SlideShare a Scribd company logo
1 of 109
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Thu Lớp:CQ50/11.01i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn
vị thực tập.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thu
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Thu Lớp:CQ50/11.01ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................ i
MỤC LỤC ................................................................................................. ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ........................................................... iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..................................................................... vi
GTCL Giá trị còn lại.............................................................................. vi
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................ 1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH VÀ QUẢN TRỊ
SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP .......................... 3
1.1. Vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp................................................. 3
1.1.1. Khái niệm và đặc trưng của vốn kinh doanh ......................................................................3
1.1.2. Thành phần vốn kinh doanh ............................................................................................. 3
1.1.3. Nguồn hình thành vốn kinh doanh .................................................................................... 6
1.2. Quản trị sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.............................................................. 9
1.2.1. Khái niệm và mục tiêu quản trị sử dụng vốn kinh doanh .................................................... 9
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị sử dụng vốn kinh doanh ....................................... 20
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản trị sử dụng vốn kinh doanh .............................. 28
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẠCH ĐẰNG ................................................ 31
2.1. Quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Bạch
Đằng...................................................................................................................................... 31
2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển Công ty cổ phần Bạch Đằng .......................................... 31
2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Bạch Đằng..................................... 37
2.1.3. Tình hình tài chính chủ yếu của công ty.......................................................................... 39
2.2. Thực trạng quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần Bạch Đằng thời gian qua .... 45
2.2.1. Tình hình vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh của công ty ...................................... 45
2.2.2 Thực trạng quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần Bạch Đằng....................... 55
2.2.3. Đánh giá chung về tình hình quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại công
ty cổ phần Bạch Đằng............................................................................... 83
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Thu Lớp:CQ50/11.01iii
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN
TRỊ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẠCH
ĐẰNG ..................................................................................................... 86
3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới ........ 86
3.1.1. Bối cảnh kinh tế- xã hội................................................................... 86
3.1.2. Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty.................................. 88
3.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị sử dụng vốn kinh doanh
ở Công ty cổ phần Bạch Đằng................................................................... 89
3.2.1. Điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn theo xu hướng giảm thấp hệ số nợ....... 90
3.2.2. Lập kế hoạch tài chính cho Công ty, trong đó chú trọng đến công tác dự
báo nhu cầu VLĐ cần thiết........................................................................ 90
3.2.3. Tăng cường quản lý vốn bằng tiền và cải thiện khả năng thanh toán của Công ty............... 92
3.2.4. Tổ chức tốt công tác thanh toán tiền bán hàng và thu hồi công nợ ..................................... 93
3.2.5. Quản trị chi phí ............................................................................... 94
3.2.6. Tăng cường quản lí hàng tồn kho để tránh gây ứ đọng vốn............................................... 95
3.2.7. Đẩy mạnh quản trị các khoản phải trả............................................... 96
3.2.8. Tăng cường đầu tư đổi mới TSCĐ ................................................... 97
3.2.9. Một số giải pháp khác...................................................................... 98
3.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp........................................................ 99
3.3.1. Về phía nhà nước ............................................................................ 99
3.3.2. Về phía doanh nghiệp .....................................................................100
KẾT LUẬN.............................................................................................101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................102
PHỤ LỤC ...............................................................................................103
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Thu Lớp:CQ50/11.01iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức ............................................................... 34
Bảng 1.1: Cơ cấu phân bổ cán bộ, nhân viên quản lý kĩ thuật của công ty.... 36
Bảng 2.2: Tình hình biến động, cơ cấu tài sản và nguồn vốn....................... 41
Bảng 2.3: Tình hình biến động doanh thu, chi phí, lợi nhuận ...................... 43
Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu của công ty.............................. 44
Bảng 2.5: Tình hình biến động và cơ cấu vốn kinh doanh tại công ty cổ phần
Bạch Đằng năm 2013- 2015...................................................................... 46
Bảng 2.6: Tình hình biến động và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của công ty
2013- 2015............................................................................................... 52
Bảng 2.7: Nguồn vốn lưu động thường xuyên của công ty Bạch Đằng ........ 53
Bảng 2.8: Bảng cơ cấu và sự biến động của vốn lưu động ở công ty cổ phần
Bạch Đằng năm 2013- 2015...................................................................... 57
Bảng 2.9: Cơ cấu và sự biến động vốn bằng tiền của công ty...................... 59
Bảng 2.10: Bảng khả năng thanh toán của công ty Bạch Đằng.................... 61
Bảng 2.11 : Hệ số khả năng thanh toán trung bình ngành xây dựng............. 62
Bảng 2.12: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả quản trị nợ phải thu 2013- 2015 66
Bảng 2.13: So sánh khoản vốn chiếm dụng và khoản vốn bị chiếm dụng của
công ty 2013- 2015................................................................................... 67
Bảng 2.14:Cơ cấu vàsựbiến độngcác khoản mục hàng tồn kho củacông ty... 68
Bảng 2.15: Hiệu suất sử dụng vốn tồn kho................................................. 69
Bảng 2.16: Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động
của công ty năm 2013-2015....................................................................... 70
Bảng 2.17: Bảngcơ cấu vàsựbiến động vốncố định của công ty Bạch Đằng... 73
Bảng 2.18: Các lọai tài sản cố định của công ty.......................................... 74
Bảng 2.19: Tình hình biến động TSCĐ của công ty năm 2013- 2015 .......... 74
Bảng 2.20: Bảng tình hình khấu hao tài sản cố định của công ty ................. 76
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Thu Lớp:CQ50/11.01v
Bảng 2.21:Các chỉ tiêu đánh giá tình hìnhquản lý, sửdụngTSCĐ và VCĐ ..... 78
Bảng2.22:Các chỉ tiêuphản ánh hiệusuất và hiệuquảsửdụng vốn kinhdoanh ... 80
Bảng 2.23: Các chỉ tiêu trung bình ngành xây dựng năm 2014; 2015 .......... 81
Biểu đồ 2.1: Mô hình tài trợ vốn kinh doanh của công ty............................ 54
Biểu đồ 2.2: Các khoản phải thu của công ty 2013- 2015............................ 64
Biểu đồ 2.3: Sự biến động của ROS, ROA, ROE........................................ 80
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Thu Lớp:CQ50/11.01vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DTT Doanh thu thuần
HTK Hàng tồn kho
GTCL Giá trị còn lại
LNST Lợi nhuận sau thuế
LNTT Lợi nhuận trước thuế
NVDH Nguồn vốn dài hạn
NVLĐTX Nguồn vốn lưu động thường xuyên
NVNH Nguồn vốn ngắn hạn
NWC Nguồn vốn lưu động thường xuyên
ROA Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh
ROE Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu
TSCĐ Tài sản cố định
TSDH Tài sản dài hạn
TSLĐ Tài sản lưu động
TSNH Tài sản ngắn hạn
VCĐ Vốn cố định
VCSH Vốn chủ sở hữu
VLĐ Vốn lưu động
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Thu Lớp:CQ50/11.011
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Doanh nghiệp là một tế bào của nền kinh tế, là nơi kết hợp các yếu tố của
quá trình sản xuất để tạo ra của cải cho xã hội. Tuy nhiên, trước tình hình thị
trường nhiều cạnh tranh, để có thể tồn tại và phát triển được thì mỗi doanh
nghiệp cần phải có chiến lược kinh doanh đúng đắn, đòi hỏi phải giải quyết các
vấn đề đặt ra là kinh doanh phải có lãi, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, đáp ứng
được khả năng thanh toán, tạo điều kiện sản xuất kinh doanh mở rộng, tăng
cường khả năng cạnh tranh. Hoạt động trong môi trường đầy canh tranh này,
nhiều doanh nghiệp đã thích ứng kịp thời, chủ động trong việc sản xuất, kinh
doanh, nâng cao vị thế của mình.Tuy nhiên, cũng không ít doanh nghiệp đã gặp
không ít khó khăn, từ việc huy động vốn, sử dụng vốn kinh doanh. Điều này dẫn
đến làm ăn thua lỗ, doanh thu không bù đắp được chi phí. Theo con số thống kê
của Bộ Tài chính, năm 2015 cả nước có gần 81.000 doanh nghiệp gặp khó khăn
buộc phải giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động, số lượng các doanh nghiệp này
tăng mạnh so với năm 2014. Và nguyên nhân cội nguồn cho việc này chính là
doanh nghiệp chưa phát huy hết được khả năng của đồng vốn, quản lý và sử
dụng kém hiệu quả .
Xuất phát từ tầm quan trọng, ý nghĩa thực tiễn của vấn đề tăng cường quản
trị vốn kinh doanh và qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Bạch Đằng,
được sự hướng dẫn của thầy giáo Vũ Văn Ninh và các cán bộ phòng tài chính –
kế toán của công ty, em đã lựa chọn nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt
nghiệp với đề tài “Giải pháp nhằm tăng cường quản trị sử dụng vốn kinh
doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng”
2. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ về mặt lý luận về vốn kinh doanh và quản trị sử dụng vốn của doanh
nghiệp.
Vận dụng lý luận nghiên cứu thực trạng quản trị sử dụng vốn kinh doanh
của Công ty Cổ phần Bạch Đằng.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Thu Lớp:CQ50/11.012
Trên cơ sở đó kiến nghị một số giải pháp nhằm tăng cường quản trị sử dụng
vốn tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: tình hình quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ
phần Bạch Đằng.
Phạm vi nghiên cứu: luận văn nghiên cứu tình hình quản trị sử dụng vốn
kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng năm 2013, 2014, 2015.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, trong đó chủ yếu
là phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, thống kê, so sánh, phân tích,
tổng hợp và dự báo.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, bố cục luận văn gồm 3 chương:
Chương 1 : Những vấn đề lý luận chung về vốn kinh doanh và quản trị sử
dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
Chương 2 : Thực trạng quản trị sử dụng vốn kinh doanh ở Công ty Cổ
phần Bạch Đằng thời gian qua.
Chương 3: Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị sủ dụng vốn
kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng.
Do trình độ kiến thức còn hạn chế nên trong bài viết của em khó tránh khỏi
những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy giáo để bài viết của
em được hoàn thiện hơn.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Thu Lớp:CQ50/11.013
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH VÀ QUẢN TRỊ
SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm và đặc trưng của vốn kinh doanh
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp đều phải có
các yếu tố cơ bản là tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Trong
điều kiện nền kinh tế thị trường, để có được các yếu tố đó các doanh nghiệp phải
bỏ ra một số vốn tiền tệ nhất định, phù hợp với quy mô và điều kiện kinh doanh
của doanh nghiệp. Số vốn tiền tệ ứng trước để đầu tư mua sắm hình thành tài sản
cần thiết cho hoạt động sản xuát kinh doanh của doanh nghiệp được gọi là vốn
kinh doanh của doanh nghiệp.
Như vậy, có thể nói vốn kinh doanh của doanh nghệp là toàn bộ số tiền ứng
trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành các tài sản cần thiết cho hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nói cách khác đó là biểu hiện bằng
tiền của toàn bộ giá trị các tài sản mà doanh nghiệp đã đầu tư và sử dụng vào
hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận.
Đặc trưng của vốn kinh doanh
Thứ nhất: Vốn được biểu hiện bằng một lượng tài sản có thực.
Thứ hai: Vốn phải được tích tụ, tập trung thành một lượng nhất định, đủ
sức đầu tư vào một phương án kinh doanh.
Thứ ba: Trong nền kinh tế thị trường, vốn phải vận động sinh lời.
Thứ tư: Vốn có giá trị về mặt thời gian và gắn liền với chủ sở hữu.
Thứ năm: Vốn được coi như loại hàng hóa đặc biệt.
1.1.2. Thành phần vốn kinh doanh
1.1.2.1. Căn cứ vào kết quả của hoạt động đầu tư
Với tiêu thức phân loại này, vốn kinh doanh được chia làm 3 loại, đó là:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Thu Lớp:CQ50/11.014
- Vốn kinh doanh đầu tư vào tài sản lưu động: là số vốn đầu tư để hình thành
các TSLĐ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm
vốn bằng tiền, vốn vật tư hàng hóa, các khoản phải thu, các loại TSLĐ khác.
- Vốn kinh doanh đầu tư vào TSCĐ: là số vốn đầu tư để hình thành các tài
sản cố định hữu hình và vô hình, như nhà xưởng, máy móc thiết bị, các khoản
chi phí mua bằng phát minh, sáng chế…
- Vốn kinh doanh đầu tư vào tài sản tài chính: là số vốn doanh nghiệp đầu
tư vào các TSTC như cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp…
Mỗi loại tài sản đầu tư của doanh nghiệp có thời hạn sử dụng và đặc điểm
thanh khoản khác nhau. Điều này ảnh hưởng lớn đến thời gian luân chuyển của
vốn kinh doanh cũng như mức độ rủi ro trong sử dụng vốn kinh doanh của doanh
nghiệp. Vì thế cách phân loại này giúp doanh nghiệp có thể lựa chọn được cơ
cấu đầu tư tài sản hợp lý, hiệu quả.
1.1.2.2. Căn cứ theo đặc điểm luân chuyển của vốn
 Vốn cố định
Khái niệm: Vốn cố định là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra
để đầu tư hình thành nên các tài sản cố định dùng cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Nói cách khác, vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của
các tài sản cố định trong doanh nghiệp.
Theo quy định hiện hành ở nước ta, các tư liệu lao động được coi là tài sản
cố định khi thỏa mãn 3 điều kiện:
- Có thời gian sử dụng từ một năm trở lên.
- Phải có giá trị tối thiểu từ ba mươi triệu đồng trở lên.
- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy.
Đặc trưng vốn cố định:
- Thứ nhất, vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh.
VCĐ có đặc điểm này là do TSCĐ được sử dụng lâu dài, sau nhiều năm mới cần
thay thế, đổi mới.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Thu Lớp:CQ50/11.015
- Thứ hai, trong quá trình sản xuất kinh doanh vốn cố định được luân
chuyển dần từng phần vào giá trị sản phẩm. Phần giá trị luân chuyển này của vốn
cố định được phản ánh dưới hình thức chi phí khấu hao tài sản cố định, tương
ứng với phần giá trị hao mòn TSCĐ của doanh nghiệp.
- Thứ ba, sau nhiều chu kì kinh doanh vốn cố định mới hoàn thành một
vòng luân chuyển.
 Vốn lưu động:
* Khái niệm:
Để tiến hành sản xuất kinh doanh, ngoài tài sản cố định doanh nghiệp cần
phải có các tài sản lưu động nhưng để có được tài sản lưu động doanh nghiệp
phải ứng ra một số vốn tiền tệ nhất định đầu tư vào các tài sản đó. Số vốn này
gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp.
Vốn lưu động là số vốn tiền tệ ứng trước dùng để mua sắm, hình thành các
TSLĐ dùng trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, như nguyên vật liệu,
sản phẩm dở dang…
Căn cứ vào phạm vi sử dụng TSLĐ của doanh nghiệp thường được chia
thành 2 bộ phận:
- TSLĐ sản xuất: bao gồm các loại nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ,
nhiên liệu, phụ tùng thay thế đang trong quá trình dự trữ sản xuất và các loại sản
phẩm dở dang, bán thành phẩm đang trong quá trình sản xuất.
- TSLĐ lưu thông: bao gồm các loại tài sản đang trong quá trình lưu thông
như thành phẩm trong kho chờ tiêu thụ, các khoản phải thu, vốn bằng tiền.
Trong quá trình kinh doanh, TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông luôn vận
động, chuyển hoá, thay thế đổi chỗ cho nhau, đảm bảo cho quá trình sản xuất
kinh doanh diễn ra nhịp nhàng, liên tục.
* Đặc điểm:
Thứ nhất, vốn lưu động trong quá trình chu chuyển luôn thay đổi hình thái
biểu hiện từ hình thái ban đầu là tiền được chuyển hóa sang hình thái vật tư dự
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Thu Lớp:CQ50/11.016
trữ, sản phẩm dở dang, thành phần hàng hóa và kết thúc quá trình tiêu thụ trở về
hình thái ban đầu là tiền.
Thứ hai, vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được
hoàn lại toàn bộ sau mỗi chu kỳ kinh doanh.
Thứ ba, vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinh
doanh.
Từ những đặc điểm của vốn lưu động đã được xem xét ở trên đòi hỏi việc
quản lý và tổ chức sử dụng vốn lưu động cần được chú trọng giải quyết một số
vấn đề sau:
+ Xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, cần thiết tối thiểu cho hoạt động
sản xuất kinh doanh của DN để đảm bảo đủ vốn lưu động cho quá trình sản xuất.
+ Tổ chức khai thác nguồn vốn tài trợ vốn lưu động, đảm bảo đầy đủ kịp
thời vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.
1.1.3. Nguồn hình thành vốn kinh doanh
1.1.3.1. Dựa vào quan hệ sở hữu vốn
Dựa vào tiêu thức này có thể chia nguồn vốn của doanh nghiệp thành hai
loại: Vốn chủ sở hữu và Nợ phải trả.
Tài sản
Nợ phải trả
Vốn chủ sở hữu
 Vốn chủ sở hữu:
Là phần vốn thuộc quyền sở hữu vủa chủ doanh nghiệp, bao gồm số vốn
chủ sở hữu bỏ ra và phần bổ sung từ kết quả kinh doanh.
Vốn chủ sở hữu tại một thời điểm có thể xác định bằng công thức sau:
Vốn chủ sở hữu = Giá trị tổng tài sản – Nợ phải trả
Đặc điểm của nguồn vốn này là không có thời gian đáo hạn, có độ an toàn
cao, lợi nhuận chi trả không ổn định phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Thu Lớp:CQ50/11.017
và chính sách phân phối lợi nhuận, chủ sở hữu được quyền tham gia vào hoạch
định chính sách của doanh nghiệp.
Nguồn vốn chủ sở hữu trong nguồn VKD của doanh nghiệp được hình
thành từ những nguồn sau: nguồn vốn đóng góp ban đầu của nhà đầu tư, nguồn
vốn đóng góp bổ sung từ kết quả kinh doanh, nguồn vốn đóng góp từ phát hành
cổ phiếu, nguồn vốn chủ sở hữu khác.
 Nợ phải trả:
Là thể hiện bằng tiền những nghĩa vụ mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải
thanh toán cho các tác nhân kinh tế khác như: nợ vay, các khoản phải trả cho
người bán, cho Nhà nước, cho người lao động trong doanh nghiệp,…
Căn cứ vào thời gian sử dụng có thể chia nợ phải trả thành 2 loại:
- Nợ ngắn hạn: là các khoản nợ có thời gian đáo hạn dài nhất là một năm.
Bao gồm các khoản: vay và chiếm dụng của người bán trong ngắn hạn, các
khoản người mua trả tiền trước, các khoản phải trả công nhân viên, thuế và các
khoản phải nộp Nhà nước. Nợ ngắn hạn là nguồn vốn ảnh hưởng đến khả năng
thanh toán trong ngắn hạn của doanh nghiệp.
- Nợ dài hạn: là các khoản nợ có thời gian đáo hạn trên một năm. Nợ dài
hạn gồm: vay dài hạn và các khoản phải trả người bán trong dài hạn.
Đây là cách phân chia rất cơ bản trong nền kinh tế thị trường, dựa vào cách
phân loại này giúp DN đánh giá được khả năng tự chủ hay phụ thuộc về tài chính,
từ đó điều chỉnh cơ cấu nguồn tài trợ hợp lý, tối ưu để tăng cường hiệu quả sử dụng
vốn, đảm bảo tình hình tài chính lành mạnh, tối thiểu hoá rủi ro.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Thu Lớp:CQ50/11.018
1.1.3.2. Theo thời gian huy động và sử dụng
Cách phân loại này chia nguồn vốn kinh doanh thành hai loại: nguồn vốn
thường xuyên và nguồn vốn tạm thời.
Tài sản lưu động Nợ ngắn han
Tài sản cố định
Nợ dài hạn
Vốn chủ sở hữu
- Nguồn vốn tạm thời: là nguồn vốn mang tính chất ngắn hạn (dưới một
năm). Bao gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng, vốn
chiếm dụng và các khoản nợ ngắn hạn khác. Nguồn vốn tạm thời của doanh
nghiệp thường được dùng để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động tạm thời, bất thường
phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh.
- Nguồn vốn thường xuyên: là nguồn vốn có tính chất ổn định, có thể sử
dụng trong thời gian dài. Bao gồm: vốn chủ sở hữu, vốn vay trung hạn và dài
hạn. Nguồn vốn này được dùng để mua sắm tài sản cố định và một bộ phận tài
sản lưu động thường xuyên cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
Nguồn vốn thường xuyên = Giá trị tổng tài sản – Nợ ngắn hạn
Hoặc:
Nguồn vốn thường xuyên = VCSH + Nợ dài hạn
1.1.3.3. Theo phạm vi huy động vốn
 Nguồn vốn bên trong:
Nguồn vốn bên trong là nguồn vốn có thể huy động được vào đầu tư từ
chính hoạt động của bản thân doanh nghiệp tạo ra. Nguồn vốn bên trong thể hiện
khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp.
Nguồn vốn tạm thời
Nguồn vốn thường xuyên
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Thu Lớp:CQ50/11.019
Nguồn vốn bên trong doanh nghiệp bao gồm lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư.
Nguồn vốn này nhiều hay ít phụ thuộc vào kết quả kinh doanh cuardoanh
nghiệp, chính sách cổ tức, chiến lược kinh doanh và cơ hội đầu tư của doanh
nghiệp. Đây là nguồn tăng thêm tài sản và nguồn vốn của công ty.
 Nguồn vốn bên ngoài:
Nguồn vốn bên ngoài là nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động từ bên
ngoài để đáp ứng được nhu cầu về tiền vốn cho sản xuất kinh doanh của mình.
Nguồn vốn bên ngoài của doanh nghiệp bao gồm một số nguồn vốn chủ
yếu sau: Vay người thân, vay ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính
khác, gọi góp vốn liên doanh, liên kết, tín dụng thương mại của nhà cung cấp,..
1.2. Quản trị sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.1. Khái niệm và mục tiêu quản trị sử dụng vốn kinh doanh
Khái niệm:
Trong nền kinh tế thị trường mục tiêu cuối cùng và hàng đầu của doanh
nghiệp là tối đa hóa giá trị tài sản cho chủ sở hữu hay tối đa hóa giá trị doanh
nghiệp. Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm các biện
pháp nhằm khai thác và sử dụng tối đa những nguồn lực bên trong và bên ngoài
doanh nghiệp. Chính vì vậy công tác quản trị vốn kinh doanh phải được đặt ra
hàng đầu.
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh là tiến trình hoạch định, tổ chức,và kiểm
soát các hoạt động về vốn gồm có vốn cố đinh và vốn lưu động, tác động vào
vốn bằng tiền, nợ phải thu, hàng tồn kho và tài sản cố định nhằm đạt được mục
tiêu nhất định cho doanh nghiệp trong từng thời kỳ phát triển.
 Mục tiêu:
- Để đạt được mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp đòi hỏi các doanh
nghiệp phải tìm các biện pháp nhằm khai thác và sử dụng triệt để những nguồn
lực bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Chính vì vậy công tác quản trị sử dụng
vốn kinh doanh phải được đặt ra hàng đầu.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Thu Lớp:CQ50/11.0110
- Quá trình quản trị sử dụng vốn kinh doanh nhằm giúp doanh nghiệp xác
định được nhu cầu vốn cần bỏ ra để thực hiện một dự án kinh doanh nào đó, cơ
cấu vốn tối ưu, giúp doanh nghiệp chủ động trong huy động vốn, tránh gây lãng
phí hay thiếu hụt vốn, góp phần giảm thiểu chi phí sử dụng vốn.
- Việc quản trị sử dụng VKD còn cung cấp các công cụ đắc lực giúp nhà
quản trị đánh giá, theo dõi quá trình sử dụng vốn của công ty có đi đúng mục
đích lộ trình không. Đồng thời DN cũng có thể tiên lượng được nhu cầu vốn phát
sinh để kịp thời bổ sung, đảm bảo hoạt động kinh doanh được diễn ra liên tục,
nhịp nhàng.
1.2.2.1. Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp
Vốn lưu động là một bộ phận quan trọng của vốn kinh doanh, do đó muốn
quản trị tốt vốn kinh doanh thì cũng cần phải quản trị vốn lưu động sao cho hiệu
quả. Nội dung quản trị VLĐ bao gồm: xác định nhu cầu vốn lưu động, quản trị
tồn kho dựu trữ, quản trị vốn bằng tiền, quản trị các khoản phải thu.
a. Xác định nhu cầu vốn lưu động:
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra thường xuyên
và liên tục. Trong quá trình đó luôn đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng
vốn lưu động cần thiết để đáp ứng các yêu cầu mua sắm vật tư dự trữ, bù đắp
chênh lệch các khoản phải thu, phải trả giữa doanh nghiệp với khách hàng,
đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành bình
thường, liên tục. Đó chính là nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, cần thiết
của doanh nghiệp.
Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết là số vốn lưu động tối thiểu
cần thiết phải có để đảm bảo cho hoạt đống sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp được tiến hành bình thường, liên tục.
Dưới mức này sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ khó khăn, thậm chí
bị đình trệ gián đoạn. Nhưng nếu trên mức cần thiết lại gây nên tình trạng vốn ứ
đọng, sử dụng vốn lãng phí kém hiệu quả.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Thu Lớp:CQ50/11.0111
