SlideShare a Scribd company logo
1 of 83
Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
0
Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09
BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
----------o0o----------
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI :
THỰC TRẠNG VỀ VỐN KINH DOANH VÀ MỘT SỐ GIẢI
PHÁP TÀI CHÍNH NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ VÀ
HÀNG XUẤT KHẨU
Giảng Viên Hướng Dẫn : Trần Vinh Quang
Sinh Viên : Đặng Hữu Hoàng
Lớp : K44/11.09
Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
1
Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09
CHƯƠNG I:
NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VỐN KINH DOANH VÀ SỰ CẦN
THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT BAO BÌ VÀ HÀNG XUẤT KHẨU
1.1 Vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp trong nền
kinh tế thị trường.
1.1.1. Vốn kinh doanh và các đặc trưng của vốn kinh doanh.
1.1.1.1. Khái niệm vốn kinh doanh.
Vốn kinh doanh (VKD) là phạm trù kinh tế, là điều kiện tiên quyết đối
với bất cứ loại hình doanh nghiệp (DN) nào thuộc bất cứ ngành nghề nào
muốn tồn tại và phát triển.Vậy vốn kinh doanh là gì?
Theo luật DN 2005 " DN là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ
sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật
nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh".
Khái niệm trên cho thấy, hoạt động kinh doanh là hoạt động nền tảng
của DN, và nhằm mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Mỗi DN đều có những đặc
thù riêng song trong quá trình SXKD đều phải có đặc điểm chung là bắt đầu
bằng các yếu tố đầu vào và kết thúc là các yếu tố đầu ra. Đầu vào là các yếu
tố như: nguyên vật liệu, hàng hoá và dịch vụ mà DN sử dụng, kết hợp với
nhau để tạo ra đầu ra. Đầu ra chính là các sản phẩm hàng hoá hoặc dịch vụ
có ích, sử dụng cho quá trình SXKD hoặc tiêu dùng. Để tạo ra đầu ra thì DN
phải có một lượng tiền tệ đảm bảo cho các yếu tố đầu vào này, lượng tiền tệ
này gọi là VKD của DN.
Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
2
Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09
"VKD của DN là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản sử dụng vào
SXKD nhằm mục đích sinh lời"
Như vậy, vốn có tính chất quyết định trong hoạt động SXKD. Điều
này đòi hỏi các DN phải quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả để bảo toàn và
phát triển vốn giúp cho DN ngày càng lớn mạnh.Việc nhận thức đầy đủ hơn
về vốn sẽ giúp DN hiểu rõ được tầm quan trọng và giá trị đồng vốn để sử
dụng có hiệu quả hơn.
1.1.1.2. Đặc trưng của vốn kinh doanh.
Để quản lý và sử dụng vốn một cách có hiệu quả DN cần phải nắm được
những đặc trưng của vốn như :
Thứ nhất: Vốn phải đại diện cho một lượng tài sản nhất định. Nghĩa là
vốn đó được thể hiện bằng giá trị những tài sản có thực cho dù đó là tài sản
hữu hình ( nhà xưởng, máy móc thiết bị, sản phẩm...) hay vô hình ( nhãn
hiệu, bằng phát minh sáng chế...).
Thứ hai: Vốn phải được vận động sinh lời.Đặc trưng này của vốn xuất
phát từ nguyên tắc: tiền chỉ được coi là vốn khi chúng được đưa vào SXKD,
chúng vận động biến đổi hình thái biểu hiện nhưng điểm xuất phát và điểm
cuối cùng của vòng tuần hoàn là giá trị tiền phải lớn hơn khi xuất phát.
Thứ ba: Vốn phải được tích tụ, tập trung đến một lượng nhất định mới
có thể phát huy được tác dụng trong hoạt động kinh doanh. Đặc trưng này
đòi hỏi DN cần lập kế hoạch để huy động đủ lượng vốn cần thiết và trong
quá trình kinh doanh cần tái đầu tư lợi nhuận để mở rộng hoạt động kinh
doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Thứ tư: Vốn phải gắn liền với một chủ sở hữu nhất định. Mỗi đồng
Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
3
Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09
vốn phải gắn liền với một chủ sở hữu nhất định. Bởi ở đâu có những đồng
vốn vô chủ thì ở đó có sự chi tiêu lãng phí, thất thoát và kém hiệu quả.
Thứ năm: Vốn phải có giá trị về mặt thời gian.Nghĩa là phải xem xét
yếu tố thời gian của đồng tiền.Do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như lạm phát,
giá cả thay đổi, tiến bộ khoa học không ngừng nên sức mua của đồng tiền ở
mỗi thời điểm khác nhau là khác nhau.
Thứ sáu: Vốn là một thứ hàng hoá đặc biệt, chỉ bán quyền sử dụng.
Trong nền kinh tế thị trường nhu cầu vay vốn của các DN rất cao. Do đó
xuất hiện những tổ chức cá nhân tiến hành cho DN vay vốn, nhưng DN chỉ
được quyền sử dụng vốn trong khoảng thơi gian nhất định và phải trả chi phí
cho việc sử dụng vốn trong một khoảng thời gian đó. Như vậy, khác với
hàng hoá thông thường, vốn khi bán ra sẽ không bị mất đi quyền sử dụng,
người mua được quyền sử dụng vốn trong một thời gian nhất định.
Thứ bảy: Tại một thời điểm, vốn có thể tồn tại dưới nhiều hình thức
khác nhau, vốn không chỉ biểu hiện bằng tiền của những tài sản hữu hình mà
của cả tài sản vô hình. Đặc trưng này giúp DN có sự nhìn nhận toàn diện về
các loại vốn, từ đó có thể đưa ra các biện pháp phát huy tổng hợp của VKD.
1. 1.2. Nguồn hình thành vốn kinh doanh trong doanh nghiệp.
Để bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng VKD của DN thì DN cần
nắm rõ nguồn hình thành VKD từ đó có phương án huy động, biện pháp
quản lý, sử dụng thích hợp để đem lại hiệu quả cao. Tuỳ từng tiêu thức nhất
định mà nguồn vốn kinh doanh (NVKD) được chia thành các loại khác
nhau:
1.1.2.1 Căn cứ vào nguồn hình thành vốn sản xuất kinh doanh :
Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
4
Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09
- Vốn chủ sở hữu (VCSH): Là vốn thuộc sở hữu của DN, DN có đầy
đủ các quyền chi phối, chiếm hữu và định đoạt. Bao gồm: vốn do ngân sách
cấp, lợi nhuận để lại, quỹ đầu tư phát triển, quỹ khấu hao...
- Nợ phải trả (NPT): Bao gồm vốn chiếm dụng và các khoản nợ vay.
Vốn chiếm dụng bao gồm: NPT người cung cấp, thuế và các khoản
phải nộp ngân sách, nợ phải trả công nhân viên...Đây là nguồn vốn mà DN
được sử dụng hợp pháp trong một khoảng thời gian nhất định mà không bắt
buộc phải trả lãi tiền vay.Vì vậy DN nên chủ động sử dụng nguồn vốn này
để phục vụ cho quá trình SXKD của DN, nhưng đồng thời vẫn đảm bảo kỷ
luật thanh toán.
Các khoản nợ vay bao gồm: Vay vốn từ ngân hàng thương mại, tổ
chức tài chính, vốn vay thông qua phát hành trái phiếu... nguồn vốn vay có
vai trò quan trọng trong việc bổ sung vốn cho DN đáp ứng nhu cầu vốn ngắn
hạn và dài hạn.
1.1.2.2. Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng vốn :
Theo tiêu thức này, VKD của DN được chia làm hai nguồn: Nguồn
vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời.
Nguồn vốn thường xuyên: Đây là nguồn vốn có tính chất ổn định dài
hạn, bao gồm: Nguồn VCSH và các khoản nợ dài hạn. Nguồn vốn này được
dùng để đầu tư mua sắm TSCĐ và một bộ phận TSLĐ thường xuyên cần
thiết. Nguồn vốn thường xuyên được xác định như sau:
Nguồn vốn thường xuyên = Giá trị tổng tài sản - Nợ ngắn hạn
Hoặc = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn
Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
5
Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09
Nguồn vốn tạm thời: Là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới 1
năm) bao gồm: các khoản vay ngắn hạn, nợ ngắn hạn, được dùng để đáp ứng
cho nhu cầu hoạt động SXKD để tiết kiệm tối đa chi phí sử dụng vốn, đồng
thời có biện pháp quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả.
Phân loại theo cách này giúp DN xem xét, huy động các nguồn vốn
phù hợp với thời gian sử dụng và có cơ sở để lập ra các kế hoạch tài chính.
Qua đó vấn đề đặt ra cho các DN là sẽ huy động bao nhiêu và từ nguồn nào
đáp ứng cho nhu cầu hoạt động SXKD để tiết kiệm tối đa chi phí sử dụng
vốn, đồng thời có biện pháp sử dụng vốn có hiệu quả.
1.1.2.3. Căn cứ vào phạm vi huy động vốn :
- Bên trong DN: Là nguồn vốn có thể huy động được từ bản thân DN,
gồm vốn tự bổ sung từ lợi nhuận sau thuế, thu thanh lý, nhượng bán TSCĐ,
quỹ khấu haoTSCĐ...Nguồn vốn bên trong có ý nghĩa quan trọng đối với sự
phát triển của DN vì một mặt nó phát huy được tính chủ động trong công
việc sử dụng vốn, mặt khác làm gia tăng mức độ độc lập về tài chính của
DN.
- Nguồn vốn bên ngoài DN: Là nguồn vốn DN huy động từ bên
ngoài, bao gồm: vốn vay của các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế khác, vốn
liên doanh, liên kết, vốn huy động từ phát hành trái phiếu, nợ người cung
cấp...Huy động vốn từ bên ngoài tạo cho DN một cơ cấu tài chính linh hoạt
hơn, mặt khác có thể làm tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu nếu mức lợi
nhuận đạt được cao hơn chi phí sử dụng vốn. Song, nếu DN sử dụng nguồn
vốn bên ngoài kém hiệu quả thì nợ vay lại trở thành gánh nặng và nguy cơ
rủi ro là rất lớn. Vì vậy, DN cần phải kết hợp hai nguồn này sao cho hợp lý,
Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
6
Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09
lựa chọn hình thức huy động phù hợp để lại hiệu quả sử dụng vốn cao nhất.
1.1.3. Phân loại vốn kinh doanh.
Căn cứ vào đặc điểm luân chuyển khi tham gia vào quá trình SXKD,
vốn kinh doanh được chia thành hai loại: Vốn cố định (VCĐ) và vốn lưu
động (VLĐ).
1.1.3.1. Vốn cố định.
Muốn tiến hành SXKD, trước hết mọi DN phải có tư liệu lao động.Tư liệu
lao động có nhiều loại như máy móc, thiết bị nhà xưởng, phương tiện vận
tải, các công trình kiến trúc...Bộ phận quan trọng nhất trong các tư liệu lao
động sử dụng trong quá trình SXKD của DN là các TSCĐ. Để hình thành
các TSCĐ đòi hỏi DN phải ứng trước một lượng vốn tiền tệ nhất định, lượng
vốn tiền tệ này được gọi là VCĐ của DN.
"VCĐ là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước để hình thành nên
TSCĐ mà đặc điểm của nó là tham gia vào nhiều chu kỳ SXKD và hoàn
thành một vòng luân chuyển khi TSCĐ hết thời gian sử dụng"
VCĐ có vai trò rất quan trọng một mặt nó chiếm tỷ trọng khá lớn
trong tổng vốn đầu tư kinh doanh của DN. Mặt khác VCĐ là số vốn ứng
trước để mua sắm các TSCĐ nên quy mô của VCĐ nhiều hay ít nó quyết
định đến quy mô TSCĐ, ảnh hưởng rất lớn đến trình độ trang bị kĩ thuật và
công nghệ, năng lực sản xuất của DN. Song những đặc điểm kinh tế của
TSCĐ lại ảnh hưởng chi phối đặc điểm tuần hoàn và luân chuyển của VCĐ.
Đặc điểm luân chuyển của VCĐ
- VCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ SXKD. Điều này do đặc điểm của
Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
7
Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09
TSCĐ được sử dụng lâu dài trong nhiều chu kỳ SXKD quyết định.
- VCĐ dịch chuyển dần từng phần vào giá trị sản phẩm trong các chu
kỳ SXKD. Khi tham gia vào quá trình sản xuất, một bộ phận VCĐ được
luân chuyển và cấu thành chi phí sản xuất sản phẩm (chi phí khấu hao)
tương ứng với phần giá trị hao mòn của TSCĐ.
- Sau nhiều chu kỳ sản xuất, VCĐ mới hoàn thành một vòng luân
chuyển vào giá trị sản phẩm dần dần tăng lên song phần vốn đầu tư ban đầu
vào TSCĐ lại giảm xuống cho đến khi TSCĐ hết thời gian sử dụng, giá trị
của nó được chuyển dịch hết vào giá trị sản phẩm thì VCĐ mới hoàn thành
một vòng luân chuyển.
Từ những đặc điểm luân chuyển của VCĐ đòi hỏi viêc quản lý VCĐ
phải kết hợp vừa quản lý theo giá trị và vừa quản lý hình thái hiện vật của nó
là các TSCĐ của DN.
1.1.3.2. Vốn lưu động của doanh nghiệp
Khi thực hiện SXKD ngoài tư liệu lao động, các DN còn phải có đối tượng
lao động và sức lao động. Các đối tượng lao động như nguyên vật liệu, bán
thành phẩm ...chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất và không giữ nguyên
hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ một lần
vào giá trị sản phẩm. Những đối tượng lao động nói trên nếu xét về hình thái
hiện vật được gọi là các TSLĐ, còn về hình thái giá trị được gọi là VLĐ của
DN.
" VLĐ là số vốn ứng ra để hình thành nên TSLĐ nhằm đảm bảo cho
quá trình kinh doanh của DN thực hiện được thường xuyên, liên tục. VLĐ
chuyển dịch giá trị toàn bộ ngaytrong một lần và hoàn thành một vòng tuần
Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
8
Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09
hoàn sau một chu kỳ kinh doanh."
Đặc điểm của VLĐ
- Trong quá trình SXKD, VLĐ dịch chuyển toàn bộ một lần vào giá
trị sản phẩm mới.
- VLĐ tham gia vào một chu kỳ SXKD, luôn thay đổi hình thái biểu
hiện, từ hình thái vốn bằng tiền chuyển sang hình thái vốn sản xuất như vật
tư, hàng hoá và kết thúc quá trình tiêu thụ sản phẩm, VLĐ lại trở về hình
thái ban đầu vốn tiền tệ. Sự vận động của VLĐ từ hình thái ban đầu qua các
hình thái khác đến khi trở về hình thái ban đầu gọi là sự tuần hoàn của VLĐ.
Do quá trình SXKD của DN diễn ra thường xuyên, liên tục nên sự tuần hoàn
của VLĐ cũng lặp đi lặp lại có tính chu kỳ.
- VLĐ hoàn thành một vòng tuần hoàn khi DN tiêu thụ sản phẩm và
thu được tiền bán hàng.
Từ những đặc điểm đó công tác quản lý VLĐ được quan tâm, chú ý từ
việc xác định nhu cầu VLĐ cần thiết, huy động nguồn tài trợ và sử dụng vốn
phải phù hợp sát với tình hình thực tế SXKD.
Đặc điểm của TSLĐ và đặc điểm luân chuyển của VLĐ đã chi phối
đến công tác quản lý, sử dụng VLĐ. Muốn quản lý và sử dụng hiệu quả
VLĐ cần thực hiện tốt hai biện pháp sau:
+ Trọng điểm của quản lý VLĐ là tăng cường luân chuyển VLĐ qua
các giai đoạn của chu kỳ SXKD.
+ Thực hiện phân loại VLĐ theo các tiêu thức khác nhau nhằm đánh
giá sự hợp lý của cơ cấu VLĐ, từ đó có biện pháp đảm bảo sự phù hợp của
Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
9
Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09
cơ cấu VLĐ.
Để quản lý VLĐ được tốt cần phải phân loại VLĐ. Dựa theo các tiêu
thức khác nhau có thể chia VLĐ thành các loại khác nhau :
Dựa theo hình thái biểu hiên của vốn :
 Vốn bằng tiền và các khoản phải thu.
 Vốn về hàng tồn kho.
Dựa theo vai trò VLĐ đối với quá trình SXKD:
 Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất.
 Vốn lưu động trong khâu trực tiếp sản xuất.
 Vốn lưu động trong khâu lưu thông.
Từ đặc điểm của VCĐ và VLĐ đòi hỏi công tác quản lý vốn của DN
phải được quan tâm. Để bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ thì cần
phải quản lý VCĐ trên cả hai mặt hình thái hiện vật và giá trị. Muốn quản lý
tốt và nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ, DN phải quản lý trên tất cả các hình
thái biểu hiện của nó.
Căn cứ vào hình thái biểu hiện của vốn người ta chia ra làm hai loại:
Vốn bằng tiền và vốn hiện vật:
Vốn bằng tiền : Bao gồm tiền mặt, tiền tồn quỹ, tiền gửi ngân hàng,
vốn trong thanh toán và các khoản đầu tư ngắn hạn. Ngoài ra vốn bằng tiền
của DN còn bao gồm cả những giấy tờ có giá để thanh toán.
Vốn bằng hiện vật : Là các khoản vốn có hình thái biểu hiện bằng
hiện vật như : Tài sản cố định, nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành
Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
10
Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09
phẩm, hàng hoá...
1.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn kinh doanh.
1.2.1. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
1.2.1.1. Một số quan điểm về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh
nghiệp.
Vốn là tiền đề vật chất để tiến hành hoạt động SXKD, là tiền đề xuyên
suốt trong quá trình SXKD. Các DN muốn tồn tại và phát triển cần phải
quan tâm đến việc quản lý và sử dụng vốn một cách có hiệu quả. Từ góc độ
nhìn nhận khác nhau, quan điểm về hiệu quả sử dụng VKD cũng có cách
hiểu khác nhau. Nhưng nói chung, việc sử dụng vốn có hiệu quả là nhằm đạt
được kết quả cao nhất trong quá trình SXKD với chi phí bỏ ra thấp nhất.
Hiệu quả kinh tế được hiểu theo các góc độ khác nhau:
Hiệu quả sử dụng VKD của DN đứng trên góc độ kinh tế: Là tối đa
hoá lợi nhuận. Như vậy có thể hiểu là với lượng vốn nhất định bỏ vào hoạt
động SXKD sẽ đem lại lợi nhuận cao nhất và làm cho đồng vốn không
ngừng sinh sôi, tức là hiệu quả sử dụng vốn thể hiện ở hai mặt: bảo toàn vốn
và tạo ra được các kết quả theo mục tiêu kinh doanh, trong đó đặc biệt kết
quả về sinh lời của đồng vốn. Bên cạnh đó, phải chú ý cả sự tối thiểu hoá
lượng vốn và thời gian sử dụng vốn của DN. Kết quả sử dụng vốn phải thoả
mãn được lợi ích của DN và các nhà đầu tư ở mức độ mong muốn cao nhất,
đồng thời phải nâng cao được lợi ích xã hội.
Trên góc độ quản trị TCDN: Ngoài mục tiêu LN, sử dụng VKD có
hiệu quả còn phải đảm bảo an toàn, lành mạnh về mặt tài chính, tăng cường
khả năng cạnh tranh của DN trước mắt và trong tương lai.
Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
11
Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09
Đối với nhà đầu tư: cho rằng hiệu quả sử dụng vốn đánh giá thông
qua tỷ suất sinh lời đòi hỏi mà DN có thể đáp ứng khi họ thực hiện đầu tư
vào DN.
Dù đứng trên quan điểm nào thì bản chất hiệu quả sử dụng vốn là chỉ
tiêu biểu hiện một mặt của hiệu quả kinh doanh, là một phạm trù kinh tế
phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân lực, tài lực của DN để đạt được
kết quả cao nhất trong quá trình SXKD với chi phí bỏ ra thấp nhất. Hiệu quả
sử dụng vốn của DN được lượng hoá thông qua hệ thống các chỉ tiêu về khả
năng sinh lời, khả năng huy động vốn, tốc độ luân chuyển vốn...Việc nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn là điều kiện quan trọng để DN đứng vững và phát
triển trên thị trường. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn DN phải đảm bảo các
điều kiện sau:
- Phải khai thác nguồn vốn một cách triệt để, tránh vốn nhàn rỗi,
không sinh lời.
- Phải sử dụng một cách tiết kiệm và hợp lý.
- Phải quản lý vốn một cách chặt chẽ, không để vốn bị thất thoát do
quản lý không chặt chẽ.
Ngoài ra DN phải thường xuyên phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng
vốn để nhanh chóng có biện pháp khắc phục nhưng mặt hạn chế và phát huy
ưu điểm của DN trong việc quản lý sử dụng vốn.
1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanhtrong
điều kiện nền kinh tế thị truờng.
Để tiến hành hoạt động SXKD đòi hỏi mỗi DN phải có một lượng vốn
nhất định và để duy trì hoạt động hoạt động SXKD nên DN buộc phải bảo
Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
12
Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09
toàn vốn. Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường tồn tại nhiều thành phần kinh
tế và sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì vấn đề tổ chức huy động và sử
dụng vốn có hiệu quả là một vấn đề hết sức quan trọng. Đây là yếu tố có tính
chất quyết định sự tồn tại và phát triển của DN, đồng thời giúp DN khẳng
định và giữ vị trí của mình trong cạnh tranh. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
SXKD luôn là vấn đề mà mỗi DN cần đặt lên hàng đầu, nó xuất phát từ các
lý do sau:
Thứ nhất: Xuất phát từ mục đích KD của DN
Mỗi DN khi tham gia vào hoạt động SXKD đều hướng tới mục đích là
tối đa hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu dựa trên cơ sở nâng cao LN. Muốn
vậy, đòi hỏi DN phải phối hợp tổ chức, thực hiện đồng bộ mọi hoạt động
trong lĩnh vực SXKD. Trong đó vấn đề tổ chức và nâng cao hiệu quả sử
dụng VKD có tính chất quyết định tới hiệu quả SXKD của DN.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn không chỉ mang lại lợi ích trước mắt
cho DN mà còn có ý nghĩa lâu dài đối với sự phát triển của DN.Khi đồng
vốn được sử dụng có hiệu quả cũng đồng nghĩa với việc DN làm ăn có lãi,
bảo toàn và phát triển được vốn, đó là cơ sở để tái sản xuất về chiều rộng và
chiều sâu.
Thứ hai:xuất pháttừ vị trí, vai trò của VKD trong quá trình sản xuất.
Trong nền kinh tế thị trường, sẽ không có bất cứ một hoạt động
SXKD nếu không có vốn.Vốn là tiền đề, là xuất phát điểm của mọi hoạt
động kinh doanh, là nền tảng vật chất để biến mọi ý tưởng kinh doanh thành
hiện thực.
Mặt khác vốn có vai trò định hướng cho hoạt động SXKD của DN.
Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
13
Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09
Ngày nay khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ, trình độ trang thiết bị máy
móc ngày càng cao làm cho năng suất lao động cao hơn đòi hỏi phải có
lượng vốn để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng này. Nó không chỉ có ý nghĩa
giúp DN chủ động hơn trong SXKD mà còn giúp DN chớp được thời cơ, tạo
lợi thế trong kinh doanh, nâng cao khả năng huy động các nguồn tài trợ, khả
năng thanh toán của DN được đảm bảo, DN có đủ tiềm lực khắc phục những
khó khăn, rủi ro trong kinh doanh. Muốn vậy DN cần phải có biện pháp
thích hợp để tổ chức, sử dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng VKD.
Thứ ba : Xuất phát từ thực trạng quản lý và hiệu quả sử dụng VKD
trong các DN
Trong thời kỳ bao cấp, mọi nhu cầu về vốn SXKD của DN đều được
huy động từ hai nguồn cơ bản: cấp phát của ngân sách nhà nước và vốn tín
dụng với lãi suất ưu đãi của Ngân hàng. Vì thế vai trò khai thác, thu hút vốn
không được đặt ra như một yêu cầu cấp bách và sự sống còn đối với DN, vai
trò của TCDN trở nên mờ nhạt. Điều này làm mất đi tính chủ động của các
DN.
Chuyển sang nền kinh tế thị trường, với nhiều thành phần kinh tế cùng
đan xen hoạt động, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, đòi hỏi các DN phải
chủ động khai thác nguồn vốn để đáp ứng nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu
SXKD. Đồng thời các DN phải tự trang trải mọi chi phí, đảm bảo kinh
doanh có lãi và sử dụng vốn phải có hiệu quả. Mặt khác trên thực tế mặc dù
nhiều DN thích ứng được, làm ăn có lãi nhưng vẫn còn không ít các DN còn
sử dụng vốn lãng phí, kém hiệu quả, không bảo toàn được vốn. Những đòi
hỏi đó bắt buộc các DN phải tiến hành quản lý vốn chặt chẽ và hiệu quả hơn
vì sự tồn tại và phát triển của mình.
Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
14
Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09
Thứ tư: Xuất phát từ ý nghĩa đối với xã hội.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ góp phần tăng thu nhập cho người
lao động, đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng nền kinh tế.
Những phân tích trên thể hiện sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng
VKD.Sự cần thiết này không chỉ riêng đối với DN mà còn có ý nghĩa quan
trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế.
1.2.3. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
1.2.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VKD.
Việc đánh giá hiệu quả tổ chức và sử dụng vốn là nội dung quan trọng trong
hoạt hoạt động tài chính của DN. Thông qua đó mà DN có những căn cứ để
đưa ra các quyết định về mặt tài chính như điều chỉnh quy mô vốn và cơ cấu
đầu tư, các biện pháp khai thác và tạo lập nguồn vốn từ đó nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn.
1.2.3.1.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả VKD.
Để đánh giá một cách chung nhất về hiệu quả sử dụng VKD người ta thường
sử dụng các chỉ tiêu:
* Vòng quay TS hay toàn bộ vốn: Chỉ tiêu này phản ánh tổng quát
hiệu suất sử dụng TS hay toàn bộ vốn hiện có của DN.
Doanh thu thuần
Vòng quay toàn bộ vốn =
VKD bình quân
* Tỷ suất LNST trên doanh thu ( hay hệ số lãi ròng) : Hệ số này phản
ánh mối quan hệ giữa LNST và doanh thu thuần (DTT) trong kỳ. Nó thể
hiện một đồng doanh thu trong kỳ có thể thu được bao nhiêu lợi nhuận
Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
15
Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu =
Doanh thu trong kì
* Tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên VKD ( hay Tỷ suất sinh
lời kinh tế của tài sản ROAE ) : Chỉ tiêu này cho phép đánh giá khả năng
sinh lời của một đồng vốn kinh doanh, không tính đến ảnh hưởng của thuế
thu nhập doanh nghiệp và nguồn gốc vốn kinh doanh.
Lợi nhuận trước lãi vay và thuế
Tỷ suất lợi nhuận VKD =
VKD bình quân
* Tỷ suất lợi nhuân trước thuế trên VKD : Thể hiện mỗi đồng VKD
trong kỳ có khả năng sinh lời ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước (sau thuế)
sau khi đã trừ đi tiền lãi vay.
Lợi nhuận trước ( sau thuế )
Tỷ suất lợi nhuận VKD =
VKD bình quân sử dụng trong kì
* Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu : Phản ánh một đồng vốn chủ sở
hữu bình quân trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu =
Vốn chủ sở hữu bình quân
1.2.3.1.2. Ngoài ra các chỉ tiêu trên ta còn dùng hệ số nợ, và các hệ số về
khả năng thanh toán để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của DN.
Trên đây là một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn nói chung.
Để đánh giá hiệu quả riêng của từng loại vốn ta còn có thể sử dụng các chỉ
tiêu sau.
1.2.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VCĐ
Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
16
Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09
Để đánh giá hiệu quả tổ chức và sử dụng VCĐ cần xác định đúng đắn
hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ và TSCĐ của DN, gồm
các chỉ tiêu tổng hợp và chỉ tiêu phân tích
+Các chỉ tiêu tổng hợp
* Hiệu suất sử dụng VCĐ: Phản ánh cứ một đồng VCĐ có thể tham
gia tạo ra bao nhiêu đồng DTT trong kỳ
Hiệu suất sử dụng vốn cố định =
Doanh thu thuần trong kỳ
VCĐ bình quân trong kỳ
VCĐ =
VCĐ đầu kỳ + VCĐ cuối kỳ
2
* Hàm lượng VCĐ: là đại lượng nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử
dụng VCĐ, phản ánh số VCĐ cần thiết để tạo ra một đồng DTT trong kỳ
* Hệ số huyđộng VCĐ : Phản ánh mức độ huy động VCĐ hiện có vào
hoạt động SXKD trong kỳ của DN.
Số VCĐ đang dùng trong hoạt động SXKD
Hệ số huy động VCĐ =
Số VCĐ hiện có của doanh nghiệp
+ Các chỉ tiêu phân tích:
* Hệ số hao mòn TSCĐ : Phản ánh mức độ hao mòn của TSCĐ trong
DN so với thời điểm đầu tư ban đầu
Số tiền khấu hao lũy kế của TSCĐ ở thời điểm đánh giá
Hệ số HMTSCĐ =
Tổng nguyên giá TSCĐ tại thời điểm đánh giá
Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
17
Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09
* Hệ số sử dụng TSCĐ : Phản ánh một đồng TSCĐ trong kỳ tham gia
tạo được bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
Doanh thu thuần
Hiệu suất sử dụng TSCĐ =
Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kì
* Hệ số trang bị TSCĐ cho một công nhân trực tiếp: Phản ánh mức độ
trang bị giá trị TSCĐ cho một công nhân sản xuất trực tiếp cao hay thấp.
Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kì
Hệ số trang bị TSCĐ =
Số lượng công nhân trực tiếp sản xuất
1.2.3.3. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VLĐ.
Để đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ trong các DN có thể sử dụng các
chỉ tiêu sau đây:
* Tốc độ chu chuyển của VLĐ : Có thể đo bằng hai chỉ tiêu :
- Vòng quay VLĐ ( số lần luân chuyển VLĐ) : Phản ánh số lần luân
chuyển VLĐ hay số vòng quay của VLĐ thực hiên được trong một thời kỳ
nhất định (thường là một năm ).
L =
M
VLĐ
=VLĐ
VLĐ đầu năm + vốn VLĐ cuối năm
2
hoặc
=VLĐ
4
Vq + Vq + VqI II III
+ VqIV
hoặc
Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
18
Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09
=VLĐ
4
VđqI 2
+ VcqI
+ VcqII
+ VcqII
+ VcqII V 2
Trong đó:
VqI, VqII, VqIII, VqIV : VLĐ bình quân các quý I, II, III, IV
VđqI : VLĐ còn dư đầu quý I
VcqI, VcqII, VcqIII, VcqIV : VLĐ cuối quý I, II, III, IV
- Kỳ luân chuyển của VLĐ : Phản ánh số ngày bình quân cần thiết để
VLĐ thực hiện được một lần luân chuyển
K =
N
L
Trong đó: K : Kỳ luân chuyển của VLĐ
N : Số ngày trong kỳ
L : Số lần chu chuyển của VLĐ
*Mức tiết kiệm VLĐ do tăng tốc độ chu chuyển: Phản ánh số VLĐ có
thể tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển VLĐ ở kỳ so sánh với kỳ gốc.
Mức tiết kiệm VLĐ do tăng tốc độ luân chuyển vốn được biểu hiện bằng hai
chỉ tiêu:
+ Mức tiết kiệm tuyệt đối:
V =
M
360
TK
1
X K - V = V - V1 LĐ0 LĐ1 LĐ0
+ Mức tiết kiệm tương đối
Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
19
Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09
V =
M
360
TK
1
X K - K1 0
Hoặc
V =
M
L
TK
1
-
1
M
L
