SlideShare a Scribd company logo
1 of 53
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------
HOÀNG VĂN TU
Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC AO NUÔI
CÁ RÔ PHI ĐƠN TÍNH VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CẢI THIỆN MÔI
TRƯỜNG NƯỚC TRONG HỢP TÁC XÃ THỦY SẢN NÚI CỐC”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Khoa : Môi trường
Khóa học : 2015 - 2019
Thái Nguyên, năm 2019
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------
HOÀNG VĂN TU
Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC AO NUÔI
CÁ RÔ PHI ĐƠN TÍNH VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CẢI THIỆN MÔI
TRƯỜNG NƯỚC TRONG HỢP TÁC XÃ THỦY SẢN NÚI CỐC”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Lớp :K47 - KHMT
Khoa : Môi trường
Khóa học : 2015 - 2019
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Hoàng Quý Nhân
Thái Nguyên, năm 2019
i
LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của Khoa Môi Trường đồng thời được sự tiếp nhận
của Hợp tác xã Thủy sản Núi Cốc, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
Em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng chất lượng
nước ao nuôi cá Rô Phi đơn tính và đề xuất biện pháp cải thiện môi trường
nước trong Hợp tác xã Thủy sản Núi Cốc”
Để hoàn thành Khóa luận này em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu
nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa môi trường. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc tới Thầy giáo ThS. Hoàng Quý Nhân là gười đã hướng dẫn, chỉ bảo
em tận tình để hoàn thành tốt bài khóa luận này.
Em xin cảm ơn các cán bộ, công nhân viên tại HTX đã tạo điều kiện cho
em trong suốt quá trình thực tập tại đây.
Cảm ơn gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, động viên em trong suốt thời gian
học tập rèn luyện và thực tập tốt nghiệp.
Do thời gian thực tập ngắn, trình độ chuyên môn còn hạn chế bản thân
còn thiếu kinh nghiệm nên khóa luận không tránh khỏi những sai sót. Em rất
mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để khóa
luận hoàn thiện hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019
Sinh viên
Hoàng Văn Tu
ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................i
MỤC LỤC ....................................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ...........................................................................................v
DANH MỤC HÌNH.....................................................................................................vi
PHẦN 1. MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
1.1.Đặt vấn đề ...............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu của đề tài................................................................................................2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ..................................................................................................2
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ..................................................2
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn .......................................................................................2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................................3
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ......................................................................................3
2.1.1. Một số khái niệm về môi trường.........................................................................3
2.1.3.Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước nuôi trồng thủy sản ................................4
2.2. Cơ sở pháp lý .........................................................................................................9
2.3. Tình hình nuôi trồng cá rô phi trên thế giới và Việt Nam .................................11
2.3.1. Giới thiệu khái quát về cá rô phi.......................................................................11
2.3.2. Tình hình nuôi trồng cá rô phi trên thế giới......................................................12
2.3.3. Tình hình nuôi trồng cá rô phi của Việt Nam...................................................14
2.4. Các nguyên nhân có thể gây ra ô nhiễm môi trường nước nuôi trồng
thủy sản và các phương pháp xử lý.............................................................................15
2.4.1. Các nguyên nhân có thể gây ra ô nhiễm môi trường nước nuôi trồng
thủy sản .......................................................................................................................15
2.4.2. Một số giải pháp xử lý môi trường nước nuôi trồng thủy sản..........................16
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............19
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................19
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................19
iii
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................19
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu........................................................................19
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu.........................................................................................19
3.2.2. Thời gian nghiên cứu........................................................................................19
3.3. Nội dung nghiên cứu............................................................................................19
3.4. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................19
3.4.1. Điều tra khảo sát thực địa .................................................................................19
3.3.2. Đánh giá trực quan chất lượng môi trường nước tại ao nuôi cá
của HTX thủy sản .......................................................................................................20
3.3.3. Phương pháp lấy mẫu vàphân tích các chỉ tiêu.................................................20
3.3.4. Phương pháp tổng hợp với quy chuẩn QCVN 08:2015/BTNMT ..................21
3.3.5. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu.............................................................22
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..........................................23
4.1. Khái quát về Hợp tác xã Thủy sản Núi Cốc, huyện Đại Từ, Thái Nguyên.........23
4.1.1. Ngành nghề kinh doanh của HTX ....................................................................23
4.1.2. Cơ cấu và tình hình hoạt động của HTX thủy sản Hồ Núi Cốc .......................23
4.1.3. Tìm hiểu khái quát về hoạt động sản xuất tại HTX thủy sản Núi Cốc .................27
4.2. Đánh giá chất lượng môi trường nước cá Rô phi tại HTX ..................................36
4.2.1. Đánh giá chất lượng nước các ao nuôi cá đợt tháng 2/2019.............................36
4.2.2. Đánh giá chất lượng nước các ao nuôi cá đợt tháng 4/2019.............................37
4.2.3. Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nước
nuôi cá của HTX .........................................................................................................40
4.3. Đề xuất giải pháp giảm thiểu các tác nhân có thể gây ra ô nhiễm
nước trong khu vực nuôi trồng thủy sản.....................................................................42
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................43
5.1. Kết luận................................................................................................................43
5.2. Kiến nghị..............................................................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................45
iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BVMT Bảo vệ môi trường
BTNMT Bộ Tài nguyên môi trường
NHTXS Nuôi trồng thủy sản
NĐ-CP Nghị định – Chính phủ
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
HTX Hợp tác xã
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Nồng độ BOD trong các môi trường nước khác nhau .................................7
Bảng 3.1. Vị trí và địa điểm lấy mẫu..........................................................................20
Bảng 3.2. Bảng các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước ..............................................20
Bảng 4.1. Doanh thu thủy sản của HTX thủy sản
Hồ Núi Cốc năm 2017 - 2018.....................................................................................25
Bảng 4.2. Chi phí đầu tư trang thiết ban đầu
cho HTX HTX thủy sản Núi Cốc ...............................................................................27
Bảng 4.3. Chi phí hàng năm của HTX........................................................................28
Bảng 4.4. Diện tích nuôi cá qua các năm tại Hợp tác xã Thủy sản Núi Cốc..............30
Bảng 4.5. Năng suất và sản lượng cá của HTX thủy sản Núi Cốc............................34
Bảng 4.6. Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước tháng 2/2019 ...................36
Bảng 4.7. Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước tháng 4/2019 ...................37
vi
DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Hình ảnh khu vực nghiên cứu.....................Error! Bookmark not defined.
Hình 4.2. Sơ đồ bộ máy hoạt động của Hợp tác xã Thủy sản Núi Cốc......................24
Hình 4.3. Đồ thị thể hiện diện tích và cơ cấu một số
loại cá của HTX thủy sản Núi Cốc .............................................................................30
Hình 4.4. Kết quả phân tích TSS đợt tháng 2 và tháng 4 năm 2019 ..........................38
Hình 4.5. Kết quả phân tích COD đợt tháng 2 và tháng 4 năm 2019.........................39
Hình 4.6. Kết quả phân tích BOD5 đợt tháng 2 và tháng 4 năm 2019.......................39
Hình 4.7. Kết quả phân tích Coliform đợt tháng 2 và tháng 4 năm 2019...................40
1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1.Đặt vấn đề
Việt Nam với hệ thống sông ngòi dày đặc và có đường biển dài rất thuận
lợi phát triển hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản. Sản lượng thủy sản
Việt Nam đã duy trì tăng trưởng liên tục trong 17 năm qua với mức tăng bình
quân là 9,07%/năm. Với chủ trương thúc đẩy phát triển của chính phủ, hoạt động
nuôi trồng thủy sản đã có những bước phát triển mạnh, sản lượng liên tục tăng
cao trong các năm qua, bình quân đạt 12,77%/năm, đóng góp đáng kể vào tăng
trưởng tổng sản lượng thủy sản của cả nước.
Ngành chế biến thủy sản hiện nay phát triển thành một ngành kinh tế mũi
nhọn, ngành sản xuất hàng hóa lớn, đi đầu trong hội nhập kinh tế quốc tế. Với
sự tăng trưởng nhanh và hiệu quả, thủy sản đã đóng góp tích cực trong chuyển
đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đóng góp hiệu quả cho công cuộc
xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm cho trên 4 triệu lao động, nâng cao đời
sống cho cộng đồng dân cư khắp các vùng nông thôn, ven biển, đồng bằng,
trung du, miền núi….Tuy nhiên, cùng với quá trình đó, ô nhiễm môi trường
nước trong nuôi trồng thủy sản đang trở thành vấn đề cần quan tâm hơn bao
giờ hết. Tình trạng ô nhiễm môi trường đang xảy ra ngày càng nghiêm trọng
trong nuôi trồng thủy sản do phần lớn các chất hữu cơ dư thừa từ thức ăn, phân
và các rác thải khác đọng lại dưới đáy ao nuôi. Ngoài ra, còn các hóa chất,
kháng sinh được sử dụng trong quá trình nuôi trồng cũng dư đọng lại mà không
được xử lý. Việc hình thành lớp bùn đáy do tích tụ lâu ngày của các chất hữu
cơ, cặn bã là nơi sinh sống của các vi sinh vật gây thối, các vi sinh vật sinh các
khí độc như NH3, NO2, H2, H2S, CH4.... Các vi sinh vật gây bệnh như: Vibrio,
Aeromonas, Ecoli, Pseudomonas, Proteus, Staphylococcus... nhiều loại nấm và
nguyên sinh động vật.
2
Xuất phát từ thực trạng chung của việc sử dụng nước nuôi cá tại Hợp tác
xã Thủy sản Núi Cốc, để đánh giá chất lượng nước đang sử dụng, để tìm ra
những nguyên nhân có thể gây ô nhiễm, qua đó đưa ra một số giải pháp để
phòng ngừa, giảm thiểu những nguy cơ ô nhiễm, đáp ứng những tiêu chuẩn về
nguồn nước tại khu vực nuôi cá. Vì những lý do trên, em tiến hành thực hiện
đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng chất lượng nước ao nuôi cá Rô Phi đơn tính
và đề xuất biện pháp cải thiện môi trường nước trong Hợp tác xã Thủy sản
Núi Cốc”.
1.2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá được sơ lược về Hợp tác xã Thủy sản Núi Cốc, huyện Đại Từ,
tỉnh Thái Nguyên.
- Đánh giá chất lượng môi trường nước cá rô phi tại Hợp tác xã Thủy sản
Núi Cốc.
- Đề xuất được giải pháp cải thiện môi trường nước trong khu vực nuôi
trồng thủy sản.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Tạo cơ hội tốt cho việc áp dụng và thực hành những kiến thức đã được
học trên giảng đường vào thực tế.
- Nâng cao hiểu biết của bản thân và trau dồi thêm kiến thức thực tế.
- Trau dồi, tích lũy kinh nghiệm cho công việc sau khi ra trường.
- Bổ xung tư liệu cho học tập.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Phản ánh thực trạng về môi trường nước trong ao nuôi cá Rô phi tại Hợp
tác xã Thủy sản Núi Cốc.
- Cảnh báo các vấn đề cấp bách và nguy cơ tiềm tàng gây suy thoái môi
trường nước nuôi cá Rô phi.
- Nâng cao chất lượng môi trường nước phục vụ cho việc nuôi cá Rô phi.
3
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Một số khái niệm về môi trường
- Khái niệm môi trường:
Theo khoản 1 điều 3 luật bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2014, môi
trường được định nghĩa như sau: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự
nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và
sinh vật”
- Khái niệm ô nhiễm môi trường:
Theo khoản 8 điều 3 luật BVMT Việt Nam năm 2014 “Ô nhiễm môi
trường là sự biến đổi của thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn
môi trường, gây ảnh hưởng xấu tới con người, sinh vật”
- Khái niệm ô nhiễm nguồn nước:
Ô nhiễm nước là sự thay đổi tính chất vật lý, tính chất hóa học, thành phần
sinh học của nước vi phạm tiêu chuẩn cho phép.
- Khái niệm Quy chuẩn kĩ thuật môi trường:
Theo khoản 5 điều 3 luật bảo vệ môi trường 2014: “Quy chuẩn kỹ thuật
môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung
quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ
thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn
bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi trường.”
- Khái niệm tiêu chuẩn môi trường:
Theo khoản 5 điều 3 luật bảo vệ môi trường 2014:“Tiêu chuẩn môi
trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh,
hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và
quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng văn bản
tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường.”
4
- Khái niệm về nguồn nước:
Nguồn nước là các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai
thác, sử dụng bao gồm sông suối kênh rạch, ao, hồ, đầm, phá, biển các tầng chứa
nước dưới đất, mưa, bang, tuyết và các dạng tích tụ nước khác.
2.1.2 Một số khái niệm và phân loại về nuôi trồng thủy sản
a) Khái niệm
Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc viết tắt
là FAO (tếng Anh: Food and Agriculture Organization of the United Nations)
thì nuôi trồng thủy sản (aquaculture) là nuôi các thủy sinh vật trong môi trường
nước ngọt và lợ/mặn., bao gồm áp dụng các kỹ thuật và quy trình nuôi nhằm
nâng cao năng suất; thuộc sở hữu cá nhân hay tập thể.
NHTXS là bất kỳ phương tiện gì của con người nhằm cải thiện tăng trưởng
của một thủy sinh vật nào đó trong một diện tích mặt nước nhất định.
NHTXS là một hay nhiều sự tác động của con người nhằm can thiệp vào
chu trình sống tự nhiên của một loài thủy sinh
b) Phân loại NHTXS:
- Phân loại theo kỹ thuật hay hệ thống nuôi trồng; ví dụ: nuôi ao nước tĩnh,
nuôi ao nước chảy, nuôi lồng, chuồng, bè.
- Phân loại theo sinh vật được nuôi; ví dụ: nuôi cá, giáp xác (tôm, cua),
nhuyễn thể ( hào, nghêu, sò), trồng rong biển.
- Phân loại theo môi trường nuôi; ví dụ: nuôi ở nước ngọt, nước lợ, biển.
- Phân loại theo đặc trưng riêng của môi trường nuôi: ví dụ: nuôi ở nước
lạnh, nước ấm, vùng cao, vùng thấp, nội địa, vên bờ, cửa sông.
2.1.3.Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước nuôi trồng thủy sản
2.1.3.1. Các chỉ tiêu vật lý
a. Độ pH
Là đại lượng toán học biểu thị nồng độ hoạt tính ion H+
trong nước, pH
được sử dụng để đánh giá tính axit hay tính kiềm của dung dịch nước và được
tính bằng công thức: pH= - log [H+
]
5
pH là một trong những thông số quan trọng và được sử dụng thường xuyên
nhất trong hóa nước, dùng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn nước, chất
lượng nước, đánh giá độ cứng của nước… và trong nhiều tính toán về cân bằng
axit bazo
Sự thay đổi pH dẫn đến sự thay đổi thành phần hóa học của nước (sự kết
tủa, sự hòa tan, cân bằng cacbonat…) các quá trình sinh học trong nước.Giá trị
pH của nguồn nước góp quyết định phương pháp xử lý nước.pH được xác định
bằng máy đo pH hoặc phương pháp chuẩn độ.
b. Nhiệt độ
Nhiệt độ ảnh hưởng đến độ pH, đến các quá trình hóa học và sinh hóa xảy
ra trong nước. Nhiệt độ phụ thuộc rất nhiều vào môi trường xung quanh, thời
gian trong ngày và các mùa trong năm. Nhiệt độ cần phải xác định tại chỗ (tại
nơi lấy mẫu).
c. Màu sắc
Nước nguyên chất không có màu, màu sắc được tạo nên bởi các tạp chất
trong nước ( thường do nước hữu cơ), một số ion vô cơ, một số loài thủy sinh
vật… Màu sắc mạng tính chất cảm quan, các hợp chất hữu cơ có mùa trong nước
cũng có thể tác dụng với clo tạo ra một số sản phẩm dộc hại như chloroform...
d. Độ đục
Độ đục là mức độ ngăn cản ánh sang xuyên qua nước. Độ đục của nước
có thể do nhiều loại chất lơ lửng bao gồm các loại có kích thước hạt keo đến
những hệ phân tán thô gây nên như các chất huyền phù , các hạt cặn cát, các vi
sinh vật. Nó cũng chứa nhiều thành phần hóa học như: Vô cơ, hữu cơ
Độ đục cao biểu thị nồng độ nhiễm bẩn trong nước cao
Ảnh hưởng đến quá trình lọc vì các lỗ hổng sẽ bị bịt kín
Khử trùng ảnh hưởng đến độ đục
Đơn vị đo độ đục: 1JTU = 1NTU = 1 mg SO2/l = 1 đơn vị độ đục
Độ đục được đo bằng máy quang phổ, đơn vị: NTU, FTU
6
Đo bằng trực quan đơn vị : JTU
e. Tổng hàm lượng chất rắn (TS)
Các chất rắn trong nước có thể là chất tan hay không tan.Các chất này bao
gồm cả các chất vô cơ lẫn các chất hữa cơ. Tổng hàm lượng chất rắn (TS) là lượng
khô tính bằng mg của phần còn lại sau khi lam bay hơi một lít mẫu nước trên nồi
cách thủy rồi sấy khô ở 105o
C cho tới khi khối lượng không đổi (mg/l).
f. Tổng hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS)
Các chất rắn lơ lửng ( các chất huyền phù) là những chất rắn không tan
trong nước. Tổng hàm lượng các chất lơ lửng ( TSS) là lượng khô của phần chất
rắn còn lại trên giấy lọc sợi thủy tinh khi lọc một lít nước mẫu qua phễu lọc sợi
thủy tinh sau đó sấy khô ở nhiệt độ 1050
C cho đến khi khối lượng không đổi
(mg/l).
g. Tổng hàm lượng chất rắn hòa tan (TDS)
Các chất rắn hòa tan là những chất tan được trong nước, boa gồm cả chất
vô cơ lẫn chất hữu cơ. Hàm lượng các chất hòa tan ( TDS) là lượng kho của phần
dung dịch khi lọc một lít nước mẫu qua phễu lọc có sợi thủy tinh sau đó sấy khô
ở nhiệt độ 1050
C cho đến khi khối lượng không đổi (mg/i).
2.1.3.2. Các chỉ tiêu hóa học
a. Hàm lượng oxygen hòa tan (DO)
DO là lượng oxi có trong nước được tính bằng mg/l hay % bão hòa dựa
vào nhiệt độ. Oxi trong mặt nước dao động từ 0 mg/l đến 15 mg/l ở điều kiện
nước đóng băng.
DO có hàm lượng cao trong các dòng sông hồ, có nhiều loài sinh vật sinh
sống trong đó. Khi DO ở trong nước thấp làm giảm khả năng sinh trương của
động vật thủy sinh,thậm chí biến mất một số loài hoặc có thể gây chết một số
loài nếu DO giảm đột ngột.
Hàm lượng DO trong nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố như áp suất, nhiệt độ,
thành phần hóa học của nguồn nước, số lượng vi sinh, thủy sinh vật, …
7
Hàm lượng DO có mối quan hệ mật thiết với các thông số như COD,
BOD của nguồn nước. Nếu trong nước hàm lượng DO cao, các quá trình phân
hủy các chất hữu cơ sẽ xảy ra theo hướng háo khí, còn nếu hàm lượng DO thấp
thậm chí không còn thì quá trình phân hủy các chất hữu cơ sẽ xảy ra theo hướng
hiếm khí.
Phân tích DO cho ta đánh giá mức độ ô nhiễm nước và kiểm tra quá trình
xử lý nước thải.
b. Nhu cầu oxigen hóa học (COD)
COD là lượng oxygen cần thiết để oxi hóa hoàn toàn các chất hữu cơ khi
mẫu nước được xử lý với chất oxi hóa mạnh (K2Cr2O7) trong điều kiện nhất
định.[6]. Trong môi trường nước, khi quá trình oxi hóa sinh học xảy ra thì các
vi khuẩn sử dụng oxygen hòa tan để oxi hóa các chất hữu cơ và chuyển hóa
chúng thành các sản phẩm vô cơ bền vững như CO2, CO3
2-
, SO4
2-
, PO4
2-
, NO3
-
COD giúp đánh giá chất lượng hữu cơ trong nước có thể bị oxi hóa bằng
các chất hóa học ( tức là đánh giá mức độ ô nhiễm của nước), việc xác định COD
có ưu điểm là cho kết quả nhanh ( Chỉ mất khoảng 10 phút nếu xác định bằng
phương pháp permaganat).
c. Nhu cầu oxygen sinh hóa (BOD)
Bảng 2.1: Nồng độ BOD trong các môi trường nước khác nhau
Nồng độ BOD (ppm) Chất lượng
1-2 Rất tốt không có nhiều chất hữu cơ
3-5 Tương đối sạch
6-9 Hơi ô nhiễm`
(Nguồn: Trương Quốc Phú –Vũ Ngọc Út, 2011)
BOD là lượng oxi cần thiết cho vi sinh vật để oxi hóa và ổn định các chất
hữu cơ hoặc vô cơ trong nước, trong những điều kiện nhất định.[5]
Tương tự như COD, BOD cũng là một chỉ tiêu dùng để xác định mức độ
nhiễm bẩn của nước. Trong môi trường nước, khi các quá trình oxi hóa sinh xảy
8
ra thì các vi khuẩn sử dụng oxigen hòa tan để oxi hóa các chất hữu cơ và chuyển
hóa chúng thành các sản phẩm vô cơ.
d. NH3
Amoniac là sản phẩm chuyển hóa của các hợp chất chứa nitơ trong nước tự
nhiên, do các chất thải công nghiệp và sinh hoạt.Amoniac rất độc với cá và động
vật thủy sinh. Vì vậy, nó cần được giám sát chặt chẽ trong các ao hồ thả cá.
Khi nước có pH thấp ammoniac chuyển sang dạng muối amoni (NH4
+
). Với
sự có mặt của oxy, amoni chuyển thành nitrat theo phương trình:
NH4
+
+ 2O2 → NO3
-
+ H2O + 2H+
e. Nitrat (NO3
-
)
Nitrat luôn luôn có mặt trong nước do sự phân hủy các loại rau cỏ tự
nhiên, do việc sử dụng phân bón và quá trình phân hủy các hợp chất chứa nito
trong nước cống và nước thải cống.
f. Kim loại nặng
Kim loại nặng có trong nước do nhiều nguyên nhân: quá trình hòa tan các
loại khoáng sản , các thành phần có sẵn trong tự nhiên hoặc sử dụng trong các
công trình xây dựng. Kim loại nặng trong nước thường bị hấp thụ bởi các hạt
sét, phù sa lở lửng trong nước. Các chất lơ lửng này dần dần rơi xuống làm cho
nồng độ kim loại nặng trong trầm tích thường cao hơn nước rất nhiều.
2.1.3.3. Chỉ tiêu vi sinh vật
a. E.coli
Trong nước thiên nhiên có nhiều loại vi trùng, siêu vi trùng, rong tảo và
các loài thủy sinh khác. Tùy theo tính chất, các loài vi sinh vật trong nước có thể
vô hại hoặc có hại , nhóm có hại bao gồm các loài vi trùng gây bệnh, các loại
rong, rêu, tảo,… nhóm này cần phải loại bỏ khỏi nước trước khi sử dụng.
Các vi trùng gây bệnh như lỵ, thương hàn, dịch tả,… thường khó xác định
chủng loại. Trong chất thải của người và động vật luôn có vi khuẩn E.coli sinh
sống và phát triển. Sự có mặt của E.coli trong nước chứng tỏ nguồn nước đã bị
9
ô nhiễm bởi phân rác, chất thải của người và động vật.Như vậy có khả năng làm
tổn hại các nguồn gây bệnh khác. Số lượng E.coli nhiều hay ít tùy thuộc vào
mức độ ô nhiễm bẩn của nguồn nước.
Đặc tính của vi khuẩn E.coli là khả năng tồn tại cao hơn các loài vi khuẩn,
vi trùng gây bệnh khác nên nếu sau khi xử lý nước, trong nước không phát hiện
E.coli chứng tỏ các loại vi trùng gây bệnh khác đã bị tiêu diệt. mặt khác việc xác
định số lượng E.coli thường đơn giản và nhanh chóng nên loại vi khuẩn này
được chọn làm vi khuẩn đặc trưng cho việc xác định mức độ ô nhiễm bẩn do vi
trùng gây bệnh trong nước.
b. Coliform
Coliform là các vi khuẩn ở nhiệt độ 300
C tạo thành các vi khuẩn lạc đặc
trưng và có thể lên men lactoza kèm theo sự sinh hơi trong các điều kiện khai
thác ( theo TCVN 6262 : 1997).
Coliform là những trực khuản Gram âm không sinh bào tử, hiếu khí hoặc
kị khí tùy ý, có khả năng lên men lactose sinh axit hoặc sinh hơi ở 370
C trong
24-48h.Coliform hiện diện rộng rãi trong tự nhiên, trong ruột người, và động
