SlideShare a Scribd company logo
1 of 70
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------------------
LÂM QUANG BẢO
Tên đề tài:
Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của trạm xử
lý nước thải sinh hoạt tại công ty than Uông Bí-TKV xã
Hoàng Quế, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành/ngành : Khoa học môi trường
Khoa : Môi trường
Khóa học : 2015 - 2019
THÁI NGUYÊN - 2018
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------------------
LÂM QUANG BẢO
Tên đề tài:
Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của trạm xử
lý nước thải sinh hoạt tại công ty than Uông Bí-TKV xã
Hoàng Quế, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành/ngành : Khoa học môi trường
Lớp : K47 -KHMT
Khoa : Môi trường
Khóa học : 2015 - 2019
Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Đỗ Thị Lan
THÁI NGUYÊN - 2018
LỜI CẢM ƠN
Kết thúc bốn năm học tập, nghiên cứu và rèn luyện trong mái trường đại học,
bản thân em đã tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích về chuyên môn và khoa học.
Trong đợt thực tập tốt nghiệp này em đã tiến hành nghiên cứu và viết đề tài với tiêu
đề “Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của trạm xử lý nước thải sinh hoạt
tại công ty than Uông Bí-TKV xã Hoàng Quế, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng
Ninh.” Trong thời gian thực tập và làm báo cáo tốt nghiệp, em xin chân thành cảm
ơn cô giáo PGS.TS Đỗ Thị Lan đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành đề
tài này. Bên cạnh đó, em cũng xin cảm ơn các cán bộ viện Kỹ Thuât và Công Nghệ
Môi Trường NCS.Ths Đặng Xuân Thường đã tạo điều kiện cho em được đi thực
tập và nghiên cứu đề tài. Nhân dịp này em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
các thầy giáo, cô giáo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, những người đã trực
tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến thức bổ ích cho em, đó chính là những nền
tảng cơ bản, những hành trang vô cùng quý giá cho sự nghiệp tương lai của em
sau này. Trong quá trình thực tập và làm báo cáo, vì chưa có kinh nghiệm thực tế
và thời gian hạn hẹp nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận
được sự góp ý, nhận xét từ phía các thầy, cô và các bạn để khóa luận này được
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019
Sinhviên
Lâm Quang Bảo
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................i
MỤC LỤC.........................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC BẢNG...............................................................................vi
DANH MỤC CÁC HÌNH...............................................................................vii
PHẦN I 1
MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục đích của đề tài .................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài....................................................................................... 2
PHẦN 2 4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................. 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài. ......................................................................... 4
2.1.1. Khái niệm về môi trường, ô nhiễm môi trường................................... 4
2.1.2. Khái niệm và thành phần nước thải sinh hoạt .................................... 7
2.1.3. Một số văn bản liên quan đến quản lý tài nguyên nước ..................... 7
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài........................................................................... 8
2.2.1. Tài nguyên nước trên thế giới và ở Việt Nam ..................................... 8
2.2.1.1. Tài nguyên nước trên thế giới....................................................... 8
2.2.1.2. Tài nguyên nước ở Việt Nam........................................................ 9
2.2.2. Tình hình sử dụng nước trên thế giới và ở Việt Nam........................10
2.2.2.1. Tình hình sử dụng nước trên thế giới .........................................10
2.2.2.2. Tình hình sử dụng nước tại Việt Nam.........................................11
2.2.3. Hiện trạng về ô nhiễm nguồn nước trên thế giới và ở Việt Nam ......13
2.2.3.1. Hiện trạng về ô nhiễm nguồn nước trên thế giới .......................13
2.2.3.2. Hiện trạng ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam..............................13
2.3. Phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt hiện nay.....................................14
PHẦN 3 17
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............17
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................17
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ...............................................................17
3.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................17
3.4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................17
3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập thông tin thứ cấp.............................17
3.4.2. Phương pháp lấy mẫu và chỉ tiêu theo dõi........................................17
3.4.3. Phương pháp phân tích .....................................................................18
3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu.................................................................18
3.4.5. Phương pháp tổng hợp, so sánh........................................................18
PHẦN 4 19
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..............................................19
4.1. Tổng quan về Công Ty than Uông Bí-TKV xã Hoàng Quế, thị xã Đông
Triều, tỉnh Quảng Ninh.................................................................19
4.1.1. Điều kiện tự nhiên của Công Ty than Uông Bí TKV xã Hoàng Quế,
thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh............................................................19
4.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình...................................................................19
4.1.1.2. Mối quan hệ của cơ sở với các đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã
hội ............................................................................................................20
4.1.2. Các mối tương quan với các đối tượng tự nhiên lân cận Cơ sở........22
4.1.3. Hiện trạng xử lý nước thải của công ty.............................................22
4.1.3.1. Nguồn phát sinh nước thải .........................................................22
4.1.3.2. Hiện trạng hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt của
công ty......................................................................................................23
4.2. Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của Công ty than Uông Bí-
TKV xã Hoàng Quế, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh...........23
4.2.1. Hiện trạng nước thải sinh hoạt trước xử lý của Công ty than Uông Bí-
TKV xã Hoàng Quế, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.........................23
4.2.2. Hiện trạng nước thải sinh hoạt sau khi xử lý của Công ty than Uông
Bí-TKV xã Hoàng Quế, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh....................26
4.2.3. Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của Công ty than Uông
Bí-TKV xã Hoàng Quế, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh....................27
4.2.3.1. Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của Công ty than
Uông Bí-TKV xã Hoàng Quế, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh tháng
10/2018. ...................................................................................................27
4.2.3.2. Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của Công ty than
Uông Bí-TKV xã Hoàng Quế, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh tháng
11/2018 ....................................................................................................29
4.2.3.3. Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của Công ty than
Uông Bí-TKV xã Hoàng Quế, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh tháng
12/ 2018 ...................................................................................................30
4.3. Các hạng mục xây dựng của cơ sở...........................................................32
4.3.1. Các hạng mục bảo vệ môi trường của cơ sở:........................................32
4.3.1.1. Biện pháp xử lý ô nhiễm. ............................................................32
4.3.1.2. Phục hồi môi sinh .......................................................................33
4.3.2.Quy mô công suất, thời gian hoạt động của cơ sở.................................34
4.3.2.1. Quy mô của cơ sở...........................................................................34
4.3.2.2. Thời gian hoạt động của cơ sở .......................................................34
4.3.3 Công nghệ sản xuất vận hành của cơ sở ................................................34
4.3.4. Máy móc, thiết bị, nguyên nhiên liệu, vật liệu phục vụ cho hoạt động
của cơ sở........................................................................................36
4.3.5. Máy móc, thiết bị, nguyên nhiên liệu, vật liệu phục vụ cho xử lý nước
thải sinh hoạt. ................................................................................37
4.3.6. Tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt
động của nhà máy..........................................................................42
4.4. Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt của Công Ty than Uông Bí – TKV .43
4.4.1.Nguồn phát sinh nước thải và các thông số thiết kế...........................43
4.4.2. Xử lý nước thải sinh hoạt ..................................................................46
4.4.2.1. Các phương pháp để xử lý nước thải sinh hoạt.........................46
4.4.2.2. Căn cứ lựa chọn và đề xuất phương án xử lý nước thải sinh hoạt
..................................................................................................................47
4.4.2.3. Thuyết minh công nghệ AO ........................................................49
4.4.2.4.Thuyết minh công nghệ hệ thống tập trung:................................52
4.5. Đề xuất một số giải pháp xử lý, phòng ngừa ô nhiễm nguồn nước.........52
PHẦN 5 54
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................54
5.1 Kết luận .....................................................................................................54
5.2 Kiến nghị...................................................................................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2. 1. Trữ lượng nước trên thế giới .....................................................................9
Bảng 4. 1. Hiện trạng nước thải sinh hoạt trước xử lý của Công ty than Uông Bí-
TKV xã Hoàng Quế, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. ....................23
Bảng 4. 2. Hiện trạng nước thải sinh hoạt sau khi xử lý của Công ty than Uông Bí-
TKV xã Hoàng Quế, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. ....................26
Bảng 4. 3. Kết quả phân tích nước thải sinh hoạt của Công ty than Uông Bí-TKV
tháng 10/2018. .........................................................................................28
Bảng 4. 4. Kết quả phân tích nước thải sinh hoạt của Công ty than Uông Bí-TKV
tháng 11/2018 ..........................................................................................29
Bảng 4. 5. Kết quả phân tích lý nước thải sinh hoạt của Công ty than Uông Bí-TKV
tháng 12/ 2018 .........................................................................................30
Bảng 4. 6. Kết quả phân tích nước thải sinh hoạt của Công ty than Uông Bí-TKV
tháng 01/ 2019 .........................................................................................31
Bảng 4. 7. Các thông số của hệ thống khai thác. ......................................................35
Bảng 4. 8. Máy móc, thiết bị.....................................................................................36
Bảng 4. 9. Hạng mục công trình xây dựng của hệ thống..........................................37
Bảng 4. 10. Hạng mục thiết bị...................................................................................40
Bảng 4. 11. Khối lượng nước thải.............................................................................44
Bảng 4. 12. Thành phần nước thải sinh hoạt.............................................................44
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2. 1. Xu hướng tiêu thụ nước tại Việt Nam......................................................12
Hình 4. 1. Vị trí địa lý của cơ sở và mối quan hệ với các đối tượng xung quanh ....20
Hình 4. 2. Biểu đồ hiện trạng nước thải sinh hoạt trước xử lý của Công ty than Uông
Bí-KTV xã Hoàng Quế, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. ...............24
Hình 4. 3. Biểu đồ Hiện trạng nước thải sinh hoạt sau khi xử lý của Công ty than
Uông Bí-TKV xã Hoàng Quế, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. .....27
Hình 4. 4. Quá trình thu gom nước thải sinh hoạt.....................................................43
Hình 4. 5. Sơ đồ công nghệ AO................................................................................48
Hình 4. 6. sơ đồ công nghệ hệ thống tập trung .........................................................51
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BOD Biochemical Oxygen Demand (Nhu cầu oxy sinh hoá)
BOD5- 20 Biochemical Oxygen Demand (Nhu cầu oxy sinh hóa sau 5 ngày
ở 20o
C)
CBCNV Cán bộ công nhân viên
COD Chemical Oxygen Demand (Nhu cầu oxy hóa học)
CTNH Chất thải nguy hại
HĐQT Hội đồng quản trị
N NiTơ
NH4 Amoni
P Phosphat
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
TCCP Tiêu chuẩn cho phép
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TDS Total Dissolvel Solids (Tổng chất rắn hoà tan )
TSP Total Suspended Particulate ( Tổng bụi lơ lửng)
TSS Chất rắn lơ lửng
1
PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Rất nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng nước chiếm 3/4 diện tích trái đất cơ
mà. Sao chúng ta lại phải lo thiếu nước? Nhưng các bạn có biết rằng 3/4 hay 75%
nước đó lại chứa tới 97% là nước mặn ở các đại dương, cái mà chúng ta không thể
sử dụng được cho những mục đích hàng ngày được. Đó là chưa kể đến 99.7% trong
số 3% nước ngọt lại tồn tại ở dạng băng đá và tuyết. Vậy chỉ còn 0.3% trong tổng số
3/4 kia là nước ngọt mà chúng ta có thể sử dụng cho mục đích sinh hoạt.
Mặc dù lượng nước ngọt ít là vậy nhưng hàng ngày chúng ta vẫn đang luôn
làm cho nó ít hơn bằng sự vô tâm trong cách sử dụng nước một cách hoang phí và
làm ô nhiễm nguồn nước.
Hiện nay công nghiệp phát triển kéo theo đó là việc thải ra môi trường một
lượng lớn nước thải. Nếu lượng nước thải này không được xử lý một cách bài bản
thì việc ô nhiễm nguồn nước là điều khó tránh khỏi. Báo chí đã phanh phui rất nhiều
những doanh nghiệp vì không muốn bỏ ra một số tiền lớn xử lý nước thải đã cố tình
che dấu việc thải trực tiếp nước sau sản xuất ra tự nhiên. Điều này sẽ dẫn đến việc ô
nhiễm nguồn nước xung quanh và trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân
xung quanh đó.
Công ty của phần than Vàng Danh - Vinacomin mà tiền thân là Mỏ than
Vàng Danh được thành lập theo quyết định số: 262- BCNNg-KB2 ngày 06/06/1964
của Bộ công nghiệp nặng. Ngày 17/09/1996 Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công
thương), có Quyết định số: 2604/QĐ/TCCB thành lập doanh nghiệp Mỏ than Vàng
Danh - đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc Tổng công ty Than Việt Nam – nay là
Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam. Ngày 01/10/2001 Hội đồng
quản trị Tổng Công ty Than Việt Nam ban hành quyết định số 405/QĐ/HĐQT của
chủ tịch HĐQT về việc đổi tên Mỏ than Vàng Danh thành Công ty than Vàng Danh.
Ngày 08/11/2006 Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt
Nam ký Quyết định số 2458 QĐ/HĐQT về việc đổi tên Công ty than Vàng Danh
2
thành Công ty than Vàng Danh-TKV. Kể từ ngày 16 tháng 9 năm 2007, bộ phận
vận tải chính của Công ty là đường sắt 1000 ly và kho, cảng được điều động về Tập
đoàn TKV theo quyết định của Tập đoànn Công nghiệp than - Khoáng sản Việt
Nam, Công ty chỉ còn chức năng chính là sản xuất vụ chế biến than. Than sản xuất
ra được bán duy nhất cho TKV thông qua Công ty Kho vận đá bạc – TKV.Công ty
Than Vàng Danh – TKV được cổ phần hóa theo Quyết định số 1119/QĐ-BCN ngày
03/04/2007 của Bộ Công nghiệp, thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp
01/07/2007.Ngày 06 tháng 06 năm 2008 Đại hội đồng cổ đông sáng lập Công ty đã
họp và Công ty cổ phần than Vàng Danh-TKV đã chính thức trở thành Công ty cổ
phần từ ngày 01 tháng 07 năm 2008.
Với số lượng công nhân làm việc và thực hiện ăn uống, tắm giặt tại khu vực
trung bình khoảng 4000-:-4500 người/ngày lượng nước thải phát sinh là rất lớn.
Xuất phát từ thực tế trên em tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả
xử lý nước thải sinh hoạt của trạm xử lý nước thải sinh hoạt tại công ty than
Uông Bí-TKV xã Hoàng Quế, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh”.
1.2. Mục đích của đề tài
- Đề tài đánh giá được hiện trạng nước thải sinh hoạt của Công Ty than Uông
Bí-KTV xã Hoàng Quế, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
- Xác định mức độ ô nhiễm và nguồn gây ô nhiễm nguồn nước thải.
- Tìm hiểu công nghệ xử lý nước thải tại công ty.
- Đề xuất một số biện pháp xử lý nhằm, giảm thiểu ô nhiễm đối với môi
trường nước.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học: Giúp bản thân em có cơ hội
tiếp cận với cách thức thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học, giúp em vận dụng
kiến thức đã học vào thực tế và rèn luyện về kỹ năng tổng hợp và phân tích số liệu,
tiếp thu và học hỏi những kinh nghiệm từ thực tế.
- Ý nghĩa trong thực tiễn:
3
+ Tăng cường trách nhiệm của ban lãnh đạo công ty trước hoạt động sản xuất
đến môi trường; Từ đó có hoạt động tích cực trong việc xử lý nước thải.
+ Cảnh báo nguy cơ tiềm tàng về ô nhiễm suy thoái môi trường nước do
nước thải gây ra, ngăn ngừa và giảm thiểu ảnh hưởng của nước thải đến môi trường,
bảo vệ sức khoẻ của người dân khu vực quanh công ty.
4
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài.
2.1.1. Khái niệm về môi trường, ô nhiễm môi trường.
- Khái niệm môi trường
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ
mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự
tồn phát triển của con người và thiên nhiên." (Theo luật bảo vệ môi trường 2014)
- Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại:
+ Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học,
sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động
của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực
vật, đất, nước... Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà
cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản
cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp cho
ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú.
+ Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là
những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định... ở các cấp khác nhau như: Liên
Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia
đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể,... Môi trường xã hội định
hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh
tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các
sinh vật khác.
- Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm
tất cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống,
như ôtô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo...
- Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết
cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí,
đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội...
5
- Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao
gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con
người. Ví dụ: môi trường của học sinh gồm nhà trường với thầy giáo, bạn bè, nội
quy của trường, lớp học, sân chơi, phòng thí nghiệm, vườn trường, tổ chức xã hội
như Đoàn, Đội với các điều lệ hay gia đình, họ tộc, làng xóm với những quy định
không thành văn, chỉ truyền miệng nhưng vẫn được công nhận, thi hành và các cơ
quan hành chính các cấp với luật pháp, nghị định, thông tư, quy định.
- Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để
sống và phát triển.
- Khái niệm ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu
chuẩn môi trường. Chất gây ô nhiễm là những nhân tố làm cho môi trường trở thành
độc hại. Thông thường tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mực, giới hạn cho
phép được quy định dùng làm căn cứ để quản lí môi trường. Sự ô nhiễm môi trường
có thể là hậu quả của các hoạt động tự nhiên, như hoạt động núi lửa, bão lũ, ….
hoặc các hoạt động do con người thực hiện trong công nghiệp, giao thông và trong
sinh hoạt. (Nguồn:“Pollution ” ,2010)
* Ô nhiễm môi trường nước
Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và chất lượng nước không đáp ứng
được cho các mục đích sử dụng khác nhau, vượt quá tiêu chuẩn cho phép và có ảnh
hưởng xấu đến đời sống con người và sinh vật.
Nước trong tự nhiên tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau: nước cống,
nước ở các sông hồ, tồn tại ở thể hơi trong không khí. Nước bị ô nhiễm nghĩa là
thành phần của nó tồn tại các chất khác, mà các chất này có thể gây hại cho con
người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên. Nước ô nhiễm thường là khó khắc
phục mà phải phòng tránh từ đầu.
Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, dưới tốc độ phát triển như hiện nay con
người vô tình làm ô nhiễm nguồn nước bằng các hóa chất, chất thải từ các nhà máy,
xí nghiệp. Các đơn vị cá nhân sử dụng nước ngầm dưới hình thức khoan giếng, sau
6
khi ngưng không sử dụng không bịt kín các lỗ khoan lại làm cho nước bẩn chảy lẫn
vào làm ô nhiễm nguồn nước ngầm. Các nhà máy xí nghiệp xả khói bụi công
nghiệp vào không khí làm ô nhiễm không khí, khi trời mưa, các chất ô nhiễm này sẽ
lẫn vào trong nước mưa cũng góp phần làm ô nhiễm nguồn nước.
Hiến chương châu Âu về nước đã định nghĩa: "Ô nhiễm nước là sự biến đổi
nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy
hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, cho động vật nuôi và các loài
hoang dã." (Theo Báo cáo khoa học ô nhiễm nước và hậu quả của nó, 11-2009)
+Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa
vào môi trường nước các chất thải bẩn, các sinh vật có hại kể cả xác chết của chúng.
+Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: quá trình thải các chất độc hại chủ
yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao
thông vào môi trường nước.
+Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô nhiễm
nước: ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các
tác nhân vật lý.
Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý, hoá học,
sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước
trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong
nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề
đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất.
Ô nhiễm nước xảy ra khi nước bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt, nước rác
công nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất, rồi thấm xuống nước ngầm. Hiện tượng
ô nhiễm nước xảy ra khi các loại hoá chất độc hại, các loại vi khuẩn gây bệnh, virut,
ký sinh trùng phát sinh từ các nguồn thải khác nhau như chất thải công nghiệp từ
các nhà máy sản xuất, các loại rác thải của các bệnh viện, các loại rác thải sinh hoạt
bình thường của con người hay hoá chất, thuốc trừ sâu, phân bón hữu cơ... sử dụng
trong sản xuất nông nghiệp được đẩy ra các ao, hồ, sông, suối hoặc ngấm xuống
nước dưới đất mà không qua xử lý hoặc với khối lượng quá lớn vượt quá khả năng
7
tự điều chỉnh và tự làm sạch của các loại ao, hồ, sông, suối. (Nguồn: Theo Báo cáo
khoa học ô nhiễm nước và hậu quả của nó, 11-2009)
2.1.2. Khái niệm và thành phần nước thải sinh hoạt
- Khái niệm nước thải
Nước thải là chất lỏng được thải ra sau quá trình sử dụng của con người và
đã bị thay đổi tính chất ban đầu của chúng.
- Khái niệm nguồn nước thải
Thông thường nước thải được phân loại theo nguồn gốc phát sinh ra chúng.
Đó cũng là cơ sở cho việc lựa chọn các biện pháp hoặc công nghệ xử lý. Theo cách
phân loại này, có các loại nước thải dưới đây:
* Nước thải sinh hoạt: là nước thải từ các khu dân cư, khu vực hoạt động
thương mại, công sở, trường học và các cơ sở tương tự khác.
* Nước thải công nghiệp: là nước thải từ các nhà máy đang hoạt động, có cả
nước thải sinh hoạt nhưng trong đó nước thải công nghiệp là chủ yếu.
* Nước thải tự nhiên: nước mưa được xem như nước thải tự nhiên. Ở những
thành phố hiện đại nước thải tự nhiên được thu gom theo một hệ thống thoát riêng.
* Nước thải đô thị: là thuật ngữ chung chỉ chất lỏng trong hệ thống cống
thoát của một thành phố. Nước thải đô thị có thể bao gồm tất cả nước thải kể trên
2.1.3. Một số văn bản liên quan đến quản lý tài nguyên nước
- Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng
hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23/6/2014 được Quốc hội
thông qua tại kỳ họp thứ 7, khóa XIII có hiệu lực từ ngày 1/1/2015.
- Luật khoáng sản số 60/2010/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã
hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 17/11/2010.
- Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ban hành ngày 21/6/2012.
- Nghị định của chính phủ số 201/2013/NĐ-CP, ngày 27/11/2013. Quy
định chỉ tiêu thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước.
- Thông tư số 4/2012/TT-BTNMT ngày 08/05/2012 của Bộ Tài Nguyên và
Môi Trường về việc quyết định tiêu chí xác định cơ sở gây ô nhiễm môi trường.
8
- Thông tư số 47/2011/TT-BTNMT ngày 28/12/2011 của Bộ Tài Nguyên
và Môi Trường về việc ban hành Quy chuẩn ký thuật quốc gia về môi trường.
- Luật Hóa chất số 06/2007/QH12 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007;
- Thông tư số 04/2015/TT-BXD ngày 6/8/2014 của Chính Phủ về thoát nước
và xử lý nước thải.
- Quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.
- Các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường của Bộ Tài nguyên và
Môi trường, bao gồm:
+ QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công
nghiệp;
+ QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước sinh hoạt.
+QCVN 08:2015/BTNMT: của Bộ Tài Nguyên Môi Trường về quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
+QCVN 09:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thật quốc gia về chất lượng nước
ngầm
- Các bộ tiêu chuẩn về thiết kế hệ thống xử lý nước thải như :
+ TCVN 7957:2008: Tiêu chuẩn về thiết kế hệ thống xử lý nước thải;
+ TCXD 51:2008: Tiêu chuẩn thiết kế thoát nước - mạng lưới và công trình
bên ngoài do Bộ Xây dựng ban hành năm 2008.
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.2.1. Tài nguyên nước trên thế giới và ở Việt Nam
2.2.1.1. Tài nguyên nước trên thế giới
Nước bảo phủ 71% diện tích của quả đất trong đó có 97% là nước mặn, còn
