SlideShare a Scribd company logo
1 of 74
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN CÔNG THÁI
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC LOÀI
CÂY NGHIẾN GÂN BA (Excentrodendron tonkinensis) TẠI
XÃ THẦN SA, HUYỆN VÕ NHAI TỈNH THÁI NGUYÊN.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng
Khoa : Lâm nghiệp
Khóa học : 2015 – 2019
Thái Nguyên, năm 2019
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN CÔNG THÁI
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC LOÀI
CÂY NGHIẾN GÂN BA (Excentrodendron tonkinensis) TẠI
XÃ THẦN SA, HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng
Lớp :K47–QLTNR
Khoa : Lâm nghiệp
Khóa học : 2015 – 2019
Giảng viên hướng dẫn : TS. Đàm Văn Vinh
Thái Nguyên, năm 2019
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học nghiên cứu
của bản thân tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên
thực địa hoàn toàn trung thực, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai sót
tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Thái Nguyên, ngày 27 tháng 05 năm 2019
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn Người viết cam đoan
TS. Đàm Văn Vinh Nguyễn Công Thái
Xác nhận của giáo viên chấm phản biện
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên
đã sửa chữa sai sót sau khi hội đồng chấm yêu cầu!
(Ký, họ và tên)
ii
LỜI CẢM ƠN
Khóa luận được hoàn thành theo chương trình đào tạo Đại học tại
Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên. Được sự nhất trí của của
nhà trường và khoa lâm nghiệp, tôi thực hiện khóa luận tốt nghiệp với đề tài:
“Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học loài cây Nghiến gân ba
(Excentrodendron tonkinensis) tại xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái
Nguyên”.
Để có được kết quả đó, trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
nhất đến TS. Đàm Văn Vinh và TS. Nguyễn Thanh Tiến là người đã trực
tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ, cung cấp thông tin bổ ích, tạo điều kiện
thuận lợi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn tới: Ban Giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Lâm
nghiệp – Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên, thư viện trường
Đại học Nông Lâm, Ban Giám đốc và cán bộ nhân viên Khu bảo tồn thiên
nhiên Thần Sa – Phượng Hoàng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, cùng bạn
bè đồng nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình học tập và thực hiện đề tài. Mặc dù đã cố gắng trong quá trình thực
hiện nhưng do kiến thức, kinh nghiệm của bản thân và điều kiện về thời gian
cũng như tư liệu tham khảo còn hạn chế nên khóa luận không tránh khỏi
những thiếu sót nhất định. Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp chỉ
bảo của thầy giáo, cô giáo, bạn bè và người thân để khóa luận được hoàn
thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày 27 tháng 05 năm 2019
Tác giả
Nguyễn Công Thái
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................ii
MỤC LỤC........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC BẢNG...............................................................................vi
DANH MỤC CÁC HÌNH...............................................................................vii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT .....................................................viii
Phần 1. MỞ ĐẦU.............................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .................................................................. 2
1.3 Ý nghĩa của đề tài........................................................................................ 3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 3
Phần 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU............................................................ 4
2.1. Cơ sở khoa học của nghiên cứu ................................................................. 4
2.2. Những nghiên cứu ở trên thế giới .............................................................. 5
2.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam.................................................................. 8
2.3.2. Nghiên cứu cấu trúc rừng......................................................................10
2.4. Thảo luận..................................................................................................13
2.5. Tổng quan về khu vực nghiên cứu...........................................................13
2.5.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu................................................13
2.5.2 Đánh giá về những thuận lợi và khó khăn .............................................17
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .18
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................18
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu............................................................18
3.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................18
3.4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................18
3.4.1. Phương pháp kế thừa số liệu, tài liệu....................................................18
iv
3.4.2. Điều tra sơ thám ....................................................................................19
3.4.3. Phương pháp phỏng vấn người dân ......................................................19
3.4.4. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái........................................20
3.4.5. Điều tra trên các OTC điển hình...........................................................21
3.4.6. Phương pháp nội nghiệp .......................................................................24
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.................................28
4.1. Đặc điểm về hình thái của loài Nghiến gân ba ........................................28
4.1.1. Đặc điểm hình thái thân ........................................................................28
4.1.2. Đặc điểm hình thái lá cây......................................................................29
4.2. Một số đặc điểm phân bố của loài Nghiến gân ba tại xã Thần Sa, huyện
Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.............................................................................29
4.2.1. Đặc điểm phân bố trong các trạng thái rừng.........................................29
4.2.2. Đặc điểm phân bố theo tuyến điều tra ..................................................31
4.3. Một số đặc điểm cấu trúc quần xã thực vật nơi loài Nghiến gân ba
phân bố............................................................................................................32
4.3.1. Cấu trúc mật độ.....................................................................................32
4.3.2. Cấu trúc tổ thành...................................................................................33
4.3.3. Đặc điểm trữ lượng cây Nghiến gân ba tại xã Thần Sa, huyện Võ Nhai,
tỉnh Thái Nguyên.............................................................................................35
4.3.4. Đặc điểm độ tàn che nơi loài nghiến gân ba phân bố...........................35
4.4. Đặc điểm về tái sinh của loài ...................................................................36
4.4.1. Đặc điểm tái sinh quanh gốc cây mẹ.....................................................36
4.4.2. Đặc điểm cây bụi nới loài nghiến gân ba phân bố................................38
4.4.3. Đặc điểm thảm tươi và dây leo nơi loài nghiến gân ba phân bố...........38
4.5. Đề xuất một số biện pháp bảo tồn và phát triển loài Nghiến gân ba tại xã
Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên...................................................39
4.5.1. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác bảo tồn và phát triển cây
Nghiến gân ba tại xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên ................39
v
4.5.2. Đề xuất biện pháp bảo tồn, phát triển loài ............................................40
Phần 5. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ .................................................................42
5.1. Kết luận ....................................................................................................42
5.2. Tồn tại ......................................................................................................43
5.3. Kiến nghị..................................................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................45
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Kết quả đo đếm đường kính trung bình của thân cây Nghiến........28
Bảng 4.2: Kết quả đo đếm kích thước trung bình của lá Nghiến....................29
Bảng 4.3: Bảng phân bố của loài Nghiến trong các trạng thái rừng...............30
Bảng 4.4: Bảng tổng hợp nghiến gân ba theo tuyến điều tra..........................31
Bảng 4.5. Mật độ của loài Nghiến gân ba.......................................................32
Bảng 4.6: Tổng hợp công thức tổ thành tầng cây gỗ......................................34
Bảng 4.7: Trữ lượng nghiến gân ba tại khu vực nghiên cứu...............................35
Bảng 4.8: Sinh trưởng đường kính, chiều cao và độ tàn che của các OTC có
nghiến phân bố ................................................................................................36
Bảng 4.9: Tổng hợp tái sinh cây nghiến gân ba..............................................37
Bảng 4.10: Tổng hợp độ che phủ trung bình của cây bụi...............................38
Bảng 4.11: Tổng hợp độ che phủ trung bình thảm tươi và dây leo ................39
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1 Thân cây nghiến...............................................................................28
Hình 4.2 Thân cây nghiến...............................................................................28
Hình 4.3 Lá nghiến trưởng thành....................................................................29
Hình 4.4 Lá nghiến tái sinh.............................................................................29
viii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
D1,3 : Đường kính thân cây tại vị trí 1,3 m
Ha : Hécta
Hvn : Chiều cao vút ngọn
ODB : Ô dạng bảng
OTC : Ô tiêu chuẩn (hay ô sơ cấp)
CTTT : Công thức tổ thành
KBT : Khu bảo tồn
1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Rừng là môi trường sống của nhiều loài sinh vật khác nhau, chính vì
vậy mà diện tích rừng bị thu hẹp sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của
các loài sinh vật nói chung.Vai trò của rừng rất to lớn đối với đời sống và sản
xuất: Cung cấp củi, nguồn gỗ, điều hòa nước và không khí, tạo oxy. Là nơi cư
trú của các loại động thực vật, lưu trữ nguồn gen quý. Ngăn chặn gió bão,
giúp chống xói mòn. Đảm bảo sức sống cũng như bảo vệ sức khỏe con người.
Hệ thống rừng phòng hộ và đặc dụng Việt Nam đã phát huy tốt vai trò
bảo vệ ĐDSH, nguồn gen sinh vật, di tích lịch sử, văn hóa, cảnh quan môi
trường rừng góp phần giảm thiểu các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu
và có tác động tích cực đối với phát triển kinh tế, xã hội ở cấp quốc gia và địa
phương. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, mặc dù nhiều nỗ lực đã thực
hiện để giảm tốc độ xói mòn ĐDSH, nhưng ĐDSH ở Việt Nam vẫn đang bị
suy thoái nhanh. Diện tích các khu vực có các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng
bị thu hẹp dần. Số loài và số lượng cá thể của các loài hoang dã bị suy giảm
mạnh. Nhiều loài hoang dã có giá trị bị suy giảm hoàn toàn về số lượng hoặc
bị đe dọa tuyệt chủng ở mức cao. Rừng bị giảm sút nhanh chóng cả về số
lượng và chất lượng. Nhiều loài cây quý hiếm có giá trị đã bị biến mất, nhiều
khu rừng lớn đã bị chia cắt thành nhiều mảng nhỏ hay bị khai thác quá mức
làm mất cấu trúc rừng.
Nghiến (Excentrodendron tonkinense) là một cây thuộc họ Đay
(Tiliaceae) phân bố và mọc trên các núi đá vôi thuộc các tỉnh phía Bắc như:
Thái Nguyên, Cao Bằng, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hòa Bình, Sơn La. Đây là
loài cây quý hiếm thuộc nhóm sẽ nguy cấp (V). Gỗ màu nâu đỏ, nặng rắn,
không mối mọt, dễ gia công chế biến dùng để xây dựng các công trình lớn. Tuy
2
nhiên việc mở rộng, gây trồng loài cây này trên quy mô lớn còn hạn chế do
thiếu thông tin như nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc và các quy luật kết cấu
lâm phần tự nhiên.
Xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên là nơi phân bố tự nhiên
của loài Nghiến gân ba. Tuy nhiên chúng thường phân bố rải rác với số lượng
không nhiều do việc khai thác trái phép của người dân địa phương phục vụ đời
sống và của lâm tặc không kiểm soát được làm cho sản lượng, chất lượng cây
đã bắt đầu có sự suy giảm. Sự tái sinh các loài cây trên núi đá vôi rất khó và sự
sinh trưởng của chúng rất chậm chạp, loài Nghiến gân ba trên núi đá vôi mất
hàng trăm, nghìn năm sau mới có được cây Nghiến gân ba cổ thụ, việc khôi
phục loài này là hết sức khó khăn. Những năm qua, tại một số khu rừng đặc
dụng, Vườn quốc gia vẫn còn tình trạng khai thác trái phép Nghiến gân ba, chủ
yếu là khai thác Nghiến gân ba dưới dạng thớt mang tiêu thụ.
Mang những đặc tính hết sức quan trọng trong khoa học và bảo tồn
nguồn gen độc đáo trên, nhưng sự hiểu biết cụ thể về đặc điểm lâm học, cũng
như khả năng phát triển loài cây này ở Việt Nam còn hạn chế. Từ thực tiễn
nêu trên, tôi chọn đề tài:
“Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học loài cây Nghiến gân ba
(Excentrodendron tonkinensis) tại xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái
Nguyên”. Nhằm góp phần nâng cao hiểu biết, đề xuất những hướng bảo tồn
loài Nghiến gân ba.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
+ Nhằm cung cấp thông tin về đặc điểm lâm học cơ bản của loài nghiến
gân ba tại xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.
+ Xác định được thực trạng phân bố của loài nghiến gân ba.
+ Bước đầu đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển loài cây này ở
Việt Nam.
3
1.3 Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Qua nghiên cứu đề tài giúp tôi hiểu thêm về sự phân bố và sinh trưởng
của cây Nghiến gân ba, ứng dụng những kiến thức đã học vào trong thực tiễn.
Cung cấp, bổ sung kiến thức về đặc điểm phân bố và đặc điểm lâm học
của loài nghiến gân ba.
Biết được tầm quan trọng của loài thực vật quý hiếm như cây Nghiến gân
ba nói riêng, và các loài cây quý hiếm sống kèm cây Nghiến gân ba nói chung.
Biết được tầm quan trọng của công tác bảo tồn trong sự nghiệp bảo vệ
và phát triển rừng hiện nay.
Kết quả nghiên cứu của khoá luận sẽ là cơ sở cho các nghiên cứu khác
về loài cây Nghiến gân ba.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Trang bị cho sinh viên cách tiếp cận với thực tiễn sản xuất.
Biết được đặc điểm phân bố, đặc điểm sinh thái, đặc điểm cấu trúc, tình
trạng và vai trò của loài Nghiến gân ba.
Việc nghiên cứu và đánh giá đặc điểm sinh thái, tình trạng phân bố của
loài Nghiến gân ba.
Đề xuất một số giải pháp hỗ trợ việc bảo tồn loài tại xã Thần Sa, huyện
Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên cũng như các địa bàn khác có điều kiện tương tự.
4
Phần 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học của nghiên cứu
Hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho nguồn tài nguyên
ĐDSH trên thế giới cũng như của Việt Nam đã và đang bị suy giảm. Nhiều hệ
sinh thái và môi trường sống bị thu hẹp diện tích và nhiều taxon loài và dưới
loài đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng trong một tương lai gần. Yêu cầu
đặt ra là phải tìm hiểu, nghiên cứu các đặc điểm sinh học của các loài động
thực vật để từ đó có thể đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn chúng một cách
có hiệu quả.
2.1.1. Cơ sở bảo tồn
Để khắc phục tình trạng trên Chính phủ Việt Nam đã đề ra nhiều biện
pháp, cùng với các chính sách kèm theo nhằm bảo vệ tốt hơn tài nguyên
ĐDSH của đất nước. Tuy nhiên, thực tế đang đặt ra nhiều vấn đề liên quan
đến bảo tồn ĐDSH cần phải giải quyết như quan hệ giữa bảo tồn và phát triển
bền vững hoặc tác động của biến đổi khí hậu đối với bảo tồn ĐDSH …
Dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá tình trạng các loài của sách đỏ thế
giới, chính phủ Việt Nam cũng công bố Sách đỏ Việt Nam, để hướng dẫn,
thúc đẩy công tác bảo vệ tài nguyên sinh vật thiên nhiên. Đây cũng là tài liệu
khoa học được sử dụng vào việc soạn thảo và ban hành các quy định, luật
pháp của Nhà nước về bảo vệ tài nguyên sinh vật thiên nhiên, tính đa dạng
sinh học và môi trường sinh thái. Dựa vào tiêu chuẩn đánh giá tình trạng các
loài và các tài liệu kế thừa của Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa –Phượng
Hoàng cho thấy: Tại Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa –Phượng Hoàng tồn tại
rất nhiều loài động, thực vật được xếp vào các cấp bảo tồn CR, EN, VU,…
cần được bảo tồn nhằm gìn giữ nguồn gen quý giá cho đa dạng sinh học ở
Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Cho nên việc nghiên cứu một số
loài thực vật quý hiếm đặc biệt là loài cây Nghiến và đề xuất các phương thức
5
bảo tồn và phát triển các loài thực vật quý hiếm nói chung và loài Nghiến nói
riêng, nhằm tránh khỏi sự mai một của các loài thực vật quý hiếm và nguồn
gen của chúng là điều hết sức cần thiết. Đây là cơ sở khoa học đầu tiên giúp
tôi tiến đến nghiên cứu và thực hiện khóa luận.
2.1.2. Cơ sở sinh học
Nghiên cứu đặc điểm sinh học của loài hết sức cần thiết và quan trọng,
đây là cơ sở khoa học cho việc bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên
thiên nhiên, ngăn ngừa suy thoái các loài nhất là những loài động, thực vật
quý hiếm, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường… là cơ sở khoa học xây dựng mối
quan hệ giữa con người và thế giới tự nhiên.
2.2. Những nghiên cứu ở trên thế giới
2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh học loài cây
Việc nghiên cứu sinh học loài cây trong đó có các đặc điểm hình thái
và vật hậu đã được thực hiện từ lâu trên thế giới. Đây là bước đầu tiên, làm
tiền đề cho các môn khoa học khác liên quan. Có rất nhiêu công trình liên
quan đến hình thái và phân loại các loài cây. Những nghiên cứu này đầu tiên
tập trung vào mô tả và phân loại các loài, nhóm loài, .... Sự ra đời của các bộ
thực vật đã góp phần làm tiền đề cho công tác nghiên cứu về hình thái, phân
loại cũng như đánh giá tính đa dạng của các vùng miền khác nhau. Ở Nga, từ
1928 đến 1932 được xem là thời kỳ mở đầu cho thời kỳ nghiên cứu hệ thực
vật cụ thể:
Về vật hậu học: Hoạt động sinh học có tính chất chu kỳ của các cơ quan
sinh dưỡng và cơ quan sinh sản. Chu kỳ vật hậu của cùng 1 loài phân bố ở các
vùng sinh thái khác nhau sẽ có sự sai khác rõ rệt. Điều này có ý nghĩa cần
thiết trong nghiên cứu sinh thái cá thể loài và công tác chọn tạo giống. Các
công trình như nêu trên cũng đã ít nhiều nêu ra các đặc điểm về chu kỳ hoa,
quả và các đặc trưng vật hậu của từng loài, nhóm loài.
6
2.2.2. Nghiên cứu cấu trúc
Việc nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của loài làm cơ sở đề xuất
biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả trong
kinh doanh rừng rất được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Theo đó,
các lý thuyết về hệ sinh thái, cấu trúc, tái sinh rừng được vận dụng triệt để
trong nghiên cứu đặc điểm của 1 loài cụ thể nào đó.
Odum E.P (1971) [20] đã hoàn chỉnh học thuyết về hệ sinh thái, trên cơ
sở thuật ngữ hệ sinh thái (ecosystem). Ông đã phân chia ra sinh thái học cá
thể và sinh thái học quần thể. Sinh thái học cá thể nghiên cứu từng cá thể sinh
vật hoặc từng loài, trong đó chu kỳ sống, tập tính cũng như khả năng thích
nghi với môi trường được đặc biệt chú ý. Tái sinh là một quá trình sinh học
mang đặc thù của hệ sinh thái rừng, đó là sự xuất hiện một thế hệ cây con của
những loài cây gỗ ở những nơi còn hoàn cảnh rừng. Hiệu quả của tái sinh
rừng được xác định bởi mật độ, tổ thành loài, cấu trúc tuổi, chất lượng cây
con, đặc điểm phân bố.
Baur G.N (1976) [19] cho rằng, trong rừng nhiệt đới sự thiếu hụt ánh
sáng đã làm ảnh hưởng đến phát triển của cây con, còn đối với sự nảy mầm
thì ảnh hưởng đó thường không rõ ràng. Đối với rừng nhiệt đới, số lượng loài
cây trên một đơn vị diện tích và mật độ tái sinh thường khá lớn. Vì vậy, khi
nghiên cứu tái sinh tự nhiên cần phải đánh giá chính xác tình hình tái sinh
rừng và có những biện pháp tác động phù hợp.
Cấu trúc rừng là hình thức biểu hiện bên ngoài của những mối quan hệ
qua lại bên trong giữa thực vật rừng với nhau và giữa chúng với môi trường
sống. Nghiên cứu cấu trúc rừng để biết được những mối quan hệ sinh thái bên
trong của quần xã, từ đó có cơ sở để đề xuất các biện pháp kỹ thuật tác động
phù hợp. Hiện tượng thành tầng là một trong những đặc trưng cơ bản về cấu
trúc hình thái của quần thể thực vật và là cơ sở để tạo nên cấu trúc tầng thứ.
Phương pháp vẽ biểu đồ mặt cắt đứng của rừng đề sướng và sử dụng lần đầu
7
tiên ở Guyan, đến nay phương pháp đó vẫn được sử dụng nhưng nhược điểm
là chỉ minh hoạ được cách sắp xếp theo hướng thẳng đứng trong một diện tích
có hạn đã khắc phục bằng cách vẽ một số dải kề nhau và đưa lại một hình
tượng về không gian 3 chiều.
Richards P.W (1968) [21] phân rừng ở Nigeria thành 6 tầng, tương ứng
với chiều cao là 6- 12 m, 12- 18 m, 18- 24 m, 24- 30 m, 30- 36 m, 36- 42 m,
nhưng thực chất đây chỉ là các lớp chiều cao. Odum E. P (1971) nghi ngờ sự
phân tầng rừng rậm nơi có độ cao dưới 600 m ở Puecto Rico và cho rằng
không có sự tập trung khối tán ở một tầng riêng biệt nào cả.
Richards P.W (1968) [21] đã đi sâu nghiên cứu cấu trúc rừng mưa nhiệt
đới về mặt hình thái. Theo tác giả, đặc điểm nổi bật của rừng mưa nhiệt đới là
tuyệt đại bộ phận thực vật đều thuộc thân gỗ và thường có nhiều tầng. Ông
nhận định: "Rừng mưa thực sự là một quần lạc hoàn chỉnh và cầu kỳ nhất về
mặt cấu tạo và cũng phong phú nhất về mặt loài cây".
Như vậy, nghiên cứu về tầng thứ theo chiều cao còn mang tính cơ giới,
nên chưa phản ánh được sự phân tầng phức tạp của rừng tự nhiên nhiệt đới.
Việc nghiên cứu về cấu trúc rừng đã và đang được chuyển từ mô tả định tính
sang định lượng với sự hỗ trợ của thống kê toán học và tin học đã biểu diễn mối
quan hệ giữa chiều cao và đường kính bằng các hàm hồi quy, phân bố đường
kính ngang ngực, đường kính tán bằng các dạng phân bố xác suất.
Những nhà khoa học đã sử dụng hàm Weibull để mô hình hoá cấu trúc
đường kính thân cây loài Thông,... Tuy nhiên, việc sử dụng các hàm toán học
không thể phản ánh hết được những mối quan hệ sinh thái giữa các cây rừng
với nhau và giữa chúng với hoàn cảnh xung quanh, nên các phương pháp
nghiên cứu cấu trúc rừng theo hướng này không được vận dụng trong đề tài.
Từ việc vận dụng các lý luận về sinh thái, tái sinh, cấu trúc rừng trên.
nhiều nhà khoa học trên thế giới đã vận dụng vào nghiên cứu đặc điểm sinh học,
sinh thái cho từng loài cây. Một vài công trình nghiên cứu có thể kể tới như:
8
Phạm Thị Mai (2012) [9], nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học,
sinh thái học của loài cây Tiêu Huyền (Platanus kerrii Gagnep), từ đó đề xuất
giải pháp nhằm bảo tồn nguồn gen quý này tại Khu bảo tồn thiên nhiên thần
sa phượng hoàng. Hay Triệu Văn Hùng( 1996) [6] cũng đã nghiên cứu đặc
tính sinh học của một số cây làm giàu rừng.
Như vậy, với các công trình nghiên cứu về lý thuyết sinh thái, tái sinh,
cấu trúc rừng tự nhiên cũng như nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái đối
với một số loài cây như trên đã phần nào làm sáng tỏ những đặc điểm cấu
trúc, tái sinh của rừng nhiệt đới nói chung. Đó là cơ sở để lựa chọn cho hướng
nghiên cứu trong luận văn.
2.2.3. Nghiên cứu về cây Nghiến gân ba trên thế giới
Cây Nghiến gân ba Tên khoa học: (Excentrodendron tonkinense (Gagnep.)
hang & Miau, 1978). Là loài thực vật có hoa trong chi Nghiến
(Excentrodendron), họ Đay - Tiliaceae. Bộ Bông - Malvales, lớp (nhóm): cây gỗ
lớn. Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta). Loài này được Chang & Miau mô tả khoa
học chi tiết năm 1978.
Đặc điểm chung của họ này chủ yếu là cây bụi và cây thân gỗ phần lớn
các họ phân bố ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, ít thấy ở các vùng ôn
đới trên toàn thế giới. Thân họ này có nhựa dính nhớt và vỏ nhiều sợi, các bộ
phận non thường được phủ lông hình sao.
2.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam
2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh học loài cây
Khi nghiên cứu về thảm thực vật ở Việt Nam, Thái Văn Trừng (1978)
[18] đã nhấn mạnh tới ý nghĩa của điều kiện ngoại cảnh đến các giai đoạn
phát triển cây tái sinh. Trần Ngũ Phương (1970) [12] khi nghiên cứu về kiểu
rừng nhiệt đới mưa mùa lá rộng thường xanh đã có nhận xét “rừng tự nhiên
dưới tác động của con người khai thác hoặc làm nương rẫy, lặp đi lặp lại
nhiều lần thì kết quả cuối cùng là sự hình thành đất trống, đồi núi trọc. Hoàng
9
Xuân Tý, Nguyễn Đức Minh (2005) [6] cũng đã nghiên cứu các đặc điểm sinh
lý, sinh thái của cây Huỷnh và cây Giổi xanh Đỗ Đình Tiến (2002) [16] cũng
nghiên cứu một số đặc điểm của loài cây Camelia hoa vàng tại vường quốc
gia Tam Đảo,và cũng chính nơi đây Nguyễn Thu Trang (2009) [17] đã nghiên
cứu về cây Dẻ Gai Ấn Độ. Nếu chúng ta để thảm thực vật hoang dã tự nó phát
triển lại, thì sau một thời gian dài trảng cây bụi, trảng cỏ chuyển dần lên
những dạng thực bì cao hơn, thông qua quá trình tái sinh tự nhiên và cuối
cùng rừng có thể phục hồi dưới dạng gần giống trạng thái rừng ban đầu”.
Đối với mỗi miền có những tác phẩm lớn khác nhau như ở miền Nam
Việt Nam có công trình thảm thực vật Nam Trung Bộ của Schmid (1974),
trong đó tác giả đã chỉ rõ những tiêu chuẩn để phân biệt các quần xã khác
nhau là sự phân hóa khí hậu, chế độ thoát nước khác nhau. Nhà xuất bản khoa
học kỹ thuật đã xuất bản bộ sách “Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam” gồm 6 tập
do Lê Khả Kế chủ biên và ở miền Nam Phạm Hoàng Hộ (1970-1972) cũng
cho ra đời công trình đồ sộ 2 tập về “Cây cỏ miền Nam Việt Nam”, trong đó
