SlideShare a Scribd company logo
1 of 60
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
VŨ ĐỨC TIỆP
NGHIÊN CỨU TUỔI THÀNH THỤC SỐ LƯỢNG VÀ THÀNH THỤC
KINH TẾ CỦA RỪNG TRỒNG KEO TAI TƯỢNG
TẠI XÃ PHÚC XUÂN, THÁI NGUYÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng
Khoa : Lâm Nghiệp
Khóa học : 2015 - 2019
Thái Nguyên - năm 2019
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
VŨ ĐỨC TIỆP
NGHIÊN CỨU TUỔI THÀNH THỤC SỐ LƯỢNG VÀ THÀNH THỤC
KINH TẾ CỦA RỪNG TRỒNG KEO TAI TƯỢNG
TẠI XÃ PHÚC XUÂN, THÁI NGUYÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng
Lớp : K47 - QLTNR - N01
Khoa : Lâm Nghiệp
Khóa học : 2015 - 2019
Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Đăng Cường
Thái Nguyên - năm 2019
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng cá nhân tôi. Nội
dung khóa luận có sự tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng
tải trên các tác phẩm, tạp chí và các trang web theo danh mục tài liệu tham
khảo của khóa luận.
Giảng viên hướng dẫn Sinh viên
TS. Nguyễn Đăng Cường Vũ Đức Tiệp
XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
Xác nhận đã sửa chữa sai sót sau khi hội đồng đánh giá chấm
(Ký, họ và tên)
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập nghiên cứu tại trường, được sự quan tâm giúp
đỡ của các thầy cô giáo trong khoa lâm nghiệp – Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên hướng dẫn em thực hiện khóa luận: “Nghiên cứu tuổi thành
thục số lượng và thành thục kinh tế của rừng keo tai tượng tại xã Phúc
Xuân, Thái Nguyên, giai đoạn 2011- 2019”.
Để hoàn thành khóa luận này ngoài sự cố gắng, kỹ năng, học thức và
kinh nghiệm tiếp thu qua quá trình học tập tại trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên cùng với đó là sự phấn đấu của bản thân cá nhân, em xin bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc đến những người, đơn vị đã giúp đỡ em trong thời gian qua.
Em xin được bày tỏ lòng kính trọng và gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến
giảng viên – tiến sĩ Nguyễn Đăng Cường, người đã trực tiếp giúp đỡ và
hướng dẫn em trong suốt quá trình từ khi chọn đề tài, xây dựng đề cương cho
đến khi hoàn thành đề tài theo đúng kế hoạch dự kiến và đảm bảo thời gian.
Em xin được chân thành và biết ơn sâu sắc tới các cán bộ thuộc ban
quản lý rừng phòng hộ hồ Núi Cốc và các cán bộ thường trực tại trạm kiểm
lâm xã Phúc xuân đã tạo điều kiện, cung cấp thông tin, số liệu, hướng dẫn và
giúp đỡ em tìm hiểu, khảo sát địa bàn cơ sở để em hoàn thành khóa luận này.
Tuy nhiên do thời gian thực hiện khóa luận hạn chế và năng lực của
bản thân nên khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận
được sự giúp đỡ đóng góp ý kiến, tham vấn của thầy cô, bạn bè để khóa luận
của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn
Sinh viên
Vũ Đức Tiệp
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................ii
MỤC LỤC........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................. v
DANH MỤC CÁC BẢNG...............................................................................vi
DANH MỤC CÁC HÌNH...............................................................................vii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài......................................................................... 3
1.3. Ý nghĩa đề tài ............................................................................................. 3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ..................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn..................................................................................... 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu...................................................... 4
2.2. Tình hình nghiên cứu tuổi khai thác tối ưu trên thế giới và Việt Nam...... 6
2.2.1. Nghiên cứu tuổi khai thác tối ưu trên thế giới ........................................ 6
2.2.2. Nghiên cứu tuổi khai thác tối ưu Việt Nam............................................ 8
2.3. Tình hình nghiên cứu về Keo tai tượng ...................................................10
2.3.1. Tình hình nghiên cứu keo tai tượng trên thế giới .................................10
2.3.2. Tình hình nghiên cứu keo tai tượng ở Việt Nam..................................14
2.4. Một số đặc điểm của cây Keo Tai tượng .................................................18
2.4.1. Phân loại khoa học ................................................................................18
2.4.2. Đặc điểm hình thái ................................................................................18
2.4.3. Đặc điểm sinh học vá sinh thái học.......................................................19
2.4.4. Phân bố địa lý........................................................................................20
iv
2.4.5. Giá trị kinh tế ........................................................................................20
2.5. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu...................................................20
2.5.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................20
2.5.2. Điều kiện kinh tế xã hội ........................................................................23
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..28
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................28
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu............................................................28
3.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................28
3.4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................28
3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin............................................................28
3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu.....................................................................31
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...........................34
4.1. Sinh trưởng và biện pháp gâytrồng của Keo tai tượng tại khu vực nghiên cứu....34
4.1.1. Sinh trưởng rừng Keo tai tượng............................................................34
4.1.2. Các biện pháp gây trồng đã áp dụng đối với cây Keo tai tượng tại khu
vực nghiên cứu................................................................................................35
4.1.3. Tuổi thành thục về số lượng/ luân kỳ sinh học.....................................37
4.2. Tuổi thành thục về kinh tế........................................................................39
4.3. Phân tích độ nhạy.....................................................................................41
4.4. Các giải pháp phát triển rừng trồng trên địa bàn xã Phúc Xuân..............44
4.4.1. Định hướng chung.................................................................................44
4.4.2. Giải pháp về kỹ thuật ............................................................................44
4.2.3. Các giải pháp về kinh tế xã hội.............................................................45
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................46
5.1. Kết luận ....................................................................................................46
5.2. Kiến nghị..................................................................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................48
v
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
A Tuổi cây
BNN Bộ Nông Nghiệp
C1.3 Chu vi cây ở vị trí 1.3 mét
D1.3 Đường kính cây ở vị trí 1.3 mét
G Tiết diện ngang thân cây
Hvn Chiều cao vút ngọn
KTLS Kĩ thuật lâm sinh
M Trữ lượng cây
N Mật độ cây (số cây)
OTC Ô tiêu chuẩn
QĐ Quyết định
TCLN Tổng cục Lâm Nghiệp
STT Số thứ tự
V
BCR
IRR
FSC
NPV
LEV
Thể tích
Tỷ lệ hiệu quả vốn và đầu tư
Tỷ suất hoàn vốn nội tại
Chứng nhận bảo vệ rừng (Forest
Stewardship Council)
Giá trị hiện tại thuần
Giá trị mong đợi của đất
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Sinh trưởng chiều cao các loài Keo 18 tháng tuổi..........................11
Bảng 2.2. Sinh trưởng của 8 loài Keo ở tuổi 2 tại Hải Nam – Trung Quốc ...11
Bảng 2.3. Diện tích rừng và đất khu vực nghiên cứu .....................................22
Bảng 3.1. Biểu điều tra sinh trưởng ................................................................29
Bảng 4.1. Sinh trưởng đường kính và chiều cao của Keo tai tượng theo tuổi 34
Bảng 4.2. Các biện pháp KTLS được áp dụng trong xã.................................35
Bảng 4.3. Tăng trưởng bình quân chung và tăng trưởng thường xuyên hàng
năm của Keo tai tượng....................................................................37
Bảng 4.4. Chi phí đầu tư và thu nhập của rùng trồng Keo tai tượng..............39
Bảng 4.5. Hiệu quả kinh tế rừng trồng keo tai tượng tại địa bàn xã Phúc Xuân
(Với r = 8,5%).................................................................................40
Bảng 4.6. Hiệu quả kinh tế 1 luân kì khi thay đổi tỷ lệ chiết khấu (r)............41
Bảng 4.7. Hiệu quả kính tế cho vô số luân kỳ khai thác khi thay đổi tỷ lệ chiết
khấu (r)............................................................................................41
Bảng 4.8. Hiệu quả kính tế cho vô số luân kì khai thác khi giá gỗ tăng 20%
và 40%.............................................................................................43
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Keo tai tượng các năm tuổi 2,3,4 (trái qua phải) tại khu vực nghiên cứu ..30
Hình 3.2. Keo tai tượng các năm tuổi 5,6,8 (trái qua phải) tại khu vực nghiên cứu ..30
Hình 3.3. Đường cong tăng trưởng Zt và ∆t theo tuổi....................................32
Hình 4.1. Tăng trưởng bình quân ∆t ...............................................................38
1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Rừng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống con người, cũng
như đối với hệ sinh thái rừng. Rừng không những là cơ sở phát triển kinh tế
xã hội mà còn giữ chức năng sinh thái cực kỳ quan trọng, rừng tham gia vào
quá trình điều hoà khí hậu, đảm bảo chu chuyển ôxy và các nguyên tố cơ
bản khác trên hành tinh, duy trì tính ổn định và độ màu mỡ của đất, hạn chế lũ
lụt, hạn hán, ngăn chặn xói mòn đất, làm giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt của
thiên tai, bảo vệ nguồn nước mặt và nước ngầm và làm giảm mức ô nhiễm
không khí và nước.
Rừng giữ vai trò chủ đạo trong mối quan hệ tương tác giữa môi trường
và sinh vật. Rừng là lá phổi xanh của trái đất. Đây là một quần lạc địa sinh.
Trong đó bao gồm đất, khí hậu và sinh vật rừng tạo nên một quần thể thống
nhất. Có quan hệ tương trợ lẫn nhau. Do đó, một quốc gia có tỷ lệ rừng đảm
bảo diện tích tối ưu 45% là chỉ tiêu an ninh môi trường quan trọng. Rừng
đóng vai trò mật thiết đối với sự phát triển của nền kinh tế tại mọi quốc gia.
Trong luật Bảo vệ và phát triển rừng nước ta có ghi: “Rừng là một trong
những tài nguyên quý báu mà thiên nhiên ưu ái ban tặng cho nước ta, rừng có
khả năng tái tạo, là bộ phận quan trọng với môi trường sinh thái, đóng góp giá
trị to lớn với nền kinh tế quốc gia, gắn liền với đời sống của nhân dân và sự
sống còn của dân tộc.”[6].
Theo công bố tại Quyết định số 911/QĐ-BNN-TCLN[18] ngày 19
tháng 03 năm 2019, diện tích rừng trên toàn quốc có 14.491.295 ha, trong đó,
rừng tự nhiên có 10.255.525 ha, rừng trồng có 4.235.770 ha. Diện tích rừng
đủ tiêu chuẩn để tính độ che phủ toàn quốc là 13.785.642 ha, độ che phủ
tương ứng là 41,65%.
2
Nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế ở vùng miền núi phía Bắc,
trong những năm qua Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, đầu tư thực
hiện nhiều chương trình, dự án, áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó
phát triển lâm nghiệp đã được quan tâm chú trọng hơn như đầu tư thực hiện
Chương trình 327 và hiện nay là Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. Tuy nhiên,
sự quan tâm của chúng ta trong thời gian qua chỉ tập trung nhiều vào 2 đối
tượng là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, rừng trồng sản xuất chưa được chú
ý nhiều và hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải có lời giải đáp, trong đó
có vấn đề về sinh trưởng và tính thích ứng của một số loài cây trồng. Hiện
nay, ở nước ta có rất nhiều loài cây được trồng thành rừng sản xuất như: Keo,
Mỡ, Bạch đàn, Bồ đề… Nhưng phổ biến hơn cả là một số loài Keo như: Keo
Tai tượng (Acacia mangium Willd), Keo lai... Hiện tại diện tích rừng trồng Keo
chiếm khoảng 36% tổng diện tích rừng trồng tại Việt Nam.
Rừng trồng là nguồn sinh kế chính của nông hộ, thực tế hiện nay hầu
hết các chủ rừng đều lựa chọn chu kỳ kinh doanh ngắn, sản phẩm là cây gỗ
nhỏ do các yếu tố về vay vốn, chi phí sản xuất còn hạn chế, chưa có căn cứ,
thông tin để kéo dài chu kỳ kinh doanh và tâm lý lo ngại những rủi ro tiềm ẩn
nếu kéo dài chu kỳ kinh doanh như rủi ro từ bão lũ, sâu bệnh và cháy rừng…
Thêm vào đó hiện nay Chính phủ cũng đang thiếu những chính sách khuyến
khích, hỗ trợ các đơn vị kinh doanh lâm nghiệp kéo dài chu kỳ kinh doanh để
trồng cây gỗ lớn.
Do đó, để có cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc đánh giá lựa chọn chu
kỳ kinh doanh tối ưu của rừng trồng Keo tai tượng tại Phúc Xuân, tôi thực
hiện đề tài: “Nghiên cứu tuổi thành thục số lượng và thành thục kinh tế của
rừng trồng keo tai tượng tại xã Phúc Xuân, Thái Nguyên”.
3
1.2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
- Xác định được tuổi thành thục số lượng của rừng trồng Keo tai tượng
tại xã Phúc Xuân, tỉnh Thái Nguyên.
- Xác định được tuổi khai thác tối ưu về kinh tế của rừng trồng Keo tai
tượng tại xã Phúc Xuân, tỉnh Thái Nguyên.
- Đề xuất được các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh rừng trồng
Keo tai tượng tại xã Phúc Xuân, tỉnh Thái Nguyên.
1.3. Ý nghĩa đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Củng cố kiến thức môn học, bổ sung kiến thức còn thiếu, áp dụng
những kiến thức lý thuyết vào trong thực tiễn. Nâng cao kĩ năng cá nhân bản
thân sinh viên trong quá trình thực địa, điều tra thu thập dữ liệu, đồng thời
củng cố tiền đề cho công việc sau này.
Thông qua nghiên cứu giúp cho sinh viên tiếp cận những phương pháp
mới trong quản lý rừng trồng, đặc biệt đối với rừng trồng thuần loài được quy
hoạch là rừng sản xuất. Đồng thời, vận dụng những kiến thức đã học như điều
tra rừng, xử lý số liệu thống kê lâm nghiệp và sản lượng rừng để áp dụng vào
công tác quản lý rừng trồng của ngành Lâm nghiệp.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Xác định tuổi khai thác rừng trồng sẽ xác định được trữ lượng gỗ khai
thác hàng năm nhằm cung cấp gỗ cho các cơ sở chế biến như cơ sở dăm, ván
bóc và ván xẻ ở trên địa bàn nghiên cứu, từ đó sẽ có giải pháp để quản lý bảo
vệ rừn trồng tốt hơn. Bên cạnh đó, xác định tuổi thành thục số lượng và thành
thục công nghệ sẽ góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho cán bộ quản lý và
người dân trong việc xác định tuổi rừng trồng để tiến hành khai thác nhằm
đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
4
PHẦN 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
Theo báo cáo của Tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO, 2009) thì Việt
Nam là một trong số 10 nước có diện tích trồng rừng lớn nhất trên thế giới.
Tại Quyết định số 2410/QĐ-BNN-TCLN ngày 9 tháng 8 năm 2010, tính đến
thời điểm tháng 12 năm 2009, diện tích rừng toàn quốc là 13,259 triệu ha,
trong đó có 10.339.305 ha rừng tự nhiên và 2.919.538 ha rừng trồng, độ che
phủ đạt 39,1%. Để có thể xác định được thời điểm khai thác rừng trồng đem
lại hiệu quả kinh tế nhất thì xác định tuổi thành thục số lượng và kinh tế đóng
vai trò rất quan trọng. Vậy xác định thời điểm khai thác rừng trồng hiệu quả
nhất đối với một loài cây chúng ta đi sâu tìm hiểu một số vấn đề sau:
Tuổi của lâm phần là: Tuổi lâm phần là nhân tố cấu trúc về mặt thời
gian, phản ánh giai đoạn sinh trưởng phát triển của lâm phần theo cây rừng có
chủ đích kinh doanh tại lâm phần. Tuổi của lâm phầm chủ yếu áp dụng và
hiệu quả phân loại chính xác đối với các loại rừng trồng. Cấp tuổi của rừng
trồng lại phụ thuộc vào đặc điểm tốc độ sinh trưởng nhanh hoặc chậm của
từng loài cây trồng rừng có thời gian ngăn hay dài:
 Cấp tuổi 1: lâm phần rừng non
 Cấp tuổi 2: lâm phần rừng sào
 Cấp tuổi 3: lâm phần rừng trung niên
 Cấp tuổi 4: lâm phần rừng gần thành thục
 Cấp tuổi 5: lâm phần rừng thành thục
 Cấp tuổi 6: lâm phần rừng quá thành thục
Tuổi của lâm phầm cũng không phải là yếu tố đồng nhất để tách biệt
lâm phần riêng, do vậy đôi khi nhân tố này lại được dùng mô tả cho đặc điểm
5
về mặt thành phần thời gian của lâm phần: lâm phần khác tuổi và lâm phần
đều tuổi.
Thành thục rừng là trạng thái của cây rừng hay lâm phần trong quá
trình sinh trưởng và phát triển đạt đến trạng thái phù hợp nhất với mục đích
điều chế và kinh doanh. Tuổi ở trạng thái đó được gọi là tuổi thành thục.
Chu kỳ kinh doanh được hiểu là toàn bộ rừng của một đơn vị điều chế
được khai thác, tương ứng với số năm để lâm phần của thế hệ mới có thể đạt
đến tuổi khai thác. Chu kỳ được xác định xấp xỉ tuổi khai thác chính, sao cho
qua khai thác, đảm bảo những điều kiện lâm sinh và kinh tế có lợi nhất. Có
hai tuổi khai thác được đề cập phổ biến nhất là tuổi thành thục số lượng và
tuổi thành thục kinh tế.
Thành thục số lượng/luân kỳ sinh học: Thành thục số lượng là hiện
tượng mà cây rừng hoặc lâm phần đạt trị số tăng trưởng bình quân cao nhất.
Tuổi đạt trạng thái đó là tuổi thành thục số lượng. Thành thục số lượng phụ
thuộc vào các yếu tố sau:
- Về loài cây
- Về nguồn gốc
- Về điều kiện lập địa
- Biện pháp tác động/ kinh doanh
Ý nghĩa thành thục số lượng: thành thục số lượng có ý nghĩa quan trọng
trong thực tiễn và trong lý luận. Vì nó là căn cứ chủ yếu để xác định chu kỳ
kinh doanh. Đặc biệt là đối với rừng sản xuất lấy gỗ làm mục tiêu chính.
Thành thục số lượng là cơ sở quan trọng để xác định tuổi khai thác chính.
Tuổi thành thục số lượng được xác định thông qua quy luật biến đổi Zt và t
theo tuổi.
Quy luật biến đổi của Zt và t theo tuổi:
6
- Giai đoạn 1: Cả Zt và t đều tăng theo tuổi, nhưng Zt tăng nhanh hơn
và đạt giá trị cực đại sớm hơn t. Sau khi đạt cực đại Zt giảm dần trong khi
đó t vẫn tiếp tục tăng. Trong giai đoạn này Zt luôn lớn hơn t
- Giai đoạn 2: t đạt giá trị cực đại và bằng Zt. Tại thời điểm này cây
đạt thành thục số lượng
- Giai đoạn 3: Cả t và Zt đều giảm trong khi tuổi vẫn tăng lên, ở giai
đoạn này Zt luôn nhỏ hơn t.
Thành thục kinh tế: Thành thục kinh tế là trạng thái lầm phần trong quá
trình sinh trưởng, phát triển đạt được tăng trưởng giá trị lớn nhất, tuổi ở trạng
thái đó là tuổi thành thục kinh tế (giá trị). Các tiêu chí ra quyết định phổ biến
hiện nay như NPV, BCR và IRR đã phần nào giúp các nhà đâu tư lựa chọn
được các dự án hoặc phương án tối ưu trong kinh doanh lâm nghiệp. Bên
cạnh đó một số tiêu chí mới khác được sử dụng như giá trị tương đương hàng
năm (AEV), tỷ lệ hoàn vốn thực tế (RRR), tỷ suất doanh thu ròng trên vốn
đầu tư năm gốc (NR/C0), và giá trị mong đợi của đất (LEV/SEV).
2.2. Tình hình nghiên cứu tuổi khai thác tối ưu trên thế giới và Việt Nam
2.2.1. Nghiên cứu tuổi khai thác tối ưu trên thế giới
Các nghiên cứu về chu kỳ khai thác rừng tối ưu trong khoảng 30 năm
gần đây chủ yếu hướng vào mở rộng công thức Faustmann, thay đổi, bổ sung
các biến của mô hình để phản ảnh chính xác hơn thực tế và bao hàm đầy đủ
hơn các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định của chủ rừng về luân kỳ khai thác.
Theo một số nghiên cứu mở rộng mô hình bằng việc bổ sung biến thâm
canh lâm sinh (silvicultural efforts) vào hàm sản lượng rừng, khi đó có kết
quả xác định chu kỳ khai thác tối ưu lại phụ thuộc vào vấn đề hai biến của
hàm sản lượng rừng (thời gian và thâm canh) chúng là sự bổ sung hay thay
thế cho nhau, cần các ước lượng thực nghiệm về hàm sản lượng để trả lời câu
hỏi này. Cũng về hàm sản lượng gỗ, Johansson và Lofgren (1985) khảo sát
7
ảnh hưởng của tiến bộ công nghệ (qua đó ảnh hưởng đến hàm tăng trưởng
sinh học của rừng) đến chu kỳ khai thác tối ưu, kết quả cho thấy, dưới ảnh
hưởng của sự gia tăng sản lượng rừng, luân kỳ khai thác sẽ có xu thế giảm
trong ngắn hạn và kéo dài trong dài hạn.
Mc Connell và các cộng sự (1983) khảo sát ảnh hưởng của thay đổi giá
gỗ và chi phí trồng rừng đến chu kỳ khai thác tối ưu bằng phương pháp giải
bài toán tối ưu động, trong đó đặt tình huống trong tương lai, đất trồng rừng
có thể dịch chuyển khỏi khu vực lâm nghiệp và khi đó, chi phí trồng rừng có
thể rất cao. Kết quả nghiên cứu của họ cho thấy, nếu giá gỗ tăng với tỷ lệ tăng
không đổi, và chi phí trồng rừng tăng nhanh, thì chu kỳ khai thác tối ưu sẽ
tăng theo thời gian, còn ngược lại, nếu giá gỗ tăng với tốc độ tăng cao hơn tỷ
lệ tăng của chi phí, thì chu kỳ khai thác tối ưu sẽ giảm theo thời gian. Ngoài
ra, tỷ lệ tăng của giá thuần (net price) của gỗ phải nhỏ hơn tỷ lệ chiết khấu,
bởi nếu ngược lại, thì việc khai thác rừng sẽ bị trì hoãn đến vô cùng do giá trị
hiện tai của thu nhập từ trồng rừng sẽ liên tục tăng theo thời gian (nghĩa là sẽ
không có điểm cực đại, mà ở đó, chu kỳ khai thác được coi là tối ưu).
Các nghiên cứu về ảnh hưởng của rủi ro như cháy rừng và thiên tai đến
luân kỳ khai thác tối ưu được đề cập đến trong các nghiên cứu kỹ thuật khác
nhau như mô hình Markov với xác suất cháy rừng cố định, hoặc đưa xác suất
cháy rừng bình quân vào tỷ lệ chiết khấu, kết quả chung của các nghiên cứu
này là mức độ rủi ro cao sẽ dẫn tới rút ngắn chu kỳ khai thác tối ưu.
Một số lượng đáng kể các nghiên cứu về chu kỳ kinh doanh rừng tối ưu
cũng được tập trung vào việc tính đến các lợi ích ngoài gỗ, nhất là các ngoại
ứng tích cực như cảnh quan, phòng hộ, cố định cacbon… của rừng trồng. kết
quả cho thấy ảnh hưởng của lợi ích ngoài gỗ sẽ làm kéo dài hay rút ngắn luân
kỳ khai thác tối ưu tùy thuộc vào các lợi ích ngoài gỗ đó tăng hay giảm theo
tuổi rừng.
8
2.2.2. Nghiên cứu tuổi khai thác tối ưu Việt Nam
Theo Thái Anh Hòa (1999) [9], chu kỳ kinh tế hay tuổi thành thục về
kinh tế của rừng là thời điểm khai thác rừng có lợi nhất về mặt kinh tế.
Nguyên lý xác định chu kỳ khai thác rừng tối ưu về kinh tế theo quan điểm lợi
nhuận tối đa cho rằng, chủ rừng cần phải xem xét mức thu nhập tăng lên hàng
năm hay thu nhập cận biên và những chi phí phải gánh chịu hàng năm nếu
tiếp tục nuôi rừng thêm. Nói theo cách khác, để xác định được tuổi khai thác
rừng tối ưu về kinh tế, chủ rừng cần phải so sánh giữa lợi ích thu được từ vốn
rừng gia tăng hàng năm với chi phí cơ hội của vốn phải chịu thêm hàng năm.
Chi phí phải chịu thêm hàng năm chính là khoản tiền mà chủ rừng có thể nhận
được khi việc khai thác rừng được thực hiện sớm hơn và đầu tư thu nhập do
khai thác rừng vào những hoạt động kinh doanh khác mang lại mức lãi suất
hiện hành [10].
Các nghiên cứu về chu kỳ khai thác rừng ở Việt Nam trong những năm
gần đây tập chung chủ yếu vào các giá trị như NPV, IRR, BCR. Các tiêu chí
xác định chu kỳ kinh doanh tối ưu được trình bày trong các giáo trình kinh tế
lâm nghiệp, kinh tế tài nguyên, đề cập đến các tiêu chí chung, tham khảo các
học giả nước ngoài. Trong đó, ba tiêu chí được giới thiệu phổ biến là: tối đa
hóa sản lượng rừng bình quân, tối đa hóa giá trị hiện tại của thu nhập ròng từ
1 luân kỳ trồng rừng, tối đa hóa giá trị hiện tại của thu nhập ròng từ vô số các
luân kỳ (Nguyễn Quang Hà, 2001, Dương Thị Thanh Tân 2016) [7].
Tuy nhiên, trong thực tiễn hầu hết các nghiên cứu đánh giá hiệu quả
trồng rừng đều sử dụng các chỉ tiêu liên quan đến giá trị hiện tại của thu nhập
ròng (NPV) từ trồng rừng, với giả định chu kỳ kinh doanh đã được xác định
trước, để so sánh lựa chọn các mô hình trồng rừng trên góc độ loài cây, kỹ
thuật chứ không phải lựa chọn chu kỳ kinh doanh tối ưu.
9
Theo hướng sử dụng hiệu quả kinh tế để xác định chu kỳ kinh doanh tối
ưu cũng đã có một số ít nghiên cứu được thực hiện, nhưng ở phạm vi hẹp.
Nguyễn Quang Hà (2001) [7] ứng dụng mô hình FPO để xác định chu kỳ kinh
doanh tối ưu cho hai loài cây rừng trồng nguyên liệu (bồ đề và mỡ). Tuy
nhiên, nghiên cứu này giữ nguyên toàn bộ các giả định của công thức
Faustmann, trong đó có giả định giá gỗ rừng trồng không phụ thuộc vào cấp
tuổi, nên chỉ có thể ứng dụng, tham khảo cho trồng rừng nguyên liệu giấy.
Đỗ Anh Tuân (2013) [23] sử dụng phương pháp so sánh các chỉ tiêu
tổng NPV, NPV/năm theo các chu kỳ kinh doanh khác nhau (5-9 năm), để đề
xuất chu kỳ kinh doanh tối ưu. Trong việc tính toán xác định chi phí, thu
nhập, nghiên cứu này sử dụng giá cả thực tế của các sản phẩm thương phẩm
theo cấp tuổi của rừng trồng keo, nên đảm bảo độ tin cậy về phương pháp.
Tuy nhiên, một trong các hạn chế của tiêu chí sử dụng trong nghiên cứu này
là chỉ dừng lại ở cấp tuổi 9, trong khi giá trị của tổng NPV và NPV/năm đều
tăng theo cấp tuổi. Hơn nữa việc sử dụng chỉ tiêu NPV cho 1 luân kỳ, thay vì
nhiều luân kỳ (ít nhất là trong phạm vi số năm thuộc thời hạn giao đất) là kém
thuyết phục.
Do đó, tối đa hóa giá trị hiện tại của thu nhập thuần từ vô số các luân
kỳ trồng rừng (Maximization of the Discounted Net revenue from an Infinite
rotations) đang được nhiều tác giả quan tâm. Mô hình này được xây dựng đầu
tiên bởi Faustmann năm 1894 và sau đó bởi Pressler và Ohlin, nên còn được
gọi là mô hình FPO.
Các tên gọi sử dụng nguyên lý tương tự với mô hình này là SL (soil
rent), SEV (soil expectation value) hoặc LEV (land expectation value). Mô
hình này giả định rừng sẽ được tiếp tục trồng ở các luân kỳ tiếp theo, nghĩa là
quyết định về luân kỳ khai thác rừng hiện tại chịu ảnh hưởng của các khả
năng sinh lợi trong tương lai.
10
2.3. Tình hình nghiên cứu về Keo tai tượng
2.3.1. Tình hình nghiên cứu keo tai tượng trên thế giới
Cây keo có tên khoa học là Acacia Mangium, phân họ Trinh nữ
(Minosaceae), thuộc họ Đậu (Fabaceae), bộ rễ có nốt sần cố định đạm vì thế
cải tạo đất rất tốt, cây Keo có phân bố trên các điều kiện địa lí sinh thái rộng,
đặc biệt có nhiều loài sinh trưởng tốt trên các vùng đấy trống đồi núi trọc, khu
vực khô hạn, khu vực đồi núi cao... Lần đầu tiên cây Keo được mô tả năm
