SlideShare a Scribd company logo
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN THỊ QUYÊN
KHU ỦY TRỊ - THIÊN VỚI CUỘC
TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY TẾT MẬU THÂN
NĂM 1968 TẠI THÀNH PHỐ HUẾ
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Hà Nội, 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN THỊ QUYÊN
KHU ỦY TRỊ - THIÊN VỚI CUỘC
TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY TẾT MẬU THÂN
NĂM 1968 TẠI THÀNH PHỐ HUẾ
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 03 15
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Ngọc Long
Hà Nội, 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ
trợ từ người hướng dẫn khoa học là PGS.TS Trần Ngọc Long. Các nội dung
nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất cứ công trình nghiên cứuv nào trước đây. Những số liệu
trong bài nghiên cứu phục vụ cho phân tích, nhận xét, đánh giá được chính
tác giả thu nhập từ các nguồn tài liệu khác nhau có ghi trong phần tài liệu
tham khảo.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm trước Hội đồng, cũng như kết quả luận văn của mình.
Hà Nội, ngày 23 tháng 03 năm 2015
Ngƣời cam đoan
Nguyễn Thị Quyên
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận
được sự giúp đỡ của rất nhiều người. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới
các thầy, cô giáo trong khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn đã nhiệt tình giảng dậy, trang bị những kiến thức rất bổ ích cho tôi.
Các cán bộ, nhân viên Thư viện Quốc gia, Thư viện Quân đội, Thư viện Đại
học Quốc Gia Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi khai thác tư liệu. Đặc biệt tôi
muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Trần Ngọc Long đã tận tình giúp đỡ
và hướng dẫn tôi trong quá trình hoàn thành luận văn. Tôi cảm ơn gia đình,
bạn bè cùng cơ quan làm việc đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình
học tập
Hà Nội, ngày 23 tháng 03 năm 2015
Tác giả
Nguyễn Thị Quyên
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 5
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................ 5
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu................................................... 6
6. Đóng góp của Luận văn ................................................................................ 7
7. Bố cục của Luận văn..................................................................................... 7
CHƢƠNG 1: TÌNH HÌNH THÀNH PHỐ HUẾ TRƢỚC KHI NỔ RA
CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY TRƢỚC TẾT MẬU THÂN
NĂM 1968 ........................................................................................................ 8
1.1. Khái quát về đặc điểm tình hình kinh tế, xã hội và truyền thống cách mạng....... 8
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội ........................................ 8
1.1.2. Truyền thống cách mạng.......................................................................11
1.2. Tình hình chiến trường Trị Thiên trước khi nổ ra cuộc Tổng tiến công và
nổi dậy.............................................................................................................14
1.2.1. Hoạt động và hình thái bố trí chiến lược của địch ...............................14
1.2.2. Hoạt động tác chiến và quá trình chuẩn bị của ta................................16
1.3. Chủ trương của Trung ương Đảng...........................................................18
Tiểu kết chương I..............................................................................................30
CHƢƠNG II: CHỦ TRƢƠNG CỦA KHU ỦY TRỊ THIÊN, TỈNH ỦY
THỪA THIÊN HUẾ VÀ QUÁ TRÌNH CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN
TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY TẾT MẬU THÂN 1968 TẠI
THÀNH PHỐ HUẾ......................................................................................31
2.1. Chủ trương của Khu ủy Trị Thiên và Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế..............31
2.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện chủ trương của Đảng tại Thành phố Huế....41
2.2.1. Quá trình chuẩn bị về mọi mặt..............................................................41
2.2.2. Diễn biến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân tại Thành
phố Huế...........................................................................................................50
Tiểu kết chương II ............................................................................................60
CHƢƠNG III: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM....................63
3.1. Kết quả, ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi
dậy tại Thành phố Huế ....................................................................................63
3.1.1. Kết quả, ý nghĩa ....................................................................................63
3.1.2. Nguyên nhân thắng lợi..........................................................................69
3.2. Hạn chế.....................................................................................................71
3.3. Một số kinh nghiệm .................................................................................74
KẾT LUẬN....................................................................................................84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................86
PHỤ LỤC.......................................................................................................91
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 cùng một lúc quân
và dân miền Nam đánh mạnh vào các cơ quan đầu não địch tại hơn 40 thành
phố, thị xã trên khắp miền Nam. Thắng lợi rất oanh liệt của đòn Tổng tiến
công Mậu Thân 1968 đã làm chấn động nước Mỹ và thế giới đương thời, làm
đảo lộn thế bố trí chiến lược của địch trên chiến trường, nó đã giáng một đòn
quyết định vào ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, buộc chúng phải xuống thang
chiến tranh, chấp nhận ngừng ném bom đánh phá miền Bắc và ngồi vào bàn
đàm phán với ta tại Hội nghị Pari. Sự kiện lịch sử này, ngay từ nước dồn dập
đưa tin, bình luận. Từ sau khi cuộc chiến kết thúc cho đến nay, cuộc Tổng tiến
công Mậu Thân 1968 đã thu hút sự tìm hiểu, nghiên cứu của giới chính trị,
quân sự, học giả ở cả trong nước và ngoài nước, đặc biệt là ở Mỹ.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chiến trường Trị Thiên
luôn là nơi đọ sức hết sức quyết liệt và phức tạp giữa ta và địch, là chiến
trường trọng điểm có ý nghĩa chiến lược đối với cả hai phía. Trong cuộc Tổng
tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968, quân và dân Thành phố Huế đã kiên
cường chiến đấu, làm lên chiến thắng lịch sử, chiếm giữ được Thành phố Huế
25 ngày đêm. Huế trở thành địa bàn mà quân giải phóng chiếm giữ được lâu
nhất so với các thành phố thị xã ở miền Nam. Chính phía Mỹ cũng phải khẳng
định: “Cố đô Huế là một thành phố duy nhất mà người Cộng sản đã chiếm giữ
tương đối lâu dài, đủ để bắt đầu thay đổi hệ thống chính trị đối với người Việt
Nam, giống như Tô-ki-ô trái tim của Nhật Bản” [61; 38]. Hay trong cuốn
“Nước Mỹ ở Việt Nam” hai sử gia người Mỹ G.Kahin và J.Lewis cũng đã
viết: “Chúng ta đã tổn thất rất nhiều ở Huế. Cuộc chiến đấu ở Huế là mạnh
nhất”[61; 18]
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1968 ở miền Nam nói chung, ở
Huế nói riêng đến nay vẫn là đề tài không ngừng gây ra nhiều ý kiến tranh
2
luận. PGS.TS Hồ Khang, người có nhiều năm nghiên cứu tìm hiểu về sự kiện
này đã nhận xét: như một khối thủy tinh nhiều chiều cạnh “Tết Mậu Thân”
thâu nạp nhiều nguồn ánh sáng để tự phản quang thành nhiều diện, nhiều
hình. Người đứng ở góc độ này tưởng mình đã thấy được toàn thể. Người
đứng ở góc độ kia lại như chưa thấy chưa biết nhận diện ra sao. Có người
tự nhận mới biết tới sự kiện này ở một chiều một khía cạnh nhất định.
Nhưng có một điều dường như dễ thấy là ngay từ khi “Tết Mậu Thân” bùng
nổ cho đến nay giới quân sự và nhiều nhà lãnh đạo nước Mỹ vẫn không
thừa nhận là quân đội Mỹ đã bị thất bại về quân sự trên chiến trường miền
Nam Việt Nam ngày đó…
Chính vì thế việc tìm hiểu tường tận “sự kiện Tết Mậu Thân”, đánh giá
những thắng lợi mà ta giành được, cũng như nhìn nhận khách quan hơn về vai
trò chỉ đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong cuộc tiến công chiến lược này
là một việc cần thiết vừa có giá trị khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn . Vì
những lý do trên nên tôi chọn vấn đề: “Khu ủy Trị Thiên với cuộc Tổng tiến
công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 ở Thành phố Huế” làm đề tài cho luận
văn thạc sỹ lịch sử của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công năm 1968 đã tạo ra bước ngoặt
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ngay từ khi cuộc kháng chiến
chống Mỹ còn đang tiếp diễn, Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung
ương Đảng đã có những đánh giá đầu tiên, khẳng định thắng lợi rất to lớn của
cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968. Tháng 12 năm 1976,
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV đã tổng kết thắng lợi của cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước, phân tích sâu sắc nguyên nhân và những bài học kinh
nghiệm trong đó có đề cập đến thắng lợi Xuân Mậu Thân 1968. Trong những
năm gần đây đã có thêm nhiều công trình tổng kết chiến tranh và lịch sử quân
sự của các cơ quan nghiên cứu Trung ương cũng như các địa phương phản
3
ánh và khảo cứu về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968, trong số
đó có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như: “Về cuộc Tổng tiến công và
nổi dậy Tết Mậu Thân 1968”, Nxb Quân đội nhân dân, 2008 của Viện Lịch sử
quân sự. Luận án Tiến sỹ Lịch sử “Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu
Thân 1968 tại miền Nam Việt Nam”, năm 1995 của PGS.TS Hồ Khang, cuốn
“Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968”, Nxb Quân đội nhân
dân năm 2008 của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế….
Ngoài ra đã có rất nhiều Hội thảo khoa học bàn về vấn đề này, trong
đó có thể kể đến các Hội thảo năm 1988, 1998 và mới đây nhất là năm 2008,
kỷ niệm 40 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân năm 1968. Đã có
rất nhiều bài tham luận được in trong các kỷ yếu các kỳ Hội thảo của các
tướng lĩnh trực tiếp tham gia hoặc chỉ đạo cuộc Tổng tiến công nổi dậy này
như Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đại tướng Văn Tiến Dũng, Đại tướng
Hoàng Văn Thái, Thượng tướng Trần Văn Quang, Đại tá Nguyễn Văn Giáo…
các nhà nghiên cứu như PGS.TS Hồ Khang, PGS.TS Vũ Quang Hiển… Các
bài viết đã làm rõ được tình hình chính trị quân sự ở miền Nam lúc bấy giờ,
cũng như chủ trương của Đảng trong cuộc Tổng tiến công năm 1968 và đã
đúc rút ra được nhiều kinh nghiệm có giá trị.
