SlideShare a Scribd company logo
1 of 72
Học Viện Tài Chính Luận Văn TốtNghiệp
.SV: Vũ Thị Vân Anh Lớp:CQ 47/11.01
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi, các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của
đơn vị thực tập
Tác giả luận văn
Vân Anh
Vũ Thị Vân Anh
Học Viện Tài Chính Luận Văn TốtNghiệp
.SV: Vũ Thị Vân Anh Lớp:CQ 47/11.01
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................ i
MỤC LỤC.................................................................................................. ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... v
DANH MỤC BẢNG.................................................................................. vi
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................vii
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................. 1
ChươngI: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH
VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TRONG DOANHNGHIỆP
.................................................................................................................. 3
1.1.Vốn kinh doanh và nguồn hình thành vốn kinh doanh................................ 3
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của vốn kinh doanh ................................. 3
1.1.2. Phân loại vốn kinh doanh................................................................... 4
1.1.2.1. Vốn cố định.................................................................................... 4
1.1.2.2. Vốn lưu động ................................................................................. 4
1.1.3. Nguồn hình thành vốn kinh doanh...................................................... 5
1.1.3.1. Dựa theo quan hệ sở hữu vốn.......................................................... 5
1.1.3.2. Dựa vào thời gian huy động và sử dụng nguồn vốn.......................... 6
1.1.3.3. Dựa vào phạm vi huy động vốn....................................................... 6
1.2. Hiệu quả sửdụngvốn kinh doanhvà việc nâng cao hiệu quả sửdụngvốn
kinh doanh.................................................................................................. 7
1.2.1. Quan điểm về hiệu quả sửdụng vốn kinh doanh trongdoanh nghiệp....... 7
1.2.2. Sựcần thiết phải nâng cao hiệu quả sửdụng vốn kinh doanh.................. 7
1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sửdụng vốn kinh doanh............................. 8
1.3.1. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quảsử dụng vốn kinh doanh................. 8
1.3.2. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quảsử dụng vốn cố định...................... 9
1.3.3. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quảsử dụng vốn lưu động.................. 10
1.4. Nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quảsửdụng vốn kinh doanh........................ 11
1.4.1. Nhân tố khách quan.......................................................................... 11
Học Viện Tài Chính Luận Văn TốtNghiệp
.SV: Vũ Thị Vân Anh Lớp:CQ 47/11.01
iii
1.4.2. Nhân tố chủ quan.............................................................................. 12
1.5. Mộtsố biện pháp chủ yếu nângcao hiệu quảsửdụng vốn kinh doanh...... 12
ChươngII: THỰC TRẠNG VỐNKINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN KINH DOANH TẠICÔNG TY XI MĂNG VICEM HOÀNG THẠCH14
2.1. Khái quátchung về Công ty xi măng Vicem Hoàng Thạch...................... 14
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ...................................................... 14
2.1.2. Chức năng, ngành nghề kinh doanh, sản phẩm chủ yếu........................ 14
2.1.3. Tổ chức hoạtđộng kinh doanh........................................................... 15
2.1.4. Tổ chức bộ máy quản lí và bộ máy Tàichính kế toán của Công ty......... 16
2.1.5. Đặc điểm hoạt động kinh doanh củaCông ty....................................... 16
2.1.6. Cơ cấu vàphân bố lao động trong Công ty.......................................... 17
2.1.7. Khái quát tình hình tài chínhchủ yếucủa Công ty .............................. 17
2.1.7.1. Tình hìnhcơ cấu vàsự biến động tàisản, nguồn vốncủa Công ty....... 17
2.1.7.2. Khái quátmột số chỉ tiêu tài chínhchủyếu trong 3 năm gần nhất (Bảng
2.3)........................................................................................................... 19
2.2. Thực trạng vốn kinh doanhvà hiệu quả sửdụng vốnkinh doanhtại Côngty
xi măng Vicem Hoàng Thạch..................................................................... 20
2.2.1. Những thuận lợi, khó khăn trongquá trình hoạt độngcủa Công ty......... 20
2.2.2. Thực trạng vốn và nguồn vốn kinh doanh củaCông ty:........................ 22
2.2.2.1. Thực trạng vốn kinh doanhcủa Công ty (bảng 2.5)........................... 22
2.2.2.2. Thực trạng nguồn vốn kinh doanh của Công ty................................. 22
2.2.3. Thực trạng hiệu quả sửdụng vốn kinh doanh củaCông ty.................... 25
2.2.3.1. Thực trạnghiệu quảsử dụngtoàn bộ vốnkinh doanhcủa Côngty (Bảng
2.7)........................................................................................................... 25
2.2.3.2. Thực trạng hiệu quảsử dụng vốn cố định của Công ty....................... 26
2.2.3.3. Thực trạng hiệu quảsử dụng vốn lưu động củaCông ty..................... 30
2.3. Đánh giá thực trạng hiệu quảsử dụng vốn kinh doanhcủa Công ty.......... 36
2.3.1. Những kếtquả đạtđược .................................................................... 36
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ................................................................... 37
Học Viện Tài Chính Luận Văn TốtNghiệp
.SV: Vũ Thị Vân Anh Lớp:CQ 47/11.01
iv
CHƯƠNG III:MỘT SỐ GIẢIPHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TYXI MĂNG VICEM
HOÀNG THẠCH...................................................................................... 39
3.1. Phương hướng và nhiệm vụ phát triển sản xuất kinh doanhcủaCôngty xi
măng Vicem Hoàng Thạch......................................................................... 39
3.1.1. Bốicảnh nền kinh tế trong và ngoài nước ảnh hưởng tớihoạt độngsản
xuất kinh doanh củaCông ty....................................................................... 39
3.1.2. Định hướng pháttriển sản xuất kinh doanhcủaCôngty trong thời gian tới
................................................................................................................ 39
3.2. Yêu cầu và nguyên tắc quán triệt khi xây dựng các giải pháp................... 40
3.3. Một số giải pháp chủyếu nhằm nâng cao hiệu quả sửdụng vốnkinh doanh
của Công ty xi măng Vicem Hoàng Thạch................................................... 41
3.3.1. Xác định và cơ cấulại nguồn vốn cânđối, phù hợp hơn với tìnhhình thực
tế.............................................................................................................. 41
3.3.2. Phối hợp nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quảsửdụng vốn cố định. 42
3.3.3. Phốihợp nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quảsửdụng vốn lưu động
................................................................................................................ 43
3.3.4. Một số giải pháp khác góp phần nâng cao hiệu quảsửdụng VKD......... 48
3.4. Mộtsố kiến nghị................................................................................. 48
3.4.1. Về phía Nhà nước và Hiệp hội xi măng Việt Nam ............................... 49
3.4.2. Về phíaCông ty............................................................................... 49
KẾT LUẬN.............................................................................................. 50
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 51
PHỤ LỤC ................................................................................................ 53
Học Viện Tài Chính Luận Văn TốtNghiệp
.SV: Vũ Thị Vân Anh Lớp:CQ 47/11.01
v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BĐS : Bất động sản
CBCNV : Cán bộ công nhân viên
HT : Hoàng Thạch
HTK : Hàng tồn kho
NN : Nhà nước.
SXKD : Sản xuất kinh doanh.
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn.
TSDH : Tài sản dài hạn
TSCĐ : Tài sản cố định.
TSLĐ : Tài sản lưu động.
TSNH : Tài sản ngắn hạn
VCĐ : Vốn cố định.
VCSH : Vốn chủ sở hữu
VKD : Vốn kinh doanh.
VLĐ : Vốn lưu động
VNCA : Hiệp hội xi măng Việt Nam.
XDCB : Xây dựng cơ bản
Học Viện Tài Chính Luận Văn TốtNghiệp
.SV: Vũ Thị Vân Anh Lớp:CQ 47/11.01
vi
DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Tình hình cơ cấu và sự biến động tài sản của Công ty………………….52
Bảng 2.2: Tình hình cơ cấu và sự biến động nguồn vốn của Công ty……………..53
Bảng 2.3: Khái quát một số chỉ tiêu của Công ty trong 3 năm gần nhất…………..19
Bảng 2.4: Các chỉ tiêu bình quân…………………………………………………..55
Bảng 2.5: Cơ cấu vốn kinh doanh………………………………………………….55
Bảng 2.6: Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn năm 2012………………………...56
Bảng 2.7: Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty ………………..56
Bảng 2.8: Hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty……………………………..57
Bảng 2.9: Tình hình tài sản cố định của Công ty năm 2012………………………58
Bảng 2.10: Hiệu suất sử dụng vốn lưu động năm 2012……………………………59
Bảng 2.11: Khả năng thanh toán ..............................................................................59
Bảng 2.12: Cơ cấu các khoản phải thu năm 2012…………………………….........60
Bảng 2.13: Tốc độ luân chuyển các khoản phải thu……………………………….61
Bảng 2.14: Các chỉ tiêu tình hình công nợ năm 2012……………………………...61
Bảng 2.15: Cơ cấu hàng tồn kho năm 2012………………………………………..62
Bảng 2.16: Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho năm 2012…………………………..62
Học Viện Tài Chính Luận Văn TốtNghiệp
.SV: Vũ Thị Vân Anh Lớp:CQ 47/11.01
vii
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 01: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí Công ty năm 2012:...................................63
Hình 02: Sơ đồ bộ máy tổ chức tài chính kế toán của Công ty xi măng Hoàng
Thạch:.............................................................................................................................64
Hình 03: Sơ đồ công nghệ sản xuất xi măng của Công ty năm 2012:...................65
Học Viện Tài Chính Luận Văn TốtNghiệp
.SV: Vũ Thị Vân Anh Lớp:CQ 47/11.01
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bước sang thế kỉ thứ 21, Việt Nam đang từng bước chuyển mình theo xu
hướng toàn cầu hóa, hội nhập hóa hòa trong sự phát triển chung của toàn thế giới.
Điều này đã giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm được rất nhiều cơ hội
thuận lợi nhưng cũng gặp không ít thách thức và khó khăn mới. Vì vậy, để tồn tại,
phát triển và đứng vững trong nền kinh tế thị trường thì trước hết các doanh nghiệp
phải giải quyết tốt vấn đề tài chính, mà cụ thể ở đây là vốn. Vốn kinh doanh trong
doanh nghiệp là tiền đề, là chìa khóa giúp cho doanh nghiệp có thể thực hiện được
những mục tiêu của mình. Vốn kinh doanh và việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
kinh doanh đóng vai trò quan trọng để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh,
nâng cao hiệu quả kinh doanh và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.Vấn đề sử dụng
vốn kinh doanh như thế nào để phát huy được sức mạnh của đồng vốn là không hề
đơn giản, đòi hỏi doanh nghiệp cần phải có những biện pháp, phương hướng rõ
ràng, đúng đắn, phù hợp với sức khỏe của doanh nghiệp trong từng thời kì. Để có
thể hiểu rõ nét tình hình của doanh nghiệp, các nhà quản trị cần phải phân tích, đánh
giá tình hình quản lí, sử dụng vốn để từ đó đưa ra phương án sử dụng vốn kinh
doanh hiệu quả. Tuy nhiên thực tế cho thấy, công tác nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn kinh doanh hiện nay trong các doanh nghiệp vẫn chưa được quan tâm đúng
mức, đặc biệt còn là mới mẻ với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điều này đã gây khó
khăn cho sự phát triển và tăng trưởng chung của nền kinh tế cả nước. Vì vậy,
nghiên cứu và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh
doanh là vấn đề mang tính cấp thiết của mọi doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh
doanh và góp phần thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam nói chung.
2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu
Xuất phát từ tình hình thực tế của nền kinh tế Việt Nam và sau một thời gian
thực tập tại Công ty xi măng Vicem Hoàng Thạch, em đã chọn đề tài “Giải pháp
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty xi măng Vicem Hoàng
Thạch” với mong muốn được tìm hiểu, tổng hợp và vận dụng các kiến thức đã học
Học Viện Tài Chính Luận Văn TốtNghiệp
.SV: Vũ Thị Vân Anh Lớp:CQ 47/11.01
2
để phân tích thực trạng tình hình sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty. Từ đó, phát
hiện ra các nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty
để đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
3. Phạm vi nghiên cứu
Phù hợp với mục đích nói trên, luận văn tập trung nghiên cứu việc quản lí, sử
dụng và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty
xi măng Vicem Hoàng Thạch trong những năm tới.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp sơ cấp: Phỏng vấn lãnh đạo Công ty, các phòng ban chức
năng liên quan để tìm hiểu, thu thập tài liệu và thông tin để từ đó quyết định vấn đề
nghiên cứu.
- Phương pháp thứ cấp: Sử dụng các phương pháp căn bản như phương pháp
so sánh, phương pháp tỷ lệ phần trăm trên doanh thu, phương pháp phân tích mối
liên hệ tương tác giữa các hệ số tài chính…
5. Kết cấu của luận văn
Kết cấu luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục,
luận văn được chia làm 3 chương:
- Chương I: Một số vấn đề lí luận chung về vốn kinh doanh và hiệu quả
sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp.
- Chương II: Thực trạng vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh
doanh tại Công ty xi măng Vicem Hoàng Thạch.
- Chương III: Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn kinh doanh của Công ty xi măng Vicem Hoàng Thạch.
Học Viện Tài Chính Luận Văn TốtNghiệp
.SV: Vũ Thị Vân Anh Lớp:CQ 47/11.01
3
Chương I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU
QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Vốn kinh doanh và nguồn hình thành vốn kinh doanh
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của vốn kinh doanh
* Khái niệm
Trong nền kinh tế thị trường ngày nay, vốn được xem xét dưới góc độ là một
yếu tố đầu vào không chỉ của một quá trình sản xuất riêng lẻ mà là của toàn bộ quá
trình sản xuất và tái sản xuất diễn ra một cách liên tục trong suốt thời gian tồn tại và
phát triển của doanh nghiệp. Sự chu chuyển của VKD chịu sự chi phối lớn bởi đặc
điểm kinh tế - kĩ thuật của ngành nghề kinh doanh. VKD của doanh nghiệp vận
động và chuyển hóa từ hình thái ban đầu là tiền (T) chuyển sang hình thái hiện vật
(H) dưới dạng các tư liệu lao động và đối tượng lao động; thông qua quá trình sản
xuất, vốn lại được biểu hiện dưới hình thái vốn thành phẩm hàng hóa (H’) và khi
đem tiêu thụ ta thu được giá trị lớn hơn (T’).
Từ những phân tích trên đây, ta có thể rút ra: Vốn kinh doanh của doanh
nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị tài sản được huy động, sử dụng
vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời.
* Đặc điểm của vốn kinh doanh
- Một là: VKD phải được biểu hiện bằng một lượng giá trị tài sản thực tế
trong doanh nghiệp, cho dù đó là tài sản hữu hình hay tài sản vô hình.
- Hai là: VKD phải có giá trị về mặt thời gian.
- Ba là: VKD phải vận động để sinh lời.
- Bốn là: Vốn phải được tích tụ tập trung tới một lượng nhất định mới có thể
phát huy được tác dụng để đầu tư vào SXKD
- Năm là: VKD phải gắn liền với chủ sở hữu. Mỗi loại vốn đều gắn với một
chủ sở hữu nhất định.
- Sáu là: VKD được coi như một loại hàng hóa đặc biệt, tức là nó có cả giá
trị và giá trị sử dụng.
Học Viện Tài Chính Luận Văn TốtNghiệp
.SV: Vũ Thị Vân Anh Lớp:CQ 47/11.01
4
1.1.2. Phân loại vốn kinh doanh
Theo cách phân loại phổ biến nhất, căn cứ vào đặc điểm chu chuyển vốn,
VKD được chia làm 2 loại chính: Vốn cố định & vốn lưu động.
1.1.2.1. Vốn cố định
* Khái niệm
Vốn cố định của doanh nghiệp là bộ phận ứng trước về TSCĐ mà đặc
điểm của nó là luân chuyển dần từng phần trong nhiều chu kì sản xuất và hoàn
thành một vòng chu chuyển khi tái sản xuất được TSCĐ về mặt giá trị.
* Đặc điểm của vốn cố định
- Trong quá trình tham gia vào hoạt động SXKD, VCĐ chu chuyển giá trị
dần dần từng phần và được thu hồi giá trị từng phần sau mỗi chu kì kinh doanh.
- VCĐ tham gia vào nhiều chu kì SXKD mới hoàn thành 1 vòng chu chuyển.
- VCĐ chỉ hoàn thành một vòng chu chuyển khi tái sản xuất được TSCĐ về
mặt giá trị - tức là khi thu hồi đủ tiền khấu hao TSCĐ.
1.1.2.2. Vốn lưu động
* Khái niệm
Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn ứng ra để hình thành nên các
tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp
được thực hiện thường xuyên liên tục. Vốn lưu động luân chuyển toàn bộ giá trị
ngay trong một lần và được thu hồi toàn bộ, hoàn thành một vòng luân chuyển
khi kết thúc một chu kì kinh doanh.
* Đặc điểm của vốn lưu động
Do bị chi phối bởi đặc điểm của TSLĐ nên VLĐ mang đặc điểm sau:
- VLĐ trong quá trình chu chuyển luôn thay đổi hình thái biểu hiện.
- VLĐ chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được hoàn lại toàn bộ
sau mỗi chu kì kinh doanh.
- VLĐ hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kì kinh doanh.
* Phân loại vốn lưu động
Học Viện Tài Chính Luận Văn TốtNghiệp
.SV: Vũ Thị Vân Anh Lớp:CQ 47/11.01
5
- Dựa theo hình thái biểu hiện của vốn, VLĐ được chia thành 2 loại: Vốn
bằng tiền & Vốn về hàng tồn kho (HTK).
 Vốn bằng tiền và các khoản phải thu:
Vốn bằng tiền gồm: tiền mặt tại quĩ, tiền gửi Ngân hàng, tiền đang chuyển.
Các khoản phải thu: Chủ yếu là các khoản phải thu khách hàng, là số tiền
khách hàng nợ doanh nghiệp phát sinh trong quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ
dưới hình thức mua chịu. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể phải ứng trước tiền
mua hàng cho người cung ứng, hình thành khoản tạm ứng.
 Vốn về HTK bao gồm: vốn nguyên vật liệu chính, vốn vật liệu phụ, vốn
nhiên liệu, vốn phụ tùng thay thế, vốn vật đóng gói, vốn công cụ dụng cụ, vốn sản
phẩm dở dang, vốn về chi phí trả trước và vốn thành phẩm.
- Dựa theo vai trò của VLĐ đối với quá trình SXKD, VLĐ được chia thành:
 VLĐ trong khâu dự trữ sản xuất gồm: Vốn nguyên vật liệu chính, vốn vật
liệu phụ, vốn nhiên liệu, vốn phụ tùng thay thế, vốn vật đóng gói, vốn công cụ dụng
cụ nhỏ.
 VLĐ trong khâu trực tiếp sản xuất gồm: Vốn sản phẩm đang chế tạo, vốn
về chi phí trả trước ngắn hạn.
 VLĐ trong khâu lưu thông gồm: Vốn thành phẩm, vốn bằng tiền, vốn
trong thanh toán, vốn đầu tư ngắn hạn về chứng khoán, cho vay ngắn hạn…
Mỗi cách phân loại VLĐ theo các tiêu thức khác nhau trên đây đều đáp ứng
những nhu cầu nhất định trong công tác quản lí của doanh nghiệp.
1.1.3. Nguồn hình thành vốn kinh doanh
1.1.3.1. Dựa theo quan hệ sở hữu vốn
VKD được hình thành từ 2 nguồn: Vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.
- Vốn chủ sở hữu: Là phần vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, bao
gồm vốn chủ sở hữu bỏ ra và phần bổ sung từ kết quả kinh doanh như: lợi nhuận
chưa phân phối, quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính…Tại một thời điểm,
vốn chủ sở hữu được xác định bằng:
Vốn chủ sở hữu = Tổng nguồn vốn – Nợ phải trả
Học Viện Tài Chính Luận Văn TốtNghiệp
.SV: Vũ Thị Vân Anh Lớp:CQ 47/11.01
6
- Nợ phải trả: Là thể hiện bằng tiền những nghĩa vụ mà doanh nghiệp có
trách nhiệm phải thanh toán cho các tác nhân kinh tế khác như: nợ vay, phải trả
người bán, phải trả người lao động, thuế và khoản phải nộp cho NN…
1.1.3.2. Dựa vào thời gian huy động và sử dụng nguồn vốn
Căn cứ vào tiêu thức này, nguồn vốn của doanh nghiệp có thể chia thành 2
loại: Nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời.
- Nguồn vốn thường xuyên: Là tổng thể các nguồn vốn có tính chất ổn định
mà doanh nghiệp có thể sử dụng vào hoạt động SXKD, thường được dùng để đầu tư
mua sắm, hình thành TSCĐ và một phần của TSLĐ thường xuyên.
Tại một thời điểm, nguồn vốn thường xuyên có thể xác định theo công thức:
Nguồn vốn thường xuyên = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn
= Giá trị tổng tài sản của DN – Nợ ngắn hạn
- Nguồn vốn tạm thời: Là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới 1 năm)
doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng các yêu cầu có tính chất tạm thời phát sinh
trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bao gồm các khoản vay ngân hàng,
các tổ chức tín dụng và nợ ngắn hạn khác.
1.1.3.3. Dựa vào phạm vi huy động vốn
VKD được hình thành từ: nguồn vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài:
- Nguồn vốn bên trong: Là nguồn vốn có thể huy động được vào đầu tư từ
chính hoạt động bản thân doanh nghiệp tạo ra, bao gồm: lợi nhuận giữ lại để tái đầu
tư, khoản khấu hao TSCĐ, tiền nhượng bán, thanh lí TSCĐ. Nguồn vốn bên trong
thể hiện khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp.
- Nguồn vốn bên ngoài: Là nguồn vốn có thể huy động từ bên ngoài doanh
nghiệp để tăng thêm nguồn tài chính cho hoạt động kinh doanh, bao hàm một số
nguồn chủ yếu như: Vay Ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính, góp vốn liên
doanh liên kết, thuê tài sản, phát hàng chứng khoán…
Học Viện Tài Chính Luận Văn TốtNghiệp
.SV: Vũ Thị Vân Anh Lớp:CQ 47/11.01
7
1.2. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh và việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
kinh doanh
1.2.1. Quan điểm về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp
Có nhiều quan điểm về hiệu quả sử dụng VKD, ta có thể xem xét một số
quan điểm sau:
Quan điểm 1: Tùy thuộc vào vị trí của các nhà đầu tư mà quan điểm về hiệu
quả sử dụng VKD có sự khác nhau.
- Đối với nhà đầu tư trực tiếp: hiệu quả sử dụng VKD được đánh giá thông
qua tỷ suất sinh lời vốn đầu tư và sự gia tăng giá trị doanh nghiệp mà họ đầu tư.
- Đối với nhà đầu tư gián tiếp: hiệu quả sử dụng VKD được đánh giá thông
qua tỷ suất lợi tức của một đồng vốn cho vay và sự bảo toàn giá trị thực tế của vốn
cho vay qua thời gian.
Quan điểm 2: Hiệu quả sử dụng VKD được xem xét trên cơ sở kết quả kinh
doanh lãi (lỗ) của doanh nghiệp.
Lãi (lỗ) = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán – (Chí phí bán hàng+Chi phí
quản lí doanh nghiệp)
Lãi càng nhiều, hiệu quả sử dụng VKD càng cao và ngược lại.
Quan điểm 3: Hiệu quả sử dụng VKD dựa trên quan điểm thu nhập thực tế.
Trong nền kinh tế có lạm phát, điều mà các nhà đầu tư quan tâm là lợi nhuận ròng
thực tế chứ không phải lợi nhuận ròng danh nghĩa.
Qua các quan điểm trên ta nhận thấy, họ xem xét hiệu quả sử dụng VKD là
biểu hiện một mặt về hiệu quả kinh doanh, nó phản ánh trình độ quản lí sử dụng vốn
trong việc tối đa hóa lợi ích hay tối thiểu hóa lượng vốn và thời gian sử dụng trong
điều kiện nguồn lực xác định, phù hợp với mục tiêu kinh doanh.
1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
- Xuất phát từ tầm quan trọng của VKD: Vốn là điều kiện tiền đề của hoạt
động SXKD, giúp doanh nghiệp khai thác tốt nhất mọi tiềm năng, thế mạnh của
mình để phát triển kinh doanh, tái sản xuất mở rộng, có vai trò tạo lợi thế cạnh
tranh, chỗ đứng của mình trước các đối thủ cạnh tranh, người tiêu dùng…Hiểu được
Học Viện Tài Chính Luận Văn TốtNghiệp
.SV: Vũ Thị Vân Anh Lớp:CQ 47/11.01
8
tầm quan trọng của VKD, các doanh nghiệp cần quan tâm hơn tới việc nâng cao
hiệu quả sử dụng VKD, gia tăng nguồn vốn để đáp ứng những mục tiêu đã đề ra.
- Xuất phát từ mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp: Đây là mục
tiêu cốt lõi không chỉ đem lại lợi ích trước mắt mà còn có ý nghĩa lâu dài với doanh
nghiệp. Để làm được điều này, các nhà quản lí phải tổ chức và sử dụng VKD hiệu
quả, đảm bảo nguyên tắc bảo toàn vốn, làm cho đồng VKD sinh sôi nảy nở.
- Xuất phát từ cơ chế quản lí của NN: Khi chuyển sang cơ chế thị trường,
mọi thành phần kinh tế đều tham gia vào SXKD, cạnh tranh công bằng, bình đẳng
đòi hỏi doanh nghiệp muốn có chỗ đứng đều phải nâng cao hiệu quả sử dụng VKD,
tăng thu, giảm chi để góp phần tăng lợi nhuận, tăng uy tín và mở rộng qui mô.
1.3. Các chỉ tiêuđánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
1.3.1. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
- Vòng quay toàn bộ VKD: (LV)
LV =
Doanh thu thuần trong kì
VKD bình quân trong kì
Chỉ tiêu này phản ảnh VKD trong kì chu chuyển được bao nhiêu vòng hay
mấy lần. Chỉ tiêu này đạt cao, hiệu quả sử dụng VKD càng cao.
- Tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên VKD: (ROAE)
ROAE =
Lợi nhuận trước lãi vay và thuế
VKD bình quân trong kì
Chỉ tiêu này đánh giá khả năng sinh lời của đồng VKD, không tính ảnh
hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp và nguồn gốc của VKD.
- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế VKD: (TSV)
TSV =
Lợi nhuận trước thuế
VKD bình quân trong kì
Học Viện Tài Chính Luận Văn TốtNghiệp
.SV: Vũ Thị Vân Anh Lớp:CQ 47/11.01
9
Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng VKD bình quân sử dụng trong kì tạo ra được
bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế.
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế VKD: (ROA)
ROA =
Lợi nhuận sau thuế
VKD bình quân trong kì
Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng VKD bình quân sử dụng trong kì tạo ra bao
nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
- Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu: (ROE)
ROE = Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu bình quân sử dụng trong kì
tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho chủ sở hữu.
1.3.2. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định
- Hiệu suất sử dụng VCĐ:
Hiệu suất sử dụng VCĐ =
Doanh thu thuần
VCĐ bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng VCĐ có thể tham gia tạo ra bao nhiêu
đồng doanh thu thuần bán hàng trong kì.
- Hệ số hàm lượng VCĐ:
Hàm lượng vốn cố định =
Vốn cố định bình quân trong kỳ
Doanh thu thuần trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh số VCĐ cần thiết để tạo ra một đồng doanh thu thuần
trong kì. Hàm lượng VCĐ càng thấp, hiệu suất sử dụng VCĐ càng cao.
- Hiệu suất sử dụng TSCĐ
Học Viện Tài Chính Luận Văn TốtNghiệp
.SV: Vũ Thị Vân Anh Lớp:CQ 47/11.01
10
Hiệu suất sử
dụng TSCĐ
= Doanh thu thuần trong kì
Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kì
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSCĐ trong kì tạo ra được bao nhiêu đồng
doanh thu thuần.
- Tỷ suất lợi nhuận VCĐ:
Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định =
LNTT (ST)
Vốn cố định bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng VCĐ bình quân tham gia tạo ra bao nhiêu
đồng lợi nhuận trước hoặc sau thuế.
1.3.3. Nhóm các chỉ tiêuđánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
- Tốc độ luân chuyển VLĐ:
Tốc độ luân chuyển VLĐ nhanh hay chậm nói lên hiệu suất sử dụng VLĐ
của doanh nghiệp cao hay thấp. Nó được biểu hiện qua 2 chỉ tiêu: Số lần luân
chuyển VLĐ và kì luân chuyển VLĐ.
+ Số lần luân chuyển VLĐ: (L)
L =
Tổng mức luân chuyển VLĐ trong kỳ
VLĐ sử dụng bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh số lần luân chuyển VLĐ hay số vòng quay của VLĐ
thực hiện được trong một thời kì nhất định (thường là 1 năm).
+ Kì luân chuyển VLĐ: (K)
K =
Số ngày trong kỳ
Số lần luân chuyển VLĐ
Học Viện Tài Chính Luận Văn TốtNghiệp
.SV: Vũ Thị Vân Anh Lớp:CQ 47/11.01
11
Chỉ tiêu này phản ánh số ngày để thực hiện 1vòng quay VLĐ. Nếu doanh
nghiệp phấn đấu rút ngắn kì luân chuyển sẽ làm tăng số vòng quay VLĐ.
- Mức tiết kiệm VLĐ do tăng tốc độ luân chuyển: (VTK)
Mức tiết kiệm VLĐ = Mức luân chuyển VLĐ bình quân trong kì (Kì luân
chuyển VLĐ kì so sánh – Kì luân chuyển VLĐ kì gốc)
Chỉ tiêu này phản ánh số VLĐ có thể tiết kiệm được do tăng tốc độ luân
chuyển VLĐ ở kì so sánh so với kì gốc.
- Hàm lượng VLĐ:
Hàm lượng vốn lưu động =
VLĐ bình quân trong kỳ
Doanh thu thuần trong kỳ
Nó phản ánh để có một đồng doanh thu thuần bán hàng cần bao nhiêu VLĐ.
1.4. Nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
1.4.1. Nhân tố khách quan
- Cơ chế quản lí và chính sách vĩ mô của NN: Vai trò điều tiết của NN trong
nền kinh tế thị trường là điều tất yếu nhưng các chính sách vĩ mô của NN như:
chính sách thuế, chính sách cho vay, khuyến khích đầu tư có tác động không nhỏ tới
hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp.
- Môi trường tự nhiên: Là toàn bộ các yếu tố tự nhiên tác động tới hoạt động
kinh tế và cơ sở vật chất của doanh nghiệp như: thời tiết, khí hậu, môi trường…
- Sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật: đang phát triển với tốc độ chóng mặt, một
mặt nó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể đổi mới công nghệ sản xuất, mặt
khác nó đặt doanh nghiệp vào môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt.
- Tác động của thị trường: Nếu thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định thì sẽ là
tác nhân tích cực thúc đẩy cho doanh nghiệp tái sản xuất mở rộng và mở rộng thị
trường. Trái lại, nó sẽ ảnh hưởng gây giảm hiệu quả sử dụng VKD.
- Nhân tố thuộc về kinh tế: Lãi suất thị trường, mức độ lạm phát, rủi ro
không lường trước…đều là những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng VKD.
Học Viện Tài Chính Luận Văn TốtNghiệp
.SV: Vũ Thị Vân Anh Lớp:CQ 47/11.01
12
1.4.2. Nhân tố chủ quan
- Trình độ quản lí và sử dụng các nguồn vốn: ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu
quả sử dụng VKD.
- Chu kì sản xuất: Nếu chu kì sản xuất ngắn sẽ giúp doanh nghiệp nhanh
chóng thu hồi vốn nhằm tái tạo, mở rộng SXKD. Ngược lại, nếu chu kì SXKD kéo
dài doanh nghiệp sẽ phải chịu một gánh nặng nợ gốc và lãi phải trả cho các khoản
vay mà doanh nghiệp đã vay từ trước đó.
- Trình độ đội ngũ cán bộ và lao động sản xuất: Với đội ngũ lãnh đạo, điều
hành quản lí và sử dụng vốn có sự kết hợp một cách tối ưu các yếu tố sản xuất, giảm
chi phí không cần thiết đồng thời nắm bắt cơ hội kinh doanh, đem lại cho doanh
nghiệp sự tăng trưởng và phát triển. Với người lao động, nâng cao tay nghề cao phù
hợp với trình độ công nghệ của dây chuyền để khai thác tối đa công suất máy móc
và nâng cao năng suất lao động, từ đó sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng VKD.
- Kĩ thuật sản xuất: Các đặc điểm riêng có về kĩ thuật sản xuất tác động liên
tục tới một số chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả sử dụng VKD.
1.5. Một số biện pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
- Đánh giá, lựa chọn và thực hiện tốt các dự án đầu tư phát triển doanh
nghiệp. Đây là vấn đề rất quan trọng bởi vì các quyết định đầu tư phát triển doanh
nghiệp ảnh hưởng lâu dài và có tính quyết định đến hiệu quả sử dụng VKD.
- Quản lí chặt chẽ, huy động tối đa tài sản hiện có vào hoạt động SXKD để
góp phần nâng cao hiệu suất sử dụng VKD. Cần lập hồ sơ theo dõi, quản lí đối với
từng tài sản kinh doanh, thường xuyên kiểm tra, giám sát được tình hình sử dụng tài
sản để có biện pháp huy động cao độ tài sản hiện có, chủ động nhượng bán TSCĐ
không dùng, thanh lí TSCĐ hư hỏng, lạc hậu để nhanh chóng thu hồi vốn.
- Lựa chọn phương pháp khấu hao và mức khấu hao hợp lí. Quản lí chặt chẽ
và sử dụng có hiệu quả quỹ khấu hao TSCĐ. Doanh nghiệp cần lựa chọn và biết sử
dụng các phương pháp khấu hao thích hợp để xác định mức khấu hao hợp lí làm cơ
sở cho việc thu hồi kịp thời, đầy đủ số vốn đầu tư ứng trước vào TSCĐ, tạo điều
kiện cho doanh nghiệp tập trung vốn nhanh để đầu tư đổi mới TSCĐ.
Học Viện Tài Chính Luận Văn TốtNghiệp
.SV: Vũ Thị Vân Anh Lớp:CQ 47/11.01
13
- Chú trọng thực hiện đổi mới TSCĐ một cách kịp thời, thích hợp để tăng
cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, tăng được năng lực SXKD, nâng cao
chất lượng, cải tiến, đổi mới mẫu mã sản phẩm, tiết kiệm chi phí từ đó mở rộng thị
phần tiêu thụ, tăng doanh thu và lợi nhuận.
- Được quyền cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản của doanh nghiệp theo
nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển VKD theo qui định của pháp luật.
- Thực hiện tốt việc sử dụng kết hợp hiện đại hóa TSCĐ cần tính toán hiệu
quả sử dụng TSCĐ, cần xây dựng nội quy, quy chế quản lí, sử dụng tài sản để góp
phần duy trì năng lực sản xuất của TSCĐ tránh tình trạng hư hỏng.
- Áp dụng nghiêm minh các biện pháp thưởng, phạt vật chất trong bảo quản,
sử dụng các tài sản kinh doanh để tăng cường ý thức trách nhiệm của người quản lí,
sử dụng, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp.
- Chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro, bảo toàn VKD, áp
dụng các biện pháp như mua bảo hiểm tài sản, trích lập các quĩ dự phòng tài chính,
dự phòng giảm giá HTK, dự phòng giảm giá chứng khoán…
Học Viện Tài Chính Luận Văn TốtNghiệp
.SV: Vũ Thị Vân Anh Lớp:CQ 47/11.01
14
Chương II
THỰC TRẠNG VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH
DOANH TẠI CÔNG TY XI MĂNG VICEM HOÀNG THẠCH
2.1. Khái quát chung về Công ty xi măng Vicem Hoàng Thạch
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Tên công ty: Công ty TNHH một thành viên xi măng Vicem Hoàng Thạch
Tên giao dịch tiếng Anh: Vicem Hoang Thach Cement Limited Company
Tên công ty viết tắt: Công ty xi măng Vicem Hoàng Thạch
Địa chỉ trụ sở chính: Thôn Bích Nhôi, thị trấn Minh Tân, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải
Dương
Điện thoại: (84) 0320. 3821092
Fax: (84) 0320. 3821098
Email: contact@ ximanghoangthach.com
Website: www.ximanghoangthach.com
Mã số doanh nghiệp: 0800004797
Vốn điều lệ: 1.300.000.000.000 (Một nghìn ba trăm tỷ đồng)
Vốn pháp định: 6.000.000.000 (Sáu tỷ đồng)
- Nhà máy xi măng Hoàng Thạch được thành lập ngày 04/03/1980 theo chỉ
thị số 448/TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 15/11/1976.
- Năm 1993, Nhà máy hợp nhất với Công ty kinh doanh xi măng Hoàng
Thạch thành Công ty xi măng Hoàng Thạch.
- Ngày 23/06/2011, Công ty xi măng Hoàng Thạch chuyển thành Công ty
TNHH Một thành viên xi măng Vicem Hoàng Thạch do VICEM làm chủ sở hữu.
2.1.2. Chức năng, ngành nghề kinh doanh, sản phẩm chủ yếu
* Chức năng, ngành nghề kinh doanh
- Sản xuất và cung ứng xi măng;
- Sản xuất, kinh doanh sản phẩm vật liệu chịu lửa các loại, bao bì;
- Xây dựng và lắp đặt các loại lò công nghiệp và dân dụng;
- Cho thuê nhà xưởng kho bãi, dịch vụ trông giữ ô tô, xe máy;
Học Viện Tài Chính Luận Văn TốtNghiệp
.SV: Vũ Thị Vân Anh Lớp:CQ 47/11.01
15
- Trực tiếp xuất nhập khẩu clinker, xi măng các loại; trực tiếp nhập khẩu
thạch cao, nguyên liệu sản xuất gạch chịu lửa kiềm tính, giấy krap, hạt nhựa PP, các
loại vật tư phụ tùng, thiết bị lẻ phục vụ cho sản xuất xi măng, gạch chịu lửa kiềm
tính và vỏ bao;
- Khai thác đá để sản xuất vật liệu xây dựng; Chế biến đá xây dựng.
* Sản phẩm và đặc điểm sản phẩm chủ yếu
Sản phẩm sản xuất bao gồm: xi măng PCB30-PCB40, clinker, vật liệu chịu
lửa kiềm tính, bao bì, đá xây dựng, xi măng chuyên dụng xây trát cao cấp MC25.
Trong đó, xi măng PCB30-PCB40 và Clinker là sản phẩm chủ yếu của Công ty.
Xi măng PCB30-PCB40: PCB là kí hiệu qui ước cho xi măng pooclăng hỗn
hợp. Các trị số 30, 40 là giới hạn cường độ chịu nén của mẫu vữa xi măng sau 28
ngày dưỡng hộ tính bằng N/mm2.
- Độ mịn cao, màu sắc xanh xám-đen.
- Thời gian linh kết: Bắt đầu khoảng 110-140 phút; Kết thúc sau 3-4 giờ.
- Tốc độ phát triển cường độ ban đầu nhanh, rất phù hợp cho các công trình
cần tháo dỡ cốp pha nhanh.
- Hàm lượng khoáng C3S cao, hàm lượng C3A thấp, hàm lượng vôi tự do
nhỏ, độ ổn định thể tích tốt, được sử dụng nhiều trong các công trình công nghiệp.
2.1.3. Tổ chức hoạt động kinh doanh
Tổ chức của Công ty xi măng Vicem Hoàng Thạch bao gồm:
- Văn phòng Công ty, khối sản xuất;
- Ban quản lí công trình Xi măng Hoàng Thạch (Dây chuyền HT II).
- Nhà máy vật liệu chịu lửa kiềm tính Việt Nam tại xã Đình Bảng, huyện Từ
Sơn, tỉnh Bắc Ninh;
- Xí nghiệp Bao bì Vĩnh Tuy tại số 112 Vĩnh Tuy, quận Hoàng Mai, Hà Nội;
- Ban quản lí dự án đầu tư Dây chuyền HT III.
- Ban quản lí dự án trạm phát điện tận dụng nhiệt khí thải lò;
- Các văn phòng đại diện tại các tỉnh : Lạng Sơn, Bắc Ninh, Hải Dương và
Tp. Hồ Chí Minh.
Học Viện Tài Chính Luận Văn TốtNghiệp
.SV: Vũ Thị Vân Anh Lớp:CQ 47/11.01
16
2.1.4. Tổ chức bộ máy quản lí và bộ máy Tài chính kế toán của Công ty
* Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí Công ty (Hình 01)
* Tổ chức bộ máy quản lí tài chính – kế toán của Công ty (Hình 02)
Công ty đang áp dụng chế độ kế toán ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-
BTC ngày 20/03/2006. Hình thức kế toán áp dụng là Nhật kí chung, chế độ kế toán
áp dụng theo hình thức kế toán tập trung, toàn bộ công tác kế toán đều được tập
trung tại phòng kế toán Công ty. Ngoài ra, Công ty cũng đang sử dụng phần mềm
kế toán Fast giúp công việc kế toán của Công ty được nhanh chóng, tiện lợi hơn.
2.1.5. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty
* Qui trình công nghệ sản xuất xi măng (Hình 03)
Hoàng Thạch hiện có 3 dây chuyền sản xuất xi măng lò quay đều có công
nghệ hiện đại bậc nhất, do hãng F.L.Smidth (Đan Mạch) thiết kế, cung cấp. Dây
chuyền chính và các công đoạn phụ trợ đều được cơ khí hóa, tự động hóa hoàn toàn.
Từ phòng điều khiển trung tâm thông qua máy tính điện tử, thiết bị vi xử lí, hệ
thống sơ đồ công nghệ được gắn đèn báo tình trạng thiết bị và hệ thống camera,
quan sát, giúp phát hiện sự cố, xử lí, điều khiển hoạt động kịp thời, dễ dàng.
* Đặc điểm các yếu tố đầu vào và thị trường các yếu tố đầu vào của sản
phẩm chính
Nguyên vật liệu chính bao gồm: đá vôi, đá sét dồi dào, trữ lượng lớn và chất
lượng tương đối ổn định. Ngoài ra, Công ty còn khai thác các nguyên liệu đầu vào
khác để sản xuất xi măng, clanker như: thạch cao, chất phụ gia, than… Tác động
của giá cả nguyên, nhiên vật liệu có tác động rất lớn tới giá thành sản phẩm cũng
như kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty. So với năm 2011, năm 2012 giá của
nguyên nhiên vật liệu chủ yếu đều tăng nhanh là một trong những thách thức lớn
đối với Công ty trong công tác quản lí chi phí, đòi hỏi Công ty phải có biện pháp
quản lí tốt chi phí để hạ giá thành, tăng sản lượng tiêu thụ, nâng cao hiệu quả SXKD
trong thời gian tới.
Học Viện Tài Chính Luận Văn TốtNghiệp
.SV: Vũ Thị Vân Anh Lớp:CQ 47/11.01
17
* Tình hình thị trường tiêu thụ và vị thế cạnh tranh của Công ty
Công ty tiếp tục giữ vững được địa bàn truyền thống, mở rộng và tăng cường
mức tiêu thụ xi măng ở các tỉnh phía Bắc, phấn đấu thị trường tiêu thụ xi măng đạt
tỷ lệ: miền Bắc 75%, miền Trung 15-20%, miền Nam 5%. Một số khách hàng
truyền thống của Công ty như: Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Hải Vân, Công ty
Cổ phần Vicem Thương mại Xi măng, Công ty Cổ phần Vicem Vật liệu xây dựng
Xây lắp Đà Nẵng…Hiện nay, Công ty đang đối mặt với tình hình cạnh tranh gay gắt
do có rất nhiều đơn vị xi măng mới ra đời như: Chinfon 2 (Hải Phòng), Vinakansai
(Ninh Bình), Cẩm Phả (Quảng Ninh),…với sự cạnh tranh giữa các sản phẩm của
các đơn vị trong nước với các đơn vị liên doanh, giữa công nghệ cổ điển và hiện
đại, giữa kinh nghiệm và năng động…bộc lộ rõ rệt.
2.1.6. Cơ cấu và phân bố lao động trong Công ty
Tổng số lao động tính đến ngày 31/12/2012 là 2.779 người. Trong đó:
- Lao động trình độ Đại học và trên đại học: 502 người chiếm 18,1%.
- Lao động trình độ Cao đẳng và Trung cấp: 77 người chiếm 2,8%.
- Lao động trình độ Công nhân kĩ thuật, Phổ thông và nhân viên khác: 2200
người chiếm 79,1%.
2.1.7. Khái quát tình hình tài chính chủ yếu của Công ty
2.1.7.1. Tình hình cơ cấu và sự biến động tài sản, nguồn vốn của Công ty
* Cơ cấu và sự biến động tài sản (Bảng 2.1)
Cuối năm 2012, tổng tài sản đạt ~4.157 tỷ đồng, giảm 456 tỷ đồng, ứng tỷ lệ
giảm 9,89% so với đầu năm. Trong đó, TSNH giảm ~283 tỷ đồng với tốc độ giảm
15,62%, TSDH giảm 173 tỷ đồng ứng tỷ lệ giảm 6,18%.
TSNH chỉ chiếm 36,78% trong tổng tài sản, giá trị giảm đi là do tất cả các
khoản mục trong TSNH đều giảm. Trong đó, HTK chiếm tỷ trọng lớn nhất (cuối
năm đạt 51,36%). Mặc dù giá trị có giảm 124 tỷ đồng, nhưng lượng HTK còn khá
nhiều là do sản xuất và tiêu thụ xi măng bị sụt giảm bởi tình hình chung của ngành
xi măng. Đứng thứ 2 về tỷ trọng là khoản phải thu ngắn hạn, cuối năm so với đầu
năm giảm 151 tỷ đồng ứng tỷ lệ 24,13%. Theo tìm hiểu được biết, phải thu ngắn
Học Viện Tài Chính Luận Văn TốtNghiệp
.SV: Vũ Thị Vân Anh Lớp:CQ 47/11.01
18
hạn giảm chủ yếu là do phải thu khách hàng giảm 142 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 27,55%
do trong năm, các thị trường miền Bắc chính như: Hà Nội, Hải Dương, Quảng
Ninh… bị giảm cả về sản lượng và thị phần. Ngoài ra, tiền và tương đương tiền
cũng giảm nhẹ 538 trđ, tỷ lệ giảm 0,2% do doanh thu bán hàng giảm và Công ty
cũng dùng tiền để đầu tư TSCĐ cho SXKD.
TSDH ở cả đầu và cuối năm đều chiếm trên 60% về tỷ trọng trong tổng tài
sản. Cuối năm, TSDH giảm ~173 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 6,18% so với đầu năm. TSDH
giảm chủ yếu do TSCĐ giảm, trong đó nhiều nhất là TSCĐ hữu hình giảm ~167 tỷ
đồng. TSCĐ luôn chiếm tỷ trọng hầu như toàn bộ trong tổng TSCĐ (>95%). Việc
giảm này là do trong năm Công ty vẫn phải trích khấu hao với giá trị lớn trong khi
nguyên giá TSCĐ tăng lên không đáng kể. Chi phí XDCB dở dang cũng giảm 19 tỷ
đồng, tỷ lệ giảm 28,53% do phần XDCB cuối năm giảm mạnh so với đầu năm trong
khi sửa chữa lớn tăng nhỏ hơn khoản giảm phần XDCB. TSDH khác cũng tăng 12,5
tỷ đồng chủ yếu là do trong năm Công ty kí quĩ bảo vệ môi trường Hải Dương giá
trị 13 tỷ đồng, cho thấy bên cạnh hoạt động SXKD, Công ty cũng rất chú trọng tới
công tác an toàn vệ sinh môi trường.
* Cơ cấu và sự biến động nguồn vốn (Bảng 2.2)
Qua phân tích ta thấy, tổng nguồn vốn của Công ty cuối năm 2012 là 4.157
tỷ đồng, giảm 456 tỷ đồng , tỷ lệ giảm 9,89% so với đầu năm. Nợ phải trả chiếm tỷ
trọng chủ yếu trong tổng nguồn vốn và giảm dần về cuối năm (đầu năm: 66,34%,
cuối năm 60,99%). Cuối năm, trong nợ phải trả, nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao
nhất 67,57%, nợ dài hạn chỉ đạt 32,43%. Xét trong nợ ngắn hạn thì vay và nợ ngắn
hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu (cuối năm 57,5%), nhưng giá trị giảm 210 tỷ đồng. Việc
giảm đi này là do trong năm Công ty tăng cường thực hiện các khoản vay ngắn hạn
ngân hàng 985 tỷ đồng, so với đầu năm chỉ là 677 tỷ đồng nhưng Công ty không
phát sinh các khoản nợ dài hạn đến hạn trả nào, điều này chứng tỏ Công ty đã chấp
hành tốt kỉ luật thanh toán, các khoản vay hầu như tất toán hết, chỉ còn khoản chưa
tới hạn thanh toán. Phải trả người lao động cũng giảm với tỷ lệ khá lớn 43,59%.
Nguyên nhân do cuối năm 2012, dây chuyền HT III đã hoàn thiện, không phải thuê
Học Viện Tài Chính Luận Văn TốtNghiệp
.SV: Vũ Thị Vân Anh Lớp:CQ 47/11.01
19
thêm nhân công, đồng thời Công ty tinh giản nhân sự để phù hợp với việc thu hẹp
qui mô. So sánh với xi măng Tam Điệp, Đồng Bành đang có nguy cơ phá sản, nợ
lương CBCNV cao cho thấy Hoàng Thạch vẫn trả lương đều đặn cho CBCNV là
một động thái hết sức tích cực khuyến khích lao động trong thời buổi kinh tế khó
khăn hiện nay.
VCSH tăng nhẹ 69 tỷ đồng, tốc độ tăng 4,42%. Việc tăng này chủ yếu do
Công ty tăng mạnh quĩ trích lập dự phòng tài chính và đầu tư phát triển. Việc làm
này chứng tỏ Công ty rất thận trọng trong công tác phòng trừ rủi ro thiệt hại trong
quá trình SXKD. Hơn nữa, tăng VCSH trong khi giảm vay ngắn, trung, dài hạn là
tín hiệu tích cực cho thấy năng lực tự chủ tài chính của Công ty đã được chú trọng
nâng cao.
2.1.7.2. Khái quát một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu trong 3 năm gần nhất
(Bảng 2.3)
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1.VKD bình quân Đồng 4.070.985.049.148 4.419.652.408.237 4.384.944.991.605
2.Doanh thu BH&CCDV Đồng 3.696.339.805.768 4.521.692.140.724 4.309.452.479.446
3.Doanh thu thuần Đồng 3.668.492.056.818 4.477.930.566.449 4.073.863.180.851
4.Lợi nhuận trước thuế Đồng 442.487.492.862 440.960.024.841 252.723.004.372
5.Lợi nhuận sau thuế Đồng 317.593.099.649 342.896.831.247 187.008.750.843
6.Nộp NSNN Đồng 47.684.796.676 73.358.350.455 47.846.966.105
7.Số lao động Người 2.873 2.841 2.779
8.Thu nhập bình quân
người/ tháng
Đồng 9.424.000 11.932.182 10.726.250
Trong 3 năm trở lại đây tình hình Công ty có sự thay đổi đáng kể. Cụ thể
năm 2010 và 2011, doanh thu BH&CCDV đã tăng từ 3.696.339 trđ năm 2010 lên
Học Viện Tài Chính Luận Văn TốtNghiệp
.SV: Vũ Thị Vân Anh Lớp:CQ 47/11.01
20
4.521.692 trđ năm 2011; lợi nhuận sau thuế cũng tăng làm cho thu nhập bình quân
lao động /tháng tăng lên đáng kể. Tuy nhiên năm 2012, Công ty đã không đạt được
kết quả thành công như mong đợi. Doanh thu BH&CCDV tăng so với năm 2010
nhưng giảm so với năm 2011, chỉ đạt 4.309.452 trđ, kéo theo doanh thu thuần giảm
theo. Đặc biệt, lợi nhuận sau thuế sụt giảm rất nhiều (từ 342.897 trđ năm 2011 còn
187.009 trđ năm 2012), vì thế thu nhập người lao động cũng bị ảnh hưởng theo.
2.2. Thực trạng vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công
ty xi măng Vicem Hoàng Thạch
2.2.1. Những thuận lợi, khó khăn trong quá trìnhhoạt động của Công ty
* Thuận lợi
- Công ty xi măng Vicem Hoàng Thạch đã tiến hành chuyển đổi sang loại
hình công ty TNHH theo Luật Doanh nghiệp 2005, vì vậy Công ty sẽ được hưởng
nhiều sự ưu đãi hơn so với trước khi chuyển đổi, tính chuyên nghiệp cao hơn và chủ
động hơn trong hoạt động SXKD.
- Công ty được xây dựng trong khu vực rất thuận lợi cho việc khai thác và
sản xuất xi măng vì địa bàn nằm trong cấu trúc địa chất của vòng cung Đông Triều,
có dãy núi đá vôi, đá sét có trữ lượng lớn, đây là nguyên liệu chính để sản xuất xi
măng. Ngoài ra còn một số khoáng sản khác như: đất sỏi đen, đất cao lanh, đá
donomit… dùng để sản xuất VLXD và gốm sứ. Về giao thông đường sông, đường
biển, đường sắt và đường bộ cũng đều thuận lợi cho hoạt động SXKD.
- Công ty luôn chú trọng tới việc nâng cấp, đầu tư đổi mới trang thiết bị để
phục vụ sản xuất một cách tốt nhất, tiết kiệm chi phí. Dây chuyền sản xuất được
thiết kế đồng bộ, hệ thống kiểm soát chất lượng chặt chẽ nên sản phẩm xi măng
luôn đảm bảo sự ổn định về chất lượng. Công ty cũng đã trang bị hệ thống thông tin
phần cứng như mạng điện thoại nội bộ, máy tính chủ, máy tính cá nhân cho các đơn
vị trong Công ty tương đối đầy đủ để CBCNV có điều kiện tiếp cận các nguồn
thông tin phục vụ công việc một cách nhanh chóng.
- Bộ máy tổ chức của Công ty ngày càng được hoàn thiện và hoạt động
tương đối hiệu quả. Tất cả các bộ phận, các đơn vị đều có nhiệm vụ và quyền hạn rõ
Học Viện Tài Chính Luận Văn TốtNghiệp
.SV: Vũ Thị Vân Anh Lớp:CQ 47/11.01
21
ràng, vừa đảm bảo được tính linh hoạt và chủ động, vừa đảm bảo được nguyên tắc
tập trung trong quản trị của Công ty.
- Về nguồn nhân lực: trình độ quản lí quản trị doanh nghiệp của đội ngũ cán
bộ quản lí ngày càng được nâng cao, đội ngũ CBCN kĩ thuật giầu kinh nghiệm và
lành nghề đã hoàn toàn làm chủ dây chuyền sản xuất tiên tiến. Công ty luôn đảm
bảo việc làm đời sống và thu nhập ổn định cho CBCNV. Mặt khác, Công ty còn là
nơi đào tạo và cung cấp nhiều cán bộ quản lí cho các đơn vị trong Tổng công ty.
- Xi măng Hoàng Thạch đang chiếm thị phần cao tại thị trường xi măng khu
vực phía Bắc. Mô hình tiêu thụ theo hình thức NPP chính đã chứng tỏ được hiệu
quả và phát huy tác dụng, phù hợp với điều kiện kinh doanh hiện nay. Việc bán
hàng với mức giá qui định tại đầu nguồn đã phần nào giảm thiểu chi phí bán hàng,
xã hội hóa được khâu lưu thông. Sản phẩm của Công ty đã có thương hiệu mạnh,
được người tiêu dùng biết đến lâu, chất lượng luôn đảm bảo, tạo cho người tiêu
dùng an tâm khi sử dụng sản phẩm của Hoàng Thạch.
* Khó khăn
- Nền kinh tế nước ta vẫn trong tình trạng suy thoái chưa có dấu hiệu tăng
trưởng, lãi suất ngân hàng còn khá cao, các doanh nghiệp khó khăn trong tình trạng
cầm cự sản xuất kinh doanh, phá sản và sáp nhập diễn ra ngày càng phổ biến.
- Các sản phẩm của Công ty đều là vật liệu không thể thiếu cho các công
trình xây dựng. Tuy nhiên từ cuối năm 2008 do ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế
toàn cầu, các ngân hàng siết chặt cho vay làm cho thị trường BĐS trầm lắng, chậm
tiến độ các công trình xây dựng, các dự án mới cũng bị đình trệ, hệ quả là nhu cầu
sử dụng VLXD nói chung và xi măng nói riêng thấp hơn so với dự báo.
- Thiết bị lò nung dây chuyền HT I và HT II (đặc biệt là dây chuyền HT I sau
thời gian hoạt động hơn 30 năm và nhiều thời điểm phải hoạt động trên công suất
thiết kế để đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của thị trường) đã xuống cấp, phải dừng
lò để sữa chữa dài ngày, chi phí sửa chữa cao. Ngoài ra, để có được năng suất lao
động cao thì nhiều loại phụ tùng, máy móc thiết bị phải mua từ nước ngoài, tốn kém
nhiều chi phí và thời gian, có thể ảnh hướng tới tiến độ sản xuất.
Học Viện Tài Chính Luận Văn TốtNghiệp
.SV: Vũ Thị Vân Anh Lớp:CQ 47/11.01
22
- Giá cả vật tư nguyên, nhiên liệu đầu vào liên tục tăng cao, đặc biệt là đối
với một số nguyên, nhiên liệu chính như than, điện, xăng dầu… làm ảnh hưởng
không nhỏ đến khả năng thực hiện kế hoạch tài chính của Công ty.
- Xi măng Hoàng Thạch tiếp tục gặp sự cạnh tranh quyết liệt từ các thương
hiệu xi măng ngoài Vicem khác như: Phúc Sơn, Thăng Long, Hạ Long, Cẩm Phả,
La Hiên,…với giá bán rẻ hơn rất nhiều. (Giá bán xi măng Hoàng Thạch thường cao
hơn so với các loại xi măng khác từ khoảng 150.000 đồng/tấn đến 230.000
đồng/tấn).
2.2.2. Thực trạng vốn và nguồn vốn kinh doanh của Công ty:
2.2.2.1. Thực trạng vốn kinh doanh của Công ty (bảng 2.5)
- Năm 2012, VKD cuối năm đã giảm so với đầu năm là 456.112 trđ, ứng tỷ
lệ giảm 9,89%. Chứng tỏ trong năm Công ty đã thu hẹp qui mô nguồn VKD. VKD
giảm đi là do cả VCĐ và VLĐ đều giảm về số tuyệt đối. Cụ thể:
 Đầu năm VCĐ đạt 2.801 tỷ đồng, cuối năm còn 2.628 tỷ đồng, giảm 173
tỷ đồng. Về tỷ trọng VCĐ trong tổng VKD lại tăng từ 60,72% lên 63,22%.
 VLĐ cuối năm so với đầu năm giảm 283 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ giảm
15,62%. Đồng thời tỷ trọng VLĐ cũng giảm 2,5%, từ 39,28% đầu năm xuống
36,78% ở thời điểm cuối năm.
Nhìn chung, ở cả thời điểm đầu và cuối năm, VCĐ đều chiếm một tỷ trọng
tương đối lớn trong tổng số VKD của Công ty, > 60%. Đây là điều hoàn toàn hợp lí
bởi tham gia vào lĩnh vực sản xuất VLXD, Công ty phải đầu tư rất nhiều tiền vào
các công trình XDCB, mua sắm máy móc trang thiết bị mà hầu như là từ nhập khẩu
từ nước ngoài với giá thành cao để phục vụ SXKD. Với tình hình kinh tế đất nước
đang khó khăn thì việc thu hẹp qui mô sản xuất ở thời điểm hiện tại, giảm lượng
VCĐ và VLĐ của Công ty là hoàn toàn phù hợp.
2.2.2.2. Thực trạng nguồn vốn kinh doanh của Công ty
VKD của Công ty được hình thành từ 2 nguồn: Nợ phải trả và VCSH. Như
đã xem xét ở phần cơ cấu và biến động nguồn vốn (Bảng 2.2) thì cuối năm 2012,
Học Viện Tài Chính Luận Văn TốtNghiệp
.SV: Vũ Thị Vân Anh Lớp:CQ 47/11.01
23
qui mô nguồn vốn đã giảm đi 4.157 tỷ đồng, ứng tỷ lệ giảm 9,89% so với đầu năm.
Trong đó:
 Nợ phải trả đầu năm đạt 3.060 tỷ đồng, cuối năm chỉ còn 2.535 tỷ đồng,
tức là giảm 525 tỷ đồng, ứng tỷ lệ giảm 17,15%, làm tỷ trọng cũng giảm 5,35%.
VCSH cuối năm so với đầu năm có tăng nhẹ ~69 tỷ đồng, ứng tỷ lệ tăng
4,42%, nâng tỷ trọng VCSH trong tổng nguồn vốn thêm 5,35%.
Tóm lại:qui mô nguồn vốn của Công ty trong năm giảm đi. Tuy vậy, Công ty
vẫn tăng cường mở rộng và sử dụng nguồn VCSH, giảm nợ phải trả nhằm giảm bớt
sự phụ thuộc tài chính vào bên ngoài. Công ty cần cân nhắc lại chính sách sử dụng
nguồn vốn cho hợp lí hơn để nhằm tối đa hóa lợi nhuận của Công ty.
Để đánh giá sâu sắc hơn về nguồn hình thành VKD, ta đi phân tích các chỉ
tiêu hệ số nợ, tỉ suất tự tài trợ trong năm 2011 và 2012 qua bảng 2.6. Ta thấy Công
ty huy động nguồn vốn nghiêng về việc sử dụng nợ nhiều. Tuy nhiên, hệ số nợ năm
vừa qua của Công ty đã có xu hướng giảm dần về cuối năm, vào thời điểm đầu năm
2012 là 0,66, đến cuối năm 2012 giảm còn 0,61. Trong khi đó, tỷ suất tự tài trợ có
xu hướng tăng lên từ 0,34 đầu năm lên 0,39 vào cuối năm. Điều này chứng tỏ Công
ty thực hiện chính sách tăng cường sử dụng vốn chủ, ngày càng giảm nợ. Quan sát
diễn biến hệ số nợ ở cả 3 thời điểm cuối năm của 3 năm đều >0,6, điều này xuất
phát từ đặc thù trong ngành VLXD là lượng vốn cần rất lớn, đặc biệt Công ty cần
huy động vốn lớn để xây dựng dây chuyền III. Như vậy việc duy trì hệ số nợ cao
như vậy vẫn có thể coi là hợp lí với những mục đích chính đáng. Bên cạnh đó, tỉ
suất tự tài trợ có xu hướng tăng chứng tỏ mức độ tự chủ về mặt tài chính của Công
ty đang được nâng cao.
* Đánh giá chính sách tài trợ vốn của Công ty
Khi đánh giá nguồn tài trợ nhu cầu vốn của Công ty có hợp lí hay không, cần
phải quan tâm tới tình hình tài chính của Công ty có đảm bảo nguyên tắc cân bằng
tài chính. Trên cơ sở xác định nguồn vốn thường xuyên, ta có thể xác định nguồn
VLĐ thường xuyên của Công ty qua công thức:
Học Viện Tài Chính Luận Văn TốtNghiệp
.SV: Vũ Thị Vân Anh Lớp:CQ 47/11.01
24
Nguồn VLĐ thường xuyên =Nguồn vốn thường xuyên-Giá trị còn lại TSCĐ
và TSDH khác.
Thông qua số liệu bảng Cân đối kế toán ta tính toán được như sau:
- Tại thời điểm đầu năm 2012:
Nguồn vốn thường xuyên = 1.552.878.378.656 + 1.136.716.187.819
= 2.689.594.566.475
Nguồn VLĐ thường xuyên = 2.689.594.566.475 - 2.801.135.043.213
= -111.540.476.738 (đồng) < 0
- Tại thời điểm cuối năm 2012:
Nguồn vốn thường xuyên = 1.621.559.132.905 + 822.092.119.130
= 2.443.651.252.035
Nguồn VLĐ thường xuyên = 2.443.651.252.035 - 2.627.961.391.826
= -184.310.139.791(đồng) < 0
Như vậy thời điểm đầu và cuối năm 2012, NVLĐTX < 0 và có xu hướng
giảm về phía cuối năm, chứng tỏ Công ty trong năm không đảm bảo được nguyên
tắc cân bằng tài chính. Tức là nguồn vốn thường xuyên không dư thừa để tài trợ cho
TSDH, thậm chí Công ty phải dùng 1 phần nguồn vốn tạm thời để tài trợ cho
TSDH. Việc sử dụng mô hình tài trợ hiện thời có thể khiến Công ty gặp nhiều rủi ro
trong thanh toán tài chính. Qua tìm hiểu thêm được biết, nếu đem so sánh nguồn
VLĐ thường xuyên ở cuối năm của Công ty với Công ty xi măng Bỉm Sơn (đây là 2
công ty có sự tương đương nhau về qui mô) thì nguồn VLĐ thường xuyên của Bỉm
Sơn còn lên tới -672,5 tỷ, giảm hơn 3,6 lần so với HT; VLĐ thường xuyên ở xi
măng Hà Tiên 1 còn thậm chí nhỏ hơn rất nhiều, ~ -2.330.000 trđ, giảm hơn 12 lần
so với HT. Như vậy, có thể nhận thấy đây là tình trạng mất cân bằng chung của tất
cả các Công ty SXKD xi măng. Tuy nhiên cũng phải ghi nhận sự nỗ lực của Công
ty đã hạn chế tới mức thấp nhất sự mất cân bằng tài chính, Công ty vẫn kiểm soát
được tình hình tài chính của mình, không để xảy ra tình trạng nợ xấu và tận dụng
được nguồn vốn ngắn hạn từ chiếm dụng khách hàng, lựa chọn vay ngắn hạn để tài
Học Viện Tài Chính Luận Văn TốtNghiệp
.SV: Vũ Thị Vân Anh Lớp:CQ 47/11.01
25
trợ nhu cầu về vốn với lãi suất ưu đãi từ ngân hàng đã có mỗi quan hệ tín dụng lâu
năm với Công ty để tối thiểu hóa những rủi ro tài chính mà Công ty có thể gặp phải.
2.2.3. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty
2.2.3.1. Thực trạng hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn kinh doanh của Công ty
(Bảng 2.7)
- Vòng quay VKD giảm 0,1 vòng, tỷ lệ giảm 9,38%. Trong đó, đầu năm
vòng quay VKD >1, cuối năm lại <1 do trong năm tốc độ luân chuyển VLĐ giảm,
Công ty chưa tiết kiệm được VLĐ và hiệu quả sử dụng VCĐ còn chưa cao.
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS): Năm 2012, cứ 1 đồng
doanh thu thuần thì tạo ra được 0,0753 đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 0,0296 đồng
so với năm 2011, tỷ lệ giảm 39,34%, đây là biểu hiện chưa tốt. Khả năng sinh lời
của hoạt động trong Công ty giảm là do tốc độ giảm của lợi nhuận sau thuế đạt
45,46%, lớn hơn nhiều so với tốc độ giảm của doanh thu thuần (10,09%); mặt khác,
trong năm chi phí tăng cao như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp; chi phí khuyến
mại, quảng cáo; chi phí khấu hao do dây chuyền HT III đã được đưa vào sử dụng…
- Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản năm 2012 cho biết cứ 1 đồng VKD tham
gia SXKD tạo ra được 0,1 đồng lợi nhuận trước lãi vay và thuế, tức là giảm 0,0045
đồng so với năm 2011. Lý do là tốc độ giảm của lợi nhuận trước lãi vay và thuế
nhanh hơn tốc độ giảm của VKD.
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên VKD cũng giảm từ 7,76% năm 2011 xuống
4,26% năm 2012 với tỷ lệ giảm 45,11% do lợi nhuận sau thuế giảm với tỷ lệ
45,46% lớn hơn tỷ lệ giảm của VKD. Điều này có nghĩa cứ 1 đồng VKD trong năm
2012 chỉ tạo ra được 0,0426 đồng lợi nhuận sau thuế. Điều này cho thấy khả năng
sinh lời của đồng VKD giảm, Công ty cần có biện pháp cải thiện tình trạng này.
- Tỷ suất lợi nhuận VCSH năm 2012 là 11,78%, thấp hơn năm 2011 là
11,33%, chứng tỏ tỷ suất lợi nhuận VCSH đã giảm nhiều ~49,03%. Để đánh giá sâu
sắc hơn mối quan hệ giữa các chỉ tiêu, ta sử dụng phương pháp Dupont:
ROE = Hệ số lãi ròng Vòng quay toàn bộ VKD Mức độ sử dụng đòn
bẩy tài chính.
Học Viện Tài Chính Luận Văn TốtNghiệp
.SV: Vũ Thị Vân Anh Lớp:CQ 47/11.01
26
ROE2011 = 7,53% 1,03 2,98 = 23,11%
ROE2012 = 4,57% 0,93 2,76 = 11,78%
Qua tính toán ta thấy nguyên nhân chính làm ROE giảm là do 3 yếu tố tác
động: thứ nhất, hệ số lãi ròng giảm có nghĩa là 1 đồng doanh thu thuần Công ty thu
được ít lợi nhuận sau thuế hơn so với năm 2011; thứ hai, vòng quay toàn bộ VKD
giảm trong năm 2012, thứ ba là Công ty giảm mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính.
Nguyên nhân do năm 2012, Công ty có tăng cường sử dụng VCSH hơn là nợ phải
trả, tuy tỷ trọng nợ phải trả chiếm chủ yếu trong tổng nguồn vốn. Để tối đa tỷ suất
lợi nhuận VCSH, Công ty cần nên sử dụng có hiệu quả đồng vốn hơn, đồng thời sử
dụng có hiệu quả nợ để có thể khuếch đại ROE thông qua đòn bẩy tài chính.
Để đánh giá toàn diện hơn về hiệu quả sử dụng VKD trong Công ty, ta đi
phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng VCĐ và VLĐ.
2.2.3.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty
* Khái quát hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty (bảng 2.8)
- Hiệu suất sử dụng VCĐ: hiệu suất sử dụng VCĐ là 2, tăng 0,31so với năm
2011 ứng với tỷ lệ tăng 18,29%. Tức là cứ 1 đồng VCĐ tham gia vào hoạt động
SXKD tạo ra 2 đồng doanh thu thuần trong kì. Mặc dù năm 2012, doanh thu thuần
có giảm sút do sản lượng tiêu thụ giảm so với năm 2011, nhưng mức giảm này thấp
trong khi VCĐ bình quân tăng nhẹ nên vẫn làm hiệu suất sử dụng VCĐ của Công ty
tăng lên. Đây là sự phấn đấu lớn của Công ty trong việc sử dụng đúng và đủ lượng
VCĐ, nâng cao kết quả SXKD để tháo gỡ khó khăn nền kinh tế đang gặp phải.
- Hiệu suất sử dụng TSCĐ: năm 2012 giảm so với năm 2011. Năm 2012, 1
đồng TSCĐ chỉ tạo ra được 0,61 đồng doanh thu thuần, giảm 0,09 đồng, tỷ lệ giảm
12,78%. Cả 2 năm, hiệu suất sử dụng TSCĐ đều <1, cho thấy Công ty trong năm có
đầu tư đổi mới TSCĐ để phục vụ SXKD nhưng chưa thực sự làm tăng được doanh
thu. Vì việc đầu tư TSCĐ có ý nghĩa mang lại hiệu quả lâu dài nên Công ty cần chú
trọng hơn vào việc nâng cao hiệu suất sử dụng TSCĐ trong thời gian tới.
- Tỷ suất lợi nhuận VCĐ năm 2012 đạt 6,89, giảm 6,09 so với năm 2011 với
tỷ lệ giảm mạnh khoảng 46,91%. Tức là năm 2012, 1 đồng VCĐ chỉ tạo ra được
Học Viện Tài Chính Luận Văn TốtNghiệp
.SV: Vũ Thị Vân Anh Lớp:CQ 47/11.01
27
0,0689 đồng lợi nhuận sau thuế. Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế giảm sâu tới
45,46%, trong khi VCĐ bình quân chỉ tăng nhẹ 2,73%.
* Thực trạng tình hình quản lí và sử dụng vốn cố định ảnh hưởng tới
hiệu quả sử dụng vốn cố định (bảng 2.9)
Tình hình trang bị, mua sắm TSCĐ
Nguyên giá TSCĐ cuối năm 2012 tăng ~109 tỷ đồng so với đầu năm, tỷ lệ
tăng rất thấp 1,65, chứng tỏ trong năm Công ty không đầu tư quá nhiều vào hình
thành TSCĐ, chỉ thực hiện mua sắm một số trang thiết bị và phương tiện vận tải
cũng như thanh lý, điều chuyển bàn giao một số tài sản khác. Cụ thể:
- Nhà cửa vật kiến trúc: cuối năm 2012 chiếm tỷ trọng 35,79% trong tổng
nguyên giá TSCĐ hữu hình, tăng ~44 tỷ đồng so với đầu năm. Nguyên nhân là do
Công ty đã hoàn thành đầu tư XDCB một số công trình. Đây là những công trình
trọng điểm của Công ty với mục đích làm tăng công suất sản xuất xi măng và đưa
sản phẩm có chất lượng tốt nhất tới tay người tiêu dùng.
- Máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng TSCĐ hữu hình, đầu
năm là 56,08%, cuối năm giảm nhẹ nhưng vẫn đạt 55,95%. Nguyên giá máy móc
thiết bị tăng ~52 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 1,41%, do lắp đặt bổ sung cho dây chuyền HT
III và phân xưởng sản xuất. Trong khi tiêu thụ bị giảm sút do ngoại cảnh tác động,
Công ty một mặt vẫn duy trì công suất vừa đủ cho SXKD nhưng cũng tập trung
chỉnh đốn lại năng lực sản xuất bằng việc đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, đây
không phải là quyết định sai lầm vì nó sẽ làm tăng năng suất lao động, giảm chi phí
hạ thấp giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm truyền thống cũng như mở rộng
sản xuất sản phẩm mới, giúp Công ty phục hồi được thị trường và thị phần đã mất.
- Phương tiện vận tải: nguyên giá tăng ~11,3 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 2,23%, tỷ
trọng tăng 0,04%. Điều này xuất phát một phần từ việc các phương tiện vận tải của
Công ty đã sử dụng lâu năm, cần được thay mới, một phần là do nhu cầu vận
chuyển sản phẩm tăng cao. Để cải thiện tình trạng ứ đọng xi măng cao do sức tiêu
thụ chậm, Công ty đã cố gắng điều chỉnh chính sách bán hàng như tổ chức đợt “Tri
ân cho khách hàng” 2 huyện Đông Triều và Kinh Môn vào quí III/2012, các khách
Học Viện Tài Chính Luận Văn TốtNghiệp
.SV: Vũ Thị Vân Anh Lớp:CQ 47/11.01
28
hàng khi mua xi măng của HT sẽ được miễn phí phí vận chuyển tới tận nơi tiêu thụ.
Điều này đã làm tăng nhu cầu vận chuyển lên cao dẫn tới Công ty phải đầu tư thêm
phương tiện vận tải. Đây là sự đầu tư rất đúng hướng và hợp lí của Công ty.
- Đối với TSCĐ vô hình: Phần mềm máy tính chiếm hơn 98% tổng nguyên
giá TSCĐ vô hình ở cả thời điểm đầu và cuối năm. Trong năm, nguyên giá phần
mềm máy tính tăng ~557 trđ với tỷ lệ tăng cao 48,28% cho thấy Công ty thường
xuyên quan tâm nâng cấp các phần mềm chuyên dụng giúp cho quá trình sản xuất
được vận hành nhanh, chính xác và mức độ tự động hóa ngày càng cao.
Nhìn chung, kết cấu TSCĐ trong Công ty năm 2012 không có sự thay đổi
nhiều và tương đối phù hợp với tình hình kinh doanh. Để nghiên cứu rõ nét hơn về
năng lực sản xuất của TSCĐ, ta đi xem xét thông qua chỉ tiêu khấu hao TSCĐ.
Khấu hao TSCĐ
Tổng giá trị TSCĐ đang dùng cho SXKD cuối năm ~4.191 tỷ đồng, nhiều
hơn so với đầu năm ~287 tỷ đồng ứng tỷ lệ tăng 7,35%. Hầu hết các loại TSCĐ đều
đã được khấu hao hơn 50% nên giá trị còn lại của TSCĐ dùng cho SXKD chỉ còn
chiếm khoảng 38,01% nguyên giá của tổng TSCĐ. Chứng tỏ tại thời điểm cuối năm
năng lực sản xuất của Công ty suy giảm. Đi sâu xem xét từng khoản mục ta có:
- Nhà cửa, vật kiến trúc: Giá trị còn lại cuối năm 2012 ~1.333 tỷ đồng, giảm
~35 tỷ đồng so với đầu năm ứng với hệ số hao mòn tăng thêm 2,48%. Nguyên nhân
là do nguyên giá và giá trị hao mòn lũy kế đều có xu hướng tăng nhưng tốc độ tăng
của giá trị hao mòn lũy kế lớn hơn tốc độ tăng của nguyên giá tài sản. Do giá trị còn
lại của nhà cửa vật kiến trúc vẫn còn rất lớn, >50%, đặc biệt là các công trình quan
trọng cho quá trình sản xuất nên trong năm Công ty chưa cần thiết đầu tư thêm
nhiều mà vẫn đáp ứng đủ nhu cầu SXKD.
- Máy móc, thiết bị: giá trị còn lại cuối năm ~1.130 tỷ đồng, giảm ~124 tỷ
đồng so với đầu năm ứng hệ số hao mòn tăng thêm 3,77% (từ 66,27% lên 70,04%).
Mặc dù trong năm có đầu tư mới nhưng giá trị nhỏ, làm tổng giá trị nguyên giá
tăng lên nhẹ nhưng không bù đắp được sự tăng lên nhanh của giá trị hao mòn, trong
khi hằng năm Công ty vẫn phải thực hiện trích khấu hao nên mới xảy ra tình trạng
Học Viện Tài Chính Luận Văn TốtNghiệp
.SV: Vũ Thị Vân Anh Lớp:CQ 47/11.01
29
giá trị còn sử dụng được bị giảm như vậy. Trong kì tới, Công ty cần hiện đại hóa và
tận dụng tối đa công suất máy móc thiết bị, tránh tình trạng để máy móc ngừng hoạt
động trong thời gian dài sẽ làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận của Công ty.
- Phương tiện vận tải: Hệ số hao mòn ở đầu và cuối năm rất cao và có xu
hướng tăng, từ 81,24% (đầu năm) lên 83,11% (cuối năm). Chứng tỏ giá trị còn lại
của tài sản này đã giảm đi mặc dù trong năm Công ty có mua sắm thêm phương tiện
vận tải nhưng tốc độ tăng nguyên giá thấp hơn tốc độ tăng của giá trị khấu hao. Do
giá trị còn lại của phương tiện vận tải chiếm tỷ lệ thấp (<20%) nên trong năm tới
Công ty cần chú trọng hơn nữa tài sản này để đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu thụ.
- Phần mềm máy tính: giá trị còn lại thời điểm cuối năm ~500 trđ, tăng ~304
tỷ đồng so với đầu năm. Hệ số hao mòn cũng giảm 12,22%, đầu năm ở mức rất cao
82,98% nhưng cuối năm hạ xuống 70,76%. Nguyên nhân là do trong năm Công ty
đầu tư mua thêm phần mềm máy tính làm nguyên giá đội lên cao nhưng giá trị khấu
hao cũng tăng nhưng tăng chậm hơn tốc độ tăng nguyên giá.
- Ngoài ra, dụng cụ quản lí, TSCĐ hữu hình khác cũng có hệ số hao mòn ở
mức cao >80% và có xu hướng giảm dần về cuối năm. Mặc dù là những tài sản có
tỷ trọng nhỏ trong tổng TSCĐ nhưng Công ty cũng đã chú trọng đầu tư, đổi mới để
hỗ trợ cho hoạt động SXKD đạt hiệu quả cao hơn.
Tóm lại: Bên cạnh những nỗ lực để vượt qua sự trì trệ trong sản xuất và tiêu
thụ trong 2 năm gần đây thì tổng quát Công ty vẫn chưa thực sự sử dụng có hiệu
quả VCĐ. Hiệu suất sử dụng VCĐ có tăng nhẹ nhưng hiệu suất sử dụng TSCĐ, đặc
biệt tỷ suất lợi nhuận VCĐ giảm sâu. Công ty trong năm đã có sự đổi mới cần thiết,
nhưng việc quản lí và sử dụng vẫn còn chưa đem lại hiệu quả cao, tương xứng với
qui mô của Công ty. Mặt khác, việc sử dụng các TSCĐ mới chồng chéo với những
TSCĐ đã xuống cấp làm ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng VCĐ trong Công ty.
Trong thời gian tới, Công ty cần quan tâm hơn nữa tới việc quản lí và sử dụng VCĐ
để góp phần cải thiện tình hình, nâng cao hiệu quả SXKD chung cho Công ty.
Học Viện Tài Chính Luận Văn TốtNghiệp
.SV: Vũ Thị Vân Anh Lớp:CQ 47/11.01
30
2.2.3.3. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty
* Khái quát hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty (bảng 2.10)
- Tốc độ luân chuyển VLĐ thể hiện qua số vòng quay VLĐ năm 2012 giảm
0,08 vòng so với 2011, tỷ lệ giảm 3,2%; làm cho kì luân chuyển VLĐ tăng thêm 5
ngày với tốc độ tăng 3,5%. Nguyên nhân là do tốc độ giảm của doanh thu thuần
nhanh hơn tốc độ giảm của VLĐ bình quân. So sánh với các năm trước thì vòng
quay VLĐ tuy giảm so với 2011 nhưng vẫn ở mức cao: năm 2008: 1,35 vòng, năm
2009: 1,32 vòng, năm 2010:1,65 vòng. Công ty cần tiếp tục cố gắng để đẩy nhanh
tốc độ luân chuyển VLĐ nhiêu hơn nữa.
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/VLĐ năm 2012 giảm 8,09% so với năm 2011
ứng với tỷ lệ giảm 41,93%. Tức là cứ 1 đồng VLĐ tham gia quá trình SXKD tạo ra
0,112 đồng lợi nhuận sau thuế. Nguyên nhân là do tốc độ giảm của lợi nhuận sau
thuế nhanh hơn nhiều tốc độ giảm của VLĐ bình quân.
- Mức tiết kiệm VLĐ: do tốc độ luân chuyển VLĐ năm 2012 giảm so với 2011
nên trong năm Công ty chưa tiết kiệm VLĐ, phải sử dụng tăng thêm số vốn ~22 tỷ
đồng. Như vậy, Công ty cần có chính sách sử dụng VLĐ hợp lí hơn.
- Hàm lượng VLĐ năm 2012 tăng nhẹ so với năm 2011. Tức là để tạo ra
được 1 đồng doanh thu thuần về tiêu thụ sản phẩm, Công ty cần bỏ thêm 0,01 đồng
VLĐ nữa so với năm 2011.
* Thực trạng tình hình quản lí và sử dụng vốn lưu động ảnh hưởng tới
hiệu quả sử dụng vốn lưu động
VLĐ cuối năm ~1.529 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 36,78% trong tổng nguồn
VKD và giảm ~283 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 15,62% so với đầu năm. Cụ thể là:
Vốn bằng tiền và khả năng thanh toán vốn bằng tiền
Cuối năm, vốn bằng tiền của Công ty ~266 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 17,4%
trong tổng VLĐ, giảm ~538 trđ so với đầu năm ứng với tỷ lệ giảm nhẹ 0,2%.
Học Viện Tài Chính Luận Văn TốtNghiệp
.SV: Vũ Thị Vân Anh Lớp:CQ 47/11.01
31
Sốtiền(đ) Tỷtrọng(%) Sốtiền(đ) Tỷtrọng(%) Sốtiền(đ) Tỷlệ(%) Tỷtrọng(%)
1.Tiềnmặt 395.817.274 0,15 2.354.097.450 0,88 -1.958.280.176 -83,19 -0,73
2.Tiềngửingânhàng265.655.864.247 99,85 264.235.162.986 99,12 1.420.701.261 0,54 0,73
3.Tiềnđangchuyển - - - - - - -
TỔNGTIỀN 266.051.681.521 100 266.589.260.436 100 -537.578.915 -0,20 0,00
Chỉtiêu
Cuốinăm Đầunăm Chênhlệch
Tiền mặt đầu năm ~2,4 tỷ đồng, cuối năm giảm mạnh còn ~396 trđ ứng tỷ lệ
giảm 83,19%. Đây là tỷ lệ giảm nhanh trong vòng 1 năm. Tỷ trọng rất thấp, đầu
năm 0,88% nhưng cuối năm giảm còn 0,15%. Công ty giảm tiền mặt tại quĩ là do
sản lượng tiêu thụ giảm, đồng thời trong năm cũng đầu tư mua một số TSCĐ để
phục vụ sản xuất. Bên cạnh đó, tiền gửi ngân hàng chiếm phần lớn tỷ trọng vốn
bằng tiền, từ 99,12% (đầu năm) lên 99,85% (cuối năm). Công ty không mở rộng sản
xuất do tình trạng dư thừa xi măng như hiện nay là một phương án có thể coi hợp lí,
vì thế lượng tiền mặt tại Công ty không nhiều; thay vào đó Công ty để tiền trong
ngân hàng , vừa đảm bảo khả năng ứng phó khi cần thiết, vừa nhận được một khoản
lãi từ số tiền đã gửi, nâng cao được lượng vốn bằng tiền cho Công ty.
Qua bảng 2.11, ta thấy :
- Khả năng thanh toán hiện thời ở cả thời điểm đầu và cuối năm đều <1, cuối
năm giảm so với đầu năm 0,05 lần, tỷ lệ giảm 5,26%. Đầu năm, 1 đồng nợ ngắn hạn
được đảm bảo bằng 0,94 đồng TSNH, con số này cuối năm là 0,89 đồng. Cho thấy
Công ty còn hạn chế trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, cần xem xét để
tránh tình trạng này kéo dài sẽ làm Công ty giảm uy tín so với những đơn vị khác.
- Hệ số khả năng thanh toán nhanh cuối năm là 0,43 lần, giảm 0,04 lần ứng
tỷ lệ giảm 7,51% so với đầu năm. Cuối năm cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được bảo đảm
bởi 0,43 đồng TSLĐ có tính thanh khoản cao. Với khả năng thanh toán hiện thời
cuối năm là 0,89, trong khi khả năng thanh toán nhanh chỉ đạt 0,43, điều này chứng
tỏ lượng HTK trong Công ty ở mức rất cao. Đây là một biểu hiện không tốt về khả
Học Viện Tài Chính Luận Văn TốtNghiệp
.SV: Vũ Thị Vân Anh Lớp:CQ 47/11.01
32
năng thanh toán của Công ty, TSLĐ chuyển đổi thành tiền để chi trả các khoản nợ
ngắn hạn còn hạn chế, mức độ linh hoạt thấp.
- Hệ số khả năng thanh toán tức thời cuối năm 2012 là 0,16, tăng so với đầu
năm 0,02 lần ứng tỷ lệ tăng 12,04%. Việc tăng này là do tốc độ giảm của tiền và
khoản tương đương tiền chậm hơn tốc độ giảm của khoản nợ ngắn hạn. Hệ số này ở
cả đầu và cuối năm đều rất nhỏ cho thấy lượng tiền trong Công ty chưa đáp ứng
được nhu cầu thanh toán ngay các khoản nợ đến hạn. Những năm tới cần tăng hệ số
khả năng thanh toán tức thời để đảm bảo sự an toàn về mặt tài chính cho Công ty.
- Hệ số khả năng thanh toán lãi vay là chỉ tiêu duy nhất có giá trị >1. Năm
2011, cứ 1 đồng lãi vay có 3,2 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay đảm bảo; đến
năm 2012 thì con số này là 2,36 đồng, giảm 0,84 đồng ứng tỷ lệ giảm 26,25%.
Nguyên nhân việc giảm này xuất phát từ tốc độ giảm của lợi nhuận trước thuế và lãi
vay nhanh hơn tốc độ giảm của chi phí lãi vay phải trả. Theo tìm hiểu được biết việc
giảm chi phí lãi vay là do Công ty đã trả dần hết nợ vay của các đơn vị thuộc Vicem
Hoàng Thạch, mặt khác việc mua sắm vật tư phụ tùng cho sản xuất là do Công ty trực
tiếp kí hợp đồng với nhà cung cấp. Điều này cho thấy Công ty rất có ý thức trong việc
thanh toán đúng hạn các khoản nợ, giữ uy tín tín dụng với các đơn vị cho vay.
Qua phân tích khả năng thanh toán của Công ty nhận thấy hầu hết các hệ số
khả năng thanh toán quan trọng đều <1 và có xu hướng giảm dần về cuối năm.
Chứng tỏ khả năng thanh toán của Công ty chưa thực sự tốt, mức độ rủi ro cao.
Tình hình quản lí các khoản phải thu (bảng 2.12+bảng 2.13)
- Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng VLĐ. Cuối năm,
khoản phải thu đạt ~475 tỷ đồng, giảm 151 tỷ đồng với tỷ lệ giảm 24,13% so với
đầu năm, tỷ trọng giảm 3,49%. Khoản phải thu giảm chủ yếu do phải thu khách
hàng và trả trước người bán giảm, trong khi khoản phải thu khác và dự phòng phải
thu khó đòi tăng không đáng kể.
Vòng quay các khoản phải thu năm 2012 là 10 vòng, giảm đi so với năm
2011 là 3 vòng, làm cho kì thu tiền tăng từ 28 ngày lên 36 ngày. Nguyên nhân là do
doanh thu thuần BH&CCDV giảm trong khi các khoản phải thu khách hàng bình
Học Viện Tài Chính Luận Văn TốtNghiệp
.SV: Vũ Thị Vân Anh Lớp:CQ 47/11.01
33
quân có xu hướng tăng. So sánh với các đơn vị cùng ngành như xi măng Bỉm Sơn
có ngày thu tiền khoảng 48 ngày, tức là số vòng quay khoản phải thu chỉ khoảng 7
vòng, ta nhận thấy tốc độ luân chuyển các khoản phải thu của Công ty vẫn là cao ở
trong tổng VICEM. Tuy vậy, Công ty cần xem xét xây dựng giải pháp làm tăng
doanh thu, quản lí chặt chẽ các khoản phải thu, giảm lượng vốn bị chiếm dụng
nhằm tăng số vòng quay khoản phải thu, nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ.
Các khoản phải thu được hiểu là số vốn Công ty đang bị chiếm dụng, bao
gồm phải thu ngắn và dài hạn. Tuy nhiên, tại thời điểm đầu và cuối năm, Công ty
không phát sinh khoản phải thu dài hạn nào. Qua bảng 2.14 ta thấy cuối năm so với
đầu năm, lượng vốn bị chiếm dụng giảm 151 tỷ đồng ứng tỷ lệ giảm 24,13%.
Các khoản phải trả chính là số vốn Công ty chiếm dụng được trong năm. So
cuối năm và đầu năm, số vốn Công ty chiếm dụng được giảm ~203 tỷ đồng, tỷ lệ
giảm 21,19%. Lượng vốn đi chiếm dụng được này chủ yếu được hình thành từ tín
dụng nhà cung cấp. Việc giảm lượng vốn đi chiếm dụng là do khoản phải trả người
lao động giảm ~55 tỷ đồng với tỷ lệ giảm 43,59%, phải trả phải nộp khác giảm 58
tỷ đồng (-52,74%). Bên cạnh đó còn có phải trả người bán giảm 54,6 tỷ đồng (-
13,3%), quĩ khen thưởng phúc lợi giảm 46,5 tỷ đồng (-28,07%)…
Hệ số các khoản phải thu trên tổng tài sản cuối năm đạt 0,11lần, giảm 0,03 lần
so với đầu năm. Điều này cho thấy, số tiền Công ty bị chiếm dụng chiếm 11% tổng
tài sản Công ty đang sở hữu. Như vậy, số vốn bị chiếm dụng chiếm tỷ trọng khá nhỏ
và giảm dần là một tín hiệu tốt. Tuy nhiên, khi gắn với số kì thu tiền trung bình năm
2012 tăng so với năm 2011 cho thấy mặc dù lượng vốn bị chiếm dụng nhỏ nhưng lại
bị kéo dài thời hạn thu được tiền, Công ty đã tăng hạn tín dụng nhiều cho khách hàng,
chủ yếu là những khách hàng đã có quan hệ kinh doanh mật thiết với Công ty trong
nhiều năm. Điều này hạn chế được phần nào nguy cơ rủi ro tài chính cho Công ty.
Hệ số khoản phải trả trên tổng tài sản đầu năm là 0,21 lần, cuối năm là 0,18
lần. Như vậy, cuối năm số vốn đi chiếm dụng chiếm 18% tổng giá trị tài sản của
Công ty, giảm so với đầu năm 0,03 lần ứng tỷ lệ giảm 12,54%.
- So sánh giữa khoản nợ phải thu và nợ phải trả:
Học Viện Tài Chính Luận Văn TốtNghiệp
.SV: Vũ Thị Vân Anh Lớp:CQ 47/11.01
34
Đầu năm, khoản phải trả lớn hơn khoản phải thu ~331 tỷ đồng, gấp 1,53 lần.
Cuối năm đã thu hẹp khoảng cách giữa khoản phải thu và phải trả, chỉ còn ~279 tỷ
đồng, gấp 1,59 lần. Như vậy cả đầu và cuối năm, lượng vốn đi chiếm dụng đều lớn
hơn lượng vốn bị chiếm dụng. Đây là một dấu hiệu tốt vì Công ty có uy tín nên mới
được nhiều nhà cung cấp cho nợ tiền với số lượng lớn như vậy. Để tạo ra sự cân
bằng trong việc quản lí và sử dụng khoản vốn đi chiếm dụng hay bị chiếm dụng,
Công ty cần có chính sách tín dụng hợp lí để vừa đôn đốc, thu hồi công nợ một cách
thường xuyên, liên tục, giảm thiểu được nợ xấu, nợ khó đòi, đồng thời sử dụng có
hiệu quả vốn đi chiếm dụng làm tăng lợi nhuận cho Công ty.
Tình hình quản lý hàng tồn kho (Bảng 2.15+Bảng 2.16)
HTK giảm ~124 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 13,63% nhưng tỉ trọng tăng 1,17%.
Nguyên nhân là giá gốc HTK giảm ~121 tỷ đồng với tỷ lệ giảm 13,21%, trong khi
Công ty tăng mức dự phòng giảm giá HTK thêm ~3 tỷ đồng ứng tỷ lệ tăng 40,36%.
Giá gốc HTK giảm là do hầu hết các mục trong HTK giảm, duy chỉ có thành phẩm
tăng lên nhưng vẫn nhỏ hơn mức giảm của các mục còn lại. Cụ thể:
- Nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá trị HTK, đầu năm là
65,52%, cuối năm giảm nhẹ còn 65,19%, giảm ~82 tỷ đồng ứng tỷ lệ giảm 13,65%
là do Công ty không nhập thêm để tránh dư thừa nguyên vật liệu, đồng thời do giá
nguyên vật liệu tăng cao. Theo thống kê của Tổng Công ty thì từ năm 2011 đến nay,
giá than tăng khoảng 170%, giá điện tăng 19%, giá xăng dầu tăng 40%. Đặc biệt,
than là nguồn năng lượng quan trọng trong sản xuất xi măng nhưng từ năm 2011
đến nay lại gây khó khăn cho việc sản xuất xi măng trong Công ty. Bởi lẽ không
những than tăng giá mà còn hạ phẩm cấp, chất lượng (tăng độ tro, độ ẩm, hạ nhiệt
lượng…), đây là hiện tương “tăng giá kép”, có khi không đủ than phục vụ sản xuất
gây khó khăn cho hoạt động SXKD của Công ty.
- Chi phí SXKD dở dang đứng thứ 2 về tỷ trọng trong HTK, đầu năm
25,55%, cuối năm giảm còn 24,57%, giảm ~39 tỷ đồng về giá trị ứng tỷ lệ giảm
16,54%. Chi phí SXKD dở dang chủ yếu là các bán thành phẩm, sản phẩm dở dang.
Học Viện Tài Chính Luận Văn TốtNghiệp
.SV: Vũ Thị Vân Anh Lớp:CQ 47/11.01
35
- Thành phẩm trong Công ty đứng thứ 3 về tỷ trọng trong tổng HTK. Đây là
chỉ tiêu duy nhất tăng trong HTK. So với đầu năm, cuối năm giá trị thành phẩm
tăng ~5,4 tỷ đồng, tốc độ tăng 7,73% làm tỷ trọng tăng 1,84%, phản ánh sản lượng
tiêu thụ chậm. Đây là tình trạng chung trong toàn ngành. Đặc biệt đầu năm lượng
tồn kho sản phẩm ở mức khá cao nhưng có chuyển biến giảm dần về cuối năm.
Công ty cần có biện pháp tích cực hơn để đẩy mạnh quá trình tiêu thụ sản phẩm,
tránh ứ đọng với thời gian dài làm hạ phẩm chất của sản phẩm.
- Công cụ dụng cụ và hàng mua đi đường chiếm tỷ trọng rất bé trong tổng
HTK, <1%, thậm chí hàng mua đi đường cuối năm 2012 là không có. Sự biến động
các khoản mục này không làm ảnh hưởng đáng kể tới HTK.
Ta đi sâu phân tích tốc độ luân chuyển HTK qua bảng 2.16.
- Số vòng quay HTK cuối năm là 3,91, tăng 0,57 vòng so đầu năm ứng tỷ lệ
tăng 17,05%. Nguyên nhân do trong năm giá vốn hàng bán và HTK bình quân đều
giảm, nhưng tốc độ giảm của giá vốn hàng bán vẫn chậm hơn tốc độ giảm của HTK
bình quân, làm cho số ngày 1 vòng quay HTK rút ngắn từ 108 ngày còn 92 ngày vào
cuối năm. Để giảm được lượng HTK như vậy, Công ty đã cố gắng chủ động dừng lò
HT I trong 2,5 tháng để tránh tình trạng sản xuất tràn lan, giảm lượng clinker tồn kho,
thực hiện chiết khấu bán hàng thay cho khuyến mại, khuyến mại áp dụng cho thị
trường đặc thù, thực hiện tri ân cho khách hàng. Đây là tín hiệu tốt. Trong thời gian
tới, Công ty cần cố gắng nâng cao tốc độ luân chuyển HTK hơn để góp phần nâng
cao hiệu quả HTK nói riêng và hiệu quả VLĐ nói chung.
Tóm lại: Mặc dù Công ty đã cố gắng để có những chuyển biến rõ rệt từ quí I
tới quí IV, thể hiện ở số dư công nợ phải thu giảm, công nợ với các thành viên trong
Vicem đã giảm, chưa xuất hiện nợ xấu, nợ khó đòi nhưng hiệu quả sử dụng VLĐ
trong năm 2012 vẫn chưa thực sự đạt kết quả như mong đợi. Khả năng thanh toán
của Công ty mất cân đối do dòng tiền vào không đủ bù đắp các khoản thanh toán
cho nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào trong kì, thanh toán các khoản nợ đến
hạn. Lượng HTK tuy giảm so với đầu năm nhưng vẫn ở mức cao, vòng quay các
khoản phải thu vẫn bị giảm sút. Vì vậy, trong những năm tới, Công ty cần xác định
Học Viện Tài Chính Luận Văn TốtNghiệp
.SV: Vũ Thị Vân Anh Lớp:CQ 47/11.01
36
HTK hợp lí, vừa đảm bảo cho quá trình SXKD diễn ra liên tục, vừa không làm ứ
đọng vốn quá nhiều, giảm khoản phải thu để tăng khả năng sinh lời của VLĐ.
2.3. Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty
2.3.1. Những kết quả đạt được
+ Trong năm 2012, cơ cấu nguồn VKD đã có sự thay đổi: Mặc dù nợ phải trả
chiếm tỷ trọng chủ yếu nhưng có xu hướng tăng tỷ trọng VCSH và giảm dần tỷ
trọng nợ phải trả. Điều này làm tăng sự tự chủ về mặt tài chính cho Công ty.
+ Công ty có đầu tư mua sắm một số trang thiết bị và phần mềm phục vụ quá
trình SXKD, đồng thời thanh lí kịp thời những TSCĐ không còn sử dụng được nữa.
Việc tăng lượng TSCĐ một phần để tăng công suất và chất lượng sản phẩm hơn
nữa, một phần cũng làm tăng lượng khấu hao TSCĐ, đây là nguồn vốn bên trong
góp phần giúp Công ty chủ động đáp ứng nhu cầu vốn của mình, vừa tiết kiệm được
chi phí sử dụng và tránh áp lực thanh toán cho Công ty. Hiệu suất sử dụng VCĐ có
tăng nhẹ so với năm 2011 cho thấy Công ty đã sử dụng đúng và đủ lượng VCĐ.
+ Về VLĐ: mặc dù lượng tiền mặt tồn quĩ giảm và chủ yếu là tiền gửi ngân
hàng, nhưng khả năng thanh toán tức thời có xu hướng tăng lên; hệ số khả năng
thanh toán lãi vay tuy có giảm nhưng có giá trị >1. Trong năm Công ty không để
tình trạng nợ xấu diễn ra. Ngoài ra, lượng vốn Công ty đi chiếm dụng tuy có giảm
nhưng tăng so với khoản vốn bị chiếm dụng, giúp tránh được tình trạng nợ quá hạn,
nợ khó đòi của khách hàng làm ảnh hưởng tới nhu cầu sử dụng vốn của Công ty.
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty xi măng Vicem
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty xi măng Vicem
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty xi măng Vicem
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty xi măng Vicem
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty xi măng Vicem
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty xi măng Vicem
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty xi măng Vicem
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty xi măng Vicem
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty xi măng Vicem
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty xi măng Vicem
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty xi măng Vicem
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty xi măng Vicem
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty xi măng Vicem
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty xi măng Vicem
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty xi măng Vicem
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty xi măng Vicem
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty xi măng Vicem
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty xi măng Vicem
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty xi măng Vicem
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty xi măng Vicem
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty xi măng Vicem
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty xi măng Vicem
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty xi măng Vicem
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty xi măng Vicem
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty xi măng Vicem
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty xi măng Vicem
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty xi măng Vicem
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty xi măng Vicem
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty xi măng Vicem

More Related Content

What's hot

Khóa luận _ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn Trong công ty cổ phần xây dựng
Khóa luận _ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn Trong công ty cổ phần xây dựngKhóa luận _ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn Trong công ty cổ phần xây dựng
Khóa luận _ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn Trong công ty cổ phần xây dựngBao Nguyen
 
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty TNHH, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty TNHH, RẤT HAY, ĐIỂM 8Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty TNHH, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty TNHH, RẤT HAY, ĐIỂM 8Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần công nghiệp xây dựng to...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần công nghiệp xây dựng to...Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần công nghiệp xây dựng to...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần công nghiệp xây dựng to...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemco
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemcoPhân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemco
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemcohttps://www.facebook.com/garmentspace
 
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...Nguyễn Công Huy
 
Đề tài quản trị vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả, RẤT HAY,...
Đề tài  quản trị vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả, RẤT HAY,...Đề tài  quản trị vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả, RẤT HAY,...
Đề tài quản trị vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả, RẤT HAY,...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản trị vốn lưu động doanh nghiệp dược phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Quản trị vốn lưu động doanh nghiệp dược phẩm, 9 ĐIỂM!Luận văn: Quản trị vốn lưu động doanh nghiệp dược phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Quản trị vốn lưu động doanh nghiệp dược phẩm, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Khóa luận _ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn Trong công ty cổ phần xây dựng
Khóa luận _ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn Trong công ty cổ phần xây dựngKhóa luận _ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn Trong công ty cổ phần xây dựng
Khóa luận _ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn Trong công ty cổ phần xây dựng
 
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOTLuận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOTĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, HOT
 
Đề tài phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cổ phần Habada RẤT HAY
Đề tài phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cổ phần Habada  RẤT HAYĐề tài phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cổ phần Habada  RẤT HAY
Đề tài phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cổ phần Habada RẤT HAY
 
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty TNHH, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty TNHH, RẤT HAY, ĐIỂM 8Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty TNHH, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty TNHH, RẤT HAY, ĐIỂM 8
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần công nghiệp xây dựng to...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần công nghiệp xây dựng to...Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần công nghiệp xây dựng to...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần công nghiệp xây dựng to...
 
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty vận tải biển, 9đ
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty vận tải biển, 9đĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty vận tải biển, 9đ
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty vận tải biển, 9đ
 
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemco
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemcoPhân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemco
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemco
 
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
 
Đề tài: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH Bắc Hà
Đề tài: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH Bắc HàĐề tài: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH Bắc Hà
Đề tài: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH Bắc Hà
 
Đề tài: Hiệu quả huy động tiền gửi tại Ngân hàng Vietcombank, 9đ
Đề tài: Hiệu quả huy động tiền gửi tại Ngân hàng Vietcombank, 9đĐề tài: Hiệu quả huy động tiền gửi tại Ngân hàng Vietcombank, 9đ
Đề tài: Hiệu quả huy động tiền gửi tại Ngân hàng Vietcombank, 9đ
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà Thép
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà ThépĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà Thép
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà Thép
 
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, ĐIỂM 8
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, ĐIỂM 8Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, ĐIỂM 8
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, ĐIỂM 8
 
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Xuan An, 9 Điểm!
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Xuan An, 9 Điểm!Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Xuan An, 9 Điểm!
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Xuan An, 9 Điểm!
 
Đề tài quản trị vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả, RẤT HAY,...
Đề tài  quản trị vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả, RẤT HAY,...Đề tài  quản trị vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả, RẤT HAY,...
Đề tài quản trị vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả, RẤT HAY,...
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty thương mại, HOT
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty thương mại, HOTĐề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty thương mại, HOT
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty thương mại, HOT
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả công tác tín dụng tại ngân hàng Quốc Dân
Đề tài: Nâng cao hiệu quả công tác tín dụng tại ngân hàng Quốc DânĐề tài: Nâng cao hiệu quả công tác tín dụng tại ngân hàng Quốc Dân
Đề tài: Nâng cao hiệu quả công tác tín dụng tại ngân hàng Quốc Dân
 
Luận văn: Quản trị vốn lưu động doanh nghiệp dược phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Quản trị vốn lưu động doanh nghiệp dược phẩm, 9 ĐIỂM!Luận văn: Quản trị vốn lưu động doanh nghiệp dược phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Quản trị vốn lưu động doanh nghiệp dược phẩm, 9 ĐIỂM!
 

Similar to Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty xi măng Vicem

Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại tổng công ty đầu tư Hà Thanh, HAY - Gửi miễ...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại tổng công ty đầu tư Hà Thanh, HAY - Gửi miễ...Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại tổng công ty đầu tư Hà Thanh, HAY - Gửi miễ...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại tổng công ty đầu tư Hà Thanh, HAY - Gửi miễ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANHĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANHLuận Văn 1800
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điện
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điệnĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điện
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điệnDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ p...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ p...NOT
 

Similar to Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty xi măng Vicem (20)

Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Hòa Bình
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Hòa BìnhLuận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Hòa Bình
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Hòa Bình
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh ĐôLuận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
 
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty công Nghiệp Chính Xác
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty công Nghiệp Chính XácHiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty công Nghiệp Chính Xác
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty công Nghiệp Chính Xác
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại tổng công ty đầu tư Hà Thanh, HAY - Gửi miễ...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại tổng công ty đầu tư Hà Thanh, HAY - Gửi miễ...Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại tổng công ty đầu tư Hà Thanh, HAY - Gửi miễ...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại tổng công ty đầu tư Hà Thanh, HAY - Gửi miễ...
 
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANHĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh HóaĐề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điện
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điệnĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điện
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH sản xuất tủ, bảng điện
 
Đề tài: Cải thiện quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Aiden
Đề tài: Cải thiện quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH AidenĐề tài: Cải thiện quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Aiden
Đề tài: Cải thiện quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Aiden
 
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đQuản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
 
Giải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty Nam Á, HAY
Giải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty Nam Á, HAYGiải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty Nam Á, HAY
Giải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty Nam Á, HAY
 
Đề tài: Sử dụng vốn kinh doanh của Công ty TNHH Hòa Hiệp, 9đ
Đề tài: Sử dụng vốn kinh doanh của Công ty TNHH Hòa Hiệp, 9đĐề tài: Sử dụng vốn kinh doanh của Công ty TNHH Hòa Hiệp, 9đ
Đề tài: Sử dụng vốn kinh doanh của Công ty TNHH Hòa Hiệp, 9đ
 
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đBiện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
 
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đĐề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
 
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính tại Công ty cảng Nam Hải, HAY
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính tại Công ty cảng Nam Hải, HAYĐề tài: Cải thiện tình hình tài chính tại Công ty cảng Nam Hải, HAY
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính tại Công ty cảng Nam Hải, HAY
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ p...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ p...
 
Đề tài sử dụng vốn lưu động công ty xây dựng, RẤT HAY
Đề tài  sử dụng vốn lưu động công ty xây dựng, RẤT HAYĐề tài  sử dụng vốn lưu động công ty xây dựng, RẤT HAY
Đề tài sử dụng vốn lưu động công ty xây dựng, RẤT HAY
 
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Agribank chi nhánh Hàm Yên, 9đ
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Agribank chi nhánh Hàm Yên, 9đĐề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Agribank chi nhánh Hàm Yên, 9đ
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Agribank chi nhánh Hàm Yên, 9đ
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lựcĐề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lựcĐề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 

Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty xi măng Vicem

  • 1. Học Viện Tài Chính Luận Văn TốtNghiệp .SV: Vũ Thị Vân Anh Lớp:CQ 47/11.01 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập Tác giả luận văn Vân Anh Vũ Thị Vân Anh
  • 2. Học Viện Tài Chính Luận Văn TốtNghiệp .SV: Vũ Thị Vân Anh Lớp:CQ 47/11.01 ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................ i MỤC LỤC.................................................................................................. ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... v DANH MỤC BẢNG.................................................................................. vi DANH MỤC HÌNH ...................................................................................vii LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................. 1 ChươngI: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TRONG DOANHNGHIỆP .................................................................................................................. 3 1.1.Vốn kinh doanh và nguồn hình thành vốn kinh doanh................................ 3 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của vốn kinh doanh ................................. 3 1.1.2. Phân loại vốn kinh doanh................................................................... 4 1.1.2.1. Vốn cố định.................................................................................... 4 1.1.2.2. Vốn lưu động ................................................................................. 4 1.1.3. Nguồn hình thành vốn kinh doanh...................................................... 5 1.1.3.1. Dựa theo quan hệ sở hữu vốn.......................................................... 5 1.1.3.2. Dựa vào thời gian huy động và sử dụng nguồn vốn.......................... 6 1.1.3.3. Dựa vào phạm vi huy động vốn....................................................... 6 1.2. Hiệu quả sửdụngvốn kinh doanhvà việc nâng cao hiệu quả sửdụngvốn kinh doanh.................................................................................................. 7 1.2.1. Quan điểm về hiệu quả sửdụng vốn kinh doanh trongdoanh nghiệp....... 7 1.2.2. Sựcần thiết phải nâng cao hiệu quả sửdụng vốn kinh doanh.................. 7 1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sửdụng vốn kinh doanh............................. 8 1.3.1. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quảsử dụng vốn kinh doanh................. 8 1.3.2. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quảsử dụng vốn cố định...................... 9 1.3.3. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quảsử dụng vốn lưu động.................. 10 1.4. Nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quảsửdụng vốn kinh doanh........................ 11 1.4.1. Nhân tố khách quan.......................................................................... 11
  • 3. Học Viện Tài Chính Luận Văn TốtNghiệp .SV: Vũ Thị Vân Anh Lớp:CQ 47/11.01 iii 1.4.2. Nhân tố chủ quan.............................................................................. 12 1.5. Mộtsố biện pháp chủ yếu nângcao hiệu quảsửdụng vốn kinh doanh...... 12 ChươngII: THỰC TRẠNG VỐNKINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠICÔNG TY XI MĂNG VICEM HOÀNG THẠCH14 2.1. Khái quátchung về Công ty xi măng Vicem Hoàng Thạch...................... 14 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ...................................................... 14 2.1.2. Chức năng, ngành nghề kinh doanh, sản phẩm chủ yếu........................ 14 2.1.3. Tổ chức hoạtđộng kinh doanh........................................................... 15 2.1.4. Tổ chức bộ máy quản lí và bộ máy Tàichính kế toán của Công ty......... 16 2.1.5. Đặc điểm hoạt động kinh doanh củaCông ty....................................... 16 2.1.6. Cơ cấu vàphân bố lao động trong Công ty.......................................... 17 2.1.7. Khái quát tình hình tài chínhchủ yếucủa Công ty .............................. 17 2.1.7.1. Tình hìnhcơ cấu vàsự biến động tàisản, nguồn vốncủa Công ty....... 17 2.1.7.2. Khái quátmột số chỉ tiêu tài chínhchủyếu trong 3 năm gần nhất (Bảng 2.3)........................................................................................................... 19 2.2. Thực trạng vốn kinh doanhvà hiệu quả sửdụng vốnkinh doanhtại Côngty xi măng Vicem Hoàng Thạch..................................................................... 20 2.2.1. Những thuận lợi, khó khăn trongquá trình hoạt độngcủa Công ty......... 20 2.2.2. Thực trạng vốn và nguồn vốn kinh doanh củaCông ty:........................ 22 2.2.2.1. Thực trạng vốn kinh doanhcủa Công ty (bảng 2.5)........................... 22 2.2.2.2. Thực trạng nguồn vốn kinh doanh của Công ty................................. 22 2.2.3. Thực trạng hiệu quả sửdụng vốn kinh doanh củaCông ty.................... 25 2.2.3.1. Thực trạnghiệu quảsử dụngtoàn bộ vốnkinh doanhcủa Côngty (Bảng 2.7)........................................................................................................... 25 2.2.3.2. Thực trạng hiệu quảsử dụng vốn cố định của Công ty....................... 26 2.2.3.3. Thực trạng hiệu quảsử dụng vốn lưu động củaCông ty..................... 30 2.3. Đánh giá thực trạng hiệu quảsử dụng vốn kinh doanhcủa Công ty.......... 36 2.3.1. Những kếtquả đạtđược .................................................................... 36 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ................................................................... 37
  • 4. Học Viện Tài Chính Luận Văn TốtNghiệp .SV: Vũ Thị Vân Anh Lớp:CQ 47/11.01 iv CHƯƠNG III:MỘT SỐ GIẢIPHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TYXI MĂNG VICEM HOÀNG THẠCH...................................................................................... 39 3.1. Phương hướng và nhiệm vụ phát triển sản xuất kinh doanhcủaCôngty xi măng Vicem Hoàng Thạch......................................................................... 39 3.1.1. Bốicảnh nền kinh tế trong và ngoài nước ảnh hưởng tớihoạt độngsản xuất kinh doanh củaCông ty....................................................................... 39 3.1.2. Định hướng pháttriển sản xuất kinh doanhcủaCôngty trong thời gian tới ................................................................................................................ 39 3.2. Yêu cầu và nguyên tắc quán triệt khi xây dựng các giải pháp................... 40 3.3. Một số giải pháp chủyếu nhằm nâng cao hiệu quả sửdụng vốnkinh doanh của Công ty xi măng Vicem Hoàng Thạch................................................... 41 3.3.1. Xác định và cơ cấulại nguồn vốn cânđối, phù hợp hơn với tìnhhình thực tế.............................................................................................................. 41 3.3.2. Phối hợp nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quảsửdụng vốn cố định. 42 3.3.3. Phốihợp nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quảsửdụng vốn lưu động ................................................................................................................ 43 3.3.4. Một số giải pháp khác góp phần nâng cao hiệu quảsửdụng VKD......... 48 3.4. Mộtsố kiến nghị................................................................................. 48 3.4.1. Về phía Nhà nước và Hiệp hội xi măng Việt Nam ............................... 49 3.4.2. Về phíaCông ty............................................................................... 49 KẾT LUẬN.............................................................................................. 50 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 51 PHỤ LỤC ................................................................................................ 53
  • 5. Học Viện Tài Chính Luận Văn TốtNghiệp .SV: Vũ Thị Vân Anh Lớp:CQ 47/11.01 v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BĐS : Bất động sản CBCNV : Cán bộ công nhân viên HT : Hoàng Thạch HTK : Hàng tồn kho NN : Nhà nước. SXKD : Sản xuất kinh doanh. TNHH : Trách nhiệm hữu hạn. TSDH : Tài sản dài hạn TSCĐ : Tài sản cố định. TSLĐ : Tài sản lưu động. TSNH : Tài sản ngắn hạn VCĐ : Vốn cố định. VCSH : Vốn chủ sở hữu VKD : Vốn kinh doanh. VLĐ : Vốn lưu động VNCA : Hiệp hội xi măng Việt Nam. XDCB : Xây dựng cơ bản
  • 6. Học Viện Tài Chính Luận Văn TốtNghiệp .SV: Vũ Thị Vân Anh Lớp:CQ 47/11.01 vi DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 2.1: Tình hình cơ cấu và sự biến động tài sản của Công ty………………….52 Bảng 2.2: Tình hình cơ cấu và sự biến động nguồn vốn của Công ty……………..53 Bảng 2.3: Khái quát một số chỉ tiêu của Công ty trong 3 năm gần nhất…………..19 Bảng 2.4: Các chỉ tiêu bình quân…………………………………………………..55 Bảng 2.5: Cơ cấu vốn kinh doanh………………………………………………….55 Bảng 2.6: Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn năm 2012………………………...56 Bảng 2.7: Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty ………………..56 Bảng 2.8: Hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty……………………………..57 Bảng 2.9: Tình hình tài sản cố định của Công ty năm 2012………………………58 Bảng 2.10: Hiệu suất sử dụng vốn lưu động năm 2012……………………………59 Bảng 2.11: Khả năng thanh toán ..............................................................................59 Bảng 2.12: Cơ cấu các khoản phải thu năm 2012…………………………….........60 Bảng 2.13: Tốc độ luân chuyển các khoản phải thu……………………………….61 Bảng 2.14: Các chỉ tiêu tình hình công nợ năm 2012……………………………...61 Bảng 2.15: Cơ cấu hàng tồn kho năm 2012………………………………………..62 Bảng 2.16: Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho năm 2012…………………………..62
  • 7. Học Viện Tài Chính Luận Văn TốtNghiệp .SV: Vũ Thị Vân Anh Lớp:CQ 47/11.01 vii DANH MỤC HÌNH Trang Hình 01: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí Công ty năm 2012:...................................63 Hình 02: Sơ đồ bộ máy tổ chức tài chính kế toán của Công ty xi măng Hoàng Thạch:.............................................................................................................................64 Hình 03: Sơ đồ công nghệ sản xuất xi măng của Công ty năm 2012:...................65
  • 8. Học Viện Tài Chính Luận Văn TốtNghiệp .SV: Vũ Thị Vân Anh Lớp:CQ 47/11.01 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bước sang thế kỉ thứ 21, Việt Nam đang từng bước chuyển mình theo xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập hóa hòa trong sự phát triển chung của toàn thế giới. Điều này đã giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm được rất nhiều cơ hội thuận lợi nhưng cũng gặp không ít thách thức và khó khăn mới. Vì vậy, để tồn tại, phát triển và đứng vững trong nền kinh tế thị trường thì trước hết các doanh nghiệp phải giải quyết tốt vấn đề tài chính, mà cụ thể ở đây là vốn. Vốn kinh doanh trong doanh nghiệp là tiền đề, là chìa khóa giúp cho doanh nghiệp có thể thực hiện được những mục tiêu của mình. Vốn kinh doanh và việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh đóng vai trò quan trọng để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.Vấn đề sử dụng vốn kinh doanh như thế nào để phát huy được sức mạnh của đồng vốn là không hề đơn giản, đòi hỏi doanh nghiệp cần phải có những biện pháp, phương hướng rõ ràng, đúng đắn, phù hợp với sức khỏe của doanh nghiệp trong từng thời kì. Để có thể hiểu rõ nét tình hình của doanh nghiệp, các nhà quản trị cần phải phân tích, đánh giá tình hình quản lí, sử dụng vốn để từ đó đưa ra phương án sử dụng vốn kinh doanh hiệu quả. Tuy nhiên thực tế cho thấy, công tác nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh hiện nay trong các doanh nghiệp vẫn chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt còn là mới mẻ với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điều này đã gây khó khăn cho sự phát triển và tăng trưởng chung của nền kinh tế cả nước. Vì vậy, nghiên cứu và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là vấn đề mang tính cấp thiết của mọi doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh doanh và góp phần thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam nói chung. 2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu Xuất phát từ tình hình thực tế của nền kinh tế Việt Nam và sau một thời gian thực tập tại Công ty xi măng Vicem Hoàng Thạch, em đã chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty xi măng Vicem Hoàng Thạch” với mong muốn được tìm hiểu, tổng hợp và vận dụng các kiến thức đã học
  • 9. Học Viện Tài Chính Luận Văn TốtNghiệp .SV: Vũ Thị Vân Anh Lớp:CQ 47/11.01 2 để phân tích thực trạng tình hình sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty. Từ đó, phát hiện ra các nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty để đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. 3. Phạm vi nghiên cứu Phù hợp với mục đích nói trên, luận văn tập trung nghiên cứu việc quản lí, sử dụng và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xi măng Vicem Hoàng Thạch trong những năm tới. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp sơ cấp: Phỏng vấn lãnh đạo Công ty, các phòng ban chức năng liên quan để tìm hiểu, thu thập tài liệu và thông tin để từ đó quyết định vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp thứ cấp: Sử dụng các phương pháp căn bản như phương pháp so sánh, phương pháp tỷ lệ phần trăm trên doanh thu, phương pháp phân tích mối liên hệ tương tác giữa các hệ số tài chính… 5. Kết cấu của luận văn Kết cấu luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được chia làm 3 chương: - Chương I: Một số vấn đề lí luận chung về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp. - Chương II: Thực trạng vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty xi măng Vicem Hoàng Thạch. - Chương III: Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xi măng Vicem Hoàng Thạch.
  • 10. Học Viện Tài Chính Luận Văn TốtNghiệp .SV: Vũ Thị Vân Anh Lớp:CQ 47/11.01 3 Chương I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Vốn kinh doanh và nguồn hình thành vốn kinh doanh 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của vốn kinh doanh * Khái niệm Trong nền kinh tế thị trường ngày nay, vốn được xem xét dưới góc độ là một yếu tố đầu vào không chỉ của một quá trình sản xuất riêng lẻ mà là của toàn bộ quá trình sản xuất và tái sản xuất diễn ra một cách liên tục trong suốt thời gian tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Sự chu chuyển của VKD chịu sự chi phối lớn bởi đặc điểm kinh tế - kĩ thuật của ngành nghề kinh doanh. VKD của doanh nghiệp vận động và chuyển hóa từ hình thái ban đầu là tiền (T) chuyển sang hình thái hiện vật (H) dưới dạng các tư liệu lao động và đối tượng lao động; thông qua quá trình sản xuất, vốn lại được biểu hiện dưới hình thái vốn thành phẩm hàng hóa (H’) và khi đem tiêu thụ ta thu được giá trị lớn hơn (T’). Từ những phân tích trên đây, ta có thể rút ra: Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị tài sản được huy động, sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời. * Đặc điểm của vốn kinh doanh - Một là: VKD phải được biểu hiện bằng một lượng giá trị tài sản thực tế trong doanh nghiệp, cho dù đó là tài sản hữu hình hay tài sản vô hình. - Hai là: VKD phải có giá trị về mặt thời gian. - Ba là: VKD phải vận động để sinh lời. - Bốn là: Vốn phải được tích tụ tập trung tới một lượng nhất định mới có thể phát huy được tác dụng để đầu tư vào SXKD - Năm là: VKD phải gắn liền với chủ sở hữu. Mỗi loại vốn đều gắn với một chủ sở hữu nhất định. - Sáu là: VKD được coi như một loại hàng hóa đặc biệt, tức là nó có cả giá trị và giá trị sử dụng.
  • 11. Học Viện Tài Chính Luận Văn TốtNghiệp .SV: Vũ Thị Vân Anh Lớp:CQ 47/11.01 4 1.1.2. Phân loại vốn kinh doanh Theo cách phân loại phổ biến nhất, căn cứ vào đặc điểm chu chuyển vốn, VKD được chia làm 2 loại chính: Vốn cố định & vốn lưu động. 1.1.2.1. Vốn cố định * Khái niệm Vốn cố định của doanh nghiệp là bộ phận ứng trước về TSCĐ mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần từng phần trong nhiều chu kì sản xuất và hoàn thành một vòng chu chuyển khi tái sản xuất được TSCĐ về mặt giá trị. * Đặc điểm của vốn cố định - Trong quá trình tham gia vào hoạt động SXKD, VCĐ chu chuyển giá trị dần dần từng phần và được thu hồi giá trị từng phần sau mỗi chu kì kinh doanh. - VCĐ tham gia vào nhiều chu kì SXKD mới hoàn thành 1 vòng chu chuyển. - VCĐ chỉ hoàn thành một vòng chu chuyển khi tái sản xuất được TSCĐ về mặt giá trị - tức là khi thu hồi đủ tiền khấu hao TSCĐ. 1.1.2.2. Vốn lưu động * Khái niệm Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn ứng ra để hình thành nên các tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên liên tục. Vốn lưu động luân chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được thu hồi toàn bộ, hoàn thành một vòng luân chuyển khi kết thúc một chu kì kinh doanh. * Đặc điểm của vốn lưu động Do bị chi phối bởi đặc điểm của TSLĐ nên VLĐ mang đặc điểm sau: - VLĐ trong quá trình chu chuyển luôn thay đổi hình thái biểu hiện. - VLĐ chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được hoàn lại toàn bộ sau mỗi chu kì kinh doanh. - VLĐ hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kì kinh doanh. * Phân loại vốn lưu động
  • 12. Học Viện Tài Chính Luận Văn TốtNghiệp .SV: Vũ Thị Vân Anh Lớp:CQ 47/11.01 5 - Dựa theo hình thái biểu hiện của vốn, VLĐ được chia thành 2 loại: Vốn bằng tiền & Vốn về hàng tồn kho (HTK).  Vốn bằng tiền và các khoản phải thu: Vốn bằng tiền gồm: tiền mặt tại quĩ, tiền gửi Ngân hàng, tiền đang chuyển. Các khoản phải thu: Chủ yếu là các khoản phải thu khách hàng, là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp phát sinh trong quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ dưới hình thức mua chịu. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể phải ứng trước tiền mua hàng cho người cung ứng, hình thành khoản tạm ứng.  Vốn về HTK bao gồm: vốn nguyên vật liệu chính, vốn vật liệu phụ, vốn nhiên liệu, vốn phụ tùng thay thế, vốn vật đóng gói, vốn công cụ dụng cụ, vốn sản phẩm dở dang, vốn về chi phí trả trước và vốn thành phẩm. - Dựa theo vai trò của VLĐ đối với quá trình SXKD, VLĐ được chia thành:  VLĐ trong khâu dự trữ sản xuất gồm: Vốn nguyên vật liệu chính, vốn vật liệu phụ, vốn nhiên liệu, vốn phụ tùng thay thế, vốn vật đóng gói, vốn công cụ dụng cụ nhỏ.  VLĐ trong khâu trực tiếp sản xuất gồm: Vốn sản phẩm đang chế tạo, vốn về chi phí trả trước ngắn hạn.  VLĐ trong khâu lưu thông gồm: Vốn thành phẩm, vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán, vốn đầu tư ngắn hạn về chứng khoán, cho vay ngắn hạn… Mỗi cách phân loại VLĐ theo các tiêu thức khác nhau trên đây đều đáp ứng những nhu cầu nhất định trong công tác quản lí của doanh nghiệp. 1.1.3. Nguồn hình thành vốn kinh doanh 1.1.3.1. Dựa theo quan hệ sở hữu vốn VKD được hình thành từ 2 nguồn: Vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. - Vốn chủ sở hữu: Là phần vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, bao gồm vốn chủ sở hữu bỏ ra và phần bổ sung từ kết quả kinh doanh như: lợi nhuận chưa phân phối, quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính…Tại một thời điểm, vốn chủ sở hữu được xác định bằng: Vốn chủ sở hữu = Tổng nguồn vốn – Nợ phải trả
  • 13. Học Viện Tài Chính Luận Văn TốtNghiệp .SV: Vũ Thị Vân Anh Lớp:CQ 47/11.01 6 - Nợ phải trả: Là thể hiện bằng tiền những nghĩa vụ mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải thanh toán cho các tác nhân kinh tế khác như: nợ vay, phải trả người bán, phải trả người lao động, thuế và khoản phải nộp cho NN… 1.1.3.2. Dựa vào thời gian huy động và sử dụng nguồn vốn Căn cứ vào tiêu thức này, nguồn vốn của doanh nghiệp có thể chia thành 2 loại: Nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời. - Nguồn vốn thường xuyên: Là tổng thể các nguồn vốn có tính chất ổn định mà doanh nghiệp có thể sử dụng vào hoạt động SXKD, thường được dùng để đầu tư mua sắm, hình thành TSCĐ và một phần của TSLĐ thường xuyên. Tại một thời điểm, nguồn vốn thường xuyên có thể xác định theo công thức: Nguồn vốn thường xuyên = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn = Giá trị tổng tài sản của DN – Nợ ngắn hạn - Nguồn vốn tạm thời: Là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới 1 năm) doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng các yêu cầu có tính chất tạm thời phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bao gồm các khoản vay ngân hàng, các tổ chức tín dụng và nợ ngắn hạn khác. 1.1.3.3. Dựa vào phạm vi huy động vốn VKD được hình thành từ: nguồn vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài: - Nguồn vốn bên trong: Là nguồn vốn có thể huy động được vào đầu tư từ chính hoạt động bản thân doanh nghiệp tạo ra, bao gồm: lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư, khoản khấu hao TSCĐ, tiền nhượng bán, thanh lí TSCĐ. Nguồn vốn bên trong thể hiện khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp. - Nguồn vốn bên ngoài: Là nguồn vốn có thể huy động từ bên ngoài doanh nghiệp để tăng thêm nguồn tài chính cho hoạt động kinh doanh, bao hàm một số nguồn chủ yếu như: Vay Ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính, góp vốn liên doanh liên kết, thuê tài sản, phát hàng chứng khoán…
  • 14. Học Viện Tài Chính Luận Văn TốtNghiệp .SV: Vũ Thị Vân Anh Lớp:CQ 47/11.01 7 1.2. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh và việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 1.2.1. Quan điểm về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp Có nhiều quan điểm về hiệu quả sử dụng VKD, ta có thể xem xét một số quan điểm sau: Quan điểm 1: Tùy thuộc vào vị trí của các nhà đầu tư mà quan điểm về hiệu quả sử dụng VKD có sự khác nhau. - Đối với nhà đầu tư trực tiếp: hiệu quả sử dụng VKD được đánh giá thông qua tỷ suất sinh lời vốn đầu tư và sự gia tăng giá trị doanh nghiệp mà họ đầu tư. - Đối với nhà đầu tư gián tiếp: hiệu quả sử dụng VKD được đánh giá thông qua tỷ suất lợi tức của một đồng vốn cho vay và sự bảo toàn giá trị thực tế của vốn cho vay qua thời gian. Quan điểm 2: Hiệu quả sử dụng VKD được xem xét trên cơ sở kết quả kinh doanh lãi (lỗ) của doanh nghiệp. Lãi (lỗ) = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán – (Chí phí bán hàng+Chi phí quản lí doanh nghiệp) Lãi càng nhiều, hiệu quả sử dụng VKD càng cao và ngược lại. Quan điểm 3: Hiệu quả sử dụng VKD dựa trên quan điểm thu nhập thực tế. Trong nền kinh tế có lạm phát, điều mà các nhà đầu tư quan tâm là lợi nhuận ròng thực tế chứ không phải lợi nhuận ròng danh nghĩa. Qua các quan điểm trên ta nhận thấy, họ xem xét hiệu quả sử dụng VKD là biểu hiện một mặt về hiệu quả kinh doanh, nó phản ánh trình độ quản lí sử dụng vốn trong việc tối đa hóa lợi ích hay tối thiểu hóa lượng vốn và thời gian sử dụng trong điều kiện nguồn lực xác định, phù hợp với mục tiêu kinh doanh. 1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh - Xuất phát từ tầm quan trọng của VKD: Vốn là điều kiện tiền đề của hoạt động SXKD, giúp doanh nghiệp khai thác tốt nhất mọi tiềm năng, thế mạnh của mình để phát triển kinh doanh, tái sản xuất mở rộng, có vai trò tạo lợi thế cạnh tranh, chỗ đứng của mình trước các đối thủ cạnh tranh, người tiêu dùng…Hiểu được
  • 15. Học Viện Tài Chính Luận Văn TốtNghiệp .SV: Vũ Thị Vân Anh Lớp:CQ 47/11.01 8 tầm quan trọng của VKD, các doanh nghiệp cần quan tâm hơn tới việc nâng cao hiệu quả sử dụng VKD, gia tăng nguồn vốn để đáp ứng những mục tiêu đã đề ra. - Xuất phát từ mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp: Đây là mục tiêu cốt lõi không chỉ đem lại lợi ích trước mắt mà còn có ý nghĩa lâu dài với doanh nghiệp. Để làm được điều này, các nhà quản lí phải tổ chức và sử dụng VKD hiệu quả, đảm bảo nguyên tắc bảo toàn vốn, làm cho đồng VKD sinh sôi nảy nở. - Xuất phát từ cơ chế quản lí của NN: Khi chuyển sang cơ chế thị trường, mọi thành phần kinh tế đều tham gia vào SXKD, cạnh tranh công bằng, bình đẳng đòi hỏi doanh nghiệp muốn có chỗ đứng đều phải nâng cao hiệu quả sử dụng VKD, tăng thu, giảm chi để góp phần tăng lợi nhuận, tăng uy tín và mở rộng qui mô. 1.3. Các chỉ tiêuđánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 1.3.1. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh - Vòng quay toàn bộ VKD: (LV) LV = Doanh thu thuần trong kì VKD bình quân trong kì Chỉ tiêu này phản ảnh VKD trong kì chu chuyển được bao nhiêu vòng hay mấy lần. Chỉ tiêu này đạt cao, hiệu quả sử dụng VKD càng cao. - Tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên VKD: (ROAE) ROAE = Lợi nhuận trước lãi vay và thuế VKD bình quân trong kì Chỉ tiêu này đánh giá khả năng sinh lời của đồng VKD, không tính ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp và nguồn gốc của VKD. - Tỷ suất lợi nhuận trước thuế VKD: (TSV) TSV = Lợi nhuận trước thuế VKD bình quân trong kì
  • 16. Học Viện Tài Chính Luận Văn TốtNghiệp .SV: Vũ Thị Vân Anh Lớp:CQ 47/11.01 9 Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng VKD bình quân sử dụng trong kì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế. - Tỷ suất lợi nhuận sau thuế VKD: (ROA) ROA = Lợi nhuận sau thuế VKD bình quân trong kì Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng VKD bình quân sử dụng trong kì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. - Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu: (ROE) ROE = Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bình quân Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu bình quân sử dụng trong kì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho chủ sở hữu. 1.3.2. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định - Hiệu suất sử dụng VCĐ: Hiệu suất sử dụng VCĐ = Doanh thu thuần VCĐ bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng VCĐ có thể tham gia tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần bán hàng trong kì. - Hệ số hàm lượng VCĐ: Hàm lượng vốn cố định = Vốn cố định bình quân trong kỳ Doanh thu thuần trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh số VCĐ cần thiết để tạo ra một đồng doanh thu thuần trong kì. Hàm lượng VCĐ càng thấp, hiệu suất sử dụng VCĐ càng cao. - Hiệu suất sử dụng TSCĐ
  • 17. Học Viện Tài Chính Luận Văn TốtNghiệp .SV: Vũ Thị Vân Anh Lớp:CQ 47/11.01 10 Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Doanh thu thuần trong kì Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kì Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSCĐ trong kì tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. - Tỷ suất lợi nhuận VCĐ: Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định = LNTT (ST) Vốn cố định bình quân Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng VCĐ bình quân tham gia tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước hoặc sau thuế. 1.3.3. Nhóm các chỉ tiêuđánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động - Tốc độ luân chuyển VLĐ: Tốc độ luân chuyển VLĐ nhanh hay chậm nói lên hiệu suất sử dụng VLĐ của doanh nghiệp cao hay thấp. Nó được biểu hiện qua 2 chỉ tiêu: Số lần luân chuyển VLĐ và kì luân chuyển VLĐ. + Số lần luân chuyển VLĐ: (L) L = Tổng mức luân chuyển VLĐ trong kỳ VLĐ sử dụng bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh số lần luân chuyển VLĐ hay số vòng quay của VLĐ thực hiện được trong một thời kì nhất định (thường là 1 năm). + Kì luân chuyển VLĐ: (K) K = Số ngày trong kỳ Số lần luân chuyển VLĐ
  • 18. Học Viện Tài Chính Luận Văn TốtNghiệp .SV: Vũ Thị Vân Anh Lớp:CQ 47/11.01 11 Chỉ tiêu này phản ánh số ngày để thực hiện 1vòng quay VLĐ. Nếu doanh nghiệp phấn đấu rút ngắn kì luân chuyển sẽ làm tăng số vòng quay VLĐ. - Mức tiết kiệm VLĐ do tăng tốc độ luân chuyển: (VTK) Mức tiết kiệm VLĐ = Mức luân chuyển VLĐ bình quân trong kì (Kì luân chuyển VLĐ kì so sánh – Kì luân chuyển VLĐ kì gốc) Chỉ tiêu này phản ánh số VLĐ có thể tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển VLĐ ở kì so sánh so với kì gốc. - Hàm lượng VLĐ: Hàm lượng vốn lưu động = VLĐ bình quân trong kỳ Doanh thu thuần trong kỳ Nó phản ánh để có một đồng doanh thu thuần bán hàng cần bao nhiêu VLĐ. 1.4. Nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 1.4.1. Nhân tố khách quan - Cơ chế quản lí và chính sách vĩ mô của NN: Vai trò điều tiết của NN trong nền kinh tế thị trường là điều tất yếu nhưng các chính sách vĩ mô của NN như: chính sách thuế, chính sách cho vay, khuyến khích đầu tư có tác động không nhỏ tới hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp. - Môi trường tự nhiên: Là toàn bộ các yếu tố tự nhiên tác động tới hoạt động kinh tế và cơ sở vật chất của doanh nghiệp như: thời tiết, khí hậu, môi trường… - Sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật: đang phát triển với tốc độ chóng mặt, một mặt nó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể đổi mới công nghệ sản xuất, mặt khác nó đặt doanh nghiệp vào môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. - Tác động của thị trường: Nếu thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định thì sẽ là tác nhân tích cực thúc đẩy cho doanh nghiệp tái sản xuất mở rộng và mở rộng thị trường. Trái lại, nó sẽ ảnh hưởng gây giảm hiệu quả sử dụng VKD. - Nhân tố thuộc về kinh tế: Lãi suất thị trường, mức độ lạm phát, rủi ro không lường trước…đều là những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng VKD.
  • 19. Học Viện Tài Chính Luận Văn TốtNghiệp .SV: Vũ Thị Vân Anh Lớp:CQ 47/11.01 12 1.4.2. Nhân tố chủ quan - Trình độ quản lí và sử dụng các nguồn vốn: ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sử dụng VKD. - Chu kì sản xuất: Nếu chu kì sản xuất ngắn sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng thu hồi vốn nhằm tái tạo, mở rộng SXKD. Ngược lại, nếu chu kì SXKD kéo dài doanh nghiệp sẽ phải chịu một gánh nặng nợ gốc và lãi phải trả cho các khoản vay mà doanh nghiệp đã vay từ trước đó. - Trình độ đội ngũ cán bộ và lao động sản xuất: Với đội ngũ lãnh đạo, điều hành quản lí và sử dụng vốn có sự kết hợp một cách tối ưu các yếu tố sản xuất, giảm chi phí không cần thiết đồng thời nắm bắt cơ hội kinh doanh, đem lại cho doanh nghiệp sự tăng trưởng và phát triển. Với người lao động, nâng cao tay nghề cao phù hợp với trình độ công nghệ của dây chuyền để khai thác tối đa công suất máy móc và nâng cao năng suất lao động, từ đó sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng VKD. - Kĩ thuật sản xuất: Các đặc điểm riêng có về kĩ thuật sản xuất tác động liên tục tới một số chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả sử dụng VKD. 1.5. Một số biện pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh - Đánh giá, lựa chọn và thực hiện tốt các dự án đầu tư phát triển doanh nghiệp. Đây là vấn đề rất quan trọng bởi vì các quyết định đầu tư phát triển doanh nghiệp ảnh hưởng lâu dài và có tính quyết định đến hiệu quả sử dụng VKD. - Quản lí chặt chẽ, huy động tối đa tài sản hiện có vào hoạt động SXKD để góp phần nâng cao hiệu suất sử dụng VKD. Cần lập hồ sơ theo dõi, quản lí đối với từng tài sản kinh doanh, thường xuyên kiểm tra, giám sát được tình hình sử dụng tài sản để có biện pháp huy động cao độ tài sản hiện có, chủ động nhượng bán TSCĐ không dùng, thanh lí TSCĐ hư hỏng, lạc hậu để nhanh chóng thu hồi vốn. - Lựa chọn phương pháp khấu hao và mức khấu hao hợp lí. Quản lí chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả quỹ khấu hao TSCĐ. Doanh nghiệp cần lựa chọn và biết sử dụng các phương pháp khấu hao thích hợp để xác định mức khấu hao hợp lí làm cơ sở cho việc thu hồi kịp thời, đầy đủ số vốn đầu tư ứng trước vào TSCĐ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tập trung vốn nhanh để đầu tư đổi mới TSCĐ.
  • 20. Học Viện Tài Chính Luận Văn TốtNghiệp .SV: Vũ Thị Vân Anh Lớp:CQ 47/11.01 13 - Chú trọng thực hiện đổi mới TSCĐ một cách kịp thời, thích hợp để tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, tăng được năng lực SXKD, nâng cao chất lượng, cải tiến, đổi mới mẫu mã sản phẩm, tiết kiệm chi phí từ đó mở rộng thị phần tiêu thụ, tăng doanh thu và lợi nhuận. - Được quyền cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản của doanh nghiệp theo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển VKD theo qui định của pháp luật. - Thực hiện tốt việc sử dụng kết hợp hiện đại hóa TSCĐ cần tính toán hiệu quả sử dụng TSCĐ, cần xây dựng nội quy, quy chế quản lí, sử dụng tài sản để góp phần duy trì năng lực sản xuất của TSCĐ tránh tình trạng hư hỏng. - Áp dụng nghiêm minh các biện pháp thưởng, phạt vật chất trong bảo quản, sử dụng các tài sản kinh doanh để tăng cường ý thức trách nhiệm của người quản lí, sử dụng, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. - Chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro, bảo toàn VKD, áp dụng các biện pháp như mua bảo hiểm tài sản, trích lập các quĩ dự phòng tài chính, dự phòng giảm giá HTK, dự phòng giảm giá chứng khoán…
  • 21. Học Viện Tài Chính Luận Văn TốtNghiệp .SV: Vũ Thị Vân Anh Lớp:CQ 47/11.01 14 Chương II THỰC TRẠNG VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY XI MĂNG VICEM HOÀNG THẠCH 2.1. Khái quát chung về Công ty xi măng Vicem Hoàng Thạch 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Tên công ty: Công ty TNHH một thành viên xi măng Vicem Hoàng Thạch Tên giao dịch tiếng Anh: Vicem Hoang Thach Cement Limited Company Tên công ty viết tắt: Công ty xi măng Vicem Hoàng Thạch Địa chỉ trụ sở chính: Thôn Bích Nhôi, thị trấn Minh Tân, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương Điện thoại: (84) 0320. 3821092 Fax: (84) 0320. 3821098 Email: contact@ ximanghoangthach.com Website: www.ximanghoangthach.com Mã số doanh nghiệp: 0800004797 Vốn điều lệ: 1.300.000.000.000 (Một nghìn ba trăm tỷ đồng) Vốn pháp định: 6.000.000.000 (Sáu tỷ đồng) - Nhà máy xi măng Hoàng Thạch được thành lập ngày 04/03/1980 theo chỉ thị số 448/TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 15/11/1976. - Năm 1993, Nhà máy hợp nhất với Công ty kinh doanh xi măng Hoàng Thạch thành Công ty xi măng Hoàng Thạch. - Ngày 23/06/2011, Công ty xi măng Hoàng Thạch chuyển thành Công ty TNHH Một thành viên xi măng Vicem Hoàng Thạch do VICEM làm chủ sở hữu. 2.1.2. Chức năng, ngành nghề kinh doanh, sản phẩm chủ yếu * Chức năng, ngành nghề kinh doanh - Sản xuất và cung ứng xi măng; - Sản xuất, kinh doanh sản phẩm vật liệu chịu lửa các loại, bao bì; - Xây dựng và lắp đặt các loại lò công nghiệp và dân dụng; - Cho thuê nhà xưởng kho bãi, dịch vụ trông giữ ô tô, xe máy;
  • 22. Học Viện Tài Chính Luận Văn TốtNghiệp .SV: Vũ Thị Vân Anh Lớp:CQ 47/11.01 15 - Trực tiếp xuất nhập khẩu clinker, xi măng các loại; trực tiếp nhập khẩu thạch cao, nguyên liệu sản xuất gạch chịu lửa kiềm tính, giấy krap, hạt nhựa PP, các loại vật tư phụ tùng, thiết bị lẻ phục vụ cho sản xuất xi măng, gạch chịu lửa kiềm tính và vỏ bao; - Khai thác đá để sản xuất vật liệu xây dựng; Chế biến đá xây dựng. * Sản phẩm và đặc điểm sản phẩm chủ yếu Sản phẩm sản xuất bao gồm: xi măng PCB30-PCB40, clinker, vật liệu chịu lửa kiềm tính, bao bì, đá xây dựng, xi măng chuyên dụng xây trát cao cấp MC25. Trong đó, xi măng PCB30-PCB40 và Clinker là sản phẩm chủ yếu của Công ty. Xi măng PCB30-PCB40: PCB là kí hiệu qui ước cho xi măng pooclăng hỗn hợp. Các trị số 30, 40 là giới hạn cường độ chịu nén của mẫu vữa xi măng sau 28 ngày dưỡng hộ tính bằng N/mm2. - Độ mịn cao, màu sắc xanh xám-đen. - Thời gian linh kết: Bắt đầu khoảng 110-140 phút; Kết thúc sau 3-4 giờ. - Tốc độ phát triển cường độ ban đầu nhanh, rất phù hợp cho các công trình cần tháo dỡ cốp pha nhanh. - Hàm lượng khoáng C3S cao, hàm lượng C3A thấp, hàm lượng vôi tự do nhỏ, độ ổn định thể tích tốt, được sử dụng nhiều trong các công trình công nghiệp. 2.1.3. Tổ chức hoạt động kinh doanh Tổ chức của Công ty xi măng Vicem Hoàng Thạch bao gồm: - Văn phòng Công ty, khối sản xuất; - Ban quản lí công trình Xi măng Hoàng Thạch (Dây chuyền HT II). - Nhà máy vật liệu chịu lửa kiềm tính Việt Nam tại xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh; - Xí nghiệp Bao bì Vĩnh Tuy tại số 112 Vĩnh Tuy, quận Hoàng Mai, Hà Nội; - Ban quản lí dự án đầu tư Dây chuyền HT III. - Ban quản lí dự án trạm phát điện tận dụng nhiệt khí thải lò; - Các văn phòng đại diện tại các tỉnh : Lạng Sơn, Bắc Ninh, Hải Dương và Tp. Hồ Chí Minh.
  • 23. Học Viện Tài Chính Luận Văn TốtNghiệp .SV: Vũ Thị Vân Anh Lớp:CQ 47/11.01 16 2.1.4. Tổ chức bộ máy quản lí và bộ máy Tài chính kế toán của Công ty * Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí Công ty (Hình 01) * Tổ chức bộ máy quản lí tài chính – kế toán của Công ty (Hình 02) Công ty đang áp dụng chế độ kế toán ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006. Hình thức kế toán áp dụng là Nhật kí chung, chế độ kế toán áp dụng theo hình thức kế toán tập trung, toàn bộ công tác kế toán đều được tập trung tại phòng kế toán Công ty. Ngoài ra, Công ty cũng đang sử dụng phần mềm kế toán Fast giúp công việc kế toán của Công ty được nhanh chóng, tiện lợi hơn. 2.1.5. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty * Qui trình công nghệ sản xuất xi măng (Hình 03) Hoàng Thạch hiện có 3 dây chuyền sản xuất xi măng lò quay đều có công nghệ hiện đại bậc nhất, do hãng F.L.Smidth (Đan Mạch) thiết kế, cung cấp. Dây chuyền chính và các công đoạn phụ trợ đều được cơ khí hóa, tự động hóa hoàn toàn. Từ phòng điều khiển trung tâm thông qua máy tính điện tử, thiết bị vi xử lí, hệ thống sơ đồ công nghệ được gắn đèn báo tình trạng thiết bị và hệ thống camera, quan sát, giúp phát hiện sự cố, xử lí, điều khiển hoạt động kịp thời, dễ dàng. * Đặc điểm các yếu tố đầu vào và thị trường các yếu tố đầu vào của sản phẩm chính Nguyên vật liệu chính bao gồm: đá vôi, đá sét dồi dào, trữ lượng lớn và chất lượng tương đối ổn định. Ngoài ra, Công ty còn khai thác các nguyên liệu đầu vào khác để sản xuất xi măng, clanker như: thạch cao, chất phụ gia, than… Tác động của giá cả nguyên, nhiên vật liệu có tác động rất lớn tới giá thành sản phẩm cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty. So với năm 2011, năm 2012 giá của nguyên nhiên vật liệu chủ yếu đều tăng nhanh là một trong những thách thức lớn đối với Công ty trong công tác quản lí chi phí, đòi hỏi Công ty phải có biện pháp quản lí tốt chi phí để hạ giá thành, tăng sản lượng tiêu thụ, nâng cao hiệu quả SXKD trong thời gian tới.
  • 24. Học Viện Tài Chính Luận Văn TốtNghiệp .SV: Vũ Thị Vân Anh Lớp:CQ 47/11.01 17 * Tình hình thị trường tiêu thụ và vị thế cạnh tranh của Công ty Công ty tiếp tục giữ vững được địa bàn truyền thống, mở rộng và tăng cường mức tiêu thụ xi măng ở các tỉnh phía Bắc, phấn đấu thị trường tiêu thụ xi măng đạt tỷ lệ: miền Bắc 75%, miền Trung 15-20%, miền Nam 5%. Một số khách hàng truyền thống của Công ty như: Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Hải Vân, Công ty Cổ phần Vicem Thương mại Xi măng, Công ty Cổ phần Vicem Vật liệu xây dựng Xây lắp Đà Nẵng…Hiện nay, Công ty đang đối mặt với tình hình cạnh tranh gay gắt do có rất nhiều đơn vị xi măng mới ra đời như: Chinfon 2 (Hải Phòng), Vinakansai (Ninh Bình), Cẩm Phả (Quảng Ninh),…với sự cạnh tranh giữa các sản phẩm của các đơn vị trong nước với các đơn vị liên doanh, giữa công nghệ cổ điển và hiện đại, giữa kinh nghiệm và năng động…bộc lộ rõ rệt. 2.1.6. Cơ cấu và phân bố lao động trong Công ty Tổng số lao động tính đến ngày 31/12/2012 là 2.779 người. Trong đó: - Lao động trình độ Đại học và trên đại học: 502 người chiếm 18,1%. - Lao động trình độ Cao đẳng và Trung cấp: 77 người chiếm 2,8%. - Lao động trình độ Công nhân kĩ thuật, Phổ thông và nhân viên khác: 2200 người chiếm 79,1%. 2.1.7. Khái quát tình hình tài chính chủ yếu của Công ty 2.1.7.1. Tình hình cơ cấu và sự biến động tài sản, nguồn vốn của Công ty * Cơ cấu và sự biến động tài sản (Bảng 2.1) Cuối năm 2012, tổng tài sản đạt ~4.157 tỷ đồng, giảm 456 tỷ đồng, ứng tỷ lệ giảm 9,89% so với đầu năm. Trong đó, TSNH giảm ~283 tỷ đồng với tốc độ giảm 15,62%, TSDH giảm 173 tỷ đồng ứng tỷ lệ giảm 6,18%. TSNH chỉ chiếm 36,78% trong tổng tài sản, giá trị giảm đi là do tất cả các khoản mục trong TSNH đều giảm. Trong đó, HTK chiếm tỷ trọng lớn nhất (cuối năm đạt 51,36%). Mặc dù giá trị có giảm 124 tỷ đồng, nhưng lượng HTK còn khá nhiều là do sản xuất và tiêu thụ xi măng bị sụt giảm bởi tình hình chung của ngành xi măng. Đứng thứ 2 về tỷ trọng là khoản phải thu ngắn hạn, cuối năm so với đầu năm giảm 151 tỷ đồng ứng tỷ lệ 24,13%. Theo tìm hiểu được biết, phải thu ngắn
  • 25. Học Viện Tài Chính Luận Văn TốtNghiệp .SV: Vũ Thị Vân Anh Lớp:CQ 47/11.01 18 hạn giảm chủ yếu là do phải thu khách hàng giảm 142 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 27,55% do trong năm, các thị trường miền Bắc chính như: Hà Nội, Hải Dương, Quảng Ninh… bị giảm cả về sản lượng và thị phần. Ngoài ra, tiền và tương đương tiền cũng giảm nhẹ 538 trđ, tỷ lệ giảm 0,2% do doanh thu bán hàng giảm và Công ty cũng dùng tiền để đầu tư TSCĐ cho SXKD. TSDH ở cả đầu và cuối năm đều chiếm trên 60% về tỷ trọng trong tổng tài sản. Cuối năm, TSDH giảm ~173 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 6,18% so với đầu năm. TSDH giảm chủ yếu do TSCĐ giảm, trong đó nhiều nhất là TSCĐ hữu hình giảm ~167 tỷ đồng. TSCĐ luôn chiếm tỷ trọng hầu như toàn bộ trong tổng TSCĐ (>95%). Việc giảm này là do trong năm Công ty vẫn phải trích khấu hao với giá trị lớn trong khi nguyên giá TSCĐ tăng lên không đáng kể. Chi phí XDCB dở dang cũng giảm 19 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 28,53% do phần XDCB cuối năm giảm mạnh so với đầu năm trong khi sửa chữa lớn tăng nhỏ hơn khoản giảm phần XDCB. TSDH khác cũng tăng 12,5 tỷ đồng chủ yếu là do trong năm Công ty kí quĩ bảo vệ môi trường Hải Dương giá trị 13 tỷ đồng, cho thấy bên cạnh hoạt động SXKD, Công ty cũng rất chú trọng tới công tác an toàn vệ sinh môi trường. * Cơ cấu và sự biến động nguồn vốn (Bảng 2.2) Qua phân tích ta thấy, tổng nguồn vốn của Công ty cuối năm 2012 là 4.157 tỷ đồng, giảm 456 tỷ đồng , tỷ lệ giảm 9,89% so với đầu năm. Nợ phải trả chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn vốn và giảm dần về cuối năm (đầu năm: 66,34%, cuối năm 60,99%). Cuối năm, trong nợ phải trả, nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất 67,57%, nợ dài hạn chỉ đạt 32,43%. Xét trong nợ ngắn hạn thì vay và nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu (cuối năm 57,5%), nhưng giá trị giảm 210 tỷ đồng. Việc giảm đi này là do trong năm Công ty tăng cường thực hiện các khoản vay ngắn hạn ngân hàng 985 tỷ đồng, so với đầu năm chỉ là 677 tỷ đồng nhưng Công ty không phát sinh các khoản nợ dài hạn đến hạn trả nào, điều này chứng tỏ Công ty đã chấp hành tốt kỉ luật thanh toán, các khoản vay hầu như tất toán hết, chỉ còn khoản chưa tới hạn thanh toán. Phải trả người lao động cũng giảm với tỷ lệ khá lớn 43,59%. Nguyên nhân do cuối năm 2012, dây chuyền HT III đã hoàn thiện, không phải thuê
  • 26. Học Viện Tài Chính Luận Văn TốtNghiệp .SV: Vũ Thị Vân Anh Lớp:CQ 47/11.01 19 thêm nhân công, đồng thời Công ty tinh giản nhân sự để phù hợp với việc thu hẹp qui mô. So sánh với xi măng Tam Điệp, Đồng Bành đang có nguy cơ phá sản, nợ lương CBCNV cao cho thấy Hoàng Thạch vẫn trả lương đều đặn cho CBCNV là một động thái hết sức tích cực khuyến khích lao động trong thời buổi kinh tế khó khăn hiện nay. VCSH tăng nhẹ 69 tỷ đồng, tốc độ tăng 4,42%. Việc tăng này chủ yếu do Công ty tăng mạnh quĩ trích lập dự phòng tài chính và đầu tư phát triển. Việc làm này chứng tỏ Công ty rất thận trọng trong công tác phòng trừ rủi ro thiệt hại trong quá trình SXKD. Hơn nữa, tăng VCSH trong khi giảm vay ngắn, trung, dài hạn là tín hiệu tích cực cho thấy năng lực tự chủ tài chính của Công ty đã được chú trọng nâng cao. 2.1.7.2. Khái quát một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu trong 3 năm gần nhất (Bảng 2.3) Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 1.VKD bình quân Đồng 4.070.985.049.148 4.419.652.408.237 4.384.944.991.605 2.Doanh thu BH&CCDV Đồng 3.696.339.805.768 4.521.692.140.724 4.309.452.479.446 3.Doanh thu thuần Đồng 3.668.492.056.818 4.477.930.566.449 4.073.863.180.851 4.Lợi nhuận trước thuế Đồng 442.487.492.862 440.960.024.841 252.723.004.372 5.Lợi nhuận sau thuế Đồng 317.593.099.649 342.896.831.247 187.008.750.843 6.Nộp NSNN Đồng 47.684.796.676 73.358.350.455 47.846.966.105 7.Số lao động Người 2.873 2.841 2.779 8.Thu nhập bình quân người/ tháng Đồng 9.424.000 11.932.182 10.726.250 Trong 3 năm trở lại đây tình hình Công ty có sự thay đổi đáng kể. Cụ thể năm 2010 và 2011, doanh thu BH&CCDV đã tăng từ 3.696.339 trđ năm 2010 lên
  • 27. Học Viện Tài Chính Luận Văn TốtNghiệp .SV: Vũ Thị Vân Anh Lớp:CQ 47/11.01 20 4.521.692 trđ năm 2011; lợi nhuận sau thuế cũng tăng làm cho thu nhập bình quân lao động /tháng tăng lên đáng kể. Tuy nhiên năm 2012, Công ty đã không đạt được kết quả thành công như mong đợi. Doanh thu BH&CCDV tăng so với năm 2010 nhưng giảm so với năm 2011, chỉ đạt 4.309.452 trđ, kéo theo doanh thu thuần giảm theo. Đặc biệt, lợi nhuận sau thuế sụt giảm rất nhiều (từ 342.897 trđ năm 2011 còn 187.009 trđ năm 2012), vì thế thu nhập người lao động cũng bị ảnh hưởng theo. 2.2. Thực trạng vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty xi măng Vicem Hoàng Thạch 2.2.1. Những thuận lợi, khó khăn trong quá trìnhhoạt động của Công ty * Thuận lợi - Công ty xi măng Vicem Hoàng Thạch đã tiến hành chuyển đổi sang loại hình công ty TNHH theo Luật Doanh nghiệp 2005, vì vậy Công ty sẽ được hưởng nhiều sự ưu đãi hơn so với trước khi chuyển đổi, tính chuyên nghiệp cao hơn và chủ động hơn trong hoạt động SXKD. - Công ty được xây dựng trong khu vực rất thuận lợi cho việc khai thác và sản xuất xi măng vì địa bàn nằm trong cấu trúc địa chất của vòng cung Đông Triều, có dãy núi đá vôi, đá sét có trữ lượng lớn, đây là nguyên liệu chính để sản xuất xi măng. Ngoài ra còn một số khoáng sản khác như: đất sỏi đen, đất cao lanh, đá donomit… dùng để sản xuất VLXD và gốm sứ. Về giao thông đường sông, đường biển, đường sắt và đường bộ cũng đều thuận lợi cho hoạt động SXKD. - Công ty luôn chú trọng tới việc nâng cấp, đầu tư đổi mới trang thiết bị để phục vụ sản xuất một cách tốt nhất, tiết kiệm chi phí. Dây chuyền sản xuất được thiết kế đồng bộ, hệ thống kiểm soát chất lượng chặt chẽ nên sản phẩm xi măng luôn đảm bảo sự ổn định về chất lượng. Công ty cũng đã trang bị hệ thống thông tin phần cứng như mạng điện thoại nội bộ, máy tính chủ, máy tính cá nhân cho các đơn vị trong Công ty tương đối đầy đủ để CBCNV có điều kiện tiếp cận các nguồn thông tin phục vụ công việc một cách nhanh chóng. - Bộ máy tổ chức của Công ty ngày càng được hoàn thiện và hoạt động tương đối hiệu quả. Tất cả các bộ phận, các đơn vị đều có nhiệm vụ và quyền hạn rõ
  • 28. Học Viện Tài Chính Luận Văn TốtNghiệp .SV: Vũ Thị Vân Anh Lớp:CQ 47/11.01 21 ràng, vừa đảm bảo được tính linh hoạt và chủ động, vừa đảm bảo được nguyên tắc tập trung trong quản trị của Công ty. - Về nguồn nhân lực: trình độ quản lí quản trị doanh nghiệp của đội ngũ cán bộ quản lí ngày càng được nâng cao, đội ngũ CBCN kĩ thuật giầu kinh nghiệm và lành nghề đã hoàn toàn làm chủ dây chuyền sản xuất tiên tiến. Công ty luôn đảm bảo việc làm đời sống và thu nhập ổn định cho CBCNV. Mặt khác, Công ty còn là nơi đào tạo và cung cấp nhiều cán bộ quản lí cho các đơn vị trong Tổng công ty. - Xi măng Hoàng Thạch đang chiếm thị phần cao tại thị trường xi măng khu vực phía Bắc. Mô hình tiêu thụ theo hình thức NPP chính đã chứng tỏ được hiệu quả và phát huy tác dụng, phù hợp với điều kiện kinh doanh hiện nay. Việc bán hàng với mức giá qui định tại đầu nguồn đã phần nào giảm thiểu chi phí bán hàng, xã hội hóa được khâu lưu thông. Sản phẩm của Công ty đã có thương hiệu mạnh, được người tiêu dùng biết đến lâu, chất lượng luôn đảm bảo, tạo cho người tiêu dùng an tâm khi sử dụng sản phẩm của Hoàng Thạch. * Khó khăn - Nền kinh tế nước ta vẫn trong tình trạng suy thoái chưa có dấu hiệu tăng trưởng, lãi suất ngân hàng còn khá cao, các doanh nghiệp khó khăn trong tình trạng cầm cự sản xuất kinh doanh, phá sản và sáp nhập diễn ra ngày càng phổ biến. - Các sản phẩm của Công ty đều là vật liệu không thể thiếu cho các công trình xây dựng. Tuy nhiên từ cuối năm 2008 do ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế toàn cầu, các ngân hàng siết chặt cho vay làm cho thị trường BĐS trầm lắng, chậm tiến độ các công trình xây dựng, các dự án mới cũng bị đình trệ, hệ quả là nhu cầu sử dụng VLXD nói chung và xi măng nói riêng thấp hơn so với dự báo. - Thiết bị lò nung dây chuyền HT I và HT II (đặc biệt là dây chuyền HT I sau thời gian hoạt động hơn 30 năm và nhiều thời điểm phải hoạt động trên công suất thiết kế để đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của thị trường) đã xuống cấp, phải dừng lò để sữa chữa dài ngày, chi phí sửa chữa cao. Ngoài ra, để có được năng suất lao động cao thì nhiều loại phụ tùng, máy móc thiết bị phải mua từ nước ngoài, tốn kém nhiều chi phí và thời gian, có thể ảnh hướng tới tiến độ sản xuất.
  • 29. Học Viện Tài Chính Luận Văn TốtNghiệp .SV: Vũ Thị Vân Anh Lớp:CQ 47/11.01 22 - Giá cả vật tư nguyên, nhiên liệu đầu vào liên tục tăng cao, đặc biệt là đối với một số nguyên, nhiên liệu chính như than, điện, xăng dầu… làm ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng thực hiện kế hoạch tài chính của Công ty. - Xi măng Hoàng Thạch tiếp tục gặp sự cạnh tranh quyết liệt từ các thương hiệu xi măng ngoài Vicem khác như: Phúc Sơn, Thăng Long, Hạ Long, Cẩm Phả, La Hiên,…với giá bán rẻ hơn rất nhiều. (Giá bán xi măng Hoàng Thạch thường cao hơn so với các loại xi măng khác từ khoảng 150.000 đồng/tấn đến 230.000 đồng/tấn). 2.2.2. Thực trạng vốn và nguồn vốn kinh doanh của Công ty: 2.2.2.1. Thực trạng vốn kinh doanh của Công ty (bảng 2.5) - Năm 2012, VKD cuối năm đã giảm so với đầu năm là 456.112 trđ, ứng tỷ lệ giảm 9,89%. Chứng tỏ trong năm Công ty đã thu hẹp qui mô nguồn VKD. VKD giảm đi là do cả VCĐ và VLĐ đều giảm về số tuyệt đối. Cụ thể:  Đầu năm VCĐ đạt 2.801 tỷ đồng, cuối năm còn 2.628 tỷ đồng, giảm 173 tỷ đồng. Về tỷ trọng VCĐ trong tổng VKD lại tăng từ 60,72% lên 63,22%.  VLĐ cuối năm so với đầu năm giảm 283 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ giảm 15,62%. Đồng thời tỷ trọng VLĐ cũng giảm 2,5%, từ 39,28% đầu năm xuống 36,78% ở thời điểm cuối năm. Nhìn chung, ở cả thời điểm đầu và cuối năm, VCĐ đều chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong tổng số VKD của Công ty, > 60%. Đây là điều hoàn toàn hợp lí bởi tham gia vào lĩnh vực sản xuất VLXD, Công ty phải đầu tư rất nhiều tiền vào các công trình XDCB, mua sắm máy móc trang thiết bị mà hầu như là từ nhập khẩu từ nước ngoài với giá thành cao để phục vụ SXKD. Với tình hình kinh tế đất nước đang khó khăn thì việc thu hẹp qui mô sản xuất ở thời điểm hiện tại, giảm lượng VCĐ và VLĐ của Công ty là hoàn toàn phù hợp. 2.2.2.2. Thực trạng nguồn vốn kinh doanh của Công ty VKD của Công ty được hình thành từ 2 nguồn: Nợ phải trả và VCSH. Như đã xem xét ở phần cơ cấu và biến động nguồn vốn (Bảng 2.2) thì cuối năm 2012,
  • 30. Học Viện Tài Chính Luận Văn TốtNghiệp .SV: Vũ Thị Vân Anh Lớp:CQ 47/11.01 23 qui mô nguồn vốn đã giảm đi 4.157 tỷ đồng, ứng tỷ lệ giảm 9,89% so với đầu năm. Trong đó:  Nợ phải trả đầu năm đạt 3.060 tỷ đồng, cuối năm chỉ còn 2.535 tỷ đồng, tức là giảm 525 tỷ đồng, ứng tỷ lệ giảm 17,15%, làm tỷ trọng cũng giảm 5,35%. VCSH cuối năm so với đầu năm có tăng nhẹ ~69 tỷ đồng, ứng tỷ lệ tăng 4,42%, nâng tỷ trọng VCSH trong tổng nguồn vốn thêm 5,35%. Tóm lại:qui mô nguồn vốn của Công ty trong năm giảm đi. Tuy vậy, Công ty vẫn tăng cường mở rộng và sử dụng nguồn VCSH, giảm nợ phải trả nhằm giảm bớt sự phụ thuộc tài chính vào bên ngoài. Công ty cần cân nhắc lại chính sách sử dụng nguồn vốn cho hợp lí hơn để nhằm tối đa hóa lợi nhuận của Công ty. Để đánh giá sâu sắc hơn về nguồn hình thành VKD, ta đi phân tích các chỉ tiêu hệ số nợ, tỉ suất tự tài trợ trong năm 2011 và 2012 qua bảng 2.6. Ta thấy Công ty huy động nguồn vốn nghiêng về việc sử dụng nợ nhiều. Tuy nhiên, hệ số nợ năm vừa qua của Công ty đã có xu hướng giảm dần về cuối năm, vào thời điểm đầu năm 2012 là 0,66, đến cuối năm 2012 giảm còn 0,61. Trong khi đó, tỷ suất tự tài trợ có xu hướng tăng lên từ 0,34 đầu năm lên 0,39 vào cuối năm. Điều này chứng tỏ Công ty thực hiện chính sách tăng cường sử dụng vốn chủ, ngày càng giảm nợ. Quan sát diễn biến hệ số nợ ở cả 3 thời điểm cuối năm của 3 năm đều >0,6, điều này xuất phát từ đặc thù trong ngành VLXD là lượng vốn cần rất lớn, đặc biệt Công ty cần huy động vốn lớn để xây dựng dây chuyền III. Như vậy việc duy trì hệ số nợ cao như vậy vẫn có thể coi là hợp lí với những mục đích chính đáng. Bên cạnh đó, tỉ suất tự tài trợ có xu hướng tăng chứng tỏ mức độ tự chủ về mặt tài chính của Công ty đang được nâng cao. * Đánh giá chính sách tài trợ vốn của Công ty Khi đánh giá nguồn tài trợ nhu cầu vốn của Công ty có hợp lí hay không, cần phải quan tâm tới tình hình tài chính của Công ty có đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính. Trên cơ sở xác định nguồn vốn thường xuyên, ta có thể xác định nguồn VLĐ thường xuyên của Công ty qua công thức:
  • 31. Học Viện Tài Chính Luận Văn TốtNghiệp .SV: Vũ Thị Vân Anh Lớp:CQ 47/11.01 24 Nguồn VLĐ thường xuyên =Nguồn vốn thường xuyên-Giá trị còn lại TSCĐ và TSDH khác. Thông qua số liệu bảng Cân đối kế toán ta tính toán được như sau: - Tại thời điểm đầu năm 2012: Nguồn vốn thường xuyên = 1.552.878.378.656 + 1.136.716.187.819 = 2.689.594.566.475 Nguồn VLĐ thường xuyên = 2.689.594.566.475 - 2.801.135.043.213 = -111.540.476.738 (đồng) < 0 - Tại thời điểm cuối năm 2012: Nguồn vốn thường xuyên = 1.621.559.132.905 + 822.092.119.130 = 2.443.651.252.035 Nguồn VLĐ thường xuyên = 2.443.651.252.035 - 2.627.961.391.826 = -184.310.139.791(đồng) < 0 Như vậy thời điểm đầu và cuối năm 2012, NVLĐTX < 0 và có xu hướng giảm về phía cuối năm, chứng tỏ Công ty trong năm không đảm bảo được nguyên tắc cân bằng tài chính. Tức là nguồn vốn thường xuyên không dư thừa để tài trợ cho TSDH, thậm chí Công ty phải dùng 1 phần nguồn vốn tạm thời để tài trợ cho TSDH. Việc sử dụng mô hình tài trợ hiện thời có thể khiến Công ty gặp nhiều rủi ro trong thanh toán tài chính. Qua tìm hiểu thêm được biết, nếu đem so sánh nguồn VLĐ thường xuyên ở cuối năm của Công ty với Công ty xi măng Bỉm Sơn (đây là 2 công ty có sự tương đương nhau về qui mô) thì nguồn VLĐ thường xuyên của Bỉm Sơn còn lên tới -672,5 tỷ, giảm hơn 3,6 lần so với HT; VLĐ thường xuyên ở xi măng Hà Tiên 1 còn thậm chí nhỏ hơn rất nhiều, ~ -2.330.000 trđ, giảm hơn 12 lần so với HT. Như vậy, có thể nhận thấy đây là tình trạng mất cân bằng chung của tất cả các Công ty SXKD xi măng. Tuy nhiên cũng phải ghi nhận sự nỗ lực của Công ty đã hạn chế tới mức thấp nhất sự mất cân bằng tài chính, Công ty vẫn kiểm soát được tình hình tài chính của mình, không để xảy ra tình trạng nợ xấu và tận dụng được nguồn vốn ngắn hạn từ chiếm dụng khách hàng, lựa chọn vay ngắn hạn để tài
  • 32. Học Viện Tài Chính Luận Văn TốtNghiệp .SV: Vũ Thị Vân Anh Lớp:CQ 47/11.01 25 trợ nhu cầu về vốn với lãi suất ưu đãi từ ngân hàng đã có mỗi quan hệ tín dụng lâu năm với Công ty để tối thiểu hóa những rủi ro tài chính mà Công ty có thể gặp phải. 2.2.3. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty 2.2.3.1. Thực trạng hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn kinh doanh của Công ty (Bảng 2.7) - Vòng quay VKD giảm 0,1 vòng, tỷ lệ giảm 9,38%. Trong đó, đầu năm vòng quay VKD >1, cuối năm lại <1 do trong năm tốc độ luân chuyển VLĐ giảm, Công ty chưa tiết kiệm được VLĐ và hiệu quả sử dụng VCĐ còn chưa cao. - Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS): Năm 2012, cứ 1 đồng doanh thu thuần thì tạo ra được 0,0753 đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 0,0296 đồng so với năm 2011, tỷ lệ giảm 39,34%, đây là biểu hiện chưa tốt. Khả năng sinh lời của hoạt động trong Công ty giảm là do tốc độ giảm của lợi nhuận sau thuế đạt 45,46%, lớn hơn nhiều so với tốc độ giảm của doanh thu thuần (10,09%); mặt khác, trong năm chi phí tăng cao như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp; chi phí khuyến mại, quảng cáo; chi phí khấu hao do dây chuyền HT III đã được đưa vào sử dụng… - Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản năm 2012 cho biết cứ 1 đồng VKD tham gia SXKD tạo ra được 0,1 đồng lợi nhuận trước lãi vay và thuế, tức là giảm 0,0045 đồng so với năm 2011. Lý do là tốc độ giảm của lợi nhuận trước lãi vay và thuế nhanh hơn tốc độ giảm của VKD. - Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên VKD cũng giảm từ 7,76% năm 2011 xuống 4,26% năm 2012 với tỷ lệ giảm 45,11% do lợi nhuận sau thuế giảm với tỷ lệ 45,46% lớn hơn tỷ lệ giảm của VKD. Điều này có nghĩa cứ 1 đồng VKD trong năm 2012 chỉ tạo ra được 0,0426 đồng lợi nhuận sau thuế. Điều này cho thấy khả năng sinh lời của đồng VKD giảm, Công ty cần có biện pháp cải thiện tình trạng này. - Tỷ suất lợi nhuận VCSH năm 2012 là 11,78%, thấp hơn năm 2011 là 11,33%, chứng tỏ tỷ suất lợi nhuận VCSH đã giảm nhiều ~49,03%. Để đánh giá sâu sắc hơn mối quan hệ giữa các chỉ tiêu, ta sử dụng phương pháp Dupont: ROE = Hệ số lãi ròng Vòng quay toàn bộ VKD Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính.
  • 33. Học Viện Tài Chính Luận Văn TốtNghiệp .SV: Vũ Thị Vân Anh Lớp:CQ 47/11.01 26 ROE2011 = 7,53% 1,03 2,98 = 23,11% ROE2012 = 4,57% 0,93 2,76 = 11,78% Qua tính toán ta thấy nguyên nhân chính làm ROE giảm là do 3 yếu tố tác động: thứ nhất, hệ số lãi ròng giảm có nghĩa là 1 đồng doanh thu thuần Công ty thu được ít lợi nhuận sau thuế hơn so với năm 2011; thứ hai, vòng quay toàn bộ VKD giảm trong năm 2012, thứ ba là Công ty giảm mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính. Nguyên nhân do năm 2012, Công ty có tăng cường sử dụng VCSH hơn là nợ phải trả, tuy tỷ trọng nợ phải trả chiếm chủ yếu trong tổng nguồn vốn. Để tối đa tỷ suất lợi nhuận VCSH, Công ty cần nên sử dụng có hiệu quả đồng vốn hơn, đồng thời sử dụng có hiệu quả nợ để có thể khuếch đại ROE thông qua đòn bẩy tài chính. Để đánh giá toàn diện hơn về hiệu quả sử dụng VKD trong Công ty, ta đi phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng VCĐ và VLĐ. 2.2.3.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty * Khái quát hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty (bảng 2.8) - Hiệu suất sử dụng VCĐ: hiệu suất sử dụng VCĐ là 2, tăng 0,31so với năm 2011 ứng với tỷ lệ tăng 18,29%. Tức là cứ 1 đồng VCĐ tham gia vào hoạt động SXKD tạo ra 2 đồng doanh thu thuần trong kì. Mặc dù năm 2012, doanh thu thuần có giảm sút do sản lượng tiêu thụ giảm so với năm 2011, nhưng mức giảm này thấp trong khi VCĐ bình quân tăng nhẹ nên vẫn làm hiệu suất sử dụng VCĐ của Công ty tăng lên. Đây là sự phấn đấu lớn của Công ty trong việc sử dụng đúng và đủ lượng VCĐ, nâng cao kết quả SXKD để tháo gỡ khó khăn nền kinh tế đang gặp phải. - Hiệu suất sử dụng TSCĐ: năm 2012 giảm so với năm 2011. Năm 2012, 1 đồng TSCĐ chỉ tạo ra được 0,61 đồng doanh thu thuần, giảm 0,09 đồng, tỷ lệ giảm 12,78%. Cả 2 năm, hiệu suất sử dụng TSCĐ đều <1, cho thấy Công ty trong năm có đầu tư đổi mới TSCĐ để phục vụ SXKD nhưng chưa thực sự làm tăng được doanh thu. Vì việc đầu tư TSCĐ có ý nghĩa mang lại hiệu quả lâu dài nên Công ty cần chú trọng hơn vào việc nâng cao hiệu suất sử dụng TSCĐ trong thời gian tới. - Tỷ suất lợi nhuận VCĐ năm 2012 đạt 6,89, giảm 6,09 so với năm 2011 với tỷ lệ giảm mạnh khoảng 46,91%. Tức là năm 2012, 1 đồng VCĐ chỉ tạo ra được
  • 34. Học Viện Tài Chính Luận Văn TốtNghiệp .SV: Vũ Thị Vân Anh Lớp:CQ 47/11.01 27 0,0689 đồng lợi nhuận sau thuế. Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế giảm sâu tới 45,46%, trong khi VCĐ bình quân chỉ tăng nhẹ 2,73%. * Thực trạng tình hình quản lí và sử dụng vốn cố định ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn cố định (bảng 2.9) Tình hình trang bị, mua sắm TSCĐ Nguyên giá TSCĐ cuối năm 2012 tăng ~109 tỷ đồng so với đầu năm, tỷ lệ tăng rất thấp 1,65, chứng tỏ trong năm Công ty không đầu tư quá nhiều vào hình thành TSCĐ, chỉ thực hiện mua sắm một số trang thiết bị và phương tiện vận tải cũng như thanh lý, điều chuyển bàn giao một số tài sản khác. Cụ thể: - Nhà cửa vật kiến trúc: cuối năm 2012 chiếm tỷ trọng 35,79% trong tổng nguyên giá TSCĐ hữu hình, tăng ~44 tỷ đồng so với đầu năm. Nguyên nhân là do Công ty đã hoàn thành đầu tư XDCB một số công trình. Đây là những công trình trọng điểm của Công ty với mục đích làm tăng công suất sản xuất xi măng và đưa sản phẩm có chất lượng tốt nhất tới tay người tiêu dùng. - Máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng TSCĐ hữu hình, đầu năm là 56,08%, cuối năm giảm nhẹ nhưng vẫn đạt 55,95%. Nguyên giá máy móc thiết bị tăng ~52 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 1,41%, do lắp đặt bổ sung cho dây chuyền HT III và phân xưởng sản xuất. Trong khi tiêu thụ bị giảm sút do ngoại cảnh tác động, Công ty một mặt vẫn duy trì công suất vừa đủ cho SXKD nhưng cũng tập trung chỉnh đốn lại năng lực sản xuất bằng việc đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, đây không phải là quyết định sai lầm vì nó sẽ làm tăng năng suất lao động, giảm chi phí hạ thấp giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm truyền thống cũng như mở rộng sản xuất sản phẩm mới, giúp Công ty phục hồi được thị trường và thị phần đã mất. - Phương tiện vận tải: nguyên giá tăng ~11,3 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 2,23%, tỷ trọng tăng 0,04%. Điều này xuất phát một phần từ việc các phương tiện vận tải của Công ty đã sử dụng lâu năm, cần được thay mới, một phần là do nhu cầu vận chuyển sản phẩm tăng cao. Để cải thiện tình trạng ứ đọng xi măng cao do sức tiêu thụ chậm, Công ty đã cố gắng điều chỉnh chính sách bán hàng như tổ chức đợt “Tri ân cho khách hàng” 2 huyện Đông Triều và Kinh Môn vào quí III/2012, các khách
  • 35. Học Viện Tài Chính Luận Văn TốtNghiệp .SV: Vũ Thị Vân Anh Lớp:CQ 47/11.01 28 hàng khi mua xi măng của HT sẽ được miễn phí phí vận chuyển tới tận nơi tiêu thụ. Điều này đã làm tăng nhu cầu vận chuyển lên cao dẫn tới Công ty phải đầu tư thêm phương tiện vận tải. Đây là sự đầu tư rất đúng hướng và hợp lí của Công ty. - Đối với TSCĐ vô hình: Phần mềm máy tính chiếm hơn 98% tổng nguyên giá TSCĐ vô hình ở cả thời điểm đầu và cuối năm. Trong năm, nguyên giá phần mềm máy tính tăng ~557 trđ với tỷ lệ tăng cao 48,28% cho thấy Công ty thường xuyên quan tâm nâng cấp các phần mềm chuyên dụng giúp cho quá trình sản xuất được vận hành nhanh, chính xác và mức độ tự động hóa ngày càng cao. Nhìn chung, kết cấu TSCĐ trong Công ty năm 2012 không có sự thay đổi nhiều và tương đối phù hợp với tình hình kinh doanh. Để nghiên cứu rõ nét hơn về năng lực sản xuất của TSCĐ, ta đi xem xét thông qua chỉ tiêu khấu hao TSCĐ. Khấu hao TSCĐ Tổng giá trị TSCĐ đang dùng cho SXKD cuối năm ~4.191 tỷ đồng, nhiều hơn so với đầu năm ~287 tỷ đồng ứng tỷ lệ tăng 7,35%. Hầu hết các loại TSCĐ đều đã được khấu hao hơn 50% nên giá trị còn lại của TSCĐ dùng cho SXKD chỉ còn chiếm khoảng 38,01% nguyên giá của tổng TSCĐ. Chứng tỏ tại thời điểm cuối năm năng lực sản xuất của Công ty suy giảm. Đi sâu xem xét từng khoản mục ta có: - Nhà cửa, vật kiến trúc: Giá trị còn lại cuối năm 2012 ~1.333 tỷ đồng, giảm ~35 tỷ đồng so với đầu năm ứng với hệ số hao mòn tăng thêm 2,48%. Nguyên nhân là do nguyên giá và giá trị hao mòn lũy kế đều có xu hướng tăng nhưng tốc độ tăng của giá trị hao mòn lũy kế lớn hơn tốc độ tăng của nguyên giá tài sản. Do giá trị còn lại của nhà cửa vật kiến trúc vẫn còn rất lớn, >50%, đặc biệt là các công trình quan trọng cho quá trình sản xuất nên trong năm Công ty chưa cần thiết đầu tư thêm nhiều mà vẫn đáp ứng đủ nhu cầu SXKD. - Máy móc, thiết bị: giá trị còn lại cuối năm ~1.130 tỷ đồng, giảm ~124 tỷ đồng so với đầu năm ứng hệ số hao mòn tăng thêm 3,77% (từ 66,27% lên 70,04%). Mặc dù trong năm có đầu tư mới nhưng giá trị nhỏ, làm tổng giá trị nguyên giá tăng lên nhẹ nhưng không bù đắp được sự tăng lên nhanh của giá trị hao mòn, trong khi hằng năm Công ty vẫn phải thực hiện trích khấu hao nên mới xảy ra tình trạng
  • 36. Học Viện Tài Chính Luận Văn TốtNghiệp .SV: Vũ Thị Vân Anh Lớp:CQ 47/11.01 29 giá trị còn sử dụng được bị giảm như vậy. Trong kì tới, Công ty cần hiện đại hóa và tận dụng tối đa công suất máy móc thiết bị, tránh tình trạng để máy móc ngừng hoạt động trong thời gian dài sẽ làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận của Công ty. - Phương tiện vận tải: Hệ số hao mòn ở đầu và cuối năm rất cao và có xu hướng tăng, từ 81,24% (đầu năm) lên 83,11% (cuối năm). Chứng tỏ giá trị còn lại của tài sản này đã giảm đi mặc dù trong năm Công ty có mua sắm thêm phương tiện vận tải nhưng tốc độ tăng nguyên giá thấp hơn tốc độ tăng của giá trị khấu hao. Do giá trị còn lại của phương tiện vận tải chiếm tỷ lệ thấp (<20%) nên trong năm tới Công ty cần chú trọng hơn nữa tài sản này để đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu thụ. - Phần mềm máy tính: giá trị còn lại thời điểm cuối năm ~500 trđ, tăng ~304 tỷ đồng so với đầu năm. Hệ số hao mòn cũng giảm 12,22%, đầu năm ở mức rất cao 82,98% nhưng cuối năm hạ xuống 70,76%. Nguyên nhân là do trong năm Công ty đầu tư mua thêm phần mềm máy tính làm nguyên giá đội lên cao nhưng giá trị khấu hao cũng tăng nhưng tăng chậm hơn tốc độ tăng nguyên giá. - Ngoài ra, dụng cụ quản lí, TSCĐ hữu hình khác cũng có hệ số hao mòn ở mức cao >80% và có xu hướng giảm dần về cuối năm. Mặc dù là những tài sản có tỷ trọng nhỏ trong tổng TSCĐ nhưng Công ty cũng đã chú trọng đầu tư, đổi mới để hỗ trợ cho hoạt động SXKD đạt hiệu quả cao hơn. Tóm lại: Bên cạnh những nỗ lực để vượt qua sự trì trệ trong sản xuất và tiêu thụ trong 2 năm gần đây thì tổng quát Công ty vẫn chưa thực sự sử dụng có hiệu quả VCĐ. Hiệu suất sử dụng VCĐ có tăng nhẹ nhưng hiệu suất sử dụng TSCĐ, đặc biệt tỷ suất lợi nhuận VCĐ giảm sâu. Công ty trong năm đã có sự đổi mới cần thiết, nhưng việc quản lí và sử dụng vẫn còn chưa đem lại hiệu quả cao, tương xứng với qui mô của Công ty. Mặt khác, việc sử dụng các TSCĐ mới chồng chéo với những TSCĐ đã xuống cấp làm ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng VCĐ trong Công ty. Trong thời gian tới, Công ty cần quan tâm hơn nữa tới việc quản lí và sử dụng VCĐ để góp phần cải thiện tình hình, nâng cao hiệu quả SXKD chung cho Công ty.
  • 37. Học Viện Tài Chính Luận Văn TốtNghiệp .SV: Vũ Thị Vân Anh Lớp:CQ 47/11.01 30 2.2.3.3. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty * Khái quát hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty (bảng 2.10) - Tốc độ luân chuyển VLĐ thể hiện qua số vòng quay VLĐ năm 2012 giảm 0,08 vòng so với 2011, tỷ lệ giảm 3,2%; làm cho kì luân chuyển VLĐ tăng thêm 5 ngày với tốc độ tăng 3,5%. Nguyên nhân là do tốc độ giảm của doanh thu thuần nhanh hơn tốc độ giảm của VLĐ bình quân. So sánh với các năm trước thì vòng quay VLĐ tuy giảm so với 2011 nhưng vẫn ở mức cao: năm 2008: 1,35 vòng, năm 2009: 1,32 vòng, năm 2010:1,65 vòng. Công ty cần tiếp tục cố gắng để đẩy nhanh tốc độ luân chuyển VLĐ nhiêu hơn nữa. - Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/VLĐ năm 2012 giảm 8,09% so với năm 2011 ứng với tỷ lệ giảm 41,93%. Tức là cứ 1 đồng VLĐ tham gia quá trình SXKD tạo ra 0,112 đồng lợi nhuận sau thuế. Nguyên nhân là do tốc độ giảm của lợi nhuận sau thuế nhanh hơn nhiều tốc độ giảm của VLĐ bình quân. - Mức tiết kiệm VLĐ: do tốc độ luân chuyển VLĐ năm 2012 giảm so với 2011 nên trong năm Công ty chưa tiết kiệm VLĐ, phải sử dụng tăng thêm số vốn ~22 tỷ đồng. Như vậy, Công ty cần có chính sách sử dụng VLĐ hợp lí hơn. - Hàm lượng VLĐ năm 2012 tăng nhẹ so với năm 2011. Tức là để tạo ra được 1 đồng doanh thu thuần về tiêu thụ sản phẩm, Công ty cần bỏ thêm 0,01 đồng VLĐ nữa so với năm 2011. * Thực trạng tình hình quản lí và sử dụng vốn lưu động ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động VLĐ cuối năm ~1.529 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 36,78% trong tổng nguồn VKD và giảm ~283 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 15,62% so với đầu năm. Cụ thể là: Vốn bằng tiền và khả năng thanh toán vốn bằng tiền Cuối năm, vốn bằng tiền của Công ty ~266 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 17,4% trong tổng VLĐ, giảm ~538 trđ so với đầu năm ứng với tỷ lệ giảm nhẹ 0,2%.
  • 38. Học Viện Tài Chính Luận Văn TốtNghiệp .SV: Vũ Thị Vân Anh Lớp:CQ 47/11.01 31 Sốtiền(đ) Tỷtrọng(%) Sốtiền(đ) Tỷtrọng(%) Sốtiền(đ) Tỷlệ(%) Tỷtrọng(%) 1.Tiềnmặt 395.817.274 0,15 2.354.097.450 0,88 -1.958.280.176 -83,19 -0,73 2.Tiềngửingânhàng265.655.864.247 99,85 264.235.162.986 99,12 1.420.701.261 0,54 0,73 3.Tiềnđangchuyển - - - - - - - TỔNGTIỀN 266.051.681.521 100 266.589.260.436 100 -537.578.915 -0,20 0,00 Chỉtiêu Cuốinăm Đầunăm Chênhlệch Tiền mặt đầu năm ~2,4 tỷ đồng, cuối năm giảm mạnh còn ~396 trđ ứng tỷ lệ giảm 83,19%. Đây là tỷ lệ giảm nhanh trong vòng 1 năm. Tỷ trọng rất thấp, đầu năm 0,88% nhưng cuối năm giảm còn 0,15%. Công ty giảm tiền mặt tại quĩ là do sản lượng tiêu thụ giảm, đồng thời trong năm cũng đầu tư mua một số TSCĐ để phục vụ sản xuất. Bên cạnh đó, tiền gửi ngân hàng chiếm phần lớn tỷ trọng vốn bằng tiền, từ 99,12% (đầu năm) lên 99,85% (cuối năm). Công ty không mở rộng sản xuất do tình trạng dư thừa xi măng như hiện nay là một phương án có thể coi hợp lí, vì thế lượng tiền mặt tại Công ty không nhiều; thay vào đó Công ty để tiền trong ngân hàng , vừa đảm bảo khả năng ứng phó khi cần thiết, vừa nhận được một khoản lãi từ số tiền đã gửi, nâng cao được lượng vốn bằng tiền cho Công ty. Qua bảng 2.11, ta thấy : - Khả năng thanh toán hiện thời ở cả thời điểm đầu và cuối năm đều <1, cuối năm giảm so với đầu năm 0,05 lần, tỷ lệ giảm 5,26%. Đầu năm, 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 0,94 đồng TSNH, con số này cuối năm là 0,89 đồng. Cho thấy Công ty còn hạn chế trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, cần xem xét để tránh tình trạng này kéo dài sẽ làm Công ty giảm uy tín so với những đơn vị khác. - Hệ số khả năng thanh toán nhanh cuối năm là 0,43 lần, giảm 0,04 lần ứng tỷ lệ giảm 7,51% so với đầu năm. Cuối năm cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được bảo đảm bởi 0,43 đồng TSLĐ có tính thanh khoản cao. Với khả năng thanh toán hiện thời cuối năm là 0,89, trong khi khả năng thanh toán nhanh chỉ đạt 0,43, điều này chứng tỏ lượng HTK trong Công ty ở mức rất cao. Đây là một biểu hiện không tốt về khả
  • 39. Học Viện Tài Chính Luận Văn TốtNghiệp .SV: Vũ Thị Vân Anh Lớp:CQ 47/11.01 32 năng thanh toán của Công ty, TSLĐ chuyển đổi thành tiền để chi trả các khoản nợ ngắn hạn còn hạn chế, mức độ linh hoạt thấp. - Hệ số khả năng thanh toán tức thời cuối năm 2012 là 0,16, tăng so với đầu năm 0,02 lần ứng tỷ lệ tăng 12,04%. Việc tăng này là do tốc độ giảm của tiền và khoản tương đương tiền chậm hơn tốc độ giảm của khoản nợ ngắn hạn. Hệ số này ở cả đầu và cuối năm đều rất nhỏ cho thấy lượng tiền trong Công ty chưa đáp ứng được nhu cầu thanh toán ngay các khoản nợ đến hạn. Những năm tới cần tăng hệ số khả năng thanh toán tức thời để đảm bảo sự an toàn về mặt tài chính cho Công ty. - Hệ số khả năng thanh toán lãi vay là chỉ tiêu duy nhất có giá trị >1. Năm 2011, cứ 1 đồng lãi vay có 3,2 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay đảm bảo; đến năm 2012 thì con số này là 2,36 đồng, giảm 0,84 đồng ứng tỷ lệ giảm 26,25%. Nguyên nhân việc giảm này xuất phát từ tốc độ giảm của lợi nhuận trước thuế và lãi vay nhanh hơn tốc độ giảm của chi phí lãi vay phải trả. Theo tìm hiểu được biết việc giảm chi phí lãi vay là do Công ty đã trả dần hết nợ vay của các đơn vị thuộc Vicem Hoàng Thạch, mặt khác việc mua sắm vật tư phụ tùng cho sản xuất là do Công ty trực tiếp kí hợp đồng với nhà cung cấp. Điều này cho thấy Công ty rất có ý thức trong việc thanh toán đúng hạn các khoản nợ, giữ uy tín tín dụng với các đơn vị cho vay. Qua phân tích khả năng thanh toán của Công ty nhận thấy hầu hết các hệ số khả năng thanh toán quan trọng đều <1 và có xu hướng giảm dần về cuối năm. Chứng tỏ khả năng thanh toán của Công ty chưa thực sự tốt, mức độ rủi ro cao. Tình hình quản lí các khoản phải thu (bảng 2.12+bảng 2.13) - Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng VLĐ. Cuối năm, khoản phải thu đạt ~475 tỷ đồng, giảm 151 tỷ đồng với tỷ lệ giảm 24,13% so với đầu năm, tỷ trọng giảm 3,49%. Khoản phải thu giảm chủ yếu do phải thu khách hàng và trả trước người bán giảm, trong khi khoản phải thu khác và dự phòng phải thu khó đòi tăng không đáng kể. Vòng quay các khoản phải thu năm 2012 là 10 vòng, giảm đi so với năm 2011 là 3 vòng, làm cho kì thu tiền tăng từ 28 ngày lên 36 ngày. Nguyên nhân là do doanh thu thuần BH&CCDV giảm trong khi các khoản phải thu khách hàng bình
  • 40. Học Viện Tài Chính Luận Văn TốtNghiệp .SV: Vũ Thị Vân Anh Lớp:CQ 47/11.01 33 quân có xu hướng tăng. So sánh với các đơn vị cùng ngành như xi măng Bỉm Sơn có ngày thu tiền khoảng 48 ngày, tức là số vòng quay khoản phải thu chỉ khoảng 7 vòng, ta nhận thấy tốc độ luân chuyển các khoản phải thu của Công ty vẫn là cao ở trong tổng VICEM. Tuy vậy, Công ty cần xem xét xây dựng giải pháp làm tăng doanh thu, quản lí chặt chẽ các khoản phải thu, giảm lượng vốn bị chiếm dụng nhằm tăng số vòng quay khoản phải thu, nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ. Các khoản phải thu được hiểu là số vốn Công ty đang bị chiếm dụng, bao gồm phải thu ngắn và dài hạn. Tuy nhiên, tại thời điểm đầu và cuối năm, Công ty không phát sinh khoản phải thu dài hạn nào. Qua bảng 2.14 ta thấy cuối năm so với đầu năm, lượng vốn bị chiếm dụng giảm 151 tỷ đồng ứng tỷ lệ giảm 24,13%. Các khoản phải trả chính là số vốn Công ty chiếm dụng được trong năm. So cuối năm và đầu năm, số vốn Công ty chiếm dụng được giảm ~203 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 21,19%. Lượng vốn đi chiếm dụng được này chủ yếu được hình thành từ tín dụng nhà cung cấp. Việc giảm lượng vốn đi chiếm dụng là do khoản phải trả người lao động giảm ~55 tỷ đồng với tỷ lệ giảm 43,59%, phải trả phải nộp khác giảm 58 tỷ đồng (-52,74%). Bên cạnh đó còn có phải trả người bán giảm 54,6 tỷ đồng (- 13,3%), quĩ khen thưởng phúc lợi giảm 46,5 tỷ đồng (-28,07%)… Hệ số các khoản phải thu trên tổng tài sản cuối năm đạt 0,11lần, giảm 0,03 lần so với đầu năm. Điều này cho thấy, số tiền Công ty bị chiếm dụng chiếm 11% tổng tài sản Công ty đang sở hữu. Như vậy, số vốn bị chiếm dụng chiếm tỷ trọng khá nhỏ và giảm dần là một tín hiệu tốt. Tuy nhiên, khi gắn với số kì thu tiền trung bình năm 2012 tăng so với năm 2011 cho thấy mặc dù lượng vốn bị chiếm dụng nhỏ nhưng lại bị kéo dài thời hạn thu được tiền, Công ty đã tăng hạn tín dụng nhiều cho khách hàng, chủ yếu là những khách hàng đã có quan hệ kinh doanh mật thiết với Công ty trong nhiều năm. Điều này hạn chế được phần nào nguy cơ rủi ro tài chính cho Công ty. Hệ số khoản phải trả trên tổng tài sản đầu năm là 0,21 lần, cuối năm là 0,18 lần. Như vậy, cuối năm số vốn đi chiếm dụng chiếm 18% tổng giá trị tài sản của Công ty, giảm so với đầu năm 0,03 lần ứng tỷ lệ giảm 12,54%. - So sánh giữa khoản nợ phải thu và nợ phải trả:
  • 41. Học Viện Tài Chính Luận Văn TốtNghiệp .SV: Vũ Thị Vân Anh Lớp:CQ 47/11.01 34 Đầu năm, khoản phải trả lớn hơn khoản phải thu ~331 tỷ đồng, gấp 1,53 lần. Cuối năm đã thu hẹp khoảng cách giữa khoản phải thu và phải trả, chỉ còn ~279 tỷ đồng, gấp 1,59 lần. Như vậy cả đầu và cuối năm, lượng vốn đi chiếm dụng đều lớn hơn lượng vốn bị chiếm dụng. Đây là một dấu hiệu tốt vì Công ty có uy tín nên mới được nhiều nhà cung cấp cho nợ tiền với số lượng lớn như vậy. Để tạo ra sự cân bằng trong việc quản lí và sử dụng khoản vốn đi chiếm dụng hay bị chiếm dụng, Công ty cần có chính sách tín dụng hợp lí để vừa đôn đốc, thu hồi công nợ một cách thường xuyên, liên tục, giảm thiểu được nợ xấu, nợ khó đòi, đồng thời sử dụng có hiệu quả vốn đi chiếm dụng làm tăng lợi nhuận cho Công ty. Tình hình quản lý hàng tồn kho (Bảng 2.15+Bảng 2.16) HTK giảm ~124 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 13,63% nhưng tỉ trọng tăng 1,17%. Nguyên nhân là giá gốc HTK giảm ~121 tỷ đồng với tỷ lệ giảm 13,21%, trong khi Công ty tăng mức dự phòng giảm giá HTK thêm ~3 tỷ đồng ứng tỷ lệ tăng 40,36%. Giá gốc HTK giảm là do hầu hết các mục trong HTK giảm, duy chỉ có thành phẩm tăng lên nhưng vẫn nhỏ hơn mức giảm của các mục còn lại. Cụ thể: - Nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá trị HTK, đầu năm là 65,52%, cuối năm giảm nhẹ còn 65,19%, giảm ~82 tỷ đồng ứng tỷ lệ giảm 13,65% là do Công ty không nhập thêm để tránh dư thừa nguyên vật liệu, đồng thời do giá nguyên vật liệu tăng cao. Theo thống kê của Tổng Công ty thì từ năm 2011 đến nay, giá than tăng khoảng 170%, giá điện tăng 19%, giá xăng dầu tăng 40%. Đặc biệt, than là nguồn năng lượng quan trọng trong sản xuất xi măng nhưng từ năm 2011 đến nay lại gây khó khăn cho việc sản xuất xi măng trong Công ty. Bởi lẽ không những than tăng giá mà còn hạ phẩm cấp, chất lượng (tăng độ tro, độ ẩm, hạ nhiệt lượng…), đây là hiện tương “tăng giá kép”, có khi không đủ than phục vụ sản xuất gây khó khăn cho hoạt động SXKD của Công ty. - Chi phí SXKD dở dang đứng thứ 2 về tỷ trọng trong HTK, đầu năm 25,55%, cuối năm giảm còn 24,57%, giảm ~39 tỷ đồng về giá trị ứng tỷ lệ giảm 16,54%. Chi phí SXKD dở dang chủ yếu là các bán thành phẩm, sản phẩm dở dang.
  • 42. Học Viện Tài Chính Luận Văn TốtNghiệp .SV: Vũ Thị Vân Anh Lớp:CQ 47/11.01 35 - Thành phẩm trong Công ty đứng thứ 3 về tỷ trọng trong tổng HTK. Đây là chỉ tiêu duy nhất tăng trong HTK. So với đầu năm, cuối năm giá trị thành phẩm tăng ~5,4 tỷ đồng, tốc độ tăng 7,73% làm tỷ trọng tăng 1,84%, phản ánh sản lượng tiêu thụ chậm. Đây là tình trạng chung trong toàn ngành. Đặc biệt đầu năm lượng tồn kho sản phẩm ở mức khá cao nhưng có chuyển biến giảm dần về cuối năm. Công ty cần có biện pháp tích cực hơn để đẩy mạnh quá trình tiêu thụ sản phẩm, tránh ứ đọng với thời gian dài làm hạ phẩm chất của sản phẩm. - Công cụ dụng cụ và hàng mua đi đường chiếm tỷ trọng rất bé trong tổng HTK, <1%, thậm chí hàng mua đi đường cuối năm 2012 là không có. Sự biến động các khoản mục này không làm ảnh hưởng đáng kể tới HTK. Ta đi sâu phân tích tốc độ luân chuyển HTK qua bảng 2.16. - Số vòng quay HTK cuối năm là 3,91, tăng 0,57 vòng so đầu năm ứng tỷ lệ tăng 17,05%. Nguyên nhân do trong năm giá vốn hàng bán và HTK bình quân đều giảm, nhưng tốc độ giảm của giá vốn hàng bán vẫn chậm hơn tốc độ giảm của HTK bình quân, làm cho số ngày 1 vòng quay HTK rút ngắn từ 108 ngày còn 92 ngày vào cuối năm. Để giảm được lượng HTK như vậy, Công ty đã cố gắng chủ động dừng lò HT I trong 2,5 tháng để tránh tình trạng sản xuất tràn lan, giảm lượng clinker tồn kho, thực hiện chiết khấu bán hàng thay cho khuyến mại, khuyến mại áp dụng cho thị trường đặc thù, thực hiện tri ân cho khách hàng. Đây là tín hiệu tốt. Trong thời gian tới, Công ty cần cố gắng nâng cao tốc độ luân chuyển HTK hơn để góp phần nâng cao hiệu quả HTK nói riêng và hiệu quả VLĐ nói chung. Tóm lại: Mặc dù Công ty đã cố gắng để có những chuyển biến rõ rệt từ quí I tới quí IV, thể hiện ở số dư công nợ phải thu giảm, công nợ với các thành viên trong Vicem đã giảm, chưa xuất hiện nợ xấu, nợ khó đòi nhưng hiệu quả sử dụng VLĐ trong năm 2012 vẫn chưa thực sự đạt kết quả như mong đợi. Khả năng thanh toán của Công ty mất cân đối do dòng tiền vào không đủ bù đắp các khoản thanh toán cho nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào trong kì, thanh toán các khoản nợ đến hạn. Lượng HTK tuy giảm so với đầu năm nhưng vẫn ở mức cao, vòng quay các khoản phải thu vẫn bị giảm sút. Vì vậy, trong những năm tới, Công ty cần xác định
  • 43. Học Viện Tài Chính Luận Văn TốtNghiệp .SV: Vũ Thị Vân Anh Lớp:CQ 47/11.01 36 HTK hợp lí, vừa đảm bảo cho quá trình SXKD diễn ra liên tục, vừa không làm ứ đọng vốn quá nhiều, giảm khoản phải thu để tăng khả năng sinh lời của VLĐ. 2.3. Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty 2.3.1. Những kết quả đạt được + Trong năm 2012, cơ cấu nguồn VKD đã có sự thay đổi: Mặc dù nợ phải trả chiếm tỷ trọng chủ yếu nhưng có xu hướng tăng tỷ trọng VCSH và giảm dần tỷ trọng nợ phải trả. Điều này làm tăng sự tự chủ về mặt tài chính cho Công ty. + Công ty có đầu tư mua sắm một số trang thiết bị và phần mềm phục vụ quá trình SXKD, đồng thời thanh lí kịp thời những TSCĐ không còn sử dụng được nữa. Việc tăng lượng TSCĐ một phần để tăng công suất và chất lượng sản phẩm hơn nữa, một phần cũng làm tăng lượng khấu hao TSCĐ, đây là nguồn vốn bên trong góp phần giúp Công ty chủ động đáp ứng nhu cầu vốn của mình, vừa tiết kiệm được chi phí sử dụng và tránh áp lực thanh toán cho Công ty. Hiệu suất sử dụng VCĐ có tăng nhẹ so với năm 2011 cho thấy Công ty đã sử dụng đúng và đủ lượng VCĐ. + Về VLĐ: mặc dù lượng tiền mặt tồn quĩ giảm và chủ yếu là tiền gửi ngân hàng, nhưng khả năng thanh toán tức thời có xu hướng tăng lên; hệ số khả năng thanh toán lãi vay tuy có giảm nhưng có giá trị >1. Trong năm Công ty không để tình trạng nợ xấu diễn ra. Ngoài ra, lượng vốn Công ty đi chiếm dụng tuy có giảm nhưng tăng so với khoản vốn bị chiếm dụng, giúp tránh được tình trạng nợ quá hạn, nợ khó đòi của khách hàng làm ảnh hưởng tới nhu cầu sử dụng vốn của Công ty.