SlideShare a Scribd company logo
1 of 122
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.05i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực
tế của đơn vị thực tập.
Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2016
Tác giả luận văn tốt nghiệp
Bùi Thị Hà
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.05ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................ i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................. vi
DANH MỤC BẢNG .................................................................................vii
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................ 1
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH
DOANH VÀ QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH CỦA DN........................... 4
1.1 Vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh .......................................... 4
1.1.1 Khái niệm và đặc trưng của vốn kinh doanh ........................................ 4
1.1.2 Thành phần của vốn kinh doanh.......................................................... 5
1.1.2.1 Phân loại theo kết quả của hoạt động đầu tư...................................... 5
1.1.2.2 Căn cứ vào đặc điểm luân chuyển của vốn........................................ 6
1.1.3 Nguồn hình thành vốn kinh doanh....................................................... 7
1.1.3.1 Dựa vào quan hệ sở hữu vốn............................................................ 7
1.1.3.2 Dựa vào thời gian huy động và sử dụng nguồn vốn........................... 8
1.1.3.3 Dựa vào phạm vi huy động vốn........................................................ 9
1.2 Quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp........................................ 11
1.2.1 Khái niệm và mục tiêu quả trị vốn kinh doanh................................ 11
1.2.2 Nội dung quản trị vốn kinh doanh.................................................. 11
1.2.2.1 Tổ chức đảm bảo nguồn vốn kinh doanh........................................ 11
1.2.2.2 Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp........................................ 15
1.2.2.3 Quản trị vốn cố định của doanh nghiệp .......................................... 18
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn kinh doanh của doanh
nghiệp .................................................................................................... 22
1.2.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn lưu động ..................... 22
1.2.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu suất và hiệu quả sử dụng VKD............... 25
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.05iii
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp ..
27
1.2.4.1 Nhân tố chủ quan.......................................................................... 27
1.2.4.2 Nhân tố khách quan ...................................................................... 28
CHƯƠNG 2............................................................................................. 30
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ AN ĐÌNH.............................. 30
2.1 Quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động kinh doanh của
công ty TNHH đầu tư và phát triển công nghệ An Đình.............................. 30
2.1.1 Quá trình thành lập và phát triển công ty........................................ 30
2.1.1.1 Giới thiệu chung về công ty........................................................... 30
2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển.................................................. 31
2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty .................................. 32
2.1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh ............................... 32
2.1.2.2 Tổ chức bộ máy quản lý công ty..................................................... 34
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu bộ máy quản lý............................................................. 34
2.1.2.3 Tổ chức bộ máy quản lý tài chính kế toán....................................... 36
2.1.2.4 Đặc điểm hoạt động kinh doanh .................................................... 38
2.1.3 Tình hình tài chính chủ yếu của công ty......................................... 41
2.2 Thực trạng quản trị VKD tại công ty TNHH đầu tư và phát triển công
nghệ An Đình trong thời gian qua.............................................................. 44
2.2.1 Tình hình vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh....................... 44
2.2.1.1 Tình hình vốn kinh doanh trong thời gian qua ................................ 47
2.2.1.2 Tình hình nguồn vốn kinh doanh trong thời gian qua...................... 49
2.2.1.3 Mô hình tài trợ vốn của công ty..................................................... 50
2.2.2 Thực trạng quản trị vốn kinh doanh tại công ty TNHH đầu tư và phát
triển công nghệ An Đình........................................................................... 54
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.05iv
2.2.2.1 Thực trạng quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH đầu tư và phát
triển công nghệ An Đình........................................................................... 54
2.2.2.2 Thực trạng quản trị vốn cố định..................................................... 84
2.2.2.3 Hiệu suất và hiệu quả sử dụng VKD tại công ty ............................. 93
2.2.3 Đánh giá chung về tình hình quản trị vốn kinh doanh của công ty
TNHH đầu tư và phát triển công nghệ An Đình.......................................... 97
2.2.3.1 Những kết quả đạt được................................................................ 97
2.2.3.2 Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân.......................................... 98
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VỐN
KINH DOANH TẠI CÔNG TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG
NGHỆ AN ĐÌNH. ...................................................................................100
3.1 Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty TNHH đầu tư và phát
triển An Đình ..........................................................................................100
3.1.1 Bối cảnh kinh tế xã hội.................................................................100
3.1.1.1 Tình hình kinh tế - xã hội thế giới.................................................100
3.1.1.2 Tình hình kinh tế xã hội trong nước ..............................................101
3.1.2 Mục tiêu và định hướng phát triển công ty ....................................102
3.2 Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại
công ty TNHH đầu tư và phát triển An Đình.............................................103
3.2.1 Xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết của công ty
cho năm kế hoạch....................................................................................103
3.2.2 Xác định lượng vốn bằng tiền hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu thanh
toán ...................................................................................................106
3.2.3 Quản lý chặt chẽ hơn chính sách bán chịu, tăng thu hồi các khoản phải
thu của khách hàng ..................................................................................107
3.2.4 Tăng cường đầu tư mở rộng thị trường, đẩy mạnh công tác bán hàng..
...................................................................................................110
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.05v
3.3 Điều kiện thực hiện các giải pháp ....................................................111
3.3.1 Đối với Nhà nước ........................................................................111
3.3.2 Đối với ngân hàng........................................................................112
KẾT LUẬN.............................................................................................114
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................115
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.05vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BCĐKT Bảng cân đốikế toán
BCKQKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
BEP Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản
DN Doanh nghiệp
HTK Hàng tồn kho
HĐKD Hoạt động kinh doanh
NWC Nguồn vốn lưu động thường xuyên
ROA Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh
ROE Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu
ROS Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TSNH Tài sản ngắn hạn
TSDH Tài sản dài hạn
TSCĐ Tài sản cố định
TSLĐ Tài sản lưu động
VLĐ Vốn lưu động
VCĐ Vốn cố định
VCSH Vố chủ sở hữu
VKD Vốn kinh doanh
LNTT Lợi nhuận trước thuế
LNST Lợi nhuận sau thuế
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.05vii
DANH MỤC BẢNG
Hình 1.1: Mô hình tài trợ vốn thứ nhất....................................................... 12
Hình 1.2: Mô hình tài trợ vốn thứ hai......................................................... 13
Hình 3.1: Vận chuyển sản phẩm tới thị trường tiêu thụ ............................... 32
Sơ đồ3.2: Cơ cấu bộ máy kế toán .............................................................. 36
Sơ đồ3.3: Quy trình sản xuất gạo............................................................... 38
Bảng2.1: Tình hình lao động tại công ty trong 3 năm 2013-2015 ................ 40
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh và các chỉ tiêu đánh giá tỷ suất sinh
lời............................................................................................................ 42
Bảng 2.3: Khái quát cơ cấu vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh của
công ty..................................................................................................... 45
Bảng 2.4: Mô hình tài trợ vốn kinh doanh của doanh nghiệp....................... 52
Bảng 2.5: Nhu cầu vốn lưu động của công ty năm 2015 ............................. 55
Bảng 2.6: Kết cấu VLĐ của Công ty TNHH đầu tư và phát triển công nghệ
An Đình................................................................................................... 58
Bảng 2.7: Cơ cấu vốn bằng tiền của công ty TNHH An Đình...................... 62
Bảng 2.8: Các hệ số thanh toán của công ty năm 2015................................ 65
Bảng 2.9: Cơ cấu và sự biến động nợ phải thu của công ty.......................... 68
Bảng 2.10: Tình hình quản lý các khoản phải thu ....................................... 71
Bảng 2.11: So sánh vốn đi chiếm dụng và vốn bị chiếm dụng của công ty... 73
Bảng2.12: Cơ cấu và sự biến động của hàng tồn kho.................................. 76
Bảng 2.13: Các chỉ tiêu đánh giá tình hình hàng tồn kho qua các năm 2014-
2015......................................................................................................... 79
Bảng 2.14: Hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty.......................................... 82
Bảng 2.15: Cơ cấu TSCĐ.......................................................................... 86
Bảng 2.16: Tình trạng hao mòn và khấu hao .............................................. 88
Bảng 2.17: Hiệu suất và hiệu quả sử dụng VCĐ và TSCĐ.......................... 91
Bảng 2.18: Hiệu suất và hiệu quả sử dụng VKD......................................... 94
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.051
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.
Nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua đã có sự chuyển biến mạnh mẽ
theo cơ chế của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Với sự
phát triển nhanh của thị trường chứng khoán đã tạo ra nhiều kênh huy động
vốn và đầu tư vốn hơn cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho
doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Tuy nhiên, sự
biến động thăng trầm của nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói
riêng trong thời gian gần đây đã khiến không ít doanh nghiệp trong nước lúng
túng, làm ăn thua lỗ, doanh thu không bù đắp nổi chí phí bỏ ra, tình trạng lãi
giả lỗ thật, rồi lâm vào tình trạng phá sản mà một trong những nguyên nhân
chính đó là do công tác quản trị tài chính của doanh nghiệp chưa thực sự được
quan tâm đúng mức.
Nhận thức được vai trò quan trọng của công tác quản trị tài chính trong
doanh nghiệp mà trước tiên là công tác quản trị vốn kinh doanh,trong thời
gian thực tập tại Công ty TNHH Đầu tư và Phát tiển công nghệ An Đình,
được tìm hiểu thực tế tình hình doanh nghiệp cùng với kiến thức đã được học
tại học viện, em quyết định chọn đề tài : “Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng
cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Đầu tư và Phát tiển công
nghệ An Đình” cho luận văn cuối khóa của mình.
2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu ở đây là vốn kinh doanh với những lý luận cơ bản
về vốn kinh doanh và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
Mục tiêu nghiên cứu luận văn tốt nghiệp là đi sâu vào nghiên cứu tình
hình sử dụng vốn kinh doanh tại công ty qua các năm 2014, 2015.
Mục đích nghiên cứu là đề xuất ra những giải pháp tăng cường công tác
quản trị vốn kinh doanh tại công ty.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.052
3. Phạm vi nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu là Công ty TNHH Đầu tư và Phát tiển công nghệ An
Đình.
Về thời gian nghiên cứu chính là thời gian thực tập tại công ty từ ngày
25/1/2016 đến ngày 24/4/2016
Về nguồn số liệu: Lấy từ báo cáo tài chính năm 2014, 2015.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn bao gồm:
 Phương pháp thu thập số liệu từ báo cáo tài chính, phỏng vấn trực
tiếp các nhân viên của công ty, thu thập các giấy tờ, tài liệu,chứng từ liên
quan.
 Phương pháp so sánh, đối chiếu, liên hệ để thấy được xu hướng biến
động của các chỉ tiêu tài chính, tìm hiểu và đánh giá những biến động bất
thường.
 Phương pháp đánh giá: từ những số liệu phân tích, đánh giá thực
trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty, từ đó đề xuất các giải
pháp nhằm tăng cường quản trị VKD của công ty.
5. Kết cấu của luận văn.
Nội dung chính của luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về vốn kinhdoanhvà quản trị
vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng quản trị vốn kinh doanh tại Công ty TNHH
Đầu tư và Phát tiển công nghệ An Đình trong thời gian qua.
Chương 3: Cácgiải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn kinh
doanh tại Công ty TNHH Đầu tư và Phát tiển công nghệ An Đình.
Qua thời gian học tập nghiên cứu tại học viện và thực tập tại Công ty
TNHH Đầu tư và Phát tiển công nghệ An Đình, được sự hướng dẫn tận tình
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.053
của thầy giáo PGS.TS Bùi Văn Vần cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của các chị
phòng tài chính kế toán của Công ty TNHH đầu tư và phát triển công nghệ An
Đình đã giúp em hoàn thành bài luận văn cuối khóa của mình. Mặc dù đã cố
gắng tìm hiểu, học hỏi nhưng do kiến thức còn hạn hẹp nên khó tránh khỏi
những thiếu sót trong bài luận văn cuối khóa của mình. Vì vậy, em rất mong
nhận được đóng góp ý kiến để bài luận văn của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cám ơn!
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.054
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH VÀ
QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH CỦA DN
1.1 Vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh
1.1.1 Khái niệm và đặc trưng của vốn kinh doanh
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp, dù lớn
hay nhỏ đều cần một số vốn nhất định để hình thành nên những tài sản cần
thiết. Vốn là tiền đề, có tính chất quyết định đến quy mô và hoạt động của
doanh nghiệp.
Vậy có thể nói, “vốn kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền ứng
trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành các tài sản cần thiết cho
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh, vốn kinh doanh của doanh
nghiệp không ngừng vận động, chuyển đổi hình thái biểu hiện. Từ hình thái
vốn bằng tiền tệ ban đầu sang hình thái vốn vật tư, hàng hóa và cuối cùng là
trở về hính thái vốn tiền tệ. Quá trình này được diễn ra liên tục, thường xuyên
lặp lại sau chuỗi chu kỳ kinh doanh và được gọi là quá trình tuần hòa, chu
chuyển vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, quá trình này nhanh
hay chậm lại phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của từng ngành
kinh doanh, trình độ tổ chức sản xuất của từng doanh nghiệp.
Để nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, cần phải nhận
thức đầy đủ về các đặc trưng của vốn:
- Vốn phải đại diện cho một lượng tài sản nhất định, nghĩa là vốn phải
được thể hiện bằng giá trị của những tài sản có thực ( hữu hình hoặc vô hình)
- Vốn phải luôn được vận động để sinh lời, và có giá trị về mặt thời gian.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.055
- Vốn phải gắn liền với chủ sở hữu nhất định chứ không thể có đồng vốn
vô chủ. Khi gắn với chủ sở hữu nhất định, thì vốn mới được sử dụng hợp lý
và có hiệu quả.
- Vốn phải được tích tụ, tập trung đến một lượng nhất định mới có thể
phát huy tác dụng để đầu tư vào sản xuất kinh doanh.
1.1.2 Thành phần của vốn kinh doanh
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp có nhiều loại, để phục vụ cho yêu cầu
quản lý, sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả và tiết kiệm, người ta thường
phân loại chúng theo các tiêu thức nhất định.
1.1.2.1 Phân loại theo kết quả của hoạt động đầu tư
Theo tiêu thức này, vốn kinh doanh của doanh nghiệp được chia thành:
vốn kinh doanh đầu tư vào tài sản lưu động, tài sản cố định và tài sản tài chính
của doanh nghiệp.
- VKD đầu tư vào TSLĐ là số vốn đầu tư để hình thành các tài sản lưu
động phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm
các loại vốn bằng tiền, vốn vật tư, hàng hóa,…
- VKD đầu tư vào TSCĐ là số vốn đầu tư để hình thành tài sản cố định
hữu hình và vô hình, như nhà xưởng, máy móc, phương tiện vận tải, thiết bị
truyền dẫn, bằng phát minh sáng chế, nhãn hiệu sản phẩm độc quyền,…
- VKD đầu tư vào tài sản chính là số vốn doanh nghiệp đầu tư vào các
TSTC như cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu chính phủ, chứng chỉ
quỹ đầu tư và các giấy tờ có giá khác.
Đối với mỗi doanh nghiệp, cơ cấu vốn đầu tư vào các tài sản thường
không giống nhau do sự khác nhau về đặc điểm ngành sản xuất kinh doanh.
Do đó, cách phân loại này tỏ ra hữu hiệu khi giúp doanh nghiệp có thể lựa
chọn được cơ cấu tài sản đầu tư hợp lý, hiệu quả. Tuy nhiên, nhìn chung,
muốn đạt được hiệu quả kinh doanh cao, thông thường các doanh nghiệp phải
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.056
chú trọng đảm bảo sự đồng bộ, cân đối về năng lực sản xuất giữa các tài sản
đầu tư, vừa đảm bảo tính thanh khoản, khả năng phân tán rủi ro của tài sản
đầu tư doanh nghiệp.
1.1.2.2 Căn cứ vào đặc điểm luân chuyển của vốn
Theo đặc điểm luân chuyển, VKD được chia làm vốn cố định và vốn lưu động.
a) Vốn cố định
Vốn cố định là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu
tư hình thành nên các TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
Đặc điểm luân chuyển củavốn cố định bịchi phốibởi đặc điểm kinh tế- kỹ
thuật của TSCĐ trongdoanhnghiệp. Do TSCĐ củadoanhnghiệp được sử dụng
nhiều năm, tuy hình thái vật chất và đặc tính sử dụng ban đầu không thay đổi
nhưng giá trị của nó bị hao mòn và được chuyểndịch dầndần vào giá trị của sản
phẩm sản xuất ra nên vốn cố định cũng có những đặc điểm cơ bản:
+ Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh
+ Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn cố định được luân chuyển
dần từng phần vào giá trị sản phẩm.
+ Sau nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, vốn cố định mới hoàn thành
một vòng luân chuyển.
Vốn cố định là một bộ phận quan trọng trong tổng vốn kinh doanh, tăng
vốn cố định tác động lớn đến việc tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật của
doanh nghiệp. Do đó, đặc điểm luân chuyển của vốn cố định cũng chi phối
mạnh đến nội dung, biện pháp quản lý sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp.
b)Vốn lưu động
Vốn lưu động là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu
tư hình thành nên các TSLĐ thường xuyên cần thiết cho hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.057
VLĐ của doanh nghiệp thường xuyên vận động, chuyển hóa lần lượt qua
nhiều hình thái khác nhau. Quá trình hoạt động của doanh nghiệp diễn ra liên
tục không ngừng, nên sự tuần hoàn của vốn lưu động cũng diến ra liên tục,
lặp đi lặp lại có tính chất chu kỳ tạo thành sự chu chuyển của VLĐ.
Vốn lưu động có những đặc điểm khác với vốn cố định:
+ VLĐ trong quá trình luân chuyển luôn thay đổi hình thái biểu hiện
+ VLĐ chuyển dịch toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được hoàn lại
sau mỗi chu kỳ kinh doanh.
+ VLĐ hoàn thành một vòng tuần hoàn sau mỗi chu kỳ kinh doanh.
1.1.3 Nguồn hình thành vốn kinh doanh
Vốn là một yếu tố và là tiền đề cần thiết cho việc hình thành và phát triển
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để biến những ý tưởng và kế hoạch
kinh doanh thành hiện thực, đòi hỏi phải có một lượng vốn nhằm hình thành
nên những tài sản cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp để đạt được mục
tiêu đề ra. Do vậy, đòi hỏi doanh nghiệp phải tổ chức tốt nguồn vốn. Để làm
được điều đó, trước tiên cần phải có sự phân loại nguồn vốn. Thông thường
trong công tác quản lý, thường sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau:
1.1.3.1 Dựa vào quan hệ sở hữu vốn
Dựa vào tiêu thức này có thể chia nguồn vốn của doanh nghiệp thành 2
loại: vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.
- Vốn chủ sở hữu: là phần vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh
nghiệp, bao gồm số vốn chủ sở hữu bỏ ra và phần bổ sung từ kết quả kinh
doanh. Vốn chủ sở hữu tại một thời điểm có thể được xác định bằng công
thức sau:
Vốn chủ sở hữu = Giá trị tổng tài sản – Nợ phải trả
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.058
- Nợ phải trả: là biểu hiện bằng tiền những nghĩa vụ mà doanh nghiệp
có trách nhiệm phải thanh toán cho các tác nhân kinh tế khác như nợ vay, các
khoản phải trả cho người bán, cho Nhà nước,…
Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao, thông thường
một doanh nghiệp phải phối hợp cả hai nguồn vốn: vốn chủ sở hữu và nợ phải
trả. Sự kết hợp giữa hai nguồn này phụ thuộc vào đặc điểm của ngành mà
doanh nghiệp hoạt động, tùy thuộc vào quyết định của người quản lý trên cơ
sở xem xét tình hình kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp.
1.1.3.2 Dựa vào thời gian huy động và sử dụng nguồn vốn
Căn cứ vào tiêu thức này có thể chia nguồn vón của doanh nghiệp ra làm
hai loại: nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời.
Nguồn vốn thường xuyên là tổng thể các nguồn vốn có tính chất ổn định
mà doanh nghiệp có thể sử dụng vào hoạt động kinh doanh.
Nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp = Vốn chủa sở hữu + Nợ dàihạn
Hoặc
Nguồn vốn thường xuyên = Giá trị tổng tài sản – Nợ ngắn hạn
Trên cơ sở xác định nguồn vốn thường xuyên của DN còn có thể xác
định nguồn vốn lưu động thường xuyên của DN.
Nguồn vốn lưu động thường xuyên là nguồn vốn ổn định, có tính chất
dài hạn hay tài trợ tài sản lưu động thường xuyên cần thiết cho hoạt động kinh
doanh của DN.
Nguồn vốn lưu
động thường
xuyên
=
Tổng nguồn vốn
thường xuyên
-
Giá trị còn lại của
TSCĐ và các TS dài
hạn khác
Hoặc
Nguồn vốn lưu động thường xuyên = Tài sảnlưu động – Nợ ngắn hạn
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.059
Nguồn vốn lưu động thường xuyên tạo ra mức độ an toàn cho doanh
nghiệp trong kinh doanh, làm cho tình trạng tài chính của doanh nghiệp được
đảm bảo vững chắc hơn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp sử dụng nguồn
vốn lưu động thường xuyên để đảm bảo cho việc hình thành TSLĐ thì doanh
nghiệp phải chi phí cao hơn cho việc sử dụng vốn. Do vậy, đòi hỏi người
quản lý DN phải xem xét tình hình thực tế của DN để có quyết định phù hợp
trong việc tổ chức vốn.
Nguồn vốn tạm thời: là các nguồn vốn có tính chất ngắn hạn ( dưới 1
năm) mà DN có thể sử dụng để đáp ứng các yêu cầu có tính chất tạm thời phát
sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.3.3 Dựa vào phạm vi huy động vốn
Căn cứ vào phạm vi huy động các nguồn vốn cảu DN có thể chia thành
nguồn vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài.
Nguồn vốn bên trong: là nguồn vốn có thể huy động được vào đầu tư từ
chính hoạt động của bản thân DN tạo ra. Nguồn vốn bên trong thể hiện khả
năng tự tài trợ của DN.
Nguồn vốn bên trong của DN bao gồm:
- Lợi nhuận giữu lại để tái đầu tư
- Khoản khấu hao TSCĐ
- Tiền nhượng bán tài sản, vật tư không cần dùng hoặc thanh lý TSCĐ
Nguồn vốn bên trong của DN có những ưu điểm cơ bản sau:
+ Giúp DN chủ động đáp ứng nhu cầu vốn, nắm bắt kịp thời các thời
cơ trong kinh doanh
+ Tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn
+ Giữ được quyền kiểm soát DN
+ Tránh được áp lực phải thanh toán đúng kỳ hạn.
Tuy nhiên nguồn vốn bên trong lại có những hạn chế sau đây:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.0510
+ Hiệu quả sử dụng thường không cao
+ Sự giới hạn về mặt quy mô nguồn vốn.
Nguồn vốn bên ngoài:
Việc huy động nguồn vốn từ bên ngoài DN để tăng thêm nguồn tài trợ
cho hoạt động kinh doanh là vấn đề hết sức quan trọng đối với một DN.
Nguồn vốn từ bên ngoài bao hàm một số nguồn vốn chủ yếu sau đây:
- Vay ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác: đây là nguồn
tài trợ quan trọng cho nhu cầu VKD của DN.
- Vay người thân: Những người thân như gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp… chính là nguồn vốn dồi dào của doanh nghiệp, đó có thể là những
khoản tiền họ chưa có ý định đầu tư, khoản tiết kiệm, khoản thừa hưởng hay
ngoại hối.
- Huy động vốn bằng cách phát hành chứng khoán:
Thị trường chứng khoán luôn là nơi huy động hiệu quả nhất trong các
phương thức huy động vốn. Nguồn vốn này dài hạn và đủ sức phục vụ cho
các kế hoạch đầu tư lâu dài.
- Gọi góp vốn liên doanh liên kết: giúp DN có thêm vốn đầu tư để tổ
chức và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận; có điều kiện
áp dụng các công nghệ kỹ thuật tiên tiến của doanh nghiệp đối tác.
- Tín dụng thương mại của nhà cung cấp: là khoản vốn chiếm dụng trong
ngắn hạn.
- Thuê tài sản: Đây là một phương pháp giúp DN có thêm nguồn vốn
trung và dài hạn.
- Sử dụng vốn của đối tác, khách hàng.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.0511
1.2 Quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm và mục tiêu quả trị vốn kinh doanh