Ngoài các Hội thảo còn có rất nhiều công trình viết về Tổng tiến công
Tết Mậu Thân năm 1968.
Đầu tiên phải nói tới PGS.TS Hồ Khang với Luận án Tiến sỹ năm
1995, “Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968”công trình khoa
học đầu tiên, với 150 trang đã thể hiện rõ được chủ trương của Đảng trong
việc chỉ đạo Tổng tiến công năm 1968 trên các mặt trận, đúc rút ra các kinh
nghiệm lịch sử. Trong công trình này, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy ở
Thành phố Huế được trình bày một cách khái lược và ngắn gọn. Công trình
này sau đó được phát triển và mở rộng bổ sung thêm một số tư liệu và đã
được NXB Quân Đội Nhân Dân tái bản năm 1998, 2005, 2008.
4
Ngoài ra còn có nhiều bài viết được đăng trên các tạp chí: Lịch sử quân
sự, Lịch sử Đảng, Nghiên cứu lịch sử. Đặc biệt là nhân kỷ niệm các năm
chiến thắng như 1988, 1998, 2008, Thư viện Quân đội cũng đã tập hợp một số
bài viết về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân năm 1968, trong đó có
một số bài viết riêng về Huế in thành chuyên khảo.
Gần đây nhân dịp kỷ niệm 40 năm thắng lợi Tổng tiến công và nổi dậy
tết Mậu Thân năm 1968 Nxb Quân đội nhân dân phát hành cuốn “Về cuộc
Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968”, năm 2008 với hơn 650 trang.
Cuốn sách đã tái hiện lại những ngày tháng hào hùng của cuộc tổng Tấn công
và nổi dậy Mậu Thân năm 1968 ở miền Nam trong đó có trọng điểm Thành
phố Huế.
Viện Lịch sử quân sự Việt Nam cũng xuất bản cuốn “Hướng tiến công
và nổi dậy Tết Mậu Thân ở Trị Thiên – Huế”. Đây là cuốn sách đầu tiên viết
riêng về Huế trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân năm 1968.
Vì được viết đã lâu lên một số nhận xét đánh giá chưa mang tính khách quan.
Cuốn “Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước” Tập 5 tuy cũng đã có đề cập
được quá trình xây dựng kế hoạch cũng như diễn biến cuộc Tổng tiến công và
cung cấp các số liệu về cuộc chiến đấu tại Huế. Tuy nhiên chưa có những
nhận xét đánh giá hạn chế trong cuộc Tiến công tại Thành phố Huế năm 1968
Nhân dịp kỷ niệm 30 năm chiến thắng Tết Mậu Thân 1968, Tỉnh ủy Thừa
Thiên Huế có xuất bản cuốn “Thừa Thiên Huế tiến công, nổi dậy, anh dũng, kiên
cường Xuân 1968”, cuốn sách viết khá chi tiết về quá trình thực hiện tổng tiến
công và có các bài học kinh nghiệm. Nhân dịp kỷ niệm 40 năm có cuốn sách
“Thừa Thiên Huế tấn công, nổi dậy anh dũng, kiên cường”. Cuốn sách tóm tắt
các bài hội thảo trong dịp kỷ niệm, có nói về quá trình chuẩn bị, cũng như diễn
biến ở trong thành phố cũng như các huyện vùng ven.
Ngoài ra còn có các cuốn Lịch sử Đảng bộ thành phố, các huyện, xã
của tỉnh Thừa Thiên Huế cũng có đề cập đến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy
Xuân 1968, trong đó có phân tích vai trò lãnh đạo của Khu ủy Trị Thiên.
5
Mặc dù vậy cho đến nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu
một cách có hệ thống về sự lãnh đạo, chỉ đạo của Khu ủy Trị Thiên đối với
cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 ở Thành phố Huế, cũng như
nhận xét những ưu điểm và hạn chế trong công tác chỉ đạo của Đảng bộ
Thành phố Huế.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu
Sự lãnh đạo của Khu ủy Trị Thiên trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy
Mậu Thân 1968 tại Thành phố Huế và quá trình chỉ đạo của Đảng bộ địa phương
Tìm hiểu quá trình thực hiện Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968
tại Thành phố Huế và qua đó rút ra các bài học kinh nghiệm.
Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian: Phạm vi nghiên cứu giới hạn ở địa bàn Thành phố
Huế trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Ngoài ra luận văn còn mở rộng
phạm vi nghiên cứu khi đề cập đến các hướng tấn công ngoại thành, góp phần
làm nên thắng lợi của cuộc Tổng tiến công Mậu Thân 1968.
+ Về thời gian: Phạm vi nghiên cứu giới hạn mốc thời gian năm 1968;
thời điểm mở đầu (đợt Tết) cho đến hết Đợt 3 cuộc Tổng tiến công và nổi dậy
Mậu Thân 1968. Tuy nhiên để làm rõ hơn bối cảnh lịch sử diễn ra cuộc Tổng
tiến công và nổi dậy thời gian đề cập của luận văn có thể lùi về trước năm
1968, thời điểm ta xây dựng kế hoạch và chuẩn bị về mọi mặt cho cuộc Tổng
tiến công.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Phục dựng quá trình Khu ủy Trị Thiên lãnh đạo cuộc Tổng tiến công và
nổi dậy Mậu Thân 1968 ở Thành phố Huế. Qua đó làm rõ vai trò cấp ủy Đảng
địa phương trong quá trình chỉ đạo quân và dân Thành phố Huế tiến hành đòn
tiến công chiến lược này
6
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn tập trung vào những nhiệm vụ sau
Khái quát bối cảnh lịch sử diễn ra cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết
Mậu Thân 1968 ở Thành phố Huế.
Phân tích làm rõ chủ trương chiến lược của Đảng về cuộc Tổng tiến
công Mậu Thân năm 1968 và vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Khu ủy Trị Thiên
Đánh giá ưu điểm, hạn chế trong lãnh đạo, chỉ đạo của Khu ủy Trị
Thiên trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 tại Thành phố
Huế. Qua đó tổng kết đúc rút ra những bài học kinh nghiệm
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
Nguồn tƣ liệu
Để hoàn thành nội dung đề tài luận văn, tác giả đã sử dụng nhiều nguồn
tư liệu khác nhau.
- Đầu tiên phải kể đến là các văn kiện, nghị quyết của Đảng – Nhà nước
Việt Nam về kháng chiến chống Mỹ, đặc biệt là các văn kiện chỉ đạo trực
tiếp về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968.
- Sách, báo, tạp chí trong và ngoài nước về kháng chiến chống Mỹ nói
chung và về cuộc Tổng tiến công Mậu Thân 1968. Lịch sử Đảng bộ tỉnh
Thừa Thiên Huế, lực lượng vũ trang nhân dân. Có thể nói đây là nguồn tư
liệu quan trọng giúp tác giả trong việc hoàn thành luận văn.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh, tác giả sử dụng hai phương pháp chủ yếu là phương pháp lịch sử
và phương pháp logic nhằm tìm ra các đặc điểm, các vấn đề có tính chất căn
bản của sự kiện lịch sử.
Ngoài ra còn dùng các phương pháp bổ trợ như phương pháp phân tích,
phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, bản đồ nhằm làm rõ hơn nội
dung của đề tài.
7
6. Đóng góp của Luận văn
Góp phần làm rõ sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo chủ trương của Đảng
về mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968 của Khu ủy Trị Thiên và
Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế.
Làm rõ những ưu điểm và hạn chế trong lãnh đạo, chỉ đạo cuộc Tổng
Tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 ở Thành phố Huế.
Bổ sung tư liệu về sự lãnh đạo chỉ đạo cuộc kháng chiến cách mạng nói
chung, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 nói riêng.
7. Bố cục của Luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo. Phần nội dung
chính của luận văn có cấu trúc gồm 3 chương
CHƢƠNG 1: Tình hình Thành phố Huế trước khi nổ ra cuộc Tổng tiến công
và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968.
CHƢƠNG 2: Chủ trương của Khu ủy Trị Thiên, Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế và
quá trình chỉ đạo thực hiện Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968 tại
Thành phố Huế.
CHƢƠNG 3: Nhận xét và một số kinh nghiệm.
8
CHƢƠNG 1: TÌNH HÌNH THÀNH PHỐ HUẾ TRƢỚC KHI NỔ RA
CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY TRƢỚC TẾT MẬU THÂN
NĂM 1968
1.1. Khái quát về đặc điểm tình hình kinh tế, xã hội và truyền thống cách mạng
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội
Trị Thiên có phía Đông giáp biển, Tây dựa vào Trường Sơn giáp vùng
giải phóng Trung Hạ Lào, có đường vận tải chiến lược 559 từ Bắc vào Nam,
Nam giáp Quảng Nam – Đà Nẵng, nơi có căn cứ quân sự liên hợp lớn của Mỹ
và cơ quan quân sự đầu não của Quân khu 1 Việt Nam Cộng Hòa. Trị Thiên
có thể tiếp nhận nhanh nhất nguồn chi viện từ hậu phương lớn miền Bắc, một
đặc điểm thuận lợi hết sức quan trọng của chiến trường. Huế là thành phố lớn
thứ 3 ở miền Nam, là hậu cứ, là trung tâm đầu não quân sự, chính trị đối với
toàn bộ chiến trường Trị Thiên trong thế chiến lược phòng ngự của địch ở
Phân khu I – Vùng I chiến thuật.
