SlideShare a Scribd company logo
1 of 127
BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
----------
LÊ THỊ THÊU
CQ50/11.02
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰMTĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VỐN
KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH TẬPĐOÀN HOÀNG PHÁT
VISSAI
Chuyên ngành : Tài chính doanh nghiệp
Mã số : 11
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:
PGS.TS. NGƯT. VŨ CÔNG TY
HÀ NỘI - 2015
Sv: Lê Thị Thêu Lớp: CQ50/11.02i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả trong luận văn này là trung thực xuất phát từ tình
hình thực tế tại Công ty TNHH Tậpđoàn Hoàng Phát Vissai.
Tác giả luận văn
Lê Thị Thêu
Sv: Lê Thị Thêu Lớp: CQ50/11.02ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................ i
MỤC LỤC ................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................... v
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG .................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH..........................................................................vii
MỞ ĐẦU................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH CỦA DOANH
NGHIỆP..................................................................................................... 4
1.1. VỐN KINH DOANH VÀ NGUỒN VỐN KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP ...................................................................................... 4
1.1.1. Khái niệm, đặc trưng, vai trò và thành phần vốn kinh doanh
trong doanh nghiệp ............................................................................. 4
1.1.1.1) Khái niệm vốn kinh doanh ................................................... 4
1.1.1.2) Đặc trưng của vốn kinh doanh............................................. 4
1.1.1.3) Vai trò của vốn kinh doanh.................................................. 6
1.1.2. Phân loại vốn kinh doanh........................................................... 7
1.1.2.1. Căn cứ vào đặc điểm chu chuyển của vốn ................................ 7
1.1.2.2. Căn cứ vào thời gian sử dụng của vốn khi tham gia vào quá
trình sản xuất kinh doanh................................................................. 8
1.1.2.3. Phân loại theo quan hệ sở hữu vốn..................................... 8
1.1.2.4. Phân loại theo thời gian huy động và sử dụng vốn .............. 9
1.1.2.5. Phân loại theo phạm vi huy động vốn............................... 10
1.2. QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH VÀ SỰ CẦN THIẾT TĂNG CƯỜNG
QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP.................. 12
1.2.1 Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn kinh doanh.........................12
1.2.1.1 Khái niệm quản trị vốn kinh doanh...................................... 12
1.2.1.2 Mục tiêu quản trị vốn kinh doanh........................................ 12
1.2.2. Nội dung quản trị vốn kinh doanh............................................. 13
Sv: Lê Thị Thêu Lớp: CQ50/11.02iii
1.2.2.1 Tổ chức đảm bảo nguồn vốn kinh doanh ............................. 13
1.2.2.7. Quản trị vốn cố định của doanh nghiệp............................... 22
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ VỐN KINH
DOANH CỦA DOANH NGHIỆP ..................................................... 31
CHƯƠNG 2...................................................................................... 35
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY
TNHH TẬPĐOÀN HOÀNG PHÁT VISSAI...................................... 35
2.1. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN VÀ ĐẶC
ĐIỂM KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH TẬP ĐOÀN HOÀNG PHÁT
VISSAI..................................................................................................... 35
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển.................................................... 35
2.1.2. Đặc điểm hoạt động của công ty TNH tập đoàng Hoàng Phát
Vissai............................................................................................ 36
2.1.2.1) Chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh.................. 36
2.1.2.2) Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty...................... 37
2.1.3. Tình hình tài chính chủ yếu của công ty TNHH tập đoàn Hoàng
Phát Vissai........................................................................................ 42
2.2.1. Tình hình vốn và nguồn vốn kinh doanh của công ty.................. 45
2.2.2. Tình hình quản trị vốn kinh doanh tại công ty TNHH tập đoàn
Hoàng Phát Vissai............................................................................. 48
2.2.2.2. Thực trạng bố trí cơ cấu tài sản của doanh nghiệp............... 54
KẾT LUẬN..............................................................................................96
3.1.2. Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty. ......................... 99
3.2. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VỐN
KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH TẬP ĐOÀN HOÀNG PHÁT
VISSAI...................................................................................................100
3.2.1. Tăng cường công tác quản trị vốn bằng tiền, xác định mức dự trữ
tiền hợp lý........................................................................................100
3.2.2. Thực hiện quản lí chặt chẽ nợ phải thu.................................102
3.2.3. Tăng cường công tác sử dụng, quản lý VCĐ và TSCĐ .............105
Sv: Lê Thị Thêu Lớp: CQ50/11.02iv
3.2.5. Điều chỉnh lại cơ cấu nguồn vốn cho hợp lý theo hướng tăng tỷ
trọng vốn nợ.....................................................................................110
3.2.6. Một số biện pháp khác.............................................................112
3.2.6.1. Chú trọng đầu tư nâng cao trình độ công nhân viên gắn liền
với chính sách đãi ngộ hợp lý........................................................112
3.2.6.2. Định kỳ tiến hành phân tích tình hình tài chính, đánh giá kết
quả kinh doanh của Công ty..........................................................112
3.2.6.4. Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm và mở rộng thị trường.......115
3.3. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP .............................................117
3.3.1. Về phía Nhà nước...................................................................117
3.3.2. Về phía doanh nghiệp..............................................................118
KẾT LUẬN............................................................................................119
Sv: Lê Thị Thêu Lớp: CQ50/11.02v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BH&CCDV : Bán hàng và cung cấp dịch vụ
BQ : Bình quân
CCDC : Công cụ dụng cụ
CPSXKDDD : Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
DN : Doanh nghiệp
DTT : Doanh thu thuần
GTCL : Giá trị còn lại
GTGT : Giá trị gia tăng
HTK : Hàng tồn kho
KNTT : Khả năng thanh toán
NG : Nguyên giá
NLVL : Nguyên liệu vật liệu
NDH : Nợ dài hạn
NNH : Nợ ngắn hạn
NWC : Nguồn vốn lưu động thường xuyên
TNDN : Thu nhập doanh nghiệp
TLSX : Tư liệu sản xuất
TSCĐ : Tài sản cố định
TSLĐ : Tài sản lưu động
TSNH : Tài sản ngắn hạn
TSDH : Tài sản dài hạn
VCĐ : Vốn cố định
VCSH : Vồn chủ sở hữu
VKD : Vốn kinh doanh
VLĐ : Vốn lưu động
Sv: Lê Thị Thêu Lớp: CQ50/11.02vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG
Sơ đồ 1: tổ chức bộ máy quản lý................................................................ 38
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty TNHH Hoàng Phát Vissai:........ 41
Sơ đồ 2:Tổ chức bộ máy kế toán................................................................. 41
Sơ đồ 3: Quy trình sản xuất xi măng.......................................................... 42
BẢNG 2.1: TÌNH HÌNH DOANH THU, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN NĂM 2014
– 2015...................................................................................................... 44
BẢNG 2.2.CƠ CẤU VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA NGUÔN VỐN. .............. 51
BẢNG 2.3: BẢNG NHÓM HỆ SỐ VỀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN............... 54
BẢNG 2.4: CƠ CẤU VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA TÀI SẢN...................... 55
BẢNG 2.5: CƠ CẤU NGUỒN VỐN THEO THỜI GIAN HUY ĐỘNG VÀ
SỬ DỤNG................................................................................................ 59
BẢNG 2.6: CƠ CẤU VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG VỐN BẰNG TIỀN ................ 61
BẢNG 2.7: BẢNG CÁC HỆ SỐ KHẢ NĂNG THANH TOÁN................. 63
BẢNG 2.9: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO............................ 68
BẢNG 2.10: CƠ CẤU VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG CÁC KHOẢN PHẢI THU
CỦA CÔNG TY....................................................................................... 70
BẢNG 2.11: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NỢ PHẢI THU............................... 73
BẢNG 2.12: TÌNH HÌNH CÔNG NỢ CỦA CÔNG TY NĂM 2014-2015 .. 76
BẢNG 2.13: BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG VÀ TÌNH TRẠNG
KỸTHUẬT CỦATSCĐ NĂM2015............................................................ 81
BẢNG 2.14: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TSCĐ VÀ VCĐ CỦA
CÔNG TY................................................................................................ 83
BẢNG 2.15: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU SUẤT VÀ HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG VKD ............................................................................................ 86
Sv: Lê Thị Thêu Lớp: CQ50/11.02vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
HÌNH 1.1: PHÂN LOẠI NVKD THEO THỜI GIAN HUY ĐỘNG VÀ SỬ
DỤNG ....................................................................................................... 9
HÌNH 1.2: MÔ HÌNH EOQ ...................................................................... 20
HÌNH 2.1: TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG QUY MÔ VÀ CƠ CẤU VỐN KINH
DOANH................................................................................................... 46
HÌNH 2.2: TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG QUY MÔ VÀ CƠ CẤU NGUỒN
VỐN QUA MỘT SỐ NĂM ...................................................................... 47
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì trước hết phải có
vốn.Vốn là điều kiện tiên quyết cho sự ra đời của doanh nghiệp. Vốn tồn tại ở
tất cả các khâu của quá trình sản xuất vàchu chuyển liên tục tạo ra lợi nhuận
cho doanh nghiệp. Để phát triển thì không những doanh nghiệp phải đảm bảo
được nguồn vốn đã bỏ ra mà phải phát triển được vốn đó. Vấn đề đặt ra ởđây
là đứng trước mỗi quyết định đầu tư, mỗi doanh nghiệp sẽ phải xác định nh
cầu vốn như thế nào, tiền hành huy động vốnởđâu, bao nhiêu? Huy động được
rồi thì phải sử dụng như thế nào để không những bảo toàn được vốn mà còn
phải sử dụng tối đa để tạo ra lợi nhận cho sự phát triển ổn định, lâu dài của
công ty. Quá trình sử dụng vốn của doanh nghiệp cũng làm phát sinh rất nhiều
chi phí, ảnh hưởng đến giá thành, quyếtđịnh trực tiếp tới lợi nhuận cuối cùng
của công ty. Thực tế cho thấy rằng không chỉ ở nước ta mà còn nhiều nước
trên thế giới, tình trạng sử dụng vốn lãng phí kém hiệu quảđang diễn ra rất
phổ biến.Việc tổ chức và sử dụng vốn không hiệu quả sẽ ảnh hưởng lớn đến
kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trong quá trình từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới, nền kinh tế
thị trường ngày càng phát triển mở ra những cơ hội và thách thức lớn cho
doanh nghiệp.Các doanh nghiệp muốn tồn tại phải có những chiến lược kinh
doanh phù hợp, ứng xử một cách linh hoạt. Xuất phát từ những yêu cầu, đòi
hỏi và quy luật “đào thải” của nền kinh tế thị trường, các nhà quản trị phải
biết tối đa hóa lợi nhuận và sử dụng chi phí hợp lý sao cho đạt được hiệu quả
cao nhất. Việc theo dõi sự biến động vốn cũng là một trong những công việc
cần thiết cho việc phân tích để đưa ra những quyết định sản xuất kinh doanh
hiệu quả. Quản lý vốn trong doanh nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối
với sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp.Nó giúp cho các doanh
2
nghiệp nâng cao hiệu quả hạt động sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho tình
hình tài chính của doanh nghiệp luôn ổn định và lành mạnh. Do vậy, nhiệm
vụ đặt ra cho các doanh nghiệp là phải sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất
trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc tài chính tín dụng và chấp hành luật pháp.
Đó cũng đang là một bài toán khó đối với các doanh nghiệp hiện nay.
Công ty TNHH Tậpđoàn Hoàng Phát Vissai là một công ty hoạt động
chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất.Mục tiêu hàng đầu của công ty là nâng cao
hiệu quả kinh doanh, tăng lợi nhuận, đóng góp nhiều cho ngân sách nhà nước.
Song việc nâng cao hiệu quả kinh doanh lại luôn gắn liền với tăng cường
quản trịđồng vốn. Bởi vậy, vấn đề tăng cường quản trị vốn kinh doanh đang
được đặt lên hàng đầu.
Với vai trò đặc biệt quan trọng của vốn kinh doanh cũng như qua thời
gian thực tập tại Công ty TNHH Tậpđoàn Hoàng Phát Vissai, được sự hướng
dẫn tận tình của PGS,TS,NGƯT Vũ Công Ty cùng các thầy cô giáo trong
khoa TCDN và tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty, em đã đi sâu
nghiên cứu tình hình tổ chức, quản lý và sử dụng vốn của công ty và xin
mạnh dạn chọn đề tài“Các giải pháp chủ yếu nhằmtăngcường quản trị vốn
kinhdoanhtại Công ty TNHH TậpđoànHoàng Phát Vissai ”làm đề tài cho
luận văn cuối khóa của mìnhvới hy vọng qua đó tích lũy được thêm kinh
nghiệm thực tế cho bản thân và mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đóng góp giúp
cho công việc hoàn thiện công tác tổ chức, quản lý và sử dụng vốn tại công ty.
2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tình hình tổ chức, sử dụng và quản lývốn kinh
doanh ở công ty TNHH tập đopàn Hoàng Phát Vissai.
- Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu cơ sở lý luận chung về vốn kinh
doanh của Công ty TNHH tậpđoàn Hoàng Phát Vissai, phân tích công
tácquản trị vốn kinh doanh, thấy được thành tựu cũng như những hạn chế còn
3
tồn tại trong công tác sử dụng vốn kinh doanh, từ đó đưa ra các giải pháp tăng
cường quản trị vốn.
3. Phạm vi nghiên cứu
+ Không gian: Công ty TNHH tập đoàn Hoàng Phát Vissai.
+ Thời gian: Số liệu được sử dụng chủ yếu liên quan đến tình hình tài
chính và tình hình hoạt động của công ty trong 2 năm 2014, 2015 như: bản
cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính
4. Phương pháp nghiên cứu
Vận dụng các kiến thức đã học trong trường kết hợp với quan sát thực
tiễn tại công ty kết hợp với các phương pháp sau:
 Phương pháp thu thập dữ liệu: thu thập số liệu thong qua những hồ sơ
lưu trữ của công ty trong những năm gầnđây bao gồm: báo cáo tài chính, báo
cáo tình hình kinh doanh của công ty…Bên cạnh đó em còn thu thập thong
tin, số liệu trên các trang web và tào liệu tham khảo có liên quan
 Phương pháp phân tích: dựa trên số liệuthu thập được em tiến hành xử
lý, phân tích theo mụcđích yêu cầu của đề tài để có số liệu phù hợp.
 Phương pháp so sánh: dựa trên số liệuđã xử lý em tiến hành so sánh số
liệu thực tiễn giữa các năm từđóđánh giá những gìđạt và chưa đạt.
5. Kết cấu của luận văn
Kết cấu của luận văn bao gồm 3 chương:
Chương1: Lý luận chung về vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng quản trị vốn kinhdoanhtại Công ty TNHH tập
đoàn Hoàng Phát Vissai.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường quản trị vốn kinh
doanh của Công ty TNHH tập đoàn Hoàng Phát Vissai.
4
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP
1.1. VỐN KINH DOANH VÀ NGUỒN VỐN KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP
1.1.1. Khái niệm, đặc trưng, vai trò và thành phần vốn kinh doanh trong
doanh nghiệp
1.1.1.1) Khái niệm vốn kinh doanh
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp muốn tiến hành hoạt
động sản xuất kinh doanh cần phải có ba yếu tố cơ bản: sức lao động, đối
tượng lao động và tư liệu lao động. Để có được các yếu tố này, doanh nghiệp
phải ứng ra một lượng vốn nhất định phù hợp với quy mô và điều kiện kinh
doanh.Lượng vốn đó được gọi là vốn kinh doanh (VKD) của doanh nghiệp.
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài
sản mà doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục
đích sinh lời.
VKD là điều kiện tiên quyết đối với sự ra đời của doanh nghiệp và là
một trong những yếu tố giữ vai trò quyết định trong quá trình hoạt động và
phát triển của doanh nghiệp.
1.1.1.2) Đặc trưng của vốn kinh doanh
Để quản lý và sử dụng có hiệu quả VKD đòi hỏi doanh nghiệp phải nhận
thức đúng đắn các đặc trưng của vốn. Sau đây là những đặc trưng chủ yếu của
VKD:
Một là, vốn phải đại diện cho một lượng tài sản nhất định.
Vốn là biểu hiện bằng giá trị của các tài sản trong doanh nghiệp như nhà
xưởng, đất đai, máy móc thiết bị…
Hai là, vốn phải được vận động để sinh lời.
5
Đặc trưng này củavốn xuất phát từ nguyên tắc: tiền tệ chỉ được coi là vốn
khi chúng được đưa vào sản xuất kinh doanh. Trong quá trình vận động, đồng
vốn có thể thay đổi hình thái biểu hiện nhưng điểm khởi đầu và điểm kết thúc
của một vòng tuần hoàn phải là hình thái tiền tệ, với giá trị tại thời điểm
kết thúc lớn hơn giá trị tại điểm khởi đầu, tức là kinh doanh có lãi. Điều này đòi
hỏi trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp không được để vốn bị ứ đọng.
Ba là, vốn có giá trị về mặt thời gian.
Do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như lạm phát, giá cả thay đổi, tiến bộ
khoa học công nghệ không ngừng nên sức mua của đồng tiền ở mỗi thời điểm
khác nhau lại khác nhau. Vì vậy, huy động vốn và sử dụng vốn kịp thời là
điều hết sức quan trọng.
Bốn là, vốn phải tích tụ, tập trung đến một lượng nhất định mới có thể
phát huy tác dụng trong hoạt động kinh doanh.
Đặc trưng này đòi hỏi doanh nghiệp cần lập kế hoạch để huy động đủ
lượng vốn cần thiết và trong quá trình kinh doanh cần tái đầu tư lợi nhuận để
mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Năm là, vốn có thể tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau.
Vốn không chỉ là biểu hiện bằng tiền của những tài sản hữu hình mà còn
là biểu hiện bằng tiền của những tài sản vô hình.Đặc trưng này giúp doanh
nghiệp có sự nhìn nhận toàn diện về các loại vốn, từ đó đề xuất các biện pháp
phát huy hiệu quả tổng hợp VKD.
Sáu là, vốn phải gắn với chủ sở hữu.
Vốn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế tri thức nên
không thể có đồng vốn vô chủ.Vốn phải được gắn với chủ sở hữu thì mới
được chi tiêu hợp lí và có hiệu quả.Tuỳ từng hình thức đầu tư mà người sở
hữu vốn có thể đồng nhất hoặc tách rời người sử dụng vốn.
Bảy là, vốn là một loại hàng hóa đặc biệt.
6
Giống như các loại hàng hoá khác, “hàng hoá vốn” cũng được mua bán
trên thị trường.Tuy nhiên, người ta chỉ mua được quyền sử dụng vốn mà
không mua được quyền sở hữu.Người mua (người vay vốn) phải trả cho
người bán (người cho vay) một tỷ lệ lãi suất nhất định - đó chính là giá của
quyền sử dụng vốn.
1.1.1.3) Vai trò của vốn kinh doanh
Đối với một doanh nghiệp, vốn có vai trò quyếtđịnh đến sự tồn tại và
phát triển của doanh nghiệp.
- VKD là cơ sở để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh và cũng
là chỉ tiêu đánh giá kết quả các hoạt động sản xuấtkinh doanh đó.
- Là yếu tốảnh hưởng rất lớn đến năng lực sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp và xác lập vị thế của doanh nghiệp trên thương trường. Điều
này càng thể hiện rõkhi thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, các doanh
nghiệp phải không ngừng cải tiến máy móc thiết bị, hiệnđại hóa công nghệ…
tất cả những yếu tố này muốnđạt đượcđòi hỏi doanh nghiệp phải có một
lượng vốn nhấtđịnh.
Mặt khác, doanh nghiệp muốn mở rộng phạmvi hoạt động tiến hành tái
sản xuất mở rộng thì sau một chu kỳ kinh doanh vốn của doanh nghiệp phải
sinh lời tức là hoạt động kinh doanh phải có lãiđảm bảo vốn của doanh nghiệp
có thể bảo toàn và phát triển.
Điều đó cho thấy vốn là cơ sở để doanh nghiệp tiếp tuc đầu tư mở rộng
sản xuất, thâm nhập thị trường, nâng cao uy tín trên thị trường.
Nhận thức được vai trò quan trọng như vậy doanh nghiệp cần hết sức
thận trọng trong quá trình quản lý, sử dụng vốn, từ khâu huy động đến khâu
sử dụng vốn.
7
1.1.2. Phân loại vốn kinh doanh
1.1.2.1. Căn cứ vào đặc điểm chu chuyển của vốn
Có thể chia VKD thành hai loại: vốn cố định và vốn lưu động.
Vốn cố định
Vốn cố định là một bộ phận quan trọng của VKD. Việc làm tăng vốn cố
định có tác động lớn đến việc tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh
nghiệp. Nói cách khác, Vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn
đầu tư ứng trước về TSCĐ
Những đặc điểm chu chuyển chủ yếu của VCĐ trong quá trình kinh
doanh của doanh nghiệp như sau:
- Trong quá trình tham gia vào hoạt động kinh doanh, VCĐ chu chuyển
giá trị dần từng phần và được thu hồi giá trị từng phần sau mỗi chu kỳ kinh
doanh.
- VCĐ tham gia vào nhiều chu kì kinh doanh mới hoàn thành một vòng
chu chuyển.
- VCĐ chỉ hoàn thành một vòng chu chuyển khi tái sản xuất được TSCĐ
về mặt giá trị, tức là khi thu hồi đủ tiền khấu hao TSCĐ.
Những đặc điểm luân chuyển của VCĐ đòi hỏi việc quản lý VCĐ phải
kết hợp giữa quản lý theo giá trị và quản lý hình thái hiện vật của nó là các
TSCĐ của doanh nghiệp.
 Vốn lưu động
Khi tiến hành sản xuất kinh doanh, bên cạnh các TSCĐ, doanh nghiệp
cần phải có các TSLĐ.Để hình thành nên các TSLĐ, doanh nghiệp phải ứng
ra một lượng vốn tiền tệ nhất định.Số vốn này được gọi là vốn lưu động của
doanh nghiệp.
Như vậy, “Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn ứng ra để hình
thành nên các TSLĐ nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh
nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục.”
8
VLĐ của doanh nghiệp có các đặc điểm sau:
- VLĐ trong quá trình chu chuyển luôn thay đổi hình thái biểu hiện.
- VLĐ chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được hoàn lại toàn
bộ sau mỗi chu kì kinh doanh.
- VLĐ hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinh doanh.
1.1.2.2. Căn cứ vào thời gian sử dụng của vốn khi tham gia vào quá trình sản
xuất kinh doanh.
a. Vốn ngắn hạn
Vốn ngắn hạn của doanh nghiệp là vốn mà doanh nghiệp có thể sử dụng
trong một thời gian dưới một năm. Vốn ngắn hạn bao gồm Nợ ngắn hạn.
b. Vốn dài hạn
Vốn dài hạn của doanh nghiệp là vốn mà doanh nghiệp có thể sử dụng
trong một thời gian dài hơn một năm. Vốn dài hạn bao gồm Vốn chủ sở hữu
và Nợ dài hạn.
1.1.2.3.Phân loại theo quan hệ sở hữu vốn
Dựa vào tiêu thức này có thể chia nguồn vốn của doanh nghiệp thành hai
loại: vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.
 Vốn chủ sở hữu: là phần vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh
nghiệp, bao gồm vốn điều lệ do chủ sở hữu đầu tư, vốn do doanh nghiệp tự bổ
sung từ lợi nhuận và từ các quỹ khác của doanh nghiệp, nguồn vốn liên
doanh, liên kết, vốn tài trợ của Nhà nước nếu có. Nguồn vốn chủ sở hữu cóý
nghĩa đặc biệt quan trọng đối với quá trình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Nó tạođiều kiện thuận lợi chi chủ doanh nghiệp chủ động hoàn toàn
trong sản xuất, thể hiện mức độ tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp.
Vốn chủ sở hữu tại một thờiđiểm có thể được xácđịnh như sau:
Vốn chủ sở hữu = Giá trị tổng tài sản – Nợ phải trả
 Nợ phải trả: là số vốn thuộc quyền sở hữu của các chủ thể khác
nhưng doanh nghiệp được quyền sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh
9
của mình trong một khoảng thời gian nhất định. Theo tính chất và thời hạn
thanh toán, các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp được chia thành:
- Nợ ngắn hạn: là khoản nợ mà doanh nghiệp phải trả trong một thời gian
ngắn như: vay ngắn hạn, phải trả nhà cung cấp, thuế và các khoản phải nộp
Nhà nước…
- Nợ dài hạn: là các khoản nợ mà trên một năm doanh nghiệp mới phải
hoàn trả như: vay dài hạn, phát hành trái phiếu…
Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao, thông thường
một doanh nghiệp phải phối hợp cả hai nguồn vốn: Vốn chủ sở hữu và nợ
phải trả. Sự kết hợp giữa hai nguồn này phụ thuộc vào đặc điểm của ngành
mà doanh nghiệp hoạt động, tuỳ thuộc vào quyết định của người quản lý trên
cơ sở xem xét tình hình kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp.
1.1.2.4. Phân loại theo thời gian huy động và sử dụng vốn
Căn cứ và tiêu thức này có thể chia nguồn vốn của doanh nghiệp thành
hai loại: nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời.
HÌNH 1.1: PHÂN LOẠI NVKD THEO THỜI GIAN HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG
- Nguồn vốn thường xuyên: là tổng thể các nguồn vốn có tính chất ổn
định mà doanh nghiệp có thể sử dụng vào hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn
này thường được sử dụng để mua sắm, hình thành TSCĐ và một bộ phận
TSLĐ thường xuyên cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Tài sản
lưu
động
Nợ ngắn
hạn
Nợ dài
hạn
Tài sản
cố định
Nguồn vốn tạm thời
Nguồn vốn thường xuyên
Vốn chủ
sở hữu
10
Nguồn vốn thường xuyên=Vốn chủ sở hữu+Nợ dài hạn
Hoặc:Nguồn vốn thường xuyên=Giá trị tổng tài sản-Nợ ngắn hạn
- Nguồn vốn tạm thời: là các nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới một
năm) mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng các nhu cầu có tính chất
tạm thời phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn tạm thời
thường bao gồm vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các nợ ngắn
hạn khác.
Việc phânloại này giúp cho ngườiquảnlý xem xét huy độngcácnguồn vốn
phùhợp vớithờigian sửdụngcủa các yếu tố cần thiết cho quá trình kinh doanh
đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng VKD.
1.1.2.5. Phân loại theo phạm vi huy động vốn
- Nguồn vốn bên trong: là nguồn vốn có thể huy động được vào đầu tư
từ chính hoạt động của bản thân doanh nghiệp tạo ra. Nguồn vốn bên trong
thể hiện khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp.
Nguồn vốn bên trong bao gồm:
+ Lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư
+ Khoản khấu hao tài sản cố định
+ Tiền nhượng bán tài sản, vật tư không cần dùng hoặc thanh lý TSCĐ
- Nguồn vốn bên ngoài:
Việc huy động nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp để tăng thêm nguồn
tài chính cho hoạt động kinh doanh, là vấn đề hết sức quan trọng đối với một
doanh nghiệp.
Nguồn vốn từ bên ngoài bao gồm:
Vay người thân (đối với doanh nghiệp tư nhân).
+ Vay ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính khác.
+ Gọi góp vốn liên doanh liên kết.
+ Tín dụng thương mại của nhà cung cấp.
11
+ Thuê tài sản.
+ Huy động vốn bằng phát hành chứng khoán (đối với một số loại hình
doanh nghiệp được pháp luật cho phép).
1.1.3. Nguồn hình thành vốn kinh doanh của doanh nghiệp
. VKD của doanh nghiệp được hình thành từ 2 nguồn khác nhau: Nguồn
vốn chủ sở hữu và Nợ phải trả.
1.1.3.1. Nguồn vốn chủ sở hữu
Vốnchủsở hữu là phầnvốnthuộc quyềnsở hữucủachủdoanh nghiệp, bao
gồmsố vốnchủdoanh nghiệp bỏ ra cùng với phần vốn bổ sung từ kết quả kinh
doanh. Vốn chủ sở hữu tại một thời điểm được xác định bởi công thức sau:
Vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản - Nợ phải trả
Nguồn vốn chủ sở hữu trong nguồn VKD của doanh nghiệp được hình
thành từ những nguồn sau:
+ Nguồn vốn đóng góp ban đầu của nhà đầu tư: Đó là lượng tiền tệ nhất
định khi bắt đầu thành lập một doanh nghiệp theo quy định của nhà nước và
vốn vốn góp này cũng tăng trong quá trình sản xuất kinh doanh.
+ Nguồn vốn đóng góp bổ sung từ kết quả sản xuất kinh doanh . Nguồn
vốn tích lũy từ lợi nhuận không chia giữ lại tái đầu tư. Lợi nhuận không chia
thường để trích lập nên các quỹ trong doanh nghiệp như: quỹ đầu tư phát
triển, quỹ khen thưởng phúc lợi,…
+ Nguồn vốn đóng góp từ phát hành cổ phiếu: đối với một công ty cổ
phần, vốn chủ sở hữu có thể tăng được bằng cách phát hành cổ phiếu mới.
+ Nguồn vốn chủ sở hữu khác: Các khoản nhận, biếu, tặng tài trợ; chênh
lệch tỉ giá hối đoái phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản; ...
1.1.3.2. Nợ phải trả
Nợ phải trả là thể hiện bằng tiền những nghĩa vụ mà doanh nghiệp có
trách nhiệm phải thanh toán cho tác nhân kinh tế khác như: Nợ vay, các
12
khoản phải trả cho người bán, cho nhà nước, cho người lao động trong doanh
nghiệp.
Nợ phải trả của doanh nghiệp được phân ra làm 2 loại là nợ ngắn hạn