Vốn là tiền đề và là điều kiện tiên quyết cho mọi hoạt động của DN.
Trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt hiện nay đòi hỏi DN phải tối
đa hóa hiệu quả sử dụng vốn. Vì vậy vấn đề cấp thiết đặt ra cho mối DN là
nâng cao hiệu quả quản trị vốn kinh doanh.
Vậy, quản trị vốn kinh doanh là gì?
Quản trị vốn kinh doanh là việc lựa chọn, đưa ra quyết định và tổ chức
thực hiện các quyết định huy động vốn, sử dụng vốn nhằm đặt được các mục
tiêu hoạt động của DN.
Mục tiêu hoạt động của DN, nhìn ở góc đổ sản xuất kinh doanh thì tối đa
hóa lợi nhuận là mục tiêu phù hợp, nhưng xét ở góc độ tài chính thì phải là tối
đa hóa giá trị hay tối đa hóa lợi ích cho chủ sở hữu, nghĩa là phải tính tới giá
trị thời gian của tiền và mức độ rủi ro của khoản đầu tư. Như vậy, mục tiêu
cuối cùng của quản trị VKD là nhằm tối đa hóa giá trị của chủ sở hữu hay tối
đa hóa giá cổ phiếu trên thị trường. Để đạt được mục tiêu này chúng ta cần
đặt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận kết hợp với việc xử lý yếu tố thời gian và rủi
ro trong môi trường kinh doanh đầy biến động.
1.2.2 Nội dung quản trị vốn kinh doanh
1.2.2.1 Tổ chức đảm bảo nguồn vốn kinh doanh
Tổ chức đảm bảo nguồn VKD thực chất là việc tìm nguồn để đáp ứng
nhu cầu VKD phát sinh. Theo như phần nguồn hình thành VKD ở trên, ta
thấy VKD có thể được hình thành từ nhiều loại nguồn khác nhau tùy theo
cách phân loại, ở đây ta sẽ đi xem xét việc tổ chức đảm bảo nguồn VKD dựa
vào cách phân loại theo thời gian huy động và sử dụng vốn.
Theo đó, để hình thành nên VKD, DN có thể lấy từ 2 nguồn: nguồn vốn
thường xuyên và nguồn vốn tạm thời. Đặc điểm của 2 loại này đã được phân
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.0512
tích ở trên. Căn cứ vào ưu nhược điểm của các loại vốn và đặc điểm luân
chuyển của VLĐ – VCĐ trong VKD của từng DN mà nhà quản trị quyết định
tìm nguồn nào để đáp ứng các nhu cầu VKD phát sinh trong hoạt động của
DN mình.
Việc lựa chọn nguồn tài trợ cho VKD cũng chính là DN đang lựa chọn
mô hình tài trợ vốn của mình. Có 3 loại mô hình tài trợ vốn như sau:
 Mô hình 1: Toàn bộ Tài sản cố định và Tài sản lưu động thường
xuyên được tài trợ bởi nguồn vốn lưu động thường xuyên và toàn bộ Tài sản
lưu động tạm thời được tài trợ bởi nguồn vốn tạm thời.
Hình 1.1: Mô hình tài trợ vốn thứ nhất
Ưu điểm:
+ Giúp DN hạn chế được rủi ro trong thanh toán, mức độ an toàn cao
hơn.
+ Giảm bớt được chi phí sử dụng vốn
Hạn chế:
+ Chưa linh hoạt trong việc tổ chức sử dụng vốn khi nguồn vốn
chiếm dụng có tính chất chu kỳ, chi phí nhỏ có thể sử dụng như một nguồn
thường xuyên để tài trợ cho TSLĐ thường xuyên như mô hình này lại không
nói đến.
TSCĐ
Nguồn vốn
tạm thời
Nguồn vốn
thường xuyên
Tiền
Thời gian
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.0513
+ DN thường phải duy trì một lượng vốn thường xuyên khá lớn ngay
cả khi khó khăn buộc phải giảm bớt quy mô kinh doanh.
 Mô hình 2: Toàn bộ Tài sản cố định, Tài sản lưu động thường
xuyên và một phần của Tài sản lưu động tạm thời được tài trợ bởi nguồn vốn
thường xuyên; và phần Tài sản lưu động tạm thời còn lại sẽ được tài trợ bằng
nguồn vốn tạm thời.
Hình 1.2: Mô hình tài trợ vốn thứ hai
Sử dụng mô hình có:
Ưu điểm: Tăng cường khả năng thanh toán cho DN, giúp DN an toàn ở
mức cao
Hạn chế:
+ Đẩy cao chi phí sử dụng vốn của DN khi phải sử dụng phần lớn
nguồn vốn thường xuyên như vay dài hạn và vốn chủ sở hữu là nguồn có chi
phí sử dụng cao hơn nguồn tạm thời rất nhiều.
TSCĐ
Nguồn vốn
tạm thời
Nguồn vốn
thường xuyên
Tiền
Thời gian
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.0514
+ Gây lãng phí vốn của DN khi mà phải duy trì một lượng vốn
thường xuyên nhất định để tài trợ cho TSLĐ tạm thời trong khi có những thời
điểm DN không phát sinh các nhu cầu về loại tài sản này.
 Mô hình 3: Toàn bộ Tài sản cố định và một phần của Tài sản lưu
động thường xuyên được tài trợ bằng nguồn vốn thường xuyên; và phần Tài
sản lưu động thường xuyên còn lại và Tài sản lưu động tạm thời sẽ được tài
trợ bởi nguồn vốn tạm thời.
Hình 1.3: Mô hình tài trợ vốn thứ ba
Mô hình thứ ba giúp DN sử dụng vốn một cách linh hoạt, tiết kiệm từ đó
giảm chi phí sử dụng vốn chung của DN vì sử dụng nhiều hơn nguồn vốn tín
dụng ngắn hạn đặc biệt là nguồn vốn ngắn hạn có tính chất chu kỳ.
Hạn chế khi sử dụng mô hình này là DN đối mặt với nguy cơ rủi ro cao
và không đảm bảo khả năng thanh toán do đó đòi hỏi DN càn có sự năng
động trong việc tổ chức nguồn vốn.
TSC
Đ
Nguồn vốn
tạm thời
Nguồn vốn
thường
xuyên
Tiề
n
Thời
gian
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.0515
1.2.2.2 Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp
Xuất phát từ vai trò không thể thiếu của VLĐ đòi hỏi chúng ta phải có
một lượng VLĐ để đáp ứng các nhu cầu khác nhau của DN. Chính vì vậy,
trong quản trị VLĐ các DN cần chú trọng xác định đúng đắn nhu cầu về VLĐ
của mình để phù hợp với quy mô và điều kiện kinh doanh của DN.
Nhu cầu VLĐ = Hàng tồn kho – Nợ phải thu – Nợ phải trả nhà cung
cấp
Trong quản trị VLĐ các DN cần chú ý tới 3 vấn đề chính đó là quản trị
khoản phải thu và quản trị tiền mặt, và quản trị hàng tồn kho.
Quản trị nợ phải thu
Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ DN do mua chịu hàng hóa, dịch
vụ. Có thể nói hầu hết các công ty đều phát sinh khoản phải thu nhưng với
mức độ khác nhau, từ mức không đáng kể cho tới mức không thể kiểm soát
nổi. Kiểm soát các khoản phải thu của DN liên quan đến việc đánh đổi giữa
lợi nhuận và rủi ro. Nếu không bán chịu cho khách hàng, DN sẽ mất đi cơ hội
bán hàng, từ đó doanh thu và lợi nhuận giảm. Tuy nhiên, nếu bán chịu thì
không chỉ vốn của DN bị chiếm dụng mà nguy cơ phát sinh các khoản nợ khó
đòi và rủi ro không thu hồi được nợ.
Để quản trị các khoản phải thu, các DN cần chú trọng thực hiện các biện
pháp sau đây:
- Xác định chính sách bán chịu hợp lý đối với từng khách hàng
- Phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu
- Áp dụng các biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả thu hồi nợ.
 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị các khoản phải thu:
- Số vòng quay nợ phải thu: phản ánh trong một kỳ, nợ phải thu luân
chuyển được bao nhiêu vòng. Nó phản ánh tốc độ thu hồi công nợ của doanh
nghiệp như thế nào.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.0516
Số vòng quay nợ phải thu =
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑏á𝑛 ℎà𝑛𝑔
𝐾ℎ𝑜ả𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑢 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛
Số vòng quay nợ phải thu càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ cảu DN
càng nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải thu sang tiền mặt cao,
điều này giúp DN nâng cao luồng tiền mặt, tạo ra sự chủ động trong việc tài
trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất.
- Kỳ luân chuyển trung bình: phản ánh trung bình độ dài thời gian thu
tiền bán hàng của DN kể từ lúc xuất giao hàng cho đến khi thu được tiền bán
hàng.
Công thức:
Kỳ thu tiền trung bình =
360 𝑛𝑔à𝑦
𝑉ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 𝑛ợ 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑢
Kỳ thu tiền trung bình của DN phụ thuộc chủ yếu vào chính sách bán
chịu và việc tổ chức thanh toán của DN.
Quản trị vốn bằng tiền
Vốn bằng tiền kết nối tất cả các hoạt động kinh doanh của DN. Vì thế,
các nhà quản trị cần phải tập trung vào quản trị tiền mặt để giảm thiểu rủi ro
về khả năng thanh toán, tăng hiệu quả sử dụng tiền, đồng thời ngăn ngừa các
hành vi gian lận về tài chính trong nội bộ DN hoặc bên thứ 3. Quản trị vốn
bằng tiền của DN có yêu cầu cơ bản là vừa phải đảm bảo sự an toàn tuyệt đối,
đem lại khả năng sinh lời cao nhưng đồng thời cũng phải đáp ứng kịp thời các
nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt của DN.
Quản trị vốn bằng tiền trong DN bao gồm các nội dung chủ yếu:
- Xác định đúng đắn mức dự trữ tiền mặt hợp lý, tối thiểu để đáp ứng các
nhu cầu chi tiêu bằng tiền mặt của DN trong kỳ.
- Quản lý chặt chẽ các khoản thu chi tiền mặt
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.0517
- Chủ dộng lập và thực hiện kế hoạch lưu chuyển tiền tệ hàng năm, có
biện pháp phù hợp đảm bảo cân đối thu chi tiền mặt và sử dụng có hiệu quả
nguồn tiền mặt tạm thời nhàn rỗi.
 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn bằng tiền:
+ Hệ số khả năng thanh toán hiện thời ( khả năng thanh toán nợ ngắn
hạn)
Công thức:
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời =
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛
𝑁ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛
Hệ số này cứ một đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo bởi bao nhiêu
đồng tài sản ngắn hạn.
+ Hệ số khả năng thanh toán nhanh: phản ánh khả năng chuyển đổi
thành tiền mặt để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của tài sản ngắn hạn của
DN mà không cần thanh lý gấp hàng tồn kho
Công thức:
Hệ số khả năng thanh toánh nhanh =
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛−𝐻𝑇𝐾
𝑁ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛
+ Hệ số khả năng thanh toán tức thời: phản ánh mức độ đáp ứng
các khoản thanh toán ngay lập tức tại một thời điểm nhất định.
Công thức:
Hệ số khả năng thanh toán tức thời =
𝑇𝑖ề𝑛+𝐶á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑡ươ𝑛𝑔 đươ𝑛𝑔 𝑡𝑖ề𝑛
𝑁ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛
+ Hệ số khả năng thanh toán lãi vay: là một hệ số cần xem xét khi
phân tích kết cấu tài chính của DN. Hệ số này cho biết khả năng thanh toán lãi
tiền vay của DN và cũng phản ánh mức độ rủi ro có thể gặp phải đối với các
chủ nợ.
Công thức:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.0518
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay =
𝐿𝑁 𝑡𝑟ướ𝑐 𝑙ã𝑖 𝑣𝑎𝑦 𝑣à 𝑡ℎ𝑢ế
𝐿ã𝑖 𝑡𝑖ề𝑛 𝑣𝑎𝑦 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ
Quản trị hàng tồn kho
Tồn kho dự trữ là những tài sản mà DN đưa vào dự trữ để đưa vào sản
xuất hoặc bán ra sau này. Việc quản trị hàng tồn kho hợp lý không những làm
cho DN giảm đi lượng chi phí lưu kho một cách đáng kể mà còn tránh tình
trạng ứ đọng vốn của DN. Vì vậy điều này rất quan trọng đối với bất kỳ DN
nào khi mà hàng tồn kho luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong VLĐ của DN.
 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị hàng tồn kho
Vòng quay hàng tồn kho =
𝐺𝑖á 𝑣ố𝑛 ℎà𝑛𝑔 𝑏á𝑛
𝐻à𝑛𝑔 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛
Số vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho luân chuyển
trong kỳ. Chỉ tiêu này phản ánh số vòng luân chuyển hàng tồn kho trong một
thời kỳ nhất định. Số vòng luân chuyển càng cao thì việc kinh doanh được
đánh giá càng tốt, bởi lẽ DN chỉ đầu tư cho hàng tồn kho thấp mà vã đạt
doanh số cao. Từ vòng quay hàng tồn kho, ta tính được số ngày thực hiện một
vòng quay hàng tồn kho
Số ngày 1 vòng quay HTK =
360 𝑛𝑔à𝑦
𝑆ố 𝑣ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 ℎà𝑛𝑔 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜
1.2.2.3 Quản trị vốn cố định của doanh nghiệp
Về bản chất, VCĐ là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ TSCĐ trong DN.
Do vậy, đặc điểm chu chuyển của VCĐ luôn bị chi phối bởi các đặc điểm
kinh tế- kỹ thuật của TSCĐ. Những đặc điểm chu chuyển của VCĐ lại chi
phối đến nội dung, biện pháp quản lý sử dụng VCĐ, và đòi hỏi việc quản trị
VCĐ luôn phải gắn liền với quản lý, sử dụng TSCĐ trong DN.
Quản trị VCĐ là một nội dung quan trọng trong quản lý VKD của các
DN. Nội dung quản trị VCĐ bao gồm:
 Lựa chọn quyết định đầu tư TSCĐ
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.0519
Tùy theo đặc điểm từng ngành nghề kinh doanh, DN sẽ lựa chọn đầu tư
vào các loại TSCĐ cho hợp lý. Ví dụ như DN sản xuất thường đầu tư TSCĐ
lớn, và chủ yếu là đầu tư máy móc thiết bị; còn DN thương mại chủ yếu đầu
tư phương tiện vận tải. DN lựa chọn đầu tư TSCĐ phải phù hợp với trình độ
công nghệ và đặc điểm kinh doanh của mình.
Nhìn chúng khi xem xét đầu tư TSCĐ doanh nghiệp phải quan tâm đến
những vấn đề như:
+ Quy mô đầu tư hay nhu cầu đầu tư: công ty cần xác định hợp lý nhu
cầu hay quy mô đầu tư TSCĐ để kịp thời đáp ứng, phục vụ sản xuất kinh
doanh; đồng thời không gây lãng phí vốn đầu tư.
+ Trình độ kỹ thuật, công nghệ: công ty cần đầu tư TSCĐ phù hợp với
trình độ kỹ thuật, công nghệ để tăng hiệu quả, hiệu suất sử dụng tài sản, tránh
lãng phí vốn cố định.
+ Lựa chọn nhà cung cấp phù hợp: công ty nên chọn những nhà cung
cấp có uy tín hoặc có quan hệ lâu năm với công ty, điều này giúp công ty có
được TSCĐ chất lượng đảm bảo với giá cả hợp lý, hoặc nhận được các ưu đãi
khi mua hàng của nhà cung cấp.
+ Huy động vốn cho đầu tư TSCĐ:dựa vào nhu cầu hay quy mô đầu tư
TSCĐ, công ty có chính sách huy động vốn thích hợp với tình hình nguồn
vốn của mình, sao cho đảm bảo đủ vốn cho đầu tư TSCĐ với chi phí sử dụng
vốn thấp nhất.
Quy chế quản lý sử dụng VCĐ
Các nhóm máy móc thiết bị hoặc các tổ hợp dây chuyển thiết bị nên
được giao cho từng nhóm hoặc cá nhân quản lý. DN cần căn cứ vào quy trình
công nghệ, sự sắp xếp ca kíp và cách thức tổ chức phân xưởng để phân định
trách nhiệm. Không có mô hình nào chung cho mọi công ty, mọi doanh
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.0520
nghiệp mà chỉ nên áp dụng sự phân cấp hoặc giao trách nhiệm quản lý vận
hành sao cho phù hợp với hoạt động của DN.
Chế độ phân định trách nhiệm nên gắn với chế độ bàn giao, theo dõi và
thưởng phạt nhằm khuyến khích mọi người có ý thức tốt hơn trong bảo toàn
VCĐ. DN nên quy định chế độ báo cáo định kỳ đối với các quản đốc phân
xưởng, tổ trưởng, ca trưởng hoặc kỹ sư phụ trách dây chuyền về tình hình sử
dụng TSCĐ của từng bộ phận.
Lựa chọn phương pháp khấu hao hợp lý
Khấu hao TSCĐ là việc phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải thu
hồi của TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong suốt thời gian sử dụng
hữu ích của TSCĐ.
Lựa chọn phương pháp khấu hao và xác định mức độ khấu hao hợp lý
dựa trên cơ sở là Thông tư 45/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán quản
lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
Các phương pháp khấu hao TSCĐ bao gồm:
- Phương pháp khấu hao đường thẳng: mức khấu hao và tỷ lệ khấu hao
hàng năm được tính bình quân trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của
TSCĐ.
- Phương pháp khấu hao nhanh:
+ Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần: mức khấu hao hàng năm
được xác định bằng cách lấy giá trị còn lại của TSCĐ phải tính khấu hao nhân
với tỷ lệ khấu hao nhanh.
+ Phương pháp khấu hao theo tổng số thứ tự năm sử dụng: mức khấu
hao hàng năm được xác định bằng nguyên giá TSCĐ cần tính khấu hao nhân
với tỷ lệ khấu hao từng năm.
- Phương pháp khấu hao theo sản lượng: mức khấu hao hàng năm được
xác định bằng cách lấy sản lượng dự kiến sản xuất hàng năm nhân với mức
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.0521
trích khấu hao tính cho một đơn vị sản phẩm hoặc khối lượng công việc hoàn
thành.
Bảo dưỡng, sửa chữa, duy trì năng lực hoạt động của TSCĐ
TSCĐ được cấu thành bởi nhiều bộ phận chi tiết khác nhau và được sử
dụng lâu dài. Trong quá trình sử dụng, TSCĐ không thể tránh khỏi bị hao
mòn và sự hao mòn đó lại không xảy ra đồng thời, giữa các chi tiết không
đồng nhất với nhau. Vì vậy phải tiến hành sửa chữa TSCĐ.
- Sửa chữa TSCĐ là việc bảo dưỡng, sửa chữa những hư hỏng phát sinh
trong quá trình hoạt động nhằm khôi phục lại năng lực hoạt động của TSCĐ.
- Công việc sửa chữa TSCĐ có thể do DN tự sửa chữa hoặc thuê ngoài
và được tiến hành theo kế hoạch hoặc ngoài kế hoạch.
- Căn cứ vào đặc điểm kinh tế- kỹ thuật, công việc sửa chữa TSCĐ được
chia thành 2 phương thức sau:
+ Sửa chữa thường xuyên: là sửa chữa nhỏ, mang tính chất bảo trì, bảo
dưỡng TSCĐ, chi phí sửa chữa ít, thời gian sửa chữa ngắn, phải thường xuyên
sửa chữa nhỏ, bảo trì, duy tu theo quy phạm kỹ thuật.
+ Sửa chữa lớn mang tính phục hồi: là việc sửa chữa, thay thế những bộ
phận, chi tiết bị hư hỏng trong quá trình sử dụng mà nếu không thay thế sửa
chữa thì TSCĐ sẽ không hoạt động được hoặc hoạt động không bình thường.
Sửa chữa, nâng cấp là công việc sửa chữa nhằm kéo dài tuổi thọ của TSCĐ
hay nâng cao năng suất, tính năng, tác dụng của TSCĐ như cải tạo, thay thế,
xây lắp, trang bị, bổ sung thêm một số bộ phận của TSCĐ.
Trong quá trình sửa chữa, DN phải cân nhắc giữa chi phí sửa chữa lớn
bỏ ra với việc thu hồi hết giá trị còn lại của TSCĐ để quyết định cho tồn tại
hay chấm dứt đời hoạt động của máy móc. Yêu cầu này được coi là căn cứ
chủ yếu để đưa ra quyết định tài chính tiếp tục kéo dài tuổi thọ của máy hay
phải thanh lý, nhượng bán để đổi mới TSCĐ.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.0522
Quản lý và sử dụng linh hoạt quỹ khấu hao
Về nguyên tắc, quỹ khấu hao hình thành do DN thu hổi vốn đầu tư
TSCĐ. Nếu vốn đầu tư này là do DN đi vay ngân hàng thì DN phải dùng quỹ
khấu hao để trả nợ ngân hàng. Còn nếu vốn này là của DN thì thường các DN
sử dụng toàn bộ quỹ khấu hao của TSCĐ để tái đầu tư, thay thế, đổi mới
TSCĐ. Tuy nhiên, khi chưa có nhu cầu tái tạo lại TSCĐ, doanh nghiệp có
quyền sử dụng linh hoạt số khấu hao lũy kế phục vụ cho yêu cầu sản xuất
kinh doanh của mình.
Trong các tổng công ty Nhà nước, việc huy động số khấu hao lũy kế của
TSCĐ của các đơn vị thành viên phải tuân thủ theo đúng các quy định về chế
độ quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước.
Quản lý quá trình mua sắm, sửa chữa, nhượng bán và thanh lý TSCĐ
được thực hiện thông qua nghiên cứu dự án đầu tư của doanh nghiệp.
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn kinh doanh của doanh
nghiệp
1.2.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn lưu động
 Chỉ tiêu vòng quay VLĐ
Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ VLĐ quay được mấy vòng. Số vòng
quay càng cao thì tốc độ luân chuyển VLĐ càng cao và ngược lại.
Vòng quay VLĐ =
Doanh thu thuần
VLĐ bình quân trong kỳ
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.0523
 Chỉ tiêu luân chuyển VLĐ:
Chỉ tiêu này phản ánh một vòng quay VLĐ hết bao nhiêu ngày. Số ngày
càng thấp thì VLĐ luân chuyển càng cao và ngược lại.
 Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận VLĐ:
Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ, mỗi đồng VLĐ tham gia vào quá trình
sản xuất kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
 Chỉ tiêu hàm lượng VLĐ
Chỉ tiêu này phản ánh để có một đồng doanh thu thuần về bán hàng trong
kỳ cần bao nhiêu đồng VLĐ.
 Mức tiết kiệm VLĐ do tăng tốc độ luan chuyển vốn
Chỉ tiêu này phản ánh số vốn lưu động có thể tiết kiệm được do tăng tốc
độ luân chuyển vốn lưu động. Nhờ tăng tốc độ luân chuyển VLĐ nên doanh
nghiệp có thể rút ra khỏi một số VLĐ để dùng cho hoạt động khác.
1.2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn cố định
 Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng VCĐ
Kỳ luân chuyển VLĐ =
Số ngày trong kỳ (360 ngày)
Số lần luân chuyển VLĐ
Tỷ suất lợi nhuận VLĐ =
Lợi nhuận trước (sau)
VLĐ bình
x 100%
Hàm lượng VLĐ =
VLĐ bình quân
Doanh thu thuần bán hàng trong kỳ
Mức tiết kiệm VLĐ = Mức luân chuyển
vốn bình quân 1
ngày kỳ KH
Số ngày rút ngắn kỳ luân
chuyển VLĐ
x
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.0524
Chỉ tiêu phản ánh cứ một đồng vốn cố định tham gia trong kỳ tạo ra bao
nhiêu đồng doanh thu thuần bán hàng trong kỳ.
 Chỉ tiêu hàm lượng vốn cố định
Chỉ tiêu này phản ánh số VCĐ cần thiết để tạo ra một đồng doanh thu
thuần trong kỳ.
 Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn cố định:
Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng vốn cố định bình quân trong kỳ tạo ra
được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
 Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ
Chỉ tiêu này phán ánh trong kỳ, mỗi đồng TSCĐ tham gia tạo ra bao
nhiêu đồng doanh thu thuần.
 Chỉ tiêu hệ số hao mòn TSCĐ
Hiệu suất sử dụng VCĐ =
Doanh thu thuần
Vốn cố định bình quân
Hàm lượng VCĐ =
Doanh thu thuần
Vốn cố định bình quân
Tỷ suất lợi nhuận VCĐ =
Lợi nhuận trước (sau) thuế
VCĐ bình quân
x 100%
Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Doanh thu thuần
Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ
Hệ số hao mòn TSCĐ =
Số KHLK của TSCĐ ở thời điểm đánh giá
Tổng nguyên giá TSCĐ ở thời điểm đánh giá
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.0525
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ hao mòn TSCĐ so với khoản đầu tư
ban đầu của doanh nghiệp
1.2.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu suất và hiệu quả sử dụng VKD
 Chỉ tiêu vòng quay toàn bộ vốn kinh doanh
Chỉ tiêu này phản ánh vốn của DN trong một kỳ chu chuyển được bao
nhiêu vòng. Qua chỉ tiêu này ta có thể đánh giá được khả năng sử dụng tài sản
của DN, thể hiện qua DTT được sinh ra từ tài sản mà DN đã đầu tư. Vì vậy
mà chỉ tiêu này càng lớn thể hiện hiệu suất sử dụng vốn của DN càng cao và
ngược lại.
 Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP)
Phản ánh 1 đồng giá trị mà DN đã huy động vào SXKD tạo ra bao nhiêu
đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Chỉ tiêu này cho phép đánh giá khả năng
sinh lời của một đồng VKD, không tính đến ảnh hưởng của thuế TNDN và
nguồn gốc của VKD.
 Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS)
Vòng quay VKD =
VKD bình quân sử dụng trong kỳ
Doanh thu thuần trong kỳ
BEP =
Tổng tài sản(hay VKD) bình quân
Lợi nhuận trước lãi vay và thuế
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế
trên doanh thu(ROS) VKD bình quân sử dụng trong kỳ
Lợi nhuận sau thuế trong kỳ
=
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.0526
Chỉ tiêu này phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế trên doanh
thu thuần của doanh nghiệp. Nó thể hiện một đồng doanh thu của doanh
nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ.
 Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh
Phản ánh bao nhiêu đồng VKD bình quân sử dụng trong kì tạo ra bao
nhiêu đồng lợi nhuận sau khi đã chi trả lãi vay mà không tính đến ảnh hưởng
của thuế.
 Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA)
Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng VKD bình quân sử dụng trong kỳ tạo
ra bao nhiêu đồng LNST.
 Chỉ tiêu lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE)
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VCSH bình quân sử dụng trong kỳ
tạo ra bao nhiêu đồng LNST cho chủ sở hữu.
Để đánh giá hiệu quả sử dụng VKD của DN cần phối hợp, phân tích và
đánh giá các chỉ tiêu trên.
Khi sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VKD, chúng ta cần
lựa chọn các chỉ tiêu thích hợp và kết hợp các chỉ tiêu để có những đánh giá
toàn diện về hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp.
Tỷ suất lợi nhuận trước
thuế trên vốn kinh doanh VKD bình quân sử dụng trong kỳ
Lợi nhuận trước thuế trong kỳ
=
VKD bình quân trong kỳ
Lợi nhuận sau thuếROA =
VCSH bình quân trong
Lợi nhuận sau
ROE
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.0527
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Việc xem xét các nhân tố ảnh hưởng giúp các nhà quản trị có thể đưa ra
các biện pháp để quản trị vốn đạt hiệu quả cao nhất.
1.2.4.1 Nhân tố chủ quan
- Sự phù hợp trong cơ cấu tài sản và nguồn vốn của DN: các DN luôn cố
gắng hướng tới cơ cấu nguồn vốn tối ưu để nhằm mục tiêu tối thiểu hóa chi
phí sử dụng vốn đồng thời tối đa hóa giá trị DN. Việc lựa chọn cơ cấu nguồn
vốn liên quan đến việc đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận. Do đó DN cần cân
nhắc lựa chọn cơ cấu phù hợp để đảm bảo cho công tác quản trị VKD đạt hiệu
quả cao nhất.
- Sự lựa chọn các phương án đầu tư của doanh nghiệp: đây là vấn đề có
ảnh hưởng quan trọng đến công tác quản trị vốn kinh doanh trong doanh
nghiệp. Việc lựa chọn phương án đầu tư phù hợp với hoạt động SXKD tạo ra
được sản phẩm đảm bảo chất lượng và phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng
sẽ góp phần rất lớn cho việc tăng doanh thu lợi nhuận doanh nghiệp, qua đó
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Ngược lại, sẽ làm vốn của doanh
nghiệp bị ứ đọng, thất thoát…làm giảm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
- Lựa chọn phương pháp khấu hao: việc lựa chọn phương pháp khấu hao
TSCĐ có ảnh hưởng tới công tác quản trị VCĐ qua đó ảnh hưởng đến công
tác quản trị VKD. Lựa chọn phương pháp tính và trích khấu hao không phù
hợp có thể sẽ khiến cho vốn thu hồi không đủ dẫn tới thất thoát vốn và làm
giảm hiệu quả sử dụng VKD.
- Xác định nhu cầu xốn kinh doanh: việc xác định nhu cầu vốn kinh
doanh không hợp lý dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu vốn, ảnh hưởng đến
hoạt động SXKD, gây ảnh hưởng xấu đến công tác quản trị vốn kinh doanh
trong DN.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.0528
- Trình độ quản lý trong doanh nghiệp: việc quản lý vốn tốt góp phần
quan trọng trong việc sử dụng vốn tiết kiệm, có hiệu quả đảm bảo cho công
tác quản trị vốn kinh doanh trong doanh nghiệp.
- Chế độ lương thưởng trong doanh nghiệp: là nhân tố ảnh hưởng quan
trọng đến ý thức và thái độ làm việc của cán bộ công nhân viên. Mức lương
phù hợp và có chế độ đãi ngộ hợp lý giúp cho người lao động hài lòng và làm
việc hết mình vì công việc, qua đó góp phần giúp cho hoạt động SXKD đạt
hiệu quả hơn.
1.2.4.2 Nhân tố khách quan
- Đặc thù kinh doanh của ngành: nhân tố này có ảnh hưởng tới cơ cấu
nguồn vốn trong DN, mỗi ngành nghề kinh doanh khác nhau có cơ cầu nguốn
vốn, vòng quay vốn khác nhau. Việc xác định phù hợp sẽ giúp cho hoạt động
SXKD của DN không bị gián đoạn, gây ứ đọng hay thất thoát lãng phí vốn.
- Thị trường và sự canh tranh: thị trường đầu vào có ảnh hưởng tới chi
phí mua nguyên vật liệu phục vụ SXKD, thị trường đầu ra có ảnh hưởng đến
doanh thu bán hàng…việc xác định hợp lý sẽ giúp cho DN giảm thiểu được
chi phí sản xuất, tăng doanh thu lợi nhuận, giúp nâng cao hiệu quả của đồng
vốn bỏ ra. Nếu DN có sức cạnh tranh lớn trên thị trường cũng giúp tăng hiệu
quả SXKD…
- Lạm phát trong nền kinh tế: lạm phát làm cho đồng tiền bị mất giá, sức
mua của đồng tiền giảm làm tăng giá cả vật tư hàng hóa… Do vậy DN cần
tính đến yếu tố này để đánh giá lại tài sản tránh sự sụt giảm giá trị của vốn
trong DN.
- Lãi suất thị trường: phần lớn các doanh nghiệp đều có sử dụng vốn vay.
Lãi suất thi trường tăng làm cho chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp tăng
lên qua đó ảnh hưởng đến hiệu quả của việc sử dụng vốn.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.0529
- Sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật: nhân tố này ảnh hưởng đến việc đầu
tư đổi mới máy móc thiết bị…trong doanh nghiệp. Việc sử dụng các thiết bị
không còn phù hợp sẽ tạo ra sản phẩm không đáp ứng được thị hiếu người
tiêu dùng, do đó ảnh hưởng tới doanh thu lợi nhuận trong doanh nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.0530
