SlideShare a Scribd company logo
1 of 70
Download to read offline
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------
PHẠM XUÂN BÁCH
TÁC ĐỘNG CỦA CẠNH TRANH MỸ - TRUNG
Ở ĐÔNG NAM Á GIAI ĐOẠN 2001- 2016
ĐẾN AN NINH, QUỐC PHÒNG CỦA VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUỐC TẾ HỌC
Hà Nội – 2019
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------
PHẠM XUÂN BÁCH
TÁC ĐỘNG CỦA CẠNH TRANH MỸ - TRUNG
Ở ĐÔNG NAM Á GIAI ĐOẠN 2001- 2016
ĐẾN AN NINH, QUỐC PHÒNG CỦA VIỆT NAM
Chuyên ngành: QUAN HỆ QUỐC TẾ
Mã số: 60 31 02 06
LUẬN VĂN THẠC SỸ: QUỐC TẾ HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thu Mỹ
Hà Nội – 2019
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện Luận văn, em đã nhận được sự
hướng dẫn, động viên, chỉ bảo, giúp đỡ rất tận tình của PGS.TS. Nguyễn Thu
Mỹ. Em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự giúp đỡ quý báu này của Cô.
Đồng thời, em xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo của Khoa Quốc
tế học, trường Đại học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhiệt
tình giảng dạy và cung cấp cho chúng em những kiến thức hữu ích trong suốt
thời gian Cao học.
Nhân dịp này, em cũng muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình,
người thân, bạn bè vì sự trợ giúp, động viên to lớn về mặt tinh thần cũng như vật
chất trong suốt thời gian qua.
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................1
1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài ...................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề....................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................... 7
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 7
5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 8
6. Đóng góp của luận văn ............................................................................ 9
7. Cấu trúc của luận văn.............................................................................10
CHƢƠNG I: QUÁ TRÌNH CẠNH TRANH ẢNH HƢỞNG VÀ QUYỀN
LỢI GIỮAMỸ VÀ TRUNG QUỐC Ở ĐNÁ TỪ 2001 ĐẾN 2016 ............. 11
1.1. Khái niệm về cạnh tranh ảnh hưởng .....................................................11
1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh................................................................. 11
1.1.2. Khái niệm về ảnh hưởng.................................................................12
1.1.3. Khái niệm về cạnh tranh ảnh hưởng và cạnh tranh chiến lược .....13
1.1.4. Khái niệm về quốc phòng, an ninh ..............................................13
1.1.5. Lý thuyết của Chủ nghĩa Hiện thực về cạnh tranh giữa các nước lớn.16
1.1.6. Cách hiểu về cạnh tranh ảnh hưởng của Mỹ và Trung Quốc tại khu
vực ĐNÁ....................................................................................................16
1.2. Những nhân tố thúc đẩy cạnh tranh Mỹ - Trung ở ĐNÁ những năm
đầu thế kỷ XXI............................................................................................17
1.2.1. Sự trỗi dậy của Trung Quốc............................................................17
1.2.2. Chiến lược xoay trục sang CÁ - TBD của Mỹ................................18
1.2.3. Tầm quan trọng địa chiến lược, địa chính trị của ĐNÁ.................19
1.2.3.1. Vị trí, vai trò của khu vực ĐNÁ, Biển Đông trong chiến lược của Mỹ
...................................................................................................................19
1.2.3.2. Vị trí, vai trò của khu vực ĐNÁ, Biển Đông trong chiến lược trỗi
dậy của Trung Quốc hai thập niên đầu thế kỷ XXI...................................21
1.2.4. Xu hướng của các nước ASEAN trong quan hệ với Mỹ và Trung
Quốc..........................................................................................................23
1.3. Quá trình cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á từ 2001 - 2016 .......24
1.3.1. Cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á từ 2001 - 2008.................24
1.3.2. Cạnh tranh Mỹ - Trung ở ĐNÁ từ 2009 - 2016..............................29
1.4. Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung tới Đông Nam Á .......................43
1.4.1. Trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao...................................................43
1.4.2. Trên lĩnh vực kinh tế..........................................................................45
1.4.3. Trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh.....................................................47
CHƢƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA CẠNH TRANH MỸ - TRUNG TỚI
AN NINH, QUỐC PHÒNG CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN
2001 - 2016 ...........................................................................................54
2.1. Thực trạng cạnh tranh của Mỹ và Trung Quốc đối với Việt Nam........54
2.1.1. Trong lĩnh vực chính trị - ngoại giao..............................................56
2.1.2. Trong lĩnh vực kinh tế .....................................................................59
2.1.3. Trong lĩnh vực quốc phòng - an ninh..............................................61
2.1.4. Cạnh tranh trên Biển Đông ............................................................64
2.1.5. Trong lĩnh vực văn hóa - xã hội......................................................68
2.2. Tác động tích cực..................................................................................69
2.2.1. Đối với vai trò và vị thế của Việt Nam............................................69
2.2.2. Đối với chính sách đối ngoại..........................................................71
2.2.3. Đối với quốc phòng, an ninh ..........................................................71
2.2.4. Đối với sự phát triển về nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về
an ninh, quốc phòng..................................................................................74
2.3. Tác động tiêu cực..................................................................................77
2.3.1. Đối với sự phát triển đất nước........................................................77
2.3.2. Đối với hoạch định chính sách đối ngoại.......................................81
2.3.3. Chính sách an ninh, quốc phòng ....................................................82
2.3.4. Đối với việc bảo vệ chủ quyền biển đảo tại Biển Đông .................86
CHƢƠNG 3. ĐỐI SÁCH CỦA VIỆT NAM TRƢỚC TÁC ĐỘNG CỦA
CẠNH TRANH MỸ - TRUNG VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH
SÁCH ĐỐI VỚI VIỆT NAM THỜI GIAN TỚI..................................93
3.1. Đối sách của Việt Nam trước tác động của cạnh tranh Mỹ- Trung thời
gian qua........................................................................................................93
3.1.1. Thực hiện chính sách đối ngoại độc lập, cân bằng linh hoạt.........93
3.1.2. Củng cố, tăng cường an ninh, quốc phòng bảo vệ Tổ quốc...........96
3.1.3. Giữ vững độc lập, tự chủ, tích cực hội nhập quốc tế......................99
3.1.4. Kết hợp quốc phòng, an ninh........................................................101
3.1.5. Đối sách chung với cả Mỹ và Trung Quốc ...................................103
3.1.6. Đối sách với Mỹ............................................................................104
3.1.7. Đối sách với Trung Quốc..............................................................107
3.2. Dự báo và khuyến nghị về đối sách của Việt Nam trước tác động của
cạnh tranh Mỹ - Trung ở ĐNÁ thời gian tới..............................................109
3.2.1. Dự báo xu hướng cạnh tranh ảnh hưởng giữa Mỹ và Trung Quốc tại
khu vực ĐNÁ............................................................................................109
3.2.1.1. Cơ sở dự báo..............................................................................109
3.2.1.2. Các xu hướng cạnh tranh Mỹ - Trung thời gian tới .................. 114
3.2.2. Kiến nghị....................................................................................... 119
KẾT LUẬN ........................................................................................126
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
The Association of Southeast Asian Nations
ADMM Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN
ASEAN Defence Ministers Meeting
ADMM+ Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng
ASEAN Defence Ministers Meeting Plus
EAS Hội nghị Cấp cao Đông Á
East Asia Summit
APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương
Asia-Pacific Economic Conference
IPS Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng
mở
Free and Open Indo - Pacific Strategy
AIIB Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á
The ASIAN Infrastructure Investment Bank
APT ASEAN Plus 3
ASEAN + 3 (ASEAN và Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản)
ARF Diễn đàn khu vực ASEAN
ASEAN Regional Forum
BRI
CÁ - TBD
Sáng kiến Vành đai, Con đường
Belt and Road Initiative
Châu Á - Thái Bình Dương
FTA Khu vực mậu dịch tự do
Free Trade Agrement
TAC Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác tại Đông Nam Á
Treaty of Amity and Cooperation in Southeast Asia
TPP Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương
The Trans-Pacific Partnership
RCEP Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực
Regional Comprehensive Economic Partnership
USD Đô la Mỹ
United States Dollar
1
MỞ ĐẦU
1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài
Trong lịch sử, ĐNÁ, với vị trí địa - chiến lược, địa - chính trị cùng với
những lợi thế tự nhiên như dân số, tài nguyên thiên nhiên, luôn là trung tâm
của sự cạnh tranh quyền lực và ảnh hưởng giữa các nước lớn.
Bước vào thế kỷ XXI, vị trí địa - chính trị, địa - kinh tế của ĐNÁ ngày
càng trở nên quan trọng hơn trong chiến lược toàn cầu và khu vực của các
nước lớn. Vì thế, một lần nữa, khu vực này lại trở thành địa bàn tranh chấp
ảnh hưởng và quyền lợi giữa các nước lớn, đặc biệt là giữa Mỹ và Trung
Quốc. Cạnh tranh Mỹ - Trung tại ĐNÁ trong giai đoạn này đã diễn ra trên
diện rộng, dưới nhiều hình thức khác nhau, trong mọi lĩnh vực: từ chính trị,
quân sự đến kinh tế, xã hội và phức tạp về tính chất, mở rộng về quy mô,
phạm vi, sâu sắc về nội dung. Hơn nữa, trong khoảng thời gian này, với các
diễn biến phức tạp tại Biển Đông, đã xuất hiện nhiều căng thẳng về quân sự
giữa Mỹ và Trung Quốc.
Là một nước ở ĐNÁ, chia sẻ biên giới đất liền và biên giới biển với
Trung Quốc, nên mọi diễn biến trong quá trình cạnh tranh Mỹ - Trung ở
khu vực này trong gần hai thập kỷ qua đều tác động trực tiếp và mạnh mẽ
đến Việt Nam nói chung, an ninh, quốc phòng của nước ta nói riêng. Vậy
những tác động đó là gì? Đâu là những tác động tích cực đối với Việt Nam?
Và đâu là những tác động tiêu cực? Việt Nam đã có cách ứng xử thế nào với
Mỹ và Trung Quốc. Việc trả lời các câu hỏi này có ý nghĩa thực tiễn cấp bách.
Bởi vì, nó sẽ giúp hiểu rõ những đối sách của Việt Nam trước những tác động
tích cực và tiêu cực từ cạnh tranh Mỹ - Trung ở ĐNÁ đối với an ninh, quốc
phòng của nước ta, đặc biệt trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc
gia trên biển. Các kết quả nghiên cứu cũng góp phần cung cấp thêm căn cứ
khoa học và thực tế cho việc đề xuất giải pháp ứng phó của Việt Nam trước
2
tác động của cạnh tranh Trung- Mỹ ở ĐNÁ đối với an ninh quốc phòng của
nước ta trong thời gian tới.
Về phương diện khoa học, nghiên cứu đề tài sẽ làm rõ phương cách
ứng phó của một nước nhỏ nhưng có vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng, đối
với cạnh tranh Trung- Mỹ ở Đông Nam Á. Đây còn là một “khoảng trống học
thuật” cần được lấp dần.
Với những nhận thức trên, học viên quyết định lựa chọn vấn đề “TÁC
ĐỘNG CỦA CẠNH TRANH MỸ - TRUNG Ở ĐÔNG NAM Á GIAI
ĐOẠN 2001- 2016 ĐẾN AN NINH, QUỐC PHÒNG CỦA VIỆT NAM”
làm đề tài luận văn Thạc sỹ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
- Các nghiên cứu liên quan tới đề tài ở trong nước
Trên thực tế, cạnh tranh giữa Mỹ với Trung Quốc ở ĐNÁ đã diễn ra
ngay từ khi nước CHND Trung Hoa được tuyên bố thành lập vào năm
1949. Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, canh tranh Mỹ - Trung vẫn tiếp
tục diễn ra ở khu vực này và đã trở nên ngày càng quyết liệt, nhất là từ đầu
thế kỷ XXI. Sự cạnh tranh đó đang diễn ra trên quy mô, phạm vi ngày một
rộng lớn và tác động ngày càng nhiều, càng sâu sắc đến an ninh, hoà bình,
ổn định ở ĐNÁ. Do đó, đây là đề tài được giới nghiên cứu, nhà hoạch định
chính sách trong nước và trên thế giới hết sức quan tâm.
Tại Việt Nam, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về cạnh tranh Mỹ -
Trung, ở ĐNÁ. Trong số các công trình đã công bố, đáng chú ý là các công
trình như: “Hợp tác và cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung ở ĐNÁ ba thập
niên đầu sau chiến tranh Lạnh” do Trần Khánh, Viện Nghiên cứu ĐNÁ làm
Chủ biên, Nhà xuất bản Thế giới phát hành năm 2014. Cuốn sách tập trung
phân tích cơ sở lý luận và nền tảng văn hoá, tư tưởng đối ngoại của hợp tác và
cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung; tác động của hợp tác và cạnh tranh chiến
lược Mỹ - Trung; phản ứng chính sách của ASEAN và Việt Nam trước sự cạnh
3
tranh đó. Cuốn “Quan hệ Mỹ - Trung Quốc thập niên đầu thế kỷ XXI”, do Lê
Khương Thuỳ chủ biên, Nhà xuất bản Khoa học xã hội phát hành năm 2012.
Cuốn sách này tập trung phân tích những nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ Mỹ
- Trung, sự điều chỉnh và những định hướng lớn trong chiến lược toàn cầu mới
của Mỹ đối với Trung Quốc; quan hệ Mỹ - Trung trong thập niên đầu thế kỷ
XXI trên các mặt chính trị, kinh tế, quân sự giai đoạn 2001 - 2010; đánh giá tác
động của mối quan hệ này đối với thế giới, khu vực và Việt Nam; dự báo xu
hướng phát triển của quan hệ Mỹ - Trung giai đoạn sắp tới. Cuốn “Điều chỉnh
chiến lược của Trung Quốc và những tác động tới quan hệ Mỹ - Trung
Quốc” do PGS. TS Cù Chí Lợi chủ biên đã phân tích những thách thức với Mỹ
từ sự phát triển gần đây của Trung Quốc trên các phương diện kinh tế và chính
trị - an ninh, đồng thời đưa ra một số nhận định và gợi ý chính sách cho Việt
Nam. Cuốn “Quan hệ Mỹ - Trung hợp tác và cạnh tranh luận giải dưới góc
độ cân bằng quyền lực” do GS. TS Nguyễn Thái Yên Hương chủ biên đã đánh
giá, phân tích về quan hệ Mỹ - Trung từ năm 1979 đến năm 2014 và triển vọng
đến năm 2020 theo góc độ của khoa học chính trị - xem xét quan hệ nước lớn
dưới góc độ cân bằng quyền lực. Bài viết: “Chính sách của chính quyền
Obama đối với Trung Quốc trong lĩnh vực an ninh - quân sự”, của Nguyễn
Thị Thanh Thủy, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 1 (92)/2013 đã nghiên cứu
chính sách của Chính quyền Obama đối với Trung Quốc trong lĩnh vực an ninh
- quân sự có so sánh với chính sách của chính quyền tiền nhiệm để thấy được
những khác biệt giữa hai giai đoạn. Đồng thời, việc nghiên cứu cũng chỉ ra
những tác động của sự điều chỉnh chính sách đối với quan hệ Mỹ - Trung, với
khu vực cũng như với xu hướng vận động của quan hệ Mỹ - Trung trong thời
gian tới.
Ngoài ra còn nhiều ấn phẩm, công trình tồn tại dưới dạng các công
trình nghiên cứu của các cơ quan, đơn vị, các viện nghiên cứu, và cũng có
nhiều tài liệu, bài báo, tạp chí, phục vụ công tác nghiên cứu khác nhau.
4
Những cuốn sách, ấn phẩm trên đã tiếp cận dưới nhiều góc độ khác
nhau: góc độ lịch sử, góc độ kinh tế, học thuyết quan hệ kinh tế, cân bằng
quyền lực. Thời gian, không gian và phạm vi nghiên cứu cũng khác nhau.
Phần lớn các ấn phẩm đều tập trung phân tích về quan hệ giữa Mỹ và Trung
Quốc, một vài ấn phẩm có đề cập đến cạnh tranh Mỹ - Trung tại CÁ - TBD
nói chung, một số có đề cập tại ĐNÁ, tuy nhiên phần phân tích về khí cạnh
cạnh tranh tại ĐNÁ còn nhiều khoảng trống. Hầu hết các tác phẩm đều có
đưa ra những tác động đến Việt Nam nhưng còn khá sơ sài, chưa phân tích
cụ thể vào từng khía cạnh, đặc biệt là với quốc phòng, an ninh. Ngoài ra,
các kiến nghị đưa ra đối với Việt Nam chưa phân tích sâu về các cơ sở dự
báo mà chỉ dự báo xu hướng một cách chung chung.
Một số luận văn thạc sỹ QHQT của trường ĐHKHXHNV cũng đề cập
đến cạnh tranh Mỹ - Trung như: “Cạnh tranh Mỹ - Trung ở ĐNÁ kể từ năm
2001 đến 2016” của học viên Lê Hiền Thương bảo vệ năm 2014; “Quan hệ
Mỹ - Trung thời kỳ sau chiến tranh Lạnh” của học viên Cao Thị Thanh
Huyền bảo vệ năm 2000; “Quan hệ Mỹ - Trung sau chiến tranh Lạnh và tác
động của nó tới chính sách của Mỹ ở ĐNÁ” của học viên Nguyễn Thị Thùy
Trang bảo vệ năm 2006; “Quan hệ Mỹ - Trung từ sau chiến tranh Lạnh và sự
tác động đến chính sách của Trung Quốc đối với khu vực ĐNÁ” của học viên
Đỗ Thu Hương bảo vệ năm 2006...
Những luận văn trên đã làm rõ được thực trạng quan hệ Mỹ- Trung ở
thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh và tác động của mối quan hệ này tới chính
sách của mỗi bên đối với ĐNÁ từ 1991 tới những năm gần đây. Tuy nhiên,
chưa có công trình nào đi sâu phân tích tác động, ảnh hưởng của sự cạnh
tranh đó đến Việt Nam, hơn nữa số liệu cũng đã cũ, trong khi đó cạnh tranh
Mỹ - Trung diễn ra gay gắt nhất là từ năm 2009, khi Tổng thống Obama
chính thức nhậm chức và tiến hành việc điều chỉnh trọng tâm chiến lược
sang CÁ - TBD.
5
Một số luận văn được bảo vệ tại Học viện Ngoại giao như: “Cạnh
tranh Mỹ - Trung ở Châu Á - Thái Bình Dương đầu thế kỷ XXI và tác
động tới an ninh quốc gia Việt Nam” của học viên Nguyễn Hải Đăng;
“Tác động của quan hệ Mỹ - Trung đến tranh chấp lãnh thổ tại Biển
Đông hai thập niên đầu thế kỷ XXI” của học viên Bạch Mai Hương/K16;
“Tác động của quan hệ Mỹ - Trung đến an ninh ở ĐNÁ thời kỳ sau
Chiến tranh Lạnh” hay “ASEAN trong quan hệ Mỹ - Trung từ sau chiến
tranh Lạnh đến 2016”... đã đề cập đến khía cạnh tranh Mỹ - Trung tại CÁ
- TBD, tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông hoặc tác động, ảnh hưởng từ mối
quan hệ Mỹ - Trung đến khối ASEAN. Song, các nghiên cứu này đã nghiên
cứu ở phạm vi CÁ - TBD và thời gian kết thúc nghiên cứu của các luận văn
đó là khoảng giữa năm 2016. Luận văn của học viên Nguyễn Hải Đăng có
đề cập đến tác động đối với an ninh quốc gia Việt Nam nhưng cũng không
đi sâu vào vấn đề an ninh, quốc phòng của Việt Nam. Hầu hết các công
trình nghiên cứu trên chủ yếu tập trung vào việc phân tích các tác động của
cạnh tranh Mỹ - Trung chứ chưa có các phân tích về đối sách của Việt Nam
trước tác động trên.
- Các nghiên cứu liên quan tới đề tài ở nước ngoài
Cạnh tranh Mỹ - Trung là đề tài được nhiều chuyên gia, học giả,
nhà nghiên cứu và các cơ quan nghiên cứu khu vực và quốc tế quan tâm.
Trong đó có cuốn sách “China - US Relations transformed: Perspectives
and strategic interactions” (Sự chuyển đổi trong quan hệ Trung Quốc –
Mỹ: Quan điểm và tương tác chiến lược) do Suisheng Zhao làm chủ biên.
Cuốn sách thể hiện góc nhìn từ hai phía về quan hệ Mỹ - Trung trên nhiều
lĩnh vực, tầm mức từ khu vực đến thế giới, đặc biệt là về sự thay đổi về
chiến lược quan hệ của hai bên. Cuốn sách đã không đề cập đến tác động
tới từng quốc gia một cách cụ thể cũng như không phân tích về cách ứng
xử của từng nước trong đó có Việt Nam.
6
Bên cạnh đó có các cuốn như “International Relations Theory and
the Asia-Pacific” (Học thuyết quan hệ quốc tế và CÁ - TBD) của G.John
Ikenberry và Michael Mastanduno; “A Contest for Supremacy” (Cạnh
tranh uy quyền tối cao) của Aaron L.Friedberg. Trong các công trình trên,
các tác giả đã phân tích về sự trỗi dậy ngày một mạnh mẽ của Trung Quốc
và sự suy giảm của Mỹ tại khu vực CÁ - TBD, đồng thời đưa ra các kịch
bản về trật tự khu vực trong tương lai.
Ngoài ra còn nhiều các công trình nghiên cứu, các bài phân tích của
các học giả đăng trên các trang báo điện tử khác. Tiêu biểu như bài viết
“The United States, China and Southeast Asia” (Mỹ, Trung Quốc và Đông
Nam Á) của tác giả Carlyle A.Thayer đăng trên Southeast Asian Affairs
(2011); “Sino-U.S Strategic Competition in Southeast Asia: China’s Rise
and U.S Foreign Policy Transformation since 9/11” (Cạnh tranh chiến lược
Mỹ - Trung tại Đông Nam Á: Sự trỗi dậy của Trung Quốc và sự chuyển đổi
chính sách đối ngoại của Mỹ từ 11/9) của hai tác giả Hung Ming-Te và Tony
Tai-Ting Liu tại trường Đại học Quốc Gia Chung Hsing, Đài Loan được đăng
tải trên Political Perspectives (2011). Cũng phải kể đến bài viết “Changing
Southeast Asia: The Role of China, the United States, Japan and ASEAN”
(Sự thay đổi của Đông Nam Á: Vai trò của Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và
ASEAN) đăng trên Asia Paper tháng 11/2011 của hai học giả từ trường Đại
học Jinan ở Quảng Châu, Trung Quốc là Cao Yunhua và Chen Jianrong.
Các bài viết này đã cho thấy rõ hơn về một môi trường địa chính trị đầy
biến động của ĐNÁ trước sự cạnh tranh của các cường quốc, bao gồm cả
Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản. Bài viết đồng thời cũng chỉ rõ ĐNÁ có thể
thu được những cơ hội gì cũng như phải đối mặt với những thách thức nào
khi đứng trước sự cạnh tranh này.
Tuy nhiên, sau khi tham khảo có thể thấy các nghiên cứu ở nước
ngoài chủ yếu đánh giá về mối quan hệ vừa hợp tác, vừa cạnh tranh giữa
7
Mỹ và Trung Quốc, dự báo các tình huống trong tương lai, chỉ ra các tác
động của sự cạnh tranh đó đến cấu trúc an ninh của khu vực mà không
đưa ra được các tác động cụ thể đến an ninh, quốc phòng đặc thù của Việt
Nam. Hơn nữa, việc phân tích các đối sách của Việt Nam trước sự tác
động này hầu như rất ít được đề cập tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
- Tác động từ cạnh tranh Mỹ - Trung tới an ninh và quốc phòng của
Việt Nam trong giai đoạn 2001-2016.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về khung thời gian: Luận văn nghiên cứu cạnh tranh Mỹ - Trung
từ 2001 đến 2016, trong đó căn cứ theo mốc thời gian liên quan đến các
đời Tổng thống Mỹ. Theo đó chia làm 2 giai đoạn: (i) Giai đoạn 1 từ 2001
đến 2008, đây là khoảng thời gian Tổng thống George W.Bush cầm quyền
trong 2 nhiệm kỳ liên tiếp, trong khoảng thời gian này Chủ tịch Hồ Cẩm
Đào nhậm chức; (ii) Giai đoạn 2 từ 2009 đến 2016, đây là khoảng thời
gian cầm quyền của Tổng thống Barack Obama, tại Trung Quốc Chủ tịch
Tập Cận Bình nhậm chức từ năm 2013.
- Về không gian: khu vực ĐNÁ và Việt Nam
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc nghiên cứu cạnh tranh Mỹ - Trung tại ĐNÁ giai
đoạn 2001 - 2016, luận văn phân tích thực trạng cạnh tranh Mỹ - Trung
qua từng giai đoạn (2001 - 2008; 2009 - 2016) và trên từng khía cạnh
(tầm ảnh hưởng, kinh tế, quân sự, văn hóa xã hội, Biển Đông), tác động
của cạnh tranh này đến khu vực ĐNÁ trên các lĩnh vực; phân tích tác
động (tích cực và tiêu cực) của cạnh tranh này đến Việt Nam nói chung và
an ninh quốc phòng nói riêng, đặc biệt là vấn đề Biển Đông; đánh giá
8
cách ứng phó của Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh Mỹ - Trung trong
khoảng thời gian này, trên các cơ sở đó đưa ra dự báo xu hướng cạnh
tranh của hai nước tại khu vực đồng thời đề xuất, khuyến nghị một số
cách ứng xử cho Việt Nam trong thời gian tới.
- Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Quá trình cạnh tranh Trung – Mỹ ở ĐNÁ từ 2001 - 2016, tác động
của cạnh tranh Mỹ - Trung tới bối cảnh an ninh ở ĐNÁ.
+ Tác động tích cực và tiêu cực của cạnh tranh Mỹ - Trung trên các
khía cạnh, đặc biệt là an ninh và quốc phòng của Việt Nam trong gần 2 thập
niên qua.
+ Đối sách của Việt Nam trước tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung đối
với an ninh quốc phòng.
+ Đề xuất khuyến nghị về ứng phó của Việt Nam trước tác động của
cạnh tranh Mỹ - Trung ở ĐNÁ trong thời gian tới.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp luận được sử dụng để tiếp cận đề tài nghiên cứu là:
- Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ quốc tế.
- Một số lý thuyết phổ biến về quan hệ quốc tế (chủ nghĩa hiện thực,
chủ nghĩa tự do …) và lý luận về quan hệ giữa nước nhỏ với nước lớn.
Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sẽ sử dụng những phương pháp nghiên cứu cơ bản về
quan hệ quốc tế , kết hợp với một số hương pháp của các ngành khoa học
xã hội khác như phân tích , tổng hợp , so sánh, dự báo. Trong đó, thông qua
việc thu thập, phân tích và đánh giá các nguồn tài liệu liên quan đến đề
tài, bao gồm các văn kiện của Đảng, chủ trương chính sách của Nhà nước,
các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về các chủ đề liên quan
đến đề tài. Đặt cạnh tranh Mỹ - Trung trong chiến lược đối ngoại của mỗi
nước và trong xu thế chung của quan hệ quốc tế đương đại, để từ đó phân
9
tích các tác động đến khu vực ĐNÁ và Việt Nam cũng như cách ứng xử
của Việt Nam trong bối cảnh đó. Luận văn sử dụng phương pháp phân
tích, dự báo xu hướng tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung trong tình hình thế
giới, khu vực và trong mỗi nước thời gian tới trên cơ sở những cứ liệu khoa
học đáng tin cậy. Từ đó đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm xử lý những
tác động từ cạnh tranh đối với Việt Nam trong những năm tới.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn có những đóng góp về lý luận và thực tiễn như sau:
- Góp phần hiểu rõ hơn về vấn đề cạnh tranh, cạnh tranh ảnh hưởng,
quan niệm của Đảng về an ninh, quốc phòng, làm rõ một số chính sách,
chiến lược tầm khu vực của Mỹ và Trung Quốc, sự thay đổi về tư duy
chiến lược về an ninh quốc phòng của Việt Nam trước sự biến chuyển của
thời cuộc.
- Góp phần bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiên cứu về địa – chính
trị, quan hệ quốc tế, cạnh tranh chiến lược và chiến lược đối ngoại của các
cường quốc cũng như đối sách của nước nhỏ trước sự cạnh tranh của hai
nước lớn lớn tại khu vực.
- Hệ thống lại quá trình cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc tại ĐNÁ
trên các lĩnh vực chính, các tác động trực tiếp đến Việt Nam trên lĩnh vực
an ninh, quốc phòng.
- Góp phần cung cấp luận cứ khoa học và thực tiễn đối với việc
hoạch định chính sách đối ngoại, chiến lược bảo vệ Tổ quốc của Đảng và
Nhà nước Việt Nam trước các tác động của cạnh tranh giữa các nước lớn
tại ĐNÁ.
- Đưa ra những khuyến nghị góp phần hoạch định đường lối chính
sách đối ngoại hợp lý, đặc biệt là bảo đảm an ninh quốc phòng trong bối
cảnh cạnh tranh Mỹ - Trung ngày càng gay gắt.
10
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Quá trình cạnh tranh ảnh hưởng và quyền lợi giữa Mỹ và
Trung Quốc ở ĐNÁ từ 2001 đến 2016
Chương 2: Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung tại ĐNÁ tới an ninh,
quốc phòng của Việt Nam trong giai đoạn 2001 - 2016
Chương 3: Đối sách của Việt Nam trước tác động của cạnh tranh Mỹ -
Trung và một số khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam thời gian tới.
11
CHƢƠNG I:
QUÁ TRÌNH CẠNH TRANH ẢNH HƢỞNG VÀ QUYỀN LỢI GIỮA
MỸ VÀ TRUNG QUỐC Ở ĐNÁ TỪ 2001 ĐẾN 2016