vật.Coliform được coi là sinh vật chỉ thị. Số lượng hiện diện của chúng trong
thực phẩm, nước hay các loại mẫu môi trường được dùng để chỉ thị khả năng
hiện diện của các vi sinh vật gây bệnh khác.
2.2. Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo vệ Môi trường 2015 sửa đổi bổ sung, có hiệu lực thi hành từ
ngày 1/1/2015.
- Luật Tài nguyên nước của Quốc Hội số 17/2012/QH13 ngày 21 tháng 6
năm 2012.
- Luật Thủy sản số 17/2003/QH11 Luật này đã được Quốc hội khóa XI,
kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003. Luật Thủy sản 2003 gồm 10 chương
và 62 điều. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2004
10
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ban hành ngày 14/02/2015 của Chính phủ
: Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
- Nghị định số 162/2003/NĐ-CP ngày 19/12/2003 của Chính phủ ban
hành quy chế thu nhập, quản lý, khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về tài
nguyên nước.
- Nghị định số 34/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước.
- Quyết định số 332/QĐ-HTXg phê duyệt đề án phát triển nuôi trồng thủy
sản đến năm 2020.
- Quyết định 5204/QĐ-BNN-TCTS năm 2014 phê duyệt dự án quan trắc
môi trường phục vụ nuôi trồng thuỷ sản do bộ trưởng bộ nông nghiệp và phát
triển nông thôn ban hành.
- Thông tư 26/2011/HTX-BTNMT ngày 18/7/2011 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP
ngày 18/4/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược,
đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.
- QCVN 01-80:2011/BNNPTNT - cơ sở nuôi trồng thủy sản thương phẩm
- điều kiện vệ sinh thú y
- QCVN 01- 81:2011/BNNPTNT- cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản
giống – Điều kiện vệ sinh thú y
- QCVN 38:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước mặt bảo vệ đời sống thủy sinh
- QCVN 08-MT:2015/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước mặt.
- TCVN 6663-3:2008 - Chất lượng nước. Lấy mẫu. Phần 3: Hướng dẫn
bảo quản và xử lý mẫu
- TCVN 6663-1:2011 - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Phần 1: Hướng dẫn
lập chương trình lấy mẫu và Kỹ thuật lấy mẫu.
11
- TCVN 5994:1995 (ISO 5667-4:1987) - Chất lượng nước - Lấy mẫu.
Hướng dẫn lấy mẫu ở hồ ao tự nhiên và nhân tạo.
2.3. Tình hình nuôi trồng cá rô phi trên thế giới và Việt Nam
2.3.1. Giới thiệu khái quát về cá rô phi
Cá rô phi là tên gọi chỉ chung cho các loài cá nước ngọt phổ biến, sống
tại các sông suối, kênh rạch, ao hồ, đây là giống cá thuộc họ Cichlidae gồm có
nhiều chủng, có nguồn gốc phát sinh từ châu Phi và Trung Đông. Một trong
những loài đặc hữu của họ cá này là Cá rô phi đỏ (Oreochromis sp), cá rô phi
xanh (Oreochromis aureus) và rô phi vằn (Oreochromis niloticus). Là loài cá có
giá trị kinh tế và thông dụng trong bữa ăn, cá rô phi được du nhập đi nhiều nơi
và nhiều loài đã trở thành loài xâm lấn.
Cá rô có thân hình màu hơi tím, vảy sáng bóng, có 9-12 sọc đậm song
song nhau từ lưng xuống bụng. Vây đuôi có màu sọc đen sậm song song từ phía
trên xuống phía dưới và phân bổ khắp vi đuôi. Vi lưng có những sóc trắng chạy
song song trên nền xám đen. Viền vi lưng và vi đuôi có màu hồng nhạt. Giữa
con cái và con đực có tốc độ lớn khác nhau. Thường thì con đực lớn nhanh hơn
con cái từ 15-18% sau 4 tháng nuôi.
Cá rô phi sử dụng được hầu hết các loại thức ăn tự nhiên, mùn bã hữu cơ
trong ao nuôi, rô phi vừa có tác dụng tiêu diệt các loại động vật nhỏ mang mần
bệnh vừa có tác dụng làm sạch môi trường và cho sản phẩm có giá trị. Khi còn
nhỏ, cá rô phi ăn sinh vật phù du (tảo và động vật nhỏ) là chủ yếu (cá 20 ngày
tuổi, kích thước khoảng 18mm). Cá rô phi dễ nuôi và chịu được ở những môi
trường không thuận lợi. Nó có thể sống ở môi trường nước ngọt, nước lợ (mà có
thể độ mặn tới 32%o) và cả nước phèn nhẹ. Cá nói chung rất sợ nước bẩn nhưng
con rô phi chịu được cả ở nguồn nước có hàm lượng amôniắc tới 2,4 mg/lít và
lượng oxy chỉ có 1 mg/lít. Nó chịu nhiệt tới tận 42 độ C và chịu lạnh được tới 5
độ C. Giới hạn pH đối với chúng từ 5-10.
12
Khi cá trưởng thành ăn mùn bả hữu cơ lẫn các tảo lắng ở đáy ao, ăn ấu
trùng, côn trùng, thực vật thuỷ sinh. Tuy nhiên trong nuôi công nghiệp cá cũng
ăn các loại thức ăn chế biến từ cá tạp, cua, ghẹ, ốc, bột cá khô, bột bắp, bột khoai
mì, khoai lang, bột lúa, cám mịn, bã đậu nành, bã đậu phộng.Trong thiên nhiên
cá thường ăn từ tầng đáy có mức sâu từ 1-2m.[2]
Hàng năm, cá rô phi có thể đẻ
trứng từ 6-11 lần. Cá mái đẻ mỗi lần khoảng 200 trứng vào trong ổ tự tạo, sau
đó con đực làm cho trứng thụ tinh.Trứng và cá bột được cha mẹ giữ trong miệng
khoảng 2 tuần lễ.cá rô phi ấp trứng ở trong miệng. Trứng sau khi đã thụ tinh
được cá ngậm ở miệng cho tới tận lúc nở, mỗi lần đẻ 1.000 - 2.000 trứng và đẻ
nhiều lần.
2.3.2. Tình hình nuôi trồng cá rô phi trên thế giới
- Tại Malaysia:
Được nhập công nghệ nuôi thâm canh cá rô phi đỏ trong bè
từ Singapore trong thập niên 1980.
Cá giống 25 – 125 gam/ con được thả nuôi trong bể ximent tam giác
(33 ´ 14 ´15 m) với 250 – 1.000 kg cá giống / bể. Cho ăn thức ăn công nghiệp
và thay nước. Sau 4 tháng nuôi thu hoạch 4 – 6 tấn/ bể, cỡ cá 550 – 750 gam, hệ
số thức ăn 1,9 và tỷ lệ sống 84%.
Nuôi thâm canh trong bè đặt trong sông, hồ chứa. Bè kích thước 4 ´ 3 ´ 2
m thả 2.000 cá (cỡ 0,7 kg), nuôi sau 2 tháng thì giảm số lượng cá trong bè còn
600 con/ bè, nuôi tiếp 2 tháng để đạt cỡ1 kg/ con và đưa xuất khẩu. Tỷ lệ sống
thường đạt 90%, hệ số thức ăn 1,7.
Ngoài các nước trên, nuôi rô phi đỏ còn phát triển ở các nước
như Singapore (trong bè ngoài biển), Myanmar (ao nước ngọt).
- Tại Đài Loan:
Được coi là đi đầu về nuôi cá rô phi ở khu vực (từ 1946) và đạt sản lượng
cao nhất thế giới 80.000 tấn năm 1982. Năm 1999 chỉ còn 57.269 tấn (54 triệu
USD), năm 2000 khoảng 50.000 tấn (60 triệu USD) và chiếm 24% sản lượng cá
13
nuôi ở Đài Loan. Diện tích nuôi trên 8.300 ha (2000), có 1921 ha nuôi đơn trong
ao, 5830 ha nuôi ghép trong ao.
Về xuất khẩu: 1996 là 15.328 tấn, năm 1999 đạt 36.597 tấn và có 71%
xuất sang Mỹ.
Phương thức nuôi cá rô phi đỏ ở Đài Loan: nuôi đơn rô phi đỏ trong bể
ximent hình bát giác (tám cạnh) 100 m2
, với nước tuần hoàn và sục khí. Cỡ cá
thả 100 – 200 gam, mật độ 50 – 100 con/ m2
. Dùng thức ăn công nghiệp 3 – 4
lần/ ngày. Sau 3 – 4 tháng nuôi thu hoạch được 3 – 4 tấn/ bể, cỡ cá trung bình
600 gam, tỉ lệ sống 90% và hệ số thức ăn 1,2 – 1,4. Ngoài ra còn nuôi trong bè
7 ´ 7 ´ 2,5 m, cỡ mắt lưới bao quanh bè 1 cm. Cá thả 20 – 30 gam/ con, mật độ
4.000 – 5.000 con/ bè. Dùng thức ăn viên cho ăn 3 lần một ngày. Cá đạt cỡ
thương phẩm 600 gam sau 4 – 5 tháng nuôi. Sản lượng 1 bè 4,3 – 5,4 tấn/ 2 vòng
nuôi một năm.
Tuy sản lượng giảm nhưng sản phẩm rô phi Đài Loan có chất lượng rất cao.
- Tại Indonesia:
Cá rô phi đỏ nuôi ghép với các loài như cá chép, cá mè vinh, tai tượng
trong mô hình nuôi kết hợp, cho cá ăn thức ăn hoặc dùng phân bón.
Nuôi cá bè phát triển trên sông, kênh thủy lợi, hồ chứa. Bè có kích thước
7 x 7 x 2 m, thả 100 – 150 kg cá giống, cho cá ăn thức ăn công nghiệp, sau 60 –
120 ngày thu được 626 – 1.200 kg cá cỡ 250 – 300 gam cho một bè nuôi. Với
cá đơn tính đực thả 2.500 con/ bè (cỡ cá 50gam, cho ăn thức ăn công nghiệp).
Sau 120 ngày thu được 1.000 kg cá/ bè với hệ số thức ăn 1,2.
Nuôi trong ao nước lợ (15%o) điện tích 4.000m2
cỡ cá 3 – 5 cm thả 10.000
con/ ao, cho cá ăn thức ăn công nghiệp. Thu hoạch cá sau 110 ngày đạt cỡ 200
gam năng suất 1,7 – 2 tấn/ ao, tỉ lệ sống 80 – 85%.
- Tại Thái Lan:
Thái Lan đã hoàn thiện công nghiệp tạo cá rô phi đơn tính đực và ứng
dụng phổ biến trong thập niên 90 thế kỷ trước, từ kỹ thuật của AIT. Có trại sản
14
xuất giống được xây dựng năm 1994, đến nay mỗi năm sản xuất 10 – 20 triệu cá
giống đơn tính (99% đực).
Về nuôi: ước tính 80% nuôi trong ao nước ngọt và 20 % trong ruộng lúa
(cả rô phi đỏ và rô phi vằn). Nuôi ghép với cá khác như chép, mè vinh, mè trắng,
mè hoa và một số loài cá bản địa khác.
Nuôi kết hợp trên là chuồng nuôi gà, dưới là ao cá (nuôi thâm canh) khá
phát triển và năng suất tương đối cao (20-30 tấn/ha). Hiện nay tổng sản lượng
cá rô phi của thái Lan khoảng 150 ngàn tấn/ năm (1998: 147.522 tấn).
2.3.3. Tình hình nuôi trồng cá rô phi của Việt Nam
Việt Nam là một nước nằm bờ tây của Biển Đông , là một biển lớn của
Thái Bình Dương, có diện tích khoảng 3.448.000km2
, có đường bờ biển dài 3260
km. Có vùng nội thủy, lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế rộng tạo nên
nhiều vịnh và đầm phá thuận lợi cho việc neo đậu các tàu thuyền thuật lợi cho
phát triển ngành khai thác thủy sản.
Việt Nam có hệ thống sông ngòi dày đặc thuận lợi cho phát triển ngành
nuôi trồng thủy sản.Sản lượng ngành thủy sản Việm liên tục tăng trong những
năm qua với mức tăng trung bình khoảng 9.07% / năm.
Sản lượng nuôi trồng thủy sản của Việt Nam trong năm 2015 đạt 3,533
ngàn tấn tăng 1,6% so với cùng kỳ. Mặc dù sản lượng thủy sản của năm qua tăng
nhưng ngành thủy sản của nước ta năm qua gặp không ít khó khăn chủ yếu là
vấn đề xuất khẩu.
Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, 5 tháng đầu năm 2016, tổng sản lượng
thủy sản ước đạt 2,45 triệu tấn, tăng 1,9%, trong đó nuôi trồng đạt 1,15 triệu tấn,
tăng nhẹ 0,5% và sản lượng khai thác đạt 1,3 triệu tấn, tăng 3,1% so với cùng
kỳ năm trước.
Sản lượng khai thác thủy sản trong tháng 5 năm 2016 ước đạt 248,5 nghìn
tấn, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, khai thác biển đạt 233,6
nghìn tấn, tăng 1,7%, khai thác nội địa đạt 14,9 nghìn tấn, bằng 99,2% so với
15
cùng kỳ. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2016, sản lượng khai thác thủy sản đạt 1.303,4
nghìn tấn, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó sản lượng khai thác
hải sản ước đạt 1.240,2 nghìn tấn, tăng 3,3% so với cùng kỳ. Sản lượng khai
thác cá ngừ đại dương 5 tháng đầu năm 2016 tăng 7,1% so với cùng kỳ, ước đạt
9.605 tấn.
Sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm 2016 tăng 1,9% so với cùng kỳ năm
trước. Tuy nhiên do ảnh hưởng của sự cố cá biển chết hàng loạt mà ngành khai
thác thủy sản nước ta chịu ảnh hưởng và thiệt hại không nhỏ. Sản phẩm khai
thác không bán được khiến cho rất nhiều ngư dân điêu đứng, hoặc có bán được
sản phẩm thì giá thành rất rẻ..
Trên cơ sở đó nhà nước đã có những chính sách hỗ chợ cho các ngư dân
trong khu vực chịu ảnh hưởng của sự cố môi trường để ngư dân có thể tiếp tục
ra khơi bám biển.
Đến thời điểm hiện tại thì sự cố môi trường biển đẫ được khác phục phần
nào và hoạt động khai thác thủy sản diễn ra ổn định hơn..
2.4. Các nguyên nhân có thể gây ra ô nhiễm môi trường nước nuôi trồng
thủy sản và các phương pháp xử lý
2.4.1. Các nguyên nhân có thể gây ra ô nhiễm môi trường nước nuôi trồng
thủy sản
Môi trường nước trong nuôi trồng thủy sản có thể bị ô nhiễm do rất nhiều
nguyên nhân khác nhau, trong đó tác động chính là do hoạt động của con người
gây ra:
- Váng dầu và chất thải sinh hoạt từ cảng.
- Chất thải sinh hoạt từ những vùng dân cư đô thị.
- Kim loại nặng, hóa chất từ các vùng công nghiệp.
- Chất thải sinh hoạt từ các dịch vụ du lịch giải trí dọc bờ biển.
- Vật chất lơ lửng cao từ quá trình khai khoáng như cát, đá…
- Chất dinh dưỡng và chất hữu cơ từ ao nuôi thủy sản.
- Thuốc trừ sâu và các chất dinh dưỡng từ hoạt động nông nghiệp.
16
- Chất thải hữu cơ và hóa chất từ chăn nuôi.
- Vật chất lơ lửng trong ao nuôi nhuyễn thể hay từ lồng bè…
Ngoài các nguyên nhân nhân tạo, còn có các nguyên nhân do tự nhiên gây
ra như ô nhiễm nước do mưa, lũ lụt, bão gió… hoặc các sản phẩm hoạt động
sống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng… gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng
nước nuôi thủy sản và sức khỏe của các loại nuôi.
2.4.2. Một số giải pháp xử lý môi trường nước nuôi trồng thủy sản
2.4.2.1. Phương pháp sử dụng hệ vi sinh vật
Có một số loài vi sinh vật có khả năng sử dụng các chất hữu cơ và một số
chất khoáng làm nguồn dinh dưỡng và tạo năng lượng, sinh trưởng và nhờ vậy
sinh khối của chúng tăng lên. Các vi sinh vật này được sử dụng để phân huỷ các
chất ô nhiễm hữu cơ và vô cơ có trong chất thải từ nuôi trồng thủy sản. Quá trình
phân hủy này được gọi là quá trình phân hủy oxy hóa sinh hóa. Có thể phân
phương pháp này thành hai loại:
- Phương pháp hiếu khí: Là phương pháp sử dụng các nhóm vi sinh vật
hiếu khí. Ðể đảm bảo hoạt động sống của chúng cần cung cấp oxy liên tục cho
chúng và duy trì ở nhiệt độ khoảng 20 - 40o
C.
- Phương pháp yếm khí: Là phương pháp sử dụng các vi sinh vật yếm khí.
Trong xử lý nước thải công nghiệp, phương pháp xử lý yếm khí được sử dụng
rộng rãi.
2.4.2.2. Phương pháp sử dụng hệ động thực vật để hấp thụ các chất ô nhiễm
Bản chất của việc sử dụng hệ động, thực vật để loại bỏ các chất ô nhiễm
dựa trên cơ sở quá trình chuyển hóa vật chất trong hệ sinh thái thông qua chuỗi
thức ăn. Thông thường người ta sử dụng thực vật làm các sinh vật hấp thụ các
chất dinh dưỡng là nitơ và photpho, cacbon để tổng hợp các chất hữu cơ làm
tăng sinh khối (sinh vật tự dưỡng), đó là tảo hay thực vật phù du, rong câu và
các loài thực vật ngập mặn khác. Kế tiếp trong chuỗi thức ăn là các động vật
bậc 1 động vật ăn thực vật. Ðiển hình của các động vật bậc 1 ở vùng nước ven
17
biển là các loại ngao, vẹm, hầu các loài này có thể tiêu thụ các thực vật phù du
và cải thiện điều kiện trầm tích đáy. Các nghiên cứu của Jones (2001), cho thấy
loài sò đá Sydney có khả năng làm giảm đáng kể hàm lượng các chất lơ lửng,
mùn bã hữu cơ, Nitơ tổng số, Phospho tổng số, Chlorophyll-a, vi khuẩn tổng số
trong nước thải từ các ao nuôi thâm canh. Hàm lượng chất rắn lơ lửng có thể
giảm được 49%, số lượng vi khuẩn giảm 58%, Nito tổng số giảm đến 80% và
photpho tổng số giảm 67%, Chlorophyll-a giảm được 8%. Các loài cá ăn thực
vật phù du và mùn bã hữu cơ như cá măng, cá đối cũng được thử nghiệm sử
dụng ở các kênh thoát nước thải.
2.4.2.3. Sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản
Sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản là bước rất quan
trọng góp phần nâng cao chất lượng môi trường nước khi đưa chế phẩm sinh
học vào nước ao, các vi sinh vật có lợi sẽ sinh sôi, phát triển nhanh chóng, việc
này sẽ có tác dụng:
- Phân hủy các chất hữu cơ trong nước.
- Giảm các chất độc trong nước (khí NH3 , H2S .. ) làm giảm mùi hôi
trong nước, giúp tôm, cá phát triển tốt.
- Nâng cao khả năng miễn dịch cho tôm, cá
- Ức chế sự phát triển của vi sinh vật có hại.
- Giúp ổn định độ pH nước, ổn định màu nước, tăng lượng oxy hòa tan
trong nước. Việc sử dụng chế phẩm sinh học sẽ có ý nghĩa nhiều mặt trong việc
nâng cao hiệu quả kinh tế trong nuôi trồng thủy sản như: Tăng hiệu quả sử dụng
thức ăn. Tôm, cá mau lớn, rút ngắn thời gian nuôi Tăng tỷ lệ sống, tăng năng
suất tôm, cá Giảm chi phí thay nước Giảm chi phí sử dụng kháng sinh, hóa chất.
Do đó việc sử dụng chế phẩm sinh học để cải thiện chất lượng nước và phòng
bệnh cho tôm, cá là một việc thiết thực cần được áp dụng thường xuyên nhằm
giúp cho các sản phẩm thủy sản đạt được tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh thực phẩm
khi đưa ra thị trường phục vụ cho người tiêu dùng.
18
2.4.2.4.Xử lý nước mưa chảy tràn sau mỗi trận mưa
Sau mỗi trận mưa thì cá có hiện tượng nổi đầu, kém ăn dễ phát sinh dịch
bệnh. Để khác phục hiện tượng này người dân cần làm tốt các biện pháp xử lý
môi trường nuôi như sau:
Định kỳ sau các trận mưa nên bón vôi cho các ao nuôi theo liều lượng quy
định. Đây được coi là yếu tố kỹ thuật bắt buộc, nhằm điều chỉnh độ pH và vệ
sinh môi trường ao nuôi.
- Định kỳ 1 tháng thay nước ao nuôi 1 lần (khoảng 1/3 lượng nước ao),
thay bằng nguồn nước sạch, có độ pH bảo đảm.
- Định kỳ 1,5 tháng xử lý chế phẩm EM thứ cấp 1 lần, liều lượng 5 lít/1
sào ao, ngoài ra còn xử lý đột xuất khi ao có hiện tượng ô nhiễm, cá nổi đầu.
Biện pháp xử lý:
+ Cách 1: Dùng bạt phủ kín quanh bờ ao và từ đáy ao lên mặt bờ ngăn
không cho nước mưa thấm qua bờ tràn xuống ao.
+ Cách 2: Đào rãnh quanh bờ hoặc đắp con trạch trên mặt bờ ao để ngăn
nước mưa chảy trực tiếp xuống ao. Thường xuyên dùng hộp giấy chỉ thị màu đo
pH. Độ pH thích hợp cho cá sinh trưởng và phát triển là từ 6,5 – 8, nếu ngoài
ngưỡng cho phép thì phải có biện pháp xử lý kịp thời.(sửa lại một số từ ngư cho
hợp lý)
19
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Hiện trạng môi trường nước nuôi trồng thủy sản tại Hợp tác xã Thủy sản
Núi Cốc.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Tại Hợp tác xã Thủy sản Núi Cốc nuôi nhiều loại thủy sản, do thời gian
và điều kiện có hạn trong thời gian thực tập em chỉ nghiên cứu đánh giá môi
trường nước nuôi của cá rô phi.
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu
Hợp tác xã Thủy sản Núi Cốc, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
3.2.2. Thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu từ tháng 1/2019 đến tháng 5/2019
3.3. Nội dung nghiên cứu
* Sơ lược về Hợp tác xã Thủy sản Núi Cốc, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
+ Vị trí địa lý
+ Cơ cấu tổ chức quản lý
+ Lịch sử hình thành và quy trình nuôi
+ Quy mô ao hồ nuôi trồng
* Đánh giá môi trường nước nuôi cá tại Hợp tác xã Thủy sản Núi Cốc
+ Hiện trạng môi trường nước nuôi cá
+ Một số nguyên nhân có thể gây ra ô nhiễm môi trường nước ao nuôi
* Đề xuất một số giải phápgiảm thiểu nguy cơ gây ra ô nhiễm môi trường
nước nuôi cá tại khu vực nuôi trồng thủy sản
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Điều tra khảo sát thực địa
- Khu vực nguồn nước cấp cho các ao cá
20
- Hệ thống cấp thoát nước cho hệ thống ao nuôi cá của HTX
3.3.2. Đánh giá trực quan chất lượng môi trường nước tại ao nuôi cá của
HTX thủy sản
Tiến hành khảo sát các vấn đề liên quan đến môi trường nước nuôi
trồng thủy sản ở khu vực tiến hành đề tài. Từ đó những nhận xét đúng đắn về
hiện trạng môi trường tại khu vực nghiên cứu.
Đánh giá trực quan các chỉ tiêu: màu sắc, mùi nước, mực nước trong ao lúc
trời mưa và lúc không mưa….
3.3.3. Phương pháp lấy mẫu vàphân tích các chỉ tiêu
Bảng 3.1. Vị trí và địa điểm lấy mẫu
SHTX Kí hiệu Vị trí lấy mẫu Thời gian lấy mẫu
1
Nước ao
rô phi
Cách bờ 1.5m
- Lúc 7h30’ sáng ngày 26/2/2019
- Lúc 8h30’ sáng ngày 12/4/2019
- Các mẫu tiến hành nghiên cứu các chỉ tiêu: pH, NO2, NH3, DO, nhiệt độ
môi trường, Fe, TSS, COD, Cl, Coliform, BOD5
- Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.2. Bảng các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước
SHTX Chỉ tiêu
phân tích
Phương pháp phân tích Đơn vị
đo
1 pH
TCVN 6492:2011 (ISO 10523:2008) - Chất
lượng nước - Xác định pH
-
2 T0 - Sử dụng bộ Test Kit SERA mg/l
3 DO
- TCVN 7324:2004 (ISO 5813:1983) Chất
lượng nước – Xác định ôxy hòa tan – Phương
pháp iod;
mg/l
21
4 NO2
- TCVN 6178:1996 (ISO 6777:1984) - Chất
lượng nước - Xác định nitrit. Phương pháp trắc
phổ hấp thụ phân tử.
mg/l
5 NH4/NH3
- TCVN 5988:1995 (ISO 5664:1984) – Chất
lượng nước – Xác định amoni. Phương pháp
chưng cất và chuẩn độ;
mg/l
6 Fe SMEWW 3500-Fe.B:2012; mg/l
7 TSS
- TCVN 6625:2000 (ISO 11923:1997) - Chất
lượng nước - Xác định chất rắn lơ lửng bằng
cách lọc qua cái lọc sợi thủy tinh.
mg/l
8 COD
TCVN 6491:1999 (ISO 6060:1989) Chất
lượng nước – xác định nhu cầu ôxy hóa học
(COD)
mg/l
9 BOD5
- TCVN 6001-2:2008 (ISO 5815-2:2003)
Phần 2: Phương pháp dùng cho mẫu không
pha loãng;
mg/l
10 Cl
TCVN 6194:1996 (ISO 9297:1989) - Chất
lượng nước - Xác định Clorua. Phương pháp
chuẩn độ bạc nitrat với chỉ thị cromat
(phương pháp MO).
mg/l
11 Coliform SMEWW9221.B:2012; CPU
3.3.4. Phương pháp tổng hợp với quy chuẩn QCVN 08:2015/BTNMT
- Định tính bao gồm các chỉ tiêu: màu, mùi, độ đục, váng.
- Phương pháp tổng hợp so sánh bằng Excel.
- Định lượng: So sánh số liệu thu thập với QCVN 08:2015/BTNMT, để
đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường nước đang sử dụng để nuôi cá và đề
xuất một số giải pháp làm giảm thiểu ô nhiễm.
22
3.3.5. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu
- Các số liệu được xử lý,thống kê trên máy tính bằng word và Excel:
- Các số liệu thu thập từ quan sát thực địa, kế thừađược tổng kết dưới dạng
bảng biểu.
- Dựa trên cơ sở các số liệu đã thống kê đánh giá cụthểtừng mục.
- So sánh với QCVN 08:2015/BTNMT nhằm đánh giá nồng độ chất ô
nhiễm trong nước mặt.
23
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Khái quát về Hợp tác xã Thủy sản Núi Cốc, huyện Đại Từ, Thái Nguyên
- Tên giao dịch: Hợp tác xã Thủy sản Núi Cốc
- Mã số thuế/Đăng ký kinh doanh: 4601322055cấp ngày 07/12/2016 do
Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh Thái Nguyên cấp
- Đơn vị quản lý: Chi Cục Thuế TP. Thái Nguyên
- Người đại diện HTX: Lê Khánh Lộc
- Trụ sở chính: Gốc Mít, Tân Thái, Đại Từ, Thái Nguyên
4.1.1. Ngành nghề kinh doanh của HTX
+ Ngành nghề kinh doanh
- Ngành nghề chính là sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm
- Ngoài ra HTX còn kinh doanh thuốc thú y và nuôi trồng thủy hải sản.
+ Lĩnh vực hoạt động
- Đại lý, mua bán hàng tư liệu sản xuất, vật tư nông nghiệp, nông sản thực
phẩm, lương thực.
- Chăn nuôi và sản xuất thức ăn chăn nuôi.
- Nuôi trồng thủy sản.
4.1.2. Cơ cấu và tình hình hoạt động của HTX thủy sản Hồ Núi Cốc
Hình 4.1. Khu vực nuôi cá của HXT thủy sản Núi Cốc
24
Cơ cấu tổ chức
Hình 4.2. Sơ đồ bộ máy hoạt động của Hợp tác xã Thủy sản Núi Cốc
Chủ tịch Hội đồng quản trị: Ông Lê Khánh Lộc
Giám đốc: Ông Đặng Ngọc Phương
Phó Giám đốc: Ông Nguyễn Mạnh Tiến
Quản lý cửa hàng: Ông Lê Văn Tú
Người lao động: 5 người
Quản lý trang HTX: Ông Bùi Văn Đức
Người lao động: 7 người
Quản lý kho: Bà Vũ Thị Lan
Người lao động: 7 người
Thực trạng hoạt động của Hợp tác xã Thủy sản Núi Cốc
Là một HTX thủy sản chuyên sản xuất và thu mua sau đó phân phối các
mặt hàng nông sản như cá, các loại rau xanh... Hợp tác xã Thủy sản Núi Cốc
luôn đảm bảo trao đến tận tay người tiêu dùng một sản phẩm đạt chất lượng và
VSAHTXP nhất với mục tiêu vì một bữa ăn an toàn cho người tiêu dùng.
Thực hiện chương trình liên kết và tổ chức sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi
theo chuỗi giá trị giữa 4 nhà (Nhà nước, Nhà nông, Nhà khoa học và HTX) nhằm
Chủ tịch HĐQT
Giám đốc Trung
tâm
Phó Giám đốc
Trung tâm
Quản lý
cửa hàng
Người lao
động
Quản lý
trang trại
cá
Người lao
động
Quản lý
kho
Người lao
động
25
bao tiêu và cung cấp các sản phẩm nông nghiệp đảm bảo an toàn, có hiệu quả
kinh tế cao trên địa bàn tỉnh, trở thành một trong những HTX đầu tiên sản xuất,
kinh doanh theo mô hình liên kết chuỗi khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ sản
phẩm có quy mô trên địa bàn tỉnh.
 Doanh thu cá của Hợp tác xã Thủy sản Núi Cốc
Qua bảng 4.1 cho ta thấy: Năm 2017: Doanh thu thủy sản của HTX thủy
sản Núi Cốc đạt 2.172.720.000, Sản lượng cá trắm bán ra đạt 17.160 kg với mức
giá bán 80.000 đ/kg thì tương ứng với 1.372.800.000 đ chiếm tới 63,1 % tổng
doanh thu thủy sản của HTX thủy sản Núi Cốc.
Bảng 4.1. Doanh thu thủy sản của HTX thủy sản Núi Cốc
năm 2017 - 2018
(Nguồn: Hợp tác xã Thủy sản Núi Cốc năm 2017 - 2018)
Sản lượng cá diêu hồng bán ra đạt 4.488 kg với mức giá bán 60.000 đ/kg
thì tương ứng với 269.280.000 đ chiếm 12,4% tổng doanh thu thủy sản
SH
T
X
Loại thủy
sản
Sản lượng
(kg)
Đơn giá
(nghìn đông/kg)
Thành tiền
(nghìn đồng)
Cơ cấu
(%)
Năm 2017 2.172.720 100
1 Cá trắm 17.160 80 1.372.800 63,1
2 Cá diêu hồng 4488 60 269.280 12,4
3 Cá chép 3960 100 396.000 18,2
4 Cá rô phi 4488 30 134.640 6,3
Năm 2018 2.441.200 100
1 Cá trắm 18.500 80 1.480.000 60,6
2 Cá diêu hồng 6.520 60 391.200 16,0
3 Cá chép 4.200 100 420.000 17,2
4 Cá rô phi 5.000 30 150.000 6,2
Tổng 4.613.920
26
Sản lượng cá chép bán ra đạt 3.960 kg với mức giá bán 100.000 đ/kg thì
tương ứng với 396.000.000 đ chiếm 18,2% tổng doanh thu thủy sản.
Sản lượng cá rô phi bán ra đạt 4.488 kg với mưc giá bán 30.000 đ/kg thì
tương ứng với 134.640.000 đ chiếm 6,3 % tổng doanh thu thủy sản.
Năm 2018: doanh thu thủy sản của HTX thủy sản Núi Cốc đạt
2.441.200.000 đ
Sản lượng cá trắm bán ra đạt 18.500 kg với mức giá bán 80.000 đ/kg thì
tương ứng với 1.480.000.000 đ chiếm tới 56,8 % tổng doanh thu thủy sản năm
2018 của HTX Núi Cốc.
Sản lượng cá diêu hồng bán ra đạt 6.520 kg với mức giá bán 60.000 đ/kg
thì tương ứng với 391.200.000 đ chiếm 16,0% tổng doanh thu thủy sản.
Sản lượng cá chép bán ra đạt 4.200 kg với mức giá bán 100.000 đ/kg thì