và nợ dài hạn.
+ Nợ ngắn hạn: Là các khoản nợ phải trả mà doanh nghiệp có trách
nhiệm thanh toán dưới thời hạn 1 năm như vay ngắn hạn, phải trả nhà cung
cấp, thuế và các khoản phải nộp nhà nước…
+ Nợ dài hạn: : Là các khoản nợ mà trên một năm DN mới phải hoàn trả
như vay dài hạn, phát hành cổ phiếu, trái phiếu…
Để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra thông thường ,
các doanh nghiệp phải kết hợp đồng thời cả hai loại nguồn vốn này. Sự lựa
chọn trong việc xác định tỉ trọng từng nguồn trong tổng nguồn vốn phụ thuộc
vào đặc điểm kinh doanh của từng ngành cũng như chiến lược kinh doanh của
từng nhà quản lí trong từng giai đoạn cụ thể.
1.2. QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH VÀ SỰ CẦN THIẾT TĂNG
CƯỜNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP
1.2.1 Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn kinh doanh
1.2.1.1 Khái niệm quản trị vốn kinh doanh
Quản trị vốn kinh doanh là quá trình hoạch định, tổ chức thực hiện, điều
chỉnh và kiểm soát quá trình tạo lập, phân bổ và sử dụng vốn kinh doanh của
doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra trong từng thời
kỳ nhất định.
1.2.1.2 Mục tiêu quản trị vốn kinh doanh
+ Quản trị vốn kinh doanh để xác định được cơ cấu vốn tối ưu, giúp DN
chủ động trong việc huy động vốn, tránh gây lãng phí hay thiếu hụt vốn, góp
phần giảm thiểu chi phí sử dụng vốn.
+ Quản trị vốn kinh doanh nhằm giúp doanh nghiệp chủ động xác định
13
được nhu cầu vốn cần bỏ ra để thực hiện một dự án kinh doanh.
+ Việc quản trị VKD giúp nhà quản trị đánh giá theo dõi quá trình sử
dụng vốn của công ty có đúng mục đích hay không. Bên cạnh đó, giúp doanh
nghiệp có thể tiên lượng được nhu cầu vốn phát sinh để kịp thời bổ sung, đảm
bảo hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên, liên tục
1.2.2. Nội dung quản trị vốn kinh doanh
1.2.2.1 Tổ chức đảm bảo nguồn vốn kinh doanh
a. Khái niệm
Tổ chức đảm bảo vốn cho doanh nghiệp được hiểu là quá trình hoạch
định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động liên quan đến huy động,
quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp.
b. Nội dung tổ chức đảm bảo vốn cho doanh nghiệp
+ Xác định nhu cầu vốn phù hợp yêu cầu sản xuất kinh doanh.
+ Phân tích chi phí sử dụng vốn đối với tổng nguồn vốn và từng nguồn
riêng biệt.
+ Lựa chọn nguồn vốn thích hợp.
+ Lập kế hoạch huy động vốn, lựa chọn hình thức huy động thích hợp.
+ Luôn theo dõi biến động cơ cấu nguồn vốn để tìm ra nguyên nhân thay
đổi, từ đó điều chỉnh việc huy động vốn theo yêu cầu quản trị.
c. Các hệ số cơ cấu nguồn vốn
+ Hệ số nợ:Phảnánh việc sửdụngnợ của doanh nghiệp trong việc tổ chức
nguồn vốn, cho thấy mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp.
Hệ số nợ =
Tổng số nợ
Tổng nguồn vốn
14
+ Hệ số vốn chủ sở hữu:
Hệ số vốn chủ sở hữu =
Vốn chủ sở hữu
Tổng nguồn vốn
Hoặc : Hệ số vốn chủ sở hữu= 1 – Hệ số nợ
1.2.2.2. Bố trí cơ cấu tài sản của doanh nghiệp
a. Khái niệm: Cơ cấu tài sản là tỷ lệ đầu tư vào các loại tài sản trong
doanh nghiệp.Quản trị cơ cấu tài sảnđược hiểu là công tác quản trị liên quan
tới việc bố trí cơ cấu tài sản từ các nguồn vốn đã huy động.
b. Nội dung quản trị cơ cấu tài sản
Mỗi loại hình doanh nghiệp có cơ cấu vốn khác nhau phù hợp ngành
nghề kinh doanh. Các doanh nghiệp sản xuất thường có tỷ trọng TSDH lớn
trong tổng tài sản. Ngược lại, các doanh nghiệp xây dựng có tỷ trọng TSNH
lớn trong tổng tài sản. Do đó khi quản trị cơ cấu vốn, ta cần:
+ Xác định tỷ trọng tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn và các khoản mục
tài sản chi tiết.
+ Theo dõi, phân tích nguyên nhân sự biến động của cơ cấu vốn, từ đó
có sự điều chỉnh phù hợp mục đích quản trị trong từng thời kì
c. Các hệ số cơ cấu tài sản
Các chỉ tiêu trên phản ánh mức độ đầu tư vào các loại tài sản của doanh
nghiệp.
Tỷ lệ đầu tư vào tài sản
ngắn hạn
=
Tổng tài sản ngắn hạn
Tổng tài sản
Tỷ lệ đầu tư vào tài sản
dài hạn
=
Tổng tài sản dài hạn
Tổng tài sản
15
1.2.2.3. Mô hình tài trợ của doanh nghiệp
a. Mô hình tài trợ thứ nhất : Toàn bộ TSCĐ và TSLĐ thường xuyên
được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, toàn bộ TSLĐ tạm thời được
đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời.
+ Lợi ích khi sử dụng mô hình này : Giúp doanh nghiệp hạn chế được rủi
ro trong thanh toán, mức độ an toàn cao hơn, giảm bớt được chi phí trong việc
sử dụng vốn.
+ Hạn chế khi sử dụng mô hình này : Chưa tạo ra sự linh hoạt trong việc
tổ chức sử dụng vốn, thường vốn nào nguồn ấy, tính chắc chắn được đảm bảo
cao hơn, song kém linh hoạt hơn.
b. Mô hình tài trợ thứ hai : Toàn bộ TSCĐ, TSLĐ thường xuyên và
mọt phần của TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên,
và một phần TSLĐ tạm thời còn lại được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời.
+ Lợi ích khi sử dụng mô hình này : Khả năng thanh toán và độ an toàn
ở mức cao.
+ Hạn chế khi sử dụng mô hình này : Doanh nghiệp phải sử dụng nhiều
khoản vay dài hạn và trung hạn nên phải trả chi phí nhiều hơn cho việc sử
dụng vốn.
c. Mô hình tài trợ thứ ba: Toàn bộ TSCĐ và một phần TSLĐ thường
xuyên được bảo đảm bằng nguồn vốn thường xuyên, còn một phần TSLĐ
thường xuyên và toàn bộ TSLĐ tạm thời được bảo đảm bằng nguồn vốn tạm
thời.
+ Lợi ích khi sử dụng mô hình này: chi phí sử dụng vốn sẽ được hạ thấp
hơn vì sử dụng nhiều hơn nguồn vốn tín dụng ngắn hạn, việc sử dụng vốn sẽ
được linh hoạt hơn.
16
Trong thực tế, mô hình này thường được các doanh nghiệp lựa chọn, vì
một phần tín dụng ngắn hạn được xem như dài hạn thường xuyên, đối với các
doanh nghiệp mới hình thành lại càng cần thiết, Việc sử dụng mô hình này,
doanh nghiệp cũng cần sự năng động trong việc tổ chức nguồn vốn.
+ Hạn chế khi sử dụng mô hình này: Khả năng gặp rủi ro sẽ cao hơn.
1.2.2.4. Quản trị vốn bằng tiền của doanh nghiệp
a. Khái niệm
Vốn bằng tiền (gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển) là
một bộ phận cấu thành tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Đây là loại tài sản
có tính thanh khoản cao nhất và quyết định khả năng thanh toán của doanh
nghiệp. Tuy nhiên, vốn bằng tiền bản thân nó không tự sinh lời, nó chỉ sinh
lời khi được đầu tư sử dụng vào một mục đích nhất định. Hơn nữa, với đặc
điểm là tài sản có tính thanh khoản cao nên vốn bằng tiền cũng dễ bị thất
thoát, gian lận, lợi dụng.
+ Tầm quan trọng của quản lý vốn bằng tiền:
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp luôn có nhu cầu
dự trữ vốn tiền mặt ở một quy mô nhất định. Nhu cầu dự trữ vốn tiền mặt
trong các DN thông thường là để đáp ứng yêu cầu giao dịch hàng ngày như
mua sắm hàng hóa, vật liệu, thanh toán các khẩn chi phí cần thiết. Việc duy trì
một mức dữ trữ vốn tiền mặt đủ lớn còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp có cơ
hội thu được chiết khấu trên hàng mua trả đúng kỳ hạn, làm tăng hệ số khả
năng thanh toán nhanh của DN.
Quản trị vốn bằng tiền của doanh nghiệp có yêu cầu cơ bản là vừa phải
đảm bảo sự an toàn tuyệt đối, đem lại khả năng sinh lời cao nhưng đồng thời
cũng phải đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt.
17
b. Nội dung quản trị vốn bằng tiền
- Xác định đúng đắnmức dự trữ tiền mặt hợp lý, tối thiểu để đáp ứng các
nhu cầu chi tiêu bằng tiền mặt của doanh nghiệp trong kỳ.
Các phương pháp xác định mức dự trữ tiền mặt hợp lý của doanh nghiệp:
+ Căn cứ vào số liệu thống kê nhu cầu chi dùng tiền mặt bình quân một
ngày và số ngày dự trữ tiền mặt hợp lý.
+ Mô hìnhchi phí tốithiểu (mô hìnhBaumol) trong quảntrị tồn kho dự trữ.
- Quản lý chặt chẽ các khoản thu chi tiền mặt:
Doanh nghiệp cần quản lý chặt chẽ các khoản thu chi tiền mặt để tránh bị
mất mát, lợi dụng. Thực hiện nguyên tắc mọi khoản thu chi tiền mặt đều phải
qua quỹ. Phân định trách nhiệm trong quản lý tiền mặt giữa kế toán và thủ
quỹ. Việc xuất, nhập quỹ tiền mặt hàng ngày phải có chứng từ hợp thức và
hợp pháp.
- Chủ động lập và thực hiện kế hoạch lưu chuyển tiền tệ hàng năm
Doanh nghiệp phải có biện pháp đảm bảo cân đối thu chi tiền mặt và sử
dụng có hiệu quả nguồn tiền mặt tạm thời nhàn rỗi (đầu tư tài chính ngắn
hạn). Thực hiện dự báo và quản lý có hiệu quả các dòng tiền nhập, xuất ngân
quỹ trong từng thời kỳ để chủ động đáp ứng yêu cầu thanh toán nợ của doanh
nghiệp khi đáo hạn.
c. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị vốn bằng tiền
+ Hệ số khả năng thanh toán tức thời : Phản ánh khả năng thanh toán của
doanh nghiệp khi nền kinh tế khủng hoảng, hàng hóa không được tiêu thụ, nợ
phải thu khó thu hồi.
Hệ số khả năng thanh
toán tức thời
=
Tiền + Các khoản tương đương tiền
Nợ ngắn hạn
18
+ Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Phản ánh khả năng thanh toán nợ
ngắn hạn của doanh nghiệp mà không cần thanh lý khẩn cấp hàng tồn kho.
+ Hệ số khả năng thanh toán hiện thời: Phản ánh khả năng thanh toán nợ
ngắn hạn của doanh nghiệp.
Hệ số khả năng
thanh toán hiện thời
=
Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
1.2.2.5. Quản trị vốn tồn kho dự trữ
a. Vốntồnkho dự trữvà các nhântố ảnhhưởngđếndự trữ vốn tồn kho
Tồn kho dự trữ là những tài sản mà doanh nghiệp dự trữ để đưa vào sản
xuất hoặc bán ra sau này. Trong các doanh nghiệp, tài sản tồn kho dự trữ
thườngở ba dạng: nguyên vật liệu, nhiên liệu dự trữ sản xuất; các sản phẩm dở
dang và bán thành phẩm; các thành phẩm chờ tiêu thụ. Tùy theo ngành nghề
kinh doanh mà tỷ trọng các loại tài sản dự trữ trên có khác nhau.
+ Tầm quan trọng của quản trị vốn tồn kho
Việc hình thành lượng hàng tồn kho đòi hỏi phải ứng trước một lượng
tiền nhất định gọi là vốn tồn kho dự trữ. Việc quản lý vốn tồn kho dự trữ là rất
quan trọng, không phải vì nó thường chiếm tỷ trọng lớn trong số VLĐ của
doanh nghiệp mà quan trọng hơn là giúp doanh nghiệp tránh được tình trạng
vật tư hàng hóa ứ đọng, chậm luân chuyển, đảm bảo cho hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bình thường, góp phần đẩy nhanh tốc độ
luân chuyển VLĐ.
Hệ số khả năng
thanh toán nhanh
=
Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn
19
+ Các nhân tố ảnh hưởng tới vốn tồn kho dự trữ
 Đối với tồn kho dự trữ nguyên vật liệu thường chịu ảnh hưởng bởi yếu
tố quy mô sản xuất, khả năng cung ứng vật tư của thị trường, giá cả vật tư
hàng hóa, khoảng cách vận chuyển từ nơi cung ứng đến doanh nghiệp.
 Đối với các loại sản phẩm dở dang, bán thành phẩm thường chịu ảnh
hưởng bởi các yếu tố kỹ thuật, công nghệ sản xuất, thời gian chế tạo sản
phẩm, trình độ tổ chức sản xuất của doanh nghiệp.
 Riêng đối với mức tồn kho thành phẩm, các nhân tố ảnh hưởng thường
là số lượng sản phẩm tiêu thụ, sự phối hợp nhịp nhàng giữa khâu sản xuất và
khâu tiêu thụ, sức mua của thị trường
b. Nội dung quản trị vốn tồn kho
+ Xác định đúng đắn mức tồn kho dự trữ hợp lý, tối thiểu để đáp ứng nhu
cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra bình thường.
+ Xác định rõ các nhân tố ảnh hưởng đến từng loại tồn kho dự trữ để có
biện pháp quản lý phù hợp nhằm duy trì lượng hàng tồn kho hợp lý nhất
 Mô hình quản lý hàng tồn kho
Tồn kho dự trữ làm phát sinh chi phí nên cần quản lý chúng sao cho tiết
kiệm và hiệu quả.
Mô hình quản lý hàng tồn kho dự trữ trên cơ sở tối thiểu hóa tổng chi phí
tồn kho dự trữ gọi là mô hình tổng chi phí tối thiểu. Theo mô hình EOQ người
ta thường giả định số lượng hàng đặt mỗi lần là đều đặn và bằng nhau. Khi đó
mức đặt hàng kinh tế QE sẽ bằng:
QE = √
2×𝑐2×𝑄𝑛
𝑐1
Trong đó:
QE: Mức đặt hàng kinh tế
c1: Chi phí lưu giữ, bảo quản đơn vị hàng tồn kho
20
c2: Chi phí một lần thực hiện hợp đồng cung ứng
Qn: Số lượng vật tư hàng hóa cần cung ứng trong năm
Chi phí
Tổng chi phí
Chi phí lưu trữ
Chi phí đặt hàng
QE Số lượng đặt hàng
HÌNH 1.2: MÔ HÌNH EOQ
d. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị vốn tồn kho
+ Vòng quay hàng tồn kho:
Số vòng quay hàng
tồn kho
=
Giá vốn hàng bán
Giá trị hàng tồn kho bình quân trong kỳ
Số vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho luân chuyển
trong kỳ. Chỉ tiêu này phản ánh số vòng luân chuyển hàng tồn kho trong một
thời kỳ nhất định. Số vòng luân chuyển càng cao thì việc kinh doanh được
đánh giá càng tốt, bởi DN chỉ đầu tư cho hàng tồn kho thấp mà vẫn đạt doanh
số cao.
+ Số ngày trung bình thực hiện một vòng quay hàng tồn kho:
Số ngày 1 vòng quay
hàng tồn kho
=
360
Số vòng quay hàng tồn kho
21
1.2.2.6. Quản trị các khoản phải thu
a. Khái niệm
Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu hàng
hóa hoặc dịch vụ. Trong kinh doanh hầu hết các doanh nghiệp đều có khoản
nợ phải thu nhưng với quy mô, mức độ khác nhau. Nếu các khoản phải thu
quá lớn, tức số vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng cao, hoặc không kiểm
soát nổi sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Vì thế quản trị nợ phải thu là một nội dung quan trọng trong quản trị
VLĐ, quản trị VKD nói riêng và quản trị tài chính doanh nghiệp nói chung.
+ Tầm quan trọng của quản trị các khoản phải thu của doanh nghiệp:
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, đẻ khuyến khích người mua, DN
thường áp dụng phương thức bán chịu đối với khách hàng. Quản trị khoản phải
thu cũng liên quan đến sựđánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro trong bán chịu hàng
hóa, dịch vụ. Doanh nghiệp nếu không bán chịu sẽ mất đi cơ hội tiêu thụ sản
phẩm, mất cơ hội tạo mối quan hệ với đối tác, từ đó mất đi cơ hội thu lợi
nhuận. Nhưng ngược lại, doanh nghiệp bán chịu hay bán chịu ở mức quá nhiều
thì doanh nghiệp có thể phải đối mặt với rủi ro phải thu khó đòi, thậm chí
không thể đòi được. Vì vậy, nếu khả năng sinh lời từ việc bán chịu lớn hơn rủi
ro thì doanh nghiệp có thể mở rộng việc bán chịu và ngược lại.
b. Nội dung quản trị các khoản phải thu:
- Xác định chính sách bán chịu hợp lý đối với từng khách hàng:
- Phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu:
Để tránh tổn thất do các khoản nợ không có khả năng thu hồi doanh
nghiệp cần đánh giá khả năng tài chính và mức độ đáp ứng yêu cầu thanh toán
của khách hàng khi khoản nợ đến hạn thanh toán. Việc đánh giá đó phải thực
hiện qua các bước:
+ Thu thập thông tin về khách hàng
22
+ Đánh giá uy tín của khách hàng theo các thông tin thu thập được
+ Lựa chọn quyết định nới lỏng hay thắt chặt bán chịu, thậm chí từ chối
bán chịu.
- Áp dụng các biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả thu hồi nợ:
+ Sử dụng kế toán thu hồi nợ chuyên nghiệp
+Xác định trọng tâm quản lý và thu hồi nợ trong từng thời kỳ để có
chính sách thu hồi nợ thích hợp
+Thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro bán chịu như trích trước dự
phòng nợ phải thu khó đòi; trích lập quỹ dự phòng tài chính.
c. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị các khoản phải thu
+ Vòng quay các khoản phải thu:
Số vòng quay các khoản
phải thu
=
Doanh thu trong kỳ
Các khoản phải thu bình quân
Số vòng quay các khoản phải thu là số lần mà các khoản phải thu luân
chuyển trong kỳ. Số vòng quay các khoản phải thu càng lớn chứng tỏ tốc độ
thu hồi nợ của doanh nghiệp càng nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản nợ
phải thu sang tiền mặt cao, điều này giúp cho DN nâng cao luồng tiền mặt, tạo
ra sự chủ động trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất.
+ Kỳ thu tiền trung bình:
Kỳ thu tiền trung bình =
Số ngày trong kỳ
Vòng quay các khoản phải thu
Chỉ tiêu này phản ánh số ngày cần thiết bình quân để thu được các khoản
phải thu, đồng thời phản ánh hiệu quả việc quản lý các khoản phải thu.
1.2.2.7. Quản trị vốn cố định của doanh nghiệp
a. Khái niệm
23
Quản trị vốn cố định là một nội dung quan trọng trong quản lý vốn kinh
doanh của các doanh nghiệp. Điều đó không chỉ ở chỗ vốn cố định thường
chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số vốn kinh doanh của doanh nghiệp, có ý
nghĩa quyết định tới năng lực sản xuất của doanh nghiệp mà còn do việc sử
dụng vốn cố định thường gắn liền với hoạt động đầu tư dài hạn, thu hồi vốn
chậm và dễ gặp rủi ro.
b. Nội dung
Tạo lập vốn cố định trong doanh nghiệp
Để dự báo được các nguồn vốn đầu tư vào TSCĐ, các DN cần dựa vào
quy mô, khả năng sử dụng quỹ đầu tư phát triển hoặc quỹ khấu hao, khả năng
huy động vốn vay dài hạn từ các ngân hàng thương mại, khả năng phát hành
trái phiếu trên thị trường vốn, …
Quản lý sử dụng vốn cố định
Vốn cố định của doanh nghiệp có thể được sử dụng cho các hoạt động
đầu tư dài hạn (mua sắm, lắp đặt, xây dựng các tài sản cố định hữu hình và vô
hình) và các hoạt động kinh doanh thường xuyên sản xuất các sản phẩm hàng
hoá, dịch vụ) của doanh nghiệp.
Mục đích là đề bảo toàn và phát triển vốn. Do đó cần thực hiện các biện
pháp như
- Lựa chọn phương pháp khấu hao tài sản cố định thích hợp:
Khấu hao TSCĐ xuất phát từ đặc điểm hao mòn của TSCĐ trong quá
trình sử dụng. Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà TSCĐ trong quá trình sử
dụng luôn bị hao mòn dưới 2 hình thức là hao mòn hữu hình và hao mòn vô
hình. Về mặt kinh tế, hao mòn TSCĐ dù xảy ra dưới hình thức nào cũng là sự
tổn thất giá trị TSCĐ của doanh nghiệp. Nhằm bù đắp các hao mòn TSCĐ và
thu hồi số vốn cố định đã đầu tư ban đầu để tái sản xuất giản đơn hoặc mở
rộng TSCĐ, các doanh nghiệp tiến hành khấu hao TSCĐ.
24
Khấu hao TSCĐ là việc phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải thu
hồi của TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong suốt thời gian sử dụng
hữu ích của TSCĐ. Về mặt kinh tế, khấu hao TSCĐ được coi là một khoản
chi phí sản xuất kinh doanh và được tính vào giá thành sản phẩm trong kỳ
nhưng nó là khoản chi phí phân bổ nhằm thu hồi vốn đầu tư ứng trước để hình
thành nên TSCĐ nên không tạo nên dòng tiền mặt chi ra. Số tiền khấu hao thu
hồi được tích lũy lại hình thành nên quỹ khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp,
doanh nghiệp có thể sử dụng quỹ này linh hoạt nhưng phải đảm bảo hoàn trả
đúng hạn. Về nguyên tắc, việc khấu hao phải đảm bảo phù hợp với mức độ
hao mòn của TSCĐ và thu hồi đầy đủ số vốn cố định đã đầu tư ban đầu vào
TSCĐ để đảm bảo tính chính xác của chi phí khấu hao trong giá thành sản
phẩm, đánh giá đúng hiệu quả sản xuất kinh doanh, góp phần bảo toàn được
vốn cố định, đáp ứng yêu cầu thay thế, đổi mới hoặc nâng cấp TSCĐ của
doanh nghiệp.
Các phương pháp khấu hao tài sản cố định:
+ Phương pháp khấu hao đường thẳng: Đây là phương pháp đơn giản và
được sử dụng phổ biến nhất. Công thức xác định như sau:
Trong đó:
MKH: Mức khấu hao hàng năm
TKH: Tỷ lệ khấu hao hàng năm
NGKH: Nguyên giá TSCĐ phải khấu hao
T: Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ (năm)
MKH =
NGKH
T
TKH =
MKH
NGKH
x 100%
1
T x 100%x 100% =
25
Phươngpháp này tính toánđơngiản, không gây biến độnglớn về giá thành,
cho phép doanhnghiệp dựkiến được thờigian thu hồi đủvốn đầu tư vào TSCĐ
nhưng không phù hợp với các loại TSCĐ hoạt động có tính chất thời vụ và số
vốn thu hồi chậm sẽ chịu ảnh hưởng bất lợi của hao mòn vô hình.
+ Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh: Theo
phương pháp này mức khấu hao hàng năm được xác định bằng cách lấy giá trị
còn lại của TSCĐ phải tính khấu hao nhân với tỷ lệ khấu hao nhanh, đến năm
mà mức khấu hao theo tỷ lệ khấu hao nhanh nhỏ hơn mức khấu hao theo
đường thẳng (tính bằng cách lấy giá trị còn lại của TSCĐ đầu năm đó chia
cho số năm sử dụng hữu ích còn lại của TSCĐ) thì điều chỉnh mức khấu hao
các năm còn lại bằng mức khấu hao theo đường thẳng. Công thức tính toán
như sau:
MKHt = GCt x TKHđ
Trong đó:
MKHt: Mức khấu hao theo tỷ lệ khấu hao nhanh năm t
GCt: Giá trị còn lại của TSCĐ ở đầu năm thứ t
TKHđ: Tỷ lệ khấu hao nhanh của TSCĐ
t: Thứ tự năm sử dụng TSCĐ (t=1→n)
Tỷ lệ khấu hao nhanh được xác định bằng cách lấy tỷ lệ khấu hao bình
quân nhân với hệ số điều chỉnh khấu hao nhanh, hệ số điều chỉnh thường
được xác định là 1,5 nếu TSCĐ có thời hạn sử dụng từ 4 năm trở xuống; là
2,0 nếu TSCĐ có thời hạn sử dụng từ trên 4 năm đến dưới 6 năm; là 2,5 nếu
TSCĐ có thời hạn sử dụng trên 6 năm.
Phương pháp này giúp doanh nghiệp nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư,
tạo lá chắn thuế từ khấu hao nhưng làm cho chi phí kinh doanh những năm
đầu tăng cao làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến các chỉ
tiêu tài chính.
26
+ Phương pháp khấu hao theo sản lượng: Công thức tính như sau:
MKHt = QSPt x MKHsp
Trong đó:
MKHt: Mức khấu hao TSCĐ ở năm t
QSPt: Số lượng sản phẩm sản xuất trong năm t
MKHsp: Mức khấu hao đơn vị sản phẩm
Phương pháp này thích hợp với những TSCĐ hoạt động có tính chất thời
vụ trong năm và có liên quan trực tiếp đến việc sản xuất sản phẩm nhưng đòi
hỏi việc thống kê, hạch toán phải tỉ mỉ chi tiết.
- Chú trọng đổi mới trang thiết bị, phương pháp công nghệ sản xuất:
Hao mòn vô hình chính là nguyên nhân dẫn đến các tài sản cố định trong
doanh nghiệp nhanh chóng bị lạc hậu mặc dù có thể doanh nghiệp vừa mua
tài sản đó về sử dụng chưa được bao lâu. Một khi các trang thiết bị, máy móc
đã bị lạc hậu sẽ dẫn đến năng suất lao động giảm sút, từ đó số lượng và chất
lượng sản phẩm có thể giảm, giá thành lại cao hơn so với mặt bằng chung,
làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Chính vì vậy, đòi hỏi các
nhà quản trị phải nhạy bén, đi tắt đón đầu công nghệ, bắt kịp với thời đại để
không dẫn đến tình trạng phải nuối tiếc khi các tài sản cố định còn mới của
mình lại phải ngừng sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả.
- Thực hiện tốt chế độ bảo dưỡng, sửa chữa dự phòng tài sản cố định.
Trong quá trình sử dụng tài sản cố định, các yếu tố thuộc về tự nhiên
cũng như các yếu tố thuộc về trình độ kỹ thuật công nghệ, chất lượng nguyên
liệu vật liệu,… đã tác động đến mức độ hao mòn hữu hình của tài sản cố định.
Để cho tài sản cố định có thể phát huy được tối đa công suất thiết kế thì doanh
nghiệp phải tạo lập một chế độ bảo dưỡng, bảo trì và sửa chữa thích hợp tránh
trường hợp các tài sản cố định bị hư hỏng, hoạt động dưới công suất, từ đó
làm giảm đi hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp.
27
- Doanh nghiệp phảichủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi
ro trong kinh doanh.
Để hạn chế tổn thất vốn cố định do các nguyên nhân khách quan, doanh
nghiệp có thểthực hiện mộtsố biện pháp sau: Mua bảo hiểm tài sản, lập quỹ dự
phòngtàichính,tríchtrướcchiphí dựphònggiảmgiá các khoảnđầu tư tài chính.
- Doanh nghiệp cũng có thể cho các tổ chức và cá nhân thuê hoạt động
các tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của mình.
Mục đích của việc này là để nâng cao hiệu suất sử dụng, tăng thu nhập
song phải theo dõi, thu hồi tài sản cho thuê khi hết hạn. Các tài sản cho thuê
hoạt động doanh nghiệp vẫn phải trích khấu hao theo chế độ quy định.
- Doanh nghiệp được nhượng bán các tài sản không cần dùng, lạc hậu
về kỹ thuật.
Để thu hồi vốn sử dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp có hiệu quả hơn, doanh nghiệp có quyền thanh lý những tài sản
cố định đã lạc hậu mà không thể nhượng bán được hoặc đã hư hỏng không có
khả năng phục hồi.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng phải phân cấp quản lý từng loại tài sản cố
định theo nguyên tắc phân công, phân nhiệm. Mỗi một loại tài sản cố định
đều phải được mở sổ theo dõi, thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động của
các tài sản cố định đó.
c. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn cố định
Để đánh giá tình hình quản trị VCĐ, người ta thường sử dụng một số chỉ
tiêu sau:
 Hiệu suất sử dụng vốn cố định
Hiệu suất sử dụng
VCĐ =
Doanh thu thuần trong kỳ
Số VCĐ bình quân sử dụng trong kỳ
28
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng VCĐ có thể tham gia tạo nên bao
nhiêu đồng doanh thu thuần bán hàng trong kỳ. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng
VCĐ cần phải được xem xét trong mối liên hệ với chỉ tiêu hiệu suất sử dụng
TSCĐ:
Hiệu suất sử dụng
TSCĐ =
Doanh thu thuần trong kỳ
Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSCĐ trong kỳ có thể tham gia tạo ra
bao nhiêu đồng doanh thu thuần, qua đó cũng cho phép đánh giá trình độ sử
dụng VCĐ của doanh nghiệp.
 Hệ số huy động vốn cố định
Hệ số huy động
VCĐ trong kỳ
=
Số VCĐ đang dùng trong hoạt động kinh doanh
Số VCĐ hiện có của doanh nghiệp
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ huy động VCĐ hiện có vào hoạt động
kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Số VCĐ trong công thức trên được
tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình của doanh
nghiệp tại thời điểm đánh giá phân tích.
 Hệ số hao mòn tài sản cố định
Hệ số hao mòn
TSCĐ
=
Số KH lũy kế của TSCĐ ở thời điểm đánh giá
Tổng nguyên giá TSCĐ tại thời điểm đánh giá
Chỉ tiêu này, một mặt phản ánh mức độ hao mòn của TSCĐ trong doanh
nghiệp, mặt khác nó phản ánh tổng quát tình trạng về năng lực còn lại của
TSCĐ cũng như VCĐ ở thời điểm đánh giá.
 Hệ số hàm lượng vốn cố định
Hàm lượng VCĐ =
Số VCĐ bình quân sử dụng trong kỳ
Doanh thu thuần trong kỳ
29
Chỉ tiêu này phản ánh số VCĐ cần thiết để tạo ra một đồng doanh thu
thuần trong kỳ (hay nói cách khác: Để tạo ra một đồng doanh thu thuần trong
kỳ cần bao nhiêu VCĐ). Hàm lượng VCĐ càng thấp, hiệu suất sử dụng VCĐ
càng cao.
1.2.2.8. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn kinh doanh của doanh
nghiệp
+ Vòng quay VLĐ ( số lần luân chuyển VLĐ): Đây là chỉ tiêu phản ánh
trong một kì VLĐ quay được bao nhiêu vòng.
Số vòng quay VLĐ (L) =
Tổng mức luân chuyển VLĐ
VLĐ bình quân trong kỳ
Tổng mức luân chuyển VLĐ được xác định bằng doanh thu thuần bán
hàng của DN trong kỳ.
+ Kỳ luân chuyển VLĐ: Chỉ tiêu này phản ánh trung bình một vòng
quay VLĐ quay trong bao nhiêu ngày.
Kỳ luân chuyển VLĐ (K) =
Số ngày trong kỳ
Số vòng quay VLĐ
Vòng quay VLĐ càng lớn thì kỳ luân chuyển VLĐ càng ngắn. + Mức
tiết kiệm VLĐ: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tiết kiệm (hay tăng thêm )của
VLĐ khi số lần luân chuyển VLĐ tăng thêm (hay giảm đi) của kỳ so sánh so
với kỳ gốc.
Mức tiết kiệm VLĐ =
Tổng mức luân chuyển kỳ so sánh x(K1-K0)
Số ngày trong kỳ
Trongđó: K1: Kỳ luân chuyển VLĐ kỳ so sánh
K0: Kỳ luân chuyển VLĐ kỳ gốc
+ Hàm lượng VLĐ: Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu
thì cần bao nhiêu đồng VLĐ
30
Hàm lượng VLĐ =
VLĐ bình quân trong kỳ
Doanh thu thuần
+ Tỷ suât lợi nhuận VLĐ: Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng VLĐ được
sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn thì
hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao.
Tỷ suất lợi nhuận VLĐ =
Lợi nhuận trước thuế ( sau thuế)
VLĐ bình quân trong kỳ
+ Vòng quay toàn bộ vốn
Vòng quay toàn
bộ vốn
=
Doanh thu thuần trong kỳ
Số VKD bình quân sử dụng trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh VKD trong kỳ chu chuyển được bao nhiêu vòng
hay mấy lần. Vòng quay toàn bộ vốn càng cao, hiệu suất sử dụng VKD càng
cao. Chỉ tiêu này chịu ảnh hưởng của nghành kinh doanh, chiến lược kinh
doanh và trình độ quản lý sử dụng tài sản vốn của doanh nghiệp.
+ Tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên vốn kinh doanh (hay tỷ
suất sinh lời kinh tế của tài sản – ROAE)
Tỷ suất sinh lời
của tài sản
(ROAE)
=
Lợi nhuận trước lãi vay và thuế
Số VKD bình quân sử dụng trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh khă năng sinh lời của tài sản hay VKD, không tính
đến ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp và nguồn gốc của VKD.
+ Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh
Tỷ suất lợi nhuận trước
thuế trên VKD
=
Lợi nhuận trước thuế
Số VKD bình quân sử dụng trong kỳ
31
Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng VKD bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra
bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế.
+ Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA)
Tỷ suất lợi nhuận sau
thuế trên VKD
=
Lợi nhuận sau thuế
Số VKD bình quân sử dụng trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng VKD bình quân sử dụng trong kỳ có thể
tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
+ Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE)
Tỷ suất lợi nhuận vốn
chủ sở hữu
=
Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu bình quân sử dụng trong
kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho chủ sở hữu.Đây là chỉ tiêu
mà các nhà đầu tư rất quan tâm.
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ VỐN KINH
DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.3.1. Những nhân tố khách quan
Các nhân tố khách quan bao gồm các nhân tố tồn tại ngoài doanh nghiệp
nhưng có tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến quản trị VKD bao gồm:
- Cơ chế quản lý và chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước
Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước cho phép các doanh nghiệp có
quyền tự do kinh doanh và bình đẳng trước pháp luật. Tuy nhiên, Nhà nước