lại là nước ngọt. Trong 3% lượng nước ngọt của quả đất thì có khoảng hơn 3/4
lượng nước mà con người không sử dụng được vì nó nằm quá sâu trong lòng đất, bị
đóng băng, ở dạng hơi trong khí quyển và ở dạng tuyết trên lục địa… chỉ có 0,5%
9
nước ngọt hiện diện trong sông, suối, ao, hồ mà con người đã và đang sử dụng.
Theo sự tính toán thì khối lượng ở trạng thái tự do phủ lên trái đất khoảng 1,4
tỉ 𝑘𝑚3
, nhưng so với trữ lượng nước ở lớp vỏ giữa của quả đất (khoảng 200tỉ km3)
thì chẳng đáng kể vì nó chiếm không đến 1%. Tổng lượng nước tự nhiên trên thế
giới theo ước tính có khác nhau theo các tác giả và dao động từ 1.385.985.000 km3
đến 1.457.802.450km3
. (Nguồn: Theo Lvovits, Xokolov,1974)
Bảng 2. 1. Trữ lượng nước trên thế giới
Loại nước Trữ lượng (km3
)
Biển và đại dương
Nước ngầm
Băng và băng hà
Hồ nước ngọt
Hồ nước mặn
Khí ẩm trong đất
Hơi nước trong không khí
Nước sông
1.370.322.000
60.000.000
26.660.000
125.000
105.000
75.000
14.000
1.000
Tuyết trên lục địa 250
(Theo F. Sargent, 1974)
2.2.1.2. Tài nguyên nước ở Việt Nam
Nước ta có 108 lưu vực sông với khoảng 3450 sông, suối tương đối lớn
(chiều dài từ 10km trở lên), trong đó có 9 hệ thống sông lớn (diện tích lưu vực lớn
hơn 10.000km2
), bao gồm: Hồng, Thái Bình, Bằng Giang - Kỳ Cùng, Mã, Cả, Vu
Gia - Thu Bồn, Ba, Đồng Nai và sông Cửu Long. Tổng lượng nước mặt trung bình
hằng năm khoảng 830-840 tỷ m3
, trong đó hơn 60% lượng nước được sản sinh từ
nước ngoài, chỉ có khoảng 310-320 tỷ m3
được sản sinh trên lãnh thổ Việt Nam.
Lượng nước bình quân đầu người trên 9.000 m3
/năm. Nước dưới đất cũng có tổng
trữ lượng tiềm năng khoảng 63 tỷ m3
/năm, phân bố ở 26 đơn vị chứa nước lớn,
nhưng tập trung chủ yếu ở Đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ và khu vực Tây Nguyên.
10
Về hồ chứa, có khoảng 2.900 hồ chứa thủy điện, thủy lợi tương đối lớn (dung tích
từ 0,2 triệu m3
trở lên) đã vận hành, đang xây dựng hoặc đã có quy hoạch xây dựng,
với tổng dung tích các hồ chứa trên 65 tỷ m3
. Trong đó, có khoảng 2.100 hồ đang
vận hành, tổng dung tích hơn 34 tỷ m3
nước; khoảng 240 hồ đang xây dựng, tổng
dung tích hơn 28 tỷ m3
, và trên 510 hồ đã có quy hoạch, tổng dung tích gần 4 tỷ m3
.
Các hồ chứa thủy điện mặc dù với số lượng không lớn, nhưng có tổng dung tích
khoảng 56 tỷ m3
nước (chiếm 86% tổng dung tích trữ nước của các hồ chứa).
Trong khi đó, trên 2000 hồ chứa thủy lợi nêu trên chỉ có dung tích trữ nước khoảng
gần 9 tỷ m3
nước, chiếm khoảng 14%. Các lưu vực sông có dung tích hồ chứa lớn
gồm: sông Hồng (khoảng 30 tỷ m3
); sông Đồng Nai (trên 10 tỷ m3
); sông Sê San
(gần 3,5 tỷ m3
); sông Mã, sông Cả, sông Hương, sông Vũ Gia - Thu Bồn và sông
Srêpok (có tổng dung tích hồ chứa từ gần 2 tỷ m3
đến 3 tỷ m3
). (Nguồn: Theo cục
quản lý tài nguyên nước, 2015)
Tổng lượng nước đang được khai thác, sử dụng hàng năm khoảng 81 tỷ m3
,
xấp xỉ 10% tổng lượng nước hiện có trung bình hàng năm của cả nước. Trong đó,
lượng nước sử dụng tập trung chủ yếu vào 7 - 9 tháng mùa cạn, khi mà dòng chảy
trên hệ thống sông đã bị suy giảm và với tổng lượng nước cả mùa chỉ bằng khoảng
20% - 30% (khoảng 160 - 250 tỷ m3
) so với lượng nước của cả năm. (Nguồn: Theo
Cục quản lý tài nguyên nước, 2015)
2.2.2. Tình hình sử dụng nước trên thế giới và ở Việt Nam
2.2.2.1. Tình hình sử dụng nước trên thế giới
Khi con người bắt đầu trồng trọt và chăn nuôi thì đồng ruộng dần dần phát
triển ở miền đồng bằng màu mỡ, kề bên lưu vực các con sông lớn. Lúc đầu cư dân
còn ít và nước thì đầy ắp trên các sông hồ, đồng ruộng, cho dù có gặp thời gian khô
hạn kéo dài thì cũng chỉ cần chuyển cư không xa lắm là tìm được nơi ở mới tốt đẹp
hơn. Vì vậy, nước được xem là nguồn tài nguyên vô tận và cứ như thế qua một thời
gian dài, vấn đề nước chưa có gì là quan trọng.
Nhu cầu về nước trong công nghiệp: Sự phát triển càng ngày càng cao của
nền công nghiệp trên toàn thế giới càng làm tăng nhu cầu về nước, đặc biệt đối với
11
một số ngành sản xuất như chế biến thực phẩm, dầu mỏ, giấy, luyện kim, hóa
chất... chỉ 5 ngành sản xuất này đã tiêu thụ ngót 90% tổng lượng nước sử dụng
cho công nghiệp.Phần nước tiêu hao không hoàn lại do sản xuất công nghiệp
chiếm khoảng từ 1-2% tổng lượng nước tiêu hao không hoàn lại và lượng nước
còn lại sau khi đã sử dụng được quay về sông hồ dưới dạng nước thải chứa đầy
những chất gây ô nhiễm
Nhu cầu về nước trong nông nghiệp: Sự phát triển trong sản xuất nông
nghiệp như sự thâm canh tăng vụ và mở rộng diện tích đất canh tác cũng đòi hỏi
một lượng nước ngày càng cao. Phần lớn nhu cầu về nước được thỏa mãn nhờ mưa
ở vùng có khí hậu ẩm, nhưng cũng thường được bổ sung bởi nước sông hoặc nước
ngầm bằng biện pháp thủy lợi nhất là vào mùa khô.
Nhu cầu về nước Sinh hoạt và giải trí: Theo sự ước tính thì các cư dân sinh
sống kiểu nguyên thủy chỉ cần 5-10 lít nước/ người/ ngày. Ngày nay, do sự phát
triển của xã hội loài người ngày càng cao nên nhu cầu về nước sinh hoạt và giải trí
ngày cũng càng tăng theo nhất là ở các thị trấn và ở các đô thị lớn, nước sinh hoạt
tăng gấp hàng chục đến hàng trăm lần nhiều hơn. Theo sự ước tính đó thì đến năm
2000, nhu cầu về nước sinh hoạt và giải trí sẽ tăng gần 20 lần so với năm 1900, tức
là chiếm 7% tổng nhu cầu nước trên thế giới . Ngoài ra, còn rất nhiều nhu cầu khác
về nước trong các hoạt động khác của con người như giao thông vận tải, giải trí ở
ngoài trời như đua thuyền, trượt ván, bơi lội... Nhu cầu này cũng ngày càng tăng
theo sự phát triển của xã hội. (Nguồn: Theo Cao Liêm, Trần Đức Viên,1990)
2.2.2.2. Tình hình sử dụng nước tại Việt Nam
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới ẩm có lượng mưa tương đối lớn trung
bình từ 1.800mm - 2.000mm, nhưng lại phân bố không đồng đều mà tập trung chủ
yếu vào mùa mưa từ tháng 4-5 đến tháng 10, riêng vùng duyên hải Trung bộ thì
mùa mưa bắt đầu và kết thúc chậm hơn vài ba tháng.
12
Hình 2. 1. Xu hướng tiêu thụ nước tại Việt Nam
Sự phân bố không đồng đều lượng mưa và dao động phức tạp theo thời gian
là nguyên nhân gây nên nạn lũ lụt và hạn hán thất thường gây nhiều thiệt hại lớn
đến mùa màng và tài sản ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc gia, ngoài ra còn gây
nhiều trở ngại cho việc trị thủy, khai thác dòng sông.
Theo sự ước tính thì lượng nước mưa hằng năm trên toàn lãnh thổ khoảng
640 km3 , tạo ra một lượng dòng chảy của các sông hồ khoảng 313 km3
. Nếu tính
cả lượng nước từ bên ngoài chảy vào lãnh thổ nước ta qua hai con sông lớn là sông
Cửu long ( 550 km3
) và sông Hồng ( 50 km3
) thì tổng lượng nước mưa nhận được
hằng năm khoảng 1.240 km3
và lượng nước mà các con sông đổ ra biển hằng năm
khoảng 900 km3 . Như vậy so với nhiều nước, Việt nam có nguồn nước ngọt khá
dồi dào lượng nước bình quân cho mỗi đầu người đạt tới 17.000 m3
/ người/ năm.
Do nền kinh tế nước ta chưa phát triển nên nhu cầu về lượng nước sử dụng chưa
cao, hiện nay mới chỉ khai thác được 500 m3
/người/năm nghĩa là chỉ khai thác
được 3% lượng nước được tự nhiên cung cấp và chủ yếu là chỉ khai thác lớp nước
mặt của các dòng sông và phần lớn tập trung cho sản xuất nông nghiệp. (Nguồn:
Theo Nguyễn Minh Tùng, 2016)
13
2.2.3. Hiện trạng về ô nhiễm nguồn nước trên thế giới và ở Việt Nam
2.2.3.1. Hiện trạng về ô nhiễm nguồn nước trên thế giới
Trung bình mỗi ngày trên trái đất có khoảng 2 triệu tấn chất thải sinh hoạt đổ
ra sông hồ và biển cả, 70% lượng chất thải công nghiệp không qua xử lý bị trực tiếp
đổ vào các nguồn nước tại các quốc gia đang phát triển. Đây là thống kê của Viện
Nước quốc tế (SIWI) được công bố tại Tuần lễ Nước thế giới (World Water Week)
khai mạc tại Stockholm, thủ đô Thụy Điển ngày 5/9. Thực tế trên khiến nguồn nước
dùng trong sinh hoạt của con người bị ô nhiễm nghiêm trọng. Thiếu vệ sinh và thiếu
nước sạch là nguyên nhân gây tử vong cho hơn 1,6 triệu trẻ em mỗi năm. Tổ chức
Lương Nông LHQ (FAO) cảnh báo trong 15 năm tới sẽ có gần 2 tỷ người phải sống
tại các khu vực khan hiếm nguồn nước và 2/3 cư dân trên hành tinh có thể bị thiếu
nước. 17 triệu trẻ em chưa được sử dụng nước sạch. Theo báo cáo mới nhất của
Liên hiệp quốc, đến năm 2050, nhu cầu lương thực tăng 70% và nhu cầu nước tăng
19%. Lúc đó, cần huy động đến 90% nguồn nước trên thế giới. Trong khi đó, sự
phân bố và sử dụng nguồn nước đang bộc lộ nhiều điểm bất hợp lý. Tổng giám đốc
UNESCO Irina Bokova, một trong thành viên trong Ban soạn thảo báo cáo nói:
“Việc sử dụng các nguồn nước hiện không hợp lý. Trong tương lai, sự bất bình
đẳng càng sâu sắc hơn, những nguy cơ còn lớn hơn”. Khu vực đang chịu nhiều
thách thức nhất thế giới hiện nay là các nước Mỹ Latin và Caribbean. Các thách
thức nghiêm trọng liên quan đến nước mà khu vực này đang phải đối mặt xuất phát
từ biến đổi khí hậu, thủy học, hoạt động quản lý và xử lý nguồn nước. (Nguồn:
Theo tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước, 2013)
2.2.3.2. Hiện trạng ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam
Giống như một số nước trên thế giới, Việt Nam cũng đang đứng trước thách
thức hết sức lớn về nạn ô nhiễm môi trường nước, đặc biệt là tại các khu công
nghiệp và đô thị. Thực trạng ô nhiễm nước mặt: Hiện nay chất lượng nước ở vùng
thượng lưu các con sông chính còn khá tốt. Tuy nhiên ở các vùng hạ lưu đã và đang
có nhiều vùng bị ô nhiễm nặng nề. Đặc biệt mức độ ô nhiễm tại các con sông tăng
cao vào mùa khô khi lượng nước đổ về các con sông giảm. Chất lượng nước suy
14
giảm mạnh, nhiều chỉ tiêu như: BOD, COD, NH4, N, P cao hơn tiêu chuẩn cho
phép nhiều lần. Ô nhiễm nước mặt khu đô thị: Các con sông chính ở Việt Nam đều
đã bị ô nhiễm. Ví dụ như sông Thị Vải, là con sông ô nhiễm nặng nhất trong hệ
thống sông Đồng Nai, có một đoạn sông chết dài trên 10km. Giá trị đo thường
xuyên dưới 0.5mg/l, giá trị thấp nhất ở khu cảng Vedan (0.04 mg/l) Với giá trị gần
bằng 0 như vậy, các loài sinh vật không còn khả năng sinh sống . Thực trạng ô
nhiễm nước dưới đất: Hiện nay nguồn nước dưới đất ở Việt Nam cũng đang phải
đối mặt với những vấn đề như bị nhiễm mặn, nhiễm thuốc trừ sâu, các chất có hại
khác… Việc khai thác quá mức và không có quy hoạch đã làm cho mực nước dưới
đất bị hạ thấp. Hiện tượng này ở các khu vực đồng Bằng Bắc Bộ và đồng bằng Sông
Cửu Long. Thực trạng ô nhiễm nước biển: Nước biển Việt Nam đã bị ô nhiễm bởi
chất rắn lơ lửng (đồng Bằng Sông Cửu Long và sông Hồng), nitrat, nitrit, coliform
(chủ yếu là đồng Bằng Sông Cửu Long), dầu và kim loại kẽm…Hầu hết sông hồ
ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM, nơi có dân cư đông đúc và nhiều
khu công nghiệp lớn đều bị ô nhiễm. Phần lớn lượng nước thải sinh hoạt (khoảng
600.000m3 mỗi ngày, với khoảng 250 tấn rác được thải ra các sông ở khu vực
Hà Nội) và công nghiệp (khoảng 260.000m3
nhưng chỉ có 10% được xử lý) đều
không được xử lý, mà đổ thẳng vào các ao hồ, sau đó chảy ra các con sông lớn
tại vùng Châu Thổ sông Hồng và sông Mê Kông. Ngoài ra, nhiều nhà máy và cơ
sở sản xuất như các lò mổ và ngay bệnh viện (khoảng 7.000m3
mỗi ngày, chỉ
30% là được xử lý) cũng không được trang bị hệ thống xử lý nước thải. Nhiều ao
hồ và sông ngòi tại Hà Nội bị ô nhiễm nặng, đáng lưu ý là hệ thống hồ trong
công viên Yên Sở. Đây được coi là thùng chứa nước thải của Hà Nội với hơn
50% lượng nước thải của thành phố. Người dân trong khu vực này không có đủ
nước sạch cho nhu cầu sinh hoạt và tưới tiêu. (Nguồn: Theo hiện trang ô nhiễm
môi trường nước tại việt nam, 2014)
2.3. Phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt hiện nay.
+ Phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt cơ học
15
- Phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt cơ học là phương pháp loại bỏ các
chất rắn có kích thước và tỷ trọng lớn trong nước thải.
- Dùng song chắn rác hoặc lưới lọc để giữ lại các tạp chất không hoà tan lớn
hoặc chất bẩn lơ lửng
- Dùng bể lắng: để tách các chất lơ lửng có tỷ trọng lớn hơn hoặc bé hơn nước
Xử lý nước thải sinh hoạt cơ học là bước tiền xử lý cơ bản chuẩn bị cho xử lý
sinh học tiếp theo.
+ Phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt hoá lý
Phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt hóa lý là áp dụng các quá trình vật
lý và hóa học để loại bớt các chất ô nhiễm mà quá trình xử lý cơ học ở trên chưa
giải quyết được. Các công trình tiêu biểu của việc áp dụng phương pháp hóa học
bao gồm:
- Bể keo tụ, tạo bông
- Bể tuyển nổi
- Phương pháp hấp phụ
- Phương pháp trao đổi ion
+Phương pháp xử lý hoá học
Phương pháp xử lý hóa học là quá trình khử trùng nước thải bằng hoá chất
như Clo hoặc Ozone. Xử lý nước thải bằng phương pháp hoá học thường là bước
cuối cùng trong dây chuyền công nghệ trước khi thải ra môi trường.
+Phương pháp xử lý sinh học
Phương pháp xử lý sinh học là nhờ các lọa vi sinh vật oxy hoá hoặc khử các
chất hữu cơ ở dạng keo, huyền phù và dung dịch. Trong quá trình hoạt động sống,
vi sinh vật ăn các hợp chất hữu cơ này, kết quả là các chất bẩn hữu cơ được loại bỏ
khỏi nước thải.
+ Xử lý nước thải công nghiệp bằng phương pháp cơ học
16
Xử lý cơ học là phương pháp lọc tạp chất cơ học, các chất lơ lửng lắng có
kích thước và trọng lượng lớn.
Quy trình xử lý cơ học cụ thể như sau: rác và các tạp chất bẩn có kích thước
lớn được giữ lại ở song chắn hoặc lưới chắn rác và được loại bỏ ra ngoài. Tiếp theo,
nước thải sẽ được dẫn qua bể lắng cát để loại bỏ các tạp chất vô đặc biệt là cát. Việc
tách cát ra khỏi nước cần thiết để đảm bảo hiệu quả xử lý cho các công trình
tiếp theo, giúp các chất hữu cơ lắng được và nhất là thuận lợi cho quá trình
xử lý sinh học ở bước tiếp theo. Quá trình lắng cát và các chất vô cơ khác có
thể thực hiện ở bể lắng ngang, lắng đứng tùy theo công suất, mặt bằng, điều
kiện địa chất công trình.
+Phương pháp xử lý nước thải công nghiệp hóa học (trung hòa, kết tủa)
Đối với phương pháp này, hóa chất được kiến nghị sử dụng để trung hòa
hoặc kết tủa là acid HCl, H2SO4, Bazơ CaO (vôi bột), Ca(OH)2 hoặc bất kỳ loại
acid kiềm nào khác mà khu công nghiệp có thể cung cấp. Sau khi trung hòa đến
pH cho phép, nước thải được xả vào hệ thống cống thải chung của toàn khu công
nghiệp.
+Phương pháp xử lý nước thải công nghiệp bằng quá trình sinh hóa
Phương pháp xử lý sinh hóa dùng để loại các chất phân tán nhỏ, keo và hòa
tan hữu cơ ra khỏi nước thải. Phương pháp này nhờ vào quá trình sống của vi sinh
vật. Vi sinh vật sử dụng các chất hữu cơ như nitơ, cacbon, photpho… có trong nước
thải để làm thức ăn. Từ đó loại bỏ được các chất thải hữu cơ có trong nước thải
công nghiêp.
17
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nước thải sinh hoạt của Công Ty than Uông Bí-
TKV xã Hoàng Quế, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
- Phạm vi nghiên cứu: Công Ty than Uông Bí-TKV xã Hoàng Quế, thị xã
Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm: Công Ty than Uông Bí-TKV xã Hoàng Quế, thị xã Đông Triều,
tỉnh Quảng Ninh.
- Thời gian tiến hành: từ 10/10/2018- 17/01/2019
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Tổng quan về Công Công Ty than Uông Bí-TKV xã Hoàng Quế, thị xã
Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
- Đánh giá hiện trạng nước thải của Công Ty than Uông Bí-TKV xã Hoàng
Quế, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
- Để xuất một số giải pháp xử lý, phòng ngừa ô nhiễm nguồn nước.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập thông tin thứ cấp
- Thu thập thông tin, số liệu thứ cấp về Công Ty than Uông Bí-TKV, số liệu
quan trắc môi trường có liên quan, số liệu về thực trạng sản xuất của Công Ty than
Uông Bí-TKV
- Thu thập tài liệu văn bản có liên quan.
3.4.2. Phương pháp lấy mẫu và chỉ tiêu theo dõi
* Phương pháp lấy mẫu: .
- Đối với nước thải sinh hoạt:
Chai chứa mẫu: sạch, bằng nhựa hoặc thủy tinh. Nút bằng nhựa (không được
lót giấy) hoặc thủy tinh. Tiến hành lấy mẫu nước thải sinh hoạt trước khi cho vào hệ
thống xử lý và sau khi xử lý.
18
* Số lượng mẫu: Hai mẫu bao gồm nước thải trước xử lý và nước thải sau
khi xử lý.
* Tần suất lấy mẫu: Mỗi tháng một lần trong thời gian từ ngày 10/10/2018
đến ngày 10/01/2019.
* Vị trí lấy mẫu: Nước thải đầu vào trước xử lý và nước thải đầu ra sau xử
lý.
* Cách lấy mẫu: Tiến hành lấy mẫu theo quy định của TCVN 6663 - 11:
2011- Chất lượng nước. Lấy mẫu Hướng dẫn lấy mẫu nước.
* Chỉ tiêu phân tích: pH, BOD5, TSS, TDS, Amoni, Nitrat, Phosphat,
sunfua, dầu mỡ động thực vật, tổng các chất hoạt động bề mặt
3.4.3. Phương pháp phân tích
- Địa điểm phân tích: Phòng phân tích môi truờng – Số 3, ngõ 52/3, Quan
Nhân, Nhân Chính, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Các chỉ tiêu phân tích gồm: pH, BOD5(200𝐶
), TSS, TDS, Amoni, Nitrat,
Phosphat, Sunfua, Dầu mỡ động thực vật, Tổng các chất hoạt động bề mặt.
- Phương pháp tổng hợp so sánh và đối chiếu với QCVN 14:2008/BTNMT
- QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
sinh hoạt.
3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý thống kê trên máy tình bằng word và Excel và so sánh đối
chiếu với QCVN
3.4.5. Phương pháp tổng hợp, so sánh
Tổng hợp các số liệu thu thập được, phân tích được so sánh với tiêu chuẩn,
quy chuẩn môi trường Việt Nam, trên cơ sở phương pháp luận sẵn có để đưa ra các
đánh giá về hiện trạng chất lượng môi trường nước sinh hoạt khu vực nghiên cứu và
đưa ra kết luận cuối cùng.
19
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Tổng quan về Công Ty than Uông Bí-TKV xã Hoàng Quế, thị xã Đông
Triều, tỉnh Quảng Ninh.
4.1.1. Điều kiện tự nhiên của Công Ty than Uông Bí TKV xã Hoàng Quế, thị xã
Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
4.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình
- Diện tích trong ranh giới mỏ: 20km2
- Vị trí địa lý: Các vỉa than thuộc quản lý của Công ty Cổ phần Than
Vàng Danh
- TKV nằm trong cánh cung Đông triều; phía Bắc giới hạn bởi đường phân
thủy dãy núi Bảo đài, phía Nam giáp khu dân cư phường Vàng danh, phía Tây giáp
khu Than thùng, phía Đông giáp khu Uông Thượng.
- Tọa độ địa lý:
X = Từ 36.000 đến 41.400;
Y = Từ 371.300 đến 377.700.
- Giao thông: Phía Đông nam là đường bộ lối thông với đường quốc lộ 18 =
8Km, lối thông với cảng Điền Công bằng hệ thống đường sắt 1000 ly = 18Km,
thuận tiện cho việc vận tải than tiêu thụ.
20
4.1.1.2. Mối quan hệ của cơ sở với các đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội
Hình 4. 1. Vị trí địa lý của cơ sở và mối quan hệ với các đối tượng xung quanh
4.1.1.2.1. Điều kiện tự nhiên
- Điều kiện khí hậu
Khu vực dự kiến xây dựng công trình nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới
gió mùa với hai mùa rõ rệt. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau,
hướng gió chủ yếu là hướng Bắc và Đông Bắc, độ ẩm bình quân là 30~40%, nhiệt
độ bình quân là 15~180
C. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 tới tháng 10, hướng gió chủ
yếu là gió Nam và Đông Nam, độ ẩm bình quân là 60~80%, nhiệt độ trung bình
25~300
C. Mưa thường lớn nhất vào tháng 7, 8 hàng năm. Bão thường đổ bộ vào bờ
biển Quảng Ninh từ tháng 6 đến tháng 9 với tần suất bão khoảng 2,8%. Trung bình
1 năm có 1,5 cơn bão. Sức gió từ cấp 8 đến cấp 10, mạnh nhất đến cấp 12 nhưng
xác suất thấp (khoảng 15 - 18 năm 1 lần).
- Hệ thống thủy văn
Đường phân thủy dãy
nũi bảo đài
khu dân cư phường
Vàng danh
khu Than thùng
khu Uông Thượng
Khu vực dự án
21
Trong khu vực có sông suối lớn, có ao hồ. Nước mưa, nước thải từ các khai
trường của mỏ than Tràng Bạch và các khu vực lân cận chủ yếu tập trung vào suối
đổ ra sông, ra hồ chứa.
4.1.1.2.2.Điều kiện kinh tế
- Công nghiệp: Nền công nghiệp khai khoáng đóng một vai trò quan trọng
trong khu vực, trong khu vực có các mỏ lớn như mỏ Tràng Bạch, Mạo Khê,
Hồng Thái, Tràng Khê II-III. Ngoài ra, công nghiệp cơ khí chế tạo máy, công
nghiệp gốm sứ.
- Lâm nghiệp: Lâm nghiệp trong vùng chủ yếu là rừng trồng tái sinh chiếm
phần lớn diện tích của mỏ.
- Nông nghiệp: Ngành nông nghiệp trong vùng phát triển tương đối mạnh ở
phía Nam của mỏ. Dần lên phía Bắc, ngành nông nghiệp ít phát triển hơn do các trở
ngại về địa hình.
- Thương nghiệp: Mạng lưới thương nghiệp tư nhân trải khắp ở các điểm tập
trung dân cư. Ngành thương nghiệp có khả năng đáp ứng nhu cầu về hàng hóa tiêu
dùng cho nhân dân trong vùng. Các cơ sở dịch vụ đã và đang đóng góp một phần
không nhỏ, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân.
4.1.1.2.3. Điều kiện xã hội
- Đời sống văn hóa giáo dục được phát triển tương đối đều khắp trong vùng.
Trình độ văn hóa của nhân dân ở đây tương đối cao, trong vùng có các nhà văn hóa,
các trường tiểu học, trung học sở và trung học phổ thông và đại học. Về hoạt động
văn hóa xã hội, văn nghệ quần chúng, hoạt động thể dục thể thao cũng đang được
quan tâm và phát triển. Các điểm bưu điện, thư viện, cửa hàng sách báo, văn hóa
phẩm… Mạng lưới y tế cũng được quan tâm và phát triển có thể đáp ứng nhu cầu
khám chữa bệnh cho nhân dân.
4.1.1.2.4. Điều kiện dân cư
-Trong khu vực có các dân tộc sinh sống gồm chủ yếu là người Kinh và một
số ít người Sán Dìu, một số dân tộc khác có số lượng không đáng kể sống rải rác
22
trong vùng. Dân cư chủ yếu là lao động làm trong các mỏ than và làm nông nghiệp
tại khu vực phía Nam của mỏ. Ngoài ra, một số ít còn lại làm các ngành nghề khác
như: Lâm nghiệp, dịch vụ...
4.1.2. Các mối tương quan với các đối tượng tự nhiên lân cận Cơ sở
Hệ thống giao thông:
-Trong khu vực, hệ thống giao thông rất phát triển với ba loại hình là giao
thông đường bộ, đường thủy và đường sắt tương đối hoàn chỉnh. Hệ thống giao
thông đường bộ: QL18A ở phía Nam khu mỏ nối Hà Nội với Móng Cái, TL388 nối
thị trấn Mạo Khê với thị trấn Phú Thái - Hải Dương, TL333 nối thị trấn Mạo Khê
với huyện Thủy Nguyên - Hải Phòng, QL10 nối thành phố Uông Bí với các tỉnh ven
biển Bắc bộ từ Hải Phòng đến Thanh Hóa. Ngoài ra, các hệ thống đường giao thông
liên xã, liên thôn và đường giao thông nội mỏ cũng đã tương đối hoàn chỉnh. Hệ
thống giao thông đường thủy: Phía Nam khu mỏ có sông Đá Vách, tại đây có cảng
Yên Đức, ngược về phía Tây Bắc khoảng 4 km là cảng Bến Cân, xuôi về phía Uông
Bí có cảng Bạch Thái Bưởi, cảng Điền Công. Hệ thống giao thông đường sắt: Trong
khu vực có tuyến đường sắt quốc gia Yên Viên (Hà Nội) - Bãi Cháy (Quảng Ninh)
chạy song song với QL18A. Ngoài ra, từ mặt bằng SCN của mỏ có tuyến đường sắt
chuyên dụng vận tải than ra cảng Yên Đức.
Thông tin, liên lạc:
- Điều kiện thông tin liên lạc rất thuận lợi, hầu hết các diện tích trong vùng
đã phủ sóng các mạng di động đảm bảo cung cấp thông tin liên lạc trong nước và
quốc tế thông suốt.
4.1.3. Hiện trạng xử lý nước thải của công ty
4.1.3.1. Nguồn phát sinh nước thải
Nước thải tại Công ty bao gồm:
- Nước thải sinh hoạt: bao gồm các nguồn nước phát sinh từ quá trình sinh
hoạt, từ các bể phốt, nhà ăn.
23
- Nước thải khu tắm giặt công nhân: bao gồm nước thải từ quá trình tắm giặt
của công nhân mỏ than. Hiện tại nguồn nước thải này được xử lý qua hệ thống xử lý
nước thải của Công ty công suất 900 m3
/ngày – đêm
- Nước thải từ quá trình rửa, bảo dưỡng xe, máy: Phát sinh từ quá trình rửa,
bảo dưỡng xe từ phân xưởng Cơ giới tại mặt bằng + 37 Tràng Khê.
4.1.3.2. Hiện trạng hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt của công ty.
Hệ thống thu gom nước thải Công ty:
- Nước thải sinh hoạt, tắm giặt được thu gom qua hệ thống rãnh bê tông kín,
đường ống về bể điều hòa.
- Nước thải của khu vực được xử lý qua hệ thống xử lý nước thải của Công
ty công suất 900 m3
/ngàyđêm trước khi chảy ra môi trường.
- Nước thải từ quá trình rửa, bảo dưỡng xe, máy: Nước thải được thu gom
qua hệ thống rãnh thoát nước và xử lý sơ bộ (lắng, tách dầu) qua hệ thống bể lắng 3
ngăn trước khi chảy vào bể điều hòa.
4.2. Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của Công ty than Uông Bí-
TKV xã Hoàng Quế, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
4.2.1. Hiện trạng nước thải sinh hoạt trước xử lý của Công ty than Uông Bí-
TKV xã Hoàng Quế, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
Bảng 4. 1. Hiện trạng nước thải sinh hoạt trước xử lý của Công ty than Uông
Bí-TKV xã Hoàng Quế, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
STT Chỉ tiêu
Đơn
vị
Kết quả phân tích QCVN
14:2008/BTNMT
(Cột B)
M1 M2 M3 M4
1 Ph - 6,54 6,87 7,09 6,7 5,5-9
2 BOD5(200𝐶
) mg/l 100 114 103 121 50
3 TSS mg/l 201 216 198 212 100
4 TDS mg/l 500 476 483 519 1000
5 Amoni mg/l 14,6 14,8 15,6 14 10
6 Nitrat mg/l 36 46,6 54 48,24 50
24
7 Phosphat mg/l 8,1 8,4 8,72 9,06 10
8 Sunfua mg/l 2,3 2,5 2,45 2,36 4
9
Dầu mỡ động
thực vật
mg/l 35 48 51,2 53,4 20
10
Tổng các chất
hoạt động bề
mặt
mg/l 40 48,6 46,23 43,28 10
Ghi chú:
- M1 - Kết quả phân tích nước thải sinh hoạt trước xử lý tháng 10/2018
- M2 - Kết quả phân tích nước thải sinh hoạt trước xử lý tháng 11/2018
- M3 - Kết quả phân tích nước thải sinh hoạt trước xử lý tháng 12/2018
- M4 - Kết quả phân tích nước thải sinh hoạt trước xử lý tháng 01/2019
Hình 4. 2. Biểu đồ hiện trạng nước thải sinh hoạt trước xử lý của Công ty than
Uông Bí-KTV xã Hoàng Quế, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
Nhận xét: Qua bảng số liệu cho thấy các chỉ tiêu như: BOD5, Tổng các chất
hoạt động bề mặt, TSS, TDS, Nitrat, Dầu mỡ động thực vật, Amoni, đều vượt quá
25
giới hạn cho phép theo QCVN 14:2008/BTNMT – Điều này cho thấy lượng nước
thải đã bị ô nhiễm và cần được xử lý.
26
4.2.2. Hiện trạng nước thải sinh hoạt sau khi xử lý của Công ty than Uông Bí-
TKV xã Hoàng Quế, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
Bảng 4. 2. Hiện trạng nước thải sinh hoạt sau khi xử lý của Công ty than Uông
Bí-TKV xã Hoàng Quế, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
STT Chỉ tiêu Đơn
vị
Kết quả phân tích QCVN
14:2008/BTNMT
(Cột B)
M1 M2 M3 M4
1 Ph - 6,3 6,2 6,25 6,25 5,5-9
2 BOD5(200𝐶
) mg/l 20 19,06 15 17,8 50
3 TSS mg/l 10 12 16 14 100
4 TDS mg/l 200 204 211 189 1000
5 Amoni mg/l 1,2 2,3 2,05 1,6 10
6 Nitrat mg/l 15 15,7 12,7 14 50
7 Phosphat mg/l 2,8 4,23 6,31 2,62 10
8 Sunfua mg/l 0,5 0,6 0,32 0,5 4
9 Dầu mỡ động
thực vật
mg/l 2,5 3 3,21 2,6 20
10 Tổng các chất
hoạt động bề
mặt
mg/l 0,9 1,3 2,4 2,16 10
Ghi chú:
- M1 - Kết quả phân tích nước thải sinh hoạt sau xử lý tháng 10/2018
- M2 - Kết quả phân tích nước thải sinh hoạt sau xử lý tháng 11/2018
- M3 - Kết quả phân tích nước thải sinh hoạt sau xử lý tháng 12/2018
- M4 - Kết quả phân tích nước thải sinh hoạt sau xử lý tháng 01/2019
27
Hình 4. 3. Biểu đồ Hiện trạng nước thải sinh hoạt sau khi xử lý của Công ty
than Uông Bí-TKV xã Hoàng Quế, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
Nhận xét:Qua bảng kết quả phân tích cho thấy sau khi hệ thống xử lý tất cả
các chỉ tiêu đều đạt tiêu chuẩn cho phép theo QCVN 14:2008/BTNMT cho thấy
việc xử lý nước thải sinh hoạt của công ty là có hiệu quả.
4.2.3. Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của Công ty than Uông Bí-
TKV xã Hoàng Quế, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
4.2.3.1. Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của Công ty than Uông Bí-
TKV xã Hoàng Quế, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh tháng 10/2018.
0
50
100
150
200
250
1 2 3 4
PH
BOD5 mg/l
TSS mg/l
TDS mg/l
AMONI mg/l
NITRAT mg/l
PHOSPHAT mg/l
SUNFUA mg/l
DẦU MỠ ĐV-TV mg/l
TỔNG CÁC CHẤT HOẠT ĐỘNG BỀ
MẶT mg/l
28
Bảng 4. 3. Kết quả phân tích nước thải sinh hoạt của Công ty than Uông Bí-
TKV tháng 10/2018.
STT Chỉ tiêu
