SlideShare a Scribd company logo
1 of 66
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN THỊ BÍCH THOA
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC THẢI
TẠI CHỢ GIẾNG VUÔNG, PHƯỜNG HOÀNG VĂN THỤ
THÀNH PHỐ LẠNG SƠN, TỈNH LẠNG SƠN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Khoa : Môi trường
Khóa học : 2015 – 2019
Thái nguyên, năm 2019
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN THỊ BÍCH THOA
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC THẢI
TẠI CHỢ GIẾNG VUÔNG, PHƯỜNG HOÀNG VĂN THỤ
THÀNH PHỐ LẠNG SƠN, TỈNH LẠNG SƠN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Lớp : K47KHMT
Khóa học : 2015 – 2019
Giang viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thanh Hải
Thái nguyên, năm 2019
i
LỜI CẢM ƠN
Được sự quan tâm và tạo điều kiện của ban chủ nhiệm khoa Khoa học
Môi Trường trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Em đã được giới thiệu tới
Công ty Cổ phần EJC chi nhánh tại Bắc Giang để thực tập nhằm nâng cao hiểu
biết và rèn luyện bản thân về kỹ năng chuyên môn. Trong thời gian thực tập và
làm báo cáo tốt nghiệp em xin cảm ơn giảng viên TS. Nguyễn Thanh Hải đã
tận tình giúp đỡ và hướng dẫn em hoàn thành khóa luận này. Bên cạnh đó em
cũng gửi lời cảm ơn tới các anh chị tại Công ty Cổ phần EJC chi nhánh tại Bắc
Giang đã tạo điều kiện tốt nhất cho em trong quá trình thực tập và làm chuyên
đề.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên đã trực tiếp giảng dạy và truyền đạt những kiến
thức chuyên môn, đó là nền tảng để em hoàn thành tốt công việc trong quá
trình thực tập cũng như là hành trang cho công việc và học tập của em sau này.
Mặc dù bản thân đã cố gắng nghiên cứu và tìm hiểu nhưng do năng lực và kinh
nghiệm còn hạn chế nên bài luận văn không tránh khỏi thiếu sót.
Vậy em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy, cô giáo để
bài luận văn của em dược hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 5 năm 2019
Sinh viên
Nguyễn Thị Bích Thoa
ii
MỤC LỤC
CHƯƠNG I. ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................. 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................... 1
1.2. Mục tiêu của đề tài....................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................ 2
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................. 3
2.1. Cơ sở pháp lý............................................................................................... 3
2.2. Cơ sở lý luận................................................................................................ 4
2.2.1. Khái niệm về môi trường và ô nhiễm nguồn nước................................... 4
2.2.2. Khái niệm ô nhiễm nguồn nước ............................................................... 5
2.2.3. Các thông số của chất lượng nước............................................................ 7
2.3. Cơ sở thực tiễn............................................................................................. 9
2.3.1. Hiện trạng phát sinh ô nhiễm nước thải trên thế giới............................... 9
2.3.2. Hiện trạng phát sinh ô nhiễm nước thải tại Việt Nam............................ 11
CHƯƠNG 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................. 24
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 24
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................. 24
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 24
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu.............................................................. 24
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu............................................................................... 24
3.2.2. Thời gian nghiên cứu.............................................................................. 24
3.3. Nội dung nghiên cứu.................................................................................. 24
3.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 25
3.4.2. Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí
nghiệm .............................................................................................................. 25
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................... 29
4.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của khu vực chợ Giếng Vuông, phường
Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn.............................................................. 29
4.1.1. Điều kiện địa lý, địa hình địa chất.......................................................... 29
iii
4.1.2. Điều kiện khí tượng ................................................................................ 29
4.1.3. Điều kiện thủy văn.................................................................................. 30
4.1.4. Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................................... 30
4.2. Vị trí, quy mô và hiện trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ của chợ Giếng
Vuông, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn.................................... 31
4.2.1. Vị trí........................................................................................................ 31
4.2.2. Cơ cấu tổ chức quản lý chợ Giếng Vuông.............................................. 32
4.2.3. Hệ thống cấp nước, thoát nước thải, nước mưa...................................... 33
4.2.4. Quy mô hoạt động của chợ Giếng Vuông .............................................. 33
4.3. Đánh giá hiện trạng nước thải tại chợ Giếng Vuông, đường Bắc Sơn,
phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn................................................. 35
4.3.1. Hiện trạng sử dụng nước của chợ Giếng Vuông .................................... 35
4.3.2. Các nguồn và tính chất nước thải của Chợ Giếng Vuông ...................... 35
4.3.3. Chất lượng nước thải tại chợ Giếng Vuông trước khi xử lý................... 37
4.3.5. Hệ thống xử lý nước thải tập trung tại chợ Giếng Vuông...................... 43
4.4. Đánh giá tác động của việc xả nước thải và khả năng tiếp nhận của nguồn
nước................................................................................................................... 49
4.4.1. Đánh giá tác động của việc xả nước thải đến chế độ thủy văn của nguồn
tiếp nhận............................................................................................................ 49
4.4.2. Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước........................ 52
4.5. Đề xuất một số giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước tiếp
nhận tại chợ Giếng Vuông................................................................................ 55
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................ 57
5.1. Kết luận...................................................................................................... 57
5.2. Đề nghị....................................................................................................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 59
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 4.1. Nhu cầu sử dụng nước 3 tháng gần nhất.......................................... 35
Bảng 4.2. Kết quả phân tích chất lượng nước thải trước và sau xử lý ............. 37
Bảng 4.4. Kết quả phân tích mẫu nước mặt của suối Lao Ly .......................... 48
Bảng 4.5. Tải lượng tối đa của thông số chất lượng nước mặt......................... 53
Bảng 4.6. Tải lượng của thông số chất lượng nước hiện có trong nguồn nước...... 54
Bảng 4.7. Tải lượng thông số ô nhiễm có trong nước thải............................... 54
Bảng 4.8. Khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải...................................... 55
đối với từng thông số ô nhiễm.......................................................................... 55
v
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Biểu đồ các loại nước thải phát sinh trên địa bàn Hà Nội................ 12
Hình 2.2. Ước tính lượng nước sinh hoạt phát sinh tại các vùng trên cả nước .... 13
Bảng 2.1. Bảng lượng nước thải sinh hoạt phát sinh tại một số địa phương.... 14
Hình 2.4. Biểu đồ tổng lượng nước thải y tế ước tính trên phạm vi
toàn quốc các năm............................................................................................. 16
Bảng 2.2. Lượng nước thải y tế phát sinh tại một sô địa phương .................... 17
Bảng 2.3. Thành phần ô nhiễm đặc trung nước thải của bệnh viện ................. 18
Bảng 2.4. Lượng nước thải phát sinh tại một số địa phương ........................... 19
Hình 4.1. Sơ đồ vị trí Chợ Giếng Vuông.......................................................... 31
Hình 4.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức chợ Giếng Vuông........................................... 32
Hình 4.4. Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn........................................................ 42
Hình 4.5. Sơ đồ hệ thống xử lý sơ bộ nước thải gia cầm ................................. 43
Hình 4.6. Công nghệ xử lý nước thải AAO – sử dụng đệm vi sinh ................. 44
1
CHƯƠNG I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước là một trong những nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, các sinh
vật không thể tồn tại nếu thiếu nước, không có nước đồng nghĩa với việc
không còn sự sống. Sự có mặt của nước là điều kiện đầu tiên để xác định sự
tồn tại của sự sống. Ở đâu có nước thì ở đó có sự sống. Đối với sự sống của
con người, tầm quan trọng của nước rất lớn, là nền tảng cho tất cả các hoạt
động. Nước cho ta uống, tạo ra thực phẩm cho chúng ta ăn, tạo ra năng lượng
hỗ trợ nền kinh tế hiện đại của chúng ta, duy trì các dịch vụ sinh thái và các
yếu tố khác mà tất cả chúng ta đều phụ thuộc.
Đối con người và sinh vật nước là yếu tố quan trọng nhất. Trong cơ thể
con người nước chiếm 70% trọng lượng cơ thể Mỗi ngày cơ thể cần từ 2 – 3 lít
nước dưới hình thức hơi nước trong khi thở, nước uống trực tiếp và nước có
trong thức ăn, cơ thể thiếu nước sẽ không chuyển hóa được các chất, làm tích
tụ các chất cặn bã, gây ngộ độc cho con người. Nước mang muối khoáng và
một số chất vi lượng cần thiết cho cơ thể, giúp đào thải cặn bả và các chất độc
hại ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, khi bị nhiễm bẩn nước sẽ trở thành mối nguy hại
to lớn đối với sức khỏe con người bởi vì nước là môi trường mang theo rất
nhiều vi trùng và chất độc gây ra các bệnh tả, lị, thương hàn, mắt hột và các
bệnh phụ khoa khác. Ngoài các nhu cầu về ăn uống, sinh hoạt, nước sạch còn
được dùng cho sản xuất chế biến, chữa cháy và các nhu cầu dịch vụ kinh
doanh khác, đáp ứng các yêu cầu xây dựng và phát triển đô thị.
Đi cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội trong thời gian gần đây con
người gây ra vô số hậu quả vô cùng nặng nề đối với môi trường, trong đó ô nhiễm
nước là một vấn đề thực sự đáng lo ngại, là nguyên nhân gây nên sự hủy hoại con
người. Hiện tại tài nguyên nước ở Việt Nam là có hạn và đang chịu một sức ép
quan trọng trước tình trạng ô nhiễm và sử dụng nước quá mức cho phép.
2
Thành phố Lạng Sơn - trung tâm chính trị, văn hóa, thương mại du lịch
của tỉnh Lạng Sơn, là cửa ngõ quan trọng trong giao lưu kinh tế giữa Việt Nam
và Trung Quốc. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố theo
hướng phát triển thương mại và dịch vụ là ngành kinh tế mũi nhọn.
Sự tăng trưởng về kinh tế của Lạng Sơn đã góp phần xóa đói giảm
nghèo, cải thiện đời sống sống cho nhân dân. Sự tăng trưởng về kinh tế nếu
không được quản lý một cách hợp lý sẽ kéo theo những ảnh hưởng tiêu cực, sự
bền vững của hệ sinh thái, đặc biệt là nguồn nước. Công nghiệp – thương mại
phát triển kéo theo đó là việc thải ra môi trường một lượng lớn nước thải. Nếu
lượng nước thải này không được xử lý một cách bài bản thì việc ô nhiễm
nguồn nước là điều khó tránh khỏi
Chợ Giếng Vuông đi vào hoạt động với nhiều ngành hàng khác nhau đã
được tổ chức tương đối hoàn chỉnh. Đối với các ngành hàng tươi sống, gia
cầm, rau củ quả các loại, hằng ngày thải ra một lượng lớn rác và nước thải gây
ô nhiễm môi trường nước ở khu vực chợ và khu vực xung quanh.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên em tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh
giá hiện trạng môi trường nước thải của chợ Giếng Vuông, Phường Hoàng
Văn Thụ, Thành phố Lạng Sơn, Tỉnh Lạng Sơn”
1.2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá chất lượng nước thải tại chợ Giếng Vuông, phường Hoàng
Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
- Đề xuất giải pháp xử lý và quản lý nước thải tại chợ Giếng Vuông.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
- Đề xuất các giải pháp giảm thiểu chất ô nhiễm.
- Áp dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn.
- Nâng cao hiểu biết về kiến thức thực tế.
- Tích lũy kinh nghiệm cho công việc sau khi ra trường
- Bổ sung tư liệu cho học tập.
3
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở pháp lý
* Văn bản pháp lý
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 có hiệu lực thi hành từ ngày
01/01/2013 do Quốc hội ban hành;
- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH2013 có hiệu lực từ ngày
23/3/2014 do Quốc hội ban hành;
- Nghị định số 201/2013/ NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ về quy
định chi tiết thi hành một số điều luật tài nguyên nước;
- Nghị định 154/2016/NĐ-CP ngày 16/11/2016 của Chính phủ Quy định
về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;
- Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ Quy định
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 về thoát nước và xử lý
nước thải.
- Nghị định số 33/2017/NĐ-CP ngày 03/04/ 2017 của Chính phủ quy định
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.
- Thông tư số 76/2017/TT-BTNMT ngày 29/12/2017 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường Quy định về đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải
của nguồn nước sông, hồ;
- Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/5/2014 của Bộ Tài nguyên &
Môi trường Quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ hơ cấp, gia
hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước;
- Thông tư số 56/2014/TT-BTNMT ngày 24/9/2016 của Bộ Tài nguyên &
Môi trường Quy định điều kiện về năng lực của tổ chức, cá nhân thực hiện
điều tra cơ bản tài nguyên nước, tư vấn lập quy hoạch tài nguyên nước, lập đề
án, báo9 cáo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tài nguyên nước;
4
- Quyết định số 1380/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch phân bổ và bảo vệ
tài nguyên nước tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
- Quyết định số 33/2007/QĐ-UBND về Ban hành Quy định một số nội
dung về quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
* Tiêu chuẩn, quy chuẩn cấp nước:
+ TCDVN 33:2006/BXD: Cấp nước – Mạng lưới đường ống và công
trình, tiêu chuẩn thiết kế.
- Tiêu chuẩn, quy chuẩn về chất lượng nước thải, chất lượng nguồn nước
tiếp nhận:
+ QCVN 08-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước mặt.
+ QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải
sinh hoạt
2.2. Cơ sở lý luận
2.2.1. Khái niệm về môi trường và ô nhiễm nguồn nước
- Khái niệm về môi trường: Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất
tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người
và sinh vật. (Theo điều 3 Luật bảo vệ môi trường năm 2014).
- Khái niệm ô nhiễm môi trường: “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của
các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và
tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật”
- Khái niệm nguồn tài nguyên nước: Tài nguyên nước là một dạng tài
nguyên thiên nhiên đặc biệt, vừa vô hạn vừa hữu hạn và chính bản thân nước
có thể đáp ứng cho các nhu cầu của cuộc sống, ăn uống, sinh hoạt, hoạt động
công nghiệp, năng lượng, công nghiệp, giao thông vận tải, du lịch
Tài nguyên nước được chia thành 3 dạng chủ yếu theo vị trí cũng như
đặc điểm hình thành, khai thác, sử dụng. Đó là nguồn tài nguyên nước trên mặt
đất (nước mặt), nước dưới đất (nước ngầm), nước trong khí quyển (hơi nước)
5
Về mặt hóa học nước có công thức là H2O (nguyên chất), tuy nhiên
trong tự nhiên nước còn bao gồm các chất hòa tan, các chất lơ lửng và các sinh
vật sống. Các thành phần này phụ thuộc vào điều kiện nguồn phát sinh, môi
trường xung quanh. (Dư Ngọc Thành, Bài giảng Tài nguyên nước và khoáng
sản, 2009).
- Nguồn nước chỉ các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai
thác, sử dụng được, bao gồm: sông, suối, kênh, rạch, biển, hồ, đầm, ao, các tầng
chứa nước dưới đất, mưa, băng, tuyết và các dạng nước tích tụ nước khác.
- Nước mặt là nước tồn tại trên đất liền hoặc hải đảo.
- Nước dưới đất là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới mặt đất.
- Nước sinh hoạt là nước dùng cho ăn uống, vệ sinh của con người.
- Nước sạch là nước đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng nước sạch của tiêu
chuẩn Việt Nam.
- Nguồn nước sinh hoạt là nguồn có thể cung cấp cho sinh hoạt hoặc
nước có thể xử lý thành nước sạch một cách kinh tế.
2.2.2. Khái niệm ô nhiễm nguồn nước
Ô nhiễm nước là sự thay đổi của thành phần và tính chất của nước ảnh
hưởng đến hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật. Sự thay đổi
hành phần và tính chất của nước vượt quá ngưỡng cho phép thì sự ô nhiễm
nước đã ở mức nguy hiểm và gây ra một số bênh ở người.
- Tác nhân và thông số ô nhiễm nguồn nước.
+ Màu sắc: nước tinh khiết thì không có màu. Nước thường có màu do sự tồn
tại của các chất như:
Các chất hữu cơ do xác của các vi sinh vật bị phân hủy.
Sắt và Mangan dạng keo hoặc dạng hòa tan làm cho nước có màu vàng,
đỏ, đen.
+ Tổng chất rắn lơ lửng (TSS):
6
Chất rắn lơ lửng là các hạt rắn vô cơ lơ lửng trong nước như khoáng sét,
bùn, bụi, quặng, vi khuẩn, tảo,… sự có mặt của các chất lơ lửng trong nước
mặt do hoạt động xói mòn, nước chảy tràn làm mặt nước đục, thay đổi màu sắc
và các tính chất khác. Chất rắn lơ lửng ít xuất hiện trong nước ngầm vì nước
được lọc và các chất rắn được lưu giữ lại trong quá trình nước thấm qua các
tầng đất.
+ Độ cứng:
Độ cứng của nước do sự có mặt của các muối Ca và Mg trong nước. Độ
cứng của nước được gọi tạm thời do các muối cacbonat hoặc bicacbonat Ca và
Mg gây ra: Loại nước này khi đun sẽ tạo ra kết tủa CaCO3 và MgCO3 và sẽ bớt
cứng. Độ cứng vĩnh cửu của nước gây ra do các muối sunfat hoặc clorua Ca,
Mg. Độ cứng là chỉ tiêu cần quan tâm khi đánh giá chất lượng nước ngầm. Nó
ảnh hưởng đến chất lượng nước sinh hoạt và sản xuất. Độ cứng của nước được
rính bằng mg/l CaCO3.
Đối với nước tinh khiết thì pH = 7, khi trong nước có nhiều ion H+
hơn
OH-
thì nước có tính axit (pH < 7), khi nước có nhiều ion OH-
thì nước có tính
kiềm (pH > 7).
+ Nồng độ oxy tự do hòa tan trong nước (DO).
Oxy tự do hòa tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các sinh vật
nước thường được tạo ra do sự hòa tan oxy từ khí quyển hoặc do quang hợp
của tảo. Nồng độ oxy tự do tan trong nước khoảng 8 – 10 mg/l, và dao động
mạnh phụ thuộc vào nhiệt độ, sự phân hủy hóa chất, sự quang hợp của tảo. Do
vậy DO là một chỉ số quan trọng để đánh giá sự ô nhiễm thủy vực, nhất là ô
nhiễm hữu cơ.
+ Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD)
Nhu cầu oxy sinh hóa là lượng oxy mà sinh vật cần dùng để oxy hóa
các chất hữu cơ có trong nước thành CO2, nước, tế bào mới và các sản phẩm
trung gian.
7
+ Nhu cầu oxy hóa học (COD)
Nhu cầu oxy hóa là lượng oxy mà sinh vật cần dùng để oxy hóa các chất
hữu cơ có trong nước thành CO2 và nước.
Như vậy, COD là lượng oxy cần thiết để oxy hóa toàn bộ các hợp chất
hữu cơ trong nước, bòn BOD chỉ là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các chất dẽ
phân hủy sinh học.
+ Kim loại nặng:
Các kim loại nặng như: Hg, Cd, Pb, As, Cr, Cu, Zn, Fe,… có trong
nước với nồng độ lớn đều làm nước bị ô nhiễm. Kim loại nặng không tham
gia, hoặc ít tham gia vào các quá trình sinh hóa và thường tích lũy lại trong
cơ thể sinh vật.
Các kim loại này có mặt trong nước do nhiều nguồn như nuowscthari
công nghiệp, còn trong khai thác khoáng sản thì do nước mỏ thì có tính axit
làm tắng quá trình hòa tan các kim loại nặng trong thành phần khoáng vật.
+ Các nhóm anion NO3
-
, PO4
-
, SO4
2-
:
Các nguyên tố N, P, S ở nồng độ các chất này cao gây ra sự phú dưỡng
hoặc là nguyên nhân gây nên biến đổi sinh hóa trong cơ thể người và sinh vật
khi sử dụng nguồn nước này.
+ Các tác nhân ô nhiễm sinh học:
Nhiều vi sinh vật gây bệnh có mặt trong nước gây tác hại cho nguồn
nước phục vụ cho mục đích sinh hoạt. Các sinh vật này có thể truyền hoặc gây
bệnh hoặc gây bệnh cho người và động vật. Một số các sinh vật gây bệnh có
thể sống một thời gian khá dài trong nước và là nguy cơ truyền bệnh tiềm tàng.
Để đánh giá mức độ ô nhiễm vi sinh vật của nước, người ta thường dùng chỉ
tiêu Coliform.
2.2.3. Các thông số của chất lượng nước
1. Thông số vật lý
- Nhiệt độ: Nhiệt độ nước là đại lượng phụ thuộc vào điều kiện môi
trường và khí hậu. Nước mặt thường có nhiệt độ thay đổi theo nhiệt độ môi
trường, nước ngầm có nhiệt độ ổn định hơn.
8
- Độ màu: Thường do các chất bẩn trong nước tạo nên: Các hợp chất sắt,
mangan không hòa tan làm nước có màu nâu đỏ; các chất mùn humic gây ra
màu vàng; các loại thủy sinh làm nước có màu xanh lá cây. Nước bị nhiễm bẩn
do nước thải sinh hoạt hoặc công nghiệp có màu xanh đen.
- Độ đục: Độ đục của nước hiện diện khi có sự xuất hiện của một số các
chất lơ lửng, có kích thước thay đổi tư dạng phân tán thô đến dạng keo, huyền
phù (kích thước 0,1-10mm). Trong nước, các chất gây đục thường là đất sét,
chất hữu cơ, vô cơ, thực vật và các vi sinh vật bao gồm các loại phiêu sinh
động vật. Nước có độ đục lớn chứng tỏ nước chứa nhiều vi sinh, cặn bẩn hoặc
hàm lượng chất lơ lửng cao. Đơn vị để đo độ đục là SiO2/l, NTU, FTU.
- Mùi vị: Mùi trong nước thường do các hợp chất hóa học, hợp chất hữu
cơ hay sản phẩm từ quá trình phân hủy vật chất gây nên. Tùy theo thành phần
và hàm lượng các muối hòa tan nước có thể có các vị mặn, ngọt, chát, đắng…
Ngoài ra còn có các thông số về độ nhớt, độ dẫn điện, tính phóng xạ,…
chủ yế dùng trong phân tích nước thải.
2. Thông số hóa học
Thông số hóa học phản ánh những đặc tính của chất hữu cơ và vô cơ
của nước.
Đặc tính hóa hữu cơ của nước thể hiện trong quá trình sử dụng oxy hòa
tan trong nước và các loại vi khuẩn, vi sinh vật dễ phân hủy các chất hữu cơ.
Nước tự nhiên tinh khiết hoàn toàn không chứa những chất hữu cơ nào cả.
Nước tự nhiên đã nhiễm bẩn thì các thành phần hữu cơ trong nước tăng lên các
chất này luôn bị tác dụng phân hủy của các vi sinh vật. Nếu lượng chất hữu cơ
càng nhiều thì lượng phân hủy càng lớn, do đó lượng oxy hòa tan sẽ giảm
xuống, ảnh hưởng đến quá trình sống của các sinh vật nước. Phản ánh đặc tính
của quá trình trên, có thể dùng một thông số về nhu cầu oxy hóa BOD (mg/l)
và nhu cầu oxy hóa học COD (mg/l).
Đặc tính vô cơ của nước bao gồm độ mặn, độ cứng, độ pH, độ axit, độ
kiềm, lượng chứa các ion Mangan (Mn), Clo (Cl), Sunfat (SO4), những kim
loại nặng như Thủy ngân (Hg), Chì (Pb), Crôm (Cr), Đồng (Cu), Kẽm (Zn),
các hợp chất chứa Nitơ hữu cơ, amoniac (NH4NO) và photphat.
9
3. Thông số sinh học
Bao gồm các loại vi khuẩn, virut gây bệnh, nguyên sinh động vật, tảo,
các vi sinh vật trong mẫu nước có thành phần E.coli và Colifom chịu nhiệt.
Đối với nước cung cấp cho mục đích sinh hoạt yêu cầu chất lượng cao, trong
đó đặc biệt chú ý đến thông số này.
Chỉ E.Coli là lượng vi khuẩn E.Coli có trong 1 lít nước. Tiêu chuẩn
nước cấp cho sinh hoạt ở các nước tiên tiến quy định trị số E.Coli không nhỏ
hơn 100mL nước (chỉ số E.Coli tương ứng là 10). Tiêu chuẩn Việt Nam quy
định chỉ số E.Coli của nước sinh hoạt phải nhỏ hơn 20.
Colifoms tổng số được xem như một chỉ điểm vi sinh vật thích hợp về
chất lượng nước uống, chúng được sử dụng rộng rãi vì dễ phát hiện và định
lượng. “Colifoms” bao gồm những vi khuẩn hình gậy, gram âm có khả năng
phát triển nên môi trường có muối mật hoặc các chất hoạt tính bề mặt có tính
chất ức chế tương tự, có khả năng lên men đường lactose kèm theo sinh hơi,
axit và aldehyde trong vòng 24-48 giờ. Loại vi khuẩn này không sinh bào tử,
có phản ứng oxidase âm tính và thể hiện hoạt tính của B-galactosidate. Tiêu
chuẩn nước cấp cho sinh hoạt ở các nước tiên tiến quy định trị số Colifom
trong nước sinh hoạt phải nhỏ hơn 150.
2.3. Cơ sở thực tiễn
2.3.1. Hiện trạng phát sinh ô nhiễm nước thải trên thế giới
Thực trạng ô nhiễm môi trường nước trên Thế Giới đang là vấn đề rất
đáng báo động. Việc công nghiệp hóa nhanh chóng, lạm dụng tài nguyên nước
khan hiếm và nhiều yếu tố khác đóng vai trò trong quá trình ô nhiễm nước.
Mỗi năm, có khoảng 400 tỷ tấn chất thải được thải ra môi trường trên toàn thế
giới. Hầu hết chất thải này được thải vào các hồ chứa. Trong tổng số nước trên
Trái đất, chỉ có 3% là nước ngọt. Nếu nguồn nước ngọt này liên tục bị ô
nhiễm, cuộc khủng hoảng nước sẽ trở thành một vấn đề nghiêm trọng trong
tương lai gần. Chính vì vậy, những biện pháp bảo vệ nguồn nước lúc này là vô
cùng quan trọng và cần thiết.
10
Các con sông ở lục địa châu Á là nơi ô nhiễm nặng nề nhất. Hàm lượng
chì trong các con sông này được tìm thấy cao hơn 20 lần so với các hồ chứa
của các nước công nghiệp ở các châu lục khác. Số lượng vi khuẩn được tìm
thấy ở những con sông này (từ chất thải của con người) rất cao, có thể gấp ba
lần so với mức trung bình của thế giới. Ở Ireland, phân bón hóa học và nước
thải là những chất gây ô nhiễm nước chính. Khoảng 30% các con sông ở đất
nước này bị ô nhiễm.
Ô nhiễm nước ngầm là một vấn đề nghiêm trọng ở Bangladesh. Asen là
một trong những chất gây ô nhiễm chính ảnh hưởng đến chất lượng nước ở
quốc gia này. Có khoảng 85% tổng diện tích của Bangladesh là nguồn nước
ngầm đã bị ô nhiễm. Điều này có nghĩa là hơn 1,2 triệu công dân của đất nước
này phải đối mặt với tác hại của nước bị nhiễm asen.
Tình hình ô nhiễm nguồn nước ở Mỹ có những dấu hiệu không khác xa
so với thực trạng ô nhiễm môi trường nước trên Thế Giới. Cần lưu ý rằng
khoảng 40% các con sông ở Hoa Kỳ đều đã bị ô nhiễm. Vì lý do này, bạn
không thể sử dụng nước từ những con sông này để uống, tắm hoặc bất kỳ hoạt
động nào như vậy. Có khoảng 46% hồ ở Hoa Kỳ là không phù hợp để duy hoạt
động sống thủy sinh. Các chất gây ô nhiễm trong nước từ nước thải từ các xí
nghiệp, nhà máy.
Ô nhiễm nhiệt nước do dòng nước nóng từ các doanh nghiệp công
nghiệp ngày càng gia tăng. Nhiệt độ nước tăng là mối đe dọa đối với cân bằng
sinh thái. Nhiều cư dân dưới nước mất mạng vì ô nhiễm nhiệt. Thoát nước do
mưa là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm nước. Các chất thải,
như dầu, hóa chất thải ra từ ô tô, hóa chất gia dụng, v.v., là những tác nhân
chính gây ô nhiễm từ khu vực thành thị. Phân khoáng và phân hữu cơ và dư
lượng thuốc trừ sâu chiếm phần lớn các chất ô nhiễm. Sự thật về thực trạng ô