1.1. Khái niệm về cạnh tranh ảnh hƣởng
1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh
Theo Từ điển Merriam-Webster của Mỹ: Cạnh tranh là hành động hoặc
quá trình cố gắng giành được một thứ gì đó mà người khác cũng đang cố gắng
để có được nó. Chủ thể tiến hành cạnh tranh cũng đa dạng, gồm con người,
các công ty, tập đoàn và cả cấp quốc gia.
Từ điển Oxford của Anh định nghĩa: Cạnh tranh là hành động cố gắng
để đạt được một thứ gì đó bằng cách đánh bại hoặc thiết lập ưu thế vượt trội
đối với người khác, thế lực khác.
Bách khoa toàn thư Wikipedia (bản tiếng Anh) định nghĩa: Cạnh tranh là
hành động ganh đua, đấu tranh giữa các cá nhân hay các nhóm, các loài vì mục
đích giành được sự tồn tại, sống còn, giành được lợi nhuận, địa vị, sự kiêu hãnh
hay những thứ khác. Thuật ngữ cạnh tranh được sử dụng cho nhiều lĩnh vực
khác nhau, như kinh tế, thương mại, luật, chính trị, sinh thái, thể thao... Trong
lĩnh vực chính trị, cạnh tranh xuất hiện giữa các chính phủ, quốc gia và dân tộc
nhằm giành lấy sự thống trị trên thế giới, quyền lực hoặc sức mạnh quân sự.
Chẳng hạn, trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Mỹ và Liên Xô cạnh tranh giành
quyền thống trị trên phạm vi toàn cầu.
Từ 3 định nghĩa trên, rút ra khái niệm “Cạnh tranh”: là hành động hay quá
trình ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể nhằm giành lấy lợi thế, địa vị, quyền
lực, lợi ích về mình trong một khoảng không gian và thời gian nhất định.
Khái niệm cho thấy: cạnh tranh là hành động ganh đua, đấu tranh giữa
hai hay nhiều chủ thể (nhóm, loài, cá nhân, tổ chức, đất nước, liên minh…)
nhằm giành được sự tồn tại, phát triển (đấu tranh giành lấy sinh tồn của các
12
sinh vật trong tự nhiên); giành được lợi thế về lợi ích trên các lĩnh vực khác
nhau, như kinh tế, thương mại, chính trị, quốc phòng, an ninh, thể thao, du
lịch… Cạnh tranh có thể diễn ra ở các quy mô, cấp độ khác nhau về không
gian và thời gian.
1.1.2. Khái niệm về ảnh hưởng
Đại từ điển tiếng Việt của Nguyễn Như Ý do Nhà xuất bản Văn hoá
thông tin xuất bản năm 1998 định nghĩa ảnh hưởng là: (i) Tác dụng đối với
người hay một sự vật nào đó; (ii) Tác động để gây nên tác dụng đối với người
hay sự vật nào đó.
Từ điển tiếng Việt của Bùi Quang Tịnh và Bùi Thị Tuyết Khanh do
Nhà xuất bản Thanh Niên xuất bản năm 2001 định nghĩa ảnh hưởng là: (i)
Tác dụng của vật nọ đối với vật kia làm cho vật thứ hai ít nhiều chịu sự chi
phối của vật thứ nhất; (ii) Uy tín và thế lực; (iii) Quyền lực kinh tế, chính
trị, văn hóa của một nước nọ ở nước kia.
Theo Từ điển Merriam-Webster của Mỹ: Ảnh hưởng là quyền
lực/sức mạnh để thay đổi hoặc tác động đến ai đó hoặc một cái gì đó. Đó là
thứ quyền lực/sức mạnh tạo ra sự thay đổi mà không cần phải trực tiếp ép
buộc hay cưỡng chế.
Từ điển Oxford của Anh định nghĩa ảnh hưởng là: (i) Khả năng tác
động đến tính cách, sự phát triển hay hành vi của ai đó hoặc một cái gì đó; (ii)
Sức mạnh hay quyền lực để định hình chính sách hoặc giành lấy sự đối xử có
lợi từ ai đó, đặc biệt là thông qua địa vị, các mối quan hệ và sự thịnh vượng
của mình.
Từ 4 định nghĩa trên, rút ra khái niệm “Ảnh hưởng”: là quyền lực/sức
mạnh để thay đổi hoặc tác động đến ai đó nhằm giành lấy sự đối xử có lợi mà
không cần phải ép buộc hay cưỡng chế.
Khái niệm cho thấy: Để có ảnh hưởng thì phải củng cố quyền lực, sức
mạnh. Quyền lực, sức mạnh càng lớn thì ảnh hưởng càng tăng. Muốn hạn chế
13
ảnh hưởng của nước khác thì phải gia tăng quyền lực, sức mạnh. Gia tăng ảnh
hưởng sẽ đem lại lợi ích trên tất cả lĩnh vực (kinh tế, chính trị, quân sự, văn
hóa...).
1.1.3. Khái niệm về cạnh tranh ảnh hưởng và cạnh tranh chiến lược
- Cạnh tranh ảnh hưởng là hành động, quá trình ganh đua, đấu tranh nhằm
có được quyền lực/sức mạnh để thay đổi hoặc tác động đến ai đó, từ đó giành lấy
sự đối xử có lợi mà không cần phải ép buộc, cưỡng chế.
Khái niệm cho thấy: cần có ít nhất hai chủ thể để cạnh tranh ảnh hưởng.
Chủ thể đó có thể là nhà nước, tổ chức, cá nhân... Cạnh tranh ảnh hưởng có
thể diễn ra với tính chất, quy mô, thời gian, không gian khác nhau. Mục đích
của cạnh tranh ảnh hưởng là giành được lợi thế tối đa mà không cần phải sử
dụng các biện pháp cưỡng ép.
- Cạnh tranh chiến lược là sự ganh đua, đấu tranh của một nước hoặc liên
minh các nước với đối thủ của mình về phương châm, phương cách, chính sách và
mưu lược được hoạch địnhtrong một khoảng thời gian nhất định, nhằm thực hiện
các mục tiêu đã đề ra để giành phần hơn, phần thắng về vị thế, quyền lực, sự ảnh
hưởng hay lợi ích trên toàn phương diện.
Cạnh tranh giữa các nước lớn hiện nay chi phối và làm phức tạp hơn các
mối quan hệ, tạo ra những thay đổi trong hợp tác giữa các nước, nhất là các
cường quốc. Điều này đã làm tăng tính phụ thuộc giữa các nước vào nhau nhiều
hơn, kéo theo việc tập hợp lực lượng của các cường quốc đang có những thay
đổi hết sức phức tạp, gây ra những biến chuyển địa chính trị, địa kinh tế và tác
động trực tiếp đến lợi ích của các nước khác.
1.1.4. Khái niệm về quốc phòng, an ninh
- Khái niệm quốc phòng:
Theo Luật Quốc phòng của Việt Nam có hiệu lực thi hành từ ngày
01/01/2019 (số 22/2018/QH14), thì khái niệm “Quốc phòng” được quy
định cụ thể như sau: Quốc phòng là công cuộc giữ nước bằng sức mạnh
14
tổng hợp của toàn dân tộc, trong đó sức mạnh quân sự là đặc trưng, lực
lượng vũ trang nhân dân là nòng cốt (Chương I: Những quy định chung,
Điều 2: Giải thích thuật ngữ).
Theo Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam (nhà xuất bản Quân đội
nhân dân, năm 2004): Quốc phòng, công cuộc giữ nước của một quốc gia
gồm tổng thể hoạt động đối nội và đối ngoại về quân sự, chính trị, kinh tế, văn
hóa, khoa học... của nhà nước và nhân dân để phòng thủ đất nước, tạo nên sức
mạnh toàn diện, cân đối, trong đó sức mạnh quân sự là đặc trưng, nhằm giữ
vững hòa bình, đẩy lùi, ngăn chặn các hoạt động gây chiến của kẻ thù và sẵn
sàng đánh thắng chiến tranh xâm lược dưới mọi hình thức, quy mô. Tổ chức
quốc phòng của mỗi nước phụ thuộc trực tiếp vào chế độ chính trị-xã hội,
truyền thống dân tộc và hoàn cảnh cụ thể của mỗi nước. Nhiều nước quan
niệm quốc phòng là một bộ phận của an ninh quốc gia.
Từ các khái niệm trên có thể thấy quốc phòng được hiểu theo nghĩa
rộng là công cuộc bảo vệ đất nước của một quốc gia. Đại hội Đảng lần thứ
XII đã khẳng định những quan điểm cơ bản về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới, trong đó nội hàm của vấn
đề bảo vệ Tổ quốc được mở rộng và bao trùm hơn, thể hiện tính toàn diện,
tổng thể của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Đảng đã rất
chú trọng tới mối quan hệ biện chứng giữa mục tiêu bảo vệ vững chắc Tổ
quốc với mục tiêu giữ vững môi trường hòa bình, ổn định của quốc gia.
Có thể hiểu, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, nhất là
trong xử lý những vấn đề nhạy cảm, phức tạp hiện nay trên tinh thần coi
mục tiêu tối thượng là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh
thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và đi liền
với đó là phải giữ vững được môi trường hòa bình, ổn định để tranh thủ
mọi nguồn lực (cả nội lực và ngoại lực) nhằm xây dựng, phát triển đất
nước bền vững hơn [19].
15
- Khái niệm an ninh:
An ninh trong nghiên cứu này được hiểu là an ninh quốc gia. Theo
khoản 1 điều 3 Luật an ninh quốc gia năm 2004 nêu ra khái niệm về an ninh
quốc gia như sau: “An ninh quốc gia là sự ổn định, phát triển bền vững của
chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
sự bất khả xâm phạm độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của
Tổ quốc”. An ninh quốc gia bao gồm an ninh trên các lĩnh vực: chính trị,
kinh tế, tư tưởng, văn hoá, quốc phòng, đối ngoại…trong đó an ninh chính
trị là cốt lõi, xuyên suốt. Khoản 2 điều 3 Luật an ninh quốc gia quy định:
“Bảo vệ an ninh quốc gia là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh
làm thất bại các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia”.
Từ hai định nghĩa về quốc phòng và an ninh, có thể thấy nội hàm và
mục tiêu trong hai khái niệm trên có nhiều điểm trùng nhau. Chính vì vậy
mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã luôn gắn chặt giữa hai nhiệm vụ về quốc
phòng và an ninh với nhau. Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
2011 - 2020, Đảng Cộng sản Việt Nam nêu rõ: “Gắn kết quốc phòng với
an ninh. Kết hợp chặt chẽ quốc phòng, an ninh với phát triển kinh tế - xã
hội trên từng địa bàn lãnh thổ, trong công tác quy hoạch, kế hoạch và các
chương trình, dự án”. Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XII của Đảng, Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng
định: “Mục tiêu trọng yếu của quốc phòng, an ninh là: Phát huy mạnh mẽ
sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị để bảo vệ
vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc,
bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ
công cuộc đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo vệ lợi
ích quốc gia - dân tộc; bảo vệ nền văn hóa dân tộc; giữ vững môi trường
hòa bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã
hội”[37][22].
16
1.1.5. Lý thuyết của Chủ nghĩa Hiện thực về cạnh tranh giữa các
nước lớn
Nội dung chính của Chủ nghĩa Hiện thực là: lợi ích là yếu tố căn bản
trong quan hệ quốc tế và được đảm bảo bằng quyền lực. Quan hệ quốc tế
được mô tả như một cuộc cạnh tranh giành quyền lực giữa các nước theo đuổi
lợi ích quốc gia, xung đột là bản chất của quan hệ quốc tế. Các nước lớn luôn
tìm mọi cách làm thay đổi cục diện thế giới đồng thời tác động, gây ảnh
hưởng tới các nước đang phát triển, các nước nhỏ hơn mình, hi sinh quyền lợi
của các nước nhỏ để thỏa mãn quyền lợi của các nước lớn.
1.1.6. Cách hiểu về cạnh tranh ảnh hưởng của Mỹ và Trung Quốc tại
khu vực ĐNÁ
Cạnh tranh ảnh hưởng của Mỹ và Trung Quốc tại ĐNÁ được hiểu là
hành động ganh đua giữa Mỹ và Trung Quốc để làm gia tăng mức độ ảnh
hưởng (quyền lực/lợi ích), sự chi phối của mình đối với khu vực ĐNÁ trên các
lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa - xã hội... nhằm phục vụ cho các
mục tiêu chiến lược của mỗi nước.
Từ cách hiểu trên cho thấy: Mỹ và Trung Quốc sử dụng nhiều/tổng
hợp các biện pháp khác nhau (chính trị, ngoại giao, kinh tế, thương mại,
đầu tư, quân sự, an ninh, văn hóa - xã hội, giáo dục đào tạo, khoa học
công nghệ...) với những mức độ/cường độ/tần suất ở từng thời điểm/giai
đoạn khác nhau để tăng cường ảnh hưởng, vai trò, chi phối của họ đối với
ĐNÁ nói chung và từng nước trong khu vực nói riêng, nhằm phục vụ mục
tiêu chiến lược của mỗi nước. Trong đó, Mỹ cạnh tranh ảnh hưởng với
Trung Quốc tại ĐNÁ nhằm khẳng định vai trò, vị thế siêu cường số một
của Mỹ tại khu vực; thúc đẩy những lợi ích chiến lược của Mỹ như chính
trị, an ninh và kinh tế; đồng thời tập hợp lực lượng bao vây, kiềm chế
Trung Quốc, không để bất kỳ cường quốc nào đe dọa đến lợi ích, an ninh
của Mỹ. Còn Trung Quốc cạnh tranh ảnh hưởng với Mỹ tại khu vực ĐNÁ
17
nhằm gia tăng vai trò, vị thế của Trung Quốc ở khu vực; đảm bảo quốc
phòng, an ninh ở phía Nam; thúc đẩy các lợi ích kinh tế; tạo điều kiện
triển khai các chiến lược khu vực của Trung Quốc.
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, mục tiêu chính là tìm ra
những tác động, ảnh hưởng từ cạnh tranh ảnh hưởng của quan hệ Mỹ - Trung
đến Việt Nam trên tổng thể các vấn đề liến quan đến an ninh, quốc phòng.
1.2. Những nhân tố thúc đẩy cạnh tranh Mỹ - Trung ở ĐNÁ những
năm đầu thế kỷ XXI
1.2.1. Sự trỗi dậy của Trung Quốc
Thứ nhất, bước sang thế kỷ XXI, sức mạnh và ảnh hưởng của Trung
Quốc tiếp tục được gia tăng và trên nhiều góc độ, Trung Quốc đã hoàn thành
việc thay đổi cán cân quyền lực trong khu vực với sự gia tăng nhanh chóng về
năng lực và tài sản của nước này thời gian qua. Với sức mạnh kinh tế, chính
trị và quân sự không ngừng gia tăng, Trung Quốc đã và đang thực hiện mục
tiêu phát huy ảnh hưởng quốc tế của mình là: sớm trở thành một cường quốc
khu vực và thế giới trong một thế giới đa cực, đa trung tâm; phải đóng vai trò
lãnh đạo ở khu vực CÁ - TBD và trên thế giới trong tương lai không xa.
Trong nhiều thập niên, Trung Quốc cố gắng vục dậy trở thành “con hổ” của
thế giới trên hai cơ sở, tích lũy sức mạnh kinh tế và quân sự [8].
Thứ hai, trên cơ sở sức mạnh tổng hợp ngày càng tăng, Trung Quốc ra
sức phát huy vai trò cường quốc mới nổi của mình tham gia ngày càng tích
cực vào các vấn đề khu vực và thế giới như: tận dụng quyền phủ quyết ở Liên
hợp quốc; đẩy mạnh thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với rất nhiều quóc
gia, kể cả các quốc gia đồng minh với Mỹ và các tổ chức khu vực, tạo điều
kiện cho Trung Quốc hiện diện khắp nơi trên thế giới, cả ở sân sau của Mỹ.
Trong quan hệ với các nước đang phát triển, Trung Quốc đưa ra quan điểm
hợp tác cùng thắng; đóng vai trò dẫn dắt trong vấn đề hạt nhân Triều Tiên, lập
Diễn đàn Bắc Ngao, tăng cường quan hệ với Nga và các nước Trung Á, thách
18
thức NATO và gần đây là triển khai Sáng kiến BRI nhằm định hình lại trật tự
thế giới phù hợp với lợi ích của Trung Quốc. Trong quan hệ với các nước lớn,
trước hết Mỹ đặt luật chơi thông qua việc đưa ra lý luận về quan hệ nước lớn
kiểu mới và buộc Mỹ phải chấp nhận. Trong khi Mỹ vẫn coi trọng các liên kết
kinh tế song phương, Trung Quốc tích cực tham gia vào tất cả các hình thức
khác nhau của FTA nhằm mở rộng cơ hội đầu tư và mậu dịch ra toàn khu vực
và thế giới.
Thứ ba, vào năm 2010, Trung Quốc đã chính thức trở thành nền kinh
tế lớn thứ 2 trên thế giới chỉ sau Mỹ sau khi đã chính thức vượt qua Nhật
Bản về chỉ số GDP. Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc (tháng 11/2012)
được coi là cuộc chuyển giao thế hệ lãnh đạo lớn nhất trong 30 năm qua.
Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình giữ vai trò lãnh đạo
Trung Quốc trong giai đoạn mới. Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận
Bình, Trung Quốc thực hiện một loạt cải cách quan trọng, trong đó chuyển
từ “giấu mình chờ thời” sang “trỗi dậy hòa bình”, thực hiện “Giấc mông
Trung Hoa”, triển khai sáng kiến BRI, thành lập AIIB… [14][46]
1.2.2. Chiến lược xoay trục sang CÁ - TBD của Mỹ
Tháng 10/2011, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Ngoại trưởng Mỹ
khi đó là bà Hillary Clinton lần lượt tuyên bố chiến lược “xoay trục” sang CÁ
- TBD là để đảm bảo và duy trì vai trò lãnh đạo thế giới của nước Mỹ. Những
mục tiêu của kế hoạch được giới chức Mỹ mô tả là can dự về kinh tế và quan
tâm thường xuyên tới các thể chế khu vực và bảo vệ các nguyên tắc và luật
pháp quốc tế. Về chính trị, Mỹ muốn có tiếng nói quyết định tại các diễn đàn,
các tổ chức, các liên kết trong khu vực, trên cơ sở đó tiếp tục khẳng định vị
thế, vai trò là trung tâm lãnh đạo thế giới. Khía cạnh quân sự của “chiến lược
xoay trục” được chú trọng với những động thái gây chú ý là phát triển năng
lực để đối phó với sự quyết đoán ngày một tăng của Trung Quốc ở Hoa Đông
và Biển Đông và siết chặt hợp tác quân sự với các đồng minh chủ chốt trong
19
khu vực. Về ngoại giao là tăng cường củng cố quan hệ với các đồng minh để
tạo sự cân bằng chiến lược giữa Đông và Tây, giữa châu Âu, châu Á, châu
Mỹ, giữa nước Mỹ với các trung tâm quyền lực chính trị, sức mạnh kinh tế,
quân sự trên thế giới; thu hút các nước khác đi theo Mỹ làm đối trọng với các
nước trong khu vực, trước hết là hình thành các liên minh mới để bao vây,
làm đối trọng với Trung Quốc. Việc thực hiện chiến lược xoay trục của Mỹ là
một trong những nhân tố chính thúc đẩy cạnh tranh Mỹ - Trung tại ĐNÁ
trong giai đoạn cầm quyền của Tổng thống Obama [18].
1.2.3. Tầm quan trọng địa chiến lược, địa chính trị của ĐNÁ
1.2.3.1. Vị trí, vai trò của khu vực ĐNÁ, Biển Đông trong chiến lược của Mỹ
Vị trí, vai trò của ĐNÁ được giới cầm quyền Mỹ gọi là “bản lề” cho cấu
trúc khu vực đang nổi lên của châu Á. Mỹ coi ASEAN là trung tâm của cấu
trúc khu vực CÁ - TBD và là trung tâm của chiến lược “tái cân bằng” của Mỹ.
Về chính trị, an ninh - quân sự, ĐNÁ là khu vực Mỹ đã có hai nước
đồng minh quan trọng ngoài NATO là Philippines và Thái Lan. Tuy nhiên, để
đối phó với tình hình an ninh - chính trị còn tiềm ẩn nhiều phức tạp ở ĐNÁ,
Mỹ đã và đang tăng cường hợp tác nhiều mặt với các nước ASEAN khác như
Singapore, Indonesia, Malaysia, Cambodia và Việt Nam. Thông qua các cơ
chế an ninh tại khu vực, một mặt giúp Mỹ tăng khả năng đối phó với các mối
đe dọa về an ninh ở châu Á liên quan đến chủ nghĩa khủng bố ở các nước Hồi
giáo, các “điểm nóng” như Bắc Triều Tiên, Đài Loan, Biển Đông… Mặt
khác, còn giúp Mỹ phần nào kiềm chế được ảnh hưởng của các nước lớn ở
khu vực như Trung Quốc, Nga và Ấn Độ, nhất là Trung Quốc. Khu vực ĐNÁ
là bàn đạp quan trọng để Mỹ đối phó với sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung
Quốc, đảm bảo cho Mỹ giữ địa vị bá quyền trong khu vực cũng như trên phạm
vi toàn cầu.
Về kinh tế, ĐNÁ là thị trường quan trọng của Mỹ, bởi đây là khu vực có
nền kinh tế ổn định và phát triển bậc nhất ở CÁ - TBD với tốc độ tăng trưởng
20
GDP trong nhiều năm luôn ở mức cao, sau những tác động của cuộc khủng
hoảng tài chính toàn cầu 2008 - 2009, kinh tế ASEAN vẫn đạt mức tăng trưởng
và nhanh chóng lấy lại đà tăng trưởng kinh tế cao (năm 2009 đạt 1,7%, nhưng
năm 2010 lên mức 7,8% và duy trì ở mức 5% ở những năm tiếp theo)1
. Thêm
vào đó, khu vực này còn sở hữu một vùng biển với trữ lượng năng lượng dồi dào
và nhiều tuyến đường biển “huyết mạch” nên tiềm năng về kinh tế - thương mại
của các quốc gia trong khu vực là rất lớn. Đặc biệt, với những nỗ lực thúc đẩy
Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) và hình thành Cộng đồng vào năm
2015, ASEAN ngày càng khẳng định vai trò không thể thiếu đối với các đối tác
thương mại.
Về văn hoá - xã hội, ĐNÁ là khu vực đang phát triển, dân số đông, đa
tôn giáo và đa sắc tộc, nên lĩnh vực văn hoá - xã hội còn tiềm ẩn nhiều phức
tạp. Tự cho mình là một nước lớn, có vai trò như một “cảnh sát toàn cầu”, nên
việc quan tâm đến vấn đề văn hoá - xã hội của các nước ASEAN để duy trì
tương đối sự ổn định trong khu vực là một phần không thể không tính đến
trong chiến lược “tái cân bằng” của Mỹ. Mặt khác, dân số khu vực ĐNÁ theo
Hồi giáo khá lớn (tập trung chủ yếu ở Indonesia, Malaysia, Brunei và nam
Philippines). Vì vậy, sau sự kiện 11/09/2001, bên cạnh sự hiện diện về quân
sự núp dưới chiêu bài “ngăn chặn chủ nghĩa khủng bố”, các vấn đề về tôn
giáo, hệ tư tưởng mà trước hết là Hồi giáo ở ĐNÁ cũng là một trong những
vấn đề quan tâm của Mỹ. Bên cạnh đó, ĐNÁ là khu vực có dân số trẻ cao
phần nào giúp Mỹ thuận lợi hơn trong việc truyền bá các tư tưởng, lối sống và
“giá trị” Mỹ.
2
Trung tâm phát triển OECD,”Tăng trưởng ngắn hạn ở ASEAN giữ ở mức trung bình,
báo cáo cập nhật triển vọng kinh tế khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Ấn Độ
2016”, oecd.org
21
Vị trí, vai trò của Biển Đông, Biển Đông có vai trò hết sức quan trọng
trong chiến lược của Mỹ ở ĐNÁ nói riêng và CÁ - TBD nói chung, nhất là
thúc đẩy các mục tiêu tự do hàng hải và quân sự. Về tự do hàng hải, Biển
Đông là nơi giao thoa của hai trong những tuyến đường biển nhộn nhịp nhất
thế giới. Bên cạnh đó, do nhiều nước ĐNÁ là các quốc gia ven biển, nên
giao thương hàng hóa với bên ngoài chủ yếu phụ thuộc vào tuyến đường
biển. Ngoài ra, Biển Đông có ba eo biển quan trọng liên quan đến hầu hết
hoạt động giao thương hàng hải ở khu vực, gồm: Malacca, Sunda và
Lombok. Bộ Năng lượng Mỹ đánh giá: “Lượng dầu chuyên chở qua eo biển
Malacca tới Biển Đông lớn gấp 3 lần lượng dầu đi qua kênh đào Suez và lớn
gấp 15 lần lượng dầu đi qua kênh đào Panama”2
. Với vị trí địa chiến lược
quan trọng đó, nếu các tuyến đường biển này bị cản trở do bị một nước
khống chế hoặc xảy ra xung đột vũ trang khiến tuyến đường biển này bị cắt
đứt thì lợi ích của hầu hết các nước trong khu vực CÁ - TBD, gồm cả Mỹ,
cũng sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.
Về quân sự, Biển Đông là khu vực lý tưởng để Mỹ triển khai các tàu
chiến, bố trí lực lượng quân sự, đồng thời là một mắt xích quan trọng trong
chiến lược ngăn chặn, kiềm chế Trung Quốc. Bên cạnh đó, thông qua Biển
Đông, các căn cứ quân sự của Mỹ tại Nhật Bản, Hàn Quốc có thể liên kết với
các căn cứ lớn của Mỹ ở quần đảo Guam, sẵn sàng can dự theo Hiệp ước An
ninh đã ký với các nước đồng minh trong khu vực.
1.2.3.2. Vị trí, vai trò của khu vực ĐNÁ, Biển Đông trong chiến lược trỗi
dậy của Trung Quốc hai thập niên đầu thế kỷ XXI
Vị trí, vai trò của ĐNÁ, Khu vực ĐNÁ là cửa ngõ phía Nam của Trung
Quốc, là hướng Trung Quốc tiến ra Thái Bình Dương, kết nối với Ấn Độ
2
Chritopher C.Joyner, “Toward a Spraly Resource Development Authority: Procursor
Agreement and Confident Building Measures, ed. Myron H. Norquist and John Norton
Moroe, Security Flaspoints: Oil, Island, Sea Access and Military Confrontation (1997)
22
Dương và đi ra thế giới; đồng thời, đây cũng là thị trường tiêu thụ hàng hóa
đầy tiềm năng và là nguồn cung cấp nguyên, nhiên liệu phong phú, giá rẻ cho
Trung Quốc. Vì vậy, ĐNÁ từ lâu đã có vị trí quan trọng trong chiến lược của
Trung Quốc.
Về an ninh - chính trị, các nước ĐNÁ là lá chắn trực tiếp bảo vệ an ninh
quốc gia của Trung Quốc và là điểm tựa quan trọng hàng đầu để Trung Quốc
vươn ra thế giới. Việc Trung Quốc lấy ĐNÁ làm điểm tựa là một lựa chọn hợp
lý, bởi vì nếu tiến sang phía Trung Á, Trung Quốc sẽ phải cạnh tranh với Nga;
tiến sang phía Đông Bắc, Trung Quốc sẽ “vướng” phải Nhật Bản và sự phức
tạp của vấn đề bán đảo Triều Tiên; phát triển sang phía Tây sẽ vấp phải Ấn Độ.
Trong khi đó, các nước ĐNÁ đều là nước vừa và nhỏ, không đủ sức mạnh để
tạo ra mối nguy hiểm đối với Trung Quốc.
Về kinh tế, ASEAN là một thị trường hấp dẫn cho hàng hóa giá rẻ của
Trung Quốc. Với những lợi thế sẵn có về tài nguyên thiên nhiên, ASEAN
cũng là nguồn cung cấp nguyên vật liệu, nhiên liệu dồi dào cho nền kinh tế
đang phát triển nhanh và mạnh của Trung Quốc.
Về văn hóa - xã hội, đa số các nước ĐNÁ đều gần gũi với Trung Quốc
về vị trí địa lý và có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa. Ngoài ra,
Trung Quốc còn có một lực lượng Hoa kiều đông đảo trong khu vực. Sự
gần gũi về văn hoá và lực lượng đông đảo người Hoa ở khu vực chính là
điều kiện thuận lợi giúp Trung Quốc có được lợi thế quan trọng so với các
cường quốc khác trong việc truyền bá các giá trị văn hoá cũng như phát
huy “sức mạnh mềm” ở ĐNÁ. Các học giả Trung Quốc coi các thành tố
“mềm” là một lựa chọn khôn ngoan phục vụ cho chiến lược “phát triển hòa
bình” của nước này [34].
Về vị trí, vai trò của Biển Đông, đối với Trung Quốc, Biển Đông có lợi
ích quan trọng đối với chiến lược mở rộng ảnh hưởng và trở thành cường
quốc thế giới của Trung Quốc. Biển Đông là nơi để Trung Quốc triển khai
23
học thuyết “biên giới mềm” và chính sách “Hướng Nam” của mình. Hơn nữa,
Biển Đông còn có nguồn tài nguyên phong phú, nhất là dầu lửa, nên Trung
Quốc cho rằng, ai nắm được Biển Đông thì người đó sẽ nắm được huyết mạch
kinh tế Đông Á.
Biển Đông có vai trò đặc biệt quan trọng đối với chiến lược phát triển
của Trung Quốc. Về kinh tế, sự phát triển nhanh về kinh tế làm cho Trung
Quốc thiếu tài nguyên nghiêm trọng, nhất là dầu mỏ. Bên cạnh đó, Biển Đông
còn là tuyến vận tải hàng hóa chiến lược đối với Trung Quốc. Nếu một nước
nào đó kiểm soát Biển Đông, nền kinh tế của Trung Quốc sẽ bị đe doạ, đặc
biệt là khu vực Đông Nam của Trung Quốc.
Về quân sự, Biển Đông là khu vực án ngữ lối ra vào lục địa châu Á của
hải quân Mỹ và Nhật Bản, là tuyến đường qua lại của các tàu chiến từ Ấn Độ
Dương sang Thái Bình Dương. Trên Biển Đông còn có các quần đảo quan
trọng có ý nghĩa chiến lược, nằm án ngữ trung tâm biển, khống chế các tuyến
giao thông và các hoạt động khác trên biển. Nếu khống chế được Biển Đông,
Trung Quốc sẽ mở rộng được không gian phòng thủ, đẩy chiến trường ra xa
đất liền. Nhất là khi chiếm giữ và xây dựng được các căn cứ quân sự ở các
quần đảo, cho phép Trung Quốc theo dõi và có thể đe doạ các hoạt động quân
sự của các nước trong khu vực ĐNÁ, thậm chí sẽ khống chế được các hoạt
động quân sự của Mỹ ở khu vực [42].
1.2.4. Xu hướng của các nước ASEAN trong quan hệ với Mỹ và
Trung Quốc
Trong các thập kỷ trở lại đây, ở khu vực ĐNÁ, có 4 điểm đáng chú ý
trong quan hệ giữa các nước ASEAN với Mỹ và Trung Quốc. Một là, hình
thành 2 nhóm nước là các nước đồng minh của Mỹ và các nước bị Trung
Quốc kiềm chế. Hai là, xu hướng hình thành các nước có “chính sách nước
đôi” (hedging - không đứng về bên nào trong quan hệ với Mỹ và Trung
Quốc). Ba là, các quốc gia có chính sách “nước đôi” đã luôn thể hiện sự e
24
ngại đối với sự hung hăng của Trung Quốc, do đó đã tăng cường các yếu tố
trong chính sách đảm bảo an toàn của họ, trong đó có hợp tác an ninh với Mỹ
nhằm đối phó với Trung Quốc [28].
Tuy nhiên, khu vực ĐNÁ cố gắng không quay trở lại với mối quan hệ
“một bên được, một bên mất” với Mỹ hay Trung Quốc. Ngay cả hai nước
đồng minh của Mỹ tại ĐNÁ cũng không hào hứng với việc duy trì một mối
quan hệ đặc biệt với Mỹ. Sau Chiến tranh Lạnh, tính chất bất ổn của nền
chính trị trong nước đã khiến Philippines có những hành động khiến cho mối
quan hệ đồng minh với Mỹ dao động thất thường, đặc biệt là những động
thái gần đây của Chính quyền Tổng thống Duterte. Thái Lan có xu hướng
nới lỏng quan hệ đồng minh với Mỹ khi phải cân bằng với Trung Quốc và
Chính quyền quân sự hiện tại của nước này đang bị chính phía Mỹ phản đối.
Chế độ hà khắc dưới thời chính quyền quân sự sẽ chỉ khiến cho chính sách
của Thái Lan càng dễ dao động giữa hai xu hướng hoặc đi theo Mỹ hoặc trở
nên ngày một cân bằng hơn trong quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc [11].
Phần lớn các nước ĐNÁ đều hướng tới các chính sách linh hoạt và
cân bằng hơn trong quan hệ với cả Mỹ và Trung Quốc, nhằm tối đa hóa
quyền tự trị chiến lược của mình trong giai đoạn bất ổn khi diễn ra cạnh
tranh căng thẳng giữa các cường quốc tại khu vực. Các nước cố gắng duy trì
quan hệ với Mỹ để đạt được lợi ích về an ninh và quan hệ với Trung Quốc
để đạt được lợi ích về kinh tế. Vì vậy, xét một cách tổng thể các nước khu
vực ĐNÁ luôn dành sự quan tâm lớn đối với Mỹ và Trung Quốc trong chính
sách đối ngoại của mình [52].
1.3. Quá trình cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á từ 2001 - 2016
1.3.1. Cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á từ 2001 - 2008
1.3.1.1. Cạnh tranh về chính trị - ngoại giao
Cạnh tranh Mỹ - Trung tại ĐNÁ trong lĩnh vực chính trị - ngoại giao
thể hiện trên 2 khía cạnh: (1) Mỹ tập trung đến hoạt động chống khủng bố, lợi
25
dụng việc chống khủng bố để bao vây Trung Quốc; (2) Trung Quốc tranh thủ
thời cơ Mỹ tập trung vào hoạt động chống khủng bố, có phần lơ là trong quan
hệ với các nước ĐNÁ để thúc đẩy quan hệ và gia tăng ảnh hưởng với các
nước láng giềng.
Đối với Mỹ, từ sau sự kiện 11/9/2001, Mỹ chú trọng nhiều đến các hoạt