Từ biên giới Việt – Lào đến bờ biển chỉ khoảng 100 km, và từ sông
Bến Hải đến đèo Hải Vân chỉ chừng 160 km, vì vậy Trị Thiên là một giải đất
hẹp, vùng rừng núi, đồng bằng và thành phố Huế cũng như các thị xã, thị trấn
khác nối liền với các huyện nông thôn và vùng giáp ranh. Từ các vùng căn cứ
tiến vào Thành phố Huế với cự ly không xa. Lực lượng vũ trang từ căn cứ
tiến vào thành phố chỉ cần 5 giờ hành quân.
Vùng rừng núi chiếm 2/3 diện tích toàn khu Trị Thiên. Phần lớn là căn
cứ địa, hậu phương trực tiếp và cũng là bàn đạp tiến công địch ở nông thôn
đồng bằng và thành phố. Vùng giáp ranh chạy dọc hai tỉnh, nằm giữa vùng
đồng bằng thành phố và vùng rừng núi, song song và sát với Quốc lộ 1, là
vùng có nhiều đồi trọc xen kẽ làng mạc tương đối trống trải. Đây là một thuận
lợi để triển khai lực lượng tiến xuống đồng bằng và vào thành phố, thị xã.
Tuyến giáp ranh chạy dọc từ Bắc Nam giữa đồng bằng và rừng núi,
gần trục giao thông Quốc lộ số 1, là vùng đồi trọc, xen kẽ đồi sim và mua,
9
địa hình mấp mô trung bình, tiện cho cơ giới, pháo binh địch hoạt động
ngăn chặn.
Vùng đồng bằng làng mạc mỏng, chia là 3 tuyến chữ nhật chạy từ Bắc
vào Nam: tuyến ven biển thưa thớt và phải qua 3 đến 4 km bãi cát trắng,
tuyến ven ruộng giáp cắt từ Thụy Khê đến cầu Hai; tuyến dọc các sông và 2
bên triền sông chạy dọc giữa ruộng đồng bằng, tuyến ven 2 bên đường Quốc
lộ 1. Đồng bằng có nhiều sông ngòi, mương lạch chia cắt ngang dọc, khó cho
hoạt động lực lượng lớn. Vùng đồng bằng các làng mạc ven biển và dọc tuyến
ven ruộng giáp cắt bị địch đánh phá đi lại nhiều lần, nhưng lại là những nơi có
phong trào du kích chiến tranh mạnh và đều khắp.
Ngoài Quốc lộ 1 là đường bộ duy nhất nối liền Trị Thiên với các tỉnh
phía Bắc và phía Nam còn có nhiều đường cắt ngang từ đồng bằng lên giáp
ranh rừng núi: Đường số 9 nối liền Đông Hà với Trung Lào, Đường số 12,
Đường số 14 từ Huế, Phú Bài lên Tây Thừa Thiên và nhiều đường có thể cơ
động bằng cơ giới từ các căn cứ của địch trên vùng giáp ranh nối xuống quốc
lộ 1. Riêng đường số 14 là con đường được xây dựng để nối liền miền Tây
Thừa Thiên với miền Tây Quảng Nam đổ xuống đèo Hải Vân đi Đà Nẵng.
Nhiều sông ngòi từ Trường Sơn đổ xuống đồng bằng, trong đó đáng
chú ý là sông Cửa Việt địch dùng làm đường vận chuyển từ biển vào Đông
Hà, phục vụ cho tuyến Đường số 9, và sông Hương từ biển qua cảng Cửa
Thuận vào Huế.
Phá Tam Giang và đầm Cầu Hai với diện tích hàng chục ngàn héc ta
mặt nước, chạy suốt gần hết tỉnh Thừa Thiên cùng với hệ thống sông ngòi
chia cắt vùng đồng bằng, hạn chế nhiều đến việc cơ động lực lượng chiến đấu.
Có thể nói đối với địch, vùng giáp ranh và một phần đồng bằng tiện cho
việc chúng cơ động nhanh bằng cơ giới, tiện cho hoạt động của máy bay và
pháo binh, nhưng do mạng lưới giao thông ít, địa hình dài và hẹp nên rất dễ bị
chia cắt, dễ bị bao vây và chặt ra từng khúc, tiếp tế vận chuyển khó khăn. Đối
10
với ta, vùng rừng núi là địa bàn thuận lợi nhất, vùng đồng bằng có dân và
chiến tranh du kích phát triển mạnh, nên ta có thể áp đảo địch từ trên rừng
xuống, và dưới đồng bằng lên, đồng thời vùng giải phóng ta rộng lớn sát liền
với các đô thị, thành phố là địa bàn thuận lợi cho việc đánh chiếm thành phố.
Nhưng khó khăn của ta là đồng bằng mỏng, hẹp nên sử dụng binh lực có bị
hạn chế, đường Quốc lộ 1 chia cắt đồng bằng và rừng núi , nếu khi địch tập
trung đông chiếm tuyến giao thông đó thì việc đi lại giữa hai vùng gặp nhiều
khó khăn.
Thành phố Huế chia làm 2 khu vực Bắc – Nam, chia cắt bởi con sông
Hương rộng từ 250 – 400 m chạy từ núi đến Thuận An và nối liền giữa 2 khu
vực là 2 cầu lớn: cầu Tràng Tiền cho ô tô chạy cầu Bạch Hổ cho xe lửa chạy.
Khu vực Bắc Huế là một thành cổ lâu đời của các triều nhà Nguyễn,
kiến trúc theo kiểu thành cao, hào sâu kiên cố. Xung quanh là tường thành
đắp bằng đất, xây gạch mỗi bề trên 2m, cao 6 – 8m rộng từ 10 -20m, có 8
cổng lớn ra vào xây theo kiểu tò vò trên có chòi gác. Thành phố chia làm 4
khu vực chính: khu I là nội thành, khu 2 gồm đường Trần Hưng Đạo, Phan
Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng, khu 3 gồm đường Thống Nhất và phố Lê Văn
Duyệt, khu 4 ở vùng Gia Hội. Trong thành có con sông Nhị Hà chạy giữa khu
nội thành từ Đông sang Tây, qua 2 cống, có đoạn lội được có đoạn chỉ còn
bùn nhão. Trong thành khu vực Đại Nội, Mang Cá có tường bao bọc xung
quanh cao từ 5 – 6 m.
Khu vực phía Nam Huế là thành phố kiến thiết theo kiểu châu Âu,
đường sá rộng, nhà cửa to, phần lớn là nhà gạch do cơ quan ngụy quyền và
bọn Mỹ đóng. Hệ thống đường sá về phía Tây – Nam nhiều, tiện cho cơ giới
hoạt động. Khu Nam gọi là khu tam giác.
Nhìn chung địa hình chung quanh thành phố Huế, phía Tây là rừng núi,
cách thành phố chỉ có 3 -5 giờ hành quân. Phía Bắc và phía Nam có vùng giải
phóng, là cơ sở tốt để làm bàn đạp tiếp cận thành phố Huế bằng nhiều hướng.
11
Trong thành phố có thành cao, hào sâu, sông ngòi nhiều, nhà cửa kiên cố,
đường sá dày đặc có lợi cho phòng ngự nhưng trong thành phố chiến đấu có
hạn chế một phần trong chiến đấu pháo binh cơ giới đối với phía Mỹ.
Dân số Trị Thiên thời gian đó có khoảng 800.000 người (Quảng Trị có
300.000 và Thừa Thiên 500.000), vùng nông thôn đồng bằng gần 55.000, các
đô thị khoảng 20.000, riêng Thành phố Huế có gần 150.000 người, vùng rừng
núi chỉ có 50.000, phần lớn là đồng bào dân tộc ít người.
1.1.2. Truyền thống cách mạng
Thừa Thiên Huế là vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa lâu đời và
truyền thống yêu nước đấu tranh cách mạng vẻ vang. Trong lịch sử, Thừa
Thiên Huế từng là “Phên dậu thứ tư về phương Nam” của nước Đại Việt, nơi
“Đô hội lớn của phương”. Thừa Thiên Huế từng là thủ phủ của xứ Đàng
Trong, là kinh đô của cả nước…Nơi đây luôn giữ vị trí chiến lược quan trọng
trong các phong trào yêu nước của dân tộc. Một vùng đất đóng vai trò cầu nối
giữa hai miền Bắc-Nam. Từ cuộc đấu tranh chống giặc Minh đầu thế kỷ thứ
XV, đến hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược
đã để lại biết bao sự kiện, địa danh, con người với những chiến thắng vĩ đại và
hào hùng trong lịch sử dân tộc. Trong những thập niên đầu của thế kỷ XX
Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm sôi động của các cuộc vận
động yêu nước và cách mạng…là cái nôi hoạt động của nhiều chiến sĩ, đảng
viên cộng sản, là nơi ghi dấu sự ra đời của một trong những tổ chức tiền thân
của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngay từ những năm 1927 nhân dân đã có
Đảng Việt nam thanh niên Cách mạng đồng chí hội – tiền thân của Đảng
Cộng sản, và đã thành lập được nhiều chi bộ. Tháng 4-1930, Tổ chức Đông
dương Cộng sản Đảng và Đông dương Cộng sản liên đoàn hợp nhất thành
tỉnh Đảng bộ Đảng Cộng sản Đông dương Thừa Thiên Huế. Lịch sử đấu tranh
cách mạng giải phóng dân tộc và giải phóng quê hương của nhân dân Thừa
Thiên Huế bước sang thời kỳ mới mà đỉnh cao là cuộc vận động giải phóng
12
dân tộc (1940 – 1945) và phát động cuộc khởi nghĩa giành chính quyền cách
mạng thắng lợi. Với khí thế “Cách mạng Tháng Tám” nhân dân Thừa Thiên
Huế đã vùng dậy lật đổ ngai vàng của chế độ phong kiến và ách thống trị
hàng nghìn năm của thực dân đế quốc, mở ra kỷ nguyên phát triển mới trong
lịch sử dân tộc. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, những địa
danh: Dương Hòa, Hòa Mỹ, Hói Mít, Thanh Hương – Mỹ Xuyên, Thanh Lam
Bồ... ghi dấu bao chiến công oanh liệt, là vùng đất từng chứng kiến sự khốc
liệt của chiến tranh, chịu đựng nhiều hy sinh mất mát: nhiều di tích, địa điểm
di tích: nhà ở, đình, đền... đã trở thành các trụ sở liên lạc, hội họp.Trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước, truyền thống đấy tiếp tục được phát huy.