1773 tại Châu Phi, hiện có tới trên 1.300 loài Keo trên toàn thế giới được phát
hiện, trong đó có nguồn gốc từ Australia là khoảng 950. Keo thusch nghi
trong các khu vực khô, nhiệt đới, ôn đới ẩm, phân bố rộng khắp từ Châu Phi,
Nam Châu Á, Châu Mỹ.
Keo tai tượng (Acacia mangium Willd) là loài cây nguyên sản ở phía
bắc Queensland (Australia), có ở Irian Jaya, Maluku của Indonesia (Doran và
Skelton, 1982) [32]. Đây là loài cây sinh trưởng nhanh, cây được sử dụng
rỗng rãi cho mục đích khác nhau như lấy gỗ, củi, ta nanh, trồng nông lâm kết
hợp, trồng cây đường phố và là cây cải tạo đất (Turnbull, 1986) [34]. Với
những đặc điểm ưu việt như vậy, loài cây này đã được đưa vào trồng ở nhiều
quốc gia khác nhau, đặ biệt là ở Indonesia, Malaysia và Thái Lan.
Trong những năm 1980, các loài keo Acacia đã được đưa vào thử
nghiệm ở nhiều nước vì những khả năng tốt của chúng. Nhất là khả năng cải
tạo đất, chống sói mòn, năng suất cao. Khảo nghiệm ở Philippin với 7 loài
cho thấy keo tai tượng có chiều cao đứng thứ 3 ở cả 2 điểm thí nghiệm
(Havmoller, 1989).
11
Bảng 2.1. Sinh trưởng chiều cao các loài Keo 18 tháng tuổi
Loài Mindoro (Hvn: m) Mindanao (Hvn: m)
A.crassicarpa 4.8 5.9
A.auriculiPormis 4.3 5.3
A.mangium 3.5 5.0
A.aulacocarpa 3.5 3.9
A.leptocarpa 2.8 4.3
A.cincinnata 2.8 3.7
A.polystachya 2.6 3.1
Năm 1986, trên đảo Hải Nam – Trung Quốc với 20 xuất xứ của 8 loài keo
đã được thực hiện ở tuổi thứ 2. Trong đó Keo tai tượng không nằm trong nhóm
loài và xuất xứ dẫn đầu. Sau 2 năm tuổi keo tai tượng sinh trưởng D < 7,4 cm, H <
4,7 cm (Minquan, Ziayu and Yutian, 1989). Năm 1985,23 xuất xứ của 12 loài keo
đã được khảo nghiệm tại 6 điểm tại Thái Lan (P.chittanchumnonK and SirilaK
1991)[30].
Bảng 2.2. Sinh trưởng của 8 loài Keo ở tuổi 2 tại Hải Nam – Trung Quốc
Loài Xuất xứ H (m) D (cm)
A.crassicarpa Oriomo RiVer 6.0 7.8
A.crasicarpa Weroi Wimpim 5.7 8.0
A.auriculiformis IoKWa 5.3 7.8
A.aulacocarpa Oriomo RiVer 4.9 6.9
A.crasicarpa Shoteel la 4.7 7.4
15 xuất xứ còn lại, bao gồm các xuất xứ Keo là tràm, Keo tai tượng,
A.cincinnata, A.melanoxylon, A.oraria, A.confusa, như vậy Keo tai tượng không
nằm trong nhóm loài và xuất xứ dẫn đầu, tức là sau hai năm tuổi sinh trưởng D <
12
7,4 cm, H<4,7 m. Năm 1985, 23 xuất xứ của 12 loài Keo đã được khảo nghiệm
tại 6 điểm ở Thái lan (P.ChittachumnonK and S. SirilaK 1991)[30].
Thứ tự xếp hạng theo chiều cao của 10 xuất xứ dẫn đầu (36 tháng tuổi)
tại hai điểm thí nghiệm là: Tại Ratchaouri, Keo tai tượng xuất xứ 13846 xếp
thứ chín có chiều cao 7,2 m, loài dẫn đầu là A.craosocarpa xuất xứ 13653 xếp
thứ mười với chiều cao 6,8 m. Tại Saitheng, Keo tai tượng không nằm trong
mười xuất xứ dẫn đầu, tại đây loài và xuất xứ dẫn đầu vẫn là A.crassicarpa
13683 vời chiều cao 14,8 m, aulacocarpa xếp thứ mười với chiều cao 11,3m.
Darus (1991) khi nghiên cứu vai trò của lá trong dâm hom Keo tai
tượng cho rằng, lá giữ vai trò chủ chốt trong việc hình thành mô phân sinh
của rễ ở các hom chưa hoá gỗ đặt dưới phun mù, cần cắt đi một phần lá cho
hom gọn nhỏ lại, vừa đỡ thoát hơi nước lại tiết kiệm được diện tích giâm cây.
Tác giả cho rằng cắt một nửa phiến lá đem lại kết quả ra rễ tốt nhất cho loài
Keo tai tượng.
Tewari (1994) [33] nghiên cứu sinh trưởng của các loài Keo ACacia và
một số loài cây khác trên các loại đất hoang hoá tại nhiều khu vực khác nhau
ở ấn độ, kết quả đã khẳng định được tính trội về khả năng chịu hạn của một số
loài Keo sinh trưởng trên đất bạc màu như: A. Leptocarpa, A.torulosa,
A.LongisPicata.
Thời gian gần đây, loài Keo tai tượng ở Inđônêxia đã được giâm hom
thành công phục vụ trồng rừng kinh tế. Năm 1992 ở Inđônêxia, bắt đầu có thí
nghiệm trồng Keo lai bằng cây con được nhân giống từ nuôi cấy mô phân
sinh cùng Keo tai tượng và Keo lá tràm. Mặc dù Keo lai trên thế giới được
phát hiện khá sớm và đã được nghiên cứu phát triển trong trồng rừng, nhưng
các công trình nghiên cứu về Keo lai chưa nhiều.
13
Ở Austrlia, Keo tai tượng được tìm thấy tự nhiên trong hai vùng là khu
vực từ Jardine đến Claudie River và vùng từ Ayton đến nam Ingham hầu như
đó là vùng nhiệt đới duyên hải thấp với độ cao 800m trên mực nước biển.
Việc gây trồng cây Keo tai tượng đã được gây trồng ở các nước trong
khu vực (Awang và Bhuimibhamon, 1993) [29]. Kết quả khảo nhiệm được
thiết lập vào nhưng năm 1980 đã được báo cáo từ cáo quốc gia như Trung
Quốc (Chen et al, 1990). Thái lan (Atipanumpai, 1989) [28]. Phần lớn các bài
báo cáo này đều cho thây sự khác biệt về khả năng sinh trưởng của các suất
xứ khác nhau. Hạt keo chất lượng tốt có thể lấy từ cây có độ tuổi 4 trở lên, do
vỏ hạt cứng có thể bảo quản trong vài năm. Hạt xử lý có thể cho tỷ lệ nảy mần
đạt đến 75%. Cây con mới nẩy mầm cần che bóng 50% ánh sáng sau đó cần
ánh sáng 100%. Cây có thể đem trồng sau 3-4 tháng với chiều cao đạt tối
thiểu 25cm. Việc áp dụng biện pháp kỹ thuật lâm sinh tuỳ vào mục đích trồng
rừng. Thông thường cây Keo tai tượng được trồng bằng cây con có bầu, việc
trồng bằng cây con dễ trần dễ cho kết quả rất khác nhau mật độ trồng từ 1075
đến1680 cây/ha.
Martin Van Bueren (2004) đánh giá về sự phát triển về diện tích của
cây Keo trên thế giới, tác giả cũng cho thấy: diễn biến về diện tích rừng trồng
các loại Keo trên thế giới không ngừng tăng lên vào những năm 2000, tổng
diện tích trồng các loài Keo tai tượng, Keo lá tràm đạt đỉnh vào những năm
2003 và có xu hướng giảm dần cho đến năm 2011. So sánh với các loài Keo
tai tượng, Keo lá tràm, diện tích Keo sẽ đạt đỉnh vào năm 2018 và duy trì phát
triển tương đối ổn định trên 400.000 ha hàng năm vào những năm sau đó. Từ
đó có thể thấy loài Keo hội tự được nhiều lợi thế và các lợi ích to lớn cho hiệu
quả kinh tế.
14
2.3.2. Tình hình nghiên cứu keo tai tượng ở Việt Nam
Ở việt nam, trong những thập kỷ vừa qua, vấn đề trồng rừng và kinh
doanh rừng trồng ngày càng được quan tâm. Bên cạnh những cây bản địa
được gây trồng thành công, như mỡ, tre luồng, thông nhựa... thì một số loài
cây mọc nhanh như Keo, Bạch đàn, với nhiều xuất xứ cũng được tham gia
vào cơ cấu cây trồng trong lâm nghiệp. Công tác cải thiện giống là một trong
các lĩnh vực được quan tâm nhiều và đạt được những thành tựu đáng kể, có
nhiều giống được nhà nước công nhận như keo lai dòng BV10, BV16, BV32,
giống vô tính nhập nội cũng sớm được đánh giá và nhân rộng. Giống được cải
thiện kết hợp với các biện pháp kỹ thuật thâm canh đồng bộ, đã đóng vai trò
quan trọng trong công tác trồng rừng nguyên liệu công nghiệp [2].
Nghiên cứu loài keo tai tượng được bắt đầu vào năm 1980, theo
Nguyễn Hoàng Nghĩa (1991) [14], một số xuất xứ của 4 loài keo đã được đưa
vào thử nghiệm ở nước ta cho thấy, tiềm năng sinh trưởng đáng khích lệ, ở
hai địa điểm Ba Vì (Hà Nội) và Hoá Thượng (Thái Nguyên) keo tai tượng
sinh trưởng khá nhất cả về chiều cao và đường kính.Từ 1988 đến 1995
chương trình hợp tác lâm nghiệp Việt Nam - Thuỵ Điển đã nhập hạt từ
Australia đưa vào nước ta để trồng rừng. Keo tai tượng được đưa vào trồng
tập trung ở vùng nguyên liệu giấy trung tâm (Vĩnh Phú – Hà Tuyên – Hoàng
Liên Sơn) để cung cấp nguyên liệu giấy cho nhà máy giấy Bãi Bằng [10].
Cuối năm 1980, keo tai tượng đã trở thành loài keo được ưa chuộng nhất
ở nước ta. Vì bên cạnh nó có khả năng sinh trưởng cao nó còn khả năng duy trì
độ phì của đất, chống sói mòn. Nhìn chung ở Miền Nam lớn nhanh hơn ở Miền
Bắc, cụ thể là ở Bình Sơn (Đồng Nai) loài này đạt chiều cao bình quân
2,8m/năm và đường kính đạt 4,5cm/năm. Trong khi đó ở Ba Vì - Hà Nội và
Vĩnh Phúc, hai chỉ tiêu này chỉ là 1,9m/năm và 2,4-2,6 cm/năm[12].
15
Một số xuất xứ A.mangium đã được đưa vào khảo nghiệm một số nơi,
mặc dù các rừng khảo nghiệm còn non tuổi, song đã có kết quả bắt đầu. Sinh
trưởng của keo tai tượng ở Bầu Bảng chỉ đạt gần 2m/năm, trong khi ở La
Ngà, xuất xứ tốt nhất đạt chiều cao 3,3 m/năm [12].
Nguyễn Ngọc Bình, Đỗ Đình Sâm (2001) [1] đã nghiên cứu dạng lập
địa và áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh vào trồng rừng công nghiệp tại
các vùng trung tâm, Đông Nam bộ, Tây nguyên, trên cơ sở tính toán hiệu quả
kinh tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy, năng suất rừng trồng công nghiệp và lập
địa gây trồng có quan hệ mật thiết với nhau. Tác giả đã dựa vào độ dốc, thực
bì đặc trưng và độ sâu tầng đất để phân dạng lập địa trồng rừng Keo tai tượng
ở vùng trung tâm thành 5 dạng, đánh giá sinh trưởng của Keo tai tượng, 8
tuổi, mật độ từ 930 - 1100 cây /ha trên các dạng lập địa như sau:
Dạng lập địa 1: Sinh trưởng đạt 25,7 m3
/ha/năm.
Dạng lập địa 2: Sinh trưởng 21,1 m3
/ha/năm.
Dạng lập địa 3: Sinh trưởng 15,1 m3
/ha/năm.
Dạng lập địa 4: Sinh trưởng 18,7 m3
/ha/năm.
Dạng lập địa 5: Sinh trưởng 5,7 m3
/ha/năm.
Trong khi đó ở Đông Nam Bộ, điều tra năng suất rừng trồng Keo tai
tượng cũng nhận thấy, độ dầy tầng đất và loại đất có ảnh hưởng lớn tới năng
suất rừng. Ở Bầu Bàng trên đất xám, tầng đất dày năng suất rừng 8 tuổi, mật
độ 1600 cây/ha, đạt 16-22 m3
/ha/năm, còn ở Sông Mây, đất mỏng lớp hơn,
trên phiến sét năng suất đạt 15-19 m3
/ha/năm, ở Minh Đức (Bình Dương) trên
đất xám dày, năng suất rừng 6 tuổi đạt khá cao, từ 25-29 m3
/ha/năm. Năng
suất rừng trồng còn phụ thuộc nhiều vào giống, làm đất và bón phân.
Trong nghiên cứu của Đoàn Hải Nam (2006) [13] khi đánh giá về trồng
rừng thâm canh tại một số tỉnh Thái Nguyên, Quảng Trị, Gia lai, Bình Dương
đã chỉ ra chi phí chung cho 1 ha trồng rừng thâm canh Keo lai cao gấp đôi so
16
với đầu tư trồng theo chương trình trồng rừng sản suất theo Quyết định số
661/QĐ-TTg [20] ngày 29 tháng 7 năm 1998 về mục tiêu, nhiệm vụ, chính
sách và tổ chức thực hiện dự án 5 triệu ha rừng và gấp 1,5 lần so với phương
thức trồng rừng bán thâm canh hoặc quảng canh. Tuy nhiên trên thực tế trồng
rừng thâm canh cho hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với các phương thức
trồng khác. Nếu trồng rừng bằng những cây mọc nhanh theo phương thức
quảng canh thì chu kỳ kinh doanh thường dài trên 10 năm mà năng suất chỉ
đạt 7 - 10 m3
/ha/năm, nhưng nếu trồng rừng thâm canh thì sau 7 - 8 năm đã có
thể khai thác gỗ với năng suất đạt từ 25 - 30m3
/ha/năm. Điều này cho thấy
vốn bỏ ra ban đầu được thu hồi sớm hơn, vòng quay nhanh hơn nên hiệu quả
kinh tế vốn cũng cao hơn, thời gian thu hồi sản phẩm được rút ngắn nên đất
đai được giải phóng sớm để tiếp tục trồng rừng cho chu kỳ sau sớm hơn
(Nguyễn Huy Sơn cùng cộng sự, (2006)) [21].
Trung tâm nghiên cứu Lâm nghiệp Phù Ninh nay là Viện nghiên cứu cây
nguyên liệu giấy đã đưa Keo tai tượng vào nghiên cứu khảo nghiệm các xuất
xứ khác nhau trên nhiều lập địa trên cả nước. Năm 1991 qua khảo nghiệm xuất
xứ đồng bộ tại Đá Chông, Đông Hà và La Ngà cho thấy, sau 54 tháng tuổi ở Đá
Chông và 52 tháng tuổi ở Đông Hà xuất xứ Pongaki là xuất xứ tốt nhất trong
tổng số 7 xuất xứ, sau 16 tháng tuổi ở La Ngà xuất xứ Pongaki xếp thứ 4 trong
tổng số 7 xuất xứ. Xuất xứ Piru, Ceram của Indonêxia xếp thứ hạng kém về
sinh trưởng lẫn khả năng thích nghi.
Việt Nam đã có nhiều công trình và tác giả nghiên cứu để đưa tiến bộ
kỹ thuật vào áp dụng trong trồng rừng. Có tác giả dựa trên nền những cây đã
và đang được trồng rừng sản xuất ở Việt Nam, sau đó cải thiện giống (lai tạo,
cải tiến cách thức nhân giống...) để có được những giống cây rừng và phương
thức nhân giống tiến bộ làm cho cây trồng rừng phù hợp hơn với điều kiện tự
nhiên, có năng suất cao, chất lượng gỗ cao hơn. Lê Đình Khả (2003) [11] cho
17
rằng: Giống là một khâu quan trọng nhất của trồng rừng thâm canh. Không có
giống được cải thiện theo mục tiêu kinh tế thì không thể đưa năng suất rừng lên
cao. Các tác giả đã dẫn chứng bằng việc trồng rừng ở nước ta năng suất rừng
trồng chỉ đạt 5 - 10 m3
/ha/năm, trong khi đó các nước có nền lâm nghiệp tiên
tiến đã tạo được năng suất rừng trồng 40 50m3
/ha/năm (như giống Dương lai I -
214 ở Italia và Bạch đàn ở Công-gô), hoặc thâm chí hơn 100 m3/ha/năm (trên
một số diện tích thí nghiệm cho Bạch đàn lai E.grandis với E.urophylla ở Brazil
(Kageyama, 1984).
Khi nghiên cứu tình hình sinh trưởng và phát triển của 4 loài cây trồng
rừng chính tại vùng nguyên liệu giấy, Huỳnh Đức Nhân (1996) thông báo kết
quả: Trên cùng một lập địa, cùng cấp tuổi, các loài sinh trưởng khác nhau rõ rệt,
sinh trưởng của Keo tai tượng đứng trước loài thông Caribê nhưng đứng sau
bạch đàn urophylla và bạch đàn trắng. Kết quả cho thấy Acacia mangium với
xuất xứ từ vùng Cardwell, bang Queensland của Australia tỏ ra có tỷ lệ sống cao
và sinh trưởng khá nhanh trên đất đồi Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên
Quang và Hà Giang (Huỳnh Đức Nhân và Nguyễn Quang Đức, 1993)[15].
Nghiên cứu xác định điều kiện gây trồng Keo tai tượng ở vùng trung
tâm cung cấp gỗ lớn. Nghiên cứu này nhằm xác định điều kiện gây trồng Keo
tai tượng ở vùng Trung tâm để cung cấp gỗ lớn. Các nhóm nhân tố được xem
xét để xác định điều kiện gây trồng là khí hậu, địa hình, đất đai phù hợp với
đặc điểm sinh thái loài cây. Kết quả cho thấy Keo tai tượng có thể gây trồng
rừng cung cấp gỗ lớn ở cả 6 tỉnh của vùng Trung tâm với diện tích thích hợp
550.804 ha chiếm 17,2% (chủ yếu tập trung ở vùng tiếp giáp 3 tỉnh Tuyên
Quang, Hà Giang và Yên Bái), diện tích có thể mở rộng 1.224.696 ha chiếm
38,2% (phân bố ở cả 6 tỉnh) và ít thích hợp 1.430.811 ha chiếm 44,6%.
Thực tế cho thấy diện tích trồng rừng Keo tai tượng từ hạt được trồng ở
nhiều nơi trên cả nước do bởi: Keo tai tượng là loài cây sinh trưởng nhanh,
18
với biên độ sinh thái rộng và là loài cây có khả năng cố định đạm trong đất do
vậy nó có khả năng cải tạo đất tốt. Giá thành về cây giống trồng rừng keo tai
tượng không cao, trong khi đó nhu cầu về thị trường gỗ nguyên liệu hiện nay
đối với loài keo tai tượng lại rất lớn, giá bán cao, điều đó đã thu hút người
trồng rừng Keo tai tượng ngày càng nhiều hơn [10].
2.4. Một số đặc điểm của cây Keo Tai tượng
2.4.1. Phân loại khoa học
- Giới (regnum): Thực vật (Plantate)
- Bộ (ordo): Đậu (Fabales)
- Họ (familia): Đậu (Fabaceae)
- Phân họ (subfamilia): Trinh nữ (Mimosoideae)
- Chi (genus): Keo (Acacia)
- Loài (species): Keo tai tượng (A. mangium)
- Tên hai phần: Acacia mangium Willd
- Tên khác: Keo lá to, Keo đại, Keo mỡ.
(Website Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)
2.4.2. Đặc điểm hình thái
Cây gỗ trung bình, chiều cao biến động từ 7 đến 30 m, đường kính từ
25-35cm, đôi khi trên 50 cm. Thân thẳng, vỏ có màu nâu xám đến nâu, xù xì,
có vết nứt dọc.
Tán lá xanh quanh năm, hình trứng hoặc hình tháp, thường phân cành
cao. Cây mầm giai đoạn vài tháng tuổi có lá kép lông chim 2 lần, cuống lá
thường dẹt gọi là lá thật, các lá ra sau là lá đơn, mọc cách, gọi là lá giả, phiến
lá hình trứng hoặc trái xoan dài, đầu có mũi lồi tù. Lá giả có 4 gân dọc song
song nổi rõ và cũng là loại lá trưởng thành tồn tại đến hết đời của cây [26].
Hoa tự hình bông dài gần bằng lá, mọc lẻ hoặc tập trung 2-4 hoa tự ở
nách lá. Hoa đều lưỡng tính có màu trắng nhạt hoặc màu kem, cây 18-24
19
tháng tuổi đã có thể ra hoa nhưng ra hoa nhiều nhất vào tuổi 4-5, mùa hoa
chính thường vào tháng 6-7 [26].
Quả đậu, dẹt, mỏng, khi già khô vỏ quả cong xoắn lại. Hạt hình trái
xoan hơi dẹt, màu đen và bóng, vỏ dày, cứng, có dính giải màu đỏ vàng, khi
chín và khô vỏ nứt hạt rơi ra mang theo giải đó hấp dẫn kiến và chim giúp
phát tán hạt đi xa hơn. Một kg hạt có từ 52000-95000 hạt.
Rễ phát triển mạnh cả rễ cọc và rễ bàng, đầu rễ cám có nhiều nốt sần
chứa vi khuẩn cộng sinh có khả năng cố định đạm.
2.4.3. Đặc điểm sinh học và sinh thái học
Vào đầu những năm 80 của thế kỷ trứơc được sự tài trợ của một số tổ
chức quốc tế, cùng với một số loài keo vùng thấp khác, keo tai tượng đã được
đưa vào gây trồng khảo nghiệm ở một số vùng sinh thái chính của nước ta.
Ngày nay, bên cạnh việc nguồn giống ngày càng được cải thiện về chất lượng
một phần thì diện tích trồng keo tai tượng cũng được mở rộng ở hầu hết các
tỉnh trong cả nước với khoảng 200000 ha tính đến năm 2006 [26].
Hầu hết các loài keo sinh trưởng nhanh. Nhiều số liệu điều tra về sinh
trưởng của cây Keo tai tượng cho thấy Keo tai tượng có thể đạt lượng tăng
trưởng đường kính hàng năm trung bình 5 cm và tăng trưởng chiều cao tới 5
m trong 4-5 năm đầu. Số liệu ghi chép cho thấy Keo tai tượng có thể đạt chiều
cao 3 m ở năm đầu tiên và đạt chiều cao trung bình 8.3 m và đường kính
trung bình 9.4 cm sau 2 năm tuổi.
Tuy nhiên, tốc độ sinh trưởng giảm nhanh sau 7-8 năm tuổi, cây Keo
tai tượng có thể không vượt quá 35 m chiều cao và 35 cm đường kính. ở
Sabah, các cây Keo tai tượng ở tuổi 14 có chiều cao 30 m và đường kính 40
cm. ở Vĩnh Phú (cũ) cây 4 tuổi cao trung bình 6,8 m, đường kính 8 cm.
Keo tai tượng có thể trồng và phát triển trên nhiều lập địa khác nhau, kể
cả những vùng đất khô, đất bạc màu. Điều kiện thích hợp nhất đối với loài cây
20
này là ở vùng đất có độ pH = 4 - 6 và lượng mưa trung bình năm 1400 - 2000
mm. Cây mọc nhanh, tỏ ra mọc tốt ở đất sâu ẩm và nhiều ánh sáng. Nơi đất
cằn cỗi cây mọc chậm và phân cánh sớm. Đây là loài cây dễ trồng, mọc
nhanh, sớm khép tán, có tác dụng che phủ và cải tạo đất [12].
2.4.4. Phân bố địa lý
Keo Tai tượng phân bố tự nhiên ở Đông Bắc Australia, PaPua
Newghine, Đông Inđônêsia, ở độ cao dưới 100m so với mực nước biển,
thường mọc ven sông, vùng đồng cỏ, rừng ngập mặn, rừng tràm. Ở Việt Nam,
hiện nay đang mở rộng trồng ở hầu hết các tỉnh đồng bằng cũng như trung du
đến độ cao 400 - 500m so với mặt nước biển, trên nhiều loại đất khác nhau:
Đồi bị xói mòn, chua, nghèo, xấu, khô hạn... nó vẫn sinh trưởng bình thường
và ra hoa kết quả (Lê Mộc Châu và Vũ Văn Dũng, 1999) [3].
2.4.5. Giá trị kinh tế
Gỗ Keo Tai tượng có nhiều tác dụng, gỗ có giác, lõi phân biệt, tỷ trọng
0,56- 0,60, gỗ có sợi dài 1,0- 1,2mm có thể làm nguyên liệu giấy, bao bì, củi
đun. Keo Tai tượng là cây mọc nhanh, tán rậm, thường xanh, rễ phát triển mạnh,
dùng làm cây che phủ đất, cải tạo và bảo vệ ở vùng đất trống đồi núi trọc, nó
cũng làm cây lục hoá, trồng trong công viên, đường phố, lá có thể làm thức ăn
gia súc như dê, hươu,… (Lê Mộc Chân và Vũ Văn Dũng, 1999) [3].
2.5. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
2.5.1. Điều kiện tự nhiên
2.5.1.1. Vị trí địa lý
Phúc Xuân là một xã thuộc thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên,
Việt Nam. Xã có diện tích 18,92 km², bao gồm 15 thôn xóm, dân số năm
1999 là 4364 người, mật độ dân số đạt 231 người/km². Đây là xã nằm ở phía
Tây Bắc của thành phố Thái Nguyên. Xã nằm ven tỉnh lộ 253 từ trung tâm
21
thành phố đến thị trấn Đại Từ. Xã tiếp giáp với Hồ Núi Cốc ở phía tây nam và
cách không xa khu du lịch trên hồ [25].
Xã Phúc Xuân có tọa độ: 21° 35′ 12″ B, 105° 44′ 8″ Đ.
- Phía Bắc giáp với xã Cù Vân và An Khánh của huyện Đại Từ
- Phía Đông tiếp giáp với xã Phúc Hà, xã Quyết Thắng thuộc thành phố
Thái Nguyên
- Phía Đông và Nam của xã tiếp giáp với xã Phúc Trìu
- Phía Tây xã tiếp giáp với xã Tân Thái thuộc huyện Đại Từ, đối diện
với Phúc Xuân qua Hồ Núi Cốc là xã Phúc Tân thuộc huyện Phổ Yên, ngoài
ra một số hòn đảo trên Hồ Núi Cốc cũng thuộc địa giới hành chính xã.
2.5.1.2. Địa hình
Xã Phúc Xuân thuộc thuộc địa hình miền núi trung du với nhiều đồi núi
nằm rải rác trên toàn bộ địa hình của xã, tạo nên một địa hình tương đối phức
tạp. Địa hình xã nói chung cao về phía Bắc và thấp dần về phía Nam đông
Nam, nhìn chung địa hình của xã là những đồi núi bao bọc xen kẽ là những
thung lũng nhỏ và chủ yếu tập chung ở vùng phía Đông của xã những thung
lũng này có độ dốc từ 0-8 độ [25].
Cơ cấu đất đai Xã Phúc Xuân như sau:
Đất nông nghiệp: 212.7 ha. Trong đó: Đất trồng lúa 59.62 ha, đất trồng
cây hàng năm 19.52 ha, đất trồng cây lâu năm 72.33 ha, đất trồng cây lâm
nghiệp 57.72 ha, đất nuôi trồng thủy sản 3.54 ha[25].
- Đất phi nông nghiệp: 3.25 ha
- Đất chưa sử dụng: 2.78 ha
- Đất ở nông thôn: 9.83 ha
- Đất Feralit màu nâu nhạt được phân bố chủ yếu, loại đất này rất phù
hợp với cây công nghiệp trồng lâu năm.
22
- Đất đồi chủ yếu được hình thành trên cát bột kết phiến sét và một
phần phù sa cổ, ở độ cao 150-200m, có độ dốc 50-200m phù hợp với các loại
cây ăn quả, cây lâm nghiệp lâu năm [27].
Số liệu già soát về diện tích rừng của xã Phúc Xuân tính theo phân khu
phục hồi sinh thái [4].
Bảng 2.3. Diện tích rừng và đất khu vực nghiên cứu
STT Hạng Mục Diện tích (ha)
1 Đất có rừng 260.89
2 Rừng tự nhiên 8.04
3 Rừng trồng 252.85
4 Đất chưa có rừng 0.68
5 Tổng diện tích 261.57
(Nguồn: Đề án thành lập khu rừng đặc dụng bảo vệ cảnh quan
Hồ Núi Cốc 01/2019)
Qua bảng 4.1 tổng diện tích rừng xã Phúc Xuân là 261.57 ha trong đó
rừng trồng chiếm tới 252.85 ha, điều này cho thấy mật độ rừng trồng tại xã
chiếm tỉ lệ rất lớn đồng thời chỉ rõ vai trò phát triển lâm nghiệp của xã và lợi
thế tiềm năng của rừng trồng tại địa phương.
2.5.1.3. Khí hậu thủy văn
Xã Phúc Xuân mang nét chung của khí hậu vùng Đông Bắc, thuộc
miền nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh giá, ít mưa, mùa hè nóng ẩm mưa
nhiều [27].
- Nhiệt độ trung bình năm là 22 °C
- Độ ẩm không khí trung bình là 82 %
- Nằm trong vùng ấm của tỉnh Thái Nguyên, có lượng mưa trung bình
khá lớn. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.097mm, phân bố theo mùa,
23
mùa mưa trùng với mùa nóng, chiếm khoảng 91,6% lượng mưa của cả năm.
Đặc điểm này đã tạo nên cho vùng sự đa dạng, phong phú các loại cây trồng.
- Hướng gió thịnh hành chủ yếu vào mùa mưa là gió Đông Nam, vào
mùa khô là gió Đông Bắc.
- Chế độ thủy văn của xã Phúc Xuân chịu ảnh hưởng chính của Hồ Núi
Cốc. Ngoài ra, trên địa bàn xã còn có một số con suối, hệ thống các ao, hồ
phân bố rải rác trên địa bàn. Lượng nước trên địa bàn xã phụ thuộc trên Hồ
Núi Cốc và lượng mưa hàng năm.
2.5.1.4. Tài nguyên thiên nhiên và khoáng sản
Tài nguyên đất: Hiện nay, tổng diện tích đất đai của toàn xã Phúc Xuân
là 1.982 ha.
Tài nguyên nước: Nguồn nước mặt của xã chủ yếu lấy từ Hồ Núi Cốc
và các hệ thống suối nhỏ chạy quanh xã. Các hệ thống suối kết hợp với nguồn
nước mưa phần nào đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất nông, lâm nghiệp của xã.
Theo kết quả kiểm đê đất đai xã Phúc Xuân có 365.49 ha đất lâm
nghiệp được trồng chủ yếu là keo lá tràm và keo tai tượng (Trong đó chủ yếu
là rừng phòng hộ Núi Cốc) [5].
Tài nguyên khoáng sản của xã hầu như không có nhiều, chủ yếu là
nguồn tài nguyên rừng và chè.
2.5.2. Điều kiện kinh tế xã hội
2.5.2.1. Tình hình kinh tế
Về trồng trọt: Lúa cấy vụ chiêm xuân năm 2011 đạt 180 ha, năng suất
vụ chiêm xuân đạt 48.1 tạ/ha, sản lượng đạt 866.1 tấn. Vụ mùa năng suất đạt
46.25 tạ/ha, sản lượng đạt 1295 tấn. Tổng diện tích chè kinh doanh là 350 ha,
năng suất 130 tạ/ha. Chè trồng mới 5 ha, trồng lại 9 ha. Cây lạc diện tích 40
ha, năng suất 15 tạ/ha, sản lượng đạt 60 tấn. Cây ngô 25 ha, năng suất 35
24
tạ/ha, sản lượng đạt 85.5 tấn. Rau các loại 6 ha, năng suất 1500 tạ/ha, sản
lượng 900 tấn [5].
Về chăn nuôi: Đàn gia súc gia cầm phát triển ổn định. Công tác kiểm
dịch, tiêm phòng được thực hiện tốt nên địa bàn xã không có dịch bệnh xảy
ra. Tổng số đàn trâu trên địa bàn xã là 320 con, gia cầm 41000 con.
Về lâm nghiệp: Trong những năm qua các dự án chăm sóc, bảo vệ
khoanh nuôi tái sinh và trồng mới rừng được thực hiện có hiệu quả. Diện tích
rừng trồng mới trong 5 năm qua đã hoàn thành tốt, kết quả khoanh nuôi bảo
vệ từng đạt 98%, số rừng trồng được phát huy có hiệu quả đã cho khai thác.
Về nuôi trồng thủy sản: Nuôi trồng thủy sản chủ yếu là nuôi cá nước
ngọt trong các ao hồ nhỏ của hộ gia đình, sản phẩm thu được chưa mang tính
hàng hóa, chỉ mang tính cải thiện đời sống cho người dân.
Khu vực kinh tế công nghiệp: Xã có tiềm năng phát triển thủ công
nghiệp, thương mại, dịch vụ nhất là dọc tuyến đường 270 đi Hồ Núi Cốc chạy
qua địa bàn. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ sản xuất tiểu
thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ tương đối phát triển. Tổng giá trị sản
xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ năm 2005 đạt khoảng 1 tỷ
đồng đạt 100% so với kế hoạch thành phố giao [5].
2.5.2.2. Tình hình xã hội
Dân số toàn xã năm 2011: 4973 người/ 1312 hộ. Dân số tính toán đến
năm 2015 là khoảng 5357 người và dự kiến đến năm 2020 là 5771 người [5].
- Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là: 1.0%
- Tỷ lệ gia tăng dân số cơ học là: 0.5%.
Hiện tại xã có 1430 hộ với 5340 nhân khẩu, xã có 6 dân tộc anh em
cùng chung sống đoàn kết xây dựng quê hương, gồm các dân tộc: Kinh,
Nùng, Trại, Sán Dìu, Cao Lan, Khơ Me, số người trong độ tuổi lao động là
25
trên 3.346 người trong đó chủ yếu là lao động nông nghiệp. Xã có 2 tôn giáo
chính là Phật giáo và Thiên Chúa Giáo, có 1 Ngôi chùa và 1 Nhà thờ [27].
Tình hình giáo dục:
- Theo thống kê (2010) hệ thống giáo dục xã có: 01 trường mầm non
Phúc Xuân, trường tiểu học và một trường THCS. Kết quả dạy và học theo
tổng kết hàng năm đạt chất lượng cao [25].
- Trường THCS: Hai nhà 2 tầng với 8 phòng học khang trang có đầy đủ
phương tiện học và hành với tổng số 394 học sinh và 23 giáo viên.
- Trường Tiểu học: Một nhà 1 tầng với 4 phòng học và một nhà 2 tầng
với 10 phòng học với tổng số học sinh là 388 và 24 giáo viên.
- Trường mầm non có 5 lớp với 108 học sinh và 9 giáo viên.
Y tế:
- Xã có 01 trạm y tế với đội ngũ y tế bao gồm: 01 bác sĩ, 2 y tá, y sĩ và
9 y tế thôn bản phần nào đã đáp ứng được khám chữa bệnh và chăm sóc sức
khỏe ban đầu cho nhân dân.
- Thực hiện đầy đủ các chương trình y tế quốc gia. Cấp thẻ bảo hiểm
cho trẻ em dưới 6 tuổi đạt 100% [25].
Văn hóa:
Các hoạt động văn hóa thông tin được duy trì thường xuyên. Xã chưa
có nhà văn hóa trung tâm. 15 nhà văn hóa tại 15 xóm và 6 cụm loa truyền
thanh tại trung tâm xã luôn được duy trì đảm bảo thời lượng phát sóng nhằm
tuyên truyền chính sách pháp luật của Đảng và Nhà Nước, vận động xây dựng
làng bản văn hóa, cơ quan văn hóa, gia đình văn hóa [27].
2.5.2.3. Cơ chế chính sách tại địa phương
Về các chính sách quản lý bảo vệ rừng khu vực xã Phúc Xuân gồm các
chính sách quan trọng như:
- Luật bảo vệ và phát triển rừng 1991 và sửa đổi 2004
26
- Quyết định số 08/2001/TTg ngày 11/01/2001 của Thủ tướng chính
phủ ban hành quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là
rừng tự nhiên.
- Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng
Chính phủ ban hành về Quy chế quản lý rừng
- Quyết định sô 100/2007/QĐ-TTg sửa đổi và bổ sung một số điều của
quyết định 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách
và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.
- Quyết định sô 380/QĐ-TTg ngày 10/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ
về chính sách thí điểm chi trả dịch vụ môi trường cho rừng
- Nghị định 02/CP ngày 15/01/1994 quy định việc giao đất lâm nghiệp
cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích
lâm nghiệp
- Nghị định 01/CP ngày 01/01/1995 về giao khoán đất và sử dụng rừng
vào mục đích lâm nghiệp.
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Thủ tướng Chính
phủ về Thi hành Luật đất đai
- QĐ 136/CP ngày 31/7/1998 về sửa đổi một số quy định về thủ tục
xuất khẩu gỗ lâm sản.
- QĐ số 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về
mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu
ha rừng.
- Chỉ thị số 19/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện các
biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ gỗ rừng trồng.
- QĐ số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ về
chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng.
27
Các chính sách được quy định và xây dựng dựa trên cơ sở thực tiễn, hỗ
trợ và thúc đẩy rất lớn đến vai trò của người được hưởng nhưng bên cạnh đó
đặc thù của ngành lâm nghiệp trồng rừng lâu dài về thu nhập và hiệu quả nên
ít nhiều thiếu sự hấp dẫn đối với người trồng rừng.
28
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Đề tài tiến hành nghiên cứu những lâm phần Keo Tai tượng
từ tuổi 2 đến tuổi 8 tại xã Phúc Xuân - tỉnh Thái Nguyên.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ xác định tuổi thành thục chung cho
rừng Keo tai tượng, mà không nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện lập địa
khác nhau đến tuổi thành thục cho rừng Keo tai tượng tại xã Phúc Xuân, tỉnh
Thái Nguyên.
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm: Đề tài tiến hành nghiên cứu tại rừng trồng Keo tai tượng tại
xã Phúc Xuân, tỉnh Thái Nguyên.
Thời gian: Từ ngày 20 tháng 1 đến ngày 30 tháng 5 năm 2019
3.3. Nội dung nghiên cứu
Xuất phát từ mục tiêu của đề tài tôi tiến hành nghiên cứu các nội dung sau:
- Đánh giá khả năng sinh trưởng của rừng trồng Keo tai tượng thông
qua các chỉ tiêu như: chiều cao vút ngọn (Hvn), đường kính ngang ngực (D1.3);
- Xác định tuổi thành thục số lượng cho rừng trồng Keo tại xã Phúc
Xuân, tỉnh Thái Nguyên;
- Xác định tuổi thành thục kinh tế cho rừng trồng Keo tại xã Phúc
Xuân, tỉnh Thái Nguyên;
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh rừng trồng Keo
tai tượng tại xã Phúc Xuân, tỉnh Thái Nguyên.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin
Chỉ tiêu sinh trưởng Hvn và D1.3:
Để thu thập được số liệu, đề tài tiến hành các công việc như sau:
29
- Tiến hành lập 48 OTC với diện tích là 500m2
ở các vị trí đại diện khác
nhau như: chân, sườn, đỉnh theo các tuổi khác nhau từ 2 đến 8 tuổi.
- Sau khi hoàn thành việc lập OTC tôi tiến hành đo chỉ tiêu sinh trưởng sau:
+ Đường kính ngang ngực (D1.3) được đo bằng thước kẹp kính, đo tại vị
trí của thân cây có chiều cao 1,3 mét, cách mặt đất 1,3 mét của tất cả các cây
có đường kính lớn hơn hoặc bằng 3 cm.
+ Chiều cao vút ngọn (Hvn) bằng thước Blumneiss của tất cả các cây
trong OTC.
Ghi các chỉ số đo đếm được vào mẫu biểu sau:
Bảng 3.1. Biểu điều tra sinh trưởng
Loài cây:............................................. Năm trồng:.......................................
OTC:................................................... Điều kiện lập địa:.............................
Ngày điều tra:.................................... Người điều tra:................................
STT
HVN
(m)
D1.3
(cm)
Chất lượng cây Ghi chú
Tốt TB Xấu
1
2
...
Chỉ tiêu đánh giá chất lượng cây:
- Cây tốt: là những cây phát triển cân đối về chiều cao và đường kính,
cây thẳng, không sâu bệnh, không cụt ngọn…
- Cây trung bình: là những cây có chiều cao thấp hơn so với cây tốt, cây
thẳng, không sâu bệnh, không cụt ngọn…
- Cây xấu: là những cây cong queo, sâu bệnh, cụt ngọn, còi cọc…
30
Hình 3.1. Keo tai tượng các năm tuổi 2,3,4 (trái qua phải)
tại khu vực nghiên cứu
Hình 3.2. Keo tai tượng các năm tuổi 5,6,8 (trái qua phải)
tại khu vực nghiên cứu
31
3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu
3.4.2.1. Sử dụng phần mềm Excel để tính các chỉ số về sinh trưởng:
- Dùng hàm SUM để tính tổng;
- Dùng hàm EVERAGE để tính giá trị trung bình;
3.4.2.2. Xác định tuổi thành thục số lượng
Tính tiết diện ngang:
g = 0.7854.d2
Tính đường kính bình quân theo tiết diện ngang:
𝑑𝑔 = √[(40000/𝜋)𝑔/𝑁]
Đối với chỉ tiêu tính toán về trữ lượng trên hecta (m3
/ha) theo công thức
sau (Vũ Tiến Hinh, 2012):
M = N. g*H*f
Trong đó:
N: số cây trên ha (cây/ha)
M: trữ lượng (m3
/cây)
g: tiết diện ngang (m2
/ha)
dg: đường kính bình quân theo tiết diện (cm)
hg: chiều cao cây bình quân theo tiết diện (m). Giá trị này được ước
lượng thông qua phương trình hg = a + b. dg
f: hình số f = 0,49
Phương trình sản lượng được xây dựng theo mô hình tổng quát sau
(Chang, 1984):
𝑀 = 𝑎. 𝑒
[
𝑏
𝑡2+
𝑐
𝑡.𝑁
]
Trong đó:
a, b, c: là các tham số của phương trình:
a = 216.280
32
b = -22.083
c = -1704.70
M: trữ lượng (m3/ha)
T: tuổi (năm)
N: mật độ (số cây/ha)
Từ phương trình tăng trưởng trên, tiến hành vẽ sự biến đổi lượng tăng
trưởng thường xuyên hàng năm và lượng tăng trưởng bình quân lên biểu đồ
tuổi. Tuổi tương ứng với giao điểm của hai đường cong là thời điểm Zt = Δt
là thời điểm thành thục số lượng.
Cụ thể Zm và Δm được tính như sau:
𝛥𝑡 =
𝑀(𝑡, N)
𝑡
𝑍𝑡 = 𝑀(𝑡, 𝑁)’ = [−
2𝑏
𝑡3
+
𝑏
𝑑.𝑡2
] . [𝑎. 𝑒
[
𝑏
𝑡2+
𝑐
𝑡.𝑁
]
]
Hình 3.3. Đường cong tăng trưởng Zt và ∆t theo tuổi
3.4.2.3. Xác định tuổi thành thục kinh tế
Tuổi thành thục kinh tế được được tính dựa trên chỉ số giá trị mong đợi
của đất LEV (land expectation value) tính theo công thức được đề xuất bởi
Faustmann (1849) như sau:
𝐿𝐸𝑉 =
[𝑝.𝑀(𝑡,𝑁)−𝐶]
𝑒𝑟.𝑡−1
=
𝑝.𝑒
[𝑎+
𝑏
𝑡2+
𝑐
𝑡.𝑁
]−𝐶
𝑒𝑟.𝑡−1
Tuổi
33
Trong đó:
p: giá gỗ tại rừng
M(t,N): là trữ lượng ở tuổi t với mật độ N
C: chi phí trồng rừng, chăm sóc rừng và khai thác rừng
𝐿𝐸𝑉𝑡 = 𝑁𝑃𝑉𝑡 + 𝑁𝑃𝑉𝑡. (1 + 𝑟)−𝑡
+ 𝑁𝑃𝑉𝑡. (1 + 𝑟)−2𝑡
+ ⋯ =
𝑁𝑃𝑉𝑡
1−(1+𝑟)−𝑡
Trong đó:
LEVt - giá trị mong đợi của đất cho vô số luân kỳ
NPVt - giá trị hiện tại thuần 1 luân kỳ (luân kì đầu tiên ứng với năm thứ t)
t – năm khai thác
r – tỷ lệ chiết khấu
34
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Sinh trưởng và các biện pháp gây trồng Keo tai tượng đã được áp
dụng tại khu vực nghiên cứu
4.1.1. Kết quả sinh trưởng rừng Keo tai tượng
Sinh trưởng rừng trồng Keo tai tượng được thể hiện qua hai chỉ tiêu về
đường kính và chiều cao. Các chỉ tiêu được thể hiện trong bảng 4.1.
Bảng 4.1. Sinh trưởng đường kính và chiều cao bình quân Keo tai tượng
theo tuổi
Năm tuổi Hbq (m) Dbq (cm)
2 2.56 4.76
3 5.40 5.35
4 6.82 10.78
5 8.82 11.11
6 11.29 12.72
7 12.64 12.87
8 12.83 14.18
Kết quả ở bảng 4.1 cho thấy sinh trưởng của Keo tai tượng qua các năm
có sự khác nhau rõ rệt, so sánh giữa sinh trưởng tuổi 2 và 3 cho thấy đường
kính của Keo tai tượng ở tuổi 2 tăng lên so với tuổi 3 không nhiều. Nhưng ở
tuổi 4 sinh trưởng đường kính đã có sự khác biệt rõ khi chỉ số bình quân tăng
lên đến 10,78cm so với 5,35 cm của năm tuổi 3. Đặc biệt tăng trưởng đường
kính của năm tuổi thứ 6 đối với năm tuổi thứ 7 tăng ít chỉ 0,15 cm thấp hơn so
với tăng trưởng đường kính bình quân tuổi 7 và 8 là 1,3 cm. Sự chênh lệch về
tăng trưởng đường kính tuổi 6 so với 7 và 7 so với 8 có sự chênh lệch như
35
trên có thể phần lớn là do sự khác biệt về điều kiện lập địa. Tuy nhiên trong
đề tài này, sinh trưởng và tăng trưởng của rừng không được đánh giá khác
nhau dựa theo sự sai khác về lập địa.
Đối với tăng trưởng về chiều cao của rừng Keo tai tượng đều tăng dần
theo tuổi từ tuổi 2 đến tuổi 6. Bắt đầu từ tuổi 7 và 8 lượng tăng trưởng bắt đầu
chậm lại. Từ phân tích trên cho thấy rừng trồng keo tai tượng tại xã Phúc
Xuân vẫn có hả năng sinh trưởng tốt khi rừng đạt tuổi 7 và 8. Đây là cơ sở để
nhà quản lý và chủ rừng cân nhắc chuyển đổi rừng gỗ nhỏ thành rừng gỗ lớn
trong tương lai.
4.1.2. Các biện pháp gây trồng đã áp dụng đối với cây Keo tai tượng tại khu
vực nghiên cứu
Rừng trồng tại địa phương hiện nay bao gồm rừng trồng theo dự án,
nhận khoán và đăng kí hợp đồng bảo vệ rừng chuyển tiếp, các hộ dân đăng kí
hợp đồng bảo vệ rừng chuyển tiếp sẽ được nhận các chính sách ưu đãi qua các
hình thức hỗ trợ trồng rừng và giữ rừng theo yêu cầu của ban quản lý rừng
khu vực, các chính sách hỗ trợ được quy định tại, Quyết định 380/2016/QĐ-
TTg[19], Nghị định 75/2015/NĐ-CP[16]. Các biện pháp kỹ thuật lâm sinh áp
dụng được tổng hợp ở bảng 4.2.
Bảng 4.2. Các biện pháp KTLS được áp dụng trong xã
TT Nội dung công việc Biện pháp kỹ thuật cụ thể
1 Xử lý thực bì
Xử lý thực bì toàn diện, làm đường băng
cản lửa quanh lô và đốt.
2 Làm đất
Làm đất cục bộ, đào hố và lấp hố trước 15 -
30 ngày, hố đào kích thước (30x30x30)
3
Loài cây, mật độ
trồng
Loài cây trồng thuộc loài Keo tai tượng
được trồng với mật độ N= 2000 cây/ha với
khoảng cách cây cách (cây 2.5m hàng cách
36
TT Nội dung công việc Biện pháp kỹ thuật cụ thể
hàng 2m)
4 Phương thức trồng Trồng thuần loài
5 Phương pháp trồng Trồng rừng bằng cây con
6 Bón phân
Bón lót 100g/hố NPK 5:10:3 và bón thúc
100g/hố 5:10:3
7 Thời vụ trồng
Vụ Xuân khi trời mưa khoảng tháng 2-
tháng 3
Vụ hè thu vào khoảng tháng 5, tháng 8 và
tiến hành trồng dặm sau 1 tháng
8 Chăm sóc
Mỗi năm tiến hành chăm sóc phát dọn thực
bì, tiến hành đến năm thứ 4 hoặc năm thứ 5
9 Khai thác
Tiến hành khai thác theo thiết kế rừng của
địa phương, khai thác trắng hoặc khai thác
chọn lọc theo lô, khoảnh
Các biện pháp thực hiện trên được sử dụng cho các mô hình rừng sản
xuất tại địa phương. Các biện pháp KTLS này không chỉ được áp dụng với
rừng trồng dự án, mà rừng trồng của các hộ dân tự trồng cũng học hỏi các
biện pháp này. Trong thực tế, mặc dù đây là các biện pháp cơ bản nhưng vẫn
được sử dụng phổ biến và mang lại hiệu quả, nhưng vẫn có các vấn đề khó
khăn trong nhiều công tác chăm sóc rừng của địa phương như khả năng chăm
sóc rừng ở các độ tuổi khác nhau từ người dân, nguồn vốn hỗ trợ, ý thức của
người dân, chính vì vậy việc thâm canh tăng năng xuất rừng luôn đòi hỏi
những nghiên cứu kỹ càng và cụ thể hóa nhiều hơn các yếu tố tác động cũng
như quản lý bền vững nguồn tài nguyên.
37
4.1.3. Tuổi thành thục về số lượng/ luân kỳ sinh học
Qua điều tra tại địa bàn nghiên cứu, gỗ Keo tai tượng hiện chủ yếu
được sử dụng làm nguồn nguyên liệu để sản xuất dăm, ván bóc và gỗ xẻ
thanh. Tuổi thành thục số lượng được xác định dựa vào lượng tăng trưởng
thường xuyên hàng năm và tăng trưởng bình quân chung nhằm xác định được
trữ lượng lớn nhất khi khai thác. Qua kết quả phân tích trên phần mềm R của
48 OTC cho thấy tương quan giữa trữ lượng rừng với tuổi và mật độ.
Kết quả phân tích tính toán về tăng trưởng bình quân chung và tăng
trưởng thường xuyên hàng năm được cho bảng 4.3.
Bảng 4.3. Tăng trưởng bình quân chung và tăng trưởng thường xuyên
hàng năm của Keo tai tượng
Tuổi
(t, năm)
Trữ lượng
(M, m3
/ha)
Tăng trưởng
bình quân năm
(∆t, m3
/ha/năm)
Tăng trưởng
thường xuyên
hàng năm
(Zt, m3
/ha/năm)
Mật độ
trung bình
(N, cây/ha)
2 1.043 0.52 5.26 1754
3 16.7 5.58 26.08 1523
4 48.4 12.08 32.51 1640
5 76.81 15.36 27.63 1477
6 101.55 17 21.79 1480
7 119.5 17.07 16.81 1405
8 127.01 15.87 13.21 1100
Kết quả bảng số liệu 4.3 và hình 4.1 cho ta thấy, tăng trưởng thường
xuyên hàng năm tăng liên tục từ tuổi 2 đến tuổi 5 và tăng trưởng thường
xuyên giảm dần khi rừng bước vào tuổi 6, 7 và 8. Tương tự như vậy tăng
trưởng bình quân chung tăng liên tục từ tuổi 2 đến tuổi 6 và 7, và bắt đầu
38
giảm ở tuổi 8. Theo quy luật tăng trưởng thường xuyên và hàng năm, ở biểu
đồ hình 4.3 cho thấy tăng trưởng thường xuyên trong giai đoạn từ tuổi 2 đến
tuổi 7 luôn tăng nhanh hơn so với lượng tăng trưởng bình quân. Tại thời điểm
mà lượng tăng trưởng thường xuyên và bình quân là tương đồng (2 đường
cong gặp nhau) được xác định là tuổi thành thục về số lượng hay còn gọi là
luân kỳ sinh học. Do đó tuổi 7 của rừng trồng Keo tai tượng tại Phúc Xuân,
Thái Nguyên được xác định là tuổi thành thục số lượng.
Về mật độ trung bình rừng trồng Keo tai tượng theo tuổi có xu hướng
giảm theo tuổi, hiện tượng giảm chủ yếu do quá trình tỉa thưa tự nhiên gây ra,
hoặc do thiên tai gió bão gây ra đổ gãy và mối gây chết cây. Điểm đáng chú ý
là mật độ trồng rừng tuổi 6 cao hơn không đáng kể so với mật độ trung bình ở
tuổi 5. Điều nay có thể do các OTC tạm thời được lập ở những điều kiện lập
địa khác nhau.
Hình 4.1. Tăng trưởng bình quân ∆t
và tăng trưởng thường xuyên hằng năm Zt
0
5
10
15
20
25
30
35
2 3 4 5 6 7 8
m
3
/ha/năm
Tuổi
∆t Zt
39
4.2. Tuổi thành thục về kinh tế
Trong quá trình kinh doanh, người ta không thể không tính đến lợi
nhuận để đảm bảo lợi nhuận kinh tế. Ngoài những bù đắp cho chi phí thì nó
còn phải có lợi nhuận để đảm bảo cuộc sống của người trồng rừng. Theo quan
điểm của các nhà kinh tế thì hiệu quả kinh tế là kết quả cuối cùng của quá
trình sản xuất kinh doanh. Hiệu quả kinh tế thể hiện ở các khoản thu nhập còn
lại sau khi đã trang trải, bù đắp mọi khoản chi phí, hay nói cách khác là khoản
còn lại sau khi đã trừ đi chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Tuổi thành thục về kinh tế được xác định dựa trên chỉ số NPV và LEV
từ thông tin về sinh trưởng của rừng trồng Keo tai tượng tại xã Phúc Xuân,
chi phí và giá gỗ. Kết quả phỏng vấn và tính toán về chi phí và thu nhập từ
rừng trồng Keo tai tượng kết quả được cho ở bảng 4.4.
Bảng 4.4. Chi phí đầu tư và thu nhập của rùng trồng Keo tai tượng
Tuổi
Tổng chi phí
(đồng/ha)
Tổng thu nhập
(đồng/ha)
4 28.350.523 36.270.013
5 34.720.089 57.609.021
6 40.322.383 76.168.056
7 44.514.955 89.619.402
8 46.553.014 95.264.545
Từ bảng Bảng 4.4 kết quả cho thấy tổng chi phí đầu tư rừng trồng Keo
tai tượng tại địa bàn nghiên cứu tăng theo tuổi. Tổng chi phí bao gồm chi phí
trồng rừng, chi phí chăm sóc hàng năm và chi phí khai thác. Chi phí cho rừng
trồng dao động từ 28,35 triệu đồng/ha ở tuổi 4 đến 46,55 triệu đồng/ha ở tuổi
8. Tỷ lệ chi phí tăng nhiều nhất ở ngưỡng tuổi 5 đến tuổi 6 đây là tuổi mà
lượng gỗ tăng trưởng cao dẫn đến chi phí khai thác lớn.
40
Đối với thu nhập, kết quả cho thấy thu nhập từ rừng trồng Keo tai tượng
cũng tăng lên dao động từ 36,27 triệu đồng/ha đến 95,26 triệu đồng/ha. Trên cơ
sở tính toán chi phí và thu nhập theo tuổi của rừng trồng Keo tai tượng, nghiên
cứu đã tính toán giá trị NPV và LEV với kết quả cho ở bảng 4.5.
Bảng 4.5. Hiệu quả kinh tế rừng trồng keo tai tượng
tại địa bàn xã Phúc Xuân (Với r = 8,5%)
Tuổi
NPV
(đồng/ha)
LEV
(đồng/ha)
4 2.343.504 8.416.980
5 10.814.443 32.286.298
6 16.583.165 42.844.478
7 19.165.665 44.051.542
8 18.172.179 37.911.581
Từ số liệu ở bảng 4.5 cho thấy gia trị NPV dao động theo tuổi từ 2,3
triệu đồng/ha ở tuổi 4 đến 18.17 triệu đồng/ha ở tuổi 8, và đạt giá trị lớn nhất
ở tuổi 7 là 19,17 triệu đồng/ha. Trong khi đó giá trị LEV dao động từ 8,4 triệu
đồng/ha ở tuổi 4 đến 37,9 triệu đồng/ha ở tuổi 8, và đạt gái trị lớn nhất ở tuổi
7 là 44,05 triệu đồng/ha.
Qua kết quả cho thấy tuổi thành thục kinh tế tính cho một luân kỳ là
tuổi 7 với giá trị hiện tại thuần là 19,16 triệu đồng/ha. Trong khi đó khi tính
giá trị kinh tế mà người dân trồng rừng trong vô số luân kỳ thì thì tuổi thành
thục kinh tế vẫn đạt ở tuổi 7 nhưng giá trị LEV đạt 44,05 triệu đồng/ha. Qua
đó cho thấy tuổi khai thác tối ưu của rừng trồng keo tai tượng tại địa bản xã
Phúc Xuân trên góc độ của chủ rừng là 7 năm với tỷ lệ chiết khấu là 8,5%.
41
4.3. Phân tích hiệu quả kinh tế dựa trên tỷ lệ chiết khấu và giá gỗ.
Nghiên cứu giả định khi tỷ lệ chiết khấu sẽ giảm xuống 5%, 8% và tăng
đến 10% và 14%. Ngoài ra giá gỗ cũng sẽ được giả định tăng lên từ 20% đến
40%. Kết quả tính hiệu quả kinh tế khi tỷ lệ chiết khấu thay đổi với chỉ số
NPV bảng 4.6 và LEV bảng 4.7 như sau:
Bảng 4.6. Hiệu quả kinh tế 1 luân kì khi thay đổi tỷ lệ chiết khấu (r)
Đơn vị: triệu đồng/ha
Tuổi
NPV
(r= 8.5%)
NPV
(r= 5%)
NPV
(r= 8%)
NPV
(r= 10%)
NPV
(r= 14%)
4 2.343.504 4.327.865 2.604.311 1.602.178 -105.590
5 10.814.443 15.028.065 11.362.520 9.266.516 5.759.699
6 16.583.166 23.140.392 17.424.769 14.225.899 9.002.332
7 19.165.665 27.760.880 20.253.017 16.147.269 9.617.126
8 18.172.179 28.006.479 19.397.409 14.803.093 7.697.206
Bảng 4.7. Hiệu quả kính tế cho vô số luân kỳ khai thác khi thay đổi tỷ lệ
chiết khấu (r)
Đơn vị: triệu đồng/ha
Tuổi
LEV
(r= 8.5%)
LEV
(r= 5%)
LEV
(r= 8%)
LEV
(r= 10%)
LEV
(r= 14%)
4 8.416.980 15.544.056 9.828.695 5.054.405 -258.851
5 32.286.298 44.865.978 35.572.707 24.444.837 11.983.611
6 42.844.477 59.785.813 47.115.571 32.663.714 16.535.837
7 44.051.542 63.807.313 48.625.571 33.167.379 16.018.861
8 37.911.581 58.428.321 42.192.943 27.747.512 11.852.049
42
Tỷ lệ chiết khấu là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến
lợi nhuận của việc kinh doanh rừng trồng. Bảng 4.6 đưa ra kết quả phân tích
chỉ số NPV cho 1 luân kỳ khi tỷ lệ chiết khấu thay đổi, khi r tăng lên thì giá
trị NPV giảm và ngược lại khi r giảm thì giá trị NPV tăng. Kết quả cho thấy
hầu hết giá trị NPV đều đạt lớn nhất ở tuổi 7, ngoại trừ trường hợp khi gải
định r giảm xuống 5% thì giá trị NPV đạt cao nhất ở tuổi 8.
Tuy nhiên khi hiệu quả kinh tế rừng trồng được đánh giá trong vô số
luân kỳ thông qua giá trị LEV thì kết quả có sự thay đổi. Bảng 4.7 đưa ra kết
quả phân tích chỉ số LEV cho vô số luân kỳ khi tỷ lệ chiết khấu thay đổi, khi r
tăng lên thì giá trị LEV giảm và ngược lại khi r giảm thì giá trị LEV tăng. Kết
quả cho thấy hầu hết giá trị LEV đều đạt lớn nhất ở tuổi 7, ngoại trừ trường
hợp khi gải định r tăng lên 14% thì giá trị LEV đạt cao nhất ở tuổi 6.
Nhìn chung, khi r thay đổi các giá trị NPV và LEV thay đổi, nhưng hầu
hết các trường hợp r thay đổi tuổi khai thác tối ưu đều là tuổi 7. Điểm đáng
chú ý trong cả hai trường hợp tính NPV và LEV khi r thay đổi là ở tuổi 4 khi r
tăng lên 14% thì giá trị này là âm. Do đó, trong thực tế chủ rừng phải cân
nhắc khi khai thác sớm ở tuổi 4 bán gỗ non cho nguyên liệu ván dăm thì lợi
nhuận thu được là rất ít thậm chí lỗ vốn.
Dựa trên sự thay đổi tỷ lệ chiết khấu sẽ cung cấp cho người trồng rừng
và doanh nghiệp kinh doanh rừng ở địa phương xác định chu kỳ kinh doanh
gỗ hợp lý trong trường hợp có biến động lớn về lãi vay với giả định các yếu tố
sản xuất như chi phi trồng rừng, chi phi quản lý, chi phí khai thác và giá gỗ
không đổi. Mặc dù qua kết quả phân tích khi phân tích hiệu quả kinh tế có sự
khác nhau không nhiều giữa các luân kì. Tuy nhiên, khi người dân đầu tư
trồng rừng lâu dài trên đất đã được giao, tức là khi đó người dân có cơ sở kinh
doanh rừng với nhiều luân kỳ thì mô hình rừng 7 tuổi là tuổi khai thác tối ưu.
43
Giá bán cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến lợi
nhuận cũng như hiệu quả của việc kinh doanh rừng trồng. Bảng 4.8 đưa ra kết
quả phân tích sự thay đổi chỉ số NPV và LEV theo tuổi khi giá được giả định
tăng 20% và 40% và r tính ở mức 8,5%.
Bảng 4.8. Hiệu quả kính tế cho vô số luân kì khai thác
khi giá gỗ tăng 20% và 40%
Đơn vị: triệu đồng/ha
Tuổi
NPV
(r = 8.5%, giá
tăng 20%)
LEV
(r = 8.5%, giá
tăng 20%)
NPV
(r = 8.5%, giá
tăng 40%)
LEV
(r = 8.5%, giá
tăng 40%)
4 7.577.805 3.122.751 12.812.107 46.016.249
5 18.476.967 7.219.895 26.139.490 78.038.909
6 25.920.533 9.585.942 35.257.900 91.092.760
7 29.291.338 10.233.455 39.417.010 90.598.477
8 28.092.447 9.255.205 38.012.714 79.303.758
Cụ thể, khi giá bán tăng 20% và 40% giá trị NPV tăng và giữ giá trị
dương. Điểm đáng chú ý là dù giá được giả định tăng nhưng tuổi rừng trồng
đạt NPV lớn nhất vẫn ở tuổi 7, kết quả này không khác so với kịch bản gốc.
Điểm đáng chú ý với giá trị LEV, LEV cũng tăng lên khi giá bán tăng lên và
LEV đạt lớn nhất ở tuổi 6. Như vậy có thể thấy giá gỗ có ảnh hưởng đến tuổi
khai thác tối ưu khi người trồng rừng kinh doanh trong vô số luân kỳ.
Nhìn chung, qua kết quả phân tích về tuổi thành thục số lượng và thành
thục kinh tế cho thấy tuổi thành thục số lượng có thể đến sớm hơn hay muộn
hơn tuổi thành thục kinh tế, điều này phụ thuộc vào phương trình mô phỏng
sinh trưởng của rừng, chi phí quản lý, giá gỗ và tỷ lệ chiết khấu, trong nghiên
44
cứu này kết quả có sự tương đồng khi xác định tuổi thành thục số lượng và
thành thục kinh tế.
Trong thực tế, lâm phần rừng, rừng khi áp dụng các biện pháp kỹ thuật
lâm sinh hợp lý như tỉa thưa, bón phân hợp lý, sử dụng các biện pháp phòng
ngừa sâu bệnh, phát dọn thực bì đều có thể làm tăng khả năng sinh trưởng của
rừng hoặc kích thích tăng trưởng rừng, đem lại hiệu quả cao cho kết quả sau
khai thác rừng.
4.4. Các giải pháp phát triển rừng trồng trên địa bàn xã Phúc Xuân
4.4.1. Định hướng chung
- Phát triển rừng trồng trên địa bàn sản xuất cần gắn liền với khâu chế
biến tạo thành chuỗi giá trị.
- Phát triển dựa trên điều kiện tự nhiên của xã tận dụng tối đa các thế
mạnh của địa phương như điều kiện tự nhiên, nguồn lao động sẵn có.
- Tăng cường ứng dụng các tiến bộ về kỹ thuật giống cây trồng, kỹ
thuật lâm sinh cũng như kỹ thuật sử dụng đất bền vững. Nhằm nâng cao năng
suất và chất lượng rừng.
- Tăng cường công tác quản lý, tuyên truyền tới vai trò của rừng tại khu
vực vùng vai trò đồng thời xử lý nghiêm khắc với các trường hợp vi phạm
ảnh hưởng tới nguồn tài nguyên rừng cũng như vai trò rừng trong khu vực.
4.4.2. Giải pháp về kỹ thuật
Xác định được lập địa phù hợp với loại cây trồng, mục tiêu của sản
phẩm cũng rất quan trọng. Đây là điều quan trọng cho rừng trồng sản xuất bền
vững về mặt sinh thái có hiệu quả về mặt kinh tế.
Ngoài việc chú trọng tới rừng trồng Keo tai tượng phục vụ cho sản xuất
cung cấp dăm cho công nghiệp cần chú ý đẩy mạnh công tác trồng rừng gỗ
lớn rừng gỗ có sự phát triển trội phục vụ cho tình hình phát triển khu du lịch
Hồ Núi Cốc hiện nay.
45
Về kỹ thuật lâm sinh cần tác động theo hướng thâm canh cường độ cao
đối với rừng trồng sản xuất. Chăm sóc đúng kỹ thuật gồm các khâu (làm đất, bón
phân). Để hướng tới kinh doanh gỗ lớn cần phát triển rừng theo hướng FSC.
Nguồn giống đưa vào trồng rừng cần rõ ràng cần tuân thủ về các quy
định quản lý giống của Bộ NN & PTNT, giống phải có chứng chỉ rõ ràng.
Ứng dụng và phát triển công nghệ chế biến lâm sản hàng hóa phù hợp với nhu
cầu tiêu thụ tại chỗ tăng giá trị sản phẩm gỗ.
4.2.3. Các giải pháp về kinh tế xã hội
Thường xuyên mở các lớp tập huấn tuyên truyền chủ trương chính sách
mới của nhà nước về trồng rừng sản xuất, cũng như đường lối phát triển lâm
nghiệp hiện nay của nhà nước, như chủ trương giao đất giao rừng tới hộ gia
đình, quyền lợi và nghĩa vụ của người trồng và bảo vệ rừng.
46
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Việc trồng rừng trên địa bàn với mục đích sản xuất sản phẩm nói chung
và vai trò của việc trồng rừng nói riêng đều đóng vai trò thiết yếu và tác động
trực tiếp tới cuộc sống của người dân, đồng thời cũng đóng góp, ảnh hưởng
tới nguồn tài nguyên khác của xã. Từ nghiên cứu đề tài thực địa rút ra một số
kết luận như sau:
Sinh trưởng loài keo tai tượng trong rừng trồng sản xuất về chiều cao
đạt ổn định ở tuổi 6. Cây rừng hay lầm phần rừng sẽ phát triển chậm lại ở các
giai đoạn từ tuổi 8 trở đi về chiều cao và bước vào giai đoạn chỉ tăng lên về
đường kính, đây có thể sẽ là cơ sở để kinh doanh gỗ lớn. Trong nghiên cứu
này, rừng trồng Keo tai tượng đạt tuổi thành thục số lượng ở tuổi 7.
Chi phí cho rừng trồng dao động từ 28,35 triệu đồng/ha đến 46,55 triệu
đồng/ha ở tuổi 8. Thu nhập từ rừng trồng Keo tai tượng cũng tăng lên dao
động từ 36,27 triệu đồng/ha ở tuổi 4 đến 95,26 triệu đồng/ha ở tuổi 8.
Dựa theo giá trị NPV và LEV tuổi khai thác tối ưu của rừng trồng keo
tai tượng tại địa bản xã Phúc Xuân trên góc độ của chủ rừng là 7 năm với tỷ lệ
chiết khấu là 8,5%.
Khi r thay đổi các giá trị NPV và LEV thay đổi, nhưng hầu hết các
trường hợp r thay đổi tuổi khai thác tối ưu đều là tuổi 7. Điểm đáng chú ý
trong cả hai trường hợp tính NPV và LEV khi r thay đổi là ở tuổi 4 khi r tăng
lên 14% thì giá trị này là âm. Hầu hết giá trị LEV đều đạt lớn nhất ở tuổi 7,
ngoại trừ trường hợp khi gải định r tăng lên 14% thì giá trị LEV đạt cao nhất
ở tuổi 6.
Khi giá bán tăng 20% và 40% giá trị NPV và LEV tăng. Điểm đáng
chú ý là dù giá được giả định tăng nhưng tuổi rừng trồng đạt NPV lớn nhất
47
vẫn ở tuổi 7, kết quả này không khác so với kịch bản gốc (giá gỗ giữ nguyên).
Điểm đáng chú ý với giá trị LEV, LEV cũng tăng lên khi giá bán tăng lên và
LEV đạt lớn nhất ở tuổi 6. Như vậy có thể thấy giá gỗ có ảnh hưởng đến tuổi
khai thác tối ưu khi người trồng rừng kinh doanh trong vô số luân kỳ.
5.2. Kiến nghị
Cần có những nghiên cứu mang tính chính xác, chuyên sâu hơn về tình
hình đất đai và tiềm năng sản xuất của đất cũng như đánh giá mức độ thích
nghi, khả năng phát triển thích hợp của các loài Keo tai tượng mang lại hiệu
quả cao nhất về kinh tế và môi trường sinh thái cho xã Phúc Xuân.
Nâng cao công tác quản lý sử dụng nguồn tài nguyên là rừng trồng tại
địa phương xã, khuyến khích, tạo điều kiện cho người dân được hưởng các
chính sách hỗ trợ trong công tác trồng và khai thác rừng, nghiên cứu chiến
lược bảo vệ, nâng cao khả năng, vai trò cung cấp từ rừng trồng, đặc biệt là
rừng trồng cây Keo chủ yếu hiện nay.
Thực hiện các chính sách hỗ trợ cây giống và xác định đầu ra tập chung
cho sản phẩm sau khai thác, đảm bảo cung cấp nguồn sản phẩm đều theo chu
kì, luân kì trồng rừng, nghiên cứu chuyên sâu đối với các biến động thị
trường, biến động chỉ số thặng dư sau khai thác rừng.
Xây dựng và thí điểm, thực hiện chính sách bảo hiểm đối với rừng trồng
kinh doanh gỗ lớn để người trồng rừng yên tâm đầu tư kinh doanh gỗ lớn.
Nghiên cứu tuổi thành thục số lượng và thành thục kinh tế của rừng trồng keo tai tượng tại xã phúc xuân, thái nguyên
Nghiên cứu tuổi thành thục số lượng và thành thục kinh tế của rừng trồng keo tai tượng tại xã phúc xuân, thái nguyên
Nghiên cứu tuổi thành thục số lượng và thành thục kinh tế của rừng trồng keo tai tượng tại xã phúc xuân, thái nguyên
Nghiên cứu tuổi thành thục số lượng và thành thục kinh tế của rừng trồng keo tai tượng tại xã phúc xuân, thái nguyên