động chống khủng bố, trong đó tập trung vào các nước Trung Đông và có phần
không đặt nhiều sự quan tâm chú ý tới các nước ĐNÁ (mặc dù sự quan tâm
này đã được cải thiện rất nhiều so với thời điểm cuối thế kỷ XX). Chính sách
của Mỹ với ĐNÁ giai đoạn này chỉ là một phần trong tổng thể chính sách của
Mỹ với châu Á [5].
Tận dụng việc Mỹ lơ là đối với ĐNÁ, Trung Quốc đã tranh thủ gia tăng
ảnh hưởng về chính trị, ngoại giao với từng nước ASEAN cũng như củng cố
thêm sự ảnh hưởng với ASEAN trên cương vị là một đối tác quan trọng.
Thậm chí ảnh hưởng của Trung Quốc đã bao trùm lên toạn bộ ĐNÁ, kể cả ở
Thái Lan và Philippines, hai đồng minh của Mỹ trong khu vực. Theo đó,
Trung Quốc đã tập trung hỗ trợ, giúp đỡ các nước nghèo như Lào,
Cambodia, thậm chí bỏ qua các khoản nợ và miễn trừ thuế cho các mặt hàng
xuất khẩu của các nước này. Đối với tổ chức ASEAN, Trung Quốc đã ký với
ASEAN Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) vào năm
2002, tháng 10/2003, Trung Quốc đã ký Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác.
Trong khi Mỹ khá xem nhẹ hợp tác đa phương với ASEAN, Trung Quốc
dường như đã nhận thấy rằng hợp tác đa phương không còn quá khó khăn
nữa mà chính điều này hỗ trợ cho Trung Quốc thực hiện các mục tiêu đối
với khu vực [53].
Sự mở rộng quan hệ của Trung Quốc với ASEAN cả trên bình diện đa
phương và song phương đối lập hoàn toàn với chính sách đối ngoại thu hẹp
của Mỹ chỉ tập trung vào vấn đề khủng bố. Thực tế Mỹ cũng đã nhận thức
được điều này, tuy nhiên do phải tập trung tại các khu vực và các vấn đề nóng
26
khác khiến Mỹ không thể có các biện pháp và hành động lớn mang tầm khu
vực để ngăn chặn sự lớn mạnh tầm ảnh hưởng của Trung Quốc tại ĐNÁ [50].
1.3.1.2. Cạnh tranh về lợi ích kinh tế
Ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở Đông Nam Á khiến Mỹ
lo ngại. Nếu Bắc kinh thành công trong việc biến Đông Nam Á thành khu vực
ảnh hưởng riêng của họ, thì với sức mạnh kinh tế ngày càng lớn của mình,
Trung Quốc sẽ sử dụng việc đầu tư, hỗ trợ để mở rộng thị trường, qua đó
chiếm được ưu thế trong cạnh tranh với các nước khác về quan hệ kinh tế,
thương mại với các nước ASEAN. Với phương châm “kinh tế ưu tiên, chính
trị theo sát, lấy kinh tế lôi kéo chính trị, thúc đẩy chính trị”, thông qua quan hệ
kinh tế để tạo ra những đột phá mới về chính trị, an ninh. Trung Quốc đã sử
dụng sức mạnh kinh tế để tăng cường ảnh hưởng trong khu vực [7].
Đáng chú ý là Trung Quốc và ASEAN đã ký kết Hiệp định khung về Khu
vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (CAFTA) vào tháng 10/2002 và bắt
đầu có hiệu lực vào năm 2010. Năm 2003, Trung Quốc đã ký Hiệp định khung
về hợp tác toàn diện ASEAN - Trung Quốc, trong đó cam kết giảm thiểu các rào
cản thương mại, giảm chi phí và đầu tư nội vùng, tăng hiệu quả kinh tế, tạo điều
kiện cho việc thu hút đầu tư cho ASEAN. Việc tăng cường kết nối với ASEAN
thông qua các định chế về thương mại, đầu tư đã giúp Trung Quốc chiếm được
nhiều lợi thế trong cạnh tranh với Mỹ về tầm ảnh hưởng cũng như can dự với
khu vực ĐNÁ [48].
Viễn cảnh trên khiến Washington phải lập kế hoạch ngăn chặn, dù có
thể trước mắt, họ cần tới sự hợp tác của Trung Quốc trong cuộc chiến chống
chủ nghĩa khủng bố quốc tế và giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều
Tiên. Trong giai đoạn này, Mỹ đã tiến hành một số hoạt động nhằm thúc đẩy
hợp tác kinh tế với ASEAN. Bên cạnh việc tăng cường các mối quan hệ song
phương với từng quốc gia, Mỹ không ngừng nỗ lực thúc đẩy quan hệ hợp tác
với ASEAN. Chính sách kinh tế của Mỹ đối với khu vực ĐNÁ với động cơ
27
chính là nhằm duy trì sự phồn thịnh kinh tế của Mỹ, đảm bảo sự chi phối và
ảnh hưởng của Mỹ cùng với những ưu thế khác về quân sự và dân chủ của
khu vực.
Tháng 8/2002, Mỹ công bố Kế hoạch hợp tác với ASEAN, tháng 10
năm 2002, Mỹ công bố tiếp “Sáng kiến hợp tác kinh doanh ASEAN” nhằm
tạo khuôn khổ pháp lý cho việc ký các thoả thuận mậu dịch tự do song
phương (BFTA) với các quốc gia Đông Nam Á. Cũng trong năm 2002, Hiệp
định khung về thương mại đầu tư Mỹ - ASEAN được ký kết, bên cạnh đó,
Tổng thống Bush đề xuất sáng kiến Doanh nghiệp ASEAN (EAI) và mở
rộng FTA giữa Mỹ với các nước ASEAN, tiến tới thành lập mạng lưới FTA
song phương tại Đông Nam Á, năm 2005, ASEAN và Mỹ đã thiết lập quan
hệ đối tác tăng cường. Tháng 8/2006, Mỹ và ASEAN ký Hiệp định khung về
đầu tư và thương mại (TIFA), tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Mỹ
vào ASEAN.
1.3.1.3. Cạnh tranh về quân sự
Đây là giai đoạn nắm quyền của Tổng thống Bush và chuyển giao thế
hệ lãnh đạo thứ ba sang thứ tư của Trung Quốc (Chủ tịch Hồ Cẩm Đào) với
việc xuất hiện nhiều nhân tố bên ngoài khiến cả Mỹ và Trung Quốc đều phải
điều chỉnh chính sách của mình trong quan hệ song phương cũng như đa
phương ở tầm quốc tế cũng như khu vực. Đối với Tổng thống Bush, chính
sách với Trung Quốc trong thời gian tranh cử cũng như khi mới bước vào Nhà
Trắng luôn coi Trung Quốc là “đối thủ cạnh tranh chiến lược” và chủ trương
thực hiện chính sách cứng rắn với Trung Quốc.
Sự kiện quan trọng tác động đến cạnh tranh Mỹ - Trung trong giai đoạn
này là vụ tấn công khủng bố 11/9/2001. Sau vụ khủng bố, Mỹ đã điều chỉnh
chiến lược đối ngoại tập trung vào chống khủng bố quốc tế và lấy việc hợp tác
chống khủng bố quốc tế làm tiêu chuẩn phân định tính chất và mức độ quan
hệ giữa Mỹ và các nước khác. Xuất phát từ yêu cầu chống khủng bố mà Mỹ
28
đã giảm bớt tính cứng rắn trong quan hệ với các nước kể cả Trung Quốc. Cụ
thể Mỹ đã triển khai các hoạt động ngoại giao toàn diện với Trung Á, tăng
cường hợp tác quân sự với Hàn Quốc, Nhật Bản. Tại ĐNÁ, Mỹ tăng quân tại
Philippines, tăng hợp tác quân sự với Thái Lan, Singapore, tìm cách nối lại
quân sự với Indonesia... Trong tiến trình đó, Mỹ rất cần sự ủng hộ của Trung
Quốc, một cường quốc đang nổi lên và có ý nghĩa quan trọng đối với chiến
lược chống khủng bố của Mỹ.
Về phần mình, Trung Quốc cũng tỏ ra khá ủng hộ cuộc chiến chống
khủng bố của Mỹ, vì cho rằng, thông qua hợp tác chống khủng bố sẽ làm cho
Mỹ bớt đối đầu, còn Trung Quốc tiếp tục tập trung sức vào việc phát triển
kinh tế. Tuy nhiên, Mỹ đã lợi dụng cuộc chiến chống khủng bố để nhanh
chóng thực hiện chiến lược bao vây và kiềm chế Trung Quốc thông qua việc
triển khai quân sự tại một loạt khu vực trọng yếu xung quanh Trung Quốc như
ĐNÁ, Nam Á, Trung Á... triển khai mạnh hơn sự có mặt về quân sự tại các
khu vực này làm cho nguy cơ về an ninh của Trung Quốc trở nên nghiêm
trọng hơn, trên diện rộng hơn, không chỉ từ phía Đông, phía Tây mà còn từ
phía Nam (khu vực ĐNÁ). Trung Quốc bị lún sâu hơn vào các hoạt động
quân sự của Mỹ dưới chiêu bài chống khủng bố quốc tế. Bên cạnh đó, vấn đề
chống khủng bố cũng làm cho một số nước lớn khác có xu hướng xích lại gần
hơn với Mỹ, làm giảm vai trò chiến lược của Trung Quốc trong quan hệ với
Nga hay với Mỹ, quan hệ giữa Trung Quốc với các nước ĐNÁ cũng sẽ trở
nên lỏng lẻo hơn. Việc tăng cường sự hiện diện quân sự tại ĐNÁ đã khiến cho
nguy cơ mất an ninh trong khu vực của Trung Quốc trở nên hiện hữu hơn.
Trong cạnh tranh quân sự, thời gian này, Mỹ đã thể hiện được ưu thế
hơn so với Trung Quốc vì các nước ASEAN 6 đều coi sự hiện diện của Mỹ là
một đảm bảo tin cậy đối với an ninh khu vực, trong khi đó họ lại luôn nghi
ngờ ý đồ của Trung Quốc đối với ĐNÁ. Vì thế, các nước ĐNÁ luôn né tránh
các gợi ý hợp tác quân sự với Trung Quốc.
29
1.3.2. Cạnh tranh Mỹ - Trung ở ĐNÁ từ 2009 - 2016
1.3.2.1. Cạnh tranh về chính trị - ngoại giao
Có thể nói đây là giai đoạn mà cạnh tranh Mỹ - Trung tại ĐNÁ gay gắt
nhất và sôi động nhất khi Trung Quốc vươn lên mạnh mẽ và Mỹ chuyển trọng
tâm chiến lược sang CÁ - TBD.
Tại Mỹ, B.Obama đắc cử Tổng thống Mỹ trong cả hai nhiệm kỳ. Trong
thời gian cầm quyền của mình, ông Obama thực hiện chiến lược “xoay trục” -
“tái cân bằng” đối với khu vực CÁ - TBD với các mục tiêu, biện pháp và nội
dung tổng thể, toàn diện (cả chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự và ngoại
giao), có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, việc triển khai được thực hiện với các
mục tiêu rõ ràng, có trọng tâm, trọng điểm.
Cạnh tranh Mỹ - Trung tại ĐNÁ trong lĩnh vực chính trị - ngoại giao
thể hiện trên 3 khía cạnh: (1) Đẩy mạnh ký kết các văn kiện hợp tác, thúc đẩy
hình thành các định chế hợp tác với ASEAN; (2) Tích cực tham gia vào các
định chế đa phương và tăng cường các chuyến thăm cấp cao đến khu vực; (3)
Tăng cường hợp tác song phương với các nước trong khu vực.
Thứ nhất, đẩy mạnh ký kết các văn kiện hợp tác, thúc đẩy hình thành
các định chế hợp tác với ASEAN.
Đối với Trung Quốc, cuối nhiệm kỳ của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ
Cẩm Đào, Trung Quốc nhấn mạnh đến chính sách “ngoại giao nước lớn” và
“ngoại giao láng giềng” trong quan hệ với ASEAN.
Với chủ trương đẩy mạnh chính sách “ngoại giao láng giềng” mà khu
vực ĐNÁ là một ưu tiên, Trung Quốc tiếp tục thúc đẩy ký kết các văn kiện
hợp tác giữa hai bên. Năm 2010, trên cơ sở hoàn thành “Kế hoạch hành động
thực hiện tuyên bố chung quan hệ đối tác chiến lược Trung Quốc - ASEAN
hướng đến hòa bình, phồn vinh” (2005 - 2010), Trung Quốc thúc đẩy xây
dựng “Kế hoạch hành động quan hệ đối tác chiến lược thứ hai” (2011 - 2015).
Trong các chuyến thăm ASEAN của lãnh đạo Trung Quốc (10/2013), Trung
30
Quốc đề xuất nhiều sáng kiến như: xây dựng “Cộng đồng chung vận mệnh
Trung Quốc - ASEAN”, “Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ XXI”; Thủ tướng
Trung Quốc Lý Khắc Cường đề xuất “Khuôn khổ hợp tác 2+7”, trong đó về
chính trị: Triển khai tiếp xúc mật thiết giữa các lãnh đạo cấp cao, kết hợp triển
lãm Trung Quốc - ASEAN và Diễn đàn thường niên Bác Ngao để tổ chức các
hội nghị không chính thức lãnh đạo Trung Quốc - ASEAN; thúc đẩy ký kết
“Hiệp ước láng giềng hữu nghị và hợp tác Trung Quốc - ASEAN”, tạo nền
tảng pháp lý để ổn định quan hệ hai bên; thúc đẩy ký kết Nghị định thư “Điều
ước khu vực không có vũ khí hạt nhân ĐNÁ”; khởi động xây dựng kế hoạch
hành động thứ 3 giai đoạn 2016 - 2020 “Tuyên bố chung hướng tới mối quan
hệ đối tác chiến lược Trung Quốc - ASEAN hòa bình, phồn vinh”.
Đối với Mỹ, trước những bước tiến trong quan hệ chính trị - ngoại giao
giữa Trung Quốc và ASEAN, với tư cách là “một sen đầm quốc tế”, Mỹ
không thể đứng ngoài “cuộc chơi”, nhìn khu vực phát triển năng động như
ĐNÁ rơi vào vòng ảnh hưởng của Trung Quốc.
Từ năm 2009, quan hệ chính trị - ngoại giao Mỹ - ASEAN bắt đầu có
sự chuyển biến và từng bước được đưa lên tầm cao mới sau khi Tổng thống
B. Obama lên cầm quyền. Dấu ấn đầu tiên là Ngoại trưởng Mỹ Hillary Cliton
thăm một số nước ĐNÁ và Ban Thư ký ASEAN tháng 02/2009; tham dự
ARF tại Bangkok, Thái Lan với tuyên bố “Mỹ đã trở lại ĐNÁ” và ký TAC
với ASEAN. Với việc ký TAC với ASEAN, Mỹ chính thức lên tiếng trước dư
luận quốc tế về quyết tâm tăng cường quan hệ với khu vực ĐNÁ, nơi mà
Trung Quốc đang lặng lẽ thách thức Mỹ, đồng thời đánh tan mối nghi ngại bị
“bỏ rơi” từ các đồng minh thân cận trong ASEAN. Có thể nói, tham gia TAC,
Mỹ không những được các nước ASEAN nhìn nhận như một đối tác thân
thiện, mà còn là điều kiện cần thiết để Mỹ có thể tham gia EAS. Ngoài ra, Mỹ
đã đề xuất và tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ với 4 nước Hạ
nguồn sông Mê Công (CLTV) lần đầu tiên vào tháng 7/2009. Hội nghị
31
Thượng đỉnh ASEAN - Mỹ lần thứ nhất được tổ chức tại tại Singapore (tháng
11/2009). Tại Hội nghị, các nhà lãnh đạo đã thông qua Tuyên bố chung
ASEAN - Mỹ về Tăng cường quan hệ đối tác vì Hòa bình bền vững và Thịnh
vượng. Nhân dịp này, Tổng thống Obama tuyên bố chính sách của Mỹ, cam
kết tăng cường quan hệ với ASEAN, coi đây là một đối tác quan trọng trong
thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực CÁ - TBD. Hội nghị
Thượng đỉnh ASEAN - Mỹ đã trở thành hội nghị thường niên của lãnh đạo
Mỹ và các nước ASEAN [30].
Nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác Mỹ - ASEAN, đầu năm 2010,
phái đoàn thường trực của Mỹ tại ASEAN được thành lập và đến tháng
9/2010, Mỹ chính thức bổ nhiệm Đại sứ bên cạnh ASEAN. EAS lần thứ 5 đã
nhất trí mời Mỹ và Liên bang Nga tham gia EAS, bắt đầu từ năm 2011. Tháng
11/2011, B. Obama trở thành Tổng thống Mỹ đầu tiên tham dự EAS (diễn ra
tại Bali, Indonesia).
Thứ hai, tích cực tham gia vào các định chế đa phương và tăng cường
các chuyến thăm cấp cao đến khu vực.
Để tranh thủ sự ủng hộ của các nước ASEAN và khẳng định vai trò,
ảnh hưởng tại khu vực, Mỹ và Trung Quốc đều tích cực tham gia vào các cơ
chế hợp tác đa phương trong khu vực, như Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng
ASEAN mở rộng (ADMM+), Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN mở
rộng (AMM+), ARF, EAS… Bên cạnh đó, cạnh tranh ảnh hưởng giữa Trung
Quốc và Mỹ còn biểu hiện thông qua hàng loạt chuyến thăm của lãnh đạo,
quan chức cấp cao hai quốc gia này đến khu vực ĐNÁ trong những năm qua.
Về phía Mỹ, ngay sau khi Chính quyền Obama bước vào nhiệm kỳ đầu
tiên, Ngoại trưởng Hillary Cliton đã lựa chọn châu Á, trong đó có Indonesia
làm điểm đến trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên (2009), phá vỡ
truyền thống chọn châu Âu hoặc Trung Đông cho chuyến công du đầu tiên
của các Ngoại trưởng Mỹ trước đó. Trong chuyến thăm Indonesia và
32
Philippines (9/2012), Ngoại trưởng Hillary Cliton nhấn mạnh, Mỹ coi
ASEAN là trung tâm đối với sự ổn định khu vực và phát triển kinh tế ở CÁ -
TBD. Tháng 11/2012, sau khi tái đắc cử nhiệm kỳ 2, Tổng thống B. Obama
đã chọn ĐNÁ là điểm đến đầu tiên, thực hiện chuyến tăm Thái Lan, Myanmar
và Cambodia nhằm tăng cường quan hệ về chính trị, an ninh và kinh tế, khởi
động một giai đoạn mới đưa quan hệ Mỹ - ASEAN lên tầm Đối tác chiến
lược. Tháng 4/2014, Tổng thống Obama thăm Malaysia và Philippines, trong
đó chuyến thăm Malaysia là chuyến thăm đầu tiên của một Tổng thống Mỹ kể
từ năm 1966 [49].
Về phía Trung Quốc, nhằm thúc đẩy chính sách “ngoại giao láng
giềng”, điều chỉnh quan điểm “an lân, mục lân, phú lân” (yên ổn với láng
giềng, hòa thuận với láng giềng, làm giàu cùng láng giềng) lên mức cao hơn
“thân, thành, huệ, dung” (thân thiện, chân thành, cùng có lợi, bao dung với
láng giềng), từ năm 2009 đến 2016, lãnh đạo cấp cao Trung Quốc đã tiến
hành hàng chục chuyến thăm tới các quốc gia ĐNÁ [31].
Thứ ba, tăng cường hợp tác song phương với các nước trong khu vực.
Về phía Mỹ, trong Báo cáo quốc phòng bốn năm một lần (QDR -
2010), Mỹ xác định tăng cường thúc đẩy quan hệ đồng minh, ổn định và lâu
dài với Thái Lan, Philippines, làm sâu sắc thêm quan hệ “đối tác đặc biệt”
với Singapore và thúc đẩy quan hệ với Indonesia, Malaysia và Việt Nam.
Với Thái Lan, Mỹ ra sức củng cố lại mối quan hệ với nước đồng minh
ngoài NATO này thông qua tổ chức các cuộc tập trận chung cả song phương
và đa phương; duy trì chương trình trao đổi các chuyến thăm quân sự để thúc
đẩy quan hệ giữa các lực lượng, quân binh chủng.
Với Myanmar, Mỹ đề ra lộ trình bình thường hóa quan hệ và đẩy mạnh
các hoạt động ngoại giao cấp cao, như thực hiện các chuyến thăm, bày tỏ sự
ủng hộ tiến trình cải cách, hội nhập quốc tế của Myanmar, từng bước dỡ bỏ
cấm vận và thúc đẩy đầu tư sang Myanmar. Ngoài ra, Mỹ còn khuyến khích
33
các nước đồng minh xoá bỏ cấm vận và tăng cường viện trợ, đầu tư cho
Myanmar.
Với Philippines, Mỹ lợi dụng căng thẳng trong tranh chấp chủ quyền
giữa Philippines và Trung Quốc ở Biển Đông để thúc đẩy quan hệ đồng minh
với Philippines, nhất là lĩnh vực quân sự, thông qua: Tổ chức các cuộc tập
trận chung (Balikatan, Carat và Philblex), trong đó có các khoa mục tái chiếm
đảo; tăng cường viện trợ và bán vũ khí với giá ưu đãi cho Philippines bằng
Chương trình buôn bán vũ khí nước ngoài (FMS); ký Thỏa thuận Tăng cường
Hợp tác quốc phòng (EDCA); khuyến khích Philippines tăng cường hợp tác
với các đồng minh chủ chốt của Mỹ tại CÁ - TBD như Nhật Bản, Hàn Quốc
và Úc nhằm thiết lập “liên minh” với Mỹ là trung tâm để bao vây, kiềm chế
Trung Quốc.
Với Indonesia, Mỹ xác định Indonesia là “điểm đỡ chiến lược” trong
chiến lược “tái cân bằng” tại CÁ - TBD; đóng vai trò chủ chốt trong chính
sách “quyền lực thông minh” của Mỹ; thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện và
ký Hiệp định Quốc phòng, bãi bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận buôn bán vũ khí đối
với Indonesia.
Với các nước khác như Malaysia, Singapore... Mỹ thúc đẩy quan hệ ngoại
giao (ký quan hệ đối tác toàn diện với Malaysia tháng 4/2014), quân sự, đẩy
mạnh can dự, lôi kéo các nước này ủng hộ các đề xuất, sáng kiến của Mỹ đối với
khu vực...
Về phía Trung Quốc, cùng với các lĩnh vực khác, sử dụng sức mạnh
kinh tế để mở rộng hợp tác và tăng cường ảnh hưởng với các nước ĐNÁ được
Trung Quốc ưu tiên sử dụng, nhất là với Thái Lan, Myanmar, Lào và
Cambodia. Cụ thể:
Với Thái Lan, Trung Quốc đã tận dụng thời cơ Thái Lan gặp khó khăn
về chính trị - kinh tế để thúc đẩy quan hệ hợp tác với Thái Lan. Thông qua
chuyến thăm Thái Lan của lãnh đạo, quan chức cấp cao Trung Quốc và Thái
34
Lan đã đạt được nhiều thoả thuận chiến lược, như nâng quan hệ song phương
lên tầm đối tác chiến lược toàn diện. Bên cạnh đó, Trung Quốc thúc đẩy quan
hệ quân sự với Thái Lan thông qua tăng cường các chuyến thăm, trao đổi
đoàn quân sự cấp cao; tổ chức nhiều cuộc tập trận chung.
Với Myanmar, sau khi Myanmar cải cách dân chủ, Trung Quốc xác
định, sự can dự của Mỹ vào tình hình Myanmar cũng như cuộc cải cách ở
nước này sẽ đe dọa đến lợi ích và an ninh Trung Quốc. Do đó, Bắc Kinh
không ngừng tăng cường quan hệ với chính quyền Tổng thống Thein Sein;
nâng cấp quan hệ Trung Quốc - Myanmar lên tầm Đối tác hợp tác chiến lược
toàn diện. Bên cạnh đó, Trung Quốc tận dụng ưu thế về sức mạnh kinh tế để
thúc đẩy hợp tác và đầu tư kinh tế với Myanmar nhằm gia tăng ảnh hưởng tại
nước này.
Với Cambodia, Trung Quốc tăng các khoản đầu tư, viện trợ “không
ràng buộc”, hay nói cách khác, cho đi mà không cần nhận lại. Với những
khoản viện trợ lớn đó, Trung Quốc hoàn toàn chiếm thế “áp đảo” trong việc
gây ảnh hưởng đối với Cambodia, thậm chí gây áp lực lên Cambodia về chính
trị để tạo lợi thế trong quan hệ với các quốc gia ASEAN.
Với Lào, Trung Quốc đẩy mạnh các cơ chế hợp tác song phương, đồng
thời đề ra nhiều kế hoạch hợp tác phát triển dài hạn cho hai nước; xây dựng
nhiều hạng mục cơ sở hạ tầng quan trọng, hợp tác phát triển các tuyến giao
thông. Hiện nay, Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất tại Lào, ngoài ra, Trung
Quốc tăng cường viện trợ kinh tế cho Lào nhằm gia tăng sự phụ thuộc của
nước này vào Trung Quốc.
1.3.2.2. Cạnh tranh về lợi ích kinh tế
Cạnh tranh ảnh hưởng giữa Mỹ và Trung Quốc tại khu vực ĐNÁ trên
lĩnh vực kinh tế diễn ra quyết liệt, trong đó Trung Quốc đang chiếm nhiều ưu
thế hơn so với Mỹ. Trên thực tế, những sáng kiến của Mỹ về hợp tác kinh tế
với khu vực chưa phát huy hiệu quả rõ nét, trong khi đó Trung Quốc đã và
35
đang ráo riết triển khai một loạt sáng kiến nhằm “đối trọng”, cạnh tranh với
Mỹ với tốc độ nhanh, quy mô lớn. Cụ thể:
Trước hết, cạnh tranh Mỹ - Trung Quốc thông qua các hoạt động
thương mại được thể hiện rõ qua việc Mỹ và Trung Quốc nỗ lực gia tăng kim
ngạch thương mại hai chiều với ASEAN, thúc đẩy các hiệp định thương mại
tự do và đưa ra các sáng kiến thúc đẩy kinh doanh.
Thứ nhất, Mỹ và Trung Quốc đều nỗ lực gia tăng kim ngạch thương
mại hai chiều với ASEAN.
Từ năm 2009 đến 2016, Mỹ và Trung Quốc đều tìm cách nâng kim
ngạch thương mại hai chiều với ASEAN nhằm củng cố vai trò, ảnh hưởng tại
khu vực. Hiện nay, Mỹ là đối tác thương mại lớn thứ tư của ASEAN và
ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ tư của Mỹ. Tuy nhiên, trong cuộc cạnh
tranh này, Trung Quốc là nước chiếm ưu thế vượt trội so với Mỹ về nhịp độ
tăng trưởng cũng như tổng giá trị kim ngạch thương mại với ASEAN, gấp đôi
so với Mỹ.
Thứ hai, Mỹ và Trung Quốc đều nỗ lực thúc đẩy các hiệp định thương
mại tự do với ASEAN.
Về phía Trung Quốc, bên cạnh thế mạnh gần gũi về địa lý, Trung Quốc
luôn xác định ASEAN là mô ̣t thi ̣trường tiềm năng , có vai trò quan trọng đối
với nền kinh tế nước này. Bên cạnh đó, với lợi thế của một quốc gia xuất khẩu
đứng đầu thế giới, Trung Quốc thúc đẩy thành lập CAFTA, chính thức có
hiệu lực từ năm 2010, trở thành khu mậu dịch tự do lớn nhất thế giới hiện nay
(xét về mặt diện tích và dân số). Viê ̣c thành lâ ̣p CAFTA có ý nghĩa quan tro ̣ng
trong li ̣
ch sử quan hê ̣Trung Quốc - ASEAN, không chỉ mục đích kinh tế mà
còn cả mục đích chính trị.
Về phía Mỹ, Mỹ cũng ráo riết tìm cách thúc đẩy quan hệ thương mại
với các nước trong khu vực, từng bước “tái cân bằng” ảnh hưởng với Trung
Quốc trên lĩnh vực này. Một trong những biểu hiện rõ nét nhất là sự tiên
36
phong của Mỹ trong thúc đẩy các vòng đàm phán TPP mà không có sự tham
gia của Trung Quốc. Chính giới Mỹ xác định, TPP là một phần trong chiến
lược “tái cân bằng” sang CÁ - TBD, góp phần cân bằng vị thế giữa hai siêu
cường về kinh tế Mỹ và Trung Quốc tại châu Á, tác động trực tiếp tới quá
trình hội nhập kinh tế của châu Á, thúc đẩy các nền kinh tế trong khu vực
châu Á tham gia vào khối liên kết kinh tế - thương mại CÁ - TBD do Mỹ
đóng vai trò chủ đạo.
Tuy nhiên, trong khi các vòng đàm phán vẫn còn dang dở, thì TPP đã
vấp phải sự cạnh tranh của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực
(RCEP) - một hiệp định tự do thương mại được đánh giá là đối trọng với Hiệp
định TPP do Mỹ khởi xướng. Mặc dù RCEP vốn là sáng kiến do ASEAN
khởi xướng, nhưng đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ phía Trung Quốc.
Tương tự như TPP, RCEP cũng sẽ mở cửa hơn cho thương mại hàng hóa và
dịch vụ, hủy bỏ những rào cản thương mại và dần tự do hóa các dịch vụ, mở
rộng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ASEAN và các đối tác thương mại bên
ngoài. Hơn nữa, Hiệp định này có sự tham gia của 16 quốc gia trong khu vực
CÁ - TBD (10 nước ASEAN, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc,
New Zealand và Úc). Chính vì những điểm chung như trên, Trung Quốc đã
nhanh chóng nhận ra rằng, RCEP sẽ là một công cụ hữu ích để Bắc Kinh có
thể cạnh tranh và kiềm chế ảnh hưởng đang có xu hướng khôi phục trở lại của
Mỹ ở CÁ - TBD nói chung và ĐNÁ nói riêng. So sánh với TPP liên tục bị trễ
hẹn và cuối cùng bị Tổng thống D.Trump loại bỏ thì RCEP đang có tiến triển
thuận lợi hơn và ít gặp các rào cản khó khăn do những tiêu chí, quy chuẩn
thấp, dễ thống nhất hơn [40].
Thứ ba, Mỹ và Trung Quốc đều tăng cường đề xuất các sáng kiến thúc
đẩy hợp tác kinh doanh.
Về phía Trung Quốc, bên cạnh tiếp tục đẩy mạnh triển khai các sáng
kiến đã có như Triển lãm thương mại quốc tế Trung Quốc - ASEAN
37
(CAEXPO); chiến lược “Một trục hai cánh”…, Trung Quốc chủ động đưa ra
các sáng kiến mới, trong đó đáng chú ý là sáng kiến “Mô ̣t vành đai, một con
đường” (sau này đổi thành BRI). Bên cạnh đó, Trung Quốc đề xuất thành lập
AIIB nhằm tăng cường hợp tác đầu tư giữa Trung Quốc với các nước, trong
đó có ASEAN.
Về phía Mỹ, trước những sáng kiến thúc đẩy kinh doanh của Trung Quốc
tại ĐNÁ, Mỹ không ngừng đưa ra các sáng kiến nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác
kinh tế Mỹ - ASEAN, trong đó đáng chú ý nhất là Sáng kiến Gắn kết kinh tế mở
rộng ASEAN - Mỹ (E3 - Expanded Economic Engagement Initiative) năm 2012.
Sáng kiến E3 cho phép mở rộng các quan hệ thương mại và đầu tư giữa Mỹ và
ASEAN, tạo ra các cơ hội kinh doanh và việc làm mới ở tất cả các nước. Đối với
Mỹ, ngoài lợi ích kinh tế, sáng kiến này còn nhằm kiềm chế sự trỗi dậy của
Trung Quốc, nhất là trong các cơ chế như ASEAN+3 và EAS; mở đường cho
các hiệp định thương mại lớn hơn giữa Mỹ và ASEAN trong tương lai, như Hiệp
định Thương mại Tự do (FTA) giữa Mỹ với ASEAN...
Bên cạnh đó, Chính quyền Obama còn thúc đẩy thực hiện Sáng kiến Hạ
nguồn sông Mê Công (LMI) nhằm tăng cường sự can dự và kiểm soát hoạt
động hợp tác giữa các nước trong khu vực Tiểu vùng sông Mê Công. Việc
Mỹ đề xuất ký kết LMI-2020 là nhằm kéo toàn bộ các quốc gia ở Hạ nguồn
sông Mê Công vào một cơ chế hợp tác do Mỹ chi phối. Mặt khác, LMI-2020
còn nhằm tăng cường can dự, chi phối các quốc gia trong Tiểu vùng sông Mê
Công và kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực này.
1.3.2.3. Cạnh tranh về quân sự
Về phía Trung Quốc, đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc phòng, an ninh với
các nước ASEAN là một trong những chủ trương quan trọng của Trung Quốc
nhằm củng cố niềm tin và tăng cường vai trò, ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu
vực. Những năm gần đây, Trung Quốc đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc phòng,
an ninh với các nước ASEAN thông qua các biện pháp chủ yếu sau:
Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ninh, quốc phòng của Việt Nam
Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ninh, quốc phòng của Việt Nam
Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ninh, quốc phòng của Việt Nam
Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ninh, quốc phòng của Việt Nam
Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ninh, quốc phòng của Việt Nam
Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ninh, quốc phòng của Việt Nam
Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ninh, quốc phòng của Việt Nam
Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ninh, quốc phòng của Việt Nam
Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ninh, quốc phòng của Việt Nam
Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ninh, quốc phòng của Việt Nam
Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ninh, quốc phòng của Việt Nam
Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ninh, quốc phòng của Việt Nam
Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ninh, quốc phòng của Việt Nam
Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ninh, quốc phòng của Việt Nam
Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ninh, quốc phòng của Việt Nam
Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ninh, quốc phòng của Việt Nam
Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ninh, quốc phòng của Việt Nam
Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ninh, quốc phòng của Việt Nam
Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ninh, quốc phòng của Việt Nam
Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ninh, quốc phòng của Việt Nam
Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ninh, quốc phòng của Việt Nam
Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ninh, quốc phòng của Việt Nam
Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ninh, quốc phòng của Việt Nam
Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ninh, quốc phòng của Việt Nam
Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ninh, quốc phòng của Việt Nam