nhiễm nguồn nước trên thế giới nói về một vấn đề thế giới sắp xảy ra.(Hoàng
Trung Kiên,2017- Thực trạng ô nhiễm môi trường trên thế giới)
11
2.3.2. Hiện trạng phát sinh ô nhiễm nước thải tại Việt Nam
Tại các khu công nghiệp hàng trăm đơn vị sản xuất lớn nhỏ, hàng tấn
nước thải rác thải chưa qua xử lý đã xả trực tiếp vào đường ống, các chất ô
nhiễm hữu cơ, các kim loại còn nguyên trong nước đã thâm nhập vào nguồn
nước.
Ở các thành phố, rác thải sinh hoạt được vứt lung tung, ngổn ngang làm
tắc đường cống, nước không thoát được, nên cứ mỗi trận mưa đến ngừời ta lại
phải đi thông cống để thoát nước. Những con sông nhuệ, sông tô lịch đen kịt,
bốc mùi hôi vì rác thải.
Ở nông thôn do điều kiện sinh hoạt còn khó khăn, cơ sở lạc hậu, các chất
thải sinh hoạt và cả gia súc, gia cầm chưa qua xử lý đã thấm xuống các mạch
nước ngầm, nếu sử dụng nước ngầm không xử lý sẽ có khả năng mắc các bệnh
do nước gây ra.
Theo thống kê mỗi năm có đến 9000 người chết vì ô nhiễm nguồn nước,
và phát hiện 100.000 trường hợp ung thư mỗi năm mà nguyên nhân chính là do
sử dụng nguồn nước ô nhiễm. Khảo sát 37 xã mang tên “làng ung thư” đã có
1.136 người chết vì các bệnh ung thư. Ngoài ra, còn có 380 người ở các xã lân
cận cũng chết bởi ung thư.
Hiện nay, nước ta đang đối mặt tình trạng ô nhiễm, suy giảm nguồn
nước, nhất là tại các khu vực sản xuất công nghiệp và đô thị. Các nguồn phát
sinh nước thải ngày càng đa dạng với lượng nước thải phát sinh ngày càng
nhiều đang đặt ra những thách thức to lớn cho công tác quản lý nước thải.
Trong đó, một số loại hình nước thải chính phải kể đến là nước thải sinh hoạt,
nước thải công nghiệp, nước thải y tế và một số loại hình nước thải khác như
nước thải làng nghề, nước thải nông nghiệp… Mặc dù việc thu gom, XLNT đã
được quan tâm thực hiện và bước đầu đạt được những kết quả nhất định, song
để quản lý có hiệu quả các loại nước thải, cần có sự nhìn nhận đánh giá cụ thể
về các nguồn phát sinh, đặc trưng của từng loại hình nước thải, hiện trạng phát
12
sinh và kết quả hoạt động thu gom, xử lý các loại hình nước thải chính cũng
như thực trạng công tác quản lý nước thải ở Việt Nam hiện nay.
Nguồn phát sinh nước thải:
Các hoạt động phát triển KT - XH và dân sinh đã và đang làm phát sinh
một lượng không nhỏ các loại nước thải. Tuy nhiên, do nguồn số liệu còn hạn
chế nên báo cáo chỉ đề cập đến một số nguồn phát sinh nước thải chính bao
gồm: nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước thải y tế và các nguồn
khác như nước thải từ các cơ sở dịch vụ, làng nghề, nước thải chăn nuôi. Tính
đến năm 2017, tổng lưu lượng xả thải trên toàn quốc theo giấy phép xả thải đã
cấp khoảng 100 triệu m3
/ngày đêm. Tùy theo khu vực, vùng miền mà tỷ lệ
nước thải phát sinh từ các nguồn là khác nhau. Tuy nhiên, lượng nước thải sinh
hoạt và nước thải công nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cơ cấu nước thải
phát sinh.
a. Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt là một trong những loại hình nước thải có thải lượng
lớn tại Việt Nam hiện nay ở cả khu vực đô thị và nông thôn. Tại một số khu
vực và địa phương, nước thải sinh hoạt chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lượng
nước thải phát sinh trên địa bàn. Điển hình như tại Hà Nội, lượng nước thải
sinh hoạt phát sinh chiếm đến 67,6% tổng lượng nước thải phát sinh .
Hình 2.1. Biểu đồ các loại nước thải phát sinh trên địa bàn Hà Nội
13
Cùng với sự gia tăng dân số và nhu cầu cuộc sống, lượng nước thải sinh
hoạt phát sinh tiếp tục tăng cao..., đặc biệt là những nơi tập trung đông dân cư
như các khu đô thị tại các thành phố lớn. Theo báo cáo về công tác bảo vệ môi
trường năm 2016 của các địa phương, lượng nước thải sinh hoạt thực tế phát
sinh có sự khác biệt tương đối lớn. Ở khu vực đô thị, lượng nước thải sinh hoạt
phát sinh trong khoảng từ 80 - 160 lít/người.ngày (trung bình khoảng 120
lít/người.ngày), trong khi ở khu vực nông thôn, lượng phát sinh trong khoảng
từ 40 - 120 lít/người.ngày (trung bình 80 lít/người.ngày). Một số địa phương
có lượng nước thải sinh hoạt phát sinh lớn như Nghệ An (160 lít/người.ngày),
Bắc Ninh (151 lít/người.ngày)... Kết quả ước tính lượng nước thải sinh hoạt
phát sinh trên một đơn vị diện tích tại các vùng trên cả nước cho thấy, Đồng
bằng sông Hồng là khu vực phát sinh cao nhất, tiếp đến là khu vực Đông Nam
Bộ. Đây là hai khu vực có kinh tế phát triển mạnh, thu hút đông đảo lực lượng
lao động từ các nơi khác đến. Trong đó, Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh là hai đô
thị đặc biệt có dân số tập trung cao, đi kèm với đó là lượng nước thải sinh hoạt
phát sinh chiếm tỷ lệ lớn trong vùng (Hà Nội chiếm hơn 37% tổng lượng nước
thải sinh hoạt của khu vực Đồng bằng sông Hồng trong khi Tp.Hồ Chí Minh
chiếm trên 54% tổng lượng nước thải của vùng Đông Nam Bộ).
(Nguồn: TCMT tổng hợp, 2017)
Hình 2.2. Ước tính lượng nước sinh hoạt phát sinh tại các vùng trên cả nước
14
Hình 2.3. Ước tính
lượng nước thải sinh hoạt phát sinh trên một đơn vị diện tích tại các vùng
trên cả nước năm 2016
Bảng 2.1. Bảng lượng nước thải sinh hoạt phát sinh tại một số địa phương
STT Tỉnh/ Thành phố Lượng nước thải phát sinh
Đô thị Nông thôn
1 Tp Hồ Chí Minh 1.750.000 -
2 Bình Dương 133.884 2.692
3 Bà Rịa – Vũng Tàu 128.960 -
4 Nghệ An 74.352 195.913
5 An Giang 75.000 175.000
6 Phú Thọ 30.630 89.230
7 Bắc Ninh 50.000 40.000
8 Đồng Tháp 30.358 57.801
9 Khánh Hòa 22.000 2.606
10 Hậu Giang 14.920 46.707
11 Hà Giang 2.719 6.943
((Nguồn: TCMT tổng hợp, 2017)
15
Lượng nước thải phát sinh trên một đơn vị diện tích ở khu vực đô thị lớn
hơn nhiều so với khu vực nông thôn. Điều này dẫn đến tình trạng quá tải của
các hệ thống thoát nước và tiếp nhận nước thải tại các thành phố, ảnh hưởng
lớn đến chất lượng các nguồn tiếp nhận nước thải. Tình trạng ô nhiễm nước
các kênh mương nội thành khá phổ biến. Ở khu vực nông thôn, mức độ ảnh
hưởng của nước thải sinh hoạt đến chất lượng các nguồn tiếp nhận nhỏ hơn
khu vực đô thị. Mặc dù vậy, những năm gần đây, chất lượng nước một số ao,
hồ, kênh mương ở khu vực nông thôn cũng đã ghi nhận hiện tượng nước bị ô
nhiễm hữu cơ, chất dinh dưỡng và vi sinh. Đặc trưng của nước thải sinh hoạt
có chứa nhiều chất dinh dưỡng, hàm lượng chất rắn lơ lửng, BOD5 và các hợp
chất hữu cơ chứa nitơ rất cao; nước thải có nhiều coliform và các vi khuẩn.
Bên cạnh đó, nước thải sinh hoạt còn chứa dầu mỡ và các chất hoạt động bề
mặt có nguồn gốc phát sinh do sử dụng các chất tẩy rửa trong sinh hoạt. Mức
độ ô nhiễm của nước thải sinh hoạt phụ thuộc vào lưu lượng nước thải phát
sinh và tải lượng các chất ô nhiễm.trong sinh hoạt. Mức độ ô nhiễm của nước
thải phụ thuộc vào lưu lượng phát sinh và tải lượng các chất ô nhiễm.
b. Nước thải y tế
Nước thải y tế là nước thải phát sinh từ các cơ sở y tế bao gồm: cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở y tế dự phòng; cơ sở nghiên cứu, đào tạo y,
dược; cơ sở sản xuất thuốc. Trong đó, đáng kể nhất phải kể đến là nước thải
bệnh viện. Các bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện tuyến tỉnh/thành phố...
đều tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn. Tính đến tháng 3/2017, cả nước có
13.394 cơ sở y tế trong đó có 1.253 bệnh viện, 1.037 cơ sở dự phòng và 11.104
trạm y tế. Lượng nước thải y tế phát sinh tại các bệnh viện, cơ sở y tế có
giường bệnh khoảng trên 150.000m3
/ngày đêm, chưa kể lượng nước thải của
các cơ sở y tế thuộc hệ dự phòng, các cơ sở đào tạo y, dược và sản xuất thuốc
(Bộ Y tế, 2017). Lượng nước thải y tế phát sinh hàng năm tăng dần theo thời
gian. Nguồn phát sinh nước thải bệnh viện phần lớn là nước thải sinh hoạt
16
thông thường từ nhà vệ sinh, khu vực rửa dụng cụ, nhà ăn, nước thải từ phẫu
thuật, khám chữa bệnh, giặt giũ vệ sinh của bệnh nhân và nhân viên y tế. Bên
cạnh đó, tuy chiếm một phần nhỏ nhưng nước thải từ hoạt động in chụp X-
quang, các chất phóng xạ lỏng và bệnh phẩm là nước thải nguy hại chứa nhiều
chất độc hại, nồng độ kháng sinh và các vi khuẩn gây bệnh cao. Theo ước tính
của WHO, bệnh viện có quy mô nhỏ và trung bình phát sinh nước thải y tế
khoảng 200 - 500 lít/người.ngày và bệnh viện quy mô lớn phát sinh khoảng
400 - 700 lít/người.ngày. Tuy nhiên, lượng nước thải thực tế thu gom phụ
thuộc rất nhiều vào chất lượng của hệ thống thu gom trong các cơ sở y tế. Theo
TCVN 4470:2012 - Bệnh viện đa khoa - Tiêu chuẩn thiết kế, định mức tiêu
chuẩn cấp nước tính trung bình 1 m3
/giường lưu/ngày. Đối với các cơ sở y tế
dự phòng, lượng nước cấp thường dao động từ 10 m3
/ngày đến 70 m3
/ngày.
Đối với trạm y tế xã, phường, lượng nước cấp từ 1- 3m3
/ngày. Lượng nước
thải ước tính bằng 80% lượng nước cấp.
(Nguồn: TCMT tổng hợp, 2017)
Hình 2.4. Biểu đồ tổng lượng nước thải y tế ước tính trên phạm vi
toàn quốc các năm
17
Theo báo cáo của các địa phương, lượng nước thải y tế trung bình phát
sinh/giường bệnh dao động lớn trong khoảng từ 200 - 660 lít/ngày đêm, tùy
thuộc vào số lượng các cơ sở y tế của từng địa phương. Một số địa phương có
sự tập trung lớn các bệnh viện tuyến trung ương, tuyến tỉnh của khu vực có số
lượng giường bệnh lớn, tương ứng là lượng nước thải y tế phát sinh cao. Điển
hình như Tp.Hồ Chí Minh lượng nước thải y tế phát sinh khoảng 17.750
m3
/ngày đêm, Hà Nội phát sinh khoảng 7.343 m3
/ngày đêm, Nghệ An phát
sinh khoảng 6.197 m3
/ngày đêm.
Bảng 2.2. Lượng nước thải y tế phát sinh tại một sô địa phương
TT Tỉnh/Thành phố
Lượng nước thải y tế
phát sinh
(m3
/ngày.đêm)
1 Tp.Hồ Chí Minh 17.750
2 Hà Nội 7.343
3 Nghệ An 6.197
4 Thanh Hóa 2.886
5 Phú Thọ 1.394
6 Đồng Tháp 1.221
7 Khánh Hòa 1.180
8 Bà Rịa - Vũng Tàu 980
9 Bắc Ninh 685
10 Hậu Giang 670
((Nguồn: TCMT tổng hợp, 2017)
Trong nước thải y tế, ngoài những yếu tố ô nhiễm thông thường như
chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng, dầu mỡ còn có những chất
khoáng và chất hữu cơ đặc thù, các vi khuẩn gây bệnh, chế phẩm thuốc, chất
khử trùng, các dung môi hóa học, dư lượng thuốc kháng sinh và có thể có các
đồng vị phóng xạ được sử dụng trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh.
18
Mỗi loại hình cơ sở y tế khác nhau có tính chất nước thải phát sinh khác nhau.
Đối với nước thải bệnh viện, đáng chú ý là một số yếu tố nguy hại trong nước
thải bệnh viện gồm các hóa chất liên quan đến tráng rửa phim của phòng chụp
X-quang; thủy ngân tại các khu vực nha khoa; chất khử trùng dạng aldehyde;
hóa chất từ phòng thí nghiệm và dịch rửa từ cơ thể người bệnh. Đối với các cơ
sở y tế dự phòng, nghiên cứu đào tạo y dược và các cơ sở sản xuất thuốc, nước
thải thường chứa nhiều hóa chất và dư lượng thuốc kháng sinh.
Thành phần ô nhiễm đặc trưng trong nước thải bệnh viện:
Bảng 2.3. Thành phần ô nhiễm đặc trung nước thải của bệnh viện
STT Thông số Đơn vị Giá trị
đặc trưng
Giá trị C QCVN
28:2010/BTNMT
A B
1 pH - 6 - 8 6.5 – 8,5 6.5 – 8,5
2 BOD5 Mg/L 120 - 200 30 50
3 COD Mg/L 150 - 250 50 100
4 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) Mg/L 75 - 250 50 100
5 Sunfua (tính theo H2S) Mg/L CXĐ 1,0 4,0
6 Amoni (tính theo N) Mg/L 15 - 30 5 10
7 Nitrat (tính theo N) Mg/L 50 - 80 30 50
8 Phosphat (tính theo P) Mg/L 10 - 20 6 10
9 Dầu mỡ động thực vật Mg/L CXĐ 10 20
10 Tổng hoạt độ phóng xạ 𝛼 Bq/L CXĐ 0,1 0,1
11 Tổng hoạt độ phóng xạ 𝛽 Bq/L CXĐ 1 1,0
12 Tổng Colifroms MPN/100mL 105
- 107
3000 5000
13 Salmonella Vi khuẩn/100mL CXĐ KPH KPH
14 Shigella Vi khuẩn/100mL CXĐ KPH KPH
15 Vibro cholerae Vi khuẩn/100mL CXĐ KPH KPH
(Nguồn: TCMT tổng hợp, 2017)
Mặc dù, so với các loại nước thải khác, lượng nước thải y tế phát sinh
không lớn song do tính chất đặc trưng của nước thải y tế nên loại hình nước
19
thải này cần được quan tâm thu gom xử lý để đảm bảo vệ sinh môi trường và
an toàn cho sức khỏe cộng đồng.
c. Nước thải công nghiệp
Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhiều ngành
công nghiệp được mở rộng quy mô sản xuất cũng như phạm vi phân bố. Đi
kèm với đó là sự gia tăng lượng nước thải gây ra áp lực lớn đối với các nguồn
tiếp nhận. Vùng Đông Nam Bộ, với toàn bộ các tỉnh thuộc vùng KTTĐ phía
Nam, nơi tập trung các KCN lớn được đánh giá là vùng có lượng phát sinh
nước thải công nghiệp lớn nhất cả nước. Tiếp đến là vùng Đồng bằng sông
Hồng với toàn bộ các tỉnh thuộc vùng KTTĐ Bắc Bộ cũng có một lượng lớn
các KCN, CCN và cơ sở sản xuất công nghiệp đang hoạt động. Lượng nước
thải công nghiệp phát sinh có sự dao động lớn, tùy thuộc vào mức độ phát triển
công nghiệp ở từng địa phương. Theo thống kê, một số địa phương có sự phát
triển công nghiệp mạnh, tương ứng là lượng nước thải công nghiệp phát sinh
lớn như Tp.Hồ Chí Minh 143.701m3
/ngày đêm, Bình Dương 136.700 m3
/ngày
đêm, Hà Nội 75.000m3
/ngày đêm, Bắc Ninh 65.000m3
/ngày đêm
Bảng 2.4. Lượng nước thải phát sinh tại một số địa phương
STT Tỉnh/Thành phố Lượng thải công nghiệp phát sinh
(m3/ngày đêm)
1 Tp.Hồ Chí Minh 143.701
2 Bình Dương 136.700
3 Hà Nội 75.000
4 Bắc Ninh 65.000
5 Bà Rịa – Vũng Tàu 56.880
6 Nghệ An 26.578
7 Ninh Bình 13.000
8 Đồng Tháp 12.477
9 Khánh Hòa 10.000
10 Thanh Hóa 2.800
(Nguồn: TCMT tổng hợp, 2017)
20
Theo thống kê của các địa phương trong báo cáo công tác BVMT năm
2016, trong số các nguồn thải có lưu lượng lớn hơn 1.000m3
/ngày đêm thì
nguồn công nghiệp chiếm tỷ lệ rất lớn, trung bình khoảng từ 67 - 100%. Nước
thải công nghiệp có mức độ tập trung cao tại một địa điểm, do đó nếu không
được thu gom, xử lý theo quy định thì nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng nước
nguồn tiếp nhận rất lớn. Theo kết quả điều tra nguồn thải từ năm 2012 đến hết
năm 2016 của Tổng cục Môi trường thực hiện trên các tỉnh thuộc LVHTS
Đồng Nai, trong số 2.626 nguồn thải được điều tra, số lượng nguồn thải có lưu
lượng nước thải >1.000m3
/ngày đêm chỉ chiếm khoảng 20% số cơ sở, song
tổng lượng nước thải của các nguồn này đã chiếm đến hơn 82% tổng lượng
nước thải công nghiệp phát sinh. Qua đó, có thể thấy khả năng chi phối và mức
độ ảnh hưởng của các nguồn thải trọng điểm đến chất lượng nguồn nước tiếp
nhận, cần có sự kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải này. Số liệu nghiên cứu cho
thấy, mức độ phát thải trên đơn vị diện tích (ha) của các CCN không thua
kém các KCN với trung bình 15-20m3
nước thải/ngày đêm. Tuy nhiên, hầu
hết các CCN đều chưa có hệ thống xử lý nước thải. Do đó, nước thải của các
CCN chứa một lượng lớn các chất ô nhiễm gây sức ép rất lớn lên môi
trường xung quanh.
Bên cạnh các KCN và CCN, các cơ sở sản xuất công nghiệp nằm ngoài
KCN, CCN cũng là một trong những nguồn phát sinh nước thải công nghiệp
với loại hình sản xuất đa dạng, nhiều ngành nghề. Quy mô xả thải của các cơ
sở thường không lớn, nhưng do số lượng các cơ sở khá nhiều nên tổng lượng
nước thải phát sinh ở nhiều địa phương khá lớn. Thêm vào đó, nước thải từ các
cơ sở sản xuất nhỏ lẻ hầu như không được xử lý trước khi xả thải nên ảnh
hưởng đáng kể đến các nguồn tiếp nhận. Điển hình là trên LVS Cầu, theo
thống kê trong giai đoạn 2010 - 2016, có khoảng trên 4.000 nguồn thải, trong
đó loại hình cơ sở sản xuất, nhà máy chiếm đến 87%. Kết quả điều tra, khảo
sát năm 2016 cho thấy, lượng nước thải từ các cơ sở sản xuất, nhà máy chiếm
21
khoảng 37,1% tổng lượng nước thải phát sinh. Trong đó, các cơ sở có quy mô
xả thải nhỏ hơn 200m3
/ngày đêm chiếm phần lớn, khoảng 65% (TCMT,
2017). Tính chất nước thải công nghiệp ở mỗi địa phương, mỗi khu vực có sự
khác biệt, tùy thuộc vào ngành nghề sản xuất. Khu vực Trung du miền núi phía
Bắc có nhiều KCN, KCX, các cơ sở sản xuất kinh doanh tập trung chủ yếu vào
các ngành công nghiệp nặng như sản xuất luyện cán thép, sản xuất giấy, sản
xuất hóa chất, khai khoáng... Do đó, nước thải thường có hàm lượng TSS, kim
loại nặng và dầu mỡ khá cao, chứa nhiều các chất hữu cơ (BOD5, COD).
Khu vực Tây Nguyên chủ yếu phát triển các ngành công nghiệp khai
khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng, bên cạnh đó, ngành công nghiệp chế biến
nông sản cũng phát triển khá mạnh. Với đặc điểm phát triển này, nước thải
công nghiệp trong vùng thường chứa nhiều chất hữu cơ và chất rắn lơ lửng.
Tại khu vực ĐBSCL, cơ cấu ngành công nghiệp phổ biến vẫn là chế biến nông
sản và thủy sản. Thành phần chất thải chủ yếu là chất hữu cơ. Hầu hết các khu,
cụm công nghiệp sản xuất tập trung trên địa bàn các tỉnh vùng ĐBSCL đều
nằm dọc tuyến sông Hậu và sông Tiền. Việc xả nước thải không qua xử lý
hoặc xử lý không đạt tiêu chuẩn là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm
môi trường nước tại các dòng sông này. Mỗi ngành công nghiệp có đặc trưng
nước thải khác nhau về lượng phát sinh, thành phần và nồng độ các chất gây ô
nhiễm, phụ thuộc vào từng loại hình sản xuất công nghiệp, loại hình công
nghệ, tính hiện đại của công nghệ, tuổi thọ của máy móc và trình độ quản lý
của của cơ sở sản xuất và của công nhân. Đối với ngành công nghiệp chế biến
thực phẩm, sản xuất giấy, nước thải thường chứa nhiều các chất ô nhiễm hữu
cơ trong khi nước thải của các ngành luyện kim, gia công kim loại, khai
khoáng thường chứa nhiều các chất ô nhiễm vô cơ. Đối với ngành công nghiệp
dệt may, nước thải là mối quan tâm đặc biệt do quá trình nhuộm và hoàn tất sử
dụng một lượng lớn nguyên liệu thô, nước, thuốc nhuộm và chất trợ nhuộm,
22
thành phần nước thải thường không ổn định, thay đổi theo loại thiết bị nhuộm.
Nước thải thường có nhiệt độ, độ màu và COD cao.
Đối với ngành công nghiệp giấy và bột giấy, thành phần nước thải bột
giấy phụ thuộc vào nguyên liệu và công nghệ sản xuất. Đối với loại hình sản
xuất giấy từ bột giấy, nước thải phát sinh dao động trong khoảng 0,5 - 13,5m3
/tấn sản phẩm. Nước thải thường có độ pH trung bình từ 9 - 11; chỉ số BOD5 và
COD trong nước thải có thể lên đến 700mg/L và 2.500mg/L; hàm lượng chất
rắn lơ lửng... cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép. Hàm lượng nước thải của
các ngành này có chứa xyanua (CN-
) ghi nhận vượt đến 84 lần, H2S vượt 4,2
lần, hàm lượng NH3 vượt 84 lần tiêu chuẩn cho phép nên đã gây ô nhiễm nặng
nề các nguồn nước mặt trong vùng dân cư. Đối với ngành nhiệt điện, các loại
nước thải phát sinh bao gồm nước làm nguội, nước từ các thiết bị lọc bụi, từ
bãi thải xỉ, từ các xưởng cơ khí, các khu vực sản xuất khác và nước thải từ việc
làm vệ sinh thiết bị máy móc với tính chất khác nhau.
d. Nước thải nông nghiệp
Bên cạnh những nguồn thải nêu trên, nước thải nông nghiệp cũng là vấn
đề đáng quan tâm hiện nay. Đây là nguyên nhân chính gây ảnh hưởng đến
nguồn nước tại những địa phương có nền kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh
như ở vùng ĐBSCL. Nước thải từ hoạt động nông nghiệp có chứa hóa chất bảo
vệ thực vật hay thuốc trừ sâu là thành phần độc hại cho môi trường và sức
khỏe con người. Đặc biệt, các khu vực này, đời sống dân cư vẫn gắn với nguồn
nước sông, dùng làm nước sinh hoạt hay sử dụng để nuôi trồng thủy sản.
Ngoài ra, nước thải từ các cơ sở chăn nuôi tập trung cũng đã và đang tạo ra áp
lực lớn lên môi trường xung quanh. Việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật và
phân bón hóa học bất hợp lý trong sản xuất nông nghiệp là nguyên nhân chủ
yếu làm ô nhiễm nguồn nước. Trung bình khoảng 20 - 30% thuốc BVTV và
phân bón không được cây trồng tiếp nhận sẽ theo nước mưa và nước tưới do
quá trình rửa trôi đi vào nguồn nước mặt và tích lũy trong đất, nước ngầm dưới
23
dạng dư lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Đây là hiện tượng phổ biến
tại các vùng sản xuất nông nghiệp trên cả nước. Lượng nước thải chăn nuôi
phát sinh được ước tính trên số lượng gia súc, gia cầm và hệ số phát sinh nước
thải. Theo một số nghiên cứu ở Việt Nam, hệ số phát sinh nước thải trung bình
từ hoạt động chăn nuôi như sau: trâu, bò khoảng 12,5 L/ngày, lợn khoảng 20
L/ngày với tổng lượng nước thải phát sinh ước tính lên tới trên 681 triệu
m3
/ngày.
Bảng 2.5. Lượng nước thải phát sinh từ hoạt động nuôi trâu, bò, lợn năm
2012 – 2016
Năm Lưu lượng phát sinh nước thải (m3/ngày)
Trâu, bò Lợn Tổng
2012 97.775.000 525.288.000 623.063.000
2013 96.452.500 525.288.000 621.740.500
2014 96.946.250 535.228.000 632.174.250
2015 98.645.000 555.014.000 653.659.000
2016 100.200.000 581.506.000 681.706.000
(Nguồn: TCMT tổng hợp, 2017)
Nước thải chăn nuôi thường có hàm lượng lớn chất rắn lơ lửng, các chất
hữu cơ, chất dinh dưỡng và vi sinh vật với một số thông số ô nhiễm đặc trưng
bao gồm: BOD5, COD, tổng Nitơ và tổng Coliform được quy định rõ trong
QCVN 62-MT:2016/BNTMT. Nước thải nuôi trồng thủy sản được ước tính
trên cơ sở diện tích nuôi trồng thủy sản và hệ số nhu cầu nước nuôi trồng thủy
sản: 10.000 m3
/ha/năm. Nguồn nước thải nuôi trồng thủy sản trong một vụ
nuôi có thể đạt đến 15.000 - 25.000 m3
/ha tùy thuộc vào quy trình nuôi các loại
thủy sản... có chứa nhiều thành phần độc hại và các nguồn dịch bệnh phải được
xử lý triệt để trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. (Hoàng Văn Trung,2017- Thực
trạng ô nhiễm môi trường nước thải Việt Nam)
24
CHƯƠNG 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Nước thải phát sinh từ quá trình hoạt động kinh doanh tại chợ Giếng
Vuông, đường Bắc Sơn, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn, tỉnh
Lạng Sơn.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Nước thải tại Giếng Vuông, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng
Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu
Chợ Giếng Vuông, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn, tỉnh
Lạng Sơn.
3.2.2. Thời gian nghiên cứu
Thời gian tiến hành: từ tháng 01 năm 2019 đến tháng 5 năm 2019
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực chợ Giếng Vuông.,
phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn
- Vị trí, quy mô và hiện trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ của chợ
Giếng Vuông, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn.
- Đánh giá hiện trạng nước thải tại chợ Giếng Vuông, phường Hoàng
Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn.
- Đánh giá tác động của việc xả nước thải và khả năng tiếp nhận của
nguồn nước.
- Đề xuất một số giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước
tiếp nhận tại chợ Giếng Vuông
25
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập thông tin và số liệu thứ cấp
- Thu thập thông tin, số liệu sẵn có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Thu thập tài liệu, văn bản pháp luật có liên quan.
Tiến hành thu thập thông tin, tài liệu, số liệu sau:
- Tài liệu về điều kiện kinh tế tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội (diện
tích, địa hình, địa mạo, dân số, việc làm, cơ sở hạ tầng, …).
- Tài liệu về công tác quản lý chất lượng môi trường tại địa bàn nghiên cứu.
- Tài liệu về các văn bản pháp quy về bảo vệ môi trường, về quản lý tài
nguyên nước, các tiêu chuẩn Việt Nam, quy chuẩn Việt Nam… và các tài liệu
có liên quan đến đề tài.
- Thu thập thông tin có liên quan đến đề tài qua thựa địa, sách báo…
3.4.2. Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng
thí nghiệm
3.4.1. Phương pháp lấy mẫu
Lấy mẫu nước và phân tích mẫu nước thải của chợ Giếng Vuông:
Trực tiếp lấy mẫu ngoài hiện trường theo TCVN 5999:1995; TCVN
6663-1:2011; TCVN 6663-3:2016. Chất lượng nước – Lấy mẫu nước.
- Thông số đo tại hiện trường: pH, phương pháp đo theo TCVN
6492:2011.
* Số lượng: 03 mẫu
+ 01 mẫu nước mặt ở suối Lao Ly tại vị trí xả thải của chợ Giếng Vuông
(NM1)
+ 02 mẫu nước thải sinh hoạt (trước xử lý NT1 và sau xử lý NT2).
*Vị trí lấy mẫu:
+ NM 1: Tại điểm phía trước điểm xả ra môi trường
+ NT 1: Nước thải đầu vào trước hệ thống xử lý
+ VT 2: Nước thải đầu ra sau hệ thống xử lý trước khi xả ra môi trường
26
*Thời gian lấy mẫu: 8h00’ và 8h15’ ngày 25/03/2019
*Thiết bị lấy mẫu:
Bảng 3.1. Các thiết bị lấy mẫu và phân tích nước thải
TT
Các thiết bị lấy mẫu và phân tích
nước thải
Model Xuất xứ
1 Thiết bị đo PH - Mỹ
2 Thiết bị GPS - Mỹ
3 Chai thủy tinh tối màu 0,5lit - Việt Nam
4 Can nhựa 0,5 lít và 5lit - Việt Nam
5 Gầu lấy mẫu nước - Việt Nam
6 Thùng bảo quản lạnh - Việt Nam
7
pipet định lượng hóa chất bảo quản mẫu
- Đức
8 Máy phá mẫu COD AL 125 Aqualytic- Đức
9 Tủ sấy đối lưu cưỡng bức UF 55 Memmert – Đức
10 Cân phân tích 4 số lẻ XB 220A Precisa–Thụy Sĩ
11 Máy lắc trộn ống nghiệm RS-VA 10 Phoenix – Đức
12 Tủ hút khí độc TPC Việt Nam
13 Bộ lọc chân không KGS47 Advantec-Japan
14 Tủ ấm BOD BJPX –B150II Biobase – China
15 Máy khuấy từ gia nhiệt Trung Quốc
16 Tủ đông Alaska USA
17 Tủ bảo quản mẫu Alaska USA
18 Bộ phá mẫu DK6 Velp – Ý
19 Máy cất nước 2 lần WSC/4D Hamilton – Anh
20
Máy quang phổ tử ngoại khả kiến hai
chùm tia
U-2900
Hitachi–Nhật
Bản
21 Các thiết bị, dụng cụ cần thiết khác - -
27
- Yêu cầu: đối với các thiết bị lấy mẫu phải được rửa sạch rồi sấy khô,
khử trùng trước khi chứa mẫu.
3.4.2. Phương pháp phân tích
Các chỉ tiêu nghiên cứu: pH, TSS, DO, COD, BOD5, Cl-
, PO4
3-
, E.coli,
Nitơ tổng số, Coliforms…
Các chỉ tiêu và phương pháp thử nghiệm:
Bảng 3.2. Các chỉ tiêu và phương pháp thử nghiệm
TT Thông số Đơn vị Phương pháp phân tích
1 pH - TCVN 6492:2011
2 BOD5 mg/L SMEWW 5210B:2012
3 COD mg/L SMEWW 5220C:2012
4 TSS mg/L TCVN 6625:2000
5 Asen (As) mg/L SMEWW 3114B:2017
6 Cadimi (Cd) mg/L SMEWW 3113B:2017
7 Chì (Pb) mg/L SMEWW 3113B:2017
8 Thủy ngân (Hg) mg/L SMEWW 3112B:2017
9 Đồng (Cu) mg/L SMEWW 3111B:2017
10 Kẽm (Zn) mg/L SMEWW 3111B:2017
11 Tổng dầu mỡ(*)
mg/L TCVN 5070:1995
12 Mangan (Mn) mg/L SMEWW 3111B:2017
13 Sắt (Fe) mg/L TCVN 6177:1996
14
Amoni (NH4
+
)
(tính theo N)
mg/L TCVN 5988:1995
15 Tổng Nitơ mg/L TCVN 6638:2000
16 Tổng Photpho mg/L TCVN 6202:2008
17 Tổng Coliforms
MPN/
100 mL
TCVN 6187-2:1996
28
3.4.3. Phương pháp so sánh
Thu thập, phân tích số liệu, so sánh với QCVN về nước thải sinh hoạt và
nước mặt (QCVN 14:2008/BTNMT và QCVN 08-MT:2015/BTNMT)
3.4.4. Phương pháp tổng hợp viết báo cáo
Toàn bộ số liệu sau khi phân tích đánh giá sẽ được tổng hợp và kết hợp
với số liệu – đánh giá chất lượng nước thải, phản ánh thực trạng chất lượng
nước thải của chợ Giếng Vuông, đường Bắc Sơn, phường Hoàng Văn Thụ,
thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
29
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của khu vực chợ Giếng Vuông,
phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn
4.1.1. Điều kiện địa lý, địa hình địa chất
Chợ Giếng Vuông thuộc phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng
Sơn, có diện tích 1,71 km².
Chợ được xây dựng trong khu vực trũng nhất thành phố, thấp hơn
khoảng 1m so với mặt đường. Khu vực này trước kia là đất ruộng được tôn tạo
xây dựng chợ, chịu tác động rất lớn khi mùa mưa lũ tràn về gây ngập úng dẫn
đến môi trường chợ và khu vực cận ảnh hưởng rất lớn.
4.1.2. Điều kiện khí tượng
*Khí hậu:
Nhiệt độ không khí là một trong những yếu tố tự nhiên ảnh hưởng trực
tiếp đến các quá trình chuyển hóa và phát tán các chất ô nhiễm trong khí
quyển. Nhiệt độ cao làm tăng tốc độ các phản ứng hóa học và thúc đẩy quá
trình bay hơi diễn ra mạnh hơn. Sự biến thiên nhiệt độ lớn tác động đến quá
trình trao đổi nhiệt của cơ thể và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
Bức xạ mặt trời và nắng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng
trực tiếp đến chế độ nhiệt trong vùng, không khí, độ bền vững khí quyển và quá
trình phát tán, biến đổi chất ô nhiễm.
Độ ẩm không khí ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyển hóa và phát
tán các chất ô nhiễm trong không khí đồng thời tác động đến quá trình trao đổi
nhiệt của cơ thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động. Độ ẩm
không khí biến đổi theo mùa. Mưa có khả năng thanh lọc các chất ô nhiễm
không khí, đặc biệt là bụi và pha loãng chất ô nhiễm nước. Vào mùa mưa,
nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí thường thấp hơn mùa khô. Tuy
nhiên, nếu lượng mưa chảy tràn lớn sẽ kéo theo các chất ô nhiễm xuống các
nguồn nước làm gia tăng ô nhiễm nguồn nước mặt.
30
Phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn nằm trong vùng khí hậu
nhiệt đới gió mùa, có những nét đặc thù của khí hậu á nhiệt đới, một năm được
chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa nóng ẩm có mưa từ tháng 5 đến tháng 9, mùa
đông khô hanh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Gió mùa Đông Bắc chiếm ưu
thế suốt từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, những đợt gió cuối mùa vẫn ảnh
hưởng khá lớn tới giá rét, không khí lạnh tràn về kèm theo giông gây gió mạnh
và mưa rào. Tốc độ gió bình quân là 1,9m/s.
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 21,4°C; độ ẩm trung bình là 84%; nhiệt
độ cao nhất là 39° và thấp nhất là 3°C. Lượng mưa trung bình hàng năm là
1.439mm và được chia làm 2 mùa: mùa mưa với lượng mưa chiếm 75%, cao
nhất là vào tháng 8 (260mm); mùa khố với lượng mưa chiếm 25%, thấp nhất là
vào tháng giêng (6mm).
4.1.3. Điều kiện thủy văn
Nguồn tiếp nhận nước thải của chợ Giếng Vuông là suối Lao Ly chảy từ
thị trấn Cao Lộc qua khu Kỳ Lừa và cuối cùng chảy ra sông Kỳ Cùng. Sông
Kỳ Cùng chảy qua địa phận thành phố dài 19km. Lòng sông rộng trung bình
100m, mực nước giữa 2 mùa mưa và mùa khô chênh lệch ít; chỉ có mưa to, bão
lũ thì nước dâng lên khá đột ngột, nhưng rút cũng nhanh. Lưu lượng trung bình
trong năm dưới 2.300m3
/s.
Ngoài sông Kỳ Cùng, còn có các suối: dài 9,7km; rộng 6-8m; lòng sâu,
về mùa cạn chỉ có 0,5-1m. Khi mùa lũ lên tới 2 đến 3m. Mùa mưa bắt đầu từ
tháng 06 đến tháng 09. Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 05 năm sau. Lượng
dòng chảy chỉ tập trung vào mùa lũ từ 60-80%.
4.1.4. Điều kiện kinh tế - xã hội
Phường Hoàng Văn Thụ có dân số năm 2018 là 18.955 người, mật độ
dân số đạt 7.326 người/km².
31
Là khu trọng điểm của thành phố Lạng Sơn có các công trình phục vụ
dân sinh: Hệ thống trường học, bệnh viện, các khu vui chơi giải trí công cộng,
chợ...(www.langson.gov.vn )
4.2. Vị trí, quy mô và hiện trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ của chợ
Giếng Vuông, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn
4.2.1. Vị trí
Hình 4.1. Sơ đồ vị trí Chợ Giếng Vuông
Chợ Giếng Vuông nằm trên đường Bắc Sơn thuộc phường Hoàng Văn
Thụ, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Vị trí cụ thể như sau:
- Phía Đông: Giáp khu dân cư, đường Bắc Sơn
- Phía Tây: Giáp khu dân cư, đường Trần Đăng Ninh
- Phía Nam: Giáp suối Lao Ly và nhà dân
- Phía Bắc: Giáp khu dân cư, đường Phan Đình Phùng
* Đặc điểm cơ bản của chợ Giếng Vuông:
- Người đại diện: Bà Vũ Mai Nhung Chức vụ: Trưởng Ban Quản lý chợ
- Địa chỉ: Đường Bắc Sơn, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng
Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
32
Tiếp giáp xung quanh khu chợ Giếng Vuông đều là các khu dân cư và
nhà dân.
Nguồn tiếp nhận nước thải của Chợ là suối Lao Ly bắt nguồn từ thị trấn
Cao Lộc, huyện cao Lộc qua khu Kỳ Lừa, thành phố Lạng Sơn cuối cùng đổ ra
sông Kỳ Cùng, hiện tại Ban Quản lý Chợ xin cấp phép xả thải với lưu lượng
tối đa là 68,23 m3
/ngày. Tại vị trí xả thải là phường Hoàng Văn Thụ, thành phố
Lạng Sơn với tọa độ vị trí xả nước thải là:
X(m) = 2493873,5 ; Y(m) = 11884211,1
Suối Lao Ly là nguồn tiếp nhận nước thải của chợ Giếng Vuông trong
quá trình hoạt động. Ngoài ra còn là nguồn tiếp nhận nước thải chung của
thành phố Lạng Sơn nên không sử dụng cho mục đích sinh hoạt hay sản xuất
nông nghiệp và bất cứ hoạt động nào khác. Nhưng để giảm thiểu tác động của
nguồn nước thải từ quá trình kinh doanh dịch vụ tại chợ Giếng Vuông, chợ đã
xử lý triệt để nước thải đạt Cột A giá trị C QCVN 14:2008/BTNMT trước khi
thải ra môi trường.
4.2.2. Cơ cấu tổ chức quản lý chợ Giếng Vuông
Hình 4.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức chợ Giếng Vuông
Trưởng ban quản lý
chợ
Phó Ban Quản Lý Bộ phận tổng hợp
Đội bảo
vệ
Các tổ
dịch vụ
Tổ kiểm
tra
Tổ điện
nước
Tổ vệ
sinh
môi
trường
Tổ
quản lý
ngành
hàng
33
4.2.3. Hệ thống cấp nước, thoát nước thải, nước mưa
Hệ thống cấp nước cho hoạt động sản xuất của nhà máy:
Toàn bộ nước phục vụ cho quá trình hoạt động chợ được lấy từ hệ thống
cấp nước sạch của công ty CP cấp thoát nước Lạng Sơn.
Hệ thống thoát nước thải:
Nước thải sinh hoạt và nước thải trong quá trình hoạt động kinh doanh
sản xuất của chợ Giếng Vuông sẽ được thu gom bằng đường cống D300 tới hệ
thống xử lý nước thải tập trung có công suất 70m3
/ngày.đêm và thoát ra suối
Lao Ly.
Hệ thống thoát nước mưa chảy tràn:
Nước mưa bao gồm một phần nước thoát từ mái nhà điều hành và một
phần nước trên bề mặt khu đất xây dựng hệ thống xử lý nước thải được chảy tự
do trên bề mặt. Một phần nước mưa được ngấm xuống đất, một phần được dẫn
theo cống thoát nước mưa có đường kính D600; D1250 nằm âm 1,5M dưới
mặt sân chảy ra suối Lao Ly.
Mạng lưới thu gom, thoát nước mưa: Nước mưa thu vào các hố ga sau
đó thoát ra hệ thống cống BTLT đường kính D600 và D1250. Hệ thống thoát
nước mưa gồm 2 tuyến:
+ Tuyến 1 gồm cống ngầm BTLT đường kính D600 và D1250 từ hố ga
H1 đến H17 sau đó thoát ra suối
+ Tuyến 2 gồm cống ngầm BTLT đường kính D1250 từ hố ga H18 đến
H32 sau đó thoát ra suối
4.2.4. Quy mô hoạt động của chợ Giếng Vuông
- Quy mô/công suất, thời gian hoạt động của Chợ Giếng Vuông:
Chợ Giếng Vuông đi vào hoạt động từ năm 2007 với nhiều ngành hàng.
Năm 2008, số quầy, ki ốt các hộ kinh doanh đã đăng kí thuê là 426/469 quầy.
Đến hiện nay số hộ kinh doanh trong chợ đã tăng gấp đôi khi dự án ban đần
được phê duyệt, gần 546 hộ kinh doanh thường xuyên tại chợ trong đó hàng
34
trăm hộ kinh doanh qua các phiên chợ từ khắp mọi miền của Lạng Sơn đến để
mua bán, trao đổi hàng hóa.
* Loại hình kinh doanh: Kinh doanh tổng hợp bao gồm:
 Khu nhà chợ chính A1, A2, A3, A4, A5:
- Nhà thực phẩm A1, A2. Trong đó:
+ Nhà A1: Gồm 74 quầy, bố trí kinh doanh thực phẩm tươi sống (hàng
tôm, cá, thịt…)
+ Nhà A2: Gồm 74 quầy, bố trí kinh doanh thực phẩm, hàng khô, hàng
sắt, hàng gia dụng.
- Nhà chợ đa năng A3, A4, A5: Gồm 222 quầy bố trí kinh doanh hàng
tạp hóa, hàng vải, hàng quần áo may sẵn, dày, dép, thời trang các loại
 Khu dãy kiot B1, B2, B3:
Gồm 101 kiot chạy dọc xung quanh Chợ, được bố trí kinh doanh như sau:
+ Khu B1, B2: Từ kiot 01 đến kiot 60, bố trí kinh doanh tạp hóa, hàng
vải, quần áo may sẵn, giày dép, thời trang các loại.
+ Khu nhà B3: Từ kiot 61 đến kiot 101, bố trí kinh doanh hàng rau củ quả.
 Khu kinh doanh sân trống cố định ngoài trời C1, C2, C3:
+ Khu C1: Gồm 30 điểm bố trí kinh doanh hàng rau của quả
+ Khu C3: Gồm 201 điểm kinh doanh; bố trí kinh doanh hàng rau củ quả
+ Khu C3: Gồm 291 ô, bố trí kinh doanh như sau:
Từ ô số 01 đến ô số 20: Bố trí kinh doanh hàng khô, hàng tạp phẩm
Từ ô số 21 đến ô số 80: Bố trí kinh doanh gia cầm, giết mổ gia cầm
Từ ô số 81 đến ô số 291: Bố trí kinh doanh hàng rau củ quả
Khu chợ phiên (Khu D): Diện tích khoảng 1.600m2
được bố trí, sắp
xếp cho bà con nhân dân các dân tộc trên địa bàn trao đổi mua bán hàng hóa
vào các ngày họp chợ phiên.
35
4.3. Đánh giá hiện trạng nước thải tại chợ Giếng Vuông, đường Bắc Sơn,
phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn
4.3.1. Hiện trạng sử dụng nước của chợ Giếng Vuông
Nước sử dụng cho toàn bộ hoạt động sinh hoạt, hoạt động kinh doanh sản
xuất dịch vụ tại chợ Giếng Vuông được cấp tư công ty nước sạch Lạng Sơn.
Theo hóa đơn nước thực tế của chợ Giếng Vuông 3 tháng cuối năm 2018
Bảng 4.1. Nhu cầu sử dụng nước 3 tháng gần nhất
STT Tháng sử dụng Nước cấp (m3
)
1 Tháng 10 1.996
2 Tháng 11 1.711
3 Tháng 12 1.869
Trung bình 1.859
(Nguồn: Báo cáo xả thải chợ Giếng Vuông,2019 – Công ty CP EJC)
4.3.2. Các nguồn và tính chất nước thải của Chợ Giếng Vuông
4.3.2.1. Các loại nước thải và nguồn phát sinh
Nguồn phát sinh nước thải sinh hoạt: Từ các nhà vệ sinh để phục vụ các
công nhân viên và các hộ kinh doanh tại chợ.
Nguồn phát sinh nước thải sản xuất:
- Từ hoạt động buôn bán các mặt hàng thực phẩm tươi sống
- Từ hoạt động giết mổ gia cầm
- Từ hoạt động dịch vụ ẩm thực
- Từ hoạt động của các cơ quan quản lý chợ, người dân kinh doanh
thường xuyên ở chợ và người dân đi các phiên chợ cùng khách vãng lai.
Nước mưa chảy tràn: Là nguồn có tính phân tán và không liên tục nên 1
phần tự ngấm xuống đất và 1 phần đã được chợ dây dựng hệ thống thu gom
bằng nhựa uPVC D600 và D1250 để thải thẳng ra suối Lao Ly
4.3.2.2. Đặc trưng của nước thải
36
Đặc trưng của nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất tại chợ là hàm
lượng các chất hữu cơ dễ phân hủy từ 50-55% (như các hydratcacbon, protein,
chất béo dầu mỡ), các chất khoáng dinh dưỡng (phostphat, nitơ, magie…), các
chất rắn huyền phù và đặc biệt chứa nhiều vi sinh vật, trong đó có các vi sinh
vật gây bệnh. Đồng thời trong nước thải có chứa nhiều vi khuẩn phân hủy chất
hữu cơ, cần thiết cho quá trình chuyển hóa chất bẩn trong nước. Thành phần
nước thải sinh hoạt phụ thuộc vào tiêu chuẩn nước cấp, đặc điểm hệ thống
thoát nước, điều kiện trang bị vệ sinh, tập quán sinh hoạt của người dân, mức
sống xã hội, điều kiện tự nhiên…
Nước thải sinh hoạt giàu chất hữu cơ và chất dinh dưỡng, vì vậy nó là
nguồn của các loại vi khuẩn, trong đó vi khuẩn gây bệnh phát triển.
Trong các nguồn phát sinh thì nước thải từ hoạt động giết mổ gia cầm là
nguồn gây ô nhiễm nước mặt cao nhất. Nước thải của quá trình giết mổ gồm
tiết, phân, lông, các biểu bì từ lông gia cầm,…, mùi tanh, hôi thối, gây ô nhiễm
môi trường, ảnh hưởng đến an toàn vệ sinh thực phẩm tại khu chợ.
Lượng nước thải này, sau khi thu chất rắn sẽ còn lại các chất hữu cơ lơ
lửng và vi sinh. Một số yếu tố có nồng độ vượt quá giới hạn cho phép gây tác
hại cho nguồn tài nguyên sinh vật, nguồn nước và đất trong khu vực. Nên vấn
đề quản lý và xử lý là bắt buộc trước khi thải ra môi trường.
Nước thải phát sinh nếu không được xử lý thích đáng mà cho chảy vào ao hồ,
sông ngòi sẽ làm cho các thủy vực bị nhiễm bẩn, gây hậu quả xấu đối với
nguồn nước:
- Làm thay đổi tính chất hóa lý, độ trong, màu, mùi vị, pH, hàm lượng
các chất hữu cơ, vô cơ, các kim loại nặng có độc tính, chất nổi, chất lắng
cặn,…
- Làm giảm oxy hòa tan do tiêu hao trong quá trình oxy hóa các chất hữu cơ.
- Làm thay đổi hệ sinh vật nước, kể cả vi sinh vật, xuất hiện các vi sinh
vật gây bệnh, làm chết các sinh vật nước (như tôm, cá và các thủy sinh có ích).
37
(Nguồn: Báo cáo đánh giá tác động môi trường chợ Giếng Vuông)
4.3.2.3. Lưu lượng nước thải của chợ Giếng Vuông
Dựa trên lượng nước sử dụng thực tế của 3 tháng cuối năm 2018 , Theo
quy định tại Nghị định 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 về thoát nước và xử
lý nước thải, lượng nước thải được ước tính bằng 80% lượng nước sử dụng,
tương đương trung bình khoảng lưu lượng nước thải phát sinh khoảng 49,6
m3
/ngày.đêm
4.3.3. Chất lượng nước thải tại chợ Giếng Vuông trước khi xử lý
Bảng 4.2. Kết quả phân tích chất lượng nước thải trước và sau xử lý
ST
T
Thông số Đơn vị
Phương pháp phân
tích
Kết quả QCVN
14:2008/BTN
MT Cột A
NT.01 NT.02
1 pH - TCVN 6492:2011 6,37 6,66 5÷9
2 BOD5 mg/L
SMEWW
5210B:2012
126 26 30
3 TSS mg/L TCVN 6625:2000 189 45 50
4 Sunfua (S2-
) mg/L
SMEWW 4500-
S2
.F:2012
6,8 0,89 1
5 TDS mg/L SOP/HT/N.05 570 240 1000
6 Photphat (PO4) mg/L TCVN 6202:2008 8,6 1,06 6
7
Amoni (NH4
+
)
(tính theo N)
mg/L TCVN 5988:1995 21,6 4,7 5
8 Nitrat (NO3
-
) mg/L
SMEWW 4500-NO3
-
.E:2012
12,8 5,4 30
9
Chất hoạt động
trên bề mặt
mg/L TCVN 6222:2009 8,3 2,3 5
10 Tổng dầu mỡ(*)
mg/L TCVN 5070:1995 7,4 3,6 -
11 Coliform(*)
MPN/100
mL
TCVN 6187-2:2009 9.300 2300 3.000
(Nguồn: Công ty TNHH Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ môi trường)
38
Ghi chú:
Vị trí lấy mẫu:
+ NT.01: Tại điểm nước thải đầu vào trước hệ thống xử lý tập trung
+ NT.02: Tại điểm nước thải đầu ra sau hệ thống xử lý trước khi thải ra
môi trường.
- Tiêu chuẩn so sánh:
+ QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải
sinh hoạt; cột A quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán
giá trị tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt khi thải vào nguồn nước được
dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
Qua kết quả tại bảng trên cho thấy nồng độ các chất có trong nước thải
sinh hoạt trước khi chưa được xử lý cao hơn quy chuẩn cho phép QCVN
14:2008/BTNMT cột A rất nhiều lần cụ thể: Photphat (PO4) cao gấp 1,075 lần;
Chất hoạt động trên bề mặt cao gấp 1,6 lần; BOD5 cao gấp 4,2 lần; TSS cao
gấp 3,78 lần; Sunfua(S2-
) cao gấp 6,8 lần; Amoni (NH4
+
) cao gấp 4,32 lần và
Colifom cao gấp 3,1 lần. Do vậy, nếu nước thải không được xử lý sẽ gây ô
nhiễm cho môi trường tiếp nhận và nhu cầu sử dụng nước trong khu vực.
Kết quả phân tích chất lượng nước thải trên cho thấy tất cả các chỉ tiêu
phân tích đều có giá trị nằm trong giới hạn cho phép khi so sánh với QCVN
14:2008/BTNMT cột A giá trị C như BOD5 nhỏ hơn 1,15 lần; TSS nhỏ hơn
1,12 lần; TDS nhỏ hơn 4,16 lần; chất hoạt động trên bề mặt nhỏ hơn 2,17 lần,
Coliform nhỏ hơn 1,3 lần. Chất lượng nguồn nước là đảm bảo trước khi xả thải
suối Lao Ly.
39
Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện nồng độ BOD5 trước và sau xử lý so với
QCVN
Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện nồng độ pH trước và sau xử lý so với
QCVN
40
Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện nồng độ Coliform trước và sau xử lý so với
QCVN
Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện nồng độ Nitrat trước và sau xử lý so với
QCVN
4.3.4. Hệ thống xử lý nước thải của chợ Giếng Vuông
4.3.4.1. Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt tại 03 nhà vệ sinh: trong khu vực chợ sẽ được xử lý
sơ bộ qua bể 3 ngăn và thu gom bằng đường cống D300 tới hệ thống xử lý
nước thải tập chung tại phía Nam chợ và thải ra môi trường.
41
Mô tả bể tự hoại 3 ngăn
Bể tự hoại là công trình làm đồng thời hai chức năng lắng và phân hủy
cặn lắng. Chất hữu cơ và cặn lắng trong bể tự hoại dưới tác dụng của vi sinh
vật kỵ khí bị phân hủy, một phần tạo các khí và tạo ra các chất vô cơ hòa tan.
Nước thải sau khi qua bể lắng 1 tiếp tục qua bể lắng 2 và 3 trước khi thải ra
ngoài. Qua 3 ngăn của bể tự hoại, do có quá trình lắng, lọc và phân hủy yếm
khí nên hàm lượng chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng, các vi sinh vật gây hại giảm
đáng kể. Bể được thiết kế sao cho nước thải từ bể trước chảy sang bể sau sẽ
đồng thời khuấy trộn lớp bùn hoạt tính chứa vi sinh vật yếm khí để quá trình
xử lý nước thải đạt hiệu suất cao nhất.
Ở mỗi ngăn có những chức năng riêng biệt. Nước thải sau khi qua bể lắng 1
sẽ tiếp tục qua bể xử lý sinh học rồi qua bể lắng 3.
Ngoài ra, để tăng hiệu quả xử lý của bể tự hoại 3 ngăn, Công ty sẽ tiến hành
một số biện pháp như sau:
- Đồng thời bổ sung chế phẩm vi sinh EM vào bể tự hoại để nâng cao hiệu
quả xử lý, làm sạch bể tự hoại.
- Thuê đơn vị có chức năng thông hút bể tự hoại theo định kỳ với tần suất
01 năm/lần.
42
Mô hình bể tự hoại 3 ngăn như sau:
Bể tự hoại có vai trò đồng thời làm 2 chức năng: lắng và phân hủy yếm khí
cặn lắng. Ở mỗi ngăn có những chức năng riêng biệt. Nước thải sau khi qua bể
lắng 1 sẽ tiếp tục qua bể xử lý sinh học rồi qua bể lắng 3.
Ngoài ra, để tăng hiệu quả xử lý của bể tự hoại 3 ngăn, Công ty sẽ tiến hành
một số biện pháp như sau:
- Đồng thời bổ sung chế phẩm vi sinh EM vào bể tự hoại để nâng cao hiệu
quả xử lý, làm sạch bể tự hoại.
- Thuê đơn vị có chức năng thông hút bể tự hoại theo định kỳ với tần suất
01 năm/lần.
4.3.4.2. Nước thải sản xuất
Lớp vật liệu lọc
Cặn lắng
Vách ngăn
Ngăn
thuvà
lên
men
Ngăn
lắng Ngăn lọc
Tấm đan bê tông
Nước
thải
Nước thải sau xử lý
Ống thông hơi
Hình 4.4. Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn
43
Nước thải sinh hoạt do các hoạt động kinh doanh của các hộ dân: được
thu gom theo đường cống D300 tới hệ thống xử lý nước thải tập trung.
*Nước thải sản xuất : Nước thải sản xuất của chợ hay còn gọi là nước
thải gia cầm từ quá trình kinh doanh, giết mổ các mặt hàng thực phẩm tươi
sống sẽ được thu gom bằng đường ống D300 tới bể xử lý nước thải gia cầm để
xử lý sơ bộ cặn lắng, vi khuẩn rồi dẫn tới hệ thống xử lý nước thải tập chung
để xử lý lại và thải ra môi trường.
Hình 4.5. Sơ đồ hệ thống xử lý sơ bộ nước thải gia cầm
*Nước mưa chảy tràn: 1 phần được ngấm tự do xuống đất và 1 phần
được thu gom bằng hệ thống rãnh thu gom D600 và D1250 nằm âm dưới mặt
đất có song chắn rác rồi thải thẳng ra môi trường.
Với lưu lượng nước thải 49,6 m3
/ngày UBND thành phố đã đầu tư xây
lắp hệ thống xử lý nước thải tập chung với công suất 70m3
/ngày.
4.3.5. Hệ thống xử lý nước thải tập trung tại chợ Giếng Vuông
Trong các nguồn phát sinh thì nước thải từ hoạt động giết mổ gia cầm là
nguồn gây ô nhiễm nước mặt cao nhất. Nước thải của quá trình giết mổ gồm
tiết, phân, lông, mỡ, các biểu bì từ lông gia cầm,…, mùi tanh, hôi thối… nên
công nghệ xử lý nước thải AAO với vật liệu đệm sinh học được lựa chọn với
các ưu điểm phù hợp với nguồn nước cần xử lý của chợ Giếng Vuông, phù hợp
với các phương án cần thiết để ứng phó với ngập lụt, chảy tràn… Do đó lựa
chọn sử dụng công nghệ AAO với vật liệu đệm sinh học với chi phí vận hành
thấp, xây dựng ngầm để tận dụng mặt bằng cho thuê của chợ và hiệu quả của
môi trường thường xuyên bị ngập lụt.
Để xử lý nước thải của chợ UBND thành phố Lạng Sơn đã đầu tư xây
dựng hệ thống xử lý nước thải tập chung với công nghệ AAO- kết hợp đệm vi
sinh có công suất 70m3
/ngày.
Ngăn lọc
cát
Ngăn
lắng
Ngăn lọc
than hoạt
tính
44
Lượng nước thải sinh hoạt và nước thải từ các quầy hàng kinh doanh
mặt hàng thực phẩm tươi sống sau khi được xử lý sơ bộ tại các bể riêng sẽ
được thu gom tại bể thu gom của hệ thống xử lý nước thải tập chung của chợ
để xử lý trước khi thải ra môi trường.
- Hệ thống xử lý nước thải tập trung của chợ Giếng Vuông (được hoàn
thành năm 2017, và đi vào hoạt động thử nghiệm năm 2018)
Công trình “Hệ thống xử lý nước thải chợ Giếng Vuông thành phố Lạng
Sơn” bao gồm các hố ga nước thải, bể điều hòa và cụm thiết bị xử lý công
nghệ AAO được đặt ngầm dưới đất, nhà điều hành chứa máy móc và thiết bị
điều kiển đặt nổi trên mặt đất.
Diện tích bố trí hạng mục công trình của dự án là 273m2
. Trong đó diện
tích để bố trí bể chứa, nhà điều hành và thiết bị của dự án là 95m2
. Nhà điều
hành mái bằng, 2 tầng kích thước 4220x2720x7300 (dài x rộng x cao). Nhà
điều hành được thiết kế mặt sàn tầng 2 là 4,4m cao hơn đỉnh lũ năm 2008 ở
mức 0,5m. Mặt sàn tầng 2 của nhà điều hành có thiết kế bệ bê tông cao 0,1m
so với cốt sàn tầng 2 để đảm bảo điều kiện làm việc an toàn, khả năng chống lũ
của hệ thống thiết bị, đo lường, điều khiển.
Quy trình công nghệ xử lý nước thải của hệ thống như sau:
Hình 4.6. Công nghệ xử lý nước thải AAO – sử dụng đệm vi sinh
Nước thải Hố tự hoại Ngăn lắng Ngăn lọc
khí
Ngăn lọc
tiếp xúc
hiếu khí
Ngăn lưu
nước
Ngăn khử
trùng
Chảy
tràn
Nước tuần hoàn
45
Nguyên tắc xử lý của hệ thống là sự kết hợp của các quá trình xử lý kỵ
khí, thiếu khí và hiếu khí. Đặc điểm nổi bật của hệ thống là sự bổ sung vật liệu
vào các khoang xử lý để tạo giá thể cho vi sinh vật bám dính, điều này mang
lại quá trình lợi ích là quá trình xử lý.
Công suất của hệ thống xử lý nước thải dùng công nghệ AAO- sử dụng
đệm vi sinh: 70m3
/ngày đêm.
Hệ thống xử lý nước thải của chợ Giếng Vuông bao gồm: bể thu gom
nước thải tập trung, ngăn, ngăn tách và lắng, ngăn lọc khí, ngăn lọc tiếp xúc
hiếu khí, ngăn lưu nước và ngăn khử trùng. Tất cả các ngăn được xây dựng
bằng bê tông cốt thép và có nắp đậy kín.
Bể vi sinh vật hiếu khí có tác dụng xử lý chất hữu cơ cacbon nitơ hóa, bể
vi sinh vật yếm khí và bể vi sinh vật thiếu khí có tác dụng khử nitơ và photphat
. Quá trình xử lý như sau:
- Quá trình hiếu khí:
𝑁𝐻4
+
𝑂𝑥𝑖 ℎó𝑎
→ 𝑁𝑂2
−
+ 𝑁𝑂3
−
- Quá trình kỵ khí:
𝑁𝑂2
−
, 𝑁𝑂3
−
𝑔𝑖ả𝑚
→ 𝑁2 ⇒ Thoát ra không khí
𝑃𝑂4
−3
𝑉𝑖 sinh 𝑣ậ𝑡
→ (𝑃𝑂4
−3)𝑚𝑢ố𝑖 ⇒ Bùn
Hố tự hoại: Dùng để thu gom nước thải trước khi xử lý
 Ngăn lắng:
Sơ bộ tách rác ở hố ga có song chắn rác sau đó sẽ được đưa về ngăn và
lắng cặn cơ học để tổng cặn lơ lửng (SS) vào qua song chắn rác.Nước thải sẽ
được phân ra thành 3 lớp :
- Lớp mỡ có trọng lượng nhẹ sẽ nổi lên trên cùng
- Lớp nước thải ở giữa là phần sẽ được xử lý tiếp
- Lớp cặn lắng dưới đáy (là các loại đất, cát...)
 Ngăn lọc khí (ngăn kỵ khí):
46
Trong bể kỵ khí xảy ra quá trình phân hủy các chất hữu cơ hòa tan với
sự tham gia của hệ vi sinh vật kỵ khí. Vi sinh vật kỵ khí sẽ hấp thụ các chất
hữu cơ hòa tan có trong nước thải, phân hủy hoặc chuyển hóa chúng thành các
hợp chất ở dạng khí (từ 70-80% là metan, 20-30% là cacbonic). Bọt khí sinh ra
bám vào các bùn cặn.
Các hạt bùn cặn nay nổi lên trên làm xáo trộn, gây ra vòng tuần hoàn cục
bộ trong lớp cặn lơ lửng. Hiệu quả khử BOD và COD có thể đạt 70-90%. Còn
Nitơ hầu như ít giảm mà chuyển hóa thành amoni (NH4)
 Ngăn lọc và tiếp xúc hiếu khí:
Trong nước thải có chứa hợp chất nitơ và photpho, các hợp chất này cần
phải được loại bỏ ra khỏi nước thải. Trong điều kiện thiếu khí, hệ vi sinh vật
thiếu khí sẽ phát triển xử lý N và P thông qua quá trình Nitrat hóa và
Photphoril.
Quá trình Nitrat hóa được xảy ra như sau: Hai chủng loại vi khuẩn tham
gia vào quá trình này là Nitrosonas và Nitrobacter. Trong môi trường thiếu
oxy, các loại vi khuẩn này sẽ khử Nitrat (NO3
-
) và Nitrit (NO3
-
) theo chuỗi
chuyển hóa: NO3
-
→ NO2
-
→ N2O → N2↑. Khí nitơ phân tử N2 tạo thành sẽ
thoát khỏi nước và ra ngoài. Như vậy là nitơ đã được xử lý.
Qua quá trình Photphoril hóa: Chủng loại tham gia vào quá trình này là
Acinetobacter. Các hợp chất hữu cơ chứa photpho sẽ được hệ vi khuẩn
Acinetobacter chuyển hóa thành các hợp chất mới không chứa photpho và các
hợp chất có chứa photpho nhưng dễ phân hủy đối với chủng loại vi khuẩn hiếu
khí. Để quá trình Nitrat hóa và Photphoril hóa được diễn ra thuận lợi, tại bể
thiếu khí bố trí máy khuấy chìm với tốc độ khuấy phù hợp. Máy khấy có chức
năng khuấy trộn dòng nước tạo ra môi trường thiếu oxy cho hệ vi sinh vật
thiếu khí phát triển.
Để tăng hiệu quả xử lý và làm nơi trú ngụ cho các vi sinh vật thiếu khí,
tại bể có hệ thống đệm sinh học được chế tạo từ nhựa PVC, với bề mặt hoạt
47
động 230÷250 m2
/m3
. Hệ vi sinh vật thiếu khí bám dính vào bề mặt vật liệu
đệm sinh học để sinh trưởng và phát triển.
 Ngăn lưu nước:
Oxy hóa bằng cách vi sinh các hợp chất hydrocacbon, sunfua và photpho
(làm giảm BOD, COD, chuyển hóa H2S) và thực hiện quá trình Nitrat hóa
Amoni (NH4). Bể này sẽ lưu nước thải trong 4 giờ nhờ sử dụng biện pháp tăng
cường giá thể MBBR.
Sản phẩm của quá trình này sẽ là:
- Hydrocacbon chuyển thành CO2 + H2O làm giảm đáng kể BOD, COD.
- NH4 → NO3
- H2S → SO4
-2
- P – T → PO4
-
Khử Nitơ thông qua quá trình thiếu khí, ở đây NO3 được chuyển hóa
thành N2 khi không có mặt oxy. Module AO thực hiện quá trình Oxy hóa để
giảm BOD, chuyển hóa NH4 → NO3 và tạo thành cơ chế hồi lưu NO3 lỏng (hòa
tan trong nước thải) và một phần bùn hoạt tính về ngăn thiếu khí để khử Nitơ.
Sau quá trình Oxy hóa (bằng sục khí) tại hiếu khí với đệm vi sinh động,
bùn hoạt tính (tức lượng vi sinh phát triển và hoạt động tham gia quá trình xử
lý) được bám giữ trên ngăn. Các giá thể này cho phép tăng mật độ vi sinh lên
đến 8000-14000 g/m3
. Với mật độ này các quá trình oxy hóa để khử BOD,
COD và NH4 diễn ra nhanh hơn rất nhiều.
Bùn hoạt tính lơ lửng (tức là bùn không không bám dính trên đệm vi
sinh) sẽ được chuyển sang ngăn lọc. Ở đây một phần bùn được giữ lại để đứa
ngăn chứa và xử lý bùn thừa, một phần nhỏ bùn được bơm hồi lưu đưa về bể
thiếu khí để thực hiện quá trình khử nitơ.
 Ngăn khử trùng:
Bằng lọc vi lọc hoặc bằng hóa chất (Clo) – chủ yếu dung Hpocloride
Canxi (Ca(OCl)2) để khử vi trùng gây bệnh.
48
4.3.6. Đánh giá chất lượng nguồn nước tiếp nhận của nguồn thải
Bảng 4.4. Kết quả phân tích mẫu nước mặt của suối Lao Ly
STT Thông số Đơn vị
Phương pháp phân
tích
Kết quả
NM1
QCVN
08-
MT:2015/
BTNMT
Cột B1
1 pH - TCVN 6492:2011 7,14 5,5 ÷ 9
2 BOD5 mg/L SMEWW 5210B:2012 12 15
3 COD mg/L SMEWW 5220C:2012 28 30
4 DO mg/L TCVN 7325:2005 4,6 ≥ 4
5 TSS mg/L TCVN 6625:2000 42 50
6
Amoni (NH4
+
) (Tính
theo N)
mg/L TCVN 5988:1995 0,26 0,9
7 Clorua (Cl-
) mg/L TCVN 6194:1996 8,5 350
8 Nitrat (NO3
-
) mg/L
SMEWW 4500- NO3
-
.E:2012
0,6 10
9 Photphat PO4
3-
mg/L TCVN 6202:2008 0,12 0,3
10 Mangan (Mn) mg/L
SMEWW 3500-
Mn.B:2012
0,14 0,5
11 Chất hoạt động bề mặt mg/L TCVN 6622-1:2009 0,18 0,4
12 Tổng dầu, mỡ mg/L TCVN 5070:1995 0,6 1
13 Cadimi (Cd)(*)
mg/L US EPA Method 200.8 <0,001 0,01
14 Coliform(*)
MPN/100 mL TCVN 6187-2:2009 4.600 7.500
(Nguồn: Công ty TNHH Nghiên cứu ứng dụng và Chuyển giao công nghệ môi trường)
Ghi chú:
+ QCVN 08-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất
lượng nước mặt; Cột B1 - Dùng cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi hoặc các mục
đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử
dụng như loại B2;
+ NM.01: Tại suối Lao Ly tiếp nhận nước thải của chợ Giếng Vuông
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải của chợ giếng vuông, phường hoàng văn thụ, thành phố lạng sơn, tỉnh lạng sơn
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải của chợ giếng vuông, phường hoàng văn thụ, thành phố lạng sơn, tỉnh lạng sơn
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải của chợ giếng vuông, phường hoàng văn thụ, thành phố lạng sơn, tỉnh lạng sơn
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải của chợ giếng vuông, phường hoàng văn thụ, thành phố lạng sơn, tỉnh lạng sơn
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải của chợ giếng vuông, phường hoàng văn thụ, thành phố lạng sơn, tỉnh lạng sơn
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải của chợ giếng vuông, phường hoàng văn thụ, thành phố lạng sơn, tỉnh lạng sơn
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải của chợ giếng vuông, phường hoàng văn thụ, thành phố lạng sơn, tỉnh lạng sơn
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải của chợ giếng vuông, phường hoàng văn thụ, thành phố lạng sơn, tỉnh lạng sơn
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải của chợ giếng vuông, phường hoàng văn thụ, thành phố lạng sơn, tỉnh lạng sơn
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải của chợ giếng vuông, phường hoàng văn thụ, thành phố lạng sơn, tỉnh lạng sơn
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải của chợ giếng vuông, phường hoàng văn thụ, thành phố lạng sơn, tỉnh lạng sơn