Đến năm 1965 phong trào chiến tranh du kích đã phát triển đều và có những
vùng khá mạnh. Quần chúng cách mạng bất khuất, kiên cường được tôi luyện
dày dạn trong chiến tranh.
Nhân dân vùng đồng bằng giải phóng trải qua 22 năm đấu tranh vô
cùng gian khổ, quyết liệt. Đặc biệt là 3 năm đánh Mỹ gần đây, đã bị địch tàn
sát, đốt phá, giết chóc, triệt hạ làng mạc, nhưng nhân dân vẫn không khuất
phục, mà ngày càng tôi luyện, dầy dạn và chiến đấu ngày càng mạnh. Bom
đạn, chém, giết của quân thù không làm cho nhân dân nao núng, địch đốt phá,
triệt hạ làng mạc, có nơi ruộng thành hố bom, mỗi lối đi, mỗi xóm, mỗi nhà,
mỗi cửa ngõ đều có bom, đạn Mỹ ngụy, đều có máu của nhân dân đổ xuống.
Nhưng nhân dân không chút sờn lòng, 32 vạn đồng bào vùng giải phóng từ
em nhỏ đến cụ già, tất cả đều là những chiến sĩ tham gia vào cuộc chiến
chống lại đế quốc Mỹ. Nhiều hoạt động đã diễn ra: nuôi dưỡng quân đội, cán
bộ, du kích, thu mua lương thực cho kháng chiến, cất dấu vũ khí, chạy chữa
thương binh.
Là một trong ba thành phố lớn ở miền Nam, Huế có một vị trí chính trị,
quân sự hết sức quan trọng. Vốn là một cố đô của triều Nguyễn cũ, trong
kháng chiến chống Mỹ, Huế thuộc quyền kiểm soát của Mỹ và Việt Nam
13
Cộng Hòa, là trung tâm chỉ đạo chiến lược của địch trên khu vực tiếp giáp đối
đầu với miền Bắc. Ở đây có trên 45 cơ quan hành chính ngụy quyền, đồng
thời là nơi địch bố trí một bộ máy chiến tranh khá mạnh (có khoảng từ 2,5 đến
3 vạn quân) với nhiều vũ khí trang thiết bị tương đối hiện đại của Mỹ. Thành
phần xã hội của thành phố Huế đa dạng và phức tạp. Số dân đi đạo Thiên
chúa và Phật giáo chiếm một tỷ lệ khá lớn. Số dân thuộc thành phần công
chức và gia đình sĩ ngụy có khoảng 3 vạn, số học sinh, sinh viên có khoảng
2,5 vạn, nhân dân lao động có khoảng 6 đến 7 vạn, phần đông là gia đình tiểu
thương, thợ thủ công, dịch vụ. Nhân dân vùng nông thôn và thành phố có
quan hệ chặt chẽ với nhau, nên mỗi biến chuyển về chính trị và quân sự ở
nông thôn đều mau chóng ảnh hưởng trực tiếp vào thành phố.
Giữa những năm 60, phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân Trị
Thiên, đặc biệt là ở Huế ngày càng phát triển mạnh. Liên tục có những cuộc
đấu tranh chống Mỹ và tay sai như cuộc xuống đường chống Diệm - Nhu năm
1963, chống Khánh – Hương năm 1964, phong trào xuống đường đấu tranh
của học sinh – sinh viên đòi hòa bình, dân sinh, dân chủ thì hầu như tháng nào
cũng xảy ra. Những cuộc đấu tranh này của quần chúng nhân dân đã nhiều
phen làm cho Mỹ ngụy hoảng sợ và tìm cách đối phó vất vả.
Ở nội thành Huế, lực lượng chính trị và phong trào cách mạng của quần
chúng, dưới sự chỉ đạo của 8 chi bộ Đảng ta đã xây dựng được khoảng 100 cơ
sở bí mật và nửa công khai. Số quần chúng hướng về cách mạng và sẵn sang
tham gia các cuộc đấu tranh, chiến đấu và phục vụ chiến đấu , ta có thể huy
động từ 4.000 đến 5.000 người trong một ngày đêm. Ngoài ra một số khá
đông nhân dân lao động, viên chức, tiểu thương tuy không nằm trong các tổ
chức cách mạng, nhưng có lòng yêu nước và cảm tình với cách mạng, ta có
thể tranh thủ lôi kéo họ khi cách mạng nổ ra.
Trước khi nổ ra cuộc Tổng tiến công và nổi dậy, ba huyện giáp với
thành phố Huế là Hương Trà, Phú Vang, Hương Thủy có nhiều thôn xã đã
14
được ta giải phóng và làm chủ, tạo thành vùng đệm quan trọng để chủ lực ta
đứng chân và làm bàn đạp tiến vào thành phố .
1.2. Tình hình chiến trƣờng Trị Thiên trƣớc khi nổ ra cuộc Tổng tiến
công và nổi dậy.
1.2.1. Hoạt động và hình thái bố trí chiến lƣợc của địch
Thành phố Huế có vị trí chính trị, quân sự khá quan trọng. Ở đây có
đến 46 cơ quan hành chính ngụy quyền, là nơi tập trung bọn cầm đầu các
đảng phái phản động như Quốc dân đảng, Đại Việt, Cần Lao Nhân Vĩ, nên
địch đã thiết lập ở đây một hệ thống phòng ngự vững chắc, có hệ thống căn cứ
và đồn bốt dày đặc, có lực lượng vũ trang địa phương, lực lượng kìm kẹp gồm
cơ quan hành chính, bọn chỉ điểm, đảng phái phản động nhằm:
Hướng ra phía Bắc chặn đòn tiến công của chủ lực ta
Chốt chặn ta từ rừng núi giáp ranh tiến công xuống, đồng thời bảo vệ
giao thông và căn cứ lớn của chúng
Kết hợp lực lượng chủ lực cơ động cả Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa
nhằm kìm kẹp và càn quét “bình định” chống phong trào quần chúng và chiến
tranh du kích.
Tại mặt trận Huế, địch có khoảng 25.000 đến 30.000 quân kể cả bọn
cầm súng công khai và bọn cầm súng bí mật, nòng cốt là lực lượng thuộc sư
đoàn 1 bộ binh. Cả Mỹ và ngụy cộng là 13 tiểu đoàn bộ binh (8 tiểu đoàn
ngụy, 5 tiểu đoàn Mỹ), 4 chi đoàn thiết giáp, 4 tiểu đoàn pháo, 2 tiểu đoàn
cảnh sát, 2 tiểu đoàn công binh cùng các đơn vị thông tin, vận tải, quân y, sửa
chữa quân cụ, 23 đại đội bảo an, 100 trung đội dân vệ, 18 tiểu đoàn bình định.
Không quân chỉ có các đơn vị máy bay lên thẳng, trinh sát với 100 chiếc. Với
lực lượng trên địch bố trí:
Ở phía Bắc thành phố: đồn Mang Cá có lực lượng Sư đoàn 1 bộ binh,
(khoảng 700 quân) trong đây có cơ quan tham mưu, cơ quan hậu cần, đại đội
chiến tranh tâm lý, đại đội quân y. Sân bay Tây Lộc có 1 đại đội vận tải với
15
khoảng 40 máy bay lên thẳng, 100 xe các loại, một bộ phận nhân viên kỹ
thuật và lính bảo vệ, lực lượng chúng có khoảng từ 250 tên đến 300 tên. Khu
Đại Nội có 1 đại đội thám báo ngụy, khoảng 120 tên. Địch còn bố trí quân ở
kho quân cụ: xưởng sửa chữa phương tiện, khu Tàng thơ…Ngoài lực lượng
trên, còn có 8 trung đội cảnh sát đóng rải rác trên các khu phố, có trang bị
phương tiện đàn áp quần chúng nhân dân [60; 35-37]
Tính chất bố phòng các vị trí quanh thành đều dựa vào thành quách, vị
trí của Pháp, có dây thép gai 2, 3 lớp có mìn xung quanh, trên các góc thành,
tường có ụ sung bằng bao cát hoặc lô cốt, các cổng ra vào trên dưới có ụ súng,
ngày đêm đều có người tuần tra, canh gác. Nhưng do dựa vào kiến trúc cũ nên
về mặt phòng ngự có rất nhiều sơ hở, binh hỏa lực bố trí không chặt chẽ.
Ở phía Nam thành phố, khu vực Hữu Ngạn. Khu Phan Sào Nam có sở
chỉ huy tiểu khu Thừa Thiên. Khu Khách sạn Thuận Hóa, Hương Giang là nơi
ở tình báo và cố vấn Mỹ. Khu sân vận động có đài ra đa và bọn cố vấn Mỹ.
Các khu Tòa Khâm sứ cũ, tòa Tỉnh trưởng Thừa Thiên, nhà lao Thừa Phủ,
khu cơ quan đại diện Trung phần, khu biệt kích trưởng dân tộc, các kho,
xưởng đều có lực lượng bảo an canh giữ. Tất cả các cầu và các đường vào
thành phố đều có cảnh sát canh giữ và đóng rải rác. Các ty, sở ngụy quyền
như đài phát thanh, ngân hàng, bưu điện, công chánh… cũng ở khu vực phía
Nam. Phía Nam tính chất bố phòng các vị trí ngoài thành kiên cố, có đầy đủ
hệ thống chướng ngại vật, trong thành và nhà dựa vào kiểu kiến truc cũ, có
xây thêm các ô đề kháng và tường thành bao bọc xung quanh.