More Related Content

What's hot

426 câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hồ chí minh - có đáp án - tincanban.com
426 câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hồ chí minh - có đáp án - tincanban.com426 câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hồ chí minh - có đáp án - tincanban.com
426 câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hồ chí minh - có đáp án - tincanban.comThùy Linh
 
Các giai đoạn phát triển của tiếng Việt - nhiều tác giả
Các giai đoạn phát triển của tiếng Việt - nhiều tác giả Các giai đoạn phát triển của tiếng Việt - nhiều tác giả
Các giai đoạn phát triển của tiếng Việt - nhiều tác giả nataliej4
 
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX nataliej4
 
Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa họcTài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa họcDương Nphs
 
Nguyên lý thống kê chương 1
Nguyên lý thống kê   chương 1Nguyên lý thống kê   chương 1
Nguyên lý thống kê chương 1Học Huỳnh Bá
 
Học tiếng Trung online Bài 1 Giáo trình Hán ngữ BOYA Sơ cấp 1
Học tiếng Trung online Bài 1 Giáo trình Hán ngữ BOYA Sơ cấp 1Học tiếng Trung online Bài 1 Giáo trình Hán ngữ BOYA Sơ cấp 1
Học tiếng Trung online Bài 1 Giáo trình Hán ngữ BOYA Sơ cấp 1Trung tâm tiếng Trung ChineMaster
 
So sánh cương lĩnh chính trị đầu tiên và luận cương chính trị đầu tiên
So sánh cương lĩnh chính trị đầu tiên và luận cương chính trị đầu tiênSo sánh cương lĩnh chính trị đầu tiên và luận cương chính trị đầu tiên
So sánh cương lĩnh chính trị đầu tiên và luận cương chính trị đầu tiênjin1020
 
Luận văn thạc sĩ Đặc điểm du nhập của từ vay mượn gốc ấn âu trong tiếng Việt ...
Luận văn thạc sĩ Đặc điểm du nhập của từ vay mượn gốc ấn âu trong tiếng Việt ...Luận văn thạc sĩ Đặc điểm du nhập của từ vay mượn gốc ấn âu trong tiếng Việt ...
Luận văn thạc sĩ Đặc điểm du nhập của từ vay mượn gốc ấn âu trong tiếng Việt ...nataliej4
 
Nguyen tac day hoc
Nguyen tac day hocNguyen tac day hoc
Nguyen tac day hocTrung Huynh
 
Chuyên đề 2 - Biển đảo và chủ quyền, chiến lược phát triển biển đảo
Chuyên đề 2 - Biển đảo và chủ quyền, chiến lược phát triển biển đảoChuyên đề 2 - Biển đảo và chủ quyền, chiến lược phát triển biển đảo
Chuyên đề 2 - Biển đảo và chủ quyền, chiến lược phát triển biển đảoHiệp Bùi Trung
 
Tổng hợp 35 câu hỏi phần triết học kèm trả lời
Tổng hợp 35 câu hỏi phần triết học kèm trả lờiTổng hợp 35 câu hỏi phần triết học kèm trả lời
Tổng hợp 35 câu hỏi phần triết học kèm trả lờiVan-Duyet Le
 
Mẫu powerpoint cơ quan Đảng
Mẫu powerpoint cơ quan ĐảngMẫu powerpoint cơ quan Đảng
Mẫu powerpoint cơ quan ĐảngDoan Hau
 
bài giảng quản trị chiến lược
bài giảng quản trị chiến lượcbài giảng quản trị chiến lược
bài giảng quản trị chiến lượcQuách Đại Dương
 

What's hot (20)

426 câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hồ chí minh - có đáp án - tincanban.com
426 câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hồ chí minh - có đáp án - tincanban.com426 câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hồ chí minh - có đáp án - tincanban.com
426 câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hồ chí minh - có đáp án - tincanban.com
 
Luận án: Quan hệ kinh tế chính trị Hàn Quốc - Nhật Bản (1980 - 2013)
Luận án: Quan hệ kinh tế chính trị Hàn Quốc - Nhật Bản (1980 - 2013)Luận án: Quan hệ kinh tế chính trị Hàn Quốc - Nhật Bản (1980 - 2013)
Luận án: Quan hệ kinh tế chính trị Hàn Quốc - Nhật Bản (1980 - 2013)
 
Vinamilk
VinamilkVinamilk
Vinamilk
 
Agenda 21
Agenda 21Agenda 21
Agenda 21
 
Luận văn: Hình thành kĩ năng học tập cho trẻ mẫu giáo lớn, HAY
Luận văn: Hình thành kĩ năng học tập cho trẻ mẫu giáo lớn, HAYLuận văn: Hình thành kĩ năng học tập cho trẻ mẫu giáo lớn, HAY
Luận văn: Hình thành kĩ năng học tập cho trẻ mẫu giáo lớn, HAY
 
Các giai đoạn phát triển của tiếng Việt - nhiều tác giả
Các giai đoạn phát triển của tiếng Việt - nhiều tác giả Các giai đoạn phát triển của tiếng Việt - nhiều tác giả
Các giai đoạn phát triển của tiếng Việt - nhiều tác giả
 
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX
 
Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa họcTài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
 
Nguyên lý thống kê chương 1
Nguyên lý thống kê   chương 1Nguyên lý thống kê   chương 1
Nguyên lý thống kê chương 1
 
Hiệp định EVFTA - Sổ tay cho doanh nghiệp Việt nam
Hiệp định EVFTA - Sổ tay cho doanh nghiệp Việt namHiệp định EVFTA - Sổ tay cho doanh nghiệp Việt nam
Hiệp định EVFTA - Sổ tay cho doanh nghiệp Việt nam
 
Học tiếng Trung online Bài 1 Giáo trình Hán ngữ BOYA Sơ cấp 1
Học tiếng Trung online Bài 1 Giáo trình Hán ngữ BOYA Sơ cấp 1Học tiếng Trung online Bài 1 Giáo trình Hán ngữ BOYA Sơ cấp 1
Học tiếng Trung online Bài 1 Giáo trình Hán ngữ BOYA Sơ cấp 1
 
So sánh cương lĩnh chính trị đầu tiên và luận cương chính trị đầu tiên
So sánh cương lĩnh chính trị đầu tiên và luận cương chính trị đầu tiênSo sánh cương lĩnh chính trị đầu tiên và luận cương chính trị đầu tiên
So sánh cương lĩnh chính trị đầu tiên và luận cương chính trị đầu tiên
 
Luận văn thạc sĩ Đặc điểm du nhập của từ vay mượn gốc ấn âu trong tiếng Việt ...
Luận văn thạc sĩ Đặc điểm du nhập của từ vay mượn gốc ấn âu trong tiếng Việt ...Luận văn thạc sĩ Đặc điểm du nhập của từ vay mượn gốc ấn âu trong tiếng Việt ...
Luận văn thạc sĩ Đặc điểm du nhập của từ vay mượn gốc ấn âu trong tiếng Việt ...
 