1
0
* Hàm lượng VLĐ: Là số VLĐ cần có để tạo ra một đồng DTT trong kỳ
Hàm lượng VLĐ =
VL bình quân trong kỳ
Doanh thu thuần trong kỳ
Đ
1.3. Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD.
1.3.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng Vốn kinh doanh
Hiệu quả sử dụng VKD là chỉ tiêu quan trọng phản ánh hoạt động
SXKD trong các DN và chịu sự tác động tổng hợp bởi nhiều nhân tố, bao
gồm cả nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan. Trong quá trình quản lý
vốn các DN cần tính đến tác động của các nhân tố này để đưa ra biện pháp
sử dụng vốn có hiệu quả nhất.
1.3.1.1. Các nhân tố khách quan :
Nhân tố khách quan là các nhân tố bên ngoài nhưng đôi khi đóng vai
trò quyết định tới hiệu quả sử dụng vốn của DN.
- Cơ chế quản lý và chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước.
Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước cho phép các DN có quyền tự
do kinh doanh và bình đẳng trước pháp luật. Tuy nhiên, Nhà nước vẫn quản
lý vĩ mô nền kinh tế và tạo hành lang pháp lý để các DN hoạt động trong
Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
20
Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09
khuôn khổ pháp luật. Nếu chính sách kinh tế Nhà nước ổn định sẽ giúp cho
việc tiến hành kế hoạch SXKD của DN thông suốt, có hiệu quả và ngược
lại.Chính sách sách kinh tế của nhà nước như chính sách thuế, chính sách ưu
đãi đầu tư, chính sách khuyến khích đầu tư...có thể làm tăng hoặc giảm hiệu
quả sử dụng VKD của DN. Do vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn các
DN cần xem xét đến các chính sách kinh tế của nhà nước.
- Mức độ lạm phát của nền kinh tế.
Nền kinh tế có lạm phát sẽ làm cho sức mua của đồng tiền giảm sút và
sự tăng giá của các loại vật tư hàng hoá. Với một lượng tiền như trước
nhưng không mua được một khối lượng tài sản tương đương với khi có lạm
phát. DN phải bỏ ra một khối lượng tiền tệ nhiều hơn đầu tư vào TS đó, khi
đó năng lực của vốn đã bị giảm.
- Điều kiên tự nhiên và rủi ro trong kinh doanh:
Những rủi ro trong kinh doanh như hoả hoạn, bão lụt, những biến
động về thị trường...làm cho TS của DN bị hư tổn, giảm giá dẫn đến vốn của
DN bị mất mát. Mặt khác, yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến các DN có
sản phẩm chịu tác động của điều kiện tự nhiên như: ngành xây dựng, ngành
nông nghiệp, ngành khai thác mỏ...
- Thị trường và sự cạnh tranh:
Trong sản xuất hàng hoá, biến động của thị trưòng đầu vào và đầu ra
là một căn cứ quan trọng để DN lập kế hoạch VCĐ,VLĐ. Khi xem xét thị
trường DN không thể bỏ qua đối thủ cạnh tranh của DN, để có thể tồn tại và
phát triển đòi hỏi DN phải nghiên cứu kỹ thị trường và đối thủ cạnh tranh
của mình.Nếu DN có sức cạnh tranh lớn trên thị trường, sản phẩm có sức
Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
21
Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09
tiêu thụ lớn thì công ty sẽ co doanh thu và lợi nhuận lớn, từ đó tạo ra tỷ suất
lợi nhuận trên vốn cao.
- Lãi suất thị trường :
Lãi suất thị trường ảnh hưởng đến chi phí huy động bằng vốn vay.
Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi lãi suất thị trường tăng lên,
tiền lãi DN phải thanh toán sẽ tăng lên, lợi nhuận giảm làm tỷ suất lợi nhuận
trên vốn giảm xuống.
- Sự tiến bộ khoa học kỹ thuật :
Khoa học công nghệ là cơ hội nhưng cũng là thách thức đối với các
DN, làm tăng hao mòn vô hình và đòi hỏi công tác đầu tư đổi mới TS phải
được chú trọng.
- Đặc thù ngành kinh doanh:
Đây là nhân tố có ý nghĩa quan trọng cần được xem xét khi quản lý
và sử dụng vốn. Đặc thù của ngành thường ảnh hưởng đến cơ cấu đầu tư và
cơ cấu nguồn vốn cũng như vòng quay vốn. Do đó, việc so sánh các chỉ tiêu
phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của DN với chỉ tiêu trung bình của ngành là
cần thiết nhằm phát hiện những ưu điểm và hạn chế trong việc quản lý và sử
dụng vốn.
Ngoài ra trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới và khu vực, nền kinh tế
trong nước nói chung và các DN nói riêng cũng chịu ảnh hưởng của tình
hình kinh tế thế giới và khu vực.
3.1.1.2. Các nhân tố chủ quan:
Ngoài những nhân tố khách quan trên, còn có nhiều nhân tố chủ đạo
Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
22
Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09
do chính bản thân DN tạo nên làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn. Bởi
vậy,việc xem xét đánh giá đối với các nhân tố này rất quan trọng.Thông
thường, trên góc độ tổng quát, người ta xem xét các nhân tố chủ yếu sau:
- Trình độ quản lý và tay nghề của người lao động:
Đây là nhân tố có ý nghĩa quyết định đến việc nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn.Trình độ quản lý tốt, bộ máy gọn nhẹ, đồng bộ, nhịp nhàng sẽ giúp
cho DN sử dụng vốn có hiệu quả, ngược lại nếu trình độ quản lý yếu kém
hoặc bị buông lỏng sẽ không có khả năng bảo toàn được vốn. Trình độ
người lao động có tác động rất lớn đến mức độ sử dụng hiệu quả TS, năng
suất lao động, chất lượng sản phẩm, mức độ phế phẩm...từ đó tác động rất
lớn đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận của DN.
- Sự lựa chọn phương án đầu tư :
Nếu DN lựa chọn phương án sản xuất tạo ra sản phẩm có chất lượng
cao, mẫu mã đẹp, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng sẽ mang lại hiệu quả
kinh tế lớn. Ngược lại, sẽ là sự thất bại của phương án kinh doanh và làm
giảm hiệu quả sử dụng vốn.
- Sự hợp lý của cơ cấu TS và nguồn vốn kinh doanh (NVKD) trong
DN :
Việc đầu tư vào các TS không sử dụng hoặc chưa sử dụng quá lớn
hoặc DN vay nợ quá nhiều, sử dụng không triệt để nguồn vốn bên trong thì
không những không phát huy tác dụng của vốn mà còn bị hao hụt, mất mát,
tạo ra những rủi ro cho DN.
- Vấn đề xác định nhu cầu VKD :
Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
23
Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09
Việc xác định nhu cầu vốn không chính xác sẽ dẫn đến việc thừa hoặc
thiếu vốn trong quá trình SXKD, làm ứ đọng vốn hoặc gián đoạn kinh doanh
và hiệu quả sử dụng VKD suy giảm.
- Chu kỳ SXKD :
Nếu chu kỳ SXKD mà ngắn, vòng quay vốn nhanh thì DN sẽ chóng
thu hồi vốn đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh tiếp theo. Ngược lại, khi chu kỳ
kinh doanh kéo dài thì vốn của DN sẽ bị ứ đọng, thời gian thu hồi vốn chậm.
- Chế độ lương và cơ chế khuyến khích người lao động :
Đây là nhân tố có ảnh hưởng rất quan trọng đến thái độ và ý thức làm
việc của người lao động. Một mức lương tương xứng với mức độ cống hiến
cùng với chế độ khuyến khích hợp lý, gắn với hiệu quả công việc sẽ tạo
động lực cho việc nâng cao năng suất lao động trong DN, từ đó nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn.
- Việc tính và trích khấu hao :
Việc tính và trích khấu hao không sát thực với tình hình hao mòn của
TS dẫn đến TS hư hỏng trước khi thu hồi vốn. Công tác tổ chức quản lý và
sử dụng quỹ khấu hao không hiệu quả, đúng mục đích sẽ ảnh hưởng đến
hiệu quả sử dụng VKD của DN.
- Mức độ sử dụng năng lực sản xuất hiện có của DN vào SXKD:
Sử dụng lãng phí VLĐ trong quá trình mua sắm, không tận dụng hết
nguyên vật liệu vào SXKD, để nguyên vật liệu tồn kho dự trữ quá mức cần
thiết trong thời gian dài, sẽ tác động đến cơ cấu vốn cũng như hiệu quả sử
dụng vốn của DN.
Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
24
Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09
Trên đây là những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng
vốn của DN. Để nâng cao hiệu quả sử dụng của VKD, DN cần xem xét từng
yếu tố để từ đó đưa ra biện pháp quản lý thích hợp.
1.3.1.2. Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD
Để đảm bảo cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng VKD, DN cần thự
hiện các biện pháp cơ bản sau :
Thứ nhất: Thực hiện chặt chẽ việc thẩm định, đánh giá và lựa chọn
dự án đầu tư phù hợp với tình hình thực tế và điều kiện của DN mình. Việc
lựa chọn dự án đầu tư tốt hay không có tính chất quyết định đến sự tồn tại và
phát triển của DN. Để có quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn dự án đầu
tư đòi hỏi mỗi DN cần phải tính toán, nghiên cứu các yếu tố như : khả năng
tài chính của DN, điều kiện cung cấp sản phẩm, tính khả thi và kết quả dự án
mang lại.
Thứ hai : Tổ chức tốt quá trình huy động vốn hợp lý, tổ chức khai
thác triệt để các nguồn lực đã huy động. Huy động vốn phải đảm bảo được
tính độc lập, chủ động trong SXKD của DN. Tức là DN phải có quan điểm
huy động vốn tối đa nguồn lực bên trong như từ: lợi nhuận để lại, nguồn vốn
khấu hao, quỹ đầu tư phát triển. Phần còn lại sẽ được huy đông từ bên ngoài
như : vay ngắn hạn, vay dài hạn, thuê tài chính...cơ cấu nguồn tài trợ phải
đảm bảo có chi phí sử dụng vốn bình quân là thấp nhất. Mức độ huy động
vốn phải dựa trên cơ sở đáp ứng nhu cầu hình thành TSCĐ và TSLĐ thường
xuyên cần thiết.
Thứ ba: Xác đinh đúng đắn nhu cầu VKD cần thiết, tối thiểu cho hoạt
động SXKD của DN trong từng thời kỳ hoạt động. Từ đó lập kế hoạch huy
Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
25
Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09
động vốn, bố trí sử dụng vốn có hiệu quả, tiết kiệm, đảm bảo hoạt động kinh
doanh diễn ra thường xuyên liên tục, không bị gián đoạn.
Thứ tư: DN phải xác định cơ cấu vốn hợp lý và chủ động điều chỉnh
cơ cấu vốn để đảm bảo an toàn tài chính, phát huy hiệu quả sử dụng vốn và
phù hợp với tình hình nền kinh tế trong từng thời kỳ.
Thứ năm : Tổ chức tốt quá trình sản xuất, đẩy mạnh công tác tiêu thụ
sản phẩm. DN cần phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận sản xuất, không
ngừng nâng cao năng suất lao động nhằm sản xuất ra nhiều sản phẩm có chất
lượng cao, giá thành hạ, tiết kiệm nguyên vật liệu, khai thác tối đa công suất
máy móc thiết bị hiện có. Bên cạnh đó, cần phải tăng cường công tác tiếp
thị, quảng cáo nhằm tăng sản lưọng tiêu thụ, mở rộng thị phần.
Thứ sáu: Phát huy tốt vai trò của TCDN trong quản lý, sử dụng vốn.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với khâu mua sắm TS, vật tư đến
dự trữ, sản xuất tiêu thụ sản phẩm. Phát hiện kịp thời những vướng mắc, tồn
tại trong quản lý sử dụng vốn, từ đó đưa ra các quyết định điều chình cho
phù hợp với diễn biến thực tế SXKD.
Thứ bảy : Thực hiện tốt công tác thu hồi công nợ bằng cách đưa ra
chính sách tín dụng đúng đắn với từng nhóm khách hàng, hạn chế tình trạng
bán hàng không thu được tiền, vốn bị chiếm dụng quá nhiều. Bên cạnh đó,
DN cần phải làm tốt công tác thanh toán nợ đến hạn tranh để các khoản nợ
quá hạn tăng lên.
Thứ tám : Chủ động thực hiện biện pháp phòng ngừa rủi ro bất
thường trong kinh doanh bằng cách đa dạng hoá đầu tư, đa dạng hoá sản
phẩm. Tiến hành trích lập các khoản dự phòng phải thu khó đòi, hàng tồn
Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
26
Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09
kho...tham gia bảo hiểm cho TS, đồng thời lập quỹ dự phòng tài chính để có
nguồn bù đắp khi VKD bị thiếu hụt.
Trên đây là một số phương hướng biện pháp cơ bản nhằm nâng cao
hiệu quả sử dụng VKD của DN nói chung. Trong thực tế, DN cần căn cứ
vào điều kiện và phương hướng của mình để đưa ra các biện pháp cụ thể có
tính khả thi cao nhằm đẩy mạnh công tác tổ chức và sử dụng có hiệu quả
VKD cho DN.
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ SỬ DỤNG VKD TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT BAO BÌ VÀ HÀNG XUẤT KHẨU.
2.1.Tổng quan về tình hình hoạt động sản xuất của CTCP SX Bao bì và hàng
xuất khẩu
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển CTCP SX Bao bì và hàng xuất
khẩu
Công ty CPSX bao bì và hàng xuất khẩu là doanh nghiệp nhà nước
trực thuộc bộ thương mại. Tiền thân là xí nghiệp bao bì xuất khẩu II HÀ
NỘI được thành lập ngày 23/12/1973 theo quyết định số : 242/BNGT –
TCCB của Bộ Ngoại Thương ( nay là Bộ Thương Mại ) với nhiệm vụ: Chế
biến gỗ từ nguyên liệu thô ra các sản phẩm bao bì phục vụ cho các đơn vị
xuất khẩu. Sau gần 20 năm hoạt động đến cuối năm 1989 khi nền kinh tế thị
trường được mở rộng, mô hình cơ cấu bộ máy tổ chức cũ không còn phù
Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
27
Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09
hợp, hoạt động kinh doanh kém hiệu quả. Trước tình hình đó tháng 3/ 1990
Bộ kinh tế đối ngoại ra quyết định 195/KT ĐL – TCCB đổi tên xí nghiệp
bao bì xuất khẩu II thành xí nghiệp liên hợp sản xuấy bao bì và hàng xuất
khẩu – với chức năng sản xuất, kinh doanh các mặt hàng gỗ xuất khẩu và
tiêu thụ nội bộ. Tới tháng 9/1996 Xí nghiệp được Nhà nước cho phép thành
lập lại theo quyết định số 766/TM – TCCB ngày 04/09/1996 của Bộ Thương
mại với tên giao dịch: Công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu.
Căn cứ quyết định số 187/2002/NĐ – CP ngày 16/11/2004 của Thủ tướng
Chính phủ về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần.
Căn cứ quyết định số 1226/QĐ – BTM ngày 26/04/2005 của Bộ Thương
mại về việc chuyển Công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu thành công ty
cổ phần.
Căn cứ quyết định số 3147/QĐ – BTM ngày 23/12/2005 của Bộ Thương
mại về việc duyệt phương án cổ phần hóa Công ty sản xuất bao bì và hàng
xuất khẩu thành Công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu.
Tên công ty: Công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu.
Tên giao dịch: PRODUCTINO FOR PACKING AND EXPOSTING
GOODS JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: PROMEXCO
Trụ sở tại: Số 72 Đường Ngọc Hồi – Hoàng Liệt – Hoàng Mai – Hà Nội
Tài khoản tại: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
Vốn kinh doanh: 8.151 triệu đồng.
Giấy đăng kí kinh doanh số: 0106000191 do sở kế hoạch và đầu tư TP
Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
28
Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09
Hà Nội cấp ngày 14/09/1996.
Email: Promexco@hn.vnn.vn.
2.1.2. Ngành nghề, sản phẩm kinh doanh.
Công ty Cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu với nhiều năm
kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm bao bì như:
bao bì PP, carton, bao bì gỗ... Các loại hàng lâm sản: Đồ gỗ mỹ nghệ, đồ
mộc, và hàng hoá khác …với nhiều mẫu mã, chất liệu khác nhau cho khách
hàng lựa chọn. Cùng với nhiều lĩnh vực khác như:
- Xuất nhập khẩu vật tư, nguyên liệu, máy móc, thiết bị hàng tiêu
dùng; trang trí nội thất, gia công, hợp tác đầu tư, liên doanh để sản xuất bao
bì và hàng xuất khẩu.
- Mở cửa hàng bán buôn, bán lẻ hàng sản xuất trong nước và hàng
xuất khẩu.
- Kinh doanh nhà hàng, kho bãi, khách sạn; Kinh doanh nhà; đầu tư
xây dựng hạ tầng cơ sở, xây dựng nhà; rượu, bia, nước giải khát; Kinh doanh
các mặt hàng nông sản, hản sản, phương tiện vận tải, vật liệu xây dựng; Lữ
hàng nội địa; Kinh doanh hàng dược liệu là nguyên liệu để sản xuất thuốc
(không thuộc danh mục dược liệu Nhà nước cấm) phân bón các loại.
2.1.3. Đặcđiểm tổ chức quản lý và bộ máy kế toán của CTCP SX Bao bì và
hàng xuất khẩu.
Tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng
xuất khẩu bao gồm :
 Đại hội đồng cổ đông.
 Hội đồng quản trị.
Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
29
Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09
 Tổng giám đốc.
 Ban kiểm soát.
 Phòng tổ chức hành chính.
 Phòng tài chính kế toán.
 Phòng kế hoạch đầu tư.
 Ban quản lý dự án.
 Phòng kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu.
 Xí nghiệp sản xuất bao bì xuất khẩu.
2.1.3.1. Đặc điểm tổ chức quản lý.
 Ðại hội đồng cổ đông :
+ Chức năng : Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần.
+ Nhiệm vụ : Bầu, miễn, nhiễm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản
trị, thành viên ban kiểm soát. Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị
lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất
của công ty.
 Hội đồng quản trị :
+ Chức năng : Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh
công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không
thuộc thẩm quyền của Ðại hội đồng cổ đông.
+ Nhiệm vụ : Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và
kế hoạch hàng năm của công ty…Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp
đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Tổng giám đốc và người quản lý quan
Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
30
Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09
trọng khác.
 Tổng giám đốc :
+ Chức năng : Là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày
của công ty, chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm
trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền,
nghĩa vụ được giao.
+ Nhiệm vụ : Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh
doanh hàng ngày của công ty mà không cần có quyết định của Hội đồng
quản trị.
 Ban kiểm soát :
+ Chức năng : Kiểm tra giám sát các hoạt động của các phòng ban và
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
+ Nhiệm vụ : Thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc
và người quản lý khác do Hội đồng quản trị bổ nhiệm trong việc quản lý và
điều hành công ty.
 Phòng tổ chức hành chính :
+ Chức năng : Tham mưu cho Giám đốc công ty để xây dựng, tổ chức
bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh, thực hiện đúng chính sách cán bộ, công
tác pháp chế, đảm bảo an toàn doanh nghiệp theo Luật hiện hành của Nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
+ Nhiệm vụ : Nắm vững, quản lý chặt chẽ cán bộ công nhân viên,
giúp Giám đốc xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên phục vụ cả
nhu cầu trước mắt và lâu dài cho việc tổ chức kinh doanh xuất nhập khẩu.
Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
31
Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09
 Phòng kế hoạch :
+ Chức năng : Tham mưu giúp việc Giám đốc xây dựng, bảo vệ, triển
khai quản lý, đôn đốc, giám sát việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế kế hoạch
hàng tháng, quý, năm. Ðồng thời dự kiến đánh giá hoạt động sản xuất kinh
doanh.
+ Nhiệm vụ : Xây dựng và bảo vệ các chỉ tiêu kinh tế. kế hoạch ðịnh
hướng của công ty với Bộ và Nhà nước đồng thời triển khai việc giao các
chỉ tiêu kế hoạch tới các đơn vị thanh viên tổ chức thực hiện theo năm,
tháng, quý.
 Phòng kế toán tài chính
+ Chức năng : Khai thác, lập kế hoạch, tạo nguồn vốn và phân bổ
nguồn vốn cho các hoạt động của công ty, điều hành kiểm tra, giám sát các
hoạt động tài chính doanh nghiệp.
+ Nhiệm vụ : Theo dõi về mặt tài chính của Văn phòng chính, chi
nhánh và các đơn vị trực thuộc của công ty. Thu thập và xử lý, tổng hợp
thông tin về các nguồn kinh phí được cấp, dược hình thành và tình hình sử
dụng các khoản kinh và các khoản thu phát sinh ở đơn vị.
2.1.3.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý
Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
32
Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09
Bảng 2.1 Sơ đồ bộ máy công ty
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ
ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN
TRỊ
BAN KIỂM
SOÁT
PHÒNG TC HÀNH
CHÍNH
CN Công ty tại thị xã Móng cái
– Quảng Ninh
Phòng Kế toán TC CN Công ty tại thành phố HCM
Phòng KH đầu tư Phòng Kinh doanh XNK I
Ban quản lý Dự án Phòng Kinh doanh XNK II
Xí nghiệp SX KD Lâm sản
Ghi chú
Điều hành trực tiếp
Điều hành gián tiếp
2.1.4. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
2.1.4.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất tại công ty.
TỔNG GIÁM ĐÓC
Xí nghiệp SX bao bì xuất khẩu
Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
33
Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09
Công ty xuất khẩu trực tiếp các mặt hàng do công ty tự sản xuất và nhập
khẩu vật tư, thiết bị phục vụ nhu cầu của công ty và thị trường. Các mặt
hàng chuyên sản xuất của công ty bao gồm:
- Bao bì cao cấp màng phức hợp.
- Bao bì mềm LDPE.
- Túi xốp siêu thị các loại.
- Các loại hộp carton sóng từ 3 đến 5 lớp.
2.1.4.2. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty.
 Quy trình sản xuất sản phẩm ở phân xưởng bao bì cao cấp :
Thiết kế mẫu Thổi màng nhựa
từ hạt nhựa
In Cắt dán
đáy túi
 Quy trình sản xuất sản phẩm ở phân xưởng carton :
Thiết kế mẫu Cán giấy Bổ góc
Đột lỗ, đột
quai
KCS đóng
gói
Sản phẩm
Hộp Ghim In lưới
Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
34
Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09
2.1.5. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty.
2.1.5.1. Chức năng và nhiệm vụ.
Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh sản xuất của
công ty theo quy định hiện hành.
Nghiên cứu khả năng sản xuất, nhu cầu của thị trường trong và ngoài
nước, thực hiện có hiệu quả các biện pháp để nâng cao chất lương các sản
phẩm bao bì, thay đổi mẫu mã đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng, nâng
cao sức canh tranh, góp phần đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ hàng hóa.
Tuân thủ các chính sách, chế độ, luật pháp của Nhà nước và thực hiện
nghiêm chỉnh các hợp đồng, các văn bản pháp lý có liên quan mà công ty
tham gia ký kết.
Quản lý, chỉ đạo các dơn vị trực thuộc Công ty theo quy chế hiện hành
của Nhà nước và Bộ Thương mại. Quản lý và sử dụng có hiệu quả các
nguồn vốn, tự chủ tài chính.
2.1.5.2. Quyền hạn.
Được quyền chủ động trong giao dịch đàm phán, ký kết và thực hiện các
hợp đồng mua bán ngoại thương, hợp đồng kinh tế và các văn bản về hợp tác
liên doanh liên kết đã ký với khách hàng trong và ngoài nước thuộc phạm vi
hoạt động của Công ty.
Được vay vốn ( kể cả ngoại tệ ) ở trong và ngoài nước. Được liên doanh
liên kết với các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước để mở rộng hoạt động sản
xuất kinh doanh của Công ty theo quy định và pháp luật hiện hành của Nhà
nước.
Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
35
Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09
Tham gia hội trợ triển lãm quảng cáo hàng hóa và sản phẩm bao bì, tham
gia hoặc tổ chức các hội nghị, hội thảo, chuyên đề nghiệp vụ - kỹ thuật bao
bì có liên quan ở trong và ngoài nước.
Được lập đại diện chi nhánh, các cơ sở sjản xuất bao bì ở trong nước và
có thể có đại diện thường trú ở nước ngoài khi được Bộ cho phép.
Được cử cán bộ của công ty đi công tác dài hạn, ngắn hạn ở nước ngoài
hoặc mời khách nước ngoài vào Việt Nam để giao dich đàm phán, ký kết các
vấn đề thuộc phạm vi hoạt động của công ty theo quy định hiện hành của
Nhà nước và Bộ Thương mại.
2.1.6. Kết quả kinh doanh chủ yếu mấy năm gần đây.
Bảng 2.2 Bảng tổng hợp kết quả kinh doanh giai đoạn 2007-2009
Đơn vị tính: nghìn đồng
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
Tổng giá trị tài sản 162,355,874 295,213,288 217,107,575
Tài sản ngắn hạn 130,771,513 250,998,441 168,877,404
Tài sản dài hạn 31,584,362 44,214,847 48,230,171
Doanh thu thuần 284,288,693 505,627,682 371,864,872
Lợi nhuận sau thuế 1,560,897 1,716,123 1,756,371
Lãi cơ bản trên CP 2.230 2.452 2.240
2.2. Thực trạng tổ chức và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở Công ty cổ
phần SX Bao bì và hàng xuất khẩu.
2.2.1. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động ở công ty cổ phần SX
Bao bì và hàng xuất khẩu.
Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
36
Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09
2.2.1.1. Thuận lợi :
Ngành sản xuất bao bì càng ngày càng cho thấy nhiều tiềm năng trong
nền kinh tế hiện nay. Trước đây, khi nền kinh tế chưa mở cửa, nhu cầu sử
dụng bao bì rất thấp, hầu hết là nhập khẩu. Nhà nước chỉ có một công ty để
nhập khẩu và chuyển tải những bao bì của hàng nhập khẩu để phục vụ trong
nước. Trong nền kinh tế thị trường, khi tất cả các ngành sản xuất kinh doanh
cùng trong môi trường cạnh tranh thì hình ảnh của một sản phẩm ngày càng
đóng vai trò quan trọng với khách hàng. Thị hiếu của khách hàng có thể coi
là một yếu tố quan trọng mà các doanh nghiệp phải chú ý đến.
Khi nền kinh tế hội nhập, sản xuất kinh doanh và xuất khẩu phát triển
kéo theo nhu cầu bao bì tăng lên rất mạnh và nguồn cung trong nước không
thể đáp ứng được. Chính vì vậy, công nghiệp bao bì là một trong những
nghành giàu tiềm năng cần phải khai thác triệt để.Các dự án thu hút hàng tỷ
đô đã được công bố gần đây trong các lĩnh vực then chốt như thực phẩm, đồ
uống, mỹ phẩm, sản phẩm y tế, thuốc và phòng thí nghiệm… đều có nhu cầu
cao về bao bì, đóng gói. Bên cạnh đó Chính phủ Việt Nam đang có những
chính sách khuyến khích phát triển giành cho ngành công nghiệp này. Với
nguyên liệu chính là nhựa và giấy Nhà nước đã giảm thuế suất thuế nhập
khẩu hai loại nguyên liệu PVC và DOP trong khối AFTA từ 5% xuống còn
2% hoặc bằng 0% vì hai loại nguyên liệu này chưa đủ đáp ứng nhu cầu của
các cơ sở sản xuất nhựa trên toàn quốc.
Một thuận lợi nữa cho ngành xuất khẩu gỗ, đó là hiện nay việc XK đồ
gỗ sang thị trường Mỹ đang hết sức thuận lợi, do Mỹ đang đánh thuế chống
bán phá giá rất cao đốivới mặt hàng đồ gỗ của Trung Quốc - đốithủ cạnh
tranh chính của Việt Nam tại thị trường Mỹ. Đây cũng chính là điều kiện
Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
37
Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09
thuận lợi để DN sản xuất chế biến đồ gỗ tăng cường XK vào Mỹ. Trong khi
đó, thị trường EU với đồ gỗ Việt Nam ngày một mở rộng, các quan hệ
thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản cũng tạo ra một sân chơi mới và
rộng lớn cho sản phẩm xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam.
2.2.1.2. Khó khăn :
Một ngành công nghiệp giàu tiềm năng, nhưng như các ngành công
nghiệp khác không thể tồn tại một cách độc lập, nó phải dựa trên nền tảng là
các ngành công nghiệp cơ bản. Do vậy, việc sản xuất của công ty cũng đối
mặt với nhiều thử thách.
Thực tế cho thấy 50% số khuôn mẫu bao bì cứng và phần lớn thiết bị
sản xuất bao bì mềm như: máy in, máy ghép, máy thổi đều phải nhập khẩu.
Việc đầu tư cho khuôn mẫu chất lượng cao rất tốn kém nhưng khả năng tiêu
thụ từng loại mẫu mã mặt hàng chưa đủ lớn để tính toán khấu hao phù hợp
với giá thành sản phẩm, trong khi đó, xác suất rủi ro ở ngành này khá cao.
Những mặt hàng bao bì xuất khẩu phần lớn thuộc dòng sản phẩm có giá trị
gia tăng thấp như: túi xốp đựng hàng siêu thị hoặc túi đựng rác đang có nguy
cơ mất thị trường vì xu thế của thế giới đang hạn chế dùng túi nylon để bảo
vệ môi trường. Đó là chưa nói đến những bất cập khác như: thiếu lao động
kỹ thuật cao, thiếu sự phân công sản xuất theo từng nhóm mặt hàng dẫn đến
cạnh tranh thiếu lành mạnh ngay thị trường trong nước. Trong năm qua, do
các yếu tố bên ngoài, nên giá giấy tăng chưa từng có trong lịch sử, mức tăng
thông thường từ 30 – 40%, có mặt hàng giá tăng gấp hai lần so với đầu năm.
Giá giấy loại thu gom trong nước tăng đột biến trên hai lần so với đầu năm.
Hiệp hội Bao bì Việt Nam cũng kiến nghị với Nhà nước giảm thuế nhập
khẩu bột giấy và giấy thải loại, giúp cho các doanh nghiệp sản xuất giấy
Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
38
Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09
kiềm chế việc tăng giá giấy.
Ngoài ra, năm 2009, ngành xuất khẩu gỗ của Việt Nam nói chung và
xuất khẩu gỗ của công ty nói riêng còn phải đốimặt với những thách thức
mới đó là thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ đang bị thu hẹp. Nguyên nhân
làm giảm tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sản phẩm gỗ là do tác động của suy
thoái kinh tế toàn cầu đã làm giảm nhu cầu tiêu thụ sản phẩm gỗ. Ước tính,
nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm gỗ của người Mỹ và các nước EU kéo theo sự
giảm sút về sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt
Nam. Khó khăn lớn nhất đối với các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh
doanh XK gỗ hiện nay là thiếu vốn, các thị trường nhập khẩu chủ lực đồ gỗ
của Việt Nam như Mỹ, Nhật Bản, EU đều giảm nhập khẩu. Do đó, khoảng