tương ứng với 420.000.000 đ chiếm 17,2% tổng doanh thu thủy sản.
Sản lượng cá rô phi bán ra đạt 5000 kg với mưc giá bán 30.000 đ/kg thì tương
ứng với 150.000.000 đ chiếm 6,2 % tổng doanh thu thủy sản.
Qua hai năm ta thấy sản lượng cá của HTX thủy sản Núi Cốc có xu hướng tăng.
 Những thành tựu đã đạt được của HTX thủy sản Núi Cốc
- HTX thủy sản Núi Cốc đã triển khai thực hiện tốt việc ký kết hợp đồng
với các bếp ăn tập thể trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; bước đầu đã gắn được
trách nhiệm, quyền lợi của mỗi bên trong việc kí kết hợp đồng, gắn giữa sản
xuất và chế biến.
- Sản phẩm thực phẩm sạch dần đi vào cuộc sống thường ngày của người
tiêu dùng, nên sản xuất các loại thực phẩm qua các năm ngày càng tăng do nhu
cầu người tiêu dùng và khả năng sản xuất ngày càng gia tăng.
- Lợi nhuận mang lại cao hơn so với thời gian mới thành lập.
- Các sản phẩm sạch mà HTX thủy sản Núi Cốc sản xuất ngày càng nâng
cao về số lượng cũng như chất lượng, cơ sở hạ tầng ngày một hoàn thiện và quy
mô hơn.
- Sản phẩm của HTX thủy sản Núi Cốc đã có thương hiệu.
27
- Lợi nhuận mang lại cao hơn so với thời gian mới thành lập.
- Diện tích, năng suất, sản lượng ngày càng tăng.
- Cơ sở hạ tầng ngày càng được hoàn thiện.
4.1.3. Tìm hiểu khái quát về hoạt động sản xuất tại HTX thủy sản Núi Cốc
4.1.3.1. Hoạt động sản xuất của HTX
Quản lý trang HTX: Phạm Thị Thủy
Chi phí đầu tư trang thiết ban đầu cho HTX thủy sản Núi Cốc
Bảng 4.2 Chi phí đầu tư trang thiết ban đầu
cho HTX thủy sản Núi Cốc
SHTX Trang thiết bị
Số
lượng
( cái)
Đơn giá
(nghìn
đồng)
Thành tiền
(nghìn đồng)
Số năm
sử dụng
( năm)
Chi phí
phân bổ
(nghìn
đồng/ năm)
Cơ
cấu
(%)
1 Lồng vuông 20 70.000 1.400.000 12 116.667 58.2
2 Lồng tròn 10 100.000 1.000.000 12 83.333 41.5
2 Vợt bắt cá 5 150 750 3 250 0.03
4 Cân đồng hồ 2 895 1.790 10 179 0.07
5 Xe rùa 2 270 540 10 54 0.02
6 Máy xục khí 5 860 4.300 5 860 0.18
Tổng 2.407.380 201.343 100
(Nguồn: Hợp tác xã Thủy sản Núi Cốc)
Với tiến bộ khoa học công nghệ là một nhân tố quyết định đến sự phát triển
các ngành sản xuất trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.Trang
thiết bị là những phương tiện cần thiết, không thể thiếu khi cơ sở tiến hành sản
xuất kinh doanh. Mục tiêu của cơ sở là sản xuất ra nhiều sản phẩm hàng hóa có
chất lượng cao để thu được nhiều lợi nhuận. Vì vậy, việc đầu tư trang thiết bị
phục vụ sản xuất kinh doanh là rất quan trọng, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh
doanh của cơ sở sản xuất.
Qua bảng 4.2 cho ta thấy chi phí đầu tư trang thiết bị cho HTX của HTX
thủy sản Núi Cốc là 2.407.380.000 đ
28
 Chi phí để làm sản xuất lồng vuông là 1.400.000.000 đ, chiếm 58.2 %
tổng chi phí đầu tư trang thiết bị của trại.
 Chi phí để làm được một chiếc lồng tròn là 1.000.000.000 đ, chiếm
41,5% tổng chi phí đầu tư trang thiết bị.
 Chi phí mua vợt bắt cá là 750.000đ, chiếm 0.03% tổng chi phí đầu tư
trang thiết bị.
 Chi phí mua cân đồng hồ là 1.790.000đ, chiếm 0.07% tổng chi phí đầu
tư trang trại.
 Chi phí mua xe rùa là 540.000đ, chiếm 0.02% tổng chi phí đầu tư trang
thiết bị.
 Chi phí mua máy sục khí là 4.300.000đ, chiếm 0.18% tổng chi phí đầu
tư trang thiết bị
Chi phí hàng năm của HTX thủy sản Hồ Núi Cốc
Bảng 4.3 Chi phí hàng năm của HTX
SHTX Chỉ tiêu ĐVT Số lượng
Đơn giá
(1000)
Thành tiền
(1000)
1 Giống cá trắm con 12.000 2 24.000
2 Giống cá rô phi Tạ 2 5.000 10.000
3 Giống cá diêu hồng Tạ 2 4.000 8.000
4 Giống cá chép kg 80 90 7.200
5 Cám con cò Tấn 50 11.500 575.000
6 cám gạo Tấn 5 5.800 29.000
7 bột ngô Tấn 5 5.800 29.000
8 Bột sắn Tấn 5 5.800 29.000
9 Cỏ Tấn 10 3.000 30.000
10 Chi phí nhân công Ngày công 720 167 120.240
11 Chi phí thuốc và dinh dưỡng 5.000
12 Tiền điện kw 1200 3 3.600
13 Khấu hao thiết bị 3.300
14 Chi phí khác 10.000
Tổng 883.340
(Nguồn: Hợp tác xã Thủy sản Núi Cốc)
29
Qua bảng 4.3 cho ta thấy chi phí sản xuất hàng năm là 883.340.000 đ
Tổng chi của một năm tương đối lớn.
 Chi phí mua giống cá trắm 12000 con / năm tương ứng với giá là 2000
đ/ con tương ứng 24.000.000 đ/năm tiền giống cá trắm
 Chi phí mua giống cá rô phi 2 tạ/năm tương ứng với giá là 5.000.000 đ/tạ
tương ứng 10.000.000 đ/ năm tiền giống cá rô phi.
 Chi phí mua giống cá diêu hồng 2 tạ/năm tương ứng với giá là 4.000.000
đ/tạ tương ứng 8.000.000 đ/năm tiền giống cá diêu hồng.
 Chi phí mua giống cá chép 80 kg/năm tương ứng giá là 90.000 đ/kg
tương ứng 7.200.000 đ/năm tiền giống cá chép.
 Chi phí mua cám con cò 50 tấn/năm tương ứng với giá là 11.500.000
đ/tấn tương ứng với 575.000.000 đ/ năm tiền thức ăn chăn cá
 Chi phí mua cám gạo 5 tấn/năm tương ứng với giá là 5.800.000 đ/tấn
tương ứng với 29.000.000 đ/năm tiền mua cám gạo.
 Chi phí mua bột ngô 5 tấn/năm tương ứng với giá là 5.800.000 đ/tấn
tương ứng với 29.000.000 đ/năm tiền mua bột ngô.
 Chi phí mua bột sắn 5 tấn/năm tương ứng với giá là 5.800.000 đ/tấn
tương ứng với 29.000.000 đ/năm tiền mua bột sắn
 Chi phí mua cỏ 10 tấn/năm tương ứng với giá 3.000.000 đ/tấn tương ứng
với 30.000.000 đ/năm tiền mua cỏ chăn cá.
 Chi phí thuê nhân công 720 công/năm tương ứng với 167.000 đ/công , do
HTX thủy sản Núi Cốc thuê hàng năm để thực hiện công việc chăm sóc và chăn nuôi
cá tương ứng với 120.240.000 đ/năm tiền trả cho công nhân lao động.
 Chi phí thuốc và dinh dưỡng cho cá là 5.000.000 đ/năm .
 Chi phí tiền điện trung bình 1200 kw/năm tương ứng với 3000 đ/kw
tương ứng với 3.600.000 đ/năm tiền điện.
 Khấu hao thiết bị qua từng năm trung bình là 3.300.000 đ/năm
 Ngoài ra còn một số chi phí phát sinh khác ước tính 10.000.000 đ/năm
30
 Diện tích nuôi
Bảng 4.4. Diện tích nuôi cá qua các năm tại Hợp tác xã Thủy sản Núi Cốc
Loại cá ĐVT 2016 2017 2018
Cá trắm 𝑚3 8250 7500 7500
Cá rô phi 𝑚3 3000 3750 2250
Cá chép 𝑚3 2250 2250 3000
Cá diêu hồng 𝑚3 1500 1500 2250
(Nguồn: Hợp tác xã Thủy sản Núi Cốc)
Trang trại hoạt động với 30 lồng nuôi cá các loại trong đó có 10 lồng tròn,
20 lồng vuông có tổng thể tích là 15000 m3
Hình 4.3. Đồ thị thể hiện diện tích và cơ cấu một số
loại cá của HTX thủy sản Núi Cốc
Qua đồ thị diện tích và cơ cấu của một số loại cá của HTX thủy sản Núi
Cốc cho ta thấy, diện tích nuôi các loại thủy sản có thay đổi qua các năm như
sau:
Diện tích nuôi cá Rô Phi chiếm 20% diện tích nuôi thủy sản của HTX
thủy sản Núi Cốc năm 2016. Đến năm 2017 có tăng lên 25% nhưng do hiệu quả
mang lại của loại cá này thấp cho nên đến năm 2018 diện tích nuôi chỉ còn là
15% diện tích nuôi.
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
cá diêu hồng
cá chép
cá trắm cỏ
cá rô phi
31
Diện tích nuôi cá Trắm Cỏ năm 2016 là 55% diện tích nuôi. Chúng ta có
thể thấy đây là loài cá được nuôi nhiêu nhất tại HTX thủy sản Núi Cốc vì chúng
có giá trị cao nên được thu được lợi nhuận từ loại cá này là rất lớn. Nhưng đến
năm 2017 và 2018 diện tích bị thu hẹp một chút và giảm xuống còn 50% tổng
diện tích nuôi. Lí do loại cá này bị giảm về diện tích cũng như sản lượng là do
nhu cầu của người tiêu dùng ít đi, có nhiều mặt hàng chất lượng và đẹp hơn.
Diện tích nuôi cá Chép năm 2016 là 15%. Qua 2 năm diện tích đã được
tăng lên 20% tổng diện tích nuôi.
Diện tích nuôi cá Diêu Hồng năm 2016 là 10%. Qua 2 năm diện tích đã
tăng lên 15% tổng diện tích nuôi cá. Do loại cá này đẹp về ngoại hình lại dễ nuôi
nên HTXthủy sản Núi Cốc có định hướng mở rộng và nuôi thêm trong những
năm tới.
 Năng suất và sản lượng
Qua đồ thị ta có thể thấy diện tích nuôi cá có phần tập chung nhiều hơn cho
cá Trắm Cỏ. Nhưng trong những năm tới dự kiến các loại cá sẽ được nuôi cân
bằng hơn nhằm phục vụ đủ nhu cầu của người tiêu dùng. Ngoài ra HTX thủy
sản Núi Cốc sẽ tìm kiếm và đưa vào thử nghiệm một số loại cá khác đang có giá
trị và năng suất cao trên thị trường đang được người tiêu dùng quan tâm nhiều.
Sau đây là bảng năng suất và sản lượng của một số loại cá trong HTX thủy sản
Núi Cốc qua từng năm:
34
Bảng 4.5 Năng suất và sản lượng cá của HTX thủy sản Núi Cốc
Loại cá
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Tốc độ phát triển năng suất
(%)
Tốc độ phát triển sản
lượng (%)
NS
(kg/𝒎𝟑
)
SL
(kg)
NS
(kg/𝒎𝟑
)
SL
(kg)
NS
(kg/𝒎𝟑
)
SL
(kg)
16/15 17/16 BQ 16/15 17/16 BQ
Cá rô phi 1,64 4.910 1,39 5.220 1,99 4.480 84,75 143 113,87 106 85,8 95,9
Cá trắm cỏ 2,07 17,100 2,25 16.910 2,29 17.160 108 101 104,5 98,88 101 99,94
Cá chép 1,49 3.350 1,52 3.420 1,32 3.960 102 86,8 94,4 102 115 108,5
Cá diêu
hồng
2,6 3.900 2,73 4.100 1,99 4.480 105 72,9 88,95 105 109 107
(Nguồn: Hợp tác xã Thủy sản Núi Cốc)
35
Qua bảng năng suất và sản lượng một số loại cá chính của HTX thủy sản
Núi Cốc ta có thể thấy rõ năng xuất và sản lượng có thay đổi rõ rệt như:
Cá rô phi:
Năng suất cá rô phi bình quân qua các năm đạt được là 113,87%.Trong đó
năm 2017 đạt 1,39(kg/𝑚3
) thấp hơn so với năm 2016 15,25%; năm 2018 đạt
1,99(kg/𝑚3
) cao hơn so với năm 2017 là 43%.
Sản lượng cá rô phi bình quân qua các năm đạt 95,9 %. Trong đó năm 2017
là 5.220kg cao hơn so với năm 2016 là 6%; năm 2018 là 4.480kg thấp hơn so
với năm 2017 14,2%.
Cá trắm cỏ
Năng suất cá trắm cỏ bình quân qua các năm đạt được là 104,5%.Trong đó
năm 2017 đạt 2,07(kg/𝑚3
) cao hơn so với năm 2016 8%; năm 2018 đạt
2,29(kg/𝑚3
) cao hơn so với năm 2017 là 1%.
Sản lượng cá trắm cỏ bình quân qua các năm đạt 99,94 %. Trong đó năm
2017 là 16.910kg thấp hơn so với năm 2016 là 1,12%; năm 2018 là 17.160kg
thâp hơn so với năm 2017 1%.
Cá chép
Năng suất cá chép bình quân qua các năm đạt được là 94,4%.Trong đó năm
2017 đạt 1,52(kg/𝑚3
) cao hơn so với năm 2016 2%; năm 2018 đạt 1,32 (kg/𝑚3
)
thấp hơn so với năm 2016 là 13,2%.
Sản lượng cá chép bình quân qua các năm đạt 108,5%. Trong đó năm 2017
là 3.420kg cao hơn so với năm 2016 là 2%; năm 2018 là 3.960kg cao hơn so với
năm 2016 15%.
Cá diêu hồng
Năng suất cá diêu hồng bình quân qua các năm đạt được là 88,95%.Trong
đó năm 2017 đạt 2,73 (kg/𝑚3
) cao hơn so với năm 2016 5%; năm 2017 đạt 1,99
(kg/𝑚3
) thấp hơn so với năm 2016 là 27,1%.
36
Sản lượng diêu hồng bình quân qua các năm đạt 107%. Trong đó năm 2018
là 4.100kg cao hơn so với năm 2016 là 5%; năm 2018 là 4.480kg cao hơn so với
năm 2017 là 9%.
4.2. Đánh giá chất lượng môi trường nước cá Rô phi tại HTX
- Để đánh giá chất lượng môi trường nước em dựa vào quy chuẩn môi
trường sau:
- QCVN 08: MT - 2015/BTNMT (cột B1)Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
chất lượng nước mặt cột B1, nước nuôi trồng thủy sản và phục vụ cho tưới tiêu.
4.2.1. Đánh giá chất lượng nước các ao nuôi cá đợt tháng 2/2019
Bảng 4.6. Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước tháng 2/2019
HTX Chỉ tiêu Đơn vị
Kết quả
phân tích
QCVN 08:
MT
2015/BTNMT
(cột B1)
1 pH - 6,15 5,5 – 9
2 T0 0
C 27,5 -
3 DO mg/l 4,25 ≥ 4
4 NO2 mg/l 0,45 0,05
5 NH4/NH3 mg/l 0,35 0,9
6 Fe mg/l 0,01 1,5
7 TSS mg/l 42,2 50
8 COD mg/l 17,25 30
9 BOD5 mg/l 13,26 15
10 Cl mg/l 76,33 350
11 Coliform MPN CFU/100ml 3600 7500
(Nguồn: Kết quả phân tích)
Qua bảng kết quả 4.6 ta thấy các thông số pH, DO và NH4/NH3, Fe, TSS,
COD, BOD5, Cl, Coliform đều nằm trong giới hạn cho phép với cả 2 QCVN về
nước mặt. Các chỉ tiêu còn lại, nhiệt đô khoảng 27,50
C là điều kiện phù hợp cho
cá sinh trưởng.
Kết quả ở bảng 4.6 còn cho thấy hàm lượng NO2 rất cao vượt quy chuẩn
cho phép.
37
Ao nuôi rô phi có hàm NO2 cao hơn QCVN 08:MT2015/BTNMT về nước
mặt là 9 lần.
Các ao đều có một lượng tảo lục và tảo lam nhất định do vậy hàm lượng
oxy hòa tan luôn đảm bảo cho cá sinh trưởng phát triển. Thông số O2 các ao đo
được đều đạt yêu cầu, nằm trong quy chuẩn cho phép, trên 4 mg/l
Do mưa chảy tràn: Nước mưa chảy tràn cuốn theo những chất bụi bẩn từ
những nơi mà dòng nước chảy qua và đem vào trong ao nuôi. Điều này ảnh
hưởng đến chất lượng nước của ao nuôi, nếu không xử lý tốt nó không chỉ góp
phần làm giảm nồng độ oxy trong nước, mà còn có thể làm thay đổi nồng độ pH
trong ao và nghiêm trọng hơn là có thể gây ra dịch bệnh hại cho cá.
Lượng thức ăn dư thừa: Ngoài những loại thức ăn tự nhiên thì hàng ngày
cá được bổ sung thức ăn tổng hợp tùy vào từng ao, tần suất2 lần/ngày vào sáng
sớm (7h -8h) và vào buổi chiều (16h – 17h). Lượng thức ăn thừa lắng ở đáy ao
và tích tụ ngày một nhiều hơn, đây cũng chính là nguyên nhân có thể gây ra ô
nhiễm môi trường nước nuôi cá.
4.2.2. Đánh giá chất lượng nước các ao nuôi cá đợt tháng 4/2019
Bảng 4.7. Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước tháng 4/2019
HTX Chỉ tiêu Đơn vị
Kết quả
phân
tích
QCVN 08: MT
2015/BTNMT
(cột B1)
1 pH - 6,71 5,5 – 9
2 T0 0
C 28 -
3 DO mg/l 4,6 ≥ 4
4 NO2 mg/l 0,58 0,05
5 NH4/NH3 mg/l 0,47 0,9
6 Fe mg/l 0,03 1,5
7 TSS mg/l 48,5 50
8 COD mg/l 18,09 30
9 BOD5 mg/l 14,11 15
10 Cl mg/l 78,92 350
11 Coliform MPN CFU/100ml 5000 7500
(Nguồn: Kết quả phân tích)
38
Nước trong ao không có mùi vị lạ, màu nước thì nước ở ao nguồn có màu
xanh lục nhạt, ao nuôi rô phi thì nước có màu vàng nhạt.
Qua bảng kết quả phân tích ta thấy:
Các thông số pH, TSS, BOD5 NH4, Fe, TSS, COD, BOD5 , Cl, Coliform
đều nằm trong giới hạn cho phép so với QCVN về nước mặt.
Ao nuôi rô phi có hàm NO2 cao hơn QCVN 08:MT2015/BTNMT về nước
mặt là 11,6 lần.
Hàm lượng NO2 cao do quá trình chuyển hóa NH4 và NO3 thành N2 diễn
ra không thuận lợi nên trong nước còn tích lũy nhiều NO2 không có lợi cho động
vật thủy sinh. Vào cuối tháng 1 và tháng 2 nhiệt độ thấp hơn quá trình này diễn
ra chậm hơn, sang tháng 4 nhiệt độ cao hơn, quá trình này diễn ra tốt hơn,hàm
lượng NO2 tăng lên. Để khắc phục tình trạng này cần rải thêm chế phẩm sinh
học EM kết hợp cho cá ăn vừa đủ để sao cho quá trình chuyển hóa đạm diễn ra
theo chiều hướng có lợi cho động vật thủy sinh.
Hình 4.4. Kết quả phân tích TSS đợt tháng 2 và tháng 4 năm 2019
Qua hình 4.4 cho thấy, hàm lượng TSS có xu hướng gia tăng theo thời gian,
đợt lấy mẫu tháng 2/2019 là 42,2 mg/l đến đợt lấy mẫu tháng 4/2019 là 48,5
mg/l.Tuy nhiên các giá trị này đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN
08:2015/BTNMT (Cột B1).
42.2
48.5
50 50
38
40
42
44
46
48
50
52
T2/2019 T4/2019
mg/l Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)
TSS
QCVN
08:2015/BTNMT
(CỘT B1)
39
Hình 4.5. Kết quả phân tích COD đợt tháng 2 và tháng 4 năm 2019
Qua hình 4.5 cho thấy, giá trị COD không có sự chênh lệch nhiều giữa các
đợt lấy mẫu, đợt lấy mẫu tháng 2/2019 là 17,25 mg/l đến đợt lấy mẫu tháng
4/2019 là 18,09 mg/l và đều thấp hơn quy chuẩn cho phép theo QCVN
08:2015/BTNMT (Cột B1).
Hình 4.6. Kết quả phân tích BOD5 đợt tháng 2 và tháng 4 năm 2019
Qua hình 4.6 cho thấy, giá trị BOD5 có xu hướng gia tăng theo thời gian, đợt
lấy mẫu tháng 2/2019 là 13,26 mg/l đến đợt lấy mẫu tháng 4/2019 là 14,11 mg/l
và đều thấp hơn quy chuẩn cho phép theo QCVN 08:2015/BTNMT (Cột B1).
17.25
18.09
30 30
0
5
10
15
20
25
30
35
T2/2019 T4/2019
mg/l Nhu cầu oxy hóa học (COD)
COD
QCVN
08:2015/BTNMT
(CỘT B1)
13.26
14.11
15 15
12
12.5
13
13.5
14
14.5
15
15.5
T2/2019 T4/2019
mg/l
Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5)
BOD5
QCVN
08:2015/BTNMT
(CỘT B1)
40
Hình 4.7. Kết quả phân tích Coliform đợt tháng 2 và tháng 4 năm 2019
Qua hình 4.7 cho thấy, giá trị Coliform có thay đổi ở 2 đợt lấy mẫu, đợt
lấy mẫu tháng 2/2019 là 3600 CFU/100ml đến đợt lấy mẫu tháng 4/2019 là
5000 CFU/100ml và đều thấp hơn quy chuẩn cho phép theo QCVN
08:2015/BTNMT (Cột B1).
4.2.3. Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nước nuôi
cá của HTX
*Nguyên nhân bên trong: Đối với ao nguồn do ao có nuôi cá trắm nên
hàng ngày có đổ bèo tấm làm thức ăn cho cá với lượng là 4 xe rùa bèo trên một
ngày chia 2 lần. Bèo được nuôi bằng phân và nước thải nên sẽ gây ra rất nhiều
chất rắn lơ lửng.Bùn đáy ao tích tụ lâu, xác động thủy sinh, xác cá chết.
Đối với ao nuôi cá rô phi thì mật độ nuôi là 6-8con/m2
lớn hơn mức tiêu
chuẩn là 4con/m2
, hơn nữa hệ thống ao ít khi được thay nước. Mật độ cá lớn và
chất thải của cá trong quá trình tiêu hóa nên có thể gây ra hiện tượng thiếu oxy
ảnh hưởng đến hoạt động của cá, nếu hiện tượng này có xu hướng kéo dài và
tăng nặng thì có thể làm cho cá chết.
- Do nước mưa chảy tràn: 1 Vụ nuôi cá thì thường kéo dài từ 6- 12 tháng
trong thời gian nuôi thì không tránh được tác động xấu của thời tiết như mưa,
3600
5000
7500 7500
0
1000
2000
3000
4000
5000
6000
7000
8000
T2/2019 T4/2019
CFU/100ml COLIFORM
Coliform
QCVN 08-
MT:2015/BTNMT
(CỘT B)
41
lũ...Nước mưa mang theo những chất cặn bẩn trên bề mặt mà nơi nó chảy qua
và có thể có cả các mầm bệnh, nước mưa chảy xuống ao nuôi có thể làm cho
nồng độ pH trong ao nuôi bị thay đổi, lượng chất rắn lơ lửng trong ao nuôi tăng
cao. Nếu người nuôi cá không có biện pháp xử lý môi trường tốt thì dẫn đến hậu
quả là môi trường nước có thể bị ô nhiễm, bùng phát dịch bệnh ảnh hưởng đến
năng suất và chất lượng cá của ao nuôi.
- Do thức ăn dư thừa: Nguồn thức ăn của cá thì có thức ăn tự nhiên và
thức ăn tổng hợp. Thức ăn tổng hợp được người nuôi bổ sung cho cá ngày 2 lần
mỗi lần tùy vào loại cá, kích cỡ cá mà lượng thức ăn khác nhau . Lượng thức ăn
này thì cá có thể không ăn hết, phần thức ăn dư thừa tích tụ dần ở đáy ao, lâu
dần có thể làm cho nước trong ao nuôi bị bẩn, hàm lượng chất rắn lơ lửng trong
ao tăng lên, nghiêm trọng thì có thể góp phần vào việc làm ô nhiễm môi trường
nước trong ao NHTXS.
- Do sự phân hủy của xác động thực vật thủy sinh, xá của cá: Đây cũng
là một trong những nguyên nhân có thể gây ra ô nhiễm môi trường nước nuôi
cá. Nếu lượng xác động thực vật thủy sinh và cá thấp thì môi trường có thể tự
xử lý được, nhưng nếu lượng xác động thực vật thủy sinh và cá cao thì gây ra hiện
tượng như: làm thay đổi màu, mùi, vị của nước, hàm lượng các chất lơ lửng của
nước tăng cao, làm giảm hoặc ức chế hoạt động của những động thực vật thủy sinh
sống trong ao nuôi. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hàm lượng oxy hòa tan trong
ao nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của cá.
* Nguyên nhân bên ngoài: Nước cung cấp cho các ao nuôi được lấy trực
tiếp từ nước Hồ Núi Cốc.
Nguồn nước được lấy từ hồ không qua xử lý cung cấp thẳng cho các ao
nuôi đây cũng là một nguyên nhân quan trọng có thể gây ra ô nhiễm môi trường
nước nuôi cá của HTX.
Nước từ Hồ Núi Cốc chảy qua rất nhiều nơi và có thể chứa các mầm bệnh,
các ấu trùng có thể gây bệnh cho cá.
Hơn nữa, Nước Hồ là nơi tiếp nhận rất nhiều các loại chất thải do hoạt
động du lịch cũng như chất thải sinh hoạt, chất thải nông nghiệp của người dân
42
xung quanh khu vực thải ra. Đây cũng là một nguyên nhân trực tiếp làm cho nước
của hệ thống ao HTX có thể chứa mầm bệnh và bị ô nhiễm.
Tất cả nhưng nguyên nhân nêu trên ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng
môi trường nước của khu vực HTX và có thể làm cho nguồn nước bị ô nhiễm.
4.3. Đề xuất giải pháp giảm thiểu các tác nhân có thể gây ra ô nhiễm nước
trong khu vực nuôi trồng thủy sản
- Sự dụng máy quạt nước để có thể làm tăng hàm lượng oxi hòa tan trong nước.
- Cung cấp lượng thức ăn vừa đủ đúng với nhu cầu của thủy sản, không nên
quá lạm dụng các loại thức ăn công nghiệp vì chất lượng cá sẽ giảm sút cũng
như lắng đọng trong ao những chất gây hại.
- Sử dụng thực vật nổi để hấp thụ các chất có nguy cơ gây ô nhiễm trong ao:
Thả bèo lục bình trong ao để làm giảm nồng độ chất ô nhiễm trong nước, khi thả
bèo lục bình vào trong ao ta có thể tạo thành những ô nhỏ ở trong ao để dễ dàng
vớt bèo ra khỏi ao khi bèo đã già hoặc để ngăn cản không cho bèo lan rộng ra
khắp mặt ao làm giảm nồng độ oxy hòa tan trong ao.
Các loại bèo có khả năng:
+ Hút các chất ô nhiễm như N, P tích lũy chúng tạo sinh khối trong cơ thể.
+ Hấp thu, tích lũy và phân hủy một số chất hữu cơ khó phân hủy, kể cả
những kim loại nặng.
+ Ao được phủ bèo hạn chế sự phát triển của muỗi và hạn chế mùi phát sinh
+ Trong các vùng thiếu nước, thảm bèo có tác ngăn chặn một phần nước bốc
hơi nhằm tích trữ nước cho mục đích tưới tiêu.
+ Ao được phủ bèo có tác dụng ngăn cản sự phát triển của tảo, tạo ra điều
kiện tĩnh giúp thúc đẩy quá trình lắng của các chất rắn lơ lửng, làm trong nước.
-Không cho nước mưa chảy tràn vào ao nuôi, bằng cách là đào các rãnh
mương quanh các ao nuôi để nước mưa không chảy vào ao.
- Đảm bảo mật độ nuôi, có hệ thống quạt nước và sục oxy cưỡng bức để
kịp thời xử lý các tình huống nồng độ oxy hòa tan trong nước giảm đột ngột.
43
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Hiện trạng môi trường nước trên HTX:
- Trên cơ sở phân tích đánh giá cho thấy các thông số pH, DO và amoni,
Fe , TSS, COD, Cl, Coliform đều nằm trong giới hạn cho phép so với QCVN.
- Riêng đối với hàm lượng nitrit rất cao vượt QCVN về chất lượng nước
mặt ở cả hai đợt phân tích tháng 2 và tháng 4. Nguyên nhân là do lượng thức ăn
dư thừa, do chất thải của cá…
- Các thông số đợt phân tích tháng 4 tăng do thời gian này nhiệt độ tăng
cao hơn so với đợt tháng 2. Vì vậy các quá trình diễn ra nhanh hơn
- Hàm lượng TSS có xu hướng gia tăng theo thời gian, đợt lấy mẫu tháng
2/2019 là 42,2 mg/l đến đợt lấy mẫu tháng 4/2019 là 48,5 mg/l.Tuy nhiên các
giá trị này đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 08:2015/BTNMT (Cột
B1).
- Giá trị COD không có sự chênh lệch nhiều giữa các đợt lấy mẫu, đợt lấy
mẫu tháng 2/2019 là 17,25 mg/l đến đợt lấy mẫu tháng 4/2019 là 18,09 mg/l và
đều thấp hơn quy chuẩn cho phép theo QCVN 08:2015/BTNMT (Cột B1).
- Giá trị BOD5 có xu hướng gia tăng theo thời gian, đợt lấy mẫu tháng
2/2019 là 13,26 mg/l đến đợt lấy mẫu tháng 4/2019 là 14,11 mg/l và đều thấp
hơn quy chuẩn cho phép theo QCVN 08:2015/BTNMT (Cột B1).
- Giá trị Coliform có thay đổi ở 2 đợt lấy mẫu, đợt lấy mẫu tháng 2/2019
là 3600 CFU/100ml đến đợt lấy mẫu tháng 4/2019 là 5000 CFU/100ml và đều
thấp hơn quy chuẩn cho phép theo QCVN 08:2015/BTNMT (Cột B1).
44
5.2. Kiến nghị
Qua nghiên cứu chất lượng môi trường nước ao nuôi cá em có một số kiến
nghị như sau:
- Đối với nguồn nước:
Sử dụng quạt nước sục không khí đều trong khoảng 2-3 ngày đầu để
ấu trùng, trứng của mầm bệnh nở ra và xử lývới formol với liều lượng 30
lít/1.000 m3
.
- Trong quá trình nuôi cá:
Việc xử lý nước với sự hỗ trợ của chế phẩm sinh học EM là thao tác cần
được thực hiện thường xuyên. Điều này sẽ giúp làm sạch nước, loại bỏ vi khuẩn,
mầm bệnh, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tốc độ sinh trưởng và phát
triển của cá. Bên cạnh đó, đây còn là cách thúc đẩy sự sản sinh các vi sinh vật
có lợi, vừa có công dụng phân hủy chất hữu cơ trong nước, vừa giảm khí độc
tồn tại dưới đáy ao.
Chăn cá với lượng thức ăn vừa đủ, không dư thừa tránh lãng phí và gây
ra ô nhiễm.
45
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu Tiếng Việt
1. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (1995), “Tiêu chuẩn Việt Nam về
Môi trường”, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội
2. Nguyễn Thế Đặng, Dư Ngọc Thành, Nguyễn Đức Nhuận, Dương Thanh Hà
(2017), Giáo trình Quản lý tài nguyên nước, NXB Nông nghiệp.
3. Dương Thị Minh Hòa, Hoàng Thị Lan Anh (2016), Giáo trình Quan trắc môi
trường, Đại học Nông lâm Thái Nguyên
4. Lương Văn Hinh, Dư Ngọc Thành, Đỗ Thị Lan, Nguyễn Thanh Hải (2016),
“Giáo trình: Ô nhiễm môi trường”, NXB Nông nghiệp.
5. Quốc hội (2014), Luật bảo vệ môi trường
6. Dư Ngọc Thành (2016),Giáo trình Biện pháp sinh học trong xử lý môi trường,
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
7. Trịnh Ngọc Tuấn (2005), Nghiên cứu hiện trạng khai thác và nuôi trồng thủy
sản ở Việt Nam và đề xuất phương pháp xử lý nước thải, HTX nghiên cứu,
quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh thủy sản khu vực
miền Bắc.
II. Tài liệu website
8. hHTXp://doc.edu.vn/tai-lieu/de-tai-danh-gia-chat-luong-nuoc-mot-so-ao-
nuoi-thuy-san-nham-dua-ra-nhung-phuong-phap-xu-ly-tu-nhien-de-toi-
uu-hoa-ao-50138/
9. hHTXps://tongcucthuysan.gov.vn/vi-vn/khai-th%C3%A1c-
th%E1%BB%A7y-s%E1%BA%A3n/doc-tin/005295/2016-06-08/tong-
san-luong-thuy-san-5-thang-dau-nam-2016-tang-19
10. hHTXps://tongcucthuysan.gov.vn/vi-vn/
46
11. hHTXps://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A1_di%C3%AAu_h%E1%BB
%93ng
12. hHTXp://www.sonongnghiep.hochiminhcity.gov.vn/tonghop/lists/posts/p
ost.aspx?Source=/tonghop&Category=Thu%E1%BB%B7+s%E1%BA%
A3n&ItemID=77&Mode=1
13. Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (2018), Tổng quan
ngành Thủy sản Việt Nam (hHTXp://vasep.com.vn/1192/OneContent/tong-
quan-nganh.htm)
47