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY
TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ AN ĐÌNH
2.1 Quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động kinh doanh
của công ty TNHH đầu tư và phát triển công nghệ An Đình
2.1.1 Quá trình thành lập và phát triển công ty
2.1.1.1 Giới thiệu chung về công ty
- Tên Doanh nghiệp: Công Ty TNHH Đầu Tư Và Phát Triển Công
Nghệ An Đình
- Tên tiếng Anh: An Dinh Technology Development and Investment
Co.Limited
- Logo
- Địa chỉ:ThônHòeLâm, Xã Ngọc Lâm, Huyện Mỹ Hào, Tỉnh Hưng Yên
- Số ĐKKD: 0900290164 đăng ký lần đầu ngày 11/09/2008, đăng ký
thay đổi lần thứ 3 ngày 12/12/2012 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Tỉnh Hưng
Yên cấp
- Điện thoại: (84-321) 222 4901 Fax: (84-4) 3984 5161
- Email: andinhco@vnn.vn
- Ngành nghề SX kinh doanh chính: chủ yếu sản xuất giống gạo Nhật.
Công ty TNHH Đầu Tư và Phát Triển Công Nghệ An Đình được thành
lập năm 2008, vốn điều lệ là 15.000.000.000 đồng (Bằng chữ: Mười lăm tỉ
đồng Việt Nam).
- Giám đốc doanh nghiệp: Nguyễn Thanh Nhị
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.0531
2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty TNHH An Đình được thành lập vào ngày 5 tháng 5 năm 2005.
Bước vào nền kinh tế hội nhập từ những cánh đồng quê bạt ngàn, An Đình đã
nỗ lực không ngừng để vượt qua những khó khăn, khủng hoảng của buổi ban
đầu. Công ty đã và đang đem đến những sản phẩm thiết yếu cho cuộc sống
bằng sự cần cù lao động của những người làm nông nghiệp một nắng hai
sương.
Với tâm nguyện vì sự nghiệp phát triển của ngành nông nghiệp nước nhà
cùng những kinh nghiệm và sự hiểu biết sâu sắc về điều kiện khí hậu tự nhiên
cũng như cũng như nhu cầu của thị trường hội nhập đã giúp An Đình sản
xuất thành công Gạo Nhật bằng 100% giống nhập trực tiếp từ Nhật Bản. Các
sản phẩm Gạo Nhật An Đình như Koshi Hikari, Akita, Niigata được sản xuất
theo một quy trình nông nghiệp sạch, hạn chế sử dụng phân bón hóa học và
không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật độc hại. Do vậy vẫn giữ nguyên hương
vị thơm ngon, độ mềm dẻo đặc trưng và hàm lượng dinh dưỡng cao của xứ sở
Mặt trời mọc, lại phù hợp với nhu cầu phát triển thể chất của người Việt, đặc
biệt là cho trẻ nhỏ, người già và phụ nữ mang thai. Gạo Nhật Bản do An Đình
sản xuất còn là sản phẩm được người hàng chục ngàn người Nhật Bản sống
và làm việc tại Việt Nam tin tưởng và lựa chọn trong suốt 6 năm qua.
Tháng 05 năm 2010 ghi dấu một sự kiện quan trọng trong quá trình phát
triển của Công ty An Đình. Nhà máy sản xuất Gạo Nhật tại khu công nghiệp
Ngọc Lâm, Hoè Lâm, Ngọc Lâm, Mỹ Hào, Hưng Yên với dây chuyền sản
xuất hiện đại, công nghệ Nhật Bản đã được khánh thành và đi vào sản xuất.
Đây là khu liên hợp chế biến gạo Nhật Bản và các sản phẩm nông nghiệp chất
lượng cao theo tiêu chuẩn ISO 2000:2005; HACCP; được tổ chức JAZ ANZ
cấp chứng nhận.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.0532
Việc ra đời nhà máy không chỉ là bước phát triển của Công ty An Đình
mà còn là sự khẳng định thương hiệu Việt trong thời kỳ hội nhập và phát triển
của nền kinh tế Việt Nam. Cùng với những thành tựu đã đạt được, sự kiện này
khẳng định hướng đi đúng đắn của Ban giám đốc công ty: nâng cao chất
lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ, An Đình sẽ có được nhiều thành công
hơn nữa và thương hiệu Gạo Nhật An Đình ngày càng chiếm được lòng tin
của khách hàng. Với hơn 70% thị phần trên toàn quốc, khách hàng có thể tìm
thấy Gạo Nhật An Đình trong các chuỗi siêu thị như BigC, Fivimart, Intimex,
Citimart, Unimart… trong các cửa hàng lớn nhỏ hay trong các sản phẩm cao
cấp của hầu khắp các nhà hàng Nhật Bản trên địa bàn toàn quốc.
Hình 3.1: Vận chuyển sản phẩm tới thị trường tiêu thụ
2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty
2.1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh
 Chức năng
Công ty TNHH đầu tư và phát triển An Đình là một đơn vị có tư cách
pháp nhân tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh đa ngành nghề. Các lĩnh
vực hoạt động của Công ty gồm: xuất nhập khẩu tổng hợp, sản xuất hàng hóa,
đầu tư, phân phối, đại lý, khai thác, dịch vụ,... Trong đó chức năng chủ yếu là
kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp và thương mại dịch vụ dưới hình thức
bán buôn, bán lẻ.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.0533
 Nhiệm vụ
+ Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh
nhằm không ngừng đáp ứng nhu cầu của khách hàng và yêu cầu phát triển của
Công ty;
+ Quản lý tốt đội ngũ cán bộ công nhân viên chức đồng thời thực hiện
phân phối thu nhập hợp lí nhằm chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho người
lao động;
+ Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, kỹ thuật nâng cao
trình độ tay nghề cho cán bộ công nhân viên và nhiều lao động khác;
+ Kinh doanh các mặt hàng đã đăng ký, đa dạng hoá các mặt hàng
nhằm cung cấp cho khách hàng trong và ngoài tỉnh;
+ Thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ đối với Nhà nước. Thực hiện
đúng chế độ về báo cáo định kỳ theo quy định và chịu trách nhiệm về tính
xác thực của báo cáo đó;
+ Hợp tác đầu tư liên doanh liên kết với nước ngoài, mở rộng bạn
hàng, thị trường, mạng lưới kinh doanh trong khu vực và trên toàn thế giới;
+ Kiểm tra giám sát việc quản lý và sử dụng vốn, tài sản, thực hiện
các chế độ, chính sách, phương thức điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh
của văn phòng công ty và các đơn vị thành viên theo điều lệ của công ty đã
được phê chuẩn và theo quy định hiện hành của pháp luật;
 Ngành nghề SX kinh doanh chính
- Sản xuất và chế biến lương thực
- Sản xuất và chế biến các loại nông sản chất lượng cao
- Sản xuất và phân phối rượu Sake
- Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.0534
Tuy nhiên ngành nghề sản xuất kinh doanh mà Công ty xây dựng, duy trì
đến nay là hoạt động sản xuất, chế biến và kinh doanh nông sản chất lượng
cao, cụ thể là sản xuất và kinh doanh giống gạo Nhật.
2.1.2.2 Tổ chức bộ máy quản lý công ty
Bộ máy của công ty được tổ chức thành các phòng, các trung tâm phù
hợp với đặc điểm kinh doanh của công ty. Là một doanh nghiệp vừa sản xuất
vừa kinh doanh nên An Đình có cơ cấu quản lý trực tuyến chức năng.
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu bộ máy quản lý
(Nguồn: phòng Tổ chức hành chính)
- Giám đốc: Là người đứng đầu và đại diện cho cán bộ công nhân viên,
hoạch định kế hoạch sản xuất kinh doanh. Phân công trách nhiệm quyền hạn
và mối quan hệ của hệ thống quản lý.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.0535
- Phó giám đốc: Tham mưu cho giám đốc về chiến lược, chính sách nhân
sự và kinh doanh của công ty, giúp Giám đốc về chiến lược, chính sách nhân
sự và kinh doanh của công ty, giúp giám đốc lập dự thảo chương trình hành
động, đề ra các biện pháp kiểm soát, cải tiến tổ chức, xây dựng các tiêu chuẩn
hoạt động. Quản lý và giám sát các phòng ban. Xác định nhu cầu đào tạo và
cung cấp các nguồn lực cần thiết để thực hiện đào tạo.
- Phòng tổ chức hành chính: Xây dựng nội quy, thể chế, chế độ công tác
của các bộ phận trong công ty. Là một bộ phận nghiệp vụ của công ty, có
chức năng đề xuất, giúp việc cho ban lãnh đạo và hướng dẫn, tổ chức thực
hiện, kiểm tra các công tác quản lý nhân sự, bảo hộ lao động, an toàn - vệ sinh
lao động, an ninh trật tự và phòng cháy chữa cháy, quản trị hành chính - văn
phòng.
- Phòng kế toán tài chính: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty,quản lý tài chính của công ty (bao gồm việc lo và
ứng vốn tạm thời theo dự toán thiết kế cho các đơn vị, kiểm tra việc sử dụng
vốn và kết hợp với phòng kế hoạch đầu tư và thực hiện kế hoạch thu hồi vốn,
tổ chức thực hiện công tác kinh tế). Phân tích đánh giá qua việc ghi chép,
nhằm đưa ra thông tin hữu ích cho ban giám đốc trong việc ra quyết định tài
chính, kinh tế, có trách nhiệm về công tác tổ chức của đơn vị, xác định kết
quả kinh doanh, xác định và theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ của công ty
với nhà nước.
- Phòng kinh doanh: Có chức năng tổ chức kinh doanh, theo dõi và phụ
trách các thắc mắc của hợp đồng kinh doanh. Cung cấp thông tin số liệu cần
thiết, phân tích kế hoạch đầu tư có hiệu quả nhất.
- Bộ phận kho: Có chức năng quản lý, bảo quản và giám sát số lượng sản
phẩm tồn kho, xuất kho, nhập kho trong kỳ.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.0536
- Các phân xưởng sản xuất: Chế biến các sản phẩm thu mua từ bà con
nông dân nhập lại kho để cung cấp cho thị trường người tiêu dùng.
2.1.2.3 Tổ chức bộ máy quản lý tài chính kế toán
Để đáp ứng yêu cầu của công tác hạch toán kế toán, tổ chức thu nhập, xử
lý và cung cấp thông tin kinh tế, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức
theo mô hình tập trung, nghĩa là các nghiệp vụ kế toán chính phát sinh được
tập trung ở phòng kế toán chính của Công ty. Tại đây thực hiện việc tổ chức,
hướng dẫn và kiểm tra, thực hiện toàn bộ phương pháp thu thập, xử lý thông
tin ban đầu, thực hiện đầy đủ chiến lược ghi chép ban đầu, chế độ hạch toán
và chế độ quản lý tài chính theo đúng quy định của Bộ tài chính, cung cấp
một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời những thông tin toàn cảnh về tình hình
tài chính của công ty. Từ đó tham mưa cho ban Giám độc để đề ra các biện
pháp quy định phù với chiến lược phát triển của công ty.
Bộ máy kế toán của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ3.2: Cơ cấu bộ máy kế toán
(Nguồn: phòng tổ chức hành chính)
Chức năng
KẾ
TOÁN
TỔNG
HỢP
KẾ TOÁN
KHO
KẾ TOÁN
CÔNG
NỢ
KẾ TOÁN
THANH
TOÁN
VÀ VỐN
BẰNG
TIỀN
THỦ
QUỸ
PHÒNG KẾ TOÁN
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.0537
- Kế toán tổng hợp: Thực hiện công tác kế toán cuối kỳ, tổng hợp các
chứng từ sổ sách, làm báo cáo thuế, lập báo cáo tài chính của công ty;
- Kế toán kho: Thực hiện việc lập đầy đủ & kịp thời các chứng từ nhập,
xuất vật tư, hàng hóa vv..khi có các nghiệp vụ phát sinh; Thường xuyên kiểm
tra việc ghi chép vào thẻ kho của thủ kho, cách sắp xếp, bảo quản hàng hoá
vật tư trong kho một cách khoa học, theo đúng chế độ quản lý kho & an toàn
PCCC;
- Kế toán công nợ: Định khoản và phân loại chứng từ theo nghiệp vụ
kinh tế phát sinh; Chuyển giao các chứng từ ban đầu cho bộ phận liên quan;
Theo dõi các khoản tạm ứng nội bộ; In báo cáo quỹ và sổ quỹ tiền mặt; Lập tờ
khai hàng hoá mua vào thuế GTGT theo biểu mẫu; Lập phiếu nộp ngân sách
– ngân hàng theo yêu cầu.
- Kế toán thanh toán và vốn bằng tiền: Theo dõi các khoản phải thu,
phải trả của công ty, theo dõi tình hình vay tiền và gửi tiền một cách thường
xuyên, đối chiếu với ngân hàng. Cuối tháng căn cứ bảng chấm công sau đó trả
lương cho cán bộ công ty;
- Thủ quỹ: Có nhiệm vụ thu chi theo số tiền đã duyệt. Cuối kỳ tiến hành
đối chiếu số dư tại quỹ với số dư trên tài khoản tiền mặt để đảm bảo việc thu
chi trong tháng hợp lý lập báo cáo quỹ gửi cho phòng kế toán để đối chiếu
kiểm tra;
 Nhiệm vụ
- Ghi chép và hạch toán đúng, đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các loại chứng từ.
- Theo dõi, lập kế hoạch và thu hồi công nợ của khách hàng đầy đủ,
nhanh chóng.
- Lập báo cáo tài chính đúng và kịp thời cho các cơ quan thẩm quyền
theo quy định của pháp luật.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.0538
2.1.2.4 Đặc điểm hoạt động kinh doanh
 Quy trình kỹ thuật sản xuất
Công ty chủ yếu sản xuất và chế biến mặt hàng gạo với quy trình như
sau
Sơ đồ3.3: Quy trình sản xuất gạo
(Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính)
 Thị trường đầu vào
+ Nguyên liệu đầu vào: được nhập 100% giống Nhật Bản
+ Cơ sở vật chất kỹ thuật: dây chuyền sản xuất hiện đại, máy móc công
nghệ nhập ngoại từ Mỹ và một số nước khác.
+ Về lao động: đa phần là lao động trong nước, trong đó lao động phổ
thông và học nghề chiếm tỷ trọng lớn (khoảng một nửa tỷ trọng lao động qua
các năm) do công việc sản xuất đơn giản, không yêu cầu tay nghề cao (Công
việc như đổ liệu, đứng máy, …), tiếp thứ hai là trình độ đại học và số ít là cao
đẳng.
Đào tạo kỹ
thuật trồng
trọt theo
tiêu chuẩn
Cung cấp
giống gạo
cho nông
dân
Thu mua
nông sản
Tiêu thụ:
- Xuất khẩu
- Tiêu thụ
trong nuớc
Chế biên
nông sản
thành
thành
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.0539
 Thị trường tiêu thụ và vị thế cạnh tranh của công ty
Công ty TNHH đầu tư và phát triển công nghệ An Đình sản xuất và chế
biến lương thực, các loại nông sản chất lượng cao, rượu Sake và xuất nhập
khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh. Tuy nhiên ngành nghề sản xuất kinh
doanh mà Công ty xây dựng, duy trì đến nay là hoạt động sản xuất, chế biến
và kinh doanh nông sản chất lượng cao, cụ thể là sản xuất và kinh doanh
giống gạo Nhật.
 Lực lượng lao động:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.0540
Bảng2.1: Tình hình lao động tại công ty trong 3 năm 2013-2015
Chỉ tiêu
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh
SL % SL % SL %
2014/2013 2015/2014
SL % SL %
1.Theo tính chất công việc 16 100 17 100 18 100 1 106 1 106
- LĐ trực tiếp 11 69 12 71 12 67 1 109 0 100
- LĐ gián tiếp 5 31 5 29 6 33 0 100 1 120
2.Theo trình độ 16 100 17 100 18 100 1 106 1 106
- Đại học 7 44 5 29 8 44 -2 71 3 160
- Cao đẳng 1 6 2 12 2 11 1 200 0 100
- Phổ thông và học nghề 8 50 10 59 8 44 2 125 -2 80
(Nguồn:Phòng Tổ chức hành chính)
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.0541
Trong sản xuất kinh doanh, lao động là điều kiện đầu tiên cần thiết quyết
định đến sự tồn tại và phát triển của Công ty. Năng suất lao động tác động
trực tiếp đến hiệu quả công việc, kế hoạch sản xuẩt hàng tháng, quý, năm của
Công ty đặt ra. Chính vì vậy, lao động có vai trò vô cùng quan trọng.
Qua bảng trên ta thấy, nhìn chung, số lưọng lao động tại Công ty biến
động qua các năm không đáng kể. Lao động phân bổ theo tính chất công việc
với đặc thù là sản xuất nên bộ phận lao động trực tiếp chiếm tỷ lệ lớn hơn gấp
đôi bộ phận lao động gián tiếp
- Năm 2013, tỷ lệ lao động trực tiếp chiếm 69% cơ cấu lao động
- Năm 2014, tỷ lệ lao động trực tiếp chiếm 71% cơ cấu lao động
- Năm 2015, tỷ lệ lao động trực tiếp chiếm 67% cơ cấu lao động
Phân theo trình độ lao động, lao động phổ thông và học nghề chiếm tỷ
trọng lớn (khoảng một nửa tỷ trọng lao động qua các năm) do công việc sản
xuất đơn giản, không yêu cầu tay nghề cao (Công việc như đổ liệu, đứng máy,
…). Trình độ Đại học chiếm tỷ trọng lao động lớn thứ hai và tăng dần theo
các năm 2013-2015 (2014-2015: tăng 60%) do nhu cầu về quản lý doanh
nghiệp. Trình độ Cao đẳng ít biến đổi, chiếm khoảng 10% tỷ trọng lao động
qua các năm.
2.1.3 Tình hình tài chính chủ yếu của công ty
Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.0542
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh và các chỉ tiêu đánh giá tỷ suất sinh lời
Stt Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2014 Chênh lệch Tỷ lệ (%)
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ VNĐ 81.267 63.404 17.863 28,17
2 Các khoản giảm trừ doanh thu VNĐ 444 - 444
3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ VNĐ 80.823 63.404 17.419 27,47
4 Giá vốn hàng bán VNĐ 73.130 58.099 15.031 25,87
5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ VNĐ 7.693 5.305 2.388 45,01
6 Doanh thu hoạt động tài chính VNĐ 203 257 (54) (21,01)
7 Chi phí tài chính VNĐ 2.133 2.103 30 1,43
8 - Trong đó: Chi phí lãi vay VNĐ 1.983 2.005 (22) (1,10)
9 Chi phí quản lý kinh doanh VNĐ 4.810 2.758 2.052 74,40
- Chi phí bán hàng VNĐ 2.940 1.824 1.116 61,18
- Chi phí quản lý doanh nghiệp VNĐ 1.870 934 936 100,21
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh VNĐ 953 701 252 35,95
11 Thu nhập khác VNĐ 69 (69) (100,00)
12 Chi phí khác VNĐ 455 9 446 4955,56
13 Lợi nhuận khác VNĐ (455) 60 (515) (858,33)
14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế VNĐ 498 761 (263) (34,56)
15 Chi phí thuế TNDN VNĐ -
16 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp VNĐ 498 761 (263) (34,56)
17 Tỷ suất giá vốn trên doanh thu thuần % 89,99 91,63 (1,65) (1,80)
18 Tỷ suất chi phí quản lý kinh doanh trên doanh thu thuần % 2,30 1,47 0,83 56,21
19 Tỷ suất lợi nhuận ròng từ hoạt động bán hàng % 0,61 1,19 (0,58) (48,81)
20 Tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động bán hàng % 9,47 8,37 1,10 13,14
21 Tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động tài chính % (950,74) (718,29) (232,45) 32,36
22 Tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh % 1,17 1,10 0,07 6,23
(Nguồn từ BCTC năm 2014-2015)
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.0543
Dựa vào bảng 01 ta thấy lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty
tăng trong khi lợi nhuận khác của DN bị giảm sút mạnh điều này dẫn tới lợi
nhuận trước thuế và sau thuế của công ty giảm mạnh nhưng vẫn ở mức
dương, công ty vẫn hoạt động có lãi. Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2015 là
498 trđ, dẫn tới lợi nhuận sau thuế giảm 34,56% so với năm 2014.
Đi sâu vào phân tích ta thấy, năm 2015 có sự tăng mạnh về lợi nhuận
thuần từ hoạt động kinh doanh nguyên nhân chủ yếu là do doanh thu thuần từ
bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng với tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ tăng của
giá vốn hàng bán. Cụ thể:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 17419 trđ tương ứng với
27,47% là do công ty đã hoàn thành được các mục tiêu về kinh doanh mà
công ty đã đề ra, có thêm nhiều đơn hàng trong và ngoài tỉnh, áp dụng được
những chính sách ưu đãi, khuyến khích nhất định đối với khách hàng tạo được
mối quan hệ ổn định, lâu dài bên cạnh giá gạo có xu hướng tăng do ảnh
hưởng từ các chính sách của nhà nước.
Về giá vốn hàng bán, trong năm 2015 đã tăng 15031 trđ tương ứng với
25,87%, nguyên nhân tăng là do chi phí đầu vào tăng, chủ yếu là do giá nhập
khẩu gạo từ Nhật vào Việt Nam tăng, DN phải chịu nhiều khoản chi phí để
nhập nguyên liệu, làm chi giá vốn tăng.
Xét về khả năng sinh lời, năm 2015 doanh nghiệp có lợi nhuận sau thuế
là 498 trđ, bị sụt giảm một lượng 263 trđ, tương ứng 34,56% so với năm
2014. Nguyên nhân giảm là do tốc độ tăng của lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh là 35,95% thấp hơn nhiều so với tốc độ giảm của lợi nhuận khác
858,33%. Ta thấy phần lợi nhuận khác trong năm 2015 là -455 trđ, giảm
mạnh so với năm 2014, nguyên nhân là do doanh nghiệp sử dụng lãi của năm
nay để bù đắp cho phần lỗ của những năm trước. Tính đến năm cuối 2015 thì
doanh nghiệp vẫn lỗ một khoản 455 trđ, doanh nghiệp cần tiếp tục phát triển
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.0544
và làm ăn hiệu quả để bù đắp hết phần lỗ còn lại. Việc lợi nhuận sau thuế bị
giảm làm cho một số chỉ số sinh lời bị giảm như tỷ suất giá vốn trên doanh
thu thuần, tỷ suất lợi nhuận về bán hàng và tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động tài
chính.
Như vậy, trong năm 2015, công ty làm ăn có hiệu quả nhưng tồn tại phần
lợi nhuận khác bị giảm do phải bù lỗ của những năm trước làm cho lợi nhuận
sau thuế bị giảm sút. Điều đó chứng tỏ công ty đang trên đà hồi phục lại và
phát triển. Đồng thời công ty cũng cần có các biện pháp và chiến lược kinh
doanh tốt hơn nữa để có thể bù đắp được hết phần lỗ này, nhằm tăng lợi
nhuận sau thuế, nâng cao uy tín và mức độ cạnh tranh của công ty trong
ngành.
2.2 Thực trạng quản trị VKD tại công ty TNHH đầu tư và phát triển
công nghệ An Đình trong thời gian qua
2.2.1 Tình hình vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.0545
Bảng 2.3: Khái quát cơ cấu vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh của công ty
ĐVT: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
31/12/2015 31/12/2014 Chênh lệch
ST TT ST TT ST TT TL
TÀI SẢN
A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 24.416 47,90% 12.770 32,10% 11.646 15,81% 91,20%
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 1.251 5,12% 1.103 8,64% 148 -3,51% 13,42%
II. Đầu tư tài chính ngắn hạn - - - - - -
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 4.772 19,54% 3.625 28,39% 1.147 -8,84% 31,64%
IV. Hàng tồn kho 16.109 65,98% 6.547 51,27% 9.562 14,71% 146,05%
V. Tài sản ngắn hạn khác 2.284 9,35% 1.495 11,71% 789 -2,35% 52,78%
B - TÀI SẢN DÀI HẠN 26.555 52,10% 27.016 67,90% -461 15,81% -1,71%
I. Tài sản cố định 26.474 99,69% 26.893 99,54% -419 0,15% -1,56%
II. Bất động sản đầu tư - - - - - - -
III. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn - - - - - - -
IV. Tài sản dài hạn khác 81 0,31% 123 0,46% -42 -0,15% -34,15%
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.0546
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 50.971 100% 39.786 100% 11.185 0,00% 28,11%
NGUỒN VỐN - -
A - NỢ PHẢI TRẢ 37.188 72,96% 26.496 66,60% 10.692 6,36% 40,35%
I. Nợ ngắn hạn 27.172 73,07% 22.606 85,32% 4.566 12,25% 20,20%
II. Nợ dài hạn 10.016 26,93% 3.890 14,68% 6.126 12,25% 157,48%
B - VỐN CHỦ SỞ HỮU 13.784 27,04% 13.286 33,40% 498 -6,35% 3,75%
I. Vốn chủ sở hữu 13.784 100% 13.286 100% 498 - 3,75%
II. Quỹ khen thưởng, phúc lợi - - - -
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 50.972 100% 39.782 100% 11.190 - 28,13%
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.0547
2.2.1.1 Tình hình vốn kinh doanh trong thời gian qua
Qua bảng phân tích trên ta thấy trong năm 2015, VKD của công ty đã có
sự thay đổi cả về quy mô lẫn cơ cấu vốn.
Về quy mô:
Tổng tài sản tại thời điểm cuối năm 2015 đạt 50971 trđ, tăng 11185 trđ,
tương ứng 28,11% so với thời điểm đầu năm. Nguyên nhân là do sự thay đổi
về quy mô VCĐ và VLĐ.
- VCĐ: Tại thời điểm 31/12/2015, VCĐ của công ty đạt 26555 trđ, giảm
461 trđ, tương ứng 1,71%. Nguyên nhân giảm là do doanh nghiệp giảm cả
phần tài sản cố định (giảm 1,56%) và tài sản dài hạn khác: phần chi phí trả
trước dài hạn (giảm 34,15%).
Đây dường như là một động thái cho thấy công ty đang khá thận trọng
trong việc đầu tư trang bị máy móc thiết bị để mở rộng sản xuất kinh doanh,
đồng thời cũng để giảm thiểu gánh nặng trong nợ dài hạn bởi nền kinh tế chưa
có dấu hiệu khả quan và phục hồi chậm, thêm vào đó, muốn thu hồi VCĐ cần
một khoảng thời gian khá dài, điều này có thể tạo rủi ro cho doanh nghiệp.
- VLĐ: Tại thời điểm cuối năm 2015 đạt 24416 trđ, tăng 11646 trđ,
tương ứng 91,2% so với thời điểm đầu năm, đây là nguyên nhân chủ yếu làm
cho VKD tăng một lượng 11185 trđ, tương ứng 28,11%. Nguyên nhân là tăng
VLĐ là do doanh nghiệp gia tăng hàng tồn kho lên một lượng 9562 trđ, tương
ứng 146,05%. Doanh nghiệp tăng dự trữ hàng tồn kho chủ yếu là nguyên liệu,
vật liệu; ngoài ra còn có công cụ dụng cụ, thành phẩm, hàng hóa bởi doanh
nghiệp dự đoán trước được giá nguyên liệu, vật liệu sẽ gia tăng trong tương
lai hoặc xảy ra gián đoạn trong việc cung cấp nguyên vật liệu. Hơn nữa, DN
dự đoán được giá bán của thành phẩm sẽ tăng mà quyết định giảm bán ra làm
cho dự trữ thành phẩm tăng lên. Đó là tất cả những nguyên nhân làm tăng dự
trữ hàng tồn kho, cho thấy DN đang rất cân nhắc về những thay đổi trong
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.0548
tương lai để có thể có quyết định thu được lợi nhuận cao hơn. Quy mô VKD
tăng cho thấy DN đang có xu hướng mở rộng kinh doanh, tăng khả năng cạnh
tranh trong ngành.
Về cơ cấu:
Cơ cấu phân bổ vốn theo hướng tăng tỷ trọng đầu tư vào VLĐ và giảm
tỷ trọng đầu tư vào VCĐ. Tại thời điểm cuối năm 2014, tỷ trọng đầu tư vào
VCĐ (67,9%) gấp đôi tỷ trọng đầu tư vào VLĐ (32,1%). Nhưng đến cuối năm
2015 tỷ trọng của VCĐ (52,1%) và VLĐ (47,9%) là gần bằng nhau. Cho thấy
DN đã thay đổi một cách rõ rệt, với đặc điểm ngành nghề sản xuất nông
phẩm, rượu… thì cơ cấu vốn thay đổi như trên là hoàn toàn hợp lý.
Vốn lưu động tại thời điểm cuối năm 2015 chiếm tỷ trọng 47,9% tổng
VKD, tăng so với thời điểm cuối năm 2014, cụ thể:
+ Hàng tồn kho là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn
lưu động tại hai thời điểm cuối năm 2015 và cuối năm 2014. Vốn lưu động
tăng chủ yếu là do sự gia tăng của hàng tồn kho, cụ thể, so với cuối năm 2014
thì cuối năm 2015 hàng tồn kho đã tăng 146,05%. Trong giai đoạn này, do
ảnh hưởng của chính sách nhà nước dẫn đến việc tiêu thụ hàng hóa gặp nhiều
khó khăn, đồng thời DN cũng có những chính sách dự trữ hàng tồn kho hợp lý
để tiết kiệm chi phí sản xuất trong tương lai, cũng như đợi thời điểm để có thể
bán hàng được giá như mong muốn.
+ Nợ phải thu: Tại thời điểm cuối năm 2015, các khoản phải thu ngắn
hạn của chiếm tỷ trọng chiếm 19,54% giảm so với cuối năm 2014(28,39%) là
8,84%. Điều này chứng tỏ chính sách bán hàng mà DN đang áp dụng mang
lại hiệu quả không nhỏ giúp DN giảm nguy cơ nợ phải thu khó đòi hoặc rủi ro
không thu hồi được nợ, mức vốn bị chiếm dụng đang giảm xuống.
+ Tiền và Tài sản ngắn hạn khác cuối năm 2015 so với đầu năm 2015
đều tăng. Trong đó tiền và các khoản tương đương tiền tăng 148 trđ, tương
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.0549
ứng 13,42%, doanh nghiệp có mức độ vay nợ và chiếm dụng vốn cao và tăng
thì việc chủ động tăng dự trữ tiền nhằm đảm bảo chủ động trong thanh toán
nhanh là cần thiết. Phần tài sản ngắn hạn khác tăng là do phát sinh phải trả dài
hạn khác trong năm 2015, đó là phần vay dài hạn từ các cá nhân là ông Bùi
Văn Chiến (3700 triệu đồng) và ông Nguyễn Thanh Nhị (4100 triệu đồng).
2.2.1.2 Tình hình nguồn vốn kinh doanh trong thời gian qua
Vốn kinh doanh luôn được huy động từ những nguồn vốn nhất định. Vì
vậy cơ cấu nguồn vốn hợp lý là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh
giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty.
Qua bảng 02, ta thấy nguồn hình thành vốn kinh doanh cũng có sự biến
động cả về quy mô lẫn cơ cấu. Tổng nguồn vốn của công ty cuối năm 2015 là
50972 trđ, tăng 11190 trđ tương ứng 28,13% chứng tỏ quy mô tài chính của
công ty là nhỏ và tăng đột biến vào cuối năm 2015, đây là cơ sở để tài trợ mở
rộng kinh doanh cho DN.
Cơ cấu nguồn vốn chú trọng về huy động nợ và xu hướng này càng tăng
về cuối năm 2015 khi nợ phải trả tăng 10692 trđ (40,35%) và tỷ trọng tăng
6,36% ( từ 66,6% lên 72,96%), chính sách huy động vốn làm khả năng tự chủ
về tài chính giảm, rủi ro tài chính tăng. Tuy nhiên, nếu khả năng sinh lời cơ
bản của DN đang đạt mức cao hơn so với chi phí sử dụng vốn vay thì đây là
cơ hội để tận dụng lợi ích từ đòn bẩy tài chính nhằm khuếch đại ROE.
Nợ phải trả của DN cuối năm 2015 là 37188 triệu đồng, đã tăng so
với đầu năm là 10692 triệu đồng, tương ứng tăng 40,35%. Trong đó:
+ Nợ dài hạn cuối năm 2015 là 10016 triệu đồng, tăng 6126 triệu đồng,
tương ứng tăng 157,48% so với đầu năm, đây là chỉ tiêu có tỷ trọng thấp
nhưng là chỉ tiêu tăng chủ yếu trong tổng nợ. Chính sách huy động nợ dài hạn
với mục đích tài trợ cho đầu tư tăng TSCĐ giảm áp lực thanh toán cũng như
áp lực trả nợ trong ngắn hạn, nó cũng chứng tỏ uy tín của DN trong việc huy
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đ