Ngoài thành phố có 6 tiểu đoàn cơ động (2 tiểu đoàn Mỹ, 4 tiểu đoàn
ngụy) kết hợp với quân chiếm đóng, quân địa phương thành hệ thống căn cứ
phòng thủ ứng cứu ở phía nam Huế. Các tiểu đoàn bộ binh ngụy, các đại đội
bảo an và hỏa lực pháo thường đóng ở vùng ven, các cửa ngõ ra vào thành
phố như Đồng Di, tam Đông, Xuân Hòa, quận lỵ Nam Hòa… Quân Mỹ còn
đóng rải dọc theo quốc lộ 1, từ Huế về Phú Bài, để giữ đường giao thông
16
huyết mạch ở cửa Thuận An để bảo vệ kho xăng, dầu và cửa ngõ từ biển theo
sông Hương vào Huế.
Có thể thấy trước khi cuộc tiến công nổ ra, địch vẫn còn đông, cả bọn
cầm súng công khai, cả bọn cầm súng bí mật, đóng thành nhiều tầng, nhiều
lớp. Nhưng lực lượng chiến đấu của địch ít, chiếm tỷ lệ 1/3, còn là ô hợp, cơ
quan, phục vụ, ty sở, sức chiến đấu kém. Vành ngoài địch bố trí mạnh, nặng
về phòng ngự bên ngoài, có thiết giáp, quân cơ động, pháo binh, cộng sự
vững chắc, nhưng lại bố trí phân tán trên địa bàn rộng lớn 3 huyện, khi bị tấn
công đồng loạt sẽ bị rối loạn, khó hiệp đồng, khó chi viện lẫn nhau, dễ bị ta
tiêu diệt từng bộ phận. Bên trong ỷ lại bên ngoài, ỷ lại quân cơ động và chiếm
đóng, tuyến dân vệ, ác ôn, mật thám, gián điệp, cảnh sát, ỷ lại thành cao, hào
sâu, song ngòi nhiều, do đó sơ hở, cộng sự sơ sài và sức chiến đấu kém.
Trước những thắng lợi lớn của quân và dân ta tinh thần quân ngụy sa
sút, quân Mỹ bạc nhược, cả 2 lực lượng Mỹ, Việt Nam Cộng Hòa đều sợ chủ
lực của ta. Quân Mỹ thua trận ở Đường 9 trở nên bạc nhược càng làm cho quân
đội Việt Nam Cộng Hòa mất tin tưởng, suy yếu nghiêm trọng, đầy rẫy mâu
thuẫn (mâu thuẫn với Thiệu – Kỳ, mâu thuẫn giữa các phe phái, mâu thuẫn Mỹ
- Việt Nam Cộng Hòa) tinh thần chiến đấu rất kém. Đó là điểm yếu tuyệt đối
của địch, ta đánh mạnh chúng dễ tan vỡ, tạo khả năng cho ta làm công tác binh
vận. Có thể thấy ta có nhiều ưu thế trong cuộc tiến công lần này.
1.2.2. Hoạt động tác chiến và quá trình chuẩn bị của ta.
Từ năm 1966, Trị Thiên không còn là Phân khu Bắc thuộc Quân khu 5
mà được Bộ Chính trị quyết định thành lập Quân khu Trị Thiên trực thuộc Bộ
Quốc phòng. Từ một khu đệm, không đánh lớn đã chuyển thành một mặt trận
tiến công địch, cùng với Mặt trận Đường số 9 – Bắc Quảng Trị hợp thành một
hướng chiến lược quan trọng, một chiến trường tiêu diệt, thu hút địch, nhất là
quân Mỹ, có khả năng phối hợp tác chiến với các chiến trường khác để đưa
cuộc chiến tranh cách mạng tiến lên một bước mới. Ngay sau khi thành lập,
17
Khu ủy Trị Thiên chủ trương đẩy mạnh tiến công địch, xây dựng và củng cố
bàn đạp vững chắc trên vùng rừng núi, đưa chiến tranh xuống đồng bằng,
chiếm lĩnh giáp ranh, xây dựng cơ sở vùng ven để chuẩn bị đánh thẳng vào đô
thị, phát động đảng bộ, quân và dân trong Quân khu có một khí thế tiến công
toàn diện quân địch.
Thực hiện chủ trương trên, từ giữa năm 1966 bộ đội ta đã thọc được
xuống đồng bằng, đánh những trận diệt gọn địch ở Lương Mai, Nam Giảng,
Phong Lai và đến tháng 11 năm 1966 đã diệt gọn được 1 tiểu đoàn địch trong
căn cứ An Lỗ. Trong thành phố ta cũng đánh vào căn cứ vận tải Lê Lai của
địch ở An Cựu.
Phát huy thắng lợi từ tháng 1 đến tháng 5 năm 1967, Quân khu Trị Thiên
chủ trương mở tiếp đợt hoạt động mùa Xuân đánh thẳng vào các căn cứ La
Vang, thị xã Quảng Trị, Từ Hạ, Phú Bài, rồi thọc vào thành phố đánh khách
sạn Hương Giang, các căn cứ Long Thọ, Nam Giao, Trường bắn tập… Những
trận đánh đó đã gây ảnh hưởng lớn trong nhân dân ở đô thị, xây dựng được
lòng tin cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân địa phương. Đặc biệt là bộ đội rút ra
được nhiều kinh nghiệm thực tiễn về các cách đánh sâu vào lòng địch. Lực
lượng ít nhưng đạt hiệu quả cao và được nhân dân đùm bọc, che chở.
Vùng rừng núi rộng lớn phía Tây nơi đứng chân của Khu ủy ta làm chủ
hoàn toàn. Địa bàn này là chỗ đứng chân của các lực lượng, là bàn đạp xuất
phát tấn công về đồng bằng, đô thị. Đồng bằng nông thôn của bốn huyện:
Phong Điền, Quảng Điền của Thừa Thiên, Triệu Phong, Hải Lăng của Quảng
Trị được giải phóng mở rộng, trở thành nơi cung cấp nhân lực, vật lực cho
cách mạng. Tại các vùng ven đô thị như huyện Hương Trà, Hương Thủy, Phú
Vang của Thừa Thiên – Huế đã tổ chức được nhiều cơ sở bí mật; đây cũng là
bàn đạp rất thuận lợi để tiếp cận vào thành phố. Đặc biệt trong nội thành phố
Huế ta đã xây dựng được nhiều cơ sở, khắp các quận, các phường có lực
lượng vũ trang tối mật, vũ khí đạn dược được đưa vào chỗ cất giấu an toàn.
18
Có thể nói bước vào năm 1967 vùng giải phóng được mở rộng, chiến tranh du
kích phát triển khá mạnh, lực lượng vũ trang địa phương trưởng thành, nhất là
trên những địa bàn quan trọng. Những bàn đạp sát vùng ven thành phố được
thiết lập; lực lượng chủ lực, các đội biệt động đứng chân ở đây đánh vào
thành phố thuận lợi, thường xuyên hơn.
Sau thắng lợi mùa Xuân 1967, Khu ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu quyết
định sang Xuân 1968 chuyển cuộc chiến tranh vào thành phố nhằm “tiến công
địch liên tục cả quân sự, chính trị, binh vận… tiêu hao, tiêu diệt một bộ phận
quan trọng quân Mỹ, ngụy và chiếm lĩnh vùng nông thôn, làm rối loạn thành
phố và hệ thống phòng ngự địch, phối hợp với các chiến trường tiến lên tổng
công kích, tổng khởi nghĩa giành toàn thắng”.
Để thuận tiện cho việc chuẩn bị chiến trường và tổ chức chỉ huy khi
đánh vào thành phố Huế, Khu ủy chủ trương cắt 3 huyện tiếp giáp là Hương
Trà, Hương Thủy, Phú Vang sát nhập vào Mặt trận Huế do Khu ủy và Bộ Tư
lệnh Quân khu trực tiếp chỉ đạo, chỉ huy. Đồng chí Tư Minh, Phó bí thư Khu
ủy được cử trực tiếp làm Bí thư Thành ủy Huế, chăm lo mọi mặt chuẩn bị
chiến trường, chuẩn bị lực lượng, xây dựng kế hoạch, đồng thời trực tiếp chỉ
đạo tiếp tục đẩy mạnh tiến công địch.
Với tinh thần tích cực tiến công theo phương châm chỉ đạo trên của Khu
ủy, có sự phối hợp chiến trường toàn Miền, nhất là hướng Đường số 9, nên vào
những tháng cuối năm 1967, thế bố trí lực lượng quân sự và chính trị ở Trị
Thiên nói chung và trên mặt trận Huế nói riêng đã có sự chuyển biến rất có lợi
cho ta. Nhưng vì lực lượng chủ lực và trang bị của ta còn quá yếu so với đối
phương nên để đảm bảo cho cuộc tiến công vào Thành giành được thắng lợi
Khu ủy chỉ đạo cần phải có sự bổ sung tăng cường lực lượng đồng thời đề nghị
Bộ bổ sung lực lượng và vũ khí một cách đáng kể và khẩn trương.
1.3. Chủ trƣơng của Trung ƣơng Đảng
Chiến lược Chiến tranh cục bộ, đỉnh cao nhất trong toàn bộ nỗ lực chiến
tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam, đến đầu năm 1967 đã bước sang năm thứ 3.
19
Trong khoảng thời gian đó, cho dù phía Mỹ và đồng minh của Mỹ dồn sức hòng
khuất phục ý chí kháng chiến của nhân dân Việt Nam, qua đó hoàn tất các mục
tiêu chiến lược của cuộc chiến tranh cục bộ ở miền Nam theo đúng như kế hoạch
đề ra ban đầu, nhưng địch không sao làm được. Quân Mỹ, quân Sài Gòn và quân
các nước phụ thuộc Mỹ không thể làm nhiệm vụ “tìm diệt” và “bình định” có hiệu
quả. Lực lượng của chúng bị căng ra các chiến trường và bị thế trận chiến tranh
nhân dân của ta vây hãm. Thế chiến lược của địch bị đảo lộn và vỡ từng mảng,
làm cho tinh thần, ý chí của binh lính Mỹ và Sài Gòn sa sút nghiêm trọng. Nội bộ
chính quyền và quân đội Sài Gòn bị chia rẽ sâu sắc.
