SlideShare a Scribd company logo
1 of 175
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
HOÀN THIỆN QUY TRÌNH SẢN XUẤT THANH LONG SẤY
BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẤY ĐỐI LƯU
Ngành: CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Huỳnh Phương Quyên
Sinh viên thực hiện : Trần Hữu Phần
MSSV: 1311110681 Lớp: 13DTP07
TP. Hồ Chí Minh, 2017
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
1. Những nội dung trong đồ án tốt nghiệp này là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn
trực tiếp của ThS. Huỳnh Phương Quyên.
2. Các kết quả phân tích trong đề tài này là kết quả thu được từ quá trình thực nghiệm,
khách quan, không sao chép từ bất kỳ nguồn tài liệu nào.
3. Những thông tin trích dẫn, bảng biểu số liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên
cứu đều được ghi rõ nguồn trong phần tài liệu tham khảo.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội
dung đồ án của mình. Trường Đại học Công nghệ Tp. HCM không liên quan đến những
vi phạm tác quyền, bản quyền do tôi gây ra trong quá trình thực hiện (nếu có).
TP. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 07 năm 2017
Sinh viên thực hiện
TRẦN HỮU PHẦN
ii
LỜI CẢM ƠN
Đồ án này được hoàn thành nhờ sự giúp đỡ tận tình của nhà trường, thầy cô giáo
trong Khoa và bạn bè. Tôi xin chân thành cảm ơn các tập thể và cá nhân đã giúp đỡ tôi
trong quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám Hiệu Trường Đại học Công
nghệ Tp. HCM, quý thầy cô trong Khoa Công nghệ sinh học – Thực phẩm - Môi trường,
đã tạo điều kiện học tập, tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi
trong suốt thời gian theo học tại trường.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giáo viên hướng dẫn của tôi là ThS.
Huỳnh Phương Quyên, giảng viên Khoa Công nghệ Sinh học – Thực phẩm – Môi trường
– Trường Đại học Công nghệ Tp. HCM người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và động
viên tôi trong suốt quá trình làm đồ án.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn tạo điều kiện, quan
tâm, giúp đỡ, động viên trong suốt quá trình học tập và hoàn thành đồ án tốt nghiệp.
Mặc dù đã cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất, song sẽ không tránh
khỏi những thiếu sót, vì vậy tôi rất mong được sự góp ý của quý thầy cô để đồ án được
hoàn chỉnh hơn.
Xin gửi đến thầy cô, gia đình và bạn bè lời chúc sức khỏe và hạnh phúc.
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................ii
MỤC LỤC..................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ...........................................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................................ix
TÓM TẮT.......................................................................................................................x
PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................................1
1. Đặt vấn đề ................................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................2
3. Nội dung nghiên cứu................................................................................................2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN..........................................................................................4
1.1. Nguyên liệu chính: Thanh long..........................................................................4
1.1.1. Nguồn gốc và phân loại .................................................................................4
1.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ........................................................................8
1.1.3. Thu hoạch và bảo quản thanh long ..............................................................11
1.1.4. Thành phần dinh dưỡng và lợi ích của quả thanh long................................12
1.2. Tổng quan về nguyên liệu phụ và các chất phụ gia ............................................15
1.2.1. Đường...........................................................................................................15
1.2.2. Acid citric.....................................................................................................17
1.2.3. Nước.............................................................................................................19
1.3. Tình hình nghiên cứu và chế biến các sản phẩm từ thanh long ..........................20
1.3.1. Tình hình nghiên cứu ...................................................................................20
1.3.2. Tình hình chế biến các sản phẩm từ thanh long...........................................22
1.4. Tổng quan về kỹ thuật tách nước bằng phương pháp thẩm thấu đường.............24
1.4.1. Sự khuếch tán và thẩm thấu của đường .......................................................24
1.4.2. Sự hút nước của tế bào thực vật theo cơ chế thẩm thấu – khuếch tán .........25
1.4.3. Mục đích của phương pháp thẩm thấu đường..............................................27
iv
1.4.4. Nguyên tắc của phương pháp thẩm thấu đường ..........................................28
1.4.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thẩm thấu ...........................................28
1.4.6. Ưu nhược điểm của phương pháp thẩm thấu...............................................29
1.5. Tổng quan về phương pháp sấy đối lưu..............................................................30
1.5.1. Đặc điểm ......................................................................................................30
1.5.2. Biến đổi của vật liệu trong quá trình sấy .....................................................30
1.5.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ sấy ..........................................................31
1.5.4. Yêu cầu sản phẩm sấy..................................................................................32
1.5.6. Các phản ứng tạo màu trong quá trình sấy...................................................32
1.6. Những biến đổi trong quá trình bảo quản sản phẩm...........................................33
CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................34
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.......................................................................34
2.1.1. Thời gian nghiên cứu ...................................................................................34
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ....................................................................................34
2.2. Vật liệu nghiên cứu .............................................................................................34
2.2.1. Nguyên liệu chính ........................................................................................34
2.2.2. Nguyên liệu phụ ...........................................................................................35
2.2.3. Dụng cụ và thiết bị sử dụng .........................................................................35
2.3. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................36
2.3.1. Quy trình nghiên cứu thử nghiệm sản xuất thanh long sấy .........................36
2.3.2. Thuyết minh quy trình..................................................................................37
2.3.3. Bố trí thí nghiệm khảo sát............................................................................40
2.3.4. Thí nghiệm khảo sát.....................................................................................41
2.4. Phương pháp sử lý số liệu ...................................................................................50
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..............................................................51
3.1. Kết quả phân tích các thành phần hóa lý của thanh long Long An ....................51
3.2. Khảo sát độ dày nguyên liệu sấy.........................................................................54
3.3. Khảo sát nồng độ đường thẩm thấu thích hợp. ...................................................60
3.4. Khảo sát thời gian thẩm thấu thích hợp cho thanh long trước khi sấy. ..............65
v
3.5. Khảo sát chế độ sấy thích hợp.............................................................................70
3.6. Kết quả đánh giá chất lượng sản phẩm ...............................................................78
3.6.1. Chỉ tiêu hóa lý ..............................................................................................79
3.6.2. Chỉ tiêu cảm quan.........................................................................................79
3.6.3. Chỉ tiêu vi sinh .............................................................................................80
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................81
4.1. Kết luận ...............................................................................................................81
4.2. Kiến nghị.............................................................................................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................84
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
INS Hệ thống mã số quốc tế và phụ gia thực phẩm
IUPAC International Union of Pure and Applied Chemistry Nomenclature –
Danh pháp Hóa học theo Liên minh Quốc tề về Hóa học thuần túy và
Hóa học ứng dụng
G.A.P Good Agriculture Production – thực hành nông nghiệp tốt
ICBF Viện phúc lợi gia đình Colombia
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Các loài thanh long ...........................................................................................5
Bảng 1.2 Diện tích và sản lượng thanh long cả nước qua các năm .................................8
Bảng 1.3. Diện tích, sản lượng thanh long Việt Nam và các tỉnh qua các năm...............8
Bảng 1.4 Thị phần xuất khẩu thanh long của Việt Nam..................................................9
Bảng 1.5 Thành phần dinh dưỡng của thanh long .........................................................13
Bảng 1.6 Thành phần acid béo của thanh long ..............................................................14
Bảng 1.7 Các chỉ tiêu hóa lý của đường trắng ...............................................................16
Bảng 1.8 Các chỉ tiêu cảm quản của đường...................................................................16
Bảng 1.9 Chỉ tiêu vi sinh của đường..............................................................................17
Bảng 1.10 Chỉ tiêu hóa lý của acid citric .......................................................................18
Bảng 1.11 Chỉ tiêu của nước sử dụng trong ăn uống.....................................................19
Bảng 1.12 Các sản phẩm từ quả thanh long trên thị trường ..........................................22
Bảng 1.13 Quy định giới hạn vi sinh vật trong rau, quả và sản phẩm rau, quả.............32
Bảng 3.1 Kết quả phân tích thành phần hóa lý của thanh long Long An ......................51
Bảng 3.2 Ảnh hưởng của độ dày nguyên liệu đến độ ẩm, thời gian sấy, o
Brix và pH ..55
Bảng 3.3 Ảnh hưởng của độ dày nguyên liệu đến kết quả đánh giá cảm quan .............57
Bảng 3.4 Ảnh hưởng của độ dày nguyên liệu đến cấu trúc, màu sắc, mùi vị sản phẩm59
Bảng 3.5 Ảnh hưởng của nồng độ chất khô hòa tan trong dung dịch ngâm đến tỷ lệ thu
hồi, o
Brix và pH nguyên liệu..........................................................................................61
Bảng 3.6 Ảnh hưởng của nồng độ chất khô hòa tan trong dịch ngâm đến độ ẩm sản
phẩm sau khi ngâm và sấy .............................................................................................62
viii
Bảng 3.7 Ảnh hưởng của nồng độ chất khô hòa tan trong dịch ngâm đến kết quả đánh
giá cảm quan sản phẩm ..................................................................................................63
Bảng 3.8 Ảnh hưởng của thời gian thẩm thấu đến độ ẩm, o
Brix, vitamin C và pH
nguyên liệu.....................................................................................................................65
Bảng 3.9 Ảnh hưởng của thời gian thẩm thấu đến tỉ lệ thu hồi sản phẩm và thời gian
sấy sản phẩm ..................................................................................................................67
Bảng 3.10 Ảnh hưởng của thời gian thẩm thấm đến kết quả đánh giá cảm quan..........68
Bảng 3.11 Ảnh hưởng của thời gian thẩm thấu đến tính chất cảm quan của sản phẩm 69
Bảng 3.12 Sự thay đổi độ ẩm của sản phẩm khi được sấy ở các nhiệt độ khác nhau....71
Bảng 3.13 Chỉ tiêu hóa lí sản phẩm sau khi sấy ở các chế độ nhiệt khác nhau.............73
Bảng 3.14 Ảnh hưởng của nhiệt độ sấy đến màu sắc, mùi vị, cấu trúc sản phẩm.........75
Bảng 3.15 Ảnh hưởng của nhiệt độ sấy đến kết quả đánh giá cảm quan sản phẩm ......76
Bảng 3.16 Chỉ tiêu hóa lý của sản phẩm........................................................................79
Bảng 3.17 Chỉ tiêu cảm quan của sản phẩm ..................................................................79
Bảng 3.18 Kết quả kiểm tra vi sinh của sản phẩm.........................................................80
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Cây thanh long ..................................................................................................4
Hình 1.2 Thanh long ruột trắng, vỏ hồng.........................................................................6
Hình 1.3 Thanh long ruột đỏ, vỏ đỏ.................................................................................7
Hình 1.4 Thanh long ruột trắng, vỏ vàng.........................................................................7
Hình 1.5 Diễn biến giá bán thanh long trung bình trong năm .......................................10
Hình 1.6 Cấu tạo tế bào thực vật....................................................................................26
Hình 2.1 Quy trình dự kiến nghiên cứu sản xuất thanh long sấy...................................36
Hình 2.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm khảo sát .....................................................................40
Hình 2.3 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1.................................................................................42
Hình 2.4 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2.................................................................................44
Hình 2.5 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 3.................................................................................46
Hình 2.6 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 4.................................................................................48
Hình 2.7 Phiếu hướng dẫn..............................................................................................17
Hình 2.8 Phiếu trả lời .....................................................................................................18
Hình 3.1 Đồ thị biểu diễn tốc độ giảm ẩm của nguyên liệu theo thời gian ở các độ dày
ban đầu khác nhau..........................................................................................................56
Hình 3.2 Đồ thị biểu diễn sự giảm ẩm của nguyên liệu khi ngâm ở các mức thời gian
khác nhau........................................................................................................................67
Hình 3.3 Đồ thị biểu diễn sự giảm ẩm của nguyên liệu theo thời gian ở các nhiệt độ sấy
khác nhau........................................................................................................................72
Hình 3.4 Sản phẩm thanh long sấy đối lưu ....................................................................78
Hình 4.1 Quy trình sản xuất thanh long sấy hoàn chỉnh................................................82
x
TÓM TẮT
Đề tài “Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu”
được thực hiện tại Phòng thí nghiệm Trường Đại học Công Nghệ Tp. HCM. Sau thời
gian nghiên cứu, kết quả thu được như sau:
1. Phân tích được các thành phần hóa học của nguyên liệu thanh long ruột trắng (được
trồng tại Long An) và cho kết quả như sau: Độ ẩm 88,83 ± 1,09 %, đường tổng 11,49 ±
0,04 %, đường khử 6,09 ± 0,04 %, vitamin C 9,65 ± 0,13 mg%, acid tổng 0,21 ± 0,03 %,
pectin 10,55 ± 1,07 %, độ cứng 0,60 ± 0,02 KgF/cm2
, nồng độ chất khô hòa tan 10,43 ±
0,60 o
Brix, pH 4,6 ± 0,1 và màu sắc thịt quả đo được là L* 61,28 ± 0,69; a* 0,18 ± 0,06;
b* 2,49 ± 0,14.
2. Xác định được các thông số công nghệ trong quy trình sản xuất thanh long sấy:
- Độ dày nguyên liệu: Thanh long được cắt thành lát tròn ở các độ dày khác nhau 0,4;
0,8; 1,2 và 1,6 cm. Sau khi sấy đến độ ẩm 14 – 15 % thì mẫu 0,8 cm được đánh giá cao
hơn các mẫu còn lại.
- Nồng độ dung dịch đường thẩm thấu: Khảo sát ở 0, 40, 45, 50, 55 và 60 o
Brix. Kết
quả thí nghiệm cho thấy dịch đường 50 o
Brix là dung dịch thẩm thấu thích hợp nhất.
- Thời gian thẩm thấu: Khảo sát ở 4 mức thời gian 2, 3, 4 và 5 giờ với nồng độ dung
dịch đường khi ngâm là 50 o
Brix. Kết quả cho thấy mẫu thanh long ngâm 3 giờ có chất
lượng tốt hơn các mẫu khác.
- Nhiệt độ sấy: Nguyên liệu được sấy ở các nhiệt độ khác nhau 60, 65, 70 và 75 o
C
đến khi đạt độ ẩm 14 – 15 % thì dừng lại. Kết quả là mẫu thanh long sấy ở 65 o
C được
đánh giá cao hơn.
- Sản phẩm sau khi sấy được làm nguội cho vào túi PE, ghép mí chân không, bảo
quản ở nhiệt độ thường, nơi thoáng mát.
Đồ án tốt nghiệp
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Thanh long là một loại trái cây được trồng rất phổ biến ở nước ta. Thanh long không
những có giá trị dinh dưỡng cao như cung cấp protein, carbohydrat, chất xơ và các
vitamin nhóm B như B1, B2, vitamin A, C... mà còn có nhiều tác dụng tốt đối với sức
khỏe con người như chống lại các gốc tự do nên hạn chế ung thư, lão hóa, giúp mắt sáng,
da khỏe, kích thích tiêu hóa, chữa táo bón, cải thiện sức khỏe tim mạch.v.v…
Hiện nay, thanh long được trồng ở 32 tỉnh thành, nhưng chủ yếu ở các tỉnh như: Bình
Thuận, Long An, Tiền Giang, Đồng Nai. Ngoài thị trường tiêu thụ nội địa, thanh long
còn xuất khẩu sang các nước Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, EU... Do dễ trồng và
đem lại lợi nhuận cao nên nhiều nhà vườn cũng bắt đầu chuyển sang trồng loại cây này.
Diện tích trồng thanh long trên cả nước cũng vì thế mà tăng lên đáng kể, theo số liệu của
Hiệp hội Rau Quả Việt Nam năm 2013 diện tích trồng thanh long cả nước là 28.700 ha
đến năm 2015 diện tích trồng thanh long đã trên 41.165 ha. Tuy nhiên, sản lượng thanh
long vào mùa lớn nên làm cho giá cả thanh long rẻ, giá thanh long thương lái mua tại
vườn khoảng 1.500 – 3000 đồng/kg. Đầu ra của thanh long không được đảm bảo, thị
trường tiêu thụ nước ngoài ngày càng khó tính, đòi hỏi quả thanh long phải đáp ứng đầy
đủ các tiêu chuẩn như GlobalGAP, VietGAP, EuroGap, AseanGAP… thì mới đủ tiêu
chuẩn xuất khẩu. Thời gian bảo quản thanh long cũng khá ngắn do có nhiều nước, thịt
quả mềm. Vì thế, song song với việc tìm ra những phương pháp bảo quản thanh long
hiệu quả thì việc nghiên cứu để tạo ra các dòng sản phẩm mới cũng rất quan trọng, tránh
lãng phí, góp phần nâng cao giá trị của trái thanh long và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
của người tiêu dùng.
Đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu chế biến sản phẩm từ trái thanh long tươi như nước
ép thanh long, nectar thanh long, jelly thanh long,.. nhưng có rất ít đề tài nghiên cứu về
việc sấy thanh long. Trên thị trường Việt Nam sản phẩm thanh long sấy chưa được bán
Đồ án tốt nghiệp
2
phổ biến. Tuy công nghệ sấy thăng hoa thường giữ được giá trị dinh dưỡng rất cao cho
rau quả vì quá trình làm khô được thực hiện ở nhiệt độ thấp nhưng chi phí đầu tư cao và
vận hành phức tạp nên ít phổ biến hơn sấy khí nóng.
Chính vì vậy từ những thực tiễn trên, với mong muốn nghiên cứu những sản phẩm
từ thanh long giúp kéo dài thời gian bảo quản, tăng giá trị kinh tế, có giá trị cảm quan
cao và giúp đa dạng hóa các sản phẩm thực phẩm bằng cách tạo ra sản phẩm mới có các
đặc tính hấp dẫn, nâng cao giá trị sử dụng của thanh long, đồng thời giải quyết vấn đề
thị trường thanh long vào mùa, chúng tôi đã tiến hành đề tài “Hoàn thiện quy trình sản
xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Tận dụng nguồn nguyên liệu thanh long có chất lượng tốt nhưng có một vài đốm nâu
đen trên bề mặt vỏ (không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu).
Đa dạng hóa các dòng sản phẩm từ thanh long, làm phong phú thêm các sản phẩm
rau quả sấy trên thị trường.
Bước đầu thiết lập quy trình sản xuất thanh long sấy. Tạo ra sản phẩm có giá trị cao
hơn.
3. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu sản phẩm thanh long sấy từ nguồn nguyên liệu thanh long Long An để
có được hương vị đặc trưng, có giá trị cảm quan và dinh dưỡng cao, có thể sử dụng trong
một khoảng thời gian cho phép. Để đáp ứng mục tiêu đề ra, đề tài sẽ tiến hành thí nghiệm
theo những nội dung như sau:
- Phân tích thành phần hóa lý của nguyên liệu.
- Khảo sát độ dày nguyên liệu sấy.
Đồ án tốt nghiệp
3
- Khảo sát nồng độ dung dịch đường thẩm thấu thích hợp.
- Khảo sát thời gian thẩm thấu thích hợp cho thanh long trước khi sấy.
- Khảo sát chế độ sấy thích hợp.
- Phân tích chất lượng sản phẩm: Chỉ tiêu hóa lý, vi sinh, đánh giá cảm quan.
Đồ án tốt nghiệp
4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Nguyên liệu chính: Thanh long
1.1.1. Nguồn gốc và phân loại
1.1.1.1. Nguồn gốc
Cây thanh long có tên khoa học là Hylocereus undatus, tên tiếng Anh thường gọi là
Dragon Fruit hay Pitahaya, thuộc họ xương rồng Cactaceae, có nguồn gốc ở vùng sa
mạc thuộc Mehico và Colombia. Sau đó, được lan dần sang các nước ở Châu Phi như
Madagasca và các nước ở Châu Á như Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Malaysia, Thái
Lan, Philippines. [41]
Ở Việt Nam, thanh long được du nhập từ thời Pháp thuộc, được trồng đầu tiên ở Nha
Trang và Phan Thiết. Sau khi Xí nghiệp chế biến rau quả xuất khẩu Thành phố Hồ Chí
Minh thu mua và đem giới thiệu trái thanh long ra thị trường nước ngoài thì phong trào
trồng thanh long phát triển mạnh ở Phan Rang, Phan Thiết, Buôn Mê Thuột, các tỉnh
đồng bằng sông Cửu Long như Tiền Giang (huyện Chợ Gạo), Long An (huyện Châu
Thành)... [32]
Hình 1.1 Cây thanh long
Đồ án tốt nghiệp
5
1.1.1.2. Phân loại [23], [38]
Từ năm 1994 đến nay Viện Cây ăn quả miền Nam đã sưu tập được 19 giống thanh
long từ trong nước và các quốc gia khác: Colombia, Đài Loan, Mỹ, Pháp, Thái Lan. Các
giống thanh long sưu tập được phân biệt chủ yếu qua màu sắc của vỏ và ruột quả: Vỏ
quả đỏ (ruột trắng, ruột đỏ, ruột trắng phớt hồng và ruột tím); vỏ quả xanh và vỏ quả
vàng (ruột trắng).
Bảng 1.1 Các loài thanh long
“Nguồn: Crane và Balerdi, 2004; Mizrahi và Nerd, 1999”.
Theo Nguyễn Văn Kế (1997), giống thanh long chính ở Việt Nam là giống thanh
long ruột trắng, vỏ hồng hoặc đỏ (Hylocereus undatus); thanh long ruột đỏ, vỏ hồng hoặc
Loài
Màu quả
Vỏ Ruột
Loại dây leo
Hylocereus undatus Đỏ Trắng
Hylocereus undatus Đỏ Đỏ
Hylocereus constaricensis Đỏ Đỏ
Hylocereus polyrhizus Đỏ Đỏ
Hylocereus trianglularis Vàng Trắng
Hylocereus ocamponis Vàng Đỏ
Hylocereus megalanthus Vàng Trắng
Loại thân thẳng
Cereus trianglularis Vàng Trắng
Acanthocereus pitajaya Vàng Trắng
Cereus ocamponis Đỏ Đỏ
Đồ án tốt nghiệp
6
đỏ (Hylocereus polyrhizus); và thanh long ruột trắng, vỏ vàng (Selenicereus
megalanthus).
Thanh long ruột trắng, vỏ hồng hoặc đỏ: Được trồng phổ biến ở các tỉnh Nam Bộ và
Nam Trung Bộ nhưng thương hiệu nổi tiếng nhất là ở Bình Thuận và Chợ Gạo (Tiền
Giang). Loại này sinh trưởng và phát triển tốt ở những nơi có cường độ ánh sáng cao,
trồng được trên nhiều loại đất khác nhau. Quả khá to, trọng lượng trung bình từ 200 –
500 g, vỏ màu hồng hoặc đỏ sẫm. Vỏ quả có những vảy dài màu xanh, phân bố đều khắp,
gọi là tai. Khi quả chín, vỏ có thể được bóc đi dễ dàng như vỏ chuối. Thịt quả là một
khối trắng như thạch, có nhiều hạt đen li ti rải trong thịt quả, số lượng nhiều nhưng không
thể loại bỏ và phải ăn cùng với thịt quả. Thịt quả có vị ngọt hơi chua. Loại này được
trồng chủ yếu ở các tỉnh Bình Thuận, Long An, Tiền Giang.
Hình 1.2 Thanh long ruột trắng, vỏ hồng
Thanh long ruột đỏ, vỏ hồng hoặc đỏ: Có 2 loại khác nhau bao gồm thanh long ruột
đỏ giống Đài Loan và thanh long ruột đỏ được lai tạo từ hai giống thanh long ruột trắng
Việt Nam và ruột đỏ Colombia. Loại này hiện nay được trồng một vài nơi ở Bình Thuận,
có yêu cầu về sinh trưởng và dinh dưỡng cao. Vì vậy nên rất khó trồng quả không to
nhưng nặng cân, trái dài, ruột đỏ tươi, cơm giòn, thơm, đặc biệt rất ngon. Thanh long
ruột đỏ có vỏ cứng dày 3 – 3,2 mm, màu đỏ đậm tươi sáng, vỏ trái nhiều tai, tai quả xanh,
Đồ án tốt nghiệp
7
bên trong màu đỏ thắm như son, hạt đen nhỏ xíu như hạt mè, gần giống như kiwi nhưng
hương vị nhẹ hơn. Trái thanh long dài trung bình khoảng 15 – 20 cm và nặng khoảng
350 g, nhưng cũng có giống cho trái đạt 1 kg.
Hình 1.3 Thanh long ruột đỏ, vỏ đỏ
Thanh long ruột trắng, vỏ vàng: Giống này chịu hạn, mặn, phèn tốt tốc độ sinh trưởng
cành mạnh như thanh long ruột đỏ. Trái nhỏ, thịt quả màu trắng ngà, hạt nhiều, to nhỏ
không đều và đen, vỏ có màu vàng đặc trưng, tai trái là những cục gù có gai.
Hình 1.4 Thanh long ruột trắng, vỏ vàng
Đồ án tốt nghiệp
8
1.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ
1.1.2.1. Tình hình sản xuất [37], [38]
Bảng 1.2 Diện tích và sản lượng thanh long cả nước qua các năm
Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Diện tích (ha) 19.930 24.120 26.320 28.700 35.665 41.165
Sản lượng (tấn) 375.825 390.258 480.095 520.000 614.346 686.195
“Nguồn: Lương Ngọc Trung Lập, 2015”.
Số liệu Bảng 1.2 cho thấy năm 2010, Việt Nam có khoảng 19.930 ha diện tích trồng
thanh long với tổng sản lượng đạt khoảng 375.825 tấn đến năm 2015, diện tích trồng
thanh long đã lên đến khoảng 41.165 ha với tổng sản lượng đạt khoảng 686.195 tấn.
Diện tích và sản lượng thanh long qua các năm không ngừng tăng lên do nhu cầu thị
trường về thanh long ngày càng tăng đã hình thành nên những vùng sản xuất thanh long
tập trung như Bình Thuận, Tiền Giang và Long An.
Bảng 1.3. Diện tích, sản lượng thanh long Việt Nam và các tỉnh qua các năm
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Diện tích
(ha)
Sản lượng
(tấn)
Diện tích
(ha)
Sản lượng
(tấn)
Diện tích
(ha)
Sản lượng
(tấn)
Việt Nam 28.700 520.000 35.665 614.346 41.165 686.195
Bình Thuận 21.000 400.000 23.200 430.120 26.026 469.532
Tiền Giang 3.139 56.823 5.916 78.400 4.494 94.009
Long An 2.748 42.303 4.052 75.109 7.127 97.469
“Nguồn: Vinafruist, 2015”
Theo số liệu ở Bảng 1.3 diện tích thanh long của ba tỉnh này chiếm 93 % tổng diện
tích và 95 % sản lượng của cả nước. Phần diện tích thanh long còn lại phân bố ở một số
Đồ án tốt nghiệp
9
tỉnh Miền Nam như: Vĩnh Long, Trà Vinh, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu và một số tỉnh
Miền Bắc. Trong đó, Bình Thuận là nơi có diện tích và sản lượng thanh long lớn nhất
chiếm 21.000 ha và sản lượng 400.000 tấn năm 2013 đến năm 2015 diện tích đã lên đến
26.026 ha và sản lượng đạt 469.532 tấn, kế đến là Long An và đứng thứ ba là Tiền Giang
với diện tích 4.494 ha và sản lượng đạt 94.009 tấn. Điểm nổi bật của sản xuất thanh long
nước ta là hình thành những vùng trồng thanh long khá tập trung với diện tích lớn, điều
này đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm.
Như vậy, thanh long là một loại cây ăn quả dễ trồng, hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên,
mỗi tỉnh có những đặc điểm thuận lợi riêng để cho ra chất lượng thanh long khác nhau.
Trong các giống thanh long ở ba tỉnh trên thì thanh long Bình Thuận vẫn chiếm về ưu
thế về cả diện tích, số lượng, chất lượng, cũng như cách trồng và chăm sóc của người
dân.
1.1.2.2. Một số vấn đề khó khăn trong việc tiêu thụ thanh long [37]
Thanh long được vận chuyển đi tiêu thụ trong nhiều tỉnh thành trên cả nước, chủ yếu
là các tỉnh Nam Bộ và TP.HCM. Ngoài thị trường tiêu thụ trong nước, thanh long còn
được xuất khẩu qua nhiều nước khác trên thế giới.
Bảng 1.4 Thị phần xuất khẩu thanh long của Việt Nam
Thị trường Thị phần (%)
Trung Quốc 75
Châu Á (trừ Trung Quốc) 18,4
Châu Âu 3
Hoa Kì 2,9
Thị trường khác 0,7
“Nguồn: Bộ Công Thương, 2014”
Đồ án tốt nghiệp
10
Sản lượng thanh long Việt Nam năm 2013 là 520.000 tấn, trong đó khoảng 75 %
được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc nhưng chủ yếu xuất bằng đường tiểu ngạch,
các thị trường khác như: Hoa Kỳ chỉ chiếm 2,9 %, châu Á (trừ Trung Quốc) chiếm 18,4
%, châu Âu 3 %, các thị trường khác chiếm 0,7 %. Hầu hết, thanh long được xuất khẩu
sang thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, dù Trung Quốc vẫn đang là thị trường tiêu thụ
chính của trái thanh long Việt Nam nhưng họ đang đầu tư trồng thanh long đại trà với
quy mô lớn (khoảng 20.000 ha thanh long). Trung Quốc đe dọa sẽ trở thành nước cạnh
tranh về diện tích lẫn sản lượng với thanh long Việt Nam và là quốc gia xuất khẩu mạnh
thanh long trong tương lai. Đây chính là nỗi lo lớn nhất của thanh long Việt Nam. Bên
cạnh đó, việc xuất khẩu thanh long sang Mỹ gặp nhiều khó khăn, thanh long dễ bị dập,
thối do vận chuyển đường xa.
Hình 1.5 Diễn biến giá bán thanh long trung bình trong năm
“Nguồn: Sở Công Thương Tiền Giang, 2013 và số liệu điều tra 2014”.
Mặt khác, việc mở rộng diện tích thanh long ồ ạt, không theo quy hoạch trong những
năm gần đây nên tình hình sâu bệnh hết sức phức tạp nhất là bệnh đốm nâu trong mùa
mưa, hiện nay chưa có thuốc đặc trị, gây ảnh hưởng đến năng suất, phẩm chất của trái
thanh long, người dân buộc phải tiêu hủy thanh long bị bệnh làm ảnh hưởng môi trường,
Đồ án tốt nghiệp
11
chất lượng trái và ảnh hưởng giá trị xuất khẩu trong thời gian tới khi thị trường các nước
đòi hỏi nghiêm ngặt hơn.
1.1.3. Thu hoạch và bảo quản thanh long [36]
1.1.3.1. Thu hoạch
Chấm dứt phun xịt thuốc bảo vệ thực vật và chất kích thích sinh trưởng trước khi thu
hoạch 7 – 10 ngày.
Nên thu hoạch trong khoảng 30 ngày sau khi hoa nở để trái có chất lượng ngon nhất
và bảo quản lâu hơn.
Nên thu hoạch vào sáng sớm hoặc chiều mát, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào trái
làm tăng nhiệt độ trong trái, gây mất nước.
Dụng cụ thu hoạch trái phải sắc, bén và phải rửa sạch sẽ sau thu hoạch để sử dụng
nhiều lần.
Trái sau khi thu hoạch đựng trong vỏ nhựa, để trong mát, phân loại và vận chuyển về
nhà đóng gói.
1.1.3.2. Bảo quản
 Sơ chế
- Trước khi bảo quản thanh long phải qua công đoạn sơ chế để thanh long được bảo
quản lâu hơn.
- Rửa thanh long bằng nước sạch.
- Xử lý bằng thuốc trừ nấm và chất bảo quản bằng dung dịch Benomyl ở nồng độ 500
ppm, chlorine, nước ozone...
- Xử lý bằng chiếu xạ, xử lý nhiệt...để diệt nấm mốc, vi sinh vật gây hại.
Đồ án tốt nghiệp
12
 Bảo quản
- Ở nhiệt độ thường: Bảo quản ở nhiệt độ và độ ẩm không khí tự nhiên. Thanh long
bảo quản trong điều kiện này với độ thoáng mát tốt, có thể giữ tươi được 5 – 8 ngày.
- Xử lý lạnh: Bảo quản ở nhiệt độ 20 – 24 o
C, thanh long sẽ tươi được 8 – 10 ngày.
Bảo quản ở nhiệt độ 12 – 14 o
C sẽ giữ tươi được 15 – 20 ngày. Tuy nhiên, không nên
bảo quản thanh long ở nhiệt độ dưới 5 o
C vì sẽ bị tổn thương lạnh, trên vỏ thanh long sẽ
xuất hiện các đốm nâu, làm mất vể đẹp mỹ quan.
- Xử lý thuốc kích thích: Dùng chế phẩm acid gibberellic (GA3) với liều 2 gói bột
(mỗi gói chứa 1 g), pha trong bình xịt 12 lít, xịt đều quanh trái, có tác dụng làm tai thanh
long xanh hơn và cứng hơn. Xử lý trước khi thu hoạch từ 1 – 3 ngày có thể bảo quản
tươi được 10 – 20 ngày.
- Phương pháp điều chỉnh thành phần không khí: Nguyên tắc của phương pháp này
là làm tăng nồng độ khí cacbonic và giảm nồng độ oxy trong không khí xung quanh trái
để giảm cường độ hô hấp của trái. Dùng bao polyetylen có đục 20 – 30 lỗ bằng kim, bao
bọc trái thanh long và hàn kín bao lại. Kỹ thuật này kết hợp với nhiệt độ lạnh ở 5 o
C,
thanh long có thể giữ tươi được 40 – 50 ngày.
- Bằng hoá chất ozon: Dùng nước ozone rửa sạch trái, sau đó hong khô, đóng gói,
bảo quản trong nhà mát, thanh long giữ tươi được 25 ngày. Nếu trữ lạnh có thể giữ tươi
được 60 – 75 ngày.
1.1.4. Thành phần dinh dưỡng và lợi ích của quả thanh long
1.1.4.1. Thành phần dinh dưỡng [41]
Thành phần dinh dưỡng của thanh long thay đổi tùy theo giống, phân bón, chế độ
chăm sóc và thời gian thu hái. Nhìn chung, thanh long có nhiều chất khoáng hơn một số
loại trái cây khác, đặc biệt là kali và sắt.
Đồ án tốt nghiệp
13
Bảng 1.5 Thành phần dinh dưỡng của thanh long
Thành phần
Trung bình trong 100 g ruột ăn được
Hylocereus
undatus
Hylocereus
polyrhizu
Selenicereus
megalanthus
Nước (g) 89,4 82,5 – 83 85,4
Protein (g) 0,5 0,159 – 0,229 0,4
Chất béo (g) 0,1 0,21 – 0,61 0,1
Chất xơ (g) 0,3 0,7 – 0,9 0,5
Tro (g) 0,5 0,28 0,4
Calcium (g) 6 6,3 – 6,8 10
Phosphor (mg) 19 30,2 – 36,1 16
Sắt (mg) 0,4 0,55 – 0,65 0,3
Vitamin A (mg) - 0,005 – 0,012 -
Vitamin B1 (mg) - 0,028 – 0,043 -
Vitamin B2 (mg) - 0,043 – 0,045 -
Vitamin B3 (mg) 0,2 1,297 – 1,3 0,2
Vitamin C (mg) 25 8 – 9 4
Độ Brix 11 – 19 - -
pH 4,7 – 5,1 - -
“Nguồn: ICBF, 1992; Morton, 1987; www.ilovepitaya.com , 2006”.
Đồ án tốt nghiệp
14
Bảng 1.6 Thành phần acid béo của thanh long
“Nguồn: Ariffin và cộng sự, 2008”.
1.1.4.2. Lợi ích của quả thanh long [40]
Theo Đông y, thanh long có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát,
lợi tiểu, nhuận tràng... Quả thanh long rất tốt cho người bị rôm sẩy, mụn nhọt, táo bón.
Thanh long có chứa các chất chống oxy hóa, có chức năng ngăn chặn sự tấn công của
các gốc tự do gây hại, vốn là tác nhân gây ung thư và các vấn đề về sức khỏe khác. Thanh
long còn có tác dụng trong việc làm giảm cholesterol xấu và tăng mức cholesterol tốt
trong cơ thể. Thanh long chứa nhiều chất béo không bão hòa đơn, giúp cho tim mạch
khỏe mạnh, ổn định huyết áp, có lợi cho người có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim hoặc đột
quỵ.
Thanh long còn là một trong những loại trái cây có thành phần dinh dưỡng cao giúp
việc giữ gìn dáng vóc và sắc đẹp của người phụ nữ. Thanh long có hàm lượng nước cao,
Acid béo
Hylocereus polyrhizus
(thanh long ruột đỏ, vỏ
hồng hoặc đỏ)
Hylocereus undatus
(thanh long ruột trắng, vỏ
hồng hoặc đỏ).
Acid myristic 0,20 % 0,30 %
Acid palmitic 17,90 % 17,10 %
Acid stearic 5,49 % 4,37 %
Acid palmitoleic 0,91 % 0,61 %
Acid oleic 21,60 % 23,80 %
Cis – Acid vaccenic 3,14 % 2,81 %
Acid linoleic 49,60 % 50,10 %
Acid linolenic 1,21 % 0,98 %
Đồ án tốt nghiệp
15
giúp giữ ẩm cho làn da, giúp da mịn màng hơn, giảm bớt hiện tượng da khô nứt, sừng
hóa và lão hóa, giữ cho làn da có vẻ đẹp trẻ trung tươi mát.
Lượng chất xơ cao trong thanh long tốt cho bệnh nhân bị mắc bệnh tiểu đường, giúp
ổn định lượng đường trong máu bằng cách ức chế lượng đường tăng cao. Hàm lượng sắt
trong thanh long cũng khá cao, vì thế ăn thanh long có thể ngăn chặn các bệnh thiếu máu
do thiếu sắt.
1.2. Tổng quan về nguyên liệu phụ và các chất phụ gia
1.2.1. Đường [28], [29]
Đường bổ sung vào nguyên liệu là loại đường trắng được tinh luyện từ đường mía.
Đây là loại đường saccharose rất dễ tan trong nước, không tan trong dung môi hữu cơ.
Khi hòa tan trong nước tạo ra áp suất thẩm thấu, nồng độ đường càng cao thì áp suất
thẩm thấu càng lớn có tác dụng ức chế các vi sinh vật kéo dài thời gian bảo quản. Ngoài
ra, đường còn tạo ra nồng độ chất khô cao, giảm lượng nước và lượng oxi hòa tan trong
dung dịch.
1.2.1.1. Tác dụng của đường
- Tạo vị ngọt cho sản phẩm.
- Ức chế sự phát triển của vi sinh vật khi sủ dụng nồng độ cao (từ 50 % trở lên).
- Dung dịch đường ngăn chặn sự hấp thu oxy, giúp giữ được mùi vị và màu sắc của
sản phẩm.
Đồ án tốt nghiệp
16
1.2.1.2. Yêu cầu kỹ thuật của đường
Bảng 1.7 Các chỉ tiêu hóa lý của đường trắng (TCVN 6959 : 2001)
Chỉ tiêu Giá trị
Hàm lượng saccharose (%) ≥ 99,8
Độ ẩm (%) ≤ 0,05
Hàm lượng đường khử (%) ≤ 0,03
Độ tro (%) ≤ 0,03
Độ màu (o
ICUMSA) ≤ 20
Bảng 1.8 Các chỉ tiêu cảm quản của đường (TCVN 6959 : 2001)
Chỉ tiêu Yêu cầu
Ngoại hình
Tinh thể màu trắng, kích thước tương đối đồng đều, tơi khô
không vón cục
Mùi vị
Tinh thể đường hoặc dung dịch đường trong nước có vị ngọt,
không có mùi vị lạ
Màu sắc
Tinh thể trắng óng ánh, khi pha vào nước cất cho dung dịch
trong suốt
1.2.1.3. Yêu cầu vệ sinh
 Dư lượng SO2 mức tối đa 70 mg/kg.
 Các chất nhiễm bẩn:
- Asen (As) 1 mg/kg.
- Đồng (Cu) 2 mg/kg.
- Chì (Pb) 0,5 mg/kg.
Đồ án tốt nghiệp
17
 Vi sinh vật:
Bảng 1.9 Chỉ tiêu vi sinh của đường (TCVN 6959 : 2001)
Tên chỉ tiêu Yêu cầu
1. Tổng số vi sinh vật hiếu khí (CFU/10g) ≤ 200
2. Nấm men (CFU/10g) ≤ 10
3. Nấm mốc (CFU/10g) ≤ 10
1.2.2. Acid citric [26]
Công thức phân tử: C6H8O7
Tên theo IUPAC: Acid 2 – hydroxypropan – 1,2,3 – tricacboxylic.
Khối lượng phân tử: 192,13 g/mol.
Acid citric là một chất bảo quản tự nhiên, chất tạo vị chua cho thực phẩm và nước
uống có gas. Sử dụng acid citric trong quá trình chế biến rau quả sấy sẽ ức chế hoặc khử
hoạt tính của các enzyme, hấp thu và cố định một số nguyên tố kim loại, làm rối loạn và
trì hoãn quá trình trao đổi chất trong tế bào vi sinh vật. Khi hòa tan acid citric trong nước
cất thu được dung dịch phải trong suốt không có mùi vị lạ.
Acid citric dùng trong thực phẩm phải ở dạng kết tinh khan hoặc ngậm một phân tử
nước, không màu, không mùi. Loại khan phải chứa không ít hơn 99,5 % acid citric, 1
gam acid citric tan trong 0,5 ml nước hoặc trong 2 ml ethanol.
Đồ án tốt nghiệp
18
Bảng 1.10 Chỉ tiêu hóa lý của acid citric (QCVN 4 – 11 : 2010/BYT)
Tên chỉ tiêu Mức yêu cầu
1. Độ hòa tan
Rất dễ tan trong etanol, dễ tan trong
nước, ít tan trong ete
2. Phép thử citrat Đạt yêu cầu của phép thử
3. Hàm lượng nước
- Dạng khan, % khối lượng, không lớn
hơn
- Dạng ngậm một phân tử nước, %
khối lượng
0,5
Từ 7,5 đến 8,8
4. Hàm lượng tro sulfat, % khối lượng,
không lớn hơn
0,05
5. Hàm lượng oxalat, mg/kg, không lớn hơn 100
6. Hàm lượng sulfat, mg/kg, không lớn hơn 150
7. Các chất dễ cacbon hoá Đạt yêu cầu của phép thử
8. Hàm lượng chì, mg/kg, không lớn hơn 0,5
Đồ án tốt nghiệp
19
1.2.3. Nước [25]
Nước cũng là một nguyên liệu quan trọng trong ngành sản xuất thực phẩm. Vì
thế, chất lượng nước sử dụng cần phải được quan tâm. Tuy nhiên, vì chưa có qui định cụ
thể cho nước dùng trong sản xuất thanh long sấy nên tiêu chuẩn này đưa ra dựa trên tiêu
chuẩn dành cho nước ăn uống.
Bảng 1.11 Chỉ tiêu của nước sử dụng trong ăn uống (QCVN 01 : 2009/BYT)
Chỉ tiêu Tiêu chuẩn
Chỉ tiêu vật lý
Mùi vị
Độ đục
Không có mùi vị lạ
2 NTU
15 mg/l
Chỉ tiêu hóa học
pH
Fe2O3
Al2O3
SO4
2-
NH4
+
Pb
As
Hg
Cl
Tổng chất rắn hòa tan (TDS)
6,5 – 8,5
0,5 mg/l
0,2 mg/l
250 mg/l
1,5 mg/l
0,01 mg/l
0,01 mg/l
0,001 mg/l
250 mg/l
1000 mg/l
Chỉ tiêu vi sinh
Coliform tổng số
E.coli hoặc Coliform chịu nhiệt
0 khuẩn lạc/100ml
0 khuẩn lạc/100ml
Đồ án tốt nghiệp
20
1.3. Tình hình nghiên cứu và chế biến các sản phẩm từ thanh long [34]
1.3.1. Tình hình nghiên cứu
1.3.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Năm 2006, Mạch Thị Khiêm Tín – Đại học Nông Lâm Tp. HCM thực hiện đề tài
“Nghiên cứu thử nghiệm chế biến nước ép thanh long lên men” thu được kết quả như
sau: Thanh long có hàm lượng nước 86,12 %; độ Brix 11,2 %; vitamin C 4,2 mg/100g
là phù hợp để chế biến nước thanh long lên men. Nguyên liệu được xử lý enzyme
pectinex Ultra SP – L với nồng độ enzyme 800 ppm trong 30 phút nhằm tăng hiệu suất
thu hồi dịch thanh long. Tỷ lệ men Saccharomyces cerevisiae F43 thích hợp cho quá
trình lên men nước thanh long là 5 %. Tỷ lệ dâu tằm 20 % là phù hợp cho quá trình lên
men nước thanh long – dâu tằm. Sản phẩm thu được sau 2 ngày lên men ở nhiệt độ phòng
có độ cồn 3,1 % v/v, độ Brix 11,8 %, độ acid 1,28 g/l và được xếp loại khá theo TCVN
3215 – 79.
Năm 2006, Phạm Duy Thanh – Đại học Nông Lâm Tp. HCM tiến hành “Khảo sát
quy trình chế biến tthanh long nước ép dứa đóng hộp” thu được kết quả: Thanh long
được ngâm 15 phút trong dung dịch CaCl2 1,5 % giúp cấu trúc tốt hơn. Sau đó được rót
dịch nước ép dứa 16 o
Brix rồi đem đi thanh trùng ở 80 o
C trong 15 phút. Sản phẩm có sự
thay đổi nhiều về màu sắc khi bảo quản.
Năm 2011, Nguyễn Thị Ánh Tuyết – Đại học Bình Dương đã “Nghiên cứu quy trình
sản xuất sữa chua bổ sung thanh long ruột đỏ” và đưa ra kết quả như sau: Tỉ lệ thanh
long và sữa chua là 2 : 8 sẽ cho ra sản phẩm có cảm quan cao nhất. Hàm lượng đường
lactose và saccharose bổ sung lần lượt là 8 g và 5 g. Nồng độ men giống là 8 % và lên
men trong 6 giờ.
Đồ án tốt nghiệp
21
1.3.1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Năm 2009, Mohd Taufik, Dailami – Đại học Malaysia Pahang đã tiến hành “Nghiên
cứu sản xuất bột thanh long bằng phương pháp sấy phun” với mục tiêu là sản xuất ra
bột thanh long từ nguồn quả tươi nhằm tăng hiệu quả kinh tế. Nhiệt độ được sử dụng
trong thí nghiệm này là 150, 160, 170, 180 và 190 o
C và sử dụng maltodextrin 5, 10, 15,
20 và 25 % cho mỗi 200 ml nước ép thanh long. Kết quả cho thấy nhiệt độ tối ưu nên
được sử dụng để sản xuất bột thanh long là 180 o
C và 20 % maltodextrin. Sản phẩm là
dạng bột mịn và mềm.
Năm 2009, D. Konopacka và cộng sự đã nghiên cứu “Ảnh hưởng của các tác nhân
thẩm thấu khác nhau lên quả sấy khô” và chứng minh rằng các giải pháp thẩm thấu ảnh
hưởng đáng kể đến hương vị, cấu trúc của trái cây và sự chấp nhận của người tiêu dùng.
Những thay đổi còn phụ thuộc vào giống loài và phương pháp sấy. Nói chung trái cây
sấy khô được xử lý trước bằng saccharose (S), đường nghịch đảo (IS) được đặc trưng
bởi vị ngọt chủ yếu. Oligofructose (OF) được áp dụng cho trái đông lạnh sấy khô để tạo
ra độ giòn cho sản phẩm cuối cùng. Các polyols như galactosorbitol (GALSOR) và
sorbitol (SOR) không được khuyến cáo cho quá trình thẩm thấu của trái cây do cảm giác
tăng độ cứng làm giảm tính chấp nhận của người tiêu dùng đối với sản phẩm.
Tháng 5 – 2012, M. Z. Islam và cộng sự – Đại học khoa học và công nghệ Shahjalal,
Bangladesh đã tiến hành phân tích thành phần của giống thanh long Hylocereus undatus
và phát triển sản phẩm thạch thanh long để đánh giá triển vọng thị trường. Kết quả phân
tích cho thấy thanh long có độ ẩm 87,90 ± 0,03 %, tro 87,90 ± 0,03 %, đường khử 4,50
± 0,04 %, đường tổng số 8,00 ± 0,01 %, chất rắn hòa tan tổng thể 11 ± 0,13 %, pH 4,20
± 0,02 %, axit 0,45 ± 0,01 % và vitamin C 9,90 ± 0,04 %. Thanh long khi phối chế với
1,5 % pectin cho sản phẩm thạch được người tiêu dùng ưa thích hơn cả.
Được in trên Tạp chí Khoa học Châu Âu ấn bản tháng 1 năm 2015, nghiên cứu “Sản
xuất sản phẩm nước yogurt thanh long” từ giống thanh long vỏ đỏ, ruột trắng Hylocereus
Đồ án tốt nghiệp
22
undatus của Oshadi Jayasinghe và cộng sự – Đại học Ruhuna, Sri Lanka đưa ra kết luận
với tỷ lệ hỗn hợp gồm 10 % nước ép thanh long (so với 5; 7,5 và 12,5 %), 10 % đường
(so với 5; 7,5 và 12,5 %) và 0,8 % gelatin ( so với 0,5; 0,6 và 0,7 %) khi phối trộn với
sữa bò (3,5 % chất béo và pH = 6,5) được ủ trong 5 giờ ở 41 o
C cho đặc tính cảm quan
sản phẩm cao nhất. Sản phẩm có 23,58 % chất rắn, 9,64 % chất rắn không béo và 3,2 %
chất béo phù hợp với tiêu chuẩn của Sri Lanka.
1.3.2. Tình hình chế biến các sản phẩm từ thanh long
Bảng 1.12 Các sản phẩm từ quả thanh long trên thị trường
Tên sản
phẩm
Hình sản phẩm
Tên Công
ty
Thành phần Giá
Nước
thanh
long đỏ
lên men
Công ty
TNHH nước
ép Phúc Hà
– Bình
Thuận
- Nước ép trái thanh
long đỏ nguyên chất
- Đường
300.000
đồng/hộp,
gồm 2 chai
500 ml
Nước
thanh
long
Talo lên
men
Công ty
TNHH Talo
Việt Nam –
Phú Yên
- Nước éo thanh long
trắng/đỏ
- Đường
130.000
đồng/giỏ,
gồm 2 chai
300 ml
Đồ án tốt nghiệp
23
Nước ép
thanh
long –
trái cây
Yotila.
Công ty
TNHH
MTV Dak
Farm – Đắk
Nông
- Thanh long, xoài, ổi,
dứa, nha đam, mãng
cầu
- Đường, nước,
vitamin C, acid citric,
natamycin, calcium
lactate và gellan
25.000
đồng/chai
350 ml
Thanh
long sấy
thăng
hoa
Feva
Công ty Cổ
phần Nông
nghiệp GAP
– Tp. HCM
Thanh long ruột
đỏ/trắng
350.000
đồng/túi 10
gói (mỗi
gói 25g)
Mứt
chuối –
thanh
long
Công ty CP
Vườn trái
Cửu Long –
Cần Thơ
Chuối 41 %, thanh
long 28 %, đường mía,
trái sơ ri, pectin
47.000
đồng/hủ
225 g
Mứt
thanh
long
Cơ sở sản
xuất Tư
Bông –
Đồng Tháp
Thanh long ruột đỏ
hoặc ruột trắng,
đường, nước cốt dừa,
bánh phồng, chanh
55.000
đồng
Đồ án tốt nghiệp
24
1.4. Tổng quan về kỹ thuật tách nước bằng phương pháp thẩm thấu đường
1.4.1. Sự khuếch tán và thẩm thấu của đường [19], [24], [30]
1.4.1.1. Khuếch tán
Sự khuếch tán là hiện tượng tự cân bằng nồng độ của vật chất. Trong một phạm vi
nhất định các phân tử chất tan di động từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp
gọi là quá trình khuếch tán. Sự di động đó tiến hành đến khi nào nồng độ chất tan hai
bên bằng nhau thì dừng lại. Quá trình khuếch tán được phát biểu bằng định luật Fick như
sau: Trong một đơn vị thời gian số lượng vật chất khuếch tán qua một đơn vị diện tích tỉ
lệ thuận với gradien nồng độ và được biểu thị bằng phương trình:
𝒅𝑸 = −𝑫𝑺.
𝒅𝒄
𝒅𝒙
𝒅𝒕
Trong đó:
Q: Lượng vật chất khuếch tán.
S: Diện tích khuếch tán.
𝑑𝑐
𝑑𝑥
: Gradien nồng độ.
t: Thời gian khuếch tán.
D: Hệ số khuếch tán.
1.4.1.2. Thẩm thấu
Quá trình thẩm thấu cũng gần như quá trình khuếch tán nhưng thẩm thấu chỉ là quá
trình di động của các phân tử chất tan khắc phục trở lực của các màng bán thấm để san
bằng nồng độ. Nói chính xác thì thẩm thấu là quá trình di chuyển tự động của dung môi
phải khắc phục trở lực của màng bán thấm để đi từ dung dịch có nồng độ thấp vào dung
dịch có nồng độ cao. Màng bán thấm có khả năng chỉ cho các hạt nhỏ của dung môi đi
Đồ án tốt nghiệp
25
qua còn các hạt nhỏ của chất tan không qua được. Màng của tế bào động thực vật không
phải là màng bán thấm hoàn toàn mà có tính chất gần như màng bán thấm. Do đó, ở
trong môi trường nước đường có một phần đường ngấm vào trong tế bào và nước thấm
qua màng tế bào và đi ra.
Áp suất thẩm thấu trong dung dịch lớn hay nhỏ là nhân tố quyết định tốc độ thẩm
thấu nhanh hay chậm. Áp suất thẩm thấu tỉ lệ thuận với nồng độ của chất tan và nhiệt độ
của dung dịch, được tính theo công thức Van – Hốp:
Po = RTCi
Trong đó:
Po: Áp suất thẩm thấu của dung dịch.
C: Nồng độ chất tan trong dung dịch.
T: Nhiệt độ tuyệt đối của dung dịch.
R: Hằng số khí lý tưởng.
i: Hệ số Van – Hốp biểu thị mức độ ion hóa dung dịch.
i = 1 + α (n – 1). Trong đó α là hệ số phân ly, n là số ion mà phân tử phân ly.
1.4.2. Sự hút nước của tế bào thực vật theo cơ chế thẩm thấu – khuếch tán
1.4.2.1. Cấu tạo tế bào thực vật
Các cơ quan của thực vật đều được cấu tạo bằng tế bào. Hình dạng, kích thước của
các tế bào thực vật khác nhau, nhưng chúng đều gồm các thành phần sau:
- Vách tế bào làm cho tế bào có hình dạng nhất định.
Đồ án tốt nghiệp
26
- Màng nguyên sinh chất bao bọc ngoài
nguyên sinh chất.
- Nguyên sinh chất là chất keo lỏng, bên
trong chứa các bào quan như lục lạp (chứa chất
diệp lục ở tế bào thịt lá),...
- Nhân: Thường chỉ có một nhân, cấu tạo
phức tạp, có chức năng điều khiển mọi hoạt
động sống của tế bào.
- Lục lạp chứa chlorophyll tạo màu xanh
cho rau quả.
- Ngoài ra tế bào còn có không bào: chứa dịch tế bào.
1.4.2.2. Sự hút nước của tế bào thực vật
Ở tế bào thực vật, các lớp màng nguyên sinh chất gây nên hiện tượng thẩm thấu trong
tế bào. Tốc độ của nước xâm nhập hoặc thoát ra khỏi tế bào phụ thuộc vào tính thẩm
thấu khác nhau của màng tế bào và màng nguyên sinh chất. Sự xâm nhập của nước vào
tế bào xảy ra tùy thuộc vào nồng độ của dung dịch (Cmôi trường) với nồng độ của dịch tế
bào (Ctế bào).
Nếu ngâm tế bào vào nước hoặc dung dịch nhược trương (Cmôi trường < Ctế bào) thì nước
từ môi trường đi vào không bào và làm tăng thể tích của không bào, gây ra áp suất trương
nước (P). Áp suất này làm màng tế bào căng ra và sẽ sinh ra một sức chống lại gọi là sức
căng trương nước (T). Khi hai áp suất này bằng nhau thì sự thẩm thấu dừng lại. Tế bào
ở trạng thái bão hòa và thể tích tế bào lúc này cực đại.
Nếu đem tế bào đó ngâm vào dung dịch ưu trương (Cmôi trường > Ctế bào), nước từ trong
tế bào ra ngoài và thể tích tế bào nhỏ đi, màng tế bào trở lại trạng thái bình thường, sức
Hình 1.6 Cấu tạo tế bào thực vật
Đồ án tốt nghiệp
27
căng (T) bằng 0. Nếu dung dịch ngâm tế bào quá ưu trương, nước từ không bào tiếp tục
đi ra ngoài làm cho không bào co, kéo theo nguyên sinh chất tách rời khỏi màng tế bào.
1.4.2.3. Sự hút các chất hòa tan vào tế bào
Tính thấm của tế bào là khả năng hấp thụ những chất hoà tan vào tế bào và cho những
chất hoà tan đi ra khỏi tế bào. Tế bào có tính thấm chọn lọc đối với các chất khác nhau.
Một số chất dễ dàng qua thành tế bào nhưng lại hoàn toàn không qua được màng sinh
chất. Một số chất qua được màng sinh chất thì lại bị giữ lại ở trung chất.
Các chất hòa tan xâm nhập vào tế bào theo cơ chế thụ động. Sự khuếch tán chất hòa
tan vào trong tế bào là quá trình chuyển động của các phân tử vật chất từ nơi có nồng độ
cao đến nơi có nồng độ thấp cho đến khi cân bằng nồng độ trong hệ thống. Tốc độ xâm
nhập của chất tan (v) vào tế bào được xác định theo công thức :
v = C . K . M1/2
. (Cngoài – Ctrong)
Trong đó:
K : Hệ số biểu thị tính tan của ion.
M: Phân tử lượng của chất tan khuếch tán.
Cngoài, Ctrong là nồng độ của chất khuếch tán bên ngoài và bên trong tế bào.
C: Hằng số khuếch tán.
1.4.3. Mục đích của phương pháp thẩm thấu đường [15], [30]
Đối với rau quả sấy khô áp dụng thẩm thấu trong giai đoạn đầu để lấy một lượng lớn
nước ra, ít tốn năng lượng sấy, ngăn cản sự hoạt động của vi sinh vật, cải thiện chất lượng
sản phẩm và kéo dài thời gian bảo quản.
Đồ án tốt nghiệp
28
1.4.4. Nguyên tắc của phương pháp thẩm thấu đường [24]
Có nhiều loại rau quả nếu chỉ sấy ở nhiệt độ đơn thuần thì thành phẩm có màu không
đẹp, dai và cứng, tốn nhiều thời gian sấy. Để khắc phục nhược điểm này, người ta kết
hợp sấy nhiệt với tách nước bằng thẩm thấu.
Rau quả trước khi sấy thường được ngâm trong dung dịch là saccharose, siro glucose,
sorbitol,...Khi ngâm rau quả vào dung dịch các chất hòa tan này, do chêch lệch hàm
lượng các chất khô hòa tan giữa dung dịch và rau quả, nước trong sản phẩm sẽ đi ra dung
dịch và chất tan sẽ dịch chuyển từ dung dịch đi vào trong sản phẩm. Ngoài ra, một lượng
các chất tan (acid amin, acid hữu cơ, vitamin, muối khoáng,…) từ trong sản phẩm cũng
bị dịch chuyển ra ngoài dung dịch làm ảnh hưởng đến tính chất cảm quan và dinh dưỡng
của sản phẩm sau chế biến. Kết quả của quá trình này là sản phẩm mất nước và hấp thu
nhiều chất hòa tan, còn dung dịch bị loãng và mất chất hòa tan.
Để lựa chọn chất hòa tan thường dựa vào tính chất cảm quan của sản phẩm, chi phí
sử dụng và khối lượng phân tử của chất hòa tan.
1.4.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thẩm thấu [15]
Cấu tạo tế bào: Độ nén chặt của mô lớn thì thẩm thấu lâu ngược lại độ xốp của mô
lớn thì thẩm thấu nhanh, trạng thái sinh lý của nguyên liệu (xanh/chín).
Kỹ thuật ngâm: Tốc độ thẩm thấu đường vào nguyên liệu của phương pháp ngâm
đường khô chậm hơn hơn so với ngâm thẩm thấu trong dung dịch nước đường.
Thời gian ngâm: Thời gian ngâm càng dài thì lượng đường ngấm vào nguyên liệu
càng nhiều nhưng cũng đạt đến trạng thái cân bằng nhất định. Đồng thời, thời giân ngâm
dài sẽ tạo điều kiện cho các phản ứng oxy hóa làm biến đổi gây ảnh hưởng không tốt cho