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Luận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng Bình
Luận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng BìnhLuận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng Bình
Luận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng Bình
 
Luận văn: Kết hôn giữa những người song tính và chuyển giới, HOT
Luận văn: Kết hôn giữa những người song tính và chuyển giới, HOTLuận văn: Kết hôn giữa những người song tính và chuyển giới, HOT
Luận văn: Kết hôn giữa những người song tính và chuyển giới, HOT
 
Luận văn: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện Hòa Vang
Luận văn: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện Hòa VangLuận văn: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện Hòa Vang
Luận văn: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện Hòa Vang
 
Luận văn: An toàn lao động theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: An toàn lao động theo pháp luật Việt Nam, HAYLuận văn: An toàn lao động theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: An toàn lao động theo pháp luật Việt Nam, HAY
 
Đề tài: Khảo sát tình hình sử dụng đất phát triển đô thị tại Cần Thơ
Đề tài: Khảo sát tình hình sử dụng đất phát triển đô thị tại Cần ThơĐề tài: Khảo sát tình hình sử dụng đất phát triển đô thị tại Cần Thơ
Đề tài: Khảo sát tình hình sử dụng đất phát triển đô thị tại Cần Thơ
 
Đề tài: Pháp luật về hoạt động chiết khấu hối phiếu của ngân hàng
Đề tài: Pháp luật về hoạt động chiết khấu hối phiếu của ngân hàngĐề tài: Pháp luật về hoạt động chiết khấu hối phiếu của ngân hàng
Đề tài: Pháp luật về hoạt động chiết khấu hối phiếu của ngân hàng
 
Phương pháp xử lý số liệu
Phương pháp xử lý số liệuPhương pháp xử lý số liệu
Phương pháp xử lý số liệu
 
Luận văn: Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất tại Huế, HOT
Luận văn: Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất tại Huế, HOTLuận văn: Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất tại Huế, HOT
Luận văn: Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất tại Huế, HOT
 
Luận án: Quan hệ kinh tế chính trị Hàn Quốc - Nhật Bản (1980 - 2013)
Luận án: Quan hệ kinh tế chính trị Hàn Quốc - Nhật Bản (1980 - 2013)Luận án: Quan hệ kinh tế chính trị Hàn Quốc - Nhật Bản (1980 - 2013)
Luận án: Quan hệ kinh tế chính trị Hàn Quốc - Nhật Bản (1980 - 2013)
 
Đề cương thông tin địa lý GIS
Đề cương thông tin địa lý GISĐề cương thông tin địa lý GIS
Đề cương thông tin địa lý GIS
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đắk NôngLuận văn: Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đắk Nông
Luận văn: Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đắk Nông
 
Luận văn: Pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, HOT
Luận văn: Pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, HOTLuận văn: Pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, HOT
Luận văn: Pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, HOT
 
Luận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, RẤT HAY, HOT
Luận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, RẤT HAY, HOTLuận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, RẤT HAY, HOT
Luận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, RẤT HAY, HOT
 
Luận văn: Bảo đảm thực thi quyền lợi của người tiêu dùng, HAY
Luận văn: Bảo đảm thực thi quyền lợi của người tiêu dùng, HAYLuận văn: Bảo đảm thực thi quyền lợi của người tiêu dùng, HAY
Luận văn: Bảo đảm thực thi quyền lợi của người tiêu dùng, HAY
 
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệpLuận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
 
Bài mẫu tiểu luận về du lịch Việt Nam, HAY
Bài mẫu tiểu luận về du lịch Việt Nam, HAYBài mẫu tiểu luận về du lịch Việt Nam, HAY
Bài mẫu tiểu luận về du lịch Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng
Luận văn: Thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừngLuận văn: Thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng
Luận văn: Thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng
 
115+ Danh sách đề tài tiểu luận luật đất đai hay nhất, nên tham khảo
115+ Danh sách đề tài tiểu luận luật đất đai hay nhất, nên tham khảo115+ Danh sách đề tài tiểu luận luật đất đai hay nhất, nên tham khảo
115+ Danh sách đề tài tiểu luận luật đất đai hay nhất, nên tham khảo
 
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêuLuận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
 
Luận văn: Giao đất, cho thuê đất theo luật đất đai năm 2013, HAY
Luận văn: Giao đất, cho thuê đất theo luật đất đai năm 2013, HAYLuận văn: Giao đất, cho thuê đất theo luật đất đai năm 2013, HAY
Luận văn: Giao đất, cho thuê đất theo luật đất đai năm 2013, HAY
 

Similar to Nghiên cứu tuổi thành thục số lượng và thành thục kinh tế của rừng trồng keo tai tượng tại xã phúc xuân, thái nguyên

Similar to Nghiên cứu tuổi thành thục số lượng và thành thục kinh tế của rừng trồng keo tai tượng tại xã phúc xuân, thái nguyên (20)

Nghiên cứu và đánh giá sinh trưởng một số loài cây bản địa long não, bách xan...
Nghiên cứu và đánh giá sinh trưởng một số loài cây bản địa long não, bách xan...Nghiên cứu và đánh giá sinh trưởng một số loài cây bản địa long não, bách xan...
Nghiên cứu và đánh giá sinh trưởng một số loài cây bản địa long não, bách xan...
 
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học loài cây nghiến gân ba (excentrodendron to...
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học loài cây nghiến gân ba (excentrodendron to...Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học loài cây nghiến gân ba (excentrodendron to...
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học loài cây nghiến gân ba (excentrodendron to...
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cấu tạo và tính chất vật lý của ...
Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cấu tạo và tính chất vật lý của ...Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cấu tạo và tính chất vật lý của ...
Nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên cây đến cấu tạo và tính chất vật lý của ...
 
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và tri thức địa phương về cây trà hoa vàn...
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và tri thức địa phương về cây trà hoa vàn...Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và tri thức địa phương về cây trà hoa vàn...
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và tri thức địa phương về cây trà hoa vàn...
 
Nghiên cứu hiện trạng chất lượng nước ao nuôi cá rô phi đơn tính và đề xuất b...
Nghiên cứu hiện trạng chất lượng nước ao nuôi cá rô phi đơn tính và đề xuất b...Nghiên cứu hiện trạng chất lượng nước ao nuôi cá rô phi đơn tính và đề xuất b...
Nghiên cứu hiện trạng chất lượng nước ao nuôi cá rô phi đơn tính và đề xuất b...
 
đáNh giá hiện trạng môi trường trang trại chăn nuôi gà giống chất lượng cao t...
đáNh giá hiện trạng môi trường trang trại chăn nuôi gà giống chất lượng cao t...đáNh giá hiện trạng môi trường trang trại chăn nuôi gà giống chất lượng cao t...
đáNh giá hiện trạng môi trường trang trại chăn nuôi gà giống chất lượng cao t...
 
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học cây nghiến gân ba (excentrodendron tonkine...
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học cây nghiến gân ba (excentrodendron tonkine...Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học cây nghiến gân ba (excentrodendron tonkine...
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học cây nghiến gân ba (excentrodendron tonkine...
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải của chợ giếng vuông, phường hoàng vă...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải của chợ giếng vuông, phường hoàng vă...đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải của chợ giếng vuông, phường hoàng vă...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải của chợ giếng vuông, phường hoàng vă...
 