Chính vì vậy trong quản trị vốn lưu động các doanh nghiệp cần chú trọng
xác định đúng đắn nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, cần thiết, phù hợp với
quy mô và điều kiện kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp.
Với quan niệm nhu cầu vốn lưu động là số vốn tối thiểu, thường xuyên cần
thiết nên nhu cầu vốn lưu động được xác định theo công thức:
Nhu cầu VLĐ = Vốn HTK + Nợ phải thu KH– Nợ phải trả nhà cung cấp
Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của nhiểu nhân tố
như: Qui mô kinh doanh của doanh nghiệp; đặc điểm tính chất của ngành nghề
kinh doanh (chu kỳ sản xuất, tính chất thời vụ); sự biến động của giá cả vật tư,
hàng hóa trên thị trường… Việc xác định đúng đắn các nhân tố ảnh hưởng sẽ
giúp doanh nghiệp xác định đúng nhu cầu VLĐ và có biện pháp quản lý, sử dụng
VLĐ một cách tiết kiệm, có hiệu quả.
Để xác dịnh nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp có thể sử dụng 2
phương pháp trực tiếp và gián tiếp.
 Phương pháp trực tiếp:
Nội dung phương pháp này là xác định trực tiếp nhu cầu vốn cho hàng tồn
kho, các khoản phải thu, khoản phải trả nhà cung cấp rồi tập hợp lại thành tổng
nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp.
- Xác định nhu cầu vốn tồn kho bao gồm trong ba khâu: vốn trong khâu
dự trữ sản xuất (Nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu,…), sản xuất (các
sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, chi phí trả trước,…), lưu thông (thành
phẩm, phải thu, phải trả).
- Xác định nhu cầu vốn thành phẩm: là số vốn tối thiểu dùng để hình thành
lượng dự trữ thành phẩm tồn kho, chờ tiêu thụ.
- Xác định nhu cầu vốn nợ phảithu: Nợ phải thu là khoản vốn bị khách hàng
chiếm dụng hoặc do doanh nghiệp chủ động bán chịu hàng hóa cho khách hàng
- Xác định nhu cầu vốn phải trả nhà cung cấp: Nợ phải trả là khoản vốn
của doanh nghiệp mua chịu hàng hóa hay chiếm dụng của khách hàng.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Thu Lớp:CQ50/11.0112
 Tổng nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp được xác định như sau:
Vvlđ = (VHTK + Vsx + Vtp) + (Vpt − Vptr)
Phươngpháp trực tiếp có ưu điểm là: phản ánh rõ nhu cầu vốn lưu động cho
từngloại vật tư, hànghóa, và trong từng khâu kinh doanh do vậy tương đối sát với
nhu cầu vốn của doanh nghiệp. Tuynhiên phươngpháp này tính toán phức tạp, mất
nhiều thời gian trong xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp.
 Phương pháp gián tiếp:
Phương pháp này dựa vào phân tích tình hình thực tế sử dụng VLĐ của
doanh nghiệp năm báo cáo, sự thay đổi về quy mô kinh doanh và tốc độ luân
chuyển VLĐ năm kế hoạch, hoặc sự biến động nhu cầu VLĐ theo doanh thu
thực hiện năm báo cáo để xác định nhu cầu vốn lưu động năm kế hoạch.
Các phương pháp gián tiếp cụ thể như sau:
+ Phương pháp điều chỉnh theo tỷ lệ phần trăm nhu cầu VLĐ so với năm
báo cáo: Thực chất phươnp pháp này là dựa vào thực tế nhu cầu VLĐ năm báo
cáo và điều chỉnh nhu cầu theo qui mô kinh doanh và tốc độ luân chuyển VLĐ
năm kế hoạch.
+ Phương pháp dựa vào tổng mức luân chuyển vốn và tốc độ luân chuyển
vốn năm kế hoạch: Theo phương pháp này, nhu cầu VLĐ được xác định căn cứ
vào tổng mức luân chuyển VLĐ và tốc độ luân chuyển VLĐ dự tính của năm kế
hoạch.
+ Phương pháp tỷ lệ phần trăm trên doanh thu: Nội dung phương pháp này
dựa vào sự biến động theo tỷ lệ trên doanh thu của các yếu tố cấu thành VLĐ
của doanh nghiệp năm báo cáo để xác định nhu cầu VLĐ theo doanh thu năm kế
hoạch. Phương pháp này được tiến hành qua 4 bước sau đây:
Bước 1: Tính số dư bình quân các khoản mục trong BCĐKT kỳ thực hiện.
Bước 2: Lựa chọn các khoản mục TSNH và nguồn vốn chiếm dụng trong
bảng CĐKT chịu sự tác động trực tiếp và có mối quan hệ chặt chẽ với doanh thu
và tính tỷ lệ % của các khoản mục đó so với doanh thu thực hiện trong kỳ.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Thu Lớp:CQ50/11.0113
Bước 3: Sử dụng tỷ lệ % của các khoản mục trên doanh thu để ước tính
nhu cầu VLĐ tăng thêm cho năm kế hoạch trên cơ sở doanh thu dự kiến năm kế
hoạch.
Nhu cầu VLĐ tăng thêm = DT tăng thêm × Tỷ lệ % nhu cầu VLĐ so với DT
Doanh thu tăng thêm = Doanh thu kỳ kế hoạch – Doanh thu kỳ báo cáo
Tỷ lệ % nhu cầu VLĐ so
với doanh thu
=
Tỷ lệ % các khoản
mục TSLĐ
so với doanh thu
-
Tỷ lệ % nguồn vốn
chiếm dụng so với
doanh thu
Bước 4: Dự báo nguồn tài trợ cho nhu cầu VLĐ tăng thêm của công ty và
thực hiện điều chỉnh kế hoạch tài chính nhằm đạt được mục tiêu của công ty.
b. Phân bổ VLĐ
Vốn lưu động được phân bổ vào các TSLĐ thường xuyên cần thiết cho hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm bốn bộ phận: Tiền và
tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho, TSNH khác.
c. Quản trị vốn tồn kho
Tồn kho dự trữ là những tài sản mà DN dữ trự để đưa vào sản xuất hoặc sử
dụng vào mục đích kinh doanh. Căn cứ vào vai trò của chúng, tồn kho dự trữ của
doanh nghiệp được chia thành ba loại: Tồn kho nguyên vật liệu, tồn kho sản
phẩm dở dang, bán thành phẩm, tồn kho thành phẩm. Mỗi loại tồn kho dự trữ
trên có vai trò khác nhau trong quá trình sản xuất, tạo điều kiện cho quá trình sản
xuất kinh doanh của DN được tiến hành liên tục và ổn định.
Việc dự trữ hàng tồn kho đòi hỏi phải ứng trước một lượng tiền mặt nhất
định gọi là vốn tồn kho dự trữ.
Việc quản lý tồn kho dự trữ rất quan trọng, không phải vì nó chiếm tỷ
trọng lỡn trong tổng số VLĐ mà quan trọng hơn là giúp các doanh nghiệp tránh
được tình trạng vật tư hàng hóa ứ đọng, chậm luân chuyển, đảm bảo quá trình
xản suất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bình thường, góp phần đẩy nhanh
tốc độ luân chuyển vốn lưu động.
Các biện pháp chủ yếu quản lý vốn dự trữ hàng tồn kho.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Thu Lớp:CQ50/11.0114
+ Xác định đúng đắn lượng vật tư cần mua trong kỳ và lượng tồn kho dữ
trữ hợp lý.
+ Xác định và lựa chọn nguồn cung ứng và người cung ứng thích hợp.
+ Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường về giá cả của vật tư,
thành phẩm, hàng hóa để trách tình trạng mất mát, hao hụt quá mức.
+ Thường xuyên kiểm tra, nắm vững tình hình dự trữ, phát hiện kịp thời
tình trạng vật tư ứ đọng vật tư, không phù hợp để có biện pháp giải phòng nhanh
số vật tư đó, thu hồi vốn.
Phương pháp quản lý vốn tồn kho dự trữ
+ Phương pháp chi phí tối thiểu EOQ (Economic Order Quantity)
Là mô hình quản lý hàng tồn kho dự trữ trên cơ sở tối thiểu hóa tổng chi
phí tồn kho dự trữ. Chi phí tồn kho dự trữ thường được chia thành 2 loại là chi
phí lưu giữ, bảo quản hàng tồn kho và chi phí thực hiện các hợp đồng cung ứng.
Nếu doanh nghiệp dự trữ nhiều vật tư, hàng hóa thì chi phí lưu giữ, bảo
quản hàng hóa sẽ tăng lên ngược lại chi phí thực hiện hượp đồng cung ứng sẽ
giảm đi tương đối do giảm được số lần cung ứng. Vì thế trong quản lý hàng tồn
kho cần phải xem xét đánh đổi giữa lợi ích và chi phí của việc duy trì lượng hàng
tồn kho cao hay thấp, thực hiện tối thiểu hóa tổng chi phí hàng tồn kho dự trữ
bằng việc xác định mức đặt hàng kinh tế, hiệu quả nhất.
Dựa trên cơ sở xem xét mối quan hệ giữa chi phí lưu giữ, bảo quản HTK và
chi phí thực hiện các hợp đồng cung ứng người ta có thể xác định mức đặt hàng
kinh tế như sau:
QE = √
2 x c2 x Qn
c1
Trong đó: c1: Chi phí lưu giữ, bảo quản đơn vị hàng tồn kho
c2: Chi phí một lần thực hiện hợp đồng cung ứng
Qn: Số vật tư hàng hóa cần cung ứng trong năm
QE: Mức đặt hàng kinh tế
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Thu Lớp:CQ50/11.0115
Số lần cung ứng trong năm: Lc =
𝐐 𝐧
𝐐 𝐄
Số ngày cung ứng cách nhau giữa hai lần cung ứng: Nc =
𝟑𝟔𝟎
𝐋 𝐜
=
𝟑𝟔𝟎𝐱𝐐 𝐄
𝐐 𝐧
Mức tồn kho trung bình: 𝐐̅ =
𝐐 𝐄
𝟐
Mức tồn kho trung bình có dự trữ bảo hiểm: 𝐐̅ =
𝐐 𝐄
𝟐
+ 𝐐 𝐛𝐡
Thời điểm tái đặt hàng: 𝐐đ𝐡 = n x
𝐐 𝐧
𝟑𝟔𝟎
. Trong đó: n là số ngày chờ đặt hàng
d. Quản trị vốn bằng tiền
Vốn bằng tiền (gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển) là một
bộ phận cấu thành nên tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Đây là loại tài sản có
tính thanh khoản cao nhất và quyết định đến khả năng thanh toán nhanh của
doanh nghiệp, do vậy, cũng dễ bị thất thoát, gian lận, lợi dụng. Bên cạnh đó, vốn
bằng tiền không tự sinh ra, nó chỉ sinh lời khi được đầu tư đúng cách. Do vậy,
cần nâng cao công tác quản trị vốn bằng tiền.
Quản trị vốn bằng tiền có yêu cầu cơ bản đó là vừa phải đảm bảo an toàn
tuyệt đối vừa đem lại khả năng sinh lời cao nhưng cũng phải đồng thời đáp ứng
được nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt của doanh nghiệp. Như vậy khi có tiền
mặt nhàn rỗi, doanh nghiệp có thể đầu tư vào chứng khoán ngắn hạn, cho vay
hay gửi vào ngân hàng để thu lợi nhuận. Ngược lại khi cần tiền mặt, doanh
nghiệp có thể rút tiền gửi ngân hàng, bán chứng khoán hoặc đi vay ngắn hạn
ngân hàng để có tiền mặt sử dụng.
Quản trị vốn bằng tiền bao gồm một số nội dung sau:
+ Xác định đúng đắn mức dự trữ tiền mặt hợp lí, tối thiểu để đáp ứng nhu
cầu chi tiêu bằng tiền mặt của doanh nghiệp trong kì.
+ Quản lí chặt chẽ các khoản thu chi tiền mặt để tránh mất mát và lợi dụng
+ Chủ động lập và thực hiện kế hoạch lưu chuyển tiền tệ hàng năm, có biện
pháp phù hợp đảm bảo cân đối thu chi tiền mặt và sử dụng hợp lí hiệu quả nguồn
tiền mặt tạm thời nhàn rỗi.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Thu Lớp:CQ50/11.0116
e. Quản trị các khoản phải thu
Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu hàng
hóa, dịch vụ. Trong kinh doanh hầu hết các doanh nghiệp đều có khoản nợ phải
thu tùy quy mô và mức độ.
Quản trị khoản phải thu cũng liên quan đến sự đánh đổi giữa lợi nhuận và
rủi ro trong bán chịu hàng hóa, dịch vụ. Nếu không bán chịu thì sẽ mất đi cơ hội
bán sản phẩm, do đó cũng mất đi cơ hội thu lợi nhuận. Song nếu bán chịu hay
bán chịu quá mức sẽ dẫn tới làm tăng chi phí quản trị khoản phải thu, làm tăng
nguy cơ nợ phải thu khó đòi hoặc rủi ro không thu hồi được nợ. Do đó, doanh
nghiệp cần phải đặc biệt coi trọng các biện pháp quản trị khoản phải thu từ bán
chịu hàng hóa, dịch vụ. Nếu khả năng sinh lời lớn hơn rủi ro thì doanh nghiệp có
thể mở rộng bán chịu còn nếu khả năng sinh lời nhỏ hơn rủi ro thì doanh nghiệp
phải thu hẹp bán chịu hàng hóa, dịch vụ.
Để quản trị các khoản phải thu, doanh nghiệp cần chú trọng thực hiện các
biện pháp sau:
+ Xác định chính sách bán chịu hợp lý đối với từng khách hàng
+ Phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu: Việc đánh giá uy tín
tài chính của khách hàng mua chịu thường được thực hiện qua các bước: Thu
thập thông tin về khách hàng; đánh giá uy tín của khách hàng theo thông tin thu
thập được; lựa chọn quyết định nới lỏng hay thắt chặt bán chịu, thậm chí từ chối
bán chịu.
+ Áp dụng các biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả thu hồi nợ.
1.2.2.2. Quản trị vốn cố định của doanh nghiệp
a. Lựa chọn quyết định đầu tư TSCĐ:
Tàisản cố định của doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủ yếu có giá trị
lớn, có thời gian sử dụng lâu dài trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Theo quy định hiện hành ở nước ta, các tư liệu lao động được coi là TSCĐ
phải có giá trị từ 30 triệu đồng và thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Thu Lớp:CQ50/11.0117
Việc đầu tư vào TSCĐ bao gồm các quyết định mua sắm, xây dựng, sửa chữa,
nâng cấp…Khi DN quyết định đầu tư vào TSCĐ sẽ tác động đến hoạt động SXKD
ở hai khía cạnh là chi phí mà DN sẽ phải bỏ ra trước mắt và lợi nhuận từ việc đầu tư
mang lại trong tươnglai. Do vậy, vấn đề đặt ra đối với các DN là khi tiến hành đầu
tư TSCĐ là phải tiến hành thẩm định. Việc lựa chọn các quyết định đầu tư TSCĐ
phải dựa trên việc so sánh giữa chi tiêu và lợi ích, tính toán một số chỉ tiêu ra quyết
định như NPV, IRR… để lựa chọn phương án tối ưu.
b. Lựa chọn phương pháp khấu hao.
Khấu hao TSCĐ là việc phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải thu hồi
của TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong suốt thời gian sử dụng hữu ích
của TSCĐ. Về nguyên tắc, việc khấu hao phải đảm bảo phù hợp với mức độ hao
mòn của TSCĐ và thu hồi đầy đủ số vốn cố định đầu tư ban đầu vào TSCĐ.
Khấu hao TSCĐ trong các doanh nghiệp có thể thực hiện theo nhiều
phương pháp khác nhau. Mỗi phương pháp có những ưu, nhược điểm và điều
kiện áp dụng riêng. Việc lựa chọn đúng đắn phương pháp khấu hao TSCĐ rất
quan trọng trong quá trình quản trị vốn cố định. Thông thường có các phương
pháp khấu hao chủ yếu là: phương pháp khấu hao theo đường thẳng, phương
pháp khấu hao nhanh và phương pháp khấu hao theo sản lượng.
 Phương pháp khấu hao đường thẳng: Đây là phương pháp đơn giản nhất,
được sử dụng phổ biến để tính khấu hao trong DN. Công thức xác định như sau:
MKH =
NG
T
TKH =
M
NG
Trong đó: MKH : Mức khấu hao hàng năm
TKH: Tỷ lệ khấu hao hàng năm
NGKH: Nguyên giá TSCĐ phải khấu hao
T: Thời gian sử dụng hữu ích TSCĐ
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Thu Lớp:CQ50/11.0118
Ưu điểm: Tính toán đơn giản, chi phí khấu hao được phân bổ vào giá thành
sản phẩm ổn định nên không gây đột biến về giá thành, cho phép DN dự kiến
trước được thời hạn thu hồi đủ vốn đầu tư vào TSCĐ.
Nhược điểm:
- Không phù hợp với các hoạt động có tính chất thời vụ, không đều đặn
giữa các thời kì trong năm.
- Do số vốn được thu hồi bình quân nên số vốn thu hồi chậm sẽ chịu ảnh
hưởng bất lợi của hao mòn vô hình.
 Phương pháp khấu hao nhanh: Gồm phương pháp khấu hao theo số dư
giảm dần và khấu hao theo tổng số năm sử dụng.
+ Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần:
MKH = GCt x TKHđ
Trong đó : MKH: Mức khấu hao năm t
GCt:: Giá trị còn lại của TSCĐ ở đầu năm t
TKHđ: Tỷ lệ khấu hao nhanh của TSCĐ
t: Thứ tự năm sử dụng
Theo phương pháp này, do ảnh hưởng của các yếu tố kĩ thuật tính toán nên
đến hết cuối năm sẽ còn lại một phần giá trị TSCĐ chưa được thu hồi hết.
 Phương pháp khấu hao theo tổng số năm sử dụng:
MKHt = NGKH x TKHt
Trong đó: MKHt: Mức khấu hao TSCĐ năm t
NGKH: Nguyên giá TSCĐ phải tính khấu hao
TKHt: Tỷ lệ khấu hao năm thứ t cần phải tính khấu hao
Ưu điểm của phương pháp khấu hao nhanh: Giúp cho DN nhanh chóng thu
hồi vốn đầu tư, hạn chế ảnh hưởng của hao mòn vô hình, tạo lá chắn thuế.
Nhược điểm:
- Khấu hao nhanh làm chi phí kinh doanh trong những năm đầu tăng lên,
làm giảm lợi nhuận của DN, ảnh hưởng đến các chỉ tiêu tài chính.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Thu Lớp:CQ50/11.0119
- Việc tính khấu hao cũng phức tạp hơn và trong mức độ nhất định làm cho
chi phí khấu hao không hoàn toàn phù hợp với mức độ hao mòn TSCĐ.
 Phương pháp khấu hao theo sản lượng
MKHt = Q SPt x MKHsp
Trong đó: MKHt: Mức khấu hao TSCĐ năm t
Q SPt: Số lượng sản phẩm sản xuất năm t
MKHsp: Mức khấu hao đơn vị sản phẩm
Phương pháp này thích hợp với những TSCĐ hoạt động có tính chất thời
vụ, liên quan trực tiếp đến việc sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên phương pháp này
đòi hỏi việc thống kê khối lượng sản phẩm, công việc do TSCĐ thực hiện trong
kì phải rõ ràng, đầy đủ.
c. Quản lý và sử dụng quỹ khấu hao:
Quỹ khấu hao là nguồn vốn được hình thành bằng tiền trích KHTSCĐ.
Mục đích của khấu hao là nhằm bù đắp các hao mòn TSCĐ và thu hồi số
vốn cố định đã đầu tư ban đầu để tái sản xuất giản đơn hoặc mở rộng TSCĐ. Về
mặt kinh tế, khấu hao TSCĐ được coi là một khoản chi phí sản xuất kinh doanh
và được tính vào giá thành sản phẩm trong kỳ.
Tuy nhiên, khác với các loại chi phí khác, khấu hao là khoản chi phí được
phân bổ nhằm thu hồi vốn đầu tư ứng trước để hình thành TSCĐ, vì thế không
tạo nên dòng tiền mặt chi ra trong kỳ. Số tiền khấu hao thu hồi được tích lũy lại
hình thành nên quỹ khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp. Quỹ khấu hao này được
dùng để tái sản xuất giản đơn hoặc mở rộng các TSCĐ của doanh nghiệp khi hết
thời hạn sử dụng. Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp có quyền chủ động
sử dụng số tiền khấu hao một cách linh hoạt, hiệu quả nhưng phải đảm bảo hoàn
trả đúng hạn.
d. Xây dựng quy chế quản lý và sử dụng TSCĐ:
Bảo toàn TSCĐ về mặt hiện vật không phải chỉ là giữ nguyên hình thái vật
chất và đặc tính sử dụng ban đầu của tài sản cố định mà quan trọng hơn là duy trì
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Thu Lớp:CQ50/11.0120
thường xuyên năng lực sản xuất ban đầu của nó. Điều đó có nghĩa là trong quá
trình sử dụng doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ không làm mất mát tài sản cố
định, thực hiện đúng quy chế sử dụng, bảo dưỡng nhằm duy trì và nâng cao năng
lực hoạt động của tài sản cố định, không để tài sản cố định bị hư hỏng trước thời
hạn quy định.Có thể nêu ra một số biện pháp chủ yếu sau đây:
- Phải đánh giá đúng giá trị của tài sản cố định tạo điều kiện phản ánh chính
xác tình hình biến động của vốn cố định, quy mô vốn phải bảo toàn.
- Lựa chọn phương pháp khấu hao và xác định mức khấu hao thích hợp.
- Chú trọng đổi mới trang thiết bị, phương pháp công nghệ sản xuất.
- Thực hiện tốt chế độ bảo dưỡng, sửa chữa dự phòng tài sản cố định.
- Doanh nghiệp phảichủ độngthực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong
kinh doanh để hạn chế tổn thất vốn cố định do các nguyên nhân khách quan.
e. Kế hoạch sửa chữa lớn, thanh lý, nhượng bán:
Sửa chữa lớn là loại hình sửa chữa mà nếu không thực hiện thì TSCĐ
không hoạt động được, mức độ hư hỏng nặng nên kỹ thuật sửa chữa phức tạp,
công việc sửa chữa có thể do doanh nghiệp tự thực hiện hoặc phải thuê ngoài,
thời gian sửa chữa kéo dài và TSCĐ phải ngừng hoạt động, chi phí sửa chữa phát
sinh lớn. Vì vậy, trong trường hợp TSCĐ phải tiến hành sửa chữa lớn, cần lên kế
hoạch tính toán kĩ hiệu quả của nó, nếu chi phí sửa chữa TSCĐ mà lớn hơn mua
sắm thiết bị mới thì nên thay thế TSCĐ cũ.
Doanh nghiệp có thể lựa chọn nhượng bán các tài sản không cần dùng, lạc
hậu về kĩ thuật để thu hồi vốn sử dụng cho các hoạt động kinh doanh khác diễn
ra hiệu quả hơn. Ngoài ra, khi một loại TSCĐ đã hết hoặc thời gian khấu hao khi
không có nhu cầu sử dụng tiếp thì doanh nghiệp cũng thanh lý nó. Giá trị thu hồi
thanh lý có thể lớn hơn, nhỏ hơn hay bằng giá trị còn lại của tài sản.
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị sử dụng vốn kinh doanh
Các chỉ tiêu đánh giá cơ cấu nguồn vốn và kết cấu vốn kinh doanh
 Hệ số cơ cấu nguồn vốn
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Thu Lớp:CQ50/11.0121
Hệ số nợ =
Nợ phải trả
∑Nguồn vốn
Hệ số này cho biết trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp có bao nhiêu
phần là từ đi vay. Tỷ số này mà quá nhỏ, chứng tỏ doanh nghiệp vay ít, cho thấy
khả năng tự chủ của doanh nghiệp cao, nhưng mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính
của doanh nghiệp thấp. Ngược lại, tỷ số này mà cao cho thấy khả năng tự chủ tài
chính của doanh nghiệp thấp, chủ yếu đi vay để có vốn kinh doanh. Điều này
cũng hàm ý là mức độ rủi ro của doanh nghiệp là cao.
Hệ số vốn chủ sở hữu =
VCSH
∑ Nguồn vốn.
Hệ số vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn cho thấy trong tổng nguồn vốn
của doanh nghiệp có bao nhiêu phần từ vốn chủ. Nguồn vốn này không cần được
hoàn trả lại, vì vậy hệ số này càng cao, DN càng được đánh giá cao. Về cơ bản
hệ số này có mục đích đánh giá như hệ số nợ.
 Về kết cấu vốn kinh doanh:
Tỷ lệ đầu tư
vào TSNH
=
TSNH
∑TS
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đầu tư vào tài sản ngắn hạn. Tùy từng loại hình
kinh doanh của doanh nghiệp mà có chỉ tiêu này cao hay thấp. Thông thường chỉ
tiêu này cao đối với các doanh nghiệp kinh doanh thương mại, dịch vụ.
Tỷ lệ đầu tư
vào TSDH
=
TSDH
∑TS
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đầu tư vào tài sản dài hạn là bao nhiêu.
Thông thường, các doanh nghiệp sản xuất, xây dựng… sẽ có chỉ tiêu này cao.
1.2.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp
a. Về tổ chức đảm bảo VLĐ:
NWC = Nguồn vốn dài hạn – Tài sản dài hạn
Hoặc: NWC = Tài sản ngắn hạn – Nợ phải trả ngắn hạn
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Thu Lớp:CQ50/11.0122
Ý nghĩa: để đánh giá cách thức tài trợ VLĐ của doanh nghiệp, để đánh giá
mức độ an toàn hay rủi ro tài chính trong hoạt động của doanh nghiệp
b. Về kết cấu VLĐ
Khái niệm: Kết cấu VLĐ phản ánh thành phần và tỉ lệ giữa các thành phần
trong tổng số vốn lưu động của doanh nghiệp. Ở các doanh nghiệp khác nhau thì
kết cấu VLĐ cũng khác nhau. Dựa vào hình thái biểu hiện của vốn lưu động mà
người ta có các chỉ tiêu:
+ Chỉ tiêu tiền và các khoản tương đương tiền /VLĐ.
+ Chỉ tiêu nợ phải thu /VLĐ.
+ Chỉ tiêu hàng tồn kho /VLĐ.
- Về quản trị hàng tồn kho:
+ Số vòng quay HTK: Phản ánh tốc độ chu chuyển của vốn vật tư hàng hóa
trong kỳ, cho biết trong kỳ bình quân một đồng vốn tồn kho quay được bao
nhiêu vòng.
Số vòng quay HTK=
Giá vốn hàng bán
Số hàng tồn kho bình quân trong kỳ.
+ Kỳ luân chuyển HTK: Phản ánh trong kỳ bình quân một đồng HTK tham
gia quay một vòng hết bao nhiêu ngày.
Kỳ luân chuyển HTK=
Số ngày trong kỳ
Số vòng quay HTK trong kỳ
- Về quản trị khoản phải thu:
+ Vòng quay các khoản phải thu: Phản ánh tốc độ luân chuyển các khoản
phải thu hay thời gian chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền, cho biết trong kỳ
bình quân các khoản phải thu của DN quay được bao nhiêu vòng.
Vòng quay các
khoản phải thu
=
DTT trong kỳ có thuế
Số dư bình quân các khoản phải thu.
+ Kỳ thu tiền trung bình: Phản ánh độ dài thời gian thu tiền bán hàng của
DN kể từ lúc xuất giao hàng cho đến khi thu được tiền bán hàng .
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Thu Lớp:CQ50/11.0123
Kỳ thu tiền trung bình=
Số dư bình quân các khoản phải thu
DT bình quân 1 ngày trong kỳ.
- Về quản trị vốn bằng tiền
+ Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn :
Khả năng thanh toán
nợ ngắn hạn
=
Tổng tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn.
Hệ số này cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh
nghiệp bằng các tài sản ngắn hạn hiện có. Hệ số này càng lớn thì khả năng thanh
toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng tốt. Hệ số thanh toán nhỏ hơn giới hạn
cho phép sẽ cảnh báo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh
nghiệp gặp khó khăn, tiềm ẩn việc không trả được nợ đúng hạn.
+ Khả năng thanh toán nhanh:
Hệ số thanh toán nhanh =
Tổng tài sản ngắn hạn - HTK
Nợ ngắn hạn
Nó cho ta biết doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn
ngay khi các chủ nợ yêu cầu hay không. Do có tính thanh khoản cao nên trong
khi tính toán hệ số này, chỉ tiêu hàng tồn kho bị loại bỏ nhằm đánh giá chính xác
hơn khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
+ Khả năng thanh toán tức thời :
Hệ số thanh toán tức thời =
Tiền + các khoản tương đương tiền
Nợ ngắn hạn.
Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh
nghiệp bằng tiền và các khoản tương đương tiền.
c. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình quản lí và sử dụng VLĐ:
- Tốc độ luân chuyển vốn lưu động: Phản ánh mức độ luân chuyển vốn lưu
động nhanh hay chậm và thường được phản ánh qua các chỉ tiêu vòng quay vốn
lưu động và kì luân chuyển vốn lưu động.
+ Số vòng quay VLĐ
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Thu Lớp:CQ50/11.0124
Số lần luân chuyển VLĐ =
Tổng mức luân chuyển VLĐ
Số VLĐ bình quân.
Chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay vốn lưu động trong một thời kỳ nhất
định, thường là một năm.
+ Kì luân chuyển vốn lưu động: Phản ánh số ngày bình quân cần thiết để
thực hiện một vòng quay VLĐ.
Kỳ luân chuyển VLĐ=
Số ngày trong kỳ(360 ngày)
Số vòng quay VLĐ
- Mức tiết kiệm vốn lưu động: Mức tiết kiệm vốn lưu động phản ánh số vốn
lưu động tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển VLĐ.
Mức tiết kiệm VLĐ
bình quân 1 ngày kỳ KH
= Mức luân chuyển vốn
VLĐ
×
Số ngày rút ngắn
trong kỳ
- Hàm lượng vốn lưu động: Chỉ tiêu này phản ánh để thực hiện một đồng
doanh thu thuần cần bao nhiêu đồng vốn lưu động.
Hàm lượng VLĐ=
VLĐ bình quân trong kỳ.
DTT trong kỳ.
- Hiệu suất sử dụng vốn lưu động:
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động sử dụng trong kỳ tạo ra được
bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Số doanh thu được tạo ra trên một đồng vốn
lưu động càng lớn thì hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao. Hệ số này được xác định
bằng công thức:
Hiệu suất sử dụng VLĐ=
Doanh thu thuần
Vốn lưu động bình quân
- Tỷ suất lợi nhuận VLĐ:
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động bình quân tạo ra được bao
nhiêu đồng lợi nhuận trước (sau) thuế ở trong kỳ. Công thức:
Tỷ suất lợi nhuận VLĐ=
Lợi nhuận trước(sau) thuế
Vốn lưu động bình quân.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Thu Lớp:CQ50/11.0125
Chỉ tiêu này là thước đo đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp
trong một kỳ hoạt động. Tỷ suất lợi nhuận VLĐ càng cao thì hiệu quả sử dụng
VLĐ càng cao.
1.2.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình quản trị VCĐ
 Hiệu suất sử dụng VCĐ:
Hiệu suất sử dụng VCĐ =
Doanh thu thuần trong kỳ.
VCĐ bình quân sử dụng trong kỳ.
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng VCĐ được sử dụng thì tạo ra bao nhiêu
đồng doanh thu thuần bán hàng trong kỳ.
 Hàm lượng VCĐ:
Hàm lượng VCĐ =
Số VCĐ bình quân trong kỳ.
Doanh thu thuần trong kỳ.
Chỉ tiêu này phản ánh số VCĐ cần thiết để tạo ra một đồng doanh thu thuần
trong kỳ. Hàm lượng VCĐ càng thấp thì hiệu suất sử dụng VCĐ càng cao.
 Hệ số hao mòn TSCĐ:
Hệ số hao mòn TS =
Số tiền khấu hao lũy kế TSCĐ
ở thời điểm đánh giá
Tổng nguyên giá TSCĐ
ở thời điểm đánh giá.
Hệ số này phản ánh mức độ hao mòn của TSCĐ trong doanh nghiệp so với
thời điểm đầu tư ban đầu. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức độ hao mòn càng
cao và ngược lại.
 Hiệu suất sử dụng TSCĐ:
Hiệu suất sử dụng
TSCĐ
=
Doanh thu thuần.
Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ.
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSCĐ tham gia trong kỳ tạo ra bao nhiêu
đồng doanh thu thuần.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Thu Lớp:CQ50/11.0126
 Tỷ suất lợi nhuận VCĐ:
Tỷ suất lợi nhuận VCĐ =
Lợi nhuận trước(sau) thuế.
VCĐ bình quân trong kỳ.
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VCĐ tham gia trong kỳ có thế tạo ra bao
nhiêu đồng lợi nhuận trước (sau) thuế thu nhập doanh nghiệp.
 Tỷ suất đầu tư TSCĐ:
Tỷ suất đầu tư
TSCĐ
=
Giá trị còn lại của TSCĐ
Tổng tài sản
× 100%
