SlideShare a Scribd company logo
1 of 98
i
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
ĐẶNG THỊ LONG
PHONG TRÀO CHỐNG PHÁ ẤP CHIẾN LƢỢC
Ở KHÁNH HÒA (1961-1965)
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60220313
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS. TS. TRƢƠNG CÔNG HUỲNH KỲ
Huế, năm 2018
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên
cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu
ghi trong luận văn là trung thực, được các đồng tác
giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố
trong bất kỳ một công trình nào khác.
TÁC GIẢ
iii
LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Lãnh đạo
trường ĐHSP Huế, Khoa Lịch sử, Phòng Sau Đại học, Giảng viên trong và ngoài
nhà trường đã nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn, tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với PGS.TS. Trương Công
Huỳnh Kỳ, người thầy, người hướng dẫn khoa học đã tận tâm giúp đỡ và động viên
tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn với những kiến thức sâu
rộng, kinh nghiệm quý báu.
Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn:
- Lãnh đạo Trung tâm Lưu trữ Lịch sử tỉnh Khánh Hòa; Bộ phận liên quan
công tác Lưu trữ Lịch sử Tỉnh.
- Ban giám hiệu trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Khánh Hòa
- Tập thể tổ Xã hội trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Khánh Hòa
- Lãnh đạo Bảo tàng Lịch sử và Thư Viện Tỉnh Khánh Hòa
- Tập thể lớp Cao học Lịch sử K25 Trường ĐHSP Huế
- Gia đình bạn bè và đồng nghiệp,…
Đã động viên khích lệ, đóng góp ý kiến, cung cấp tài liệu, tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt qua trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn luận văn sẽ không tránh khỏi
những thiếu sót, tác giả kính mong nhận được sự góp ý, chỉ dẫn quý báu của hội
đồng khoa học, các thầy giáo, cô giáo và đồng nghiệp để tác giả tiếp tục hoàn thiện
luận văn của mình, góp phần vào sự phát triển của ngành giáo dục và đào tạo./.
Huế, Tháng 10 năm 2018
Tác giả
1
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa………………………………………………………………………...i
Lời cam đoan…...…………………………………………………………………...ii
Lời cảm ơn………………………………………………………………………….iii
MỤC LỤC…………………………………………………………………………...1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT…………………………………………………4
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………….5
1.Lí do chọn đề tài…………………………………………………………………...5
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề………………………………………………………..6
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu………………………………………………..7
3.1. Mục đích nghiên cứu…………………………………………………………....7
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu…………………………………………………………...8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………………………...8
4.1. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………………..8
4.2. Phạm vi nghiên cứu……………………………………………………………..8
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu……………………………………....8
5.1. Nguồn tài liệu…………………………………………………………………...9
5.2. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………..9
6. Những đóng góp của luận văn…………………………………………………....9
7. Bố cục luận văn…………………………………………………………………...9
NỘI DUNG……………………………………………………………………….....11
Chƣơng 1. PHONG TRÀO CHỐNG, PHÁ ẤP CHIẾN LƢỢC Ở KHÁNH
HÒA TỪ 1961 ĐẾN 1963………………………………………………………...11
1.1.Những nhân tố tác động đến phong trào chống, phá ấp chiến lược ở
Khánh Hòa……….………………………………………………………………11
1.1.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế, xã hội………………………………………..11
1.1.1.1.Điều kiện tự nhiên và kinh tế ……………………………………………...11
1.1.1.2.Điều kiện xã hội và dân cư…………………………………………………12
1.1.2. Truyền thống yêu nước và cách mạng của nhân dân Khánh Hòa…………...13
2
1.1.3 Phong trào đấu tranh chống Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở Khánh Hòa từ
1954 đến 1960……………………………………………………………………..15
1.2. Sự thiết lập ấp chiến lược của Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở Khánh Hòa…………19
1.2.1. Quá trình triển khai ấp chiến lược ở Khánh Hòa………………………………...19
1.2.1.1. Khái quát về ấp chiến lược……………………………………………………19
1.2.1.2. Mỹ và chính quyền Sài Gòn triển khai ấp chiến lược ở Khánh Hòa……...22
1.3. Chủ trương của Đảng các cấp về chống, phá ấp chiến lược từ 1961-1963…....25
1.3.1. Chủ trương của Trung ương Đảng về đấu tranh chống phá Ấp chiến lược……...25
1.3.2. Chủ trương của Trung ương Cục miền Nam, Khu ủy khu VI về chống,
phá ấp chiến lược………………………………………………………………….27
1.3.3. Chủ trương của Tỉnh ủy Khánh Hòa về chống, phá ấp chiến lược……………....31
1.4. Sự chuẩn bị lực lượng về mọi mặt…………………………………………….31
1.5. Đấu tranh chống, phá ấp chiến lược ở Khánh Hòa từ 1961 đến 1963………..32
1.5.1. Phong trào chống dồn dân lập ấp chiến lược Khánh Hòa từ 1961 đến 1963..33
1.5.2. Phong trào phá ấp chiến lược ở Khánh Hòa từ 1961 đến 1963…………………36
Tiểu kết chương 1 …………………………………………………………………..43
Chƣơng 2. PHONG TRÀO CHỐNG, PHÁ ẤP TÂN SINH Ở KHÁNH HÒA
TỪ 1964 ĐẾN 1965……………………………………………………………….45
2.1. Sự thay đổi từ ấp chiến lược thành ấp tân sinh của Mĩ và chính quyền Sài
Gòn ở Khánh Hòa từ 1964 đến 1965………………………………………………45
2.2. Chủ trương của Đảng trong việc chống phá ấp tân sinh của Mĩ và chính
quyền Sài Gòn từ 1964 đến 1965…………..………………………………………49
2.2.1. Chủ trương của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Trung ương Cục
miền Nam………………..…………………………………………………………49
2.2.2. Chủ trương của Khu ủy Khu V.……………………………………………..51
2.2.3.Chủ trương của Tỉnhh ủy Khánh Hòa……………………………………….51
2.3. Quá trình đấu tranh chống, phá ấp tân sinh ở Khánh Hòa từ 1964 đến 1965...52
2.3.1. Phong trào chống dồn dân, lập tân sinh ở Khánh Hòa năm 1964…………..52
3
2.3.2. Đồng khởi phá ấp tân sinh làm chủ vùng nông thôn đồng bằng Khánh Hòa
cuối 1964 đến nửa đầu năm 1965 …………………………………………………55
Tiểu kết chương 2………………………………………………………………….63
Chƣơng 3. ĐẶC ĐIỂM, Ý NGHĨA VÀ BÀI HỌC VỀ PHONG TRÀO
CHỐNG, PHÁ ẤP CHIẾN LƢỢC Ở KHÁNH HÒA TỪ 1961 ĐẾN 1965…...64
3.1. Đặc điểm của phong trào chống, phá ấp chiến lược ở Khánh Hòa từ
1961 – 1965………………………………………………………………………64
3.1.1. Diễn ra quyết liệt ngay từ đầu, liên tục và đồng loạt giữa các đị phương
với nhiều hình thức đấu tranh………………………..……………………………64
3.1.2. Phong trào chống phá ấp chiến lược ở nông thôn đồng bằng có sự phối
hợp chặt chẽ giữa với phong trào miền núi và phong trào đô thị…………………67
3.1.3. Có sự phối hợp của các lực lượng bên ngoài và bên trong nhưng chủ yếu
là lực lượng tại chỗ………..………………………………………………………69
3.2. Ý nghĩa của phong trào chống, phá ấp chiến lược ở Khánh Hòa từ 1961
đến 1965…………………...………………………………………………………73
3.2.1. Góp phần đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ và chính
quyền Sài Gòn ở Khánh Hòa………………………………………………………73
3.2.2. Góp phần giải phóng được một bộ phận nông thôn đồng bằng và nhiều
vùng, nhất là miền núi trở thành vùng làm chủ của lực lượng cách mạng..……….75
3.2.3. Khẳng định đường lối đấu tranh của Đảng là đúng, củng cố niềm tin và
tinh thần cho nhân dân trong cuộc đấu tranh cách mạng………………….………76
3.3. Bài học kinh nghiệm của phong trào chống, phá ấp chiến lược ở Khánh
Hòa từ 1961 đến 1965………………..……………………………………………79
3.3.1. Phải vận dụng phương châm “2 chân 3 mũi” trong đấu tranh………………79
3.3.2. Phải dựa vào dân, coi trọng dân, lấy dân làm gốc…………………………..84
Tiểu kết chương 3………………………………………………………………….86
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………88
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………..90
PHỤ LỤC
4
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
TT Viết tắt Viết đầy đủ
1 ACL Ấp chiến lược
2 ATS Ấp tân sinh
3 BCH TW Bộ Chính trị Trung ương Đảng
4 CQSG Chính quyền Sài Gòn
5 CTĐB Chiến tranh đặc biệt
6 QĐSG Quân đội Sài Gòn
7 TWCMN Trung ương Cục miền Nam
8 VNCH ViệT nam Cộng Hòa
5
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Phong trào Đồng Khởi 1959-1960 của nhân dân miền Nam, đã đẩy Mĩ và
chính quyền Sài Gòn (CQSG) rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Để cứu
vãn chế độ thực dân mới ở miền Nam, Mĩ thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc
biệt” (1961-1965). Đây là một loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ
nhằm bình định miền Nam trong vòng 18 tháng. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”
(CTĐB) được tiến hành bằng quân đội Sài gòn(QĐSG) là chủ yếu với vũ khí, kĩ
thuật và phương tiện chiến tranh Mĩ, cùng hệ thống cố vấn Mĩ chỉ huy. Thủ đoạn
của chiến lược CTĐB là sử dụng chiến thuật “trực thăng vận, thiết xa vận”, mở các
cuộc hành quân càn quét để bình định, đồng thời tiến hành dồn dân, lập “ấp chiến
lược” (ACL) được xem là quốc sách, là xương sống của chiến lược CTĐB. Mục
đích của Mĩ và CQSG trong việc lập ACL là nhằm tách lực lượng cách mạng ra
khỏi nhân dân để tiêu diệt. Đây là một trong những thủ đoạn Mĩ tiến hành hầu như
trong suốt thời kỳ từ 1961 đến 1975 ở miền Nam. Vì vậy, việc chống, phá ACL
thành công sẽ là yếu tố quyết định làm phá sản chiến lược CTĐB của Mĩ.
Khánh Hòa là một trong những địa bàn được Mĩ và CQSG quan tâm xây
dựng hệ thống ACL tương đối lớn, với tổng số 281 ấp, gồm nhiều loại hình khác
nhau. Việc thiết lập ACL ở đây cũng có những nét riêng. Mỹ và CQSG chủ trương
chia làm 3 vùng để lập ACL, nhưng chúng chỉ tạm thời thực hiện được ở vùng giáp
ranh núi và vùng chúng kiểm soát. Âm mưu của địch là tạo một vành đai trắng ở
vùng ven núi nhằm ngăn cách giữa đồng bằng với vùng căn cứ cách mạng. Chúng
tiến hành trước nhất ở những thôn, xã có phong trào kháng chiến mạnh, có vị trí
tiếp giáp với vùng rừng núi căn cứ của ta. Mỗi vùng chúng xây dựng một số ấp kiểu
mẫu rồi lan dần ra các địa phương khác. Vì vậy, cuộc đấu tranh phá ACL ở đây
cũng cũng diễn ra sôi nổi và có những nét đặc thù trong mối tương quan với phong
trào chống, phá ACL ở miền Nam Trung Bộ, góp phần làm thất bại chiến lược
CTĐB của Mĩ trên toàn miền Nam.
Đối với giới sử học trong và ngoài nước, vấn đề chống phá ACL đã được
quan tâm nghiên cứu với nhiều thành tựu đáng trân trọng trên các phương diện tổng
6
thể, từ âm mưu thủ đoạn của Mỹ, CQSG đến chủ trương của Đảng các cấp, diễn
biến, đặc điểm, vị trí, ý nghĩa, bài học kinh nghiệm của phong trào chống phá ACL.
Trong thành quả chung đó, phong trào chống, phá ACL ở Khánh Hòa trong CTĐB
của Mĩ đã được đề cập trong một số công trình lịch sử ở trung ương và địa phương
nhưng còn nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ như:
1. Những nhân tố tác động đến phong trào chống, phá ACL ở Khánh Hòa từ
1961 đến 1965
2. Những nét nổi bật về diễn biến qua các giai đoạn của phong trào chống,
phá ACL ở Khánh Hòa từ 1961 đến 1965.
3. Đặc điểm và ý nghĩa của phong trào này đối với cuộc kháng chiến chống
Mĩ cứu nước ở Khánh Hòa, khu vực Nam Trung Bộ và miền Nam Việt nam.
4. Từ trong quá khứ có thể rút ra được những bài học kinh nghiệm gì cho hiện tại.
Vì vậy, nghiên cứu vấn đề này sẽ có ý nghĩa khoa học và thực tiễn trên nhiều mặt:
Về khoa học: sẽ góp phần nâng cao nhận thức sâu sắc hơn, đầy đủ hơn về
“Phong trào chống, phá ACL ở Khánh Hòa (1961 – 1965)”. Đặc biệt là các khía
cạnh chưa nghiên cứu sâu như đặc điểm, bài học kinh nghiệm cũng như ý nghĩa
của phong trào đấu tranh chống, phá ACL ở Khánh Hòa trong cuộc đấu tranh chống
chiến lược CTĐB của quân dân miền Nam thời kì chống Mĩ.
Kết quả nghiên cứu vấn đề này sẽ góp phần vào kết quả nghiên cứu phong
trào chống, phá ACL ở miền Nam, đồng thời làm rõ hơn lịch sử địa phương Khánh
Hòa giai đoạn 1961-1965.
Về thực tiễn: đề tài này góp phần nâng cao lòng yêu nước cách mạng của nhân
dân Khánh Hòa, làm rõ vai trò của nhân dân Khánh Hòa đã cùng với nhân dân miền
Nam đánh bại chiến lược CTĐB, tạo ra nguồn dữ liệu để nghiên cứu biên soạn tài
liệu, giáo trình lịch sử hiện đại phục vụ cho việc giảng ở các cấp học tại địa phương.
Từ những lí do trên, chúng tôi quyết định chọn vấn đề “Phong trào chống,
phá ấp chiến lược ở Khánh Hòa (1961 – 1965)” để làm luận văn Thạc sĩ chuyên
ngành Lịch sử Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đã có một số công trình liên quan đến đề tài như:
7
- Thứ nhất, các công trình nghiên cứu về đấu tranh chống, phá ACL ở miền
Nam 1961-1965 như:
+ Nguyễn Công Thục “Phong trào đấu tranh chống phá ấp chiến lược của
Mĩ - Ngụy ở miền Nam Việt Nam (1963 - 1964)”.
+ Trần Thị Thu Hương“Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh chống phá quốc sách
ấp chiến lược của Mĩ Ngụy ở miền Nam Việt nam 1961-1965”.
Cả hai công trình này đã đi sâu nghiên cứu về phong trào chống phá ACL
trên toàn miền Nam; trong đó, có đề cập đến phong trào chống phá ACL ở Khánh
Hòa (1961-1965) dưới dạng khái quát.
- Thứ hai, các công trình nghiên cứu lịch sử địa phương có đề cập đến phong
trào chống, phá ACL ở Khánh Hòa (1961-1965) như:
+ Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa (2001), Lịch sử Đảng bộ Đảng
Cộng sản Việt Nam tỉnh Khánh Hòa (1930-1975), Nxb Chính trị Quốc gia chi
nhánh Nha Trang.
+ Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa(2003), Địa chí Khánh Hòa, Nxb Chính
trị Quốc gia
+ Hồ Hải Hưng, (2013), Đấu tranh chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”
của Mĩ và Việt Nam Cộng hòa (1961 - 1965), Tạp chí Lịch sử Quân sự số 258.
Những công trình trên trình bày về phong trào đấu tranh chống chiến lược
CTĐB của của Mĩ và CQSG ở Khánh Hòa trong giai đoạn 1961 - 1965, trong đó có
đề cập đến phong trào chống, phá ACL ở địa phương này.
Tuy có nhiều công trình đề cập đến phong trào đấu tranh chống, phá ACL ở
Khánh Hòa giai đoạn 1961 - 1965 song chỉ mới nghiên cứu một cách khái quát chưa
đi sâu vào cụ thể của phong trào diễn ra ở từng vùng, từng địa phương trên địa bàn
tỉnh Khánh Hòa. Mặt khác các công trình chưa đánh giá về đặc điểm, ý nghĩa cũng
như bài học của phong trào đối với tiến trình phát triển của lịch sử Khánh Hòa nói
riêng, miền Nam nói chung thời chống Mỹ. Luận văn “Phong trào chống, phá ấp
chiến lược ở Khánh Hòa (1961 - 1965)” sẽ góp phần giải quyết những yêu cầu trên.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
8
Tái hiện một cách đầy đủ, có hệ thống về phong trào đấu tranh chống, phá
ACL ở Khánh Hòa từ 1961 đến 1965. Từ đó, nêu lên những đặc điểm, ý nghĩa và
bài học mà phong trào này để lại cho lịch sử dân tộc và địa phương.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục đích trên, luận văn cần giải quyết được những nhiệm
vụ sau:
- Tiến hành tổng quan các công trình nghiên cứu và tài liệu nghiên cứu liên
quan đến đề tài để xác định mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
- Phân tích các điều kiện lịch sử tác động đến phong trào đấu tranh chống,
phá ACL ở Khánh Hòa từ 1961 đến 1965.
- Trình bày quá trình phát triển của phong trào đấu tranh chống, phá ACL ở
Khánh Hòa qua các giai đoạn: 1961-1963 và 1964-1965. Qua đó làm rõ phương
thức tiến hành, lực lượng tham gia và địa bàn đấu tranh.
- Phân tích về đặc điểm, đánh giá ý nghĩa và rút ra bài học của phong trào
chống, phá ACL ở Khánh Hòa trong thời kì chống chiến lược CTĐB của Mĩ và
CQSG ở miền Nam Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Phong trào chống, phá ACL ở Khánh Hòa từ 1961 đến 1965.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: tỉnh Khánh Hòa.
- Về thời gian: từ 1961 đến 1965.
- Nội dung: đề cập đến các điều kiện lịch sử, diễn biến, phương thức, lực
lượng, kết quả, đặc điểm, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm từ phong trào.
5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tài liệu
Luận văn này được hình thành trên cơ sở của nhiều nguồn tài liệu bao gồm:
- Các tài liệu văn kiện của cách mạng và CQSG hiện đang lưu trữ tại Trung
tâm Lưu trữ Quốc gia II; Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III; Trung tâm Lưu trữ Quốc
gia IV; Trung tâm Lưu trữ của UBND tỉnh Khánh Hòa; Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
9
Khánh Hòa; Văn phỏng Tỉnh ủy Khánh Hòa; Bảo tàng Khánh Hòa; Phòng Lưu trữ
của Ban Tuyên giáo tỉnh Khánh Hòa; Thư viện tỉnh Khánh Hòa…
- Các công trình nghiên cứu của các tập thể, cá nhân đã được xuất bản, công
bố trên các tạp chí khoa học, hội thảo khoa học liên quan đến phong trào đấu tranh
chống phá ACL ở Khánh Hòa.
- Các hồi ký và lời kể của một số đồng chí lão thành cách mạng, nhân chứng
lịch sử từng hoạt động ở địa bàn Khánh Hòa trong giai đoạn 1961 - 1965.
- Tư liệu, hình ảnh thu thập từ khảo sát thực địa có liên quan đến đề tài.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để làm sáng tỏ và có hệ thống những vấn đề cần giải quyết trên cơ sở tài liệu đã
có, chúng tôi vận dụng phương pháp luận sử học Mác-xit và tư tưởng Hồ Chí Minh,
quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam; sử dụng phương pháp lịch sử nhằm dựng lại
một cách có hệ thống về diễn biến của phong trào, kết hợp với phương pháp logic, đối
chiếu so sánh, phân tích để có cái nhìn tổng quát về bản chất, đặc điểm, ý nghĩa của
phong trào; thêm vào đó là phương pháp điền dã để thu thập tư liệu từ những di tích
lịch sử, nhân chứng…
6. Những đóng góp của luận văn
Sau khi hoàn thành, luận văn có những đóng góp sau:
- Khôi phục tương đối đầy đủ và hệ thống về “Phong trào chống, phá ấp
chiến lược ở Khánh Hòa (1961 – 1965)”.
- Phân tích làm rõ sự kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị, binh vận trong
cuộc đấu tranh chống, phá ACL ở Khánh Hòa.
- Nêu rõ được đặc điểm, khẳng định ý nghĩa, bài học của phong trào chống,
phá ACL ở Khánh Hòa đặt trong mối quan hệ so sánh với các địa phương trên cùng
khu vực Nam Trung Bộ.
- Bổ sung nguồn tư liệu vào việc tìm hiểu, nghiên cứu, giảng dạy lịch sử địa
phương Khánh Hòa.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung đề tài
được kết cấu làm 3 chương:
10
Chương 1: Phong trào chống, phá “ấp chiến lược” ở Khánh Hòa từ 1961
đến 1963
Chương 2: Phong trào chống, phá “ấp tân sinh” ở Khánh Hòa từ 1964 đến 1965.
Chương 3: Đặc điểm, ý nghĩa và bài học của phong trào chống, phá ấp chiến
lược ở Khánh Hòa trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.
11
NỘI DUNG
Chƣơng 1
PHONG TRÀO CHỐNG, PHÁ ẤP CHIẾN LƢỢC Ở KHÁNH HÒA
TỪ 1961 ĐẾN 1963
1.1. Những nhân tố tác động đến phong trào chống, phá ấp chiến lƣợc ở
Khánh Hòa
1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
1.1.1.1.Điều kiện tự nhiên và kinh tế
Khánh Hòa là một tỉnh ở miền duyên hải Nam Trung Bộ, nằm giữa vĩ tuyến
12 và 13, trong vòng cung Bắc - Nam của dải Trường Sơn. Phía Bắc giáp tỉnh Phú
Yên, phía Nam giáp Ninh Thuận, phía Tây giáp 2 tỉnh Đắc Lắc và Lâm Đồng, phía
Đông giáp biển Đông. Diện tích đất liền: 4.693 km2
cùng với vùng biển, đảo rộng
lớn (chưa kể diện tích của huyện đảo Trường Sa). Địa bàn tỉnh nằm trên trục giao
thông quốc lộ 1 và tuyến đường sắt Bắc - Nam, là cửa ngõ của Tây Nguyên xuống
đồng bằng qua quốc lộ 26, có nhiều cảng biển quan trọng, đặc biệt là cảng Cam
Ranh - một trong ba cảng biển có điều kiện thiên nhiên nổi tiếng trên thế giới về
mặt rộng, độ sâu và kín gió. Trong tỉnh còn có đường hàng không nằm trong hành
lang bay của đường bay nội địa Bắc - Nam. Địa hình tỉnh Khánh Hòa hẹp và thon ở
hai đầu ranh giới, 2 vùng đồng bằng rộng nhất là Diên Khánh và Ninh Hòa. Đất
nông nghiệp tương đối phì nhiêu, có điều kiện thuận lợi cho sản xuất các loại cây
lương thực, cây công nghiệp và cây ăn trái có giá trị.
Bờ biển tỉnh Khánh Hòa kéo dài từ mũi Đại Lãnh tới cuối vịnh Cam Ranh và
có độ dài khoảng 385 km (tính theo mép nước) với nhiều bán đảo và hàng trăm đảo
lớn, nhỏ, xa gần nằm rải rác trên biển. Đặc biệt huyện đảo Trường Sa là nơi có vị trí
kinh tế, an ninh quốc phòng quan trọng của cả nước. Ngoài ra biển Khánh Hòa là
một trong những vùng biển có tài nguyên phong phú ở nước ta, có nhiều loại hải
đặc sản như: tôm, mực, các loại cá... đặc biệt là Yến sào, một loại đặc sản qúy hiếm,
được coi là “vàng trắng”, có giá trị xuất khẩu rất cao.
Núi rừng Khánh Hòa chiếm 3/4 diện tích toàn tỉnh, phần lớn độ cao chỉ trên
dưới 1000m, gắn với dải Trường Sơn, là phần cuối phía cực Nam nên địa hình núi
12
khá đa dạng, nhiều cảnh quan đẹp và gắn liền với nhiều truyền thuyết dân gian. Ở
hai huyện miền núi phía Tây tỉnh là Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, núi rừng chiếm hầu
hết diện tích, có nhiều núi cao hiểm trở, tập trung ở dọc theo ranh giới giáp với Lâm
Đồng. Những dãy núi cao này làm bình phong che chắn không cho gió Tây - Nam
khô nóng tràn xuống vùng đồng bằng Diên Khánh - Nha Trang, tạo cho vùng này có
khí hậu quanh năm mát mẻ.
Sông ngòi ở Khánh Hòa không lớn nhưng mật độ sông suối khá dày. Toàn
tỉnh có khoảng trên 40 con sông, trong đó có hai sông chính là sông Cái Nha Trang
(sông Cù) dài 75 km và sông Cái Ninh Hòa (sông Dinh) dài 49 km. Khánh Hòa chịu
ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng khô ráo ôn hòa, quanh năm nắng ấm,
thường chỉ có 2 mùa rõ rệt: mùa khô kéo dài từ 8 đến 9 tháng và mùa mưa ngắn chỉ
từ 3 đến 4 tháng. Nhiệt độ trung bình hàng năm thường trên dưới 260
C, các tháng
cuối năm và đầu năm hơi lạnh nhưng không rét buốt, mùa hè ít bị ảnh hưởng gió
Tây. Lượng mưa cũng tương đối ít, trung bình năm từ 1.200 đến 1.800 mm.
Với các điều kiện thiên nhiên ưu đãi nói trên, Khánh Hòa là vùng đất có
nhiều thuận lợi để phát triển nền kinh tế hàng hóa, dịch vụ du lịch, cũng như xây
dựng và củng cố an ninh và quốc phòng. Đây là cửa ngõ của Tây Nguyên, là cơ sở
hậu cần để khai thác kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền biển. Vì vậy, Mĩ và chính
quyền Sài Gòn siết chặt quản lý đô thị, ra sức bình định vùng nông thôn và rừng núi
Khánh Hòa nhằm kiểm soát vùng đất quan trọng này. Trong những năm chống Mĩ,
Đảng bộ Khánh Hòa đã tổ chức xây dựng nhiều khu căn cứ địa cách mạng, như căn
cứ địa Đá Bàn (Ninh Hòa), Căn cứ địa Tô Hạp (Khánh Sơn), căn cứ địa Đồng Bò
(Nha Trang)…đã hợp thành một hệ thống căn cứ địa ở Khánh Hòa, là trung tâm chỉ
đạo cách mạng của tỉnh trong những năm tháng chống Mĩ đầy khó khăn gian khổ.
1.1.1.2. Điều kiện xã hội, dân cƣ
Dưới thời Ngô Đình Diệm, Khánh Hòa thuộc Trung nguyên Trung phần. Từ
năm 1957, Khánh Hòa có 6 quận: Vạn Ninh, Ninh Hòa, Khánh Dương, Vĩnh
Xương, Diên Khánh và Cam Lâm. Khánh Hòa thuộc Khu chiến thuật 23 của Vùng
II chiến thuật, do Sư đoàn 23 phụ trách.
13
Về phía cách mạng, theo Hiệp định Giơ-ne-vơ, lực lượng cách mạng tập kết
ra Bắc nhưng ta vẫn giữ lại một số cán bộ, hình thành Tỉnh ủy bí mật hoạt động ở
miền núi phía Tây Khánh Hòa do đồng chí Lê Thanh Liêm làm Bí thư Tỉnh ủy. [65,
tr. 1]
Khánh Hòa là địa bàn cư trú của nhiều cộng đồng dân tộc khác nhau như
người Kinh, Chăm, Ragglai, Êđê… trong đó đa số là người Kinh, chiếm tỉ lệ dân cư
đông nhất, sống chủ yếu ở đồng bằng và đô thị. Các dân tộc thiểu số khác chủ yếu
sống ở các xã thuộc những huyện miền núi Khánh Sơn, Khánh Vĩnh và một số xã ở
huyện Ninh Hòa. Đồng bào dân tộc thiểu số trong đó có người Chăm, đa số làm
nông nghiệp trồng lúa nước, đồ gốm và dệt vải sợi bông, sống tập trung trong các
làng Chăm, Ragglai. Đồng bào các dân tộc miền núi Khánh Hòa có truyền thống
yêu nước, yêu chuộng tự do, có nguyện vọng thống nhất đất nước. Khi CQSG thực
hiện ACL đã dùng vũ lực đàn áp dã man, đốt phá hết nhà cửa nhằm dồn đồng bào
dân tộc về các khu tập trung nên họ không thể chấp nhận được, vì vậy phong trào
chống phá ACL ở Khánh Hòa (1961-1965) có sự đóng góp rất lớn của đồng bào
Chăm, Ragglai.
Mỗi tộc người có địa vực cư trú, ngôn ngữ riêng, phong tục tập quán, nề nếp
sinh hoạt mang những đặc điểm của tổ tiên mình và có những nét đặc thù khác
nhau. Tuy nhiên khi có giặc ngoại xâm thì họ đã không sợ gian khổ, đoàn kết yêu
thương đùm bọc lẫn nhau, có ý chí tự lực tự cường và tinh thần yêu quê hương đất
nước, do đó khi Mĩ - Diệm ra sức đàn áp đốt phá nhà cửa của nhân dân nhằm thực thực
quốc sách ACL đã vấp phải sự chống đối mạnh mẽ của nhân dân Khánh Hòa, vì vậy
khi Đảng bộ các cấp ra lời kêu gọi nhân dân đứng lên chống phá ACL thì họ đã tham
gia đấu tranh quyết liệt, góp phần làm thất bại chiến CTĐB của Mĩ ở miền Nam.
1.1.2. Truyền thống yêu nƣớc và cách mạng của nhân dân Khánh Hòa
Khánh Hòa có truyền thống yêu nước từ lâu đời. Trước khi trở thành một bộ
phận máu thịt của nước Việt Nam, từ thế kỷ XVII trở về trước, vùng đất Khánh Hòa
thuộc vương quốc Champa. Năm 1653, Khánh Hòa là một bộ phận của Đàng Trong
thời chúa Nguyễn. Nhân dân Khánh Hòa đã cùng với cả dân tộc vừa xây dựng cuộc
sống, vừa liên tục đấu tranh chống lại kẻ thù xâm lược.
14
Khi thực dân Pháp xâm lược Gia Định (2/1859), nhân dân Khánh Hòa đã
theo lệnh triều đình tòng quân vào Nam Kỳ đánh Pháp. Phong trào yêu nước của
nhân dân phát triển mạnh mẽ nhất vào năm 1885, sau khi Tôn Thất Thuyết nhân
danh vua Hàm Nghi phát động phong trào Cần Vương, kêu gọi cả nước đứng lên
chống Pháp. Hưởng ứng dụ Cần Vương, ở Khánh Hòa, Đề đốc Trịnh Phong, Trần
Đường, Nguyễn Khanh, Tú Học cùng nhiều sĩ phu yêu nước khác đã khởi xướng
phong trào hưởng ứng dụ Cần Vương. Phong trào đã lôi cuốn đông đảo nhân dân
tham gia, tổ chức nhiều trận đánh, gây cho Pháp những tổn thất.
Sang đầu thế kỉ XX, Khánh Hòa cũng là nơi hưởng ứng phong trào Duy Tân
do các chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp khởi
xướng. Truyền thống yêu nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân Khánh Hòa
đến với chủ nghĩa Mác – Lê-nin. Từ năm 1926 – 1929, các tổ chức Tân Việt Cách
mạng Đảng, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã thành lập các cơ sở đảng tại
đây và đã có nhiều đóng góp trong việc tuyên truyền tinh thần yêu nước, tư tưởng
cách mạng cho học sinh, trí thức, viên chức Khánh Hòa.
Cùng với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ Khánh Hòa đã
được thành lập vào ngày 24/2/1930. Từ khi có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, quần
chúng nhân dân đã được tập hợp dưới một ngọn cờ, tạo nên sức mạnh để đương đầu
với kẻ thù của họ là bọn thực dân và phong kiến. Ngay sau khi thành lập, hưởng ứng
lời hiệu triệu của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa đã lãnh đạo
cuộc biểu tình ủng hộ phong trào Xô viết - Nghệ Tĩnh với hơn 1000 người tham gia
tại huyện Tân Định (thị xã Ninh Hòa ngày nay) vào ngày 16/7/1930. Trong giai đoạn
1936-1939, nhân dân Khánh Hòa đã đứng lên đấu tranh đòi tự do dân chủ.
Đến tháng 8/1945, Đảng bộ tỉnh Khánh Hoa đã kịp thời nắm thời cơ, lãnh
đạo nhân dân trong tỉnh đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi. Khánh
Hòa đã giành được chính quyền cùng ngày với thủ đô Hà Nội 19/8/1945. Độc lập
chưa được bao lâu thì thực dân Pháp, có sự giúp sức của quân Anh, và sự ủng hộ
của Mỹ đã trở lại xâm lược nước ta. Tháng 10/1945, sau khi đánh chiếm các tỉnh
Nam Bộ, Pháp đã đưa quân mở rộng chiến tranh ra vùng Nam Trung Bộ mà mục
tiêu đầu tiên là Nha Trang – Khánh Hòa. Một lần nữa, Đảng bộ và nhân dân Khánh
15
Hòa lại đứng lên tiến hành cuộc chiến đấu bao vây giam chân địch trong suốt 101
ngày đêm (23/10/1945 – 01/02/1946), tạo điều kiện cho quân và dân toàn tỉnh và cả
Nam Trung Bộ chuẩn bị cuộc kháng chiến lâu dài.
Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, là một tỉnh bị tạm chiếm, nhân dân
Khánh Hòa dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh đã vượt lên mọi khó khăn, thực hiện
quyết tâm chiến lược của Trung ương Đảng, góp phần kết thúc thắng lợi cuộc kháng
chiến chống Pháp, giải phóng quê hương.
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi là nền tảng để nhân dân
Khánh Hòa cùng với nhân dân Miền Nam tiếp tục cuộc chiến đấu chống Mĩ và
chính quyền tay sai trong suốt 21 năm (1954-1975), là cuộc kháng chiến lâu dài
nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc.
1.1.3. Phong trào đấu tranh chống Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở Khánh
Hòa từ 1954 đến 1960
Chiến dịch lich sử Điện Biên Phủ (1954) thắng lợi, buộc Pháp phải kí Hiệp
định Giơ-ne-vơ (1954) về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
Theo Hiệp định, nước ta tạm thời bị chia cắt thành hai miền, lấy vĩ tuyến 17 (dọc
theo sông Hiền Lương (Bến Hải) - Quảng Trị) làm ranh giới quân sự tạm thời, miền
Bắc hoàn toàn giải phóng, miền Nam do Chính phủ Quốc gia Việt Nam kiểm soát.
Theo quy định Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954), đến tháng 7/1956, hai miền sẽ tiến
hành tổng tuyển cử tự do để thống nhất đất nước. Lợi dụng sự chia cắt tạm thời, Mĩ
đã đẩy thực dân Pháp ra khỏi miền Nam và dựng lên chính quyền tay sai nhằm thiết
lập chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam Việt Nam. Ngày 7/7/1955, chính phủ mới
thành lập do Ngô Đình Diệm làm Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng ở miền
Nam Việt Nam. Ngày 4/3/1956, Ngô Đình Diệm tổ chức bầu cử để chọn ra Quốc
hội đầu tiên của VNCH nhằm hợp thức hóa chính quyền, gạt bỏ Quốc trưởng Bảo
Đại và chính thức lên làm Tổng thống. Ngày 26/10/1956, Ngô Đình Diệm chính
thức công bố hiến pháp mới của VNCH.
Sau khi tiếp quản Khánh Hòa, CQSG tiến hành thiết lập bộ máy chính quyền
ở đây. Ở cấp tỉnh, thành lập Tòa Thị chính và các ty; ở các huyện đồng bằng thành
16
lập các quận, các huyện miền núi thành lập các Nha hành chính. Dưới quận có cấp
khu, dưới khu là xã, trong thôn lập các tổ liên gia để quản lí chặt chẽ người dân.
Bên canh bộ máy quản lý hành chính các cấp, CQSG còn xây dựng các tổ
chức đoàn thể chính trị phản động như “Đảng Cần lao Nhân vị”, “Phong trào Cách
mạng Quốc gia”, “Tập đoàn Công dân vụ”, “Thanh niên Cộng hòa”, “ Phụ nữ Liên
đới”, “Ủy ban tố Cộng” do Đảng Cần lao Nhân vị nắm giữ, chi phối.
Giữa năm 1955, Mĩ - Diệm chính thức phát động chiến dịch “tố Cộng” trên
toàn miền Nam, “truy tróc cho hết cộng sản”, các tổ chức Đảng ở Nam Trung bộ bị
tổn thất nặng nề. Trong những năm 1957-1959, chính quyền Mĩ Diêm tăng cường
khủng bố đàn áp, đặt Đảng Cộng sản ra ngoài vòng pháp luật, ban hành Luật 10/59
gây nhiều đau thương cho đồng bào miền Nam trong đó có Khánh Hòa.
Trước hành động của Mĩ, Bộ Chính trị ban hành nghị quyết vào tháng
9/1954, vạch ra nhiệm vụ của Đảng là:
Lãnh đạo nhân dân miền Nam đấu tranh thực hiện Hiệp định đình chiến,
củng cố hòa bình, thực hiện tự do dân chủ, cải thiện dân sinh, thực hiện
thống nhất và tranh thủ độc lập. Đồng thời phải lãnh đạo nhân dân đấu
tranh chống lại những hành động khủng bố, đàn áp, phá cơ sở, bắt bớ cán
bộ ta và quần chúng cách mạng. Chống những hành động tiến công của
địch giữ lấy quyền lợi quần chúng đã giành được trong trong thời kỳ kháng
chiến, nhất là những vùng căn cứ địa và vùng du kích của ta. [15, tr 308]
Khẩu hiệu chung của miền Nam lúc này là “Việt Nam hòa bình, thống nhất,
độc lập, dân chủ”, thực hiện chính sách mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi để
tranh thủ ảnh hưởng và tạo sự đồng tình rộng lớn buộc CQSG phải tuân theo Hiệp
định đình chiến, phải thừa nhận quyền tự do dân chủ của nhân dân trong một mức
độ nào đó, phải tiến hành Tổng tuyển cử để thống nhất nước nhà. Quan điểm chỉ
đạo của Đảng ta trong thời kỳ này chủ yếu là đấu tranh chính trị.
Ở Khánh Hòa từ chỗ đấu tranh vũ trang, nay chuyển sang đấu tranh chính trị
là một vấn đề mới mẻ, phức tạp đòi hỏi Tỉnh ủy Khánh Hòa phải có những sắp xếp
bố trí lại lực lượng lãnh đạo từ tỉnh đến cơ sở, phải có sự thay đổi về phương châm
phương thức đấu tranh. Tháng 8/1954, trong hội nghị tại Đá Bàn, bàn về lực lượng
17
ở lại và lực lượng tập kết ra Bắc, số cán bộ ở lại đã thành lập Tỉnh ủy bí mật do
đồng chí Lê Thanh Liêm làm Bí thư, Mai Xuân Cống là Phó Bí thư, đồng thời chọn
một số cán bộ lãnh đạo vững vàng được tôi luyện và trải qua thử thách trong kháng
chiến chống Pháp được phân công hình thành bộ máy lãnh đạo và tổ chức lực lượng
đấu tranh trong từng huyện, xã. Cán bộ được phân công trở về làng làm nhiệm vụ
giải thích tuyên truyền cho nhân dân hiểu rõ về ý nghĩa thắng lợi của Hiệp định
Giơ-ne-vơ 1954.
Do đế quốc Mỹ phá hoại, đã qua tháng 7-1956, nhưng không có tổng tuyển
cử thống nhất nước nhà. Từ năm 1957 đến năm 1959, Mĩ và chính quyền Ngô Đình
thực hiện “quốc sách tố Cộng” với quy mô lớn và ác liệt hơn các năm trước. Mũi
nhọn của giai đoạn này là chĩa vào toàn thể nhân dân yêu nước, đồng thời tiêu diệt
các tổ chức của Đảng và cán bộ hoạt động bí mật. Chúng ra sức phát triển các đạo
giáo, xây dựng mới nhiều nhà thờ đạo Thiên Chúa, đạo Tin Lành, khuyến khích
nhân dân theo đạo, đặc biệt phát triển đạo Tin Lành lên miền núi. Hầu hết số cán bộ
sống hợp pháp đều bị địch khống chế, một số co vào thế thủ, một số nằm im hoặc
chạy giạt đi nơi khác.. Rất nhiều cán bộ và những người kháng chiến bị địch bắt,
giết, tra tấn dã man và đày ải trong các nhà tù Côn Đảo, Chí Hòa, Tân Hiệp, Nha
Trang v.v... Trong chuyến tàu chở tù nhân lưu đày Côn Đảo rời cảng Nha Trang
ngày 30-4-1957, có 80 đồng chí cán bộ, đảng viên Cộng sản ở tỉnh Khánh Hòa.
Tháng 3-1958, Khu ủy V và Tỉnh ủy Khánh Hòa đã chọn địa bàn Khánh Sơn để
xây dựng thành căn cứ địa cách mạng, làm chỗ dựa để mở rộng phong trào cách mạng
và bàn đạp chống Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Mùa thu năm 1958, Khu ủy V ra nghị
quyết về xây dựng căn cứ địa miền núi bao gồm miền Tây các tỉnh đồng bằng (trong đó
có Khánh Hòa) và Tây Nguyên, bước đầu xây dựng lực lượng vũ trang với nhiệm vụ
bảo vệ căn cứ, bảo vệ cán bộ.
Chấp hành sự chỉ đạo của Khu ủy, của Liên tỉnh 3 và dựa theo tinh thần bản
"Đề cương về đường lối cách mạng miền Nam" của đồng chí Lê Duẩn, Tỉnh ủy chủ
trương lo xây dựng và củng cố căn cứ, lực lượng tự vệ võ trang, đẩy mạnh công tác
vận động đồng bào miền núi, chuẩn bị mọi mặt, tiến tới phá các khu tập trung. Đồng
thời, ở đồng bằng ta cũng có những biện pháp hoạt động mạnh hơn. Tỉnh ủy tập hợp
18
một số cán bộ đặc công trước đây hình thành hai tổ vũ trang: Một tổ phía Nam, một
tổ ở phía Bắc, với phương châm hoạt động "Có miếng không có tiếng, diệt một ngã
mười", tấn công tiêu diệt bọn ác ôn khét tiếng, nhưng phải che dấu bằng những tình
huống hợp pháp, khiến cho địch không có cớ khủng bố làm vỡ cơ sở. Tổ võ trang
này hoạt động ở địa bàn Diên Khánh, Vĩnh Xương tổ chức diệt tên Bùi Nà, đại diện
xã Vĩnh Phương vào ngày 4-1-1959. Bùi Nà có mâu thuẫn với cánh Lê Công Mộ,
một tên tay sai đắc lực của địch, nên sau khi Bùi Nà bị giết, ngón đòn dư luận quật
sang Lê Công Mộ, hắn bị bỏ tù. Vụ trừ gian này có ảnh hưởng lớn, đồng bào bàn
tán xôn xao, cùng một lúc loại trừ được hai tên ác ôn ở địa phương, nhưng cơ sở
không bị vỡ mà còn phát triển thêm. Tiếp đó, đội vũ trang ở phía Bắc diệt Trần Đức
Ty, một tên ác ôn khét tiếng ở Bằng Phước, xã Ninh Phú, huyện Ninh Hòa. Đầu
năm 1959, một tiểu đội du kích mật xã Ba Cụm do đồng chí Sen chỉ huy, cải trang
làm lính bảo an ngụy quận Cam Lâm đột nhập nhà riêng bắt xử tội tên Mang Xiêm,
tổng đoàn trưởng ác ôn khét tiếng.
Những vụ diệt ác, xử đúng người, đúng tội là những cú đánh trúng đích, gây
ảnh hưởng rất lớn trong nhân dân. Quần chúng phấn khởi, tin tưởng vào cách mạng.
Tuy nhiên sau những vụ diệt ác đó, Mỹ - Diệm dùng đến bạo lực phát xít một cách
điên cuồng, đặt quần chúng trước hai con đường: hoặc khuất phục chúng, hoặc
quyết tử chống lại. Lúc này con đường duy nhất để thực hiện nhiệm vụ giải phóng
miền Nam, thống nhất Tổ quốc là: dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản
cách mạng, khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân.
Trước tình hình đó, Nghị quyết lần thứ 15 BCHTW Đảng khóa II (mở rộng)
tháng 1-1959, đã đánh dấu một sự chuyển hướng quan trọng về đường lối và
phương pháp cách mạng đối với miền Nam. Nghị quyết chỉ rõ: "Cách mạng Việt
Nam ở miền Nam nói chung không thể đi ra ngoài quy luật chung của nước thuộc
địa và nửa thuộc địa từ trước tới nay, cho nên con đường phát triển cơ bản của cách
mạng Việt Nam ở miền Nam là dùng bạo lực". Cụ thể là: "Lấy sức mạnh của quần
chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực
lượng vũ trang để đánh đổ chính quyền thống trị của đế quốc và phong kiến, dựng
lên chính quyền cách mạng của nhân dân". [16, tr 82]
19
Đầu 1959, theo chủ trương của Nghị quyết 15 BCHTW Đảng, đã có hàng
loạt cuộc đấu tranh mang tính bạo lực của quần chúng nổ ra ở các địa phương, tiêu
biểu là từ ngày 7/2 đến tháng 4/1959, Huyện ủy Bác Ái (Ninh Thuận) phối hợp với
nhân dân phía Nam huyện miền núi Khánh Sơn (Khánh Hòa) phá banh khu tập
trung Bà Râu và Tầm Ngân, mở ra khả năng cùng với các huyện miền núi Khánh
Hòa hình thành vùng căn cứ cách mạng. Sau thắng lợi này, khu căn cứ Ái Vĩnh Sơn
được thành lập, làm chỗ dựa vững chắc cho sự chỉ đạo của Liên tỉnh, đảm bảo hành
lang chiến lược Bắc- Nam, làm bàn đạp vững chắc cho phong trào đồng bằng.
1.2. Sự thiết lập ấp chiến lược của Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở Khánh Hòa
1.2.1. Quá trình triển khai ấp chiến lƣợc ở Khánh Hòa
1.2.1.1. Khái quát về ấp chiến lược
Sau phong trào Đồng khởi 1959-1960, phong trào cách mạng miền Nam lớn
mạnh làm cho chế độ Sài Gòn đứng trước nguy cơ sụp đổ. Để đối phó, đầu năm
1961, Mĩ thực hiện chiến lược CTĐB (1961-1965), trong đó gom dân lập “ấp chiến
đấu” sau đổi thành ACL là quốc sách. Âm mưu chủ yếu của Mĩ và CQSG trong
việc lập ACL là “tách dân ra khỏi cộng sản, tát cạn nước trong đó có con cá du
kích…. Với chính sách ấp chiến lược thực hiện tốt thì chẳng cần gì đi tìm những
trận đánh trên bộ nữa” [46, tr.172]. Quan niệm của Giáo sư Sử học Randy Roberts
nhận xét: "Cái gọi là Chương trình Ấp Chiến lược thực chất là lùa nông dân Việt
Nam ra khỏi làng quê tổ tiên của họ và nhốt họ trong những khu đất rào quanh
chắc chắn giống như một nhà tù hơn là các cộng đồng thật sự" [78] Mặt trận Dân
tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam thì cho rằng:
ACL là nội dung cơ bản, là "xương sống" của chiến lược CTĐB, là biện
pháp chủ yếu để tiến hành cuộc chiến tranh tổng lực, trong đó hành quân
càn quét, đánh phá, triệt hạ làng mạc, dồn dân, chiếm đóng, làm dân bị
kìm kẹp nhằm "tát nước bắt cá", cô lập lực lượng vũ trang cách mạng để
họ không thể dựa vào dân, nhằm thực hiện ý đồ tiêu diệt lực lượng quân
Giảiphóng.[78]
Trong khi đó CQSG thì xác định:
20
ACL là một ấp được tổ chức thực chu đáo về mọi phương diện nhằm mục
đích thực hiện cuộc cách mạng nhân vi cộng đồng, đồng tiến tại thôn xã.
Nói một cách rõ rệt hơn, ACL là một đơn vị chiến đấu của Quốc gia
chống ba thứ giặc: cộng sản; chia rẽ; chậm tiến. ACL chính là một
phương thức hữu hiệu nhất để ngăn chặn và tiêu diệt ba thứ giặc kể trên.
Vậy xây dựng ACL là nhiệm vụ chính của nhân dân. Tư tưởng của chúng
ta phải là tư tưởng quyết chiến quyết thắng. Tư tưởng đó bắt nguồn từ
lòng tin vững chắc vào đường lối cách mạng của dân tộc. ACL là một
trong những phương pháp để thực hiện cuộc cách mạng đó, nên chúng ta
nhất đinh xây dựng cho kỳ được ACL… từ đó chúng ta sẽ xây được xã
chiến lược, khu chiến lược [47, tr. 2-3-7]
Nói về quốc sách ACL của chính quyền Ngô Đình Diệm, Phật giáo xem như
là “những chiếc nơm sắt lớn và chắc, chụp xuống tất cả tư tưởng, nhất là tín
ngưỡng của dân tộc Việt nam” [49, tr. 2]. Để thực hiện chiến lược này, Mĩ - Diệm
tiến hành thực hiện kế hoạch Staley-Taylor gồm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: trong vòng 18 tháng (từ giữa 1961 đến cuối 1962) cơ bản bình
định xong miền Nam bằng cách dồn dân vào sống tập trung trong 16.000ACL để
tiêu diệt các cơ sở cách mạng ở nông thôn; phát triển QĐSG gồm quân chính quy,
bảo an, dân vệ, đồng thời tăng cường lực lượng yểm trợ Mĩ nhằm tiêu diệt lực
lượng vũ trang cách mạng miền Nam, tăng cường kiểm soát biên giới, vùng biển,
đẩy mạnh các hoạt động tình báo, gián điệp, biệt kích… chống phá miền Bắc để hỗ
trợ cho việc bình định miền Nam.
Giai đoạn 2: trong năm 1963, tập trung khôi phục kinh tế, hoàn tất chương
trình bình định, tiếp tục tăng cường quân Sài Gòn, đẩy mạnh chống phá miền Bắc.
Giai đoạn 3: trong hai năm (1964-1965) hoàn thành các mục tiêu của chiến
tranh đặc biệt, chuyển sang phát triển kinh tế.
Để triển khai chương trình ACL, ngày 3-2-1962, Ngô Đình Diệm kí Sắc lệnh
số 11-TTP lập Ủy ban liên bộ đặc trách ACL. Ngày 17-4-1961, Quốc hội VNCH đã
biểu quyết nâng chương trình ACL lên hàng “quốc sách” với mục đích giành giật
nông dân và địa bàn nông thôn với phía cách mạng, phá tận gốc rễ các cơ sở của
21
chiến tranh du kích để hoàn thành kế hoạch bình định miền Nam trong vòng 18
tháng. Mĩ và chính quyền Ngô Đình Diệm xem năm 1962 là năm ACL.
Ủy ban liên bộ đặc trách ACL do Ngô Đình Nhu đứng đầu và các ủy viên. Ở
mỗi tỉnh có một “Ủy ban xây dựng ACL” do Tỉnh trưởng làm Chủ tịch, Phó Tỉnh
trưởng phụ trách nội an, Chỉ huy trưởng bảo an và dân vệ làm Phó chủ tịch, các
Trưởng ty làm ủy viên. Mỗi ACL có một ban trị sự đứng đầu là những ấp trưởng, ấp
phó và lược lượng an ninh chiến đấu, cảnh sát, mật vụ. CQSG chia nhân dân ra làm
3 loại để kiểm tra, giám sát: “loại 1: là gia đình cách mạng hay có cảm tình với
cách mạng để theo dõi, bắt bớ,đàn áp nếu có hiện tượng liên hệ với cách mạng; loại
2: là những gia đình lưng chừng dễ mua chuộc, lôi kéo, dụ dỗ, ly gián; loại 3: là
những hộ gia đình có công với chính quyền Sài Gòn, chúng có chính sách ưu đãi và
sử dụng họ để theo dõi, khống chế nhân dân trong ấp” [9, tr.14]
Trong kế hoạch lập ACL, Mĩ và CQSG chia làm 3 vùng khác nhau để dồn
dân lập ACL: Vùng A: có CQSG kiểm soát chắc chắn; vùng B: là vùng CQSG nắm
được ưu thế về quyền kiểm soát nhưng Việt cộng cũng có thể xuất hiện tại đây và
thế trận giằng co giữa CQSG với Việt Cộng; vùng C: là vùng do Việt cộng nắm ưu
thế , các hoạt động về hành chính và dân sự bị Việt Cộng khống chế.
Để tăng cường khả năng chỉ huy và tập hợp mọi lực lượng để thực hiện
chương trình ACL, Mỹ - CQSG quyết định thay đổi cơ cấu tổ chức chiến trường từ
hình thức quân khu sang hình thức vùng chiến thuật. Do địa thế, địa hình và tình
hình an ninh, tình hình quân sự, CQSG ra sắc lệnh số (98-QP ngày 13 tháng 4 năm
1961) phân chia miền Nam ra 3 vùng chiến thuật và một Biệt khu Thủ đô, gồm:
Vùng I chiến thuật: thành lập tháng 6/1957, từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi do Quân
đoàn 1 phụ trách; Vùng II chiến thuật: thành lập tháng 10/1957, gồm toàn bộ cao
nguyên miền Trung và vùng duyên hải Nam Trung Bộ do Quân đoàn 2 phụ trách;
vùng III chiến thuật: thành lập tháng 3/1959, gồm các tỉnh Nam Bộ do Quân đoàn
III phụ trách. Sài Gòn được tổ chức thành Biệt khu Thủ đô. Mỗi vùng chiến thuật
được chia thành các Khu chiến thuật (gồm nhiều tỉnh), mỗi khu Khu chiến thuật
chia thành các Tiểu khu (cấp tỉnh), mỗi Tiểu khu chia thành các Chi khu (cấp quận,
huyện), mỗi Chi khu chia thành các Phân chi khu (cấp xã). Chính cách chia địa bàn
22
dân cư gắn với phân bố lực lượng đã tạo cơ sở tập trung sức mạnh về mọi mặt cho
việc thực hiện chương trình ACL, mà khởi đầu là những địa bàn trọng điểm.
1.2.1.2. Mỹ và chính quyền Sài Gòn triển khai ấp chiến lược ở Khánh Hòa
Đến đầu năm 1961, hoạt động vũ trang ở Khánh Hòa diễn ra trên khắp các địa
bàn nông thôn và miền núi trong tỉnh, đe dọa sự tồn tại của CQSG ở tỉnh này. Do
vậy, Mỹ và CQSG ra sức đẩy mạnh âm mưu gom dân, rào làng, lập ACL. Năm 1961,
Mĩ và CQSG dự định xây dựng 295 ấp ở Khánh Hòa, nhưng do sự phát triển mạnh
của phong trào cách mạng ở miền núi nên năm 1962 điều chỉnh xuống còn 281 ACL:
Trước đây, tỉnh tôi dự định sẽ thành lập 295ACL, trong số 326 ấp, nhưng
những ngày gần đây, vì tình hình an ninh đòi hỏi, Việt Cộng đã cố bao
vây hăm dọa số ấp Thượng ở lẻ tẻ thuộc quận Khánh Dương, nên thỏa
mãn sự yêu cầu của đa số thổ dân, tỉnh tôi đã cho di chuyển 17 buôn về
vùng an ninh gần quận lỵ để tiện bảo vệ. 17 buôn này sẽ về định cư ở 3
địa điểm, và 3 nơi đó sau đây sẽ biến thành ACL. Như vậy, Khánh Hòa sẽ
thành lập tất cả là 295 ấp -17 ấp di chuyển + 3 ấp mới = 281 ấp. Số ấp
này sẽ được phân loại như sau: Loại A (hoàn toàn an ninh) 81 ấp; loại B
(tương đối an ninh) 135 ấp; loại C (kém an ninh) 65 ấp. [45]
Trong kế hoạch, CQSG chủ trương chia thành 3 vùng để lập ACL, nhưng chỉ
tạm thời thực hiện được ở vùng giáp ranh núi và vùng kiểm soát. Nhằm tạo nên một
vành đai ở vùng ven núi ngăn cách giữa đồng bằng với vùng căn cứ cách mạng,
CQSG tiến hành trước hết ở những thôn xã có phong trào kháng chiến mạnh, có vị trí
tiếp giáp với vùng rừng núi căn cứ cách mạng như Ninh Hòa tiếp giáp với căn cứ Đá
Bàn; Diên Khánh, Cam Lâm gần với căn cứ Tô Hạp. Mỗi vùng, CQSG xây dựng một
số ấp kiểu mẫu rồi lan dần ra các địa phương khác. Chúng xây dựng theo mô hình: 1
sông một núi, có nơi 2 sông hai núi. Có nghĩa là 1 đường hào và 1 vòng rào hoặc 2
đường hào và 2 hàng rào kết song song với nhau chạy dọc xung quanh ấp. Rào cao
trung bình 2 mét, hào sâu trung bình 1,5 mét, rộng 2,5 mét trở lên. Dưới hào và mép
hào bên trong đều cắm chông. Đồng thời còn có chông bàn di động bằng sắt để hàng
đêm đặt vào những đoạn rào cần thiết. Mỗi ấp có cổng ra vào, ở mỗi cổng có bót
kiểm soát, có chòi canh cao khoảng 3-4 mét, có đặt máy điện thoại nối về trụ sở ấp,
23
có kẻng để báo động khi phát hiện ra được lực lượng cách mạng. Để xây dựng ACL,
CQSG bắt nhân dân lên rừng chặt cây lấy dây, mỗi người ban đầu phải nộp từ 100
đến 200 cây cọc rào, cao 2,5 mét, đường kính 0,15 mét trở lên. Nếu đau ốm không đi
được thì phải nộp tiền 300 đồng một người. Chúng phân lô, phân đoạn khoán cho
từng hộ làm, phải hoàn thành đúng thời gian quy định. Nếu dây dưa kéo dài sẽ bị cho
là thân Cộng và sẽ bị khủng bố, đánh đập . Rào xong phải thường xuyên tu bổ. “Việt
Cộng” vào ra ấp được ở đoạn của hộ nào thì hộ đó phải chịu trách nhiệm. Ngoài ra,
CQSG cho xây dựng nhiều ấp ở ven biển để tránh sự xâm nhập của Việt Cộng từ
đường biển. Các ấp vùng đất cát ven biển này được rào thêm một lớp rào bên ngoài
bằng cây gai Bàn Chải và cây Móc Mèo, hai loại cây này có gai chằng chịt nếu đụng
vào có thể rách cả da thịt. Vùng ven rừng có nhiều đoạn phải rào bằng cây sống như
tre gai. Bên trong ấp, bắt dân chúng tu sửa, cải tạo lại đường sá, mương rãnh, phân
chia ấp thành từng ô đại biểu, liên gia, lấy đường sá làm ranh giới. Cổng vào từng nhà
phải treo bảng có màu theo phân loại. Mỗi ACL có nhiều rào và hầm, hào chông mìn.
Đồng bào bị lùa vào trong ấp, 7 giờ sáng mới được ra đi làm ăn, 5 giờ chiều phải về
đủ. Từ 9 giờ tối đến 5 giờ sáng là thời gian thiết quân luật. Trong ấp, ngoài bộ máy tề
điệp, CQSG xây dựng cái gọi là “hàng rào nhân tâm” bằng việc phát triển các đoàn
thể như: “Phong trào cách mạng quốc gia”, “Phụ nữ liên đới”. Bộ phận phòng thủ ấp
bao gồm: “Thanh niên cộng hòa”, “Thanh niên bảo vệ hương thôn”, “Thanh niên
chống du kích”…, thường xuyên có lính bảo an và thanh niên chiến đấu tuần tra canh
gác. Các bộ phận này được trang bị vũ khí đầy đủ. Theo tài liệu lưu trữ, CQSG đã
cung cấp cho Khánh Hòa số lượng vũ khí ở các ACL như sau:
STT Loại vũ khí Số lƣợng vũ khí cho 218 ACL
1 Súng săn nòng 1705 khẩu
2 Súng trường 1705 khẩu
3 Súng lục bán hỏa hiệu an-M8 301 khẩu
4 Súng lục 38 ly ( có bao) 341 khẩu
5 Bàn chải sát cỏ 426 chiếc
6 Cây thông nòng M88 cở 30 602 cây
7 Cây thông nòng cở 45 301 cây
24
8 Giẻ chùi súng 500 gói( gói 200 miếng)
9 Đạn súng săn 76725 viên;
10 Đạn súng trường 255. 750 viên;
11 Đạn súng lục - (38 ly) 17.050 viên
12 Lựu đạn ném tay MK2 8184 quả
Nguồn: Uỷ ban liên bộ đặc trách ấp chiến lược, "Trích yếu về việc trang bị
võ khí Mĩ cho ACL", tài liệu số 1174/LB/TTK/TV-4, Trung tâm Lưu trữ Lịch sử
Khánh Hoà, hộp số 76, hồ sơ 36. [67]
Theo thống kê của CQSG tính đến cuối năm 1962 tổng số ACL đã được lập
ở Khánh Hòa bao gồm :
STT Quận Tổng số ấp Phân vùng
1 Vạn Ninh 22 ấp 17 ấp loại A, 5 ấp loại B
2 Ninh Hòa 94ấp 14 ấp loại A, 80 ấp loại B
3 Khánh Dương 15 ấp 6 ấp loại A, 9 ấp loại B
4 Vĩnh Xương 27 ấp 4 ấp loại A, 23 ấp loại B
5 Diên Khánh 29 ấp 14 ấp loại A, 15 ấp loại B
6 Cam Lâm 15 ấp 8 ấp loại A, 7 ấp loại B
Tổng cộng 202 ấp 65 ấp loại A, 137 ấp loại B
Nguồn: Uỷ ban liên bộ đặc trách ấp chiến lược, "Trích yếu về việc trang bị
võ khí Mĩ cho ACL", tài liệu số 1174/LB/TTK/TV-4, Trung tâm Lưu trữ Lịch sử
Khánh Hoà, hộp số 76, hồ sơ 36. [67]
Qua bảng thống kê, có thể nhận thấy CQSG phân bố ACL rải rác ở 6 quận
nhưng tập trung chủ yếu ở các quận có phong trào kháng chiến mạnh như Ninh
Hòa, Diên Khánh. Một tài liệu của CQSG đã viết:
Tỉnh Khánh Hòa có tất cả 77 xã gồm 326 thôn. Trong số 326 thôn này chỉ
có 281 thôn được chọn để thành lập ấp chiến lược, còn lại là những thôn
nhỏ ở lẻ tẻ không quan trọng hoặc đã di chuyển theo kế hoạch an ninh.
Trong số 281 ấp được chọn xây dựng Ấp chiến lược này đã hoàn thành
202 ấp ở giai đoạn 1, tức giai đoạn xây dựng hàng rào nhân tâm, kiện
toàn và củng cố các cơ sở chính quyền , đoàn thể, hiệp hội, tổ chức liên
25
gia tương trợ, bầu ban trị sự ấp, tổ chức thanh niên canh gác và hàng rào
chướng ngại vật (rào tư gia, rào ấp, làm chòi canh, đào hào, đặt bàn
chông, hầm chông vv…vv) [61, tr. 2]
Ngoài ra, trong mỗi ACL, có các hương ước quy định rất chặt chẽ mọi hoạt
động. Điều 11 của Hương ước ấp Cư Thạnh ghi rõ:
Ban hội đồng ấp từ 18 tuổi trở lên có bổn phận bảo vệ ACL, thực hiện
dân chủ pháp trị, cộng đồng đồng tiến, công bình xã hội; về phần an ninh
thiết quân luật về ban đêm từ 9 giờ tối đến 5 giờ sáng, người nào có việc
cần, đi phải xách đèn từ 2 người trở xuống; mọi người dân đều phải chịu
trách nhiệm về phần rào của mình, nếu bị hư phải tu bổ và về luật pháp,
những công dân nào phá rào hay leo qua rào lần thứ nhất phạt 1000 cây
rào, lần thứ 2 mời ngay về quận. [39, tr. 5]
Trong mỗi ACL có lực lượng thanh niên chiến đấu. Ngày khánh thành ấp,
CQSG tổ chức tập trận theo các phương án giả thuyết khi có lực lượng của cách
mạng xâm nhập ở từng hướng. Ví như, lễ khánh thành ấp Đôn Tín (Ninh Hòa)
được tổ chức trọng thể có cả cố vấn Ngô Đình Nhu và hai cố vấn Mĩ đến dự.
1.3. Chủ trƣơng của Đảng các cấp về chống, phá ấp chiến lƣợc từ 1961
đến 1963
1.3.1. Chủ trương của Trung ương Đảng về đấu tranh chống phá ấp chiến lược
Trước sự phát triển của cách mạng miền Nam sau phong trào Đồng khởi,
tháng 1/1961, Bộ Chính trị nhận định: “thời kỳ tạm ổn của chế độ Mỹ - Diệm đã
qua và thời kỳ khủng hoảng lên tiếp, suy sụp nghiêm trọng đã bắt đầu”. [25, tr.153].
Trên cơ sở phân tích tình hình thế giới và trong nước, Bộ Chính trị khẳng định:
“một cuộc tổng khủng hoảng chung và toàn diện của chính quyền Mĩ - Diệm sẽ xuất
hiện, cuộc tổng công kích, tổng khởi nghĩa của nhân dân sẽ bùng nổ để lật đổ chính
quyền Mĩ - Diệm, giải phóng miền Nam” [14, tr. 513]. Từ đó, Bộ Chính trị xác định
phương châm của cách mạng miền Nam là:
Đẩy mạnh hơn nữa đấu tranh chính trị, đồng thời đẩy mạnh đấu tranh vũ trang
lên song song với đấu tranh chính trị, tấn công địch bằng cả hai mặt chính trị
và quân sự… nhưng trên thực tế, do so sánh lực lượng giữa ta và địch ở từng
26
vùng có khác nhau, nên ta vẫn phải nắm vững phương châm công tác ba
vùng. Tùy lực lượng so sánh giữa ta và địch và tình hình cụ thể ở mỗi vùng
mà đề ra phương châm công tác và hình thức đấu tranh cho thích hợp: ở vùng
rừng núi lấy đấu tranh quân sự làm chủ yếu và đề ra nhiệm vụ tiêu diệt sinh
lực địch để mở rộng thêm căn cứ và xây dựng lực lượng của ta. Ở các vùng
đồng bằng, đấu tranh chính trị và đấu tranh quân sự có thể ngang nhau, tùy
tình hình cụ thể ở từng nơi đồng bằng mà cân nhắc mức độ giữa hai hình thức
và mức độ tiêu hao và tiêu diệt sinh lực địch. Ở các vùng đô thị thì lấy đấu
tranh chính trị làm chủ yếu, gồm cả hai hình thức hợp pháp và không hợp
pháp. [14, tr 153-154]
Từ đó, Bộ Chính trị đề ra nhiệm vụ trước mắt của cách mạng miền Nam là:
Ra sức xây dựng mau chóng lực lượng của ta về cả hai mặt chính trị và quân
sự, tập hợp đông đảo lực lượng cách mạng trong Mặt trân dân tộc giải phóng,
phát động một phong trào đấu tranh chính trị mạnh mẽ của quân chúng, tích
cực tiêu diệt sinh lực địch, bảo tồn và phát triển lực lượng của ta, làm tan rã
chính quyền và lực lượng địch trên một phạm vi ngày càng rộng lớn;tiến lên
làm chủ rừng núi, giành lại toàn bộ đồng bằng, ra sức xây dựng cơ sở và đẩy
mạnh đấu tranh chính trị ở đô thị; tạo mọi điều kiện và nắm mọi thời cơ thuận
lợi để đánh đổ chính quyền Mỹ - Diệm, giải phóng miền Nam. [14, tr. 514]
Ngày 15-9-1961, Ban Bí thư ra Chỉ thị số 26-CT/TW về công tác chi viện cho
cách mạng miền Nam:
Căn cứ vào đường lối của Đảng và khả năng phát triển của phong trào, cách
mạng miền Nam sẽ nhất định tiến tới toàn thắng. Nhưng chính quyền Ngô
Đình Diệm, được đế quốc Mĩ giúp đỡ về mọi mặt, sẽ ra sức đánh phá phong
trào ngày càng ác liệt và sẽ gây cho ta nhiều khó khăn. Cho nên ngoài khả
năng tự lực cánh sinh của cách mạng miền Nam, cần phải có sự tích cực sự
giúp đỡ của miền Bắc về mọi mặt mới góp phần giảm bớt khó khăn cho Đảng
bộ và đồng bào miền Nam và làm cho cách mạng miền Nam mau thành công
hơn [14, tr. 130]
27
Tại hội nghị BCH TWĐ lần thứ 3 (1/1961) đã quyết định thành lập Trung ương
cụ miền Nam (TWCMN) do Nguyễn Văn Linh (mật danh Mười Cúc) làm Bí thư. Ngày
15-2-1961, Tổng Quân ủy Trung ương ra Chỉ thị thống nhất các lực lượng vũ trang miền
Nam thành Quân giải phóng miền Nam. Ngày 1-1-1962, Đảng bộ miền Nam lấy tên
công khai là Đảng Nhân dân Cách mạng Miền Nam.
Tháng 2-1962, Bộ Chính trị ra Nghị quyết về công tác cách mạng miền Nam
với chủ trương:
Kiên quyết đẩy mạnh đấu tranh chính trị, quân sự, giành và giữ thế chủ động,
đẩy địch vào thế bị động hơn nữa, tích cực xây dựng lực lượng về mọi mặt,
ra sức phá kế hoạch Xtalay- Taylo, mở rộng hơn nữa phong trào giải phóng
dân tộc, tăng cường chặt chẽ hơn nữa khối đại đoàn kết toàn dân, khơi sâu
hơn nữa mâu thuẩn nội bộ của địch, tranh thủ mạnh mẽ sự ủng hộ và đồng
tình của lực lượng hòa bình, dân chủ, độc lập dân tộc và xã hội chủ nghĩa
trên thế giới để chống sự can thiệp võ trang quy mô của đế quốc Mỹ vào
miền Nam Việt Nam, tiến lên giành những thắng lợi lớn hơn nữa [50, tr 652]
1.3.2. Chủ trƣơng của Trung ƣơng Cục miền Nam, Khu ủy khu VI về chống,
phá ấp chiến lƣợc
Giữa năm 1961, Bộ Chính trị quyết định tổ chức chiến trường Nam Trung
Bộ thành hai khu và lập Bộ Tư lệnh khu. Khu 5 gồm các tỉnh: Quảng Trị, Thừa
Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Gia Lai, Kon Tum; Khu 6
gồm các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đăk Lăk, Tuyên Đức, Lâm
Đồng. Về chỉ đạo, Khu ủy 5 trực thuộc BCT TWĐ, Khu ủy 6 thuộc TWCMN.
Tháng 10-1961, Hội nghị TWCMN khẳng định quyết tâm:
Phá kế hoạch bình định, dồn dân lập ACL của Mỹ và tay sai là nhiệm vụ
có tính chiến lược cực kỳ quan trong trước mắt. Do đó đòi hỏi các lực
lượng chính trị và lực lượng vũ trang các địa phương các vùng chiến lược
phải tiếp tục mở các cuộc đấu tranh phá ACL của Mỹ và tay sai, tạo nên
một cao trào mạnh mẽ vừa tiến công vũ trang, vừa nổi dậy khởi nghĩa
từng phần, qua đó đẩy Mỹ và tay sai vào thế lúng túng bị động và sụp đổ
hoàn toàn. Đồng thời, chỉ đạo và chỉ huy các lực lượng vũ trang và đấu
28
tranh vũ trang phát triển, hỗ trợ tích cực cho cuộc đấu tranh của quần
chúng trong việc phá ACL của Mỹ và tay sai, đáp ứng kịp thời sự phát
triển khẩn trương và quyết liệt của chiến trường miền Nam [62]
Căn cứ vào tình hình cụ thể ở từng địa phương khác nhau, TWCMN đề ra 4
mức phá ACL:
- Mức thấp nhất là phá lỏng, tức là đấu tranh để nhân dân trong ấp có thể
đi ra đi vào dễ dàng, mặc dầu vẫn còn hàng rào, đồn bốt.
- Mức cao hơn là phá banh, tức là phá ngầm các hàng rào, tuy vẫn còn đồn
bốt nhưng tạo điều kiện cho nhân dân và lực lượng cách mạng có thể bí
mật đi về.
- Mức thứ ba là phá dứt điểm, bao gồm diệt tề, giải tán dân vệ, nhổ đồn
bốt mà thực chất là phá hoàn toàn ấp đó.
- Mức cao nhất là giữ nguyên ấp nhưng tiêu diệt các lực lượng kìm kẹp
của đối phương, biến ấp chiến lược thành ấp chiến đấu. [6, tr. 255]
Từ 16-2-1962 đến 3-3-1962, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt
Nam họp Đại hội lần thứ nhất đã nhất trí thông qua Nghị quyết, trong đó trọng tâm
công tác số 1 là “chống ACL và gom dân”. Quán triệt tinh thần Nghị quyết, ban
lãnh đạo Đảng bộ các tỉnh miền Nam đã nghiên cứu và đề ra các hình thức đấu
tranh cụ thể cho từng địa phương nhằm đánh bại chiến lược CTĐB của Mỹ và
CQSG với trọng tâm là ACL.
Để phá chiến dịch dồn dân lập ACL và bao vây tấn công căn cứ của ta, đồng
thời đẩy mạnh củng cố phát triển lực lượng cách mạng, tháng 4-1962, TWCMN họp
và xác định ba công tác trọng tâm:
- Tích cực đẩy mạnh một phong trào đấu tranh toàn diện rộng lớn khắp
nông thôn đô thị, kiên quyết chống và phá kế hoạch khu ACL và gom dân
của địch.
- Ra sức xây dựng và mở rộng căn cứ địa cho vững mạnh toàn diện và
tăng cường công tác quản lý nông thôn.
- Khẩn trương xây dựng lực lượng võ trang kể cả ba loại quân mau lớn
mạnh để đủ sức chặn đứng và đánh luig địch giành thắng lợi. [50, tr. 728]
29
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ đã đặt ra, TWCMN đã chỉ đạo các Đảng bộ
địa phương cần nhận thức rõ tầm quan trọng của cuộc đấu tranh mà kiên quyết chỉ
đạo, phải tập trung mọi lực lượng để chống phá kế hoạch gom dân lập ACL một
cách toàn diện, phải có sự phối hợp một cách chặt chẽ và giúp đỡ lẫn nhau giữa các
vùng, các khu, các tỉnh huyện xã, phải kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh
chính trị bằng ba mũi giáp công, phải đẩy mạnh phong trào quần chúng xây dựng xã
chiến đấu, tăng cường hoạt dộng du kích, bám sát địch, trừng trị bọn ác ôn, phá các
tuyến đường giao thông.
Ngày 18-7-1962, Lê Duẩn - Bí thư thứ nhất Đảng Lao động Việt Nam gởi
thư chỉ đạo TWCMN về chống lại việc lập ACL của địch:
Chống lại ACL của địch là lực lượng của quần chúng, lưc lượng chính trị
và quân sự. Nếu không lấy lực lượng quần chúng là chính để chống lại
việc lập ACL của địch thì nhất định không thể phá được ACL. Nhưng
phải biết tạo cho quần chúng những phương tiện, những thời cơ để chống
địch, để phá ACL. Phương tiện quan trọng nhất là tư tưởng của quần
chúng, tức là sự đồng tâm, ý chí và lòng tin tưởng của quần chúng quyết
tâm thắng địch. [50, tr. 685]
Ngày 8-8-1962, TWCMN ra Chỉ thị 21/CT về vấn đề đấu tranh phá ACL, xã tự
vệ và gom dân của địch đã phân tích rút kinh nghiệm trong quá trình chỉ đạo đấu tranh
và đưa ra kết luận: Việc phá thanh rào ACL sử dụng lực lượng bên ngoài đánh phá chỉ
là một mặt, chủ yếu là phải phát động lực lượng bên trong và phá từ bên trong.
Trong năm 1961 và 6 tháng đầu năm 1962, phong trào chống phá ACL giành
được những thắng lợi quan trọng nhưng cũng gặp nhiều khó khăn do lực lượng lãnh
đạo ở thôn ấp còn yếu, lực lượng vũ trang địa phương chưa có nhiều, chưa có kinh
nghiệm và thiếu vũ khí đồng thời chưa phối hợp chặt chẽ giữa đấu tranh quân sự
với đấu tranh chính trị…Trước tình hình đó, Quân ủy Trung ương chỉ thị cho lực
lượng vũ trang miền Nam phải đẩy mạnh hoạt động quân sự, kết hợp với đấu tranh
chính trị, bảo toàn và phát triển lực lượng để đập tan mưu dồ gom dân lập ACL của
địch. Mặt khác, TWCMN đã cử cán bộ xuống các tỉnh trực tiếp chỉ đạo phong trào
30
đấu tranh. Nhờ những chỉ đạo kịp thời của TWCMN làm cho phong trào cách mạng
miền Nam phục hồi và giành nhiều thắng lợi.
Từ trong thực tiễn của phong trào chống phá ACL, ngày 20-11-1962,
Thường vụ Trung ương Cục ra chỉ thị bổ sung về đấu tranh chống phá ACL và gom
dân của địch, trong đó phân ấp chiến lược thành 3 loại:
- Loại ở vùng có vị trí chiến lược: thì phải phá lỏng thế kìm kẹp của địch,
dần dần có điều kiện tiến tới phá nát. Quan trọng nhất là phải tuyên truyền, giáo dục
quần chúng đấu tranh chính trị với mọi hình thức, ra sức xây dựng cơ sở.
- Loại ở vùng không có vị trí chiến lược: thì phải phá vỡ rồi tiến tới phá banh.
- Loại có gom dân: thì phải phá banh, phải ngăn địch không cho gom dân lập
ACL.[19, tr. 734-735]
Tháng 7-1963 TWCMN ra Nghị quyết về công tác phá khu, ACL gom dân,
nghị quyết nhấn mạnh: Ra sức đẩy mạnh đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang,
đặc biệt là đẩy mạnh phong trào nhân dân du kích chiến tranh; ra sức chống càn quét,
chống phá khu, ACL; tiêu hao, tiêu diệt, làm tan rã sinh lực địch đi đôi với khẩn
trương xây dựng, củng cố và phát triển thực lực chính trị và vũ trang bên ngoài cũng
như bên trong khu, ACL…, chặn đứng, đẩy lùi, làm thất bại từng bước, tiến lên làm
thất bại hoàn toàn âm mưu xây dựng khu, ACL gom dân của chúng. [50, tr824-825]
Phương hướng chung là tiến lên phá tan toàn bộ khu, ACL của địch. Phương
châm, hình thức chống phá của ta là: phải kết hợp chặt chẽ giữa lực lượng bên trong
và lực lượng bên ngoài, bên trên và bên dưới, địa phương này và địa phương khác.
Kết hợp chặt chẽ ba mặt giáp công để chống, phá khu, ACL gom dân trong từng
điểm một.
- Phải kết hợp chặt chẽ và đẩy mạnh cả hai mặt chống và phá, phá rồi lại tiếp
tục chống, kết hợp chống gom dân với phá ACL, kết hợp chống lấn chiếm gom dân
với mở rộng căn cứ, phá ACL với mở rộng vùng, kết hợp chống phá từ trước mặt
với chống phá sau lưng và trong lòng địch, kết hợp chống phá thường xuyên liên tục
từng cái hay nhiều cái với phá từng đợt, kết hợp phá lỏng thế kìm kẹp trên một diện
rộng với tập trung lực lượng phá rã, phá dứt điểm từng mảng từng khu, ACL.
31
- Phải tập trung toàn lực vào chống địch, đánh địch cũng như xây dựng ta
một cách toàn diện ở bên ngoài cũng như bên trong khu,ACL.
- Phải nắm vững phương châm ba vùng, so sánh lực lượng ta và địch trong
từng nơi, từng lúc cụ thể mà đặt yêu cầu chống, phá cho phù hợp… Ở những vùng
chưa phá thế kìm kẹp mà địch gom dân lập thì kết hợp ACL chống, phá gom dân
lập với ACL phá thế kìm kẹp của địch.
- Phải nắm vững yêu cầu phá kìm kẹp bên trong là chủ yếu, nhưng không
xem nhẹ phá rào.
- Phải nắm vững phương châm chống, phá lâu dài, giằng co quyết liệt với địch.
1.3.3. Chủ trƣơng của Tỉnh ủy Khánh Hòa về chống, phá ấp chiến lƣợc
Đến năm 1961, công tác chống, phá kế hoạch gom dân, lập ACL của Mĩ và chính
quyền Sài Gòn trở thành một nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh.
Tháng 8-1961, Hội nghị Tỉnh ủy Khánh Hòa họp tại Xóm Cỏ (Khánh Sơn):
đặt mạnh vấn đề tập trung sức phá kế hoạch gom dân, rào làng, lập ACL của
địch; bám dân, xây dựng cơ sở, tích cực làm công tác binh vận, đưa phong
trào đấu tranh chính trị, vũ trang lên một bước mới. Miền núi khai thông
luồng với đồng bằng, tích cực giải quyết muối vải và nông cụ cho nhân dân.
Đẩy manh cuộc vận động tăng gia sản xuất, coi việc trồng mì(sắn) là chiến
lược, bắp. lúa là quan trọng [1, tr. 375]
1.4. Sự chuẩn bị lực lƣợng về mọi mặt
Để việc chỉ đạo sâu sát kịp thời và phát triển phong trào ở cơ sở, tháng 10-1961
Tỉnh ủy chủ trương tách huyện Ninh Hòa thành 2 huyện là Bắc Ninh Hòa và Nam Ninh
Hòa, lấy quốc lộ 21 (nay là quốc lộ 26) làm ranh giới; trong đó Bắc Ninh Hòa cùng
chung huyện ủy với huyện Vạn Ninh do đồng chí Nguyễn Lương trực tiếp chỉ huy. Cuối
năm 1961, tiểu đoàn 120 của Quân khu 6 về hoạt động tại địa bàn Khánh Hòa, làm
nhiệm vụ cơ động, hoạt động tập trung, phân tán linh hoạt, yêu cầu chính là tiêu diệt sinh
lực địch, hỗ trợ phá ấp, phá kìm, mở vùng giải phóng đồng bằng, xây dựng thực lực cách
mạng tại chỗ.
Tháng 2-1962, Đại hội đại biểu Đảng bộ Khánh Hòa lần thứ ba được tiến hành.
Đại hội đánh giá tình hình, tổng kết kinh nghiệm chỉ đạo đấu tranh vũ trang và đấu tranh
32
chính trị song song, tổng kết kinh nghiệm vận dụng hai chân ba mũi giáp công, kinh
nghiệm phá ACL. Đại hội đề ra những chủ trương lớn:
- Tập trung sức xây dựng cơ sở ở nông thôn đồng bằng, tiếp tục phá kế hoạch
gom dân lập ACL của địch. Tích cực bám dân bám cơ sở, chú trọng đào hầm
bí mật, bám địa bàn vùng sâu ven đường giao thông chiến lược, căn cứ quân
sự địch.
- Phát triển cơ sở ở thị xã, thi trấn, tăng cường cán bộ cho Nha trang, chú
trọng Đá Bạc, Ba Ngòi.
- Củng cố miền núi thành chỗ dựa vững chắc cho phong trào đồng bằng, tạo
thế liên hoàn với vùng căn cứ của các tình Ninh Thuận, Đắc lắc và Lâm
Đồng. Tích cực tăng gia sản xuất, coi cây mì là chiến lược, bắp lúa là quan
trọng, phát triển trồng Bông để giải quyết một phần vải mặc cho dân, khơi
nguồn tiếp tế muối, vải nông cụ cho miền núi.
- Khẩn trương xây dựng lực lượng vũ trang, bán vũ trang cho đồng bằng và
miền núi.
- Kiện toàn sự chỉ đạo của Đảng bộ, tiến hành đại hội ở cấp huyện
Đại hội đã bầu Ban chấp hành Đảng Bộ tỉnh gồm 13 đồng chí trực tiếp chỉ đạo
phong trào chống, phá ACL tại các địa phương.[1, tr 375]
Sau đại hội, đến cuối 1962, lực lượng quân sự của tỉnh phát triển mạnh, hầu hết
các xã đều có cơ sở cách mạng và đội du kích. Để đẩy mạnh hoạt động quân sự, công tác
vận động thanh niên tham gia các lực lượng được đẩy mạnh, ghép những đại đội địa
phương thành những tiểu đoàn chủ lực. Cụ thể là hợp nhất đại đội 225 và đại đội 203
thành tiểu đoàn 239. Trọng tâm hoạt động của ta là đánh phá các ACL tại những vùng
bản lề tỉnh, quận, xã nhằm làm ung thối từng vùng để thực hiện chủ trương “lấy nông
thôn bao vây thành thị”. Thành lập thêm đơn vị hành chính như huyện Vĩnh Sơn, đây là
vùng núi bản lề các quận phía tây Khánh Hòa và Cam Lâm. Biện pháp cơ bản là tích cực
phá ACL, rải truyền đơn đến những thành phần có ý chống đối, kêu gọi vận động thanh
niên học sinh tham gia lực lượng vũ trang, tích cực hoạt động cách mạng.
1.5. Đấu tranh chống, phá ấp chiến lƣợc ở Khánh Hòa từ 1961 đến 1963
33
1.5.1. Phong trào chống dồn dân lập ấp chiến lƣợc Khánh Hòa từ 1961
đến 1963
Từ sau phong trào Đồng khởi cách mạng miền Nam tiếp tục đạt được những
thắng lợi vang dội, vì vậy để thực hiện chiến lược CTĐB Mĩ và CQSG tăng cường
càn quét để giành lại những vùng đã mất. Ở Khánh Hòa, đối với miền núi địch nhận
thấy lợi thế căn bản của vùng này đối với phong trào đồng bằng của ta nhưng chúng
không đóng được đồn, không xây dựng được cứ điểm, không lùa được dân vào các
ACL vì dân ở đây đa số là người dân tộc Ragglai, Chăm. Họ có thói thói quen sống
du canh du cư vì vậy địch sử dụng biện pháp bao vây kinh tế miền núi, nhất là hai
mặt hàng: vải và muối đối với đồng bào dân tộc thiểu số, mặt khác chúng xâm nhập
vào căn cứ của ta để dò đường tiến quân, tìm hiểu lực lượng của ta, đồng thời chúng
đưa tin tuyên truyền xuyên tạc gây tư tưởng hoang mang trong quần chúng. Cụ thể
là tên gián điệp Hồ Đắc Trí cầm đầu, tên này làm tay sai cho Mĩ - Diệm phá hoại
phong trào cách mạng miền núi:
Năm 1961, Trí và đồng bọn lén lút lên miền núi tuyên truyền xuyên tạc
dụ dỗ mua chuộc đồng bào các dân tộc theo chúng. Chúng đưa tin miền
núi sắp tới có mưa to gió lớn và quân Mĩ càn lên núi, đồng bào phải
xuống đồng bằng theo chúa mới thoát nạn..Với sự tuyên truyền dọa dẫm
và truy ép của chúng, 347 đồng bào ở suối Nhiếm, Soi Mit, Suối Cá… đã
bỏ buôn làng xuống đồng bằng theo địch. Đến đầu 1962, nhờ quần chúng
phát hiện và báo cáo, lực lượng vũ trang của ta đã phục kích bắt được tên
Hồ Đắc Trí, phá tan mạng lưới gián điệp do y cầm đầu, bảo vệ được an
ninh trật tự của buôn làng. [2]
Ngày 1-6-1963, địch mở trận càn lấy tên là “Thiềm đầu thủy” đánh vào căn
cứ miền núi phía Tây tỉnh Khánh Hòa, nơi cơ quan đầu não của tỉnh. Đây là cuộc
tấn công quân sự lớn nhất trong năm của địch nhằm vào căn cứ và dồn dân xuống
đồng bằng, tiêu diệt cơ quan, lãnh đạo của cách mạng. Chúng thú nhận rằng “tất cả
các hoạt động toàn tỉnh Khánh Hòa đều xuất phát từ hai cơ quan đầu não đóng ở
hai vùng Tô hạp và Cà Thêu, nếu ta vận động mọi khả năng phát hiện và tiêu diệt
được bọn cán bộ ở vùng ấy thì những hoạt động của chúng ở đồng bằng cũng sẽ
34
giảm bớt đi rất nhiều và những vụ ám sát, khủng bố cũng khó bề thực hiện” [73].
Với lực lượng tham gia chiến dịch là một trung đoàn chủ lưc tăng cường và ba tiểu
đoàn binh chủng: công binh, pháo binh, thông tin gồm 1600 quân, có 23 máy bay
trực thăng, 2 máy bay trinh sát 5 máy bay khu trục và 1 đại đội pháo 105 cự ly.
Ngoài ra còn có 1 cánh quân từ Đồng Lác lên có máy bay và pháo ở các hạm tàu tại
cảng Cam Ranh tham gia yểm trợ. Chỉ huy chiến dịch là tên thiếu tá Tôn Thất Đính
– tư lênh vùng 2 chiến thuật, ông đã trực tiếp đến Xóm Cỏ để thị sát trận địa.
Lực lượng chống càn của ta tại Khánh Sơn chủ yếu là bộ đội địa phương
Khánh Sơn, một trung đội của tỉnh và dân quân du kích các xã trong vùng căn cứ
với các loại vũ khí thô sơ. Dựa vào địa hình núi rừng quen thuộc, ta ở thế chủ động
và có kế hoạch bố trí đánh địch tại chỗ, thế địa hình có lợi cho đánh du kích, các lực
lượng của ta đã chuẩn bị sẵn, cùng với dân quân du kích địa phương bố phòng nhiều
tầng, nhiều lớp, chủ yếu là mang cung, bẫy đá, hầm chông, tên ná tẩm thuốc độc kết
hợp với các loại vũ khí khác. Các lực lượng tập trung chia ra từng tổ hoạt động ban
ngày, bắn tỉa, chặn đánh các cánh địch lục soát nhà dân, ban đêm có đơn vị tập kích
vào các điểm địch đóng quân nên trong vòng hơn hai tháng lực lượng của ta đã tiêu
diệt nhiều tên địch trong đó phần lớn là do bị trúng tên thuốc độc, hầm chông cạm
bẫy mang cung. Có trận lực lượng của ta diệt gọn một trung đội địch đi vào rẫy phá
hoa màu. Trong số sĩ quan địch bị tiêu diệt có một tên thiếu tá chỉ huy tiểu đoàn lính
thủy đánh bộ. Với những tổn thất đó làm cho binh lính trong hàng ngũ địch hoang
mang dao động, không dám đưa quân đi càn tự do. Mặt khác thời tiết núi rừng, lính
địch không quen chịu đựng nên chúng co cụm dần và rút lui. Lực lượng ta phát hiện
thấy có dấu hiệu địch chuẩn bị rút lui, ta bao vây phục kích đánh địch, làm cho
chúng tiếp tục bị tiêu hao. Do đó khi rút lui đich phải cắt rừng để đi, và chúng phải
đi hàng tuần. Từ đó tham vọng dồn dân 17 ấp từ miền núi xuống đồng bằng để tiêu
tiệt căn cứ cách mạng của ta ở chúng không còn nữa. Kế hoạch gom dân từ miền
núi xuống đồng bằng của chúng bị thất bại. Ngoài ra chúng tìm mọi cách để dụ dỗ
đồng bào dân tộc thiểu số nhưng trong số đó không phải ai cũng tin và nghe theo
chúng. Lợi dụng tâm lí thanh niên thích săn thú rừng, chúng đi từ khuyến khích săn
bắn đến giao nhiệm vụ xâm nhập dò la tình hình, quấy rối căn cứ, chúng dùng biện
35
pháp vật chất mua chuộc, li tán gây chia rẽ giữa Kinh và Thượng, xúi dục nhân dân
chống lại cách mạng. Tài liệu của VNCH thừa nhận:
Số đồng bào thượng ở xã Ninh Sim đã có chính quyền xã, thôn, tổ chức
liên gia lương trợ. Quận tôi thường xuyên liên lạc để khuyến khích tinh
thần họ, có cán bộ người Kinh nằm tại chỗ để giáo dục và hướng dân họ
trên mọi công tác, do đó họ đều tin tưởng và trung thành với chính nghĩa
Quốc Gia. Ngoại trừ một số giống Róc Lai ở các vùng Thùng gie, Bến lễ
vì chưa kiểm soát được, nên quận tôi chỉ lựa chọn một số người tin cậy
giao công tác cho họ tuyên truyền rỉ tai để lôi cuốn số đồng bào nầy về
với Chính phủ ta, nhưng chưa có kết quả nào khả quan. [41, tr. 2]
Ở vùng vùng đồng bằng, Mĩ- Diệm ép dân vào các ACL như ở xã Ninh
Phước huyện Ninh Hòa, là vùng căn cứ kháng chiến cũ, nhân dân giác ngộ cách
mạng cao, có nhiều cán bộ lãnh đạo cách mạng vững vàng, địch không thể kiểm
soát được. Tháng 8-1962, chúng xúc toàn bộ dân ở đây vào khu tập trung Đông
Dương xã Ninh Diêm. Có 17 gia đình gồm 72 khẩu của thôn Ninh Tịnh và Đầm
Vân kiên quyết đấu tranh thoát ra rừng, bám lại quê hương sản xuất sinh sống, tham
gia kháng chiến. Ở xã Ninh An có khu tập trung Vườn Dương (Ấp Hoàn Thiện),
đầu 1962 địch đưa 1 tiểu đoàn bảo an do tên trung úy Trần Bửu chỉ huy, và nhiều
cán bộ chuyên viên ACL xuống đóng tại chỗ để điều hành thực hiện. Chúng thiết kế
xây dựng khu tập trung này quy mô rất rộng và nhiều lớp rào kiên cố, có công sự
phòng thủ vững chắc như một trại lính, một trung tâm huấn luyện phòng vệ dân sự
của chúng, có ranh giới từ Sơn Lộc thượng đến gần giáp thôn Phú Gia, bắc giáp
thôn Lạc Hòa, nam liền với vùng đất thổ có nhiều rẻo rừng gai xen kẻ được bao bọc
dày đặc bởi các hệ thống cọc và các lớp rào gai, có 4 cửa ra vào, có cổng và trạm
gác kiên cố. Bên trong cũng chia thành từng ô nhà, có dãy số, giữa các dãy nhà có
hầm và đường hào chiến đấu… Bị nhân dân chống phá giằng co quyết liệt, sau 2
năm vừa xây dựng vừa càn quét cho đến tháng 11-1963 địch mới gom được một số
dân 2 thôn Cung Hòa và Quảng Thiện vào ấp. Đối với cách mạng, xã Ninh An là
cửa ngõ của căn cứ Đá Bàn. Làng bị rào, dân bị tập trung là khó khăn lớn cho sự tồn
tại và mở rộng căn cứ. Ta chủ trương cương quyết phá theo phương châm tấn công
36
quân sự kết hợp với nổi dậy của quần chúng bên trong. Đến giữa năm 1964, lực
lượng bên trong và bên ngoài đều được chuẩn bị chu đáo. Tháng 7-1964, Phân khu
Nam phái 1 đại đội vào Ninh Hòa chuẩn bị chiến trường, đánh trận Xuân Vinh, sau
đó phối hợp với lực lượng địa phương Bắc Ninh Hòa bao vây tập kích khu tập trung
này. Bên ngoài bao vây từ 3 mặt nổ súng tấn công. Bên trong quần chúng nổi dậy
tước vũ khí phòng vệ chuyển ra ngoài cho ta. Các đại đội bảo an địch ở chung
quanh ứng cứu không kịp. Từ đó nhân dân lấy cớ khu tập trung không đảm bảo an
toàn, kiên quyết đấu tranh không chịu vào nữa. Khu tập trung Vườn Dương bị đánh
phá hoàn toàn, thắng lợi này cỗ vu mạnh mẽ phong trào chống, phá ACL dân trong
huyện của nhân dân trong huyện.
Ở Diên Khánh, địch đưa quân vào bao vây các thôn vùng ven như: Đất Sét,
Khánh Xuân, Xuân Lâm, Cẩm Sơn bắt đồng bào dồn xuống vùng sâu, tạo thành
vành đai trắng. Đồng bào đã ba lần đấu tranh trở về làng cũ, cứ mỗi lần như vậy
địch cho quân lùng sục, đốt phá hoặc cho máy bay ném bom bắn phá vào làng giết
hại người và gia súc. Khi dân vùng ráp danh núi nổi dậy phá rào ACL thì địch phản
ứng bằng cách dồn xúc dân đi nơi khác, cuộc đấu tranh diễn ra trong thế giằng co
quyết liệt. Một hình thức đấu tranh khác của ta đó là đốt phá các địa điểm tập trung
và đem theo dân trong khu tập trung đến vùng núi gần với căn cứ của ta:
Tại miền thượng bọn phiến cộng đã tăng cường hoạt động, đốt phá ở các địa
điểm tập trung, bắt đồng bào thượng chạy theo chúng, đào hầm chông, bố trí
đặt cạm bẫy, chặt cây lấp đường làm ngăn cản sự tiến quân của ta. Trong thời
gian từ 1.1 đến 10-1-1961, chúng đã đột nhập vùng Giang -Ché, Trott, cầu
Bà và Song- Cầu, tại đây chúng đã đốt các làng tập trung, nhà cửa, hai chiếc
cầu sắt và lùa đồng bào cũng như cán bộ chạy theo chúng, 105 gia đình gồm
có 630 người tính cả đàn ông đàn bà và trẻ em đều bỏ làng lẫn trốn vào rừng
(tờ trình số 20/VP/M ngày 11-1-1961 của quận tôi [54, tr2]. Đến giữa năm
1963, kế hoạch dồn dân từ miền núi và vùng Thượng xuống đồng bằng của
địch đã không thực hiện được.
1.5.2. Phong trào phá ấp chiến lƣợc ở Khánh Hòa từ 1961 đến 1963
37
Song song với việc chống dồn dân, lập ACL, phong trào phá ACL ở Khánh
hòa cũng diễn ra sôi nổi mạnh mẽ và quyết liệt trên cả hai phương diện chính trị và
quân sự. Về chính trị: tuyên truyền cho quần chúng nhận thức quốc sách ACL có
hại cho đời sống nhân dân, để kêu gọi quần chúng nông thôn chống Mĩ và CQSG
trong việc xây dựng ACL… Cùng với các biện pháp chính trị, việc phá ACL được
tiến hành. Đối với những ACL mà ta nắm chắc được quy luật và tình hình, ta sẽ
dùng lực lượng đặc công hoặc phối hợp “nội công ngoại kích” để đánh phá tiêu diệt
chính quyền tại hạ tầng cơ sở và dân vệ, đồng thời thành lập mặt trận DTGP thôn
xã. Đối với những ấp mà ta chưa có đủ điều kiện đánh phá thì áp dụng hình thức
quấy rối như đột nhập vào trụ sở thôn ấp tịch thu các phương tiện và tài liệu cần
thiết của địch, đốt phá hàng rào; vận động thanh niên chiến đấu, thanh niên bảo vệ
hương thôn không làm việc cho chính phủ Sài Gòn. Hai huyện Ninh Hòa, và Diên
Khánh là nơi diễn ra phong trào phá ACL mạnh mẽ nhất. Ngoài ra, ở Cam Lâm,
Vạn Ninh, và một số khu vực ở quận Vĩnh Xương, lực lượng vũ trang và quần
chúng cũng tranh thủ nổi dậy phá ACL với nhiều phương thức khác nhau, đến cuối
1963 hệ thống ACL của Mĩ và CQSG ở Khánh Hòa hầu như bị phá. Cụ thể như sau:
Ở quận Ninh Hòa, được sự lãnh đạo tích cực của Đảng bộ, sự hỗ trợ đắc lực của
lực lượng võ trang, khi địch bắt đầu triển khai rào ACL thì cũng là lúc dân bắt đầu chống
phá theo khẩu hiệu “dân làm dân phá, địch bắt làm lại dân lại phá”, phá bằng nhiều
cách hết sức khôn khéo và sáng tạo, tìm mọi lí lẽ hợp pháp như đau ốm, mùa vụ….
để dây dưa kéo dài, khi đủ cây thì lại thiếu dây, có dây thì cây sắp mục, đến những
hình thức chống phá tích cực quyết liệt như: nhờ lực lượng bên ngoài nổ súng, thu
rựa, chặn đánh các toán quân đưa dân đi đốn cây, để có cớ đấu tranh không ra rừng;
yêu cầu bộ đội về làng để có cớ dân phá, rào chừa ra từng khoảng, không cột dây để
cho cán bộ ra vào hoạt động; rào xong tự tay đốt rồi tung tin là do Việt Cộng phá;
dùng trâu bò húc ngã, lợi dụng lũ lụt để rào trôi theo nước, bắt trồng cây sống thì
đốt gốc trước khi trồng, lợi dụng vợ con tề ngụy rút rào làm củi, cả làng ra tháo gỡ
phần cây của gia đình về một cách hợp pháp. Cán bộ và nhân dân ta đã sáng tác thơ
ca để vận động tuyên truyền phong trào chống, phá ACL.
“ Dân làm dân phá mới hay,
Luận văn: Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở Khánh Hòa (1961 – 1965)
Luận văn: Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở Khánh Hòa (1961 – 1965)
Luận văn: Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở Khánh Hòa (1961 – 1965)
Luận văn: Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở Khánh Hòa (1961 – 1965)
Luận văn: Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở Khánh Hòa (1961 – 1965)
Luận văn: Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở Khánh Hòa (1961 – 1965)
Luận văn: Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở Khánh Hòa (1961 – 1965)
Luận văn: Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở Khánh Hòa (1961 – 1965)
Luận văn: Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở Khánh Hòa (1961 – 1965)
Luận văn: Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở Khánh Hòa (1961 – 1965)
Luận văn: Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở Khánh Hòa (1961 – 1965)
Luận văn: Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở Khánh Hòa (1961 – 1965)
Luận văn: Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở Khánh Hòa (1961 – 1965)
Luận văn: Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở Khánh Hòa (1961 – 1965)
Luận văn: Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở Khánh Hòa (1961 – 1965)
Luận văn: Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở Khánh Hòa (1961 – 1965)
Luận văn: Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở Khánh Hòa (1961 – 1965)
Luận văn: Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở Khánh Hòa (1961 – 1965)
Luận văn: Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở Khánh Hòa (1961 – 1965)
Luận văn: Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở Khánh Hòa (1961 – 1965)
Luận văn: Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở Khánh Hòa (1961 – 1965)
Luận văn: Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở Khánh Hòa (1961 – 1965)
Luận văn: Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở Khánh Hòa (1961 – 1965)
Luận văn: Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở Khánh Hòa (1961 – 1965)
Luận văn: Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở Khánh Hòa (1961 – 1965)
Luận văn: Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở Khánh Hòa (1961 – 1965)
Luận văn: Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở Khánh Hòa (1961 – 1965)
Luận văn: Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở Khánh Hòa (1961 – 1965)
Luận văn: Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở Khánh Hòa (1961 – 1965)
Luận văn: Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở Khánh Hòa (1961 – 1965)
Luận văn: Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở Khánh Hòa (1961 – 1965)
Luận văn: Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở Khánh Hòa (1961 – 1965)
Luận văn: Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở Khánh Hòa (1961 – 1965)
Luận văn: Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở Khánh Hòa (1961 – 1965)
Luận văn: Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở Khánh Hòa (1961 – 1965)
Luận văn: Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở Khánh Hòa (1961 – 1965)
Luận văn: Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở Khánh Hòa (1961 – 1965)
Luận văn: Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở Khánh Hòa (1961 – 1965)
Luận văn: Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở Khánh Hòa (1961 – 1965)
Luận văn: Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở Khánh Hòa (1961 – 1965)
Luận văn: Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở Khánh Hòa (1961 – 1965)
Luận văn: Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở Khánh Hòa (1961 – 1965)
Luận văn: Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở Khánh Hòa (1961 – 1965)
Luận văn: Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở Khánh Hòa (1961 – 1965)
Luận văn: Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở Khánh Hòa (1961 – 1965)
Luận văn: Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở Khánh Hòa (1961 – 1965)
Luận văn: Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở Khánh Hòa (1961 – 1965)
Luận văn: Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở Khánh Hòa (1961 – 1965)
Luận văn: Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở Khánh Hòa (1961 – 1965)
Luận văn: Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở Khánh Hòa (1961 – 1965)
Luận văn: Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở Khánh Hòa (1961 – 1965)
Luận văn: Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở Khánh Hòa (1961 – 1965)
Luận văn: Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở Khánh Hòa (1961 – 1965)
Luận văn: Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở Khánh Hòa (1961 – 1965)
Luận văn: Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở Khánh Hòa (1961 – 1965)
Luận văn: Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở Khánh Hòa (1961 – 1965)
Luận văn: Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở Khánh Hòa (1961 – 1965)
Luận văn: Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở Khánh Hòa (1961 – 1965)

More Related Content

What's hot

Đánh Giá Công Tác Quy Hoạch Sử Dụng Đất Huyện Vân Đồn, Tỉnh Quảng Ninh Giai Đ...
Đánh Giá Công Tác Quy Hoạch Sử Dụng Đất Huyện Vân Đồn, Tỉnh Quảng Ninh Giai Đ...Đánh Giá Công Tác Quy Hoạch Sử Dụng Đất Huyện Vân Đồn, Tỉnh Quảng Ninh Giai Đ...
Đánh Giá Công Tác Quy Hoạch Sử Dụng Đất Huyện Vân Đồn, Tỉnh Quảng Ninh Giai Đ...nataliej4
 
Đề tài: Sử dụng tài nguyên đất và rừng trong sản xuất nông, lâm nghiệp của cộ...
Đề tài: Sử dụng tài nguyên đất và rừng trong sản xuất nông, lâm nghiệp của cộ...Đề tài: Sử dụng tài nguyên đất và rừng trong sản xuất nông, lâm nghiệp của cộ...
Đề tài: Sử dụng tài nguyên đất và rừng trong sản xuất nông, lâm nghiệp của cộ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Di tích kiến trúc nghệ thuật với sự phát triển của du lịch thái bình, khảo sá...
Di tích kiến trúc nghệ thuật với sự phát triển của du lịch thái bình, khảo sá...Di tích kiến trúc nghệ thuật với sự phát triển của du lịch thái bình, khảo sá...
Di tích kiến trúc nghệ thuật với sự phát triển của du lịch thái bình, khảo sá...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại xã Xuân Hòa, huyện Xuân Trường,...
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại xã Xuân Hòa, huyện Xuân Trường,...Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại xã Xuân Hòa, huyện Xuân Trường,...
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại xã Xuân Hòa, huyện Xuân Trường,...anh hieu
 
Can giao trinhdanhgiadat (1)
Can giao trinhdanhgiadat (1)Can giao trinhdanhgiadat (1)
Can giao trinhdanhgiadat (1)HinDonThThu
 
Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ni...
Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ni...Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ni...
Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ni...nataliej4
 
Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ni...
Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ni...Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ni...
Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ni...nataliej4
 

What's hot (18)

Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống MỹLuận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
 
Luận văn: Quá trình leo thang chiến tranh của Mĩ tại Việt Nam - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Quá trình leo thang chiến tranh của Mĩ tại Việt Nam - Gửi miễn phí ...Luận văn: Quá trình leo thang chiến tranh của Mĩ tại Việt Nam - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Quá trình leo thang chiến tranh của Mĩ tại Việt Nam - Gửi miễn phí ...
 
Luận văn: Sinh kế người Khmer tại huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng
Luận văn: Sinh kế người Khmer tại huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc TrăngLuận văn: Sinh kế người Khmer tại huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng
Luận văn: Sinh kế người Khmer tại huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng
 
Phong trào công nhân ở miền nam trong kháng chiến chống Mỹ
Phong trào công nhân ở miền nam trong kháng chiến chống MỹPhong trào công nhân ở miền nam trong kháng chiến chống Mỹ
Phong trào công nhân ở miền nam trong kháng chiến chống Mỹ
 
Đề tài: Khu di tích lịch sử danh thắng Vũng Đục tại Quảng Ninh
Đề tài: Khu di tích lịch sử danh thắng Vũng Đục tại Quảng NinhĐề tài: Khu di tích lịch sử danh thắng Vũng Đục tại Quảng Ninh
Đề tài: Khu di tích lịch sử danh thắng Vũng Đục tại Quảng Ninh
 
Đề tài hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, , ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, , ĐIỂM 8Đề tài hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, , ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, , ĐIỂM 8
 
Đánh Giá Công Tác Quy Hoạch Sử Dụng Đất Huyện Vân Đồn, Tỉnh Quảng Ninh Giai Đ...
Đánh Giá Công Tác Quy Hoạch Sử Dụng Đất Huyện Vân Đồn, Tỉnh Quảng Ninh Giai Đ...Đánh Giá Công Tác Quy Hoạch Sử Dụng Đất Huyện Vân Đồn, Tỉnh Quảng Ninh Giai Đ...
Đánh Giá Công Tác Quy Hoạch Sử Dụng Đất Huyện Vân Đồn, Tỉnh Quảng Ninh Giai Đ...
 
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt NamĐề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
 
Luận án: Hành vi cảm ơn và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi cảm ơn và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng ViệtLuận án: Hành vi cảm ơn và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi cảm ơn và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
 
Đề tài: Sử dụng tài nguyên đất và rừng trong sản xuất nông, lâm nghiệp của cộ...
Đề tài: Sử dụng tài nguyên đất và rừng trong sản xuất nông, lâm nghiệp của cộ...Đề tài: Sử dụng tài nguyên đất và rừng trong sản xuất nông, lâm nghiệp của cộ...
Đề tài: Sử dụng tài nguyên đất và rừng trong sản xuất nông, lâm nghiệp của cộ...
 
Luận văn: đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Lệ Thủy
Luận văn: đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Lệ ThủyLuận văn: đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Lệ Thủy
Luận văn: đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Lệ Thủy
 
Di tích kiến trúc nghệ thuật với sự phát triển của du lịch thái bình, khảo sá...
Di tích kiến trúc nghệ thuật với sự phát triển của du lịch thái bình, khảo sá...Di tích kiến trúc nghệ thuật với sự phát triển của du lịch thái bình, khảo sá...
Di tích kiến trúc nghệ thuật với sự phát triển của du lịch thái bình, khảo sá...
 
Đề tài định hướng sử dụng đất chưa sử dụng, RẤT HAY
Đề tài  định hướng sử dụng đất chưa sử dụng, RẤT HAYĐề tài  định hướng sử dụng đất chưa sử dụng, RẤT HAY
Đề tài định hướng sử dụng đất chưa sử dụng, RẤT HAY
 
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại xã Xuân Hòa, huyện Xuân Trường,...
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại xã Xuân Hòa, huyện Xuân Trường,...Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại xã Xuân Hòa, huyện Xuân Trường,...
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại xã Xuân Hòa, huyện Xuân Trường,...
 
Đấu tranh ở Quảng Nam - Đà Nẵng trong kháng chiến chống Mỹ
Đấu tranh ở Quảng Nam - Đà Nẵng trong kháng chiến chống MỹĐấu tranh ở Quảng Nam - Đà Nẵng trong kháng chiến chống Mỹ
Đấu tranh ở Quảng Nam - Đà Nẵng trong kháng chiến chống Mỹ
 
Can giao trinhdanhgiadat (1)
Can giao trinhdanhgiadat (1)Can giao trinhdanhgiadat (1)
Can giao trinhdanhgiadat (1)
 
Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ni...
Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ni...Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ni...
Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ni...
 
Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ni...
Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ni...Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ni...
Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ni...
 

Similar to Luận văn: Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở Khánh Hòa (1961 – 1965)

Luận văn: Nhân dân Lệ Thủy (Quảng Bình) trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ...
Luận văn: Nhân dân Lệ Thủy (Quảng Bình) trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ...Luận văn: Nhân dân Lệ Thủy (Quảng Bình) trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ...
Luận văn: Nhân dân Lệ Thủy (Quảng Bình) trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.ssuser499fca
 
KHU ỦY TRỊ - THIÊN VỚI CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY TẾT MẬU THÂN NĂM 1968 T...
KHU ỦY TRỊ - THIÊN VỚI CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY TẾT MẬU THÂN NĂM 1968 T...KHU ỦY TRỊ - THIÊN VỚI CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY TẾT MẬU THÂN NĂM 1968 T...
KHU ỦY TRỊ - THIÊN VỚI CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY TẾT MẬU THÂN NĂM 1968 T...NuioKila
 
Vai trò của chiến khu rừng sác trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước (1954...
Vai trò của chiến khu rừng sác trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước (1954...Vai trò của chiến khu rừng sác trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước (1954...
Vai trò của chiến khu rừng sác trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước (1954...nataliej4
 
Địa chí Thanh Hóa - Tập I: Địa lý và Lịch sử
Địa chí Thanh Hóa - Tập I: Địa lý và Lịch sửĐịa chí Thanh Hóa - Tập I: Địa lý và Lịch sử
Địa chí Thanh Hóa - Tập I: Địa lý và Lịch sửTri An Nguyen
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 -...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 -...ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 -...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 -...NuioKila
 
“Phong trào yêu nước của đồng bào khmer tỉnh trà vinh dưới sự lãnh đạo của đả...
“Phong trào yêu nước của đồng bào khmer tỉnh trà vinh dưới sự lãnh đạo của đả...“Phong trào yêu nước của đồng bào khmer tỉnh trà vinh dưới sự lãnh đạo của đả...
“Phong trào yêu nước của đồng bào khmer tỉnh trà vinh dưới sự lãnh đạo của đả...nataliej4
 
Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931
Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931
Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931Garment Space Blog0
 
Báo Nhân Dân với các vấn đề đối ngoại, vận động quốc tế và đấu tranh ngoại gi...
Báo Nhân Dân với các vấn đề đối ngoại, vận động quốc tế và đấu tranh ngoại gi...Báo Nhân Dân với các vấn đề đối ngoại, vận động quốc tế và đấu tranh ngoại gi...
Báo Nhân Dân với các vấn đề đối ngoại, vận động quốc tế và đấu tranh ngoại gi...NuioKila
 

Similar to Luận văn: Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở Khánh Hòa (1961 – 1965) (20)

Luận văn: Phong trào sinh viên, học sinh ở các đô thị miền Nam trong kháng ch...
Luận văn: Phong trào sinh viên, học sinh ở các đô thị miền Nam trong kháng ch...Luận văn: Phong trào sinh viên, học sinh ở các đô thị miền Nam trong kháng ch...
Luận văn: Phong trào sinh viên, học sinh ở các đô thị miền Nam trong kháng ch...
 
Luận văn: Nhân dân Lệ Thủy (Quảng Bình) trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ...
Luận văn: Nhân dân Lệ Thủy (Quảng Bình) trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ...Luận văn: Nhân dân Lệ Thủy (Quảng Bình) trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ...
Luận văn: Nhân dân Lệ Thủy (Quảng Bình) trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ...
 
Luận văn: Nhân dân Lệ Thủy trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
Luận văn: Nhân dân Lệ Thủy trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nướcLuận văn: Nhân dân Lệ Thủy trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
Luận văn: Nhân dân Lệ Thủy trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
 
Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.
 
KHU ỦY TRỊ - THIÊN VỚI CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY TẾT MẬU THÂN NĂM 1968 T...
KHU ỦY TRỊ - THIÊN VỚI CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY TẾT MẬU THÂN NĂM 1968 T...KHU ỦY TRỊ - THIÊN VỚI CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY TẾT MẬU THÂN NĂM 1968 T...
KHU ỦY TRỊ - THIÊN VỚI CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY TẾT MẬU THÂN NĂM 1968 T...
 
Phong trào chống phá ấp chiến lược ở miền Tây Nam Bộ (1961-1965)
Phong trào chống phá ấp chiến lược ở miền Tây Nam Bộ (1961-1965)Phong trào chống phá ấp chiến lược ở miền Tây Nam Bộ (1961-1965)
Phong trào chống phá ấp chiến lược ở miền Tây Nam Bộ (1961-1965)
 
Đấu tranh chính trị ở Quảng Nam - Đà Nẵng trong kháng chiến chống Mỹ
Đấu tranh chính trị ở Quảng Nam - Đà Nẵng trong kháng chiến chống MỹĐấu tranh chính trị ở Quảng Nam - Đà Nẵng trong kháng chiến chống Mỹ
Đấu tranh chính trị ở Quảng Nam - Đà Nẵng trong kháng chiến chống Mỹ
 
Đề tài: Hình tượng người chiến sĩ trong tranh cổ động, HAY, 9đ
Đề tài: Hình tượng người chiến sĩ trong tranh cổ động, HAY, 9đĐề tài: Hình tượng người chiến sĩ trong tranh cổ động, HAY, 9đ
Đề tài: Hình tượng người chiến sĩ trong tranh cổ động, HAY, 9đ
 
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
 
Đấu tranh chính trị ở Khánh Hòa trong kháng chiến chống Mỹ, HAY
Đấu tranh chính trị ở Khánh Hòa trong kháng chiến chống Mỹ, HAYĐấu tranh chính trị ở Khánh Hòa trong kháng chiến chống Mỹ, HAY
Đấu tranh chính trị ở Khánh Hòa trong kháng chiến chống Mỹ, HAY
 
Vai trò của chiến khu rừng sác trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước (1954...
Vai trò của chiến khu rừng sác trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước (1954...Vai trò của chiến khu rừng sác trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước (1954...
Vai trò của chiến khu rừng sác trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước (1954...
 
Địa chí Thanh Hóa - Tập I: Địa lý và Lịch sử
Địa chí Thanh Hóa - Tập I: Địa lý và Lịch sửĐịa chí Thanh Hóa - Tập I: Địa lý và Lịch sử
Địa chí Thanh Hóa - Tập I: Địa lý và Lịch sử
 
Luận án: Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Bắc Trung Bộ, HAY
Luận án: Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Bắc Trung Bộ, HAYLuận án: Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Bắc Trung Bộ, HAY
Luận án: Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Bắc Trung Bộ, HAY
 
Đề tài: Quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật của Đoàn Văn công
Đề tài: Quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật của Đoàn Văn côngĐề tài: Quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật của Đoàn Văn công
Đề tài: Quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật của Đoàn Văn công
 
Đấu tranh quân sự ở Khánh Hòa trong kháng chiến chống pháp (1945 - 1954)
Đấu tranh quân sự ở Khánh Hòa trong kháng chiến chống pháp (1945 - 1954)Đấu tranh quân sự ở Khánh Hòa trong kháng chiến chống pháp (1945 - 1954)
Đấu tranh quân sự ở Khánh Hòa trong kháng chiến chống pháp (1945 - 1954)
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 -...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 -...ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 -...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 -...
 
“Phong trào yêu nước của đồng bào khmer tỉnh trà vinh dưới sự lãnh đạo của đả...
“Phong trào yêu nước của đồng bào khmer tỉnh trà vinh dưới sự lãnh đạo của đả...“Phong trào yêu nước của đồng bào khmer tỉnh trà vinh dưới sự lãnh đạo của đả...
“Phong trào yêu nước của đồng bào khmer tỉnh trà vinh dưới sự lãnh đạo của đả...
 
Tiểu thuyết về đề tài xây dựng CNXH trong văn xuôi miền Bắc, HAY
Tiểu thuyết về đề tài xây dựng CNXH trong văn xuôi miền Bắc, HAYTiểu thuyết về đề tài xây dựng CNXH trong văn xuôi miền Bắc, HAY
Tiểu thuyết về đề tài xây dựng CNXH trong văn xuôi miền Bắc, HAY
 
Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931
Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931
Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931
 
Báo Nhân Dân với các vấn đề đối ngoại, vận động quốc tế và đấu tranh ngoại gi...
Báo Nhân Dân với các vấn đề đối ngoại, vận động quốc tế và đấu tranh ngoại gi...Báo Nhân Dân với các vấn đề đối ngoại, vận động quốc tế và đấu tranh ngoại gi...
Báo Nhân Dân với các vấn đề đối ngoại, vận động quốc tế và đấu tranh ngoại gi...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt NamĐào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Namlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfchimloncamsungdinhti
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt NamĐào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
 

Luận văn: Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở Khánh Hòa (1961 – 1965)

  • 1. i ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ĐẶNG THỊ LONG PHONG TRÀO CHỐNG PHÁ ẤP CHIẾN LƢỢC Ở KHÁNH HÒA (1961-1965) CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM MÃ SỐ: 60220313 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. TRƢƠNG CÔNG HUỲNH KỲ Huế, năm 2018
  • 2. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. TÁC GIẢ
  • 3. iii LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Lãnh đạo trường ĐHSP Huế, Khoa Lịch sử, Phòng Sau Đại học, Giảng viên trong và ngoài nhà trường đã nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn, tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với PGS.TS. Trương Công Huỳnh Kỳ, người thầy, người hướng dẫn khoa học đã tận tâm giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn với những kiến thức sâu rộng, kinh nghiệm quý báu. Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn: - Lãnh đạo Trung tâm Lưu trữ Lịch sử tỉnh Khánh Hòa; Bộ phận liên quan công tác Lưu trữ Lịch sử Tỉnh. - Ban giám hiệu trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Khánh Hòa - Tập thể tổ Xã hội trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Khánh Hòa - Lãnh đạo Bảo tàng Lịch sử và Thư Viện Tỉnh Khánh Hòa - Tập thể lớp Cao học Lịch sử K25 Trường ĐHSP Huế - Gia đình bạn bè và đồng nghiệp,… Đã động viên khích lệ, đóng góp ý kiến, cung cấp tài liệu, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt qua trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả kính mong nhận được sự góp ý, chỉ dẫn quý báu của hội đồng khoa học, các thầy giáo, cô giáo và đồng nghiệp để tác giả tiếp tục hoàn thiện luận văn của mình, góp phần vào sự phát triển của ngành giáo dục và đào tạo./. Huế, Tháng 10 năm 2018 Tác giả
  • 4. 1 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa………………………………………………………………………...i Lời cam đoan…...…………………………………………………………………...ii Lời cảm ơn………………………………………………………………………….iii MỤC LỤC…………………………………………………………………………...1 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT…………………………………………………4 MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………….5 1.Lí do chọn đề tài…………………………………………………………………...5 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề………………………………………………………..6 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu………………………………………………..7 3.1. Mục đích nghiên cứu…………………………………………………………....7 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu…………………………………………………………...8 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………………………...8 4.1. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………………..8 4.2. Phạm vi nghiên cứu……………………………………………………………..8 5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu……………………………………....8 5.1. Nguồn tài liệu…………………………………………………………………...9 5.2. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………..9 6. Những đóng góp của luận văn…………………………………………………....9 7. Bố cục luận văn…………………………………………………………………...9 NỘI DUNG……………………………………………………………………….....11 Chƣơng 1. PHONG TRÀO CHỐNG, PHÁ ẤP CHIẾN LƢỢC Ở KHÁNH HÒA TỪ 1961 ĐẾN 1963………………………………………………………...11 1.1.Những nhân tố tác động đến phong trào chống, phá ấp chiến lược ở Khánh Hòa……….………………………………………………………………11 1.1.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế, xã hội………………………………………..11 1.1.1.1.Điều kiện tự nhiên và kinh tế ……………………………………………...11 1.1.1.2.Điều kiện xã hội và dân cư…………………………………………………12 1.1.2. Truyền thống yêu nước và cách mạng của nhân dân Khánh Hòa…………...13
  • 5. 2 1.1.3 Phong trào đấu tranh chống Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở Khánh Hòa từ 1954 đến 1960……………………………………………………………………..15 1.2. Sự thiết lập ấp chiến lược của Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở Khánh Hòa…………19 1.2.1. Quá trình triển khai ấp chiến lược ở Khánh Hòa………………………………...19 1.2.1.1. Khái quát về ấp chiến lược……………………………………………………19 1.2.1.2. Mỹ và chính quyền Sài Gòn triển khai ấp chiến lược ở Khánh Hòa……...22 1.3. Chủ trương của Đảng các cấp về chống, phá ấp chiến lược từ 1961-1963…....25 1.3.1. Chủ trương của Trung ương Đảng về đấu tranh chống phá Ấp chiến lược……...25 1.3.2. Chủ trương của Trung ương Cục miền Nam, Khu ủy khu VI về chống, phá ấp chiến lược………………………………………………………………….27 1.3.3. Chủ trương của Tỉnh ủy Khánh Hòa về chống, phá ấp chiến lược……………....31 1.4. Sự chuẩn bị lực lượng về mọi mặt…………………………………………….31 1.5. Đấu tranh chống, phá ấp chiến lược ở Khánh Hòa từ 1961 đến 1963………..32 1.5.1. Phong trào chống dồn dân lập ấp chiến lược Khánh Hòa từ 1961 đến 1963..33 1.5.2. Phong trào phá ấp chiến lược ở Khánh Hòa từ 1961 đến 1963…………………36 Tiểu kết chương 1 …………………………………………………………………..43 Chƣơng 2. PHONG TRÀO CHỐNG, PHÁ ẤP TÂN SINH Ở KHÁNH HÒA TỪ 1964 ĐẾN 1965……………………………………………………………….45 2.1. Sự thay đổi từ ấp chiến lược thành ấp tân sinh của Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở Khánh Hòa từ 1964 đến 1965………………………………………………45 2.2. Chủ trương của Đảng trong việc chống phá ấp tân sinh của Mĩ và chính quyền Sài Gòn từ 1964 đến 1965…………..………………………………………49 2.2.1. Chủ trương của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Trung ương Cục miền Nam………………..…………………………………………………………49 2.2.2. Chủ trương của Khu ủy Khu V.……………………………………………..51 2.2.3.Chủ trương của Tỉnhh ủy Khánh Hòa……………………………………….51 2.3. Quá trình đấu tranh chống, phá ấp tân sinh ở Khánh Hòa từ 1964 đến 1965...52 2.3.1. Phong trào chống dồn dân, lập tân sinh ở Khánh Hòa năm 1964…………..52
  • 6. 3 2.3.2. Đồng khởi phá ấp tân sinh làm chủ vùng nông thôn đồng bằng Khánh Hòa cuối 1964 đến nửa đầu năm 1965 …………………………………………………55 Tiểu kết chương 2………………………………………………………………….63 Chƣơng 3. ĐẶC ĐIỂM, Ý NGHĨA VÀ BÀI HỌC VỀ PHONG TRÀO CHỐNG, PHÁ ẤP CHIẾN LƢỢC Ở KHÁNH HÒA TỪ 1961 ĐẾN 1965…...64 3.1. Đặc điểm của phong trào chống, phá ấp chiến lược ở Khánh Hòa từ 1961 – 1965………………………………………………………………………64 3.1.1. Diễn ra quyết liệt ngay từ đầu, liên tục và đồng loạt giữa các đị phương với nhiều hình thức đấu tranh………………………..……………………………64 3.1.2. Phong trào chống phá ấp chiến lược ở nông thôn đồng bằng có sự phối hợp chặt chẽ giữa với phong trào miền núi và phong trào đô thị…………………67 3.1.3. Có sự phối hợp của các lực lượng bên ngoài và bên trong nhưng chủ yếu là lực lượng tại chỗ………..………………………………………………………69 3.2. Ý nghĩa của phong trào chống, phá ấp chiến lược ở Khánh Hòa từ 1961 đến 1965…………………...………………………………………………………73 3.2.1. Góp phần đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở Khánh Hòa………………………………………………………73 3.2.2. Góp phần giải phóng được một bộ phận nông thôn đồng bằng và nhiều vùng, nhất là miền núi trở thành vùng làm chủ của lực lượng cách mạng..……….75 3.2.3. Khẳng định đường lối đấu tranh của Đảng là đúng, củng cố niềm tin và tinh thần cho nhân dân trong cuộc đấu tranh cách mạng………………….………76 3.3. Bài học kinh nghiệm của phong trào chống, phá ấp chiến lược ở Khánh Hòa từ 1961 đến 1965………………..……………………………………………79 3.3.1. Phải vận dụng phương châm “2 chân 3 mũi” trong đấu tranh………………79 3.3.2. Phải dựa vào dân, coi trọng dân, lấy dân làm gốc…………………………..84 Tiểu kết chương 3………………………………………………………………….86 KẾT LUẬN ………………………………………………………………………88 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………..90 PHỤ LỤC
  • 7. 4 DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT TT Viết tắt Viết đầy đủ 1 ACL Ấp chiến lược 2 ATS Ấp tân sinh 3 BCH TW Bộ Chính trị Trung ương Đảng 4 CQSG Chính quyền Sài Gòn 5 CTĐB Chiến tranh đặc biệt 6 QĐSG Quân đội Sài Gòn 7 TWCMN Trung ương Cục miền Nam 8 VNCH ViệT nam Cộng Hòa
  • 8. 5 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Phong trào Đồng Khởi 1959-1960 của nhân dân miền Nam, đã đẩy Mĩ và chính quyền Sài Gòn (CQSG) rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Để cứu vãn chế độ thực dân mới ở miền Nam, Mĩ thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965). Đây là một loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ nhằm bình định miền Nam trong vòng 18 tháng. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (CTĐB) được tiến hành bằng quân đội Sài gòn(QĐSG) là chủ yếu với vũ khí, kĩ thuật và phương tiện chiến tranh Mĩ, cùng hệ thống cố vấn Mĩ chỉ huy. Thủ đoạn của chiến lược CTĐB là sử dụng chiến thuật “trực thăng vận, thiết xa vận”, mở các cuộc hành quân càn quét để bình định, đồng thời tiến hành dồn dân, lập “ấp chiến lược” (ACL) được xem là quốc sách, là xương sống của chiến lược CTĐB. Mục đích của Mĩ và CQSG trong việc lập ACL là nhằm tách lực lượng cách mạng ra khỏi nhân dân để tiêu diệt. Đây là một trong những thủ đoạn Mĩ tiến hành hầu như trong suốt thời kỳ từ 1961 đến 1975 ở miền Nam. Vì vậy, việc chống, phá ACL thành công sẽ là yếu tố quyết định làm phá sản chiến lược CTĐB của Mĩ. Khánh Hòa là một trong những địa bàn được Mĩ và CQSG quan tâm xây dựng hệ thống ACL tương đối lớn, với tổng số 281 ấp, gồm nhiều loại hình khác nhau. Việc thiết lập ACL ở đây cũng có những nét riêng. Mỹ và CQSG chủ trương chia làm 3 vùng để lập ACL, nhưng chúng chỉ tạm thời thực hiện được ở vùng giáp ranh núi và vùng chúng kiểm soát. Âm mưu của địch là tạo một vành đai trắng ở vùng ven núi nhằm ngăn cách giữa đồng bằng với vùng căn cứ cách mạng. Chúng tiến hành trước nhất ở những thôn, xã có phong trào kháng chiến mạnh, có vị trí tiếp giáp với vùng rừng núi căn cứ của ta. Mỗi vùng chúng xây dựng một số ấp kiểu mẫu rồi lan dần ra các địa phương khác. Vì vậy, cuộc đấu tranh phá ACL ở đây cũng cũng diễn ra sôi nổi và có những nét đặc thù trong mối tương quan với phong trào chống, phá ACL ở miền Nam Trung Bộ, góp phần làm thất bại chiến lược CTĐB của Mĩ trên toàn miền Nam. Đối với giới sử học trong và ngoài nước, vấn đề chống phá ACL đã được quan tâm nghiên cứu với nhiều thành tựu đáng trân trọng trên các phương diện tổng
  • 9. 6 thể, từ âm mưu thủ đoạn của Mỹ, CQSG đến chủ trương của Đảng các cấp, diễn biến, đặc điểm, vị trí, ý nghĩa, bài học kinh nghiệm của phong trào chống phá ACL. Trong thành quả chung đó, phong trào chống, phá ACL ở Khánh Hòa trong CTĐB của Mĩ đã được đề cập trong một số công trình lịch sử ở trung ương và địa phương nhưng còn nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ như: 1. Những nhân tố tác động đến phong trào chống, phá ACL ở Khánh Hòa từ 1961 đến 1965 2. Những nét nổi bật về diễn biến qua các giai đoạn của phong trào chống, phá ACL ở Khánh Hòa từ 1961 đến 1965. 3. Đặc điểm và ý nghĩa của phong trào này đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước ở Khánh Hòa, khu vực Nam Trung Bộ và miền Nam Việt nam. 4. Từ trong quá khứ có thể rút ra được những bài học kinh nghiệm gì cho hiện tại. Vì vậy, nghiên cứu vấn đề này sẽ có ý nghĩa khoa học và thực tiễn trên nhiều mặt: Về khoa học: sẽ góp phần nâng cao nhận thức sâu sắc hơn, đầy đủ hơn về “Phong trào chống, phá ACL ở Khánh Hòa (1961 – 1965)”. Đặc biệt là các khía cạnh chưa nghiên cứu sâu như đặc điểm, bài học kinh nghiệm cũng như ý nghĩa của phong trào đấu tranh chống, phá ACL ở Khánh Hòa trong cuộc đấu tranh chống chiến lược CTĐB của quân dân miền Nam thời kì chống Mĩ. Kết quả nghiên cứu vấn đề này sẽ góp phần vào kết quả nghiên cứu phong trào chống, phá ACL ở miền Nam, đồng thời làm rõ hơn lịch sử địa phương Khánh Hòa giai đoạn 1961-1965. Về thực tiễn: đề tài này góp phần nâng cao lòng yêu nước cách mạng của nhân dân Khánh Hòa, làm rõ vai trò của nhân dân Khánh Hòa đã cùng với nhân dân miền Nam đánh bại chiến lược CTĐB, tạo ra nguồn dữ liệu để nghiên cứu biên soạn tài liệu, giáo trình lịch sử hiện đại phục vụ cho việc giảng ở các cấp học tại địa phương. Từ những lí do trên, chúng tôi quyết định chọn vấn đề “Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở Khánh Hòa (1961 – 1965)” để làm luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Đã có một số công trình liên quan đến đề tài như:
  • 10. 7 - Thứ nhất, các công trình nghiên cứu về đấu tranh chống, phá ACL ở miền Nam 1961-1965 như: + Nguyễn Công Thục “Phong trào đấu tranh chống phá ấp chiến lược của Mĩ - Ngụy ở miền Nam Việt Nam (1963 - 1964)”. + Trần Thị Thu Hương“Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh chống phá quốc sách ấp chiến lược của Mĩ Ngụy ở miền Nam Việt nam 1961-1965”. Cả hai công trình này đã đi sâu nghiên cứu về phong trào chống phá ACL trên toàn miền Nam; trong đó, có đề cập đến phong trào chống phá ACL ở Khánh Hòa (1961-1965) dưới dạng khái quát. - Thứ hai, các công trình nghiên cứu lịch sử địa phương có đề cập đến phong trào chống, phá ACL ở Khánh Hòa (1961-1965) như: + Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa (2001), Lịch sử Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Khánh Hòa (1930-1975), Nxb Chính trị Quốc gia chi nhánh Nha Trang. + Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa(2003), Địa chí Khánh Hòa, Nxb Chính trị Quốc gia + Hồ Hải Hưng, (2013), Đấu tranh chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ và Việt Nam Cộng hòa (1961 - 1965), Tạp chí Lịch sử Quân sự số 258. Những công trình trên trình bày về phong trào đấu tranh chống chiến lược CTĐB của của Mĩ và CQSG ở Khánh Hòa trong giai đoạn 1961 - 1965, trong đó có đề cập đến phong trào chống, phá ACL ở địa phương này. Tuy có nhiều công trình đề cập đến phong trào đấu tranh chống, phá ACL ở Khánh Hòa giai đoạn 1961 - 1965 song chỉ mới nghiên cứu một cách khái quát chưa đi sâu vào cụ thể của phong trào diễn ra ở từng vùng, từng địa phương trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Mặt khác các công trình chưa đánh giá về đặc điểm, ý nghĩa cũng như bài học của phong trào đối với tiến trình phát triển của lịch sử Khánh Hòa nói riêng, miền Nam nói chung thời chống Mỹ. Luận văn “Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở Khánh Hòa (1961 - 1965)” sẽ góp phần giải quyết những yêu cầu trên. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu
  • 11. 8 Tái hiện một cách đầy đủ, có hệ thống về phong trào đấu tranh chống, phá ACL ở Khánh Hòa từ 1961 đến 1965. Từ đó, nêu lên những đặc điểm, ý nghĩa và bài học mà phong trào này để lại cho lịch sử dân tộc và địa phương. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được những mục đích trên, luận văn cần giải quyết được những nhiệm vụ sau: - Tiến hành tổng quan các công trình nghiên cứu và tài liệu nghiên cứu liên quan đến đề tài để xác định mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. - Phân tích các điều kiện lịch sử tác động đến phong trào đấu tranh chống, phá ACL ở Khánh Hòa từ 1961 đến 1965. - Trình bày quá trình phát triển của phong trào đấu tranh chống, phá ACL ở Khánh Hòa qua các giai đoạn: 1961-1963 và 1964-1965. Qua đó làm rõ phương thức tiến hành, lực lượng tham gia và địa bàn đấu tranh. - Phân tích về đặc điểm, đánh giá ý nghĩa và rút ra bài học của phong trào chống, phá ACL ở Khánh Hòa trong thời kì chống chiến lược CTĐB của Mĩ và CQSG ở miền Nam Việt Nam. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Phong trào chống, phá ACL ở Khánh Hòa từ 1961 đến 1965. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: tỉnh Khánh Hòa. - Về thời gian: từ 1961 đến 1965. - Nội dung: đề cập đến các điều kiện lịch sử, diễn biến, phương thức, lực lượng, kết quả, đặc điểm, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm từ phong trào. 5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Nguồn tài liệu Luận văn này được hình thành trên cơ sở của nhiều nguồn tài liệu bao gồm: - Các tài liệu văn kiện của cách mạng và CQSG hiện đang lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II; Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III; Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV; Trung tâm Lưu trữ của UBND tỉnh Khánh Hòa; Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
  • 12. 9 Khánh Hòa; Văn phỏng Tỉnh ủy Khánh Hòa; Bảo tàng Khánh Hòa; Phòng Lưu trữ của Ban Tuyên giáo tỉnh Khánh Hòa; Thư viện tỉnh Khánh Hòa… - Các công trình nghiên cứu của các tập thể, cá nhân đã được xuất bản, công bố trên các tạp chí khoa học, hội thảo khoa học liên quan đến phong trào đấu tranh chống phá ACL ở Khánh Hòa. - Các hồi ký và lời kể của một số đồng chí lão thành cách mạng, nhân chứng lịch sử từng hoạt động ở địa bàn Khánh Hòa trong giai đoạn 1961 - 1965. - Tư liệu, hình ảnh thu thập từ khảo sát thực địa có liên quan đến đề tài. 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Để làm sáng tỏ và có hệ thống những vấn đề cần giải quyết trên cơ sở tài liệu đã có, chúng tôi vận dụng phương pháp luận sử học Mác-xit và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam; sử dụng phương pháp lịch sử nhằm dựng lại một cách có hệ thống về diễn biến của phong trào, kết hợp với phương pháp logic, đối chiếu so sánh, phân tích để có cái nhìn tổng quát về bản chất, đặc điểm, ý nghĩa của phong trào; thêm vào đó là phương pháp điền dã để thu thập tư liệu từ những di tích lịch sử, nhân chứng… 6. Những đóng góp của luận văn Sau khi hoàn thành, luận văn có những đóng góp sau: - Khôi phục tương đối đầy đủ và hệ thống về “Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở Khánh Hòa (1961 – 1965)”. - Phân tích làm rõ sự kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị, binh vận trong cuộc đấu tranh chống, phá ACL ở Khánh Hòa. - Nêu rõ được đặc điểm, khẳng định ý nghĩa, bài học của phong trào chống, phá ACL ở Khánh Hòa đặt trong mối quan hệ so sánh với các địa phương trên cùng khu vực Nam Trung Bộ. - Bổ sung nguồn tư liệu vào việc tìm hiểu, nghiên cứu, giảng dạy lịch sử địa phương Khánh Hòa. 7. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung đề tài được kết cấu làm 3 chương:
  • 13. 10 Chương 1: Phong trào chống, phá “ấp chiến lược” ở Khánh Hòa từ 1961 đến 1963 Chương 2: Phong trào chống, phá “ấp tân sinh” ở Khánh Hòa từ 1964 đến 1965. Chương 3: Đặc điểm, ý nghĩa và bài học của phong trào chống, phá ấp chiến lược ở Khánh Hòa trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.
  • 14. 11 NỘI DUNG Chƣơng 1 PHONG TRÀO CHỐNG, PHÁ ẤP CHIẾN LƢỢC Ở KHÁNH HÒA TỪ 1961 ĐẾN 1963 1.1. Những nhân tố tác động đến phong trào chống, phá ấp chiến lƣợc ở Khánh Hòa 1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội 1.1.1.1.Điều kiện tự nhiên và kinh tế Khánh Hòa là một tỉnh ở miền duyên hải Nam Trung Bộ, nằm giữa vĩ tuyến 12 và 13, trong vòng cung Bắc - Nam của dải Trường Sơn. Phía Bắc giáp tỉnh Phú Yên, phía Nam giáp Ninh Thuận, phía Tây giáp 2 tỉnh Đắc Lắc và Lâm Đồng, phía Đông giáp biển Đông. Diện tích đất liền: 4.693 km2 cùng với vùng biển, đảo rộng lớn (chưa kể diện tích của huyện đảo Trường Sa). Địa bàn tỉnh nằm trên trục giao thông quốc lộ 1 và tuyến đường sắt Bắc - Nam, là cửa ngõ của Tây Nguyên xuống đồng bằng qua quốc lộ 26, có nhiều cảng biển quan trọng, đặc biệt là cảng Cam Ranh - một trong ba cảng biển có điều kiện thiên nhiên nổi tiếng trên thế giới về mặt rộng, độ sâu và kín gió. Trong tỉnh còn có đường hàng không nằm trong hành lang bay của đường bay nội địa Bắc - Nam. Địa hình tỉnh Khánh Hòa hẹp và thon ở hai đầu ranh giới, 2 vùng đồng bằng rộng nhất là Diên Khánh và Ninh Hòa. Đất nông nghiệp tương đối phì nhiêu, có điều kiện thuận lợi cho sản xuất các loại cây lương thực, cây công nghiệp và cây ăn trái có giá trị. Bờ biển tỉnh Khánh Hòa kéo dài từ mũi Đại Lãnh tới cuối vịnh Cam Ranh và có độ dài khoảng 385 km (tính theo mép nước) với nhiều bán đảo và hàng trăm đảo lớn, nhỏ, xa gần nằm rải rác trên biển. Đặc biệt huyện đảo Trường Sa là nơi có vị trí kinh tế, an ninh quốc phòng quan trọng của cả nước. Ngoài ra biển Khánh Hòa là một trong những vùng biển có tài nguyên phong phú ở nước ta, có nhiều loại hải đặc sản như: tôm, mực, các loại cá... đặc biệt là Yến sào, một loại đặc sản qúy hiếm, được coi là “vàng trắng”, có giá trị xuất khẩu rất cao. Núi rừng Khánh Hòa chiếm 3/4 diện tích toàn tỉnh, phần lớn độ cao chỉ trên dưới 1000m, gắn với dải Trường Sơn, là phần cuối phía cực Nam nên địa hình núi
  • 15. 12 khá đa dạng, nhiều cảnh quan đẹp và gắn liền với nhiều truyền thuyết dân gian. Ở hai huyện miền núi phía Tây tỉnh là Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, núi rừng chiếm hầu hết diện tích, có nhiều núi cao hiểm trở, tập trung ở dọc theo ranh giới giáp với Lâm Đồng. Những dãy núi cao này làm bình phong che chắn không cho gió Tây - Nam khô nóng tràn xuống vùng đồng bằng Diên Khánh - Nha Trang, tạo cho vùng này có khí hậu quanh năm mát mẻ. Sông ngòi ở Khánh Hòa không lớn nhưng mật độ sông suối khá dày. Toàn tỉnh có khoảng trên 40 con sông, trong đó có hai sông chính là sông Cái Nha Trang (sông Cù) dài 75 km và sông Cái Ninh Hòa (sông Dinh) dài 49 km. Khánh Hòa chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng khô ráo ôn hòa, quanh năm nắng ấm, thường chỉ có 2 mùa rõ rệt: mùa khô kéo dài từ 8 đến 9 tháng và mùa mưa ngắn chỉ từ 3 đến 4 tháng. Nhiệt độ trung bình hàng năm thường trên dưới 260 C, các tháng cuối năm và đầu năm hơi lạnh nhưng không rét buốt, mùa hè ít bị ảnh hưởng gió Tây. Lượng mưa cũng tương đối ít, trung bình năm từ 1.200 đến 1.800 mm. Với các điều kiện thiên nhiên ưu đãi nói trên, Khánh Hòa là vùng đất có nhiều thuận lợi để phát triển nền kinh tế hàng hóa, dịch vụ du lịch, cũng như xây dựng và củng cố an ninh và quốc phòng. Đây là cửa ngõ của Tây Nguyên, là cơ sở hậu cần để khai thác kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền biển. Vì vậy, Mĩ và chính quyền Sài Gòn siết chặt quản lý đô thị, ra sức bình định vùng nông thôn và rừng núi Khánh Hòa nhằm kiểm soát vùng đất quan trọng này. Trong những năm chống Mĩ, Đảng bộ Khánh Hòa đã tổ chức xây dựng nhiều khu căn cứ địa cách mạng, như căn cứ địa Đá Bàn (Ninh Hòa), Căn cứ địa Tô Hạp (Khánh Sơn), căn cứ địa Đồng Bò (Nha Trang)…đã hợp thành một hệ thống căn cứ địa ở Khánh Hòa, là trung tâm chỉ đạo cách mạng của tỉnh trong những năm tháng chống Mĩ đầy khó khăn gian khổ. 1.1.1.2. Điều kiện xã hội, dân cƣ Dưới thời Ngô Đình Diệm, Khánh Hòa thuộc Trung nguyên Trung phần. Từ năm 1957, Khánh Hòa có 6 quận: Vạn Ninh, Ninh Hòa, Khánh Dương, Vĩnh Xương, Diên Khánh và Cam Lâm. Khánh Hòa thuộc Khu chiến thuật 23 của Vùng II chiến thuật, do Sư đoàn 23 phụ trách.
  • 16. 13 Về phía cách mạng, theo Hiệp định Giơ-ne-vơ, lực lượng cách mạng tập kết ra Bắc nhưng ta vẫn giữ lại một số cán bộ, hình thành Tỉnh ủy bí mật hoạt động ở miền núi phía Tây Khánh Hòa do đồng chí Lê Thanh Liêm làm Bí thư Tỉnh ủy. [65, tr. 1] Khánh Hòa là địa bàn cư trú của nhiều cộng đồng dân tộc khác nhau như người Kinh, Chăm, Ragglai, Êđê… trong đó đa số là người Kinh, chiếm tỉ lệ dân cư đông nhất, sống chủ yếu ở đồng bằng và đô thị. Các dân tộc thiểu số khác chủ yếu sống ở các xã thuộc những huyện miền núi Khánh Sơn, Khánh Vĩnh và một số xã ở huyện Ninh Hòa. Đồng bào dân tộc thiểu số trong đó có người Chăm, đa số làm nông nghiệp trồng lúa nước, đồ gốm và dệt vải sợi bông, sống tập trung trong các làng Chăm, Ragglai. Đồng bào các dân tộc miền núi Khánh Hòa có truyền thống yêu nước, yêu chuộng tự do, có nguyện vọng thống nhất đất nước. Khi CQSG thực hiện ACL đã dùng vũ lực đàn áp dã man, đốt phá hết nhà cửa nhằm dồn đồng bào dân tộc về các khu tập trung nên họ không thể chấp nhận được, vì vậy phong trào chống phá ACL ở Khánh Hòa (1961-1965) có sự đóng góp rất lớn của đồng bào Chăm, Ragglai. Mỗi tộc người có địa vực cư trú, ngôn ngữ riêng, phong tục tập quán, nề nếp sinh hoạt mang những đặc điểm của tổ tiên mình và có những nét đặc thù khác nhau. Tuy nhiên khi có giặc ngoại xâm thì họ đã không sợ gian khổ, đoàn kết yêu thương đùm bọc lẫn nhau, có ý chí tự lực tự cường và tinh thần yêu quê hương đất nước, do đó khi Mĩ - Diệm ra sức đàn áp đốt phá nhà cửa của nhân dân nhằm thực thực quốc sách ACL đã vấp phải sự chống đối mạnh mẽ của nhân dân Khánh Hòa, vì vậy khi Đảng bộ các cấp ra lời kêu gọi nhân dân đứng lên chống phá ACL thì họ đã tham gia đấu tranh quyết liệt, góp phần làm thất bại chiến CTĐB của Mĩ ở miền Nam. 1.1.2. Truyền thống yêu nƣớc và cách mạng của nhân dân Khánh Hòa Khánh Hòa có truyền thống yêu nước từ lâu đời. Trước khi trở thành một bộ phận máu thịt của nước Việt Nam, từ thế kỷ XVII trở về trước, vùng đất Khánh Hòa thuộc vương quốc Champa. Năm 1653, Khánh Hòa là một bộ phận của Đàng Trong thời chúa Nguyễn. Nhân dân Khánh Hòa đã cùng với cả dân tộc vừa xây dựng cuộc sống, vừa liên tục đấu tranh chống lại kẻ thù xâm lược.
  • 17. 14 Khi thực dân Pháp xâm lược Gia Định (2/1859), nhân dân Khánh Hòa đã theo lệnh triều đình tòng quân vào Nam Kỳ đánh Pháp. Phong trào yêu nước của nhân dân phát triển mạnh mẽ nhất vào năm 1885, sau khi Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi phát động phong trào Cần Vương, kêu gọi cả nước đứng lên chống Pháp. Hưởng ứng dụ Cần Vương, ở Khánh Hòa, Đề đốc Trịnh Phong, Trần Đường, Nguyễn Khanh, Tú Học cùng nhiều sĩ phu yêu nước khác đã khởi xướng phong trào hưởng ứng dụ Cần Vương. Phong trào đã lôi cuốn đông đảo nhân dân tham gia, tổ chức nhiều trận đánh, gây cho Pháp những tổn thất. Sang đầu thế kỉ XX, Khánh Hòa cũng là nơi hưởng ứng phong trào Duy Tân do các chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp khởi xướng. Truyền thống yêu nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân Khánh Hòa đến với chủ nghĩa Mác – Lê-nin. Từ năm 1926 – 1929, các tổ chức Tân Việt Cách mạng Đảng, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã thành lập các cơ sở đảng tại đây và đã có nhiều đóng góp trong việc tuyên truyền tinh thần yêu nước, tư tưởng cách mạng cho học sinh, trí thức, viên chức Khánh Hòa. Cùng với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ Khánh Hòa đã được thành lập vào ngày 24/2/1930. Từ khi có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, quần chúng nhân dân đã được tập hợp dưới một ngọn cờ, tạo nên sức mạnh để đương đầu với kẻ thù của họ là bọn thực dân và phong kiến. Ngay sau khi thành lập, hưởng ứng lời hiệu triệu của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa đã lãnh đạo cuộc biểu tình ủng hộ phong trào Xô viết - Nghệ Tĩnh với hơn 1000 người tham gia tại huyện Tân Định (thị xã Ninh Hòa ngày nay) vào ngày 16/7/1930. Trong giai đoạn 1936-1939, nhân dân Khánh Hòa đã đứng lên đấu tranh đòi tự do dân chủ. Đến tháng 8/1945, Đảng bộ tỉnh Khánh Hoa đã kịp thời nắm thời cơ, lãnh đạo nhân dân trong tỉnh đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi. Khánh Hòa đã giành được chính quyền cùng ngày với thủ đô Hà Nội 19/8/1945. Độc lập chưa được bao lâu thì thực dân Pháp, có sự giúp sức của quân Anh, và sự ủng hộ của Mỹ đã trở lại xâm lược nước ta. Tháng 10/1945, sau khi đánh chiếm các tỉnh Nam Bộ, Pháp đã đưa quân mở rộng chiến tranh ra vùng Nam Trung Bộ mà mục tiêu đầu tiên là Nha Trang – Khánh Hòa. Một lần nữa, Đảng bộ và nhân dân Khánh
  • 18. 15 Hòa lại đứng lên tiến hành cuộc chiến đấu bao vây giam chân địch trong suốt 101 ngày đêm (23/10/1945 – 01/02/1946), tạo điều kiện cho quân và dân toàn tỉnh và cả Nam Trung Bộ chuẩn bị cuộc kháng chiến lâu dài. Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, là một tỉnh bị tạm chiếm, nhân dân Khánh Hòa dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh đã vượt lên mọi khó khăn, thực hiện quyết tâm chiến lược của Trung ương Đảng, góp phần kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp, giải phóng quê hương. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi là nền tảng để nhân dân Khánh Hòa cùng với nhân dân Miền Nam tiếp tục cuộc chiến đấu chống Mĩ và chính quyền tay sai trong suốt 21 năm (1954-1975), là cuộc kháng chiến lâu dài nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. 1.1.3. Phong trào đấu tranh chống Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở Khánh Hòa từ 1954 đến 1960 Chiến dịch lich sử Điện Biên Phủ (1954) thắng lợi, buộc Pháp phải kí Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954) về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương. Theo Hiệp định, nước ta tạm thời bị chia cắt thành hai miền, lấy vĩ tuyến 17 (dọc theo sông Hiền Lương (Bến Hải) - Quảng Trị) làm ranh giới quân sự tạm thời, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, miền Nam do Chính phủ Quốc gia Việt Nam kiểm soát. Theo quy định Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954), đến tháng 7/1956, hai miền sẽ tiến hành tổng tuyển cử tự do để thống nhất đất nước. Lợi dụng sự chia cắt tạm thời, Mĩ đã đẩy thực dân Pháp ra khỏi miền Nam và dựng lên chính quyền tay sai nhằm thiết lập chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam Việt Nam. Ngày 7/7/1955, chính phủ mới thành lập do Ngô Đình Diệm làm Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng ở miền Nam Việt Nam. Ngày 4/3/1956, Ngô Đình Diệm tổ chức bầu cử để chọn ra Quốc hội đầu tiên của VNCH nhằm hợp thức hóa chính quyền, gạt bỏ Quốc trưởng Bảo Đại và chính thức lên làm Tổng thống. Ngày 26/10/1956, Ngô Đình Diệm chính thức công bố hiến pháp mới của VNCH. Sau khi tiếp quản Khánh Hòa, CQSG tiến hành thiết lập bộ máy chính quyền ở đây. Ở cấp tỉnh, thành lập Tòa Thị chính và các ty; ở các huyện đồng bằng thành
  • 19. 16 lập các quận, các huyện miền núi thành lập các Nha hành chính. Dưới quận có cấp khu, dưới khu là xã, trong thôn lập các tổ liên gia để quản lí chặt chẽ người dân. Bên canh bộ máy quản lý hành chính các cấp, CQSG còn xây dựng các tổ chức đoàn thể chính trị phản động như “Đảng Cần lao Nhân vị”, “Phong trào Cách mạng Quốc gia”, “Tập đoàn Công dân vụ”, “Thanh niên Cộng hòa”, “ Phụ nữ Liên đới”, “Ủy ban tố Cộng” do Đảng Cần lao Nhân vị nắm giữ, chi phối. Giữa năm 1955, Mĩ - Diệm chính thức phát động chiến dịch “tố Cộng” trên toàn miền Nam, “truy tróc cho hết cộng sản”, các tổ chức Đảng ở Nam Trung bộ bị tổn thất nặng nề. Trong những năm 1957-1959, chính quyền Mĩ Diêm tăng cường khủng bố đàn áp, đặt Đảng Cộng sản ra ngoài vòng pháp luật, ban hành Luật 10/59 gây nhiều đau thương cho đồng bào miền Nam trong đó có Khánh Hòa. Trước hành động của Mĩ, Bộ Chính trị ban hành nghị quyết vào tháng 9/1954, vạch ra nhiệm vụ của Đảng là: Lãnh đạo nhân dân miền Nam đấu tranh thực hiện Hiệp định đình chiến, củng cố hòa bình, thực hiện tự do dân chủ, cải thiện dân sinh, thực hiện thống nhất và tranh thủ độc lập. Đồng thời phải lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống lại những hành động khủng bố, đàn áp, phá cơ sở, bắt bớ cán bộ ta và quần chúng cách mạng. Chống những hành động tiến công của địch giữ lấy quyền lợi quần chúng đã giành được trong trong thời kỳ kháng chiến, nhất là những vùng căn cứ địa và vùng du kích của ta. [15, tr 308] Khẩu hiệu chung của miền Nam lúc này là “Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ”, thực hiện chính sách mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi để tranh thủ ảnh hưởng và tạo sự đồng tình rộng lớn buộc CQSG phải tuân theo Hiệp định đình chiến, phải thừa nhận quyền tự do dân chủ của nhân dân trong một mức độ nào đó, phải tiến hành Tổng tuyển cử để thống nhất nước nhà. Quan điểm chỉ đạo của Đảng ta trong thời kỳ này chủ yếu là đấu tranh chính trị. Ở Khánh Hòa từ chỗ đấu tranh vũ trang, nay chuyển sang đấu tranh chính trị là một vấn đề mới mẻ, phức tạp đòi hỏi Tỉnh ủy Khánh Hòa phải có những sắp xếp bố trí lại lực lượng lãnh đạo từ tỉnh đến cơ sở, phải có sự thay đổi về phương châm phương thức đấu tranh. Tháng 8/1954, trong hội nghị tại Đá Bàn, bàn về lực lượng
  • 20. 17 ở lại và lực lượng tập kết ra Bắc, số cán bộ ở lại đã thành lập Tỉnh ủy bí mật do đồng chí Lê Thanh Liêm làm Bí thư, Mai Xuân Cống là Phó Bí thư, đồng thời chọn một số cán bộ lãnh đạo vững vàng được tôi luyện và trải qua thử thách trong kháng chiến chống Pháp được phân công hình thành bộ máy lãnh đạo và tổ chức lực lượng đấu tranh trong từng huyện, xã. Cán bộ được phân công trở về làng làm nhiệm vụ giải thích tuyên truyền cho nhân dân hiểu rõ về ý nghĩa thắng lợi của Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954. Do đế quốc Mỹ phá hoại, đã qua tháng 7-1956, nhưng không có tổng tuyển cử thống nhất nước nhà. Từ năm 1957 đến năm 1959, Mĩ và chính quyền Ngô Đình thực hiện “quốc sách tố Cộng” với quy mô lớn và ác liệt hơn các năm trước. Mũi nhọn của giai đoạn này là chĩa vào toàn thể nhân dân yêu nước, đồng thời tiêu diệt các tổ chức của Đảng và cán bộ hoạt động bí mật. Chúng ra sức phát triển các đạo giáo, xây dựng mới nhiều nhà thờ đạo Thiên Chúa, đạo Tin Lành, khuyến khích nhân dân theo đạo, đặc biệt phát triển đạo Tin Lành lên miền núi. Hầu hết số cán bộ sống hợp pháp đều bị địch khống chế, một số co vào thế thủ, một số nằm im hoặc chạy giạt đi nơi khác.. Rất nhiều cán bộ và những người kháng chiến bị địch bắt, giết, tra tấn dã man và đày ải trong các nhà tù Côn Đảo, Chí Hòa, Tân Hiệp, Nha Trang v.v... Trong chuyến tàu chở tù nhân lưu đày Côn Đảo rời cảng Nha Trang ngày 30-4-1957, có 80 đồng chí cán bộ, đảng viên Cộng sản ở tỉnh Khánh Hòa. Tháng 3-1958, Khu ủy V và Tỉnh ủy Khánh Hòa đã chọn địa bàn Khánh Sơn để xây dựng thành căn cứ địa cách mạng, làm chỗ dựa để mở rộng phong trào cách mạng và bàn đạp chống Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Mùa thu năm 1958, Khu ủy V ra nghị quyết về xây dựng căn cứ địa miền núi bao gồm miền Tây các tỉnh đồng bằng (trong đó có Khánh Hòa) và Tây Nguyên, bước đầu xây dựng lực lượng vũ trang với nhiệm vụ bảo vệ căn cứ, bảo vệ cán bộ. Chấp hành sự chỉ đạo của Khu ủy, của Liên tỉnh 3 và dựa theo tinh thần bản "Đề cương về đường lối cách mạng miền Nam" của đồng chí Lê Duẩn, Tỉnh ủy chủ trương lo xây dựng và củng cố căn cứ, lực lượng tự vệ võ trang, đẩy mạnh công tác vận động đồng bào miền núi, chuẩn bị mọi mặt, tiến tới phá các khu tập trung. Đồng thời, ở đồng bằng ta cũng có những biện pháp hoạt động mạnh hơn. Tỉnh ủy tập hợp
  • 21. 18 một số cán bộ đặc công trước đây hình thành hai tổ vũ trang: Một tổ phía Nam, một tổ ở phía Bắc, với phương châm hoạt động "Có miếng không có tiếng, diệt một ngã mười", tấn công tiêu diệt bọn ác ôn khét tiếng, nhưng phải che dấu bằng những tình huống hợp pháp, khiến cho địch không có cớ khủng bố làm vỡ cơ sở. Tổ võ trang này hoạt động ở địa bàn Diên Khánh, Vĩnh Xương tổ chức diệt tên Bùi Nà, đại diện xã Vĩnh Phương vào ngày 4-1-1959. Bùi Nà có mâu thuẫn với cánh Lê Công Mộ, một tên tay sai đắc lực của địch, nên sau khi Bùi Nà bị giết, ngón đòn dư luận quật sang Lê Công Mộ, hắn bị bỏ tù. Vụ trừ gian này có ảnh hưởng lớn, đồng bào bàn tán xôn xao, cùng một lúc loại trừ được hai tên ác ôn ở địa phương, nhưng cơ sở không bị vỡ mà còn phát triển thêm. Tiếp đó, đội vũ trang ở phía Bắc diệt Trần Đức Ty, một tên ác ôn khét tiếng ở Bằng Phước, xã Ninh Phú, huyện Ninh Hòa. Đầu năm 1959, một tiểu đội du kích mật xã Ba Cụm do đồng chí Sen chỉ huy, cải trang làm lính bảo an ngụy quận Cam Lâm đột nhập nhà riêng bắt xử tội tên Mang Xiêm, tổng đoàn trưởng ác ôn khét tiếng. Những vụ diệt ác, xử đúng người, đúng tội là những cú đánh trúng đích, gây ảnh hưởng rất lớn trong nhân dân. Quần chúng phấn khởi, tin tưởng vào cách mạng. Tuy nhiên sau những vụ diệt ác đó, Mỹ - Diệm dùng đến bạo lực phát xít một cách điên cuồng, đặt quần chúng trước hai con đường: hoặc khuất phục chúng, hoặc quyết tử chống lại. Lúc này con đường duy nhất để thực hiện nhiệm vụ giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc là: dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng, khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Trước tình hình đó, Nghị quyết lần thứ 15 BCHTW Đảng khóa II (mở rộng) tháng 1-1959, đã đánh dấu một sự chuyển hướng quan trọng về đường lối và phương pháp cách mạng đối với miền Nam. Nghị quyết chỉ rõ: "Cách mạng Việt Nam ở miền Nam nói chung không thể đi ra ngoài quy luật chung của nước thuộc địa và nửa thuộc địa từ trước tới nay, cho nên con đường phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là dùng bạo lực". Cụ thể là: "Lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ chính quyền thống trị của đế quốc và phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân". [16, tr 82]
  • 22. 19 Đầu 1959, theo chủ trương của Nghị quyết 15 BCHTW Đảng, đã có hàng loạt cuộc đấu tranh mang tính bạo lực của quần chúng nổ ra ở các địa phương, tiêu biểu là từ ngày 7/2 đến tháng 4/1959, Huyện ủy Bác Ái (Ninh Thuận) phối hợp với nhân dân phía Nam huyện miền núi Khánh Sơn (Khánh Hòa) phá banh khu tập trung Bà Râu và Tầm Ngân, mở ra khả năng cùng với các huyện miền núi Khánh Hòa hình thành vùng căn cứ cách mạng. Sau thắng lợi này, khu căn cứ Ái Vĩnh Sơn được thành lập, làm chỗ dựa vững chắc cho sự chỉ đạo của Liên tỉnh, đảm bảo hành lang chiến lược Bắc- Nam, làm bàn đạp vững chắc cho phong trào đồng bằng. 1.2. Sự thiết lập ấp chiến lược của Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở Khánh Hòa 1.2.1. Quá trình triển khai ấp chiến lƣợc ở Khánh Hòa 1.2.1.1. Khái quát về ấp chiến lược Sau phong trào Đồng khởi 1959-1960, phong trào cách mạng miền Nam lớn mạnh làm cho chế độ Sài Gòn đứng trước nguy cơ sụp đổ. Để đối phó, đầu năm 1961, Mĩ thực hiện chiến lược CTĐB (1961-1965), trong đó gom dân lập “ấp chiến đấu” sau đổi thành ACL là quốc sách. Âm mưu chủ yếu của Mĩ và CQSG trong việc lập ACL là “tách dân ra khỏi cộng sản, tát cạn nước trong đó có con cá du kích…. Với chính sách ấp chiến lược thực hiện tốt thì chẳng cần gì đi tìm những trận đánh trên bộ nữa” [46, tr.172]. Quan niệm của Giáo sư Sử học Randy Roberts nhận xét: "Cái gọi là Chương trình Ấp Chiến lược thực chất là lùa nông dân Việt Nam ra khỏi làng quê tổ tiên của họ và nhốt họ trong những khu đất rào quanh chắc chắn giống như một nhà tù hơn là các cộng đồng thật sự" [78] Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam thì cho rằng: ACL là nội dung cơ bản, là "xương sống" của chiến lược CTĐB, là biện pháp chủ yếu để tiến hành cuộc chiến tranh tổng lực, trong đó hành quân càn quét, đánh phá, triệt hạ làng mạc, dồn dân, chiếm đóng, làm dân bị kìm kẹp nhằm "tát nước bắt cá", cô lập lực lượng vũ trang cách mạng để họ không thể dựa vào dân, nhằm thực hiện ý đồ tiêu diệt lực lượng quân Giảiphóng.[78] Trong khi đó CQSG thì xác định:
  • 23. 20 ACL là một ấp được tổ chức thực chu đáo về mọi phương diện nhằm mục đích thực hiện cuộc cách mạng nhân vi cộng đồng, đồng tiến tại thôn xã. Nói một cách rõ rệt hơn, ACL là một đơn vị chiến đấu của Quốc gia chống ba thứ giặc: cộng sản; chia rẽ; chậm tiến. ACL chính là một phương thức hữu hiệu nhất để ngăn chặn và tiêu diệt ba thứ giặc kể trên. Vậy xây dựng ACL là nhiệm vụ chính của nhân dân. Tư tưởng của chúng ta phải là tư tưởng quyết chiến quyết thắng. Tư tưởng đó bắt nguồn từ lòng tin vững chắc vào đường lối cách mạng của dân tộc. ACL là một trong những phương pháp để thực hiện cuộc cách mạng đó, nên chúng ta nhất đinh xây dựng cho kỳ được ACL… từ đó chúng ta sẽ xây được xã chiến lược, khu chiến lược [47, tr. 2-3-7] Nói về quốc sách ACL của chính quyền Ngô Đình Diệm, Phật giáo xem như là “những chiếc nơm sắt lớn và chắc, chụp xuống tất cả tư tưởng, nhất là tín ngưỡng của dân tộc Việt nam” [49, tr. 2]. Để thực hiện chiến lược này, Mĩ - Diệm tiến hành thực hiện kế hoạch Staley-Taylor gồm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: trong vòng 18 tháng (từ giữa 1961 đến cuối 1962) cơ bản bình định xong miền Nam bằng cách dồn dân vào sống tập trung trong 16.000ACL để tiêu diệt các cơ sở cách mạng ở nông thôn; phát triển QĐSG gồm quân chính quy, bảo an, dân vệ, đồng thời tăng cường lực lượng yểm trợ Mĩ nhằm tiêu diệt lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam, tăng cường kiểm soát biên giới, vùng biển, đẩy mạnh các hoạt động tình báo, gián điệp, biệt kích… chống phá miền Bắc để hỗ trợ cho việc bình định miền Nam. Giai đoạn 2: trong năm 1963, tập trung khôi phục kinh tế, hoàn tất chương trình bình định, tiếp tục tăng cường quân Sài Gòn, đẩy mạnh chống phá miền Bắc. Giai đoạn 3: trong hai năm (1964-1965) hoàn thành các mục tiêu của chiến tranh đặc biệt, chuyển sang phát triển kinh tế. Để triển khai chương trình ACL, ngày 3-2-1962, Ngô Đình Diệm kí Sắc lệnh số 11-TTP lập Ủy ban liên bộ đặc trách ACL. Ngày 17-4-1961, Quốc hội VNCH đã biểu quyết nâng chương trình ACL lên hàng “quốc sách” với mục đích giành giật nông dân và địa bàn nông thôn với phía cách mạng, phá tận gốc rễ các cơ sở của
  • 24. 21 chiến tranh du kích để hoàn thành kế hoạch bình định miền Nam trong vòng 18 tháng. Mĩ và chính quyền Ngô Đình Diệm xem năm 1962 là năm ACL. Ủy ban liên bộ đặc trách ACL do Ngô Đình Nhu đứng đầu và các ủy viên. Ở mỗi tỉnh có một “Ủy ban xây dựng ACL” do Tỉnh trưởng làm Chủ tịch, Phó Tỉnh trưởng phụ trách nội an, Chỉ huy trưởng bảo an và dân vệ làm Phó chủ tịch, các Trưởng ty làm ủy viên. Mỗi ACL có một ban trị sự đứng đầu là những ấp trưởng, ấp phó và lược lượng an ninh chiến đấu, cảnh sát, mật vụ. CQSG chia nhân dân ra làm 3 loại để kiểm tra, giám sát: “loại 1: là gia đình cách mạng hay có cảm tình với cách mạng để theo dõi, bắt bớ,đàn áp nếu có hiện tượng liên hệ với cách mạng; loại 2: là những gia đình lưng chừng dễ mua chuộc, lôi kéo, dụ dỗ, ly gián; loại 3: là những hộ gia đình có công với chính quyền Sài Gòn, chúng có chính sách ưu đãi và sử dụng họ để theo dõi, khống chế nhân dân trong ấp” [9, tr.14] Trong kế hoạch lập ACL, Mĩ và CQSG chia làm 3 vùng khác nhau để dồn dân lập ACL: Vùng A: có CQSG kiểm soát chắc chắn; vùng B: là vùng CQSG nắm được ưu thế về quyền kiểm soát nhưng Việt cộng cũng có thể xuất hiện tại đây và thế trận giằng co giữa CQSG với Việt Cộng; vùng C: là vùng do Việt cộng nắm ưu thế , các hoạt động về hành chính và dân sự bị Việt Cộng khống chế. Để tăng cường khả năng chỉ huy và tập hợp mọi lực lượng để thực hiện chương trình ACL, Mỹ - CQSG quyết định thay đổi cơ cấu tổ chức chiến trường từ hình thức quân khu sang hình thức vùng chiến thuật. Do địa thế, địa hình và tình hình an ninh, tình hình quân sự, CQSG ra sắc lệnh số (98-QP ngày 13 tháng 4 năm 1961) phân chia miền Nam ra 3 vùng chiến thuật và một Biệt khu Thủ đô, gồm: Vùng I chiến thuật: thành lập tháng 6/1957, từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi do Quân đoàn 1 phụ trách; Vùng II chiến thuật: thành lập tháng 10/1957, gồm toàn bộ cao nguyên miền Trung và vùng duyên hải Nam Trung Bộ do Quân đoàn 2 phụ trách; vùng III chiến thuật: thành lập tháng 3/1959, gồm các tỉnh Nam Bộ do Quân đoàn III phụ trách. Sài Gòn được tổ chức thành Biệt khu Thủ đô. Mỗi vùng chiến thuật được chia thành các Khu chiến thuật (gồm nhiều tỉnh), mỗi khu Khu chiến thuật chia thành các Tiểu khu (cấp tỉnh), mỗi Tiểu khu chia thành các Chi khu (cấp quận, huyện), mỗi Chi khu chia thành các Phân chi khu (cấp xã). Chính cách chia địa bàn
  • 25. 22 dân cư gắn với phân bố lực lượng đã tạo cơ sở tập trung sức mạnh về mọi mặt cho việc thực hiện chương trình ACL, mà khởi đầu là những địa bàn trọng điểm. 1.2.1.2. Mỹ và chính quyền Sài Gòn triển khai ấp chiến lược ở Khánh Hòa Đến đầu năm 1961, hoạt động vũ trang ở Khánh Hòa diễn ra trên khắp các địa bàn nông thôn và miền núi trong tỉnh, đe dọa sự tồn tại của CQSG ở tỉnh này. Do vậy, Mỹ và CQSG ra sức đẩy mạnh âm mưu gom dân, rào làng, lập ACL. Năm 1961, Mĩ và CQSG dự định xây dựng 295 ấp ở Khánh Hòa, nhưng do sự phát triển mạnh của phong trào cách mạng ở miền núi nên năm 1962 điều chỉnh xuống còn 281 ACL: Trước đây, tỉnh tôi dự định sẽ thành lập 295ACL, trong số 326 ấp, nhưng những ngày gần đây, vì tình hình an ninh đòi hỏi, Việt Cộng đã cố bao vây hăm dọa số ấp Thượng ở lẻ tẻ thuộc quận Khánh Dương, nên thỏa mãn sự yêu cầu của đa số thổ dân, tỉnh tôi đã cho di chuyển 17 buôn về vùng an ninh gần quận lỵ để tiện bảo vệ. 17 buôn này sẽ về định cư ở 3 địa điểm, và 3 nơi đó sau đây sẽ biến thành ACL. Như vậy, Khánh Hòa sẽ thành lập tất cả là 295 ấp -17 ấp di chuyển + 3 ấp mới = 281 ấp. Số ấp này sẽ được phân loại như sau: Loại A (hoàn toàn an ninh) 81 ấp; loại B (tương đối an ninh) 135 ấp; loại C (kém an ninh) 65 ấp. [45] Trong kế hoạch, CQSG chủ trương chia thành 3 vùng để lập ACL, nhưng chỉ tạm thời thực hiện được ở vùng giáp ranh núi và vùng kiểm soát. Nhằm tạo nên một vành đai ở vùng ven núi ngăn cách giữa đồng bằng với vùng căn cứ cách mạng, CQSG tiến hành trước hết ở những thôn xã có phong trào kháng chiến mạnh, có vị trí tiếp giáp với vùng rừng núi căn cứ cách mạng như Ninh Hòa tiếp giáp với căn cứ Đá Bàn; Diên Khánh, Cam Lâm gần với căn cứ Tô Hạp. Mỗi vùng, CQSG xây dựng một số ấp kiểu mẫu rồi lan dần ra các địa phương khác. Chúng xây dựng theo mô hình: 1 sông một núi, có nơi 2 sông hai núi. Có nghĩa là 1 đường hào và 1 vòng rào hoặc 2 đường hào và 2 hàng rào kết song song với nhau chạy dọc xung quanh ấp. Rào cao trung bình 2 mét, hào sâu trung bình 1,5 mét, rộng 2,5 mét trở lên. Dưới hào và mép hào bên trong đều cắm chông. Đồng thời còn có chông bàn di động bằng sắt để hàng đêm đặt vào những đoạn rào cần thiết. Mỗi ấp có cổng ra vào, ở mỗi cổng có bót kiểm soát, có chòi canh cao khoảng 3-4 mét, có đặt máy điện thoại nối về trụ sở ấp,
  • 26. 23 có kẻng để báo động khi phát hiện ra được lực lượng cách mạng. Để xây dựng ACL, CQSG bắt nhân dân lên rừng chặt cây lấy dây, mỗi người ban đầu phải nộp từ 100 đến 200 cây cọc rào, cao 2,5 mét, đường kính 0,15 mét trở lên. Nếu đau ốm không đi được thì phải nộp tiền 300 đồng một người. Chúng phân lô, phân đoạn khoán cho từng hộ làm, phải hoàn thành đúng thời gian quy định. Nếu dây dưa kéo dài sẽ bị cho là thân Cộng và sẽ bị khủng bố, đánh đập . Rào xong phải thường xuyên tu bổ. “Việt Cộng” vào ra ấp được ở đoạn của hộ nào thì hộ đó phải chịu trách nhiệm. Ngoài ra, CQSG cho xây dựng nhiều ấp ở ven biển để tránh sự xâm nhập của Việt Cộng từ đường biển. Các ấp vùng đất cát ven biển này được rào thêm một lớp rào bên ngoài bằng cây gai Bàn Chải và cây Móc Mèo, hai loại cây này có gai chằng chịt nếu đụng vào có thể rách cả da thịt. Vùng ven rừng có nhiều đoạn phải rào bằng cây sống như tre gai. Bên trong ấp, bắt dân chúng tu sửa, cải tạo lại đường sá, mương rãnh, phân chia ấp thành từng ô đại biểu, liên gia, lấy đường sá làm ranh giới. Cổng vào từng nhà phải treo bảng có màu theo phân loại. Mỗi ACL có nhiều rào và hầm, hào chông mìn. Đồng bào bị lùa vào trong ấp, 7 giờ sáng mới được ra đi làm ăn, 5 giờ chiều phải về đủ. Từ 9 giờ tối đến 5 giờ sáng là thời gian thiết quân luật. Trong ấp, ngoài bộ máy tề điệp, CQSG xây dựng cái gọi là “hàng rào nhân tâm” bằng việc phát triển các đoàn thể như: “Phong trào cách mạng quốc gia”, “Phụ nữ liên đới”. Bộ phận phòng thủ ấp bao gồm: “Thanh niên cộng hòa”, “Thanh niên bảo vệ hương thôn”, “Thanh niên chống du kích”…, thường xuyên có lính bảo an và thanh niên chiến đấu tuần tra canh gác. Các bộ phận này được trang bị vũ khí đầy đủ. Theo tài liệu lưu trữ, CQSG đã cung cấp cho Khánh Hòa số lượng vũ khí ở các ACL như sau: STT Loại vũ khí Số lƣợng vũ khí cho 218 ACL 1 Súng săn nòng 1705 khẩu 2 Súng trường 1705 khẩu 3 Súng lục bán hỏa hiệu an-M8 301 khẩu 4 Súng lục 38 ly ( có bao) 341 khẩu 5 Bàn chải sát cỏ 426 chiếc 6 Cây thông nòng M88 cở 30 602 cây 7 Cây thông nòng cở 45 301 cây
  • 27. 24 8 Giẻ chùi súng 500 gói( gói 200 miếng) 9 Đạn súng săn 76725 viên; 10 Đạn súng trường 255. 750 viên; 11 Đạn súng lục - (38 ly) 17.050 viên 12 Lựu đạn ném tay MK2 8184 quả Nguồn: Uỷ ban liên bộ đặc trách ấp chiến lược, "Trích yếu về việc trang bị võ khí Mĩ cho ACL", tài liệu số 1174/LB/TTK/TV-4, Trung tâm Lưu trữ Lịch sử Khánh Hoà, hộp số 76, hồ sơ 36. [67] Theo thống kê của CQSG tính đến cuối năm 1962 tổng số ACL đã được lập ở Khánh Hòa bao gồm : STT Quận Tổng số ấp Phân vùng 1 Vạn Ninh 22 ấp 17 ấp loại A, 5 ấp loại B 2 Ninh Hòa 94ấp 14 ấp loại A, 80 ấp loại B 3 Khánh Dương 15 ấp 6 ấp loại A, 9 ấp loại B 4 Vĩnh Xương 27 ấp 4 ấp loại A, 23 ấp loại B 5 Diên Khánh 29 ấp 14 ấp loại A, 15 ấp loại B 6 Cam Lâm 15 ấp 8 ấp loại A, 7 ấp loại B Tổng cộng 202 ấp 65 ấp loại A, 137 ấp loại B Nguồn: Uỷ ban liên bộ đặc trách ấp chiến lược, "Trích yếu về việc trang bị võ khí Mĩ cho ACL", tài liệu số 1174/LB/TTK/TV-4, Trung tâm Lưu trữ Lịch sử Khánh Hoà, hộp số 76, hồ sơ 36. [67] Qua bảng thống kê, có thể nhận thấy CQSG phân bố ACL rải rác ở 6 quận nhưng tập trung chủ yếu ở các quận có phong trào kháng chiến mạnh như Ninh Hòa, Diên Khánh. Một tài liệu của CQSG đã viết: Tỉnh Khánh Hòa có tất cả 77 xã gồm 326 thôn. Trong số 326 thôn này chỉ có 281 thôn được chọn để thành lập ấp chiến lược, còn lại là những thôn nhỏ ở lẻ tẻ không quan trọng hoặc đã di chuyển theo kế hoạch an ninh. Trong số 281 ấp được chọn xây dựng Ấp chiến lược này đã hoàn thành 202 ấp ở giai đoạn 1, tức giai đoạn xây dựng hàng rào nhân tâm, kiện toàn và củng cố các cơ sở chính quyền , đoàn thể, hiệp hội, tổ chức liên
  • 28. 25 gia tương trợ, bầu ban trị sự ấp, tổ chức thanh niên canh gác và hàng rào chướng ngại vật (rào tư gia, rào ấp, làm chòi canh, đào hào, đặt bàn chông, hầm chông vv…vv) [61, tr. 2] Ngoài ra, trong mỗi ACL, có các hương ước quy định rất chặt chẽ mọi hoạt động. Điều 11 của Hương ước ấp Cư Thạnh ghi rõ: Ban hội đồng ấp từ 18 tuổi trở lên có bổn phận bảo vệ ACL, thực hiện dân chủ pháp trị, cộng đồng đồng tiến, công bình xã hội; về phần an ninh thiết quân luật về ban đêm từ 9 giờ tối đến 5 giờ sáng, người nào có việc cần, đi phải xách đèn từ 2 người trở xuống; mọi người dân đều phải chịu trách nhiệm về phần rào của mình, nếu bị hư phải tu bổ và về luật pháp, những công dân nào phá rào hay leo qua rào lần thứ nhất phạt 1000 cây rào, lần thứ 2 mời ngay về quận. [39, tr. 5] Trong mỗi ACL có lực lượng thanh niên chiến đấu. Ngày khánh thành ấp, CQSG tổ chức tập trận theo các phương án giả thuyết khi có lực lượng của cách mạng xâm nhập ở từng hướng. Ví như, lễ khánh thành ấp Đôn Tín (Ninh Hòa) được tổ chức trọng thể có cả cố vấn Ngô Đình Nhu và hai cố vấn Mĩ đến dự. 1.3. Chủ trƣơng của Đảng các cấp về chống, phá ấp chiến lƣợc từ 1961 đến 1963 1.3.1. Chủ trương của Trung ương Đảng về đấu tranh chống phá ấp chiến lược Trước sự phát triển của cách mạng miền Nam sau phong trào Đồng khởi, tháng 1/1961, Bộ Chính trị nhận định: “thời kỳ tạm ổn của chế độ Mỹ - Diệm đã qua và thời kỳ khủng hoảng lên tiếp, suy sụp nghiêm trọng đã bắt đầu”. [25, tr.153]. Trên cơ sở phân tích tình hình thế giới và trong nước, Bộ Chính trị khẳng định: “một cuộc tổng khủng hoảng chung và toàn diện của chính quyền Mĩ - Diệm sẽ xuất hiện, cuộc tổng công kích, tổng khởi nghĩa của nhân dân sẽ bùng nổ để lật đổ chính quyền Mĩ - Diệm, giải phóng miền Nam” [14, tr. 513]. Từ đó, Bộ Chính trị xác định phương châm của cách mạng miền Nam là: Đẩy mạnh hơn nữa đấu tranh chính trị, đồng thời đẩy mạnh đấu tranh vũ trang lên song song với đấu tranh chính trị, tấn công địch bằng cả hai mặt chính trị và quân sự… nhưng trên thực tế, do so sánh lực lượng giữa ta và địch ở từng