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Nghiên cứu xây dựng quy trình chế biến bánh gạo từ gạo đen hữu cơ dùng cho ng...
Nghiên cứu xây dựng quy trình chế biến bánh gạo từ gạo đen hữu cơ dùng cho ng...Nghiên cứu xây dựng quy trình chế biến bánh gạo từ gạo đen hữu cơ dùng cho ng...
Nghiên cứu xây dựng quy trình chế biến bánh gạo từ gạo đen hữu cơ dùng cho ng...
 
Nghiên cứu tuổi thành thục số lượng và thành thục kinh tế của rừng trồng keo ...
Nghiên cứu tuổi thành thục số lượng và thành thục kinh tế của rừng trồng keo ...Nghiên cứu tuổi thành thục số lượng và thành thục kinh tế của rừng trồng keo ...
Nghiên cứu tuổi thành thục số lượng và thành thục kinh tế của rừng trồng keo ...
 
Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý môi trường các làng nghề trên địa bàn tỉnh hà ...
Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý môi trường các làng nghề trên địa bàn tỉnh hà ...Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý môi trường các làng nghề trên địa bàn tỉnh hà ...
Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý môi trường các làng nghề trên địa bàn tỉnh hà ...
 
Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi cho công ty tnhh chăn ...
Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi cho công ty tnhh chăn ...Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi cho công ty tnhh chăn ...
Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi cho công ty tnhh chăn ...
 
Nghiên cứu mô hình thu hồi dinh dưỡng từ nước thải thủy sản
Nghiên cứu mô hình thu hồi dinh dưỡng từ nước thải thủy sảnNghiên cứu mô hình thu hồi dinh dưỡng từ nước thải thủy sản
Nghiên cứu mô hình thu hồi dinh dưỡng từ nước thải thủy sản
 
Nghiên cứu ứng dụng enzyme protease thương mại tegalase r660 l để thu nhận...
Nghiên cứu ứng dụng enzyme protease thương mại tegalase r660 l để thu nhận...Nghiên cứu ứng dụng enzyme protease thương mại tegalase r660 l để thu nhận...
Nghiên cứu ứng dụng enzyme protease thương mại tegalase r660 l để thu nhận...
 
Nghiên cứu sản xuất vi khuẩn bacillus subtilis và lactobacillus tăng cường ph...
Nghiên cứu sản xuất vi khuẩn bacillus subtilis và lactobacillus tăng cường ph...Nghiên cứu sản xuất vi khuẩn bacillus subtilis và lactobacillus tăng cường ph...
Nghiên cứu sản xuất vi khuẩn bacillus subtilis và lactobacillus tăng cường ph...
 
Nghiên cứu tách chiết hợp chất anthocyanin từ quả mồng tơi chín (basella alba...
Nghiên cứu tách chiết hợp chất anthocyanin từ quả mồng tơi chín (basella alba...Nghiên cứu tách chiết hợp chất anthocyanin từ quả mồng tơi chín (basella alba...
Nghiên cứu tách chiết hợp chất anthocyanin từ quả mồng tơi chín (basella alba...
 
Sử dụng vi khuẩn lactobacillus plantarum đồng lên men với nấm men bánh mì tha...
Sử dụng vi khuẩn lactobacillus plantarum đồng lên men với nấm men bánh mì tha...Sử dụng vi khuẩn lactobacillus plantarum đồng lên men với nấm men bánh mì tha...
Sử dụng vi khuẩn lactobacillus plantarum đồng lên men với nấm men bánh mì tha...
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ sấy đến chất lượng màng hạt gấc
Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ sấy đến chất lượng màng hạt gấcNghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ sấy đến chất lượng màng hạt gấc
Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ sấy đến chất lượng màng hạt gấc
 
Nghiên cứu tăng cường chế phẩm sinh học nhằm loại bỏ trực tiếp dầu mỡ trong n...
Nghiên cứu tăng cường chế phẩm sinh học nhằm loại bỏ trực tiếp dầu mỡ trong n...Nghiên cứu tăng cường chế phẩm sinh học nhằm loại bỏ trực tiếp dầu mỡ trong n...
Nghiên cứu tăng cường chế phẩm sinh học nhằm loại bỏ trực tiếp dầu mỡ trong n...
 
ứNg dụng một số phương pháp mô tả nhanh trong phát triển sản phẩm thực phẩm t...
ứNg dụng một số phương pháp mô tả nhanh trong phát triển sản phẩm thực phẩm t...ứNg dụng một số phương pháp mô tả nhanh trong phát triển sản phẩm thực phẩm t...
ứNg dụng một số phương pháp mô tả nhanh trong phát triển sản phẩm thực phẩm t...
 
Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại vậ...
Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại vậ...Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại vậ...
Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại vậ...
 
Sản xuất chế phẩm nấm paecilomyces lilacinus phòng trừ tuyến trùng meloidogyn...
Sản xuất chế phẩm nấm paecilomyces lilacinus phòng trừ tuyến trùng meloidogyn...Sản xuất chế phẩm nấm paecilomyces lilacinus phòng trừ tuyến trùng meloidogyn...
Sản xuất chế phẩm nấm paecilomyces lilacinus phòng trừ tuyến trùng meloidogyn...
 
Thử nghiệm sản xuất sữa đậu nành nảy mầm có bổ sung gạo lứt
Thử nghiệm sản xuất sữa đậu nành nảy mầm có bổ sung gạo lứtThử nghiệm sản xuất sữa đậu nành nảy mầm có bổ sung gạo lứt
Thử nghiệm sản xuất sữa đậu nành nảy mầm có bổ sung gạo lứt
 
Nghiên cứu sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Nghiên cứu sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưuNghiên cứu sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Nghiên cứu sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
 
Nghiên cứu chế tạo vật liệu hấp phụ từ phế phẩm lõi ngô xử lý nước phục vụ si...
Nghiên cứu chế tạo vật liệu hấp phụ từ phế phẩm lõi ngô xử lý nước phục vụ si...Nghiên cứu chế tạo vật liệu hấp phụ từ phế phẩm lõi ngô xử lý nước phục vụ si...
Nghiên cứu chế tạo vật liệu hấp phụ từ phế phẩm lõi ngô xử lý nước phục vụ si...
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất trà túi lọc từ lá sâm xuyên đá
Nghiên cứu quy trình sản xuất trà túi lọc từ lá sâm xuyên đáNghiên cứu quy trình sản xuất trà túi lọc từ lá sâm xuyên đá
Nghiên cứu quy trình sản xuất trà túi lọc từ lá sâm xuyên đá
 
đáNh giá công tác quản lý môi trường tại công ty thực phẩm ping rong – bình v...
đáNh giá công tác quản lý môi trường tại công ty thực phẩm ping rong – bình v...đáNh giá công tác quản lý môi trường tại công ty thực phẩm ping rong – bình v...
đáNh giá công tác quản lý môi trường tại công ty thực phẩm ping rong – bình v...
 
Sử dụng vi khuẩn bacillus subtilis và lactobacillus thủy phân thức ăn thừa tạ...
Sử dụng vi khuẩn bacillus subtilis và lactobacillus thủy phân thức ăn thừa tạ...Sử dụng vi khuẩn bacillus subtilis và lactobacillus thủy phân thức ăn thừa tạ...
Sử dụng vi khuẩn bacillus subtilis và lactobacillus thủy phân thức ăn thừa tạ...
 

Similar to Nghiên cứu hiện trạng chất lượng nước ao nuôi cá rô phi đơn tính và đề xuất biện pháp cải thiện môi trường nước trong hợp tác xã thủy sản núi cốc

Similar to Nghiên cứu hiện trạng chất lượng nước ao nuôi cá rô phi đơn tính và đề xuất biện pháp cải thiện môi trường nước trong hợp tác xã thủy sản núi cốc (20)

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất mô hình kiểm soát chất lượng môi trường nước...
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất mô hình kiểm soát chất lượng môi trường nước...Nghiên cứu thực trạng và đề xuất mô hình kiểm soát chất lượng môi trường nước...
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất mô hình kiểm soát chất lượng môi trường nước...
 
đáNh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của trạm xử lý nước thải sinh hoạ...
đáNh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của trạm xử lý nước thải sinh hoạ...đáNh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của trạm xử lý nước thải sinh hoạ...
đáNh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của trạm xử lý nước thải sinh hoạ...
 
đáNh giá mức độ ô nhiễm nước thải sinh hoạt và đề xuất biện pháp cải thiện mô...
đáNh giá mức độ ô nhiễm nước thải sinh hoạt và đề xuất biện pháp cải thiện mô...đáNh giá mức độ ô nhiễm nước thải sinh hoạt và đề xuất biện pháp cải thiện mô...
đáNh giá mức độ ô nhiễm nước thải sinh hoạt và đề xuất biện pháp cải thiện mô...
 