90% doanh nghiệp xuất khẩu gỗ Việt Nam gặp khó khăn do các đốitác huỷ
hoặc cắt hợp đồng, một số khác chỉ đặt hàng bằng 30-60% so với hợp đồng
cũ. Thêm vào đó, nhiều quốc gia đã và sẽ ban hành các đạo luật để bảo hộ
thương mại tại các thị trường lớn, cụ thể: các sản phẩm gỗ xuất khẩu sang
Mỹ và EU có sự kiểm soát chất lượng, nguồn gốc gỗ với các luật lệ mới
được ban hành như: Đạo luật LACEY của Mỹ, Hiệp định FLEGT của EU.
Cuối cùng là vấn đề giá nguyên liệu, thực tế nguyên liệu gỗ ở Việt
Nam không đủ đáp ứng cho nhu cầu chế biến gỗ XK. Từ nguồn tài nguyên
gỗ bị cạn kiệt do khai thác bừa bãi mà ta phải nhập tới 80% gỗ nguyên liệu.
Hiện giá nguyên vật liệu gỗ đang tăng do nạn cháy rừng, lũ lụt, môi trường
suy thoái… Nhiều nước như Lào, Myanma, Inđônêxia - vốn là bạn hàng
cung cấp đồ gỗ nguyên liệu chủ yếu cho Việt Nam - nay đã ra lệnh cấm XK
gỗ thô, nên công ty phải nhập gỗ qua sơ chế, giá thành đắt. Hơn nữa, chi phí
cho cước vận chuyển cũng không nhỏ, do giá dầu mỏ và nhiên liệu thế giới
Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
39
Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09
tăng; ước tính trong 3 năm qua, giá nguyên liệu gỗ vào Việt Nam đã tăng từ
20-22%. Điều này làm giảm đáng kể lợi nhuận của công ty do tỷ trọng gỗ
phụ liệu trong giá XK sản phẩm gỗ tăng mạnh.
2.2.2. Tình hình tổ chức và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở CTCP SX
bao bì và hàng xuất khẩu.
2.2.2.1. Tình hình cơ cấu và sự biến động của vốn kinh doanh
Tìnhhìnhcơ cấuvàsựbiếnđộngvốnkinh doanhđược thể hiện ở bảng 2
Nhận xét khái quát: Xem xét tổng quát tình hình sử dụng vốn kinh
doanh của công ty qua Bảng 2.3 : “Cơ cấu tài sản và nguồn vốn công ty
năm 2009”. Như vậy tính đến 31/12/2009 tổng nguồn vốn kinh doanh của
công ty là 295,213,288 (nghìn đồng) giảm 78,705,713 (nghìn đồng) so với
thời điểm này năm trước, với tỷ lệ giảm tương ứng là 26,46%. Như vậy năm
2009 quy mô vốn của công ty đã giảm so với năm 2008. Điều này chứng tỏ
công ty đã thực hiện việc giảm đầu tư vốn vào sản xuất kinh doanh. Trong
đó:
VLĐ là 168,877,404 nghìn đồng chiếm tỷ trọng 77,79% trong tổng
VKD, và nó đã giảm 82,121,037 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 32,72%
so với 2008. VLĐ chiếm tỷ trọng lớn nhất là các khoản phải thu ngắn hạn
(chiếm 85,02%) và hàng tồn kho(chiếm 10,45%). Tiền và các khoản tương
đương tiền chiếm tỷ trọng 1,02 % giảm 77,11 % so với năm 2008.
VCĐ là 48,230,171 nghìn đồng chiếm 22,21% trong tổng VKD, tăng
4,015,324 nghìn đồng, tăng tương ứng với tỷ lệ 7,23%. Chiếm tỷ trọng chủ
yếu trong VCĐ là vốn đầu tư vào TSCĐ (chiếm 98,26%) và sự tăng của
VCĐ cũng là do tăng của TSCĐ (do trong năm công ty thực hiện việc đầu tư
Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
40
Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09
mua sắm mới tài sản cố định nhiều).
Qua việc xem xét cơ cấu vốn của công ty cho thấy: tỷ trọng VLĐ
chiếm phần lớn trong tổng VKD của công ty (đầu năm chiếm 85,02% và
cuối năm 2009 chiếm 77,79 %) có cơ cấu vốn như vậy đó là do đặc điểm
kinh doanh của công ty chi phối vì công ty là công ty sản xuất bao bì và
hàng xuất khẩu nên đòi hỏi nguyên vật liệu đầu vào nhiều do đó cần một
lượng lớn VLĐ để đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh trong khi
có lượng vốn bị khách hàng chiếm dụng thông qua tín dụng nhà cung cấp
lớn và hàng tồn kho nhiều. Như vậy, nhìn chung công ty có một cơ cấu
VKD tương đối phù hợp với đặc thù của ngành.
2.2.2.2. Tình hình cơ cấu và biến động của nguồn vốn kinh doanh
VKD luôn được tài trợ từ những nguồn nhất định, do đó hiệu quả sử
dụng VKD không thể tách rời việc huy động nguồn tài trợ. Huy động vốn
kịp thời, với chi phí hợp lý là một tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
của DN. Tình hình cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn cũng được thể
hiện qua Bảng 2.3 : “Cơ cấu tài sản và nguồn vốn công ty năm 2009”.
Xét trên góc độ quyền sở hữu thì VCSH ở thời điểm cuối năm 2009 là
10,659,413 nghìn đồng tăng 1,017,371 nghìn đồng, với tỷ lệ tăng tương ứng
là 1,07%, chủ yếu là do vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng 891,816 nghìn đồng
tuy nhiên tỷ trọng vốn chủ sở hữu lại giảm 1,07% so với năm 2008. Lí giải
cho sự giảm tỷ trọng đố là do nguồn kinh phí và quỹ khác tăng 125,555
nghìn đồng với tỷ lệ tăng 111,11%.
Tại ngày 31/12/2009 nợ phải trả của công ty là 206,448,162 nghìn
đồng chiếm 95,09% trong tổng VKD của công ty, giảm 79,123,084 nghìn
Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
41
Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09
đồng so với năm trước, với tỷ lệ giảm tương ứng là 27,71%. Đến cuối năm
2009 do nợ phải trả giảm đi nên làm cho hệ số nợ của công ty lên giảm đi
Hệ số nợ 31/12/2008 = 285,571,246/295,213,288 = 0,967
Hệ số nợ 31/12/2009 = 206,448,162/217,107,575 = 0,95
Hệ số nợ của công ty giảm đi chưa thể khẳng định mức độ rủi ro trong
thanh toán là cao mà cần phải xem xét các nhân tố khác. Hệ số nợ của công
ty giảm từ 0,967 năm 2008 xuống còn 0,95 năm 2009. Tuy nhiên việc giảm
hệ số nợ thể hiện công ty đã giảm mức độ sử dụng của đòn bẩy tài chính,
việc giảm mức độ sử dụng đòn bảy tài chính của công ty có lợi hay không ta
cần xem xét. Nếu tỷ suất sinh lời trên tổng vốn (ROA) mà lớn hơn lãi suất
tiền vay thì việc sử dụng đòn bảy tài chính sẽ khuyếch đại được tỷ suất lợi
nhuận VCSH (ROE), ngược lại thì việc sử dung đòn bảy tài chính sẽ làm sụt
giảm ROE .
 Để đánh giá cụ thể hơn về các khoản nợ phải trả, ta đi xem xét chi tiết
các khoản trong nợ phải trả của công ty qua Bảng 2.4:"Tình hình công nợ
Công ty 2 năm 2008- 2009 "
Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
42
Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09
Bảng 2.4 Tình hình công nợ Công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng
xuất khẩu hai năm 2008 và 2009
Đơn vị tính: nghìn đồng
Chỉ tiêu 31/12/2008 31/12/2009
Chênh lệch
Số tiền T.lệ(%)
A.Các khoản phải thu
209,431,585 143,586,650 (65,844,935) (31.44)
I.Các khoản PT ngắn hạn
209,431,585 143,586,650 (65,844,935) (31.44)
1.Phải thu khách hàng
196,240,598 129,925,746 (66,314,852) (33.79)
2.Trả trước cho người bán
10,115,002 9,959,158 (155,844) (1.54)
3.Phải thu khác
3,075,986 3,701,745 625,759 20.34
II.Các khoản PT dài hạn
B.Nợ phải trả
285,571,246 206,448,162 (79,123,084) (27.71)
I. Nợ ngắn hạn
254,873,159 168,703,210 (86,169,949) (33.81)
1.Vay và nợ ngắn hạn
210,325,144 148,815,783 (61,509,361) (29.24)
2.Phải trả người bán
29,876,371 8,410,998 (21,465,373) (71.85)
3.Người mua trả tiền trước
3,153,325 2,229 (3,151,096) (99.93)
4.Thuế và các khoản PN NN
3,111,278 2,405,024 (706,254) (22.70)
5.Phải trả người LĐ
156,738 144,201 (12,537) (8.00)
6.Chi phí phải trả
5,123,284 60,000 (5,063,284) (98.83)
7.Các khoản PTPN NH khác
3,127,018 8,864,974 5,737,956 183.50
II.Nợ dài hạn
30,698,087 37,744,952 7,046,865 22.96
1.Vay và nợ dài hạn
30,698,087 37,744,952 7,046,865 22.96
Qua bảng trên ta thấy tình hình nợ phải trả của công ty năm 2009
giảm 79,123,084 nghìn đồng , với tỷ lệ giảm tương ứng là 27,71%. Trong đó
giảm chủ yếu là nợ ngắn hạn, nợ ngắn hạn tại thời điểm 31/12/2009 là
168,703,210 nghìn đồng giảm 86,169,949 nghìn đồng, với tỷ lệ giảm là
33,81%.
Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
43
Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09
Trong nợ ngắn hạn của công ty, chiếm tỷ trọng chủ yếu là các khoản
vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng, và các khoản công ty chiếm dụng
được. Đến cuối năm 2009 vay và nợ ngắn hạn của công ty là 148,815,783
nghìn đồng giảm 61,509,361 nghìn đồng so với năm 2008, với tỷ lệ tăng
tương ứng là 29,24%. Trong đó các khoản phải trả người bán giảm
21,465,273 nghìn đồng (71,85%), người mua trả tiền trước và thuế và các
khoản phải nộp nhà nước giảm nhiều : người mua trả tiền trả tiền trước giảm
nhiều nhất với mức giảm 3,151,096 nghìn đồng với tốc độ giảm mạnh
99,93%, đó là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm cho
nhu cầu về sản phẩm của công ty giảm mạnh, lượng đơn đặt hàng ít. Khoản
giảm này là dấu hiệu rất bình thường đối với hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty.Do đó kéo theo Thuế và các khoản phải nộp nhà nước giảm đi
706,254 nghìn đồng với tỷ lệ giảm tương ứng là 22,7% .Bên cạnh đó các
khoản chi phí phải trả cũng giảm mạnh vớí mức giảm là 5,063,284 tưong
ứng với mức giảm 98,83%, đây là dấu hiệu đáng mừng của công ty.
Vay và nợ ngắn hạn luôn là những khoản chiếm tỷ trọng lớn nhất
trong nợ ngắn hạn của công ty. Trong năm 2009 vay và nợ ngắn hạn đã giảm
61,509,361 nghìn đồng với tỷ lệ giảm 29,24%, điều này chứng tỏ công ty đã
quan tâm hơn tới sự an toàn trong kinh doanh. Công ty giảm các khoản vay
ngắn hạn vì các khoản vay ngắn hạn có thời gian trả lãi và gốc rất nhanh, do
đó có thể ảnh hưởng lớn đến tình hình tài chính và khả năng thanh toán của
của công ty trong trường hợp hoạt động SXKD kém hiệu quả.
Phải trả người bán tại ngày 31/12/2009 là 29,876,371 nghìn đồng
giảm 21,465,373 nghìn đồng , với tỷ lệ tăng là 71,85%, điều đó chứng tỏ
công ty đã giảm khoản chiếm dụng từ nhà cung cấp, việc giảm các khoản
Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
44
Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09
này sẽ có thể làm tăng chi phí sử dụng vốn của mình.
Khoản phải trả người lao động trong năm đã giảm 12,537 nghìn đồng
với tỷ lệ giảm 8%. Ở đây cũng có thể do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới,
việc kinh doanh không thuận lợi nên công ty đã tinh giảm bộ máy nhân sự ở
những bộ phận không thực sự cần thiết, người lao động bằng cách giảm bớt
sự chiếm dụng vốn từ người lao động, nên làm giảm khoản phải trả này.
Tuy nhiên các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác lại tăng
5,737,956 nghìn đồng với tỷ lệ tăng 183,5% đây là một dấu hiệu cho thấy
công ty đang gặp một số vấn đề về việc chiếm dụng vốn.
Sau khi xem xét tình hình chung, ta có thể khái quát về tình hình tài
chính của công ty như sau:
- Về cơ cấu VKD: Tỷ trọng VLĐ chiếm trong tổng VKD là 77,79%,
VCĐ chiếm 22,21%. Trong năm qua công ty đã có sự điều chỉnh cơ cấu
VKD, VLĐ năm 2009 giảm 7,23% tương ứng với VCĐ tăng 7,23%.
- Về nguồn hình thành vốn kinh doanh: VKD của công ty phần lớn
được hình thành từ nợ vay (năm 2008 chiếm 96,73 %, năm 2008 chiếm
95,09%). Vốn chủ sở hữu chiếm 3,27% năm 2008 và 4,91% năm 2009,
VKD của công ty được tài trợ bằng nguồn vốn tạm thời nhiều hơn năm
2008. Nguồn vốn lưu động thường xuyên của công ty âm thể hiện tình hình
tài chính có nhiều bất ổn.
Xem xét tình hình thực tế ta thấy công ty đang duy trì cơ cấu nguồn
vốn như trên là do :
- Lĩnh vực hoạt động chính của công ty là sản xuất bao bì và hàng
xuất khẩu. Vì vậy cần số lượng nguyên vật liệu lớn do đó đòi hỏi nhiều VLĐ
Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
45
Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09
để đáp ứng nhu cầu sản xuất của công ty.
- Do đặc điểm luân chuyển của VLĐ thường nhanh và ngắn hơn rất
nhiều so với VCĐ nên công ty đã sử dụng mô hình tài trợ VLĐ chủ yếu là
nguồn vốn tạm thời và một phần một phần nguồn vốn thường xuyên. Việc
sử dụng vốn tạm thời có thể giúp công ty linh hoạt hơn trong việc tổ chức
nguồn vốn và công ty có thể phát huy được hiệu quả của đòn bảy tài chính,
nhưng lại có điểm bất lợi là đòi hỏi công ty phải trả nợ trong một thời gian
ngắn nên dễ làm cho công ty rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán khi
tình hình kinh doanh của công ty gặp khó khăn.
Các số liệu này mới chỉ cung cấp những thông tin bước đầu để đánh
giá chính xác hơn phải kết hợp với các tài liệu khác và tình hình thực tế của
công ty trong những năm qua.
2.2.2.3. Tình hình tổ chức, sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn cố định.
2.2.2.3.1. Tình hình tổ chức và sử dụng vốn cố định.
Vốn cố định là một bộ phận quan trọng trong VKD của công ty, có ý
nghĩa quyết định đến năng lực sản xuất của công ty. Vốn cố định tính đến
thời điểm 31/12/2009 là 48,230,171 nđ chiếm 22,21% vốn kinh doanh.
Trong đó vốn đầu tư vào tài sản cố định là 47,390,385 nđ, tương ứng với tỉ
trọng trong vốn cố định là 98.26%, đầu tư tài chính dài hạn là 839,786 nđ,
chỉ chiếm 1.74% vốn cố định.
Cơ cấuvà sựbiếnđộngcủatàisảncốđịnh(được thể hiệnở bảng2.4)
- Tài sản cố định của Công ty là 43,692,977 nđ và tăng lên 47,390,385
nđ vào cuối năm. Như vậy, tài sản cố định đã tăng 3,697,408 nđ tương ứng
với tỉ lệ tăng là 8.46%. Tài sản cố định bao gồm tài sản cố định hữu hình, tài
Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
46
Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09
sản cố định vô hình, chi phí xây dựng cơ bản dở dang. Công ty không có
khoản mục tài sản cố định thuê tài chính và bất động sản đầu tư. Tài sản cố
định tăng trong kì là do tất cả các khoản mục trên đều tăng.
- Chi phí xây dựng cơ bản dở dang của Công ty tăng từ 25,966,674 nđ
vào đầu năm lên 30,977,219 nđ vào cuối năm, tương ứng với tỉ lệ tăng
60,92%. Chúng ta thấy rằng trong năm 2009 Công ty đã có những nỗ lực
trong việc hoàn thành, nhanh chóng đưa vào sử dụng. Tuy nhiên vẫn còn
nhiều dụ án đang dang dở, mặc dù có những nỗ lực trong việc hoàn thành
các dự án kinh doanh. Sở dĩ như vậy là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng
kinh tế thế giới. Kéo theo ảnh hưởng bất thường của giá cả vật tư trên thị
trường, lãi suất vay ngân hàng tăng mạnh trong giai đoạn nửa cuối năm
2008, việc chậm điều chỉnh giá và hợp đồng với chủ đầu tư. Tất cả những lí
do trên làm cho chi phí dở dang của Công ty còn lớn, làm ứ đọng vốn, giảm
hiệu quả sử dụng vốn.
Cơ cấu tài sản cố định không có sự thay đổi đáng kể. Cụ thể: Tỉ trọng
tài sản cố định hữu hình giảm 98,82% xuống còn 98,26%. Chi phí xây dựng
cơ bản dở dang tăng tỉ trọng từ 59,43 % lên 65,37 %. Sở dĩ có sự thay đổi đó
là do trong kì Công ty không mua sắm nhiều TSCĐ hữu hình trong khi đó
chi phí xây dựng cơ bản dở dang lại tăng lên.
Tình hình khấu hao và giá trị còn lại của tài sản cố định
Để phản ánh đầy đủ hơn năng lực họat động của TSCĐ, chúng ta đi
xem xét mức độ hao mòn và giá trị còn lại của các loại tài sản cố định hữu
hình (được thể hiện ở Bảng 2.5 )
Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
47
Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09
Bảng 2.5 Tình hình tăng giảm TSCĐ HH
Đơn vị tính 1000 VNĐ
Chỉ tiêu
Nguyên giá TSCĐ
HH
Hao mòn
lũy kế
Giá trị còn
lại Tỷ lệ
Nhà cửa,vật
chất,kiến trúc
24,744,971 10,599,752 14,145,219 57.16
Máy móc,thiết
bị
1,539,670 934,057 605,613 39.33
Phương tiện
vận tải
2,774,397 1,525,327 1,249,070 45.02
Thiết bị quản
lý
653,919 379,825 274,094 41.92
TS CĐHH
khác
314,099 174,930 139,169 44.31
Nhìn chung GTCL của TSCĐ dùng trong SXKD đang ở mức bình
quân là 54,6%. Đi tìm hiểu cụ thể từng loại tài sản:
- Nhà cửa, vật kiến trúc: GTCL đến cuối năm 2009 là 14,145,219
Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
48
Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09
(nghìn đồng), GTCL so với NG còn 57,16%. Do đặc điểm riêng của loại TS
này ít bị ảnh hưởng bởi khoa học kỹ thuật và không tham gia trực tiếp làm
tăng khả năng sinh lời của đồng vốn nên trong danh mục đầu tư có thể chưa
cần đầu tư cho loại tài sản này. Do vậy trong năm vừa qua công ty đã không
xây mới, sửa chữa nhà cửa, trong khi đó vẫn phải tính khấu hao nên giá trị
còn lại của loại tài sản này đã giảm 5,15% so với đầu năm.
- Máy móc thiết bị có giá trị còn lại đến cuối năm là 605,612 nđ,
GTCL so với NG là 39,33%. Như vậy giá trị còn lại và tỉ lệ giá trị còn lại
trên nguyên giá của máy móc thiết bị ở đầu năm và cuối năm là thấp, hơn
thế nó lại có xu hướng giảm về cuối năm. Trong máy móc thiết bị có những
tài sản đã gần khấu hao hết giá trị, lại có những tài sản có (%) GTCL là rất
lớn. Trong thời gian tới Công ty cần thực hiện thanh lý, nhượng bán những
máy móc thiết bị đã hết thời hạn khấu hao nhằm nâng cao năng lực sản xuất
của Công ty.
- Phương tiện vận tải là loại TSCĐ chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng
TSCĐ hữu hình và cũng là loại tài sản được thanh lí và mua mới nhiều nhất
trong năm vừa qua. GTCL của loại tài sản này là 1,249,070 nđ, (%) GTCL là
45,02%. Qua nghiên cứu cho thấy rằng phương tiện vận tải vẫn đủ khả năng
phục vụ hoạt động sản xuất.
Phương pháp khấu hao: Công ty sử dụng phương pháp khấu hao
theo đường thẳng, tỷ lệ khấu hao được tình theo tỉ lệ khấu hao quy định tại
Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC và thời gian để tính khấu hao là thời gian
sử dụng ước tính của tài sản.
Chúng ta thấy rằng lĩnh vực hoạt động của Công ty là rộng trong đó
Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
49
Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09
có lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Đây là lĩnh vực này có nhiều loại máy
móc đang bị hao mòn vô hình lớn bởi sự phát triển của khoa học kĩ thuật
(chẳng hạn như dây chuyền sản xuất bao bì PP), nếu sử dụng phương pháp
khấu hao theo đường thẳng chung cho tất cả loại máy móc này thì sẽ không
phản ánh chính xác mức độ hao mòn thực tế của từng loại tài sản làm cho
khả năng thu hồi vốn chậm.
Về cơ chế quản lí tài sản cố định: Công ty trực tiếp quản lí những tài
sản có giá trị lớn, còn tài sản có giá trị nhỏ thì giao cho các đội sản xuất quản
lí và sử dụng, những tài sản có đặc thù riêng phù hợp với hoạt động ở các bộ
phận cũng được giao trực tiếp cho các bộ phận quản lí. Công ty cũng tách
biệt công tác bảo quản (thuộc về phòng cơ khí-cơ giới) với công việc ghi
chép các nghiệp vụ (phòng kế toán-tài chính). Công ty có một hệ thống bảo
quản lí TSCĐ: kho bãi, hàng rào bảo vệ, phân định trách nhiệm bảo vệ
TSCĐ quy định chặt chẽ việc đưa TSCĐ ra khỏi doanh nghiệp. Còn đối với
các thiết bị quản lí Công ty thực hiện quản lí theo phòng ban, giao tài sản cố
định cho từng phòng ban gắn trách nhiệm của mỗi cá nhân vào tài sản vì vậy
mà hiệu quả sử dụng của tài sản tăng lên tránh tình trạng sử dụng lãng phí.
Đồng thời cũng để quản lí về mặt giá trị thì hằng năm Công ty đều tiến hành
tính toán đầy đủ chi phí khấu hao TSCĐ và phân bổ chi phí khấu hao vào giá
thành sản phẩm, xác định đúng nguyên giá và giá trị còn lại của TSCĐ đầu
tư, mua sắm, điều chuyển, đồng thời cũng tiến hành kiểm kê, theo dõi tình
hình tăng giảm giá trị TSCĐ khi tiến hành sửa chữa, nâng cấp cải tiến và
đánh giá lại TSCĐ. Nhờ cơ chế quản lí tài sản cố định này mà công ty đã
huy động được tối ưu các tài sản vào sản xuất tránh được tình trạng hao mòn
vô hình và lãng phí tài sản. Công ty không có tài sản chưa cần dùng, không
Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
50
Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09
cần dùng, những tài sản hoạt động kém hiệu quả đều được tu bổ và sửa chữa
kịp thời đưa vào sản xuất.
- Các khoản đầu tư tài chính khác tăng từ 521,870 nđ vào đầu năm lên
đến 839,786 nđ vào cuối năm, tương ứng với tỉ lệ tăng là 60,92%. Các khoản
đầu tư tài chính dài hạn của Công ty chủ yếu là chi phí trả trước dài hạn.
Điều này thể hiện mục đích đầu tư mở rộng, đa dạng hóa sản phẩm của
Công ty.
Nhận xét chung: Cơ cấu phân bổ vốn cố định của Công ty là khá hợp
lí, tuy nhiên trong năm 2009 mức đầu tư vào tài sản cố định của Công ty là
khá thấp, giá trị còn lai của TSCĐ chỉ còn chưa đầy một nửa so với nguyên
giá ngay cả đối với máy móc thiết bị và phương tiện vận tải là loại tài sản có
ảnh hưởng trực tiếp đến họat động sản xuất kinh doanh của Công ty. Cơ chế
quản lí và phương pháp khấu hao của Công ty cũng khá hợp lí mặc dù có
những hạn chế nhất định.
2.2.2.3.2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Trên đây là những nét chung về tình trạng và cách quản lý sử dụng
TSCĐ ở CTCP Sản xuất Bao bì và hàng xuất khẩu. Nhưng để phản ánh
chính xác nhất ảnh hưởng cụ thể của chúng đến doanh thu và lợi nhuận của
công ty trong thời gian qua, chúng ta đi xem xét một số chỉ tiêu đánh giá
hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty (được thể hiện ở Bảng 2.6 Hiệu quả sử
dụng VCĐ )
+ Hiệu suất sử dụng vốn cố định không ngừng tăng lên qua các năm,
tuy nhiên lại giảm mạnh trong năm 2009. Hiệu suất sử dụng vốn cố định
năm 2009 là 8,05 tức là một đồng vốn cố định tham gia kinh doanh trong kì
Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
51
Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09
sẽ tạo ra 8,05 đồng doanh thu thuần. Sở dĩ hiệu suất sử dụng vốn cố định
giảm đi trong kì là do doanh thu thuần giảm xuống và vốn cố định bình
quân tăng lên nhưng tốc độ tăng của vốn cố định tăng nhẹ hơn so với tốc độ
giảm của doanh thu thuần làm cho hiệu suất sử dụng vốn cố định càng giảm
mạnh. Tốc độ giảm của doanh thu thuần là 26,45% trong khi đó tốc độ tăng
của vốn cố định chỉ là 65,83%. Ở đây chúng ta sẽ không đi phân tích vì sao
trong năm 2009 doanh thu thuần của Công ty lại giảm mạnh như vậy mà chỉ
xem xét vì sao vốn cố định lại tăng lên và chỉ tăng với tốc độ 65,83 %, điều
này đã hợp lí hay chưa?
Như đã phân tích ở phần cơ cấu và sự biến động của vốn kinh doanh,
vốn cố định của Công ty tăng lên một phần nhỏ là nhằm mở rộng quy mô
sản xuất, tăng năng lực sản xuất cho Công ty mà chủ yếu là do Công ty có
khoản trả trước dài hạn để thực hiện mục tiêu đa dạng hóa ngành nghề của
doanh nghiệp. Đây là một khoản đầu tư mang lại giá trị kinh tế cho Công ty
trong tương lai. Trong kì Công ty không đầu tư nhiều vào tài sản cố định,
một phần là do năng lực sản xuất của tài sản cố định của doanh nghiệp còn
tốt và mặt khác là do khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của Công ty
trong kì rất hạn chế, trong khi đó vào nửa cuối năm 2009 giá cả tất cả các
loại máy móc thiết bị tăng cao - đây là một tình trạng chung của toàn bộ nền
kinh tế Việt Nam trong cơn suy giảm kinh tế năm 2008 và sẽ kéo dài đến
năm 2010- đây không phải là dịp để Công ty thực hiện mua sắm máy móc
thiết bị. Hơn nữa cầu về sản phẩm của Công ty trong năm giảm cho nên
chưa cần thiết phải đầu tư thêm vào máy móc thiết bị. Như vậy có thể đánh
giá việc vốn cố định giảm trong kì là hợp lí.
Nhận xét chung: Hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty trong kì
Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
52
Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09
giảm xuống mạnh, vì vậy đòi hỏi Công ty phải có những biện pháp cụ thể để
tăng doanh thu và nên đầu tư thêm tài sản cố định để tăng năng lực, mở rộng
quy mô sản xuất.
2.2.2.4. Tình hình tổ chức, sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Là một trong hai bộ phận của VKD, VLĐ là thành phần vốn chiếm vị
trí đặc biệt quan trọng , quyết định đến sự tồn tại và phát triển của công ty.
Vì vậy, việc quản lý, sử dụng VLĐ là hết sức khó khăn và việc nâng cao
hiệu quả sử dụng VLĐ là rất cần thiết trong nền KTTT hiện nay.
Căn cứ theo bảng 2.3 Bảng cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty
năm 2009 ta thấy rằng VLĐ cuối năm là 168,877,404 nđ, giảm 82,121,037
nđ so với đầu năm, tỉ lệ giảm là 32.72%. Tài sản ngắn hạn giảm là do tiền và
các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho
giảm; trong khi đó khoản tài sản ngắn hạn khác lại tăng lên. Công ty không
có các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. Cơ cấu tài sản ngắn hạn cũng có sự
thay đổi theo hướng giảm tiền và các khoản tương đương tiền, giảm hàng
tồn kho; tăng các khoản phải thu, các khoản tài sản ngắn hạn khác. Các số
liệu trên mới chỉ đưa ra một cái nhìn khái quát về cơ cấu VLĐ của công ty.
Để phân tích, đánh giá sát thực ta cần kết hợp xem xét đặc điểm và tình hình
sử dụng thực tế VLĐ.
2.2.2.4.1. Vốn bằng tiền và khả năng thanh toán
Tiền và các khoản tương đương tiền đầu năm là 7,528,437 nđ, cuối
năm là 1,723,363 nđ, tức là giảm 5,805,074 nđ tương ứng với tỉ lệ giảm là
77.11%. Lượng tiền giảm là do cả tiền gửi ngân hàng và tiền mặt tại quỹ
giảm. Sở dĩ, trong năm 2009 là năm công ty gặp nhiều khó khăn trong hoạt
Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính
53
Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09
động kinh doanh, doanh số bán ra giảm đáng kể nên tiền thu từ hoạt động
kinh doanh cũng giảm mạnh. Dẫn tới luợng tiền mặt công ty dự trữ tại quỹ
và trong tài khoản ở ngân hàng giảm. Việc dự trữ lượng tiền và tương đương
tiền nhỏ như vậy ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của công ty như thế
nào? Trả lời câu hỏi này ta đi nghiên cứu các chỉ số phản ánh khả năng
thanh toán của công ty theo bảng sau.
Bảng 2.6 Hệ số khả năng thanh toán của Công ty cổ phần sản xuất
bao bì và hàng xuất khẩu
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
Chênh lệch 08/07 Chênh lệch 09/08
Giá trị T.lệ(%) Giá trị T.lệ(%)
I II III IV V VI VII VIII
1.Khả năng TT tổng quát 1.056 1.034 1.052 (0.022) (2.08) 0.018 1.74
2.Khả năng TT hiện thời 1.001 0.985 1.001 (0.016) (1.6) 0.016 1.6
3.Khả năng TT nhanh 0.921 0.864 0.896 (0.057) (6.19) 0.032 3.7
4.Khả năng TT tức thời 0.196 0.029 0.010 (0.167) (85.2) (0.019) (65.52)
5.Khả năng TT lãi vay 1.184 1.137 1.149 (0.047) (3.97) 0.012 1.06
Thông qua chỉ tiêu khả năng thanh toán tổng quát ta thầy tình hình
đảm bảo các khoản nợ băng tổng tài sản của công ty vẫn luôn ở mức độ an
toàn tuy có sự biến động đôi chút. Năm 2007 khả năng thanh toán tổng quát
của công ty là 1.056, năm 2008 hệ số này giảm xuống còn 1.034. Điều này
là do tác động của ngoại cảnh, khi nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế
Việt Nam nói riêng lâm vào tình trạng khủng hoảng. Gây khó khăn chung
cho hầu hết các doanh nghiềp do ảnh hưởng của lạm phát, bão giá thị
trường, lãi suất tăng cao do nhà nước thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ,
tất cả đã tác động khiến khả năng thanh toán của công ty giảm sút. Tuy
Đề tài: Thực trạng về vốn kinh doanh tại công ty cổ phần bao bì, 9đ
Đề tài: Thực trạng về vốn kinh doanh tại công ty cổ phần bao bì, 9đ
Đề tài: Thực trạng về vốn kinh doanh tại công ty cổ phần bao bì, 9đ
Đề tài: Thực trạng về vốn kinh doanh tại công ty cổ phần bao bì, 9đ
Đề tài: Thực trạng về vốn kinh doanh tại công ty cổ phần bao bì, 9đ
Đề tài: Thực trạng về vốn kinh doanh tại công ty cổ phần bao bì, 9đ
Đề tài: Thực trạng về vốn kinh doanh tại công ty cổ phần bao bì, 9đ
Đề tài: Thực trạng về vốn kinh doanh tại công ty cổ phần bao bì, 9đ
Đề tài: Thực trạng về vốn kinh doanh tại công ty cổ phần bao bì, 9đ
Đề tài: Thực trạng về vốn kinh doanh tại công ty cổ phần bao bì, 9đ
Đề tài: Thực trạng về vốn kinh doanh tại công ty cổ phần bao bì, 9đ
Đề tài: Thực trạng về vốn kinh doanh tại công ty cổ phần bao bì, 9đ
Đề tài: Thực trạng về vốn kinh doanh tại công ty cổ phần bao bì, 9đ
Đề tài: Thực trạng về vốn kinh doanh tại công ty cổ phần bao bì, 9đ
Đề tài: Thực trạng về vốn kinh doanh tại công ty cổ phần bao bì, 9đ
Đề tài: Thực trạng về vốn kinh doanh tại công ty cổ phần bao bì, 9đ
Đề tài: Thực trạng về vốn kinh doanh tại công ty cổ phần bao bì, 9đ
Đề tài: Thực trạng về vốn kinh doanh tại công ty cổ phần bao bì, 9đ
Đề tài: Thực trạng về vốn kinh doanh tại công ty cổ phần bao bì, 9đ
Đề tài: Thực trạng về vốn kinh doanh tại công ty cổ phần bao bì, 9đ
Đề tài: Thực trạng về vốn kinh doanh tại công ty cổ phần bao bì, 9đ
Đề tài: Thực trạng về vốn kinh doanh tại công ty cổ phần bao bì, 9đ
Đề tài: Thực trạng về vốn kinh doanh tại công ty cổ phần bao bì, 9đ
Đề tài: Thực trạng về vốn kinh doanh tại công ty cổ phần bao bì, 9đ
Đề tài: Thực trạng về vốn kinh doanh tại công ty cổ phần bao bì, 9đ
Đề tài: Thực trạng về vốn kinh doanh tại công ty cổ phần bao bì, 9đ
Đề tài: Thực trạng về vốn kinh doanh tại công ty cổ phần bao bì, 9đ
Đề tài: Thực trạng về vốn kinh doanh tại công ty cổ phần bao bì, 9đ
Đề tài: Thực trạng về vốn kinh doanh tại công ty cổ phần bao bì, 9đ