Đơn
vị
Kết quả phân tích
Hiệu
suất
(%)
QCVN
14:2008/BTNMT
(Cột B)
Trước xử
lý
Sau xử
lý
1 Ph - 6,54 6,3 3,7 5,5-9
2 BOD5(200𝐶
) mg/l 100 20 80 50
3 TSS mg/l 201 10 95 100
4 TDS mg/l 500 200 60 1000
5 Amoni mg/l 14,6 1,2 92 10
6 Nitrat mg/l 36 15 58 50
7 Phosphat mg/l 8,1 2,8 65,4 10
8 Sunfua mg/l 2,3 0,5 78,26 4
9
Dầu mỡ
động thực
vật
mg/l 35 2,5 93 20
10
Tổng các
chất hoạt
động bề mặt
mg/l 40 0,9 98 10
Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy sau khi hệ thống xử lý nước thải
tháng 10/2018 đã cho kết quả là tất cả các chỉ tiêu đều giảm nồng độ ô nhiễm xuống
mức an toàn của QCVN14:2008/BTNMT.
29
4.2.3.2. Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của Công ty than Uông Bí-
TKV xã Hoàng Quế, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh tháng 11/2018
Bảng 4. 4. Kết quả phân tích nước thải sinh hoạt của Công ty than Uông Bí-
TKV tháng 11/2018
STT Chỉ tiêu Đơn
vị
Kết quả phân tích
Hiệu
suất
(%)
QCVN
14:2008/BTNMT
(Cột B)
Trước xử
lý
Sau xử
lý
1 Ph - 6,87 6,2 9,8 5,5-9
2 BOD5(200𝐶
) Mg/l 114 19,06 83,3 50
3 TSS Mg/l 216 12 94,4 100
4 TDS Mg/l 476 204 57,14 1000
5 Amoni Mg/l 14,8 2,3 84,5 10
6 Nitrat Mg/l 46,6 15,7 66,3 50
7 Phosphat Mg/l 8,4 4,23 49,6 10
8 Sunfua Mg/l 2,5 0,6 76 4
9
Dầu mỡ động
thực vật
Mg/l 48 3 97,3 20
10
Tổng các chất
hoạt động bề
mặt
Mg/l 48,6 1,3 97,3 10
Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy sau khi hệ thống xử lý nước thải
tháng 11/2018 đã cho kết quả là tất cả các chỉ tiêu đều giảm nồng độ ô nhiễm xuống
mức an toàn của QCVN14:2008/BTNMT.
30
4.2.3.3. Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của Công ty than Uông Bí-
TKV xã Hoàng Quế, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh tháng 12/ 2018
Bảng 4. 5. Kết quả phân tích lý nước thải sinh hoạt của Công ty than Uông Bí-
TKV tháng 12/ 2018
STT Chỉ tiêu Đơn
vị
Kết quả phân tích
Hiệu
suất
(%)
QCVN
14:2008/BTNMT
(Cột B)
Trước xử
lý
Sau xử
lý
1 Ph - 7,09 6,25 11,84 5,5-9
2 BOD5(200𝐶
) mg/l 103 15 85,43 50
3 TSS mg/l 198 16 91,9 100
4 TDS mg/l 483 211 56,31 1000
5 Amoni mg/l 15,6 2,05 86,85 10
6 Nitrat mg/l 54 12,7 76,48 50
7 Phosphat mg/l 8,72 6,31 27,6 10
8 Sunfua mg/l 2,45 0,32 86,93 4
9
Dầu mỡ động
thực vật
mg/l 51,2 3,21 93,7 20
10
Tổng các chất
hoạt động bề
mặt
mg/l 46,23 2,4 94,8 10
Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy sau khi hệ thống xử lý nước thải
tháng 12/2018 đã cho kết quả là tất cả các chỉ tiêu đều giảm nồng độ ô nhiễm xuống
mức an toàn của QCVN14:2008/BTNMT.
31
4.2.3.4. Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của Công ty than Uông Bí-
TKV xã Hoàng Quế, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh tháng 01/ 2019
Bảng 4. 6. Kết quả phân tích nước thải sinh hoạt của Công ty than Uông Bí-
TKV tháng 01/ 2019
STT
Chỉ tiêu
Đơn
vị
Kết quả phân tích Hiệu
suất
(%)
QCVN
14:2008/BTNMT
(Cột B)
Trước xử
lý
Sau xử lý
1 Ph - 6,7 6,25 6,71 5,5-9
2 BOD5(200𝐶
) mg/l 121 17,8 85,28 50
3 TSS mg/l 212 14 93,4 100
4 TDS mg/l 519 189 63,6 1000
5 Amoni mg/l 14 1,6 88,57 10
6 Nitrat mg/l 48,24 14 71 50
7 Phosphat mg/l 9,06 2,62 71,1 10
8 Sunfua mg/l 2,36 0,5 78,8 4
9
Dầu mỡ động
thực vật
mg/l 53,4 2,6 95 20
10
Tổng các chất
hoạt động bề
mặt
mg/l 43,28 2,16 95 10
Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy sau khi hệ thống xử lý nước thải
tháng 01/2019 đã cho kết quả là tất cả các chỉ tiêu đều giảm nồng độ ô nhiễm xuống
mức an toàn của QCVN14:2008/BTNMT.
32
4.3. Các hạng mục xây dựng của cơ sở
4.3.1. Các hạng mục bảo vệ môi trường của cơ sở:
4.3.1.1. Biện pháp xử lý ô nhiễm.
* Xử lý ô nhiễm không khí
- Phun sương, tưới nước dập bụi các tuyến đường liên lạc.
- Phun sương dập bụi các cụm sàng rung.
- Rửa sân bãi các xưởng sửa chữa.
- Đầu tư các thiết bị thân thiện với môi trường.
- Thường xuyên bảo dưỡng thiết bị, máy móc.
* Xử lý ô nhiễm đất
- Các chất thải rắn sinh hoạt thuê công ty môi trường đô thị xử lý theo
quy định.
- Chất thải rắn (đất đá thải) đổ vào đúng khu vực đã quy hoạch.
- Chất thải nguy hại: Thuê đơn vị có đủ chức năng hành nghề xử lý chất thải
nguy hại (Công ty TNHH MTV Môi trường - Vinacomin).
* Xử lý ô nhiễm nước
- Thu gom, tái sử dụng triệt để nguồn nước thải phát sinh từ các cụm sàng
tuyển bằng nước.
- Xử lý triệt để các nguồn ô nhiễm có trong nước thải trước khi thải ra môi
trường.
- Thu gom xử lý triệt để các nguồn nước thải của các xưởng sửa chữa vào bể
lắng thu hồi dầu mỡ. Xử lý triệt để các nguồn ô nhiễm có trong nước thải bằng
công nghệ xử lý cao.
- Thuê đơn vị chuyên ngành xử lý nước thải sinh hoạt (công ty môi trường
đô thị).
- Tạo các hố thu hồi đất đá, than và bùn giảm thiểu cặn lơ lửng trước khi đưa
vào trạm xử lý.
- Quan trắc chất lượng nước thải, chất lượng nước sau xử lý đề xuất các giải
pháp xử lý theo từng giai đoạn. Thông số quan trắc chính (pH. COD, DO, Tss, Mn,
33
Fe, Ca, Hg, As, dầu mỡ khoáng). Tần suất mỗi quý 1 lần. Quy chuẩn tham chiếu:
QCVN:40/2011/ BTNMT, Gh B.
* Xử lý ô nhiễm khác
- Trồng cây phủ xanh các khu vực đổ thải đã ngừng hoạt động
- Giảm chiều cao đổ thải cúa các phân tầng.
- Thi công các mương dẫn nước dọc tầng không để nước chảy ra mặt tầng hạn
chế sạt lở, sói mòn.
- Thi công các đập lọc để ngăn bùn và đất giảm thiểu căn lơ lửng tại các khu
vực dễ sạt lở như chân bãi thải.
- Thi công các kè rọ đá chân bãi thải để giữ cho chân bãi thải ổn định.
- Xây tường bao xung quanh khu vực nhà xưởng không để tiếng ồn phát ra ngoài.
- Thiết kế các bãi thải hợp lý đảm bảo an toàn về sạt lở đất.
- Xây dựng quy trình đổ thải hợp lý và tuân thủ quy trình đổ thải đã lập.
- Lập các phương án xử lý sự cố như: sạt lở bãi thải, sạt lở tầng; sự cố cháy
rừng, cháy nhà xưởng, cháy thiết bị, tổ chức diễn tập.
4.3.1.2. Phục hồi môi sinh
* Phục hồi môi trường đất
- Tạo quỹ đất có giá trị cao hơn giá trị ban đầu sau khai thác có địa hình bằng
phẳng, phân cấp thành các tầng có chiều rộng vừa đủ cho từng mục đích tái sử dụng
quỹ đất các khu đổ thải.
- Hình thành khu du lịch sinh thái khi mỏ kết thúc.
- Tận dụng các mặt bằng nhà xưởng phục vụ công trình phúc lợi khác.
* Phục hồi môi trường nước
- Tạo hồ chứa nước sạch cung cấp cho các hoạt động trong địa bàn.
- Nâng cấp trạm xử lý nước thải thành trạm cung cấp nước sạch cho
thành phố.
- Bổ sung lưu lượng cho tầng chứa nước ngầm;
* Phục hồi môi trường thiên nhiên
34
- Trồng cây phủ xanh toàn bộ bãi thải đã ngừng hoạt động tạo màu xanh cho
thành phố Hạ Long.
- Trồng rừng và khai thác rừng phục vụ cho các nhu cầu sản xuất giấy và cung
cấp gỗ công nghiệp.
4.3.2.Quy mô công suất, thời gian hoạt động của cơ sở
4.3.2.1. Quy mô của cơ sở
- Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam Vinacomin (TKV) hiện
có khoảng 30 mỏ than lộ thiên và 20 mỏ hầm lò với tổng công suất khai thác
khoảng 47-50 triệu tấn/năm. Lợi thế lớn nhất của Vinacomin chính là các mỏ than
có trữ lượng lớn như bể than Quảng Ninh, bể than Đồng bằng sông Hồng. Đồng
thời nhu cầu sử dụng than ngày càng tăng cũng chính là 1 cơ hội cho Vinacomin
tiếp tục mở rộng quy mô hoạt động và ngày càng phát triển.
4.3.2.2. Thời gian hoạt động của cơ sở
-Ngày 01/01/1995: Tổng Công ty Than Việt Nam bắt đầu hoạt động theo
Điều lệ được ban hành tại Nghị định 13-CP ngày 17/01/1995 của Chính phủ.
-Ngày 19/12/2013: Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số
212/2013/NĐ-CP phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Công
nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV).
-Ngày 08/8/2018: Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số
105/2018/NĐ-CP phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Công
nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), thay thế Nghị định số 212/2013/NĐ-
CP ngày 19/12/2013 phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Công
nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam.
4.3.3 Công nghệ sản xuất vận hành của cơ sở
a. Hệ thống khai thác áp dụng
Hệ thống khai thác áp dụng cho khu Bắc Công ty than Uông Bí-TKV là hệ
thống khai thác xuống sâu, dọc, một (hai) bờ công tác, đất đá đổ bãi thải ngoài và
35
bãi thải trong với việc áp dụng công nghệ khấu theo lớp đứng, và đào sâu đáy mỏ
bằng máy xúc thủy lực gầu ngược.
Bảng 4. 7. Các thông số của hệ thống khai thác.
TT Các thông số Đơn vị Giá trị
1 Chiều cao tầng bóc đất đá m 15
2 Chiều cao tầng kết thúc m 30
3 Chiều rộng dải khấu m 20 ÷ 25
4 Góc dốc sườn tầng độ 65 ÷ 70
5 Chiều rộng mặt tầng công tác tối thiểu Bmin m 40 ÷ 45
6 Chiều rộng mặt tầng nghỉ m 20
7 Số lượng tầng trong 1 nhómtầng Tầng 3
8 Góc dốc bờ kết thúc, () độ 30 ÷ 35
b. Sơ đồ công nghệ bóc đất đá
- Sơ đồ công nghệ chủ yếu bóc đất đá khu Bắc Công ty than Uông Bí –TKV.
Khoan Nổ mìn Xúc bốc Vận tải Bãi thải đất đá.
- Đồng bộ thiết bị khoan - xúc - vận tải đất đá áp dụng cho khu Bắc Công ty
than Uông Bí –TKV trong thời gian tới là:
+ Máy khoan có đường kính lỗ khoan: dLK =127÷250mm
+ Máy xúc có dung tích gàu E=4,612m3
,
+ Ôtô vận tải đất đá thải có tải trọng qô = 36100 Tấn.
Dự án dự kiến sử dụng lại toàn bộ thiết bị hiện có của mỏ. Phần năng lực thiết bị
còn thiếu chủ yếu là xúc bốc đất đá và vận tải đất đá thải sẽ được đầu tư bổ sung và
dự kiến thuê ngoài xúc bốc vận chuyển.
c. Công nghệ khai thác than
Than được khai thác theo các mức phân tầng với chiều cao hpt=5 ÷ 7,5m, chiều
dày của các lớp than và đá kẹp cần bóc tách chọn lọc là Mmin  0,3 m.
- Đồng bộ thiết bị để khai thác và vận chuyển than trong thời gian tới là: Máy
xúc có dung tích gầu E=1,02,0 m3
, kết hợp với ôtô có tải trọng qô = 27 tấn đề vận
chuyển than từ gương tầng về các xưởng sàng.
36
4.3.4. Máy móc, thiết bị, nguyên nhiên liệu, vật liệu phục vụ cho hoạt động của
cơ sở
a. Máy móc, thiết bị
Bảng 4. 8. Máy móc, thiết bị
stt Các chỉ tiêu
Đơn
vị
Hiện có
Đầu
tư
Nước sản
xuất
I Nhu cầu thiết bị
1 Máy khoan
1.1 Máykhoan, d=250mm Máy 10 Đài loan
1.2 Máykhoan, d=127mm Máy 2 7 Đài loan
2 Máy xúc
2.1 Xúc đất Máy
2.1.1 Máyxúc EKG -5A có E= 4,6 ÷ 5m3
” 11 Trung Quốc
2.1.2 Máyxúc PC1250, E = 5,3m3
” 1 Trung Quốc
2.1.3 Máyxúc TLNG, E = 6,7m3
” 1 Trung Quốc
2.1.4 Máyxúc TL, E =10 ÷12m3
”
2.1.5 Máyxúc thuê ngoài E = 6,7m3
6 Trung Quốc
2.2 Xúc than nguyên khai
2.2.1 Máyxúc PC450, E=1,8m3
Máy 1 Trung Quốc
2.2.2 Máyxúc CAT 320, E=1m3
” 1 Trung Quốc
2.2.3 Máyxúc TLNG, E=2,0m3
”
2.3 Xúc than tiêu thụ, công nghệ
2.3.1 Máyxúc lật KAWASAKI E =3,6m3
Máy 2 4 Trung Quốc
2.3.2 Máyxúc lật, E =4 ÷ 5m3
”
3 Thiết bị vận tải
3.1 Vận tải đất đá
3.1.1 Ô tô có tải trọng 58÷ 60T Xe 33 Trung Quốc
3.1.2 Ô tô có tải trọng 36 ÷40T ” 10 Trung Quốc
37
stt Các chỉ tiêu
Đơn
vị
Hiện có
Đầu
tư
Nước sản
xuất
3.1.3 Ô tô có tải trọng 90÷100T ”
3.1.4 Ô tô thuê ngoài tải trọng 58 ÷ 60T Xe 36 Trung Quốc
3.2 Vận chuyển than nguyên khai
3.2.1 Ô tô Scania có tải trọng 27T Xe 5 Thụyđiển
3.2.2 Ô tô có tải trọng 27T Xe 8 Thụyđiển
b. Nhu cầu về điện, nước và các vật liệu khác
- Nguồn cung cấp điện cho Nhà máy được lấy từ lưới điện thành phố Cẩm
Phả. Trong khu vực nhà máy còn có lắp đặt máy phát điện chạy bằng dầu diesel và
trạm biến áp điều chỉnh.
- Nước dùng cho sinh hoạt, sản xuất là nguồn nước cấp thành phố và nguồn
nước thải sau khi xử lý được tuần hoàn lại để sử dụng.
4.3.5. Máy móc, thiết bị, nguyên nhiên liệu, vật liệu phục vụ cho xử lý nước
thải sinh hoạt.
a. Máy móc, thiết bị
Nước thải sinh hoạt của công ty than Uông Bí – TKV được xử lý qua Hệ
thống xử lý nước thải công suất 900 𝑚3
/ngày.đêm đặt tại tại mặt bằng sân công
nghiệp mức +30 khu Tràng Khê nằm trong ranh giới quản lý của công ty.
Bảng 4. 9. Hạng mục công trình xây dựng của hệ thống
TT Hạng mục Đơn vị Số lượng
I Hạng mục xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
1
Bể tách dầu mỡ nhà ăn
BTCT có nắp;
Thể tích thực chứa 93,6m3
, Kích thước: 10,4x2
x 4,5m
cái 01
2
Bể chứa nước thải rửa xe
BTCT,
cái 01
38
Thể tích 48m3
, Kích thước: 7,1x1,5x4,5m
3
Bể điều hòa
BTCT
Thể tích chứa thực: 256m3
, Kích thước: 8x7,1x4.5m
cái 01
4
Bể hóa lý
BTCT
Thể tích: 14 m3
, kích thước 4,6x1,5x2
cái 02
5
Bể lắng cấp 1
Bê tông cốt thép
Thể tích chưa thực: 84 m3
, kích thước 4,55x4,12x4,5
Cái 02
6
Bể thiếu khí
BTCT
Thể tích thực chứa: 212 m3
, kích thước: 5x9.4x4.5
Cái 01
7
Bể hiếu khí Aeroten
BTCT
Thể tích thực chứa: 212 m3
, kích thước: 5x9.4x4.5
Cái 01
8
Bể lắng cấp 2
BTCT
Thể tích chưa thực: 84 m3
, kích thước 4,55x4,12x4,5
Cái 02
9
Bể chứa bùn:
BTCT
Thể tích thực chứa: 94 m3
, (3x7x4,5m)
Cái 01
10
Bể khử trùng:
BTCT
Thể tích thực chứa: 30 m3
Kích thước: 2,2x3x4,5
m3
25
11 Nhà điều hành 25 m2
, mặt bằng m2
25
II
Hạng mục thu gom nước thải rửa xe
-Lắpđạttrạmbơmnướccôngsuất20m3
/h
HT 1
39
-
III
Hạng mục di chuyển chuyển HTXL nước thải sinh hoạt
công suất 100m3
/ngày đêm.
- Di chuyển, lắp đặt hệ thống hiện có nên vị trí mới
- Nhân giống, vận hành chạy thử, thi nghiệm kết quả mẫu
nước
HT 1
(Nguồn: Báo cáo, “ Kinh tế kỹ thuật đầu tư hệ thống xử lý hệ thông nước thải sinh
hoạt khu Tràng Khê giai đoạn II - công ty than Uông Bí, 2018)
40
Bảng 4. 10. Hạng mục thiết bị
TT Tên thiết bị, thông số kỹ thuật (hoặc tương đưng) Đơn
vị
Số lượng
I Thiết bị trong hệ thông xử lý nước thải
1
Bơm đầu vào: Bơm chìm;
Lưu lượng: 48-54 m3
/h;
cột áp 7,5 – 6,5 m H2O;
Xuất xứ: Pedrollo - Italia
P: 2,2 kW; điện áp 3 pha/380V/tần số 50Hz
Cái 2
2
Máy thổi khí: Kiểu đặt cạn;
Lưu lượng: 300-350m3
/h; cột áp 5 m H2O;
Xuất xứ:Longtẹch - Đài Loan.
P>= 7,5kW, điện áp 3 pha/380V/ tần số 50Hz
Cái 3
3
Bơm tuần hoàn: Bơm chìm;
Lưu lượng: 24-30m3
/h;
cột áp 8 – 6,3 m H2O;
Xuất xứ: Pedrollo - Italia
P: 1,1 kW; điện áp 3 pha/380V/ tần số50Hz
Cái 3
4
Bơm bùn; Kiểu Bơm chìm;
Lưu lượng: 12-24 m3
/h;
cột áp 8,5 - 5 m H2O;
Xuất xứ: Pedrollo - Italia
P: 0,75 kW; điện áp 3 pha/380V/ tần số50Hz
Cái 2
5
Đệm vi sinh
Xuất xứ: Việt Nam
Nhựa PVC, LxRxH:1000x500x500
Cái 400
6
Đĩa phân phối khí
Xuất xứ: Jaeger - Đức
Đường kính: 268mm
Bộ 01
7 Thiết bị lọc áp lực inox 201, dày 3mm Cái 3
8
Thiết bị ép bùn, Việt nam số lượng 20 bản khung, ép
bùn bằng thủy lực, tháo bùn bằng tay
TB 1
9
Bộ cấp hóa chất và điều chỉnh pH
Bơm hóa chất: OBL - Italia
thùng chứa PVC: Việt Nam
Bộ 4
41
10
Bộ thiết bị gạt tại bể lắng tuyển nổi
Xuất xứ: Đài Loan
Công suất: P = 0.75kW; điện áp 3pha/380V/tần số
50Hz
động cơ giảm tốc, khung giá đỡ
Bộ 1
11
Động cơ khuấy giảm tốc
Xuất xứ: Sumitomo - Nhật Bản
Tộc độ 30-100 vòng/phút
P:0,4 – 0,75kW; điện áp 3pha/380V/tần số 50Hz
Cái 5
12
Bộ điều khiển pH tự động
Xuất xứ: B&C - Italia
Bộ 2
13
Hệ thống điện điều khiển và phân phối điện động lực.
Vỏ tủ: Thép sơn tĩnh điện - Việt Nam
Thiết bị đóng cắt: Hàn Quốc
Vật tư phụ: Đài Loan, Việt Nam
HT 1
14
Hệ thống đường ống công nghệ
Xuất xứ: Việt Nam
Ống thép mạ kẽm; PVC;
Dàn ống lọc / rửa lọc tại bể lọc
Các ống khí, ống nước khác.
HT 1
15 Giống vi sinh vật 1
16 Lắp đặt thiết bị, đường ống,… HT 1
17 Nuôi cấy vi sinh Đợt 1
18
Vận hành thử nghiệm, đào tạo, chuyển giao công
nghệ, hóa chất cho chạy thử.
HT 1
19 Lấy mẫu, nghiệm thu, bàn giao. 1
II
Hạng mục thu gom nước thải rửa xe, (bơm +
đường ố
HT 1
III
Hạng mục di chuyển chuyển HTXL nước thải sinh
hoạt công suất 100m3
/ngày đêm.
- Di chuyển, lắp đặt hệ thống hiện có nên vị trí mới
- Nhân giống, vận hành chạy thử, thi nghiệm kết quả
mẫu nước.
HT 1
Nguồn: (Báo cáo, “ Kinh tế kỹ thuật đầu tư hệ thống xử lý hệ thông nước thải sinh
hoạt khu Tràng Khê giai đoạn II - công ty than Uông Bí, 2018 )
42
b. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu
Chất liệu chủ yếu là hợp khối kết hợp với bể bê tông với những đặc tính ưu
việt về kết cấu, có khả năng chịu kiềm và axit tốt, không bị ăn mòn.
điện cung cấp cho hoạt động của các máy bơm nước thải.
- Hóa chất dùng trong xử lý nước thải sản xuất
4.3.6. Tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt
động của nhà máy
Trong quá trình hoạt động sản xuất, Công ty đã áp dụng các công tác bảo vệ
môi trường cụ thể như sau:
- Quan trắc môi trường định kỳ 4 lần/năm..
- Đã được Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất
thải nguy hại số 22000135T ngày 10/6/2013.
- Để hạn chế, quản lý lượng rác thải, bụi phát sinh trong quá trình sản xuất
than gây ô nhiễm môi trường. Công ty đã đề ra các quy định và thực hiện nghiêm
túc quy trình xử lý các loại chất thải này. Cụ thể, đất đá thải được vận chuyển và đổ
vào các bãi theo quy định, các chất thải rắn khác ( bao gồm cả rác thải nguy hại,
thông thường và rác thải sinh hoạt) được thu gom theo từng loại có kho chứa riêng
và ký hợp đồng với các đơn vị xử lý theo chuyên ngành. Nước thải từ moong khai
thác được bơm lên hồ chứa rồi về trạm xử lý đạt yêu cầu trước khi thải ra môi
trường, một phần nước thải này sẽ được bơm tuần hoàn để tái sản xuất. Không chỉ
vậy, để hạn chế phát tán bụi ra môi trường tại các tuyến đường vận chuyển đều
được tưới đường bằng xe chuyên dụng, đầu máng sàng than lắp hệ thống phun
sương dập bụi. Các công trình mương, rãnh dẫn nước thải, hồ thu nước thải kho
than…đều được bảo trì, nạo vét.
- Nước thải sản xuất được thu gom và xử lý bằng Hệ thống xử lý nước thải
sản xuất.
- Nước thải sinh hoạt được thu gom và xử lý tại trạm xử lý nước thải sinh
hoạt công suất 900𝑚3
/ ngày đêm.
43
- Hợp đồng với Công ty TNHH Tân Thuận Phong thu gom, vận chuyển và
xử lý chất thải nguy hại phát sinh được quản lý theo đúng Thông tư số 12/2011/TT-
BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định quản lý chất
thải nguy hại
4.4. Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt của Công Ty than Uông Bí – TKV
4.4.1.Nguồn phát sinh nước thải và các thông số thiết kế
a. Nguồn phát sinh và thu gom
* Nguồn phát sinh nước thải tại Công ty bao gồm:
- Nước thải sinh hoạt: bao gồm các nguồn nước phát sinh từ quá trình sinh
hoạt, từ các bể phốt, nhà ăn….
- Nước thải khu tắm giặt công nhân: bao gồm nước thải từ quá trình tắm
giặt của công nhân mỏ than.
- Nước thải từ quá trình rửa, bảo dưỡng xe, máy: Phát sinh từ quá trình
rửa, bảo dưỡng xe từ phân xưởng Cơ giới tại mặt bằng +37 Tràng Khê.
* Thu gom nước thải
- Nước thải tắm giặt sẽ thu gom tại khu vực phát sinh, qua song chắn rác rồi
được thu về hệ thống xử lý tập trung.
Hình 4. 4. Quá trình thu gom nước thải sinh hoạt
- Với nước thải sinh hoạt được thu gom tại các điểm phát sinh về trạm để xử lý.
- Nước thải từ quá trình rửa, bảo dưỡng xe, máy: Nước thải được thu gom qua
hệ thống rãnh thoát nước và xử lý sơ bộ (lắng, tách dầu) qua hệ thống bể lắng 3
ngăn trước khi bơm về hệ thống xử lý xử lý nước thải để xử lý.
b. Lưu lượng tính toán
Với số lượng công nhân làm việc và thực hiện ăn uống, tắm giặt tại khu vực
trung bình khoảng 4000-:-4500 người/ngày. Theo kết quả khảo sát thực tế công tác
Nước thải tắm giặt Hệ thống thu
gom nước
Song chắn rác
Hệ thống xử lý
tập trung
44
phục vụ ăn uống, tắm giặt tại khu vực mặt bằng +30 và mặt bằng +37 khu Tràng
Khê, Khối lượng nước thải xác định như sau:
Bảng 4. 11. Khối lượng nước thải
TT Mục đích sử dụng
Số
người
Định mức
(Lít/người)
Số lượng
(m3
/ngày)
1 Phục vụ tăm giặt 4500 160 720
2 Phục vụ ăn uống, sinh hoạt 4500 20 90
3 Phục vụ khác 80
Tổng cộng lượng nước sử dụng (Qsd) 890
Lượng nước thải cần xử lý Qxl=Qsd*95% 845,5
Công suất trạm xử lý nước thải :
Công suất hệ thống xử lý: 845,5 x 1,05=887,7 m3
, trong đó:
- 845,5: khối lượng nước thải cần xử lý theo tinh toán trong một ngày/đêm.
- 1,05: hệ số dự phòng lưu lượng không đồng đều.
c. Đặc điểm nước thải sinh hoạt
Thành phần chủ yếu của các nguồn nước thải trên bao gồm các chỉ tiêu: pH,
BOD5, COD, đặc biệt trong nước thải sinh hoạt có hàm lượng Amoni (NH+
4) cao,
nước thải tắm giặt của công nhân có lượng bụi than lớn, rất khó xử lý được phân
tích theo các mẫu có các thông số đặc trưng trong bảng.
* Với nước thải sinh hoạt có các thành đặc trưng:
Bảng 4. 12. Thành phần nước thải sinh hoạt
TT Chỉ tiêu Đơn vị
Thông số
đặc trưng
chưa qua
xử lý
QCVN 14:
2008/BTNMT
(cột B)
1 PH - 4-6 5-9
2 BOD5 mg/l 100-150 50
3 TSS mg/l 550-650 100
4 Tổng chất hoạt động bề mặt mg/l 26-28 10
5 Amoni tính theo N mg/l 10-15 10
6 Phosphat tính theo P mg/l 10-12 10
7 Dẫu mỡ động, thực vật mg/l 18-25 20
45
*Ghi chú:
- QCVN 14 - 2008 /BTNMT (cột B) là quy chuẩn Quốc gia về nước thải
sinh hoạt
Do nước thải của Công ty bao gồm hai nguồn chính là nước thải tắm giặt và
nước thải sinh hoạt như nêu ở trên. Trong đó lượng nước thải tắm giặt chiếm đa số
nên đơn vị tư vấn sẽ chọn giải pháp xử lý bằng phương pháp hóa lý trước khi đi vào
cụm xử lý chính.
d. Tác hại đến môi trường
Tác hại đến môi trường của nước thải do các thành phần ô nhiễm tồn tại
trong nước thải gây ra.
COD, BOD: sự khoáng hoá, ổn định chất hữu cơ tiêu thụ một lượng lớn và
gây thiếu hụt oxy của nguồn tiếp nhận dẫn đến ảnh hưởng đến hệ sinh thái môi
trường nước. Nếu ô nhiễm quá mức, điều kiện yếm khí có thể hình thành. Trong
quá trình phân huỷ yếm khí sinh ra các sản phẩm như H2S, NH3, CH4,..làm cho
nước có mùi hôi thối và làm giảm pH của môi trường.
SS: lắng đọng ở nguồn tếp nhận, gây điều kiện yếm khí.
Nhiệt độ: nhiệt độ của nước thải sinh hoạt thường không ảnh hưởng đến đời
sống của thuỷ sinh vật nước.
Vi trùng gây bệnh: gây ra các bệnh lan truyền bằng đường nước như tiêu
chảy, ngộ độc thức ăn, vàng da,…
Ammonia, P: đây là những nguyên tố dinh dưỡng đa lượng. Nếu nồng độ
trong nước quá cao dẫn đến hiện tượng phú dưỡng hoá ( sự phát triển bùng phát của
các loại tảo, làm cho nồng độ oxy trong nước rất thấp vào ban đêm gây ngạt thở và
diệt vong các sinh vật, trong khi đó vào ban ngày nồng độ oxy rất cao do quá trình
hô hấp của tảo thải ra ).
Màu: mất mỹ quan.
e. Tính toán thiết kế bể
Căn cứ vào tính chất nước thải, đồng thời căn cứ vào tuyến ống thu gom
nước thải, việc thiết kế bể thu gom nước thải được tách ra hai nguồn khác nhau:
46
- Bể thu gom nước thải sinh hoạt: tắm giặt, ăn uống …
- Bể phốt thu gom và phân huỷ nước từ toilet: để thu gom và phân huỷ kị khí
nước vệ sinh đại tiều tiện của người.
f. Thiết kế bể phốt
Vì là nhà máy với số công nhân tương đối lớn nên tiêu chuẩn thiết kế bể phốt
phải tuân theo thiết kế công nghiệp loại lớn. Bể tự hoại được thiết kế và xây dựng
đúng cho phép đạt hiệu suất lắng cặn trung bình 50 - 70% theo cặn lơ lửng (TSS) và
25 - 45% theo chất hữu cơ (BOD và COD) (Nguyễn Việt Anh và nnk, 2006,
Bounds, 1997, Polprasert, 1982). Các mầm bệnh có trong phân cũng được loại bỏ
một phần trong bể tự hoại, chủ yếu nhờ cơ chế hấp phụ lên cặn và lắng xuống, hoặc
chết đi do thời gian lưu bùn và nước trong bể lớn, do môi trường sống không thích
hợp. Cũng chính vì vậy, trong phân bùn bể tự hoại chứa một lượng rất lớn các mầm
bệnh có nguồn gốc từ phân.
* Các thông số xác định:
- Tiêu chuẩn nước cấp cho cơ sở sản xuất : 45lít/người/ngày
- Số người sử dụng N : 4500 người
- Lưu lượng tính toán Q : 202.5 m3
/ngày - Nhiệt độ tính toán : 220
C
4.4.2. Xử lý nước thải sinh hoạt
4.4.2.1. Các phương pháp để xử lý nước thải sinh hoạt
a. Xử lý cơ học
Xử lý cơ học là nhằm loại bỏ các tạp chất không hoà tan chứa trong nước
thải và được thực hiện ở các công trình xử lý: song chắn rác, bể lắng cát, bể lắng, bể
lọc các loại.
Song chắn rác, lưới chắn rác làm nhiệm vụ giữ lại các chất bẩn kích thước
lớn có nguồn gốc hữu cơ. Bể lắng cát được thiết kế trong công nghệ xử lý nước thải
nhằm loại bỏ các tạp chất vô cơ, chủ yếu là cát chứa trong nước thải.
Bể lắng làm nhiệm vụ giữ lại các tạp chất lắng và các tạp chất nổi chứa trong
nước thải. Khi cần xử lý ở mức độ cao (xử lý bổ sung) có thể sử dụng các bể lọc,
lọc cát,..
47
Về nguyên tắc, xử lý cơ học là giai đoạn xử lý sơ bộ trước khi xử lý tiếp theo.
b. Xử lý sinh học
Cơ sở của phương pháp xử lý sinh học nước thải là dựa vào khả năng oxy
hoá các liên kết hữu cơ dạng hoà tan và không hoà tan của vi sinh vật
– chúng sử dụng các liên kết đó như là nguồn thức ăn của chúng.
Các công trình xử lý sinh học trong điều kiện tự nhiên gồm có:
 Hồ sinh vật
 Hệ thống xử lý bằng thực vật nước(lục bình, lau, sậy, rong- tảo,..)
 Cánh đồng tưới
 Cánh đồng lọc
 Đất ngập nước
Các công trình xử lý sinh học trong điều kiện nhân tạo gồm có:
 Bể lọc sinh học các loại
 Quá trình bùn hoạt tính
 Lọc sinh học tiếp xúc dạng trống quay(RBC)
 Hồ sinh học thổi khí
 Mương oxy hoá,….
c. Khử trùng nước thải
Khử trùng nước thải là giai đoạn cuối cùng của công nghệ xử lý nước thải
nhằm loại bỏ vi trùng và virus gây bệnh trước khi xả vào nguồn nước. Để khử trùng
nước thải có thể sử dụng clo và các hợp chất chứa clo, có thể tiến hành khử trùng
bằng ozôn, tia hồng ngoại, ion bạc, .. nhưng cần phải cân nhắc kỹ về mặt kinh tế.
d. Xử lý cặn nước thải
Nhiệm vụ của xử lý cặn ( cặn được tạo nên trong quá trình xử lý nước thải) là:
 Làm giảm thể tích và độ ẩm của cặn
 Ổn định cặn
 Khử trùng và sử dụng lại cặn cho các mục đích khác nhau
4.4.2.2. Căn cứ lựa chọn và đề xuất phương án xử lý nước thải sinh hoạt
- Căn cứ vào lưu lượng nước thải (m3
/ng.d)
48
- Căn cứ vào thành phần chất ô nhiễm có trong nước thải
- Căn cứ vào tiêu chuẩn áp dụng để xử lý nước thải
- Tiêu chuẩn xả thải vào nguồn tiếp nhận tương ứng
- Điều kiện mặt bằng và đặc điểm địa chất thủy văn tại nơi xây dựng công
trình xử lý
- Một số điều kiện kinh tế khác. Như vậy, dựa vào những đặc điểm thành
phần nước thải đã nêu thì có thể nói rằng việc kết hợp phương pháp cơ học và sinh
học trong xử lý nước thải là thích hợp nhất.
Sau đây là sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải đề xuất:
Hình 4. 5. Sơ đồ công nghệ AO
đáNh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của trạm xử lý nước thải sinh hoạt tại công ty than uông bí tkv xã hoàng quế, thị xã đông triều, tỉnh quảng ninh
đáNh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của trạm xử lý nước thải sinh hoạt tại công ty than uông bí tkv xã hoàng quế, thị xã đông triều, tỉnh quảng ninh
đáNh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của trạm xử lý nước thải sinh hoạt tại công ty than uông bí tkv xã hoàng quế, thị xã đông triều, tỉnh quảng ninh
đáNh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của trạm xử lý nước thải sinh hoạt tại công ty than uông bí tkv xã hoàng quế, thị xã đông triều, tỉnh quảng ninh
đáNh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của trạm xử lý nước thải sinh hoạt tại công ty than uông bí tkv xã hoàng quế, thị xã đông triều, tỉnh quảng ninh
đáNh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của trạm xử lý nước thải sinh hoạt tại công ty than uông bí tkv xã hoàng quế, thị xã đông triều, tỉnh quảng ninh
đáNh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của trạm xử lý nước thải sinh hoạt tại công ty than uông bí tkv xã hoàng quế, thị xã đông triều, tỉnh quảng ninh
đáNh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của trạm xử lý nước thải sinh hoạt tại công ty than uông bí tkv xã hoàng quế, thị xã đông triều, tỉnh quảng ninh
đáNh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của trạm xử lý nước thải sinh hoạt tại công ty than uông bí tkv xã hoàng quế, thị xã đông triều, tỉnh quảng ninh
đáNh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của trạm xử lý nước thải sinh hoạt tại công ty than uông bí tkv xã hoàng quế, thị xã đông triều, tỉnh quảng ninh
đáNh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của trạm xử lý nước thải sinh hoạt tại công ty than uông bí tkv xã hoàng quế, thị xã đông triều, tỉnh quảng ninh
đáNh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của trạm xử lý nước thải sinh hoạt tại công ty than uông bí tkv xã hoàng quế, thị xã đông triều, tỉnh quảng ninh