  • 29. 26 vùng có khác nhau, nên ta vẫn phải nắm vững phương châm công tác ba vùng. Tùy lực lượng so sánh giữa ta và địch và tình hình cụ thể ở mỗi vùng mà đề ra phương châm công tác và hình thức đấu tranh cho thích hợp: ở vùng rừng núi lấy đấu tranh quân sự làm chủ yếu và đề ra nhiệm vụ tiêu diệt sinh lực địch để mở rộng thêm căn cứ và xây dựng lực lượng của ta. Ở các vùng đồng bằng, đấu tranh chính trị và đấu tranh quân sự có thể ngang nhau, tùy tình hình cụ thể ở từng nơi đồng bằng mà cân nhắc mức độ giữa hai hình thức và mức độ tiêu hao và tiêu diệt sinh lực địch. Ở các vùng đô thị thì lấy đấu tranh chính trị làm chủ yếu, gồm cả hai hình thức hợp pháp và không hợp pháp. [14, tr 153-154] Từ đó, Bộ Chính trị đề ra nhiệm vụ trước mắt của cách mạng miền Nam là: Ra sức xây dựng mau chóng lực lượng của ta về cả hai mặt chính trị và quân sự, tập hợp đông đảo lực lượng cách mạng trong Mặt trân dân tộc giải phóng, phát động một phong trào đấu tranh chính trị mạnh mẽ của quân chúng, tích cực tiêu diệt sinh lực địch, bảo tồn và phát triển lực lượng của ta, làm tan rã chính quyền và lực lượng địch trên một phạm vi ngày càng rộng lớn;tiến lên làm chủ rừng núi, giành lại toàn bộ đồng bằng, ra sức xây dựng cơ sở và đẩy mạnh đấu tranh chính trị ở đô thị; tạo mọi điều kiện và nắm mọi thời cơ thuận lợi để đánh đổ chính quyền Mỹ - Diệm, giải phóng miền Nam. [14, tr. 514] Ngày 15-9-1961, Ban Bí thư ra Chỉ thị số 26-CT/TW về công tác chi viện cho cách mạng miền Nam: Căn cứ vào đường lối của Đảng và khả năng phát triển của phong trào, cách mạng miền Nam sẽ nhất định tiến tới toàn thắng. Nhưng chính quyền Ngô Đình Diệm, được đế quốc Mĩ giúp đỡ về mọi mặt, sẽ ra sức đánh phá phong trào ngày càng ác liệt và sẽ gây cho ta nhiều khó khăn. Cho nên ngoài khả năng tự lực cánh sinh của cách mạng miền Nam, cần phải có sự tích cực sự giúp đỡ của miền Bắc về mọi mặt mới góp phần giảm bớt khó khăn cho Đảng bộ và đồng bào miền Nam và làm cho cách mạng miền Nam mau thành công hơn [14, tr. 130]
  • 30. 27 Tại hội nghị BCH TWĐ lần thứ 3 (1/1961) đã quyết định thành lập Trung ương cụ miền Nam (TWCMN) do Nguyễn Văn Linh (mật danh Mười Cúc) làm Bí thư. Ngày 15-2-1961, Tổng Quân ủy Trung ương ra Chỉ thị thống nhất các lực lượng vũ trang miền Nam thành Quân giải phóng miền Nam. Ngày 1-1-1962, Đảng bộ miền Nam lấy tên công khai là Đảng Nhân dân Cách mạng Miền Nam. Tháng 2-1962, Bộ Chính trị ra Nghị quyết về công tác cách mạng miền Nam với chủ trương: Kiên quyết đẩy mạnh đấu tranh chính trị, quân sự, giành và giữ thế chủ động, đẩy địch vào thế bị động hơn nữa, tích cực xây dựng lực lượng về mọi mặt, ra sức phá kế hoạch Xtalay- Taylo, mở rộng hơn nữa phong trào giải phóng dân tộc, tăng cường chặt chẽ hơn nữa khối đại đoàn kết toàn dân, khơi sâu hơn nữa mâu thuẩn nội bộ của địch, tranh thủ mạnh mẽ sự ủng hộ và đồng tình của lực lượng hòa bình, dân chủ, độc lập dân tộc và xã hội chủ nghĩa trên thế giới để chống sự can thiệp võ trang quy mô của đế quốc Mỹ vào miền Nam Việt Nam, tiến lên giành những thắng lợi lớn hơn nữa [50, tr 652] 1.3.2. Chủ trƣơng của Trung ƣơng Cục miền Nam, Khu ủy khu VI về chống, phá ấp chiến lƣợc Giữa năm 1961, Bộ Chính trị quyết định tổ chức chiến trường Nam Trung Bộ thành hai khu và lập Bộ Tư lệnh khu. Khu 5 gồm các tỉnh: Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Gia Lai, Kon Tum; Khu 6 gồm các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đăk Lăk, Tuyên Đức, Lâm Đồng. Về chỉ đạo, Khu ủy 5 trực thuộc BCT TWĐ, Khu ủy 6 thuộc TWCMN. Tháng 10-1961, Hội nghị TWCMN khẳng định quyết tâm: Phá kế hoạch bình định, dồn dân lập ACL của Mỹ và tay sai là nhiệm vụ có tính chiến lược cực kỳ quan trong trước mắt. Do đó đòi hỏi các lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang các địa phương các vùng chiến lược phải tiếp tục mở các cuộc đấu tranh phá ACL của Mỹ và tay sai, tạo nên một cao trào mạnh mẽ vừa tiến công vũ trang, vừa nổi dậy khởi nghĩa từng phần, qua đó đẩy Mỹ và tay sai vào thế lúng túng bị động và sụp đổ hoàn toàn. Đồng thời, chỉ đạo và chỉ huy các lực lượng vũ trang và đấu
  • 31. 28 tranh vũ trang phát triển, hỗ trợ tích cực cho cuộc đấu tranh của quần chúng trong việc phá ACL của Mỹ và tay sai, đáp ứng kịp thời sự phát triển khẩn trương và quyết liệt của chiến trường miền Nam [62] Căn cứ vào tình hình cụ thể ở từng địa phương khác nhau, TWCMN đề ra 4 mức phá ACL: - Mức thấp nhất là phá lỏng, tức là đấu tranh để nhân dân trong ấp có thể đi ra đi vào dễ dàng, mặc dầu vẫn còn hàng rào, đồn bốt. - Mức cao hơn là phá banh, tức là phá ngầm các hàng rào, tuy vẫn còn đồn bốt nhưng tạo điều kiện cho nhân dân và lực lượng cách mạng có thể bí mật đi về. - Mức thứ ba là phá dứt điểm, bao gồm diệt tề, giải tán dân vệ, nhổ đồn bốt mà thực chất là phá hoàn toàn ấp đó. - Mức cao nhất là giữ nguyên ấp nhưng tiêu diệt các lực lượng kìm kẹp của đối phương, biến ấp chiến lược thành ấp chiến đấu. [6, tr. 255] Từ 16-2-1962 đến 3-3-1962, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam họp Đại hội lần thứ nhất đã nhất trí thông qua Nghị quyết, trong đó trọng tâm công tác số 1 là “chống ACL và gom dân”. Quán triệt tinh thần Nghị quyết, ban lãnh đạo Đảng bộ các tỉnh miền Nam đã nghiên cứu và đề ra các hình thức đấu tranh cụ thể cho từng địa phương nhằm đánh bại chiến lược CTĐB của Mỹ và CQSG với trọng tâm là ACL. Để phá chiến dịch dồn dân lập ACL và bao vây tấn công căn cứ của ta, đồng thời đẩy mạnh củng cố phát triển lực lượng cách mạng, tháng 4-1962, TWCMN họp và xác định ba công tác trọng tâm: - Tích cực đẩy mạnh một phong trào đấu tranh toàn diện rộng lớn khắp nông thôn đô thị, kiên quyết chống và phá kế hoạch khu ACL và gom dân của địch. - Ra sức xây dựng và mở rộng căn cứ địa cho vững mạnh toàn diện và tăng cường công tác quản lý nông thôn. - Khẩn trương xây dựng lực lượng võ trang kể cả ba loại quân mau lớn mạnh để đủ sức chặn đứng và đánh luig địch giành thắng lợi. [50, tr. 728]
  • 32. 29 Để thực hiện tốt các nhiệm vụ đã đặt ra, TWCMN đã chỉ đạo các Đảng bộ địa phương cần nhận thức rõ tầm quan trọng của cuộc đấu tranh mà kiên quyết chỉ đạo, phải tập trung mọi lực lượng để chống phá kế hoạch gom dân lập ACL một cách toàn diện, phải có sự phối hợp một cách chặt chẽ và giúp đỡ lẫn nhau giữa các vùng, các khu, các tỉnh huyện xã, phải kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị bằng ba mũi giáp công, phải đẩy mạnh phong trào quần chúng xây dựng xã chiến đấu, tăng cường hoạt dộng du kích, bám sát địch, trừng trị bọn ác ôn, phá các tuyến đường giao thông. Ngày 18-7-1962, Lê Duẩn - Bí thư thứ nhất Đảng Lao động Việt Nam gởi thư chỉ đạo TWCMN về chống lại việc lập ACL của địch: Chống lại ACL của địch là lực lượng của quần chúng, lưc lượng chính trị và quân sự. Nếu không lấy lực lượng quần chúng là chính để chống lại việc lập ACL của địch thì nhất định không thể phá được ACL. Nhưng phải biết tạo cho quần chúng những phương tiện, những thời cơ để chống địch, để phá ACL. Phương tiện quan trọng nhất là tư tưởng của quần chúng, tức là sự đồng tâm, ý chí và lòng tin tưởng của quần chúng quyết tâm thắng địch. [50, tr. 685] Ngày 8-8-1962, TWCMN ra Chỉ thị 21/CT về vấn đề đấu tranh phá ACL, xã tự vệ và gom dân của địch đã phân tích rút kinh nghiệm trong quá trình chỉ đạo đấu tranh và đưa ra kết luận: Việc phá thanh rào ACL sử dụng lực lượng bên ngoài đánh phá chỉ là một mặt, chủ yếu là phải phát động lực lượng bên trong và phá từ bên trong. Trong năm 1961 và 6 tháng đầu năm 1962, phong trào chống phá ACL giành được những thắng lợi quan trọng nhưng cũng gặp nhiều khó khăn do lực lượng lãnh đạo ở thôn ấp còn yếu, lực lượng vũ trang địa phương chưa có nhiều, chưa có kinh nghiệm và thiếu vũ khí đồng thời chưa phối hợp chặt chẽ giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị…Trước tình hình đó, Quân ủy Trung ương chỉ thị cho lực lượng vũ trang miền Nam phải đẩy mạnh hoạt động quân sự, kết hợp với đấu tranh chính trị, bảo toàn và phát triển lực lượng để đập tan mưu dồ gom dân lập ACL của địch. Mặt khác, TWCMN đã cử cán bộ xuống các tỉnh trực tiếp chỉ đạo phong trào
  • 33. 30 đấu tranh. Nhờ những chỉ đạo kịp thời của TWCMN làm cho phong trào cách mạng miền Nam phục hồi và giành nhiều thắng lợi. Từ trong thực tiễn của phong trào chống phá ACL, ngày 20-11-1962, Thường vụ Trung ương Cục ra chỉ thị bổ sung về đấu tranh chống phá ACL và gom dân của địch, trong đó phân ấp chiến lược thành 3 loại: - Loại ở vùng có vị trí chiến lược: thì phải phá lỏng thế kìm kẹp của địch, dần dần có điều kiện tiến tới phá nát. Quan trọng nhất là phải tuyên truyền, giáo dục quần chúng đấu tranh chính trị với mọi hình thức, ra sức xây dựng cơ sở. - Loại ở vùng không có vị trí chiến lược: thì phải phá vỡ rồi tiến tới phá banh. - Loại có gom dân: thì phải phá banh, phải ngăn địch không cho gom dân lập ACL.[19, tr. 734-735] Tháng 7-1963 TWCMN ra Nghị quyết về công tác phá khu, ACL gom dân, nghị quyết nhấn mạnh: Ra sức đẩy mạnh đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, đặc biệt là đẩy mạnh phong trào nhân dân du kích chiến tranh; ra sức chống càn quét, chống phá khu, ACL; tiêu hao, tiêu diệt, làm tan rã sinh lực địch đi đôi với khẩn trương xây dựng, củng cố và phát triển thực lực chính trị và vũ trang bên ngoài cũng như bên trong khu, ACL…, chặn đứng, đẩy lùi, làm thất bại từng bước, tiến lên làm thất bại hoàn toàn âm mưu xây dựng khu, ACL gom dân của chúng. [50, tr824-825] Phương hướng chung là tiến lên phá tan toàn bộ khu, ACL của địch. Phương châm, hình thức chống phá của ta là: phải kết hợp chặt chẽ giữa lực lượng bên trong và lực lượng bên ngoài, bên trên và bên dưới, địa phương này và địa phương khác. Kết hợp chặt chẽ ba mặt giáp công để chống, phá khu, ACL gom dân trong từng điểm một. - Phải kết hợp chặt chẽ và đẩy mạnh cả hai mặt chống và phá, phá rồi lại tiếp tục chống, kết hợp chống gom dân với phá ACL, kết hợp chống lấn chiếm gom dân với mở rộng căn cứ, phá ACL với mở rộng vùng, kết hợp chống phá từ trước mặt với chống phá sau lưng và trong lòng địch, kết hợp chống phá thường xuyên liên tục từng cái hay nhiều cái với phá từng đợt, kết hợp phá lỏng thế kìm kẹp trên một diện rộng với tập trung lực lượng phá rã, phá dứt điểm từng mảng từng khu, ACL.
  • 34. 31 - Phải tập trung toàn lực vào chống địch, đánh địch cũng như xây dựng ta một cách toàn diện ở bên ngoài cũng như bên trong khu,ACL. - Phải nắm vững phương châm ba vùng, so sánh lực lượng ta và địch trong từng nơi, từng lúc cụ thể mà đặt yêu cầu chống, phá cho phù hợp… Ở những vùng chưa phá thế kìm kẹp mà địch gom dân lập thì kết hợp ACL chống, phá gom dân lập với ACL phá thế kìm kẹp của địch. - Phải nắm vững yêu cầu phá kìm kẹp bên trong là chủ yếu, nhưng không xem nhẹ phá rào. - Phải nắm vững phương châm chống, phá lâu dài, giằng co quyết liệt với địch. 1.3.3. Chủ trƣơng của Tỉnh ủy Khánh Hòa về chống, phá ấp chiến lƣợc Đến năm 1961, công tác chống, phá kế hoạch gom dân, lập ACL của Mĩ và chính quyền Sài Gòn trở thành một nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh. Tháng 8-1961, Hội nghị Tỉnh ủy Khánh Hòa họp tại Xóm Cỏ (Khánh Sơn): đặt mạnh vấn đề tập trung sức phá kế hoạch gom dân, rào làng, lập ACL của địch; bám dân, xây dựng cơ sở, tích cực làm công tác binh vận, đưa phong trào đấu tranh chính trị, vũ trang lên một bước mới. Miền núi khai thông luồng với đồng bằng, tích cực giải quyết muối vải và nông cụ cho nhân dân. Đẩy manh cuộc vận động tăng gia sản xuất, coi việc trồng mì(sắn) là chiến lược, bắp. lúa là quan trọng [1, tr. 375] 1.4. Sự chuẩn bị lực lƣợng về mọi mặt Để việc chỉ đạo sâu sát kịp thời và phát triển phong trào ở cơ sở, tháng 10-1961 Tỉnh ủy chủ trương tách huyện Ninh Hòa thành 2 huyện là Bắc Ninh Hòa và Nam Ninh Hòa, lấy quốc lộ 21 (nay là quốc lộ 26) làm ranh giới; trong đó Bắc Ninh Hòa cùng chung huyện ủy với huyện Vạn Ninh do đồng chí Nguyễn Lương trực tiếp chỉ huy. Cuối năm 1961, tiểu đoàn 120 của Quân khu 6 về hoạt động tại địa bàn Khánh Hòa, làm nhiệm vụ cơ động, hoạt động tập trung, phân tán linh hoạt, yêu cầu chính là tiêu diệt sinh lực địch, hỗ trợ phá ấp, phá kìm, mở vùng giải phóng đồng bằng, xây dựng thực lực cách mạng tại chỗ. Tháng 2-1962, Đại hội đại biểu Đảng bộ Khánh Hòa lần thứ ba được tiến hành. Đại hội đánh giá tình hình, tổng kết kinh nghiệm chỉ đạo đấu tranh vũ trang và đấu tranh
  • 35. 32 chính trị song song, tổng kết kinh nghiệm vận dụng hai chân ba mũi giáp công, kinh nghiệm phá ACL. Đại hội đề ra những chủ trương lớn: - Tập trung sức xây dựng cơ sở ở nông thôn đồng bằng, tiếp tục phá kế hoạch gom dân lập ACL của địch. Tích cực bám dân bám cơ sở, chú trọng đào hầm bí mật, bám địa bàn vùng sâu ven đường giao thông chiến lược, căn cứ quân sự địch. - Phát triển cơ sở ở thị xã, thi trấn, tăng cường cán bộ cho Nha trang, chú trọng Đá Bạc, Ba Ngòi. - Củng cố miền núi thành chỗ dựa vững chắc cho phong trào đồng bằng, tạo thế liên hoàn với vùng căn cứ của các tình Ninh Thuận, Đắc lắc và Lâm Đồng. Tích cực tăng gia sản xuất, coi cây mì là chiến lược, bắp lúa là quan trọng, phát triển trồng Bông để giải quyết một phần vải mặc cho dân, khơi nguồn tiếp tế muối, vải nông cụ cho miền núi. - Khẩn trương xây dựng lực lượng vũ trang, bán vũ trang cho đồng bằng và miền núi. - Kiện toàn sự chỉ đạo của Đảng bộ, tiến hành đại hội ở cấp huyện Đại hội đã bầu Ban chấp hành Đảng Bộ tỉnh gồm 13 đồng chí trực tiếp chỉ đạo phong trào chống, phá ACL tại các địa phương.[1, tr 375] Sau đại hội, đến cuối 1962, lực lượng quân sự của tỉnh phát triển mạnh, hầu hết các xã đều có cơ sở cách mạng và đội du kích. Để đẩy mạnh hoạt động quân sự, công tác vận động thanh niên tham gia các lực lượng được đẩy mạnh, ghép những đại đội địa phương thành những tiểu đoàn chủ lực. Cụ thể là hợp nhất đại đội 225 và đại đội 203 thành tiểu đoàn 239. Trọng tâm hoạt động của ta là đánh phá các ACL tại những vùng bản lề tỉnh, quận, xã nhằm làm ung thối từng vùng để thực hiện chủ trương “lấy nông thôn bao vây thành thị”. Thành lập thêm đơn vị hành chính như huyện Vĩnh Sơn, đây là vùng núi bản lề các quận phía tây Khánh Hòa và Cam Lâm. Biện pháp cơ bản là tích cực phá ACL, rải truyền đơn đến những thành phần có ý chống đối, kêu gọi vận động thanh niên học sinh tham gia lực lượng vũ trang, tích cực hoạt động cách mạng. 1.5. Đấu tranh chống, phá ấp chiến lƣợc ở Khánh Hòa từ 1961 đến 1963
  • 36. 33 1.5.1. Phong trào chống dồn dân lập ấp chiến lƣợc Khánh Hòa từ 1961 đến 1963 Từ sau phong trào Đồng khởi cách mạng miền Nam tiếp tục đạt được những thắng lợi vang dội, vì vậy để thực hiện chiến lược CTĐB Mĩ và CQSG tăng cường càn quét để giành lại những vùng đã mất. Ở Khánh Hòa, đối với miền núi địch nhận thấy lợi thế căn bản của vùng này đối với phong trào đồng bằng của ta nhưng chúng không đóng được đồn, không xây dựng được cứ điểm, không lùa được dân vào các ACL vì dân ở đây đa số là người dân tộc Ragglai, Chăm. Họ có thói thói quen sống du canh du cư vì vậy địch sử dụng biện pháp bao vây kinh tế miền núi, nhất là hai mặt hàng: vải và muối đối với đồng bào dân tộc thiểu số, mặt khác chúng xâm nhập vào căn cứ của ta để dò đường tiến quân, tìm hiểu lực lượng của ta, đồng thời chúng đưa tin tuyên truyền xuyên tạc gây tư tưởng hoang mang trong quần chúng. Cụ thể là tên gián điệp Hồ Đắc Trí cầm đầu, tên này làm tay sai cho Mĩ - Diệm phá hoại phong trào cách mạng miền núi: Năm 1961, Trí và đồng bọn lén lút lên miền núi tuyên truyền xuyên tạc dụ dỗ mua chuộc đồng bào các dân tộc theo chúng. Chúng đưa tin miền núi sắp tới có mưa to gió lớn và quân Mĩ càn lên núi, đồng bào phải xuống đồng bằng theo chúa mới thoát nạn..Với sự tuyên truyền dọa dẫm và truy ép của chúng, 347 đồng bào ở suối Nhiếm, Soi Mit, Suối Cá… đã bỏ buôn làng xuống đồng bằng theo địch. Đến đầu 1962, nhờ quần chúng phát hiện và báo cáo, lực lượng vũ trang của ta đã phục kích bắt được tên Hồ Đắc Trí, phá tan mạng lưới gián điệp do y cầm đầu, bảo vệ được an ninh trật tự của buôn làng. [2] Ngày 1-6-1963, địch mở trận càn lấy tên là “Thiềm đầu thủy” đánh vào căn cứ miền núi phía Tây tỉnh Khánh Hòa, nơi cơ quan đầu não của tỉnh. Đây là cuộc tấn công quân sự lớn nhất trong năm của địch nhằm vào căn cứ và dồn dân xuống đồng bằng, tiêu diệt cơ quan, lãnh đạo của cách mạng. Chúng thú nhận rằng “tất cả các hoạt động toàn tỉnh Khánh Hòa đều xuất phát từ hai cơ quan đầu não đóng ở hai vùng Tô hạp và Cà Thêu, nếu ta vận động mọi khả năng phát hiện và tiêu diệt được bọn cán bộ ở vùng ấy thì những hoạt động của chúng ở đồng bằng cũng sẽ
  • 37. 34 giảm bớt đi rất nhiều và những vụ ám sát, khủng bố cũng khó bề thực hiện” [73]. Với lực lượng tham gia chiến dịch là một trung đoàn chủ lưc tăng cường và ba tiểu đoàn binh chủng: công binh, pháo binh, thông tin gồm 1600 quân, có 23 máy bay trực thăng, 2 máy bay trinh sát 5 máy bay khu trục và 1 đại đội pháo 105 cự ly. Ngoài ra còn có 1 cánh quân từ Đồng Lác lên có máy bay và pháo ở các hạm tàu tại cảng Cam Ranh tham gia yểm trợ. Chỉ huy chiến dịch là tên thiếu tá Tôn Thất Đính – tư lênh vùng 2 chiến thuật, ông đã trực tiếp đến Xóm Cỏ để thị sát trận địa. Lực lượng chống càn của ta tại Khánh Sơn chủ yếu là bộ đội địa phương Khánh Sơn, một trung đội của tỉnh và dân quân du kích các xã trong vùng căn cứ với các loại vũ khí thô sơ. Dựa vào địa hình núi rừng quen thuộc, ta ở thế chủ động và có kế hoạch bố trí đánh địch tại chỗ, thế địa hình có lợi cho đánh du kích, các lực lượng của ta đã chuẩn bị sẵn, cùng với dân quân du kích địa phương bố phòng nhiều tầng, nhiều lớp, chủ yếu là mang cung, bẫy đá, hầm chông, tên ná tẩm thuốc độc kết hợp với các loại vũ khí khác. Các lực lượng tập trung chia ra từng tổ hoạt động ban ngày, bắn tỉa, chặn đánh các cánh địch lục soát nhà dân, ban đêm có đơn vị tập kích vào các điểm địch đóng quân nên trong vòng hơn hai tháng lực lượng của ta đã tiêu diệt nhiều tên địch trong đó phần lớn là do bị trúng tên thuốc độc, hầm chông cạm bẫy mang cung. Có trận lực lượng của ta diệt gọn một trung đội địch đi vào rẫy phá hoa màu. Trong số sĩ quan địch bị tiêu diệt có một tên thiếu tá chỉ huy tiểu đoàn lính thủy đánh bộ. Với những tổn thất đó làm cho binh lính trong hàng ngũ địch hoang mang dao động, không dám đưa quân đi càn tự do. Mặt khác thời tiết núi rừng, lính địch không quen chịu đựng nên chúng co cụm dần và rút lui. Lực lượng ta phát hiện thấy có dấu hiệu địch chuẩn bị rút lui, ta bao vây phục kích đánh địch, làm cho chúng tiếp tục bị tiêu hao. Do đó khi rút lui đich phải cắt rừng để đi, và chúng phải đi hàng tuần. Từ đó tham vọng dồn dân 17 ấp từ miền núi xuống đồng bằng để tiêu tiệt căn cứ cách mạng của ta ở chúng không còn nữa. Kế hoạch gom dân từ miền núi xuống đồng bằng của chúng bị thất bại. Ngoài ra chúng tìm mọi cách để dụ dỗ đồng bào dân tộc thiểu số nhưng trong số đó không phải ai cũng tin và nghe theo chúng. Lợi dụng tâm lí thanh niên thích săn thú rừng, chúng đi từ khuyến khích săn bắn đến giao nhiệm vụ xâm nhập dò la tình hình, quấy rối căn cứ, chúng dùng biện
  • 38. 35 pháp vật chất mua chuộc, li tán gây chia rẽ giữa Kinh và Thượng, xúi dục nhân dân chống lại cách mạng. Tài liệu của VNCH thừa nhận: Số đồng bào thượng ở xã Ninh Sim đã có chính quyền xã, thôn, tổ chức liên gia lương trợ. Quận tôi thường xuyên liên lạc để khuyến khích tinh thần họ, có cán bộ người Kinh nằm tại chỗ để giáo dục và hướng dân họ trên mọi công tác, do đó họ đều tin tưởng và trung thành với chính nghĩa Quốc Gia. Ngoại trừ một số giống Róc Lai ở các vùng Thùng gie, Bến lễ vì chưa kiểm soát được, nên quận tôi chỉ lựa chọn một số người tin cậy giao công tác cho họ tuyên truyền rỉ tai để lôi cuốn số đồng bào nầy về với Chính phủ ta, nhưng chưa có kết quả nào khả quan. [41, tr. 2] Ở vùng vùng đồng bằng, Mĩ- Diệm ép dân vào các ACL như ở xã Ninh Phước huyện Ninh Hòa, là vùng căn cứ kháng chiến cũ, nhân dân giác ngộ cách mạng cao, có nhiều cán bộ lãnh đạo cách mạng vững vàng, địch không thể kiểm soát được. Tháng 8-1962, chúng xúc toàn bộ dân ở đây vào khu tập trung Đông Dương xã Ninh Diêm. Có 17 gia đình gồm 72 khẩu của thôn Ninh Tịnh và Đầm Vân kiên quyết đấu tranh thoát ra rừng, bám lại quê hương sản xuất sinh sống, tham gia kháng chiến. Ở xã Ninh An có khu tập trung Vườn Dương (Ấp Hoàn Thiện), đầu 1962 địch đưa 1 tiểu đoàn bảo an do tên trung úy Trần Bửu chỉ huy, và nhiều cán bộ chuyên viên ACL xuống đóng tại chỗ để điều hành thực hiện. Chúng thiết kế xây dựng khu tập trung này quy mô rất rộng và nhiều lớp rào kiên cố, có công sự phòng thủ vững chắc như một trại lính, một trung tâm huấn luyện phòng vệ dân sự của chúng, có ranh giới từ Sơn Lộc thượng đến gần giáp thôn Phú Gia, bắc giáp thôn Lạc Hòa, nam liền với vùng đất thổ có nhiều rẻo rừng gai xen kẻ được bao bọc dày đặc bởi các hệ thống cọc và các lớp rào gai, có 4 cửa ra vào, có cổng và trạm gác kiên cố. Bên trong cũng chia thành từng ô nhà, có dãy số, giữa các dãy nhà có hầm và đường hào chiến đấu… Bị nhân dân chống phá giằng co quyết liệt, sau 2 năm vừa xây dựng vừa càn quét cho đến tháng 11-1963 địch mới gom được một số dân 2 thôn Cung Hòa và Quảng Thiện vào ấp. Đối với cách mạng, xã Ninh An là cửa ngõ của căn cứ Đá Bàn. Làng bị rào, dân bị tập trung là khó khăn lớn cho sự tồn tại và mở rộng căn cứ. Ta chủ trương cương quyết phá theo phương châm tấn công
  • 39. 36 quân sự kết hợp với nổi dậy của quần chúng bên trong. Đến giữa năm 1964, lực lượng bên trong và bên ngoài đều được chuẩn bị chu đáo. Tháng 7-1964, Phân khu Nam phái 1 đại đội vào Ninh Hòa chuẩn bị chiến trường, đánh trận Xuân Vinh, sau đó phối hợp với lực lượng địa phương Bắc Ninh Hòa bao vây tập kích khu tập trung này. Bên ngoài bao vây từ 3 mặt nổ súng tấn công. Bên trong quần chúng nổi dậy tước vũ khí phòng vệ chuyển ra ngoài cho ta. Các đại đội bảo an địch ở chung quanh ứng cứu không kịp. Từ đó nhân dân lấy cớ khu tập trung không đảm bảo an toàn, kiên quyết đấu tranh không chịu vào nữa. Khu tập trung Vườn Dương bị đánh phá hoàn toàn, thắng lợi này cỗ vu mạnh mẽ phong trào chống, phá ACL dân trong huyện của nhân dân trong huyện. Ở Diên Khánh, địch đưa quân vào bao vây các thôn vùng ven như: Đất Sét, Khánh Xuân, Xuân Lâm, Cẩm Sơn bắt đồng bào dồn xuống vùng sâu, tạo thành vành đai trắng. Đồng bào đã ba lần đấu tranh trở về làng cũ, cứ mỗi lần như vậy địch cho quân lùng sục, đốt phá hoặc cho máy bay ném bom bắn phá vào làng giết hại người và gia súc. Khi dân vùng ráp danh núi nổi dậy phá rào ACL thì địch phản ứng bằng cách dồn xúc dân đi nơi khác, cuộc đấu tranh diễn ra trong thế giằng co quyết liệt. Một hình thức đấu tranh khác của ta đó là đốt phá các địa điểm tập trung và đem theo dân trong khu tập trung đến vùng núi gần với căn cứ của ta: Tại miền thượng bọn phiến cộng đã tăng cường hoạt động, đốt phá ở các địa điểm tập trung, bắt đồng bào thượng chạy theo chúng, đào hầm chông, bố trí đặt cạm bẫy, chặt cây lấp đường làm ngăn cản sự tiến quân của ta. Trong thời gian từ 1.1 đến 10-1-1961, chúng đã đột nhập vùng Giang -Ché, Trott, cầu Bà và Song- Cầu, tại đây chúng đã đốt các làng tập trung, nhà cửa, hai chiếc cầu sắt và lùa đồng bào cũng như cán bộ chạy theo chúng, 105 gia đình gồm có 630 người tính cả đàn ông đàn bà và trẻ em đều bỏ làng lẫn trốn vào rừng (tờ trình số 20/VP/M ngày 11-1-1961 của quận tôi [54, tr2]. Đến giữa năm 1963, kế hoạch dồn dân từ miền núi và vùng Thượng xuống đồng bằng của địch đã không thực hiện được. 1.5.2. Phong trào phá ấp chiến lƣợc ở Khánh Hòa từ 1961 đến 1963
  • 40. 37 Song song với việc chống dồn dân, lập ACL, phong trào phá ACL ở Khánh hòa cũng diễn ra sôi nổi mạnh mẽ và quyết liệt trên cả hai phương diện chính trị và quân sự. Về chính trị: tuyên truyền cho quần chúng nhận thức quốc sách ACL có hại cho đời sống nhân dân, để kêu gọi quần chúng nông thôn chống Mĩ và CQSG trong việc xây dựng ACL… Cùng với các biện pháp chính trị, việc phá ACL được tiến hành. Đối với những ACL mà ta nắm chắc được quy luật và tình hình, ta sẽ dùng lực lượng đặc công hoặc phối hợp “nội công ngoại kích” để đánh phá tiêu diệt chính quyền tại hạ tầng cơ sở và dân vệ, đồng thời thành lập mặt trận DTGP thôn xã. Đối với những ấp mà ta chưa có đủ điều kiện đánh phá thì áp dụng hình thức quấy rối như đột nhập vào trụ sở thôn ấp tịch thu các phương tiện và tài liệu cần thiết của địch, đốt phá hàng rào; vận động thanh niên chiến đấu, thanh niên bảo vệ hương thôn không làm việc cho chính phủ Sài Gòn. Hai huyện Ninh Hòa, và Diên Khánh là nơi diễn ra phong trào phá ACL mạnh mẽ nhất. Ngoài ra, ở Cam Lâm, Vạn Ninh, và một số khu vực ở quận Vĩnh Xương, lực lượng vũ trang và quần chúng cũng tranh thủ nổi dậy phá ACL với nhiều phương thức khác nhau, đến cuối 1963 hệ thống ACL của Mĩ và CQSG ở Khánh Hòa hầu như bị phá. Cụ thể như sau: Ở quận Ninh Hòa, được sự lãnh đạo tích cực của Đảng bộ, sự hỗ trợ đắc lực của lực lượng võ trang, khi địch bắt đầu triển khai rào ACL thì cũng là lúc dân bắt đầu chống phá theo khẩu hiệu “dân làm dân phá, địch bắt làm lại dân lại phá”, phá bằng nhiều cách hết sức khôn khéo và sáng tạo, tìm mọi lí lẽ hợp pháp như đau ốm, mùa vụ…. để dây dưa kéo dài, khi đủ cây thì lại thiếu dây, có dây thì cây sắp mục, đến những hình thức chống phá tích cực quyết liệt như: nhờ lực lượng bên ngoài nổ súng, thu rựa, chặn đánh các toán quân đưa dân đi đốn cây, để có cớ đấu tranh không ra rừng; yêu cầu bộ đội về làng để có cớ dân phá, rào chừa ra từng khoảng, không cột dây để cho cán bộ ra vào hoạt động; rào xong tự tay đốt rồi tung tin là do Việt Cộng phá; dùng trâu bò húc ngã, lợi dụng lũ lụt để rào trôi theo nước, bắt trồng cây sống thì đốt gốc trước khi trồng, lợi dụng vợ con tề ngụy rút rào làm củi, cả làng ra tháo gỡ phần cây của gia đình về một cách hợp pháp. Cán bộ và nhân dân ta đã sáng tác thơ ca để vận động tuyên truyền phong trào chống, phá ACL. “ Dân làm dân phá mới hay,