SlideShare a Scribd company logo
1 of 113
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.10i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế
của đơn vị thực tập.
Tác giả luận văn tốt nghiệp
(Ký và ghi rõ họ tên)
Nguyễn Thùy Linh
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.10ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................... i
MỤC LỤC ................................................................................................. ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................vii
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG
VÀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP....................... 4
1.1: Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp ....... 4
1.1.1: Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động của doanh nghiệp ...................... 4
1.1.2: Phân loại vốn lưu động của doanh nghiệp........................................... 5
1.1.3: Nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp.............................. 6
1.2: Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp ............................................... 6
1.2.1: Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp .......... 6
1.2.2: Nội dung quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp .............................. 8
1.2.3:Các chỉ tiêuđánh giá tình hìnhquảntrị vốn lưu độngcủadoanh nghiệp .... 18
1.2.4: Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp . 24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG
TY TNHH XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI HỮU HUỆ.......................... 27
2.1: Quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động kinh doanh của
công ty TNHH xây dựng và thương mại Hữu Huệ...................................... 27
2.1.1: Quá trình thành lập và phát triển ...................................................... 27
2.1.2: Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty TNHH xây dựng và
thương mại Hữu Huệ ................................................................................ 29
2.1.3: Khái quát tình hình tài chính của công ty.......................................... 39
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.10iii
2.2: Thực trạng quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH xây dựng và thương
mại Hữu Huệ............................................................................................ 57
2.2.1: Thực trạng VLĐ và phân bổ VLĐ.................................................... 57
2.2.2: Thực trạng nguồn VLĐ và tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động...... 59
2.2.3: Thực trạng về xác định nhu cầu vốn lưu động của công ty................. 60
2.2.4: Thực trạng quản trị vốn bằng tiền..................................................... 62
2.2.5: Thực trạng về quản trị vốn tồn kho dự trữ......................................... 69
2.2.6: Thực trạng về quản trị nợ phải thu.................................................... 72
2.2.7: Thực trạng về hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn.............................. 79
2.3: Đánh giá chung về công tác quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH xây
dựng và thương mại Hữu Huệ ................................................................... 82
2.3.1: Những kết quả đạt được................................................................... 82
2.3.2: Những hạn chế và nguyên nhân khắc phục....................................... 82
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN
TRỊ VLĐ TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI HỮU
HUỆ......................................................................................................... 85
3.1: Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty TNHH xây dựng và
thương mại Hữu Huệ trong thời gian tới .................................................... 85
3.1.1: Bối cảnh kinh tế xã hội.................................................................... 85
3.1.2: Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty.................................. 86
3.2: Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty
TNHH xây dựng và thương mại Hữu Huệ.................................................. 88
3.2.1: Nâng cao năng lực dự báo góp phần xác định chính xác nhu cầu vốn
lưu động của công ty................................................................................. 88
3.2.2: Tăng cường công tác quản trị vốn bằng tiền của công ty ................... 90
3.2.3: Điều chỉnh lại tỉ trọng các bộ phận trong cơ cấu vốn tồn kho dự trữ... 92
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.10iv
3.2.4: Phân tích, đánh giá toàn diện uy tín của khách hàng và chú trọng các
biện pháp tổ chức thu hồi nợ có hiệu quả ................................................... 94
3.2.5: Một số giải pháp khác...................................................................... 96
3.3: Điều kiện thực hiện các giải pháp ....................................................... 97
3.3.1. Điều kiện thực hiện giải pháp........................................................... 97
3.3.2. Một số kiến nghị đối với doanh nghiệp............................................. 98
KẾT LUẬN.............................................................................................100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................102
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.10v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DTT : Doanh thu thuần
KNTT : Khả năng thanh toán
NWC : Nguồn vốn lưu động thường xuyên
SXKD : Sản xuất kinh doanh
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
TSCĐ : Tài sản cố định
TSDH : Tài sản dài hạn
TSLĐ : Tài sản lưu động
TSLĐTX : Tài sản lưu động thường xuyên
TSNH : Tài sản ngắn hạn
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.10vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Bảng kỹ sư, kỹ thuật viên .......................................................... 36
Bảng 2.2: Bảng công nhân kỹ thuật các chuyên đề..................................... 36
Bảng 2.3: Bảng kê máy móc, thiết bị của công ty....................................... 37
Bảng 2.4: Bảng phân tích cơ cấu và biến động của tài sản........................... 43
Bảng 2.5: Bảng phân tích cơ cấu và biến động nguồn vốn .......................... 46
Bảng 2.6: Bảngphântíchtình hìnhbiếnđộngdoanh thu, chiphí, lợi nhuận........ 49
Bảng 2.7: Bảng phân tích khả năng thanh toán........................................... 52
Bảng 2.8: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản..................... 53
Bảng 2.9: Bảng phân tích hiệu suất hoạt động............................................ 54
Bảng 2.10: Bảng phân tích hiệu quả hoạt động........................................... 55
Bảng 2.11: Cơ cấu và sự biến động của các bộ phận trong VLĐ ................. 57
Bảng 2.12: Bảng xác định nguồn vốn lưu động thường xuyên..................... 59
Bảng 2.13: Xác định nhu cầu vốn lưu động năm 2014, 2015...................... 61
Bảng 2.14: Kết cấu vốn bằng tiền của công ty............................................ 62
Bảng 2.15 : Hệ số khả năng thanh toán bìnhquân trong ngành xây dựng Việt
Nam năm 2015 ......................................................................................... 64
Bảng 2.16: Hệ số khả năng thanh toán của công ty..................................... 65
Bảng 2.17: Hệ số tạo tiền của doanh nghiệp............................................... 68
Bảng 2.18: Bảng kết cấu vốn tồn kho dự trữ............................................... 69
Bảng 2.19: Hệ số đánh giá tình hình quản trị vốn tồn kho dự trữ trung bình
ngành xây dựng Việt Nam năm 2015......................................................... 71
Bảng 2.20: Các hệ số dánh giá quản lý hàng tồn kho .................................. 71
Bảng 2.21: Cơ cấu và biến động các khoản phải thu của công ty................. 73
Bảng 2.22: Tình hình quản trị các khoản phải thu củacông ty........................ 76
Bảng 2.23: Chênh lệch giữa vốn chiếm dụng và vốn bị chiếm dụng ............ 78
Bảng 2.24: Bảng hiệu suất và hiệu quả sửdụng vốn...................................... 80
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.10vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Vị trí của nguồn vốn lưu động thường xuyên trong tương quan giữa
tài sản và nguồn vốn ................................................................................... 9
Hình 1.2: Mô hình tài trợ thứ nhất của doanh nghiệp.................................. 10
Hình 1.3: Mô hình tài trợ thứ hai của doanh nghiệp.................................... 10
Hình 1.4: Mô hình tài trợ thứ ba của doanh nghiệp..................................... 11
Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lí công ty..................................................... 31
Hình 2.2: Sơ đồ bộ máy tổ chức hiện trường .............................................. 33
Hình 2.3: Sơ đồ bộ máy kế toán................................................................. 35
Hình 2.4:Tình hìnhbiến độngcủacác bộ phậntrongvốnbằng tiền................... 63
Hình 2.5:Sựbiến độngcủacác hệ số phản ánh khả năngthanhtoán.................. 66
Hình 2.6: Sự biến động của các hệ số đánh giá HTK ................................. 72
Hình 2.7: Sự biến động của các hệ số đánh giá tình hình quản trị các khoản nợ
phải thu.................................................................................................... 77
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.101
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng đã tác động và
làm thay đổi cục diện của nền kinh tế thế giới so với những năm trước đó.
Ngày 11/1/2007, Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO, đã
đánh dấu một bước ngoặt quan trọng đối với đất nước nói chung và nền kinh
tế Việt Nam nói riêng. Sự gia nhập WTO đã mở ra không chỉ là những cơ hội
mà còn là thách thức mà các nước thành viên, trong đó có Việt Nam cần phải
vượt qua để phát triển bền vững. Trong bối cảnh như vậy, các doanh nghiệp
muốn đứng vững và phát triển được thì cần phải thay đổi, nhanh chóng bắt
kịp xu hướng thị trường. Để làm được điều đó thì một trong những vấn đề mà
các doanh nghiệp phải quan tâm hàng đầu đó là quản trị tài chính doanh
nghiệp. Bài toán về việc sử dụng vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn luôn
là bài toán khiến các nhà quản trị phải bận tâm. Bất kỳ doanh nghiệp nào khi
bắt tay vào sản xuất hay xem xét một phương án kinh doanh đều quan tâm
đầu tiên đến vốn kinh doanh của mình và sử dụng vốn một cách tiết kiệm.
Muốn vậy, công tác tài chính của doanh nghiệp phải được thực hiện một cách
đầy đủ, chính xác kịp thời và đảm bảo thực hiện đúng chế độ chính xác.
Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH xây dựng và thương mại
Hữu Huệ, là một doanh nghiệp có lĩnh vực hoạt động chính là xây dựng -
ngành kinh tế đặc thù mà trong quá trình hoạt động kinh doanh thì các khoản
phải thu và hàng tồn kho luôn chiếm một tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu tài sản
của doanh nghiệp. Hơn nữa, trong quá trình thực tập em nhận thấy rằng hiệu
quả sử dụng vốn lưu động của công ty TNHH xây dựng và thương mại Hữu
Huệ còn gặp nhiều hạn chế. Đứng trên thực tế như vậy, em đã mạnh dạn lựa
chọn đề tài “ Giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của Công ty
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.102
TNHH xây dựng và thương mại Hữu Huệ’’ làm đề tài cho chuyên đề thực
tập của mình,mong góp một phần nào đó cho việc sử dụng vốn kinh doanh
nói chung và vốn lưu động nói riêng của công ty ngày càng hiệu quả hơn.
2. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: công ty TNHH xây dựng và thương mại Hữu
Huệ.
- Mục tiêu nghiên cứu: lý luận và thực trạng quản trị vốn lưu động tại công
ty TNHH xây dựng và thương mại Hữu Huệ, từ đó nêu ra những điểm còn
hạn chế cần khắc phục và đề ra giải pháp.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình vốn lưu động và sử dụng vốn lưu
động tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Hữu Huệ trong hai năm:
2014 và 2015.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu từ lý luận cho đến thực
tiễn, bao gồm: phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp phân tích số liệu,
phương pháp so sánh thời gian (giữa kỳ này với kỳ trước), phương pháp so
sánh theo không gian (giữa doanh nghiệp thực tập với mức trung bình ngành),
phương pháp tỷ số…
5. Kết cấu của luận văn tốt nghiệp:
Ngoài phần mở đầu và phần kết thúc, bố cục luận văn có 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về vốn lưu động và quản trị vốn lưu
động của doanh nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.103
Chương 2: Thực trạng quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH xây dựng và
thương mại Hữu Huệ.
Chương 3: Một số giảipháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động
tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Hữu Huệ.
Do thời gian thực tập, điều kiện nghiên cứu và trình độ kiến thức còn hạn
chế nên mặc dù đã cố gắng nhưng đề tài nghiên cứu của em còn nhiều thiếu
sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo trong bộ môn, ban
lãnh đạo công ty TNHH xây dựng và thương mại Hữu Huệ và các bạn để đề
tài nghiên cứu của em được hoàn thiện.
Em xin trân thành cảm ơn giảng viên hướng dẫn TS. Đoàn Hương Quỳnh,
ban lãnh đạo công ty TNHH xây dựng và thương mại Hữu Huệ, các anh chị
cán bộ chuyên viên phòng kế toán – tài chính và các thầy cô giáo giảng viên
học viện tài chính đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.104
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ QUẢN
TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
1.1: Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp
1.1.1:Khái niệm và đặcđiểm vốn lưu động của doanh nghiệp
1.1.1.1:Kháiniệm vốn lưu động
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, ngoài tài sản cố định
(TSCĐ) các doanh nghiệp cần có các tài sản lưu động (TSLĐ). Căn cứ vào
phạm vi sử dụng, TSLĐ của doanh nghiệp thường được chia thành: TSLĐ sản
xuất và TSLĐ lưu thông.
- TSLĐ sản xuất gồm: Nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên
liệu, phụ tùng thay thế đang trong quá trình dự trữ sản xuất và các loại sản
phẩm dở dang, bán thành phẩm đang trong quá trình sản xuất.
- TSLĐlưu thônggồm:Các loạitài sản đang nằm trong quá trình lưu thông
như thành phẩm trong kho chờ tiêu thụ, các khoản phải thu, vốn bằng tiền.
Trong quá trình kinh doanh, TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông luôn vận
động, chuyển hóa, thay thế đổi chỗ cho nhau, đảm bảo cho quá trình sản xuất
kinh doanh được diễn ra nhịp nhàng, liên tục.
Để hình thành TSLĐ, doanh nghiệp phải ứng ra một số vốn tiền tệ nhất
định để mua sắm các tài sản đó, số vốn này được gọi là vốn lưu động của
doanh nghiệp.
“Vốn lưu động là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để
đầu tư hình thành nên các TSLĐ thường xuyên cần thiết cho hoạt động
SXKD của doanh nghiệp.”
1.1.1.2:Đặcđiểm vốn lưu động của doanh nghiệp
- VLĐ luôn thay đổi hình thái biểu hiện trong quá trình chu chuyển giá trị
quacác giai đoạnSXKDcủa doanh nghiệp: Từ hình thái vốn tiền tệ ban đầu trở
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.105
thành vật tư, hàng hóa dự trữ sản xuất, tiếp đến sản phẩm dở dang, bán thành
phẩm, thành phẩm và cuối cùng lại quay trở về hình thái vốn bằng tiền.
- VLĐ dịch chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần vào giá trị sản
phẩm hàng hóa, dịch vụ sản xuất ra và thu hồi lại toàn bộ khi doanh nghiệp
thu được tiền bán sản phẩm hàng hóa, dịch vụ và kết thúc chu kỳ kinh doanh.
- VLĐ hoàn thành một vòng tuần hoàn sau mỗi chu kỳ kinh doanh: Tại
cùng một thời điểm vốn lưu động trong doanh nghiệp đều tồn tại ở nhiều hình
thái biểu hiện với những tính chất, vai trò khác nhau đối với hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp cần có biện pháp để
quản trị VLĐ một cách hợp lý. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần chú trọng
áp dụng một số công cụ và chính sách cần thiết để qua đó có thể đẩy nhanh
vòng quay VLĐ, rút ngắn thời gian kỳ luân chuyển VLĐ, xây dựng cấu trúc
nguồn vốn ngắn hạn nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
1.1.2:Phân loại vốn lưu động của doanhnghiệp
1.1.2.1: Phân loại theo hình thái biểu hiện của vốn lưu động
- Vốn vật tư, hàng hóa: Vốn tồn kho nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang
và bán thành phẩm, thành phẩm.
- Vốn bằng tiền và các khoản phải thu: Vốn bằng tiền gồm có: Tiền mặt
tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển. Các khoản phải thu gồm có:
Phải thu của khách hàng, phải thu tạm ứng, phải thu nội bộ, phải thu khác.
Cách phân loại này giúp doanh nghiệp đánh giá mức dự trữ tồn kho và
khả năng thanh toán, tính thanh khoản của các tài sản đầu tư trong doanh
nghiệp; giúp nhà quản lý nhận biết được vai trò, tác dụng của từng bộ phận và
kết cấu vốn lưu động theo hình thái biểu hiện.
1.1.2.2: Phân loại theo vai trò của vốn lưu động
- VLĐ trong khâu dự trữ sản xuất: Vốn NVL chính, nguyên nhiên vật
liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ nhỏ dự trữ sản xuất.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.106
- Vốn lưu động trong khâu sản xuất: Vốn bán thành phẩm và sản phẩm
dở dang, vốn về chi phí trả trước.
- Vốn lưu động trong khâu lưu thông: Vốn thành phẩm, vốn trong thanh
toán, vốn đầu tư ngắn hạn, vốn bằng tiền.
Việc đánh giá tình hình phân bổ vốn trong các khâu của quá trình luân
chuyển vốn ở doanh nghiệp được chính xác và phù hợp; là cơ sở nền tảng
quan trọng để doanh nghiệp đưa ra giải pháp quản lý vốn hiệu quả; quyết định
lựa chọn cơ cấu vốn đầu tư hợp lý đảm bảo sự cân đối về năng lực giữa các
giai đoạn trong quá trình SXKD; góp phần làm tăng tốc độ luân chuyển vốn.
1.1.3:Nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp
Nguồn hình thành VLĐ bao gồm: nguồn ngắn hạn (nguồn vốn tạm
thời), nguồn dài hạn (nguồn vốn thường xuyên). Nguồn vốn bao gồm:
- Nguồn vốn lưu động thường xuyên: là nguồn vốn ổn định có tính chất
dài hạn để hình thành hay tài trợ cho tài sản lưu động thường xuyên cần thiết
trong hoạt động kinh doanh của nhằm đảm bảo tính liên tục của hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp.
- Nguồn vốn lưu động tạm thời: là nguồn vốn ngắn hạn tài trợ cho tài sản
lưu động của doanh nghiệp nhằm đáp ứng những biến động tăng giảm theo
chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, để quyết định lựa chọn nguồn tài trợ nào doanh nghiệp
cũng cần phải xem xét tới các yếu tố khác như: dòng tiền chiết khấu, tỷ lệ
chiết khấu, chi phí huy động nguồn tài trợ và chi phí cơ hội để từ đó có thể
đưa ra những quyết định phù hợp.
1.2:Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp
1.2.1:Khái niệm và mụctiêu quản trị vốn lưu động của doanhnghiệp
1.2.1.1: Khái niệm quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp
Quản trị là hoạt động có hướng đíchcủa chủ thể quản lý lên đốitượng quản lý.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.107
Quản trị tài chính doanh nghiệp là việc lựa chọn, đưa ra quyết định và tổ
chức thực hiện các quyết định tài chính nhằm đạt được các mục tiêu hoạt
động của doanh nghiệp. Như vậy, có thể hiểu rằng:
“Quản trị vốn lưu động là quá trình phân tích, hoạch định, lựa chọn,
ra các quyết định, tổ chức thực hiện song song với việc kiểm soát, điều
chỉnh một cách hợp lý các quyết định tài chính ngắn hạn liên quan trực
tiếp tới vốn lưu động trong doanh nghiệp đểqua đó nâng caohiệu quả hoạt
động sản xuấtkinhdoanhcũng như thực hiện được mụctiêu tối đa hóa giá
trị cho doanh nghiệp”.
1.2.1.2: Mục tiêu quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp
- Xác định đúng nhu cầu vốn lưu động cần thiết để đảm bảo cho hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành bình thường, liên
tục. Tránh tình trạng doanh nghiệp bị đình trệ, gián đoạn hay tình trạng vốn bị
ứ đọng, sử dụng vốn lãng phí, kém hiệu quả.
- Xác định quy mô vốn tồn kho dự trữ, các nhân tố ảnh hưởng đến vốn
tồn kho dự trữ để có biện pháp quản lý phù hợp tránh tình trạng vật tư hàng
hóa ứ đọng, chậm luân chuyển, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp diễn ra bình thường, góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển
VLĐ.
- Xác định đúng đắn mức dự trữ tiền mặt hợp lý, tối thiểu để đáp ứng các
nhu cầu chi tiêu bằng tiền mặt của doanh nghiệp trong kỳ. Quản lý chặt chẽ
các khoản phải thu tiền mặt tránh bị mất mát, lợi dụng. Chủ động lập kế
hoạch lưu chuyển tiền tệ hàng năm, có biện pháp cân đối thu chi tiền mặt, sử
dụng có hiệu quả nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi.
- Xác định chính sách bán chịu hợp lý đối với từng khách hàng. Phân
tích uy tín của khách hàng mua chịu để tránh tổn thất do các khoản nợ không
có khả năng thu hồi.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.108
1.2.2:Nội dung quảntrị vốn lưu động của doanh nghiệp
1.2.2.1: Xác định nhu cầu vốn lưu động và tổ chức nguồn vốn lưu động
Xác định nhu cầu vốn lưu động
Để một doanh nghiệp hoạt động thường xuyên, liên tục đòi hỏi doanh
nghiệp đó phải có một lượng vốn lưu động cần thiết để đáp ứng các yêu cầu
mua sắm vật tư dự trữ, bù đắp chênh lệch các khoản phải thu, phải trả giữa
doanh nghiệp với khách hàng. Đó chính là nhu cầu vốn lưu động thường
xuyên, cần thiết của doanh nghiệp.
“Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết là số vốn lưu động tối
thiểu cần thiết phải có để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp được tiến hành bình thường, liên tục.”
Nhu cầu VLĐ = Vốn hàng tồn kho + Nợ phải thu – Nợ phải trả nhà
cung cấp
Trong đó, nhu cầu vốn tồn kho là số vốn tối thiểu cần thiết dùng để dự
trữ nguyên nhiên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm
của doanh nghiệp.
Nhu cầu VLĐ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như:
Quy mô kinh doanh của doanh nghiệp
Đặc điểm, tính chất ngành nghề kinh doanh
Sự biến động của giá cả, vật tư, hàng hóa trên thị trường
Trình độ tổ chức, quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp
Tổ chức nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp
 Nội dung:Nguồn vốn lưu động thường xuyên là nguồn vốn ổn định có
tính chất dài hạn để hình thành hay tài trợ cho tài sản lưu động (TSLĐ)
thường xuyên cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Nguồn vốn lưu động thường xuyên (NWC)
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.109
NWC = Nguồn vốn dài hạn - Tài sản dài hạn
NWC = Tài sản ngắn hạn - Nợ phải trả ngắn hạn
Hình 1.1: Vị trí của nguồn vốn lưu động thường xuyên trong tương quan
giữa tài sản và nguồn vốn
Các mô hình tài trợ vốn của doanh nghiệp:
 Mô hình tài trợ thứ nhất: Toàn bộ tài sản cố định và tài sản lưu động
thường xuyên được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, toàn bộ tài sản
lưu động tạm thời được tài trợ bằng nguồn vốn tạm thời.
- Ưu điểm: xác lập được sự cân bằng về thời gian sử dụng tài sản với thời
gian huy động nguồn tài trợ; hạn chế những rủi ro trong thanh toán; mức độ
an toàn cao hơn, giảm bớt được chi phí sử dụng vốn.
- Nhược điểm: chưa tạo ra sự linh hoạt trong tổ chức sử dụng vốn,
thường vốn nào nguồn ấy, tính chắc chắn được đảm bảo hơn song kém linh
hoạt hơn.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.1010
Hình 1.2: Mô hình tài trợ thứ nhất của doanh nghiệp
 Mô hình tài trợ thứ hai: Toàn bộ TSCĐ và TSLĐ thường xuyên và
một phần TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, một
phần TSLĐ tạm thời, còn lại được đảm bảo bằng nguồn VLĐ tạm thời.
Hình 1.3: Mô hình tài trợ thứ hai của doanh nghiệp
Tiền
Thời gian
TSLĐ TX
TSCĐ
TSLĐ tạm
thời
Nguồnvốntạm
thời
Nguồn vốn
thường xuyên
Tiền
Thời gian
TSLĐ TX
TSCĐ
TSLĐ tạm
thời
Nguồnvốntạm
thời
Nguồn vốn
thường xuyên
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.1011
- Ưu điểm: sử dụng mô hình này đảm bảo khả năng thanh toán và độ an
toàn ở mức cao.
- Nhược điểm: việc sử dụng nhiều khoản vay trung và dài hạn làm chi
phí sử dụng vốn cao hơn.
 Mô hình tài trợ thứ ba: Toàn bộ TSCĐ và một phần TSLĐ thường
xuyên được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, còn một phần TSLĐ
thường xuyên và TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn VLĐ tạm thời.
Hình 1.4: Mô hình tài trợ thứ ba của doanh nghiệp
- Ưu điểm: chi phí sử dụng vốn sẽ hạ thấp hơn vì sử dụng nhiều hơn
nguồn vốn tín dụng ngắn hạn, việc sử dụng vốn sẽ linh hoạt hơn.
- Nhược điểm: mang lại rủi ro cao hơn cho doanh nghiệp nếu có những
biến động bất thường trong sản xuất kinh doanh.
Trên thực tế mô hình này thường được các doanh nghiệp lựa chọn nhiều
hơn vì nguồn tín dụng ngắn hạn cũng được xem như dài hạn vì khoản này có
tính chất chu kỳ.
Tiền
Thời gian
TSCĐ
TSLĐ tạm
thời
Nguồnvốntạm
thời
Nguồn vốn
thường xuyên
TSLĐ TX
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.1012
 Phương pháp xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp như sau:
a. Phương pháp trực tiếp: xác định trực tiếp nhu cầu cho HTK, các
khoản phải thu, phải trả nhà cung cấp rồi tập hợp lại thành tổng nhu cầu
VLĐ.
 Xác định nhu cầu vốn hàng tồn kho:
- Nhu cầu vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: Bao gồm nhu cầu
vốn dự trữ nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế…
- Nhu cầu VLĐ dự trữ trữ trong khâu sản xuất: Bao gồm nhu cầu vốn để
hình thành các SP dở dang, bán thành phẩm, các khoản chi phí trả trước. Nhu
cầu này nhiều hay ít phụ thuộc vào chi phí sản xuất bình quân một ngày, độ
dài chu kỳ sản xuất sản phẩm, mức độ hoàn thành các SP dở, bán thành phẩm.
- Nhu cầu vốn lưu động dự trữ trong khâu lưu thông: Bao gồm vốn dự
trữ thành phẩm, vốn phải thu, phải trả.
+ Nhu cầu vốn thành phẩm là số vốn tối thiểu dùng để hình thành
lượng dự trữ thành phẩm tồn kho, chờ tiêu thụ.
+ Nhu cầu vốn nợ phải thu: Nợ phải thu là khoản vốn bị khách hàng chiếm
dụng hoặc do doanh nghiệp chủ động bán chịu hàng hóa cho khách hàng.
+ Xác định nhu cầu vốn nợ phải trả nhà cung cấp: Nợ phải trả là khoản
vốn doanh nghiệp mua chịu hàng hóa hay chiếm dụng của khách hàng.
Tổngnhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp được xác định như sau:
𝐕𝐯𝐥đ = (𝐕𝐇𝐓𝐊 + 𝐕𝐬𝐱 + 𝐕𝐭𝐩)+(𝐕𝐩𝐭 - 𝐕𝐩𝐭𝐫)
 Ưu điểm phương pháp: phản ánh rõ nhu cầu VLĐ từng loại vật tư