giới thiệu 5326 loài, trong đó có 60 loài thực vật bậc thấp và 20 loài rêu, còn
lại là 5246 loài thực vật có mạch, và sau này là “Cây cỏ Việt Nam”. Ngoài ra,
còn rất nhiều các bộ sách chuyên khảo khác, như bài giảng môn điều tra rừng
của Lê Văn Phúc (2012) [11] ngoài ra còn có bài giảng lâm sinh học của
Phùng Ngọc Lan(1986) [10], tuy tách riêng cho vùng Tây Nam Bộ nhưng
cũng đã góp phần vào việc nghiên cứu đa dạng sinh học thực vật chung, như
các bộ về Cây gỗ rừng Việt Nam (Viện điều tra quy hoạch, 1971- 1988), Cây
thuốc Việt Nam (Viện dược liệu, 1990), Cây tài nguyên (Trần Đình lý và cs,
1993), Cây gỗ kinh tế ở Việt Nam (Trần Hợp & Nguyễn Bội Quỳnh, 1993)
[8], 100 loài cây bản địa (Trần Hợp & Hoàng Quảng Hà, 1997), Cây cỏ có ích
ở Việt Nam (Võ Văn chi và Trần Hợp, 1999), Tài nguyên đất(Nguyễn Xuân
Quát và Ngô Nhật Tiến, 1997) [13] Tài nguyên cây gỗ Việt Nam (Trần Hợp,
2002) [8], v.v...Gần đây Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật cũng đã xây
10
dựng và biên soạn được 11 tập chuyên khảo đến họ riêng biệt. Đây là những tài
liệu vô cùng quý giá góp phần vào việc nghiên cứu về thực vật của Việt Nam.
2.3.2. Nghiên cứu cấu trúc rừng
Trong vòng vài chục năm qua, nghiên cứu về cấu trúc rừng là một
trong những nội dung quan trọng nhằm đề xuất các giải pháp kết thúc phù
hợp. Thái Văn Trừng (1978) [18], Trần Ngũ Phương (1970) [12] cũng đã nghiên
cứu cấu trúc sinh thái để làm căn cứ phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam
Trần Ngũ Phương (1970) [12] đã chỉ những đặc điểm cấu trúc của các
thảm thực vật rừng miền bắc Việt Nam trên cơ sở kết quả điều tra tổng quát
về tình hình rừng miền bắc Việt Nam 1961 đến 1965. Nhân tố cấu trúc đầu
tiên được nghiên cứu là tổ thành và thông qua đó một số quy luật phát triển
của các hệ sinh thái rừng được phát hiện và ứng dụng vào thực tiễn sản xuất.
Khi nghiên cứu kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới ở nước ta Thái
Văn Trừng (1963, 1970, 1978) đã đưa ra mô hình cấu trúc tầng như: tầng vượt
tán (A1), tầng ưu thế sinh thái (A2), tầng dưới tán (A3), tầng cây bụi (B) và
tầng cỏ quyết (C) (theo Lương Thị Anh (2007) [1]). Thái Văn Trừng[18] đã
vận dụng và cải tiến, bổ sung phương pháp biểu đồ mặt cắt đứng của Davit –
Risa để nghiên cứu cấu trúc rừng Việt Nam, trong đó tầng cây bụi và thảm
tươi được vẽ phóng đại với tỷ lệ nhỏ hơn và có ghi ký hiệu thành phần loài
cây của quần thể đối với những đặc trưng sinh thái và vật hậu cùng biểu đồ
khí hậu, vị trí địa lý, địa hình. Bên cạnh đó, tác giả này còn dựa vào 4 tiêu
chuẩn để phân chia kiểu thảm thực vật rừng Việt Nam, đó là dạng sống ưu thế
của những thực vật trong tầng cây lập quần, độ tàn che của tầng ưu thế sinh
thái, hình thái sinh thái của nó và trạng mùa của tán lá. Với những quan điểm
trên Thái Văn Trừng đã phân chia thảm thực vật rừng Việt Nam thành 14
kiểu. Như vậy, các nhân tố cấu trúc rừng được vận dụng triệt để trong phân
loại rừng theo quan điểm sinh thái phát sinh quần thể.
Đoàn Đình Tam (2012) [14] thử nghiệm ô nghiên cứu một số quy luật
11
cấu trúc, sinh trưởng phục vụ điều chế rừng lá rộng, hỗn loại thường xanh ở
Kon Hà Nừng – Gia Lai cho rằng đa số loài cây có cấu trúc đường kính và
chiều cao giống với cấu trúc tương ứng của lâm phần, đồng thời cấu trúc của
loài cũng có những biến động.
Về nghiên cứu định lượng cấu trúc rừng thì việc mô hình hóa cấu trúc
đường kính được nhiều người quan tâm nghiên cứu và biểu diễn chúng theo
các dạng hàm phân bố xác suất khác nhau, nổi bật là các công trình của các
tác giả sau: Bảo Huy (2009) [7] dùng làm Meyer và hệ đường cong Poisson
để nắn phân bố thực nghiệm số cây theo cỡ đường kính cho rừng tự nhiên làm
cơ sở cho việc lập biểu đồ thân cây đứng ở Việt Nam. Nguyễn Hải Tuất
(1982, 1986) đã sử dụng hàm phân bố giảm, phân bố khoảng cách để biểu
diễn cấu trúc rừng thứ sinh và áp dụng quá trình Poisson vào nghiên cứu cấu
trúc quần thể rừng, Trần Văn Con (1991) đã áp dụng hàm Weibull để mô
phỏng cấu trúc đường kính cho rừng khộp Đăk lắk, Lê Sáu (1996) đã sử dụng
hàm Weibull để mô phỏng các quy luật phân bố đường kính, chiều cao tại khu
vực Kon Hà Nừng, Tây Nguyên, Bùi Văn Chúc (1996) đã nghiên cứu cấu trúc
rừng phòng hộ đầu nguồn Lâm trường Sông Đà ở các trạng thái rừng IIa,
IIIa1 và rừng trồng, làm cơ sở cho việc lựa chọn loài cây (dẫn theo Nguyễn
Đăng Cường (2011) [5]).
Nhìn chung, các cấu trúc nghiên cứu về cấu trúc rừng gần đây thường
thiên về việc mô hình hóa các quy luật kết cấu lâm phần và việc đề xuất các
biện pháp kỹ thuật tác động vào rừng thường ít đề cập đến các yếu tố sinh thái
nên chưa thực sự đáp ứng mục tiêu kinh doanh rừng ổn định lâu dài. Muốn đề
xuất được các biện pháp kỹ thuật lâm sinh chính xác, đòi hỏi phải nghiên cứu
cấu trúc rừng một cách đầy đủ và phải đứng trên quan điểm tổng hợp về sinh
thái học, lâm học và sản lượng.
12
2.3.3. Nghiên cứu về cây Nghiến gân ba ở Việt Nam
Sách đỏ Việt Nam năm (2007), phần II thực vật [2], mô tả đặc điểm cây
Nghiến gân ba:
Hình thái: Cây gỗ lớn, cao 30 – 35 m, đường kính tới 80 – 90 cm. Cành
non không có lông. Lá hình trứng rộng, cỡ 10 - 12 x 7 – 10 cm; mép nguyên;
gân bên 5 - 7 đôi, trong đó có 3 gân gốc; cuống lá dài 3 – 5 cm. Hoa đơn tính.
Hoa đực có đường kính 1,5 cm. Đài hình chuông, ở đầu xẻ 5 thuỳ sâu, dài 1,5
cm. Cánh hoa 5, dài 1,3cm. Nhị khoảng 25, xếp thành 5 bó; chỉ nhị dài 1 - 1,3
cm; bao phấn hình bầu dục, dài 3 mm. Quả khô hình 5 cạnh (giống quả Khế),
tự mở, đường kính 1,8 cm.
Sinh học, sinh thái: Ra hoa tháng 3 - 4, có quả tháng 8 - 10. Cây ưa
sáng, mọc rải rác trong rừng thường xanh mưa mùa ẩm ở vùng núi đá vôi, ở
độ cao dưới 800 m, tái sinh bằng hạt, cây mạ và cây con gặp khá phổ biến
dưới tán rừng.
Phân bố: Trong nước: Sơn La (Thuận Châu, Sông Mã, Mộc Châu), Hà
Giang, Tuyên Quang (Chiêm Hoá), Cao Bằng (Quảng Hoà, Trùng Khánh, Hạ
Lang, Thạch An), Bắc Kạn (Chợ Đồn, Ba Bể), Lạng Sơn (Hữu Liên, Bắc
Sơn), Quảng Ninh, Bắc Giang, Hoà Bình (Mai Châu, Pà Cò).
Thế giới: Trung Quốc.
Giá trị: Gỗ quý, màu nâu đỏ, cứng, thớ thẳng, vân đẹp, ít co rút, dùng
đóng thuyền, làm bệ máy và để xây dựng; cũng thường được dùng làm thớt,
làm bệ các tượng mỹ nghệ cao cấp.
Tình trạng: Tuy có khu phân bố rộng, nhưng bị khai thác rất mạnh
(trước đây để lấy gỗ dùng trong xây dựng và làm tà vẹt, hiện nay dùng làm
thớt chủ yếu xuất khẩu trái phép qua biên giới). Số cá thể trưởng thành đã bị
chặt phá > 50%. Tuy có ở các Khu bảo tồn thiên nhiên Pà Cò - Hang Kia,
Hữu Liên và Vườn quốc gia Ba Bể, nhưng tại những nơi đó vẫn bị chặt trộm.
Loài đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng ngoài thiên nhiên.
13
Phân hạng: EN A1a - d+2c,d.
2.4. Thảo luận
Điểm qua các công trình nghiên cứu ở cả trên thế giới và ở Việt Nam,
đề tài rút ra một số nhật xét sau:
Các nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc rừng, tái sinh rừng, hình thái, sinh
thái,… của rừng mưa nhiệt đới đã được các nhà khoa học trên thế giới quan
tâm nghiên cứu từ rất lâu. Những kết quả đạt được cung cấp đầy đủ cơ sở lý
luận cũng như thực tiễn cho việc thực hiện định hướng nghiên cứu của đề tài.
Tuy nhiên, tài nguyên thực vật rừng nhiệt đới là rất đa dạng, phong phú. Do
đó, các công trình nghiên cứu chuyên sâu về mô tả đặc điểm sinh học, sinh
thái cho từng loài cây cụ thể, đặc biệt là những loài cây quý hiếm đang có
nguy cơ tuyệt chủng ngoài tự nhiên để có biện pháp bảo tồn vẫn đang là
hướng nghiên cứu hết sức cần thiết và cấp bách. Hiện nay, tài nguyên rừng
đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi sự khai thác quá mức của con người dẫn tới
nhiều loài cây gỗ quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng, số lượng loài bổ
sung vào sách đỏ Việt Nam ngày càng nhiều. Do đó, nếu chúng ta không có
biện pháp bảo tồn cấp bách thì tương lai không xa nguồn gen quý hiếm của
các loài cây này sẽ biến mất ngoài tự nhiên.
2.5. Tổng quan về khu vực nghiên cứu
2.5.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
2.5.1.1.Vị trí địa lý:
Xã Thần Sa thuộc địa giới hành chính huyện Võ Nhai, cách thành phố
Thái Nguyên khoảng 40 km về phía Bắc,có toạ độ địa lý:
- Từ 105º51’05" đến 106º08’38" kinh độ Đông;
- Từ 21º45’12" đến 21º56’30" vĩ độ Bắc.
Về ranh giới:
• Phía Bắc giáp huyện Na Rì, huyện Chợ Mới Tỉnh Bắc Kạn.
• Phía Đông giáp huyện Bắc Sơn, Tỉnh Lạng Sơn.
14
• Phía Tây giáp huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.
• Phía Nam giáp với các huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên.
Phạm vi quy hoạch Khu bảo tồn nằm trong địa giới hành chính bao
gồm một phần diện tích của của 6 xã và một thị trấn thuộc huyện Võ Nhai
gồm: Thị trấn Đình Cả, xã Phú Thượng, xã Sảng Mộc, xã Thần Sa, xã
Thượng Nung, xã Nghinh Tường, xã Vũ Chấn. Tổng diện tích đất quy hoạch
vùng lõi khu rừng đặc dụng là 17.639 ha.
2.5.1.2. Điều kiện địa hình
Nhìn chung, địa hình xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên bị
chia cắt khá mạnh, do lịch sử kiến tạo địa chất và địa sơn hình thành.Chúng
có đặc điểm chung là: núi đá có dốc lớn, bị chia cắt sâu. Có 3 kiểu địa hình
chính như sau:
+ Nhóm kiểu địa hình đồi núi thấp: Nhóm này chiếm diện tích khá
lớn,có độ cao dưới 800 m, là nơi hoạt động sản xuất lâm nghiệp vùng đệm
của cả khu bảo tồn.
+ Núi kiểu địa hình núi đá vôi: Nhóm này chiếm hết diện tích khu bảo
tồn, chúng có kiểu kiến trúc dễ nhận biết, độ cao trung bình trên 800 m.
+ Nhóm kiểu địa hình trũng nằm xen kẽ giữa núi đá vôi và núi đồi đất:
Nhóm này có địa hình thấp, bằng phẳng, ở giữa những dãy núi thường xuất
hiện những con sông, suối và những cánh đồng lúa hoặc hoa màu của dân
chúng thuộc vùng đệm khu bảo tồn.
2.5.1.3. Điều kiện khí hậu thời tiết
Khí hậu nóng ẩm, mưa mùa, khá lạnh về mùa đông, mặt khác do ảnh
hưởng bởi hoàn cảnh địa lý, địa hình của dãy núi Bắc Sơn (bắt nguồn từ Bắc
Sơn dến Võ Nhai, Đồng Hỷ) tạo ra kiểu khí hậu đặc sắc, khắc nghiệt hơn so
với các vùng khác trong tỉnh, nóng nhiều về mùa hè, lạnh hơn và thường có
sương muối vào mùa đông.
15
2.5.1.4. Về đất đai thổ nhưỡng
Đất đai gồm 2 loại chính:
- Nhóm đất màu nâu đỏ (feralit) trên núi đá vôi và những nơi dốc tụ
chân núi đá: Loại đất này thường nằm kẹp giữa những dãy núi đá vôi, trên
đất thường xuyên xuất hiện nhiều đá lộ đầu, những đất có độ phì cao nên
thường bị đồng bào phát nương làm rẫy. Đất có thành phần cơ giới nặng, hơi
chua (PH=5,5-6,5), tầng B phát triển mạnh và có mầu đỏ tươi rất dễ nhận biết.
Xen kẽ loại đất đỏ có loại đất xám trên đá vôi với diện tích không lớn,
nhưng độ phì cao hơn, hàm lượng mùn vỡ tầng mùn lớn hơn, kết cấu đất đa
phần là hạt, trên loại đất này đồng bào thường trồng ngô, khoai sọ, cây trồng
sinh trưởng rất tốt.
- Loại đất đỏ vàng hoặc vàng xám trên phiến thạch sét và đá biến chất:
Đây là loại đất chiếm diện tích khá lớn, nó được phân bố ở các thôn: Mỏ Gỡ,
Cao Lầm, Cao Biền (xã Phú Thượng), thôn Hạ Sơn Tày, Hạ Sơn Dao (xã
Thần Sa). Tầng đất của nó từ mỏng đến trung bình và dày. Phân bố chủ yếu ở
các vùng đồi núi đất có độ cao dưới 300-600 m, loại đất này có thành phần cơ
giới biến động khá mạnh nằm trong giới hạn từ cát pha đến thịt nặng nói
chung, trên các loại đá biến chất có thành phần cơ giới nhẹ hơn so với trên đá
phiến thạch sét. Trong khu vực điều tra có độ cao trên 600-700 m vùng núi
đất cũng xuất hiện loại đất này, những loại đất này ở vùng cao, còn rừng già
nên có lượng mùn khá lớn, có nơi có cả tầng AB. Độ dày tầng đất thuộc loại
trung bình, nhiều nơi có đá lẫn với hàm lượng khá lớn, đất thuộc loại chua.
2.5.1.5. Về tài nguyên - khoáng sản
Xã Thần Sa có một trữ lượng lớn vàng sa khoáng và từng diễn ra nạn
khai thác vàng trái phép tại Hẻm núi Cô Tiên, khu vực hang Rắn, Boong Xay,
vũng Tu Lườn, hang Hút, thác Kiệm, hang Dơi (Bản Ná) đều thuộc xóm
Xuyên Sơn. Trong những năm cuối thập kỉ 1990, Thần Sa từng là mỏ vàng
"thổ phỉ" lớn nhất ở miền Bắc. Tháng 2 năm 2010, điểm quặng vàng gốc Tân
16
Kim với diện tích 19,69 ha đã được Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa
đồng ý giao ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên quản lý, cấp phép hoạt động
khoáng sản.
2.5.1.6. Về du lịch
Khu di tích Thần Sa nằm gọn trong địa phận xã Thần Sa, huyện Võ
Nhai, cách thành phố Thái Nguyên khoảng 40 km về phía bắc. Nơi đây những
di chỉ khảo cổ đồ đá về con người sống cách chúng ta chừng 2 - 3 vạn năm
được phát hiện ở hang Phiềng Tung (hang Miệng Hổ), người dân thuộc vùng
Thần Sa chứng minh rằng tại đây đã tồn tại một nền văn hoá cổ gọi là văn hoá
Thần Sa. Đây là nền văn hoá cổ nhất được biết đến cho tới nay ở Việt Nam và
cả vùng lục địa Đông Nam Á.
2.5.1.7. Kết cấu hạ tầng
Giao thông: Toàn bộ hệ thống giao thông chỉ có gần 150 km đường ô
tô. Trong đó có khoảng 59 km đường bê tông, rải nhựa, đường cấp phối
khoảng gần 20 km, còn lại là đường đất. Tất cả các xã trong vùng đều đã có
đường ô tô đến được trung tâm xã. Tuy nhiên chất lượng đường rất xấu nên
việc đi lại rất khó khăn, đặc biệt là trong mùa mưa lũ. Ngoài ra còn hàng trăm
km đường mòn dân sinh trong các xã, thôn bản, mặt đường nhỏ hẹp, chất
lượng xấu.
Thủy lợi: Hệ thống kênh mương đã xây dựng được 17.610 m, trong đó
có 9.110 m kênh mương cứng và 8.500 m kênh mương đất. Hiện nay, một số
đoạn kênh mương đã xuống cấp và hiệu suất sử dụng các công trình này chưa
cao. Vì vậy chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất.
Điện nước sinh hoạt: Tất cả các xã trong khu vực đã có hệ thống điện
lưới quốc gia. Tuy nhiên, đường điện mới chỉ được kéo đến các trung tâm xã
và một số thôn bản nằm ven đường giao thông chính của xã. Các bản nằm xa
trục đường chính vẫn chưa được sử dụng điện. Hiện tại, một số hộ sử dụng
máy thủy điện nhỏ và máy nổ để phát điện sử dụng trong gia đình. Do điều
kiện địa hình núi đá rất phức tạp nên chương trình nước sinh hoạt nông thôn
17
đã được đầu tư xây dựng nhưng vẫn ở phạm vi hẹp. Nhiều hộ gia đình vẫn
phải tìm nguồn nước tự nhiên từ trong núi để phục vụ sinh hoạt hàng ngày.
2.5.2 Đánh giá về những thuận lợi và khó khăn
2.5.2.1. Thuận lợi
Khu vực xã Thần Sa là nơi phân bố tự nhiên của loài Nghiến với đặc
điểm về đất đai, khí hậu phù hợp cho việc phát triển của loài cây này. Là cây
gỗ quý hiếm và nằm trong khu bảo tồn gồm nhiều loài cây quý hiếm có giá trị
cao nên thu hút được sự quan tâm của các ngành chức năng, chính quyền và
các nhà khoa học. Lực lượng lao động dồi dào, có kinh nghiệm trong sản xuất
lâm nghiệp. Rừng là nguồn sống chủ yếu của cộng đồng nên việc bảo tồn và
phát triển là nhiệm vụ chung của cộng đồng.
2.5.2.2. Khó khăn
Khu vực xã Thần Sa huyện Võ Nhai tỉnh Thái nguyên nằm ở miền Bắc,
với vùng tiểu khí hậu, khí hậu khắc nghiệt, nắng nóng, gió lào. Do đó rừng là
nguồn sống quan trọng đối với người dân nên tình trạng xâm lấn, khai thác
trái phép rừng vẫn còn xảy ra không những ở những khu phục hồi sinh thái,
mà cả ở những khu bảo vệ nghiêm ngặt vẫn còn diễn ra. Đây là khu vực có
việc quản lý bảo vệ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là công tác phòng cháy,
chữa cháy rừng, phong tục tập quán thả rông gia súc của người dân vẫn còn là
tình trạng phổ biến ở các thôn bản.
18
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Loài nghiến gân ba (Excentrodendron tonkinnensis)
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài
cây Nghiến gân ba, làm cơ sở đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát triển loài.
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu: Tại xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.
Thời gian nghiên cứu: Từ 1/1/2019 đến 15/4/2019
3.3. Nội dung nghiên cứu
Căn cứ vào mục tiêu và đối tượng nghiên cứu, nội dung của đề tài được
xác định như sau:
* Đặc điểm hình thái của loài Nghiến gân ba
* Đặc điểm phân bố của loài Nghiến gân ba tại xã Thần Sa, huyện Võ
Nhai, tỉnh Thái Nguyên.
* Một số đặc điểm cấu trúc quần xã thực vật rừng nơi loài Nghiến gân ba
phân bố
* Đặc điểm tái sinh của loài nghiến gân ba tại xã Thần Sa, huyện Võ
Nhai, tỉnh Thái Nguyên.
* Đề xuất một số biện pháp bảo tồn và phát triển loài
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp kế thừa số liệu, tài liệu
Trong quá trình thực hiện, đề tài đã kế thừa các số liệu, tài liệu sau:
- Các tài liệu, công trình nghiên cứu về đặc điểm sinh thái, hình thái, tái
sinh, giá trị sử dụng,…của loài Nghiến gân ba được thực hiện ở trong và
ngoài nước.
- Các số liệu, tài liệu, bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng tại xã Thần Sa,
huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.
19
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại khu vực nghiên cứu.
3.4.2. Điều tra sơ thám
Sau khi đã có những thông tin sơ bộ về hình thái và phân bố của
loài, đề tài tiến hành xác định trên bản đồ khu vực cần điều tra. Điều tra
sơ thám nhằm:
- Nhận diện chính xác loài và xác định sơ bộ khu vực nghiên cứu của
loài Nghiến gân ba.
- Xác định sơ bộ tuyến điều tra sao cho đảm bảo đi qua các loại rừng
đại diện, nới có loài Nghiến gân ba phân bố.
- Xác định dung lượng quan sát: Do chưa biết được biến động trữ
lượng,phân bố,tái sinh của loài cây Nghiến gân ba, nên trước mắt xác định dung
lượng mẫu điều tra là 5% tổng diện tích rừng tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên.
Khu vực nghiên cứu thuộc xã Thần Sa, huyện Võ Nhai,tỉnh Thái Nguyên.
Các tuyến điều tra chỉ xác định trên các trạng thái rừng tự nhiên. Trên các
tuyến điều tra, tiến hành phát hiện các cá thể cây Nghiến gân ba bằng cách quan
sát bằng mắt thông qua đặc điểm nhận dạng của chúng. Cây Nghiến gân ba phát
hiện được tiến hành đo đếm các chỉ tiêu: D1.3; Hvn; Hdc; Dt và thống kê vào
biểu mẫu.
- Dựa trên bản đồ địa hình và bản đồ hiện trạng TNR tiến hành sơ thám
khu vực nghiên cứu, tham khảo các tài liệu liên quan và các cán bộ, người dân
quen biết thông thạo địa hình để lập kế hoạch cho công tác điều tra ngoại nghiệp.
- Tuyến điều tra được xác định trên bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng
trước khi tiến hành công tác ngoại nghiệp, các tuyến phải luôn luôn song song và
cách đều nhau, tuyến cách tuyến 500 m.
3.4.3. Phương pháp phỏng vấn người dân
Để đánh giá và tìm hiểu sự hiểu biết và sử dụng các loài Nghiến gân ba
trong khu vực nghiên cứu, chúng tôi tiến hành chọn các đối tượng phỏng vấn
như sau: Những người được phỏng vấn gồm những người đã từng khai thác
20
và sử dụng các loài cây gỗ trong khu vực để sử dụng cho sinh hoạt, phục vụ
sản xuất cũng như để trao đổi và mua bán, những người đã từng đi khác thác
Nghiến gân ba để nấu dầu hoặc đã trực tiếp nấu dầu. Những người am hiểu
các loài cây tại khu vực như các cụ già, các cán bộ tuần rừng, cán bộ Kiểm
lâm địa bàn hay trong khu bảo tồn, điều tra trong dân theo mẫu bảng thống
nhất, khi phỏng vấn cho người dân xem cụ thể mẫu loài cây để thu thập các
thông tin về giá trị sử dụng, phân bố, … Số lượng điều tra 30 phiếu/ xã.
- Điều tra cây cá thể:
Điều tra trong dân nhờ lãnh đạo xã giới thiệu cán bộ kiểm lâm, cán bộ
lâm nghiệp dẫn đi tìm các cây cá thể còn trong vườn nhà của dân. Điều tra
trong dân theo mẫu bảng thống nhất, khi phỏng vấn cho người dân xem cụ thể
mẫu loài cây, hình ảnh để thu thập các thông tin của các loài về giá trị sử
dụng, phân bố ...
Các cây điều tra được điền vào mẫu bảng 01
- Phương pháp thu hái sử lý mẫu: Việc thu mẫu là nhiệm vụ quan trọng
làm cơ sở để xác định tên loài, taxon và xây dựng bảng danh lục thực vật chính
xác, đầy đủ.
- Thu hái mẫu: Dùng túi nylon lớn để đựng mẫu, dùng cồn để bảo quản
mẫu vật được lâu. Dùng bút chì ghi nhãn trước khi gắn vào mẫu, sổ tay ghi đầy
đủ các đặc điểm loài cây, bao lô, kẹp tiêu bản. Mẫu thu thập được xác định tên
địa phương, tên phổ thông thông qua cán bộ kiểm lâm, người địa phương và
chuyên gia.
3.4.4. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái
Sử dụng phương pháp quan sát mô tả trực tiếp đối tượng lựa chọn đại
diện kết hợp với phương pháp đối chiếu, so sánh với các tài liệu đã có. Đây là
phương pháp thông dụng được dùng trong nghiên cứu thực vật học (Nguyễn
Hoàng Nghĩa 2001) [14]. Cụ thể như sau:
Quan sát mô tả hình thái và xác định kích thước của các bộ phận: Thân
cây, vỏ cây, sự phân cành, lá, hoa và hạt của cây Nghiến gân ba, đối với thân
21
cây ta dùng thước dây để xác định chu vi tại vị trí D1.3 , đo lá và quả bằng
cách chọn những lá và quả sinh trưởng bình thường không bị sâu bệnh hay
biến dạng dùng thước kẻ hoặc thước dây đo chiều dài và rộng rồi ghi lại các
thông số đã đo vào bảng, ngoài ra chúng ta có thể dùng thước kẹp để đo kích
thước quả rất tiện lợi và có độ chính xác cao.
Lấy mẫu tiêu bản không những của loài nghiên cứu mà lấy của các loài
khác trong quần xã phục vu cho việc định danh loài. Các mẫu vật thu được cần
so sánh với các tiêu bản trước đây hoặc nhứng loài cây có hình thái tương tự
nhằm xác định tính chính xác của loài (Nguyễn Hoàng Nghĩa 2001) [14].
Đo đếm giá trị trung bình của lá và quả cây Nghiến gân ba. Thu hái 100
mẫu lá, quả ở 3 vị trí trên tán cây (Dưới tán, giữa tán và đỉnh tán)
Dụng cụ thiết bị hỗ trợ: Máy ảnh, thước dây. ống nhòm, thước đo
độ cao, GPS,…
3.4.5. Điều tra trên các OTC điển hình
Để nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng, sử dụng phương pháp điều tra
trên ô tiêu chuẩn điển hình. Dựa trên kết quả điều tra trên các tuyến ở nhưng
vị trí xuất hiện nghiến gân ba tiến hành lập các ô tiêu chuẩn, mỗi ô tiêu
chuẩn có diện tích là 1.000 m
2
(40 m x 25 m) và được thiết lập ở nơi đại diện
về cấu trúc rừng, điều kiện địa hình, thổ nhưỡng của khu vực. Ô tiêu chuẩn
được lập bằng địa bàn cầm tay và thước dây với sai số khép kín là 1/200. Số
lượng OTC 9 ô / xã. Trong OTC xác định các nhân tố điều tra sau:
- Đối với tầng cây gỗ: Tại các OTC tiến hành mô tả các chỉ tiêu cần
thiết phục vụ cho các nội dung nghiên cứu của đề tài như độ dốc mặt đất,
hướng phơi, độ cao…, sau đó xác định tên loài và các chỉ tiêu sinh trưởng của
tầng cây gỗ:
Dụng cụ và thiết bị hỗ trợ: máy ảnh, thước kẹp, thước dây, thước đo
cao, bảng biểu lập sẵn.
22
Các chỉ tiêu thu thập gồm: Tên loài cây, Hvn, Hdc, D1,3, Dt của tất cả các
loài cây có D1.3 ≥ 6cm trong OTC.
Đường kính thân cây (D1,3 cm) được đo bằng thước kẹp kính hai chiều,
hoặc dùng thước dây đo chu vi.
Chiều cao vút ngọn (Hvn, m) và chiều cao dưới cành (Hdc, m) được đo
bằng thước đo cao với độ chính xác đến dm. Hvn của cây rừng được xác định
từ gốc cây đến đỉnh sinh trưởng của cây, Hdc được xác định từ gốc cây đến
cành cây đầu tiên tham gia vào tán của cây rừng.
Đường kính tán lá (Dt, m) được đo bằng thước dây, đo hình chiếu tán lá
trên mặt phẳng ngang theo hai hướng Đông Tây và Nam Bắc, sau đó tính trị
số bình quân.
Kết quả đo được thống kê vào phiếu điều tra tầng cây gỗ được tổng hợp
trong phụ lục 2
- Đối với tầng cây tái sinh
Do đây là nội dung điều tra lâm học nên tầng cây tái sinh được xác định
toàn bộ cây tái sinh của tất cả các loài, (trong đó có loài Nghiến gân ba) để xác
định công thức tổ thành tầng cây tái sinh. Trong mỗi OTC điển hình tạm thời
lập 5 ô dạng bản (ODB) có diện tích 25 m2
(4 ô ở 4 góc và 1 ô ở trung tâm
OTC). Các chỉ tiêu đo đếm bao gồm: Tên loài, chiều cao vút ngọn (Hvn), tình
hình sinh trưởng, phẩm chất cây con, nguồn gốc tái sinh (chồi, hạt), số lượng
cây, tỷ lệ cây có triển vọng… của những cây có D1.3 < 6 cm. Cây tái sinh triển
vọng là cây thuộc loài mục đích, phát triển tốt, có chiều cao lớn hơn lớp cây bụi
thảm tươi tại khu vực đó (≥2 m).
Thống kê tất cả cây tái sinh vào phiếu điều tra (xem phụ lục) theo các
tiêu chí:
- Tên loài cây tái sinh.
- Chiều cao cây tái sinh theo các cấp khác nhau.
- Xác định chất lượng cây tái sinh:
23
+ Cây tốt là cây thân thẳng, không cụt ngọn, sinh trưởng phát triển tốt,
không sâu bệnh.
+ Cây xấu là những cây cong queo, cụt ngọn, sinh trưởng phát triển
kém, sâu bệnh.
+ Còn lại là cây có chất lượng trung bình.
- Xác định nguồn gốc cây tái sinh: hạt hay chồi
Khi điều tra tái sinh trên các ODB, chúng tôi đồng thời xách định các
chỉ tiêu: độ tàn che, độ che phủ bình quân và độ dốc mặt đất tại vi trí ODB.
- Xác định cây tái sinh có triển vọng: Cây tái sinh có triển vọng là
những cây ≥2m, sinh trưởng tốt có khả năng tham gia vào tầng cây cao.
- Phương pháp điều tra cây bụi, thảm tươi
Trên 5 ODB đã lập, tiến hành đo đếm đồng thời các cây bụi và thảm
tươi trên toàn bộ diện tích.
Điều tra cây bụi theo chỉ tiêu: Tên loài chủ yếu, số lượng khóm (bụi),
chiều cao bình quân, độ che phủ trung bình của từng loài trên ODB.
Phương pháp lập ô dạng bản (ODB): Trong OTC lập 5 ODB để điều tra
cây bụi, thảm tươi theo vị trí: 1 ô ở tâm, 4 ô ở 4 góc của ô tiêu chuẩn. Cụ thể
như hình vẽ sau:
40m
25m
Lập ODB để điều tra cây bụi, thảm tươi. Diện tích mỗi ODB là 25 m2
(5m x 5m). Số ODB ở khu vực 1 là 9 x 5 = 45 ô.
24
Điều tra thảm tươi theo các chỉ tiêu: Loài chủ yếu, chiều cao bình quân,
độ che phủ bình quân của loài và tình hình sinh trưởng của thảm tươi trên
ODB. Để xác định độ che phủ của tầng cây bụi, thảm tươi chúng tôi thực hiện
như sau: dùng thước dây có chia vạch theo 2 đường kính vuông góc với nhau
của ODB, trên mỗi đường đã vạch tính tổng chiều dài của những đoạn bị tán
của cây bụi và thảm tươi che lấp, độ dài bị che lấp này chia cho chiều dài
đường kính của ODB sẽ thu được độ che phủ. Cộng tổng và chia trung bình
của 02 đường kính sẽ ra độ che phủ trung bình của 1 ODB. Sơ đồ bố trí OTC
và ô dạng bản được minh họa ở hình 2 dưới đây.
3.4.6. Phương pháp nội nghiệp
Toàn bộ số liệu thu thập xử lý bằng phần mền Excel 5.0.
a.Tổ thành tầng cây gỗ
Hệ số tổ thành của các loài cây được xác định theo số cây hoặc tiết diện
ngang. Trên quan điểm sinh thái người ta thường xác định tổ thành tầng cây cao
theo số cây còn trên quan điểm sản lượng, người ta lại xác định tổ thành thực vật
theo tiết diện ngang hoặc theo trữ lượng.
Đê xác định tổ thành tầng cây gỗ, đề tài sử dụng phương pháp xác định
mức độ quan trọng (Importance Value Index = IVI) của Daniel Marmillod tính theo
công thức
𝐼𝑉𝑖% =
𝑁𝑖%+𝐺𝑖%
2
(1)
Trong đó:
• IVi là chỉ số mức độ quan trọng (tỷ lệ tổ thành) của loài i.
• Ni% là phần trăm số cá thể ở tầng cây cao của loài i so với tổng số cây
trên ô tiêu chuẩn:
Ni% =
ni
∗100 (2)
𝑁i
• Gi% là tỉ lệ tiết diện ngang của loài i so với tổng tiết diện ngang trong
ô tiêu chuẩn.
25
2
4
10000
i
D
G