sản phẩm.
Đồ án tốt nghiệp
29
Nồng độ chất khô hòa tan càng đậm thì tốc độ thẩm thấu càng nhanh. Nhưng nó cũng
có giới hạn cực đại.
Nhiệt độ ngâm: Ở trên 45 o
C màng nguyên sinh chất mất tính thẩm thấu. Nhiệt độ
ảnh hưởng đến khả năng hoà tan của các tác nhân thẩm thấu, ảnh hưởng đến tốc độ dịch
chuyển của chất hoà tan.
Áp suất ngâm: Hạ áp suất thì quá trình thẩm thấu xảy ra nhanh hơn.
1.4.6. Ưu nhược điểm của phương pháp thẩm thấu [15]
1.6.6.1. Ưu điểm
- Cải thiện chất lượng về mặt dinh dưỡng và tính cảm quan, đặc biệt là đối với các
sản phẩm nhạy cảm với các phản ứng thoái hoá nhiệt, phản ứng hóa nâu hay oxy hoá.
- Tiết kiệm năng lượng do quá trình tách nước khỏi sản phẩm ngay tại trạng thái lỏng
mà không qua chuyển đổi pha.
- Đảm bảo việc tách nước đồng nhất hơn so với các phương pháp tách nước khác.
- Phương pháp thẩm thấu cũng có thể phối hợp với các chất bảo quản, chống oxy hoá,
chất kháng khuẩn, chất tạo màu, mùi, tạo kết cấu...trong quá trình ngâm nhằm thay đổi
thành phần, đặc tính và kéo dài thời gian bảo quản của sản phẩm.
- Các dung dịch thẩm thấu có aw thấp và vận hành ở nhiệt độ thấp nên ức chế các vi
sinh vật gây hại phát triển.
1.4.6.2. Nhược điểm
- Các sản phẩm sau quá trình thẩm thấu thường không ổn định ở nhiệt độ môi trường.
Do vậy, thẩm thấu được xem như một xử lý sơ bộ và cần được xử lý tiếp bằng các phương
pháp như: Chiên, sấy, đông lạnh, thanh trùng, tiệt trùng và các dạng bao gói thích hợp.
Đồ án tốt nghiệp
30
- Nồng độ của dung dịch sau ngâm bị loãng. Do đó, cần có biện pháp tái sử dụng
nồng độ ban đầu bằng cách cô đặc dung dịch hoặc thêm chất hoà tan.
1.5. Tổng quan về phương pháp sấy đối lưu
1.5.1. Đặc điểm [12], [16]
Sấy đối lưu (nhiệt nóng) là phương pháp cho vật liệu sấy tiếp xúc trực tiếp với tác
nhân sấy là không khí nóng. Nguồn nhiệt cung cấp cho quá trình sấy là nhiệt truyền từ
môi chất sấy đến vật liệu bằng cách truyền nhiệt đối lưu.
Thiết bị sấy đối lưu có dạng hình hộp chữ nhật, bên trong có các khay được xếp song
song nhau theo phương nằm ngang. Nguyên liệu cần sấy sẽ được cho vào trong khay.
Không khí được thổi vào bên trong thiết bị theo hướng song song với bề mặt của lớp
nguyên liệu trong khay.
Ưu điểm: Thiết bị có cấu tạo đơn giản, dễ vận hành và chi phí đầu tư thấp hơn so với
các loại máy sấy khác.
Nhược điểm: Tốn nhiều năng lượng, sản phẩm sấy bị biến đổi về cấu trúc, màu sắc
và tổn thất nhiều chất dinh dưỡng.
1.5.2. Biến đổi của vật liệu trong quá trình sấy [12], [15], [16]
Biến đổi vật lý: Sản phẩm có thể bị biến dạng, co thể tích, giảm khối lượng hoặc tăng
độ giòn, bị nứt nẻ.
Biến đổi hoá học: Tốc độ phản ứng hoá học tăng do nhiệt độ vật liệu tăng như: Phản
ứng oxy hoá khử, phản ứng phân hủy các protein, phản ứng Maillard...
Biến đổi sinh học: Vi sinh vật trên bề mặt vật liệu bị ức chế hoặc bị tiêu diệt một
phần. Sản phẩm có thể lẫn các tạp chất, cát, sạn,...
Đồ án tốt nghiệp
31
Biến đổi sinh hóa: Trong giai đoạn đốt nóng, nhiệt độ tăng chậm tạo điều kiện thuận
lợi cho hệ enzym oxy hóa khử hoạt động gây ảnh hưởng xấu đến vật liệu.
Biến đổi hóa lý: Có hiện tượng khuếch tán ẩm, sự chuyển pha từ lỏng sang hơi của
nước và có ảnh hưởng của hệ keo trong quá trình sấy.
Biến đổi cảm quan
- Về màu sắc: Mất hay giảm sắc tố do tác dụng của nhiệt độ cao nhưng cường độ
màu tăng lên.
- Về mùi: Có mùi nhạt do một số chất thơm bay hơi và phân hủy bởi nhiệt độ.
- Về vị: Cường độ chất vị tăng.
- Về trạng thái: Tăng tính đàn hồi, tăng tính dai, tính giòn và có thể thay đổi về hình
dạng trong quá trình sấy.
1.5.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ sấy [15], [16]
- Độ ẩm và nhiệt độ của môi trường sấy khô: Nhiệt độ tăng thì tốc độ bốc hơi của
nước trong rau quả càng tăng. Nhưng không nên dùng nhiệt độ quá cao để tăng nhanh
tốc độ khô, vì nhiệt độ tăng cao đột ngột sẽ khiến cho màng tế bào vỏ bị nứt ra, các chất
bên trong thoát ra ngoài, gây ra hiện tượng kết xác, cốc hoá. Trái lại nếu nhiệt độ quá
thấp, thời gian khô kéo dài thì sản phẩm sẽ bị oxy hóa biến màu, biến chất.
- Tốc độ di chuyển của không khí: Tốc độ di chuyển của không khí càng nhanh, thì
sự bốc hơi nước diễn ra càng nhanh, rau quả khô càng mạnh.
- Trạng thái và chủng loại trái cây: Chủng loại trái cây khác nhau thì kết cấu tạo tế
bào và thành phần hóa học cũng khác nhau, vì thế tốc độ khô cũng có sự sai khác...
Đồ án tốt nghiệp
32
- Lượng nguyên liệu xếp chồng lên nhau: Độ dày càng lớn thì càng không có lợi cho
sự lưu thông của không khí nên tốc độ khô càng chậm; lượng xếp chồng quá ít, quá mỏng
mặc dù tốc độ khô nhanh hơn nhưng không kinh tế.
1.5.4. Yêu cầu sản phẩm sấy
Sản phẩm sấy hoàn tất phải đạt các chỉ tiêu vi sinh sau:
Bảng 1.13 Quy định giới hạn cho phép vi sinh vật trong rau, quả và sản phẩm rau,
quả (46/2007/QĐ – BYT)
STT Sản phẩm Loại vi sinh vật
Giới hạn vi sinh vât
(trong 1g hay 1ml thực phẩm) (*)
1
Rau quả
tươi, rau quả
đông lạnh
Tổng số VSV hiếu khí Giới hạn bởi G.A.P
Coliforms 10
E.coli Giới hạn bởi G.A.P
S.aureus Giới hạn bởi G.A.P
Cl.perfringens Giới hạn bởi G.A.P
Samonella Không có
2
Rau quả
muối, rau
quả khô
Tổng số VSV hiếu khí 104
Coliforms Không có
E. Coli 10
Cl.perfringens 10
B.cereus 102
Tổng số bào tử nấm
men, mốc
102
(*) Tính trên 25g hoặc 25ml đối với Samonella
1.5.6. Các phản ứng tạo màu trong quá trình sấy
Trong công nghệ sấy, các phản ứng tạo màu không những ảnh hưởng xấu đến chất
lượng sản phẩm cả về màu sắc lẫn mùi vị mà nó còn làm giảm giá trị dinh dưỡng. Chúng
gồm các phản ứng sau:
- Phản ứng oxy hóa.
Đồ án tốt nghiệp
33
- Phản ứng hóa nâu có enzyme.
- Sự tạo màu mới do phản ứng Maillard.
Các phương pháp khống chế phản ứng hóa nâu:
- Phương pháp xử lý nhiệt.
- Sử dụng khí SO2 và các muối sunfit.
- Sử dụng acid.
- Chất kiềm hãm hóa học.
- Dùng NaCl.
1.6. Những biến đổi trong quá trình bảo quản sản phẩm
Biến đổi màu sắc: Trong điều kiện bảo quản không tốt như sự có mặt của oxy không
khí hoặc sự phát triển của vi sinh vật thì sản phẩm dễ bị biến màu và có mùi lạ.
Biến đổi do vi sinh vật: Vi sinh vật biến đổi đường trong sản phẩm thành các chất
chuyển hóa như acid, rượu... Làm cho sản phẩm có mùi vị lạ, hư hỏng, mất giá trị cảm
quan.
Sự hút ẩm của sản phẩm: Sản phẩm có hàm ẩm tương đối thấp nên rất dễ hút ẩm trở
lại trong quá trình bảo quản.
Đồ án tốt nghiệp
34
CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.1.1. Thời gian nghiên cứu
Từ ngày 24/04/2017 đến ngày 16/07/2017.
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
Phòng thí nghiệm A07.12 của Khoa Công nghệ sinh học – Thực phẩm – Môi trường,
Trường Đại học Công Nghệ TP. HCM.
2.2. Vật liệu nghiên cứu
2.2.1. Nguyên liệu chính
Nguyên liệu là thanh long vỏ đỏ, ruột trắng được mua từ chợ đầu mối nông sản Thủ
Đức, được trồng ở Long An nhằm đảm bảo ổn định các yếu tố hóa lý của nguyên liệu.
Chỉ tiêu chất lượng: Lựa chọn thanh long chủ yếu dựa vào các chỉ tiêu cảm quan.
- Là giống thanh long vỏ đỏ, ruột trắng có nguồn gốc từ Long An.
- Quả vừa chín tới, màu đỏ đều trên 70 % diện tích.
- Kích thước đồng đều, thịt quả màu trắng và còn độ cứng.
- Quả sạch, không tạp chất, thịt quả sử dụng không bị tổn thương, dập nát, mềm
nhũn…
- Có thể sử dụng nguồn thanh long không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu (vỏ quả cho phép
có vài đốm nâu, thâm…).
Đồ án tốt nghiệp
35
2.2.2. Nguyên liệu phụ
Đường: Sử dụng là đường RE, của công ty đường Biên Hòa.
Nước: Đóng vai trò quan trọng tạo dung dịch ngâm thẩm thấu. Sử dụng nước đã qua
xử lý đạt tiêu chuẩn nước uống của Phòng thí nghiệm Khoa Công nghệ sinh học – Thực
phẩm – Môi trường Trường Đại học Công nghệ TP. HCM.
Acid citric: Xuất xứ từ Trung Quốc, độ tinh khiết ≥ 99,5 % theo tiêu chuẩn TCVN
quy định, do phòng thí nghiệm cung cấp.
2.2.3. Dụng cụ và thiết bị sử dụng
- Dụng cụ: Dao, thớt, thau nhựa, khay inox, khay nhôm, khay nhựa, các dụng cụ
khác...
- Thiết bị sử dụng: Máy sấy, khúc xạ kế, máy đo pH, tủ sấy mẫu, máy ghép mí, máy
đo màu Konica Minolta, máy hút chân không, cân điện tử 4 số lẽ Ohaus Corp...
- Hóa chất: Acid citric, thuốc thử DNS, NaOH 5 %, dung dịch glucose 0,1 %,
KIO3/KI 0,001 N, chỉ thị methyl red, giấy đo pH, NaOH 0,1 N, phenolphtalein.
Đồ án tốt nghiệp
36
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Quy trình nghiên cứu thử nghiệm sản xuất thanh long sấy
Hình 2.1 Quy trình dự kiến nghiên cứu sản xuất thanh long sấy
Nước
Đường,
acid citric
Thanh long
Lựa chọn,
phân loại
Bỏ vỏ
Rửa
Thẩm thấu
Cắt miếng
Làm ráo
Sấy
Thành phẩm
Bao gói,
hút chân không
Làm nguội
Vỏ
Đồ án tốt nghiệp
37
2.3.2. Thuyết minh quy trình
 Nguyên liệu: Thanh long Long An ruột trắng.
Nguyên liệu là yếu tố quyết định các đặc tính cho sản phẩm về mùi vị, cấu trúc…Vì
thế, với nguyên liệu thích hợp thì sản phẩm làm ra sẽ đạt chất lượng tốt nhất. Nguyên
liệu dùng trong sản xuất là thanh long vừa chín tới, kích thước to đồng đều khoảng 300
– 350 g/trái.
Yêu cầu: Trái thanh long phải sạch, hình dạng đẹp, vỏ bóng, có màu đỏ đều trên 70
% diện tích trái, thịt quả có màu trắng và cứng, không có vết thương tổn, không bị thâm,
nám, không có đốm xanh hay vết cháy nắng, không bị bầm, dập, thối... Cho phép sử
dụng những những quả có chất lượng tốt nhưng có vài đốm nâu đen trên bề mặt không
đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
Cách tiến hành: Quan sát bằng mắt thường để chọn những trái đạt yêu cầu.
 Bỏ vỏ
Mục đích: Loại bỏ phần không ăn được của trái thanh long. Thu lấy phần thịt quả để
tiến hành quá trình chế biến tiếp theo.
Cách tiến hành: Dùng dao để tách sạch vỏ.
 Cắt miếng
Mục đích: Để miếng thanh long có kích thước và chiều dày đồng đều thuận lợi cho
các quá trình chế biến sau, đặc biệt là công đoạn sấy.
Cách tiến hành: Dùng dao cắt thanh long thành những miếng tròn hoặc bán tròn.
Đồ án tốt nghiệp
38
 Ngâm thẩm thấu
Mục đích: Sử dụng dung dịch đường có nồng độ cao, tạo ra áp suất thẩm thấu cao
ngăn cản sự hoạt động của vi sinh vật, tách một phần nước ra khỏi nguyên liệu giúp sấy
nhanh hơn, đồng thời tăng giá trị cảm quan cho sản phẩm sấy.
Cách tiến hành: Sau khi bỏ vỏ cắt miếng thì ta tiến hành ngâm tiếp thanh long vào
dung dịch đường với nồng độ tối ưu + acid citric tối ưu, trong khoảng thời gian tối ưu.
Tỉ lệ nguyên liệu và dung dịch ngâm là (1 : 2,5), đảm bảo dung dịch ngâm thẩm thấu
ngập bề mặt nguyên liệu.
 Rửa
Mục đích: Loại bỏ lớp đường trên bề mặt nguyên liệu, tạo điều kiện thuận lợi cho
quá trình sấy, giảm bớt độ dính sau khi sấy.
Cách tiến hành: Sau khi ngâm thẩm thấu xong thì lấy thanh long ra nhúng nhanh qua
nước sạch.
 Làm ráo
Mục đích: Làm ráo nước trên bề mặt thanh long khi nhúng thanh long vào nước ở
công đoạn trên.
Cách tiến hành: Dùng giấy thấm khô thanh long khi thanh long đã được nhúng qua
nước sạch.
 Sấy
Mục đích: Tách nước trong thanh long làm tăng nồng độ chất khô và giảm độ ẩm của
thanh long xuống còn khoảng 14 - 15 % để cải thiện cấu trúc và kéo dài thời gian bảo
quản.
Đồ án tốt nghiệp
39
Cách thực hiện: Nguyên liệu sau khi được làm ráo sẽ xếp ra khay. Sau đó sấy ở nhiệt
độ và thời gian tối ưu đến khi độ ẩm sản phẩm đạt khoảng 14 - 15 %.
 Bao gói, hút chân không
Mục đích: Bao gói nhằm cách ly hoàn toàn sản phẩm với môi trường bên ngoài, bảo
vệ sản phẩm tránh bị nhiễm vi sinh vật và hút ẩm từ không khí, tăng thời gian bảo quản
sản phẩm, và tăng tính chất cảm quan cho sản phẩm.
Cách thực hiện: Sản phẩm được xếp vào bao bì chân không và được đem hút chân
không và ghép mí bằng máy ghép mí chân không do Phòng thí nghiệm cung cấp.
Đồ án tốt nghiệp
40
2.3.3. Bố trí thí nghiệm khảo sát
Nước
Đường,
acid citric
Thanh long
Lựa chọn,
phân loại
Bỏ vỏ
Rửa
Thẩm thấu
Cắt miếng
Làm ráo
Sấy
Thành phẩm
Bao gói,
hút chân không
Làm nguội
Phân tích thành
phần hóa lý của
nguyên liệu
Hàm lượng đường
khử, đường tổng,
pectin, vitamin C,
acid tổng
Độ ẩm, pH, độ
Brix, độ cứng, màu
sắc vỏ/ thịt quả
Tỉ lệ thu hồi, vỏ/
thịt quả, khối lượng
trung bình
Thí nghiệm 2: Khảo sát nồng độ dịch đường
Thí nghiệm 3: Khảo sát thời gian ngâm
Thí nghiệm 1: Khảo sát độ dày nguyên liệu
Thí nghiệm 4: Khảo sát chế độ sấy
Đánh giá chất lượng sản phẩm
Hình 2.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm khảo sát
Đồ án tốt nghiệp
41
2.3.4. Thí nghiệm khảo sát
2.3.4.1. Phân tích chất lượng của nguyên liệu thanh long
- Tỉ lệ thu hồi thịt quả nguyên liệu thanh long: Xác định bằng cách cân phân tích
nguyên liệu ban đầu, khối lượng thịt quả trước và sau khi ngâm thẩm thấu.
- Hàm lượng chất khô hòa tan: Sử dụng khúc xạ kế Atago đo độ Brix với thanh đo từ
0 – 32.
- Độ ẩm nguyên liệu: Dùng phương pháp sấy ở 105 o
C đến khối lượng không đổi.
- pH: Đo bằng máy đo pH Milwaukee.
- Vitamin C: Xác định bằng phương pháp chuẩn độ Iot.
- Hàm lượng acid tổng (theo acid citric): Chuẩn độ trực tiếp acid tổng có trong mẫu
bằng dung dịch Natrihydroxit (NaOH) với chỉ thị phenolphthalein.
- Đường tổng: Xác định hàm lượng đường tổng bằng phương pháp acid
dinitrosalicylic (DNS).
- Đường khử: Xác định hàm lượng đường khử bằng phương pháp acid dinitrosalicylic
(DNS).
- Độ cứng: Đo độ cứng nguyên liệu bằng máy đo độ cứng.
- Màu sắc thịt quả: Đo bằng máy đo màu Konica Minolta. Các thông số đo được gồm
L (thể hiện độ sáng với giá trị 0 = đen, 100 = trắng), a (giá trị (+): đỏ, giá trị (–): màu
xanh đậm) và b (giá trị (+): màu vàng, giá trị (–): xanh lá cây) với bảng màu nền tiêu
chuẩn của máy là màu trắng với L = 94,27, a = - 0,56, b = 4,09.
- Hàm lượng pectin: Được xác định bằng phương pháp canxi pectat.
Đồ án tốt nghiệp
42
2.3.4.2. Thí nghiệm 1: Khảo sát độ dày nguyên liệu sấy.
 Mục đích: Tìm ra độ dày lát thanh long phù hợp cho quá trình sấy, sự ảnh hưởng
của độ dày nguyên liệu đến thời gian sấy cũng như màu sắc, hương vị và cấu trúc của
sản phẩm.
 Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên 1 yếu tố với 3 lần
lặp lại với nhân tố A: Độ dày lát thanh long đưa vào sấy (cm).
A1 = 0,4 cm A3 = 1,2 cm
A2 = 0,8 cm A4 = 1,6 cm
Hình 2.3 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1
 Yếu tố cố định: sấy 65 o
C đến độ ẩm 14 – 15 %.
Thành phẩm
Sấy
Bỏ vỏ
Cắt miếng
Thanh long
0,4cm 0,8cm 1,2cm 1,6cm
Đồ án tốt nghiệp
43
 Tiến hành thí nghiệm: Thanh long nguyên liệu sẽ được lựa chọn, phân loại để chọn
ra những quả đạt tiêu chuẩn đầu vào. Sau đó, tiến hành bỏ vỏ và cắt thành lát tròn với
các độ dày khác nhau theo bố trí nghiệm và đem đi sấy ở 65 o
C đến khi đạt độ ẩm 14 –
15 %.
 Chỉ tiêu theo dõi:
- Độ ẩm, pH sản phẩm, nồng độ chất khô hòa tan sau sấy.
- Hình dạng, cấu trúc sản phẩm sấy.
- Tốc độ thoát ẩm.
- Màu sắc, mùi vị sản phẩm.
2.3.4.3. Thí nghiệm 2: Khảo sát nồng độ đường ngâm thẩm thấu thích hợp.
 Mục đích: Xác định nồng độ đường thích hợp cho thẩm thấu.
 Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên 1 yếu tố với 3 lần
lặp lại với nhân tố B: Hàm lượng chất khô hòa tan (đường).
B1 = Không ngâm B4 = 50 o
Brix
B2 = 40 o
Brix B5 = 55 o
Brix
B3 = 45 o
Brix B6 = 60 o
Brix
 Yếu tố cố định: acid citric 0,5 %, thời gian ngâm 3 giờ, sấy ở 65 o
C trong vòng 10
giờ. Tỉ lệ nguyên liệu và dung dịch ngâm là (1 : 2,5), đảm bảo dung dịch ngâm thẩm thấu
ngập bề mặt nguyên liệu.
Đồ án tốt nghiệp
44
Hình 2.4 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2
 Tiến hành thí nghiệm: Sau khi thực hiện xong thí nghiệm 1, ta lấy kết quả thí
nghiệm 1 để tiến hành thí nghiệm 2. Ngâm thanh long với dung dịch đường và acid citric
(0,5 %) với các nồng độ chất khô hòa tan theo bố trí thí nghiệm trong vòng 3 giờ. Sau
đó lấy ra nhúng nhanh qua nước sạch, làm ráo và đem đi sấy ở 65 o
C trong vòng 10 giờ.
 Chỉ tiêu theo dõi:
- Độ ẩm của sản phẩm sau khi ngâm và sau khi sấy.
- Tỉ lệ thu hồi thịt quả sau khi ngâm.
Rửa
Thành phẩm
Sấy
Thẩm thấu
Bỏ vỏ
Cắt miếng
Thanh long
0% 40% 45% 50% 55% 60%
Đồ án tốt nghiệp
45
- Nồng độ chất khô hòa tan sau khi ngâm.
- pH sau khi ngâm.
- Đánh giá cảm quan về màu sắc, mùi vị bằng phép thử so hàng thị hiếu.
2.3.4.4. Thí nghiệm 3: Khảo sát thời gian ngâm thẩm thấu thích hợp cho thanh long
trước khi sấy.
 Mục đích: Tìm ra được thời gian ngâm thích hợp để tạo ra được sản phẩm.
 Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên 1 yếu tố với 3 lần
lặp lại với nhân tố C: Thời gian ngâm (giờ).
C1 = 2 giờ C3 = 4 giờ
C2 = 3 giờ C4 = 5 giờ
 Yếu tố cố định:
- Nồng độ acid citric 0,5 %.
- Nhiệt độ sấy 65 o
C sấy đến độ ẩm khoảng 14 – 15 %.
Đồ án tốt nghiệp
46
Hình 2.5 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 3
 Tiến hành thí nghiệm: Sau khi thực hiện xong thí nghiệm 2 ta lấy kết quả thí
nghiệm 2 để tiến hành tiếp thí nghiệm 3. Thực hiện quy trình sấy có ngâm thẩm thấu.
Thời gian ngâm được bố trí như trên, cố định nhiệt độ sấy ở 65 o
C và sấy đến độ ẩm
khoảng 14 -15 %.
Thẩm thấu
Bỏ vỏ
Cắt miếng
Thanh long
Rửa
Thành phẩm
Sấy
1 giờ 2 giờ 3 giờ 4 giờ
Đồ án tốt nghiệp
47
 Chỉ tiêu theo dõi:
- Độ ẩm sản phẩm sau khi ngâm.
- Độ Brix của sản phẩm sau khi ngâm.
- Vitamin C của sản phẩm sau khi ngâm.
- pH sản phẩm sau khi ngâm.
- Độ ẩm sản phẩm sau khi sấy.
- Tỷ lệ thu hồi thịt quả sau khi sấy.
- Thời gian sấy để đạt độ ẩm từ 14 – 15 %.
- Đánh giá cảm quan về màu sắc, mùi vị bằng bằng phép thử so hàng thị hiếu.
2.3.4.5. Thí nghiệm 4: Khảo sát chế độ sấy thích hợp.
 Mục đích: Thí nghiệm này được thực hiện để khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ và
thời gian sấy đến chất lượng sản phẩm. Tìm ra nhiệt độ và thời gian thích hợp cho quá
trình sấy thanh long nhằm tạo ra sản phẩm đạt giá trị về mặt cảm quan.
 Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên 1 yếu tố với 3 lần
lặp lại với nhân tố D: Nhiệt độ sấy (o
C). Là nhiệt độ sấy thanh long với 4 mức là 60 o
C,
65 o
C, 70 o
C, 75 o
C, độ ẩm cuối cùng cho sản phẩm trong khoảng 14 – 15 %.
D1 = 60 o
C D3 = 70 o
C
D2 = 65 o
C D4 = 75 o
C
Đồ án tốt nghiệp
48
Hình 2.6 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 4
 Yếu tố cố định: độ ẩm sản phẩm 14 – 15 %.
 Tiến hành thí nghiệm: Sau khi thực hiện xong các thí nghiệm 1, 2, 3 ta sẽ lấy
thông số của nghiệm thức tốt nhất ở 3 thí nghiệm này ta tiến hành tiếp thí nghiệm 4. Chế
độ sấy được bố trí như trên.
 Chỉ tiêu theo dõi:
- Độ ẩm của sản phẩm sau khi sấy.
- pH của sản phẩm sau khi sấy.
Thành phẩm
Rửa
Sấy
Thẩm thấu
Bỏ vỏ
Cắt miếng
Thanh long
60 o
C 65 o
C 70 o
C 75 o
C
Đồ án tốt nghiệp
49
- Độ acid (acid citric) của sản phẩm sau khi sấy.
- Vitamin C của sản phẩm sau khi sấy.
- Thời gian sấy của sản phẩm để đạt độ ẩm khoảng 14 % - 15 %.
- Độ giảm ẩm của nguyên liệu trong quá trình sấy.
Độ ẩm tương đối của nguyên liệu sau sấy được xác định theo công thức:
m1(1 – w1) = m2(1 – w2)
Trong đó:
m1 và w1 lần lượt là khối lượng nguyên liệu ẩm và độ ẩm tương đối trước khi sấy.
m2 và w2 lần lượt là khối lượng nguyên liệu ẩm và độ ẩm tương đối sau khi sấy.
- Chỉ số màu sắc của các sản phẩm sau khi sấy.
- Đánh giá cảm quan về màu sắc, mùi vị, cấu trúc bằng bằng phép thử so hàng thị
hiếu.
2.3.4.6. Đánh giá chất lượng sản phẩm
a. Mục đích: Xác định các thành phần hóa lý và mức độ đảm bảo an toàn vệ sinh
thực phẩm của sản phẩm, bao gồm:
 Hóa lý:
- Độ ẩm.
- Hàm lượng chất khô hòa tan.
- Đường tổng, đường khử của sản phẩm.
- Vitamin C của sản phẩm.
- pH của sản phẩm.
Đồ án tốt nghiệp
50
- Hàm lượng acid tổng trong sản phẩm.
 Vi sinh: Dựa theo Quyết định số 46/2007/QĐ – BYT ngày 19/12/2007 của Bộ
trưởng Bộ Y tế quy định giới hạn cho phép trong rau quả sấy, tiến hành kiểm tra các chỉ
tiêu như E. Coli, coliforms, tổng số nấm nem, nấm mốc, tổng vi sinh vật hiếu khí.
b. Phương pháp phân tích
Phương pháp xác định một số chỉ tiêu hóa lý: Các chỉ tiêu hóa lý của sản phâm
được tiến hành ở phòng thí nghiệm Hóa sinh Khoa Công nghê sinh học – Thực phẩm –
Môi trường.
Kiểm tra vi sinh đối với mẫu sản phẩm: Mẫu được gửi kiểm tra vi sinh tại Trung
tâm phân tích kỹ thuật cao Sài Gòn – Công ty TNHH Khoa học và Công nghệ Sài Gòn.
Phương pháp đánh giá cảm quan: Phương pháp so hàng thị hiếu.
2.4. Phương pháp sử l á m
Đồ án tốt nghiệp
53
enzyme, tăng sức đề kháng, phục hồi sức khỏe và ngăn ngừa bệnh ở người. Vitamin C
làm tăng hương vị của quả và còn được dùng làm chất bảo quản thực phẩm. Theo M. Z.
Islam và cộng sự (2012), hàm lượng vitamin C có trong thanh long là 9,90 ± 0,04 %, còn
nghiên cứu của Jamilah (2011) là 8 – 9 mg%. Kết quả nghiên cứu của đề tài phân tích
được hàm lượng vitamin C là 9,65 ± 0,13 mg%, phù hợp với kết quả của các nghiên cứu
trên. Hàm lượng vitamin C trong thanh long khá cao, do đó mang nhiều lợi ích cho sức
khỏe như tăng cường hệ miễn dịch, chống oxy hóa ngăn chặn ảnh hưởng xấu của các
gốc tự do.
Acid có trong quả thanh long phần lớn là acid hữu cơ. Ngoài chức năng tham gia vào
quá trình hô hấp, acid còn có vai trò quan trọng trong việc tạo mùi vị đặc trưng cho quả
giúp cân bằng vị chua ngọt, làm giảm giá trị pH ức chế vi sinh vật, chống hiện tượng lại
đường và tăng khả năng tạo đông của pectin. Theo M. Z. Islam và cộng sự (2012), hàm
lượng acid toàn phần có trong thanh long là 0,45 ± 0,01 % và giá trị pH 4,20 ± 0,02, kết
quả nghiên cứu của đề tài phân tích được hàm lượng acid toàn phần là 0,21 ± 0,03 % và
pH 4,60 ± 0,10. Hàm lượng acid toàn phần ít hơn nên thanh long Long An ít chua và có
vị dễ chịu hơn, được ưa thích hơn.
Pectin là một polysaccharide có nhiều trong thành tế bào thực vật, có chức năng như
một chất keo tự nhiên để giữ thành tế bào cũng như các tế bào lại với nhau, tạo sự vững
chắc cho tế bào rau quả, pectin tạo liên kết với nước gây cản trở quá trình tách nước ra
khỏi nguyên liệu. Theo Jamilah (2011) hàm lượng pectin trong thanh long vỏ đỏ ruột đỏ
Hylocereus polyrhizus là 10,8 %, kết quả nghiên cứu của đề tài phân tích được hàm
lượng pectin trong thanh long vỏ đỏ ruột trắng Long An Hylocereus undatus là 10,55 ±
1,07 %. Kết quả này phù hợp với kết quả phân tích của Jamilah, chứng tỏ thanh long
Long An có hàm lượng pectin cao. Hàm lượng pectin cao giúp tăng khả năng tạo gel làm
cho sản phẩm ổn định và có cấu trúc tốt hơn, đồng thời cũng là một loại chất xơ hòa tan
có lợi cho sức khỏe.
Đồ án tốt nghiệp
54
Để chế biến thanh long sấy thì nguyên liệu phải vừa chín tới, vỏ bóng, có màu đỏ đều
trên 70 % diện tích trái do đó với độ cứng đo được (0,60 ± 0,02) KgF/cm2
sẽ thuận lợi
cho quá trình chế biến sản phẩm (tránh hiện tượng vỡ, nát gây thất thoát nguyên liệu khi
chế biến).
3.2. Khảo sát độ dày nguyên liệu sấy.
Độ dày thanh long đưa vào sấy ban đầu ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian sấy và tốc
độ thoát ẩm ra khỏi nguyên liệu để đạt được độ ẩm mong muốn. Nguyên liệu càng mỏng,
thời gian sấy càng ngắn nhưng sản phẩm sẽ khô cứng, bị biến dạng, nhưng nếu nguyên
liệu quá dày tốc độ thoát ẩm chậm, thanh long tiếp xúc với không khí nóng quá lâu làm
sản phẩm dễ bị oxy hóa, sẫm màu, làm giảm chất lượng sản phẩm. Quá trình sấy ở nhiệt
độ cao làm phân hủy một số chất, sự bay hơi của acid và tổn thất lớn hàm lượng vitamin
C của nguyên liệu.
Mục đích của thí nghiệm là tìm ra độ dày thanh long thích hợp cho quá trình sấy
nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt hơn.
Thí nghiệm được tiến hành ở các mẫu có độ dày ban đầu khác nhau: 0,4; 0,8; 1,2 và
1,6 cm. Kết quả thí nghiệm được thể hiện ở bảng 3.2.
Đồ án tốt nghiệp
55
Bảng 3.2 Ảnh hưởng của độ dày nguyên liệu đến độ ẩm, thời gian sấy, o
Brix và pH
sản phẩm
Chỉ tiêu
Độ dày lát thanh long (cm)
0,4 0,8 1,2 1,6
Độ ẩm (%) 14,31a
± 0,70 14,14a
± 0,39 14,24a
± 0,11 14,23a
± 0,14
Thời gian sấy (giờ) 8d
14c
20b
25a
o
Brix 40,98a
± 0,50 40,31a
± 0,70 37,81b
± 0,66 36,06c
± 0,29
pH 5,19a
± 0,1 5,15a
± 0,07 5,14a
± 0,08 5,1a
± 0,08
Số liệu trung bình của ba lần lặp lại. Các trị số a,b,c... theo sau bởi các chữ cái giống
nhau trong cùng 1 hàng thì không có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 5%.
Dựa vào bảng 3.2, khi tăng độ dày lát thanh long thì thời gian sấy tăng, độ ẩm và pH
không có sự khác biệt nhưng nồng độ chất khô hòa tan của sản phẩm có sự khác biệt ở
mức ý nghĩa 5%.
Cụ thể, khi sấy các mẫu đến độ ẩm 14 – 15 % thì mẫu thanh long dày 0,4 cm cần sấy
8 giờ để đạt độ ẩm yêu cầu trong khi đó mẫu có độ 1,6 cm cần sấy đến 25 giờ.
Thời gian sấy dài làm giảm nồng độ chất khô hòa tan trong sản phẩm. Các mẫu 0,4
cm và 0,8 cm không có sự khác biệt nhưng có sự khác biệt đáng kể ở các mẫu 1,2 cm và
1,6 cm. Do tiếp xúc lâu với không khí nóng nên đường bị phân hủy và tham gia vào phản
ứng Maillard làm giảm nồng độ chất độ hòa tan của sản phẩm.
Đồ án tốt nghiệp
56
Đồ thị giảm ẩm của nguyên liệu theo thời gian được thể hiện ở biểu đồ hình 3.1
Hình 3.1 Đồ thị biểu diễn tốc độ giảm ẩm của nguyên liệu theo thời gian ở các độ
dày ban đầu khác nhau
Qua biểu đồ, ta thấy các đường biểu diễn tốc độ giảm ẩm của nguyên liệu ở các độ
dày khác nhau khi sấy ở 65 o
C có điểm chung như sau: Giai đoạn đầu của quá trình sấy,
ẩm giảm chậm do tác nhân sấy làm bay hơi nước bề mặt và làm nóng nguyên liệu. Sau
đó, bắt đầu giảm nhanh do độ ẩm bên trong nguyên liệu còn cao dẫn đến sự chênh lệch
ẩm lớn giữa bên trong và bên trên bề mặt nguyên liệu làm cho tốc độ khuếch tán ẩm
nhanh, vì vậy độ ẩm nguyên liệu giảm rất nhiều. Càng về cuối quá trình sấy, độ ẩm trong
nguyên liệu còn rất ít nên sự chênh lệch ẩm giữa các lớp bên trong và bên ngoài thấp,
tốc độ khuếch tán ẩm diễn ra chậm vì vậy mà ở giai đoạn này ẩm giảm chậm.
- Ở độ dày 0,4 cm và 0,8 cm, hàm ẩm của vật liệu giảm nhanh, sự bốc hơi ẩm tương
đối đồng đều giữa bên ngoài và bên trong nguyên liệu. Thời gian sấy lần lượt cho từng
mẫu là 8 giờ và 14 giờ. Theo Hoàng Lan Phượng (2006) lát dứa dày 0,4 cm cần sấy trong
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
0 5 10 15 20 25
ĐỘ
ẨM
(%)
THỜI GIAN SẤY (H)
0.4
0.8
1.2
1.6
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu

More Related Content

What's hot

Nghiên cứu quy trình sản xuất kim chi thập cẩm việt nam
Nghiên cứu quy trình sản xuất kim chi thập cẩm việt namNghiên cứu quy trình sản xuất kim chi thập cẩm việt nam
Nghiên cứu quy trình sản xuất kim chi thập cẩm việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
đồ áN cá ngừ đóng hộp
đồ áN cá ngừ đóng hộpđồ áN cá ngừ đóng hộp
đồ áN cá ngừ đóng hộpLô Vĩ Vi Vi
 
Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch haccp cho quy trình sản xuất cá hồi sushi đông ...
Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch haccp cho quy trình sản xuất cá hồi sushi đông ...Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch haccp cho quy trình sản xuất cá hồi sushi đông ...
Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch haccp cho quy trình sản xuất cá hồi sushi đông ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt nam
Nghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt namNghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt nam
Nghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất snack từ rong nâu sargassum polycystum​
Nghiên cứu quy trình sản xuất snack từ rong nâu sargassum polycystum​Nghiên cứu quy trình sản xuất snack từ rong nâu sargassum polycystum​
Nghiên cứu quy trình sản xuất snack từ rong nâu sargassum polycystum​Man_Ebook
 
NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH CHƯNG CẤT TINH DẦU GỪNG VÀ ỨNG DỤNG PHỤ PHẨM CỦA QUÁ TRÌ...
NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH CHƯNG CẤT TINH DẦU GỪNG VÀ ỨNG DỤNG PHỤ PHẨM CỦA QUÁ TRÌ...NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH CHƯNG CẤT TINH DẦU GỪNG VÀ ỨNG DỤNG PHỤ PHẨM CỦA QUÁ TRÌ...
NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH CHƯNG CẤT TINH DẦU GỪNG VÀ ỨNG DỤNG PHỤ PHẨM CỦA QUÁ TRÌ...nataliej4
 
Phân lập và nhân sinh khối một số chủng nấm mốc từ bánh men rượu truyền thống
Phân lập và nhân sinh khối một số chủng nấm mốc từ bánh men rượu truyền thốngPhân lập và nhân sinh khối một số chủng nấm mốc từ bánh men rượu truyền thống
Phân lập và nhân sinh khối một số chủng nấm mốc từ bánh men rượu truyền thốngTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng iso 22000 cho sản phẩm bia lon tại công ...
Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng iso 22000 cho sản phẩm bia lon tại công ...Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng iso 22000 cho sản phẩm bia lon tại công ...
Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng iso 22000 cho sản phẩm bia lon tại công ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tìm hiểu về haccp và xây dựng chương trình haccp cho qui trình công nghệ sản ...
Tìm hiểu về haccp và xây dựng chương trình haccp cho qui trình công nghệ sản ...Tìm hiểu về haccp và xây dựng chương trình haccp cho qui trình công nghệ sản ...
Tìm hiểu về haccp và xây dựng chương trình haccp cho qui trình công nghệ sản ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất trà túi lọc từ lá gai
Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất trà túi lọc từ lá gaiNghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất trà túi lọc từ lá gai
Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất trà túi lọc từ lá gaiTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khảo sát quy trình sản xuất xúc xích heo thanh trùng lizza tại công ty tại cô...
Khảo sát quy trình sản xuất xúc xích heo thanh trùng lizza tại công ty tại cô...Khảo sát quy trình sản xuất xúc xích heo thanh trùng lizza tại công ty tại cô...
Khảo sát quy trình sản xuất xúc xích heo thanh trùng lizza tại công ty tại cô...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thu hồi và hoàn thiện sản phẩm lên men.pdf
Thu hồi và hoàn thiện sản phẩm lên men.pdfThu hồi và hoàn thiện sản phẩm lên men.pdf
Thu hồi và hoàn thiện sản phẩm lên men.pdfMan_Ebook
 
Khảo Sát Quy Trình Tách Chiết PECTIN Từ Vỏ Quả Chanh Dây _08312712092019
Khảo Sát Quy Trình Tách Chiết PECTIN Từ Vỏ Quả Chanh Dây _08312712092019Khảo Sát Quy Trình Tách Chiết PECTIN Từ Vỏ Quả Chanh Dây _08312712092019
Khảo Sát Quy Trình Tách Chiết PECTIN Từ Vỏ Quả Chanh Dây _08312712092019PinkHandmade
 
Nước trái cây lên men
Nước trái cây lên menNước trái cây lên men
Nước trái cây lên mendvt_the
 
Nghiên cứu khả năng thay thế bột mì bằng bột chuối xanh để chế biến bánh quy
Nghiên cứu khả năng thay thế bột mì bằng bột chuối xanh để chế biến bánh quyNghiên cứu khả năng thay thế bột mì bằng bột chuối xanh để chế biến bánh quy
Nghiên cứu khả năng thay thế bột mì bằng bột chuối xanh để chế biến bánh quyTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

What's hot (20)

Nghiên cứu quy trình sản xuất kim chi thập cẩm việt nam
Nghiên cứu quy trình sản xuất kim chi thập cẩm việt namNghiên cứu quy trình sản xuất kim chi thập cẩm việt nam
Nghiên cứu quy trình sản xuất kim chi thập cẩm việt nam
 
đồ áN cá ngừ đóng hộp
đồ áN cá ngừ đóng hộpđồ áN cá ngừ đóng hộp
đồ áN cá ngừ đóng hộp
 
Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch haccp cho quy trình sản xuất cá hồi sushi đông ...
Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch haccp cho quy trình sản xuất cá hồi sushi đông ...Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch haccp cho quy trình sản xuất cá hồi sushi đông ...
Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch haccp cho quy trình sản xuất cá hồi sushi đông ...
 
Bai giang cam quan
Bai giang cam quanBai giang cam quan
Bai giang cam quan
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt nam
Nghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt namNghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt nam
Nghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt nam
 
Khảo sát quy trình chế biến mứt vỏ bưởi mật ong
Khảo sát quy trình chế biến mứt vỏ bưởi mật ongKhảo sát quy trình chế biến mứt vỏ bưởi mật ong
Khảo sát quy trình chế biến mứt vỏ bưởi mật ong
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất snack từ rong nâu sargassum polycystum​
Nghiên cứu quy trình sản xuất snack từ rong nâu sargassum polycystum​Nghiên cứu quy trình sản xuất snack từ rong nâu sargassum polycystum​
Nghiên cứu quy trình sản xuất snack từ rong nâu sargassum polycystum​
 
NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH CHƯNG CẤT TINH DẦU GỪNG VÀ ỨNG DỤNG PHỤ PHẨM CỦA QUÁ TRÌ...
NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH CHƯNG CẤT TINH DẦU GỪNG VÀ ỨNG DỤNG PHỤ PHẨM CỦA QUÁ TRÌ...NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH CHƯNG CẤT TINH DẦU GỪNG VÀ ỨNG DỤNG PHỤ PHẨM CỦA QUÁ TRÌ...
NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH CHƯNG CẤT TINH DẦU GỪNG VÀ ỨNG DỤNG PHỤ PHẨM CỦA QUÁ TRÌ...
 
Phân lập và nhân sinh khối một số chủng nấm mốc từ bánh men rượu truyền thống
Phân lập và nhân sinh khối một số chủng nấm mốc từ bánh men rượu truyền thốngPhân lập và nhân sinh khối một số chủng nấm mốc từ bánh men rượu truyền thống
Phân lập và nhân sinh khối một số chủng nấm mốc từ bánh men rượu truyền thống
 
Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng iso 22000 cho sản phẩm bia lon tại công ...
Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng iso 22000 cho sản phẩm bia lon tại công ...Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng iso 22000 cho sản phẩm bia lon tại công ...
Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng iso 22000 cho sản phẩm bia lon tại công ...
 
Tìm hiểu về haccp và xây dựng chương trình haccp cho qui trình công nghệ sản ...
Tìm hiểu về haccp và xây dựng chương trình haccp cho qui trình công nghệ sản ...Tìm hiểu về haccp và xây dựng chương trình haccp cho qui trình công nghệ sản ...
Tìm hiểu về haccp và xây dựng chương trình haccp cho qui trình công nghệ sản ...
 
Đề Tài Nghiên Cứu Quy Trình Sản Xuất Tinh Bột Từ Hạt Mít.doc
Đề Tài Nghiên Cứu Quy Trình Sản Xuất Tinh Bột Từ Hạt Mít.docĐề Tài Nghiên Cứu Quy Trình Sản Xuất Tinh Bột Từ Hạt Mít.doc
Đề Tài Nghiên Cứu Quy Trình Sản Xuất Tinh Bột Từ Hạt Mít.doc
 
Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất trà túi lọc từ lá gai
Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất trà túi lọc từ lá gaiNghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất trà túi lọc từ lá gai
Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất trà túi lọc từ lá gai
 
Khảo sát quy trình sản xuất xúc xích heo thanh trùng lizza tại công ty tại cô...
Khảo sát quy trình sản xuất xúc xích heo thanh trùng lizza tại công ty tại cô...Khảo sát quy trình sản xuất xúc xích heo thanh trùng lizza tại công ty tại cô...
Khảo sát quy trình sản xuất xúc xích heo thanh trùng lizza tại công ty tại cô...
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất rượu chuối
Nghiên cứu quy trình sản xuất rượu chuốiNghiên cứu quy trình sản xuất rượu chuối
Nghiên cứu quy trình sản xuất rượu chuối
 
Thu hồi và hoàn thiện sản phẩm lên men.pdf
Thu hồi và hoàn thiện sản phẩm lên men.pdfThu hồi và hoàn thiện sản phẩm lên men.pdf
Thu hồi và hoàn thiện sản phẩm lên men.pdf
 
Đề tài: Thiết kế công nghệ nhà máy chế biến cá tra fillet đông lạnh
Đề tài: Thiết kế công nghệ nhà máy chế biến cá tra fillet đông lạnhĐề tài: Thiết kế công nghệ nhà máy chế biến cá tra fillet đông lạnh
Đề tài: Thiết kế công nghệ nhà máy chế biến cá tra fillet đông lạnh
 
Khảo Sát Quy Trình Tách Chiết PECTIN Từ Vỏ Quả Chanh Dây _08312712092019
Khảo Sát Quy Trình Tách Chiết PECTIN Từ Vỏ Quả Chanh Dây _08312712092019Khảo Sát Quy Trình Tách Chiết PECTIN Từ Vỏ Quả Chanh Dây _08312712092019
Khảo Sát Quy Trình Tách Chiết PECTIN Từ Vỏ Quả Chanh Dây _08312712092019
 
Nước trái cây lên men
Nước trái cây lên menNước trái cây lên men
Nước trái cây lên men
 
Nghiên cứu khả năng thay thế bột mì bằng bột chuối xanh để chế biến bánh quy
Nghiên cứu khả năng thay thế bột mì bằng bột chuối xanh để chế biến bánh quyNghiên cứu khả năng thay thế bột mì bằng bột chuối xanh để chế biến bánh quy
Nghiên cứu khả năng thay thế bột mì bằng bột chuối xanh để chế biến bánh quy
 

Similar to Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu

Khảo sát sự hiện diện của các vi sinh vật có lợi tại một số vùng đất nông ngh...
Khảo sát sự hiện diện của các vi sinh vật có lợi tại một số vùng đất nông ngh...Khảo sát sự hiện diện của các vi sinh vật có lợi tại một số vùng đất nông ngh...
Khảo sát sự hiện diện của các vi sinh vật có lợi tại một số vùng đất nông ngh...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Xác định môi trường khảo sát hoạt tính kháng nấm của vi khuẩn lactic
Xác định môi trường khảo sát hoạt tính kháng nấm của vi khuẩn lacticXác định môi trường khảo sát hoạt tính kháng nấm của vi khuẩn lactic
Xác định môi trường khảo sát hoạt tính kháng nấm của vi khuẩn lactichttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Xây dựng chỉ số độc tính của kênh tham lương – bến cát thành phố hồ chí minh ...
Xây dựng chỉ số độc tính của kênh tham lương – bến cát thành phố hồ chí minh ...Xây dựng chỉ số độc tính của kênh tham lương – bến cát thành phố hồ chí minh ...
Xây dựng chỉ số độc tính của kênh tham lương – bến cát thành phố hồ chí minh ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Sản xuất chế phẩm nấm paecilomyces lilacinus phòng trừ tuyến trùng meloidogyn...
Sản xuất chế phẩm nấm paecilomyces lilacinus phòng trừ tuyến trùng meloidogyn...Sản xuất chế phẩm nấm paecilomyces lilacinus phòng trừ tuyến trùng meloidogyn...
Sản xuất chế phẩm nấm paecilomyces lilacinus phòng trừ tuyến trùng meloidogyn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Sử dụng vi khuẩn lactobacillus spp. phân lập từ thực phẩm lên men truyền thốn...
Sử dụng vi khuẩn lactobacillus spp. phân lập từ thực phẩm lên men truyền thốn...Sử dụng vi khuẩn lactobacillus spp. phân lập từ thực phẩm lên men truyền thốn...
Sử dụng vi khuẩn lactobacillus spp. phân lập từ thực phẩm lên men truyền thốn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thiết lập quy trình lên men vi khuẩn serratia marcescens để sản xuất chế phẩm...
Thiết lập quy trình lên men vi khuẩn serratia marcescens để sản xuất chế phẩm...Thiết lập quy trình lên men vi khuẩn serratia marcescens để sản xuất chế phẩm...
Thiết lập quy trình lên men vi khuẩn serratia marcescens để sản xuất chế phẩm...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải ...
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải ...đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải ...
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khảo sát trích ly lignin từ gỗ cao su (hevea brasiliensis) bằng na oh h2o2 ...
Khảo sát trích ly lignin từ gỗ cao su (hevea brasiliensis) bằng na oh   h2o2 ...Khảo sát trích ly lignin từ gỗ cao su (hevea brasiliensis) bằng na oh   h2o2 ...
Khảo sát trích ly lignin từ gỗ cao su (hevea brasiliensis) bằng na oh h2o2 ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách chiết anthocyanin từ hoa bụp...
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách chiết anthocyanin từ hoa bụp...Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách chiết anthocyanin từ hoa bụp...
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách chiết anthocyanin từ hoa bụp...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khảo sát khả năng diệt khuẩn của sản phẩm gpc8 tm đối với vi khuẩn vibrio par...
Khảo sát khả năng diệt khuẩn của sản phẩm gpc8 tm đối với vi khuẩn vibrio par...Khảo sát khả năng diệt khuẩn của sản phẩm gpc8 tm đối với vi khuẩn vibrio par...
Khảo sát khả năng diệt khuẩn của sản phẩm gpc8 tm đối với vi khuẩn vibrio par...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khảo sát khả năng kháng nấm sinh aflatoxin của bacillus spp. (cs1b) và ứng dụ...
Khảo sát khả năng kháng nấm sinh aflatoxin của bacillus spp. (cs1b) và ứng dụ...Khảo sát khả năng kháng nấm sinh aflatoxin của bacillus spp. (cs1b) và ứng dụ...
Khảo sát khả năng kháng nấm sinh aflatoxin của bacillus spp. (cs1b) và ứng dụ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tối ưu hóa quá trình thủy phân trùn quế và ứng dụng vào chế phẩm lên men từ v...
Tối ưu hóa quá trình thủy phân trùn quế và ứng dụng vào chế phẩm lên men từ v...Tối ưu hóa quá trình thủy phân trùn quế và ứng dụng vào chế phẩm lên men từ v...
Tối ưu hóa quá trình thủy phân trùn quế và ứng dụng vào chế phẩm lên men từ v...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Phân lập, chọn lọc và định danh các chủng vi khuẩn quang hợp có khả năng hấp ...
Phân lập, chọn lọc và định danh các chủng vi khuẩn quang hợp có khả năng hấp ...Phân lập, chọn lọc và định danh các chủng vi khuẩn quang hợp có khả năng hấp ...
Phân lập, chọn lọc và định danh các chủng vi khuẩn quang hợp có khả năng hấp ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết ethanol từ lá bàng (terminalia c...
đáNh giá hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết ethanol từ lá bàng (terminalia c...đáNh giá hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết ethanol từ lá bàng (terminalia c...
đáNh giá hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết ethanol từ lá bàng (terminalia c...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu sản xuất mứt chôm chôm
Nghiên cứu sản xuất mứt chôm chômNghiên cứu sản xuất mứt chôm chôm
Nghiên cứu sản xuất mứt chôm chômTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu chế tạo vật liệu hấp phụ từ phế phẩm lõi ngô xử lý nước phục vụ si...
Nghiên cứu chế tạo vật liệu hấp phụ từ phế phẩm lõi ngô xử lý nước phục vụ si...Nghiên cứu chế tạo vật liệu hấp phụ từ phế phẩm lõi ngô xử lý nước phục vụ si...
Nghiên cứu chế tạo vật liệu hấp phụ từ phế phẩm lõi ngô xử lý nước phục vụ si...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Cải thiện điều kiện nuôi cấy serratia marcescens sh1 và phương pháp thu hồi s...
Cải thiện điều kiện nuôi cấy serratia marcescens sh1 và phương pháp thu hồi s...Cải thiện điều kiện nuôi cấy serratia marcescens sh1 và phương pháp thu hồi s...
Cải thiện điều kiện nuôi cấy serratia marcescens sh1 và phương pháp thu hồi s...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khảo sát khả năng kháng nấm bệnh trên cây trồng của nano đồng
Khảo sát khả năng kháng nấm bệnh trên cây trồng của nano đồngKhảo sát khả năng kháng nấm bệnh trên cây trồng của nano đồng
Khảo sát khả năng kháng nấm bệnh trên cây trồng của nano đồngTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá chất lượng và độc tính nguồn nước của một số lưu vực tiếp nhận nước ...
đáNh giá chất lượng và độc tính nguồn nước của một số lưu vực tiếp nhận nước ...đáNh giá chất lượng và độc tính nguồn nước của một số lưu vực tiếp nhận nước ...
đáNh giá chất lượng và độc tính nguồn nước của một số lưu vực tiếp nhận nước ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp tận thu nước mưa góp phần giảm ngập lụt ở th...
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp tận thu nước mưa góp phần giảm ngập lụt ở th...Nghiên cứu đề xuất các giải pháp tận thu nước mưa góp phần giảm ngập lụt ở th...
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp tận thu nước mưa góp phần giảm ngập lụt ở th...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

Similar to Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu (20)

Khảo sát sự hiện diện của các vi sinh vật có lợi tại một số vùng đất nông ngh...
Khảo sát sự hiện diện của các vi sinh vật có lợi tại một số vùng đất nông ngh...Khảo sát sự hiện diện của các vi sinh vật có lợi tại một số vùng đất nông ngh...
Khảo sát sự hiện diện của các vi sinh vật có lợi tại một số vùng đất nông ngh...
 