hàng hóa; từng khâu kinh doanh, do vậy tương đối sát với nhu cầu của DN.
 Nhược điểm của phương pháp: tính toán phức tạp, mất nhiều thời
gian trong xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp.
b. Phương pháp gián tiếp:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.1013
Phương pháp điều chỉnh tỷ lệ phần trăm nhu cầu vốn lưu động so với
năm báo cáo: dựa vào thực tế nhu cầu VLĐ năm báo cáo và điều chỉnh nhu
cầu theo quy mô kinh doanh và tốc độ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch.
Vkh= Vbc ×
𝑴𝒌𝒉
𝑴𝒃𝒄
× (1+ t%)
Trong đó:
VKH: VLĐ năm kế hoạch
Mkh: Mức luân chuyển VLĐ năm kế hoạch
Mbc: Mức luân chuyển VLĐ năm báo cáo
t%: Tỷ lệ rút ngắn kỳ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch
t% =
𝐾𝑘ℎ−𝐾𝑏𝑐
𝐾𝑏𝑐
× 100%
Trong đó:
t%: Tỷ lệ rút ngắn kỳ luân chuyển
Kkh: Kỳ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch
Kbc: Kỳ luân chuyển VLĐ năm báo cáo
Phương pháp dựa vàotổng mức luân chuyển vốn và tốc độ luân chuyển
vốn năm kế hoạch: nhu cầu VLĐ được xác định căn cứ vào tổng mức luân
huyển VLĐ (hay DTT) và tốc độ luân chuyển VLĐ dự tính của năm kế hoạch.
VKH =
𝑴𝒌𝒉
𝑳𝒌𝒉
Trong đó:
Mkh: Tổng mức luân chuyển vốnnăm kế hoạch(doanh thu thuần)
Lkh: Số vòng quay VLĐ năm kế hoạch
Phương pháp dựa vào tỷ lệ phần trăm trên doanh thu: dựa vào sự biến
động theo tỷ lệ trên doanh thu của các yếu tố cấu thành vốn lưu động năm báo
cáo để xác định nhu cầu vốn lưu động theo doanh thu năm kế hoạch.
- Bước1:Tínhsố dưbìnhquâncáckhoảnmục trongBCĐKT kỳ thực hiện.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.1014
- Bước 2: Lựa chọn các khoản mục TSNH và nguồn vốn chiếm dụng
trong BCĐKT chịu sự tác động trực tiếp và có quan hệ chặt chẽ với doanh thu
và tính tỷ lệ phần trăm các khoản mục đó so với doanh thu thực hiện trong kỳ.
- Bước3:Sửdụng tỷ lệ phần trăm của các khoản mục trên DT để ước tính
nhu cầu VLĐ tăng thêm cho năm kế hoạchtrêncơ sở DT dự kiến năm kế hoạch.
+ Nhu cầu vốn lưu động tăng thêm= doanh thu tăng thêm × tỷ lệ %
nhu cầu vốn lưu động so với doanh thu.
+ Doanh thu tăng thêm= Doanh thu kỳ kế hoạch- doanh thu kỳ báo cáo
+ Tỷ lệ % nhu cầu VLĐ so với doanhthu = Tỷ lệ % khoản mục TSLĐ
so với doanh thu – tỷ lệ % nguồn vốn chiếm dụng so với doanh thu.
1.2.2.2: Tổ chức phân bổ VLĐ
 Vai trò của phân bổ vốn lưu động: Giúp doanh nghiệp sử dụng vốn
một cách tiết kiệm, hiệu quả, đáp ứng được đầy đủ và kịp thời nhu cầu vốn
lưu động để hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục và bình thường.
Việc phân tích kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp theo các tiêu thức phân
loại để hiểu rõ hơn những đặc điểm riêng về số vốn lưu động mà mình đang
quản lý và sử dụng. Từ đó xác định đúng đắn các trọng điểm và biện pháp
quản trị vốn lưu động có hiệu quả hơn, phù hợp với điều kiện cụ thể của
doanh nghiệp.
 Nội dung của phân bổ vốn lưu động: Bên cạnh công tác quản trị
nguồn vốn lưu động thì công tác phân bổ, sử dụng nguồn vốn làm sao cho
hợp lý, hiệu quả nhất cũng là một yếu tố rất quan trọng trong công tác quản trị
vốn lưu động tại các doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp cần có công tác quản trị phù hợp để tạo ra một cơ cấu
tài sản lưu động hợp lý, cân đối. Một mặt đảm bảo đủ lượng tài sản lưu động
cho từng bộ phận để phục vụ cho quá trính sản xuất kinh doanh, mặt khác cần
duy trì các tài sản ở một lượng vừa đủ, hợp lý để tránh tình trạng dư thừa,
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.1015
lãng phí gây ra tình trạng ứ đọng nguồn vốn, đẩy chi phí sử dụng vốn lên cao.
Tài sản lưu động này bao gồm:
- Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: vốn nguyên, vật liệu chính;
vốn vật liệu phụ; vốn nhiên liệu; vốn phụ tùng thay thế; vốn vật đóng gói; vốn
công cụ dụng cụ nhỏ.
- Vốn lưu động trong khâu trực tiếp sản xuất: vốn sản phẩm đang chế
tạo; vốn về chi phí trả trước.
- Vốn lưu động khâu lưu thông: vốn thành phẩm; vốn bằng tiền; vốn
trong thanh toán; các khoản vốn đầu tư ngắn hạn về chứng khoán và cho vay
ngắn hạn.
1.2.2.3: Quản trị vốn bằng tiền
 Nội dung:
- Vốn bằng tiền (gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển là một bộ
phận cấu thành tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Đây là loại tài sản có tính thanh
khoản cao nhất và quyết định khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
- Vốn bằng tiền bản thân nó không tự sinh lời, nó chỉ được sinh lời khi
đầu tư sử dụng vào một mục đích nhất định.
- Vốn bằng tiền có tính thanh khoản cao nên cũng dễ bị thất thoát, gian
lận, lợi dụng.
- Quản trị vốn bằng tiền của doanh nghiệp có yêu cầu cơ bản là vừa phải
đảm bảo sự an toàn tuyệt đối, đem lại khả năng sinh lời cao nhưng đồng thời
cũng phải đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt của doanh
nghiệp. Như vậy khi có tiền mặt nhàn rỗi, doanh nghiệp có thể đầu tư vào
chứng khoán ngắn hạn, cho vay hay gửi tiền vào ngân hàng để thu lợi nhuận.
Ngược lại khi cần tiền mặt, doanh nghiệp có thể rút tiền gửi ngân hàng, bán
chứng khoán hoặc đi vay ngắn hạn ngân hàng để có tiền mặt sử dụng.
- Trong doanh nghiệp, thường lưu giữ vốn bằng tiền nhằm:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.1016
Đáp ứng các yêu cầu giao dịch, thanh toán hàng ngày như trả tiền mua
hàng, trả tiền lương, tiền công, thanh toán cổ tức hay nộp thuế…
Giúp doanh nghiệp nắm bắt các cơ hội đầu tư sinh lời hoặc kinh doanh
nhằm tối đa hóa lợi nhuận.
Từ nhu cầu dự phòng hoặc khắc phục rủi ro bất ngờ có thể xảy ra gây
ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Quản trị vốn bằng tiền trong doanh nghiệp gồm các nội dung chủ yếu sau:
Xác định đúng đắn mức dự trữ tiền mặt hợp lý, tối thiểu để đáp ứng các
nhu cầu chi tiêu bằng tiền mặt của doanh nghiệp trong kỳ.
Quản lý chặt chẽ các khoản thu chi tiền mặt
Chủ động lập và thực hiện kế hoạch lưu chuyển tiền tệ hàng năm, thực
hiện dự báo và quản lý có hiệu quả các dòng tiền nhập, xuất ngân quỹ trong
từng thời kì để chủ động đáp ứng yêu cầu thanh toán nợ của doanh nghiệp khi
đáo hạn.
1.2.2.4: Quản trị nợ phải thu
 Nội dung:
- Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu
hàng hóa hoặc dịch vụ. Hầu hết các doanh nghiệp đều có các khoản nợ phải
thu nhưng với quy mô, mức độ khác nhau. Nếu các khoản phải thu quá lớn,
tức số vốn bị chiếm dụng cao, hoặc không kiểm soát nổi sẽ ảnh hưởng xấu
đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Quản trị khoản phải thu liên quan đến sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi
ro trong bán chịu hàng hóa. Nếu không bán chịu hàng hóa, dịch vụ doanh
nghiệp sẽ mất đi cơ hội tiêu thụ sản phẩm, do đó, cũng mất đi cơ hội thu lợi
nhuận. Nhưng nếu khoản bán chịu quá mức sẽ làm tăng chi phí quản trị khoản
phải thu, làm tăng nguy cơ nợ phải thu khó đòi hoặc rủi ro không thu hồi
được nợ.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.1017
- Để quản trị các khoản phải thu, doanh nghiệp cần chú trọng:
Xác định chính sách bán chịu hợp lý đối với từng khách hàng
Phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu
Áp dụng các biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả thu hồi nợ
1.2.2.5: Quản trị hàng tồn kho
 Nội dung: Tồn kho dự trữ là những tài sản mà doanh nghiệp dự trữ để
đưa vào sản xuất hoặc bán ra sau này.
 Cách phân loại tồn kho dự trữ:
- Căn cứ vào vai trò của chúng: tồn kho nguyên vật liệu; tồn kho sản
phẩm sở dang, bán thành phẩm; tồn kho thành phẩm.
- Căn cứ vào mức độ đầu tư vốn: tồn kho có suất đầu tư vốn cao;tồn kho
có suất đầu tư vốn thấp; tồn kho có suất đầu tư vốn trung bình.
Việc hình thành lượng HTK đòi hỏi phải ứng trước một lượng tiền nhất
định gọi là vốn tồn kho dự trữ. Việc quản lý vốn tồn kho dự trữ rất quan trọng
bởi nó không những thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn lưu động
của doanh nghiệp mà quan trọng hơn là giúp doanh nghiệp tránh được tình
trạng vật tư hàng hóa ứ đọng, chậm luân chuyển, đảm bảo cho hoạt động diễn
ra bình thường, góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động.
 Các nhân tố ảnh hưởng:
Quy mô vốn tồn kho dự trữ chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi mức tồn kho dự
trữ của doanh nghiệp. Tuy nhiên từng loại tồn kho dự trữ lại có các nhân tố
ảnh hưởng khác nhau:
- Đối với tồn kho dự trữ nguyên vật liệu: quy mô sản xuất, khả năng sẵn
sàng cung ứng vật tư của trị trường, giá cả vật tư hàng hóa…
- Đối với các loại sản phẩm dở dang, bán thành phẩm: kỹ thuật, công
nghệ sản xuất, thời gian chế tạo sản phẩm, trình độ tổ chức sản xuất.
- Đối vớimức tồn khothànhphẩm:số lượngsảnphẩmtiêu thụ, sựphối hợp
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.1018
nhịp nhàng giữa khâu sản xuất và khâu tiêu thụ, sức mua của trị trường…
 Mô hình quản lý tồn kho EOQ:
Dựa trên cơ sở xem xét mối quan hệ giữa chi phí lưu trữ, bảo quản hàng
tồn kho và chi phí thực hiện các hợp đồng cung ứng. Mức đặt hàng kinh tế
được xác định như sau:
C=C1+C2
C=( Q/2 x c1) + ( Qn/Q x c2 )
Trong đó:
C: Tổng chi phí tồn kho
C1: Tổng chi phí lưu giữ tồn kho
C2: Tổng chi phí đặt hàng
c1: Chi phí lưu giữ, bảo quản đơn vị hàng tồn kho
c2: Chi phí một lần thực hiện hợp đồng cung ứng
Qn: Số lượng vật tư hàng hóa cần cung ứng trong năm
Q: Mức hàng đặt mỗi lần
QE: Mức đặt hàng kinh tế
- Mức đặt hàng kinh tế: Q = √ 𝟐𝐱 𝒄𝟐𝐱𝑸𝒏/𝒄𝟏𝟐
- Số lần cần cung ứng trong năm (Lc): Lc = Qn/QE
- Số ngày cung ứng cách nhau giữa 2 lần cung ứng (Nc): Nc = 360/ Lc
- Thời điểm tái đặt hàng (Qđh): Qđh = n x Qn/360
1.2.3:Cácchỉ tiêu đánhgiátình hình quảntrị vốn lưu động của doanh nghiệp
1.2.3.1. Chỉ tiêu phản ánh tình hình tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động:
Chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá tình hình tổ chức đảm bảo nguồn
VLĐ lànguồn vốn lưu động thường xuyên (NWC).
 Cách xác định NWC:
NWC = Tổng nguồn vốn thường xuyên của DN – Tài sản dài hạn
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.1019
NWC= Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá phương thức tài trợ vốn lưu động của
doanh nghiệp và thường được kết hợp với nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng
thanh toán để phân tích mức độ an toàn hay rủi ro tài chính trong hoạt động
của doanh nghiệp.
 Các trường hợp diễn biến của NWC:
- Trường hợp 1: NWC > 0  Tài sản ngắn hạn > Nợ ngắn hạn
=> DN sử dụng một phần nguồn vốn thường xuyên để tài trợ cho TSLĐ.
Điều này tạo ra một sự ổn định trong hoạt động kinh doanh của DN.
- Trường hợp 2: NWC < 0  Tài sản ngắn hạn < Nợ ngắn hạn
=> Toàn bộ TSLĐ và một phần tài sản cố định được tài trợ bằng nguồn
vốn ngắn hạn. Đây là dấu hiệu của việc doanh nghiệp sử dụng vốn sai, tạo ra
sự mạo hiểm trong kinh doanh khi cán cân thanh toán mất thăng bằng, hệ số
thanh toán nợ ngắn hạn <1.
- Trường hợp 3: NWC = 0  Tài sản ngắn hạn = Nợ ngắn hạn
=> Toàn bộ tài sản cố định được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn và toàn
bộ tài sản lưu động được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn. Không tạo ra được
tính ổn định trong kinh doanh, vẫn ẩn chứa một sự mạo hiểm nhất định.
1.2.3.2. Chỉ tiêu phản ánh kết cấu vốn lưu động:
 Các chỉ tiêu đánh giá về kết cấu VLĐ theo vai trò:
- Tỷ trọng vốn lưu động dự trữ sản xuất trên tổng vốn lưu động:
Tỷ trọng VLĐ dự trữ sản
xuất trên tổng VLĐ =
VLĐ dự trữ sản xuất
x 100%Tổng VLĐ
- Tỷ trọng vốn lưu động sản xuất trên tổng vốn lưu động:
Tỷ trọng VLĐ sản xuất
trên tổng VLĐ =
VLĐ sản xuất
x 100%
Tổng VLĐ
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.1020
- Tỷ trọng vốn lưu động lưu thông trên tổng vốn lưu động:
Tỷ trọng VLĐ lưu thông
trên tổng VLĐ =
VLĐ lưu thông
x 100%
Tổng VLĐ
 Các chỉ tiêu đánh giá về kết cấu vốn lưu động theo hình thái và
tính thanh khoản:
- Tỷ trọng vốn bằng tiền trên tổng vốn lưu động:
Tỷ trọng vốn bằng tiền
trên tổng VLĐ =
Vốn bằng tiền (Tiền và các khoản
tương đương tiền) x 100 %
Tổng VLĐ
- Tỷ trọng nợ phải thu trên tổng vốn lưu động:
Tỷ trọng nợ phải thu
trên tổng VLĐ =
Các khoản nợ phải thu
x 100 %
Tổng VLĐ
- Tỷ trọng vốn tồn kho trên tổng vốn lưu động:
Tỷ trọng vốn tồn kho
trên tổng VLĐ =
Vốn tồn kho (HTK)
x 100 %
Tổng VLĐ
1.2.3.3. Chỉ tiêu phản ánh tình hình quản lý vốn bằng tiền:
Nhóm các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán:
- Hệ số khả năng thanh toán hiện thời:
Hệ số KNTT hiện thời =
Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp có thể thanh toán được bao nhiêu lần
nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn hiện có.
- Hệ số khả năng thanh toán nhanh:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.1021
Hệ số KNTT nhanh =
Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn
Hệ số này cho biết khả năng than toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp mà
không cần phải thực hiện thanh lý hàng tồn kho.
- Hệ số khả năng thanh toán tức thời:
Hệ số KNTT tức thời =
Tiền và các khoản tương đương tiền
NNH
Hệ số này phản ánh KNTT các khoản nợ ngắn hạn bằng các khoản tiền
và tương đương tiền, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với chủ nợ trong việc
đưa ra quyết định cung ứng nguồn vốn phục vụ hoạt động của doanh nghiệp.
- Hệ số thanh toán lãi vay:
Hệ số KNTT lãi vay =
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
Lãi vay phải trả
Hệ số này được tính toán dựa vào số liệu của BCKQHĐKD cho biết khả
năng thanh toán lãi tiền vay và phản ánh mức độ rủi ro có thể gặp phải đối với
các chủ nợ. Các ngân hàng đặc biệt quan tâm khi thẩm định cho vay, có ảnh
hưởng rất lớn đến xếp hạng tín nhiệm cũng như lãi suất vay vốn.
Nhóm các chỉ tiêu phản ánh khả năng tạo tiền:
- Hệ số tạo tiền từ hoạt động kinh doanh:
Hệ số tạo tiền từ hoạt
động kinh doanh =
Dòng tiền vào từ HĐKD
Doanh thu bán hàng
Chỉ tiêu này giúp nhà quản trị đánh giá được khả năng tạo tiền từ hoạt
động kinh doanh so với doanh thu đạt được trong kì.
- Hệ số đảm bảo thanh toán lãi vay từ dòng tiền thuần hoạt động:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.1022
Hệ số đảm bảo thanh toán lãi
vay từ dòng tiền thuần HĐ
=
Dòng tiền thuần từ HĐKD + Lãi vay phải
trả
Lãi vay phải trả
Chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá khả năng tạo tiền từ hoạt động
sản xuất kinh doanh có đáp ứng được yêu cầu thanh toán lãi vay hay không
- Hệ số đảm bảo thanh toán nợ từ dòng tiền thuần hoạt động:
Hệ số đảm bảo thanh toán nợ
từ dòng tiền thuần hoạt động =
Dòng tiền thuần từ HĐKD
Tổng nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này được sử dụng để xem xét khả năng chi trả các khoản nợ ngắn
hạn của DN thông qua dòng tiền thuần hoạt động từ đó đánh giá khả năng tạo
tiền từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có đủ chi trả nợ hay không.
1.2.3.4. Chỉ tiêu phản ánh tình hình vốn tồn kho:
- Số vòng quay hàng tồn kho:
Số vòng quay HTK =
Giá vốn hàng bán
Giá trị HTK bình quân trong kỳ
- Số ngày một vòng quay hàng tồn kho:
Số ngày một vòng quay HTK =
360
Số vòng quay HTK
1.2.3.5. Chỉ tiêu phản ánh tình hình nợ phải thu:
- Số vòng quay nợ phải thu:
Số vòng quay nợ phải thu =
Doanh thu bán hàng
Số nợ phải thu bình quân trong kỳ
Đây là chỉ tiêu cho biết trong một kỳ nợ phải thu luân chuyển được bao
nhiêu vòng và đánh giá tổng quan tốc độ thu hồi công nợ của doanh nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.1023
- Kỳ thu tiền trung bình:
Kỳ thu tiền trung bình =
360
Vòng quay nợ phải thu
Chỉ tiêu này phản ánh trung bình độ dài thời gian thu tiền bán hàng của
doanh nghiệp kể từ lúc xuất giao hàng cho đến khi thu được tiền hàng.
1.2.3.6. Chỉ tiêu phản ánh hiệu suất và hiệu quả vốn lưu động:
- Số lần luân chuyển vốn lưu động (số vòng quay vốn lưu động):
Số lần luân chuyển VLĐ =
Tổng mức luân chuyển VLĐ trong kỳ
Số VLĐ bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay vốn lưu động trong một thời kỳ nhất
định, thường là một năm. Tổng mức luân chuyển vốn lưu động thường được
xác định bằng doanh thu thuần trong kỳ. Số vốn lưu động bình quân được xác
định theo phương pháp bình quân số học.
- Kỳ luân chuyển vốn lưu động:
Kỳ luân chuyển VLĐ =
Số ngày trong kỳ (360 ngày)
Số lần luân chuyển VLĐ
Chỉ tiêu này phản ánh để thực hiện một vòng quay VLĐ cần bao nhiêu
ngày. Kỳ luân chuyển càng ngắn thì VLĐ luân chuyển càng nhanh và ngược lại.
- Mức tiết kiệm vốn lưu động:
Mức tiết kiệm
vốn lưu động =
Mức luân chuyển vốn
BQ 1 ngày kỳ kế hoạch
x
Số ngày rút ngắn kỳ
luân chuyển VLĐ
Mức tiết kiệm vốn lưu động phản ánh số vốn lưu động tiết kiệm được do
tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Nhờ tăng tốc độ luân chuyển VLĐ nên
doanh nghiệp có thể rút ra khỏi một số VLĐ để dùng cho các hoạt động khác.
- Hàm lượng vốn lưu động:
Hàm lượng VLĐ = VLĐ bình quân
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.1024
Doanh thu thuần trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh để thực hiện một đồng DTT cần bao nhiêu đồng
VLĐ. Hàm lượng VLĐ càng thấp thì VLĐ sử dụng càng hiệu quả và ngược lại.
- Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động:
Tỷ suất lợi nhuận VLĐ =
LN trước (sau) thuế
x 100%
VLĐ bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động bình quân tạo ra được bao
nhiêu đồng LNTT (LNST) trong kỳ. Đây thước đo đánh giá hiệu quả sử dụng
vốn lưu động của doanh nghiệp.
1.2.4:Cácnhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp
1.2.4.1: Nhân tố chủ quan
 Trình độ và năng lực của nhà quản trị tài chính doanh nghiệp:
Trình độ quản lý chuyên nghiệp, tổ chức bộ máy hoạt động gọn nhẹ, linh
hoạt, có sự phối hợp nhịp nhàng sẽ giúp cho công tác quản trị và sử dụng vốn
đạt hiệu quả cao, ngược lại năng lực quản trị yếu kém hoặc bị buông lỏng sẽ
không những hạn chế tính hiệu quả mà còn gây suy giảm khả năng bảo toàn
phát triển vốn của doanh nghiệp.
 Hiệu quả huy động vốn:
Hai nguồn chính là vốn chủ sở hữu và vốn vay hình thành nên tài sản của
doanh nghiệp. Cả hai nguồn này đều có chi phí sử dụng vốn, vì vậy đòi hỏi
nhà quản trị phải có những quyết định chiến lược trong việc phân bổ và sử
dụng có hiệu quả để có nguồn bù đắp cho phần chi phí đó.
 Ngành nghề kinh doanh:
Việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư hình thành tài sản ở các doanh nghiệp
thuộc các ngành nghề khác nhau là khác nhau. Để công tác quản trị vốn lưu
động phát huy hiệu quả nhà quản trị cần có sự nghiên cứu cụ thể, kỹ lưỡng
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.1025
đặc thù và tính chất chu kỳ sản xuất của DN mình nói riêng và toàn ngành nói
chung để có kế hoạch thực hiện các chính sách và giải pháp phù hợp.
 Chiến lược hoạt động sản xuất kinh doanh:
Nhân tố này có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp trong hiện tại cũng như tương lai. Do đó, để có được những biện pháp
quản trị vốn lưu động phù hợp và hiệu quả thì nhà quản trị cần bám sát những
chiến lược hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
 Trình độ lao động:
Trình độ lao động qyết định quản trị phụ thuộc rất lớn vào trình độ của
nhà quản lý. Tuy nhiên các quyết định này lại cụ thể hóa thông qua công nhân
viên trong doanh nghiệp. Ngay cả khi quyết định quản trị đúng đắn nhưng
người lao động không có đủ năng lực và trình độ để lĩnh hội và thực hiện thì
đồng vốn không tạo ra hiệu quả cao.
 Uy tín của doanh nghiệp:
Các mối quan hệ của doanh nghiệp với khách hàng, nhà cung cấp, các
đối tác có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động huy động vốn, nhịp độ sản
xuất, khả năng cung ứng và tiêu thụ sản phẩm.
 Các nhân tố khác
Trong quá trình phát triển của mình, doanh nghiệp thường phải đối mặt
với những rủi ro không thể tránh khỏi từ tự nhiên như: thiên tai, hỏa hoạn,
hoặc trong kinh doanh như: sự biến động về giá cả, sự lệch lạc về tương quan
trong quan hệ cung cầu trên thị trường…Đây được xem là nhân tố bất khả
kháng mà doanh nghiệp phải chấp nhận nếu xảy ra và nó có ảnh hưởng không
nhỏ đến công tác quản trị và sự dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.
1.2.4.2: Nhân tố khách quan
 Sự ổn định của nền kinh tế:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.1026
Khi nền kinh tế ở tình trạng tăng trưởng nóng lạm phát cao, suy thoái
mạnh… đều có ảnh hưởng sâu sắc và rõ rệt đến doanh nghiệp. Khi lạm phát
tăng làm cho giá cả các mặt hàng không ngừng tăng lên từ đó làm suy giảm
sức mua của đồng tiền từ cả cầu đầu tư và cầu tiêu dùng. Lượng vốn có được
trước khi kinh tế rơi vào lạm phát sẽ không còn đủ đáp ứng nhu cầu hoạt động
sản xuất kinh doanh ở quy mô tương ứng và do đó bắt buộc doanh nghiệp
phải thu hẹp hoạt động với nhu cầu vốn ở mức thấp hơn.
 Chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước:
Trên cơ sở các chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước sẽ thiết lập một
môi trường kinh doanh, hình thành khung hành lang pháp lý cho sự tồn tại,
phát triển của DN, định hướng các hoạt động SXKD của DN theo kế hoạch
toàn thể về kinh tế vĩ mô ở từng giai đoạn. Các chính sách này phát huy hiệu
lực ở từng thời kỳ nhất định, thường xuyên được cải tiến theo điều kiện tình
hình thực tế tác động khuyến khích hay kìm hãm sự phát triển của DN.
 Sự cạnh tranh của thị trường:
Cạnh tranh là một yếu tố khách quan của nền kinh tế thị trường và có
ảnh hưởng nhiều mặt đối với doanh nghiệp. Nó tạo ra động lực thúc đẩy
doanh nghiệp tích cực phát triển ; đồng thời gia tăng năng lực sản xuất, tiết
kiệm chi phí, hạ giá thành, nhưng có thể khiến DN trở nên tụt hậu, kinh doanh
thua lỗ và có thể phá sản khi bị các đối thủ cạnh tranh chiếm lĩnh và khai thác.
 Lãi suất tiền vay:
Mức lãi suất tiền vay có ảnh hưởng đặc biệt đến công tác quản trị vốn
của DN, đòi hỏi vốn phải được sử dụng đúng mục đích, mang lại hiệu quả.
 Các nhân tố khác:
Doanh nghiệp thường phải đối mặt với những rủi ro không thể tránh khỏi
từ tự nhiên hoặc trong kinh doanh. Đây được xem là nhân tố bất khả kháng
mà doanh nghiệp phải chấp nhận nếu xảy ra.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.1027
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH
XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI HỮU HUỆ
2.1: Quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động kinh doanh
của công ty TNHH xây dựng và thương mại Hữu Huệ
2.1.1: Quá trình thành lập và phát triển
 Thông tin khái quát:
Tên công ty:
- Tên công ty viết bằng tiếng việt: CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ
THƯƠNG MẠI HỮU HUỆ
- Tên công ty viết tắt: CÔNG TY HỮU HUỆ
Địa chỉ công ty:
- Địa chỉ trụ sở chính: Ngõ 128, Phường Hoàng Văn Thụ, Thành phố
Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam.
- Ngày thành lập: 18/08/2000 theo luật doanh nghiệp
- Mã số doanh nghiệp: 4600 260 166 – Ngày cấp: 11/1/2001
- Ngày hoạt động: 01/01/2001
- Điện thoại: 02803 652 868
- Fax: 02803 854 868
Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn.
Vốn điều lệ: 45.000.000.000 VNĐ
(Bốn mươi lăm tỷ đồng chẵn)
Người đại diện theo pháp luật của công ty:
- Ông: Đào Hữu Huệ
- Chức vụ: Giám đốc công ty
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.1028
 Quá trình thành lập và phát triển:
Công ty TNHH xây dựng và thương mại Hữu Huệ, tên giao dịch Công ty
Hữu Huệ được thành lập vào ngày 18/08/2000 do giám đốc là ông Đào Hữu
Huệ đứng đầu. Tính đến nay, công ty đã trải qua hơn 15 năm hình thành, xây
dựng và phát triển.
Công ty TNHH xây dựng và thương mại Hữu Huệ luôn hoàn thành vượt
mức các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đề ra với đội ngũ chuyên gia, cán bộ kỹ
thuật, công nhân có nhiều kinh nghiệm đã và đang hoạt động trong các lĩnh
vực: Giao thông, thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật, xây dựng dân dụng và công
nghiệp và bất động sản...
Để luôn đáp ứng thật tốt những yêu cầu đòi hỏi của thời kỳ mới, công ty
Hữu Huệ luôn cập nhật phương pháp quản lí phù hợp đồng thời áp dựng
những công nghệ tiên tiến nhất trong công tác quản lí doanh nghiệp và thi
công công trình.
Mục tiêu phấn đấu của công ty là tiếp tục mở rộng địa bàn hoạt động sản
xuất kinh doanh, đầu tư dự án và thi công công trình, nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh để trở thành một trong những đơn vị kinh tế lớn mạnh của
Việt Nam.
Không ngừng đầu tư, đổi mới công nghệ, thay thế các máy móc thiết bị
lạc hậu bằng các thiết bị tiên tiến, hiện đại, tiêu hao ít năng lượng nhưng vẫn
nâng cao được công suất và chất lượng sản phẩm.
Giảm chi phí, tiết kiệm trong quản lí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm,
tạo khả năng cạnh tranh cao trên thị trường.
Áp dụng hiệu quả hệ thống quản lí chất lượng theo tiêu chuẩn, nâng cao
chất lượng sản phẩm và quản lí chặt chẽ quy trình sản xuất và vận hành trang
thiết bị của đơn vị. Đồng thời, công ty đã và đang thực hiện các biện pháp cải
thiện môi trường sản xuất.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.1029
Hoàn thành các dự án đang triển khai và thu hút thêm các dự án mới.
Không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ở các lĩnh vực mà
công ty đang hoạt động nhằm tối đa hóa lợi nhuận mang lại doanh thu ổn định
cho doanh nghiệp.
Cải cách, tinh giản bộ máy quản lý của công ty một cách năng động, gọn
nhẹ và hiệu quả. Thường xuyên có những chính sách để thu hút nhân tài, lực
lượng lao động có trình độ, tay nghề cao. Tiếp tục rà soát, sàng lọc, đào tạo và
huấn luyện đội ngũ cán bộ công nhân viên để nâng cao chất lượng đội ngũ lao
động cả về chuyên môn cũng như trách nhiệm, đảm bảo tất cả lực lượng sản
xuất làm chủ được các thiết bị công nghệ mới và hiện đại.
Người lao động chính là linh hồn của doanh nghiệp, do đó công ty
thường xuyên quan tâm đến đời sống của người lao động, nâng cao đời sống
vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên.
Không ngừng phát triển mở rộng sản xuất để tạo ra công ăn việc làm cho
người lao động của địa phương, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế cho ngân
sách, tích cực vận động cán bộ công nhân viên tham gia các hoạt động văn
hóa xã hội, từ thiện, đền ơn đáp nghĩa.
2.1.2: Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty TNHH xây dựng và
thương mại Hữu Huệ
2.1.2.1: Ngành, nghề kinh doanh:
- Xây dựng nhà các loại
- Phá dỡ
- Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác (dịch vụ phòng chống mối cho
công trình xây dựng dân dụng, thủy lợi)
- Khai thác quặng sắt
- Khai thắc quặng kim loại khác không chứa sắt
- Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.1030
- Khai thác và thu gom than cứng
- Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan (khảo sát, thiết kế