More Related Content

What's hot

Quản lý tài chính tại Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội : Luận văn ThS. ...
Quản lý tài chính tại Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội : Luận văn ThS. ...Quản lý tài chính tại Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội : Luận văn ThS. ...
Quản lý tài chính tại Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội : Luận văn ThS. ...nataliej4
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực công ty thương mại...
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực công ty thương mại...Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực công ty thương mại...
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực công ty thương mại...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nghiên cứu tác động của cộng đồng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học tại vườ...
Nghiên cứu tác động của cộng đồng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học tại vườ...Nghiên cứu tác động của cộng đồng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học tại vườ...
Nghiên cứu tác động của cộng đồng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học tại vườ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với công ty, HAY
Yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với công ty, HAYYếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với công ty, HAY
Yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với công ty, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi cho công ty tnhh chăn ...
Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi cho công ty tnhh chăn ...Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi cho công ty tnhh chăn ...
Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi cho công ty tnhh chăn ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng trong sả...
 Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng trong sả... Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng trong sả...
Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng trong sả...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất mô hình kiểm soát chất lượng môi trường nước...
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất mô hình kiểm soát chất lượng môi trường nước...Nghiên cứu thực trạng và đề xuất mô hình kiểm soát chất lượng môi trường nước...
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất mô hình kiểm soát chất lượng môi trường nước...https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (20)

Luận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường TP Hạ Long, HAY
Luận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường TP Hạ Long, HAYLuận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường TP Hạ Long, HAY
Luận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường TP Hạ Long, HAY
 
Quản lý tài chính tại Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội : Luận văn ThS. ...
Quản lý tài chính tại Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội : Luận văn ThS. ...Quản lý tài chính tại Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội : Luận văn ThS. ...
Quản lý tài chính tại Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội : Luận văn ThS. ...
 
Luận văn: Sự gắn kết nhân viên với tổ chức trong doanh nghiệp
Luận văn: Sự gắn kết nhân viên với tổ chức trong doanh nghiệpLuận văn: Sự gắn kết nhân viên với tổ chức trong doanh nghiệp
Luận văn: Sự gắn kết nhân viên với tổ chức trong doanh nghiệp
 
Luận văn: Quản lý hệ thống cấp nước thành phố Thái Bình, HAY
Luận văn: Quản lý hệ thống cấp nước thành phố Thái Bình, HAYLuận văn: Quản lý hệ thống cấp nước thành phố Thái Bình, HAY
Luận văn: Quản lý hệ thống cấp nước thành phố Thái Bình, HAY
 
Xây dựng nhà máy chế biến trái cây đông lạnh tỉnh Đăk Lăk - www.duanviet.com....
Xây dựng nhà máy chế biến trái cây đông lạnh tỉnh Đăk Lăk - www.duanviet.com....Xây dựng nhà máy chế biến trái cây đông lạnh tỉnh Đăk Lăk - www.duanviet.com....
Xây dựng nhà máy chế biến trái cây đông lạnh tỉnh Đăk Lăk - www.duanviet.com....
 
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành dược, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành dược, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành dược, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành dược, HAY, 9 ĐIỂM
 
Dự án chăn nuôi heo sinh học chất lượng cao
Dự án chăn nuôi heo sinh học chất lượng caoDự án chăn nuôi heo sinh học chất lượng cao
Dự án chăn nuôi heo sinh học chất lượng cao
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực công ty thương mại...
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực công ty thương mại...Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực công ty thương mại...
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực công ty thương mại...
 
Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...
 
Đề tài: Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho khu chung cư 15 tầng
Đề tài: Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho khu chung cư 15 tầngĐề tài: Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho khu chung cư 15 tầng
Đề tài: Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho khu chung cư 15 tầng
 
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệpLuận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp
 
Luận văn: Quản lý hoạt động truyền thông về di sản vịnh Hạ Long
Luận văn: Quản lý hoạt động truyền thông về di sản vịnh Hạ LongLuận văn: Quản lý hoạt động truyền thông về di sản vịnh Hạ Long
Luận văn: Quản lý hoạt động truyền thông về di sản vịnh Hạ Long
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, HOT
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, HOTLuận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, HOT
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, HOT
 
Nghiên cứu tác động của cộng đồng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học tại vườ...
Nghiên cứu tác động của cộng đồng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học tại vườ...Nghiên cứu tác động của cộng đồng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học tại vườ...
Nghiên cứu tác động của cộng đồng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học tại vườ...
 
Yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với công ty, HAY
Yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với công ty, HAYYếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với công ty, HAY
Yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với công ty, HAY
 
Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi cho công ty tnhh chăn ...
Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi cho công ty tnhh chăn ...Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi cho công ty tnhh chăn ...
Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi cho công ty tnhh chăn ...
 
Luận văn: Hiện trạng thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, HOT
Luận văn: Hiện trạng thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, HOTLuận văn: Hiện trạng thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, HOT
Luận văn: Hiện trạng thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, HOT
 
Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng trong sả...
 Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng trong sả... Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng trong sả...
Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng trong sả...
 
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất mô hình kiểm soát chất lượng môi trường nước...
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất mô hình kiểm soát chất lượng môi trường nước...Nghiên cứu thực trạng và đề xuất mô hình kiểm soát chất lượng môi trường nước...
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất mô hình kiểm soát chất lượng môi trường nước...
 
Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học
Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy họcLuận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học
Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học
 

Similar to đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải của chợ giếng vuông, phường hoàng văn thụ, thành phố lạng sơn, tỉnh lạng sơn

Nghiên cứu hiện trạng chất lượng nước ao nuôi cá rô phi đơn tính và đề xuất b...
Nghiên cứu hiện trạng chất lượng nước ao nuôi cá rô phi đơn tính và đề xuất b...Nghiên cứu hiện trạng chất lượng nước ao nuôi cá rô phi đơn tính và đề xuất b...
Nghiên cứu hiện trạng chất lượng nước ao nuôi cá rô phi đơn tính và đề xuất b...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hiện trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền,vận động ngườ...
Hiện trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền,vận động ngườ...Hiện trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền,vận động ngườ...
Hiện trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền,vận động ngườ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá mức độ ô nhiễm nước thải sinh hoạt và đề xuất biện pháp cải thiện mô...
đáNh giá mức độ ô nhiễm nước thải sinh hoạt và đề xuất biện pháp cải thiện mô...đáNh giá mức độ ô nhiễm nước thải sinh hoạt và đề xuất biện pháp cải thiện mô...
đáNh giá mức độ ô nhiễm nước thải sinh hoạt và đề xuất biện pháp cải thiện mô...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý môi trường các làng nghề trên địa bàn tỉnh hà ...
Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý môi trường các làng nghề trên địa bàn tỉnh hà ...Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý môi trường các làng nghề trên địa bàn tỉnh hà ...
Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý môi trường các làng nghề trên địa bàn tỉnh hà ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu mô hình thu hồi dinh dưỡng từ nước thải thủy sản
Nghiên cứu mô hình thu hồi dinh dưỡng từ nước thải thủy sảnNghiên cứu mô hình thu hồi dinh dưỡng từ nước thải thủy sản
Nghiên cứu mô hình thu hồi dinh dưỡng từ nước thải thủy sảnhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và...
đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và...đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và...
đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá công tác quản lý môi trường tại công ty thực phẩm ping rong – bình v...
đáNh giá công tác quản lý môi trường tại công ty thực phẩm ping rong – bình v...đáNh giá công tác quản lý môi trường tại công ty thực phẩm ping rong – bình v...
đáNh giá công tác quản lý môi trường tại công ty thực phẩm ping rong – bình v...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của trạm xử lý nước thải sinh hoạ...
đáNh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của trạm xử lý nước thải sinh hoạ...đáNh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của trạm xử lý nước thải sinh hoạ...
đáNh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của trạm xử lý nước thải sinh hoạ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá hiện trạng môi trường trang trại chăn nuôi gà giống chất lượng cao t...
đáNh giá hiện trạng môi trường trang trại chăn nuôi gà giống chất lượng cao t...đáNh giá hiện trạng môi trường trang trại chăn nuôi gà giống chất lượng cao t...
đáNh giá hiện trạng môi trường trang trại chăn nuôi gà giống chất lượng cao t...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá hiện trạng môi trường đất, nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu tại ...
đáNh giá hiện trạng môi trường đất, nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu tại ...đáNh giá hiện trạng môi trường đất, nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu tại ...
đáNh giá hiện trạng môi trường đất, nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu tại ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu tuổi thành thục số lượng và thành thục kinh tế của rừng trồng keo ...
Nghiên cứu tuổi thành thục số lượng và thành thục kinh tế của rừng trồng keo ...Nghiên cứu tuổi thành thục số lượng và thành thục kinh tế của rừng trồng keo ...
Nghiên cứu tuổi thành thục số lượng và thành thục kinh tế của rừng trồng keo ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học cây nghiến gân ba (excentrodendron tonkine...
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học cây nghiến gân ba (excentrodendron tonkine...Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học cây nghiến gân ba (excentrodendron tonkine...
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học cây nghiến gân ba (excentrodendron tonkine...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu và đánh giá sinh trưởng một số loài cây bản địa long não, bách xan...
Nghiên cứu và đánh giá sinh trưởng một số loài cây bản địa long não, bách xan...Nghiên cứu và đánh giá sinh trưởng một số loài cây bản địa long não, bách xan...
Nghiên cứu và đánh giá sinh trưởng một số loài cây bản địa long não, bách xan...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khảo sát sự hiện diện của các vi sinh vật có lợi tại một số vùng đất nông ngh...
Khảo sát sự hiện diện của các vi sinh vật có lợi tại một số vùng đất nông ngh...Khảo sát sự hiện diện của các vi sinh vật có lợi tại một số vùng đất nông ngh...
Khảo sát sự hiện diện của các vi sinh vật có lợi tại một số vùng đất nông ngh...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Xác định môi trường khảo sát hoạt tính kháng nấm của vi khuẩn lactic
Xác định môi trường khảo sát hoạt tính kháng nấm của vi khuẩn lacticXác định môi trường khảo sát hoạt tính kháng nấm của vi khuẩn lactic
Xác định môi trường khảo sát hoạt tính kháng nấm của vi khuẩn lactichttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Sản xuất chế phẩm nấm paecilomyces lilacinus phòng trừ tuyến trùng meloidogyn...
Sản xuất chế phẩm nấm paecilomyces lilacinus phòng trừ tuyến trùng meloidogyn...Sản xuất chế phẩm nấm paecilomyces lilacinus phòng trừ tuyến trùng meloidogyn...
Sản xuất chế phẩm nấm paecilomyces lilacinus phòng trừ tuyến trùng meloidogyn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ sấy đến chất lượng màng hạt gấc
Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ sấy đến chất lượng màng hạt gấcNghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ sấy đến chất lượng màng hạt gấc
Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ sấy đến chất lượng màng hạt gấchttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử ...
Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử ...Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử ...
Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Xây dựng chỉ số độc tính của kênh tham lương – bến cát thành phố hồ chí minh ...
Xây dựng chỉ số độc tính của kênh tham lương – bến cát thành phố hồ chí minh ...Xây dựng chỉ số độc tính của kênh tham lương – bến cát thành phố hồ chí minh ...
Xây dựng chỉ số độc tính của kênh tham lương – bến cát thành phố hồ chí minh ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưuHoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưuhttps://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải của chợ giếng vuông, phường hoàng văn thụ, thành phố lạng sơn, tỉnh lạng sơn (20)

Nghiên cứu hiện trạng chất lượng nước ao nuôi cá rô phi đơn tính và đề xuất b...
Nghiên cứu hiện trạng chất lượng nước ao nuôi cá rô phi đơn tính và đề xuất b...Nghiên cứu hiện trạng chất lượng nước ao nuôi cá rô phi đơn tính và đề xuất b...
Nghiên cứu hiện trạng chất lượng nước ao nuôi cá rô phi đơn tính và đề xuất b...
 