Nguyen tac day hoc
Nguyen tac day hocNguyen tac day hoc
Nguyen tac day hoc
 
Chuyên đề 2 - Biển đảo và chủ quyền, chiến lược phát triển biển đảo
Chuyên đề 2 - Biển đảo và chủ quyền, chiến lược phát triển biển đảoChuyên đề 2 - Biển đảo và chủ quyền, chiến lược phát triển biển đảo
Chuyên đề 2 - Biển đảo và chủ quyền, chiến lược phát triển biển đảo
 
Luận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc
Luận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên LộcLuận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc
Luận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc
 
Tổng hợp 35 câu hỏi phần triết học kèm trả lời
Tổng hợp 35 câu hỏi phần triết học kèm trả lờiTổng hợp 35 câu hỏi phần triết học kèm trả lời
Tổng hợp 35 câu hỏi phần triết học kèm trả lời
 
Sx rượu chương 2
Sx rượu chương 2Sx rượu chương 2
Sx rượu chương 2
 
Mẫu powerpoint cơ quan Đảng
Mẫu powerpoint cơ quan ĐảngMẫu powerpoint cơ quan Đảng
Mẫu powerpoint cơ quan Đảng
 
bài giảng quản trị chiến lược
bài giảng quản trị chiến lượcbài giảng quản trị chiến lược
bài giảng quản trị chiến lược
 

Similar to Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ninh, quốc phòng của Việt Nam

SỰ ĐIỀU CHỈNH CHIẾN LƢỢC CHÂU Á - THÁI BÌNH DƢƠNG CỦA MỸ DƢỚI THỜI OBAMA.pdf
SỰ ĐIỀU CHỈNH CHIẾN LƢỢC CHÂU Á - THÁI BÌNH DƢƠNG CỦA MỸ DƢỚI THỜI OBAMA.pdfSỰ ĐIỀU CHỈNH CHIẾN LƢỢC CHÂU Á - THÁI BÌNH DƢƠNG CỦA MỸ DƢỚI THỜI OBAMA.pdf
SỰ ĐIỀU CHỈNH CHIẾN LƢỢC CHÂU Á - THÁI BÌNH DƢƠNG CỦA MỸ DƢỚI THỜI OBAMA.pdfTieuNgocLy
 
Nhân tố Mỹ trong cuộc xung đột Israel-Palestine giai đoạn 2009-nay
Nhân tố Mỹ trong cuộc xung đột Israel-Palestine giai đoạn 2009-nay Nhân tố Mỹ trong cuộc xung đột Israel-Palestine giai đoạn 2009-nay
Nhân tố Mỹ trong cuộc xung đột Israel-Palestine giai đoạn 2009-nay nataliej4
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Biển Đông Của Trung Quốc Dưới Thời Tập Cận Bình
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Biển Đông Của Trung Quốc Dưới Thời Tập Cận BìnhKhoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Biển Đông Của Trung Quốc Dưới Thời Tập Cận Bình
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Biển Đông Của Trung Quốc Dưới Thời Tập Cận BìnhDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.ssuser499fca
 
Ngoại giao kinh tế trong sáng kiến Vành đai và con đường của Trung Quốc.pdf
Ngoại giao kinh tế trong sáng kiến Vành đai và con đường của Trung Quốc.pdfNgoại giao kinh tế trong sáng kiến Vành đai và con đường của Trung Quốc.pdf
Ngoại giao kinh tế trong sáng kiến Vành đai và con đường của Trung Quốc.pdfHanaTiti
 
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối ...
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối ...Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối ...
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
PHÊ BÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986 – 2016.pdf
PHÊ BÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986 – 2016.pdfPHÊ BÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986 – 2016.pdf
PHÊ BÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986 – 2016.pdfTieuNgocLy
 
[123doc] - phe-binh-van-hoc-viet-nam-giai-doan-1986-2016.pdf
[123doc] - phe-binh-van-hoc-viet-nam-giai-doan-1986-2016.pdf[123doc] - phe-binh-van-hoc-viet-nam-giai-doan-1986-2016.pdf
[123doc] - phe-binh-van-hoc-viet-nam-giai-doan-1986-2016.pdfTieuNgocLy
 
ĐỀ TÀI KHOA HỌC PHÊ BÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986 – 2016
ĐỀ TÀI KHOA HỌC PHÊ BÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986 – 2016 ĐỀ TÀI KHOA HỌC PHÊ BÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986 – 2016
ĐỀ TÀI KHOA HỌC PHÊ BÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986 – 2016 nataliej4
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ngoại Giao Văn Hoá Của Việt Nam Nhìn Từ Góc Độ Quyền Lự...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ngoại Giao Văn Hoá Của Việt Nam  Nhìn Từ Góc Độ Quyền Lự...Khoá Luận Tốt Nghiệp Ngoại Giao Văn Hoá Của Việt Nam  Nhìn Từ Góc Độ Quyền Lự...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ngoại Giao Văn Hoá Của Việt Nam Nhìn Từ Góc Độ Quyền Lự...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Điều Chỉnh Chiến Lược Châu Á - Thái Bình Dương Của Mỹ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Điều Chỉnh Chiến Lược Châu Á - Thái Bình Dương Của Mỹ...Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Điều Chỉnh Chiến Lược Châu Á - Thái Bình Dương Của Mỹ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Điều Chỉnh Chiến Lược Châu Á - Thái Bình Dương Của Mỹ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Similar to Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ninh, quốc phòng của Việt Nam (20)

Luận văn: Nhật Bản trong chiến lược châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ
Luận văn: Nhật Bản trong chiến lược châu Á - Thái Bình Dương của MỹLuận văn: Nhật Bản trong chiến lược châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ
Luận văn: Nhật Bản trong chiến lược châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ
 
Luận văn: Nhật Bản trong chiến lược châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ (2001-2012)
Luận văn: Nhật Bản trong chiến lược châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ (2001-2012)Luận văn: Nhật Bản trong chiến lược châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ (2001-2012)
Luận văn: Nhật Bản trong chiến lược châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ (2001-2012)
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Của Trung Quốc Với Hàn Quốc (1992 – 2015)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Của Trung Quốc Với Hàn Quốc (1992 – 2015)Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Của Trung Quốc Với Hàn Quốc (1992 – 2015)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Của Trung Quốc Với Hàn Quốc (1992 – 2015)
 
Đông Nam Á Trong Chính Sách Đối Ngoại Của Nhật Bản Giai Đoạn 1992 – 2002 Một ...
Đông Nam Á Trong Chính Sách Đối Ngoại Của Nhật Bản Giai Đoạn 1992 – 2002 Một ...Đông Nam Á Trong Chính Sách Đối Ngoại Của Nhật Bản Giai Đoạn 1992 – 2002 Một ...
Đông Nam Á Trong Chính Sách Đối Ngoại Của Nhật Bản Giai Đoạn 1992 – 2002 Một ...
 
SỰ ĐIỀU CHỈNH CHIẾN LƢỢC CHÂU Á - THÁI BÌNH DƢƠNG CỦA MỸ DƢỚI THỜI OBAMA.pdf
SỰ ĐIỀU CHỈNH CHIẾN LƢỢC CHÂU Á - THÁI BÌNH DƢƠNG CỦA MỸ DƢỚI THỜI OBAMA.pdfSỰ ĐIỀU CHỈNH CHIẾN LƢỢC CHÂU Á - THÁI BÌNH DƢƠNG CỦA MỸ DƢỚI THỜI OBAMA.pdf
SỰ ĐIỀU CHỈNH CHIẾN LƢỢC CHÂU Á - THÁI BÌNH DƢƠNG CỦA MỸ DƢỚI THỜI OBAMA.pdf
 
Nhân tố Mỹ trong cuộc xung đột Israel-Palestine giai đoạn 2009-nay
Nhân tố Mỹ trong cuộc xung đột Israel-Palestine giai đoạn 2009-nay Nhân tố Mỹ trong cuộc xung đột Israel-Palestine giai đoạn 2009-nay
Nhân tố Mỹ trong cuộc xung đột Israel-Palestine giai đoạn 2009-nay
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Biển Đông Của Trung Quốc Dưới Thời Tập Cận Bình
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Biển Đông Của Trung Quốc Dưới Thời Tập Cận BìnhKhoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Biển Đông Của Trung Quốc Dưới Thời Tập Cận Bình
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Biển Đông Của Trung Quốc Dưới Thời Tập Cận Bình
 
Luận án: Quan hệ Ấn Độ - Myanmar 1962 - 2011, HAY
Luận án: Quan hệ Ấn Độ - Myanmar 1962 - 2011, HAYLuận án: Quan hệ Ấn Độ - Myanmar 1962 - 2011, HAY
Luận án: Quan hệ Ấn Độ - Myanmar 1962 - 2011, HAY
 
Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.
 
Ngoại giao kinh tế trong sáng kiến Vành đai và con đường của Trung Quốc.pdf
Ngoại giao kinh tế trong sáng kiến Vành đai và con đường của Trung Quốc.pdfNgoại giao kinh tế trong sáng kiến Vành đai và con đường của Trung Quốc.pdf
Ngoại giao kinh tế trong sáng kiến Vành đai và con đường của Trung Quốc.pdf
 
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối ...
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối ...Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối ...
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối ...
 
PHÊ BÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986 – 2016.pdf
PHÊ BÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986 – 2016.pdfPHÊ BÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986 – 2016.pdf
PHÊ BÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986 – 2016.pdf
 
[123doc] - phe-binh-van-hoc-viet-nam-giai-doan-1986-2016.pdf
[123doc] - phe-binh-van-hoc-viet-nam-giai-doan-1986-2016.pdf[123doc] - phe-binh-van-hoc-viet-nam-giai-doan-1986-2016.pdf
[123doc] - phe-binh-van-hoc-viet-nam-giai-doan-1986-2016.pdf
 
Luận văn: Phê bình văn học Việt Nam giai đoạn 1986-2016, HAY
Luận văn: Phê bình văn học Việt Nam giai đoạn 1986-2016, HAYLuận văn: Phê bình văn học Việt Nam giai đoạn 1986-2016, HAY
Luận văn: Phê bình văn học Việt Nam giai đoạn 1986-2016, HAY
 
ĐỀ TÀI KHOA HỌC PHÊ BÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986 – 2016
ĐỀ TÀI KHOA HỌC PHÊ BÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986 – 2016 ĐỀ TÀI KHOA HỌC PHÊ BÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986 – 2016
ĐỀ TÀI KHOA HỌC PHÊ BÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986 – 2016
 
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
Quan hệ giữa tỉnh Savannakhet và Salavan của CHDCND Lào với tỉnh Quảng Trị
 
Đông Nam Á trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản 1992 – 2002
Đông Nam Á trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản 1992 – 2002Đông Nam Á trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản 1992 – 2002
Đông Nam Á trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản 1992 – 2002
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ngoại Giao Văn Hoá Của Việt Nam Nhìn Từ Góc Độ Quyền Lự...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ngoại Giao Văn Hoá Của Việt Nam  Nhìn Từ Góc Độ Quyền Lự...Khoá Luận Tốt Nghiệp Ngoại Giao Văn Hoá Của Việt Nam  Nhìn Từ Góc Độ Quyền Lự...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ngoại Giao Văn Hoá Của Việt Nam Nhìn Từ Góc Độ Quyền Lự...
 
Luận án: Quan hệ Hàn Quốc - Hoa Kỳ (1993 - 2012), HAY
Luận án: Quan hệ Hàn Quốc - Hoa Kỳ (1993 - 2012), HAYLuận án: Quan hệ Hàn Quốc - Hoa Kỳ (1993 - 2012), HAY
Luận án: Quan hệ Hàn Quốc - Hoa Kỳ (1993 - 2012), HAY
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Điều Chỉnh Chiến Lược Châu Á - Thái Bình Dương Của Mỹ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Điều Chỉnh Chiến Lược Châu Á - Thái Bình Dương Của Mỹ...Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Điều Chỉnh Chiến Lược Châu Á - Thái Bình Dương Của Mỹ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Điều Chỉnh Chiến Lược Châu Á - Thái Bình Dương Của Mỹ...
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 

Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ninh, quốc phòng của Việt Nam