Hiện trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền,vận động ngườ...
Hiện trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền,vận động ngườ...Hiện trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền,vận động ngườ...
Hiện trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền,vận động ngườ...
 
Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý môi trường các làng nghề trên địa bàn tỉnh hà ...
Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý môi trường các làng nghề trên địa bàn tỉnh hà ...Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý môi trường các làng nghề trên địa bàn tỉnh hà ...
Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý môi trường các làng nghề trên địa bàn tỉnh hà ...
 
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và tri thức địa phương về cây trà hoa vàn...
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và tri thức địa phương về cây trà hoa vàn...Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và tri thức địa phương về cây trà hoa vàn...
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và tri thức địa phương về cây trà hoa vàn...
 
đáNh giá công tác quản lý môi trường tại công ty thực phẩm ping rong – bình v...
đáNh giá công tác quản lý môi trường tại công ty thực phẩm ping rong – bình v...đáNh giá công tác quản lý môi trường tại công ty thực phẩm ping rong – bình v...
đáNh giá công tác quản lý môi trường tại công ty thực phẩm ping rong – bình v...
 
đáNh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của trạm xử lý nước thải sinh hoạ...
đáNh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của trạm xử lý nước thải sinh hoạ...đáNh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của trạm xử lý nước thải sinh hoạ...
đáNh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của trạm xử lý nước thải sinh hoạ...
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm học cây đinh mật (fernandoa brillettii) tại huyện đin...
Nghiên cứu đặc điểm lâm học cây đinh mật (fernandoa brillettii) tại huyện đin...Nghiên cứu đặc điểm lâm học cây đinh mật (fernandoa brillettii) tại huyện đin...
Nghiên cứu đặc điểm lâm học cây đinh mật (fernandoa brillettii) tại huyện đin...
 
đáNh giá mức độ ô nhiễm nước thải sinh hoạt và đề xuất biện pháp cải thiện mô...
đáNh giá mức độ ô nhiễm nước thải sinh hoạt và đề xuất biện pháp cải thiện mô...đáNh giá mức độ ô nhiễm nước thải sinh hoạt và đề xuất biện pháp cải thiện mô...
đáNh giá mức độ ô nhiễm nước thải sinh hoạt và đề xuất biện pháp cải thiện mô...
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt của công ty tnhh chul woo vina
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt của công ty tnhh chul woo vinađáNh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt của công ty tnhh chul woo vina
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt của công ty tnhh chul woo vina
 
Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử ...
Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử ...Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử ...
Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử ...
 
Nghiên cứu mô hình thu hồi dinh dưỡng từ nước thải thủy sản
Nghiên cứu mô hình thu hồi dinh dưỡng từ nước thải thủy sảnNghiên cứu mô hình thu hồi dinh dưỡng từ nước thải thủy sản
Nghiên cứu mô hình thu hồi dinh dưỡng từ nước thải thủy sản
 
Sản xuất chế phẩm nấm paecilomyces lilacinus phòng trừ tuyến trùng meloidogyn...
Sản xuất chế phẩm nấm paecilomyces lilacinus phòng trừ tuyến trùng meloidogyn...Sản xuất chế phẩm nấm paecilomyces lilacinus phòng trừ tuyến trùng meloidogyn...
Sản xuất chế phẩm nấm paecilomyces lilacinus phòng trừ tuyến trùng meloidogyn...
 
đáNh giá hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết ethanol từ lá bàng (terminalia c...
đáNh giá hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết ethanol từ lá bàng (terminalia c...đáNh giá hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết ethanol từ lá bàng (terminalia c...
đáNh giá hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết ethanol từ lá bàng (terminalia c...
 

More from TÀI LIỆU NGÀNH MAY

More from TÀI LIỆU NGÀNH MAY (20)

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
 
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
 
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
 
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
 
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
 
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
 
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
 
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
 
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
 
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
 
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
 
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfKhóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
 
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
 
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfPháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
 
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfHôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
 
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfBảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
 

Recently uploaded

Transparency, Recognition and the role of eSealing - Ildiko Mazar and Koen No...
Transparency, Recognition and the role of eSealing - Ildiko Mazar and Koen No...Transparency, Recognition and the role of eSealing - Ildiko Mazar and Koen No...
Transparency, Recognition and the role of eSealing - Ildiko Mazar and Koen No...
EADTU
 
Spellings Wk 4 and Wk 5 for Grade 4 at CAPS
Spellings Wk 4 and Wk 5 for Grade 4 at CAPSSpellings Wk 4 and Wk 5 for Grade 4 at CAPS
Spellings Wk 4 and Wk 5 for Grade 4 at CAPS
AnaAcapella
 
MuleSoft Integration with AWS Textract | Calling AWS Textract API |AWS - Clou...
MuleSoft Integration with AWS Textract | Calling AWS Textract API |AWS - Clou...MuleSoft Integration with AWS Textract | Calling AWS Textract API |AWS - Clou...
MuleSoft Integration with AWS Textract | Calling AWS Textract API |AWS - Clou...
MysoreMuleSoftMeetup
 

Recently uploaded (20)

VAMOS CUIDAR DO NOSSO PLANETA! .
VAMOS CUIDAR DO NOSSO PLANETA!                    .VAMOS CUIDAR DO NOSSO PLANETA!                    .
VAMOS CUIDAR DO NOSSO PLANETA! .
 
Supporting Newcomer Multilingual Learners
Supporting Newcomer  Multilingual LearnersSupporting Newcomer  Multilingual Learners
Supporting Newcomer Multilingual Learners
 
Observing-Correct-Grammar-in-Making-Definitions.pptx
Observing-Correct-Grammar-in-Making-Definitions.pptxObserving-Correct-Grammar-in-Making-Definitions.pptx
Observing-Correct-Grammar-in-Making-Definitions.pptx
 
Andreas Schleicher presents at the launch of What does child empowerment mean...
Andreas Schleicher presents at the launch of What does child empowerment mean...Andreas Schleicher presents at the launch of What does child empowerment mean...
Andreas Schleicher presents at the launch of What does child empowerment mean...
 
Transparency, Recognition and the role of eSealing - Ildiko Mazar and Koen No...
Transparency, Recognition and the role of eSealing - Ildiko Mazar and Koen No...Transparency, Recognition and the role of eSealing - Ildiko Mazar and Koen No...
Transparency, Recognition and the role of eSealing - Ildiko Mazar and Koen No...
 
How To Create Editable Tree View in Odoo 17
How To Create Editable Tree View in Odoo 17How To Create Editable Tree View in Odoo 17
How To Create Editable Tree View in Odoo 17
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
Basic Civil Engineering notes on Transportation Engineering & Modes of Transport
Basic Civil Engineering notes on Transportation Engineering & Modes of TransportBasic Civil Engineering notes on Transportation Engineering & Modes of Transport
Basic Civil Engineering notes on Transportation Engineering & Modes of Transport
 
ESSENTIAL of (CS/IT/IS) class 07 (Networks)
ESSENTIAL of (CS/IT/IS) class 07 (Networks)ESSENTIAL of (CS/IT/IS) class 07 (Networks)
ESSENTIAL of (CS/IT/IS) class 07 (Networks)
 
Spellings Wk 4 and Wk 5 for Grade 4 at CAPS
Spellings Wk 4 and Wk 5 for Grade 4 at CAPSSpellings Wk 4 and Wk 5 for Grade 4 at CAPS
Spellings Wk 4 and Wk 5 for Grade 4 at CAPS
 
MuleSoft Integration with AWS Textract | Calling AWS Textract API |AWS - Clou...
MuleSoft Integration with AWS Textract | Calling AWS Textract API |AWS - Clou...MuleSoft Integration with AWS Textract | Calling AWS Textract API |AWS - Clou...
MuleSoft Integration with AWS Textract | Calling AWS Textract API |AWS - Clou...
 
Stl Algorithms in C++ jjjjjjjjjjjjjjjjjj
Stl Algorithms in C++ jjjjjjjjjjjjjjjjjjStl Algorithms in C++ jjjjjjjjjjjjjjjjjj
Stl Algorithms in C++ jjjjjjjjjjjjjjjjjj
 
The Story of Village Palampur Class 9 Free Study Material PDF
The Story of Village Palampur Class 9 Free Study Material PDFThe Story of Village Palampur Class 9 Free Study Material PDF
The Story of Village Palampur Class 9 Free Study Material PDF
 
OSCM Unit 2_Operations Processes & Systems
OSCM Unit 2_Operations Processes & SystemsOSCM Unit 2_Operations Processes & Systems
OSCM Unit 2_Operations Processes & Systems
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
UChicago CMSC 23320 - The Best Commit Messages of 2024
UChicago CMSC 23320 - The Best Commit Messages of 2024UChicago CMSC 23320 - The Best Commit Messages of 2024
UChicago CMSC 23320 - The Best Commit Messages of 2024
 
Including Mental Health Support in Project Delivery, 14 May.pdf
Including Mental Health Support in Project Delivery, 14 May.pdfIncluding Mental Health Support in Project Delivery, 14 May.pdf
Including Mental Health Support in Project Delivery, 14 May.pdf
 
Analyzing and resolving a communication crisis in Dhaka textiles LTD.pptx
Analyzing and resolving a communication crisis in Dhaka textiles LTD.pptxAnalyzing and resolving a communication crisis in Dhaka textiles LTD.pptx
Analyzing and resolving a communication crisis in Dhaka textiles LTD.pptx
 
Sternal Fractures & Dislocations - EMGuidewire Radiology Reading Room
Sternal Fractures & Dislocations - EMGuidewire Radiology Reading RoomSternal Fractures & Dislocations - EMGuidewire Radiology Reading Room
Sternal Fractures & Dislocations - EMGuidewire Radiology Reading Room
 
Rich Dad Poor Dad ( PDFDrive.com )--.pdf
Rich Dad Poor Dad ( PDFDrive.com )--.pdfRich Dad Poor Dad ( PDFDrive.com )--.pdf
Rich Dad Poor Dad ( PDFDrive.com )--.pdf
 

Nghiên cứu tuổi thành thục số lượng và thành thục kinh tế của rừng trồng keo tai tượng tại xã phúc xuân, thái nguyên