Hiện trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền,vận động ngườ...
Hiện trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền,vận động ngườ...Hiện trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền,vận động ngườ...
Hiện trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền,vận động ngườ...
 
đáNh giá mức độ ô nhiễm nước thải sinh hoạt và đề xuất biện pháp cải thiện mô...
đáNh giá mức độ ô nhiễm nước thải sinh hoạt và đề xuất biện pháp cải thiện mô...đáNh giá mức độ ô nhiễm nước thải sinh hoạt và đề xuất biện pháp cải thiện mô...
đáNh giá mức độ ô nhiễm nước thải sinh hoạt và đề xuất biện pháp cải thiện mô...
 
Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý môi trường các làng nghề trên địa bàn tỉnh hà ...
Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý môi trường các làng nghề trên địa bàn tỉnh hà ...Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý môi trường các làng nghề trên địa bàn tỉnh hà ...
Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý môi trường các làng nghề trên địa bàn tỉnh hà ...
 
Nghiên cứu mô hình thu hồi dinh dưỡng từ nước thải thủy sản
Nghiên cứu mô hình thu hồi dinh dưỡng từ nước thải thủy sảnNghiên cứu mô hình thu hồi dinh dưỡng từ nước thải thủy sản
Nghiên cứu mô hình thu hồi dinh dưỡng từ nước thải thủy sản
 
đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và...
đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và...đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và...
đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và...
 
đáNh giá công tác quản lý môi trường tại công ty thực phẩm ping rong – bình v...
đáNh giá công tác quản lý môi trường tại công ty thực phẩm ping rong – bình v...đáNh giá công tác quản lý môi trường tại công ty thực phẩm ping rong – bình v...
đáNh giá công tác quản lý môi trường tại công ty thực phẩm ping rong – bình v...
 
đáNh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của trạm xử lý nước thải sinh hoạ...
đáNh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của trạm xử lý nước thải sinh hoạ...đáNh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của trạm xử lý nước thải sinh hoạ...
đáNh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của trạm xử lý nước thải sinh hoạ...
 
đáNh giá hiện trạng môi trường trang trại chăn nuôi gà giống chất lượng cao t...
đáNh giá hiện trạng môi trường trang trại chăn nuôi gà giống chất lượng cao t...đáNh giá hiện trạng môi trường trang trại chăn nuôi gà giống chất lượng cao t...
đáNh giá hiện trạng môi trường trang trại chăn nuôi gà giống chất lượng cao t...
 
đáNh giá hiện trạng môi trường đất, nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu tại ...
đáNh giá hiện trạng môi trường đất, nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu tại ...đáNh giá hiện trạng môi trường đất, nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu tại ...
đáNh giá hiện trạng môi trường đất, nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu tại ...
 
Nghiên cứu tuổi thành thục số lượng và thành thục kinh tế của rừng trồng keo ...
Nghiên cứu tuổi thành thục số lượng và thành thục kinh tế của rừng trồng keo ...Nghiên cứu tuổi thành thục số lượng và thành thục kinh tế của rừng trồng keo ...
Nghiên cứu tuổi thành thục số lượng và thành thục kinh tế của rừng trồng keo ...
 
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học cây nghiến gân ba (excentrodendron tonkine...
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học cây nghiến gân ba (excentrodendron tonkine...Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học cây nghiến gân ba (excentrodendron tonkine...
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học cây nghiến gân ba (excentrodendron tonkine...
 
Nghiên cứu và đánh giá sinh trưởng một số loài cây bản địa long não, bách xan...
Nghiên cứu và đánh giá sinh trưởng một số loài cây bản địa long não, bách xan...Nghiên cứu và đánh giá sinh trưởng một số loài cây bản địa long não, bách xan...
Nghiên cứu và đánh giá sinh trưởng một số loài cây bản địa long não, bách xan...
 
Khảo sát sự hiện diện của các vi sinh vật có lợi tại một số vùng đất nông ngh...
Khảo sát sự hiện diện của các vi sinh vật có lợi tại một số vùng đất nông ngh...Khảo sát sự hiện diện của các vi sinh vật có lợi tại một số vùng đất nông ngh...
Khảo sát sự hiện diện của các vi sinh vật có lợi tại một số vùng đất nông ngh...
 
Xác định môi trường khảo sát hoạt tính kháng nấm của vi khuẩn lactic
Xác định môi trường khảo sát hoạt tính kháng nấm của vi khuẩn lacticXác định môi trường khảo sát hoạt tính kháng nấm của vi khuẩn lactic
Xác định môi trường khảo sát hoạt tính kháng nấm của vi khuẩn lactic
 
Sản xuất chế phẩm nấm paecilomyces lilacinus phòng trừ tuyến trùng meloidogyn...
Sản xuất chế phẩm nấm paecilomyces lilacinus phòng trừ tuyến trùng meloidogyn...Sản xuất chế phẩm nấm paecilomyces lilacinus phòng trừ tuyến trùng meloidogyn...
Sản xuất chế phẩm nấm paecilomyces lilacinus phòng trừ tuyến trùng meloidogyn...
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ sấy đến chất lượng màng hạt gấc
Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ sấy đến chất lượng màng hạt gấcNghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ sấy đến chất lượng màng hạt gấc
Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ sấy đến chất lượng màng hạt gấc
 
Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử ...
Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử ...Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử ...
Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử ...
 
Xây dựng chỉ số độc tính của kênh tham lương – bến cát thành phố hồ chí minh ...
Xây dựng chỉ số độc tính của kênh tham lương – bến cát thành phố hồ chí minh ...Xây dựng chỉ số độc tính của kênh tham lương – bến cát thành phố hồ chí minh ...
Xây dựng chỉ số độc tính của kênh tham lương – bến cát thành phố hồ chí minh ...
 
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưuHoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
 

More from TÀI LIỆU NGÀNH MAY

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfKhóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfPháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfHôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfBảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

More from TÀI LIỆU NGÀNH MAY (20)

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
 
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
 
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
 
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
 
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
 
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
 
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
 
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
 
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
 
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
 
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
 
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfKhóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
 
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
 
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfPháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
 
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfHôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
 
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfBảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
 

Recently uploaded

Disha NEET Physics Guide for classes 11 and 12.pdf
Disha NEET Physics Guide for classes 11 and 12.pdfDisha NEET Physics Guide for classes 11 and 12.pdf
Disha NEET Physics Guide for classes 11 and 12.pdfchloefrazer622
 
Explore beautiful and ugly buildings. Mathematics helps us create beautiful d...
Explore beautiful and ugly buildings. Mathematics helps us create beautiful d...Explore beautiful and ugly buildings. Mathematics helps us create beautiful d...
Explore beautiful and ugly buildings. Mathematics helps us create beautiful d...christianmathematics
 
Nutritional Needs Presentation - HLTH 104
Nutritional Needs Presentation - HLTH 104Nutritional Needs Presentation - HLTH 104
Nutritional Needs Presentation - HLTH 104misteraugie
 
Accessible design: Minimum effort, maximum impact
Accessible design: Minimum effort, maximum impactAccessible design: Minimum effort, maximum impact
Accessible design: Minimum effort, maximum impactdawncurless
 
Beyond the EU: DORA and NIS 2 Directive's Global Impact
Beyond the EU: DORA and NIS 2 Directive's Global ImpactBeyond the EU: DORA and NIS 2 Directive's Global Impact
Beyond the EU: DORA and NIS 2 Directive's Global ImpactPECB
 
Web & Social Media Analytics Previous Year Question Paper.pdf
Web & Social Media Analytics Previous Year Question Paper.pdfWeb & Social Media Analytics Previous Year Question Paper.pdf
Web & Social Media Analytics Previous Year Question Paper.pdfJayanti Pande
 
1029-Danh muc Sach Giao Khoa khoi 6.pdf
1029-Danh muc Sach Giao Khoa khoi  6.pdf1029-Danh muc Sach Giao Khoa khoi  6.pdf
1029-Danh muc Sach Giao Khoa khoi 6.pdfQucHHunhnh
 
General AI for Medical Educators April 2024
General AI for Medical Educators April 2024General AI for Medical Educators April 2024
General AI for Medical Educators April 2024Janet Corral
 
Ecosystem Interactions Class Discussion Presentation in Blue Green Lined Styl...
Ecosystem Interactions Class Discussion Presentation in Blue Green Lined Styl...Ecosystem Interactions Class Discussion Presentation in Blue Green Lined Styl...
Ecosystem Interactions Class Discussion Presentation in Blue Green Lined Styl...fonyou31
 
Unit-IV- Pharma. Marketing Channels.pptx
Unit-IV- Pharma. Marketing Channels.pptxUnit-IV- Pharma. Marketing Channels.pptx
Unit-IV- Pharma. Marketing Channels.pptxVishalSingh1417
 
Call Girls in Dwarka Mor Delhi Contact Us 9654467111
Call Girls in Dwarka Mor Delhi Contact Us 9654467111Call Girls in Dwarka Mor Delhi Contact Us 9654467111
Call Girls in Dwarka Mor Delhi Contact Us 9654467111Sapana Sha
 
The Most Excellent Way | 1 Corinthians 13
The Most Excellent Way | 1 Corinthians 13The Most Excellent Way | 1 Corinthians 13
The Most Excellent Way | 1 Corinthians 13Steve Thomason
 
Software Engineering Methodologies (overview)
Software Engineering Methodologies (overview)Software Engineering Methodologies (overview)
Software Engineering Methodologies (overview)eniolaolutunde
 
Arihant handbook biology for class 11 .pdf
Arihant handbook biology for class 11 .pdfArihant handbook biology for class 11 .pdf
Arihant handbook biology for class 11 .pdfchloefrazer622
 
Interactive Powerpoint_How to Master effective communication
Interactive Powerpoint_How to Master effective communicationInteractive Powerpoint_How to Master effective communication
Interactive Powerpoint_How to Master effective communicationnomboosow
 
Z Score,T Score, Percential Rank and Box Plot Graph
Z Score,T Score, Percential Rank and Box Plot GraphZ Score,T Score, Percential Rank and Box Plot Graph
Z Score,T Score, Percential Rank and Box Plot GraphThiyagu K
 
BAG TECHNIQUE Bag technique-a tool making use of public health bag through wh...
BAG TECHNIQUE Bag technique-a tool making use of public health bag through wh...BAG TECHNIQUE Bag technique-a tool making use of public health bag through wh...
BAG TECHNIQUE Bag technique-a tool making use of public health bag through wh...Sapna Thakur
 
Q4-W6-Restating Informational Text Grade 3
Q4-W6-Restating Informational Text Grade 3Q4-W6-Restating Informational Text Grade 3
Q4-W6-Restating Informational Text Grade 3JemimahLaneBuaron
 
microwave assisted reaction. General introduction
microwave assisted reaction. General introductionmicrowave assisted reaction. General introduction
microwave assisted reaction. General introductionMaksud Ahmed
 

Recently uploaded (20)

Disha NEET Physics Guide for classes 11 and 12.pdf
Disha NEET Physics Guide for classes 11 and 12.pdfDisha NEET Physics Guide for classes 11 and 12.pdf
Disha NEET Physics Guide for classes 11 and 12.pdf
 
Explore beautiful and ugly buildings. Mathematics helps us create beautiful d...
Explore beautiful and ugly buildings. Mathematics helps us create beautiful d...Explore beautiful and ugly buildings. Mathematics helps us create beautiful d...
Explore beautiful and ugly buildings. Mathematics helps us create beautiful d...
 
Nutritional Needs Presentation - HLTH 104
Nutritional Needs Presentation - HLTH 104Nutritional Needs Presentation - HLTH 104
Nutritional Needs Presentation - HLTH 104
 
Accessible design: Minimum effort, maximum impact
Accessible design: Minimum effort, maximum impactAccessible design: Minimum effort, maximum impact
Accessible design: Minimum effort, maximum impact
 
Beyond the EU: DORA and NIS 2 Directive's Global Impact
Beyond the EU: DORA and NIS 2 Directive's Global ImpactBeyond the EU: DORA and NIS 2 Directive's Global Impact
Beyond the EU: DORA and NIS 2 Directive's Global Impact
 
Web & Social Media Analytics Previous Year Question Paper.pdf
Web & Social Media Analytics Previous Year Question Paper.pdfWeb & Social Media Analytics Previous Year Question Paper.pdf
Web & Social Media Analytics Previous Year Question Paper.pdf
 
1029-Danh muc Sach Giao Khoa khoi 6.pdf
1029-Danh muc Sach Giao Khoa khoi  6.pdf1029-Danh muc Sach Giao Khoa khoi  6.pdf
1029-Danh muc Sach Giao Khoa khoi 6.pdf
 
General AI for Medical Educators April 2024
General AI for Medical Educators April 2024General AI for Medical Educators April 2024
General AI for Medical Educators April 2024
 
Ecosystem Interactions Class Discussion Presentation in Blue Green Lined Styl...
Ecosystem Interactions Class Discussion Presentation in Blue Green Lined Styl...Ecosystem Interactions Class Discussion Presentation in Blue Green Lined Styl...
Ecosystem Interactions Class Discussion Presentation in Blue Green Lined Styl...
 
Advance Mobile Application Development class 07
Advance Mobile Application Development class 07Advance Mobile Application Development class 07
Advance Mobile Application Development class 07
 
Unit-IV- Pharma. Marketing Channels.pptx
Unit-IV- Pharma. Marketing Channels.pptxUnit-IV- Pharma. Marketing Channels.pptx
Unit-IV- Pharma. Marketing Channels.pptx
 
Call Girls in Dwarka Mor Delhi Contact Us 9654467111
Call Girls in Dwarka Mor Delhi Contact Us 9654467111Call Girls in Dwarka Mor Delhi Contact Us 9654467111
Call Girls in Dwarka Mor Delhi Contact Us 9654467111
 
The Most Excellent Way | 1 Corinthians 13
The Most Excellent Way | 1 Corinthians 13The Most Excellent Way | 1 Corinthians 13
The Most Excellent Way | 1 Corinthians 13
 
Software Engineering Methodologies (overview)
Software Engineering Methodologies (overview)Software Engineering Methodologies (overview)
Software Engineering Methodologies (overview)
 
Arihant handbook biology for class 11 .pdf
Arihant handbook biology for class 11 .pdfArihant handbook biology for class 11 .pdf
Arihant handbook biology for class 11 .pdf
 
Interactive Powerpoint_How to Master effective communication
Interactive Powerpoint_How to Master effective communicationInteractive Powerpoint_How to Master effective communication
Interactive Powerpoint_How to Master effective communication
 
Z Score,T Score, Percential Rank and Box Plot Graph
Z Score,T Score, Percential Rank and Box Plot GraphZ Score,T Score, Percential Rank and Box Plot Graph
Z Score,T Score, Percential Rank and Box Plot Graph
 
BAG TECHNIQUE Bag technique-a tool making use of public health bag through wh...
BAG TECHNIQUE Bag technique-a tool making use of public health bag through wh...BAG TECHNIQUE Bag technique-a tool making use of public health bag through wh...
BAG TECHNIQUE Bag technique-a tool making use of public health bag through wh...
 
Q4-W6-Restating Informational Text Grade 3
Q4-W6-Restating Informational Text Grade 3Q4-W6-Restating Informational Text Grade 3
Q4-W6-Restating Informational Text Grade 3
 
microwave assisted reaction. General introduction
microwave assisted reaction. General introductionmicrowave assisted reaction. General introduction
microwave assisted reaction. General introduction
 

đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải của chợ giếng vuông, phường hoàng văn thụ, thành phố lạng sơn, tỉnh lạng sơn