More Related Content

What's hot

Thuyết minh dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa gạo | Dịch vụ...
Thuyết minh dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa gạo | Dịch vụ...Thuyết minh dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa gạo | Dịch vụ...
Thuyết minh dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa gạo | Dịch vụ...Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sông hồng đoạn chảy qua thành phố hà nội ...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sông hồng đoạn chảy qua thành phố hà nội ...đáNh giá hiện trạng môi trường nước sông hồng đoạn chảy qua thành phố hà nội ...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sông hồng đoạn chảy qua thành phố hà nội ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bai loc trong cay
Bai loc trong cayBai loc trong cay
Bai loc trong cayThuy Trang
 
ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Bệnh viện Shing Mark 1500 giườ...
ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Bệnh viện Shing Mark 1500 giườ...ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Bệnh viện Shing Mark 1500 giườ...
ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Bệnh viện Shing Mark 1500 giườ...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Luận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt quận Cầu Giấy, Hà Nội
Luận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt quận Cầu Giấy, Hà NộiLuận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt quận Cầu Giấy, Hà Nội
Luận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt quận Cầu Giấy, Hà NộiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
đề Tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
đề Tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...đề Tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
đề Tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...jackjohn45
 

What's hot (20)

Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đLuận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
 
Luận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đLuận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đ
 
Thuyết minh dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa gạo | Dịch vụ...
Thuyết minh dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa gạo | Dịch vụ...Thuyết minh dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa gạo | Dịch vụ...
Thuyết minh dự án đầu tư chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm từ lúa gạo | Dịch vụ...
 
Đề tài: Quản lý thu gom và xử lý chất thải rắn tại Cửa Lò, HOT
Đề tài: Quản lý thu gom và xử lý chất thải rắn tại Cửa Lò, HOTĐề tài: Quản lý thu gom và xử lý chất thải rắn tại Cửa Lò, HOT
Đề tài: Quản lý thu gom và xử lý chất thải rắn tại Cửa Lò, HOT
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sông hồng đoạn chảy qua thành phố hà nội ...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sông hồng đoạn chảy qua thành phố hà nội ...đáNh giá hiện trạng môi trường nước sông hồng đoạn chảy qua thành phố hà nội ...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sông hồng đoạn chảy qua thành phố hà nội ...
 
Bai loc trong cay
Bai loc trong cayBai loc trong cay
Bai loc trong cay
 
Đề tài: Xử lý nước thải sản xuất mắm bằng bãi lọc trồng cây sậy
Đề tài: Xử lý nước thải sản xuất mắm bằng bãi lọc trồng cây sậyĐề tài: Xử lý nước thải sản xuất mắm bằng bãi lọc trồng cây sậy
Đề tài: Xử lý nước thải sản xuất mắm bằng bãi lọc trồng cây sậy
 
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệpLuận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
 
Đề tài: Tìm hiểu hiện trạng quản lý chất thải rắn tại Quận Lê Chân
Đề tài: Tìm hiểu hiện trạng quản lý chất thải rắn tại Quận Lê ChânĐề tài: Tìm hiểu hiện trạng quản lý chất thải rắn tại Quận Lê Chân
Đề tài: Tìm hiểu hiện trạng quản lý chất thải rắn tại Quận Lê Chân
 
Luận văn: Quản lí chất thải rắn sinh hoạt theo hướng xã hội hóa
Luận văn: Quản lí chất thải rắn sinh hoạt theo hướng xã hội hóaLuận văn: Quản lí chất thải rắn sinh hoạt theo hướng xã hội hóa
Luận văn: Quản lí chất thải rắn sinh hoạt theo hướng xã hội hóa
 
Luận văn: Bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử
Luận văn: Bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tửLuận văn: Bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử
Luận văn: Bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử
 
Đề tài: Quản lý chất thải rắn tại phường Hưng Đạo - Dương Kinh
Đề tài: Quản lý chất thải rắn tại phường Hưng Đạo - Dương KinhĐề tài: Quản lý chất thải rắn tại phường Hưng Đạo - Dương Kinh
Đề tài: Quản lý chất thải rắn tại phường Hưng Đạo - Dương Kinh
 
Thuyết minh dự án đầu tư Hợp tác Liên doanh với Công ty Cao su Dầu tiếng | du...
Thuyết minh dự án đầu tư Hợp tác Liên doanh với Công ty Cao su Dầu tiếng | du...Thuyết minh dự án đầu tư Hợp tác Liên doanh với Công ty Cao su Dầu tiếng | du...
Thuyết minh dự án đầu tư Hợp tác Liên doanh với Công ty Cao su Dầu tiếng | du...
 
ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Bệnh viện Shing Mark 1500 giườ...
ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Bệnh viện Shing Mark 1500 giườ...ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Bệnh viện Shing Mark 1500 giườ...
ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Bệnh viện Shing Mark 1500 giườ...
 
Luận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOT
Luận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOTLuận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOT
Luận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOT
 
Luận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường TP Hạ Long, HAY
Luận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường TP Hạ Long, HAYLuận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường TP Hạ Long, HAY
Luận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường TP Hạ Long, HAY
 
Đề tài: Quản lý hoạt động trung tâm văn hóa quận Hà Đông, HOT
Đề tài: Quản lý hoạt động trung tâm văn hóa quận Hà Đông, HOTĐề tài: Quản lý hoạt động trung tâm văn hóa quận Hà Đông, HOT
Đề tài: Quản lý hoạt động trung tâm văn hóa quận Hà Đông, HOT
 
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng NinhLuận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
 
Luận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt quận Cầu Giấy, Hà Nội
Luận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt quận Cầu Giấy, Hà NộiLuận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt quận Cầu Giấy, Hà Nội
Luận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt quận Cầu Giấy, Hà Nội
 
đề Tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
đề Tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...đề Tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
đề Tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
 

Similar to đáNh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của trạm xử lý nước thải sinh hoạt tại công ty than uông bí tkv xã hoàng quế, thị xã đông triều, tỉnh quảng ninh

Nghiên cứu hiện trạng chất lượng nước ao nuôi cá rô phi đơn tính và đề xuất b...
Nghiên cứu hiện trạng chất lượng nước ao nuôi cá rô phi đơn tính và đề xuất b...Nghiên cứu hiện trạng chất lượng nước ao nuôi cá rô phi đơn tính và đề xuất b...
Nghiên cứu hiện trạng chất lượng nước ao nuôi cá rô phi đơn tính và đề xuất b...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá mức độ ô nhiễm nước thải sinh hoạt và đề xuất biện pháp cải thiện mô...
đáNh giá mức độ ô nhiễm nước thải sinh hoạt và đề xuất biện pháp cải thiện mô...đáNh giá mức độ ô nhiễm nước thải sinh hoạt và đề xuất biện pháp cải thiện mô...
đáNh giá mức độ ô nhiễm nước thải sinh hoạt và đề xuất biện pháp cải thiện mô...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất mô hình kiểm soát chất lượng môi trường nước...
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất mô hình kiểm soát chất lượng môi trường nước...Nghiên cứu thực trạng và đề xuất mô hình kiểm soát chất lượng môi trường nước...
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất mô hình kiểm soát chất lượng môi trường nước...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá công tác quản lý môi trường tại công ty thực phẩm ping rong – bình v...
đáNh giá công tác quản lý môi trường tại công ty thực phẩm ping rong – bình v...đáNh giá công tác quản lý môi trường tại công ty thực phẩm ping rong – bình v...
đáNh giá công tác quản lý môi trường tại công ty thực phẩm ping rong – bình v...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải của chợ giếng vuông, phường hoàng vă...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải của chợ giếng vuông, phường hoàng vă...đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải của chợ giếng vuông, phường hoàng vă...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải của chợ giếng vuông, phường hoàng vă...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý môi trường các làng nghề trên địa bàn tỉnh hà ...
Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý môi trường các làng nghề trên địa bàn tỉnh hà ...Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý môi trường các làng nghề trên địa bàn tỉnh hà ...
Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý môi trường các làng nghề trên địa bàn tỉnh hà ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá hiện trạng môi trường trang trại chăn nuôi gà giống chất lượng cao t...
đáNh giá hiện trạng môi trường trang trại chăn nuôi gà giống chất lượng cao t...đáNh giá hiện trạng môi trường trang trại chăn nuôi gà giống chất lượng cao t...
đáNh giá hiện trạng môi trường trang trại chăn nuôi gà giống chất lượng cao t...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá hiện trạng môi trường đất, nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu tại ...
đáNh giá hiện trạng môi trường đất, nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu tại ...đáNh giá hiện trạng môi trường đất, nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu tại ...
đáNh giá hiện trạng môi trường đất, nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu tại ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Nghiên cứu sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưuNghiên cứu sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Nghiên cứu sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưuTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu tuổi thành thục số lượng và thành thục kinh tế của rừng trồng keo ...
Nghiên cứu tuổi thành thục số lượng và thành thục kinh tế của rừng trồng keo ...Nghiên cứu tuổi thành thục số lượng và thành thục kinh tế của rừng trồng keo ...
Nghiên cứu tuổi thành thục số lượng và thành thục kinh tế của rừng trồng keo ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưuHoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưuhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...đáNh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Hiện trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền,vận động ngườ...
Hiện trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền,vận động ngườ...Hiện trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền,vận động ngườ...
Hiện trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền,vận động ngườ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá chất lượng nước ven biển do hoạt động nuôi trồng hải sản tại thị xã ...
đáNh giá chất lượng nước ven biển do hoạt động nuôi trồng hải sản tại thị xã ...đáNh giá chất lượng nước ven biển do hoạt động nuôi trồng hải sản tại thị xã ...
đáNh giá chất lượng nước ven biển do hoạt động nuôi trồng hải sản tại thị xã ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử ...
Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử ...Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử ...
Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Xây dựng chỉ số độc tính của kênh tham lương – bến cát thành phố hồ chí minh ...
Xây dựng chỉ số độc tính của kênh tham lương – bến cát thành phố hồ chí minh ...Xây dựng chỉ số độc tính của kênh tham lương – bến cát thành phố hồ chí minh ...
Xây dựng chỉ số độc tính của kênh tham lương – bến cát thành phố hồ chí minh ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ sấy đến chất lượng màng hạt gấc
Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ sấy đến chất lượng màng hạt gấcNghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ sấy đến chất lượng màng hạt gấc
Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ sấy đến chất lượng màng hạt gấchttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Sản xuất chế phẩm nấm paecilomyces lilacinus phòng trừ tuyến trùng meloidogyn...
Sản xuất chế phẩm nấm paecilomyces lilacinus phòng trừ tuyến trùng meloidogyn...Sản xuất chế phẩm nấm paecilomyces lilacinus phòng trừ tuyến trùng meloidogyn...
Sản xuất chế phẩm nấm paecilomyces lilacinus phòng trừ tuyến trùng meloidogyn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu mô hình thu hồi dinh dưỡng từ nước thải thủy sản
Nghiên cứu mô hình thu hồi dinh dưỡng từ nước thải thủy sảnNghiên cứu mô hình thu hồi dinh dưỡng từ nước thải thủy sản
Nghiên cứu mô hình thu hồi dinh dưỡng từ nước thải thủy sảnhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải ...
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải ...đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải ...
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải ...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to đáNh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của trạm xử lý nước thải sinh hoạt tại công ty than uông bí tkv xã hoàng quế, thị xã đông triều, tỉnh quảng ninh (20)

Nghiên cứu hiện trạng chất lượng nước ao nuôi cá rô phi đơn tính và đề xuất b...
Nghiên cứu hiện trạng chất lượng nước ao nuôi cá rô phi đơn tính và đề xuất b...Nghiên cứu hiện trạng chất lượng nước ao nuôi cá rô phi đơn tính và đề xuất b...
Nghiên cứu hiện trạng chất lượng nước ao nuôi cá rô phi đơn tính và đề xuất b...
 