  • 1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM VŨ ĐỨC TIỆP NGHIÊN CỨU TUỔI THÀNH THỤC SỐ LƯỢNG VÀ THÀNH THỤC KINH TẾ CỦA RỪNG TRỒNG KEO TAI TƯỢNG TẠI XÃ PHÚC XUÂN, THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng Khoa : Lâm Nghiệp Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên - năm 2019
  • 2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM VŨ ĐỨC TIỆP NGHIÊN CỨU TUỔI THÀNH THỤC SỐ LƯỢNG VÀ THÀNH THỤC KINH TẾ CỦA RỪNG TRỒNG KEO TAI TƯỢNG TẠI XÃ PHÚC XUÂN, THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng Lớp : K47 - QLTNR - N01 Khoa : Lâm Nghiệp Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Đăng Cường Thái Nguyên - năm 2019
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng cá nhân tôi. Nội dung khóa luận có sự tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và các trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của khóa luận. Giảng viên hướng dẫn Sinh viên TS. Nguyễn Đăng Cường Vũ Đức Tiệp XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN Xác nhận đã sửa chữa sai sót sau khi hội đồng đánh giá chấm (Ký, họ và tên)
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập nghiên cứu tại trường, được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa lâm nghiệp – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên hướng dẫn em thực hiện khóa luận: “Nghiên cứu tuổi thành thục số lượng và thành thục kinh tế của rừng keo tai tượng tại xã Phúc Xuân, Thái Nguyên, giai đoạn 2011- 2019”. Để hoàn thành khóa luận này ngoài sự cố gắng, kỹ năng, học thức và kinh nghiệm tiếp thu qua quá trình học tập tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên cùng với đó là sự phấn đấu của bản thân cá nhân, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những người, đơn vị đã giúp đỡ em trong thời gian qua. Em xin được bày tỏ lòng kính trọng và gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến giảng viên – tiến sĩ Nguyễn Đăng Cường, người đã trực tiếp giúp đỡ và hướng dẫn em trong suốt quá trình từ khi chọn đề tài, xây dựng đề cương cho đến khi hoàn thành đề tài theo đúng kế hoạch dự kiến và đảm bảo thời gian. Em xin được chân thành và biết ơn sâu sắc tới các cán bộ thuộc ban quản lý rừng phòng hộ hồ Núi Cốc và các cán bộ thường trực tại trạm kiểm lâm xã Phúc xuân đã tạo điều kiện, cung cấp thông tin, số liệu, hướng dẫn và giúp đỡ em tìm hiểu, khảo sát địa bàn cơ sở để em hoàn thành khóa luận này. Tuy nhiên do thời gian thực hiện khóa luận hạn chế và năng lực của bản thân nên khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự giúp đỡ đóng góp ý kiến, tham vấn của thầy cô, bạn bè để khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn Sinh viên Vũ Đức Tiệp
  • 5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ..............................................................................................i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................ii MỤC LỤC........................................................................................................iii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................. v DANH MỤC CÁC BẢNG...............................................................................vi DANH MỤC CÁC HÌNH...............................................................................vii PHẦN 1. MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài......................................................................... 3 1.3. Ý nghĩa đề tài ............................................................................................. 3 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ..................................... 3 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn..................................................................................... 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................... 4 2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu...................................................... 4 2.2. Tình hình nghiên cứu tuổi khai thác tối ưu trên thế giới và Việt Nam...... 6 2.2.1. Nghiên cứu tuổi khai thác tối ưu trên thế giới ........................................ 6 2.2.2. Nghiên cứu tuổi khai thác tối ưu Việt Nam............................................ 8 2.3. Tình hình nghiên cứu về Keo tai tượng ...................................................10 2.3.1. Tình hình nghiên cứu keo tai tượng trên thế giới .................................10 2.3.2. Tình hình nghiên cứu keo tai tượng ở Việt Nam..................................14 2.4. Một số đặc điểm của cây Keo Tai tượng .................................................18 2.4.1. Phân loại khoa học ................................................................................18 2.4.2. Đặc điểm hình thái ................................................................................18 2.4.3. Đặc điểm sinh học vá sinh thái học.......................................................19 2.4.4. Phân bố địa lý........................................................................................20
  • 6. iv 2.4.5. Giá trị kinh tế ........................................................................................20 2.5. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu...................................................20 2.5.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................20 2.5.2. Điều kiện kinh tế xã hội ........................................................................23 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..28 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................28 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu............................................................28 3.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................28 3.4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................28 3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin............................................................28 3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu.....................................................................31 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...........................34 4.1. Sinh trưởng và biện pháp gâytrồng của Keo tai tượng tại khu vực nghiên cứu....34 4.1.1. Sinh trưởng rừng Keo tai tượng............................................................34 4.1.2. Các biện pháp gây trồng đã áp dụng đối với cây Keo tai tượng tại khu vực nghiên cứu................................................................................................35 4.1.3. Tuổi thành thục về số lượng/ luân kỳ sinh học.....................................37 4.2. Tuổi thành thục về kinh tế........................................................................39 4.3. Phân tích độ nhạy.....................................................................................41 4.4. Các giải pháp phát triển rừng trồng trên địa bàn xã Phúc Xuân..............44 4.4.1. Định hướng chung.................................................................................44 4.4.2. Giải pháp về kỹ thuật ............................................................................44 4.2.3. Các giải pháp về kinh tế xã hội.............................................................45 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................46 5.1. Kết luận ....................................................................................................46 5.2. Kiến nghị..................................................................................................47 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................48
  • 7. v DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT A Tuổi cây BNN Bộ Nông Nghiệp C1.3 Chu vi cây ở vị trí 1.3 mét D1.3 Đường kính cây ở vị trí 1.3 mét G Tiết diện ngang thân cây Hvn Chiều cao vút ngọn KTLS Kĩ thuật lâm sinh M Trữ lượng cây N Mật độ cây (số cây) OTC Ô tiêu chuẩn QĐ Quyết định TCLN Tổng cục Lâm Nghiệp STT Số thứ tự V BCR IRR FSC NPV LEV Thể tích Tỷ lệ hiệu quả vốn và đầu tư Tỷ suất hoàn vốn nội tại Chứng nhận bảo vệ rừng (Forest Stewardship Council) Giá trị hiện tại thuần Giá trị mong đợi của đất
  • 8. vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Sinh trưởng chiều cao các loài Keo 18 tháng tuổi..........................11 Bảng 2.2. Sinh trưởng của 8 loài Keo ở tuổi 2 tại Hải Nam – Trung Quốc ...11 Bảng 2.3. Diện tích rừng và đất khu vực nghiên cứu .....................................22 Bảng 3.1. Biểu điều tra sinh trưởng ................................................................29 Bảng 4.1. Sinh trưởng đường kính và chiều cao của Keo tai tượng theo tuổi 34 Bảng 4.2. Các biện pháp KTLS được áp dụng trong xã.................................35 Bảng 4.3. Tăng trưởng bình quân chung và tăng trưởng thường xuyên hàng năm của Keo tai tượng....................................................................37 Bảng 4.4. Chi phí đầu tư và thu nhập của rùng trồng Keo tai tượng..............39 Bảng 4.5. Hiệu quả kinh tế rừng trồng keo tai tượng tại địa bàn xã Phúc Xuân (Với r = 8,5%).................................................................................40 Bảng 4.6. Hiệu quả kinh tế 1 luân kì khi thay đổi tỷ lệ chiết khấu (r)............41 Bảng 4.7. Hiệu quả kính tế cho vô số luân kỳ khai thác khi thay đổi tỷ lệ chiết khấu (r)............................................................................................41 Bảng 4.8. Hiệu quả kính tế cho vô số luân kì khai thác khi giá gỗ tăng 20% và 40%.............................................................................................43
  • 9. vii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Keo tai tượng các năm tuổi 2,3,4 (trái qua phải) tại khu vực nghiên cứu ..30 Hình 3.2. Keo tai tượng các năm tuổi 5,6,8 (trái qua phải) tại khu vực nghiên cứu ..30 Hình 3.3. Đường cong tăng trưởng Zt và ∆t theo tuổi....................................32 Hình 4.1. Tăng trưởng bình quân ∆t ...............................................................38
  • 10. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Rừng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống con người, cũng như đối với hệ sinh thái rừng. Rừng không những là cơ sở phát triển kinh tế xã hội mà còn giữ chức năng sinh thái cực kỳ quan trọng, rừng tham gia vào quá trình điều hoà khí hậu, đảm bảo chu chuyển ôxy và các nguyên tố cơ bản khác trên hành tinh, duy trì tính ổn định và độ màu mỡ của đất, hạn chế lũ lụt, hạn hán, ngăn chặn xói mòn đất, làm giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt của thiên tai, bảo vệ nguồn nước mặt và nước ngầm và làm giảm mức ô nhiễm không khí và nước. Rừng giữ vai trò chủ đạo trong mối quan hệ tương tác giữa môi trường và sinh vật. Rừng là lá phổi xanh của trái đất. Đây là một quần lạc địa sinh. Trong đó bao gồm đất, khí hậu và sinh vật rừng tạo nên một quần thể thống nhất. Có quan hệ tương trợ lẫn nhau. Do đó, một quốc gia có tỷ lệ rừng đảm bảo diện tích tối ưu 45% là chỉ tiêu an ninh môi trường quan trọng. Rừng đóng vai trò mật thiết đối với sự phát triển của nền kinh tế tại mọi quốc gia. Trong luật Bảo vệ và phát triển rừng nước ta có ghi: “Rừng là một trong những tài nguyên quý báu mà thiên nhiên ưu ái ban tặng cho nước ta, rừng có khả năng tái tạo, là bộ phận quan trọng với môi trường sinh thái, đóng góp giá trị to lớn với nền kinh tế quốc gia, gắn liền với đời sống của nhân dân và sự sống còn của dân tộc.”[6]. Theo công bố tại Quyết định số 911/QĐ-BNN-TCLN[18] ngày 19 tháng 03 năm 2019, diện tích rừng trên toàn quốc có 14.491.295 ha, trong đó, rừng tự nhiên có 10.255.525 ha, rừng trồng có 4.235.770 ha. Diện tích rừng đủ tiêu chuẩn để tính độ che phủ toàn quốc là 13.785.642 ha, độ che phủ tương ứng là 41,65%.
  • 11. 2 Nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế ở vùng miền núi phía Bắc, trong những năm qua Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, đầu tư thực hiện nhiều chương trình, dự án, áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó phát triển lâm nghiệp đã được quan tâm chú trọng hơn như đầu tư thực hiện Chương trình 327 và hiện nay là Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. Tuy nhiên, sự quan tâm của chúng ta trong thời gian qua chỉ tập trung nhiều vào 2 đối tượng là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, rừng trồng sản xuất chưa được chú ý nhiều và hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải có lời giải đáp, trong đó có vấn đề về sinh trưởng và tính thích ứng của một số loài cây trồng. Hiện nay, ở nước ta có rất nhiều loài cây được trồng thành rừng sản xuất như: Keo, Mỡ, Bạch đàn, Bồ đề… Nhưng phổ biến hơn cả là một số loài Keo như: Keo Tai tượng (Acacia mangium Willd), Keo lai... Hiện tại diện tích rừng trồng Keo chiếm khoảng 36% tổng diện tích rừng trồng tại Việt Nam. Rừng trồng là nguồn sinh kế chính của nông hộ, thực tế hiện nay hầu hết các chủ rừng đều lựa chọn chu kỳ kinh doanh ngắn, sản phẩm là cây gỗ nhỏ do các yếu tố về vay vốn, chi phí sản xuất còn hạn chế, chưa có căn cứ, thông tin để kéo dài chu kỳ kinh doanh và tâm lý lo ngại những rủi ro tiềm ẩn nếu kéo dài chu kỳ kinh doanh như rủi ro từ bão lũ, sâu bệnh và cháy rừng… Thêm vào đó hiện nay Chính phủ cũng đang thiếu những chính sách khuyến khích, hỗ trợ các đơn vị kinh doanh lâm nghiệp kéo dài chu kỳ kinh doanh để trồng cây gỗ lớn. Do đó, để có cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc đánh giá lựa chọn chu kỳ kinh doanh tối ưu của rừng trồng Keo tai tượng tại Phúc Xuân, tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tuổi thành thục số lượng và thành thục kinh tế của rừng trồng keo tai tượng tại xã Phúc Xuân, Thái Nguyên”.
  • 12. 3 1.2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài - Xác định được tuổi thành thục số lượng của rừng trồng Keo tai tượng tại xã Phúc Xuân, tỉnh Thái Nguyên. - Xác định được tuổi khai thác tối ưu về kinh tế của rừng trồng Keo tai tượng tại xã Phúc Xuân, tỉnh Thái Nguyên. - Đề xuất được các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh rừng trồng Keo tai tượng tại xã Phúc Xuân, tỉnh Thái Nguyên. 1.3. Ý nghĩa đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học Củng cố kiến thức môn học, bổ sung kiến thức còn thiếu, áp dụng những kiến thức lý thuyết vào trong thực tiễn. Nâng cao kĩ năng cá nhân bản thân sinh viên trong quá trình thực địa, điều tra thu thập dữ liệu, đồng thời củng cố tiền đề cho công việc sau này. Thông qua nghiên cứu giúp cho sinh viên tiếp cận những phương pháp mới trong quản lý rừng trồng, đặc biệt đối với rừng trồng thuần loài được quy hoạch là rừng sản xuất. Đồng thời, vận dụng những kiến thức đã học như điều tra rừng, xử lý số liệu thống kê lâm nghiệp và sản lượng rừng để áp dụng vào công tác quản lý rừng trồng của ngành Lâm nghiệp. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn Xác định tuổi khai thác rừng trồng sẽ xác định được trữ lượng gỗ khai thác hàng năm nhằm cung cấp gỗ cho các cơ sở chế biến như cơ sở dăm, ván bóc và ván xẻ ở trên địa bàn nghiên cứu, từ đó sẽ có giải pháp để quản lý bảo vệ rừn trồng tốt hơn. Bên cạnh đó, xác định tuổi thành thục số lượng và thành thục công nghệ sẽ góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho cán bộ quản lý và người dân trong việc xác định tuổi rừng trồng để tiến hành khai thác nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
  • 13. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu Theo báo cáo của Tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO, 2009) thì Việt Nam là một trong số 10 nước có diện tích trồng rừng lớn nhất trên thế giới. Tại Quyết định số 2410/QĐ-BNN-TCLN ngày 9 tháng 8 năm 2010, tính đến thời điểm tháng 12 năm 2009, diện tích rừng toàn quốc là 13,259 triệu ha, trong đó có 10.339.305 ha rừng tự nhiên và 2.919.538 ha rừng trồng, độ che phủ đạt 39,1%. Để có thể xác định được thời điểm khai thác rừng trồng đem lại hiệu quả kinh tế nhất thì xác định tuổi thành thục số lượng và kinh tế đóng vai trò rất quan trọng. Vậy xác định thời điểm khai thác rừng trồng hiệu quả nhất đối với một loài cây chúng ta đi sâu tìm hiểu một số vấn đề sau: Tuổi của lâm phần là: Tuổi lâm phần là nhân tố cấu trúc về mặt thời gian, phản ánh giai đoạn sinh trưởng phát triển của lâm phần theo cây rừng có chủ đích kinh doanh tại lâm phần. Tuổi của lâm phầm chủ yếu áp dụng và hiệu quả phân loại chính xác đối với các loại rừng trồng. Cấp tuổi của rừng trồng lại phụ thuộc vào đặc điểm tốc độ sinh trưởng nhanh hoặc chậm của từng loài cây trồng rừng có thời gian ngăn hay dài:  Cấp tuổi 1: lâm phần rừng non  Cấp tuổi 2: lâm phần rừng sào  Cấp tuổi 3: lâm phần rừng trung niên  Cấp tuổi 4: lâm phần rừng gần thành thục  Cấp tuổi 5: lâm phần rừng thành thục  Cấp tuổi 6: lâm phần rừng quá thành thục Tuổi của lâm phầm cũng không phải là yếu tố đồng nhất để tách biệt lâm phần riêng, do vậy đôi khi nhân tố này lại được dùng mô tả cho đặc điểm
  • 14. 5 về mặt thành phần thời gian của lâm phần: lâm phần khác tuổi và lâm phần đều tuổi. Thành thục rừng là trạng thái của cây rừng hay lâm phần trong quá trình sinh trưởng và phát triển đạt đến trạng thái phù hợp nhất với mục đích điều chế và kinh doanh. Tuổi ở trạng thái đó được gọi là tuổi thành thục. Chu kỳ kinh doanh được hiểu là toàn bộ rừng của một đơn vị điều chế được khai thác, tương ứng với số năm để lâm phần của thế hệ mới có thể đạt đến tuổi khai thác. Chu kỳ được xác định xấp xỉ tuổi khai thác chính, sao cho qua khai thác, đảm bảo những điều kiện lâm sinh và kinh tế có lợi nhất. Có hai tuổi khai thác được đề cập phổ biến nhất là tuổi thành thục số lượng và tuổi thành thục kinh tế. Thành thục số lượng/luân kỳ sinh học: Thành thục số lượng là hiện tượng mà cây rừng hoặc lâm phần đạt trị số tăng trưởng bình quân cao nhất. Tuổi đạt trạng thái đó là tuổi thành thục số lượng. Thành thục số lượng phụ thuộc vào các yếu tố sau: - Về loài cây - Về nguồn gốc - Về điều kiện lập địa - Biện pháp tác động/ kinh doanh Ý nghĩa thành thục số lượng: thành thục số lượng có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn và trong lý luận. Vì nó là căn cứ chủ yếu để xác định chu kỳ kinh doanh. Đặc biệt là đối với rừng sản xuất lấy gỗ làm mục tiêu chính. Thành thục số lượng là cơ sở quan trọng để xác định tuổi khai thác chính. Tuổi thành thục số lượng được xác định thông qua quy luật biến đổi Zt và t theo tuổi. Quy luật biến đổi của Zt và t theo tuổi:
  • 15. 6 - Giai đoạn 1: Cả Zt và t đều tăng theo tuổi, nhưng Zt tăng nhanh hơn và đạt giá trị cực đại sớm hơn t. Sau khi đạt cực đại Zt giảm dần trong khi đó t vẫn tiếp tục tăng. Trong giai đoạn này Zt luôn lớn hơn t - Giai đoạn 2: t đạt giá trị cực đại và bằng Zt. Tại thời điểm này cây đạt thành thục số lượng - Giai đoạn 3: Cả t và Zt đều giảm trong khi tuổi vẫn tăng lên, ở giai đoạn này Zt luôn nhỏ hơn t. Thành thục kinh tế: Thành thục kinh tế là trạng thái lầm phần trong quá trình sinh trưởng, phát triển đạt được tăng trưởng giá trị lớn nhất, tuổi ở trạng thái đó là tuổi thành thục kinh tế (giá trị). Các tiêu chí ra quyết định phổ biến hiện nay như NPV, BCR và IRR đã phần nào giúp các nhà đâu tư lựa chọn được các dự án hoặc phương án tối ưu trong kinh doanh lâm nghiệp. Bên cạnh đó một số tiêu chí mới khác được sử dụng như giá trị tương đương hàng năm (AEV), tỷ lệ hoàn vốn thực tế (RRR), tỷ suất doanh thu ròng trên vốn đầu tư năm gốc (NR/C0), và giá trị mong đợi của đất (LEV/SEV). 2.2. Tình hình nghiên cứu tuổi khai thác tối ưu trên thế giới và Việt Nam 2.2.1. Nghiên cứu tuổi khai thác tối ưu trên thế giới Các nghiên cứu về chu kỳ khai thác rừng tối ưu trong khoảng 30 năm gần đây chủ yếu hướng vào mở rộng công thức Faustmann, thay đổi, bổ sung các biến của mô hình để phản ảnh chính xác hơn thực tế và bao hàm đầy đủ hơn các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định của chủ rừng về luân kỳ khai thác. Theo một số nghiên cứu mở rộng mô hình bằng việc bổ sung biến thâm canh lâm sinh (silvicultural efforts) vào hàm sản lượng rừng, khi đó có kết quả xác định chu kỳ khai thác tối ưu lại phụ thuộc vào vấn đề hai biến của hàm sản lượng rừng (thời gian và thâm canh) chúng là sự bổ sung hay thay thế cho nhau, cần các ước lượng thực nghiệm về hàm sản lượng để trả lời câu hỏi này. Cũng về hàm sản lượng gỗ, Johansson và Lofgren (1985) khảo sát
  • 16. 7 ảnh hưởng của tiến bộ công nghệ (qua đó ảnh hưởng đến hàm tăng trưởng sinh học của rừng) đến chu kỳ khai thác tối ưu, kết quả cho thấy, dưới ảnh hưởng của sự gia tăng sản lượng rừng, luân kỳ khai thác sẽ có xu thế giảm trong ngắn hạn và kéo dài trong dài hạn. Mc Connell và các cộng sự (1983) khảo sát ảnh hưởng của thay đổi giá gỗ và chi phí trồng rừng đến chu kỳ khai thác tối ưu bằng phương pháp giải bài toán tối ưu động, trong đó đặt tình huống trong tương lai, đất trồng rừng có thể dịch chuyển khỏi khu vực lâm nghiệp và khi đó, chi phí trồng rừng có thể rất cao. Kết quả nghiên cứu của họ cho thấy, nếu giá gỗ tăng với tỷ lệ tăng không đổi, và chi phí trồng rừng tăng nhanh, thì chu kỳ khai thác tối ưu sẽ tăng theo thời gian, còn ngược lại, nếu giá gỗ tăng với tốc độ tăng cao hơn tỷ lệ tăng của chi phí, thì chu kỳ khai thác tối ưu sẽ giảm theo thời gian. Ngoài ra, tỷ lệ tăng của giá thuần (net price) của gỗ phải nhỏ hơn tỷ lệ chiết khấu, bởi nếu ngược lại, thì việc khai thác rừng sẽ bị trì hoãn đến vô cùng do giá trị hiện tai của thu nhập từ trồng rừng sẽ liên tục tăng theo thời gian (nghĩa là sẽ không có điểm cực đại, mà ở đó, chu kỳ khai thác được coi là tối ưu). Các nghiên cứu về ảnh hưởng của rủi ro như cháy rừng và thiên tai đến luân kỳ khai thác tối ưu được đề cập đến trong các nghiên cứu kỹ thuật khác nhau như mô hình Markov với xác suất cháy rừng cố định, hoặc đưa xác suất cháy rừng bình quân vào tỷ lệ chiết khấu, kết quả chung của các nghiên cứu này là mức độ rủi ro cao sẽ dẫn tới rút ngắn chu kỳ khai thác tối ưu. Một số lượng đáng kể các nghiên cứu về chu kỳ kinh doanh rừng tối ưu cũng được tập trung vào việc tính đến các lợi ích ngoài gỗ, nhất là các ngoại ứng tích cực như cảnh quan, phòng hộ, cố định cacbon… của rừng trồng. kết quả cho thấy ảnh hưởng của lợi ích ngoài gỗ sẽ làm kéo dài hay rút ngắn luân kỳ khai thác tối ưu tùy thuộc vào các lợi ích ngoài gỗ đó tăng hay giảm theo tuổi rừng.
  • 17. 8 2.2.2. Nghiên cứu tuổi khai thác tối ưu Việt Nam Theo Thái Anh Hòa (1999) [9], chu kỳ kinh tế hay tuổi thành thục về kinh tế của rừng là thời điểm khai thác rừng có lợi nhất về mặt kinh tế. Nguyên lý xác định chu kỳ khai thác rừng tối ưu về kinh tế theo quan điểm lợi nhuận tối đa cho rằng, chủ rừng cần phải xem xét mức thu nhập tăng lên hàng năm hay thu nhập cận biên và những chi phí phải gánh chịu hàng năm nếu tiếp tục nuôi rừng thêm. Nói theo cách khác, để xác định được tuổi khai thác rừng tối ưu về kinh tế, chủ rừng cần phải so sánh giữa lợi ích thu được từ vốn rừng gia tăng hàng năm với chi phí cơ hội của vốn phải chịu thêm hàng năm. Chi phí phải chịu thêm hàng năm chính là khoản tiền mà chủ rừng có thể nhận được khi việc khai thác rừng được thực hiện sớm hơn và đầu tư thu nhập do khai thác rừng vào những hoạt động kinh doanh khác mang lại mức lãi suất hiện hành [10]. Các nghiên cứu về chu kỳ khai thác rừng ở Việt Nam trong những năm gần đây tập chung chủ yếu vào các giá trị như NPV, IRR, BCR. Các tiêu chí xác định chu kỳ kinh doanh tối ưu được trình bày trong các giáo trình kinh tế lâm nghiệp, kinh tế tài nguyên, đề cập đến các tiêu chí chung, tham khảo các học giả nước ngoài. Trong đó, ba tiêu chí được giới thiệu phổ biến là: tối đa hóa sản lượng rừng bình quân, tối đa hóa giá trị hiện tại của thu nhập ròng từ 1 luân kỳ trồng rừng, tối đa hóa giá trị hiện tại của thu nhập ròng từ vô số các luân kỳ (Nguyễn Quang Hà, 2001, Dương Thị Thanh Tân 2016) [7]. Tuy nhiên, trong thực tiễn hầu hết các nghiên cứu đánh giá hiệu quả trồng rừng đều sử dụng các chỉ tiêu liên quan đến giá trị hiện tại của thu nhập ròng (NPV) từ trồng rừng, với giả định chu kỳ kinh doanh đã được xác định trước, để so sánh lựa chọn các mô hình trồng rừng trên góc độ loài cây, kỹ thuật chứ không phải lựa chọn chu kỳ kinh doanh tối ưu.
  • 18. 9 Theo hướng sử dụng hiệu quả kinh tế để xác định chu kỳ kinh doanh tối ưu cũng đã có một số ít nghiên cứu được thực hiện, nhưng ở phạm vi hẹp. Nguyễn Quang Hà (2001) [7] ứng dụng mô hình FPO để xác định chu kỳ kinh doanh tối ưu cho hai loài cây rừng trồng nguyên liệu (bồ đề và mỡ). Tuy nhiên, nghiên cứu này giữ nguyên toàn bộ các giả định của công thức Faustmann, trong đó có giả định giá gỗ rừng trồng không phụ thuộc vào cấp tuổi, nên chỉ có thể ứng dụng, tham khảo cho trồng rừng nguyên liệu giấy. Đỗ Anh Tuân (2013) [23] sử dụng phương pháp so sánh các chỉ tiêu tổng NPV, NPV/năm theo các chu kỳ kinh doanh khác nhau (5-9 năm), để đề xuất chu kỳ kinh doanh tối ưu. Trong việc tính toán xác định chi phí, thu nhập, nghiên cứu này sử dụng giá cả thực tế của các sản phẩm thương phẩm theo cấp tuổi của rừng trồng keo, nên đảm bảo độ tin cậy về phương pháp. Tuy nhiên, một trong các hạn chế của tiêu chí sử dụng trong nghiên cứu này là chỉ dừng lại ở cấp tuổi 9, trong khi giá trị của tổng NPV và NPV/năm đều tăng theo cấp tuổi. Hơn nữa việc sử dụng chỉ tiêu NPV cho 1 luân kỳ, thay vì nhiều luân kỳ (ít nhất là trong phạm vi số năm thuộc thời hạn giao đất) là kém thuyết phục. Do đó, tối đa hóa giá trị hiện tại của thu nhập thuần từ vô số các luân kỳ trồng rừng (Maximization of the Discounted Net revenue from an Infinite rotations) đang được nhiều tác giả quan tâm. Mô hình này được xây dựng đầu tiên bởi Faustmann năm 1894 và sau đó bởi Pressler và Ohlin, nên còn được gọi là mô hình FPO. Các tên gọi sử dụng nguyên lý tương tự với mô hình này là SL (soil rent), SEV (soil expectation value) hoặc LEV (land expectation value). Mô hình này giả định rừng sẽ được tiếp tục trồng ở các luân kỳ tiếp theo, nghĩa là quyết định về luân kỳ khai thác rừng hiện tại chịu ảnh hưởng của các khả năng sinh lợi trong tương lai.