  • 1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ BÍCH THOA Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC THẢI TẠI CHỢ GIẾNG VUÔNG, PHƯỜNG HOÀNG VĂN THỤ THÀNH PHỐ LẠNG SƠN, TỈNH LẠNG SƠN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trường Khoa : Môi trường Khóa học : 2015 – 2019 Thái nguyên, năm 2019
  • 2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ BÍCH THOA Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC THẢI TẠI CHỢ GIẾNG VUÔNG, PHƯỜNG HOÀNG VĂN THỤ THÀNH PHỐ LẠNG SƠN, TỈNH LẠNG SƠN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trường Lớp : K47KHMT Khóa học : 2015 – 2019 Giang viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thanh Hải Thái nguyên, năm 2019
  • 3. i LỜI CẢM ƠN Được sự quan tâm và tạo điều kiện của ban chủ nhiệm khoa Khoa học Môi Trường trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Em đã được giới thiệu tới Công ty Cổ phần EJC chi nhánh tại Bắc Giang để thực tập nhằm nâng cao hiểu biết và rèn luyện bản thân về kỹ năng chuyên môn. Trong thời gian thực tập và làm báo cáo tốt nghiệp em xin cảm ơn giảng viên TS. Nguyễn Thanh Hải đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn em hoàn thành khóa luận này. Bên cạnh đó em cũng gửi lời cảm ơn tới các anh chị tại Công ty Cổ phần EJC chi nhánh tại Bắc Giang đã tạo điều kiện tốt nhất cho em trong quá trình thực tập và làm chuyên đề. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã trực tiếp giảng dạy và truyền đạt những kiến thức chuyên môn, đó là nền tảng để em hoàn thành tốt công việc trong quá trình thực tập cũng như là hành trang cho công việc và học tập của em sau này. Mặc dù bản thân đã cố gắng nghiên cứu và tìm hiểu nhưng do năng lực và kinh nghiệm còn hạn chế nên bài luận văn không tránh khỏi thiếu sót. Vậy em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy, cô giáo để bài luận văn của em dược hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Thái Nguyên, ngày 10 tháng 5 năm 2019 Sinh viên Nguyễn Thị Bích Thoa
  • 4. ii MỤC LỤC CHƯƠNG I. ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................. 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................... 1 1.2. Mục tiêu của đề tài....................................................................................... 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................ 2 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................. 3 2.1. Cơ sở pháp lý............................................................................................... 3 2.2. Cơ sở lý luận................................................................................................ 4 2.2.1. Khái niệm về môi trường và ô nhiễm nguồn nước................................... 4 2.2.2. Khái niệm ô nhiễm nguồn nước ............................................................... 5 2.2.3. Các thông số của chất lượng nước............................................................ 7 2.3. Cơ sở thực tiễn............................................................................................. 9 2.3.1. Hiện trạng phát sinh ô nhiễm nước thải trên thế giới............................... 9 2.3.2. Hiện trạng phát sinh ô nhiễm nước thải tại Việt Nam............................ 11 CHƯƠNG 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................. 24 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 24 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................. 24 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 24 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu.............................................................. 24 3.2.1. Địa điểm nghiên cứu............................................................................... 24 3.2.2. Thời gian nghiên cứu.............................................................................. 24 3.3. Nội dung nghiên cứu.................................................................................. 24 3.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 25 3.4.2. Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm .............................................................................................................. 25 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................... 29 4.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của khu vực chợ Giếng Vuông, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn.............................................................. 29 4.1.1. Điều kiện địa lý, địa hình địa chất.......................................................... 29
  • 5. iii 4.1.2. Điều kiện khí tượng ................................................................................ 29 4.1.3. Điều kiện thủy văn.................................................................................. 30 4.1.4. Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................................... 30 4.2. Vị trí, quy mô và hiện trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ của chợ Giếng Vuông, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn.................................... 31 4.2.1. Vị trí........................................................................................................ 31 4.2.2. Cơ cấu tổ chức quản lý chợ Giếng Vuông.............................................. 32 4.2.3. Hệ thống cấp nước, thoát nước thải, nước mưa...................................... 33 4.2.4. Quy mô hoạt động của chợ Giếng Vuông .............................................. 33 4.3. Đánh giá hiện trạng nước thải tại chợ Giếng Vuông, đường Bắc Sơn, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn................................................. 35 4.3.1. Hiện trạng sử dụng nước của chợ Giếng Vuông .................................... 35 4.3.2. Các nguồn và tính chất nước thải của Chợ Giếng Vuông ...................... 35 4.3.3. Chất lượng nước thải tại chợ Giếng Vuông trước khi xử lý................... 37 4.3.5. Hệ thống xử lý nước thải tập trung tại chợ Giếng Vuông...................... 43 4.4. Đánh giá tác động của việc xả nước thải và khả năng tiếp nhận của nguồn nước................................................................................................................... 49 4.4.1. Đánh giá tác động của việc xả nước thải đến chế độ thủy văn của nguồn tiếp nhận............................................................................................................ 49 4.4.2. Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước........................ 52 4.5. Đề xuất một số giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận tại chợ Giếng Vuông................................................................................ 55 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................ 57 5.1. Kết luận...................................................................................................... 57 5.2. Đề nghị....................................................................................................... 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 59
  • 6. iv DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 4.1. Nhu cầu sử dụng nước 3 tháng gần nhất.......................................... 35 Bảng 4.2. Kết quả phân tích chất lượng nước thải trước và sau xử lý ............. 37 Bảng 4.4. Kết quả phân tích mẫu nước mặt của suối Lao Ly .......................... 48 Bảng 4.5. Tải lượng tối đa của thông số chất lượng nước mặt......................... 53 Bảng 4.6. Tải lượng của thông số chất lượng nước hiện có trong nguồn nước...... 54 Bảng 4.7. Tải lượng thông số ô nhiễm có trong nước thải............................... 54 Bảng 4.8. Khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải...................................... 55 đối với từng thông số ô nhiễm.......................................................................... 55
  • 7. v DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Biểu đồ các loại nước thải phát sinh trên địa bàn Hà Nội................ 12 Hình 2.2. Ước tính lượng nước sinh hoạt phát sinh tại các vùng trên cả nước .... 13 Bảng 2.1. Bảng lượng nước thải sinh hoạt phát sinh tại một số địa phương.... 14 Hình 2.4. Biểu đồ tổng lượng nước thải y tế ước tính trên phạm vi toàn quốc các năm............................................................................................. 16 Bảng 2.2. Lượng nước thải y tế phát sinh tại một sô địa phương .................... 17 Bảng 2.3. Thành phần ô nhiễm đặc trung nước thải của bệnh viện ................. 18 Bảng 2.4. Lượng nước thải phát sinh tại một số địa phương ........................... 19 Hình 4.1. Sơ đồ vị trí Chợ Giếng Vuông.......................................................... 31 Hình 4.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức chợ Giếng Vuông........................................... 32 Hình 4.4. Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn........................................................ 42 Hình 4.5. Sơ đồ hệ thống xử lý sơ bộ nước thải gia cầm ................................. 43 Hình 4.6. Công nghệ xử lý nước thải AAO – sử dụng đệm vi sinh ................. 44
  • 8. 1 CHƯƠNG I ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Nước là một trong những nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, các sinh vật không thể tồn tại nếu thiếu nước, không có nước đồng nghĩa với việc không còn sự sống. Sự có mặt của nước là điều kiện đầu tiên để xác định sự tồn tại của sự sống. Ở đâu có nước thì ở đó có sự sống. Đối với sự sống của con người, tầm quan trọng của nước rất lớn, là nền tảng cho tất cả các hoạt động. Nước cho ta uống, tạo ra thực phẩm cho chúng ta ăn, tạo ra năng lượng hỗ trợ nền kinh tế hiện đại của chúng ta, duy trì các dịch vụ sinh thái và các yếu tố khác mà tất cả chúng ta đều phụ thuộc. Đối con người và sinh vật nước là yếu tố quan trọng nhất. Trong cơ thể con người nước chiếm 70% trọng lượng cơ thể Mỗi ngày cơ thể cần từ 2 – 3 lít nước dưới hình thức hơi nước trong khi thở, nước uống trực tiếp và nước có trong thức ăn, cơ thể thiếu nước sẽ không chuyển hóa được các chất, làm tích tụ các chất cặn bã, gây ngộ độc cho con người. Nước mang muối khoáng và một số chất vi lượng cần thiết cho cơ thể, giúp đào thải cặn bả và các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, khi bị nhiễm bẩn nước sẽ trở thành mối nguy hại to lớn đối với sức khỏe con người bởi vì nước là môi trường mang theo rất nhiều vi trùng và chất độc gây ra các bệnh tả, lị, thương hàn, mắt hột và các bệnh phụ khoa khác. Ngoài các nhu cầu về ăn uống, sinh hoạt, nước sạch còn được dùng cho sản xuất chế biến, chữa cháy và các nhu cầu dịch vụ kinh doanh khác, đáp ứng các yêu cầu xây dựng và phát triển đô thị. Đi cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội trong thời gian gần đây con người gây ra vô số hậu quả vô cùng nặng nề đối với môi trường, trong đó ô nhiễm nước là một vấn đề thực sự đáng lo ngại, là nguyên nhân gây nên sự hủy hoại con người. Hiện tại tài nguyên nước ở Việt Nam là có hạn và đang chịu một sức ép quan trọng trước tình trạng ô nhiễm và sử dụng nước quá mức cho phép.
  • 9. 2 Thành phố Lạng Sơn - trung tâm chính trị, văn hóa, thương mại du lịch của tỉnh Lạng Sơn, là cửa ngõ quan trọng trong giao lưu kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố theo hướng phát triển thương mại và dịch vụ là ngành kinh tế mũi nhọn. Sự tăng trưởng về kinh tế của Lạng Sơn đã góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống sống cho nhân dân. Sự tăng trưởng về kinh tế nếu không được quản lý một cách hợp lý sẽ kéo theo những ảnh hưởng tiêu cực, sự bền vững của hệ sinh thái, đặc biệt là nguồn nước. Công nghiệp – thương mại phát triển kéo theo đó là việc thải ra môi trường một lượng lớn nước thải. Nếu lượng nước thải này không được xử lý một cách bài bản thì việc ô nhiễm nguồn nước là điều khó tránh khỏi Chợ Giếng Vuông đi vào hoạt động với nhiều ngành hàng khác nhau đã được tổ chức tương đối hoàn chỉnh. Đối với các ngành hàng tươi sống, gia cầm, rau củ quả các loại, hằng ngày thải ra một lượng lớn rác và nước thải gây ô nhiễm môi trường nước ở khu vực chợ và khu vực xung quanh. Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên em tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường nước thải của chợ Giếng Vuông, Phường Hoàng Văn Thụ, Thành phố Lạng Sơn, Tỉnh Lạng Sơn” 1.2. Mục tiêu của đề tài - Đánh giá chất lượng nước thải tại chợ Giếng Vuông, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. - Đề xuất giải pháp xử lý và quản lý nước thải tại chợ Giếng Vuông. 1.3. Ý nghĩa của đề tài - Đề xuất các giải pháp giảm thiểu chất ô nhiễm. - Áp dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn. - Nâng cao hiểu biết về kiến thức thực tế. - Tích lũy kinh nghiệm cho công việc sau khi ra trường - Bổ sung tư liệu cho học tập.
  • 10. 3 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở pháp lý * Văn bản pháp lý - Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013 do Quốc hội ban hành; - Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH2013 có hiệu lực từ ngày 23/3/2014 do Quốc hội ban hành; - Nghị định số 201/2013/ NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều luật tài nguyên nước; - Nghị định 154/2016/NĐ-CP ngày 16/11/2016 của Chính phủ Quy định về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải; - Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; - Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 về thoát nước và xử lý nước thải. - Nghị định số 33/2017/NĐ-CP ngày 03/04/ 2017 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản. - Thông tư số 76/2017/TT-BTNMT ngày 29/12/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ; - Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/5/2014 của Bộ Tài nguyên & Môi trường Quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ hơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước; - Thông tư số 56/2014/TT-BTNMT ngày 24/9/2016 của Bộ Tài nguyên & Môi trường Quy định điều kiện về năng lực của tổ chức, cá nhân thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên nước, tư vấn lập quy hoạch tài nguyên nước, lập đề án, báo9 cáo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tài nguyên nước;
  • 11. 4 - Quyết định số 1380/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch phân bổ và bảo vệ tài nguyên nước tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. - Quyết định số 33/2007/QĐ-UBND về Ban hành Quy định một số nội dung về quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. * Tiêu chuẩn, quy chuẩn cấp nước: + TCDVN 33:2006/BXD: Cấp nước – Mạng lưới đường ống và công trình, tiêu chuẩn thiết kế. - Tiêu chuẩn, quy chuẩn về chất lượng nước thải, chất lượng nguồn nước tiếp nhận: + QCVN 08-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. + QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt 2.2. Cơ sở lý luận 2.2.1. Khái niệm về môi trường và ô nhiễm nguồn nước - Khái niệm về môi trường: Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật. (Theo điều 3 Luật bảo vệ môi trường năm 2014). - Khái niệm ô nhiễm môi trường: “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật” - Khái niệm nguồn tài nguyên nước: Tài nguyên nước là một dạng tài nguyên thiên nhiên đặc biệt, vừa vô hạn vừa hữu hạn và chính bản thân nước có thể đáp ứng cho các nhu cầu của cuộc sống, ăn uống, sinh hoạt, hoạt động công nghiệp, năng lượng, công nghiệp, giao thông vận tải, du lịch Tài nguyên nước được chia thành 3 dạng chủ yếu theo vị trí cũng như đặc điểm hình thành, khai thác, sử dụng. Đó là nguồn tài nguyên nước trên mặt đất (nước mặt), nước dưới đất (nước ngầm), nước trong khí quyển (hơi nước)
  • 12. 5 Về mặt hóa học nước có công thức là H2O (nguyên chất), tuy nhiên trong tự nhiên nước còn bao gồm các chất hòa tan, các chất lơ lửng và các sinh vật sống. Các thành phần này phụ thuộc vào điều kiện nguồn phát sinh, môi trường xung quanh. (Dư Ngọc Thành, Bài giảng Tài nguyên nước và khoáng sản, 2009). - Nguồn nước chỉ các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai thác, sử dụng được, bao gồm: sông, suối, kênh, rạch, biển, hồ, đầm, ao, các tầng chứa nước dưới đất, mưa, băng, tuyết và các dạng nước tích tụ nước khác. - Nước mặt là nước tồn tại trên đất liền hoặc hải đảo. - Nước dưới đất là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới mặt đất. - Nước sinh hoạt là nước dùng cho ăn uống, vệ sinh của con người. - Nước sạch là nước đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng nước sạch của tiêu chuẩn Việt Nam. - Nguồn nước sinh hoạt là nguồn có thể cung cấp cho sinh hoạt hoặc nước có thể xử lý thành nước sạch một cách kinh tế. 2.2.2. Khái niệm ô nhiễm nguồn nước Ô nhiễm nước là sự thay đổi của thành phần và tính chất của nước ảnh hưởng đến hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật. Sự thay đổi hành phần và tính chất của nước vượt quá ngưỡng cho phép thì sự ô nhiễm nước đã ở mức nguy hiểm và gây ra một số bênh ở người. - Tác nhân và thông số ô nhiễm nguồn nước. + Màu sắc: nước tinh khiết thì không có màu. Nước thường có màu do sự tồn tại của các chất như: Các chất hữu cơ do xác của các vi sinh vật bị phân hủy. Sắt và Mangan dạng keo hoặc dạng hòa tan làm cho nước có màu vàng, đỏ, đen. + Tổng chất rắn lơ lửng (TSS):
  • 13. 6 Chất rắn lơ lửng là các hạt rắn vô cơ lơ lửng trong nước như khoáng sét, bùn, bụi, quặng, vi khuẩn, tảo,… sự có mặt của các chất lơ lửng trong nước mặt do hoạt động xói mòn, nước chảy tràn làm mặt nước đục, thay đổi màu sắc và các tính chất khác. Chất rắn lơ lửng ít xuất hiện trong nước ngầm vì nước được lọc và các chất rắn được lưu giữ lại trong quá trình nước thấm qua các tầng đất. + Độ cứng: Độ cứng của nước do sự có mặt của các muối Ca và Mg trong nước. Độ cứng của nước được gọi tạm thời do các muối cacbonat hoặc bicacbonat Ca và Mg gây ra: Loại nước này khi đun sẽ tạo ra kết tủa CaCO3 và MgCO3 và sẽ bớt cứng. Độ cứng vĩnh cửu của nước gây ra do các muối sunfat hoặc clorua Ca, Mg. Độ cứng là chỉ tiêu cần quan tâm khi đánh giá chất lượng nước ngầm. Nó ảnh hưởng đến chất lượng nước sinh hoạt và sản xuất. Độ cứng của nước được rính bằng mg/l CaCO3. Đối với nước tinh khiết thì pH = 7, khi trong nước có nhiều ion H+ hơn OH- thì nước có tính axit (pH < 7), khi nước có nhiều ion OH- thì nước có tính kiềm (pH > 7). + Nồng độ oxy tự do hòa tan trong nước (DO). Oxy tự do hòa tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các sinh vật nước thường được tạo ra do sự hòa tan oxy từ khí quyển hoặc do quang hợp của tảo. Nồng độ oxy tự do tan trong nước khoảng 8 – 10 mg/l, và dao động mạnh phụ thuộc vào nhiệt độ, sự phân hủy hóa chất, sự quang hợp của tảo. Do vậy DO là một chỉ số quan trọng để đánh giá sự ô nhiễm thủy vực, nhất là ô nhiễm hữu cơ. + Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD) Nhu cầu oxy sinh hóa là lượng oxy mà sinh vật cần dùng để oxy hóa các chất hữu cơ có trong nước thành CO2, nước, tế bào mới và các sản phẩm trung gian.
  • 14. 7 + Nhu cầu oxy hóa học (COD) Nhu cầu oxy hóa là lượng oxy mà sinh vật cần dùng để oxy hóa các chất hữu cơ có trong nước thành CO2 và nước. Như vậy, COD là lượng oxy cần thiết để oxy hóa toàn bộ các hợp chất hữu cơ trong nước, bòn BOD chỉ là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các chất dẽ phân hủy sinh học. + Kim loại nặng: Các kim loại nặng như: Hg, Cd, Pb, As, Cr, Cu, Zn, Fe,… có trong nước với nồng độ lớn đều làm nước bị ô nhiễm. Kim loại nặng không tham gia, hoặc ít tham gia vào các quá trình sinh hóa và thường tích lũy lại trong cơ thể sinh vật. Các kim loại này có mặt trong nước do nhiều nguồn như nuowscthari công nghiệp, còn trong khai thác khoáng sản thì do nước mỏ thì có tính axit làm tắng quá trình hòa tan các kim loại nặng trong thành phần khoáng vật. + Các nhóm anion NO3 - , PO4 - , SO4 2- : Các nguyên tố N, P, S ở nồng độ các chất này cao gây ra sự phú dưỡng hoặc là nguyên nhân gây nên biến đổi sinh hóa trong cơ thể người và sinh vật khi sử dụng nguồn nước này. + Các tác nhân ô nhiễm sinh học: Nhiều vi sinh vật gây bệnh có mặt trong nước gây tác hại cho nguồn nước phục vụ cho mục đích sinh hoạt. Các sinh vật này có thể truyền hoặc gây bệnh hoặc gây bệnh cho người và động vật. Một số các sinh vật gây bệnh có thể sống một thời gian khá dài trong nước và là nguy cơ truyền bệnh tiềm tàng. Để đánh giá mức độ ô nhiễm vi sinh vật của nước, người ta thường dùng chỉ tiêu Coliform. 2.2.3. Các thông số của chất lượng nước 1. Thông số vật lý - Nhiệt độ: Nhiệt độ nước là đại lượng phụ thuộc vào điều kiện môi trường và khí hậu. Nước mặt thường có nhiệt độ thay đổi theo nhiệt độ môi trường, nước ngầm có nhiệt độ ổn định hơn.
  • 15. 8 - Độ màu: Thường do các chất bẩn trong nước tạo nên: Các hợp chất sắt, mangan không hòa tan làm nước có màu nâu đỏ; các chất mùn humic gây ra màu vàng; các loại thủy sinh làm nước có màu xanh lá cây. Nước bị nhiễm bẩn do nước thải sinh hoạt hoặc công nghiệp có màu xanh đen. - Độ đục: Độ đục của nước hiện diện khi có sự xuất hiện của một số các chất lơ lửng, có kích thước thay đổi tư dạng phân tán thô đến dạng keo, huyền phù (kích thước 0,1-10mm). Trong nước, các chất gây đục thường là đất sét, chất hữu cơ, vô cơ, thực vật và các vi sinh vật bao gồm các loại phiêu sinh động vật. Nước có độ đục lớn chứng tỏ nước chứa nhiều vi sinh, cặn bẩn hoặc hàm lượng chất lơ lửng cao. Đơn vị để đo độ đục là SiO2/l, NTU, FTU. - Mùi vị: Mùi trong nước thường do các hợp chất hóa học, hợp chất hữu cơ hay sản phẩm từ quá trình phân hủy vật chất gây nên. Tùy theo thành phần và hàm lượng các muối hòa tan nước có thể có các vị mặn, ngọt, chát, đắng… Ngoài ra còn có các thông số về độ nhớt, độ dẫn điện, tính phóng xạ,… chủ yế dùng trong phân tích nước thải. 2. Thông số hóa học Thông số hóa học phản ánh những đặc tính của chất hữu cơ và vô cơ của nước. Đặc tính hóa hữu cơ của nước thể hiện trong quá trình sử dụng oxy hòa tan trong nước và các loại vi khuẩn, vi sinh vật dễ phân hủy các chất hữu cơ. Nước tự nhiên tinh khiết hoàn toàn không chứa những chất hữu cơ nào cả. Nước tự nhiên đã nhiễm bẩn thì các thành phần hữu cơ trong nước tăng lên các chất này luôn bị tác dụng phân hủy của các vi sinh vật. Nếu lượng chất hữu cơ càng nhiều thì lượng phân hủy càng lớn, do đó lượng oxy hòa tan sẽ giảm xuống, ảnh hưởng đến quá trình sống của các sinh vật nước. Phản ánh đặc tính của quá trình trên, có thể dùng một thông số về nhu cầu oxy hóa BOD (mg/l) và nhu cầu oxy hóa học COD (mg/l). Đặc tính vô cơ của nước bao gồm độ mặn, độ cứng, độ pH, độ axit, độ kiềm, lượng chứa các ion Mangan (Mn), Clo (Cl), Sunfat (SO4), những kim loại nặng như Thủy ngân (Hg), Chì (Pb), Crôm (Cr), Đồng (Cu), Kẽm (Zn), các hợp chất chứa Nitơ hữu cơ, amoniac (NH4NO) và photphat.
  • 16. 9 3. Thông số sinh học Bao gồm các loại vi khuẩn, virut gây bệnh, nguyên sinh động vật, tảo, các vi sinh vật trong mẫu nước có thành phần E.coli và Colifom chịu nhiệt. Đối với nước cung cấp cho mục đích sinh hoạt yêu cầu chất lượng cao, trong đó đặc biệt chú ý đến thông số này. Chỉ E.Coli là lượng vi khuẩn E.Coli có trong 1 lít nước. Tiêu chuẩn nước cấp cho sinh hoạt ở các nước tiên tiến quy định trị số E.Coli không nhỏ hơn 100mL nước (chỉ số E.Coli tương ứng là 10). Tiêu chuẩn Việt Nam quy định chỉ số E.Coli của nước sinh hoạt phải nhỏ hơn 20. Colifoms tổng số được xem như một chỉ điểm vi sinh vật thích hợp về chất lượng nước uống, chúng được sử dụng rộng rãi vì dễ phát hiện và định lượng. “Colifoms” bao gồm những vi khuẩn hình gậy, gram âm có khả năng phát triển nên môi trường có muối mật hoặc các chất hoạt tính bề mặt có tính chất ức chế tương tự, có khả năng lên men đường lactose kèm theo sinh hơi, axit và aldehyde trong vòng 24-48 giờ. Loại vi khuẩn này không sinh bào tử, có phản ứng oxidase âm tính và thể hiện hoạt tính của B-galactosidate. Tiêu chuẩn nước cấp cho sinh hoạt ở các nước tiên tiến quy định trị số Colifom trong nước sinh hoạt phải nhỏ hơn 150. 2.3. Cơ sở thực tiễn 2.3.1. Hiện trạng phát sinh ô nhiễm nước thải trên thế giới Thực trạng ô nhiễm môi trường nước trên Thế Giới đang là vấn đề rất đáng báo động. Việc công nghiệp hóa nhanh chóng, lạm dụng tài nguyên nước khan hiếm và nhiều yếu tố khác đóng vai trò trong quá trình ô nhiễm nước. Mỗi năm, có khoảng 400 tỷ tấn chất thải được thải ra môi trường trên toàn thế giới. Hầu hết chất thải này được thải vào các hồ chứa. Trong tổng số nước trên Trái đất, chỉ có 3% là nước ngọt. Nếu nguồn nước ngọt này liên tục bị ô nhiễm, cuộc khủng hoảng nước sẽ trở thành một vấn đề nghiêm trọng trong tương lai gần. Chính vì vậy, những biện pháp bảo vệ nguồn nước lúc này là vô cùng quan trọng và cần thiết.
  • 17. 10 Các con sông ở lục địa châu Á là nơi ô nhiễm nặng nề nhất. Hàm lượng chì trong các con sông này được tìm thấy cao hơn 20 lần so với các hồ chứa của các nước công nghiệp ở các châu lục khác. Số lượng vi khuẩn được tìm thấy ở những con sông này (từ chất thải của con người) rất cao, có thể gấp ba lần so với mức trung bình của thế giới. Ở Ireland, phân bón hóa học và nước thải là những chất gây ô nhiễm nước chính. Khoảng 30% các con sông ở đất nước này bị ô nhiễm. Ô nhiễm nước ngầm là một vấn đề nghiêm trọng ở Bangladesh. Asen là một trong những chất gây ô nhiễm chính ảnh hưởng đến chất lượng nước ở quốc gia này. Có khoảng 85% tổng diện tích của Bangladesh là nguồn nước ngầm đã bị ô nhiễm. Điều này có nghĩa là hơn 1,2 triệu công dân của đất nước này phải đối mặt với tác hại của nước bị nhiễm asen. Tình hình ô nhiễm nguồn nước ở Mỹ có những dấu hiệu không khác xa so với thực trạng ô nhiễm môi trường nước trên Thế Giới. Cần lưu ý rằng khoảng 40% các con sông ở Hoa Kỳ đều đã bị ô nhiễm. Vì lý do này, bạn không thể sử dụng nước từ những con sông này để uống, tắm hoặc bất kỳ hoạt động nào như vậy. Có khoảng 46% hồ ở Hoa Kỳ là không phù hợp để duy hoạt động sống thủy sinh. Các chất gây ô nhiễm trong nước từ nước thải từ các xí nghiệp, nhà máy. Ô nhiễm nhiệt nước do dòng nước nóng từ các doanh nghiệp công nghiệp ngày càng gia tăng. Nhiệt độ nước tăng là mối đe dọa đối với cân bằng sinh thái. Nhiều cư dân dưới nước mất mạng vì ô nhiễm nhiệt. Thoát nước do mưa là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm nước. Các chất thải, như dầu, hóa chất thải ra từ ô tô, hóa chất gia dụng, v.v., là những tác nhân chính gây ô nhiễm từ khu vực thành thị. Phân khoáng và phân hữu cơ và dư lượng thuốc trừ sâu chiếm phần lớn các chất ô nhiễm. Sự thật về thực trạng ô nhiễm nguồn nước trên thế giới nói về một vấn đề thế giới sắp xảy ra.(Hoàng Trung Kiên,2017- Thực trạng ô nhiễm môi trường trên thế giới)