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đầu tư vào TSCĐ trong tổng giá trị tài sản
của doanh nghiệp. Tỷ suất này càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp càng chú trọng
đầu tư vào TSCĐ.
1.2.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu suất và hiệu quả sử dụng VKD của doanh
nghiệp.
 Chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh
 Vòng quay toàn bộ vốn kinh doanh: Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ,
VKD của doanh nghiệp quay được bao nhiêu vòng.
Vòng quay toàn bộ vốn =
Doanh thu thuần
VKD bình quân.
 Kì luân chuyển VKD: cho biết 1 vòng luân chuyển vốn kinh doanh cần bao
nhiêu ngày.
360 (Ngày)
Kì luân chuyển vốn kinh doanh =
Số vòng luân chuyển VKD
 Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
 Tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên VKD (hay tỷ suất sinh lời
kinh tế của tài sản)
Tỷ suất sinhlời kinh tế
của tài sản(BEP)
=
Lợi nhuận trước lãi vay và thuế(EBIT)
VKD bình quân.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Thu Lớp:CQ50/11.0127
BEP cho phép đánh giá khả năng sinh lời của một đồng VKD không tính
đến ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp và nguồn gốc vốn kinh doanh.
 Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh.
Tỷ suất LNTT trên VKD(Tsv) =
Lợi nhuận trước thuế( EBT)
VKD bình quân.
Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng VKD bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra
bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế.
 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh.
Tỷ suất LNST trên VKD (ROA) =
LNST
VKD bình quân.
Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng VKD bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra
bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
 Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu
Tỷ suất LNST trên VCSH( ROE) =
LNST
VCSH bình quân.
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ tạo ra
bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho chủ sỡ hữu.
 Thu nhập một cổ phần thường EPS
Thu nhập một cổ
phần thường(EPS)
=
LNST - lãi trả cổ phiếu ưu đãi
Số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành.
Đây là phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần thông thường
đang được lưu hành trên thị trường. EPS được sử dụng như một chỉ số thể hiện
khả năng kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp.
 Mối quan hệ giữa các chỉ số tài chính – Mô hình phân tích Dupont
Từ việc xem xét mối quan hệ trên có thể xác định tỷ suất lợi nhuận vốn chủ
sở hữu theo công thức:
LNST
VCSH
=
LNST
DTT
×
DTT
∑ VKD
×
∑VKD
VCSH
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Thu Lớp:CQ50/11.0128
Hay:
=
Hệ số lãi
ròng
×
Vòng quay
toàn bộ vốn
×
Hệ số tổng vốn trên
VCSH
Từ công thức trên, cho thấy có 3 yếu tố chủ yếu tác động đến tỷ suất lợi
nhuận vốn chủ sở hữu trong kỳ đó là:
+ Hệ số lãi ròng: phản ánh trình độ quản trị doanh thu và chi phí của doanh
nghiệp.
+ Vòng quay tài sản (vòng quay tổng vốn): phản ánh trình độ khai thác và
sử dụng tài sản của doanh nghiệp
+ Hệ số tổng vốn trên vốn chủ sở hữu: phản ánh trình độ quản trị tổ chức
nguồn vốn cho hoạt động của doanh nghiệp.
Trên cơ sở nhận diện được các nhân tố sẽ giúp cho nhà quản lý doanh
nghiệp xác định và tìm ra biện pháp khai thác các yếu tố tiềm năng để tăng tỷ
suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản trị sử dụng vốn kinh doanh
1.2.4.1. Nhóm nhân tố khách quan
- Cơ chế quản lý và các chính sách vĩ mô của Nhà nước: Các chính sách
tài chính của Nhà nước như các chính sách về thuế, chính sách xuất khẩu nhập
khẩu, chế độ khấu hao TSCĐ cũng có tác động lớn đến hoạt động của doanh
nghiệp. Các chính sách này tạo ra khung pháp lý giúp các doanh nghiệp đầu tư
và hoạt động kinh doanh đúng theo pháp luật, tạo môi trường cạnh tranh lành
mạnh cho doanh nghiệp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cũng như khuyến
khích doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh tạo ra của cải cho xã hội.
- Nhân tố thuộc nền kinh tế: mỗi doanh nghiệp đều hoạt động trong một môi
trườngkinh doanh nhất định và đều chịu ảnh hưởngbởi các nhân tố thuộc nền kinh
tế chung như: khủng hoảng, lạm phát, cạnh tranh, lãi suất vay... Các nhân tố này
luôn tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới thị trường đầu vào và đầu ra của doanh
nghiệp từ đó ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
ROE
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Thu Lớp:CQ50/11.0129
- Nhân tố thuộc về khoa học công nghệ: Sự tiến bộ khoa học công nghệ
giúp con người không ngừng cải thiện năng suất và hiệu quả làm việc. Nếu
doanh nghiệp tiếp cận kịp thời tiếp cận và đổi mới trang thiết bị, công nghệ hiện
đại thì sẽ giúp nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm thời
gian, chi phí.
- Những yếu tố thuộc về tự nhiên: như bão lụt, động đất, hỏa hoạn,... cũng
có ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình sản xuất kinh doanh. Do đó, doanh nghiệp
cần phải trích lập các quỹ dự phòng để khắc phục và hạn chế những hậu quả do
thiên tai gây ra.
- Đặc thù ngành kinh doanh: Đây là yếu tố có ý nghĩa rất quan trọng trong
khi xem xét việc sử dụng và quản lý vốn. Ngành nghề kinh doanh sẽ ảnh hưởng
đến cơ cấu nguồn vốn, vòng quay vốn và tốc độ luân chuyển của vốn, ví dụ
những doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây dựng thì cơ cấu vốn kinh doanh nghiêng
về VLĐ, tốc độ luân chuyển vốn chậm hơn so với những doanh nghiệp thuộc
lĩnh vựa sản xuất, thương mại. Vì vậy mỗi doanh nghiệp hoạt động trong mỗi
ngành kinh doanh sẽ có sự khác biệt trong công tác quản trị vốn kinh doanh.
1.2.4.2. Nhóm nhân tố chủ quan.
- Quy mô, cơ cấu tổ chức doanh nghiệp: Doanh nghiệp có quy mô càng
lớn thì việc quản trị doanh nghiệp càng phức tạp và ngược lại. Do lượng vốn sử
dụng nhiều nên cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp càng chặt chẽ thì hoạt động
kinh doanh càng hiệu quả. Do đó, tùy thuộc vào quy mô của từng doanh nghiệp
mà áp dụng chính sách quản trị vốn kinh doanh sao cho phù hợp và đạt hiệu quả.
- Cơ cấu nguồn vốn: là thành phần và tỷ trọng của các loại vốn trong tổng
vốn kinh doanh của doanh nghiệp tại một thời điểm, bao nhiêu phần là vốn vay
bao nhiêu phần là vốn chủ. Một cơ cấu vốn hợp lý phù hợp với đặc điểm sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ là tiền đề để nâng cao hiệu quả tổ chức sử
dụng vốn của doanh nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Thu Lớp:CQ50/11.0130
- Trình độ của công nhân viên: đây là một trong những nhân tố có ý nghĩa
quyết định tới hiệu quả sử dụng vốn. Nếu như trình độ của cán bộ công nhân
viên cao thì hiệu quả làm việc sẽ tăng lên, góp phần tăng năng suất lao động, tạo
ra nhiều lợi nhuận, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và ngược lại.
- Việc lựa chọn phương án đầu tư, phương án kinh doanh: những
phương án có tỷ suất sinh lời cao luôn tiềm ẩn những rủi ro lớn và ngược lại, do
vậy mà các nhà tài chính cần phải cân nhắc để lựa chọn được phương án đầu tư
sao cho phát huy được hiệu quả sử dụng vốn, đồng thời có thể giảm thiểu rủi ro
cho doanh nghiệp.
- Kỹ thuật sản xuất: các đặc điểm riêng về kỹ thuật tác động liên tục tới
các chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định cũng như năng
suất lao động của doanh nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Thu Lớp:CQ50/11.0131
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ SỬ DỤNG
VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẠCH ĐẰNG
2.1. Quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động kinh doanh của
Công ty cổ phần Bạch Đằng
2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển Công ty cổ phần Bạch Đằng
2.1.1.1. Giới thiệu về công ty
 Một vài nét chung về công ty cổ phần Bạch Đằng
- Công ty cổ phần Bạch Đằng chính thức được thành lập theo Quyết định số
164/QĐ- BXD ngày 19/12/2002 của Bộ xây dựng; theo giấy chứng nhận đăng kí
kinh doanh Công ty Cổ phần số 01013775622 lần thứ 6 ngày 01/04/2011 (đăng
kí lần đầu ngày 16/12/2002) do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp.
+ Tên công ty: Công ty cổ phần Bạch Đằng
+ Tên giao dịch tiếng Anh: Bach Dang JSC – Bach Dang Jont Stock
Company.
+ Trụ sở chính của công ty tại: Ngõ 44 Hàm Tử Quan, Quận Hoàn Kiếm,
Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
+ Vốn điều lệ: 15.027.720.000 đồng.
+ Tổng số cổ phần: 1.502.772 cổ phần với mệnh giá 10.000 đồng/ cổ phần
+ Tên người đại diện: Ông Đỗ Hồng Khanh – Chức vụ: Chủ tịch Hội đồng
quản trị.
+ Website: www.bachdangjsc.com.vn
+ Email: contact@bachdangjsc.com.vn
+ Điện thoại: (+84.4) 39321127/ (+84.4) 39320895
+ Fax: (+84.4) 3824 1073
 Sứ mệnh:
 Xây dựng những công trình chất lượng tốt, có giá trị sử dụng cao.
 Mang lại sự “thịnh vượng, thành công” cho cổ đông và cán bộ nhân viên
của công ty.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Thu Lớp:CQ50/11.0132
 Khẳng định thương hiệu thông qua sự hài lòng của đối tác, khách hàng.
Uy tín của công ty được tạo dựng thông qua việc thực hiện đúng các cam
kết, tiến độ thi công các công trình.
2.1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty cổ phần Bạch Đằng xuất phát điểm là xí nghiệp mộc Bạch Đằng,
thuộc bộ kiến trúc của nước ta, được thành lập ngày 28/03/1959, hiện nay là đơn
vị thành viên của tổng công ty xây dựng Hà Nội thuộc Bộ Xây dựng. Công ty có
bề dày về lịch sử hơn 56 năm, vì thế đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm trong
cuộc chiến đấu, bảo vệ và xây dựng đất nước của dân tộc Việt Nam.
Trong những năm đầu của giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc,
các hoạt động chính của công ty là cung cấp gỗ xẻ các loại và khuôn cánh cửa,
phục vụ cho xây dựng các công trình: cụm công nghiệp Cao-Xà-Lá, nhà máy cơ
khí trung quy mô, nhà máy bóng đèn phích nước Rạng Đông,… góp phần tạo
nên những công trình khởi điểm trong ngành công nghiệp sản xuất của cả nước.
Trong giai đoạn đầu nhưng năm bảy mươi, đế quốc Mỹ phá hoại đất nước
bằng không quân, một mặt để bảo toàn lực lượng, tài sản đơn vị đã di dời phần
lớn lên Yên Sơn- Tuyên Quang, rồi lại chuyển vào rừng lim Thọ Xuân- Thanh
Hóa để duy trì sản xuất. Trong thời gian này, đơn vị đã tham gia khắc phục, sửa
chữa cầu Long Biên, cầu Lai Vu (Hải Dương), đã tham gia lắp đặt, xây dựng trụ
sở ngoại giao của chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam tại Quảng
Trị năm 1972.
Hòa bình về lại trên đát nước, cùng với cả nước, đơn vị đã tham gia phục
vụ xây dựng lại: Bệnh viện Bạch Mai, ga Hà Nội,… tham gia thi công các công
trình trọng điểm như: Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Cung
văn hóa hữu Nghị, Rạp xiếc Trung Ương, Nhà khách chính phủ, hội trường Ba
Đình,…
Những năm gần đây, công ty đã trực tiếp thi công và tham gia thi công
nhiều công trình trọng điểm và tiêu biểu: Trung tâm hội nghị Quốc gia, phòng
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Thu Lớp:CQ50/11.0133
họp văn phòng trung ương Đảng, phục chế nhà hát lớn Hà Nội, các nhà máy xi
măng Nghi Sơn, Bỉm Sơn, Tam Điệp, Thăng Long, Trung tâm thương mại Lao
Bảo, chợ Đông Hà Quảng Trị, một số hạng mục tại nhà máy thủy điện Sơn La,
nhà văn hóa trung tâm tình Hà Nam, nhà văn hóa tỉnh Quảng Trị,…
 Thành tựu đạt được: Trải qua 56 năm xây dựng và trưởng thành, với
những thành tích đạt được, công ty đã được nhà nước trao tặng 5 huân chương
các loại trong đó có 01 huân chương kháng chiến và 04 huân chương lao động
các hạng nhất, nhì, ba. Ngoài ra công ty còn được tặng, thưởng nhiều cờ, bằng
khen của chính phủ và Bộ Xây dựng. Đặc biệt trong thời kì đổi mới đã có 15
công trình công ty thi công được tặng thưởng huy chương vàng chất lượng cao.
 Hội đồng quản trị, ban giám đốc
Ông: Đỗ Hồng Khanh Chủ tịch HĐQT
Bà : Nguyễn Thị Minh Phương Thành viên HĐQT
Ông: Nguyễn Minh Tuấn Thành viên HĐQT
Ông: Đỗ Ngọc Anh Thành viên HĐQT
Ông: Đỗ Thế Khôi Thành viên HĐQT
Ông: Đỗ Ngọc Anh Giám đốc
Ông: Nguyễn Đức Dũng Phó Giám đốc
Ông; Phan Tất Bình Phó Giám đốc
Ông: Đỗ Anh Quân Phó Giám đốc
2.1.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Thu Lớp:CQ50/11.0134
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức
 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận.
- Hội đồng quản trị: là cơ quan quản trị cao nhất của công ty, nắm quyền
quản trị và ra quyết định tối cao đối với toàn bộ hoạt động của công ty. Mọi
quyết định chiến lược hoạt động của công ty phải bắt nguồn hoặc được phê
duyệt bởi HĐQT. Quyền lực và vai trò của HĐQT có ảnh hưởng quan trọng đến
các hoạt động của công ty.
- Ban giám đốc: Là người đại diện trước pháp luật của Công ty, trực tiếp
điều hành toàn bộ hoạt động của Công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng
Hội đồng quản trị Ban kiểm soát
Ban giám đốc
Phòng tổng hợp Ban quản lý dự án Phòng TC- KT
Các ban điều hành
dự án
XN
dịch vụ
XN
SXVL
số 5
CN
Quảng
Trị
CN
Thái
Nguyên
XN
XD số
6
CT
Long
An
Đội
XD số
1
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Thu Lớp:CQ50/11.0135
sáng lập và trước pháp luật về mọi hoạt động của Công ty. Bao gồm 01 giám đốc
và 03 phó giám đốc.
- Ban kiểm soát: + Thực hiện giám sát HĐQT, giám đốc trong việc quản lý,
điều hành công ty, chịu trách nhiệm trước đại hội cổ đông trong thực hiện các
nhiệm vụ được giao.
+ Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, trung thực, cẩn thận trong quản lý, điều
hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê, lập báo cáo
tài chính.
- Phòng tổng hợp: tham mưu cho giám đốc về các mặt: tổ chức, lao động,
chăm sóc sức khỏe, thanh tra, quân sự, triển khai hợp động kinh tế và kế hoạch
công ty theo điều lệ công ty.
- Phòng tài chính kế toán: thực hiện thu thập, xử lý các nghiệp vụ kinh tế
và cung cấp thông tin về tình hình tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động
kinh doanh của công ty nhằm phục vụ công tác quản lý, công tác tín dụng.
- Phòng quản lý kĩ thuật- dự án: tham mưu cho lãnh đạo công ty trong các
mặt tiếp thị, công tác quản lý kĩ thuật, an toàn lao động, …giúp giám đốc trong
tìm hiểu, nghiên cứu, khảo sát thị trường để đè xuất dự án đầu tư phục vụ sản
xuất kinh doanh của công ty, điều hành, quản lý các dự án do công ty đầu tư.
- Chi nhánh tại Thái Nguyên và chi nhánh tại Quảng Trị: nắm bắt nhu cầu
thị trường, báo cáo xin thỉ thị và triển khai công việc để duy trì và phát triển thị
trường; triển khai tư vấn thiết kế công trình phía Nam theo chỉ thị củ giám đốc,
chính sửa bổ sung hồ sơ thiết kế dự toán, vướng mắc của chủ đầu tư nếu có.
- Xí nghiệp sản xuất và xây dựng số 5, xí nghiệp xây dựng số 6: quản lý
điều hành sản xuất nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng tại Quảng Trị, chịu trách
nhiệm thực thi các công trình phía Nam những dự án mà công ty trúng thầu.
Qua những chức năng, nhiệm vụ nêu trên ta có thể thấy rõ toàn bộ mô hình
cơ cấu tổ chức mà công ty cổ phần Bạch Đằng đang áp dụng hiện nay là mô hình
trực tuyến- chức năng. Các phòng ban được quản lý theo một chiều xuyên suốt
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Thu Lớp:CQ50/11.0136
từ trên xuống dưới, đảm bảo được hiệu lực điều hành của lãnh đạo cấp cao, bên
cạnh đó mỗi phòng ban thực hiện một chức năng riêng biệt và lãnh đạo các
phòng ban có vai trò tham mưu cho HĐQT và ban giám đốc công ty trong quá
trình ra quyết định.
Tuy nhiên áp dụng theo cơ cấu tổ chức này dễ dẫn đến mâu thuẫn giữa các
đơn vị chức năng khi đề ra mục tiêu, chiến lược hay tham mưu cho ban lãnh đạo
về một nhiệm vụ nào đó, thiếu sự phối hợp hành động giữa các phòng ban chức
năng, chuyên môn hóa cán bộ nhân viên có tầm nhìn hạn hẹp vì chỉ giỏi chuyên
môn của mình, không biết hay không quan tâm đến chuyên môn của người khác,
phòng ban khác. Trách nhiệm vấn đề thực hiện mục tiêu chung của công ty
thường được gán cho lãnh đạo cấp cao.
Tình hình nguồn nhân lực
Bảng 1.1: Cơ cấu phân bổ cán bộ, nhân viên quản lý kĩ thuật của công ty
Cán bộ Tổng số (người)
Lao động trên đại học 4
Kỹ sư xây dựng 40
Kiến trúc sư 4
Kỹ sư máy 3
Kỹ sư điện 2
Kỹ sư nước 2
Kỹ sư cầu đường 4
Kỹ sư thủy lợi 2
Họa sỹ thiết kế công nghiệp 4
Cử nhân kế toán 12
Công nhân lành nghề 450
Tổng công nhân thi công/ tổng cán bộ 503/527
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Thu Lớp:CQ50/11.0137
Có thể thấy được đa số cán bộ trong công ty đã tốt nghiệp và có chứng chỉ
kỹ sư thuộc các ngành có liên quan đến đặc thù hoạt động của công ty như xây
dựng, kinh tế, điện máy. Qua tìm hiểu cũng cho thấy cán bộ nhân viên quản lý kĩ
thuật của công ty đều là những người có trình độ am hiểu và kinh nghiệm dày
dặn có thể đảm đương và thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao phó.
2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Bạch Đằng
Ngành nghề kinh doanh.
Năng lực hành nghề của công ty theo quyết định số: 1694/QĐ-BXD ngày
19/12/2002 và 1712/QĐ-BXD ngày 27/12/2002 với các chức năng sau:
+ Thi công san đắp nền móng, xử lý nền đất yếu.
+ Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, hạ tầng kĩ thuật đô thị, cấp
thoát nước, giao thông bưu điện, công trình thủy lợi, thủy đện.
+ Tư vấn thiết kế công trình, tư vấn đầu tư, thực hiện dự án đầu tư.
+ Đầu tư xây dựng phát triển nhà và đô thị, kinh doanh bất động sản.
+ Xuất nhập khẩu gỗ, lâm sản và các sản phẩm tư gỗ, lâm sản, xuất nhập
khẩu máy móc thiết bị, trang trí nội thất, ngoại thất, gia công đồ gỗ dân dụng.
+ Kinh doanh khách sạn, du lịch, dịch vụ thể thao, thuê cho thuê văn
phòng, sân bãi.
+ Kinh doanh dịch vụ ăn uống, giải khát, lắp đặt, xây dựng hệ thống cấp
thoat nước, điện, điện lạnh, thông gió, lò sưởi và điều hòa không khí cho các
công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp.
+ Sản xuất, mua bán gạch ốp lát, thiết bị vệ sinh, kính xây dựng và vật liệu,
thiết bị khác trong xây dựng.
+ Khai thác, mua bán chế biến than và các loại nhiên liệu rắn khác.
Đặc điểm ngành nghề kinh doanh.
So với các ngành công nghiệp và sản xuất vật chất khác, hoạt động sản xuất
kinh doanh trong xây dựng công trình công nghiệp, công trình dân dụng, hạ tầng
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Thu Lớp:CQ50/11.0138
kỹ thuật đô thị…cũng chứa nhiều yếu tố và quá trình tương tự đồng thời cũng
mang những đặc thù riêng như:
+ Sản phẩm xây dựng công trình có tính đơn chiếc, sản xuất ra tại nơi tiêu
thụ nó.
+ Sản phẩm của xây dựng công trình cịu ảnh hưởng của điều kiện địa lý tự
nhiên, kinh tế xã hội của nơi tiêu thụ.
+ Thời gian thi công dài, trình độ mỹ thuật và kĩ thuật cao, xây dựng theo
đơn đặt hàng.
+ Thiết bị thi công đa dạng ngoài những thiết bị thông thường còn cần
những thiết bị chyên dụng mới thi công được: búa đóng cọc, xe tải trọng lượng
lớn, thiết bị nổi đóng cọc, ca nô, xà lan, phao,… đồng thời những thiết bị này
không cố định một chỗ mà phải di chuyển nhiều vị trí khác nhau nên khó khăn
trong việc quản lý.
+ Chi phí sản xuất sản phẩm lớn, khác biệt theo từng công trình: giá trị của
sản phảm xây dựng thường lớn hơn rất nhiều so với những sản phẩm hàng hóa
thông thường. Trong phương thức đấu thầu, người nhận thầu đôi khi phải có một
lượng vốn đủ lớn để đưa ra hoạt động trong thời gian chờ đợi vốn chủ đầu tư.
Công ty cổ phần Bạch Đằng là một đơn vị xây dựng cơ bản với ngành nghề
chính là xây dựng các công trình công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật đô thị trên phạm
vi cả nước như nhà ở, cầu, cảng đường bộ, thủy lợi, cấp thoát nước…Do đó đặc
điểm sản xuất của công ty cũng mang những đực điểm như trên.
 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm: do sản phảm của công ty được
sản xuất theo đơn đặt hàng do đó quá trình sản xuất được tiến hành qua các công
đoạn sau:
- Bước 1: Chuẩn bị sản xuất bao gồm: dự thầu, lập dự toán công trình, lập kế
hoạch sản xuất, kế hoạch mua sắm NVL, chuẩn bị vốn, các điều kiện khác để thi
công công trình và các trang thiết bị chuyên dụng phục vụ việc thi công công trình.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Thu Lớp:CQ50/11.0139
- Bước 2: Khởi công xây dựng: quá trình thi công được tiến hành theo công
đoạn, điểm dừng kĩ thuật mỗi lần kết thúc một công đoạn lại tiến hành nghiệm thu.
- Bước 3: Hoàn thiện công trình, bàn giao công trình cho chủ đầu tư đưa
vào sử dụng.
2.1.3. Tình hình tài chính chủ yếu của công ty
2.1.3.1. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động
 Thuận lợi
- Công ty cổ phần Bạch Đằng là một trong những công ty con của tổng
công ty xây dựng Hà Nội, đã từng tham gia thi công xây dựng các công trình nổi
tiếng như: Trung tâm hội nghị Quốc gia, phòng họp văn phòng trung ương Đảng,
phục chế nhà hát lớn Hà Nội, các nhà máy xi măng Nghi Sơn, Bỉm Sơn, Tam
Điệp, Thăng Long, Trung tâm thương mại Lao Bảo, chợ Đông Hà Quảng Trị,
một số hạng mục tại nhà máy thủy điện Sơn La,..đây cũng là thuận lợi để công ty
khẳng định được chất lượng của sản phẩm công ty.
- Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ, nhiệt huyết với công việc
và có trình độ tay nghề cao thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Đội ngũ bao gồm
cả các kỹ sư lành nghề lâu năm, các cử nhân kinh tế với trình độ chuyên môn cao
và kinh nghiệm, nên công ty đã đạt được hiệu quả trong công tác quản lý doanh
nghiệp cũng như trong quá trình hoạt động kinh doanh.
- Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, các phòng ban hợp lý có mối quan hệ mật
thiết với nhau tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý
 Khó khăn
- Mặc dù năm 2015 nền kinh tế có khởi sắc, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn
với cả ngành xây dựng vì vậy cạnh tranh trên thị trường là rất lớn.
- Các máy móc thiết bị của công ty đa phần đều đã cũ, hay hỏng hóc nên
gây ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng thi công.
- Mặc dù lạm phát năm 2015 đã giảm nhưng giá cả các yếu tố đầu vào vẫn có
sự biến động ảnh hưởng đến giá vốn hàng bán và lợi nhuận của công ty.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Thu Lớp:CQ50/11.0140
2.1.3.2. Tình hình tài tài chính chủ yếu của công ty
Tình hình biến độngtàisản, nguồn vốn của côngty được thể hiện qua bảng2.2.
Thứ nhất, về quy mô, cơ cấu tài sản: Qua bảng số liệu trên ta thấy, tổng
tài sản của công ty cuối năm 2015 là 141.278 triệu đồng, tăng 26.594 triệu đồng
so với cuối năm 2014, cho thấy công ty đang mở rộng quy mô hoạt động kinh
doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Nguyên nhân tăng chủ yếu là do trong năm
2015 công ty tập trung đầu tư vào tài sản ngắn hạn tăng trong khi giảm đầu tư
vào tài sản dài hạn mà tỷ trọng tài sản ngắn hạn cao hơn tỷ trọng tài sản dài hạn.
Cơ cấu tài sản có phần nghiêng về tài sản ngắn hạn. Đây là cơ cấu phù hợp đối
với công ty thuộc lĩnh vực xây dựng, tuy nhiên tỷ trọng tài sản ngắn chiếm tỷ
trọng quá cao, nên cơ cấu này chưa phải là hợp lý nhất.
Thứ hai, về quy mô, cơ cấu nguồn vốn: Tính đến cuối năm 2015, tổng nguồn
vốn của công ty đã tăng lên 26.594 triệu đồng so với cuối năm 2014. Nguyên nhân
tăng là do cả nợ phải trả và vốn chủ sở hữu cùng tăng nhằm đáp ứng nhu cầu mở
rộng quy mô kinh doanh, trongđó chủ yếu là sự tăng lên của nợ phải trả. Đặc biệt,
nợ phải trả tăng hoàn toàn là do nợ ngắn hạn tăng bởi công ty không huy động nợ
dài hạn mà 100% là nợ ngắn hạn, điều này góp phần làm giảm chi phí huy động vốn
nhưng tăng áp lực trả nợ, đồng thời khôngthích hợp khi công ty có những dự án dài
hạn. Tỷ trọngvốn chủ sở hữu giảm so vớicuối năm 2014 cho thấy khả năng tự chủ
về tài chính của công ty đang có sự giảm sút.
Tóm lại, qua phân tích sơ bộ tình hình biến động tài sản và nguồn vốn cho
thấy quy mô công ty đang được mở rộng, cơ cấu tài sản phù hợp với đặc điểm
ngành nghề kinh doanh tuy nhiên chưa thật sự hợp lý. Mặc dù vậy nhưng đây
cũng là sự nỗ lực đáng kể của công ty so với những năm trước đặc biệt năm
2013 và 2014 khi quy mô kinh doanh liên tục giảm sút. Về nguồn vốn thì chủ
yếu là nợ phải trả ngắn hạn, tỷ trọng nợ phải trả tăng làm cho khả năng tự chủ tài
chính giảm so với năm trước. Công ty cần xem xét để phát huy những điểm
mạnh và khắc phục điểm yếu để hoạt động kinh doanh được hiệu quả hơn nữa.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Thị Thu Lớp:CQ50/11.0141
Bảng 2.2: Tình hình biến động, cơ cấu tài sản và nguồn vốn
Đơn vị tính: triệu đồng
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2013- 2015)
 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh
Qua bảng 2.3 ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty có phần
giảm sút, lợi nhuận sau thuế giảm dần qua các năm từ 2013- 2015, đặc biệt là
năm 2015. Cụ thể:
- Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch năm 2015 tăng so với năm
2014 là 58.783 triệu đồng tương đương 54,24% so với năm 2014. Nguyên nhân
là do doanh thu bán hàng năm 2015 tăng, các khoản giảm trừ doanh thu giảm so
với năm 2014. Tuy nhiên giá vốn hàng bán năm 2015 tăng so với 2014 là
58,37%. Tốc độ tăng của giá vốn lớn hơn doanh thu thuần về bán hàng và cung
cấp dịch vụ, điều này dẫn đến lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
của công ty chỉ tăng 20,62% so với 2014. Như vậy công ty chưa thực hiện tốt
công tác quản trị chi phí.
- Doanh thu hoạt động tài chính chủ yếu do lãi tiền gửi ngân hàng có được,
qua bảng thấy được doanh thu hoạt động tài chính của công ty giảm dần qua các
năm, đặc biệt là giảm mạnh năm 2015. Năm 2015 doanh thu hoạt động tài chính
giảm 237 triệu đồng tương đương 74,06% so với năm 2014, cho thấy năm 2015
các hoạt động đầu tư tài chính của công ty không đem lại hiệu quả cao. Một phần
cũng là do nền kinh tế vẫn còn chưa tăng trưởng ổn định nên lãi suất tiền gửi
không cao với lại năm 2015, công ty giảm lượng tiền gửi mà chủ yếu để dành
cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong khi đó, chi phí tài chính, chủ yếu là
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Tỷ lệ (%)
Tổng tài sản (nguồn vốn) 141.278 100 114.684 100 117.768 100 26.594 23,19
Tài sản ngắn hạn 130.948 92,69 99.243 86,54 101.964 86,58 31.705 6,15 31,95
Tài sản dài hạn 10.330 7,31 15.440 13,46 15.803 13,42 -5.110 -6,15 -33,10
Vốn chủ sở hữu 26.187 18,54 25.605 22,33 25.848 21,95 582 -3,79 2,27
Nợ phải trả 115.091 81,46 89.078 77,67 91.919 78,05 26.013 3,79 29,20
31/12/2015
(1)
Chỉ tiêu
31/12/2014
(2)
31/12/2013
(3) (1)/ (2)
Chênh lệch
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ

More Related Content

What's hot

Luận văn: Quản trị và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xi măng,...
Luận văn: Quản trị và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xi măng,...Luận văn: Quản trị và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xi măng,...
Luận văn: Quản trị và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xi măng,...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xây dựng bảo tàng, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xây dựng bảo tàng, ĐIỂM 8, RẤT HAYĐề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xây dựng bảo tàng, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xây dựng bảo tàng, ĐIỂM 8, RẤT HAYDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh xuất nhập khẩu thương mại vận ...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh xuất nhập khẩu thương mại vận ...Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh xuất nhập khẩu thương mại vận ...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh xuất nhập khẩu thương mại vận ...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ...
Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ...Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ...
Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Nâng cao hiệu quả sử vốn tại công ty cổ phần quản lý dự án sena
Nâng cao hiệu quả sử vốn tại công ty cổ phần quản lý dự án senaNâng cao hiệu quả sử vốn tại công ty cổ phần quản lý dự án sena
Nâng cao hiệu quả sử vốn tại công ty cổ phần quản lý dự án senahttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động Tại Công Ty Thanh Long
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động  Tại Công Ty Thanh LongMột Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động  Tại Công Ty Thanh Long
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động Tại Công Ty Thanh LongNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Phát triển kinh doanh bất động sản của công ty cổ phần xây dựng sông Hồng
Phát triển kinh doanh bất động sản của công ty cổ phần xây dựng sông HồngPhát triển kinh doanh bất động sản của công ty cổ phần xây dựng sông Hồng
Phát triển kinh doanh bất động sản của công ty cổ phần xây dựng sông HồngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemco
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemcoPhân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemco
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemcohttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty thương mại, HAY
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty thương mại, HAYĐề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty thương mại, HAY
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty thương mại, HAYDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

Luận văn: Quản trị và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xi măng,...
Luận văn: Quản trị và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xi măng,...Luận văn: Quản trị và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xi măng,...
Luận văn: Quản trị và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xi măng,...
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xây dựng, 9đ
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xây dựng, 9đNâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xây dựng, 9đ
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xây dựng, 9đ
 
Rủi ro tín dụng cho vay doanh nghiệp vừa & nhỏ tại Vietcombank
Rủi ro tín dụng cho vay doanh nghiệp vừa & nhỏ tại VietcombankRủi ro tín dụng cho vay doanh nghiệp vừa & nhỏ tại Vietcombank
Rủi ro tín dụng cho vay doanh nghiệp vừa & nhỏ tại Vietcombank
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty thương mại Thái Hưng, HAY
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty thương mại Thái Hưng, HAYĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty thương mại Thái Hưng, HAY
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty thương mại Thái Hưng, HAY
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xây dựng bảo tàng, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xây dựng bảo tàng, ĐIỂM 8, RẤT HAYĐề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xây dựng bảo tàng, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xây dựng bảo tàng, ĐIỂM 8, RẤT HAY
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thépĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh xuất nhập khẩu thương mại vận ...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh xuất nhập khẩu thương mại vận ...Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh xuất nhập khẩu thương mại vận ...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh xuất nhập khẩu thương mại vận ...
 
