thành nên giá trị kinh tế gia tăng và mối quan hệ giữa giá trị kinh tế gia tăng
với hiệu quả tài chính. Nghiên cứu này cũng có những nội dung nhận định, so sánh,
đánh giá kết quả nghiên cứu biện với các nghiên cứu trước. Từ đó, đưa ra các chiến
lược nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của tổ
chức trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Về mặt lý thuyết, nghiên cứu đóng góp và củng cố lý thuyết về giá trị kinh tế
gia tăng, tạo điều kiện cho các nghiên cứu sâu hơn.
1.8. Cấu trúc của luận văn
Luận văn được chia làm năm chương:
Chương 1 Phần mở đầu
Chương 2 Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Chương 3 Phương pháp nghiên cứu
Chương 4 Kết quả nghiên cứu
Chương 5 Kết luận và kiến nghị
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
7
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Trong chương này, học viên giới thiệu các khái niệm liên quan đến nghiên cứu
gồm: Những khái niệm và cấu trúc về các bộ phận cấu thành giá trị kinh tế gia tăng,
những tiêu chí đánh giá hiệu quả tài chính tại các ngân hàng thương mại, lịch sử
nghiên cứu mối quan hệ giữa giá trị kinh tế gia tăng và hiệu quả tài chính của ngân
hàng thương mại. Tiếp theo đó, dựa trên cơ sở lý thuyết đã tổng hợp học viên đề
xuất mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu.
2.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.1. Nội dung lý thuyết về giá trị kinh tế gia tăng
Theo định nghĩa của Công ty Stern Stewart: “Giá trị kinh tế tăng thêm là thước
đo phần thu nhập tăng thêm từ chênh lệch giữa lợi nhuận hoạt động trước lãi vay
sau thuế và chi phí sử dụng vốn”. (Công ty Stern Stewart, 1992)

Tính toán EVA

Cơ sở xác định EVA : EVA = NOPAT – (TC x WACC)
- EVA: Được tính bằng lợi nhuận thuần sau thuế và trước chi phí tài chính (NOPAT
- Net operating profit after tax) trừ chi phí sử dụng vốn bình quân của tất cả các tài
sản kinh doanh được sử dụng vào việc tạo ra lợi nhuận.
- NOPAT (Net Operating Profit after tax): Lợi nhuận trước lãi vay và sau thuế = Lợi
nhuận sau thuế + Lãi vay x ( 1- thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp).
- TC: (Total capital): Vốn đầu tư xác định bằng tổng tài sản bình quân trên bảng cân
đối kế toán.
- WACC: Chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền theo tỷ trọng các nguồn vốn
(bao gồm cả vốn vay và vốn chủ sở hữu).
Ưu điểm nổi bật nhất của thước đo EVA là có tính tới chi phí sử dụng vốn chủ
sở hữu, đây là chi phí cơ hội khi nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh
này thay vì lĩnh vực kinh doanh khác. Qua đó có thể xác định chính xác giá trị thực
sự các khoản lợi nhuận được tạo ra cho các nhà đầu tư, cổ đông trong một thời kỳ
nhất định. Các thước đo tài chính khác thường không tính tới loại chi phí này. Thứ
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
8
hai, khi xác định EVA đòi hỏi các chỉ tiêu được phán ánh theo quan điểm kinh tế
khắc phục được hạn chế của các thước đo truyền thống khác khi sử dụng số liệu kế
toán phục vụ cho việc tính toán. Vì vậy, khi tính toán EVA cần phải dựa trên quan
điểm kinh tế coi tất các các nguồn vốn được huy động vào hoạt động đầu tư, sản
xuất kinh doanh đều phát sinh chi phí sử dụng vốn và phải được phản ánh theo cơ
sở tiền tệ trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.

Cấu trúc của EVA

NOPAT (Lợi nhuận thuần sau thuế): Là khối lượng lợi nhuận một công ty tạo ra
nếu như không có các khoản nợ và không có tài sản tài chính. NOPAT thường được
sử dụng trong tính toán giá trị gia tăng (EVA). Nó được tính như sau:
NOPAT = Thu nhập hoạt động x (1 - Thuế suất). NOPAT là một cái nhìn chính
xác hơn về hiệu quả hoạt động cho các công ty sử dụng đòn bẩy tài chính và nó
không bao gồm các khoản tiết kiệm thuế mà nhiều công ty nhận được do các khoản
nợ hiện tại.
Bên cạnh việc cung cấp cho các nhà phân tích một thước đo về hiệu quả hoạt
động cốt lõi mà không có sự ảnh hưởng của các khoản nợ. Các nhà phân tích thực
hiện các thương vụ sáp nhập và mua lại (M&A) còn sử dụng lợi nhuận thuần sau
thuế để định giá cho các thương vụ giao dịch. Họ sử dụng chỉ tiêu này để tính toán
dòng tiền tự do của công ty (FCFF), bằng với lợi nhuận sau thuế sau khi loại trừ
thuế và trừ đi những thay đổi trong vốn lưu động. Họ cũng sử dụng nó để tính dòng
tiền tự do của công ty (FCFF), bằng lợi nhuận sau thuế trừ đi vốn. Cả hai chỉ tiêu
chủ yếu được các nhà phân tích sử dụng để tìm kiếm các mục tiêu mua lại, vì nguồn
tài chính của người thâu tóm sẽ thay thế các nguồn lực tài chính hiện tại. Một cách
khác để tính lợi nhuận ròng sau thuế là thu nhập ròng cộng với chi phí lãi ròng sau
thuế, hoặc thu nhập ròng cộng với chi phí lãi ròng, nhân với một, trừ đi thuế suất
thuế thu nhập doanh nghiệp.
WACC (Chi phí vốn bình quân gia quyền): Là chi phí bình quân gia quyền của
tất cả các nguồn tài trợ dài hạn mà một doanh nghiệp đang sử dụng. WACC được
doanh nghiệp xác định dựa trên tỷ trọng các loại vốn mà doanh nghiệp sử dụng.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
9
Vốn của doanh nghiệp bao gồm: Vốn cổ phần thường, vốn chủ sở hữu, cổ phần ưu
đãi, trái phiếu và các khoản nợ dài hạn khác. Chi phí sử dụng vốn bình quân được
tính toán như sau:
WACC = (E/V)*Re + (D/V)*Rd *(1-Tc)
Trong đó:
Re = Chi phí sử dụng vốn cổ phần.
Rd = Chi phí sử dụng nợ.
E = Giá trị thị trường của tổng vốn cổ phần.
D = Giá trị thị trường của tổng nợ của doanh
nghiệp. V = Tổng vốn dài hạn của doanh nghiệp.
Tc = Thuế thu nhập doanh nghiệp..
Nói rộng hơn, tài sản của doanh nghiệp được tài trợ dù bằng vốn chủ sở hữu hay
bằng các khoản nợ thì chi phí sử dụng vốn bình quân là chi phí sử dụng vốn bình
quân của các khoản tài trợ của doanh nghiệp. Bằng việc tính toán chỉ số chi phí sử
dụng vốn bình quân, chúng ta biết được doanh nghiệp phải tốn bao nhiều chi phí
cho mỗi đồng tiền tài trợ cho doanh nghiệp.
Chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp còn được gọi là tỷ suất sinh
lợi đòi hỏi tối thiểu mà doanh nghiệp phải đạt được khi quyết định thực hiện một dự
án mở rộng nào đó, hoặc quyết định mua lại doanh nghiệp khác. Chi phí sử dụng
vốn bình quân được sử dụng như một tỷ lệ chiết khấu thích hợp đối với các dòng
tiền từ các dự án có mức rủi ro tương tự mức độ rủi ro của doanh nghiệp. Còn nếu
dự án có mức độ rủi ro cao hơn thì tỷ lệ chiết chấu sẽ đòi hỏi một tỷ lệ cao hơn
tương ứng với mức rủi ro của dự án đó và ngược lại. Chi phí sử dụng vốn bình quân
có thể thay đổi trong các giai đoạn khác nhau do cấu trúc vốn và chi phí sử dụng các
nguồn vốn thường không cố định.
TC (Vốn đầu tư): Là tổng hợp các loại chi phí để đạt được mục đích đầu tư,
thông qua xây dựng nhà xưởng mua sắm máy móc thiết bị, do đối tượng của đầu tư
rất phức tạp, nên tính chất của đầu tư vốn cũng rất đa dạng, do đó cần phải phân loại
vốn đầu tư để phản ánh được mọi mặt hoạt động của đầu tư, thấy được quan hệ tỷ lệ
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
10
đầu tư trong doanh nghiệp, thấy được sự cân đối hay mất cân đối trong sự phát triển
toàn diện của ngành xây dựng và ở mỗi doanh nghiệp, để hướng đầu tư vào từng đối
tượng, từng yếu tố theo đúng chiến lược phát triển của Nhà nước, của ngành cũng
như của doanh nghiệp. Cũng giống như chi phí sử dụng vốn bình quân, tổng nguồn
vốn đầu tư thường không cố định và cơ cấu nguồn vốn đầu tư, cấu trúc nguồn vốn
tài trợ đầu tư cũng có sự thay đổi theo từng giai đoạn.
2.1.2. Nội dung lý thuyết về hiệu quả tài chính

Khái niệm về hiệu quả tài chính

Theo nghiên cứu của Trương Bá Thanh và Trần Đình Khôi Nguyên (2001),
“Hiệu quả tài chính doanh nghiệp là hiệu quả của việc huy động, sử dụng và quản lý
vốn trong doanh nghiệp. Trên quan điểm của chủ sở hữu doanh nghiệp, hiệu quả tài
chính là hiệu quả của việc giữ gìn và phát triển nguồn vốn chủ sở hữu”. (Trương Bá
Thanh và Trần Đình Khôi Nguyên, 2001, trang 23)
Bản chất tài chính doanh nghiệp là những mối quan hệ tiền tệ giữa lợi nhuận
sau thuế – cổ tức trả cho cổ phần ưu đãi, vốn cổ phần phổ thông, số cổ phiếu phổ
thông bình quân gắn trực tiếp với việc tổ chức, huy động, phân phối, sử dụng và
quản lý vốn trong quá trình kinh doanh.
Hiệu quả tài chính có mối quan hệ tương đối chặt chẽ với hiệu quả hoạt động
sản xuất kinh doanh, hiệu quả kinh tế xã hội và mức độ rủi ro. Bên cạnh đó, hiệu
quả tài chính phụ thuộc nhiều điều kiện kinh tế - xã hội, khả năng quản trị tại các
đơn vị. Khi đánh giá hoạt động của một doanh nghiệp thì hiệu quả tài chính được
coi là chỉ tiêu quan trọng nhất để xem xét tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