đáNh giá hiện trạng môi trường đất, nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu tại ...
đáNh giá hiện trạng môi trường đất, nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu tại ...đáNh giá hiện trạng môi trường đất, nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu tại ...
đáNh giá hiện trạng môi trường đất, nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu tại ...
 
đáNh giá chất lượng và độc tính nguồn nước của một số lưu vực tiếp nhận nước ...
đáNh giá chất lượng và độc tính nguồn nước của một số lưu vực tiếp nhận nước ...đáNh giá chất lượng và độc tính nguồn nước của một số lưu vực tiếp nhận nước ...
đáNh giá chất lượng và độc tính nguồn nước của một số lưu vực tiếp nhận nước ...
 
Hiện trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền,vận động ngườ...
Hiện trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền,vận động ngườ...Hiện trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền,vận động ngườ...
Hiện trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền,vận động ngườ...
 
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học loài cây nghiến gân ba (excentrodendron to...
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học loài cây nghiến gân ba (excentrodendron to...Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học loài cây nghiến gân ba (excentrodendron to...
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học loài cây nghiến gân ba (excentrodendron to...
 
Khảo sát trích ly lignin từ gỗ cao su (hevea brasiliensis) bằng na oh h2o2 ...
Khảo sát trích ly lignin từ gỗ cao su (hevea brasiliensis) bằng na oh   h2o2 ...Khảo sát trích ly lignin từ gỗ cao su (hevea brasiliensis) bằng na oh   h2o2 ...
Khảo sát trích ly lignin từ gỗ cao su (hevea brasiliensis) bằng na oh h2o2 ...
 
Khảo sát sự hiện diện của các vi sinh vật có lợi tại một số vùng đất nông ngh...
Khảo sát sự hiện diện của các vi sinh vật có lợi tại một số vùng đất nông ngh...Khảo sát sự hiện diện của các vi sinh vật có lợi tại một số vùng đất nông ngh...
Khảo sát sự hiện diện của các vi sinh vật có lợi tại một số vùng đất nông ngh...
 
Xác định môi trường khảo sát hoạt tính kháng nấm của vi khuẩn lactic
Xác định môi trường khảo sát hoạt tính kháng nấm của vi khuẩn lacticXác định môi trường khảo sát hoạt tính kháng nấm của vi khuẩn lactic
Xác định môi trường khảo sát hoạt tính kháng nấm của vi khuẩn lactic
 
Khảo sát khả năng kháng nấm sinh aflatoxin của bacillus spp. (cs1b) và ứng dụ...
Khảo sát khả năng kháng nấm sinh aflatoxin của bacillus spp. (cs1b) và ứng dụ...Khảo sát khả năng kháng nấm sinh aflatoxin của bacillus spp. (cs1b) và ứng dụ...
Khảo sát khả năng kháng nấm sinh aflatoxin của bacillus spp. (cs1b) và ứng dụ...
 
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưuHoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
 
Nghiên cứu và đánh giá sinh trưởng một số loài cây bản địa long não, bách xan...
Nghiên cứu và đánh giá sinh trưởng một số loài cây bản địa long não, bách xan...Nghiên cứu và đánh giá sinh trưởng một số loài cây bản địa long não, bách xan...
Nghiên cứu và đánh giá sinh trưởng một số loài cây bản địa long não, bách xan...
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất snack từ rong nâu sargassum polycystum
Nghiên cứu quy trình sản xuất snack từ rong nâu sargassum polycystumNghiên cứu quy trình sản xuất snack từ rong nâu sargassum polycystum
Nghiên cứu quy trình sản xuất snack từ rong nâu sargassum polycystum
 
đáNh giá hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết ethanol từ lá bàng (terminalia c...
đáNh giá hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết ethanol từ lá bàng (terminalia c...đáNh giá hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết ethanol từ lá bàng (terminalia c...
đáNh giá hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết ethanol từ lá bàng (terminalia c...
 
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải ...
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải ...đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải ...
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải ...
 
Khảo sát nâng cao hiệu quả quá trình lên men bioethanol từ vỏ cacao bằng phươ...
Khảo sát nâng cao hiệu quả quá trình lên men bioethanol từ vỏ cacao bằng phươ...Khảo sát nâng cao hiệu quả quá trình lên men bioethanol từ vỏ cacao bằng phươ...
Khảo sát nâng cao hiệu quả quá trình lên men bioethanol từ vỏ cacao bằng phươ...
 
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học cây nghiến gân ba (excentrodendron tonkine...
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học cây nghiến gân ba (excentrodendron tonkine...Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học cây nghiến gân ba (excentrodendron tonkine...
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học cây nghiến gân ba (excentrodendron tonkine...
 
đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và...
đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và...đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và...
đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và...
 
Thiết lập quy trình lên men vi khuẩn serratia marcescens để sản xuất chế phẩm...
Thiết lập quy trình lên men vi khuẩn serratia marcescens để sản xuất chế phẩm...Thiết lập quy trình lên men vi khuẩn serratia marcescens để sản xuất chế phẩm...
Thiết lập quy trình lên men vi khuẩn serratia marcescens để sản xuất chế phẩm...
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

Beyond the EU: DORA and NIS 2 Directive's Global Impact
Beyond the EU: DORA and NIS 2 Directive's Global ImpactBeyond the EU: DORA and NIS 2 Directive's Global Impact
Beyond the EU: DORA and NIS 2 Directive's Global Impact
PECB
 
Seal of Good Local Governance (SGLG) 2024Final.pptx
Seal of Good Local Governance (SGLG) 2024Final.pptxSeal of Good Local Governance (SGLG) 2024Final.pptx
Seal of Good Local Governance (SGLG) 2024Final.pptx
negromaestrong
 
The basics of sentences session 3pptx.pptx
The basics of sentences session 3pptx.pptxThe basics of sentences session 3pptx.pptx
The basics of sentences session 3pptx.pptx
heathfieldcps1
 
1029-Danh muc Sach Giao Khoa khoi 6.pdf
1029-Danh muc Sach Giao Khoa khoi  6.pdf1029-Danh muc Sach Giao Khoa khoi  6.pdf
1029-Danh muc Sach Giao Khoa khoi 6.pdf
QucHHunhnh
 

Recently uploaded (20)

Beyond the EU: DORA and NIS 2 Directive's Global Impact
Beyond the EU: DORA and NIS 2 Directive's Global ImpactBeyond the EU: DORA and NIS 2 Directive's Global Impact
Beyond the EU: DORA and NIS 2 Directive's Global Impact
 
Micro-Scholarship, What it is, How can it help me.pdf
Micro-Scholarship, What it is, How can it help me.pdfMicro-Scholarship, What it is, How can it help me.pdf
Micro-Scholarship, What it is, How can it help me.pdf
 
TỔNG ÔN TẬP THI VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 CÓ ĐÁP ÁN (NGỮ Â...
TỔNG ÔN TẬP THI VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 CÓ ĐÁP ÁN (NGỮ Â...TỔNG ÔN TẬP THI VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 CÓ ĐÁP ÁN (NGỮ Â...
TỔNG ÔN TẬP THI VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 CÓ ĐÁP ÁN (NGỮ Â...
 
ComPTIA Overview | Comptia Security+ Book SY0-701
ComPTIA Overview | Comptia Security+ Book SY0-701ComPTIA Overview | Comptia Security+ Book SY0-701
ComPTIA Overview | Comptia Security+ Book SY0-701
 
Holdier Curriculum Vitae (April 2024).pdf
Holdier Curriculum Vitae (April 2024).pdfHoldier Curriculum Vitae (April 2024).pdf
Holdier Curriculum Vitae (April 2024).pdf
 
Z Score,T Score, Percential Rank and Box Plot Graph
Z Score,T Score, Percential Rank and Box Plot GraphZ Score,T Score, Percential Rank and Box Plot Graph
Z Score,T Score, Percential Rank and Box Plot Graph
 
Seal of Good Local Governance (SGLG) 2024Final.pptx
Seal of Good Local Governance (SGLG) 2024Final.pptxSeal of Good Local Governance (SGLG) 2024Final.pptx
Seal of Good Local Governance (SGLG) 2024Final.pptx
 
The basics of sentences session 3pptx.pptx
The basics of sentences session 3pptx.pptxThe basics of sentences session 3pptx.pptx
The basics of sentences session 3pptx.pptx
 
Food Chain and Food Web (Ecosystem) EVS, B. Pharmacy 1st Year, Sem-II
Food Chain and Food Web (Ecosystem) EVS, B. Pharmacy 1st Year, Sem-IIFood Chain and Food Web (Ecosystem) EVS, B. Pharmacy 1st Year, Sem-II
Food Chain and Food Web (Ecosystem) EVS, B. Pharmacy 1st Year, Sem-II
 
Advanced Views - Calendar View in Odoo 17
Advanced Views - Calendar View in Odoo 17Advanced Views - Calendar View in Odoo 17
Advanced Views - Calendar View in Odoo 17
 
Mehran University Newsletter Vol-X, Issue-I, 2024
Mehran University Newsletter Vol-X, Issue-I, 2024Mehran University Newsletter Vol-X, Issue-I, 2024
Mehran University Newsletter Vol-X, Issue-I, 2024
 
Presentation by Andreas Schleicher Tackling the School Absenteeism Crisis 30 ...
Presentation by Andreas Schleicher Tackling the School Absenteeism Crisis 30 ...Presentation by Andreas Schleicher Tackling the School Absenteeism Crisis 30 ...
Presentation by Andreas Schleicher Tackling the School Absenteeism Crisis 30 ...
 
Key note speaker Neum_Admir Softic_ENG.pdf
Key note speaker Neum_Admir Softic_ENG.pdfKey note speaker Neum_Admir Softic_ENG.pdf
Key note speaker Neum_Admir Softic_ENG.pdf
 
Unit-IV- Pharma. Marketing Channels.pptx
Unit-IV- Pharma. Marketing Channels.pptxUnit-IV- Pharma. Marketing Channels.pptx
Unit-IV- Pharma. Marketing Channels.pptx
 
Grant Readiness 101 TechSoup and Remy Consulting
Grant Readiness 101 TechSoup and Remy ConsultingGrant Readiness 101 TechSoup and Remy Consulting
Grant Readiness 101 TechSoup and Remy Consulting
 
psychiatric nursing HISTORY COLLECTION .docx
psychiatric  nursing HISTORY  COLLECTION  .docxpsychiatric  nursing HISTORY  COLLECTION  .docx
psychiatric nursing HISTORY COLLECTION .docx
 
Introduction to Nonprofit Accounting: The Basics
Introduction to Nonprofit Accounting: The BasicsIntroduction to Nonprofit Accounting: The Basics
Introduction to Nonprofit Accounting: The Basics
 
Energy Resources. ( B. Pharmacy, 1st Year, Sem-II) Natural Resources
Energy Resources. ( B. Pharmacy, 1st Year, Sem-II) Natural ResourcesEnergy Resources. ( B. Pharmacy, 1st Year, Sem-II) Natural Resources
Energy Resources. ( B. Pharmacy, 1st Year, Sem-II) Natural Resources
 
ICT role in 21st century education and it's challenges.
ICT role in 21st century education and it's challenges.ICT role in 21st century education and it's challenges.
ICT role in 21st century education and it's challenges.
 
1029-Danh muc Sach Giao Khoa khoi 6.pdf
1029-Danh muc Sach Giao Khoa khoi  6.pdf1029-Danh muc Sach Giao Khoa khoi  6.pdf
1029-Danh muc Sach Giao Khoa khoi 6.pdf
 

Nghiên cứu hiện trạng chất lượng nước ao nuôi cá rô phi đơn tính và đề xuất biện pháp cải thiện môi trường nước trong hợp tác xã thủy sản núi cốc