Xác định môi trường khảo sát hoạt tính kháng nấm của vi khuẩn lactic
Xác định môi trường khảo sát hoạt tính kháng nấm của vi khuẩn lacticXác định môi trường khảo sát hoạt tính kháng nấm của vi khuẩn lactic
Xác định môi trường khảo sát hoạt tính kháng nấm của vi khuẩn lactic
 
Xây dựng chỉ số độc tính của kênh tham lương – bến cát thành phố hồ chí minh ...
Xây dựng chỉ số độc tính của kênh tham lương – bến cát thành phố hồ chí minh ...Xây dựng chỉ số độc tính của kênh tham lương – bến cát thành phố hồ chí minh ...
Xây dựng chỉ số độc tính của kênh tham lương – bến cát thành phố hồ chí minh ...
 
Sản xuất chế phẩm nấm paecilomyces lilacinus phòng trừ tuyến trùng meloidogyn...
Sản xuất chế phẩm nấm paecilomyces lilacinus phòng trừ tuyến trùng meloidogyn...Sản xuất chế phẩm nấm paecilomyces lilacinus phòng trừ tuyến trùng meloidogyn...
Sản xuất chế phẩm nấm paecilomyces lilacinus phòng trừ tuyến trùng meloidogyn...
 
Sử dụng vi khuẩn lactobacillus spp. phân lập từ thực phẩm lên men truyền thốn...
Sử dụng vi khuẩn lactobacillus spp. phân lập từ thực phẩm lên men truyền thốn...Sử dụng vi khuẩn lactobacillus spp. phân lập từ thực phẩm lên men truyền thốn...
Sử dụng vi khuẩn lactobacillus spp. phân lập từ thực phẩm lên men truyền thốn...
 
Thiết lập quy trình lên men vi khuẩn serratia marcescens để sản xuất chế phẩm...
Thiết lập quy trình lên men vi khuẩn serratia marcescens để sản xuất chế phẩm...Thiết lập quy trình lên men vi khuẩn serratia marcescens để sản xuất chế phẩm...
Thiết lập quy trình lên men vi khuẩn serratia marcescens để sản xuất chế phẩm...
 
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải ...
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải ...đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải ...
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải ...
 
Khảo sát trích ly lignin từ gỗ cao su (hevea brasiliensis) bằng na oh h2o2 ...
Khảo sát trích ly lignin từ gỗ cao su (hevea brasiliensis) bằng na oh   h2o2 ...Khảo sát trích ly lignin từ gỗ cao su (hevea brasiliensis) bằng na oh   h2o2 ...
Khảo sát trích ly lignin từ gỗ cao su (hevea brasiliensis) bằng na oh h2o2 ...
 
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách chiết anthocyanin từ hoa bụp...
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách chiết anthocyanin từ hoa bụp...Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách chiết anthocyanin từ hoa bụp...
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách chiết anthocyanin từ hoa bụp...
 
Khảo sát khả năng diệt khuẩn của sản phẩm gpc8 tm đối với vi khuẩn vibrio par...
Khảo sát khả năng diệt khuẩn của sản phẩm gpc8 tm đối với vi khuẩn vibrio par...Khảo sát khả năng diệt khuẩn của sản phẩm gpc8 tm đối với vi khuẩn vibrio par...
Khảo sát khả năng diệt khuẩn của sản phẩm gpc8 tm đối với vi khuẩn vibrio par...
 
Khảo sát khả năng kháng nấm sinh aflatoxin của bacillus spp. (cs1b) và ứng dụ...
Khảo sát khả năng kháng nấm sinh aflatoxin của bacillus spp. (cs1b) và ứng dụ...Khảo sát khả năng kháng nấm sinh aflatoxin của bacillus spp. (cs1b) và ứng dụ...
Khảo sát khả năng kháng nấm sinh aflatoxin của bacillus spp. (cs1b) và ứng dụ...
 
Tối ưu hóa quá trình thủy phân trùn quế và ứng dụng vào chế phẩm lên men từ v...
Tối ưu hóa quá trình thủy phân trùn quế và ứng dụng vào chế phẩm lên men từ v...Tối ưu hóa quá trình thủy phân trùn quế và ứng dụng vào chế phẩm lên men từ v...
Tối ưu hóa quá trình thủy phân trùn quế và ứng dụng vào chế phẩm lên men từ v...
 
Phân lập, chọn lọc và định danh các chủng vi khuẩn quang hợp có khả năng hấp ...
Phân lập, chọn lọc và định danh các chủng vi khuẩn quang hợp có khả năng hấp ...Phân lập, chọn lọc và định danh các chủng vi khuẩn quang hợp có khả năng hấp ...
Phân lập, chọn lọc và định danh các chủng vi khuẩn quang hợp có khả năng hấp ...
 
đáNh giá hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết ethanol từ lá bàng (terminalia c...
đáNh giá hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết ethanol từ lá bàng (terminalia c...đáNh giá hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết ethanol từ lá bàng (terminalia c...
đáNh giá hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết ethanol từ lá bàng (terminalia c...
 
Nghiên cứu sản xuất mứt chôm chôm
Nghiên cứu sản xuất mứt chôm chômNghiên cứu sản xuất mứt chôm chôm
Nghiên cứu sản xuất mứt chôm chôm
 
Nghiên cứu chế tạo vật liệu hấp phụ từ phế phẩm lõi ngô xử lý nước phục vụ si...
Nghiên cứu chế tạo vật liệu hấp phụ từ phế phẩm lõi ngô xử lý nước phục vụ si...Nghiên cứu chế tạo vật liệu hấp phụ từ phế phẩm lõi ngô xử lý nước phục vụ si...
Nghiên cứu chế tạo vật liệu hấp phụ từ phế phẩm lõi ngô xử lý nước phục vụ si...
 
Cải thiện điều kiện nuôi cấy serratia marcescens sh1 và phương pháp thu hồi s...
Cải thiện điều kiện nuôi cấy serratia marcescens sh1 và phương pháp thu hồi s...Cải thiện điều kiện nuôi cấy serratia marcescens sh1 và phương pháp thu hồi s...
Cải thiện điều kiện nuôi cấy serratia marcescens sh1 và phương pháp thu hồi s...
 
Khảo sát khả năng kháng nấm bệnh trên cây trồng của nano đồng
Khảo sát khả năng kháng nấm bệnh trên cây trồng của nano đồngKhảo sát khả năng kháng nấm bệnh trên cây trồng của nano đồng
Khảo sát khả năng kháng nấm bệnh trên cây trồng của nano đồng
 
đáNh giá chất lượng và độc tính nguồn nước của một số lưu vực tiếp nhận nước ...
đáNh giá chất lượng và độc tính nguồn nước của một số lưu vực tiếp nhận nước ...đáNh giá chất lượng và độc tính nguồn nước của một số lưu vực tiếp nhận nước ...
đáNh giá chất lượng và độc tính nguồn nước của một số lưu vực tiếp nhận nước ...
 
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp tận thu nước mưa góp phần giảm ngập lụt ở th...
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp tận thu nước mưa góp phần giảm ngập lụt ở th...Nghiên cứu đề xuất các giải pháp tận thu nước mưa góp phần giảm ngập lụt ở th...
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp tận thu nước mưa góp phần giảm ngập lụt ở th...
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

BAG TECHNIQUE Bag technique-a tool making use of public health bag through wh...
BAG TECHNIQUE Bag technique-a tool making use of public health bag through wh...BAG TECHNIQUE Bag technique-a tool making use of public health bag through wh...
BAG TECHNIQUE Bag technique-a tool making use of public health bag through wh...Sapna Thakur
 
Unit-IV- Pharma. Marketing Channels.pptx
Unit-IV- Pharma. Marketing Channels.pptxUnit-IV- Pharma. Marketing Channels.pptx
Unit-IV- Pharma. Marketing Channels.pptxVishalSingh1417
 
IGNOU MSCCFT and PGDCFT Exam Question Pattern: MCFT003 Counselling and Family...
IGNOU MSCCFT and PGDCFT Exam Question Pattern: MCFT003 Counselling and Family...IGNOU MSCCFT and PGDCFT Exam Question Pattern: MCFT003 Counselling and Family...
IGNOU MSCCFT and PGDCFT Exam Question Pattern: MCFT003 Counselling and Family...PsychoTech Services
 
Activity 01 - Artificial Culture (1).pdf
Activity 01 - Artificial Culture (1).pdfActivity 01 - Artificial Culture (1).pdf
Activity 01 - Artificial Culture (1).pdfciinovamais
 
Key note speaker Neum_Admir Softic_ENG.pdf
Key note speaker Neum_Admir Softic_ENG.pdfKey note speaker Neum_Admir Softic_ENG.pdf
Key note speaker Neum_Admir Softic_ENG.pdfAdmir Softic
 
Sports & Fitness Value Added Course FY..
Sports & Fitness Value Added Course FY..Sports & Fitness Value Added Course FY..
Sports & Fitness Value Added Course FY..Disha Kariya
 
Nutritional Needs Presentation - HLTH 104
Nutritional Needs Presentation - HLTH 104Nutritional Needs Presentation - HLTH 104
Nutritional Needs Presentation - HLTH 104misteraugie
 
Presentation by Andreas Schleicher Tackling the School Absenteeism Crisis 30 ...
Presentation by Andreas Schleicher Tackling the School Absenteeism Crisis 30 ...Presentation by Andreas Schleicher Tackling the School Absenteeism Crisis 30 ...
Presentation by Andreas Schleicher Tackling the School Absenteeism Crisis 30 ...EduSkills OECD
 
A Critique of the Proposed National Education Policy Reform
A Critique of the Proposed National Education Policy ReformA Critique of the Proposed National Education Policy Reform
A Critique of the Proposed National Education Policy ReformChameera Dedduwage
 
Disha NEET Physics Guide for classes 11 and 12.pdf
Disha NEET Physics Guide for classes 11 and 12.pdfDisha NEET Physics Guide for classes 11 and 12.pdf
Disha NEET Physics Guide for classes 11 and 12.pdfchloefrazer622
 
Measures of Central Tendency: Mean, Median and Mode
Measures of Central Tendency: Mean, Median and ModeMeasures of Central Tendency: Mean, Median and Mode
Measures of Central Tendency: Mean, Median and ModeThiyagu K
 
1029-Danh muc Sach Giao Khoa khoi 6.pdf
1029-Danh muc Sach Giao Khoa khoi  6.pdf1029-Danh muc Sach Giao Khoa khoi  6.pdf
1029-Danh muc Sach Giao Khoa khoi 6.pdfQucHHunhnh
 
Student login on Anyboli platform.helpin
Student login on Anyboli platform.helpinStudent login on Anyboli platform.helpin
Student login on Anyboli platform.helpinRaunakKeshri1
 
Sanyam Choudhary Chemistry practical.pdf
Sanyam Choudhary Chemistry practical.pdfSanyam Choudhary Chemistry practical.pdf
Sanyam Choudhary Chemistry practical.pdfsanyamsingh5019
 
Call Girls in Dwarka Mor Delhi Contact Us 9654467111
Call Girls in Dwarka Mor Delhi Contact Us 9654467111Call Girls in Dwarka Mor Delhi Contact Us 9654467111
Call Girls in Dwarka Mor Delhi Contact Us 9654467111Sapana Sha
 
Web & Social Media Analytics Previous Year Question Paper.pdf
Web & Social Media Analytics Previous Year Question Paper.pdfWeb & Social Media Analytics Previous Year Question Paper.pdf
Web & Social Media Analytics Previous Year Question Paper.pdfJayanti Pande
 
social pharmacy d-pharm 1st year by Pragati K. Mahajan
social pharmacy d-pharm 1st year by Pragati K. Mahajansocial pharmacy d-pharm 1st year by Pragati K. Mahajan
social pharmacy d-pharm 1st year by Pragati K. Mahajanpragatimahajan3
 
The Most Excellent Way | 1 Corinthians 13
The Most Excellent Way | 1 Corinthians 13The Most Excellent Way | 1 Corinthians 13
The Most Excellent Way | 1 Corinthians 13Steve Thomason
 

Recently uploaded (20)

BAG TECHNIQUE Bag technique-a tool making use of public health bag through wh...
BAG TECHNIQUE Bag technique-a tool making use of public health bag through wh...BAG TECHNIQUE Bag technique-a tool making use of public health bag through wh...
BAG TECHNIQUE Bag technique-a tool making use of public health bag through wh...
 
Unit-IV- Pharma. Marketing Channels.pptx
Unit-IV- Pharma. Marketing Channels.pptxUnit-IV- Pharma. Marketing Channels.pptx
Unit-IV- Pharma. Marketing Channels.pptx
 
IGNOU MSCCFT and PGDCFT Exam Question Pattern: MCFT003 Counselling and Family...
IGNOU MSCCFT and PGDCFT Exam Question Pattern: MCFT003 Counselling and Family...IGNOU MSCCFT and PGDCFT Exam Question Pattern: MCFT003 Counselling and Family...
IGNOU MSCCFT and PGDCFT Exam Question Pattern: MCFT003 Counselling and Family...
 
Activity 01 - Artificial Culture (1).pdf
Activity 01 - Artificial Culture (1).pdfActivity 01 - Artificial Culture (1).pdf
Activity 01 - Artificial Culture (1).pdf
 
Key note speaker Neum_Admir Softic_ENG.pdf
Key note speaker Neum_Admir Softic_ENG.pdfKey note speaker Neum_Admir Softic_ENG.pdf
Key note speaker Neum_Admir Softic_ENG.pdf
 
Sports & Fitness Value Added Course FY..
Sports & Fitness Value Added Course FY..Sports & Fitness Value Added Course FY..
Sports & Fitness Value Added Course FY..
 
Nutritional Needs Presentation - HLTH 104
Nutritional Needs Presentation - HLTH 104Nutritional Needs Presentation - HLTH 104
Nutritional Needs Presentation - HLTH 104
 
Presentation by Andreas Schleicher Tackling the School Absenteeism Crisis 30 ...
Presentation by Andreas Schleicher Tackling the School Absenteeism Crisis 30 ...Presentation by Andreas Schleicher Tackling the School Absenteeism Crisis 30 ...
Presentation by Andreas Schleicher Tackling the School Absenteeism Crisis 30 ...
 
A Critique of the Proposed National Education Policy Reform
A Critique of the Proposed National Education Policy ReformA Critique of the Proposed National Education Policy Reform
A Critique of the Proposed National Education Policy Reform
 
INDIA QUIZ 2024 RLAC DELHI UNIVERSITY.pptx
INDIA QUIZ 2024 RLAC DELHI UNIVERSITY.pptxINDIA QUIZ 2024 RLAC DELHI UNIVERSITY.pptx
INDIA QUIZ 2024 RLAC DELHI UNIVERSITY.pptx
 
Disha NEET Physics Guide for classes 11 and 12.pdf
Disha NEET Physics Guide for classes 11 and 12.pdfDisha NEET Physics Guide for classes 11 and 12.pdf
Disha NEET Physics Guide for classes 11 and 12.pdf
 
Measures of Central Tendency: Mean, Median and Mode
Measures of Central Tendency: Mean, Median and ModeMeasures of Central Tendency: Mean, Median and Mode
Measures of Central Tendency: Mean, Median and Mode
 
1029-Danh muc Sach Giao Khoa khoi 6.pdf
1029-Danh muc Sach Giao Khoa khoi  6.pdf1029-Danh muc Sach Giao Khoa khoi  6.pdf
1029-Danh muc Sach Giao Khoa khoi 6.pdf
 
Student login on Anyboli platform.helpin
Student login on Anyboli platform.helpinStudent login on Anyboli platform.helpin
Student login on Anyboli platform.helpin
 
Sanyam Choudhary Chemistry practical.pdf
Sanyam Choudhary Chemistry practical.pdfSanyam Choudhary Chemistry practical.pdf
Sanyam Choudhary Chemistry practical.pdf
 
Call Girls in Dwarka Mor Delhi Contact Us 9654467111
Call Girls in Dwarka Mor Delhi Contact Us 9654467111Call Girls in Dwarka Mor Delhi Contact Us 9654467111
Call Girls in Dwarka Mor Delhi Contact Us 9654467111
 
Web & Social Media Analytics Previous Year Question Paper.pdf
Web & Social Media Analytics Previous Year Question Paper.pdfWeb & Social Media Analytics Previous Year Question Paper.pdf
Web & Social Media Analytics Previous Year Question Paper.pdf
 
Código Creativo y Arte de Software | Unidad 1
Código Creativo y Arte de Software | Unidad 1Código Creativo y Arte de Software | Unidad 1
Código Creativo y Arte de Software | Unidad 1
 
social pharmacy d-pharm 1st year by Pragati K. Mahajan
social pharmacy d-pharm 1st year by Pragati K. Mahajansocial pharmacy d-pharm 1st year by Pragati K. Mahajan
social pharmacy d-pharm 1st year by Pragati K. Mahajan
 
The Most Excellent Way | 1 Corinthians 13
The Most Excellent Way | 1 Corinthians 13The Most Excellent Way | 1 Corinthians 13
The Most Excellent Way | 1 Corinthians 13
 

Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH SẢN XUẤT THANH LONG SẤY BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẤY ĐỐI LƯU Ngành: CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM Giảng viên hướng dẫn : ThS. Huỳnh Phương Quyên Sinh viên thực hiện : Trần Hữu Phần MSSV: 1311110681 Lớp: 13DTP07 TP. Hồ Chí Minh, 2017
  • 2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: 1. Những nội dung trong đồ án tốt nghiệp này là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp của ThS. Huỳnh Phương Quyên. 2. Các kết quả phân tích trong đề tài này là kết quả thu được từ quá trình thực nghiệm, khách quan, không sao chép từ bất kỳ nguồn tài liệu nào. 3. Những thông tin trích dẫn, bảng biểu số liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu đều được ghi rõ nguồn trong phần tài liệu tham khảo. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung đồ án của mình. Trường Đại học Công nghệ Tp. HCM không liên quan đến những vi phạm tác quyền, bản quyền do tôi gây ra trong quá trình thực hiện (nếu có). TP. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 07 năm 2017 Sinh viên thực hiện TRẦN HỮU PHẦN
  • 3. ii LỜI CẢM ƠN Đồ án này được hoàn thành nhờ sự giúp đỡ tận tình của nhà trường, thầy cô giáo trong Khoa và bạn bè. Tôi xin chân thành cảm ơn các tập thể và cá nhân đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp. Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám Hiệu Trường Đại học Công nghệ Tp. HCM, quý thầy cô trong Khoa Công nghệ sinh học – Thực phẩm - Môi trường, đã tạo điều kiện học tập, tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian theo học tại trường. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giáo viên hướng dẫn của tôi là ThS. Huỳnh Phương Quyên, giảng viên Khoa Công nghệ Sinh học – Thực phẩm – Môi trường – Trường Đại học Công nghệ Tp. HCM người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và động viên tôi trong suốt quá trình làm đồ án. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn tạo điều kiện, quan tâm, giúp đỡ, động viên trong suốt quá trình học tập và hoàn thành đồ án tốt nghiệp. Mặc dù đã cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất, song sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy tôi rất mong được sự góp ý của quý thầy cô để đồ án được hoàn chỉnh hơn. Xin gửi đến thầy cô, gia đình và bạn bè lời chúc sức khỏe và hạnh phúc.
  • 4. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................i LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................ii MỤC LỤC..................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC BẢNG ...........................................................................................vii DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................................ix TÓM TẮT.......................................................................................................................x PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................................1 1. Đặt vấn đề ................................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................2 3. Nội dung nghiên cứu................................................................................................2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN..........................................................................................4 1.1. Nguyên liệu chính: Thanh long..........................................................................4 1.1.1. Nguồn gốc và phân loại .................................................................................4 1.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ........................................................................8 1.1.3. Thu hoạch và bảo quản thanh long ..............................................................11 1.1.4. Thành phần dinh dưỡng và lợi ích của quả thanh long................................12 1.2. Tổng quan về nguyên liệu phụ và các chất phụ gia ............................................15 1.2.1. Đường...........................................................................................................15 1.2.2. Acid citric.....................................................................................................17 1.2.3. Nước.............................................................................................................19 1.3. Tình hình nghiên cứu và chế biến các sản phẩm từ thanh long ..........................20 1.3.1. Tình hình nghiên cứu ...................................................................................20 1.3.2. Tình hình chế biến các sản phẩm từ thanh long...........................................22 1.4. Tổng quan về kỹ thuật tách nước bằng phương pháp thẩm thấu đường.............24 1.4.1. Sự khuếch tán và thẩm thấu của đường .......................................................24 1.4.2. Sự hút nước của tế bào thực vật theo cơ chế thẩm thấu – khuếch tán .........25 1.4.3. Mục đích của phương pháp thẩm thấu đường..............................................27
  • 5. iv 1.4.4. Nguyên tắc của phương pháp thẩm thấu đường ..........................................28 1.4.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thẩm thấu ...........................................28 1.4.6. Ưu nhược điểm của phương pháp thẩm thấu...............................................29 1.5. Tổng quan về phương pháp sấy đối lưu..............................................................30 1.5.1. Đặc điểm ......................................................................................................30 1.5.2. Biến đổi của vật liệu trong quá trình sấy .....................................................30 1.5.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ sấy ..........................................................31 1.5.4. Yêu cầu sản phẩm sấy..................................................................................32 1.5.6. Các phản ứng tạo màu trong quá trình sấy...................................................32 1.6. Những biến đổi trong quá trình bảo quản sản phẩm...........................................33 CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................34 2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.......................................................................34 2.1.1. Thời gian nghiên cứu ...................................................................................34 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ....................................................................................34 2.2. Vật liệu nghiên cứu .............................................................................................34 2.2.1. Nguyên liệu chính ........................................................................................34 2.2.2. Nguyên liệu phụ ...........................................................................................35 2.2.3. Dụng cụ và thiết bị sử dụng .........................................................................35 2.3. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................36 2.3.1. Quy trình nghiên cứu thử nghiệm sản xuất thanh long sấy .........................36 2.3.2. Thuyết minh quy trình..................................................................................37 2.3.3. Bố trí thí nghiệm khảo sát............................................................................40 2.3.4. Thí nghiệm khảo sát.....................................................................................41 2.4. Phương pháp sử lý số liệu ...................................................................................50 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..............................................................51 3.1. Kết quả phân tích các thành phần hóa lý của thanh long Long An ....................51 3.2. Khảo sát độ dày nguyên liệu sấy.........................................................................54 3.3. Khảo sát nồng độ đường thẩm thấu thích hợp. ...................................................60 3.4. Khảo sát thời gian thẩm thấu thích hợp cho thanh long trước khi sấy. ..............65
  • 6. v 3.5. Khảo sát chế độ sấy thích hợp.............................................................................70 3.6. Kết quả đánh giá chất lượng sản phẩm ...............................................................78 3.6.1. Chỉ tiêu hóa lý ..............................................................................................79 3.6.2. Chỉ tiêu cảm quan.........................................................................................79 3.6.3. Chỉ tiêu vi sinh .............................................................................................80 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................81 4.1. Kết luận ...............................................................................................................81 4.2. Kiến nghị.............................................................................................................83 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................84
  • 7. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT INS Hệ thống mã số quốc tế và phụ gia thực phẩm IUPAC International Union of Pure and Applied Chemistry Nomenclature – Danh pháp Hóa học theo Liên minh Quốc tề về Hóa học thuần túy và Hóa học ứng dụng G.A.P Good Agriculture Production – thực hành nông nghiệp tốt ICBF Viện phúc lợi gia đình Colombia
  • 8. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1 Các loài thanh long ...........................................................................................5 Bảng 1.2 Diện tích và sản lượng thanh long cả nước qua các năm .................................8 Bảng 1.3. Diện tích, sản lượng thanh long Việt Nam và các tỉnh qua các năm...............8 Bảng 1.4 Thị phần xuất khẩu thanh long của Việt Nam..................................................9 Bảng 1.5 Thành phần dinh dưỡng của thanh long .........................................................13 Bảng 1.6 Thành phần acid béo của thanh long ..............................................................14 Bảng 1.7 Các chỉ tiêu hóa lý của đường trắng ...............................................................16 Bảng 1.8 Các chỉ tiêu cảm quản của đường...................................................................16 Bảng 1.9 Chỉ tiêu vi sinh của đường..............................................................................17 Bảng 1.10 Chỉ tiêu hóa lý của acid citric .......................................................................18 Bảng 1.11 Chỉ tiêu của nước sử dụng trong ăn uống.....................................................19 Bảng 1.12 Các sản phẩm từ quả thanh long trên thị trường ..........................................22 Bảng 1.13 Quy định giới hạn vi sinh vật trong rau, quả và sản phẩm rau, quả.............32 Bảng 3.1 Kết quả phân tích thành phần hóa lý của thanh long Long An ......................51 Bảng 3.2 Ảnh hưởng của độ dày nguyên liệu đến độ ẩm, thời gian sấy, o Brix và pH ..55 Bảng 3.3 Ảnh hưởng của độ dày nguyên liệu đến kết quả đánh giá cảm quan .............57 Bảng 3.4 Ảnh hưởng của độ dày nguyên liệu đến cấu trúc, màu sắc, mùi vị sản phẩm59 Bảng 3.5 Ảnh hưởng của nồng độ chất khô hòa tan trong dung dịch ngâm đến tỷ lệ thu hồi, o Brix và pH nguyên liệu..........................................................................................61 Bảng 3.6 Ảnh hưởng của nồng độ chất khô hòa tan trong dịch ngâm đến độ ẩm sản phẩm sau khi ngâm và sấy .............................................................................................62
  • 9. viii Bảng 3.7 Ảnh hưởng của nồng độ chất khô hòa tan trong dịch ngâm đến kết quả đánh giá cảm quan sản phẩm ..................................................................................................63 Bảng 3.8 Ảnh hưởng của thời gian thẩm thấu đến độ ẩm, o Brix, vitamin C và pH nguyên liệu.....................................................................................................................65 Bảng 3.9 Ảnh hưởng của thời gian thẩm thấu đến tỉ lệ thu hồi sản phẩm và thời gian sấy sản phẩm ..................................................................................................................67 Bảng 3.10 Ảnh hưởng của thời gian thẩm thấm đến kết quả đánh giá cảm quan..........68 Bảng 3.11 Ảnh hưởng của thời gian thẩm thấu đến tính chất cảm quan của sản phẩm 69 Bảng 3.12 Sự thay đổi độ ẩm của sản phẩm khi được sấy ở các nhiệt độ khác nhau....71 Bảng 3.13 Chỉ tiêu hóa lí sản phẩm sau khi sấy ở các chế độ nhiệt khác nhau.............73 Bảng 3.14 Ảnh hưởng của nhiệt độ sấy đến màu sắc, mùi vị, cấu trúc sản phẩm.........75 Bảng 3.15 Ảnh hưởng của nhiệt độ sấy đến kết quả đánh giá cảm quan sản phẩm ......76 Bảng 3.16 Chỉ tiêu hóa lý của sản phẩm........................................................................79 Bảng 3.17 Chỉ tiêu cảm quan của sản phẩm ..................................................................79 Bảng 3.18 Kết quả kiểm tra vi sinh của sản phẩm.........................................................80
  • 10. ix DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1 Cây thanh long ..................................................................................................4 Hình 1.2 Thanh long ruột trắng, vỏ hồng.........................................................................6 Hình 1.3 Thanh long ruột đỏ, vỏ đỏ.................................................................................7 Hình 1.4 Thanh long ruột trắng, vỏ vàng.........................................................................7 Hình 1.5 Diễn biến giá bán thanh long trung bình trong năm .......................................10 Hình 1.6 Cấu tạo tế bào thực vật....................................................................................26 Hình 2.1 Quy trình dự kiến nghiên cứu sản xuất thanh long sấy...................................36 Hình 2.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm khảo sát .....................................................................40 Hình 2.3 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1.................................................................................42 Hình 2.4 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2.................................................................................44 Hình 2.5 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 3.................................................................................46 Hình 2.6 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 4.................................................................................48 Hình 2.7 Phiếu hướng dẫn..............................................................................................17 Hình 2.8 Phiếu trả lời .....................................................................................................18 Hình 3.1 Đồ thị biểu diễn tốc độ giảm ẩm của nguyên liệu theo thời gian ở các độ dày ban đầu khác nhau..........................................................................................................56 Hình 3.2 Đồ thị biểu diễn sự giảm ẩm của nguyên liệu khi ngâm ở các mức thời gian khác nhau........................................................................................................................67 Hình 3.3 Đồ thị biểu diễn sự giảm ẩm của nguyên liệu theo thời gian ở các nhiệt độ sấy khác nhau........................................................................................................................72 Hình 3.4 Sản phẩm thanh long sấy đối lưu ....................................................................78 Hình 4.1 Quy trình sản xuất thanh long sấy hoàn chỉnh................................................82
  • 11. x TÓM TẮT Đề tài “Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu” được thực hiện tại Phòng thí nghiệm Trường Đại học Công Nghệ Tp. HCM. Sau thời gian nghiên cứu, kết quả thu được như sau: 1. Phân tích được các thành phần hóa học của nguyên liệu thanh long ruột trắng (được trồng tại Long An) và cho kết quả như sau: Độ ẩm 88,83 ± 1,09 %, đường tổng 11,49 ± 0,04 %, đường khử 6,09 ± 0,04 %, vitamin C 9,65 ± 0,13 mg%, acid tổng 0,21 ± 0,03 %, pectin 10,55 ± 1,07 %, độ cứng 0,60 ± 0,02 KgF/cm2 , nồng độ chất khô hòa tan 10,43 ± 0,60 o Brix, pH 4,6 ± 0,1 và màu sắc thịt quả đo được là L* 61,28 ± 0,69; a* 0,18 ± 0,06; b* 2,49 ± 0,14. 2. Xác định được các thông số công nghệ trong quy trình sản xuất thanh long sấy: - Độ dày nguyên liệu: Thanh long được cắt thành lát tròn ở các độ dày khác nhau 0,4; 0,8; 1,2 và 1,6 cm. Sau khi sấy đến độ ẩm 14 – 15 % thì mẫu 0,8 cm được đánh giá cao hơn các mẫu còn lại. - Nồng độ dung dịch đường thẩm thấu: Khảo sát ở 0, 40, 45, 50, 55 và 60 o Brix. Kết quả thí nghiệm cho thấy dịch đường 50 o Brix là dung dịch thẩm thấu thích hợp nhất. - Thời gian thẩm thấu: Khảo sát ở 4 mức thời gian 2, 3, 4 và 5 giờ với nồng độ dung dịch đường khi ngâm là 50 o Brix. Kết quả cho thấy mẫu thanh long ngâm 3 giờ có chất lượng tốt hơn các mẫu khác. - Nhiệt độ sấy: Nguyên liệu được sấy ở các nhiệt độ khác nhau 60, 65, 70 và 75 o C đến khi đạt độ ẩm 14 – 15 % thì dừng lại. Kết quả là mẫu thanh long sấy ở 65 o C được đánh giá cao hơn. - Sản phẩm sau khi sấy được làm nguội cho vào túi PE, ghép mí chân không, bảo quản ở nhiệt độ thường, nơi thoáng mát.
  • 12. Đồ án tốt nghiệp 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Thanh long là một loại trái cây được trồng rất phổ biến ở nước ta. Thanh long không những có giá trị dinh dưỡng cao như cung cấp protein, carbohydrat, chất xơ và các vitamin nhóm B như B1, B2, vitamin A, C... mà còn có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe con người như chống lại các gốc tự do nên hạn chế ung thư, lão hóa, giúp mắt sáng, da khỏe, kích thích tiêu hóa, chữa táo bón, cải thiện sức khỏe tim mạch.v.v… Hiện nay, thanh long được trồng ở 32 tỉnh thành, nhưng chủ yếu ở các tỉnh như: Bình Thuận, Long An, Tiền Giang, Đồng Nai. Ngoài thị trường tiêu thụ nội địa, thanh long còn xuất khẩu sang các nước Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, EU... Do dễ trồng và đem lại lợi nhuận cao nên nhiều nhà vườn cũng bắt đầu chuyển sang trồng loại cây này. Diện tích trồng thanh long trên cả nước cũng vì thế mà tăng lên đáng kể, theo số liệu của Hiệp hội Rau Quả Việt Nam năm 2013 diện tích trồng thanh long cả nước là 28.700 ha đến năm 2015 diện tích trồng thanh long đã trên 41.165 ha. Tuy nhiên, sản lượng thanh long vào mùa lớn nên làm cho giá cả thanh long rẻ, giá thanh long thương lái mua tại vườn khoảng 1.500 – 3000 đồng/kg. Đầu ra của thanh long không được đảm bảo, thị trường tiêu thụ nước ngoài ngày càng khó tính, đòi hỏi quả thanh long phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn như GlobalGAP, VietGAP, EuroGap, AseanGAP… thì mới đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Thời gian bảo quản thanh long cũng khá ngắn do có nhiều nước, thịt quả mềm. Vì thế, song song với việc tìm ra những phương pháp bảo quản thanh long hiệu quả thì việc nghiên cứu để tạo ra các dòng sản phẩm mới cũng rất quan trọng, tránh lãng phí, góp phần nâng cao giá trị của trái thanh long và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu chế biến sản phẩm từ trái thanh long tươi như nước ép thanh long, nectar thanh long, jelly thanh long,.. nhưng có rất ít đề tài nghiên cứu về việc sấy thanh long. Trên thị trường Việt Nam sản phẩm thanh long sấy chưa được bán
  • 13. Đồ án tốt nghiệp 2 phổ biến. Tuy công nghệ sấy thăng hoa thường giữ được giá trị dinh dưỡng rất cao cho rau quả vì quá trình làm khô được thực hiện ở nhiệt độ thấp nhưng chi phí đầu tư cao và vận hành phức tạp nên ít phổ biến hơn sấy khí nóng. Chính vì vậy từ những thực tiễn trên, với mong muốn nghiên cứu những sản phẩm từ thanh long giúp kéo dài thời gian bảo quản, tăng giá trị kinh tế, có giá trị cảm quan cao và giúp đa dạng hóa các sản phẩm thực phẩm bằng cách tạo ra sản phẩm mới có các đặc tính hấp dẫn, nâng cao giá trị sử dụng của thanh long, đồng thời giải quyết vấn đề thị trường thanh long vào mùa, chúng tôi đã tiến hành đề tài “Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Tận dụng nguồn nguyên liệu thanh long có chất lượng tốt nhưng có một vài đốm nâu đen trên bề mặt vỏ (không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu). Đa dạng hóa các dòng sản phẩm từ thanh long, làm phong phú thêm các sản phẩm rau quả sấy trên thị trường. Bước đầu thiết lập quy trình sản xuất thanh long sấy. Tạo ra sản phẩm có giá trị cao hơn. 3. Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu sản phẩm thanh long sấy từ nguồn nguyên liệu thanh long Long An để có được hương vị đặc trưng, có giá trị cảm quan và dinh dưỡng cao, có thể sử dụng trong một khoảng thời gian cho phép. Để đáp ứng mục tiêu đề ra, đề tài sẽ tiến hành thí nghiệm theo những nội dung như sau: - Phân tích thành phần hóa lý của nguyên liệu. - Khảo sát độ dày nguyên liệu sấy.
  • 14. Đồ án tốt nghiệp 3 - Khảo sát nồng độ dung dịch đường thẩm thấu thích hợp. - Khảo sát thời gian thẩm thấu thích hợp cho thanh long trước khi sấy. - Khảo sát chế độ sấy thích hợp. - Phân tích chất lượng sản phẩm: Chỉ tiêu hóa lý, vi sinh, đánh giá cảm quan.
  • 15. Đồ án tốt nghiệp 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Nguyên liệu chính: Thanh long 1.1.1. Nguồn gốc và phân loại 1.1.1.1. Nguồn gốc Cây thanh long có tên khoa học là Hylocereus undatus, tên tiếng Anh thường gọi là Dragon Fruit hay Pitahaya, thuộc họ xương rồng Cactaceae, có nguồn gốc ở vùng sa mạc thuộc Mehico và Colombia. Sau đó, được lan dần sang các nước ở Châu Phi như Madagasca và các nước ở Châu Á như Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Philippines. [41] Ở Việt Nam, thanh long được du nhập từ thời Pháp thuộc, được trồng đầu tiên ở Nha Trang và Phan Thiết. Sau khi Xí nghiệp chế biến rau quả xuất khẩu Thành phố Hồ Chí Minh thu mua và đem giới thiệu trái thanh long ra thị trường nước ngoài thì phong trào trồng thanh long phát triển mạnh ở Phan Rang, Phan Thiết, Buôn Mê Thuột, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long như Tiền Giang (huyện Chợ Gạo), Long An (huyện Châu Thành)... [32] Hình 1.1 Cây thanh long
  • 16. Đồ án tốt nghiệp 5 1.1.1.2. Phân loại [23], [38] Từ năm 1994 đến nay Viện Cây ăn quả miền Nam đã sưu tập được 19 giống thanh long từ trong nước và các quốc gia khác: Colombia, Đài Loan, Mỹ, Pháp, Thái Lan. Các giống thanh long sưu tập được phân biệt chủ yếu qua màu sắc của vỏ và ruột quả: Vỏ quả đỏ (ruột trắng, ruột đỏ, ruột trắng phớt hồng và ruột tím); vỏ quả xanh và vỏ quả vàng (ruột trắng). Bảng 1.1 Các loài thanh long “Nguồn: Crane và Balerdi, 2004; Mizrahi và Nerd, 1999”. Theo Nguyễn Văn Kế (1997), giống thanh long chính ở Việt Nam là giống thanh long ruột trắng, vỏ hồng hoặc đỏ (Hylocereus undatus); thanh long ruột đỏ, vỏ hồng hoặc Loài Màu quả Vỏ Ruột Loại dây leo Hylocereus undatus Đỏ Trắng Hylocereus undatus Đỏ Đỏ Hylocereus constaricensis Đỏ Đỏ Hylocereus polyrhizus Đỏ Đỏ Hylocereus trianglularis Vàng Trắng Hylocereus ocamponis Vàng Đỏ Hylocereus megalanthus Vàng Trắng Loại thân thẳng Cereus trianglularis Vàng Trắng Acanthocereus pitajaya Vàng Trắng Cereus ocamponis Đỏ Đỏ
  • 17. Đồ án tốt nghiệp 6 đỏ (Hylocereus polyrhizus); và thanh long ruột trắng, vỏ vàng (Selenicereus megalanthus). Thanh long ruột trắng, vỏ hồng hoặc đỏ: Được trồng phổ biến ở các tỉnh Nam Bộ và Nam Trung Bộ nhưng thương hiệu nổi tiếng nhất là ở Bình Thuận và Chợ Gạo (Tiền Giang). Loại này sinh trưởng và phát triển tốt ở những nơi có cường độ ánh sáng cao, trồng được trên nhiều loại đất khác nhau. Quả khá to, trọng lượng trung bình từ 200 – 500 g, vỏ màu hồng hoặc đỏ sẫm. Vỏ quả có những vảy dài màu xanh, phân bố đều khắp, gọi là tai. Khi quả chín, vỏ có thể được bóc đi dễ dàng như vỏ chuối. Thịt quả là một khối trắng như thạch, có nhiều hạt đen li ti rải trong thịt quả, số lượng nhiều nhưng không thể loại bỏ và phải ăn cùng với thịt quả. Thịt quả có vị ngọt hơi chua. Loại này được trồng chủ yếu ở các tỉnh Bình Thuận, Long An, Tiền Giang. Hình 1.2 Thanh long ruột trắng, vỏ hồng Thanh long ruột đỏ, vỏ hồng hoặc đỏ: Có 2 loại khác nhau bao gồm thanh long ruột đỏ giống Đài Loan và thanh long ruột đỏ được lai tạo từ hai giống thanh long ruột trắng Việt Nam và ruột đỏ Colombia. Loại này hiện nay được trồng một vài nơi ở Bình Thuận, có yêu cầu về sinh trưởng và dinh dưỡng cao. Vì vậy nên rất khó trồng quả không to nhưng nặng cân, trái dài, ruột đỏ tươi, cơm giòn, thơm, đặc biệt rất ngon. Thanh long ruột đỏ có vỏ cứng dày 3 – 3,2 mm, màu đỏ đậm tươi sáng, vỏ trái nhiều tai, tai quả xanh,
  • 18. Đồ án tốt nghiệp 7 bên trong màu đỏ thắm như son, hạt đen nhỏ xíu như hạt mè, gần giống như kiwi nhưng hương vị nhẹ hơn. Trái thanh long dài trung bình khoảng 15 – 20 cm và nặng khoảng 350 g, nhưng cũng có giống cho trái đạt 1 kg. Hình 1.3 Thanh long ruột đỏ, vỏ đỏ Thanh long ruột trắng, vỏ vàng: Giống này chịu hạn, mặn, phèn tốt tốc độ sinh trưởng cành mạnh như thanh long ruột đỏ. Trái nhỏ, thịt quả màu trắng ngà, hạt nhiều, to nhỏ không đều và đen, vỏ có màu vàng đặc trưng, tai trái là những cục gù có gai. Hình 1.4 Thanh long ruột trắng, vỏ vàng