More Related Content

What's hot

Luận văn: Quản trị vốn lưu động doanh nghiệp dược phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Quản trị vốn lưu động doanh nghiệp dược phẩm, 9 ĐIỂM!Luận văn: Quản trị vốn lưu động doanh nghiệp dược phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Quản trị vốn lưu động doanh nghiệp dược phẩm, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh haiha91
 
Phân tích cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần địa ốc sài gòn
Phân tích cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần địa ốc sài gònPhân tích cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần địa ốc sài gòn
Phân tích cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần địa ốc sài gònhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECA...
“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECA...“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECA...
“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECA...Dương Hà
 
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty xây dựng và đầu tư VVMI, RẤT HAY
Đề tài  phân tích tình hình tài chính công ty xây dựng và đầu tư VVMI,  RẤT HAYĐề tài  phân tích tình hình tài chính công ty xây dựng và đầu tư VVMI,  RẤT HAY
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty xây dựng và đầu tư VVMI, RẤT HAYDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCPHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCNguyễn Công Huy
 
Chiến lược kd công ty xây dựng Trường Long
Chiến lược kd công ty xây dựng Trường LongChiến lược kd công ty xây dựng Trường Long
Chiến lược kd công ty xây dựng Trường LongViệt Việt
 
Báo cáo thực tập lần 1
Báo cáo thực tập lần 1Báo cáo thực tập lần 1
Báo cáo thực tập lần 1Nhí Minh
 

What's hot (20)

Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty TNHH Phùng Hưng
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty TNHH Phùng HưngLuận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty TNHH Phùng Hưng
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty TNHH Phùng Hưng
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thépĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
 
Luận văn: Quản trị vốn lưu động doanh nghiệp dược phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Quản trị vốn lưu động doanh nghiệp dược phẩm, 9 ĐIỂM!Luận văn: Quản trị vốn lưu động doanh nghiệp dược phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Quản trị vốn lưu động doanh nghiệp dược phẩm, 9 ĐIỂM!
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cao su Sao Vàng
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cao su Sao VàngĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cao su Sao Vàng
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cao su Sao Vàng
 
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
 
Phân tích cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần địa ốc sài gòn
Phân tích cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần địa ốc sài gònPhân tích cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần địa ốc sài gòn
Phân tích cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần địa ốc sài gòn
 
Luận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựng
Luận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựngLuận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựng
Luận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựng
 
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty vật liệu xây dựng
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty vật liệu xây dựngLuận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty vật liệu xây dựng
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của công ty vật liệu xây dựng
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty, HAY!
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty, HAY!Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty, HAY!
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty, HAY!
 