More Related Content

What's hot

Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần thương ...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần thương ...Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần thương ...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần thương ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty bao bì
Phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty bao bìPhân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty bao bì
Phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty bao bìGấu Đồng Bằng
 
1.giáo trình tài chính doanh nghiệp
1.giáo trình tài chính doanh nghiệp1.giáo trình tài chính doanh nghiệp
1.giáo trình tài chính doanh nghiệpPhi Phi
 
Giáo trình môn nguyên lý kế toán
Giáo trình môn nguyên lý kế toánGiáo trình môn nguyên lý kế toán
Giáo trình môn nguyên lý kế toánHọc Huỳnh Bá
 
Phân tích tài chính và giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty tn...
Phân tích tài chính và giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty tn...Phân tích tài chính và giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty tn...
Phân tích tài chính và giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty tn...Thư viện Tài liệu mẫu
 

What's hot (19)

Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu HuệQuản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
 
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại xí nghiệp TRUNGDO
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại xí nghiệp TRUNGDOĐề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại xí nghiệp TRUNGDO
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại xí nghiệp TRUNGDO
 
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đBiện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty giấy
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty giấyĐề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty giấy
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty giấy
 
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính của Công ty Xi măng vicem
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính của Công ty Xi măng vicemĐề tài: Biện pháp cải thiện tài chính của Công ty Xi măng vicem
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính của Công ty Xi măng vicem
 
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đông Bình
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đông BìnhĐề tài: Giải pháp quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đông Bình
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đông Bình
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần thương ...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần thương ...Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần thương ...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần thương ...
 
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty thương mại Tân Hương, 9đ
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty thương mại Tân Hương, 9đĐề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty thương mại Tân Hương, 9đ
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty thương mại Tân Hương, 9đ
 
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đQuản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
 
Quản trị vốn lưu động tại Công ty thương mại xây dựng Vĩnh Hưng
Quản trị vốn lưu động tại Công ty thương mại xây dựng Vĩnh HưngQuản trị vốn lưu động tại Công ty thương mại xây dựng Vĩnh Hưng
Quản trị vốn lưu động tại Công ty thương mại xây dựng Vĩnh Hưng
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty thương mại Thái Hưng, HAY
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty thương mại Thái Hưng, HAYĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty thương mại Thái Hưng, HAY
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty thương mại Thái Hưng, HAY
 
Phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty bao bì
Phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty bao bìPhân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty bao bì
Phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty bao bì
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty Kiểm định An toàn Dầu khí
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty Kiểm định An toàn Dầu khíĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty Kiểm định An toàn Dầu khí
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty Kiểm định An toàn Dầu khí
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh HóaĐề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa
 
1.giáo trình tài chính doanh nghiệp
1.giáo trình tài chính doanh nghiệp1.giáo trình tài chính doanh nghiệp
1.giáo trình tài chính doanh nghiệp
 
Đề tài: Đánh giá tài chính tại công ty CP may xuất khẩu Hà Phong, 9đ
Đề tài: Đánh giá tài chính tại công ty CP may xuất khẩu Hà Phong, 9đĐề tài: Đánh giá tài chính tại công ty CP may xuất khẩu Hà Phong, 9đ
Đề tài: Đánh giá tài chính tại công ty CP may xuất khẩu Hà Phong, 9đ
 
Giáo trình môn nguyên lý kế toán
Giáo trình môn nguyên lý kế toánGiáo trình môn nguyên lý kế toán
Giáo trình môn nguyên lý kế toán
 
Phân tích tài chính và giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty tn...
Phân tích tài chính và giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty tn...Phân tích tài chính và giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty tn...
Phân tích tài chính và giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty tn...
 