Các yếu tố cấu thành hiệu quả tài chính

Hiệu quả là sự so sánh giữa nguồn lực đầu vào khan hiếm (lao động, vật tư, máy
móc thiết bị…) với kết quả trung gian hay kết quả cuối cùng. Hiểu theo nghĩa rộng,
hiệu quả thể hiện mối tương quan giữa các biến số đầu ra thu được so với các biến
số đầu vào đã được sử dụng để tạo ra những kết quả đầu ra đó. Chúng ta cần phân
biệt ranh giới giữa hai khái niệm hiệu quả và kết quả. Kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp là những gì mà doanh nghiệp đạt được sau một
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
11
quá trình sản xuất kinh doanh nhất định, là mục tiêu cần thiết của doanh nghiệp
(như số sản phẩm tiêu thụ, doanh thu, lợi nhuận, thị phần, uy tín của doanh nghiệp,
là chất lượng sản phẩm…). Trong khi đó, hiệu quả kinh doanh sử dụng cả hai chỉ
tiêu kết quả đầu ra và các nguồn lực đầu vào để đánh giá. Hiện tại có rất nhiều các
chỉ tiêu đo lường hiệu quả tài chính doanh nghiệp, nhưng có thể chia thành hai
nhóm: i) Các hệ số về khả năng sinh lời; ii) Các hệ số giá trị thị trường.
Thứ nhất, các chỉ tiêu khả năng sinh lời được dùng nhiều nhất bao gồm: Lợi
nhuận trên tổng tài sản (ROA), Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), Tỷ suất cổ
tức trên giá cổ phiếu (DY), Lợi nhuận trên doanh thu (ROS), hoặc Lợi nhuận trên
vốn đầu tư (ROI). Kết quả của các chỉ tiêu này lại phụ thuộc vào cách tính lợi nhuận
như: Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT), lợi nhuận thuần cộng với lãi vay
(trước hoặc sau thuế), lợi nhuận thuần, lợi nhuận trước thuế với lãi vay và khấu hao
tài sản (EBITDA). Các hệ số ROA, ROE, ROS, ROI là những chỉ báo khả năng sinh
lời mà doanh nghiệp đã đạt được trong các kỳ kế toán đã qua và dự báo trong ngắn
hạn của doanh nghiệp.
ROE = (Lợi nhuận/Doanh thu) x (Doanh thu/Tổng tài sản) x (Tổng tài
sản/VCSH).
ROA = (Lợi nhuận/Doanh thu) x (Doanh thu/Tổng tài sản).
ROS = Lợi nhuận/Doanh thu.
ROI = Lợi nhuận/Vốn đầu tư.
DY = Cổ tức cổ phiếu/Thị giá cổ phiếu.
Thứ hai, các hệ số giá thị trường, hai hệ số Marris và Tobin’s Q rất thông dụng
được như là công cụ đánh giá tốt về hiệu quả tài chính doanh nghiệp. Các hệ số
Marris và Tobin’s Q có thể cho biết hiệu quả tương lai của công ty bởi chúng phản
ánh được đánh giá của thị trường cả về tiềm năng lợi nhuận của doanh nghiệp trong
tương lai.
Marris = Giá thị trường VCSH/Giá sổ sách của VCSH.
Tobin’s Q = Giá thị trường VCSH + Giá sổ sách nợ phải trả /Giá sổ sách tổng
tài sản.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
12
Trên cơ sở công thức tính toán các chỉ tiêu này chúng ta thấy các nhân tố ảnh
hưởng đến việc đo lường hiệu quả tài chính đó là: Lợi nhuận, doanh thu, tổng tài
sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, giá trị thị trường cổ phiếu, cổ tức cho cổ
phiếu…Các yếu tố này đều phụ thuộc vào các dữ liệu thu thập từ các 4 báo cáo tài
chính (BCTC) trong doanh nghiệp, bên ngoài doanh nghiệp như số liệu ngành…tùy
thuộc vào việc mục đích phân tích và sử dụng các chỉ tiêu này. Đối với các dữ liệu
từ BCTC cung cấp lại ảnh hưởng lớn bởi các ước tính kế toán cũng như các sai lệch
thông tin trên BCTC như lợi nhuận, tổng tài sản, nợ phải trả, VCSH, doanh thu.
Bên cạnh các chỉ tiêu liên quan đến tỷ suất sinh lời của tài sản và vốn thì các chỉ
tiêu đánh giá hiệu quả tài chính liên quan đến khả năng thanh toán cũng đặc biệt
quan trọng. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là năng lực về tài chính mà
doanh nghiệp có được để đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ cho các cá nhân,
tổ chức có quan hệ cho doanh nghiệp vay hoặc nợ. Xác định được vấn đề này là một
bước quan trọng để doanh nghiệp đưa ra những quyết định tài chính phù hợp. Một
số chỉ tiêu quan trọng liên quan đến khả năng thanh toán mà doanh nghiệp, đối tác
và khách hàng thường quan tâm đó là khả năng thanh toán hiện thời (Current Ratio),
khả năng thanh toán nhanh (Quick Ratio), khả năng thanh tóan lãi vay. Cụ thể:
Tỷ số thể hiện khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong ngắn hạn:
- Khả năng thanh toán hiện thời: Phản ánh việc một doanh nghiệp có thể đáp
ứng nghĩa vụ trả các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn hay không.
Khả năng thanh toán hiện thời = Tài sản ngắn hạn/ Nợ ngắn hạn
Tỷ số khả năng thanh toán hiện thời > 1 thể hiện khả năng thanh toán ngắn hạn
của doanh nghiệp trong tình trạng tốt và an toàn trong hoạt động. Nếu tỷ số này quá
cao thì lại là một biểu hiện không tốt do việc tài sản ngắn hạn quá nhiều ảnh hưởng
đến khả năng sinh lời của công ty.
- Khả năng thanh toán nhanh: Phản ánh việc doanh nghiệp có thể thanh toán
được các khoản nợ bằng tài sản ngắn hạn có thể chuyển thành tiền một cách nhanh
nhất.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
13
Khả năng thanh toán nhanh = (Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn
Chỉ số này tương tự như thanh toán hiện thời. Nếu chỉ số cao thể hiện khả năng
thanh toán nhanh của công ty tốt nhưng nếu quá cao sẽ là một biểu hiện không tốt
khi đánh giá về khả năng sinh lời. Thông thường, chỉ tiêu khả năng thanh toán
nhanh thường được các nhà đầu tư, quản lý lựa chọn trong quá trình phân tích, đánh
giá khi lựa chọn đầu tư hay thực hiện các thương vụ M&A.
Khả năng thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT)/Lãi vay
phải trả
Lãi vay phải trả là một khoản chi phí cố định, nguồn để trả lãi vay là lợi nhuận
gộp sau khi đã trừ đi chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. So sánh
giữa nguồn để trả lãi vay và lãi vay phải trả sẽ cho chúng ta biết doanh nghiệp đã
sẵn sàng trả lãi vay tới mức độ nào. Hệ số này đo lường mức độ lợi nhuận có được
do sử dụng vốn để đảm bảo trả lãi vay cho chủ nợ. Nói cách khác, hệ số thanh toán
lãi vay cho chúng ta biết được số vốn đi vay đã được sử dụng tốt tới mức nào và
đem lại khoản lợi nhuận là bao nhiêu, có đủ bù đắp lãi vay phải trả hay không.
2.2. Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa giá trị kinh tế gia tăng (EVA) và hiệu
quả tài chính tại các doanh nghiệp
2.2.1. Lịch sử nghiên cứu mối quan hệ giữa giá trị kinh tế gia tăng (EVA) và
hiệu quả tài chính
Stewart và Bennett, G. (1994) đã quan sát thấy rằng “EVA là một công cụ quản
lý mạnh mẽ mới, đã đạt được sự chấp nhận quốc tế ngày càng tăng và được xem
như là tiêu chuẩn quản trị doanh nghiệp”. (Stewart and Bennett, 1994, pp 71 - 84)
Về bản chất, EVA là một biện pháp để hợp thức hóa và thể chế hóa hoạt động của
một doanh nghiệp phù hợp với các nguyên tắc cơ bản về kinh tế vi mô và tài chính
doanh nghiệp. Kinh nghiệm của rất nhiều các công ty đã chấp nhận trên toàn thế
giới ủng hộ mạnh mẽ khái niệm rằng một hệ thống EVA, bằng cách cung cấp một
khung quyết định tích hợp, có thể tái tập trung nguồn lực và chuyển hướng đầu tư
để tạo ra giá trị bền vững cho khách hàng, nhân viên và cổ đông của công ty cho
quản lý.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
14
Phép đo EVA là lợi nhuận hoạt động ròng trừ đi một khoản chi phí thích hợp
cho những chi phí cơ hội của tất cả số vốn đầu tư vào một doanh nghiệp hoặc dự án.
Đó là ước tính lợi nhuận kinh tế thực sự, hoặc số tiền mà thu nhập vượt quá hoặc
thấp hơn tỷ lệ tối thiểu yêu cầu của nhà đầu tư trở lại có thể nhận được bằng cách
đầu tư vào các chứng khoán khác có thể so sánh rủi ro (Stewart, 1991 và 1994).
Lehn và Makhija (1996) đã nghiên cứu EVA như các biện pháp và tín hiệu hiệu
quả cho sự thay đổi chiến lược. Họ thấy rằng cả hai biện pháp tương quan thuận với
lợi nhuận chứng khoán với các chỉ tiêu hiệu quả tài chính truyền thống như lợi
nhuận trên tài sản (ROA), lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và lợi nhuận trên
doanh thu (ROS). (Lehn and Makhija, 1996, pp 34 - 38)
Talib và San (1998) đã tuyên bố rằng trong nhiều năm, các nhà quản lý, nhà đầu
tư và nhà phân tích đã sử dụng các biện pháp thông thường như thu nhập, thu nhập
trên mỗi cổ phiếu (EPS), tỷ lệ P / E hoặc lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu để thiết lập
mục tiêu tài chính, cũng như trình bày và định giá. Bây giờ một phương pháp khác
có sẵn để đo lường hiệu suất doanh nghiệp được gọi là giá trị kinh tế gia tăng
(EVA). (Talib and San, 1998, pp 52 – 60)
Pfeiffer (2000) sử dụng phương pháp toán học EVA so với chiết khấu dòng tiền
để giải quyết các vấn đề của cơ quan nội bộ trong việc ra quyết định phân cấp. Bên
cạnh thảo luận lý thuyết, cần hiểu biết về hành vi số của EVA trong các điều kiện
khác nhau và mối quan hệ số của EVA với các biện pháp kế toán như: Lợi tức đầu
tư (ROI), Lợi tức trên vốn (ROE) và các biện pháp sinh lời kinh tế như tỷ suất thu
hồi vốn nội bộ (IRR). (Pfeiffer, 2000, pp 68 - 91)
Girotra và cộng sự (2001) nhấn mạnh rằng tầm quan trọng của EVA. Họ so
sánh EVA với lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), lợi nhuận trên giá trị thuần
(RONW), lợi nhuận trên vốn đã có (ROCE) và thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS).
Họ cho rằng EVA không phải là một công cụ để tạo ra giá trị nhưng nó khuyến
khích các nhà quản lý suy nghĩ như chủ sở hữu và trong quá trình này có thể thúc
đẩy họ nỗ lực để đạt hiệu quả tốt hơn. Nghiên cứu kết luận rằng EVA rất hữu ích
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
15
bởi vì nó buộc các công ty phải quan tâm đến vốn làm việc và đặc biệt là vốn lưu
động quá mức. (Girotra et al., 2001, pp 7 -18)
Popa và cộng sự (2009) lập luận rằng EVA có thể là một công cụ quan trọng mà
các chủ ngân hàng có thể sử dụng để đo lường và cải thiện hiệu quả tài chính của
ngân hàng của họ. Họ nhấn mạnh những ưu điểm của EVA bằng cách so sánh với
các chỉ số hiệu quả tài chính khác. Vì EVA coi trọng cổ đông của ngân hàng nên
việc sử dụng EVA bằng cách quản lý ngân hàng có thể dẫn đến các quyết định khác
nhau hơn nếu quản lý chỉ dựa vào các biện pháp khác. Họ điều tra các hệ thống
Ngân hàng Rumani để so sánh các lợi thế của EVA với các biện pháp khác của hoạt
động ngân hàng như lợi nhuận trên tài sản (ROA), lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
(ROE), thu nhập ròng và tỷ lệ hiệu quả, không xem xét chi phí vốn chủ sở hữu vốn
được sử dụng. (Popa et al., 2009)
Nghiên cứu của Piriya Muraleetharan & T.Kosalathevi (2014) sử dựng dữ liệu
thứ cấp thu thập từ các báo cáo hàng năm của các ngân hàng Srilanka trong giai
đoạn 2006 - 2012 (7 năm). Kết quả cho thấy rằng có một mối quan hệ đáng kể giữa
EVA và MVA. (Piriya Muraleetharan & T.Kosalathevi, 2014, pp 92 – 97)
Nghiên cứu của Jewel Kumar Roy & Fahmida Emran (2016) sử dụng dữ liệu
lịch sử trên các báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại Bangladesh trong
khoảng thời gian 8 năm (2008 - 2015). Các chuyên gia quan sát thấy rằng giá trị
kinh tế gia tăng được tạo ra khi một dự án của công ty mang lại lợi nhuận và nó ảnh
hưởng tích cực đến PER. Họ cũng nhận thấy rằng có những mối quan hệ nhân quả,
tác động và độ lớn tương ứng của từng biến ảnh hưởng đến hiệu suất. Các tác giả đề
xuất rằng mỗi biến bao gồm, tài sản, thu nhập, vốn, thanh khoản và độ nhạy có thể
được phân tích riêng biệt để có được sự hiểu biết về cách mỗi biến tương ứng thực
sự đóng góp vào hiệu suất. (Jewel Kumar Roy & Fahmida Emran, 2016, pp 203 –
213)
2.2. 2. Mô hình nghiên cứu giả thuyết đề xuất
Trên cơ sở phân tích đánh giá hệ thống các lý thuyết về giá trị kinh tế gia tăng,
cũng như phân tích đánh giá các nghiên cứu trước đây. Học viên đề nghị mô hình
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
16
nghiên cứu giả thuyết mối quan hệ giữa giá trị kinh tế gia tăng với hiệu quả tài
chính ngân hàng thương mại:
Giá trị kinh tế gia tăng
Hiệu quả tài chính
Khả năng sinh lời Khả năng thanh toán
Sơ đồ 2.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất
“Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu của học viên (2018)”
Trong đó:
H1: Có mối quan hệ đồng biến giữa giá trị kinh tế gia tăng và hiệu quả tài chính tại
các ngân hàng thương mại.
H1a: Có một mối quan hệ đồng biến giữa giá trị kinh tế gia tăng và tỷ suất sinh lợi
của vốn chủ sở hữu tại các ngân hàng thương mại.
H1b: Có mối quan hệ đồng biến giữa giá trị kinh tế gia tăng và tỷ suất sinh lợi của
tài sản tại các ngân hàng thương mại.
H1c: Có mối quan hệ đồng biến giữa giá trị kinh tế gia tăng và tỷ suất sinh lời của
vốn đầu tư tại các ngân hàng thương mại.
H1d: Có mối quan hệ đồng biến giữa giá trị kinh tế gia tăng và tài sản lưu động với
nợ phải trả tại các ngân hàng thương mại.
H2: Có một tác động của giá trị kinh tế gia tăng với hiệu quả tài chính tại các ngân
hàng thương mại.
H2a: Có một tác động của giá trị kinh tế gia tăng với lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
tại các ngân hàng thương mại.
H2b: Có tác động của giá trị kinh tế gia tăng với lợi nhuận trên tài sản tại các ngân
hàng thương mại.
H2c: Có một tác động của giá trị kinh tế gia tăng với lợi nhuận đầu tư tại các ngân
hàng thương mại.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
17
H2d: Tác động của giá trị kinh tế gia tăng với tài sản lưu động đến nợ phải trả tại
các ngân hàng thương mại.
Như vậy, cho đến nay, các nhà khoa học đã tiến hành những nghiên cứu thực
nghiệm và cố gắng trả lời các câu hỏi khác nhau liên quan đến mối quan hệ giữa giá
trị kinh tế gia tăng đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Các nghiên cứu trên là
những công trình đã được công bố, chúng thuộc những đề tài cụ thể khác nhau ở
khía cạnh này hay khía cạnh khác của loại chủ đề phân tích mối quan hệ giữa giá trị
kinh tế gia tăng đến hiệu quả tài chính tại đơn vị.
Hiệu quả tài chính của một ngân hàng thương mại là một trong những chỉ tiêu
quan trọng đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Tuy nhiên,
thứ nhất, cho đến nay tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về chủ đề mối quan
hệ giữa giá trị kinh tế gia tăng đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại
và phạm vi nghiên cứu còn rộng. Hơn nữa, tác giả nhận thấy, chưa có một nghiên
cứu nào về chủ đề này được cụ thể đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam
được đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán . Thứ hai, các nghiên cứu trước
đây, thường chỉ tập trung vào việc xác định giá trị kinh tế gia tăng (EVA) hoặc chỉ
nghiên cứu về các chỉ tiêu hiệu quả tài chính mà chưa cho biết mối quan hệ giữa giá
trị kinh tế gia tăng và hiệu quả tài chính.
Giả thuyết mô hình nghiên cứu được tác giả xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết
của các nghiên cứu đã thực hiện. Đồng thời, có sự tham khảo ý kiến đóng góp của
các chuyên gia, những nhà chuyên môn, quản lý ngân hàng và những học viên
chuyên ngành tài chính...Đây là những cơ sở khoa học quan trọng để xây dựng nên
mô hình nghiên cứu. Yêu cầu của mô hình nghiên cứu đề xuất là có tính liên kết
giữa các khái niệm với thực tiễn nghiên cứu, có sự kế thừa kết quả nghiên cứu
trước. Bên cạnh đó, mô hình nghiên cứu cần đảm bảo những tính mới, những phát
hiện mới từ quá trình nghiên cứu thực nghiệm và mang tính ứng dụng cao. Kết quả
cụ thể hóa các lý thuyết nghiên cứu thành bảng tóm tắt giả thuyết và kỳ vọng của
các biến, cụ thể như sau:
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
18
Bảng 2.1: Giả thuyết và kỳ vọng các biến trong mô hình nghiên cứu
Giả thuyết Phát biểu Kỳ vọng
H1a
Khi giá trị kinh tế gia tăng của các ngân hàng tăng tỷ
(+)
suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu cũng tăng lên.
H1b
Khi giá trị kinh tế gia tăng của các ngân hàng tăng tỷ
(+)
suất sinh lợi của tài sản cũng tăng lên.
H1c
Khi giá trị kinh tế gia tăng của các ngân hàng tăng tỷ
(+)
suất sinh lợi của vốn đầu tư cũng tăng lên.
H1d
Khi giá trị kinh tế gia tăng của các ngân hàng tăng tỷ
(-)
lệ nợ phải trả giảm
H2a
Có sự tác động giữa giá trị kinh tế gia tăng của các
(+)
ngân hàng lên lợi nhuận của vốn chủ sở hữu.
H2b
Có sự tác động giữa giá trị kinh tế gia tăng của các
(+)
ngân hàng lên lợi nhuận của tài sản.
H2c
Có sự tác động giữa giá trị kinh tế gia tăng của các
(+)
ngân hàng lên lợi nhuận của vốn đầu tư.
H2d
Có sự tác động giữa giá trị kinh tế gia tăng của các
(-)
ngân hàng lên các khoản nợ phải trả
“Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu tồng hợp của học viên (2018)” Kết quả phân tích đánh
giá được dựa trên hệ số mô hình hồi quy, hệ số tương quan và kiểm định mối liên hệ
giữa các biến. Đây là tiêu chuẩn để kiểm định mối quan hệ giữa giá trị kinh tế gia
tăng đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng
thương mại Việt Nam hiện đang niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Trong nghiên cứu, giả thuyết các hệ số mô hình hồi quy, hệ số tương quan giữa
biến EVA và các biến ROE, ROA, ROI mang giá trị dương (hay r và β > 0). Đối với
hệ số mô hình hồi quy, hệ số tương quan giữa EVA và các khoản nợ phải trả có giá
trị âm ((hay r và β < 0). Kết quả kiểm định tham số có ý nghĩa thống kê khi các giá
trị kiểm định P_Value (Sig ≤ 0,005. Có mối quan hệ đồng biến hoặc nghịch biến ở
mức ý nghĩa 5%.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
19
Tóm tắt chương 2
Chương 2 trình bày những khái niệm liên quan đến giá trị kinh tế gia tăng
(EVA), cấu trúc của EVA và cách đo lường EVA. Bên cạnh đó, nội dung chương
cũng trình bày các chỉ tiêu hiệu quả tài chính tại các ngân hàng thương mại. Dựa
trên cơ sở lý thuyết của các nghiên cứu trước đây, tác giả đề xuất mô hình nghiên
cứu sự tác động của giá trị kinh tế gia tăng đến hiệu quả tài chính tại các ngân hàng
thương mại Việt Nam hiện đang niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Chương 2 cũng đưa ra các giả thuyết của mô hình nghiên cứu, các kỳ vọng hệ
số mô hình hồi quy tuyến tính và hệ số tương quan. Khi phân tích, giá trị và dấu của
các hệ số hồi quy, hệ số tương quan đặc biệt được quan tâm. Đồng thời, một số giả
thuyết của mô hình hồi quy tuyến cũng được trình bày trong nghiên cứu.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
20
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong chương 2 học viên đã trình bày cơ sở lý thuyết về giá trị kinh tế gia tăng,
hiệu quả tài chính và mối quan hệ giữa giá trị kinh tế gia tăng với hiệu quả tài chính
của ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Cơ sở lý thuyết này làm nền tảng cho
nghiên cứu trong chương này. Chương 3, học viên sẽ giới thiệu phương pháp nghiên
cứu được sử dụng trong xây dựng và đánh giá cách thức tiến hành nghiên cứu. Nội
dung chính của chương bao gồm 2 phần: (1) Thiết kế nghiên cứu, trong đó trình bày
chi tiết quy trình nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu định tính, định lượng. (2)
Xây dựng thang đo, đo lường các khái niệm nghiên cứu.
3. 1. Thực hiện nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai giai đoạn chính:
Giai đoạn nghiên cứu sơ bộ: Kết hợp các phương pháp nghiên cứu định tính để
xây dựng bảng điều tra khảo sát.
Giai đoạn nghiên cứu chính thức: Nghiên cứu định lượng nhằm thu thập, phân
tích dữ liệu thu thập và kiểm định mô hình.
Mục tiêu
nghiên cứu
Điều chỉnh mô
hình nghiên cứu
Cơ sở lý Mô hình và giả
thuyết thuyết nghiên cứu
Nghiên cứu định tính: Thảo luận nhóm & Phỏng
vấn chuyên gia
Thu thập số
liệu
Dữ liệu bảng từ năm 2008 – 2017 khoảng 15
ngân hàng thương mại có giao dịch chứng khoán
Kiểm định giả
Thống kê mô tả, phân tích kết
thuyết
quả, xử lý số liệu, hồi quy tuyến
tính
Viết báo cáo nghiên cứu
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu
“Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu của học viên (2018)”
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
21
3.1.1. Nghiên cứu sơ bộ
Học viên thực hiện nghiên cứu sơ bộ thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm và
phỏng vấn chuyên gia. Học viên thực hiện thảo luận nhóm với 20 chuyên gia, các
nhà quản lý ngân hàng, giảng viên giảng dạy, học viên chuyên ngành quản trị tài
chính. Các bước tiến hành thảo luận nhóm như sau:
- Giới thiệu tóm lược nội dung buổi thảo luận;
- Phát dàn bài thảo luận nhóm cho các thành viên tham dự;
- Học viên giải thích các nội dung thảo luận, lần lượt thảo luận từng nội dung;
- Trao đổi, thống nhất nội dung và ghi biên bản;
- Thu lại bản tổng hợp nội dung thảo luận nhóm và kết thúc buổi thảo luận.
3.1.2. Nghiên cứu chính thức
Mục đích của nghiên cứu này là thu thập dữ liệu thứ cấp các số liệu về giá trị
kinh tế tăng thêm và hiệu quả tài chính các ngân hàng thương mại ở Việt Nam.
Phương pháp thu thập thông tin sử dụng các bảng báo cáo tài chính, giá cả của cổ
phiếu giao dịch, thu nhập trên một cổ phiếu…
Từ những thông tin, dữ liệu thu thập được, tiến hành phân tích kiểm định giá trị
trung bình, xác định mối tương quan, hồi quy tuyến tính…Tất cả các thao tác này
được tiến hành bằng phần mềm SPSS 16.0. Kết quả nghiên cứu sẽ đưa ra cái nhìn
tổng quát về mối quan hệ giữa giá trị kinh tế gia tăng và hiệu quả hoạt động tài
chính.
3.1.3. Mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa EVA và hiệu quả tài chính tại các
ngân hàng thương mại ở Việt Nam
3.1.3.1. Phương trình kinh tế xác lập mối quan hệ giữa giá trị kinh tế gia tăng và
hiệu quả tài chính tại các ngân hàng thương mại
Luận văn nghiên cứu mối quan hệ giữa giá trị kinh tế gia tăng và hiệu quả tài
chính tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Để xem xét mối quan hệ này, học
viên trình bày nghiên cứu theo hướng xem xét từng mối quan hệ giữa EVA và
ROA, mối quan hệ giữa EVA và ROE, mối quan hệ giữa EVA và YOEA, mối quan
hệ giữa EVA và LDR. Cụ thể, các phương trình nghiên cứu đề xuất như sau:
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
22
Thứ nhất, học viên xem xét mối quan hệ giữa EVA và ROE. Phương trình kinh
tế được xác lập:
ROE = Const + β1 x EVA + ε
Thứ hai, học viên xem xét mối quan hệ giữa EVA và ROA. Phương trình kinh
tế được xác lập:
ROA = Const + β2 x EVA + ε
Thứ ba, học viên xem xét mối quan hệ giữa EVA và YOEA. Phương trình kinh
tế được xác lập:
YOEA = Const + β3 x EVA + ε
Thứ tư, học viên xem xét mối quan hệ giữa EVA và LDR. Phương trình kinh tế
được xác lập:
LDR = Const + β4 x EVA + ε
Trong đó:
- ROA, ROE, YOEA, LDR là biến phụ thuộc và EVA là biến độc lập;
- Const: Hệ số chặn của mô hình;
- β1, β2, β3, β4: Hệ số mô hình hồi quy tuyến tính (hệ số góc);
- ε: Sai số của mô hình hồi quy.
3.1.3.2. Định nghĩa các biến trong mô hình hồi quy tuyến tính
Giá trị kinh tế gia tăng (EVA) trong ngân hàng thương mại là phần lợi nhuận
của ngân hàng thu được sau khi đã loại trừ đi các chi phí sử dụng vốn và lãi vay. So
với các doanh nghiệp kinh doanh khác, các ngân hàng thương mại thường sử dụng
rất nhiều nguồn vốn để kinh doanh. Trong đó, nguồn vốn huy động từ tiền gửi của
khách hàng, vốn chủ sở hữu, vốn vay tại ngân hàng trung ương và các ngân hàng
thương mại khác là những nguồn vốn quan trọng nhất. Bên cạnh đó, các ngân hàng
thương mại cũng chịu sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước và Ngân hàng Trung ương
nên bất kỳ sự thay đổi nào trong chính sách cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận và giá trị
kinh tế gia tăng của ngân hàng.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
23
Tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA) của các ngân hàng thương mại là một tỷ số
tài chính dùng để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của ngân hàng
thương mại. ROA được tính bằng lấy Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản.
Tài sản có của ngân hàng là toàn bộ tài sản có giá trị mà ngân hàng hiện có
quyền sở hữu hoặc có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đọat một cách hợp pháp. Là
tài sản được hình thành trong quá trình sử dụng nguồn vốn. Về cơ bản các tài sản có
của ngân hàng thương mại đều có khả năng tạo ra lợi nhuận. Tuy nhiên, tỷ suất sinh
lợi của các tài sản là khác nhau. Các nhà quản trị ngân hàng thường xây dựng các
danh mục tài sản có để tối đa hóa lợi nhuận, phân tán rủi ro và đảm bảo khả năng
thanh toán trong ngắn hạn và dài hạn. Hoạt động quản trị này chịu ảnh hưởng nhiều
của các quy định pháp luật, mối quan hệ hỗ trợ giữa khách hàng và ngân hàng, cũng
như các mục tiêu của cổ đông.
Tỷ suất sinh lợi của vốn cổ phần hay vốn chủ sở hữu (ROE) của các ngân hàng