Luận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đ
Luận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đLuận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đ
Luận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đ
 
“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECA...
“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECA...“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECA...
“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECA...
 
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đĐề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
 
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty xây dựng và đầu tư VVMI, RẤT HAY
Đề tài  phân tích tình hình tài chính công ty xây dựng và đầu tư VVMI,  RẤT HAYĐề tài  phân tích tình hình tài chính công ty xây dựng và đầu tư VVMI,  RẤT HAY
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty xây dựng và đầu tư VVMI, RẤT HAY
 
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCPHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà Thép
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà ThépĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà Thép
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà Thép
 
Đề tài cấu trúc vốn và chi phí vốn công ty cổ phần 26 2018, ĐIỂM CAO
Đề tài cấu trúc vốn và chi phí vốn công ty cổ phần 26   2018, ĐIỂM CAOĐề tài cấu trúc vốn và chi phí vốn công ty cổ phần 26   2018, ĐIỂM CAO
Đề tài cấu trúc vốn và chi phí vốn công ty cổ phần 26 2018, ĐIỂM CAO
 
Chiến lược kd công ty xây dựng Trường Long
Chiến lược kd công ty xây dựng Trường LongChiến lược kd công ty xây dựng Trường Long
Chiến lược kd công ty xây dựng Trường Long
 
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty công nghệ phẩm
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty công nghệ phẩmĐề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty công nghệ phẩm
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty công nghệ phẩm
 
Báo cáo thực tập lần 1
Báo cáo thực tập lần 1Báo cáo thực tập lần 1
Báo cáo thực tập lần 1
 
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty dệt may, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  phân tích tình hình tài chính công ty dệt may, HAY, ĐIỂM 8Đề tài  phân tích tình hình tài chính công ty dệt may, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty dệt may, HAY, ĐIỂM 8
 

Similar to Đề tài: Thực trạng về vốn kinh doanh tại công ty cổ phần bao bì, 9đ

230_tai_cong_ty_giay_bai_bang_6776
230_tai_cong_ty_giay_bai_bang_6776230_tai_cong_ty_giay_bai_bang_6776
230_tai_cong_ty_giay_bai_bang_6776lananhfriendly
 
Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh ở Công ty xây dựng, 9đ - Gửi miễn ph...
Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh ở Công ty xây dựng, 9đ - Gửi miễn ph...Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh ở Công ty xây dựng, 9đ - Gửi miễn ph...
Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh ở Công ty xây dựng, 9đ - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Khoa luan-trinh-thi-an
Khoa luan-trinh-thi-anKhoa luan-trinh-thi-an
Khoa luan-trinh-thi-anphuonglien1392
 
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty tnhh sx – tm minh đạt
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty tnhh sx – tm minh đạtPhân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty tnhh sx – tm minh đạt
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty tnhh sx – tm minh đạthttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn p...
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn p...Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn p...
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...NOT
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đông Đô - Gửi mi...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đông Đô - Gửi mi...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đông Đô - Gửi mi...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đông Đô - Gửi mi...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Thuc trang quan_ly_su_dung_von_luu_dong_va_cac_bien_phap_qua_8x_uwf6hipr_2013...
Thuc trang quan_ly_su_dung_von_luu_dong_va_cac_bien_phap_qua_8x_uwf6hipr_2013...Thuc trang quan_ly_su_dung_von_luu_dong_va_cac_bien_phap_qua_8x_uwf6hipr_2013...
Thuc trang quan_ly_su_dung_von_luu_dong_va_cac_bien_phap_qua_8x_uwf6hipr_2013...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 

Similar to Đề tài: Thực trạng về vốn kinh doanh tại công ty cổ phần bao bì, 9đ (20)

Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Xăng dầu Dầu khí
Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Xăng dầu Dầu khíĐề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Xăng dầu Dầu khí
Đề tài: Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Xăng dầu Dầu khí
 
230_tai_cong_ty_giay_bai_bang_6776
230_tai_cong_ty_giay_bai_bang_6776230_tai_cong_ty_giay_bai_bang_6776
230_tai_cong_ty_giay_bai_bang_6776
 
Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh ở Công ty xây dựng, 9đ - Gửi miễn ph...
Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh ở Công ty xây dựng, 9đ - Gửi miễn ph...Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh ở Công ty xây dựng, 9đ - Gửi miễn ph...
Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh ở Công ty xây dựng, 9đ - Gửi miễn ph...
 
Khoa luan-trinh-thi-an
Khoa luan-trinh-thi-anKhoa luan-trinh-thi-an
Khoa luan-trinh-thi-an
 
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh ở công ty DEL-TA Hà Nội
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh ở công ty DEL-TA Hà NộiĐề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh ở công ty DEL-TA Hà Nội
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh ở công ty DEL-TA Hà Nội
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Bao Bì, 9đ
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Bao Bì, 9đĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Bao Bì, 9đ
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Bao Bì, 9đ
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty giấy
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty giấyĐề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty giấy
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty giấy
 
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty tnhh sx – tm minh đạt
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty tnhh sx – tm minh đạtPhân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty tnhh sx – tm minh đạt
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty tnhh sx – tm minh đạt
 
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn p...
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn p...Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn p...
Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng Hoàng Kỳ - Gửi miễn p...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xây dựng, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xây dựng, RẤT HAYĐề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xây dựng, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty xây dựng, RẤT HAY
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần tập đoàn...
 
Tăng cường quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
Tăng cường quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNamTăng cường quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
Tăng cường quản trị vốn lưu động của Công ty Cổ phần NetNam
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đông Đô - Gửi mi...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đông Đô - Gửi mi...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đông Đô - Gửi mi...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Đông Đô - Gửi mi...
 
noi_dung_1_1.doc
noi_dung_1_1.docnoi_dung_1_1.doc
noi_dung_1_1.doc
 
Giải pháp tài chính nâng cao tổ chức sử dụng vốn kinh doanh, 9đ
Giải pháp tài chính nâng cao tổ chức sử dụng vốn kinh doanh, 9đGiải pháp tài chính nâng cao tổ chức sử dụng vốn kinh doanh, 9đ
Giải pháp tài chính nâng cao tổ chức sử dụng vốn kinh doanh, 9đ
 
QT103.doc
QT103.docQT103.doc
QT103.doc
 
Vốn lưu động và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Vốn lưu động và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu độngVốn lưu động và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Vốn lưu động và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
 
Giải pháp nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Mạnh Quân - Gửi miễn ...
Giải pháp nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Mạnh Quân - Gửi miễn ...Giải pháp nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Mạnh Quân - Gửi miễn ...
Giải pháp nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Mạnh Quân - Gửi miễn ...
 
Thuc trang quan_ly_su_dung_von_luu_dong_va_cac_bien_phap_qua_8x_uwf6hipr_2013...
Thuc trang quan_ly_su_dung_von_luu_dong_va_cac_bien_phap_qua_8x_uwf6hipr_2013...Thuc trang quan_ly_su_dung_von_luu_dong_va_cac_bien_phap_qua_8x_uwf6hipr_2013...
Thuc trang quan_ly_su_dung_von_luu_dong_va_cac_bien_phap_qua_8x_uwf6hipr_2013...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 