(3)
Theo đó, những loài cây có chỉ số IVI ≥ 5% mới thực sự có ý nghĩa
về mặt sinh thái trong lâm phần. Theo Thái Văn Trừng (1978) trong một lâm
phần nhóm loài cây nào chiếm trên 50% tổng số cá thể của tầng cây cao thì
nhóm loài đó được coi là nhóm loài ưu thế. Nhưng loài có IVI (%) ≥ 5% được
lấy vào công thức tổ thành sinh thái.
b. Độ tàn che
Xác định độ tàn che: Độ tàn che của rừng được đo ở 5 vị trí trong ô
tiêu chuẩn (tại vị trí lập 5 ô dạng bản) bằng máy đo độ tàn che Spherical
Densiometer Model-A.
ĐTC = (4)
Trong đó n là tổng số ô bị tán rừng che khuất. 1,04 là hệ số
c. Tổ thành cây tái sinh
Xác định số cây trung bình theo loài dựa vào công thức:
m
ni
n
m
1
i



(5)
Trong đó:
- n là số cây trung bình theo loài,
- m là tổng số cây tái sinh trên ô tiêu chuẩn
- ni là số lượng cây tái sinh loài i.
Xác định tỷ lệ tổ thành và hệ số tổ thành của từng loài được tính theo
công thức:
m
i
i 1
n
.10
n
i



(6)
100
04
,
1
*
n
n%i
26
Trong đó:
- i =1, 2, 3…
- m là số loài trong ô tiêu chuẩn.
Nếu: - n%i  5% thì loài i được tham gia vào công thức tổ thành
- n%i < 5% thì loài i không được tham gia vào công thức tổ thành.
d. Mật độ cây nghiến tái sinh
Là chỉ tiêu biểu thị số lượng cây tái sinh trên một đơn vị diện tích, được xác
định theo công thức sau:
S
n
10.000
N/ha

 (7)
Trong đó: - S là tổng diện tích các ô dạng bản điều tra tái sinh (m2
),
- n là số lượng cây nghiến tái sinh điều tra được.
Sử dụng phương pháp ước lượng khoảng trong thống kê toán học trong
lâm nghiệp, trên cơ sở kết quả điều tra trên mẫu (tuyến điều tra).
Từ số liệu trữ lượng Nghiến gân ba đã tính toán cho các OTC hay các
tuyến điều tra, trong trường hợp chưa biết trước quy luật phân bố tần số trong
tổng thể vì theo định luật số lớn phân phối xác suất của số trung bình mẫu
tiệm cận chuẩn.
e. Chất lương tái sinh
Nghiên cứu tái sinh theo cấp chất lượng tốt, trung bình, xấu và đồng thời
xác định tỉ lệ cây tái sinh có triển vọng nhằm đánh giá một cách tổng quát tình
hình tái sinh đang diễn ra tại khu vực nghiên cứu.
Tính tỷ lệ % cây tái sinh tốt, trung bình, hoặc xấu theo công thức:
100
N
n
N% 

(8)
Trong đó:
- N%: Tỷ lệ phần trăm cây tốt, trung bình, hoặc xấu
- n: Tổng số cây tốt, trung bình, hoặc xấu
27
- N: Tổng số cây tái sinh
f. Phương pháp tính trữ lượng cây nghiến
* Trữ lượng nghiến trên một hecta
M= G. 𝐻. f1.3 (m3
) (9)
Trong đó: + M: là trữ lượng cây nghiến/ha
+ G: là tổng tiết diện ngang của các cây đo tại vị trí 1,3 m
+ f1.3; là hình số 1,3 của loài cây nghiến (hệ số thon f1.3=0.43)
28
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm về hình thái của loài Nghiến gân ba
4.1.1. Đặc điểm hình thái thân
Từ việc tổng hợp các tài liệu nghiên cứu về đặc điểm hình thái loài
Nghiến (Excentrodendron tonkinense (Gagnep) Change & Miau, 1978) trong và
ngoài nước kết hợp với điều tra ngoài thực địa tại xã Thần Sa, huyện Võ Nhai,
tỉnh Thái nguyên đặc điểm của loài Nghiến được tổng hợp lại trong bảng 4.1
Hình 4.1 Thân cây nghiến Hình 4.2 Thân cây nghiến
Bảng 4.1: Kết quả đo đếm đường kính trung bình của thân cây Nghiến
Chỉ số D1.3 (cm) Hvn (m)
Nhỏ nhất 12 7
Lớn nhất 125 30
Trung bình 41 14
Kết quả ở bảng 4.1 cho thấy: Cây Nghiến ở khu vực nghiên cứu có
chiều cao trong khoảng từ 7-30m, đường kính thân cây nằm trong khoảng từ
12-125cm. D1.3 trung bình của cây là 41 cm, Hvn trung bình là 14 m. Thân
tròn thẳng, gốc có bạnh lớn, vỏ có nốt sần sùi, màu xám tro, bong mảng.
29
4.1.2. Đặc điểm hình thái lá cây
Hình 4.3 Lá nghiến trưởng thành Hình 4.4 Lá nghiến tái sinh
Kết quả đo kích thước lá cây Nghiến được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4.2: Kết quả đo đếm kích thước trung bình của lá Nghiến
Chỉ số
Lá
Chiều dài cuống
lá (cm)
Chiều dài lá
(cm )
Chiều rộng lá
(cm)
Nhỏ nhất 4 7 7
Lớn nhất 7 14 12
Trung bình 5.5 10.5 9.5
Kết quả đo kích thước và hình ảnh lá cây Nghiến cho thấy lá Nghiến có
một số đặc điểm sau:
Lá đơn mọc cách hình trứng tròn, đầu nhọn dần có mũi lồi ra. Đuôi
hình tim, hoặc gần tròn dài 7- 14 cm, rộng 7 – 12 cm, phiến lá dày, cứng,
nhẵn bóng, mép nguyên, cuống lá thô, dài 4 – 7 cm hơi đỏ, lá non hơi dính.
4.2. Một số đặc điểm phân bố của loài Nghiến gân ba tại xã Thần Sa,
huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
4.2.1. Đặc điểm phân bố trong các trạng thái rừng
Nghiến là loài cây điển hình của vùng núi đá vôi, rừng thường xanh
mưa mùa á nhiệt đới và rừng thường xanh mưa mùa nhiệt đới, trong vùng
rừng mưa mùa á nhiệt đới chia làm hai loại là: Rừng thường xanh mưa mùa á
30
nhiệt đới trên núi đá vôi và rừng thường xanh mưa mùa á nhiệt đới trên núi
đất, rừng thường xanh mưa mùa nhiệt đới chia làm hai loại là rừng thường
xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi đá vôi và rừng thường xanh mưa mùa nhiệt
đới trên núi đất, vùng có lượng mưa hàng năm trên 1378 mm, mùa khô hơn
ba tháng, độ ẩm tương đối hàng tháng trên 80 %, nhiệt độ trung bình tháng
nóng nhất 26 – 36 0
C, tháng lạnh nhất 6 – 15 0
C, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối 6
0
C, nhiệt độ trung bình năm là 22 – 39 0
C.
Rừng thường xanh mưa mùa á nhiệt đới trên núi đá vôi chủ yếu phân
bố trên các dải núi đá ở độ cao trên 250 m, Rừng thường xanh mưa mùa á
nhiệt đới trên núi đất thành phần cây rừng phong phú, gồm nhiều loài như:
Đinh (Polyscias fruticosa), Trai lý (Garcinia fagraeoides), Nghiến
(Excentrodendron tonkinense (Gagnep) Chang & Miau, 1978), Ké
(Xanthium strumarium),… Rừng thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi
đất Cấu trúc rừng của kiểu phụ này khá đơn giản, phân làm 3 tầng: Một
tầng cây gỗ, một tầng cây bụi và tầng thảm tươi. Rừng thường xanh mưa
mùa nhiệt đới trên núi đá vôi kiểu rừng này với diện tích, phân bố chủ yếu
ở các dải núi đá vôi.
Bảng 4.3: Bảng phân bố của loài Nghiến trong các trạng thái rừng
OTC Số cây Trạng thái rừng Địa danh
1 1 Núi đá có rừng Xóm Ngọc Sơn II
2 3 Núi đá có rừng Xóm Ngọc Sơn II
3 6 Núi đá có rừng Xóm Ngọc Sơn II
4 3 Núi đá có rừng Xóm Kim Sơn
5 1 Núi đá có rừng Xóm Kim Sơn
6 3 Núi đá có rừng Xóm Kim Sơn
7 2 Núi đá có rừng Xóm Ngọc Sơn II
8 3 Núi đá có rừng Xóm Kim Sơn
9 4 Núi đá có rừng Xóm Ngọc sơn II
Tổng 26
31
Kết quả từ bảng 4.3 cho thấy hầu hết những cây nghiến trong các OTC đều phát
triển ở những vùng núi đá vôi và trong trạng thái rừng: núi đá có rừng cây nghiến
tại mỗi ô trung bình từ 2 đến 4 cây cao nhất trong OTC 3 với 6 cây tại xóm Ngọc
sơn II và thập nhất trong OTC 5 với 1 cây nghiến tại xóm Kim sơn.
4.2.2. Đặc điểm phân bố theo tuyến điều tra
Qua quá trình điều tra cây nghiến theo tuyến tôi thu thập được kết quả
điều tra trong bảng 4.4
Bảng 4.4: Bảng tổng hợp nghiến gân ba theo tuyến điều tra
STT Tuyến điều tra
Độ dài
tuyến
Số cây xuất
hiện
1
Tuyến 14: Từ đầu xóm Ngọc sơn II – cuối xóm
Ngọc Sơn II
Điểm đầu: X:589021 ; Y:2416732
Điểm cuối: X:596921 ; Y:2416732
7,9
(km)
04
2
Tuyến 15: Từ đầu xóm Ngọc sơn II – cuối xóm
Ngọc Sơn II
Điểm đầu: X:588921 ; Y:2416433
Điểm cuối: X:597321 ; Y:2416433
8,5
(km)
08
3
Tuyến 15: Từ đầu xóm Ngọc sơn II – cuối xóm
Ngọc Sơn II
Điểm đầu: X:588921 ; Y:2416433
Điểm cuối: X:597321 ; Y:2416433
8,5
(km)
06
4
Tuyến 30: Từ Hạ Sơn Dao đến cuối núi Xó Páng
Điểm đầu: X:588521 ; Y:2410355
Điểm cuối: X:596000 ; Y:2410355
7,6
(km)
03
5
Tuyến 06: Từ đầu mỏ Tân Kim đến cuối Khau En
Điểm đầu: X:591235 ; Y:2419732
Điểm cuối: X:598066 ; Y:2419732
6,1
(km)
01
6
Tuyến 13 : Khu vực:Di Chỉ khảo cổ bãi đá Ngườm
Điểm đầu: X:588131 ; Y:2410834
Điểm cuối: X:596021 ;Y: 2410834
8,1
(km)
03
7
Tuyến 05:từ núi Khau En đến Tân Kim
Điểm đầu: X: 592422 ;Y: 2420321
Điểm cuối: X:597916 ; Y:2420321
5,6
(km)
02
8
Tuyến 27:từ núi Đá Mèo đến Kim Sơn
Điểm đầu: X:587716 ;Y: 2411518
Điểm cuối: X:595822 ; Y:2411518
8,0
(km)
03
9
Tuyến 28:Từ Hạ Sơn Dao đến Kim Sơn
Điểm đầu: X: 587921 ; Y:2411216
Điểm cuối: X: 595814 ; Y:2411216
7,8
(km)
04
Tổng 34
32
Từ kết quả 35 tuyến điều tra đã lập ban đầu khi tiến hành điều tra trên
địa bàn xã Thần Sa, huyện Võ Nhai , tỉnh Thái Nguyên thì có 8 tuyến điều tra
xuất hiện cây nghiến, tổng số cây trên các tuyến là 34 cây/8 tuyến điều tra .Từ
đó chúng tôi xác định được tần suất xuất hiện của loài nghiến trên toàn tuyến là
0,97. Kết quả từ bảng 4.4 cho thấy độ dài các tuyến điều tra khá lớn từ 5-8 km
tuyến lớn nhất có loài nghiến xuất hiện là 8,55 km với số cây xuất hiện là 6
cây, tuyến nhỏ nhất là 5,6 km với số cây xuất hiện là 2 cây. Kết quả cho thấy số
cây xuất hiện trên các tuyến điều tra phân bố không đều. Độ dài các tuyến điều
tra khá lớn tuy nhiên chỉ xuất hiện 34 cây điều đó cho thấy cây nghiến phân bố
tự nhiên trên khu vực nghiến cứu còn lại không nhiều.
4.3. Một số đặc điểm cấu trúc quần xã thực vật nơi loài Nghiến gân ba
phân bố
4.3.1. Cấu trúc mật độ
Mật độ tầng cây gỗ là số cây của tầng cây gỗ trên một hecta (N cây/ha).
Mật độ là một trong những đặc trưng quan trọng của quần thể, nó nói lên mức
độ tận dụng dinh dưỡng của quần thể. Mật độ rừng còn là một chỉ tiêu biểu thị
mức độ ảnh hưởng lẫn nhau giữa các cây cùng loài hoặc khác loài, khả năng
thích nghi của cây rừng đối với những thay đổi điều kiện sống, biểu thị
khoảng cách giữa các cây trong quần thể hoặc quần xã và mức độ tác động
của quần thể đối với quần xã. Vậy nghiên cứu mật độ tức là nghiên cứu mức
độ lợi dụng tiềm năng sản xuất của điều kiện lập địa.
Bảng 4.5. Mật độ của loài Nghiến gân ba
OTC NLp NNg NLp(cây/ha) NNg(cây/ha)
1 36 1 360 10
2 30 3 300 30
3 41 6 410 60
4 37 3 370 30
5 35 1 350 10
6 32 3 320 30
7 39 2 390 20
8 28 3 280 30
9 33 4 330 40
33
Kết quả từ bảng 4.5 cho thấy: mật độ của tầng cây gỗ và Nghiến trong
các OTC khác nhau là khác nhau. Cụ thể:
Mật độ cao nhất trong OTC 3 với mật độ tầng cây gỗ là 410 cây/ha.
Trong đó mật độ cây Nghiến đạt 60 cây/ha.
Mật độ trung bình của cây nghiến gân ba từ 20 đến 40 cây/ha
Mật độ thấp nhất trong OTC 2 mật độ tầng cây gỗ là 300 cây/ha trong
đó mật độ cây Nghiến 30 cây/ha.
Nhìn chung mật độ của tầng cây gỗ và Nghiến trong các OTC có sự
khác nhau rõ rệt.
4.3.2. Cấu trúc tổ thành
Trong đời sống của sinh vật nói chung và thực vật rừng nói riêng mỗi
loài có một trung tâm phân bố tối thích, sự phân bố rộng hay hẹp tùy thuộc vào
khả năng chống chịu cũng như biên độ sinh thái của loài. Thực tế cho thấy sự tồn
tại của loài cây, khả năng phân bố tối thích phụ thuộc vào cả yếu tố bên trong
cũng như điều kiện bên ngoài, giữa các loài trong cùng điều kiện sống.
Từ việc phân tích bảng số liệu tầng cây gỗ của các OTC nơi có cây
Nghiến phân bố có thể xác định được công thức kết cấu tổ thành loài tầng cây
gỗ. Việc xác định kết cấu tổ thành loài cây đi kèm giúp ta biết được loài cây
nghiên cứu có mối quan hệ với những loài cây nào? Chúng có quan hệ như
thế nào? Quan hệ hỗ trợ cùng tồn tại hay mối quan hệ cạnh tranh, loài đó hay
mọc cùng loài nào giúp ích cho việc điều tra dễ dàng hơn, từ đó có biện pháp
lâm sinh tác động phù hợp nhằm phát triển loài cây đó.
Hệ số tổ thành tính theo số cây ta có công thức tổ thành tầng cây gỗ
như sau:
34
Bảng 4.6: Tổng hợp công thức tổ thành tầng cây gỗ
TT
OTC
Công thức tổ thành
Số loài
trong
OTC
Số loài
tham gia
CTTT
1
40,64Ngh+9,37Suđ+8,70Mas+6,12Lom+5,9
8Nhđ+9,58Mat+23,21Lk
17 6
2
22,23Ngh+15,19Nhđ+13,09Map+5,78Deg+4
3,72Lk
16 4
3
41,17Ngh+15,43Nhđ+7,65Hvn+6,98Cbb+5,
03Hav+5,02Cha+18,44Lk
17 6
4
23,79Ngh+14,57Lom+11,86Mat+10,48Mlt+
10,32Thđ+5,34Thu+23,63Lk
13 6
5
13,95Ngl+10,69Ngh+9,59Ddx+8,45Kha+7,7
5Deg+6,36Hav+5,27Trv
18 6
6
20,04Ngh+11,19Suđ+10,87Mat+10,70Hvn+
7,77Hav+5,62Cbb+33,81Lk
15 6
7
13,56Kha+13,30Ngh+11,78Mat+10,13Duo+
7,91Suđ+6,59Hav+5,90Siđ+5,89Mas+5,31H
vn+19,53Lk
17 9
8
24,58Ngh+10,89Deg+9,25Mat+8,42Sog+7,3
0Muo+6,48Mas+5,57Pha+5,03Nhr+22,47Lk
17 9
9
16,67Ngh+10,03Tam+9,08Lom+6,40Qut+6,
26Lot+6,23Ngl+45,34Lk
20 6
Từ bảng 4.6 chúng tôi có những kết luận sau đối với thành phần loài
cây đi kèm với loài Nghiến như sau:
Hệ tổ thành của loài nghiến khá cao từ 13,56 đến 40,46. Một số loài rất
hay gặp đó là những loài: Mạy Tèo (Streblus acrophyllus Blume), Lộc mại
(Claoxylon indicum), Chay bắc bộ (Artocarpus tonkinensis), Sồi (Líthocorpus
zissus Champ.Ex .Benth), Thung (Tetrameles amdifolia)...đây là những loài
thường gặp mỗi khi có Nghiến xuất hiện và cũng là thành viên chính rất hay
gặp mỗi khi tham gia vào công thức tổ thành rừng hỗn giao với Nghiến. Kết
quả này cũng cho thấy sự hỗn giao của một số loài cây phân bố trên các đỉnh
núi cao và là cơ sở để đề xuất biện pháp tái sinh Nghiến với các loài câykhác.
35
4.3.3. Đặc điểm trữ lượng cây Nghiến gân ba tại xã Thần Sa, huyện Võ
Nhai, tỉnh Thái Nguyên
Để thuận lợi cho việc xử lý số liệu và phân tích kết quả điều tra tôi
đã tiến hành phân loại trữ lượng rừng cho từng ô tiêu chuẩn sau đó tập hợp
để xử lý số liệu và phân tích. Kết quả phân tích và xử lý được tổng hợp
trong bảng 4.7.
Bảng 4.7: Trữ lượng nghiến gân ba tại khu vực nghiên cứu
OTC Dtb (cm) Htb (m)
Trữ lượng (m3
) Tiết diện (m2
)
M/ha MNg/ha G/ha GNg/ha
1 15,81 10,08 213,38 189,87 17,08 12,27
2 17,23 13,57 49,45 27,83 6,84 2,52
3 14,93 11,44 87,51 87,51 10,87 7,36
4 14,70 11,58 65,33 37,78 8,09 3,20
5 15,69 11,58 57,69 17,48 7,83 1,45
6 18,50 14,16 85,98 35,71 10,31 3,17
7 17,74 13,82 96,90 29,58 11,63 2,50
8 17,04 12,50 80,03 39,41 8,72 3,35
9 15,39 11,79 48,52 14,33 7,11 1,51
Qua kết quả của bảng 4.11 ta thấy trữ lượng trung bình của loài nghiến
từ 25 đến 50 m3
/ha cao nhất trong OTC1 với trữ lượng là: 189,872 m3
/ha do
tại đây còn duy nhất một cây cổ thụ với đường kính rất lớn là 125 cm. Thấp
nhất trong OTC 9 với trữ lượng nghiến là 14,33 m3
4.3.4. Đặc điểm độ tàn che nơi loài nghiến gân ba phân bố
Để chỉ ra các chỉ số độ tàn che, trong quá trình điều tra tôi đã xác định
thành phân các loài cây từ tầng thảm tươi đến tầng cây cao để đánh giá sơ bộ
về thực vật khu vực này. Độ tàn che trong OTC là giá trị trung bình các lần đo
đếm trong các ODB kết quả được tổng hợp trong bảng 4.8
36
Bảng 4.8: Sinh trưởng đường kính, chiều cao và độ tàn che của các OTC
có nghiến phân bố
TT
OTC
Hvntb D1.3tb
Độ tàn che
trong các Otc
OTC Nghiến OTC Nghiến
1 10,08 36 15,81 125 0,5
2 10,71 25 13,61 32,3 0,3
3 11,44 28,8 14,93 38,3 0,6
4 11,58 26,3 14,70 36 0,3
5 12,91 28 15,69 43 0,5
6 14,16 25,3 18,50 36 0,4
7 13,82 27 17,74 39,5 0,5
8 12,50 26 17,04 37 0,3
9 11,79 14,75 15,39 19,5 0,5
Trung
bình
12,11 26,35 15,93 45,17 0,43
Qua bảng số liệu trên ta thấy độ tàn che trung bình của loài nghiến
gân ba trong các OTC là 0,43. OTC 3 có độ tàn che lớn nhất là 0,6, nhỏ
nhất trong OTC 2 và OTC 8 với độ tàn che là 0,3. Từ kết quả trên ta thấy
nghiến gân ba là loài cây ưa sáng thường phân bố tại những khu vực có độ
tàn che trung bình và thấp
4.4. Đặc điểm về tái sinh của loài
4.4.1. Đặc điểm tái sinh quanh gốc cây mẹ
Kết quả điều tra và sử lý kết quả về chất lượng và nguồn gốc cây tái
sinh được thể hiện qua bảng sau:
37
Bảng 4.9: Tổng hợp tái sinh cây nghiến gân ba
TT
OTC
Số
cây
tái
sinh
Cấp chiều cao (m) Chất lượng % Nguồn gốc
< 1
1 -
<2
≥2 Tốt Xấu TB Hạt Chồi
1 13 8 3 2 4 1 8 9 4
2 17 5 7 5 4 2 11 10 7
3 12 6 4 2 2 3 7 8 4
4 9 4 2 3 2 3 4 7 2
5 10 4 3 5 3 1 8 8 2
6 21 5 8 8 7 5 9 11 10
7 28 8 12 8 9 12 7 12 16
8 21 7 7 6 6 6 9 9 12
9 27 8 10 9 8 4 15 13 14
Tổng 158 54 57 47 45 37 78 87 71
Tỷ lệ
%
100 34,18 36,08 29,74 28,48 23,42 49,36 55,06 44,94
Từ kết quả ở bảng 4.9 tôi tính được mật độ cây nghiến tái sinh trung
bình là 175 cây/ha. Trong đó tỉ lệ cây nghiến tái sinh có chiều cao <1m là
34.18%, tỉ lệ cây có chiều cao từ 1-2m là 35.44%, tỉ lệ cây nghiến tái sinh có
chiều cao >2m là 29.74%. Tỉ lệ cây nghiến tái sinh có chất lượng tốt và trung
bình 77.84%. Tỉ lệ cây nghiến tái sinh từ hạt là 55.06% tỉ lệ cây nghiến tái
sinh từ chồi là 44.94%. Việc tái sinh từ hạt lớn chứng tỏ đặc điểm này thuận
lợi cho việc hình thành tầng rừng chính trong tương lai vì trong cùng một loài
cây mọc từ hạt có đời sống lâu hơn so với cây mọc từ chồi khả năng chống
chịu với điều kiện ngoại cảnh tốt hơn so với cây mọc từ chồi.
38
4.4.2. Đặc điểm cây bụi nới loài nghiến gân ba phân bố
Kết quả điều tra và sử lý kết quả về cây bụi nơi loài nghiến phân bố
được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.10: Tổng hợp độ che phủ trung bình của cây bụi
OTC Loài cây bụi
Độ che phủ
TB (%)
1 Trọng đũa, Đơn nem, Lụi, Cỏ lào, Đom đóm 18,4
2 Mua lông, Nứa tép, Cỏ lào, Cà dại, Ta me 14,6
3 Trứng cua, Mật sạ, Cà dại, Ta me, Lụi 16,8
4 Đơn nem, Mua lông, Cỏ lào, Huyết giác, Nứa tép 15,4
5 Lụi, Huyết giác, Trọng đũa, Đơn nem,Cỏ lào 17
6 Cỏ lào, Đom đóm, Cỏ lào, Đơn nem, Lụi 20
7 Nứatép,Mualông,Càdại,Nứatép,Ta me 26,25
8 Trứng cua, Ta me, Cà dại, Mật sạ, Lụi 22
9 Nứa tép, Mua lông, Cà dại, Nứa tép, Ta me 21
Trung bình 19,05
Kết quả đo đếm từ bảng 4.10 cho thấy độ che phủ lớp cây bụi cao
nhất là 26,25% trong OTC 7, thấp nhất trong OTC 2 là: 14,6% độ che phủ
trung bình của các OTC là 19,05 %. Mức độ che phủ của lớp cây bụi là khá
cao tại những nơi có loài nghiến phân bố nó gây ảnh hưởng rất lớn đến tái
sinh của loài nghiến gân ba.
4.4.3. Đặc điểm thảm tươi và dây leo nơi loài nghiến gân ba phân bố
Thảm tươi là lớp cây cỏ phủ trên bề mặt đất rừng. Chỉ tiêu điều tra:
Tên loài cây, chiều cao trung bình, độ che phủ của loài, độ che phủ chung
được xác định bằng phương pháp ước lượng.
Kết quả điều tra thảm tươi và dây leo nơi loài nghiến gân ba phân bố
được ghi vào bảng 4.11
39
Bảng 4.11: Tổng hợp độ che phủ trung bình thảm tươi và dây leo
OTC Loài thảm tươi và dây leo
Độ che phủ
TB (%)
1 Cỏ rác lông, Bạc thau tía, Ráy leo, Sắn dây rừng,
Bình vôi
21,2
2 Cỏ rác lông, Dương xỉ, Tổ đỉa, Ráy leo lá xẻ,
Cẩm cùi, Giảo cổ lam
31
3 Cỏ rác lông, Nhái gân, Giảo cổ lam, Bình vôi,
Thạch hộc hoa trắng
35
4 Cỏ rác lông, Láy, Sam núi, Móng bò hoa chanh,
Dương xỉ, Tắc kè đá, Khoai nưa
35
5 Láy, Tắc kè đá, Khoai nưa, Dương xỉ, Tắc kè đá,
Cỏ rác lông
30
6 Sắn dây rừng, Dáy leo, Sắn dây rừng, Bạc thau tía,
Bình vôi
25
7 Cẩm cùi, Giảo cổ lam, Tổ đỉa, Dáy leo lá xẻ, Cỏ rác
lông,Dươngxỉ
25
8 Giảo cổ lam, Thạch hộc hoa trắng, Sam núi, Móng
bò hoa chanh, Dương xỉ, Tắc kè đá, Khoai nưa
23
9 Dáy leo lá xẻ, Cỏ rác lông, Tổ đỉa, Lụi, Cỏ lào,
Đom đóm
25
Trung bình 27,8
Kết quả của bảng 4.11 cho thấy độ che phủ của lớp thảm tươi và dây
leo trong các OTC là khác nhau rõ rệt, độ che phủ trung bình là 27.8% cao
nhất trong OTC 3 và OTC 4 là 35%, thấp nhất trong OTC 1 với 21,2%. Độ
che phủ lớp thảm tươi và dây leo ảnh hưởng lớn đến các trạng thái của rừng
làm phong phú thêm thành phần thực vật rừng và hình thành nên kiểu khí hậu rừng.
4.5. Đề xuất một số biện pháp bảo tồn và phát triển loài Nghiến gân ba
tại xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
4.5.1. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác bảo tồn và phát triển
cây Nghiến gân ba tại xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
* Thuận lợi
- Có hệ thống văn bản pháp luật đầy đủ trong công tác quản lý
40
- Nguồn lực cho công tác bảo tồn và phát triển cây nghiến gân ba gồm
nhân lực và vật lực bước đầu được quan tâm đầu tư.
* Khó khăn
- Lực lượng đảm nhận công tác quản lý trên địa bàn còn thiếu, năng lực
quản lý chuyên môn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
- Nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc bảo tồn cây
nghiến gân ba còn hạn chế.
- Địa hình núi đá cao, gây kho khăn lớn trong công tác tuần tra bảo vệ
rừng của lực lượng cán bộ kiểm lâm.
4.5.2. Đề xuất biện pháp bảo tồn, phát triển loài
Thực trạng công tác bảo tồn và phát triển loài cây Nghiến ở khu bảo tồn
thiên nhiên thần sa do đặc điểm địa hình đồi núi cao, nên công tác tuần tra bảo
vệ rừng còn lỏng lẻo, nhất là với loài cây Nghiến, vẫn có tình trạng chặt phá,
khai thác gỗ Nghiến.
Gỗ Nghiến là loài cây quý hiếm gỗ chắc bền chống mối mọt, có giá trị
cao, thường được dùng để làm nhà, làm thớt, đóng thuyền, làm tượng..v.v. Củ
Nghiến còn được dùng để ngâm làm thuốc.
Đề xuất các giải pháp để bảo tồn loài cây Nghiến
- Để bảo vệ cho loài cây Nghiến không bị chặt phá bừa bãi, trước hết là
phải tạo sinh kế cho người dân vì người dân ở đây từ trước tới nay vẫn sống
nhờ rừng mà Nghiến lại là cây có giá trị kinh tế rất cao, nên trước hết phải
đảm bảo cho người dân trong khu vực bảo tồn có kế sinh nhai để họ không
phải sống nhờ rừng nữa.
- Thực hiên xử lý nghiêm minh những hành vi xâm lấn, khai thác trái
phép tài nguyên rừng.
- Cần phải khoanh vùng trên bản đồ những nơi Nghiến phân bố, đặt
biển cấm và thường xuyên tuần tra giám sát để ngăn chặn kịp thời những hành
vi xâm phạm trái phép tài nguyên rừng
41
- Do Nghiến tái sinh ngoài tự nhiên kém, là loài cây ưa sáng nên việc
phát dọn những dây leo bụi rậm nơi có Nghiến để đảm bảo Nghiến có không
gian cho cây tái sinh phát triển
- Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh để nâng cao hiệu quả bảo
vệ rừng trên địa bàn nghiên cứu.
- Khuyến khích người dân tham gia vào công tác bảo vệ phát triển rừng,
tạo điều kiện cho người dân phát triển kinh tế thông qua việc vay vốn khi mà
cuộc sống người dân khá hơn thì áp lực vào rừng của người dân mớigiảm.
42
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Trong phạm vi và thời gian nghiên cứu có hạn, với mục tiêu nghiên cứu
của khóa luận là tìm hiểu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học, tình trạng phân
bố của loài cây Nghiến góp phần vào công tác bảo tồn nguồn gen một số cây
quý hiếm khu bảo tồn loài và sinh cảnh tại KBTTN Na Hang. Từ những kết
quả nghiên cứu đạt được tôi rút ra kết luận như sau:
Nghiến là cây gỗ lớn, cao đến 30 m, đường kính lên đến 125 cm. Thân
tròn thẳng, gốc có bạnh lớn, Vỏ có nốt sần sùi, màu xám tro, bong mảng. Lá
đơn mọc cách hình trứng tròn, đầu nhọn dần có mũi lồi ra. Đuôi hình tim,
hoặc gần tròn dài 8- 12 cm, rộng 7- 10 cm, phiến lá dày, cứng, nhẵn bóng,
mép nguyên, cuống lá thô, dài 3,5- 5 cm hơi đỏ, lá non hơi dính. Hoa đơn tính
khác gốc. hoa tự đực hình xim ở nách lá. Hoa đực có 5 cánh tràng màu trắng
vàng nhị 25- 35, hợp thành bó ở gốc. Hoa tự cái gồm 2- 3 hoa; bầu không
cuống. Quả nang hình trái xoan dài 3- 4 cm, đường kính từ 1- 1,5 cm, có 5
cánh rộng, cuống quả dài 2 cm.
Cấu trúc tổ thành và đa dạng loài của rừng phục hồi: Biến động về
công thức tổ thành tại 9 OTC cho thấy chỉ số quan trọng (IV%) của các loài
ưu thế cùng tham gia vào công thức tổ thành chủ yếu là các loài như: Sung đá,
Mạy sả, Nhọc đá, Han voi, Lộc mại, Mạy tèo,… Kết quả nghiên cứu cho thấy,
có sự khác biệt về các loài cây tham gia tổ thành rừng. Hệ số tổ thành của cây
Nghiến là khác nhau. Cây Nghiến xuất hiện ít ở những độ cao khác nhau với số
lượng rất ít , hệ số tổ thành thấp nên thamgia vào công thức tổ thành nhỏ.
Về mật độ, nhìn chung mật độ của tầng cây gỗ và Nghiến trong các
OTC có sự khác nhau rõ rệt.mật độ trung bình của lâm phần là 345 cây/ha
trong đó mật độ trung bình của cây nghiến gân ba là 28 cây/ha kết quả cho
43
thấy cây nghiến chiếm khá cao trên một hécta lâm phần đó là cơ sơ để đề xuất
một số biện pháp bảo vệ và phát triển loài.
Tỉ lệ cây nghiến tái sinh có chiều cao <1 m là 34.18%, tỉ lệ cây có chiều
cao từ 1-2 m là 35.44%, tỉ lệ cây nghiến tái sinh có chiều cao >2 m là
29.74%.Tỉ lệ cây nghiến tái sinh có chất lượng tốt và trung bình 77.84%.Tỉ lệ
cây nghiến tái sinh từ hạt là 55.06% tỉ lệ cây nghiến tái sinh từ chồi là
44.94%.việc tái sinh từ hạt lớn chứng tỏ đặc điểm này thuận lợi cho việc hình
thành tầng rừng chính trong tương lai vì trong cùng một loài cây mọc từ hạt
có đời sống lâu hơn so với cây mọc từ chồi khả năng chống chịu với điều kiện
ngoại cảnh tốt hơn so với cây mọc từ chồi. Năng lực cây tái sinh phản ánh
mức độ thuận lợi của điều kiện ngoại cảnh đối với quá trình phát tán nảy mầm
của hạt và sinh trưởng của cây con.Căn cứ vào kết quả khả năng tái sinh để đề
xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh hợp lý tác động vào rừng giúp thúc đẩy
quá trình tái sinh rừng.
Cây bụi thảm tươi nơi cây Nghiến phân bố chủ yếu là những cây ưa sáng
mọc nhanh. Các loài cây thảm tươi như tắc kè đá, sam núi, khoai nưa và một số
loài cây bụi như Dương xỉ, thôi ba, đơn nem, cỏ lào … thấy xuất hiện nhiều lần
ở khu vực có Nghiến phân bố. Độ che phủ trung bình của cây bụi đạt từ 15 -18
%. Độ che phủ của thảm tươi là khá cao. Tất cả các trạng thái rừng đều có độ
che phủ trung bình của thảm tươi > 27,2 %.Ở khu vực nghiên cứu Nghiến thích
hợp nhất với mật độ khoảng 40 cây/ha. Việc so sánh mật độ lâm phần và việc
so sánh mật độ Nghiến ở các OTC cho thấy Nghiến là cây gỗ lớn ưa sáng. Độ
che phủ lớp cây bụi thảm tươi ảnh hưởng lớn đến các trạng thái của rừng làm
phong phú thêm thành phần thực vật rừng và hình thành nên kiểu khí hậu rừng.
5.2. Tồn tại
Do thời gian thực tập khóa luận còn hạn chế, thiếu thốn về điều kiện
kinh tế cùng với sự hạn chế về kiến thức của bản thân trong lĩnh vực nghiên
cứu các loài thực vật quý hiếm vì vậy mà khóa luận tốt nghiệp của tôi còn
44
nhiều hạn chế và thiếu sót. Để có được kết quả đầy đủ và chính xác hơn về
các đặc điểm hình thái, sự phân bố và tình trạng của cây Nghiến trong KBT,
cần phải có thời gian nghiên cứu lâu dài có sự đầu tư kinh phí và tiến hành
điều tra trên toàn bộ phạm vi KBT.
Tiếp tục tiến hành điều tra thêm về sự phân bố, số lượng của các cây để
bổ sung thêm vào những kết quả nghiên cứu đã đạt được.
Trong quá trình nghiên cứu nên có các chuyên gia tham gia để kết quả
nghiên cứu được chính xác hơn.
5.3. Kiến nghị
Từ những kết quả nghiên cứu, để góp phần vào bảo tồn và phát triển
loài Nghiến tại khu bảo tồn thiên nhiên thần sa đề tài có một số khuyến nghị
như sau:
- KBT Thiên Nhiên Thần Sa cần thực hiện các biện pháp khoanh vùng
trên bản đồ và thực địa, đóng cột mốc và biển cấm nơi có loài Nghiến phân bố,
chỉ đạo lực lượng Kiểm lâm của KBT và phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa
phương trong công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, tuần tra để kịp
thời ngăn chặn xử lý các hành vi xâm phạm vào tài nguyên rừng.
- Lấy các giải pháp kỹ thuật là chủ đạo trong bảo tồn đa dạng sinh học
đối với loài Nghiến, kết hợp chặt chẽ giải pháp kinh tế - xã hội giải quyết sinh
kế cho người dân thông qua các chương trình, chính sách phát triển kinh tế
vùng đệm, tạo công ăn việc làm từng bước tuyên truyền vận động người dân
tham gia vào công tác bảo vệ phát triển rừng của KBT.
- Phối hợp các nhà khoa học trong và ngoài tỉnh thực hiện các đề tài
nghiên cứu chuyên sâu về loài cây này.
45
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tiếng Việt
1. Lương Thị Anh (2007), Bài giảng Lâm sinh, Khoa Lâm Nghiệp, Trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
2. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (2007), Sách Đỏ Việt Nam (phần
II thựcvật– trang 350). Nxb. Khoa học&Kỹ thuật, HàNội.
3. Lê Mộng Chân và cs (2000), Thực vật rừng, NXB nông nghiệp, Hà Nội,
trang 225.
4. Đỗ Hoàng Chung (2006), Bài giảng Phân loại thực vật học, Khoa lâm
Nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
5. Nguyễn Đăng Cường (2011), Bài giảng Thống kê ứng dụng trong lâm nghiệp,
Khoa lâm nghiệp, Trường Đại học Nông LâmThái Nguyên.
6. Triệu Văn Hùng (1996), Đặc tính sinh học của một số loài cây làm giàu rừng
(Trám Trắng, Lim Xẹt), Thông tin khoa học kỹ thuật lâm nghiệp 1996.
7. Bảo Huy (2009), Bài giảng Thống Kê và Tin học trong Lâm Nghiệp, Trường
Đại học Tây Nguyên.
8. Trần Hợp và cs (1976), Cây gỗ kinh tế, NXB Nông nghiệp Hà Nôi, trang 706.
9. Phạm Thị Mai (2012), Nghiên cứu một số đặc tính sinh vật học, sinh thái
học loài cây Tiêu huyền (Platanus kerrii Gagnep), từ đó đề xuất giải
pháp nhằm bảo tồn nguồn gen quý này tại Khu bảo tồn thiên nhiên Thần
Sa – Phượng Hoàng – huyện Võ Nhai. Khóa luận tốt nghiệp đại học
ngành Lâm Nghiệp, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
10. Phùng Ngọc Lan (1986), Lâm sinh học, Tập 1, NXB nông nghiệp, Hà Nội.
11. Lê Văn Phúc (2012), Bài giảng Môn điều tra rừng, Khoa Lâm nghiệp,
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
12. Trần Ngũ Phương (1970), Bước đầu nghiên cứu rừng miền Bắc Việt
Nam, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
13. Nguyễn Xuân Quát và cs (1967), Giáo trình đất, Trường Đại học Lâm nghiệp.
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học loài cây nghiến gân ba (excentrodendron tonkinensis) tại xã thần sa, huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học loài cây nghiến gân ba (excentrodendron tonkinensis) tại xã thần sa, huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học loài cây nghiến gân ba (excentrodendron tonkinensis) tại xã thần sa, huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học loài cây nghiến gân ba (excentrodendron tonkinensis) tại xã thần sa, huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học loài cây nghiến gân ba (excentrodendron tonkinensis) tại xã thần sa, huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học loài cây nghiến gân ba (excentrodendron tonkinensis) tại xã thần sa, huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học loài cây nghiến gân ba (excentrodendron tonkinensis) tại xã thần sa, huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học loài cây nghiến gân ba (excentrodendron tonkinensis) tại xã thần sa, huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học loài cây nghiến gân ba (excentrodendron tonkinensis) tại xã thần sa, huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học loài cây nghiến gân ba (excentrodendron tonkinensis) tại xã thần sa, huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học loài cây nghiến gân ba (excentrodendron tonkinensis) tại xã thần sa, huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học loài cây nghiến gân ba (excentrodendron tonkinensis) tại xã thần sa, huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học loài cây nghiến gân ba (excentrodendron tonkinensis) tại xã thần sa, huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học loài cây nghiến gân ba (excentrodendron tonkinensis) tại xã thần sa, huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học loài cây nghiến gân ba (excentrodendron tonkinensis) tại xã thần sa, huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học loài cây nghiến gân ba (excentrodendron tonkinensis) tại xã thần sa, huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học loài cây nghiến gân ba (excentrodendron tonkinensis) tại xã thần sa, huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học loài cây nghiến gân ba (excentrodendron tonkinensis) tại xã thần sa, huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học loài cây nghiến gân ba (excentrodendron tonkinensis) tại xã thần sa, huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên

More Related Content

What's hot

Báo cáo tổng hợp đề án xây dựng quy định phân vùng xả thải các kênh rạch, sôn...
Báo cáo tổng hợp đề án xây dựng quy định phân vùng xả thải các kênh rạch, sôn...Báo cáo tổng hợp đề án xây dựng quy định phân vùng xả thải các kênh rạch, sôn...
Báo cáo tổng hợp đề án xây dựng quy định phân vùng xả thải các kênh rạch, sôn...jackjohn45
 
Đề tài Tài nguyên nước mặt thành phố hải phòng và công tác kiểm soát ô nhiễm ...
Đề tài Tài nguyên nước mặt thành phố hải phòng và công tác kiểm soát ô nhiễm ...Đề tài Tài nguyên nước mặt thành phố hải phòng và công tác kiểm soát ô nhiễm ...
Đề tài Tài nguyên nước mặt thành phố hải phòng và công tác kiểm soát ô nhiễm ...Thư viện Tài liệu mẫu
 
[Công nghệ may] tai lieu huong dan sxsh nganh det nhuom
[Công nghệ may] tai lieu huong dan sxsh nganh det nhuom[Công nghệ may] tai lieu huong dan sxsh nganh det nhuom
[Công nghệ may] tai lieu huong dan sxsh nganh det nhuomTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung học cơ s...
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung học cơ s...Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung học cơ s...
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung học cơ s...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua bài tập tình...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua bài tập tình...Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua bài tập tình...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua bài tập tình...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Một số kỹ năng tham vấn cơ bản của cán bộ tham vấn tâm lý qua điện thoại tại ...
Một số kỹ năng tham vấn cơ bản của cán bộ tham vấn tâm lý qua điện thoại tại ...Một số kỹ năng tham vấn cơ bản của cán bộ tham vấn tâm lý qua điện thoại tại ...
Một số kỹ năng tham vấn cơ bản của cán bộ tham vấn tâm lý qua điện thoại tại ...nataliej4
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...nataliej4
 
Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.ssuser499fca
 
Khảo sát khả năng kháng khuẩn trong cao chiết lá đắng (vernonia amygdalina del)
Khảo sát khả năng kháng khuẩn trong cao chiết lá đắng (vernonia amygdalina del)Khảo sát khả năng kháng khuẩn trong cao chiết lá đắng (vernonia amygdalina del)
Khảo sát khả năng kháng khuẩn trong cao chiết lá đắng (vernonia amygdalina del)TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Xác định thành phần nấm bệnh và giám định vi khuẩn pantoea stewartii gây bệnh...
Xác định thành phần nấm bệnh và giám định vi khuẩn pantoea stewartii gây bệnh...Xác định thành phần nấm bệnh và giám định vi khuẩn pantoea stewartii gây bệnh...
Xác định thành phần nấm bệnh và giám định vi khuẩn pantoea stewartii gây bệnh...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

What's hot (20)

Báo cáo tổng hợp đề án xây dựng quy định phân vùng xả thải các kênh rạch, sôn...
Báo cáo tổng hợp đề án xây dựng quy định phân vùng xả thải các kênh rạch, sôn...Báo cáo tổng hợp đề án xây dựng quy định phân vùng xả thải các kênh rạch, sôn...
Báo cáo tổng hợp đề án xây dựng quy định phân vùng xả thải các kênh rạch, sôn...
 
Đề tài Tài nguyên nước mặt thành phố hải phòng và công tác kiểm soát ô nhiễm ...
Đề tài Tài nguyên nước mặt thành phố hải phòng và công tác kiểm soát ô nhiễm ...Đề tài Tài nguyên nước mặt thành phố hải phòng và công tác kiểm soát ô nhiễm ...
Đề tài Tài nguyên nước mặt thành phố hải phòng và công tác kiểm soát ô nhiễm ...
 
[Công nghệ may] tai lieu huong dan sxsh nganh det nhuom
[Công nghệ may] tai lieu huong dan sxsh nganh det nhuom[Công nghệ may] tai lieu huong dan sxsh nganh det nhuom
[Công nghệ may] tai lieu huong dan sxsh nganh det nhuom
 
Đề tài biện pháp nâng cao kết quả học tập, ĐIỂM CAO, HOT 2018
Đề tài biện pháp nâng cao kết quả học tập, ĐIỂM CAO, HOT 2018Đề tài biện pháp nâng cao kết quả học tập, ĐIỂM CAO, HOT 2018
Đề tài biện pháp nâng cao kết quả học tập, ĐIỂM CAO, HOT 2018
 
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung học cơ s...
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung học cơ s...Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung học cơ s...
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung học cơ s...
 
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh qua dạy học nhóm chương “C...
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh qua dạy học nhóm chương “C...Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh qua dạy học nhóm chương “C...
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh qua dạy học nhóm chương “C...
 
Luận văn:Quản lý nhà nước về công tác bảo vệ rừng, HOT
Luận văn:Quản lý nhà nước về công tác bảo vệ rừng, HOTLuận văn:Quản lý nhà nước về công tác bảo vệ rừng, HOT
Luận văn:Quản lý nhà nước về công tác bảo vệ rừng, HOT
 
Đề tài: Xây dựng chương trình quản lý tài sản ở khách sạn, HAY
Đề tài: Xây dựng chương trình quản lý tài sản ở khách sạn, HAYĐề tài: Xây dựng chương trình quản lý tài sản ở khách sạn, HAY
Đề tài: Xây dựng chương trình quản lý tài sản ở khách sạn, HAY
 
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua bài tập tình...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua bài tập tình...Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua bài tập tình...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua bài tập tình...
 
Một số kỹ năng tham vấn cơ bản của cán bộ tham vấn tâm lý qua điện thoại tại ...
Một số kỹ năng tham vấn cơ bản của cán bộ tham vấn tâm lý qua điện thoại tại ...Một số kỹ năng tham vấn cơ bản của cán bộ tham vấn tâm lý qua điện thoại tại ...
Một số kỹ năng tham vấn cơ bản của cán bộ tham vấn tâm lý qua điện thoại tại ...
 
Luận văn: Mối quan hệ giữa khí chất và stress ở học sinh THPT
Luận văn: Mối quan hệ giữa khí chất và stress ở học sinh THPTLuận văn: Mối quan hệ giữa khí chất và stress ở học sinh THPT
Luận văn: Mối quan hệ giữa khí chất và stress ở học sinh THPT
 
Đề tài: Biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10, 9đ
Đề tài: Biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10, 9đĐề tài: Biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10, 9đ
Đề tài: Biện pháp gây hứng thú học tập môn hóa học lớp 10, 9đ
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...
 
Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.
 
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệpLuận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp
 
Khảo sát khả năng kháng khuẩn trong cao chiết lá đắng (vernonia amygdalina del)
Khảo sát khả năng kháng khuẩn trong cao chiết lá đắng (vernonia amygdalina del)Khảo sát khả năng kháng khuẩn trong cao chiết lá đắng (vernonia amygdalina del)
Khảo sát khả năng kháng khuẩn trong cao chiết lá đắng (vernonia amygdalina del)
 
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ người khuyết tật
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ người khuyết tậtVai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ người khuyết tật
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ người khuyết tật
 
Xác định thành phần nấm bệnh và giám định vi khuẩn pantoea stewartii gây bệnh...
Xác định thành phần nấm bệnh và giám định vi khuẩn pantoea stewartii gây bệnh...Xác định thành phần nấm bệnh và giám định vi khuẩn pantoea stewartii gây bệnh...
Xác định thành phần nấm bệnh và giám định vi khuẩn pantoea stewartii gây bệnh...
 
Luận văn: Sử dụng thí nghiệm mô phỏng để dạy học phần Sinh học tế bào
Luận văn: Sử dụng thí nghiệm mô phỏng để dạy học phần Sinh học tế bàoLuận văn: Sử dụng thí nghiệm mô phỏng để dạy học phần Sinh học tế bào
Luận văn: Sử dụng thí nghiệm mô phỏng để dạy học phần Sinh học tế bào
 
Luận văn: Vận dụng quy trình mô hình hoá vào dạy học số tự nhiên ở tiểu học
Luận văn: Vận dụng quy trình mô hình hoá vào dạy học số tự nhiên ở tiểu họcLuận văn: Vận dụng quy trình mô hình hoá vào dạy học số tự nhiên ở tiểu học
Luận văn: Vận dụng quy trình mô hình hoá vào dạy học số tự nhiên ở tiểu học
 

Similar to Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học loài cây nghiến gân ba (excentrodendron tonkinensis) tại xã thần sa, huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên

Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học cây nghiến gân ba (excentrodendron tonkine...
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học cây nghiến gân ba (excentrodendron tonkine...Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học cây nghiến gân ba (excentrodendron tonkine...
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học cây nghiến gân ba (excentrodendron tonkine...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu tuổi thành thục số lượng và thành thục kinh tế của rừng trồng keo ...
Nghiên cứu tuổi thành thục số lượng và thành thục kinh tế của rừng trồng keo ...Nghiên cứu tuổi thành thục số lượng và thành thục kinh tế của rừng trồng keo ...
Nghiên cứu tuổi thành thục số lượng và thành thục kinh tế của rừng trồng keo ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và tri thức địa phương về cây trà hoa vàn...
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và tri thức địa phương về cây trà hoa vàn...Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và tri thức địa phương về cây trà hoa vàn...
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và tri thức địa phương về cây trà hoa vàn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu và đánh giá sinh trưởng một số loài cây bản địa long não, bách xan...
Nghiên cứu và đánh giá sinh trưởng một số loài cây bản địa long não, bách xan...Nghiên cứu và đánh giá sinh trưởng một số loài cây bản địa long não, bách xan...
Nghiên cứu và đánh giá sinh trưởng một số loài cây bản địa long não, bách xan...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và tri thức địa phương về cây trà hoa vàn...
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và tri thức địa phương về cây trà hoa vàn...Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và tri thức địa phương về cây trà hoa vàn...
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và tri thức địa phương về cây trà hoa vàn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu hiện trạng chất lượng nước ao nuôi cá rô phi đơn tính và đề xuất b...
Nghiên cứu hiện trạng chất lượng nước ao nuôi cá rô phi đơn tính và đề xuất b...Nghiên cứu hiện trạng chất lượng nước ao nuôi cá rô phi đơn tính và đề xuất b...
Nghiên cứu hiện trạng chất lượng nước ao nuôi cá rô phi đơn tính và đề xuất b...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá hiện trạng môi trường trang trại chăn nuôi gà giống chất lượng cao t...
đáNh giá hiện trạng môi trường trang trại chăn nuôi gà giống chất lượng cao t...đáNh giá hiện trạng môi trường trang trại chăn nuôi gà giống chất lượng cao t...
đáNh giá hiện trạng môi trường trang trại chăn nuôi gà giống chất lượng cao t...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm học cây đinh mật (fernandoa brillettii) tại huyện đin...
Nghiên cứu đặc điểm lâm học cây đinh mật (fernandoa brillettii) tại huyện đin...Nghiên cứu đặc điểm lâm học cây đinh mật (fernandoa brillettii) tại huyện đin...
Nghiên cứu đặc điểm lâm học cây đinh mật (fernandoa brillettii) tại huyện đin...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá hiện trạng môi trường đất, nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu tại ...
đáNh giá hiện trạng môi trường đất, nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu tại ...đáNh giá hiện trạng môi trường đất, nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu tại ...
đáNh giá hiện trạng môi trường đất, nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu tại ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hiện trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền,vận động ngườ...
Hiện trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền,vận động ngườ...Hiện trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền,vận động ngườ...
Hiện trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền,vận động ngườ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
ứNg dụng nấm trichoderma trong quản lý nấm gây bệnh đốm trắng trên thanh long...
ứNg dụng nấm trichoderma trong quản lý nấm gây bệnh đốm trắng trên thanh long...ứNg dụng nấm trichoderma trong quản lý nấm gây bệnh đốm trắng trên thanh long...
ứNg dụng nấm trichoderma trong quản lý nấm gây bệnh đốm trắng trên thanh long...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tối ưu hóa quá trình thủy phân trùn quế và ứng dụng vào chế phẩm lên men từ v...
Tối ưu hóa quá trình thủy phân trùn quế và ứng dụng vào chế phẩm lên men từ v...Tối ưu hóa quá trình thủy phân trùn quế và ứng dụng vào chế phẩm lên men từ v...
Tối ưu hóa quá trình thủy phân trùn quế và ứng dụng vào chế phẩm lên men từ v...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Sản xuất chế phẩm nấm paecilomyces lilacinus phòng trừ tuyến trùng meloidogyn...
Sản xuất chế phẩm nấm paecilomyces lilacinus phòng trừ tuyến trùng meloidogyn...Sản xuất chế phẩm nấm paecilomyces lilacinus phòng trừ tuyến trùng meloidogyn...
Sản xuất chế phẩm nấm paecilomyces lilacinus phòng trừ tuyến trùng meloidogyn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cây cấu tạo và tính chất vật lý ...
Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cây cấu tạo và tính chất vật lý ...Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cây cấu tạo và tính chất vật lý ...
Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cây cấu tạo và tính chất vật lý ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải của chợ giếng vuông, phường hoàng vă...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải của chợ giếng vuông, phường hoàng vă...đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải của chợ giếng vuông, phường hoàng vă...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải của chợ giếng vuông, phường hoàng vă...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử ...
Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử ...Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử ...
Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn và xác định thành phần hóa học của một số loạ...
Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn và xác định thành phần hóa học của một số loạ...Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn và xác định thành phần hóa học của một số loạ...
Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn và xác định thành phần hóa học của một số loạ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu mô hình thu hồi dinh dưỡng từ nước thải thủy sản
Nghiên cứu mô hình thu hồi dinh dưỡng từ nước thải thủy sảnNghiên cứu mô hình thu hồi dinh dưỡng từ nước thải thủy sản
Nghiên cứu mô hình thu hồi dinh dưỡng từ nước thải thủy sảnhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khảo sát nâng cao hiệu quả quá trình lên men bioethanol từ vỏ cacao bằng phươ...
Khảo sát nâng cao hiệu quả quá trình lên men bioethanol từ vỏ cacao bằng phươ...Khảo sát nâng cao hiệu quả quá trình lên men bioethanol từ vỏ cacao bằng phươ...
Khảo sát nâng cao hiệu quả quá trình lên men bioethanol từ vỏ cacao bằng phươ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn cao chiết nước của một số loại cây thuốc dân g...
Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn cao chiết nước của một số loại cây thuốc dân g...Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn cao chiết nước của một số loại cây thuốc dân g...
Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn cao chiết nước của một số loại cây thuốc dân g...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học loài cây nghiến gân ba (excentrodendron tonkinensis) tại xã thần sa, huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên (20)

Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học cây nghiến gân ba (excentrodendron tonkine...
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học cây nghiến gân ba (excentrodendron tonkine...Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học cây nghiến gân ba (excentrodendron tonkine...
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học cây nghiến gân ba (excentrodendron tonkine...
 