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty TNHH Phùng Hưng
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty TNHH Phùng HưngLuận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty TNHH Phùng Hưng
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty TNHH Phùng Hưng
 

Similar to Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đ

Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty thương mại Tân Hương - Gửi miễn phí...
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty thương mại Tân Hương - Gửi miễn phí...Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty thương mại Tân Hương - Gửi miễn phí...
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty thương mại Tân Hương - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn ...
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn ...Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn ...
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh sản xuất và xuất nhập khẩu gia...
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh sản xuất và xuất nhập khẩu gia...Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh sản xuất và xuất nhập khẩu gia...
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh sản xuất và xuất nhập khẩu gia...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài phân tích tài chính công ty TNHH sản xuất và xuất nhập khẩu, RẤT HAY,...
Đề tài  phân tích tài chính công ty TNHH sản xuất và xuất nhập khẩu, RẤT HAY,...Đề tài  phân tích tài chính công ty TNHH sản xuất và xuất nhập khẩu, RẤT HAY,...
Đề tài phân tích tài chính công ty TNHH sản xuất và xuất nhập khẩu, RẤT HAY,...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại quốc tế việt mỹ
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại quốc tế việt mỹPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại quốc tế việt mỹ
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại quốc tế việt mỹhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh kinh doanh vật tư thiết bị
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh kinh doanh vật tư thiết bịPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh kinh doanh vật tư thiết bị
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh kinh doanh vật tư thiết bịhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty kinh doanh vật tư thiết bị, , Đ...
Đề tài  phân tích tình hình tài chính công ty kinh doanh vật tư thiết bị, , Đ...Đề tài  phân tích tình hình tài chính công ty kinh doanh vật tư thiết bị, , Đ...
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty kinh doanh vật tư thiết bị, , Đ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

Similar to Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đ (20)

Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Hungari, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Hungari, 9đĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Hungari, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Hungari, 9đ
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty dịch vụ ô tô, 9đ
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty dịch vụ ô tô, 9đĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty dịch vụ ô tô, 9đ
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty dịch vụ ô tô, 9đ
 
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...
 
Đề tài: Phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cơ khí, HAY
Đề tài: Phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cơ khí, HAYĐề tài: Phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cơ khí, HAY
Đề tài: Phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cơ khí, HAY
 
Đề tài phân tích tài chính công ty Đăng Trực, ĐIỂM 8
Đề tài  phân tích tài chính công ty Đăng Trực, ĐIỂM 8Đề tài  phân tích tài chính công ty Đăng Trực, ĐIỂM 8
Đề tài phân tích tài chính công ty Đăng Trực, ĐIỂM 8
 
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đĐề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
 
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty thương mại Tân Hương - Gửi miễn phí...
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty thương mại Tân Hương - Gửi miễn phí...Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty thương mại Tân Hương - Gửi miễn phí...
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty thương mại Tân Hương - Gửi miễn phí...
 
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty buôn bán sắt thép, 9đ
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty buôn bán sắt thép, 9đĐề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty buôn bán sắt thép, 9đ
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty buôn bán sắt thép, 9đ
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao kinh doanh tại công ty Cao su Sao Vàng
Đề tài: Giải pháp nâng cao kinh doanh tại công ty Cao su Sao VàngĐề tài: Giải pháp nâng cao kinh doanh tại công ty Cao su Sao Vàng
Đề tài: Giải pháp nâng cao kinh doanh tại công ty Cao su Sao Vàng
 
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn ...
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn ...Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn ...
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn ...
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh sản xuất và xuất nhập khẩu gia...
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh sản xuất và xuất nhập khẩu gia...Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh sản xuất và xuất nhập khẩu gia...
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh sản xuất và xuất nhập khẩu gia...
 
Đề tài phân tích tài chính công ty TNHH sản xuất và xuất nhập khẩu, RẤT HAY,...
Đề tài  phân tích tài chính công ty TNHH sản xuất và xuất nhập khẩu, RẤT HAY,...Đề tài  phân tích tài chính công ty TNHH sản xuất và xuất nhập khẩu, RẤT HAY,...
Đề tài phân tích tài chính công ty TNHH sản xuất và xuất nhập khẩu, RẤT HAY,...
 
Đề tài: Chất lượng thẩm định tín dụng tại Agribank tỉnh Thanh Hóa
Đề tài: Chất lượng thẩm định tín dụng tại Agribank tỉnh Thanh HóaĐề tài: Chất lượng thẩm định tín dụng tại Agribank tỉnh Thanh Hóa
Đề tài: Chất lượng thẩm định tín dụng tại Agribank tỉnh Thanh Hóa
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại quốc tế việt mỹ
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại quốc tế việt mỹPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại quốc tế việt mỹ
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại quốc tế việt mỹ
 
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty thương mại quốc tế, ĐIỂM CAO
Đề tài  phân tích tình hình tài chính công ty thương mại quốc tế, ĐIỂM CAOĐề tài  phân tích tình hình tài chính công ty thương mại quốc tế, ĐIỂM CAO
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty thương mại quốc tế, ĐIỂM CAO
 
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính Công ty xi măng, HAY
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính Công ty xi măng, HAYLuận văn: Phân tích báo cáo tài chính Công ty xi măng, HAY
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính Công ty xi măng, HAY
 
Luận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đ
Luận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đLuận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đ
Luận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đ
 
Giải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty Nam Á, HAY
Giải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty Nam Á, HAYGiải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty Nam Á, HAY
Giải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty Nam Á, HAY
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh kinh doanh vật tư thiết bị
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh kinh doanh vật tư thiết bịPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh kinh doanh vật tư thiết bị
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh kinh doanh vật tư thiết bị
 
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty kinh doanh vật tư thiết bị, , Đ...
Đề tài  phân tích tình hình tài chính công ty kinh doanh vật tư thiết bị, , Đ...Đề tài  phân tích tình hình tài chính công ty kinh doanh vật tư thiết bị, , Đ...
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty kinh doanh vật tư thiết bị, , Đ...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 

Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty công nghệ An Đình, 9đ

  • 1. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.05i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2016 Tác giả luận văn tốt nghiệp Bùi Thị Hà
  • 2. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.05ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN........................................................................................ i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................. vi DANH MỤC BẢNG .................................................................................vii LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................ 1 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH VÀ QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH CỦA DN........................... 4 1.1 Vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh .......................................... 4 1.1.1 Khái niệm và đặc trưng của vốn kinh doanh ........................................ 4 1.1.2 Thành phần của vốn kinh doanh.......................................................... 5 1.1.2.1 Phân loại theo kết quả của hoạt động đầu tư...................................... 5 1.1.2.2 Căn cứ vào đặc điểm luân chuyển của vốn........................................ 6 1.1.3 Nguồn hình thành vốn kinh doanh....................................................... 7 1.1.3.1 Dựa vào quan hệ sở hữu vốn............................................................ 7 1.1.3.2 Dựa vào thời gian huy động và sử dụng nguồn vốn........................... 8 1.1.3.3 Dựa vào phạm vi huy động vốn........................................................ 9 1.2 Quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp........................................ 11 1.2.1 Khái niệm và mục tiêu quả trị vốn kinh doanh................................ 11 1.2.2 Nội dung quản trị vốn kinh doanh.................................................. 11 1.2.2.1 Tổ chức đảm bảo nguồn vốn kinh doanh........................................ 11 1.2.2.2 Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp........................................ 15 1.2.2.3 Quản trị vốn cố định của doanh nghiệp .......................................... 18 1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp .................................................................................................... 22 1.2.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn lưu động ..................... 22 1.2.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu suất và hiệu quả sử dụng VKD............... 25
  • 3. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.05iii 1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp .. 27 1.2.4.1 Nhân tố chủ quan.......................................................................... 27 1.2.4.2 Nhân tố khách quan ...................................................................... 28 CHƯƠNG 2............................................................................................. 30 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ AN ĐÌNH.............................. 30 2.1 Quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty TNHH đầu tư và phát triển công nghệ An Đình.............................. 30 2.1.1 Quá trình thành lập và phát triển công ty........................................ 30 2.1.1.1 Giới thiệu chung về công ty........................................................... 30 2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển.................................................. 31 2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty .................................. 32 2.1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh ............................... 32 2.1.2.2 Tổ chức bộ máy quản lý công ty..................................................... 34 Sơ đồ 3.1: Cơ cấu bộ máy quản lý............................................................. 34 2.1.2.3 Tổ chức bộ máy quản lý tài chính kế toán....................................... 36 2.1.2.4 Đặc điểm hoạt động kinh doanh .................................................... 38 2.1.3 Tình hình tài chính chủ yếu của công ty......................................... 41 2.2 Thực trạng quản trị VKD tại công ty TNHH đầu tư và phát triển công nghệ An Đình trong thời gian qua.............................................................. 44 2.2.1 Tình hình vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh....................... 44 2.2.1.1 Tình hình vốn kinh doanh trong thời gian qua ................................ 47 2.2.1.2 Tình hình nguồn vốn kinh doanh trong thời gian qua...................... 49 2.2.1.3 Mô hình tài trợ vốn của công ty..................................................... 50 2.2.2 Thực trạng quản trị vốn kinh doanh tại công ty TNHH đầu tư và phát triển công nghệ An Đình........................................................................... 54
  • 4. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.05iv 2.2.2.1 Thực trạng quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH đầu tư và phát triển công nghệ An Đình........................................................................... 54 2.2.2.2 Thực trạng quản trị vốn cố định..................................................... 84 2.2.2.3 Hiệu suất và hiệu quả sử dụng VKD tại công ty ............................. 93 2.2.3 Đánh giá chung về tình hình quản trị vốn kinh doanh của công ty TNHH đầu tư và phát triển công nghệ An Đình.......................................... 97 2.2.3.1 Những kết quả đạt được................................................................ 97 2.2.3.2 Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân.......................................... 98 CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ AN ĐÌNH. ...................................................................................100 3.1 Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty TNHH đầu tư và phát triển An Đình ..........................................................................................100 3.1.1 Bối cảnh kinh tế xã hội.................................................................100 3.1.1.1 Tình hình kinh tế - xã hội thế giới.................................................100 3.1.1.2 Tình hình kinh tế xã hội trong nước ..............................................101 3.1.2 Mục tiêu và định hướng phát triển công ty ....................................102 3.2 Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty TNHH đầu tư và phát triển An Đình.............................................103 3.2.1 Xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết của công ty cho năm kế hoạch....................................................................................103 3.2.2 Xác định lượng vốn bằng tiền hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán ...................................................................................................106 3.2.3 Quản lý chặt chẽ hơn chính sách bán chịu, tăng thu hồi các khoản phải thu của khách hàng ..................................................................................107 3.2.4 Tăng cường đầu tư mở rộng thị trường, đẩy mạnh công tác bán hàng.. ...................................................................................................110
  • 5. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.05v 3.3 Điều kiện thực hiện các giải pháp ....................................................111 3.3.1 Đối với Nhà nước ........................................................................111 3.3.2 Đối với ngân hàng........................................................................112 KẾT LUẬN.............................................................................................114 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................115
  • 6. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.05vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BCĐKT Bảng cân đốikế toán BCKQKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh BEP Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản DN Doanh nghiệp HTK Hàng tồn kho HĐKD Hoạt động kinh doanh NWC Nguồn vốn lưu động thường xuyên ROA Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh ROE Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu ROS Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu TNHH Trách nhiệm hữu hạn TSNH Tài sản ngắn hạn TSDH Tài sản dài hạn TSCĐ Tài sản cố định TSLĐ Tài sản lưu động VLĐ Vốn lưu động VCĐ Vốn cố định VCSH Vố chủ sở hữu VKD Vốn kinh doanh LNTT Lợi nhuận trước thuế LNST Lợi nhuận sau thuế
  • 7. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.05vii DANH MỤC BẢNG Hình 1.1: Mô hình tài trợ vốn thứ nhất....................................................... 12 Hình 1.2: Mô hình tài trợ vốn thứ hai......................................................... 13 Hình 3.1: Vận chuyển sản phẩm tới thị trường tiêu thụ ............................... 32 Sơ đồ3.2: Cơ cấu bộ máy kế toán .............................................................. 36 Sơ đồ3.3: Quy trình sản xuất gạo............................................................... 38 Bảng2.1: Tình hình lao động tại công ty trong 3 năm 2013-2015 ................ 40 Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh và các chỉ tiêu đánh giá tỷ suất sinh lời............................................................................................................ 42 Bảng 2.3: Khái quát cơ cấu vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh của công ty..................................................................................................... 45 Bảng 2.4: Mô hình tài trợ vốn kinh doanh của doanh nghiệp....................... 52 Bảng 2.5: Nhu cầu vốn lưu động của công ty năm 2015 ............................. 55 Bảng 2.6: Kết cấu VLĐ của Công ty TNHH đầu tư và phát triển công nghệ An Đình................................................................................................... 58 Bảng 2.7: Cơ cấu vốn bằng tiền của công ty TNHH An Đình...................... 62 Bảng 2.8: Các hệ số thanh toán của công ty năm 2015................................ 65 Bảng 2.9: Cơ cấu và sự biến động nợ phải thu của công ty.......................... 68 Bảng 2.10: Tình hình quản lý các khoản phải thu ....................................... 71 Bảng 2.11: So sánh vốn đi chiếm dụng và vốn bị chiếm dụng của công ty... 73 Bảng2.12: Cơ cấu và sự biến động của hàng tồn kho.................................. 76 Bảng 2.13: Các chỉ tiêu đánh giá tình hình hàng tồn kho qua các năm 2014- 2015......................................................................................................... 79 Bảng 2.14: Hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty.......................................... 82 Bảng 2.15: Cơ cấu TSCĐ.......................................................................... 86 Bảng 2.16: Tình trạng hao mòn và khấu hao .............................................. 88 Bảng 2.17: Hiệu suất và hiệu quả sử dụng VCĐ và TSCĐ.......................... 91 Bảng 2.18: Hiệu suất và hiệu quả sử dụng VKD......................................... 94
  • 8. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.051 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu. Nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua đã có sự chuyển biến mạnh mẽ theo cơ chế của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Với sự phát triển nhanh của thị trường chứng khoán đã tạo ra nhiều kênh huy động vốn và đầu tư vốn hơn cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Tuy nhiên, sự biến động thăng trầm của nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng trong thời gian gần đây đã khiến không ít doanh nghiệp trong nước lúng túng, làm ăn thua lỗ, doanh thu không bù đắp nổi chí phí bỏ ra, tình trạng lãi giả lỗ thật, rồi lâm vào tình trạng phá sản mà một trong những nguyên nhân chính đó là do công tác quản trị tài chính của doanh nghiệp chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Nhận thức được vai trò quan trọng của công tác quản trị tài chính trong doanh nghiệp mà trước tiên là công tác quản trị vốn kinh doanh,trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Đầu tư và Phát tiển công nghệ An Đình, được tìm hiểu thực tế tình hình doanh nghiệp cùng với kiến thức đã được học tại học viện, em quyết định chọn đề tài : “Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Đầu tư và Phát tiển công nghệ An Đình” cho luận văn cuối khóa của mình. 2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu ở đây là vốn kinh doanh với những lý luận cơ bản về vốn kinh doanh và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Mục tiêu nghiên cứu luận văn tốt nghiệp là đi sâu vào nghiên cứu tình hình sử dụng vốn kinh doanh tại công ty qua các năm 2014, 2015. Mục đích nghiên cứu là đề xuất ra những giải pháp tăng cường công tác quản trị vốn kinh doanh tại công ty.
  • 9. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.052 3. Phạm vi nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu là Công ty TNHH Đầu tư và Phát tiển công nghệ An Đình. Về thời gian nghiên cứu chính là thời gian thực tập tại công ty từ ngày 25/1/2016 đến ngày 24/4/2016 Về nguồn số liệu: Lấy từ báo cáo tài chính năm 2014, 2015. 4. Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn bao gồm:  Phương pháp thu thập số liệu từ báo cáo tài chính, phỏng vấn trực tiếp các nhân viên của công ty, thu thập các giấy tờ, tài liệu,chứng từ liên quan.  Phương pháp so sánh, đối chiếu, liên hệ để thấy được xu hướng biến động của các chỉ tiêu tài chính, tìm hiểu và đánh giá những biến động bất thường.  Phương pháp đánh giá: từ những số liệu phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản trị VKD của công ty. 5. Kết cấu của luận văn. Nội dung chính của luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về vốn kinhdoanhvà quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng quản trị vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Đầu tư và Phát tiển công nghệ An Đình trong thời gian qua. Chương 3: Cácgiải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Đầu tư và Phát tiển công nghệ An Đình. Qua thời gian học tập nghiên cứu tại học viện và thực tập tại Công ty TNHH Đầu tư và Phát tiển công nghệ An Đình, được sự hướng dẫn tận tình
  • 10. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.053 của thầy giáo PGS.TS Bùi Văn Vần cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của các chị phòng tài chính kế toán của Công ty TNHH đầu tư và phát triển công nghệ An Đình đã giúp em hoàn thành bài luận văn cuối khóa của mình. Mặc dù đã cố gắng tìm hiểu, học hỏi nhưng do kiến thức còn hạn hẹp nên khó tránh khỏi những thiếu sót trong bài luận văn cuối khóa của mình. Vì vậy, em rất mong nhận được đóng góp ý kiến để bài luận văn của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cám ơn!
  • 11. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.054 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH VÀ QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH CỦA DN 1.1 Vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh 1.1.1 Khái niệm và đặc trưng của vốn kinh doanh Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp, dù lớn hay nhỏ đều cần một số vốn nhất định để hình thành nên những tài sản cần thiết. Vốn là tiền đề, có tính chất quyết định đến quy mô và hoạt động của doanh nghiệp. Vậy có thể nói, “vốn kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành các tài sản cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh, vốn kinh doanh của doanh nghiệp không ngừng vận động, chuyển đổi hình thái biểu hiện. Từ hình thái vốn bằng tiền tệ ban đầu sang hình thái vốn vật tư, hàng hóa và cuối cùng là trở về hính thái vốn tiền tệ. Quá trình này được diễn ra liên tục, thường xuyên lặp lại sau chuỗi chu kỳ kinh doanh và được gọi là quá trình tuần hòa, chu chuyển vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, quá trình này nhanh hay chậm lại phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của từng ngành kinh doanh, trình độ tổ chức sản xuất của từng doanh nghiệp. Để nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, cần phải nhận thức đầy đủ về các đặc trưng của vốn: - Vốn phải đại diện cho một lượng tài sản nhất định, nghĩa là vốn phải được thể hiện bằng giá trị của những tài sản có thực ( hữu hình hoặc vô hình) - Vốn phải luôn được vận động để sinh lời, và có giá trị về mặt thời gian.
  • 12. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.055 - Vốn phải gắn liền với chủ sở hữu nhất định chứ không thể có đồng vốn vô chủ. Khi gắn với chủ sở hữu nhất định, thì vốn mới được sử dụng hợp lý và có hiệu quả. - Vốn phải được tích tụ, tập trung đến một lượng nhất định mới có thể phát huy tác dụng để đầu tư vào sản xuất kinh doanh. 1.1.2 Thành phần của vốn kinh doanh Vốn kinh doanh của doanh nghiệp có nhiều loại, để phục vụ cho yêu cầu quản lý, sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả và tiết kiệm, người ta thường phân loại chúng theo các tiêu thức nhất định. 1.1.2.1 Phân loại theo kết quả của hoạt động đầu tư Theo tiêu thức này, vốn kinh doanh của doanh nghiệp được chia thành: vốn kinh doanh đầu tư vào tài sản lưu động, tài sản cố định và tài sản tài chính của doanh nghiệp. - VKD đầu tư vào TSLĐ là số vốn đầu tư để hình thành các tài sản lưu động phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm các loại vốn bằng tiền, vốn vật tư, hàng hóa,… - VKD đầu tư vào TSCĐ là số vốn đầu tư để hình thành tài sản cố định hữu hình và vô hình, như nhà xưởng, máy móc, phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn, bằng phát minh sáng chế, nhãn hiệu sản phẩm độc quyền,… - VKD đầu tư vào tài sản chính là số vốn doanh nghiệp đầu tư vào các TSTC như cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu chính phủ, chứng chỉ quỹ đầu tư và các giấy tờ có giá khác. Đối với mỗi doanh nghiệp, cơ cấu vốn đầu tư vào các tài sản thường không giống nhau do sự khác nhau về đặc điểm ngành sản xuất kinh doanh. Do đó, cách phân loại này tỏ ra hữu hiệu khi giúp doanh nghiệp có thể lựa chọn được cơ cấu tài sản đầu tư hợp lý, hiệu quả. Tuy nhiên, nhìn chung, muốn đạt được hiệu quả kinh doanh cao, thông thường các doanh nghiệp phải
  • 13. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.056 chú trọng đảm bảo sự đồng bộ, cân đối về năng lực sản xuất giữa các tài sản đầu tư, vừa đảm bảo tính thanh khoản, khả năng phân tán rủi ro của tài sản đầu tư doanh nghiệp. 1.1.2.2 Căn cứ vào đặc điểm luân chuyển của vốn Theo đặc điểm luân chuyển, VKD được chia làm vốn cố định và vốn lưu động. a) Vốn cố định Vốn cố định là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành nên các TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc điểm luân chuyển củavốn cố định bịchi phốibởi đặc điểm kinh tế- kỹ thuật của TSCĐ trongdoanhnghiệp. Do TSCĐ củadoanhnghiệp được sử dụng nhiều năm, tuy hình thái vật chất và đặc tính sử dụng ban đầu không thay đổi nhưng giá trị của nó bị hao mòn và được chuyểndịch dầndần vào giá trị của sản phẩm sản xuất ra nên vốn cố định cũng có những đặc điểm cơ bản: + Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh + Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn cố định được luân chuyển dần từng phần vào giá trị sản phẩm. + Sau nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, vốn cố định mới hoàn thành một vòng luân chuyển. Vốn cố định là một bộ phận quan trọng trong tổng vốn kinh doanh, tăng vốn cố định tác động lớn đến việc tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp. Do đó, đặc điểm luân chuyển của vốn cố định cũng chi phối mạnh đến nội dung, biện pháp quản lý sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp. b)Vốn lưu động Vốn lưu động là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành nên các TSLĐ thường xuyên cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
  • 14. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.057 VLĐ của doanh nghiệp thường xuyên vận động, chuyển hóa lần lượt qua nhiều hình thái khác nhau. Quá trình hoạt động của doanh nghiệp diễn ra liên tục không ngừng, nên sự tuần hoàn của vốn lưu động cũng diến ra liên tục, lặp đi lặp lại có tính chất chu kỳ tạo thành sự chu chuyển của VLĐ. Vốn lưu động có những đặc điểm khác với vốn cố định: + VLĐ trong quá trình luân chuyển luôn thay đổi hình thái biểu hiện + VLĐ chuyển dịch toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được hoàn lại sau mỗi chu kỳ kinh doanh. + VLĐ hoàn thành một vòng tuần hoàn sau mỗi chu kỳ kinh doanh. 1.1.3 Nguồn hình thành vốn kinh doanh Vốn là một yếu tố và là tiền đề cần thiết cho việc hình thành và phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để biến những ý tưởng và kế hoạch kinh doanh thành hiện thực, đòi hỏi phải có một lượng vốn nhằm hình thành nên những tài sản cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp để đạt được mục tiêu đề ra. Do vậy, đòi hỏi doanh nghiệp phải tổ chức tốt nguồn vốn. Để làm được điều đó, trước tiên cần phải có sự phân loại nguồn vốn. Thông thường trong công tác quản lý, thường sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau: 1.1.3.1 Dựa vào quan hệ sở hữu vốn Dựa vào tiêu thức này có thể chia nguồn vốn của doanh nghiệp thành 2 loại: vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. - Vốn chủ sở hữu: là phần vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp, bao gồm số vốn chủ sở hữu bỏ ra và phần bổ sung từ kết quả kinh doanh. Vốn chủ sở hữu tại một thời điểm có thể được xác định bằng công thức sau: Vốn chủ sở hữu = Giá trị tổng tài sản – Nợ phải trả
  • 15. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.058 - Nợ phải trả: là biểu hiện bằng tiền những nghĩa vụ mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải thanh toán cho các tác nhân kinh tế khác như nợ vay, các khoản phải trả cho người bán, cho Nhà nước,… Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao, thông thường một doanh nghiệp phải phối hợp cả hai nguồn vốn: vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Sự kết hợp giữa hai nguồn này phụ thuộc vào đặc điểm của ngành mà doanh nghiệp hoạt động, tùy thuộc vào quyết định của người quản lý trên cơ sở xem xét tình hình kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp. 1.1.3.2 Dựa vào thời gian huy động và sử dụng nguồn vốn Căn cứ vào tiêu thức này có thể chia nguồn vón của doanh nghiệp ra làm hai loại: nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời. Nguồn vốn thường xuyên là tổng thể các nguồn vốn có tính chất ổn định mà doanh nghiệp có thể sử dụng vào hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp = Vốn chủa sở hữu + Nợ dàihạn Hoặc Nguồn vốn thường xuyên = Giá trị tổng tài sản – Nợ ngắn hạn Trên cơ sở xác định nguồn vốn thường xuyên của DN còn có thể xác định nguồn vốn lưu động thường xuyên của DN. Nguồn vốn lưu động thường xuyên là nguồn vốn ổn định, có tính chất dài hạn hay tài trợ tài sản lưu động thường xuyên cần thiết cho hoạt động kinh doanh của DN. Nguồn vốn lưu động thường xuyên = Tổng nguồn vốn thường xuyên - Giá trị còn lại của TSCĐ và các TS dài hạn khác Hoặc Nguồn vốn lưu động thường xuyên = Tài sảnlưu động – Nợ ngắn hạn
  • 16. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.059 Nguồn vốn lưu động thường xuyên tạo ra mức độ an toàn cho doanh nghiệp trong kinh doanh, làm cho tình trạng tài chính của doanh nghiệp được đảm bảo vững chắc hơn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp sử dụng nguồn vốn lưu động thường xuyên để đảm bảo cho việc hình thành TSLĐ thì doanh nghiệp phải chi phí cao hơn cho việc sử dụng vốn. Do vậy, đòi hỏi người quản lý DN phải xem xét tình hình thực tế của DN để có quyết định phù hợp trong việc tổ chức vốn. Nguồn vốn tạm thời: là các nguồn vốn có tính chất ngắn hạn ( dưới 1 năm) mà DN có thể sử dụng để đáp ứng các yêu cầu có tính chất tạm thời phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.3.3 Dựa vào phạm vi huy động vốn Căn cứ vào phạm vi huy động các nguồn vốn cảu DN có thể chia thành nguồn vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài. Nguồn vốn bên trong: là nguồn vốn có thể huy động được vào đầu tư từ chính hoạt động của bản thân DN tạo ra. Nguồn vốn bên trong thể hiện khả năng tự tài trợ của DN. Nguồn vốn bên trong của DN bao gồm: - Lợi nhuận giữu lại để tái đầu tư - Khoản khấu hao TSCĐ - Tiền nhượng bán tài sản, vật tư không cần dùng hoặc thanh lý TSCĐ Nguồn vốn bên trong của DN có những ưu điểm cơ bản sau: + Giúp DN chủ động đáp ứng nhu cầu vốn, nắm bắt kịp thời các thời cơ trong kinh doanh + Tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn + Giữ được quyền kiểm soát DN + Tránh được áp lực phải thanh toán đúng kỳ hạn. Tuy nhiên nguồn vốn bên trong lại có những hạn chế sau đây:
  • 17. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.0510 + Hiệu quả sử dụng thường không cao + Sự giới hạn về mặt quy mô nguồn vốn. Nguồn vốn bên ngoài: Việc huy động nguồn vốn từ bên ngoài DN để tăng thêm nguồn tài trợ cho hoạt động kinh doanh là vấn đề hết sức quan trọng đối với một DN. Nguồn vốn từ bên ngoài bao hàm một số nguồn vốn chủ yếu sau đây: - Vay ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác: đây là nguồn tài trợ quan trọng cho nhu cầu VKD của DN. - Vay người thân: Những người thân như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp… chính là nguồn vốn dồi dào của doanh nghiệp, đó có thể là những khoản tiền họ chưa có ý định đầu tư, khoản tiết kiệm, khoản thừa hưởng hay ngoại hối. - Huy động vốn bằng cách phát hành chứng khoán: Thị trường chứng khoán luôn là nơi huy động hiệu quả nhất trong các phương thức huy động vốn. Nguồn vốn này dài hạn và đủ sức phục vụ cho các kế hoạch đầu tư lâu dài. - Gọi góp vốn liên doanh liên kết: giúp DN có thêm vốn đầu tư để tổ chức và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận; có điều kiện áp dụng các công nghệ kỹ thuật tiên tiến của doanh nghiệp đối tác. - Tín dụng thương mại của nhà cung cấp: là khoản vốn chiếm dụng trong ngắn hạn. - Thuê tài sản: Đây là một phương pháp giúp DN có thêm nguồn vốn trung và dài hạn. - Sử dụng vốn của đối tác, khách hàng.