Đề tài: Thực trạng về vốn kinh doanh tại công ty cổ phần bao bì, 9đ

  • 1. Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính 0 Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09 BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ----------o0o---------- CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG VỀ VỐN KINH DOANH VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ VÀ HÀNG XUẤT KHẨU Giảng Viên Hướng Dẫn : Trần Vinh Quang Sinh Viên : Đặng Hữu Hoàng Lớp : K44/11.09
  • 2. Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính 1 Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09 CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VỐN KINH DOANH VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT BAO BÌ VÀ HÀNG XUẤT KHẨU 1.1 Vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. 1.1.1. Vốn kinh doanh và các đặc trưng của vốn kinh doanh. 1.1.1.1. Khái niệm vốn kinh doanh. Vốn kinh doanh (VKD) là phạm trù kinh tế, là điều kiện tiên quyết đối với bất cứ loại hình doanh nghiệp (DN) nào thuộc bất cứ ngành nghề nào muốn tồn tại và phát triển.Vậy vốn kinh doanh là gì? Theo luật DN 2005 " DN là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh". Khái niệm trên cho thấy, hoạt động kinh doanh là hoạt động nền tảng của DN, và nhằm mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Mỗi DN đều có những đặc thù riêng song trong quá trình SXKD đều phải có đặc điểm chung là bắt đầu bằng các yếu tố đầu vào và kết thúc là các yếu tố đầu ra. Đầu vào là các yếu tố như: nguyên vật liệu, hàng hoá và dịch vụ mà DN sử dụng, kết hợp với nhau để tạo ra đầu ra. Đầu ra chính là các sản phẩm hàng hoá hoặc dịch vụ có ích, sử dụng cho quá trình SXKD hoặc tiêu dùng. Để tạo ra đầu ra thì DN phải có một lượng tiền tệ đảm bảo cho các yếu tố đầu vào này, lượng tiền tệ này gọi là VKD của DN.
  • 3. Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính 2 Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09 "VKD của DN là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản sử dụng vào SXKD nhằm mục đích sinh lời" Như vậy, vốn có tính chất quyết định trong hoạt động SXKD. Điều này đòi hỏi các DN phải quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả để bảo toàn và phát triển vốn giúp cho DN ngày càng lớn mạnh.Việc nhận thức đầy đủ hơn về vốn sẽ giúp DN hiểu rõ được tầm quan trọng và giá trị đồng vốn để sử dụng có hiệu quả hơn. 1.1.1.2. Đặc trưng của vốn kinh doanh. Để quản lý và sử dụng vốn một cách có hiệu quả DN cần phải nắm được những đặc trưng của vốn như : Thứ nhất: Vốn phải đại diện cho một lượng tài sản nhất định. Nghĩa là vốn đó được thể hiện bằng giá trị những tài sản có thực cho dù đó là tài sản hữu hình ( nhà xưởng, máy móc thiết bị, sản phẩm...) hay vô hình ( nhãn hiệu, bằng phát minh sáng chế...). Thứ hai: Vốn phải được vận động sinh lời.Đặc trưng này của vốn xuất phát từ nguyên tắc: tiền chỉ được coi là vốn khi chúng được đưa vào SXKD, chúng vận động biến đổi hình thái biểu hiện nhưng điểm xuất phát và điểm cuối cùng của vòng tuần hoàn là giá trị tiền phải lớn hơn khi xuất phát. Thứ ba: Vốn phải được tích tụ, tập trung đến một lượng nhất định mới có thể phát huy được tác dụng trong hoạt động kinh doanh. Đặc trưng này đòi hỏi DN cần lập kế hoạch để huy động đủ lượng vốn cần thiết và trong quá trình kinh doanh cần tái đầu tư lợi nhuận để mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Thứ tư: Vốn phải gắn liền với một chủ sở hữu nhất định. Mỗi đồng
  • 4. Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính 3 Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09 vốn phải gắn liền với một chủ sở hữu nhất định. Bởi ở đâu có những đồng vốn vô chủ thì ở đó có sự chi tiêu lãng phí, thất thoát và kém hiệu quả. Thứ năm: Vốn phải có giá trị về mặt thời gian.Nghĩa là phải xem xét yếu tố thời gian của đồng tiền.Do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như lạm phát, giá cả thay đổi, tiến bộ khoa học không ngừng nên sức mua của đồng tiền ở mỗi thời điểm khác nhau là khác nhau. Thứ sáu: Vốn là một thứ hàng hoá đặc biệt, chỉ bán quyền sử dụng. Trong nền kinh tế thị trường nhu cầu vay vốn của các DN rất cao. Do đó xuất hiện những tổ chức cá nhân tiến hành cho DN vay vốn, nhưng DN chỉ được quyền sử dụng vốn trong khoảng thơi gian nhất định và phải trả chi phí cho việc sử dụng vốn trong một khoảng thời gian đó. Như vậy, khác với hàng hoá thông thường, vốn khi bán ra sẽ không bị mất đi quyền sử dụng, người mua được quyền sử dụng vốn trong một thời gian nhất định. Thứ bảy: Tại một thời điểm, vốn có thể tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, vốn không chỉ biểu hiện bằng tiền của những tài sản hữu hình mà của cả tài sản vô hình. Đặc trưng này giúp DN có sự nhìn nhận toàn diện về các loại vốn, từ đó có thể đưa ra các biện pháp phát huy tổng hợp của VKD. 1. 1.2. Nguồn hình thành vốn kinh doanh trong doanh nghiệp. Để bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng VKD của DN thì DN cần nắm rõ nguồn hình thành VKD từ đó có phương án huy động, biện pháp quản lý, sử dụng thích hợp để đem lại hiệu quả cao. Tuỳ từng tiêu thức nhất định mà nguồn vốn kinh doanh (NVKD) được chia thành các loại khác nhau: 1.1.2.1 Căn cứ vào nguồn hình thành vốn sản xuất kinh doanh :
  • 5. Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính 4 Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09 - Vốn chủ sở hữu (VCSH): Là vốn thuộc sở hữu của DN, DN có đầy đủ các quyền chi phối, chiếm hữu và định đoạt. Bao gồm: vốn do ngân sách cấp, lợi nhuận để lại, quỹ đầu tư phát triển, quỹ khấu hao... - Nợ phải trả (NPT): Bao gồm vốn chiếm dụng và các khoản nợ vay. Vốn chiếm dụng bao gồm: NPT người cung cấp, thuế và các khoản phải nộp ngân sách, nợ phải trả công nhân viên...Đây là nguồn vốn mà DN được sử dụng hợp pháp trong một khoảng thời gian nhất định mà không bắt buộc phải trả lãi tiền vay.Vì vậy DN nên chủ động sử dụng nguồn vốn này để phục vụ cho quá trình SXKD của DN, nhưng đồng thời vẫn đảm bảo kỷ luật thanh toán. Các khoản nợ vay bao gồm: Vay vốn từ ngân hàng thương mại, tổ chức tài chính, vốn vay thông qua phát hành trái phiếu... nguồn vốn vay có vai trò quan trọng trong việc bổ sung vốn cho DN đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn và dài hạn. 1.1.2.2. Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng vốn : Theo tiêu thức này, VKD của DN được chia làm hai nguồn: Nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời. Nguồn vốn thường xuyên: Đây là nguồn vốn có tính chất ổn định dài hạn, bao gồm: Nguồn VCSH và các khoản nợ dài hạn. Nguồn vốn này được dùng để đầu tư mua sắm TSCĐ và một bộ phận TSLĐ thường xuyên cần thiết. Nguồn vốn thường xuyên được xác định như sau: Nguồn vốn thường xuyên = Giá trị tổng tài sản - Nợ ngắn hạn Hoặc = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn
  • 6. Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính 5 Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09 Nguồn vốn tạm thời: Là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới 1 năm) bao gồm: các khoản vay ngắn hạn, nợ ngắn hạn, được dùng để đáp ứng cho nhu cầu hoạt động SXKD để tiết kiệm tối đa chi phí sử dụng vốn, đồng thời có biện pháp quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả. Phân loại theo cách này giúp DN xem xét, huy động các nguồn vốn phù hợp với thời gian sử dụng và có cơ sở để lập ra các kế hoạch tài chính. Qua đó vấn đề đặt ra cho các DN là sẽ huy động bao nhiêu và từ nguồn nào đáp ứng cho nhu cầu hoạt động SXKD để tiết kiệm tối đa chi phí sử dụng vốn, đồng thời có biện pháp sử dụng vốn có hiệu quả. 1.1.2.3. Căn cứ vào phạm vi huy động vốn : - Bên trong DN: Là nguồn vốn có thể huy động được từ bản thân DN, gồm vốn tự bổ sung từ lợi nhuận sau thuế, thu thanh lý, nhượng bán TSCĐ, quỹ khấu haoTSCĐ...Nguồn vốn bên trong có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của DN vì một mặt nó phát huy được tính chủ động trong công việc sử dụng vốn, mặt khác làm gia tăng mức độ độc lập về tài chính của DN. - Nguồn vốn bên ngoài DN: Là nguồn vốn DN huy động từ bên ngoài, bao gồm: vốn vay của các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế khác, vốn liên doanh, liên kết, vốn huy động từ phát hành trái phiếu, nợ người cung cấp...Huy động vốn từ bên ngoài tạo cho DN một cơ cấu tài chính linh hoạt hơn, mặt khác có thể làm tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu nếu mức lợi nhuận đạt được cao hơn chi phí sử dụng vốn. Song, nếu DN sử dụng nguồn vốn bên ngoài kém hiệu quả thì nợ vay lại trở thành gánh nặng và nguy cơ rủi ro là rất lớn. Vì vậy, DN cần phải kết hợp hai nguồn này sao cho hợp lý,
  • 7. Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính 6 Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09 lựa chọn hình thức huy động phù hợp để lại hiệu quả sử dụng vốn cao nhất. 1.1.3. Phân loại vốn kinh doanh. Căn cứ vào đặc điểm luân chuyển khi tham gia vào quá trình SXKD, vốn kinh doanh được chia thành hai loại: Vốn cố định (VCĐ) và vốn lưu động (VLĐ). 1.1.3.1. Vốn cố định. Muốn tiến hành SXKD, trước hết mọi DN phải có tư liệu lao động.Tư liệu lao động có nhiều loại như máy móc, thiết bị nhà xưởng, phương tiện vận tải, các công trình kiến trúc...Bộ phận quan trọng nhất trong các tư liệu lao động sử dụng trong quá trình SXKD của DN là các TSCĐ. Để hình thành các TSCĐ đòi hỏi DN phải ứng trước một lượng vốn tiền tệ nhất định, lượng vốn tiền tệ này được gọi là VCĐ của DN. "VCĐ là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước để hình thành nên TSCĐ mà đặc điểm của nó là tham gia vào nhiều chu kỳ SXKD và hoàn thành một vòng luân chuyển khi TSCĐ hết thời gian sử dụng" VCĐ có vai trò rất quan trọng một mặt nó chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng vốn đầu tư kinh doanh của DN. Mặt khác VCĐ là số vốn ứng trước để mua sắm các TSCĐ nên quy mô của VCĐ nhiều hay ít nó quyết định đến quy mô TSCĐ, ảnh hưởng rất lớn đến trình độ trang bị kĩ thuật và công nghệ, năng lực sản xuất của DN. Song những đặc điểm kinh tế của TSCĐ lại ảnh hưởng chi phối đặc điểm tuần hoàn và luân chuyển của VCĐ. Đặc điểm luân chuyển của VCĐ - VCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ SXKD. Điều này do đặc điểm của
  • 8. Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính 7 Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09 TSCĐ được sử dụng lâu dài trong nhiều chu kỳ SXKD quyết định. - VCĐ dịch chuyển dần từng phần vào giá trị sản phẩm trong các chu kỳ SXKD. Khi tham gia vào quá trình sản xuất, một bộ phận VCĐ được luân chuyển và cấu thành chi phí sản xuất sản phẩm (chi phí khấu hao) tương ứng với phần giá trị hao mòn của TSCĐ. - Sau nhiều chu kỳ sản xuất, VCĐ mới hoàn thành một vòng luân chuyển vào giá trị sản phẩm dần dần tăng lên song phần vốn đầu tư ban đầu vào TSCĐ lại giảm xuống cho đến khi TSCĐ hết thời gian sử dụng, giá trị của nó được chuyển dịch hết vào giá trị sản phẩm thì VCĐ mới hoàn thành một vòng luân chuyển. Từ những đặc điểm luân chuyển của VCĐ đòi hỏi viêc quản lý VCĐ phải kết hợp vừa quản lý theo giá trị và vừa quản lý hình thái hiện vật của nó là các TSCĐ của DN. 1.1.3.2. Vốn lưu động của doanh nghiệp Khi thực hiện SXKD ngoài tư liệu lao động, các DN còn phải có đối tượng lao động và sức lao động. Các đối tượng lao động như nguyên vật liệu, bán thành phẩm ...chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất và không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm. Những đối tượng lao động nói trên nếu xét về hình thái hiện vật được gọi là các TSLĐ, còn về hình thái giá trị được gọi là VLĐ của DN. " VLĐ là số vốn ứng ra để hình thành nên TSLĐ nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của DN thực hiện được thường xuyên, liên tục. VLĐ chuyển dịch giá trị toàn bộ ngaytrong một lần và hoàn thành một vòng tuần
  • 9. Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính 8 Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09 hoàn sau một chu kỳ kinh doanh." Đặc điểm của VLĐ - Trong quá trình SXKD, VLĐ dịch chuyển toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm mới. - VLĐ tham gia vào một chu kỳ SXKD, luôn thay đổi hình thái biểu hiện, từ hình thái vốn bằng tiền chuyển sang hình thái vốn sản xuất như vật tư, hàng hoá và kết thúc quá trình tiêu thụ sản phẩm, VLĐ lại trở về hình thái ban đầu vốn tiền tệ. Sự vận động của VLĐ từ hình thái ban đầu qua các hình thái khác đến khi trở về hình thái ban đầu gọi là sự tuần hoàn của VLĐ. Do quá trình SXKD của DN diễn ra thường xuyên, liên tục nên sự tuần hoàn của VLĐ cũng lặp đi lặp lại có tính chu kỳ. - VLĐ hoàn thành một vòng tuần hoàn khi DN tiêu thụ sản phẩm và thu được tiền bán hàng. Từ những đặc điểm đó công tác quản lý VLĐ được quan tâm, chú ý từ việc xác định nhu cầu VLĐ cần thiết, huy động nguồn tài trợ và sử dụng vốn phải phù hợp sát với tình hình thực tế SXKD. Đặc điểm của TSLĐ và đặc điểm luân chuyển của VLĐ đã chi phối đến công tác quản lý, sử dụng VLĐ. Muốn quản lý và sử dụng hiệu quả VLĐ cần thực hiện tốt hai biện pháp sau: + Trọng điểm của quản lý VLĐ là tăng cường luân chuyển VLĐ qua các giai đoạn của chu kỳ SXKD. + Thực hiện phân loại VLĐ theo các tiêu thức khác nhau nhằm đánh giá sự hợp lý của cơ cấu VLĐ, từ đó có biện pháp đảm bảo sự phù hợp của
  • 10. Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính 9 Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09 cơ cấu VLĐ. Để quản lý VLĐ được tốt cần phải phân loại VLĐ. Dựa theo các tiêu thức khác nhau có thể chia VLĐ thành các loại khác nhau : Dựa theo hình thái biểu hiên của vốn :  Vốn bằng tiền và các khoản phải thu.  Vốn về hàng tồn kho. Dựa theo vai trò VLĐ đối với quá trình SXKD:  Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất.  Vốn lưu động trong khâu trực tiếp sản xuất.  Vốn lưu động trong khâu lưu thông. Từ đặc điểm của VCĐ và VLĐ đòi hỏi công tác quản lý vốn của DN phải được quan tâm. Để bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ thì cần phải quản lý VCĐ trên cả hai mặt hình thái hiện vật và giá trị. Muốn quản lý tốt và nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ, DN phải quản lý trên tất cả các hình thái biểu hiện của nó. Căn cứ vào hình thái biểu hiện của vốn người ta chia ra làm hai loại: Vốn bằng tiền và vốn hiện vật: Vốn bằng tiền : Bao gồm tiền mặt, tiền tồn quỹ, tiền gửi ngân hàng, vốn trong thanh toán và các khoản đầu tư ngắn hạn. Ngoài ra vốn bằng tiền của DN còn bao gồm cả những giấy tờ có giá để thanh toán. Vốn bằng hiện vật : Là các khoản vốn có hình thái biểu hiện bằng hiện vật như : Tài sản cố định, nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành
  • 11. Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính 10 Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09 phẩm, hàng hoá... 1.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn kinh doanh. 1.2.1. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. 1.2.1.1. Một số quan điểm về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn là tiền đề vật chất để tiến hành hoạt động SXKD, là tiền đề xuyên suốt trong quá trình SXKD. Các DN muốn tồn tại và phát triển cần phải quan tâm đến việc quản lý và sử dụng vốn một cách có hiệu quả. Từ góc độ nhìn nhận khác nhau, quan điểm về hiệu quả sử dụng VKD cũng có cách hiểu khác nhau. Nhưng nói chung, việc sử dụng vốn có hiệu quả là nhằm đạt được kết quả cao nhất trong quá trình SXKD với chi phí bỏ ra thấp nhất. Hiệu quả kinh tế được hiểu theo các góc độ khác nhau: Hiệu quả sử dụng VKD của DN đứng trên góc độ kinh tế: Là tối đa hoá lợi nhuận. Như vậy có thể hiểu là với lượng vốn nhất định bỏ vào hoạt động SXKD sẽ đem lại lợi nhuận cao nhất và làm cho đồng vốn không ngừng sinh sôi, tức là hiệu quả sử dụng vốn thể hiện ở hai mặt: bảo toàn vốn và tạo ra được các kết quả theo mục tiêu kinh doanh, trong đó đặc biệt kết quả về sinh lời của đồng vốn. Bên cạnh đó, phải chú ý cả sự tối thiểu hoá lượng vốn và thời gian sử dụng vốn của DN. Kết quả sử dụng vốn phải thoả mãn được lợi ích của DN và các nhà đầu tư ở mức độ mong muốn cao nhất, đồng thời phải nâng cao được lợi ích xã hội. Trên góc độ quản trị TCDN: Ngoài mục tiêu LN, sử dụng VKD có hiệu quả còn phải đảm bảo an toàn, lành mạnh về mặt tài chính, tăng cường khả năng cạnh tranh của DN trước mắt và trong tương lai.
  • 12. Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính 11 Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09 Đối với nhà đầu tư: cho rằng hiệu quả sử dụng vốn đánh giá thông qua tỷ suất sinh lời đòi hỏi mà DN có thể đáp ứng khi họ thực hiện đầu tư vào DN. Dù đứng trên quan điểm nào thì bản chất hiệu quả sử dụng vốn là chỉ tiêu biểu hiện một mặt của hiệu quả kinh doanh, là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân lực, tài lực của DN để đạt được kết quả cao nhất trong quá trình SXKD với chi phí bỏ ra thấp nhất. Hiệu quả sử dụng vốn của DN được lượng hoá thông qua hệ thống các chỉ tiêu về khả năng sinh lời, khả năng huy động vốn, tốc độ luân chuyển vốn...Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là điều kiện quan trọng để DN đứng vững và phát triển trên thị trường. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn DN phải đảm bảo các điều kiện sau: - Phải khai thác nguồn vốn một cách triệt để, tránh vốn nhàn rỗi, không sinh lời. - Phải sử dụng một cách tiết kiệm và hợp lý. - Phải quản lý vốn một cách chặt chẽ, không để vốn bị thất thoát do quản lý không chặt chẽ. Ngoài ra DN phải thường xuyên phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn để nhanh chóng có biện pháp khắc phục nhưng mặt hạn chế và phát huy ưu điểm của DN trong việc quản lý sử dụng vốn. 1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanhtrong điều kiện nền kinh tế thị truờng. Để tiến hành hoạt động SXKD đòi hỏi mỗi DN phải có một lượng vốn nhất định và để duy trì hoạt động hoạt động SXKD nên DN buộc phải bảo
  • 13. Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính 12 Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09 toàn vốn. Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường tồn tại nhiều thành phần kinh tế và sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì vấn đề tổ chức huy động và sử dụng vốn có hiệu quả là một vấn đề hết sức quan trọng. Đây là yếu tố có tính chất quyết định sự tồn tại và phát triển của DN, đồng thời giúp DN khẳng định và giữ vị trí của mình trong cạnh tranh. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn SXKD luôn là vấn đề mà mỗi DN cần đặt lên hàng đầu, nó xuất phát từ các lý do sau: Thứ nhất: Xuất phát từ mục đích KD của DN Mỗi DN khi tham gia vào hoạt động SXKD đều hướng tới mục đích là tối đa hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu dựa trên cơ sở nâng cao LN. Muốn vậy, đòi hỏi DN phải phối hợp tổ chức, thực hiện đồng bộ mọi hoạt động trong lĩnh vực SXKD. Trong đó vấn đề tổ chức và nâng cao hiệu quả sử dụng VKD có tính chất quyết định tới hiệu quả SXKD của DN. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn không chỉ mang lại lợi ích trước mắt cho DN mà còn có ý nghĩa lâu dài đối với sự phát triển của DN.Khi đồng vốn được sử dụng có hiệu quả cũng đồng nghĩa với việc DN làm ăn có lãi, bảo toàn và phát triển được vốn, đó là cơ sở để tái sản xuất về chiều rộng và chiều sâu. Thứ hai:xuất pháttừ vị trí, vai trò của VKD trong quá trình sản xuất. Trong nền kinh tế thị trường, sẽ không có bất cứ một hoạt động SXKD nếu không có vốn.Vốn là tiền đề, là xuất phát điểm của mọi hoạt động kinh doanh, là nền tảng vật chất để biến mọi ý tưởng kinh doanh thành hiện thực. Mặt khác vốn có vai trò định hướng cho hoạt động SXKD của DN.
  • 14. Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính 13 Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09 Ngày nay khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ, trình độ trang thiết bị máy móc ngày càng cao làm cho năng suất lao động cao hơn đòi hỏi phải có lượng vốn để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng này. Nó không chỉ có ý nghĩa giúp DN chủ động hơn trong SXKD mà còn giúp DN chớp được thời cơ, tạo lợi thế trong kinh doanh, nâng cao khả năng huy động các nguồn tài trợ, khả năng thanh toán của DN được đảm bảo, DN có đủ tiềm lực khắc phục những khó khăn, rủi ro trong kinh doanh. Muốn vậy DN cần phải có biện pháp thích hợp để tổ chức, sử dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng VKD. Thứ ba : Xuất phát từ thực trạng quản lý và hiệu quả sử dụng VKD trong các DN Trong thời kỳ bao cấp, mọi nhu cầu về vốn SXKD của DN đều được huy động từ hai nguồn cơ bản: cấp phát của ngân sách nhà nước và vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi của Ngân hàng. Vì thế vai trò khai thác, thu hút vốn không được đặt ra như một yêu cầu cấp bách và sự sống còn đối với DN, vai trò của TCDN trở nên mờ nhạt. Điều này làm mất đi tính chủ động của các DN. Chuyển sang nền kinh tế thị trường, với nhiều thành phần kinh tế cùng đan xen hoạt động, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, đòi hỏi các DN phải chủ động khai thác nguồn vốn để đáp ứng nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu SXKD. Đồng thời các DN phải tự trang trải mọi chi phí, đảm bảo kinh doanh có lãi và sử dụng vốn phải có hiệu quả. Mặt khác trên thực tế mặc dù nhiều DN thích ứng được, làm ăn có lãi nhưng vẫn còn không ít các DN còn sử dụng vốn lãng phí, kém hiệu quả, không bảo toàn được vốn. Những đòi hỏi đó bắt buộc các DN phải tiến hành quản lý vốn chặt chẽ và hiệu quả hơn vì sự tồn tại và phát triển của mình.
  • 15. Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính 14 Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09 Thứ tư: Xuất phát từ ý nghĩa đối với xã hội. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ góp phần tăng thu nhập cho người lao động, đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng nền kinh tế. Những phân tích trên thể hiện sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng VKD.Sự cần thiết này không chỉ riêng đối với DN mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế. 1.2.3. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. 1.2.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VKD. Việc đánh giá hiệu quả tổ chức và sử dụng vốn là nội dung quan trọng trong hoạt hoạt động tài chính của DN. Thông qua đó mà DN có những căn cứ để đưa ra các quyết định về mặt tài chính như điều chỉnh quy mô vốn và cơ cấu đầu tư, các biện pháp khai thác và tạo lập nguồn vốn từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 1.2.3.1.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả VKD. Để đánh giá một cách chung nhất về hiệu quả sử dụng VKD người ta thường sử dụng các chỉ tiêu: * Vòng quay TS hay toàn bộ vốn: Chỉ tiêu này phản ánh tổng quát hiệu suất sử dụng TS hay toàn bộ vốn hiện có của DN. Doanh thu thuần Vòng quay toàn bộ vốn = VKD bình quân * Tỷ suất LNST trên doanh thu ( hay hệ số lãi ròng) : Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa LNST và doanh thu thuần (DTT) trong kỳ. Nó thể hiện một đồng doanh thu trong kỳ có thể thu được bao nhiêu lợi nhuận
  • 16. Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính 15 Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09 Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu = Doanh thu trong kì * Tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên VKD ( hay Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản ROAE ) : Chỉ tiêu này cho phép đánh giá khả năng sinh lời của một đồng vốn kinh doanh, không tính đến ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp và nguồn gốc vốn kinh doanh. Lợi nhuận trước lãi vay và thuế Tỷ suất lợi nhuận VKD = VKD bình quân * Tỷ suất lợi nhuân trước thuế trên VKD : Thể hiện mỗi đồng VKD trong kỳ có khả năng sinh lời ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước (sau thuế) sau khi đã trừ đi tiền lãi vay. Lợi nhuận trước ( sau thuế ) Tỷ suất lợi nhuận VKD = VKD bình quân sử dụng trong kì * Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu : Phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu bình quân 1.2.3.1.2. Ngoài ra các chỉ tiêu trên ta còn dùng hệ số nợ, và các hệ số về khả năng thanh toán để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của DN. Trên đây là một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn nói chung. Để đánh giá hiệu quả riêng của từng loại vốn ta còn có thể sử dụng các chỉ tiêu sau. 1.2.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VCĐ
  • 17. Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính 16 Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09 Để đánh giá hiệu quả tổ chức và sử dụng VCĐ cần xác định đúng đắn hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ và TSCĐ của DN, gồm các chỉ tiêu tổng hợp và chỉ tiêu phân tích +Các chỉ tiêu tổng hợp * Hiệu suất sử dụng VCĐ: Phản ánh cứ một đồng VCĐ có thể tham gia tạo ra bao nhiêu đồng DTT trong kỳ Hiệu suất sử dụng vốn cố định = Doanh thu thuần trong kỳ VCĐ bình quân trong kỳ VCĐ = VCĐ đầu kỳ + VCĐ cuối kỳ 2 * Hàm lượng VCĐ: là đại lượng nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng VCĐ, phản ánh số VCĐ cần thiết để tạo ra một đồng DTT trong kỳ * Hệ số huyđộng VCĐ : Phản ánh mức độ huy động VCĐ hiện có vào hoạt động SXKD trong kỳ của DN. Số VCĐ đang dùng trong hoạt động SXKD Hệ số huy động VCĐ = Số VCĐ hiện có của doanh nghiệp + Các chỉ tiêu phân tích: * Hệ số hao mòn TSCĐ : Phản ánh mức độ hao mòn của TSCĐ trong DN so với thời điểm đầu tư ban đầu Số tiền khấu hao lũy kế của TSCĐ ở thời điểm đánh giá Hệ số HMTSCĐ = Tổng nguyên giá TSCĐ tại thời điểm đánh giá
  • 18. Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính 17 Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09 * Hệ số sử dụng TSCĐ : Phản ánh một đồng TSCĐ trong kỳ tham gia tạo được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kì * Hệ số trang bị TSCĐ cho một công nhân trực tiếp: Phản ánh mức độ trang bị giá trị TSCĐ cho một công nhân sản xuất trực tiếp cao hay thấp. Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kì Hệ số trang bị TSCĐ = Số lượng công nhân trực tiếp sản xuất 1.2.3.3. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VLĐ. Để đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ trong các DN có thể sử dụng các chỉ tiêu sau đây: * Tốc độ chu chuyển của VLĐ : Có thể đo bằng hai chỉ tiêu : - Vòng quay VLĐ ( số lần luân chuyển VLĐ) : Phản ánh số lần luân chuyển VLĐ hay số vòng quay của VLĐ thực hiên được trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm ). L = M VLĐ =VLĐ VLĐ đầu năm + vốn VLĐ cuối năm 2 hoặc =VLĐ 4 Vq + Vq + VqI II III + VqIV hoặc