công trình điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin, tư vấn giám sát công tác
xây dựng hoàn thiện công trình xây dựng dân dụng, giao thông (cầu, đường
bộ), thủy lợi)
- Kho bãi và lưu giữ hàng hóa (Không bao gồm cho thuê kho bãi)
- Xây dựng công trình đường sắt, đường bộ
- Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác (đường dây và trạm biến
áp điện, công trình điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin, các công trình
cấp thoát nước và hạ tầng kỹ thuật, thủy lợi)
- Chuẩn bị mặt bằng
- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ
- Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình (nhôm, kính nội thất, chậu cảnh)
- Bán buôn kim loại và quặng kim loại
- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vẫn tải đường sắt và đường bộ
(dịch vụ rửa xe, trông giữu xe qua đêm)
- Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan (than)
- Trồng cây gia vị, cây dược liệu
- Sản xuất khác chưa được phân vào đâu ( sản xuất thực phẩm chức
năng, cao thực vật sơ chế, cao động vật sơ chế)
- Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đấy thuộc chủ sở hữu, chủ sử
dụng hoặc đi thuê
- Xây dựng công trình công ích
- Lắp đặt hệ thống cấp thoát nước, lò sưởi và điều hòa không khí (lắp đặt
hệ thống cấp thoát nước)
- Lắp đặt hệ thống điện
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.1031
2.1.2.2: Tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty
Địa bàn hoạt động của công ty chủ yếu là trong phạm vi tỉnh Thái Nguyên.
2.1.2.3: Tổchức bộ máy quản lí công ty và phòng tài chính kế toán của công ty
Sơ đồ bộ máy quản lí công ty
(Nguồn:Phòng hành chính – nhân sự công ty TNHH xây dựng và thương
mại Hữu Huệ)
Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lí công ty
Trong đó:
 Giám đốc: Là người đứng đầu công ty lãnh đạo chung toàn bộ bộ
máy quản lý, trực tiếp điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, chịu trách
nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của công ty.
 Phó giám đốc: Giúp giám đốc thực hiện điều hành các công việc liên
quan đến huy động và sử dụng và ghi chép kế toán.
 Phòng tài chính- kế toán: ghi chép, phản ánh các nhiệm vụ kinh tế tài
chính phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Giám đốc
Đội XD số
1,2,3,4,5
Đội chống mối Tổ cơ khí, vận tải
Phó giám đốc
Phòng thiết
kế
Phòng thi
công kỹ
thuật
Phòng tài
chính -kế
toán
Phòng hành
chính- nhân
sự
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.1032
 Phòng hành chính – nhân sự: chịu trách nhiệm về công tác hành
chính, bảo đảm điều kiện cần thiết cho hoạt động quản lý, sinh hoạt, đời sống
của doanh nghiệp.
 Phòng thi công kỹ thuật: nắm bắt và xử lý các thông tin về tình hình
SXKD, tham mưu cho ban lãnh đạo về công tác kế hoạch SXKD thi công các
công trình; lập kế hoạch SXKD, theo dõi sản lượng và doanh thu của DN.
 Phòng thiết kế: Tổ chức thực hiện sản xuất theo tiến độ và kế hoạch
của DN; quản lý về thời gian, chất lượng và kinh tế các sản phẩm; nghiên cứu
tài liệu, quy hoạch, tính toán kết cấu...; đề xuất và bảo vệ các phương án thiết
kế trước Chủ nhiệm đồ án, quản lý kỹ thuật, giám đốc...
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.1033
Sơ đồ tổ chức hiện trường
(Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự công ty TNHH xây dựng và thương
mại Hữu Huệ)
Hình 2.2: Sơ đồ bộ máy tổ chức hiện trường
Trong đó:
 Giám đốc công ty
- Chịu trách nhiệm trước Chủ đầu tư trong việc thực hiện dự án. Đảm
bảo dự án được thực hiện đúng tiến độ, đạt chất lượng và hiệu quả cao.
- Giao nhiệm vụ cho Phó giám đốc chuyên trách chỉ đạo các công việc
trên công trường.
Giám đốc công ty
Phó giám đốc
công trình
Ban kỹ thuật Vật tư – Bảo vệTài chính – kế toán
Ban chỉ huy công
trường
Cán bộ chuyên
trách
Các đội thi công
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.1034
 Các phó giám đốc công ty
- Thay mặt giám đốc công ty trực tiếp chỉ đạo thi công trên công trường
theo từng lĩnh vực chuyên trách.
- Chịu trách nhiệm trước Chủ đầu tư về tiến độ thi công và chất lượng
các hạng mục công trình.
- Trực tiếp điều hành và giải quyết các mối quan hệ giữa văn phòng hiện
trường và các tổ thi công để đảm bảo thi công đúng tiến độ và chất lượng.
- Phối hợp với Kỹ sư giám sát chỉ đạo bộ phận thí nghiệm, đo đạc phục
vụ kịp thời cho tiến độ thi công.
 Các phòng ban chuyên môn
- Giúp cho Giám đốc công ty và các Phó giám đốc chuyên trách về theo
dõi quản lý chất lượng, kỹ thuật, tiến độ thi công công trình.
- Giám sát các đội thi công về chất lượng, khối lượng thực hiện. Tổ chức
kiểm tra, nghiệm thu, hoàn thành các tài liệu liên quan. Kịp thời phát hiện và
tổ chức sửa chữa các nhược điểm trong thi công. Đề xuất các giải pháp kỹ
thuật hợp lí, đảm bảo chất lượng và hiệu quả cao.
 Ban chỉ huy công trường
- Chỉ đạo thi công theo tiến độ được duyệt, đảm bảo chất lượng, kỹ thuật,
mỹ thuật.
- Thay mặt công ty làm việc với chủ đầu tư, đơn vị tư vấn giám sát công
trình trong thi công, nghiệm thu.
- Trực tiếp chỉ đạo các hoạt động thi công trên công trường.
- Chăm lo đời sống cán bộ, công nhân viên trên công trường.
 Cán bộ chuyên trách
- Chịu trách nhiệm về từng lĩnh vực chuyên trách đảm bảo công trình
được thi công đúng tiến độ, chất lượng.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.1035
 Các tổ đội thi công
- Chịu sự chỉ đạo trực tiếp cua Ban chỉ huy công trường và các bộ phận
chức năng để thi công các hạng mục đúng quy trình, đảm bảo chất lượng và
tiến độ thi công.
- Có trách nhiệm phán ánh kịp thời những vấn đề có liên quan tới dự án.
 Tổ chức bộ máy kế toán của công ty
(Nguồn:Phòng hành chính – nhân sự công ty TNHH xây dựng và thương mại
Hữu Huệ)
Hình 2.3: Sơ đồ bộ máy kế toán
 Kế toán trưởng: có nhiệm vụ điều hành chung toàn bộ công tác kế
toán, tổng hợp các thông tin tài chính, kế toán, điều hành trực tiếp công tác
thống kê và hạch toán của công ty phân tích kết quả sản xuất kinh doanh.
 Kế toán tiền lương, vốn bằng tiền thanh toán: có nhiệm vụ theo dõichitiết
tình hình thanh toán (thu, chi, lập sổ thanh toán…); tính lương, thưởng…
 Kế toán Nguyên vật liệu và TSCĐ: có nhiệm vụ theo dõi, ghi chép
tình hình thu, nhập, xử lý, kiểm tra toàn bộ thông tin có liên quan đến quá
trình nhập, xuất, phân bổ vật tư...; tình hình tăng giảm TSCĐ, tính khấu hao…
 Kế toán tổng hợp: định kỳ căn cứ vào chứng từ gốc, bảng tổng hợp,
thanh toán... để tổng hợp số liệu.
Kế toán trưởng
Kế toán
tổng hợp
Thu quỹ,
thu ngân
Kế toán
TSCĐ, vật
tư, hàng hóa
Kế toán
tiền lương,
vốn bằng
tiền, thanh
toán
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.1036
 Thủ quỹ, thu ngân: Theo dõi tình hình thu chi tiền mặt hàng ngày,
lập sổ quỹ tiền mặt và quản lý tiền mặt của doanh nghiệp.
Cán bộ, công nhân viên kỹ thuật
 Kỹ sư, kỹ thuật viên
Bảng 2.1: Bảng kỹ sư, kỹ thuật viên
STT Cán bộ chuyên ngành Số
lượng
(người)
Thâm niên
>5 năm >10
năm
>15
năm
1 Kỹ sư xây dựng cầu đường 12 7 5
2 Kỹ sư xây dựng 5 2 1 2
3 Trung cấp xây dựng 5 5
4 Cao đẳng KT 4 4
5 Cử nhân kinh tế 8 2 4 2
6 Trung cấp kế toán 4 4
7 Trung cấp cơ khí 2 2
 Công nhân kỹ thuật các chuyên đề
Bảng 2.2: Bảng công nhân kỹ thuật các chuyên đề
STT Cán bộ chuyên nghề Số
lượng
(người)
Bậc thợ
3/7 4/7 5/7 6/7
1 Công nhân nề 156 60 10 15 10
2 Công nhân mộc 35 10 1 3 1
3 Công nhân hoàn thiện 35 20 5 5 5
4 Công nhân nhôm kính 8 4 3 1
5 Công nhân cơ khí 7 3 2 1 1
6 Công nhân Máy ủi, máy đào 15 4 4
7 Công nhân lắp điện nước 25 5 2 1 1
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.1037
 Máy móc trang thiết bị
Bảng 2.3: Bảng kê máy móc, thiết bị của công ty
Mô tả thiết bị Số
lượng
Năm sản
xuất
Mác hiệu Ghi chú
Máy ủi KOMAZSU 08 1990 Nhật
Ô tô tải ben tự đổ 13 2010 Đức
Máy đào xúc 05 2008 Hàn Quốc
Máy lu 05 2010 Nhật
Máy hàn 01 2009 Hàn Quốc
Máy bàn Ma qui tar 03 2010 Nhật
Máy san gạt 01 2008 Nhật
Máy trộn vữa 03 2007 Việt Nam
Máy uốn cắt thép 02 2007 Nhật
Đầm dùi 05 2006 Nhật
Máy đầm cóc 03 2009 Nhật
Máy bơm nước 02 2008 Trung Quốc
Máy khoan phá, cắt
bên tong
02 2006 Nhật
Máy tưới đường nhựa 01 2005 Nhật
Máy xẻ gỗ, máy bào,
máy đục
05 2009 Trung Quốc
Máy tời 01 2009 Nhật
Xe rùa 02 2008 Trung Quốc
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.1038
Giáo sắt Minh Khai 100 bộ 2007 Nhật
Vận thang 01 2008 Hàn Quốc
Máy CK, nhôm kính
nội thất
04 2005 Hàn Quốc
Máy kinh vĩ thủy
bình
04 2009 Nhật
Máy trộn bê tông 05 2009 Trung Quốc
Bộ thí nghiệm 01 2008 Việt Nam
Máy phát điện 02 2010 Nhật
Máy nén khí 03 2010 Nhật
Máy đầm khay 02 2009 Trung Quốc
Máy cắt gạch 02 2008 Trung Quốc
(Nguồn: Phòng kế toán- tài chính của công ty)
Công ty trang bị nhiều loại máy móc thiết bị để tiến hành sản xuất kinh
doanh đúng như ngành nghề của công ty. Trong đó, các máy móc được nhập
chủ yếu từ Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc. Ngoài ra cũng có một số
máy móc, thiết bị khác được nhập từ Đức hay ngay trong thị trường nội địa.
 Tình hình cung ứng vật tư
Vật liệu được sử dụng trong xây dựng, sửa chữa và nâng cấp các công
trình theo ngành nghề kinh doanh của công ty TNHH xây dựng và thương mại
Hữu Huệ chủ yếu là xi măng, sắt thép, đá, cát sỏi và gạch. Do hiện nay có
nhiều thuận lợi trong việc thu mua nguyên vật liệu nên công ty không bố trí
hệ thống kho tàng mà chỉ có bãi tập kết nguyên vật liệu phục vụ cho các công
trình trên cơ sở trong từng giai đoạn thi công.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.1039
 Thị trường tiêu thụ
Thành phẩm của công ty chủ yếu là các công trình dân dụng vừa và nhỏ,
công trình giao thông thủy lợi, trạm điện, công trình cấp thoát nước... Những
thành phẩm này thường được đặt trước. Khi sản phẩm được nghiệm thu hoàn
thành sẽ được bàn giao cho khách hàng.
2.1.3: Khái quát tình hình tài chính của công ty
2.1.3.1: Những thuận lợivà khó khăn trong quá trình hoạt động của công ty
 Thuận lợi
Trình độ cơ sở vật chất kỹ thuật: Công ty TNHH xây dựng và thương
mại Hữu Huệ được trang bị tương đối đầy đủ các loại máy móc thiết bị để đáp
ứng yêu cầu của công trình về quy mô, mức độ, tiến độ, tính phức tạp và chất
lượng công trình. Đồng thời công ty cũng nâng cao được uy tín và năng lực
cạnh tranh trong việc đấu thầu.
Lao động: công ty TNHH xây dựng và thương mại Hữu Huệ có đội
ngũ lao động sáng tạo, cần cù, siêng năng, chuyên nghiệp. Ngoài ra, còn có
đội ngũ lãnh đạo xuất sắc dám nghĩ, dám làm, có trình độ chuyên môn cao.
Qua đó, đã giúp công ty tìm ra được những phương pháp kinh doanh và quản
trị để nâng cao hiệu quả công việc, đạt được mục tiêu phát triển mà công ty đã
đề ra.
 Về kinh nghiệm:Công ty TNHH xây dựng và thương mại Hữu Huệ có
bề dày hơn 15 năm trong việc hoạt động, điều hành và quản lý công ty.
 Về cung ứng nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu là yếu tố quan trọng cấu
thành sản phẩm. Giá nguyên vật liệu chiếm tỷ lệ không lớn trong toàn bộ chi
phí sản xuất của DN, nhưng chất lượng nguyên vật liệu có ảnh hưởng không
nhỏ tới kết quả hoạt động kinh doanh. Đối với công ty, vấn đề cung ứng các
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.1040
vật tư, thiết bị phục vụ cho hoạt động SXKD được đáp ứng kịp thời, đảm bảo
về số lượng và chất lượng.
 Sự uy tín: Công ty TNHH xây dựng và thương mại Hữu Huệ có uy tín
trên thị trường, có quan hệ tốt đẹp với nhà cung cấp và với khách hàng.
 Khó khăn
Cùng với quá trình hội nhập và phát triển đất nước, hoạt động sản xuất
kinh doanh được tăng trưởng mạnh mẽ, kéo theo sự gia tăng số lượng các
doanh nghiệp xây dựng, tạo ra sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt trên thị
trường. Việc nhận thầu thi công các công trình, tiêu thụ sản phẩm ngày càng
trở nên khó khăn hơn. Bên cạnh đó, do đặc trưng của ngành xây lắp nên công
ty TNHH xây dựng và thương mại Hữu Huệ chịu tác động trực tiếp từ đặc
điểm kinh doanh của ngành đó là sản phẩm đơn chiếc, làm theo đơn đặt hàng
của đối tác nên không có quy cách, mẫu mã chung cho mọi sản phẩm. Mặt
khác, do công trình thi công ngoài trời nên chịu tác động của điều kiện thời
tiết nên việc thi công công trình ở mức độ nào đó mang tính thời vụ, rủi ro
cao. Điều này dễ dẫn đến tình trạng sản phẩm hỏng, không đạt yêu cầu về
chất lượng để bàn giao công trình, thậm chí phải thực hiện phá đi làm lại…,
gây khó khăn cho việc di chuyển máy móc thiết bị, lao động cũng như công
tác quản lý.
Máy móc trang thiết bị tuy nhiều nhưng chưa thực sự hiện đại, cần phải
đổi mới để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
Công ty vẫn chưa chủ động trong việc trích lập dự phòng nợ phải thu, dự
phòng giảm giá hàng tồn kho.
Một số dự án do chậm việc giải phóng mặt bằng, thay đổi thiết kế dẫn
đến khối lượng bổ sung phát sinh lớn, gây lãng phí do thiết bị, nhân lực phải
chờ đợi.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.1041
2.1.3.2: Tình hình tài chính của công ty trong thời gian qua
2.1.3.2.1: Tình hình quản trị tài chính của công ty
Tình hình đầu tư
Trong các năm qua, công ty TNHH xây dựng và thương mại Hữu Huệ
luôn chú trọng đầu tư, nâng cấp hệ thống máy móc, trang thiết bị, dây chuyền
sản xuất song song với việc xây dựng nhà xưởng, lắp đặt thêm các thiết bị sản
xuất, ứng dụng các công nghệ tiên tiến.
Tại thời điểm ngày 31/12/2015, Vốn kinh doanh của công ty:
116.647.675.119 đồng. Trong đó:
Vốn cố định: 103.891.301.644 đồng
Vốn lưu động: 12.756.373.475 đồng
Tình hình vay nợ
Côngtycó tỉ trọngnợ ngắnhạn chiếm 100% trongtổngnợ phải trả. Việc sử
dụngtíndụngngắn hạn giúp doanhnghiệp có thểthực hiện dễdàng, thuậnlợi hơn
so vớiviệc sửdụngtíndụngdàihạn. Bởi vì, thông thường các điều kiện cho vay
ngắn hạn mà ngân hàng thươngmại và các tổ chức tài chính khác đưa ra đối với
doanhnghiệp thườngítkhắtkhe hơn so vớitíndụngdài hạn; Chi phí sử dụng tín
dụngngắn hạn thườngthấp hơn so với tín dụng dài hạn; Sử dụng tín dụng ngắn
hạn giúp cho doanhnghiệp cóthểdễdàng, linh hoạtđiềuchỉnhcơ cấu nguồn vốn
của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc sử dụng tín dụng ngắn hạn cũng mang lại
mộtsố bấtlợicho doanhnghiệp:Rủiro vỡ nợ cao hơn, do doanh nghiệp phải có
nghĩavụ thanh toánlãi vay và hoàntrả vốngốc trongmộtthờigian ngắn, nếu tình
hìnhtài chínhkhó khăn, doanh nghiệp dễ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh
toán các khoản nợ đến hạn.
Chính sách mua chịu: Công ty có tỉ trọng phải trả người bán thấp, tuy
nhiên phải trả người bán năm 2015 cao hơn năm 2014.
Tình hình vốn chủ sở hữu
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.1042
Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp chiếm tỉ trọng lớn trong tổng vốn chủ
sở hữu. Điều này, giúp doanh nghiệp chủ động đáp ứng nhu cầu vốn, nắm bắt
kịp các thời cơ kinh doanh.
Chính sách sử dụng vốn
- Chính sách dự trữ vốn tồn kho
Công ty có xu hướng giảm hàng tồn kho
- Chính sách bán chịu
Các khoản phải thu có xu hướng tăng, cho thấy công ty đang thực hiện
chính sách tín dụng thương mại nới lỏng nhằm tăng cường tính cạnh tranh
tiêu thụ sản phẩm trên thị trường khó khăn như hiện nay.
- Chính sách quản lý vốn bằng tiền
Công ty có xu hướng tăng tiền mặt, giảm tiền gửi ngân hàng, tạo điều
kiện nắm bắt được các cơ hội kinh doanh.
- Chính sách khấu hao tài sản cố định
Công ty lựa chọn phương pháp khấu hao đường thẳng
2.1.3.2.2: Khái quát tình hình tài chính
 Tình hình biến động tài sản, nguồn vốn của công ty
Phân tích hình hình cơ cấu và biến động của tài sản
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.1043
Bảng 2.4: Bảng phân tích cơ cấu và biến động của tài sản
ĐVT:đồng
Chỉ tiêu 31/12/2015 31/12/2014 Chênh lệch
Số tiền (đồng) Tỉ
trọng
(%)
Số tiền
(đồng)
Tỉ
trọng
(%)
Số tiền (đồng) Tỉ
trọng
(%)
Tỉ lệ
(%)
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 103.891.301.644 89,06 107.516.326.881 87,44 -3.625.025.239 1,62 -3,37
I. Tiền và các khoản tương
đương tiền
980.714.000 0,94 7.206.401.342 6,70 -6.225.687.342 -5,76 -86,39
II. Đầu tư tài chính ngắn
hạn
III. Các khoản phải thu
ngắn hạn
66.802.392.180 64,30 55.910.862.250 52,00 10.891.529.930 12,3 19,48
1. Phảithu của khách hàng 65.132.850.452 97,5 55.246.295.570 98,81 9.886.554.882 -1,31 17,90
2. Trả trước cho ngườibán 1.403.182.080 2,1
396.503.167
0,71 1.006.678.913 1,39 253,89
3. Cáckhoản phảithu khác 266.359.648 0,4 268.063.513 0,48 -1.703.865 -0,08 -0,64
4. Dự phòng phảithu khó
đòi
IV. Hàng tồn kho 35.339.410.851 34,02 43.946.012.464 40,87 -8.606.601.613 -6,86 -19,58
V. Tài sản ngắn hạn khác 768.784.613 0,74 453.050.825 0,42 315.733.788 0,32 69,69
B. TÀI SẢN DÀI HẠN 12.756.373.475 10,94 15.441.726.500 12,56 -2.685.353.025 -1,62 -17,39
I. Tài sản cố định 12.756.373.475 100 15.441.726.500 100 -2.685.353.025 0 -17,39
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.1044
1. Nguyên giá 23.765.373.475 186,03 24.732.401.914 160,17 -966.963.454 26,14 -3,91
2. Giá trị haomòn lũy kế -11.149.626.258 -87,40 -9.431.236.687 -61,08 -1.718.389.571 -26,33 18,22
3. Chiphí xây dựng dở
dang
140.561.273 1,10 140.561.273 0,91 0 0,19 0
II. Bất động sản đầu tư
III. Các khoản đầu tư tài
chính dài hạn
IV. Tài sản dài hạn khác
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 116.647.675.119 100 122.958.053.381 100 -6.310.378.262 0 -5,13
(Nguồn:tính toán từ báo cáo tài chính của công ty)
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.1045
Nhìn một cách tổng quan ta thấy, cuối năm 2015 tổng giá trị tài sản của
doanh nghiệp là 116.647 triệu đồng, đã giảm 6.310 triệu đồng so với đầu năm
2015, tương ứng giảm 5,13%. Chứng tỏ quy mô vốn của doanh nghiệp có xu
hướng thu hẹp. Xét về cơ cấu tài sản thì TSNH chiếm tỉ trọng lớn (Cuối năm
2015 chiếm 89,06%, tăng 1,62% so với đầu năm 2015) nhưng giảm quy mô
vào thời điểm cuối năm (cuối năm 2015 TSNH là 103.891 triệu đồng, giảm
3.625 triệu đồng so với đầu năm 2015). TSDH tại thời điểm cuối năm 2015
giảm cả về quy mô (giảm 2.685 triệu đồng, tương ứng tỉ lệ 17,39%) và tỉ
trọng giảm 1,62% so với đầu năm 2015.
Tài sản ngắn hạn: Cuối năm 2015 so với đầu năm 2015, tài sản ngắn
hạn giảm 3.625 triệu đồng.Tiền và các khoản tương đương tiền là 980 triệu
đồng, giảm 6.225 triệu đồng (giảm 86,39%) so với đầu năm. Trong đó, cuối
năm 2015 tiền mặt chiếm 16,29%. Mức dự trữ tiền giảm, chiếm tỉ trọng nhỏ
(0,94%). Trong khi đó, các khoản phải thu ngắn hạn lại tăng, tăng 10.891
triệu đồng, tương ứng mức tăng 19,48%. Các khoản phải thu ngắn hạn chiếm
tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu TSNH, chủ yếu là phải thu của khách hàng, do
công ty TNHH xây dựng và thương mại Hữu Huệ thường xuyên phải ứng vốn
trước cho các công trình thi công cấp tỉnh. Hàng tồn kho của công ty cũng
luôn chiếm tỉ trọng cao.Nguyên nhân là so đặc thù của ngành xây dựng và
cũng là công tác quản trị vốn lưu động của công ty chưa thực sự hiệu quả.Tài
sản ngắn hạn khác của công ty cuối năm 2015 là khoản tạm ứng cho nhân
viên.
Tài sản dài hạn: Tài sản dài hạn giảm 2.685 triệu đồng so với đầu năm
2015 (từ 15.441 triệu đồng, giảm còn 12.756 triệu đồng) đồng thời tỉ trọng
giảm 1,62%.
- Tài sản cố định
TSCĐ chiếm tỉ trọng 100% trong tổng TSDH. TSCĐ của doanh nghiệp
chủ yếu là máy móc, thiết bị; nhà cửa, vật kiến trúc. Việc TSCĐ giảm 17,39%
là nguyên nhân làm cho TSDH giảm sút.
Qua phân tích trên, ta thấy doanh nghiệp đã giảm cả tài sản ngắn hạn, cả
tài sản dài hạn. Đó cũng là sự thay đổi về mặt chiến lược của doanh nghiệp.
 Phân tích tình hình cơ cấu và biến động nguồn vốn
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.1046
Bảng 2.5: Bảng phân tích cơ cấu và biến động nguồn vốn
(ĐVT:đồng)
Chỉ tiêu 31/12/2015 31/12/2014 Chênh lệch
Số tiền (đồng) Tỉ trọng
(%)
Số tiền (đồng) Tỉ
trọng
(%)
Số tiền (đồng) Tỉ
trọng
(%)
Tỉ lệ
(%)
C. NỢ PHẢI TRẢ 70.170.733.185 60,16 76.790.574.349 62,45 -6.619.841.164 -2,3 -8,62
I. Nợ ngắn hạn 70.170.733.185 100 76.790.574.349 100 -6.619.841.164 0 -8,62
1. Vay ngắn hạn 50.284.988.868 71,66 57.771.794.035 75,23 -7.486.805.167 -3,57 -12,96
2. Phải trả người
bán
9.410.524.273 13,41 6.359.966.341 8,28 3.050.557.932 5,13 47,97
3. Người mua trả
tiền trước
7.628.000.000 10,87 7.628.000.000 9,93 0 0,94 0
4. Thuế và các
khoản phải nộp nhà
nước
2.833.382.490 4,04 1.128.422.219 1,47 1.704.960.271 2,57 151,09
5. Phải trả người lao
động
1.755.205.000 2,29 -1.755.205.000 -2,29 -100
6. Chi phí phải trả 1.836.800.000 2,39 -1.836.800.000 -2,39 -100
7. Các khoản phải
trả ngắn hạn khác
13.837.554 0,02 310.386.754 0,40 -296.549.200 -0,38 -95,54
8. Dự phòng phải trả
ngắn hạn
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.1047
D. VỐN CHỦ SỞ
HỮU
46.476.941.934 39,84 46.167.479.032 37,55 309.462.902 2,30 0,67
I. Vốn chủ sở hữu 46.476.941.934 100 46.167.479.032 100 309.462.902 0 0,67
1. Vốn đầu tư của
chủ sở hữu
45.000.000.000 96,82 45.000.000.000 97,47 0 -0,65 0
2. Các quỹ thuộc
vốn chủ sở hữu
1.137.008.416 2,45 1.167.479.032 2,53 -30.470.616 -0,08 -2,61
3. Lợi nhuận sau
thuế chưa phân phối
339.933.518 0,73 0 0 339.933.518 0,73 0
4. Quỹ khen thưởng
phúc lợi
TÔNG CỘNG
NGUỒN VỐN
116.647.675.119 100 122.958.053.381 100 -6.310.378.262 0 -5,13
(Nguồn:tính toán từ báocáo tài chính của công ty)
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.1048
Từ bảng 2.5: Bảng phân tích cơ cấu và biến động nguồn vốn. Ta thấy:
Tổng nguồn vốn cuối năm là 116.647 triệu đồng, giảm 6.310 triệu đồng
so với đầu năm 2015, tương ứng giảm 5,13%.
Nợ phải trả: Nợ phải trả giảm mạnh vào cuối năm. Đầu năm 2015, nợ
phải trả là 76.790 triệu đồng, cuối năm là 70.170 triệu đồng, giảm 8,62%.
Giảm tỉ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn từ 62,45% xuống 60,16%
(giảm 2,3%), phản ánh mức độ an toàn tài chính của doanh nghiệp.
- Nợ ngắn hạn
Nợ ngắn hạn chiếm tỉ trọng 100% trong tổng Nợ phải trả, đặc điểm này
của doanh nghiệp giống với các doanh nghiệp cùng ngành (nợ ngắn hạn
thường chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu nợ phải trả). Chủ yếu là các khoản vay
ngắn hạn chiếm tỉ trọng 71,66% trong tổng nợ ngắn hạn. Các khoản đi chiếm
dụng cũng có, tuy nhiên, không đáng kể. Một ưu thế của các khoản vay ngắn
hạn so với các khoản vay dài hạn là lãi suất thấp hơn, tuy nhiên, doanh nghiệp
phải chịu áp lực thanh toán các khoản nợ khi đến hạn. Sự chú trọng trong việc
xây dựng cơ cấu nợ phải trả, xây dựng kế hoạch trả nợ đã giúp cho doanh
nghiệp giảm thiểu được chi phí sử dụng vốn vay, chủ động thanh toán các
khoản nợ đến hạn, và hạn chế được gánh nặng từ những nghĩa vụ tài chính.
Vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cuối năm 2015 là
46.476 triệu đồng, tăng nhẹ so với đầu năm 2015, tăng 309 triệu đồng, tương
ứng tăng 0,67%.
Vốn đầu tư của chủ sở hữu chiếm tỉ trọng lớn trong vốn chủ sở hữu.
Cuối năm 2015 so với đầu năm 2015, giữ ở mức ổn định là 45.000 triệu đồng.
Ở cuối năm 2015, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng 339 triệu đồng so
với đầu năm 2015 (0 triệu đồng).
 Phân tích tình hình biến động doanh thu, chi phí, lợi nhuận
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.1049
Bảng 2.6:Bảng phân tích tình hình biến động doanh thu, chi phí, lợi nhuận
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2014
Chênh lệch
Số tiền Tỉ lệ (%)
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 85.361.324.722 84.548.248.501 813.076.221 0,96
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 912.874.262 930.517.128 (17.642.866) -1,90
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp
dịch vụ
84.448.450.460 83.617.731.373
830.719.087 0,99
4. Giá vốn hàng bán 78.827.847.803 77.289.936.293 1.537.911.510 1,99
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp
dịch vụ
5.620.602.657 6.327.795.080
(707.192.423) -11,18
6. Doanh thu hoạt động tài chính 6.016.710 9.061.580 (3.044.870) -33,60
7. Chi phí tài chính 1.117.023.129 721.196.828 395.826.301 54,88
- Trong đó: Chiphí lãi vay 1.117.023.129 721.196.828 395.826.301 54,88
8. Chi phí quản lý kinh doanh 4.028.944.289 5.332.271.959 (1.303.327.670) -24,44
9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 480.651.949 283.387.873 197.264.076 69,61
10. Thu nhập khác 22.572.726 48.547.272 179.025.454 368,77
11. Chi phí khác 272.412.472 46.617.600 225.794.872 484,36
12. Lợi nhuận khác (44.839.746) 1.929.672 (46.769.418) -2423,70
13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 435.812.203 285.317.545 150.494.658 52,75
14. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 95.878.685 62.769.860 33.108.825 52,75
15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
nghiệp
339.933.518 222.547.685
117.385.833 52,75
(Nguồn:tính toán từ báocáo tài chính của công ty)
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính
Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.1050
Dựa vào bảng 2.6: Bảng phân tích tình hình biến động doanh thu, chi phí, lợi
nhuận, ta thấy:
Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp năm 2015 là 339 triệu đồng, tăng
117 triệu đồng, tương ứng tăng 52,75% so với năm 2014. Việc tăng quy mô
lợi nhuận là cơ sở để công ty tăng trưởng ổn định.
- Đối với hoạt động kinh doanh
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2015 là 480 triệu đồng,
tăng 197 triệu đồng so với năm 2014, tương ứng tăng 69,61%. Chứng tỏ trong
năm 2015, quy mô lợi nhuận của công ty tăng lên. Tình hình đó là do tác động
của doanh thu, chi phí hoạt động kinh doanh, cụ thể:
Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2015 là 84.448 triệu
đồng, tăng 0,99% tương ứng với 830 triệu đồng. Nhưng giá vốn hàng bán
tăng 1,99%, tương ứng tăng 1.537 triệu đồng đã làm cho lợi nhuận gộp về bán
hàng và cung cấp dịch vụ giảm 707 triệu đồng, tương ứng với 11,18%. Mặc
dù, doanh thu thuần của doanh nghiệp tăng, nhưng lợi nhuận gộp lại giảm là
do tốc độ tăng của GVHB lớn hơn tốc độ tăng của DTT. Trong năm 2015, các
khoản giảm trừ doanh thu đã giảm xuống, chứng tỏ doanh nghiệp đã quan tâm
hơn đến chất lượng của sản phẩm (các công trình như dự án Hồ Xương Rồng,
cải tạo tuyến đường Lương Ngọc Quyến, Trạm đăng kiểm giao thông (cơ sở
2).. trên địa bàn thành phố Thái Nguyên) đều được hoàn thành với chất lượng
tốt.
Doanh thu hoạt động tài chính năm 2015 là 6 triệu đồng, giảm 3 triệu
đồng, tương ứng tỉ lệ giảm 33,6%. Chi phí tài chính tăng, tăng 395 triệu đồng,
tương ứng tăng 54,88% trong đó hoàn toàn là chi phí lãi vay. Về chi phí, chi
phí quản lý kinh doanh giảm 1.303 triệu đồng, tương ứng giảm 24,44%. Điều
này phù hợp với thực tiễn về việc phấn đấu cắt giảm chi phí trong hoạt động
sản xuất kinh doanh, tinh giản bộ máy của doanh nghiệp.
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ

More Related Content

What's hot

Luận văn: Quản trị và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xi măng,...
Luận văn: Quản trị và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xi măng,...Luận văn: Quản trị và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xi măng,...
Luận văn: Quản trị và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xi măng,...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt namGiải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt namNOT
 
Phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại quốc tế v...
Phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại quốc tế v...Phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại quốc tế v...
Phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại quốc tế v...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần TASCO - Gửi miễn ...
Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần TASCO - Gửi miễn ...Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần TASCO - Gửi miễn ...
Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần TASCO - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩaPhân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩahttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty xây dựng và đầu tư VVMI, RẤT HAY
Đề tài  phân tích tình hình tài chính công ty xây dựng và đầu tư VVMI,  RẤT HAYĐề tài  phân tích tình hình tài chính công ty xây dựng và đầu tư VVMI,  RẤT HAY
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty xây dựng và đầu tư VVMI, RẤT HAYDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Phân tích và biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty Trang Kh...
Đề tài: Phân tích và biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty Trang Kh...Đề tài: Phân tích và biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty Trang Kh...
Đề tài: Phân tích và biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty Trang Kh...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty điện cơ
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty điện cơLuận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty điện cơ
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty điện cơ
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cao su Sao Vàng
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cao su Sao VàngĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cao su Sao Vàng
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cao su Sao Vàng
 
Luận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựng
Luận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựngLuận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựng
Luận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựng
 
Luận văn: Quản trị và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xi măng,...
Luận văn: Quản trị và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xi măng,...Luận văn: Quản trị và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xi măng,...
Luận văn: Quản trị và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xi măng,...
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại công ty hóa chất
Đề tài: Hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại công ty hóa chấtĐề tài: Hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại công ty hóa chất
Đề tài: Hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại công ty hóa chất
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xây dựng, 9đ
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xây dựng, 9đNâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xây dựng, 9đ
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xây dựng, 9đ
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt namGiải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
 
Đề tài: Tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty công nghệ, HOT
Đề tài: Tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty công nghệ, HOTĐề tài: Tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty công nghệ, HOT
Đề tài: Tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty công nghệ, HOT
 
Phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại quốc tế v...
Phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại quốc tế v...Phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại quốc tế v...
Phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại quốc tế v...
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thépĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
 
Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần TASCO - Gửi miễn ...
Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần TASCO - Gửi miễn ...Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần TASCO - Gửi miễn ...
Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần TASCO - Gửi miễn ...
 