đáNh giá mức độ ô nhiễm nước thải sinh hoạt và đề xuất biện pháp cải thiện mô...
đáNh giá mức độ ô nhiễm nước thải sinh hoạt và đề xuất biện pháp cải thiện mô...đáNh giá mức độ ô nhiễm nước thải sinh hoạt và đề xuất biện pháp cải thiện mô...
đáNh giá mức độ ô nhiễm nước thải sinh hoạt và đề xuất biện pháp cải thiện mô...
 
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất mô hình kiểm soát chất lượng môi trường nước...
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất mô hình kiểm soát chất lượng môi trường nước...Nghiên cứu thực trạng và đề xuất mô hình kiểm soát chất lượng môi trường nước...
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất mô hình kiểm soát chất lượng môi trường nước...
 
đáNh giá công tác quản lý môi trường tại công ty thực phẩm ping rong – bình v...
đáNh giá công tác quản lý môi trường tại công ty thực phẩm ping rong – bình v...đáNh giá công tác quản lý môi trường tại công ty thực phẩm ping rong – bình v...
đáNh giá công tác quản lý môi trường tại công ty thực phẩm ping rong – bình v...
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải của chợ giếng vuông, phường hoàng vă...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải của chợ giếng vuông, phường hoàng vă...đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải của chợ giếng vuông, phường hoàng vă...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải của chợ giếng vuông, phường hoàng vă...
 
Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý môi trường các làng nghề trên địa bàn tỉnh hà ...
Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý môi trường các làng nghề trên địa bàn tỉnh hà ...Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý môi trường các làng nghề trên địa bàn tỉnh hà ...
Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý môi trường các làng nghề trên địa bàn tỉnh hà ...
 
đáNh giá hiện trạng môi trường trang trại chăn nuôi gà giống chất lượng cao t...
đáNh giá hiện trạng môi trường trang trại chăn nuôi gà giống chất lượng cao t...đáNh giá hiện trạng môi trường trang trại chăn nuôi gà giống chất lượng cao t...
đáNh giá hiện trạng môi trường trang trại chăn nuôi gà giống chất lượng cao t...
 
đáNh giá hiện trạng môi trường đất, nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu tại ...
đáNh giá hiện trạng môi trường đất, nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu tại ...đáNh giá hiện trạng môi trường đất, nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu tại ...
đáNh giá hiện trạng môi trường đất, nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu tại ...
 
Nghiên cứu sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Nghiên cứu sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưuNghiên cứu sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Nghiên cứu sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
 
Nghiên cứu tuổi thành thục số lượng và thành thục kinh tế của rừng trồng keo ...
Nghiên cứu tuổi thành thục số lượng và thành thục kinh tế của rừng trồng keo ...Nghiên cứu tuổi thành thục số lượng và thành thục kinh tế của rừng trồng keo ...
Nghiên cứu tuổi thành thục số lượng và thành thục kinh tế của rừng trồng keo ...
 
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưuHoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu
 
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...đáNh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...
 
Hiện trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền,vận động ngườ...
Hiện trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền,vận động ngườ...Hiện trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền,vận động ngườ...
Hiện trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền,vận động ngườ...
 
đáNh giá chất lượng nước ven biển do hoạt động nuôi trồng hải sản tại thị xã ...
đáNh giá chất lượng nước ven biển do hoạt động nuôi trồng hải sản tại thị xã ...đáNh giá chất lượng nước ven biển do hoạt động nuôi trồng hải sản tại thị xã ...
đáNh giá chất lượng nước ven biển do hoạt động nuôi trồng hải sản tại thị xã ...
 
Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử ...
Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử ...Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử ...
Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử ...
 
Xây dựng chỉ số độc tính của kênh tham lương – bến cát thành phố hồ chí minh ...
Xây dựng chỉ số độc tính của kênh tham lương – bến cát thành phố hồ chí minh ...Xây dựng chỉ số độc tính của kênh tham lương – bến cát thành phố hồ chí minh ...
Xây dựng chỉ số độc tính của kênh tham lương – bến cát thành phố hồ chí minh ...
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ sấy đến chất lượng màng hạt gấc
Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ sấy đến chất lượng màng hạt gấcNghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ sấy đến chất lượng màng hạt gấc
Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ sấy đến chất lượng màng hạt gấc
 
Sản xuất chế phẩm nấm paecilomyces lilacinus phòng trừ tuyến trùng meloidogyn...
Sản xuất chế phẩm nấm paecilomyces lilacinus phòng trừ tuyến trùng meloidogyn...Sản xuất chế phẩm nấm paecilomyces lilacinus phòng trừ tuyến trùng meloidogyn...
Sản xuất chế phẩm nấm paecilomyces lilacinus phòng trừ tuyến trùng meloidogyn...
 
Nghiên cứu mô hình thu hồi dinh dưỡng từ nước thải thủy sản
Nghiên cứu mô hình thu hồi dinh dưỡng từ nước thải thủy sảnNghiên cứu mô hình thu hồi dinh dưỡng từ nước thải thủy sản
Nghiên cứu mô hình thu hồi dinh dưỡng từ nước thải thủy sản
 
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải ...
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải ...đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải ...
đáNh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải ...
 

Recently uploaded

Introduction to Nonprofit Accounting: The Basics
Introduction to Nonprofit Accounting: The BasicsIntroduction to Nonprofit Accounting: The Basics
Introduction to Nonprofit Accounting: The BasicsTechSoup
 
Class 11th Physics NEET formula sheet pdf
Class 11th Physics NEET formula sheet pdfClass 11th Physics NEET formula sheet pdf
Class 11th Physics NEET formula sheet pdfAyushMahapatra5
 
SOCIAL AND HISTORICAL CONTEXT - LFTVD.pptx
SOCIAL AND HISTORICAL CONTEXT - LFTVD.pptxSOCIAL AND HISTORICAL CONTEXT - LFTVD.pptx
SOCIAL AND HISTORICAL CONTEXT - LFTVD.pptxiammrhaywood
 
Accessible design: Minimum effort, maximum impact
Accessible design: Minimum effort, maximum impactAccessible design: Minimum effort, maximum impact
Accessible design: Minimum effort, maximum impactdawncurless
 
Key note speaker Neum_Admir Softic_ENG.pdf
Key note speaker Neum_Admir Softic_ENG.pdfKey note speaker Neum_Admir Softic_ENG.pdf
Key note speaker Neum_Admir Softic_ENG.pdfAdmir Softic
 
Measures of Central Tendency: Mean, Median and Mode
Measures of Central Tendency: Mean, Median and ModeMeasures of Central Tendency: Mean, Median and Mode
Measures of Central Tendency: Mean, Median and ModeThiyagu K
 
Ecosystem Interactions Class Discussion Presentation in Blue Green Lined Styl...
Ecosystem Interactions Class Discussion Presentation in Blue Green Lined Styl...Ecosystem Interactions Class Discussion Presentation in Blue Green Lined Styl...
Ecosystem Interactions Class Discussion Presentation in Blue Green Lined Styl...fonyou31
 
Paris 2024 Olympic Geographies - an activity
Paris 2024 Olympic Geographies - an activityParis 2024 Olympic Geographies - an activity
Paris 2024 Olympic Geographies - an activityGeoBlogs
 
fourth grading exam for kindergarten in writing
fourth grading exam for kindergarten in writingfourth grading exam for kindergarten in writing
fourth grading exam for kindergarten in writingTeacherCyreneCayanan
 
microwave assisted reaction. General introduction
microwave assisted reaction. General introductionmicrowave assisted reaction. General introduction
microwave assisted reaction. General introductionMaksud Ahmed
 
Russian Escort Service in Delhi 11k Hotel Foreigner Russian Call Girls in Delhi
Russian Escort Service in Delhi 11k Hotel Foreigner Russian Call Girls in DelhiRussian Escort Service in Delhi 11k Hotel Foreigner Russian Call Girls in Delhi
Russian Escort Service in Delhi 11k Hotel Foreigner Russian Call Girls in Delhikauryashika82
 
Kisan Call Centre - To harness potential of ICT in Agriculture by answer farm...
Kisan Call Centre - To harness potential of ICT in Agriculture by answer farm...Kisan Call Centre - To harness potential of ICT in Agriculture by answer farm...
Kisan Call Centre - To harness potential of ICT in Agriculture by answer farm...Krashi Coaching
 
APM Welcome, APM North West Network Conference, Synergies Across Sectors
APM Welcome, APM North West Network Conference, Synergies Across SectorsAPM Welcome, APM North West Network Conference, Synergies Across Sectors
APM Welcome, APM North West Network Conference, Synergies Across SectorsAssociation for Project Management
 
9548086042 for call girls in Indira Nagar with room service
9548086042  for call girls in Indira Nagar  with room service9548086042  for call girls in Indira Nagar  with room service
9548086042 for call girls in Indira Nagar with room servicediscovermytutordmt
 
Z Score,T Score, Percential Rank and Box Plot Graph
Z Score,T Score, Percential Rank and Box Plot GraphZ Score,T Score, Percential Rank and Box Plot Graph
Z Score,T Score, Percential Rank and Box Plot GraphThiyagu K
 
1029 - Danh muc Sach Giao Khoa 10 . pdf
1029 -  Danh muc Sach Giao Khoa 10 . pdf1029 -  Danh muc Sach Giao Khoa 10 . pdf
1029 - Danh muc Sach Giao Khoa 10 . pdfQucHHunhnh
 
Web & Social Media Analytics Previous Year Question Paper.pdf
Web & Social Media Analytics Previous Year Question Paper.pdfWeb & Social Media Analytics Previous Year Question Paper.pdf
Web & Social Media Analytics Previous Year Question Paper.pdfJayanti Pande
 
Call Girls in Dwarka Mor Delhi Contact Us 9654467111
Call Girls in Dwarka Mor Delhi Contact Us 9654467111Call Girls in Dwarka Mor Delhi Contact Us 9654467111
Call Girls in Dwarka Mor Delhi Contact Us 9654467111Sapana Sha
 

Recently uploaded (20)

Introduction to Nonprofit Accounting: The Basics
Introduction to Nonprofit Accounting: The BasicsIntroduction to Nonprofit Accounting: The Basics
Introduction to Nonprofit Accounting: The Basics
 
Class 11th Physics NEET formula sheet pdf
Class 11th Physics NEET formula sheet pdfClass 11th Physics NEET formula sheet pdf
Class 11th Physics NEET formula sheet pdf
 
SOCIAL AND HISTORICAL CONTEXT - LFTVD.pptx
SOCIAL AND HISTORICAL CONTEXT - LFTVD.pptxSOCIAL AND HISTORICAL CONTEXT - LFTVD.pptx
SOCIAL AND HISTORICAL CONTEXT - LFTVD.pptx
 
Accessible design: Minimum effort, maximum impact
Accessible design: Minimum effort, maximum impactAccessible design: Minimum effort, maximum impact
Accessible design: Minimum effort, maximum impact
 
Key note speaker Neum_Admir Softic_ENG.pdf
Key note speaker Neum_Admir Softic_ENG.pdfKey note speaker Neum_Admir Softic_ENG.pdf
Key note speaker Neum_Admir Softic_ENG.pdf
 
Measures of Central Tendency: Mean, Median and Mode
Measures of Central Tendency: Mean, Median and ModeMeasures of Central Tendency: Mean, Median and Mode
Measures of Central Tendency: Mean, Median and Mode
 
Ecosystem Interactions Class Discussion Presentation in Blue Green Lined Styl...
Ecosystem Interactions Class Discussion Presentation in Blue Green Lined Styl...Ecosystem Interactions Class Discussion Presentation in Blue Green Lined Styl...
Ecosystem Interactions Class Discussion Presentation in Blue Green Lined Styl...
 
Paris 2024 Olympic Geographies - an activity
Paris 2024 Olympic Geographies - an activityParis 2024 Olympic Geographies - an activity
Paris 2024 Olympic Geographies - an activity
 
fourth grading exam for kindergarten in writing
fourth grading exam for kindergarten in writingfourth grading exam for kindergarten in writing
fourth grading exam for kindergarten in writing
 
microwave assisted reaction. General introduction
microwave assisted reaction. General introductionmicrowave assisted reaction. General introduction
microwave assisted reaction. General introduction
 
Russian Escort Service in Delhi 11k Hotel Foreigner Russian Call Girls in Delhi
Russian Escort Service in Delhi 11k Hotel Foreigner Russian Call Girls in DelhiRussian Escort Service in Delhi 11k Hotel Foreigner Russian Call Girls in Delhi
Russian Escort Service in Delhi 11k Hotel Foreigner Russian Call Girls in Delhi
 
Kisan Call Centre - To harness potential of ICT in Agriculture by answer farm...
Kisan Call Centre - To harness potential of ICT in Agriculture by answer farm...Kisan Call Centre - To harness potential of ICT in Agriculture by answer farm...
Kisan Call Centre - To harness potential of ICT in Agriculture by answer farm...
 
Mattingly "AI & Prompt Design: Structured Data, Assistants, & RAG"
Mattingly "AI & Prompt Design: Structured Data, Assistants, & RAG"Mattingly "AI & Prompt Design: Structured Data, Assistants, & RAG"
Mattingly "AI & Prompt Design: Structured Data, Assistants, & RAG"
 
APM Welcome, APM North West Network Conference, Synergies Across Sectors
APM Welcome, APM North West Network Conference, Synergies Across SectorsAPM Welcome, APM North West Network Conference, Synergies Across Sectors
APM Welcome, APM North West Network Conference, Synergies Across Sectors
 
9548086042 for call girls in Indira Nagar with room service
9548086042  for call girls in Indira Nagar  with room service9548086042  for call girls in Indira Nagar  with room service
9548086042 for call girls in Indira Nagar with room service
 
Z Score,T Score, Percential Rank and Box Plot Graph
Z Score,T Score, Percential Rank and Box Plot GraphZ Score,T Score, Percential Rank and Box Plot Graph
Z Score,T Score, Percential Rank and Box Plot Graph
 
1029 - Danh muc Sach Giao Khoa 10 . pdf
1029 -  Danh muc Sach Giao Khoa 10 . pdf1029 -  Danh muc Sach Giao Khoa 10 . pdf
1029 - Danh muc Sach Giao Khoa 10 . pdf
 
Advance Mobile Application Development class 07
Advance Mobile Application Development class 07Advance Mobile Application Development class 07
Advance Mobile Application Development class 07
 
Web & Social Media Analytics Previous Year Question Paper.pdf
Web & Social Media Analytics Previous Year Question Paper.pdfWeb & Social Media Analytics Previous Year Question Paper.pdf
Web & Social Media Analytics Previous Year Question Paper.pdf
 
Call Girls in Dwarka Mor Delhi Contact Us 9654467111
Call Girls in Dwarka Mor Delhi Contact Us 9654467111Call Girls in Dwarka Mor Delhi Contact Us 9654467111
Call Girls in Dwarka Mor Delhi Contact Us 9654467111
 

đáNh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của trạm xử lý nước thải sinh hoạt tại công ty than uông bí tkv xã hoàng quế, thị xã đông triều, tỉnh quảng ninh