vẫn quản lý vĩ mô nên kinh tế và tạo hành lang pháp lý để các doanh nghiệp
hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Chính sách kinh tế của Nhà nước ổn
định sẽ giúp cho việc tiến hành kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp được thông suốt, có hiệu quả và ngược lại. Chính sách kinh tế của Nhà
nước có thể làm tăng hoặc giảm hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp. Do
32
vậy, để tăng cường quản trị vốn kinh doanh các doanh nghiệp cần xem xét
đến các chính sách kinh tế mà Nhà nước đề ra.
- Đặc thù ngành kinh doanh
Đây là nhân tố có ý nghĩa quan trọng cần được xem xét khi quản lý và
sử dụng vốn. Đặc thù của nghành thường ảnh hưởng đến cơ cấu đầu tư và cơ
cấu nguồn vốn cũng như vòng quay vốn. Do đó, việc so sánh các chỉ tiêu
phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp với các chỉ tiêu trung bình
của ngành là cần thiết nhằm phát hiện những ưu điểm và hạn chế trong quản
lý và sử dụng vốn.
- Thị trường và sự cạnh tranh
Nếu doanh nghiệp có sức cạnh tranh lớn trên thị trường, sản phẩm có sức
tiêu thụ lớn thì Công ty sẽ có doanh thu và lợi nhuận lớn, từ đó tạo ra tỷ suất
lợi nhuận trên vốn cao và ngược lại. Nhận thức được vấn đề này sẽ cho phép
doanh nghiệp có biện pháp quản lý VKD hiệu quả nhất.
- Lãi suất thị trường
Lãi suất thị trường ảnh hưởng đến chi phí huy động bằng vốn vay.Trong
điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi lãi suất thị trường tăng lên, tiền lãi
doanh nghiệp phải thanh toán sẽ tăng lên, lợi nhuận giảm làm tỷ suất lợi
nhuận trên vốn giảm xuống.
- Mức độ lạm phát của nền kinh tế
Nền kinh tế có lạm phát sẽ làm cho sức mua đồng tiền giảm sút dẫn đến
sự tăng giá của các loại vật tư hàng hoá. Với một lượng tiền không đổi nhưng
không mua được khối lượng tài sản tương đương như trước khi có lạm phát,
doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra một khối lượng tiền tệ nhiều hơn để đầu tư vào tài
sản đó, khi đó năng lực của vốn đã bị giảm.
- Rủi ro trong kinh doanh
33
Các rủi ro trong kinh doanh như hoả hoạn, bão lụt…làm tài sản của
doanh nghiệp bị tổn thất, giảm dần giá trị dẫn tới mất vốn củ doanh nghiệp.
Đặc biệt, các yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh
nghiệp trong các nghành: xây dựng, nông nghiệp, khai thác mỏ,…
- Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật
Khoa học công nghệ là cơ hội nhưng cũng là thách thức đối với doanh
nghiệp, nó làm tăng hao mòn vô hình và đòi hỏi doanh nghiệp phải có kế
hoạch đầu tư đổi mới tài sản một cách hợp lý.
1.3.2. Những nhân tố chủ quan
Đây là nhân tố chủ yếu quyết định đến quản trị vốn kinh doanh của
doanh nghiệp. Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến quản trị vốn kinh doanh
của doanh nghiệp bao gồm:
- Trình độ quản lý và tay nghề của người lao động
Đây là nhân tố có ý nghĩa quyết định đến việc quản trị VKD. Trình độ
quản lý tốt, bộ máy gọn nhẹ sẽ giúp doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả và
ngược lại. Trình độ người lao động cũng có tác động không nhỏ đến hiệu quả
sử dụng tài sản, năng suất lao động, chất lượng sản phẩm… từ đó tác động
lớn đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Sự lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh
Nếu doanh nghiệp lựa chọn phương án sản xuất tạo ra sản phẩm có chất
lượng cao, mẫu mã đẹp, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng sẽ mang lại hiệu
quả kinh tế lớn. Ngược lại, sẽ là sự thất bại của phương án sản xuất kinh
doanh và làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.
- Sự hợp lý của cơ cấu tài sản và nguồn vốn kinh doanh trong doanh
nghiệp
Cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn trong doanh nghiệp cần được xác
định phù hợp với đặc điểm ngành nghề kinh doanh và những đặc trưng riêng
có của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần xem xét đến sự
34
phù hợp giữa tài sản và các nguồn tài trợ cho tài sản để VKD được sử dụng có
hiệu quả nhất.
- Chi phí huy động vốn
Doanh nghiệp muốn sử dụng bất cứ nguồn tài trợ nào cũng phải chịu một
chi phí huy động vốn nhất định. Chi phí huy động vốn sẽ ảnh hưởng đến lợi
nhuận của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận trên vốn.
Trên đây là những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến quản trị vốn của
doanh nghiệp. Để tăng cường quản trị VKD, doanh nghiệp cần xem xét cụ thể
từng yếu tố để từ đó đưa ra những biện pháp quản lý thích hợp.
35
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY
TNHH TẬPĐOÀN HOÀNG PHÁT VISSAI
2.1. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN VÀ ĐẶC ĐIỂM
KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH TẬP ĐOÀN HOÀNG PHÁT VISSAI
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển
 Tên doanh nghiệp : Công ty TNHH Tập Đoàn Hoàng Phát Vissai
 Ngày thành lập: Công ty TNHH Tập đoàn Hoàng Phát Vissai được
thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế số:
2700280638 do sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Ninh Bình cấp lần đầu vào ngày
20/02/2004 và đăng ký thay đổi lần 11 vào ngày 22/05/2009.
 Mã số thuế: 2700280638
 Địa chỉ: lô C7- Cụm công nghiệp Gián Khẩu, xã Gia Trấn, huyện Gia
Viễn, tỉnh Ninh Bình
 Điện thoại: 0303.650166
 Fax: 0303.650.177
 Website: www.vissaigroup.com.vn
 Lĩnh vực kinh doanh chính : sản xuất xi măng
 Vốn điều lệ: 60 tỷ (đồng)
 Kỳ kế toán năm từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 năm dương lịch
 Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam(VNĐ)
 Chế độ kế toán áp dụng tại công ty: Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh
nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 và
Thông tư số 138/2011/TT-BTC ngày 04/01/2011 của Bộ Tài chính
 Hình thức kế toán áp dụng: Ghi sổ trên máy tính và sử dụng phần
mềm kế toán Misa
 Quá trình hình thành phát triển:
36
Ngày 25 tháng 10 năm 2005, tại khu Công nghiệp Gián Khẩu, huyện Gia
Viễn, tỉnh Ninh Bình những mũi khoan thăm dò địa chất đầu tiên được thực
hiện khởi đầu việc xây dựng nhà máy xi măng hiện đại có công suất lớn đóng
góp vào sự phát triển về kinh tế của tỉnh Ninh Bình.
Để phù hợp với sự lớn mạnh của Doanh nghiệp. Hội đồng thành viên đã
nhất trí họp và đổi tên Công ty TNHH xi măng Vinakansai thành Công ty
TNHHTậpđoàn Hoàng Phát Vissai – Nhà máy xi măng The Vissai (gọi tắt)
Ngày 04 tháng 02 năm 2009 Công ty TNHH Tập đoàn Hoàng Phát
Vissai chính thức được thành lập. Tập đoàn đa ngành, hoạt động trên nhiều
lĩnh vực điều này thể hiện tầm nhìn chiến lược của Hội đồng thành viên và
ban lãnh đạo Tập đoàn.
Chủ tịch tập đoàn: ông Hoàng Mạnh Trường
Tổng giám đốc: ông Nguyễn Ngọc Oánh
Hiện nay Nhà máy đã hoạt động ổn định với 2 dây chuyền sản xuất với
công suất thiết kế 6.000 tấn Clinker/ngày nâng tổng công suất nhà máy lên3,6
triệu tấn xi măng/năm và đang đầu tư mở rộng sản xuất bằng việc xây dựng
dây chuyền 03 công suất 1.000 tấn Clinker/ngày dự kiến đi vào hoạt động vào
đầu năm 2013..
2.1.2. Đặcđiểm hoạt động của công ty TNH tập đoàng Hoàng Phát Vissai
2.1.2.1) Chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh
Chức năng của công ty
Công ty TNHH tập đoàn Hoàng Phát Vissai là công ty chuyên sản xuất
xi măng, cung cấp nguyên vật liệu xây dựng cho các công trình.
Nhiệm vụ của công ty
+ Kinh doanh các mặt hàng mà công ty đã đăng ký.
+ Xây dựng và thực hiện kế hoạch trên cơ sở gắn với tình hình kinh tế
thị trường.
+ Phấn đấu mang lại cho khách hàng những sản phẩm công trình, dịch
vụ có chất lượng tốt với thời gian và giá cả hợp lý.
37
+ Thường xuyên đào tạo vàđào tạo lại nhằm nâng cao trìnhđộ chuyên
môn nghiệp vụ, đảm bảo phát triển toàn diện, phát huy tối đa tiềm năng của
từng cán bộ công nhân viên.
+ Tuân thủ các chính sách, chế độ pháp luật của Nhà nước về quản lý
kinh tế, tài chính, lao động, không ngừng nâng cao hiệu quả thực hiện các hợp
đồng đã ký kết nhằm nâng cao uy tín cho công ty.
+ Luôn chủ động tiếp thu và đổi mới khoa học công nghệ hiện đại, tiến
bộ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất đáp ứng các công trình xây dựng và dịch
vụ cung cấp cho khách hàng.
2. Ngành nghề kinh doanh.
Ngành, nghề kinh doanh của Công ty theo giấy đăng ký kinh doanh là :
- Sản xuất xi măng, khai thác đá, cát, sỏi, đất sét, thạch cao.
- Khai thác quặng kim loại. Sản xuất sắt, thép, gang.
- Buôn bán vật liệu xây dựng
- Buôn bánmáy móc, thiết bị và phụ tùng máy nông nghiệp, ngư nghiệp
- Xây dựng các công trình kỹ thuật dân dụng, công nghiệp, xây dựng
nhà các loại. Các hoạt động thể thao
2.1.2.2) Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Mô hình tổ chức của công ty
Chức năng, nhiệm vụ trong phân cấp quản lý của Công ty như sau:
38
Sơ đồ 1: tổ chức bộ máy quản lý
Chức năng của từng bộ phận
* Tổng Giám đốc:
Đứng đầu là Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm chỉ đạo chung tình hình
sản xuất kinh doanh của Công ty, là đại diện pháp nhân của Công ty trước
pháp luật. Phụ trách trực tiếp phòng Tổ chức- Lao động, phòng Kế toán
Thống kê Tài chính, phòng Vật tư Thiết bị, phòng Kế hoạch.
* Phó Tổng Giám đốc phụ trách kỹ thuật và sản xuất.
Chỉ đạo phương án sản xuất, quy trình vận hành thiết bị, thí nghiệm, đảm
bảo cho sản xuất hoạt động đồng bộ, liên tục với chất lượng cao.
Hội đồng thành viên
Tổng giám đốc
PTGT kỹ thuật và sản
xuất
PTGD tài chính kinh
doanh
PhòngĐKTT1
PhòngĐKTT1
PhòngQLCL
Xưởngnguyênliệu
Lònung
NghiềnxivàĐB
Xưởngcơkhí
Xưởngđộnglực
PhòngTC-HC
PhòngKHVT
Phòngkinhdoanh
XbốcxếpvàVSCN
PhòngTC-KT
39
*Phó tổng giám đốc phụ trách tài chính - kinh doanh:
Chịu trách nhiệm trước giám đốc về công tác tiêu thụ sản phẩm, công tác
tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của Công ty, phương án tiêu thụ sản
phẩm tới các địa bàn, khu vực và xuất khẩu
* Phòng Tổ chức - Hành chính.
Tổ chức thực hiện công tác quản trị, hành chính, văn phòng, công tác
văn thư lưu trữ theo quy định của Nhà nước và Công ty.
* Phòng Tài chính - Kế toán.
- Quản lý công tác tài chính - kế toán tại Công ty theo các quy định của
Luật kế toán, chế độ chính sách hiện hành của Nhà nước về lĩnh vực Tài
chính - kế toán.
* Phòng Kế hoạch - Vật tư.
- Lên các phương án, kế hoạch về nguyên, nhiên liệu phục vụ sản xuất;
vật tư…., Thực hiện chức năng thư ký tổng hợp xây dựng, hoàn thiện, kiểm
soát các quy định trong hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000.
*Phòng Kinh doanh.
Chịu trách nhiệm về việc khảo sát thị trường, hoạch định và tham mưu về
chiến lược, tổ chức kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, xây dựng và tổ chức mạng
lưới tiêu thụ của Công ty thông qua các nhà phân phối.
*Phòng Điều khiển trung tâm (ĐKTT) .
- Trực tiếp điều hành sản xuất thông qua hệ thống điều khiển trung tâm,
giám sát sự hoạt động của thiết bị, liên hệ với các đơn vị để đảm bảo sản xuất
liên tục không bị gián đoạn.
*Phòng Quản lý chất lượng (QLCL)
- Kiểm tra và xác định chất lượng, các định mức tiêu hao, hao phí liên
quan đến các nguyên, nhiên liệu, phụ gia, bán thành phẩm, sản phẩm xuất
40
xưởng theo tiêu chuẩn, quy định áp dụng của Nhà máy và hệ thống tiêu chuẩn
ngành.
*Xưởng Nguyên Liệu
Là đơn vị chủ quản hệ thống thiết bị của các hạng mục thuộc phân
xưởng quản lý đảm bảo cho thiết bị hoạt động liên tục, đồng bộ, an toàn
nhằm sản xuất gia công bột liệu đạt chất lượng cao nhất.
*Phân xưởng Lò Nung:
- Quản lý và vận hành các máy móc, thiết bị
- Xây dựng và quản lý chặt chẽ các định mức lao động; định mức tiêu
hao vật tư kỹ thuật từ nguyên, nhiên, vật liệu đến sản phẩm
*Xưởng Nghiền xi & Đóng bao.
- Là đơn vị quản lý và tổ chức vận hành hệ thống nghiền, đóng bao xi
măng, đảm bảo khai thác công suất thiết bị cao nhất và an toàn.
- Xây dựng và quản lý chặt chẽ các định mức lao động; định mức tiêu
hao vật tư, kỹ thuật
*Xưởng Bốc xếp & VSCN.
- Tổ chức thực hiện công tác bốc xếp hàng hóa bằng băng tải tự động.
- Thực hiện công tác vệ sinh công nghiệp trong và ngoài khu vực Nhà
máy theo yêu cầu chỉ đạo và phân công công việc của Ban Giám đốc.
*Xưởng Cơ khí.
- Quản lý chuyên sâu kỹ thuật các thiết bị cơ khí trong toàn Nhà máy.
- Giám sát quá trình hoạt động của toàn bộ thiết bị cơ khí
*Xưởng Động lực.
- Quản lý chuyên sâu kỹ thuật các thiết bị điện, nước, khí nén...
- Tham gia công tác quản lý kỹ thuật các thiết bị, bảo dưỡng sửa chữa
- Chỉ đạo kỹ thuật cho các bộ phận của Phân xưởng
41
2.1.2.3) Công tác tổ chức bộ máy quản lý tài chính kế toán của công ty
Bộ máy kế toán của Nhà máy được tổ chức theo mô hình kế toán tập
trung, gọn nhẹ và phù hợp.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty TNHH Hoàng Phát Vissai:
Sơ đồ 2: Tổ chức bộ máy kế toán
Kế toán
vật tư,
tài sản,
công nợ
phải trả
Kế toán
thuế
Kế toán
ngân
hàng
Kế toán
giá
thành
Kê toán
bán
hàng,
công nợ
phải thu
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Thủ quỹ
42
2.1.2.4) Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất
Sản xuất xi măng mang những đặc điểm riêng biệt và quy trình công nghệ
khép kín. Để sản xuất ra các loại xi măng phải trải qua một quy trình công
nghệ liên tục được kết cấu bởi nhiều giai đoạn khác nhau với quy trình
Sơ đồ 3: Quy trình sản xuất xi măng
2.1.3. Tìnhhình tài chính chủ yếu của công ty TNHH tập đoàn Hoàng Phát
Vissai
2.1.3.1. Những thuận lợi và khó khăn chủ yếu của công ty trong thời gian qua.
 Thuận lợi:
Vị trí: Là nơi có nguồn nguyên liệu Đá vôi (nguyên liệu chính để sản
xuất Clinker), quặng sắt được đánh giá là có chất lượng vào loại tốt nhất Việt
Nam và có trữ lượng lớn đảm bảo cho Nhà máy hoạt động ổn định trên 50
năm, như mỏ đá vôi Gia Thanh, mỏ sét Gia Hoà
- Có dây chuyền sản xuất tiên tiến, được xây dựng trên dây
chuyền sản xuất đồng bộ Công nghệ tiên tiến Nhật Bản. Sản xuất theo công
nghệ lò quay bằng phương pháp khô.
- Về công tác quản lý doanh nghiệp: Tổ chức ổn định bộ máy điều
hành, phân công quản lý từ giám đốc đến các phòng ban trong Công ty, đảm
bảo bộ máy hoạt động chủ động, linh hoạt, sáng tạo, có hiệu quả.
- Về mặt nhân lực: nhân lực có trình độ và tay nghề
+ Khối hành chính là 250 người
+ Khối sản xuất là 1.100 người
Chuẩn bị nguyên liệu Nghiền liệu Nung clinker
Nghiền xi măngĐóng bao
Thành phẩm
43
 Khó khăn:
- Trong quá trình tham gia dự thầu các công trình, công ty phải đối
mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp trong và ngoài nước với
tiềm lực hơn hẳn về vốn, trình độ, trang thiết bị khoa học kỹ thuật.
- Các công trình do công ty đảm nhiệm thường nằm rải rác ở các
tỉnh trong khi trụ sở chính của công ty ở Hà Nội nên khiến cho việc quản lý,
điều hành trực tiếp gặp nhiều khó khăn. Đồng thời làm cho chi phí vận
chuyển máy móc thiết bị, phương tiện vận tải tăng lên, từ đó phần nào làm
giảm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty.
44
2.1.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh trong một số năm gần đây
BẢNG 2.1: TÌNH HÌNH DOANH THU, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN NĂM 2014 – 2015
Đvt: tr.đồng
CHỈ TIÊU 2015 2014
Chênh lệch
số tiền tỷ lệ
1. Doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ
627.708 541.538 86.171 15,91
2. Các khoản giảm trừ
doanh thu
5.426 6.209 (783) (12,61)
3. Doanh thu thuần BH
và cung cấp DV
622.282 535.329 86.954 16,24
4. Giá vốn hàng bán 535.735 452.565 83.179 18,38
5. LN gộp về BH và
cung cấp DV
86.538 82.764 3.774 4,56
6. Doanh thu hoạt động
tài chính
1.064 560 504
89,95
7. Chi phí tài chính 87 903 (817) (90,40)
trong đó: chi phí lãi vay 35 368 (334) (90,56)
8. Chi phí bán hàng 66.404 61.786 4.618 7,48
9. Chi phí QLDN 17.379 16.124 1.255 7,78
10. LN thuần từ HĐKD 3.732 4.511 (779) (17,26)
11. Thu nhập khác 16.452 4.231 12.221 288,86
12. chi phí khác 11.934 1.153 10.781 934,74
13. Lợi nhuận khác 4.518 3.077 1.440 46,80
14. Tổng lợi nhuận kế
toán trước thuế
8.250 7.588 662 8,72
15. chi phí thuế TN DN
hiện hành
1.848 2.027 (179) (8,84)
16. Chi phí thuế TNDN
hoãn lại
- - - -
17. LN sau thuế TNDN 6.402 5.561.159.652 840.812.154 15,12
(Nguồn:Trích từ báo cáo tài chính qua các năm của công ty TNHH tập đoàn
Hoàng Phát Vissai và tính toán của tác giả)
45
Qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh và một số chỉ tiêu tài chính ở trên,
em có một vài ý kiến về tình hình kinh doanh của công ty như sau:
Trong 2 năm gần đây, doanh nghiệp làm ăn đều có lãi, doanh thu thuần
của công ty đang tăng. Doanh thu thuần năm 2015 đạt 622.282 triệu đồng,
tăng khoảng 86.953 triệu đồng so với năm 2014, tương ứng với tỷ lệ là
16,24%. Về hoạt động tài chính, doanh thu hoạt động tài chính trong 2 năm
gần đây đều ở mức khá, và tăng nhanh hơn doanh thu thuần. Chi phí tài chính
năm 2015 so với năm 2014 giảm 816,5 triệu, tương ứng với tỷ lệ giảm 90,4%.
Trong đó chi phí lãi vay giảm 333.567 triệu đồng, tương ứng 90,56% so với
năm 2014. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 1.254,8 triệu đồng, tương ứng
7,78% so với năm 2014. Lợi nhuận trước và sau thuế của công ty năm 2015
so với năm 2014 tăng. Cụ thể, lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2015
tăng 661,636 triệu đồng, ứng với tỷ lệ là 8,72% so với năm 2014; còn lợi
nhuận sau thuế tăng mạnh hơn, tăng 840,812 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ
tăng là 15,12% so với năm 2014.
Như vậy, tình hình kinh doanh của công ty đang tốt. Lợi nhuận đang có
xu hướng tăng cao, thu nhập đem lại từ hoạt động sản xuất, hoạt động tài
chính và các hoạt động kinh doanh khác đều tăng hợp lý, doanh nghiệp cần cố
gắng phát huy và quản lý chi phí chặt chẽ hơn để tránh thất thoát lãng phí.
2.2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY
TNHH TẬPĐOÀN HOÀNG PHÁT VISSAI.
2.2.1. Tình hình vốn và nguồn vốn kinh doanh của công ty
2.2.1.1. Tình hình biến động của vốn kinh doanh.
Tình hình về sự biến động quy mô, cơ cấu VKD của công ty trong một
số năm gần đây được thể hiện qua hình sau:
46
ĐVT:Triệu Đồng
(Nguồn: BCTC qua các năm cua công ty)
HÌNH 2.1: TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG QUY MÔ VÀ CƠ CẤU VỐN
KINH DOANH
Qua hình 2.5 ta thấy quy mô VKD giảm qua các năm, trong năm 2013
tổng tài sảnđạt 193.369 triệu, năm 2014 vốn kinh doanh giảm và đạt khoảng
186.819 triệu đồng. Quy mô vốn kinh doanh trong năm 2015, quy mô vốn
chỉđạt 173.710 triệu đồng. So với năm 2014, trong năm 2015 VKD giảm gần
13.109 triệu đồng với tỷ lệ giảm 7,92%. Trong tổng tài sản, TSNH chiếm tỷ
trọng chủ yếu, năm 2014 chiếm 82,75% trong tổng tài sản, sang năm 2015
chiếm 87,46% tăng 4,71% về tỷ trọng và tương ứng với tỷ lệ tăng là 1,72% ,
điều này cho thấy tỷ lệ TSNH đang tăng về tỷ trọng qua các năm. Sự tăng lên
của TSNH cho thấy doanh nghiệp đang thực hiện chính sách tập trung đầu tư
cho TSNH. Sự biến động của các loại tài sản trong TSNH sẽ được đánh giá và
phân tích sâu hơn ở phần đánh giá tình hình phân bổ VKD của công ty trong
phần sau. TSDH chiếm tỷ trọng nhỏ và giảm qua các năm, điều này phản ánh
-
50,000
100,000
150,000
200,000
250,000
31/12/2013 31/12/2014 31/12/2015
TSDH
TSNH
47
việc DN giảm các khoản đầu tư mua sắm TSCĐ hữu hình. Sự thu hẹp quy mô
VKD trong thời kỳ kinh tế khó khăn cũng là một quyếtđịnh mang tính chiến
lược của doanh nghiệp.
2.2.1.2. Tình hình cơ cấu và biến động của nguồn vốn kinh doanh
Tình hình biến động quy mô, cơ cấu của doanh nghiệp trong một số năm
gần đây được thể hiện qua hình 2.2
ĐVT: triệu đồng
(Nguồn: BCTC qua các năm của công ty)
HÌNH 2.2: TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG QUY MÔ VÀ CƠ CẤU NGUỒN
VỐN QUA MỘT SỐ NĂM
Qua hình 2.6, ta thấy rằng nguồn vốn của năm 2015 giảm đi so với năm
2014, trong đó nợ phải trả có xu hướng giảm còn VCSH đang tăng. Trong khi
nguồn vốn đang giảm so với năm 2014 thì đặc biệt có sự tăng lên về tỷ trọng
của VCSH, trong năm 2015 là 61,73% tỷ trọng tăng thêm 4,53% ứng với tỷ lệ
tăng 2,7% so với 2014. Nợ phải trả chiểm tỷ trọng nhỏ hơn và có xu hướng
giảm. So với năm 2014, năm 2015 NPT chiếm 38,27% giảm 4,53% về tỷ
0
20000
40000
60000
80000
100000
120000
140000
160000
180000
200000
2014 2015
VCSHBQ
NPTBQ
48
trọng ứng với tỷ lệ giảm là 15,07%. Sự giảm sút của NPT cho thấy DN có xu
hướng tăng huy động vốn từ bên ngoài hơn, đặc biệt là đi vay tín dụng ngân
hàng. Qua đó cho thấy nguồn lực tài chính của DN khá dồi dào, DN có thể tự
chủ về tài chính, không phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài. VCSh tăng, NPT
giảm do đó hệ số nợ/VCSH giảm phản ánh năng lực tự chủ về tài chính của
DN ở mức cao, đảm bảo an toàn về thanh toán, tránh được các rủi ro về tài
chính trả lãi vay đến hạn. Tuy nhiên việc tài trợ bằng nguồn VCSH sẽ bị giới
hạn về quy mô vốn nếu trong tương lai hiệu quả sử dụng vốn của DN không
cao. Do dó DN cần cân đối nguồn vốn bên trong và bên ngoài để có thể được
chính sách tài chính phù hơp vừa đảm bảo an toàn tài chính, vừa có thể sử
dụng vốn hiệu quả hơn.
2.2.2. Tình hình quản trị vốn kinh doanh tại công ty TNHH tập đoàn
Hoàng Phát Vissai
2.2.2.1. Tình hình tổ chức đảm bảo nguồn vốn kinh doanh
- Mức và tỷ lệ chênh lệch giữa NCVLĐTX dự tính và thực tế
Để tổ chức và đảm bảo nguồn vốn kinh doanh cho năm 2015, DN đã xây
dựng kế hoạch xác định nhu cầu vốn lưu động cho năm 2015 như sau:
Công ty áp dụng phương pháp trực tiếp xác định nhu cầu VLĐTX
Nhu cầu VLDDTX = Hàng tồn kho + các khoản phải thu ngắn hạn – các
khoản phải trả ngắn hạn
Công ty TNHH tập đoàn Hoàng Phát đã dự kiến năm 2015 như sau:
- Tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh: 550.000 triệu đồng
- Chính sách bán chịu của công ty: 30% khách hàng được trả chậm 30
ngày, 40% khách hàng được trả chậm 60 ngày, 30% khách hàng được trả
chậm 90 ngày.
- Công ty dự tính mua nguyên vật liệu bằng 60% doanh thu thuần. Kỳ trả
tiền trung bình dự tính là 90 ngày.
49
- Tổng giá vốn hàng bán là 350.000 triệu đồng. Chu kỳ luân chuyển
HTK là 60 ngày.
Từ đó, DN xác định NCVLĐ như sau: Kỳ thu tiền trung bình = (30% x
30) + (40% x 60) + (30% x 90) = 60 ngày
Nợ phải thu bình quân = doanh thu bình quân 1 ngày x kỳ thu tiền trung
bình = (550.000/360) x 60 = 91.667 triệu đồng
Hàng tồn kho trung bình = mức tiêu hao về NVL bình quân một ngày x
kỳ luân chuyển HTK = (350.000/360) x 60 = 58.333 triệu đồng
Nợ phảitrảnhà cung cấp = (550.000 x 60%/360) x 90 = 82.500 triệu đồng
Suy ra, NCVLĐ dự tính = 91.667 + 58.333 – 82.500 = 67.500 triệu đồng
Thực tế, năm 2015 NCVLĐTX của công ty là:
NCVLĐ thực tế = 14.272.023.285 + 93.292.138.236 – 60.944.065.642
= 46.620.095.880 đồng
Mức chênh lệch giữa nhu cầu VLĐ dự tính và thực tế:
Tỷ lệ chênh lệch = [(NCVLĐ thực tế - NCVLĐ dự tính)/NCVLĐ dự tính ] x
100% = [(46.620.095.880 - 67.500.000.000 )/ 67.500.000.000] x 100% = -30,9%
Mức chênh lệch giữa NCVLĐ thực tế sơ với dự tính là 20.879.904.120
triệu đồng ứng với tỷ lệ chênh lệch là 30,9% phản ánh mức độ khá chính xác
trong phương pháp mà DN áp dụng. Việc DN xácđịnh NCVĐ để DN có thể
quản trị VLĐ hiệu quả bởi DN sẽ căn cứ vào NCVLĐ thường xuyên cần thiết
này để xác định mức vốn tối thiểu cần thiết đảm bảo cho hoạt động kinh
doanh của DN được tiến hành bình thường, liên tục. Qua đó, ta thấy rằng việc
DN áp dụng phương pháp trực tiếp để xácđịnh NCVLĐ là khá hợp lý khi mà
DN đã dự đoán NCVLĐ không quá lớn so với NCVLĐ thực tế. Mặc dù
phương pháp này tính toán khá phức tạp song đây là kết quả khá sát so với
nhu cầu thực tế của DN. Đây cũng chính là cơ sở giúp DN dự báo NCVLĐ
cho năm tiếp theo.
50
- Kết cấu và sự biến động nguồn vốn kinh doanh
Việc sử dung vốn sao cho phù hợp, tiết kiệm, hiệu quả là một vấn đề rất
quan trọng, song việc sử dụng ngồn tài trợ nào để tài trợ cho tài sản nhằm có
được sự an toàn về mặt tài chính, đem lại hiệu quả cao nhất với chi phí thấp
nhất là điều mà các nhà quản lý doanh nghiệp không thể bỏ qua. Tình hình cơ
cấu và sự biến động của nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp được thể
hiện qua bảng 2.2
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Hoàng Phát Vissai, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Hoàng Phát Vissai, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Hoàng Phát Vissai, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Hoàng Phát Vissai, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Hoàng Phát Vissai, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Hoàng Phát Vissai, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Hoàng Phát Vissai, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Hoàng Phát Vissai, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Hoàng Phát Vissai, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Hoàng Phát Vissai, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Hoàng Phát Vissai, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Hoàng Phát Vissai, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Hoàng Phát Vissai, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Hoàng Phát Vissai, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Hoàng Phát Vissai, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Hoàng Phát Vissai, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Hoàng Phát Vissai, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Hoàng Phát Vissai, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Hoàng Phát Vissai, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Hoàng Phát Vissai, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Hoàng Phát Vissai, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Hoàng Phát Vissai, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Hoàng Phát Vissai, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Hoàng Phát Vissai, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Hoàng Phát Vissai, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Hoàng Phát Vissai, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Hoàng Phát Vissai, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Hoàng Phát Vissai, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Hoàng Phát Vissai, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Hoàng Phát Vissai, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Hoàng Phát Vissai, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Hoàng Phát Vissai, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Hoàng Phát Vissai, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Hoàng Phát Vissai, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Hoàng Phát Vissai, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Hoàng Phát Vissai, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Hoàng Phát Vissai, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Hoàng Phát Vissai, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Hoàng Phát Vissai, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Hoàng Phát Vissai, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Hoàng Phát Vissai, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Hoàng Phát Vissai, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Hoàng Phát Vissai, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Hoàng Phát Vissai, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Hoàng Phát Vissai, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Hoàng Phát Vissai, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Hoàng Phát Vissai, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Hoàng Phát Vissai, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Hoàng Phát Vissai, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Hoàng Phát Vissai, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Hoàng Phát Vissai, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Hoàng Phát Vissai, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Hoàng Phát Vissai, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Hoàng Phát Vissai, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Hoàng Phát Vissai, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Hoàng Phát Vissai, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Hoàng Phát Vissai, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Hoàng Phát Vissai, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Hoàng Phát Vissai, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Hoàng Phát Vissai, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Hoàng Phát Vissai, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Hoàng Phát Vissai, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Hoàng Phát Vissai, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Hoàng Phát Vissai, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Hoàng Phát Vissai, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Hoàng Phát Vissai, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Hoàng Phát Vissai, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Hoàng Phát Vissai, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Hoàng Phát Vissai, 9đ