Nghiên cứu tuổi thành thục số lượng và thành thục kinh tế của rừng trồng keo ...
Nghiên cứu tuổi thành thục số lượng và thành thục kinh tế của rừng trồng keo ...Nghiên cứu tuổi thành thục số lượng và thành thục kinh tế của rừng trồng keo ...
Nghiên cứu tuổi thành thục số lượng và thành thục kinh tế của rừng trồng keo ...
 
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và tri thức địa phương về cây trà hoa vàn...
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và tri thức địa phương về cây trà hoa vàn...Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và tri thức địa phương về cây trà hoa vàn...
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và tri thức địa phương về cây trà hoa vàn...
 
Nghiên cứu và đánh giá sinh trưởng một số loài cây bản địa long não, bách xan...
Nghiên cứu và đánh giá sinh trưởng một số loài cây bản địa long não, bách xan...Nghiên cứu và đánh giá sinh trưởng một số loài cây bản địa long não, bách xan...
Nghiên cứu và đánh giá sinh trưởng một số loài cây bản địa long não, bách xan...
 
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và tri thức địa phương về cây trà hoa vàn...
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và tri thức địa phương về cây trà hoa vàn...Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và tri thức địa phương về cây trà hoa vàn...
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và tri thức địa phương về cây trà hoa vàn...
 
Nghiên cứu hiện trạng chất lượng nước ao nuôi cá rô phi đơn tính và đề xuất b...
Nghiên cứu hiện trạng chất lượng nước ao nuôi cá rô phi đơn tính và đề xuất b...Nghiên cứu hiện trạng chất lượng nước ao nuôi cá rô phi đơn tính và đề xuất b...
Nghiên cứu hiện trạng chất lượng nước ao nuôi cá rô phi đơn tính và đề xuất b...
 
đáNh giá hiện trạng môi trường trang trại chăn nuôi gà giống chất lượng cao t...
đáNh giá hiện trạng môi trường trang trại chăn nuôi gà giống chất lượng cao t...đáNh giá hiện trạng môi trường trang trại chăn nuôi gà giống chất lượng cao t...
đáNh giá hiện trạng môi trường trang trại chăn nuôi gà giống chất lượng cao t...
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm học cây đinh mật (fernandoa brillettii) tại huyện đin...
Nghiên cứu đặc điểm lâm học cây đinh mật (fernandoa brillettii) tại huyện đin...Nghiên cứu đặc điểm lâm học cây đinh mật (fernandoa brillettii) tại huyện đin...
Nghiên cứu đặc điểm lâm học cây đinh mật (fernandoa brillettii) tại huyện đin...
 
đáNh giá hiện trạng môi trường đất, nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu tại ...
đáNh giá hiện trạng môi trường đất, nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu tại ...đáNh giá hiện trạng môi trường đất, nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu tại ...
đáNh giá hiện trạng môi trường đất, nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu tại ...
 
Hiện trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền,vận động ngườ...
Hiện trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền,vận động ngườ...Hiện trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền,vận động ngườ...
Hiện trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền,vận động ngườ...
 
ứNg dụng nấm trichoderma trong quản lý nấm gây bệnh đốm trắng trên thanh long...
ứNg dụng nấm trichoderma trong quản lý nấm gây bệnh đốm trắng trên thanh long...ứNg dụng nấm trichoderma trong quản lý nấm gây bệnh đốm trắng trên thanh long...
ứNg dụng nấm trichoderma trong quản lý nấm gây bệnh đốm trắng trên thanh long...
 
Tối ưu hóa quá trình thủy phân trùn quế và ứng dụng vào chế phẩm lên men từ v...
Tối ưu hóa quá trình thủy phân trùn quế và ứng dụng vào chế phẩm lên men từ v...Tối ưu hóa quá trình thủy phân trùn quế và ứng dụng vào chế phẩm lên men từ v...
Tối ưu hóa quá trình thủy phân trùn quế và ứng dụng vào chế phẩm lên men từ v...
 
Sản xuất chế phẩm nấm paecilomyces lilacinus phòng trừ tuyến trùng meloidogyn...
Sản xuất chế phẩm nấm paecilomyces lilacinus phòng trừ tuyến trùng meloidogyn...Sản xuất chế phẩm nấm paecilomyces lilacinus phòng trừ tuyến trùng meloidogyn...
Sản xuất chế phẩm nấm paecilomyces lilacinus phòng trừ tuyến trùng meloidogyn...
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cây cấu tạo và tính chất vật lý ...
Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cây cấu tạo và tính chất vật lý ...Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cây cấu tạo và tính chất vật lý ...
Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cây cấu tạo và tính chất vật lý ...
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải của chợ giếng vuông, phường hoàng vă...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải của chợ giếng vuông, phường hoàng vă...đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải của chợ giếng vuông, phường hoàng vă...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải của chợ giếng vuông, phường hoàng vă...
 
Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử ...
Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử ...Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử ...
Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử ...
 
Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn và xác định thành phần hóa học của một số loạ...
Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn và xác định thành phần hóa học của một số loạ...Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn và xác định thành phần hóa học của một số loạ...
Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn và xác định thành phần hóa học của một số loạ...
 
Nghiên cứu mô hình thu hồi dinh dưỡng từ nước thải thủy sản
Nghiên cứu mô hình thu hồi dinh dưỡng từ nước thải thủy sảnNghiên cứu mô hình thu hồi dinh dưỡng từ nước thải thủy sản
Nghiên cứu mô hình thu hồi dinh dưỡng từ nước thải thủy sản
 
Khảo sát nâng cao hiệu quả quá trình lên men bioethanol từ vỏ cacao bằng phươ...
Khảo sát nâng cao hiệu quả quá trình lên men bioethanol từ vỏ cacao bằng phươ...Khảo sát nâng cao hiệu quả quá trình lên men bioethanol từ vỏ cacao bằng phươ...
Khảo sát nâng cao hiệu quả quá trình lên men bioethanol từ vỏ cacao bằng phươ...
 
Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn cao chiết nước của một số loại cây thuốc dân g...
Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn cao chiết nước của một số loại cây thuốc dân g...Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn cao chiết nước của một số loại cây thuốc dân g...
Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn cao chiết nước của một số loại cây thuốc dân g...
 

Recently uploaded

An Overview of Mutual Funds Bcom Project.pdf
An Overview of Mutual Funds Bcom Project.pdfAn Overview of Mutual Funds Bcom Project.pdf
An Overview of Mutual Funds Bcom Project.pdfSanaAli374401
 
Explore beautiful and ugly buildings. Mathematics helps us create beautiful d...
Explore beautiful and ugly buildings. Mathematics helps us create beautiful d...Explore beautiful and ugly buildings. Mathematics helps us create beautiful d...
Explore beautiful and ugly buildings. Mathematics helps us create beautiful d...christianmathematics
 
This PowerPoint helps students to consider the concept of infinity.
This PowerPoint helps students to consider the concept of infinity.This PowerPoint helps students to consider the concept of infinity.
This PowerPoint helps students to consider the concept of infinity.christianmathematics
 
Holdier Curriculum Vitae (April 2024).pdf
Holdier Curriculum Vitae (April 2024).pdfHoldier Curriculum Vitae (April 2024).pdf
Holdier Curriculum Vitae (April 2024).pdfagholdier
 
The basics of sentences session 2pptx copy.pptx
The basics of sentences session 2pptx copy.pptxThe basics of sentences session 2pptx copy.pptx
The basics of sentences session 2pptx copy.pptxheathfieldcps1
 
Unit-IV; Professional Sales Representative (PSR).pptx
Unit-IV; Professional Sales Representative (PSR).pptxUnit-IV; Professional Sales Representative (PSR).pptx
Unit-IV; Professional Sales Representative (PSR).pptxVishalSingh1417
 
Making and Justifying Mathematical Decisions.pdf
Making and Justifying Mathematical Decisions.pdfMaking and Justifying Mathematical Decisions.pdf
Making and Justifying Mathematical Decisions.pdfChris Hunter
 
Unit-V; Pricing (Pharma Marketing Management).pptx
Unit-V; Pricing (Pharma Marketing Management).pptxUnit-V; Pricing (Pharma Marketing Management).pptx
Unit-V; Pricing (Pharma Marketing Management).pptxVishalSingh1417
 
Accessible design: Minimum effort, maximum impact
Accessible design: Minimum effort, maximum impactAccessible design: Minimum effort, maximum impact
Accessible design: Minimum effort, maximum impactdawncurless
 
How to Give a Domain for a Field in Odoo 17
How to Give a Domain for a Field in Odoo 17How to Give a Domain for a Field in Odoo 17
How to Give a Domain for a Field in Odoo 17Celine George
 
Gardella_PRCampaignConclusion Pitch Letter
Gardella_PRCampaignConclusion Pitch LetterGardella_PRCampaignConclusion Pitch Letter
Gardella_PRCampaignConclusion Pitch LetterMateoGardella
 
Basic Civil Engineering first year Notes- Chapter 4 Building.pptx
Basic Civil Engineering first year Notes- Chapter 4 Building.pptxBasic Civil Engineering first year Notes- Chapter 4 Building.pptx
Basic Civil Engineering first year Notes- Chapter 4 Building.pptxDenish Jangid
 
Mixin Classes in Odoo 17 How to Extend Models Using Mixin Classes
Mixin Classes in Odoo 17  How to Extend Models Using Mixin ClassesMixin Classes in Odoo 17  How to Extend Models Using Mixin Classes
Mixin Classes in Odoo 17 How to Extend Models Using Mixin ClassesCeline George
 
Gardella_Mateo_IntellectualProperty.pdf.
Gardella_Mateo_IntellectualProperty.pdf.Gardella_Mateo_IntellectualProperty.pdf.
Gardella_Mateo_IntellectualProperty.pdf.MateoGardella
 
Nutritional Needs Presentation - HLTH 104
Nutritional Needs Presentation - HLTH 104Nutritional Needs Presentation - HLTH 104
Nutritional Needs Presentation - HLTH 104misteraugie
 
SOCIAL AND HISTORICAL CONTEXT - LFTVD.pptx
SOCIAL AND HISTORICAL CONTEXT - LFTVD.pptxSOCIAL AND HISTORICAL CONTEXT - LFTVD.pptx
SOCIAL AND HISTORICAL CONTEXT - LFTVD.pptxiammrhaywood
 
APM Welcome, APM North West Network Conference, Synergies Across Sectors
APM Welcome, APM North West Network Conference, Synergies Across SectorsAPM Welcome, APM North West Network Conference, Synergies Across Sectors
APM Welcome, APM North West Network Conference, Synergies Across SectorsAssociation for Project Management
 
Measures of Dispersion and Variability: Range, QD, AD and SD
Measures of Dispersion and Variability: Range, QD, AD and SDMeasures of Dispersion and Variability: Range, QD, AD and SD
Measures of Dispersion and Variability: Range, QD, AD and SDThiyagu K
 
Z Score,T Score, Percential Rank and Box Plot Graph
Z Score,T Score, Percential Rank and Box Plot GraphZ Score,T Score, Percential Rank and Box Plot Graph
Z Score,T Score, Percential Rank and Box Plot GraphThiyagu K
 

Recently uploaded (20)

An Overview of Mutual Funds Bcom Project.pdf
An Overview of Mutual Funds Bcom Project.pdfAn Overview of Mutual Funds Bcom Project.pdf
An Overview of Mutual Funds Bcom Project.pdf
 
Explore beautiful and ugly buildings. Mathematics helps us create beautiful d...
Explore beautiful and ugly buildings. Mathematics helps us create beautiful d...Explore beautiful and ugly buildings. Mathematics helps us create beautiful d...
Explore beautiful and ugly buildings. Mathematics helps us create beautiful d...
 
INDIA QUIZ 2024 RLAC DELHI UNIVERSITY.pptx
INDIA QUIZ 2024 RLAC DELHI UNIVERSITY.pptxINDIA QUIZ 2024 RLAC DELHI UNIVERSITY.pptx
INDIA QUIZ 2024 RLAC DELHI UNIVERSITY.pptx
 
This PowerPoint helps students to consider the concept of infinity.
This PowerPoint helps students to consider the concept of infinity.This PowerPoint helps students to consider the concept of infinity.
This PowerPoint helps students to consider the concept of infinity.
 
Holdier Curriculum Vitae (April 2024).pdf
Holdier Curriculum Vitae (April 2024).pdfHoldier Curriculum Vitae (April 2024).pdf
Holdier Curriculum Vitae (April 2024).pdf
 
The basics of sentences session 2pptx copy.pptx
The basics of sentences session 2pptx copy.pptxThe basics of sentences session 2pptx copy.pptx
The basics of sentences session 2pptx copy.pptx
 
Unit-IV; Professional Sales Representative (PSR).pptx
Unit-IV; Professional Sales Representative (PSR).pptxUnit-IV; Professional Sales Representative (PSR).pptx
Unit-IV; Professional Sales Representative (PSR).pptx
 
Making and Justifying Mathematical Decisions.pdf
Making and Justifying Mathematical Decisions.pdfMaking and Justifying Mathematical Decisions.pdf
Making and Justifying Mathematical Decisions.pdf
 
Unit-V; Pricing (Pharma Marketing Management).pptx
Unit-V; Pricing (Pharma Marketing Management).pptxUnit-V; Pricing (Pharma Marketing Management).pptx
Unit-V; Pricing (Pharma Marketing Management).pptx
 
Accessible design: Minimum effort, maximum impact
Accessible design: Minimum effort, maximum impactAccessible design: Minimum effort, maximum impact
Accessible design: Minimum effort, maximum impact
 
How to Give a Domain for a Field in Odoo 17
How to Give a Domain for a Field in Odoo 17How to Give a Domain for a Field in Odoo 17
How to Give a Domain for a Field in Odoo 17
 
Gardella_PRCampaignConclusion Pitch Letter
Gardella_PRCampaignConclusion Pitch LetterGardella_PRCampaignConclusion Pitch Letter
Gardella_PRCampaignConclusion Pitch Letter
 
Basic Civil Engineering first year Notes- Chapter 4 Building.pptx
Basic Civil Engineering first year Notes- Chapter 4 Building.pptxBasic Civil Engineering first year Notes- Chapter 4 Building.pptx
Basic Civil Engineering first year Notes- Chapter 4 Building.pptx
 
Mixin Classes in Odoo 17 How to Extend Models Using Mixin Classes
Mixin Classes in Odoo 17  How to Extend Models Using Mixin ClassesMixin Classes in Odoo 17  How to Extend Models Using Mixin Classes
Mixin Classes in Odoo 17 How to Extend Models Using Mixin Classes
 
Gardella_Mateo_IntellectualProperty.pdf.
Gardella_Mateo_IntellectualProperty.pdf.Gardella_Mateo_IntellectualProperty.pdf.
Gardella_Mateo_IntellectualProperty.pdf.
 
Nutritional Needs Presentation - HLTH 104
Nutritional Needs Presentation - HLTH 104Nutritional Needs Presentation - HLTH 104
Nutritional Needs Presentation - HLTH 104
 
SOCIAL AND HISTORICAL CONTEXT - LFTVD.pptx
SOCIAL AND HISTORICAL CONTEXT - LFTVD.pptxSOCIAL AND HISTORICAL CONTEXT - LFTVD.pptx
SOCIAL AND HISTORICAL CONTEXT - LFTVD.pptx
 
APM Welcome, APM North West Network Conference, Synergies Across Sectors
APM Welcome, APM North West Network Conference, Synergies Across SectorsAPM Welcome, APM North West Network Conference, Synergies Across Sectors
APM Welcome, APM North West Network Conference, Synergies Across Sectors
 
Measures of Dispersion and Variability: Range, QD, AD and SD
Measures of Dispersion and Variability: Range, QD, AD and SDMeasures of Dispersion and Variability: Range, QD, AD and SD
Measures of Dispersion and Variability: Range, QD, AD and SD
 
Z Score,T Score, Percential Rank and Box Plot Graph
Z Score,T Score, Percential Rank and Box Plot GraphZ Score,T Score, Percential Rank and Box Plot Graph
Z Score,T Score, Percential Rank and Box Plot Graph
 

Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học loài cây nghiến gân ba (excentrodendron tonkinensis) tại xã thần sa, huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên

  • 1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN CÔNG THÁI NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC LOÀI CÂY NGHIẾN GÂN BA (Excentrodendron tonkinensis) TẠI XÃ THẦN SA, HUYỆN VÕ NHAI TỈNH THÁI NGUYÊN. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015 – 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  • 2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN CÔNG THÁI NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC LOÀI CÂY NGHIẾN GÂN BA (Excentrodendron tonkinensis) TẠI XÃ THẦN SA, HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng Lớp :K47–QLTNR Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015 – 2019 Giảng viên hướng dẫn : TS. Đàm Văn Vinh Thái Nguyên, năm 2019
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học nghiên cứu của bản thân tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn trung thực, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Thái Nguyên, ngày 27 tháng 05 năm 2019 Xác nhận của giáo viên hướng dẫn Người viết cam đoan TS. Đàm Văn Vinh Nguyễn Công Thái Xác nhận của giáo viên chấm phản biện Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên đã sửa chữa sai sót sau khi hội đồng chấm yêu cầu! (Ký, họ và tên)
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Khóa luận được hoàn thành theo chương trình đào tạo Đại học tại Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên. Được sự nhất trí của của nhà trường và khoa lâm nghiệp, tôi thực hiện khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học loài cây Nghiến gân ba (Excentrodendron tonkinensis) tại xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên”. Để có được kết quả đó, trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến TS. Đàm Văn Vinh và TS. Nguyễn Thanh Tiến là người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ, cung cấp thông tin bổ ích, tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn tới: Ban Giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp – Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên, thư viện trường Đại học Nông Lâm, Ban Giám đốc và cán bộ nhân viên Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa – Phượng Hoàng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, cùng bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Mặc dù đã cố gắng trong quá trình thực hiện nhưng do kiến thức, kinh nghiệm của bản thân và điều kiện về thời gian cũng như tư liệu tham khảo còn hạn chế nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp chỉ bảo của thầy giáo, cô giáo, bạn bè và người thân để khóa luận được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Thái Nguyên, ngày 27 tháng 05 năm 2019 Tác giả Nguyễn Công Thái
  • 5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ..............................................................................................i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................ii MỤC LỤC........................................................................................................iii DANH MỤC CÁC BẢNG...............................................................................vi DANH MỤC CÁC HÌNH...............................................................................vii DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT .....................................................viii Phần 1. MỞ ĐẦU.............................................................................................. 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .................................................................. 2 1.3 Ý nghĩa của đề tài........................................................................................ 3 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 3 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 3 Phần 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU............................................................ 4 2.1. Cơ sở khoa học của nghiên cứu ................................................................. 4 2.2. Những nghiên cứu ở trên thế giới .............................................................. 5 2.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam.................................................................. 8 2.3.2. Nghiên cứu cấu trúc rừng......................................................................10 2.4. Thảo luận..................................................................................................13 2.5. Tổng quan về khu vực nghiên cứu...........................................................13 2.5.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu................................................13 2.5.2 Đánh giá về những thuận lợi và khó khăn .............................................17 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .18 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................18 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu............................................................18 3.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................18 3.4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................18 3.4.1. Phương pháp kế thừa số liệu, tài liệu....................................................18
  • 6. iv 3.4.2. Điều tra sơ thám ....................................................................................19 3.4.3. Phương pháp phỏng vấn người dân ......................................................19 3.4.4. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái........................................20 3.4.5. Điều tra trên các OTC điển hình...........................................................21 3.4.6. Phương pháp nội nghiệp .......................................................................24 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.................................28 4.1. Đặc điểm về hình thái của loài Nghiến gân ba ........................................28 4.1.1. Đặc điểm hình thái thân ........................................................................28 4.1.2. Đặc điểm hình thái lá cây......................................................................29 4.2. Một số đặc điểm phân bố của loài Nghiến gân ba tại xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.............................................................................29 4.2.1. Đặc điểm phân bố trong các trạng thái rừng.........................................29 4.2.2. Đặc điểm phân bố theo tuyến điều tra ..................................................31 4.3. Một số đặc điểm cấu trúc quần xã thực vật nơi loài Nghiến gân ba phân bố............................................................................................................32 4.3.1. Cấu trúc mật độ.....................................................................................32 4.3.2. Cấu trúc tổ thành...................................................................................33 4.3.3. Đặc điểm trữ lượng cây Nghiến gân ba tại xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.............................................................................................35 4.3.4. Đặc điểm độ tàn che nơi loài nghiến gân ba phân bố...........................35 4.4. Đặc điểm về tái sinh của loài ...................................................................36 4.4.1. Đặc điểm tái sinh quanh gốc cây mẹ.....................................................36 4.4.2. Đặc điểm cây bụi nới loài nghiến gân ba phân bố................................38 4.4.3. Đặc điểm thảm tươi và dây leo nơi loài nghiến gân ba phân bố...........38 4.5. Đề xuất một số biện pháp bảo tồn và phát triển loài Nghiến gân ba tại xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên...................................................39 4.5.1. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác bảo tồn và phát triển cây Nghiến gân ba tại xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên ................39
  • 7. v 4.5.2. Đề xuất biện pháp bảo tồn, phát triển loài ............................................40 Phần 5. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ .................................................................42 5.1. Kết luận ....................................................................................................42 5.2. Tồn tại ......................................................................................................43 5.3. Kiến nghị..................................................................................................44 TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................45
  • 8. vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1: Kết quả đo đếm đường kính trung bình của thân cây Nghiến........28 Bảng 4.2: Kết quả đo đếm kích thước trung bình của lá Nghiến....................29 Bảng 4.3: Bảng phân bố của loài Nghiến trong các trạng thái rừng...............30 Bảng 4.4: Bảng tổng hợp nghiến gân ba theo tuyến điều tra..........................31 Bảng 4.5. Mật độ của loài Nghiến gân ba.......................................................32 Bảng 4.6: Tổng hợp công thức tổ thành tầng cây gỗ......................................34 Bảng 4.7: Trữ lượng nghiến gân ba tại khu vực nghiên cứu...............................35 Bảng 4.8: Sinh trưởng đường kính, chiều cao và độ tàn che của các OTC có nghiến phân bố ................................................................................................36 Bảng 4.9: Tổng hợp tái sinh cây nghiến gân ba..............................................37 Bảng 4.10: Tổng hợp độ che phủ trung bình của cây bụi...............................38 Bảng 4.11: Tổng hợp độ che phủ trung bình thảm tươi và dây leo ................39
  • 9. vii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1 Thân cây nghiến...............................................................................28 Hình 4.2 Thân cây nghiến...............................................................................28 Hình 4.3 Lá nghiến trưởng thành....................................................................29 Hình 4.4 Lá nghiến tái sinh.............................................................................29
  • 10. viii DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT D1,3 : Đường kính thân cây tại vị trí 1,3 m Ha : Hécta Hvn : Chiều cao vút ngọn ODB : Ô dạng bảng OTC : Ô tiêu chuẩn (hay ô sơ cấp) CTTT : Công thức tổ thành KBT : Khu bảo tồn
  • 11. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Rừng là môi trường sống của nhiều loài sinh vật khác nhau, chính vì vậy mà diện tích rừng bị thu hẹp sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của các loài sinh vật nói chung.Vai trò của rừng rất to lớn đối với đời sống và sản xuất: Cung cấp củi, nguồn gỗ, điều hòa nước và không khí, tạo oxy. Là nơi cư trú của các loại động thực vật, lưu trữ nguồn gen quý. Ngăn chặn gió bão, giúp chống xói mòn. Đảm bảo sức sống cũng như bảo vệ sức khỏe con người. Hệ thống rừng phòng hộ và đặc dụng Việt Nam đã phát huy tốt vai trò bảo vệ ĐDSH, nguồn gen sinh vật, di tích lịch sử, văn hóa, cảnh quan môi trường rừng góp phần giảm thiểu các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và có tác động tích cực đối với phát triển kinh tế, xã hội ở cấp quốc gia và địa phương. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, mặc dù nhiều nỗ lực đã thực hiện để giảm tốc độ xói mòn ĐDSH, nhưng ĐDSH ở Việt Nam vẫn đang bị suy thoái nhanh. Diện tích các khu vực có các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng bị thu hẹp dần. Số loài và số lượng cá thể của các loài hoang dã bị suy giảm mạnh. Nhiều loài hoang dã có giá trị bị suy giảm hoàn toàn về số lượng hoặc bị đe dọa tuyệt chủng ở mức cao. Rừng bị giảm sút nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Nhiều loài cây quý hiếm có giá trị đã bị biến mất, nhiều khu rừng lớn đã bị chia cắt thành nhiều mảng nhỏ hay bị khai thác quá mức làm mất cấu trúc rừng. Nghiến (Excentrodendron tonkinense) là một cây thuộc họ Đay (Tiliaceae) phân bố và mọc trên các núi đá vôi thuộc các tỉnh phía Bắc như: Thái Nguyên, Cao Bằng, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hòa Bình, Sơn La. Đây là loài cây quý hiếm thuộc nhóm sẽ nguy cấp (V). Gỗ màu nâu đỏ, nặng rắn, không mối mọt, dễ gia công chế biến dùng để xây dựng các công trình lớn. Tuy
  • 12. 2 nhiên việc mở rộng, gây trồng loài cây này trên quy mô lớn còn hạn chế do thiếu thông tin như nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc và các quy luật kết cấu lâm phần tự nhiên. Xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên là nơi phân bố tự nhiên của loài Nghiến gân ba. Tuy nhiên chúng thường phân bố rải rác với số lượng không nhiều do việc khai thác trái phép của người dân địa phương phục vụ đời sống và của lâm tặc không kiểm soát được làm cho sản lượng, chất lượng cây đã bắt đầu có sự suy giảm. Sự tái sinh các loài cây trên núi đá vôi rất khó và sự sinh trưởng của chúng rất chậm chạp, loài Nghiến gân ba trên núi đá vôi mất hàng trăm, nghìn năm sau mới có được cây Nghiến gân ba cổ thụ, việc khôi phục loài này là hết sức khó khăn. Những năm qua, tại một số khu rừng đặc dụng, Vườn quốc gia vẫn còn tình trạng khai thác trái phép Nghiến gân ba, chủ yếu là khai thác Nghiến gân ba dưới dạng thớt mang tiêu thụ. Mang những đặc tính hết sức quan trọng trong khoa học và bảo tồn nguồn gen độc đáo trên, nhưng sự hiểu biết cụ thể về đặc điểm lâm học, cũng như khả năng phát triển loài cây này ở Việt Nam còn hạn chế. Từ thực tiễn nêu trên, tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học loài cây Nghiến gân ba (Excentrodendron tonkinensis) tại xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên”. Nhằm góp phần nâng cao hiểu biết, đề xuất những hướng bảo tồn loài Nghiến gân ba. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài + Nhằm cung cấp thông tin về đặc điểm lâm học cơ bản của loài nghiến gân ba tại xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. + Xác định được thực trạng phân bố của loài nghiến gân ba. + Bước đầu đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển loài cây này ở Việt Nam.
  • 13. 3 1.3 Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học Qua nghiên cứu đề tài giúp tôi hiểu thêm về sự phân bố và sinh trưởng của cây Nghiến gân ba, ứng dụng những kiến thức đã học vào trong thực tiễn. Cung cấp, bổ sung kiến thức về đặc điểm phân bố và đặc điểm lâm học của loài nghiến gân ba. Biết được tầm quan trọng của loài thực vật quý hiếm như cây Nghiến gân ba nói riêng, và các loài cây quý hiếm sống kèm cây Nghiến gân ba nói chung. Biết được tầm quan trọng của công tác bảo tồn trong sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng hiện nay. Kết quả nghiên cứu của khoá luận sẽ là cơ sở cho các nghiên cứu khác về loài cây Nghiến gân ba. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn Trang bị cho sinh viên cách tiếp cận với thực tiễn sản xuất. Biết được đặc điểm phân bố, đặc điểm sinh thái, đặc điểm cấu trúc, tình trạng và vai trò của loài Nghiến gân ba. Việc nghiên cứu và đánh giá đặc điểm sinh thái, tình trạng phân bố của loài Nghiến gân ba. Đề xuất một số giải pháp hỗ trợ việc bảo tồn loài tại xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên cũng như các địa bàn khác có điều kiện tương tự.
  • 14. 4 Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học của nghiên cứu Hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho nguồn tài nguyên ĐDSH trên thế giới cũng như của Việt Nam đã và đang bị suy giảm. Nhiều hệ sinh thái và môi trường sống bị thu hẹp diện tích và nhiều taxon loài và dưới loài đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng trong một tương lai gần. Yêu cầu đặt ra là phải tìm hiểu, nghiên cứu các đặc điểm sinh học của các loài động thực vật để từ đó có thể đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn chúng một cách có hiệu quả. 2.1.1. Cơ sở bảo tồn Để khắc phục tình trạng trên Chính phủ Việt Nam đã đề ra nhiều biện pháp, cùng với các chính sách kèm theo nhằm bảo vệ tốt hơn tài nguyên ĐDSH của đất nước. Tuy nhiên, thực tế đang đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến bảo tồn ĐDSH cần phải giải quyết như quan hệ giữa bảo tồn và phát triển bền vững hoặc tác động của biến đổi khí hậu đối với bảo tồn ĐDSH … Dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá tình trạng các loài của sách đỏ thế giới, chính phủ Việt Nam cũng công bố Sách đỏ Việt Nam, để hướng dẫn, thúc đẩy công tác bảo vệ tài nguyên sinh vật thiên nhiên. Đây cũng là tài liệu khoa học được sử dụng vào việc soạn thảo và ban hành các quy định, luật pháp của Nhà nước về bảo vệ tài nguyên sinh vật thiên nhiên, tính đa dạng sinh học và môi trường sinh thái. Dựa vào tiêu chuẩn đánh giá tình trạng các loài và các tài liệu kế thừa của Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa –Phượng Hoàng cho thấy: Tại Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa –Phượng Hoàng tồn tại rất nhiều loài động, thực vật được xếp vào các cấp bảo tồn CR, EN, VU,… cần được bảo tồn nhằm gìn giữ nguồn gen quý giá cho đa dạng sinh học ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Cho nên việc nghiên cứu một số loài thực vật quý hiếm đặc biệt là loài cây Nghiến và đề xuất các phương thức
  • 15. 5 bảo tồn và phát triển các loài thực vật quý hiếm nói chung và loài Nghiến nói riêng, nhằm tránh khỏi sự mai một của các loài thực vật quý hiếm và nguồn gen của chúng là điều hết sức cần thiết. Đây là cơ sở khoa học đầu tiên giúp tôi tiến đến nghiên cứu và thực hiện khóa luận. 2.1.2. Cơ sở sinh học Nghiên cứu đặc điểm sinh học của loài hết sức cần thiết và quan trọng, đây là cơ sở khoa học cho việc bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, ngăn ngừa suy thoái các loài nhất là những loài động, thực vật quý hiếm, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường… là cơ sở khoa học xây dựng mối quan hệ giữa con người và thế giới tự nhiên. 2.2. Những nghiên cứu ở trên thế giới 2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh học loài cây Việc nghiên cứu sinh học loài cây trong đó có các đặc điểm hình thái và vật hậu đã được thực hiện từ lâu trên thế giới. Đây là bước đầu tiên, làm tiền đề cho các môn khoa học khác liên quan. Có rất nhiêu công trình liên quan đến hình thái và phân loại các loài cây. Những nghiên cứu này đầu tiên tập trung vào mô tả và phân loại các loài, nhóm loài, .... Sự ra đời của các bộ thực vật đã góp phần làm tiền đề cho công tác nghiên cứu về hình thái, phân loại cũng như đánh giá tính đa dạng của các vùng miền khác nhau. Ở Nga, từ 1928 đến 1932 được xem là thời kỳ mở đầu cho thời kỳ nghiên cứu hệ thực vật cụ thể: Về vật hậu học: Hoạt động sinh học có tính chất chu kỳ của các cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản. Chu kỳ vật hậu của cùng 1 loài phân bố ở các vùng sinh thái khác nhau sẽ có sự sai khác rõ rệt. Điều này có ý nghĩa cần thiết trong nghiên cứu sinh thái cá thể loài và công tác chọn tạo giống. Các công trình như nêu trên cũng đã ít nhiều nêu ra các đặc điểm về chu kỳ hoa, quả và các đặc trưng vật hậu của từng loài, nhóm loài.
  • 16. 6 2.2.2. Nghiên cứu cấu trúc Việc nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của loài làm cơ sở đề xuất biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả trong kinh doanh rừng rất được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Theo đó, các lý thuyết về hệ sinh thái, cấu trúc, tái sinh rừng được vận dụng triệt để trong nghiên cứu đặc điểm của 1 loài cụ thể nào đó. Odum E.P (1971) [20] đã hoàn chỉnh học thuyết về hệ sinh thái, trên cơ sở thuật ngữ hệ sinh thái (ecosystem). Ông đã phân chia ra sinh thái học cá thể và sinh thái học quần thể. Sinh thái học cá thể nghiên cứu từng cá thể sinh vật hoặc từng loài, trong đó chu kỳ sống, tập tính cũng như khả năng thích nghi với môi trường được đặc biệt chú ý. Tái sinh là một quá trình sinh học mang đặc thù của hệ sinh thái rừng, đó là sự xuất hiện một thế hệ cây con của những loài cây gỗ ở những nơi còn hoàn cảnh rừng. Hiệu quả của tái sinh rừng được xác định bởi mật độ, tổ thành loài, cấu trúc tuổi, chất lượng cây con, đặc điểm phân bố. Baur G.N (1976) [19] cho rằng, trong rừng nhiệt đới sự thiếu hụt ánh sáng đã làm ảnh hưởng đến phát triển của cây con, còn đối với sự nảy mầm thì ảnh hưởng đó thường không rõ ràng. Đối với rừng nhiệt đới, số lượng loài cây trên một đơn vị diện tích và mật độ tái sinh thường khá lớn. Vì vậy, khi nghiên cứu tái sinh tự nhiên cần phải đánh giá chính xác tình hình tái sinh rừng và có những biện pháp tác động phù hợp. Cấu trúc rừng là hình thức biểu hiện bên ngoài của những mối quan hệ qua lại bên trong giữa thực vật rừng với nhau và giữa chúng với môi trường sống. Nghiên cứu cấu trúc rừng để biết được những mối quan hệ sinh thái bên trong của quần xã, từ đó có cơ sở để đề xuất các biện pháp kỹ thuật tác động phù hợp. Hiện tượng thành tầng là một trong những đặc trưng cơ bản về cấu trúc hình thái của quần thể thực vật và là cơ sở để tạo nên cấu trúc tầng thứ. Phương pháp vẽ biểu đồ mặt cắt đứng của rừng đề sướng và sử dụng lần đầu
  • 17. 7 tiên ở Guyan, đến nay phương pháp đó vẫn được sử dụng nhưng nhược điểm là chỉ minh hoạ được cách sắp xếp theo hướng thẳng đứng trong một diện tích có hạn đã khắc phục bằng cách vẽ một số dải kề nhau và đưa lại một hình tượng về không gian 3 chiều. Richards P.W (1968) [21] phân rừng ở Nigeria thành 6 tầng, tương ứng với chiều cao là 6- 12 m, 12- 18 m, 18- 24 m, 24- 30 m, 30- 36 m, 36- 42 m, nhưng thực chất đây chỉ là các lớp chiều cao. Odum E. P (1971) nghi ngờ sự phân tầng rừng rậm nơi có độ cao dưới 600 m ở Puecto Rico và cho rằng không có sự tập trung khối tán ở một tầng riêng biệt nào cả. Richards P.W (1968) [21] đã đi sâu nghiên cứu cấu trúc rừng mưa nhiệt đới về mặt hình thái. Theo tác giả, đặc điểm nổi bật của rừng mưa nhiệt đới là tuyệt đại bộ phận thực vật đều thuộc thân gỗ và thường có nhiều tầng. Ông nhận định: "Rừng mưa thực sự là một quần lạc hoàn chỉnh và cầu kỳ nhất về mặt cấu tạo và cũng phong phú nhất về mặt loài cây". Như vậy, nghiên cứu về tầng thứ theo chiều cao còn mang tính cơ giới, nên chưa phản ánh được sự phân tầng phức tạp của rừng tự nhiên nhiệt đới. Việc nghiên cứu về cấu trúc rừng đã và đang được chuyển từ mô tả định tính sang định lượng với sự hỗ trợ của thống kê toán học và tin học đã biểu diễn mối quan hệ giữa chiều cao và đường kính bằng các hàm hồi quy, phân bố đường kính ngang ngực, đường kính tán bằng các dạng phân bố xác suất. Những nhà khoa học đã sử dụng hàm Weibull để mô hình hoá cấu trúc đường kính thân cây loài Thông,... Tuy nhiên, việc sử dụng các hàm toán học không thể phản ánh hết được những mối quan hệ sinh thái giữa các cây rừng với nhau và giữa chúng với hoàn cảnh xung quanh, nên các phương pháp nghiên cứu cấu trúc rừng theo hướng này không được vận dụng trong đề tài. Từ việc vận dụng các lý luận về sinh thái, tái sinh, cấu trúc rừng trên. nhiều nhà khoa học trên thế giới đã vận dụng vào nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái cho từng loài cây. Một vài công trình nghiên cứu có thể kể tới như:
  • 18. 8 Phạm Thị Mai (2012) [9], nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài cây Tiêu Huyền (Platanus kerrii Gagnep), từ đó đề xuất giải pháp nhằm bảo tồn nguồn gen quý này tại Khu bảo tồn thiên nhiên thần sa phượng hoàng. Hay Triệu Văn Hùng( 1996) [6] cũng đã nghiên cứu đặc tính sinh học của một số cây làm giàu rừng. Như vậy, với các công trình nghiên cứu về lý thuyết sinh thái, tái sinh, cấu trúc rừng tự nhiên cũng như nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái đối với một số loài cây như trên đã phần nào làm sáng tỏ những đặc điểm cấu trúc, tái sinh của rừng nhiệt đới nói chung. Đó là cơ sở để lựa chọn cho hướng nghiên cứu trong luận văn. 2.2.3. Nghiên cứu về cây Nghiến gân ba trên thế giới Cây Nghiến gân ba Tên khoa học: (Excentrodendron tonkinense (Gagnep.) hang & Miau, 1978). Là loài thực vật có hoa trong chi Nghiến (Excentrodendron), họ Đay - Tiliaceae. Bộ Bông - Malvales, lớp (nhóm): cây gỗ lớn. Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta). Loài này được Chang & Miau mô tả khoa học chi tiết năm 1978. Đặc điểm chung của họ này chủ yếu là cây bụi và cây thân gỗ phần lớn các họ phân bố ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, ít thấy ở các vùng ôn đới trên toàn thế giới. Thân họ này có nhựa dính nhớt và vỏ nhiều sợi, các bộ phận non thường được phủ lông hình sao. 2.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam 2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh học loài cây Khi nghiên cứu về thảm thực vật ở Việt Nam, Thái Văn Trừng (1978) [18] đã nhấn mạnh tới ý nghĩa của điều kiện ngoại cảnh đến các giai đoạn phát triển cây tái sinh. Trần Ngũ Phương (1970) [12] khi nghiên cứu về kiểu rừng nhiệt đới mưa mùa lá rộng thường xanh đã có nhận xét “rừng tự nhiên dưới tác động của con người khai thác hoặc làm nương rẫy, lặp đi lặp lại nhiều lần thì kết quả cuối cùng là sự hình thành đất trống, đồi núi trọc. Hoàng
  • 19. 9 Xuân Tý, Nguyễn Đức Minh (2005) [6] cũng đã nghiên cứu các đặc điểm sinh lý, sinh thái của cây Huỷnh và cây Giổi xanh Đỗ Đình Tiến (2002) [16] cũng nghiên cứu một số đặc điểm của loài cây Camelia hoa vàng tại vường quốc gia Tam Đảo,và cũng chính nơi đây Nguyễn Thu Trang (2009) [17] đã nghiên cứu về cây Dẻ Gai Ấn Độ. Nếu chúng ta để thảm thực vật hoang dã tự nó phát triển lại, thì sau một thời gian dài trảng cây bụi, trảng cỏ chuyển dần lên những dạng thực bì cao hơn, thông qua quá trình tái sinh tự nhiên và cuối cùng rừng có thể phục hồi dưới dạng gần giống trạng thái rừng ban đầu”. Đối với mỗi miền có những tác phẩm lớn khác nhau như ở miền Nam Việt Nam có công trình thảm thực vật Nam Trung Bộ của Schmid (1974), trong đó tác giả đã chỉ rõ những tiêu chuẩn để phân biệt các quần xã khác nhau là sự phân hóa khí hậu, chế độ thoát nước khác nhau. Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật đã xuất bản bộ sách “Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam” gồm 6 tập do Lê Khả Kế chủ biên và ở miền Nam Phạm Hoàng Hộ (1970-1972) cũng cho ra đời công trình đồ sộ 2 tập về “Cây cỏ miền Nam Việt Nam”, trong đó giới thiệu 5326 loài, trong đó có 60 loài thực vật bậc thấp và 20 loài rêu, còn lại là 5246 loài thực vật có mạch, và sau này là “Cây cỏ Việt Nam”. Ngoài ra, còn rất nhiều các bộ sách chuyên khảo khác, như bài giảng môn điều tra rừng của Lê Văn Phúc (2012) [11] ngoài ra còn có bài giảng lâm sinh học của Phùng Ngọc Lan(1986) [10], tuy tách riêng cho vùng Tây Nam Bộ nhưng cũng đã góp phần vào việc nghiên cứu đa dạng sinh học thực vật chung, như các bộ về Cây gỗ rừng Việt Nam (Viện điều tra quy hoạch, 1971- 1988), Cây thuốc Việt Nam (Viện dược liệu, 1990), Cây tài nguyên (Trần Đình lý và cs, 1993), Cây gỗ kinh tế ở Việt Nam (Trần Hợp & Nguyễn Bội Quỳnh, 1993) [8], 100 loài cây bản địa (Trần Hợp & Hoàng Quảng Hà, 1997), Cây cỏ có ích ở Việt Nam (Võ Văn chi và Trần Hợp, 1999), Tài nguyên đất(Nguyễn Xuân Quát và Ngô Nhật Tiến, 1997) [13] Tài nguyên cây gỗ Việt Nam (Trần Hợp, 2002) [8], v.v...Gần đây Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật cũng đã xây