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------- PHẠM XUÂN BÁCH TÁC ĐỘNG CỦA CẠNH TRANH MỸ - TRUNG Ở ĐÔNG NAM Á GIAI ĐOẠN 2001- 2016 ĐẾN AN NINH, QUỐC PHÒNG CỦA VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ QUỐC TẾ HỌC Hà Nội – 2019
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------- PHẠM XUÂN BÁCH TÁC ĐỘNG CỦA CẠNH TRANH MỸ - TRUNG Ở ĐÔNG NAM Á GIAI ĐOẠN 2001- 2016 ĐẾN AN NINH, QUỐC PHÒNG CỦA VIỆT NAM Chuyên ngành: QUAN HỆ QUỐC TẾ Mã số: 60 31 02 06 LUẬN VĂN THẠC SỸ: QUỐC TẾ HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thu Mỹ Hà Nội – 2019
  • 3. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện Luận văn, em đã nhận được sự hướng dẫn, động viên, chỉ bảo, giúp đỡ rất tận tình của PGS.TS. Nguyễn Thu Mỹ. Em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự giúp đỡ quý báu này của Cô. Đồng thời, em xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo của Khoa Quốc tế học, trường Đại học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy và cung cấp cho chúng em những kiến thức hữu ích trong suốt thời gian Cao học. Nhân dịp này, em cũng muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, người thân, bạn bè vì sự trợ giúp, động viên to lớn về mặt tinh thần cũng như vật chất trong suốt thời gian qua.
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................1 1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài ...................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề....................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................... 7 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 7 5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 8 6. Đóng góp của luận văn ............................................................................ 9 7. Cấu trúc của luận văn.............................................................................10 CHƢƠNG I: QUÁ TRÌNH CẠNH TRANH ẢNH HƢỞNG VÀ QUYỀN LỢI GIỮAMỸ VÀ TRUNG QUỐC Ở ĐNÁ TỪ 2001 ĐẾN 2016 ............. 11 1.1. Khái niệm về cạnh tranh ảnh hưởng .....................................................11 1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh................................................................. 11 1.1.2. Khái niệm về ảnh hưởng.................................................................12 1.1.3. Khái niệm về cạnh tranh ảnh hưởng và cạnh tranh chiến lược .....13 1.1.4. Khái niệm về quốc phòng, an ninh ..............................................13 1.1.5. Lý thuyết của Chủ nghĩa Hiện thực về cạnh tranh giữa các nước lớn.16 1.1.6. Cách hiểu về cạnh tranh ảnh hưởng của Mỹ và Trung Quốc tại khu vực ĐNÁ....................................................................................................16 1.2. Những nhân tố thúc đẩy cạnh tranh Mỹ - Trung ở ĐNÁ những năm đầu thế kỷ XXI............................................................................................17 1.2.1. Sự trỗi dậy của Trung Quốc............................................................17 1.2.2. Chiến lược xoay trục sang CÁ - TBD của Mỹ................................18 1.2.3. Tầm quan trọng địa chiến lược, địa chính trị của ĐNÁ.................19 1.2.3.1. Vị trí, vai trò của khu vực ĐNÁ, Biển Đông trong chiến lược của Mỹ ...................................................................................................................19
  • 5. 1.2.3.2. Vị trí, vai trò của khu vực ĐNÁ, Biển Đông trong chiến lược trỗi dậy của Trung Quốc hai thập niên đầu thế kỷ XXI...................................21 1.2.4. Xu hướng của các nước ASEAN trong quan hệ với Mỹ và Trung Quốc..........................................................................................................23 1.3. Quá trình cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á từ 2001 - 2016 .......24 1.3.1. Cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á từ 2001 - 2008.................24 1.3.2. Cạnh tranh Mỹ - Trung ở ĐNÁ từ 2009 - 2016..............................29 1.4. Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung tới Đông Nam Á .......................43 1.4.1. Trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao...................................................43 1.4.2. Trên lĩnh vực kinh tế..........................................................................45 1.4.3. Trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh.....................................................47 CHƢƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA CẠNH TRANH MỸ - TRUNG TỚI AN NINH, QUỐC PHÒNG CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2001 - 2016 ...........................................................................................54 2.1. Thực trạng cạnh tranh của Mỹ và Trung Quốc đối với Việt Nam........54 2.1.1. Trong lĩnh vực chính trị - ngoại giao..............................................56 2.1.2. Trong lĩnh vực kinh tế .....................................................................59 2.1.3. Trong lĩnh vực quốc phòng - an ninh..............................................61 2.1.4. Cạnh tranh trên Biển Đông ............................................................64 2.1.5. Trong lĩnh vực văn hóa - xã hội......................................................68 2.2. Tác động tích cực..................................................................................69 2.2.1. Đối với vai trò và vị thế của Việt Nam............................................69 2.2.2. Đối với chính sách đối ngoại..........................................................71 2.2.3. Đối với quốc phòng, an ninh ..........................................................71 2.2.4. Đối với sự phát triển về nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về an ninh, quốc phòng..................................................................................74 2.3. Tác động tiêu cực..................................................................................77 2.3.1. Đối với sự phát triển đất nước........................................................77
  • 6. 2.3.2. Đối với hoạch định chính sách đối ngoại.......................................81 2.3.3. Chính sách an ninh, quốc phòng ....................................................82 2.3.4. Đối với việc bảo vệ chủ quyền biển đảo tại Biển Đông .................86 CHƢƠNG 3. ĐỐI SÁCH CỦA VIỆT NAM TRƢỚC TÁC ĐỘNG CỦA CẠNH TRANH MỸ - TRUNG VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI VIỆT NAM THỜI GIAN TỚI..................................93 3.1. Đối sách của Việt Nam trước tác động của cạnh tranh Mỹ- Trung thời gian qua........................................................................................................93 3.1.1. Thực hiện chính sách đối ngoại độc lập, cân bằng linh hoạt.........93 3.1.2. Củng cố, tăng cường an ninh, quốc phòng bảo vệ Tổ quốc...........96 3.1.3. Giữ vững độc lập, tự chủ, tích cực hội nhập quốc tế......................99 3.1.4. Kết hợp quốc phòng, an ninh........................................................101 3.1.5. Đối sách chung với cả Mỹ và Trung Quốc ...................................103 3.1.6. Đối sách với Mỹ............................................................................104 3.1.7. Đối sách với Trung Quốc..............................................................107 3.2. Dự báo và khuyến nghị về đối sách của Việt Nam trước tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở ĐNÁ thời gian tới..............................................109 3.2.1. Dự báo xu hướng cạnh tranh ảnh hưởng giữa Mỹ và Trung Quốc tại khu vực ĐNÁ............................................................................................109 3.2.1.1. Cơ sở dự báo..............................................................................109 3.2.1.2. Các xu hướng cạnh tranh Mỹ - Trung thời gian tới .................. 114 3.2.2. Kiến nghị....................................................................................... 119 KẾT LUẬN ........................................................................................126
  • 7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á The Association of Southeast Asian Nations ADMM Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN ASEAN Defence Ministers Meeting ADMM+ Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng ASEAN Defence Ministers Meeting Plus EAS Hội nghị Cấp cao Đông Á East Asia Summit APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương Asia-Pacific Economic Conference IPS Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở Free and Open Indo - Pacific Strategy AIIB Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á The ASIAN Infrastructure Investment Bank APT ASEAN Plus 3 ASEAN + 3 (ASEAN và Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản) ARF Diễn đàn khu vực ASEAN ASEAN Regional Forum BRI CÁ - TBD Sáng kiến Vành đai, Con đường Belt and Road Initiative Châu Á - Thái Bình Dương FTA Khu vực mậu dịch tự do Free Trade Agrement TAC Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác tại Đông Nam Á Treaty of Amity and Cooperation in Southeast Asia
  • 8. TPP Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương The Trans-Pacific Partnership RCEP Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực Regional Comprehensive Economic Partnership USD Đô la Mỹ United States Dollar
  • 9. 1 MỞ ĐẦU 1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài Trong lịch sử, ĐNÁ, với vị trí địa - chiến lược, địa - chính trị cùng với những lợi thế tự nhiên như dân số, tài nguyên thiên nhiên, luôn là trung tâm của sự cạnh tranh quyền lực và ảnh hưởng giữa các nước lớn. Bước vào thế kỷ XXI, vị trí địa - chính trị, địa - kinh tế của ĐNÁ ngày càng trở nên quan trọng hơn trong chiến lược toàn cầu và khu vực của các nước lớn. Vì thế, một lần nữa, khu vực này lại trở thành địa bàn tranh chấp ảnh hưởng và quyền lợi giữa các nước lớn, đặc biệt là giữa Mỹ và Trung Quốc. Cạnh tranh Mỹ - Trung tại ĐNÁ trong giai đoạn này đã diễn ra trên diện rộng, dưới nhiều hình thức khác nhau, trong mọi lĩnh vực: từ chính trị, quân sự đến kinh tế, xã hội và phức tạp về tính chất, mở rộng về quy mô, phạm vi, sâu sắc về nội dung. Hơn nữa, trong khoảng thời gian này, với các diễn biến phức tạp tại Biển Đông, đã xuất hiện nhiều căng thẳng về quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc. Là một nước ở ĐNÁ, chia sẻ biên giới đất liền và biên giới biển với Trung Quốc, nên mọi diễn biến trong quá trình cạnh tranh Mỹ - Trung ở khu vực này trong gần hai thập kỷ qua đều tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến Việt Nam nói chung, an ninh, quốc phòng của nước ta nói riêng. Vậy những tác động đó là gì? Đâu là những tác động tích cực đối với Việt Nam? Và đâu là những tác động tiêu cực? Việt Nam đã có cách ứng xử thế nào với Mỹ và Trung Quốc. Việc trả lời các câu hỏi này có ý nghĩa thực tiễn cấp bách. Bởi vì, nó sẽ giúp hiểu rõ những đối sách của Việt Nam trước những tác động tích cực và tiêu cực từ cạnh tranh Mỹ - Trung ở ĐNÁ đối với an ninh, quốc phòng của nước ta, đặc biệt trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia trên biển. Các kết quả nghiên cứu cũng góp phần cung cấp thêm căn cứ khoa học và thực tế cho việc đề xuất giải pháp ứng phó của Việt Nam trước
  • 10. 2 tác động của cạnh tranh Trung- Mỹ ở ĐNÁ đối với an ninh quốc phòng của nước ta trong thời gian tới. Về phương diện khoa học, nghiên cứu đề tài sẽ làm rõ phương cách ứng phó của một nước nhỏ nhưng có vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng, đối với cạnh tranh Trung- Mỹ ở Đông Nam Á. Đây còn là một “khoảng trống học thuật” cần được lấp dần. Với những nhận thức trên, học viên quyết định lựa chọn vấn đề “TÁC ĐỘNG CỦA CẠNH TRANH MỸ - TRUNG Ở ĐÔNG NAM Á GIAI ĐOẠN 2001- 2016 ĐẾN AN NINH, QUỐC PHÒNG CỦA VIỆT NAM” làm đề tài luận văn Thạc sỹ của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề - Các nghiên cứu liên quan tới đề tài ở trong nước Trên thực tế, cạnh tranh giữa Mỹ với Trung Quốc ở ĐNÁ đã diễn ra ngay từ khi nước CHND Trung Hoa được tuyên bố thành lập vào năm 1949. Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, canh tranh Mỹ - Trung vẫn tiếp tục diễn ra ở khu vực này và đã trở nên ngày càng quyết liệt, nhất là từ đầu thế kỷ XXI. Sự cạnh tranh đó đang diễn ra trên quy mô, phạm vi ngày một rộng lớn và tác động ngày càng nhiều, càng sâu sắc đến an ninh, hoà bình, ổn định ở ĐNÁ. Do đó, đây là đề tài được giới nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách trong nước và trên thế giới hết sức quan tâm. Tại Việt Nam, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về cạnh tranh Mỹ - Trung, ở ĐNÁ. Trong số các công trình đã công bố, đáng chú ý là các công trình như: “Hợp tác và cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung ở ĐNÁ ba thập niên đầu sau chiến tranh Lạnh” do Trần Khánh, Viện Nghiên cứu ĐNÁ làm Chủ biên, Nhà xuất bản Thế giới phát hành năm 2014. Cuốn sách tập trung phân tích cơ sở lý luận và nền tảng văn hoá, tư tưởng đối ngoại của hợp tác và cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung; tác động của hợp tác và cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung; phản ứng chính sách của ASEAN và Việt Nam trước sự cạnh
  • 11. 3 tranh đó. Cuốn “Quan hệ Mỹ - Trung Quốc thập niên đầu thế kỷ XXI”, do Lê Khương Thuỳ chủ biên, Nhà xuất bản Khoa học xã hội phát hành năm 2012. Cuốn sách này tập trung phân tích những nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ Mỹ - Trung, sự điều chỉnh và những định hướng lớn trong chiến lược toàn cầu mới của Mỹ đối với Trung Quốc; quan hệ Mỹ - Trung trong thập niên đầu thế kỷ XXI trên các mặt chính trị, kinh tế, quân sự giai đoạn 2001 - 2010; đánh giá tác động của mối quan hệ này đối với thế giới, khu vực và Việt Nam; dự báo xu hướng phát triển của quan hệ Mỹ - Trung giai đoạn sắp tới. Cuốn “Điều chỉnh chiến lược của Trung Quốc và những tác động tới quan hệ Mỹ - Trung Quốc” do PGS. TS Cù Chí Lợi chủ biên đã phân tích những thách thức với Mỹ từ sự phát triển gần đây của Trung Quốc trên các phương diện kinh tế và chính trị - an ninh, đồng thời đưa ra một số nhận định và gợi ý chính sách cho Việt Nam. Cuốn “Quan hệ Mỹ - Trung hợp tác và cạnh tranh luận giải dưới góc độ cân bằng quyền lực” do GS. TS Nguyễn Thái Yên Hương chủ biên đã đánh giá, phân tích về quan hệ Mỹ - Trung từ năm 1979 đến năm 2014 và triển vọng đến năm 2020 theo góc độ của khoa học chính trị - xem xét quan hệ nước lớn dưới góc độ cân bằng quyền lực. Bài viết: “Chính sách của chính quyền Obama đối với Trung Quốc trong lĩnh vực an ninh - quân sự”, của Nguyễn Thị Thanh Thủy, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 1 (92)/2013 đã nghiên cứu chính sách của Chính quyền Obama đối với Trung Quốc trong lĩnh vực an ninh - quân sự có so sánh với chính sách của chính quyền tiền nhiệm để thấy được những khác biệt giữa hai giai đoạn. Đồng thời, việc nghiên cứu cũng chỉ ra những tác động của sự điều chỉnh chính sách đối với quan hệ Mỹ - Trung, với khu vực cũng như với xu hướng vận động của quan hệ Mỹ - Trung trong thời gian tới. Ngoài ra còn nhiều ấn phẩm, công trình tồn tại dưới dạng các công trình nghiên cứu của các cơ quan, đơn vị, các viện nghiên cứu, và cũng có nhiều tài liệu, bài báo, tạp chí, phục vụ công tác nghiên cứu khác nhau.
  • 12. 4 Những cuốn sách, ấn phẩm trên đã tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau: góc độ lịch sử, góc độ kinh tế, học thuyết quan hệ kinh tế, cân bằng quyền lực. Thời gian, không gian và phạm vi nghiên cứu cũng khác nhau. Phần lớn các ấn phẩm đều tập trung phân tích về quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc, một vài ấn phẩm có đề cập đến cạnh tranh Mỹ - Trung tại CÁ - TBD nói chung, một số có đề cập tại ĐNÁ, tuy nhiên phần phân tích về khí cạnh cạnh tranh tại ĐNÁ còn nhiều khoảng trống. Hầu hết các tác phẩm đều có đưa ra những tác động đến Việt Nam nhưng còn khá sơ sài, chưa phân tích cụ thể vào từng khía cạnh, đặc biệt là với quốc phòng, an ninh. Ngoài ra, các kiến nghị đưa ra đối với Việt Nam chưa phân tích sâu về các cơ sở dự báo mà chỉ dự báo xu hướng một cách chung chung. Một số luận văn thạc sỹ QHQT của trường ĐHKHXHNV cũng đề cập đến cạnh tranh Mỹ - Trung như: “Cạnh tranh Mỹ - Trung ở ĐNÁ kể từ năm 2001 đến 2016” của học viên Lê Hiền Thương bảo vệ năm 2014; “Quan hệ Mỹ - Trung thời kỳ sau chiến tranh Lạnh” của học viên Cao Thị Thanh Huyền bảo vệ năm 2000; “Quan hệ Mỹ - Trung sau chiến tranh Lạnh và tác động của nó tới chính sách của Mỹ ở ĐNÁ” của học viên Nguyễn Thị Thùy Trang bảo vệ năm 2006; “Quan hệ Mỹ - Trung từ sau chiến tranh Lạnh và sự tác động đến chính sách của Trung Quốc đối với khu vực ĐNÁ” của học viên Đỗ Thu Hương bảo vệ năm 2006... Những luận văn trên đã làm rõ được thực trạng quan hệ Mỹ- Trung ở thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh và tác động của mối quan hệ này tới chính sách của mỗi bên đối với ĐNÁ từ 1991 tới những năm gần đây. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu phân tích tác động, ảnh hưởng của sự cạnh tranh đó đến Việt Nam, hơn nữa số liệu cũng đã cũ, trong khi đó cạnh tranh Mỹ - Trung diễn ra gay gắt nhất là từ năm 2009, khi Tổng thống Obama chính thức nhậm chức và tiến hành việc điều chỉnh trọng tâm chiến lược sang CÁ - TBD.
  • 13. 5 Một số luận văn được bảo vệ tại Học viện Ngoại giao như: “Cạnh tranh Mỹ - Trung ở Châu Á - Thái Bình Dương đầu thế kỷ XXI và tác động tới an ninh quốc gia Việt Nam” của học viên Nguyễn Hải Đăng; “Tác động của quan hệ Mỹ - Trung đến tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông hai thập niên đầu thế kỷ XXI” của học viên Bạch Mai Hương/K16; “Tác động của quan hệ Mỹ - Trung đến an ninh ở ĐNÁ thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh” hay “ASEAN trong quan hệ Mỹ - Trung từ sau chiến tranh Lạnh đến 2016”... đã đề cập đến khía cạnh tranh Mỹ - Trung tại CÁ - TBD, tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông hoặc tác động, ảnh hưởng từ mối quan hệ Mỹ - Trung đến khối ASEAN. Song, các nghiên cứu này đã nghiên cứu ở phạm vi CÁ - TBD và thời gian kết thúc nghiên cứu của các luận văn đó là khoảng giữa năm 2016. Luận văn của học viên Nguyễn Hải Đăng có đề cập đến tác động đối với an ninh quốc gia Việt Nam nhưng cũng không đi sâu vào vấn đề an ninh, quốc phòng của Việt Nam. Hầu hết các công trình nghiên cứu trên chủ yếu tập trung vào việc phân tích các tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung chứ chưa có các phân tích về đối sách của Việt Nam trước tác động trên. - Các nghiên cứu liên quan tới đề tài ở nước ngoài Cạnh tranh Mỹ - Trung là đề tài được nhiều chuyên gia, học giả, nhà nghiên cứu và các cơ quan nghiên cứu khu vực và quốc tế quan tâm. Trong đó có cuốn sách “China - US Relations transformed: Perspectives and strategic interactions” (Sự chuyển đổi trong quan hệ Trung Quốc – Mỹ: Quan điểm và tương tác chiến lược) do Suisheng Zhao làm chủ biên. Cuốn sách thể hiện góc nhìn từ hai phía về quan hệ Mỹ - Trung trên nhiều lĩnh vực, tầm mức từ khu vực đến thế giới, đặc biệt là về sự thay đổi về chiến lược quan hệ của hai bên. Cuốn sách đã không đề cập đến tác động tới từng quốc gia một cách cụ thể cũng như không phân tích về cách ứng xử của từng nước trong đó có Việt Nam.
  • 14. 6 Bên cạnh đó có các cuốn như “International Relations Theory and the Asia-Pacific” (Học thuyết quan hệ quốc tế và CÁ - TBD) của G.John Ikenberry và Michael Mastanduno; “A Contest for Supremacy” (Cạnh tranh uy quyền tối cao) của Aaron L.Friedberg. Trong các công trình trên, các tác giả đã phân tích về sự trỗi dậy ngày một mạnh mẽ của Trung Quốc và sự suy giảm của Mỹ tại khu vực CÁ - TBD, đồng thời đưa ra các kịch bản về trật tự khu vực trong tương lai. Ngoài ra còn nhiều các công trình nghiên cứu, các bài phân tích của các học giả đăng trên các trang báo điện tử khác. Tiêu biểu như bài viết “The United States, China and Southeast Asia” (Mỹ, Trung Quốc và Đông Nam Á) của tác giả Carlyle A.Thayer đăng trên Southeast Asian Affairs (2011); “Sino-U.S Strategic Competition in Southeast Asia: China’s Rise and U.S Foreign Policy Transformation since 9/11” (Cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung tại Đông Nam Á: Sự trỗi dậy của Trung Quốc và sự chuyển đổi chính sách đối ngoại của Mỹ từ 11/9) của hai tác giả Hung Ming-Te và Tony Tai-Ting Liu tại trường Đại học Quốc Gia Chung Hsing, Đài Loan được đăng tải trên Political Perspectives (2011). Cũng phải kể đến bài viết “Changing Southeast Asia: The Role of China, the United States, Japan and ASEAN” (Sự thay đổi của Đông Nam Á: Vai trò của Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và ASEAN) đăng trên Asia Paper tháng 11/2011 của hai học giả từ trường Đại học Jinan ở Quảng Châu, Trung Quốc là Cao Yunhua và Chen Jianrong. Các bài viết này đã cho thấy rõ hơn về một môi trường địa chính trị đầy biến động của ĐNÁ trước sự cạnh tranh của các cường quốc, bao gồm cả Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản. Bài viết đồng thời cũng chỉ rõ ĐNÁ có thể thu được những cơ hội gì cũng như phải đối mặt với những thách thức nào khi đứng trước sự cạnh tranh này. Tuy nhiên, sau khi tham khảo có thể thấy các nghiên cứu ở nước ngoài chủ yếu đánh giá về mối quan hệ vừa hợp tác, vừa cạnh tranh giữa
  • 15. 7 Mỹ và Trung Quốc, dự báo các tình huống trong tương lai, chỉ ra các tác động của sự cạnh tranh đó đến cấu trúc an ninh của khu vực mà không đưa ra được các tác động cụ thể đến an ninh, quốc phòng đặc thù của Việt Nam. Hơn nữa, việc phân tích các đối sách của Việt Nam trước sự tác động này hầu như rất ít được đề cập tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: - Tác động từ cạnh tranh Mỹ - Trung tới an ninh và quốc phòng của Việt Nam trong giai đoạn 2001-2016. Phạm vi nghiên cứu: - Về khung thời gian: Luận văn nghiên cứu cạnh tranh Mỹ - Trung từ 2001 đến 2016, trong đó căn cứ theo mốc thời gian liên quan đến các đời Tổng thống Mỹ. Theo đó chia làm 2 giai đoạn: (i) Giai đoạn 1 từ 2001 đến 2008, đây là khoảng thời gian Tổng thống George W.Bush cầm quyền trong 2 nhiệm kỳ liên tiếp, trong khoảng thời gian này Chủ tịch Hồ Cẩm Đào nhậm chức; (ii) Giai đoạn 2 từ 2009 đến 2016, đây là khoảng thời gian cầm quyền của Tổng thống Barack Obama, tại Trung Quốc Chủ tịch Tập Cận Bình nhậm chức từ năm 2013. - Về không gian: khu vực ĐNÁ và Việt Nam 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu Thông qua việc nghiên cứu cạnh tranh Mỹ - Trung tại ĐNÁ giai đoạn 2001 - 2016, luận văn phân tích thực trạng cạnh tranh Mỹ - Trung qua từng giai đoạn (2001 - 2008; 2009 - 2016) và trên từng khía cạnh (tầm ảnh hưởng, kinh tế, quân sự, văn hóa xã hội, Biển Đông), tác động của cạnh tranh này đến khu vực ĐNÁ trên các lĩnh vực; phân tích tác động (tích cực và tiêu cực) của cạnh tranh này đến Việt Nam nói chung và an ninh quốc phòng nói riêng, đặc biệt là vấn đề Biển Đông; đánh giá
  • 16. 8 cách ứng phó của Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh Mỹ - Trung trong khoảng thời gian này, trên các cơ sở đó đưa ra dự báo xu hướng cạnh tranh của hai nước tại khu vực đồng thời đề xuất, khuyến nghị một số cách ứng xử cho Việt Nam trong thời gian tới. - Nhiệm vụ nghiên cứu + Quá trình cạnh tranh Trung – Mỹ ở ĐNÁ từ 2001 - 2016, tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung tới bối cảnh an ninh ở ĐNÁ. + Tác động tích cực và tiêu cực của cạnh tranh Mỹ - Trung trên các khía cạnh, đặc biệt là an ninh và quốc phòng của Việt Nam trong gần 2 thập niên qua. + Đối sách của Việt Nam trước tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung đối với an ninh quốc phòng. + Đề xuất khuyến nghị về ứng phó của Việt Nam trước tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở ĐNÁ trong thời gian tới. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp luận được sử dụng để tiếp cận đề tài nghiên cứu là: - Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ quốc tế. - Một số lý thuyết phổ biến về quan hệ quốc tế (chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa tự do …) và lý luận về quan hệ giữa nước nhỏ với nước lớn. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sẽ sử dụng những phương pháp nghiên cứu cơ bản về quan hệ quốc tế , kết hợp với một số hương pháp của các ngành khoa học xã hội khác như phân tích , tổng hợp , so sánh, dự báo. Trong đó, thông qua việc thu thập, phân tích và đánh giá các nguồn tài liệu liên quan đến đề tài, bao gồm các văn kiện của Đảng, chủ trương chính sách của Nhà nước, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về các chủ đề liên quan đến đề tài. Đặt cạnh tranh Mỹ - Trung trong chiến lược đối ngoại của mỗi nước và trong xu thế chung của quan hệ quốc tế đương đại, để từ đó phân
  • 17. 9 tích các tác động đến khu vực ĐNÁ và Việt Nam cũng như cách ứng xử của Việt Nam trong bối cảnh đó. Luận văn sử dụng phương pháp phân tích, dự báo xu hướng tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung trong tình hình thế giới, khu vực và trong mỗi nước thời gian tới trên cơ sở những cứ liệu khoa học đáng tin cậy. Từ đó đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm xử lý những tác động từ cạnh tranh đối với Việt Nam trong những năm tới. 6. Đóng góp của luận văn Luận văn có những đóng góp về lý luận và thực tiễn như sau: - Góp phần hiểu rõ hơn về vấn đề cạnh tranh, cạnh tranh ảnh hưởng, quan niệm của Đảng về an ninh, quốc phòng, làm rõ một số chính sách, chiến lược tầm khu vực của Mỹ và Trung Quốc, sự thay đổi về tư duy chiến lược về an ninh quốc phòng của Việt Nam trước sự biến chuyển của thời cuộc. - Góp phần bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiên cứu về địa – chính trị, quan hệ quốc tế, cạnh tranh chiến lược và chiến lược đối ngoại của các cường quốc cũng như đối sách của nước nhỏ trước sự cạnh tranh của hai nước lớn lớn tại khu vực. - Hệ thống lại quá trình cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc tại ĐNÁ trên các lĩnh vực chính, các tác động trực tiếp đến Việt Nam trên lĩnh vực an ninh, quốc phòng. - Góp phần cung cấp luận cứ khoa học và thực tiễn đối với việc hoạch định chính sách đối ngoại, chiến lược bảo vệ Tổ quốc của Đảng và Nhà nước Việt Nam trước các tác động của cạnh tranh giữa các nước lớn tại ĐNÁ. - Đưa ra những khuyến nghị góp phần hoạch định đường lối chính sách đối ngoại hợp lý, đặc biệt là bảo đảm an ninh quốc phòng trong bối cảnh cạnh tranh Mỹ - Trung ngày càng gay gắt.