  • 19. 10 2.3. Tình hình nghiên cứu về Keo tai tượng 2.3.1. Tình hình nghiên cứu keo tai tượng trên thế giới Cây keo có tên khoa học là Acacia Mangium, phân họ Trinh nữ (Minosaceae), thuộc họ Đậu (Fabaceae), bộ rễ có nốt sần cố định đạm vì thế cải tạo đất rất tốt, cây Keo có phân bố trên các điều kiện địa lí sinh thái rộng, đặc biệt có nhiều loài sinh trưởng tốt trên các vùng đấy trống đồi núi trọc, khu vực khô hạn, khu vực đồi núi cao... Lần đầu tiên cây Keo được mô tả năm 1773 tại Châu Phi, hiện có tới trên 1.300 loài Keo trên toàn thế giới được phát hiện, trong đó có nguồn gốc từ Australia là khoảng 950. Keo thusch nghi trong các khu vực khô, nhiệt đới, ôn đới ẩm, phân bố rộng khắp từ Châu Phi, Nam Châu Á, Châu Mỹ. Keo tai tượng (Acacia mangium Willd) là loài cây nguyên sản ở phía bắc Queensland (Australia), có ở Irian Jaya, Maluku của Indonesia (Doran và Skelton, 1982) [32]. Đây là loài cây sinh trưởng nhanh, cây được sử dụng rỗng rãi cho mục đích khác nhau như lấy gỗ, củi, ta nanh, trồng nông lâm kết hợp, trồng cây đường phố và là cây cải tạo đất (Turnbull, 1986) [34]. Với những đặc điểm ưu việt như vậy, loài cây này đã được đưa vào trồng ở nhiều quốc gia khác nhau, đặ biệt là ở Indonesia, Malaysia và Thái Lan. Trong những năm 1980, các loài keo Acacia đã được đưa vào thử nghiệm ở nhiều nước vì những khả năng tốt của chúng. Nhất là khả năng cải tạo đất, chống sói mòn, năng suất cao. Khảo nghiệm ở Philippin với 7 loài cho thấy keo tai tượng có chiều cao đứng thứ 3 ở cả 2 điểm thí nghiệm (Havmoller, 1989).
  • 20. 11 Bảng 2.1. Sinh trưởng chiều cao các loài Keo 18 tháng tuổi Loài Mindoro (Hvn: m) Mindanao (Hvn: m) A.crassicarpa 4.8 5.9 A.auriculiPormis 4.3 5.3 A.mangium 3.5 5.0 A.aulacocarpa 3.5 3.9 A.leptocarpa 2.8 4.3 A.cincinnata 2.8 3.7 A.polystachya 2.6 3.1 Năm 1986, trên đảo Hải Nam – Trung Quốc với 20 xuất xứ của 8 loài keo đã được thực hiện ở tuổi thứ 2. Trong đó Keo tai tượng không nằm trong nhóm loài và xuất xứ dẫn đầu. Sau 2 năm tuổi keo tai tượng sinh trưởng D < 7,4 cm, H < 4,7 cm (Minquan, Ziayu and Yutian, 1989). Năm 1985,23 xuất xứ của 12 loài keo đã được khảo nghiệm tại 6 điểm tại Thái Lan (P.chittanchumnonK and SirilaK 1991)[30]. Bảng 2.2. Sinh trưởng của 8 loài Keo ở tuổi 2 tại Hải Nam – Trung Quốc Loài Xuất xứ H (m) D (cm) A.crassicarpa Oriomo RiVer 6.0 7.8 A.crasicarpa Weroi Wimpim 5.7 8.0 A.auriculiformis IoKWa 5.3 7.8 A.aulacocarpa Oriomo RiVer 4.9 6.9 A.crasicarpa Shoteel la 4.7 7.4 15 xuất xứ còn lại, bao gồm các xuất xứ Keo là tràm, Keo tai tượng, A.cincinnata, A.melanoxylon, A.oraria, A.confusa, như vậy Keo tai tượng không nằm trong nhóm loài và xuất xứ dẫn đầu, tức là sau hai năm tuổi sinh trưởng D <
  • 21. 12 7,4 cm, H<4,7 m. Năm 1985, 23 xuất xứ của 12 loài Keo đã được khảo nghiệm tại 6 điểm ở Thái lan (P.ChittachumnonK and S. SirilaK 1991)[30]. Thứ tự xếp hạng theo chiều cao của 10 xuất xứ dẫn đầu (36 tháng tuổi) tại hai điểm thí nghiệm là: Tại Ratchaouri, Keo tai tượng xuất xứ 13846 xếp thứ chín có chiều cao 7,2 m, loài dẫn đầu là A.craosocarpa xuất xứ 13653 xếp thứ mười với chiều cao 6,8 m. Tại Saitheng, Keo tai tượng không nằm trong mười xuất xứ dẫn đầu, tại đây loài và xuất xứ dẫn đầu vẫn là A.crassicarpa 13683 vời chiều cao 14,8 m, aulacocarpa xếp thứ mười với chiều cao 11,3m. Darus (1991) khi nghiên cứu vai trò của lá trong dâm hom Keo tai tượng cho rằng, lá giữ vai trò chủ chốt trong việc hình thành mô phân sinh của rễ ở các hom chưa hoá gỗ đặt dưới phun mù, cần cắt đi một phần lá cho hom gọn nhỏ lại, vừa đỡ thoát hơi nước lại tiết kiệm được diện tích giâm cây. Tác giả cho rằng cắt một nửa phiến lá đem lại kết quả ra rễ tốt nhất cho loài Keo tai tượng. Tewari (1994) [33] nghiên cứu sinh trưởng của các loài Keo ACacia và một số loài cây khác trên các loại đất hoang hoá tại nhiều khu vực khác nhau ở ấn độ, kết quả đã khẳng định được tính trội về khả năng chịu hạn của một số loài Keo sinh trưởng trên đất bạc màu như: A. Leptocarpa, A.torulosa, A.LongisPicata. Thời gian gần đây, loài Keo tai tượng ở Inđônêxia đã được giâm hom thành công phục vụ trồng rừng kinh tế. Năm 1992 ở Inđônêxia, bắt đầu có thí nghiệm trồng Keo lai bằng cây con được nhân giống từ nuôi cấy mô phân sinh cùng Keo tai tượng và Keo lá tràm. Mặc dù Keo lai trên thế giới được phát hiện khá sớm và đã được nghiên cứu phát triển trong trồng rừng, nhưng các công trình nghiên cứu về Keo lai chưa nhiều.
  • 22. 13 Ở Austrlia, Keo tai tượng được tìm thấy tự nhiên trong hai vùng là khu vực từ Jardine đến Claudie River và vùng từ Ayton đến nam Ingham hầu như đó là vùng nhiệt đới duyên hải thấp với độ cao 800m trên mực nước biển. Việc gây trồng cây Keo tai tượng đã được gây trồng ở các nước trong khu vực (Awang và Bhuimibhamon, 1993) [29]. Kết quả khảo nhiệm được thiết lập vào nhưng năm 1980 đã được báo cáo từ cáo quốc gia như Trung Quốc (Chen et al, 1990). Thái lan (Atipanumpai, 1989) [28]. Phần lớn các bài báo cáo này đều cho thây sự khác biệt về khả năng sinh trưởng của các suất xứ khác nhau. Hạt keo chất lượng tốt có thể lấy từ cây có độ tuổi 4 trở lên, do vỏ hạt cứng có thể bảo quản trong vài năm. Hạt xử lý có thể cho tỷ lệ nảy mần đạt đến 75%. Cây con mới nẩy mầm cần che bóng 50% ánh sáng sau đó cần ánh sáng 100%. Cây có thể đem trồng sau 3-4 tháng với chiều cao đạt tối thiểu 25cm. Việc áp dụng biện pháp kỹ thuật lâm sinh tuỳ vào mục đích trồng rừng. Thông thường cây Keo tai tượng được trồng bằng cây con có bầu, việc trồng bằng cây con dễ trần dễ cho kết quả rất khác nhau mật độ trồng từ 1075 đến1680 cây/ha. Martin Van Bueren (2004) đánh giá về sự phát triển về diện tích của cây Keo trên thế giới, tác giả cũng cho thấy: diễn biến về diện tích rừng trồng các loại Keo trên thế giới không ngừng tăng lên vào những năm 2000, tổng diện tích trồng các loài Keo tai tượng, Keo lá tràm đạt đỉnh vào những năm 2003 và có xu hướng giảm dần cho đến năm 2011. So sánh với các loài Keo tai tượng, Keo lá tràm, diện tích Keo sẽ đạt đỉnh vào năm 2018 và duy trì phát triển tương đối ổn định trên 400.000 ha hàng năm vào những năm sau đó. Từ đó có thể thấy loài Keo hội tự được nhiều lợi thế và các lợi ích to lớn cho hiệu quả kinh tế.
  • 23. 14 2.3.2. Tình hình nghiên cứu keo tai tượng ở Việt Nam Ở việt nam, trong những thập kỷ vừa qua, vấn đề trồng rừng và kinh doanh rừng trồng ngày càng được quan tâm. Bên cạnh những cây bản địa được gây trồng thành công, như mỡ, tre luồng, thông nhựa... thì một số loài cây mọc nhanh như Keo, Bạch đàn, với nhiều xuất xứ cũng được tham gia vào cơ cấu cây trồng trong lâm nghiệp. Công tác cải thiện giống là một trong các lĩnh vực được quan tâm nhiều và đạt được những thành tựu đáng kể, có nhiều giống được nhà nước công nhận như keo lai dòng BV10, BV16, BV32, giống vô tính nhập nội cũng sớm được đánh giá và nhân rộng. Giống được cải thiện kết hợp với các biện pháp kỹ thuật thâm canh đồng bộ, đã đóng vai trò quan trọng trong công tác trồng rừng nguyên liệu công nghiệp [2]. Nghiên cứu loài keo tai tượng được bắt đầu vào năm 1980, theo Nguyễn Hoàng Nghĩa (1991) [14], một số xuất xứ của 4 loài keo đã được đưa vào thử nghiệm ở nước ta cho thấy, tiềm năng sinh trưởng đáng khích lệ, ở hai địa điểm Ba Vì (Hà Nội) và Hoá Thượng (Thái Nguyên) keo tai tượng sinh trưởng khá nhất cả về chiều cao và đường kính.Từ 1988 đến 1995 chương trình hợp tác lâm nghiệp Việt Nam - Thuỵ Điển đã nhập hạt từ Australia đưa vào nước ta để trồng rừng. Keo tai tượng được đưa vào trồng tập trung ở vùng nguyên liệu giấy trung tâm (Vĩnh Phú – Hà Tuyên – Hoàng Liên Sơn) để cung cấp nguyên liệu giấy cho nhà máy giấy Bãi Bằng [10]. Cuối năm 1980, keo tai tượng đã trở thành loài keo được ưa chuộng nhất ở nước ta. Vì bên cạnh nó có khả năng sinh trưởng cao nó còn khả năng duy trì độ phì của đất, chống sói mòn. Nhìn chung ở Miền Nam lớn nhanh hơn ở Miền Bắc, cụ thể là ở Bình Sơn (Đồng Nai) loài này đạt chiều cao bình quân 2,8m/năm và đường kính đạt 4,5cm/năm. Trong khi đó ở Ba Vì - Hà Nội và Vĩnh Phúc, hai chỉ tiêu này chỉ là 1,9m/năm và 2,4-2,6 cm/năm[12].
  • 24. 15 Một số xuất xứ A.mangium đã được đưa vào khảo nghiệm một số nơi, mặc dù các rừng khảo nghiệm còn non tuổi, song đã có kết quả bắt đầu. Sinh trưởng của keo tai tượng ở Bầu Bảng chỉ đạt gần 2m/năm, trong khi ở La Ngà, xuất xứ tốt nhất đạt chiều cao 3,3 m/năm [12]. Nguyễn Ngọc Bình, Đỗ Đình Sâm (2001) [1] đã nghiên cứu dạng lập địa và áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh vào trồng rừng công nghiệp tại các vùng trung tâm, Đông Nam bộ, Tây nguyên, trên cơ sở tính toán hiệu quả kinh tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy, năng suất rừng trồng công nghiệp và lập địa gây trồng có quan hệ mật thiết với nhau. Tác giả đã dựa vào độ dốc, thực bì đặc trưng và độ sâu tầng đất để phân dạng lập địa trồng rừng Keo tai tượng ở vùng trung tâm thành 5 dạng, đánh giá sinh trưởng của Keo tai tượng, 8 tuổi, mật độ từ 930 - 1100 cây /ha trên các dạng lập địa như sau: Dạng lập địa 1: Sinh trưởng đạt 25,7 m3 /ha/năm. Dạng lập địa 2: Sinh trưởng 21,1 m3 /ha/năm. Dạng lập địa 3: Sinh trưởng 15,1 m3 /ha/năm. Dạng lập địa 4: Sinh trưởng 18,7 m3 /ha/năm. Dạng lập địa 5: Sinh trưởng 5,7 m3 /ha/năm. Trong khi đó ở Đông Nam Bộ, điều tra năng suất rừng trồng Keo tai tượng cũng nhận thấy, độ dầy tầng đất và loại đất có ảnh hưởng lớn tới năng suất rừng. Ở Bầu Bàng trên đất xám, tầng đất dày năng suất rừng 8 tuổi, mật độ 1600 cây/ha, đạt 16-22 m3 /ha/năm, còn ở Sông Mây, đất mỏng lớp hơn, trên phiến sét năng suất đạt 15-19 m3 /ha/năm, ở Minh Đức (Bình Dương) trên đất xám dày, năng suất rừng 6 tuổi đạt khá cao, từ 25-29 m3 /ha/năm. Năng suất rừng trồng còn phụ thuộc nhiều vào giống, làm đất và bón phân. Trong nghiên cứu của Đoàn Hải Nam (2006) [13] khi đánh giá về trồng rừng thâm canh tại một số tỉnh Thái Nguyên, Quảng Trị, Gia lai, Bình Dương đã chỉ ra chi phí chung cho 1 ha trồng rừng thâm canh Keo lai cao gấp đôi so
  • 25. 16 với đầu tư trồng theo chương trình trồng rừng sản suất theo Quyết định số 661/QĐ-TTg [20] ngày 29 tháng 7 năm 1998 về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án 5 triệu ha rừng và gấp 1,5 lần so với phương thức trồng rừng bán thâm canh hoặc quảng canh. Tuy nhiên trên thực tế trồng rừng thâm canh cho hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với các phương thức trồng khác. Nếu trồng rừng bằng những cây mọc nhanh theo phương thức quảng canh thì chu kỳ kinh doanh thường dài trên 10 năm mà năng suất chỉ đạt 7 - 10 m3 /ha/năm, nhưng nếu trồng rừng thâm canh thì sau 7 - 8 năm đã có thể khai thác gỗ với năng suất đạt từ 25 - 30m3 /ha/năm. Điều này cho thấy vốn bỏ ra ban đầu được thu hồi sớm hơn, vòng quay nhanh hơn nên hiệu quả kinh tế vốn cũng cao hơn, thời gian thu hồi sản phẩm được rút ngắn nên đất đai được giải phóng sớm để tiếp tục trồng rừng cho chu kỳ sau sớm hơn (Nguyễn Huy Sơn cùng cộng sự, (2006)) [21]. Trung tâm nghiên cứu Lâm nghiệp Phù Ninh nay là Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy đã đưa Keo tai tượng vào nghiên cứu khảo nghiệm các xuất xứ khác nhau trên nhiều lập địa trên cả nước. Năm 1991 qua khảo nghiệm xuất xứ đồng bộ tại Đá Chông, Đông Hà và La Ngà cho thấy, sau 54 tháng tuổi ở Đá Chông và 52 tháng tuổi ở Đông Hà xuất xứ Pongaki là xuất xứ tốt nhất trong tổng số 7 xuất xứ, sau 16 tháng tuổi ở La Ngà xuất xứ Pongaki xếp thứ 4 trong tổng số 7 xuất xứ. Xuất xứ Piru, Ceram của Indonêxia xếp thứ hạng kém về sinh trưởng lẫn khả năng thích nghi. Việt Nam đã có nhiều công trình và tác giả nghiên cứu để đưa tiến bộ kỹ thuật vào áp dụng trong trồng rừng. Có tác giả dựa trên nền những cây đã và đang được trồng rừng sản xuất ở Việt Nam, sau đó cải thiện giống (lai tạo, cải tiến cách thức nhân giống...) để có được những giống cây rừng và phương thức nhân giống tiến bộ làm cho cây trồng rừng phù hợp hơn với điều kiện tự nhiên, có năng suất cao, chất lượng gỗ cao hơn. Lê Đình Khả (2003) [11] cho
  • 26. 17 rằng: Giống là một khâu quan trọng nhất của trồng rừng thâm canh. Không có giống được cải thiện theo mục tiêu kinh tế thì không thể đưa năng suất rừng lên cao. Các tác giả đã dẫn chứng bằng việc trồng rừng ở nước ta năng suất rừng trồng chỉ đạt 5 - 10 m3 /ha/năm, trong khi đó các nước có nền lâm nghiệp tiên tiến đã tạo được năng suất rừng trồng 40 50m3 /ha/năm (như giống Dương lai I - 214 ở Italia và Bạch đàn ở Công-gô), hoặc thâm chí hơn 100 m3/ha/năm (trên một số diện tích thí nghiệm cho Bạch đàn lai E.grandis với E.urophylla ở Brazil (Kageyama, 1984). Khi nghiên cứu tình hình sinh trưởng và phát triển của 4 loài cây trồng rừng chính tại vùng nguyên liệu giấy, Huỳnh Đức Nhân (1996) thông báo kết quả: Trên cùng một lập địa, cùng cấp tuổi, các loài sinh trưởng khác nhau rõ rệt, sinh trưởng của Keo tai tượng đứng trước loài thông Caribê nhưng đứng sau bạch đàn urophylla và bạch đàn trắng. Kết quả cho thấy Acacia mangium với xuất xứ từ vùng Cardwell, bang Queensland của Australia tỏ ra có tỷ lệ sống cao và sinh trưởng khá nhanh trên đất đồi Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang và Hà Giang (Huỳnh Đức Nhân và Nguyễn Quang Đức, 1993)[15]. Nghiên cứu xác định điều kiện gây trồng Keo tai tượng ở vùng trung tâm cung cấp gỗ lớn. Nghiên cứu này nhằm xác định điều kiện gây trồng Keo tai tượng ở vùng Trung tâm để cung cấp gỗ lớn. Các nhóm nhân tố được xem xét để xác định điều kiện gây trồng là khí hậu, địa hình, đất đai phù hợp với đặc điểm sinh thái loài cây. Kết quả cho thấy Keo tai tượng có thể gây trồng rừng cung cấp gỗ lớn ở cả 6 tỉnh của vùng Trung tâm với diện tích thích hợp 550.804 ha chiếm 17,2% (chủ yếu tập trung ở vùng tiếp giáp 3 tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang và Yên Bái), diện tích có thể mở rộng 1.224.696 ha chiếm 38,2% (phân bố ở cả 6 tỉnh) và ít thích hợp 1.430.811 ha chiếm 44,6%. Thực tế cho thấy diện tích trồng rừng Keo tai tượng từ hạt được trồng ở nhiều nơi trên cả nước do bởi: Keo tai tượng là loài cây sinh trưởng nhanh,
  • 27. 18 với biên độ sinh thái rộng và là loài cây có khả năng cố định đạm trong đất do vậy nó có khả năng cải tạo đất tốt. Giá thành về cây giống trồng rừng keo tai tượng không cao, trong khi đó nhu cầu về thị trường gỗ nguyên liệu hiện nay đối với loài keo tai tượng lại rất lớn, giá bán cao, điều đó đã thu hút người trồng rừng Keo tai tượng ngày càng nhiều hơn [10]. 2.4. Một số đặc điểm của cây Keo Tai tượng 2.4.1. Phân loại khoa học - Giới (regnum): Thực vật (Plantate) - Bộ (ordo): Đậu (Fabales) - Họ (familia): Đậu (Fabaceae) - Phân họ (subfamilia): Trinh nữ (Mimosoideae) - Chi (genus): Keo (Acacia) - Loài (species): Keo tai tượng (A. mangium) - Tên hai phần: Acacia mangium Willd - Tên khác: Keo lá to, Keo đại, Keo mỡ. (Website Bách khoa toàn thư mở Wikipedia) 2.4.2. Đặc điểm hình thái Cây gỗ trung bình, chiều cao biến động từ 7 đến 30 m, đường kính từ 25-35cm, đôi khi trên 50 cm. Thân thẳng, vỏ có màu nâu xám đến nâu, xù xì, có vết nứt dọc. Tán lá xanh quanh năm, hình trứng hoặc hình tháp, thường phân cành cao. Cây mầm giai đoạn vài tháng tuổi có lá kép lông chim 2 lần, cuống lá thường dẹt gọi là lá thật, các lá ra sau là lá đơn, mọc cách, gọi là lá giả, phiến lá hình trứng hoặc trái xoan dài, đầu có mũi lồi tù. Lá giả có 4 gân dọc song song nổi rõ và cũng là loại lá trưởng thành tồn tại đến hết đời của cây [26]. Hoa tự hình bông dài gần bằng lá, mọc lẻ hoặc tập trung 2-4 hoa tự ở nách lá. Hoa đều lưỡng tính có màu trắng nhạt hoặc màu kem, cây 18-24
  • 28. 19 tháng tuổi đã có thể ra hoa nhưng ra hoa nhiều nhất vào tuổi 4-5, mùa hoa chính thường vào tháng 6-7 [26]. Quả đậu, dẹt, mỏng, khi già khô vỏ quả cong xoắn lại. Hạt hình trái xoan hơi dẹt, màu đen và bóng, vỏ dày, cứng, có dính giải màu đỏ vàng, khi chín và khô vỏ nứt hạt rơi ra mang theo giải đó hấp dẫn kiến và chim giúp phát tán hạt đi xa hơn. Một kg hạt có từ 52000-95000 hạt. Rễ phát triển mạnh cả rễ cọc và rễ bàng, đầu rễ cám có nhiều nốt sần chứa vi khuẩn cộng sinh có khả năng cố định đạm. 2.4.3. Đặc điểm sinh học và sinh thái học Vào đầu những năm 80 của thế kỷ trứơc được sự tài trợ của một số tổ chức quốc tế, cùng với một số loài keo vùng thấp khác, keo tai tượng đã được đưa vào gây trồng khảo nghiệm ở một số vùng sinh thái chính của nước ta. Ngày nay, bên cạnh việc nguồn giống ngày càng được cải thiện về chất lượng một phần thì diện tích trồng keo tai tượng cũng được mở rộng ở hầu hết các tỉnh trong cả nước với khoảng 200000 ha tính đến năm 2006 [26]. Hầu hết các loài keo sinh trưởng nhanh. Nhiều số liệu điều tra về sinh trưởng của cây Keo tai tượng cho thấy Keo tai tượng có thể đạt lượng tăng trưởng đường kính hàng năm trung bình 5 cm và tăng trưởng chiều cao tới 5 m trong 4-5 năm đầu. Số liệu ghi chép cho thấy Keo tai tượng có thể đạt chiều cao 3 m ở năm đầu tiên và đạt chiều cao trung bình 8.3 m và đường kính trung bình 9.4 cm sau 2 năm tuổi. Tuy nhiên, tốc độ sinh trưởng giảm nhanh sau 7-8 năm tuổi, cây Keo tai tượng có thể không vượt quá 35 m chiều cao và 35 cm đường kính. ở Sabah, các cây Keo tai tượng ở tuổi 14 có chiều cao 30 m và đường kính 40 cm. ở Vĩnh Phú (cũ) cây 4 tuổi cao trung bình 6,8 m, đường kính 8 cm. Keo tai tượng có thể trồng và phát triển trên nhiều lập địa khác nhau, kể cả những vùng đất khô, đất bạc màu. Điều kiện thích hợp nhất đối với loài cây
  • 29. 20 này là ở vùng đất có độ pH = 4 - 6 và lượng mưa trung bình năm 1400 - 2000 mm. Cây mọc nhanh, tỏ ra mọc tốt ở đất sâu ẩm và nhiều ánh sáng. Nơi đất cằn cỗi cây mọc chậm và phân cánh sớm. Đây là loài cây dễ trồng, mọc nhanh, sớm khép tán, có tác dụng che phủ và cải tạo đất [12]. 2.4.4. Phân bố địa lý Keo Tai tượng phân bố tự nhiên ở Đông Bắc Australia, PaPua Newghine, Đông Inđônêsia, ở độ cao dưới 100m so với mực nước biển, thường mọc ven sông, vùng đồng cỏ, rừng ngập mặn, rừng tràm. Ở Việt Nam, hiện nay đang mở rộng trồng ở hầu hết các tỉnh đồng bằng cũng như trung du đến độ cao 400 - 500m so với mặt nước biển, trên nhiều loại đất khác nhau: Đồi bị xói mòn, chua, nghèo, xấu, khô hạn... nó vẫn sinh trưởng bình thường và ra hoa kết quả (Lê Mộc Châu và Vũ Văn Dũng, 1999) [3]. 2.4.5. Giá trị kinh tế Gỗ Keo Tai tượng có nhiều tác dụng, gỗ có giác, lõi phân biệt, tỷ trọng 0,56- 0,60, gỗ có sợi dài 1,0- 1,2mm có thể làm nguyên liệu giấy, bao bì, củi đun. Keo Tai tượng là cây mọc nhanh, tán rậm, thường xanh, rễ phát triển mạnh, dùng làm cây che phủ đất, cải tạo và bảo vệ ở vùng đất trống đồi núi trọc, nó cũng làm cây lục hoá, trồng trong công viên, đường phố, lá có thể làm thức ăn gia súc như dê, hươu,… (Lê Mộc Chân và Vũ Văn Dũng, 1999) [3]. 2.5. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu 2.5.1. Điều kiện tự nhiên 2.5.1.1. Vị trí địa lý Phúc Xuân là một xã thuộc thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam. Xã có diện tích 18,92 km², bao gồm 15 thôn xóm, dân số năm 1999 là 4364 người, mật độ dân số đạt 231 người/km². Đây là xã nằm ở phía Tây Bắc của thành phố Thái Nguyên. Xã nằm ven tỉnh lộ 253 từ trung tâm
  • 30. 21 thành phố đến thị trấn Đại Từ. Xã tiếp giáp với Hồ Núi Cốc ở phía tây nam và cách không xa khu du lịch trên hồ [25]. Xã Phúc Xuân có tọa độ: 21° 35′ 12″ B, 105° 44′ 8″ Đ. - Phía Bắc giáp với xã Cù Vân và An Khánh của huyện Đại Từ - Phía Đông tiếp giáp với xã Phúc Hà, xã Quyết Thắng thuộc thành phố Thái Nguyên - Phía Đông và Nam của xã tiếp giáp với xã Phúc Trìu - Phía Tây xã tiếp giáp với xã Tân Thái thuộc huyện Đại Từ, đối diện với Phúc Xuân qua Hồ Núi Cốc là xã Phúc Tân thuộc huyện Phổ Yên, ngoài ra một số hòn đảo trên Hồ Núi Cốc cũng thuộc địa giới hành chính xã. 2.5.1.2. Địa hình Xã Phúc Xuân thuộc thuộc địa hình miền núi trung du với nhiều đồi núi nằm rải rác trên toàn bộ địa hình của xã, tạo nên một địa hình tương đối phức tạp. Địa hình xã nói chung cao về phía Bắc và thấp dần về phía Nam đông Nam, nhìn chung địa hình của xã là những đồi núi bao bọc xen kẽ là những thung lũng nhỏ và chủ yếu tập chung ở vùng phía Đông của xã những thung lũng này có độ dốc từ 0-8 độ [25]. Cơ cấu đất đai Xã Phúc Xuân như sau: Đất nông nghiệp: 212.7 ha. Trong đó: Đất trồng lúa 59.62 ha, đất trồng cây hàng năm 19.52 ha, đất trồng cây lâu năm 72.33 ha, đất trồng cây lâm nghiệp 57.72 ha, đất nuôi trồng thủy sản 3.54 ha[25]. - Đất phi nông nghiệp: 3.25 ha - Đất chưa sử dụng: 2.78 ha - Đất ở nông thôn: 9.83 ha - Đất Feralit màu nâu nhạt được phân bố chủ yếu, loại đất này rất phù hợp với cây công nghiệp trồng lâu năm.
  • 31. 22 - Đất đồi chủ yếu được hình thành trên cát bột kết phiến sét và một phần phù sa cổ, ở độ cao 150-200m, có độ dốc 50-200m phù hợp với các loại cây ăn quả, cây lâm nghiệp lâu năm [27]. Số liệu già soát về diện tích rừng của xã Phúc Xuân tính theo phân khu phục hồi sinh thái [4]. Bảng 2.3. Diện tích rừng và đất khu vực nghiên cứu STT Hạng Mục Diện tích (ha) 1 Đất có rừng 260.89 2 Rừng tự nhiên 8.04 3 Rừng trồng 252.85 4 Đất chưa có rừng 0.68 5 Tổng diện tích 261.57 (Nguồn: Đề án thành lập khu rừng đặc dụng bảo vệ cảnh quan Hồ Núi Cốc 01/2019) Qua bảng 4.1 tổng diện tích rừng xã Phúc Xuân là 261.57 ha trong đó rừng trồng chiếm tới 252.85 ha, điều này cho thấy mật độ rừng trồng tại xã chiếm tỉ lệ rất lớn đồng thời chỉ rõ vai trò phát triển lâm nghiệp của xã và lợi thế tiềm năng của rừng trồng tại địa phương. 2.5.1.3. Khí hậu thủy văn Xã Phúc Xuân mang nét chung của khí hậu vùng Đông Bắc, thuộc miền nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh giá, ít mưa, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều [27]. - Nhiệt độ trung bình năm là 22 °C - Độ ẩm không khí trung bình là 82 % - Nằm trong vùng ấm của tỉnh Thái Nguyên, có lượng mưa trung bình khá lớn. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.097mm, phân bố theo mùa,
  • 32. 23 mùa mưa trùng với mùa nóng, chiếm khoảng 91,6% lượng mưa của cả năm. Đặc điểm này đã tạo nên cho vùng sự đa dạng, phong phú các loại cây trồng. - Hướng gió thịnh hành chủ yếu vào mùa mưa là gió Đông Nam, vào mùa khô là gió Đông Bắc. - Chế độ thủy văn của xã Phúc Xuân chịu ảnh hưởng chính của Hồ Núi Cốc. Ngoài ra, trên địa bàn xã còn có một số con suối, hệ thống các ao, hồ phân bố rải rác trên địa bàn. Lượng nước trên địa bàn xã phụ thuộc trên Hồ Núi Cốc và lượng mưa hàng năm. 2.5.1.4. Tài nguyên thiên nhiên và khoáng sản Tài nguyên đất: Hiện nay, tổng diện tích đất đai của toàn xã Phúc Xuân là 1.982 ha. Tài nguyên nước: Nguồn nước mặt của xã chủ yếu lấy từ Hồ Núi Cốc và các hệ thống suối nhỏ chạy quanh xã. Các hệ thống suối kết hợp với nguồn nước mưa phần nào đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất nông, lâm nghiệp của xã. Theo kết quả kiểm đê đất đai xã Phúc Xuân có 365.49 ha đất lâm nghiệp được trồng chủ yếu là keo lá tràm và keo tai tượng (Trong đó chủ yếu là rừng phòng hộ Núi Cốc) [5]. Tài nguyên khoáng sản của xã hầu như không có nhiều, chủ yếu là nguồn tài nguyên rừng và chè. 2.5.2. Điều kiện kinh tế xã hội 2.5.2.1. Tình hình kinh tế Về trồng trọt: Lúa cấy vụ chiêm xuân năm 2011 đạt 180 ha, năng suất vụ chiêm xuân đạt 48.1 tạ/ha, sản lượng đạt 866.1 tấn. Vụ mùa năng suất đạt 46.25 tạ/ha, sản lượng đạt 1295 tấn. Tổng diện tích chè kinh doanh là 350 ha, năng suất 130 tạ/ha. Chè trồng mới 5 ha, trồng lại 9 ha. Cây lạc diện tích 40 ha, năng suất 15 tạ/ha, sản lượng đạt 60 tấn. Cây ngô 25 ha, năng suất 35
  • 33. 24 tạ/ha, sản lượng đạt 85.5 tấn. Rau các loại 6 ha, năng suất 1500 tạ/ha, sản lượng 900 tấn [5]. Về chăn nuôi: Đàn gia súc gia cầm phát triển ổn định. Công tác kiểm dịch, tiêm phòng được thực hiện tốt nên địa bàn xã không có dịch bệnh xảy ra. Tổng số đàn trâu trên địa bàn xã là 320 con, gia cầm 41000 con. Về lâm nghiệp: Trong những năm qua các dự án chăm sóc, bảo vệ khoanh nuôi tái sinh và trồng mới rừng được thực hiện có hiệu quả. Diện tích rừng trồng mới trong 5 năm qua đã hoàn thành tốt, kết quả khoanh nuôi bảo vệ từng đạt 98%, số rừng trồng được phát huy có hiệu quả đã cho khai thác. Về nuôi trồng thủy sản: Nuôi trồng thủy sản chủ yếu là nuôi cá nước ngọt trong các ao hồ nhỏ của hộ gia đình, sản phẩm thu được chưa mang tính hàng hóa, chỉ mang tính cải thiện đời sống cho người dân. Khu vực kinh tế công nghiệp: Xã có tiềm năng phát triển thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ nhất là dọc tuyến đường 270 đi Hồ Núi Cốc chạy qua địa bàn. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ tương đối phát triển. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ năm 2005 đạt khoảng 1 tỷ đồng đạt 100% so với kế hoạch thành phố giao [5]. 2.5.2.2. Tình hình xã hội Dân số toàn xã năm 2011: 4973 người/ 1312 hộ. Dân số tính toán đến năm 2015 là khoảng 5357 người và dự kiến đến năm 2020 là 5771 người [5]. - Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là: 1.0% - Tỷ lệ gia tăng dân số cơ học là: 0.5%. Hiện tại xã có 1430 hộ với 5340 nhân khẩu, xã có 6 dân tộc anh em cùng chung sống đoàn kết xây dựng quê hương, gồm các dân tộc: Kinh, Nùng, Trại, Sán Dìu, Cao Lan, Khơ Me, số người trong độ tuổi lao động là
  • 34. 25 trên 3.346 người trong đó chủ yếu là lao động nông nghiệp. Xã có 2 tôn giáo chính là Phật giáo và Thiên Chúa Giáo, có 1 Ngôi chùa và 1 Nhà thờ [27]. Tình hình giáo dục: - Theo thống kê (2010) hệ thống giáo dục xã có: 01 trường mầm non Phúc Xuân, trường tiểu học và một trường THCS. Kết quả dạy và học theo tổng kết hàng năm đạt chất lượng cao [25]. - Trường THCS: Hai nhà 2 tầng với 8 phòng học khang trang có đầy đủ phương tiện học và hành với tổng số 394 học sinh và 23 giáo viên. - Trường Tiểu học: Một nhà 1 tầng với 4 phòng học và một nhà 2 tầng với 10 phòng học với tổng số học sinh là 388 và 24 giáo viên. - Trường mầm non có 5 lớp với 108 học sinh và 9 giáo viên. Y tế: - Xã có 01 trạm y tế với đội ngũ y tế bao gồm: 01 bác sĩ, 2 y tá, y sĩ và 9 y tế thôn bản phần nào đã đáp ứng được khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. - Thực hiện đầy đủ các chương trình y tế quốc gia. Cấp thẻ bảo hiểm cho trẻ em dưới 6 tuổi đạt 100% [25]. Văn hóa: Các hoạt động văn hóa thông tin được duy trì thường xuyên. Xã chưa có nhà văn hóa trung tâm. 15 nhà văn hóa tại 15 xóm và 6 cụm loa truyền thanh tại trung tâm xã luôn được duy trì đảm bảo thời lượng phát sóng nhằm tuyên truyền chính sách pháp luật của Đảng và Nhà Nước, vận động xây dựng làng bản văn hóa, cơ quan văn hóa, gia đình văn hóa [27]. 2.5.2.3. Cơ chế chính sách tại địa phương Về các chính sách quản lý bảo vệ rừng khu vực xã Phúc Xuân gồm các chính sách quan trọng như: - Luật bảo vệ và phát triển rừng 1991 và sửa đổi 2004