  • 20. 10 dựng và biên soạn được 11 tập chuyên khảo đến họ riêng biệt. Đây là những tài liệu vô cùng quý giá góp phần vào việc nghiên cứu về thực vật của Việt Nam. 2.3.2. Nghiên cứu cấu trúc rừng Trong vòng vài chục năm qua, nghiên cứu về cấu trúc rừng là một trong những nội dung quan trọng nhằm đề xuất các giải pháp kết thúc phù hợp. Thái Văn Trừng (1978) [18], Trần Ngũ Phương (1970) [12] cũng đã nghiên cứu cấu trúc sinh thái để làm căn cứ phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam Trần Ngũ Phương (1970) [12] đã chỉ những đặc điểm cấu trúc của các thảm thực vật rừng miền bắc Việt Nam trên cơ sở kết quả điều tra tổng quát về tình hình rừng miền bắc Việt Nam 1961 đến 1965. Nhân tố cấu trúc đầu tiên được nghiên cứu là tổ thành và thông qua đó một số quy luật phát triển của các hệ sinh thái rừng được phát hiện và ứng dụng vào thực tiễn sản xuất. Khi nghiên cứu kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới ở nước ta Thái Văn Trừng (1963, 1970, 1978) đã đưa ra mô hình cấu trúc tầng như: tầng vượt tán (A1), tầng ưu thế sinh thái (A2), tầng dưới tán (A3), tầng cây bụi (B) và tầng cỏ quyết (C) (theo Lương Thị Anh (2007) [1]). Thái Văn Trừng[18] đã vận dụng và cải tiến, bổ sung phương pháp biểu đồ mặt cắt đứng của Davit – Risa để nghiên cứu cấu trúc rừng Việt Nam, trong đó tầng cây bụi và thảm tươi được vẽ phóng đại với tỷ lệ nhỏ hơn và có ghi ký hiệu thành phần loài cây của quần thể đối với những đặc trưng sinh thái và vật hậu cùng biểu đồ khí hậu, vị trí địa lý, địa hình. Bên cạnh đó, tác giả này còn dựa vào 4 tiêu chuẩn để phân chia kiểu thảm thực vật rừng Việt Nam, đó là dạng sống ưu thế của những thực vật trong tầng cây lập quần, độ tàn che của tầng ưu thế sinh thái, hình thái sinh thái của nó và trạng mùa của tán lá. Với những quan điểm trên Thái Văn Trừng đã phân chia thảm thực vật rừng Việt Nam thành 14 kiểu. Như vậy, các nhân tố cấu trúc rừng được vận dụng triệt để trong phân loại rừng theo quan điểm sinh thái phát sinh quần thể. Đoàn Đình Tam (2012) [14] thử nghiệm ô nghiên cứu một số quy luật
  • 21. 11 cấu trúc, sinh trưởng phục vụ điều chế rừng lá rộng, hỗn loại thường xanh ở Kon Hà Nừng – Gia Lai cho rằng đa số loài cây có cấu trúc đường kính và chiều cao giống với cấu trúc tương ứng của lâm phần, đồng thời cấu trúc của loài cũng có những biến động. Về nghiên cứu định lượng cấu trúc rừng thì việc mô hình hóa cấu trúc đường kính được nhiều người quan tâm nghiên cứu và biểu diễn chúng theo các dạng hàm phân bố xác suất khác nhau, nổi bật là các công trình của các tác giả sau: Bảo Huy (2009) [7] dùng làm Meyer và hệ đường cong Poisson để nắn phân bố thực nghiệm số cây theo cỡ đường kính cho rừng tự nhiên làm cơ sở cho việc lập biểu đồ thân cây đứng ở Việt Nam. Nguyễn Hải Tuất (1982, 1986) đã sử dụng hàm phân bố giảm, phân bố khoảng cách để biểu diễn cấu trúc rừng thứ sinh và áp dụng quá trình Poisson vào nghiên cứu cấu trúc quần thể rừng, Trần Văn Con (1991) đã áp dụng hàm Weibull để mô phỏng cấu trúc đường kính cho rừng khộp Đăk lắk, Lê Sáu (1996) đã sử dụng hàm Weibull để mô phỏng các quy luật phân bố đường kính, chiều cao tại khu vực Kon Hà Nừng, Tây Nguyên, Bùi Văn Chúc (1996) đã nghiên cứu cấu trúc rừng phòng hộ đầu nguồn Lâm trường Sông Đà ở các trạng thái rừng IIa, IIIa1 và rừng trồng, làm cơ sở cho việc lựa chọn loài cây (dẫn theo Nguyễn Đăng Cường (2011) [5]). Nhìn chung, các cấu trúc nghiên cứu về cấu trúc rừng gần đây thường thiên về việc mô hình hóa các quy luật kết cấu lâm phần và việc đề xuất các biện pháp kỹ thuật tác động vào rừng thường ít đề cập đến các yếu tố sinh thái nên chưa thực sự đáp ứng mục tiêu kinh doanh rừng ổn định lâu dài. Muốn đề xuất được các biện pháp kỹ thuật lâm sinh chính xác, đòi hỏi phải nghiên cứu cấu trúc rừng một cách đầy đủ và phải đứng trên quan điểm tổng hợp về sinh thái học, lâm học và sản lượng.
  • 22. 12 2.3.3. Nghiên cứu về cây Nghiến gân ba ở Việt Nam Sách đỏ Việt Nam năm (2007), phần II thực vật [2], mô tả đặc điểm cây Nghiến gân ba: Hình thái: Cây gỗ lớn, cao 30 – 35 m, đường kính tới 80 – 90 cm. Cành non không có lông. Lá hình trứng rộng, cỡ 10 - 12 x 7 – 10 cm; mép nguyên; gân bên 5 - 7 đôi, trong đó có 3 gân gốc; cuống lá dài 3 – 5 cm. Hoa đơn tính. Hoa đực có đường kính 1,5 cm. Đài hình chuông, ở đầu xẻ 5 thuỳ sâu, dài 1,5 cm. Cánh hoa 5, dài 1,3cm. Nhị khoảng 25, xếp thành 5 bó; chỉ nhị dài 1 - 1,3 cm; bao phấn hình bầu dục, dài 3 mm. Quả khô hình 5 cạnh (giống quả Khế), tự mở, đường kính 1,8 cm. Sinh học, sinh thái: Ra hoa tháng 3 - 4, có quả tháng 8 - 10. Cây ưa sáng, mọc rải rác trong rừng thường xanh mưa mùa ẩm ở vùng núi đá vôi, ở độ cao dưới 800 m, tái sinh bằng hạt, cây mạ và cây con gặp khá phổ biến dưới tán rừng. Phân bố: Trong nước: Sơn La (Thuận Châu, Sông Mã, Mộc Châu), Hà Giang, Tuyên Quang (Chiêm Hoá), Cao Bằng (Quảng Hoà, Trùng Khánh, Hạ Lang, Thạch An), Bắc Kạn (Chợ Đồn, Ba Bể), Lạng Sơn (Hữu Liên, Bắc Sơn), Quảng Ninh, Bắc Giang, Hoà Bình (Mai Châu, Pà Cò). Thế giới: Trung Quốc. Giá trị: Gỗ quý, màu nâu đỏ, cứng, thớ thẳng, vân đẹp, ít co rút, dùng đóng thuyền, làm bệ máy và để xây dựng; cũng thường được dùng làm thớt, làm bệ các tượng mỹ nghệ cao cấp. Tình trạng: Tuy có khu phân bố rộng, nhưng bị khai thác rất mạnh (trước đây để lấy gỗ dùng trong xây dựng và làm tà vẹt, hiện nay dùng làm thớt chủ yếu xuất khẩu trái phép qua biên giới). Số cá thể trưởng thành đã bị chặt phá > 50%. Tuy có ở các Khu bảo tồn thiên nhiên Pà Cò - Hang Kia, Hữu Liên và Vườn quốc gia Ba Bể, nhưng tại những nơi đó vẫn bị chặt trộm. Loài đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng ngoài thiên nhiên.
  • 23. 13 Phân hạng: EN A1a - d+2c,d. 2.4. Thảo luận Điểm qua các công trình nghiên cứu ở cả trên thế giới và ở Việt Nam, đề tài rút ra một số nhật xét sau: Các nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc rừng, tái sinh rừng, hình thái, sinh thái,… của rừng mưa nhiệt đới đã được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu từ rất lâu. Những kết quả đạt được cung cấp đầy đủ cơ sở lý luận cũng như thực tiễn cho việc thực hiện định hướng nghiên cứu của đề tài. Tuy nhiên, tài nguyên thực vật rừng nhiệt đới là rất đa dạng, phong phú. Do đó, các công trình nghiên cứu chuyên sâu về mô tả đặc điểm sinh học, sinh thái cho từng loài cây cụ thể, đặc biệt là những loài cây quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng ngoài tự nhiên để có biện pháp bảo tồn vẫn đang là hướng nghiên cứu hết sức cần thiết và cấp bách. Hiện nay, tài nguyên rừng đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi sự khai thác quá mức của con người dẫn tới nhiều loài cây gỗ quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng, số lượng loài bổ sung vào sách đỏ Việt Nam ngày càng nhiều. Do đó, nếu chúng ta không có biện pháp bảo tồn cấp bách thì tương lai không xa nguồn gen quý hiếm của các loài cây này sẽ biến mất ngoài tự nhiên. 2.5. Tổng quan về khu vực nghiên cứu 2.5.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu 2.5.1.1.Vị trí địa lý: Xã Thần Sa thuộc địa giới hành chính huyện Võ Nhai, cách thành phố Thái Nguyên khoảng 40 km về phía Bắc,có toạ độ địa lý: - Từ 105º51’05" đến 106º08’38" kinh độ Đông; - Từ 21º45’12" đến 21º56’30" vĩ độ Bắc. Về ranh giới: • Phía Bắc giáp huyện Na Rì, huyện Chợ Mới Tỉnh Bắc Kạn. • Phía Đông giáp huyện Bắc Sơn, Tỉnh Lạng Sơn.
  • 24. 14 • Phía Tây giáp huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên. • Phía Nam giáp với các huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên. Phạm vi quy hoạch Khu bảo tồn nằm trong địa giới hành chính bao gồm một phần diện tích của của 6 xã và một thị trấn thuộc huyện Võ Nhai gồm: Thị trấn Đình Cả, xã Phú Thượng, xã Sảng Mộc, xã Thần Sa, xã Thượng Nung, xã Nghinh Tường, xã Vũ Chấn. Tổng diện tích đất quy hoạch vùng lõi khu rừng đặc dụng là 17.639 ha. 2.5.1.2. Điều kiện địa hình Nhìn chung, địa hình xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên bị chia cắt khá mạnh, do lịch sử kiến tạo địa chất và địa sơn hình thành.Chúng có đặc điểm chung là: núi đá có dốc lớn, bị chia cắt sâu. Có 3 kiểu địa hình chính như sau: + Nhóm kiểu địa hình đồi núi thấp: Nhóm này chiếm diện tích khá lớn,có độ cao dưới 800 m, là nơi hoạt động sản xuất lâm nghiệp vùng đệm của cả khu bảo tồn. + Núi kiểu địa hình núi đá vôi: Nhóm này chiếm hết diện tích khu bảo tồn, chúng có kiểu kiến trúc dễ nhận biết, độ cao trung bình trên 800 m. + Nhóm kiểu địa hình trũng nằm xen kẽ giữa núi đá vôi và núi đồi đất: Nhóm này có địa hình thấp, bằng phẳng, ở giữa những dãy núi thường xuất hiện những con sông, suối và những cánh đồng lúa hoặc hoa màu của dân chúng thuộc vùng đệm khu bảo tồn. 2.5.1.3. Điều kiện khí hậu thời tiết Khí hậu nóng ẩm, mưa mùa, khá lạnh về mùa đông, mặt khác do ảnh hưởng bởi hoàn cảnh địa lý, địa hình của dãy núi Bắc Sơn (bắt nguồn từ Bắc Sơn dến Võ Nhai, Đồng Hỷ) tạo ra kiểu khí hậu đặc sắc, khắc nghiệt hơn so với các vùng khác trong tỉnh, nóng nhiều về mùa hè, lạnh hơn và thường có sương muối vào mùa đông.
  • 25. 15 2.5.1.4. Về đất đai thổ nhưỡng Đất đai gồm 2 loại chính: - Nhóm đất màu nâu đỏ (feralit) trên núi đá vôi và những nơi dốc tụ chân núi đá: Loại đất này thường nằm kẹp giữa những dãy núi đá vôi, trên đất thường xuyên xuất hiện nhiều đá lộ đầu, những đất có độ phì cao nên thường bị đồng bào phát nương làm rẫy. Đất có thành phần cơ giới nặng, hơi chua (PH=5,5-6,5), tầng B phát triển mạnh và có mầu đỏ tươi rất dễ nhận biết. Xen kẽ loại đất đỏ có loại đất xám trên đá vôi với diện tích không lớn, nhưng độ phì cao hơn, hàm lượng mùn vỡ tầng mùn lớn hơn, kết cấu đất đa phần là hạt, trên loại đất này đồng bào thường trồng ngô, khoai sọ, cây trồng sinh trưởng rất tốt. - Loại đất đỏ vàng hoặc vàng xám trên phiến thạch sét và đá biến chất: Đây là loại đất chiếm diện tích khá lớn, nó được phân bố ở các thôn: Mỏ Gỡ, Cao Lầm, Cao Biền (xã Phú Thượng), thôn Hạ Sơn Tày, Hạ Sơn Dao (xã Thần Sa). Tầng đất của nó từ mỏng đến trung bình và dày. Phân bố chủ yếu ở các vùng đồi núi đất có độ cao dưới 300-600 m, loại đất này có thành phần cơ giới biến động khá mạnh nằm trong giới hạn từ cát pha đến thịt nặng nói chung, trên các loại đá biến chất có thành phần cơ giới nhẹ hơn so với trên đá phiến thạch sét. Trong khu vực điều tra có độ cao trên 600-700 m vùng núi đất cũng xuất hiện loại đất này, những loại đất này ở vùng cao, còn rừng già nên có lượng mùn khá lớn, có nơi có cả tầng AB. Độ dày tầng đất thuộc loại trung bình, nhiều nơi có đá lẫn với hàm lượng khá lớn, đất thuộc loại chua. 2.5.1.5. Về tài nguyên - khoáng sản Xã Thần Sa có một trữ lượng lớn vàng sa khoáng và từng diễn ra nạn khai thác vàng trái phép tại Hẻm núi Cô Tiên, khu vực hang Rắn, Boong Xay, vũng Tu Lườn, hang Hút, thác Kiệm, hang Dơi (Bản Ná) đều thuộc xóm Xuyên Sơn. Trong những năm cuối thập kỉ 1990, Thần Sa từng là mỏ vàng "thổ phỉ" lớn nhất ở miền Bắc. Tháng 2 năm 2010, điểm quặng vàng gốc Tân
  • 26. 16 Kim với diện tích 19,69 ha đã được Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa đồng ý giao ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên quản lý, cấp phép hoạt động khoáng sản. 2.5.1.6. Về du lịch Khu di tích Thần Sa nằm gọn trong địa phận xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, cách thành phố Thái Nguyên khoảng 40 km về phía bắc. Nơi đây những di chỉ khảo cổ đồ đá về con người sống cách chúng ta chừng 2 - 3 vạn năm được phát hiện ở hang Phiềng Tung (hang Miệng Hổ), người dân thuộc vùng Thần Sa chứng minh rằng tại đây đã tồn tại một nền văn hoá cổ gọi là văn hoá Thần Sa. Đây là nền văn hoá cổ nhất được biết đến cho tới nay ở Việt Nam và cả vùng lục địa Đông Nam Á. 2.5.1.7. Kết cấu hạ tầng Giao thông: Toàn bộ hệ thống giao thông chỉ có gần 150 km đường ô tô. Trong đó có khoảng 59 km đường bê tông, rải nhựa, đường cấp phối khoảng gần 20 km, còn lại là đường đất. Tất cả các xã trong vùng đều đã có đường ô tô đến được trung tâm xã. Tuy nhiên chất lượng đường rất xấu nên việc đi lại rất khó khăn, đặc biệt là trong mùa mưa lũ. Ngoài ra còn hàng trăm km đường mòn dân sinh trong các xã, thôn bản, mặt đường nhỏ hẹp, chất lượng xấu. Thủy lợi: Hệ thống kênh mương đã xây dựng được 17.610 m, trong đó có 9.110 m kênh mương cứng và 8.500 m kênh mương đất. Hiện nay, một số đoạn kênh mương đã xuống cấp và hiệu suất sử dụng các công trình này chưa cao. Vì vậy chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất. Điện nước sinh hoạt: Tất cả các xã trong khu vực đã có hệ thống điện lưới quốc gia. Tuy nhiên, đường điện mới chỉ được kéo đến các trung tâm xã và một số thôn bản nằm ven đường giao thông chính của xã. Các bản nằm xa trục đường chính vẫn chưa được sử dụng điện. Hiện tại, một số hộ sử dụng máy thủy điện nhỏ và máy nổ để phát điện sử dụng trong gia đình. Do điều kiện địa hình núi đá rất phức tạp nên chương trình nước sinh hoạt nông thôn
  • 27. 17 đã được đầu tư xây dựng nhưng vẫn ở phạm vi hẹp. Nhiều hộ gia đình vẫn phải tìm nguồn nước tự nhiên từ trong núi để phục vụ sinh hoạt hàng ngày. 2.5.2 Đánh giá về những thuận lợi và khó khăn 2.5.2.1. Thuận lợi Khu vực xã Thần Sa là nơi phân bố tự nhiên của loài Nghiến với đặc điểm về đất đai, khí hậu phù hợp cho việc phát triển của loài cây này. Là cây gỗ quý hiếm và nằm trong khu bảo tồn gồm nhiều loài cây quý hiếm có giá trị cao nên thu hút được sự quan tâm của các ngành chức năng, chính quyền và các nhà khoa học. Lực lượng lao động dồi dào, có kinh nghiệm trong sản xuất lâm nghiệp. Rừng là nguồn sống chủ yếu của cộng đồng nên việc bảo tồn và phát triển là nhiệm vụ chung của cộng đồng. 2.5.2.2. Khó khăn Khu vực xã Thần Sa huyện Võ Nhai tỉnh Thái nguyên nằm ở miền Bắc, với vùng tiểu khí hậu, khí hậu khắc nghiệt, nắng nóng, gió lào. Do đó rừng là nguồn sống quan trọng đối với người dân nên tình trạng xâm lấn, khai thác trái phép rừng vẫn còn xảy ra không những ở những khu phục hồi sinh thái, mà cả ở những khu bảo vệ nghiêm ngặt vẫn còn diễn ra. Đây là khu vực có việc quản lý bảo vệ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, phong tục tập quán thả rông gia súc của người dân vẫn còn là tình trạng phổ biến ở các thôn bản.
  • 28. 18 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Loài nghiến gân ba (Excentrodendron tonkinnensis) - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài cây Nghiến gân ba, làm cơ sở đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát triển loài. 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu Địa điểm nghiên cứu: Tại xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Thời gian nghiên cứu: Từ 1/1/2019 đến 15/4/2019 3.3. Nội dung nghiên cứu Căn cứ vào mục tiêu và đối tượng nghiên cứu, nội dung của đề tài được xác định như sau: * Đặc điểm hình thái của loài Nghiến gân ba * Đặc điểm phân bố của loài Nghiến gân ba tại xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. * Một số đặc điểm cấu trúc quần xã thực vật rừng nơi loài Nghiến gân ba phân bố * Đặc điểm tái sinh của loài nghiến gân ba tại xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. * Đề xuất một số biện pháp bảo tồn và phát triển loài 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp kế thừa số liệu, tài liệu Trong quá trình thực hiện, đề tài đã kế thừa các số liệu, tài liệu sau: - Các tài liệu, công trình nghiên cứu về đặc điểm sinh thái, hình thái, tái sinh, giá trị sử dụng,…của loài Nghiến gân ba được thực hiện ở trong và ngoài nước. - Các số liệu, tài liệu, bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng tại xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.
  • 29. 19 - Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại khu vực nghiên cứu. 3.4.2. Điều tra sơ thám Sau khi đã có những thông tin sơ bộ về hình thái và phân bố của loài, đề tài tiến hành xác định trên bản đồ khu vực cần điều tra. Điều tra sơ thám nhằm: - Nhận diện chính xác loài và xác định sơ bộ khu vực nghiên cứu của loài Nghiến gân ba. - Xác định sơ bộ tuyến điều tra sao cho đảm bảo đi qua các loại rừng đại diện, nới có loài Nghiến gân ba phân bố. - Xác định dung lượng quan sát: Do chưa biết được biến động trữ lượng,phân bố,tái sinh của loài cây Nghiến gân ba, nên trước mắt xác định dung lượng mẫu điều tra là 5% tổng diện tích rừng tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên. Khu vực nghiên cứu thuộc xã Thần Sa, huyện Võ Nhai,tỉnh Thái Nguyên. Các tuyến điều tra chỉ xác định trên các trạng thái rừng tự nhiên. Trên các tuyến điều tra, tiến hành phát hiện các cá thể cây Nghiến gân ba bằng cách quan sát bằng mắt thông qua đặc điểm nhận dạng của chúng. Cây Nghiến gân ba phát hiện được tiến hành đo đếm các chỉ tiêu: D1.3; Hvn; Hdc; Dt và thống kê vào biểu mẫu. - Dựa trên bản đồ địa hình và bản đồ hiện trạng TNR tiến hành sơ thám khu vực nghiên cứu, tham khảo các tài liệu liên quan và các cán bộ, người dân quen biết thông thạo địa hình để lập kế hoạch cho công tác điều tra ngoại nghiệp. - Tuyến điều tra được xác định trên bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng trước khi tiến hành công tác ngoại nghiệp, các tuyến phải luôn luôn song song và cách đều nhau, tuyến cách tuyến 500 m. 3.4.3. Phương pháp phỏng vấn người dân Để đánh giá và tìm hiểu sự hiểu biết và sử dụng các loài Nghiến gân ba trong khu vực nghiên cứu, chúng tôi tiến hành chọn các đối tượng phỏng vấn như sau: Những người được phỏng vấn gồm những người đã từng khai thác
  • 30. 20 và sử dụng các loài cây gỗ trong khu vực để sử dụng cho sinh hoạt, phục vụ sản xuất cũng như để trao đổi và mua bán, những người đã từng đi khác thác Nghiến gân ba để nấu dầu hoặc đã trực tiếp nấu dầu. Những người am hiểu các loài cây tại khu vực như các cụ già, các cán bộ tuần rừng, cán bộ Kiểm lâm địa bàn hay trong khu bảo tồn, điều tra trong dân theo mẫu bảng thống nhất, khi phỏng vấn cho người dân xem cụ thể mẫu loài cây để thu thập các thông tin về giá trị sử dụng, phân bố, … Số lượng điều tra 30 phiếu/ xã. - Điều tra cây cá thể: Điều tra trong dân nhờ lãnh đạo xã giới thiệu cán bộ kiểm lâm, cán bộ lâm nghiệp dẫn đi tìm các cây cá thể còn trong vườn nhà của dân. Điều tra trong dân theo mẫu bảng thống nhất, khi phỏng vấn cho người dân xem cụ thể mẫu loài cây, hình ảnh để thu thập các thông tin của các loài về giá trị sử dụng, phân bố ... Các cây điều tra được điền vào mẫu bảng 01 - Phương pháp thu hái sử lý mẫu: Việc thu mẫu là nhiệm vụ quan trọng làm cơ sở để xác định tên loài, taxon và xây dựng bảng danh lục thực vật chính xác, đầy đủ. - Thu hái mẫu: Dùng túi nylon lớn để đựng mẫu, dùng cồn để bảo quản mẫu vật được lâu. Dùng bút chì ghi nhãn trước khi gắn vào mẫu, sổ tay ghi đầy đủ các đặc điểm loài cây, bao lô, kẹp tiêu bản. Mẫu thu thập được xác định tên địa phương, tên phổ thông thông qua cán bộ kiểm lâm, người địa phương và chuyên gia. 3.4.4. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái Sử dụng phương pháp quan sát mô tả trực tiếp đối tượng lựa chọn đại diện kết hợp với phương pháp đối chiếu, so sánh với các tài liệu đã có. Đây là phương pháp thông dụng được dùng trong nghiên cứu thực vật học (Nguyễn Hoàng Nghĩa 2001) [14]. Cụ thể như sau: Quan sát mô tả hình thái và xác định kích thước của các bộ phận: Thân cây, vỏ cây, sự phân cành, lá, hoa và hạt của cây Nghiến gân ba, đối với thân
  • 31. 21 cây ta dùng thước dây để xác định chu vi tại vị trí D1.3 , đo lá và quả bằng cách chọn những lá và quả sinh trưởng bình thường không bị sâu bệnh hay biến dạng dùng thước kẻ hoặc thước dây đo chiều dài và rộng rồi ghi lại các thông số đã đo vào bảng, ngoài ra chúng ta có thể dùng thước kẹp để đo kích thước quả rất tiện lợi và có độ chính xác cao. Lấy mẫu tiêu bản không những của loài nghiên cứu mà lấy của các loài khác trong quần xã phục vu cho việc định danh loài. Các mẫu vật thu được cần so sánh với các tiêu bản trước đây hoặc nhứng loài cây có hình thái tương tự nhằm xác định tính chính xác của loài (Nguyễn Hoàng Nghĩa 2001) [14]. Đo đếm giá trị trung bình của lá và quả cây Nghiến gân ba. Thu hái 100 mẫu lá, quả ở 3 vị trí trên tán cây (Dưới tán, giữa tán và đỉnh tán) Dụng cụ thiết bị hỗ trợ: Máy ảnh, thước dây. ống nhòm, thước đo độ cao, GPS,… 3.4.5. Điều tra trên các OTC điển hình Để nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng, sử dụng phương pháp điều tra trên ô tiêu chuẩn điển hình. Dựa trên kết quả điều tra trên các tuyến ở nhưng vị trí xuất hiện nghiến gân ba tiến hành lập các ô tiêu chuẩn, mỗi ô tiêu chuẩn có diện tích là 1.000 m 2 (40 m x 25 m) và được thiết lập ở nơi đại diện về cấu trúc rừng, điều kiện địa hình, thổ nhưỡng của khu vực. Ô tiêu chuẩn được lập bằng địa bàn cầm tay và thước dây với sai số khép kín là 1/200. Số lượng OTC 9 ô / xã. Trong OTC xác định các nhân tố điều tra sau: - Đối với tầng cây gỗ: Tại các OTC tiến hành mô tả các chỉ tiêu cần thiết phục vụ cho các nội dung nghiên cứu của đề tài như độ dốc mặt đất, hướng phơi, độ cao…, sau đó xác định tên loài và các chỉ tiêu sinh trưởng của tầng cây gỗ: Dụng cụ và thiết bị hỗ trợ: máy ảnh, thước kẹp, thước dây, thước đo cao, bảng biểu lập sẵn.
  • 32. 22 Các chỉ tiêu thu thập gồm: Tên loài cây, Hvn, Hdc, D1,3, Dt của tất cả các loài cây có D1.3 ≥ 6cm trong OTC. Đường kính thân cây (D1,3 cm) được đo bằng thước kẹp kính hai chiều, hoặc dùng thước dây đo chu vi. Chiều cao vút ngọn (Hvn, m) và chiều cao dưới cành (Hdc, m) được đo bằng thước đo cao với độ chính xác đến dm. Hvn của cây rừng được xác định từ gốc cây đến đỉnh sinh trưởng của cây, Hdc được xác định từ gốc cây đến cành cây đầu tiên tham gia vào tán của cây rừng. Đường kính tán lá (Dt, m) được đo bằng thước dây, đo hình chiếu tán lá trên mặt phẳng ngang theo hai hướng Đông Tây và Nam Bắc, sau đó tính trị số bình quân. Kết quả đo được thống kê vào phiếu điều tra tầng cây gỗ được tổng hợp trong phụ lục 2 - Đối với tầng cây tái sinh Do đây là nội dung điều tra lâm học nên tầng cây tái sinh được xác định toàn bộ cây tái sinh của tất cả các loài, (trong đó có loài Nghiến gân ba) để xác định công thức tổ thành tầng cây tái sinh. Trong mỗi OTC điển hình tạm thời lập 5 ô dạng bản (ODB) có diện tích 25 m2 (4 ô ở 4 góc và 1 ô ở trung tâm OTC). Các chỉ tiêu đo đếm bao gồm: Tên loài, chiều cao vút ngọn (Hvn), tình hình sinh trưởng, phẩm chất cây con, nguồn gốc tái sinh (chồi, hạt), số lượng cây, tỷ lệ cây có triển vọng… của những cây có D1.3 < 6 cm. Cây tái sinh triển vọng là cây thuộc loài mục đích, phát triển tốt, có chiều cao lớn hơn lớp cây bụi thảm tươi tại khu vực đó (≥2 m). Thống kê tất cả cây tái sinh vào phiếu điều tra (xem phụ lục) theo các tiêu chí: - Tên loài cây tái sinh. - Chiều cao cây tái sinh theo các cấp khác nhau. - Xác định chất lượng cây tái sinh:
  • 33. 23 + Cây tốt là cây thân thẳng, không cụt ngọn, sinh trưởng phát triển tốt, không sâu bệnh. + Cây xấu là những cây cong queo, cụt ngọn, sinh trưởng phát triển kém, sâu bệnh. + Còn lại là cây có chất lượng trung bình. - Xác định nguồn gốc cây tái sinh: hạt hay chồi Khi điều tra tái sinh trên các ODB, chúng tôi đồng thời xách định các chỉ tiêu: độ tàn che, độ che phủ bình quân và độ dốc mặt đất tại vi trí ODB. - Xác định cây tái sinh có triển vọng: Cây tái sinh có triển vọng là những cây ≥2m, sinh trưởng tốt có khả năng tham gia vào tầng cây cao. - Phương pháp điều tra cây bụi, thảm tươi Trên 5 ODB đã lập, tiến hành đo đếm đồng thời các cây bụi và thảm tươi trên toàn bộ diện tích. Điều tra cây bụi theo chỉ tiêu: Tên loài chủ yếu, số lượng khóm (bụi), chiều cao bình quân, độ che phủ trung bình của từng loài trên ODB. Phương pháp lập ô dạng bản (ODB): Trong OTC lập 5 ODB để điều tra cây bụi, thảm tươi theo vị trí: 1 ô ở tâm, 4 ô ở 4 góc của ô tiêu chuẩn. Cụ thể như hình vẽ sau: 40m 25m Lập ODB để điều tra cây bụi, thảm tươi. Diện tích mỗi ODB là 25 m2 (5m x 5m). Số ODB ở khu vực 1 là 9 x 5 = 45 ô.
  • 34. 24 Điều tra thảm tươi theo các chỉ tiêu: Loài chủ yếu, chiều cao bình quân, độ che phủ bình quân của loài và tình hình sinh trưởng của thảm tươi trên ODB. Để xác định độ che phủ của tầng cây bụi, thảm tươi chúng tôi thực hiện như sau: dùng thước dây có chia vạch theo 2 đường kính vuông góc với nhau của ODB, trên mỗi đường đã vạch tính tổng chiều dài của những đoạn bị tán của cây bụi và thảm tươi che lấp, độ dài bị che lấp này chia cho chiều dài đường kính của ODB sẽ thu được độ che phủ. Cộng tổng và chia trung bình của 02 đường kính sẽ ra độ che phủ trung bình của 1 ODB. Sơ đồ bố trí OTC và ô dạng bản được minh họa ở hình 2 dưới đây. 3.4.6. Phương pháp nội nghiệp Toàn bộ số liệu thu thập xử lý bằng phần mền Excel 5.0. a.Tổ thành tầng cây gỗ Hệ số tổ thành của các loài cây được xác định theo số cây hoặc tiết diện ngang. Trên quan điểm sinh thái người ta thường xác định tổ thành tầng cây cao theo số cây còn trên quan điểm sản lượng, người ta lại xác định tổ thành thực vật theo tiết diện ngang hoặc theo trữ lượng. Đê xác định tổ thành tầng cây gỗ, đề tài sử dụng phương pháp xác định mức độ quan trọng (Importance Value Index = IVI) của Daniel Marmillod tính theo công thức 𝐼𝑉𝑖% = 𝑁𝑖%+𝐺𝑖% 2 (1) Trong đó: • IVi là chỉ số mức độ quan trọng (tỷ lệ tổ thành) của loài i. • Ni% là phần trăm số cá thể ở tầng cây cao của loài i so với tổng số cây trên ô tiêu chuẩn: Ni% = ni ∗100 (2) 𝑁i • Gi% là tỉ lệ tiết diện ngang của loài i so với tổng tiết diện ngang trong ô tiêu chuẩn.
  • 35. 25 2 4 10000 i D G    (3) Theo đó, những loài cây có chỉ số IVI ≥ 5% mới thực sự có ý nghĩa về mặt sinh thái trong lâm phần. Theo Thái Văn Trừng (1978) trong một lâm phần nhóm loài cây nào chiếm trên 50% tổng số cá thể của tầng cây cao thì nhóm loài đó được coi là nhóm loài ưu thế. Nhưng loài có IVI (%) ≥ 5% được lấy vào công thức tổ thành sinh thái. b. Độ tàn che Xác định độ tàn che: Độ tàn che của rừng được đo ở 5 vị trí trong ô tiêu chuẩn (tại vị trí lập 5 ô dạng bản) bằng máy đo độ tàn che Spherical Densiometer Model-A. ĐTC = (4) Trong đó n là tổng số ô bị tán rừng che khuất. 1,04 là hệ số c. Tổ thành cây tái sinh Xác định số cây trung bình theo loài dựa vào công thức: m ni n m 1 i    (5) Trong đó: - n là số cây trung bình theo loài, - m là tổng số cây tái sinh trên ô tiêu chuẩn - ni là số lượng cây tái sinh loài i. Xác định tỷ lệ tổ thành và hệ số tổ thành của từng loài được tính theo công thức: m i i 1 n .10 n i    (6) 100 04 , 1 * n n%i