Về phía ta qua hai năm, quân và dân miền Nam vẫn giữ vững và phát huy
mạnh mẽ chiến lược tiến công làm thất bại một bước quan trọng nỗ lực chiến
tranh của địch, giữ vững quyền chủ động chiến trường. Trên miền Bắc, trong khói
lửa bom đạn, quân và dân ta vừa đánh trả quyết liệt và hiệu quả máy bay, tàu
chiến Mỹ, vừa giữ vững sản xuất, tăng sức chi viện mạnh mẽ và liên tục cho cách
mạng miền Nam. Trước những thất bại của địch và thắng lợi của ta trên cả hai
miền Nam, Bắc đầu năm 1967, Bộ Chính trị Trung ương Đảng chủ trương chuẩn
bị đánh một đòn quyết định tạo chuyển biến nhảy vọt cho cuộc đấu tranh cách
mạng ở miền Nam, buộc Mỹ phải thua về quân sự, tạo điều kiện tiến tới mở ra cục
diện “vừa đánh vừa đàm, vừa đàm vừa đánh” xem đó là sách lược hỗ trợ cho đấu
tranh quân sự và đấu tranh chính trị của quân và dân ta. Tư tưởng chỉ đạo của Bộ
Chính trị và Quân ủy Trung ương vẫn trên cơ sở phát huy mạnh mẽ phong trào
nổi dậy của quần chúng kết hợp với đẩy mạnh chiến tranh du kích rộng khắp trên
cả ba vùng chiến lược, đồng thời với đẩy mạnh tác chiến tập trung của bộ đội chủ
lực, thực hiện đánh vừa và đánh lớn.
Tại Hội nghị Trung ương lần thứ 13 (họp từ ngày 23 đến ngày 26 tháng 1
năm 1967) Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh trình bày “Đề cương báo
cáo về công tác đấu tranh ngoại giao” trong đó chỉ rõ: “Để đánh bại kẻ thù hết sức
ngoan cố và xảo quyệt là đế quốc Mỹ xâm lược, ta phải giữ vững quyết tâm cao
20
độ, nắm vững phương châm chiến lược đồng thời phải biết cách đánh thắng địch,
vận dụng sách lược khôn khéo, giành thắng lợi từng bước” [21;124-125]. Tại Hội
nghị Trung ương lần thứ 13 này trên mặt trận ngoại giao, Đảng ta mềm dẻo hơn
trong sách lược bằng việc chủ trương hé mở khả năng phía Việt Nam sẽ đi vào
đàm phán nếu Mỹ chấm dứt ném bom không điều kiện miền Bắc chứ không gắn
với việc đòi Mỹ rút khỏi miền Nam nữa. Nghị quyết Hội nghị 13 khẳng định:
“Chúng ta tiến công địch về mặt ngoại giao bây giờ là đúng lúc và chỉ rõ. Trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta hiện nay, đấu tranh quân
sự và đấu tranh chính trị ở miền Nam là nhân tố chủ yếu quyết định thắng lợi trên
chiến trường, làm cơ sở cho thắng lợi trên mặt trận ngoại giao. Chúng ta chỉ có thể
giành được trên bàn hội nghị những cái mà chúng ta đã giành được trên chiến
trường. Tuy nhiên đấu tranh ngoại giao không chỉ đơn thuần phản ánh cuộc đấu
tranh trên chiến trường, mà trong tình hình quốc tế hiện nay với tính chất cuộc
chiến tranh giữa ta và địch, đấu tranh ngoại giao giữ một vai trò quan trọng, tích
cực và chủ động” [21; 174].
Trên cơ sở phân tích tình hình mọi mặt và dõi theo sát diễn biến thực tế trên
chiến trường. Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt
Nam nhận thấy: Những thắng lợi của ta trong Đông – Xuân 1966 – 1967 đã tạo ra
tình thế mới có lợi cho ta, bất lợi cho địch. Kế hoạch chiến lược Đông – Xuân
1967 – 1968 lập tức được khởi thảo nhằm mục đích tận dụng tình thế mới có lợi
đó để đưa sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước tiếp tục phát triển. Từ tháng
5 và tháng 6 năm 1967, Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương đã mở những cuộc họp
bàn về dự thảo kế hoạch chiến lược Đông Xuân 1967 – 1968 do Tổ kế hoạch
thuộc Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam chuẩn bị . Hội nghị Bộ
chính trị đã được triệu tập và bàn bạc rất kỹ dự thảo kế hoạch chiến lược này. Hội
nghị nhận định rằng thắng lợi của quân và dân ta giành được trên hai miền Nam
Bắc là to lớn và toàn diện. Thắng lợi đó đã làm thất bại một bước rất cơ bản chiến
lược “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ, đẩy Mỹ vào thế lúng túng, bị động cả
21
về chiến lược lẫn chiến dịch. [48; 86]. Hội nghị còn nhận định rằng về phía
ta, cả thế và lực đang có những tiến bộ cho phép ta “trên cơ sở phương châm
đánh lâu dài, đẩy mạnh nỗ lực chủ quan đến mức cao nhất để giành thắng lợi
quyết định trong một thời gian tương đối ngắn” và dự kiến có thể giành
thắng lợi quyết định trong năm 1968. Muốn vậy nhiệm vụ quân sự của ta là
phải tiêu diệt một bộ phận sinh lực quân Mỹ, làm mất khả năng tiến công
của chúng, đồng thời phải tiêu diệt và làm tan rã đại bộ phận quân ngụy,
khiến cho chúng không còn là lực lượng chiến lược trong tiến công và phòng
ngự mà Mỹ dựa vào đó để tiến hành chiến tranh.
Về phương thức đấu tranh xác định trong khi kiên trì tiến công địch toàn
diện về quân sự, chính trị, ngoại giao cần chuẩn bị đánh những trận quy mô lớn,
tạo điều kiệnđể đẩy mạnh đấu tranh chính trị và ngoại giao.
Từ tháng 7 năm 1967 phương án tác chiến chiến lược tiếp tục được bổ
sung. Bộ chính trị nhận thấy nếu cứ tiếp tục mở các hoạt động quân sự như trước,
đánh theo cách đánh cũ thì khó tận dụng được thời cơ có lợi để tạo nên chuyển
biến chiến lược trên chiến trường, chiến tranh sẽ vẫn diễn ra trong thế nhùng
nhằng, giằng co. Nhưng mặt khác trước đối thủ có quân số đông , hỏa lực mạnh,
sức cơ động cao, khả năng tiếp ứng nhanh, lại chiếm ưu thế áp đảo trên sông, trên
biển… thì phương án bao vây để tiêu diệt lớn đội quân này – như ta đã từng làm ở
Điện Biên Phủ đối với quân viễn chinh Pháp trước đây là không thực hiện được.
Các đồng chí trong Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương đã trao đổi, đề xuất giải
pháp mới là đột ngột chuyển hướng tiến công chiến lược chủ yếu của ta từ vùng
rừng núi, nông thôn đánh thẳng vào sào huyệt, đầu não hiểm yếu nhất của địch là
các thành phố căn cứ trung tâm. Đánh vào đó ta sẽ tạo được bất ngờ lớn về chiến
lược giành thắng lợi lớn [48; 88].
Trong 5 ngày, từ ngày 20 đến ngày 24 tháng 10 năm 1967, Bộ Chính trị
tiếp tục họp bàn cụ thể hơn về chủ trương và kế hoạch chiến lược năm 1968 và
quyết định một phương thức tiến công, một cách đánh chiến lược mới có hiệu lực
22
cao. Đây là hội nghị rất quan trọng để vạch ra kế hoạch tiến công táo bạo “Tết
Mậu Thân” lịch sử. Tại Hội nghị này thay mặt Quân ủy Trung ương, đồng chí
Văn Tiến Dũng đã trình bày dự thảo “Kế hoạch chiến lược Đông Xuân Hè 1967 –
1968” làm cơ sở cho Bộ chính trị đi vào bàn bạc, thảo luận. Bản dự thảo nêu rõ
những thất bại và khó khăn của phía Mỹ ngụy và những thắng lợi to lớn quân và
dân ta đã giành được trên hai miền Nam, Bắc. Chúng ta cần nắm bắt thời cơ chiến
lược, ra sức chuẩn bị mọi mặt, cần nhanh chóng và nhất loạt thực hiện một cuộc
đột kích chiến lược bất ngờ và mãnh liệt nhất, bằng cả lực lượng vũ trang và chính
trị, tức là khởi sự một cuộc tổng công kích – tổng khởi nghĩa mạnh mẽ và quyết
liệt nhất để giành lấy thắng lợi cao nhất và chủ động nhất [ 48; 91].
Trên cơ sở thảo luận rất kỹ các báo cáo Bộ Chính trị, nhận định “Mỹ đang
thất bại lớn, vì có tăng quân cũng không giải quyết được gì mà tình thế càng bế
tắc, càng bị cô lập thêm, mâu thuẫn càng sâu sắc”[13; 34]. Về nhiệm vụ: Tranh
thủ và tạo thời cơ, tích cực chuẩn bị để tiến hành tổng công kích, tổng khởi nghĩa
làm thay đổi tình hình, chuyển biến chiến lược có lợi cho ta như các nghị quyết
của Trung ương đề ra. Bộ Chính trị đề ra ba mức giành thắng lợi:
- Mức cao: giành thắng lợi hoàn toàn ở miền Nam, giữ vững được miền Bắc
- Mức thứ hai: căn bản thắng lợi, nhưng địch co lại cố thủ một số nơi, tiếp
tục cuộc chiến tranh.