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty điện cơ
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty điện cơLuận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty điện cơ
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty điện cơ
 
Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ...
Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ...Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ...
Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ...
 
Nâng cao hiệu quả sử vốn tại công ty cổ phần quản lý dự án sena
Nâng cao hiệu quả sử vốn tại công ty cổ phần quản lý dự án senaNâng cao hiệu quả sử vốn tại công ty cổ phần quản lý dự án sena
Nâng cao hiệu quả sử vốn tại công ty cổ phần quản lý dự án sena
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOTĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty vận tải biển, 9đ
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty vận tải biển, 9đĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty vận tải biển, 9đ
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty vận tải biển, 9đ
 
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động Tại Công Ty Thanh Long
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động  Tại Công Ty Thanh LongMột Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động  Tại Công Ty Thanh Long
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động Tại Công Ty Thanh Long
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty dịch vụ
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty dịch vụĐề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty dịch vụ
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty dịch vụ
 
Phát triển kinh doanh bất động sản của công ty cổ phần xây dựng sông Hồng
Phát triển kinh doanh bất động sản của công ty cổ phần xây dựng sông HồngPhát triển kinh doanh bất động sản của công ty cổ phần xây dựng sông Hồng
Phát triển kinh doanh bất động sản của công ty cổ phần xây dựng sông Hồng
 
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemco
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemcoPhân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemco
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemco
 
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty thương mại, HAY
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty thương mại, HAYĐề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty thương mại, HAY
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty thương mại, HAY
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty, HAY!
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty, HAY!Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty, HAY!
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty, HAY!
 
Thực trạng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, HOT
Thực trạng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, HOTThực trạng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, HOT
Thực trạng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, HOT
 

Similar to Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ

Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn ...
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn ...Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn ...
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại công ty cổ phần xây dựng 565
Nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại công ty cổ phần xây dựng 565Nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại công ty cổ phần xây dựng 565
Nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại công ty cổ phần xây dựng 565https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài hiệu quả quản lý vốn công ty cổ phần xây dựng 565, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả quản lý vốn công ty cổ phần xây dựng 565, RẤT HAY, ĐIỂM 8Đề tài  hiệu quả quản lý vốn công ty cổ phần xây dựng 565, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả quản lý vốn công ty cổ phần xây dựng 565, RẤT HAY, ĐIỂM 8Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty thương mại Tân Khánh An, 9đ - Gửi miễn ph...
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty thương mại Tân Khánh An, 9đ - Gửi miễn ph...Quản trị vốn kinh doanh tại công ty thương mại Tân Khánh An, 9đ - Gửi miễn ph...
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty thương mại Tân Khánh An, 9đ - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ (20)

Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn ...
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn ...Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn ...
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn ...
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh HóaĐề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa
 
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...
 
Nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại công ty cổ phần xây dựng 565
Nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại công ty cổ phần xây dựng 565Nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại công ty cổ phần xây dựng 565
Nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại công ty cổ phần xây dựng 565
 
Đề tài hiệu quả quản lý vốn công ty cổ phần xây dựng 565, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả quản lý vốn công ty cổ phần xây dựng 565, RẤT HAY, ĐIỂM 8Đề tài  hiệu quả quản lý vốn công ty cổ phần xây dựng 565, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả quản lý vốn công ty cổ phần xây dựng 565, RẤT HAY, ĐIỂM 8
 
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNamĐề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
 
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng vận tải Kim Long, HAY
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng vận tải Kim Long, HAYQuản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng vận tải Kim Long, HAY
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng vận tải Kim Long, HAY
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lựcĐề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lựcĐề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
 
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đĐề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
 
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty TNHH Phùng Hưng
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty TNHH Phùng HưngLuận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty TNHH Phùng Hưng
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty TNHH Phùng Hưng
 
Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng dịch vụ Tuấn Quỳnh, 9đ
Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng dịch vụ Tuấn Quỳnh, 9đQuản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng dịch vụ Tuấn Quỳnh, 9đ
Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng dịch vụ Tuấn Quỳnh, 9đ
 
Giải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty Nam Á, HAY
Giải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty Nam Á, HAYGiải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty Nam Á, HAY
Giải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty Nam Á, HAY
 
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đBiện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Hungari, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Hungari, 9đĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Hungari, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Hungari, 9đ
 
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty thương mại Tân Khánh An, 9đ - Gửi miễn ph...
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty thương mại Tân Khánh An, 9đ - Gửi miễn ph...Quản trị vốn kinh doanh tại công ty thương mại Tân Khánh An, 9đ - Gửi miễn ph...
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty thương mại Tân Khánh An, 9đ - Gửi miễn ph...
 
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại Công ty xây dựng Đông Anh
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại Công ty xây dựng Đông AnhĐề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại Công ty xây dựng Đông Anh
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại Công ty xây dựng Đông Anh
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh ĐôLuận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
 
Đề tài: Cải thiện tài chính tại công ty Thương mại Vận tải Văn Hoa
Đề tài: Cải thiện tài chính tại công ty Thương mại Vận tải Văn HoaĐề tài: Cải thiện tài chính tại công ty Thương mại Vận tải Văn Hoa
Đề tài: Cải thiện tài chính tại công ty Thương mại Vận tải Văn Hoa
 
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xuất nhập khẩu thủy sản
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xuất nhập khẩu thủy sảnTăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xuất nhập khẩu thủy sản
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xuất nhập khẩu thủy sản
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 

Recently uploaded (19)

Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 

Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ

  • 1. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Thu Lớp:CQ50/11.01i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Thu
  • 2. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Thu Lớp:CQ50/11.01ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN........................................................................................ i MỤC LỤC ................................................................................................. ii DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ........................................................... iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..................................................................... vi GTCL Giá trị còn lại.............................................................................. vi LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................ 1 CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH VÀ QUẢN TRỊ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP .......................... 3 1.1. Vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp................................................. 3 1.1.1. Khái niệm và đặc trưng của vốn kinh doanh ......................................................................3 1.1.2. Thành phần vốn kinh doanh ............................................................................................. 3 1.1.3. Nguồn hình thành vốn kinh doanh .................................................................................... 6 1.2. Quản trị sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.............................................................. 9 1.2.1. Khái niệm và mục tiêu quản trị sử dụng vốn kinh doanh .................................................... 9 1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị sử dụng vốn kinh doanh ....................................... 20 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản trị sử dụng vốn kinh doanh .............................. 28 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẠCH ĐẰNG ................................................ 31 2.1. Quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Bạch Đằng...................................................................................................................................... 31 2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển Công ty cổ phần Bạch Đằng .......................................... 31 2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Bạch Đằng..................................... 37 2.1.3. Tình hình tài chính chủ yếu của công ty.......................................................................... 39 2.2. Thực trạng quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần Bạch Đằng thời gian qua .... 45 2.2.1. Tình hình vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh của công ty ...................................... 45 2.2.2 Thực trạng quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần Bạch Đằng....................... 55 2.2.3. Đánh giá chung về tình hình quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần Bạch Đằng............................................................................... 83
  • 3. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Thu Lớp:CQ50/11.01iii CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẠCH ĐẰNG ..................................................................................................... 86 3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới ........ 86 3.1.1. Bối cảnh kinh tế- xã hội................................................................... 86 3.1.2. Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty.................................. 88 3.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị sử dụng vốn kinh doanh ở Công ty cổ phần Bạch Đằng................................................................... 89 3.2.1. Điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn theo xu hướng giảm thấp hệ số nợ....... 90 3.2.2. Lập kế hoạch tài chính cho Công ty, trong đó chú trọng đến công tác dự báo nhu cầu VLĐ cần thiết........................................................................ 90 3.2.3. Tăng cường quản lý vốn bằng tiền và cải thiện khả năng thanh toán của Công ty............... 92 3.2.4. Tổ chức tốt công tác thanh toán tiền bán hàng và thu hồi công nợ ..................................... 93 3.2.5. Quản trị chi phí ............................................................................... 94 3.2.6. Tăng cường quản lí hàng tồn kho để tránh gây ứ đọng vốn............................................... 95 3.2.7. Đẩy mạnh quản trị các khoản phải trả............................................... 96 3.2.8. Tăng cường đầu tư đổi mới TSCĐ ................................................... 97 3.2.9. Một số giải pháp khác...................................................................... 98 3.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp........................................................ 99 3.3.1. Về phía nhà nước ............................................................................ 99 3.3.2. Về phía doanh nghiệp .....................................................................100 KẾT LUẬN.............................................................................................101 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................102 PHỤ LỤC ...............................................................................................103
  • 4. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Thu Lớp:CQ50/11.01iv DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức ............................................................... 34 Bảng 1.1: Cơ cấu phân bổ cán bộ, nhân viên quản lý kĩ thuật của công ty.... 36 Bảng 2.2: Tình hình biến động, cơ cấu tài sản và nguồn vốn....................... 41 Bảng 2.3: Tình hình biến động doanh thu, chi phí, lợi nhuận ...................... 43 Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu của công ty.............................. 44 Bảng 2.5: Tình hình biến động và cơ cấu vốn kinh doanh tại công ty cổ phần Bạch Đằng năm 2013- 2015...................................................................... 46 Bảng 2.6: Tình hình biến động và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của công ty 2013- 2015............................................................................................... 52 Bảng 2.7: Nguồn vốn lưu động thường xuyên của công ty Bạch Đằng ........ 53 Bảng 2.8: Bảng cơ cấu và sự biến động của vốn lưu động ở công ty cổ phần Bạch Đằng năm 2013- 2015...................................................................... 57 Bảng 2.9: Cơ cấu và sự biến động vốn bằng tiền của công ty...................... 59 Bảng 2.10: Bảng khả năng thanh toán của công ty Bạch Đằng.................... 61 Bảng 2.11 : Hệ số khả năng thanh toán trung bình ngành xây dựng............. 62 Bảng 2.12: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả quản trị nợ phải thu 2013- 2015 66 Bảng 2.13: So sánh khoản vốn chiếm dụng và khoản vốn bị chiếm dụng của công ty 2013- 2015................................................................................... 67 Bảng 2.14:Cơ cấu vàsựbiến độngcác khoản mục hàng tồn kho củacông ty... 68 Bảng 2.15: Hiệu suất sử dụng vốn tồn kho................................................. 69 Bảng 2.16: Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty năm 2013-2015....................................................................... 70 Bảng 2.17: Bảngcơ cấu vàsựbiến động vốncố định của công ty Bạch Đằng... 73 Bảng 2.18: Các lọai tài sản cố định của công ty.......................................... 74 Bảng 2.19: Tình hình biến động TSCĐ của công ty năm 2013- 2015 .......... 74 Bảng 2.20: Bảng tình hình khấu hao tài sản cố định của công ty ................. 76
  • 5. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Thu Lớp:CQ50/11.01v Bảng 2.21:Các chỉ tiêu đánh giá tình hìnhquản lý, sửdụngTSCĐ và VCĐ ..... 78 Bảng2.22:Các chỉ tiêuphản ánh hiệusuất và hiệuquảsửdụng vốn kinhdoanh ... 80 Bảng 2.23: Các chỉ tiêu trung bình ngành xây dựng năm 2014; 2015 .......... 81 Biểu đồ 2.1: Mô hình tài trợ vốn kinh doanh của công ty............................ 54 Biểu đồ 2.2: Các khoản phải thu của công ty 2013- 2015............................ 64 Biểu đồ 2.3: Sự biến động của ROS, ROA, ROE........................................ 80
  • 6. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Thu Lớp:CQ50/11.01vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DTT Doanh thu thuần HTK Hàng tồn kho GTCL Giá trị còn lại LNST Lợi nhuận sau thuế LNTT Lợi nhuận trước thuế NVDH Nguồn vốn dài hạn NVLĐTX Nguồn vốn lưu động thường xuyên NVNH Nguồn vốn ngắn hạn NWC Nguồn vốn lưu động thường xuyên ROA Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh ROE Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu TSCĐ Tài sản cố định TSDH Tài sản dài hạn TSLĐ Tài sản lưu động TSNH Tài sản ngắn hạn VCĐ Vốn cố định VCSH Vốn chủ sở hữu VLĐ Vốn lưu động
  • 7. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Thu Lớp:CQ50/11.011 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Doanh nghiệp là một tế bào của nền kinh tế, là nơi kết hợp các yếu tố của quá trình sản xuất để tạo ra của cải cho xã hội. Tuy nhiên, trước tình hình thị trường nhiều cạnh tranh, để có thể tồn tại và phát triển được thì mỗi doanh nghiệp cần phải có chiến lược kinh doanh đúng đắn, đòi hỏi phải giải quyết các vấn đề đặt ra là kinh doanh phải có lãi, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, đáp ứng được khả năng thanh toán, tạo điều kiện sản xuất kinh doanh mở rộng, tăng cường khả năng cạnh tranh. Hoạt động trong môi trường đầy canh tranh này, nhiều doanh nghiệp đã thích ứng kịp thời, chủ động trong việc sản xuất, kinh doanh, nâng cao vị thế của mình.Tuy nhiên, cũng không ít doanh nghiệp đã gặp không ít khó khăn, từ việc huy động vốn, sử dụng vốn kinh doanh. Điều này dẫn đến làm ăn thua lỗ, doanh thu không bù đắp được chi phí. Theo con số thống kê của Bộ Tài chính, năm 2015 cả nước có gần 81.000 doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động, số lượng các doanh nghiệp này tăng mạnh so với năm 2014. Và nguyên nhân cội nguồn cho việc này chính là doanh nghiệp chưa phát huy hết được khả năng của đồng vốn, quản lý và sử dụng kém hiệu quả . Xuất phát từ tầm quan trọng, ý nghĩa thực tiễn của vấn đề tăng cường quản trị vốn kinh doanh và qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Bạch Đằng, được sự hướng dẫn của thầy giáo Vũ Văn Ninh và các cán bộ phòng tài chính – kế toán của công ty, em đã lựa chọn nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài “Giải pháp nhằm tăng cường quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng” 2. Mục đích nghiên cứu Làm rõ về mặt lý luận về vốn kinh doanh và quản trị sử dụng vốn của doanh nghiệp. Vận dụng lý luận nghiên cứu thực trạng quản trị sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Bạch Đằng.
  • 8. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Thu Lớp:CQ50/11.012 Trên cơ sở đó kiến nghị một số giải pháp nhằm tăng cường quản trị sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: tình hình quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng. Phạm vi nghiên cứu: luận văn nghiên cứu tình hình quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng năm 2013, 2014, 2015. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, trong đó chủ yếu là phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp và dự báo. 5. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, bố cục luận văn gồm 3 chương: Chương 1 : Những vấn đề lý luận chung về vốn kinh doanh và quản trị sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Chương 2 : Thực trạng quản trị sử dụng vốn kinh doanh ở Công ty Cổ phần Bạch Đằng thời gian qua. Chương 3: Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị sủ dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng. Do trình độ kiến thức còn hạn chế nên trong bài viết của em khó tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy giáo để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
  • 9. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Thu Lớp:CQ50/11.013 CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH VÀ QUẢN TRỊ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm và đặc trưng của vốn kinh doanh Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp đều phải có các yếu tố cơ bản là tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, để có được các yếu tố đó các doanh nghiệp phải bỏ ra một số vốn tiền tệ nhất định, phù hợp với quy mô và điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp. Số vốn tiền tệ ứng trước để đầu tư mua sắm hình thành tài sản cần thiết cho hoạt động sản xuát kinh doanh của doanh nghiệp được gọi là vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy, có thể nói vốn kinh doanh của doanh nghệp là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành các tài sản cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nói cách khác đó là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị các tài sản mà doanh nghiệp đã đầu tư và sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận. Đặc trưng của vốn kinh doanh Thứ nhất: Vốn được biểu hiện bằng một lượng tài sản có thực. Thứ hai: Vốn phải được tích tụ, tập trung thành một lượng nhất định, đủ sức đầu tư vào một phương án kinh doanh. Thứ ba: Trong nền kinh tế thị trường, vốn phải vận động sinh lời. Thứ tư: Vốn có giá trị về mặt thời gian và gắn liền với chủ sở hữu. Thứ năm: Vốn được coi như loại hàng hóa đặc biệt. 1.1.2. Thành phần vốn kinh doanh 1.1.2.1. Căn cứ vào kết quả của hoạt động đầu tư Với tiêu thức phân loại này, vốn kinh doanh được chia làm 3 loại, đó là:
  • 10. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Thu Lớp:CQ50/11.014 - Vốn kinh doanh đầu tư vào tài sản lưu động: là số vốn đầu tư để hình thành các TSLĐ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm vốn bằng tiền, vốn vật tư hàng hóa, các khoản phải thu, các loại TSLĐ khác. - Vốn kinh doanh đầu tư vào TSCĐ: là số vốn đầu tư để hình thành các tài sản cố định hữu hình và vô hình, như nhà xưởng, máy móc thiết bị, các khoản chi phí mua bằng phát minh, sáng chế… - Vốn kinh doanh đầu tư vào tài sản tài chính: là số vốn doanh nghiệp đầu tư vào các TSTC như cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp… Mỗi loại tài sản đầu tư của doanh nghiệp có thời hạn sử dụng và đặc điểm thanh khoản khác nhau. Điều này ảnh hưởng lớn đến thời gian luân chuyển của vốn kinh doanh cũng như mức độ rủi ro trong sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế cách phân loại này giúp doanh nghiệp có thể lựa chọn được cơ cấu đầu tư tài sản hợp lý, hiệu quả. 1.1.2.2. Căn cứ theo đặc điểm luân chuyển của vốn  Vốn cố định Khái niệm: Vốn cố định là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành nên các tài sản cố định dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nói cách khác, vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của các tài sản cố định trong doanh nghiệp. Theo quy định hiện hành ở nước ta, các tư liệu lao động được coi là tài sản cố định khi thỏa mãn 3 điều kiện: - Có thời gian sử dụng từ một năm trở lên. - Phải có giá trị tối thiểu từ ba mươi triệu đồng trở lên. - Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy. Đặc trưng vốn cố định: - Thứ nhất, vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. VCĐ có đặc điểm này là do TSCĐ được sử dụng lâu dài, sau nhiều năm mới cần thay thế, đổi mới.
  • 11. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Thu Lớp:CQ50/11.015 - Thứ hai, trong quá trình sản xuất kinh doanh vốn cố định được luân chuyển dần từng phần vào giá trị sản phẩm. Phần giá trị luân chuyển này của vốn cố định được phản ánh dưới hình thức chi phí khấu hao tài sản cố định, tương ứng với phần giá trị hao mòn TSCĐ của doanh nghiệp. - Thứ ba, sau nhiều chu kì kinh doanh vốn cố định mới hoàn thành một vòng luân chuyển.  Vốn lưu động: * Khái niệm: Để tiến hành sản xuất kinh doanh, ngoài tài sản cố định doanh nghiệp cần phải có các tài sản lưu động nhưng để có được tài sản lưu động doanh nghiệp phải ứng ra một số vốn tiền tệ nhất định đầu tư vào các tài sản đó. Số vốn này gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp. Vốn lưu động là số vốn tiền tệ ứng trước dùng để mua sắm, hình thành các TSLĐ dùng trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, như nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang… Căn cứ vào phạm vi sử dụng TSLĐ của doanh nghiệp thường được chia thành 2 bộ phận: - TSLĐ sản xuất: bao gồm các loại nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế đang trong quá trình dự trữ sản xuất và các loại sản phẩm dở dang, bán thành phẩm đang trong quá trình sản xuất. - TSLĐ lưu thông: bao gồm các loại tài sản đang trong quá trình lưu thông như thành phẩm trong kho chờ tiêu thụ, các khoản phải thu, vốn bằng tiền. Trong quá trình kinh doanh, TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông luôn vận động, chuyển hoá, thay thế đổi chỗ cho nhau, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra nhịp nhàng, liên tục. * Đặc điểm: Thứ nhất, vốn lưu động trong quá trình chu chuyển luôn thay đổi hình thái biểu hiện từ hình thái ban đầu là tiền được chuyển hóa sang hình thái vật tư dự
  • 12. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Thu Lớp:CQ50/11.016 trữ, sản phẩm dở dang, thành phần hàng hóa và kết thúc quá trình tiêu thụ trở về hình thái ban đầu là tiền. Thứ hai, vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được hoàn lại toàn bộ sau mỗi chu kỳ kinh doanh. Thứ ba, vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinh doanh. Từ những đặc điểm của vốn lưu động đã được xem xét ở trên đòi hỏi việc quản lý và tổ chức sử dụng vốn lưu động cần được chú trọng giải quyết một số vấn đề sau: + Xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, cần thiết tối thiểu cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN để đảm bảo đủ vốn lưu động cho quá trình sản xuất. + Tổ chức khai thác nguồn vốn tài trợ vốn lưu động, đảm bảo đầy đủ kịp thời vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. 1.1.3. Nguồn hình thành vốn kinh doanh 1.1.3.1. Dựa vào quan hệ sở hữu vốn Dựa vào tiêu thức này có thể chia nguồn vốn của doanh nghiệp thành hai loại: Vốn chủ sở hữu và Nợ phải trả. Tài sản Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu  Vốn chủ sở hữu: Là phần vốn thuộc quyền sở hữu vủa chủ doanh nghiệp, bao gồm số vốn chủ sở hữu bỏ ra và phần bổ sung từ kết quả kinh doanh. Vốn chủ sở hữu tại một thời điểm có thể xác định bằng công thức sau: Vốn chủ sở hữu = Giá trị tổng tài sản – Nợ phải trả Đặc điểm của nguồn vốn này là không có thời gian đáo hạn, có độ an toàn cao, lợi nhuận chi trả không ổn định phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh
  • 13. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Thu Lớp:CQ50/11.017 và chính sách phân phối lợi nhuận, chủ sở hữu được quyền tham gia vào hoạch định chính sách của doanh nghiệp. Nguồn vốn chủ sở hữu trong nguồn VKD của doanh nghiệp được hình thành từ những nguồn sau: nguồn vốn đóng góp ban đầu của nhà đầu tư, nguồn vốn đóng góp bổ sung từ kết quả kinh doanh, nguồn vốn đóng góp từ phát hành cổ phiếu, nguồn vốn chủ sở hữu khác.  Nợ phải trả: Là thể hiện bằng tiền những nghĩa vụ mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải thanh toán cho các tác nhân kinh tế khác như: nợ vay, các khoản phải trả cho người bán, cho Nhà nước, cho người lao động trong doanh nghiệp,… Căn cứ vào thời gian sử dụng có thể chia nợ phải trả thành 2 loại: - Nợ ngắn hạn: là các khoản nợ có thời gian đáo hạn dài nhất là một năm. Bao gồm các khoản: vay và chiếm dụng của người bán trong ngắn hạn, các khoản người mua trả tiền trước, các khoản phải trả công nhân viên, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước. Nợ ngắn hạn là nguồn vốn ảnh hưởng đến khả năng thanh toán trong ngắn hạn của doanh nghiệp. - Nợ dài hạn: là các khoản nợ có thời gian đáo hạn trên một năm. Nợ dài hạn gồm: vay dài hạn và các khoản phải trả người bán trong dài hạn. Đây là cách phân chia rất cơ bản trong nền kinh tế thị trường, dựa vào cách phân loại này giúp DN đánh giá được khả năng tự chủ hay phụ thuộc về tài chính, từ đó điều chỉnh cơ cấu nguồn tài trợ hợp lý, tối ưu để tăng cường hiệu quả sử dụng vốn, đảm bảo tình hình tài chính lành mạnh, tối thiểu hoá rủi ro.
  • 14. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Thu Lớp:CQ50/11.018 1.1.3.2. Theo thời gian huy động và sử dụng Cách phân loại này chia nguồn vốn kinh doanh thành hai loại: nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời. Tài sản lưu động Nợ ngắn han Tài sản cố định Nợ dài hạn Vốn chủ sở hữu - Nguồn vốn tạm thời: là nguồn vốn mang tính chất ngắn hạn (dưới một năm). Bao gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng, vốn chiếm dụng và các khoản nợ ngắn hạn khác. Nguồn vốn tạm thời của doanh nghiệp thường được dùng để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động tạm thời, bất thường phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh. - Nguồn vốn thường xuyên: là nguồn vốn có tính chất ổn định, có thể sử dụng trong thời gian dài. Bao gồm: vốn chủ sở hữu, vốn vay trung hạn và dài hạn. Nguồn vốn này được dùng để mua sắm tài sản cố định và một bộ phận tài sản lưu động thường xuyên cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn thường xuyên = Giá trị tổng tài sản – Nợ ngắn hạn Hoặc: Nguồn vốn thường xuyên = VCSH + Nợ dài hạn 1.1.3.3. Theo phạm vi huy động vốn  Nguồn vốn bên trong: Nguồn vốn bên trong là nguồn vốn có thể huy động được vào đầu tư từ chính hoạt động của bản thân doanh nghiệp tạo ra. Nguồn vốn bên trong thể hiện khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp. Nguồn vốn tạm thời Nguồn vốn thường xuyên
  • 15. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Thu Lớp:CQ50/11.019 Nguồn vốn bên trong doanh nghiệp bao gồm lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư. Nguồn vốn này nhiều hay ít phụ thuộc vào kết quả kinh doanh cuardoanh nghiệp, chính sách cổ tức, chiến lược kinh doanh và cơ hội đầu tư của doanh nghiệp. Đây là nguồn tăng thêm tài sản và nguồn vốn của công ty.  Nguồn vốn bên ngoài: Nguồn vốn bên ngoài là nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động từ bên ngoài để đáp ứng được nhu cầu về tiền vốn cho sản xuất kinh doanh của mình. Nguồn vốn bên ngoài của doanh nghiệp bao gồm một số nguồn vốn chủ yếu sau: Vay người thân, vay ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính khác, gọi góp vốn liên doanh, liên kết, tín dụng thương mại của nhà cung cấp,.. 1.2. Quản trị sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp 1.2.1. Khái niệm và mục tiêu quản trị sử dụng vốn kinh doanh Khái niệm: Trong nền kinh tế thị trường mục tiêu cuối cùng và hàng đầu của doanh nghiệp là tối đa hóa giá trị tài sản cho chủ sở hữu hay tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm các biện pháp nhằm khai thác và sử dụng tối đa những nguồn lực bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Chính vì vậy công tác quản trị vốn kinh doanh phải được đặt ra hàng đầu. Quản trị sử dụng vốn kinh doanh là tiến trình hoạch định, tổ chức,và kiểm soát các hoạt động về vốn gồm có vốn cố đinh và vốn lưu động, tác động vào vốn bằng tiền, nợ phải thu, hàng tồn kho và tài sản cố định nhằm đạt được mục tiêu nhất định cho doanh nghiệp trong từng thời kỳ phát triển.  Mục tiêu: - Để đạt được mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm các biện pháp nhằm khai thác và sử dụng triệt để những nguồn lực bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Chính vì vậy công tác quản trị sử dụng vốn kinh doanh phải được đặt ra hàng đầu.
  • 16. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Thu Lớp:CQ50/11.0110 - Quá trình quản trị sử dụng vốn kinh doanh nhằm giúp doanh nghiệp xác định được nhu cầu vốn cần bỏ ra để thực hiện một dự án kinh doanh nào đó, cơ cấu vốn tối ưu, giúp doanh nghiệp chủ động trong huy động vốn, tránh gây lãng phí hay thiếu hụt vốn, góp phần giảm thiểu chi phí sử dụng vốn. - Việc quản trị sử dụng VKD còn cung cấp các công cụ đắc lực giúp nhà quản trị đánh giá, theo dõi quá trình sử dụng vốn của công ty có đi đúng mục đích lộ trình không. Đồng thời DN cũng có thể tiên lượng được nhu cầu vốn phát sinh để kịp thời bổ sung, đảm bảo hoạt động kinh doanh được diễn ra liên tục, nhịp nhàng. 1.2.2.1. Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp Vốn lưu động là một bộ phận quan trọng của vốn kinh doanh, do đó muốn quản trị tốt vốn kinh doanh thì cũng cần phải quản trị vốn lưu động sao cho hiệu quả. Nội dung quản trị VLĐ bao gồm: xác định nhu cầu vốn lưu động, quản trị tồn kho dựu trữ, quản trị vốn bằng tiền, quản trị các khoản phải thu. a. Xác định nhu cầu vốn lưu động: Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra thường xuyên và liên tục. Trong quá trình đó luôn đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng vốn lưu động cần thiết để đáp ứng các yêu cầu mua sắm vật tư dự trữ, bù đắp chênh lệch các khoản phải thu, phải trả giữa doanh nghiệp với khách hàng, đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành bình thường, liên tục. Đó chính là nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, cần thiết của doanh nghiệp. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết là số vốn lưu động tối thiểu cần thiết phải có để đảm bảo cho hoạt đống sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành bình thường, liên tục. Dưới mức này sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ khó khăn, thậm chí bị đình trệ gián đoạn. Nhưng nếu trên mức cần thiết lại gây nên tình trạng vốn ứ đọng, sử dụng vốn lãng phí kém hiệu quả.