  • 1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ----------------------- LÂM QUANG BẢO Tên đề tài: Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của trạm xử lý nước thải sinh hoạt tại công ty than Uông Bí-TKV xã Hoàng Quế, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành/ngành : Khoa học môi trường Khoa : Môi trường Khóa học : 2015 - 2019 THÁI NGUYÊN - 2018
  • 2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ----------------------- LÂM QUANG BẢO Tên đề tài: Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của trạm xử lý nước thải sinh hoạt tại công ty than Uông Bí-TKV xã Hoàng Quế, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành/ngành : Khoa học môi trường Lớp : K47 -KHMT Khoa : Môi trường Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Đỗ Thị Lan THÁI NGUYÊN - 2018
  • 3. LỜI CẢM ƠN Kết thúc bốn năm học tập, nghiên cứu và rèn luyện trong mái trường đại học, bản thân em đã tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích về chuyên môn và khoa học. Trong đợt thực tập tốt nghiệp này em đã tiến hành nghiên cứu và viết đề tài với tiêu đề “Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của trạm xử lý nước thải sinh hoạt tại công ty than Uông Bí-TKV xã Hoàng Quế, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.” Trong thời gian thực tập và làm báo cáo tốt nghiệp, em xin chân thành cảm ơn cô giáo PGS.TS Đỗ Thị Lan đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. Bên cạnh đó, em cũng xin cảm ơn các cán bộ viện Kỹ Thuât và Công Nghệ Môi Trường NCS.Ths Đặng Xuân Thường đã tạo điều kiện cho em được đi thực tập và nghiên cứu đề tài. Nhân dịp này em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy giáo, cô giáo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, những người đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến thức bổ ích cho em, đó chính là những nền tảng cơ bản, những hành trang vô cùng quý giá cho sự nghiệp tương lai của em sau này. Trong quá trình thực tập và làm báo cáo, vì chưa có kinh nghiệm thực tế và thời gian hạn hẹp nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý, nhận xét từ phía các thầy, cô và các bạn để khóa luận này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinhviên Lâm Quang Bảo
  • 4. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................i MỤC LỤC.........................................................................................................ii DANH MỤC CÁC BẢNG...............................................................................vi DANH MỤC CÁC HÌNH...............................................................................vii PHẦN I 1 MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục đích của đề tài .................................................................................... 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài....................................................................................... 2 PHẦN 2 4 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................. 4 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài. ......................................................................... 4 2.1.1. Khái niệm về môi trường, ô nhiễm môi trường................................... 4 2.1.2. Khái niệm và thành phần nước thải sinh hoạt .................................... 7 2.1.3. Một số văn bản liên quan đến quản lý tài nguyên nước ..................... 7 2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài........................................................................... 8 2.2.1. Tài nguyên nước trên thế giới và ở Việt Nam ..................................... 8 2.2.1.1. Tài nguyên nước trên thế giới....................................................... 8 2.2.1.2. Tài nguyên nước ở Việt Nam........................................................ 9 2.2.2. Tình hình sử dụng nước trên thế giới và ở Việt Nam........................10 2.2.2.1. Tình hình sử dụng nước trên thế giới .........................................10 2.2.2.2. Tình hình sử dụng nước tại Việt Nam.........................................11
  • 5. 2.2.3. Hiện trạng về ô nhiễm nguồn nước trên thế giới và ở Việt Nam ......13 2.2.3.1. Hiện trạng về ô nhiễm nguồn nước trên thế giới .......................13 2.2.3.2. Hiện trạng ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam..............................13 2.3. Phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt hiện nay.....................................14 PHẦN 3 17 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............17 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................17 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ...............................................................17 3.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................17 3.4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................17 3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập thông tin thứ cấp.............................17 3.4.2. Phương pháp lấy mẫu và chỉ tiêu theo dõi........................................17 3.4.3. Phương pháp phân tích .....................................................................18 3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu.................................................................18 3.4.5. Phương pháp tổng hợp, so sánh........................................................18 PHẦN 4 19 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..............................................19 4.1. Tổng quan về Công Ty than Uông Bí-TKV xã Hoàng Quế, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.................................................................19 4.1.1. Điều kiện tự nhiên của Công Ty than Uông Bí TKV xã Hoàng Quế, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh............................................................19 4.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình...................................................................19 4.1.1.2. Mối quan hệ của cơ sở với các đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội ............................................................................................................20 4.1.2. Các mối tương quan với các đối tượng tự nhiên lân cận Cơ sở........22
  • 6. 4.1.3. Hiện trạng xử lý nước thải của công ty.............................................22 4.1.3.1. Nguồn phát sinh nước thải .........................................................22 4.1.3.2. Hiện trạng hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt của công ty......................................................................................................23 4.2. Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của Công ty than Uông Bí- TKV xã Hoàng Quế, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh...........23 4.2.1. Hiện trạng nước thải sinh hoạt trước xử lý của Công ty than Uông Bí- TKV xã Hoàng Quế, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.........................23 4.2.2. Hiện trạng nước thải sinh hoạt sau khi xử lý của Công ty than Uông Bí-TKV xã Hoàng Quế, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh....................26 4.2.3. Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của Công ty than Uông Bí-TKV xã Hoàng Quế, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh....................27 4.2.3.1. Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của Công ty than Uông Bí-TKV xã Hoàng Quế, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh tháng 10/2018. ...................................................................................................27 4.2.3.2. Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của Công ty than Uông Bí-TKV xã Hoàng Quế, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh tháng 11/2018 ....................................................................................................29 4.2.3.3. Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của Công ty than Uông Bí-TKV xã Hoàng Quế, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh tháng 12/ 2018 ...................................................................................................30 4.3. Các hạng mục xây dựng của cơ sở...........................................................32 4.3.1. Các hạng mục bảo vệ môi trường của cơ sở:........................................32 4.3.1.1. Biện pháp xử lý ô nhiễm. ............................................................32 4.3.1.2. Phục hồi môi sinh .......................................................................33
  • 7. 4.3.2.Quy mô công suất, thời gian hoạt động của cơ sở.................................34 4.3.2.1. Quy mô của cơ sở...........................................................................34 4.3.2.2. Thời gian hoạt động của cơ sở .......................................................34 4.3.3 Công nghệ sản xuất vận hành của cơ sở ................................................34 4.3.4. Máy móc, thiết bị, nguyên nhiên liệu, vật liệu phục vụ cho hoạt động của cơ sở........................................................................................36 4.3.5. Máy móc, thiết bị, nguyên nhiên liệu, vật liệu phục vụ cho xử lý nước thải sinh hoạt. ................................................................................37 4.3.6. Tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động của nhà máy..........................................................................42 4.4. Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt của Công Ty than Uông Bí – TKV .43 4.4.1.Nguồn phát sinh nước thải và các thông số thiết kế...........................43 4.4.2. Xử lý nước thải sinh hoạt ..................................................................46 4.4.2.1. Các phương pháp để xử lý nước thải sinh hoạt.........................46 4.4.2.2. Căn cứ lựa chọn và đề xuất phương án xử lý nước thải sinh hoạt ..................................................................................................................47 4.4.2.3. Thuyết minh công nghệ AO ........................................................49 4.4.2.4.Thuyết minh công nghệ hệ thống tập trung:................................52 4.5. Đề xuất một số giải pháp xử lý, phòng ngừa ô nhiễm nguồn nước.........52 PHẦN 5 54 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................54 5.1 Kết luận .....................................................................................................54 5.2 Kiến nghị...................................................................................................54 TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................Error! Bookmark not defined.
  • 8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2. 1. Trữ lượng nước trên thế giới .....................................................................9 Bảng 4. 1. Hiện trạng nước thải sinh hoạt trước xử lý của Công ty than Uông Bí- TKV xã Hoàng Quế, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. ....................23 Bảng 4. 2. Hiện trạng nước thải sinh hoạt sau khi xử lý của Công ty than Uông Bí- TKV xã Hoàng Quế, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. ....................26 Bảng 4. 3. Kết quả phân tích nước thải sinh hoạt của Công ty than Uông Bí-TKV tháng 10/2018. .........................................................................................28 Bảng 4. 4. Kết quả phân tích nước thải sinh hoạt của Công ty than Uông Bí-TKV tháng 11/2018 ..........................................................................................29 Bảng 4. 5. Kết quả phân tích lý nước thải sinh hoạt của Công ty than Uông Bí-TKV tháng 12/ 2018 .........................................................................................30 Bảng 4. 6. Kết quả phân tích nước thải sinh hoạt của Công ty than Uông Bí-TKV tháng 01/ 2019 .........................................................................................31 Bảng 4. 7. Các thông số của hệ thống khai thác. ......................................................35 Bảng 4. 8. Máy móc, thiết bị.....................................................................................36 Bảng 4. 9. Hạng mục công trình xây dựng của hệ thống..........................................37 Bảng 4. 10. Hạng mục thiết bị...................................................................................40 Bảng 4. 11. Khối lượng nước thải.............................................................................44 Bảng 4. 12. Thành phần nước thải sinh hoạt.............................................................44
  • 9. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2. 1. Xu hướng tiêu thụ nước tại Việt Nam......................................................12 Hình 4. 1. Vị trí địa lý của cơ sở và mối quan hệ với các đối tượng xung quanh ....20 Hình 4. 2. Biểu đồ hiện trạng nước thải sinh hoạt trước xử lý của Công ty than Uông Bí-KTV xã Hoàng Quế, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. ...............24 Hình 4. 3. Biểu đồ Hiện trạng nước thải sinh hoạt sau khi xử lý của Công ty than Uông Bí-TKV xã Hoàng Quế, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. .....27 Hình 4. 4. Quá trình thu gom nước thải sinh hoạt.....................................................43 Hình 4. 5. Sơ đồ công nghệ AO................................................................................48 Hình 4. 6. sơ đồ công nghệ hệ thống tập trung .........................................................51
  • 10. CÁC CHỮ VIẾT TẮT BOD Biochemical Oxygen Demand (Nhu cầu oxy sinh hoá) BOD5- 20 Biochemical Oxygen Demand (Nhu cầu oxy sinh hóa sau 5 ngày ở 20o C) CBCNV Cán bộ công nhân viên COD Chemical Oxygen Demand (Nhu cầu oxy hóa học) CTNH Chất thải nguy hại HĐQT Hội đồng quản trị N NiTơ NH4 Amoni P Phosphat QCVN Quy chuẩn Việt Nam TCCP Tiêu chuẩn cho phép TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TDS Total Dissolvel Solids (Tổng chất rắn hoà tan ) TSP Total Suspended Particulate ( Tổng bụi lơ lửng) TSS Chất rắn lơ lửng
  • 11. 1 PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Rất nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng nước chiếm 3/4 diện tích trái đất cơ mà. Sao chúng ta lại phải lo thiếu nước? Nhưng các bạn có biết rằng 3/4 hay 75% nước đó lại chứa tới 97% là nước mặn ở các đại dương, cái mà chúng ta không thể sử dụng được cho những mục đích hàng ngày được. Đó là chưa kể đến 99.7% trong số 3% nước ngọt lại tồn tại ở dạng băng đá và tuyết. Vậy chỉ còn 0.3% trong tổng số 3/4 kia là nước ngọt mà chúng ta có thể sử dụng cho mục đích sinh hoạt. Mặc dù lượng nước ngọt ít là vậy nhưng hàng ngày chúng ta vẫn đang luôn làm cho nó ít hơn bằng sự vô tâm trong cách sử dụng nước một cách hoang phí và làm ô nhiễm nguồn nước. Hiện nay công nghiệp phát triển kéo theo đó là việc thải ra môi trường một lượng lớn nước thải. Nếu lượng nước thải này không được xử lý một cách bài bản thì việc ô nhiễm nguồn nước là điều khó tránh khỏi. Báo chí đã phanh phui rất nhiều những doanh nghiệp vì không muốn bỏ ra một số tiền lớn xử lý nước thải đã cố tình che dấu việc thải trực tiếp nước sau sản xuất ra tự nhiên. Điều này sẽ dẫn đến việc ô nhiễm nguồn nước xung quanh và trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân xung quanh đó. Công ty của phần than Vàng Danh - Vinacomin mà tiền thân là Mỏ than Vàng Danh được thành lập theo quyết định số: 262- BCNNg-KB2 ngày 06/06/1964 của Bộ công nghiệp nặng. Ngày 17/09/1996 Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương), có Quyết định số: 2604/QĐ/TCCB thành lập doanh nghiệp Mỏ than Vàng Danh - đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc Tổng công ty Than Việt Nam – nay là Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam. Ngày 01/10/2001 Hội đồng quản trị Tổng Công ty Than Việt Nam ban hành quyết định số 405/QĐ/HĐQT của chủ tịch HĐQT về việc đổi tên Mỏ than Vàng Danh thành Công ty than Vàng Danh. Ngày 08/11/2006 Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam ký Quyết định số 2458 QĐ/HĐQT về việc đổi tên Công ty than Vàng Danh
  • 12. 2 thành Công ty than Vàng Danh-TKV. Kể từ ngày 16 tháng 9 năm 2007, bộ phận vận tải chính của Công ty là đường sắt 1000 ly và kho, cảng được điều động về Tập đoàn TKV theo quyết định của Tập đoànn Công nghiệp than - Khoáng sản Việt Nam, Công ty chỉ còn chức năng chính là sản xuất vụ chế biến than. Than sản xuất ra được bán duy nhất cho TKV thông qua Công ty Kho vận đá bạc – TKV.Công ty Than Vàng Danh – TKV được cổ phần hóa theo Quyết định số 1119/QĐ-BCN ngày 03/04/2007 của Bộ Công nghiệp, thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp 01/07/2007.Ngày 06 tháng 06 năm 2008 Đại hội đồng cổ đông sáng lập Công ty đã họp và Công ty cổ phần than Vàng Danh-TKV đã chính thức trở thành Công ty cổ phần từ ngày 01 tháng 07 năm 2008. Với số lượng công nhân làm việc và thực hiện ăn uống, tắm giặt tại khu vực trung bình khoảng 4000-:-4500 người/ngày lượng nước thải phát sinh là rất lớn. Xuất phát từ thực tế trên em tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của trạm xử lý nước thải sinh hoạt tại công ty than Uông Bí-TKV xã Hoàng Quế, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh”. 1.2. Mục đích của đề tài - Đề tài đánh giá được hiện trạng nước thải sinh hoạt của Công Ty than Uông Bí-KTV xã Hoàng Quế, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. - Xác định mức độ ô nhiễm và nguồn gây ô nhiễm nguồn nước thải. - Tìm hiểu công nghệ xử lý nước thải tại công ty. - Đề xuất một số biện pháp xử lý nhằm, giảm thiểu ô nhiễm đối với môi trường nước. 1.3. Ý nghĩa của đề tài - Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học: Giúp bản thân em có cơ hội tiếp cận với cách thức thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học, giúp em vận dụng kiến thức đã học vào thực tế và rèn luyện về kỹ năng tổng hợp và phân tích số liệu, tiếp thu và học hỏi những kinh nghiệm từ thực tế. - Ý nghĩa trong thực tiễn:
  • 13. 3 + Tăng cường trách nhiệm của ban lãnh đạo công ty trước hoạt động sản xuất đến môi trường; Từ đó có hoạt động tích cực trong việc xử lý nước thải. + Cảnh báo nguy cơ tiềm tàng về ô nhiễm suy thoái môi trường nước do nước thải gây ra, ngăn ngừa và giảm thiểu ảnh hưởng của nước thải đến môi trường, bảo vệ sức khoẻ của người dân khu vực quanh công ty.
  • 14. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài. 2.1.1. Khái niệm về môi trường, ô nhiễm môi trường. - Khái niệm môi trường Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn phát triển của con người và thiên nhiên." (Theo luật bảo vệ môi trường 2014) - Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại: + Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất, nước... Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú. + Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định... ở các cấp khác nhau như: Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể,... Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác. - Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống, như ôtô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo... - Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội...
  • 15. 5 - Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người. Ví dụ: môi trường của học sinh gồm nhà trường với thầy giáo, bạn bè, nội quy của trường, lớp học, sân chơi, phòng thí nghiệm, vườn trường, tổ chức xã hội như Đoàn, Đội với các điều lệ hay gia đình, họ tộc, làng xóm với những quy định không thành văn, chỉ truyền miệng nhưng vẫn được công nhận, thi hành và các cơ quan hành chính các cấp với luật pháp, nghị định, thông tư, quy định. - Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển. - Khái niệm ô nhiễm môi trường Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường. Chất gây ô nhiễm là những nhân tố làm cho môi trường trở thành độc hại. Thông thường tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mực, giới hạn cho phép được quy định dùng làm căn cứ để quản lí môi trường. Sự ô nhiễm môi trường có thể là hậu quả của các hoạt động tự nhiên, như hoạt động núi lửa, bão lũ, …. hoặc các hoạt động do con người thực hiện trong công nghiệp, giao thông và trong sinh hoạt. (Nguồn:“Pollution ” ,2010) * Ô nhiễm môi trường nước Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và chất lượng nước không đáp ứng được cho các mục đích sử dụng khác nhau, vượt quá tiêu chuẩn cho phép và có ảnh hưởng xấu đến đời sống con người và sinh vật. Nước trong tự nhiên tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau: nước cống, nước ở các sông hồ, tồn tại ở thể hơi trong không khí. Nước bị ô nhiễm nghĩa là thành phần của nó tồn tại các chất khác, mà các chất này có thể gây hại cho con người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên. Nước ô nhiễm thường là khó khắc phục mà phải phòng tránh từ đầu. Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, dưới tốc độ phát triển như hiện nay con người vô tình làm ô nhiễm nguồn nước bằng các hóa chất, chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp. Các đơn vị cá nhân sử dụng nước ngầm dưới hình thức khoan giếng, sau
  • 16. 6 khi ngưng không sử dụng không bịt kín các lỗ khoan lại làm cho nước bẩn chảy lẫn vào làm ô nhiễm nguồn nước ngầm. Các nhà máy xí nghiệp xả khói bụi công nghiệp vào không khí làm ô nhiễm không khí, khi trời mưa, các chất ô nhiễm này sẽ lẫn vào trong nước mưa cũng góp phần làm ô nhiễm nguồn nước. Hiến chương châu Âu về nước đã định nghĩa: "Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, cho động vật nuôi và các loài hoang dã." (Theo Báo cáo khoa học ô nhiễm nước và hậu quả của nó, 11-2009) +Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa vào môi trường nước các chất thải bẩn, các sinh vật có hại kể cả xác chết của chúng. +Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: quá trình thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vào môi trường nước. +Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô nhiễm nước: ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các tác nhân vật lý. Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý, hoá học, sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất. Ô nhiễm nước xảy ra khi nước bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt, nước rác công nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất, rồi thấm xuống nước ngầm. Hiện tượng ô nhiễm nước xảy ra khi các loại hoá chất độc hại, các loại vi khuẩn gây bệnh, virut, ký sinh trùng phát sinh từ các nguồn thải khác nhau như chất thải công nghiệp từ các nhà máy sản xuất, các loại rác thải của các bệnh viện, các loại rác thải sinh hoạt bình thường của con người hay hoá chất, thuốc trừ sâu, phân bón hữu cơ... sử dụng trong sản xuất nông nghiệp được đẩy ra các ao, hồ, sông, suối hoặc ngấm xuống nước dưới đất mà không qua xử lý hoặc với khối lượng quá lớn vượt quá khả năng
  • 17. 7 tự điều chỉnh và tự làm sạch của các loại ao, hồ, sông, suối. (Nguồn: Theo Báo cáo khoa học ô nhiễm nước và hậu quả của nó, 11-2009) 2.1.2. Khái niệm và thành phần nước thải sinh hoạt - Khái niệm nước thải Nước thải là chất lỏng được thải ra sau quá trình sử dụng của con người và đã bị thay đổi tính chất ban đầu của chúng. - Khái niệm nguồn nước thải Thông thường nước thải được phân loại theo nguồn gốc phát sinh ra chúng. Đó cũng là cơ sở cho việc lựa chọn các biện pháp hoặc công nghệ xử lý. Theo cách phân loại này, có các loại nước thải dưới đây: * Nước thải sinh hoạt: là nước thải từ các khu dân cư, khu vực hoạt động thương mại, công sở, trường học và các cơ sở tương tự khác. * Nước thải công nghiệp: là nước thải từ các nhà máy đang hoạt động, có cả nước thải sinh hoạt nhưng trong đó nước thải công nghiệp là chủ yếu. * Nước thải tự nhiên: nước mưa được xem như nước thải tự nhiên. Ở những thành phố hiện đại nước thải tự nhiên được thu gom theo một hệ thống thoát riêng. * Nước thải đô thị: là thuật ngữ chung chỉ chất lỏng trong hệ thống cống thoát của một thành phố. Nước thải đô thị có thể bao gồm tất cả nước thải kể trên 2.1.3. Một số văn bản liên quan đến quản lý tài nguyên nước - Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23/6/2014 được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7, khóa XIII có hiệu lực từ ngày 1/1/2015. - Luật khoáng sản số 60/2010/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 17/11/2010. - Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ban hành ngày 21/6/2012. - Nghị định của chính phủ số 201/2013/NĐ-CP, ngày 27/11/2013. Quy định chỉ tiêu thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước. - Thông tư số 4/2012/TT-BTNMT ngày 08/05/2012 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường về việc quyết định tiêu chí xác định cơ sở gây ô nhiễm môi trường.
  • 18. 8 - Thông tư số 47/2011/TT-BTNMT ngày 28/12/2011 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường về việc ban hành Quy chuẩn ký thuật quốc gia về môi trường. - Luật Hóa chất số 06/2007/QH12 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007; - Thông tư số 04/2015/TT-BXD ngày 6/8/2014 của Chính Phủ về thoát nước và xử lý nước thải. - Quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp. - Các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường, bao gồm: + QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp; + QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt. +QCVN 08:2015/BTNMT: của Bộ Tài Nguyên Môi Trường về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. +QCVN 09:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thật quốc gia về chất lượng nước ngầm - Các bộ tiêu chuẩn về thiết kế hệ thống xử lý nước thải như : + TCVN 7957:2008: Tiêu chuẩn về thiết kế hệ thống xử lý nước thải; + TCXD 51:2008: Tiêu chuẩn thiết kế thoát nước - mạng lưới và công trình bên ngoài do Bộ Xây dựng ban hành năm 2008. 2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 2.2.1. Tài nguyên nước trên thế giới và ở Việt Nam 2.2.1.1. Tài nguyên nước trên thế giới Nước bảo phủ 71% diện tích của quả đất trong đó có 97% là nước mặn, còn lại là nước ngọt. Trong 3% lượng nước ngọt của quả đất thì có khoảng hơn 3/4 lượng nước mà con người không sử dụng được vì nó nằm quá sâu trong lòng đất, bị đóng băng, ở dạng hơi trong khí quyển và ở dạng tuyết trên lục địa… chỉ có 0,5%