  • 35. 26 - Quyết định số 08/2001/TTg ngày 11/01/2001 của Thủ tướng chính phủ ban hành quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên. - Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành về Quy chế quản lý rừng - Quyết định sô 100/2007/QĐ-TTg sửa đổi và bổ sung một số điều của quyết định 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. - Quyết định sô 380/QĐ-TTg ngày 10/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách thí điểm chi trả dịch vụ môi trường cho rừng - Nghị định 02/CP ngày 15/01/1994 quy định việc giao đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp - Nghị định 01/CP ngày 01/01/1995 về giao khoán đất và sử dụng rừng vào mục đích lâm nghiệp. - Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ về Thi hành Luật đất đai - QĐ 136/CP ngày 31/7/1998 về sửa đổi một số quy định về thủ tục xuất khẩu gỗ lâm sản. - QĐ số 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. - Chỉ thị số 19/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện các biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ gỗ rừng trồng. - QĐ số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng.
  • 36. 27 Các chính sách được quy định và xây dựng dựa trên cơ sở thực tiễn, hỗ trợ và thúc đẩy rất lớn đến vai trò của người được hưởng nhưng bên cạnh đó đặc thù của ngành lâm nghiệp trồng rừng lâu dài về thu nhập và hiệu quả nên ít nhiều thiếu sự hấp dẫn đối với người trồng rừng.
  • 37. 28 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng: Đề tài tiến hành nghiên cứu những lâm phần Keo Tai tượng từ tuổi 2 đến tuổi 8 tại xã Phúc Xuân - tỉnh Thái Nguyên. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ xác định tuổi thành thục chung cho rừng Keo tai tượng, mà không nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện lập địa khác nhau đến tuổi thành thục cho rừng Keo tai tượng tại xã Phúc Xuân, tỉnh Thái Nguyên. 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu Địa điểm: Đề tài tiến hành nghiên cứu tại rừng trồng Keo tai tượng tại xã Phúc Xuân, tỉnh Thái Nguyên. Thời gian: Từ ngày 20 tháng 1 đến ngày 30 tháng 5 năm 2019 3.3. Nội dung nghiên cứu Xuất phát từ mục tiêu của đề tài tôi tiến hành nghiên cứu các nội dung sau: - Đánh giá khả năng sinh trưởng của rừng trồng Keo tai tượng thông qua các chỉ tiêu như: chiều cao vút ngọn (Hvn), đường kính ngang ngực (D1.3); - Xác định tuổi thành thục số lượng cho rừng trồng Keo tại xã Phúc Xuân, tỉnh Thái Nguyên; - Xác định tuổi thành thục kinh tế cho rừng trồng Keo tại xã Phúc Xuân, tỉnh Thái Nguyên; - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh rừng trồng Keo tai tượng tại xã Phúc Xuân, tỉnh Thái Nguyên. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin Chỉ tiêu sinh trưởng Hvn và D1.3: Để thu thập được số liệu, đề tài tiến hành các công việc như sau:
  • 38. 29 - Tiến hành lập 48 OTC với diện tích là 500m2 ở các vị trí đại diện khác nhau như: chân, sườn, đỉnh theo các tuổi khác nhau từ 2 đến 8 tuổi. - Sau khi hoàn thành việc lập OTC tôi tiến hành đo chỉ tiêu sinh trưởng sau: + Đường kính ngang ngực (D1.3) được đo bằng thước kẹp kính, đo tại vị trí của thân cây có chiều cao 1,3 mét, cách mặt đất 1,3 mét của tất cả các cây có đường kính lớn hơn hoặc bằng 3 cm. + Chiều cao vút ngọn (Hvn) bằng thước Blumneiss của tất cả các cây trong OTC. Ghi các chỉ số đo đếm được vào mẫu biểu sau: Bảng 3.1. Biểu điều tra sinh trưởng Loài cây:............................................. Năm trồng:....................................... OTC:................................................... Điều kiện lập địa:............................. Ngày điều tra:.................................... Người điều tra:................................ STT HVN (m) D1.3 (cm) Chất lượng cây Ghi chú Tốt TB Xấu 1 2 ... Chỉ tiêu đánh giá chất lượng cây: - Cây tốt: là những cây phát triển cân đối về chiều cao và đường kính, cây thẳng, không sâu bệnh, không cụt ngọn… - Cây trung bình: là những cây có chiều cao thấp hơn so với cây tốt, cây thẳng, không sâu bệnh, không cụt ngọn… - Cây xấu: là những cây cong queo, sâu bệnh, cụt ngọn, còi cọc…
  • 39. 30 Hình 3.1. Keo tai tượng các năm tuổi 2,3,4 (trái qua phải) tại khu vực nghiên cứu Hình 3.2. Keo tai tượng các năm tuổi 5,6,8 (trái qua phải) tại khu vực nghiên cứu
  • 40. 31 3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu 3.4.2.1. Sử dụng phần mềm Excel để tính các chỉ số về sinh trưởng: - Dùng hàm SUM để tính tổng; - Dùng hàm EVERAGE để tính giá trị trung bình; 3.4.2.2. Xác định tuổi thành thục số lượng Tính tiết diện ngang: g = 0.7854.d2 Tính đường kính bình quân theo tiết diện ngang: 𝑑𝑔 = √[(40000/𝜋)𝑔/𝑁] Đối với chỉ tiêu tính toán về trữ lượng trên hecta (m3 /ha) theo công thức sau (Vũ Tiến Hinh, 2012): M = N. g*H*f Trong đó: N: số cây trên ha (cây/ha) M: trữ lượng (m3 /cây) g: tiết diện ngang (m2 /ha) dg: đường kính bình quân theo tiết diện (cm) hg: chiều cao cây bình quân theo tiết diện (m). Giá trị này được ước lượng thông qua phương trình hg = a + b. dg f: hình số f = 0,49 Phương trình sản lượng được xây dựng theo mô hình tổng quát sau (Chang, 1984): 𝑀 = 𝑎. 𝑒 [ 𝑏 𝑡2+ 𝑐 𝑡.𝑁 ] Trong đó: a, b, c: là các tham số của phương trình: a = 216.280
  • 41. 32 b = -22.083 c = -1704.70 M: trữ lượng (m3/ha) T: tuổi (năm) N: mật độ (số cây/ha) Từ phương trình tăng trưởng trên, tiến hành vẽ sự biến đổi lượng tăng trưởng thường xuyên hàng năm và lượng tăng trưởng bình quân lên biểu đồ tuổi. Tuổi tương ứng với giao điểm của hai đường cong là thời điểm Zt = Δt là thời điểm thành thục số lượng. Cụ thể Zm và Δm được tính như sau: 𝛥𝑡 = 𝑀(𝑡, N) 𝑡 𝑍𝑡 = 𝑀(𝑡, 𝑁)’ = [− 2𝑏 𝑡3 + 𝑏 𝑑.𝑡2 ] . [𝑎. 𝑒 [ 𝑏 𝑡2+ 𝑐 𝑡.𝑁 ] ] Hình 3.3. Đường cong tăng trưởng Zt và ∆t theo tuổi 3.4.2.3. Xác định tuổi thành thục kinh tế Tuổi thành thục kinh tế được được tính dựa trên chỉ số giá trị mong đợi của đất LEV (land expectation value) tính theo công thức được đề xuất bởi Faustmann (1849) như sau: 𝐿𝐸𝑉 = [𝑝.𝑀(𝑡,𝑁)−𝐶] 𝑒𝑟.𝑡−1 = 𝑝.𝑒 [𝑎+ 𝑏 𝑡2+ 𝑐 𝑡.𝑁 ]−𝐶 𝑒𝑟.𝑡−1 Tuổi
  • 42. 33 Trong đó: p: giá gỗ tại rừng M(t,N): là trữ lượng ở tuổi t với mật độ N C: chi phí trồng rừng, chăm sóc rừng và khai thác rừng 𝐿𝐸𝑉𝑡 = 𝑁𝑃𝑉𝑡 + 𝑁𝑃𝑉𝑡. (1 + 𝑟)−𝑡 + 𝑁𝑃𝑉𝑡. (1 + 𝑟)−2𝑡 + ⋯ = 𝑁𝑃𝑉𝑡 1−(1+𝑟)−𝑡 Trong đó: LEVt - giá trị mong đợi của đất cho vô số luân kỳ NPVt - giá trị hiện tại thuần 1 luân kỳ (luân kì đầu tiên ứng với năm thứ t) t – năm khai thác r – tỷ lệ chiết khấu
  • 43. 34 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Sinh trưởng và các biện pháp gây trồng Keo tai tượng đã được áp dụng tại khu vực nghiên cứu 4.1.1. Kết quả sinh trưởng rừng Keo tai tượng Sinh trưởng rừng trồng Keo tai tượng được thể hiện qua hai chỉ tiêu về đường kính và chiều cao. Các chỉ tiêu được thể hiện trong bảng 4.1. Bảng 4.1. Sinh trưởng đường kính và chiều cao bình quân Keo tai tượng theo tuổi Năm tuổi Hbq (m) Dbq (cm) 2 2.56 4.76 3 5.40 5.35 4 6.82 10.78 5 8.82 11.11 6 11.29 12.72 7 12.64 12.87 8 12.83 14.18 Kết quả ở bảng 4.1 cho thấy sinh trưởng của Keo tai tượng qua các năm có sự khác nhau rõ rệt, so sánh giữa sinh trưởng tuổi 2 và 3 cho thấy đường kính của Keo tai tượng ở tuổi 2 tăng lên so với tuổi 3 không nhiều. Nhưng ở tuổi 4 sinh trưởng đường kính đã có sự khác biệt rõ khi chỉ số bình quân tăng lên đến 10,78cm so với 5,35 cm của năm tuổi 3. Đặc biệt tăng trưởng đường kính của năm tuổi thứ 6 đối với năm tuổi thứ 7 tăng ít chỉ 0,15 cm thấp hơn so với tăng trưởng đường kính bình quân tuổi 7 và 8 là 1,3 cm. Sự chênh lệch về tăng trưởng đường kính tuổi 6 so với 7 và 7 so với 8 có sự chênh lệch như
  • 44. 35 trên có thể phần lớn là do sự khác biệt về điều kiện lập địa. Tuy nhiên trong đề tài này, sinh trưởng và tăng trưởng của rừng không được đánh giá khác nhau dựa theo sự sai khác về lập địa. Đối với tăng trưởng về chiều cao của rừng Keo tai tượng đều tăng dần theo tuổi từ tuổi 2 đến tuổi 6. Bắt đầu từ tuổi 7 và 8 lượng tăng trưởng bắt đầu chậm lại. Từ phân tích trên cho thấy rừng trồng keo tai tượng tại xã Phúc Xuân vẫn có hả năng sinh trưởng tốt khi rừng đạt tuổi 7 và 8. Đây là cơ sở để nhà quản lý và chủ rừng cân nhắc chuyển đổi rừng gỗ nhỏ thành rừng gỗ lớn trong tương lai. 4.1.2. Các biện pháp gây trồng đã áp dụng đối với cây Keo tai tượng tại khu vực nghiên cứu Rừng trồng tại địa phương hiện nay bao gồm rừng trồng theo dự án, nhận khoán và đăng kí hợp đồng bảo vệ rừng chuyển tiếp, các hộ dân đăng kí hợp đồng bảo vệ rừng chuyển tiếp sẽ được nhận các chính sách ưu đãi qua các hình thức hỗ trợ trồng rừng và giữ rừng theo yêu cầu của ban quản lý rừng khu vực, các chính sách hỗ trợ được quy định tại, Quyết định 380/2016/QĐ- TTg[19], Nghị định 75/2015/NĐ-CP[16]. Các biện pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng được tổng hợp ở bảng 4.2. Bảng 4.2. Các biện pháp KTLS được áp dụng trong xã TT Nội dung công việc Biện pháp kỹ thuật cụ thể 1 Xử lý thực bì Xử lý thực bì toàn diện, làm đường băng cản lửa quanh lô và đốt. 2 Làm đất Làm đất cục bộ, đào hố và lấp hố trước 15 - 30 ngày, hố đào kích thước (30x30x30) 3 Loài cây, mật độ trồng Loài cây trồng thuộc loài Keo tai tượng được trồng với mật độ N= 2000 cây/ha với khoảng cách cây cách (cây 2.5m hàng cách
  • 45. 36 TT Nội dung công việc Biện pháp kỹ thuật cụ thể hàng 2m) 4 Phương thức trồng Trồng thuần loài 5 Phương pháp trồng Trồng rừng bằng cây con 6 Bón phân Bón lót 100g/hố NPK 5:10:3 và bón thúc 100g/hố 5:10:3 7 Thời vụ trồng Vụ Xuân khi trời mưa khoảng tháng 2- tháng 3 Vụ hè thu vào khoảng tháng 5, tháng 8 và tiến hành trồng dặm sau 1 tháng 8 Chăm sóc Mỗi năm tiến hành chăm sóc phát dọn thực bì, tiến hành đến năm thứ 4 hoặc năm thứ 5 9 Khai thác Tiến hành khai thác theo thiết kế rừng của địa phương, khai thác trắng hoặc khai thác chọn lọc theo lô, khoảnh Các biện pháp thực hiện trên được sử dụng cho các mô hình rừng sản xuất tại địa phương. Các biện pháp KTLS này không chỉ được áp dụng với rừng trồng dự án, mà rừng trồng của các hộ dân tự trồng cũng học hỏi các biện pháp này. Trong thực tế, mặc dù đây là các biện pháp cơ bản nhưng vẫn được sử dụng phổ biến và mang lại hiệu quả, nhưng vẫn có các vấn đề khó khăn trong nhiều công tác chăm sóc rừng của địa phương như khả năng chăm sóc rừng ở các độ tuổi khác nhau từ người dân, nguồn vốn hỗ trợ, ý thức của người dân, chính vì vậy việc thâm canh tăng năng xuất rừng luôn đòi hỏi những nghiên cứu kỹ càng và cụ thể hóa nhiều hơn các yếu tố tác động cũng như quản lý bền vững nguồn tài nguyên.
  • 46. 37 4.1.3. Tuổi thành thục về số lượng/ luân kỳ sinh học Qua điều tra tại địa bàn nghiên cứu, gỗ Keo tai tượng hiện chủ yếu được sử dụng làm nguồn nguyên liệu để sản xuất dăm, ván bóc và gỗ xẻ thanh. Tuổi thành thục số lượng được xác định dựa vào lượng tăng trưởng thường xuyên hàng năm và tăng trưởng bình quân chung nhằm xác định được trữ lượng lớn nhất khi khai thác. Qua kết quả phân tích trên phần mềm R của 48 OTC cho thấy tương quan giữa trữ lượng rừng với tuổi và mật độ. Kết quả phân tích tính toán về tăng trưởng bình quân chung và tăng trưởng thường xuyên hàng năm được cho bảng 4.3. Bảng 4.3. Tăng trưởng bình quân chung và tăng trưởng thường xuyên hàng năm của Keo tai tượng Tuổi (t, năm) Trữ lượng (M, m3 /ha) Tăng trưởng bình quân năm (∆t, m3 /ha/năm) Tăng trưởng thường xuyên hàng năm (Zt, m3 /ha/năm) Mật độ trung bình (N, cây/ha) 2 1.043 0.52 5.26 1754 3 16.7 5.58 26.08 1523 4 48.4 12.08 32.51 1640 5 76.81 15.36 27.63 1477 6 101.55 17 21.79 1480 7 119.5 17.07 16.81 1405 8 127.01 15.87 13.21 1100 Kết quả bảng số liệu 4.3 và hình 4.1 cho ta thấy, tăng trưởng thường xuyên hàng năm tăng liên tục từ tuổi 2 đến tuổi 5 và tăng trưởng thường xuyên giảm dần khi rừng bước vào tuổi 6, 7 và 8. Tương tự như vậy tăng trưởng bình quân chung tăng liên tục từ tuổi 2 đến tuổi 6 và 7, và bắt đầu
  • 47. 38 giảm ở tuổi 8. Theo quy luật tăng trưởng thường xuyên và hàng năm, ở biểu đồ hình 4.3 cho thấy tăng trưởng thường xuyên trong giai đoạn từ tuổi 2 đến tuổi 7 luôn tăng nhanh hơn so với lượng tăng trưởng bình quân. Tại thời điểm mà lượng tăng trưởng thường xuyên và bình quân là tương đồng (2 đường cong gặp nhau) được xác định là tuổi thành thục về số lượng hay còn gọi là luân kỳ sinh học. Do đó tuổi 7 của rừng trồng Keo tai tượng tại Phúc Xuân, Thái Nguyên được xác định là tuổi thành thục số lượng. Về mật độ trung bình rừng trồng Keo tai tượng theo tuổi có xu hướng giảm theo tuổi, hiện tượng giảm chủ yếu do quá trình tỉa thưa tự nhiên gây ra, hoặc do thiên tai gió bão gây ra đổ gãy và mối gây chết cây. Điểm đáng chú ý là mật độ trồng rừng tuổi 6 cao hơn không đáng kể so với mật độ trung bình ở tuổi 5. Điều nay có thể do các OTC tạm thời được lập ở những điều kiện lập địa khác nhau. Hình 4.1. Tăng trưởng bình quân ∆t và tăng trưởng thường xuyên hằng năm Zt 0 5 10 15 20 25 30 35 2 3 4 5 6 7 8 m 3 /ha/năm Tuổi ∆t Zt
  • 48. 39 4.2. Tuổi thành thục về kinh tế Trong quá trình kinh doanh, người ta không thể không tính đến lợi nhuận để đảm bảo lợi nhuận kinh tế. Ngoài những bù đắp cho chi phí thì nó còn phải có lợi nhuận để đảm bảo cuộc sống của người trồng rừng. Theo quan điểm của các nhà kinh tế thì hiệu quả kinh tế là kết quả cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh. Hiệu quả kinh tế thể hiện ở các khoản thu nhập còn lại sau khi đã trang trải, bù đắp mọi khoản chi phí, hay nói cách khác là khoản còn lại sau khi đã trừ đi chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tuổi thành thục về kinh tế được xác định dựa trên chỉ số NPV và LEV từ thông tin về sinh trưởng của rừng trồng Keo tai tượng tại xã Phúc Xuân, chi phí và giá gỗ. Kết quả phỏng vấn và tính toán về chi phí và thu nhập từ rừng trồng Keo tai tượng kết quả được cho ở bảng 4.4. Bảng 4.4. Chi phí đầu tư và thu nhập của rùng trồng Keo tai tượng Tuổi Tổng chi phí (đồng/ha) Tổng thu nhập (đồng/ha) 4 28.350.523 36.270.013 5 34.720.089 57.609.021 6 40.322.383 76.168.056 7 44.514.955 89.619.402 8 46.553.014 95.264.545 Từ bảng Bảng 4.4 kết quả cho thấy tổng chi phí đầu tư rừng trồng Keo tai tượng tại địa bàn nghiên cứu tăng theo tuổi. Tổng chi phí bao gồm chi phí trồng rừng, chi phí chăm sóc hàng năm và chi phí khai thác. Chi phí cho rừng trồng dao động từ 28,35 triệu đồng/ha ở tuổi 4 đến 46,55 triệu đồng/ha ở tuổi 8. Tỷ lệ chi phí tăng nhiều nhất ở ngưỡng tuổi 5 đến tuổi 6 đây là tuổi mà lượng gỗ tăng trưởng cao dẫn đến chi phí khai thác lớn.
  • 49. 40 Đối với thu nhập, kết quả cho thấy thu nhập từ rừng trồng Keo tai tượng cũng tăng lên dao động từ 36,27 triệu đồng/ha đến 95,26 triệu đồng/ha. Trên cơ sở tính toán chi phí và thu nhập theo tuổi của rừng trồng Keo tai tượng, nghiên cứu đã tính toán giá trị NPV và LEV với kết quả cho ở bảng 4.5. Bảng 4.5. Hiệu quả kinh tế rừng trồng keo tai tượng tại địa bàn xã Phúc Xuân (Với r = 8,5%) Tuổi NPV (đồng/ha) LEV (đồng/ha) 4 2.343.504 8.416.980 5 10.814.443 32.286.298 6 16.583.165 42.844.478 7 19.165.665 44.051.542 8 18.172.179 37.911.581 Từ số liệu ở bảng 4.5 cho thấy gia trị NPV dao động theo tuổi từ 2,3 triệu đồng/ha ở tuổi 4 đến 18.17 triệu đồng/ha ở tuổi 8, và đạt giá trị lớn nhất ở tuổi 7 là 19,17 triệu đồng/ha. Trong khi đó giá trị LEV dao động từ 8,4 triệu đồng/ha ở tuổi 4 đến 37,9 triệu đồng/ha ở tuổi 8, và đạt gái trị lớn nhất ở tuổi 7 là 44,05 triệu đồng/ha. Qua kết quả cho thấy tuổi thành thục kinh tế tính cho một luân kỳ là tuổi 7 với giá trị hiện tại thuần là 19,16 triệu đồng/ha. Trong khi đó khi tính giá trị kinh tế mà người dân trồng rừng trong vô số luân kỳ thì thì tuổi thành thục kinh tế vẫn đạt ở tuổi 7 nhưng giá trị LEV đạt 44,05 triệu đồng/ha. Qua đó cho thấy tuổi khai thác tối ưu của rừng trồng keo tai tượng tại địa bản xã Phúc Xuân trên góc độ của chủ rừng là 7 năm với tỷ lệ chiết khấu là 8,5%.
  • 50. 41 4.3. Phân tích hiệu quả kinh tế dựa trên tỷ lệ chiết khấu và giá gỗ. Nghiên cứu giả định khi tỷ lệ chiết khấu sẽ giảm xuống 5%, 8% và tăng đến 10% và 14%. Ngoài ra giá gỗ cũng sẽ được giả định tăng lên từ 20% đến 40%. Kết quả tính hiệu quả kinh tế khi tỷ lệ chiết khấu thay đổi với chỉ số NPV bảng 4.6 và LEV bảng 4.7 như sau: Bảng 4.6. Hiệu quả kinh tế 1 luân kì khi thay đổi tỷ lệ chiết khấu (r) Đơn vị: triệu đồng/ha Tuổi NPV (r= 8.5%) NPV (r= 5%) NPV (r= 8%) NPV (r= 10%) NPV (r= 14%) 4 2.343.504 4.327.865 2.604.311 1.602.178 -105.590 5 10.814.443 15.028.065 11.362.520 9.266.516 5.759.699 6 16.583.166 23.140.392 17.424.769 14.225.899 9.002.332 7 19.165.665 27.760.880 20.253.017 16.147.269 9.617.126 8 18.172.179 28.006.479 19.397.409 14.803.093 7.697.206 Bảng 4.7. Hiệu quả kính tế cho vô số luân kỳ khai thác khi thay đổi tỷ lệ chiết khấu (r) Đơn vị: triệu đồng/ha Tuổi LEV (r= 8.5%) LEV (r= 5%) LEV (r= 8%) LEV (r= 10%) LEV (r= 14%) 4 8.416.980 15.544.056 9.828.695 5.054.405 -258.851 5 32.286.298 44.865.978 35.572.707 24.444.837 11.983.611 6 42.844.477 59.785.813 47.115.571 32.663.714 16.535.837 7 44.051.542 63.807.313 48.625.571 33.167.379 16.018.861 8 37.911.581 58.428.321 42.192.943 27.747.512 11.852.049
  • 51. 42 Tỷ lệ chiết khấu là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến lợi nhuận của việc kinh doanh rừng trồng. Bảng 4.6 đưa ra kết quả phân tích chỉ số NPV cho 1 luân kỳ khi tỷ lệ chiết khấu thay đổi, khi r tăng lên thì giá trị NPV giảm và ngược lại khi r giảm thì giá trị NPV tăng. Kết quả cho thấy hầu hết giá trị NPV đều đạt lớn nhất ở tuổi 7, ngoại trừ trường hợp khi gải định r giảm xuống 5% thì giá trị NPV đạt cao nhất ở tuổi 8. Tuy nhiên khi hiệu quả kinh tế rừng trồng được đánh giá trong vô số luân kỳ thông qua giá trị LEV thì kết quả có sự thay đổi. Bảng 4.7 đưa ra kết quả phân tích chỉ số LEV cho vô số luân kỳ khi tỷ lệ chiết khấu thay đổi, khi r tăng lên thì giá trị LEV giảm và ngược lại khi r giảm thì giá trị LEV tăng. Kết quả cho thấy hầu hết giá trị LEV đều đạt lớn nhất ở tuổi 7, ngoại trừ trường hợp khi gải định r tăng lên 14% thì giá trị LEV đạt cao nhất ở tuổi 6. Nhìn chung, khi r thay đổi các giá trị NPV và LEV thay đổi, nhưng hầu hết các trường hợp r thay đổi tuổi khai thác tối ưu đều là tuổi 7. Điểm đáng chú ý trong cả hai trường hợp tính NPV và LEV khi r thay đổi là ở tuổi 4 khi r tăng lên 14% thì giá trị này là âm. Do đó, trong thực tế chủ rừng phải cân nhắc khi khai thác sớm ở tuổi 4 bán gỗ non cho nguyên liệu ván dăm thì lợi nhuận thu được là rất ít thậm chí lỗ vốn. Dựa trên sự thay đổi tỷ lệ chiết khấu sẽ cung cấp cho người trồng rừng và doanh nghiệp kinh doanh rừng ở địa phương xác định chu kỳ kinh doanh gỗ hợp lý trong trường hợp có biến động lớn về lãi vay với giả định các yếu tố sản xuất như chi phi trồng rừng, chi phi quản lý, chi phí khai thác và giá gỗ không đổi. Mặc dù qua kết quả phân tích khi phân tích hiệu quả kinh tế có sự khác nhau không nhiều giữa các luân kì. Tuy nhiên, khi người dân đầu tư trồng rừng lâu dài trên đất đã được giao, tức là khi đó người dân có cơ sở kinh doanh rừng với nhiều luân kỳ thì mô hình rừng 7 tuổi là tuổi khai thác tối ưu.
  • 52. 43 Giá bán cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến lợi nhuận cũng như hiệu quả của việc kinh doanh rừng trồng. Bảng 4.8 đưa ra kết quả phân tích sự thay đổi chỉ số NPV và LEV theo tuổi khi giá được giả định tăng 20% và 40% và r tính ở mức 8,5%. Bảng 4.8. Hiệu quả kính tế cho vô số luân kì khai thác khi giá gỗ tăng 20% và 40% Đơn vị: triệu đồng/ha Tuổi NPV (r = 8.5%, giá tăng 20%) LEV (r = 8.5%, giá tăng 20%) NPV (r = 8.5%, giá tăng 40%) LEV (r = 8.5%, giá tăng 40%) 4 7.577.805 3.122.751 12.812.107 46.016.249 5 18.476.967 7.219.895 26.139.490 78.038.909 6 25.920.533 9.585.942 35.257.900 91.092.760 7 29.291.338 10.233.455 39.417.010 90.598.477 8 28.092.447 9.255.205 38.012.714 79.303.758 Cụ thể, khi giá bán tăng 20% và 40% giá trị NPV tăng và giữ giá trị dương. Điểm đáng chú ý là dù giá được giả định tăng nhưng tuổi rừng trồng đạt NPV lớn nhất vẫn ở tuổi 7, kết quả này không khác so với kịch bản gốc. Điểm đáng chú ý với giá trị LEV, LEV cũng tăng lên khi giá bán tăng lên và LEV đạt lớn nhất ở tuổi 6. Như vậy có thể thấy giá gỗ có ảnh hưởng đến tuổi khai thác tối ưu khi người trồng rừng kinh doanh trong vô số luân kỳ. Nhìn chung, qua kết quả phân tích về tuổi thành thục số lượng và thành thục kinh tế cho thấy tuổi thành thục số lượng có thể đến sớm hơn hay muộn hơn tuổi thành thục kinh tế, điều này phụ thuộc vào phương trình mô phỏng sinh trưởng của rừng, chi phí quản lý, giá gỗ và tỷ lệ chiết khấu, trong nghiên
  • 53. 44 cứu này kết quả có sự tương đồng khi xác định tuổi thành thục số lượng và thành thục kinh tế. Trong thực tế, lâm phần rừng, rừng khi áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh hợp lý như tỉa thưa, bón phân hợp lý, sử dụng các biện pháp phòng ngừa sâu bệnh, phát dọn thực bì đều có thể làm tăng khả năng sinh trưởng của rừng hoặc kích thích tăng trưởng rừng, đem lại hiệu quả cao cho kết quả sau khai thác rừng. 4.4. Các giải pháp phát triển rừng trồng trên địa bàn xã Phúc Xuân 4.4.1. Định hướng chung - Phát triển rừng trồng trên địa bàn sản xuất cần gắn liền với khâu chế biến tạo thành chuỗi giá trị. - Phát triển dựa trên điều kiện tự nhiên của xã tận dụng tối đa các thế mạnh của địa phương như điều kiện tự nhiên, nguồn lao động sẵn có. - Tăng cường ứng dụng các tiến bộ về kỹ thuật giống cây trồng, kỹ thuật lâm sinh cũng như kỹ thuật sử dụng đất bền vững. Nhằm nâng cao năng suất và chất lượng rừng. - Tăng cường công tác quản lý, tuyên truyền tới vai trò của rừng tại khu vực vùng vai trò đồng thời xử lý nghiêm khắc với các trường hợp vi phạm ảnh hưởng tới nguồn tài nguyên rừng cũng như vai trò rừng trong khu vực. 4.4.2. Giải pháp về kỹ thuật Xác định được lập địa phù hợp với loại cây trồng, mục tiêu của sản phẩm cũng rất quan trọng. Đây là điều quan trọng cho rừng trồng sản xuất bền vững về mặt sinh thái có hiệu quả về mặt kinh tế. Ngoài việc chú trọng tới rừng trồng Keo tai tượng phục vụ cho sản xuất cung cấp dăm cho công nghiệp cần chú ý đẩy mạnh công tác trồng rừng gỗ lớn rừng gỗ có sự phát triển trội phục vụ cho tình hình phát triển khu du lịch Hồ Núi Cốc hiện nay.
  • 54. 45 Về kỹ thuật lâm sinh cần tác động theo hướng thâm canh cường độ cao đối với rừng trồng sản xuất. Chăm sóc đúng kỹ thuật gồm các khâu (làm đất, bón phân). Để hướng tới kinh doanh gỗ lớn cần phát triển rừng theo hướng FSC. Nguồn giống đưa vào trồng rừng cần rõ ràng cần tuân thủ về các quy định quản lý giống của Bộ NN & PTNT, giống phải có chứng chỉ rõ ràng. Ứng dụng và phát triển công nghệ chế biến lâm sản hàng hóa phù hợp với nhu cầu tiêu thụ tại chỗ tăng giá trị sản phẩm gỗ. 4.2.3. Các giải pháp về kinh tế xã hội Thường xuyên mở các lớp tập huấn tuyên truyền chủ trương chính sách mới của nhà nước về trồng rừng sản xuất, cũng như đường lối phát triển lâm nghiệp hiện nay của nhà nước, như chủ trương giao đất giao rừng tới hộ gia đình, quyền lợi và nghĩa vụ của người trồng và bảo vệ rừng.
  • 55. 46 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Việc trồng rừng trên địa bàn với mục đích sản xuất sản phẩm nói chung và vai trò của việc trồng rừng nói riêng đều đóng vai trò thiết yếu và tác động trực tiếp tới cuộc sống của người dân, đồng thời cũng đóng góp, ảnh hưởng tới nguồn tài nguyên khác của xã. Từ nghiên cứu đề tài thực địa rút ra một số kết luận như sau: Sinh trưởng loài keo tai tượng trong rừng trồng sản xuất về chiều cao đạt ổn định ở tuổi 6. Cây rừng hay lầm phần rừng sẽ phát triển chậm lại ở các giai đoạn từ tuổi 8 trở đi về chiều cao và bước vào giai đoạn chỉ tăng lên về đường kính, đây có thể sẽ là cơ sở để kinh doanh gỗ lớn. Trong nghiên cứu này, rừng trồng Keo tai tượng đạt tuổi thành thục số lượng ở tuổi 7. Chi phí cho rừng trồng dao động từ 28,35 triệu đồng/ha đến 46,55 triệu đồng/ha ở tuổi 8. Thu nhập từ rừng trồng Keo tai tượng cũng tăng lên dao động từ 36,27 triệu đồng/ha ở tuổi 4 đến 95,26 triệu đồng/ha ở tuổi 8. Dựa theo giá trị NPV và LEV tuổi khai thác tối ưu của rừng trồng keo tai tượng tại địa bản xã Phúc Xuân trên góc độ của chủ rừng là 7 năm với tỷ lệ chiết khấu là 8,5%. Khi r thay đổi các giá trị NPV và LEV thay đổi, nhưng hầu hết các trường hợp r thay đổi tuổi khai thác tối ưu đều là tuổi 7. Điểm đáng chú ý trong cả hai trường hợp tính NPV và LEV khi r thay đổi là ở tuổi 4 khi r tăng lên 14% thì giá trị này là âm. Hầu hết giá trị LEV đều đạt lớn nhất ở tuổi 7, ngoại trừ trường hợp khi gải định r tăng lên 14% thì giá trị LEV đạt cao nhất ở tuổi 6. Khi giá bán tăng 20% và 40% giá trị NPV và LEV tăng. Điểm đáng chú ý là dù giá được giả định tăng nhưng tuổi rừng trồng đạt NPV lớn nhất
  • 56. 47 vẫn ở tuổi 7, kết quả này không khác so với kịch bản gốc (giá gỗ giữ nguyên). Điểm đáng chú ý với giá trị LEV, LEV cũng tăng lên khi giá bán tăng lên và LEV đạt lớn nhất ở tuổi 6. Như vậy có thể thấy giá gỗ có ảnh hưởng đến tuổi khai thác tối ưu khi người trồng rừng kinh doanh trong vô số luân kỳ. 5.2. Kiến nghị Cần có những nghiên cứu mang tính chính xác, chuyên sâu hơn về tình hình đất đai và tiềm năng sản xuất của đất cũng như đánh giá mức độ thích nghi, khả năng phát triển thích hợp của các loài Keo tai tượng mang lại hiệu quả cao nhất về kinh tế và môi trường sinh thái cho xã Phúc Xuân. Nâng cao công tác quản lý sử dụng nguồn tài nguyên là rừng trồng tại địa phương xã, khuyến khích, tạo điều kiện cho người dân được hưởng các chính sách hỗ trợ trong công tác trồng và khai thác rừng, nghiên cứu chiến lược bảo vệ, nâng cao khả năng, vai trò cung cấp từ rừng trồng, đặc biệt là rừng trồng cây Keo chủ yếu hiện nay. Thực hiện các chính sách hỗ trợ cây giống và xác định đầu ra tập chung cho sản phẩm sau khai thác, đảm bảo cung cấp nguồn sản phẩm đều theo chu kì, luân kì trồng rừng, nghiên cứu chuyên sâu đối với các biến động thị trường, biến động chỉ số thặng dư sau khai thác rừng. Xây dựng và thí điểm, thực hiện chính sách bảo hiểm đối với rừng trồng kinh doanh gỗ lớn để người trồng rừng yên tâm đầu tư kinh doanh gỗ lớn.