  • 1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------- HOÀNG VĂN TU Tên đề tài: “NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC AO NUÔI CÁ RÔ PHI ĐƠN TÍNH VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG NƯỚC TRONG HỢP TÁC XÃ THỦY SẢN NÚI CỐC” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trường Khoa : Môi trường Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  • 2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------- HOÀNG VĂN TU Tên đề tài: “NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC AO NUÔI CÁ RÔ PHI ĐƠN TÍNH VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG NƯỚC TRONG HỢP TÁC XÃ THỦY SẢN NÚI CỐC” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trường Lớp :K47 - KHMT Khoa : Môi trường Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Hoàng Quý Nhân Thái Nguyên, năm 2019
  • 3. i LỜI CẢM ƠN Được sự phân công của Khoa Môi Trường đồng thời được sự tiếp nhận của Hợp tác xã Thủy sản Núi Cốc, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng chất lượng nước ao nuôi cá Rô Phi đơn tính và đề xuất biện pháp cải thiện môi trường nước trong Hợp tác xã Thủy sản Núi Cốc” Để hoàn thành Khóa luận này em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa môi trường. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo ThS. Hoàng Quý Nhân là gười đã hướng dẫn, chỉ bảo em tận tình để hoàn thành tốt bài khóa luận này. Em xin cảm ơn các cán bộ, công nhân viên tại HTX đã tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình thực tập tại đây. Cảm ơn gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, động viên em trong suốt thời gian học tập rèn luyện và thực tập tốt nghiệp. Do thời gian thực tập ngắn, trình độ chuyên môn còn hạn chế bản thân còn thiếu kinh nghiệm nên khóa luận không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để khóa luận hoàn thiện hơn nữa. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Hoàng Văn Tu
  • 4. ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN................................................................................................................i MỤC LỤC ....................................................................................................................ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................iv DANH MỤC CÁC BẢNG ...........................................................................................v DANH MỤC HÌNH.....................................................................................................vi PHẦN 1. MỞ ĐẦU.......................................................................................................1 1.1.Đặt vấn đề ...............................................................................................................1 1.2. Mục tiêu của đề tài................................................................................................2 1.3. Ý nghĩa của đề tài ..................................................................................................2 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ..................................................2 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn .......................................................................................2 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................................3 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ......................................................................................3 2.1.1. Một số khái niệm về môi trường.........................................................................3 2.1.3.Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước nuôi trồng thủy sản ................................4 2.2. Cơ sở pháp lý .........................................................................................................9 2.3. Tình hình nuôi trồng cá rô phi trên thế giới và Việt Nam .................................11 2.3.1. Giới thiệu khái quát về cá rô phi.......................................................................11 2.3.2. Tình hình nuôi trồng cá rô phi trên thế giới......................................................12 2.3.3. Tình hình nuôi trồng cá rô phi của Việt Nam...................................................14 2.4. Các nguyên nhân có thể gây ra ô nhiễm môi trường nước nuôi trồng thủy sản và các phương pháp xử lý.............................................................................15 2.4.1. Các nguyên nhân có thể gây ra ô nhiễm môi trường nước nuôi trồng thủy sản .......................................................................................................................15 2.4.2. Một số giải pháp xử lý môi trường nước nuôi trồng thủy sản..........................16 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............19 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................19 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................19
  • 5. iii 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................19 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu........................................................................19 3.2.1. Địa điểm nghiên cứu.........................................................................................19 3.2.2. Thời gian nghiên cứu........................................................................................19 3.3. Nội dung nghiên cứu............................................................................................19 3.4. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................19 3.4.1. Điều tra khảo sát thực địa .................................................................................19 3.3.2. Đánh giá trực quan chất lượng môi trường nước tại ao nuôi cá của HTX thủy sản .......................................................................................................20 3.3.3. Phương pháp lấy mẫu vàphân tích các chỉ tiêu.................................................20 3.3.4. Phương pháp tổng hợp với quy chuẩn QCVN 08:2015/BTNMT ..................21 3.3.5. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu.............................................................22 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..........................................23 4.1. Khái quát về Hợp tác xã Thủy sản Núi Cốc, huyện Đại Từ, Thái Nguyên.........23 4.1.1. Ngành nghề kinh doanh của HTX ....................................................................23 4.1.2. Cơ cấu và tình hình hoạt động của HTX thủy sản Hồ Núi Cốc .......................23 4.1.3. Tìm hiểu khái quát về hoạt động sản xuất tại HTX thủy sản Núi Cốc .................27 4.2. Đánh giá chất lượng môi trường nước cá Rô phi tại HTX ..................................36 4.2.1. Đánh giá chất lượng nước các ao nuôi cá đợt tháng 2/2019.............................36 4.2.2. Đánh giá chất lượng nước các ao nuôi cá đợt tháng 4/2019.............................37 4.2.3. Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nước nuôi cá của HTX .........................................................................................................40 4.3. Đề xuất giải pháp giảm thiểu các tác nhân có thể gây ra ô nhiễm nước trong khu vực nuôi trồng thủy sản.....................................................................42 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................43 5.1. Kết luận................................................................................................................43 5.2. Kiến nghị..............................................................................................................44 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................45
  • 6. iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BVMT Bảo vệ môi trường BTNMT Bộ Tài nguyên môi trường NHTXS Nuôi trồng thủy sản NĐ-CP Nghị định – Chính phủ QCVN Quy chuẩn Việt Nam TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam HTX Hợp tác xã
  • 7. v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Nồng độ BOD trong các môi trường nước khác nhau .................................7 Bảng 3.1. Vị trí và địa điểm lấy mẫu..........................................................................20 Bảng 3.2. Bảng các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước ..............................................20 Bảng 4.1. Doanh thu thủy sản của HTX thủy sản Hồ Núi Cốc năm 2017 - 2018.....................................................................................25 Bảng 4.2. Chi phí đầu tư trang thiết ban đầu cho HTX HTX thủy sản Núi Cốc ...............................................................................27 Bảng 4.3. Chi phí hàng năm của HTX........................................................................28 Bảng 4.4. Diện tích nuôi cá qua các năm tại Hợp tác xã Thủy sản Núi Cốc..............30 Bảng 4.5. Năng suất và sản lượng cá của HTX thủy sản Núi Cốc............................34 Bảng 4.6. Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước tháng 2/2019 ...................36 Bảng 4.7. Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước tháng 4/2019 ...................37
  • 8. vi DANH MỤC HÌNH Hình 4.1. Hình ảnh khu vực nghiên cứu.....................Error! Bookmark not defined. Hình 4.2. Sơ đồ bộ máy hoạt động của Hợp tác xã Thủy sản Núi Cốc......................24 Hình 4.3. Đồ thị thể hiện diện tích và cơ cấu một số loại cá của HTX thủy sản Núi Cốc .............................................................................30 Hình 4.4. Kết quả phân tích TSS đợt tháng 2 và tháng 4 năm 2019 ..........................38 Hình 4.5. Kết quả phân tích COD đợt tháng 2 và tháng 4 năm 2019.........................39 Hình 4.6. Kết quả phân tích BOD5 đợt tháng 2 và tháng 4 năm 2019.......................39 Hình 4.7. Kết quả phân tích Coliform đợt tháng 2 và tháng 4 năm 2019...................40
  • 9. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1.Đặt vấn đề Việt Nam với hệ thống sông ngòi dày đặc và có đường biển dài rất thuận lợi phát triển hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản. Sản lượng thủy sản Việt Nam đã duy trì tăng trưởng liên tục trong 17 năm qua với mức tăng bình quân là 9,07%/năm. Với chủ trương thúc đẩy phát triển của chính phủ, hoạt động nuôi trồng thủy sản đã có những bước phát triển mạnh, sản lượng liên tục tăng cao trong các năm qua, bình quân đạt 12,77%/năm, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng tổng sản lượng thủy sản của cả nước. Ngành chế biến thủy sản hiện nay phát triển thành một ngành kinh tế mũi nhọn, ngành sản xuất hàng hóa lớn, đi đầu trong hội nhập kinh tế quốc tế. Với sự tăng trưởng nhanh và hiệu quả, thủy sản đã đóng góp tích cực trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đóng góp hiệu quả cho công cuộc xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm cho trên 4 triệu lao động, nâng cao đời sống cho cộng đồng dân cư khắp các vùng nông thôn, ven biển, đồng bằng, trung du, miền núi….Tuy nhiên, cùng với quá trình đó, ô nhiễm môi trường nước trong nuôi trồng thủy sản đang trở thành vấn đề cần quan tâm hơn bao giờ hết. Tình trạng ô nhiễm môi trường đang xảy ra ngày càng nghiêm trọng trong nuôi trồng thủy sản do phần lớn các chất hữu cơ dư thừa từ thức ăn, phân và các rác thải khác đọng lại dưới đáy ao nuôi. Ngoài ra, còn các hóa chất, kháng sinh được sử dụng trong quá trình nuôi trồng cũng dư đọng lại mà không được xử lý. Việc hình thành lớp bùn đáy do tích tụ lâu ngày của các chất hữu cơ, cặn bã là nơi sinh sống của các vi sinh vật gây thối, các vi sinh vật sinh các khí độc như NH3, NO2, H2, H2S, CH4.... Các vi sinh vật gây bệnh như: Vibrio, Aeromonas, Ecoli, Pseudomonas, Proteus, Staphylococcus... nhiều loại nấm và nguyên sinh động vật.
  • 10. 2 Xuất phát từ thực trạng chung của việc sử dụng nước nuôi cá tại Hợp tác xã Thủy sản Núi Cốc, để đánh giá chất lượng nước đang sử dụng, để tìm ra những nguyên nhân có thể gây ô nhiễm, qua đó đưa ra một số giải pháp để phòng ngừa, giảm thiểu những nguy cơ ô nhiễm, đáp ứng những tiêu chuẩn về nguồn nước tại khu vực nuôi cá. Vì những lý do trên, em tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng chất lượng nước ao nuôi cá Rô Phi đơn tính và đề xuất biện pháp cải thiện môi trường nước trong Hợp tác xã Thủy sản Núi Cốc”. 1.2. Mục tiêu của đề tài - Đánh giá được sơ lược về Hợp tác xã Thủy sản Núi Cốc, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. - Đánh giá chất lượng môi trường nước cá rô phi tại Hợp tác xã Thủy sản Núi Cốc. - Đề xuất được giải pháp cải thiện môi trường nước trong khu vực nuôi trồng thủy sản. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Tạo cơ hội tốt cho việc áp dụng và thực hành những kiến thức đã được học trên giảng đường vào thực tế. - Nâng cao hiểu biết của bản thân và trau dồi thêm kiến thức thực tế. - Trau dồi, tích lũy kinh nghiệm cho công việc sau khi ra trường. - Bổ xung tư liệu cho học tập. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn - Phản ánh thực trạng về môi trường nước trong ao nuôi cá Rô phi tại Hợp tác xã Thủy sản Núi Cốc. - Cảnh báo các vấn đề cấp bách và nguy cơ tiềm tàng gây suy thoái môi trường nước nuôi cá Rô phi. - Nâng cao chất lượng môi trường nước phục vụ cho việc nuôi cá Rô phi.
  • 11. 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Một số khái niệm về môi trường - Khái niệm môi trường: Theo khoản 1 điều 3 luật bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2014, môi trường được định nghĩa như sau: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật” - Khái niệm ô nhiễm môi trường: Theo khoản 8 điều 3 luật BVMT Việt Nam năm 2014 “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu tới con người, sinh vật” - Khái niệm ô nhiễm nguồn nước: Ô nhiễm nước là sự thay đổi tính chất vật lý, tính chất hóa học, thành phần sinh học của nước vi phạm tiêu chuẩn cho phép. - Khái niệm Quy chuẩn kĩ thuật môi trường: Theo khoản 5 điều 3 luật bảo vệ môi trường 2014: “Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi trường.” - Khái niệm tiêu chuẩn môi trường: Theo khoản 5 điều 3 luật bảo vệ môi trường 2014:“Tiêu chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường.”
  • 12. 4 - Khái niệm về nguồn nước: Nguồn nước là các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai thác, sử dụng bao gồm sông suối kênh rạch, ao, hồ, đầm, phá, biển các tầng chứa nước dưới đất, mưa, bang, tuyết và các dạng tích tụ nước khác. 2.1.2 Một số khái niệm và phân loại về nuôi trồng thủy sản a) Khái niệm Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc viết tắt là FAO (tếng Anh: Food and Agriculture Organization of the United Nations) thì nuôi trồng thủy sản (aquaculture) là nuôi các thủy sinh vật trong môi trường nước ngọt và lợ/mặn., bao gồm áp dụng các kỹ thuật và quy trình nuôi nhằm nâng cao năng suất; thuộc sở hữu cá nhân hay tập thể. NHTXS là bất kỳ phương tiện gì của con người nhằm cải thiện tăng trưởng của một thủy sinh vật nào đó trong một diện tích mặt nước nhất định. NHTXS là một hay nhiều sự tác động của con người nhằm can thiệp vào chu trình sống tự nhiên của một loài thủy sinh b) Phân loại NHTXS: - Phân loại theo kỹ thuật hay hệ thống nuôi trồng; ví dụ: nuôi ao nước tĩnh, nuôi ao nước chảy, nuôi lồng, chuồng, bè. - Phân loại theo sinh vật được nuôi; ví dụ: nuôi cá, giáp xác (tôm, cua), nhuyễn thể ( hào, nghêu, sò), trồng rong biển. - Phân loại theo môi trường nuôi; ví dụ: nuôi ở nước ngọt, nước lợ, biển. - Phân loại theo đặc trưng riêng của môi trường nuôi: ví dụ: nuôi ở nước lạnh, nước ấm, vùng cao, vùng thấp, nội địa, vên bờ, cửa sông. 2.1.3.Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước nuôi trồng thủy sản 2.1.3.1. Các chỉ tiêu vật lý a. Độ pH Là đại lượng toán học biểu thị nồng độ hoạt tính ion H+ trong nước, pH được sử dụng để đánh giá tính axit hay tính kiềm của dung dịch nước và được tính bằng công thức: pH= - log [H+ ]
  • 13. 5 pH là một trong những thông số quan trọng và được sử dụng thường xuyên nhất trong hóa nước, dùng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn nước, chất lượng nước, đánh giá độ cứng của nước… và trong nhiều tính toán về cân bằng axit bazo Sự thay đổi pH dẫn đến sự thay đổi thành phần hóa học của nước (sự kết tủa, sự hòa tan, cân bằng cacbonat…) các quá trình sinh học trong nước.Giá trị pH của nguồn nước góp quyết định phương pháp xử lý nước.pH được xác định bằng máy đo pH hoặc phương pháp chuẩn độ. b. Nhiệt độ Nhiệt độ ảnh hưởng đến độ pH, đến các quá trình hóa học và sinh hóa xảy ra trong nước. Nhiệt độ phụ thuộc rất nhiều vào môi trường xung quanh, thời gian trong ngày và các mùa trong năm. Nhiệt độ cần phải xác định tại chỗ (tại nơi lấy mẫu). c. Màu sắc Nước nguyên chất không có màu, màu sắc được tạo nên bởi các tạp chất trong nước ( thường do nước hữu cơ), một số ion vô cơ, một số loài thủy sinh vật… Màu sắc mạng tính chất cảm quan, các hợp chất hữu cơ có mùa trong nước cũng có thể tác dụng với clo tạo ra một số sản phẩm dộc hại như chloroform... d. Độ đục Độ đục là mức độ ngăn cản ánh sang xuyên qua nước. Độ đục của nước có thể do nhiều loại chất lơ lửng bao gồm các loại có kích thước hạt keo đến những hệ phân tán thô gây nên như các chất huyền phù , các hạt cặn cát, các vi sinh vật. Nó cũng chứa nhiều thành phần hóa học như: Vô cơ, hữu cơ Độ đục cao biểu thị nồng độ nhiễm bẩn trong nước cao Ảnh hưởng đến quá trình lọc vì các lỗ hổng sẽ bị bịt kín Khử trùng ảnh hưởng đến độ đục Đơn vị đo độ đục: 1JTU = 1NTU = 1 mg SO2/l = 1 đơn vị độ đục Độ đục được đo bằng máy quang phổ, đơn vị: NTU, FTU
  • 14. 6 Đo bằng trực quan đơn vị : JTU e. Tổng hàm lượng chất rắn (TS) Các chất rắn trong nước có thể là chất tan hay không tan.Các chất này bao gồm cả các chất vô cơ lẫn các chất hữa cơ. Tổng hàm lượng chất rắn (TS) là lượng khô tính bằng mg của phần còn lại sau khi lam bay hơi một lít mẫu nước trên nồi cách thủy rồi sấy khô ở 105o C cho tới khi khối lượng không đổi (mg/l). f. Tổng hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS) Các chất rắn lơ lửng ( các chất huyền phù) là những chất rắn không tan trong nước. Tổng hàm lượng các chất lơ lửng ( TSS) là lượng khô của phần chất rắn còn lại trên giấy lọc sợi thủy tinh khi lọc một lít nước mẫu qua phễu lọc sợi thủy tinh sau đó sấy khô ở nhiệt độ 1050 C cho đến khi khối lượng không đổi (mg/l). g. Tổng hàm lượng chất rắn hòa tan (TDS) Các chất rắn hòa tan là những chất tan được trong nước, boa gồm cả chất vô cơ lẫn chất hữu cơ. Hàm lượng các chất hòa tan ( TDS) là lượng kho của phần dung dịch khi lọc một lít nước mẫu qua phễu lọc có sợi thủy tinh sau đó sấy khô ở nhiệt độ 1050 C cho đến khi khối lượng không đổi (mg/i). 2.1.3.2. Các chỉ tiêu hóa học a. Hàm lượng oxygen hòa tan (DO) DO là lượng oxi có trong nước được tính bằng mg/l hay % bão hòa dựa vào nhiệt độ. Oxi trong mặt nước dao động từ 0 mg/l đến 15 mg/l ở điều kiện nước đóng băng. DO có hàm lượng cao trong các dòng sông hồ, có nhiều loài sinh vật sinh sống trong đó. Khi DO ở trong nước thấp làm giảm khả năng sinh trương của động vật thủy sinh,thậm chí biến mất một số loài hoặc có thể gây chết một số loài nếu DO giảm đột ngột. Hàm lượng DO trong nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố như áp suất, nhiệt độ, thành phần hóa học của nguồn nước, số lượng vi sinh, thủy sinh vật, …
  • 15. 7 Hàm lượng DO có mối quan hệ mật thiết với các thông số như COD, BOD của nguồn nước. Nếu trong nước hàm lượng DO cao, các quá trình phân hủy các chất hữu cơ sẽ xảy ra theo hướng háo khí, còn nếu hàm lượng DO thấp thậm chí không còn thì quá trình phân hủy các chất hữu cơ sẽ xảy ra theo hướng hiếm khí. Phân tích DO cho ta đánh giá mức độ ô nhiễm nước và kiểm tra quá trình xử lý nước thải. b. Nhu cầu oxigen hóa học (COD) COD là lượng oxygen cần thiết để oxi hóa hoàn toàn các chất hữu cơ khi mẫu nước được xử lý với chất oxi hóa mạnh (K2Cr2O7) trong điều kiện nhất định.[6]. Trong môi trường nước, khi quá trình oxi hóa sinh học xảy ra thì các vi khuẩn sử dụng oxygen hòa tan để oxi hóa các chất hữu cơ và chuyển hóa chúng thành các sản phẩm vô cơ bền vững như CO2, CO3 2- , SO4 2- , PO4 2- , NO3 - COD giúp đánh giá chất lượng hữu cơ trong nước có thể bị oxi hóa bằng các chất hóa học ( tức là đánh giá mức độ ô nhiễm của nước), việc xác định COD có ưu điểm là cho kết quả nhanh ( Chỉ mất khoảng 10 phút nếu xác định bằng phương pháp permaganat). c. Nhu cầu oxygen sinh hóa (BOD) Bảng 2.1: Nồng độ BOD trong các môi trường nước khác nhau Nồng độ BOD (ppm) Chất lượng 1-2 Rất tốt không có nhiều chất hữu cơ 3-5 Tương đối sạch 6-9 Hơi ô nhiễm` (Nguồn: Trương Quốc Phú –Vũ Ngọc Út, 2011) BOD là lượng oxi cần thiết cho vi sinh vật để oxi hóa và ổn định các chất hữu cơ hoặc vô cơ trong nước, trong những điều kiện nhất định.[5] Tương tự như COD, BOD cũng là một chỉ tiêu dùng để xác định mức độ nhiễm bẩn của nước. Trong môi trường nước, khi các quá trình oxi hóa sinh xảy
  • 16. 8 ra thì các vi khuẩn sử dụng oxigen hòa tan để oxi hóa các chất hữu cơ và chuyển hóa chúng thành các sản phẩm vô cơ. d. NH3 Amoniac là sản phẩm chuyển hóa của các hợp chất chứa nitơ trong nước tự nhiên, do các chất thải công nghiệp và sinh hoạt.Amoniac rất độc với cá và động vật thủy sinh. Vì vậy, nó cần được giám sát chặt chẽ trong các ao hồ thả cá. Khi nước có pH thấp ammoniac chuyển sang dạng muối amoni (NH4 + ). Với sự có mặt của oxy, amoni chuyển thành nitrat theo phương trình: NH4 + + 2O2 → NO3 - + H2O + 2H+ e. Nitrat (NO3 - ) Nitrat luôn luôn có mặt trong nước do sự phân hủy các loại rau cỏ tự nhiên, do việc sử dụng phân bón và quá trình phân hủy các hợp chất chứa nito trong nước cống và nước thải cống. f. Kim loại nặng Kim loại nặng có trong nước do nhiều nguyên nhân: quá trình hòa tan các loại khoáng sản , các thành phần có sẵn trong tự nhiên hoặc sử dụng trong các công trình xây dựng. Kim loại nặng trong nước thường bị hấp thụ bởi các hạt sét, phù sa lở lửng trong nước. Các chất lơ lửng này dần dần rơi xuống làm cho nồng độ kim loại nặng trong trầm tích thường cao hơn nước rất nhiều. 2.1.3.3. Chỉ tiêu vi sinh vật a. E.coli Trong nước thiên nhiên có nhiều loại vi trùng, siêu vi trùng, rong tảo và các loài thủy sinh khác. Tùy theo tính chất, các loài vi sinh vật trong nước có thể vô hại hoặc có hại , nhóm có hại bao gồm các loài vi trùng gây bệnh, các loại rong, rêu, tảo,… nhóm này cần phải loại bỏ khỏi nước trước khi sử dụng. Các vi trùng gây bệnh như lỵ, thương hàn, dịch tả,… thường khó xác định chủng loại. Trong chất thải của người và động vật luôn có vi khuẩn E.coli sinh sống và phát triển. Sự có mặt của E.coli trong nước chứng tỏ nguồn nước đã bị
  • 17. 9 ô nhiễm bởi phân rác, chất thải của người và động vật.Như vậy có khả năng làm tổn hại các nguồn gây bệnh khác. Số lượng E.coli nhiều hay ít tùy thuộc vào mức độ ô nhiễm bẩn của nguồn nước. Đặc tính của vi khuẩn E.coli là khả năng tồn tại cao hơn các loài vi khuẩn, vi trùng gây bệnh khác nên nếu sau khi xử lý nước, trong nước không phát hiện E.coli chứng tỏ các loại vi trùng gây bệnh khác đã bị tiêu diệt. mặt khác việc xác định số lượng E.coli thường đơn giản và nhanh chóng nên loại vi khuẩn này được chọn làm vi khuẩn đặc trưng cho việc xác định mức độ ô nhiễm bẩn do vi trùng gây bệnh trong nước. b. Coliform Coliform là các vi khuẩn ở nhiệt độ 300 C tạo thành các vi khuẩn lạc đặc trưng và có thể lên men lactoza kèm theo sự sinh hơi trong các điều kiện khai thác ( theo TCVN 6262 : 1997). Coliform là những trực khuản Gram âm không sinh bào tử, hiếu khí hoặc kị khí tùy ý, có khả năng lên men lactose sinh axit hoặc sinh hơi ở 370 C trong 24-48h.Coliform hiện diện rộng rãi trong tự nhiên, trong ruột người, và động vật.Coliform được coi là sinh vật chỉ thị. Số lượng hiện diện của chúng trong thực phẩm, nước hay các loại mẫu môi trường được dùng để chỉ thị khả năng hiện diện của các vi sinh vật gây bệnh khác. 2.2. Cơ sở pháp lý - Luật Bảo vệ Môi trường 2015 sửa đổi bổ sung, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2015. - Luật Tài nguyên nước của Quốc Hội số 17/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012. - Luật Thủy sản số 17/2003/QH11 Luật này đã được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003. Luật Thủy sản 2003 gồm 10 chương và 62 điều. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2004