  • 18. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.0511 1.2 Quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp 1.2.1 Khái niệm và mục tiêu quả trị vốn kinh doanh Vốn là tiền đề và là điều kiện tiên quyết cho mọi hoạt động của DN. Trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt hiện nay đòi hỏi DN phải tối đa hóa hiệu quả sử dụng vốn. Vì vậy vấn đề cấp thiết đặt ra cho mối DN là nâng cao hiệu quả quản trị vốn kinh doanh. Vậy, quản trị vốn kinh doanh là gì? Quản trị vốn kinh doanh là việc lựa chọn, đưa ra quyết định và tổ chức thực hiện các quyết định huy động vốn, sử dụng vốn nhằm đặt được các mục tiêu hoạt động của DN. Mục tiêu hoạt động của DN, nhìn ở góc đổ sản xuất kinh doanh thì tối đa hóa lợi nhuận là mục tiêu phù hợp, nhưng xét ở góc độ tài chính thì phải là tối đa hóa giá trị hay tối đa hóa lợi ích cho chủ sở hữu, nghĩa là phải tính tới giá trị thời gian của tiền và mức độ rủi ro của khoản đầu tư. Như vậy, mục tiêu cuối cùng của quản trị VKD là nhằm tối đa hóa giá trị của chủ sở hữu hay tối đa hóa giá cổ phiếu trên thị trường. Để đạt được mục tiêu này chúng ta cần đặt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận kết hợp với việc xử lý yếu tố thời gian và rủi ro trong môi trường kinh doanh đầy biến động. 1.2.2 Nội dung quản trị vốn kinh doanh 1.2.2.1 Tổ chức đảm bảo nguồn vốn kinh doanh Tổ chức đảm bảo nguồn VKD thực chất là việc tìm nguồn để đáp ứng nhu cầu VKD phát sinh. Theo như phần nguồn hình thành VKD ở trên, ta thấy VKD có thể được hình thành từ nhiều loại nguồn khác nhau tùy theo cách phân loại, ở đây ta sẽ đi xem xét việc tổ chức đảm bảo nguồn VKD dựa vào cách phân loại theo thời gian huy động và sử dụng vốn. Theo đó, để hình thành nên VKD, DN có thể lấy từ 2 nguồn: nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời. Đặc điểm của 2 loại này đã được phân
  • 19. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.0512 tích ở trên. Căn cứ vào ưu nhược điểm của các loại vốn và đặc điểm luân chuyển của VLĐ – VCĐ trong VKD của từng DN mà nhà quản trị quyết định tìm nguồn nào để đáp ứng các nhu cầu VKD phát sinh trong hoạt động của DN mình. Việc lựa chọn nguồn tài trợ cho VKD cũng chính là DN đang lựa chọn mô hình tài trợ vốn của mình. Có 3 loại mô hình tài trợ vốn như sau:  Mô hình 1: Toàn bộ Tài sản cố định và Tài sản lưu động thường xuyên được tài trợ bởi nguồn vốn lưu động thường xuyên và toàn bộ Tài sản lưu động tạm thời được tài trợ bởi nguồn vốn tạm thời. Hình 1.1: Mô hình tài trợ vốn thứ nhất Ưu điểm: + Giúp DN hạn chế được rủi ro trong thanh toán, mức độ an toàn cao hơn. + Giảm bớt được chi phí sử dụng vốn Hạn chế: + Chưa linh hoạt trong việc tổ chức sử dụng vốn khi nguồn vốn chiếm dụng có tính chất chu kỳ, chi phí nhỏ có thể sử dụng như một nguồn thường xuyên để tài trợ cho TSLĐ thường xuyên như mô hình này lại không nói đến. TSCĐ Nguồn vốn tạm thời Nguồn vốn thường xuyên Tiền Thời gian
  • 20. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.0513 + DN thường phải duy trì một lượng vốn thường xuyên khá lớn ngay cả khi khó khăn buộc phải giảm bớt quy mô kinh doanh.  Mô hình 2: Toàn bộ Tài sản cố định, Tài sản lưu động thường xuyên và một phần của Tài sản lưu động tạm thời được tài trợ bởi nguồn vốn thường xuyên; và phần Tài sản lưu động tạm thời còn lại sẽ được tài trợ bằng nguồn vốn tạm thời. Hình 1.2: Mô hình tài trợ vốn thứ hai Sử dụng mô hình có: Ưu điểm: Tăng cường khả năng thanh toán cho DN, giúp DN an toàn ở mức cao Hạn chế: + Đẩy cao chi phí sử dụng vốn của DN khi phải sử dụng phần lớn nguồn vốn thường xuyên như vay dài hạn và vốn chủ sở hữu là nguồn có chi phí sử dụng cao hơn nguồn tạm thời rất nhiều. TSCĐ Nguồn vốn tạm thời Nguồn vốn thường xuyên Tiền Thời gian
  • 21. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.0514 + Gây lãng phí vốn của DN khi mà phải duy trì một lượng vốn thường xuyên nhất định để tài trợ cho TSLĐ tạm thời trong khi có những thời điểm DN không phát sinh các nhu cầu về loại tài sản này.  Mô hình 3: Toàn bộ Tài sản cố định và một phần của Tài sản lưu động thường xuyên được tài trợ bằng nguồn vốn thường xuyên; và phần Tài sản lưu động thường xuyên còn lại và Tài sản lưu động tạm thời sẽ được tài trợ bởi nguồn vốn tạm thời. Hình 1.3: Mô hình tài trợ vốn thứ ba Mô hình thứ ba giúp DN sử dụng vốn một cách linh hoạt, tiết kiệm từ đó giảm chi phí sử dụng vốn chung của DN vì sử dụng nhiều hơn nguồn vốn tín dụng ngắn hạn đặc biệt là nguồn vốn ngắn hạn có tính chất chu kỳ. Hạn chế khi sử dụng mô hình này là DN đối mặt với nguy cơ rủi ro cao và không đảm bảo khả năng thanh toán do đó đòi hỏi DN càn có sự năng động trong việc tổ chức nguồn vốn. TSC Đ Nguồn vốn tạm thời Nguồn vốn thường xuyên Tiề n Thời gian
  • 22. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.0515 1.2.2.2 Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp Xuất phát từ vai trò không thể thiếu của VLĐ đòi hỏi chúng ta phải có một lượng VLĐ để đáp ứng các nhu cầu khác nhau của DN. Chính vì vậy, trong quản trị VLĐ các DN cần chú trọng xác định đúng đắn nhu cầu về VLĐ của mình để phù hợp với quy mô và điều kiện kinh doanh của DN. Nhu cầu VLĐ = Hàng tồn kho – Nợ phải thu – Nợ phải trả nhà cung cấp Trong quản trị VLĐ các DN cần chú ý tới 3 vấn đề chính đó là quản trị khoản phải thu và quản trị tiền mặt, và quản trị hàng tồn kho. Quản trị nợ phải thu Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ DN do mua chịu hàng hóa, dịch vụ. Có thể nói hầu hết các công ty đều phát sinh khoản phải thu nhưng với mức độ khác nhau, từ mức không đáng kể cho tới mức không thể kiểm soát nổi. Kiểm soát các khoản phải thu của DN liên quan đến việc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro. Nếu không bán chịu cho khách hàng, DN sẽ mất đi cơ hội bán hàng, từ đó doanh thu và lợi nhuận giảm. Tuy nhiên, nếu bán chịu thì không chỉ vốn của DN bị chiếm dụng mà nguy cơ phát sinh các khoản nợ khó đòi và rủi ro không thu hồi được nợ. Để quản trị các khoản phải thu, các DN cần chú trọng thực hiện các biện pháp sau đây: - Xác định chính sách bán chịu hợp lý đối với từng khách hàng - Phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu - Áp dụng các biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả thu hồi nợ.  Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị các khoản phải thu: - Số vòng quay nợ phải thu: phản ánh trong một kỳ, nợ phải thu luân chuyển được bao nhiêu vòng. Nó phản ánh tốc độ thu hồi công nợ của doanh nghiệp như thế nào.
  • 23. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.0516 Số vòng quay nợ phải thu = 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑏á𝑛 ℎà𝑛𝑔 𝐾ℎ𝑜ả𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑢 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 Số vòng quay nợ phải thu càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ cảu DN càng nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải thu sang tiền mặt cao, điều này giúp DN nâng cao luồng tiền mặt, tạo ra sự chủ động trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất. - Kỳ luân chuyển trung bình: phản ánh trung bình độ dài thời gian thu tiền bán hàng của DN kể từ lúc xuất giao hàng cho đến khi thu được tiền bán hàng. Công thức: Kỳ thu tiền trung bình = 360 𝑛𝑔à𝑦 𝑉ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 𝑛ợ 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑢 Kỳ thu tiền trung bình của DN phụ thuộc chủ yếu vào chính sách bán chịu và việc tổ chức thanh toán của DN. Quản trị vốn bằng tiền Vốn bằng tiền kết nối tất cả các hoạt động kinh doanh của DN. Vì thế, các nhà quản trị cần phải tập trung vào quản trị tiền mặt để giảm thiểu rủi ro về khả năng thanh toán, tăng hiệu quả sử dụng tiền, đồng thời ngăn ngừa các hành vi gian lận về tài chính trong nội bộ DN hoặc bên thứ 3. Quản trị vốn bằng tiền của DN có yêu cầu cơ bản là vừa phải đảm bảo sự an toàn tuyệt đối, đem lại khả năng sinh lời cao nhưng đồng thời cũng phải đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt của DN. Quản trị vốn bằng tiền trong DN bao gồm các nội dung chủ yếu: - Xác định đúng đắn mức dự trữ tiền mặt hợp lý, tối thiểu để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu bằng tiền mặt của DN trong kỳ. - Quản lý chặt chẽ các khoản thu chi tiền mặt
  • 24. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.0517 - Chủ dộng lập và thực hiện kế hoạch lưu chuyển tiền tệ hàng năm, có biện pháp phù hợp đảm bảo cân đối thu chi tiền mặt và sử dụng có hiệu quả nguồn tiền mặt tạm thời nhàn rỗi.  Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn bằng tiền: + Hệ số khả năng thanh toán hiện thời ( khả năng thanh toán nợ ngắn hạn) Công thức: Hệ số khả năng thanh toán hiện thời = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 𝑁ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 Hệ số này cứ một đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo bởi bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn. + Hệ số khả năng thanh toán nhanh: phản ánh khả năng chuyển đổi thành tiền mặt để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của tài sản ngắn hạn của DN mà không cần thanh lý gấp hàng tồn kho Công thức: Hệ số khả năng thanh toánh nhanh = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛−𝐻𝑇𝐾 𝑁ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 + Hệ số khả năng thanh toán tức thời: phản ánh mức độ đáp ứng các khoản thanh toán ngay lập tức tại một thời điểm nhất định. Công thức: Hệ số khả năng thanh toán tức thời = 𝑇𝑖ề𝑛+𝐶á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑡ươ𝑛𝑔 đươ𝑛𝑔 𝑡𝑖ề𝑛 𝑁ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 + Hệ số khả năng thanh toán lãi vay: là một hệ số cần xem xét khi phân tích kết cấu tài chính của DN. Hệ số này cho biết khả năng thanh toán lãi tiền vay của DN và cũng phản ánh mức độ rủi ro có thể gặp phải đối với các chủ nợ. Công thức:
  • 25. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.0518 Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = 𝐿𝑁 𝑡𝑟ướ𝑐 𝑙ã𝑖 𝑣𝑎𝑦 𝑣à 𝑡ℎ𝑢ế 𝐿ã𝑖 𝑡𝑖ề𝑛 𝑣𝑎𝑦 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ Quản trị hàng tồn kho Tồn kho dự trữ là những tài sản mà DN đưa vào dự trữ để đưa vào sản xuất hoặc bán ra sau này. Việc quản trị hàng tồn kho hợp lý không những làm cho DN giảm đi lượng chi phí lưu kho một cách đáng kể mà còn tránh tình trạng ứ đọng vốn của DN. Vì vậy điều này rất quan trọng đối với bất kỳ DN nào khi mà hàng tồn kho luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong VLĐ của DN.  Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị hàng tồn kho Vòng quay hàng tồn kho = 𝐺𝑖á 𝑣ố𝑛 ℎà𝑛𝑔 𝑏á𝑛 𝐻à𝑛𝑔 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 Số vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho luân chuyển trong kỳ. Chỉ tiêu này phản ánh số vòng luân chuyển hàng tồn kho trong một thời kỳ nhất định. Số vòng luân chuyển càng cao thì việc kinh doanh được đánh giá càng tốt, bởi lẽ DN chỉ đầu tư cho hàng tồn kho thấp mà vã đạt doanh số cao. Từ vòng quay hàng tồn kho, ta tính được số ngày thực hiện một vòng quay hàng tồn kho Số ngày 1 vòng quay HTK = 360 𝑛𝑔à𝑦 𝑆ố 𝑣ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 ℎà𝑛𝑔 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜 1.2.2.3 Quản trị vốn cố định của doanh nghiệp Về bản chất, VCĐ là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ TSCĐ trong DN. Do vậy, đặc điểm chu chuyển của VCĐ luôn bị chi phối bởi các đặc điểm kinh tế- kỹ thuật của TSCĐ. Những đặc điểm chu chuyển của VCĐ lại chi phối đến nội dung, biện pháp quản lý sử dụng VCĐ, và đòi hỏi việc quản trị VCĐ luôn phải gắn liền với quản lý, sử dụng TSCĐ trong DN. Quản trị VCĐ là một nội dung quan trọng trong quản lý VKD của các DN. Nội dung quản trị VCĐ bao gồm:  Lựa chọn quyết định đầu tư TSCĐ
  • 26. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.0519 Tùy theo đặc điểm từng ngành nghề kinh doanh, DN sẽ lựa chọn đầu tư vào các loại TSCĐ cho hợp lý. Ví dụ như DN sản xuất thường đầu tư TSCĐ lớn, và chủ yếu là đầu tư máy móc thiết bị; còn DN thương mại chủ yếu đầu tư phương tiện vận tải. DN lựa chọn đầu tư TSCĐ phải phù hợp với trình độ công nghệ và đặc điểm kinh doanh của mình. Nhìn chúng khi xem xét đầu tư TSCĐ doanh nghiệp phải quan tâm đến những vấn đề như: + Quy mô đầu tư hay nhu cầu đầu tư: công ty cần xác định hợp lý nhu cầu hay quy mô đầu tư TSCĐ để kịp thời đáp ứng, phục vụ sản xuất kinh doanh; đồng thời không gây lãng phí vốn đầu tư. + Trình độ kỹ thuật, công nghệ: công ty cần đầu tư TSCĐ phù hợp với trình độ kỹ thuật, công nghệ để tăng hiệu quả, hiệu suất sử dụng tài sản, tránh lãng phí vốn cố định. + Lựa chọn nhà cung cấp phù hợp: công ty nên chọn những nhà cung cấp có uy tín hoặc có quan hệ lâu năm với công ty, điều này giúp công ty có được TSCĐ chất lượng đảm bảo với giá cả hợp lý, hoặc nhận được các ưu đãi khi mua hàng của nhà cung cấp. + Huy động vốn cho đầu tư TSCĐ:dựa vào nhu cầu hay quy mô đầu tư TSCĐ, công ty có chính sách huy động vốn thích hợp với tình hình nguồn vốn của mình, sao cho đảm bảo đủ vốn cho đầu tư TSCĐ với chi phí sử dụng vốn thấp nhất. Quy chế quản lý sử dụng VCĐ Các nhóm máy móc thiết bị hoặc các tổ hợp dây chuyển thiết bị nên được giao cho từng nhóm hoặc cá nhân quản lý. DN cần căn cứ vào quy trình công nghệ, sự sắp xếp ca kíp và cách thức tổ chức phân xưởng để phân định trách nhiệm. Không có mô hình nào chung cho mọi công ty, mọi doanh
  • 27. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.0520 nghiệp mà chỉ nên áp dụng sự phân cấp hoặc giao trách nhiệm quản lý vận hành sao cho phù hợp với hoạt động của DN. Chế độ phân định trách nhiệm nên gắn với chế độ bàn giao, theo dõi và thưởng phạt nhằm khuyến khích mọi người có ý thức tốt hơn trong bảo toàn VCĐ. DN nên quy định chế độ báo cáo định kỳ đối với các quản đốc phân xưởng, tổ trưởng, ca trưởng hoặc kỹ sư phụ trách dây chuyền về tình hình sử dụng TSCĐ của từng bộ phận. Lựa chọn phương pháp khấu hao hợp lý Khấu hao TSCĐ là việc phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải thu hồi của TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ. Lựa chọn phương pháp khấu hao và xác định mức độ khấu hao hợp lý dựa trên cơ sở là Thông tư 45/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. Các phương pháp khấu hao TSCĐ bao gồm: - Phương pháp khấu hao đường thẳng: mức khấu hao và tỷ lệ khấu hao hàng năm được tính bình quân trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ. - Phương pháp khấu hao nhanh: + Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần: mức khấu hao hàng năm được xác định bằng cách lấy giá trị còn lại của TSCĐ phải tính khấu hao nhân với tỷ lệ khấu hao nhanh. + Phương pháp khấu hao theo tổng số thứ tự năm sử dụng: mức khấu hao hàng năm được xác định bằng nguyên giá TSCĐ cần tính khấu hao nhân với tỷ lệ khấu hao từng năm. - Phương pháp khấu hao theo sản lượng: mức khấu hao hàng năm được xác định bằng cách lấy sản lượng dự kiến sản xuất hàng năm nhân với mức
  • 28. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.0521 trích khấu hao tính cho một đơn vị sản phẩm hoặc khối lượng công việc hoàn thành. Bảo dưỡng, sửa chữa, duy trì năng lực hoạt động của TSCĐ TSCĐ được cấu thành bởi nhiều bộ phận chi tiết khác nhau và được sử dụng lâu dài. Trong quá trình sử dụng, TSCĐ không thể tránh khỏi bị hao mòn và sự hao mòn đó lại không xảy ra đồng thời, giữa các chi tiết không đồng nhất với nhau. Vì vậy phải tiến hành sửa chữa TSCĐ. - Sửa chữa TSCĐ là việc bảo dưỡng, sửa chữa những hư hỏng phát sinh trong quá trình hoạt động nhằm khôi phục lại năng lực hoạt động của TSCĐ. - Công việc sửa chữa TSCĐ có thể do DN tự sửa chữa hoặc thuê ngoài và được tiến hành theo kế hoạch hoặc ngoài kế hoạch. - Căn cứ vào đặc điểm kinh tế- kỹ thuật, công việc sửa chữa TSCĐ được chia thành 2 phương thức sau: + Sửa chữa thường xuyên: là sửa chữa nhỏ, mang tính chất bảo trì, bảo dưỡng TSCĐ, chi phí sửa chữa ít, thời gian sửa chữa ngắn, phải thường xuyên sửa chữa nhỏ, bảo trì, duy tu theo quy phạm kỹ thuật. + Sửa chữa lớn mang tính phục hồi: là việc sửa chữa, thay thế những bộ phận, chi tiết bị hư hỏng trong quá trình sử dụng mà nếu không thay thế sửa chữa thì TSCĐ sẽ không hoạt động được hoặc hoạt động không bình thường. Sửa chữa, nâng cấp là công việc sửa chữa nhằm kéo dài tuổi thọ của TSCĐ hay nâng cao năng suất, tính năng, tác dụng của TSCĐ như cải tạo, thay thế, xây lắp, trang bị, bổ sung thêm một số bộ phận của TSCĐ. Trong quá trình sửa chữa, DN phải cân nhắc giữa chi phí sửa chữa lớn bỏ ra với việc thu hồi hết giá trị còn lại của TSCĐ để quyết định cho tồn tại hay chấm dứt đời hoạt động của máy móc. Yêu cầu này được coi là căn cứ chủ yếu để đưa ra quyết định tài chính tiếp tục kéo dài tuổi thọ của máy hay phải thanh lý, nhượng bán để đổi mới TSCĐ.
  • 29. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.0522 Quản lý và sử dụng linh hoạt quỹ khấu hao Về nguyên tắc, quỹ khấu hao hình thành do DN thu hổi vốn đầu tư TSCĐ. Nếu vốn đầu tư này là do DN đi vay ngân hàng thì DN phải dùng quỹ khấu hao để trả nợ ngân hàng. Còn nếu vốn này là của DN thì thường các DN sử dụng toàn bộ quỹ khấu hao của TSCĐ để tái đầu tư, thay thế, đổi mới TSCĐ. Tuy nhiên, khi chưa có nhu cầu tái tạo lại TSCĐ, doanh nghiệp có quyền sử dụng linh hoạt số khấu hao lũy kế phục vụ cho yêu cầu sản xuất kinh doanh của mình. Trong các tổng công ty Nhà nước, việc huy động số khấu hao lũy kế của TSCĐ của các đơn vị thành viên phải tuân thủ theo đúng các quy định về chế độ quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước. Quản lý quá trình mua sắm, sửa chữa, nhượng bán và thanh lý TSCĐ được thực hiện thông qua nghiên cứu dự án đầu tư của doanh nghiệp. 1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp 1.2.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn lưu động  Chỉ tiêu vòng quay VLĐ Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ VLĐ quay được mấy vòng. Số vòng quay càng cao thì tốc độ luân chuyển VLĐ càng cao và ngược lại. Vòng quay VLĐ = Doanh thu thuần VLĐ bình quân trong kỳ
  • 30. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.0523  Chỉ tiêu luân chuyển VLĐ: Chỉ tiêu này phản ánh một vòng quay VLĐ hết bao nhiêu ngày. Số ngày càng thấp thì VLĐ luân chuyển càng cao và ngược lại.  Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận VLĐ: Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ, mỗi đồng VLĐ tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.  Chỉ tiêu hàm lượng VLĐ Chỉ tiêu này phản ánh để có một đồng doanh thu thuần về bán hàng trong kỳ cần bao nhiêu đồng VLĐ.  Mức tiết kiệm VLĐ do tăng tốc độ luan chuyển vốn Chỉ tiêu này phản ánh số vốn lưu động có thể tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Nhờ tăng tốc độ luân chuyển VLĐ nên doanh nghiệp có thể rút ra khỏi một số VLĐ để dùng cho hoạt động khác. 1.2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn cố định  Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng VCĐ Kỳ luân chuyển VLĐ = Số ngày trong kỳ (360 ngày) Số lần luân chuyển VLĐ Tỷ suất lợi nhuận VLĐ = Lợi nhuận trước (sau) VLĐ bình x 100% Hàm lượng VLĐ = VLĐ bình quân Doanh thu thuần bán hàng trong kỳ Mức tiết kiệm VLĐ = Mức luân chuyển vốn bình quân 1 ngày kỳ KH Số ngày rút ngắn kỳ luân chuyển VLĐ x
  • 31. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.0524 Chỉ tiêu phản ánh cứ một đồng vốn cố định tham gia trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần bán hàng trong kỳ.  Chỉ tiêu hàm lượng vốn cố định Chỉ tiêu này phản ánh số VCĐ cần thiết để tạo ra một đồng doanh thu thuần trong kỳ.  Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn cố định: Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng vốn cố định bình quân trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.  Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ Chỉ tiêu này phán ánh trong kỳ, mỗi đồng TSCĐ tham gia tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần.  Chỉ tiêu hệ số hao mòn TSCĐ Hiệu suất sử dụng VCĐ = Doanh thu thuần Vốn cố định bình quân Hàm lượng VCĐ = Doanh thu thuần Vốn cố định bình quân Tỷ suất lợi nhuận VCĐ = Lợi nhuận trước (sau) thuế VCĐ bình quân x 100% Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Doanh thu thuần Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ Hệ số hao mòn TSCĐ = Số KHLK của TSCĐ ở thời điểm đánh giá Tổng nguyên giá TSCĐ ở thời điểm đánh giá
  • 32. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.0525 Chỉ tiêu này phản ánh mức độ hao mòn TSCĐ so với khoản đầu tư ban đầu của doanh nghiệp 1.2.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu suất và hiệu quả sử dụng VKD  Chỉ tiêu vòng quay toàn bộ vốn kinh doanh Chỉ tiêu này phản ánh vốn của DN trong một kỳ chu chuyển được bao nhiêu vòng. Qua chỉ tiêu này ta có thể đánh giá được khả năng sử dụng tài sản của DN, thể hiện qua DTT được sinh ra từ tài sản mà DN đã đầu tư. Vì vậy mà chỉ tiêu này càng lớn thể hiện hiệu suất sử dụng vốn của DN càng cao và ngược lại.  Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP) Phản ánh 1 đồng giá trị mà DN đã huy động vào SXKD tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Chỉ tiêu này cho phép đánh giá khả năng sinh lời của một đồng VKD, không tính đến ảnh hưởng của thuế TNDN và nguồn gốc của VKD.  Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS) Vòng quay VKD = VKD bình quân sử dụng trong kỳ Doanh thu thuần trong kỳ BEP = Tổng tài sản(hay VKD) bình quân Lợi nhuận trước lãi vay và thuế Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu(ROS) VKD bình quân sử dụng trong kỳ Lợi nhuận sau thuế trong kỳ =
  • 33. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.0526 Chỉ tiêu này phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần của doanh nghiệp. Nó thể hiện một đồng doanh thu của doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ.  Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh Phản ánh bao nhiêu đồng VKD bình quân sử dụng trong kì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau khi đã chi trả lãi vay mà không tính đến ảnh hưởng của thuế.  Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA) Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng VKD bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng LNST.  Chỉ tiêu lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VCSH bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng LNST cho chủ sở hữu. Để đánh giá hiệu quả sử dụng VKD của DN cần phối hợp, phân tích và đánh giá các chỉ tiêu trên. Khi sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VKD, chúng ta cần lựa chọn các chỉ tiêu thích hợp và kết hợp các chỉ tiêu để có những đánh giá toàn diện về hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh VKD bình quân sử dụng trong kỳ Lợi nhuận trước thuế trong kỳ = VKD bình quân trong kỳ Lợi nhuận sau thuếROA = VCSH bình quân trong Lợi nhuận sau ROE
  • 34. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.0527 1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp Việc xem xét các nhân tố ảnh hưởng giúp các nhà quản trị có thể đưa ra các biện pháp để quản trị vốn đạt hiệu quả cao nhất. 1.2.4.1 Nhân tố chủ quan - Sự phù hợp trong cơ cấu tài sản và nguồn vốn của DN: các DN luôn cố gắng hướng tới cơ cấu nguồn vốn tối ưu để nhằm mục tiêu tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn đồng thời tối đa hóa giá trị DN. Việc lựa chọn cơ cấu nguồn vốn liên quan đến việc đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận. Do đó DN cần cân nhắc lựa chọn cơ cấu phù hợp để đảm bảo cho công tác quản trị VKD đạt hiệu quả cao nhất. - Sự lựa chọn các phương án đầu tư của doanh nghiệp: đây là vấn đề có ảnh hưởng quan trọng đến công tác quản trị vốn kinh doanh trong doanh nghiệp. Việc lựa chọn phương án đầu tư phù hợp với hoạt động SXKD tạo ra được sản phẩm đảm bảo chất lượng và phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng sẽ góp phần rất lớn cho việc tăng doanh thu lợi nhuận doanh nghiệp, qua đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Ngược lại, sẽ làm vốn của doanh nghiệp bị ứ đọng, thất thoát…làm giảm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. - Lựa chọn phương pháp khấu hao: việc lựa chọn phương pháp khấu hao TSCĐ có ảnh hưởng tới công tác quản trị VCĐ qua đó ảnh hưởng đến công tác quản trị VKD. Lựa chọn phương pháp tính và trích khấu hao không phù hợp có thể sẽ khiến cho vốn thu hồi không đủ dẫn tới thất thoát vốn và làm giảm hiệu quả sử dụng VKD. - Xác định nhu cầu xốn kinh doanh: việc xác định nhu cầu vốn kinh doanh không hợp lý dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu vốn, ảnh hưởng đến hoạt động SXKD, gây ảnh hưởng xấu đến công tác quản trị vốn kinh doanh trong DN.
  • 35. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.0528 - Trình độ quản lý trong doanh nghiệp: việc quản lý vốn tốt góp phần quan trọng trong việc sử dụng vốn tiết kiệm, có hiệu quả đảm bảo cho công tác quản trị vốn kinh doanh trong doanh nghiệp. - Chế độ lương thưởng trong doanh nghiệp: là nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến ý thức và thái độ làm việc của cán bộ công nhân viên. Mức lương phù hợp và có chế độ đãi ngộ hợp lý giúp cho người lao động hài lòng và làm việc hết mình vì công việc, qua đó góp phần giúp cho hoạt động SXKD đạt hiệu quả hơn. 1.2.4.2 Nhân tố khách quan - Đặc thù kinh doanh của ngành: nhân tố này có ảnh hưởng tới cơ cấu nguồn vốn trong DN, mỗi ngành nghề kinh doanh khác nhau có cơ cầu nguốn vốn, vòng quay vốn khác nhau. Việc xác định phù hợp sẽ giúp cho hoạt động SXKD của DN không bị gián đoạn, gây ứ đọng hay thất thoát lãng phí vốn. - Thị trường và sự canh tranh: thị trường đầu vào có ảnh hưởng tới chi phí mua nguyên vật liệu phục vụ SXKD, thị trường đầu ra có ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng…việc xác định hợp lý sẽ giúp cho DN giảm thiểu được chi phí sản xuất, tăng doanh thu lợi nhuận, giúp nâng cao hiệu quả của đồng vốn bỏ ra. Nếu DN có sức cạnh tranh lớn trên thị trường cũng giúp tăng hiệu quả SXKD… - Lạm phát trong nền kinh tế: lạm phát làm cho đồng tiền bị mất giá, sức mua của đồng tiền giảm làm tăng giá cả vật tư hàng hóa… Do vậy DN cần tính đến yếu tố này để đánh giá lại tài sản tránh sự sụt giảm giá trị của vốn trong DN. - Lãi suất thị trường: phần lớn các doanh nghiệp đều có sử dụng vốn vay. Lãi suất thi trường tăng làm cho chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp tăng lên qua đó ảnh hưởng đến hiệu quả của việc sử dụng vốn.
  • 36. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.0529 - Sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật: nhân tố này ảnh hưởng đến việc đầu tư đổi mới máy móc thiết bị…trong doanh nghiệp. Việc sử dụng các thiết bị không còn phù hợp sẽ tạo ra sản phẩm không đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng, do đó ảnh hưởng tới doanh thu lợi nhuận trong doanh nghiệp.