  • 36. 26 Trong đó: - i =1, 2, 3… - m là số loài trong ô tiêu chuẩn. Nếu: - n%i  5% thì loài i được tham gia vào công thức tổ thành - n%i < 5% thì loài i không được tham gia vào công thức tổ thành. d. Mật độ cây nghiến tái sinh Là chỉ tiêu biểu thị số lượng cây tái sinh trên một đơn vị diện tích, được xác định theo công thức sau: S n 10.000 N/ha   (7) Trong đó: - S là tổng diện tích các ô dạng bản điều tra tái sinh (m2 ), - n là số lượng cây nghiến tái sinh điều tra được. Sử dụng phương pháp ước lượng khoảng trong thống kê toán học trong lâm nghiệp, trên cơ sở kết quả điều tra trên mẫu (tuyến điều tra). Từ số liệu trữ lượng Nghiến gân ba đã tính toán cho các OTC hay các tuyến điều tra, trong trường hợp chưa biết trước quy luật phân bố tần số trong tổng thể vì theo định luật số lớn phân phối xác suất của số trung bình mẫu tiệm cận chuẩn. e. Chất lương tái sinh Nghiên cứu tái sinh theo cấp chất lượng tốt, trung bình, xấu và đồng thời xác định tỉ lệ cây tái sinh có triển vọng nhằm đánh giá một cách tổng quát tình hình tái sinh đang diễn ra tại khu vực nghiên cứu. Tính tỷ lệ % cây tái sinh tốt, trung bình, hoặc xấu theo công thức: 100 N n N%   (8) Trong đó: - N%: Tỷ lệ phần trăm cây tốt, trung bình, hoặc xấu - n: Tổng số cây tốt, trung bình, hoặc xấu
  • 37. 27 - N: Tổng số cây tái sinh f. Phương pháp tính trữ lượng cây nghiến * Trữ lượng nghiến trên một hecta M= G. 𝐻. f1.3 (m3 ) (9) Trong đó: + M: là trữ lượng cây nghiến/ha + G: là tổng tiết diện ngang của các cây đo tại vị trí 1,3 m + f1.3; là hình số 1,3 của loài cây nghiến (hệ số thon f1.3=0.43)
  • 38. 28 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm về hình thái của loài Nghiến gân ba 4.1.1. Đặc điểm hình thái thân Từ việc tổng hợp các tài liệu nghiên cứu về đặc điểm hình thái loài Nghiến (Excentrodendron tonkinense (Gagnep) Change & Miau, 1978) trong và ngoài nước kết hợp với điều tra ngoài thực địa tại xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái nguyên đặc điểm của loài Nghiến được tổng hợp lại trong bảng 4.1 Hình 4.1 Thân cây nghiến Hình 4.2 Thân cây nghiến Bảng 4.1: Kết quả đo đếm đường kính trung bình của thân cây Nghiến Chỉ số D1.3 (cm) Hvn (m) Nhỏ nhất 12 7 Lớn nhất 125 30 Trung bình 41 14 Kết quả ở bảng 4.1 cho thấy: Cây Nghiến ở khu vực nghiên cứu có chiều cao trong khoảng từ 7-30m, đường kính thân cây nằm trong khoảng từ 12-125cm. D1.3 trung bình của cây là 41 cm, Hvn trung bình là 14 m. Thân tròn thẳng, gốc có bạnh lớn, vỏ có nốt sần sùi, màu xám tro, bong mảng.
  • 39. 29 4.1.2. Đặc điểm hình thái lá cây Hình 4.3 Lá nghiến trưởng thành Hình 4.4 Lá nghiến tái sinh Kết quả đo kích thước lá cây Nghiến được thể hiện ở bảng sau: Bảng 4.2: Kết quả đo đếm kích thước trung bình của lá Nghiến Chỉ số Lá Chiều dài cuống lá (cm) Chiều dài lá (cm ) Chiều rộng lá (cm) Nhỏ nhất 4 7 7 Lớn nhất 7 14 12 Trung bình 5.5 10.5 9.5 Kết quả đo kích thước và hình ảnh lá cây Nghiến cho thấy lá Nghiến có một số đặc điểm sau: Lá đơn mọc cách hình trứng tròn, đầu nhọn dần có mũi lồi ra. Đuôi hình tim, hoặc gần tròn dài 7- 14 cm, rộng 7 – 12 cm, phiến lá dày, cứng, nhẵn bóng, mép nguyên, cuống lá thô, dài 4 – 7 cm hơi đỏ, lá non hơi dính. 4.2. Một số đặc điểm phân bố của loài Nghiến gân ba tại xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên 4.2.1. Đặc điểm phân bố trong các trạng thái rừng Nghiến là loài cây điển hình của vùng núi đá vôi, rừng thường xanh mưa mùa á nhiệt đới và rừng thường xanh mưa mùa nhiệt đới, trong vùng rừng mưa mùa á nhiệt đới chia làm hai loại là: Rừng thường xanh mưa mùa á
  • 40. 30 nhiệt đới trên núi đá vôi và rừng thường xanh mưa mùa á nhiệt đới trên núi đất, rừng thường xanh mưa mùa nhiệt đới chia làm hai loại là rừng thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi đá vôi và rừng thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi đất, vùng có lượng mưa hàng năm trên 1378 mm, mùa khô hơn ba tháng, độ ẩm tương đối hàng tháng trên 80 %, nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất 26 – 36 0 C, tháng lạnh nhất 6 – 15 0 C, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối 6 0 C, nhiệt độ trung bình năm là 22 – 39 0 C. Rừng thường xanh mưa mùa á nhiệt đới trên núi đá vôi chủ yếu phân bố trên các dải núi đá ở độ cao trên 250 m, Rừng thường xanh mưa mùa á nhiệt đới trên núi đất thành phần cây rừng phong phú, gồm nhiều loài như: Đinh (Polyscias fruticosa), Trai lý (Garcinia fagraeoides), Nghiến (Excentrodendron tonkinense (Gagnep) Chang & Miau, 1978), Ké (Xanthium strumarium),… Rừng thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi đất Cấu trúc rừng của kiểu phụ này khá đơn giản, phân làm 3 tầng: Một tầng cây gỗ, một tầng cây bụi và tầng thảm tươi. Rừng thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi đá vôi kiểu rừng này với diện tích, phân bố chủ yếu ở các dải núi đá vôi. Bảng 4.3: Bảng phân bố của loài Nghiến trong các trạng thái rừng OTC Số cây Trạng thái rừng Địa danh 1 1 Núi đá có rừng Xóm Ngọc Sơn II 2 3 Núi đá có rừng Xóm Ngọc Sơn II 3 6 Núi đá có rừng Xóm Ngọc Sơn II 4 3 Núi đá có rừng Xóm Kim Sơn 5 1 Núi đá có rừng Xóm Kim Sơn 6 3 Núi đá có rừng Xóm Kim Sơn 7 2 Núi đá có rừng Xóm Ngọc Sơn II 8 3 Núi đá có rừng Xóm Kim Sơn 9 4 Núi đá có rừng Xóm Ngọc sơn II Tổng 26
  • 41. 31 Kết quả từ bảng 4.3 cho thấy hầu hết những cây nghiến trong các OTC đều phát triển ở những vùng núi đá vôi và trong trạng thái rừng: núi đá có rừng cây nghiến tại mỗi ô trung bình từ 2 đến 4 cây cao nhất trong OTC 3 với 6 cây tại xóm Ngọc sơn II và thập nhất trong OTC 5 với 1 cây nghiến tại xóm Kim sơn. 4.2.2. Đặc điểm phân bố theo tuyến điều tra Qua quá trình điều tra cây nghiến theo tuyến tôi thu thập được kết quả điều tra trong bảng 4.4 Bảng 4.4: Bảng tổng hợp nghiến gân ba theo tuyến điều tra STT Tuyến điều tra Độ dài tuyến Số cây xuất hiện 1 Tuyến 14: Từ đầu xóm Ngọc sơn II – cuối xóm Ngọc Sơn II Điểm đầu: X:589021 ; Y:2416732 Điểm cuối: X:596921 ; Y:2416732 7,9 (km) 04 2 Tuyến 15: Từ đầu xóm Ngọc sơn II – cuối xóm Ngọc Sơn II Điểm đầu: X:588921 ; Y:2416433 Điểm cuối: X:597321 ; Y:2416433 8,5 (km) 08 3 Tuyến 15: Từ đầu xóm Ngọc sơn II – cuối xóm Ngọc Sơn II Điểm đầu: X:588921 ; Y:2416433 Điểm cuối: X:597321 ; Y:2416433 8,5 (km) 06 4 Tuyến 30: Từ Hạ Sơn Dao đến cuối núi Xó Páng Điểm đầu: X:588521 ; Y:2410355 Điểm cuối: X:596000 ; Y:2410355 7,6 (km) 03 5 Tuyến 06: Từ đầu mỏ Tân Kim đến cuối Khau En Điểm đầu: X:591235 ; Y:2419732 Điểm cuối: X:598066 ; Y:2419732 6,1 (km) 01 6 Tuyến 13 : Khu vực:Di Chỉ khảo cổ bãi đá Ngườm Điểm đầu: X:588131 ; Y:2410834 Điểm cuối: X:596021 ;Y: 2410834 8,1 (km) 03 7 Tuyến 05:từ núi Khau En đến Tân Kim Điểm đầu: X: 592422 ;Y: 2420321 Điểm cuối: X:597916 ; Y:2420321 5,6 (km) 02 8 Tuyến 27:từ núi Đá Mèo đến Kim Sơn Điểm đầu: X:587716 ;Y: 2411518 Điểm cuối: X:595822 ; Y:2411518 8,0 (km) 03 9 Tuyến 28:Từ Hạ Sơn Dao đến Kim Sơn Điểm đầu: X: 587921 ; Y:2411216 Điểm cuối: X: 595814 ; Y:2411216 7,8 (km) 04 Tổng 34
  • 42. 32 Từ kết quả 35 tuyến điều tra đã lập ban đầu khi tiến hành điều tra trên địa bàn xã Thần Sa, huyện Võ Nhai , tỉnh Thái Nguyên thì có 8 tuyến điều tra xuất hiện cây nghiến, tổng số cây trên các tuyến là 34 cây/8 tuyến điều tra .Từ đó chúng tôi xác định được tần suất xuất hiện của loài nghiến trên toàn tuyến là 0,97. Kết quả từ bảng 4.4 cho thấy độ dài các tuyến điều tra khá lớn từ 5-8 km tuyến lớn nhất có loài nghiến xuất hiện là 8,55 km với số cây xuất hiện là 6 cây, tuyến nhỏ nhất là 5,6 km với số cây xuất hiện là 2 cây. Kết quả cho thấy số cây xuất hiện trên các tuyến điều tra phân bố không đều. Độ dài các tuyến điều tra khá lớn tuy nhiên chỉ xuất hiện 34 cây điều đó cho thấy cây nghiến phân bố tự nhiên trên khu vực nghiến cứu còn lại không nhiều. 4.3. Một số đặc điểm cấu trúc quần xã thực vật nơi loài Nghiến gân ba phân bố 4.3.1. Cấu trúc mật độ Mật độ tầng cây gỗ là số cây của tầng cây gỗ trên một hecta (N cây/ha). Mật độ là một trong những đặc trưng quan trọng của quần thể, nó nói lên mức độ tận dụng dinh dưỡng của quần thể. Mật độ rừng còn là một chỉ tiêu biểu thị mức độ ảnh hưởng lẫn nhau giữa các cây cùng loài hoặc khác loài, khả năng thích nghi của cây rừng đối với những thay đổi điều kiện sống, biểu thị khoảng cách giữa các cây trong quần thể hoặc quần xã và mức độ tác động của quần thể đối với quần xã. Vậy nghiên cứu mật độ tức là nghiên cứu mức độ lợi dụng tiềm năng sản xuất của điều kiện lập địa. Bảng 4.5. Mật độ của loài Nghiến gân ba OTC NLp NNg NLp(cây/ha) NNg(cây/ha) 1 36 1 360 10 2 30 3 300 30 3 41 6 410 60 4 37 3 370 30 5 35 1 350 10 6 32 3 320 30 7 39 2 390 20 8 28 3 280 30 9 33 4 330 40
  • 43. 33 Kết quả từ bảng 4.5 cho thấy: mật độ của tầng cây gỗ và Nghiến trong các OTC khác nhau là khác nhau. Cụ thể: Mật độ cao nhất trong OTC 3 với mật độ tầng cây gỗ là 410 cây/ha. Trong đó mật độ cây Nghiến đạt 60 cây/ha. Mật độ trung bình của cây nghiến gân ba từ 20 đến 40 cây/ha Mật độ thấp nhất trong OTC 2 mật độ tầng cây gỗ là 300 cây/ha trong đó mật độ cây Nghiến 30 cây/ha. Nhìn chung mật độ của tầng cây gỗ và Nghiến trong các OTC có sự khác nhau rõ rệt. 4.3.2. Cấu trúc tổ thành Trong đời sống của sinh vật nói chung và thực vật rừng nói riêng mỗi loài có một trung tâm phân bố tối thích, sự phân bố rộng hay hẹp tùy thuộc vào khả năng chống chịu cũng như biên độ sinh thái của loài. Thực tế cho thấy sự tồn tại của loài cây, khả năng phân bố tối thích phụ thuộc vào cả yếu tố bên trong cũng như điều kiện bên ngoài, giữa các loài trong cùng điều kiện sống. Từ việc phân tích bảng số liệu tầng cây gỗ của các OTC nơi có cây Nghiến phân bố có thể xác định được công thức kết cấu tổ thành loài tầng cây gỗ. Việc xác định kết cấu tổ thành loài cây đi kèm giúp ta biết được loài cây nghiên cứu có mối quan hệ với những loài cây nào? Chúng có quan hệ như thế nào? Quan hệ hỗ trợ cùng tồn tại hay mối quan hệ cạnh tranh, loài đó hay mọc cùng loài nào giúp ích cho việc điều tra dễ dàng hơn, từ đó có biện pháp lâm sinh tác động phù hợp nhằm phát triển loài cây đó. Hệ số tổ thành tính theo số cây ta có công thức tổ thành tầng cây gỗ như sau:
  • 44. 34 Bảng 4.6: Tổng hợp công thức tổ thành tầng cây gỗ TT OTC Công thức tổ thành Số loài trong OTC Số loài tham gia CTTT 1 40,64Ngh+9,37Suđ+8,70Mas+6,12Lom+5,9 8Nhđ+9,58Mat+23,21Lk 17 6 2 22,23Ngh+15,19Nhđ+13,09Map+5,78Deg+4 3,72Lk 16 4 3 41,17Ngh+15,43Nhđ+7,65Hvn+6,98Cbb+5, 03Hav+5,02Cha+18,44Lk 17 6 4 23,79Ngh+14,57Lom+11,86Mat+10,48Mlt+ 10,32Thđ+5,34Thu+23,63Lk 13 6 5 13,95Ngl+10,69Ngh+9,59Ddx+8,45Kha+7,7 5Deg+6,36Hav+5,27Trv 18 6 6 20,04Ngh+11,19Suđ+10,87Mat+10,70Hvn+ 7,77Hav+5,62Cbb+33,81Lk 15 6 7 13,56Kha+13,30Ngh+11,78Mat+10,13Duo+ 7,91Suđ+6,59Hav+5,90Siđ+5,89Mas+5,31H vn+19,53Lk 17 9 8 24,58Ngh+10,89Deg+9,25Mat+8,42Sog+7,3 0Muo+6,48Mas+5,57Pha+5,03Nhr+22,47Lk 17 9 9 16,67Ngh+10,03Tam+9,08Lom+6,40Qut+6, 26Lot+6,23Ngl+45,34Lk 20 6 Từ bảng 4.6 chúng tôi có những kết luận sau đối với thành phần loài cây đi kèm với loài Nghiến như sau: Hệ tổ thành của loài nghiến khá cao từ 13,56 đến 40,46. Một số loài rất hay gặp đó là những loài: Mạy Tèo (Streblus acrophyllus Blume), Lộc mại (Claoxylon indicum), Chay bắc bộ (Artocarpus tonkinensis), Sồi (Líthocorpus zissus Champ.Ex .Benth), Thung (Tetrameles amdifolia)...đây là những loài thường gặp mỗi khi có Nghiến xuất hiện và cũng là thành viên chính rất hay gặp mỗi khi tham gia vào công thức tổ thành rừng hỗn giao với Nghiến. Kết quả này cũng cho thấy sự hỗn giao của một số loài cây phân bố trên các đỉnh núi cao và là cơ sở để đề xuất biện pháp tái sinh Nghiến với các loài câykhác.
  • 45. 35 4.3.3. Đặc điểm trữ lượng cây Nghiến gân ba tại xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên Để thuận lợi cho việc xử lý số liệu và phân tích kết quả điều tra tôi đã tiến hành phân loại trữ lượng rừng cho từng ô tiêu chuẩn sau đó tập hợp để xử lý số liệu và phân tích. Kết quả phân tích và xử lý được tổng hợp trong bảng 4.7. Bảng 4.7: Trữ lượng nghiến gân ba tại khu vực nghiên cứu OTC Dtb (cm) Htb (m) Trữ lượng (m3 ) Tiết diện (m2 ) M/ha MNg/ha G/ha GNg/ha 1 15,81 10,08 213,38 189,87 17,08 12,27 2 17,23 13,57 49,45 27,83 6,84 2,52 3 14,93 11,44 87,51 87,51 10,87 7,36 4 14,70 11,58 65,33 37,78 8,09 3,20 5 15,69 11,58 57,69 17,48 7,83 1,45 6 18,50 14,16 85,98 35,71 10,31 3,17 7 17,74 13,82 96,90 29,58 11,63 2,50 8 17,04 12,50 80,03 39,41 8,72 3,35 9 15,39 11,79 48,52 14,33 7,11 1,51 Qua kết quả của bảng 4.11 ta thấy trữ lượng trung bình của loài nghiến từ 25 đến 50 m3 /ha cao nhất trong OTC1 với trữ lượng là: 189,872 m3 /ha do tại đây còn duy nhất một cây cổ thụ với đường kính rất lớn là 125 cm. Thấp nhất trong OTC 9 với trữ lượng nghiến là 14,33 m3 4.3.4. Đặc điểm độ tàn che nơi loài nghiến gân ba phân bố Để chỉ ra các chỉ số độ tàn che, trong quá trình điều tra tôi đã xác định thành phân các loài cây từ tầng thảm tươi đến tầng cây cao để đánh giá sơ bộ về thực vật khu vực này. Độ tàn che trong OTC là giá trị trung bình các lần đo đếm trong các ODB kết quả được tổng hợp trong bảng 4.8
  • 46. 36 Bảng 4.8: Sinh trưởng đường kính, chiều cao và độ tàn che của các OTC có nghiến phân bố TT OTC Hvntb D1.3tb Độ tàn che trong các Otc OTC Nghiến OTC Nghiến 1 10,08 36 15,81 125 0,5 2 10,71 25 13,61 32,3 0,3 3 11,44 28,8 14,93 38,3 0,6 4 11,58 26,3 14,70 36 0,3 5 12,91 28 15,69 43 0,5 6 14,16 25,3 18,50 36 0,4 7 13,82 27 17,74 39,5 0,5 8 12,50 26 17,04 37 0,3 9 11,79 14,75 15,39 19,5 0,5 Trung bình 12,11 26,35 15,93 45,17 0,43 Qua bảng số liệu trên ta thấy độ tàn che trung bình của loài nghiến gân ba trong các OTC là 0,43. OTC 3 có độ tàn che lớn nhất là 0,6, nhỏ nhất trong OTC 2 và OTC 8 với độ tàn che là 0,3. Từ kết quả trên ta thấy nghiến gân ba là loài cây ưa sáng thường phân bố tại những khu vực có độ tàn che trung bình và thấp 4.4. Đặc điểm về tái sinh của loài 4.4.1. Đặc điểm tái sinh quanh gốc cây mẹ Kết quả điều tra và sử lý kết quả về chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh được thể hiện qua bảng sau:
  • 47. 37 Bảng 4.9: Tổng hợp tái sinh cây nghiến gân ba TT OTC Số cây tái sinh Cấp chiều cao (m) Chất lượng % Nguồn gốc < 1 1 - <2 ≥2 Tốt Xấu TB Hạt Chồi 1 13 8 3 2 4 1 8 9 4 2 17 5 7 5 4 2 11 10 7 3 12 6 4 2 2 3 7 8 4 4 9 4 2 3 2 3 4 7 2 5 10 4 3 5 3 1 8 8 2 6 21 5 8 8 7 5 9 11 10 7 28 8 12 8 9 12 7 12 16 8 21 7 7 6 6 6 9 9 12 9 27 8 10 9 8 4 15 13 14 Tổng 158 54 57 47 45 37 78 87 71 Tỷ lệ % 100 34,18 36,08 29,74 28,48 23,42 49,36 55,06 44,94 Từ kết quả ở bảng 4.9 tôi tính được mật độ cây nghiến tái sinh trung bình là 175 cây/ha. Trong đó tỉ lệ cây nghiến tái sinh có chiều cao <1m là 34.18%, tỉ lệ cây có chiều cao từ 1-2m là 35.44%, tỉ lệ cây nghiến tái sinh có chiều cao >2m là 29.74%. Tỉ lệ cây nghiến tái sinh có chất lượng tốt và trung bình 77.84%. Tỉ lệ cây nghiến tái sinh từ hạt là 55.06% tỉ lệ cây nghiến tái sinh từ chồi là 44.94%. Việc tái sinh từ hạt lớn chứng tỏ đặc điểm này thuận lợi cho việc hình thành tầng rừng chính trong tương lai vì trong cùng một loài cây mọc từ hạt có đời sống lâu hơn so với cây mọc từ chồi khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh tốt hơn so với cây mọc từ chồi.
  • 48. 38 4.4.2. Đặc điểm cây bụi nới loài nghiến gân ba phân bố Kết quả điều tra và sử lý kết quả về cây bụi nơi loài nghiến phân bố được thể hiện qua bảng sau: Bảng 4.10: Tổng hợp độ che phủ trung bình của cây bụi OTC Loài cây bụi Độ che phủ TB (%) 1 Trọng đũa, Đơn nem, Lụi, Cỏ lào, Đom đóm 18,4 2 Mua lông, Nứa tép, Cỏ lào, Cà dại, Ta me 14,6 3 Trứng cua, Mật sạ, Cà dại, Ta me, Lụi 16,8 4 Đơn nem, Mua lông, Cỏ lào, Huyết giác, Nứa tép 15,4 5 Lụi, Huyết giác, Trọng đũa, Đơn nem,Cỏ lào 17 6 Cỏ lào, Đom đóm, Cỏ lào, Đơn nem, Lụi 20 7 Nứatép,Mualông,Càdại,Nứatép,Ta me 26,25 8 Trứng cua, Ta me, Cà dại, Mật sạ, Lụi 22 9 Nứa tép, Mua lông, Cà dại, Nứa tép, Ta me 21 Trung bình 19,05 Kết quả đo đếm từ bảng 4.10 cho thấy độ che phủ lớp cây bụi cao nhất là 26,25% trong OTC 7, thấp nhất trong OTC 2 là: 14,6% độ che phủ trung bình của các OTC là 19,05 %. Mức độ che phủ của lớp cây bụi là khá cao tại những nơi có loài nghiến phân bố nó gây ảnh hưởng rất lớn đến tái sinh của loài nghiến gân ba. 4.4.3. Đặc điểm thảm tươi và dây leo nơi loài nghiến gân ba phân bố Thảm tươi là lớp cây cỏ phủ trên bề mặt đất rừng. Chỉ tiêu điều tra: Tên loài cây, chiều cao trung bình, độ che phủ của loài, độ che phủ chung được xác định bằng phương pháp ước lượng. Kết quả điều tra thảm tươi và dây leo nơi loài nghiến gân ba phân bố được ghi vào bảng 4.11
  • 49. 39 Bảng 4.11: Tổng hợp độ che phủ trung bình thảm tươi và dây leo OTC Loài thảm tươi và dây leo Độ che phủ TB (%) 1 Cỏ rác lông, Bạc thau tía, Ráy leo, Sắn dây rừng, Bình vôi 21,2 2 Cỏ rác lông, Dương xỉ, Tổ đỉa, Ráy leo lá xẻ, Cẩm cùi, Giảo cổ lam 31 3 Cỏ rác lông, Nhái gân, Giảo cổ lam, Bình vôi, Thạch hộc hoa trắng 35 4 Cỏ rác lông, Láy, Sam núi, Móng bò hoa chanh, Dương xỉ, Tắc kè đá, Khoai nưa 35 5 Láy, Tắc kè đá, Khoai nưa, Dương xỉ, Tắc kè đá, Cỏ rác lông 30 6 Sắn dây rừng, Dáy leo, Sắn dây rừng, Bạc thau tía, Bình vôi 25 7 Cẩm cùi, Giảo cổ lam, Tổ đỉa, Dáy leo lá xẻ, Cỏ rác lông,Dươngxỉ 25 8 Giảo cổ lam, Thạch hộc hoa trắng, Sam núi, Móng bò hoa chanh, Dương xỉ, Tắc kè đá, Khoai nưa 23 9 Dáy leo lá xẻ, Cỏ rác lông, Tổ đỉa, Lụi, Cỏ lào, Đom đóm 25 Trung bình 27,8 Kết quả của bảng 4.11 cho thấy độ che phủ của lớp thảm tươi và dây leo trong các OTC là khác nhau rõ rệt, độ che phủ trung bình là 27.8% cao nhất trong OTC 3 và OTC 4 là 35%, thấp nhất trong OTC 1 với 21,2%. Độ che phủ lớp thảm tươi và dây leo ảnh hưởng lớn đến các trạng thái của rừng làm phong phú thêm thành phần thực vật rừng và hình thành nên kiểu khí hậu rừng. 4.5. Đề xuất một số biện pháp bảo tồn và phát triển loài Nghiến gân ba tại xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên 4.5.1. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác bảo tồn và phát triển cây Nghiến gân ba tại xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên * Thuận lợi - Có hệ thống văn bản pháp luật đầy đủ trong công tác quản lý
  • 50. 40 - Nguồn lực cho công tác bảo tồn và phát triển cây nghiến gân ba gồm nhân lực và vật lực bước đầu được quan tâm đầu tư. * Khó khăn - Lực lượng đảm nhận công tác quản lý trên địa bàn còn thiếu, năng lực quản lý chuyên môn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. - Nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc bảo tồn cây nghiến gân ba còn hạn chế. - Địa hình núi đá cao, gây kho khăn lớn trong công tác tuần tra bảo vệ rừng của lực lượng cán bộ kiểm lâm. 4.5.2. Đề xuất biện pháp bảo tồn, phát triển loài Thực trạng công tác bảo tồn và phát triển loài cây Nghiến ở khu bảo tồn thiên nhiên thần sa do đặc điểm địa hình đồi núi cao, nên công tác tuần tra bảo vệ rừng còn lỏng lẻo, nhất là với loài cây Nghiến, vẫn có tình trạng chặt phá, khai thác gỗ Nghiến. Gỗ Nghiến là loài cây quý hiếm gỗ chắc bền chống mối mọt, có giá trị cao, thường được dùng để làm nhà, làm thớt, đóng thuyền, làm tượng..v.v. Củ Nghiến còn được dùng để ngâm làm thuốc. Đề xuất các giải pháp để bảo tồn loài cây Nghiến - Để bảo vệ cho loài cây Nghiến không bị chặt phá bừa bãi, trước hết là phải tạo sinh kế cho người dân vì người dân ở đây từ trước tới nay vẫn sống nhờ rừng mà Nghiến lại là cây có giá trị kinh tế rất cao, nên trước hết phải đảm bảo cho người dân trong khu vực bảo tồn có kế sinh nhai để họ không phải sống nhờ rừng nữa. - Thực hiên xử lý nghiêm minh những hành vi xâm lấn, khai thác trái phép tài nguyên rừng. - Cần phải khoanh vùng trên bản đồ những nơi Nghiến phân bố, đặt biển cấm và thường xuyên tuần tra giám sát để ngăn chặn kịp thời những hành vi xâm phạm trái phép tài nguyên rừng
  • 51. 41 - Do Nghiến tái sinh ngoài tự nhiên kém, là loài cây ưa sáng nên việc phát dọn những dây leo bụi rậm nơi có Nghiến để đảm bảo Nghiến có không gian cho cây tái sinh phát triển - Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh để nâng cao hiệu quả bảo vệ rừng trên địa bàn nghiên cứu. - Khuyến khích người dân tham gia vào công tác bảo vệ phát triển rừng, tạo điều kiện cho người dân phát triển kinh tế thông qua việc vay vốn khi mà cuộc sống người dân khá hơn thì áp lực vào rừng của người dân mớigiảm.
  • 52. 42 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Trong phạm vi và thời gian nghiên cứu có hạn, với mục tiêu nghiên cứu của khóa luận là tìm hiểu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học, tình trạng phân bố của loài cây Nghiến góp phần vào công tác bảo tồn nguồn gen một số cây quý hiếm khu bảo tồn loài và sinh cảnh tại KBTTN Na Hang. Từ những kết quả nghiên cứu đạt được tôi rút ra kết luận như sau: Nghiến là cây gỗ lớn, cao đến 30 m, đường kính lên đến 125 cm. Thân tròn thẳng, gốc có bạnh lớn, Vỏ có nốt sần sùi, màu xám tro, bong mảng. Lá đơn mọc cách hình trứng tròn, đầu nhọn dần có mũi lồi ra. Đuôi hình tim, hoặc gần tròn dài 8- 12 cm, rộng 7- 10 cm, phiến lá dày, cứng, nhẵn bóng, mép nguyên, cuống lá thô, dài 3,5- 5 cm hơi đỏ, lá non hơi dính. Hoa đơn tính khác gốc. hoa tự đực hình xim ở nách lá. Hoa đực có 5 cánh tràng màu trắng vàng nhị 25- 35, hợp thành bó ở gốc. Hoa tự cái gồm 2- 3 hoa; bầu không cuống. Quả nang hình trái xoan dài 3- 4 cm, đường kính từ 1- 1,5 cm, có 5 cánh rộng, cuống quả dài 2 cm. Cấu trúc tổ thành và đa dạng loài của rừng phục hồi: Biến động về công thức tổ thành tại 9 OTC cho thấy chỉ số quan trọng (IV%) của các loài ưu thế cùng tham gia vào công thức tổ thành chủ yếu là các loài như: Sung đá, Mạy sả, Nhọc đá, Han voi, Lộc mại, Mạy tèo,… Kết quả nghiên cứu cho thấy, có sự khác biệt về các loài cây tham gia tổ thành rừng. Hệ số tổ thành của cây Nghiến là khác nhau. Cây Nghiến xuất hiện ít ở những độ cao khác nhau với số lượng rất ít , hệ số tổ thành thấp nên thamgia vào công thức tổ thành nhỏ. Về mật độ, nhìn chung mật độ của tầng cây gỗ và Nghiến trong các OTC có sự khác nhau rõ rệt.mật độ trung bình của lâm phần là 345 cây/ha trong đó mật độ trung bình của cây nghiến gân ba là 28 cây/ha kết quả cho
  • 53. 43 thấy cây nghiến chiếm khá cao trên một hécta lâm phần đó là cơ sơ để đề xuất một số biện pháp bảo vệ và phát triển loài. Tỉ lệ cây nghiến tái sinh có chiều cao <1 m là 34.18%, tỉ lệ cây có chiều cao từ 1-2 m là 35.44%, tỉ lệ cây nghiến tái sinh có chiều cao >2 m là 29.74%.Tỉ lệ cây nghiến tái sinh có chất lượng tốt và trung bình 77.84%.Tỉ lệ cây nghiến tái sinh từ hạt là 55.06% tỉ lệ cây nghiến tái sinh từ chồi là 44.94%.việc tái sinh từ hạt lớn chứng tỏ đặc điểm này thuận lợi cho việc hình thành tầng rừng chính trong tương lai vì trong cùng một loài cây mọc từ hạt có đời sống lâu hơn so với cây mọc từ chồi khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh tốt hơn so với cây mọc từ chồi. Năng lực cây tái sinh phản ánh mức độ thuận lợi của điều kiện ngoại cảnh đối với quá trình phát tán nảy mầm của hạt và sinh trưởng của cây con.Căn cứ vào kết quả khả năng tái sinh để đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh hợp lý tác động vào rừng giúp thúc đẩy quá trình tái sinh rừng. Cây bụi thảm tươi nơi cây Nghiến phân bố chủ yếu là những cây ưa sáng mọc nhanh. Các loài cây thảm tươi như tắc kè đá, sam núi, khoai nưa và một số loài cây bụi như Dương xỉ, thôi ba, đơn nem, cỏ lào … thấy xuất hiện nhiều lần ở khu vực có Nghiến phân bố. Độ che phủ trung bình của cây bụi đạt từ 15 -18 %. Độ che phủ của thảm tươi là khá cao. Tất cả các trạng thái rừng đều có độ che phủ trung bình của thảm tươi > 27,2 %.Ở khu vực nghiên cứu Nghiến thích hợp nhất với mật độ khoảng 40 cây/ha. Việc so sánh mật độ lâm phần và việc so sánh mật độ Nghiến ở các OTC cho thấy Nghiến là cây gỗ lớn ưa sáng. Độ che phủ lớp cây bụi thảm tươi ảnh hưởng lớn đến các trạng thái của rừng làm phong phú thêm thành phần thực vật rừng và hình thành nên kiểu khí hậu rừng. 5.2. Tồn tại Do thời gian thực tập khóa luận còn hạn chế, thiếu thốn về điều kiện kinh tế cùng với sự hạn chế về kiến thức của bản thân trong lĩnh vực nghiên cứu các loài thực vật quý hiếm vì vậy mà khóa luận tốt nghiệp của tôi còn
  • 54. 44 nhiều hạn chế và thiếu sót. Để có được kết quả đầy đủ và chính xác hơn về các đặc điểm hình thái, sự phân bố và tình trạng của cây Nghiến trong KBT, cần phải có thời gian nghiên cứu lâu dài có sự đầu tư kinh phí và tiến hành điều tra trên toàn bộ phạm vi KBT. Tiếp tục tiến hành điều tra thêm về sự phân bố, số lượng của các cây để bổ sung thêm vào những kết quả nghiên cứu đã đạt được. Trong quá trình nghiên cứu nên có các chuyên gia tham gia để kết quả nghiên cứu được chính xác hơn. 5.3. Kiến nghị Từ những kết quả nghiên cứu, để góp phần vào bảo tồn và phát triển loài Nghiến tại khu bảo tồn thiên nhiên thần sa đề tài có một số khuyến nghị như sau: - KBT Thiên Nhiên Thần Sa cần thực hiện các biện pháp khoanh vùng trên bản đồ và thực địa, đóng cột mốc và biển cấm nơi có loài Nghiến phân bố, chỉ đạo lực lượng Kiểm lâm của KBT và phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, tuần tra để kịp thời ngăn chặn xử lý các hành vi xâm phạm vào tài nguyên rừng. - Lấy các giải pháp kỹ thuật là chủ đạo trong bảo tồn đa dạng sinh học đối với loài Nghiến, kết hợp chặt chẽ giải pháp kinh tế - xã hội giải quyết sinh kế cho người dân thông qua các chương trình, chính sách phát triển kinh tế vùng đệm, tạo công ăn việc làm từng bước tuyên truyền vận động người dân tham gia vào công tác bảo vệ phát triển rừng của KBT. - Phối hợp các nhà khoa học trong và ngoài tỉnh thực hiện các đề tài nghiên cứu chuyên sâu về loài cây này.
  • 55. 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt 1. Lương Thị Anh (2007), Bài giảng Lâm sinh, Khoa Lâm Nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 2. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (2007), Sách Đỏ Việt Nam (phần II thựcvật– trang 350). Nxb. Khoa học&Kỹ thuật, HàNội. 3. Lê Mộng Chân và cs (2000), Thực vật rừng, NXB nông nghiệp, Hà Nội, trang 225. 4. Đỗ Hoàng Chung (2006), Bài giảng Phân loại thực vật học, Khoa lâm Nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 5. Nguyễn Đăng Cường (2011), Bài giảng Thống kê ứng dụng trong lâm nghiệp, Khoa lâm nghiệp, Trường Đại học Nông LâmThái Nguyên. 6. Triệu Văn Hùng (1996), Đặc tính sinh học của một số loài cây làm giàu rừng (Trám Trắng, Lim Xẹt), Thông tin khoa học kỹ thuật lâm nghiệp 1996. 7. Bảo Huy (2009), Bài giảng Thống Kê và Tin học trong Lâm Nghiệp, Trường Đại học Tây Nguyên. 8. Trần Hợp và cs (1976), Cây gỗ kinh tế, NXB Nông nghiệp Hà Nôi, trang 706. 9. Phạm Thị Mai (2012), Nghiên cứu một số đặc tính sinh vật học, sinh thái học loài cây Tiêu huyền (Platanus kerrii Gagnep), từ đó đề xuất giải pháp nhằm bảo tồn nguồn gen quý này tại Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa – Phượng Hoàng – huyện Võ Nhai. Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Lâm Nghiệp, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 10. Phùng Ngọc Lan (1986), Lâm sinh học, Tập 1, NXB nông nghiệp, Hà Nội. 11. Lê Văn Phúc (2012), Bài giảng Môn điều tra rừng, Khoa Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 12. Trần Ngũ Phương (1970), Bước đầu nghiên cứu rừng miền Bắc Việt Nam, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 13. Nguyễn Xuân Quát và cs (1967), Giáo trình đất, Trường Đại học Lâm nghiệp.