  • 18. 10 - Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ban hành ngày 14/02/2015 của Chính phủ : Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường - Nghị định số 162/2003/NĐ-CP ngày 19/12/2003 của Chính phủ ban hành quy chế thu nhập, quản lý, khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước. - Nghị định số 34/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước. - Quyết định số 332/QĐ-HTXg phê duyệt đề án phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020. - Quyết định 5204/QĐ-BNN-TCTS năm 2014 phê duyệt dự án quan trắc môi trường phục vụ nuôi trồng thuỷ sản do bộ trưởng bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành. - Thông tư 26/2011/HTX-BTNMT ngày 18/7/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường. - QCVN 01-80:2011/BNNPTNT - cơ sở nuôi trồng thủy sản thương phẩm - điều kiện vệ sinh thú y - QCVN 01- 81:2011/BNNPTNT- cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản giống – Điều kiện vệ sinh thú y - QCVN 38:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt bảo vệ đời sống thủy sinh - QCVN 08-MT:2015/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. - TCVN 6663-3:2008 - Chất lượng nước. Lấy mẫu. Phần 3: Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu - TCVN 6663-1:2011 - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Phần 1: Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu và Kỹ thuật lấy mẫu.
  • 19. 11 - TCVN 5994:1995 (ISO 5667-4:1987) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu ở hồ ao tự nhiên và nhân tạo. 2.3. Tình hình nuôi trồng cá rô phi trên thế giới và Việt Nam 2.3.1. Giới thiệu khái quát về cá rô phi Cá rô phi là tên gọi chỉ chung cho các loài cá nước ngọt phổ biến, sống tại các sông suối, kênh rạch, ao hồ, đây là giống cá thuộc họ Cichlidae gồm có nhiều chủng, có nguồn gốc phát sinh từ châu Phi và Trung Đông. Một trong những loài đặc hữu của họ cá này là Cá rô phi đỏ (Oreochromis sp), cá rô phi xanh (Oreochromis aureus) và rô phi vằn (Oreochromis niloticus). Là loài cá có giá trị kinh tế và thông dụng trong bữa ăn, cá rô phi được du nhập đi nhiều nơi và nhiều loài đã trở thành loài xâm lấn. Cá rô có thân hình màu hơi tím, vảy sáng bóng, có 9-12 sọc đậm song song nhau từ lưng xuống bụng. Vây đuôi có màu sọc đen sậm song song từ phía trên xuống phía dưới và phân bổ khắp vi đuôi. Vi lưng có những sóc trắng chạy song song trên nền xám đen. Viền vi lưng và vi đuôi có màu hồng nhạt. Giữa con cái và con đực có tốc độ lớn khác nhau. Thường thì con đực lớn nhanh hơn con cái từ 15-18% sau 4 tháng nuôi. Cá rô phi sử dụng được hầu hết các loại thức ăn tự nhiên, mùn bã hữu cơ trong ao nuôi, rô phi vừa có tác dụng tiêu diệt các loại động vật nhỏ mang mần bệnh vừa có tác dụng làm sạch môi trường và cho sản phẩm có giá trị. Khi còn nhỏ, cá rô phi ăn sinh vật phù du (tảo và động vật nhỏ) là chủ yếu (cá 20 ngày tuổi, kích thước khoảng 18mm). Cá rô phi dễ nuôi và chịu được ở những môi trường không thuận lợi. Nó có thể sống ở môi trường nước ngọt, nước lợ (mà có thể độ mặn tới 32%o) và cả nước phèn nhẹ. Cá nói chung rất sợ nước bẩn nhưng con rô phi chịu được cả ở nguồn nước có hàm lượng amôniắc tới 2,4 mg/lít và lượng oxy chỉ có 1 mg/lít. Nó chịu nhiệt tới tận 42 độ C và chịu lạnh được tới 5 độ C. Giới hạn pH đối với chúng từ 5-10.
  • 20. 12 Khi cá trưởng thành ăn mùn bả hữu cơ lẫn các tảo lắng ở đáy ao, ăn ấu trùng, côn trùng, thực vật thuỷ sinh. Tuy nhiên trong nuôi công nghiệp cá cũng ăn các loại thức ăn chế biến từ cá tạp, cua, ghẹ, ốc, bột cá khô, bột bắp, bột khoai mì, khoai lang, bột lúa, cám mịn, bã đậu nành, bã đậu phộng.Trong thiên nhiên cá thường ăn từ tầng đáy có mức sâu từ 1-2m.[2] Hàng năm, cá rô phi có thể đẻ trứng từ 6-11 lần. Cá mái đẻ mỗi lần khoảng 200 trứng vào trong ổ tự tạo, sau đó con đực làm cho trứng thụ tinh.Trứng và cá bột được cha mẹ giữ trong miệng khoảng 2 tuần lễ.cá rô phi ấp trứng ở trong miệng. Trứng sau khi đã thụ tinh được cá ngậm ở miệng cho tới tận lúc nở, mỗi lần đẻ 1.000 - 2.000 trứng và đẻ nhiều lần. 2.3.2. Tình hình nuôi trồng cá rô phi trên thế giới - Tại Malaysia: Được nhập công nghệ nuôi thâm canh cá rô phi đỏ trong bè từ Singapore trong thập niên 1980. Cá giống 25 – 125 gam/ con được thả nuôi trong bể ximent tam giác (33 ´ 14 ´15 m) với 250 – 1.000 kg cá giống / bể. Cho ăn thức ăn công nghiệp và thay nước. Sau 4 tháng nuôi thu hoạch 4 – 6 tấn/ bể, cỡ cá 550 – 750 gam, hệ số thức ăn 1,9 và tỷ lệ sống 84%. Nuôi thâm canh trong bè đặt trong sông, hồ chứa. Bè kích thước 4 ´ 3 ´ 2 m thả 2.000 cá (cỡ 0,7 kg), nuôi sau 2 tháng thì giảm số lượng cá trong bè còn 600 con/ bè, nuôi tiếp 2 tháng để đạt cỡ1 kg/ con và đưa xuất khẩu. Tỷ lệ sống thường đạt 90%, hệ số thức ăn 1,7. Ngoài các nước trên, nuôi rô phi đỏ còn phát triển ở các nước như Singapore (trong bè ngoài biển), Myanmar (ao nước ngọt). - Tại Đài Loan: Được coi là đi đầu về nuôi cá rô phi ở khu vực (từ 1946) và đạt sản lượng cao nhất thế giới 80.000 tấn năm 1982. Năm 1999 chỉ còn 57.269 tấn (54 triệu USD), năm 2000 khoảng 50.000 tấn (60 triệu USD) và chiếm 24% sản lượng cá
  • 21. 13 nuôi ở Đài Loan. Diện tích nuôi trên 8.300 ha (2000), có 1921 ha nuôi đơn trong ao, 5830 ha nuôi ghép trong ao. Về xuất khẩu: 1996 là 15.328 tấn, năm 1999 đạt 36.597 tấn và có 71% xuất sang Mỹ. Phương thức nuôi cá rô phi đỏ ở Đài Loan: nuôi đơn rô phi đỏ trong bể ximent hình bát giác (tám cạnh) 100 m2 , với nước tuần hoàn và sục khí. Cỡ cá thả 100 – 200 gam, mật độ 50 – 100 con/ m2 . Dùng thức ăn công nghiệp 3 – 4 lần/ ngày. Sau 3 – 4 tháng nuôi thu hoạch được 3 – 4 tấn/ bể, cỡ cá trung bình 600 gam, tỉ lệ sống 90% và hệ số thức ăn 1,2 – 1,4. Ngoài ra còn nuôi trong bè 7 ´ 7 ´ 2,5 m, cỡ mắt lưới bao quanh bè 1 cm. Cá thả 20 – 30 gam/ con, mật độ 4.000 – 5.000 con/ bè. Dùng thức ăn viên cho ăn 3 lần một ngày. Cá đạt cỡ thương phẩm 600 gam sau 4 – 5 tháng nuôi. Sản lượng 1 bè 4,3 – 5,4 tấn/ 2 vòng nuôi một năm. Tuy sản lượng giảm nhưng sản phẩm rô phi Đài Loan có chất lượng rất cao. - Tại Indonesia: Cá rô phi đỏ nuôi ghép với các loài như cá chép, cá mè vinh, tai tượng trong mô hình nuôi kết hợp, cho cá ăn thức ăn hoặc dùng phân bón. Nuôi cá bè phát triển trên sông, kênh thủy lợi, hồ chứa. Bè có kích thước 7 x 7 x 2 m, thả 100 – 150 kg cá giống, cho cá ăn thức ăn công nghiệp, sau 60 – 120 ngày thu được 626 – 1.200 kg cá cỡ 250 – 300 gam cho một bè nuôi. Với cá đơn tính đực thả 2.500 con/ bè (cỡ cá 50gam, cho ăn thức ăn công nghiệp). Sau 120 ngày thu được 1.000 kg cá/ bè với hệ số thức ăn 1,2. Nuôi trong ao nước lợ (15%o) điện tích 4.000m2 cỡ cá 3 – 5 cm thả 10.000 con/ ao, cho cá ăn thức ăn công nghiệp. Thu hoạch cá sau 110 ngày đạt cỡ 200 gam năng suất 1,7 – 2 tấn/ ao, tỉ lệ sống 80 – 85%. - Tại Thái Lan: Thái Lan đã hoàn thiện công nghiệp tạo cá rô phi đơn tính đực và ứng dụng phổ biến trong thập niên 90 thế kỷ trước, từ kỹ thuật của AIT. Có trại sản
  • 22. 14 xuất giống được xây dựng năm 1994, đến nay mỗi năm sản xuất 10 – 20 triệu cá giống đơn tính (99% đực). Về nuôi: ước tính 80% nuôi trong ao nước ngọt và 20 % trong ruộng lúa (cả rô phi đỏ và rô phi vằn). Nuôi ghép với cá khác như chép, mè vinh, mè trắng, mè hoa và một số loài cá bản địa khác. Nuôi kết hợp trên là chuồng nuôi gà, dưới là ao cá (nuôi thâm canh) khá phát triển và năng suất tương đối cao (20-30 tấn/ha). Hiện nay tổng sản lượng cá rô phi của thái Lan khoảng 150 ngàn tấn/ năm (1998: 147.522 tấn). 2.3.3. Tình hình nuôi trồng cá rô phi của Việt Nam Việt Nam là một nước nằm bờ tây của Biển Đông , là một biển lớn của Thái Bình Dương, có diện tích khoảng 3.448.000km2 , có đường bờ biển dài 3260 km. Có vùng nội thủy, lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế rộng tạo nên nhiều vịnh và đầm phá thuận lợi cho việc neo đậu các tàu thuyền thuật lợi cho phát triển ngành khai thác thủy sản. Việt Nam có hệ thống sông ngòi dày đặc thuận lợi cho phát triển ngành nuôi trồng thủy sản.Sản lượng ngành thủy sản Việm liên tục tăng trong những năm qua với mức tăng trung bình khoảng 9.07% / năm. Sản lượng nuôi trồng thủy sản của Việt Nam trong năm 2015 đạt 3,533 ngàn tấn tăng 1,6% so với cùng kỳ. Mặc dù sản lượng thủy sản của năm qua tăng nhưng ngành thủy sản của nước ta năm qua gặp không ít khó khăn chủ yếu là vấn đề xuất khẩu. Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, 5 tháng đầu năm 2016, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 2,45 triệu tấn, tăng 1,9%, trong đó nuôi trồng đạt 1,15 triệu tấn, tăng nhẹ 0,5% và sản lượng khai thác đạt 1,3 triệu tấn, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng khai thác thủy sản trong tháng 5 năm 2016 ước đạt 248,5 nghìn tấn, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, khai thác biển đạt 233,6 nghìn tấn, tăng 1,7%, khai thác nội địa đạt 14,9 nghìn tấn, bằng 99,2% so với
  • 23. 15 cùng kỳ. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2016, sản lượng khai thác thủy sản đạt 1.303,4 nghìn tấn, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó sản lượng khai thác hải sản ước đạt 1.240,2 nghìn tấn, tăng 3,3% so với cùng kỳ. Sản lượng khai thác cá ngừ đại dương 5 tháng đầu năm 2016 tăng 7,1% so với cùng kỳ, ước đạt 9.605 tấn. Sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm 2016 tăng 1,9% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên do ảnh hưởng của sự cố cá biển chết hàng loạt mà ngành khai thác thủy sản nước ta chịu ảnh hưởng và thiệt hại không nhỏ. Sản phẩm khai thác không bán được khiến cho rất nhiều ngư dân điêu đứng, hoặc có bán được sản phẩm thì giá thành rất rẻ.. Trên cơ sở đó nhà nước đã có những chính sách hỗ chợ cho các ngư dân trong khu vực chịu ảnh hưởng của sự cố môi trường để ngư dân có thể tiếp tục ra khơi bám biển. Đến thời điểm hiện tại thì sự cố môi trường biển đẫ được khác phục phần nào và hoạt động khai thác thủy sản diễn ra ổn định hơn.. 2.4. Các nguyên nhân có thể gây ra ô nhiễm môi trường nước nuôi trồng thủy sản và các phương pháp xử lý 2.4.1. Các nguyên nhân có thể gây ra ô nhiễm môi trường nước nuôi trồng thủy sản Môi trường nước trong nuôi trồng thủy sản có thể bị ô nhiễm do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó tác động chính là do hoạt động của con người gây ra: - Váng dầu và chất thải sinh hoạt từ cảng. - Chất thải sinh hoạt từ những vùng dân cư đô thị. - Kim loại nặng, hóa chất từ các vùng công nghiệp. - Chất thải sinh hoạt từ các dịch vụ du lịch giải trí dọc bờ biển. - Vật chất lơ lửng cao từ quá trình khai khoáng như cát, đá… - Chất dinh dưỡng và chất hữu cơ từ ao nuôi thủy sản. - Thuốc trừ sâu và các chất dinh dưỡng từ hoạt động nông nghiệp.
  • 24. 16 - Chất thải hữu cơ và hóa chất từ chăn nuôi. - Vật chất lơ lửng trong ao nuôi nhuyễn thể hay từ lồng bè… Ngoài các nguyên nhân nhân tạo, còn có các nguyên nhân do tự nhiên gây ra như ô nhiễm nước do mưa, lũ lụt, bão gió… hoặc các sản phẩm hoạt động sống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng… gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước nuôi thủy sản và sức khỏe của các loại nuôi. 2.4.2. Một số giải pháp xử lý môi trường nước nuôi trồng thủy sản 2.4.2.1. Phương pháp sử dụng hệ vi sinh vật Có một số loài vi sinh vật có khả năng sử dụng các chất hữu cơ và một số chất khoáng làm nguồn dinh dưỡng và tạo năng lượng, sinh trưởng và nhờ vậy sinh khối của chúng tăng lên. Các vi sinh vật này được sử dụng để phân huỷ các chất ô nhiễm hữu cơ và vô cơ có trong chất thải từ nuôi trồng thủy sản. Quá trình phân hủy này được gọi là quá trình phân hủy oxy hóa sinh hóa. Có thể phân phương pháp này thành hai loại: - Phương pháp hiếu khí: Là phương pháp sử dụng các nhóm vi sinh vật hiếu khí. Ðể đảm bảo hoạt động sống của chúng cần cung cấp oxy liên tục cho chúng và duy trì ở nhiệt độ khoảng 20 - 40o C. - Phương pháp yếm khí: Là phương pháp sử dụng các vi sinh vật yếm khí. Trong xử lý nước thải công nghiệp, phương pháp xử lý yếm khí được sử dụng rộng rãi. 2.4.2.2. Phương pháp sử dụng hệ động thực vật để hấp thụ các chất ô nhiễm Bản chất của việc sử dụng hệ động, thực vật để loại bỏ các chất ô nhiễm dựa trên cơ sở quá trình chuyển hóa vật chất trong hệ sinh thái thông qua chuỗi thức ăn. Thông thường người ta sử dụng thực vật làm các sinh vật hấp thụ các chất dinh dưỡng là nitơ và photpho, cacbon để tổng hợp các chất hữu cơ làm tăng sinh khối (sinh vật tự dưỡng), đó là tảo hay thực vật phù du, rong câu và các loài thực vật ngập mặn khác. Kế tiếp trong chuỗi thức ăn là các động vật bậc 1 động vật ăn thực vật. Ðiển hình của các động vật bậc 1 ở vùng nước ven
  • 25. 17 biển là các loại ngao, vẹm, hầu các loài này có thể tiêu thụ các thực vật phù du và cải thiện điều kiện trầm tích đáy. Các nghiên cứu của Jones (2001), cho thấy loài sò đá Sydney có khả năng làm giảm đáng kể hàm lượng các chất lơ lửng, mùn bã hữu cơ, Nitơ tổng số, Phospho tổng số, Chlorophyll-a, vi khuẩn tổng số trong nước thải từ các ao nuôi thâm canh. Hàm lượng chất rắn lơ lửng có thể giảm được 49%, số lượng vi khuẩn giảm 58%, Nito tổng số giảm đến 80% và photpho tổng số giảm 67%, Chlorophyll-a giảm được 8%. Các loài cá ăn thực vật phù du và mùn bã hữu cơ như cá măng, cá đối cũng được thử nghiệm sử dụng ở các kênh thoát nước thải. 2.4.2.3. Sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản Sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản là bước rất quan trọng góp phần nâng cao chất lượng môi trường nước khi đưa chế phẩm sinh học vào nước ao, các vi sinh vật có lợi sẽ sinh sôi, phát triển nhanh chóng, việc này sẽ có tác dụng: - Phân hủy các chất hữu cơ trong nước. - Giảm các chất độc trong nước (khí NH3 , H2S .. ) làm giảm mùi hôi trong nước, giúp tôm, cá phát triển tốt. - Nâng cao khả năng miễn dịch cho tôm, cá - Ức chế sự phát triển của vi sinh vật có hại. - Giúp ổn định độ pH nước, ổn định màu nước, tăng lượng oxy hòa tan trong nước. Việc sử dụng chế phẩm sinh học sẽ có ý nghĩa nhiều mặt trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế trong nuôi trồng thủy sản như: Tăng hiệu quả sử dụng thức ăn. Tôm, cá mau lớn, rút ngắn thời gian nuôi Tăng tỷ lệ sống, tăng năng suất tôm, cá Giảm chi phí thay nước Giảm chi phí sử dụng kháng sinh, hóa chất. Do đó việc sử dụng chế phẩm sinh học để cải thiện chất lượng nước và phòng bệnh cho tôm, cá là một việc thiết thực cần được áp dụng thường xuyên nhằm giúp cho các sản phẩm thủy sản đạt được tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh thực phẩm khi đưa ra thị trường phục vụ cho người tiêu dùng.
  • 26. 18 2.4.2.4.Xử lý nước mưa chảy tràn sau mỗi trận mưa Sau mỗi trận mưa thì cá có hiện tượng nổi đầu, kém ăn dễ phát sinh dịch bệnh. Để khác phục hiện tượng này người dân cần làm tốt các biện pháp xử lý môi trường nuôi như sau: Định kỳ sau các trận mưa nên bón vôi cho các ao nuôi theo liều lượng quy định. Đây được coi là yếu tố kỹ thuật bắt buộc, nhằm điều chỉnh độ pH và vệ sinh môi trường ao nuôi. - Định kỳ 1 tháng thay nước ao nuôi 1 lần (khoảng 1/3 lượng nước ao), thay bằng nguồn nước sạch, có độ pH bảo đảm. - Định kỳ 1,5 tháng xử lý chế phẩm EM thứ cấp 1 lần, liều lượng 5 lít/1 sào ao, ngoài ra còn xử lý đột xuất khi ao có hiện tượng ô nhiễm, cá nổi đầu. Biện pháp xử lý: + Cách 1: Dùng bạt phủ kín quanh bờ ao và từ đáy ao lên mặt bờ ngăn không cho nước mưa thấm qua bờ tràn xuống ao. + Cách 2: Đào rãnh quanh bờ hoặc đắp con trạch trên mặt bờ ao để ngăn nước mưa chảy trực tiếp xuống ao. Thường xuyên dùng hộp giấy chỉ thị màu đo pH. Độ pH thích hợp cho cá sinh trưởng và phát triển là từ 6,5 – 8, nếu ngoài ngưỡng cho phép thì phải có biện pháp xử lý kịp thời.(sửa lại một số từ ngư cho hợp lý)
  • 27. 19 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu - Hiện trạng môi trường nước nuôi trồng thủy sản tại Hợp tác xã Thủy sản Núi Cốc. 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu - Tại Hợp tác xã Thủy sản Núi Cốc nuôi nhiều loại thủy sản, do thời gian và điều kiện có hạn trong thời gian thực tập em chỉ nghiên cứu đánh giá môi trường nước nuôi của cá rô phi. 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 3.2.1. Địa điểm nghiên cứu Hợp tác xã Thủy sản Núi Cốc, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. 3.2.2. Thời gian nghiên cứu Thời gian nghiên cứu từ tháng 1/2019 đến tháng 5/2019 3.3. Nội dung nghiên cứu * Sơ lược về Hợp tác xã Thủy sản Núi Cốc, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên + Vị trí địa lý + Cơ cấu tổ chức quản lý + Lịch sử hình thành và quy trình nuôi + Quy mô ao hồ nuôi trồng * Đánh giá môi trường nước nuôi cá tại Hợp tác xã Thủy sản Núi Cốc + Hiện trạng môi trường nước nuôi cá + Một số nguyên nhân có thể gây ra ô nhiễm môi trường nước ao nuôi * Đề xuất một số giải phápgiảm thiểu nguy cơ gây ra ô nhiễm môi trường nước nuôi cá tại khu vực nuôi trồng thủy sản 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Điều tra khảo sát thực địa - Khu vực nguồn nước cấp cho các ao cá
  • 28. 20 - Hệ thống cấp thoát nước cho hệ thống ao nuôi cá của HTX 3.3.2. Đánh giá trực quan chất lượng môi trường nước tại ao nuôi cá của HTX thủy sản Tiến hành khảo sát các vấn đề liên quan đến môi trường nước nuôi trồng thủy sản ở khu vực tiến hành đề tài. Từ đó những nhận xét đúng đắn về hiện trạng môi trường tại khu vực nghiên cứu. Đánh giá trực quan các chỉ tiêu: màu sắc, mùi nước, mực nước trong ao lúc trời mưa và lúc không mưa…. 3.3.3. Phương pháp lấy mẫu vàphân tích các chỉ tiêu Bảng 3.1. Vị trí và địa điểm lấy mẫu SHTX Kí hiệu Vị trí lấy mẫu Thời gian lấy mẫu 1 Nước ao rô phi Cách bờ 1.5m - Lúc 7h30’ sáng ngày 26/2/2019 - Lúc 8h30’ sáng ngày 12/4/2019 - Các mẫu tiến hành nghiên cứu các chỉ tiêu: pH, NO2, NH3, DO, nhiệt độ môi trường, Fe, TSS, COD, Cl, Coliform, BOD5 - Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích được thể hiện ở bảng sau: Bảng 3.2. Bảng các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước SHTX Chỉ tiêu phân tích Phương pháp phân tích Đơn vị đo 1 pH TCVN 6492:2011 (ISO 10523:2008) - Chất lượng nước - Xác định pH - 2 T0 - Sử dụng bộ Test Kit SERA mg/l 3 DO - TCVN 7324:2004 (ISO 5813:1983) Chất lượng nước – Xác định ôxy hòa tan – Phương pháp iod; mg/l
  • 29. 21 4 NO2 - TCVN 6178:1996 (ISO 6777:1984) - Chất lượng nước - Xác định nitrit. Phương pháp trắc phổ hấp thụ phân tử. mg/l 5 NH4/NH3 - TCVN 5988:1995 (ISO 5664:1984) – Chất lượng nước – Xác định amoni. Phương pháp chưng cất và chuẩn độ; mg/l 6 Fe SMEWW 3500-Fe.B:2012; mg/l 7 TSS - TCVN 6625:2000 (ISO 11923:1997) - Chất lượng nước - Xác định chất rắn lơ lửng bằng cách lọc qua cái lọc sợi thủy tinh. mg/l 8 COD TCVN 6491:1999 (ISO 6060:1989) Chất lượng nước – xác định nhu cầu ôxy hóa học (COD) mg/l 9 BOD5 - TCVN 6001-2:2008 (ISO 5815-2:2003) Phần 2: Phương pháp dùng cho mẫu không pha loãng; mg/l 10 Cl TCVN 6194:1996 (ISO 9297:1989) - Chất lượng nước - Xác định Clorua. Phương pháp chuẩn độ bạc nitrat với chỉ thị cromat (phương pháp MO). mg/l 11 Coliform SMEWW9221.B:2012; CPU 3.3.4. Phương pháp tổng hợp với quy chuẩn QCVN 08:2015/BTNMT - Định tính bao gồm các chỉ tiêu: màu, mùi, độ đục, váng. - Phương pháp tổng hợp so sánh bằng Excel. - Định lượng: So sánh số liệu thu thập với QCVN 08:2015/BTNMT, để đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường nước đang sử dụng để nuôi cá và đề xuất một số giải pháp làm giảm thiểu ô nhiễm.
  • 30. 22 3.3.5. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu - Các số liệu được xử lý,thống kê trên máy tính bằng word và Excel: - Các số liệu thu thập từ quan sát thực địa, kế thừađược tổng kết dưới dạng bảng biểu. - Dựa trên cơ sở các số liệu đã thống kê đánh giá cụthểtừng mục. - So sánh với QCVN 08:2015/BTNMT nhằm đánh giá nồng độ chất ô nhiễm trong nước mặt.
  • 31. 23 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Khái quát về Hợp tác xã Thủy sản Núi Cốc, huyện Đại Từ, Thái Nguyên - Tên giao dịch: Hợp tác xã Thủy sản Núi Cốc - Mã số thuế/Đăng ký kinh doanh: 4601322055cấp ngày 07/12/2016 do Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh Thái Nguyên cấp - Đơn vị quản lý: Chi Cục Thuế TP. Thái Nguyên - Người đại diện HTX: Lê Khánh Lộc - Trụ sở chính: Gốc Mít, Tân Thái, Đại Từ, Thái Nguyên 4.1.1. Ngành nghề kinh doanh của HTX + Ngành nghề kinh doanh - Ngành nghề chính là sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm - Ngoài ra HTX còn kinh doanh thuốc thú y và nuôi trồng thủy hải sản. + Lĩnh vực hoạt động - Đại lý, mua bán hàng tư liệu sản xuất, vật tư nông nghiệp, nông sản thực phẩm, lương thực. - Chăn nuôi và sản xuất thức ăn chăn nuôi. - Nuôi trồng thủy sản. 4.1.2. Cơ cấu và tình hình hoạt động của HTX thủy sản Hồ Núi Cốc Hình 4.1. Khu vực nuôi cá của HXT thủy sản Núi Cốc
  • 32. 24 Cơ cấu tổ chức Hình 4.2. Sơ đồ bộ máy hoạt động của Hợp tác xã Thủy sản Núi Cốc Chủ tịch Hội đồng quản trị: Ông Lê Khánh Lộc Giám đốc: Ông Đặng Ngọc Phương Phó Giám đốc: Ông Nguyễn Mạnh Tiến Quản lý cửa hàng: Ông Lê Văn Tú Người lao động: 5 người Quản lý trang HTX: Ông Bùi Văn Đức Người lao động: 7 người Quản lý kho: Bà Vũ Thị Lan Người lao động: 7 người Thực trạng hoạt động của Hợp tác xã Thủy sản Núi Cốc Là một HTX thủy sản chuyên sản xuất và thu mua sau đó phân phối các mặt hàng nông sản như cá, các loại rau xanh... Hợp tác xã Thủy sản Núi Cốc luôn đảm bảo trao đến tận tay người tiêu dùng một sản phẩm đạt chất lượng và VSAHTXP nhất với mục tiêu vì một bữa ăn an toàn cho người tiêu dùng. Thực hiện chương trình liên kết và tổ chức sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi theo chuỗi giá trị giữa 4 nhà (Nhà nước, Nhà nông, Nhà khoa học và HTX) nhằm Chủ tịch HĐQT Giám đốc Trung tâm Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý cửa hàng Người lao động Quản lý trang trại cá Người lao động Quản lý kho Người lao động
  • 33. 25 bao tiêu và cung cấp các sản phẩm nông nghiệp đảm bảo an toàn, có hiệu quả kinh tế cao trên địa bàn tỉnh, trở thành một trong những HTX đầu tiên sản xuất, kinh doanh theo mô hình liên kết chuỗi khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm có quy mô trên địa bàn tỉnh.  Doanh thu cá của Hợp tác xã Thủy sản Núi Cốc Qua bảng 4.1 cho ta thấy: Năm 2017: Doanh thu thủy sản của HTX thủy sản Núi Cốc đạt 2.172.720.000, Sản lượng cá trắm bán ra đạt 17.160 kg với mức giá bán 80.000 đ/kg thì tương ứng với 1.372.800.000 đ chiếm tới 63,1 % tổng doanh thu thủy sản của HTX thủy sản Núi Cốc. Bảng 4.1. Doanh thu thủy sản của HTX thủy sản Núi Cốc năm 2017 - 2018 (Nguồn: Hợp tác xã Thủy sản Núi Cốc năm 2017 - 2018) Sản lượng cá diêu hồng bán ra đạt 4.488 kg với mức giá bán 60.000 đ/kg thì tương ứng với 269.280.000 đ chiếm 12,4% tổng doanh thu thủy sản SH T X Loại thủy sản Sản lượng (kg) Đơn giá (nghìn đông/kg) Thành tiền (nghìn đồng) Cơ cấu (%) Năm 2017 2.172.720 100 1 Cá trắm 17.160 80 1.372.800 63,1 2 Cá diêu hồng 4488 60 269.280 12,4 3 Cá chép 3960 100 396.000 18,2 4 Cá rô phi 4488 30 134.640 6,3 Năm 2018 2.441.200 100 1 Cá trắm 18.500 80 1.480.000 60,6 2 Cá diêu hồng 6.520 60 391.200 16,0 3 Cá chép 4.200 100 420.000 17,2 4 Cá rô phi 5.000 30 150.000 6,2 Tổng 4.613.920
  • 34. 26 Sản lượng cá chép bán ra đạt 3.960 kg với mức giá bán 100.000 đ/kg thì tương ứng với 396.000.000 đ chiếm 18,2% tổng doanh thu thủy sản. Sản lượng cá rô phi bán ra đạt 4.488 kg với mưc giá bán 30.000 đ/kg thì tương ứng với 134.640.000 đ chiếm 6,3 % tổng doanh thu thủy sản. Năm 2018: doanh thu thủy sản của HTX thủy sản Núi Cốc đạt 2.441.200.000 đ Sản lượng cá trắm bán ra đạt 18.500 kg với mức giá bán 80.000 đ/kg thì tương ứng với 1.480.000.000 đ chiếm tới 56,8 % tổng doanh thu thủy sản năm 2018 của HTX Núi Cốc. Sản lượng cá diêu hồng bán ra đạt 6.520 kg với mức giá bán 60.000 đ/kg thì tương ứng với 391.200.000 đ chiếm 16,0% tổng doanh thu thủy sản. Sản lượng cá chép bán ra đạt 4.200 kg với mức giá bán 100.000 đ/kg thì tương ứng với 420.000.000 đ chiếm 17,2% tổng doanh thu thủy sản. Sản lượng cá rô phi bán ra đạt 5000 kg với mưc giá bán 30.000 đ/kg thì tương ứng với 150.000.000 đ chiếm 6,2 % tổng doanh thu thủy sản. Qua hai năm ta thấy sản lượng cá của HTX thủy sản Núi Cốc có xu hướng tăng.  Những thành tựu đã đạt được của HTX thủy sản Núi Cốc - HTX thủy sản Núi Cốc đã triển khai thực hiện tốt việc ký kết hợp đồng với các bếp ăn tập thể trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; bước đầu đã gắn được trách nhiệm, quyền lợi của mỗi bên trong việc kí kết hợp đồng, gắn giữa sản xuất và chế biến. - Sản phẩm thực phẩm sạch dần đi vào cuộc sống thường ngày của người tiêu dùng, nên sản xuất các loại thực phẩm qua các năm ngày càng tăng do nhu cầu người tiêu dùng và khả năng sản xuất ngày càng gia tăng. - Lợi nhuận mang lại cao hơn so với thời gian mới thành lập. - Các sản phẩm sạch mà HTX thủy sản Núi Cốc sản xuất ngày càng nâng cao về số lượng cũng như chất lượng, cơ sở hạ tầng ngày một hoàn thiện và quy mô hơn. - Sản phẩm của HTX thủy sản Núi Cốc đã có thương hiệu.