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩaPhân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
 
Thực trạng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, HOT
Thực trạng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, HOTThực trạng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, HOT
Thực trạng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, HOT
 
Luận văn: Quản trị nhân sự tại công ty phích nước rạng đông, HAY
Luận văn: Quản trị nhân sự tại công ty phích nước rạng đông, HAYLuận văn: Quản trị nhân sự tại công ty phích nước rạng đông, HAY
Luận văn: Quản trị nhân sự tại công ty phích nước rạng đông, HAY
 
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Hòa Bình
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Hòa BìnhLuận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Hòa Bình
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Hòa Bình
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xây dựng số 4
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xây dựng số 4Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xây dựng số 4
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xây dựng số 4
 
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOTLuận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
 
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty xây dựng và đầu tư VVMI, RẤT HAY
Đề tài  phân tích tình hình tài chính công ty xây dựng và đầu tư VVMI,  RẤT HAYĐề tài  phân tích tình hình tài chính công ty xây dựng và đầu tư VVMI,  RẤT HAY
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty xây dựng và đầu tư VVMI, RẤT HAY
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty, HAY!
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty, HAY!Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty, HAY!
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty, HAY!
 
Đề tài: Phân tích và biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty Trang Kh...
Đề tài: Phân tích và biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty Trang Kh...Đề tài: Phân tích và biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty Trang Kh...
Đề tài: Phân tích và biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty Trang Kh...
 

Similar to Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ

Đề tài: Biện pháp tăng lợi nhuận ở Công ty Sản Xuất Tân Á, HAY - Gửi miễn phí...
Đề tài: Biện pháp tăng lợi nhuận ở Công ty Sản Xuất Tân Á, HAY - Gửi miễn phí...Đề tài: Biện pháp tăng lợi nhuận ở Công ty Sản Xuất Tân Á, HAY - Gửi miễn phí...
Đề tài: Biện pháp tăng lợi nhuận ở Công ty Sản Xuất Tân Á, HAY - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANHĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANHLuận Văn 1800
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại tổng công ty đầu tư Hà Thanh, HAY - Gửi miễ...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại tổng công ty đầu tư Hà Thanh, HAY - Gửi miễ...Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại tổng công ty đầu tư Hà Thanh, HAY - Gửi miễ...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại tổng công ty đầu tư Hà Thanh, HAY - Gửi miễ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...Luận Văn 1800
 

Similar to Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ (20)

Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Hungari, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Hungari, 9đĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Hungari, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Hungari, 9đ
 
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đQuản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
 
Đề tài: Biện pháp tăng lợi nhuận ở Công ty Sản Xuất Tân Á, HAY - Gửi miễn phí...
Đề tài: Biện pháp tăng lợi nhuận ở Công ty Sản Xuất Tân Á, HAY - Gửi miễn phí...Đề tài: Biện pháp tăng lợi nhuận ở Công ty Sản Xuất Tân Á, HAY - Gửi miễn phí...
Đề tài: Biện pháp tăng lợi nhuận ở Công ty Sản Xuất Tân Á, HAY - Gửi miễn phí...
 
Luận văn: Lợi nhuận và các biện pháp chủ yếu phấn đấu tăng lợi nhuận ở Công ty
Luận văn: Lợi nhuận và các biện pháp chủ yếu phấn đấu tăng lợi nhuận ở Công tyLuận văn: Lợi nhuận và các biện pháp chủ yếu phấn đấu tăng lợi nhuận ở Công ty
Luận văn: Lợi nhuận và các biện pháp chủ yếu phấn đấu tăng lợi nhuận ở Công ty
 
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính của Công ty Xây dựng số 2
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính của Công ty Xây dựng số 2Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính của Công ty Xây dựng số 2
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính của Công ty Xây dựng số 2
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh HóaĐề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa
 
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần CK Thăng Long
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần CK Thăng LongTăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần CK Thăng Long
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần CK Thăng Long
 
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đBiện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
 
Kế toán bán hàng và kết quả kinh doanh tại công ty TNHH An Phú
Kế toán bán hàng và kết quả kinh doanh tại công ty TNHH An PhúKế toán bán hàng và kết quả kinh doanh tại công ty TNHH An Phú
Kế toán bán hàng và kết quả kinh doanh tại công ty TNHH An Phú
 
Quản trị vốn lưu động tại Công ty tư vấn xây dựng và phát triển điện
Quản trị vốn lưu động tại Công ty tư vấn xây dựng và phát triển điệnQuản trị vốn lưu động tại Công ty tư vấn xây dựng và phát triển điện
Quản trị vốn lưu động tại Công ty tư vấn xây dựng và phát triển điện
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agribank Ngô Quyền
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agribank Ngô QuyềnĐề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agribank Ngô Quyền
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agribank Ngô Quyền
 
LA01.039_Đổi mới quản lý của chủ sở hữu nhà nước đối với “công ty mẹ - công t...
LA01.039_Đổi mới quản lý của chủ sở hữu nhà nước đối với “công ty mẹ - công t...LA01.039_Đổi mới quản lý của chủ sở hữu nhà nước đối với “công ty mẹ - công t...
LA01.039_Đổi mới quản lý của chủ sở hữu nhà nước đối với “công ty mẹ - công t...
 
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANHĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH
ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ HÀ THANH
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại tổng công ty đầu tư Hà Thanh, HAY - Gửi miễ...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại tổng công ty đầu tư Hà Thanh, HAY - Gửi miễ...Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại tổng công ty đầu tư Hà Thanh, HAY - Gửi miễ...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại tổng công ty đầu tư Hà Thanh, HAY - Gửi miễ...
 
Đề tài: Kiểm toán Vốn bằng tiền tại Công ty Kiểm toán ACC, HAY
Đề tài: Kiểm toán Vốn bằng tiền tại Công ty Kiểm toán ACC, HAYĐề tài: Kiểm toán Vốn bằng tiền tại Công ty Kiểm toán ACC, HAY
Đề tài: Kiểm toán Vốn bằng tiền tại Công ty Kiểm toán ACC, HAY
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới công ty chứng khoán
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới công ty chứng khoánLuận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới công ty chứng khoán
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới công ty chứng khoán
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả môi giới tại công ty chứng khoán TP.HCM
Đề tài: Nâng cao hiệu quả môi giới tại công ty chứng khoán TP.HCMĐề tài: Nâng cao hiệu quả môi giới tại công ty chứng khoán TP.HCM
Đề tài: Nâng cao hiệu quả môi giới tại công ty chứng khoán TP.HCM
 
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNamĐề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
 
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...
 
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính của Công ty Thương Mại VIC
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính của Công ty Thương Mại VICĐề tài: Biện pháp cải thiện tài chính của Công ty Thương Mại VIC
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính của Công ty Thương Mại VIC
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 

Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ

  • 1. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.10i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Tác giả luận văn tốt nghiệp (Ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Thùy Linh
  • 2. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.10ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN..................................................................................... i MỤC LỤC ................................................................................................. ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................... v DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................... vi DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................vii LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP....................... 4 1.1: Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp ....... 4 1.1.1: Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động của doanh nghiệp ...................... 4 1.1.2: Phân loại vốn lưu động của doanh nghiệp........................................... 5 1.1.3: Nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp.............................. 6 1.2: Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp ............................................... 6 1.2.1: Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp .......... 6 1.2.2: Nội dung quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp .............................. 8 1.2.3:Các chỉ tiêuđánh giá tình hìnhquảntrị vốn lưu độngcủadoanh nghiệp .... 18 1.2.4: Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp . 24 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI HỮU HUỆ.......................... 27 2.1: Quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty TNHH xây dựng và thương mại Hữu Huệ...................................... 27 2.1.1: Quá trình thành lập và phát triển ...................................................... 27 2.1.2: Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty TNHH xây dựng và thương mại Hữu Huệ ................................................................................ 29 2.1.3: Khái quát tình hình tài chính của công ty.......................................... 39
  • 3. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.10iii 2.2: Thực trạng quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Hữu Huệ............................................................................................ 57 2.2.1: Thực trạng VLĐ và phân bổ VLĐ.................................................... 57 2.2.2: Thực trạng nguồn VLĐ và tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động...... 59 2.2.3: Thực trạng về xác định nhu cầu vốn lưu động của công ty................. 60 2.2.4: Thực trạng quản trị vốn bằng tiền..................................................... 62 2.2.5: Thực trạng về quản trị vốn tồn kho dự trữ......................................... 69 2.2.6: Thực trạng về quản trị nợ phải thu.................................................... 72 2.2.7: Thực trạng về hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn.............................. 79 2.3: Đánh giá chung về công tác quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Hữu Huệ ................................................................... 82 2.3.1: Những kết quả đạt được................................................................... 82 2.3.2: Những hạn chế và nguyên nhân khắc phục....................................... 82 CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VLĐ TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI HỮU HUỆ......................................................................................................... 85 3.1: Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty TNHH xây dựng và thương mại Hữu Huệ trong thời gian tới .................................................... 85 3.1.1: Bối cảnh kinh tế xã hội.................................................................... 85 3.1.2: Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty.................................. 86 3.2: Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Hữu Huệ.................................................. 88 3.2.1: Nâng cao năng lực dự báo góp phần xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động của công ty................................................................................. 88 3.2.2: Tăng cường công tác quản trị vốn bằng tiền của công ty ................... 90 3.2.3: Điều chỉnh lại tỉ trọng các bộ phận trong cơ cấu vốn tồn kho dự trữ... 92
  • 4. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.10iv 3.2.4: Phân tích, đánh giá toàn diện uy tín của khách hàng và chú trọng các biện pháp tổ chức thu hồi nợ có hiệu quả ................................................... 94 3.2.5: Một số giải pháp khác...................................................................... 96 3.3: Điều kiện thực hiện các giải pháp ....................................................... 97 3.3.1. Điều kiện thực hiện giải pháp........................................................... 97 3.3.2. Một số kiến nghị đối với doanh nghiệp............................................. 98 KẾT LUẬN.............................................................................................100 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................102
  • 5. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.10v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DTT : Doanh thu thuần KNTT : Khả năng thanh toán NWC : Nguồn vốn lưu động thường xuyên SXKD : Sản xuất kinh doanh TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TSCĐ : Tài sản cố định TSDH : Tài sản dài hạn TSLĐ : Tài sản lưu động TSLĐTX : Tài sản lưu động thường xuyên TSNH : Tài sản ngắn hạn
  • 6. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.10vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Bảng kỹ sư, kỹ thuật viên .......................................................... 36 Bảng 2.2: Bảng công nhân kỹ thuật các chuyên đề..................................... 36 Bảng 2.3: Bảng kê máy móc, thiết bị của công ty....................................... 37 Bảng 2.4: Bảng phân tích cơ cấu và biến động của tài sản........................... 43 Bảng 2.5: Bảng phân tích cơ cấu và biến động nguồn vốn .......................... 46 Bảng 2.6: Bảngphântíchtình hìnhbiếnđộngdoanh thu, chiphí, lợi nhuận........ 49 Bảng 2.7: Bảng phân tích khả năng thanh toán........................................... 52 Bảng 2.8: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản..................... 53 Bảng 2.9: Bảng phân tích hiệu suất hoạt động............................................ 54 Bảng 2.10: Bảng phân tích hiệu quả hoạt động........................................... 55 Bảng 2.11: Cơ cấu và sự biến động của các bộ phận trong VLĐ ................. 57 Bảng 2.12: Bảng xác định nguồn vốn lưu động thường xuyên..................... 59 Bảng 2.13: Xác định nhu cầu vốn lưu động năm 2014, 2015...................... 61 Bảng 2.14: Kết cấu vốn bằng tiền của công ty............................................ 62 Bảng 2.15 : Hệ số khả năng thanh toán bìnhquân trong ngành xây dựng Việt Nam năm 2015 ......................................................................................... 64 Bảng 2.16: Hệ số khả năng thanh toán của công ty..................................... 65 Bảng 2.17: Hệ số tạo tiền của doanh nghiệp............................................... 68 Bảng 2.18: Bảng kết cấu vốn tồn kho dự trữ............................................... 69 Bảng 2.19: Hệ số đánh giá tình hình quản trị vốn tồn kho dự trữ trung bình ngành xây dựng Việt Nam năm 2015......................................................... 71 Bảng 2.20: Các hệ số dánh giá quản lý hàng tồn kho .................................. 71 Bảng 2.21: Cơ cấu và biến động các khoản phải thu của công ty................. 73 Bảng 2.22: Tình hình quản trị các khoản phải thu củacông ty........................ 76 Bảng 2.23: Chênh lệch giữa vốn chiếm dụng và vốn bị chiếm dụng ............ 78 Bảng 2.24: Bảng hiệu suất và hiệu quả sửdụng vốn...................................... 80
  • 7. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.10vii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Vị trí của nguồn vốn lưu động thường xuyên trong tương quan giữa tài sản và nguồn vốn ................................................................................... 9 Hình 1.2: Mô hình tài trợ thứ nhất của doanh nghiệp.................................. 10 Hình 1.3: Mô hình tài trợ thứ hai của doanh nghiệp.................................... 10 Hình 1.4: Mô hình tài trợ thứ ba của doanh nghiệp..................................... 11 Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lí công ty..................................................... 31 Hình 2.2: Sơ đồ bộ máy tổ chức hiện trường .............................................. 33 Hình 2.3: Sơ đồ bộ máy kế toán................................................................. 35 Hình 2.4:Tình hìnhbiến độngcủacác bộ phậntrongvốnbằng tiền................... 63 Hình 2.5:Sựbiến độngcủacác hệ số phản ánh khả năngthanhtoán.................. 66 Hình 2.6: Sự biến động của các hệ số đánh giá HTK ................................. 72 Hình 2.7: Sự biến động của các hệ số đánh giá tình hình quản trị các khoản nợ phải thu.................................................................................................... 77
  • 8. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.101 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng đã tác động và làm thay đổi cục diện của nền kinh tế thế giới so với những năm trước đó. Ngày 11/1/2007, Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO, đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng đối với đất nước nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Sự gia nhập WTO đã mở ra không chỉ là những cơ hội mà còn là thách thức mà các nước thành viên, trong đó có Việt Nam cần phải vượt qua để phát triển bền vững. Trong bối cảnh như vậy, các doanh nghiệp muốn đứng vững và phát triển được thì cần phải thay đổi, nhanh chóng bắt kịp xu hướng thị trường. Để làm được điều đó thì một trong những vấn đề mà các doanh nghiệp phải quan tâm hàng đầu đó là quản trị tài chính doanh nghiệp. Bài toán về việc sử dụng vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn luôn là bài toán khiến các nhà quản trị phải bận tâm. Bất kỳ doanh nghiệp nào khi bắt tay vào sản xuất hay xem xét một phương án kinh doanh đều quan tâm đầu tiên đến vốn kinh doanh của mình và sử dụng vốn một cách tiết kiệm. Muốn vậy, công tác tài chính của doanh nghiệp phải được thực hiện một cách đầy đủ, chính xác kịp thời và đảm bảo thực hiện đúng chế độ chính xác. Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Hữu Huệ, là một doanh nghiệp có lĩnh vực hoạt động chính là xây dựng - ngành kinh tế đặc thù mà trong quá trình hoạt động kinh doanh thì các khoản phải thu và hàng tồn kho luôn chiếm một tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp. Hơn nữa, trong quá trình thực tập em nhận thấy rằng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty TNHH xây dựng và thương mại Hữu Huệ còn gặp nhiều hạn chế. Đứng trên thực tế như vậy, em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “ Giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của Công ty
  • 9. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.102 TNHH xây dựng và thương mại Hữu Huệ’’ làm đề tài cho chuyên đề thực tập của mình,mong góp một phần nào đó cho việc sử dụng vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng của công ty ngày càng hiệu quả hơn. 2. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: công ty TNHH xây dựng và thương mại Hữu Huệ. - Mục tiêu nghiên cứu: lý luận và thực trạng quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Hữu Huệ, từ đó nêu ra những điểm còn hạn chế cần khắc phục và đề ra giải pháp. 3. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình vốn lưu động và sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Hữu Huệ trong hai năm: 2014 và 2015. 4. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu từ lý luận cho đến thực tiễn, bao gồm: phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp phân tích số liệu, phương pháp so sánh thời gian (giữa kỳ này với kỳ trước), phương pháp so sánh theo không gian (giữa doanh nghiệp thực tập với mức trung bình ngành), phương pháp tỷ số… 5. Kết cấu của luận văn tốt nghiệp: Ngoài phần mở đầu và phần kết thúc, bố cục luận văn có 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về vốn lưu động và quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp.
  • 10. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.103 Chương 2: Thực trạng quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Hữu Huệ. Chương 3: Một số giảipháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Hữu Huệ. Do thời gian thực tập, điều kiện nghiên cứu và trình độ kiến thức còn hạn chế nên mặc dù đã cố gắng nhưng đề tài nghiên cứu của em còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo trong bộ môn, ban lãnh đạo công ty TNHH xây dựng và thương mại Hữu Huệ và các bạn để đề tài nghiên cứu của em được hoàn thiện. Em xin trân thành cảm ơn giảng viên hướng dẫn TS. Đoàn Hương Quỳnh, ban lãnh đạo công ty TNHH xây dựng và thương mại Hữu Huệ, các anh chị cán bộ chuyên viên phòng kế toán – tài chính và các thầy cô giáo giảng viên học viện tài chính đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
  • 11. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.104 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 1.1: Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp 1.1.1:Khái niệm và đặcđiểm vốn lưu động của doanh nghiệp 1.1.1.1:Kháiniệm vốn lưu động Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, ngoài tài sản cố định (TSCĐ) các doanh nghiệp cần có các tài sản lưu động (TSLĐ). Căn cứ vào phạm vi sử dụng, TSLĐ của doanh nghiệp thường được chia thành: TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông. - TSLĐ sản xuất gồm: Nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế đang trong quá trình dự trữ sản xuất và các loại sản phẩm dở dang, bán thành phẩm đang trong quá trình sản xuất. - TSLĐlưu thônggồm:Các loạitài sản đang nằm trong quá trình lưu thông như thành phẩm trong kho chờ tiêu thụ, các khoản phải thu, vốn bằng tiền. Trong quá trình kinh doanh, TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông luôn vận động, chuyển hóa, thay thế đổi chỗ cho nhau, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra nhịp nhàng, liên tục. Để hình thành TSLĐ, doanh nghiệp phải ứng ra một số vốn tiền tệ nhất định để mua sắm các tài sản đó, số vốn này được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp. “Vốn lưu động là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành nên các TSLĐ thường xuyên cần thiết cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp.” 1.1.1.2:Đặcđiểm vốn lưu động của doanh nghiệp - VLĐ luôn thay đổi hình thái biểu hiện trong quá trình chu chuyển giá trị quacác giai đoạnSXKDcủa doanh nghiệp: Từ hình thái vốn tiền tệ ban đầu trở
  • 12. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.105 thành vật tư, hàng hóa dự trữ sản xuất, tiếp đến sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm và cuối cùng lại quay trở về hình thái vốn bằng tiền. - VLĐ dịch chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần vào giá trị sản phẩm hàng hóa, dịch vụ sản xuất ra và thu hồi lại toàn bộ khi doanh nghiệp thu được tiền bán sản phẩm hàng hóa, dịch vụ và kết thúc chu kỳ kinh doanh. - VLĐ hoàn thành một vòng tuần hoàn sau mỗi chu kỳ kinh doanh: Tại cùng một thời điểm vốn lưu động trong doanh nghiệp đều tồn tại ở nhiều hình thái biểu hiện với những tính chất, vai trò khác nhau đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp cần có biện pháp để quản trị VLĐ một cách hợp lý. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần chú trọng áp dụng một số công cụ và chính sách cần thiết để qua đó có thể đẩy nhanh vòng quay VLĐ, rút ngắn thời gian kỳ luân chuyển VLĐ, xây dựng cấu trúc nguồn vốn ngắn hạn nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 1.1.2:Phân loại vốn lưu động của doanhnghiệp 1.1.2.1: Phân loại theo hình thái biểu hiện của vốn lưu động - Vốn vật tư, hàng hóa: Vốn tồn kho nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang và bán thành phẩm, thành phẩm. - Vốn bằng tiền và các khoản phải thu: Vốn bằng tiền gồm có: Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển. Các khoản phải thu gồm có: Phải thu của khách hàng, phải thu tạm ứng, phải thu nội bộ, phải thu khác. Cách phân loại này giúp doanh nghiệp đánh giá mức dự trữ tồn kho và khả năng thanh toán, tính thanh khoản của các tài sản đầu tư trong doanh nghiệp; giúp nhà quản lý nhận biết được vai trò, tác dụng của từng bộ phận và kết cấu vốn lưu động theo hình thái biểu hiện. 1.1.2.2: Phân loại theo vai trò của vốn lưu động - VLĐ trong khâu dự trữ sản xuất: Vốn NVL chính, nguyên nhiên vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ nhỏ dự trữ sản xuất.
  • 13. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.106 - Vốn lưu động trong khâu sản xuất: Vốn bán thành phẩm và sản phẩm dở dang, vốn về chi phí trả trước. - Vốn lưu động trong khâu lưu thông: Vốn thành phẩm, vốn trong thanh toán, vốn đầu tư ngắn hạn, vốn bằng tiền. Việc đánh giá tình hình phân bổ vốn trong các khâu của quá trình luân chuyển vốn ở doanh nghiệp được chính xác và phù hợp; là cơ sở nền tảng quan trọng để doanh nghiệp đưa ra giải pháp quản lý vốn hiệu quả; quyết định lựa chọn cơ cấu vốn đầu tư hợp lý đảm bảo sự cân đối về năng lực giữa các giai đoạn trong quá trình SXKD; góp phần làm tăng tốc độ luân chuyển vốn. 1.1.3:Nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp Nguồn hình thành VLĐ bao gồm: nguồn ngắn hạn (nguồn vốn tạm thời), nguồn dài hạn (nguồn vốn thường xuyên). Nguồn vốn bao gồm: - Nguồn vốn lưu động thường xuyên: là nguồn vốn ổn định có tính chất dài hạn để hình thành hay tài trợ cho tài sản lưu động thường xuyên cần thiết trong hoạt động kinh doanh của nhằm đảm bảo tính liên tục của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Nguồn vốn lưu động tạm thời: là nguồn vốn ngắn hạn tài trợ cho tài sản lưu động của doanh nghiệp nhằm đáp ứng những biến động tăng giảm theo chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, để quyết định lựa chọn nguồn tài trợ nào doanh nghiệp cũng cần phải xem xét tới các yếu tố khác như: dòng tiền chiết khấu, tỷ lệ chiết khấu, chi phí huy động nguồn tài trợ và chi phí cơ hội để từ đó có thể đưa ra những quyết định phù hợp. 1.2:Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp 1.2.1:Khái niệm và mụctiêu quản trị vốn lưu động của doanhnghiệp 1.2.1.1: Khái niệm quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp Quản trị là hoạt động có hướng đíchcủa chủ thể quản lý lên đốitượng quản lý.
  • 14. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.107 Quản trị tài chính doanh nghiệp là việc lựa chọn, đưa ra quyết định và tổ chức thực hiện các quyết định tài chính nhằm đạt được các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Như vậy, có thể hiểu rằng: “Quản trị vốn lưu động là quá trình phân tích, hoạch định, lựa chọn, ra các quyết định, tổ chức thực hiện song song với việc kiểm soát, điều chỉnh một cách hợp lý các quyết định tài chính ngắn hạn liên quan trực tiếp tới vốn lưu động trong doanh nghiệp đểqua đó nâng caohiệu quả hoạt động sản xuấtkinhdoanhcũng như thực hiện được mụctiêu tối đa hóa giá trị cho doanh nghiệp”. 1.2.1.2: Mục tiêu quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp - Xác định đúng nhu cầu vốn lưu động cần thiết để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành bình thường, liên tục. Tránh tình trạng doanh nghiệp bị đình trệ, gián đoạn hay tình trạng vốn bị ứ đọng, sử dụng vốn lãng phí, kém hiệu quả. - Xác định quy mô vốn tồn kho dự trữ, các nhân tố ảnh hưởng đến vốn tồn kho dự trữ để có biện pháp quản lý phù hợp tránh tình trạng vật tư hàng hóa ứ đọng, chậm luân chuyển, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bình thường, góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển VLĐ. - Xác định đúng đắn mức dự trữ tiền mặt hợp lý, tối thiểu để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu bằng tiền mặt của doanh nghiệp trong kỳ. Quản lý chặt chẽ các khoản phải thu tiền mặt tránh bị mất mát, lợi dụng. Chủ động lập kế hoạch lưu chuyển tiền tệ hàng năm, có biện pháp cân đối thu chi tiền mặt, sử dụng có hiệu quả nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi. - Xác định chính sách bán chịu hợp lý đối với từng khách hàng. Phân tích uy tín của khách hàng mua chịu để tránh tổn thất do các khoản nợ không có khả năng thu hồi.
  • 15. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.108 1.2.2:Nội dung quảntrị vốn lưu động của doanh nghiệp 1.2.2.1: Xác định nhu cầu vốn lưu động và tổ chức nguồn vốn lưu động Xác định nhu cầu vốn lưu động Để một doanh nghiệp hoạt động thường xuyên, liên tục đòi hỏi doanh nghiệp đó phải có một lượng vốn lưu động cần thiết để đáp ứng các yêu cầu mua sắm vật tư dự trữ, bù đắp chênh lệch các khoản phải thu, phải trả giữa doanh nghiệp với khách hàng. Đó chính là nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, cần thiết của doanh nghiệp. “Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết là số vốn lưu động tối thiểu cần thiết phải có để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành bình thường, liên tục.” Nhu cầu VLĐ = Vốn hàng tồn kho + Nợ phải thu – Nợ phải trả nhà cung cấp Trong đó, nhu cầu vốn tồn kho là số vốn tối thiểu cần thiết dùng để dự trữ nguyên nhiên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm của doanh nghiệp. Nhu cầu VLĐ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: Quy mô kinh doanh của doanh nghiệp Đặc điểm, tính chất ngành nghề kinh doanh Sự biến động của giá cả, vật tư, hàng hóa trên thị trường Trình độ tổ chức, quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp Tổ chức nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp  Nội dung:Nguồn vốn lưu động thường xuyên là nguồn vốn ổn định có tính chất dài hạn để hình thành hay tài trợ cho tài sản lưu động (TSLĐ) thường xuyên cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn lưu động thường xuyên (NWC)
  • 16. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.109 NWC = Nguồn vốn dài hạn - Tài sản dài hạn NWC = Tài sản ngắn hạn - Nợ phải trả ngắn hạn Hình 1.1: Vị trí của nguồn vốn lưu động thường xuyên trong tương quan giữa tài sản và nguồn vốn Các mô hình tài trợ vốn của doanh nghiệp:  Mô hình tài trợ thứ nhất: Toàn bộ tài sản cố định và tài sản lưu động thường xuyên được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, toàn bộ tài sản lưu động tạm thời được tài trợ bằng nguồn vốn tạm thời. - Ưu điểm: xác lập được sự cân bằng về thời gian sử dụng tài sản với thời gian huy động nguồn tài trợ; hạn chế những rủi ro trong thanh toán; mức độ an toàn cao hơn, giảm bớt được chi phí sử dụng vốn. - Nhược điểm: chưa tạo ra sự linh hoạt trong tổ chức sử dụng vốn, thường vốn nào nguồn ấy, tính chắc chắn được đảm bảo hơn song kém linh hoạt hơn.
  • 17. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.1010 Hình 1.2: Mô hình tài trợ thứ nhất của doanh nghiệp  Mô hình tài trợ thứ hai: Toàn bộ TSCĐ và TSLĐ thường xuyên và một phần TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, một phần TSLĐ tạm thời, còn lại được đảm bảo bằng nguồn VLĐ tạm thời. Hình 1.3: Mô hình tài trợ thứ hai của doanh nghiệp Tiền Thời gian TSLĐ TX TSCĐ TSLĐ tạm thời Nguồnvốntạm thời Nguồn vốn thường xuyên Tiền Thời gian TSLĐ TX TSCĐ TSLĐ tạm thời Nguồnvốntạm thời Nguồn vốn thường xuyên
  • 18. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.1011 - Ưu điểm: sử dụng mô hình này đảm bảo khả năng thanh toán và độ an toàn ở mức cao. - Nhược điểm: việc sử dụng nhiều khoản vay trung và dài hạn làm chi phí sử dụng vốn cao hơn.  Mô hình tài trợ thứ ba: Toàn bộ TSCĐ và một phần TSLĐ thường xuyên được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, còn một phần TSLĐ thường xuyên và TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn VLĐ tạm thời. Hình 1.4: Mô hình tài trợ thứ ba của doanh nghiệp - Ưu điểm: chi phí sử dụng vốn sẽ hạ thấp hơn vì sử dụng nhiều hơn nguồn vốn tín dụng ngắn hạn, việc sử dụng vốn sẽ linh hoạt hơn. - Nhược điểm: mang lại rủi ro cao hơn cho doanh nghiệp nếu có những biến động bất thường trong sản xuất kinh doanh. Trên thực tế mô hình này thường được các doanh nghiệp lựa chọn nhiều hơn vì nguồn tín dụng ngắn hạn cũng được xem như dài hạn vì khoản này có tính chất chu kỳ. Tiền Thời gian TSCĐ TSLĐ tạm thời Nguồnvốntạm thời Nguồn vốn thường xuyên TSLĐ TX
  • 19. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.1012  Phương pháp xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp như sau: a. Phương pháp trực tiếp: xác định trực tiếp nhu cầu cho HTK, các khoản phải thu, phải trả nhà cung cấp rồi tập hợp lại thành tổng nhu cầu VLĐ.  Xác định nhu cầu vốn hàng tồn kho: - Nhu cầu vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: Bao gồm nhu cầu vốn dự trữ nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế… - Nhu cầu VLĐ dự trữ trữ trong khâu sản xuất: Bao gồm nhu cầu vốn để hình thành các SP dở dang, bán thành phẩm, các khoản chi phí trả trước. Nhu cầu này nhiều hay ít phụ thuộc vào chi phí sản xuất bình quân một ngày, độ dài chu kỳ sản xuất sản phẩm, mức độ hoàn thành các SP dở, bán thành phẩm. - Nhu cầu vốn lưu động dự trữ trong khâu lưu thông: Bao gồm vốn dự trữ thành phẩm, vốn phải thu, phải trả. + Nhu cầu vốn thành phẩm là số vốn tối thiểu dùng để hình thành lượng dự trữ thành phẩm tồn kho, chờ tiêu thụ. + Nhu cầu vốn nợ phải thu: Nợ phải thu là khoản vốn bị khách hàng chiếm dụng hoặc do doanh nghiệp chủ động bán chịu hàng hóa cho khách hàng. + Xác định nhu cầu vốn nợ phải trả nhà cung cấp: Nợ phải trả là khoản vốn doanh nghiệp mua chịu hàng hóa hay chiếm dụng của khách hàng. Tổngnhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp được xác định như sau: 𝐕𝐯𝐥đ = (𝐕𝐇𝐓𝐊 + 𝐕𝐬𝐱 + 𝐕𝐭𝐩)+(𝐕𝐩𝐭 - 𝐕𝐩𝐭𝐫)  Ưu điểm phương pháp: phản ánh rõ nhu cầu VLĐ từng loại vật tư hàng hóa; từng khâu kinh doanh, do vậy tương đối sát với nhu cầu của DN.  Nhược điểm của phương pháp: tính toán phức tạp, mất nhiều thời gian trong xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp. b. Phương pháp gián tiếp:
  • 20. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.1013 Phương pháp điều chỉnh tỷ lệ phần trăm nhu cầu vốn lưu động so với năm báo cáo: dựa vào thực tế nhu cầu VLĐ năm báo cáo và điều chỉnh nhu cầu theo quy mô kinh doanh và tốc độ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch. Vkh= Vbc × 𝑴𝒌𝒉 𝑴𝒃𝒄 × (1+ t%) Trong đó: VKH: VLĐ năm kế hoạch Mkh: Mức luân chuyển VLĐ năm kế hoạch Mbc: Mức luân chuyển VLĐ năm báo cáo t%: Tỷ lệ rút ngắn kỳ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch t% = 𝐾𝑘ℎ−𝐾𝑏𝑐 𝐾𝑏𝑐 × 100% Trong đó: t%: Tỷ lệ rút ngắn kỳ luân chuyển Kkh: Kỳ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch Kbc: Kỳ luân chuyển VLĐ năm báo cáo Phương pháp dựa vàotổng mức luân chuyển vốn và tốc độ luân chuyển vốn năm kế hoạch: nhu cầu VLĐ được xác định căn cứ vào tổng mức luân huyển VLĐ (hay DTT) và tốc độ luân chuyển VLĐ dự tính của năm kế hoạch. VKH = 𝑴𝒌𝒉 𝑳𝒌𝒉 Trong đó: Mkh: Tổng mức luân chuyển vốnnăm kế hoạch(doanh thu thuần) Lkh: Số vòng quay VLĐ năm kế hoạch Phương pháp dựa vào tỷ lệ phần trăm trên doanh thu: dựa vào sự biến động theo tỷ lệ trên doanh thu của các yếu tố cấu thành vốn lưu động năm báo cáo để xác định nhu cầu vốn lưu động theo doanh thu năm kế hoạch. - Bước1:Tínhsố dưbìnhquâncáckhoảnmục trongBCĐKT kỳ thực hiện.
  • 21. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.1014 - Bước 2: Lựa chọn các khoản mục TSNH và nguồn vốn chiếm dụng trong BCĐKT chịu sự tác động trực tiếp và có quan hệ chặt chẽ với doanh thu và tính tỷ lệ phần trăm các khoản mục đó so với doanh thu thực hiện trong kỳ. - Bước3:Sửdụng tỷ lệ phần trăm của các khoản mục trên DT để ước tính nhu cầu VLĐ tăng thêm cho năm kế hoạchtrêncơ sở DT dự kiến năm kế hoạch. + Nhu cầu vốn lưu động tăng thêm= doanh thu tăng thêm × tỷ lệ % nhu cầu vốn lưu động so với doanh thu. + Doanh thu tăng thêm= Doanh thu kỳ kế hoạch- doanh thu kỳ báo cáo + Tỷ lệ % nhu cầu VLĐ so với doanhthu = Tỷ lệ % khoản mục TSLĐ so với doanh thu – tỷ lệ % nguồn vốn chiếm dụng so với doanh thu. 1.2.2.2: Tổ chức phân bổ VLĐ  Vai trò của phân bổ vốn lưu động: Giúp doanh nghiệp sử dụng vốn một cách tiết kiệm, hiệu quả, đáp ứng được đầy đủ và kịp thời nhu cầu vốn lưu động để hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục và bình thường. Việc phân tích kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp theo các tiêu thức phân loại để hiểu rõ hơn những đặc điểm riêng về số vốn lưu động mà mình đang quản lý và sử dụng. Từ đó xác định đúng đắn các trọng điểm và biện pháp quản trị vốn lưu động có hiệu quả hơn, phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp.  Nội dung của phân bổ vốn lưu động: Bên cạnh công tác quản trị nguồn vốn lưu động thì công tác phân bổ, sử dụng nguồn vốn làm sao cho hợp lý, hiệu quả nhất cũng là một yếu tố rất quan trọng trong công tác quản trị vốn lưu động tại các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần có công tác quản trị phù hợp để tạo ra một cơ cấu tài sản lưu động hợp lý, cân đối. Một mặt đảm bảo đủ lượng tài sản lưu động cho từng bộ phận để phục vụ cho quá trính sản xuất kinh doanh, mặt khác cần duy trì các tài sản ở một lượng vừa đủ, hợp lý để tránh tình trạng dư thừa,
  • 22. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.1015 lãng phí gây ra tình trạng ứ đọng nguồn vốn, đẩy chi phí sử dụng vốn lên cao. Tài sản lưu động này bao gồm: - Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: vốn nguyên, vật liệu chính; vốn vật liệu phụ; vốn nhiên liệu; vốn phụ tùng thay thế; vốn vật đóng gói; vốn công cụ dụng cụ nhỏ. - Vốn lưu động trong khâu trực tiếp sản xuất: vốn sản phẩm đang chế tạo; vốn về chi phí trả trước. - Vốn lưu động khâu lưu thông: vốn thành phẩm; vốn bằng tiền; vốn trong thanh toán; các khoản vốn đầu tư ngắn hạn về chứng khoán và cho vay ngắn hạn. 1.2.2.3: Quản trị vốn bằng tiền  Nội dung: - Vốn bằng tiền (gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển là một bộ phận cấu thành tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Đây là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất và quyết định khả năng thanh toán của doanh nghiệp. - Vốn bằng tiền bản thân nó không tự sinh lời, nó chỉ được sinh lời khi đầu tư sử dụng vào một mục đích nhất định. - Vốn bằng tiền có tính thanh khoản cao nên cũng dễ bị thất thoát, gian lận, lợi dụng. - Quản trị vốn bằng tiền của doanh nghiệp có yêu cầu cơ bản là vừa phải đảm bảo sự an toàn tuyệt đối, đem lại khả năng sinh lời cao nhưng đồng thời cũng phải đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt của doanh nghiệp. Như vậy khi có tiền mặt nhàn rỗi, doanh nghiệp có thể đầu tư vào chứng khoán ngắn hạn, cho vay hay gửi tiền vào ngân hàng để thu lợi nhuận. Ngược lại khi cần tiền mặt, doanh nghiệp có thể rút tiền gửi ngân hàng, bán chứng khoán hoặc đi vay ngắn hạn ngân hàng để có tiền mặt sử dụng. - Trong doanh nghiệp, thường lưu giữ vốn bằng tiền nhằm:
  • 23. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.1016 Đáp ứng các yêu cầu giao dịch, thanh toán hàng ngày như trả tiền mua hàng, trả tiền lương, tiền công, thanh toán cổ tức hay nộp thuế… Giúp doanh nghiệp nắm bắt các cơ hội đầu tư sinh lời hoặc kinh doanh nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Từ nhu cầu dự phòng hoặc khắc phục rủi ro bất ngờ có thể xảy ra gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Quản trị vốn bằng tiền trong doanh nghiệp gồm các nội dung chủ yếu sau: Xác định đúng đắn mức dự trữ tiền mặt hợp lý, tối thiểu để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu bằng tiền mặt của doanh nghiệp trong kỳ. Quản lý chặt chẽ các khoản thu chi tiền mặt Chủ động lập và thực hiện kế hoạch lưu chuyển tiền tệ hàng năm, thực hiện dự báo và quản lý có hiệu quả các dòng tiền nhập, xuất ngân quỹ trong từng thời kì để chủ động đáp ứng yêu cầu thanh toán nợ của doanh nghiệp khi đáo hạn. 1.2.2.4: Quản trị nợ phải thu  Nội dung: - Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu hàng hóa hoặc dịch vụ. Hầu hết các doanh nghiệp đều có các khoản nợ phải thu nhưng với quy mô, mức độ khác nhau. Nếu các khoản phải thu quá lớn, tức số vốn bị chiếm dụng cao, hoặc không kiểm soát nổi sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Quản trị khoản phải thu liên quan đến sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro trong bán chịu hàng hóa. Nếu không bán chịu hàng hóa, dịch vụ doanh nghiệp sẽ mất đi cơ hội tiêu thụ sản phẩm, do đó, cũng mất đi cơ hội thu lợi nhuận. Nhưng nếu khoản bán chịu quá mức sẽ làm tăng chi phí quản trị khoản phải thu, làm tăng nguy cơ nợ phải thu khó đòi hoặc rủi ro không thu hồi được nợ.
  • 24. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.1017 - Để quản trị các khoản phải thu, doanh nghiệp cần chú trọng: Xác định chính sách bán chịu hợp lý đối với từng khách hàng Phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu Áp dụng các biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả thu hồi nợ 1.2.2.5: Quản trị hàng tồn kho  Nội dung: Tồn kho dự trữ là những tài sản mà doanh nghiệp dự trữ để đưa vào sản xuất hoặc bán ra sau này.  Cách phân loại tồn kho dự trữ: - Căn cứ vào vai trò của chúng: tồn kho nguyên vật liệu; tồn kho sản phẩm sở dang, bán thành phẩm; tồn kho thành phẩm. - Căn cứ vào mức độ đầu tư vốn: tồn kho có suất đầu tư vốn cao;tồn kho có suất đầu tư vốn thấp; tồn kho có suất đầu tư vốn trung bình. Việc hình thành lượng HTK đòi hỏi phải ứng trước một lượng tiền nhất định gọi là vốn tồn kho dự trữ. Việc quản lý vốn tồn kho dự trữ rất quan trọng bởi nó không những thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn lưu động của doanh nghiệp mà quan trọng hơn là giúp doanh nghiệp tránh được tình trạng vật tư hàng hóa ứ đọng, chậm luân chuyển, đảm bảo cho hoạt động diễn ra bình thường, góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động.  Các nhân tố ảnh hưởng: Quy mô vốn tồn kho dự trữ chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi mức tồn kho dự trữ của doanh nghiệp. Tuy nhiên từng loại tồn kho dự trữ lại có các nhân tố ảnh hưởng khác nhau: - Đối với tồn kho dự trữ nguyên vật liệu: quy mô sản xuất, khả năng sẵn sàng cung ứng vật tư của trị trường, giá cả vật tư hàng hóa… - Đối với các loại sản phẩm dở dang, bán thành phẩm: kỹ thuật, công nghệ sản xuất, thời gian chế tạo sản phẩm, trình độ tổ chức sản xuất. - Đối vớimức tồn khothànhphẩm:số lượngsảnphẩmtiêu thụ, sựphối hợp
  • 25. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.1018 nhịp nhàng giữa khâu sản xuất và khâu tiêu thụ, sức mua của trị trường…  Mô hình quản lý tồn kho EOQ: Dựa trên cơ sở xem xét mối quan hệ giữa chi phí lưu trữ, bảo quản hàng tồn kho và chi phí thực hiện các hợp đồng cung ứng. Mức đặt hàng kinh tế được xác định như sau: C=C1+C2 C=( Q/2 x c1) + ( Qn/Q x c2 ) Trong đó: C: Tổng chi phí tồn kho C1: Tổng chi phí lưu giữ tồn kho C2: Tổng chi phí đặt hàng c1: Chi phí lưu giữ, bảo quản đơn vị hàng tồn kho c2: Chi phí một lần thực hiện hợp đồng cung ứng Qn: Số lượng vật tư hàng hóa cần cung ứng trong năm Q: Mức hàng đặt mỗi lần QE: Mức đặt hàng kinh tế - Mức đặt hàng kinh tế: Q = √ 𝟐𝐱 𝒄𝟐𝐱𝑸𝒏/𝒄𝟏𝟐 - Số lần cần cung ứng trong năm (Lc): Lc = Qn/QE - Số ngày cung ứng cách nhau giữa 2 lần cung ứng (Nc): Nc = 360/ Lc - Thời điểm tái đặt hàng (Qđh): Qđh = n x Qn/360 1.2.3:Cácchỉ tiêu đánhgiátình hình quảntrị vốn lưu động của doanh nghiệp 1.2.3.1. Chỉ tiêu phản ánh tình hình tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động: Chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá tình hình tổ chức đảm bảo nguồn VLĐ lànguồn vốn lưu động thường xuyên (NWC).  Cách xác định NWC: NWC = Tổng nguồn vốn thường xuyên của DN – Tài sản dài hạn
  • 26. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.1019 NWC= Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này dùng để đánh giá phương thức tài trợ vốn lưu động của doanh nghiệp và thường được kết hợp với nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán để phân tích mức độ an toàn hay rủi ro tài chính trong hoạt động của doanh nghiệp.  Các trường hợp diễn biến của NWC: - Trường hợp 1: NWC > 0  Tài sản ngắn hạn > Nợ ngắn hạn => DN sử dụng một phần nguồn vốn thường xuyên để tài trợ cho TSLĐ. Điều này tạo ra một sự ổn định trong hoạt động kinh doanh của DN. - Trường hợp 2: NWC < 0  Tài sản ngắn hạn < Nợ ngắn hạn => Toàn bộ TSLĐ và một phần tài sản cố định được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn. Đây là dấu hiệu của việc doanh nghiệp sử dụng vốn sai, tạo ra sự mạo hiểm trong kinh doanh khi cán cân thanh toán mất thăng bằng, hệ số thanh toán nợ ngắn hạn <1. - Trường hợp 3: NWC = 0  Tài sản ngắn hạn = Nợ ngắn hạn => Toàn bộ tài sản cố định được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn và toàn bộ tài sản lưu động được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn. Không tạo ra được tính ổn định trong kinh doanh, vẫn ẩn chứa một sự mạo hiểm nhất định. 1.2.3.2. Chỉ tiêu phản ánh kết cấu vốn lưu động:  Các chỉ tiêu đánh giá về kết cấu VLĐ theo vai trò: - Tỷ trọng vốn lưu động dự trữ sản xuất trên tổng vốn lưu động: Tỷ trọng VLĐ dự trữ sản xuất trên tổng VLĐ = VLĐ dự trữ sản xuất x 100%Tổng VLĐ - Tỷ trọng vốn lưu động sản xuất trên tổng vốn lưu động: Tỷ trọng VLĐ sản xuất trên tổng VLĐ = VLĐ sản xuất x 100% Tổng VLĐ
  • 27. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.1020 - Tỷ trọng vốn lưu động lưu thông trên tổng vốn lưu động: Tỷ trọng VLĐ lưu thông trên tổng VLĐ = VLĐ lưu thông x 100% Tổng VLĐ  Các chỉ tiêu đánh giá về kết cấu vốn lưu động theo hình thái và tính thanh khoản: - Tỷ trọng vốn bằng tiền trên tổng vốn lưu động: Tỷ trọng vốn bằng tiền trên tổng VLĐ = Vốn bằng tiền (Tiền và các khoản tương đương tiền) x 100 % Tổng VLĐ - Tỷ trọng nợ phải thu trên tổng vốn lưu động: Tỷ trọng nợ phải thu trên tổng VLĐ = Các khoản nợ phải thu x 100 % Tổng VLĐ - Tỷ trọng vốn tồn kho trên tổng vốn lưu động: Tỷ trọng vốn tồn kho trên tổng VLĐ = Vốn tồn kho (HTK) x 100 % Tổng VLĐ 1.2.3.3. Chỉ tiêu phản ánh tình hình quản lý vốn bằng tiền: Nhóm các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán: - Hệ số khả năng thanh toán hiện thời: Hệ số KNTT hiện thời = Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp có thể thanh toán được bao nhiêu lần nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn hiện có. - Hệ số khả năng thanh toán nhanh:
  • 28. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.1021 Hệ số KNTT nhanh = Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn Hệ số này cho biết khả năng than toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp mà không cần phải thực hiện thanh lý hàng tồn kho. - Hệ số khả năng thanh toán tức thời: Hệ số KNTT tức thời = Tiền và các khoản tương đương tiền NNH Hệ số này phản ánh KNTT các khoản nợ ngắn hạn bằng các khoản tiền và tương đương tiền, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với chủ nợ trong việc đưa ra quyết định cung ứng nguồn vốn phục vụ hoạt động của doanh nghiệp. - Hệ số thanh toán lãi vay: Hệ số KNTT lãi vay = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Lãi vay phải trả Hệ số này được tính toán dựa vào số liệu của BCKQHĐKD cho biết khả năng thanh toán lãi tiền vay và phản ánh mức độ rủi ro có thể gặp phải đối với các chủ nợ. Các ngân hàng đặc biệt quan tâm khi thẩm định cho vay, có ảnh hưởng rất lớn đến xếp hạng tín nhiệm cũng như lãi suất vay vốn. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh khả năng tạo tiền: - Hệ số tạo tiền từ hoạt động kinh doanh: Hệ số tạo tiền từ hoạt động kinh doanh = Dòng tiền vào từ HĐKD Doanh thu bán hàng Chỉ tiêu này giúp nhà quản trị đánh giá được khả năng tạo tiền từ hoạt động kinh doanh so với doanh thu đạt được trong kì. - Hệ số đảm bảo thanh toán lãi vay từ dòng tiền thuần hoạt động:
  • 29. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.1022 Hệ số đảm bảo thanh toán lãi vay từ dòng tiền thuần HĐ = Dòng tiền thuần từ HĐKD + Lãi vay phải trả Lãi vay phải trả Chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá khả năng tạo tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh có đáp ứng được yêu cầu thanh toán lãi vay hay không - Hệ số đảm bảo thanh toán nợ từ dòng tiền thuần hoạt động: Hệ số đảm bảo thanh toán nợ từ dòng tiền thuần hoạt động = Dòng tiền thuần từ HĐKD Tổng nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này được sử dụng để xem xét khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn của DN thông qua dòng tiền thuần hoạt động từ đó đánh giá khả năng tạo tiền từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có đủ chi trả nợ hay không. 1.2.3.4. Chỉ tiêu phản ánh tình hình vốn tồn kho: - Số vòng quay hàng tồn kho: Số vòng quay HTK = Giá vốn hàng bán Giá trị HTK bình quân trong kỳ - Số ngày một vòng quay hàng tồn kho: Số ngày một vòng quay HTK = 360 Số vòng quay HTK 1.2.3.5. Chỉ tiêu phản ánh tình hình nợ phải thu: - Số vòng quay nợ phải thu: Số vòng quay nợ phải thu = Doanh thu bán hàng Số nợ phải thu bình quân trong kỳ Đây là chỉ tiêu cho biết trong một kỳ nợ phải thu luân chuyển được bao nhiêu vòng và đánh giá tổng quan tốc độ thu hồi công nợ của doanh nghiệp.
  • 30. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.1023 - Kỳ thu tiền trung bình: Kỳ thu tiền trung bình = 360 Vòng quay nợ phải thu Chỉ tiêu này phản ánh trung bình độ dài thời gian thu tiền bán hàng của doanh nghiệp kể từ lúc xuất giao hàng cho đến khi thu được tiền hàng. 1.2.3.6. Chỉ tiêu phản ánh hiệu suất và hiệu quả vốn lưu động: - Số lần luân chuyển vốn lưu động (số vòng quay vốn lưu động): Số lần luân chuyển VLĐ = Tổng mức luân chuyển VLĐ trong kỳ Số VLĐ bình quân Chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay vốn lưu động trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm. Tổng mức luân chuyển vốn lưu động thường được xác định bằng doanh thu thuần trong kỳ. Số vốn lưu động bình quân được xác định theo phương pháp bình quân số học. - Kỳ luân chuyển vốn lưu động: Kỳ luân chuyển VLĐ = Số ngày trong kỳ (360 ngày) Số lần luân chuyển VLĐ Chỉ tiêu này phản ánh để thực hiện một vòng quay VLĐ cần bao nhiêu ngày. Kỳ luân chuyển càng ngắn thì VLĐ luân chuyển càng nhanh và ngược lại. - Mức tiết kiệm vốn lưu động: Mức tiết kiệm vốn lưu động = Mức luân chuyển vốn BQ 1 ngày kỳ kế hoạch x Số ngày rút ngắn kỳ luân chuyển VLĐ Mức tiết kiệm vốn lưu động phản ánh số vốn lưu động tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Nhờ tăng tốc độ luân chuyển VLĐ nên doanh nghiệp có thể rút ra khỏi một số VLĐ để dùng cho các hoạt động khác. - Hàm lượng vốn lưu động: Hàm lượng VLĐ = VLĐ bình quân
  • 31. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.1024 Doanh thu thuần trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh để thực hiện một đồng DTT cần bao nhiêu đồng VLĐ. Hàm lượng VLĐ càng thấp thì VLĐ sử dụng càng hiệu quả và ngược lại. - Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động: Tỷ suất lợi nhuận VLĐ = LN trước (sau) thuế x 100% VLĐ bình quân Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động bình quân tạo ra được bao nhiêu đồng LNTT (LNST) trong kỳ. Đây thước đo đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. 1.2.4:Cácnhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp 1.2.4.1: Nhân tố chủ quan  Trình độ và năng lực của nhà quản trị tài chính doanh nghiệp: Trình độ quản lý chuyên nghiệp, tổ chức bộ máy hoạt động gọn nhẹ, linh hoạt, có sự phối hợp nhịp nhàng sẽ giúp cho công tác quản trị và sử dụng vốn đạt hiệu quả cao, ngược lại năng lực quản trị yếu kém hoặc bị buông lỏng sẽ không những hạn chế tính hiệu quả mà còn gây suy giảm khả năng bảo toàn phát triển vốn của doanh nghiệp.  Hiệu quả huy động vốn: Hai nguồn chính là vốn chủ sở hữu và vốn vay hình thành nên tài sản của doanh nghiệp. Cả hai nguồn này đều có chi phí sử dụng vốn, vì vậy đòi hỏi nhà quản trị phải có những quyết định chiến lược trong việc phân bổ và sử dụng có hiệu quả để có nguồn bù đắp cho phần chi phí đó.  Ngành nghề kinh doanh: Việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư hình thành tài sản ở các doanh nghiệp thuộc các ngành nghề khác nhau là khác nhau. Để công tác quản trị vốn lưu động phát huy hiệu quả nhà quản trị cần có sự nghiên cứu cụ thể, kỹ lưỡng
  • 32. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.1025 đặc thù và tính chất chu kỳ sản xuất của DN mình nói riêng và toàn ngành nói chung để có kế hoạch thực hiện các chính sách và giải pháp phù hợp.  Chiến lược hoạt động sản xuất kinh doanh: Nhân tố này có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong hiện tại cũng như tương lai. Do đó, để có được những biện pháp quản trị vốn lưu động phù hợp và hiệu quả thì nhà quản trị cần bám sát những chiến lược hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.  Trình độ lao động: Trình độ lao động qyết định quản trị phụ thuộc rất lớn vào trình độ của nhà quản lý. Tuy nhiên các quyết định này lại cụ thể hóa thông qua công nhân viên trong doanh nghiệp. Ngay cả khi quyết định quản trị đúng đắn nhưng người lao động không có đủ năng lực và trình độ để lĩnh hội và thực hiện thì đồng vốn không tạo ra hiệu quả cao.  Uy tín của doanh nghiệp: Các mối quan hệ của doanh nghiệp với khách hàng, nhà cung cấp, các đối tác có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động huy động vốn, nhịp độ sản xuất, khả năng cung ứng và tiêu thụ sản phẩm.  Các nhân tố khác Trong quá trình phát triển của mình, doanh nghiệp thường phải đối mặt với những rủi ro không thể tránh khỏi từ tự nhiên như: thiên tai, hỏa hoạn, hoặc trong kinh doanh như: sự biến động về giá cả, sự lệch lạc về tương quan trong quan hệ cung cầu trên thị trường…Đây được xem là nhân tố bất khả kháng mà doanh nghiệp phải chấp nhận nếu xảy ra và nó có ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản trị và sự dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. 1.2.4.2: Nhân tố khách quan  Sự ổn định của nền kinh tế:
  • 33. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.1026 Khi nền kinh tế ở tình trạng tăng trưởng nóng lạm phát cao, suy thoái mạnh… đều có ảnh hưởng sâu sắc và rõ rệt đến doanh nghiệp. Khi lạm phát tăng làm cho giá cả các mặt hàng không ngừng tăng lên từ đó làm suy giảm sức mua của đồng tiền từ cả cầu đầu tư và cầu tiêu dùng. Lượng vốn có được trước khi kinh tế rơi vào lạm phát sẽ không còn đủ đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh ở quy mô tương ứng và do đó bắt buộc doanh nghiệp phải thu hẹp hoạt động với nhu cầu vốn ở mức thấp hơn.  Chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước: Trên cơ sở các chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước sẽ thiết lập một môi trường kinh doanh, hình thành khung hành lang pháp lý cho sự tồn tại, phát triển của DN, định hướng các hoạt động SXKD của DN theo kế hoạch toàn thể về kinh tế vĩ mô ở từng giai đoạn. Các chính sách này phát huy hiệu lực ở từng thời kỳ nhất định, thường xuyên được cải tiến theo điều kiện tình hình thực tế tác động khuyến khích hay kìm hãm sự phát triển của DN.  Sự cạnh tranh của thị trường: Cạnh tranh là một yếu tố khách quan của nền kinh tế thị trường và có ảnh hưởng nhiều mặt đối với doanh nghiệp. Nó tạo ra động lực thúc đẩy doanh nghiệp tích cực phát triển ; đồng thời gia tăng năng lực sản xuất, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành, nhưng có thể khiến DN trở nên tụt hậu, kinh doanh thua lỗ và có thể phá sản khi bị các đối thủ cạnh tranh chiếm lĩnh và khai thác.  Lãi suất tiền vay: Mức lãi suất tiền vay có ảnh hưởng đặc biệt đến công tác quản trị vốn của DN, đòi hỏi vốn phải được sử dụng đúng mục đích, mang lại hiệu quả.  Các nhân tố khác: Doanh nghiệp thường phải đối mặt với những rủi ro không thể tránh khỏi từ tự nhiên hoặc trong kinh doanh. Đây được xem là nhân tố bất khả kháng mà doanh nghiệp phải chấp nhận nếu xảy ra.
  • 34. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.1027 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI HỮU HUỆ 2.1: Quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty TNHH xây dựng và thương mại Hữu Huệ 2.1.1: Quá trình thành lập và phát triển  Thông tin khái quát: Tên công ty: - Tên công ty viết bằng tiếng việt: CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI HỮU HUỆ - Tên công ty viết tắt: CÔNG TY HỮU HUỆ Địa chỉ công ty: - Địa chỉ trụ sở chính: Ngõ 128, Phường Hoàng Văn Thụ, Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam. - Ngày thành lập: 18/08/2000 theo luật doanh nghiệp - Mã số doanh nghiệp: 4600 260 166 – Ngày cấp: 11/1/2001 - Ngày hoạt động: 01/01/2001 - Điện thoại: 02803 652 868 - Fax: 02803 854 868 Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn. Vốn điều lệ: 45.000.000.000 VNĐ (Bốn mươi lăm tỷ đồng chẵn) Người đại diện theo pháp luật của công ty: - Ông: Đào Hữu Huệ - Chức vụ: Giám đốc công ty
  • 35. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.1028  Quá trình thành lập và phát triển: Công ty TNHH xây dựng và thương mại Hữu Huệ, tên giao dịch Công ty Hữu Huệ được thành lập vào ngày 18/08/2000 do giám đốc là ông Đào Hữu Huệ đứng đầu. Tính đến nay, công ty đã trải qua hơn 15 năm hình thành, xây dựng và phát triển. Công ty TNHH xây dựng và thương mại Hữu Huệ luôn hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đề ra với đội ngũ chuyên gia, cán bộ kỹ thuật, công nhân có nhiều kinh nghiệm đã và đang hoạt động trong các lĩnh vực: Giao thông, thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật, xây dựng dân dụng và công nghiệp và bất động sản... Để luôn đáp ứng thật tốt những yêu cầu đòi hỏi của thời kỳ mới, công ty Hữu Huệ luôn cập nhật phương pháp quản lí phù hợp đồng thời áp dựng những công nghệ tiên tiến nhất trong công tác quản lí doanh nghiệp và thi công công trình. Mục tiêu phấn đấu của công ty là tiếp tục mở rộng địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư dự án và thi công công trình, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh để trở thành một trong những đơn vị kinh tế lớn mạnh của Việt Nam. Không ngừng đầu tư, đổi mới công nghệ, thay thế các máy móc thiết bị lạc hậu bằng các thiết bị tiên tiến, hiện đại, tiêu hao ít năng lượng nhưng vẫn nâng cao được công suất và chất lượng sản phẩm. Giảm chi phí, tiết kiệm trong quản lí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm, tạo khả năng cạnh tranh cao trên thị trường. Áp dụng hiệu quả hệ thống quản lí chất lượng theo tiêu chuẩn, nâng cao chất lượng sản phẩm và quản lí chặt chẽ quy trình sản xuất và vận hành trang thiết bị của đơn vị. Đồng thời, công ty đã và đang thực hiện các biện pháp cải thiện môi trường sản xuất.
  • 36. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.1029 Hoàn thành các dự án đang triển khai và thu hút thêm các dự án mới. Không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ở các lĩnh vực mà công ty đang hoạt động nhằm tối đa hóa lợi nhuận mang lại doanh thu ổn định cho doanh nghiệp. Cải cách, tinh giản bộ máy quản lý của công ty một cách năng động, gọn nhẹ và hiệu quả. Thường xuyên có những chính sách để thu hút nhân tài, lực lượng lao động có trình độ, tay nghề cao. Tiếp tục rà soát, sàng lọc, đào tạo và huấn luyện đội ngũ cán bộ công nhân viên để nâng cao chất lượng đội ngũ lao động cả về chuyên môn cũng như trách nhiệm, đảm bảo tất cả lực lượng sản xuất làm chủ được các thiết bị công nghệ mới và hiện đại. Người lao động chính là linh hồn của doanh nghiệp, do đó công ty thường xuyên quan tâm đến đời sống của người lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên. Không ngừng phát triển mở rộng sản xuất để tạo ra công ăn việc làm cho người lao động của địa phương, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế cho ngân sách, tích cực vận động cán bộ công nhân viên tham gia các hoạt động văn hóa xã hội, từ thiện, đền ơn đáp nghĩa. 2.1.2: Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty TNHH xây dựng và thương mại Hữu Huệ 2.1.2.1: Ngành, nghề kinh doanh: - Xây dựng nhà các loại - Phá dỡ - Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác (dịch vụ phòng chống mối cho công trình xây dựng dân dụng, thủy lợi) - Khai thác quặng sắt - Khai thắc quặng kim loại khác không chứa sắt - Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét
  • 37. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.1030 - Khai thác và thu gom than cứng - Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan (khảo sát, thiết kế công trình điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin, tư vấn giám sát công tác xây dựng hoàn thiện công trình xây dựng dân dụng, giao thông (cầu, đường bộ), thủy lợi) - Kho bãi và lưu giữ hàng hóa (Không bao gồm cho thuê kho bãi) - Xây dựng công trình đường sắt, đường bộ - Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác (đường dây và trạm biến áp điện, công trình điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin, các công trình cấp thoát nước và hạ tầng kỹ thuật, thủy lợi) - Chuẩn bị mặt bằng - Vận tải hàng hóa bằng đường bộ - Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình (nhôm, kính nội thất, chậu cảnh) - Bán buôn kim loại và quặng kim loại - Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vẫn tải đường sắt và đường bộ (dịch vụ rửa xe, trông giữu xe qua đêm) - Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan (than) - Trồng cây gia vị, cây dược liệu - Sản xuất khác chưa được phân vào đâu ( sản xuất thực phẩm chức năng, cao thực vật sơ chế, cao động vật sơ chế) - Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đấy thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê - Xây dựng công trình công ích - Lắp đặt hệ thống cấp thoát nước, lò sưởi và điều hòa không khí (lắp đặt hệ thống cấp thoát nước) - Lắp đặt hệ thống điện
  • 38. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.1031 2.1.2.2: Tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty Địa bàn hoạt động của công ty chủ yếu là trong phạm vi tỉnh Thái Nguyên. 2.1.2.3: Tổchức bộ máy quản lí công ty và phòng tài chính kế toán của công ty Sơ đồ bộ máy quản lí công ty (Nguồn:Phòng hành chính – nhân sự công ty TNHH xây dựng và thương mại Hữu Huệ) Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lí công ty Trong đó:  Giám đốc: Là người đứng đầu công ty lãnh đạo chung toàn bộ bộ máy quản lý, trực tiếp điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của công ty.  Phó giám đốc: Giúp giám đốc thực hiện điều hành các công việc liên quan đến huy động và sử dụng và ghi chép kế toán.  Phòng tài chính- kế toán: ghi chép, phản ánh các nhiệm vụ kinh tế tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Giám đốc Đội XD số 1,2,3,4,5 Đội chống mối Tổ cơ khí, vận tải Phó giám đốc Phòng thiết kế Phòng thi công kỹ thuật Phòng tài chính -kế toán Phòng hành chính- nhân sự
  • 39. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.1032  Phòng hành chính – nhân sự: chịu trách nhiệm về công tác hành chính, bảo đảm điều kiện cần thiết cho hoạt động quản lý, sinh hoạt, đời sống của doanh nghiệp.  Phòng thi công kỹ thuật: nắm bắt và xử lý các thông tin về tình hình SXKD, tham mưu cho ban lãnh đạo về công tác kế hoạch SXKD thi công các công trình; lập kế hoạch SXKD, theo dõi sản lượng và doanh thu của DN.  Phòng thiết kế: Tổ chức thực hiện sản xuất theo tiến độ và kế hoạch của DN; quản lý về thời gian, chất lượng và kinh tế các sản phẩm; nghiên cứu tài liệu, quy hoạch, tính toán kết cấu...; đề xuất và bảo vệ các phương án thiết kế trước Chủ nhiệm đồ án, quản lý kỹ thuật, giám đốc...
  • 40. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.1033 Sơ đồ tổ chức hiện trường (Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự công ty TNHH xây dựng và thương mại Hữu Huệ) Hình 2.2: Sơ đồ bộ máy tổ chức hiện trường Trong đó:  Giám đốc công ty - Chịu trách nhiệm trước Chủ đầu tư trong việc thực hiện dự án. Đảm bảo dự án được thực hiện đúng tiến độ, đạt chất lượng và hiệu quả cao. - Giao nhiệm vụ cho Phó giám đốc chuyên trách chỉ đạo các công việc trên công trường. Giám đốc công ty Phó giám đốc công trình Ban kỹ thuật Vật tư – Bảo vệTài chính – kế toán Ban chỉ huy công trường Cán bộ chuyên trách Các đội thi công
  • 41. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.1034  Các phó giám đốc công ty - Thay mặt giám đốc công ty trực tiếp chỉ đạo thi công trên công trường theo từng lĩnh vực chuyên trách. - Chịu trách nhiệm trước Chủ đầu tư về tiến độ thi công và chất lượng các hạng mục công trình. - Trực tiếp điều hành và giải quyết các mối quan hệ giữa văn phòng hiện trường và các tổ thi công để đảm bảo thi công đúng tiến độ và chất lượng. - Phối hợp với Kỹ sư giám sát chỉ đạo bộ phận thí nghiệm, đo đạc phục vụ kịp thời cho tiến độ thi công.  Các phòng ban chuyên môn - Giúp cho Giám đốc công ty và các Phó giám đốc chuyên trách về theo dõi quản lý chất lượng, kỹ thuật, tiến độ thi công công trình. - Giám sát các đội thi công về chất lượng, khối lượng thực hiện. Tổ chức kiểm tra, nghiệm thu, hoàn thành các tài liệu liên quan. Kịp thời phát hiện và tổ chức sửa chữa các nhược điểm trong thi công. Đề xuất các giải pháp kỹ thuật hợp lí, đảm bảo chất lượng và hiệu quả cao.  Ban chỉ huy công trường - Chỉ đạo thi công theo tiến độ được duyệt, đảm bảo chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật. - Thay mặt công ty làm việc với chủ đầu tư, đơn vị tư vấn giám sát công trình trong thi công, nghiệm thu. - Trực tiếp chỉ đạo các hoạt động thi công trên công trường. - Chăm lo đời sống cán bộ, công nhân viên trên công trường.  Cán bộ chuyên trách - Chịu trách nhiệm về từng lĩnh vực chuyên trách đảm bảo công trình được thi công đúng tiến độ, chất lượng.
  • 42. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.1035  Các tổ đội thi công - Chịu sự chỉ đạo trực tiếp cua Ban chỉ huy công trường và các bộ phận chức năng để thi công các hạng mục đúng quy trình, đảm bảo chất lượng và tiến độ thi công. - Có trách nhiệm phán ánh kịp thời những vấn đề có liên quan tới dự án.  Tổ chức bộ máy kế toán của công ty (Nguồn:Phòng hành chính – nhân sự công ty TNHH xây dựng và thương mại Hữu Huệ) Hình 2.3: Sơ đồ bộ máy kế toán  Kế toán trưởng: có nhiệm vụ điều hành chung toàn bộ công tác kế toán, tổng hợp các thông tin tài chính, kế toán, điều hành trực tiếp công tác thống kê và hạch toán của công ty phân tích kết quả sản xuất kinh doanh.  Kế toán tiền lương, vốn bằng tiền thanh toán: có nhiệm vụ theo dõichitiết tình hình thanh toán (thu, chi, lập sổ thanh toán…); tính lương, thưởng…  Kế toán Nguyên vật liệu và TSCĐ: có nhiệm vụ theo dõi, ghi chép tình hình thu, nhập, xử lý, kiểm tra toàn bộ thông tin có liên quan đến quá trình nhập, xuất, phân bổ vật tư...; tình hình tăng giảm TSCĐ, tính khấu hao…  Kế toán tổng hợp: định kỳ căn cứ vào chứng từ gốc, bảng tổng hợp, thanh toán... để tổng hợp số liệu. Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Thu quỹ, thu ngân Kế toán TSCĐ, vật tư, hàng hóa Kế toán tiền lương, vốn bằng tiền, thanh toán
  • 43. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.1036  Thủ quỹ, thu ngân: Theo dõi tình hình thu chi tiền mặt hàng ngày, lập sổ quỹ tiền mặt và quản lý tiền mặt của doanh nghiệp. Cán bộ, công nhân viên kỹ thuật  Kỹ sư, kỹ thuật viên Bảng 2.1: Bảng kỹ sư, kỹ thuật viên STT Cán bộ chuyên ngành Số lượng (người) Thâm niên >5 năm >10 năm >15 năm 1 Kỹ sư xây dựng cầu đường 12 7 5 2 Kỹ sư xây dựng 5 2 1 2 3 Trung cấp xây dựng 5 5 4 Cao đẳng KT 4 4 5 Cử nhân kinh tế 8 2 4 2 6 Trung cấp kế toán 4 4 7 Trung cấp cơ khí 2 2  Công nhân kỹ thuật các chuyên đề Bảng 2.2: Bảng công nhân kỹ thuật các chuyên đề STT Cán bộ chuyên nghề Số lượng (người) Bậc thợ 3/7 4/7 5/7 6/7 1 Công nhân nề 156 60 10 15 10 2 Công nhân mộc 35 10 1 3 1 3 Công nhân hoàn thiện 35 20 5 5 5 4 Công nhân nhôm kính 8 4 3 1 5 Công nhân cơ khí 7 3 2 1 1 6 Công nhân Máy ủi, máy đào 15 4 4 7 Công nhân lắp điện nước 25 5 2 1 1
  • 44. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.1037  Máy móc trang thiết bị Bảng 2.3: Bảng kê máy móc, thiết bị của công ty Mô tả thiết bị Số lượng Năm sản xuất Mác hiệu Ghi chú Máy ủi KOMAZSU 08 1990 Nhật Ô tô tải ben tự đổ 13 2010 Đức Máy đào xúc 05 2008 Hàn Quốc Máy lu 05 2010 Nhật Máy hàn 01 2009 Hàn Quốc Máy bàn Ma qui tar 03 2010 Nhật Máy san gạt 01 2008 Nhật Máy trộn vữa 03 2007 Việt Nam Máy uốn cắt thép 02 2007 Nhật Đầm dùi 05 2006 Nhật Máy đầm cóc 03 2009 Nhật Máy bơm nước 02 2008 Trung Quốc Máy khoan phá, cắt bên tong 02 2006 Nhật Máy tưới đường nhựa 01 2005 Nhật Máy xẻ gỗ, máy bào, máy đục 05 2009 Trung Quốc Máy tời 01 2009 Nhật Xe rùa 02 2008 Trung Quốc
  • 45. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.1038 Giáo sắt Minh Khai 100 bộ 2007 Nhật Vận thang 01 2008 Hàn Quốc Máy CK, nhôm kính nội thất 04 2005 Hàn Quốc Máy kinh vĩ thủy bình 04 2009 Nhật Máy trộn bê tông 05 2009 Trung Quốc Bộ thí nghiệm 01 2008 Việt Nam Máy phát điện 02 2010 Nhật Máy nén khí 03 2010 Nhật Máy đầm khay 02 2009 Trung Quốc Máy cắt gạch 02 2008 Trung Quốc (Nguồn: Phòng kế toán- tài chính của công ty) Công ty trang bị nhiều loại máy móc thiết bị để tiến hành sản xuất kinh doanh đúng như ngành nghề của công ty. Trong đó, các máy móc được nhập chủ yếu từ Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc. Ngoài ra cũng có một số máy móc, thiết bị khác được nhập từ Đức hay ngay trong thị trường nội địa.  Tình hình cung ứng vật tư Vật liệu được sử dụng trong xây dựng, sửa chữa và nâng cấp các công trình theo ngành nghề kinh doanh của công ty TNHH xây dựng và thương mại Hữu Huệ chủ yếu là xi măng, sắt thép, đá, cát sỏi và gạch. Do hiện nay có nhiều thuận lợi trong việc thu mua nguyên vật liệu nên công ty không bố trí hệ thống kho tàng mà chỉ có bãi tập kết nguyên vật liệu phục vụ cho các công trình trên cơ sở trong từng giai đoạn thi công.
  • 46. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.1039  Thị trường tiêu thụ Thành phẩm của công ty chủ yếu là các công trình dân dụng vừa và nhỏ, công trình giao thông thủy lợi, trạm điện, công trình cấp thoát nước... Những thành phẩm này thường được đặt trước. Khi sản phẩm được nghiệm thu hoàn thành sẽ được bàn giao cho khách hàng. 2.1.3: Khái quát tình hình tài chính của công ty 2.1.3.1: Những thuận lợivà khó khăn trong quá trình hoạt động của công ty  Thuận lợi Trình độ cơ sở vật chất kỹ thuật: Công ty TNHH xây dựng và thương mại Hữu Huệ được trang bị tương đối đầy đủ các loại máy móc thiết bị để đáp ứng yêu cầu của công trình về quy mô, mức độ, tiến độ, tính phức tạp và chất lượng công trình. Đồng thời công ty cũng nâng cao được uy tín và năng lực cạnh tranh trong việc đấu thầu. Lao động: công ty TNHH xây dựng và thương mại Hữu Huệ có đội ngũ lao động sáng tạo, cần cù, siêng năng, chuyên nghiệp. Ngoài ra, còn có đội ngũ lãnh đạo xuất sắc dám nghĩ, dám làm, có trình độ chuyên môn cao. Qua đó, đã giúp công ty tìm ra được những phương pháp kinh doanh và quản trị để nâng cao hiệu quả công việc, đạt được mục tiêu phát triển mà công ty đã đề ra.  Về kinh nghiệm:Công ty TNHH xây dựng và thương mại Hữu Huệ có bề dày hơn 15 năm trong việc hoạt động, điều hành và quản lý công ty.  Về cung ứng nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu là yếu tố quan trọng cấu thành sản phẩm. Giá nguyên vật liệu chiếm tỷ lệ không lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất của DN, nhưng chất lượng nguyên vật liệu có ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả hoạt động kinh doanh. Đối với công ty, vấn đề cung ứng các
  • 47. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.1040 vật tư, thiết bị phục vụ cho hoạt động SXKD được đáp ứng kịp thời, đảm bảo về số lượng và chất lượng.  Sự uy tín: Công ty TNHH xây dựng và thương mại Hữu Huệ có uy tín trên thị trường, có quan hệ tốt đẹp với nhà cung cấp và với khách hàng.  Khó khăn Cùng với quá trình hội nhập và phát triển đất nước, hoạt động sản xuất kinh doanh được tăng trưởng mạnh mẽ, kéo theo sự gia tăng số lượng các doanh nghiệp xây dựng, tạo ra sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt trên thị trường. Việc nhận thầu thi công các công trình, tiêu thụ sản phẩm ngày càng trở nên khó khăn hơn. Bên cạnh đó, do đặc trưng của ngành xây lắp nên công ty TNHH xây dựng và thương mại Hữu Huệ chịu tác động trực tiếp từ đặc điểm kinh doanh của ngành đó là sản phẩm đơn chiếc, làm theo đơn đặt hàng của đối tác nên không có quy cách, mẫu mã chung cho mọi sản phẩm. Mặt khác, do công trình thi công ngoài trời nên chịu tác động của điều kiện thời tiết nên việc thi công công trình ở mức độ nào đó mang tính thời vụ, rủi ro cao. Điều này dễ dẫn đến tình trạng sản phẩm hỏng, không đạt yêu cầu về chất lượng để bàn giao công trình, thậm chí phải thực hiện phá đi làm lại…, gây khó khăn cho việc di chuyển máy móc thiết bị, lao động cũng như công tác quản lý. Máy móc trang thiết bị tuy nhiều nhưng chưa thực sự hiện đại, cần phải đổi mới để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Công ty vẫn chưa chủ động trong việc trích lập dự phòng nợ phải thu, dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Một số dự án do chậm việc giải phóng mặt bằng, thay đổi thiết kế dẫn đến khối lượng bổ sung phát sinh lớn, gây lãng phí do thiết bị, nhân lực phải chờ đợi.
  • 48. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.1041 2.1.3.2: Tình hình tài chính của công ty trong thời gian qua 2.1.3.2.1: Tình hình quản trị tài chính của công ty Tình hình đầu tư Trong các năm qua, công ty TNHH xây dựng và thương mại Hữu Huệ luôn chú trọng đầu tư, nâng cấp hệ thống máy móc, trang thiết bị, dây chuyền sản xuất song song với việc xây dựng nhà xưởng, lắp đặt thêm các thiết bị sản xuất, ứng dụng các công nghệ tiên tiến. Tại thời điểm ngày 31/12/2015, Vốn kinh doanh của công ty: 116.647.675.119 đồng. Trong đó: Vốn cố định: 103.891.301.644 đồng Vốn lưu động: 12.756.373.475 đồng Tình hình vay nợ Côngtycó tỉ trọngnợ ngắnhạn chiếm 100% trongtổngnợ phải trả. Việc sử dụngtíndụngngắn hạn giúp doanhnghiệp có thểthực hiện dễdàng, thuậnlợi hơn so vớiviệc sửdụngtíndụngdàihạn. Bởi vì, thông thường các điều kiện cho vay ngắn hạn mà ngân hàng thươngmại và các tổ chức tài chính khác đưa ra đối với doanhnghiệp thườngítkhắtkhe hơn so vớitíndụngdài hạn; Chi phí sử dụng tín dụngngắn hạn thườngthấp hơn so với tín dụng dài hạn; Sử dụng tín dụng ngắn hạn giúp cho doanhnghiệp cóthểdễdàng, linh hoạtđiềuchỉnhcơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc sử dụng tín dụng ngắn hạn cũng mang lại mộtsố bấtlợicho doanhnghiệp:Rủiro vỡ nợ cao hơn, do doanh nghiệp phải có nghĩavụ thanh toánlãi vay và hoàntrả vốngốc trongmộtthờigian ngắn, nếu tình hìnhtài chínhkhó khăn, doanh nghiệp dễ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Chính sách mua chịu: Công ty có tỉ trọng phải trả người bán thấp, tuy nhiên phải trả người bán năm 2015 cao hơn năm 2014. Tình hình vốn chủ sở hữu
  • 49. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.1042 Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp chiếm tỉ trọng lớn trong tổng vốn chủ sở hữu. Điều này, giúp doanh nghiệp chủ động đáp ứng nhu cầu vốn, nắm bắt kịp các thời cơ kinh doanh. Chính sách sử dụng vốn - Chính sách dự trữ vốn tồn kho Công ty có xu hướng giảm hàng tồn kho - Chính sách bán chịu Các khoản phải thu có xu hướng tăng, cho thấy công ty đang thực hiện chính sách tín dụng thương mại nới lỏng nhằm tăng cường tính cạnh tranh tiêu thụ sản phẩm trên thị trường khó khăn như hiện nay. - Chính sách quản lý vốn bằng tiền Công ty có xu hướng tăng tiền mặt, giảm tiền gửi ngân hàng, tạo điều kiện nắm bắt được các cơ hội kinh doanh. - Chính sách khấu hao tài sản cố định Công ty lựa chọn phương pháp khấu hao đường thẳng 2.1.3.2.2: Khái quát tình hình tài chính  Tình hình biến động tài sản, nguồn vốn của công ty Phân tích hình hình cơ cấu và biến động của tài sản
  • 50. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.1043 Bảng 2.4: Bảng phân tích cơ cấu và biến động của tài sản ĐVT:đồng Chỉ tiêu 31/12/2015 31/12/2014 Chênh lệch Số tiền (đồng) Tỉ trọng (%) Số tiền (đồng) Tỉ trọng (%) Số tiền (đồng) Tỉ trọng (%) Tỉ lệ (%) A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 103.891.301.644 89,06 107.516.326.881 87,44 -3.625.025.239 1,62 -3,37 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 980.714.000 0,94 7.206.401.342 6,70 -6.225.687.342 -5,76 -86,39 II. Đầu tư tài chính ngắn hạn III. Các khoản phải thu ngắn hạn 66.802.392.180 64,30 55.910.862.250 52,00 10.891.529.930 12,3 19,48 1. Phảithu của khách hàng 65.132.850.452 97,5 55.246.295.570 98,81 9.886.554.882 -1,31 17,90 2. Trả trước cho ngườibán 1.403.182.080 2,1 396.503.167 0,71 1.006.678.913 1,39 253,89 3. Cáckhoản phảithu khác 266.359.648 0,4 268.063.513 0,48 -1.703.865 -0,08 -0,64 4. Dự phòng phảithu khó đòi IV. Hàng tồn kho 35.339.410.851 34,02 43.946.012.464 40,87 -8.606.601.613 -6,86 -19,58 V. Tài sản ngắn hạn khác 768.784.613 0,74 453.050.825 0,42 315.733.788 0,32 69,69 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 12.756.373.475 10,94 15.441.726.500 12,56 -2.685.353.025 -1,62 -17,39 I. Tài sản cố định 12.756.373.475 100 15.441.726.500 100 -2.685.353.025 0 -17,39
  • 51. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.1044 1. Nguyên giá 23.765.373.475 186,03 24.732.401.914 160,17 -966.963.454 26,14 -3,91 2. Giá trị haomòn lũy kế -11.149.626.258 -87,40 -9.431.236.687 -61,08 -1.718.389.571 -26,33 18,22 3. Chiphí xây dựng dở dang 140.561.273 1,10 140.561.273 0,91 0 0,19 0 II. Bất động sản đầu tư III. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn IV. Tài sản dài hạn khác TỔNG CỘNG TÀI SẢN 116.647.675.119 100 122.958.053.381 100 -6.310.378.262 0 -5,13 (Nguồn:tính toán từ báo cáo tài chính của công ty)
  • 52. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.1045 Nhìn một cách tổng quan ta thấy, cuối năm 2015 tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp là 116.647 triệu đồng, đã giảm 6.310 triệu đồng so với đầu năm 2015, tương ứng giảm 5,13%. Chứng tỏ quy mô vốn của doanh nghiệp có xu hướng thu hẹp. Xét về cơ cấu tài sản thì TSNH chiếm tỉ trọng lớn (Cuối năm 2015 chiếm 89,06%, tăng 1,62% so với đầu năm 2015) nhưng giảm quy mô vào thời điểm cuối năm (cuối năm 2015 TSNH là 103.891 triệu đồng, giảm 3.625 triệu đồng so với đầu năm 2015). TSDH tại thời điểm cuối năm 2015 giảm cả về quy mô (giảm 2.685 triệu đồng, tương ứng tỉ lệ 17,39%) và tỉ trọng giảm 1,62% so với đầu năm 2015. Tài sản ngắn hạn: Cuối năm 2015 so với đầu năm 2015, tài sản ngắn hạn giảm 3.625 triệu đồng.Tiền và các khoản tương đương tiền là 980 triệu đồng, giảm 6.225 triệu đồng (giảm 86,39%) so với đầu năm. Trong đó, cuối năm 2015 tiền mặt chiếm 16,29%. Mức dự trữ tiền giảm, chiếm tỉ trọng nhỏ (0,94%). Trong khi đó, các khoản phải thu ngắn hạn lại tăng, tăng 10.891 triệu đồng, tương ứng mức tăng 19,48%. Các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu TSNH, chủ yếu là phải thu của khách hàng, do công ty TNHH xây dựng và thương mại Hữu Huệ thường xuyên phải ứng vốn trước cho các công trình thi công cấp tỉnh. Hàng tồn kho của công ty cũng luôn chiếm tỉ trọng cao.Nguyên nhân là so đặc thù của ngành xây dựng và cũng là công tác quản trị vốn lưu động của công ty chưa thực sự hiệu quả.Tài sản ngắn hạn khác của công ty cuối năm 2015 là khoản tạm ứng cho nhân viên. Tài sản dài hạn: Tài sản dài hạn giảm 2.685 triệu đồng so với đầu năm 2015 (từ 15.441 triệu đồng, giảm còn 12.756 triệu đồng) đồng thời tỉ trọng giảm 1,62%. - Tài sản cố định TSCĐ chiếm tỉ trọng 100% trong tổng TSDH. TSCĐ của doanh nghiệp chủ yếu là máy móc, thiết bị; nhà cửa, vật kiến trúc. Việc TSCĐ giảm 17,39% là nguyên nhân làm cho TSDH giảm sút. Qua phân tích trên, ta thấy doanh nghiệp đã giảm cả tài sản ngắn hạn, cả tài sản dài hạn. Đó cũng là sự thay đổi về mặt chiến lược của doanh nghiệp.  Phân tích tình hình cơ cấu và biến động nguồn vốn
  • 53. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.1046 Bảng 2.5: Bảng phân tích cơ cấu và biến động nguồn vốn (ĐVT:đồng) Chỉ tiêu 31/12/2015 31/12/2014 Chênh lệch Số tiền (đồng) Tỉ trọng (%) Số tiền (đồng) Tỉ trọng (%) Số tiền (đồng) Tỉ trọng (%) Tỉ lệ (%) C. NỢ PHẢI TRẢ 70.170.733.185 60,16 76.790.574.349 62,45 -6.619.841.164 -2,3 -8,62 I. Nợ ngắn hạn 70.170.733.185 100 76.790.574.349 100 -6.619.841.164 0 -8,62 1. Vay ngắn hạn 50.284.988.868 71,66 57.771.794.035 75,23 -7.486.805.167 -3,57 -12,96 2. Phải trả người bán 9.410.524.273 13,41 6.359.966.341 8,28 3.050.557.932 5,13 47,97 3. Người mua trả tiền trước 7.628.000.000 10,87 7.628.000.000 9,93 0 0,94 0 4. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 2.833.382.490 4,04 1.128.422.219 1,47 1.704.960.271 2,57 151,09 5. Phải trả người lao động 1.755.205.000 2,29 -1.755.205.000 -2,29 -100 6. Chi phí phải trả 1.836.800.000 2,39 -1.836.800.000 -2,39 -100 7. Các khoản phải trả ngắn hạn khác 13.837.554 0,02 310.386.754 0,40 -296.549.200 -0,38 -95,54 8. Dự phòng phải trả ngắn hạn
  • 54. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.1047 D. VỐN CHỦ SỞ HỮU 46.476.941.934 39,84 46.167.479.032 37,55 309.462.902 2,30 0,67 I. Vốn chủ sở hữu 46.476.941.934 100 46.167.479.032 100 309.462.902 0 0,67 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 45.000.000.000 96,82 45.000.000.000 97,47 0 -0,65 0 2. Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu 1.137.008.416 2,45 1.167.479.032 2,53 -30.470.616 -0,08 -2,61 3. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 339.933.518 0,73 0 0 339.933.518 0,73 0 4. Quỹ khen thưởng phúc lợi TÔNG CỘNG NGUỒN VỐN 116.647.675.119 100 122.958.053.381 100 -6.310.378.262 0 -5,13 (Nguồn:tính toán từ báocáo tài chính của công ty)
  • 55. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.1048 Từ bảng 2.5: Bảng phân tích cơ cấu và biến động nguồn vốn. Ta thấy: Tổng nguồn vốn cuối năm là 116.647 triệu đồng, giảm 6.310 triệu đồng so với đầu năm 2015, tương ứng giảm 5,13%. Nợ phải trả: Nợ phải trả giảm mạnh vào cuối năm. Đầu năm 2015, nợ phải trả là 76.790 triệu đồng, cuối năm là 70.170 triệu đồng, giảm 8,62%. Giảm tỉ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn từ 62,45% xuống 60,16% (giảm 2,3%), phản ánh mức độ an toàn tài chính của doanh nghiệp. - Nợ ngắn hạn Nợ ngắn hạn chiếm tỉ trọng 100% trong tổng Nợ phải trả, đặc điểm này của doanh nghiệp giống với các doanh nghiệp cùng ngành (nợ ngắn hạn thường chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu nợ phải trả). Chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn chiếm tỉ trọng 71,66% trong tổng nợ ngắn hạn. Các khoản đi chiếm dụng cũng có, tuy nhiên, không đáng kể. Một ưu thế của các khoản vay ngắn hạn so với các khoản vay dài hạn là lãi suất thấp hơn, tuy nhiên, doanh nghiệp phải chịu áp lực thanh toán các khoản nợ khi đến hạn. Sự chú trọng trong việc xây dựng cơ cấu nợ phải trả, xây dựng kế hoạch trả nợ đã giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu được chi phí sử dụng vốn vay, chủ động thanh toán các khoản nợ đến hạn, và hạn chế được gánh nặng từ những nghĩa vụ tài chính. Vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cuối năm 2015 là 46.476 triệu đồng, tăng nhẹ so với đầu năm 2015, tăng 309 triệu đồng, tương ứng tăng 0,67%. Vốn đầu tư của chủ sở hữu chiếm tỉ trọng lớn trong vốn chủ sở hữu. Cuối năm 2015 so với đầu năm 2015, giữ ở mức ổn định là 45.000 triệu đồng. Ở cuối năm 2015, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng 339 triệu đồng so với đầu năm 2015 (0 triệu đồng).  Phân tích tình hình biến động doanh thu, chi phí, lợi nhuận
  • 56. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.1049 Bảng 2.6:Bảng phân tích tình hình biến động doanh thu, chi phí, lợi nhuận Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2014 Chênh lệch Số tiền Tỉ lệ (%) 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 85.361.324.722 84.548.248.501 813.076.221 0,96 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 912.874.262 930.517.128 (17.642.866) -1,90 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 84.448.450.460 83.617.731.373 830.719.087 0,99 4. Giá vốn hàng bán 78.827.847.803 77.289.936.293 1.537.911.510 1,99 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 5.620.602.657 6.327.795.080 (707.192.423) -11,18 6. Doanh thu hoạt động tài chính 6.016.710 9.061.580 (3.044.870) -33,60 7. Chi phí tài chính 1.117.023.129 721.196.828 395.826.301 54,88 - Trong đó: Chiphí lãi vay 1.117.023.129 721.196.828 395.826.301 54,88 8. Chi phí quản lý kinh doanh 4.028.944.289 5.332.271.959 (1.303.327.670) -24,44 9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 480.651.949 283.387.873 197.264.076 69,61 10. Thu nhập khác 22.572.726 48.547.272 179.025.454 368,77 11. Chi phí khác 272.412.472 46.617.600 225.794.872 484,36 12. Lợi nhuận khác (44.839.746) 1.929.672 (46.769.418) -2423,70 13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 435.812.203 285.317.545 150.494.658 52,75 14. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 95.878.685 62.769.860 33.108.825 52,75 15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 339.933.518 222.547.685 117.385.833 52,75 (Nguồn:tính toán từ báocáo tài chính của công ty)
  • 57. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài Chính Sv: Nguyễn Thùy Linh Lớp: CQ50/11.1050 Dựa vào bảng 2.6: Bảng phân tích tình hình biến động doanh thu, chi phí, lợi nhuận, ta thấy: Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp năm 2015 là 339 triệu đồng, tăng 117 triệu đồng, tương ứng tăng 52,75% so với năm 2014. Việc tăng quy mô lợi nhuận là cơ sở để công ty tăng trưởng ổn định. - Đối với hoạt động kinh doanh Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2015 là 480 triệu đồng, tăng 197 triệu đồng so với năm 2014, tương ứng tăng 69,61%. Chứng tỏ trong năm 2015, quy mô lợi nhuận của công ty tăng lên. Tình hình đó là do tác động của doanh thu, chi phí hoạt động kinh doanh, cụ thể: Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2015 là 84.448 triệu đồng, tăng 0,99% tương ứng với 830 triệu đồng. Nhưng giá vốn hàng bán tăng 1,99%, tương ứng tăng 1.537 triệu đồng đã làm cho lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 707 triệu đồng, tương ứng với 11,18%. Mặc dù, doanh thu thuần của doanh nghiệp tăng, nhưng lợi nhuận gộp lại giảm là do tốc độ tăng của GVHB lớn hơn tốc độ tăng của DTT. Trong năm 2015, các khoản giảm trừ doanh thu đã giảm xuống, chứng tỏ doanh nghiệp đã quan tâm hơn đến chất lượng của sản phẩm (các công trình như dự án Hồ Xương Rồng, cải tạo tuyến đường Lương Ngọc Quyến, Trạm đăng kiểm giao thông (cơ sở 2).. trên địa bàn thành phố Thái Nguyên) đều được hoàn thành với chất lượng tốt. Doanh thu hoạt động tài chính năm 2015 là 6 triệu đồng, giảm 3 triệu đồng, tương ứng tỉ lệ giảm 33,6%. Chi phí tài chính tăng, tăng 395 triệu đồng, tương ứng tăng 54,88% trong đó hoàn toàn là chi phí lãi vay. Về chi phí, chi phí quản lý kinh doanh giảm 1.303 triệu đồng, tương ứng giảm 24,44%. Điều này phù hợp với thực tiễn về việc phấn đấu cắt giảm chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tinh giản bộ máy của doanh nghiệp.