  • 19. 9 nước ngọt hiện diện trong sông, suối, ao, hồ mà con người đã và đang sử dụng. Theo sự tính toán thì khối lượng ở trạng thái tự do phủ lên trái đất khoảng 1,4 tỉ 𝑘𝑚3 , nhưng so với trữ lượng nước ở lớp vỏ giữa của quả đất (khoảng 200tỉ km3) thì chẳng đáng kể vì nó chiếm không đến 1%. Tổng lượng nước tự nhiên trên thế giới theo ước tính có khác nhau theo các tác giả và dao động từ 1.385.985.000 km3 đến 1.457.802.450km3 . (Nguồn: Theo Lvovits, Xokolov,1974) Bảng 2. 1. Trữ lượng nước trên thế giới Loại nước Trữ lượng (km3 ) Biển và đại dương Nước ngầm Băng và băng hà Hồ nước ngọt Hồ nước mặn Khí ẩm trong đất Hơi nước trong không khí Nước sông 1.370.322.000 60.000.000 26.660.000 125.000 105.000 75.000 14.000 1.000 Tuyết trên lục địa 250 (Theo F. Sargent, 1974) 2.2.1.2. Tài nguyên nước ở Việt Nam Nước ta có 108 lưu vực sông với khoảng 3450 sông, suối tương đối lớn (chiều dài từ 10km trở lên), trong đó có 9 hệ thống sông lớn (diện tích lưu vực lớn hơn 10.000km2 ), bao gồm: Hồng, Thái Bình, Bằng Giang - Kỳ Cùng, Mã, Cả, Vu Gia - Thu Bồn, Ba, Đồng Nai và sông Cửu Long. Tổng lượng nước mặt trung bình hằng năm khoảng 830-840 tỷ m3 , trong đó hơn 60% lượng nước được sản sinh từ nước ngoài, chỉ có khoảng 310-320 tỷ m3 được sản sinh trên lãnh thổ Việt Nam. Lượng nước bình quân đầu người trên 9.000 m3 /năm. Nước dưới đất cũng có tổng trữ lượng tiềm năng khoảng 63 tỷ m3 /năm, phân bố ở 26 đơn vị chứa nước lớn, nhưng tập trung chủ yếu ở Đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ và khu vực Tây Nguyên.
  • 20. 10 Về hồ chứa, có khoảng 2.900 hồ chứa thủy điện, thủy lợi tương đối lớn (dung tích từ 0,2 triệu m3 trở lên) đã vận hành, đang xây dựng hoặc đã có quy hoạch xây dựng, với tổng dung tích các hồ chứa trên 65 tỷ m3 . Trong đó, có khoảng 2.100 hồ đang vận hành, tổng dung tích hơn 34 tỷ m3 nước; khoảng 240 hồ đang xây dựng, tổng dung tích hơn 28 tỷ m3 , và trên 510 hồ đã có quy hoạch, tổng dung tích gần 4 tỷ m3 . Các hồ chứa thủy điện mặc dù với số lượng không lớn, nhưng có tổng dung tích khoảng 56 tỷ m3 nước (chiếm 86% tổng dung tích trữ nước của các hồ chứa). Trong khi đó, trên 2000 hồ chứa thủy lợi nêu trên chỉ có dung tích trữ nước khoảng gần 9 tỷ m3 nước, chiếm khoảng 14%. Các lưu vực sông có dung tích hồ chứa lớn gồm: sông Hồng (khoảng 30 tỷ m3 ); sông Đồng Nai (trên 10 tỷ m3 ); sông Sê San (gần 3,5 tỷ m3 ); sông Mã, sông Cả, sông Hương, sông Vũ Gia - Thu Bồn và sông Srêpok (có tổng dung tích hồ chứa từ gần 2 tỷ m3 đến 3 tỷ m3 ). (Nguồn: Theo cục quản lý tài nguyên nước, 2015) Tổng lượng nước đang được khai thác, sử dụng hàng năm khoảng 81 tỷ m3 , xấp xỉ 10% tổng lượng nước hiện có trung bình hàng năm của cả nước. Trong đó, lượng nước sử dụng tập trung chủ yếu vào 7 - 9 tháng mùa cạn, khi mà dòng chảy trên hệ thống sông đã bị suy giảm và với tổng lượng nước cả mùa chỉ bằng khoảng 20% - 30% (khoảng 160 - 250 tỷ m3 ) so với lượng nước của cả năm. (Nguồn: Theo Cục quản lý tài nguyên nước, 2015) 2.2.2. Tình hình sử dụng nước trên thế giới và ở Việt Nam 2.2.2.1. Tình hình sử dụng nước trên thế giới Khi con người bắt đầu trồng trọt và chăn nuôi thì đồng ruộng dần dần phát triển ở miền đồng bằng màu mỡ, kề bên lưu vực các con sông lớn. Lúc đầu cư dân còn ít và nước thì đầy ắp trên các sông hồ, đồng ruộng, cho dù có gặp thời gian khô hạn kéo dài thì cũng chỉ cần chuyển cư không xa lắm là tìm được nơi ở mới tốt đẹp hơn. Vì vậy, nước được xem là nguồn tài nguyên vô tận và cứ như thế qua một thời gian dài, vấn đề nước chưa có gì là quan trọng. Nhu cầu về nước trong công nghiệp: Sự phát triển càng ngày càng cao của nền công nghiệp trên toàn thế giới càng làm tăng nhu cầu về nước, đặc biệt đối với
  • 21. 11 một số ngành sản xuất như chế biến thực phẩm, dầu mỏ, giấy, luyện kim, hóa chất... chỉ 5 ngành sản xuất này đã tiêu thụ ngót 90% tổng lượng nước sử dụng cho công nghiệp.Phần nước tiêu hao không hoàn lại do sản xuất công nghiệp chiếm khoảng từ 1-2% tổng lượng nước tiêu hao không hoàn lại và lượng nước còn lại sau khi đã sử dụng được quay về sông hồ dưới dạng nước thải chứa đầy những chất gây ô nhiễm Nhu cầu về nước trong nông nghiệp: Sự phát triển trong sản xuất nông nghiệp như sự thâm canh tăng vụ và mở rộng diện tích đất canh tác cũng đòi hỏi một lượng nước ngày càng cao. Phần lớn nhu cầu về nước được thỏa mãn nhờ mưa ở vùng có khí hậu ẩm, nhưng cũng thường được bổ sung bởi nước sông hoặc nước ngầm bằng biện pháp thủy lợi nhất là vào mùa khô. Nhu cầu về nước Sinh hoạt và giải trí: Theo sự ước tính thì các cư dân sinh sống kiểu nguyên thủy chỉ cần 5-10 lít nước/ người/ ngày. Ngày nay, do sự phát triển của xã hội loài người ngày càng cao nên nhu cầu về nước sinh hoạt và giải trí ngày cũng càng tăng theo nhất là ở các thị trấn và ở các đô thị lớn, nước sinh hoạt tăng gấp hàng chục đến hàng trăm lần nhiều hơn. Theo sự ước tính đó thì đến năm 2000, nhu cầu về nước sinh hoạt và giải trí sẽ tăng gần 20 lần so với năm 1900, tức là chiếm 7% tổng nhu cầu nước trên thế giới . Ngoài ra, còn rất nhiều nhu cầu khác về nước trong các hoạt động khác của con người như giao thông vận tải, giải trí ở ngoài trời như đua thuyền, trượt ván, bơi lội... Nhu cầu này cũng ngày càng tăng theo sự phát triển của xã hội. (Nguồn: Theo Cao Liêm, Trần Đức Viên,1990) 2.2.2.2. Tình hình sử dụng nước tại Việt Nam Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới ẩm có lượng mưa tương đối lớn trung bình từ 1.800mm - 2.000mm, nhưng lại phân bố không đồng đều mà tập trung chủ yếu vào mùa mưa từ tháng 4-5 đến tháng 10, riêng vùng duyên hải Trung bộ thì mùa mưa bắt đầu và kết thúc chậm hơn vài ba tháng.
  • 22. 12 Hình 2. 1. Xu hướng tiêu thụ nước tại Việt Nam Sự phân bố không đồng đều lượng mưa và dao động phức tạp theo thời gian là nguyên nhân gây nên nạn lũ lụt và hạn hán thất thường gây nhiều thiệt hại lớn đến mùa màng và tài sản ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc gia, ngoài ra còn gây nhiều trở ngại cho việc trị thủy, khai thác dòng sông. Theo sự ước tính thì lượng nước mưa hằng năm trên toàn lãnh thổ khoảng 640 km3 , tạo ra một lượng dòng chảy của các sông hồ khoảng 313 km3 . Nếu tính cả lượng nước từ bên ngoài chảy vào lãnh thổ nước ta qua hai con sông lớn là sông Cửu long ( 550 km3 ) và sông Hồng ( 50 km3 ) thì tổng lượng nước mưa nhận được hằng năm khoảng 1.240 km3 và lượng nước mà các con sông đổ ra biển hằng năm khoảng 900 km3 . Như vậy so với nhiều nước, Việt nam có nguồn nước ngọt khá dồi dào lượng nước bình quân cho mỗi đầu người đạt tới 17.000 m3 / người/ năm. Do nền kinh tế nước ta chưa phát triển nên nhu cầu về lượng nước sử dụng chưa cao, hiện nay mới chỉ khai thác được 500 m3 /người/năm nghĩa là chỉ khai thác được 3% lượng nước được tự nhiên cung cấp và chủ yếu là chỉ khai thác lớp nước mặt của các dòng sông và phần lớn tập trung cho sản xuất nông nghiệp. (Nguồn: Theo Nguyễn Minh Tùng, 2016)
  • 23. 13 2.2.3. Hiện trạng về ô nhiễm nguồn nước trên thế giới và ở Việt Nam 2.2.3.1. Hiện trạng về ô nhiễm nguồn nước trên thế giới Trung bình mỗi ngày trên trái đất có khoảng 2 triệu tấn chất thải sinh hoạt đổ ra sông hồ và biển cả, 70% lượng chất thải công nghiệp không qua xử lý bị trực tiếp đổ vào các nguồn nước tại các quốc gia đang phát triển. Đây là thống kê của Viện Nước quốc tế (SIWI) được công bố tại Tuần lễ Nước thế giới (World Water Week) khai mạc tại Stockholm, thủ đô Thụy Điển ngày 5/9. Thực tế trên khiến nguồn nước dùng trong sinh hoạt của con người bị ô nhiễm nghiêm trọng. Thiếu vệ sinh và thiếu nước sạch là nguyên nhân gây tử vong cho hơn 1,6 triệu trẻ em mỗi năm. Tổ chức Lương Nông LHQ (FAO) cảnh báo trong 15 năm tới sẽ có gần 2 tỷ người phải sống tại các khu vực khan hiếm nguồn nước và 2/3 cư dân trên hành tinh có thể bị thiếu nước. 17 triệu trẻ em chưa được sử dụng nước sạch. Theo báo cáo mới nhất của Liên hiệp quốc, đến năm 2050, nhu cầu lương thực tăng 70% và nhu cầu nước tăng 19%. Lúc đó, cần huy động đến 90% nguồn nước trên thế giới. Trong khi đó, sự phân bố và sử dụng nguồn nước đang bộc lộ nhiều điểm bất hợp lý. Tổng giám đốc UNESCO Irina Bokova, một trong thành viên trong Ban soạn thảo báo cáo nói: “Việc sử dụng các nguồn nước hiện không hợp lý. Trong tương lai, sự bất bình đẳng càng sâu sắc hơn, những nguy cơ còn lớn hơn”. Khu vực đang chịu nhiều thách thức nhất thế giới hiện nay là các nước Mỹ Latin và Caribbean. Các thách thức nghiêm trọng liên quan đến nước mà khu vực này đang phải đối mặt xuất phát từ biến đổi khí hậu, thủy học, hoạt động quản lý và xử lý nguồn nước. (Nguồn: Theo tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước, 2013) 2.2.3.2. Hiện trạng ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam Giống như một số nước trên thế giới, Việt Nam cũng đang đứng trước thách thức hết sức lớn về nạn ô nhiễm môi trường nước, đặc biệt là tại các khu công nghiệp và đô thị. Thực trạng ô nhiễm nước mặt: Hiện nay chất lượng nước ở vùng thượng lưu các con sông chính còn khá tốt. Tuy nhiên ở các vùng hạ lưu đã và đang có nhiều vùng bị ô nhiễm nặng nề. Đặc biệt mức độ ô nhiễm tại các con sông tăng cao vào mùa khô khi lượng nước đổ về các con sông giảm. Chất lượng nước suy
  • 24. 14 giảm mạnh, nhiều chỉ tiêu như: BOD, COD, NH4, N, P cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Ô nhiễm nước mặt khu đô thị: Các con sông chính ở Việt Nam đều đã bị ô nhiễm. Ví dụ như sông Thị Vải, là con sông ô nhiễm nặng nhất trong hệ thống sông Đồng Nai, có một đoạn sông chết dài trên 10km. Giá trị đo thường xuyên dưới 0.5mg/l, giá trị thấp nhất ở khu cảng Vedan (0.04 mg/l) Với giá trị gần bằng 0 như vậy, các loài sinh vật không còn khả năng sinh sống . Thực trạng ô nhiễm nước dưới đất: Hiện nay nguồn nước dưới đất ở Việt Nam cũng đang phải đối mặt với những vấn đề như bị nhiễm mặn, nhiễm thuốc trừ sâu, các chất có hại khác… Việc khai thác quá mức và không có quy hoạch đã làm cho mực nước dưới đất bị hạ thấp. Hiện tượng này ở các khu vực đồng Bằng Bắc Bộ và đồng bằng Sông Cửu Long. Thực trạng ô nhiễm nước biển: Nước biển Việt Nam đã bị ô nhiễm bởi chất rắn lơ lửng (đồng Bằng Sông Cửu Long và sông Hồng), nitrat, nitrit, coliform (chủ yếu là đồng Bằng Sông Cửu Long), dầu và kim loại kẽm…Hầu hết sông hồ ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM, nơi có dân cư đông đúc và nhiều khu công nghiệp lớn đều bị ô nhiễm. Phần lớn lượng nước thải sinh hoạt (khoảng 600.000m3 mỗi ngày, với khoảng 250 tấn rác được thải ra các sông ở khu vực Hà Nội) và công nghiệp (khoảng 260.000m3 nhưng chỉ có 10% được xử lý) đều không được xử lý, mà đổ thẳng vào các ao hồ, sau đó chảy ra các con sông lớn tại vùng Châu Thổ sông Hồng và sông Mê Kông. Ngoài ra, nhiều nhà máy và cơ sở sản xuất như các lò mổ và ngay bệnh viện (khoảng 7.000m3 mỗi ngày, chỉ 30% là được xử lý) cũng không được trang bị hệ thống xử lý nước thải. Nhiều ao hồ và sông ngòi tại Hà Nội bị ô nhiễm nặng, đáng lưu ý là hệ thống hồ trong công viên Yên Sở. Đây được coi là thùng chứa nước thải của Hà Nội với hơn 50% lượng nước thải của thành phố. Người dân trong khu vực này không có đủ nước sạch cho nhu cầu sinh hoạt và tưới tiêu. (Nguồn: Theo hiện trang ô nhiễm môi trường nước tại việt nam, 2014) 2.3. Phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt hiện nay. + Phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt cơ học
  • 25. 15 - Phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt cơ học là phương pháp loại bỏ các chất rắn có kích thước và tỷ trọng lớn trong nước thải. - Dùng song chắn rác hoặc lưới lọc để giữ lại các tạp chất không hoà tan lớn hoặc chất bẩn lơ lửng - Dùng bể lắng: để tách các chất lơ lửng có tỷ trọng lớn hơn hoặc bé hơn nước Xử lý nước thải sinh hoạt cơ học là bước tiền xử lý cơ bản chuẩn bị cho xử lý sinh học tiếp theo. + Phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt hoá lý Phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt hóa lý là áp dụng các quá trình vật lý và hóa học để loại bớt các chất ô nhiễm mà quá trình xử lý cơ học ở trên chưa giải quyết được. Các công trình tiêu biểu của việc áp dụng phương pháp hóa học bao gồm: - Bể keo tụ, tạo bông - Bể tuyển nổi - Phương pháp hấp phụ - Phương pháp trao đổi ion +Phương pháp xử lý hoá học Phương pháp xử lý hóa học là quá trình khử trùng nước thải bằng hoá chất như Clo hoặc Ozone. Xử lý nước thải bằng phương pháp hoá học thường là bước cuối cùng trong dây chuyền công nghệ trước khi thải ra môi trường. +Phương pháp xử lý sinh học Phương pháp xử lý sinh học là nhờ các lọa vi sinh vật oxy hoá hoặc khử các chất hữu cơ ở dạng keo, huyền phù và dung dịch. Trong quá trình hoạt động sống, vi sinh vật ăn các hợp chất hữu cơ này, kết quả là các chất bẩn hữu cơ được loại bỏ khỏi nước thải. + Xử lý nước thải công nghiệp bằng phương pháp cơ học
  • 26. 16 Xử lý cơ học là phương pháp lọc tạp chất cơ học, các chất lơ lửng lắng có kích thước và trọng lượng lớn. Quy trình xử lý cơ học cụ thể như sau: rác và các tạp chất bẩn có kích thước lớn được giữ lại ở song chắn hoặc lưới chắn rác và được loại bỏ ra ngoài. Tiếp theo, nước thải sẽ được dẫn qua bể lắng cát để loại bỏ các tạp chất vô đặc biệt là cát. Việc tách cát ra khỏi nước cần thiết để đảm bảo hiệu quả xử lý cho các công trình tiếp theo, giúp các chất hữu cơ lắng được và nhất là thuận lợi cho quá trình xử lý sinh học ở bước tiếp theo. Quá trình lắng cát và các chất vô cơ khác có thể thực hiện ở bể lắng ngang, lắng đứng tùy theo công suất, mặt bằng, điều kiện địa chất công trình. +Phương pháp xử lý nước thải công nghiệp hóa học (trung hòa, kết tủa) Đối với phương pháp này, hóa chất được kiến nghị sử dụng để trung hòa hoặc kết tủa là acid HCl, H2SO4, Bazơ CaO (vôi bột), Ca(OH)2 hoặc bất kỳ loại acid kiềm nào khác mà khu công nghiệp có thể cung cấp. Sau khi trung hòa đến pH cho phép, nước thải được xả vào hệ thống cống thải chung của toàn khu công nghiệp. +Phương pháp xử lý nước thải công nghiệp bằng quá trình sinh hóa Phương pháp xử lý sinh hóa dùng để loại các chất phân tán nhỏ, keo và hòa tan hữu cơ ra khỏi nước thải. Phương pháp này nhờ vào quá trình sống của vi sinh vật. Vi sinh vật sử dụng các chất hữu cơ như nitơ, cacbon, photpho… có trong nước thải để làm thức ăn. Từ đó loại bỏ được các chất thải hữu cơ có trong nước thải công nghiêp.
  • 27. 17 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Nước thải sinh hoạt của Công Ty than Uông Bí- TKV xã Hoàng Quế, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. - Phạm vi nghiên cứu: Công Ty than Uông Bí-TKV xã Hoàng Quế, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành - Địa điểm: Công Ty than Uông Bí-TKV xã Hoàng Quế, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. - Thời gian tiến hành: từ 10/10/2018- 17/01/2019 3.3. Nội dung nghiên cứu - Tổng quan về Công Công Ty than Uông Bí-TKV xã Hoàng Quế, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. - Đánh giá hiện trạng nước thải của Công Ty than Uông Bí-TKV xã Hoàng Quế, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. - Để xuất một số giải pháp xử lý, phòng ngừa ô nhiễm nguồn nước. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập thông tin thứ cấp - Thu thập thông tin, số liệu thứ cấp về Công Ty than Uông Bí-TKV, số liệu quan trắc môi trường có liên quan, số liệu về thực trạng sản xuất của Công Ty than Uông Bí-TKV - Thu thập tài liệu văn bản có liên quan. 3.4.2. Phương pháp lấy mẫu và chỉ tiêu theo dõi * Phương pháp lấy mẫu: . - Đối với nước thải sinh hoạt: Chai chứa mẫu: sạch, bằng nhựa hoặc thủy tinh. Nút bằng nhựa (không được lót giấy) hoặc thủy tinh. Tiến hành lấy mẫu nước thải sinh hoạt trước khi cho vào hệ thống xử lý và sau khi xử lý.
  • 28. 18 * Số lượng mẫu: Hai mẫu bao gồm nước thải trước xử lý và nước thải sau khi xử lý. * Tần suất lấy mẫu: Mỗi tháng một lần trong thời gian từ ngày 10/10/2018 đến ngày 10/01/2019. * Vị trí lấy mẫu: Nước thải đầu vào trước xử lý và nước thải đầu ra sau xử lý. * Cách lấy mẫu: Tiến hành lấy mẫu theo quy định của TCVN 6663 - 11: 2011- Chất lượng nước. Lấy mẫu Hướng dẫn lấy mẫu nước. * Chỉ tiêu phân tích: pH, BOD5, TSS, TDS, Amoni, Nitrat, Phosphat, sunfua, dầu mỡ động thực vật, tổng các chất hoạt động bề mặt 3.4.3. Phương pháp phân tích - Địa điểm phân tích: Phòng phân tích môi truờng – Số 3, ngõ 52/3, Quan Nhân, Nhân Chính, Cầu Giấy, Hà Nội. - Các chỉ tiêu phân tích gồm: pH, BOD5(200𝐶 ), TSS, TDS, Amoni, Nitrat, Phosphat, Sunfua, Dầu mỡ động thực vật, Tổng các chất hoạt động bề mặt. - Phương pháp tổng hợp so sánh và đối chiếu với QCVN 14:2008/BTNMT - QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt. 3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu được xử lý thống kê trên máy tình bằng word và Excel và so sánh đối chiếu với QCVN 3.4.5. Phương pháp tổng hợp, so sánh Tổng hợp các số liệu thu thập được, phân tích được so sánh với tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường Việt Nam, trên cơ sở phương pháp luận sẵn có để đưa ra các đánh giá về hiện trạng chất lượng môi trường nước sinh hoạt khu vực nghiên cứu và đưa ra kết luận cuối cùng.
  • 29. 19 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Tổng quan về Công Ty than Uông Bí-TKV xã Hoàng Quế, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. 4.1.1. Điều kiện tự nhiên của Công Ty than Uông Bí TKV xã Hoàng Quế, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. 4.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình - Diện tích trong ranh giới mỏ: 20km2 - Vị trí địa lý: Các vỉa than thuộc quản lý của Công ty Cổ phần Than Vàng Danh - TKV nằm trong cánh cung Đông triều; phía Bắc giới hạn bởi đường phân thủy dãy núi Bảo đài, phía Nam giáp khu dân cư phường Vàng danh, phía Tây giáp khu Than thùng, phía Đông giáp khu Uông Thượng. - Tọa độ địa lý: X = Từ 36.000 đến 41.400; Y = Từ 371.300 đến 377.700. - Giao thông: Phía Đông nam là đường bộ lối thông với đường quốc lộ 18 = 8Km, lối thông với cảng Điền Công bằng hệ thống đường sắt 1000 ly = 18Km, thuận tiện cho việc vận tải than tiêu thụ.
  • 30. 20 4.1.1.2. Mối quan hệ của cơ sở với các đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội Hình 4. 1. Vị trí địa lý của cơ sở và mối quan hệ với các đối tượng xung quanh 4.1.1.2.1. Điều kiện tự nhiên - Điều kiện khí hậu Khu vực dự kiến xây dựng công trình nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa rõ rệt. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, hướng gió chủ yếu là hướng Bắc và Đông Bắc, độ ẩm bình quân là 30~40%, nhiệt độ bình quân là 15~180 C. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 tới tháng 10, hướng gió chủ yếu là gió Nam và Đông Nam, độ ẩm bình quân là 60~80%, nhiệt độ trung bình 25~300 C. Mưa thường lớn nhất vào tháng 7, 8 hàng năm. Bão thường đổ bộ vào bờ biển Quảng Ninh từ tháng 6 đến tháng 9 với tần suất bão khoảng 2,8%. Trung bình 1 năm có 1,5 cơn bão. Sức gió từ cấp 8 đến cấp 10, mạnh nhất đến cấp 12 nhưng xác suất thấp (khoảng 15 - 18 năm 1 lần). - Hệ thống thủy văn Đường phân thủy dãy nũi bảo đài khu dân cư phường Vàng danh khu Than thùng khu Uông Thượng Khu vực dự án
  • 31. 21 Trong khu vực có sông suối lớn, có ao hồ. Nước mưa, nước thải từ các khai trường của mỏ than Tràng Bạch và các khu vực lân cận chủ yếu tập trung vào suối đổ ra sông, ra hồ chứa. 4.1.1.2.2.Điều kiện kinh tế - Công nghiệp: Nền công nghiệp khai khoáng đóng một vai trò quan trọng trong khu vực, trong khu vực có các mỏ lớn như mỏ Tràng Bạch, Mạo Khê, Hồng Thái, Tràng Khê II-III. Ngoài ra, công nghiệp cơ khí chế tạo máy, công nghiệp gốm sứ. - Lâm nghiệp: Lâm nghiệp trong vùng chủ yếu là rừng trồng tái sinh chiếm phần lớn diện tích của mỏ. - Nông nghiệp: Ngành nông nghiệp trong vùng phát triển tương đối mạnh ở phía Nam của mỏ. Dần lên phía Bắc, ngành nông nghiệp ít phát triển hơn do các trở ngại về địa hình. - Thương nghiệp: Mạng lưới thương nghiệp tư nhân trải khắp ở các điểm tập trung dân cư. Ngành thương nghiệp có khả năng đáp ứng nhu cầu về hàng hóa tiêu dùng cho nhân dân trong vùng. Các cơ sở dịch vụ đã và đang đóng góp một phần không nhỏ, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân. 4.1.1.2.3. Điều kiện xã hội - Đời sống văn hóa giáo dục được phát triển tương đối đều khắp trong vùng. Trình độ văn hóa của nhân dân ở đây tương đối cao, trong vùng có các nhà văn hóa, các trường tiểu học, trung học sở và trung học phổ thông và đại học. Về hoạt động văn hóa xã hội, văn nghệ quần chúng, hoạt động thể dục thể thao cũng đang được quan tâm và phát triển. Các điểm bưu điện, thư viện, cửa hàng sách báo, văn hóa phẩm… Mạng lưới y tế cũng được quan tâm và phát triển có thể đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân. 4.1.1.2.4. Điều kiện dân cư -Trong khu vực có các dân tộc sinh sống gồm chủ yếu là người Kinh và một số ít người Sán Dìu, một số dân tộc khác có số lượng không đáng kể sống rải rác
  • 32. 22 trong vùng. Dân cư chủ yếu là lao động làm trong các mỏ than và làm nông nghiệp tại khu vực phía Nam của mỏ. Ngoài ra, một số ít còn lại làm các ngành nghề khác như: Lâm nghiệp, dịch vụ... 4.1.2. Các mối tương quan với các đối tượng tự nhiên lân cận Cơ sở Hệ thống giao thông: -Trong khu vực, hệ thống giao thông rất phát triển với ba loại hình là giao thông đường bộ, đường thủy và đường sắt tương đối hoàn chỉnh. Hệ thống giao thông đường bộ: QL18A ở phía Nam khu mỏ nối Hà Nội với Móng Cái, TL388 nối thị trấn Mạo Khê với thị trấn Phú Thái - Hải Dương, TL333 nối thị trấn Mạo Khê với huyện Thủy Nguyên - Hải Phòng, QL10 nối thành phố Uông Bí với các tỉnh ven biển Bắc bộ từ Hải Phòng đến Thanh Hóa. Ngoài ra, các hệ thống đường giao thông liên xã, liên thôn và đường giao thông nội mỏ cũng đã tương đối hoàn chỉnh. Hệ thống giao thông đường thủy: Phía Nam khu mỏ có sông Đá Vách, tại đây có cảng Yên Đức, ngược về phía Tây Bắc khoảng 4 km là cảng Bến Cân, xuôi về phía Uông Bí có cảng Bạch Thái Bưởi, cảng Điền Công. Hệ thống giao thông đường sắt: Trong khu vực có tuyến đường sắt quốc gia Yên Viên (Hà Nội) - Bãi Cháy (Quảng Ninh) chạy song song với QL18A. Ngoài ra, từ mặt bằng SCN của mỏ có tuyến đường sắt chuyên dụng vận tải than ra cảng Yên Đức. Thông tin, liên lạc: - Điều kiện thông tin liên lạc rất thuận lợi, hầu hết các diện tích trong vùng đã phủ sóng các mạng di động đảm bảo cung cấp thông tin liên lạc trong nước và quốc tế thông suốt. 4.1.3. Hiện trạng xử lý nước thải của công ty 4.1.3.1. Nguồn phát sinh nước thải Nước thải tại Công ty bao gồm: - Nước thải sinh hoạt: bao gồm các nguồn nước phát sinh từ quá trình sinh hoạt, từ các bể phốt, nhà ăn.
  • 33. 23 - Nước thải khu tắm giặt công nhân: bao gồm nước thải từ quá trình tắm giặt của công nhân mỏ than. Hiện tại nguồn nước thải này được xử lý qua hệ thống xử lý nước thải của Công ty công suất 900 m3 /ngày – đêm - Nước thải từ quá trình rửa, bảo dưỡng xe, máy: Phát sinh từ quá trình rửa, bảo dưỡng xe từ phân xưởng Cơ giới tại mặt bằng + 37 Tràng Khê. 4.1.3.2. Hiện trạng hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt của công ty. Hệ thống thu gom nước thải Công ty: - Nước thải sinh hoạt, tắm giặt được thu gom qua hệ thống rãnh bê tông kín, đường ống về bể điều hòa. - Nước thải của khu vực được xử lý qua hệ thống xử lý nước thải của Công ty công suất 900 m3 /ngàyđêm trước khi chảy ra môi trường. - Nước thải từ quá trình rửa, bảo dưỡng xe, máy: Nước thải được thu gom qua hệ thống rãnh thoát nước và xử lý sơ bộ (lắng, tách dầu) qua hệ thống bể lắng 3 ngăn trước khi chảy vào bể điều hòa. 4.2. Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của Công ty than Uông Bí- TKV xã Hoàng Quế, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. 4.2.1. Hiện trạng nước thải sinh hoạt trước xử lý của Công ty than Uông Bí- TKV xã Hoàng Quế, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Bảng 4. 1. Hiện trạng nước thải sinh hoạt trước xử lý của Công ty than Uông Bí-TKV xã Hoàng Quế, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả phân tích QCVN 14:2008/BTNMT (Cột B) M1 M2 M3 M4 1 Ph - 6,54 6,87 7,09 6,7 5,5-9 2 BOD5(200𝐶 ) mg/l 100 114 103 121 50 3 TSS mg/l 201 216 198 212 100 4 TDS mg/l 500 476 483 519 1000 5 Amoni mg/l 14,6 14,8 15,6 14 10 6 Nitrat mg/l 36 46,6 54 48,24 50
  • 34. 24 7 Phosphat mg/l 8,1 8,4 8,72 9,06 10 8 Sunfua mg/l 2,3 2,5 2,45 2,36 4 9 Dầu mỡ động thực vật mg/l 35 48 51,2 53,4 20 10 Tổng các chất hoạt động bề mặt mg/l 40 48,6 46,23 43,28 10 Ghi chú: - M1 - Kết quả phân tích nước thải sinh hoạt trước xử lý tháng 10/2018 - M2 - Kết quả phân tích nước thải sinh hoạt trước xử lý tháng 11/2018 - M3 - Kết quả phân tích nước thải sinh hoạt trước xử lý tháng 12/2018 - M4 - Kết quả phân tích nước thải sinh hoạt trước xử lý tháng 01/2019 Hình 4. 2. Biểu đồ hiện trạng nước thải sinh hoạt trước xử lý của Công ty than Uông Bí-KTV xã Hoàng Quế, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Nhận xét: Qua bảng số liệu cho thấy các chỉ tiêu như: BOD5, Tổng các chất hoạt động bề mặt, TSS, TDS, Nitrat, Dầu mỡ động thực vật, Amoni, đều vượt quá
  • 35. 25 giới hạn cho phép theo QCVN 14:2008/BTNMT – Điều này cho thấy lượng nước thải đã bị ô nhiễm và cần được xử lý.
  • 36. 26 4.2.2. Hiện trạng nước thải sinh hoạt sau khi xử lý của Công ty than Uông Bí- TKV xã Hoàng Quế, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Bảng 4. 2. Hiện trạng nước thải sinh hoạt sau khi xử lý của Công ty than Uông Bí-TKV xã Hoàng Quế, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả phân tích QCVN 14:2008/BTNMT (Cột B) M1 M2 M3 M4 1 Ph - 6,3 6,2 6,25 6,25 5,5-9 2 BOD5(200𝐶 ) mg/l 20 19,06 15 17,8 50 3 TSS mg/l 10 12 16 14 100 4 TDS mg/l 200 204 211 189 1000 5 Amoni mg/l 1,2 2,3 2,05 1,6 10 6 Nitrat mg/l 15 15,7 12,7 14 50 7 Phosphat mg/l 2,8 4,23 6,31 2,62 10 8 Sunfua mg/l 0,5 0,6 0,32 0,5 4 9 Dầu mỡ động thực vật mg/l 2,5 3 3,21 2,6 20 10 Tổng các chất hoạt động bề mặt mg/l 0,9 1,3 2,4 2,16 10 Ghi chú: - M1 - Kết quả phân tích nước thải sinh hoạt sau xử lý tháng 10/2018 - M2 - Kết quả phân tích nước thải sinh hoạt sau xử lý tháng 11/2018 - M3 - Kết quả phân tích nước thải sinh hoạt sau xử lý tháng 12/2018 - M4 - Kết quả phân tích nước thải sinh hoạt sau xử lý tháng 01/2019