  • 19. Đồ án tốt nghiệp 8 1.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ 1.1.2.1. Tình hình sản xuất [37], [38] Bảng 1.2 Diện tích và sản lượng thanh long cả nước qua các năm Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Diện tích (ha) 19.930 24.120 26.320 28.700 35.665 41.165 Sản lượng (tấn) 375.825 390.258 480.095 520.000 614.346 686.195 “Nguồn: Lương Ngọc Trung Lập, 2015”. Số liệu Bảng 1.2 cho thấy năm 2010, Việt Nam có khoảng 19.930 ha diện tích trồng thanh long với tổng sản lượng đạt khoảng 375.825 tấn đến năm 2015, diện tích trồng thanh long đã lên đến khoảng 41.165 ha với tổng sản lượng đạt khoảng 686.195 tấn. Diện tích và sản lượng thanh long qua các năm không ngừng tăng lên do nhu cầu thị trường về thanh long ngày càng tăng đã hình thành nên những vùng sản xuất thanh long tập trung như Bình Thuận, Tiền Giang và Long An. Bảng 1.3. Diện tích, sản lượng thanh long Việt Nam và các tỉnh qua các năm Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Việt Nam 28.700 520.000 35.665 614.346 41.165 686.195 Bình Thuận 21.000 400.000 23.200 430.120 26.026 469.532 Tiền Giang 3.139 56.823 5.916 78.400 4.494 94.009 Long An 2.748 42.303 4.052 75.109 7.127 97.469 “Nguồn: Vinafruist, 2015” Theo số liệu ở Bảng 1.3 diện tích thanh long của ba tỉnh này chiếm 93 % tổng diện tích và 95 % sản lượng của cả nước. Phần diện tích thanh long còn lại phân bố ở một số
  • 20. Đồ án tốt nghiệp 9 tỉnh Miền Nam như: Vĩnh Long, Trà Vinh, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu và một số tỉnh Miền Bắc. Trong đó, Bình Thuận là nơi có diện tích và sản lượng thanh long lớn nhất chiếm 21.000 ha và sản lượng 400.000 tấn năm 2013 đến năm 2015 diện tích đã lên đến 26.026 ha và sản lượng đạt 469.532 tấn, kế đến là Long An và đứng thứ ba là Tiền Giang với diện tích 4.494 ha và sản lượng đạt 94.009 tấn. Điểm nổi bật của sản xuất thanh long nước ta là hình thành những vùng trồng thanh long khá tập trung với diện tích lớn, điều này đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Như vậy, thanh long là một loại cây ăn quả dễ trồng, hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, mỗi tỉnh có những đặc điểm thuận lợi riêng để cho ra chất lượng thanh long khác nhau. Trong các giống thanh long ở ba tỉnh trên thì thanh long Bình Thuận vẫn chiếm về ưu thế về cả diện tích, số lượng, chất lượng, cũng như cách trồng và chăm sóc của người dân. 1.1.2.2. Một số vấn đề khó khăn trong việc tiêu thụ thanh long [37] Thanh long được vận chuyển đi tiêu thụ trong nhiều tỉnh thành trên cả nước, chủ yếu là các tỉnh Nam Bộ và TP.HCM. Ngoài thị trường tiêu thụ trong nước, thanh long còn được xuất khẩu qua nhiều nước khác trên thế giới. Bảng 1.4 Thị phần xuất khẩu thanh long của Việt Nam Thị trường Thị phần (%) Trung Quốc 75 Châu Á (trừ Trung Quốc) 18,4 Châu Âu 3 Hoa Kì 2,9 Thị trường khác 0,7 “Nguồn: Bộ Công Thương, 2014”
  • 21. Đồ án tốt nghiệp 10 Sản lượng thanh long Việt Nam năm 2013 là 520.000 tấn, trong đó khoảng 75 % được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc nhưng chủ yếu xuất bằng đường tiểu ngạch, các thị trường khác như: Hoa Kỳ chỉ chiếm 2,9 %, châu Á (trừ Trung Quốc) chiếm 18,4 %, châu Âu 3 %, các thị trường khác chiếm 0,7 %. Hầu hết, thanh long được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, dù Trung Quốc vẫn đang là thị trường tiêu thụ chính của trái thanh long Việt Nam nhưng họ đang đầu tư trồng thanh long đại trà với quy mô lớn (khoảng 20.000 ha thanh long). Trung Quốc đe dọa sẽ trở thành nước cạnh tranh về diện tích lẫn sản lượng với thanh long Việt Nam và là quốc gia xuất khẩu mạnh thanh long trong tương lai. Đây chính là nỗi lo lớn nhất của thanh long Việt Nam. Bên cạnh đó, việc xuất khẩu thanh long sang Mỹ gặp nhiều khó khăn, thanh long dễ bị dập, thối do vận chuyển đường xa. Hình 1.5 Diễn biến giá bán thanh long trung bình trong năm “Nguồn: Sở Công Thương Tiền Giang, 2013 và số liệu điều tra 2014”. Mặt khác, việc mở rộng diện tích thanh long ồ ạt, không theo quy hoạch trong những năm gần đây nên tình hình sâu bệnh hết sức phức tạp nhất là bệnh đốm nâu trong mùa mưa, hiện nay chưa có thuốc đặc trị, gây ảnh hưởng đến năng suất, phẩm chất của trái thanh long, người dân buộc phải tiêu hủy thanh long bị bệnh làm ảnh hưởng môi trường,
  • 22. Đồ án tốt nghiệp 11 chất lượng trái và ảnh hưởng giá trị xuất khẩu trong thời gian tới khi thị trường các nước đòi hỏi nghiêm ngặt hơn. 1.1.3. Thu hoạch và bảo quản thanh long [36] 1.1.3.1. Thu hoạch Chấm dứt phun xịt thuốc bảo vệ thực vật và chất kích thích sinh trưởng trước khi thu hoạch 7 – 10 ngày. Nên thu hoạch trong khoảng 30 ngày sau khi hoa nở để trái có chất lượng ngon nhất và bảo quản lâu hơn. Nên thu hoạch vào sáng sớm hoặc chiều mát, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào trái làm tăng nhiệt độ trong trái, gây mất nước. Dụng cụ thu hoạch trái phải sắc, bén và phải rửa sạch sẽ sau thu hoạch để sử dụng nhiều lần. Trái sau khi thu hoạch đựng trong vỏ nhựa, để trong mát, phân loại và vận chuyển về nhà đóng gói. 1.1.3.2. Bảo quản  Sơ chế - Trước khi bảo quản thanh long phải qua công đoạn sơ chế để thanh long được bảo quản lâu hơn. - Rửa thanh long bằng nước sạch. - Xử lý bằng thuốc trừ nấm và chất bảo quản bằng dung dịch Benomyl ở nồng độ 500 ppm, chlorine, nước ozone... - Xử lý bằng chiếu xạ, xử lý nhiệt...để diệt nấm mốc, vi sinh vật gây hại.
  • 23. Đồ án tốt nghiệp 12  Bảo quản - Ở nhiệt độ thường: Bảo quản ở nhiệt độ và độ ẩm không khí tự nhiên. Thanh long bảo quản trong điều kiện này với độ thoáng mát tốt, có thể giữ tươi được 5 – 8 ngày. - Xử lý lạnh: Bảo quản ở nhiệt độ 20 – 24 o C, thanh long sẽ tươi được 8 – 10 ngày. Bảo quản ở nhiệt độ 12 – 14 o C sẽ giữ tươi được 15 – 20 ngày. Tuy nhiên, không nên bảo quản thanh long ở nhiệt độ dưới 5 o C vì sẽ bị tổn thương lạnh, trên vỏ thanh long sẽ xuất hiện các đốm nâu, làm mất vể đẹp mỹ quan. - Xử lý thuốc kích thích: Dùng chế phẩm acid gibberellic (GA3) với liều 2 gói bột (mỗi gói chứa 1 g), pha trong bình xịt 12 lít, xịt đều quanh trái, có tác dụng làm tai thanh long xanh hơn và cứng hơn. Xử lý trước khi thu hoạch từ 1 – 3 ngày có thể bảo quản tươi được 10 – 20 ngày. - Phương pháp điều chỉnh thành phần không khí: Nguyên tắc của phương pháp này là làm tăng nồng độ khí cacbonic và giảm nồng độ oxy trong không khí xung quanh trái để giảm cường độ hô hấp của trái. Dùng bao polyetylen có đục 20 – 30 lỗ bằng kim, bao bọc trái thanh long và hàn kín bao lại. Kỹ thuật này kết hợp với nhiệt độ lạnh ở 5 o C, thanh long có thể giữ tươi được 40 – 50 ngày. - Bằng hoá chất ozon: Dùng nước ozone rửa sạch trái, sau đó hong khô, đóng gói, bảo quản trong nhà mát, thanh long giữ tươi được 25 ngày. Nếu trữ lạnh có thể giữ tươi được 60 – 75 ngày. 1.1.4. Thành phần dinh dưỡng và lợi ích của quả thanh long 1.1.4.1. Thành phần dinh dưỡng [41] Thành phần dinh dưỡng của thanh long thay đổi tùy theo giống, phân bón, chế độ chăm sóc và thời gian thu hái. Nhìn chung, thanh long có nhiều chất khoáng hơn một số loại trái cây khác, đặc biệt là kali và sắt.
  • 24. Đồ án tốt nghiệp 13 Bảng 1.5 Thành phần dinh dưỡng của thanh long Thành phần Trung bình trong 100 g ruột ăn được Hylocereus undatus Hylocereus polyrhizu Selenicereus megalanthus Nước (g) 89,4 82,5 – 83 85,4 Protein (g) 0,5 0,159 – 0,229 0,4 Chất béo (g) 0,1 0,21 – 0,61 0,1 Chất xơ (g) 0,3 0,7 – 0,9 0,5 Tro (g) 0,5 0,28 0,4 Calcium (g) 6 6,3 – 6,8 10 Phosphor (mg) 19 30,2 – 36,1 16 Sắt (mg) 0,4 0,55 – 0,65 0,3 Vitamin A (mg) - 0,005 – 0,012 - Vitamin B1 (mg) - 0,028 – 0,043 - Vitamin B2 (mg) - 0,043 – 0,045 - Vitamin B3 (mg) 0,2 1,297 – 1,3 0,2 Vitamin C (mg) 25 8 – 9 4 Độ Brix 11 – 19 - - pH 4,7 – 5,1 - - “Nguồn: ICBF, 1992; Morton, 1987; www.ilovepitaya.com , 2006”.
  • 25. Đồ án tốt nghiệp 14 Bảng 1.6 Thành phần acid béo của thanh long “Nguồn: Ariffin và cộng sự, 2008”. 1.1.4.2. Lợi ích của quả thanh long [40] Theo Đông y, thanh long có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, lợi tiểu, nhuận tràng... Quả thanh long rất tốt cho người bị rôm sẩy, mụn nhọt, táo bón. Thanh long có chứa các chất chống oxy hóa, có chức năng ngăn chặn sự tấn công của các gốc tự do gây hại, vốn là tác nhân gây ung thư và các vấn đề về sức khỏe khác. Thanh long còn có tác dụng trong việc làm giảm cholesterol xấu và tăng mức cholesterol tốt trong cơ thể. Thanh long chứa nhiều chất béo không bão hòa đơn, giúp cho tim mạch khỏe mạnh, ổn định huyết áp, có lợi cho người có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ. Thanh long còn là một trong những loại trái cây có thành phần dinh dưỡng cao giúp việc giữ gìn dáng vóc và sắc đẹp của người phụ nữ. Thanh long có hàm lượng nước cao, Acid béo Hylocereus polyrhizus (thanh long ruột đỏ, vỏ hồng hoặc đỏ) Hylocereus undatus (thanh long ruột trắng, vỏ hồng hoặc đỏ). Acid myristic 0,20 % 0,30 % Acid palmitic 17,90 % 17,10 % Acid stearic 5,49 % 4,37 % Acid palmitoleic 0,91 % 0,61 % Acid oleic 21,60 % 23,80 % Cis – Acid vaccenic 3,14 % 2,81 % Acid linoleic 49,60 % 50,10 % Acid linolenic 1,21 % 0,98 %
  • 26. Đồ án tốt nghiệp 15 giúp giữ ẩm cho làn da, giúp da mịn màng hơn, giảm bớt hiện tượng da khô nứt, sừng hóa và lão hóa, giữ cho làn da có vẻ đẹp trẻ trung tươi mát. Lượng chất xơ cao trong thanh long tốt cho bệnh nhân bị mắc bệnh tiểu đường, giúp ổn định lượng đường trong máu bằng cách ức chế lượng đường tăng cao. Hàm lượng sắt trong thanh long cũng khá cao, vì thế ăn thanh long có thể ngăn chặn các bệnh thiếu máu do thiếu sắt. 1.2. Tổng quan về nguyên liệu phụ và các chất phụ gia 1.2.1. Đường [28], [29] Đường bổ sung vào nguyên liệu là loại đường trắng được tinh luyện từ đường mía. Đây là loại đường saccharose rất dễ tan trong nước, không tan trong dung môi hữu cơ. Khi hòa tan trong nước tạo ra áp suất thẩm thấu, nồng độ đường càng cao thì áp suất thẩm thấu càng lớn có tác dụng ức chế các vi sinh vật kéo dài thời gian bảo quản. Ngoài ra, đường còn tạo ra nồng độ chất khô cao, giảm lượng nước và lượng oxi hòa tan trong dung dịch. 1.2.1.1. Tác dụng của đường - Tạo vị ngọt cho sản phẩm. - Ức chế sự phát triển của vi sinh vật khi sủ dụng nồng độ cao (từ 50 % trở lên). - Dung dịch đường ngăn chặn sự hấp thu oxy, giúp giữ được mùi vị và màu sắc của sản phẩm.
  • 27. Đồ án tốt nghiệp 16 1.2.1.2. Yêu cầu kỹ thuật của đường Bảng 1.7 Các chỉ tiêu hóa lý của đường trắng (TCVN 6959 : 2001) Chỉ tiêu Giá trị Hàm lượng saccharose (%) ≥ 99,8 Độ ẩm (%) ≤ 0,05 Hàm lượng đường khử (%) ≤ 0,03 Độ tro (%) ≤ 0,03 Độ màu (o ICUMSA) ≤ 20 Bảng 1.8 Các chỉ tiêu cảm quản của đường (TCVN 6959 : 2001) Chỉ tiêu Yêu cầu Ngoại hình Tinh thể màu trắng, kích thước tương đối đồng đều, tơi khô không vón cục Mùi vị Tinh thể đường hoặc dung dịch đường trong nước có vị ngọt, không có mùi vị lạ Màu sắc Tinh thể trắng óng ánh, khi pha vào nước cất cho dung dịch trong suốt 1.2.1.3. Yêu cầu vệ sinh  Dư lượng SO2 mức tối đa 70 mg/kg.  Các chất nhiễm bẩn: - Asen (As) 1 mg/kg. - Đồng (Cu) 2 mg/kg. - Chì (Pb) 0,5 mg/kg.
  • 28. Đồ án tốt nghiệp 17  Vi sinh vật: Bảng 1.9 Chỉ tiêu vi sinh của đường (TCVN 6959 : 2001) Tên chỉ tiêu Yêu cầu 1. Tổng số vi sinh vật hiếu khí (CFU/10g) ≤ 200 2. Nấm men (CFU/10g) ≤ 10 3. Nấm mốc (CFU/10g) ≤ 10 1.2.2. Acid citric [26] Công thức phân tử: C6H8O7 Tên theo IUPAC: Acid 2 – hydroxypropan – 1,2,3 – tricacboxylic. Khối lượng phân tử: 192,13 g/mol. Acid citric là một chất bảo quản tự nhiên, chất tạo vị chua cho thực phẩm và nước uống có gas. Sử dụng acid citric trong quá trình chế biến rau quả sấy sẽ ức chế hoặc khử hoạt tính của các enzyme, hấp thu và cố định một số nguyên tố kim loại, làm rối loạn và trì hoãn quá trình trao đổi chất trong tế bào vi sinh vật. Khi hòa tan acid citric trong nước cất thu được dung dịch phải trong suốt không có mùi vị lạ. Acid citric dùng trong thực phẩm phải ở dạng kết tinh khan hoặc ngậm một phân tử nước, không màu, không mùi. Loại khan phải chứa không ít hơn 99,5 % acid citric, 1 gam acid citric tan trong 0,5 ml nước hoặc trong 2 ml ethanol.
  • 29. Đồ án tốt nghiệp 18 Bảng 1.10 Chỉ tiêu hóa lý của acid citric (QCVN 4 – 11 : 2010/BYT) Tên chỉ tiêu Mức yêu cầu 1. Độ hòa tan Rất dễ tan trong etanol, dễ tan trong nước, ít tan trong ete 2. Phép thử citrat Đạt yêu cầu của phép thử 3. Hàm lượng nước - Dạng khan, % khối lượng, không lớn hơn - Dạng ngậm một phân tử nước, % khối lượng 0,5 Từ 7,5 đến 8,8 4. Hàm lượng tro sulfat, % khối lượng, không lớn hơn 0,05 5. Hàm lượng oxalat, mg/kg, không lớn hơn 100 6. Hàm lượng sulfat, mg/kg, không lớn hơn 150 7. Các chất dễ cacbon hoá Đạt yêu cầu của phép thử 8. Hàm lượng chì, mg/kg, không lớn hơn 0,5
  • 30. Đồ án tốt nghiệp 19 1.2.3. Nước [25] Nước cũng là một nguyên liệu quan trọng trong ngành sản xuất thực phẩm. Vì thế, chất lượng nước sử dụng cần phải được quan tâm. Tuy nhiên, vì chưa có qui định cụ thể cho nước dùng trong sản xuất thanh long sấy nên tiêu chuẩn này đưa ra dựa trên tiêu chuẩn dành cho nước ăn uống. Bảng 1.11 Chỉ tiêu của nước sử dụng trong ăn uống (QCVN 01 : 2009/BYT) Chỉ tiêu Tiêu chuẩn Chỉ tiêu vật lý Mùi vị Độ đục Không có mùi vị lạ 2 NTU 15 mg/l Chỉ tiêu hóa học pH Fe2O3 Al2O3 SO4 2- NH4 + Pb As Hg Cl Tổng chất rắn hòa tan (TDS) 6,5 – 8,5 0,5 mg/l 0,2 mg/l 250 mg/l 1,5 mg/l 0,01 mg/l 0,01 mg/l 0,001 mg/l 250 mg/l 1000 mg/l Chỉ tiêu vi sinh Coliform tổng số E.coli hoặc Coliform chịu nhiệt 0 khuẩn lạc/100ml 0 khuẩn lạc/100ml
  • 31. Đồ án tốt nghiệp 20 1.3. Tình hình nghiên cứu và chế biến các sản phẩm từ thanh long [34] 1.3.1. Tình hình nghiên cứu 1.3.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Năm 2006, Mạch Thị Khiêm Tín – Đại học Nông Lâm Tp. HCM thực hiện đề tài “Nghiên cứu thử nghiệm chế biến nước ép thanh long lên men” thu được kết quả như sau: Thanh long có hàm lượng nước 86,12 %; độ Brix 11,2 %; vitamin C 4,2 mg/100g là phù hợp để chế biến nước thanh long lên men. Nguyên liệu được xử lý enzyme pectinex Ultra SP – L với nồng độ enzyme 800 ppm trong 30 phút nhằm tăng hiệu suất thu hồi dịch thanh long. Tỷ lệ men Saccharomyces cerevisiae F43 thích hợp cho quá trình lên men nước thanh long là 5 %. Tỷ lệ dâu tằm 20 % là phù hợp cho quá trình lên men nước thanh long – dâu tằm. Sản phẩm thu được sau 2 ngày lên men ở nhiệt độ phòng có độ cồn 3,1 % v/v, độ Brix 11,8 %, độ acid 1,28 g/l và được xếp loại khá theo TCVN 3215 – 79. Năm 2006, Phạm Duy Thanh – Đại học Nông Lâm Tp. HCM tiến hành “Khảo sát quy trình chế biến tthanh long nước ép dứa đóng hộp” thu được kết quả: Thanh long được ngâm 15 phút trong dung dịch CaCl2 1,5 % giúp cấu trúc tốt hơn. Sau đó được rót dịch nước ép dứa 16 o Brix rồi đem đi thanh trùng ở 80 o C trong 15 phút. Sản phẩm có sự thay đổi nhiều về màu sắc khi bảo quản. Năm 2011, Nguyễn Thị Ánh Tuyết – Đại học Bình Dương đã “Nghiên cứu quy trình sản xuất sữa chua bổ sung thanh long ruột đỏ” và đưa ra kết quả như sau: Tỉ lệ thanh long và sữa chua là 2 : 8 sẽ cho ra sản phẩm có cảm quan cao nhất. Hàm lượng đường lactose và saccharose bổ sung lần lượt là 8 g và 5 g. Nồng độ men giống là 8 % và lên men trong 6 giờ.
  • 32. Đồ án tốt nghiệp 21 1.3.1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Năm 2009, Mohd Taufik, Dailami – Đại học Malaysia Pahang đã tiến hành “Nghiên cứu sản xuất bột thanh long bằng phương pháp sấy phun” với mục tiêu là sản xuất ra bột thanh long từ nguồn quả tươi nhằm tăng hiệu quả kinh tế. Nhiệt độ được sử dụng trong thí nghiệm này là 150, 160, 170, 180 và 190 o C và sử dụng maltodextrin 5, 10, 15, 20 và 25 % cho mỗi 200 ml nước ép thanh long. Kết quả cho thấy nhiệt độ tối ưu nên được sử dụng để sản xuất bột thanh long là 180 o C và 20 % maltodextrin. Sản phẩm là dạng bột mịn và mềm. Năm 2009, D. Konopacka và cộng sự đã nghiên cứu “Ảnh hưởng của các tác nhân thẩm thấu khác nhau lên quả sấy khô” và chứng minh rằng các giải pháp thẩm thấu ảnh hưởng đáng kể đến hương vị, cấu trúc của trái cây và sự chấp nhận của người tiêu dùng. Những thay đổi còn phụ thuộc vào giống loài và phương pháp sấy. Nói chung trái cây sấy khô được xử lý trước bằng saccharose (S), đường nghịch đảo (IS) được đặc trưng bởi vị ngọt chủ yếu. Oligofructose (OF) được áp dụng cho trái đông lạnh sấy khô để tạo ra độ giòn cho sản phẩm cuối cùng. Các polyols như galactosorbitol (GALSOR) và sorbitol (SOR) không được khuyến cáo cho quá trình thẩm thấu của trái cây do cảm giác tăng độ cứng làm giảm tính chấp nhận của người tiêu dùng đối với sản phẩm. Tháng 5 – 2012, M. Z. Islam và cộng sự – Đại học khoa học và công nghệ Shahjalal, Bangladesh đã tiến hành phân tích thành phần của giống thanh long Hylocereus undatus và phát triển sản phẩm thạch thanh long để đánh giá triển vọng thị trường. Kết quả phân tích cho thấy thanh long có độ ẩm 87,90 ± 0,03 %, tro 87,90 ± 0,03 %, đường khử 4,50 ± 0,04 %, đường tổng số 8,00 ± 0,01 %, chất rắn hòa tan tổng thể 11 ± 0,13 %, pH 4,20 ± 0,02 %, axit 0,45 ± 0,01 % và vitamin C 9,90 ± 0,04 %. Thanh long khi phối chế với 1,5 % pectin cho sản phẩm thạch được người tiêu dùng ưa thích hơn cả. Được in trên Tạp chí Khoa học Châu Âu ấn bản tháng 1 năm 2015, nghiên cứu “Sản xuất sản phẩm nước yogurt thanh long” từ giống thanh long vỏ đỏ, ruột trắng Hylocereus
  • 33. Đồ án tốt nghiệp 22 undatus của Oshadi Jayasinghe và cộng sự – Đại học Ruhuna, Sri Lanka đưa ra kết luận với tỷ lệ hỗn hợp gồm 10 % nước ép thanh long (so với 5; 7,5 và 12,5 %), 10 % đường (so với 5; 7,5 và 12,5 %) và 0,8 % gelatin ( so với 0,5; 0,6 và 0,7 %) khi phối trộn với sữa bò (3,5 % chất béo và pH = 6,5) được ủ trong 5 giờ ở 41 o C cho đặc tính cảm quan sản phẩm cao nhất. Sản phẩm có 23,58 % chất rắn, 9,64 % chất rắn không béo và 3,2 % chất béo phù hợp với tiêu chuẩn của Sri Lanka. 1.3.2. Tình hình chế biến các sản phẩm từ thanh long Bảng 1.12 Các sản phẩm từ quả thanh long trên thị trường Tên sản phẩm Hình sản phẩm Tên Công ty Thành phần Giá Nước thanh long đỏ lên men Công ty TNHH nước ép Phúc Hà – Bình Thuận - Nước ép trái thanh long đỏ nguyên chất - Đường 300.000 đồng/hộp, gồm 2 chai 500 ml Nước thanh long Talo lên men Công ty TNHH Talo Việt Nam – Phú Yên - Nước éo thanh long trắng/đỏ - Đường 130.000 đồng/giỏ, gồm 2 chai 300 ml
  • 34. Đồ án tốt nghiệp 23 Nước ép thanh long – trái cây Yotila. Công ty TNHH MTV Dak Farm – Đắk Nông - Thanh long, xoài, ổi, dứa, nha đam, mãng cầu - Đường, nước, vitamin C, acid citric, natamycin, calcium lactate và gellan 25.000 đồng/chai 350 ml Thanh long sấy thăng hoa Feva Công ty Cổ phần Nông nghiệp GAP – Tp. HCM Thanh long ruột đỏ/trắng 350.000 đồng/túi 10 gói (mỗi gói 25g) Mứt chuối – thanh long Công ty CP Vườn trái Cửu Long – Cần Thơ Chuối 41 %, thanh long 28 %, đường mía, trái sơ ri, pectin 47.000 đồng/hủ 225 g Mứt thanh long Cơ sở sản xuất Tư Bông – Đồng Tháp Thanh long ruột đỏ hoặc ruột trắng, đường, nước cốt dừa, bánh phồng, chanh 55.000 đồng
  • 35. Đồ án tốt nghiệp 24 1.4. Tổng quan về kỹ thuật tách nước bằng phương pháp thẩm thấu đường 1.4.1. Sự khuếch tán và thẩm thấu của đường [19], [24], [30] 1.4.1.1. Khuếch tán Sự khuếch tán là hiện tượng tự cân bằng nồng độ của vật chất. Trong một phạm vi nhất định các phân tử chất tan di động từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp gọi là quá trình khuếch tán. Sự di động đó tiến hành đến khi nào nồng độ chất tan hai bên bằng nhau thì dừng lại. Quá trình khuếch tán được phát biểu bằng định luật Fick như sau: Trong một đơn vị thời gian số lượng vật chất khuếch tán qua một đơn vị diện tích tỉ lệ thuận với gradien nồng độ và được biểu thị bằng phương trình: 𝒅𝑸 = −𝑫𝑺. 𝒅𝒄 𝒅𝒙 𝒅𝒕 Trong đó: Q: Lượng vật chất khuếch tán. S: Diện tích khuếch tán. 𝑑𝑐 𝑑𝑥 : Gradien nồng độ. t: Thời gian khuếch tán. D: Hệ số khuếch tán. 1.4.1.2. Thẩm thấu Quá trình thẩm thấu cũng gần như quá trình khuếch tán nhưng thẩm thấu chỉ là quá trình di động của các phân tử chất tan khắc phục trở lực của các màng bán thấm để san bằng nồng độ. Nói chính xác thì thẩm thấu là quá trình di chuyển tự động của dung môi phải khắc phục trở lực của màng bán thấm để đi từ dung dịch có nồng độ thấp vào dung dịch có nồng độ cao. Màng bán thấm có khả năng chỉ cho các hạt nhỏ của dung môi đi
  • 36. Đồ án tốt nghiệp 25 qua còn các hạt nhỏ của chất tan không qua được. Màng của tế bào động thực vật không phải là màng bán thấm hoàn toàn mà có tính chất gần như màng bán thấm. Do đó, ở trong môi trường nước đường có một phần đường ngấm vào trong tế bào và nước thấm qua màng tế bào và đi ra. Áp suất thẩm thấu trong dung dịch lớn hay nhỏ là nhân tố quyết định tốc độ thẩm thấu nhanh hay chậm. Áp suất thẩm thấu tỉ lệ thuận với nồng độ của chất tan và nhiệt độ của dung dịch, được tính theo công thức Van – Hốp: Po = RTCi Trong đó: Po: Áp suất thẩm thấu của dung dịch. C: Nồng độ chất tan trong dung dịch. T: Nhiệt độ tuyệt đối của dung dịch. R: Hằng số khí lý tưởng. i: Hệ số Van – Hốp biểu thị mức độ ion hóa dung dịch. i = 1 + α (n – 1). Trong đó α là hệ số phân ly, n là số ion mà phân tử phân ly. 1.4.2. Sự hút nước của tế bào thực vật theo cơ chế thẩm thấu – khuếch tán 1.4.2.1. Cấu tạo tế bào thực vật Các cơ quan của thực vật đều được cấu tạo bằng tế bào. Hình dạng, kích thước của các tế bào thực vật khác nhau, nhưng chúng đều gồm các thành phần sau: - Vách tế bào làm cho tế bào có hình dạng nhất định.
  • 37. Đồ án tốt nghiệp 26 - Màng nguyên sinh chất bao bọc ngoài nguyên sinh chất. - Nguyên sinh chất là chất keo lỏng, bên trong chứa các bào quan như lục lạp (chứa chất diệp lục ở tế bào thịt lá),... - Nhân: Thường chỉ có một nhân, cấu tạo phức tạp, có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. - Lục lạp chứa chlorophyll tạo màu xanh cho rau quả. - Ngoài ra tế bào còn có không bào: chứa dịch tế bào. 1.4.2.2. Sự hút nước của tế bào thực vật Ở tế bào thực vật, các lớp màng nguyên sinh chất gây nên hiện tượng thẩm thấu trong tế bào. Tốc độ của nước xâm nhập hoặc thoát ra khỏi tế bào phụ thuộc vào tính thẩm thấu khác nhau của màng tế bào và màng nguyên sinh chất. Sự xâm nhập của nước vào tế bào xảy ra tùy thuộc vào nồng độ của dung dịch (Cmôi trường) với nồng độ của dịch tế bào (Ctế bào). Nếu ngâm tế bào vào nước hoặc dung dịch nhược trương (Cmôi trường < Ctế bào) thì nước từ môi trường đi vào không bào và làm tăng thể tích của không bào, gây ra áp suất trương nước (P). Áp suất này làm màng tế bào căng ra và sẽ sinh ra một sức chống lại gọi là sức căng trương nước (T). Khi hai áp suất này bằng nhau thì sự thẩm thấu dừng lại. Tế bào ở trạng thái bão hòa và thể tích tế bào lúc này cực đại. Nếu đem tế bào đó ngâm vào dung dịch ưu trương (Cmôi trường > Ctế bào), nước từ trong tế bào ra ngoài và thể tích tế bào nhỏ đi, màng tế bào trở lại trạng thái bình thường, sức Hình 1.6 Cấu tạo tế bào thực vật
  • 38. Đồ án tốt nghiệp 27 căng (T) bằng 0. Nếu dung dịch ngâm tế bào quá ưu trương, nước từ không bào tiếp tục đi ra ngoài làm cho không bào co, kéo theo nguyên sinh chất tách rời khỏi màng tế bào. 1.4.2.3. Sự hút các chất hòa tan vào tế bào Tính thấm của tế bào là khả năng hấp thụ những chất hoà tan vào tế bào và cho những chất hoà tan đi ra khỏi tế bào. Tế bào có tính thấm chọn lọc đối với các chất khác nhau. Một số chất dễ dàng qua thành tế bào nhưng lại hoàn toàn không qua được màng sinh chất. Một số chất qua được màng sinh chất thì lại bị giữ lại ở trung chất. Các chất hòa tan xâm nhập vào tế bào theo cơ chế thụ động. Sự khuếch tán chất hòa tan vào trong tế bào là quá trình chuyển động của các phân tử vật chất từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp cho đến khi cân bằng nồng độ trong hệ thống. Tốc độ xâm nhập của chất tan (v) vào tế bào được xác định theo công thức : v = C . K . M1/2 . (Cngoài – Ctrong) Trong đó: K : Hệ số biểu thị tính tan của ion. M: Phân tử lượng của chất tan khuếch tán. Cngoài, Ctrong là nồng độ của chất khuếch tán bên ngoài và bên trong tế bào. C: Hằng số khuếch tán. 1.4.3. Mục đích của phương pháp thẩm thấu đường [15], [30] Đối với rau quả sấy khô áp dụng thẩm thấu trong giai đoạn đầu để lấy một lượng lớn nước ra, ít tốn năng lượng sấy, ngăn cản sự hoạt động của vi sinh vật, cải thiện chất lượng sản phẩm và kéo dài thời gian bảo quản.
  • 39. Đồ án tốt nghiệp 28 1.4.4. Nguyên tắc của phương pháp thẩm thấu đường [24] Có nhiều loại rau quả nếu chỉ sấy ở nhiệt độ đơn thuần thì thành phẩm có màu không đẹp, dai và cứng, tốn nhiều thời gian sấy. Để khắc phục nhược điểm này, người ta kết hợp sấy nhiệt với tách nước bằng thẩm thấu. Rau quả trước khi sấy thường được ngâm trong dung dịch là saccharose, siro glucose, sorbitol,...Khi ngâm rau quả vào dung dịch các chất hòa tan này, do chêch lệch hàm lượng các chất khô hòa tan giữa dung dịch và rau quả, nước trong sản phẩm sẽ đi ra dung dịch và chất tan sẽ dịch chuyển từ dung dịch đi vào trong sản phẩm. Ngoài ra, một lượng các chất tan (acid amin, acid hữu cơ, vitamin, muối khoáng,…) từ trong sản phẩm cũng bị dịch chuyển ra ngoài dung dịch làm ảnh hưởng đến tính chất cảm quan và dinh dưỡng của sản phẩm sau chế biến. Kết quả của quá trình này là sản phẩm mất nước và hấp thu nhiều chất hòa tan, còn dung dịch bị loãng và mất chất hòa tan. Để lựa chọn chất hòa tan thường dựa vào tính chất cảm quan của sản phẩm, chi phí sử dụng và khối lượng phân tử của chất hòa tan. 1.4.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thẩm thấu [15] Cấu tạo tế bào: Độ nén chặt của mô lớn thì thẩm thấu lâu ngược lại độ xốp của mô lớn thì thẩm thấu nhanh, trạng thái sinh lý của nguyên liệu (xanh/chín). Kỹ thuật ngâm: Tốc độ thẩm thấu đường vào nguyên liệu của phương pháp ngâm đường khô chậm hơn hơn so với ngâm thẩm thấu trong dung dịch nước đường. Thời gian ngâm: Thời gian ngâm càng dài thì lượng đường ngấm vào nguyên liệu càng nhiều nhưng cũng đạt đến trạng thái cân bằng nhất định. Đồng thời, thời giân ngâm dài sẽ tạo điều kiện cho các phản ứng oxy hóa làm biến đổi gây ảnh hưởng không tốt cho sản phẩm.