  • 35. 27 - Lợi nhuận mang lại cao hơn so với thời gian mới thành lập. - Diện tích, năng suất, sản lượng ngày càng tăng. - Cơ sở hạ tầng ngày càng được hoàn thiện. 4.1.3. Tìm hiểu khái quát về hoạt động sản xuất tại HTX thủy sản Núi Cốc 4.1.3.1. Hoạt động sản xuất của HTX Quản lý trang HTX: Phạm Thị Thủy Chi phí đầu tư trang thiết ban đầu cho HTX thủy sản Núi Cốc Bảng 4.2 Chi phí đầu tư trang thiết ban đầu cho HTX thủy sản Núi Cốc SHTX Trang thiết bị Số lượng ( cái) Đơn giá (nghìn đồng) Thành tiền (nghìn đồng) Số năm sử dụng ( năm) Chi phí phân bổ (nghìn đồng/ năm) Cơ cấu (%) 1 Lồng vuông 20 70.000 1.400.000 12 116.667 58.2 2 Lồng tròn 10 100.000 1.000.000 12 83.333 41.5 2 Vợt bắt cá 5 150 750 3 250 0.03 4 Cân đồng hồ 2 895 1.790 10 179 0.07 5 Xe rùa 2 270 540 10 54 0.02 6 Máy xục khí 5 860 4.300 5 860 0.18 Tổng 2.407.380 201.343 100 (Nguồn: Hợp tác xã Thủy sản Núi Cốc) Với tiến bộ khoa học công nghệ là một nhân tố quyết định đến sự phát triển các ngành sản xuất trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.Trang thiết bị là những phương tiện cần thiết, không thể thiếu khi cơ sở tiến hành sản xuất kinh doanh. Mục tiêu của cơ sở là sản xuất ra nhiều sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao để thu được nhiều lợi nhuận. Vì vậy, việc đầu tư trang thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh là rất quan trọng, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của cơ sở sản xuất. Qua bảng 4.2 cho ta thấy chi phí đầu tư trang thiết bị cho HTX của HTX thủy sản Núi Cốc là 2.407.380.000 đ
  • 36. 28  Chi phí để làm sản xuất lồng vuông là 1.400.000.000 đ, chiếm 58.2 % tổng chi phí đầu tư trang thiết bị của trại.  Chi phí để làm được một chiếc lồng tròn là 1.000.000.000 đ, chiếm 41,5% tổng chi phí đầu tư trang thiết bị.  Chi phí mua vợt bắt cá là 750.000đ, chiếm 0.03% tổng chi phí đầu tư trang thiết bị.  Chi phí mua cân đồng hồ là 1.790.000đ, chiếm 0.07% tổng chi phí đầu tư trang trại.  Chi phí mua xe rùa là 540.000đ, chiếm 0.02% tổng chi phí đầu tư trang thiết bị.  Chi phí mua máy sục khí là 4.300.000đ, chiếm 0.18% tổng chi phí đầu tư trang thiết bị Chi phí hàng năm của HTX thủy sản Hồ Núi Cốc Bảng 4.3 Chi phí hàng năm của HTX SHTX Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Đơn giá (1000) Thành tiền (1000) 1 Giống cá trắm con 12.000 2 24.000 2 Giống cá rô phi Tạ 2 5.000 10.000 3 Giống cá diêu hồng Tạ 2 4.000 8.000 4 Giống cá chép kg 80 90 7.200 5 Cám con cò Tấn 50 11.500 575.000 6 cám gạo Tấn 5 5.800 29.000 7 bột ngô Tấn 5 5.800 29.000 8 Bột sắn Tấn 5 5.800 29.000 9 Cỏ Tấn 10 3.000 30.000 10 Chi phí nhân công Ngày công 720 167 120.240 11 Chi phí thuốc và dinh dưỡng 5.000 12 Tiền điện kw 1200 3 3.600 13 Khấu hao thiết bị 3.300 14 Chi phí khác 10.000 Tổng 883.340 (Nguồn: Hợp tác xã Thủy sản Núi Cốc)
  • 37. 29 Qua bảng 4.3 cho ta thấy chi phí sản xuất hàng năm là 883.340.000 đ Tổng chi của một năm tương đối lớn.  Chi phí mua giống cá trắm 12000 con / năm tương ứng với giá là 2000 đ/ con tương ứng 24.000.000 đ/năm tiền giống cá trắm  Chi phí mua giống cá rô phi 2 tạ/năm tương ứng với giá là 5.000.000 đ/tạ tương ứng 10.000.000 đ/ năm tiền giống cá rô phi.  Chi phí mua giống cá diêu hồng 2 tạ/năm tương ứng với giá là 4.000.000 đ/tạ tương ứng 8.000.000 đ/năm tiền giống cá diêu hồng.  Chi phí mua giống cá chép 80 kg/năm tương ứng giá là 90.000 đ/kg tương ứng 7.200.000 đ/năm tiền giống cá chép.  Chi phí mua cám con cò 50 tấn/năm tương ứng với giá là 11.500.000 đ/tấn tương ứng với 575.000.000 đ/ năm tiền thức ăn chăn cá  Chi phí mua cám gạo 5 tấn/năm tương ứng với giá là 5.800.000 đ/tấn tương ứng với 29.000.000 đ/năm tiền mua cám gạo.  Chi phí mua bột ngô 5 tấn/năm tương ứng với giá là 5.800.000 đ/tấn tương ứng với 29.000.000 đ/năm tiền mua bột ngô.  Chi phí mua bột sắn 5 tấn/năm tương ứng với giá là 5.800.000 đ/tấn tương ứng với 29.000.000 đ/năm tiền mua bột sắn  Chi phí mua cỏ 10 tấn/năm tương ứng với giá 3.000.000 đ/tấn tương ứng với 30.000.000 đ/năm tiền mua cỏ chăn cá.  Chi phí thuê nhân công 720 công/năm tương ứng với 167.000 đ/công , do HTX thủy sản Núi Cốc thuê hàng năm để thực hiện công việc chăm sóc và chăn nuôi cá tương ứng với 120.240.000 đ/năm tiền trả cho công nhân lao động.  Chi phí thuốc và dinh dưỡng cho cá là 5.000.000 đ/năm .  Chi phí tiền điện trung bình 1200 kw/năm tương ứng với 3000 đ/kw tương ứng với 3.600.000 đ/năm tiền điện.  Khấu hao thiết bị qua từng năm trung bình là 3.300.000 đ/năm  Ngoài ra còn một số chi phí phát sinh khác ước tính 10.000.000 đ/năm
  • 38. 30  Diện tích nuôi Bảng 4.4. Diện tích nuôi cá qua các năm tại Hợp tác xã Thủy sản Núi Cốc Loại cá ĐVT 2016 2017 2018 Cá trắm 𝑚3 8250 7500 7500 Cá rô phi 𝑚3 3000 3750 2250 Cá chép 𝑚3 2250 2250 3000 Cá diêu hồng 𝑚3 1500 1500 2250 (Nguồn: Hợp tác xã Thủy sản Núi Cốc) Trang trại hoạt động với 30 lồng nuôi cá các loại trong đó có 10 lồng tròn, 20 lồng vuông có tổng thể tích là 15000 m3 Hình 4.3. Đồ thị thể hiện diện tích và cơ cấu một số loại cá của HTX thủy sản Núi Cốc Qua đồ thị diện tích và cơ cấu của một số loại cá của HTX thủy sản Núi Cốc cho ta thấy, diện tích nuôi các loại thủy sản có thay đổi qua các năm như sau: Diện tích nuôi cá Rô Phi chiếm 20% diện tích nuôi thủy sản của HTX thủy sản Núi Cốc năm 2016. Đến năm 2017 có tăng lên 25% nhưng do hiệu quả mang lại của loại cá này thấp cho nên đến năm 2018 diện tích nuôi chỉ còn là 15% diện tích nuôi. 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% cá diêu hồng cá chép cá trắm cỏ cá rô phi
  • 39. 31 Diện tích nuôi cá Trắm Cỏ năm 2016 là 55% diện tích nuôi. Chúng ta có thể thấy đây là loài cá được nuôi nhiêu nhất tại HTX thủy sản Núi Cốc vì chúng có giá trị cao nên được thu được lợi nhuận từ loại cá này là rất lớn. Nhưng đến năm 2017 và 2018 diện tích bị thu hẹp một chút và giảm xuống còn 50% tổng diện tích nuôi. Lí do loại cá này bị giảm về diện tích cũng như sản lượng là do nhu cầu của người tiêu dùng ít đi, có nhiều mặt hàng chất lượng và đẹp hơn. Diện tích nuôi cá Chép năm 2016 là 15%. Qua 2 năm diện tích đã được tăng lên 20% tổng diện tích nuôi. Diện tích nuôi cá Diêu Hồng năm 2016 là 10%. Qua 2 năm diện tích đã tăng lên 15% tổng diện tích nuôi cá. Do loại cá này đẹp về ngoại hình lại dễ nuôi nên HTXthủy sản Núi Cốc có định hướng mở rộng và nuôi thêm trong những năm tới.  Năng suất và sản lượng Qua đồ thị ta có thể thấy diện tích nuôi cá có phần tập chung nhiều hơn cho cá Trắm Cỏ. Nhưng trong những năm tới dự kiến các loại cá sẽ được nuôi cân bằng hơn nhằm phục vụ đủ nhu cầu của người tiêu dùng. Ngoài ra HTX thủy sản Núi Cốc sẽ tìm kiếm và đưa vào thử nghiệm một số loại cá khác đang có giá trị và năng suất cao trên thị trường đang được người tiêu dùng quan tâm nhiều. Sau đây là bảng năng suất và sản lượng của một số loại cá trong HTX thủy sản Núi Cốc qua từng năm:
  • 40. 34 Bảng 4.5 Năng suất và sản lượng cá của HTX thủy sản Núi Cốc Loại cá Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tốc độ phát triển năng suất (%) Tốc độ phát triển sản lượng (%) NS (kg/𝒎𝟑 ) SL (kg) NS (kg/𝒎𝟑 ) SL (kg) NS (kg/𝒎𝟑 ) SL (kg) 16/15 17/16 BQ 16/15 17/16 BQ Cá rô phi 1,64 4.910 1,39 5.220 1,99 4.480 84,75 143 113,87 106 85,8 95,9 Cá trắm cỏ 2,07 17,100 2,25 16.910 2,29 17.160 108 101 104,5 98,88 101 99,94 Cá chép 1,49 3.350 1,52 3.420 1,32 3.960 102 86,8 94,4 102 115 108,5 Cá diêu hồng 2,6 3.900 2,73 4.100 1,99 4.480 105 72,9 88,95 105 109 107 (Nguồn: Hợp tác xã Thủy sản Núi Cốc)
  • 41. 35 Qua bảng năng suất và sản lượng một số loại cá chính của HTX thủy sản Núi Cốc ta có thể thấy rõ năng xuất và sản lượng có thay đổi rõ rệt như: Cá rô phi: Năng suất cá rô phi bình quân qua các năm đạt được là 113,87%.Trong đó năm 2017 đạt 1,39(kg/𝑚3 ) thấp hơn so với năm 2016 15,25%; năm 2018 đạt 1,99(kg/𝑚3 ) cao hơn so với năm 2017 là 43%. Sản lượng cá rô phi bình quân qua các năm đạt 95,9 %. Trong đó năm 2017 là 5.220kg cao hơn so với năm 2016 là 6%; năm 2018 là 4.480kg thấp hơn so với năm 2017 14,2%. Cá trắm cỏ Năng suất cá trắm cỏ bình quân qua các năm đạt được là 104,5%.Trong đó năm 2017 đạt 2,07(kg/𝑚3 ) cao hơn so với năm 2016 8%; năm 2018 đạt 2,29(kg/𝑚3 ) cao hơn so với năm 2017 là 1%. Sản lượng cá trắm cỏ bình quân qua các năm đạt 99,94 %. Trong đó năm 2017 là 16.910kg thấp hơn so với năm 2016 là 1,12%; năm 2018 là 17.160kg thâp hơn so với năm 2017 1%. Cá chép Năng suất cá chép bình quân qua các năm đạt được là 94,4%.Trong đó năm 2017 đạt 1,52(kg/𝑚3 ) cao hơn so với năm 2016 2%; năm 2018 đạt 1,32 (kg/𝑚3 ) thấp hơn so với năm 2016 là 13,2%. Sản lượng cá chép bình quân qua các năm đạt 108,5%. Trong đó năm 2017 là 3.420kg cao hơn so với năm 2016 là 2%; năm 2018 là 3.960kg cao hơn so với năm 2016 15%. Cá diêu hồng Năng suất cá diêu hồng bình quân qua các năm đạt được là 88,95%.Trong đó năm 2017 đạt 2,73 (kg/𝑚3 ) cao hơn so với năm 2016 5%; năm 2017 đạt 1,99 (kg/𝑚3 ) thấp hơn so với năm 2016 là 27,1%.
  • 42. 36 Sản lượng diêu hồng bình quân qua các năm đạt 107%. Trong đó năm 2018 là 4.100kg cao hơn so với năm 2016 là 5%; năm 2018 là 4.480kg cao hơn so với năm 2017 là 9%. 4.2. Đánh giá chất lượng môi trường nước cá Rô phi tại HTX - Để đánh giá chất lượng môi trường nước em dựa vào quy chuẩn môi trường sau: - QCVN 08: MT - 2015/BTNMT (cột B1)Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt cột B1, nước nuôi trồng thủy sản và phục vụ cho tưới tiêu. 4.2.1. Đánh giá chất lượng nước các ao nuôi cá đợt tháng 2/2019 Bảng 4.6. Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước tháng 2/2019 HTX Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả phân tích QCVN 08: MT 2015/BTNMT (cột B1) 1 pH - 6,15 5,5 – 9 2 T0 0 C 27,5 - 3 DO mg/l 4,25 ≥ 4 4 NO2 mg/l 0,45 0,05 5 NH4/NH3 mg/l 0,35 0,9 6 Fe mg/l 0,01 1,5 7 TSS mg/l 42,2 50 8 COD mg/l 17,25 30 9 BOD5 mg/l 13,26 15 10 Cl mg/l 76,33 350 11 Coliform MPN CFU/100ml 3600 7500 (Nguồn: Kết quả phân tích) Qua bảng kết quả 4.6 ta thấy các thông số pH, DO và NH4/NH3, Fe, TSS, COD, BOD5, Cl, Coliform đều nằm trong giới hạn cho phép với cả 2 QCVN về nước mặt. Các chỉ tiêu còn lại, nhiệt đô khoảng 27,50 C là điều kiện phù hợp cho cá sinh trưởng. Kết quả ở bảng 4.6 còn cho thấy hàm lượng NO2 rất cao vượt quy chuẩn cho phép.
  • 43. 37 Ao nuôi rô phi có hàm NO2 cao hơn QCVN 08:MT2015/BTNMT về nước mặt là 9 lần. Các ao đều có một lượng tảo lục và tảo lam nhất định do vậy hàm lượng oxy hòa tan luôn đảm bảo cho cá sinh trưởng phát triển. Thông số O2 các ao đo được đều đạt yêu cầu, nằm trong quy chuẩn cho phép, trên 4 mg/l Do mưa chảy tràn: Nước mưa chảy tràn cuốn theo những chất bụi bẩn từ những nơi mà dòng nước chảy qua và đem vào trong ao nuôi. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng nước của ao nuôi, nếu không xử lý tốt nó không chỉ góp phần làm giảm nồng độ oxy trong nước, mà còn có thể làm thay đổi nồng độ pH trong ao và nghiêm trọng hơn là có thể gây ra dịch bệnh hại cho cá. Lượng thức ăn dư thừa: Ngoài những loại thức ăn tự nhiên thì hàng ngày cá được bổ sung thức ăn tổng hợp tùy vào từng ao, tần suất2 lần/ngày vào sáng sớm (7h -8h) và vào buổi chiều (16h – 17h). Lượng thức ăn thừa lắng ở đáy ao và tích tụ ngày một nhiều hơn, đây cũng chính là nguyên nhân có thể gây ra ô nhiễm môi trường nước nuôi cá. 4.2.2. Đánh giá chất lượng nước các ao nuôi cá đợt tháng 4/2019 Bảng 4.7. Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước tháng 4/2019 HTX Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả phân tích QCVN 08: MT 2015/BTNMT (cột B1) 1 pH - 6,71 5,5 – 9 2 T0 0 C 28 - 3 DO mg/l 4,6 ≥ 4 4 NO2 mg/l 0,58 0,05 5 NH4/NH3 mg/l 0,47 0,9 6 Fe mg/l 0,03 1,5 7 TSS mg/l 48,5 50 8 COD mg/l 18,09 30 9 BOD5 mg/l 14,11 15 10 Cl mg/l 78,92 350 11 Coliform MPN CFU/100ml 5000 7500 (Nguồn: Kết quả phân tích)
  • 44. 38 Nước trong ao không có mùi vị lạ, màu nước thì nước ở ao nguồn có màu xanh lục nhạt, ao nuôi rô phi thì nước có màu vàng nhạt. Qua bảng kết quả phân tích ta thấy: Các thông số pH, TSS, BOD5 NH4, Fe, TSS, COD, BOD5 , Cl, Coliform đều nằm trong giới hạn cho phép so với QCVN về nước mặt. Ao nuôi rô phi có hàm NO2 cao hơn QCVN 08:MT2015/BTNMT về nước mặt là 11,6 lần. Hàm lượng NO2 cao do quá trình chuyển hóa NH4 và NO3 thành N2 diễn ra không thuận lợi nên trong nước còn tích lũy nhiều NO2 không có lợi cho động vật thủy sinh. Vào cuối tháng 1 và tháng 2 nhiệt độ thấp hơn quá trình này diễn ra chậm hơn, sang tháng 4 nhiệt độ cao hơn, quá trình này diễn ra tốt hơn,hàm lượng NO2 tăng lên. Để khắc phục tình trạng này cần rải thêm chế phẩm sinh học EM kết hợp cho cá ăn vừa đủ để sao cho quá trình chuyển hóa đạm diễn ra theo chiều hướng có lợi cho động vật thủy sinh. Hình 4.4. Kết quả phân tích TSS đợt tháng 2 và tháng 4 năm 2019 Qua hình 4.4 cho thấy, hàm lượng TSS có xu hướng gia tăng theo thời gian, đợt lấy mẫu tháng 2/2019 là 42,2 mg/l đến đợt lấy mẫu tháng 4/2019 là 48,5 mg/l.Tuy nhiên các giá trị này đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 08:2015/BTNMT (Cột B1). 42.2 48.5 50 50 38 40 42 44 46 48 50 52 T2/2019 T4/2019 mg/l Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) TSS QCVN 08:2015/BTNMT (CỘT B1)
  • 45. 39 Hình 4.5. Kết quả phân tích COD đợt tháng 2 và tháng 4 năm 2019 Qua hình 4.5 cho thấy, giá trị COD không có sự chênh lệch nhiều giữa các đợt lấy mẫu, đợt lấy mẫu tháng 2/2019 là 17,25 mg/l đến đợt lấy mẫu tháng 4/2019 là 18,09 mg/l và đều thấp hơn quy chuẩn cho phép theo QCVN 08:2015/BTNMT (Cột B1). Hình 4.6. Kết quả phân tích BOD5 đợt tháng 2 và tháng 4 năm 2019 Qua hình 4.6 cho thấy, giá trị BOD5 có xu hướng gia tăng theo thời gian, đợt lấy mẫu tháng 2/2019 là 13,26 mg/l đến đợt lấy mẫu tháng 4/2019 là 14,11 mg/l và đều thấp hơn quy chuẩn cho phép theo QCVN 08:2015/BTNMT (Cột B1). 17.25 18.09 30 30 0 5 10 15 20 25 30 35 T2/2019 T4/2019 mg/l Nhu cầu oxy hóa học (COD) COD QCVN 08:2015/BTNMT (CỘT B1) 13.26 14.11 15 15 12 12.5 13 13.5 14 14.5 15 15.5 T2/2019 T4/2019 mg/l Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5) BOD5 QCVN 08:2015/BTNMT (CỘT B1)
  • 46. 40 Hình 4.7. Kết quả phân tích Coliform đợt tháng 2 và tháng 4 năm 2019 Qua hình 4.7 cho thấy, giá trị Coliform có thay đổi ở 2 đợt lấy mẫu, đợt lấy mẫu tháng 2/2019 là 3600 CFU/100ml đến đợt lấy mẫu tháng 4/2019 là 5000 CFU/100ml và đều thấp hơn quy chuẩn cho phép theo QCVN 08:2015/BTNMT (Cột B1). 4.2.3. Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nước nuôi cá của HTX *Nguyên nhân bên trong: Đối với ao nguồn do ao có nuôi cá trắm nên hàng ngày có đổ bèo tấm làm thức ăn cho cá với lượng là 4 xe rùa bèo trên một ngày chia 2 lần. Bèo được nuôi bằng phân và nước thải nên sẽ gây ra rất nhiều chất rắn lơ lửng.Bùn đáy ao tích tụ lâu, xác động thủy sinh, xác cá chết. Đối với ao nuôi cá rô phi thì mật độ nuôi là 6-8con/m2 lớn hơn mức tiêu chuẩn là 4con/m2 , hơn nữa hệ thống ao ít khi được thay nước. Mật độ cá lớn và chất thải của cá trong quá trình tiêu hóa nên có thể gây ra hiện tượng thiếu oxy ảnh hưởng đến hoạt động của cá, nếu hiện tượng này có xu hướng kéo dài và tăng nặng thì có thể làm cho cá chết. - Do nước mưa chảy tràn: 1 Vụ nuôi cá thì thường kéo dài từ 6- 12 tháng trong thời gian nuôi thì không tránh được tác động xấu của thời tiết như mưa, 3600 5000 7500 7500 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 T2/2019 T4/2019 CFU/100ml COLIFORM Coliform QCVN 08- MT:2015/BTNMT (CỘT B)
  • 47. 41 lũ...Nước mưa mang theo những chất cặn bẩn trên bề mặt mà nơi nó chảy qua và có thể có cả các mầm bệnh, nước mưa chảy xuống ao nuôi có thể làm cho nồng độ pH trong ao nuôi bị thay đổi, lượng chất rắn lơ lửng trong ao nuôi tăng cao. Nếu người nuôi cá không có biện pháp xử lý môi trường tốt thì dẫn đến hậu quả là môi trường nước có thể bị ô nhiễm, bùng phát dịch bệnh ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng cá của ao nuôi. - Do thức ăn dư thừa: Nguồn thức ăn của cá thì có thức ăn tự nhiên và thức ăn tổng hợp. Thức ăn tổng hợp được người nuôi bổ sung cho cá ngày 2 lần mỗi lần tùy vào loại cá, kích cỡ cá mà lượng thức ăn khác nhau . Lượng thức ăn này thì cá có thể không ăn hết, phần thức ăn dư thừa tích tụ dần ở đáy ao, lâu dần có thể làm cho nước trong ao nuôi bị bẩn, hàm lượng chất rắn lơ lửng trong ao tăng lên, nghiêm trọng thì có thể góp phần vào việc làm ô nhiễm môi trường nước trong ao NHTXS. - Do sự phân hủy của xác động thực vật thủy sinh, xá của cá: Đây cũng là một trong những nguyên nhân có thể gây ra ô nhiễm môi trường nước nuôi cá. Nếu lượng xác động thực vật thủy sinh và cá thấp thì môi trường có thể tự xử lý được, nhưng nếu lượng xác động thực vật thủy sinh và cá cao thì gây ra hiện tượng như: làm thay đổi màu, mùi, vị của nước, hàm lượng các chất lơ lửng của nước tăng cao, làm giảm hoặc ức chế hoạt động của những động thực vật thủy sinh sống trong ao nuôi. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hàm lượng oxy hòa tan trong ao nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của cá. * Nguyên nhân bên ngoài: Nước cung cấp cho các ao nuôi được lấy trực tiếp từ nước Hồ Núi Cốc. Nguồn nước được lấy từ hồ không qua xử lý cung cấp thẳng cho các ao nuôi đây cũng là một nguyên nhân quan trọng có thể gây ra ô nhiễm môi trường nước nuôi cá của HTX. Nước từ Hồ Núi Cốc chảy qua rất nhiều nơi và có thể chứa các mầm bệnh, các ấu trùng có thể gây bệnh cho cá. Hơn nữa, Nước Hồ là nơi tiếp nhận rất nhiều các loại chất thải do hoạt động du lịch cũng như chất thải sinh hoạt, chất thải nông nghiệp của người dân
  • 48. 42 xung quanh khu vực thải ra. Đây cũng là một nguyên nhân trực tiếp làm cho nước của hệ thống ao HTX có thể chứa mầm bệnh và bị ô nhiễm. Tất cả nhưng nguyên nhân nêu trên ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng môi trường nước của khu vực HTX và có thể làm cho nguồn nước bị ô nhiễm. 4.3. Đề xuất giải pháp giảm thiểu các tác nhân có thể gây ra ô nhiễm nước trong khu vực nuôi trồng thủy sản - Sự dụng máy quạt nước để có thể làm tăng hàm lượng oxi hòa tan trong nước. - Cung cấp lượng thức ăn vừa đủ đúng với nhu cầu của thủy sản, không nên quá lạm dụng các loại thức ăn công nghiệp vì chất lượng cá sẽ giảm sút cũng như lắng đọng trong ao những chất gây hại. - Sử dụng thực vật nổi để hấp thụ các chất có nguy cơ gây ô nhiễm trong ao: Thả bèo lục bình trong ao để làm giảm nồng độ chất ô nhiễm trong nước, khi thả bèo lục bình vào trong ao ta có thể tạo thành những ô nhỏ ở trong ao để dễ dàng vớt bèo ra khỏi ao khi bèo đã già hoặc để ngăn cản không cho bèo lan rộng ra khắp mặt ao làm giảm nồng độ oxy hòa tan trong ao. Các loại bèo có khả năng: + Hút các chất ô nhiễm như N, P tích lũy chúng tạo sinh khối trong cơ thể. + Hấp thu, tích lũy và phân hủy một số chất hữu cơ khó phân hủy, kể cả những kim loại nặng. + Ao được phủ bèo hạn chế sự phát triển của muỗi và hạn chế mùi phát sinh + Trong các vùng thiếu nước, thảm bèo có tác ngăn chặn một phần nước bốc hơi nhằm tích trữ nước cho mục đích tưới tiêu. + Ao được phủ bèo có tác dụng ngăn cản sự phát triển của tảo, tạo ra điều kiện tĩnh giúp thúc đẩy quá trình lắng của các chất rắn lơ lửng, làm trong nước. -Không cho nước mưa chảy tràn vào ao nuôi, bằng cách là đào các rãnh mương quanh các ao nuôi để nước mưa không chảy vào ao. - Đảm bảo mật độ nuôi, có hệ thống quạt nước và sục oxy cưỡng bức để kịp thời xử lý các tình huống nồng độ oxy hòa tan trong nước giảm đột ngột.
  • 49. 43 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Hiện trạng môi trường nước trên HTX: - Trên cơ sở phân tích đánh giá cho thấy các thông số pH, DO và amoni, Fe , TSS, COD, Cl, Coliform đều nằm trong giới hạn cho phép so với QCVN. - Riêng đối với hàm lượng nitrit rất cao vượt QCVN về chất lượng nước mặt ở cả hai đợt phân tích tháng 2 và tháng 4. Nguyên nhân là do lượng thức ăn dư thừa, do chất thải của cá… - Các thông số đợt phân tích tháng 4 tăng do thời gian này nhiệt độ tăng cao hơn so với đợt tháng 2. Vì vậy các quá trình diễn ra nhanh hơn - Hàm lượng TSS có xu hướng gia tăng theo thời gian, đợt lấy mẫu tháng 2/2019 là 42,2 mg/l đến đợt lấy mẫu tháng 4/2019 là 48,5 mg/l.Tuy nhiên các giá trị này đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 08:2015/BTNMT (Cột B1). - Giá trị COD không có sự chênh lệch nhiều giữa các đợt lấy mẫu, đợt lấy mẫu tháng 2/2019 là 17,25 mg/l đến đợt lấy mẫu tháng 4/2019 là 18,09 mg/l và đều thấp hơn quy chuẩn cho phép theo QCVN 08:2015/BTNMT (Cột B1). - Giá trị BOD5 có xu hướng gia tăng theo thời gian, đợt lấy mẫu tháng 2/2019 là 13,26 mg/l đến đợt lấy mẫu tháng 4/2019 là 14,11 mg/l và đều thấp hơn quy chuẩn cho phép theo QCVN 08:2015/BTNMT (Cột B1). - Giá trị Coliform có thay đổi ở 2 đợt lấy mẫu, đợt lấy mẫu tháng 2/2019 là 3600 CFU/100ml đến đợt lấy mẫu tháng 4/2019 là 5000 CFU/100ml và đều thấp hơn quy chuẩn cho phép theo QCVN 08:2015/BTNMT (Cột B1).
  • 50. 44 5.2. Kiến nghị Qua nghiên cứu chất lượng môi trường nước ao nuôi cá em có một số kiến nghị như sau: - Đối với nguồn nước: Sử dụng quạt nước sục không khí đều trong khoảng 2-3 ngày đầu để ấu trùng, trứng của mầm bệnh nở ra và xử lývới formol với liều lượng 30 lít/1.000 m3 . - Trong quá trình nuôi cá: Việc xử lý nước với sự hỗ trợ của chế phẩm sinh học EM là thao tác cần được thực hiện thường xuyên. Điều này sẽ giúp làm sạch nước, loại bỏ vi khuẩn, mầm bệnh, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tốc độ sinh trưởng và phát triển của cá. Bên cạnh đó, đây còn là cách thúc đẩy sự sản sinh các vi sinh vật có lợi, vừa có công dụng phân hủy chất hữu cơ trong nước, vừa giảm khí độc tồn tại dưới đáy ao. Chăn cá với lượng thức ăn vừa đủ, không dư thừa tránh lãng phí và gây ra ô nhiễm.
  • 51. 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu Tiếng Việt 1. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (1995), “Tiêu chuẩn Việt Nam về Môi trường”, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội 2. Nguyễn Thế Đặng, Dư Ngọc Thành, Nguyễn Đức Nhuận, Dương Thanh Hà (2017), Giáo trình Quản lý tài nguyên nước, NXB Nông nghiệp. 3. Dương Thị Minh Hòa, Hoàng Thị Lan Anh (2016), Giáo trình Quan trắc môi trường, Đại học Nông lâm Thái Nguyên 4. Lương Văn Hinh, Dư Ngọc Thành, Đỗ Thị Lan, Nguyễn Thanh Hải (2016), “Giáo trình: Ô nhiễm môi trường”, NXB Nông nghiệp. 5. Quốc hội (2014), Luật bảo vệ môi trường 6. Dư Ngọc Thành (2016),Giáo trình Biện pháp sinh học trong xử lý môi trường, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên 7. Trịnh Ngọc Tuấn (2005), Nghiên cứu hiện trạng khai thác và nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam và đề xuất phương pháp xử lý nước thải, HTX nghiên cứu, quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh thủy sản khu vực miền Bắc. II. Tài liệu website 8. hHTXp://doc.edu.vn/tai-lieu/de-tai-danh-gia-chat-luong-nuoc-mot-so-ao- nuoi-thuy-san-nham-dua-ra-nhung-phuong-phap-xu-ly-tu-nhien-de-toi- uu-hoa-ao-50138/ 9. hHTXps://tongcucthuysan.gov.vn/vi-vn/khai-th%C3%A1c- th%E1%BB%A7y-s%E1%BA%A3n/doc-tin/005295/2016-06-08/tong- san-luong-thuy-san-5-thang-dau-nam-2016-tang-19 10. hHTXps://tongcucthuysan.gov.vn/vi-vn/
  • 52. 46 11. hHTXps://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A1_di%C3%AAu_h%E1%BB %93ng 12. hHTXp://www.sonongnghiep.hochiminhcity.gov.vn/tonghop/lists/posts/p ost.aspx?Source=/tonghop&Category=Thu%E1%BB%B7+s%E1%BA% A3n&ItemID=77&Mode=1 13. Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (2018), Tổng quan ngành Thủy sản Việt Nam (hHTXp://vasep.com.vn/1192/OneContent/tong- quan-nganh.htm)
  • 53. 47