thương mại là tỷ số cho biết số lợi nhuận thu được cho các chủ sở hữu của ngân
hàng. Tỷ số ROE được tính toán bằng cách lấy Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu.
Chỉ số ROE cho thấy mức độ hiệu quả về việc sử dụng vốn đầu tư của ngân
hàng, hay nói cách khác một đồng vốn của ngân hàng bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu
đồng lợi nhuận. Về mặt lý thuyết, chỉ số ROE ở mức cao cho thấy khả năng sử dụng
vốn chủ sở hữu hiệu quả của ngân hàng. Chỉ số ROE được các nhà đầu tư phân tích
sử dụng để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường từ đó đưa ra quyết
định đầu tư. Thông thường, cổ phiếu có chỉ số ROE cao thường được các nhà đầu tư
ưa chuộng hơn và những cổ phiếu có ROE cao thì giá của cổ phiếu đó cũng cao
hơn.
Vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại có thể được hiểu là nguồn tiền thuộc
sở hữu hợp pháp của chủ ngân hàng trong một thời gian dài, chủ yếu bao gồm các
khoản vốn ngân hàng được cấp, hoặc được đóng góp bởi những người chủ ngân
hàng khi mới thành lập, cộng với những khoản được trích lập, giữ lại từ lợi nhuận
hoạt động. Về cơ bản, cũng như các loại hình doanh nghiệp khác, vốn chủ sở hữu
của ngân hàng thương mại không phải hoàn trả, chủ ngân hàng có thể tăng, giảm
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
24
(với sự đồng ý của cơ quan chức năng), thay đổi cơ cấu của vốn chủ sở hữu của
ngân hàng thương mại, hoặc quyết định các chính sách phân phối lợi nhuận vốn dĩ
có ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn vốn này. Song, là một định chế tài chính đặc biệt,
vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại mang một số điểm riêng có như về thành
phần của vốn, vai trò của vốn, v.v… Với chức năng là trung gian tín dụng, NHTM
chỉ lấy vốn chủ sở hữu làm vốn điều lệ ban đầu hay vốn pháp định theo quy định
của Bộ Tài chính; Còn lại, họ không ngừng huy động tiền của các chủ thể khác
trong xã hội và nền kinh tế để tài trợ cho các hoạt động của mình. Thông thường tại
các ngân hàng thương mại, vốn chủ sở hữu chiếm tỷ lệ rất nhỏ chỉ từ 5 – 15% tổng
nguồn vốn tại các ngân hàng. Chính vì vậy tỷ số ROE có giá trị lớn hơn nhiều so
với tỷ số ROA.
Tỷ suất sinh lợi của tài sản có chia lãi (YOEA) trong ngân hàng thương mại là
tỷ số cho biết khối lượng thu nhập thu được tạo ra do các tài sản có sinh lãi bình
quân đem lại. Tài sản có sinh lãi là nguồn tạo thu nhập chính của hầu hết các ngân
hàng thương mại.
Công thức tính: Tỷ suất sinh lợi của Tài sản có sinh lãi (YOEA) = Thu nhập lãi
và các khoản thu nhập tương tự/Tài sản có sinh lãi bình quân.
Trong đó: Tài sản có sinh lãi = Tiền gửi tại NHNN + Tiền gửi tại các tổ chức tín
dụng khác + Chứng khoán đầu tư + Cho vay khách hàng.
Vì phụ thuộc nhất định vào mức lãi suất chung, YOEA có thể biến động mạnh
qua từng giai đoạn. YOEA ở mức quá cao so với các ngân hàng khác có thể cho
thấy mức độ sinh lời từ tài sản có, nhưng cũng đồng nghĩa thể hiện mức độ rủi ro
cao của danh mục tài sản có sinh lãi, đặc biệt là các khoản vay. Trong khi đó,
YOEA thấp có thể hàm ý rằng ngân hàng đang sở hữu một danh mục Tài sản có ít
hiệu quả, khả năng đem lại lợi nhuận thấp.
Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi (LDR) tại các ngân hàng thương mại là
tỷ lệ giữa tổng dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi tại ngân hàng. Tỷ lệ LDR cho biết tỷ
lệ số tiền gửi của khách hàng được sử dụng cho mục đích cho vay tại các ngân hàng
thương mại. Công thức tính LDR được xác định như sau:
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
25
LDR = (L/D) x 100%
Trong đó:
- LDR: Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi;
- L: Tổng dư nợ cho vay;
- D: Tổng tiền gửi
Tỷ lệ LDR càng cao thì khả năng sinh lời của ngân hàng càng lớn, nhưng đánh
đổi là rủi ro thanh khoản cũng cao hơn. Để đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng
thương mại, ngân hàng nhà nước thường quy định tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng
mức tiền gửi ở mức hợp lý.
3.1.4. Phương pháp nghiên cứu
3.1.4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Sử dụng các dữ liệu thứ cấp của 15 ngân hàng đang niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2017. Trong quá trình thu thập dữ
liệu không có sự phân biệt về quy mô, loại hình và nơi đăng ký giao dịch.
Bảng 3.1: Danh sách ngân hàng đang niêm yết trên thị trường chứng khoán
STT Mã CK Tên ngân hàng STT Mã CK Tên ngân hàng
1 ACB
Ngân hàng Thương mại
9 NVB
Ngân hàng Thương mại Cổ
Cổ phần Á Châu phần Quân đội
2 BAB
Ngân hàng Thương mại cổ
10 SHB
Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Bắc Á phần Sài Gòn - Hà Nội
Ngân hàng Thương mại Ngân hàng Thương mại Cổ
3 BID Cổ phần Đầu tư và Phát 11 STB phần Sài Gòn Thương Tín
triển Việt Nam
Ngân hàng Thương mại Ngân hàng TMCP Kỹ
4 CTG Cổ phần Công Thương 12 TCB Thương Việt Nam
Việt Nam
Ngân hàng Thương mại Ngân hàng Thương mại cổ
5 EIB Cổ phần Xuất nhập khẩu 13 TPB phần Tiên Phong
Việt Nam
Ngân hàng TMCP Phát Ngân hàng Thương mại Cổ
6 HDB triển TP. Hồ Chí Minh 14 VCB phần Ngoại thương Việt
Nam
Ngân hàng Thương mại Ngân hàng Thương mại Cổ
7 LPB Cổ phần Bưu điện Liên 15 VIB phần Quốc tế Việt Nam
Việt
8 MBB
Ngân hàng Thương mại
Cổ phần Quân đội
“Nguồn: Sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam (2017)”
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
26
Trong quá trình thu thập có 01 ngân hàng chưa niêm yết đủ 10 năm trong giai
đoạn 2008 – 2017 nên khi phân tích học viên có xét đến tính bình quân của những
giai đoạn có đăng ký niêm yết.
Luận văn cũng sử dụng một số dữ liệu phân tích của các tổ chức, cá nhân kiểm
toán độc lập đối với các ngân hàng thương mại thương mại đang đăng ký niêm yết
trên thị trường chứng khoán. Các số liệu thu thập đảm bảo tính chính xác, khách
quan và đúng các quy định của kiểm toán.
3.1.4.2. Dữ liệu phân tích
Các số liệu sau khi thu thập được thay đổi nhằm xác định các chỉ tiêu tăng
trưởng tài chính. Chỉ tiêu tăng trưởng tài chính được tính dựa trên cơ sở so sánh
giữa các quý cùng thời kỳ. Đơn vị tính được xác định là chỉ tiêu % của các dữ liệu
nghiên cứu trong mô hình. Cụ thể các dữ liệu được tính toán cụ thể như sau:
Thứ nhất, chỉ tiêu giá trị kinh tế gia tăng (EVA) của các ngân hàng thương mại
từng giai đoạn được tính bằng cách: EVAi = (EVAi/ EVAi-1) – 1 (100%).
Thứ hai, chỉ tiêu lợi nhuận thuần sau thuế (NOPAT) là thước đo lợi nhuận
không bao gồm chi phí và lợi ích về thuế của tài trợ nợ. Nói cách khác, NOPAT là
thu nhập trước lãi và thuế (EBIT) được điều chỉnh cho tác động của thuế. Dữ liệu
NOPAT sử dụng trong nghiên cứu là tăng trưởng lợi nhuận thuần sau thuế của từng
giai đoạn được tính bằng cách: NOPATi = (NOPATi/ NOPATi-1) – 1 (100%).
Thứ ba, chỉ tiêu tổng vốn đầu tư (TC) từng giai đoạn được tính toán dựa trên
mức độ chênh lệch của số liệu của từng giai đoạn so với số liệu kỳ trước đó hoặc
cũng có thể được tính toán thông qua hệ số ROI: TCi = (TCi/ TCi-1) – 1 (100%).
Thứ tư, chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) được thu thập theo số liệu báo
cáo tại các ngân hàng thương mại từng thời kỳ.
Các dữ liệu tài chính còn lại như ROA, ROE, YOEA, LDR được thu thập trực
tiếp thông qua các báo cáo tăng trưởng tài chính tại các ngân hàng thương mại. Về
cơ bản những số liệu công bố đã được tính toán khi so sánh trực tiếp với số liệu
cùng thời kỳ.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
27
3.1.4.3. Mã hóa các biến
Sau khi tiến hành thảo luận nhóm, xác định mối quan hệ giữa giá trị kinh tế gia
tăng với hiệu quả tài chính tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Trước khi
tiến hành quá trình phân tích dữ liệu, học viên tiến hành mã hóa các biến nghiên
cứu. Cụ thể như sau:
- Mã biến: EVA_Giá trị kinh tế gia tăng tại các ngân hàng thương mại.
- Mã biến: ROE_Tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu.
- Mã biến: ROA_Tỷ suất sinh lợi của tài sản.
- Mã biến: TC_Tổng vốn đầu tư.
- Mã biến: NOPAT_Lợi nhuận thuần sau thuế.
- Mã biến: WACC_Chi phí sử dụng vốn bình quân.
- Mã biến: YOEA_Tỷ suất sinh lợi của tài sản có phát sinh lãi.
- Mã biến: LDR_Dư nợ cho vay trên tổng vốn huy động.
3.1.4.4. Phương pháp phân tích dữ liệu
Dữ liệu thu thập được sàng lọc và tính toán để phù hợp với mục tiêu nghiên cứu
của luận văn. Sau đó, học viên mã hóa các biến và dữ liệu trong công cụ xử lý dữ
liệu SPSS 16.0. Kết thúc quá trình sàng lọc, tính toán và mã hóa biến, học viên phân
tích các đại lượng thống kê mô tả của các biến có trong giả thuyết, mô hình nghiên
cứu. Thống kê mô tả sẽ cho biết các giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, trung bình, phương
sai, độ lệch chuẩn, hệ số biến thiên, mốt và trung vị. Đây là những chỉ tiêu quan
trọng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng vì bất kỳ ngân hàng nào có những chỉ
tiêu tài chính thấp hơn so với mức bình quân của thị trường sẽ có những lợi thế nhất
định trong hoạt động kinh doanh và quản lý. Sự hình thành và phát triển của các
ngân hàng đáp ứng những nhu cầu của nền kinh tế. Nhưng bản thân chúng cũng
chịu sự chi phối của các điều kiện kinh tế và sự cạnh tranh trên thị trường.
3.2. Kiểm định sự phù hợp của mô hình
Hệ số tương quan (Pearson) là đại lượng biểu thị mối quan hệ giữa 2 biến định
lượng. Mối quan hệ tác động qua lại giữa 2 biến được dựa trên cơ sở hệ số tương
quan của nó phải khác 0. Tuy nhiên, khi phân tích hệ số tương quan các nhà nghiên
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
28
cứu thường quan tâm đến giá trị và dấu của hệ số tương quan. Nếu hệ số tương quan
r > 0 thì 2 biến có mối quan hệ đồng biến; r < 0 thì 2 biến có quan hệ tuyến tính
nghịch biến. Giá trị trị tuyệt đối của hệ số tương quan (r) tiến dần đến 1 thì 2 biến có
mối quan hệ tuyến tính tương đối chặt chẽ. Còn giá trị trị tuyệt đối của hệ số tương
quan (r) tiến dần đến 0 thì 2 biến gần như không có mối quan hệ tuyến tính.
Trong nghiên cứu học viên kiểm tra hệ số tương quan của biến giá trị kinh tế gia
tăng (EVA) đối với các biến hiệu quả tài chính tại ngân hàng thương mại như
ROE, ROA, YOEA, LDR để xác định mối quan hệ giữa các biến và xác định mức
độ tác động giữa các biến trong mô hình nghiên cứu.
Tiếp đến học viên tiến hành phân tích hồi quy bằng phương pháp bình phương
nhỏ nhất (Ordinal Least Square - OLS) trong đó biến độc lập là biến giá trị kinh tế
gia tăng đối với các biến phụ thuộc ROE, ROA, YOEA, LDR. Phương pháp lựa
chọn biến Enter được tiến hành. Hệ số xác định mô hình r2
hiệu chỉnh được sử dụng
để xác định sự phù hợp của mô hình, kiểm định F dùng để kiểm tra khả năng mở
rộng của mô hình, kiểm định t để bác bỏ giả thuyết các hệ số hồi quy có tổng thể
bằng 0. Từ việc phân tích hồi quy, tác giả xác định được hệ số của mô hình hồi quy
tuyến tính. Đây là cơ sở để thực hiện các ước lượng và dự báo đối với các ngân
hàng thương mại tại Việt Nam.
Sau khi tiến hành hồi quy tuyến tính, nhằm đảm bảo độ tin cậy của mô hình hồi
quy là phù hợp, một loạt các dò tìm sự vi phạm giả thuyết mô hình hồi quy tuyến
tính sẽ được thực hiện.
Tóm tắt chương 3
Chương 3 trình bày quy trình nghiên cứu, các bước thực hiện nghiên cứu và
việc mã hóa dữ liệu. Từ thực tế tổng quan hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt
Nam, học viên đề xuất cách thức thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu nhằm đảm bảo
mục tiêu nghiên cứu của luận văn đã đề cập.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
29
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong chương 3 học viên đã trình bày quy trình nghiên cứu, cách thức thu thập
và xử lý số liệu. Nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu nghiên cứu của luận văn, học
viên trình bày kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa giá trị kinh tế gia tăng (EVA)
đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần đang niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam dựa trên các đại lượng thống kê mô tả mẫu nghiên
cứu, kiểm định sự phù hợp của mô hình, phân tích tương quan, phân tích hồi quy.
4.1. Mô tả mẫu nghiên cứu
Dữ liệu bảng thu thập của 15 ngân hàng trong giai đoạn 2008 – 2017 được trình
bày theo các chỉ tiêu thống kê quan trọng như giá trị trung bình, phương sai, độ lệch
chuẩn, hệ số biến thiên, giá trị lớn nhất, nhỏ nhất. Kết quả phân tích cụ thể như sau:
Bảng 4.1: Bảng thống kê mô tả các biến phân tích trong mô hình
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
Gia tri kinh te gia tang 147 -3.06 17.70 5.3027 4.85005
Ty suat sinh loi cua von 147 -5.99 31.53 8.8527 7.44809
Ty suat sinh loi cua tai san 147 .01 11.90 1.0312 1.23786
Tong von dau tu 147 -.74 4.14 .4411 .67593
Loi nhuan thuan sau thue 147 -2.34 26.40 8.8136 7.43043
Chi phi su dung von binh quan 147 3.12 21.50 8.8276 4.10688
Ty suat sinh loi cua tai san co phat sinh lai 147 24.13233
5.40 75.94 24.0731
Du no cho vay tren tong von huy dong 147 39.12 86.68 63.2633 10.36240
Valid N (listwise) 147
“Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu của học viên (2018)” Theo số liệu phân tích các giá trị
trung bình của 15 ngân hàng trong giai đoạn 2008 – 2017 đều lớn 0. Điều này hàm ý
rằng, hoạt động của các ngân hàng thương mại đều có kết quả hoạt động kinh doanh
tốt. Tuy nhiên do đặc thù của ngành ngân hàng thương mại chịu ảnh hưởng nhiều
của điều kiện kinh tế xã hội nên trong giai đoạn vừa qua có những thời điểm hoạt
động chưa thật sự tốt. Một số giai đoạn kết
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
30
quả kinh doanh còn ở mức hoạt động kém hiệu quả. Giai đoạn 2008 – 2017 cũng
được coi là giai đoạn có nhiều biến động của hệ thống ngân hàng, khi nhiều doanh
nghiệp phải sáp nhập hoặc tái cấu trúc dưới sức ép của quy luật cạnh tranh.
4.2. Kiểm định sự phù hợp của mô hình
4.2.1. Phân tích hồi quy tương quan
Hệ số tương quan biểu thị mối quan hệ giữa các biến định lượng trong mô hình,
không phân biệt giữa tính độc lập và phụ thuộc của các biến. Cụ thể, học viên xác
định mối quan hệ giữa biến giá trị kinh tế gia tăng đến các chỉ tiêu kết quả kinh
doanh tại các ngân hàng.
Bảng 4.2: Kết quả phân tích tương quan giữa các biến trong mô hình
EVA ROE ROA YOEA LDR
EVA Pearson Correlation 1 .864**
.373**
.541**
.441**
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000
ROE Pearson Correlation .864**
1 .410**
-.502**
.322**
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000
ROA Pearson Correlation .373**
.410**
1 -.109 -.114
Sig. (2-tailed) .000 .000 .187 .167
YOEA Pearson Correlation .541**
-.502**
-.109 1 -.256**
Sig. (2-tailed) .000 .000 .187 .002
LDR Pearson Correlation .441**
.322**
-.114 -.256**
1
Sig. (2-tailed) .000 .000 .167 .002
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).
“Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu của học viên (2018)” Mối quan hệ tương quan giữa
biến giá trị kinh tế gia tăng với các biến chỉ tiêu hiệu quả tài chính tại các ngân hàng
cơ bản có mối quan hệ tuyến tính. Khi giá trị của các hệ số tương quan và giá trị
kiểm định P – Value hệ số tương quan có giá trị sig < α (5%). Đây là cơ sở để xác
định hệ số hồi quy tuyến tính của các biến trong
mô hình.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
31
4.2.2. Phân tích hồi quy
4.2.2.1. Kết quả phân tích hồi quy mối quan hệ giữa EVA và ROE
Kết qủa phân tích hồi quy giữa biến giá trị kinh tế (EVA) đến tỷ suất sinh lợi
của vốn chủ sở hữu (ROE). Trong đó, biến EVA là biến độc lập (biến phân tích) và
biến ROE là biến phụ thuộc. Các số liệu phân tích dựa trên kết quả kiểm định hệ số
mô hình hồi quy, phân tích Anovar và phân tích hệ số β của mô hình hồi quy tuyến
tính. Cụ thể số liệu phân tích như sau:
Bảng 4.3: Mô hình hồi quy tuyến tính giữa EVA và ROE
Adjusted R Std. Error of the
Model R R Square Square Estimate Durbin-Watson
1 .864a
.746 .745 3.76384 1.281
a. Predictors: (Constant), Gia tri kinh te gia tang
b. Dependent Variable: Ty suat sinh loi cua von
“Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu của học viên (2018)” Mô hình hồi quy giải thích được
74,5% sự thay đổi của biến phụ thuộc. Ý nghĩa của R2
hiệu chỉnh đó là 74,5 % sự
thay đổi của tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu là do ảnh hưởng của giá trị kinh tế
gia tăng EVA. Giá trị ước lượng của mô hình hồi quy khá tốt vì trên 50% sự thay
đổi của biến phụ thuộc được giải thích bởi sự thay
đổi của biến độc lập.
Tiếp đến học viên kiểm tra sự phù hợp và khả năng mở rộng mô hình hồi quy
tuyến tính thông qua bảng dữ liệu Anovarb, thông qua kiểm định F với giá trị kiểm
định Sig. Kết quả phân tích cụ thể giá trị sig < α (5%). Điều này hàm ý rằng mô
hình hồi quy tuyến tính được sử dụng phù hợp với giả thuyết nghiên cứu. Có mối
quan hệ tác động giữa giá trị kinh tế gia tăng với tỷ suất sinh lợi của vốn. Tổng giá
trị phần dư trong kiểm định F phải có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Kết quả
phân tích được trình bày qua bảng Anovar:
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
32
Bảng 4.4: Bảng phân tích Anovar
b
Sum of
Model Squares df Mean Square F Sig.
1 Regression 6045.078 1 6045.078 426.716 .000a
Residual 2054.143 145 14.167
Total 8099.221 146
a. Predictors: (Constant), Gia tri kinh te gia tang
b. Dependent Variable: Ty suat sinh loi cua von
“Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu của học viên (2018)”
Dữ liệu phân tích độ phù hợp của mô hình hồi quy thông qua kiểm định F có
giá trị sig = 0.000 < 5%. Mô hình phân tích hồi quy tuyến tính phù hợp.
Bản 4.5: Bảng hệ số mô hình hồi quy giữa EVA và ROE
Coefficients
a
Unstandardized Standardized Collinearity
Coefficients Coefficients Statistics
Std.
Model B Error Beta t Sig. Tolerance VIF
1 (Constant) 1.818 .461 3.944 .000
Gia tri kinh te gia tang 1.327 .064 .864 20.657 .000 1.000 1.000
a. Dependent Variable: Ty suat sinh loi cua von
“Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu của học viên (2018)” Kết quả phân tích hệ số hồi quy
của mô hình, kiểm định t có giá trị sig < 5%, có mối quy hệ tuyến tính giữa giá trị
kinh tế gia tăng đến tỷ suất sinh lợi của vốn chủ
sở hữu, ở đây giá trị β > 0 nên hai biến có mối quan hệ tuyến tính là đồng biến.
Mô hình hồi quy tuyến tính dựa trên kết quả phân tích hệ số được trình bày theo
số liệu như sau:
ROE = 1,818 + 1,327 x EVA + ε
Trong đó:
- ROE (Tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu): Biến phụ thuộc;
- EVA (Giá trị kinh tế gia tăng): Biến độc lập
- ε: Sai số của mô hình hồi quy tuyến tính.
Luận Văn Tác Động Của Giá Trị Kinh Tế Gia Tăng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Ngân Hàng.doc
Luận Văn Tác Động Của Giá Trị Kinh Tế Gia Tăng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Ngân Hàng.doc
Luận Văn Tác Động Của Giá Trị Kinh Tế Gia Tăng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Ngân Hàng.doc
Luận Văn Tác Động Của Giá Trị Kinh Tế Gia Tăng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Ngân Hàng.doc
Luận Văn Tác Động Của Giá Trị Kinh Tế Gia Tăng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Ngân Hàng.doc
Luận Văn Tác Động Của Giá Trị Kinh Tế Gia Tăng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Ngân Hàng.doc
Luận Văn Tác Động Của Giá Trị Kinh Tế Gia Tăng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Ngân Hàng.doc
Luận Văn Tác Động Của Giá Trị Kinh Tế Gia Tăng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Ngân Hàng.doc
Luận Văn Tác Động Của Giá Trị Kinh Tế Gia Tăng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Ngân Hàng.doc
Luận Văn Tác Động Của Giá Trị Kinh Tế Gia Tăng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Ngân Hàng.doc
Luận Văn Tác Động Của Giá Trị Kinh Tế Gia Tăng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Ngân Hàng.doc
Luận Văn Tác Động Của Giá Trị Kinh Tế Gia Tăng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Ngân Hàng.doc
Luận Văn Tác Động Của Giá Trị Kinh Tế Gia Tăng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Ngân Hàng.doc
Luận Văn Tác Động Của Giá Trị Kinh Tế Gia Tăng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Ngân Hàng.doc
Luận Văn Tác Động Của Giá Trị Kinh Tế Gia Tăng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Ngân Hàng.doc
Luận Văn Tác Động Của Giá Trị Kinh Tế Gia Tăng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Ngân Hàng.doc
Luận Văn Tác Động Của Giá Trị Kinh Tế Gia Tăng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Ngân Hàng.doc
Luận Văn Tác Động Của Giá Trị Kinh Tế Gia Tăng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Ngân Hàng.doc
Luận Văn Tác Động Của Giá Trị Kinh Tế Gia Tăng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Ngân Hàng.doc
Luận Văn Tác Động Của Giá Trị Kinh Tế Gia Tăng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Ngân Hàng.doc
Luận Văn Tác Động Của Giá Trị Kinh Tế Gia Tăng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Ngân Hàng.doc
Luận Văn Tác Động Của Giá Trị Kinh Tế Gia Tăng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Ngân Hàng.doc
Luận Văn Tác Động Của Giá Trị Kinh Tế Gia Tăng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Ngân Hàng.doc
Luận Văn Tác Động Của Giá Trị Kinh Tế Gia Tăng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Ngân Hàng.doc
Luận Văn Tác Động Của Giá Trị Kinh Tế Gia Tăng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Ngân Hàng.doc
Luận Văn Tác Động Của Giá Trị Kinh Tế Gia Tăng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Ngân Hàng.doc
Luận Văn Tác Động Của Giá Trị Kinh Tế Gia Tăng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Ngân Hàng.doc
Luận Văn Tác Động Của Giá Trị Kinh Tế Gia Tăng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Ngân Hàng.doc
Luận Văn Tác Động Của Giá Trị Kinh Tế Gia Tăng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Ngân Hàng.doc
Luận Văn Tác Động Của Giá Trị Kinh Tế Gia Tăng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Ngân Hàng.doc
Luận Văn Tác Động Của Giá Trị Kinh Tế Gia Tăng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Ngân Hàng.doc
Luận Văn Tác Động Của Giá Trị Kinh Tế Gia Tăng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Ngân Hàng.doc
Luận Văn Tác Động Của Giá Trị Kinh Tế Gia Tăng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Ngân Hàng.doc
Luận Văn Tác Động Của Giá Trị Kinh Tế Gia Tăng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Ngân Hàng.doc
Luận Văn Tác Động Của Giá Trị Kinh Tế Gia Tăng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Ngân Hàng.doc
Luận Văn Tác Động Của Giá Trị Kinh Tế Gia Tăng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Ngân Hàng.doc
Luận Văn Tác Động Của Giá Trị Kinh Tế Gia Tăng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Ngân Hàng.doc
Luận Văn Tác Động Của Giá Trị Kinh Tế Gia Tăng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Ngân Hàng.doc
Luận Văn Tác Động Của Giá Trị Kinh Tế Gia Tăng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Ngân Hàng.doc
Luận Văn Tác Động Của Giá Trị Kinh Tế Gia Tăng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Ngân Hàng.doc
Luận Văn Tác Động Của Giá Trị Kinh Tế Gia Tăng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Ngân Hàng.doc
Luận Văn Tác Động Của Giá Trị Kinh Tế Gia Tăng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Ngân Hàng.doc
Luận Văn Tác Động Của Giá Trị Kinh Tế Gia Tăng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Ngân Hàng.doc
Luận Văn Tác Động Của Giá Trị Kinh Tế Gia Tăng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Ngân Hàng.doc
Luận Văn Tác Động Của Giá Trị Kinh Tế Gia Tăng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Ngân Hàng.doc
Luận Văn Tác Động Của Giá Trị Kinh Tế Gia Tăng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Ngân Hàng.doc
Luận Văn Tác Động Của Giá Trị Kinh Tế Gia Tăng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Ngân Hàng.doc
Luận Văn Tác Động Của Giá Trị Kinh Tế Gia Tăng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Ngân Hàng.doc
Luận Văn Tác Động Của Giá Trị Kinh Tế Gia Tăng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Ngân Hàng.doc
Luận Văn Tác Động Của Giá Trị Kinh Tế Gia Tăng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Ngân Hàng.doc