- Mức thứ ba: chỉ thắng được một phần
Ta phải thay đổi cục diện, chuyển biến chiến lược, có thể nói đây là một quyết
định hết sức táo bạo trong thời điểm bấy giờ. Vì thế cuộc tấn công giải phóng
miền Nam phải được tiến hành toàn diện trên các mặt vào nền tảng thống trị của
bọn Mỹ và tay sai chứ không đơn thuần là một cuộc tiến công về quân sự. Sức
mạnh của nó không đơn thuần là sức mạnh quân sự, mà là một sức mạnh tổng hợp
mọi mặt về chính trị - tinh thần, về quân sự, về thế và lực của nhân dân và đất
nước. So sánh lực lượng giữa ta và địch tại thời điểm lúc bấy giờ quân địch vẫn
còn rất đông tới hơn 60 vạn quân Mỹ và chư hầu, hơn 50 vạn quân ngụy. Nhưng
23
muốn xét lực lượng so sánh đôi bên chiến trường, theo đồng chí Lê Duẩn “là
phải xét kết quả tổng hợp các yếu tố vật chất và tinh thần của các lực lượng
chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa mà mỗi bên sử dụng để chống lại đối
phương. Nó không phải là trừu tượng mà là cụ thể , nó không phải là một tỷ lệ
bất biến mà là một so sánh trong vận động, kết quả của quá trình phát triển
biện chứng về số lượng cũng như về chất lượng của các yếu tố, các lực lượng
nói trên”[7; 168]. Chính là xuất phát từ quan điểm trên cũng như xuất phát từ
kinh nghiệm của Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945, của kháng chiến
chống thực dân Pháp và Đồng khởi năm 1960 mà Đảng ta chủ trương Tổng
công kích – tổng khởi nghĩa trong dịp Tết Mậu Thân.
Chủ trương này là cơ sở để các chiến trường ở miền Nam bắt tay vào
chuẩn bị trực tiếp cho đến Tết Mậu Thân 1968 tạo ra bước ngoặt lớn cho cách
mạng miền Nam. Sau một thời gian chuẩn bị mọi mặt về thế trận và lực
lượng, trên cơ sở nắm bắt diễn biến tình hình thực tế trên chiến trường, ở
trong nước và trên thế giới có liên quan đến cuộc chiến, tháng 12 năm 1967,
Bộ Chính trị họp, chính thức hạ quyết tâm mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy
Tết Mậu Thân 1968, dùng phương pháp tổng công kích – tổng khởi nghĩa để
giáng đòn mạnh liệt vào ý chí của đối phương.
Tháng 1 năm 1968 Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 14
họp tại Hà Nội đã thông qua Nghị quyết tháng 12 năm 1967 của Bộ Chính trị. Bộ
Chính trị nhận định: “ Chúng ta đang đứng trước triển vọng và thời cơ chiến lược
lớn. Đế quốc Mỹ đang trong tình thế tiến thoái lưỡng nan về chiến lược”. So với
mục tiêu chính trị và quân sự có hạn của chúng ở miền Nam thì những cố gắng
chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam đã lên tới đỉnh cao. Vì thế xu hướng của tình hình
trong cả nước năm 1968 là địch sẽ ngày càng chuyển vào phòng ngự bị động hơn
trước. Trong khi đó chúng ta đã thắng địch cả về chiến lược lẫn chiến thuật, thế và
lực của ta phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Qua Hội nghị Quân ủy Trung ương
24
và Bộ Tổng tư lệnh đã hoàn chỉnh lần cuối phương án chiến lược Đông – Xuân
1967-1968
Trên cơ sở phân tích toàn bộ tình hình trong nước và trên thế giới, Bộ
Chính trị Trung ương Đảng hạ quyết tâm: “Chuyển cuộc chiến tranh cách mạng
của nhân dân ta ở miền Nam sang một thời kỳ mới, thời kỳ tiến công và nổi dậy
giành thắng lợi quyết định”. Để thực hiện quyết tâm chiến lược đó “nhiệm vụ
trọng tâm và cấp bách của Đảng ta trong thời kỳ mới là động viên những nỗ lực
lớn nhất của toàn Đảng toàn quân và toàn dân ở cả hai miền, đưa cuộc chiến tranh
cách mạng của ta lên bước phát triển cao nhất, dùng phương pháp tổng công kích
và tổng khởi nghĩa để giành thắng lợi quyết định”[22; 50]. Mục tiêu chiến lược
của tổng công kích tổng khởi nghĩa nhằm tiêu diệt và làm tan rã tuyệt đại bộ phận
quân ngụy, đánh đổ ngụy quyền các cấp, giành toàn bộ chính quyền về tay nhân
dân, tiêu diệt một phần quan trọng sinh lực và phương tiện chiến tranh của Mỹ,
làm cho quân Mỹ không thực hiện được các nhiệm vụ chính trị và quân sự của
chúng ở Việt Nam. “Trên cơ sở đó, đập tan ý chí xâm lược của Mỹ buộc Mỹ phải
chịu thua ở miền Nam chấm dứt mọi hoạt động chiến tranh đối với miền Bắc còn
ta thì bảo vệ được miền Bắc xã hội chủ nghĩa và đạt được những mục tiêu trước
mắt của cách mạng miền Nam là độc lập, dân chủ, hòa bình, trung lập tiến tới
thống nhất nước nhà” [22; 50].
Bộ Chính trị cho rằng: “Ta tiến hành tổng công kích tổng khởi nghĩa không
phải trong điều kiện địch đã kiệt quệ mà trong lúc địch còn trên một triệu quân và
một tiềm lực chiến tranh lớn, nhưng đội quân đó đã liên tiếp thất bại về chiến lược
và chiến thuật, quân số tuy đông nhưng tinh thần đã bạc nhược và bắt đầu suy sụp.
Về chính trị quân địch đang lâm vào tình trạng mâu thuẫn khủng hoảng toàn diện
khó có thể cai trị nhân dân miền Nam được. Trong khi đó, ta đang trong thế thắng
và đang nắm quyền chủ động trên khắp các chiến trường, lực lượng vũ trang ta đã
lớn mạnh về mọi mặt, đội quân chính trị của ta đã lớn mạnh về mọi mặt… và rất
hùng hậu, đại bộ phận quần chúng nhân dân trong các vùng tạm chiếm đã được
25
rèn luyện và thử thách qua nhiều năm đấu tranh kiên quyết và rất bền bỉ, đã tỏ rõ
quyết tâm cách mạng rất cao”[48; 99]. Trong điều kiện như vậy, Bộ Chính trị chủ
trương “về biện pháp… không chỉ tổng công kích mà đồng thời phát động tổng
khởi nghĩa, tiêu diệt và làm tan rã quân địch, đánh đổ bộ máy cai trị đầu não của
ngụy quyền, làm rối loạn và tê liệt tận gốc bộ máy chiến tranh của Mỹ ngụy, biến
hậu phương và dự trữ chiến lược của địch thành hậu phương và dự trữ chiến lược
của ta, làm thay đổi lực lượng so sánh một cách mau chóng có lợi cho ta, không
có lợi cho địch và giành thắng lợi quyết định về ta”[48; 100]. Chuyển hướng tấn
công phải nhằm vào các thành thị quan trọng, kết hợp lực lượng xung kích về
quân sự với lực lượng chính trị của quần chúng ở các đô thị và những vùng nông
thôn kế cận vùng dậy đánh sập các cơ quan đầu não của Mỹ ngụy, đánh phá các
hậu cứ của địch, các cơ sở hậu cần, các trung tâm thông tin, phương tiện giao
thông vận tải chiến lược của địch là những yếu tố vật chất không thể thiếu được
trong bản thân sức mạnh của quân đội chính quy và hiện đại của Mỹ. Đồng thời
kêu gọi binh lính địch đứng lên phản chiến cùng nhân dân khởi nghĩa. Đó là đòn
ác liệt nhất, hiểm hóc nhất đánh vào óc, tim, mạch máu của địch, cũng là cách tốt
nhất để phối hợp ba mũi giáp công trên cả ba vùng chiến lược. Đánh như vậy nhất
định sẽ gây ảnh hưởng lớn đến cục diện chiến tranh, thắng lợi sẽ có tầm vóc chiến
lược, sức dùng một nửa mà công được gấp đôi [7; 44-46].
Nguyên tắc cơ bản của cuộc tổng công kích, tổng khởi nghĩa cần quán triệt
là: “Tập trung lực lượng quân sự và lực lượng chính trị đến mức cao nhất, một
cách hợp lý nhất, tiến công vào những hướng chiến lược chính, kiên quyết tiến
công, liên tục tiến công nhằm đúng vào những nơi xung yếu của địch mà đánh
những đòn quyết định, giành cho kỳ được thắng lợi ở những nơi quyết định, phải
tuyệt đối giữ cho được nhân tố bất ngờ, phải biết giành thắng lợi từng giờ, từng
phút và không ngừng mở rộng thắng lợi, kiên quyết chống trả và bẻ gãy các cuộc
phản kích của địch và truy kích địch đến cùng để giành thắng lợi cao nhất[22, 55].
26
Về phương châm, chúng ta phải thực hiện đến mức cao nhất các mặt kết
hợp và phối hợp sau:
Kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị và ngụy vận, địch vận,
thực hiện cho kỳ được khẩu hiệu “công nông binh liên hiệp”.
Kết hợp hoạt động ở cả ba vùng chiến lược: thành thị, nông thôn, đồng
bằng và rừng núi, đặc biệt chú ý kết hợp chặt chẽ và khôn khéo hoạt động trong
các thành thị với hoạt động ở các vùng nông thôn kế cận.
Ở thành thị kết hợp lực lượng vũ trang và lực lượng chính trị từ ngoài tiến
công vào với sự nổi dậy mạnh mẽ dưới hình thức của hàng triệu quần chúng nhân
dân trong thành phố [22; 54-55]
Tiến hành cuộc tổng công kích, tổng khởi nghĩa Bộ chính trị dự kiến tình
hình có thể diễn biến theo một trong ba khả năng.