More Related Content

What's hot

Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh gỗ hoàng giang
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh gỗ hoàng giangPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh gỗ hoàng giang
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh gỗ hoàng gianghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Hiệu quả quản trị vốn lưu động tại nhà máy sản xuất bột mỳ
Đề tài: Hiệu quả quản trị vốn lưu động tại nhà máy sản xuất bột mỳĐề tài: Hiệu quả quản trị vốn lưu động tại nhà máy sản xuất bột mỳ
Đề tài: Hiệu quả quản trị vốn lưu động tại nhà máy sản xuất bột mỳDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Báo cáo thực tập Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty - sdt/ ZALO 093 189 2701
Báo cáo thực tập Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty - sdt/ ZALO 093 189 2701Báo cáo thực tập Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty - sdt/ ZALO 093 189 2701
Báo cáo thực tập Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty - sdt/ ZALO 093 189 2701Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...NOT
 
Kế toán hàng tồn kho tại Công ty TNHH Jang Won Tech Vina
Kế toán hàng tồn kho tại Công ty TNHH Jang Won Tech Vina Kế toán hàng tồn kho tại Công ty TNHH Jang Won Tech Vina
Kế toán hàng tồn kho tại Công ty TNHH Jang Won Tech Vina luanvantrust
 
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động Tại Công Ty Thanh Long
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động  Tại Công Ty Thanh LongMột Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động  Tại Công Ty Thanh Long
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động Tại Công Ty Thanh LongNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Biện pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Biện pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmBiện pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Biện pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmHọc kế toán thực tế
 
Luận văn: Quản trị và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xi măng,...
Luận văn: Quản trị và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xi măng,...Luận văn: Quản trị và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xi măng,...
Luận văn: Quản trị và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xi măng,...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh gỗ hoàng giang
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh gỗ hoàng giangPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh gỗ hoàng giang
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh gỗ hoàng giang
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty vận tải biển, 9đ
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty vận tải biển, 9đĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty vận tải biển, 9đ
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty vận tải biển, 9đ
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty vận tải
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty vận tảiĐề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty vận tải
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty vận tải
 
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính tại Công ty Viglacera Hạ Long
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính tại Công ty Viglacera Hạ LongĐề tài: Cải thiện tình hình tài chính tại Công ty Viglacera Hạ Long
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính tại Công ty Viglacera Hạ Long
 
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Xuan An, 9 Điểm!
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Xuan An, 9 Điểm!Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Xuan An, 9 Điểm!
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Xuan An, 9 Điểm!
 