More Related Content

Similar to Luận Văn Tác Động Của Giá Trị Kinh Tế Gia Tăng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Ngân Hàng.doc

Similar to Luận Văn Tác Động Của Giá Trị Kinh Tế Gia Tăng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Ngân Hàng.doc (20)

Tác Động Của Xuất Nhập Khẩu Đến Nguồn Thu Thuế Tại Các Quốc Gia Đang Phát Tri...
Tác Động Của Xuất Nhập Khẩu Đến Nguồn Thu Thuế Tại Các Quốc Gia Đang Phát Tri...Tác Động Của Xuất Nhập Khẩu Đến Nguồn Thu Thuế Tại Các Quốc Gia Đang Phát Tri...
Tác Động Của Xuất Nhập Khẩu Đến Nguồn Thu Thuế Tại Các Quốc Gia Đang Phát Tri...
 
Luận Văn Giải Pháp Gia Tăng Nguồn Vốn Huy Động Tại Ngân Hàng.doc
Luận Văn Giải Pháp Gia Tăng Nguồn Vốn Huy Động Tại Ngân Hàng.docLuận Văn Giải Pháp Gia Tăng Nguồn Vốn Huy Động Tại Ngân Hàng.doc
Luận Văn Giải Pháp Gia Tăng Nguồn Vốn Huy Động Tại Ngân Hàng.doc
 
Giải pháp hoàn thiện chế độ đãi ngộ nhân sự tại ngân hàng thương mại cổ phần ...
Giải pháp hoàn thiện chế độ đãi ngộ nhân sự tại ngân hàng thương mại cổ phần ...Giải pháp hoàn thiện chế độ đãi ngộ nhân sự tại ngân hàng thương mại cổ phần ...
Giải pháp hoàn thiện chế độ đãi ngộ nhân sự tại ngân hàng thương mại cổ phần ...
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tự Nguyện Áp Dụng IFRS Tại Các Doanh Nghiệp Việt...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tự Nguyện Áp Dụng IFRS Tại Các Doanh Nghiệp Việt...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tự Nguyện Áp Dụng IFRS Tại Các Doanh Nghiệp Việt...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tự Nguyện Áp Dụng IFRS Tại Các Doanh Nghiệp Việt...
 
Luận Văn Ứng Dụng Hoàn Thiện Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Basel II.doc
Luận Văn Ứng Dụng Hoàn Thiện Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Basel II.docLuận Văn Ứng Dụng Hoàn Thiện Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Basel II.doc
Luận Văn Ứng Dụng Hoàn Thiện Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Basel II.doc
 
Luận Văn Giải Pháp Thúc Đẩy Quyết Định Mua Căn Hộ Chung Cư Trung Cấp.doc
Luận Văn Giải Pháp Thúc Đẩy Quyết Định Mua Căn Hộ Chung Cư Trung Cấp.docLuận Văn Giải Pháp Thúc Đẩy Quyết Định Mua Căn Hộ Chung Cư Trung Cấp.doc
Luận Văn Giải Pháp Thúc Đẩy Quyết Định Mua Căn Hộ Chung Cư Trung Cấp.doc
 
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Cảng Phú Định Bằng Tỷ Số Tài Chính, 9 đ...
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Cảng Phú Định Bằng Tỷ Số Tài Chính, 9 đ...Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Cảng Phú Định Bằng Tỷ Số Tài Chính, 9 đ...
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Cảng Phú Định Bằng Tỷ Số Tài Chính, 9 đ...
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Kiểm Soát Hiệu Quả Chi Ngân Sách Nhà Nước Cho Các Đơ...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Kiểm Soát Hiệu Quả Chi Ngân Sách Nhà Nước Cho Các Đơ...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Kiểm Soát Hiệu Quả Chi Ngân Sách Nhà Nước Cho Các Đơ...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Kiểm Soát Hiệu Quả Chi Ngân Sách Nhà Nước Cho Các Đơ...
 
Báo cáo thực tập Marketing Xúc Tiến Tại Nhà Hàng Buffet.docx
Báo cáo thực tập Marketing Xúc Tiến Tại Nhà Hàng Buffet.docxBáo cáo thực tập Marketing Xúc Tiến Tại Nhà Hàng Buffet.docx
Báo cáo thực tập Marketing Xúc Tiến Tại Nhà Hàng Buffet.docx
 
Giải Pháp Hoàn Thiện Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng Ngoại Thương.doc
Giải Pháp Hoàn Thiện Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng Ngoại Thương.docGiải Pháp Hoàn Thiện Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng Ngoại Thương.doc
Giải Pháp Hoàn Thiện Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Ngân Hàng Ngoại Thương.doc
 
kHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NỢ CÓ VẤN ĐỀ TẠI VIETINBANK.doc
kHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NỢ CÓ VẤN ĐỀ TẠI VIETINBANK.dockHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NỢ CÓ VẤN ĐỀ TẠI VIETINBANK.doc
kHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NỢ CÓ VẤN ĐỀ TẠI VIETINBANK.doc
 
Luận văn - Xây dựng chatbot bán hàng dựa trên mô hình sinh.doc
Luận văn - Xây dựng chatbot bán hàng dựa trên mô hình sinh.docLuận văn - Xây dựng chatbot bán hàng dựa trên mô hình sinh.doc
Luận văn - Xây dựng chatbot bán hàng dựa trên mô hình sinh.doc
 
Luận Văn Nâng Cao Tính Cạnh Tranh Huy Động Vốn Của Ngân Hàng.doc
Luận Văn Nâng Cao Tính Cạnh Tranh Huy Động Vốn Của Ngân Hàng.docLuận Văn Nâng Cao Tính Cạnh Tranh Huy Động Vốn Của Ngân Hàng.doc
Luận Văn Nâng Cao Tính Cạnh Tranh Huy Động Vốn Của Ngân Hàng.doc
 
Luận Văn Tác Động Của Đòn Bẩy Đến Đầu Tư Của Công Ty Ngành Thực Phẩm.doc
Luận Văn Tác Động Của Đòn Bẩy Đến Đầu Tư Của Công Ty Ngành Thực Phẩm.docLuận Văn Tác Động Của Đòn Bẩy Đến Đầu Tư Của Công Ty Ngành Thực Phẩm.doc
Luận Văn Tác Động Của Đòn Bẩy Đến Đầu Tư Của Công Ty Ngành Thực Phẩm.doc
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Kiểm Toán Ước Tính Kế Toán Của Các Công ...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Kiểm Toán Ước Tính Kế Toán Của Các Công ...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Kiểm Toán Ước Tính Kế Toán Của Các Công ...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Kiểm Toán Ước Tính Kế Toán Của Các Công ...
 
Quản Lý Thu Thuế Thông Qua Mối Quan Hệ Giữa Kế Toán Tài Chính Và Kế Toán Thuế...
Quản Lý Thu Thuế Thông Qua Mối Quan Hệ Giữa Kế Toán Tài Chính Và Kế Toán Thuế...Quản Lý Thu Thuế Thông Qua Mối Quan Hệ Giữa Kế Toán Tài Chính Và Kế Toán Thuế...
Quản Lý Thu Thuế Thông Qua Mối Quan Hệ Giữa Kế Toán Tài Chính Và Kế Toán Thuế...
 
Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Trong Lĩnh Vực Chuyển Phát Hàng Không.doc
Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Trong Lĩnh Vực Chuyển Phát Hàng Không.docNâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Trong Lĩnh Vực Chuyển Phát Hàng Không.doc
Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Trong Lĩnh Vực Chuyển Phát Hàng Không.doc
 
Tác động sở hữu nƣớc ngoài đến biến động lợi nhuận cổ phiếu tại sở giao dịch ...
Tác động sở hữu nƣớc ngoài đến biến động lợi nhuận cổ phiếu tại sở giao dịch ...Tác động sở hữu nƣớc ngoài đến biến động lợi nhuận cổ phiếu tại sở giao dịch ...
Tác động sở hữu nƣớc ngoài đến biến động lợi nhuận cổ phiếu tại sở giao dịch ...
 
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Tính Độc Lập Của Kiểm Toán Viên.doc
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Tính Độc Lập Của Kiểm Toán Viên.docLuận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Tính Độc Lập Của Kiểm Toán Viên.doc
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Tính Độc Lập Của Kiểm Toán Viên.doc
 
Báo cáo thực tập khoa kinh tế - du lịch Trường Đại học Quảng Bình.docx
Báo cáo thực tập khoa kinh tế - du lịch Trường Đại học Quảng Bình.docxBáo cáo thực tập khoa kinh tế - du lịch Trường Đại học Quảng Bình.docx
Báo cáo thực tập khoa kinh tế - du lịch Trường Đại học Quảng Bình.docx
 

More from Dịch vụ viết đề tài trọn gói Zalo/Tele: 0917.193.864

More from Dịch vụ viết đề tài trọn gói Zalo/Tele: 0917.193.864 (20)

Khóa Luận Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc.docx
Khóa Luận Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc.docxKhóa Luận Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc.docx
Khóa Luận Quyền Công Tố, Kiểm Sát Điều Tra Các Vụ Án Đánh Bạc.docx
 
Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Của Ngân Hàng.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Của Ngân Hàng.docxCơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Của Ngân Hàng.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Của Ngân Hàng.docx
 
Báo Cáo Thực Tập Thủ Tục Giải Quyết Ly Hôn Tại Tòa Án, 9 Điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Thủ Tục Giải Quyết Ly Hôn Tại Tòa Án, 9 Điểm.docxBáo Cáo Thực Tập Thủ Tục Giải Quyết Ly Hôn Tại Tòa Án, 9 Điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Thủ Tục Giải Quyết Ly Hôn Tại Tòa Án, 9 Điểm.docx
 
Bài Tập Tình Huống Về Bệnh” Trầm Cảm Của Con Gái.docx
Bài Tập Tình Huống Về Bệnh” Trầm Cảm Của Con Gái.docxBài Tập Tình Huống Về Bệnh” Trầm Cảm Của Con Gái.docx
Bài Tập Tình Huống Về Bệnh” Trầm Cảm Của Con Gái.docx
 
Đề Tài Pháp Luật Về Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất .docx
Đề Tài Pháp Luật Về Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất .docxĐề Tài Pháp Luật Về Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất .docx
Đề Tài Pháp Luật Về Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất .docx
 
Luận Văn Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thích Nghi Của Người Chuyển Cư.doc
Luận Văn Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thích Nghi Của Người Chuyển Cư.docLuận Văn Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thích Nghi Của Người Chuyển Cư.doc
Luận Văn Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thích Nghi Của Người Chuyển Cư.doc
 
Luận Văn Tác Động Đến Sự Hội Nhập Xã Hội Của Người Dân Nhập Cư.doc
Luận Văn Tác Động Đến Sự Hội Nhập Xã Hội Của Người Dân Nhập Cư.docLuận Văn Tác Động Đến Sự Hội Nhập Xã Hội Của Người Dân Nhập Cư.doc
Luận Văn Tác Động Đến Sự Hội Nhập Xã Hội Của Người Dân Nhập Cư.doc
 
Luận Văn Tác Động Tiền Lương Lên Dự Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Luận Văn Tác Động Tiền Lương Lên Dự Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.docLuận Văn Tác Động Tiền Lương Lên Dự Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
Luận Văn Tác Động Tiền Lương Lên Dự Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên.doc
 
Luận Văn Hoàn Thiện Quản Trị Chuỗi Cung Ứng Tại Công Ty Cổ Phần Qsr.doc
Luận Văn Hoàn Thiện Quản Trị Chuỗi Cung Ứng Tại Công Ty Cổ Phần Qsr.docLuận Văn Hoàn Thiện Quản Trị Chuỗi Cung Ứng Tại Công Ty Cổ Phần Qsr.doc
Luận Văn Hoàn Thiện Quản Trị Chuỗi Cung Ứng Tại Công Ty Cổ Phần Qsr.doc
 
Luận Văn Tác Động Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Động Lực Của Công Chức.doc
Luận Văn Tác Động Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Động Lực Của Công Chức.docLuận Văn Tác Động Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Động Lực Của Công Chức.doc
Luận Văn Tác Động Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Động Lực Của Công Chức.doc
 
Luận Văn Quản Lý Ngân Sách Theo Đầu Ra Ngành Giáo Dục.doc
Luận Văn Quản Lý Ngân Sách Theo Đầu Ra Ngành Giáo Dục.docLuận Văn Quản Lý Ngân Sách Theo Đầu Ra Ngành Giáo Dục.doc
Luận Văn Quản Lý Ngân Sách Theo Đầu Ra Ngành Giáo Dục.doc
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Thương Hiệu Và Nhận Dạng Thương Hiệu.doc
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Thương Hiệu Và Nhận Dạng Thương Hiệu.docLuận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Thương Hiệu Và Nhận Dạng Thương Hiệu.doc
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Thương Hiệu Và Nhận Dạng Thương Hiệu.doc
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Đến Rủi Ro Thanh Khoản Tại Các Ngân Hàng.doc
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Đến Rủi Ro Thanh Khoản Tại Các Ngân Hàng.docLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Đến Rủi Ro Thanh Khoản Tại Các Ngân Hàng.doc
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Đến Rủi Ro Thanh Khoản Tại Các Ngân Hàng.doc
 
Luận Văn Phát Triển Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Standard Chartered.doc
Luận Văn Phát Triển Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Standard Chartered.docLuận Văn Phát Triển Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Standard Chartered.doc
Luận Văn Phát Triển Thẻ Tín Dụng Tại Ngân Hàng Standard Chartered.doc
 
Luận Văn Tác Động Của Tự Do Hóa Thương Mại Và Đa Dạng Hóa Xuất Khẩu.doc
Luận Văn Tác Động Của Tự Do Hóa Thương Mại Và Đa Dạng Hóa Xuất Khẩu.docLuận Văn Tác Động Của Tự Do Hóa Thương Mại Và Đa Dạng Hóa Xuất Khẩu.doc
Luận Văn Tác Động Của Tự Do Hóa Thương Mại Và Đa Dạng Hóa Xuất Khẩu.doc
 
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài.docLuận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài.doc
 
Luận Văn Hoạt Động Kiểm Tra Thuế Đến Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp.doc
Luận Văn Hoạt Động Kiểm Tra Thuế Đến Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp.docLuận Văn Hoạt Động Kiểm Tra Thuế Đến Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp.doc
Luận Văn Hoạt Động Kiểm Tra Thuế Đến Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp.doc
 
Luận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Vốn, Vốn Trí Tuệ Đến Công Ty Logistics.doc
Luận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Vốn, Vốn Trí Tuệ Đến Công Ty Logistics.docLuận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Vốn, Vốn Trí Tuệ Đến Công Ty Logistics.doc
Luận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Vốn, Vốn Trí Tuệ Đến Công Ty Logistics.doc
 
Luận Văn Pháp Luật Về An Toàn, Vệ Sinh Lao Động Qua Thực Tiễn Áp Dụng Tại Tỉn...
Luận Văn Pháp Luật Về An Toàn, Vệ Sinh Lao Động Qua Thực Tiễn Áp Dụng Tại Tỉn...Luận Văn Pháp Luật Về An Toàn, Vệ Sinh Lao Động Qua Thực Tiễn Áp Dụng Tại Tỉn...
Luận Văn Pháp Luật Về An Toàn, Vệ Sinh Lao Động Qua Thực Tiễn Áp Dụng Tại Tỉn...
 