  • 40. Đồ án tốt nghiệp 29 Nồng độ chất khô hòa tan càng đậm thì tốc độ thẩm thấu càng nhanh. Nhưng nó cũng có giới hạn cực đại. Nhiệt độ ngâm: Ở trên 45 o C màng nguyên sinh chất mất tính thẩm thấu. Nhiệt độ ảnh hưởng đến khả năng hoà tan của các tác nhân thẩm thấu, ảnh hưởng đến tốc độ dịch chuyển của chất hoà tan. Áp suất ngâm: Hạ áp suất thì quá trình thẩm thấu xảy ra nhanh hơn. 1.4.6. Ưu nhược điểm của phương pháp thẩm thấu [15] 1.6.6.1. Ưu điểm - Cải thiện chất lượng về mặt dinh dưỡng và tính cảm quan, đặc biệt là đối với các sản phẩm nhạy cảm với các phản ứng thoái hoá nhiệt, phản ứng hóa nâu hay oxy hoá. - Tiết kiệm năng lượng do quá trình tách nước khỏi sản phẩm ngay tại trạng thái lỏng mà không qua chuyển đổi pha. - Đảm bảo việc tách nước đồng nhất hơn so với các phương pháp tách nước khác. - Phương pháp thẩm thấu cũng có thể phối hợp với các chất bảo quản, chống oxy hoá, chất kháng khuẩn, chất tạo màu, mùi, tạo kết cấu...trong quá trình ngâm nhằm thay đổi thành phần, đặc tính và kéo dài thời gian bảo quản của sản phẩm. - Các dung dịch thẩm thấu có aw thấp và vận hành ở nhiệt độ thấp nên ức chế các vi sinh vật gây hại phát triển. 1.4.6.2. Nhược điểm - Các sản phẩm sau quá trình thẩm thấu thường không ổn định ở nhiệt độ môi trường. Do vậy, thẩm thấu được xem như một xử lý sơ bộ và cần được xử lý tiếp bằng các phương pháp như: Chiên, sấy, đông lạnh, thanh trùng, tiệt trùng và các dạng bao gói thích hợp.
  • 41. Đồ án tốt nghiệp 30 - Nồng độ của dung dịch sau ngâm bị loãng. Do đó, cần có biện pháp tái sử dụng nồng độ ban đầu bằng cách cô đặc dung dịch hoặc thêm chất hoà tan. 1.5. Tổng quan về phương pháp sấy đối lưu 1.5.1. Đặc điểm [12], [16] Sấy đối lưu (nhiệt nóng) là phương pháp cho vật liệu sấy tiếp xúc trực tiếp với tác nhân sấy là không khí nóng. Nguồn nhiệt cung cấp cho quá trình sấy là nhiệt truyền từ môi chất sấy đến vật liệu bằng cách truyền nhiệt đối lưu. Thiết bị sấy đối lưu có dạng hình hộp chữ nhật, bên trong có các khay được xếp song song nhau theo phương nằm ngang. Nguyên liệu cần sấy sẽ được cho vào trong khay. Không khí được thổi vào bên trong thiết bị theo hướng song song với bề mặt của lớp nguyên liệu trong khay. Ưu điểm: Thiết bị có cấu tạo đơn giản, dễ vận hành và chi phí đầu tư thấp hơn so với các loại máy sấy khác. Nhược điểm: Tốn nhiều năng lượng, sản phẩm sấy bị biến đổi về cấu trúc, màu sắc và tổn thất nhiều chất dinh dưỡng. 1.5.2. Biến đổi của vật liệu trong quá trình sấy [12], [15], [16] Biến đổi vật lý: Sản phẩm có thể bị biến dạng, co thể tích, giảm khối lượng hoặc tăng độ giòn, bị nứt nẻ. Biến đổi hoá học: Tốc độ phản ứng hoá học tăng do nhiệt độ vật liệu tăng như: Phản ứng oxy hoá khử, phản ứng phân hủy các protein, phản ứng Maillard... Biến đổi sinh học: Vi sinh vật trên bề mặt vật liệu bị ức chế hoặc bị tiêu diệt một phần. Sản phẩm có thể lẫn các tạp chất, cát, sạn,...
  • 42. Đồ án tốt nghiệp 31 Biến đổi sinh hóa: Trong giai đoạn đốt nóng, nhiệt độ tăng chậm tạo điều kiện thuận lợi cho hệ enzym oxy hóa khử hoạt động gây ảnh hưởng xấu đến vật liệu. Biến đổi hóa lý: Có hiện tượng khuếch tán ẩm, sự chuyển pha từ lỏng sang hơi của nước và có ảnh hưởng của hệ keo trong quá trình sấy. Biến đổi cảm quan - Về màu sắc: Mất hay giảm sắc tố do tác dụng của nhiệt độ cao nhưng cường độ màu tăng lên. - Về mùi: Có mùi nhạt do một số chất thơm bay hơi và phân hủy bởi nhiệt độ. - Về vị: Cường độ chất vị tăng. - Về trạng thái: Tăng tính đàn hồi, tăng tính dai, tính giòn và có thể thay đổi về hình dạng trong quá trình sấy. 1.5.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ sấy [15], [16] - Độ ẩm và nhiệt độ của môi trường sấy khô: Nhiệt độ tăng thì tốc độ bốc hơi của nước trong rau quả càng tăng. Nhưng không nên dùng nhiệt độ quá cao để tăng nhanh tốc độ khô, vì nhiệt độ tăng cao đột ngột sẽ khiến cho màng tế bào vỏ bị nứt ra, các chất bên trong thoát ra ngoài, gây ra hiện tượng kết xác, cốc hoá. Trái lại nếu nhiệt độ quá thấp, thời gian khô kéo dài thì sản phẩm sẽ bị oxy hóa biến màu, biến chất. - Tốc độ di chuyển của không khí: Tốc độ di chuyển của không khí càng nhanh, thì sự bốc hơi nước diễn ra càng nhanh, rau quả khô càng mạnh. - Trạng thái và chủng loại trái cây: Chủng loại trái cây khác nhau thì kết cấu tạo tế bào và thành phần hóa học cũng khác nhau, vì thế tốc độ khô cũng có sự sai khác...
  • 43. Đồ án tốt nghiệp 32 - Lượng nguyên liệu xếp chồng lên nhau: Độ dày càng lớn thì càng không có lợi cho sự lưu thông của không khí nên tốc độ khô càng chậm; lượng xếp chồng quá ít, quá mỏng mặc dù tốc độ khô nhanh hơn nhưng không kinh tế. 1.5.4. Yêu cầu sản phẩm sấy Sản phẩm sấy hoàn tất phải đạt các chỉ tiêu vi sinh sau: Bảng 1.13 Quy định giới hạn cho phép vi sinh vật trong rau, quả và sản phẩm rau, quả (46/2007/QĐ – BYT) STT Sản phẩm Loại vi sinh vật Giới hạn vi sinh vât (trong 1g hay 1ml thực phẩm) (*) 1 Rau quả tươi, rau quả đông lạnh Tổng số VSV hiếu khí Giới hạn bởi G.A.P Coliforms 10 E.coli Giới hạn bởi G.A.P S.aureus Giới hạn bởi G.A.P Cl.perfringens Giới hạn bởi G.A.P Samonella Không có 2 Rau quả muối, rau quả khô Tổng số VSV hiếu khí 104 Coliforms Không có E. Coli 10 Cl.perfringens 10 B.cereus 102 Tổng số bào tử nấm men, mốc 102 (*) Tính trên 25g hoặc 25ml đối với Samonella 1.5.6. Các phản ứng tạo màu trong quá trình sấy Trong công nghệ sấy, các phản ứng tạo màu không những ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm cả về màu sắc lẫn mùi vị mà nó còn làm giảm giá trị dinh dưỡng. Chúng gồm các phản ứng sau: - Phản ứng oxy hóa.
  • 44. Đồ án tốt nghiệp 33 - Phản ứng hóa nâu có enzyme. - Sự tạo màu mới do phản ứng Maillard. Các phương pháp khống chế phản ứng hóa nâu: - Phương pháp xử lý nhiệt. - Sử dụng khí SO2 và các muối sunfit. - Sử dụng acid. - Chất kiềm hãm hóa học. - Dùng NaCl. 1.6. Những biến đổi trong quá trình bảo quản sản phẩm Biến đổi màu sắc: Trong điều kiện bảo quản không tốt như sự có mặt của oxy không khí hoặc sự phát triển của vi sinh vật thì sản phẩm dễ bị biến màu và có mùi lạ. Biến đổi do vi sinh vật: Vi sinh vật biến đổi đường trong sản phẩm thành các chất chuyển hóa như acid, rượu... Làm cho sản phẩm có mùi vị lạ, hư hỏng, mất giá trị cảm quan. Sự hút ẩm của sản phẩm: Sản phẩm có hàm ẩm tương đối thấp nên rất dễ hút ẩm trở lại trong quá trình bảo quản.
  • 45. Đồ án tốt nghiệp 34 CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 2.1.1. Thời gian nghiên cứu Từ ngày 24/04/2017 đến ngày 16/07/2017. 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu Phòng thí nghiệm A07.12 của Khoa Công nghệ sinh học – Thực phẩm – Môi trường, Trường Đại học Công Nghệ TP. HCM. 2.2. Vật liệu nghiên cứu 2.2.1. Nguyên liệu chính Nguyên liệu là thanh long vỏ đỏ, ruột trắng được mua từ chợ đầu mối nông sản Thủ Đức, được trồng ở Long An nhằm đảm bảo ổn định các yếu tố hóa lý của nguyên liệu. Chỉ tiêu chất lượng: Lựa chọn thanh long chủ yếu dựa vào các chỉ tiêu cảm quan. - Là giống thanh long vỏ đỏ, ruột trắng có nguồn gốc từ Long An. - Quả vừa chín tới, màu đỏ đều trên 70 % diện tích. - Kích thước đồng đều, thịt quả màu trắng và còn độ cứng. - Quả sạch, không tạp chất, thịt quả sử dụng không bị tổn thương, dập nát, mềm nhũn… - Có thể sử dụng nguồn thanh long không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu (vỏ quả cho phép có vài đốm nâu, thâm…).
  • 46. Đồ án tốt nghiệp 35 2.2.2. Nguyên liệu phụ Đường: Sử dụng là đường RE, của công ty đường Biên Hòa. Nước: Đóng vai trò quan trọng tạo dung dịch ngâm thẩm thấu. Sử dụng nước đã qua xử lý đạt tiêu chuẩn nước uống của Phòng thí nghiệm Khoa Công nghệ sinh học – Thực phẩm – Môi trường Trường Đại học Công nghệ TP. HCM. Acid citric: Xuất xứ từ Trung Quốc, độ tinh khiết ≥ 99,5 % theo tiêu chuẩn TCVN quy định, do phòng thí nghiệm cung cấp. 2.2.3. Dụng cụ và thiết bị sử dụng - Dụng cụ: Dao, thớt, thau nhựa, khay inox, khay nhôm, khay nhựa, các dụng cụ khác... - Thiết bị sử dụng: Máy sấy, khúc xạ kế, máy đo pH, tủ sấy mẫu, máy ghép mí, máy đo màu Konica Minolta, máy hút chân không, cân điện tử 4 số lẽ Ohaus Corp... - Hóa chất: Acid citric, thuốc thử DNS, NaOH 5 %, dung dịch glucose 0,1 %, KIO3/KI 0,001 N, chỉ thị methyl red, giấy đo pH, NaOH 0,1 N, phenolphtalein.
  • 47. Đồ án tốt nghiệp 36 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Quy trình nghiên cứu thử nghiệm sản xuất thanh long sấy Hình 2.1 Quy trình dự kiến nghiên cứu sản xuất thanh long sấy Nước Đường, acid citric Thanh long Lựa chọn, phân loại Bỏ vỏ Rửa Thẩm thấu Cắt miếng Làm ráo Sấy Thành phẩm Bao gói, hút chân không Làm nguội Vỏ
  • 48. Đồ án tốt nghiệp 37 2.3.2. Thuyết minh quy trình  Nguyên liệu: Thanh long Long An ruột trắng. Nguyên liệu là yếu tố quyết định các đặc tính cho sản phẩm về mùi vị, cấu trúc…Vì thế, với nguyên liệu thích hợp thì sản phẩm làm ra sẽ đạt chất lượng tốt nhất. Nguyên liệu dùng trong sản xuất là thanh long vừa chín tới, kích thước to đồng đều khoảng 300 – 350 g/trái. Yêu cầu: Trái thanh long phải sạch, hình dạng đẹp, vỏ bóng, có màu đỏ đều trên 70 % diện tích trái, thịt quả có màu trắng và cứng, không có vết thương tổn, không bị thâm, nám, không có đốm xanh hay vết cháy nắng, không bị bầm, dập, thối... Cho phép sử dụng những những quả có chất lượng tốt nhưng có vài đốm nâu đen trên bề mặt không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Cách tiến hành: Quan sát bằng mắt thường để chọn những trái đạt yêu cầu.  Bỏ vỏ Mục đích: Loại bỏ phần không ăn được của trái thanh long. Thu lấy phần thịt quả để tiến hành quá trình chế biến tiếp theo. Cách tiến hành: Dùng dao để tách sạch vỏ.  Cắt miếng Mục đích: Để miếng thanh long có kích thước và chiều dày đồng đều thuận lợi cho các quá trình chế biến sau, đặc biệt là công đoạn sấy. Cách tiến hành: Dùng dao cắt thanh long thành những miếng tròn hoặc bán tròn.
  • 49. Đồ án tốt nghiệp 38  Ngâm thẩm thấu Mục đích: Sử dụng dung dịch đường có nồng độ cao, tạo ra áp suất thẩm thấu cao ngăn cản sự hoạt động của vi sinh vật, tách một phần nước ra khỏi nguyên liệu giúp sấy nhanh hơn, đồng thời tăng giá trị cảm quan cho sản phẩm sấy. Cách tiến hành: Sau khi bỏ vỏ cắt miếng thì ta tiến hành ngâm tiếp thanh long vào dung dịch đường với nồng độ tối ưu + acid citric tối ưu, trong khoảng thời gian tối ưu. Tỉ lệ nguyên liệu và dung dịch ngâm là (1 : 2,5), đảm bảo dung dịch ngâm thẩm thấu ngập bề mặt nguyên liệu.  Rửa Mục đích: Loại bỏ lớp đường trên bề mặt nguyên liệu, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sấy, giảm bớt độ dính sau khi sấy. Cách tiến hành: Sau khi ngâm thẩm thấu xong thì lấy thanh long ra nhúng nhanh qua nước sạch.  Làm ráo Mục đích: Làm ráo nước trên bề mặt thanh long khi nhúng thanh long vào nước ở công đoạn trên. Cách tiến hành: Dùng giấy thấm khô thanh long khi thanh long đã được nhúng qua nước sạch.  Sấy Mục đích: Tách nước trong thanh long làm tăng nồng độ chất khô và giảm độ ẩm của thanh long xuống còn khoảng 14 - 15 % để cải thiện cấu trúc và kéo dài thời gian bảo quản.
  • 50. Đồ án tốt nghiệp 39 Cách thực hiện: Nguyên liệu sau khi được làm ráo sẽ xếp ra khay. Sau đó sấy ở nhiệt độ và thời gian tối ưu đến khi độ ẩm sản phẩm đạt khoảng 14 - 15 %.  Bao gói, hút chân không Mục đích: Bao gói nhằm cách ly hoàn toàn sản phẩm với môi trường bên ngoài, bảo vệ sản phẩm tránh bị nhiễm vi sinh vật và hút ẩm từ không khí, tăng thời gian bảo quản sản phẩm, và tăng tính chất cảm quan cho sản phẩm. Cách thực hiện: Sản phẩm được xếp vào bao bì chân không và được đem hút chân không và ghép mí bằng máy ghép mí chân không do Phòng thí nghiệm cung cấp.
  • 51. Đồ án tốt nghiệp 40 2.3.3. Bố trí thí nghiệm khảo sát Nước Đường, acid citric Thanh long Lựa chọn, phân loại Bỏ vỏ Rửa Thẩm thấu Cắt miếng Làm ráo Sấy Thành phẩm Bao gói, hút chân không Làm nguội Phân tích thành phần hóa lý của nguyên liệu Hàm lượng đường khử, đường tổng, pectin, vitamin C, acid tổng Độ ẩm, pH, độ Brix, độ cứng, màu sắc vỏ/ thịt quả Tỉ lệ thu hồi, vỏ/ thịt quả, khối lượng trung bình Thí nghiệm 2: Khảo sát nồng độ dịch đường Thí nghiệm 3: Khảo sát thời gian ngâm Thí nghiệm 1: Khảo sát độ dày nguyên liệu Thí nghiệm 4: Khảo sát chế độ sấy Đánh giá chất lượng sản phẩm Hình 2.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm khảo sát
  • 52. Đồ án tốt nghiệp 41 2.3.4. Thí nghiệm khảo sát 2.3.4.1. Phân tích chất lượng của nguyên liệu thanh long - Tỉ lệ thu hồi thịt quả nguyên liệu thanh long: Xác định bằng cách cân phân tích nguyên liệu ban đầu, khối lượng thịt quả trước và sau khi ngâm thẩm thấu. - Hàm lượng chất khô hòa tan: Sử dụng khúc xạ kế Atago đo độ Brix với thanh đo từ 0 – 32. - Độ ẩm nguyên liệu: Dùng phương pháp sấy ở 105 o C đến khối lượng không đổi. - pH: Đo bằng máy đo pH Milwaukee. - Vitamin C: Xác định bằng phương pháp chuẩn độ Iot. - Hàm lượng acid tổng (theo acid citric): Chuẩn độ trực tiếp acid tổng có trong mẫu bằng dung dịch Natrihydroxit (NaOH) với chỉ thị phenolphthalein. - Đường tổng: Xác định hàm lượng đường tổng bằng phương pháp acid dinitrosalicylic (DNS). - Đường khử: Xác định hàm lượng đường khử bằng phương pháp acid dinitrosalicylic (DNS). - Độ cứng: Đo độ cứng nguyên liệu bằng máy đo độ cứng. - Màu sắc thịt quả: Đo bằng máy đo màu Konica Minolta. Các thông số đo được gồm L (thể hiện độ sáng với giá trị 0 = đen, 100 = trắng), a (giá trị (+): đỏ, giá trị (–): màu xanh đậm) và b (giá trị (+): màu vàng, giá trị (–): xanh lá cây) với bảng màu nền tiêu chuẩn của máy là màu trắng với L = 94,27, a = - 0,56, b = 4,09. - Hàm lượng pectin: Được xác định bằng phương pháp canxi pectat.
  • 53. Đồ án tốt nghiệp 42 2.3.4.2. Thí nghiệm 1: Khảo sát độ dày nguyên liệu sấy.  Mục đích: Tìm ra độ dày lát thanh long phù hợp cho quá trình sấy, sự ảnh hưởng của độ dày nguyên liệu đến thời gian sấy cũng như màu sắc, hương vị và cấu trúc của sản phẩm.  Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên 1 yếu tố với 3 lần lặp lại với nhân tố A: Độ dày lát thanh long đưa vào sấy (cm). A1 = 0,4 cm A3 = 1,2 cm A2 = 0,8 cm A4 = 1,6 cm Hình 2.3 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1  Yếu tố cố định: sấy 65 o C đến độ ẩm 14 – 15 %. Thành phẩm Sấy Bỏ vỏ Cắt miếng Thanh long 0,4cm 0,8cm 1,2cm 1,6cm
  • 54. Đồ án tốt nghiệp 43  Tiến hành thí nghiệm: Thanh long nguyên liệu sẽ được lựa chọn, phân loại để chọn ra những quả đạt tiêu chuẩn đầu vào. Sau đó, tiến hành bỏ vỏ và cắt thành lát tròn với các độ dày khác nhau theo bố trí nghiệm và đem đi sấy ở 65 o C đến khi đạt độ ẩm 14 – 15 %.  Chỉ tiêu theo dõi: - Độ ẩm, pH sản phẩm, nồng độ chất khô hòa tan sau sấy. - Hình dạng, cấu trúc sản phẩm sấy. - Tốc độ thoát ẩm. - Màu sắc, mùi vị sản phẩm. 2.3.4.3. Thí nghiệm 2: Khảo sát nồng độ đường ngâm thẩm thấu thích hợp.  Mục đích: Xác định nồng độ đường thích hợp cho thẩm thấu.  Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên 1 yếu tố với 3 lần lặp lại với nhân tố B: Hàm lượng chất khô hòa tan (đường). B1 = Không ngâm B4 = 50 o Brix B2 = 40 o Brix B5 = 55 o Brix B3 = 45 o Brix B6 = 60 o Brix  Yếu tố cố định: acid citric 0,5 %, thời gian ngâm 3 giờ, sấy ở 65 o C trong vòng 10 giờ. Tỉ lệ nguyên liệu và dung dịch ngâm là (1 : 2,5), đảm bảo dung dịch ngâm thẩm thấu ngập bề mặt nguyên liệu.
  • 55. Đồ án tốt nghiệp 44 Hình 2.4 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2  Tiến hành thí nghiệm: Sau khi thực hiện xong thí nghiệm 1, ta lấy kết quả thí nghiệm 1 để tiến hành thí nghiệm 2. Ngâm thanh long với dung dịch đường và acid citric (0,5 %) với các nồng độ chất khô hòa tan theo bố trí thí nghiệm trong vòng 3 giờ. Sau đó lấy ra nhúng nhanh qua nước sạch, làm ráo và đem đi sấy ở 65 o C trong vòng 10 giờ.  Chỉ tiêu theo dõi: - Độ ẩm của sản phẩm sau khi ngâm và sau khi sấy. - Tỉ lệ thu hồi thịt quả sau khi ngâm. Rửa Thành phẩm Sấy Thẩm thấu Bỏ vỏ Cắt miếng Thanh long 0% 40% 45% 50% 55% 60%
  • 56. Đồ án tốt nghiệp 45 - Nồng độ chất khô hòa tan sau khi ngâm. - pH sau khi ngâm. - Đánh giá cảm quan về màu sắc, mùi vị bằng phép thử so hàng thị hiếu. 2.3.4.4. Thí nghiệm 3: Khảo sát thời gian ngâm thẩm thấu thích hợp cho thanh long trước khi sấy.  Mục đích: Tìm ra được thời gian ngâm thích hợp để tạo ra được sản phẩm.  Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên 1 yếu tố với 3 lần lặp lại với nhân tố C: Thời gian ngâm (giờ). C1 = 2 giờ C3 = 4 giờ C2 = 3 giờ C4 = 5 giờ  Yếu tố cố định: - Nồng độ acid citric 0,5 %. - Nhiệt độ sấy 65 o C sấy đến độ ẩm khoảng 14 – 15 %.
  • 57. Đồ án tốt nghiệp 46 Hình 2.5 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 3  Tiến hành thí nghiệm: Sau khi thực hiện xong thí nghiệm 2 ta lấy kết quả thí nghiệm 2 để tiến hành tiếp thí nghiệm 3. Thực hiện quy trình sấy có ngâm thẩm thấu. Thời gian ngâm được bố trí như trên, cố định nhiệt độ sấy ở 65 o C và sấy đến độ ẩm khoảng 14 -15 %. Thẩm thấu Bỏ vỏ Cắt miếng Thanh long Rửa Thành phẩm Sấy 1 giờ 2 giờ 3 giờ 4 giờ
  • 58. Đồ án tốt nghiệp 47  Chỉ tiêu theo dõi: - Độ ẩm sản phẩm sau khi ngâm. - Độ Brix của sản phẩm sau khi ngâm. - Vitamin C của sản phẩm sau khi ngâm. - pH sản phẩm sau khi ngâm. - Độ ẩm sản phẩm sau khi sấy. - Tỷ lệ thu hồi thịt quả sau khi sấy. - Thời gian sấy để đạt độ ẩm từ 14 – 15 %. - Đánh giá cảm quan về màu sắc, mùi vị bằng bằng phép thử so hàng thị hiếu. 2.3.4.5. Thí nghiệm 4: Khảo sát chế độ sấy thích hợp.  Mục đích: Thí nghiệm này được thực hiện để khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian sấy đến chất lượng sản phẩm. Tìm ra nhiệt độ và thời gian thích hợp cho quá trình sấy thanh long nhằm tạo ra sản phẩm đạt giá trị về mặt cảm quan.  Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên 1 yếu tố với 3 lần lặp lại với nhân tố D: Nhiệt độ sấy (o C). Là nhiệt độ sấy thanh long với 4 mức là 60 o C, 65 o C, 70 o C, 75 o C, độ ẩm cuối cùng cho sản phẩm trong khoảng 14 – 15 %. D1 = 60 o C D3 = 70 o C D2 = 65 o C D4 = 75 o C
  • 59. Đồ án tốt nghiệp 48 Hình 2.6 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 4  Yếu tố cố định: độ ẩm sản phẩm 14 – 15 %.  Tiến hành thí nghiệm: Sau khi thực hiện xong các thí nghiệm 1, 2, 3 ta sẽ lấy thông số của nghiệm thức tốt nhất ở 3 thí nghiệm này ta tiến hành tiếp thí nghiệm 4. Chế độ sấy được bố trí như trên.  Chỉ tiêu theo dõi: - Độ ẩm của sản phẩm sau khi sấy. - pH của sản phẩm sau khi sấy. Thành phẩm Rửa Sấy Thẩm thấu Bỏ vỏ Cắt miếng Thanh long 60 o C 65 o C 70 o C 75 o C
  • 60. Đồ án tốt nghiệp 49 - Độ acid (acid citric) của sản phẩm sau khi sấy. - Vitamin C của sản phẩm sau khi sấy. - Thời gian sấy của sản phẩm để đạt độ ẩm khoảng 14 % - 15 %. - Độ giảm ẩm của nguyên liệu trong quá trình sấy. Độ ẩm tương đối của nguyên liệu sau sấy được xác định theo công thức: m1(1 – w1) = m2(1 – w2) Trong đó: m1 và w1 lần lượt là khối lượng nguyên liệu ẩm và độ ẩm tương đối trước khi sấy. m2 và w2 lần lượt là khối lượng nguyên liệu ẩm và độ ẩm tương đối sau khi sấy. - Chỉ số màu sắc của các sản phẩm sau khi sấy. - Đánh giá cảm quan về màu sắc, mùi vị, cấu trúc bằng bằng phép thử so hàng thị hiếu. 2.3.4.6. Đánh giá chất lượng sản phẩm a. Mục đích: Xác định các thành phần hóa lý và mức độ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm của sản phẩm, bao gồm:  Hóa lý: - Độ ẩm. - Hàm lượng chất khô hòa tan. - Đường tổng, đường khử của sản phẩm. - Vitamin C của sản phẩm. - pH của sản phẩm.
  • 61. Đồ án tốt nghiệp 50 - Hàm lượng acid tổng trong sản phẩm.  Vi sinh: Dựa theo Quyết định số 46/2007/QĐ – BYT ngày 19/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định giới hạn cho phép trong rau quả sấy, tiến hành kiểm tra các chỉ tiêu như E. Coli, coliforms, tổng số nấm nem, nấm mốc, tổng vi sinh vật hiếu khí. b. Phương pháp phân tích Phương pháp xác định một số chỉ tiêu hóa lý: Các chỉ tiêu hóa lý của sản phâm được tiến hành ở phòng thí nghiệm Hóa sinh Khoa Công nghê sinh học – Thực phẩm – Môi trường. Kiểm tra vi sinh đối với mẫu sản phẩm: Mẫu được gửi kiểm tra vi sinh tại Trung tâm phân tích kỹ thuật cao Sài Gòn – Công ty TNHH Khoa học và Công nghệ Sài Gòn. Phương pháp đánh giá cảm quan: Phương pháp so hàng thị hiếu. 2.4. Phương pháp sử l á m
  • 62.
  • 63.
  • 64. Đồ án tốt nghiệp 53 enzyme, tăng sức đề kháng, phục hồi sức khỏe và ngăn ngừa bệnh ở người. Vitamin C làm tăng hương vị của quả và còn được dùng làm chất bảo quản thực phẩm. Theo M. Z. Islam và cộng sự (2012), hàm lượng vitamin C có trong thanh long là 9,90 ± 0,04 %, còn nghiên cứu của Jamilah (2011) là 8 – 9 mg%. Kết quả nghiên cứu của đề tài phân tích được hàm lượng vitamin C là 9,65 ± 0,13 mg%, phù hợp với kết quả của các nghiên cứu trên. Hàm lượng vitamin C trong thanh long khá cao, do đó mang nhiều lợi ích cho sức khỏe như tăng cường hệ miễn dịch, chống oxy hóa ngăn chặn ảnh hưởng xấu của các gốc tự do. Acid có trong quả thanh long phần lớn là acid hữu cơ. Ngoài chức năng tham gia vào quá trình hô hấp, acid còn có vai trò quan trọng trong việc tạo mùi vị đặc trưng cho quả giúp cân bằng vị chua ngọt, làm giảm giá trị pH ức chế vi sinh vật, chống hiện tượng lại đường và tăng khả năng tạo đông của pectin. Theo M. Z. Islam và cộng sự (2012), hàm lượng acid toàn phần có trong thanh long là 0,45 ± 0,01 % và giá trị pH 4,20 ± 0,02, kết quả nghiên cứu của đề tài phân tích được hàm lượng acid toàn phần là 0,21 ± 0,03 % và pH 4,60 ± 0,10. Hàm lượng acid toàn phần ít hơn nên thanh long Long An ít chua và có vị dễ chịu hơn, được ưa thích hơn. Pectin là một polysaccharide có nhiều trong thành tế bào thực vật, có chức năng như một chất keo tự nhiên để giữ thành tế bào cũng như các tế bào lại với nhau, tạo sự vững chắc cho tế bào rau quả, pectin tạo liên kết với nước gây cản trở quá trình tách nước ra khỏi nguyên liệu. Theo Jamilah (2011) hàm lượng pectin trong thanh long vỏ đỏ ruột đỏ Hylocereus polyrhizus là 10,8 %, kết quả nghiên cứu của đề tài phân tích được hàm lượng pectin trong thanh long vỏ đỏ ruột trắng Long An Hylocereus undatus là 10,55 ± 1,07 %. Kết quả này phù hợp với kết quả phân tích của Jamilah, chứng tỏ thanh long Long An có hàm lượng pectin cao. Hàm lượng pectin cao giúp tăng khả năng tạo gel làm cho sản phẩm ổn định và có cấu trúc tốt hơn, đồng thời cũng là một loại chất xơ hòa tan có lợi cho sức khỏe.
  • 65. Đồ án tốt nghiệp 54 Để chế biến thanh long sấy thì nguyên liệu phải vừa chín tới, vỏ bóng, có màu đỏ đều trên 70 % diện tích trái do đó với độ cứng đo được (0,60 ± 0,02) KgF/cm2 sẽ thuận lợi cho quá trình chế biến sản phẩm (tránh hiện tượng vỡ, nát gây thất thoát nguyên liệu khi chế biến). 3.2. Khảo sát độ dày nguyên liệu sấy. Độ dày thanh long đưa vào sấy ban đầu ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian sấy và tốc độ thoát ẩm ra khỏi nguyên liệu để đạt được độ ẩm mong muốn. Nguyên liệu càng mỏng, thời gian sấy càng ngắn nhưng sản phẩm sẽ khô cứng, bị biến dạng, nhưng nếu nguyên liệu quá dày tốc độ thoát ẩm chậm, thanh long tiếp xúc với không khí nóng quá lâu làm sản phẩm dễ bị oxy hóa, sẫm màu, làm giảm chất lượng sản phẩm. Quá trình sấy ở nhiệt độ cao làm phân hủy một số chất, sự bay hơi của acid và tổn thất lớn hàm lượng vitamin C của nguyên liệu. Mục đích của thí nghiệm là tìm ra độ dày thanh long thích hợp cho quá trình sấy nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt hơn. Thí nghiệm được tiến hành ở các mẫu có độ dày ban đầu khác nhau: 0,4; 0,8; 1,2 và 1,6 cm. Kết quả thí nghiệm được thể hiện ở bảng 3.2.
  • 66. Đồ án tốt nghiệp 55 Bảng 3.2 Ảnh hưởng của độ dày nguyên liệu đến độ ẩm, thời gian sấy, o Brix và pH sản phẩm Chỉ tiêu Độ dày lát thanh long (cm) 0,4 0,8 1,2 1,6 Độ ẩm (%) 14,31a ± 0,70 14,14a ± 0,39 14,24a ± 0,11 14,23a ± 0,14 Thời gian sấy (giờ) 8d 14c 20b 25a o Brix 40,98a ± 0,50 40,31a ± 0,70 37,81b ± 0,66 36,06c ± 0,29 pH 5,19a ± 0,1 5,15a ± 0,07 5,14a ± 0,08 5,1a ± 0,08 Số liệu trung bình của ba lần lặp lại. Các trị số a,b,c... theo sau bởi các chữ cái giống nhau trong cùng 1 hàng thì không có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 5%. Dựa vào bảng 3.2, khi tăng độ dày lát thanh long thì thời gian sấy tăng, độ ẩm và pH không có sự khác biệt nhưng nồng độ chất khô hòa tan của sản phẩm có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 5%. Cụ thể, khi sấy các mẫu đến độ ẩm 14 – 15 % thì mẫu thanh long dày 0,4 cm cần sấy 8 giờ để đạt độ ẩm yêu cầu trong khi đó mẫu có độ 1,6 cm cần sấy đến 25 giờ. Thời gian sấy dài làm giảm nồng độ chất khô hòa tan trong sản phẩm. Các mẫu 0,4 cm và 0,8 cm không có sự khác biệt nhưng có sự khác biệt đáng kể ở các mẫu 1,2 cm và 1,6 cm. Do tiếp xúc lâu với không khí nóng nên đường bị phân hủy và tham gia vào phản ứng Maillard làm giảm nồng độ chất độ hòa tan của sản phẩm.
  • 67. Đồ án tốt nghiệp 56 Đồ thị giảm ẩm của nguyên liệu theo thời gian được thể hiện ở biểu đồ hình 3.1 Hình 3.1 Đồ thị biểu diễn tốc độ giảm ẩm của nguyên liệu theo thời gian ở các độ dày ban đầu khác nhau Qua biểu đồ, ta thấy các đường biểu diễn tốc độ giảm ẩm của nguyên liệu ở các độ dày khác nhau khi sấy ở 65 o C có điểm chung như sau: Giai đoạn đầu của quá trình sấy, ẩm giảm chậm do tác nhân sấy làm bay hơi nước bề mặt và làm nóng nguyên liệu. Sau đó, bắt đầu giảm nhanh do độ ẩm bên trong nguyên liệu còn cao dẫn đến sự chênh lệch ẩm lớn giữa bên trong và bên trên bề mặt nguyên liệu làm cho tốc độ khuếch tán ẩm nhanh, vì vậy độ ẩm nguyên liệu giảm rất nhiều. Càng về cuối quá trình sấy, độ ẩm trong nguyên liệu còn rất ít nên sự chênh lệch ẩm giữa các lớp bên trong và bên ngoài thấp, tốc độ khuếch tán ẩm diễn ra chậm vì vậy mà ở giai đoạn này ẩm giảm chậm. - Ở độ dày 0,4 cm và 0,8 cm, hàm ẩm của vật liệu giảm nhanh, sự bốc hơi ẩm tương đối đồng đều giữa bên ngoài và bên trong nguyên liệu. Thời gian sấy lần lượt cho từng mẫu là 8 giờ và 14 giờ. Theo Hoàng Lan Phượng (2006) lát dứa dày 0,4 cm cần sấy trong 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 0 5 10 15 20 25 ĐỘ ẨM (%) THỜI GIAN SẤY (H) 0.4 0.8 1.2 1.6