  • 18. 11 2.3.2. Hiện trạng phát sinh ô nhiễm nước thải tại Việt Nam Tại các khu công nghiệp hàng trăm đơn vị sản xuất lớn nhỏ, hàng tấn nước thải rác thải chưa qua xử lý đã xả trực tiếp vào đường ống, các chất ô nhiễm hữu cơ, các kim loại còn nguyên trong nước đã thâm nhập vào nguồn nước. Ở các thành phố, rác thải sinh hoạt được vứt lung tung, ngổn ngang làm tắc đường cống, nước không thoát được, nên cứ mỗi trận mưa đến ngừời ta lại phải đi thông cống để thoát nước. Những con sông nhuệ, sông tô lịch đen kịt, bốc mùi hôi vì rác thải. Ở nông thôn do điều kiện sinh hoạt còn khó khăn, cơ sở lạc hậu, các chất thải sinh hoạt và cả gia súc, gia cầm chưa qua xử lý đã thấm xuống các mạch nước ngầm, nếu sử dụng nước ngầm không xử lý sẽ có khả năng mắc các bệnh do nước gây ra. Theo thống kê mỗi năm có đến 9000 người chết vì ô nhiễm nguồn nước, và phát hiện 100.000 trường hợp ung thư mỗi năm mà nguyên nhân chính là do sử dụng nguồn nước ô nhiễm. Khảo sát 37 xã mang tên “làng ung thư” đã có 1.136 người chết vì các bệnh ung thư. Ngoài ra, còn có 380 người ở các xã lân cận cũng chết bởi ung thư. Hiện nay, nước ta đang đối mặt tình trạng ô nhiễm, suy giảm nguồn nước, nhất là tại các khu vực sản xuất công nghiệp và đô thị. Các nguồn phát sinh nước thải ngày càng đa dạng với lượng nước thải phát sinh ngày càng nhiều đang đặt ra những thách thức to lớn cho công tác quản lý nước thải. Trong đó, một số loại hình nước thải chính phải kể đến là nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước thải y tế và một số loại hình nước thải khác như nước thải làng nghề, nước thải nông nghiệp… Mặc dù việc thu gom, XLNT đã được quan tâm thực hiện và bước đầu đạt được những kết quả nhất định, song để quản lý có hiệu quả các loại nước thải, cần có sự nhìn nhận đánh giá cụ thể về các nguồn phát sinh, đặc trưng của từng loại hình nước thải, hiện trạng phát
  • 19. 12 sinh và kết quả hoạt động thu gom, xử lý các loại hình nước thải chính cũng như thực trạng công tác quản lý nước thải ở Việt Nam hiện nay. Nguồn phát sinh nước thải: Các hoạt động phát triển KT - XH và dân sinh đã và đang làm phát sinh một lượng không nhỏ các loại nước thải. Tuy nhiên, do nguồn số liệu còn hạn chế nên báo cáo chỉ đề cập đến một số nguồn phát sinh nước thải chính bao gồm: nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước thải y tế và các nguồn khác như nước thải từ các cơ sở dịch vụ, làng nghề, nước thải chăn nuôi. Tính đến năm 2017, tổng lưu lượng xả thải trên toàn quốc theo giấy phép xả thải đã cấp khoảng 100 triệu m3 /ngày đêm. Tùy theo khu vực, vùng miền mà tỷ lệ nước thải phát sinh từ các nguồn là khác nhau. Tuy nhiên, lượng nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cơ cấu nước thải phát sinh. a. Nước thải sinh hoạt Nước thải sinh hoạt là một trong những loại hình nước thải có thải lượng lớn tại Việt Nam hiện nay ở cả khu vực đô thị và nông thôn. Tại một số khu vực và địa phương, nước thải sinh hoạt chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lượng nước thải phát sinh trên địa bàn. Điển hình như tại Hà Nội, lượng nước thải sinh hoạt phát sinh chiếm đến 67,6% tổng lượng nước thải phát sinh . Hình 2.1. Biểu đồ các loại nước thải phát sinh trên địa bàn Hà Nội
  • 20. 13 Cùng với sự gia tăng dân số và nhu cầu cuộc sống, lượng nước thải sinh hoạt phát sinh tiếp tục tăng cao..., đặc biệt là những nơi tập trung đông dân cư như các khu đô thị tại các thành phố lớn. Theo báo cáo về công tác bảo vệ môi trường năm 2016 của các địa phương, lượng nước thải sinh hoạt thực tế phát sinh có sự khác biệt tương đối lớn. Ở khu vực đô thị, lượng nước thải sinh hoạt phát sinh trong khoảng từ 80 - 160 lít/người.ngày (trung bình khoảng 120 lít/người.ngày), trong khi ở khu vực nông thôn, lượng phát sinh trong khoảng từ 40 - 120 lít/người.ngày (trung bình 80 lít/người.ngày). Một số địa phương có lượng nước thải sinh hoạt phát sinh lớn như Nghệ An (160 lít/người.ngày), Bắc Ninh (151 lít/người.ngày)... Kết quả ước tính lượng nước thải sinh hoạt phát sinh trên một đơn vị diện tích tại các vùng trên cả nước cho thấy, Đồng bằng sông Hồng là khu vực phát sinh cao nhất, tiếp đến là khu vực Đông Nam Bộ. Đây là hai khu vực có kinh tế phát triển mạnh, thu hút đông đảo lực lượng lao động từ các nơi khác đến. Trong đó, Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh là hai đô thị đặc biệt có dân số tập trung cao, đi kèm với đó là lượng nước thải sinh hoạt phát sinh chiếm tỷ lệ lớn trong vùng (Hà Nội chiếm hơn 37% tổng lượng nước thải sinh hoạt của khu vực Đồng bằng sông Hồng trong khi Tp.Hồ Chí Minh chiếm trên 54% tổng lượng nước thải của vùng Đông Nam Bộ). (Nguồn: TCMT tổng hợp, 2017) Hình 2.2. Ước tính lượng nước sinh hoạt phát sinh tại các vùng trên cả nước
  • 21. 14 Hình 2.3. Ước tính lượng nước thải sinh hoạt phát sinh trên một đơn vị diện tích tại các vùng trên cả nước năm 2016 Bảng 2.1. Bảng lượng nước thải sinh hoạt phát sinh tại một số địa phương STT Tỉnh/ Thành phố Lượng nước thải phát sinh Đô thị Nông thôn 1 Tp Hồ Chí Minh 1.750.000 - 2 Bình Dương 133.884 2.692 3 Bà Rịa – Vũng Tàu 128.960 - 4 Nghệ An 74.352 195.913 5 An Giang 75.000 175.000 6 Phú Thọ 30.630 89.230 7 Bắc Ninh 50.000 40.000 8 Đồng Tháp 30.358 57.801 9 Khánh Hòa 22.000 2.606 10 Hậu Giang 14.920 46.707 11 Hà Giang 2.719 6.943 ((Nguồn: TCMT tổng hợp, 2017)
  • 22. 15 Lượng nước thải phát sinh trên một đơn vị diện tích ở khu vực đô thị lớn hơn nhiều so với khu vực nông thôn. Điều này dẫn đến tình trạng quá tải của các hệ thống thoát nước và tiếp nhận nước thải tại các thành phố, ảnh hưởng lớn đến chất lượng các nguồn tiếp nhận nước thải. Tình trạng ô nhiễm nước các kênh mương nội thành khá phổ biến. Ở khu vực nông thôn, mức độ ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt đến chất lượng các nguồn tiếp nhận nhỏ hơn khu vực đô thị. Mặc dù vậy, những năm gần đây, chất lượng nước một số ao, hồ, kênh mương ở khu vực nông thôn cũng đã ghi nhận hiện tượng nước bị ô nhiễm hữu cơ, chất dinh dưỡng và vi sinh. Đặc trưng của nước thải sinh hoạt có chứa nhiều chất dinh dưỡng, hàm lượng chất rắn lơ lửng, BOD5 và các hợp chất hữu cơ chứa nitơ rất cao; nước thải có nhiều coliform và các vi khuẩn. Bên cạnh đó, nước thải sinh hoạt còn chứa dầu mỡ và các chất hoạt động bề mặt có nguồn gốc phát sinh do sử dụng các chất tẩy rửa trong sinh hoạt. Mức độ ô nhiễm của nước thải sinh hoạt phụ thuộc vào lưu lượng nước thải phát sinh và tải lượng các chất ô nhiễm.trong sinh hoạt. Mức độ ô nhiễm của nước thải phụ thuộc vào lưu lượng phát sinh và tải lượng các chất ô nhiễm. b. Nước thải y tế Nước thải y tế là nước thải phát sinh từ các cơ sở y tế bao gồm: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở y tế dự phòng; cơ sở nghiên cứu, đào tạo y, dược; cơ sở sản xuất thuốc. Trong đó, đáng kể nhất phải kể đến là nước thải bệnh viện. Các bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện tuyến tỉnh/thành phố... đều tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn. Tính đến tháng 3/2017, cả nước có 13.394 cơ sở y tế trong đó có 1.253 bệnh viện, 1.037 cơ sở dự phòng và 11.104 trạm y tế. Lượng nước thải y tế phát sinh tại các bệnh viện, cơ sở y tế có giường bệnh khoảng trên 150.000m3 /ngày đêm, chưa kể lượng nước thải của các cơ sở y tế thuộc hệ dự phòng, các cơ sở đào tạo y, dược và sản xuất thuốc (Bộ Y tế, 2017). Lượng nước thải y tế phát sinh hàng năm tăng dần theo thời gian. Nguồn phát sinh nước thải bệnh viện phần lớn là nước thải sinh hoạt
  • 23. 16 thông thường từ nhà vệ sinh, khu vực rửa dụng cụ, nhà ăn, nước thải từ phẫu thuật, khám chữa bệnh, giặt giũ vệ sinh của bệnh nhân và nhân viên y tế. Bên cạnh đó, tuy chiếm một phần nhỏ nhưng nước thải từ hoạt động in chụp X- quang, các chất phóng xạ lỏng và bệnh phẩm là nước thải nguy hại chứa nhiều chất độc hại, nồng độ kháng sinh và các vi khuẩn gây bệnh cao. Theo ước tính của WHO, bệnh viện có quy mô nhỏ và trung bình phát sinh nước thải y tế khoảng 200 - 500 lít/người.ngày và bệnh viện quy mô lớn phát sinh khoảng 400 - 700 lít/người.ngày. Tuy nhiên, lượng nước thải thực tế thu gom phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của hệ thống thu gom trong các cơ sở y tế. Theo TCVN 4470:2012 - Bệnh viện đa khoa - Tiêu chuẩn thiết kế, định mức tiêu chuẩn cấp nước tính trung bình 1 m3 /giường lưu/ngày. Đối với các cơ sở y tế dự phòng, lượng nước cấp thường dao động từ 10 m3 /ngày đến 70 m3 /ngày. Đối với trạm y tế xã, phường, lượng nước cấp từ 1- 3m3 /ngày. Lượng nước thải ước tính bằng 80% lượng nước cấp. (Nguồn: TCMT tổng hợp, 2017) Hình 2.4. Biểu đồ tổng lượng nước thải y tế ước tính trên phạm vi toàn quốc các năm
  • 24. 17 Theo báo cáo của các địa phương, lượng nước thải y tế trung bình phát sinh/giường bệnh dao động lớn trong khoảng từ 200 - 660 lít/ngày đêm, tùy thuộc vào số lượng các cơ sở y tế của từng địa phương. Một số địa phương có sự tập trung lớn các bệnh viện tuyến trung ương, tuyến tỉnh của khu vực có số lượng giường bệnh lớn, tương ứng là lượng nước thải y tế phát sinh cao. Điển hình như Tp.Hồ Chí Minh lượng nước thải y tế phát sinh khoảng 17.750 m3 /ngày đêm, Hà Nội phát sinh khoảng 7.343 m3 /ngày đêm, Nghệ An phát sinh khoảng 6.197 m3 /ngày đêm. Bảng 2.2. Lượng nước thải y tế phát sinh tại một sô địa phương TT Tỉnh/Thành phố Lượng nước thải y tế phát sinh (m3 /ngày.đêm) 1 Tp.Hồ Chí Minh 17.750 2 Hà Nội 7.343 3 Nghệ An 6.197 4 Thanh Hóa 2.886 5 Phú Thọ 1.394 6 Đồng Tháp 1.221 7 Khánh Hòa 1.180 8 Bà Rịa - Vũng Tàu 980 9 Bắc Ninh 685 10 Hậu Giang 670 ((Nguồn: TCMT tổng hợp, 2017) Trong nước thải y tế, ngoài những yếu tố ô nhiễm thông thường như chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng, dầu mỡ còn có những chất khoáng và chất hữu cơ đặc thù, các vi khuẩn gây bệnh, chế phẩm thuốc, chất khử trùng, các dung môi hóa học, dư lượng thuốc kháng sinh và có thể có các đồng vị phóng xạ được sử dụng trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh.
  • 25. 18 Mỗi loại hình cơ sở y tế khác nhau có tính chất nước thải phát sinh khác nhau. Đối với nước thải bệnh viện, đáng chú ý là một số yếu tố nguy hại trong nước thải bệnh viện gồm các hóa chất liên quan đến tráng rửa phim của phòng chụp X-quang; thủy ngân tại các khu vực nha khoa; chất khử trùng dạng aldehyde; hóa chất từ phòng thí nghiệm và dịch rửa từ cơ thể người bệnh. Đối với các cơ sở y tế dự phòng, nghiên cứu đào tạo y dược và các cơ sở sản xuất thuốc, nước thải thường chứa nhiều hóa chất và dư lượng thuốc kháng sinh. Thành phần ô nhiễm đặc trưng trong nước thải bệnh viện: Bảng 2.3. Thành phần ô nhiễm đặc trung nước thải của bệnh viện STT Thông số Đơn vị Giá trị đặc trưng Giá trị C QCVN 28:2010/BTNMT A B 1 pH - 6 - 8 6.5 – 8,5 6.5 – 8,5 2 BOD5 Mg/L 120 - 200 30 50 3 COD Mg/L 150 - 250 50 100 4 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) Mg/L 75 - 250 50 100 5 Sunfua (tính theo H2S) Mg/L CXĐ 1,0 4,0 6 Amoni (tính theo N) Mg/L 15 - 30 5 10 7 Nitrat (tính theo N) Mg/L 50 - 80 30 50 8 Phosphat (tính theo P) Mg/L 10 - 20 6 10 9 Dầu mỡ động thực vật Mg/L CXĐ 10 20 10 Tổng hoạt độ phóng xạ 𝛼 Bq/L CXĐ 0,1 0,1 11 Tổng hoạt độ phóng xạ 𝛽 Bq/L CXĐ 1 1,0 12 Tổng Colifroms MPN/100mL 105 - 107 3000 5000 13 Salmonella Vi khuẩn/100mL CXĐ KPH KPH 14 Shigella Vi khuẩn/100mL CXĐ KPH KPH 15 Vibro cholerae Vi khuẩn/100mL CXĐ KPH KPH (Nguồn: TCMT tổng hợp, 2017) Mặc dù, so với các loại nước thải khác, lượng nước thải y tế phát sinh không lớn song do tính chất đặc trưng của nước thải y tế nên loại hình nước
  • 26. 19 thải này cần được quan tâm thu gom xử lý để đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn cho sức khỏe cộng đồng. c. Nước thải công nghiệp Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhiều ngành công nghiệp được mở rộng quy mô sản xuất cũng như phạm vi phân bố. Đi kèm với đó là sự gia tăng lượng nước thải gây ra áp lực lớn đối với các nguồn tiếp nhận. Vùng Đông Nam Bộ, với toàn bộ các tỉnh thuộc vùng KTTĐ phía Nam, nơi tập trung các KCN lớn được đánh giá là vùng có lượng phát sinh nước thải công nghiệp lớn nhất cả nước. Tiếp đến là vùng Đồng bằng sông Hồng với toàn bộ các tỉnh thuộc vùng KTTĐ Bắc Bộ cũng có một lượng lớn các KCN, CCN và cơ sở sản xuất công nghiệp đang hoạt động. Lượng nước thải công nghiệp phát sinh có sự dao động lớn, tùy thuộc vào mức độ phát triển công nghiệp ở từng địa phương. Theo thống kê, một số địa phương có sự phát triển công nghiệp mạnh, tương ứng là lượng nước thải công nghiệp phát sinh lớn như Tp.Hồ Chí Minh 143.701m3 /ngày đêm, Bình Dương 136.700 m3 /ngày đêm, Hà Nội 75.000m3 /ngày đêm, Bắc Ninh 65.000m3 /ngày đêm Bảng 2.4. Lượng nước thải phát sinh tại một số địa phương STT Tỉnh/Thành phố Lượng thải công nghiệp phát sinh (m3/ngày đêm) 1 Tp.Hồ Chí Minh 143.701 2 Bình Dương 136.700 3 Hà Nội 75.000 4 Bắc Ninh 65.000 5 Bà Rịa – Vũng Tàu 56.880 6 Nghệ An 26.578 7 Ninh Bình 13.000 8 Đồng Tháp 12.477 9 Khánh Hòa 10.000 10 Thanh Hóa 2.800 (Nguồn: TCMT tổng hợp, 2017)
  • 27. 20 Theo thống kê của các địa phương trong báo cáo công tác BVMT năm 2016, trong số các nguồn thải có lưu lượng lớn hơn 1.000m3 /ngày đêm thì nguồn công nghiệp chiếm tỷ lệ rất lớn, trung bình khoảng từ 67 - 100%. Nước thải công nghiệp có mức độ tập trung cao tại một địa điểm, do đó nếu không được thu gom, xử lý theo quy định thì nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng nước nguồn tiếp nhận rất lớn. Theo kết quả điều tra nguồn thải từ năm 2012 đến hết năm 2016 của Tổng cục Môi trường thực hiện trên các tỉnh thuộc LVHTS Đồng Nai, trong số 2.626 nguồn thải được điều tra, số lượng nguồn thải có lưu lượng nước thải >1.000m3 /ngày đêm chỉ chiếm khoảng 20% số cơ sở, song tổng lượng nước thải của các nguồn này đã chiếm đến hơn 82% tổng lượng nước thải công nghiệp phát sinh. Qua đó, có thể thấy khả năng chi phối và mức độ ảnh hưởng của các nguồn thải trọng điểm đến chất lượng nguồn nước tiếp nhận, cần có sự kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải này. Số liệu nghiên cứu cho thấy, mức độ phát thải trên đơn vị diện tích (ha) của các CCN không thua kém các KCN với trung bình 15-20m3 nước thải/ngày đêm. Tuy nhiên, hầu hết các CCN đều chưa có hệ thống xử lý nước thải. Do đó, nước thải của các CCN chứa một lượng lớn các chất ô nhiễm gây sức ép rất lớn lên môi trường xung quanh. Bên cạnh các KCN và CCN, các cơ sở sản xuất công nghiệp nằm ngoài KCN, CCN cũng là một trong những nguồn phát sinh nước thải công nghiệp với loại hình sản xuất đa dạng, nhiều ngành nghề. Quy mô xả thải của các cơ sở thường không lớn, nhưng do số lượng các cơ sở khá nhiều nên tổng lượng nước thải phát sinh ở nhiều địa phương khá lớn. Thêm vào đó, nước thải từ các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ hầu như không được xử lý trước khi xả thải nên ảnh hưởng đáng kể đến các nguồn tiếp nhận. Điển hình là trên LVS Cầu, theo thống kê trong giai đoạn 2010 - 2016, có khoảng trên 4.000 nguồn thải, trong đó loại hình cơ sở sản xuất, nhà máy chiếm đến 87%. Kết quả điều tra, khảo sát năm 2016 cho thấy, lượng nước thải từ các cơ sở sản xuất, nhà máy chiếm
  • 28. 21 khoảng 37,1% tổng lượng nước thải phát sinh. Trong đó, các cơ sở có quy mô xả thải nhỏ hơn 200m3 /ngày đêm chiếm phần lớn, khoảng 65% (TCMT, 2017). Tính chất nước thải công nghiệp ở mỗi địa phương, mỗi khu vực có sự khác biệt, tùy thuộc vào ngành nghề sản xuất. Khu vực Trung du miền núi phía Bắc có nhiều KCN, KCX, các cơ sở sản xuất kinh doanh tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp nặng như sản xuất luyện cán thép, sản xuất giấy, sản xuất hóa chất, khai khoáng... Do đó, nước thải thường có hàm lượng TSS, kim loại nặng và dầu mỡ khá cao, chứa nhiều các chất hữu cơ (BOD5, COD). Khu vực Tây Nguyên chủ yếu phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng, bên cạnh đó, ngành công nghiệp chế biến nông sản cũng phát triển khá mạnh. Với đặc điểm phát triển này, nước thải công nghiệp trong vùng thường chứa nhiều chất hữu cơ và chất rắn lơ lửng. Tại khu vực ĐBSCL, cơ cấu ngành công nghiệp phổ biến vẫn là chế biến nông sản và thủy sản. Thành phần chất thải chủ yếu là chất hữu cơ. Hầu hết các khu, cụm công nghiệp sản xuất tập trung trên địa bàn các tỉnh vùng ĐBSCL đều nằm dọc tuyến sông Hậu và sông Tiền. Việc xả nước thải không qua xử lý hoặc xử lý không đạt tiêu chuẩn là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước tại các dòng sông này. Mỗi ngành công nghiệp có đặc trưng nước thải khác nhau về lượng phát sinh, thành phần và nồng độ các chất gây ô nhiễm, phụ thuộc vào từng loại hình sản xuất công nghiệp, loại hình công nghệ, tính hiện đại của công nghệ, tuổi thọ của máy móc và trình độ quản lý của của cơ sở sản xuất và của công nhân. Đối với ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, sản xuất giấy, nước thải thường chứa nhiều các chất ô nhiễm hữu cơ trong khi nước thải của các ngành luyện kim, gia công kim loại, khai khoáng thường chứa nhiều các chất ô nhiễm vô cơ. Đối với ngành công nghiệp dệt may, nước thải là mối quan tâm đặc biệt do quá trình nhuộm và hoàn tất sử dụng một lượng lớn nguyên liệu thô, nước, thuốc nhuộm và chất trợ nhuộm,
  • 29. 22 thành phần nước thải thường không ổn định, thay đổi theo loại thiết bị nhuộm. Nước thải thường có nhiệt độ, độ màu và COD cao. Đối với ngành công nghiệp giấy và bột giấy, thành phần nước thải bột giấy phụ thuộc vào nguyên liệu và công nghệ sản xuất. Đối với loại hình sản xuất giấy từ bột giấy, nước thải phát sinh dao động trong khoảng 0,5 - 13,5m3 /tấn sản phẩm. Nước thải thường có độ pH trung bình từ 9 - 11; chỉ số BOD5 và COD trong nước thải có thể lên đến 700mg/L và 2.500mg/L; hàm lượng chất rắn lơ lửng... cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép. Hàm lượng nước thải của các ngành này có chứa xyanua (CN- ) ghi nhận vượt đến 84 lần, H2S vượt 4,2 lần, hàm lượng NH3 vượt 84 lần tiêu chuẩn cho phép nên đã gây ô nhiễm nặng nề các nguồn nước mặt trong vùng dân cư. Đối với ngành nhiệt điện, các loại nước thải phát sinh bao gồm nước làm nguội, nước từ các thiết bị lọc bụi, từ bãi thải xỉ, từ các xưởng cơ khí, các khu vực sản xuất khác và nước thải từ việc làm vệ sinh thiết bị máy móc với tính chất khác nhau. d. Nước thải nông nghiệp Bên cạnh những nguồn thải nêu trên, nước thải nông nghiệp cũng là vấn đề đáng quan tâm hiện nay. Đây là nguyên nhân chính gây ảnh hưởng đến nguồn nước tại những địa phương có nền kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh như ở vùng ĐBSCL. Nước thải từ hoạt động nông nghiệp có chứa hóa chất bảo vệ thực vật hay thuốc trừ sâu là thành phần độc hại cho môi trường và sức khỏe con người. Đặc biệt, các khu vực này, đời sống dân cư vẫn gắn với nguồn nước sông, dùng làm nước sinh hoạt hay sử dụng để nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra, nước thải từ các cơ sở chăn nuôi tập trung cũng đã và đang tạo ra áp lực lớn lên môi trường xung quanh. Việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật và phân bón hóa học bất hợp lý trong sản xuất nông nghiệp là nguyên nhân chủ yếu làm ô nhiễm nguồn nước. Trung bình khoảng 20 - 30% thuốc BVTV và phân bón không được cây trồng tiếp nhận sẽ theo nước mưa và nước tưới do quá trình rửa trôi đi vào nguồn nước mặt và tích lũy trong đất, nước ngầm dưới
  • 30. 23 dạng dư lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Đây là hiện tượng phổ biến tại các vùng sản xuất nông nghiệp trên cả nước. Lượng nước thải chăn nuôi phát sinh được ước tính trên số lượng gia súc, gia cầm và hệ số phát sinh nước thải. Theo một số nghiên cứu ở Việt Nam, hệ số phát sinh nước thải trung bình từ hoạt động chăn nuôi như sau: trâu, bò khoảng 12,5 L/ngày, lợn khoảng 20 L/ngày với tổng lượng nước thải phát sinh ước tính lên tới trên 681 triệu m3 /ngày. Bảng 2.5. Lượng nước thải phát sinh từ hoạt động nuôi trâu, bò, lợn năm 2012 – 2016 Năm Lưu lượng phát sinh nước thải (m3/ngày) Trâu, bò Lợn Tổng 2012 97.775.000 525.288.000 623.063.000 2013 96.452.500 525.288.000 621.740.500 2014 96.946.250 535.228.000 632.174.250 2015 98.645.000 555.014.000 653.659.000 2016 100.200.000 581.506.000 681.706.000 (Nguồn: TCMT tổng hợp, 2017) Nước thải chăn nuôi thường có hàm lượng lớn chất rắn lơ lửng, các chất hữu cơ, chất dinh dưỡng và vi sinh vật với một số thông số ô nhiễm đặc trưng bao gồm: BOD5, COD, tổng Nitơ và tổng Coliform được quy định rõ trong QCVN 62-MT:2016/BNTMT. Nước thải nuôi trồng thủy sản được ước tính trên cơ sở diện tích nuôi trồng thủy sản và hệ số nhu cầu nước nuôi trồng thủy sản: 10.000 m3 /ha/năm. Nguồn nước thải nuôi trồng thủy sản trong một vụ nuôi có thể đạt đến 15.000 - 25.000 m3 /ha tùy thuộc vào quy trình nuôi các loại thủy sản... có chứa nhiều thành phần độc hại và các nguồn dịch bệnh phải được xử lý triệt để trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. (Hoàng Văn Trung,2017- Thực trạng ô nhiễm môi trường nước thải Việt Nam)
  • 31. 24 CHƯƠNG 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Nước thải phát sinh từ quá trình hoạt động kinh doanh tại chợ Giếng Vuông, đường Bắc Sơn, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu Nước thải tại Giếng Vuông, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 3.2.1. Địa điểm nghiên cứu Chợ Giếng Vuông, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. 3.2.2. Thời gian nghiên cứu Thời gian tiến hành: từ tháng 01 năm 2019 đến tháng 5 năm 2019 3.3. Nội dung nghiên cứu - Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực chợ Giếng Vuông., phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn - Vị trí, quy mô và hiện trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ của chợ Giếng Vuông, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn. - Đánh giá hiện trạng nước thải tại chợ Giếng Vuông, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn. - Đánh giá tác động của việc xả nước thải và khả năng tiếp nhận của nguồn nước. - Đề xuất một số giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận tại chợ Giếng Vuông
  • 32. 25 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập thông tin và số liệu thứ cấp - Thu thập thông tin, số liệu sẵn có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Thu thập tài liệu, văn bản pháp luật có liên quan. Tiến hành thu thập thông tin, tài liệu, số liệu sau: - Tài liệu về điều kiện kinh tế tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội (diện tích, địa hình, địa mạo, dân số, việc làm, cơ sở hạ tầng, …). - Tài liệu về công tác quản lý chất lượng môi trường tại địa bàn nghiên cứu. - Tài liệu về các văn bản pháp quy về bảo vệ môi trường, về quản lý tài nguyên nước, các tiêu chuẩn Việt Nam, quy chuẩn Việt Nam… và các tài liệu có liên quan đến đề tài. - Thu thập thông tin có liên quan đến đề tài qua thựa địa, sách báo… 3.4.2. Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm 3.4.1. Phương pháp lấy mẫu Lấy mẫu nước và phân tích mẫu nước thải của chợ Giếng Vuông: Trực tiếp lấy mẫu ngoài hiện trường theo TCVN 5999:1995; TCVN 6663-1:2011; TCVN 6663-3:2016. Chất lượng nước – Lấy mẫu nước. - Thông số đo tại hiện trường: pH, phương pháp đo theo TCVN 6492:2011. * Số lượng: 03 mẫu + 01 mẫu nước mặt ở suối Lao Ly tại vị trí xả thải của chợ Giếng Vuông (NM1) + 02 mẫu nước thải sinh hoạt (trước xử lý NT1 và sau xử lý NT2). *Vị trí lấy mẫu: + NM 1: Tại điểm phía trước điểm xả ra môi trường + NT 1: Nước thải đầu vào trước hệ thống xử lý + VT 2: Nước thải đầu ra sau hệ thống xử lý trước khi xả ra môi trường
  • 33. 26 *Thời gian lấy mẫu: 8h00’ và 8h15’ ngày 25/03/2019 *Thiết bị lấy mẫu: Bảng 3.1. Các thiết bị lấy mẫu và phân tích nước thải TT Các thiết bị lấy mẫu và phân tích nước thải Model Xuất xứ 1 Thiết bị đo PH - Mỹ 2 Thiết bị GPS - Mỹ 3 Chai thủy tinh tối màu 0,5lit - Việt Nam 4 Can nhựa 0,5 lít và 5lit - Việt Nam 5 Gầu lấy mẫu nước - Việt Nam 6 Thùng bảo quản lạnh - Việt Nam 7 pipet định lượng hóa chất bảo quản mẫu - Đức 8 Máy phá mẫu COD AL 125 Aqualytic- Đức 9 Tủ sấy đối lưu cưỡng bức UF 55 Memmert – Đức 10 Cân phân tích 4 số lẻ XB 220A Precisa–Thụy Sĩ 11 Máy lắc trộn ống nghiệm RS-VA 10 Phoenix – Đức 12 Tủ hút khí độc TPC Việt Nam 13 Bộ lọc chân không KGS47 Advantec-Japan 14 Tủ ấm BOD BJPX –B150II Biobase – China 15 Máy khuấy từ gia nhiệt Trung Quốc 16 Tủ đông Alaska USA 17 Tủ bảo quản mẫu Alaska USA 18 Bộ phá mẫu DK6 Velp – Ý 19 Máy cất nước 2 lần WSC/4D Hamilton – Anh 20 Máy quang phổ tử ngoại khả kiến hai chùm tia U-2900 Hitachi–Nhật Bản 21 Các thiết bị, dụng cụ cần thiết khác - -
  • 34. 27 - Yêu cầu: đối với các thiết bị lấy mẫu phải được rửa sạch rồi sấy khô, khử trùng trước khi chứa mẫu. 3.4.2. Phương pháp phân tích Các chỉ tiêu nghiên cứu: pH, TSS, DO, COD, BOD5, Cl- , PO4 3- , E.coli, Nitơ tổng số, Coliforms… Các chỉ tiêu và phương pháp thử nghiệm: Bảng 3.2. Các chỉ tiêu và phương pháp thử nghiệm TT Thông số Đơn vị Phương pháp phân tích 1 pH - TCVN 6492:2011 2 BOD5 mg/L SMEWW 5210B:2012 3 COD mg/L SMEWW 5220C:2012 4 TSS mg/L TCVN 6625:2000 5 Asen (As) mg/L SMEWW 3114B:2017 6 Cadimi (Cd) mg/L SMEWW 3113B:2017 7 Chì (Pb) mg/L SMEWW 3113B:2017 8 Thủy ngân (Hg) mg/L SMEWW 3112B:2017 9 Đồng (Cu) mg/L SMEWW 3111B:2017 10 Kẽm (Zn) mg/L SMEWW 3111B:2017 11 Tổng dầu mỡ(*) mg/L TCVN 5070:1995 12 Mangan (Mn) mg/L SMEWW 3111B:2017 13 Sắt (Fe) mg/L TCVN 6177:1996 14 Amoni (NH4 + ) (tính theo N) mg/L TCVN 5988:1995 15 Tổng Nitơ mg/L TCVN 6638:2000 16 Tổng Photpho mg/L TCVN 6202:2008 17 Tổng Coliforms MPN/ 100 mL TCVN 6187-2:1996
  • 35. 28 3.4.3. Phương pháp so sánh Thu thập, phân tích số liệu, so sánh với QCVN về nước thải sinh hoạt và nước mặt (QCVN 14:2008/BTNMT và QCVN 08-MT:2015/BTNMT) 3.4.4. Phương pháp tổng hợp viết báo cáo Toàn bộ số liệu sau khi phân tích đánh giá sẽ được tổng hợp và kết hợp với số liệu – đánh giá chất lượng nước thải, phản ánh thực trạng chất lượng nước thải của chợ Giếng Vuông, đường Bắc Sơn, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
  • 36. 29 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của khu vực chợ Giếng Vuông, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn 4.1.1. Điều kiện địa lý, địa hình địa chất Chợ Giếng Vuông thuộc phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn, có diện tích 1,71 km². Chợ được xây dựng trong khu vực trũng nhất thành phố, thấp hơn khoảng 1m so với mặt đường. Khu vực này trước kia là đất ruộng được tôn tạo xây dựng chợ, chịu tác động rất lớn khi mùa mưa lũ tràn về gây ngập úng dẫn đến môi trường chợ và khu vực cận ảnh hưởng rất lớn. 4.1.2. Điều kiện khí tượng *Khí hậu: Nhiệt độ không khí là một trong những yếu tố tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến các quá trình chuyển hóa và phát tán các chất ô nhiễm trong khí quyển. Nhiệt độ cao làm tăng tốc độ các phản ứng hóa học và thúc đẩy quá trình bay hơi diễn ra mạnh hơn. Sự biến thiên nhiệt độ lớn tác động đến quá trình trao đổi nhiệt của cơ thể và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Bức xạ mặt trời và nắng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ nhiệt trong vùng, không khí, độ bền vững khí quyển và quá trình phát tán, biến đổi chất ô nhiễm. Độ ẩm không khí ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyển hóa và phát tán các chất ô nhiễm trong không khí đồng thời tác động đến quá trình trao đổi nhiệt của cơ thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động. Độ ẩm không khí biến đổi theo mùa. Mưa có khả năng thanh lọc các chất ô nhiễm không khí, đặc biệt là bụi và pha loãng chất ô nhiễm nước. Vào mùa mưa, nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí thường thấp hơn mùa khô. Tuy nhiên, nếu lượng mưa chảy tràn lớn sẽ kéo theo các chất ô nhiễm xuống các nguồn nước làm gia tăng ô nhiễm nguồn nước mặt.
  • 37. 30 Phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có những nét đặc thù của khí hậu á nhiệt đới, một năm được chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa nóng ẩm có mưa từ tháng 5 đến tháng 9, mùa đông khô hanh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Gió mùa Đông Bắc chiếm ưu thế suốt từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, những đợt gió cuối mùa vẫn ảnh hưởng khá lớn tới giá rét, không khí lạnh tràn về kèm theo giông gây gió mạnh và mưa rào. Tốc độ gió bình quân là 1,9m/s. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 21,4°C; độ ẩm trung bình là 84%; nhiệt độ cao nhất là 39° và thấp nhất là 3°C. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.439mm và được chia làm 2 mùa: mùa mưa với lượng mưa chiếm 75%, cao nhất là vào tháng 8 (260mm); mùa khố với lượng mưa chiếm 25%, thấp nhất là vào tháng giêng (6mm). 4.1.3. Điều kiện thủy văn Nguồn tiếp nhận nước thải của chợ Giếng Vuông là suối Lao Ly chảy từ thị trấn Cao Lộc qua khu Kỳ Lừa và cuối cùng chảy ra sông Kỳ Cùng. Sông Kỳ Cùng chảy qua địa phận thành phố dài 19km. Lòng sông rộng trung bình 100m, mực nước giữa 2 mùa mưa và mùa khô chênh lệch ít; chỉ có mưa to, bão lũ thì nước dâng lên khá đột ngột, nhưng rút cũng nhanh. Lưu lượng trung bình trong năm dưới 2.300m3 /s. Ngoài sông Kỳ Cùng, còn có các suối: dài 9,7km; rộng 6-8m; lòng sâu, về mùa cạn chỉ có 0,5-1m. Khi mùa lũ lên tới 2 đến 3m. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 06 đến tháng 09. Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 05 năm sau. Lượng dòng chảy chỉ tập trung vào mùa lũ từ 60-80%. 4.1.4. Điều kiện kinh tế - xã hội Phường Hoàng Văn Thụ có dân số năm 2018 là 18.955 người, mật độ dân số đạt 7.326 người/km².
  • 38. 31 Là khu trọng điểm của thành phố Lạng Sơn có các công trình phục vụ dân sinh: Hệ thống trường học, bệnh viện, các khu vui chơi giải trí công cộng, chợ...(www.langson.gov.vn ) 4.2. Vị trí, quy mô và hiện trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ của chợ Giếng Vuông, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn 4.2.1. Vị trí Hình 4.1. Sơ đồ vị trí Chợ Giếng Vuông Chợ Giếng Vuông nằm trên đường Bắc Sơn thuộc phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Vị trí cụ thể như sau: - Phía Đông: Giáp khu dân cư, đường Bắc Sơn - Phía Tây: Giáp khu dân cư, đường Trần Đăng Ninh - Phía Nam: Giáp suối Lao Ly và nhà dân - Phía Bắc: Giáp khu dân cư, đường Phan Đình Phùng * Đặc điểm cơ bản của chợ Giếng Vuông: - Người đại diện: Bà Vũ Mai Nhung Chức vụ: Trưởng Ban Quản lý chợ - Địa chỉ: Đường Bắc Sơn, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
  • 39. 32 Tiếp giáp xung quanh khu chợ Giếng Vuông đều là các khu dân cư và nhà dân. Nguồn tiếp nhận nước thải của Chợ là suối Lao Ly bắt nguồn từ thị trấn Cao Lộc, huyện cao Lộc qua khu Kỳ Lừa, thành phố Lạng Sơn cuối cùng đổ ra sông Kỳ Cùng, hiện tại Ban Quản lý Chợ xin cấp phép xả thải với lưu lượng tối đa là 68,23 m3 /ngày. Tại vị trí xả thải là phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn với tọa độ vị trí xả nước thải là: X(m) = 2493873,5 ; Y(m) = 11884211,1 Suối Lao Ly là nguồn tiếp nhận nước thải của chợ Giếng Vuông trong quá trình hoạt động. Ngoài ra còn là nguồn tiếp nhận nước thải chung của thành phố Lạng Sơn nên không sử dụng cho mục đích sinh hoạt hay sản xuất nông nghiệp và bất cứ hoạt động nào khác. Nhưng để giảm thiểu tác động của nguồn nước thải từ quá trình kinh doanh dịch vụ tại chợ Giếng Vuông, chợ đã xử lý triệt để nước thải đạt Cột A giá trị C QCVN 14:2008/BTNMT trước khi thải ra môi trường. 4.2.2. Cơ cấu tổ chức quản lý chợ Giếng Vuông Hình 4.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức chợ Giếng Vuông Trưởng ban quản lý chợ Phó Ban Quản Lý Bộ phận tổng hợp Đội bảo vệ Các tổ dịch vụ Tổ kiểm tra Tổ điện nước Tổ vệ sinh môi trường Tổ quản lý ngành hàng
  • 40. 33 4.2.3. Hệ thống cấp nước, thoát nước thải, nước mưa Hệ thống cấp nước cho hoạt động sản xuất của nhà máy: Toàn bộ nước phục vụ cho quá trình hoạt động chợ được lấy từ hệ thống cấp nước sạch của công ty CP cấp thoát nước Lạng Sơn. Hệ thống thoát nước thải: Nước thải sinh hoạt và nước thải trong quá trình hoạt động kinh doanh sản xuất của chợ Giếng Vuông sẽ được thu gom bằng đường cống D300 tới hệ thống xử lý nước thải tập trung có công suất 70m3 /ngày.đêm và thoát ra suối Lao Ly. Hệ thống thoát nước mưa chảy tràn: Nước mưa bao gồm một phần nước thoát từ mái nhà điều hành và một phần nước trên bề mặt khu đất xây dựng hệ thống xử lý nước thải được chảy tự do trên bề mặt. Một phần nước mưa được ngấm xuống đất, một phần được dẫn theo cống thoát nước mưa có đường kính D600; D1250 nằm âm 1,5M dưới mặt sân chảy ra suối Lao Ly. Mạng lưới thu gom, thoát nước mưa: Nước mưa thu vào các hố ga sau đó thoát ra hệ thống cống BTLT đường kính D600 và D1250. Hệ thống thoát nước mưa gồm 2 tuyến: + Tuyến 1 gồm cống ngầm BTLT đường kính D600 và D1250 từ hố ga H1 đến H17 sau đó thoát ra suối + Tuyến 2 gồm cống ngầm BTLT đường kính D1250 từ hố ga H18 đến H32 sau đó thoát ra suối 4.2.4. Quy mô hoạt động của chợ Giếng Vuông - Quy mô/công suất, thời gian hoạt động của Chợ Giếng Vuông: Chợ Giếng Vuông đi vào hoạt động từ năm 2007 với nhiều ngành hàng. Năm 2008, số quầy, ki ốt các hộ kinh doanh đã đăng kí thuê là 426/469 quầy. Đến hiện nay số hộ kinh doanh trong chợ đã tăng gấp đôi khi dự án ban đần được phê duyệt, gần 546 hộ kinh doanh thường xuyên tại chợ trong đó hàng
  • 41. 34 trăm hộ kinh doanh qua các phiên chợ từ khắp mọi miền của Lạng Sơn đến để mua bán, trao đổi hàng hóa. * Loại hình kinh doanh: Kinh doanh tổng hợp bao gồm:  Khu nhà chợ chính A1, A2, A3, A4, A5: - Nhà thực phẩm A1, A2. Trong đó: + Nhà A1: Gồm 74 quầy, bố trí kinh doanh thực phẩm tươi sống (hàng tôm, cá, thịt…) + Nhà A2: Gồm 74 quầy, bố trí kinh doanh thực phẩm, hàng khô, hàng sắt, hàng gia dụng. - Nhà chợ đa năng A3, A4, A5: Gồm 222 quầy bố trí kinh doanh hàng tạp hóa, hàng vải, hàng quần áo may sẵn, dày, dép, thời trang các loại  Khu dãy kiot B1, B2, B3: Gồm 101 kiot chạy dọc xung quanh Chợ, được bố trí kinh doanh như sau: + Khu B1, B2: Từ kiot 01 đến kiot 60, bố trí kinh doanh tạp hóa, hàng vải, quần áo may sẵn, giày dép, thời trang các loại. + Khu nhà B3: Từ kiot 61 đến kiot 101, bố trí kinh doanh hàng rau củ quả.  Khu kinh doanh sân trống cố định ngoài trời C1, C2, C3: + Khu C1: Gồm 30 điểm bố trí kinh doanh hàng rau của quả + Khu C3: Gồm 201 điểm kinh doanh; bố trí kinh doanh hàng rau củ quả + Khu C3: Gồm 291 ô, bố trí kinh doanh như sau: Từ ô số 01 đến ô số 20: Bố trí kinh doanh hàng khô, hàng tạp phẩm Từ ô số 21 đến ô số 80: Bố trí kinh doanh gia cầm, giết mổ gia cầm Từ ô số 81 đến ô số 291: Bố trí kinh doanh hàng rau củ quả Khu chợ phiên (Khu D): Diện tích khoảng 1.600m2 được bố trí, sắp xếp cho bà con nhân dân các dân tộc trên địa bàn trao đổi mua bán hàng hóa vào các ngày họp chợ phiên.
  • 42. 35 4.3. Đánh giá hiện trạng nước thải tại chợ Giếng Vuông, đường Bắc Sơn, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn 4.3.1. Hiện trạng sử dụng nước của chợ Giếng Vuông Nước sử dụng cho toàn bộ hoạt động sinh hoạt, hoạt động kinh doanh sản xuất dịch vụ tại chợ Giếng Vuông được cấp tư công ty nước sạch Lạng Sơn. Theo hóa đơn nước thực tế của chợ Giếng Vuông 3 tháng cuối năm 2018 Bảng 4.1. Nhu cầu sử dụng nước 3 tháng gần nhất STT Tháng sử dụng Nước cấp (m3 ) 1 Tháng 10 1.996 2 Tháng 11 1.711 3 Tháng 12 1.869 Trung bình 1.859 (Nguồn: Báo cáo xả thải chợ Giếng Vuông,2019 – Công ty CP EJC) 4.3.2. Các nguồn và tính chất nước thải của Chợ Giếng Vuông 4.3.2.1. Các loại nước thải và nguồn phát sinh Nguồn phát sinh nước thải sinh hoạt: Từ các nhà vệ sinh để phục vụ các công nhân viên và các hộ kinh doanh tại chợ. Nguồn phát sinh nước thải sản xuất: - Từ hoạt động buôn bán các mặt hàng thực phẩm tươi sống - Từ hoạt động giết mổ gia cầm - Từ hoạt động dịch vụ ẩm thực - Từ hoạt động của các cơ quan quản lý chợ, người dân kinh doanh thường xuyên ở chợ và người dân đi các phiên chợ cùng khách vãng lai. Nước mưa chảy tràn: Là nguồn có tính phân tán và không liên tục nên 1 phần tự ngấm xuống đất và 1 phần đã được chợ dây dựng hệ thống thu gom bằng nhựa uPVC D600 và D1250 để thải thẳng ra suối Lao Ly 4.3.2.2. Đặc trưng của nước thải
  • 43. 36 Đặc trưng của nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất tại chợ là hàm lượng các chất hữu cơ dễ phân hủy từ 50-55% (như các hydratcacbon, protein, chất béo dầu mỡ), các chất khoáng dinh dưỡng (phostphat, nitơ, magie…), các chất rắn huyền phù và đặc biệt chứa nhiều vi sinh vật, trong đó có các vi sinh vật gây bệnh. Đồng thời trong nước thải có chứa nhiều vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ, cần thiết cho quá trình chuyển hóa chất bẩn trong nước. Thành phần nước thải sinh hoạt phụ thuộc vào tiêu chuẩn nước cấp, đặc điểm hệ thống thoát nước, điều kiện trang bị vệ sinh, tập quán sinh hoạt của người dân, mức sống xã hội, điều kiện tự nhiên… Nước thải sinh hoạt giàu chất hữu cơ và chất dinh dưỡng, vì vậy nó là nguồn của các loại vi khuẩn, trong đó vi khuẩn gây bệnh phát triển. Trong các nguồn phát sinh thì nước thải từ hoạt động giết mổ gia cầm là nguồn gây ô nhiễm nước mặt cao nhất. Nước thải của quá trình giết mổ gồm tiết, phân, lông, các biểu bì từ lông gia cầm,…, mùi tanh, hôi thối, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến an toàn vệ sinh thực phẩm tại khu chợ. Lượng nước thải này, sau khi thu chất rắn sẽ còn lại các chất hữu cơ lơ lửng và vi sinh. Một số yếu tố có nồng độ vượt quá giới hạn cho phép gây tác hại cho nguồn tài nguyên sinh vật, nguồn nước và đất trong khu vực. Nên vấn đề quản lý và xử lý là bắt buộc trước khi thải ra môi trường. Nước thải phát sinh nếu không được xử lý thích đáng mà cho chảy vào ao hồ, sông ngòi sẽ làm cho các thủy vực bị nhiễm bẩn, gây hậu quả xấu đối với nguồn nước: - Làm thay đổi tính chất hóa lý, độ trong, màu, mùi vị, pH, hàm lượng các chất hữu cơ, vô cơ, các kim loại nặng có độc tính, chất nổi, chất lắng cặn,… - Làm giảm oxy hòa tan do tiêu hao trong quá trình oxy hóa các chất hữu cơ. - Làm thay đổi hệ sinh vật nước, kể cả vi sinh vật, xuất hiện các vi sinh vật gây bệnh, làm chết các sinh vật nước (như tôm, cá và các thủy sinh có ích).
  • 44. 37 (Nguồn: Báo cáo đánh giá tác động môi trường chợ Giếng Vuông) 4.3.2.3. Lưu lượng nước thải của chợ Giếng Vuông Dựa trên lượng nước sử dụng thực tế của 3 tháng cuối năm 2018 , Theo quy định tại Nghị định 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 về thoát nước và xử lý nước thải, lượng nước thải được ước tính bằng 80% lượng nước sử dụng, tương đương trung bình khoảng lưu lượng nước thải phát sinh khoảng 49,6 m3 /ngày.đêm 4.3.3. Chất lượng nước thải tại chợ Giếng Vuông trước khi xử lý Bảng 4.2. Kết quả phân tích chất lượng nước thải trước và sau xử lý ST T Thông số Đơn vị Phương pháp phân tích Kết quả QCVN 14:2008/BTN MT Cột A NT.01 NT.02 1 pH - TCVN 6492:2011 6,37 6,66 5÷9 2 BOD5 mg/L SMEWW 5210B:2012 126 26 30 3 TSS mg/L TCVN 6625:2000 189 45 50 4 Sunfua (S2- ) mg/L SMEWW 4500- S2 .F:2012 6,8 0,89 1 5 TDS mg/L SOP/HT/N.05 570 240 1000 6 Photphat (PO4) mg/L TCVN 6202:2008 8,6 1,06 6 7 Amoni (NH4 + ) (tính theo N) mg/L TCVN 5988:1995 21,6 4,7 5 8 Nitrat (NO3 - ) mg/L SMEWW 4500-NO3 - .E:2012 12,8 5,4 30 9 Chất hoạt động trên bề mặt mg/L TCVN 6222:2009 8,3 2,3 5 10 Tổng dầu mỡ(*) mg/L TCVN 5070:1995 7,4 3,6 - 11 Coliform(*) MPN/100 mL TCVN 6187-2:2009 9.300 2300 3.000 (Nguồn: Công ty TNHH Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ môi trường)
  • 45. 38 Ghi chú: Vị trí lấy mẫu: + NT.01: Tại điểm nước thải đầu vào trước hệ thống xử lý tập trung + NT.02: Tại điểm nước thải đầu ra sau hệ thống xử lý trước khi thải ra môi trường. - Tiêu chuẩn so sánh: + QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt; cột A quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt khi thải vào nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt. Qua kết quả tại bảng trên cho thấy nồng độ các chất có trong nước thải sinh hoạt trước khi chưa được xử lý cao hơn quy chuẩn cho phép QCVN 14:2008/BTNMT cột A rất nhiều lần cụ thể: Photphat (PO4) cao gấp 1,075 lần; Chất hoạt động trên bề mặt cao gấp 1,6 lần; BOD5 cao gấp 4,2 lần; TSS cao gấp 3,78 lần; Sunfua(S2- ) cao gấp 6,8 lần; Amoni (NH4 + ) cao gấp 4,32 lần và Colifom cao gấp 3,1 lần. Do vậy, nếu nước thải không được xử lý sẽ gây ô nhiễm cho môi trường tiếp nhận và nhu cầu sử dụng nước trong khu vực. Kết quả phân tích chất lượng nước thải trên cho thấy tất cả các chỉ tiêu phân tích đều có giá trị nằm trong giới hạn cho phép khi so sánh với QCVN 14:2008/BTNMT cột A giá trị C như BOD5 nhỏ hơn 1,15 lần; TSS nhỏ hơn 1,12 lần; TDS nhỏ hơn 4,16 lần; chất hoạt động trên bề mặt nhỏ hơn 2,17 lần, Coliform nhỏ hơn 1,3 lần. Chất lượng nguồn nước là đảm bảo trước khi xả thải suối Lao Ly.
  • 46. 39 Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện nồng độ BOD5 trước và sau xử lý so với QCVN Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện nồng độ pH trước và sau xử lý so với QCVN
  • 47. 40 Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện nồng độ Coliform trước và sau xử lý so với QCVN Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện nồng độ Nitrat trước và sau xử lý so với QCVN 4.3.4. Hệ thống xử lý nước thải của chợ Giếng Vuông 4.3.4.1. Nước thải sinh hoạt Nước thải sinh hoạt tại 03 nhà vệ sinh: trong khu vực chợ sẽ được xử lý sơ bộ qua bể 3 ngăn và thu gom bằng đường cống D300 tới hệ thống xử lý nước thải tập chung tại phía Nam chợ và thải ra môi trường.
  • 48. 41 Mô tả bể tự hoại 3 ngăn Bể tự hoại là công trình làm đồng thời hai chức năng lắng và phân hủy cặn lắng. Chất hữu cơ và cặn lắng trong bể tự hoại dưới tác dụng của vi sinh vật kỵ khí bị phân hủy, một phần tạo các khí và tạo ra các chất vô cơ hòa tan. Nước thải sau khi qua bể lắng 1 tiếp tục qua bể lắng 2 và 3 trước khi thải ra ngoài. Qua 3 ngăn của bể tự hoại, do có quá trình lắng, lọc và phân hủy yếm khí nên hàm lượng chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng, các vi sinh vật gây hại giảm đáng kể. Bể được thiết kế sao cho nước thải từ bể trước chảy sang bể sau sẽ đồng thời khuấy trộn lớp bùn hoạt tính chứa vi sinh vật yếm khí để quá trình xử lý nước thải đạt hiệu suất cao nhất. Ở mỗi ngăn có những chức năng riêng biệt. Nước thải sau khi qua bể lắng 1 sẽ tiếp tục qua bể xử lý sinh học rồi qua bể lắng 3. Ngoài ra, để tăng hiệu quả xử lý của bể tự hoại 3 ngăn, Công ty sẽ tiến hành một số biện pháp như sau: - Đồng thời bổ sung chế phẩm vi sinh EM vào bể tự hoại để nâng cao hiệu quả xử lý, làm sạch bể tự hoại. - Thuê đơn vị có chức năng thông hút bể tự hoại theo định kỳ với tần suất 01 năm/lần.
  • 49. 42 Mô hình bể tự hoại 3 ngăn như sau: Bể tự hoại có vai trò đồng thời làm 2 chức năng: lắng và phân hủy yếm khí cặn lắng. Ở mỗi ngăn có những chức năng riêng biệt. Nước thải sau khi qua bể lắng 1 sẽ tiếp tục qua bể xử lý sinh học rồi qua bể lắng 3. Ngoài ra, để tăng hiệu quả xử lý của bể tự hoại 3 ngăn, Công ty sẽ tiến hành một số biện pháp như sau: - Đồng thời bổ sung chế phẩm vi sinh EM vào bể tự hoại để nâng cao hiệu quả xử lý, làm sạch bể tự hoại. - Thuê đơn vị có chức năng thông hút bể tự hoại theo định kỳ với tần suất 01 năm/lần. 4.3.4.2. Nước thải sản xuất Lớp vật liệu lọc Cặn lắng Vách ngăn Ngăn thuvà lên men Ngăn lắng Ngăn lọc Tấm đan bê tông Nước thải Nước thải sau xử lý Ống thông hơi Hình 4.4. Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn
  • 50. 43 Nước thải sinh hoạt do các hoạt động kinh doanh của các hộ dân: được thu gom theo đường cống D300 tới hệ thống xử lý nước thải tập trung. *Nước thải sản xuất : Nước thải sản xuất của chợ hay còn gọi là nước thải gia cầm từ quá trình kinh doanh, giết mổ các mặt hàng thực phẩm tươi sống sẽ được thu gom bằng đường ống D300 tới bể xử lý nước thải gia cầm để xử lý sơ bộ cặn lắng, vi khuẩn rồi dẫn tới hệ thống xử lý nước thải tập chung để xử lý lại và thải ra môi trường. Hình 4.5. Sơ đồ hệ thống xử lý sơ bộ nước thải gia cầm *Nước mưa chảy tràn: 1 phần được ngấm tự do xuống đất và 1 phần được thu gom bằng hệ thống rãnh thu gom D600 và D1250 nằm âm dưới mặt đất có song chắn rác rồi thải thẳng ra môi trường. Với lưu lượng nước thải 49,6 m3 /ngày UBND thành phố đã đầu tư xây lắp hệ thống xử lý nước thải tập chung với công suất 70m3 /ngày. 4.3.5. Hệ thống xử lý nước thải tập trung tại chợ Giếng Vuông Trong các nguồn phát sinh thì nước thải từ hoạt động giết mổ gia cầm là nguồn gây ô nhiễm nước mặt cao nhất. Nước thải của quá trình giết mổ gồm tiết, phân, lông, mỡ, các biểu bì từ lông gia cầm,…, mùi tanh, hôi thối… nên công nghệ xử lý nước thải AAO với vật liệu đệm sinh học được lựa chọn với các ưu điểm phù hợp với nguồn nước cần xử lý của chợ Giếng Vuông, phù hợp với các phương án cần thiết để ứng phó với ngập lụt, chảy tràn… Do đó lựa chọn sử dụng công nghệ AAO với vật liệu đệm sinh học với chi phí vận hành thấp, xây dựng ngầm để tận dụng mặt bằng cho thuê của chợ và hiệu quả của môi trường thường xuyên bị ngập lụt. Để xử lý nước thải của chợ UBND thành phố Lạng Sơn đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập chung với công nghệ AAO- kết hợp đệm vi sinh có công suất 70m3 /ngày. Ngăn lọc cát Ngăn lắng Ngăn lọc than hoạt tính
  • 51. 44 Lượng nước thải sinh hoạt và nước thải từ các quầy hàng kinh doanh mặt hàng thực phẩm tươi sống sau khi được xử lý sơ bộ tại các bể riêng sẽ được thu gom tại bể thu gom của hệ thống xử lý nước thải tập chung của chợ để xử lý trước khi thải ra môi trường. - Hệ thống xử lý nước thải tập trung của chợ Giếng Vuông (được hoàn thành năm 2017, và đi vào hoạt động thử nghiệm năm 2018) Công trình “Hệ thống xử lý nước thải chợ Giếng Vuông thành phố Lạng Sơn” bao gồm các hố ga nước thải, bể điều hòa và cụm thiết bị xử lý công nghệ AAO được đặt ngầm dưới đất, nhà điều hành chứa máy móc và thiết bị điều kiển đặt nổi trên mặt đất. Diện tích bố trí hạng mục công trình của dự án là 273m2 . Trong đó diện tích để bố trí bể chứa, nhà điều hành và thiết bị của dự án là 95m2 . Nhà điều hành mái bằng, 2 tầng kích thước 4220x2720x7300 (dài x rộng x cao). Nhà điều hành được thiết kế mặt sàn tầng 2 là 4,4m cao hơn đỉnh lũ năm 2008 ở mức 0,5m. Mặt sàn tầng 2 của nhà điều hành có thiết kế bệ bê tông cao 0,1m so với cốt sàn tầng 2 để đảm bảo điều kiện làm việc an toàn, khả năng chống lũ của hệ thống thiết bị, đo lường, điều khiển. Quy trình công nghệ xử lý nước thải của hệ thống như sau: Hình 4.6. Công nghệ xử lý nước thải AAO – sử dụng đệm vi sinh Nước thải Hố tự hoại Ngăn lắng Ngăn lọc khí Ngăn lọc tiếp xúc hiếu khí Ngăn lưu nước Ngăn khử trùng Chảy tràn Nước tuần hoàn
  • 52. 45 Nguyên tắc xử lý của hệ thống là sự kết hợp của các quá trình xử lý kỵ khí, thiếu khí và hiếu khí. Đặc điểm nổi bật của hệ thống là sự bổ sung vật liệu vào các khoang xử lý để tạo giá thể cho vi sinh vật bám dính, điều này mang lại quá trình lợi ích là quá trình xử lý. Công suất của hệ thống xử lý nước thải dùng công nghệ AAO- sử dụng đệm vi sinh: 70m3 /ngày đêm. Hệ thống xử lý nước thải của chợ Giếng Vuông bao gồm: bể thu gom nước thải tập trung, ngăn, ngăn tách và lắng, ngăn lọc khí, ngăn lọc tiếp xúc hiếu khí, ngăn lưu nước và ngăn khử trùng. Tất cả các ngăn được xây dựng bằng bê tông cốt thép và có nắp đậy kín. Bể vi sinh vật hiếu khí có tác dụng xử lý chất hữu cơ cacbon nitơ hóa, bể vi sinh vật yếm khí và bể vi sinh vật thiếu khí có tác dụng khử nitơ và photphat . Quá trình xử lý như sau: - Quá trình hiếu khí: 𝑁𝐻4 + 𝑂𝑥𝑖 ℎó𝑎 → 𝑁𝑂2 − + 𝑁𝑂3 − - Quá trình kỵ khí: 𝑁𝑂2 − , 𝑁𝑂3 − 𝑔𝑖ả𝑚 → 𝑁2 ⇒ Thoát ra không khí 𝑃𝑂4 −3 𝑉𝑖 sinh 𝑣ậ𝑡 → (𝑃𝑂4 −3)𝑚𝑢ố𝑖 ⇒ Bùn Hố tự hoại: Dùng để thu gom nước thải trước khi xử lý  Ngăn lắng: Sơ bộ tách rác ở hố ga có song chắn rác sau đó sẽ được đưa về ngăn và lắng cặn cơ học để tổng cặn lơ lửng (SS) vào qua song chắn rác.Nước thải sẽ được phân ra thành 3 lớp : - Lớp mỡ có trọng lượng nhẹ sẽ nổi lên trên cùng - Lớp nước thải ở giữa là phần sẽ được xử lý tiếp - Lớp cặn lắng dưới đáy (là các loại đất, cát...)  Ngăn lọc khí (ngăn kỵ khí):
  • 53. 46 Trong bể kỵ khí xảy ra quá trình phân hủy các chất hữu cơ hòa tan với sự tham gia của hệ vi sinh vật kỵ khí. Vi sinh vật kỵ khí sẽ hấp thụ các chất hữu cơ hòa tan có trong nước thải, phân hủy hoặc chuyển hóa chúng thành các hợp chất ở dạng khí (từ 70-80% là metan, 20-30% là cacbonic). Bọt khí sinh ra bám vào các bùn cặn. Các hạt bùn cặn nay nổi lên trên làm xáo trộn, gây ra vòng tuần hoàn cục bộ trong lớp cặn lơ lửng. Hiệu quả khử BOD và COD có thể đạt 70-90%. Còn Nitơ hầu như ít giảm mà chuyển hóa thành amoni (NH4)  Ngăn lọc và tiếp xúc hiếu khí: Trong nước thải có chứa hợp chất nitơ và photpho, các hợp chất này cần phải được loại bỏ ra khỏi nước thải. Trong điều kiện thiếu khí, hệ vi sinh vật thiếu khí sẽ phát triển xử lý N và P thông qua quá trình Nitrat hóa và Photphoril. Quá trình Nitrat hóa được xảy ra như sau: Hai chủng loại vi khuẩn tham gia vào quá trình này là Nitrosonas và Nitrobacter. Trong môi trường thiếu oxy, các loại vi khuẩn này sẽ khử Nitrat (NO3 - ) và Nitrit (NO3 - ) theo chuỗi chuyển hóa: NO3 - → NO2 - → N2O → N2↑. Khí nitơ phân tử N2 tạo thành sẽ thoát khỏi nước và ra ngoài. Như vậy là nitơ đã được xử lý. Qua quá trình Photphoril hóa: Chủng loại tham gia vào quá trình này là Acinetobacter. Các hợp chất hữu cơ chứa photpho sẽ được hệ vi khuẩn Acinetobacter chuyển hóa thành các hợp chất mới không chứa photpho và các hợp chất có chứa photpho nhưng dễ phân hủy đối với chủng loại vi khuẩn hiếu khí. Để quá trình Nitrat hóa và Photphoril hóa được diễn ra thuận lợi, tại bể thiếu khí bố trí máy khuấy chìm với tốc độ khuấy phù hợp. Máy khấy có chức năng khuấy trộn dòng nước tạo ra môi trường thiếu oxy cho hệ vi sinh vật thiếu khí phát triển. Để tăng hiệu quả xử lý và làm nơi trú ngụ cho các vi sinh vật thiếu khí, tại bể có hệ thống đệm sinh học được chế tạo từ nhựa PVC, với bề mặt hoạt
  • 54. 47 động 230÷250 m2 /m3 . Hệ vi sinh vật thiếu khí bám dính vào bề mặt vật liệu đệm sinh học để sinh trưởng và phát triển.  Ngăn lưu nước: Oxy hóa bằng cách vi sinh các hợp chất hydrocacbon, sunfua và photpho (làm giảm BOD, COD, chuyển hóa H2S) và thực hiện quá trình Nitrat hóa Amoni (NH4). Bể này sẽ lưu nước thải trong 4 giờ nhờ sử dụng biện pháp tăng cường giá thể MBBR. Sản phẩm của quá trình này sẽ là: - Hydrocacbon chuyển thành CO2 + H2O làm giảm đáng kể BOD, COD. - NH4 → NO3 - H2S → SO4 -2 - P – T → PO4 - Khử Nitơ thông qua quá trình thiếu khí, ở đây NO3 được chuyển hóa thành N2 khi không có mặt oxy. Module AO thực hiện quá trình Oxy hóa để giảm BOD, chuyển hóa NH4 → NO3 và tạo thành cơ chế hồi lưu NO3 lỏng (hòa tan trong nước thải) và một phần bùn hoạt tính về ngăn thiếu khí để khử Nitơ. Sau quá trình Oxy hóa (bằng sục khí) tại hiếu khí với đệm vi sinh động, bùn hoạt tính (tức lượng vi sinh phát triển và hoạt động tham gia quá trình xử lý) được bám giữ trên ngăn. Các giá thể này cho phép tăng mật độ vi sinh lên đến 8000-14000 g/m3 . Với mật độ này các quá trình oxy hóa để khử BOD, COD và NH4 diễn ra nhanh hơn rất nhiều. Bùn hoạt tính lơ lửng (tức là bùn không không bám dính trên đệm vi sinh) sẽ được chuyển sang ngăn lọc. Ở đây một phần bùn được giữ lại để đứa ngăn chứa và xử lý bùn thừa, một phần nhỏ bùn được bơm hồi lưu đưa về bể thiếu khí để thực hiện quá trình khử nitơ.  Ngăn khử trùng: Bằng lọc vi lọc hoặc bằng hóa chất (Clo) – chủ yếu dung Hpocloride Canxi (Ca(OCl)2) để khử vi trùng gây bệnh.
  • 55. 48 4.3.6. Đánh giá chất lượng nguồn nước tiếp nhận của nguồn thải Bảng 4.4. Kết quả phân tích mẫu nước mặt của suối Lao Ly STT Thông số Đơn vị Phương pháp phân tích Kết quả NM1 QCVN 08- MT:2015/ BTNMT Cột B1 1 pH - TCVN 6492:2011 7,14 5,5 ÷ 9 2 BOD5 mg/L SMEWW 5210B:2012 12 15 3 COD mg/L SMEWW 5220C:2012 28 30 4 DO mg/L TCVN 7325:2005 4,6 ≥ 4 5 TSS mg/L TCVN 6625:2000 42 50 6 Amoni (NH4 + ) (Tính theo N) mg/L TCVN 5988:1995 0,26 0,9 7 Clorua (Cl- ) mg/L TCVN 6194:1996 8,5 350 8 Nitrat (NO3 - ) mg/L SMEWW 4500- NO3 - .E:2012 0,6 10 9 Photphat PO4 3- mg/L TCVN 6202:2008 0,12 0,3 10 Mangan (Mn) mg/L SMEWW 3500- Mn.B:2012 0,14 0,5 11 Chất hoạt động bề mặt mg/L TCVN 6622-1:2009 0,18 0,4 12 Tổng dầu, mỡ mg/L TCVN 5070:1995 0,6 1 13 Cadimi (Cd)(*) mg/L US EPA Method 200.8 <0,001 0,01 14 Coliform(*) MPN/100 mL TCVN 6187-2:2009 4.600 7.500 (Nguồn: Công ty TNHH Nghiên cứu ứng dụng và Chuyển giao công nghệ môi trường) Ghi chú: + QCVN 08-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt; Cột B1 - Dùng cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2; + NM.01: Tại suối Lao Ly tiếp nhận nước thải của chợ Giếng Vuông