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Hiệp Ước Basel II.doc
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Hiệp Ước Basel II.docLuận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Hiệp Ước Basel II.doc
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Hiệp Ước Basel II.doc
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdflevanthu03031984
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phươnglamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1mskellyworkmail
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...songtoan982017
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hàlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viênKỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viênKhanh Nguyen Hoang Bao
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Namlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
 
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viênKỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 

Luận Văn Tác Động Của Giá Trị Kinh Tế Gia Tăng Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Ngân Hàng.doc

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH _______________________ NGUYỄN THỊ PHƯƠNG TÁC ĐỘNG CỦA GIÁ TRỊ KINH TẾ GIA TĂNG ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – Năm
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH _______________________ NGUYỄN THỊ PHƯƠNG TÁC ĐỘNG CỦA GIÁ TRỊ KINH TẾ GIA TĂNG ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. TS. LÊ ĐẠT CHÍ TP. HỒ CHÍ MINH – Năm
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Lê Đạt Chí cùng sự giúp đỡ của các thầy/cô trong Khoa Tài chính – Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh. Các số liệu nêu trong đề tài là trung thực, xuất phát từ quá trình thu thập dữ liệu của tác giả. Mọi trích dẫn nguồn được trích lược cụ thể, rõ ràng. Những kết luận khoa học của đề tài chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 10 năm 2019 Học viên Nguyễn Thị Phương
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, từ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình vẽ, đồ thị Tóm tắt CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU.............................................................................................................................1 1.1. Lý do lựa chọn đề tài.............................................................................................................1 1.2. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................................2 1.3. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................................3 1.4. Câu hỏi nghiên cứu................................................................................................................4 1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................................4 1.6. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................................5 1.7. Ý nghĩa của đề tài...................................................................................................................5 1.8. Cấu trúc của luận văn............................................................................................................6 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU...................................7 2.1. Cơ sở lý thuyết.........................................................................................................................7 2.1.1. Nội dung lý thuyết về giá trị kinh tế gia tăng..............................................7 2.1.2. Nội dung lý thuyết về hiệu quả tài chính.......................................................10 2.2. Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa giá trị kinh tế gia tăng (EVA) và hiệu quả tài chính tại các doanh nghiệp ...........................................................................................13 2.2.1. Lịch sử nghiên cứu mối quan hệ giữa giá trị kinh tế gia tăng (EVA) và hiệu quả tài chính..................................................................................................................13 2.2. 2. Mô hình nghiên cứu giả thuyết đề xuất ........................................................15 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................20
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 3. 1. Thực hiện nghiên cứu..........................................................................................................20 3.1.1. Nghiên cứu sơ bộ.....................................................................................................21 3.1.2. Nghiên cứu chính thức ..........................................................................................21 3.1.3. Mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa EVA và hiệu quả tài chính tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam.......................................................................21 3.1.3.1. Phương trình kinh tế xác lập mối quan hệ giữa giá trị kinh tế gia tăng và hiệu quả tài chính tại các ngân hàng thương mại.................21 3.1.3.2. Định nghĩa các biến trong mô hình hồi quy tuyến tính............22 3.1.4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................25 3.1.4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu..............................................................25 3.1.4.2. Dữ liệu phân tích.......................................................................................26 3.1.4.3. Mã hóa các biến.........................................................................................27 3.1.4.4. Phương pháp phân tích dữ liệu ...........................................................27 3.2. Kiểm định sự phù hợp của mô hình .........................................................27 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..........................................................................................29 4.1. Mô tả mẫu nghiên cứu..........................................................................................................29 4.2. Kiểm định sự phù hợp của mô hình................................................................................30 4.2.1. Phân tích hồi quy tương quan.............................................................................30 4.2.2. Phân tích hồi quy .....................................................................................................31 4.2.2.1. Kết quả phân tích hồi quy mối quan hệ giữa EVA và ROE .. 31 4.2.2.2. Kết quả phân tích hồi quy mối quan hệ giữa EVA và ROA .. 35 4.2.2.3. Kết quả phân tích hồi quy giữa EVA và YOEA .........................39 4.2.2.4. Kết quả phân tích hồi quy giữa EVA và LDR .............................44 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................50 5.1. Thảo luận kết quả....................................................................................................................50 5.2. Kiến nghị một số giải pháp.................................................................................................52
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 5.2.1. Những biện pháp làm tăng giá trị kinh tế gia tăng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam .........................................................................................................52 5.2.2. Những biện pháp làm tăng tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu thông qua việc thúc đẩy giá trị kinh tế gia tăng....................................................................54 5.2.3. Những biện pháp làm tăng tỷ suất sinh lợi của tài sản thông qua việc thúc đẩy giá trị kinh tế gia tăng ......................................................................................55 5.2.4. Những biện pháp làm tăng tỷ suất sinh lợi của tài sản có phát sinh lãi thông qua việc thúc đẩy giá trị kinh tế gia tăng.......................................................56 5.2.5. Những biện pháp làm giảm dư nợ cho vay trên tổng vốn huy thông qua việc thúc đẩy giá trị kinh tế gia tăng....................................................................57 5.3. Hạn chế của đề tài và định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo.......................58 Tài liệu tham khảo Phụ lục
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT CÁC CHỮ VIẾT TẮT NỘI DUNG 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 DY Tỷ suất cổ tức trên giá cổ phiếu 3 EBIT Lợi nhuận trước thuế và lãi vay 4 EBITDA Lợi nhuận trước thuế với lãi vay và khấu hao tài sản 5 EPS Thu nhập trên mỗi cổ phiếu 6 EVA Giá trị kinh tế gia tăng 7 FCFF Dòng tiền tự do của công ty 8 IRR Tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ 9 LDR Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi 10 NHNN Ngân hàng Nhà nước 11 NHTM Ngân hàng thương mại 12 NHTW Ngân hàng trung ương 13 NOPAT Lợi nhuận trước lãi vay và sau thuế 14 P/E Hệ số giá trên lợi nhuận một cổ phiếu 15 ROA Lợi nhuận trên tổng tài sản 16 ROCE Lợi nhuận trên vốn đã có 17 ROE Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 18 ROI Lợi nhuận trên vốn đầu tư 19 RONW Lợi nhuận trên giá trị thuần 20 ROS Lợi nhuận trên doanh thu 21 TC Tổng vốn đầu tư 22 VCSH Vốn chủ sở hữu 23 WACC Chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền 24 YOEA Tỷ suất sinh lợi của tài sản có chia lãi
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Giả thuyết và kỳ vọng các biến trong mô hình nghiên cứu.................................18 Bảng 3.1: Danh sách 15 ngân hàng đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2008 - 2017 ........................................................................................................25 Bảng 4.1: Bảng thống kê mô tả các biến phân tích trong mô hình........................................29 Bảng 4.2: Kết quả phân tích tương quan giữa các biến trong mô hình ...............................30 Bảng 4.3: Mô hình hồi quy tuyến tính giữa EVA và ROE .......................................................31 Bảng 4.4: Bảng phân tích Anovarb ......................................................................................................32 Bản 4.5: Bảng hệ số mô hình hồi quy giữa EVA và ROE ........................................................32 Bảng 4.6: Mô hình hồi quy tuyến tính giữa EVA và ROA.......................................................35 Bảng 4.7: Bảng phân tích Anovarb ......................................................................................................36 Bản 4.8: Bảng hệ số mô hình hồi quy giữa EVA và ROA........................................................36 Bảng 4.9: Mô hình hồi quy tuyến tính giữa EVA và YOEA ...................................................40 Bảng 4.10: Kết quả phân tích Anovarb ..............................................................................................40 Bảng 4.11: Bảng hệ số mô hình hồi quy giữa EVA và YOEA...............................................41 Bảng 4.12: Mô hình hồi quy tuyến tính giữa EVA và LDR.....................................................44 Bảng 4.13: Kết quả phân tích Anovarb ..............................................................................................44 Bảng 4.14: Bảng hệ số mô hình hồi quy của EVA và LDR.....................................................45 Bảng 4.15: Số liệu phân tích tương quan, hồi quy, hệ số xác định của mô hình.............48 Bảng 4.16: Bảng tổng hợp các kiểm định của giả thuyết ..........................................................48 Bảng 5.1: Kết quả phân tích mối quan hệ giữa EVA và hiệu quả tài chính tại các ngân hàng thương mại qua một số nghiên cứu..........................................................................................51
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Sơ đồ 2.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất ............................................................................................16 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ............................................................................................................20 Biểu đồ 4.1: Đồ thị phần dư của biến phụ thuộc ROE và biến độc lập EVA...................33 Biểu đồ 4.2: Đồ thị giá trị dự báo ROE do ảnh hưởng của EVA...........................................34 Biểu đồ 4.3: Đồ thị phân tán phần dư của ROE.............................................................................35 Biểu đồ 4.4: Đồ thị phần dư của biến phụ thuộc ROA và biến độc lập EVA ..................38 Biểu đồ 4.5: Đồ thị giá trị dự báo ROA do ảnh hưởng của EVA ..........................................39 Biểu đồ 4.6: Đồ thị phân tán phần dư của ROA............................................................................39 Biểu đồ 4.7: Đồ thị phần dư của biến phụ thuộc YOEA và biến độc lập EVA...............42 Biểu đồ 4.8: Đồ thị giá trị dự báo YOEA do ảnh hưởng của EVA.......................................43 Biểu đồ 4.9: Đồ thị phân tán phần dư của YOEA.........................................................................43 Biểu đồ 4.10: Đồ thị phần dư của biến phụ thuộc LDR và biến độc lập EVA ................45 Biểu đồ 4.11: Đồ thị giá trị dự báo LDR do ảnh hưởng của EVA ........................................46 Biểu đồ 4.12: Đồ thị phân tán phần dư của LDR..........................................................................46
  • 10. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 TÓM TẮT a) Đề tài luận văn thạc sĩ: “Tác động của giá trị kinh tế gia tăng đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam” Tiếng Việt: b) Nội dung Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu: Hiệu quả tài chính trong thời gian vừa qua đã trở thành một tiêu chí quan trọng để đánh giá sự tồn tại của một ngân hàng trong môi trường cạnh tranh quốc tế. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều tiêu chí để đánh giá hiệu quả tài chính và mỗi tiêu chí lại có những ưu nhược điểm khác nhau. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu mối quan hệ giữa giữa giá trị kinh tế gia tăng và hiệu quả tài chính tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Trong nhiều nghiên cứu trước, các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng mối quan hệ này có sự khác biệt ở cả mặt không gian và thời gian. Tại Việt Nam những nghiên cứu về đề tài này còn hạn chế về số lượng. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia, kỹ thuật phân tích định lượng số liệu thứ cấp thu thập được từ thị trường chứng khoán Việt Nam của các ngân hàng thương mại để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu: Đề tài cho biết giá trị kinh tế gia tăng có mối quan hệ đồng biến với các chỉ tiêu tài chính tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng không giống nhau. Kết luận và hàm ý: Kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa đối với các nhà quản trị tại các ngân hàng thương mại, những nhà nghiên cứu và sinh viên chuyên ngành tài chính – ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cũng một lần nữa khẳng định, có sự không đồng nhất sự tác động của giá trị kinh tế gia tăng đến hiệu quả tài chính tại các ngành, lĩnh vực và giai đoạn khác nhau. c) Từ khóa: Giá trị kinh tế; hiệu quả; tác động; tăng trưởng; ngân hàng.
  • 11. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 English: a) Title: “The impact of economic value added on the financial efficiency of commercial banks in Vietnam” b) Abstract: Reason for writing: Financial efficiency in recent years has become an important criteria to assess the existence of a bank in an international competitive environment. However, today there are many criteria to evaluate financial performance and each criterion has different advantages and disadvantages. Problem: This study was conducted to understand the relationship between added economic value and financial efficiency at commercial banks in Vietnam. In previous studies, the research results have shown that this relationship is different in both space and time. In Vietnam, the researchs about this topic are still limited in quality. Methods: This is using group discussion methods, expert consultation methods, techniques for quantitative analysis of secondary data collected from Vietnam's stock market by commercial banks to accomplish research objectives. Results:The thesis shows that the added economic value has a positive relationship with the financial indicators at commercial banks in Vietnam. However, the impact level is not the same. Conclusion: The results of this study are significant for managers at commercial banks, researchers, finance and banking faculty students. Research results also once again confirm that there is a heterogeneity of the impact of added economic value on financial efficiency in different fields, sectors and stages. c) Keywords: Economic value; effective; impact; growth; bank.
  • 12. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1 CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1. Lý do lựa chọn đề tài Trong những năm vừa qua, cùng với sự phát triển và hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế Việt Nam đã chủ động hội nhập, mở rộng giao thương quốc tế với nhiều quốc gia, khu vực kinh tế trên thế giới. Các ngân hàng thương mại Việt Nam với vai trò là một định chế, trung gian tài chính đã có những sự tăng trưởng vượt bậc. Doanh thu của các ngân hàng không ngừng tăng lên qua các năm và đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Hiện nay, bên cạnh các ngân hàng thương mại do Nhà nước quản lý, hệ thống các ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng thương mại có vốn đầu tư nước ngoài cũng không ngừng được phát triển. Quy mô toàn hệ thống thị trường các ngân hàng thương mại ở Việt Nam dần được mở rộng. Trên thị trường, các ngân hàng thương mại Việt Nam phân cấp thành nhiều nhóm ngân hàng theo quy mô với các loại hình nhỏ, vừa, lớn và siêu lớn. Các ngân hàng này cạnh tranh với nhau, liên kết với nhau tạo thành một hệ thống tương đối hoàn chỉnh. Tuy nhiên sự gia tăng sức ép cạnh tranh sẽ tác động đến ngành ngân hàng như thế nào còn phụ thuộc một phần vào khả năng thích nghi và hiệu quả hoạt động của chính các ngân hàng trong môi trường mới này. Các ngân hàng có năng lực cạnh tranh yếu sẽ dần được thay thế bằng các ngân hàng có hiệu quả hơn. Điều này cho thấy chỉ có các ngân hàng hoạt động hiệu quả mới có lợi thế về cạnh tranh. Như vậy, hiệu quả trở thành một tiêu chí quan trọng để đánh giá sự tồn tại của một ngân hàng trong một môi trường cạnh tranh quốc tế ngày càng gia tăng. Trong môi trường cạnh tranh và đòi hỏi của hội nhập như hiện nay, hệ thống ngân hàng không những phải duy trì được sự ổn định trong hoạt động của mình mà còn phải có khả năng gia tăng cạnh tranh đối với các tổ chức tài chính phi ngân hàng và các định chế tài chính khác. Để làm được điều này đòi hỏi các ngân hàng thương mại không ngừng phải tăng cường hiệu quả hoạt động của mình.
  • 13. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2 Hiệu quả hoạt động tài chính của các ngân hàng thương mại được đánh giá thông qua rất nhiều tiêu chí như doanh thu, lợi nhuận, khả năng huy động vốn, tỷ suất sinh lời, tính thanh khoản, khả năng quản lý nợ xấu và quản trị doanh nghiệp…Mỗi tiêu chí đánh giá lại có những ưu, nhược điểm khác nhau. Chính vì vậy, các nhà quản trị tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam phải lựa chọn một hoặc một vài tiêu chí đánh giá phù hợp để đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính của ngân hàng. Trong các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính của ngân hàng thương mại có một tiêu chí đánh giá tổng thể hiệu quả hoạt động tài chính và đang được áp dụng phổ biến hiện nay. Đó là, tiêu chí đánh giá thông qua giá trị kinh tế tăng thêm trong các hệ thống ngân hàng. Giá trị kinh tế gia tăng (EVA- Economic Value Added) là một chỉ tiêu để đánh giá về hiệu quả doanh nghiệp mang tính tổng hợp, toàn diện và cho đến kết quả cuối cùng của mục tiêu quản trị tài chính doanh nghiệp là tối ưu hóa giá trị tài sản sở hữu của cổ đông. 1.2. Tính cấp thiết của đề tài Sự phát triển hoạt động kinh doanh và năng lực quản lý đã thúc đẩy nhu cầu của các cá nhân và tổ chức là phải xây dựng một phương pháp đo lường tài chính có cấu trúc và hiệu quả hơn. Theo bài báo của Hiệp hội kế toán quản trị công chứng Anh quốc (CIMA), xu hướng mới nhất để đo lường hiệu quả doanh nghiệp từ năm 1992, đó là nhiều công ty gặp khó khăn trong việc thực hiện các khuôn khổ đo lường. Các vấn đề từ những năm 1990 vẫn còn có tác động đến tận ngày nay để xác định các biến đo lường, cách truy cập dữ liệu, v.v. Đo lường hiệu quả tài chính được cho là có tầm quan trọng trong việc đảm bảo thực hiện thành công chiến lược của một tổ chức. Kết quả đo lường hiệu quả tài chính sẽ giúp các nhà quản lý đưa ra các quy trình, ra quyết định hiệu quả dù ở cấp độ hoạt động hay chiến lược. Những năm gần đây, nhiều quốc gia đã phát triển một cách tiếp cận mới để đánh giá hiệu quả của các ngân hàng. Đó là giá trị kinh tế gia tăng (EVA). Thuật ngữ EVA (Giá trị kinh tế gia tăng) ban đầu được hình thành bởi dịch vụ quản lý Stern Stewart vào năm 1989. Sau đó khái niệm này đã được sử dụng phổ biến bởi G. Bannet Steward, III, đối tác quản lý của Stern Stewart & CO vào năm 1991. Kể
  • 14. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 3 từ đó, hơn 300 công ty đã thông qua và ứng dụng trong nhiều ngành kinh tế trên thế giới. Khái niệm về EVA là một cách tiếp cận tương đối mới để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Không giống như các biện pháp đánh giá hiệu quả công ty thông thường, yêu cầu phân tích so sánh với các công ty tương tự trong ngành, thì phương pháp EVA có thể xác định ở trong bản thân một đơn vị. Trong khi các nhà quản lý thường tập trung các biện pháp làm tăng doanh thu cho doanh nghiệp thì những nhà cổ đông, những người nắm giữ cổ phần mong muốn làm tăng giá trị cổ đông. Thu nhập ròng, mặc dù là một chỉ tiêu quan trọng nhưng không phải là một thước đo thực sự của giá trị cổ đông. Giá trị kinh tế tăng thêm đo lường hiệu quả của một công ty với tỷ lệ trên chi phí vốn, trừ đi giá trị của cổ đông thực tế. Xuất phát từ những thực tiễn nêu trên, học viên lựa chọn đề tài nghiên cứu “Tác động của giá trị kinh tế gia tăng đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam” để tìm hiểu những khái niệm quan trọng, cách thức đo lường, những ưu nhược điểm và điều kiện để áp dụng phương pháp EVA. Qua đó rút ra những giải pháp cần thiết để hoàn thiện chiến lược phát triển và chiến lược hoạt động tại đơn vị. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu Phương pháp đo lường giá trị kinh tế gia tăng (EVA) đã được triển khai từ những năm 1990. Trong những năm vừa qua, việc ứng dụng phương pháp đo lường EVA đã trở nên phổ biến trong nhiều lĩnh vực và rộng khắp nhiều quốc gia. Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng kết quả nghiên cứu không có sự trùng lặp, sự tác động của giá trị kinh tế tăng thêm và hiệu quả tài chính cũng có mức độ ảnh hưởng khác nhau. Chính vì vậy, nghiên cứu này nhằm xác định mối quan hệ giữa giá trị kinh tế gia tăng và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Để đạt được mục tiêu tổng quát của luận văn, đề tài thực hiện các mục tiêu cụ thể như sau:
  • 15. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 4 Thứ nhất: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị kinh tế gia tăng tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Thứ hai: Đo lường mức độ tác động của giá trị kinh tế gia tăng đến hiệu quả tài chính của ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Thứ ba: Đề ra những giải pháp nhằm thúc đẩy giá trị kinh tế gia tăng tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Qua đó, nâng cao hiệu quả hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại. 1.4. Câu hỏi nghiên cứu Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu của luận văn, nghiên cứu được thực hiện dựa trên kết quả thu thập dữ liệu của 15 ngân hàng thương mại hiện đang đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2008 - 2017, theo đó 04 câu hỏi nghiên cứu chính được đặt ra: (1) Yếu tố nào tác động đến giá trị kinh tế gia tăng tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam? (2) Có sự tác động của giá trị kinh tế gia tăng đến các chỉ tiêu hiệu quả tài chính tại các ngân hàng thương mại Việt Nam hay không? (3) Có mối quan hệ giữa giá trị kinh tế gia tăng với các chỉ tiêu hiệu quả tài chính tại các ngân hàng thương mại hay không? (4) Những biện pháp nào làm tăng giá trị kinh tế gia tăng tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam? 1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố cấu thành giá trị kinh tế gia tăng và mối quan hệ giữa giá trị kinh tế gia tăng với hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam, bằng việc thu thập thông tin thứ cấp của ngân hàng thương mại Việt Nam có đăng ký trên thị trường chứng khoán đã công bố. Phạm vi nghiên cứu được giới hạn ở những ngân hàng thương mại có đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán. Về mặt không gian, lựa chọn một số các ngân hàng thương mại ở Việt Nam không phân biệt đăng ký trên sàn chứng khoán Hà Nội hay Thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài chỉ nghiên cứu cấu trúc đo lường giá trị
  • 16. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 5 kinh tế gia tăng và mối quan hệ giữa giá trị kinh tế gia tăng với hiệu quả tài chính. Thời gian thực hiện thu thập số liệu thứ cấp từ năm 2008 - 2017. 1.6. Phương pháp nghiên cứu Luận văn là công trình nghiên cứu khoa học được thực hiện qua 2 bước chính: Nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ: Học viên sử dụng phương pháp định tính, kết hợp sử dụng các phương pháp thảo luận nhóm, phỏng vấn chuyên gia, phỏng vấn sâu để kiểm định lại các khái niệm có liên quan đến cấu trúc giá trị kinh tế giá tăng và hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại. Nghiên cứu chính thức: Học viên thu thập số liệu thứ cấp trên các sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam, sử dụng phương pháp định lượng để phân tích các số liệu thu thập được. Kết quả nghiên cứu của luận văn là xác định mối tương quan giữa các yếu tố, hệ số hồi quy mô hình tuyến tính để xem xét mối quan hệ giữa các biến. Phương pháp thu thập thông tin: Sử dụng các thông tin thứ cấp thu thập được trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng các phân tích trên SPSS 16 như: Thống kê mô tả, phân tích tương quan, phân tích hồi quy, kiểm định giả thuyết của mô hình hồi quy tuyến tính. Bên cạnh đó, học viên sử dụng các kỹ thuật phân tích, so sánh đánh giá, ước lượng về các chỉ tiêu hiệu quả tài chính và giá trị kinh tế gia tăng tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam. 1.7. Ý nghĩa của đề tài Trước những biến động không ngừng của nền kinh tế, sự cạnh tranh khốc liệt của giữa các ngân hàng thương mại trong và ngoài nước. Vấn đề quản trị tài chính tại ngân hàng thương mại ngày càng trở nên khó khăn. Hiện nay, có nhiều tiêu chí để đánh giá hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, việc lựa chọn tiêu chí đánh giá hiệu quả tài chính của ngân hàng thương mại không hề đơn giản. Phương pháp đo lường giá trị kinh tế gia tăng có những ưu điểm nhất định khi đánh giá hiệu quả tài chính của ngân hàng thương mại đã được triển khai và phát huy hiệu quả.
  • 17. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 6 Với quá trình nghiên cứu nghiêm túc các số liệu thu thập thứ cấp thực tế, nghiên cứu này sẽ giúp cho các nhà quản trị tài chính tại các ngân hàng thương mại nói riêng và các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh nói chung biết được các yếu tố nào hình thành nên giá trị kinh tế gia tăng và mối quan hệ giữa giá trị kinh tế gia tăng với hiệu quả tài chính. Nghiên cứu này cũng có những nội dung nhận định, so sánh, đánh giá kết quả nghiên cứu biện với các nghiên cứu trước. Từ đó, đưa ra các chiến lược nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của tổ chức trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Về mặt lý thuyết, nghiên cứu đóng góp và củng cố lý thuyết về giá trị kinh tế gia tăng, tạo điều kiện cho các nghiên cứu sâu hơn. 1.8. Cấu trúc của luận văn Luận văn được chia làm năm chương: Chương 1 Phần mở đầu Chương 2 Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Chương 3 Phương pháp nghiên cứu Chương 4 Kết quả nghiên cứu Chương 5 Kết luận và kiến nghị
  • 18. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 7 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Trong chương này, học viên giới thiệu các khái niệm liên quan đến nghiên cứu gồm: Những khái niệm và cấu trúc về các bộ phận cấu thành giá trị kinh tế gia tăng, những tiêu chí đánh giá hiệu quả tài chính tại các ngân hàng thương mại, lịch sử nghiên cứu mối quan hệ giữa giá trị kinh tế gia tăng và hiệu quả tài chính của ngân hàng thương mại. Tiếp theo đó, dựa trên cơ sở lý thuyết đã tổng hợp học viên đề xuất mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu. 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Nội dung lý thuyết về giá trị kinh tế gia tăng Theo định nghĩa của Công ty Stern Stewart: “Giá trị kinh tế tăng thêm là thước đo phần thu nhập tăng thêm từ chênh lệch giữa lợi nhuận hoạt động trước lãi vay sau thuế và chi phí sử dụng vốn”. (Công ty Stern Stewart, 1992)  Tính toán EVA  Cơ sở xác định EVA : EVA = NOPAT – (TC x WACC) - EVA: Được tính bằng lợi nhuận thuần sau thuế và trước chi phí tài chính (NOPAT - Net operating profit after tax) trừ chi phí sử dụng vốn bình quân của tất cả các tài sản kinh doanh được sử dụng vào việc tạo ra lợi nhuận. - NOPAT (Net Operating Profit after tax): Lợi nhuận trước lãi vay và sau thuế = Lợi nhuận sau thuế + Lãi vay x ( 1- thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp). - TC: (Total capital): Vốn đầu tư xác định bằng tổng tài sản bình quân trên bảng cân đối kế toán. - WACC: Chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền theo tỷ trọng các nguồn vốn (bao gồm cả vốn vay và vốn chủ sở hữu). Ưu điểm nổi bật nhất của thước đo EVA là có tính tới chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu, đây là chi phí cơ hội khi nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh này thay vì lĩnh vực kinh doanh khác. Qua đó có thể xác định chính xác giá trị thực sự các khoản lợi nhuận được tạo ra cho các nhà đầu tư, cổ đông trong một thời kỳ nhất định. Các thước đo tài chính khác thường không tính tới loại chi phí này. Thứ
  • 19. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 8 hai, khi xác định EVA đòi hỏi các chỉ tiêu được phán ánh theo quan điểm kinh tế khắc phục được hạn chế của các thước đo truyền thống khác khi sử dụng số liệu kế toán phục vụ cho việc tính toán. Vì vậy, khi tính toán EVA cần phải dựa trên quan điểm kinh tế coi tất các các nguồn vốn được huy động vào hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh đều phát sinh chi phí sử dụng vốn và phải được phản ánh theo cơ sở tiền tệ trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.  Cấu trúc của EVA  NOPAT (Lợi nhuận thuần sau thuế): Là khối lượng lợi nhuận một công ty tạo ra nếu như không có các khoản nợ và không có tài sản tài chính. NOPAT thường được sử dụng trong tính toán giá trị gia tăng (EVA). Nó được tính như sau: NOPAT = Thu nhập hoạt động x (1 - Thuế suất). NOPAT là một cái nhìn chính xác hơn về hiệu quả hoạt động cho các công ty sử dụng đòn bẩy tài chính và nó không bao gồm các khoản tiết kiệm thuế mà nhiều công ty nhận được do các khoản nợ hiện tại. Bên cạnh việc cung cấp cho các nhà phân tích một thước đo về hiệu quả hoạt động cốt lõi mà không có sự ảnh hưởng của các khoản nợ. Các nhà phân tích thực hiện các thương vụ sáp nhập và mua lại (M&A) còn sử dụng lợi nhuận thuần sau thuế để định giá cho các thương vụ giao dịch. Họ sử dụng chỉ tiêu này để tính toán dòng tiền tự do của công ty (FCFF), bằng với lợi nhuận sau thuế sau khi loại trừ thuế và trừ đi những thay đổi trong vốn lưu động. Họ cũng sử dụng nó để tính dòng tiền tự do của công ty (FCFF), bằng lợi nhuận sau thuế trừ đi vốn. Cả hai chỉ tiêu chủ yếu được các nhà phân tích sử dụng để tìm kiếm các mục tiêu mua lại, vì nguồn tài chính của người thâu tóm sẽ thay thế các nguồn lực tài chính hiện tại. Một cách khác để tính lợi nhuận ròng sau thuế là thu nhập ròng cộng với chi phí lãi ròng sau thuế, hoặc thu nhập ròng cộng với chi phí lãi ròng, nhân với một, trừ đi thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp. WACC (Chi phí vốn bình quân gia quyền): Là chi phí bình quân gia quyền của tất cả các nguồn tài trợ dài hạn mà một doanh nghiệp đang sử dụng. WACC được doanh nghiệp xác định dựa trên tỷ trọng các loại vốn mà doanh nghiệp sử dụng.
  • 20. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 9 Vốn của doanh nghiệp bao gồm: Vốn cổ phần thường, vốn chủ sở hữu, cổ phần ưu đãi, trái phiếu và các khoản nợ dài hạn khác. Chi phí sử dụng vốn bình quân được tính toán như sau: WACC = (E/V)*Re + (D/V)*Rd *(1-Tc) Trong đó: Re = Chi phí sử dụng vốn cổ phần. Rd = Chi phí sử dụng nợ. E = Giá trị thị trường của tổng vốn cổ phần. D = Giá trị thị trường của tổng nợ của doanh nghiệp. V = Tổng vốn dài hạn của doanh nghiệp. Tc = Thuế thu nhập doanh nghiệp.. Nói rộng hơn, tài sản của doanh nghiệp được tài trợ dù bằng vốn chủ sở hữu hay bằng các khoản nợ thì chi phí sử dụng vốn bình quân là chi phí sử dụng vốn bình quân của các khoản tài trợ của doanh nghiệp. Bằng việc tính toán chỉ số chi phí sử dụng vốn bình quân, chúng ta biết được doanh nghiệp phải tốn bao nhiều chi phí cho mỗi đồng tiền tài trợ cho doanh nghiệp. Chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp còn được gọi là tỷ suất sinh lợi đòi hỏi tối thiểu mà doanh nghiệp phải đạt được khi quyết định thực hiện một dự án mở rộng nào đó, hoặc quyết định mua lại doanh nghiệp khác. Chi phí sử dụng vốn bình quân được sử dụng như một tỷ lệ chiết khấu thích hợp đối với các dòng tiền từ các dự án có mức rủi ro tương tự mức độ rủi ro của doanh nghiệp. Còn nếu dự án có mức độ rủi ro cao hơn thì tỷ lệ chiết chấu sẽ đòi hỏi một tỷ lệ cao hơn tương ứng với mức rủi ro của dự án đó và ngược lại. Chi phí sử dụng vốn bình quân có thể thay đổi trong các giai đoạn khác nhau do cấu trúc vốn và chi phí sử dụng các nguồn vốn thường không cố định. TC (Vốn đầu tư): Là tổng hợp các loại chi phí để đạt được mục đích đầu tư, thông qua xây dựng nhà xưởng mua sắm máy móc thiết bị, do đối tượng của đầu tư rất phức tạp, nên tính chất của đầu tư vốn cũng rất đa dạng, do đó cần phải phân loại vốn đầu tư để phản ánh được mọi mặt hoạt động của đầu tư, thấy được quan hệ tỷ lệ
  • 21. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 10 đầu tư trong doanh nghiệp, thấy được sự cân đối hay mất cân đối trong sự phát triển toàn diện của ngành xây dựng và ở mỗi doanh nghiệp, để hướng đầu tư vào từng đối tượng, từng yếu tố theo đúng chiến lược phát triển của Nhà nước, của ngành cũng như của doanh nghiệp. Cũng giống như chi phí sử dụng vốn bình quân, tổng nguồn vốn đầu tư thường không cố định và cơ cấu nguồn vốn đầu tư, cấu trúc nguồn vốn tài trợ đầu tư cũng có sự thay đổi theo từng giai đoạn. 2.1.2. Nội dung lý thuyết về hiệu quả tài chính  Khái niệm về hiệu quả tài chính  Theo nghiên cứu của Trương Bá Thanh và Trần Đình Khôi Nguyên (2001), “Hiệu quả tài chính doanh nghiệp là hiệu quả của việc huy động, sử dụng và quản lý vốn trong doanh nghiệp. Trên quan điểm của chủ sở hữu doanh nghiệp, hiệu quả tài chính là hiệu quả của việc giữ gìn và phát triển nguồn vốn chủ sở hữu”. (Trương Bá Thanh và Trần Đình Khôi Nguyên, 2001, trang 23) Bản chất tài chính doanh nghiệp là những mối quan hệ tiền tệ giữa lợi nhuận sau thuế – cổ tức trả cho cổ phần ưu đãi, vốn cổ phần phổ thông, số cổ phiếu phổ thông bình quân gắn trực tiếp với việc tổ chức, huy động, phân phối, sử dụng và quản lý vốn trong quá trình kinh doanh. Hiệu quả tài chính có mối quan hệ tương đối chặt chẽ với hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, hiệu quả kinh tế xã hội và mức độ rủi ro. Bên cạnh đó, hiệu quả tài chính phụ thuộc nhiều điều kiện kinh tế - xã hội, khả năng quản trị tại các đơn vị. Khi đánh giá hoạt động của một doanh nghiệp thì hiệu quả tài chính được coi là chỉ tiêu quan trọng nhất để xem xét tình hình hoạt động của doanh nghiệp.  Các yếu tố cấu thành hiệu quả tài chính  Hiệu quả là sự so sánh giữa nguồn lực đầu vào khan hiếm (lao động, vật tư, máy móc thiết bị…) với kết quả trung gian hay kết quả cuối cùng. Hiểu theo nghĩa rộng, hiệu quả thể hiện mối tương quan giữa các biến số đầu ra thu được so với các biến số đầu vào đã được sử dụng để tạo ra những kết quả đầu ra đó. Chúng ta cần phân biệt ranh giới giữa hai khái niệm hiệu quả và kết quả. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là những gì mà doanh nghiệp đạt được sau một
  • 22. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 11 quá trình sản xuất kinh doanh nhất định, là mục tiêu cần thiết của doanh nghiệp (như số sản phẩm tiêu thụ, doanh thu, lợi nhuận, thị phần, uy tín của doanh nghiệp, là chất lượng sản phẩm…). Trong khi đó, hiệu quả kinh doanh sử dụng cả hai chỉ tiêu kết quả đầu ra và các nguồn lực đầu vào để đánh giá. Hiện tại có rất nhiều các chỉ tiêu đo lường hiệu quả tài chính doanh nghiệp, nhưng có thể chia thành hai nhóm: i) Các hệ số về khả năng sinh lời; ii) Các hệ số giá trị thị trường. Thứ nhất, các chỉ tiêu khả năng sinh lời được dùng nhiều nhất bao gồm: Lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), Tỷ suất cổ tức trên giá cổ phiếu (DY), Lợi nhuận trên doanh thu (ROS), hoặc Lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROI). Kết quả của các chỉ tiêu này lại phụ thuộc vào cách tính lợi nhuận như: Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT), lợi nhuận thuần cộng với lãi vay (trước hoặc sau thuế), lợi nhuận thuần, lợi nhuận trước thuế với lãi vay và khấu hao tài sản (EBITDA). Các hệ số ROA, ROE, ROS, ROI là những chỉ báo khả năng sinh lời mà doanh nghiệp đã đạt được trong các kỳ kế toán đã qua và dự báo trong ngắn hạn của doanh nghiệp. ROE = (Lợi nhuận/Doanh thu) x (Doanh thu/Tổng tài sản) x (Tổng tài sản/VCSH). ROA = (Lợi nhuận/Doanh thu) x (Doanh thu/Tổng tài sản). ROS = Lợi nhuận/Doanh thu. ROI = Lợi nhuận/Vốn đầu tư. DY = Cổ tức cổ phiếu/Thị giá cổ phiếu. Thứ hai, các hệ số giá thị trường, hai hệ số Marris và Tobin’s Q rất thông dụng được như là công cụ đánh giá tốt về hiệu quả tài chính doanh nghiệp. Các hệ số Marris và Tobin’s Q có thể cho biết hiệu quả tương lai của công ty bởi chúng phản ánh được đánh giá của thị trường cả về tiềm năng lợi nhuận của doanh nghiệp trong tương lai. Marris = Giá thị trường VCSH/Giá sổ sách của VCSH. Tobin’s Q = Giá thị trường VCSH + Giá sổ sách nợ phải trả /Giá sổ sách tổng tài sản.
  • 23. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 12 Trên cơ sở công thức tính toán các chỉ tiêu này chúng ta thấy các nhân tố ảnh hưởng đến việc đo lường hiệu quả tài chính đó là: Lợi nhuận, doanh thu, tổng tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, giá trị thị trường cổ phiếu, cổ tức cho cổ phiếu…Các yếu tố này đều phụ thuộc vào các dữ liệu thu thập từ các 4 báo cáo tài chính (BCTC) trong doanh nghiệp, bên ngoài doanh nghiệp như số liệu ngành…tùy thuộc vào việc mục đích phân tích và sử dụng các chỉ tiêu này. Đối với các dữ liệu từ BCTC cung cấp lại ảnh hưởng lớn bởi các ước tính kế toán cũng như các sai lệch thông tin trên BCTC như lợi nhuận, tổng tài sản, nợ phải trả, VCSH, doanh thu. Bên cạnh các chỉ tiêu liên quan đến tỷ suất sinh lời của tài sản và vốn thì các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính liên quan đến khả năng thanh toán cũng đặc biệt quan trọng. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là năng lực về tài chính mà doanh nghiệp có được để đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ cho các cá nhân, tổ chức có quan hệ cho doanh nghiệp vay hoặc nợ. Xác định được vấn đề này là một bước quan trọng để doanh nghiệp đưa ra những quyết định tài chính phù hợp. Một số chỉ tiêu quan trọng liên quan đến khả năng thanh toán mà doanh nghiệp, đối tác và khách hàng thường quan tâm đó là khả năng thanh toán hiện thời (Current Ratio), khả năng thanh toán nhanh (Quick Ratio), khả năng thanh tóan lãi vay. Cụ thể: Tỷ số thể hiện khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong ngắn hạn: - Khả năng thanh toán hiện thời: Phản ánh việc một doanh nghiệp có thể đáp ứng nghĩa vụ trả các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn hay không. Khả năng thanh toán hiện thời = Tài sản ngắn hạn/ Nợ ngắn hạn Tỷ số khả năng thanh toán hiện thời > 1 thể hiện khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp trong tình trạng tốt và an toàn trong hoạt động. Nếu tỷ số này quá cao thì lại là một biểu hiện không tốt do việc tài sản ngắn hạn quá nhiều ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của công ty. - Khả năng thanh toán nhanh: Phản ánh việc doanh nghiệp có thể thanh toán được các khoản nợ bằng tài sản ngắn hạn có thể chuyển thành tiền một cách nhanh nhất.
  • 24. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 13 Khả năng thanh toán nhanh = (Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn Chỉ số này tương tự như thanh toán hiện thời. Nếu chỉ số cao thể hiện khả năng thanh toán nhanh của công ty tốt nhưng nếu quá cao sẽ là một biểu hiện không tốt khi đánh giá về khả năng sinh lời. Thông thường, chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh thường được các nhà đầu tư, quản lý lựa chọn trong quá trình phân tích, đánh giá khi lựa chọn đầu tư hay thực hiện các thương vụ M&A. Khả năng thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT)/Lãi vay phải trả Lãi vay phải trả là một khoản chi phí cố định, nguồn để trả lãi vay là lợi nhuận gộp sau khi đã trừ đi chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. So sánh giữa nguồn để trả lãi vay và lãi vay phải trả sẽ cho chúng ta biết doanh nghiệp đã sẵn sàng trả lãi vay tới mức độ nào. Hệ số này đo lường mức độ lợi nhuận có được do sử dụng vốn để đảm bảo trả lãi vay cho chủ nợ. Nói cách khác, hệ số thanh toán lãi vay cho chúng ta biết được số vốn đi vay đã được sử dụng tốt tới mức nào và đem lại khoản lợi nhuận là bao nhiêu, có đủ bù đắp lãi vay phải trả hay không. 2.2. Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa giá trị kinh tế gia tăng (EVA) và hiệu quả tài chính tại các doanh nghiệp 2.2.1. Lịch sử nghiên cứu mối quan hệ giữa giá trị kinh tế gia tăng (EVA) và hiệu quả tài chính Stewart và Bennett, G. (1994) đã quan sát thấy rằng “EVA là một công cụ quản lý mạnh mẽ mới, đã đạt được sự chấp nhận quốc tế ngày càng tăng và được xem như là tiêu chuẩn quản trị doanh nghiệp”. (Stewart and Bennett, 1994, pp 71 - 84) Về bản chất, EVA là một biện pháp để hợp thức hóa và thể chế hóa hoạt động của một doanh nghiệp phù hợp với các nguyên tắc cơ bản về kinh tế vi mô và tài chính doanh nghiệp. Kinh nghiệm của rất nhiều các công ty đã chấp nhận trên toàn thế giới ủng hộ mạnh mẽ khái niệm rằng một hệ thống EVA, bằng cách cung cấp một khung quyết định tích hợp, có thể tái tập trung nguồn lực và chuyển hướng đầu tư để tạo ra giá trị bền vững cho khách hàng, nhân viên và cổ đông của công ty cho quản lý.
  • 25. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 14 Phép đo EVA là lợi nhuận hoạt động ròng trừ đi một khoản chi phí thích hợp cho những chi phí cơ hội của tất cả số vốn đầu tư vào một doanh nghiệp hoặc dự án. Đó là ước tính lợi nhuận kinh tế thực sự, hoặc số tiền mà thu nhập vượt quá hoặc thấp hơn tỷ lệ tối thiểu yêu cầu của nhà đầu tư trở lại có thể nhận được bằng cách đầu tư vào các chứng khoán khác có thể so sánh rủi ro (Stewart, 1991 và 1994). Lehn và Makhija (1996) đã nghiên cứu EVA như các biện pháp và tín hiệu hiệu quả cho sự thay đổi chiến lược. Họ thấy rằng cả hai biện pháp tương quan thuận với lợi nhuận chứng khoán với các chỉ tiêu hiệu quả tài chính truyền thống như lợi nhuận trên tài sản (ROA), lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và lợi nhuận trên doanh thu (ROS). (Lehn and Makhija, 1996, pp 34 - 38) Talib và San (1998) đã tuyên bố rằng trong nhiều năm, các nhà quản lý, nhà đầu tư và nhà phân tích đã sử dụng các biện pháp thông thường như thu nhập, thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS), tỷ lệ P / E hoặc lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu để thiết lập mục tiêu tài chính, cũng như trình bày và định giá. Bây giờ một phương pháp khác có sẵn để đo lường hiệu suất doanh nghiệp được gọi là giá trị kinh tế gia tăng (EVA). (Talib and San, 1998, pp 52 – 60) Pfeiffer (2000) sử dụng phương pháp toán học EVA so với chiết khấu dòng tiền để giải quyết các vấn đề của cơ quan nội bộ trong việc ra quyết định phân cấp. Bên cạnh thảo luận lý thuyết, cần hiểu biết về hành vi số của EVA trong các điều kiện khác nhau và mối quan hệ số của EVA với các biện pháp kế toán như: Lợi tức đầu tư (ROI), Lợi tức trên vốn (ROE) và các biện pháp sinh lời kinh tế như tỷ suất thu hồi vốn nội bộ (IRR). (Pfeiffer, 2000, pp 68 - 91) Girotra và cộng sự (2001) nhấn mạnh rằng tầm quan trọng của EVA. Họ so sánh EVA với lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), lợi nhuận trên giá trị thuần (RONW), lợi nhuận trên vốn đã có (ROCE) và thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS). Họ cho rằng EVA không phải là một công cụ để tạo ra giá trị nhưng nó khuyến khích các nhà quản lý suy nghĩ như chủ sở hữu và trong quá trình này có thể thúc đẩy họ nỗ lực để đạt hiệu quả tốt hơn. Nghiên cứu kết luận rằng EVA rất hữu ích
  • 26. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 15 bởi vì nó buộc các công ty phải quan tâm đến vốn làm việc và đặc biệt là vốn lưu động quá mức. (Girotra et al., 2001, pp 7 -18) Popa và cộng sự (2009) lập luận rằng EVA có thể là một công cụ quan trọng mà các chủ ngân hàng có thể sử dụng để đo lường và cải thiện hiệu quả tài chính của ngân hàng của họ. Họ nhấn mạnh những ưu điểm của EVA bằng cách so sánh với các chỉ số hiệu quả tài chính khác. Vì EVA coi trọng cổ đông của ngân hàng nên việc sử dụng EVA bằng cách quản lý ngân hàng có thể dẫn đến các quyết định khác nhau hơn nếu quản lý chỉ dựa vào các biện pháp khác. Họ điều tra các hệ thống Ngân hàng Rumani để so sánh các lợi thế của EVA với các biện pháp khác của hoạt động ngân hàng như lợi nhuận trên tài sản (ROA), lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), thu nhập ròng và tỷ lệ hiệu quả, không xem xét chi phí vốn chủ sở hữu vốn được sử dụng. (Popa et al., 2009) Nghiên cứu của Piriya Muraleetharan & T.Kosalathevi (2014) sử dựng dữ liệu thứ cấp thu thập từ các báo cáo hàng năm của các ngân hàng Srilanka trong giai đoạn 2006 - 2012 (7 năm). Kết quả cho thấy rằng có một mối quan hệ đáng kể giữa EVA và MVA. (Piriya Muraleetharan & T.Kosalathevi, 2014, pp 92 – 97) Nghiên cứu của Jewel Kumar Roy & Fahmida Emran (2016) sử dụng dữ liệu lịch sử trên các báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại Bangladesh trong khoảng thời gian 8 năm (2008 - 2015). Các chuyên gia quan sát thấy rằng giá trị kinh tế gia tăng được tạo ra khi một dự án của công ty mang lại lợi nhuận và nó ảnh hưởng tích cực đến PER. Họ cũng nhận thấy rằng có những mối quan hệ nhân quả, tác động và độ lớn tương ứng của từng biến ảnh hưởng đến hiệu suất. Các tác giả đề xuất rằng mỗi biến bao gồm, tài sản, thu nhập, vốn, thanh khoản và độ nhạy có thể được phân tích riêng biệt để có được sự hiểu biết về cách mỗi biến tương ứng thực sự đóng góp vào hiệu suất. (Jewel Kumar Roy & Fahmida Emran, 2016, pp 203 – 213) 2.2. 2. Mô hình nghiên cứu giả thuyết đề xuất Trên cơ sở phân tích đánh giá hệ thống các lý thuyết về giá trị kinh tế gia tăng, cũng như phân tích đánh giá các nghiên cứu trước đây. Học viên đề nghị mô hình
  • 27. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 16 nghiên cứu giả thuyết mối quan hệ giữa giá trị kinh tế gia tăng với hiệu quả tài chính ngân hàng thương mại: Giá trị kinh tế gia tăng Hiệu quả tài chính Khả năng sinh lời Khả năng thanh toán Sơ đồ 2.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất “Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu của học viên (2018)” Trong đó: H1: Có mối quan hệ đồng biến giữa giá trị kinh tế gia tăng và hiệu quả tài chính tại các ngân hàng thương mại. H1a: Có một mối quan hệ đồng biến giữa giá trị kinh tế gia tăng và tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu tại các ngân hàng thương mại. H1b: Có mối quan hệ đồng biến giữa giá trị kinh tế gia tăng và tỷ suất sinh lợi của tài sản tại các ngân hàng thương mại. H1c: Có mối quan hệ đồng biến giữa giá trị kinh tế gia tăng và tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư tại các ngân hàng thương mại. H1d: Có mối quan hệ đồng biến giữa giá trị kinh tế gia tăng và tài sản lưu động với nợ phải trả tại các ngân hàng thương mại. H2: Có một tác động của giá trị kinh tế gia tăng với hiệu quả tài chính tại các ngân hàng thương mại. H2a: Có một tác động của giá trị kinh tế gia tăng với lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tại các ngân hàng thương mại. H2b: Có tác động của giá trị kinh tế gia tăng với lợi nhuận trên tài sản tại các ngân hàng thương mại. H2c: Có một tác động của giá trị kinh tế gia tăng với lợi nhuận đầu tư tại các ngân hàng thương mại.
  • 28. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 17 H2d: Tác động của giá trị kinh tế gia tăng với tài sản lưu động đến nợ phải trả tại các ngân hàng thương mại. Như vậy, cho đến nay, các nhà khoa học đã tiến hành những nghiên cứu thực nghiệm và cố gắng trả lời các câu hỏi khác nhau liên quan đến mối quan hệ giữa giá trị kinh tế gia tăng đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Các nghiên cứu trên là những công trình đã được công bố, chúng thuộc những đề tài cụ thể khác nhau ở khía cạnh này hay khía cạnh khác của loại chủ đề phân tích mối quan hệ giữa giá trị kinh tế gia tăng đến hiệu quả tài chính tại đơn vị. Hiệu quả tài chính của một ngân hàng thương mại là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Tuy nhiên, thứ nhất, cho đến nay tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về chủ đề mối quan hệ giữa giá trị kinh tế gia tăng đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại và phạm vi nghiên cứu còn rộng. Hơn nữa, tác giả nhận thấy, chưa có một nghiên cứu nào về chủ đề này được cụ thể đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam được đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán . Thứ hai, các nghiên cứu trước đây, thường chỉ tập trung vào việc xác định giá trị kinh tế gia tăng (EVA) hoặc chỉ nghiên cứu về các chỉ tiêu hiệu quả tài chính mà chưa cho biết mối quan hệ giữa giá trị kinh tế gia tăng và hiệu quả tài chính. Giả thuyết mô hình nghiên cứu được tác giả xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết của các nghiên cứu đã thực hiện. Đồng thời, có sự tham khảo ý kiến đóng góp của các chuyên gia, những nhà chuyên môn, quản lý ngân hàng và những học viên chuyên ngành tài chính...Đây là những cơ sở khoa học quan trọng để xây dựng nên mô hình nghiên cứu. Yêu cầu của mô hình nghiên cứu đề xuất là có tính liên kết giữa các khái niệm với thực tiễn nghiên cứu, có sự kế thừa kết quả nghiên cứu trước. Bên cạnh đó, mô hình nghiên cứu cần đảm bảo những tính mới, những phát hiện mới từ quá trình nghiên cứu thực nghiệm và mang tính ứng dụng cao. Kết quả cụ thể hóa các lý thuyết nghiên cứu thành bảng tóm tắt giả thuyết và kỳ vọng của các biến, cụ thể như sau:
  • 29. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 18 Bảng 2.1: Giả thuyết và kỳ vọng các biến trong mô hình nghiên cứu Giả thuyết Phát biểu Kỳ vọng H1a Khi giá trị kinh tế gia tăng của các ngân hàng tăng tỷ (+) suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu cũng tăng lên. H1b Khi giá trị kinh tế gia tăng của các ngân hàng tăng tỷ (+) suất sinh lợi của tài sản cũng tăng lên. H1c Khi giá trị kinh tế gia tăng của các ngân hàng tăng tỷ (+) suất sinh lợi của vốn đầu tư cũng tăng lên. H1d Khi giá trị kinh tế gia tăng của các ngân hàng tăng tỷ (-) lệ nợ phải trả giảm H2a Có sự tác động giữa giá trị kinh tế gia tăng của các (+) ngân hàng lên lợi nhuận của vốn chủ sở hữu. H2b Có sự tác động giữa giá trị kinh tế gia tăng của các (+) ngân hàng lên lợi nhuận của tài sản. H2c Có sự tác động giữa giá trị kinh tế gia tăng của các (+) ngân hàng lên lợi nhuận của vốn đầu tư. H2d Có sự tác động giữa giá trị kinh tế gia tăng của các (-) ngân hàng lên các khoản nợ phải trả “Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu tồng hợp của học viên (2018)” Kết quả phân tích đánh giá được dựa trên hệ số mô hình hồi quy, hệ số tương quan và kiểm định mối liên hệ giữa các biến. Đây là tiêu chuẩn để kiểm định mối quan hệ giữa giá trị kinh tế gia tăng đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện đang niêm yết trên thị trường chứng khoán. Trong nghiên cứu, giả thuyết các hệ số mô hình hồi quy, hệ số tương quan giữa biến EVA và các biến ROE, ROA, ROI mang giá trị dương (hay r và β > 0). Đối với hệ số mô hình hồi quy, hệ số tương quan giữa EVA và các khoản nợ phải trả có giá trị âm ((hay r và β < 0). Kết quả kiểm định tham số có ý nghĩa thống kê khi các giá trị kiểm định P_Value (Sig ≤ 0,005. Có mối quan hệ đồng biến hoặc nghịch biến ở mức ý nghĩa 5%.
  • 30. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 19 Tóm tắt chương 2 Chương 2 trình bày những khái niệm liên quan đến giá trị kinh tế gia tăng (EVA), cấu trúc của EVA và cách đo lường EVA. Bên cạnh đó, nội dung chương cũng trình bày các chỉ tiêu hiệu quả tài chính tại các ngân hàng thương mại. Dựa trên cơ sở lý thuyết của các nghiên cứu trước đây, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu sự tác động của giá trị kinh tế gia tăng đến hiệu quả tài chính tại các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện đang niêm yết trên thị trường chứng khoán. Chương 2 cũng đưa ra các giả thuyết của mô hình nghiên cứu, các kỳ vọng hệ số mô hình hồi quy tuyến tính và hệ số tương quan. Khi phân tích, giá trị và dấu của các hệ số hồi quy, hệ số tương quan đặc biệt được quan tâm. Đồng thời, một số giả thuyết của mô hình hồi quy tuyến cũng được trình bày trong nghiên cứu.
  • 31. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 20 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong chương 2 học viên đã trình bày cơ sở lý thuyết về giá trị kinh tế gia tăng, hiệu quả tài chính và mối quan hệ giữa giá trị kinh tế gia tăng với hiệu quả tài chính của ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Cơ sở lý thuyết này làm nền tảng cho nghiên cứu trong chương này. Chương 3, học viên sẽ giới thiệu phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong xây dựng và đánh giá cách thức tiến hành nghiên cứu. Nội dung chính của chương bao gồm 2 phần: (1) Thiết kế nghiên cứu, trong đó trình bày chi tiết quy trình nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu định tính, định lượng. (2) Xây dựng thang đo, đo lường các khái niệm nghiên cứu. 3. 1. Thực hiện nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai giai đoạn chính: Giai đoạn nghiên cứu sơ bộ: Kết hợp các phương pháp nghiên cứu định tính để xây dựng bảng điều tra khảo sát. Giai đoạn nghiên cứu chính thức: Nghiên cứu định lượng nhằm thu thập, phân tích dữ liệu thu thập và kiểm định mô hình. Mục tiêu nghiên cứu Điều chỉnh mô hình nghiên cứu Cơ sở lý Mô hình và giả thuyết thuyết nghiên cứu Nghiên cứu định tính: Thảo luận nhóm & Phỏng vấn chuyên gia Thu thập số liệu Dữ liệu bảng từ năm 2008 – 2017 khoảng 15 ngân hàng thương mại có giao dịch chứng khoán Kiểm định giả Thống kê mô tả, phân tích kết thuyết quả, xử lý số liệu, hồi quy tuyến tính Viết báo cáo nghiên cứu Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu “Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu của học viên (2018)”
  • 32. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 21 3.1.1. Nghiên cứu sơ bộ Học viên thực hiện nghiên cứu sơ bộ thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm và phỏng vấn chuyên gia. Học viên thực hiện thảo luận nhóm với 20 chuyên gia, các nhà quản lý ngân hàng, giảng viên giảng dạy, học viên chuyên ngành quản trị tài chính. Các bước tiến hành thảo luận nhóm như sau: - Giới thiệu tóm lược nội dung buổi thảo luận; - Phát dàn bài thảo luận nhóm cho các thành viên tham dự; - Học viên giải thích các nội dung thảo luận, lần lượt thảo luận từng nội dung; - Trao đổi, thống nhất nội dung và ghi biên bản; - Thu lại bản tổng hợp nội dung thảo luận nhóm và kết thúc buổi thảo luận. 3.1.2. Nghiên cứu chính thức Mục đích của nghiên cứu này là thu thập dữ liệu thứ cấp các số liệu về giá trị kinh tế tăng thêm và hiệu quả tài chính các ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Phương pháp thu thập thông tin sử dụng các bảng báo cáo tài chính, giá cả của cổ phiếu giao dịch, thu nhập trên một cổ phiếu… Từ những thông tin, dữ liệu thu thập được, tiến hành phân tích kiểm định giá trị trung bình, xác định mối tương quan, hồi quy tuyến tính…Tất cả các thao tác này được tiến hành bằng phần mềm SPSS 16.0. Kết quả nghiên cứu sẽ đưa ra cái nhìn tổng quát về mối quan hệ giữa giá trị kinh tế gia tăng và hiệu quả hoạt động tài chính. 3.1.3. Mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa EVA và hiệu quả tài chính tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam 3.1.3.1. Phương trình kinh tế xác lập mối quan hệ giữa giá trị kinh tế gia tăng và hiệu quả tài chính tại các ngân hàng thương mại Luận văn nghiên cứu mối quan hệ giữa giá trị kinh tế gia tăng và hiệu quả tài chính tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Để xem xét mối quan hệ này, học viên trình bày nghiên cứu theo hướng xem xét từng mối quan hệ giữa EVA và ROA, mối quan hệ giữa EVA và ROE, mối quan hệ giữa EVA và YOEA, mối quan hệ giữa EVA và LDR. Cụ thể, các phương trình nghiên cứu đề xuất như sau:
  • 33. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 22 Thứ nhất, học viên xem xét mối quan hệ giữa EVA và ROE. Phương trình kinh tế được xác lập: ROE = Const + β1 x EVA + ε Thứ hai, học viên xem xét mối quan hệ giữa EVA và ROA. Phương trình kinh tế được xác lập: ROA = Const + β2 x EVA + ε Thứ ba, học viên xem xét mối quan hệ giữa EVA và YOEA. Phương trình kinh tế được xác lập: YOEA = Const + β3 x EVA + ε Thứ tư, học viên xem xét mối quan hệ giữa EVA và LDR. Phương trình kinh tế được xác lập: LDR = Const + β4 x EVA + ε Trong đó: - ROA, ROE, YOEA, LDR là biến phụ thuộc và EVA là biến độc lập; - Const: Hệ số chặn của mô hình; - β1, β2, β3, β4: Hệ số mô hình hồi quy tuyến tính (hệ số góc); - ε: Sai số của mô hình hồi quy. 3.1.3.2. Định nghĩa các biến trong mô hình hồi quy tuyến tính Giá trị kinh tế gia tăng (EVA) trong ngân hàng thương mại là phần lợi nhuận của ngân hàng thu được sau khi đã loại trừ đi các chi phí sử dụng vốn và lãi vay. So với các doanh nghiệp kinh doanh khác, các ngân hàng thương mại thường sử dụng rất nhiều nguồn vốn để kinh doanh. Trong đó, nguồn vốn huy động từ tiền gửi của khách hàng, vốn chủ sở hữu, vốn vay tại ngân hàng trung ương và các ngân hàng thương mại khác là những nguồn vốn quan trọng nhất. Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại cũng chịu sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước và Ngân hàng Trung ương nên bất kỳ sự thay đổi nào trong chính sách cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận và giá trị kinh tế gia tăng của ngân hàng.