  • 19. Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính 18 Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09 =VLĐ 4 VđqI 2 + VcqI + VcqII + VcqII + VcqII V 2 Trong đó: VqI, VqII, VqIII, VqIV : VLĐ bình quân các quý I, II, III, IV VđqI : VLĐ còn dư đầu quý I VcqI, VcqII, VcqIII, VcqIV : VLĐ cuối quý I, II, III, IV - Kỳ luân chuyển của VLĐ : Phản ánh số ngày bình quân cần thiết để VLĐ thực hiện được một lần luân chuyển K = N L Trong đó: K : Kỳ luân chuyển của VLĐ N : Số ngày trong kỳ L : Số lần chu chuyển của VLĐ *Mức tiết kiệm VLĐ do tăng tốc độ chu chuyển: Phản ánh số VLĐ có thể tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển VLĐ ở kỳ so sánh với kỳ gốc. Mức tiết kiệm VLĐ do tăng tốc độ luân chuyển vốn được biểu hiện bằng hai chỉ tiêu: + Mức tiết kiệm tuyệt đối: V = M 360 TK 1 X K - V = V - V1 LĐ0 LĐ1 LĐ0 + Mức tiết kiệm tương đối
  • 20. Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính 19 Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09 V = M 360 TK 1 X K - K1 0 Hoặc V = M L TK 1 - 1 M L 1 0 * Hàm lượng VLĐ: Là số VLĐ cần có để tạo ra một đồng DTT trong kỳ Hàm lượng VLĐ = VL bình quân trong kỳ Doanh thu thuần trong kỳ Đ 1.3. Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD. 1.3.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng Vốn kinh doanh Hiệu quả sử dụng VKD là chỉ tiêu quan trọng phản ánh hoạt động SXKD trong các DN và chịu sự tác động tổng hợp bởi nhiều nhân tố, bao gồm cả nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan. Trong quá trình quản lý vốn các DN cần tính đến tác động của các nhân tố này để đưa ra biện pháp sử dụng vốn có hiệu quả nhất. 1.3.1.1. Các nhân tố khách quan : Nhân tố khách quan là các nhân tố bên ngoài nhưng đôi khi đóng vai trò quyết định tới hiệu quả sử dụng vốn của DN. - Cơ chế quản lý và chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước. Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước cho phép các DN có quyền tự do kinh doanh và bình đẳng trước pháp luật. Tuy nhiên, Nhà nước vẫn quản lý vĩ mô nền kinh tế và tạo hành lang pháp lý để các DN hoạt động trong
  • 21. Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính 20 Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09 khuôn khổ pháp luật. Nếu chính sách kinh tế Nhà nước ổn định sẽ giúp cho việc tiến hành kế hoạch SXKD của DN thông suốt, có hiệu quả và ngược lại.Chính sách sách kinh tế của nhà nước như chính sách thuế, chính sách ưu đãi đầu tư, chính sách khuyến khích đầu tư...có thể làm tăng hoặc giảm hiệu quả sử dụng VKD của DN. Do vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn các DN cần xem xét đến các chính sách kinh tế của nhà nước. - Mức độ lạm phát của nền kinh tế. Nền kinh tế có lạm phát sẽ làm cho sức mua của đồng tiền giảm sút và sự tăng giá của các loại vật tư hàng hoá. Với một lượng tiền như trước nhưng không mua được một khối lượng tài sản tương đương với khi có lạm phát. DN phải bỏ ra một khối lượng tiền tệ nhiều hơn đầu tư vào TS đó, khi đó năng lực của vốn đã bị giảm. - Điều kiên tự nhiên và rủi ro trong kinh doanh: Những rủi ro trong kinh doanh như hoả hoạn, bão lụt, những biến động về thị trường...làm cho TS của DN bị hư tổn, giảm giá dẫn đến vốn của DN bị mất mát. Mặt khác, yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến các DN có sản phẩm chịu tác động của điều kiện tự nhiên như: ngành xây dựng, ngành nông nghiệp, ngành khai thác mỏ... - Thị trường và sự cạnh tranh: Trong sản xuất hàng hoá, biến động của thị trưòng đầu vào và đầu ra là một căn cứ quan trọng để DN lập kế hoạch VCĐ,VLĐ. Khi xem xét thị trường DN không thể bỏ qua đối thủ cạnh tranh của DN, để có thể tồn tại và phát triển đòi hỏi DN phải nghiên cứu kỹ thị trường và đối thủ cạnh tranh của mình.Nếu DN có sức cạnh tranh lớn trên thị trường, sản phẩm có sức
  • 22. Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính 21 Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09 tiêu thụ lớn thì công ty sẽ co doanh thu và lợi nhuận lớn, từ đó tạo ra tỷ suất lợi nhuận trên vốn cao. - Lãi suất thị trường : Lãi suất thị trường ảnh hưởng đến chi phí huy động bằng vốn vay. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi lãi suất thị trường tăng lên, tiền lãi DN phải thanh toán sẽ tăng lên, lợi nhuận giảm làm tỷ suất lợi nhuận trên vốn giảm xuống. - Sự tiến bộ khoa học kỹ thuật : Khoa học công nghệ là cơ hội nhưng cũng là thách thức đối với các DN, làm tăng hao mòn vô hình và đòi hỏi công tác đầu tư đổi mới TS phải được chú trọng. - Đặc thù ngành kinh doanh: Đây là nhân tố có ý nghĩa quan trọng cần được xem xét khi quản lý và sử dụng vốn. Đặc thù của ngành thường ảnh hưởng đến cơ cấu đầu tư và cơ cấu nguồn vốn cũng như vòng quay vốn. Do đó, việc so sánh các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của DN với chỉ tiêu trung bình của ngành là cần thiết nhằm phát hiện những ưu điểm và hạn chế trong việc quản lý và sử dụng vốn. Ngoài ra trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới và khu vực, nền kinh tế trong nước nói chung và các DN nói riêng cũng chịu ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới và khu vực. 3.1.1.2. Các nhân tố chủ quan: Ngoài những nhân tố khách quan trên, còn có nhiều nhân tố chủ đạo
  • 23. Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính 22 Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09 do chính bản thân DN tạo nên làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn. Bởi vậy,việc xem xét đánh giá đối với các nhân tố này rất quan trọng.Thông thường, trên góc độ tổng quát, người ta xem xét các nhân tố chủ yếu sau: - Trình độ quản lý và tay nghề của người lao động: Đây là nhân tố có ý nghĩa quyết định đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.Trình độ quản lý tốt, bộ máy gọn nhẹ, đồng bộ, nhịp nhàng sẽ giúp cho DN sử dụng vốn có hiệu quả, ngược lại nếu trình độ quản lý yếu kém hoặc bị buông lỏng sẽ không có khả năng bảo toàn được vốn. Trình độ người lao động có tác động rất lớn đến mức độ sử dụng hiệu quả TS, năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, mức độ phế phẩm...từ đó tác động rất lớn đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận của DN. - Sự lựa chọn phương án đầu tư : Nếu DN lựa chọn phương án sản xuất tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế lớn. Ngược lại, sẽ là sự thất bại của phương án kinh doanh và làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. - Sự hợp lý của cơ cấu TS và nguồn vốn kinh doanh (NVKD) trong DN : Việc đầu tư vào các TS không sử dụng hoặc chưa sử dụng quá lớn hoặc DN vay nợ quá nhiều, sử dụng không triệt để nguồn vốn bên trong thì không những không phát huy tác dụng của vốn mà còn bị hao hụt, mất mát, tạo ra những rủi ro cho DN. - Vấn đề xác định nhu cầu VKD :
  • 24. Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính 23 Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09 Việc xác định nhu cầu vốn không chính xác sẽ dẫn đến việc thừa hoặc thiếu vốn trong quá trình SXKD, làm ứ đọng vốn hoặc gián đoạn kinh doanh và hiệu quả sử dụng VKD suy giảm. - Chu kỳ SXKD : Nếu chu kỳ SXKD mà ngắn, vòng quay vốn nhanh thì DN sẽ chóng thu hồi vốn đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh tiếp theo. Ngược lại, khi chu kỳ kinh doanh kéo dài thì vốn của DN sẽ bị ứ đọng, thời gian thu hồi vốn chậm. - Chế độ lương và cơ chế khuyến khích người lao động : Đây là nhân tố có ảnh hưởng rất quan trọng đến thái độ và ý thức làm việc của người lao động. Một mức lương tương xứng với mức độ cống hiến cùng với chế độ khuyến khích hợp lý, gắn với hiệu quả công việc sẽ tạo động lực cho việc nâng cao năng suất lao động trong DN, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. - Việc tính và trích khấu hao : Việc tính và trích khấu hao không sát thực với tình hình hao mòn của TS dẫn đến TS hư hỏng trước khi thu hồi vốn. Công tác tổ chức quản lý và sử dụng quỹ khấu hao không hiệu quả, đúng mục đích sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VKD của DN. - Mức độ sử dụng năng lực sản xuất hiện có của DN vào SXKD: Sử dụng lãng phí VLĐ trong quá trình mua sắm, không tận dụng hết nguyên vật liệu vào SXKD, để nguyên vật liệu tồn kho dự trữ quá mức cần thiết trong thời gian dài, sẽ tác động đến cơ cấu vốn cũng như hiệu quả sử dụng vốn của DN.
  • 25. Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính 24 Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09 Trên đây là những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của DN. Để nâng cao hiệu quả sử dụng của VKD, DN cần xem xét từng yếu tố để từ đó đưa ra biện pháp quản lý thích hợp. 1.3.1.2. Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD Để đảm bảo cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng VKD, DN cần thự hiện các biện pháp cơ bản sau : Thứ nhất: Thực hiện chặt chẽ việc thẩm định, đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư phù hợp với tình hình thực tế và điều kiện của DN mình. Việc lựa chọn dự án đầu tư tốt hay không có tính chất quyết định đến sự tồn tại và phát triển của DN. Để có quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn dự án đầu tư đòi hỏi mỗi DN cần phải tính toán, nghiên cứu các yếu tố như : khả năng tài chính của DN, điều kiện cung cấp sản phẩm, tính khả thi và kết quả dự án mang lại. Thứ hai : Tổ chức tốt quá trình huy động vốn hợp lý, tổ chức khai thác triệt để các nguồn lực đã huy động. Huy động vốn phải đảm bảo được tính độc lập, chủ động trong SXKD của DN. Tức là DN phải có quan điểm huy động vốn tối đa nguồn lực bên trong như từ: lợi nhuận để lại, nguồn vốn khấu hao, quỹ đầu tư phát triển. Phần còn lại sẽ được huy đông từ bên ngoài như : vay ngắn hạn, vay dài hạn, thuê tài chính...cơ cấu nguồn tài trợ phải đảm bảo có chi phí sử dụng vốn bình quân là thấp nhất. Mức độ huy động vốn phải dựa trên cơ sở đáp ứng nhu cầu hình thành TSCĐ và TSLĐ thường xuyên cần thiết. Thứ ba: Xác đinh đúng đắn nhu cầu VKD cần thiết, tối thiểu cho hoạt động SXKD của DN trong từng thời kỳ hoạt động. Từ đó lập kế hoạch huy
  • 26. Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính 25 Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09 động vốn, bố trí sử dụng vốn có hiệu quả, tiết kiệm, đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra thường xuyên liên tục, không bị gián đoạn. Thứ tư: DN phải xác định cơ cấu vốn hợp lý và chủ động điều chỉnh cơ cấu vốn để đảm bảo an toàn tài chính, phát huy hiệu quả sử dụng vốn và phù hợp với tình hình nền kinh tế trong từng thời kỳ. Thứ năm : Tổ chức tốt quá trình sản xuất, đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm. DN cần phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận sản xuất, không ngừng nâng cao năng suất lao động nhằm sản xuất ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ, tiết kiệm nguyên vật liệu, khai thác tối đa công suất máy móc thiết bị hiện có. Bên cạnh đó, cần phải tăng cường công tác tiếp thị, quảng cáo nhằm tăng sản lưọng tiêu thụ, mở rộng thị phần. Thứ sáu: Phát huy tốt vai trò của TCDN trong quản lý, sử dụng vốn. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với khâu mua sắm TS, vật tư đến dự trữ, sản xuất tiêu thụ sản phẩm. Phát hiện kịp thời những vướng mắc, tồn tại trong quản lý sử dụng vốn, từ đó đưa ra các quyết định điều chình cho phù hợp với diễn biến thực tế SXKD. Thứ bảy : Thực hiện tốt công tác thu hồi công nợ bằng cách đưa ra chính sách tín dụng đúng đắn với từng nhóm khách hàng, hạn chế tình trạng bán hàng không thu được tiền, vốn bị chiếm dụng quá nhiều. Bên cạnh đó, DN cần phải làm tốt công tác thanh toán nợ đến hạn tranh để các khoản nợ quá hạn tăng lên. Thứ tám : Chủ động thực hiện biện pháp phòng ngừa rủi ro bất thường trong kinh doanh bằng cách đa dạng hoá đầu tư, đa dạng hoá sản phẩm. Tiến hành trích lập các khoản dự phòng phải thu khó đòi, hàng tồn
  • 27. Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính 26 Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09 kho...tham gia bảo hiểm cho TS, đồng thời lập quỹ dự phòng tài chính để có nguồn bù đắp khi VKD bị thiếu hụt. Trên đây là một số phương hướng biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD của DN nói chung. Trong thực tế, DN cần căn cứ vào điều kiện và phương hướng của mình để đưa ra các biện pháp cụ thể có tính khả thi cao nhằm đẩy mạnh công tác tổ chức và sử dụng có hiệu quả VKD cho DN. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ SỬ DỤNG VKD TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT BAO BÌ VÀ HÀNG XUẤT KHẨU. 2.1.Tổng quan về tình hình hoạt động sản xuất của CTCP SX Bao bì và hàng xuất khẩu 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển CTCP SX Bao bì và hàng xuất khẩu Công ty CPSX bao bì và hàng xuất khẩu là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc bộ thương mại. Tiền thân là xí nghiệp bao bì xuất khẩu II HÀ NỘI được thành lập ngày 23/12/1973 theo quyết định số : 242/BNGT – TCCB của Bộ Ngoại Thương ( nay là Bộ Thương Mại ) với nhiệm vụ: Chế biến gỗ từ nguyên liệu thô ra các sản phẩm bao bì phục vụ cho các đơn vị xuất khẩu. Sau gần 20 năm hoạt động đến cuối năm 1989 khi nền kinh tế thị trường được mở rộng, mô hình cơ cấu bộ máy tổ chức cũ không còn phù
  • 28. Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính 27 Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09 hợp, hoạt động kinh doanh kém hiệu quả. Trước tình hình đó tháng 3/ 1990 Bộ kinh tế đối ngoại ra quyết định 195/KT ĐL – TCCB đổi tên xí nghiệp bao bì xuất khẩu II thành xí nghiệp liên hợp sản xuấy bao bì và hàng xuất khẩu – với chức năng sản xuất, kinh doanh các mặt hàng gỗ xuất khẩu và tiêu thụ nội bộ. Tới tháng 9/1996 Xí nghiệp được Nhà nước cho phép thành lập lại theo quyết định số 766/TM – TCCB ngày 04/09/1996 của Bộ Thương mại với tên giao dịch: Công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu. Căn cứ quyết định số 187/2002/NĐ – CP ngày 16/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần. Căn cứ quyết định số 1226/QĐ – BTM ngày 26/04/2005 của Bộ Thương mại về việc chuyển Công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu thành công ty cổ phần. Căn cứ quyết định số 3147/QĐ – BTM ngày 23/12/2005 của Bộ Thương mại về việc duyệt phương án cổ phần hóa Công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu thành Công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu. Tên công ty: Công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu. Tên giao dịch: PRODUCTINO FOR PACKING AND EXPOSTING GOODS JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt: PROMEXCO Trụ sở tại: Số 72 Đường Ngọc Hồi – Hoàng Liệt – Hoàng Mai – Hà Nội Tài khoản tại: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Vốn kinh doanh: 8.151 triệu đồng. Giấy đăng kí kinh doanh số: 0106000191 do sở kế hoạch và đầu tư TP
  • 29. Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính 28 Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09 Hà Nội cấp ngày 14/09/1996. Email: Promexco@hn.vnn.vn. 2.1.2. Ngành nghề, sản phẩm kinh doanh. Công ty Cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm bao bì như: bao bì PP, carton, bao bì gỗ... Các loại hàng lâm sản: Đồ gỗ mỹ nghệ, đồ mộc, và hàng hoá khác …với nhiều mẫu mã, chất liệu khác nhau cho khách hàng lựa chọn. Cùng với nhiều lĩnh vực khác như: - Xuất nhập khẩu vật tư, nguyên liệu, máy móc, thiết bị hàng tiêu dùng; trang trí nội thất, gia công, hợp tác đầu tư, liên doanh để sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu. - Mở cửa hàng bán buôn, bán lẻ hàng sản xuất trong nước và hàng xuất khẩu. - Kinh doanh nhà hàng, kho bãi, khách sạn; Kinh doanh nhà; đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở, xây dựng nhà; rượu, bia, nước giải khát; Kinh doanh các mặt hàng nông sản, hản sản, phương tiện vận tải, vật liệu xây dựng; Lữ hàng nội địa; Kinh doanh hàng dược liệu là nguyên liệu để sản xuất thuốc (không thuộc danh mục dược liệu Nhà nước cấm) phân bón các loại. 2.1.3. Đặcđiểm tổ chức quản lý và bộ máy kế toán của CTCP SX Bao bì và hàng xuất khẩu. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu bao gồm :  Đại hội đồng cổ đông.  Hội đồng quản trị.
  • 30. Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính 29 Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09  Tổng giám đốc.  Ban kiểm soát.  Phòng tổ chức hành chính.  Phòng tài chính kế toán.  Phòng kế hoạch đầu tư.  Ban quản lý dự án.  Phòng kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu.  Xí nghiệp sản xuất bao bì xuất khẩu. 2.1.3.1. Đặc điểm tổ chức quản lý.  Ðại hội đồng cổ đông : + Chức năng : Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần. + Nhiệm vụ : Bầu, miễn, nhiễm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát. Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty.  Hội đồng quản trị : + Chức năng : Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Ðại hội đồng cổ đông. + Nhiệm vụ : Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch hàng năm của công ty…Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Tổng giám đốc và người quản lý quan
  • 31. Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính 30 Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09 trọng khác.  Tổng giám đốc : + Chức năng : Là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty, chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ được giao. + Nhiệm vụ : Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hàng ngày của công ty mà không cần có quyết định của Hội đồng quản trị.  Ban kiểm soát : + Chức năng : Kiểm tra giám sát các hoạt động của các phòng ban và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. + Nhiệm vụ : Thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc và người quản lý khác do Hội đồng quản trị bổ nhiệm trong việc quản lý và điều hành công ty.  Phòng tổ chức hành chính : + Chức năng : Tham mưu cho Giám đốc công ty để xây dựng, tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh, thực hiện đúng chính sách cán bộ, công tác pháp chế, đảm bảo an toàn doanh nghiệp theo Luật hiện hành của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. + Nhiệm vụ : Nắm vững, quản lý chặt chẽ cán bộ công nhân viên, giúp Giám đốc xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên phục vụ cả nhu cầu trước mắt và lâu dài cho việc tổ chức kinh doanh xuất nhập khẩu.
  • 32. Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính 31 Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09  Phòng kế hoạch : + Chức năng : Tham mưu giúp việc Giám đốc xây dựng, bảo vệ, triển khai quản lý, đôn đốc, giám sát việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế kế hoạch hàng tháng, quý, năm. Ðồng thời dự kiến đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh. + Nhiệm vụ : Xây dựng và bảo vệ các chỉ tiêu kinh tế. kế hoạch ðịnh hướng của công ty với Bộ và Nhà nước đồng thời triển khai việc giao các chỉ tiêu kế hoạch tới các đơn vị thanh viên tổ chức thực hiện theo năm, tháng, quý.  Phòng kế toán tài chính + Chức năng : Khai thác, lập kế hoạch, tạo nguồn vốn và phân bổ nguồn vốn cho các hoạt động của công ty, điều hành kiểm tra, giám sát các hoạt động tài chính doanh nghiệp. + Nhiệm vụ : Theo dõi về mặt tài chính của Văn phòng chính, chi nhánh và các đơn vị trực thuộc của công ty. Thu thập và xử lý, tổng hợp thông tin về các nguồn kinh phí được cấp, dược hình thành và tình hình sử dụng các khoản kinh và các khoản thu phát sinh ở đơn vị. 2.1.3.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý
  • 33. Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính 32 Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09 Bảng 2.1 Sơ đồ bộ máy công ty ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT PHÒNG TC HÀNH CHÍNH CN Công ty tại thị xã Móng cái – Quảng Ninh Phòng Kế toán TC CN Công ty tại thành phố HCM Phòng KH đầu tư Phòng Kinh doanh XNK I Ban quản lý Dự án Phòng Kinh doanh XNK II Xí nghiệp SX KD Lâm sản Ghi chú Điều hành trực tiếp Điều hành gián tiếp 2.1.4. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 2.1.4.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất tại công ty. TỔNG GIÁM ĐÓC Xí nghiệp SX bao bì xuất khẩu
  • 34. Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính 33 Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09 Công ty xuất khẩu trực tiếp các mặt hàng do công ty tự sản xuất và nhập khẩu vật tư, thiết bị phục vụ nhu cầu của công ty và thị trường. Các mặt hàng chuyên sản xuất của công ty bao gồm: - Bao bì cao cấp màng phức hợp. - Bao bì mềm LDPE. - Túi xốp siêu thị các loại. - Các loại hộp carton sóng từ 3 đến 5 lớp. 2.1.4.2. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty.  Quy trình sản xuất sản phẩm ở phân xưởng bao bì cao cấp : Thiết kế mẫu Thổi màng nhựa từ hạt nhựa In Cắt dán đáy túi  Quy trình sản xuất sản phẩm ở phân xưởng carton : Thiết kế mẫu Cán giấy Bổ góc Đột lỗ, đột quai KCS đóng gói Sản phẩm Hộp Ghim In lưới
  • 35. Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính 34 Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09 2.1.5. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty. 2.1.5.1. Chức năng và nhiệm vụ. Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh sản xuất của công ty theo quy định hiện hành. Nghiên cứu khả năng sản xuất, nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước, thực hiện có hiệu quả các biện pháp để nâng cao chất lương các sản phẩm bao bì, thay đổi mẫu mã đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng, nâng cao sức canh tranh, góp phần đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ hàng hóa. Tuân thủ các chính sách, chế độ, luật pháp của Nhà nước và thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng, các văn bản pháp lý có liên quan mà công ty tham gia ký kết. Quản lý, chỉ đạo các dơn vị trực thuộc Công ty theo quy chế hiện hành của Nhà nước và Bộ Thương mại. Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, tự chủ tài chính. 2.1.5.2. Quyền hạn. Được quyền chủ động trong giao dịch đàm phán, ký kết và thực hiện các hợp đồng mua bán ngoại thương, hợp đồng kinh tế và các văn bản về hợp tác liên doanh liên kết đã ký với khách hàng trong và ngoài nước thuộc phạm vi hoạt động của Công ty. Được vay vốn ( kể cả ngoại tệ ) ở trong và ngoài nước. Được liên doanh liên kết với các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo quy định và pháp luật hiện hành của Nhà nước.
  • 36. Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính 35 Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09 Tham gia hội trợ triển lãm quảng cáo hàng hóa và sản phẩm bao bì, tham gia hoặc tổ chức các hội nghị, hội thảo, chuyên đề nghiệp vụ - kỹ thuật bao bì có liên quan ở trong và ngoài nước. Được lập đại diện chi nhánh, các cơ sở sjản xuất bao bì ở trong nước và có thể có đại diện thường trú ở nước ngoài khi được Bộ cho phép. Được cử cán bộ của công ty đi công tác dài hạn, ngắn hạn ở nước ngoài hoặc mời khách nước ngoài vào Việt Nam để giao dich đàm phán, ký kết các vấn đề thuộc phạm vi hoạt động của công ty theo quy định hiện hành của Nhà nước và Bộ Thương mại. 2.1.6. Kết quả kinh doanh chủ yếu mấy năm gần đây. Bảng 2.2 Bảng tổng hợp kết quả kinh doanh giai đoạn 2007-2009 Đơn vị tính: nghìn đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Tổng giá trị tài sản 162,355,874 295,213,288 217,107,575 Tài sản ngắn hạn 130,771,513 250,998,441 168,877,404 Tài sản dài hạn 31,584,362 44,214,847 48,230,171 Doanh thu thuần 284,288,693 505,627,682 371,864,872 Lợi nhuận sau thuế 1,560,897 1,716,123 1,756,371 Lãi cơ bản trên CP 2.230 2.452 2.240 2.2. Thực trạng tổ chức và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở Công ty cổ phần SX Bao bì và hàng xuất khẩu. 2.2.1. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động ở công ty cổ phần SX Bao bì và hàng xuất khẩu.
  • 37. Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính 36 Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09 2.2.1.1. Thuận lợi : Ngành sản xuất bao bì càng ngày càng cho thấy nhiều tiềm năng trong nền kinh tế hiện nay. Trước đây, khi nền kinh tế chưa mở cửa, nhu cầu sử dụng bao bì rất thấp, hầu hết là nhập khẩu. Nhà nước chỉ có một công ty để nhập khẩu và chuyển tải những bao bì của hàng nhập khẩu để phục vụ trong nước. Trong nền kinh tế thị trường, khi tất cả các ngành sản xuất kinh doanh cùng trong môi trường cạnh tranh thì hình ảnh của một sản phẩm ngày càng đóng vai trò quan trọng với khách hàng. Thị hiếu của khách hàng có thể coi là một yếu tố quan trọng mà các doanh nghiệp phải chú ý đến. Khi nền kinh tế hội nhập, sản xuất kinh doanh và xuất khẩu phát triển kéo theo nhu cầu bao bì tăng lên rất mạnh và nguồn cung trong nước không thể đáp ứng được. Chính vì vậy, công nghiệp bao bì là một trong những nghành giàu tiềm năng cần phải khai thác triệt để.Các dự án thu hút hàng tỷ đô đã được công bố gần đây trong các lĩnh vực then chốt như thực phẩm, đồ uống, mỹ phẩm, sản phẩm y tế, thuốc và phòng thí nghiệm… đều có nhu cầu cao về bao bì, đóng gói. Bên cạnh đó Chính phủ Việt Nam đang có những chính sách khuyến khích phát triển giành cho ngành công nghiệp này. Với nguyên liệu chính là nhựa và giấy Nhà nước đã giảm thuế suất thuế nhập khẩu hai loại nguyên liệu PVC và DOP trong khối AFTA từ 5% xuống còn 2% hoặc bằng 0% vì hai loại nguyên liệu này chưa đủ đáp ứng nhu cầu của các cơ sở sản xuất nhựa trên toàn quốc. Một thuận lợi nữa cho ngành xuất khẩu gỗ, đó là hiện nay việc XK đồ gỗ sang thị trường Mỹ đang hết sức thuận lợi, do Mỹ đang đánh thuế chống bán phá giá rất cao đốivới mặt hàng đồ gỗ của Trung Quốc - đốithủ cạnh tranh chính của Việt Nam tại thị trường Mỹ. Đây cũng chính là điều kiện
  • 38. Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính 37 Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09 thuận lợi để DN sản xuất chế biến đồ gỗ tăng cường XK vào Mỹ. Trong khi đó, thị trường EU với đồ gỗ Việt Nam ngày một mở rộng, các quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản cũng tạo ra một sân chơi mới và rộng lớn cho sản phẩm xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam. 2.2.1.2. Khó khăn : Một ngành công nghiệp giàu tiềm năng, nhưng như các ngành công nghiệp khác không thể tồn tại một cách độc lập, nó phải dựa trên nền tảng là các ngành công nghiệp cơ bản. Do vậy, việc sản xuất của công ty cũng đối mặt với nhiều thử thách. Thực tế cho thấy 50% số khuôn mẫu bao bì cứng và phần lớn thiết bị sản xuất bao bì mềm như: máy in, máy ghép, máy thổi đều phải nhập khẩu. Việc đầu tư cho khuôn mẫu chất lượng cao rất tốn kém nhưng khả năng tiêu thụ từng loại mẫu mã mặt hàng chưa đủ lớn để tính toán khấu hao phù hợp với giá thành sản phẩm, trong khi đó, xác suất rủi ro ở ngành này khá cao. Những mặt hàng bao bì xuất khẩu phần lớn thuộc dòng sản phẩm có giá trị gia tăng thấp như: túi xốp đựng hàng siêu thị hoặc túi đựng rác đang có nguy cơ mất thị trường vì xu thế của thế giới đang hạn chế dùng túi nylon để bảo vệ môi trường. Đó là chưa nói đến những bất cập khác như: thiếu lao động kỹ thuật cao, thiếu sự phân công sản xuất theo từng nhóm mặt hàng dẫn đến cạnh tranh thiếu lành mạnh ngay thị trường trong nước. Trong năm qua, do các yếu tố bên ngoài, nên giá giấy tăng chưa từng có trong lịch sử, mức tăng thông thường từ 30 – 40%, có mặt hàng giá tăng gấp hai lần so với đầu năm. Giá giấy loại thu gom trong nước tăng đột biến trên hai lần so với đầu năm. Hiệp hội Bao bì Việt Nam cũng kiến nghị với Nhà nước giảm thuế nhập khẩu bột giấy và giấy thải loại, giúp cho các doanh nghiệp sản xuất giấy