  • 17. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Thu Lớp:CQ50/11.0111 Chính vì vậy trong quản trị vốn lưu động các doanh nghiệp cần chú trọng xác định đúng đắn nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, cần thiết, phù hợp với quy mô và điều kiện kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp. Với quan niệm nhu cầu vốn lưu động là số vốn tối thiểu, thường xuyên cần thiết nên nhu cầu vốn lưu động được xác định theo công thức: Nhu cầu VLĐ = Vốn HTK + Nợ phải thu KH– Nợ phải trả nhà cung cấp Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của nhiểu nhân tố như: Qui mô kinh doanh của doanh nghiệp; đặc điểm tính chất của ngành nghề kinh doanh (chu kỳ sản xuất, tính chất thời vụ); sự biến động của giá cả vật tư, hàng hóa trên thị trường… Việc xác định đúng đắn các nhân tố ảnh hưởng sẽ giúp doanh nghiệp xác định đúng nhu cầu VLĐ và có biện pháp quản lý, sử dụng VLĐ một cách tiết kiệm, có hiệu quả. Để xác dịnh nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp có thể sử dụng 2 phương pháp trực tiếp và gián tiếp.  Phương pháp trực tiếp: Nội dung phương pháp này là xác định trực tiếp nhu cầu vốn cho hàng tồn kho, các khoản phải thu, khoản phải trả nhà cung cấp rồi tập hợp lại thành tổng nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp. - Xác định nhu cầu vốn tồn kho bao gồm trong ba khâu: vốn trong khâu dự trữ sản xuất (Nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu,…), sản xuất (các sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, chi phí trả trước,…), lưu thông (thành phẩm, phải thu, phải trả). - Xác định nhu cầu vốn thành phẩm: là số vốn tối thiểu dùng để hình thành lượng dự trữ thành phẩm tồn kho, chờ tiêu thụ. - Xác định nhu cầu vốn nợ phảithu: Nợ phải thu là khoản vốn bị khách hàng chiếm dụng hoặc do doanh nghiệp chủ động bán chịu hàng hóa cho khách hàng - Xác định nhu cầu vốn phải trả nhà cung cấp: Nợ phải trả là khoản vốn của doanh nghiệp mua chịu hàng hóa hay chiếm dụng của khách hàng.
  • 18. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Thu Lớp:CQ50/11.0112  Tổng nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp được xác định như sau: Vvlđ = (VHTK + Vsx + Vtp) + (Vpt − Vptr) Phươngpháp trực tiếp có ưu điểm là: phản ánh rõ nhu cầu vốn lưu động cho từngloại vật tư, hànghóa, và trong từng khâu kinh doanh do vậy tương đối sát với nhu cầu vốn của doanh nghiệp. Tuynhiên phươngpháp này tính toán phức tạp, mất nhiều thời gian trong xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp.  Phương pháp gián tiếp: Phương pháp này dựa vào phân tích tình hình thực tế sử dụng VLĐ của doanh nghiệp năm báo cáo, sự thay đổi về quy mô kinh doanh và tốc độ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch, hoặc sự biến động nhu cầu VLĐ theo doanh thu thực hiện năm báo cáo để xác định nhu cầu vốn lưu động năm kế hoạch. Các phương pháp gián tiếp cụ thể như sau: + Phương pháp điều chỉnh theo tỷ lệ phần trăm nhu cầu VLĐ so với năm báo cáo: Thực chất phươnp pháp này là dựa vào thực tế nhu cầu VLĐ năm báo cáo và điều chỉnh nhu cầu theo qui mô kinh doanh và tốc độ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch. + Phương pháp dựa vào tổng mức luân chuyển vốn và tốc độ luân chuyển vốn năm kế hoạch: Theo phương pháp này, nhu cầu VLĐ được xác định căn cứ vào tổng mức luân chuyển VLĐ và tốc độ luân chuyển VLĐ dự tính của năm kế hoạch. + Phương pháp tỷ lệ phần trăm trên doanh thu: Nội dung phương pháp này dựa vào sự biến động theo tỷ lệ trên doanh thu của các yếu tố cấu thành VLĐ của doanh nghiệp năm báo cáo để xác định nhu cầu VLĐ theo doanh thu năm kế hoạch. Phương pháp này được tiến hành qua 4 bước sau đây: Bước 1: Tính số dư bình quân các khoản mục trong BCĐKT kỳ thực hiện. Bước 2: Lựa chọn các khoản mục TSNH và nguồn vốn chiếm dụng trong bảng CĐKT chịu sự tác động trực tiếp và có mối quan hệ chặt chẽ với doanh thu và tính tỷ lệ % của các khoản mục đó so với doanh thu thực hiện trong kỳ.
  • 19. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Thu Lớp:CQ50/11.0113 Bước 3: Sử dụng tỷ lệ % của các khoản mục trên doanh thu để ước tính nhu cầu VLĐ tăng thêm cho năm kế hoạch trên cơ sở doanh thu dự kiến năm kế hoạch. Nhu cầu VLĐ tăng thêm = DT tăng thêm × Tỷ lệ % nhu cầu VLĐ so với DT Doanh thu tăng thêm = Doanh thu kỳ kế hoạch – Doanh thu kỳ báo cáo Tỷ lệ % nhu cầu VLĐ so với doanh thu = Tỷ lệ % các khoản mục TSLĐ so với doanh thu - Tỷ lệ % nguồn vốn chiếm dụng so với doanh thu Bước 4: Dự báo nguồn tài trợ cho nhu cầu VLĐ tăng thêm của công ty và thực hiện điều chỉnh kế hoạch tài chính nhằm đạt được mục tiêu của công ty. b. Phân bổ VLĐ Vốn lưu động được phân bổ vào các TSLĐ thường xuyên cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm bốn bộ phận: Tiền và tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho, TSNH khác. c. Quản trị vốn tồn kho Tồn kho dự trữ là những tài sản mà DN dữ trự để đưa vào sản xuất hoặc sử dụng vào mục đích kinh doanh. Căn cứ vào vai trò của chúng, tồn kho dự trữ của doanh nghiệp được chia thành ba loại: Tồn kho nguyên vật liệu, tồn kho sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, tồn kho thành phẩm. Mỗi loại tồn kho dự trữ trên có vai trò khác nhau trong quá trình sản xuất, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh của DN được tiến hành liên tục và ổn định. Việc dự trữ hàng tồn kho đòi hỏi phải ứng trước một lượng tiền mặt nhất định gọi là vốn tồn kho dự trữ. Việc quản lý tồn kho dự trữ rất quan trọng, không phải vì nó chiếm tỷ trọng lỡn trong tổng số VLĐ mà quan trọng hơn là giúp các doanh nghiệp tránh được tình trạng vật tư hàng hóa ứ đọng, chậm luân chuyển, đảm bảo quá trình xản suất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bình thường, góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Các biện pháp chủ yếu quản lý vốn dự trữ hàng tồn kho.
  • 20. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Thu Lớp:CQ50/11.0114 + Xác định đúng đắn lượng vật tư cần mua trong kỳ và lượng tồn kho dữ trữ hợp lý. + Xác định và lựa chọn nguồn cung ứng và người cung ứng thích hợp. + Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường về giá cả của vật tư, thành phẩm, hàng hóa để trách tình trạng mất mát, hao hụt quá mức. + Thường xuyên kiểm tra, nắm vững tình hình dự trữ, phát hiện kịp thời tình trạng vật tư ứ đọng vật tư, không phù hợp để có biện pháp giải phòng nhanh số vật tư đó, thu hồi vốn. Phương pháp quản lý vốn tồn kho dự trữ + Phương pháp chi phí tối thiểu EOQ (Economic Order Quantity) Là mô hình quản lý hàng tồn kho dự trữ trên cơ sở tối thiểu hóa tổng chi phí tồn kho dự trữ. Chi phí tồn kho dự trữ thường được chia thành 2 loại là chi phí lưu giữ, bảo quản hàng tồn kho và chi phí thực hiện các hợp đồng cung ứng. Nếu doanh nghiệp dự trữ nhiều vật tư, hàng hóa thì chi phí lưu giữ, bảo quản hàng hóa sẽ tăng lên ngược lại chi phí thực hiện hượp đồng cung ứng sẽ giảm đi tương đối do giảm được số lần cung ứng. Vì thế trong quản lý hàng tồn kho cần phải xem xét đánh đổi giữa lợi ích và chi phí của việc duy trì lượng hàng tồn kho cao hay thấp, thực hiện tối thiểu hóa tổng chi phí hàng tồn kho dự trữ bằng việc xác định mức đặt hàng kinh tế, hiệu quả nhất. Dựa trên cơ sở xem xét mối quan hệ giữa chi phí lưu giữ, bảo quản HTK và chi phí thực hiện các hợp đồng cung ứng người ta có thể xác định mức đặt hàng kinh tế như sau: QE = √ 2 x c2 x Qn c1 Trong đó: c1: Chi phí lưu giữ, bảo quản đơn vị hàng tồn kho c2: Chi phí một lần thực hiện hợp đồng cung ứng Qn: Số vật tư hàng hóa cần cung ứng trong năm QE: Mức đặt hàng kinh tế
  • 21. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Thu Lớp:CQ50/11.0115 Số lần cung ứng trong năm: Lc = 𝐐 𝐧 𝐐 𝐄 Số ngày cung ứng cách nhau giữa hai lần cung ứng: Nc = 𝟑𝟔𝟎 𝐋 𝐜 = 𝟑𝟔𝟎𝐱𝐐 𝐄 𝐐 𝐧 Mức tồn kho trung bình: 𝐐̅ = 𝐐 𝐄 𝟐 Mức tồn kho trung bình có dự trữ bảo hiểm: 𝐐̅ = 𝐐 𝐄 𝟐 + 𝐐 𝐛𝐡 Thời điểm tái đặt hàng: 𝐐đ𝐡 = n x 𝐐 𝐧 𝟑𝟔𝟎 . Trong đó: n là số ngày chờ đặt hàng d. Quản trị vốn bằng tiền Vốn bằng tiền (gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển) là một bộ phận cấu thành nên tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Đây là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất và quyết định đến khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp, do vậy, cũng dễ bị thất thoát, gian lận, lợi dụng. Bên cạnh đó, vốn bằng tiền không tự sinh ra, nó chỉ sinh lời khi được đầu tư đúng cách. Do vậy, cần nâng cao công tác quản trị vốn bằng tiền. Quản trị vốn bằng tiền có yêu cầu cơ bản đó là vừa phải đảm bảo an toàn tuyệt đối vừa đem lại khả năng sinh lời cao nhưng cũng phải đồng thời đáp ứng được nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt của doanh nghiệp. Như vậy khi có tiền mặt nhàn rỗi, doanh nghiệp có thể đầu tư vào chứng khoán ngắn hạn, cho vay hay gửi vào ngân hàng để thu lợi nhuận. Ngược lại khi cần tiền mặt, doanh nghiệp có thể rút tiền gửi ngân hàng, bán chứng khoán hoặc đi vay ngắn hạn ngân hàng để có tiền mặt sử dụng. Quản trị vốn bằng tiền bao gồm một số nội dung sau: + Xác định đúng đắn mức dự trữ tiền mặt hợp lí, tối thiểu để đáp ứng nhu cầu chi tiêu bằng tiền mặt của doanh nghiệp trong kì. + Quản lí chặt chẽ các khoản thu chi tiền mặt để tránh mất mát và lợi dụng + Chủ động lập và thực hiện kế hoạch lưu chuyển tiền tệ hàng năm, có biện pháp phù hợp đảm bảo cân đối thu chi tiền mặt và sử dụng hợp lí hiệu quả nguồn tiền mặt tạm thời nhàn rỗi.
  • 22. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Thu Lớp:CQ50/11.0116 e. Quản trị các khoản phải thu Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu hàng hóa, dịch vụ. Trong kinh doanh hầu hết các doanh nghiệp đều có khoản nợ phải thu tùy quy mô và mức độ. Quản trị khoản phải thu cũng liên quan đến sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro trong bán chịu hàng hóa, dịch vụ. Nếu không bán chịu thì sẽ mất đi cơ hội bán sản phẩm, do đó cũng mất đi cơ hội thu lợi nhuận. Song nếu bán chịu hay bán chịu quá mức sẽ dẫn tới làm tăng chi phí quản trị khoản phải thu, làm tăng nguy cơ nợ phải thu khó đòi hoặc rủi ro không thu hồi được nợ. Do đó, doanh nghiệp cần phải đặc biệt coi trọng các biện pháp quản trị khoản phải thu từ bán chịu hàng hóa, dịch vụ. Nếu khả năng sinh lời lớn hơn rủi ro thì doanh nghiệp có thể mở rộng bán chịu còn nếu khả năng sinh lời nhỏ hơn rủi ro thì doanh nghiệp phải thu hẹp bán chịu hàng hóa, dịch vụ. Để quản trị các khoản phải thu, doanh nghiệp cần chú trọng thực hiện các biện pháp sau: + Xác định chính sách bán chịu hợp lý đối với từng khách hàng + Phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu: Việc đánh giá uy tín tài chính của khách hàng mua chịu thường được thực hiện qua các bước: Thu thập thông tin về khách hàng; đánh giá uy tín của khách hàng theo thông tin thu thập được; lựa chọn quyết định nới lỏng hay thắt chặt bán chịu, thậm chí từ chối bán chịu. + Áp dụng các biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả thu hồi nợ. 1.2.2.2. Quản trị vốn cố định của doanh nghiệp a. Lựa chọn quyết định đầu tư TSCĐ: Tàisản cố định của doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủ yếu có giá trị lớn, có thời gian sử dụng lâu dài trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Theo quy định hiện hành ở nước ta, các tư liệu lao động được coi là TSCĐ phải có giá trị từ 30 triệu đồng và thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên.
  • 23. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Thu Lớp:CQ50/11.0117 Việc đầu tư vào TSCĐ bao gồm các quyết định mua sắm, xây dựng, sửa chữa, nâng cấp…Khi DN quyết định đầu tư vào TSCĐ sẽ tác động đến hoạt động SXKD ở hai khía cạnh là chi phí mà DN sẽ phải bỏ ra trước mắt và lợi nhuận từ việc đầu tư mang lại trong tươnglai. Do vậy, vấn đề đặt ra đối với các DN là khi tiến hành đầu tư TSCĐ là phải tiến hành thẩm định. Việc lựa chọn các quyết định đầu tư TSCĐ phải dựa trên việc so sánh giữa chi tiêu và lợi ích, tính toán một số chỉ tiêu ra quyết định như NPV, IRR… để lựa chọn phương án tối ưu. b. Lựa chọn phương pháp khấu hao. Khấu hao TSCĐ là việc phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải thu hồi của TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ. Về nguyên tắc, việc khấu hao phải đảm bảo phù hợp với mức độ hao mòn của TSCĐ và thu hồi đầy đủ số vốn cố định đầu tư ban đầu vào TSCĐ. Khấu hao TSCĐ trong các doanh nghiệp có thể thực hiện theo nhiều phương pháp khác nhau. Mỗi phương pháp có những ưu, nhược điểm và điều kiện áp dụng riêng. Việc lựa chọn đúng đắn phương pháp khấu hao TSCĐ rất quan trọng trong quá trình quản trị vốn cố định. Thông thường có các phương pháp khấu hao chủ yếu là: phương pháp khấu hao theo đường thẳng, phương pháp khấu hao nhanh và phương pháp khấu hao theo sản lượng.  Phương pháp khấu hao đường thẳng: Đây là phương pháp đơn giản nhất, được sử dụng phổ biến để tính khấu hao trong DN. Công thức xác định như sau: MKH = NG T TKH = M NG Trong đó: MKH : Mức khấu hao hàng năm TKH: Tỷ lệ khấu hao hàng năm NGKH: Nguyên giá TSCĐ phải khấu hao T: Thời gian sử dụng hữu ích TSCĐ
  • 24. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Thu Lớp:CQ50/11.0118 Ưu điểm: Tính toán đơn giản, chi phí khấu hao được phân bổ vào giá thành sản phẩm ổn định nên không gây đột biến về giá thành, cho phép DN dự kiến trước được thời hạn thu hồi đủ vốn đầu tư vào TSCĐ. Nhược điểm: - Không phù hợp với các hoạt động có tính chất thời vụ, không đều đặn giữa các thời kì trong năm. - Do số vốn được thu hồi bình quân nên số vốn thu hồi chậm sẽ chịu ảnh hưởng bất lợi của hao mòn vô hình.  Phương pháp khấu hao nhanh: Gồm phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần và khấu hao theo tổng số năm sử dụng. + Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần: MKH = GCt x TKHđ Trong đó : MKH: Mức khấu hao năm t GCt:: Giá trị còn lại của TSCĐ ở đầu năm t TKHđ: Tỷ lệ khấu hao nhanh của TSCĐ t: Thứ tự năm sử dụng Theo phương pháp này, do ảnh hưởng của các yếu tố kĩ thuật tính toán nên đến hết cuối năm sẽ còn lại một phần giá trị TSCĐ chưa được thu hồi hết.  Phương pháp khấu hao theo tổng số năm sử dụng: MKHt = NGKH x TKHt Trong đó: MKHt: Mức khấu hao TSCĐ năm t NGKH: Nguyên giá TSCĐ phải tính khấu hao TKHt: Tỷ lệ khấu hao năm thứ t cần phải tính khấu hao Ưu điểm của phương pháp khấu hao nhanh: Giúp cho DN nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư, hạn chế ảnh hưởng của hao mòn vô hình, tạo lá chắn thuế. Nhược điểm: - Khấu hao nhanh làm chi phí kinh doanh trong những năm đầu tăng lên, làm giảm lợi nhuận của DN, ảnh hưởng đến các chỉ tiêu tài chính.
  • 25. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Thu Lớp:CQ50/11.0119 - Việc tính khấu hao cũng phức tạp hơn và trong mức độ nhất định làm cho chi phí khấu hao không hoàn toàn phù hợp với mức độ hao mòn TSCĐ.  Phương pháp khấu hao theo sản lượng MKHt = Q SPt x MKHsp Trong đó: MKHt: Mức khấu hao TSCĐ năm t Q SPt: Số lượng sản phẩm sản xuất năm t MKHsp: Mức khấu hao đơn vị sản phẩm Phương pháp này thích hợp với những TSCĐ hoạt động có tính chất thời vụ, liên quan trực tiếp đến việc sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi việc thống kê khối lượng sản phẩm, công việc do TSCĐ thực hiện trong kì phải rõ ràng, đầy đủ. c. Quản lý và sử dụng quỹ khấu hao: Quỹ khấu hao là nguồn vốn được hình thành bằng tiền trích KHTSCĐ. Mục đích của khấu hao là nhằm bù đắp các hao mòn TSCĐ và thu hồi số vốn cố định đã đầu tư ban đầu để tái sản xuất giản đơn hoặc mở rộng TSCĐ. Về mặt kinh tế, khấu hao TSCĐ được coi là một khoản chi phí sản xuất kinh doanh và được tính vào giá thành sản phẩm trong kỳ. Tuy nhiên, khác với các loại chi phí khác, khấu hao là khoản chi phí được phân bổ nhằm thu hồi vốn đầu tư ứng trước để hình thành TSCĐ, vì thế không tạo nên dòng tiền mặt chi ra trong kỳ. Số tiền khấu hao thu hồi được tích lũy lại hình thành nên quỹ khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp. Quỹ khấu hao này được dùng để tái sản xuất giản đơn hoặc mở rộng các TSCĐ của doanh nghiệp khi hết thời hạn sử dụng. Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp có quyền chủ động sử dụng số tiền khấu hao một cách linh hoạt, hiệu quả nhưng phải đảm bảo hoàn trả đúng hạn. d. Xây dựng quy chế quản lý và sử dụng TSCĐ: Bảo toàn TSCĐ về mặt hiện vật không phải chỉ là giữ nguyên hình thái vật chất và đặc tính sử dụng ban đầu của tài sản cố định mà quan trọng hơn là duy trì
  • 26. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Thu Lớp:CQ50/11.0120 thường xuyên năng lực sản xuất ban đầu của nó. Điều đó có nghĩa là trong quá trình sử dụng doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ không làm mất mát tài sản cố định, thực hiện đúng quy chế sử dụng, bảo dưỡng nhằm duy trì và nâng cao năng lực hoạt động của tài sản cố định, không để tài sản cố định bị hư hỏng trước thời hạn quy định.Có thể nêu ra một số biện pháp chủ yếu sau đây: - Phải đánh giá đúng giá trị của tài sản cố định tạo điều kiện phản ánh chính xác tình hình biến động của vốn cố định, quy mô vốn phải bảo toàn. - Lựa chọn phương pháp khấu hao và xác định mức khấu hao thích hợp. - Chú trọng đổi mới trang thiết bị, phương pháp công nghệ sản xuất. - Thực hiện tốt chế độ bảo dưỡng, sửa chữa dự phòng tài sản cố định. - Doanh nghiệp phảichủ độngthực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh để hạn chế tổn thất vốn cố định do các nguyên nhân khách quan. e. Kế hoạch sửa chữa lớn, thanh lý, nhượng bán: Sửa chữa lớn là loại hình sửa chữa mà nếu không thực hiện thì TSCĐ không hoạt động được, mức độ hư hỏng nặng nên kỹ thuật sửa chữa phức tạp, công việc sửa chữa có thể do doanh nghiệp tự thực hiện hoặc phải thuê ngoài, thời gian sửa chữa kéo dài và TSCĐ phải ngừng hoạt động, chi phí sửa chữa phát sinh lớn. Vì vậy, trong trường hợp TSCĐ phải tiến hành sửa chữa lớn, cần lên kế hoạch tính toán kĩ hiệu quả của nó, nếu chi phí sửa chữa TSCĐ mà lớn hơn mua sắm thiết bị mới thì nên thay thế TSCĐ cũ. Doanh nghiệp có thể lựa chọn nhượng bán các tài sản không cần dùng, lạc hậu về kĩ thuật để thu hồi vốn sử dụng cho các hoạt động kinh doanh khác diễn ra hiệu quả hơn. Ngoài ra, khi một loại TSCĐ đã hết hoặc thời gian khấu hao khi không có nhu cầu sử dụng tiếp thì doanh nghiệp cũng thanh lý nó. Giá trị thu hồi thanh lý có thể lớn hơn, nhỏ hơn hay bằng giá trị còn lại của tài sản. 1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị sử dụng vốn kinh doanh Các chỉ tiêu đánh giá cơ cấu nguồn vốn và kết cấu vốn kinh doanh  Hệ số cơ cấu nguồn vốn
  • 27. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Thu Lớp:CQ50/11.0121 Hệ số nợ = Nợ phải trả ∑Nguồn vốn Hệ số này cho biết trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp có bao nhiêu phần là từ đi vay. Tỷ số này mà quá nhỏ, chứng tỏ doanh nghiệp vay ít, cho thấy khả năng tự chủ của doanh nghiệp cao, nhưng mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp thấp. Ngược lại, tỷ số này mà cao cho thấy khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp thấp, chủ yếu đi vay để có vốn kinh doanh. Điều này cũng hàm ý là mức độ rủi ro của doanh nghiệp là cao. Hệ số vốn chủ sở hữu = VCSH ∑ Nguồn vốn. Hệ số vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn cho thấy trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp có bao nhiêu phần từ vốn chủ. Nguồn vốn này không cần được hoàn trả lại, vì vậy hệ số này càng cao, DN càng được đánh giá cao. Về cơ bản hệ số này có mục đích đánh giá như hệ số nợ.  Về kết cấu vốn kinh doanh: Tỷ lệ đầu tư vào TSNH = TSNH ∑TS Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đầu tư vào tài sản ngắn hạn. Tùy từng loại hình kinh doanh của doanh nghiệp mà có chỉ tiêu này cao hay thấp. Thông thường chỉ tiêu này cao đối với các doanh nghiệp kinh doanh thương mại, dịch vụ. Tỷ lệ đầu tư vào TSDH = TSDH ∑TS Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đầu tư vào tài sản dài hạn là bao nhiêu. Thông thường, các doanh nghiệp sản xuất, xây dựng… sẽ có chỉ tiêu này cao. 1.2.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp a. Về tổ chức đảm bảo VLĐ: NWC = Nguồn vốn dài hạn – Tài sản dài hạn Hoặc: NWC = Tài sản ngắn hạn – Nợ phải trả ngắn hạn
  • 28. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Thu Lớp:CQ50/11.0122 Ý nghĩa: để đánh giá cách thức tài trợ VLĐ của doanh nghiệp, để đánh giá mức độ an toàn hay rủi ro tài chính trong hoạt động của doanh nghiệp b. Về kết cấu VLĐ Khái niệm: Kết cấu VLĐ phản ánh thành phần và tỉ lệ giữa các thành phần trong tổng số vốn lưu động của doanh nghiệp. Ở các doanh nghiệp khác nhau thì kết cấu VLĐ cũng khác nhau. Dựa vào hình thái biểu hiện của vốn lưu động mà người ta có các chỉ tiêu: + Chỉ tiêu tiền và các khoản tương đương tiền /VLĐ. + Chỉ tiêu nợ phải thu /VLĐ. + Chỉ tiêu hàng tồn kho /VLĐ. - Về quản trị hàng tồn kho: + Số vòng quay HTK: Phản ánh tốc độ chu chuyển của vốn vật tư hàng hóa trong kỳ, cho biết trong kỳ bình quân một đồng vốn tồn kho quay được bao nhiêu vòng. Số vòng quay HTK= Giá vốn hàng bán Số hàng tồn kho bình quân trong kỳ. + Kỳ luân chuyển HTK: Phản ánh trong kỳ bình quân một đồng HTK tham gia quay một vòng hết bao nhiêu ngày. Kỳ luân chuyển HTK= Số ngày trong kỳ Số vòng quay HTK trong kỳ - Về quản trị khoản phải thu: + Vòng quay các khoản phải thu: Phản ánh tốc độ luân chuyển các khoản phải thu hay thời gian chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền, cho biết trong kỳ bình quân các khoản phải thu của DN quay được bao nhiêu vòng. Vòng quay các khoản phải thu = DTT trong kỳ có thuế Số dư bình quân các khoản phải thu. + Kỳ thu tiền trung bình: Phản ánh độ dài thời gian thu tiền bán hàng của DN kể từ lúc xuất giao hàng cho đến khi thu được tiền bán hàng .
  • 29. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Thu Lớp:CQ50/11.0123 Kỳ thu tiền trung bình= Số dư bình quân các khoản phải thu DT bình quân 1 ngày trong kỳ. - Về quản trị vốn bằng tiền + Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn : Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = Tổng tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn. Hệ số này cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng các tài sản ngắn hạn hiện có. Hệ số này càng lớn thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng tốt. Hệ số thanh toán nhỏ hơn giới hạn cho phép sẽ cảnh báo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp gặp khó khăn, tiềm ẩn việc không trả được nợ đúng hạn. + Khả năng thanh toán nhanh: Hệ số thanh toán nhanh = Tổng tài sản ngắn hạn - HTK Nợ ngắn hạn Nó cho ta biết doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn ngay khi các chủ nợ yêu cầu hay không. Do có tính thanh khoản cao nên trong khi tính toán hệ số này, chỉ tiêu hàng tồn kho bị loại bỏ nhằm đánh giá chính xác hơn khả năng thanh toán của doanh nghiệp. + Khả năng thanh toán tức thời : Hệ số thanh toán tức thời = Tiền + các khoản tương đương tiền Nợ ngắn hạn. Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng tiền và các khoản tương đương tiền. c. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình quản lí và sử dụng VLĐ: - Tốc độ luân chuyển vốn lưu động: Phản ánh mức độ luân chuyển vốn lưu động nhanh hay chậm và thường được phản ánh qua các chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động và kì luân chuyển vốn lưu động. + Số vòng quay VLĐ
  • 30. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Thu Lớp:CQ50/11.0124 Số lần luân chuyển VLĐ = Tổng mức luân chuyển VLĐ Số VLĐ bình quân. Chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay vốn lưu động trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm. + Kì luân chuyển vốn lưu động: Phản ánh số ngày bình quân cần thiết để thực hiện một vòng quay VLĐ. Kỳ luân chuyển VLĐ= Số ngày trong kỳ(360 ngày) Số vòng quay VLĐ - Mức tiết kiệm vốn lưu động: Mức tiết kiệm vốn lưu động phản ánh số vốn lưu động tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển VLĐ. Mức tiết kiệm VLĐ bình quân 1 ngày kỳ KH = Mức luân chuyển vốn VLĐ × Số ngày rút ngắn trong kỳ - Hàm lượng vốn lưu động: Chỉ tiêu này phản ánh để thực hiện một đồng doanh thu thuần cần bao nhiêu đồng vốn lưu động. Hàm lượng VLĐ= VLĐ bình quân trong kỳ. DTT trong kỳ. - Hiệu suất sử dụng vốn lưu động: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động sử dụng trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Số doanh thu được tạo ra trên một đồng vốn lưu động càng lớn thì hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao. Hệ số này được xác định bằng công thức: Hiệu suất sử dụng VLĐ= Doanh thu thuần Vốn lưu động bình quân - Tỷ suất lợi nhuận VLĐ: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động bình quân tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước (sau) thuế ở trong kỳ. Công thức: Tỷ suất lợi nhuận VLĐ= Lợi nhuận trước(sau) thuế Vốn lưu động bình quân.
  • 31. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Thu Lớp:CQ50/11.0125 Chỉ tiêu này là thước đo đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp trong một kỳ hoạt động. Tỷ suất lợi nhuận VLĐ càng cao thì hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao. 1.2.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình quản trị VCĐ  Hiệu suất sử dụng VCĐ: Hiệu suất sử dụng VCĐ = Doanh thu thuần trong kỳ. VCĐ bình quân sử dụng trong kỳ. Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng VCĐ được sử dụng thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần bán hàng trong kỳ.  Hàm lượng VCĐ: Hàm lượng VCĐ = Số VCĐ bình quân trong kỳ. Doanh thu thuần trong kỳ. Chỉ tiêu này phản ánh số VCĐ cần thiết để tạo ra một đồng doanh thu thuần trong kỳ. Hàm lượng VCĐ càng thấp thì hiệu suất sử dụng VCĐ càng cao.  Hệ số hao mòn TSCĐ: Hệ số hao mòn TS = Số tiền khấu hao lũy kế TSCĐ ở thời điểm đánh giá Tổng nguyên giá TSCĐ ở thời điểm đánh giá. Hệ số này phản ánh mức độ hao mòn của TSCĐ trong doanh nghiệp so với thời điểm đầu tư ban đầu. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức độ hao mòn càng cao và ngược lại.  Hiệu suất sử dụng TSCĐ: Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Doanh thu thuần. Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ. Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSCĐ tham gia trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
  • 32. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Thu Lớp:CQ50/11.0126  Tỷ suất lợi nhuận VCĐ: Tỷ suất lợi nhuận VCĐ = Lợi nhuận trước(sau) thuế. VCĐ bình quân trong kỳ. Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VCĐ tham gia trong kỳ có thế tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước (sau) thuế thu nhập doanh nghiệp.  Tỷ suất đầu tư TSCĐ: Tỷ suất đầu tư TSCĐ = Giá trị còn lại của TSCĐ Tổng tài sản × 100% Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đầu tư vào TSCĐ trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp. Tỷ suất này càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp càng chú trọng đầu tư vào TSCĐ. 1.2.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu suất và hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp.  Chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh  Vòng quay toàn bộ vốn kinh doanh: Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ, VKD của doanh nghiệp quay được bao nhiêu vòng. Vòng quay toàn bộ vốn = Doanh thu thuần VKD bình quân.  Kì luân chuyển VKD: cho biết 1 vòng luân chuyển vốn kinh doanh cần bao nhiêu ngày. 360 (Ngày) Kì luân chuyển vốn kinh doanh = Số vòng luân chuyển VKD  Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh  Tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên VKD (hay tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản) Tỷ suất sinhlời kinh tế của tài sản(BEP) = Lợi nhuận trước lãi vay và thuế(EBIT) VKD bình quân.
  • 33. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Thu Lớp:CQ50/11.0127 BEP cho phép đánh giá khả năng sinh lời của một đồng VKD không tính đến ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp và nguồn gốc vốn kinh doanh.  Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh. Tỷ suất LNTT trên VKD(Tsv) = Lợi nhuận trước thuế( EBT) VKD bình quân. Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng VKD bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế.  Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh. Tỷ suất LNST trên VKD (ROA) = LNST VKD bình quân. Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng VKD bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.  Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu Tỷ suất LNST trên VCSH( ROE) = LNST VCSH bình quân. Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho chủ sỡ hữu.  Thu nhập một cổ phần thường EPS Thu nhập một cổ phần thường(EPS) = LNST - lãi trả cổ phiếu ưu đãi Số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành. Đây là phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần thông thường đang được lưu hành trên thị trường. EPS được sử dụng như một chỉ số thể hiện khả năng kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp.  Mối quan hệ giữa các chỉ số tài chính – Mô hình phân tích Dupont Từ việc xem xét mối quan hệ trên có thể xác định tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu theo công thức: LNST VCSH = LNST DTT × DTT ∑ VKD × ∑VKD VCSH
  • 34. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Thu Lớp:CQ50/11.0128 Hay: = Hệ số lãi ròng × Vòng quay toàn bộ vốn × Hệ số tổng vốn trên VCSH Từ công thức trên, cho thấy có 3 yếu tố chủ yếu tác động đến tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu trong kỳ đó là: + Hệ số lãi ròng: phản ánh trình độ quản trị doanh thu và chi phí của doanh nghiệp. + Vòng quay tài sản (vòng quay tổng vốn): phản ánh trình độ khai thác và sử dụng tài sản của doanh nghiệp + Hệ số tổng vốn trên vốn chủ sở hữu: phản ánh trình độ quản trị tổ chức nguồn vốn cho hoạt động của doanh nghiệp. Trên cơ sở nhận diện được các nhân tố sẽ giúp cho nhà quản lý doanh nghiệp xác định và tìm ra biện pháp khai thác các yếu tố tiềm năng để tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản trị sử dụng vốn kinh doanh 1.2.4.1. Nhóm nhân tố khách quan - Cơ chế quản lý và các chính sách vĩ mô của Nhà nước: Các chính sách tài chính của Nhà nước như các chính sách về thuế, chính sách xuất khẩu nhập khẩu, chế độ khấu hao TSCĐ cũng có tác động lớn đến hoạt động của doanh nghiệp. Các chính sách này tạo ra khung pháp lý giúp các doanh nghiệp đầu tư và hoạt động kinh doanh đúng theo pháp luật, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho doanh nghiệp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cũng như khuyến khích doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh tạo ra của cải cho xã hội. - Nhân tố thuộc nền kinh tế: mỗi doanh nghiệp đều hoạt động trong một môi trườngkinh doanh nhất định và đều chịu ảnh hưởngbởi các nhân tố thuộc nền kinh tế chung như: khủng hoảng, lạm phát, cạnh tranh, lãi suất vay... Các nhân tố này luôn tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới thị trường đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp từ đó ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. ROE
  • 35. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Thu Lớp:CQ50/11.0129 - Nhân tố thuộc về khoa học công nghệ: Sự tiến bộ khoa học công nghệ giúp con người không ngừng cải thiện năng suất và hiệu quả làm việc. Nếu doanh nghiệp tiếp cận kịp thời tiếp cận và đổi mới trang thiết bị, công nghệ hiện đại thì sẽ giúp nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm thời gian, chi phí. - Những yếu tố thuộc về tự nhiên: như bão lụt, động đất, hỏa hoạn,... cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình sản xuất kinh doanh. Do đó, doanh nghiệp cần phải trích lập các quỹ dự phòng để khắc phục và hạn chế những hậu quả do thiên tai gây ra. - Đặc thù ngành kinh doanh: Đây là yếu tố có ý nghĩa rất quan trọng trong khi xem xét việc sử dụng và quản lý vốn. Ngành nghề kinh doanh sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu nguồn vốn, vòng quay vốn và tốc độ luân chuyển của vốn, ví dụ những doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây dựng thì cơ cấu vốn kinh doanh nghiêng về VLĐ, tốc độ luân chuyển vốn chậm hơn so với những doanh nghiệp thuộc lĩnh vựa sản xuất, thương mại. Vì vậy mỗi doanh nghiệp hoạt động trong mỗi ngành kinh doanh sẽ có sự khác biệt trong công tác quản trị vốn kinh doanh. 1.2.4.2. Nhóm nhân tố chủ quan. - Quy mô, cơ cấu tổ chức doanh nghiệp: Doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì việc quản trị doanh nghiệp càng phức tạp và ngược lại. Do lượng vốn sử dụng nhiều nên cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp càng chặt chẽ thì hoạt động kinh doanh càng hiệu quả. Do đó, tùy thuộc vào quy mô của từng doanh nghiệp mà áp dụng chính sách quản trị vốn kinh doanh sao cho phù hợp và đạt hiệu quả. - Cơ cấu nguồn vốn: là thành phần và tỷ trọng của các loại vốn trong tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp tại một thời điểm, bao nhiêu phần là vốn vay bao nhiêu phần là vốn chủ. Một cơ cấu vốn hợp lý phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ là tiền đề để nâng cao hiệu quả tổ chức sử dụng vốn của doanh nghiệp.
  • 36. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Thu Lớp:CQ50/11.0130 - Trình độ của công nhân viên: đây là một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định tới hiệu quả sử dụng vốn. Nếu như trình độ của cán bộ công nhân viên cao thì hiệu quả làm việc sẽ tăng lên, góp phần tăng năng suất lao động, tạo ra nhiều lợi nhuận, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và ngược lại. - Việc lựa chọn phương án đầu tư, phương án kinh doanh: những phương án có tỷ suất sinh lời cao luôn tiềm ẩn những rủi ro lớn và ngược lại, do vậy mà các nhà tài chính cần phải cân nhắc để lựa chọn được phương án đầu tư sao cho phát huy được hiệu quả sử dụng vốn, đồng thời có thể giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp. - Kỹ thuật sản xuất: các đặc điểm riêng về kỹ thuật tác động liên tục tới các chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định cũng như năng suất lao động của doanh nghiệp.
  • 37. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Thu Lớp:CQ50/11.0131 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẠCH ĐẰNG 2.1. Quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Bạch Đằng 2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển Công ty cổ phần Bạch Đằng 2.1.1.1. Giới thiệu về công ty  Một vài nét chung về công ty cổ phần Bạch Đằng - Công ty cổ phần Bạch Đằng chính thức được thành lập theo Quyết định số 164/QĐ- BXD ngày 19/12/2002 của Bộ xây dựng; theo giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh Công ty Cổ phần số 01013775622 lần thứ 6 ngày 01/04/2011 (đăng kí lần đầu ngày 16/12/2002) do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp. + Tên công ty: Công ty cổ phần Bạch Đằng + Tên giao dịch tiếng Anh: Bach Dang JSC – Bach Dang Jont Stock Company. + Trụ sở chính của công ty tại: Ngõ 44 Hàm Tử Quan, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam. + Vốn điều lệ: 15.027.720.000 đồng. + Tổng số cổ phần: 1.502.772 cổ phần với mệnh giá 10.000 đồng/ cổ phần + Tên người đại diện: Ông Đỗ Hồng Khanh – Chức vụ: Chủ tịch Hội đồng quản trị. + Website: www.bachdangjsc.com.vn + Email: contact@bachdangjsc.com.vn + Điện thoại: (+84.4) 39321127/ (+84.4) 39320895 + Fax: (+84.4) 3824 1073  Sứ mệnh:  Xây dựng những công trình chất lượng tốt, có giá trị sử dụng cao.  Mang lại sự “thịnh vượng, thành công” cho cổ đông và cán bộ nhân viên của công ty.
  • 38. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Thu Lớp:CQ50/11.0132  Khẳng định thương hiệu thông qua sự hài lòng của đối tác, khách hàng. Uy tín của công ty được tạo dựng thông qua việc thực hiện đúng các cam kết, tiến độ thi công các công trình. 2.1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty cổ phần Bạch Đằng xuất phát điểm là xí nghiệp mộc Bạch Đằng, thuộc bộ kiến trúc của nước ta, được thành lập ngày 28/03/1959, hiện nay là đơn vị thành viên của tổng công ty xây dựng Hà Nội thuộc Bộ Xây dựng. Công ty có bề dày về lịch sử hơn 56 năm, vì thế đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm trong cuộc chiến đấu, bảo vệ và xây dựng đất nước của dân tộc Việt Nam. Trong những năm đầu của giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, các hoạt động chính của công ty là cung cấp gỗ xẻ các loại và khuôn cánh cửa, phục vụ cho xây dựng các công trình: cụm công nghiệp Cao-Xà-Lá, nhà máy cơ khí trung quy mô, nhà máy bóng đèn phích nước Rạng Đông,… góp phần tạo nên những công trình khởi điểm trong ngành công nghiệp sản xuất của cả nước. Trong giai đoạn đầu nhưng năm bảy mươi, đế quốc Mỹ phá hoại đất nước bằng không quân, một mặt để bảo toàn lực lượng, tài sản đơn vị đã di dời phần lớn lên Yên Sơn- Tuyên Quang, rồi lại chuyển vào rừng lim Thọ Xuân- Thanh Hóa để duy trì sản xuất. Trong thời gian này, đơn vị đã tham gia khắc phục, sửa chữa cầu Long Biên, cầu Lai Vu (Hải Dương), đã tham gia lắp đặt, xây dựng trụ sở ngoại giao của chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam tại Quảng Trị năm 1972. Hòa bình về lại trên đát nước, cùng với cả nước, đơn vị đã tham gia phục vụ xây dựng lại: Bệnh viện Bạch Mai, ga Hà Nội,… tham gia thi công các công trình trọng điểm như: Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Cung văn hóa hữu Nghị, Rạp xiếc Trung Ương, Nhà khách chính phủ, hội trường Ba Đình,… Những năm gần đây, công ty đã trực tiếp thi công và tham gia thi công nhiều công trình trọng điểm và tiêu biểu: Trung tâm hội nghị Quốc gia, phòng
  • 39. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Thu Lớp:CQ50/11.0133 họp văn phòng trung ương Đảng, phục chế nhà hát lớn Hà Nội, các nhà máy xi măng Nghi Sơn, Bỉm Sơn, Tam Điệp, Thăng Long, Trung tâm thương mại Lao Bảo, chợ Đông Hà Quảng Trị, một số hạng mục tại nhà máy thủy điện Sơn La, nhà văn hóa trung tâm tình Hà Nam, nhà văn hóa tỉnh Quảng Trị,…  Thành tựu đạt được: Trải qua 56 năm xây dựng và trưởng thành, với những thành tích đạt được, công ty đã được nhà nước trao tặng 5 huân chương các loại trong đó có 01 huân chương kháng chiến và 04 huân chương lao động các hạng nhất, nhì, ba. Ngoài ra công ty còn được tặng, thưởng nhiều cờ, bằng khen của chính phủ và Bộ Xây dựng. Đặc biệt trong thời kì đổi mới đã có 15 công trình công ty thi công được tặng thưởng huy chương vàng chất lượng cao.  Hội đồng quản trị, ban giám đốc Ông: Đỗ Hồng Khanh Chủ tịch HĐQT Bà : Nguyễn Thị Minh Phương Thành viên HĐQT Ông: Nguyễn Minh Tuấn Thành viên HĐQT Ông: Đỗ Ngọc Anh Thành viên HĐQT Ông: Đỗ Thế Khôi Thành viên HĐQT Ông: Đỗ Ngọc Anh Giám đốc Ông: Nguyễn Đức Dũng Phó Giám đốc Ông; Phan Tất Bình Phó Giám đốc Ông: Đỗ Anh Quân Phó Giám đốc 2.1.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty
  • 40. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Thu Lớp:CQ50/11.0134 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức  Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận. - Hội đồng quản trị: là cơ quan quản trị cao nhất của công ty, nắm quyền quản trị và ra quyết định tối cao đối với toàn bộ hoạt động của công ty. Mọi quyết định chiến lược hoạt động của công ty phải bắt nguồn hoặc được phê duyệt bởi HĐQT. Quyền lực và vai trò của HĐQT có ảnh hưởng quan trọng đến các hoạt động của công ty. - Ban giám đốc: Là người đại diện trước pháp luật của Công ty, trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động của Công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Ban giám đốc Phòng tổng hợp Ban quản lý dự án Phòng TC- KT Các ban điều hành dự án XN dịch vụ XN SXVL số 5 CN Quảng Trị CN Thái Nguyên XN XD số 6 CT Long An Đội XD số 1
  • 41. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Thu Lớp:CQ50/11.0135 sáng lập và trước pháp luật về mọi hoạt động của Công ty. Bao gồm 01 giám đốc và 03 phó giám đốc. - Ban kiểm soát: + Thực hiện giám sát HĐQT, giám đốc trong việc quản lý, điều hành công ty, chịu trách nhiệm trước đại hội cổ đông trong thực hiện các nhiệm vụ được giao. + Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, trung thực, cẩn thận trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê, lập báo cáo tài chính. - Phòng tổng hợp: tham mưu cho giám đốc về các mặt: tổ chức, lao động, chăm sóc sức khỏe, thanh tra, quân sự, triển khai hợp động kinh tế và kế hoạch công ty theo điều lệ công ty. - Phòng tài chính kế toán: thực hiện thu thập, xử lý các nghiệp vụ kinh tế và cung cấp thông tin về tình hình tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty nhằm phục vụ công tác quản lý, công tác tín dụng. - Phòng quản lý kĩ thuật- dự án: tham mưu cho lãnh đạo công ty trong các mặt tiếp thị, công tác quản lý kĩ thuật, an toàn lao động, …giúp giám đốc trong tìm hiểu, nghiên cứu, khảo sát thị trường để đè xuất dự án đầu tư phục vụ sản xuất kinh doanh của công ty, điều hành, quản lý các dự án do công ty đầu tư. - Chi nhánh tại Thái Nguyên và chi nhánh tại Quảng Trị: nắm bắt nhu cầu thị trường, báo cáo xin thỉ thị và triển khai công việc để duy trì và phát triển thị trường; triển khai tư vấn thiết kế công trình phía Nam theo chỉ thị củ giám đốc, chính sửa bổ sung hồ sơ thiết kế dự toán, vướng mắc của chủ đầu tư nếu có. - Xí nghiệp sản xuất và xây dựng số 5, xí nghiệp xây dựng số 6: quản lý điều hành sản xuất nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng tại Quảng Trị, chịu trách nhiệm thực thi các công trình phía Nam những dự án mà công ty trúng thầu. Qua những chức năng, nhiệm vụ nêu trên ta có thể thấy rõ toàn bộ mô hình cơ cấu tổ chức mà công ty cổ phần Bạch Đằng đang áp dụng hiện nay là mô hình trực tuyến- chức năng. Các phòng ban được quản lý theo một chiều xuyên suốt
  • 42. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Thu Lớp:CQ50/11.0136 từ trên xuống dưới, đảm bảo được hiệu lực điều hành của lãnh đạo cấp cao, bên cạnh đó mỗi phòng ban thực hiện một chức năng riêng biệt và lãnh đạo các phòng ban có vai trò tham mưu cho HĐQT và ban giám đốc công ty trong quá trình ra quyết định. Tuy nhiên áp dụng theo cơ cấu tổ chức này dễ dẫn đến mâu thuẫn giữa các đơn vị chức năng khi đề ra mục tiêu, chiến lược hay tham mưu cho ban lãnh đạo về một nhiệm vụ nào đó, thiếu sự phối hợp hành động giữa các phòng ban chức năng, chuyên môn hóa cán bộ nhân viên có tầm nhìn hạn hẹp vì chỉ giỏi chuyên môn của mình, không biết hay không quan tâm đến chuyên môn của người khác, phòng ban khác. Trách nhiệm vấn đề thực hiện mục tiêu chung của công ty thường được gán cho lãnh đạo cấp cao. Tình hình nguồn nhân lực Bảng 1.1: Cơ cấu phân bổ cán bộ, nhân viên quản lý kĩ thuật của công ty Cán bộ Tổng số (người) Lao động trên đại học 4 Kỹ sư xây dựng 40 Kiến trúc sư 4 Kỹ sư máy 3 Kỹ sư điện 2 Kỹ sư nước 2 Kỹ sư cầu đường 4 Kỹ sư thủy lợi 2 Họa sỹ thiết kế công nghiệp 4 Cử nhân kế toán 12 Công nhân lành nghề 450 Tổng công nhân thi công/ tổng cán bộ 503/527
  • 43. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Thu Lớp:CQ50/11.0137 Có thể thấy được đa số cán bộ trong công ty đã tốt nghiệp và có chứng chỉ kỹ sư thuộc các ngành có liên quan đến đặc thù hoạt động của công ty như xây dựng, kinh tế, điện máy. Qua tìm hiểu cũng cho thấy cán bộ nhân viên quản lý kĩ thuật của công ty đều là những người có trình độ am hiểu và kinh nghiệm dày dặn có thể đảm đương và thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao phó. 2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Bạch Đằng Ngành nghề kinh doanh. Năng lực hành nghề của công ty theo quyết định số: 1694/QĐ-BXD ngày 19/12/2002 và 1712/QĐ-BXD ngày 27/12/2002 với các chức năng sau: + Thi công san đắp nền móng, xử lý nền đất yếu. + Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, hạ tầng kĩ thuật đô thị, cấp thoát nước, giao thông bưu điện, công trình thủy lợi, thủy đện. + Tư vấn thiết kế công trình, tư vấn đầu tư, thực hiện dự án đầu tư. + Đầu tư xây dựng phát triển nhà và đô thị, kinh doanh bất động sản. + Xuất nhập khẩu gỗ, lâm sản và các sản phẩm tư gỗ, lâm sản, xuất nhập khẩu máy móc thiết bị, trang trí nội thất, ngoại thất, gia công đồ gỗ dân dụng. + Kinh doanh khách sạn, du lịch, dịch vụ thể thao, thuê cho thuê văn phòng, sân bãi. + Kinh doanh dịch vụ ăn uống, giải khát, lắp đặt, xây dựng hệ thống cấp thoat nước, điện, điện lạnh, thông gió, lò sưởi và điều hòa không khí cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp. + Sản xuất, mua bán gạch ốp lát, thiết bị vệ sinh, kính xây dựng và vật liệu, thiết bị khác trong xây dựng. + Khai thác, mua bán chế biến than và các loại nhiên liệu rắn khác. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh. So với các ngành công nghiệp và sản xuất vật chất khác, hoạt động sản xuất kinh doanh trong xây dựng công trình công nghiệp, công trình dân dụng, hạ tầng
  • 44. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Thu Lớp:CQ50/11.0138 kỹ thuật đô thị…cũng chứa nhiều yếu tố và quá trình tương tự đồng thời cũng mang những đặc thù riêng như: + Sản phẩm xây dựng công trình có tính đơn chiếc, sản xuất ra tại nơi tiêu thụ nó. + Sản phẩm của xây dựng công trình cịu ảnh hưởng của điều kiện địa lý tự nhiên, kinh tế xã hội của nơi tiêu thụ. + Thời gian thi công dài, trình độ mỹ thuật và kĩ thuật cao, xây dựng theo đơn đặt hàng. + Thiết bị thi công đa dạng ngoài những thiết bị thông thường còn cần những thiết bị chyên dụng mới thi công được: búa đóng cọc, xe tải trọng lượng lớn, thiết bị nổi đóng cọc, ca nô, xà lan, phao,… đồng thời những thiết bị này không cố định một chỗ mà phải di chuyển nhiều vị trí khác nhau nên khó khăn trong việc quản lý. + Chi phí sản xuất sản phẩm lớn, khác biệt theo từng công trình: giá trị của sản phảm xây dựng thường lớn hơn rất nhiều so với những sản phẩm hàng hóa thông thường. Trong phương thức đấu thầu, người nhận thầu đôi khi phải có một lượng vốn đủ lớn để đưa ra hoạt động trong thời gian chờ đợi vốn chủ đầu tư. Công ty cổ phần Bạch Đằng là một đơn vị xây dựng cơ bản với ngành nghề chính là xây dựng các công trình công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật đô thị trên phạm vi cả nước như nhà ở, cầu, cảng đường bộ, thủy lợi, cấp thoát nước…Do đó đặc điểm sản xuất của công ty cũng mang những đực điểm như trên.  Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm: do sản phảm của công ty được sản xuất theo đơn đặt hàng do đó quá trình sản xuất được tiến hành qua các công đoạn sau: - Bước 1: Chuẩn bị sản xuất bao gồm: dự thầu, lập dự toán công trình, lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch mua sắm NVL, chuẩn bị vốn, các điều kiện khác để thi công công trình và các trang thiết bị chuyên dụng phục vụ việc thi công công trình.
  • 45. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Thu Lớp:CQ50/11.0139 - Bước 2: Khởi công xây dựng: quá trình thi công được tiến hành theo công đoạn, điểm dừng kĩ thuật mỗi lần kết thúc một công đoạn lại tiến hành nghiệm thu. - Bước 3: Hoàn thiện công trình, bàn giao công trình cho chủ đầu tư đưa vào sử dụng. 2.1.3. Tình hình tài chính chủ yếu của công ty 2.1.3.1. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động  Thuận lợi - Công ty cổ phần Bạch Đằng là một trong những công ty con của tổng công ty xây dựng Hà Nội, đã từng tham gia thi công xây dựng các công trình nổi tiếng như: Trung tâm hội nghị Quốc gia, phòng họp văn phòng trung ương Đảng, phục chế nhà hát lớn Hà Nội, các nhà máy xi măng Nghi Sơn, Bỉm Sơn, Tam Điệp, Thăng Long, Trung tâm thương mại Lao Bảo, chợ Đông Hà Quảng Trị, một số hạng mục tại nhà máy thủy điện Sơn La,..đây cũng là thuận lợi để công ty khẳng định được chất lượng của sản phẩm công ty. - Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ, nhiệt huyết với công việc và có trình độ tay nghề cao thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Đội ngũ bao gồm cả các kỹ sư lành nghề lâu năm, các cử nhân kinh tế với trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm, nên công ty đã đạt được hiệu quả trong công tác quản lý doanh nghiệp cũng như trong quá trình hoạt động kinh doanh. - Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, các phòng ban hợp lý có mối quan hệ mật thiết với nhau tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý  Khó khăn - Mặc dù năm 2015 nền kinh tế có khởi sắc, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn với cả ngành xây dựng vì vậy cạnh tranh trên thị trường là rất lớn. - Các máy móc thiết bị của công ty đa phần đều đã cũ, hay hỏng hóc nên gây ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng thi công. - Mặc dù lạm phát năm 2015 đã giảm nhưng giá cả các yếu tố đầu vào vẫn có sự biến động ảnh hưởng đến giá vốn hàng bán và lợi nhuận của công ty.
  • 46. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Thu Lớp:CQ50/11.0140 2.1.3.2. Tình hình tài tài chính chủ yếu của công ty Tình hình biến độngtàisản, nguồn vốn của côngty được thể hiện qua bảng2.2. Thứ nhất, về quy mô, cơ cấu tài sản: Qua bảng số liệu trên ta thấy, tổng tài sản của công ty cuối năm 2015 là 141.278 triệu đồng, tăng 26.594 triệu đồng so với cuối năm 2014, cho thấy công ty đang mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Nguyên nhân tăng chủ yếu là do trong năm 2015 công ty tập trung đầu tư vào tài sản ngắn hạn tăng trong khi giảm đầu tư vào tài sản dài hạn mà tỷ trọng tài sản ngắn hạn cao hơn tỷ trọng tài sản dài hạn. Cơ cấu tài sản có phần nghiêng về tài sản ngắn hạn. Đây là cơ cấu phù hợp đối với công ty thuộc lĩnh vực xây dựng, tuy nhiên tỷ trọng tài sản ngắn chiếm tỷ trọng quá cao, nên cơ cấu này chưa phải là hợp lý nhất. Thứ hai, về quy mô, cơ cấu nguồn vốn: Tính đến cuối năm 2015, tổng nguồn vốn của công ty đã tăng lên 26.594 triệu đồng so với cuối năm 2014. Nguyên nhân tăng là do cả nợ phải trả và vốn chủ sở hữu cùng tăng nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô kinh doanh, trongđó chủ yếu là sự tăng lên của nợ phải trả. Đặc biệt, nợ phải trả tăng hoàn toàn là do nợ ngắn hạn tăng bởi công ty không huy động nợ dài hạn mà 100% là nợ ngắn hạn, điều này góp phần làm giảm chi phí huy động vốn nhưng tăng áp lực trả nợ, đồng thời khôngthích hợp khi công ty có những dự án dài hạn. Tỷ trọngvốn chủ sở hữu giảm so vớicuối năm 2014 cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của công ty đang có sự giảm sút. Tóm lại, qua phân tích sơ bộ tình hình biến động tài sản và nguồn vốn cho thấy quy mô công ty đang được mở rộng, cơ cấu tài sản phù hợp với đặc điểm ngành nghề kinh doanh tuy nhiên chưa thật sự hợp lý. Mặc dù vậy nhưng đây cũng là sự nỗ lực đáng kể của công ty so với những năm trước đặc biệt năm 2013 và 2014 khi quy mô kinh doanh liên tục giảm sút. Về nguồn vốn thì chủ yếu là nợ phải trả ngắn hạn, tỷ trọng nợ phải trả tăng làm cho khả năng tự chủ tài chính giảm so với năm trước. Công ty cần xem xét để phát huy những điểm mạnh và khắc phục điểm yếu để hoạt động kinh doanh được hiệu quả hơn nữa.
  • 47. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Thị Thu Lớp:CQ50/11.0141 Bảng 2.2: Tình hình biến động, cơ cấu tài sản và nguồn vốn Đơn vị tính: triệu đồng (Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2013- 2015)  Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh Qua bảng 2.3 ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty có phần giảm sút, lợi nhuận sau thuế giảm dần qua các năm từ 2013- 2015, đặc biệt là năm 2015. Cụ thể: - Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch năm 2015 tăng so với năm 2014 là 58.783 triệu đồng tương đương 54,24% so với năm 2014. Nguyên nhân là do doanh thu bán hàng năm 2015 tăng, các khoản giảm trừ doanh thu giảm so với năm 2014. Tuy nhiên giá vốn hàng bán năm 2015 tăng so với 2014 là 58,37%. Tốc độ tăng của giá vốn lớn hơn doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ, điều này dẫn đến lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty chỉ tăng 20,62% so với 2014. Như vậy công ty chưa thực hiện tốt công tác quản trị chi phí. - Doanh thu hoạt động tài chính chủ yếu do lãi tiền gửi ngân hàng có được, qua bảng thấy được doanh thu hoạt động tài chính của công ty giảm dần qua các năm, đặc biệt là giảm mạnh năm 2015. Năm 2015 doanh thu hoạt động tài chính giảm 237 triệu đồng tương đương 74,06% so với năm 2014, cho thấy năm 2015 các hoạt động đầu tư tài chính của công ty không đem lại hiệu quả cao. Một phần cũng là do nền kinh tế vẫn còn chưa tăng trưởng ổn định nên lãi suất tiền gửi không cao với lại năm 2015, công ty giảm lượng tiền gửi mà chủ yếu để dành cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong khi đó, chi phí tài chính, chủ yếu là Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tỷ lệ (%) Tổng tài sản (nguồn vốn) 141.278 100 114.684 100 117.768 100 26.594 23,19 Tài sản ngắn hạn 130.948 92,69 99.243 86,54 101.964 86,58 31.705 6,15 31,95 Tài sản dài hạn 10.330 7,31 15.440 13,46 15.803 13,42 -5.110 -6,15 -33,10 Vốn chủ sở hữu 26.187 18,54 25.605 22,33 25.848 21,95 582 -3,79 2,27 Nợ phải trả 115.091 81,46 89.078 77,67 91.919 78,05 26.013 3,79 29,20 31/12/2015 (1) Chỉ tiêu 31/12/2014 (2) 31/12/2013 (3) (1)/ (2) Chênh lệch