  • 18. 10 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Quá trình cạnh tranh ảnh hưởng và quyền lợi giữa Mỹ và Trung Quốc ở ĐNÁ từ 2001 đến 2016 Chương 2: Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung tại ĐNÁ tới an ninh, quốc phòng của Việt Nam trong giai đoạn 2001 - 2016 Chương 3: Đối sách của Việt Nam trước tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung và một số khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam thời gian tới.
  • 19. 11 CHƢƠNG I: QUÁ TRÌNH CẠNH TRANH ẢNH HƢỞNG VÀ QUYỀN LỢI GIỮA MỸ VÀ TRUNG QUỐC Ở ĐNÁ TỪ 2001 ĐẾN 2016 1.1. Khái niệm về cạnh tranh ảnh hƣởng 1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh Theo Từ điển Merriam-Webster của Mỹ: Cạnh tranh là hành động hoặc quá trình cố gắng giành được một thứ gì đó mà người khác cũng đang cố gắng để có được nó. Chủ thể tiến hành cạnh tranh cũng đa dạng, gồm con người, các công ty, tập đoàn và cả cấp quốc gia. Từ điển Oxford của Anh định nghĩa: Cạnh tranh là hành động cố gắng để đạt được một thứ gì đó bằng cách đánh bại hoặc thiết lập ưu thế vượt trội đối với người khác, thế lực khác. Bách khoa toàn thư Wikipedia (bản tiếng Anh) định nghĩa: Cạnh tranh là hành động ganh đua, đấu tranh giữa các cá nhân hay các nhóm, các loài vì mục đích giành được sự tồn tại, sống còn, giành được lợi nhuận, địa vị, sự kiêu hãnh hay những thứ khác. Thuật ngữ cạnh tranh được sử dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau, như kinh tế, thương mại, luật, chính trị, sinh thái, thể thao... Trong lĩnh vực chính trị, cạnh tranh xuất hiện giữa các chính phủ, quốc gia và dân tộc nhằm giành lấy sự thống trị trên thế giới, quyền lực hoặc sức mạnh quân sự. Chẳng hạn, trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Mỹ và Liên Xô cạnh tranh giành quyền thống trị trên phạm vi toàn cầu. Từ 3 định nghĩa trên, rút ra khái niệm “Cạnh tranh”: là hành động hay quá trình ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể nhằm giành lấy lợi thế, địa vị, quyền lực, lợi ích về mình trong một khoảng không gian và thời gian nhất định. Khái niệm cho thấy: cạnh tranh là hành động ganh đua, đấu tranh giữa hai hay nhiều chủ thể (nhóm, loài, cá nhân, tổ chức, đất nước, liên minh…) nhằm giành được sự tồn tại, phát triển (đấu tranh giành lấy sinh tồn của các
  • 20. 12 sinh vật trong tự nhiên); giành được lợi thế về lợi ích trên các lĩnh vực khác nhau, như kinh tế, thương mại, chính trị, quốc phòng, an ninh, thể thao, du lịch… Cạnh tranh có thể diễn ra ở các quy mô, cấp độ khác nhau về không gian và thời gian. 1.1.2. Khái niệm về ảnh hưởng Đại từ điển tiếng Việt của Nguyễn Như Ý do Nhà xuất bản Văn hoá thông tin xuất bản năm 1998 định nghĩa ảnh hưởng là: (i) Tác dụng đối với người hay một sự vật nào đó; (ii) Tác động để gây nên tác dụng đối với người hay sự vật nào đó. Từ điển tiếng Việt của Bùi Quang Tịnh và Bùi Thị Tuyết Khanh do Nhà xuất bản Thanh Niên xuất bản năm 2001 định nghĩa ảnh hưởng là: (i) Tác dụng của vật nọ đối với vật kia làm cho vật thứ hai ít nhiều chịu sự chi phối của vật thứ nhất; (ii) Uy tín và thế lực; (iii) Quyền lực kinh tế, chính trị, văn hóa của một nước nọ ở nước kia. Theo Từ điển Merriam-Webster của Mỹ: Ảnh hưởng là quyền lực/sức mạnh để thay đổi hoặc tác động đến ai đó hoặc một cái gì đó. Đó là thứ quyền lực/sức mạnh tạo ra sự thay đổi mà không cần phải trực tiếp ép buộc hay cưỡng chế. Từ điển Oxford của Anh định nghĩa ảnh hưởng là: (i) Khả năng tác động đến tính cách, sự phát triển hay hành vi của ai đó hoặc một cái gì đó; (ii) Sức mạnh hay quyền lực để định hình chính sách hoặc giành lấy sự đối xử có lợi từ ai đó, đặc biệt là thông qua địa vị, các mối quan hệ và sự thịnh vượng của mình. Từ 4 định nghĩa trên, rút ra khái niệm “Ảnh hưởng”: là quyền lực/sức mạnh để thay đổi hoặc tác động đến ai đó nhằm giành lấy sự đối xử có lợi mà không cần phải ép buộc hay cưỡng chế. Khái niệm cho thấy: Để có ảnh hưởng thì phải củng cố quyền lực, sức mạnh. Quyền lực, sức mạnh càng lớn thì ảnh hưởng càng tăng. Muốn hạn chế
  • 21. 13 ảnh hưởng của nước khác thì phải gia tăng quyền lực, sức mạnh. Gia tăng ảnh hưởng sẽ đem lại lợi ích trên tất cả lĩnh vực (kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa...). 1.1.3. Khái niệm về cạnh tranh ảnh hưởng và cạnh tranh chiến lược - Cạnh tranh ảnh hưởng là hành động, quá trình ganh đua, đấu tranh nhằm có được quyền lực/sức mạnh để thay đổi hoặc tác động đến ai đó, từ đó giành lấy sự đối xử có lợi mà không cần phải ép buộc, cưỡng chế. Khái niệm cho thấy: cần có ít nhất hai chủ thể để cạnh tranh ảnh hưởng. Chủ thể đó có thể là nhà nước, tổ chức, cá nhân... Cạnh tranh ảnh hưởng có thể diễn ra với tính chất, quy mô, thời gian, không gian khác nhau. Mục đích của cạnh tranh ảnh hưởng là giành được lợi thế tối đa mà không cần phải sử dụng các biện pháp cưỡng ép. - Cạnh tranh chiến lược là sự ganh đua, đấu tranh của một nước hoặc liên minh các nước với đối thủ của mình về phương châm, phương cách, chính sách và mưu lược được hoạch địnhtrong một khoảng thời gian nhất định, nhằm thực hiện các mục tiêu đã đề ra để giành phần hơn, phần thắng về vị thế, quyền lực, sự ảnh hưởng hay lợi ích trên toàn phương diện. Cạnh tranh giữa các nước lớn hiện nay chi phối và làm phức tạp hơn các mối quan hệ, tạo ra những thay đổi trong hợp tác giữa các nước, nhất là các cường quốc. Điều này đã làm tăng tính phụ thuộc giữa các nước vào nhau nhiều hơn, kéo theo việc tập hợp lực lượng của các cường quốc đang có những thay đổi hết sức phức tạp, gây ra những biến chuyển địa chính trị, địa kinh tế và tác động trực tiếp đến lợi ích của các nước khác. 1.1.4. Khái niệm về quốc phòng, an ninh - Khái niệm quốc phòng: Theo Luật Quốc phòng của Việt Nam có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019 (số 22/2018/QH14), thì khái niệm “Quốc phòng” được quy định cụ thể như sau: Quốc phòng là công cuộc giữ nước bằng sức mạnh
  • 22. 14 tổng hợp của toàn dân tộc, trong đó sức mạnh quân sự là đặc trưng, lực lượng vũ trang nhân dân là nòng cốt (Chương I: Những quy định chung, Điều 2: Giải thích thuật ngữ). Theo Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam (nhà xuất bản Quân đội nhân dân, năm 2004): Quốc phòng, công cuộc giữ nước của một quốc gia gồm tổng thể hoạt động đối nội và đối ngoại về quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học... của nhà nước và nhân dân để phòng thủ đất nước, tạo nên sức mạnh toàn diện, cân đối, trong đó sức mạnh quân sự là đặc trưng, nhằm giữ vững hòa bình, đẩy lùi, ngăn chặn các hoạt động gây chiến của kẻ thù và sẵn sàng đánh thắng chiến tranh xâm lược dưới mọi hình thức, quy mô. Tổ chức quốc phòng của mỗi nước phụ thuộc trực tiếp vào chế độ chính trị-xã hội, truyền thống dân tộc và hoàn cảnh cụ thể của mỗi nước. Nhiều nước quan niệm quốc phòng là một bộ phận của an ninh quốc gia. Từ các khái niệm trên có thể thấy quốc phòng được hiểu theo nghĩa rộng là công cuộc bảo vệ đất nước của một quốc gia. Đại hội Đảng lần thứ XII đã khẳng định những quan điểm cơ bản về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới, trong đó nội hàm của vấn đề bảo vệ Tổ quốc được mở rộng và bao trùm hơn, thể hiện tính toàn diện, tổng thể của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Đảng đã rất chú trọng tới mối quan hệ biện chứng giữa mục tiêu bảo vệ vững chắc Tổ quốc với mục tiêu giữ vững môi trường hòa bình, ổn định của quốc gia. Có thể hiểu, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, nhất là trong xử lý những vấn đề nhạy cảm, phức tạp hiện nay trên tinh thần coi mục tiêu tối thượng là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và đi liền với đó là phải giữ vững được môi trường hòa bình, ổn định để tranh thủ mọi nguồn lực (cả nội lực và ngoại lực) nhằm xây dựng, phát triển đất nước bền vững hơn [19].
  • 23. 15 - Khái niệm an ninh: An ninh trong nghiên cứu này được hiểu là an ninh quốc gia. Theo khoản 1 điều 3 Luật an ninh quốc gia năm 2004 nêu ra khái niệm về an ninh quốc gia như sau: “An ninh quốc gia là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc”. An ninh quốc gia bao gồm an ninh trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, tư tưởng, văn hoá, quốc phòng, đối ngoại…trong đó an ninh chính trị là cốt lõi, xuyên suốt. Khoản 2 điều 3 Luật an ninh quốc gia quy định: “Bảo vệ an ninh quốc gia là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia”. Từ hai định nghĩa về quốc phòng và an ninh, có thể thấy nội hàm và mục tiêu trong hai khái niệm trên có nhiều điểm trùng nhau. Chính vì vậy mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã luôn gắn chặt giữa hai nhiệm vụ về quốc phòng và an ninh với nhau. Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, Đảng Cộng sản Việt Nam nêu rõ: “Gắn kết quốc phòng với an ninh. Kết hợp chặt chẽ quốc phòng, an ninh với phát triển kinh tế - xã hội trên từng địa bàn lãnh thổ, trong công tác quy hoạch, kế hoạch và các chương trình, dự án”. Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định: “Mục tiêu trọng yếu của quốc phòng, an ninh là: Phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ công cuộc đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc; bảo vệ nền văn hóa dân tộc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội”[37][22].
  • 24. 16 1.1.5. Lý thuyết của Chủ nghĩa Hiện thực về cạnh tranh giữa các nước lớn Nội dung chính của Chủ nghĩa Hiện thực là: lợi ích là yếu tố căn bản trong quan hệ quốc tế và được đảm bảo bằng quyền lực. Quan hệ quốc tế được mô tả như một cuộc cạnh tranh giành quyền lực giữa các nước theo đuổi lợi ích quốc gia, xung đột là bản chất của quan hệ quốc tế. Các nước lớn luôn tìm mọi cách làm thay đổi cục diện thế giới đồng thời tác động, gây ảnh hưởng tới các nước đang phát triển, các nước nhỏ hơn mình, hi sinh quyền lợi của các nước nhỏ để thỏa mãn quyền lợi của các nước lớn. 1.1.6. Cách hiểu về cạnh tranh ảnh hưởng của Mỹ và Trung Quốc tại khu vực ĐNÁ Cạnh tranh ảnh hưởng của Mỹ và Trung Quốc tại ĐNÁ được hiểu là hành động ganh đua giữa Mỹ và Trung Quốc để làm gia tăng mức độ ảnh hưởng (quyền lực/lợi ích), sự chi phối của mình đối với khu vực ĐNÁ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa - xã hội... nhằm phục vụ cho các mục tiêu chiến lược của mỗi nước. Từ cách hiểu trên cho thấy: Mỹ và Trung Quốc sử dụng nhiều/tổng hợp các biện pháp khác nhau (chính trị, ngoại giao, kinh tế, thương mại, đầu tư, quân sự, an ninh, văn hóa - xã hội, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ...) với những mức độ/cường độ/tần suất ở từng thời điểm/giai đoạn khác nhau để tăng cường ảnh hưởng, vai trò, chi phối của họ đối với ĐNÁ nói chung và từng nước trong khu vực nói riêng, nhằm phục vụ mục tiêu chiến lược của mỗi nước. Trong đó, Mỹ cạnh tranh ảnh hưởng với Trung Quốc tại ĐNÁ nhằm khẳng định vai trò, vị thế siêu cường số một của Mỹ tại khu vực; thúc đẩy những lợi ích chiến lược của Mỹ như chính trị, an ninh và kinh tế; đồng thời tập hợp lực lượng bao vây, kiềm chế Trung Quốc, không để bất kỳ cường quốc nào đe dọa đến lợi ích, an ninh của Mỹ. Còn Trung Quốc cạnh tranh ảnh hưởng với Mỹ tại khu vực ĐNÁ
  • 25. 17 nhằm gia tăng vai trò, vị thế của Trung Quốc ở khu vực; đảm bảo quốc phòng, an ninh ở phía Nam; thúc đẩy các lợi ích kinh tế; tạo điều kiện triển khai các chiến lược khu vực của Trung Quốc. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, mục tiêu chính là tìm ra những tác động, ảnh hưởng từ cạnh tranh ảnh hưởng của quan hệ Mỹ - Trung đến Việt Nam trên tổng thể các vấn đề liến quan đến an ninh, quốc phòng. 1.2. Những nhân tố thúc đẩy cạnh tranh Mỹ - Trung ở ĐNÁ những năm đầu thế kỷ XXI 1.2.1. Sự trỗi dậy của Trung Quốc Thứ nhất, bước sang thế kỷ XXI, sức mạnh và ảnh hưởng của Trung Quốc tiếp tục được gia tăng và trên nhiều góc độ, Trung Quốc đã hoàn thành việc thay đổi cán cân quyền lực trong khu vực với sự gia tăng nhanh chóng về năng lực và tài sản của nước này thời gian qua. Với sức mạnh kinh tế, chính trị và quân sự không ngừng gia tăng, Trung Quốc đã và đang thực hiện mục tiêu phát huy ảnh hưởng quốc tế của mình là: sớm trở thành một cường quốc khu vực và thế giới trong một thế giới đa cực, đa trung tâm; phải đóng vai trò lãnh đạo ở khu vực CÁ - TBD và trên thế giới trong tương lai không xa. Trong nhiều thập niên, Trung Quốc cố gắng vục dậy trở thành “con hổ” của thế giới trên hai cơ sở, tích lũy sức mạnh kinh tế và quân sự [8]. Thứ hai, trên cơ sở sức mạnh tổng hợp ngày càng tăng, Trung Quốc ra sức phát huy vai trò cường quốc mới nổi của mình tham gia ngày càng tích cực vào các vấn đề khu vực và thế giới như: tận dụng quyền phủ quyết ở Liên hợp quốc; đẩy mạnh thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với rất nhiều quóc gia, kể cả các quốc gia đồng minh với Mỹ và các tổ chức khu vực, tạo điều kiện cho Trung Quốc hiện diện khắp nơi trên thế giới, cả ở sân sau của Mỹ. Trong quan hệ với các nước đang phát triển, Trung Quốc đưa ra quan điểm hợp tác cùng thắng; đóng vai trò dẫn dắt trong vấn đề hạt nhân Triều Tiên, lập Diễn đàn Bắc Ngao, tăng cường quan hệ với Nga và các nước Trung Á, thách
  • 26. 18 thức NATO và gần đây là triển khai Sáng kiến BRI nhằm định hình lại trật tự thế giới phù hợp với lợi ích của Trung Quốc. Trong quan hệ với các nước lớn, trước hết Mỹ đặt luật chơi thông qua việc đưa ra lý luận về quan hệ nước lớn kiểu mới và buộc Mỹ phải chấp nhận. Trong khi Mỹ vẫn coi trọng các liên kết kinh tế song phương, Trung Quốc tích cực tham gia vào tất cả các hình thức khác nhau của FTA nhằm mở rộng cơ hội đầu tư và mậu dịch ra toàn khu vực và thế giới. Thứ ba, vào năm 2010, Trung Quốc đã chính thức trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới chỉ sau Mỹ sau khi đã chính thức vượt qua Nhật Bản về chỉ số GDP. Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc (tháng 11/2012) được coi là cuộc chuyển giao thế hệ lãnh đạo lớn nhất trong 30 năm qua. Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình giữ vai trò lãnh đạo Trung Quốc trong giai đoạn mới. Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình, Trung Quốc thực hiện một loạt cải cách quan trọng, trong đó chuyển từ “giấu mình chờ thời” sang “trỗi dậy hòa bình”, thực hiện “Giấc mông Trung Hoa”, triển khai sáng kiến BRI, thành lập AIIB… [14][46] 1.2.2. Chiến lược xoay trục sang CÁ - TBD của Mỹ Tháng 10/2011, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Ngoại trưởng Mỹ khi đó là bà Hillary Clinton lần lượt tuyên bố chiến lược “xoay trục” sang CÁ - TBD là để đảm bảo và duy trì vai trò lãnh đạo thế giới của nước Mỹ. Những mục tiêu của kế hoạch được giới chức Mỹ mô tả là can dự về kinh tế và quan tâm thường xuyên tới các thể chế khu vực và bảo vệ các nguyên tắc và luật pháp quốc tế. Về chính trị, Mỹ muốn có tiếng nói quyết định tại các diễn đàn, các tổ chức, các liên kết trong khu vực, trên cơ sở đó tiếp tục khẳng định vị thế, vai trò là trung tâm lãnh đạo thế giới. Khía cạnh quân sự của “chiến lược xoay trục” được chú trọng với những động thái gây chú ý là phát triển năng lực để đối phó với sự quyết đoán ngày một tăng của Trung Quốc ở Hoa Đông và Biển Đông và siết chặt hợp tác quân sự với các đồng minh chủ chốt trong
  • 27. 19 khu vực. Về ngoại giao là tăng cường củng cố quan hệ với các đồng minh để tạo sự cân bằng chiến lược giữa Đông và Tây, giữa châu Âu, châu Á, châu Mỹ, giữa nước Mỹ với các trung tâm quyền lực chính trị, sức mạnh kinh tế, quân sự trên thế giới; thu hút các nước khác đi theo Mỹ làm đối trọng với các nước trong khu vực, trước hết là hình thành các liên minh mới để bao vây, làm đối trọng với Trung Quốc. Việc thực hiện chiến lược xoay trục của Mỹ là một trong những nhân tố chính thúc đẩy cạnh tranh Mỹ - Trung tại ĐNÁ trong giai đoạn cầm quyền của Tổng thống Obama [18]. 1.2.3. Tầm quan trọng địa chiến lược, địa chính trị của ĐNÁ 1.2.3.1. Vị trí, vai trò của khu vực ĐNÁ, Biển Đông trong chiến lược của Mỹ Vị trí, vai trò của ĐNÁ được giới cầm quyền Mỹ gọi là “bản lề” cho cấu trúc khu vực đang nổi lên của châu Á. Mỹ coi ASEAN là trung tâm của cấu trúc khu vực CÁ - TBD và là trung tâm của chiến lược “tái cân bằng” của Mỹ. Về chính trị, an ninh - quân sự, ĐNÁ là khu vực Mỹ đã có hai nước đồng minh quan trọng ngoài NATO là Philippines và Thái Lan. Tuy nhiên, để đối phó với tình hình an ninh - chính trị còn tiềm ẩn nhiều phức tạp ở ĐNÁ, Mỹ đã và đang tăng cường hợp tác nhiều mặt với các nước ASEAN khác như Singapore, Indonesia, Malaysia, Cambodia và Việt Nam. Thông qua các cơ chế an ninh tại khu vực, một mặt giúp Mỹ tăng khả năng đối phó với các mối đe dọa về an ninh ở châu Á liên quan đến chủ nghĩa khủng bố ở các nước Hồi giáo, các “điểm nóng” như Bắc Triều Tiên, Đài Loan, Biển Đông… Mặt khác, còn giúp Mỹ phần nào kiềm chế được ảnh hưởng của các nước lớn ở khu vực như Trung Quốc, Nga và Ấn Độ, nhất là Trung Quốc. Khu vực ĐNÁ là bàn đạp quan trọng để Mỹ đối phó với sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc, đảm bảo cho Mỹ giữ địa vị bá quyền trong khu vực cũng như trên phạm vi toàn cầu. Về kinh tế, ĐNÁ là thị trường quan trọng của Mỹ, bởi đây là khu vực có nền kinh tế ổn định và phát triển bậc nhất ở CÁ - TBD với tốc độ tăng trưởng
  • 28. 20 GDP trong nhiều năm luôn ở mức cao, sau những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 - 2009, kinh tế ASEAN vẫn đạt mức tăng trưởng và nhanh chóng lấy lại đà tăng trưởng kinh tế cao (năm 2009 đạt 1,7%, nhưng năm 2010 lên mức 7,8% và duy trì ở mức 5% ở những năm tiếp theo)1 . Thêm vào đó, khu vực này còn sở hữu một vùng biển với trữ lượng năng lượng dồi dào và nhiều tuyến đường biển “huyết mạch” nên tiềm năng về kinh tế - thương mại của các quốc gia trong khu vực là rất lớn. Đặc biệt, với những nỗ lực thúc đẩy Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) và hình thành Cộng đồng vào năm 2015, ASEAN ngày càng khẳng định vai trò không thể thiếu đối với các đối tác thương mại. Về văn hoá - xã hội, ĐNÁ là khu vực đang phát triển, dân số đông, đa tôn giáo và đa sắc tộc, nên lĩnh vực văn hoá - xã hội còn tiềm ẩn nhiều phức tạp. Tự cho mình là một nước lớn, có vai trò như một “cảnh sát toàn cầu”, nên việc quan tâm đến vấn đề văn hoá - xã hội của các nước ASEAN để duy trì tương đối sự ổn định trong khu vực là một phần không thể không tính đến trong chiến lược “tái cân bằng” của Mỹ. Mặt khác, dân số khu vực ĐNÁ theo Hồi giáo khá lớn (tập trung chủ yếu ở Indonesia, Malaysia, Brunei và nam Philippines). Vì vậy, sau sự kiện 11/09/2001, bên cạnh sự hiện diện về quân sự núp dưới chiêu bài “ngăn chặn chủ nghĩa khủng bố”, các vấn đề về tôn giáo, hệ tư tưởng mà trước hết là Hồi giáo ở ĐNÁ cũng là một trong những vấn đề quan tâm của Mỹ. Bên cạnh đó, ĐNÁ là khu vực có dân số trẻ cao phần nào giúp Mỹ thuận lợi hơn trong việc truyền bá các tư tưởng, lối sống và “giá trị” Mỹ. 2 Trung tâm phát triển OECD,”Tăng trưởng ngắn hạn ở ASEAN giữ ở mức trung bình, báo cáo cập nhật triển vọng kinh tế khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Ấn Độ 2016”, oecd.org
  • 29. 21 Vị trí, vai trò của Biển Đông, Biển Đông có vai trò hết sức quan trọng trong chiến lược của Mỹ ở ĐNÁ nói riêng và CÁ - TBD nói chung, nhất là thúc đẩy các mục tiêu tự do hàng hải và quân sự. Về tự do hàng hải, Biển Đông là nơi giao thoa của hai trong những tuyến đường biển nhộn nhịp nhất thế giới. Bên cạnh đó, do nhiều nước ĐNÁ là các quốc gia ven biển, nên giao thương hàng hóa với bên ngoài chủ yếu phụ thuộc vào tuyến đường biển. Ngoài ra, Biển Đông có ba eo biển quan trọng liên quan đến hầu hết hoạt động giao thương hàng hải ở khu vực, gồm: Malacca, Sunda và Lombok. Bộ Năng lượng Mỹ đánh giá: “Lượng dầu chuyên chở qua eo biển Malacca tới Biển Đông lớn gấp 3 lần lượng dầu đi qua kênh đào Suez và lớn gấp 15 lần lượng dầu đi qua kênh đào Panama”2 . Với vị trí địa chiến lược quan trọng đó, nếu các tuyến đường biển này bị cản trở do bị một nước khống chế hoặc xảy ra xung đột vũ trang khiến tuyến đường biển này bị cắt đứt thì lợi ích của hầu hết các nước trong khu vực CÁ - TBD, gồm cả Mỹ, cũng sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Về quân sự, Biển Đông là khu vực lý tưởng để Mỹ triển khai các tàu chiến, bố trí lực lượng quân sự, đồng thời là một mắt xích quan trọng trong chiến lược ngăn chặn, kiềm chế Trung Quốc. Bên cạnh đó, thông qua Biển Đông, các căn cứ quân sự của Mỹ tại Nhật Bản, Hàn Quốc có thể liên kết với các căn cứ lớn của Mỹ ở quần đảo Guam, sẵn sàng can dự theo Hiệp ước An ninh đã ký với các nước đồng minh trong khu vực. 1.2.3.2. Vị trí, vai trò của khu vực ĐNÁ, Biển Đông trong chiến lược trỗi dậy của Trung Quốc hai thập niên đầu thế kỷ XXI Vị trí, vai trò của ĐNÁ, Khu vực ĐNÁ là cửa ngõ phía Nam của Trung Quốc, là hướng Trung Quốc tiến ra Thái Bình Dương, kết nối với Ấn Độ 2 Chritopher C.Joyner, “Toward a Spraly Resource Development Authority: Procursor Agreement and Confident Building Measures, ed. Myron H. Norquist and John Norton Moroe, Security Flaspoints: Oil, Island, Sea Access and Military Confrontation (1997)
  • 30. 22 Dương và đi ra thế giới; đồng thời, đây cũng là thị trường tiêu thụ hàng hóa đầy tiềm năng và là nguồn cung cấp nguyên, nhiên liệu phong phú, giá rẻ cho Trung Quốc. Vì vậy, ĐNÁ từ lâu đã có vị trí quan trọng trong chiến lược của Trung Quốc. Về an ninh - chính trị, các nước ĐNÁ là lá chắn trực tiếp bảo vệ an ninh quốc gia của Trung Quốc và là điểm tựa quan trọng hàng đầu để Trung Quốc vươn ra thế giới. Việc Trung Quốc lấy ĐNÁ làm điểm tựa là một lựa chọn hợp lý, bởi vì nếu tiến sang phía Trung Á, Trung Quốc sẽ phải cạnh tranh với Nga; tiến sang phía Đông Bắc, Trung Quốc sẽ “vướng” phải Nhật Bản và sự phức tạp của vấn đề bán đảo Triều Tiên; phát triển sang phía Tây sẽ vấp phải Ấn Độ. Trong khi đó, các nước ĐNÁ đều là nước vừa và nhỏ, không đủ sức mạnh để tạo ra mối nguy hiểm đối với Trung Quốc. Về kinh tế, ASEAN là một thị trường hấp dẫn cho hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc. Với những lợi thế sẵn có về tài nguyên thiên nhiên, ASEAN cũng là nguồn cung cấp nguyên vật liệu, nhiên liệu dồi dào cho nền kinh tế đang phát triển nhanh và mạnh của Trung Quốc. Về văn hóa - xã hội, đa số các nước ĐNÁ đều gần gũi với Trung Quốc về vị trí địa lý và có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa. Ngoài ra, Trung Quốc còn có một lực lượng Hoa kiều đông đảo trong khu vực. Sự gần gũi về văn hoá và lực lượng đông đảo người Hoa ở khu vực chính là điều kiện thuận lợi giúp Trung Quốc có được lợi thế quan trọng so với các cường quốc khác trong việc truyền bá các giá trị văn hoá cũng như phát huy “sức mạnh mềm” ở ĐNÁ. Các học giả Trung Quốc coi các thành tố “mềm” là một lựa chọn khôn ngoan phục vụ cho chiến lược “phát triển hòa bình” của nước này [34]. Về vị trí, vai trò của Biển Đông, đối với Trung Quốc, Biển Đông có lợi ích quan trọng đối với chiến lược mở rộng ảnh hưởng và trở thành cường quốc thế giới của Trung Quốc. Biển Đông là nơi để Trung Quốc triển khai
  • 31. 23 học thuyết “biên giới mềm” và chính sách “Hướng Nam” của mình. Hơn nữa, Biển Đông còn có nguồn tài nguyên phong phú, nhất là dầu lửa, nên Trung Quốc cho rằng, ai nắm được Biển Đông thì người đó sẽ nắm được huyết mạch kinh tế Đông Á. Biển Đông có vai trò đặc biệt quan trọng đối với chiến lược phát triển của Trung Quốc. Về kinh tế, sự phát triển nhanh về kinh tế làm cho Trung Quốc thiếu tài nguyên nghiêm trọng, nhất là dầu mỏ. Bên cạnh đó, Biển Đông còn là tuyến vận tải hàng hóa chiến lược đối với Trung Quốc. Nếu một nước nào đó kiểm soát Biển Đông, nền kinh tế của Trung Quốc sẽ bị đe doạ, đặc biệt là khu vực Đông Nam của Trung Quốc. Về quân sự, Biển Đông là khu vực án ngữ lối ra vào lục địa châu Á của hải quân Mỹ và Nhật Bản, là tuyến đường qua lại của các tàu chiến từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương. Trên Biển Đông còn có các quần đảo quan trọng có ý nghĩa chiến lược, nằm án ngữ trung tâm biển, khống chế các tuyến giao thông và các hoạt động khác trên biển. Nếu khống chế được Biển Đông, Trung Quốc sẽ mở rộng được không gian phòng thủ, đẩy chiến trường ra xa đất liền. Nhất là khi chiếm giữ và xây dựng được các căn cứ quân sự ở các quần đảo, cho phép Trung Quốc theo dõi và có thể đe doạ các hoạt động quân sự của các nước trong khu vực ĐNÁ, thậm chí sẽ khống chế được các hoạt động quân sự của Mỹ ở khu vực [42]. 1.2.4. Xu hướng của các nước ASEAN trong quan hệ với Mỹ và Trung Quốc Trong các thập kỷ trở lại đây, ở khu vực ĐNÁ, có 4 điểm đáng chú ý trong quan hệ giữa các nước ASEAN với Mỹ và Trung Quốc. Một là, hình thành 2 nhóm nước là các nước đồng minh của Mỹ và các nước bị Trung Quốc kiềm chế. Hai là, xu hướng hình thành các nước có “chính sách nước đôi” (hedging - không đứng về bên nào trong quan hệ với Mỹ và Trung Quốc). Ba là, các quốc gia có chính sách “nước đôi” đã luôn thể hiện sự e
  • 32. 24 ngại đối với sự hung hăng của Trung Quốc, do đó đã tăng cường các yếu tố trong chính sách đảm bảo an toàn của họ, trong đó có hợp tác an ninh với Mỹ nhằm đối phó với Trung Quốc [28]. Tuy nhiên, khu vực ĐNÁ cố gắng không quay trở lại với mối quan hệ “một bên được, một bên mất” với Mỹ hay Trung Quốc. Ngay cả hai nước đồng minh của Mỹ tại ĐNÁ cũng không hào hứng với việc duy trì một mối quan hệ đặc biệt với Mỹ. Sau Chiến tranh Lạnh, tính chất bất ổn của nền chính trị trong nước đã khiến Philippines có những hành động khiến cho mối quan hệ đồng minh với Mỹ dao động thất thường, đặc biệt là những động thái gần đây của Chính quyền Tổng thống Duterte. Thái Lan có xu hướng nới lỏng quan hệ đồng minh với Mỹ khi phải cân bằng với Trung Quốc và Chính quyền quân sự hiện tại của nước này đang bị chính phía Mỹ phản đối. Chế độ hà khắc dưới thời chính quyền quân sự sẽ chỉ khiến cho chính sách của Thái Lan càng dễ dao động giữa hai xu hướng hoặc đi theo Mỹ hoặc trở nên ngày một cân bằng hơn trong quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc [11]. Phần lớn các nước ĐNÁ đều hướng tới các chính sách linh hoạt và cân bằng hơn trong quan hệ với cả Mỹ và Trung Quốc, nhằm tối đa hóa quyền tự trị chiến lược của mình trong giai đoạn bất ổn khi diễn ra cạnh tranh căng thẳng giữa các cường quốc tại khu vực. Các nước cố gắng duy trì quan hệ với Mỹ để đạt được lợi ích về an ninh và quan hệ với Trung Quốc để đạt được lợi ích về kinh tế. Vì vậy, xét một cách tổng thể các nước khu vực ĐNÁ luôn dành sự quan tâm lớn đối với Mỹ và Trung Quốc trong chính sách đối ngoại của mình [52]. 1.3. Quá trình cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á từ 2001 - 2016 1.3.1. Cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á từ 2001 - 2008 1.3.1.1. Cạnh tranh về chính trị - ngoại giao Cạnh tranh Mỹ - Trung tại ĐNÁ trong lĩnh vực chính trị - ngoại giao thể hiện trên 2 khía cạnh: (1) Mỹ tập trung đến hoạt động chống khủng bố, lợi