  • 39. Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính 38 Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09 kiềm chế việc tăng giá giấy. Ngoài ra, năm 2009, ngành xuất khẩu gỗ của Việt Nam nói chung và xuất khẩu gỗ của công ty nói riêng còn phải đốimặt với những thách thức mới đó là thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ đang bị thu hẹp. Nguyên nhân làm giảm tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sản phẩm gỗ là do tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu đã làm giảm nhu cầu tiêu thụ sản phẩm gỗ. Ước tính, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm gỗ của người Mỹ và các nước EU kéo theo sự giảm sút về sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam. Khó khăn lớn nhất đối với các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh XK gỗ hiện nay là thiếu vốn, các thị trường nhập khẩu chủ lực đồ gỗ của Việt Nam như Mỹ, Nhật Bản, EU đều giảm nhập khẩu. Do đó, khoảng 90% doanh nghiệp xuất khẩu gỗ Việt Nam gặp khó khăn do các đốitác huỷ hoặc cắt hợp đồng, một số khác chỉ đặt hàng bằng 30-60% so với hợp đồng cũ. Thêm vào đó, nhiều quốc gia đã và sẽ ban hành các đạo luật để bảo hộ thương mại tại các thị trường lớn, cụ thể: các sản phẩm gỗ xuất khẩu sang Mỹ và EU có sự kiểm soát chất lượng, nguồn gốc gỗ với các luật lệ mới được ban hành như: Đạo luật LACEY của Mỹ, Hiệp định FLEGT của EU. Cuối cùng là vấn đề giá nguyên liệu, thực tế nguyên liệu gỗ ở Việt Nam không đủ đáp ứng cho nhu cầu chế biến gỗ XK. Từ nguồn tài nguyên gỗ bị cạn kiệt do khai thác bừa bãi mà ta phải nhập tới 80% gỗ nguyên liệu. Hiện giá nguyên vật liệu gỗ đang tăng do nạn cháy rừng, lũ lụt, môi trường suy thoái… Nhiều nước như Lào, Myanma, Inđônêxia - vốn là bạn hàng cung cấp đồ gỗ nguyên liệu chủ yếu cho Việt Nam - nay đã ra lệnh cấm XK gỗ thô, nên công ty phải nhập gỗ qua sơ chế, giá thành đắt. Hơn nữa, chi phí cho cước vận chuyển cũng không nhỏ, do giá dầu mỏ và nhiên liệu thế giới
  • 40. Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính 39 Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09 tăng; ước tính trong 3 năm qua, giá nguyên liệu gỗ vào Việt Nam đã tăng từ 20-22%. Điều này làm giảm đáng kể lợi nhuận của công ty do tỷ trọng gỗ phụ liệu trong giá XK sản phẩm gỗ tăng mạnh. 2.2.2. Tình hình tổ chức và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở CTCP SX bao bì và hàng xuất khẩu. 2.2.2.1. Tình hình cơ cấu và sự biến động của vốn kinh doanh Tìnhhìnhcơ cấuvàsựbiếnđộngvốnkinh doanhđược thể hiện ở bảng 2 Nhận xét khái quát: Xem xét tổng quát tình hình sử dụng vốn kinh doanh của công ty qua Bảng 2.3 : “Cơ cấu tài sản và nguồn vốn công ty năm 2009”. Như vậy tính đến 31/12/2009 tổng nguồn vốn kinh doanh của công ty là 295,213,288 (nghìn đồng) giảm 78,705,713 (nghìn đồng) so với thời điểm này năm trước, với tỷ lệ giảm tương ứng là 26,46%. Như vậy năm 2009 quy mô vốn của công ty đã giảm so với năm 2008. Điều này chứng tỏ công ty đã thực hiện việc giảm đầu tư vốn vào sản xuất kinh doanh. Trong đó: VLĐ là 168,877,404 nghìn đồng chiếm tỷ trọng 77,79% trong tổng VKD, và nó đã giảm 82,121,037 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 32,72% so với 2008. VLĐ chiếm tỷ trọng lớn nhất là các khoản phải thu ngắn hạn (chiếm 85,02%) và hàng tồn kho(chiếm 10,45%). Tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỷ trọng 1,02 % giảm 77,11 % so với năm 2008. VCĐ là 48,230,171 nghìn đồng chiếm 22,21% trong tổng VKD, tăng 4,015,324 nghìn đồng, tăng tương ứng với tỷ lệ 7,23%. Chiếm tỷ trọng chủ yếu trong VCĐ là vốn đầu tư vào TSCĐ (chiếm 98,26%) và sự tăng của VCĐ cũng là do tăng của TSCĐ (do trong năm công ty thực hiện việc đầu tư
  • 41. Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính 40 Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09 mua sắm mới tài sản cố định nhiều). Qua việc xem xét cơ cấu vốn của công ty cho thấy: tỷ trọng VLĐ chiếm phần lớn trong tổng VKD của công ty (đầu năm chiếm 85,02% và cuối năm 2009 chiếm 77,79 %) có cơ cấu vốn như vậy đó là do đặc điểm kinh doanh của công ty chi phối vì công ty là công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu nên đòi hỏi nguyên vật liệu đầu vào nhiều do đó cần một lượng lớn VLĐ để đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh trong khi có lượng vốn bị khách hàng chiếm dụng thông qua tín dụng nhà cung cấp lớn và hàng tồn kho nhiều. Như vậy, nhìn chung công ty có một cơ cấu VKD tương đối phù hợp với đặc thù của ngành. 2.2.2.2. Tình hình cơ cấu và biến động của nguồn vốn kinh doanh VKD luôn được tài trợ từ những nguồn nhất định, do đó hiệu quả sử dụng VKD không thể tách rời việc huy động nguồn tài trợ. Huy động vốn kịp thời, với chi phí hợp lý là một tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của DN. Tình hình cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn cũng được thể hiện qua Bảng 2.3 : “Cơ cấu tài sản và nguồn vốn công ty năm 2009”. Xét trên góc độ quyền sở hữu thì VCSH ở thời điểm cuối năm 2009 là 10,659,413 nghìn đồng tăng 1,017,371 nghìn đồng, với tỷ lệ tăng tương ứng là 1,07%, chủ yếu là do vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng 891,816 nghìn đồng tuy nhiên tỷ trọng vốn chủ sở hữu lại giảm 1,07% so với năm 2008. Lí giải cho sự giảm tỷ trọng đố là do nguồn kinh phí và quỹ khác tăng 125,555 nghìn đồng với tỷ lệ tăng 111,11%. Tại ngày 31/12/2009 nợ phải trả của công ty là 206,448,162 nghìn đồng chiếm 95,09% trong tổng VKD của công ty, giảm 79,123,084 nghìn
  • 42. Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính 41 Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09 đồng so với năm trước, với tỷ lệ giảm tương ứng là 27,71%. Đến cuối năm 2009 do nợ phải trả giảm đi nên làm cho hệ số nợ của công ty lên giảm đi Hệ số nợ 31/12/2008 = 285,571,246/295,213,288 = 0,967 Hệ số nợ 31/12/2009 = 206,448,162/217,107,575 = 0,95 Hệ số nợ của công ty giảm đi chưa thể khẳng định mức độ rủi ro trong thanh toán là cao mà cần phải xem xét các nhân tố khác. Hệ số nợ của công ty giảm từ 0,967 năm 2008 xuống còn 0,95 năm 2009. Tuy nhiên việc giảm hệ số nợ thể hiện công ty đã giảm mức độ sử dụng của đòn bẩy tài chính, việc giảm mức độ sử dụng đòn bảy tài chính của công ty có lợi hay không ta cần xem xét. Nếu tỷ suất sinh lời trên tổng vốn (ROA) mà lớn hơn lãi suất tiền vay thì việc sử dụng đòn bảy tài chính sẽ khuyếch đại được tỷ suất lợi nhuận VCSH (ROE), ngược lại thì việc sử dung đòn bảy tài chính sẽ làm sụt giảm ROE .  Để đánh giá cụ thể hơn về các khoản nợ phải trả, ta đi xem xét chi tiết các khoản trong nợ phải trả của công ty qua Bảng 2.4:"Tình hình công nợ Công ty 2 năm 2008- 2009 "
  • 43. Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính 42 Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09 Bảng 2.4 Tình hình công nợ Công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu hai năm 2008 và 2009 Đơn vị tính: nghìn đồng Chỉ tiêu 31/12/2008 31/12/2009 Chênh lệch Số tiền T.lệ(%) A.Các khoản phải thu 209,431,585 143,586,650 (65,844,935) (31.44) I.Các khoản PT ngắn hạn 209,431,585 143,586,650 (65,844,935) (31.44) 1.Phải thu khách hàng 196,240,598 129,925,746 (66,314,852) (33.79) 2.Trả trước cho người bán 10,115,002 9,959,158 (155,844) (1.54) 3.Phải thu khác 3,075,986 3,701,745 625,759 20.34 II.Các khoản PT dài hạn B.Nợ phải trả 285,571,246 206,448,162 (79,123,084) (27.71) I. Nợ ngắn hạn 254,873,159 168,703,210 (86,169,949) (33.81) 1.Vay và nợ ngắn hạn 210,325,144 148,815,783 (61,509,361) (29.24) 2.Phải trả người bán 29,876,371 8,410,998 (21,465,373) (71.85) 3.Người mua trả tiền trước 3,153,325 2,229 (3,151,096) (99.93) 4.Thuế và các khoản PN NN 3,111,278 2,405,024 (706,254) (22.70) 5.Phải trả người LĐ 156,738 144,201 (12,537) (8.00) 6.Chi phí phải trả 5,123,284 60,000 (5,063,284) (98.83) 7.Các khoản PTPN NH khác 3,127,018 8,864,974 5,737,956 183.50 II.Nợ dài hạn 30,698,087 37,744,952 7,046,865 22.96 1.Vay và nợ dài hạn 30,698,087 37,744,952 7,046,865 22.96 Qua bảng trên ta thấy tình hình nợ phải trả của công ty năm 2009 giảm 79,123,084 nghìn đồng , với tỷ lệ giảm tương ứng là 27,71%. Trong đó giảm chủ yếu là nợ ngắn hạn, nợ ngắn hạn tại thời điểm 31/12/2009 là 168,703,210 nghìn đồng giảm 86,169,949 nghìn đồng, với tỷ lệ giảm là 33,81%.
  • 44. Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính 43 Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09 Trong nợ ngắn hạn của công ty, chiếm tỷ trọng chủ yếu là các khoản vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng, và các khoản công ty chiếm dụng được. Đến cuối năm 2009 vay và nợ ngắn hạn của công ty là 148,815,783 nghìn đồng giảm 61,509,361 nghìn đồng so với năm 2008, với tỷ lệ tăng tương ứng là 29,24%. Trong đó các khoản phải trả người bán giảm 21,465,273 nghìn đồng (71,85%), người mua trả tiền trước và thuế và các khoản phải nộp nhà nước giảm nhiều : người mua trả tiền trả tiền trước giảm nhiều nhất với mức giảm 3,151,096 nghìn đồng với tốc độ giảm mạnh 99,93%, đó là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm cho nhu cầu về sản phẩm của công ty giảm mạnh, lượng đơn đặt hàng ít. Khoản giảm này là dấu hiệu rất bình thường đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.Do đó kéo theo Thuế và các khoản phải nộp nhà nước giảm đi 706,254 nghìn đồng với tỷ lệ giảm tương ứng là 22,7% .Bên cạnh đó các khoản chi phí phải trả cũng giảm mạnh vớí mức giảm là 5,063,284 tưong ứng với mức giảm 98,83%, đây là dấu hiệu đáng mừng của công ty. Vay và nợ ngắn hạn luôn là những khoản chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nợ ngắn hạn của công ty. Trong năm 2009 vay và nợ ngắn hạn đã giảm 61,509,361 nghìn đồng với tỷ lệ giảm 29,24%, điều này chứng tỏ công ty đã quan tâm hơn tới sự an toàn trong kinh doanh. Công ty giảm các khoản vay ngắn hạn vì các khoản vay ngắn hạn có thời gian trả lãi và gốc rất nhanh, do đó có thể ảnh hưởng lớn đến tình hình tài chính và khả năng thanh toán của của công ty trong trường hợp hoạt động SXKD kém hiệu quả. Phải trả người bán tại ngày 31/12/2009 là 29,876,371 nghìn đồng giảm 21,465,373 nghìn đồng , với tỷ lệ tăng là 71,85%, điều đó chứng tỏ công ty đã giảm khoản chiếm dụng từ nhà cung cấp, việc giảm các khoản
  • 45. Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính 44 Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09 này sẽ có thể làm tăng chi phí sử dụng vốn của mình. Khoản phải trả người lao động trong năm đã giảm 12,537 nghìn đồng với tỷ lệ giảm 8%. Ở đây cũng có thể do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, việc kinh doanh không thuận lợi nên công ty đã tinh giảm bộ máy nhân sự ở những bộ phận không thực sự cần thiết, người lao động bằng cách giảm bớt sự chiếm dụng vốn từ người lao động, nên làm giảm khoản phải trả này. Tuy nhiên các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác lại tăng 5,737,956 nghìn đồng với tỷ lệ tăng 183,5% đây là một dấu hiệu cho thấy công ty đang gặp một số vấn đề về việc chiếm dụng vốn. Sau khi xem xét tình hình chung, ta có thể khái quát về tình hình tài chính của công ty như sau: - Về cơ cấu VKD: Tỷ trọng VLĐ chiếm trong tổng VKD là 77,79%, VCĐ chiếm 22,21%. Trong năm qua công ty đã có sự điều chỉnh cơ cấu VKD, VLĐ năm 2009 giảm 7,23% tương ứng với VCĐ tăng 7,23%. - Về nguồn hình thành vốn kinh doanh: VKD của công ty phần lớn được hình thành từ nợ vay (năm 2008 chiếm 96,73 %, năm 2008 chiếm 95,09%). Vốn chủ sở hữu chiếm 3,27% năm 2008 và 4,91% năm 2009, VKD của công ty được tài trợ bằng nguồn vốn tạm thời nhiều hơn năm 2008. Nguồn vốn lưu động thường xuyên của công ty âm thể hiện tình hình tài chính có nhiều bất ổn. Xem xét tình hình thực tế ta thấy công ty đang duy trì cơ cấu nguồn vốn như trên là do : - Lĩnh vực hoạt động chính của công ty là sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu. Vì vậy cần số lượng nguyên vật liệu lớn do đó đòi hỏi nhiều VLĐ
  • 46. Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính 45 Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09 để đáp ứng nhu cầu sản xuất của công ty. - Do đặc điểm luân chuyển của VLĐ thường nhanh và ngắn hơn rất nhiều so với VCĐ nên công ty đã sử dụng mô hình tài trợ VLĐ chủ yếu là nguồn vốn tạm thời và một phần một phần nguồn vốn thường xuyên. Việc sử dụng vốn tạm thời có thể giúp công ty linh hoạt hơn trong việc tổ chức nguồn vốn và công ty có thể phát huy được hiệu quả của đòn bảy tài chính, nhưng lại có điểm bất lợi là đòi hỏi công ty phải trả nợ trong một thời gian ngắn nên dễ làm cho công ty rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán khi tình hình kinh doanh của công ty gặp khó khăn. Các số liệu này mới chỉ cung cấp những thông tin bước đầu để đánh giá chính xác hơn phải kết hợp với các tài liệu khác và tình hình thực tế của công ty trong những năm qua. 2.2.2.3. Tình hình tổ chức, sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn cố định. 2.2.2.3.1. Tình hình tổ chức và sử dụng vốn cố định. Vốn cố định là một bộ phận quan trọng trong VKD của công ty, có ý nghĩa quyết định đến năng lực sản xuất của công ty. Vốn cố định tính đến thời điểm 31/12/2009 là 48,230,171 nđ chiếm 22,21% vốn kinh doanh. Trong đó vốn đầu tư vào tài sản cố định là 47,390,385 nđ, tương ứng với tỉ trọng trong vốn cố định là 98.26%, đầu tư tài chính dài hạn là 839,786 nđ, chỉ chiếm 1.74% vốn cố định. Cơ cấuvà sựbiếnđộngcủatàisảncốđịnh(được thể hiệnở bảng2.4) - Tài sản cố định của Công ty là 43,692,977 nđ và tăng lên 47,390,385 nđ vào cuối năm. Như vậy, tài sản cố định đã tăng 3,697,408 nđ tương ứng với tỉ lệ tăng là 8.46%. Tài sản cố định bao gồm tài sản cố định hữu hình, tài
  • 47. Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính 46 Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09 sản cố định vô hình, chi phí xây dựng cơ bản dở dang. Công ty không có khoản mục tài sản cố định thuê tài chính và bất động sản đầu tư. Tài sản cố định tăng trong kì là do tất cả các khoản mục trên đều tăng. - Chi phí xây dựng cơ bản dở dang của Công ty tăng từ 25,966,674 nđ vào đầu năm lên 30,977,219 nđ vào cuối năm, tương ứng với tỉ lệ tăng 60,92%. Chúng ta thấy rằng trong năm 2009 Công ty đã có những nỗ lực trong việc hoàn thành, nhanh chóng đưa vào sử dụng. Tuy nhiên vẫn còn nhiều dụ án đang dang dở, mặc dù có những nỗ lực trong việc hoàn thành các dự án kinh doanh. Sở dĩ như vậy là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Kéo theo ảnh hưởng bất thường của giá cả vật tư trên thị trường, lãi suất vay ngân hàng tăng mạnh trong giai đoạn nửa cuối năm 2008, việc chậm điều chỉnh giá và hợp đồng với chủ đầu tư. Tất cả những lí do trên làm cho chi phí dở dang của Công ty còn lớn, làm ứ đọng vốn, giảm hiệu quả sử dụng vốn. Cơ cấu tài sản cố định không có sự thay đổi đáng kể. Cụ thể: Tỉ trọng tài sản cố định hữu hình giảm 98,82% xuống còn 98,26%. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng tỉ trọng từ 59,43 % lên 65,37 %. Sở dĩ có sự thay đổi đó là do trong kì Công ty không mua sắm nhiều TSCĐ hữu hình trong khi đó chi phí xây dựng cơ bản dở dang lại tăng lên. Tình hình khấu hao và giá trị còn lại của tài sản cố định Để phản ánh đầy đủ hơn năng lực họat động của TSCĐ, chúng ta đi xem xét mức độ hao mòn và giá trị còn lại của các loại tài sản cố định hữu hình (được thể hiện ở Bảng 2.5 )
  • 48. Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính 47 Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09 Bảng 2.5 Tình hình tăng giảm TSCĐ HH Đơn vị tính 1000 VNĐ Chỉ tiêu Nguyên giá TSCĐ HH Hao mòn lũy kế Giá trị còn lại Tỷ lệ Nhà cửa,vật chất,kiến trúc 24,744,971 10,599,752 14,145,219 57.16 Máy móc,thiết bị 1,539,670 934,057 605,613 39.33 Phương tiện vận tải 2,774,397 1,525,327 1,249,070 45.02 Thiết bị quản lý 653,919 379,825 274,094 41.92 TS CĐHH khác 314,099 174,930 139,169 44.31 Nhìn chung GTCL của TSCĐ dùng trong SXKD đang ở mức bình quân là 54,6%. Đi tìm hiểu cụ thể từng loại tài sản: - Nhà cửa, vật kiến trúc: GTCL đến cuối năm 2009 là 14,145,219
  • 49. Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính 48 Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09 (nghìn đồng), GTCL so với NG còn 57,16%. Do đặc điểm riêng của loại TS này ít bị ảnh hưởng bởi khoa học kỹ thuật và không tham gia trực tiếp làm tăng khả năng sinh lời của đồng vốn nên trong danh mục đầu tư có thể chưa cần đầu tư cho loại tài sản này. Do vậy trong năm vừa qua công ty đã không xây mới, sửa chữa nhà cửa, trong khi đó vẫn phải tính khấu hao nên giá trị còn lại của loại tài sản này đã giảm 5,15% so với đầu năm. - Máy móc thiết bị có giá trị còn lại đến cuối năm là 605,612 nđ, GTCL so với NG là 39,33%. Như vậy giá trị còn lại và tỉ lệ giá trị còn lại trên nguyên giá của máy móc thiết bị ở đầu năm và cuối năm là thấp, hơn thế nó lại có xu hướng giảm về cuối năm. Trong máy móc thiết bị có những tài sản đã gần khấu hao hết giá trị, lại có những tài sản có (%) GTCL là rất lớn. Trong thời gian tới Công ty cần thực hiện thanh lý, nhượng bán những máy móc thiết bị đã hết thời hạn khấu hao nhằm nâng cao năng lực sản xuất của Công ty. - Phương tiện vận tải là loại TSCĐ chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng TSCĐ hữu hình và cũng là loại tài sản được thanh lí và mua mới nhiều nhất trong năm vừa qua. GTCL của loại tài sản này là 1,249,070 nđ, (%) GTCL là 45,02%. Qua nghiên cứu cho thấy rằng phương tiện vận tải vẫn đủ khả năng phục vụ hoạt động sản xuất. Phương pháp khấu hao: Công ty sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng, tỷ lệ khấu hao được tình theo tỉ lệ khấu hao quy định tại Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC và thời gian để tính khấu hao là thời gian sử dụng ước tính của tài sản. Chúng ta thấy rằng lĩnh vực hoạt động của Công ty là rộng trong đó
  • 50. Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính 49 Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09 có lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Đây là lĩnh vực này có nhiều loại máy móc đang bị hao mòn vô hình lớn bởi sự phát triển của khoa học kĩ thuật (chẳng hạn như dây chuyền sản xuất bao bì PP), nếu sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng chung cho tất cả loại máy móc này thì sẽ không phản ánh chính xác mức độ hao mòn thực tế của từng loại tài sản làm cho khả năng thu hồi vốn chậm. Về cơ chế quản lí tài sản cố định: Công ty trực tiếp quản lí những tài sản có giá trị lớn, còn tài sản có giá trị nhỏ thì giao cho các đội sản xuất quản lí và sử dụng, những tài sản có đặc thù riêng phù hợp với hoạt động ở các bộ phận cũng được giao trực tiếp cho các bộ phận quản lí. Công ty cũng tách biệt công tác bảo quản (thuộc về phòng cơ khí-cơ giới) với công việc ghi chép các nghiệp vụ (phòng kế toán-tài chính). Công ty có một hệ thống bảo quản lí TSCĐ: kho bãi, hàng rào bảo vệ, phân định trách nhiệm bảo vệ TSCĐ quy định chặt chẽ việc đưa TSCĐ ra khỏi doanh nghiệp. Còn đối với các thiết bị quản lí Công ty thực hiện quản lí theo phòng ban, giao tài sản cố định cho từng phòng ban gắn trách nhiệm của mỗi cá nhân vào tài sản vì vậy mà hiệu quả sử dụng của tài sản tăng lên tránh tình trạng sử dụng lãng phí. Đồng thời cũng để quản lí về mặt giá trị thì hằng năm Công ty đều tiến hành tính toán đầy đủ chi phí khấu hao TSCĐ và phân bổ chi phí khấu hao vào giá thành sản phẩm, xác định đúng nguyên giá và giá trị còn lại của TSCĐ đầu tư, mua sắm, điều chuyển, đồng thời cũng tiến hành kiểm kê, theo dõi tình hình tăng giảm giá trị TSCĐ khi tiến hành sửa chữa, nâng cấp cải tiến và đánh giá lại TSCĐ. Nhờ cơ chế quản lí tài sản cố định này mà công ty đã huy động được tối ưu các tài sản vào sản xuất tránh được tình trạng hao mòn vô hình và lãng phí tài sản. Công ty không có tài sản chưa cần dùng, không
  • 51. Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính 50 Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09 cần dùng, những tài sản hoạt động kém hiệu quả đều được tu bổ và sửa chữa kịp thời đưa vào sản xuất. - Các khoản đầu tư tài chính khác tăng từ 521,870 nđ vào đầu năm lên đến 839,786 nđ vào cuối năm, tương ứng với tỉ lệ tăng là 60,92%. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn của Công ty chủ yếu là chi phí trả trước dài hạn. Điều này thể hiện mục đích đầu tư mở rộng, đa dạng hóa sản phẩm của Công ty. Nhận xét chung: Cơ cấu phân bổ vốn cố định của Công ty là khá hợp lí, tuy nhiên trong năm 2009 mức đầu tư vào tài sản cố định của Công ty là khá thấp, giá trị còn lai của TSCĐ chỉ còn chưa đầy một nửa so với nguyên giá ngay cả đối với máy móc thiết bị và phương tiện vận tải là loại tài sản có ảnh hưởng trực tiếp đến họat động sản xuất kinh doanh của Công ty. Cơ chế quản lí và phương pháp khấu hao của Công ty cũng khá hợp lí mặc dù có những hạn chế nhất định. 2.2.2.3.2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định Trên đây là những nét chung về tình trạng và cách quản lý sử dụng TSCĐ ở CTCP Sản xuất Bao bì và hàng xuất khẩu. Nhưng để phản ánh chính xác nhất ảnh hưởng cụ thể của chúng đến doanh thu và lợi nhuận của công ty trong thời gian qua, chúng ta đi xem xét một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty (được thể hiện ở Bảng 2.6 Hiệu quả sử dụng VCĐ ) + Hiệu suất sử dụng vốn cố định không ngừng tăng lên qua các năm, tuy nhiên lại giảm mạnh trong năm 2009. Hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2009 là 8,05 tức là một đồng vốn cố định tham gia kinh doanh trong kì
  • 52. Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính 51 Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09 sẽ tạo ra 8,05 đồng doanh thu thuần. Sở dĩ hiệu suất sử dụng vốn cố định giảm đi trong kì là do doanh thu thuần giảm xuống và vốn cố định bình quân tăng lên nhưng tốc độ tăng của vốn cố định tăng nhẹ hơn so với tốc độ giảm của doanh thu thuần làm cho hiệu suất sử dụng vốn cố định càng giảm mạnh. Tốc độ giảm của doanh thu thuần là 26,45% trong khi đó tốc độ tăng của vốn cố định chỉ là 65,83%. Ở đây chúng ta sẽ không đi phân tích vì sao trong năm 2009 doanh thu thuần của Công ty lại giảm mạnh như vậy mà chỉ xem xét vì sao vốn cố định lại tăng lên và chỉ tăng với tốc độ 65,83 %, điều này đã hợp lí hay chưa? Như đã phân tích ở phần cơ cấu và sự biến động của vốn kinh doanh, vốn cố định của Công ty tăng lên một phần nhỏ là nhằm mở rộng quy mô sản xuất, tăng năng lực sản xuất cho Công ty mà chủ yếu là do Công ty có khoản trả trước dài hạn để thực hiện mục tiêu đa dạng hóa ngành nghề của doanh nghiệp. Đây là một khoản đầu tư mang lại giá trị kinh tế cho Công ty trong tương lai. Trong kì Công ty không đầu tư nhiều vào tài sản cố định, một phần là do năng lực sản xuất của tài sản cố định của doanh nghiệp còn tốt và mặt khác là do khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của Công ty trong kì rất hạn chế, trong khi đó vào nửa cuối năm 2009 giá cả tất cả các loại máy móc thiết bị tăng cao - đây là một tình trạng chung của toàn bộ nền kinh tế Việt Nam trong cơn suy giảm kinh tế năm 2008 và sẽ kéo dài đến năm 2010- đây không phải là dịp để Công ty thực hiện mua sắm máy móc thiết bị. Hơn nữa cầu về sản phẩm của Công ty trong năm giảm cho nên chưa cần thiết phải đầu tư thêm vào máy móc thiết bị. Như vậy có thể đánh giá việc vốn cố định giảm trong kì là hợp lí. Nhận xét chung: Hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty trong kì
  • 53. Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính 52 Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09 giảm xuống mạnh, vì vậy đòi hỏi Công ty phải có những biện pháp cụ thể để tăng doanh thu và nên đầu tư thêm tài sản cố định để tăng năng lực, mở rộng quy mô sản xuất. 2.2.2.4. Tình hình tổ chức, sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn lưu động Là một trong hai bộ phận của VKD, VLĐ là thành phần vốn chiếm vị trí đặc biệt quan trọng , quyết định đến sự tồn tại và phát triển của công ty. Vì vậy, việc quản lý, sử dụng VLĐ là hết sức khó khăn và việc nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ là rất cần thiết trong nền KTTT hiện nay. Căn cứ theo bảng 2.3 Bảng cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty năm 2009 ta thấy rằng VLĐ cuối năm là 168,877,404 nđ, giảm 82,121,037 nđ so với đầu năm, tỉ lệ giảm là 32.72%. Tài sản ngắn hạn giảm là do tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho giảm; trong khi đó khoản tài sản ngắn hạn khác lại tăng lên. Công ty không có các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. Cơ cấu tài sản ngắn hạn cũng có sự thay đổi theo hướng giảm tiền và các khoản tương đương tiền, giảm hàng tồn kho; tăng các khoản phải thu, các khoản tài sản ngắn hạn khác. Các số liệu trên mới chỉ đưa ra một cái nhìn khái quát về cơ cấu VLĐ của công ty. Để phân tích, đánh giá sát thực ta cần kết hợp xem xét đặc điểm và tình hình sử dụng thực tế VLĐ. 2.2.2.4.1. Vốn bằng tiền và khả năng thanh toán Tiền và các khoản tương đương tiền đầu năm là 7,528,437 nđ, cuối năm là 1,723,363 nđ, tức là giảm 5,805,074 nđ tương ứng với tỉ lệ giảm là 77.11%. Lượng tiền giảm là do cả tiền gửi ngân hàng và tiền mặt tại quỹ giảm. Sở dĩ, trong năm 2009 là năm công ty gặp nhiều khó khăn trong hoạt
  • 54. Chuyên đề tốt nghiệp Học Viện Tài Chính 53 Đặng Hữu Hoàng CQ 44/11.09 động kinh doanh, doanh số bán ra giảm đáng kể nên tiền thu từ hoạt động kinh doanh cũng giảm mạnh. Dẫn tới luợng tiền mặt công ty dự trữ tại quỹ và trong tài khoản ở ngân hàng giảm. Việc dự trữ lượng tiền và tương đương tiền nhỏ như vậy ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của công ty như thế nào? Trả lời câu hỏi này ta đi nghiên cứu các chỉ số phản ánh khả năng thanh toán của công ty theo bảng sau. Bảng 2.6 Hệ số khả năng thanh toán của Công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Chênh lệch 08/07 Chênh lệch 09/08 Giá trị T.lệ(%) Giá trị T.lệ(%) I II III IV V VI VII VIII 1.Khả năng TT tổng quát 1.056 1.034 1.052 (0.022) (2.08) 0.018 1.74 2.Khả năng TT hiện thời 1.001 0.985 1.001 (0.016) (1.6) 0.016 1.6 3.Khả năng TT nhanh 0.921 0.864 0.896 (0.057) (6.19) 0.032 3.7 4.Khả năng TT tức thời 0.196 0.029 0.010 (0.167) (85.2) (0.019) (65.52) 5.Khả năng TT lãi vay 1.184 1.137 1.149 (0.047) (3.97) 0.012 1.06 Thông qua chỉ tiêu khả năng thanh toán tổng quát ta thầy tình hình đảm bảo các khoản nợ băng tổng tài sản của công ty vẫn luôn ở mức độ an toàn tuy có sự biến động đôi chút. Năm 2007 khả năng thanh toán tổng quát của công ty là 1.056, năm 2008 hệ số này giảm xuống còn 1.034. Điều này là do tác động của ngoại cảnh, khi nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng lâm vào tình trạng khủng hoảng. Gây khó khăn chung cho hầu hết các doanh nghiềp do ảnh hưởng của lạm phát, bão giá thị trường, lãi suất tăng cao do nhà nước thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, tất cả đã tác động khiến khả năng thanh toán của công ty giảm sút. Tuy