  • 34. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 23 Tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA) của các ngân hàng thương mại là một tỷ số tài chính dùng để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của ngân hàng thương mại. ROA được tính bằng lấy Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản. Tài sản có của ngân hàng là toàn bộ tài sản có giá trị mà ngân hàng hiện có quyền sở hữu hoặc có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đọat một cách hợp pháp. Là tài sản được hình thành trong quá trình sử dụng nguồn vốn. Về cơ bản các tài sản có của ngân hàng thương mại đều có khả năng tạo ra lợi nhuận. Tuy nhiên, tỷ suất sinh lợi của các tài sản là khác nhau. Các nhà quản trị ngân hàng thường xây dựng các danh mục tài sản có để tối đa hóa lợi nhuận, phân tán rủi ro và đảm bảo khả năng thanh toán trong ngắn hạn và dài hạn. Hoạt động quản trị này chịu ảnh hưởng nhiều của các quy định pháp luật, mối quan hệ hỗ trợ giữa khách hàng và ngân hàng, cũng như các mục tiêu của cổ đông. Tỷ suất sinh lợi của vốn cổ phần hay vốn chủ sở hữu (ROE) của các ngân hàng thương mại là tỷ số cho biết số lợi nhuận thu được cho các chủ sở hữu của ngân hàng. Tỷ số ROE được tính toán bằng cách lấy Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu. Chỉ số ROE cho thấy mức độ hiệu quả về việc sử dụng vốn đầu tư của ngân hàng, hay nói cách khác một đồng vốn của ngân hàng bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Về mặt lý thuyết, chỉ số ROE ở mức cao cho thấy khả năng sử dụng vốn chủ sở hữu hiệu quả của ngân hàng. Chỉ số ROE được các nhà đầu tư phân tích sử dụng để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường từ đó đưa ra quyết định đầu tư. Thông thường, cổ phiếu có chỉ số ROE cao thường được các nhà đầu tư ưa chuộng hơn và những cổ phiếu có ROE cao thì giá của cổ phiếu đó cũng cao hơn. Vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại có thể được hiểu là nguồn tiền thuộc sở hữu hợp pháp của chủ ngân hàng trong một thời gian dài, chủ yếu bao gồm các khoản vốn ngân hàng được cấp, hoặc được đóng góp bởi những người chủ ngân hàng khi mới thành lập, cộng với những khoản được trích lập, giữ lại từ lợi nhuận hoạt động. Về cơ bản, cũng như các loại hình doanh nghiệp khác, vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại không phải hoàn trả, chủ ngân hàng có thể tăng, giảm
  • 35. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 24 (với sự đồng ý của cơ quan chức năng), thay đổi cơ cấu của vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại, hoặc quyết định các chính sách phân phối lợi nhuận vốn dĩ có ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn vốn này. Song, là một định chế tài chính đặc biệt, vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại mang một số điểm riêng có như về thành phần của vốn, vai trò của vốn, v.v… Với chức năng là trung gian tín dụng, NHTM chỉ lấy vốn chủ sở hữu làm vốn điều lệ ban đầu hay vốn pháp định theo quy định của Bộ Tài chính; Còn lại, họ không ngừng huy động tiền của các chủ thể khác trong xã hội và nền kinh tế để tài trợ cho các hoạt động của mình. Thông thường tại các ngân hàng thương mại, vốn chủ sở hữu chiếm tỷ lệ rất nhỏ chỉ từ 5 – 15% tổng nguồn vốn tại các ngân hàng. Chính vì vậy tỷ số ROE có giá trị lớn hơn nhiều so với tỷ số ROA. Tỷ suất sinh lợi của tài sản có chia lãi (YOEA) trong ngân hàng thương mại là tỷ số cho biết khối lượng thu nhập thu được tạo ra do các tài sản có sinh lãi bình quân đem lại. Tài sản có sinh lãi là nguồn tạo thu nhập chính của hầu hết các ngân hàng thương mại. Công thức tính: Tỷ suất sinh lợi của Tài sản có sinh lãi (YOEA) = Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự/Tài sản có sinh lãi bình quân. Trong đó: Tài sản có sinh lãi = Tiền gửi tại NHNN + Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác + Chứng khoán đầu tư + Cho vay khách hàng. Vì phụ thuộc nhất định vào mức lãi suất chung, YOEA có thể biến động mạnh qua từng giai đoạn. YOEA ở mức quá cao so với các ngân hàng khác có thể cho thấy mức độ sinh lời từ tài sản có, nhưng cũng đồng nghĩa thể hiện mức độ rủi ro cao của danh mục tài sản có sinh lãi, đặc biệt là các khoản vay. Trong khi đó, YOEA thấp có thể hàm ý rằng ngân hàng đang sở hữu một danh mục Tài sản có ít hiệu quả, khả năng đem lại lợi nhuận thấp. Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi (LDR) tại các ngân hàng thương mại là tỷ lệ giữa tổng dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi tại ngân hàng. Tỷ lệ LDR cho biết tỷ lệ số tiền gửi của khách hàng được sử dụng cho mục đích cho vay tại các ngân hàng thương mại. Công thức tính LDR được xác định như sau:
  • 36. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 25 LDR = (L/D) x 100% Trong đó: - LDR: Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi; - L: Tổng dư nợ cho vay; - D: Tổng tiền gửi Tỷ lệ LDR càng cao thì khả năng sinh lời của ngân hàng càng lớn, nhưng đánh đổi là rủi ro thanh khoản cũng cao hơn. Để đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng thương mại, ngân hàng nhà nước thường quy định tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng mức tiền gửi ở mức hợp lý. 3.1.4. Phương pháp nghiên cứu 3.1.4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu Sử dụng các dữ liệu thứ cấp của 15 ngân hàng đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2017. Trong quá trình thu thập dữ liệu không có sự phân biệt về quy mô, loại hình và nơi đăng ký giao dịch. Bảng 3.1: Danh sách ngân hàng đang niêm yết trên thị trường chứng khoán STT Mã CK Tên ngân hàng STT Mã CK Tên ngân hàng 1 ACB Ngân hàng Thương mại 9 NVB Ngân hàng Thương mại Cổ Cổ phần Á Châu phần Quân đội 2 BAB Ngân hàng Thương mại cổ 10 SHB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á phần Sài Gòn - Hà Nội Ngân hàng Thương mại Ngân hàng Thương mại Cổ 3 BID Cổ phần Đầu tư và Phát 11 STB phần Sài Gòn Thương Tín triển Việt Nam Ngân hàng Thương mại Ngân hàng TMCP Kỹ 4 CTG Cổ phần Công Thương 12 TCB Thương Việt Nam Việt Nam Ngân hàng Thương mại Ngân hàng Thương mại cổ 5 EIB Cổ phần Xuất nhập khẩu 13 TPB phần Tiên Phong Việt Nam Ngân hàng TMCP Phát Ngân hàng Thương mại Cổ 6 HDB triển TP. Hồ Chí Minh 14 VCB phần Ngoại thương Việt Nam Ngân hàng Thương mại Ngân hàng Thương mại Cổ 7 LPB Cổ phần Bưu điện Liên 15 VIB phần Quốc tế Việt Nam Việt 8 MBB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội “Nguồn: Sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam (2017)”
  • 37. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 26 Trong quá trình thu thập có 01 ngân hàng chưa niêm yết đủ 10 năm trong giai đoạn 2008 – 2017 nên khi phân tích học viên có xét đến tính bình quân của những giai đoạn có đăng ký niêm yết. Luận văn cũng sử dụng một số dữ liệu phân tích của các tổ chức, cá nhân kiểm toán độc lập đối với các ngân hàng thương mại thương mại đang đăng ký niêm yết trên thị trường chứng khoán. Các số liệu thu thập đảm bảo tính chính xác, khách quan và đúng các quy định của kiểm toán. 3.1.4.2. Dữ liệu phân tích Các số liệu sau khi thu thập được thay đổi nhằm xác định các chỉ tiêu tăng trưởng tài chính. Chỉ tiêu tăng trưởng tài chính được tính dựa trên cơ sở so sánh giữa các quý cùng thời kỳ. Đơn vị tính được xác định là chỉ tiêu % của các dữ liệu nghiên cứu trong mô hình. Cụ thể các dữ liệu được tính toán cụ thể như sau: Thứ nhất, chỉ tiêu giá trị kinh tế gia tăng (EVA) của các ngân hàng thương mại từng giai đoạn được tính bằng cách: EVAi = (EVAi/ EVAi-1) – 1 (100%). Thứ hai, chỉ tiêu lợi nhuận thuần sau thuế (NOPAT) là thước đo lợi nhuận không bao gồm chi phí và lợi ích về thuế của tài trợ nợ. Nói cách khác, NOPAT là thu nhập trước lãi và thuế (EBIT) được điều chỉnh cho tác động của thuế. Dữ liệu NOPAT sử dụng trong nghiên cứu là tăng trưởng lợi nhuận thuần sau thuế của từng giai đoạn được tính bằng cách: NOPATi = (NOPATi/ NOPATi-1) – 1 (100%). Thứ ba, chỉ tiêu tổng vốn đầu tư (TC) từng giai đoạn được tính toán dựa trên mức độ chênh lệch của số liệu của từng giai đoạn so với số liệu kỳ trước đó hoặc cũng có thể được tính toán thông qua hệ số ROI: TCi = (TCi/ TCi-1) – 1 (100%). Thứ tư, chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) được thu thập theo số liệu báo cáo tại các ngân hàng thương mại từng thời kỳ. Các dữ liệu tài chính còn lại như ROA, ROE, YOEA, LDR được thu thập trực tiếp thông qua các báo cáo tăng trưởng tài chính tại các ngân hàng thương mại. Về cơ bản những số liệu công bố đã được tính toán khi so sánh trực tiếp với số liệu cùng thời kỳ.
  • 38. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 27 3.1.4.3. Mã hóa các biến Sau khi tiến hành thảo luận nhóm, xác định mối quan hệ giữa giá trị kinh tế gia tăng với hiệu quả tài chính tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Trước khi tiến hành quá trình phân tích dữ liệu, học viên tiến hành mã hóa các biến nghiên cứu. Cụ thể như sau: - Mã biến: EVA_Giá trị kinh tế gia tăng tại các ngân hàng thương mại. - Mã biến: ROE_Tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu. - Mã biến: ROA_Tỷ suất sinh lợi của tài sản. - Mã biến: TC_Tổng vốn đầu tư. - Mã biến: NOPAT_Lợi nhuận thuần sau thuế. - Mã biến: WACC_Chi phí sử dụng vốn bình quân. - Mã biến: YOEA_Tỷ suất sinh lợi của tài sản có phát sinh lãi. - Mã biến: LDR_Dư nợ cho vay trên tổng vốn huy động. 3.1.4.4. Phương pháp phân tích dữ liệu Dữ liệu thu thập được sàng lọc và tính toán để phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của luận văn. Sau đó, học viên mã hóa các biến và dữ liệu trong công cụ xử lý dữ liệu SPSS 16.0. Kết thúc quá trình sàng lọc, tính toán và mã hóa biến, học viên phân tích các đại lượng thống kê mô tả của các biến có trong giả thuyết, mô hình nghiên cứu. Thống kê mô tả sẽ cho biết các giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, trung bình, phương sai, độ lệch chuẩn, hệ số biến thiên, mốt và trung vị. Đây là những chỉ tiêu quan trọng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng vì bất kỳ ngân hàng nào có những chỉ tiêu tài chính thấp hơn so với mức bình quân của thị trường sẽ có những lợi thế nhất định trong hoạt động kinh doanh và quản lý. Sự hình thành và phát triển của các ngân hàng đáp ứng những nhu cầu của nền kinh tế. Nhưng bản thân chúng cũng chịu sự chi phối của các điều kiện kinh tế và sự cạnh tranh trên thị trường. 3.2. Kiểm định sự phù hợp của mô hình Hệ số tương quan (Pearson) là đại lượng biểu thị mối quan hệ giữa 2 biến định lượng. Mối quan hệ tác động qua lại giữa 2 biến được dựa trên cơ sở hệ số tương quan của nó phải khác 0. Tuy nhiên, khi phân tích hệ số tương quan các nhà nghiên
  • 39. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 28 cứu thường quan tâm đến giá trị và dấu của hệ số tương quan. Nếu hệ số tương quan r > 0 thì 2 biến có mối quan hệ đồng biến; r < 0 thì 2 biến có quan hệ tuyến tính nghịch biến. Giá trị trị tuyệt đối của hệ số tương quan (r) tiến dần đến 1 thì 2 biến có mối quan hệ tuyến tính tương đối chặt chẽ. Còn giá trị trị tuyệt đối của hệ số tương quan (r) tiến dần đến 0 thì 2 biến gần như không có mối quan hệ tuyến tính. Trong nghiên cứu học viên kiểm tra hệ số tương quan của biến giá trị kinh tế gia tăng (EVA) đối với các biến hiệu quả tài chính tại ngân hàng thương mại như ROE, ROA, YOEA, LDR để xác định mối quan hệ giữa các biến và xác định mức độ tác động giữa các biến trong mô hình nghiên cứu. Tiếp đến học viên tiến hành phân tích hồi quy bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất (Ordinal Least Square - OLS) trong đó biến độc lập là biến giá trị kinh tế gia tăng đối với các biến phụ thuộc ROE, ROA, YOEA, LDR. Phương pháp lựa chọn biến Enter được tiến hành. Hệ số xác định mô hình r2 hiệu chỉnh được sử dụng để xác định sự phù hợp của mô hình, kiểm định F dùng để kiểm tra khả năng mở rộng của mô hình, kiểm định t để bác bỏ giả thuyết các hệ số hồi quy có tổng thể bằng 0. Từ việc phân tích hồi quy, tác giả xác định được hệ số của mô hình hồi quy tuyến tính. Đây là cơ sở để thực hiện các ước lượng và dự báo đối với các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Sau khi tiến hành hồi quy tuyến tính, nhằm đảm bảo độ tin cậy của mô hình hồi quy là phù hợp, một loạt các dò tìm sự vi phạm giả thuyết mô hình hồi quy tuyến tính sẽ được thực hiện. Tóm tắt chương 3 Chương 3 trình bày quy trình nghiên cứu, các bước thực hiện nghiên cứu và việc mã hóa dữ liệu. Từ thực tế tổng quan hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam, học viên đề xuất cách thức thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu nhằm đảm bảo mục tiêu nghiên cứu của luận văn đã đề cập.
  • 40. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 29 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Trong chương 3 học viên đã trình bày quy trình nghiên cứu, cách thức thu thập và xử lý số liệu. Nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu nghiên cứu của luận văn, học viên trình bày kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa giá trị kinh tế gia tăng (EVA) đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam dựa trên các đại lượng thống kê mô tả mẫu nghiên cứu, kiểm định sự phù hợp của mô hình, phân tích tương quan, phân tích hồi quy. 4.1. Mô tả mẫu nghiên cứu Dữ liệu bảng thu thập của 15 ngân hàng trong giai đoạn 2008 – 2017 được trình bày theo các chỉ tiêu thống kê quan trọng như giá trị trung bình, phương sai, độ lệch chuẩn, hệ số biến thiên, giá trị lớn nhất, nhỏ nhất. Kết quả phân tích cụ thể như sau: Bảng 4.1: Bảng thống kê mô tả các biến phân tích trong mô hình N Minimum Maximum Mean Std. Deviation Gia tri kinh te gia tang 147 -3.06 17.70 5.3027 4.85005 Ty suat sinh loi cua von 147 -5.99 31.53 8.8527 7.44809 Ty suat sinh loi cua tai san 147 .01 11.90 1.0312 1.23786 Tong von dau tu 147 -.74 4.14 .4411 .67593 Loi nhuan thuan sau thue 147 -2.34 26.40 8.8136 7.43043 Chi phi su dung von binh quan 147 3.12 21.50 8.8276 4.10688 Ty suat sinh loi cua tai san co phat sinh lai 147 24.13233 5.40 75.94 24.0731 Du no cho vay tren tong von huy dong 147 39.12 86.68 63.2633 10.36240 Valid N (listwise) 147 “Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu của học viên (2018)” Theo số liệu phân tích các giá trị trung bình của 15 ngân hàng trong giai đoạn 2008 – 2017 đều lớn 0. Điều này hàm ý rằng, hoạt động của các ngân hàng thương mại đều có kết quả hoạt động kinh doanh tốt. Tuy nhiên do đặc thù của ngành ngân hàng thương mại chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện kinh tế xã hội nên trong giai đoạn vừa qua có những thời điểm hoạt động chưa thật sự tốt. Một số giai đoạn kết
  • 41. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 30 quả kinh doanh còn ở mức hoạt động kém hiệu quả. Giai đoạn 2008 – 2017 cũng được coi là giai đoạn có nhiều biến động của hệ thống ngân hàng, khi nhiều doanh nghiệp phải sáp nhập hoặc tái cấu trúc dưới sức ép của quy luật cạnh tranh. 4.2. Kiểm định sự phù hợp của mô hình 4.2.1. Phân tích hồi quy tương quan Hệ số tương quan biểu thị mối quan hệ giữa các biến định lượng trong mô hình, không phân biệt giữa tính độc lập và phụ thuộc của các biến. Cụ thể, học viên xác định mối quan hệ giữa biến giá trị kinh tế gia tăng đến các chỉ tiêu kết quả kinh doanh tại các ngân hàng. Bảng 4.2: Kết quả phân tích tương quan giữa các biến trong mô hình EVA ROE ROA YOEA LDR EVA Pearson Correlation 1 .864** .373** .541** .441** Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 ROE Pearson Correlation .864** 1 .410** -.502** .322** Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 ROA Pearson Correlation .373** .410** 1 -.109 -.114 Sig. (2-tailed) .000 .000 .187 .167 YOEA Pearson Correlation .541** -.502** -.109 1 -.256** Sig. (2-tailed) .000 .000 .187 .002 LDR Pearson Correlation .441** .322** -.114 -.256** 1 Sig. (2-tailed) .000 .000 .167 .002 **. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed). “Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu của học viên (2018)” Mối quan hệ tương quan giữa biến giá trị kinh tế gia tăng với các biến chỉ tiêu hiệu quả tài chính tại các ngân hàng cơ bản có mối quan hệ tuyến tính. Khi giá trị của các hệ số tương quan và giá trị kiểm định P – Value hệ số tương quan có giá trị sig < α (5%). Đây là cơ sở để xác định hệ số hồi quy tuyến tính của các biến trong mô hình.
  • 42. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 31 4.2.2. Phân tích hồi quy 4.2.2.1. Kết quả phân tích hồi quy mối quan hệ giữa EVA và ROE Kết qủa phân tích hồi quy giữa biến giá trị kinh tế (EVA) đến tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE). Trong đó, biến EVA là biến độc lập (biến phân tích) và biến ROE là biến phụ thuộc. Các số liệu phân tích dựa trên kết quả kiểm định hệ số mô hình hồi quy, phân tích Anovar và phân tích hệ số β của mô hình hồi quy tuyến tính. Cụ thể số liệu phân tích như sau: Bảng 4.3: Mô hình hồi quy tuyến tính giữa EVA và ROE Adjusted R Std. Error of the Model R R Square Square Estimate Durbin-Watson 1 .864a .746 .745 3.76384 1.281 a. Predictors: (Constant), Gia tri kinh te gia tang b. Dependent Variable: Ty suat sinh loi cua von “Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu của học viên (2018)” Mô hình hồi quy giải thích được 74,5% sự thay đổi của biến phụ thuộc. Ý nghĩa của R2 hiệu chỉnh đó là 74,5 % sự thay đổi của tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu là do ảnh hưởng của giá trị kinh tế gia tăng EVA. Giá trị ước lượng của mô hình hồi quy khá tốt vì trên 50% sự thay đổi của biến phụ thuộc được giải thích bởi sự thay đổi của biến độc lập. Tiếp đến học viên kiểm tra sự phù hợp và khả năng mở rộng mô hình hồi quy tuyến tính thông qua bảng dữ liệu Anovarb, thông qua kiểm định F với giá trị kiểm định Sig. Kết quả phân tích cụ thể giá trị sig < α (5%). Điều này hàm ý rằng mô hình hồi quy tuyến tính được sử dụng phù hợp với giả thuyết nghiên cứu. Có mối quan hệ tác động giữa giá trị kinh tế gia tăng với tỷ suất sinh lợi của vốn. Tổng giá trị phần dư trong kiểm định F phải có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Kết quả phân tích được trình bày qua bảng Anovar:
  • 43. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 32 Bảng 4.4: Bảng phân tích Anovar b Sum of Model Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression 6045.078 1 6045.078 426.716 .000a Residual 2054.143 145 14.167 Total 8099.221 146 a. Predictors: (Constant), Gia tri kinh te gia tang b. Dependent Variable: Ty suat sinh loi cua von “Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu của học viên (2018)” Dữ liệu phân tích độ phù hợp của mô hình hồi quy thông qua kiểm định F có giá trị sig = 0.000 < 5%. Mô hình phân tích hồi quy tuyến tính phù hợp. Bản 4.5: Bảng hệ số mô hình hồi quy giữa EVA và ROE Coefficients a Unstandardized Standardized Collinearity Coefficients Coefficients Statistics Std. Model B Error Beta t Sig. Tolerance VIF 1 (Constant) 1.818 .461 3.944 .000 Gia tri kinh te gia tang 1.327 .064 .864 20.657 .000 1.000 1.000 a. Dependent Variable: Ty suat sinh loi cua von “Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu của học viên (2018)” Kết quả phân tích hệ số hồi quy của mô hình, kiểm định t có giá trị sig < 5%, có mối quy hệ tuyến tính giữa giá trị kinh tế gia tăng đến tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu, ở đây giá trị β > 0 nên hai biến có mối quan hệ tuyến tính là đồng biến. Mô hình hồi quy tuyến tính dựa trên kết quả phân tích hệ số được trình bày theo số liệu như sau: ROE = 1,818 + 1,327 x EVA + ε Trong đó: - ROE (Tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu): Biến phụ thuộc; - EVA (Giá trị kinh tế gia tăng): Biến độc lập - ε: Sai số của mô hình hồi quy tuyến tính.