  • 33. 25 dụng việc chống khủng bố để bao vây Trung Quốc; (2) Trung Quốc tranh thủ thời cơ Mỹ tập trung vào hoạt động chống khủng bố, có phần lơ là trong quan hệ với các nước ĐNÁ để thúc đẩy quan hệ và gia tăng ảnh hưởng với các nước láng giềng. Đối với Mỹ, từ sau sự kiện 11/9/2001, Mỹ chú trọng nhiều đến các hoạt động chống khủng bố, trong đó tập trung vào các nước Trung Đông và có phần không đặt nhiều sự quan tâm chú ý tới các nước ĐNÁ (mặc dù sự quan tâm này đã được cải thiện rất nhiều so với thời điểm cuối thế kỷ XX). Chính sách của Mỹ với ĐNÁ giai đoạn này chỉ là một phần trong tổng thể chính sách của Mỹ với châu Á [5]. Tận dụng việc Mỹ lơ là đối với ĐNÁ, Trung Quốc đã tranh thủ gia tăng ảnh hưởng về chính trị, ngoại giao với từng nước ASEAN cũng như củng cố thêm sự ảnh hưởng với ASEAN trên cương vị là một đối tác quan trọng. Thậm chí ảnh hưởng của Trung Quốc đã bao trùm lên toạn bộ ĐNÁ, kể cả ở Thái Lan và Philippines, hai đồng minh của Mỹ trong khu vực. Theo đó, Trung Quốc đã tập trung hỗ trợ, giúp đỡ các nước nghèo như Lào, Cambodia, thậm chí bỏ qua các khoản nợ và miễn trừ thuế cho các mặt hàng xuất khẩu của các nước này. Đối với tổ chức ASEAN, Trung Quốc đã ký với ASEAN Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) vào năm 2002, tháng 10/2003, Trung Quốc đã ký Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác. Trong khi Mỹ khá xem nhẹ hợp tác đa phương với ASEAN, Trung Quốc dường như đã nhận thấy rằng hợp tác đa phương không còn quá khó khăn nữa mà chính điều này hỗ trợ cho Trung Quốc thực hiện các mục tiêu đối với khu vực [53]. Sự mở rộng quan hệ của Trung Quốc với ASEAN cả trên bình diện đa phương và song phương đối lập hoàn toàn với chính sách đối ngoại thu hẹp của Mỹ chỉ tập trung vào vấn đề khủng bố. Thực tế Mỹ cũng đã nhận thức được điều này, tuy nhiên do phải tập trung tại các khu vực và các vấn đề nóng
  • 34. 26 khác khiến Mỹ không thể có các biện pháp và hành động lớn mang tầm khu vực để ngăn chặn sự lớn mạnh tầm ảnh hưởng của Trung Quốc tại ĐNÁ [50]. 1.3.1.2. Cạnh tranh về lợi ích kinh tế Ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở Đông Nam Á khiến Mỹ lo ngại. Nếu Bắc kinh thành công trong việc biến Đông Nam Á thành khu vực ảnh hưởng riêng của họ, thì với sức mạnh kinh tế ngày càng lớn của mình, Trung Quốc sẽ sử dụng việc đầu tư, hỗ trợ để mở rộng thị trường, qua đó chiếm được ưu thế trong cạnh tranh với các nước khác về quan hệ kinh tế, thương mại với các nước ASEAN. Với phương châm “kinh tế ưu tiên, chính trị theo sát, lấy kinh tế lôi kéo chính trị, thúc đẩy chính trị”, thông qua quan hệ kinh tế để tạo ra những đột phá mới về chính trị, an ninh. Trung Quốc đã sử dụng sức mạnh kinh tế để tăng cường ảnh hưởng trong khu vực [7]. Đáng chú ý là Trung Quốc và ASEAN đã ký kết Hiệp định khung về Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (CAFTA) vào tháng 10/2002 và bắt đầu có hiệu lực vào năm 2010. Năm 2003, Trung Quốc đã ký Hiệp định khung về hợp tác toàn diện ASEAN - Trung Quốc, trong đó cam kết giảm thiểu các rào cản thương mại, giảm chi phí và đầu tư nội vùng, tăng hiệu quả kinh tế, tạo điều kiện cho việc thu hút đầu tư cho ASEAN. Việc tăng cường kết nối với ASEAN thông qua các định chế về thương mại, đầu tư đã giúp Trung Quốc chiếm được nhiều lợi thế trong cạnh tranh với Mỹ về tầm ảnh hưởng cũng như can dự với khu vực ĐNÁ [48]. Viễn cảnh trên khiến Washington phải lập kế hoạch ngăn chặn, dù có thể trước mắt, họ cần tới sự hợp tác của Trung Quốc trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế và giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Trong giai đoạn này, Mỹ đã tiến hành một số hoạt động nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế với ASEAN. Bên cạnh việc tăng cường các mối quan hệ song phương với từng quốc gia, Mỹ không ngừng nỗ lực thúc đẩy quan hệ hợp tác với ASEAN. Chính sách kinh tế của Mỹ đối với khu vực ĐNÁ với động cơ
  • 35. 27 chính là nhằm duy trì sự phồn thịnh kinh tế của Mỹ, đảm bảo sự chi phối và ảnh hưởng của Mỹ cùng với những ưu thế khác về quân sự và dân chủ của khu vực. Tháng 8/2002, Mỹ công bố Kế hoạch hợp tác với ASEAN, tháng 10 năm 2002, Mỹ công bố tiếp “Sáng kiến hợp tác kinh doanh ASEAN” nhằm tạo khuôn khổ pháp lý cho việc ký các thoả thuận mậu dịch tự do song phương (BFTA) với các quốc gia Đông Nam Á. Cũng trong năm 2002, Hiệp định khung về thương mại đầu tư Mỹ - ASEAN được ký kết, bên cạnh đó, Tổng thống Bush đề xuất sáng kiến Doanh nghiệp ASEAN (EAI) và mở rộng FTA giữa Mỹ với các nước ASEAN, tiến tới thành lập mạng lưới FTA song phương tại Đông Nam Á, năm 2005, ASEAN và Mỹ đã thiết lập quan hệ đối tác tăng cường. Tháng 8/2006, Mỹ và ASEAN ký Hiệp định khung về đầu tư và thương mại (TIFA), tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Mỹ vào ASEAN. 1.3.1.3. Cạnh tranh về quân sự Đây là giai đoạn nắm quyền của Tổng thống Bush và chuyển giao thế hệ lãnh đạo thứ ba sang thứ tư của Trung Quốc (Chủ tịch Hồ Cẩm Đào) với việc xuất hiện nhiều nhân tố bên ngoài khiến cả Mỹ và Trung Quốc đều phải điều chỉnh chính sách của mình trong quan hệ song phương cũng như đa phương ở tầm quốc tế cũng như khu vực. Đối với Tổng thống Bush, chính sách với Trung Quốc trong thời gian tranh cử cũng như khi mới bước vào Nhà Trắng luôn coi Trung Quốc là “đối thủ cạnh tranh chiến lược” và chủ trương thực hiện chính sách cứng rắn với Trung Quốc. Sự kiện quan trọng tác động đến cạnh tranh Mỹ - Trung trong giai đoạn này là vụ tấn công khủng bố 11/9/2001. Sau vụ khủng bố, Mỹ đã điều chỉnh chiến lược đối ngoại tập trung vào chống khủng bố quốc tế và lấy việc hợp tác chống khủng bố quốc tế làm tiêu chuẩn phân định tính chất và mức độ quan hệ giữa Mỹ và các nước khác. Xuất phát từ yêu cầu chống khủng bố mà Mỹ
  • 36. 28 đã giảm bớt tính cứng rắn trong quan hệ với các nước kể cả Trung Quốc. Cụ thể Mỹ đã triển khai các hoạt động ngoại giao toàn diện với Trung Á, tăng cường hợp tác quân sự với Hàn Quốc, Nhật Bản. Tại ĐNÁ, Mỹ tăng quân tại Philippines, tăng hợp tác quân sự với Thái Lan, Singapore, tìm cách nối lại quân sự với Indonesia... Trong tiến trình đó, Mỹ rất cần sự ủng hộ của Trung Quốc, một cường quốc đang nổi lên và có ý nghĩa quan trọng đối với chiến lược chống khủng bố của Mỹ. Về phần mình, Trung Quốc cũng tỏ ra khá ủng hộ cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ, vì cho rằng, thông qua hợp tác chống khủng bố sẽ làm cho Mỹ bớt đối đầu, còn Trung Quốc tiếp tục tập trung sức vào việc phát triển kinh tế. Tuy nhiên, Mỹ đã lợi dụng cuộc chiến chống khủng bố để nhanh chóng thực hiện chiến lược bao vây và kiềm chế Trung Quốc thông qua việc triển khai quân sự tại một loạt khu vực trọng yếu xung quanh Trung Quốc như ĐNÁ, Nam Á, Trung Á... triển khai mạnh hơn sự có mặt về quân sự tại các khu vực này làm cho nguy cơ về an ninh của Trung Quốc trở nên nghiêm trọng hơn, trên diện rộng hơn, không chỉ từ phía Đông, phía Tây mà còn từ phía Nam (khu vực ĐNÁ). Trung Quốc bị lún sâu hơn vào các hoạt động quân sự của Mỹ dưới chiêu bài chống khủng bố quốc tế. Bên cạnh đó, vấn đề chống khủng bố cũng làm cho một số nước lớn khác có xu hướng xích lại gần hơn với Mỹ, làm giảm vai trò chiến lược của Trung Quốc trong quan hệ với Nga hay với Mỹ, quan hệ giữa Trung Quốc với các nước ĐNÁ cũng sẽ trở nên lỏng lẻo hơn. Việc tăng cường sự hiện diện quân sự tại ĐNÁ đã khiến cho nguy cơ mất an ninh trong khu vực của Trung Quốc trở nên hiện hữu hơn. Trong cạnh tranh quân sự, thời gian này, Mỹ đã thể hiện được ưu thế hơn so với Trung Quốc vì các nước ASEAN 6 đều coi sự hiện diện của Mỹ là một đảm bảo tin cậy đối với an ninh khu vực, trong khi đó họ lại luôn nghi ngờ ý đồ của Trung Quốc đối với ĐNÁ. Vì thế, các nước ĐNÁ luôn né tránh các gợi ý hợp tác quân sự với Trung Quốc.
  • 37. 29 1.3.2. Cạnh tranh Mỹ - Trung ở ĐNÁ từ 2009 - 2016 1.3.2.1. Cạnh tranh về chính trị - ngoại giao Có thể nói đây là giai đoạn mà cạnh tranh Mỹ - Trung tại ĐNÁ gay gắt nhất và sôi động nhất khi Trung Quốc vươn lên mạnh mẽ và Mỹ chuyển trọng tâm chiến lược sang CÁ - TBD. Tại Mỹ, B.Obama đắc cử Tổng thống Mỹ trong cả hai nhiệm kỳ. Trong thời gian cầm quyền của mình, ông Obama thực hiện chiến lược “xoay trục” - “tái cân bằng” đối với khu vực CÁ - TBD với các mục tiêu, biện pháp và nội dung tổng thể, toàn diện (cả chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự và ngoại giao), có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, việc triển khai được thực hiện với các mục tiêu rõ ràng, có trọng tâm, trọng điểm. Cạnh tranh Mỹ - Trung tại ĐNÁ trong lĩnh vực chính trị - ngoại giao thể hiện trên 3 khía cạnh: (1) Đẩy mạnh ký kết các văn kiện hợp tác, thúc đẩy hình thành các định chế hợp tác với ASEAN; (2) Tích cực tham gia vào các định chế đa phương và tăng cường các chuyến thăm cấp cao đến khu vực; (3) Tăng cường hợp tác song phương với các nước trong khu vực. Thứ nhất, đẩy mạnh ký kết các văn kiện hợp tác, thúc đẩy hình thành các định chế hợp tác với ASEAN. Đối với Trung Quốc, cuối nhiệm kỳ của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào, Trung Quốc nhấn mạnh đến chính sách “ngoại giao nước lớn” và “ngoại giao láng giềng” trong quan hệ với ASEAN. Với chủ trương đẩy mạnh chính sách “ngoại giao láng giềng” mà khu vực ĐNÁ là một ưu tiên, Trung Quốc tiếp tục thúc đẩy ký kết các văn kiện hợp tác giữa hai bên. Năm 2010, trên cơ sở hoàn thành “Kế hoạch hành động thực hiện tuyên bố chung quan hệ đối tác chiến lược Trung Quốc - ASEAN hướng đến hòa bình, phồn vinh” (2005 - 2010), Trung Quốc thúc đẩy xây dựng “Kế hoạch hành động quan hệ đối tác chiến lược thứ hai” (2011 - 2015). Trong các chuyến thăm ASEAN của lãnh đạo Trung Quốc (10/2013), Trung
  • 38. 30 Quốc đề xuất nhiều sáng kiến như: xây dựng “Cộng đồng chung vận mệnh Trung Quốc - ASEAN”, “Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ XXI”; Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đề xuất “Khuôn khổ hợp tác 2+7”, trong đó về chính trị: Triển khai tiếp xúc mật thiết giữa các lãnh đạo cấp cao, kết hợp triển lãm Trung Quốc - ASEAN và Diễn đàn thường niên Bác Ngao để tổ chức các hội nghị không chính thức lãnh đạo Trung Quốc - ASEAN; thúc đẩy ký kết “Hiệp ước láng giềng hữu nghị và hợp tác Trung Quốc - ASEAN”, tạo nền tảng pháp lý để ổn định quan hệ hai bên; thúc đẩy ký kết Nghị định thư “Điều ước khu vực không có vũ khí hạt nhân ĐNÁ”; khởi động xây dựng kế hoạch hành động thứ 3 giai đoạn 2016 - 2020 “Tuyên bố chung hướng tới mối quan hệ đối tác chiến lược Trung Quốc - ASEAN hòa bình, phồn vinh”. Đối với Mỹ, trước những bước tiến trong quan hệ chính trị - ngoại giao giữa Trung Quốc và ASEAN, với tư cách là “một sen đầm quốc tế”, Mỹ không thể đứng ngoài “cuộc chơi”, nhìn khu vực phát triển năng động như ĐNÁ rơi vào vòng ảnh hưởng của Trung Quốc. Từ năm 2009, quan hệ chính trị - ngoại giao Mỹ - ASEAN bắt đầu có sự chuyển biến và từng bước được đưa lên tầm cao mới sau khi Tổng thống B. Obama lên cầm quyền. Dấu ấn đầu tiên là Ngoại trưởng Mỹ Hillary Cliton thăm một số nước ĐNÁ và Ban Thư ký ASEAN tháng 02/2009; tham dự ARF tại Bangkok, Thái Lan với tuyên bố “Mỹ đã trở lại ĐNÁ” và ký TAC với ASEAN. Với việc ký TAC với ASEAN, Mỹ chính thức lên tiếng trước dư luận quốc tế về quyết tâm tăng cường quan hệ với khu vực ĐNÁ, nơi mà Trung Quốc đang lặng lẽ thách thức Mỹ, đồng thời đánh tan mối nghi ngại bị “bỏ rơi” từ các đồng minh thân cận trong ASEAN. Có thể nói, tham gia TAC, Mỹ không những được các nước ASEAN nhìn nhận như một đối tác thân thiện, mà còn là điều kiện cần thiết để Mỹ có thể tham gia EAS. Ngoài ra, Mỹ đã đề xuất và tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ với 4 nước Hạ nguồn sông Mê Công (CLTV) lần đầu tiên vào tháng 7/2009. Hội nghị
  • 39. 31 Thượng đỉnh ASEAN - Mỹ lần thứ nhất được tổ chức tại tại Singapore (tháng 11/2009). Tại Hội nghị, các nhà lãnh đạo đã thông qua Tuyên bố chung ASEAN - Mỹ về Tăng cường quan hệ đối tác vì Hòa bình bền vững và Thịnh vượng. Nhân dịp này, Tổng thống Obama tuyên bố chính sách của Mỹ, cam kết tăng cường quan hệ với ASEAN, coi đây là một đối tác quan trọng trong thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực CÁ - TBD. Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN - Mỹ đã trở thành hội nghị thường niên của lãnh đạo Mỹ và các nước ASEAN [30]. Nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác Mỹ - ASEAN, đầu năm 2010, phái đoàn thường trực của Mỹ tại ASEAN được thành lập và đến tháng 9/2010, Mỹ chính thức bổ nhiệm Đại sứ bên cạnh ASEAN. EAS lần thứ 5 đã nhất trí mời Mỹ và Liên bang Nga tham gia EAS, bắt đầu từ năm 2011. Tháng 11/2011, B. Obama trở thành Tổng thống Mỹ đầu tiên tham dự EAS (diễn ra tại Bali, Indonesia). Thứ hai, tích cực tham gia vào các định chế đa phương và tăng cường các chuyến thăm cấp cao đến khu vực. Để tranh thủ sự ủng hộ của các nước ASEAN và khẳng định vai trò, ảnh hưởng tại khu vực, Mỹ và Trung Quốc đều tích cực tham gia vào các cơ chế hợp tác đa phương trong khu vực, như Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+), Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN mở rộng (AMM+), ARF, EAS… Bên cạnh đó, cạnh tranh ảnh hưởng giữa Trung Quốc và Mỹ còn biểu hiện thông qua hàng loạt chuyến thăm của lãnh đạo, quan chức cấp cao hai quốc gia này đến khu vực ĐNÁ trong những năm qua. Về phía Mỹ, ngay sau khi Chính quyền Obama bước vào nhiệm kỳ đầu tiên, Ngoại trưởng Hillary Cliton đã lựa chọn châu Á, trong đó có Indonesia làm điểm đến trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên (2009), phá vỡ truyền thống chọn châu Âu hoặc Trung Đông cho chuyến công du đầu tiên của các Ngoại trưởng Mỹ trước đó. Trong chuyến thăm Indonesia và
  • 40. 32 Philippines (9/2012), Ngoại trưởng Hillary Cliton nhấn mạnh, Mỹ coi ASEAN là trung tâm đối với sự ổn định khu vực và phát triển kinh tế ở CÁ - TBD. Tháng 11/2012, sau khi tái đắc cử nhiệm kỳ 2, Tổng thống B. Obama đã chọn ĐNÁ là điểm đến đầu tiên, thực hiện chuyến tăm Thái Lan, Myanmar và Cambodia nhằm tăng cường quan hệ về chính trị, an ninh và kinh tế, khởi động một giai đoạn mới đưa quan hệ Mỹ - ASEAN lên tầm Đối tác chiến lược. Tháng 4/2014, Tổng thống Obama thăm Malaysia và Philippines, trong đó chuyến thăm Malaysia là chuyến thăm đầu tiên của một Tổng thống Mỹ kể từ năm 1966 [49]. Về phía Trung Quốc, nhằm thúc đẩy chính sách “ngoại giao láng giềng”, điều chỉnh quan điểm “an lân, mục lân, phú lân” (yên ổn với láng giềng, hòa thuận với láng giềng, làm giàu cùng láng giềng) lên mức cao hơn “thân, thành, huệ, dung” (thân thiện, chân thành, cùng có lợi, bao dung với láng giềng), từ năm 2009 đến 2016, lãnh đạo cấp cao Trung Quốc đã tiến hành hàng chục chuyến thăm tới các quốc gia ĐNÁ [31]. Thứ ba, tăng cường hợp tác song phương với các nước trong khu vực. Về phía Mỹ, trong Báo cáo quốc phòng bốn năm một lần (QDR - 2010), Mỹ xác định tăng cường thúc đẩy quan hệ đồng minh, ổn định và lâu dài với Thái Lan, Philippines, làm sâu sắc thêm quan hệ “đối tác đặc biệt” với Singapore và thúc đẩy quan hệ với Indonesia, Malaysia và Việt Nam. Với Thái Lan, Mỹ ra sức củng cố lại mối quan hệ với nước đồng minh ngoài NATO này thông qua tổ chức các cuộc tập trận chung cả song phương và đa phương; duy trì chương trình trao đổi các chuyến thăm quân sự để thúc đẩy quan hệ giữa các lực lượng, quân binh chủng. Với Myanmar, Mỹ đề ra lộ trình bình thường hóa quan hệ và đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao cấp cao, như thực hiện các chuyến thăm, bày tỏ sự ủng hộ tiến trình cải cách, hội nhập quốc tế của Myanmar, từng bước dỡ bỏ cấm vận và thúc đẩy đầu tư sang Myanmar. Ngoài ra, Mỹ còn khuyến khích
  • 41. 33 các nước đồng minh xoá bỏ cấm vận và tăng cường viện trợ, đầu tư cho Myanmar. Với Philippines, Mỹ lợi dụng căng thẳng trong tranh chấp chủ quyền giữa Philippines và Trung Quốc ở Biển Đông để thúc đẩy quan hệ đồng minh với Philippines, nhất là lĩnh vực quân sự, thông qua: Tổ chức các cuộc tập trận chung (Balikatan, Carat và Philblex), trong đó có các khoa mục tái chiếm đảo; tăng cường viện trợ và bán vũ khí với giá ưu đãi cho Philippines bằng Chương trình buôn bán vũ khí nước ngoài (FMS); ký Thỏa thuận Tăng cường Hợp tác quốc phòng (EDCA); khuyến khích Philippines tăng cường hợp tác với các đồng minh chủ chốt của Mỹ tại CÁ - TBD như Nhật Bản, Hàn Quốc và Úc nhằm thiết lập “liên minh” với Mỹ là trung tâm để bao vây, kiềm chế Trung Quốc. Với Indonesia, Mỹ xác định Indonesia là “điểm đỡ chiến lược” trong chiến lược “tái cân bằng” tại CÁ - TBD; đóng vai trò chủ chốt trong chính sách “quyền lực thông minh” của Mỹ; thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện và ký Hiệp định Quốc phòng, bãi bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận buôn bán vũ khí đối với Indonesia. Với các nước khác như Malaysia, Singapore... Mỹ thúc đẩy quan hệ ngoại giao (ký quan hệ đối tác toàn diện với Malaysia tháng 4/2014), quân sự, đẩy mạnh can dự, lôi kéo các nước này ủng hộ các đề xuất, sáng kiến của Mỹ đối với khu vực... Về phía Trung Quốc, cùng với các lĩnh vực khác, sử dụng sức mạnh kinh tế để mở rộng hợp tác và tăng cường ảnh hưởng với các nước ĐNÁ được Trung Quốc ưu tiên sử dụng, nhất là với Thái Lan, Myanmar, Lào và Cambodia. Cụ thể: Với Thái Lan, Trung Quốc đã tận dụng thời cơ Thái Lan gặp khó khăn về chính trị - kinh tế để thúc đẩy quan hệ hợp tác với Thái Lan. Thông qua chuyến thăm Thái Lan của lãnh đạo, quan chức cấp cao Trung Quốc và Thái
  • 42. 34 Lan đã đạt được nhiều thoả thuận chiến lược, như nâng quan hệ song phương lên tầm đối tác chiến lược toàn diện. Bên cạnh đó, Trung Quốc thúc đẩy quan hệ quân sự với Thái Lan thông qua tăng cường các chuyến thăm, trao đổi đoàn quân sự cấp cao; tổ chức nhiều cuộc tập trận chung. Với Myanmar, sau khi Myanmar cải cách dân chủ, Trung Quốc xác định, sự can dự của Mỹ vào tình hình Myanmar cũng như cuộc cải cách ở nước này sẽ đe dọa đến lợi ích và an ninh Trung Quốc. Do đó, Bắc Kinh không ngừng tăng cường quan hệ với chính quyền Tổng thống Thein Sein; nâng cấp quan hệ Trung Quốc - Myanmar lên tầm Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện. Bên cạnh đó, Trung Quốc tận dụng ưu thế về sức mạnh kinh tế để thúc đẩy hợp tác và đầu tư kinh tế với Myanmar nhằm gia tăng ảnh hưởng tại nước này. Với Cambodia, Trung Quốc tăng các khoản đầu tư, viện trợ “không ràng buộc”, hay nói cách khác, cho đi mà không cần nhận lại. Với những khoản viện trợ lớn đó, Trung Quốc hoàn toàn chiếm thế “áp đảo” trong việc gây ảnh hưởng đối với Cambodia, thậm chí gây áp lực lên Cambodia về chính trị để tạo lợi thế trong quan hệ với các quốc gia ASEAN. Với Lào, Trung Quốc đẩy mạnh các cơ chế hợp tác song phương, đồng thời đề ra nhiều kế hoạch hợp tác phát triển dài hạn cho hai nước; xây dựng nhiều hạng mục cơ sở hạ tầng quan trọng, hợp tác phát triển các tuyến giao thông. Hiện nay, Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất tại Lào, ngoài ra, Trung Quốc tăng cường viện trợ kinh tế cho Lào nhằm gia tăng sự phụ thuộc của nước này vào Trung Quốc. 1.3.2.2. Cạnh tranh về lợi ích kinh tế Cạnh tranh ảnh hưởng giữa Mỹ và Trung Quốc tại khu vực ĐNÁ trên lĩnh vực kinh tế diễn ra quyết liệt, trong đó Trung Quốc đang chiếm nhiều ưu thế hơn so với Mỹ. Trên thực tế, những sáng kiến của Mỹ về hợp tác kinh tế với khu vực chưa phát huy hiệu quả rõ nét, trong khi đó Trung Quốc đã và
  • 43. 35 đang ráo riết triển khai một loạt sáng kiến nhằm “đối trọng”, cạnh tranh với Mỹ với tốc độ nhanh, quy mô lớn. Cụ thể: Trước hết, cạnh tranh Mỹ - Trung Quốc thông qua các hoạt động thương mại được thể hiện rõ qua việc Mỹ và Trung Quốc nỗ lực gia tăng kim ngạch thương mại hai chiều với ASEAN, thúc đẩy các hiệp định thương mại tự do và đưa ra các sáng kiến thúc đẩy kinh doanh. Thứ nhất, Mỹ và Trung Quốc đều nỗ lực gia tăng kim ngạch thương mại hai chiều với ASEAN. Từ năm 2009 đến 2016, Mỹ và Trung Quốc đều tìm cách nâng kim ngạch thương mại hai chiều với ASEAN nhằm củng cố vai trò, ảnh hưởng tại khu vực. Hiện nay, Mỹ là đối tác thương mại lớn thứ tư của ASEAN và ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ tư của Mỹ. Tuy nhiên, trong cuộc cạnh tranh này, Trung Quốc là nước chiếm ưu thế vượt trội so với Mỹ về nhịp độ tăng trưởng cũng như tổng giá trị kim ngạch thương mại với ASEAN, gấp đôi so với Mỹ. Thứ hai, Mỹ và Trung Quốc đều nỗ lực thúc đẩy các hiệp định thương mại tự do với ASEAN. Về phía Trung Quốc, bên cạnh thế mạnh gần gũi về địa lý, Trung Quốc luôn xác định ASEAN là mô ̣t thi ̣trường tiềm năng , có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế nước này. Bên cạnh đó, với lợi thế của một quốc gia xuất khẩu đứng đầu thế giới, Trung Quốc thúc đẩy thành lập CAFTA, chính thức có hiệu lực từ năm 2010, trở thành khu mậu dịch tự do lớn nhất thế giới hiện nay (xét về mặt diện tích và dân số). Viê ̣c thành lâ ̣p CAFTA có ý nghĩa quan tro ̣ng trong li ̣ ch sử quan hê ̣Trung Quốc - ASEAN, không chỉ mục đích kinh tế mà còn cả mục đích chính trị. Về phía Mỹ, Mỹ cũng ráo riết tìm cách thúc đẩy quan hệ thương mại với các nước trong khu vực, từng bước “tái cân bằng” ảnh hưởng với Trung Quốc trên lĩnh vực này. Một trong những biểu hiện rõ nét nhất là sự tiên
  • 44. 36 phong của Mỹ trong thúc đẩy các vòng đàm phán TPP mà không có sự tham gia của Trung Quốc. Chính giới Mỹ xác định, TPP là một phần trong chiến lược “tái cân bằng” sang CÁ - TBD, góp phần cân bằng vị thế giữa hai siêu cường về kinh tế Mỹ và Trung Quốc tại châu Á, tác động trực tiếp tới quá trình hội nhập kinh tế của châu Á, thúc đẩy các nền kinh tế trong khu vực châu Á tham gia vào khối liên kết kinh tế - thương mại CÁ - TBD do Mỹ đóng vai trò chủ đạo. Tuy nhiên, trong khi các vòng đàm phán vẫn còn dang dở, thì TPP đã vấp phải sự cạnh tranh của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) - một hiệp định tự do thương mại được đánh giá là đối trọng với Hiệp định TPP do Mỹ khởi xướng. Mặc dù RCEP vốn là sáng kiến do ASEAN khởi xướng, nhưng đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ phía Trung Quốc. Tương tự như TPP, RCEP cũng sẽ mở cửa hơn cho thương mại hàng hóa và dịch vụ, hủy bỏ những rào cản thương mại và dần tự do hóa các dịch vụ, mở rộng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ASEAN và các đối tác thương mại bên ngoài. Hơn nữa, Hiệp định này có sự tham gia của 16 quốc gia trong khu vực CÁ - TBD (10 nước ASEAN, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand và Úc). Chính vì những điểm chung như trên, Trung Quốc đã nhanh chóng nhận ra rằng, RCEP sẽ là một công cụ hữu ích để Bắc Kinh có thể cạnh tranh và kiềm chế ảnh hưởng đang có xu hướng khôi phục trở lại của Mỹ ở CÁ - TBD nói chung và ĐNÁ nói riêng. So sánh với TPP liên tục bị trễ hẹn và cuối cùng bị Tổng thống D.Trump loại bỏ thì RCEP đang có tiến triển thuận lợi hơn và ít gặp các rào cản khó khăn do những tiêu chí, quy chuẩn thấp, dễ thống nhất hơn [40]. Thứ ba, Mỹ và Trung Quốc đều tăng cường đề xuất các sáng kiến thúc đẩy hợp tác kinh doanh. Về phía Trung Quốc, bên cạnh tiếp tục đẩy mạnh triển khai các sáng kiến đã có như Triển lãm thương mại quốc tế Trung Quốc - ASEAN
  • 45. 37 (CAEXPO); chiến lược “Một trục hai cánh”…, Trung Quốc chủ động đưa ra các sáng kiến mới, trong đó đáng chú ý là sáng kiến “Mô ̣t vành đai, một con đường” (sau này đổi thành BRI). Bên cạnh đó, Trung Quốc đề xuất thành lập AIIB nhằm tăng cường hợp tác đầu tư giữa Trung Quốc với các nước, trong đó có ASEAN. Về phía Mỹ, trước những sáng kiến thúc đẩy kinh doanh của Trung Quốc tại ĐNÁ, Mỹ không ngừng đưa ra các sáng kiến nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế Mỹ - ASEAN, trong đó đáng chú ý nhất là Sáng kiến Gắn kết kinh tế mở rộng ASEAN - Mỹ (E3 - Expanded Economic Engagement Initiative) năm 2012. Sáng kiến E3 cho phép mở rộng các quan hệ thương mại và đầu tư giữa Mỹ và ASEAN, tạo ra các cơ hội kinh doanh và việc làm mới ở tất cả các nước. Đối với Mỹ, ngoài lợi ích kinh tế, sáng kiến này còn nhằm kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc, nhất là trong các cơ chế như ASEAN+3 và EAS; mở đường cho các hiệp định thương mại lớn hơn giữa Mỹ và ASEAN trong tương lai, như Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) giữa Mỹ với ASEAN... Bên cạnh đó, Chính quyền Obama còn thúc đẩy thực hiện Sáng kiến Hạ nguồn sông Mê Công (LMI) nhằm tăng cường sự can dự và kiểm soát hoạt động hợp tác giữa các nước trong khu vực Tiểu vùng sông Mê Công. Việc Mỹ đề xuất ký kết LMI-2020 là nhằm kéo toàn bộ các quốc gia ở Hạ nguồn sông Mê Công vào một cơ chế hợp tác do Mỹ chi phối. Mặt khác, LMI-2020 còn nhằm tăng cường can dự, chi phối các quốc gia trong Tiểu vùng sông Mê Công và kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực này. 1.3.2.3. Cạnh tranh về quân sự Về phía Trung Quốc, đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc phòng, an ninh với các nước ASEAN là một trong những chủ trương quan trọng của Trung Quốc nhằm củng cố niềm tin và tăng cường vai trò, ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực. Những năm gần đây, Trung Quốc đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc phòng, an ninh với các nước ASEAN thông qua các biện pháp chủ yếu sau: