SlideShare a Scribd company logo
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Một nhân tố quan trọng làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) là sự kết hợp đúng đắn giữa xây dựng
lực lượng chính trị với lực lượng quân sự, giữa đấu tranh chính trị (ĐTCT)
với đấu tranh quân sự (ĐTQS). Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
(1954-1975), ĐTCT giữ một vai trò hết sức quan trọng, đã góp phần xứng
đáng vào sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
ĐTCT trong cách mạng miền Nam từ năm 1954 đến năm 1975
có sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân như công nhân,
nông dân, sinh viên, học sinh, trí thức, tín đồ các tôn giáo, tiểu
thương, tư sản dân tộc,... diễn ra dưới nhiều hình thức như míttinh,
biểu tình, tuyệt thực, bãi khóa, đình công, bãi thị, tự thiêu,... với tính
chất hợp pháp, nửa hợp pháp và không hợp pháp, chống lại các chính
sách thực dân mới của Mỹ và chính quyền Sài Gòn (CQSG).
Trên cơ sở phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, ĐTCT
đã hình thành nên những đội quân chính trị hùng hậu làm lực lượng
nòng cốt trong các cuộc đấu tranh giành dân, giữ đất, nổi dậy giành
quyền làm chủ; hỗ trợ đắc lực cho ĐTQS và làm chỗ dựa cho các lực
lượng vũ trang (LLVT) tiêu hao, tiêu diệt sinh lực đối phương. ĐTCT
đã gây cho đế quốc Mỹ và CQSG không ít khó khăn trong quá trình áp
đặt chủ nghĩa thực dân mới và tiến hành các chiến lược chiến tranh ở
miền Nam. Do sự chi phối bởi điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội
của từng địa phương ở miền Nam mà ĐTCT diễn ra phong phú, đa
dạng với nhiều hình thức và cấp độ khác nhau. ĐTCT ở Quảng Nam -
Đà Nẵng (QN - ĐN) cũng là một trong những trường hợp như vậy.
Đà Nẵng là thành phố lớn thứ hai ở miền Nam, là trung tâm
chính trị, quân sự của Vùng 1 chiến thuật bao gồm các tỉnh: Quảng
Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam và Quảng Ngãi. Mỹ và CQSG ra sức
xây dựng QN - ĐN thành khu liên hợp hải, lục, không quân, với tham
vọng một lực lượng quân sự mạnh cả trên bộ, trên biển, trên không.
2
Mỹ và CQSG sẽ ngăn chặn được lực lượng cách mạng tuyến phòng
thủ quan trọng trên chiến trường miền Nam, giành được địa bàn quan
trọng nhằm chia cắt lâu dài miền Bắc và miền Nam.
Cũng như trên toàn miền Nam, tại chiến trường QN - ĐN,
phương châm đấu tranh chính là: kết hợp ĐTCT với đấu tranh vũ
trang (ĐTVT), tiến công địch trên cả 3 vùng chiến lược bằng 3 mũi
giáp công. Với chủ trương “Công - nông - binh - trí” liên hiệp, ĐTCT
ở QN - ĐN đã diễn ra khá sôi nổi và đã góp phần không nhỏ vào
thắng lợi của cách mạng miền Nam nói chung và QN - ĐN nói riêng.
Tuy nhiên, ĐTCT ở QN - ĐN trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước vẫn chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống và hoàn
chỉnh, các công trình nghiên cứu đã được công bố còn chưa nhiều. Vì
vậy, việc nghiên cứu phong trào ĐTCT ở QN - ĐN trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước nói chung, từ năm 1954 đến năm 1965 nói
riêng là một việc làm có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc.
Về ý nghĩa khoa học, nghiên cứu ĐTCT ở QN - ĐN từ năm 1954 đến
năm 1965 giúp chúng ta nắm rõ chính sách của Mỹ và CQSG ở QN - ĐN,
rộng hơn là đối với toàn miền Nam để từ đó rút ra được nguyên nhân của
phong trào ĐTCT tại QN - ĐN; nắm rõ diễn biến, tính chất, đặc điểm và ý
nghĩa của phong trào; đồng thời hiểu đầy đủ hơn về một giai đoạn lịch sử
của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân QN - ĐN.
Nghiên cứu ĐTCT ở QN - ĐN từ năm 1954 đến năm 1965 giúp chúng ta
thấy rõ sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng cũng như sự sáng tạo của nhân dân
QN - ĐN trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Ngoài ra, nghiên
cứu phong trào còn giúp chúng ta nhận thức được tầm quan trọng của
ĐTCT miền Nam nói chung, ĐTCT ở QN - ĐN nói riêng.
Về ý nghĩa thực tiễn, nghiên cứu ĐTCT ở QN - ĐN từ năm 1954
đến năm 1965 góp phần làm phong phú, hoàn thiện lịch sử QN - ĐN
trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975). Luận án cung
cấp nguồn tư liệu giúp các giáo viên vận dụng trong các giờ giảng lịch
sử địa phương ở QN - ĐN nhằm giáo dục lòng yêu nước, truyền thống
3
cách mạng, lòng tự hào dân tộc, quê hương đối với các thế hệ con em
QN - ĐN, qua đó rút ra một số kinh nghiệm lịch sử trong phát huy
nhân tố con người, xây dựng lực lượng chính trị phục vụ quá trình đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời đại mới.
Với những ý nghĩa nêu trên, chúng tôi chọn đề tài “Đấu tranh chính
trị ở Quảng Nam - Đà Nẵng trong kháng chiến chống Mỹ từ 1954 đến
1965” làm đề tài luận án Tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu về ĐTCT ở QN - ĐN trong kháng chiến
chống Mỹ từ năm 1954 đến năm 1965, trong đó bao gồm phong trào
đấu tranh của công nhân, nông dân, học sinh, sinh viên, tín đồ các tôn
giáo, đồng bào dân tộc,… kể cả một bộ phận viên chức, sĩ quan, binh
lính trong quân đội của CQSG…
* Phạm vi nghiên cứu
+Về không gian: Luận án nghiên cứu về ĐTCT ở QN - ĐN trên
cả 3 vùng: miền núi, nông thôn đồng bằng và đô thị.
Địa giới hành chính của Quảng Nam và Đà Nẵng có nhiều lần
thay đổi: từ năm 1952 đến năm 1962, tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà
Nẵng là một đơn vị hành chính là Quảng Nam – Đà Nẵng, từ cuối năm
1962, theo chính quyền cách mạng tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng tách ra
thành 2 tỉnh Quảng Nam (địch gọi là Quảng Tín) và Quảng Đà (địch gọi
là Quảng Nam). Vì vậy, trong luận án chúng tôi nhất quán sử dụng
ĐTCT ở QN – ĐN.
+ Về thời gian: Giới hạn của luận án từ năm 1954 đến năm
1965, cụ thể là từ ngày kí Hiệp định (HĐ) Genève (21-7-1954) đến
trước ngày 8-3-1965 khi Mỹ bắt đầu tiến hành chiến lược “Chiến
tranh cục bộ”. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện luận án, để làm
rõ hơn nội dung, chúng tôi có thể đề cập, mở rộng thời gian về phía
trước hoặc sau mốc phân định trên.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4
* Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở kế thừa những công trình đi trước, luận án thu thập
và tổng hợp từ các nguồn tư liệu hiện có nhằm tái hiện ĐTCT ở QN -
ĐN từ năm 1954 đến năm 1965, qua đó bổ sung kết quả nghiên cứu
lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên địa bàn; đồng thời
cung cấp luận cứ khoa học, góp phần nâng cao chất lượng công tác
chính trị, tư tưởng và công tác vận động quần chúng, phát huy sức
mạnh của nhân dân, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, đặc biệt là
giáo dục truyền thống trong giai đoạn hiện nay.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu nêu trên, tác giả đề tài
tập trung giải quyết những nhiệm vụ cơ bản sau:
- Phân tích vị trí chiến lược, khái quát điều kiện dân cư và kinh
tế - xã hội, truyền thống yêu nước và cách mạng của nhân dân của
QN - ĐN - những yếu tố tác động đến ĐTCT.
- Làm rõ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với ĐTCT ở QN -
ĐN từ năm 1954 đến năm 1965.
- Tái hiện một cách khách quan và chân thực ĐTCT ở QN - ĐN
từ năm 1954 đến năm 1965.
- Phân tích, luận giải những đặc điểm và vai trò của ĐTCT ở QN
- ĐN trong kháng chiến chống Mỹ; đúc rút những bài học kinh
nghiệm từ thực tiễn đấu tranh để có thể kế thừa và vận dụng trong
xây dựng thế trận an ninh - quốc phòng ở địa bàn này.
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
* Nguồn tư liệu
Nguồn tài liệu đã xuất bản: Bao gồm các văn kiện của Đảng,
Nhà nước, tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của các vị lãnh đạo
Đảng và Nhà nước Việt Nam; các công trình nghiên cứu trong và
ngoài nước đã xuất bản và các bài viết đăng trên báo, tạp chí,... liên
quan đến chiến tranh Việt Nam nói chung, về cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước của nhân dân QN - ĐN nói riêng. Nguồn tài liệu
5
này rất phong phú, đa dạng, cung cấp những tư liệu trên nhiều
phương diện khác nhau của ĐTCT như chủ trương của Đảng, hoạt
động ĐTCT của nhân dân miền Nam trong đó có nhân dân QN - ĐN.
Nguồn tài liệu lưu trữ ở Trung ương và địa phương
Ở QN - ĐN có các báo cáo, tổng kết, nghị quyết, công văn, chỉ
thị,... của các cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ chức cách mạng ở Trung
tâm Lưu trữ tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Bộ Chỉ huy quân sự.
Ngoài ra, luận án còn khai thác tài liệu tại Trung tâm Lưu trữ Bộ Tư
lệnh Quân khu V, Phòng Thông tin tư liệu của Viện Lịch sử quân sự
Việt Nam và Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng. Đặc biệt là
Trung tâm Lưu trữ Quốc gia (TTLTQG) II tại thành phố Hồ Chí
Minh và Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV bao gồm các báo cáo, tờ
trình Nguyệt để, công điện, công văn,.... Tài liệu lưu trữ là nguồn tư
liệu quan trọng, cơ bản để tác giả triển khai, thực hiện luận án.
* Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phương pháp lịch
sử và phương pháp logic là chủ yếu. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng
một số phương pháp như phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh
và phương pháp liên ngành (điền dã, thống kê, quan sát, phỏng vấn)
nhằm giải quyết các vấn đề cụ thể của luận án.
5. Đóng góp của luận án
Luận án có những đóng góp sau đây:
Một là, luận án phân tích, làm rõ chính sách thống trị và những
thủ đoạn của Mỹ và CQSG ở QN - ĐN, qua đó làm sáng tỏ nguyên
nhân của phong trào ĐTCT của nhân dân QN - ĐN.
Hai là, tái hiện bức tranh tổng thể về ĐTCT ở QN - ĐN từ năm
1954 đến năm 1965.
Ba là, góp phần khẳng định vai trò to lớn của ĐTCT với tư cách
là một trong hai hình thức đấu tranh cơ bản của cách mạng Việt Nam.
Đúc rút một số kinh nghiệm về xây dựng cơ sở chính trị, vận động
6
quần chúng, làm cơ sở để có thể tham khảo, vận dụng trong quá trình
hoạch định và thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước
đối với địa bàn QN - ĐN hiện nay.
Bốn là, góp phần cung cấp thêm tư liệu cùng một số luận điểm
làm rõ lịch sử QN - ĐN trong cuộc kháng chiến chống Mỹ; làm rõ
một số bài học kinh nghiệm để vận dụng vào sự nghiệp đổi mới đất
nước; giáo dục lịch sử địa phương, cung cấp tư liệu cho giáo viên ở
các cấp vận dụng; giáo dục lòng yêu nước và lòng tự hào của nhân
dân địa phương để họ tham gia xây dựng đất nước hiện nay.
6. Bố cục luận án
Ngoài phần mở đầu (5 trang), kết luận (4 trang), tài liệu tham
khảo (20 trang) và phần phụ lục (42 trang), nội dung luận án (150
trang) được cấu tạo bởi 4 chương:
Chương 1. Tổng quan nghiên cứu (19 trang)
Chương 2. Đấu tranh chính trị ở Quảng Nam - Đà Nẵng trong
kháng chiến chống Mỹ từ năm 1954 đến năm 1960 (555 trang)
Chương 3. Đấu tranh chính trị ở Quảng Nam - Đà Nẵng trong
kháng chiến chống Mỹ từ năm 1961 đến năm 1965 (44 trang)
Chương 4. Tính chất, đặc điểm và ý nghĩa lịch sử (33 trang)
Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án
1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu về kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước (1954-1975, trong đó có đề cập đến đấu tranh chính trị ở
miền Nam
Nghiên cứu về ĐTCT ở miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ
(1954-1975) có các công trình tiêu biểu như: Học viện Chính trị Quốc
gia Hồ Chí Minh, Khoa Lịch sử Đảng (1993), Lịch sử Đảng Cộng sản
Việt Nam (2 tập), Nhà xuất bản (Nxb) Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Ban
Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (1995), Tổng kết
cuộc kháng chiến chống Mỹ - Thắng lợi và bài học, Nxb Chính trị Quốc
7
gia, Hà Nội; Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị
(2000), Chiến tranh cách mạng Việt Nam (1945-1975) - Thắng lợi và
bài học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Hội đồng biên soạn Lịch sử
Nam Trung Bộ kháng chiến (1995), Nam Trung Bộ kháng chiến, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Thường vụ Đảng ủy – Bộ Tư lệnh Quân
khu V (1999 ), Tổng kết công tác binh vận chiến trường Quân khu V
trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975, Nxb Quân đội Nhân
dân, Hà Nội; Trần Văn Giàu (2006), Tổng tập, Nxb Quân đội Nhân dân,
Hà Nội; Lê Cung (2008), Phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam
năm 1963, in lần thứ 4, Nxb Thuận Hóa, Huế; Chung một bóng cờ
(2010), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Hội đồng biên soạn Lịch sử
Nam Bộ kháng chiến (2011), Những vấn đề chính yếu trong Lịch sử
Nam Bộ kháng chiến (1945-1975), Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà
Nội; Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (2013), Lịch sử
cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) gồm 9 tập, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Lê Cung (chủ biên), (2014), Phong trào
Phật giáo miền Nam Việt Nam (1964-1968), Nxb Thuận Hóa; Lê Cung
(chủ biên), (2015), Về phong trào đô thị miền Nam trong kháng chiến
chống Mỹ (1954-1975), Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh; Lê
Duẩn (2015), Thư vào Nam, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh;…
Nghiên cứu về ĐTCT ở miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ
(1954-1975) còn được thể hiện trong một số luận án Tiến sĩ, bài viết
đăng tạp chí, kỷ yếu hội thảo như: Vũ Thị Thúy Hiền (2000), Phụ nữ
miền Nam tham gia ĐTCT chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của
đế quốc Mỹ (1961-1965), Tạp chí Lịch sử Đảng, số 7; Phí Văn Thức
(2006), Đảng lãnh đạo ĐTCT tại một số đô thị lớn miền Nam từ năm
1961 đến năm 1968, Luận án Tiến sĩ, Học Viện Chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh, Hà Nội; Trịnh Thị Hồng Hạnh (2010), “ĐTCT trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975)”, Tạp chí Lịch sử Đảng,
số 6; Trần Thị Lan (2014), ĐTCT ở Tây Nguyên trong kháng chiến
chống Mỹ từ năm 1961 đến năm 1968, Luận án Tiến sĩ, trường ĐHSP,
8
Đại học Huế; Nguyễn Thị Thanh Huyền (2016), Phong trào công nhân
ở các đô thị miền Nam Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ từ
năm 1954 đến năm 1965, Luận án Tiến sĩ, Trường ĐHSP, Đại học Huế.
Nhìn chung, các công trình nêu trên dù được trình bày dưới dạng
tổng kết, lịch sử, luận án, tham luận hay bài báo khoa học ở những
mức độ, khía cạnh khác nhau đã làm rõ nhiều vấn đề liên quan đến lý
luận và thực tiễn của ĐTCT ở miền Nam, nhất là ở đô thị trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975).
Bên cạnh những công trình trong nước, ở nước ngoài đã có một
số công trình của người Việt lẫn người nước ngoài nghiên cứu về
cuộc chiến tranh Việt Nam hoặc những hồi ký chính trị của những
người liên quan đến chế độ Sài Gòn trước năm 1975. Ở những mức
độ khác nhau những công trình này có đề cập đến nội dung của đề tài
như: Avro Manhattan (1984), “Viet Nam why did we go?”, Chick
publications, CA; Gabrien Kolko (1991), Giải phẫu một cuộc chiến
tranh, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội; Robert McNamara (1995),
Nhìn lại quá khứ - tấm thảm kịch và những bài học về Việt Nam, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Neil Seehan (2003), Sự lừa dối hào nhoáng,
Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội. Những công trình này cho thấy vai trò
của ĐTCT trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, ĐTCT được
xem như một nguyên nhân quan trọng để giải thích cho sự thất bại
của Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Ngoài ra, liên quan đến phong trào
ĐTCT ở miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ còn có các công
trình như: Jerrold Schecter (1967), The New Face of Buddha, John
Weatherhill, Tokyo; Dr Robert Topmiller (2005), Hoa sen bất nhiễm,
Minh Thiện Trịnh Chỉnh dịch, xuất bản năm 2005. Những công trình
này đã nghiên cứu về phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam, tập
trung nhất là vào giai đoạn 1963-1966.
Mặc dù có sự khác biệt về lập trường, chính kiến và phương pháp
luận, song những công trình này có những nhìn nhận khách quan về
ĐTCT của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước (1954-1975). Cho nên, với khối lượng tư liệu phong phú, cùng với
9
những nhận định, đánh giá có liên quan đến ĐTCT được thể hiện trong
đó giúp tác giả có thể củng cố thêm các luận điểm của mình.
1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về đấu tranh chính trị ở Quảng
Nam - Đà Nẵng trong kháng chiến chống Mỹ từ năm 1954 đến
năm 1965
Nghiên cứu về ĐTCT ở QN - ĐN trong kháng chiến chống Mỹ từ
năm 1954 đến năm 1965 có các công trình như Tuệ Giác (1964), Việt
Nam Phật giáo đấu tranh sử, Nxb Hoa Nghiêm, Sài Gòn; Thường vụ
Tỉnh ủy và Bộ Chỉ huy Quân sự Quảng Nam – Đà Nẵng (1988), Quảng
Nam – Đà Nẵng 30 năm chiến đấu và chiến thắng, tập II, Nxb Quân đội
Nhân dân, Hà Nội; Bộ Tư lệnh Quân khu V (1989), “Khu 5 - 30 năm
chiến tranh giải phóng”, Tập II “Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
(thời kỳ 1954-1968)”, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội; Ban Chấp hành
Hội Liên hiệp phụ nữ Quảng Nam – Đà Nẵng (1995), Lịch sử phong trào
phụ nữ Quảng Nam – Đà Nẵng (1954-1975), Xí nghiệp in tài chính
Quảng Nam – Đà Nẵng; Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Hội An (1996),
Lịch sử Đảng bộ thị xã Hội An (1930-1975), Nxb Đà Nẵng; Liên đoàn lao
động Quảng Nam – Đà Nẵng (1996), “Lịch sử phong trào đấu tranh cách
mạng của công nhân lao động và hoạt động công đoàn Quảng Nam - Đà
Nẵng 1954-1975”, Nxb Đà Nẵng; Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Nam
(2001), Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Quảng Nam, tập II,
Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954-1975, Nxb Quân đội Nhân dân,
Hà Nội; Tỉnh ủy Quảng Nam – Thành ủy Đà Nẵng (2006), Lịch sử Đảng
bộ Quảng Nam – Đà Nẵng (1930-1975), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội;
Hội nông dân Việt Nam thành phố Đà Nẵng (2010), Lịch sử phong trào
nông dân và Hội nông dân thành phố Đà Nẵng (1930-2003), Nxb Đà
Nẵng; Tỉnh ủy Quảng Nam (2010), Quảng Nam 45 năm vì sự nghiệp giải
phóng dân tộc, Nxb Thông Tấn, Hà Nội;…
Ngoài những công trình trên, ĐTCT ở QN - ĐN từ năm 1954
đến năm 1965 còn được nghiên cứu đề cập trong một số luận văn, bài
báo và kỷ yếu khoa học sau đây: Tỉnh uỷ, Hội đồng Nhân dân, Uỷ
10
ban Nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Nam
(2003), “Quảng Nam anh hùng thời đại Hồ Chí Minh”, kỷ yếu Hội
thảo khoa học; Trần Thị Hằng (2009), Phong trào đô thị ở Quảng
Nam – Đà Nẵng trong kháng chiến chống Mỹ giai đoạn 1961-1965,
luận văn thạc sĩ, trường Đại học Sư Phạm Huế; Kỷ yếu Hội thảo
khoa học “Nhìn lại phong trào đấu tranh yêu nước của thanh niên,
học sinh, sinh viên, trí thức và văn nghệ sĩ tại các thành thị miền
Nam Việt Nam giai đoạn 1954-1975” do Trường Đại học Duy Tân tổ
chức ngày 19 và 20-5-2012, tại Đà Nẵng;...
Xuất phát từ mục tiêu và phạm vi nghiên cứu, những công trình
nêu trên chủ yếu trình bày các phong trào ĐTCT do Đảng trực tiếp
lãnh đạo; điểm một số sự kiện ĐTCT nổi bật; đề cập ĐTCT của từng
lực lượng riêng rẽ hoặc chỉ tìm hiểu từng mảng vấn đề cụ thể mà
không đi sâu nghiên cứu toàn diện ĐTCT ở QN - ĐN trong kháng
chiến chống Mỹ từ năm 1954 đến năm 1965.
Nhìn một cách tổng thể, các công trình nghiên cứu có liên quan
đến Luận án đã giải quyết những nội dung cơ bản sau đây:
Một là, làm rõ những vấn đề lý luận liên quan đến ĐTCT như quan
điểm, tổ chức, lực lượng, hình thức đấu tranh, mối quan hệ với ĐTQS,...
Đây chính là cơ sở quan trọng để tác giả có thể nhìn nhận vấn đề nghiên
cứu một cách đầy đủ, toàn diện hơn về ĐTCT ở Quảng Nam và Đà
Nẵng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975).
Hai là, các công trình trên đã đi sâu nghiên cứu diễn biến, tính
chất, đặc điểm, bài học kinh nghiệm về ĐTCT tại các đô thị lớn như
Sài Gòn, Đà Lạt, Huế và một số địa bàn cụ thể khác như Quảng Trị,
Nha Trang, Tây Nguyên. Nhờ đó, tác giả luận án có tư liệu tham
khảo và đặt ĐTCT ở QN - ĐN trong sự đối sánh với ĐTCT ở các địa
bàn khác cũng như có cái nhìn toàn diện hơn về ĐTCT ở miền Nam.
Ba là, trình bày một số vấn đề liên quan đến điều kiện tự nhiên,
kinh tế - xã hội, truyền thống yêu nước và cách mạng, bên cạnh đó,
khái quát chính sách của Mỹ và CQSG ở QN - ĐN. Nguồn tài liệu
11
này chính là cơ sở để tác giả rút ra các đặc điểm, ý nghĩa của ĐTCT
ở QN - ĐN trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Bốn là, khái quát qua một số cuộc ĐTCT nổi bật của nhân dân
QN - ĐN chống Mỹ và CQSG từ năm 1954 đến năm 1965 như đấu
tranh đòi thi hành HĐ Genève những năm 1954-1956, đấu tranh đòi
dân chủ dân sinh, đấu tranh giải phóng miền núi (1959-1960), phong
trào Phật giáo năm 1963, đồng khởi giải phóng nông thôn đồng bằng
những năm 1964-1965; đồng thời bước đầu có những đánh giá, nhận
định về các cuộc đấu tranh đó. Tuy rằng tư liệu về phía Mỹ và CQSG
chưa được khai thác nhiều, song tác giả kế thừa để bổ sung và củng
cố cho những nhận định riêng của luận án.
1.2. Những vấn đề luận án tiếp tục giải quyết
Trên cơ sở kế thừa thành quả của các công trình nghiên cứu có
liên quan, để giải quyết một cách toàn diện vấn đề ĐTCT ở QN - ĐN
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ từ năm 1954 đến năm 1965, luận
án tập trung làm rõ những nội dung sau:
Một là, làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến ĐTCT ở QN - ĐN trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ từ năm 1954 đến năm 1965 như điều kiện
tự nhiên, kinh tế - xã hội; truyền thống yêu nước và cách mạng của nhân
dân QN - ĐN trước năm 1954; đặc biệt là bản chất thực dân mới của các
chính sách, biện pháp về chính trị - quân sự, kinh tế - xã hội, văn hóa –
giáo dục do Mỹ và CQSG triển khai ở QN - ĐN, trên cơ sở đó, làm rõ
nguyên nhân chủ yếu bùng phát ĐTCT ở QN - ĐN từ 1954 đến 1965.
Hai là, làm rõ đường lối, chủ trương về ĐTCT của Trung ương
Đảng, Liên Khu ủy V, nhất là của Đảng bộ địa phương trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ từ năm 1954 đến năm 1965. Việc phân tích,
làm rõ đường lối, chủ trương của Đảng phải bám sát âm mưu, hành
động của địch, đồng thời đối chiếu với kết quả ĐTCT, để từ đó thấy
được sự nhạy bén trong chỉ đạo ĐTCT của Đảng.
Ba là, tái hiện ĐTCT ở QN - ĐN từ năm 1954 đến năm 1965.
Việc tái hiện diễn biến ĐTCT được dựa trên nhiều nguồn tài liệu
khác nhau, nhất là tài liệu lưu trữ của chính quyền cách mạng và
CQSG, đảm bảo tính khách quan và toàn diện.
12
Bốn là, làm rõ tính chất, đặc điểm và ý nghĩa lích sử của ĐTCT
ở QN - ĐN trong cuộc kháng chiến chống Mỹ từ năm 1954 đến năm
1965. Các tính chất, đặc điểm và ý nghĩa lịch sử trong đó bao hàm cả
bài học kinh nghiệm được chứng minh bằng chất liệu lịch sử từ
phong trào ĐTCT của quần chúng nhân dân địa phương, từ đó làm cơ
sở vận dụng trong xây dựng, củng cố thế trận an ninh - quốc phòng ở
QN - ĐN hiện nay
Chương 2
ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ Ở QUẢNG NAM - ĐÀ NẴNG
TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ TỪ NĂM 1954
ĐẾN NĂM 1960
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, truyền thống
yêu nước và cách mạng của nhân dân Quảng Nam – Đà Nẵng
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên của QN - ĐN có tác động hai mặt đến
ĐTCT: Một mặt, địa hình QN - ĐN núi rừng chiếm 56% diện tích
tự nhiên, rất thuận lợi cho chiến tranh du kích, xây dựng căn cứ địa
cách mạng; có đường Hồ Chí Minh đi qua địa bàn miền Tây QN -
ĐN, thuận tiện cho việc tiếp nhận chi viện nguồn nhân vật lực của
hậu phương lớn miền Bắc; các đô thị đông dân thuận lợi cho tổ
chức lực lượng ĐTCT. Nhưng mặt khác, vùng đô thị nhỏ gần như
được bao bọc bởi núi và biển; vùng nông thôn đồng bằng hẹp nằm
sát quốc lộ, lại bị chia cắt nên đối phương dễ kiểm soát, ngăn chặn
và cô lập các cuộc đấu tranh.
2.1.2. Điều kiện về kinh tế - xã hội
QN - ĐN có điều kiện về đời sống kinh tế, dân cư, tôn giáo, công
nhân, học sinh,... khá đặc thù. Những điều kiện đó tác động theo những
chiều hướng khác nhau, ở những mức độ khác nhau đối với ĐTCT ở
QN – ĐN trong kháng chiến chống Mỹ từ năm 1954 đến năm 1965.
13
2.1.3. Truyền thống yêu nước và cách mạng của nhân dân Quảng
Nam - Đà Nẵng từ khi Pháp nổ súng xâm lược đến 21-7-1954
Trong suốt thời kỳ từ khi Pháp nổ súng xâm lược nước ta ở Đà
Nẵng (1-9-1858) đến HĐ Genève (1954), nhân dân QN - ĐN đã cùng
nhân dân cả nước tổ chức đánh giặc giữ nước. Chính truyền thống
yêu nước và cách mạng đã hun đúc tinh thần đấu tranh kiên cường,
giúp nhân dân QN - ĐN vượt qua mọi khó khăn, thử thách, góp phần
với nhân dân miền Nam cũng như nhân dân cả nước trong sự nghiệp
giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1954-1975).
2.2. Chính sách của Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở Quảng Nam -
Đà Nẵng từ năm 1954 đến năm 1960
2.2.1. Về chính trị - quân sự
Từ năm 1954 đến năm 1960, những chính sách lớn về chính trị
của CQSG áp dụng đối với miền Nam đều được triển khai tại địa bàn
QN - ĐN như phá hoại HĐ Genève, “tố Cộng”, “phong trào xuất
thú”. Trong khi đó, về quân sự, sau khi cơ bản nắm được vùng đồng
bằng và đô thị, từ năm 1960, CQSG đẩy mạnh hoạt động quân sự
nhằm vào căn cứ cách mạng ở vùng miền núi.
2.2.2. Về kinh tế - xã hội
Về kinh tế, chính quyền Ngô Đình Diệm thực hiện một số chính
sách nổi bật như: cải cách điền địa, thành lập các khu “dinh điền”,
khu “trù mật”.
Về xã hội, sau HĐ Genève (21-7-1954), Mỹ và CQSG bằng nhiều
biện pháp đã cưỡng ép, dụ dỗ đồng bào miền Bắc, chủ yếu là tín đồ
Thiên Chúa giáo di cư vào Nam. QN - ĐN là một trong những tỉnh ở
khu vực miền Trung tiếp nhận dân di cư từ miền Bắc nhiều nhất.
2.2.3. Về văn hóa – giáo dục
Về văn hóa, giống như nhiều địa phương khác ở miền Nam, tại
QN - ĐN, CQSG thi hành chính sách phân biệt tôn giáo khá rõ nét.
Về giáo dục, so với các tỉnh khác ở miền Trung, QN - ĐN những
năm 1954-1960 khá phát triển. Tuy nhiên, các cơ sở giáo dục bị
CQSG kiểm soát chặt chẽ bằng nhiều biện pháp khác nhau nhằm
ngăn chặn học sinh tham gia đấu tranh.
14
2.3. Chủ trương của Đảng về đấu tranh chính trị ở Quảng Nam -
Đà Nẵng từ năm 1954 đến năm 1960
2.3.1. Chủ trương của Trung ương Đảng
Trong giai đoạn 1954-1960, Trung ương Đảng đã trên cơ sở bám
sát các chính sách, biện pháp của CQSG để đề ra chủ trương phù
hợp, kịp thời lãnh đạo quần chúng ĐTCT. Đó là chủ trương đòi thi
hành HĐ Genève; chống “tố Cộng”; đấu tranh đòi quyền dân sinh,
dân chủ; giải phóng miền núi;...
2.3.2. Chủ trương của Liên Khu ủy V
Tiếp thu chủ trương của Trung ương Đảng, Liên Khu ủy V từng
bước đề ra chủ trương chỉ đạo các tổ chức cơ sở Đảng và nhân dân
bước vào giai đoạn đấu tranh mới.
2.3.3. Chủ trương của Đảng bộ địa phương
Chủ trương chỉ đạo đòi thi hành Hiệp định Genève, chống “tố
Cộng”, đòi quyền dân sinh, dân chủ, giải phóng miền núi,... của
Trung ương Đảng và Liên Khu ủy V được Tỉnh ủy QN - ĐN cụ thể
hóa trong quá trình lãnh đạo nhân dân địa phương tham gia ĐTCT.
2.4. Nội dung đấu tranh chính trị ở Quảng Nam - Đà Nẵng từ
năm 1954 đến năm 1960
2.4.1. Đấu tranh đòi Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm thi hành
Hiệp định Genève (21-7-1954)
Sau HĐ Genève (21-7-1954), tại QN - ĐN dấy lên phong trào
ĐTCT đòi CQSG thi hành HĐ. Phong trào được thể hiện dưới nhiều
hình thức khác nhau như mít tinh, đột nhập trại lính đấu tranh; biểu
tình chống trả thù cán bộ kháng chiến; bãi công, bãi thị, rải truyền
đơn, lấy chữ kí tán đồng hiệp thương tổng tuyển cử gửi lên Ủy hội
Quốc tế kiểm soát đình chiến,…
2.4.2. Đấu tranh chống Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm tổ chức
“trưng cầu dân ý” (23-10-1955) và bầu cử Quốc hội (4-3-1956)
Thực hiện chủ trương của Trung ương, các cơ sở Đảng ở QN -
ĐN đã kịp thời tuyên truyền bí mật trong nhân dân về âm mưu của
chính quyền Ngô Đình Diệm, đề ra những hình thức đấu tranh cụ thể,
15
thích hợp để chống cuộc “trưng cầu dân ý’ và chống cuộc bầu cử
Quốc hội (4-3-1956) do Mỹ và Ngô Đình Diệm tổ chức. Mặc dù
không ngăn chặn được cuộc bầu cử Quốc hội của chính quyền Ngô
Đình Diệm nhưng phong trào đấu tranh chống bầu cử quốc hội cùng
với phong trào đấu tranh chống cuộc “trưng cầu dân ý” ở QN - ĐN
đã cho thấy bộ mặt lừa bịp, dân chủ giả hiệu của CQSG trước dư
luận, củng cố lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.
2.4.3. Đấu tranh chống “tố Cộng”
QN - ĐN là một trong những địa bàn trọng điểm thực hiện “tố
Cộng” của chính quyền Ngô Đình Diệm. Từ đầu năm 1955, cùng với
việc xây dựng và củng cố bộ máy chính quyền các cấp, Mỹ và chính
quyền Ngô Đình Diệm bắt đầu các chiến dịch “tố Cộng” và thực
hiện liên tục trong những năm tiếp theo. Tuy nhiên, tại QN - ĐN,
ĐTCT vẫn diễn ra khá liên tục với các hình thức linh hoạt. Tiêu biểu
là hình thức “tố ngược” ở Điện Bàn, Đại Lộc; trải truyền đơn, treo
biểu ngữ; đấu tranh trong nhà lao Hội An,…
2.4.4. Đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ
Nhân dân QN - ĐN liên tiếp dấy lên các phong trào đòi các
quyền dân sinh, dân chủ. Phong trào này đã lôi cuốn đông đảo các
tầng lớp nhân dân tham gia từ thành thị cho đến nông thôn.
2.4.5. Đấu tranh chính trị ở miền núi
Trong những năm 1959-1960, để chống phá chính sách tập trung
dân, đồng bào thiểu số ở miền núi QN - ĐN đã tẩy chay các buổi lễ
“ăn thề”, hoạt động chính trị do CQSG tổ chức; tổ chức “giặc mùa”
không cho QĐSG vào làng. Hơn thế nữa, được sự hỗ trợ của LLVT,
đồng bào đã nổi dậy phá hàng loạt khu tập trung của CQSG như cuộc
đấu tranh của đồng bào Padương, Thạnh Mỹ (Bến Giằng). Nổi bật là
khởi nghĩa làng ông Tía, huyện Phước Sơn vào ngày 13-3-1960.
16
Chương 3
ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ Ở QUẢNG NAM - ĐÀ NẴNG
TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ TỪ NĂM 1961
ĐẾN NĂM 1965
3.1. Chính sách của Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở Quảng Nam -
Đà Nẵng từ năm 1961 đến năm 1965
3.1.1. Về chính trị - quân sự
Được sự hỗ trợ của Mỹ, CQSG ráo riết tiến hành bình định, dồn
dân vào các ACL, sử dụng phương thức “tát nước bắt cá”. Cùng với
ACL, Sắc luật 13/61 ban hành “tình trạng khẩn cấp”, bắt cán bộ các cấp
cùng với thanh niên học tập, quán triệt về “bổn phận người cán bộ quốc
gia trong tình trạng khẩn cấp”, về “nhiệm vụ của người thanh niên
trong tình trạng khẩn cấp,...”, “thân thế và sự nghiệp của Ngô Tổng
thống”. Dựa vào những sắc luật này, chính quyền Ngô Đình Diệm đẩy
mạnh các “chiến dịch tố Cộng”, tiến hành các cuộc đàn áp, thanh trừng
những phần tử đối lập hoặc đối với bất cứ ai bất đồng chính kiến.
3.1.2. Về kinh tế - xã hội
Từ cuối năm 1960, tình hình kinh tế - xã hội ở QN - ĐN, nhất là
các đô thị, trước hết là Đà Nẵng có những biến động sâu sắc. Về xã
hội, với chính sách đàn áp, khủng bố, kìm kẹp của Mỹ và CQSG làm
cho mọi sinh hoạt, đời sống các tầng lớp nhân dân gặp không ít khó
khăn. Bên cạnh đó, CQSG tìm mọi biện pháp để ngăn cản những hoạt
động của các tôn giáo ngoài Thiên Chúa giáo, đặc biệt là Phật giáo.
3.1.3. Về văn hóa – giáo dục
Về văn hoá – giáo dục, QN - ĐN trong những năm 1961-1965
đã có nhiều biến đổi. Về giáo dục, CQSG dành cho Thiên Chúa giáo
những ưu tiên tổ chức trường học tư thục, hệ thống trường tư thục
Thiên Chúa giáo ở miền Nam dưới chính quyền Ngô Đình Diệm phát
triển rất nhanh. Trường công lập chưa có chính sách nào cải thiện
đáng kể, chính quyền sở tại thấy rõ sự yếu kém, nhưng không can
thiệp, vì ai làm khác, được xem như chống Thiên Chúa giáo.
17
3.2. Chủ trương của Đảng về đấu tranh chính trị ở Quảng Nam -
Đà Nẵng từ năm 1961 đến năm 1965
3.2.1. Chủ trương của Trung ương Đảng
Trong giai đoạn 1961-1965, xuất phát từ thực tiễn miền Nam,
bám sát các chính sách, biện pháp của CQSG, Trung ương Đảng đã
để đề ra chủ trương phù hợp, kịp thời lãnh đạo quần chúng ĐTCT.
Đó là chủ trương đấu tranh chống phá “quốc sách” ACL; đòi dân
sinh, dân chủ; giải phóng nông thôn đồng bằng,...
3.2.2. Chủ trương của Liên Khu ủy V
Chấp hành chủ trương của Trung ương Đảng, Liên Khu ủy V từng
bước đề ra chủ trương ĐTCT trên địa bàn. Đặc biệt, Liên Khu ủy V đã
đúc kết thành 9 khâu trong chỉ đạo phát động quần chúng chống phá ACL.
3.2.3. Chủ trương của Đảng bộ địa phương
Trên cơ sở chỉ đạo của Trung ương và Liên Khu ủy V, Đảng bộ
QN - ĐN từng bước cụ thể hóa những chủ trương, chính sách của
Đảng ở địa phương như chống phá “quốc sách” ACL, giải phóng
nông thôn đồng bằng,....
3.3. Nội dung đấu tranh chính trị ở Quảng Nam - Đà Nẵng từ
năm 1961 đến năm 1965
3.3.1. Đấu tranh chống phá ấp chiến lược
Để cổ vũ nhân dân chống phá “quốc sách” ACL, công tác tuyên
truyền được Tỉnh ủy QN - ĐN chỉ đạo đẩy mạnh thông qua tổ chức
mít tinh, rải truyền đơn. Đặc biệt, phong trào quần chúng chống phá
ACL ở QN - ĐN được triển khai hiệu quả khi có sự phối hợp với
LLVT, tiêu biểu là phá ACL “kiểu mẫu” A Đông (5-1963).
3.3.2. Đấu tranh đòi dân chủ, dân sinh
ĐTCT đòi quyền dân sinh, dân chủ trong những năm 1961-1965
ở QN - ĐN diễn ra dưới nhiều nội dung, hình thức phong phú, đa
dạng, góp phần vào thắng lợi chung của nhân dân QN - ĐN, làm thất
bại từng bước âm mưu thủ đoạn của Mỹ và CQSG.
3.3.3. Đòi tự do tín ngưỡng, bình đẳng tôn giáo năm 1963
Đây là phong trào đấu tranh dài ngày nhất, quyết liệt nhất và thu
hút đông đảo quần chúng tham gia nhất trong lịch sử ĐTCT ở QN -
18
ĐN giai đoạn 1954-1965. Phong trào đấu tranh của Phật giáo QN -
ĐN đã vượt qua giới hạn địa phương, đóng góp quan trọng vào cuộc
vận động của Phật giáo miền Nam năm 1963.
3.3.4. Đấu tranh chống dư đảng Cần Lao, chống các chính quyền
độc tài sau cuộc đảo chính 01-11-1963
Đấu tranh chống dư đảng Cần lao về cơ bản có 2 hình thức: Thứ
nhất, đấu tranh để loại bỏ những đảng viên Cần lao tiếp tục tham gia
CQSG sau ngày 1-11-1963; thứ hai, đấu tranh đòi CQSG xử lý
những đảng viên Cần lao có nhiều tội trạng đối với nhân dân QN -
ĐN. Từ ngày 16-8-1964, đấu tranh chống dư đảng Cần lao gắn chặt
với đấu tranh chống chế độ độc tài, quân phiệt Nguyễn Khánh khi
ông cho ra đời “Hiến chương Vũng Tàu. Lập tức để phản đối “Hiến
chương Vũng Tàu” (16-8-1964), ngày 22-8-1964, “Lực lượng học
sinh tranh đấu Đà Nẵng” được thành lập.
3.3.5. Đấu tranh chính trị trong đồng khởi nông thôn đồng bằng
cuối năm 1964, đầu năm 1965
Thắng lợi chiến dịch Thu – Đông 1964, trên chiến trường Quảng Nam,
Quảng Đà, đại bộ phận nông thôn đồng bằng ven biển Quảng Nam, Quảng
Đà được giải phóng, miền núi và một phần vùng Tây lực lượng cách mạng
làm chủ, LLVT và quần chúng cách mạng phát triển ngày càng lớn. Nhằm
tiếp tục đẩy mạnh ĐTVT kết hợp ĐTCT mạnh mẽ hơn nữa, nhằm tấn công
QĐSG góp phần làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ,
Khu uỷ - Bộ Tư lệnh Khu V mở “Chiến dịch Nguyễn Văn Trỗi” trên chiến
trường toàn Khu, trong đó Quảng Nam là trọng điểm.
Chương 4
TÍNH CHẤT, ĐẶC ĐIỂM VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ
4.1. Tính chất
4.1.1. Tính chất dân tộc
Trong ĐTCT ở QN - ĐN giai đoạn 1954-1965, dân tộc là tính
chất nổi bật, điều này bắt nguồn từ tinh thần yêu nước của quần
chúng và tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến do nhân dân ta tiến
hành dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
19
Tính chất dân tộc thể hiện ở việc xác định mục tiêu, đối tượng
đấu tranh và sự tham gia đông đảo của quần chúng.
4.1.2. Tính chất dân chủ, dân sinh
Ở QN - ĐN trong cuộc kháng chiến chống Mỹ từ năm 1954 đến
năm 1965 nhiều cuộc đấu tranh vì dân chủ, nhất là dân chủ trong lĩnh
vực tôn giáo, chính trị có những thời điểm trở thành phong trào hết sức
rộng lớn. Tiêu biểu là phong trào đấu tranh của các tổ chức quần chúng
như Liên Hiệp nghiệp đoàn Lao công khuôn vác Đà Nẵng, Liên hiệp
Nghiệp đoàn Lao công Đà Nẵng, Liên đoàn Học sinh Đà Nẵng,…
Trong khi đó, đấu tranh vì mục tiêu dân sinh như đòi tăng lương,
đòi nhà ở, đòi tự do làm ăn, buôn bán, đi làm rẫy, đánh bắt cá,... đạt
được kết quả rất cụ thể.
4.2. Đặc điểm
4.2.1. ĐTCT ở QN – ĐN có sự đoàn kết và hỗ trợ lẫn nhau giữa các giai
tầng trong xã hội; hình thức, biện pháp đấu tranh phong phú, sáng tạo
ĐTCT ở QN - ĐN giai đoạn 1954-1965 có tính quần chúng rộng
rãi, quy tụ hầu hết các giai tầng xã hội. Điều đáng nói hơn, các giai
tầng trong xã hội không đấu tranh riêng lẽ mà luôn có sự đoàn kết và
hỗ trợ lẫn nhau, tạo nên sức mạnh tổng hợp để chống lại các âm mưu,
thủ đoạn của Mỹ và CQSG.
ĐTCT của nhân dân ở QN – ĐN từ năm 1954 đến năm 1965 có
hình thức phong phú, đa dạng như rải truyền đơn, treo khẩu hiệu, mít
tinh, biểu tình, tuần hành, đưa kiến nghị, phát hành báo chí, đốt xe Mỹ,
chiếm trụ sở, tuyệt thực,... Trong mỗi hình thức đấu tranh lại có những
sáng tạo riêng, tạo nên sức mạnh cho đấu tranh chính trị ở địa phương.
4.2.2. Đấu tranh chính trị ở Quảng Nam - Đà Nẵng từ năm 1954
đến năm 1965 diễn ra hết sức quyết liệt
ĐTCT ở QN - ĐN từ năm 1954 đến năm 1965 gần như thực hiện
tất cả các hình thức mang tính quyết liệt nhất như ở Huế và Sài Gòn dù
số lượng, quy mô không bằng. Trong khi đó, nếu so với các tỉnh khác
như Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận và khu vực Tây Nguyên thì
ĐTCT ở Quảng Nam và Đà Nẵng vượt trội về tính quyết liệt.
20
4.2.3. QN – ĐN tích cực hưởng ứng và phối hợp với các địa phương
khác đấu tranh
Trong giai đoạn 1954-1965, nhân dân QN - ĐN hưởng ứng hầu
hết các phong trào ĐTCT lớn ở những đô thị khác của miền Nam.
Ngoài ra, QN – ĐN còn chủ động liên hệ, phối hợp với các địa
phương khác. Đổi lại, cuộc tranh đấu của nhân dân QN – ĐN cũng
nhận được sự ủng hộ từ các địa phương khác.
4.3. Ý nghĩa của phong trào
4.3.1. Phong trào chứng minh tinh thần bất khuất của nhân dân
Quảng Nam - Đà Nẵng
ĐTCT ở QN - ĐN từ năm 1954 đến năm 1965 là những minh chứng
sống động thể hiện sự kiên cường, bất khuất; là kết tinh cao độ của truyền
thống yêu nước của nhân dân QN - ĐN trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
4.3.2. Khẳng định vai trò, vị trí quan trọng của đấu tranh chính trị
trong “ba mũi giáp công” trên địa bàn Quảng Nam - Đà Nẵng
Đánh địch bằng “ba mũi giáp công”: Chính trị, quân sự, binh
vận là sáng tạo độc đáo của chiến tranh nhân dân Việt Nam trong
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975). Vai trò của ĐTCT
trong “ba mũi giáp công” trên địa bàn QN - ĐN được thể hiện ở 2
khía cạnh sau: ĐTCT vừa là mũi tấn công sắc bén, vừa hỗ trợ đắc lực
cho ĐTVT; góp phần tăng cường đoàn kết gắn bó các dân tộc miền
núi, tạo sức mạnh, tạo thế và lực cho cách mạng.
4.3.3. Đấu tranh chính trị ở Quảng Nam - Đà Nẵng từ năm 1954
đến năm 1965 đóng góp vào sự phát triển của cách mạng Quảng
Nam - Đà Nẵng nói riêng và miền Nam nói chung
Trong cái nhìn đối sánh, nếu như ĐTCT ở Tây Nguyên, Quảng
Trị, Khánh Hòa chủ yếu tác động trực tiếp đến chính quyền VNCH ở
địa phương, làm rối loạn hậu phương CQSG, góp phần làm phá sản
nỗ lực chiến tranh của Mỹ và CQSG tại địa bàn, thì ĐTCT ở QN -
ĐN cùng với Sài Gòn – Gia Định, Huế - là nơi tập trung cơ quan đầu
não, sào huyệt của đế quốc Mỹ và CQSG nên ĐTCT đã có tác động
mạnh hơn đến tâm lý và ý chí của kẻ thù. ĐTCT ở các đô thị lớn này
thường có tiếng vang lớn, có tác động dây chuyền, lan tỏa, lôi kéo
phong trào ĐTCT ở các đô thị khác trên toàn miền Nam.
21
4.3.4. Góp phần làm phong phú thêm những bài học kinh nghiệm
đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc
4.3.4.1. Kết hợp chặt chẽ “ba mũi giáp công” tạo nên sức mạnh tổng
hợp để giành thắng lợi
Đây là một bài học mang tính phổ biến của cách mạng miền Nam
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), song mỗi địa
phương lại có những sắc thái riêng. Thực tiễn phong trào cách mạng QN -
ĐN cho thấy, lúc nào và ở đâu có sự kết hợp đúng đắn giữa “ba mũi giáp
công” thì lúc đó và ở đó phong trào đạt được hiệu quả cao.
4.3.4.2. Về phát huy vai trò của các tổ chức cơ sở Đảng ở địa phương
Những thành công cũng như hạn chế của công tác xây dựng cơ
sở cách mạng từ năm 1954 đến năm 1965 là kinh nghiệm tham khảo
hữu ích đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân QN - ĐN trong
quá trình thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng đất nước và
bảo vệ Tổ quốc trên địa bàn tỉnh hiện nay.
4.3.4.3. Luôn luôn quán triệt tư tưởng nhân dân là nguồn gốc sức
mạnh của cách mạng
Lực lượng quần chúng luôn luôn giữ vai trò quan trọng trong
các cuộc đấu tranh. Tuy nhiên, muốn hoàn thành sự nghiệp cách
mạng, quần chúng phải được giáo dục, giác ngộ và tổ chức. ĐTCT ở
QN - ĐN trong kháng chiến chống Mỹ từ năm 1954 đến năm 1965 đã
chứng minh sự thành bại của cách mạng phụ thuộc rất lớn vào việc
thực hiện bài học “nhân dân là nguồn gốc sức mạnh của cách mạng”
cả trong nhận thức lẫn thực tiễn. Bài học này được Tỉnh ủy QN - ĐN
khẳng định có giá trị chỉ đạo to lớn không chỉ trong giai đoạn hiện tại
mà mãi mãi về sau.
KẾT LUẬN
1. Với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi, QN - ĐN trở
thành địa bàn chiến lược của cách mạng cũng như của CQSG. Cùng
với điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội QN - ĐN cũng có
những nét đặc trưng. Thêm vào đó, trải qua tiến trình lịch sử, các thế
hệ người dân QN - ĐN đã hun đúc nên truyền thống yêu nước và
cách mạng quý báu, trở thành một động lực tinh thần mạnh mẽ luôn
22
đồng hành với nhân dân trong suốt quá trình tồn tại và phát triển. Đây
được coi là những nhân tố có ảnh hưởng đến ĐTCT ở QN - ĐN trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1954 đến năm 1965.
Để từng bước xây dựng QN - ĐN thành hậu cứ vững chắc hỗ trợ
đắc lực cho quá trình thực hiện chủ nghĩa thực dân mới ở địa phương
nói riêng, miền Nam nói chung, từ năm 1954 đến năm 1965, Mỹ và
CQSG đã thực hiện các chính sách về quân sự - chính trị, kinh tế - xã
hội, văn hóa – giáo dục. Những chính sách đó của Mỹ và CQSG qua
các giai đoạn một mặt đã gây cho lực lượng cách mạng nhiều khó khăn
trong việc chỉ đạo và tổ chức ĐTCT, mặt khác đây lại là nguyên nhân
chủ yếu bùng phát các cuộc ĐTCT ở QN - ĐN thời kỳ 1954-1965.
Thực hiện chỉ đạo của Trung ương Đảng và Liên Khu ủy V, trong
từng giai đoạn của cuộc kháng chiến trên cơ sở thực tiễn địa phương,
Tỉnh ủy QN - ĐN đã chủ động đề ra chủ trương, phát động quần chúng
tham gia ĐTCT. Nhìn một cách tổng thể, chủ trương chỉ đạo ĐTCT giai
đoạn 1954-1965 của Tỉnh ủy QN - ĐN bám sát âm mưu, hành động của
Mỹ và CQSG; linh hoạt trong việc xác định mục tiêu, biện pháp, hình
thức đấu tranh đáp ứng yêu cầu của cách mạng. Tuy nhiên, cũng có thời
điểm chưa thật sự hợp lý dẫn đến tổn thất đối với phong trào cách mạng.
Với thái độ trung thực và thẳng thắn, Tỉnh ủy QN - ĐN đã nghiêm túc
rút kinh nghiệm, sửa chữa khuyết điểm để lãnh đạo nhân dân từng bước
đi đến thắng lợi. Cần lưu ý rằng, không phải tất cả các cuộc đấu tranh,
phong trào quần chúng ở QN - ĐN giai đoạn 1954-1965 đều do Đảng
trực tiếp lãnh đạo, mà có những lúc là phản ứng tự phát của nhân dân
hoặc do đoàn thể quần chúng yêu nước phát động và tổ chức, mặc dù tất
cả đều có chung mục tiêu là chống đế quốc Mỹ và CQSG.
2. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1954
đến năm 1965, xét về thời gian và phong trào đấu tranh, nhân dân QN -
ĐN tham gia hầu hết các phong trào ĐTCT tiêu biểu ở miền Nam bùng
phát ngay sau ngày 21-7-1954 như phong trào đòi thi hành HĐ Genève
(1954-1956), đòi hiệp thương tổng tuyển cử, đấu tranh chống Mỹ và
chính quyền Ngô Đình Diệm tổ chức “trưng cầu dân ý” (23-10-1955)
và bầu cử Quốc hội (4-3-1956), đến đấu tranh chống “tố Cộng” (1955-
1958), đấu tranh đòi dân chủ, dân sinh, ĐTCT kết hợp với ĐTVT ở
23
miền núi, phong trào chống phá ACL (1961-1963), phong trào đòi tự
do tín ngưỡng bình đẳng tôn giáo (1963), phong trào đồng khởi giải
phóng nông thôn đồng bằng cuối năm 1964, đầu năm 1965…
Xét về không gian, ĐTCT ở QN - ĐN từ năm 1954 đến năm 1965
diễn ra trên cả ba vùng chiến lược. Ở vùng miền núi huyện Giằng, Hiên,
Phước Sơn, Trà My, dưới sự lãnh đạo của Đoàn cán bộ miền Tây, các
Huyện ủy, đồng bào các dân tộc thiểu số đã sử dụng các hình thức đấu tranh
linh hoạt làm thất bại âm mưu của CQSG đối với miền núi. Ở nông thôn
đồng bằng Duy Xuyên, Tiên Phước, Tam Kỳ, Đại Lộc, Điện Bàn, dù không
thật sự mạnh mẽ nhưng ĐTCT diễn ra khá liên tục, trong đó có những thời
điểm phối hợp hiệu quả với ĐTQS như những năm 1961-1963 trong phong
trào chống phá ACL, từ cuối năm 1964 đến đầu năm 1965 trong phong trào
giải phóng nông thôn đồng bằng. Trong khi đó, ở vùng đô thị nhất là Đà
Nẵng, Hội An, Tam Kỳ, ĐTCT diễn ra sôi nổi quyết liệt trong giai đoạn
1963-1965. Tiêu biểu là phong trào Phật giáo năm 1963 và phong trào đấu
tranh chống dư đảng Cần Lao, chống các chính quyền độc tài sau cuộc đảo
chính (1-11-1963). Như vậy, có thể nói, ĐTCT ở QN - ĐN trong kháng
chiến chống Mỹ từ năm 1954 đến năm 1965 được tiến hành liên tục và diễn
ra trên ba vùng chiến lược, mặc dù quy mô, mức độ không đồng đều giữa
các vùng, tăng dần từ miền núi đến nông thôn rồi đến đô thị. Điều này hoàn
toàn phù hợp với chủ trương chỉ đạo ĐTCT của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Xét về quy mô, trong kháng chiến chống Mỹ (1954-1975), so
với các địa phương như Quảng Trị, Phú Yên, Khánh Hòa, cực Nam
Trung Bộ hay khu vực Tây Nguyên, ĐTCT ở QN - ĐN có phần nổi
trội hơn. Đặc biệt, có những phong trào QN - ĐN chỉ sau một số ít
trung tâm ĐTCT ở miền Nam như phong trào đòi tự do tín ngưỡng,
bình đẳng tôn giáo năm 1963 chỉ sau Huế và Sài Gòn.
3. Từ năm 1954 đến năm 1965, những chính sách thực dân mới của
Mỹ và CQSG áp dụng ở miền Nam đều được triển khai tại địa bàn QN -
ĐN. Điều đó có nghĩa là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ĐTCT ở miền
Nam cũng chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ĐTCT ở QN - ĐN và
ĐTCT ở QN - ĐN là một bộ phận không thể tách rời với ĐTCT ở miền
Nam. Đây là yếu tố quan trọng dẫn đến ĐTCT ở QN - ĐN và ĐTCT ở
miền Nam có tính chất, đặc điểm khá tương đồng. Nói cách khác, tính
24
chất, đặc điểm của ĐTCT ở QN - ĐN và tính chất đặc điểm ĐTCT ở miền
Nam là vấn đề khó rạch ròi. Tuy nhiên, điều quan trọng là ĐTCT ở QN -
ĐN từ năm 1954 đến năm 1965 đã minh chứng, bổ sung vào tính chất, đặc
điểm của ĐTCT ở miền Nam bằng chất liệu lịch sử riêng của địa phương.
Đó là tính chất: Dân tộc, dân sinh, dân chủ và các đặc điểm: ĐTCT ở QN
– ĐN có sự đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau của các giai tầng trong xã hội, hình
thức và biện pháp phong phú, sáng tạo; diễn ra hết sức quyết liệt; QN –
ĐN tích cực hưởng ứng và phối hợp với các địa phương khác đấu tranh.
Tiếp nối truyền thống yêu nước và cách mạng, từ năm 1954 đến
năm 1965, nhân dân QN - ĐN đã tích cực tham gia ĐTCT và đạt được
những kết quả to lớn xét riêng trên địa bàn từng tỉnh, góp phần chứng
minh tinh thần bất khuất của nhân dân QN - ĐN; khẳng định vai trò, vị
trí quan trọng của ĐTCT trong “ba mũi giáp công” trên địa bàn QN -
ĐN; phong trào đã có những đóng góp vào sự phát triển của cách mạng
QN - ĐN nói riêng và miền Nam nói chung; làm phong phú thêm những
bài học kinh nghiệm đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc. Nhìn trong
bối cảnh QN - ĐN là địa bàn có vị trí chiến lược với nhiều đơn vị quân
đội Mỹ, Đồng minh của Mỹ đồn trú, nhiều căn cứ, cơ quan quân sự
đứng chân, bộ máy kìm kẹp và công tác an ninh luôn hoạt động ở mức
cao nhất, thì những ý nghĩa nêu trên càng đáng được lịch sử ghi nhận.
4. Nghiên cứu về ĐTCT ở QN - ĐN giai đoạn 1954-1965 mang đến
cho chúng ta nhiều điều bổ ích, giúp nhận thức toàn diện, sâu sắc hơn về
cuộc đấu tranh trực diện, lâu dài và liên tục của nhân dân QN - ĐN với
CQSG được Mỹ hậu thuẫn ngay trên sào huyệt của đối phương. Đó là cuộc
đấu tranh của những con người xung trận không mang theo một tấc sắt
trong tay nhưng có đầy đủ sức mạnh của chính nghĩa và lòng yêu nước.
Mặc dù không sinh ra và lớn lên trên mảnh đất QN - ĐN nhưng
bằng tấm lòng thành kính và biết ơn với những người con xứ Quảng đi
trước, tác giả luận án dựa vào nguồn tư liệu từ nhiều phía đã tái hiện lại
ĐTCT của nhân dân QN - ĐN giai đoạn 1954-1965. Thông qua đó, tác
giả hi vọng góp một phần công sức nhỏ bé của mình trong việc làm rõ
về giai đoạn cách mạng này; đồng thời giáo dục truyền thống yêu nước
cho thế hệ trẻ QN - ĐN; rút ra những bài học kinh nghiệm phục vụ cho
công cuộc xây dựng QN - ĐN trong giai đoạn hiện tại và tương lai.
1
PREFACE
1. The reason for choosing the topic
An important factor in the victory of the resistance against the
US Army (1954-1975) is the right combination of building political
forces with military forces, between political struggles with military
struggle. In the resistance against the US Army, saving the country
(1954-1975), the Communist Party played a very important role, and
made a worthy contribution to the cause of liberation of the South and
the reunification of the country.
Political struggles in the Southern revolution from 1954 to 1975
with the participation of a large number of people such as workers,
farmers, students, students, intellectuals, followers of religion, small
businesses and bourgeois ethnicity, ... takes place in many forms such
as meetings, protests, hunger strikes, lock-ups, strikes, strikes, self-
immolation, ... with a legal, half-legal and illegal nature, against the
new colonial policies of the US and the Saigon government.
On the basis of bringing into full play the strength of the great
unity of the nation, the political struggles has formed powerful political
armies as the core force in the struggle to win people, hold land and
rebel to gain mastery; effectively support the military struggle and build
a base for the armed forces to consume and destroy the life forces. The
political struggles has caused the US imperialism and Saigon
Government to face many difficulties in the process of imposing new
colonialism and conducting war strategies in the South. Due to the
influence of natural and socio-economic conditions of each locality in
the South, the political struggles takes place richly and diverse with
many different forms and levels. Tele-communication in Quang Nam -
Da Nang is also one such case.
Da Nang is the second largest city in the South, a strategic
political and military center of Region 1 including the provinces of
Quang Tri, Thua Thien, Quang Nam and Quang Ngai. The US and
Saigon Government attempted to build QN - DN into a marine,
continental, air force complex, with the ambition of a strong military
force both on land, on the sea and in the air. The United States and
2
Saigon Government will be able to prevent the important defensive line
revolutionary forces on the southern battlefield, gaining an important
area for long-term separation of the North and the South.
As in the whole of the South, at the battlefield of QN - DN, the
main guideline is to combine the political struggles with armed struggle,
advancing the enemy in all 3 strategic areas with 3 attack armor. With
the policy of "Industry - Agriculture - Army - Position" union, political
struggles in QN - DN has taken place quite enthusiastically and has
contributed significantly to the victory of the Southern revolution in
general and QN - DN in particular.
However, the political struggles in QN - DN in the period of the
American resistance war, saving the country has not been studied in a
systematic and complete way, the published research works are not much.
Therefore, the study of the political struggles movement in QN - DN in
the resistance against the US Army, saving the country in general, from
1954 to 1965 in particular is a profound scientific and practical work.
In terms of scientific significance, research of the local economy in
QN - DN from 1954 to 1965 helps us understand the policies of the US and
Saigon Government in QN - DN, more broadly for the entire South from
which to draw the original personnel of the political struggles movement in
QN - DN; understand the movement, nature, characteristics and meaning of
the movement; and more fully understand a historical period of the anti-
American resistance war, saving the country of the people of QN - DN.
Researching the Communist Party in QN - DN from 1954 to 1965 helps us
clearly see the Party's proper leadership as well as the creation of the QN-
DN people in the war against the US, saving the country. In addition,
studying the movement also helps us to realize the importance of the
Southern political struggle in general, political struggle in QN - DN in
particular.
In terms of practical significance, research on telecoms in QN -
DN from 1954 to 1965 contributed to enriching and perfecting the
history of QN - DN in the war against the US and the country (1954-
1975). The thesis provides materials to help teachers apply in the local
history lectures in QN - DN to educate patriotism, revolutionary
traditions, national pride and homeland for generations. children of QN
3
- DN, thereby drawing some historical experiences in promoting human
factors, building political forces to serve the process of promoting
industrialization and modernization of the country in the new era.
With the above-mentioned meanings, we choose the topic
"Political struggle in Quang Nam - Da Nang in the resistance against
the US from 1954 to 1965" as the thesis of the doctoral thesis in
Vietnamese History.
2. Subjects and scope of research
* Research subjects
The dissertation studied about the political struggles in QN -
DN in the war against the US from 1954 to 1965, which included the
movement of workers, farmers, students, students, followers of
religions, ethnic groups, ... including a division of officers, officers and
soldiers in the army of the Military Headquarters ...
* Research scope
+ About space: The dissertation studies on the socialist in QN -
DN in all 3 regions: mountainous, rural and delta areas.
The administrative boundaries of Quang Nam and Da Nang have
changed many times: from 1952 to 1962, Quang Nam and Da Nang
were an administrative unit of Quang Nam - Da Nang, from the end of
1962, according to The revolutionary government of Quang Nam - Da
Nang split into two provinces of Quang Nam (the enemy called Quang
Tin) and Quang Da (the enemy was called Quang Nam). Therefore, in
the dissertation, we consistently use the credit institution in QN - DN.
+ About time: The limit of the thesis from 1954 to 1965,
particularly from the signing of the Geneva Agreement (July 21, 1954)
came before March 8, 1965 when the US began to proceed. "Local
War" strategy. However, in the process of carrying out the thesis, to
clarify the content, we can mention, extend the time forward or after the
delimitation mark above.
3. Research objectives and tasks
* Research purposes
On the basis of inheriting the previous works, the thesis collects
and synthesizes from the existing sources to recreate the political struggle
in QN - DN from 1954 to 1965, thereby supplementing the results save the
4
history of the resistance against the US, save the country in the area; at the
same time, providing scientific arguments, contributing to improving the
quality of politics, ideology and mass mobilization, promoting the strength
of the people, building a great unity of the people, especially Traditional
education in the current period.
* Research mission
In order to achieve the above research purpose, the author focuses on
solving the following basic tasks:
- Analyzing the strategic position, generalizing the population and
socio-economic conditions, the patriotic and revolutionary traditions of
the people of QN - DN - factors affecting political struggle.
- Clarify the leadership and direction of the Party for political struggle
in QN - DN from 1954 to 1965.
- Objectively and honestly reproduce the political struggle in QN - DN
from 1954 to 1965.
- Analyzing and interpreting the characteristics and role of political
struggle in QN - DN in the war against the US; draw lessons from
experience of struggle to be able to inherit and apply in building
security and defense posture in this area.
4. Data sources and research methods
* Resources
Published sources: Including documents of the Party, State,
works of President Ho Chi Minh, of the leaders of the Party and State of
Vietnam; domestic and foreign research works published and articles
published in newspapers, magazines, ... related to the Vietnam War in
general, about the resistance against the US Army, saving the country of
the people of QN - SE in particular. This source of documents is very
rich and diverse, providing materials on many different aspects of
political struggle such as the Party's policy, political struggle activities
of the Southern people including QN people. - SE.
Central and local archives
In QN - DN, there are reports, summaries, resolutions,
dispatches, directives, ... of Party committees, authorities, revolutionary
organizations in the Provincial Archive Center, Provincial Party
Committee for Propaganda and Education, Military command. In
5
addition, the thesis also explores documents at the Center of Military
Region V Archive, the Information and Documentation Department of
the Vietnam Military History Institute and the Office of the Central
Party Office Archive. In particular, the National Archives Center II in
Ho Chi Minh City and the National Archives Center IV include Nguyet
reports, reports, public documents, official documents, .... Documents
Storage is an important source of basic materials for the author to
deploy and implement the thesis.
* Research Methods
In the course of the study, we use the method of history and
logic method mainly. In addition, we also use a number of methods
such as methods of analysis, synthesis, comparison and interdisciplinary
methods (fieldwork, statistics, observation, interviews) to solve specific
problems of thesis.
5. Contributions of the thesis
The thesis has the following contributions:
Firstly, the dissertation analyzes and clarifies the dominant
policy and tricks of the US and the Saigon government in QN - DN,
thereby clarifying the causes of the political struggle movement of the
people of QN - DN .
Second, recreate the overall picture of political struggle in QN -
DN from 1954 to 1965.
Thirdly, contributing to confirming the great role of political
struggle as one of the two basic forms of struggle of the Vietnamese
revolution.
Draw some experiences on building political bases and mass
mobilization, serving as a basis for reference and application in the
process of planning and implementing the Party's and State's
undertakings and policies towards Location QN - DN current.
Fourthly, contributing to providing more materials and some
clarification points of history QN - ĐN in the resistance against the US;
clarify some lessons to apply to the cause of national renewal; educating
local history, providing materials for teachers at all levels of use;
educating patriotism and pride of local people so that they can
participate in building the country today.
6
6. Dissertation layout
In addition to the introduction (5 pages), conclusions (4 pages),
references (20 pages) and appendices (42 pages), the thesis content (150
pages) is composed of 4 chapters:
Chapter 1. Research overview (19 pages)
Chapter 2. Political struggle in Quang Nam - Da Nang during
the war against the US from 1954 to 1960 (555 pages)
Chapter 3. Political struggle in Quang Nam - Da Nang during
the war against the US from 1961 to 1965 (44 pages)
Chapter 4. Characteristics, characteristics and historical
significance (33 pages)
Chapter 1
STUDY OVERVIEW
1.1. Research situation related to the thesis
1.1.1. Group of research projects on political struggle in the South
during the war against the US and the country (1954-1975)
Research on the Communist Party in the South in the resistance
against the US Army (1954-1975) has typical projects such as Ho Chi
Minh National Political Academy, Party History Department (1993),
History of the Communist Party of Vietnam (2 episodes), Publisher
(National Political Publishing House), Hanoi; Steering Committee to
review the war under the Politburo (1995), Summarizing the resistance
against the US - Victory and lessons, National Political Publishing
House, Hanoi; Steering Committee summarizes the war under the
Politburo (2000), Vietnam Revolutionary War (1945-1975) - Victory
and lessons, National Political Publishing House, Hanoi; Editorial
Council of Nam Trung Bo history of resistance (1995), South Trung Bo
resistance, National Political Publishing House, Hanoi; Standing Party
Committee - Command of Military Region V (1999), General of
military combat troops of Military Region V during the war against the
US Army 1954-1975, People's Army Publishing House, Hanoi; Tran
Van Giau (2006), General, People's Army Publishing House, Hanoi; Le
Cung (2008), Southern Vietnam Buddhist Movement in 1963, 4th
printing, Thuan Hoa Publishing House, Hue; Chung a shadow flag
7
(2010), National Political Publishing House, Hanoi; Editorial Council
of Southern History of Resistance (2011), Major issues in the History of
the Southern Resistance (1945-1975), National Political Publishing
House - Truth, Hanoi; Ministry of Defense - Vietnam Military History
Institute (2013), History of the resistance war against the US and the
country (1954-1975) consists of 9 volumes, National Political
Publishing House, Hanoi; Le Cung (editor), (2014), Southern Vietnam
Buddhist Movement (1964-1968), Thuan Hoa Publishing House; Le
Cung (editor), (2015), About the Southern urban movement in the war
against the US (1954-1975), Ho Chi Minh City General Publishing
House; Le Duan (2015), Thu to Nam, Ho Chi Minh City General
Publishing House; Research on cell phones in the South in the war
against the US (1954-1975) is also reflected in a number of doctoral
dissertations, articles published in magazines and conference
proceedings such as Vu Thi Thuy Hien (2000), Phu Southern women
participated in the CCP against the "Special War" strategy of the
American Empire (1961-1965), Party History Journal, No. 7; Phi Van
Thuc (2006), the Party leads the Communist Party in a number of major
southern cities from 1961 to 1968, the Doctoral Dissertation, the Ho Chi
Minh National Political Academy, Hanoi; Trinh Thi Hong Hanh (2010),
"The Communist Party in the resistance against the US Army, saving
the country (1954-1975)", Journal of Party History, No. 6; Tran Thi Lan
(2014), DPT in the Central Highlands during the war against the US
from 1961 to 1968, Doctoral Dissertation, Pedagogical University, Hue
University; Nguyen Thi Thanh Huyen (2016), Worker movement in the
southern cities of Vietnam during the war against the US from 1954 to
1965, Doctoral Dissertation, Pedagogical University, Hue University.
In general, the above mentioned works, whether presented in the
form of summaries, histories, dissertations, papers or scientific papers at
different levels and aspects, have clarified many issues related to
reasoning. and the practice of political struggle in the South, especially in
urban areas during the war against the US Army (1954-1975).
In addition to the domestic projects, there were a number of
projects of Vietnamese and foreigners studying the Vietnam War or the
political memoirs of those involved in Saigon regime before the year.
8
1975. To varying degrees, these works include the content of topics
such as: Avro Manhattan (1984), "Viet Nam why did we go?", Chick
publications, CA; Gabrien Kolko (1991), Anatomy of a war, People's
Army Publishing House, Hanoi; Robert McNamara (1995), Looking
back - the tragedy and lessons about Vietnam, National Political
Publishing House, Hanoi; Neil Seehan (2003), Flashy Deception,
People's Public Security Publishing House, Hanoi. These works show
that the role of the Communist Party in the war against the US, saving
the country and the CCP is considered an important reason to explain
the defeat of the United States in South Vietnam. In addition, related to
the political struggle movement in the South during the war against the
US there were also works such as: Jerrold Schecter (1967), The New
Face of Buddha, John Weatherhill, Tokyo; Dr Robert Topmiller (2005),
Uncertain Lotus, Minh Thien Trinh Correction, published in 2005.
These works have studied the Buddhist movement in the South of
Vietnam, focusing especially on the period 1963-1966. .
Although there are differences in stance, opinion and methodology,
these works have objective views on the political struggle of the Vietnamese
people in the war against the US, saving the country (1954- 1975). So, with a
wealth of materials, along with the comments and assessments related to the
CCP, it can help the author reinforce his arguments.
1.1.2. A group of research projects on political struggle in Quang
Nam - Da Nang during the war against the US from 1954 to 1965
Research on the political struggle in QN - DN in the war against
the US from 1954 to 1965 with works such as Tue Giac (1964),
Vietnam fighting Buddhism, Hoa Nghiem Publishing House, Saigon;
Standing Provincial Party Committee and Military Command Quang
Nam - Da Nang (1988), Quang Nam - Da Nang 30 years of fighting and
victory, Episode II, People's Army Publishing House, Hanoi; Military
Region Command V (1989), "Zone 5 - 30 years of liberation war",
Episode II "Resistance war against the US, save the country (period
1954-1968)", People's Army Publishing House, Hanoi ; Executive
Committee of Quang Nam - Da Nang Women's Union (1995), History
of Quang Nam - Da Nang women's movement (1954-1975), Quang
Nam - Da Nang financial printing enterprise; Executive Committee of
9
Hoi An Town Party Committee (1996), History of Hoi An Town Party
Committee (1930-1975), Da Nang Publishing House; Labor Federation
of Quang Nam - Da Nang (1996), "History of revolutionary struggle
movement of workers and trade unions Quang Nam - Da Nang 1954-
1975", Da Nang Publishing House; Military Command of Quang Nam
Province (2001), History of Quang Nam People's Armed Forces,
Episode II, Resistance against the US Army, Rescuing 1954-1975,
People's Army Publishing House, Hanoi; Quang Nam Provincial Party
Committee - Da Nang Party Committee (2006), Quang Nam - Da Nang
Party Committee History (1930-1975), National Political Publishing
House, Hanoi; Vietnam Farmers Association of Da Nang City (2010),
History of farmers 'movement and Farmers' Association of Da Nang
City (1930-2003), Da Nang Publishing House; Quang Nam Provincial
Party Committee (2010), Quang Nam 45 years for national liberation
cause, Thong Tan Publishing House, Hanoi;
In addition to the above works, DTCT in QN - DN from 1954
to 1965 was also studied in some of the following essays, articles and
scientific proceedings: Provincial Party Committee, People's Council,
People's Committee people, Vietnam Fatherland Front Committee of
Quang Nam province (2003), "Quang Nam hero of Ho Chi Minh era",
Proceedings of Scientific Workshop; Tran Thi Hang (2009), Urban
Movement in Quang Nam - Da Nang during the war against the US in
the period of 1961-1965, the master thesis, Hue University of
Education; Proceedings of Scientific Conference "Looking back on the
patriotic struggle movement of youth, students, students, intellectuals
and artists in the cities of South Vietnam in the period 1954-1975" by
Duy University Tan held on 19 and 20-5-2012, in Danang; ...
Stemming from the objectives and scope of the research, the
above works mainly present political movements directly led by the
Party; score some outstanding political struggle events; referring to the
political struggle of individual forces or exploring only specific issues
without going into a thorough study of political struggles in QN - DN in
the resistance against the US from 1954 to 1965
Overall, the research works related to the thesis have solved the
following basic contents:
10
Firstly, clarify theoretical issues related to political struggle
such as views, organizations, forces, forms of struggle, relationships
with military struggles, ... This is the basis It is important for the author
to recognize the full and comprehensive study of political struggle in
Quang Nam and Da Nang during the resistance war against the US
Army (1954-1975).
Secondly, the above works have studied deeply developments,
properties, characteristics and lessons learned about political struggle in
big cities such as Saigon, Da Lat, Hue and some specific areas. Other
such as Quang Tri, Nha Trang, Tay Nguyen. As a result, the author of
the thesis has references and places political struggles in QN - DN in
comparison with political struggle in other areas as well as a more
comprehensive view of political struggle South.
Thirdly, presenting some issues related to natural conditions,
socio-economy, patriotic traditions and revolution, besides, generalizing
US policies and the Saigon government in QN - DN. This source of
material is the basis for the author to draw the characteristics and
meaning of political struggle in QN - ĐN during the war against the US,
to save the country.
Fourthly, a brief overview of some prominent political
struggles of the QN-DN people against the US and Saigon authorities
from 1954 to 1965 such as fighting for the implementation of the
Geneva Council in 1954-1956, and fighting demanding democracy for
the people, fighting for the liberation of the mountains (1959-1960), the
Buddhist movement in 1963, and the rural liberation of the plain in the
years 1964-1965; At the same time, there are initial assessments and
judgments about those struggles. Although the material on the US side
and the Saigon government has not been exploited much, the author
inherits it to supplement and reinforce the own judgment of the thesis.
1.2. The thesis issues continue to solve
On the basis of inheriting the results of related research projects,
to comprehensively solve the issue of political struggle in QN - DN in
the resistance against the US from 1954 to 1965, the thesis was Central
clarifies the following:
Firstly, clarify the factors affecting the political struggle in QN
11
- DN in the resistance against the US from 1954 to 1965 as natural,
economic - social conditions; the patriotic and revolutionary tradition of
the people of QN - DN before 1954; especially the new colonial nature
of policies, measures on politics - military, economic - social, cultural -
educational activities implemented by the US and the government in
QN - DN, on the basis of That clarified the main cause of the political
struggle in QN - SE from 1954 to 1965.
Secondly, clarifying the guidelines and guidelines on political
struggle of the Party Central Committee, Union Zone V, especially the
local Party Committee in the war against the US from 1954 to 1965.
The analysis and doing clearly, the Party's guidelines and policies must
closely follow the enemy's plots and actions, and at the same time
compare with the results of political struggle to see the acumen of the
Party's political struggle.
Third, reenactment of political struggle in QN - DN from 1954
to 1965. The reenactment of political struggles is based on various
sources, especially archives of revolutionary authorities. and the Saigon
government, ensuring objectivity and comprehensiveness.
Fourth, clarifying the nature, characteristics and historical
significance of the political struggle in QN - ĐN during the resistance
against the US from 1954 to 1965. The properties, characteristics and
historical significance in it including lessons learned by historical
materials from the political struggle movement of the local masses,
thereby serving as a basis for application in construction, strengthening
the security - defense posture in QN - current DN.
Chapter 2
POLITICAL PICTURE IN QUANG NAM - DA NANG
IN THE BATTLE OF RESISTANCE AGAINST AMERICA
FROM 1954
TILL 1960
2.1. Overview of the patriotic, economic and social conditions,
patriotic and revolutionary traditions of the people of Quang Nam -
Da Nang
2.1.1. Natural condition
Natural conditions of QN - DN has two-sided impact on
12
political struggle: On the one hand, the terrain of QN - DN mountain
forest accounts for 56% of the natural area, very convenient for guerrilla
warfare, building bases revolutionary place; there is Ho Chi Minh road
going through the western region of QN - DN, convenient for receiving
the human resources source of the great northern rear; densely
populated urban areas are favorable for the organization of political
struggle forces. But on the other hand, the small urban area is almost
surrounded by mountains and the sea; The rural plain is close to the
highway, and it is divided again, so the opponent is easy to control, stop
and isolate the struggles.
2.1.2. Socio-economic conditions
QN - DN has conditions about economic life, population,
religion, workers, students, ... quite specific. These conditions impact in
different directions, at different levels for political struggle in QN - DN
in the resistance against the US from 1954 to 1965.
2.1.3. The patriotic and revolutionary tradition of the people of Quang
Nam - Da Nang
During the period from the time when France opened fire to
invade our country in Da Nang (September 1, 1858) to the Geneva
Council (1954), the people of QN - DN together with the people of the
whole country held a battle to keep the country. It is the patriotic and
revolutionary tradition that has built up the spirit of resilient struggle,
helping the people of QN - DN overcome all difficulties and challenges,
to contribute to the people of the South as well as the people of the
whole country in the cause of prize solving. launched the South, unified
the country (1954-1975).
2.2. US policy and Saigon government in Quang Nam - Da Nang
from 1954 to 1960
2.2.1. Political - military
From 1954 to 1960, the political policies of the Military
Administration applied to the South were deployed in the area of QN -
DN such as undermining the Genève Council, "the Communist", the
"interesting movement". Meanwhile, in terms of military, after basically
grasping the plains and urban areas, since 1960, CQSG has stepped up
military activities aimed at revolutionary bases in mountainous areas.
13
2.2.2. Socio-economic
Economically, Ngo Dinh Diem government implemented a
number of prominent policies such as land reform, establishment of
"nutrition parks" and "secretive areas".
On society, after the Geneva Council (July 21, 1954), the US
and the CQG by various measures coerced and seduced fellow
northerners, mainly Christians who migrated to the South. QN - DN is
one of the provinces in the Central region that receives the most
migrants from the North.
2.2.3. Culture - education
Regarding culture, like many other localities in the South, in
QN - ĐN, the government of Saigon enforces a policy of religious
discrimination quite clearly. Regarding education, compared to other
provinces in the Central region, QN - DN in the years 1954-1960 was
quite developed. However, educational institutions are strictly
controlled by the government in various ways to prevent students from
participating in the struggle.
2.3. Party policy on political struggle in Quang Nam - Da Nang
from 1954 to 1960
2.3.1. The policy of the Party Central Committee
During the period 1954-1960, the Party Central Committee was
on the basis of following the policies and measures of the Saigon
government to set up a suitable policy to promptly lead the people to
fight politics. That is the policy of enforcing the Geneva Council;
against "Communists"; struggle for civil rights and democracy;
liberating the mountains; ...
2.3.2. The policy of the Inter-regional Commission V
Acquiring the policy of the Party Central Committee and Inter-
Party Committee V, step by step set out guidelines to direct grassroots
Party organizations and people to enter a new struggle period.
2.3.3. The policy of the local Party Committee
The policy of directing the implementation of the Geneva
Agreement, the fight against "communist elements", the demand for
civil rights, democracy, liberation of the mountainous areas, ... of the
Party Central Committee and the Inter-Regional Party Committee V,
14
specifically the Provincial Party Committee of QN - SE in the process
of leading local people to participate in political struggle.
2.4. The content of political struggle in Quang Nam - Da Nang from
1954 to 1960
2.4.1. Fighting for the US and Ngo Dinh Diem authorities to
implement the Geneva Agreement (July 21, 1954)
After the Genève Council (July 21, 1954), in QN - DN raised a
political struggle movement demanding CQSG to implement the
Council. The movement is expressed in many different forms, such as
meeting, breaking into the camp of struggle; protests against retaliation
against resistance officers; strikes, yards, spreads leaflets, signed
autographs for the general election to send to the International
Commission for the control of armistice, ...
2.4.2. Fighting against the US and Ngo Dinh Diem government
organized "referendum" (October 23, 1955) and the National
Assembly election (4-3-1956)
Implementing the policy of the Central Government, Party
organizations in QN - DN promptly propagated the secret among the
people about the conspiracy of Ngo Dinh Diem government, proposed
specific and appropriate forms of struggle to fight "referendum" and
anti-National Assembly elections (4-3-1956) organized by the US and
Ngo Dinh Diem. Although it did not prevent the election of the National
Assembly of Ngo Dinh Diem government, but the movement to fight
against parliamentary elections along with the movement to fight
against the "referendum" in QN - DN showed the face. The fraud,
democratic democracy of the Saigon government before public opinion,
strengthening people's confidence in the leadership of the Party.
2.4.3. Fighting against "Communists"
QN - ĐN is one of the key areas to implement the
"Communists" of Ngo Dinh Diem administration. Since the beginning
of 1955, along with the construction and consolidation of the
government apparatus at all levels, the US and Ngo Dinh Diem
authorities started the "Communist" campaigns and carried out
continuously in the following years. However, in QN - ĐN, political
struggle is still ongoing with flexible forms. Typical is the "reverse
15
element" form in Dien Ban and Dai Loc; spread single spreads, hang
banners; struggle in Hoi An prison, ...
2.4.4. Fight for civil and democratic
People of QN - SE continuously raised movements for civil
rights and democracy. This movement has attracted a lot of people from
urban to rural areas.
2.4.5. Political struggle in the mountains
In the years 1959-1960, to fight against the policy of
concentrating people, ethnic minority people in mountainous areas of
QN - DN boycotted the "swearing" ceremonies and political activities
organized by the Saigon government; organization of "seasonal enemy"
does not allow Saigon army to enter the village. Moreover, with the
support of the armed forces, the compatriots have revolted to destroy a
series of centralized areas of the Saigon government as the struggle of
fellow citizens of Paduong and Thanh My (Ben Giang). The highlight is
the revolt of Mr. Tia village, Phuoc Son district on March 13, 196
Chapter 3
POLITICAL PICTURE IN QUANG NAM - DA NANG
IN THE BATTLE OF FIGHT AGAINST AMERICA FROM 1961
TILL 1965
3.1. US policy and Saigon government in Quang Nam - Da Nang
from 1961 to 1965
3.1.1. Political - military
Supported by the United States, the CQSG aggressively
conducted pacification, piling people into ACLs, using the method of
"slapping fishing water". Together with the ACL, the 13/61 Act issued a
"state of emergency", arresting officials at all levels, along with youths
to study and understand "the duty of national officials in an emergency",
"about" duties of young people in an emergency, ... "," the status and
career of Ngo President ". Based on these laws, the Ngo Dinh Diem
government promoted "communist campaigns", conducted persecution,
purged opposing elements or against anyone who disagreed.
3.1.2. Socio-economic
From the end of 1960, the socio-economic situation in QN - ĐN,
especially in urban areas, first of all Da Nang has profound changes.
16
Socially, with the policies of repression, terrorism, grip of the United States
and CQSG that make every activity, the life of the people in strata meet
many difficulties. In addition, the Saigon government sought all means to
prevent the activities of non-Christian religions, especially Buddhism.
3.1.3. Culture - education
Culture - education, QN - DN in the years 1961-1965 had many
changes. In terms of education, the Saigon government gave
Christianity priority to private schools, and the Christian school system
in the South under Ngo Dinh Diem administration developed very fast.
Public schools do not have any significant improvement policies, local
authorities clearly see weaknesses, but do not intervene, because anyone
else does, is seen as anti-Christian.
3.2. Party policy on political struggle in Quang Nam - Da Nang
from 1961 to 1965
3.2.1. The policy of the Party Central Committee
In the period of 1961-1965, stemming from the practice of the
South, following the policies and measures of the government of Saigon,
the Party Central Committee had to set up a suitable policy to promptly
lead the people to fight for the main. treatment. That is the policy of
fighting against the "national policy" of ACL; demanding for people
and democracy; liberation of rural plain, ...
3.2.2. The policy of the Inter-regional Commission V
Following the guidelines of the Party Central Committee and
the Inter-Party Committee V, step by step set out the policy of political
struggle in the area. In particular, the Inter-Party Committee V has
drawn into 9 stages in directing the mass mobilization against ACL.
3.2.3. The policy of the local Party Committee
On the basis of the direction of the Central and Inter-Party
Committee V, the Party Committee of QN - DN gradually concretized
the guidelines and policies of the Party in the locality such as fighting
against the "national policy" of ACL, liberating the rural plain. , ....
3.3. The content of political struggle in Quang Nam - Da Nang from
1961 to 1965
3.3.1. Fight against strategic hamlets
In order to encourage the people to fight against the "national
17
policy" of ACL, propaganda was directed by the Provincial Party
Committee of QN - DN through promoting meetings and distributing
leaflets. In particular, the mass movement against ACL in QN - ĐN was
effectively deployed when there was coordination with the armed forces,
typically breaking the "model" A Dong ACL (5-1963).
3.3.2. Fight for democracy and people
Political struggle for civil and democratic rights in the years
1961-1965 in QN - DN took place under many contents, rich and
diverse forms, contributing to the general victory of the people QN -
DN, doing failed step by step to plot the tricks of the United States and
the government of Saigon.
3.3.3. Claiming freedom of belief and religious equality in 1963
This is the longest and most fierce struggle movement and
attracts the most public participation in the history of political struggle
in QN - DN in the period 1954-1965. The movement of the Buddhist
movement QN - DN surpassed the local limit, making an important
contribution to the movement of Southern Buddhism in 1963.
3.3.4. Fight against the excess of Can Lao party, fight authoritarian
governments after the coup November 1, 1963
Fighting against the Party of Can Lao basically has two forms:
First, struggling to eliminate party members of Can Lao continue to join the
Saigon government after November 1, 1963; Secondly, fighting for the
Saigon government to handle Can Lao party members has many crimes
against the people of QN - DN. From August 16, 1964, fighting against the
Can Lao party was closely linked with the struggle against dictatorship and
military Nguyen Khanh when he launched "Vung Tau Charter.
Immediately to protest the "Vung Tau Charter" (August 16, 1964), on
August 22, 1964, "Da Nang student struggle force" was established.
3.3.5. Political struggle in rural lowland communities late in 1964,
early 1965
Winning the Autumn-Winter campaign of 1964, on the battlefield
of Quang Nam, Quang Da, the vast rural area of the coastal plain of Quang
Nam, Quang Da was liberated, the mountains and a part of the Western
revolutionary forces took control, The armed forces and revolutionary
masses are growing. In order to continue to promote armed struggle in
18
combination with stronger political struggle, to attack the Saigon army to
contribute to the bankruptcy of the "Special War" strategy of the US, Zone
Commissar - Zone Command V opened "Nguyen Van Troi campaign" on
the whole battlefield, in which Quang Nam was the key.
Chapter 4
PROPERTIES, CHARACTERISTICS AND MEANING
HISTORY
4.1. Nature
4.1.1. Ethnicity
In the political struggle in QN - ĐN in the period 1954-1965,
the nation was a prominent feature, which stemmed from the patriotic
spirit of the masses and the legitimacy of the resistance conducted by
our people under the leadership of the Communist Party of Vietnam.
Ethnicity manifests itself in determining the goals, objects of
struggle and the mass participation of the masses.
4.1.2. Democracy and people's life
In QN - ĐN during the resistance against the US from 1954 to
1965, many struggles for democracy, especially democracy in the field
of religion and politics had times become very wide movements.
Typical is the movement of mass organizations such as Union of Labor
Union of Da Nang and Da Nang Union of Labor Union, Da Nang
Federation of Students, ...
Meanwhile, fighting for people's goals such as asking for a raise,
demanding housing, demanding freedom of business, trading, farming,
fishing, ... achieved very specific results.
4.2. Characteristics
4.2.1. Political struggle in QN - DN has solidarity and mutual support
among social strata; rich and creative forms and measures
Political struggle in QN - ĐN period 1954-1965 was widely
popular, bringing together most social strata. More remarkably, the
social strata do not fight separately but always have solidarity and
mutual support, creating a synergy to counter the plots and tricks of the
US and the Saigon government .
Political struggle of people in QN - DN from 1954 to 1965 has
a rich and diverse form such as spreading leaflets, hanging slogans,
19
meetings, demonstrations, marches, making petitions, issuing
newspapers lice, burning American cars, occupying headquarters,
hunger strikes, ... In each form of struggle, there are their own creations,
creating the strength for local political struggle.
4.2.2. Political struggle in Quang Nam - Da Nang from 1954 to 1965
took place very drastically
Political struggles in QN - DN from 1954 to 1965 almost
carried out all the most drastic forms such as in Hue and Saigon,
although the number and scale were not equal. Meanwhile, if compared
to other provinces such as Phu Yen, Ninh Thuan, Binh Thuan and the
Central Highlands, the political struggle in Quang Nam and Da Nang is
superior to the drastic.
4.2.3. QN - DN actively responded and coordinated with other
localities to fight
During the period 1954-1965, the people of QN - DN
responded to most major political movements in other cities of the
South. In addition, QN - DN also actively contacted and coordinated
with other localities. In return, the struggle of the people of QN - ĐN
also received support from other localities.
4.3. The meaning of the movement
4.3.1. The movement proves the indomitable spirit of the people of
Quang Nam - Da Nang
fighting in QN - ĐN from 1954 to 1965 are vivid
demonstrations showing resilience and indomitableness; is the
culmination of the patriotic tradition of the QN people - DN in the
resistance against the US.
4.3.2. Affirming the role and important position of political struggle in
"three shots of public armor" in Quang Nam - Da Nang area
Fighting against the enemy with "three shots of armor": Politics,
military and military forces are the unique creation of the Vietnam
people's war in the war against the US and the country (1954-1975).
The role of political struggle in "three shots of public armor" in the area
of QN - DN is expressed in the following two aspects: political struggle
is both a sharp attack and a powerful support for the struggle of arms.
Page; contribute to strengthening solidarity and attachment to
Đấu tranh ở Quảng Nam - Đà Nẵng trong kháng chiến chống Mỹ
Đấu tranh ở Quảng Nam - Đà Nẵng trong kháng chiến chống Mỹ
Đấu tranh ở Quảng Nam - Đà Nẵng trong kháng chiến chống Mỹ
Đấu tranh ở Quảng Nam - Đà Nẵng trong kháng chiến chống Mỹ
Đấu tranh ở Quảng Nam - Đà Nẵng trong kháng chiến chống Mỹ

More Related Content

What's hot

so sánh cương lĩnh tháng 2 và cương lĩnh tháng 10
so sánh cương lĩnh tháng 2 và cương lĩnh tháng 10so sánh cương lĩnh tháng 2 và cương lĩnh tháng 10
so sánh cương lĩnh tháng 2 và cương lĩnh tháng 10nuna_l0v3_rain
 
LUẬN ÁN TÔN GIÁO HỌC TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở HÀ NỘI HIỆN NAY_10242212...
LUẬN ÁN TÔN GIÁO HỌC TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở HÀ NỘI HIỆN NAY_10242212...LUẬN ÁN TÔN GIÁO HỌC TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở HÀ NỘI HIỆN NAY_10242212...
LUẬN ÁN TÔN GIÁO HỌC TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở HÀ NỘI HIỆN NAY_10242212...
PinkHandmade
 
Bài giảng chính trị - hệ trung cấp
Bài giảng chính trị - hệ trung cấpBài giảng chính trị - hệ trung cấp
Bài giảng chính trị - hệ trung cấp
tiểu minh
 
Đề cương Lịch sử Đảng
Đề cương Lịch sử ĐảngĐề cương Lịch sử Đảng
Đề cương Lịch sử Đảng
Bui Loi
 
Duong loi khang chien chong thuc dan Phap xam luoc (1946 - 1954)
Duong loi khang chien chong thuc dan Phap xam luoc (1946 - 1954)Duong loi khang chien chong thuc dan Phap xam luoc (1946 - 1954)
Duong loi khang chien chong thuc dan Phap xam luoc (1946 - 1954)
jangvi
 
TIỂU LUẬN ĐƯỜNG LỐI Đề tài: ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP CỦA ĐẢN...
TIỂU LUẬN ĐƯỜNG LỐI Đề tài: ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP CỦA ĐẢN...TIỂU LUẬN ĐƯỜNG LỐI Đề tài: ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP CỦA ĐẢN...
TIỂU LUẬN ĐƯỜNG LỐI Đề tài: ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP CỦA ĐẢN...
nataliej4
 
Bài 2 - Marketing mix và e-marketing mix
Bài 2 - Marketing mix và e-marketing mixBài 2 - Marketing mix và e-marketing mix
Bài 2 - Marketing mix và e-marketing mix
minhdoan102
 
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.pptlịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
LinhPham480
 
Giới và Phát triển
Giới và Phát triểnGiới và Phát triển
Giới và Phát triển
Mặc Vũ
 
Luận văn: Quá trình leo thang chiến tranh của Mĩ tại Việt Nam - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Quá trình leo thang chiến tranh của Mĩ tại Việt Nam - Gửi miễn phí ...Luận văn: Quá trình leo thang chiến tranh của Mĩ tại Việt Nam - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Quá trình leo thang chiến tranh của Mĩ tại Việt Nam - Gửi miễn phí ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới Võ Thùy Linh
 
Luận án: Chính sách phát triển kinh tế biển và hải đảo, HAY, 9đ
Luận án: Chính sách phát triển kinh tế biển và hải đảo, HAY, 9đLuận án: Chính sách phát triển kinh tế biển và hải đảo, HAY, 9đ
Luận án: Chính sách phát triển kinh tế biển và hải đảo, HAY, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Bài thảo luận nhóm chương 4.5.6.7 Môn tư tưởng Hồ Chí Minh
Bài thảo luận nhóm chương 4.5.6.7 Môn tư tưởng Hồ Chí MinhBài thảo luận nhóm chương 4.5.6.7 Môn tư tưởng Hồ Chí Minh
Bài thảo luận nhóm chương 4.5.6.7 Môn tư tưởng Hồ Chí Minhsjuxinh
 
Luận án: Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Bắc Trung Bộ, HAY
Luận án: Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Bắc Trung Bộ, HAYLuận án: Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Bắc Trung Bộ, HAY
Luận án: Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Bắc Trung Bộ, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Tiểu luận Chủ trương “kháng chiến – kiến quốc” của trung ương đảng ngày 25111...
Tiểu luận Chủ trương “kháng chiến – kiến quốc” của trung ương đảng ngày 25111...Tiểu luận Chủ trương “kháng chiến – kiến quốc” của trung ương đảng ngày 25111...
Tiểu luận Chủ trương “kháng chiến – kiến quốc” của trung ương đảng ngày 25111...
nataliej4
 
Luận cương chính trị 10/1930 - Giải quyết hạn chế & Phát triển
Luận cương chính trị 10/1930 - Giải quyết hạn chế & Phát triểnLuận cương chính trị 10/1930 - Giải quyết hạn chế & Phát triển
Luận cương chính trị 10/1930 - Giải quyết hạn chế & Phát triển
Ho Quang Thanh
 
Bài tập truyền thông
Bài tập truyền thôngBài tập truyền thông
Bài tập truyền thông
GiNguyn3
 
Bai thuyet trinh tư tưởng
Bai thuyet trinh tư tưởngBai thuyet trinh tư tưởng
Bai thuyet trinh tư tưởngHuỳnh Nhã
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ CHIẾN LƯỢC MARKETING
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ CHIẾN LƯỢC MARKETINGXÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ CHIẾN LƯỢC MARKETING
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ CHIẾN LƯỢC MARKETING
Hưng Đỗ
 

What's hot (20)

so sánh cương lĩnh tháng 2 và cương lĩnh tháng 10
so sánh cương lĩnh tháng 2 và cương lĩnh tháng 10so sánh cương lĩnh tháng 2 và cương lĩnh tháng 10
so sánh cương lĩnh tháng 2 và cương lĩnh tháng 10
 
Kich ban phong su
Kich ban phong suKich ban phong su
Kich ban phong su
 
LUẬN ÁN TÔN GIÁO HỌC TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở HÀ NỘI HIỆN NAY_10242212...
LUẬN ÁN TÔN GIÁO HỌC TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở HÀ NỘI HIỆN NAY_10242212...LUẬN ÁN TÔN GIÁO HỌC TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở HÀ NỘI HIỆN NAY_10242212...
LUẬN ÁN TÔN GIÁO HỌC TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở HÀ NỘI HIỆN NAY_10242212...
 
Bài giảng chính trị - hệ trung cấp
Bài giảng chính trị - hệ trung cấpBài giảng chính trị - hệ trung cấp
Bài giảng chính trị - hệ trung cấp
 
Đề cương Lịch sử Đảng
Đề cương Lịch sử ĐảngĐề cương Lịch sử Đảng
Đề cương Lịch sử Đảng
 
Duong loi khang chien chong thuc dan Phap xam luoc (1946 - 1954)
Duong loi khang chien chong thuc dan Phap xam luoc (1946 - 1954)Duong loi khang chien chong thuc dan Phap xam luoc (1946 - 1954)
Duong loi khang chien chong thuc dan Phap xam luoc (1946 - 1954)
 
TIỂU LUẬN ĐƯỜNG LỐI Đề tài: ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP CỦA ĐẢN...
TIỂU LUẬN ĐƯỜNG LỐI Đề tài: ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP CỦA ĐẢN...TIỂU LUẬN ĐƯỜNG LỐI Đề tài: ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP CỦA ĐẢN...
TIỂU LUẬN ĐƯỜNG LỐI Đề tài: ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP CỦA ĐẢN...
 
Bài 2 - Marketing mix và e-marketing mix
Bài 2 - Marketing mix và e-marketing mixBài 2 - Marketing mix và e-marketing mix
Bài 2 - Marketing mix và e-marketing mix
 
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.pptlịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
 
Giới và Phát triển
Giới và Phát triểnGiới và Phát triển
Giới và Phát triển
 
Luận văn: Quá trình leo thang chiến tranh của Mĩ tại Việt Nam - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Quá trình leo thang chiến tranh của Mĩ tại Việt Nam - Gửi miễn phí ...Luận văn: Quá trình leo thang chiến tranh của Mĩ tại Việt Nam - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Quá trình leo thang chiến tranh của Mĩ tại Việt Nam - Gửi miễn phí ...
 
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về con người mới
 
Luận án: Chính sách phát triển kinh tế biển và hải đảo, HAY, 9đ
Luận án: Chính sách phát triển kinh tế biển và hải đảo, HAY, 9đLuận án: Chính sách phát triển kinh tế biển và hải đảo, HAY, 9đ
Luận án: Chính sách phát triển kinh tế biển và hải đảo, HAY, 9đ
 
Bài thảo luận nhóm chương 4.5.6.7 Môn tư tưởng Hồ Chí Minh
Bài thảo luận nhóm chương 4.5.6.7 Môn tư tưởng Hồ Chí MinhBài thảo luận nhóm chương 4.5.6.7 Môn tư tưởng Hồ Chí Minh
Bài thảo luận nhóm chương 4.5.6.7 Môn tư tưởng Hồ Chí Minh
 
Luận án: Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Bắc Trung Bộ, HAY
Luận án: Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Bắc Trung Bộ, HAYLuận án: Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Bắc Trung Bộ, HAY
Luận án: Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Bắc Trung Bộ, HAY
 
Tiểu luận Chủ trương “kháng chiến – kiến quốc” của trung ương đảng ngày 25111...
Tiểu luận Chủ trương “kháng chiến – kiến quốc” của trung ương đảng ngày 25111...Tiểu luận Chủ trương “kháng chiến – kiến quốc” của trung ương đảng ngày 25111...
Tiểu luận Chủ trương “kháng chiến – kiến quốc” của trung ương đảng ngày 25111...
 
Luận cương chính trị 10/1930 - Giải quyết hạn chế & Phát triển
Luận cương chính trị 10/1930 - Giải quyết hạn chế & Phát triểnLuận cương chính trị 10/1930 - Giải quyết hạn chế & Phát triển
Luận cương chính trị 10/1930 - Giải quyết hạn chế & Phát triển
 
Bài tập truyền thông
Bài tập truyền thôngBài tập truyền thông
Bài tập truyền thông
 
Bai thuyet trinh tư tưởng
Bai thuyet trinh tư tưởngBai thuyet trinh tư tưởng
Bai thuyet trinh tư tưởng
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ CHIẾN LƯỢC MARKETING
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ CHIẾN LƯỢC MARKETINGXÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ CHIẾN LƯỢC MARKETING
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ CHIẾN LƯỢC MARKETING
 

Similar to Đấu tranh ở Quảng Nam - Đà Nẵng trong kháng chiến chống Mỹ

Phong trào công nhân ở miền nam trong kháng chiến chống Mỹ
Phong trào công nhân ở miền nam trong kháng chiến chống MỹPhong trào công nhân ở miền nam trong kháng chiến chống Mỹ
Phong trào công nhân ở miền nam trong kháng chiến chống Mỹ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong kháng chiến chống Mỹ
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong kháng chiến chống MỹChiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong kháng chiến chống Mỹ
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong kháng chiến chống Mỹ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Đảng lãnh đạo tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế, HAY
Luận án: Đảng lãnh đạo tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế, HAYLuận án: Đảng lãnh đạo tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế, HAY
Luận án: Đảng lãnh đạo tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống MỹLuận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
mau-slide-powerpoint-danh-cho-mon-lich-su_105839.pptx
mau-slide-powerpoint-danh-cho-mon-lich-su_105839.pptxmau-slide-powerpoint-danh-cho-mon-lich-su_105839.pptx
mau-slide-powerpoint-danh-cho-mon-lich-su_105839.pptx
GipHong12
 
Luận án: Cách mạng tháng Tám 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ
Luận án: Cách mạng tháng Tám 1945 ở các tỉnh Bắc Trung BộLuận án: Cách mạng tháng Tám 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ
Luận án: Cách mạng tháng Tám 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
GIÁO ÁN Bài Đảng lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống xâm lược và xây dựng chủ...
GIÁO ÁN Bài Đảng lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống xâm lược và xây dựng chủ...GIÁO ÁN Bài Đảng lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống xâm lược và xây dựng chủ...
GIÁO ÁN Bài Đảng lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống xâm lược và xây dựng chủ...
nataliej4
 
Công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ liên khu 3 (1948 - 1954)
Công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ liên khu 3 (1948 - 1954)Công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ liên khu 3 (1948 - 1954)
Công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ liên khu 3 (1948 - 1954)
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAYLuận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
chuong-2-lsd.pptx
chuong-2-lsd.pptxchuong-2-lsd.pptx
chuong-2-lsd.pptx
NguyenDucXuan1
 
LỊCH SỬ ĐẢNG 27- NHÓM 3.pptx
LỊCH SỬ ĐẢNG 27- NHÓM 3.pptxLỊCH SỬ ĐẢNG 27- NHÓM 3.pptx
LỊCH SỬ ĐẢNG 27- NHÓM 3.pptx
Quynlng7
 
địNh huong 2 minh
địNh huong 2 minhđịNh huong 2 minh
địNh huong 2 minhThuthu Cao
 
Luận văn: Đấu tranh quân sự trong kháng chiến chống Mỹ ở huyện A Lưới
Luận văn: Đấu tranh quân sự trong kháng chiến chống Mỹ ở huyện A LướiLuận văn: Đấu tranh quân sự trong kháng chiến chống Mỹ ở huyện A Lưới
Luận văn: Đấu tranh quân sự trong kháng chiến chống Mỹ ở huyện A Lưới
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Đấu tranh quân sự trong kháng chiến chống Mỹ ở huyện A Lưới (Thừa T...
Luận văn: Đấu tranh quân sự trong kháng chiến chống Mỹ ở huyện A Lưới (Thừa T...Luận văn: Đấu tranh quân sự trong kháng chiến chống Mỹ ở huyện A Lưới (Thừa T...
Luận văn: Đấu tranh quân sự trong kháng chiến chống Mỹ ở huyện A Lưới (Thừa T...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
đề Thi thử đại học môn sử 2013
đề Thi thử đại học môn sử 2013đề Thi thử đại học môn sử 2013
đề Thi thử đại học môn sử 2013adminseo
 
Thao luan
Thao luanThao luan
Thao luan
truongkings
 
Luận án: Quá trình đấu tranh củng cố độc lập của Malaysia, HAY
Luận án: Quá trình đấu tranh củng cố độc lập của Malaysia, HAYLuận án: Quá trình đấu tranh củng cố độc lập của Malaysia, HAY
Luận án: Quá trình đấu tranh củng cố độc lập của Malaysia, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Phong trào sinh viên, học sinh ở các đô thị miền Nam trong kháng ch...
Luận văn: Phong trào sinh viên, học sinh ở các đô thị miền Nam trong kháng ch...Luận văn: Phong trào sinh viên, học sinh ở các đô thị miền Nam trong kháng ch...
Luận văn: Phong trào sinh viên, học sinh ở các đô thị miền Nam trong kháng ch...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Phong trào sinh viên, học sinh ở các đô thị miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ
Phong trào sinh viên, học sinh ở các đô thị miền Nam trong kháng chiến chống MỹPhong trào sinh viên, học sinh ở các đô thị miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ
Phong trào sinh viên, học sinh ở các đô thị miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Tổ Chức Và Hoạt Động Của Ủy Ban Kháng Chiến Hành Chính Tỉnh Khánh Hòa Từ Thán...
Tổ Chức Và Hoạt Động Của Ủy Ban Kháng Chiến Hành Chính Tỉnh Khánh Hòa Từ Thán...Tổ Chức Và Hoạt Động Của Ủy Ban Kháng Chiến Hành Chính Tỉnh Khánh Hòa Từ Thán...
Tổ Chức Và Hoạt Động Của Ủy Ban Kháng Chiến Hành Chính Tỉnh Khánh Hòa Từ Thán...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Similar to Đấu tranh ở Quảng Nam - Đà Nẵng trong kháng chiến chống Mỹ (20)

Phong trào công nhân ở miền nam trong kháng chiến chống Mỹ
Phong trào công nhân ở miền nam trong kháng chiến chống MỹPhong trào công nhân ở miền nam trong kháng chiến chống Mỹ
Phong trào công nhân ở miền nam trong kháng chiến chống Mỹ
 
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong kháng chiến chống Mỹ
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong kháng chiến chống MỹChiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong kháng chiến chống Mỹ
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong kháng chiến chống Mỹ
 
Luận án: Đảng lãnh đạo tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế, HAY
Luận án: Đảng lãnh đạo tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế, HAYLuận án: Đảng lãnh đạo tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế, HAY
Luận án: Đảng lãnh đạo tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế, HAY
 
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống MỹLuận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
 
mau-slide-powerpoint-danh-cho-mon-lich-su_105839.pptx
mau-slide-powerpoint-danh-cho-mon-lich-su_105839.pptxmau-slide-powerpoint-danh-cho-mon-lich-su_105839.pptx
mau-slide-powerpoint-danh-cho-mon-lich-su_105839.pptx
 
Luận án: Cách mạng tháng Tám 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ
Luận án: Cách mạng tháng Tám 1945 ở các tỉnh Bắc Trung BộLuận án: Cách mạng tháng Tám 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ
Luận án: Cách mạng tháng Tám 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ
 
GIÁO ÁN Bài Đảng lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống xâm lược và xây dựng chủ...
GIÁO ÁN Bài Đảng lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống xâm lược và xây dựng chủ...GIÁO ÁN Bài Đảng lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống xâm lược và xây dựng chủ...
GIÁO ÁN Bài Đảng lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống xâm lược và xây dựng chủ...
 
Công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ liên khu 3 (1948 - 1954)
Công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ liên khu 3 (1948 - 1954)Công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ liên khu 3 (1948 - 1954)
Công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ liên khu 3 (1948 - 1954)
 
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAYLuận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
Luận án: Công nghiệp văn hóa ở Tp Hồ Chí Minh hiện nay, HAY
 
chuong-2-lsd.pptx
chuong-2-lsd.pptxchuong-2-lsd.pptx
chuong-2-lsd.pptx
 
LỊCH SỬ ĐẢNG 27- NHÓM 3.pptx
LỊCH SỬ ĐẢNG 27- NHÓM 3.pptxLỊCH SỬ ĐẢNG 27- NHÓM 3.pptx
LỊCH SỬ ĐẢNG 27- NHÓM 3.pptx
 
địNh huong 2 minh
địNh huong 2 minhđịNh huong 2 minh
địNh huong 2 minh
 
Luận văn: Đấu tranh quân sự trong kháng chiến chống Mỹ ở huyện A Lưới
Luận văn: Đấu tranh quân sự trong kháng chiến chống Mỹ ở huyện A LướiLuận văn: Đấu tranh quân sự trong kháng chiến chống Mỹ ở huyện A Lưới
Luận văn: Đấu tranh quân sự trong kháng chiến chống Mỹ ở huyện A Lưới
 
Luận văn: Đấu tranh quân sự trong kháng chiến chống Mỹ ở huyện A Lưới (Thừa T...
Luận văn: Đấu tranh quân sự trong kháng chiến chống Mỹ ở huyện A Lưới (Thừa T...Luận văn: Đấu tranh quân sự trong kháng chiến chống Mỹ ở huyện A Lưới (Thừa T...
Luận văn: Đấu tranh quân sự trong kháng chiến chống Mỹ ở huyện A Lưới (Thừa T...
 
đề Thi thử đại học môn sử 2013
đề Thi thử đại học môn sử 2013đề Thi thử đại học môn sử 2013
đề Thi thử đại học môn sử 2013
 
Thao luan
Thao luanThao luan
Thao luan
 
Luận án: Quá trình đấu tranh củng cố độc lập của Malaysia, HAY
Luận án: Quá trình đấu tranh củng cố độc lập của Malaysia, HAYLuận án: Quá trình đấu tranh củng cố độc lập của Malaysia, HAY
Luận án: Quá trình đấu tranh củng cố độc lập của Malaysia, HAY
 
Luận văn: Phong trào sinh viên, học sinh ở các đô thị miền Nam trong kháng ch...
Luận văn: Phong trào sinh viên, học sinh ở các đô thị miền Nam trong kháng ch...Luận văn: Phong trào sinh viên, học sinh ở các đô thị miền Nam trong kháng ch...
Luận văn: Phong trào sinh viên, học sinh ở các đô thị miền Nam trong kháng ch...
 
Phong trào sinh viên, học sinh ở các đô thị miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ
Phong trào sinh viên, học sinh ở các đô thị miền Nam trong kháng chiến chống MỹPhong trào sinh viên, học sinh ở các đô thị miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ
Phong trào sinh viên, học sinh ở các đô thị miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ
 
Tổ Chức Và Hoạt Động Của Ủy Ban Kháng Chiến Hành Chính Tỉnh Khánh Hòa Từ Thán...
Tổ Chức Và Hoạt Động Của Ủy Ban Kháng Chiến Hành Chính Tỉnh Khánh Hòa Từ Thán...Tổ Chức Và Hoạt Động Của Ủy Ban Kháng Chiến Hành Chính Tỉnh Khánh Hòa Từ Thán...
Tổ Chức Và Hoạt Động Của Ủy Ban Kháng Chiến Hành Chính Tỉnh Khánh Hòa Từ Thán...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
deviv80273
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
vivan030207
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
12D241NguynPhmMaiTra
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
PhiTrnHngRui
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
NguynDimQunh33
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
ChuPhan32
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
linh miu
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
hieutrinhvan27052005
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
onLongV
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
lmhong80
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
metamngoc123
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (18)

FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 

Đấu tranh ở Quảng Nam - Đà Nẵng trong kháng chiến chống Mỹ

  • 1. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Một nhân tố quan trọng làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) là sự kết hợp đúng đắn giữa xây dựng lực lượng chính trị với lực lượng quân sự, giữa đấu tranh chính trị (ĐTCT) với đấu tranh quân sự (ĐTQS). Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), ĐTCT giữ một vai trò hết sức quan trọng, đã góp phần xứng đáng vào sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. ĐTCT trong cách mạng miền Nam từ năm 1954 đến năm 1975 có sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân như công nhân, nông dân, sinh viên, học sinh, trí thức, tín đồ các tôn giáo, tiểu thương, tư sản dân tộc,... diễn ra dưới nhiều hình thức như míttinh, biểu tình, tuyệt thực, bãi khóa, đình công, bãi thị, tự thiêu,... với tính chất hợp pháp, nửa hợp pháp và không hợp pháp, chống lại các chính sách thực dân mới của Mỹ và chính quyền Sài Gòn (CQSG). Trên cơ sở phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, ĐTCT đã hình thành nên những đội quân chính trị hùng hậu làm lực lượng nòng cốt trong các cuộc đấu tranh giành dân, giữ đất, nổi dậy giành quyền làm chủ; hỗ trợ đắc lực cho ĐTQS và làm chỗ dựa cho các lực lượng vũ trang (LLVT) tiêu hao, tiêu diệt sinh lực đối phương. ĐTCT đã gây cho đế quốc Mỹ và CQSG không ít khó khăn trong quá trình áp đặt chủ nghĩa thực dân mới và tiến hành các chiến lược chiến tranh ở miền Nam. Do sự chi phối bởi điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của từng địa phương ở miền Nam mà ĐTCT diễn ra phong phú, đa dạng với nhiều hình thức và cấp độ khác nhau. ĐTCT ở Quảng Nam - Đà Nẵng (QN - ĐN) cũng là một trong những trường hợp như vậy. Đà Nẵng là thành phố lớn thứ hai ở miền Nam, là trung tâm chính trị, quân sự của Vùng 1 chiến thuật bao gồm các tỉnh: Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam và Quảng Ngãi. Mỹ và CQSG ra sức xây dựng QN - ĐN thành khu liên hợp hải, lục, không quân, với tham vọng một lực lượng quân sự mạnh cả trên bộ, trên biển, trên không.
  • 2. 2 Mỹ và CQSG sẽ ngăn chặn được lực lượng cách mạng tuyến phòng thủ quan trọng trên chiến trường miền Nam, giành được địa bàn quan trọng nhằm chia cắt lâu dài miền Bắc và miền Nam. Cũng như trên toàn miền Nam, tại chiến trường QN - ĐN, phương châm đấu tranh chính là: kết hợp ĐTCT với đấu tranh vũ trang (ĐTVT), tiến công địch trên cả 3 vùng chiến lược bằng 3 mũi giáp công. Với chủ trương “Công - nông - binh - trí” liên hiệp, ĐTCT ở QN - ĐN đã diễn ra khá sôi nổi và đã góp phần không nhỏ vào thắng lợi của cách mạng miền Nam nói chung và QN - ĐN nói riêng. Tuy nhiên, ĐTCT ở QN - ĐN trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vẫn chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống và hoàn chỉnh, các công trình nghiên cứu đã được công bố còn chưa nhiều. Vì vậy, việc nghiên cứu phong trào ĐTCT ở QN - ĐN trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nói chung, từ năm 1954 đến năm 1965 nói riêng là một việc làm có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc. Về ý nghĩa khoa học, nghiên cứu ĐTCT ở QN - ĐN từ năm 1954 đến năm 1965 giúp chúng ta nắm rõ chính sách của Mỹ và CQSG ở QN - ĐN, rộng hơn là đối với toàn miền Nam để từ đó rút ra được nguyên nhân của phong trào ĐTCT tại QN - ĐN; nắm rõ diễn biến, tính chất, đặc điểm và ý nghĩa của phong trào; đồng thời hiểu đầy đủ hơn về một giai đoạn lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân QN - ĐN. Nghiên cứu ĐTCT ở QN - ĐN từ năm 1954 đến năm 1965 giúp chúng ta thấy rõ sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng cũng như sự sáng tạo của nhân dân QN - ĐN trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Ngoài ra, nghiên cứu phong trào còn giúp chúng ta nhận thức được tầm quan trọng của ĐTCT miền Nam nói chung, ĐTCT ở QN - ĐN nói riêng. Về ý nghĩa thực tiễn, nghiên cứu ĐTCT ở QN - ĐN từ năm 1954 đến năm 1965 góp phần làm phong phú, hoàn thiện lịch sử QN - ĐN trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975). Luận án cung cấp nguồn tư liệu giúp các giáo viên vận dụng trong các giờ giảng lịch sử địa phương ở QN - ĐN nhằm giáo dục lòng yêu nước, truyền thống
  • 3. 3 cách mạng, lòng tự hào dân tộc, quê hương đối với các thế hệ con em QN - ĐN, qua đó rút ra một số kinh nghiệm lịch sử trong phát huy nhân tố con người, xây dựng lực lượng chính trị phục vụ quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời đại mới. Với những ý nghĩa nêu trên, chúng tôi chọn đề tài “Đấu tranh chính trị ở Quảng Nam - Đà Nẵng trong kháng chiến chống Mỹ từ 1954 đến 1965” làm đề tài luận án Tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu về ĐTCT ở QN - ĐN trong kháng chiến chống Mỹ từ năm 1954 đến năm 1965, trong đó bao gồm phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân, học sinh, sinh viên, tín đồ các tôn giáo, đồng bào dân tộc,… kể cả một bộ phận viên chức, sĩ quan, binh lính trong quân đội của CQSG… * Phạm vi nghiên cứu +Về không gian: Luận án nghiên cứu về ĐTCT ở QN - ĐN trên cả 3 vùng: miền núi, nông thôn đồng bằng và đô thị. Địa giới hành chính của Quảng Nam và Đà Nẵng có nhiều lần thay đổi: từ năm 1952 đến năm 1962, tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng là một đơn vị hành chính là Quảng Nam – Đà Nẵng, từ cuối năm 1962, theo chính quyền cách mạng tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng tách ra thành 2 tỉnh Quảng Nam (địch gọi là Quảng Tín) và Quảng Đà (địch gọi là Quảng Nam). Vì vậy, trong luận án chúng tôi nhất quán sử dụng ĐTCT ở QN – ĐN. + Về thời gian: Giới hạn của luận án từ năm 1954 đến năm 1965, cụ thể là từ ngày kí Hiệp định (HĐ) Genève (21-7-1954) đến trước ngày 8-3-1965 khi Mỹ bắt đầu tiến hành chiến lược “Chiến tranh cục bộ”. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện luận án, để làm rõ hơn nội dung, chúng tôi có thể đề cập, mở rộng thời gian về phía trước hoặc sau mốc phân định trên. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
  • 4. 4 * Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở kế thừa những công trình đi trước, luận án thu thập và tổng hợp từ các nguồn tư liệu hiện có nhằm tái hiện ĐTCT ở QN - ĐN từ năm 1954 đến năm 1965, qua đó bổ sung kết quả nghiên cứu lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên địa bàn; đồng thời cung cấp luận cứ khoa học, góp phần nâng cao chất lượng công tác chính trị, tư tưởng và công tác vận động quần chúng, phát huy sức mạnh của nhân dân, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, đặc biệt là giáo dục truyền thống trong giai đoạn hiện nay. * Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục đích nghiên cứu nêu trên, tác giả đề tài tập trung giải quyết những nhiệm vụ cơ bản sau: - Phân tích vị trí chiến lược, khái quát điều kiện dân cư và kinh tế - xã hội, truyền thống yêu nước và cách mạng của nhân dân của QN - ĐN - những yếu tố tác động đến ĐTCT. - Làm rõ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với ĐTCT ở QN - ĐN từ năm 1954 đến năm 1965. - Tái hiện một cách khách quan và chân thực ĐTCT ở QN - ĐN từ năm 1954 đến năm 1965. - Phân tích, luận giải những đặc điểm và vai trò của ĐTCT ở QN - ĐN trong kháng chiến chống Mỹ; đúc rút những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn đấu tranh để có thể kế thừa và vận dụng trong xây dựng thế trận an ninh - quốc phòng ở địa bàn này. 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu * Nguồn tư liệu Nguồn tài liệu đã xuất bản: Bao gồm các văn kiện của Đảng, Nhà nước, tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam; các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã xuất bản và các bài viết đăng trên báo, tạp chí,... liên quan đến chiến tranh Việt Nam nói chung, về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân QN - ĐN nói riêng. Nguồn tài liệu
  • 5. 5 này rất phong phú, đa dạng, cung cấp những tư liệu trên nhiều phương diện khác nhau của ĐTCT như chủ trương của Đảng, hoạt động ĐTCT của nhân dân miền Nam trong đó có nhân dân QN - ĐN. Nguồn tài liệu lưu trữ ở Trung ương và địa phương Ở QN - ĐN có các báo cáo, tổng kết, nghị quyết, công văn, chỉ thị,... của các cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ chức cách mạng ở Trung tâm Lưu trữ tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Bộ Chỉ huy quân sự. Ngoài ra, luận án còn khai thác tài liệu tại Trung tâm Lưu trữ Bộ Tư lệnh Quân khu V, Phòng Thông tin tư liệu của Viện Lịch sử quân sự Việt Nam và Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng. Đặc biệt là Trung tâm Lưu trữ Quốc gia (TTLTQG) II tại thành phố Hồ Chí Minh và Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV bao gồm các báo cáo, tờ trình Nguyệt để, công điện, công văn,.... Tài liệu lưu trữ là nguồn tư liệu quan trọng, cơ bản để tác giả triển khai, thực hiện luận án. * Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic là chủ yếu. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp như phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh và phương pháp liên ngành (điền dã, thống kê, quan sát, phỏng vấn) nhằm giải quyết các vấn đề cụ thể của luận án. 5. Đóng góp của luận án Luận án có những đóng góp sau đây: Một là, luận án phân tích, làm rõ chính sách thống trị và những thủ đoạn của Mỹ và CQSG ở QN - ĐN, qua đó làm sáng tỏ nguyên nhân của phong trào ĐTCT của nhân dân QN - ĐN. Hai là, tái hiện bức tranh tổng thể về ĐTCT ở QN - ĐN từ năm 1954 đến năm 1965. Ba là, góp phần khẳng định vai trò to lớn của ĐTCT với tư cách là một trong hai hình thức đấu tranh cơ bản của cách mạng Việt Nam. Đúc rút một số kinh nghiệm về xây dựng cơ sở chính trị, vận động
  • 6. 6 quần chúng, làm cơ sở để có thể tham khảo, vận dụng trong quá trình hoạch định và thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với địa bàn QN - ĐN hiện nay. Bốn là, góp phần cung cấp thêm tư liệu cùng một số luận điểm làm rõ lịch sử QN - ĐN trong cuộc kháng chiến chống Mỹ; làm rõ một số bài học kinh nghiệm để vận dụng vào sự nghiệp đổi mới đất nước; giáo dục lịch sử địa phương, cung cấp tư liệu cho giáo viên ở các cấp vận dụng; giáo dục lòng yêu nước và lòng tự hào của nhân dân địa phương để họ tham gia xây dựng đất nước hiện nay. 6. Bố cục luận án Ngoài phần mở đầu (5 trang), kết luận (4 trang), tài liệu tham khảo (20 trang) và phần phụ lục (42 trang), nội dung luận án (150 trang) được cấu tạo bởi 4 chương: Chương 1. Tổng quan nghiên cứu (19 trang) Chương 2. Đấu tranh chính trị ở Quảng Nam - Đà Nẵng trong kháng chiến chống Mỹ từ năm 1954 đến năm 1960 (555 trang) Chương 3. Đấu tranh chính trị ở Quảng Nam - Đà Nẵng trong kháng chiến chống Mỹ từ năm 1961 đến năm 1965 (44 trang) Chương 4. Tính chất, đặc điểm và ý nghĩa lịch sử (33 trang) Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án 1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu về kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975, trong đó có đề cập đến đấu tranh chính trị ở miền Nam Nghiên cứu về ĐTCT ở miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ (1954-1975) có các công trình tiêu biểu như: Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Khoa Lịch sử Đảng (1993), Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (2 tập), Nhà xuất bản (Nxb) Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (1995), Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ - Thắng lợi và bài học, Nxb Chính trị Quốc
  • 7. 7 gia, Hà Nội; Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (2000), Chiến tranh cách mạng Việt Nam (1945-1975) - Thắng lợi và bài học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Hội đồng biên soạn Lịch sử Nam Trung Bộ kháng chiến (1995), Nam Trung Bộ kháng chiến, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Thường vụ Đảng ủy – Bộ Tư lệnh Quân khu V (1999 ), Tổng kết công tác binh vận chiến trường Quân khu V trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội; Trần Văn Giàu (2006), Tổng tập, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội; Lê Cung (2008), Phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam năm 1963, in lần thứ 4, Nxb Thuận Hóa, Huế; Chung một bóng cờ (2010), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Hội đồng biên soạn Lịch sử Nam Bộ kháng chiến (2011), Những vấn đề chính yếu trong Lịch sử Nam Bộ kháng chiến (1945-1975), Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội; Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (2013), Lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) gồm 9 tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Lê Cung (chủ biên), (2014), Phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam (1964-1968), Nxb Thuận Hóa; Lê Cung (chủ biên), (2015), Về phong trào đô thị miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ (1954-1975), Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh; Lê Duẩn (2015), Thư vào Nam, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh;… Nghiên cứu về ĐTCT ở miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ (1954-1975) còn được thể hiện trong một số luận án Tiến sĩ, bài viết đăng tạp chí, kỷ yếu hội thảo như: Vũ Thị Thúy Hiền (2000), Phụ nữ miền Nam tham gia ĐTCT chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ (1961-1965), Tạp chí Lịch sử Đảng, số 7; Phí Văn Thức (2006), Đảng lãnh đạo ĐTCT tại một số đô thị lớn miền Nam từ năm 1961 đến năm 1968, Luận án Tiến sĩ, Học Viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội; Trịnh Thị Hồng Hạnh (2010), “ĐTCT trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975)”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 6; Trần Thị Lan (2014), ĐTCT ở Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mỹ từ năm 1961 đến năm 1968, Luận án Tiến sĩ, trường ĐHSP,
  • 8. 8 Đại học Huế; Nguyễn Thị Thanh Huyền (2016), Phong trào công nhân ở các đô thị miền Nam Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ từ năm 1954 đến năm 1965, Luận án Tiến sĩ, Trường ĐHSP, Đại học Huế. Nhìn chung, các công trình nêu trên dù được trình bày dưới dạng tổng kết, lịch sử, luận án, tham luận hay bài báo khoa học ở những mức độ, khía cạnh khác nhau đã làm rõ nhiều vấn đề liên quan đến lý luận và thực tiễn của ĐTCT ở miền Nam, nhất là ở đô thị trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975). Bên cạnh những công trình trong nước, ở nước ngoài đã có một số công trình của người Việt lẫn người nước ngoài nghiên cứu về cuộc chiến tranh Việt Nam hoặc những hồi ký chính trị của những người liên quan đến chế độ Sài Gòn trước năm 1975. Ở những mức độ khác nhau những công trình này có đề cập đến nội dung của đề tài như: Avro Manhattan (1984), “Viet Nam why did we go?”, Chick publications, CA; Gabrien Kolko (1991), Giải phẫu một cuộc chiến tranh, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội; Robert McNamara (1995), Nhìn lại quá khứ - tấm thảm kịch và những bài học về Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Neil Seehan (2003), Sự lừa dối hào nhoáng, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội. Những công trình này cho thấy vai trò của ĐTCT trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, ĐTCT được xem như một nguyên nhân quan trọng để giải thích cho sự thất bại của Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Ngoài ra, liên quan đến phong trào ĐTCT ở miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ còn có các công trình như: Jerrold Schecter (1967), The New Face of Buddha, John Weatherhill, Tokyo; Dr Robert Topmiller (2005), Hoa sen bất nhiễm, Minh Thiện Trịnh Chỉnh dịch, xuất bản năm 2005. Những công trình này đã nghiên cứu về phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam, tập trung nhất là vào giai đoạn 1963-1966. Mặc dù có sự khác biệt về lập trường, chính kiến và phương pháp luận, song những công trình này có những nhìn nhận khách quan về ĐTCT của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975). Cho nên, với khối lượng tư liệu phong phú, cùng với
  • 9. 9 những nhận định, đánh giá có liên quan đến ĐTCT được thể hiện trong đó giúp tác giả có thể củng cố thêm các luận điểm của mình. 1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về đấu tranh chính trị ở Quảng Nam - Đà Nẵng trong kháng chiến chống Mỹ từ năm 1954 đến năm 1965 Nghiên cứu về ĐTCT ở QN - ĐN trong kháng chiến chống Mỹ từ năm 1954 đến năm 1965 có các công trình như Tuệ Giác (1964), Việt Nam Phật giáo đấu tranh sử, Nxb Hoa Nghiêm, Sài Gòn; Thường vụ Tỉnh ủy và Bộ Chỉ huy Quân sự Quảng Nam – Đà Nẵng (1988), Quảng Nam – Đà Nẵng 30 năm chiến đấu và chiến thắng, tập II, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội; Bộ Tư lệnh Quân khu V (1989), “Khu 5 - 30 năm chiến tranh giải phóng”, Tập II “Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (thời kỳ 1954-1968)”, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội; Ban Chấp hành Hội Liên hiệp phụ nữ Quảng Nam – Đà Nẵng (1995), Lịch sử phong trào phụ nữ Quảng Nam – Đà Nẵng (1954-1975), Xí nghiệp in tài chính Quảng Nam – Đà Nẵng; Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Hội An (1996), Lịch sử Đảng bộ thị xã Hội An (1930-1975), Nxb Đà Nẵng; Liên đoàn lao động Quảng Nam – Đà Nẵng (1996), “Lịch sử phong trào đấu tranh cách mạng của công nhân lao động và hoạt động công đoàn Quảng Nam - Đà Nẵng 1954-1975”, Nxb Đà Nẵng; Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Nam (2001), Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Quảng Nam, tập II, Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954-1975, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội; Tỉnh ủy Quảng Nam – Thành ủy Đà Nẵng (2006), Lịch sử Đảng bộ Quảng Nam – Đà Nẵng (1930-1975), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Hội nông dân Việt Nam thành phố Đà Nẵng (2010), Lịch sử phong trào nông dân và Hội nông dân thành phố Đà Nẵng (1930-2003), Nxb Đà Nẵng; Tỉnh ủy Quảng Nam (2010), Quảng Nam 45 năm vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, Nxb Thông Tấn, Hà Nội;… Ngoài những công trình trên, ĐTCT ở QN - ĐN từ năm 1954 đến năm 1965 còn được nghiên cứu đề cập trong một số luận văn, bài báo và kỷ yếu khoa học sau đây: Tỉnh uỷ, Hội đồng Nhân dân, Uỷ
  • 10. 10 ban Nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Nam (2003), “Quảng Nam anh hùng thời đại Hồ Chí Minh”, kỷ yếu Hội thảo khoa học; Trần Thị Hằng (2009), Phong trào đô thị ở Quảng Nam – Đà Nẵng trong kháng chiến chống Mỹ giai đoạn 1961-1965, luận văn thạc sĩ, trường Đại học Sư Phạm Huế; Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Nhìn lại phong trào đấu tranh yêu nước của thanh niên, học sinh, sinh viên, trí thức và văn nghệ sĩ tại các thành thị miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954-1975” do Trường Đại học Duy Tân tổ chức ngày 19 và 20-5-2012, tại Đà Nẵng;... Xuất phát từ mục tiêu và phạm vi nghiên cứu, những công trình nêu trên chủ yếu trình bày các phong trào ĐTCT do Đảng trực tiếp lãnh đạo; điểm một số sự kiện ĐTCT nổi bật; đề cập ĐTCT của từng lực lượng riêng rẽ hoặc chỉ tìm hiểu từng mảng vấn đề cụ thể mà không đi sâu nghiên cứu toàn diện ĐTCT ở QN - ĐN trong kháng chiến chống Mỹ từ năm 1954 đến năm 1965. Nhìn một cách tổng thể, các công trình nghiên cứu có liên quan đến Luận án đã giải quyết những nội dung cơ bản sau đây: Một là, làm rõ những vấn đề lý luận liên quan đến ĐTCT như quan điểm, tổ chức, lực lượng, hình thức đấu tranh, mối quan hệ với ĐTQS,... Đây chính là cơ sở quan trọng để tác giả có thể nhìn nhận vấn đề nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện hơn về ĐTCT ở Quảng Nam và Đà Nẵng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975). Hai là, các công trình trên đã đi sâu nghiên cứu diễn biến, tính chất, đặc điểm, bài học kinh nghiệm về ĐTCT tại các đô thị lớn như Sài Gòn, Đà Lạt, Huế và một số địa bàn cụ thể khác như Quảng Trị, Nha Trang, Tây Nguyên. Nhờ đó, tác giả luận án có tư liệu tham khảo và đặt ĐTCT ở QN - ĐN trong sự đối sánh với ĐTCT ở các địa bàn khác cũng như có cái nhìn toàn diện hơn về ĐTCT ở miền Nam. Ba là, trình bày một số vấn đề liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, truyền thống yêu nước và cách mạng, bên cạnh đó, khái quát chính sách của Mỹ và CQSG ở QN - ĐN. Nguồn tài liệu
  • 11. 11 này chính là cơ sở để tác giả rút ra các đặc điểm, ý nghĩa của ĐTCT ở QN - ĐN trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Bốn là, khái quát qua một số cuộc ĐTCT nổi bật của nhân dân QN - ĐN chống Mỹ và CQSG từ năm 1954 đến năm 1965 như đấu tranh đòi thi hành HĐ Genève những năm 1954-1956, đấu tranh đòi dân chủ dân sinh, đấu tranh giải phóng miền núi (1959-1960), phong trào Phật giáo năm 1963, đồng khởi giải phóng nông thôn đồng bằng những năm 1964-1965; đồng thời bước đầu có những đánh giá, nhận định về các cuộc đấu tranh đó. Tuy rằng tư liệu về phía Mỹ và CQSG chưa được khai thác nhiều, song tác giả kế thừa để bổ sung và củng cố cho những nhận định riêng của luận án. 1.2. Những vấn đề luận án tiếp tục giải quyết Trên cơ sở kế thừa thành quả của các công trình nghiên cứu có liên quan, để giải quyết một cách toàn diện vấn đề ĐTCT ở QN - ĐN trong cuộc kháng chiến chống Mỹ từ năm 1954 đến năm 1965, luận án tập trung làm rõ những nội dung sau: Một là, làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến ĐTCT ở QN - ĐN trong cuộc kháng chiến chống Mỹ từ năm 1954 đến năm 1965 như điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; truyền thống yêu nước và cách mạng của nhân dân QN - ĐN trước năm 1954; đặc biệt là bản chất thực dân mới của các chính sách, biện pháp về chính trị - quân sự, kinh tế - xã hội, văn hóa – giáo dục do Mỹ và CQSG triển khai ở QN - ĐN, trên cơ sở đó, làm rõ nguyên nhân chủ yếu bùng phát ĐTCT ở QN - ĐN từ 1954 đến 1965. Hai là, làm rõ đường lối, chủ trương về ĐTCT của Trung ương Đảng, Liên Khu ủy V, nhất là của Đảng bộ địa phương trong cuộc kháng chiến chống Mỹ từ năm 1954 đến năm 1965. Việc phân tích, làm rõ đường lối, chủ trương của Đảng phải bám sát âm mưu, hành động của địch, đồng thời đối chiếu với kết quả ĐTCT, để từ đó thấy được sự nhạy bén trong chỉ đạo ĐTCT của Đảng. Ba là, tái hiện ĐTCT ở QN - ĐN từ năm 1954 đến năm 1965. Việc tái hiện diễn biến ĐTCT được dựa trên nhiều nguồn tài liệu khác nhau, nhất là tài liệu lưu trữ của chính quyền cách mạng và CQSG, đảm bảo tính khách quan và toàn diện.
  • 12. 12 Bốn là, làm rõ tính chất, đặc điểm và ý nghĩa lích sử của ĐTCT ở QN - ĐN trong cuộc kháng chiến chống Mỹ từ năm 1954 đến năm 1965. Các tính chất, đặc điểm và ý nghĩa lịch sử trong đó bao hàm cả bài học kinh nghiệm được chứng minh bằng chất liệu lịch sử từ phong trào ĐTCT của quần chúng nhân dân địa phương, từ đó làm cơ sở vận dụng trong xây dựng, củng cố thế trận an ninh - quốc phòng ở QN - ĐN hiện nay Chương 2 ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ Ở QUẢNG NAM - ĐÀ NẴNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1960 2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, truyền thống yêu nước và cách mạng của nhân dân Quảng Nam – Đà Nẵng 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên của QN - ĐN có tác động hai mặt đến ĐTCT: Một mặt, địa hình QN - ĐN núi rừng chiếm 56% diện tích tự nhiên, rất thuận lợi cho chiến tranh du kích, xây dựng căn cứ địa cách mạng; có đường Hồ Chí Minh đi qua địa bàn miền Tây QN - ĐN, thuận tiện cho việc tiếp nhận chi viện nguồn nhân vật lực của hậu phương lớn miền Bắc; các đô thị đông dân thuận lợi cho tổ chức lực lượng ĐTCT. Nhưng mặt khác, vùng đô thị nhỏ gần như được bao bọc bởi núi và biển; vùng nông thôn đồng bằng hẹp nằm sát quốc lộ, lại bị chia cắt nên đối phương dễ kiểm soát, ngăn chặn và cô lập các cuộc đấu tranh. 2.1.2. Điều kiện về kinh tế - xã hội QN - ĐN có điều kiện về đời sống kinh tế, dân cư, tôn giáo, công nhân, học sinh,... khá đặc thù. Những điều kiện đó tác động theo những chiều hướng khác nhau, ở những mức độ khác nhau đối với ĐTCT ở QN – ĐN trong kháng chiến chống Mỹ từ năm 1954 đến năm 1965.
  • 13. 13 2.1.3. Truyền thống yêu nước và cách mạng của nhân dân Quảng Nam - Đà Nẵng từ khi Pháp nổ súng xâm lược đến 21-7-1954 Trong suốt thời kỳ từ khi Pháp nổ súng xâm lược nước ta ở Đà Nẵng (1-9-1858) đến HĐ Genève (1954), nhân dân QN - ĐN đã cùng nhân dân cả nước tổ chức đánh giặc giữ nước. Chính truyền thống yêu nước và cách mạng đã hun đúc tinh thần đấu tranh kiên cường, giúp nhân dân QN - ĐN vượt qua mọi khó khăn, thử thách, góp phần với nhân dân miền Nam cũng như nhân dân cả nước trong sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1954-1975). 2.2. Chính sách của Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở Quảng Nam - Đà Nẵng từ năm 1954 đến năm 1960 2.2.1. Về chính trị - quân sự Từ năm 1954 đến năm 1960, những chính sách lớn về chính trị của CQSG áp dụng đối với miền Nam đều được triển khai tại địa bàn QN - ĐN như phá hoại HĐ Genève, “tố Cộng”, “phong trào xuất thú”. Trong khi đó, về quân sự, sau khi cơ bản nắm được vùng đồng bằng và đô thị, từ năm 1960, CQSG đẩy mạnh hoạt động quân sự nhằm vào căn cứ cách mạng ở vùng miền núi. 2.2.2. Về kinh tế - xã hội Về kinh tế, chính quyền Ngô Đình Diệm thực hiện một số chính sách nổi bật như: cải cách điền địa, thành lập các khu “dinh điền”, khu “trù mật”. Về xã hội, sau HĐ Genève (21-7-1954), Mỹ và CQSG bằng nhiều biện pháp đã cưỡng ép, dụ dỗ đồng bào miền Bắc, chủ yếu là tín đồ Thiên Chúa giáo di cư vào Nam. QN - ĐN là một trong những tỉnh ở khu vực miền Trung tiếp nhận dân di cư từ miền Bắc nhiều nhất. 2.2.3. Về văn hóa – giáo dục Về văn hóa, giống như nhiều địa phương khác ở miền Nam, tại QN - ĐN, CQSG thi hành chính sách phân biệt tôn giáo khá rõ nét. Về giáo dục, so với các tỉnh khác ở miền Trung, QN - ĐN những năm 1954-1960 khá phát triển. Tuy nhiên, các cơ sở giáo dục bị CQSG kiểm soát chặt chẽ bằng nhiều biện pháp khác nhau nhằm ngăn chặn học sinh tham gia đấu tranh.
  • 14. 14 2.3. Chủ trương của Đảng về đấu tranh chính trị ở Quảng Nam - Đà Nẵng từ năm 1954 đến năm 1960 2.3.1. Chủ trương của Trung ương Đảng Trong giai đoạn 1954-1960, Trung ương Đảng đã trên cơ sở bám sát các chính sách, biện pháp của CQSG để đề ra chủ trương phù hợp, kịp thời lãnh đạo quần chúng ĐTCT. Đó là chủ trương đòi thi hành HĐ Genève; chống “tố Cộng”; đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ; giải phóng miền núi;... 2.3.2. Chủ trương của Liên Khu ủy V Tiếp thu chủ trương của Trung ương Đảng, Liên Khu ủy V từng bước đề ra chủ trương chỉ đạo các tổ chức cơ sở Đảng và nhân dân bước vào giai đoạn đấu tranh mới. 2.3.3. Chủ trương của Đảng bộ địa phương Chủ trương chỉ đạo đòi thi hành Hiệp định Genève, chống “tố Cộng”, đòi quyền dân sinh, dân chủ, giải phóng miền núi,... của Trung ương Đảng và Liên Khu ủy V được Tỉnh ủy QN - ĐN cụ thể hóa trong quá trình lãnh đạo nhân dân địa phương tham gia ĐTCT. 2.4. Nội dung đấu tranh chính trị ở Quảng Nam - Đà Nẵng từ năm 1954 đến năm 1960 2.4.1. Đấu tranh đòi Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm thi hành Hiệp định Genève (21-7-1954) Sau HĐ Genève (21-7-1954), tại QN - ĐN dấy lên phong trào ĐTCT đòi CQSG thi hành HĐ. Phong trào được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như mít tinh, đột nhập trại lính đấu tranh; biểu tình chống trả thù cán bộ kháng chiến; bãi công, bãi thị, rải truyền đơn, lấy chữ kí tán đồng hiệp thương tổng tuyển cử gửi lên Ủy hội Quốc tế kiểm soát đình chiến,… 2.4.2. Đấu tranh chống Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm tổ chức “trưng cầu dân ý” (23-10-1955) và bầu cử Quốc hội (4-3-1956) Thực hiện chủ trương của Trung ương, các cơ sở Đảng ở QN - ĐN đã kịp thời tuyên truyền bí mật trong nhân dân về âm mưu của chính quyền Ngô Đình Diệm, đề ra những hình thức đấu tranh cụ thể,
  • 15. 15 thích hợp để chống cuộc “trưng cầu dân ý’ và chống cuộc bầu cử Quốc hội (4-3-1956) do Mỹ và Ngô Đình Diệm tổ chức. Mặc dù không ngăn chặn được cuộc bầu cử Quốc hội của chính quyền Ngô Đình Diệm nhưng phong trào đấu tranh chống bầu cử quốc hội cùng với phong trào đấu tranh chống cuộc “trưng cầu dân ý” ở QN - ĐN đã cho thấy bộ mặt lừa bịp, dân chủ giả hiệu của CQSG trước dư luận, củng cố lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng. 2.4.3. Đấu tranh chống “tố Cộng” QN - ĐN là một trong những địa bàn trọng điểm thực hiện “tố Cộng” của chính quyền Ngô Đình Diệm. Từ đầu năm 1955, cùng với việc xây dựng và củng cố bộ máy chính quyền các cấp, Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm bắt đầu các chiến dịch “tố Cộng” và thực hiện liên tục trong những năm tiếp theo. Tuy nhiên, tại QN - ĐN, ĐTCT vẫn diễn ra khá liên tục với các hình thức linh hoạt. Tiêu biểu là hình thức “tố ngược” ở Điện Bàn, Đại Lộc; trải truyền đơn, treo biểu ngữ; đấu tranh trong nhà lao Hội An,… 2.4.4. Đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ Nhân dân QN - ĐN liên tiếp dấy lên các phong trào đòi các quyền dân sinh, dân chủ. Phong trào này đã lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia từ thành thị cho đến nông thôn. 2.4.5. Đấu tranh chính trị ở miền núi Trong những năm 1959-1960, để chống phá chính sách tập trung dân, đồng bào thiểu số ở miền núi QN - ĐN đã tẩy chay các buổi lễ “ăn thề”, hoạt động chính trị do CQSG tổ chức; tổ chức “giặc mùa” không cho QĐSG vào làng. Hơn thế nữa, được sự hỗ trợ của LLVT, đồng bào đã nổi dậy phá hàng loạt khu tập trung của CQSG như cuộc đấu tranh của đồng bào Padương, Thạnh Mỹ (Bến Giằng). Nổi bật là khởi nghĩa làng ông Tía, huyện Phước Sơn vào ngày 13-3-1960.
  • 16. 16 Chương 3 ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ Ở QUẢNG NAM - ĐÀ NẴNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ TỪ NĂM 1961 ĐẾN NĂM 1965 3.1. Chính sách của Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở Quảng Nam - Đà Nẵng từ năm 1961 đến năm 1965 3.1.1. Về chính trị - quân sự Được sự hỗ trợ của Mỹ, CQSG ráo riết tiến hành bình định, dồn dân vào các ACL, sử dụng phương thức “tát nước bắt cá”. Cùng với ACL, Sắc luật 13/61 ban hành “tình trạng khẩn cấp”, bắt cán bộ các cấp cùng với thanh niên học tập, quán triệt về “bổn phận người cán bộ quốc gia trong tình trạng khẩn cấp”, về “nhiệm vụ của người thanh niên trong tình trạng khẩn cấp,...”, “thân thế và sự nghiệp của Ngô Tổng thống”. Dựa vào những sắc luật này, chính quyền Ngô Đình Diệm đẩy mạnh các “chiến dịch tố Cộng”, tiến hành các cuộc đàn áp, thanh trừng những phần tử đối lập hoặc đối với bất cứ ai bất đồng chính kiến. 3.1.2. Về kinh tế - xã hội Từ cuối năm 1960, tình hình kinh tế - xã hội ở QN - ĐN, nhất là các đô thị, trước hết là Đà Nẵng có những biến động sâu sắc. Về xã hội, với chính sách đàn áp, khủng bố, kìm kẹp của Mỹ và CQSG làm cho mọi sinh hoạt, đời sống các tầng lớp nhân dân gặp không ít khó khăn. Bên cạnh đó, CQSG tìm mọi biện pháp để ngăn cản những hoạt động của các tôn giáo ngoài Thiên Chúa giáo, đặc biệt là Phật giáo. 3.1.3. Về văn hóa – giáo dục Về văn hoá – giáo dục, QN - ĐN trong những năm 1961-1965 đã có nhiều biến đổi. Về giáo dục, CQSG dành cho Thiên Chúa giáo những ưu tiên tổ chức trường học tư thục, hệ thống trường tư thục Thiên Chúa giáo ở miền Nam dưới chính quyền Ngô Đình Diệm phát triển rất nhanh. Trường công lập chưa có chính sách nào cải thiện đáng kể, chính quyền sở tại thấy rõ sự yếu kém, nhưng không can thiệp, vì ai làm khác, được xem như chống Thiên Chúa giáo.
  • 17. 17 3.2. Chủ trương của Đảng về đấu tranh chính trị ở Quảng Nam - Đà Nẵng từ năm 1961 đến năm 1965 3.2.1. Chủ trương của Trung ương Đảng Trong giai đoạn 1961-1965, xuất phát từ thực tiễn miền Nam, bám sát các chính sách, biện pháp của CQSG, Trung ương Đảng đã để đề ra chủ trương phù hợp, kịp thời lãnh đạo quần chúng ĐTCT. Đó là chủ trương đấu tranh chống phá “quốc sách” ACL; đòi dân sinh, dân chủ; giải phóng nông thôn đồng bằng,... 3.2.2. Chủ trương của Liên Khu ủy V Chấp hành chủ trương của Trung ương Đảng, Liên Khu ủy V từng bước đề ra chủ trương ĐTCT trên địa bàn. Đặc biệt, Liên Khu ủy V đã đúc kết thành 9 khâu trong chỉ đạo phát động quần chúng chống phá ACL. 3.2.3. Chủ trương của Đảng bộ địa phương Trên cơ sở chỉ đạo của Trung ương và Liên Khu ủy V, Đảng bộ QN - ĐN từng bước cụ thể hóa những chủ trương, chính sách của Đảng ở địa phương như chống phá “quốc sách” ACL, giải phóng nông thôn đồng bằng,.... 3.3. Nội dung đấu tranh chính trị ở Quảng Nam - Đà Nẵng từ năm 1961 đến năm 1965 3.3.1. Đấu tranh chống phá ấp chiến lược Để cổ vũ nhân dân chống phá “quốc sách” ACL, công tác tuyên truyền được Tỉnh ủy QN - ĐN chỉ đạo đẩy mạnh thông qua tổ chức mít tinh, rải truyền đơn. Đặc biệt, phong trào quần chúng chống phá ACL ở QN - ĐN được triển khai hiệu quả khi có sự phối hợp với LLVT, tiêu biểu là phá ACL “kiểu mẫu” A Đông (5-1963). 3.3.2. Đấu tranh đòi dân chủ, dân sinh ĐTCT đòi quyền dân sinh, dân chủ trong những năm 1961-1965 ở QN - ĐN diễn ra dưới nhiều nội dung, hình thức phong phú, đa dạng, góp phần vào thắng lợi chung của nhân dân QN - ĐN, làm thất bại từng bước âm mưu thủ đoạn của Mỹ và CQSG. 3.3.3. Đòi tự do tín ngưỡng, bình đẳng tôn giáo năm 1963 Đây là phong trào đấu tranh dài ngày nhất, quyết liệt nhất và thu hút đông đảo quần chúng tham gia nhất trong lịch sử ĐTCT ở QN -
  • 18. 18 ĐN giai đoạn 1954-1965. Phong trào đấu tranh của Phật giáo QN - ĐN đã vượt qua giới hạn địa phương, đóng góp quan trọng vào cuộc vận động của Phật giáo miền Nam năm 1963. 3.3.4. Đấu tranh chống dư đảng Cần Lao, chống các chính quyền độc tài sau cuộc đảo chính 01-11-1963 Đấu tranh chống dư đảng Cần lao về cơ bản có 2 hình thức: Thứ nhất, đấu tranh để loại bỏ những đảng viên Cần lao tiếp tục tham gia CQSG sau ngày 1-11-1963; thứ hai, đấu tranh đòi CQSG xử lý những đảng viên Cần lao có nhiều tội trạng đối với nhân dân QN - ĐN. Từ ngày 16-8-1964, đấu tranh chống dư đảng Cần lao gắn chặt với đấu tranh chống chế độ độc tài, quân phiệt Nguyễn Khánh khi ông cho ra đời “Hiến chương Vũng Tàu. Lập tức để phản đối “Hiến chương Vũng Tàu” (16-8-1964), ngày 22-8-1964, “Lực lượng học sinh tranh đấu Đà Nẵng” được thành lập. 3.3.5. Đấu tranh chính trị trong đồng khởi nông thôn đồng bằng cuối năm 1964, đầu năm 1965 Thắng lợi chiến dịch Thu – Đông 1964, trên chiến trường Quảng Nam, Quảng Đà, đại bộ phận nông thôn đồng bằng ven biển Quảng Nam, Quảng Đà được giải phóng, miền núi và một phần vùng Tây lực lượng cách mạng làm chủ, LLVT và quần chúng cách mạng phát triển ngày càng lớn. Nhằm tiếp tục đẩy mạnh ĐTVT kết hợp ĐTCT mạnh mẽ hơn nữa, nhằm tấn công QĐSG góp phần làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ, Khu uỷ - Bộ Tư lệnh Khu V mở “Chiến dịch Nguyễn Văn Trỗi” trên chiến trường toàn Khu, trong đó Quảng Nam là trọng điểm. Chương 4 TÍNH CHẤT, ĐẶC ĐIỂM VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ 4.1. Tính chất 4.1.1. Tính chất dân tộc Trong ĐTCT ở QN - ĐN giai đoạn 1954-1965, dân tộc là tính chất nổi bật, điều này bắt nguồn từ tinh thần yêu nước của quần chúng và tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến do nhân dân ta tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • 19. 19 Tính chất dân tộc thể hiện ở việc xác định mục tiêu, đối tượng đấu tranh và sự tham gia đông đảo của quần chúng. 4.1.2. Tính chất dân chủ, dân sinh Ở QN - ĐN trong cuộc kháng chiến chống Mỹ từ năm 1954 đến năm 1965 nhiều cuộc đấu tranh vì dân chủ, nhất là dân chủ trong lĩnh vực tôn giáo, chính trị có những thời điểm trở thành phong trào hết sức rộng lớn. Tiêu biểu là phong trào đấu tranh của các tổ chức quần chúng như Liên Hiệp nghiệp đoàn Lao công khuôn vác Đà Nẵng, Liên hiệp Nghiệp đoàn Lao công Đà Nẵng, Liên đoàn Học sinh Đà Nẵng,… Trong khi đó, đấu tranh vì mục tiêu dân sinh như đòi tăng lương, đòi nhà ở, đòi tự do làm ăn, buôn bán, đi làm rẫy, đánh bắt cá,... đạt được kết quả rất cụ thể. 4.2. Đặc điểm 4.2.1. ĐTCT ở QN – ĐN có sự đoàn kết và hỗ trợ lẫn nhau giữa các giai tầng trong xã hội; hình thức, biện pháp đấu tranh phong phú, sáng tạo ĐTCT ở QN - ĐN giai đoạn 1954-1965 có tính quần chúng rộng rãi, quy tụ hầu hết các giai tầng xã hội. Điều đáng nói hơn, các giai tầng trong xã hội không đấu tranh riêng lẽ mà luôn có sự đoàn kết và hỗ trợ lẫn nhau, tạo nên sức mạnh tổng hợp để chống lại các âm mưu, thủ đoạn của Mỹ và CQSG. ĐTCT của nhân dân ở QN – ĐN từ năm 1954 đến năm 1965 có hình thức phong phú, đa dạng như rải truyền đơn, treo khẩu hiệu, mít tinh, biểu tình, tuần hành, đưa kiến nghị, phát hành báo chí, đốt xe Mỹ, chiếm trụ sở, tuyệt thực,... Trong mỗi hình thức đấu tranh lại có những sáng tạo riêng, tạo nên sức mạnh cho đấu tranh chính trị ở địa phương. 4.2.2. Đấu tranh chính trị ở Quảng Nam - Đà Nẵng từ năm 1954 đến năm 1965 diễn ra hết sức quyết liệt ĐTCT ở QN - ĐN từ năm 1954 đến năm 1965 gần như thực hiện tất cả các hình thức mang tính quyết liệt nhất như ở Huế và Sài Gòn dù số lượng, quy mô không bằng. Trong khi đó, nếu so với các tỉnh khác như Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận và khu vực Tây Nguyên thì ĐTCT ở Quảng Nam và Đà Nẵng vượt trội về tính quyết liệt.
  • 20. 20 4.2.3. QN – ĐN tích cực hưởng ứng và phối hợp với các địa phương khác đấu tranh Trong giai đoạn 1954-1965, nhân dân QN - ĐN hưởng ứng hầu hết các phong trào ĐTCT lớn ở những đô thị khác của miền Nam. Ngoài ra, QN – ĐN còn chủ động liên hệ, phối hợp với các địa phương khác. Đổi lại, cuộc tranh đấu của nhân dân QN – ĐN cũng nhận được sự ủng hộ từ các địa phương khác. 4.3. Ý nghĩa của phong trào 4.3.1. Phong trào chứng minh tinh thần bất khuất của nhân dân Quảng Nam - Đà Nẵng ĐTCT ở QN - ĐN từ năm 1954 đến năm 1965 là những minh chứng sống động thể hiện sự kiên cường, bất khuất; là kết tinh cao độ của truyền thống yêu nước của nhân dân QN - ĐN trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. 4.3.2. Khẳng định vai trò, vị trí quan trọng của đấu tranh chính trị trong “ba mũi giáp công” trên địa bàn Quảng Nam - Đà Nẵng Đánh địch bằng “ba mũi giáp công”: Chính trị, quân sự, binh vận là sáng tạo độc đáo của chiến tranh nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975). Vai trò của ĐTCT trong “ba mũi giáp công” trên địa bàn QN - ĐN được thể hiện ở 2 khía cạnh sau: ĐTCT vừa là mũi tấn công sắc bén, vừa hỗ trợ đắc lực cho ĐTVT; góp phần tăng cường đoàn kết gắn bó các dân tộc miền núi, tạo sức mạnh, tạo thế và lực cho cách mạng. 4.3.3. Đấu tranh chính trị ở Quảng Nam - Đà Nẵng từ năm 1954 đến năm 1965 đóng góp vào sự phát triển của cách mạng Quảng Nam - Đà Nẵng nói riêng và miền Nam nói chung Trong cái nhìn đối sánh, nếu như ĐTCT ở Tây Nguyên, Quảng Trị, Khánh Hòa chủ yếu tác động trực tiếp đến chính quyền VNCH ở địa phương, làm rối loạn hậu phương CQSG, góp phần làm phá sản nỗ lực chiến tranh của Mỹ và CQSG tại địa bàn, thì ĐTCT ở QN - ĐN cùng với Sài Gòn – Gia Định, Huế - là nơi tập trung cơ quan đầu não, sào huyệt của đế quốc Mỹ và CQSG nên ĐTCT đã có tác động mạnh hơn đến tâm lý và ý chí của kẻ thù. ĐTCT ở các đô thị lớn này thường có tiếng vang lớn, có tác động dây chuyền, lan tỏa, lôi kéo phong trào ĐTCT ở các đô thị khác trên toàn miền Nam.
  • 21. 21 4.3.4. Góp phần làm phong phú thêm những bài học kinh nghiệm đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc 4.3.4.1. Kết hợp chặt chẽ “ba mũi giáp công” tạo nên sức mạnh tổng hợp để giành thắng lợi Đây là một bài học mang tính phổ biến của cách mạng miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), song mỗi địa phương lại có những sắc thái riêng. Thực tiễn phong trào cách mạng QN - ĐN cho thấy, lúc nào và ở đâu có sự kết hợp đúng đắn giữa “ba mũi giáp công” thì lúc đó và ở đó phong trào đạt được hiệu quả cao. 4.3.4.2. Về phát huy vai trò của các tổ chức cơ sở Đảng ở địa phương Những thành công cũng như hạn chế của công tác xây dựng cơ sở cách mạng từ năm 1954 đến năm 1965 là kinh nghiệm tham khảo hữu ích đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân QN - ĐN trong quá trình thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc trên địa bàn tỉnh hiện nay. 4.3.4.3. Luôn luôn quán triệt tư tưởng nhân dân là nguồn gốc sức mạnh của cách mạng Lực lượng quần chúng luôn luôn giữ vai trò quan trọng trong các cuộc đấu tranh. Tuy nhiên, muốn hoàn thành sự nghiệp cách mạng, quần chúng phải được giáo dục, giác ngộ và tổ chức. ĐTCT ở QN - ĐN trong kháng chiến chống Mỹ từ năm 1954 đến năm 1965 đã chứng minh sự thành bại của cách mạng phụ thuộc rất lớn vào việc thực hiện bài học “nhân dân là nguồn gốc sức mạnh của cách mạng” cả trong nhận thức lẫn thực tiễn. Bài học này được Tỉnh ủy QN - ĐN khẳng định có giá trị chỉ đạo to lớn không chỉ trong giai đoạn hiện tại mà mãi mãi về sau. KẾT LUẬN 1. Với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi, QN - ĐN trở thành địa bàn chiến lược của cách mạng cũng như của CQSG. Cùng với điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội QN - ĐN cũng có những nét đặc trưng. Thêm vào đó, trải qua tiến trình lịch sử, các thế hệ người dân QN - ĐN đã hun đúc nên truyền thống yêu nước và cách mạng quý báu, trở thành một động lực tinh thần mạnh mẽ luôn
  • 22. 22 đồng hành với nhân dân trong suốt quá trình tồn tại và phát triển. Đây được coi là những nhân tố có ảnh hưởng đến ĐTCT ở QN - ĐN trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1954 đến năm 1965. Để từng bước xây dựng QN - ĐN thành hậu cứ vững chắc hỗ trợ đắc lực cho quá trình thực hiện chủ nghĩa thực dân mới ở địa phương nói riêng, miền Nam nói chung, từ năm 1954 đến năm 1965, Mỹ và CQSG đã thực hiện các chính sách về quân sự - chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa – giáo dục. Những chính sách đó của Mỹ và CQSG qua các giai đoạn một mặt đã gây cho lực lượng cách mạng nhiều khó khăn trong việc chỉ đạo và tổ chức ĐTCT, mặt khác đây lại là nguyên nhân chủ yếu bùng phát các cuộc ĐTCT ở QN - ĐN thời kỳ 1954-1965. Thực hiện chỉ đạo của Trung ương Đảng và Liên Khu ủy V, trong từng giai đoạn của cuộc kháng chiến trên cơ sở thực tiễn địa phương, Tỉnh ủy QN - ĐN đã chủ động đề ra chủ trương, phát động quần chúng tham gia ĐTCT. Nhìn một cách tổng thể, chủ trương chỉ đạo ĐTCT giai đoạn 1954-1965 của Tỉnh ủy QN - ĐN bám sát âm mưu, hành động của Mỹ và CQSG; linh hoạt trong việc xác định mục tiêu, biện pháp, hình thức đấu tranh đáp ứng yêu cầu của cách mạng. Tuy nhiên, cũng có thời điểm chưa thật sự hợp lý dẫn đến tổn thất đối với phong trào cách mạng. Với thái độ trung thực và thẳng thắn, Tỉnh ủy QN - ĐN đã nghiêm túc rút kinh nghiệm, sửa chữa khuyết điểm để lãnh đạo nhân dân từng bước đi đến thắng lợi. Cần lưu ý rằng, không phải tất cả các cuộc đấu tranh, phong trào quần chúng ở QN - ĐN giai đoạn 1954-1965 đều do Đảng trực tiếp lãnh đạo, mà có những lúc là phản ứng tự phát của nhân dân hoặc do đoàn thể quần chúng yêu nước phát động và tổ chức, mặc dù tất cả đều có chung mục tiêu là chống đế quốc Mỹ và CQSG. 2. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1954 đến năm 1965, xét về thời gian và phong trào đấu tranh, nhân dân QN - ĐN tham gia hầu hết các phong trào ĐTCT tiêu biểu ở miền Nam bùng phát ngay sau ngày 21-7-1954 như phong trào đòi thi hành HĐ Genève (1954-1956), đòi hiệp thương tổng tuyển cử, đấu tranh chống Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm tổ chức “trưng cầu dân ý” (23-10-1955) và bầu cử Quốc hội (4-3-1956), đến đấu tranh chống “tố Cộng” (1955- 1958), đấu tranh đòi dân chủ, dân sinh, ĐTCT kết hợp với ĐTVT ở
  • 23. 23 miền núi, phong trào chống phá ACL (1961-1963), phong trào đòi tự do tín ngưỡng bình đẳng tôn giáo (1963), phong trào đồng khởi giải phóng nông thôn đồng bằng cuối năm 1964, đầu năm 1965… Xét về không gian, ĐTCT ở QN - ĐN từ năm 1954 đến năm 1965 diễn ra trên cả ba vùng chiến lược. Ở vùng miền núi huyện Giằng, Hiên, Phước Sơn, Trà My, dưới sự lãnh đạo của Đoàn cán bộ miền Tây, các Huyện ủy, đồng bào các dân tộc thiểu số đã sử dụng các hình thức đấu tranh linh hoạt làm thất bại âm mưu của CQSG đối với miền núi. Ở nông thôn đồng bằng Duy Xuyên, Tiên Phước, Tam Kỳ, Đại Lộc, Điện Bàn, dù không thật sự mạnh mẽ nhưng ĐTCT diễn ra khá liên tục, trong đó có những thời điểm phối hợp hiệu quả với ĐTQS như những năm 1961-1963 trong phong trào chống phá ACL, từ cuối năm 1964 đến đầu năm 1965 trong phong trào giải phóng nông thôn đồng bằng. Trong khi đó, ở vùng đô thị nhất là Đà Nẵng, Hội An, Tam Kỳ, ĐTCT diễn ra sôi nổi quyết liệt trong giai đoạn 1963-1965. Tiêu biểu là phong trào Phật giáo năm 1963 và phong trào đấu tranh chống dư đảng Cần Lao, chống các chính quyền độc tài sau cuộc đảo chính (1-11-1963). Như vậy, có thể nói, ĐTCT ở QN - ĐN trong kháng chiến chống Mỹ từ năm 1954 đến năm 1965 được tiến hành liên tục và diễn ra trên ba vùng chiến lược, mặc dù quy mô, mức độ không đồng đều giữa các vùng, tăng dần từ miền núi đến nông thôn rồi đến đô thị. Điều này hoàn toàn phù hợp với chủ trương chỉ đạo ĐTCT của Đảng Cộng sản Việt Nam. Xét về quy mô, trong kháng chiến chống Mỹ (1954-1975), so với các địa phương như Quảng Trị, Phú Yên, Khánh Hòa, cực Nam Trung Bộ hay khu vực Tây Nguyên, ĐTCT ở QN - ĐN có phần nổi trội hơn. Đặc biệt, có những phong trào QN - ĐN chỉ sau một số ít trung tâm ĐTCT ở miền Nam như phong trào đòi tự do tín ngưỡng, bình đẳng tôn giáo năm 1963 chỉ sau Huế và Sài Gòn. 3. Từ năm 1954 đến năm 1965, những chính sách thực dân mới của Mỹ và CQSG áp dụng ở miền Nam đều được triển khai tại địa bàn QN - ĐN. Điều đó có nghĩa là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ĐTCT ở miền Nam cũng chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ĐTCT ở QN - ĐN và ĐTCT ở QN - ĐN là một bộ phận không thể tách rời với ĐTCT ở miền Nam. Đây là yếu tố quan trọng dẫn đến ĐTCT ở QN - ĐN và ĐTCT ở miền Nam có tính chất, đặc điểm khá tương đồng. Nói cách khác, tính
  • 24. 24 chất, đặc điểm của ĐTCT ở QN - ĐN và tính chất đặc điểm ĐTCT ở miền Nam là vấn đề khó rạch ròi. Tuy nhiên, điều quan trọng là ĐTCT ở QN - ĐN từ năm 1954 đến năm 1965 đã minh chứng, bổ sung vào tính chất, đặc điểm của ĐTCT ở miền Nam bằng chất liệu lịch sử riêng của địa phương. Đó là tính chất: Dân tộc, dân sinh, dân chủ và các đặc điểm: ĐTCT ở QN – ĐN có sự đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau của các giai tầng trong xã hội, hình thức và biện pháp phong phú, sáng tạo; diễn ra hết sức quyết liệt; QN – ĐN tích cực hưởng ứng và phối hợp với các địa phương khác đấu tranh. Tiếp nối truyền thống yêu nước và cách mạng, từ năm 1954 đến năm 1965, nhân dân QN - ĐN đã tích cực tham gia ĐTCT và đạt được những kết quả to lớn xét riêng trên địa bàn từng tỉnh, góp phần chứng minh tinh thần bất khuất của nhân dân QN - ĐN; khẳng định vai trò, vị trí quan trọng của ĐTCT trong “ba mũi giáp công” trên địa bàn QN - ĐN; phong trào đã có những đóng góp vào sự phát triển của cách mạng QN - ĐN nói riêng và miền Nam nói chung; làm phong phú thêm những bài học kinh nghiệm đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc. Nhìn trong bối cảnh QN - ĐN là địa bàn có vị trí chiến lược với nhiều đơn vị quân đội Mỹ, Đồng minh của Mỹ đồn trú, nhiều căn cứ, cơ quan quân sự đứng chân, bộ máy kìm kẹp và công tác an ninh luôn hoạt động ở mức cao nhất, thì những ý nghĩa nêu trên càng đáng được lịch sử ghi nhận. 4. Nghiên cứu về ĐTCT ở QN - ĐN giai đoạn 1954-1965 mang đến cho chúng ta nhiều điều bổ ích, giúp nhận thức toàn diện, sâu sắc hơn về cuộc đấu tranh trực diện, lâu dài và liên tục của nhân dân QN - ĐN với CQSG được Mỹ hậu thuẫn ngay trên sào huyệt của đối phương. Đó là cuộc đấu tranh của những con người xung trận không mang theo một tấc sắt trong tay nhưng có đầy đủ sức mạnh của chính nghĩa và lòng yêu nước. Mặc dù không sinh ra và lớn lên trên mảnh đất QN - ĐN nhưng bằng tấm lòng thành kính và biết ơn với những người con xứ Quảng đi trước, tác giả luận án dựa vào nguồn tư liệu từ nhiều phía đã tái hiện lại ĐTCT của nhân dân QN - ĐN giai đoạn 1954-1965. Thông qua đó, tác giả hi vọng góp một phần công sức nhỏ bé của mình trong việc làm rõ về giai đoạn cách mạng này; đồng thời giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ QN - ĐN; rút ra những bài học kinh nghiệm phục vụ cho công cuộc xây dựng QN - ĐN trong giai đoạn hiện tại và tương lai.
  • 25. 1 PREFACE 1. The reason for choosing the topic An important factor in the victory of the resistance against the US Army (1954-1975) is the right combination of building political forces with military forces, between political struggles with military struggle. In the resistance against the US Army, saving the country (1954-1975), the Communist Party played a very important role, and made a worthy contribution to the cause of liberation of the South and the reunification of the country. Political struggles in the Southern revolution from 1954 to 1975 with the participation of a large number of people such as workers, farmers, students, students, intellectuals, followers of religion, small businesses and bourgeois ethnicity, ... takes place in many forms such as meetings, protests, hunger strikes, lock-ups, strikes, strikes, self- immolation, ... with a legal, half-legal and illegal nature, against the new colonial policies of the US and the Saigon government. On the basis of bringing into full play the strength of the great unity of the nation, the political struggles has formed powerful political armies as the core force in the struggle to win people, hold land and rebel to gain mastery; effectively support the military struggle and build a base for the armed forces to consume and destroy the life forces. The political struggles has caused the US imperialism and Saigon Government to face many difficulties in the process of imposing new colonialism and conducting war strategies in the South. Due to the influence of natural and socio-economic conditions of each locality in the South, the political struggles takes place richly and diverse with many different forms and levels. Tele-communication in Quang Nam - Da Nang is also one such case. Da Nang is the second largest city in the South, a strategic political and military center of Region 1 including the provinces of Quang Tri, Thua Thien, Quang Nam and Quang Ngai. The US and Saigon Government attempted to build QN - DN into a marine, continental, air force complex, with the ambition of a strong military force both on land, on the sea and in the air. The United States and
  • 26. 2 Saigon Government will be able to prevent the important defensive line revolutionary forces on the southern battlefield, gaining an important area for long-term separation of the North and the South. As in the whole of the South, at the battlefield of QN - DN, the main guideline is to combine the political struggles with armed struggle, advancing the enemy in all 3 strategic areas with 3 attack armor. With the policy of "Industry - Agriculture - Army - Position" union, political struggles in QN - DN has taken place quite enthusiastically and has contributed significantly to the victory of the Southern revolution in general and QN - DN in particular. However, the political struggles in QN - DN in the period of the American resistance war, saving the country has not been studied in a systematic and complete way, the published research works are not much. Therefore, the study of the political struggles movement in QN - DN in the resistance against the US Army, saving the country in general, from 1954 to 1965 in particular is a profound scientific and practical work. In terms of scientific significance, research of the local economy in QN - DN from 1954 to 1965 helps us understand the policies of the US and Saigon Government in QN - DN, more broadly for the entire South from which to draw the original personnel of the political struggles movement in QN - DN; understand the movement, nature, characteristics and meaning of the movement; and more fully understand a historical period of the anti- American resistance war, saving the country of the people of QN - DN. Researching the Communist Party in QN - DN from 1954 to 1965 helps us clearly see the Party's proper leadership as well as the creation of the QN- DN people in the war against the US, saving the country. In addition, studying the movement also helps us to realize the importance of the Southern political struggle in general, political struggle in QN - DN in particular. In terms of practical significance, research on telecoms in QN - DN from 1954 to 1965 contributed to enriching and perfecting the history of QN - DN in the war against the US and the country (1954- 1975). The thesis provides materials to help teachers apply in the local history lectures in QN - DN to educate patriotism, revolutionary traditions, national pride and homeland for generations. children of QN
  • 27. 3 - DN, thereby drawing some historical experiences in promoting human factors, building political forces to serve the process of promoting industrialization and modernization of the country in the new era. With the above-mentioned meanings, we choose the topic "Political struggle in Quang Nam - Da Nang in the resistance against the US from 1954 to 1965" as the thesis of the doctoral thesis in Vietnamese History. 2. Subjects and scope of research * Research subjects The dissertation studied about the political struggles in QN - DN in the war against the US from 1954 to 1965, which included the movement of workers, farmers, students, students, followers of religions, ethnic groups, ... including a division of officers, officers and soldiers in the army of the Military Headquarters ... * Research scope + About space: The dissertation studies on the socialist in QN - DN in all 3 regions: mountainous, rural and delta areas. The administrative boundaries of Quang Nam and Da Nang have changed many times: from 1952 to 1962, Quang Nam and Da Nang were an administrative unit of Quang Nam - Da Nang, from the end of 1962, according to The revolutionary government of Quang Nam - Da Nang split into two provinces of Quang Nam (the enemy called Quang Tin) and Quang Da (the enemy was called Quang Nam). Therefore, in the dissertation, we consistently use the credit institution in QN - DN. + About time: The limit of the thesis from 1954 to 1965, particularly from the signing of the Geneva Agreement (July 21, 1954) came before March 8, 1965 when the US began to proceed. "Local War" strategy. However, in the process of carrying out the thesis, to clarify the content, we can mention, extend the time forward or after the delimitation mark above. 3. Research objectives and tasks * Research purposes On the basis of inheriting the previous works, the thesis collects and synthesizes from the existing sources to recreate the political struggle in QN - DN from 1954 to 1965, thereby supplementing the results save the
  • 28. 4 history of the resistance against the US, save the country in the area; at the same time, providing scientific arguments, contributing to improving the quality of politics, ideology and mass mobilization, promoting the strength of the people, building a great unity of the people, especially Traditional education in the current period. * Research mission In order to achieve the above research purpose, the author focuses on solving the following basic tasks: - Analyzing the strategic position, generalizing the population and socio-economic conditions, the patriotic and revolutionary traditions of the people of QN - DN - factors affecting political struggle. - Clarify the leadership and direction of the Party for political struggle in QN - DN from 1954 to 1965. - Objectively and honestly reproduce the political struggle in QN - DN from 1954 to 1965. - Analyzing and interpreting the characteristics and role of political struggle in QN - DN in the war against the US; draw lessons from experience of struggle to be able to inherit and apply in building security and defense posture in this area. 4. Data sources and research methods * Resources Published sources: Including documents of the Party, State, works of President Ho Chi Minh, of the leaders of the Party and State of Vietnam; domestic and foreign research works published and articles published in newspapers, magazines, ... related to the Vietnam War in general, about the resistance against the US Army, saving the country of the people of QN - SE in particular. This source of documents is very rich and diverse, providing materials on many different aspects of political struggle such as the Party's policy, political struggle activities of the Southern people including QN people. - SE. Central and local archives In QN - DN, there are reports, summaries, resolutions, dispatches, directives, ... of Party committees, authorities, revolutionary organizations in the Provincial Archive Center, Provincial Party Committee for Propaganda and Education, Military command. In
  • 29. 5 addition, the thesis also explores documents at the Center of Military Region V Archive, the Information and Documentation Department of the Vietnam Military History Institute and the Office of the Central Party Office Archive. In particular, the National Archives Center II in Ho Chi Minh City and the National Archives Center IV include Nguyet reports, reports, public documents, official documents, .... Documents Storage is an important source of basic materials for the author to deploy and implement the thesis. * Research Methods In the course of the study, we use the method of history and logic method mainly. In addition, we also use a number of methods such as methods of analysis, synthesis, comparison and interdisciplinary methods (fieldwork, statistics, observation, interviews) to solve specific problems of thesis. 5. Contributions of the thesis The thesis has the following contributions: Firstly, the dissertation analyzes and clarifies the dominant policy and tricks of the US and the Saigon government in QN - DN, thereby clarifying the causes of the political struggle movement of the people of QN - DN . Second, recreate the overall picture of political struggle in QN - DN from 1954 to 1965. Thirdly, contributing to confirming the great role of political struggle as one of the two basic forms of struggle of the Vietnamese revolution. Draw some experiences on building political bases and mass mobilization, serving as a basis for reference and application in the process of planning and implementing the Party's and State's undertakings and policies towards Location QN - DN current. Fourthly, contributing to providing more materials and some clarification points of history QN - ĐN in the resistance against the US; clarify some lessons to apply to the cause of national renewal; educating local history, providing materials for teachers at all levels of use; educating patriotism and pride of local people so that they can participate in building the country today.
  • 30. 6 6. Dissertation layout In addition to the introduction (5 pages), conclusions (4 pages), references (20 pages) and appendices (42 pages), the thesis content (150 pages) is composed of 4 chapters: Chapter 1. Research overview (19 pages) Chapter 2. Political struggle in Quang Nam - Da Nang during the war against the US from 1954 to 1960 (555 pages) Chapter 3. Political struggle in Quang Nam - Da Nang during the war against the US from 1961 to 1965 (44 pages) Chapter 4. Characteristics, characteristics and historical significance (33 pages) Chapter 1 STUDY OVERVIEW 1.1. Research situation related to the thesis 1.1.1. Group of research projects on political struggle in the South during the war against the US and the country (1954-1975) Research on the Communist Party in the South in the resistance against the US Army (1954-1975) has typical projects such as Ho Chi Minh National Political Academy, Party History Department (1993), History of the Communist Party of Vietnam (2 episodes), Publisher (National Political Publishing House), Hanoi; Steering Committee to review the war under the Politburo (1995), Summarizing the resistance against the US - Victory and lessons, National Political Publishing House, Hanoi; Steering Committee summarizes the war under the Politburo (2000), Vietnam Revolutionary War (1945-1975) - Victory and lessons, National Political Publishing House, Hanoi; Editorial Council of Nam Trung Bo history of resistance (1995), South Trung Bo resistance, National Political Publishing House, Hanoi; Standing Party Committee - Command of Military Region V (1999), General of military combat troops of Military Region V during the war against the US Army 1954-1975, People's Army Publishing House, Hanoi; Tran Van Giau (2006), General, People's Army Publishing House, Hanoi; Le Cung (2008), Southern Vietnam Buddhist Movement in 1963, 4th printing, Thuan Hoa Publishing House, Hue; Chung a shadow flag
  • 31. 7 (2010), National Political Publishing House, Hanoi; Editorial Council of Southern History of Resistance (2011), Major issues in the History of the Southern Resistance (1945-1975), National Political Publishing House - Truth, Hanoi; Ministry of Defense - Vietnam Military History Institute (2013), History of the resistance war against the US and the country (1954-1975) consists of 9 volumes, National Political Publishing House, Hanoi; Le Cung (editor), (2014), Southern Vietnam Buddhist Movement (1964-1968), Thuan Hoa Publishing House; Le Cung (editor), (2015), About the Southern urban movement in the war against the US (1954-1975), Ho Chi Minh City General Publishing House; Le Duan (2015), Thu to Nam, Ho Chi Minh City General Publishing House; Research on cell phones in the South in the war against the US (1954-1975) is also reflected in a number of doctoral dissertations, articles published in magazines and conference proceedings such as Vu Thi Thuy Hien (2000), Phu Southern women participated in the CCP against the "Special War" strategy of the American Empire (1961-1965), Party History Journal, No. 7; Phi Van Thuc (2006), the Party leads the Communist Party in a number of major southern cities from 1961 to 1968, the Doctoral Dissertation, the Ho Chi Minh National Political Academy, Hanoi; Trinh Thi Hong Hanh (2010), "The Communist Party in the resistance against the US Army, saving the country (1954-1975)", Journal of Party History, No. 6; Tran Thi Lan (2014), DPT in the Central Highlands during the war against the US from 1961 to 1968, Doctoral Dissertation, Pedagogical University, Hue University; Nguyen Thi Thanh Huyen (2016), Worker movement in the southern cities of Vietnam during the war against the US from 1954 to 1965, Doctoral Dissertation, Pedagogical University, Hue University. In general, the above mentioned works, whether presented in the form of summaries, histories, dissertations, papers or scientific papers at different levels and aspects, have clarified many issues related to reasoning. and the practice of political struggle in the South, especially in urban areas during the war against the US Army (1954-1975). In addition to the domestic projects, there were a number of projects of Vietnamese and foreigners studying the Vietnam War or the political memoirs of those involved in Saigon regime before the year.
  • 32. 8 1975. To varying degrees, these works include the content of topics such as: Avro Manhattan (1984), "Viet Nam why did we go?", Chick publications, CA; Gabrien Kolko (1991), Anatomy of a war, People's Army Publishing House, Hanoi; Robert McNamara (1995), Looking back - the tragedy and lessons about Vietnam, National Political Publishing House, Hanoi; Neil Seehan (2003), Flashy Deception, People's Public Security Publishing House, Hanoi. These works show that the role of the Communist Party in the war against the US, saving the country and the CCP is considered an important reason to explain the defeat of the United States in South Vietnam. In addition, related to the political struggle movement in the South during the war against the US there were also works such as: Jerrold Schecter (1967), The New Face of Buddha, John Weatherhill, Tokyo; Dr Robert Topmiller (2005), Uncertain Lotus, Minh Thien Trinh Correction, published in 2005. These works have studied the Buddhist movement in the South of Vietnam, focusing especially on the period 1963-1966. . Although there are differences in stance, opinion and methodology, these works have objective views on the political struggle of the Vietnamese people in the war against the US, saving the country (1954- 1975). So, with a wealth of materials, along with the comments and assessments related to the CCP, it can help the author reinforce his arguments. 1.1.2. A group of research projects on political struggle in Quang Nam - Da Nang during the war against the US from 1954 to 1965 Research on the political struggle in QN - DN in the war against the US from 1954 to 1965 with works such as Tue Giac (1964), Vietnam fighting Buddhism, Hoa Nghiem Publishing House, Saigon; Standing Provincial Party Committee and Military Command Quang Nam - Da Nang (1988), Quang Nam - Da Nang 30 years of fighting and victory, Episode II, People's Army Publishing House, Hanoi; Military Region Command V (1989), "Zone 5 - 30 years of liberation war", Episode II "Resistance war against the US, save the country (period 1954-1968)", People's Army Publishing House, Hanoi ; Executive Committee of Quang Nam - Da Nang Women's Union (1995), History of Quang Nam - Da Nang women's movement (1954-1975), Quang Nam - Da Nang financial printing enterprise; Executive Committee of
  • 33. 9 Hoi An Town Party Committee (1996), History of Hoi An Town Party Committee (1930-1975), Da Nang Publishing House; Labor Federation of Quang Nam - Da Nang (1996), "History of revolutionary struggle movement of workers and trade unions Quang Nam - Da Nang 1954- 1975", Da Nang Publishing House; Military Command of Quang Nam Province (2001), History of Quang Nam People's Armed Forces, Episode II, Resistance against the US Army, Rescuing 1954-1975, People's Army Publishing House, Hanoi; Quang Nam Provincial Party Committee - Da Nang Party Committee (2006), Quang Nam - Da Nang Party Committee History (1930-1975), National Political Publishing House, Hanoi; Vietnam Farmers Association of Da Nang City (2010), History of farmers 'movement and Farmers' Association of Da Nang City (1930-2003), Da Nang Publishing House; Quang Nam Provincial Party Committee (2010), Quang Nam 45 years for national liberation cause, Thong Tan Publishing House, Hanoi; In addition to the above works, DTCT in QN - DN from 1954 to 1965 was also studied in some of the following essays, articles and scientific proceedings: Provincial Party Committee, People's Council, People's Committee people, Vietnam Fatherland Front Committee of Quang Nam province (2003), "Quang Nam hero of Ho Chi Minh era", Proceedings of Scientific Workshop; Tran Thi Hang (2009), Urban Movement in Quang Nam - Da Nang during the war against the US in the period of 1961-1965, the master thesis, Hue University of Education; Proceedings of Scientific Conference "Looking back on the patriotic struggle movement of youth, students, students, intellectuals and artists in the cities of South Vietnam in the period 1954-1975" by Duy University Tan held on 19 and 20-5-2012, in Danang; ... Stemming from the objectives and scope of the research, the above works mainly present political movements directly led by the Party; score some outstanding political struggle events; referring to the political struggle of individual forces or exploring only specific issues without going into a thorough study of political struggles in QN - DN in the resistance against the US from 1954 to 1965 Overall, the research works related to the thesis have solved the following basic contents:
  • 34. 10 Firstly, clarify theoretical issues related to political struggle such as views, organizations, forces, forms of struggle, relationships with military struggles, ... This is the basis It is important for the author to recognize the full and comprehensive study of political struggle in Quang Nam and Da Nang during the resistance war against the US Army (1954-1975). Secondly, the above works have studied deeply developments, properties, characteristics and lessons learned about political struggle in big cities such as Saigon, Da Lat, Hue and some specific areas. Other such as Quang Tri, Nha Trang, Tay Nguyen. As a result, the author of the thesis has references and places political struggles in QN - DN in comparison with political struggle in other areas as well as a more comprehensive view of political struggle South. Thirdly, presenting some issues related to natural conditions, socio-economy, patriotic traditions and revolution, besides, generalizing US policies and the Saigon government in QN - DN. This source of material is the basis for the author to draw the characteristics and meaning of political struggle in QN - ĐN during the war against the US, to save the country. Fourthly, a brief overview of some prominent political struggles of the QN-DN people against the US and Saigon authorities from 1954 to 1965 such as fighting for the implementation of the Geneva Council in 1954-1956, and fighting demanding democracy for the people, fighting for the liberation of the mountains (1959-1960), the Buddhist movement in 1963, and the rural liberation of the plain in the years 1964-1965; At the same time, there are initial assessments and judgments about those struggles. Although the material on the US side and the Saigon government has not been exploited much, the author inherits it to supplement and reinforce the own judgment of the thesis. 1.2. The thesis issues continue to solve On the basis of inheriting the results of related research projects, to comprehensively solve the issue of political struggle in QN - DN in the resistance against the US from 1954 to 1965, the thesis was Central clarifies the following: Firstly, clarify the factors affecting the political struggle in QN
  • 35. 11 - DN in the resistance against the US from 1954 to 1965 as natural, economic - social conditions; the patriotic and revolutionary tradition of the people of QN - DN before 1954; especially the new colonial nature of policies, measures on politics - military, economic - social, cultural - educational activities implemented by the US and the government in QN - DN, on the basis of That clarified the main cause of the political struggle in QN - SE from 1954 to 1965. Secondly, clarifying the guidelines and guidelines on political struggle of the Party Central Committee, Union Zone V, especially the local Party Committee in the war against the US from 1954 to 1965. The analysis and doing clearly, the Party's guidelines and policies must closely follow the enemy's plots and actions, and at the same time compare with the results of political struggle to see the acumen of the Party's political struggle. Third, reenactment of political struggle in QN - DN from 1954 to 1965. The reenactment of political struggles is based on various sources, especially archives of revolutionary authorities. and the Saigon government, ensuring objectivity and comprehensiveness. Fourth, clarifying the nature, characteristics and historical significance of the political struggle in QN - ĐN during the resistance against the US from 1954 to 1965. The properties, characteristics and historical significance in it including lessons learned by historical materials from the political struggle movement of the local masses, thereby serving as a basis for application in construction, strengthening the security - defense posture in QN - current DN. Chapter 2 POLITICAL PICTURE IN QUANG NAM - DA NANG IN THE BATTLE OF RESISTANCE AGAINST AMERICA FROM 1954 TILL 1960 2.1. Overview of the patriotic, economic and social conditions, patriotic and revolutionary traditions of the people of Quang Nam - Da Nang 2.1.1. Natural condition Natural conditions of QN - DN has two-sided impact on
  • 36. 12 political struggle: On the one hand, the terrain of QN - DN mountain forest accounts for 56% of the natural area, very convenient for guerrilla warfare, building bases revolutionary place; there is Ho Chi Minh road going through the western region of QN - DN, convenient for receiving the human resources source of the great northern rear; densely populated urban areas are favorable for the organization of political struggle forces. But on the other hand, the small urban area is almost surrounded by mountains and the sea; The rural plain is close to the highway, and it is divided again, so the opponent is easy to control, stop and isolate the struggles. 2.1.2. Socio-economic conditions QN - DN has conditions about economic life, population, religion, workers, students, ... quite specific. These conditions impact in different directions, at different levels for political struggle in QN - DN in the resistance against the US from 1954 to 1965. 2.1.3. The patriotic and revolutionary tradition of the people of Quang Nam - Da Nang During the period from the time when France opened fire to invade our country in Da Nang (September 1, 1858) to the Geneva Council (1954), the people of QN - DN together with the people of the whole country held a battle to keep the country. It is the patriotic and revolutionary tradition that has built up the spirit of resilient struggle, helping the people of QN - DN overcome all difficulties and challenges, to contribute to the people of the South as well as the people of the whole country in the cause of prize solving. launched the South, unified the country (1954-1975). 2.2. US policy and Saigon government in Quang Nam - Da Nang from 1954 to 1960 2.2.1. Political - military From 1954 to 1960, the political policies of the Military Administration applied to the South were deployed in the area of QN - DN such as undermining the Genève Council, "the Communist", the "interesting movement". Meanwhile, in terms of military, after basically grasping the plains and urban areas, since 1960, CQSG has stepped up military activities aimed at revolutionary bases in mountainous areas.
  • 37. 13 2.2.2. Socio-economic Economically, Ngo Dinh Diem government implemented a number of prominent policies such as land reform, establishment of "nutrition parks" and "secretive areas". On society, after the Geneva Council (July 21, 1954), the US and the CQG by various measures coerced and seduced fellow northerners, mainly Christians who migrated to the South. QN - DN is one of the provinces in the Central region that receives the most migrants from the North. 2.2.3. Culture - education Regarding culture, like many other localities in the South, in QN - ĐN, the government of Saigon enforces a policy of religious discrimination quite clearly. Regarding education, compared to other provinces in the Central region, QN - DN in the years 1954-1960 was quite developed. However, educational institutions are strictly controlled by the government in various ways to prevent students from participating in the struggle. 2.3. Party policy on political struggle in Quang Nam - Da Nang from 1954 to 1960 2.3.1. The policy of the Party Central Committee During the period 1954-1960, the Party Central Committee was on the basis of following the policies and measures of the Saigon government to set up a suitable policy to promptly lead the people to fight politics. That is the policy of enforcing the Geneva Council; against "Communists"; struggle for civil rights and democracy; liberating the mountains; ... 2.3.2. The policy of the Inter-regional Commission V Acquiring the policy of the Party Central Committee and Inter- Party Committee V, step by step set out guidelines to direct grassroots Party organizations and people to enter a new struggle period. 2.3.3. The policy of the local Party Committee The policy of directing the implementation of the Geneva Agreement, the fight against "communist elements", the demand for civil rights, democracy, liberation of the mountainous areas, ... of the Party Central Committee and the Inter-Regional Party Committee V,
  • 38. 14 specifically the Provincial Party Committee of QN - SE in the process of leading local people to participate in political struggle. 2.4. The content of political struggle in Quang Nam - Da Nang from 1954 to 1960 2.4.1. Fighting for the US and Ngo Dinh Diem authorities to implement the Geneva Agreement (July 21, 1954) After the Genève Council (July 21, 1954), in QN - DN raised a political struggle movement demanding CQSG to implement the Council. The movement is expressed in many different forms, such as meeting, breaking into the camp of struggle; protests against retaliation against resistance officers; strikes, yards, spreads leaflets, signed autographs for the general election to send to the International Commission for the control of armistice, ... 2.4.2. Fighting against the US and Ngo Dinh Diem government organized "referendum" (October 23, 1955) and the National Assembly election (4-3-1956) Implementing the policy of the Central Government, Party organizations in QN - DN promptly propagated the secret among the people about the conspiracy of Ngo Dinh Diem government, proposed specific and appropriate forms of struggle to fight "referendum" and anti-National Assembly elections (4-3-1956) organized by the US and Ngo Dinh Diem. Although it did not prevent the election of the National Assembly of Ngo Dinh Diem government, but the movement to fight against parliamentary elections along with the movement to fight against the "referendum" in QN - DN showed the face. The fraud, democratic democracy of the Saigon government before public opinion, strengthening people's confidence in the leadership of the Party. 2.4.3. Fighting against "Communists" QN - ĐN is one of the key areas to implement the "Communists" of Ngo Dinh Diem administration. Since the beginning of 1955, along with the construction and consolidation of the government apparatus at all levels, the US and Ngo Dinh Diem authorities started the "Communist" campaigns and carried out continuously in the following years. However, in QN - ĐN, political struggle is still ongoing with flexible forms. Typical is the "reverse
  • 39. 15 element" form in Dien Ban and Dai Loc; spread single spreads, hang banners; struggle in Hoi An prison, ... 2.4.4. Fight for civil and democratic People of QN - SE continuously raised movements for civil rights and democracy. This movement has attracted a lot of people from urban to rural areas. 2.4.5. Political struggle in the mountains In the years 1959-1960, to fight against the policy of concentrating people, ethnic minority people in mountainous areas of QN - DN boycotted the "swearing" ceremonies and political activities organized by the Saigon government; organization of "seasonal enemy" does not allow Saigon army to enter the village. Moreover, with the support of the armed forces, the compatriots have revolted to destroy a series of centralized areas of the Saigon government as the struggle of fellow citizens of Paduong and Thanh My (Ben Giang). The highlight is the revolt of Mr. Tia village, Phuoc Son district on March 13, 196 Chapter 3 POLITICAL PICTURE IN QUANG NAM - DA NANG IN THE BATTLE OF FIGHT AGAINST AMERICA FROM 1961 TILL 1965 3.1. US policy and Saigon government in Quang Nam - Da Nang from 1961 to 1965 3.1.1. Political - military Supported by the United States, the CQSG aggressively conducted pacification, piling people into ACLs, using the method of "slapping fishing water". Together with the ACL, the 13/61 Act issued a "state of emergency", arresting officials at all levels, along with youths to study and understand "the duty of national officials in an emergency", "about" duties of young people in an emergency, ... "," the status and career of Ngo President ". Based on these laws, the Ngo Dinh Diem government promoted "communist campaigns", conducted persecution, purged opposing elements or against anyone who disagreed. 3.1.2. Socio-economic From the end of 1960, the socio-economic situation in QN - ĐN, especially in urban areas, first of all Da Nang has profound changes.
  • 40. 16 Socially, with the policies of repression, terrorism, grip of the United States and CQSG that make every activity, the life of the people in strata meet many difficulties. In addition, the Saigon government sought all means to prevent the activities of non-Christian religions, especially Buddhism. 3.1.3. Culture - education Culture - education, QN - DN in the years 1961-1965 had many changes. In terms of education, the Saigon government gave Christianity priority to private schools, and the Christian school system in the South under Ngo Dinh Diem administration developed very fast. Public schools do not have any significant improvement policies, local authorities clearly see weaknesses, but do not intervene, because anyone else does, is seen as anti-Christian. 3.2. Party policy on political struggle in Quang Nam - Da Nang from 1961 to 1965 3.2.1. The policy of the Party Central Committee In the period of 1961-1965, stemming from the practice of the South, following the policies and measures of the government of Saigon, the Party Central Committee had to set up a suitable policy to promptly lead the people to fight for the main. treatment. That is the policy of fighting against the "national policy" of ACL; demanding for people and democracy; liberation of rural plain, ... 3.2.2. The policy of the Inter-regional Commission V Following the guidelines of the Party Central Committee and the Inter-Party Committee V, step by step set out the policy of political struggle in the area. In particular, the Inter-Party Committee V has drawn into 9 stages in directing the mass mobilization against ACL. 3.2.3. The policy of the local Party Committee On the basis of the direction of the Central and Inter-Party Committee V, the Party Committee of QN - DN gradually concretized the guidelines and policies of the Party in the locality such as fighting against the "national policy" of ACL, liberating the rural plain. , .... 3.3. The content of political struggle in Quang Nam - Da Nang from 1961 to 1965 3.3.1. Fight against strategic hamlets In order to encourage the people to fight against the "national
  • 41. 17 policy" of ACL, propaganda was directed by the Provincial Party Committee of QN - DN through promoting meetings and distributing leaflets. In particular, the mass movement against ACL in QN - ĐN was effectively deployed when there was coordination with the armed forces, typically breaking the "model" A Dong ACL (5-1963). 3.3.2. Fight for democracy and people Political struggle for civil and democratic rights in the years 1961-1965 in QN - DN took place under many contents, rich and diverse forms, contributing to the general victory of the people QN - DN, doing failed step by step to plot the tricks of the United States and the government of Saigon. 3.3.3. Claiming freedom of belief and religious equality in 1963 This is the longest and most fierce struggle movement and attracts the most public participation in the history of political struggle in QN - DN in the period 1954-1965. The movement of the Buddhist movement QN - DN surpassed the local limit, making an important contribution to the movement of Southern Buddhism in 1963. 3.3.4. Fight against the excess of Can Lao party, fight authoritarian governments after the coup November 1, 1963 Fighting against the Party of Can Lao basically has two forms: First, struggling to eliminate party members of Can Lao continue to join the Saigon government after November 1, 1963; Secondly, fighting for the Saigon government to handle Can Lao party members has many crimes against the people of QN - DN. From August 16, 1964, fighting against the Can Lao party was closely linked with the struggle against dictatorship and military Nguyen Khanh when he launched "Vung Tau Charter. Immediately to protest the "Vung Tau Charter" (August 16, 1964), on August 22, 1964, "Da Nang student struggle force" was established. 3.3.5. Political struggle in rural lowland communities late in 1964, early 1965 Winning the Autumn-Winter campaign of 1964, on the battlefield of Quang Nam, Quang Da, the vast rural area of the coastal plain of Quang Nam, Quang Da was liberated, the mountains and a part of the Western revolutionary forces took control, The armed forces and revolutionary masses are growing. In order to continue to promote armed struggle in
  • 42. 18 combination with stronger political struggle, to attack the Saigon army to contribute to the bankruptcy of the "Special War" strategy of the US, Zone Commissar - Zone Command V opened "Nguyen Van Troi campaign" on the whole battlefield, in which Quang Nam was the key. Chapter 4 PROPERTIES, CHARACTERISTICS AND MEANING HISTORY 4.1. Nature 4.1.1. Ethnicity In the political struggle in QN - ĐN in the period 1954-1965, the nation was a prominent feature, which stemmed from the patriotic spirit of the masses and the legitimacy of the resistance conducted by our people under the leadership of the Communist Party of Vietnam. Ethnicity manifests itself in determining the goals, objects of struggle and the mass participation of the masses. 4.1.2. Democracy and people's life In QN - ĐN during the resistance against the US from 1954 to 1965, many struggles for democracy, especially democracy in the field of religion and politics had times become very wide movements. Typical is the movement of mass organizations such as Union of Labor Union of Da Nang and Da Nang Union of Labor Union, Da Nang Federation of Students, ... Meanwhile, fighting for people's goals such as asking for a raise, demanding housing, demanding freedom of business, trading, farming, fishing, ... achieved very specific results. 4.2. Characteristics 4.2.1. Political struggle in QN - DN has solidarity and mutual support among social strata; rich and creative forms and measures Political struggle in QN - ĐN period 1954-1965 was widely popular, bringing together most social strata. More remarkably, the social strata do not fight separately but always have solidarity and mutual support, creating a synergy to counter the plots and tricks of the US and the Saigon government . Political struggle of people in QN - DN from 1954 to 1965 has a rich and diverse form such as spreading leaflets, hanging slogans,
  • 43. 19 meetings, demonstrations, marches, making petitions, issuing newspapers lice, burning American cars, occupying headquarters, hunger strikes, ... In each form of struggle, there are their own creations, creating the strength for local political struggle. 4.2.2. Political struggle in Quang Nam - Da Nang from 1954 to 1965 took place very drastically Political struggles in QN - DN from 1954 to 1965 almost carried out all the most drastic forms such as in Hue and Saigon, although the number and scale were not equal. Meanwhile, if compared to other provinces such as Phu Yen, Ninh Thuan, Binh Thuan and the Central Highlands, the political struggle in Quang Nam and Da Nang is superior to the drastic. 4.2.3. QN - DN actively responded and coordinated with other localities to fight During the period 1954-1965, the people of QN - DN responded to most major political movements in other cities of the South. In addition, QN - DN also actively contacted and coordinated with other localities. In return, the struggle of the people of QN - ĐN also received support from other localities. 4.3. The meaning of the movement 4.3.1. The movement proves the indomitable spirit of the people of Quang Nam - Da Nang fighting in QN - ĐN from 1954 to 1965 are vivid demonstrations showing resilience and indomitableness; is the culmination of the patriotic tradition of the QN people - DN in the resistance against the US. 4.3.2. Affirming the role and important position of political struggle in "three shots of public armor" in Quang Nam - Da Nang area Fighting against the enemy with "three shots of armor": Politics, military and military forces are the unique creation of the Vietnam people's war in the war against the US and the country (1954-1975). The role of political struggle in "three shots of public armor" in the area of QN - DN is expressed in the following two aspects: political struggle is both a sharp attack and a powerful support for the struggle of arms. Page; contribute to strengthening solidarity and attachment to