  • 37. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.0530 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ AN ĐÌNH 2.1 Quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty TNHH đầu tư và phát triển công nghệ An Đình 2.1.1 Quá trình thành lập và phát triển công ty 2.1.1.1 Giới thiệu chung về công ty - Tên Doanh nghiệp: Công Ty TNHH Đầu Tư Và Phát Triển Công Nghệ An Đình - Tên tiếng Anh: An Dinh Technology Development and Investment Co.Limited - Logo - Địa chỉ:ThônHòeLâm, Xã Ngọc Lâm, Huyện Mỹ Hào, Tỉnh Hưng Yên - Số ĐKKD: 0900290164 đăng ký lần đầu ngày 11/09/2008, đăng ký thay đổi lần thứ 3 ngày 12/12/2012 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Tỉnh Hưng Yên cấp - Điện thoại: (84-321) 222 4901 Fax: (84-4) 3984 5161 - Email: andinhco@vnn.vn - Ngành nghề SX kinh doanh chính: chủ yếu sản xuất giống gạo Nhật. Công ty TNHH Đầu Tư và Phát Triển Công Nghệ An Đình được thành lập năm 2008, vốn điều lệ là 15.000.000.000 đồng (Bằng chữ: Mười lăm tỉ đồng Việt Nam). - Giám đốc doanh nghiệp: Nguyễn Thanh Nhị
  • 38. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.0531 2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển Công ty TNHH An Đình được thành lập vào ngày 5 tháng 5 năm 2005. Bước vào nền kinh tế hội nhập từ những cánh đồng quê bạt ngàn, An Đình đã nỗ lực không ngừng để vượt qua những khó khăn, khủng hoảng của buổi ban đầu. Công ty đã và đang đem đến những sản phẩm thiết yếu cho cuộc sống bằng sự cần cù lao động của những người làm nông nghiệp một nắng hai sương. Với tâm nguyện vì sự nghiệp phát triển của ngành nông nghiệp nước nhà cùng những kinh nghiệm và sự hiểu biết sâu sắc về điều kiện khí hậu tự nhiên cũng như cũng như nhu cầu của thị trường hội nhập đã giúp An Đình sản xuất thành công Gạo Nhật bằng 100% giống nhập trực tiếp từ Nhật Bản. Các sản phẩm Gạo Nhật An Đình như Koshi Hikari, Akita, Niigata được sản xuất theo một quy trình nông nghiệp sạch, hạn chế sử dụng phân bón hóa học và không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật độc hại. Do vậy vẫn giữ nguyên hương vị thơm ngon, độ mềm dẻo đặc trưng và hàm lượng dinh dưỡng cao của xứ sở Mặt trời mọc, lại phù hợp với nhu cầu phát triển thể chất của người Việt, đặc biệt là cho trẻ nhỏ, người già và phụ nữ mang thai. Gạo Nhật Bản do An Đình sản xuất còn là sản phẩm được người hàng chục ngàn người Nhật Bản sống và làm việc tại Việt Nam tin tưởng và lựa chọn trong suốt 6 năm qua. Tháng 05 năm 2010 ghi dấu một sự kiện quan trọng trong quá trình phát triển của Công ty An Đình. Nhà máy sản xuất Gạo Nhật tại khu công nghiệp Ngọc Lâm, Hoè Lâm, Ngọc Lâm, Mỹ Hào, Hưng Yên với dây chuyền sản xuất hiện đại, công nghệ Nhật Bản đã được khánh thành và đi vào sản xuất. Đây là khu liên hợp chế biến gạo Nhật Bản và các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao theo tiêu chuẩn ISO 2000:2005; HACCP; được tổ chức JAZ ANZ cấp chứng nhận.
  • 39. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.0532 Việc ra đời nhà máy không chỉ là bước phát triển của Công ty An Đình mà còn là sự khẳng định thương hiệu Việt trong thời kỳ hội nhập và phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Cùng với những thành tựu đã đạt được, sự kiện này khẳng định hướng đi đúng đắn của Ban giám đốc công ty: nâng cao chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ, An Đình sẽ có được nhiều thành công hơn nữa và thương hiệu Gạo Nhật An Đình ngày càng chiếm được lòng tin của khách hàng. Với hơn 70% thị phần trên toàn quốc, khách hàng có thể tìm thấy Gạo Nhật An Đình trong các chuỗi siêu thị như BigC, Fivimart, Intimex, Citimart, Unimart… trong các cửa hàng lớn nhỏ hay trong các sản phẩm cao cấp của hầu khắp các nhà hàng Nhật Bản trên địa bàn toàn quốc. Hình 3.1: Vận chuyển sản phẩm tới thị trường tiêu thụ 2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty 2.1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh  Chức năng Công ty TNHH đầu tư và phát triển An Đình là một đơn vị có tư cách pháp nhân tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh đa ngành nghề. Các lĩnh vực hoạt động của Công ty gồm: xuất nhập khẩu tổng hợp, sản xuất hàng hóa, đầu tư, phân phối, đại lý, khai thác, dịch vụ,... Trong đó chức năng chủ yếu là kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp và thương mại dịch vụ dưới hình thức bán buôn, bán lẻ.
  • 40. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.0533  Nhiệm vụ + Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh nhằm không ngừng đáp ứng nhu cầu của khách hàng và yêu cầu phát triển của Công ty; + Quản lý tốt đội ngũ cán bộ công nhân viên chức đồng thời thực hiện phân phối thu nhập hợp lí nhằm chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho người lao động; + Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, kỹ thuật nâng cao trình độ tay nghề cho cán bộ công nhân viên và nhiều lao động khác; + Kinh doanh các mặt hàng đã đăng ký, đa dạng hoá các mặt hàng nhằm cung cấp cho khách hàng trong và ngoài tỉnh; + Thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ đối với Nhà nước. Thực hiện đúng chế độ về báo cáo định kỳ theo quy định và chịu trách nhiệm về tính xác thực của báo cáo đó; + Hợp tác đầu tư liên doanh liên kết với nước ngoài, mở rộng bạn hàng, thị trường, mạng lưới kinh doanh trong khu vực và trên toàn thế giới; + Kiểm tra giám sát việc quản lý và sử dụng vốn, tài sản, thực hiện các chế độ, chính sách, phương thức điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của văn phòng công ty và các đơn vị thành viên theo điều lệ của công ty đã được phê chuẩn và theo quy định hiện hành của pháp luật;  Ngành nghề SX kinh doanh chính - Sản xuất và chế biến lương thực - Sản xuất và chế biến các loại nông sản chất lượng cao - Sản xuất và phân phối rượu Sake - Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh
  • 41. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.0534 Tuy nhiên ngành nghề sản xuất kinh doanh mà Công ty xây dựng, duy trì đến nay là hoạt động sản xuất, chế biến và kinh doanh nông sản chất lượng cao, cụ thể là sản xuất và kinh doanh giống gạo Nhật. 2.1.2.2 Tổ chức bộ máy quản lý công ty Bộ máy của công ty được tổ chức thành các phòng, các trung tâm phù hợp với đặc điểm kinh doanh của công ty. Là một doanh nghiệp vừa sản xuất vừa kinh doanh nên An Đình có cơ cấu quản lý trực tuyến chức năng. Sơ đồ 3.1: Cơ cấu bộ máy quản lý (Nguồn: phòng Tổ chức hành chính) - Giám đốc: Là người đứng đầu và đại diện cho cán bộ công nhân viên, hoạch định kế hoạch sản xuất kinh doanh. Phân công trách nhiệm quyền hạn và mối quan hệ của hệ thống quản lý.
  • 42. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.0535 - Phó giám đốc: Tham mưu cho giám đốc về chiến lược, chính sách nhân sự và kinh doanh của công ty, giúp Giám đốc về chiến lược, chính sách nhân sự và kinh doanh của công ty, giúp giám đốc lập dự thảo chương trình hành động, đề ra các biện pháp kiểm soát, cải tiến tổ chức, xây dựng các tiêu chuẩn hoạt động. Quản lý và giám sát các phòng ban. Xác định nhu cầu đào tạo và cung cấp các nguồn lực cần thiết để thực hiện đào tạo. - Phòng tổ chức hành chính: Xây dựng nội quy, thể chế, chế độ công tác của các bộ phận trong công ty. Là một bộ phận nghiệp vụ của công ty, có chức năng đề xuất, giúp việc cho ban lãnh đạo và hướng dẫn, tổ chức thực hiện, kiểm tra các công tác quản lý nhân sự, bảo hộ lao động, an toàn - vệ sinh lao động, an ninh trật tự và phòng cháy chữa cháy, quản trị hành chính - văn phòng. - Phòng kế toán tài chính: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty,quản lý tài chính của công ty (bao gồm việc lo và ứng vốn tạm thời theo dự toán thiết kế cho các đơn vị, kiểm tra việc sử dụng vốn và kết hợp với phòng kế hoạch đầu tư và thực hiện kế hoạch thu hồi vốn, tổ chức thực hiện công tác kinh tế). Phân tích đánh giá qua việc ghi chép, nhằm đưa ra thông tin hữu ích cho ban giám đốc trong việc ra quyết định tài chính, kinh tế, có trách nhiệm về công tác tổ chức của đơn vị, xác định kết quả kinh doanh, xác định và theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ của công ty với nhà nước. - Phòng kinh doanh: Có chức năng tổ chức kinh doanh, theo dõi và phụ trách các thắc mắc của hợp đồng kinh doanh. Cung cấp thông tin số liệu cần thiết, phân tích kế hoạch đầu tư có hiệu quả nhất. - Bộ phận kho: Có chức năng quản lý, bảo quản và giám sát số lượng sản phẩm tồn kho, xuất kho, nhập kho trong kỳ.
  • 43. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.0536 - Các phân xưởng sản xuất: Chế biến các sản phẩm thu mua từ bà con nông dân nhập lại kho để cung cấp cho thị trường người tiêu dùng. 2.1.2.3 Tổ chức bộ máy quản lý tài chính kế toán Để đáp ứng yêu cầu của công tác hạch toán kế toán, tổ chức thu nhập, xử lý và cung cấp thông tin kinh tế, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình tập trung, nghĩa là các nghiệp vụ kế toán chính phát sinh được tập trung ở phòng kế toán chính của Công ty. Tại đây thực hiện việc tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra, thực hiện toàn bộ phương pháp thu thập, xử lý thông tin ban đầu, thực hiện đầy đủ chiến lược ghi chép ban đầu, chế độ hạch toán và chế độ quản lý tài chính theo đúng quy định của Bộ tài chính, cung cấp một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời những thông tin toàn cảnh về tình hình tài chính của công ty. Từ đó tham mưa cho ban Giám độc để đề ra các biện pháp quy định phù với chiến lược phát triển của công ty. Bộ máy kế toán của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ3.2: Cơ cấu bộ máy kế toán (Nguồn: phòng tổ chức hành chính) Chức năng KẾ TOÁN TỔNG HỢP KẾ TOÁN KHO KẾ TOÁN CÔNG NỢ KẾ TOÁN THANH TOÁN VÀ VỐN BẰNG TIỀN THỦ QUỸ PHÒNG KẾ TOÁN
  • 44. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.0537 - Kế toán tổng hợp: Thực hiện công tác kế toán cuối kỳ, tổng hợp các chứng từ sổ sách, làm báo cáo thuế, lập báo cáo tài chính của công ty; - Kế toán kho: Thực hiện việc lập đầy đủ & kịp thời các chứng từ nhập, xuất vật tư, hàng hóa vv..khi có các nghiệp vụ phát sinh; Thường xuyên kiểm tra việc ghi chép vào thẻ kho của thủ kho, cách sắp xếp, bảo quản hàng hoá vật tư trong kho một cách khoa học, theo đúng chế độ quản lý kho & an toàn PCCC; - Kế toán công nợ: Định khoản và phân loại chứng từ theo nghiệp vụ kinh tế phát sinh; Chuyển giao các chứng từ ban đầu cho bộ phận liên quan; Theo dõi các khoản tạm ứng nội bộ; In báo cáo quỹ và sổ quỹ tiền mặt; Lập tờ khai hàng hoá mua vào thuế GTGT theo biểu mẫu; Lập phiếu nộp ngân sách – ngân hàng theo yêu cầu. - Kế toán thanh toán và vốn bằng tiền: Theo dõi các khoản phải thu, phải trả của công ty, theo dõi tình hình vay tiền và gửi tiền một cách thường xuyên, đối chiếu với ngân hàng. Cuối tháng căn cứ bảng chấm công sau đó trả lương cho cán bộ công ty; - Thủ quỹ: Có nhiệm vụ thu chi theo số tiền đã duyệt. Cuối kỳ tiến hành đối chiếu số dư tại quỹ với số dư trên tài khoản tiền mặt để đảm bảo việc thu chi trong tháng hợp lý lập báo cáo quỹ gửi cho phòng kế toán để đối chiếu kiểm tra;  Nhiệm vụ - Ghi chép và hạch toán đúng, đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. - Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các loại chứng từ. - Theo dõi, lập kế hoạch và thu hồi công nợ của khách hàng đầy đủ, nhanh chóng. - Lập báo cáo tài chính đúng và kịp thời cho các cơ quan thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
  • 45. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.0538 2.1.2.4 Đặc điểm hoạt động kinh doanh  Quy trình kỹ thuật sản xuất Công ty chủ yếu sản xuất và chế biến mặt hàng gạo với quy trình như sau Sơ đồ3.3: Quy trình sản xuất gạo (Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính)  Thị trường đầu vào + Nguyên liệu đầu vào: được nhập 100% giống Nhật Bản + Cơ sở vật chất kỹ thuật: dây chuyền sản xuất hiện đại, máy móc công nghệ nhập ngoại từ Mỹ và một số nước khác. + Về lao động: đa phần là lao động trong nước, trong đó lao động phổ thông và học nghề chiếm tỷ trọng lớn (khoảng một nửa tỷ trọng lao động qua các năm) do công việc sản xuất đơn giản, không yêu cầu tay nghề cao (Công việc như đổ liệu, đứng máy, …), tiếp thứ hai là trình độ đại học và số ít là cao đẳng. Đào tạo kỹ thuật trồng trọt theo tiêu chuẩn Cung cấp giống gạo cho nông dân Thu mua nông sản Tiêu thụ: - Xuất khẩu - Tiêu thụ trong nuớc Chế biên nông sản thành thành
  • 46. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.0539  Thị trường tiêu thụ và vị thế cạnh tranh của công ty Công ty TNHH đầu tư và phát triển công nghệ An Đình sản xuất và chế biến lương thực, các loại nông sản chất lượng cao, rượu Sake và xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh. Tuy nhiên ngành nghề sản xuất kinh doanh mà Công ty xây dựng, duy trì đến nay là hoạt động sản xuất, chế biến và kinh doanh nông sản chất lượng cao, cụ thể là sản xuất và kinh doanh giống gạo Nhật.  Lực lượng lao động:
  • 47. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.0540 Bảng2.1: Tình hình lao động tại công ty trong 3 năm 2013-2015 Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh SL % SL % SL % 2014/2013 2015/2014 SL % SL % 1.Theo tính chất công việc 16 100 17 100 18 100 1 106 1 106 - LĐ trực tiếp 11 69 12 71 12 67 1 109 0 100 - LĐ gián tiếp 5 31 5 29 6 33 0 100 1 120 2.Theo trình độ 16 100 17 100 18 100 1 106 1 106 - Đại học 7 44 5 29 8 44 -2 71 3 160 - Cao đẳng 1 6 2 12 2 11 1 200 0 100 - Phổ thông và học nghề 8 50 10 59 8 44 2 125 -2 80 (Nguồn:Phòng Tổ chức hành chính)
  • 48. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.0541 Trong sản xuất kinh doanh, lao động là điều kiện đầu tiên cần thiết quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Công ty. Năng suất lao động tác động trực tiếp đến hiệu quả công việc, kế hoạch sản xuẩt hàng tháng, quý, năm của Công ty đặt ra. Chính vì vậy, lao động có vai trò vô cùng quan trọng. Qua bảng trên ta thấy, nhìn chung, số lưọng lao động tại Công ty biến động qua các năm không đáng kể. Lao động phân bổ theo tính chất công việc với đặc thù là sản xuất nên bộ phận lao động trực tiếp chiếm tỷ lệ lớn hơn gấp đôi bộ phận lao động gián tiếp - Năm 2013, tỷ lệ lao động trực tiếp chiếm 69% cơ cấu lao động - Năm 2014, tỷ lệ lao động trực tiếp chiếm 71% cơ cấu lao động - Năm 2015, tỷ lệ lao động trực tiếp chiếm 67% cơ cấu lao động Phân theo trình độ lao động, lao động phổ thông và học nghề chiếm tỷ trọng lớn (khoảng một nửa tỷ trọng lao động qua các năm) do công việc sản xuất đơn giản, không yêu cầu tay nghề cao (Công việc như đổ liệu, đứng máy, …). Trình độ Đại học chiếm tỷ trọng lao động lớn thứ hai và tăng dần theo các năm 2013-2015 (2014-2015: tăng 60%) do nhu cầu về quản lý doanh nghiệp. Trình độ Cao đẳng ít biến đổi, chiếm khoảng 10% tỷ trọng lao động qua các năm. 2.1.3 Tình hình tài chính chủ yếu của công ty Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
  • 49. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.0542 Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh và các chỉ tiêu đánh giá tỷ suất sinh lời Stt Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2014 Chênh lệch Tỷ lệ (%) 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ VNĐ 81.267 63.404 17.863 28,17 2 Các khoản giảm trừ doanh thu VNĐ 444 - 444 3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ VNĐ 80.823 63.404 17.419 27,47 4 Giá vốn hàng bán VNĐ 73.130 58.099 15.031 25,87 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ VNĐ 7.693 5.305 2.388 45,01 6 Doanh thu hoạt động tài chính VNĐ 203 257 (54) (21,01) 7 Chi phí tài chính VNĐ 2.133 2.103 30 1,43 8 - Trong đó: Chi phí lãi vay VNĐ 1.983 2.005 (22) (1,10) 9 Chi phí quản lý kinh doanh VNĐ 4.810 2.758 2.052 74,40 - Chi phí bán hàng VNĐ 2.940 1.824 1.116 61,18 - Chi phí quản lý doanh nghiệp VNĐ 1.870 934 936 100,21 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh VNĐ 953 701 252 35,95 11 Thu nhập khác VNĐ 69 (69) (100,00) 12 Chi phí khác VNĐ 455 9 446 4955,56 13 Lợi nhuận khác VNĐ (455) 60 (515) (858,33) 14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế VNĐ 498 761 (263) (34,56) 15 Chi phí thuế TNDN VNĐ - 16 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp VNĐ 498 761 (263) (34,56) 17 Tỷ suất giá vốn trên doanh thu thuần % 89,99 91,63 (1,65) (1,80) 18 Tỷ suất chi phí quản lý kinh doanh trên doanh thu thuần % 2,30 1,47 0,83 56,21 19 Tỷ suất lợi nhuận ròng từ hoạt động bán hàng % 0,61 1,19 (0,58) (48,81) 20 Tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động bán hàng % 9,47 8,37 1,10 13,14 21 Tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động tài chính % (950,74) (718,29) (232,45) 32,36 22 Tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh % 1,17 1,10 0,07 6,23 (Nguồn từ BCTC năm 2014-2015)
  • 50. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.0543 Dựa vào bảng 01 ta thấy lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty tăng trong khi lợi nhuận khác của DN bị giảm sút mạnh điều này dẫn tới lợi nhuận trước thuế và sau thuế của công ty giảm mạnh nhưng vẫn ở mức dương, công ty vẫn hoạt động có lãi. Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2015 là 498 trđ, dẫn tới lợi nhuận sau thuế giảm 34,56% so với năm 2014. Đi sâu vào phân tích ta thấy, năm 2015 có sự tăng mạnh về lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh nguyên nhân chủ yếu là do doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng với tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ tăng của giá vốn hàng bán. Cụ thể: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 17419 trđ tương ứng với 27,47% là do công ty đã hoàn thành được các mục tiêu về kinh doanh mà công ty đã đề ra, có thêm nhiều đơn hàng trong và ngoài tỉnh, áp dụng được những chính sách ưu đãi, khuyến khích nhất định đối với khách hàng tạo được mối quan hệ ổn định, lâu dài bên cạnh giá gạo có xu hướng tăng do ảnh hưởng từ các chính sách của nhà nước. Về giá vốn hàng bán, trong năm 2015 đã tăng 15031 trđ tương ứng với 25,87%, nguyên nhân tăng là do chi phí đầu vào tăng, chủ yếu là do giá nhập khẩu gạo từ Nhật vào Việt Nam tăng, DN phải chịu nhiều khoản chi phí để nhập nguyên liệu, làm chi giá vốn tăng. Xét về khả năng sinh lời, năm 2015 doanh nghiệp có lợi nhuận sau thuế là 498 trđ, bị sụt giảm một lượng 263 trđ, tương ứng 34,56% so với năm 2014. Nguyên nhân giảm là do tốc độ tăng của lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là 35,95% thấp hơn nhiều so với tốc độ giảm của lợi nhuận khác 858,33%. Ta thấy phần lợi nhuận khác trong năm 2015 là -455 trđ, giảm mạnh so với năm 2014, nguyên nhân là do doanh nghiệp sử dụng lãi của năm nay để bù đắp cho phần lỗ của những năm trước. Tính đến năm cuối 2015 thì doanh nghiệp vẫn lỗ một khoản 455 trđ, doanh nghiệp cần tiếp tục phát triển
  • 51. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.0544 và làm ăn hiệu quả để bù đắp hết phần lỗ còn lại. Việc lợi nhuận sau thuế bị giảm làm cho một số chỉ số sinh lời bị giảm như tỷ suất giá vốn trên doanh thu thuần, tỷ suất lợi nhuận về bán hàng và tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động tài chính. Như vậy, trong năm 2015, công ty làm ăn có hiệu quả nhưng tồn tại phần lợi nhuận khác bị giảm do phải bù lỗ của những năm trước làm cho lợi nhuận sau thuế bị giảm sút. Điều đó chứng tỏ công ty đang trên đà hồi phục lại và phát triển. Đồng thời công ty cũng cần có các biện pháp và chiến lược kinh doanh tốt hơn nữa để có thể bù đắp được hết phần lỗ này, nhằm tăng lợi nhuận sau thuế, nâng cao uy tín và mức độ cạnh tranh của công ty trong ngành. 2.2 Thực trạng quản trị VKD tại công ty TNHH đầu tư và phát triển công nghệ An Đình trong thời gian qua 2.2.1 Tình hình vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh
  • 52. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.0545 Bảng 2.3: Khái quát cơ cấu vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh của công ty ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU 31/12/2015 31/12/2014 Chênh lệch ST TT ST TT ST TT TL TÀI SẢN A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 24.416 47,90% 12.770 32,10% 11.646 15,81% 91,20% I. Tiền và các khoản tương đương tiền 1.251 5,12% 1.103 8,64% 148 -3,51% 13,42% II. Đầu tư tài chính ngắn hạn - - - - - - III. Các khoản phải thu ngắn hạn 4.772 19,54% 3.625 28,39% 1.147 -8,84% 31,64% IV. Hàng tồn kho 16.109 65,98% 6.547 51,27% 9.562 14,71% 146,05% V. Tài sản ngắn hạn khác 2.284 9,35% 1.495 11,71% 789 -2,35% 52,78% B - TÀI SẢN DÀI HẠN 26.555 52,10% 27.016 67,90% -461 15,81% -1,71% I. Tài sản cố định 26.474 99,69% 26.893 99,54% -419 0,15% -1,56% II. Bất động sản đầu tư - - - - - - - III. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn - - - - - - - IV. Tài sản dài hạn khác 81 0,31% 123 0,46% -42 -0,15% -34,15%
  • 53. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.0546 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 50.971 100% 39.786 100% 11.185 0,00% 28,11% NGUỒN VỐN - - A - NỢ PHẢI TRẢ 37.188 72,96% 26.496 66,60% 10.692 6,36% 40,35% I. Nợ ngắn hạn 27.172 73,07% 22.606 85,32% 4.566 12,25% 20,20% II. Nợ dài hạn 10.016 26,93% 3.890 14,68% 6.126 12,25% 157,48% B - VỐN CHỦ SỞ HỮU 13.784 27,04% 13.286 33,40% 498 -6,35% 3,75% I. Vốn chủ sở hữu 13.784 100% 13.286 100% 498 - 3,75% II. Quỹ khen thưởng, phúc lợi - - - - TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 50.972 100% 39.782 100% 11.190 - 28,13%
  • 54. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.0547 2.2.1.1 Tình hình vốn kinh doanh trong thời gian qua Qua bảng phân tích trên ta thấy trong năm 2015, VKD của công ty đã có sự thay đổi cả về quy mô lẫn cơ cấu vốn. Về quy mô: Tổng tài sản tại thời điểm cuối năm 2015 đạt 50971 trđ, tăng 11185 trđ, tương ứng 28,11% so với thời điểm đầu năm. Nguyên nhân là do sự thay đổi về quy mô VCĐ và VLĐ. - VCĐ: Tại thời điểm 31/12/2015, VCĐ của công ty đạt 26555 trđ, giảm 461 trđ, tương ứng 1,71%. Nguyên nhân giảm là do doanh nghiệp giảm cả phần tài sản cố định (giảm 1,56%) và tài sản dài hạn khác: phần chi phí trả trước dài hạn (giảm 34,15%). Đây dường như là một động thái cho thấy công ty đang khá thận trọng trong việc đầu tư trang bị máy móc thiết bị để mở rộng sản xuất kinh doanh, đồng thời cũng để giảm thiểu gánh nặng trong nợ dài hạn bởi nền kinh tế chưa có dấu hiệu khả quan và phục hồi chậm, thêm vào đó, muốn thu hồi VCĐ cần một khoảng thời gian khá dài, điều này có thể tạo rủi ro cho doanh nghiệp. - VLĐ: Tại thời điểm cuối năm 2015 đạt 24416 trđ, tăng 11646 trđ, tương ứng 91,2% so với thời điểm đầu năm, đây là nguyên nhân chủ yếu làm cho VKD tăng một lượng 11185 trđ, tương ứng 28,11%. Nguyên nhân là tăng VLĐ là do doanh nghiệp gia tăng hàng tồn kho lên một lượng 9562 trđ, tương ứng 146,05%. Doanh nghiệp tăng dự trữ hàng tồn kho chủ yếu là nguyên liệu, vật liệu; ngoài ra còn có công cụ dụng cụ, thành phẩm, hàng hóa bởi doanh nghiệp dự đoán trước được giá nguyên liệu, vật liệu sẽ gia tăng trong tương lai hoặc xảy ra gián đoạn trong việc cung cấp nguyên vật liệu. Hơn nữa, DN dự đoán được giá bán của thành phẩm sẽ tăng mà quyết định giảm bán ra làm cho dự trữ thành phẩm tăng lên. Đó là tất cả những nguyên nhân làm tăng dự trữ hàng tồn kho, cho thấy DN đang rất cân nhắc về những thay đổi trong
  • 55. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.0548 tương lai để có thể có quyết định thu được lợi nhuận cao hơn. Quy mô VKD tăng cho thấy DN đang có xu hướng mở rộng kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh trong ngành. Về cơ cấu: Cơ cấu phân bổ vốn theo hướng tăng tỷ trọng đầu tư vào VLĐ và giảm tỷ trọng đầu tư vào VCĐ. Tại thời điểm cuối năm 2014, tỷ trọng đầu tư vào VCĐ (67,9%) gấp đôi tỷ trọng đầu tư vào VLĐ (32,1%). Nhưng đến cuối năm 2015 tỷ trọng của VCĐ (52,1%) và VLĐ (47,9%) là gần bằng nhau. Cho thấy DN đã thay đổi một cách rõ rệt, với đặc điểm ngành nghề sản xuất nông phẩm, rượu… thì cơ cấu vốn thay đổi như trên là hoàn toàn hợp lý. Vốn lưu động tại thời điểm cuối năm 2015 chiếm tỷ trọng 47,9% tổng VKD, tăng so với thời điểm cuối năm 2014, cụ thể: + Hàng tồn kho là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn lưu động tại hai thời điểm cuối năm 2015 và cuối năm 2014. Vốn lưu động tăng chủ yếu là do sự gia tăng của hàng tồn kho, cụ thể, so với cuối năm 2014 thì cuối năm 2015 hàng tồn kho đã tăng 146,05%. Trong giai đoạn này, do ảnh hưởng của chính sách nhà nước dẫn đến việc tiêu thụ hàng hóa gặp nhiều khó khăn, đồng thời DN cũng có những chính sách dự trữ hàng tồn kho hợp lý để tiết kiệm chi phí sản xuất trong tương lai, cũng như đợi thời điểm để có thể bán hàng được giá như mong muốn. + Nợ phải thu: Tại thời điểm cuối năm 2015, các khoản phải thu ngắn hạn của chiếm tỷ trọng chiếm 19,54% giảm so với cuối năm 2014(28,39%) là 8,84%. Điều này chứng tỏ chính sách bán hàng mà DN đang áp dụng mang lại hiệu quả không nhỏ giúp DN giảm nguy cơ nợ phải thu khó đòi hoặc rủi ro không thu hồi được nợ, mức vốn bị chiếm dụng đang giảm xuống. + Tiền và Tài sản ngắn hạn khác cuối năm 2015 so với đầu năm 2015 đều tăng. Trong đó tiền và các khoản tương đương tiền tăng 148 trđ, tương
  • 56. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Bùi Thị Hà Lớp: CQ50/11.0549 ứng 13,42%, doanh nghiệp có mức độ vay nợ và chiếm dụng vốn cao và tăng thì việc chủ động tăng dự trữ tiền nhằm đảm bảo chủ động trong thanh toán nhanh là cần thiết. Phần tài sản ngắn hạn khác tăng là do phát sinh phải trả dài hạn khác trong năm 2015, đó là phần vay dài hạn từ các cá nhân là ông Bùi Văn Chiến (3700 triệu đồng) và ông Nguyễn Thanh Nhị (4100 triệu đồng). 2.2.1.2 Tình hình nguồn vốn kinh doanh trong thời gian qua Vốn kinh doanh luôn được huy động từ những nguồn vốn nhất định. Vì vậy cơ cấu nguồn vốn hợp lý là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Qua bảng 02, ta thấy nguồn hình thành vốn kinh doanh cũng có sự biến động cả về quy mô lẫn cơ cấu. Tổng nguồn vốn của công ty cuối năm 2015 là 50972 trđ, tăng 11190 trđ tương ứng 28,13% chứng tỏ quy mô tài chính của công ty là nhỏ và tăng đột biến vào cuối năm 2015, đây là cơ sở để tài trợ mở rộng kinh doanh cho DN. Cơ cấu nguồn vốn chú trọng về huy động nợ và xu hướng này càng tăng về cuối năm 2015 khi nợ phải trả tăng 10692 trđ (40,35%) và tỷ trọng tăng 6,36% ( từ 66,6% lên 72,96%), chính sách huy động vốn làm khả năng tự chủ về tài chính giảm, rủi ro tài chính tăng. Tuy nhiên, nếu khả năng sinh lời cơ bản của DN đang đạt mức cao hơn so với chi phí sử dụng vốn vay thì đây là cơ hội để tận dụng lợi ích từ đòn bẩy tài chính nhằm khuếch đại ROE. Nợ phải trả của DN cuối năm 2015 là 37188 triệu đồng, đã tăng so với đầu năm là 10692 triệu đồng, tương ứng tăng 40,35%. Trong đó: + Nợ dài hạn cuối năm 2015 là 10016 triệu đồng, tăng 6126 triệu đồng, tương ứng tăng 157,48% so với đầu năm, đây là chỉ tiêu có tỷ trọng thấp nhưng là chỉ tiêu tăng chủ yếu trong tổng nợ. Chính sách huy động nợ dài hạn với mục đích tài trợ cho đầu tư tăng TSCĐ giảm áp lực thanh toán cũng như áp lực trả nợ trong ngắn hạn, nó cũng chứng tỏ uy tín của DN trong việc huy