  • 37. 27 Hình 4. 3. Biểu đồ Hiện trạng nước thải sinh hoạt sau khi xử lý của Công ty than Uông Bí-TKV xã Hoàng Quế, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Nhận xét:Qua bảng kết quả phân tích cho thấy sau khi hệ thống xử lý tất cả các chỉ tiêu đều đạt tiêu chuẩn cho phép theo QCVN 14:2008/BTNMT cho thấy việc xử lý nước thải sinh hoạt của công ty là có hiệu quả. 4.2.3. Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của Công ty than Uông Bí- TKV xã Hoàng Quế, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. 4.2.3.1. Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của Công ty than Uông Bí- TKV xã Hoàng Quế, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh tháng 10/2018. 0 50 100 150 200 250 1 2 3 4 PH BOD5 mg/l TSS mg/l TDS mg/l AMONI mg/l NITRAT mg/l PHOSPHAT mg/l SUNFUA mg/l DẦU MỠ ĐV-TV mg/l TỔNG CÁC CHẤT HOẠT ĐỘNG BỀ MẶT mg/l
  • 38. 28 Bảng 4. 3. Kết quả phân tích nước thải sinh hoạt của Công ty than Uông Bí- TKV tháng 10/2018. STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả phân tích Hiệu suất (%) QCVN 14:2008/BTNMT (Cột B) Trước xử lý Sau xử lý 1 Ph - 6,54 6,3 3,7 5,5-9 2 BOD5(200𝐶 ) mg/l 100 20 80 50 3 TSS mg/l 201 10 95 100 4 TDS mg/l 500 200 60 1000 5 Amoni mg/l 14,6 1,2 92 10 6 Nitrat mg/l 36 15 58 50 7 Phosphat mg/l 8,1 2,8 65,4 10 8 Sunfua mg/l 2,3 0,5 78,26 4 9 Dầu mỡ động thực vật mg/l 35 2,5 93 20 10 Tổng các chất hoạt động bề mặt mg/l 40 0,9 98 10 Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy sau khi hệ thống xử lý nước thải tháng 10/2018 đã cho kết quả là tất cả các chỉ tiêu đều giảm nồng độ ô nhiễm xuống mức an toàn của QCVN14:2008/BTNMT.
  • 39. 29 4.2.3.2. Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của Công ty than Uông Bí- TKV xã Hoàng Quế, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh tháng 11/2018 Bảng 4. 4. Kết quả phân tích nước thải sinh hoạt của Công ty than Uông Bí- TKV tháng 11/2018 STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả phân tích Hiệu suất (%) QCVN 14:2008/BTNMT (Cột B) Trước xử lý Sau xử lý 1 Ph - 6,87 6,2 9,8 5,5-9 2 BOD5(200𝐶 ) Mg/l 114 19,06 83,3 50 3 TSS Mg/l 216 12 94,4 100 4 TDS Mg/l 476 204 57,14 1000 5 Amoni Mg/l 14,8 2,3 84,5 10 6 Nitrat Mg/l 46,6 15,7 66,3 50 7 Phosphat Mg/l 8,4 4,23 49,6 10 8 Sunfua Mg/l 2,5 0,6 76 4 9 Dầu mỡ động thực vật Mg/l 48 3 97,3 20 10 Tổng các chất hoạt động bề mặt Mg/l 48,6 1,3 97,3 10 Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy sau khi hệ thống xử lý nước thải tháng 11/2018 đã cho kết quả là tất cả các chỉ tiêu đều giảm nồng độ ô nhiễm xuống mức an toàn của QCVN14:2008/BTNMT.
  • 40. 30 4.2.3.3. Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của Công ty than Uông Bí- TKV xã Hoàng Quế, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh tháng 12/ 2018 Bảng 4. 5. Kết quả phân tích lý nước thải sinh hoạt của Công ty than Uông Bí- TKV tháng 12/ 2018 STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả phân tích Hiệu suất (%) QCVN 14:2008/BTNMT (Cột B) Trước xử lý Sau xử lý 1 Ph - 7,09 6,25 11,84 5,5-9 2 BOD5(200𝐶 ) mg/l 103 15 85,43 50 3 TSS mg/l 198 16 91,9 100 4 TDS mg/l 483 211 56,31 1000 5 Amoni mg/l 15,6 2,05 86,85 10 6 Nitrat mg/l 54 12,7 76,48 50 7 Phosphat mg/l 8,72 6,31 27,6 10 8 Sunfua mg/l 2,45 0,32 86,93 4 9 Dầu mỡ động thực vật mg/l 51,2 3,21 93,7 20 10 Tổng các chất hoạt động bề mặt mg/l 46,23 2,4 94,8 10 Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy sau khi hệ thống xử lý nước thải tháng 12/2018 đã cho kết quả là tất cả các chỉ tiêu đều giảm nồng độ ô nhiễm xuống mức an toàn của QCVN14:2008/BTNMT.
  • 41. 31 4.2.3.4. Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của Công ty than Uông Bí- TKV xã Hoàng Quế, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh tháng 01/ 2019 Bảng 4. 6. Kết quả phân tích nước thải sinh hoạt của Công ty than Uông Bí- TKV tháng 01/ 2019 STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả phân tích Hiệu suất (%) QCVN 14:2008/BTNMT (Cột B) Trước xử lý Sau xử lý 1 Ph - 6,7 6,25 6,71 5,5-9 2 BOD5(200𝐶 ) mg/l 121 17,8 85,28 50 3 TSS mg/l 212 14 93,4 100 4 TDS mg/l 519 189 63,6 1000 5 Amoni mg/l 14 1,6 88,57 10 6 Nitrat mg/l 48,24 14 71 50 7 Phosphat mg/l 9,06 2,62 71,1 10 8 Sunfua mg/l 2,36 0,5 78,8 4 9 Dầu mỡ động thực vật mg/l 53,4 2,6 95 20 10 Tổng các chất hoạt động bề mặt mg/l 43,28 2,16 95 10 Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy sau khi hệ thống xử lý nước thải tháng 01/2019 đã cho kết quả là tất cả các chỉ tiêu đều giảm nồng độ ô nhiễm xuống mức an toàn của QCVN14:2008/BTNMT.
  • 42. 32 4.3. Các hạng mục xây dựng của cơ sở 4.3.1. Các hạng mục bảo vệ môi trường của cơ sở: 4.3.1.1. Biện pháp xử lý ô nhiễm. * Xử lý ô nhiễm không khí - Phun sương, tưới nước dập bụi các tuyến đường liên lạc. - Phun sương dập bụi các cụm sàng rung. - Rửa sân bãi các xưởng sửa chữa. - Đầu tư các thiết bị thân thiện với môi trường. - Thường xuyên bảo dưỡng thiết bị, máy móc. * Xử lý ô nhiễm đất - Các chất thải rắn sinh hoạt thuê công ty môi trường đô thị xử lý theo quy định. - Chất thải rắn (đất đá thải) đổ vào đúng khu vực đã quy hoạch. - Chất thải nguy hại: Thuê đơn vị có đủ chức năng hành nghề xử lý chất thải nguy hại (Công ty TNHH MTV Môi trường - Vinacomin). * Xử lý ô nhiễm nước - Thu gom, tái sử dụng triệt để nguồn nước thải phát sinh từ các cụm sàng tuyển bằng nước. - Xử lý triệt để các nguồn ô nhiễm có trong nước thải trước khi thải ra môi trường. - Thu gom xử lý triệt để các nguồn nước thải của các xưởng sửa chữa vào bể lắng thu hồi dầu mỡ. Xử lý triệt để các nguồn ô nhiễm có trong nước thải bằng công nghệ xử lý cao. - Thuê đơn vị chuyên ngành xử lý nước thải sinh hoạt (công ty môi trường đô thị). - Tạo các hố thu hồi đất đá, than và bùn giảm thiểu cặn lơ lửng trước khi đưa vào trạm xử lý. - Quan trắc chất lượng nước thải, chất lượng nước sau xử lý đề xuất các giải pháp xử lý theo từng giai đoạn. Thông số quan trắc chính (pH. COD, DO, Tss, Mn,
  • 43. 33 Fe, Ca, Hg, As, dầu mỡ khoáng). Tần suất mỗi quý 1 lần. Quy chuẩn tham chiếu: QCVN:40/2011/ BTNMT, Gh B. * Xử lý ô nhiễm khác - Trồng cây phủ xanh các khu vực đổ thải đã ngừng hoạt động - Giảm chiều cao đổ thải cúa các phân tầng. - Thi công các mương dẫn nước dọc tầng không để nước chảy ra mặt tầng hạn chế sạt lở, sói mòn. - Thi công các đập lọc để ngăn bùn và đất giảm thiểu căn lơ lửng tại các khu vực dễ sạt lở như chân bãi thải. - Thi công các kè rọ đá chân bãi thải để giữ cho chân bãi thải ổn định. - Xây tường bao xung quanh khu vực nhà xưởng không để tiếng ồn phát ra ngoài. - Thiết kế các bãi thải hợp lý đảm bảo an toàn về sạt lở đất. - Xây dựng quy trình đổ thải hợp lý và tuân thủ quy trình đổ thải đã lập. - Lập các phương án xử lý sự cố như: sạt lở bãi thải, sạt lở tầng; sự cố cháy rừng, cháy nhà xưởng, cháy thiết bị, tổ chức diễn tập. 4.3.1.2. Phục hồi môi sinh * Phục hồi môi trường đất - Tạo quỹ đất có giá trị cao hơn giá trị ban đầu sau khai thác có địa hình bằng phẳng, phân cấp thành các tầng có chiều rộng vừa đủ cho từng mục đích tái sử dụng quỹ đất các khu đổ thải. - Hình thành khu du lịch sinh thái khi mỏ kết thúc. - Tận dụng các mặt bằng nhà xưởng phục vụ công trình phúc lợi khác. * Phục hồi môi trường nước - Tạo hồ chứa nước sạch cung cấp cho các hoạt động trong địa bàn. - Nâng cấp trạm xử lý nước thải thành trạm cung cấp nước sạch cho thành phố. - Bổ sung lưu lượng cho tầng chứa nước ngầm; * Phục hồi môi trường thiên nhiên
  • 44. 34 - Trồng cây phủ xanh toàn bộ bãi thải đã ngừng hoạt động tạo màu xanh cho thành phố Hạ Long. - Trồng rừng và khai thác rừng phục vụ cho các nhu cầu sản xuất giấy và cung cấp gỗ công nghiệp. 4.3.2.Quy mô công suất, thời gian hoạt động của cơ sở 4.3.2.1. Quy mô của cơ sở - Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam Vinacomin (TKV) hiện có khoảng 30 mỏ than lộ thiên và 20 mỏ hầm lò với tổng công suất khai thác khoảng 47-50 triệu tấn/năm. Lợi thế lớn nhất của Vinacomin chính là các mỏ than có trữ lượng lớn như bể than Quảng Ninh, bể than Đồng bằng sông Hồng. Đồng thời nhu cầu sử dụng than ngày càng tăng cũng chính là 1 cơ hội cho Vinacomin tiếp tục mở rộng quy mô hoạt động và ngày càng phát triển. 4.3.2.2. Thời gian hoạt động của cơ sở -Ngày 01/01/1995: Tổng Công ty Than Việt Nam bắt đầu hoạt động theo Điều lệ được ban hành tại Nghị định 13-CP ngày 17/01/1995 của Chính phủ. -Ngày 19/12/2013: Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 212/2013/NĐ-CP phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV). -Ngày 08/8/2018: Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 105/2018/NĐ-CP phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), thay thế Nghị định số 212/2013/NĐ- CP ngày 19/12/2013 phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam. 4.3.3 Công nghệ sản xuất vận hành của cơ sở a. Hệ thống khai thác áp dụng Hệ thống khai thác áp dụng cho khu Bắc Công ty than Uông Bí-TKV là hệ thống khai thác xuống sâu, dọc, một (hai) bờ công tác, đất đá đổ bãi thải ngoài và
  • 45. 35 bãi thải trong với việc áp dụng công nghệ khấu theo lớp đứng, và đào sâu đáy mỏ bằng máy xúc thủy lực gầu ngược. Bảng 4. 7. Các thông số của hệ thống khai thác. TT Các thông số Đơn vị Giá trị 1 Chiều cao tầng bóc đất đá m 15 2 Chiều cao tầng kết thúc m 30 3 Chiều rộng dải khấu m 20 ÷ 25 4 Góc dốc sườn tầng độ 65 ÷ 70 5 Chiều rộng mặt tầng công tác tối thiểu Bmin m 40 ÷ 45 6 Chiều rộng mặt tầng nghỉ m 20 7 Số lượng tầng trong 1 nhómtầng Tầng 3 8 Góc dốc bờ kết thúc, () độ 30 ÷ 35 b. Sơ đồ công nghệ bóc đất đá - Sơ đồ công nghệ chủ yếu bóc đất đá khu Bắc Công ty than Uông Bí –TKV. Khoan Nổ mìn Xúc bốc Vận tải Bãi thải đất đá. - Đồng bộ thiết bị khoan - xúc - vận tải đất đá áp dụng cho khu Bắc Công ty than Uông Bí –TKV trong thời gian tới là: + Máy khoan có đường kính lỗ khoan: dLK =127÷250mm + Máy xúc có dung tích gàu E=4,612m3 , + Ôtô vận tải đất đá thải có tải trọng qô = 36100 Tấn. Dự án dự kiến sử dụng lại toàn bộ thiết bị hiện có của mỏ. Phần năng lực thiết bị còn thiếu chủ yếu là xúc bốc đất đá và vận tải đất đá thải sẽ được đầu tư bổ sung và dự kiến thuê ngoài xúc bốc vận chuyển. c. Công nghệ khai thác than Than được khai thác theo các mức phân tầng với chiều cao hpt=5 ÷ 7,5m, chiều dày của các lớp than và đá kẹp cần bóc tách chọn lọc là Mmin  0,3 m. - Đồng bộ thiết bị để khai thác và vận chuyển than trong thời gian tới là: Máy xúc có dung tích gầu E=1,02,0 m3 , kết hợp với ôtô có tải trọng qô = 27 tấn đề vận chuyển than từ gương tầng về các xưởng sàng.
  • 46. 36 4.3.4. Máy móc, thiết bị, nguyên nhiên liệu, vật liệu phục vụ cho hoạt động của cơ sở a. Máy móc, thiết bị Bảng 4. 8. Máy móc, thiết bị stt Các chỉ tiêu Đơn vị Hiện có Đầu tư Nước sản xuất I Nhu cầu thiết bị 1 Máy khoan 1.1 Máykhoan, d=250mm Máy 10 Đài loan 1.2 Máykhoan, d=127mm Máy 2 7 Đài loan 2 Máy xúc 2.1 Xúc đất Máy 2.1.1 Máyxúc EKG -5A có E= 4,6 ÷ 5m3 ” 11 Trung Quốc 2.1.2 Máyxúc PC1250, E = 5,3m3 ” 1 Trung Quốc 2.1.3 Máyxúc TLNG, E = 6,7m3 ” 1 Trung Quốc 2.1.4 Máyxúc TL, E =10 ÷12m3 ” 2.1.5 Máyxúc thuê ngoài E = 6,7m3 6 Trung Quốc 2.2 Xúc than nguyên khai 2.2.1 Máyxúc PC450, E=1,8m3 Máy 1 Trung Quốc 2.2.2 Máyxúc CAT 320, E=1m3 ” 1 Trung Quốc 2.2.3 Máyxúc TLNG, E=2,0m3 ” 2.3 Xúc than tiêu thụ, công nghệ 2.3.1 Máyxúc lật KAWASAKI E =3,6m3 Máy 2 4 Trung Quốc 2.3.2 Máyxúc lật, E =4 ÷ 5m3 ” 3 Thiết bị vận tải 3.1 Vận tải đất đá 3.1.1 Ô tô có tải trọng 58÷ 60T Xe 33 Trung Quốc 3.1.2 Ô tô có tải trọng 36 ÷40T ” 10 Trung Quốc
  • 47. 37 stt Các chỉ tiêu Đơn vị Hiện có Đầu tư Nước sản xuất 3.1.3 Ô tô có tải trọng 90÷100T ” 3.1.4 Ô tô thuê ngoài tải trọng 58 ÷ 60T Xe 36 Trung Quốc 3.2 Vận chuyển than nguyên khai 3.2.1 Ô tô Scania có tải trọng 27T Xe 5 Thụyđiển 3.2.2 Ô tô có tải trọng 27T Xe 8 Thụyđiển b. Nhu cầu về điện, nước và các vật liệu khác - Nguồn cung cấp điện cho Nhà máy được lấy từ lưới điện thành phố Cẩm Phả. Trong khu vực nhà máy còn có lắp đặt máy phát điện chạy bằng dầu diesel và trạm biến áp điều chỉnh. - Nước dùng cho sinh hoạt, sản xuất là nguồn nước cấp thành phố và nguồn nước thải sau khi xử lý được tuần hoàn lại để sử dụng. 4.3.5. Máy móc, thiết bị, nguyên nhiên liệu, vật liệu phục vụ cho xử lý nước thải sinh hoạt. a. Máy móc, thiết bị Nước thải sinh hoạt của công ty than Uông Bí – TKV được xử lý qua Hệ thống xử lý nước thải công suất 900 𝑚3 /ngày.đêm đặt tại tại mặt bằng sân công nghiệp mức +30 khu Tràng Khê nằm trong ranh giới quản lý của công ty. Bảng 4. 9. Hạng mục công trình xây dựng của hệ thống TT Hạng mục Đơn vị Số lượng I Hạng mục xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt 1 Bể tách dầu mỡ nhà ăn BTCT có nắp; Thể tích thực chứa 93,6m3 , Kích thước: 10,4x2 x 4,5m cái 01 2 Bể chứa nước thải rửa xe BTCT, cái 01
  • 48. 38 Thể tích 48m3 , Kích thước: 7,1x1,5x4,5m 3 Bể điều hòa BTCT Thể tích chứa thực: 256m3 , Kích thước: 8x7,1x4.5m cái 01 4 Bể hóa lý BTCT Thể tích: 14 m3 , kích thước 4,6x1,5x2 cái 02 5 Bể lắng cấp 1 Bê tông cốt thép Thể tích chưa thực: 84 m3 , kích thước 4,55x4,12x4,5 Cái 02 6 Bể thiếu khí BTCT Thể tích thực chứa: 212 m3 , kích thước: 5x9.4x4.5 Cái 01 7 Bể hiếu khí Aeroten BTCT Thể tích thực chứa: 212 m3 , kích thước: 5x9.4x4.5 Cái 01 8 Bể lắng cấp 2 BTCT Thể tích chưa thực: 84 m3 , kích thước 4,55x4,12x4,5 Cái 02 9 Bể chứa bùn: BTCT Thể tích thực chứa: 94 m3 , (3x7x4,5m) Cái 01 10 Bể khử trùng: BTCT Thể tích thực chứa: 30 m3 Kích thước: 2,2x3x4,5 m3 25 11 Nhà điều hành 25 m2 , mặt bằng m2 25 II Hạng mục thu gom nước thải rửa xe -Lắpđạttrạmbơmnướccôngsuất20m3 /h HT 1
  • 49. 39 - III Hạng mục di chuyển chuyển HTXL nước thải sinh hoạt công suất 100m3 /ngày đêm. - Di chuyển, lắp đặt hệ thống hiện có nên vị trí mới - Nhân giống, vận hành chạy thử, thi nghiệm kết quả mẫu nước HT 1 (Nguồn: Báo cáo, “ Kinh tế kỹ thuật đầu tư hệ thống xử lý hệ thông nước thải sinh hoạt khu Tràng Khê giai đoạn II - công ty than Uông Bí, 2018)
  • 50. 40 Bảng 4. 10. Hạng mục thiết bị TT Tên thiết bị, thông số kỹ thuật (hoặc tương đưng) Đơn vị Số lượng I Thiết bị trong hệ thông xử lý nước thải 1 Bơm đầu vào: Bơm chìm; Lưu lượng: 48-54 m3 /h; cột áp 7,5 – 6,5 m H2O; Xuất xứ: Pedrollo - Italia P: 2,2 kW; điện áp 3 pha/380V/tần số 50Hz Cái 2 2 Máy thổi khí: Kiểu đặt cạn; Lưu lượng: 300-350m3 /h; cột áp 5 m H2O; Xuất xứ:Longtẹch - Đài Loan. P>= 7,5kW, điện áp 3 pha/380V/ tần số 50Hz Cái 3 3 Bơm tuần hoàn: Bơm chìm; Lưu lượng: 24-30m3 /h; cột áp 8 – 6,3 m H2O; Xuất xứ: Pedrollo - Italia P: 1,1 kW; điện áp 3 pha/380V/ tần số50Hz Cái 3 4 Bơm bùn; Kiểu Bơm chìm; Lưu lượng: 12-24 m3 /h; cột áp 8,5 - 5 m H2O; Xuất xứ: Pedrollo - Italia P: 0,75 kW; điện áp 3 pha/380V/ tần số50Hz Cái 2 5 Đệm vi sinh Xuất xứ: Việt Nam Nhựa PVC, LxRxH:1000x500x500 Cái 400 6 Đĩa phân phối khí Xuất xứ: Jaeger - Đức Đường kính: 268mm Bộ 01 7 Thiết bị lọc áp lực inox 201, dày 3mm Cái 3 8 Thiết bị ép bùn, Việt nam số lượng 20 bản khung, ép bùn bằng thủy lực, tháo bùn bằng tay TB 1 9 Bộ cấp hóa chất và điều chỉnh pH Bơm hóa chất: OBL - Italia thùng chứa PVC: Việt Nam Bộ 4
  • 51. 41 10 Bộ thiết bị gạt tại bể lắng tuyển nổi Xuất xứ: Đài Loan Công suất: P = 0.75kW; điện áp 3pha/380V/tần số 50Hz động cơ giảm tốc, khung giá đỡ Bộ 1 11 Động cơ khuấy giảm tốc Xuất xứ: Sumitomo - Nhật Bản Tộc độ 30-100 vòng/phút P:0,4 – 0,75kW; điện áp 3pha/380V/tần số 50Hz Cái 5 12 Bộ điều khiển pH tự động Xuất xứ: B&C - Italia Bộ 2 13 Hệ thống điện điều khiển và phân phối điện động lực. Vỏ tủ: Thép sơn tĩnh điện - Việt Nam Thiết bị đóng cắt: Hàn Quốc Vật tư phụ: Đài Loan, Việt Nam HT 1 14 Hệ thống đường ống công nghệ Xuất xứ: Việt Nam Ống thép mạ kẽm; PVC; Dàn ống lọc / rửa lọc tại bể lọc Các ống khí, ống nước khác. HT 1 15 Giống vi sinh vật 1 16 Lắp đặt thiết bị, đường ống,… HT 1 17 Nuôi cấy vi sinh Đợt 1 18 Vận hành thử nghiệm, đào tạo, chuyển giao công nghệ, hóa chất cho chạy thử. HT 1 19 Lấy mẫu, nghiệm thu, bàn giao. 1 II Hạng mục thu gom nước thải rửa xe, (bơm + đường ố HT 1 III Hạng mục di chuyển chuyển HTXL nước thải sinh hoạt công suất 100m3 /ngày đêm. - Di chuyển, lắp đặt hệ thống hiện có nên vị trí mới - Nhân giống, vận hành chạy thử, thi nghiệm kết quả mẫu nước. HT 1 Nguồn: (Báo cáo, “ Kinh tế kỹ thuật đầu tư hệ thống xử lý hệ thông nước thải sinh hoạt khu Tràng Khê giai đoạn II - công ty than Uông Bí, 2018 )
  • 52. 42 b. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu Chất liệu chủ yếu là hợp khối kết hợp với bể bê tông với những đặc tính ưu việt về kết cấu, có khả năng chịu kiềm và axit tốt, không bị ăn mòn. điện cung cấp cho hoạt động của các máy bơm nước thải. - Hóa chất dùng trong xử lý nước thải sản xuất 4.3.6. Tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động của nhà máy Trong quá trình hoạt động sản xuất, Công ty đã áp dụng các công tác bảo vệ môi trường cụ thể như sau: - Quan trắc môi trường định kỳ 4 lần/năm.. - Đã được Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại số 22000135T ngày 10/6/2013. - Để hạn chế, quản lý lượng rác thải, bụi phát sinh trong quá trình sản xuất than gây ô nhiễm môi trường. Công ty đã đề ra các quy định và thực hiện nghiêm túc quy trình xử lý các loại chất thải này. Cụ thể, đất đá thải được vận chuyển và đổ vào các bãi theo quy định, các chất thải rắn khác ( bao gồm cả rác thải nguy hại, thông thường và rác thải sinh hoạt) được thu gom theo từng loại có kho chứa riêng và ký hợp đồng với các đơn vị xử lý theo chuyên ngành. Nước thải từ moong khai thác được bơm lên hồ chứa rồi về trạm xử lý đạt yêu cầu trước khi thải ra môi trường, một phần nước thải này sẽ được bơm tuần hoàn để tái sản xuất. Không chỉ vậy, để hạn chế phát tán bụi ra môi trường tại các tuyến đường vận chuyển đều được tưới đường bằng xe chuyên dụng, đầu máng sàng than lắp hệ thống phun sương dập bụi. Các công trình mương, rãnh dẫn nước thải, hồ thu nước thải kho than…đều được bảo trì, nạo vét. - Nước thải sản xuất được thu gom và xử lý bằng Hệ thống xử lý nước thải sản xuất. - Nước thải sinh hoạt được thu gom và xử lý tại trạm xử lý nước thải sinh hoạt công suất 900𝑚3 / ngày đêm.
  • 53. 43 - Hợp đồng với Công ty TNHH Tân Thuận Phong thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại phát sinh được quản lý theo đúng Thông tư số 12/2011/TT- BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định quản lý chất thải nguy hại 4.4. Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt của Công Ty than Uông Bí – TKV 4.4.1.Nguồn phát sinh nước thải và các thông số thiết kế a. Nguồn phát sinh và thu gom * Nguồn phát sinh nước thải tại Công ty bao gồm: - Nước thải sinh hoạt: bao gồm các nguồn nước phát sinh từ quá trình sinh hoạt, từ các bể phốt, nhà ăn…. - Nước thải khu tắm giặt công nhân: bao gồm nước thải từ quá trình tắm giặt của công nhân mỏ than. - Nước thải từ quá trình rửa, bảo dưỡng xe, máy: Phát sinh từ quá trình rửa, bảo dưỡng xe từ phân xưởng Cơ giới tại mặt bằng +37 Tràng Khê. * Thu gom nước thải - Nước thải tắm giặt sẽ thu gom tại khu vực phát sinh, qua song chắn rác rồi được thu về hệ thống xử lý tập trung. Hình 4. 4. Quá trình thu gom nước thải sinh hoạt - Với nước thải sinh hoạt được thu gom tại các điểm phát sinh về trạm để xử lý. - Nước thải từ quá trình rửa, bảo dưỡng xe, máy: Nước thải được thu gom qua hệ thống rãnh thoát nước và xử lý sơ bộ (lắng, tách dầu) qua hệ thống bể lắng 3 ngăn trước khi bơm về hệ thống xử lý xử lý nước thải để xử lý. b. Lưu lượng tính toán Với số lượng công nhân làm việc và thực hiện ăn uống, tắm giặt tại khu vực trung bình khoảng 4000-:-4500 người/ngày. Theo kết quả khảo sát thực tế công tác Nước thải tắm giặt Hệ thống thu gom nước Song chắn rác Hệ thống xử lý tập trung
  • 54. 44 phục vụ ăn uống, tắm giặt tại khu vực mặt bằng +30 và mặt bằng +37 khu Tràng Khê, Khối lượng nước thải xác định như sau: Bảng 4. 11. Khối lượng nước thải TT Mục đích sử dụng Số người Định mức (Lít/người) Số lượng (m3 /ngày) 1 Phục vụ tăm giặt 4500 160 720 2 Phục vụ ăn uống, sinh hoạt 4500 20 90 3 Phục vụ khác 80 Tổng cộng lượng nước sử dụng (Qsd) 890 Lượng nước thải cần xử lý Qxl=Qsd*95% 845,5 Công suất trạm xử lý nước thải : Công suất hệ thống xử lý: 845,5 x 1,05=887,7 m3 , trong đó: - 845,5: khối lượng nước thải cần xử lý theo tinh toán trong một ngày/đêm. - 1,05: hệ số dự phòng lưu lượng không đồng đều. c. Đặc điểm nước thải sinh hoạt Thành phần chủ yếu của các nguồn nước thải trên bao gồm các chỉ tiêu: pH, BOD5, COD, đặc biệt trong nước thải sinh hoạt có hàm lượng Amoni (NH+ 4) cao, nước thải tắm giặt của công nhân có lượng bụi than lớn, rất khó xử lý được phân tích theo các mẫu có các thông số đặc trưng trong bảng. * Với nước thải sinh hoạt có các thành đặc trưng: Bảng 4. 12. Thành phần nước thải sinh hoạt TT Chỉ tiêu Đơn vị Thông số đặc trưng chưa qua xử lý QCVN 14: 2008/BTNMT (cột B) 1 PH - 4-6 5-9 2 BOD5 mg/l 100-150 50 3 TSS mg/l 550-650 100 4 Tổng chất hoạt động bề mặt mg/l 26-28 10 5 Amoni tính theo N mg/l 10-15 10 6 Phosphat tính theo P mg/l 10-12 10 7 Dẫu mỡ động, thực vật mg/l 18-25 20
  • 55. 45 *Ghi chú: - QCVN 14 - 2008 /BTNMT (cột B) là quy chuẩn Quốc gia về nước thải sinh hoạt Do nước thải của Công ty bao gồm hai nguồn chính là nước thải tắm giặt và nước thải sinh hoạt như nêu ở trên. Trong đó lượng nước thải tắm giặt chiếm đa số nên đơn vị tư vấn sẽ chọn giải pháp xử lý bằng phương pháp hóa lý trước khi đi vào cụm xử lý chính. d. Tác hại đến môi trường Tác hại đến môi trường của nước thải do các thành phần ô nhiễm tồn tại trong nước thải gây ra. COD, BOD: sự khoáng hoá, ổn định chất hữu cơ tiêu thụ một lượng lớn và gây thiếu hụt oxy của nguồn tiếp nhận dẫn đến ảnh hưởng đến hệ sinh thái môi trường nước. Nếu ô nhiễm quá mức, điều kiện yếm khí có thể hình thành. Trong quá trình phân huỷ yếm khí sinh ra các sản phẩm như H2S, NH3, CH4,..làm cho nước có mùi hôi thối và làm giảm pH của môi trường. SS: lắng đọng ở nguồn tếp nhận, gây điều kiện yếm khí. Nhiệt độ: nhiệt độ của nước thải sinh hoạt thường không ảnh hưởng đến đời sống của thuỷ sinh vật nước. Vi trùng gây bệnh: gây ra các bệnh lan truyền bằng đường nước như tiêu chảy, ngộ độc thức ăn, vàng da,… Ammonia, P: đây là những nguyên tố dinh dưỡng đa lượng. Nếu nồng độ trong nước quá cao dẫn đến hiện tượng phú dưỡng hoá ( sự phát triển bùng phát của các loại tảo, làm cho nồng độ oxy trong nước rất thấp vào ban đêm gây ngạt thở và diệt vong các sinh vật, trong khi đó vào ban ngày nồng độ oxy rất cao do quá trình hô hấp của tảo thải ra ). Màu: mất mỹ quan. e. Tính toán thiết kế bể Căn cứ vào tính chất nước thải, đồng thời căn cứ vào tuyến ống thu gom nước thải, việc thiết kế bể thu gom nước thải được tách ra hai nguồn khác nhau:
  • 56. 46 - Bể thu gom nước thải sinh hoạt: tắm giặt, ăn uống … - Bể phốt thu gom và phân huỷ nước từ toilet: để thu gom và phân huỷ kị khí nước vệ sinh đại tiều tiện của người. f. Thiết kế bể phốt Vì là nhà máy với số công nhân tương đối lớn nên tiêu chuẩn thiết kế bể phốt phải tuân theo thiết kế công nghiệp loại lớn. Bể tự hoại được thiết kế và xây dựng đúng cho phép đạt hiệu suất lắng cặn trung bình 50 - 70% theo cặn lơ lửng (TSS) và 25 - 45% theo chất hữu cơ (BOD và COD) (Nguyễn Việt Anh và nnk, 2006, Bounds, 1997, Polprasert, 1982). Các mầm bệnh có trong phân cũng được loại bỏ một phần trong bể tự hoại, chủ yếu nhờ cơ chế hấp phụ lên cặn và lắng xuống, hoặc chết đi do thời gian lưu bùn và nước trong bể lớn, do môi trường sống không thích hợp. Cũng chính vì vậy, trong phân bùn bể tự hoại chứa một lượng rất lớn các mầm bệnh có nguồn gốc từ phân. * Các thông số xác định: - Tiêu chuẩn nước cấp cho cơ sở sản xuất : 45lít/người/ngày - Số người sử dụng N : 4500 người - Lưu lượng tính toán Q : 202.5 m3 /ngày - Nhiệt độ tính toán : 220 C 4.4.2. Xử lý nước thải sinh hoạt 4.4.2.1. Các phương pháp để xử lý nước thải sinh hoạt a. Xử lý cơ học Xử lý cơ học là nhằm loại bỏ các tạp chất không hoà tan chứa trong nước thải và được thực hiện ở các công trình xử lý: song chắn rác, bể lắng cát, bể lắng, bể lọc các loại. Song chắn rác, lưới chắn rác làm nhiệm vụ giữ lại các chất bẩn kích thước lớn có nguồn gốc hữu cơ. Bể lắng cát được thiết kế trong công nghệ xử lý nước thải nhằm loại bỏ các tạp chất vô cơ, chủ yếu là cát chứa trong nước thải. Bể lắng làm nhiệm vụ giữ lại các tạp chất lắng và các tạp chất nổi chứa trong nước thải. Khi cần xử lý ở mức độ cao (xử lý bổ sung) có thể sử dụng các bể lọc, lọc cát,..
  • 57. 47 Về nguyên tắc, xử lý cơ học là giai đoạn xử lý sơ bộ trước khi xử lý tiếp theo. b. Xử lý sinh học Cơ sở của phương pháp xử lý sinh học nước thải là dựa vào khả năng oxy hoá các liên kết hữu cơ dạng hoà tan và không hoà tan của vi sinh vật – chúng sử dụng các liên kết đó như là nguồn thức ăn của chúng. Các công trình xử lý sinh học trong điều kiện tự nhiên gồm có:  Hồ sinh vật  Hệ thống xử lý bằng thực vật nước(lục bình, lau, sậy, rong- tảo,..)  Cánh đồng tưới  Cánh đồng lọc  Đất ngập nước Các công trình xử lý sinh học trong điều kiện nhân tạo gồm có:  Bể lọc sinh học các loại  Quá trình bùn hoạt tính  Lọc sinh học tiếp xúc dạng trống quay(RBC)  Hồ sinh học thổi khí  Mương oxy hoá,…. c. Khử trùng nước thải Khử trùng nước thải là giai đoạn cuối cùng của công nghệ xử lý nước thải nhằm loại bỏ vi trùng và virus gây bệnh trước khi xả vào nguồn nước. Để khử trùng nước thải có thể sử dụng clo và các hợp chất chứa clo, có thể tiến hành khử trùng bằng ozôn, tia hồng ngoại, ion bạc, .. nhưng cần phải cân nhắc kỹ về mặt kinh tế. d. Xử lý cặn nước thải Nhiệm vụ của xử lý cặn ( cặn được tạo nên trong quá trình xử lý nước thải) là:  Làm giảm thể tích và độ ẩm của cặn  Ổn định cặn  Khử trùng và sử dụng lại cặn cho các mục đích khác nhau 4.4.2.2. Căn cứ lựa chọn và đề xuất phương án xử lý nước thải sinh hoạt - Căn cứ vào lưu lượng nước thải (m3 /ng.d)
  • 58. 48 - Căn cứ vào thành phần chất ô nhiễm có trong nước thải - Căn cứ vào tiêu chuẩn áp dụng để xử lý nước thải - Tiêu chuẩn xả thải vào nguồn tiếp nhận tương ứng - Điều kiện mặt bằng và đặc điểm địa chất thủy văn tại nơi xây dựng công trình xử lý - Một số điều kiện kinh tế khác. Như vậy, dựa vào những đặc điểm thành phần nước thải đã nêu thì có thể nói rằng việc kết hợp phương pháp cơ học và sinh học trong xử lý nước thải là thích hợp nhất. Sau đây là sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải đề xuất: Hình 4. 5. Sơ đồ công nghệ AO