Đề tài: Hiệu quả quản trị vốn lưu động tại nhà máy sản xuất bột mỳ
Đề tài: Hiệu quả quản trị vốn lưu động tại nhà máy sản xuất bột mỳĐề tài: Hiệu quả quản trị vốn lưu động tại nhà máy sản xuất bột mỳ
Đề tài: Hiệu quả quản trị vốn lưu động tại nhà máy sản xuất bột mỳ
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty thương mại, HOT
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty thương mại, HOTĐề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty thương mại, HOT
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty thương mại, HOT
 
Báo cáo thực tập Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty - sdt/ ZALO 093 189 2701
Báo cáo thực tập Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty - sdt/ ZALO 093 189 2701Báo cáo thực tập Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty - sdt/ ZALO 093 189 2701
Báo cáo thực tập Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty - sdt/ ZALO 093 189 2701
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà Thép
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà ThépĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà Thép
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà Thép
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty thương mại Thái Hưng, HAY
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty thương mại Thái Hưng, HAYĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty thương mại Thái Hưng, HAY
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty thương mại Thái Hưng, HAY
 
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty cổ phần TDC, , RẤT HAY
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty cổ phần TDC, , RẤT HAYĐề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty cổ phần TDC, , RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty cổ phần TDC, , RẤT HAY
 
Kế toán hàng tồn kho tại Công ty TNHH Jang Won Tech Vina
Kế toán hàng tồn kho tại Công ty TNHH Jang Won Tech Vina Kế toán hàng tồn kho tại Công ty TNHH Jang Won Tech Vina
Kế toán hàng tồn kho tại Công ty TNHH Jang Won Tech Vina
 
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động Tại Công Ty Thanh Long
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động  Tại Công Ty Thanh LongMột Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động  Tại Công Ty Thanh Long
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động Tại Công Ty Thanh Long
 
Biện pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Biện pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmBiện pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Biện pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thépĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
 
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty cơ khí Hoàng Tùng, 9đ
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty cơ khí Hoàng Tùng, 9đĐề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty cơ khí Hoàng Tùng, 9đ
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty cơ khí Hoàng Tùng, 9đ
 
Luận văn: Quản trị và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xi măng,...
Luận văn: Quản trị và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xi măng,...Luận văn: Quản trị và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xi măng,...
Luận văn: Quản trị và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xi măng,...
 
Đề tài: Quản trị vốn cố định tại công ty TNHH May Lan Lan, HAY
Đề tài: Quản trị vốn cố định tại công ty TNHH May Lan Lan, HAYĐề tài: Quản trị vốn cố định tại công ty TNHH May Lan Lan, HAY
Đề tài: Quản trị vốn cố định tại công ty TNHH May Lan Lan, HAY
 
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại xí nghiệp TRUNGDO
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại xí nghiệp TRUNGDOĐề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại xí nghiệp TRUNGDO
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại xí nghiệp TRUNGDO
 

Similar to Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Hoàng Phát Vissai, 9đ

Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn ...
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn ...Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn ...
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điện
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điệnĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điện
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điệnDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty May Đức Việt, 9đ - Gửi miễn ph...
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty May Đức Việt, 9đ - Gửi miễn ph...Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty May Đức Việt, 9đ - Gửi miễn ph...
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty May Đức Việt, 9đ - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ p...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ p...NOT
 

Similar to Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Hoàng Phát Vissai, 9đ (20)

Đề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh HóaĐề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa
 
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn ...
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn ...Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn ...
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn ...
 
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần CK Thăng Long
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần CK Thăng LongTăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần CK Thăng Long
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần CK Thăng Long
 
Đề tài: Cải thiện tài chính tại Công ty Cơ Khí và Thiết Bị Áp Lực, 9đ
Đề tài: Cải thiện tài chính tại Công ty Cơ Khí và Thiết Bị Áp Lực, 9đĐề tài: Cải thiện tài chính tại Công ty Cơ Khí và Thiết Bị Áp Lực, 9đ
Đề tài: Cải thiện tài chính tại Công ty Cơ Khí và Thiết Bị Áp Lực, 9đ
 
Quản trị vốn lưu động tại Công ty tư vấn xây dựng và phát triển điện
Quản trị vốn lưu động tại Công ty tư vấn xây dựng và phát triển điệnQuản trị vốn lưu động tại Công ty tư vấn xây dựng và phát triển điện
Quản trị vốn lưu động tại Công ty tư vấn xây dựng và phát triển điện
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Hungari, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Hungari, 9đĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Hungari, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Hungari, 9đ
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điện
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điệnĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điện
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điện
 
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đĐề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
 
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đQuản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
 
Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng dịch vụ Tuấn Quỳnh, 9đ
Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng dịch vụ Tuấn Quỳnh, 9đQuản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng dịch vụ Tuấn Quỳnh, 9đ
Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng dịch vụ Tuấn Quỳnh, 9đ
 
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đĐề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đ
 
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty May Đức Việt, 9đ - Gửi miễn ph...
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty May Đức Việt, 9đ - Gửi miễn ph...Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty May Đức Việt, 9đ - Gửi miễn ph...
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty May Đức Việt, 9đ - Gửi miễn ph...
 
Đề tài: Cải thiện quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Aiden
Đề tài: Cải thiện quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH AidenĐề tài: Cải thiện quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Aiden
Đề tài: Cải thiện quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Aiden
 
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty xi măng Vicem
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty xi măng VicemĐề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty xi măng Vicem
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty xi măng Vicem
 
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu HuệQuản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
 
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lao động tại Công ty Kim khí Hà Nội
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lao động tại Công ty Kim khí Hà NộiĐề tài: Giải pháp quản trị vốn lao động tại Công ty Kim khí Hà Nội
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lao động tại Công ty Kim khí Hà Nội
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ p...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ p...
 
Đề tài sử dụng vốn lưu động công ty xây dựng, RẤT HAY
Đề tài  sử dụng vốn lưu động công ty xây dựng, RẤT HAYĐề tài  sử dụng vốn lưu động công ty xây dựng, RẤT HAY
Đề tài sử dụng vốn lưu động công ty xây dựng, RẤT HAY
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phươnglamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptphanai
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 

Recently uploaded (20)

GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 

Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Hoàng Phát Vissai, 9đ

  • 1. BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH ---------- LÊ THỊ THÊU CQ50/11.02 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰMTĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH TẬPĐOÀN HOÀNG PHÁT VISSAI Chuyên ngành : Tài chính doanh nghiệp Mã số : 11 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: PGS.TS. NGƯT. VŨ CÔNG TY HÀ NỘI - 2015
  • 2. Sv: Lê Thị Thêu Lớp: CQ50/11.02i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn này là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế tại Công ty TNHH Tậpđoàn Hoàng Phát Vissai. Tác giả luận văn Lê Thị Thêu
  • 3. Sv: Lê Thị Thêu Lớp: CQ50/11.02ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN........................................................................................ i MỤC LỤC ................................................................................................. ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................... v DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG .................................................................... vi DANH MỤC CÁC HÌNH..........................................................................vii MỞ ĐẦU................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP..................................................................................................... 4 1.1. VỐN KINH DOANH VÀ NGUỒN VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP ...................................................................................... 4 1.1.1. Khái niệm, đặc trưng, vai trò và thành phần vốn kinh doanh trong doanh nghiệp ............................................................................. 4 1.1.1.1) Khái niệm vốn kinh doanh ................................................... 4 1.1.1.2) Đặc trưng của vốn kinh doanh............................................. 4 1.1.1.3) Vai trò của vốn kinh doanh.................................................. 6 1.1.2. Phân loại vốn kinh doanh........................................................... 7 1.1.2.1. Căn cứ vào đặc điểm chu chuyển của vốn ................................ 7 1.1.2.2. Căn cứ vào thời gian sử dụng của vốn khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh................................................................. 8 1.1.2.3. Phân loại theo quan hệ sở hữu vốn..................................... 8 1.1.2.4. Phân loại theo thời gian huy động và sử dụng vốn .............. 9 1.1.2.5. Phân loại theo phạm vi huy động vốn............................... 10 1.2. QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH VÀ SỰ CẦN THIẾT TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP.................. 12 1.2.1 Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn kinh doanh.........................12 1.2.1.1 Khái niệm quản trị vốn kinh doanh...................................... 12 1.2.1.2 Mục tiêu quản trị vốn kinh doanh........................................ 12 1.2.2. Nội dung quản trị vốn kinh doanh............................................. 13
  • 4. Sv: Lê Thị Thêu Lớp: CQ50/11.02iii 1.2.2.1 Tổ chức đảm bảo nguồn vốn kinh doanh ............................. 13 1.2.2.7. Quản trị vốn cố định của doanh nghiệp............................... 22 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP ..................................................... 31 CHƯƠNG 2...................................................................................... 35 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH TẬPĐOÀN HOÀNG PHÁT VISSAI...................................... 35 2.1. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH TẬP ĐOÀN HOÀNG PHÁT VISSAI..................................................................................................... 35 2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển.................................................... 35 2.1.2. Đặc điểm hoạt động của công ty TNH tập đoàng Hoàng Phát Vissai............................................................................................ 36 2.1.2.1) Chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh.................. 36 2.1.2.2) Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty...................... 37 2.1.3. Tình hình tài chính chủ yếu của công ty TNHH tập đoàn Hoàng Phát Vissai........................................................................................ 42 2.2.1. Tình hình vốn và nguồn vốn kinh doanh của công ty.................. 45 2.2.2. Tình hình quản trị vốn kinh doanh tại công ty TNHH tập đoàn Hoàng Phát Vissai............................................................................. 48 2.2.2.2. Thực trạng bố trí cơ cấu tài sản của doanh nghiệp............... 54 KẾT LUẬN..............................................................................................96 3.1.2. Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty. ......................... 99 3.2. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH TẬP ĐOÀN HOÀNG PHÁT VISSAI...................................................................................................100 3.2.1. Tăng cường công tác quản trị vốn bằng tiền, xác định mức dự trữ tiền hợp lý........................................................................................100 3.2.2. Thực hiện quản lí chặt chẽ nợ phải thu.................................102 3.2.3. Tăng cường công tác sử dụng, quản lý VCĐ và TSCĐ .............105
  • 5. Sv: Lê Thị Thêu Lớp: CQ50/11.02iv 3.2.5. Điều chỉnh lại cơ cấu nguồn vốn cho hợp lý theo hướng tăng tỷ trọng vốn nợ.....................................................................................110 3.2.6. Một số biện pháp khác.............................................................112 3.2.6.1. Chú trọng đầu tư nâng cao trình độ công nhân viên gắn liền với chính sách đãi ngộ hợp lý........................................................112 3.2.6.2. Định kỳ tiến hành phân tích tình hình tài chính, đánh giá kết quả kinh doanh của Công ty..........................................................112 3.2.6.4. Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm và mở rộng thị trường.......115 3.3. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP .............................................117 3.3.1. Về phía Nhà nước...................................................................117 3.3.2. Về phía doanh nghiệp..............................................................118 KẾT LUẬN............................................................................................119
  • 6. Sv: Lê Thị Thêu Lớp: CQ50/11.02v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BH&CCDV : Bán hàng và cung cấp dịch vụ BQ : Bình quân CCDC : Công cụ dụng cụ CPSXKDDD : Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang DN : Doanh nghiệp DTT : Doanh thu thuần GTCL : Giá trị còn lại GTGT : Giá trị gia tăng HTK : Hàng tồn kho KNTT : Khả năng thanh toán NG : Nguyên giá NLVL : Nguyên liệu vật liệu NDH : Nợ dài hạn NNH : Nợ ngắn hạn NWC : Nguồn vốn lưu động thường xuyên TNDN : Thu nhập doanh nghiệp TLSX : Tư liệu sản xuất TSCĐ : Tài sản cố định TSLĐ : Tài sản lưu động TSNH : Tài sản ngắn hạn TSDH : Tài sản dài hạn VCĐ : Vốn cố định VCSH : Vồn chủ sở hữu VKD : Vốn kinh doanh VLĐ : Vốn lưu động
  • 7. Sv: Lê Thị Thêu Lớp: CQ50/11.02vi DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG Sơ đồ 1: tổ chức bộ máy quản lý................................................................ 38 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty TNHH Hoàng Phát Vissai:........ 41 Sơ đồ 2:Tổ chức bộ máy kế toán................................................................. 41 Sơ đồ 3: Quy trình sản xuất xi măng.......................................................... 42 BẢNG 2.1: TÌNH HÌNH DOANH THU, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN NĂM 2014 – 2015...................................................................................................... 44 BẢNG 2.2.CƠ CẤU VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA NGUÔN VỐN. .............. 51 BẢNG 2.3: BẢNG NHÓM HỆ SỐ VỀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN............... 54 BẢNG 2.4: CƠ CẤU VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA TÀI SẢN...................... 55 BẢNG 2.5: CƠ CẤU NGUỒN VỐN THEO THỜI GIAN HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG................................................................................................ 59 BẢNG 2.6: CƠ CẤU VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG VỐN BẰNG TIỀN ................ 61 BẢNG 2.7: BẢNG CÁC HỆ SỐ KHẢ NĂNG THANH TOÁN................. 63 BẢNG 2.9: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO............................ 68 BẢNG 2.10: CƠ CẤU VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG CÁC KHOẢN PHẢI THU CỦA CÔNG TY....................................................................................... 70 BẢNG 2.11: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NỢ PHẢI THU............................... 73 BẢNG 2.12: TÌNH HÌNH CÔNG NỢ CỦA CÔNG TY NĂM 2014-2015 .. 76 BẢNG 2.13: BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG VÀ TÌNH TRẠNG KỸTHUẬT CỦATSCĐ NĂM2015............................................................ 81 BẢNG 2.14: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TSCĐ VÀ VCĐ CỦA CÔNG TY................................................................................................ 83 BẢNG 2.15: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU SUẤT VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VKD ............................................................................................ 86
  • 8. Sv: Lê Thị Thêu Lớp: CQ50/11.02vii DANH MỤC CÁC HÌNH HÌNH 1.1: PHÂN LOẠI NVKD THEO THỜI GIAN HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG ....................................................................................................... 9 HÌNH 1.2: MÔ HÌNH EOQ ...................................................................... 20 HÌNH 2.1: TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG QUY MÔ VÀ CƠ CẤU VỐN KINH DOANH................................................................................................... 46 HÌNH 2.2: TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG QUY MÔ VÀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN QUA MỘT SỐ NĂM ...................................................................... 47
  • 9. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì trước hết phải có vốn.Vốn là điều kiện tiên quyết cho sự ra đời của doanh nghiệp. Vốn tồn tại ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất vàchu chuyển liên tục tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Để phát triển thì không những doanh nghiệp phải đảm bảo được nguồn vốn đã bỏ ra mà phải phát triển được vốn đó. Vấn đề đặt ra ởđây là đứng trước mỗi quyết định đầu tư, mỗi doanh nghiệp sẽ phải xác định nh cầu vốn như thế nào, tiền hành huy động vốnởđâu, bao nhiêu? Huy động được rồi thì phải sử dụng như thế nào để không những bảo toàn được vốn mà còn phải sử dụng tối đa để tạo ra lợi nhận cho sự phát triển ổn định, lâu dài của công ty. Quá trình sử dụng vốn của doanh nghiệp cũng làm phát sinh rất nhiều chi phí, ảnh hưởng đến giá thành, quyếtđịnh trực tiếp tới lợi nhuận cuối cùng của công ty. Thực tế cho thấy rằng không chỉ ở nước ta mà còn nhiều nước trên thế giới, tình trạng sử dụng vốn lãng phí kém hiệu quảđang diễn ra rất phổ biến.Việc tổ chức và sử dụng vốn không hiệu quả sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong quá trình từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới, nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển mở ra những cơ hội và thách thức lớn cho doanh nghiệp.Các doanh nghiệp muốn tồn tại phải có những chiến lược kinh doanh phù hợp, ứng xử một cách linh hoạt. Xuất phát từ những yêu cầu, đòi hỏi và quy luật “đào thải” của nền kinh tế thị trường, các nhà quản trị phải biết tối đa hóa lợi nhuận và sử dụng chi phí hợp lý sao cho đạt được hiệu quả cao nhất. Việc theo dõi sự biến động vốn cũng là một trong những công việc cần thiết cho việc phân tích để đưa ra những quyết định sản xuất kinh doanh hiệu quả. Quản lý vốn trong doanh nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp.Nó giúp cho các doanh
  • 10. 2 nghiệp nâng cao hiệu quả hạt động sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho tình hình tài chính của doanh nghiệp luôn ổn định và lành mạnh. Do vậy, nhiệm vụ đặt ra cho các doanh nghiệp là phải sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc tài chính tín dụng và chấp hành luật pháp. Đó cũng đang là một bài toán khó đối với các doanh nghiệp hiện nay. Công ty TNHH Tậpđoàn Hoàng Phát Vissai là một công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất.Mục tiêu hàng đầu của công ty là nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng lợi nhuận, đóng góp nhiều cho ngân sách nhà nước. Song việc nâng cao hiệu quả kinh doanh lại luôn gắn liền với tăng cường quản trịđồng vốn. Bởi vậy, vấn đề tăng cường quản trị vốn kinh doanh đang được đặt lên hàng đầu. Với vai trò đặc biệt quan trọng của vốn kinh doanh cũng như qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH Tậpđoàn Hoàng Phát Vissai, được sự hướng dẫn tận tình của PGS,TS,NGƯT Vũ Công Ty cùng các thầy cô giáo trong khoa TCDN và tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty, em đã đi sâu nghiên cứu tình hình tổ chức, quản lý và sử dụng vốn của công ty và xin mạnh dạn chọn đề tài“Các giải pháp chủ yếu nhằmtăngcường quản trị vốn kinhdoanhtại Công ty TNHH TậpđoànHoàng Phát Vissai ”làm đề tài cho luận văn cuối khóa của mìnhvới hy vọng qua đó tích lũy được thêm kinh nghiệm thực tế cho bản thân và mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đóng góp giúp cho công việc hoàn thiện công tác tổ chức, quản lý và sử dụng vốn tại công ty. 2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Tình hình tổ chức, sử dụng và quản lývốn kinh doanh ở công ty TNHH tập đopàn Hoàng Phát Vissai. - Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu cơ sở lý luận chung về vốn kinh doanh của Công ty TNHH tậpđoàn Hoàng Phát Vissai, phân tích công tácquản trị vốn kinh doanh, thấy được thành tựu cũng như những hạn chế còn
  • 11. 3 tồn tại trong công tác sử dụng vốn kinh doanh, từ đó đưa ra các giải pháp tăng cường quản trị vốn. 3. Phạm vi nghiên cứu + Không gian: Công ty TNHH tập đoàn Hoàng Phát Vissai. + Thời gian: Số liệu được sử dụng chủ yếu liên quan đến tình hình tài chính và tình hình hoạt động của công ty trong 2 năm 2014, 2015 như: bản cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính 4. Phương pháp nghiên cứu Vận dụng các kiến thức đã học trong trường kết hợp với quan sát thực tiễn tại công ty kết hợp với các phương pháp sau:  Phương pháp thu thập dữ liệu: thu thập số liệu thong qua những hồ sơ lưu trữ của công ty trong những năm gầnđây bao gồm: báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh của công ty…Bên cạnh đó em còn thu thập thong tin, số liệu trên các trang web và tào liệu tham khảo có liên quan  Phương pháp phân tích: dựa trên số liệuthu thập được em tiến hành xử lý, phân tích theo mụcđích yêu cầu của đề tài để có số liệu phù hợp.  Phương pháp so sánh: dựa trên số liệuđã xử lý em tiến hành so sánh số liệu thực tiễn giữa các năm từđóđánh giá những gìđạt và chưa đạt. 5. Kết cấu của luận văn Kết cấu của luận văn bao gồm 3 chương: Chương1: Lý luận chung về vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng quản trị vốn kinhdoanhtại Công ty TNHH tập đoàn Hoàng Phát Vissai. Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường quản trị vốn kinh doanh của Công ty TNHH tập đoàn Hoàng Phát Vissai.
  • 12. 4 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. VỐN KINH DOANH VÀ NGUỒN VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1.1. Khái niệm, đặc trưng, vai trò và thành phần vốn kinh doanh trong doanh nghiệp 1.1.1.1) Khái niệm vốn kinh doanh Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh cần phải có ba yếu tố cơ bản: sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Để có được các yếu tố này, doanh nghiệp phải ứng ra một lượng vốn nhất định phù hợp với quy mô và điều kiện kinh doanh.Lượng vốn đó được gọi là vốn kinh doanh (VKD) của doanh nghiệp. Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản mà doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời. VKD là điều kiện tiên quyết đối với sự ra đời của doanh nghiệp và là một trong những yếu tố giữ vai trò quyết định trong quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp. 1.1.1.2) Đặc trưng của vốn kinh doanh Để quản lý và sử dụng có hiệu quả VKD đòi hỏi doanh nghiệp phải nhận thức đúng đắn các đặc trưng của vốn. Sau đây là những đặc trưng chủ yếu của VKD: Một là, vốn phải đại diện cho một lượng tài sản nhất định. Vốn là biểu hiện bằng giá trị của các tài sản trong doanh nghiệp như nhà xưởng, đất đai, máy móc thiết bị… Hai là, vốn phải được vận động để sinh lời.
  • 13. 5 Đặc trưng này củavốn xuất phát từ nguyên tắc: tiền tệ chỉ được coi là vốn khi chúng được đưa vào sản xuất kinh doanh. Trong quá trình vận động, đồng vốn có thể thay đổi hình thái biểu hiện nhưng điểm khởi đầu và điểm kết thúc của một vòng tuần hoàn phải là hình thái tiền tệ, với giá trị tại thời điểm kết thúc lớn hơn giá trị tại điểm khởi đầu, tức là kinh doanh có lãi. Điều này đòi hỏi trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp không được để vốn bị ứ đọng. Ba là, vốn có giá trị về mặt thời gian. Do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như lạm phát, giá cả thay đổi, tiến bộ khoa học công nghệ không ngừng nên sức mua của đồng tiền ở mỗi thời điểm khác nhau lại khác nhau. Vì vậy, huy động vốn và sử dụng vốn kịp thời là điều hết sức quan trọng. Bốn là, vốn phải tích tụ, tập trung đến một lượng nhất định mới có thể phát huy tác dụng trong hoạt động kinh doanh. Đặc trưng này đòi hỏi doanh nghiệp cần lập kế hoạch để huy động đủ lượng vốn cần thiết và trong quá trình kinh doanh cần tái đầu tư lợi nhuận để mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Năm là, vốn có thể tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Vốn không chỉ là biểu hiện bằng tiền của những tài sản hữu hình mà còn là biểu hiện bằng tiền của những tài sản vô hình.Đặc trưng này giúp doanh nghiệp có sự nhìn nhận toàn diện về các loại vốn, từ đó đề xuất các biện pháp phát huy hiệu quả tổng hợp VKD. Sáu là, vốn phải gắn với chủ sở hữu. Vốn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế tri thức nên không thể có đồng vốn vô chủ.Vốn phải được gắn với chủ sở hữu thì mới được chi tiêu hợp lí và có hiệu quả.Tuỳ từng hình thức đầu tư mà người sở hữu vốn có thể đồng nhất hoặc tách rời người sử dụng vốn. Bảy là, vốn là một loại hàng hóa đặc biệt.
  • 14. 6 Giống như các loại hàng hoá khác, “hàng hoá vốn” cũng được mua bán trên thị trường.Tuy nhiên, người ta chỉ mua được quyền sử dụng vốn mà không mua được quyền sở hữu.Người mua (người vay vốn) phải trả cho người bán (người cho vay) một tỷ lệ lãi suất nhất định - đó chính là giá của quyền sử dụng vốn. 1.1.1.3) Vai trò của vốn kinh doanh Đối với một doanh nghiệp, vốn có vai trò quyếtđịnh đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. - VKD là cơ sở để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh và cũng là chỉ tiêu đánh giá kết quả các hoạt động sản xuấtkinh doanh đó. - Là yếu tốảnh hưởng rất lớn đến năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và xác lập vị thế của doanh nghiệp trên thương trường. Điều này càng thể hiện rõkhi thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến máy móc thiết bị, hiệnđại hóa công nghệ… tất cả những yếu tố này muốnđạt đượcđòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng vốn nhấtđịnh. Mặt khác, doanh nghiệp muốn mở rộng phạmvi hoạt động tiến hành tái sản xuất mở rộng thì sau một chu kỳ kinh doanh vốn của doanh nghiệp phải sinh lời tức là hoạt động kinh doanh phải có lãiđảm bảo vốn của doanh nghiệp có thể bảo toàn và phát triển. Điều đó cho thấy vốn là cơ sở để doanh nghiệp tiếp tuc đầu tư mở rộng sản xuất, thâm nhập thị trường, nâng cao uy tín trên thị trường. Nhận thức được vai trò quan trọng như vậy doanh nghiệp cần hết sức thận trọng trong quá trình quản lý, sử dụng vốn, từ khâu huy động đến khâu sử dụng vốn.
  • 15. 7 1.1.2. Phân loại vốn kinh doanh 1.1.2.1. Căn cứ vào đặc điểm chu chuyển của vốn Có thể chia VKD thành hai loại: vốn cố định và vốn lưu động. Vốn cố định Vốn cố định là một bộ phận quan trọng của VKD. Việc làm tăng vốn cố định có tác động lớn đến việc tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp. Nói cách khác, Vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về TSCĐ Những đặc điểm chu chuyển chủ yếu của VCĐ trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp như sau: - Trong quá trình tham gia vào hoạt động kinh doanh, VCĐ chu chuyển giá trị dần từng phần và được thu hồi giá trị từng phần sau mỗi chu kỳ kinh doanh. - VCĐ tham gia vào nhiều chu kì kinh doanh mới hoàn thành một vòng chu chuyển. - VCĐ chỉ hoàn thành một vòng chu chuyển khi tái sản xuất được TSCĐ về mặt giá trị, tức là khi thu hồi đủ tiền khấu hao TSCĐ. Những đặc điểm luân chuyển của VCĐ đòi hỏi việc quản lý VCĐ phải kết hợp giữa quản lý theo giá trị và quản lý hình thái hiện vật của nó là các TSCĐ của doanh nghiệp.  Vốn lưu động Khi tiến hành sản xuất kinh doanh, bên cạnh các TSCĐ, doanh nghiệp cần phải có các TSLĐ.Để hình thành nên các TSLĐ, doanh nghiệp phải ứng ra một lượng vốn tiền tệ nhất định.Số vốn này được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp. Như vậy, “Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn ứng ra để hình thành nên các TSLĐ nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục.”
  • 16. 8 VLĐ của doanh nghiệp có các đặc điểm sau: - VLĐ trong quá trình chu chuyển luôn thay đổi hình thái biểu hiện. - VLĐ chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được hoàn lại toàn bộ sau mỗi chu kì kinh doanh. - VLĐ hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinh doanh. 1.1.2.2. Căn cứ vào thời gian sử dụng của vốn khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh. a. Vốn ngắn hạn Vốn ngắn hạn của doanh nghiệp là vốn mà doanh nghiệp có thể sử dụng trong một thời gian dưới một năm. Vốn ngắn hạn bao gồm Nợ ngắn hạn. b. Vốn dài hạn Vốn dài hạn của doanh nghiệp là vốn mà doanh nghiệp có thể sử dụng trong một thời gian dài hơn một năm. Vốn dài hạn bao gồm Vốn chủ sở hữu và Nợ dài hạn. 1.1.2.3.Phân loại theo quan hệ sở hữu vốn Dựa vào tiêu thức này có thể chia nguồn vốn của doanh nghiệp thành hai loại: vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.  Vốn chủ sở hữu: là phần vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp, bao gồm vốn điều lệ do chủ sở hữu đầu tư, vốn do doanh nghiệp tự bổ sung từ lợi nhuận và từ các quỹ khác của doanh nghiệp, nguồn vốn liên doanh, liên kết, vốn tài trợ của Nhà nước nếu có. Nguồn vốn chủ sở hữu cóý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó tạođiều kiện thuận lợi chi chủ doanh nghiệp chủ động hoàn toàn trong sản xuất, thể hiện mức độ tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp. Vốn chủ sở hữu tại một thờiđiểm có thể được xácđịnh như sau: Vốn chủ sở hữu = Giá trị tổng tài sản – Nợ phải trả  Nợ phải trả: là số vốn thuộc quyền sở hữu của các chủ thể khác nhưng doanh nghiệp được quyền sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh
  • 17. 9 của mình trong một khoảng thời gian nhất định. Theo tính chất và thời hạn thanh toán, các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp được chia thành: - Nợ ngắn hạn: là khoản nợ mà doanh nghiệp phải trả trong một thời gian ngắn như: vay ngắn hạn, phải trả nhà cung cấp, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước… - Nợ dài hạn: là các khoản nợ mà trên một năm doanh nghiệp mới phải hoàn trả như: vay dài hạn, phát hành trái phiếu… Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao, thông thường một doanh nghiệp phải phối hợp cả hai nguồn vốn: Vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Sự kết hợp giữa hai nguồn này phụ thuộc vào đặc điểm của ngành mà doanh nghiệp hoạt động, tuỳ thuộc vào quyết định của người quản lý trên cơ sở xem xét tình hình kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp. 1.1.2.4. Phân loại theo thời gian huy động và sử dụng vốn Căn cứ và tiêu thức này có thể chia nguồn vốn của doanh nghiệp thành hai loại: nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời. HÌNH 1.1: PHÂN LOẠI NVKD THEO THỜI GIAN HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG - Nguồn vốn thường xuyên: là tổng thể các nguồn vốn có tính chất ổn định mà doanh nghiệp có thể sử dụng vào hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn này thường được sử dụng để mua sắm, hình thành TSCĐ và một bộ phận TSLĐ thường xuyên cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tài sản lưu động Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn Tài sản cố định Nguồn vốn tạm thời Nguồn vốn thường xuyên Vốn chủ sở hữu
  • 18. 10 Nguồn vốn thường xuyên=Vốn chủ sở hữu+Nợ dài hạn Hoặc:Nguồn vốn thường xuyên=Giá trị tổng tài sản-Nợ ngắn hạn - Nguồn vốn tạm thời: là các nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới một năm) mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng các nhu cầu có tính chất tạm thời phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn tạm thời thường bao gồm vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các nợ ngắn hạn khác. Việc phânloại này giúp cho ngườiquảnlý xem xét huy độngcácnguồn vốn phùhợp vớithờigian sửdụngcủa các yếu tố cần thiết cho quá trình kinh doanh đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng VKD. 1.1.2.5. Phân loại theo phạm vi huy động vốn - Nguồn vốn bên trong: là nguồn vốn có thể huy động được vào đầu tư từ chính hoạt động của bản thân doanh nghiệp tạo ra. Nguồn vốn bên trong thể hiện khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp. Nguồn vốn bên trong bao gồm: + Lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư + Khoản khấu hao tài sản cố định + Tiền nhượng bán tài sản, vật tư không cần dùng hoặc thanh lý TSCĐ - Nguồn vốn bên ngoài: Việc huy động nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp để tăng thêm nguồn tài chính cho hoạt động kinh doanh, là vấn đề hết sức quan trọng đối với một doanh nghiệp. Nguồn vốn từ bên ngoài bao gồm: Vay người thân (đối với doanh nghiệp tư nhân). + Vay ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính khác. + Gọi góp vốn liên doanh liên kết. + Tín dụng thương mại của nhà cung cấp.
  • 19. 11 + Thuê tài sản. + Huy động vốn bằng phát hành chứng khoán (đối với một số loại hình doanh nghiệp được pháp luật cho phép). 1.1.3. Nguồn hình thành vốn kinh doanh của doanh nghiệp . VKD của doanh nghiệp được hình thành từ 2 nguồn khác nhau: Nguồn vốn chủ sở hữu và Nợ phải trả. 1.1.3.1. Nguồn vốn chủ sở hữu Vốnchủsở hữu là phầnvốnthuộc quyềnsở hữucủachủdoanh nghiệp, bao gồmsố vốnchủdoanh nghiệp bỏ ra cùng với phần vốn bổ sung từ kết quả kinh doanh. Vốn chủ sở hữu tại một thời điểm được xác định bởi công thức sau: Vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản - Nợ phải trả Nguồn vốn chủ sở hữu trong nguồn VKD của doanh nghiệp được hình thành từ những nguồn sau: + Nguồn vốn đóng góp ban đầu của nhà đầu tư: Đó là lượng tiền tệ nhất định khi bắt đầu thành lập một doanh nghiệp theo quy định của nhà nước và vốn vốn góp này cũng tăng trong quá trình sản xuất kinh doanh. + Nguồn vốn đóng góp bổ sung từ kết quả sản xuất kinh doanh . Nguồn vốn tích lũy từ lợi nhuận không chia giữ lại tái đầu tư. Lợi nhuận không chia thường để trích lập nên các quỹ trong doanh nghiệp như: quỹ đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng phúc lợi,… + Nguồn vốn đóng góp từ phát hành cổ phiếu: đối với một công ty cổ phần, vốn chủ sở hữu có thể tăng được bằng cách phát hành cổ phiếu mới. + Nguồn vốn chủ sở hữu khác: Các khoản nhận, biếu, tặng tài trợ; chênh lệch tỉ giá hối đoái phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản; ... 1.1.3.2. Nợ phải trả Nợ phải trả là thể hiện bằng tiền những nghĩa vụ mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải thanh toán cho tác nhân kinh tế khác như: Nợ vay, các
  • 20. 12 khoản phải trả cho người bán, cho nhà nước, cho người lao động trong doanh nghiệp. Nợ phải trả của doanh nghiệp được phân ra làm 2 loại là nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. + Nợ ngắn hạn: Là các khoản nợ phải trả mà doanh nghiệp có trách nhiệm thanh toán dưới thời hạn 1 năm như vay ngắn hạn, phải trả nhà cung cấp, thuế và các khoản phải nộp nhà nước… + Nợ dài hạn: : Là các khoản nợ mà trên một năm DN mới phải hoàn trả như vay dài hạn, phát hành cổ phiếu, trái phiếu… Để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra thông thường , các doanh nghiệp phải kết hợp đồng thời cả hai loại nguồn vốn này. Sự lựa chọn trong việc xác định tỉ trọng từng nguồn trong tổng nguồn vốn phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng ngành cũng như chiến lược kinh doanh của từng nhà quản lí trong từng giai đoạn cụ thể. 1.2. QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH VÀ SỰ CẦN THIẾT TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 1.2.1 Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn kinh doanh 1.2.1.1 Khái niệm quản trị vốn kinh doanh Quản trị vốn kinh doanh là quá trình hoạch định, tổ chức thực hiện, điều chỉnh và kiểm soát quá trình tạo lập, phân bổ và sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra trong từng thời kỳ nhất định. 1.2.1.2 Mục tiêu quản trị vốn kinh doanh + Quản trị vốn kinh doanh để xác định được cơ cấu vốn tối ưu, giúp DN chủ động trong việc huy động vốn, tránh gây lãng phí hay thiếu hụt vốn, góp phần giảm thiểu chi phí sử dụng vốn. + Quản trị vốn kinh doanh nhằm giúp doanh nghiệp chủ động xác định
  • 21. 13 được nhu cầu vốn cần bỏ ra để thực hiện một dự án kinh doanh. + Việc quản trị VKD giúp nhà quản trị đánh giá theo dõi quá trình sử dụng vốn của công ty có đúng mục đích hay không. Bên cạnh đó, giúp doanh nghiệp có thể tiên lượng được nhu cầu vốn phát sinh để kịp thời bổ sung, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên, liên tục 1.2.2. Nội dung quản trị vốn kinh doanh 1.2.2.1 Tổ chức đảm bảo nguồn vốn kinh doanh a. Khái niệm Tổ chức đảm bảo vốn cho doanh nghiệp được hiểu là quá trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động liên quan đến huy động, quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp. b. Nội dung tổ chức đảm bảo vốn cho doanh nghiệp + Xác định nhu cầu vốn phù hợp yêu cầu sản xuất kinh doanh. + Phân tích chi phí sử dụng vốn đối với tổng nguồn vốn và từng nguồn riêng biệt. + Lựa chọn nguồn vốn thích hợp. + Lập kế hoạch huy động vốn, lựa chọn hình thức huy động thích hợp. + Luôn theo dõi biến động cơ cấu nguồn vốn để tìm ra nguyên nhân thay đổi, từ đó điều chỉnh việc huy động vốn theo yêu cầu quản trị. c. Các hệ số cơ cấu nguồn vốn + Hệ số nợ:Phảnánh việc sửdụngnợ của doanh nghiệp trong việc tổ chức nguồn vốn, cho thấy mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp. Hệ số nợ = Tổng số nợ Tổng nguồn vốn
  • 22. 14 + Hệ số vốn chủ sở hữu: Hệ số vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn Hoặc : Hệ số vốn chủ sở hữu= 1 – Hệ số nợ 1.2.2.2. Bố trí cơ cấu tài sản của doanh nghiệp a. Khái niệm: Cơ cấu tài sản là tỷ lệ đầu tư vào các loại tài sản trong doanh nghiệp.Quản trị cơ cấu tài sảnđược hiểu là công tác quản trị liên quan tới việc bố trí cơ cấu tài sản từ các nguồn vốn đã huy động. b. Nội dung quản trị cơ cấu tài sản Mỗi loại hình doanh nghiệp có cơ cấu vốn khác nhau phù hợp ngành nghề kinh doanh. Các doanh nghiệp sản xuất thường có tỷ trọng TSDH lớn trong tổng tài sản. Ngược lại, các doanh nghiệp xây dựng có tỷ trọng TSNH lớn trong tổng tài sản. Do đó khi quản trị cơ cấu vốn, ta cần: + Xác định tỷ trọng tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn và các khoản mục tài sản chi tiết. + Theo dõi, phân tích nguyên nhân sự biến động của cơ cấu vốn, từ đó có sự điều chỉnh phù hợp mục đích quản trị trong từng thời kì c. Các hệ số cơ cấu tài sản Các chỉ tiêu trên phản ánh mức độ đầu tư vào các loại tài sản của doanh nghiệp. Tỷ lệ đầu tư vào tài sản ngắn hạn = Tổng tài sản ngắn hạn Tổng tài sản Tỷ lệ đầu tư vào tài sản dài hạn = Tổng tài sản dài hạn Tổng tài sản
  • 23. 15 1.2.2.3. Mô hình tài trợ của doanh nghiệp a. Mô hình tài trợ thứ nhất : Toàn bộ TSCĐ và TSLĐ thường xuyên được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, toàn bộ TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời. + Lợi ích khi sử dụng mô hình này : Giúp doanh nghiệp hạn chế được rủi ro trong thanh toán, mức độ an toàn cao hơn, giảm bớt được chi phí trong việc sử dụng vốn. + Hạn chế khi sử dụng mô hình này : Chưa tạo ra sự linh hoạt trong việc tổ chức sử dụng vốn, thường vốn nào nguồn ấy, tính chắc chắn được đảm bảo cao hơn, song kém linh hoạt hơn. b. Mô hình tài trợ thứ hai : Toàn bộ TSCĐ, TSLĐ thường xuyên và mọt phần của TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, và một phần TSLĐ tạm thời còn lại được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời. + Lợi ích khi sử dụng mô hình này : Khả năng thanh toán và độ an toàn ở mức cao. + Hạn chế khi sử dụng mô hình này : Doanh nghiệp phải sử dụng nhiều khoản vay dài hạn và trung hạn nên phải trả chi phí nhiều hơn cho việc sử dụng vốn. c. Mô hình tài trợ thứ ba: Toàn bộ TSCĐ và một phần TSLĐ thường xuyên được bảo đảm bằng nguồn vốn thường xuyên, còn một phần TSLĐ thường xuyên và toàn bộ TSLĐ tạm thời được bảo đảm bằng nguồn vốn tạm thời. + Lợi ích khi sử dụng mô hình này: chi phí sử dụng vốn sẽ được hạ thấp hơn vì sử dụng nhiều hơn nguồn vốn tín dụng ngắn hạn, việc sử dụng vốn sẽ được linh hoạt hơn.
  • 24. 16 Trong thực tế, mô hình này thường được các doanh nghiệp lựa chọn, vì một phần tín dụng ngắn hạn được xem như dài hạn thường xuyên, đối với các doanh nghiệp mới hình thành lại càng cần thiết, Việc sử dụng mô hình này, doanh nghiệp cũng cần sự năng động trong việc tổ chức nguồn vốn. + Hạn chế khi sử dụng mô hình này: Khả năng gặp rủi ro sẽ cao hơn. 1.2.2.4. Quản trị vốn bằng tiền của doanh nghiệp a. Khái niệm Vốn bằng tiền (gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển) là một bộ phận cấu thành tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Đây là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất và quyết định khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Tuy nhiên, vốn bằng tiền bản thân nó không tự sinh lời, nó chỉ sinh lời khi được đầu tư sử dụng vào một mục đích nhất định. Hơn nữa, với đặc điểm là tài sản có tính thanh khoản cao nên vốn bằng tiền cũng dễ bị thất thoát, gian lận, lợi dụng. + Tầm quan trọng của quản lý vốn bằng tiền: Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp luôn có nhu cầu dự trữ vốn tiền mặt ở một quy mô nhất định. Nhu cầu dự trữ vốn tiền mặt trong các DN thông thường là để đáp ứng yêu cầu giao dịch hàng ngày như mua sắm hàng hóa, vật liệu, thanh toán các khẩn chi phí cần thiết. Việc duy trì một mức dữ trữ vốn tiền mặt đủ lớn còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp có cơ hội thu được chiết khấu trên hàng mua trả đúng kỳ hạn, làm tăng hệ số khả năng thanh toán nhanh của DN. Quản trị vốn bằng tiền của doanh nghiệp có yêu cầu cơ bản là vừa phải đảm bảo sự an toàn tuyệt đối, đem lại khả năng sinh lời cao nhưng đồng thời cũng phải đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt.
  • 25. 17 b. Nội dung quản trị vốn bằng tiền - Xác định đúng đắnmức dự trữ tiền mặt hợp lý, tối thiểu để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu bằng tiền mặt của doanh nghiệp trong kỳ. Các phương pháp xác định mức dự trữ tiền mặt hợp lý của doanh nghiệp: + Căn cứ vào số liệu thống kê nhu cầu chi dùng tiền mặt bình quân một ngày và số ngày dự trữ tiền mặt hợp lý. + Mô hìnhchi phí tốithiểu (mô hìnhBaumol) trong quảntrị tồn kho dự trữ. - Quản lý chặt chẽ các khoản thu chi tiền mặt: Doanh nghiệp cần quản lý chặt chẽ các khoản thu chi tiền mặt để tránh bị mất mát, lợi dụng. Thực hiện nguyên tắc mọi khoản thu chi tiền mặt đều phải qua quỹ. Phân định trách nhiệm trong quản lý tiền mặt giữa kế toán và thủ quỹ. Việc xuất, nhập quỹ tiền mặt hàng ngày phải có chứng từ hợp thức và hợp pháp. - Chủ động lập và thực hiện kế hoạch lưu chuyển tiền tệ hàng năm Doanh nghiệp phải có biện pháp đảm bảo cân đối thu chi tiền mặt và sử dụng có hiệu quả nguồn tiền mặt tạm thời nhàn rỗi (đầu tư tài chính ngắn hạn). Thực hiện dự báo và quản lý có hiệu quả các dòng tiền nhập, xuất ngân quỹ trong từng thời kỳ để chủ động đáp ứng yêu cầu thanh toán nợ của doanh nghiệp khi đáo hạn. c. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị vốn bằng tiền + Hệ số khả năng thanh toán tức thời : Phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp khi nền kinh tế khủng hoảng, hàng hóa không được tiêu thụ, nợ phải thu khó thu hồi. Hệ số khả năng thanh toán tức thời = Tiền + Các khoản tương đương tiền Nợ ngắn hạn
  • 26. 18 + Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Phản ánh khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp mà không cần thanh lý khẩn cấp hàng tồn kho. + Hệ số khả năng thanh toán hiện thời: Phản ánh khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Hệ số khả năng thanh toán hiện thời = Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn 1.2.2.5. Quản trị vốn tồn kho dự trữ a. Vốntồnkho dự trữvà các nhântố ảnhhưởngđếndự trữ vốn tồn kho Tồn kho dự trữ là những tài sản mà doanh nghiệp dự trữ để đưa vào sản xuất hoặc bán ra sau này. Trong các doanh nghiệp, tài sản tồn kho dự trữ thườngở ba dạng: nguyên vật liệu, nhiên liệu dự trữ sản xuất; các sản phẩm dở dang và bán thành phẩm; các thành phẩm chờ tiêu thụ. Tùy theo ngành nghề kinh doanh mà tỷ trọng các loại tài sản dự trữ trên có khác nhau. + Tầm quan trọng của quản trị vốn tồn kho Việc hình thành lượng hàng tồn kho đòi hỏi phải ứng trước một lượng tiền nhất định gọi là vốn tồn kho dự trữ. Việc quản lý vốn tồn kho dự trữ là rất quan trọng, không phải vì nó thường chiếm tỷ trọng lớn trong số VLĐ của doanh nghiệp mà quan trọng hơn là giúp doanh nghiệp tránh được tình trạng vật tư hàng hóa ứ đọng, chậm luân chuyển, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bình thường, góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển VLĐ. Hệ số khả năng thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn
  • 27. 19 + Các nhân tố ảnh hưởng tới vốn tồn kho dự trữ  Đối với tồn kho dự trữ nguyên vật liệu thường chịu ảnh hưởng bởi yếu tố quy mô sản xuất, khả năng cung ứng vật tư của thị trường, giá cả vật tư hàng hóa, khoảng cách vận chuyển từ nơi cung ứng đến doanh nghiệp.  Đối với các loại sản phẩm dở dang, bán thành phẩm thường chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố kỹ thuật, công nghệ sản xuất, thời gian chế tạo sản phẩm, trình độ tổ chức sản xuất của doanh nghiệp.  Riêng đối với mức tồn kho thành phẩm, các nhân tố ảnh hưởng thường là số lượng sản phẩm tiêu thụ, sự phối hợp nhịp nhàng giữa khâu sản xuất và khâu tiêu thụ, sức mua của thị trường b. Nội dung quản trị vốn tồn kho + Xác định đúng đắn mức tồn kho dự trữ hợp lý, tối thiểu để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra bình thường. + Xác định rõ các nhân tố ảnh hưởng đến từng loại tồn kho dự trữ để có biện pháp quản lý phù hợp nhằm duy trì lượng hàng tồn kho hợp lý nhất  Mô hình quản lý hàng tồn kho Tồn kho dự trữ làm phát sinh chi phí nên cần quản lý chúng sao cho tiết kiệm và hiệu quả. Mô hình quản lý hàng tồn kho dự trữ trên cơ sở tối thiểu hóa tổng chi phí tồn kho dự trữ gọi là mô hình tổng chi phí tối thiểu. Theo mô hình EOQ người ta thường giả định số lượng hàng đặt mỗi lần là đều đặn và bằng nhau. Khi đó mức đặt hàng kinh tế QE sẽ bằng: QE = √ 2×𝑐2×𝑄𝑛 𝑐1 Trong đó: QE: Mức đặt hàng kinh tế c1: Chi phí lưu giữ, bảo quản đơn vị hàng tồn kho
  • 28. 20 c2: Chi phí một lần thực hiện hợp đồng cung ứng Qn: Số lượng vật tư hàng hóa cần cung ứng trong năm Chi phí Tổng chi phí Chi phí lưu trữ Chi phí đặt hàng QE Số lượng đặt hàng HÌNH 1.2: MÔ HÌNH EOQ d. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị vốn tồn kho + Vòng quay hàng tồn kho: Số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán Giá trị hàng tồn kho bình quân trong kỳ Số vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho luân chuyển trong kỳ. Chỉ tiêu này phản ánh số vòng luân chuyển hàng tồn kho trong một thời kỳ nhất định. Số vòng luân chuyển càng cao thì việc kinh doanh được đánh giá càng tốt, bởi DN chỉ đầu tư cho hàng tồn kho thấp mà vẫn đạt doanh số cao. + Số ngày trung bình thực hiện một vòng quay hàng tồn kho: Số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho = 360 Số vòng quay hàng tồn kho
  • 29. 21 1.2.2.6. Quản trị các khoản phải thu a. Khái niệm Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu hàng hóa hoặc dịch vụ. Trong kinh doanh hầu hết các doanh nghiệp đều có khoản nợ phải thu nhưng với quy mô, mức độ khác nhau. Nếu các khoản phải thu quá lớn, tức số vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng cao, hoặc không kiểm soát nổi sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế quản trị nợ phải thu là một nội dung quan trọng trong quản trị VLĐ, quản trị VKD nói riêng và quản trị tài chính doanh nghiệp nói chung. + Tầm quan trọng của quản trị các khoản phải thu của doanh nghiệp: Trong quá trình sản xuất kinh doanh, đẻ khuyến khích người mua, DN thường áp dụng phương thức bán chịu đối với khách hàng. Quản trị khoản phải thu cũng liên quan đến sựđánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro trong bán chịu hàng hóa, dịch vụ. Doanh nghiệp nếu không bán chịu sẽ mất đi cơ hội tiêu thụ sản phẩm, mất cơ hội tạo mối quan hệ với đối tác, từ đó mất đi cơ hội thu lợi nhuận. Nhưng ngược lại, doanh nghiệp bán chịu hay bán chịu ở mức quá nhiều thì doanh nghiệp có thể phải đối mặt với rủi ro phải thu khó đòi, thậm chí không thể đòi được. Vì vậy, nếu khả năng sinh lời từ việc bán chịu lớn hơn rủi ro thì doanh nghiệp có thể mở rộng việc bán chịu và ngược lại. b. Nội dung quản trị các khoản phải thu: - Xác định chính sách bán chịu hợp lý đối với từng khách hàng: - Phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu: Để tránh tổn thất do các khoản nợ không có khả năng thu hồi doanh nghiệp cần đánh giá khả năng tài chính và mức độ đáp ứng yêu cầu thanh toán của khách hàng khi khoản nợ đến hạn thanh toán. Việc đánh giá đó phải thực hiện qua các bước: + Thu thập thông tin về khách hàng
  • 30. 22 + Đánh giá uy tín của khách hàng theo các thông tin thu thập được + Lựa chọn quyết định nới lỏng hay thắt chặt bán chịu, thậm chí từ chối bán chịu. - Áp dụng các biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả thu hồi nợ: + Sử dụng kế toán thu hồi nợ chuyên nghiệp +Xác định trọng tâm quản lý và thu hồi nợ trong từng thời kỳ để có chính sách thu hồi nợ thích hợp +Thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro bán chịu như trích trước dự phòng nợ phải thu khó đòi; trích lập quỹ dự phòng tài chính. c. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị các khoản phải thu + Vòng quay các khoản phải thu: Số vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu trong kỳ Các khoản phải thu bình quân Số vòng quay các khoản phải thu là số lần mà các khoản phải thu luân chuyển trong kỳ. Số vòng quay các khoản phải thu càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp càng nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải thu sang tiền mặt cao, điều này giúp cho DN nâng cao luồng tiền mặt, tạo ra sự chủ động trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất. + Kỳ thu tiền trung bình: Kỳ thu tiền trung bình = Số ngày trong kỳ Vòng quay các khoản phải thu Chỉ tiêu này phản ánh số ngày cần thiết bình quân để thu được các khoản phải thu, đồng thời phản ánh hiệu quả việc quản lý các khoản phải thu. 1.2.2.7. Quản trị vốn cố định của doanh nghiệp a. Khái niệm
  • 31. 23 Quản trị vốn cố định là một nội dung quan trọng trong quản lý vốn kinh doanh của các doanh nghiệp. Điều đó không chỉ ở chỗ vốn cố định thường chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số vốn kinh doanh của doanh nghiệp, có ý nghĩa quyết định tới năng lực sản xuất của doanh nghiệp mà còn do việc sử dụng vốn cố định thường gắn liền với hoạt động đầu tư dài hạn, thu hồi vốn chậm và dễ gặp rủi ro. b. Nội dung Tạo lập vốn cố định trong doanh nghiệp Để dự báo được các nguồn vốn đầu tư vào TSCĐ, các DN cần dựa vào quy mô, khả năng sử dụng quỹ đầu tư phát triển hoặc quỹ khấu hao, khả năng huy động vốn vay dài hạn từ các ngân hàng thương mại, khả năng phát hành trái phiếu trên thị trường vốn, … Quản lý sử dụng vốn cố định Vốn cố định của doanh nghiệp có thể được sử dụng cho các hoạt động đầu tư dài hạn (mua sắm, lắp đặt, xây dựng các tài sản cố định hữu hình và vô hình) và các hoạt động kinh doanh thường xuyên sản xuất các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ) của doanh nghiệp. Mục đích là đề bảo toàn và phát triển vốn. Do đó cần thực hiện các biện pháp như - Lựa chọn phương pháp khấu hao tài sản cố định thích hợp: Khấu hao TSCĐ xuất phát từ đặc điểm hao mòn của TSCĐ trong quá trình sử dụng. Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà TSCĐ trong quá trình sử dụng luôn bị hao mòn dưới 2 hình thức là hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. Về mặt kinh tế, hao mòn TSCĐ dù xảy ra dưới hình thức nào cũng là sự tổn thất giá trị TSCĐ của doanh nghiệp. Nhằm bù đắp các hao mòn TSCĐ và thu hồi số vốn cố định đã đầu tư ban đầu để tái sản xuất giản đơn hoặc mở rộng TSCĐ, các doanh nghiệp tiến hành khấu hao TSCĐ.
  • 32. 24 Khấu hao TSCĐ là việc phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải thu hồi của TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ. Về mặt kinh tế, khấu hao TSCĐ được coi là một khoản chi phí sản xuất kinh doanh và được tính vào giá thành sản phẩm trong kỳ nhưng nó là khoản chi phí phân bổ nhằm thu hồi vốn đầu tư ứng trước để hình thành nên TSCĐ nên không tạo nên dòng tiền mặt chi ra. Số tiền khấu hao thu hồi được tích lũy lại hình thành nên quỹ khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể sử dụng quỹ này linh hoạt nhưng phải đảm bảo hoàn trả đúng hạn. Về nguyên tắc, việc khấu hao phải đảm bảo phù hợp với mức độ hao mòn của TSCĐ và thu hồi đầy đủ số vốn cố định đã đầu tư ban đầu vào TSCĐ để đảm bảo tính chính xác của chi phí khấu hao trong giá thành sản phẩm, đánh giá đúng hiệu quả sản xuất kinh doanh, góp phần bảo toàn được vốn cố định, đáp ứng yêu cầu thay thế, đổi mới hoặc nâng cấp TSCĐ của doanh nghiệp. Các phương pháp khấu hao tài sản cố định: + Phương pháp khấu hao đường thẳng: Đây là phương pháp đơn giản và được sử dụng phổ biến nhất. Công thức xác định như sau: Trong đó: MKH: Mức khấu hao hàng năm TKH: Tỷ lệ khấu hao hàng năm NGKH: Nguyên giá TSCĐ phải khấu hao T: Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ (năm) MKH = NGKH T TKH = MKH NGKH x 100% 1 T x 100%x 100% =
  • 33. 25 Phươngpháp này tính toánđơngiản, không gây biến độnglớn về giá thành, cho phép doanhnghiệp dựkiến được thờigian thu hồi đủvốn đầu tư vào TSCĐ nhưng không phù hợp với các loại TSCĐ hoạt động có tính chất thời vụ và số vốn thu hồi chậm sẽ chịu ảnh hưởng bất lợi của hao mòn vô hình. + Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh: Theo phương pháp này mức khấu hao hàng năm được xác định bằng cách lấy giá trị còn lại của TSCĐ phải tính khấu hao nhân với tỷ lệ khấu hao nhanh, đến năm mà mức khấu hao theo tỷ lệ khấu hao nhanh nhỏ hơn mức khấu hao theo đường thẳng (tính bằng cách lấy giá trị còn lại của TSCĐ đầu năm đó chia cho số năm sử dụng hữu ích còn lại của TSCĐ) thì điều chỉnh mức khấu hao các năm còn lại bằng mức khấu hao theo đường thẳng. Công thức tính toán như sau: MKHt = GCt x TKHđ Trong đó: MKHt: Mức khấu hao theo tỷ lệ khấu hao nhanh năm t GCt: Giá trị còn lại của TSCĐ ở đầu năm thứ t TKHđ: Tỷ lệ khấu hao nhanh của TSCĐ t: Thứ tự năm sử dụng TSCĐ (t=1→n) Tỷ lệ khấu hao nhanh được xác định bằng cách lấy tỷ lệ khấu hao bình quân nhân với hệ số điều chỉnh khấu hao nhanh, hệ số điều chỉnh thường được xác định là 1,5 nếu TSCĐ có thời hạn sử dụng từ 4 năm trở xuống; là 2,0 nếu TSCĐ có thời hạn sử dụng từ trên 4 năm đến dưới 6 năm; là 2,5 nếu TSCĐ có thời hạn sử dụng trên 6 năm. Phương pháp này giúp doanh nghiệp nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư, tạo lá chắn thuế từ khấu hao nhưng làm cho chi phí kinh doanh những năm đầu tăng cao làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến các chỉ tiêu tài chính.
  • 34. 26 + Phương pháp khấu hao theo sản lượng: Công thức tính như sau: MKHt = QSPt x MKHsp Trong đó: MKHt: Mức khấu hao TSCĐ ở năm t QSPt: Số lượng sản phẩm sản xuất trong năm t MKHsp: Mức khấu hao đơn vị sản phẩm Phương pháp này thích hợp với những TSCĐ hoạt động có tính chất thời vụ trong năm và có liên quan trực tiếp đến việc sản xuất sản phẩm nhưng đòi hỏi việc thống kê, hạch toán phải tỉ mỉ chi tiết. - Chú trọng đổi mới trang thiết bị, phương pháp công nghệ sản xuất: Hao mòn vô hình chính là nguyên nhân dẫn đến các tài sản cố định trong doanh nghiệp nhanh chóng bị lạc hậu mặc dù có thể doanh nghiệp vừa mua tài sản đó về sử dụng chưa được bao lâu. Một khi các trang thiết bị, máy móc đã bị lạc hậu sẽ dẫn đến năng suất lao động giảm sút, từ đó số lượng và chất lượng sản phẩm có thể giảm, giá thành lại cao hơn so với mặt bằng chung, làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Chính vì vậy, đòi hỏi các nhà quản trị phải nhạy bén, đi tắt đón đầu công nghệ, bắt kịp với thời đại để không dẫn đến tình trạng phải nuối tiếc khi các tài sản cố định còn mới của mình lại phải ngừng sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả. - Thực hiện tốt chế độ bảo dưỡng, sửa chữa dự phòng tài sản cố định. Trong quá trình sử dụng tài sản cố định, các yếu tố thuộc về tự nhiên cũng như các yếu tố thuộc về trình độ kỹ thuật công nghệ, chất lượng nguyên liệu vật liệu,… đã tác động đến mức độ hao mòn hữu hình của tài sản cố định. Để cho tài sản cố định có thể phát huy được tối đa công suất thiết kế thì doanh nghiệp phải tạo lập một chế độ bảo dưỡng, bảo trì và sửa chữa thích hợp tránh trường hợp các tài sản cố định bị hư hỏng, hoạt động dưới công suất, từ đó làm giảm đi hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp.
  • 35. 27 - Doanh nghiệp phảichủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh. Để hạn chế tổn thất vốn cố định do các nguyên nhân khách quan, doanh nghiệp có thểthực hiện mộtsố biện pháp sau: Mua bảo hiểm tài sản, lập quỹ dự phòngtàichính,tríchtrướcchiphí dựphònggiảmgiá các khoảnđầu tư tài chính. - Doanh nghiệp cũng có thể cho các tổ chức và cá nhân thuê hoạt động các tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của mình. Mục đích của việc này là để nâng cao hiệu suất sử dụng, tăng thu nhập song phải theo dõi, thu hồi tài sản cho thuê khi hết hạn. Các tài sản cho thuê hoạt động doanh nghiệp vẫn phải trích khấu hao theo chế độ quy định. - Doanh nghiệp được nhượng bán các tài sản không cần dùng, lạc hậu về kỹ thuật. Để thu hồi vốn sử dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả hơn, doanh nghiệp có quyền thanh lý những tài sản cố định đã lạc hậu mà không thể nhượng bán được hoặc đã hư hỏng không có khả năng phục hồi. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng phải phân cấp quản lý từng loại tài sản cố định theo nguyên tắc phân công, phân nhiệm. Mỗi một loại tài sản cố định đều phải được mở sổ theo dõi, thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động của các tài sản cố định đó. c. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn cố định Để đánh giá tình hình quản trị VCĐ, người ta thường sử dụng một số chỉ tiêu sau:  Hiệu suất sử dụng vốn cố định Hiệu suất sử dụng VCĐ = Doanh thu thuần trong kỳ Số VCĐ bình quân sử dụng trong kỳ
  • 36. 28 Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng VCĐ có thể tham gia tạo nên bao nhiêu đồng doanh thu thuần bán hàng trong kỳ. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng VCĐ cần phải được xem xét trong mối liên hệ với chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ: Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Doanh thu thuần trong kỳ Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSCĐ trong kỳ có thể tham gia tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần, qua đó cũng cho phép đánh giá trình độ sử dụng VCĐ của doanh nghiệp.  Hệ số huy động vốn cố định Hệ số huy động VCĐ trong kỳ = Số VCĐ đang dùng trong hoạt động kinh doanh Số VCĐ hiện có của doanh nghiệp Chỉ tiêu này phản ánh mức độ huy động VCĐ hiện có vào hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Số VCĐ trong công thức trên được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình của doanh nghiệp tại thời điểm đánh giá phân tích.  Hệ số hao mòn tài sản cố định Hệ số hao mòn TSCĐ = Số KH lũy kế của TSCĐ ở thời điểm đánh giá Tổng nguyên giá TSCĐ tại thời điểm đánh giá Chỉ tiêu này, một mặt phản ánh mức độ hao mòn của TSCĐ trong doanh nghiệp, mặt khác nó phản ánh tổng quát tình trạng về năng lực còn lại của TSCĐ cũng như VCĐ ở thời điểm đánh giá.  Hệ số hàm lượng vốn cố định Hàm lượng VCĐ = Số VCĐ bình quân sử dụng trong kỳ Doanh thu thuần trong kỳ
  • 37. 29 Chỉ tiêu này phản ánh số VCĐ cần thiết để tạo ra một đồng doanh thu thuần trong kỳ (hay nói cách khác: Để tạo ra một đồng doanh thu thuần trong kỳ cần bao nhiêu VCĐ). Hàm lượng VCĐ càng thấp, hiệu suất sử dụng VCĐ càng cao. 1.2.2.8. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp + Vòng quay VLĐ ( số lần luân chuyển VLĐ): Đây là chỉ tiêu phản ánh trong một kì VLĐ quay được bao nhiêu vòng. Số vòng quay VLĐ (L) = Tổng mức luân chuyển VLĐ VLĐ bình quân trong kỳ Tổng mức luân chuyển VLĐ được xác định bằng doanh thu thuần bán hàng của DN trong kỳ. + Kỳ luân chuyển VLĐ: Chỉ tiêu này phản ánh trung bình một vòng quay VLĐ quay trong bao nhiêu ngày. Kỳ luân chuyển VLĐ (K) = Số ngày trong kỳ Số vòng quay VLĐ Vòng quay VLĐ càng lớn thì kỳ luân chuyển VLĐ càng ngắn. + Mức tiết kiệm VLĐ: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tiết kiệm (hay tăng thêm )của VLĐ khi số lần luân chuyển VLĐ tăng thêm (hay giảm đi) của kỳ so sánh so với kỳ gốc. Mức tiết kiệm VLĐ = Tổng mức luân chuyển kỳ so sánh x(K1-K0) Số ngày trong kỳ Trongđó: K1: Kỳ luân chuyển VLĐ kỳ so sánh K0: Kỳ luân chuyển VLĐ kỳ gốc + Hàm lượng VLĐ: Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu thì cần bao nhiêu đồng VLĐ
  • 38. 30 Hàm lượng VLĐ = VLĐ bình quân trong kỳ Doanh thu thuần + Tỷ suât lợi nhuận VLĐ: Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng VLĐ được sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao. Tỷ suất lợi nhuận VLĐ = Lợi nhuận trước thuế ( sau thuế) VLĐ bình quân trong kỳ + Vòng quay toàn bộ vốn Vòng quay toàn bộ vốn = Doanh thu thuần trong kỳ Số VKD bình quân sử dụng trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh VKD trong kỳ chu chuyển được bao nhiêu vòng hay mấy lần. Vòng quay toàn bộ vốn càng cao, hiệu suất sử dụng VKD càng cao. Chỉ tiêu này chịu ảnh hưởng của nghành kinh doanh, chiến lược kinh doanh và trình độ quản lý sử dụng tài sản vốn của doanh nghiệp. + Tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên vốn kinh doanh (hay tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản – ROAE) Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROAE) = Lợi nhuận trước lãi vay và thuế Số VKD bình quân sử dụng trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh khă năng sinh lời của tài sản hay VKD, không tính đến ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp và nguồn gốc của VKD. + Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên VKD = Lợi nhuận trước thuế Số VKD bình quân sử dụng trong kỳ
  • 39. 31 Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng VKD bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế. + Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA) Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên VKD = Lợi nhuận sau thuế Số VKD bình quân sử dụng trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng VKD bình quân sử dụng trong kỳ có thể tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. + Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho chủ sở hữu.Đây là chỉ tiêu mà các nhà đầu tư rất quan tâm. 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.3.1. Những nhân tố khách quan Các nhân tố khách quan bao gồm các nhân tố tồn tại ngoài doanh nghiệp nhưng có tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến quản trị VKD bao gồm: - Cơ chế quản lý và chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước cho phép các doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh và bình đẳng trước pháp luật. Tuy nhiên, Nhà nước vẫn quản lý vĩ mô nên kinh tế và tạo hành lang pháp lý để các doanh nghiệp hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Chính sách kinh tế của Nhà nước ổn định sẽ giúp cho việc tiến hành kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thông suốt, có hiệu quả và ngược lại. Chính sách kinh tế của Nhà nước có thể làm tăng hoặc giảm hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp. Do
  • 40. 32 vậy, để tăng cường quản trị vốn kinh doanh các doanh nghiệp cần xem xét đến các chính sách kinh tế mà Nhà nước đề ra. - Đặc thù ngành kinh doanh Đây là nhân tố có ý nghĩa quan trọng cần được xem xét khi quản lý và sử dụng vốn. Đặc thù của nghành thường ảnh hưởng đến cơ cấu đầu tư và cơ cấu nguồn vốn cũng như vòng quay vốn. Do đó, việc so sánh các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp với các chỉ tiêu trung bình của ngành là cần thiết nhằm phát hiện những ưu điểm và hạn chế trong quản lý và sử dụng vốn. - Thị trường và sự cạnh tranh Nếu doanh nghiệp có sức cạnh tranh lớn trên thị trường, sản phẩm có sức tiêu thụ lớn thì Công ty sẽ có doanh thu và lợi nhuận lớn, từ đó tạo ra tỷ suất lợi nhuận trên vốn cao và ngược lại. Nhận thức được vấn đề này sẽ cho phép doanh nghiệp có biện pháp quản lý VKD hiệu quả nhất. - Lãi suất thị trường Lãi suất thị trường ảnh hưởng đến chi phí huy động bằng vốn vay.Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi lãi suất thị trường tăng lên, tiền lãi doanh nghiệp phải thanh toán sẽ tăng lên, lợi nhuận giảm làm tỷ suất lợi nhuận trên vốn giảm xuống. - Mức độ lạm phát của nền kinh tế Nền kinh tế có lạm phát sẽ làm cho sức mua đồng tiền giảm sút dẫn đến sự tăng giá của các loại vật tư hàng hoá. Với một lượng tiền không đổi nhưng không mua được khối lượng tài sản tương đương như trước khi có lạm phát, doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra một khối lượng tiền tệ nhiều hơn để đầu tư vào tài sản đó, khi đó năng lực của vốn đã bị giảm. - Rủi ro trong kinh doanh
  • 41. 33 Các rủi ro trong kinh doanh như hoả hoạn, bão lụt…làm tài sản của doanh nghiệp bị tổn thất, giảm dần giá trị dẫn tới mất vốn củ doanh nghiệp. Đặc biệt, các yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp trong các nghành: xây dựng, nông nghiệp, khai thác mỏ,… - Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật Khoa học công nghệ là cơ hội nhưng cũng là thách thức đối với doanh nghiệp, nó làm tăng hao mòn vô hình và đòi hỏi doanh nghiệp phải có kế hoạch đầu tư đổi mới tài sản một cách hợp lý. 1.3.2. Những nhân tố chủ quan Đây là nhân tố chủ yếu quyết định đến quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: - Trình độ quản lý và tay nghề của người lao động Đây là nhân tố có ý nghĩa quyết định đến việc quản trị VKD. Trình độ quản lý tốt, bộ máy gọn nhẹ sẽ giúp doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả và ngược lại. Trình độ người lao động cũng có tác động không nhỏ đến hiệu quả sử dụng tài sản, năng suất lao động, chất lượng sản phẩm… từ đó tác động lớn đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận của doanh nghiệp. - Sự lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh Nếu doanh nghiệp lựa chọn phương án sản xuất tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế lớn. Ngược lại, sẽ là sự thất bại của phương án sản xuất kinh doanh và làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. - Sự hợp lý của cơ cấu tài sản và nguồn vốn kinh doanh trong doanh nghiệp Cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn trong doanh nghiệp cần được xác định phù hợp với đặc điểm ngành nghề kinh doanh và những đặc trưng riêng có của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần xem xét đến sự
  • 42. 34 phù hợp giữa tài sản và các nguồn tài trợ cho tài sản để VKD được sử dụng có hiệu quả nhất. - Chi phí huy động vốn Doanh nghiệp muốn sử dụng bất cứ nguồn tài trợ nào cũng phải chịu một chi phí huy động vốn nhất định. Chi phí huy động vốn sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận trên vốn. Trên đây là những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến quản trị vốn của doanh nghiệp. Để tăng cường quản trị VKD, doanh nghiệp cần xem xét cụ thể từng yếu tố để từ đó đưa ra những biện pháp quản lý thích hợp.
  • 43. 35 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH TẬPĐOÀN HOÀNG PHÁT VISSAI 2.1. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH TẬP ĐOÀN HOÀNG PHÁT VISSAI 2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển  Tên doanh nghiệp : Công ty TNHH Tập Đoàn Hoàng Phát Vissai  Ngày thành lập: Công ty TNHH Tập đoàn Hoàng Phát Vissai được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế số: 2700280638 do sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Ninh Bình cấp lần đầu vào ngày 20/02/2004 và đăng ký thay đổi lần 11 vào ngày 22/05/2009.  Mã số thuế: 2700280638  Địa chỉ: lô C7- Cụm công nghiệp Gián Khẩu, xã Gia Trấn, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình  Điện thoại: 0303.650166  Fax: 0303.650.177  Website: www.vissaigroup.com.vn  Lĩnh vực kinh doanh chính : sản xuất xi măng  Vốn điều lệ: 60 tỷ (đồng)  Kỳ kế toán năm từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 năm dương lịch  Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam(VNĐ)  Chế độ kế toán áp dụng tại công ty: Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 và Thông tư số 138/2011/TT-BTC ngày 04/01/2011 của Bộ Tài chính  Hình thức kế toán áp dụng: Ghi sổ trên máy tính và sử dụng phần mềm kế toán Misa  Quá trình hình thành phát triển:
  • 44. 36 Ngày 25 tháng 10 năm 2005, tại khu Công nghiệp Gián Khẩu, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình những mũi khoan thăm dò địa chất đầu tiên được thực hiện khởi đầu việc xây dựng nhà máy xi măng hiện đại có công suất lớn đóng góp vào sự phát triển về kinh tế của tỉnh Ninh Bình. Để phù hợp với sự lớn mạnh của Doanh nghiệp. Hội đồng thành viên đã nhất trí họp và đổi tên Công ty TNHH xi măng Vinakansai thành Công ty TNHHTậpđoàn Hoàng Phát Vissai – Nhà máy xi măng The Vissai (gọi tắt) Ngày 04 tháng 02 năm 2009 Công ty TNHH Tập đoàn Hoàng Phát Vissai chính thức được thành lập. Tập đoàn đa ngành, hoạt động trên nhiều lĩnh vực điều này thể hiện tầm nhìn chiến lược của Hội đồng thành viên và ban lãnh đạo Tập đoàn. Chủ tịch tập đoàn: ông Hoàng Mạnh Trường Tổng giám đốc: ông Nguyễn Ngọc Oánh Hiện nay Nhà máy đã hoạt động ổn định với 2 dây chuyền sản xuất với công suất thiết kế 6.000 tấn Clinker/ngày nâng tổng công suất nhà máy lên3,6 triệu tấn xi măng/năm và đang đầu tư mở rộng sản xuất bằng việc xây dựng dây chuyền 03 công suất 1.000 tấn Clinker/ngày dự kiến đi vào hoạt động vào đầu năm 2013.. 2.1.2. Đặcđiểm hoạt động của công ty TNH tập đoàng Hoàng Phát Vissai 2.1.2.1) Chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh Chức năng của công ty Công ty TNHH tập đoàn Hoàng Phát Vissai là công ty chuyên sản xuất xi măng, cung cấp nguyên vật liệu xây dựng cho các công trình. Nhiệm vụ của công ty + Kinh doanh các mặt hàng mà công ty đã đăng ký. + Xây dựng và thực hiện kế hoạch trên cơ sở gắn với tình hình kinh tế thị trường. + Phấn đấu mang lại cho khách hàng những sản phẩm công trình, dịch vụ có chất lượng tốt với thời gian và giá cả hợp lý.
  • 45. 37 + Thường xuyên đào tạo vàđào tạo lại nhằm nâng cao trìnhđộ chuyên môn nghiệp vụ, đảm bảo phát triển toàn diện, phát huy tối đa tiềm năng của từng cán bộ công nhân viên. + Tuân thủ các chính sách, chế độ pháp luật của Nhà nước về quản lý kinh tế, tài chính, lao động, không ngừng nâng cao hiệu quả thực hiện các hợp đồng đã ký kết nhằm nâng cao uy tín cho công ty. + Luôn chủ động tiếp thu và đổi mới khoa học công nghệ hiện đại, tiến bộ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất đáp ứng các công trình xây dựng và dịch vụ cung cấp cho khách hàng. 2. Ngành nghề kinh doanh. Ngành, nghề kinh doanh của Công ty theo giấy đăng ký kinh doanh là : - Sản xuất xi măng, khai thác đá, cát, sỏi, đất sét, thạch cao. - Khai thác quặng kim loại. Sản xuất sắt, thép, gang. - Buôn bán vật liệu xây dựng - Buôn bánmáy móc, thiết bị và phụ tùng máy nông nghiệp, ngư nghiệp - Xây dựng các công trình kỹ thuật dân dụng, công nghiệp, xây dựng nhà các loại. Các hoạt động thể thao 2.1.2.2) Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty Mô hình tổ chức của công ty Chức năng, nhiệm vụ trong phân cấp quản lý của Công ty như sau:
  • 46. 38 Sơ đồ 1: tổ chức bộ máy quản lý Chức năng của từng bộ phận * Tổng Giám đốc: Đứng đầu là Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm chỉ đạo chung tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty, là đại diện pháp nhân của Công ty trước pháp luật. Phụ trách trực tiếp phòng Tổ chức- Lao động, phòng Kế toán Thống kê Tài chính, phòng Vật tư Thiết bị, phòng Kế hoạch. * Phó Tổng Giám đốc phụ trách kỹ thuật và sản xuất. Chỉ đạo phương án sản xuất, quy trình vận hành thiết bị, thí nghiệm, đảm bảo cho sản xuất hoạt động đồng bộ, liên tục với chất lượng cao. Hội đồng thành viên Tổng giám đốc PTGT kỹ thuật và sản xuất PTGD tài chính kinh doanh PhòngĐKTT1 PhòngĐKTT1 PhòngQLCL Xưởngnguyênliệu Lònung NghiềnxivàĐB Xưởngcơkhí Xưởngđộnglực PhòngTC-HC PhòngKHVT Phòngkinhdoanh XbốcxếpvàVSCN PhòngTC-KT
  • 47. 39 *Phó tổng giám đốc phụ trách tài chính - kinh doanh: Chịu trách nhiệm trước giám đốc về công tác tiêu thụ sản phẩm, công tác tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của Công ty, phương án tiêu thụ sản phẩm tới các địa bàn, khu vực và xuất khẩu * Phòng Tổ chức - Hành chính. Tổ chức thực hiện công tác quản trị, hành chính, văn phòng, công tác văn thư lưu trữ theo quy định của Nhà nước và Công ty. * Phòng Tài chính - Kế toán. - Quản lý công tác tài chính - kế toán tại Công ty theo các quy định của Luật kế toán, chế độ chính sách hiện hành của Nhà nước về lĩnh vực Tài chính - kế toán. * Phòng Kế hoạch - Vật tư. - Lên các phương án, kế hoạch về nguyên, nhiên liệu phục vụ sản xuất; vật tư…., Thực hiện chức năng thư ký tổng hợp xây dựng, hoàn thiện, kiểm soát các quy định trong hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000. *Phòng Kinh doanh. Chịu trách nhiệm về việc khảo sát thị trường, hoạch định và tham mưu về chiến lược, tổ chức kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, xây dựng và tổ chức mạng lưới tiêu thụ của Công ty thông qua các nhà phân phối. *Phòng Điều khiển trung tâm (ĐKTT) . - Trực tiếp điều hành sản xuất thông qua hệ thống điều khiển trung tâm, giám sát sự hoạt động của thiết bị, liên hệ với các đơn vị để đảm bảo sản xuất liên tục không bị gián đoạn. *Phòng Quản lý chất lượng (QLCL) - Kiểm tra và xác định chất lượng, các định mức tiêu hao, hao phí liên quan đến các nguyên, nhiên liệu, phụ gia, bán thành phẩm, sản phẩm xuất
  • 48. 40 xưởng theo tiêu chuẩn, quy định áp dụng của Nhà máy và hệ thống tiêu chuẩn ngành. *Xưởng Nguyên Liệu Là đơn vị chủ quản hệ thống thiết bị của các hạng mục thuộc phân xưởng quản lý đảm bảo cho thiết bị hoạt động liên tục, đồng bộ, an toàn nhằm sản xuất gia công bột liệu đạt chất lượng cao nhất. *Phân xưởng Lò Nung: - Quản lý và vận hành các máy móc, thiết bị - Xây dựng và quản lý chặt chẽ các định mức lao động; định mức tiêu hao vật tư kỹ thuật từ nguyên, nhiên, vật liệu đến sản phẩm *Xưởng Nghiền xi & Đóng bao. - Là đơn vị quản lý và tổ chức vận hành hệ thống nghiền, đóng bao xi măng, đảm bảo khai thác công suất thiết bị cao nhất và an toàn. - Xây dựng và quản lý chặt chẽ các định mức lao động; định mức tiêu hao vật tư, kỹ thuật *Xưởng Bốc xếp & VSCN. - Tổ chức thực hiện công tác bốc xếp hàng hóa bằng băng tải tự động. - Thực hiện công tác vệ sinh công nghiệp trong và ngoài khu vực Nhà máy theo yêu cầu chỉ đạo và phân công công việc của Ban Giám đốc. *Xưởng Cơ khí. - Quản lý chuyên sâu kỹ thuật các thiết bị cơ khí trong toàn Nhà máy. - Giám sát quá trình hoạt động của toàn bộ thiết bị cơ khí *Xưởng Động lực. - Quản lý chuyên sâu kỹ thuật các thiết bị điện, nước, khí nén... - Tham gia công tác quản lý kỹ thuật các thiết bị, bảo dưỡng sửa chữa - Chỉ đạo kỹ thuật cho các bộ phận của Phân xưởng
  • 49. 41 2.1.2.3) Công tác tổ chức bộ máy quản lý tài chính kế toán của công ty Bộ máy kế toán của Nhà máy được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung, gọn nhẹ và phù hợp. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty TNHH Hoàng Phát Vissai: Sơ đồ 2: Tổ chức bộ máy kế toán Kế toán vật tư, tài sản, công nợ phải trả Kế toán thuế Kế toán ngân hàng Kế toán giá thành Kê toán bán hàng, công nợ phải thu Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Thủ quỹ
  • 50. 42 2.1.2.4) Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất Sản xuất xi măng mang những đặc điểm riêng biệt và quy trình công nghệ khép kín. Để sản xuất ra các loại xi măng phải trải qua một quy trình công nghệ liên tục được kết cấu bởi nhiều giai đoạn khác nhau với quy trình Sơ đồ 3: Quy trình sản xuất xi măng 2.1.3. Tìnhhình tài chính chủ yếu của công ty TNHH tập đoàn Hoàng Phát Vissai 2.1.3.1. Những thuận lợi và khó khăn chủ yếu của công ty trong thời gian qua.  Thuận lợi: Vị trí: Là nơi có nguồn nguyên liệu Đá vôi (nguyên liệu chính để sản xuất Clinker), quặng sắt được đánh giá là có chất lượng vào loại tốt nhất Việt Nam và có trữ lượng lớn đảm bảo cho Nhà máy hoạt động ổn định trên 50 năm, như mỏ đá vôi Gia Thanh, mỏ sét Gia Hoà - Có dây chuyền sản xuất tiên tiến, được xây dựng trên dây chuyền sản xuất đồng bộ Công nghệ tiên tiến Nhật Bản. Sản xuất theo công nghệ lò quay bằng phương pháp khô. - Về công tác quản lý doanh nghiệp: Tổ chức ổn định bộ máy điều hành, phân công quản lý từ giám đốc đến các phòng ban trong Công ty, đảm bảo bộ máy hoạt động chủ động, linh hoạt, sáng tạo, có hiệu quả. - Về mặt nhân lực: nhân lực có trình độ và tay nghề + Khối hành chính là 250 người + Khối sản xuất là 1.100 người Chuẩn bị nguyên liệu Nghiền liệu Nung clinker Nghiền xi măngĐóng bao Thành phẩm
  • 51. 43  Khó khăn: - Trong quá trình tham gia dự thầu các công trình, công ty phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp trong và ngoài nước với tiềm lực hơn hẳn về vốn, trình độ, trang thiết bị khoa học kỹ thuật. - Các công trình do công ty đảm nhiệm thường nằm rải rác ở các tỉnh trong khi trụ sở chính của công ty ở Hà Nội nên khiến cho việc quản lý, điều hành trực tiếp gặp nhiều khó khăn. Đồng thời làm cho chi phí vận chuyển máy móc thiết bị, phương tiện vận tải tăng lên, từ đó phần nào làm giảm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty.
  • 52. 44 2.1.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh trong một số năm gần đây BẢNG 2.1: TÌNH HÌNH DOANH THU, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN NĂM 2014 – 2015 Đvt: tr.đồng CHỈ TIÊU 2015 2014 Chênh lệch số tiền tỷ lệ 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 627.708 541.538 86.171 15,91 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 5.426 6.209 (783) (12,61) 3. Doanh thu thuần BH và cung cấp DV 622.282 535.329 86.954 16,24 4. Giá vốn hàng bán 535.735 452.565 83.179 18,38 5. LN gộp về BH và cung cấp DV 86.538 82.764 3.774 4,56 6. Doanh thu hoạt động tài chính 1.064 560 504 89,95 7. Chi phí tài chính 87 903 (817) (90,40) trong đó: chi phí lãi vay 35 368 (334) (90,56) 8. Chi phí bán hàng 66.404 61.786 4.618 7,48 9. Chi phí QLDN 17.379 16.124 1.255 7,78 10. LN thuần từ HĐKD 3.732 4.511 (779) (17,26) 11. Thu nhập khác 16.452 4.231 12.221 288,86 12. chi phí khác 11.934 1.153 10.781 934,74 13. Lợi nhuận khác 4.518 3.077 1.440 46,80 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 8.250 7.588 662 8,72 15. chi phí thuế TN DN hiện hành 1.848 2.027 (179) (8,84) 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại - - - - 17. LN sau thuế TNDN 6.402 5.561.159.652 840.812.154 15,12 (Nguồn:Trích từ báo cáo tài chính qua các năm của công ty TNHH tập đoàn Hoàng Phát Vissai và tính toán của tác giả)
  • 53. 45 Qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh và một số chỉ tiêu tài chính ở trên, em có một vài ý kiến về tình hình kinh doanh của công ty như sau: Trong 2 năm gần đây, doanh nghiệp làm ăn đều có lãi, doanh thu thuần của công ty đang tăng. Doanh thu thuần năm 2015 đạt 622.282 triệu đồng, tăng khoảng 86.953 triệu đồng so với năm 2014, tương ứng với tỷ lệ là 16,24%. Về hoạt động tài chính, doanh thu hoạt động tài chính trong 2 năm gần đây đều ở mức khá, và tăng nhanh hơn doanh thu thuần. Chi phí tài chính năm 2015 so với năm 2014 giảm 816,5 triệu, tương ứng với tỷ lệ giảm 90,4%. Trong đó chi phí lãi vay giảm 333.567 triệu đồng, tương ứng 90,56% so với năm 2014. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 1.254,8 triệu đồng, tương ứng 7,78% so với năm 2014. Lợi nhuận trước và sau thuế của công ty năm 2015 so với năm 2014 tăng. Cụ thể, lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2015 tăng 661,636 triệu đồng, ứng với tỷ lệ là 8,72% so với năm 2014; còn lợi nhuận sau thuế tăng mạnh hơn, tăng 840,812 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 15,12% so với năm 2014. Như vậy, tình hình kinh doanh của công ty đang tốt. Lợi nhuận đang có xu hướng tăng cao, thu nhập đem lại từ hoạt động sản xuất, hoạt động tài chính và các hoạt động kinh doanh khác đều tăng hợp lý, doanh nghiệp cần cố gắng phát huy và quản lý chi phí chặt chẽ hơn để tránh thất thoát lãng phí. 2.2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH TẬPĐOÀN HOÀNG PHÁT VISSAI. 2.2.1. Tình hình vốn và nguồn vốn kinh doanh của công ty 2.2.1.1. Tình hình biến động của vốn kinh doanh. Tình hình về sự biến động quy mô, cơ cấu VKD của công ty trong một số năm gần đây được thể hiện qua hình sau:
  • 54. 46 ĐVT:Triệu Đồng (Nguồn: BCTC qua các năm cua công ty) HÌNH 2.1: TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG QUY MÔ VÀ CƠ CẤU VỐN KINH DOANH Qua hình 2.5 ta thấy quy mô VKD giảm qua các năm, trong năm 2013 tổng tài sảnđạt 193.369 triệu, năm 2014 vốn kinh doanh giảm và đạt khoảng 186.819 triệu đồng. Quy mô vốn kinh doanh trong năm 2015, quy mô vốn chỉđạt 173.710 triệu đồng. So với năm 2014, trong năm 2015 VKD giảm gần 13.109 triệu đồng với tỷ lệ giảm 7,92%. Trong tổng tài sản, TSNH chiếm tỷ trọng chủ yếu, năm 2014 chiếm 82,75% trong tổng tài sản, sang năm 2015 chiếm 87,46% tăng 4,71% về tỷ trọng và tương ứng với tỷ lệ tăng là 1,72% , điều này cho thấy tỷ lệ TSNH đang tăng về tỷ trọng qua các năm. Sự tăng lên của TSNH cho thấy doanh nghiệp đang thực hiện chính sách tập trung đầu tư cho TSNH. Sự biến động của các loại tài sản trong TSNH sẽ được đánh giá và phân tích sâu hơn ở phần đánh giá tình hình phân bổ VKD của công ty trong phần sau. TSDH chiếm tỷ trọng nhỏ và giảm qua các năm, điều này phản ánh - 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 31/12/2013 31/12/2014 31/12/2015 TSDH TSNH
  • 55. 47 việc DN giảm các khoản đầu tư mua sắm TSCĐ hữu hình. Sự thu hẹp quy mô VKD trong thời kỳ kinh tế khó khăn cũng là một quyếtđịnh mang tính chiến lược của doanh nghiệp. 2.2.1.2. Tình hình cơ cấu và biến động của nguồn vốn kinh doanh Tình hình biến động quy mô, cơ cấu của doanh nghiệp trong một số năm gần đây được thể hiện qua hình 2.2 ĐVT: triệu đồng (Nguồn: BCTC qua các năm của công ty) HÌNH 2.2: TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG QUY MÔ VÀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN QUA MỘT SỐ NĂM Qua hình 2.6, ta thấy rằng nguồn vốn của năm 2015 giảm đi so với năm 2014, trong đó nợ phải trả có xu hướng giảm còn VCSH đang tăng. Trong khi nguồn vốn đang giảm so với năm 2014 thì đặc biệt có sự tăng lên về tỷ trọng của VCSH, trong năm 2015 là 61,73% tỷ trọng tăng thêm 4,53% ứng với tỷ lệ tăng 2,7% so với 2014. Nợ phải trả chiểm tỷ trọng nhỏ hơn và có xu hướng giảm. So với năm 2014, năm 2015 NPT chiếm 38,27% giảm 4,53% về tỷ 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 180000 200000 2014 2015 VCSHBQ NPTBQ
  • 56. 48 trọng ứng với tỷ lệ giảm là 15,07%. Sự giảm sút của NPT cho thấy DN có xu hướng tăng huy động vốn từ bên ngoài hơn, đặc biệt là đi vay tín dụng ngân hàng. Qua đó cho thấy nguồn lực tài chính của DN khá dồi dào, DN có thể tự chủ về tài chính, không phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài. VCSh tăng, NPT giảm do đó hệ số nợ/VCSH giảm phản ánh năng lực tự chủ về tài chính của DN ở mức cao, đảm bảo an toàn về thanh toán, tránh được các rủi ro về tài chính trả lãi vay đến hạn. Tuy nhiên việc tài trợ bằng nguồn VCSH sẽ bị giới hạn về quy mô vốn nếu trong tương lai hiệu quả sử dụng vốn của DN không cao. Do dó DN cần cân đối nguồn vốn bên trong và bên ngoài để có thể được chính sách tài chính phù hơp vừa đảm bảo an toàn tài chính, vừa có thể sử dụng vốn hiệu quả hơn. 2.2.2. Tình hình quản trị vốn kinh doanh tại công ty TNHH tập đoàn Hoàng Phát Vissai 2.2.2.1. Tình hình tổ chức đảm bảo nguồn vốn kinh doanh - Mức và tỷ lệ chênh lệch giữa NCVLĐTX dự tính và thực tế Để tổ chức và đảm bảo nguồn vốn kinh doanh cho năm 2015, DN đã xây dựng kế hoạch xác định nhu cầu vốn lưu động cho năm 2015 như sau: Công ty áp dụng phương pháp trực tiếp xác định nhu cầu VLĐTX Nhu cầu VLDDTX = Hàng tồn kho + các khoản phải thu ngắn hạn – các khoản phải trả ngắn hạn Công ty TNHH tập đoàn Hoàng Phát đã dự kiến năm 2015 như sau: - Tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh: 550.000 triệu đồng - Chính sách bán chịu của công ty: 30% khách hàng được trả chậm 30 ngày, 40% khách hàng được trả chậm 60 ngày, 30% khách hàng được trả chậm 90 ngày. - Công ty dự tính mua nguyên vật liệu bằng 60% doanh thu thuần. Kỳ trả tiền trung bình dự tính là 90 ngày.
  • 57. 49 - Tổng giá vốn hàng bán là 350.000 triệu đồng. Chu kỳ luân chuyển HTK là 60 ngày. Từ đó, DN xác định NCVLĐ như sau: Kỳ thu tiền trung bình = (30% x 30) + (40% x 60) + (30% x 90) = 60 ngày Nợ phải thu bình quân = doanh thu bình quân 1 ngày x kỳ thu tiền trung bình = (550.000/360) x 60 = 91.667 triệu đồng Hàng tồn kho trung bình = mức tiêu hao về NVL bình quân một ngày x kỳ luân chuyển HTK = (350.000/360) x 60 = 58.333 triệu đồng Nợ phảitrảnhà cung cấp = (550.000 x 60%/360) x 90 = 82.500 triệu đồng Suy ra, NCVLĐ dự tính = 91.667 + 58.333 – 82.500 = 67.500 triệu đồng Thực tế, năm 2015 NCVLĐTX của công ty là: NCVLĐ thực tế = 14.272.023.285 + 93.292.138.236 – 60.944.065.642 = 46.620.095.880 đồng Mức chênh lệch giữa nhu cầu VLĐ dự tính và thực tế: Tỷ lệ chênh lệch = [(NCVLĐ thực tế - NCVLĐ dự tính)/NCVLĐ dự tính ] x 100% = [(46.620.095.880 - 67.500.000.000 )/ 67.500.000.000] x 100% = -30,9% Mức chênh lệch giữa NCVLĐ thực tế sơ với dự tính là 20.879.904.120 triệu đồng ứng với tỷ lệ chênh lệch là 30,9% phản ánh mức độ khá chính xác trong phương pháp mà DN áp dụng. Việc DN xácđịnh NCVĐ để DN có thể quản trị VLĐ hiệu quả bởi DN sẽ căn cứ vào NCVLĐ thường xuyên cần thiết này để xác định mức vốn tối thiểu cần thiết đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của DN được tiến hành bình thường, liên tục. Qua đó, ta thấy rằng việc DN áp dụng phương pháp trực tiếp để xácđịnh NCVLĐ là khá hợp lý khi mà DN đã dự đoán NCVLĐ không quá lớn so với NCVLĐ thực tế. Mặc dù phương pháp này tính toán khá phức tạp song đây là kết quả khá sát so với nhu cầu thực tế của DN. Đây cũng chính là cơ sở giúp DN dự báo NCVLĐ cho năm tiếp theo.
  • 58. 50 - Kết cấu và sự biến động nguồn vốn kinh doanh Việc sử dung vốn sao cho phù hợp, tiết kiệm, hiệu quả là một vấn đề rất quan trọng, song việc sử dụng ngồn tài trợ nào để tài trợ cho tài sản nhằm có được sự an toàn về mặt tài chính, đem lại hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất là điều mà các nhà quản lý doanh nghiệp không thể bỏ qua. Tình hình cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện qua bảng 2.2