Một ta giành được thắng lợi to lớn ở các chiến trường quan trọng, những
cuộc công kích và khởi nghĩa của ta cuối cùng thành công ở các đô thị lớn. Địch
thất bại đến mức không còn gượng dậy được. Ý chí xâm lược của chúng bị đè
bẹp, phải chịu thua, buộc chúng phải thương lượng và phải kết thúc chiến tranh
theo những mục tiêu và yêu cầu của ta.
Hai là tuy ta giành được thắng lợi ở nhiều nơi nhưng địch tập trung và tăng
thêm lực lượng từ ngoài, giành và giữ những vị trí quan trọng, ổn định được các
thành thị lớn, nhất là Sài Gòn Gia Định dựa vào các căn cứ lớn để tiếp tục chiến
đấu với ta.
Khả năng thứ ba là Mỹ động viên và tăng thêm nhiều lực lượng, mở rộng
chiến tranh cục bộ ra miền Bắc sang Campuchia và Lào hòng xoay chuyển cục
diện chiến tranh và gỡ thế thua của chúng.
Trong ba khả năng trên đây, Bộ Chính trị cho rằng cần nỗ lực phi thường đem
hết tinh thần và lực lượng để giành thắng lợi theo khả năng thứ nhất, đồng thời
phải sẵn sàng đối phó với khả năng thứ hai, khả năng thứ ba tuy có ít nhưng cần
cảnh giác đề phòng để chủ động đối phó [22; 55-56].
27
Bộ Chính trị cũng đề ra các nhiệm vụ cụ thể cho quân và dân hai miền Nam
Bắc trên từng mặt đấu tranh:
Về đấu tranh quân sự: Phải phối hợp chặt chẽ giữa tổng công kích và tổng khởi
nghĩa, giữa các chiến trường phải thu hút cho được lực lượng cơ động của địch ra
vòng ngoài để tiêu diệt: thực hành công kích mãnh liệt vào các thành thị, nhất là
các thành thị lớn, đồng thời phát động công kích và khởi nghĩa ở khắp các chiến
trường, tiến công đồng loạt vào các yết hầu của địch và những cơ sở hậu cần, làm
tê liệt mọi sự đề kháng của Mỹ và quân Việt Nam Cộng Hòa.
Về đấu tranh chính trị: Phát động quần chúng nổi dậy tổng khởi nghĩa (kết hợp
với tổng công kích) cho đến thành công, đập tan ngụy quyền và các tổ chức phản
động khác, xây dựng chính quyền và các tổ chức phản động khác, xây dựng chính
quyền cách mạng và phát triển nhanh chóng lực lượng chính trị và lực lượng vũ
trang quần chúng. Thành lập mặt trận thứ hai bên cạnh Mặt trận dân tộc giải
phóng miền Nam Việt Nam với cương lĩnh rộng rãi hơn và sẽ giữ thái độ độc lập
với Mặt trận dân tộc giải phóng
Về binh vận, phải thực hành công tác địch vận, ngụy vận, góp phần làm tan rã
quân ngụy và gây phong trào phản chiến trong nội bộ chúng, thực hiện khẩu hiệu:
“công - nông – binh liên hiệp”. Đồng thời gây phong trào phản chiến trong quân
đội Mỹ và chư hầu.
Về đấu tranh ngoại giao cần có phương pháp và hình thức thích hợp để tiến
công địch trong lúc chúng đang lung túng
Miền Bắc phải bảo đảm công tác tăng cường hậu phương lớn và công tác chi
viện miền Nam, phải ra sức giúp đỡ nhân dân Lào giành thêm thắng lợi mới, ủng
hộ mạnh mẽ nhân dân Campuchia, chống mọi âm mưu xâm lược của đế quốc Mỹ
và bè lũ tay sai [48; 103-104].
Căn cứ vào Nghị quyết Bộ Chính trị được Hội nghị Ban Chấp hành Trung
ương Đảng lần thứ 14 thông qua, Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh đã
hoàn chỉnh phương án Tổng công kích – Tổng khởi nghĩa và xác định cụ thể:
28
Cùng với đòn tiến công của bộ đội chủ lực, mà chiến trường chính là đường 9 –
Khe Sanh nhằm thu hút, giam chân lực lượng chiến lược của địch, một đòn tiến
công chiến lược đánh vào thị xã, thành phố quy mô trên toàn miền Nam, kết hợp
với nổi dậy của quần chúng nông thôn và đô thị, mở đầu cho tổng công kích –
tổng khởi nghĩa, lấy chiến trường chính là Sài Gòn, Nam Bộ, Trị Thiên – Huế,
trọng điểm là Sài Gòn, Huế và các thành phố lớn. Thời gian tiến hành tổng công
kích – tổng khởi nghĩa được chọn dịp tết Mậu Thân 1968. Đến ngày 21 tháng 1
năm 1968, thời điểm nổ súng mở màn cuộc tổng công kích – tổng khởi nghĩa mới
được xác định đúng vào đêm giao thừa [48;105]. Như vậy, việc lựa chọn phương
hướng tiến công đánh đòn quyết định, việc tìm ra cách đánh tối ưu nhằm tạo hiệu
lực chiến lược với lực lượng không nhiều, cũng như thực hiện phối hợp chiến
trường trên quy mô toàn miền, cả nước đã làm cho trận chiến Tết Mậu Thân là
một trận quyết chiến chiến lược chưa từng có trong cuộc chiến tranh giải phóng.
Nó thực sự là một sáng tạo độc đáo trong tư duy chiến lược của ban lãnh đạo của
Đảng ta, một mẫu mực về nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh cách mạng Việt Nam.
Cũng vào ngày 21 tháng 1 năm 1968, trong mật Điện gửi Trung ương Cục
miền Nam, Khu ủy khu V và Khu ủy Trị Thiên, Bộ Chính trị phổ biến cho riêng
các đồng chí Phạm Hùng, Võ Chí Công, Trần Văn Quang chủ trương của Bộ
Chính trị về việc thành lập Mặt trận thứ 2 mang tên: “Liên minh Dân tộc dân chủ
và hòa bình” nhằm phân hóa địch đến mức cao nhất, tranh thủ và tập hợp thêm lực
lượng chống Mỹ ngụy.
Có thể nói, Nghị quyết Trung ương lần thứ 14 là một trong những sáng tạo lớn
về đường lối kháng chiến của Đảng ta. Nó thực sự là một phát kiến lớn của Đảng
về chiến lược chiến tranh nhân dân. Lịch sử các cuộc chiến tranh trên thế giới
cũng như ở Việt Nam, theo nghệ thuật đánh giặc truyền thống thì giai đoạn kết
thúc chiến tranh, thông thường một trong các bên tham chiến thực hiện đòn đánh
tiêu diệt chiến dịch lớn hoặc đánh tiêu diệt chiến lược lực lượng quân sự, chính trị
đối phương buộc chúng phải chịu thua. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
29
nước so sánh lực lượng ta và địch về quân số, vũ khí trang bị, sức cơ động và tính
hiện đại, địch hơn ta gấp nhiều lần, nên việc đánh tiêu diệt chiến dịch, chiến lược
đối với quân viễn chinh Mỹ là điều khó có thể thực hiện được. Phải tìm cách đánh
mới khác cách đánh truyền thống là đánh bại ý chí xâm lược Mỹ bằng phương
pháp tổng tiến công đồng loạt đánh vào các trung tâm đầu não chính trị, quân sự
của địch ở các thành phố, thị xã. Tiến công vào các thành phố, thị xã ta sẽ tạo ra
bất ngờ lớn đối với địch, làm đảo lộn thế bố trí chiến lược của chúng, làm rung
động nước Mỹ.
Quá trình hình thành ý đồ chiến lược của Đảng trong việc quyết định mở cuộc
Tiến công Mậu Thân 1968. Qua nhiều năm nghiên cứu, tại các hội thảo khoa học,
trên các trang viết của các tướng lĩnh vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng. Trong
khi một số nhìn nhận quyết định mở cuộc tiến công Tết Mậu Thân là chủ trương
chiến lược táo bạo, sáng tạo, thì một số khác lại cho rằng nếu so sánh lực lượng
giữa ta và Mỹ lúc bấy giờ thì chủ trương ấy là chủ quan, duy ý chí. Về vấn đề này,
trên cương vị Bí thư thứ nhất BCH Trung ương Đảng, trong thư gửi Khu ủy Sài
Gòn – Gia Định ngày 1 tháng 7 năm 1967, đồng chí Lê Duẩn viết: “Phấn đấu tiến
tới Tổng công kích – Tổng khởi nghĩa là quyết tâm cách mạng rất cao, là phương
pháp cách mạng rất quyết liệt, rất triệt để của chúng ta. Song mặt khác chúng ta
phải có sách lược mềm dẻo và biết thắng tới mức độ thích hợp” [7; 170]. Trong
cuộc họp Bộ Chính trị tháng 10 năm 1967 bàn về “Tết Mậu Thân”, đồng chí
Trường Chinh đã kết luận: “ Ta tranh thủ giành thắng lợi cao nhất, song cũng có
thể đạt mức độ thôi”. Biết thắng Mỹ vừa với sức của ta và phù hợp với truyền
thống quân sự Việt Nam. Đảng ta chủ trương mở cuộc tiến công Tết Mậu Thân
nhằm giáng đòn quyết liệt vào ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, buộc Mỹ còn rất
ngoan cố và hiếu chiến vẫn phải đơn phương xuống thang chiến tranh, ngồi vào
bàn đàm phán với ta, mở ra một giai đoạn vừa “đánh vừa đàm”. Nhà báo Mỹ Đôn
O-bớc- đơi-phơ khi ông nhìn nhận về sự kiện lịch sử Tết Mậu Thân: “Đây là một
câu chuyện về một bước ngoặt, khi người dân và các dân tộc đang tìm kiếm
những cách nhìn nhận và hướng đi mới. Miêu tả một hành động quân sự không
30
tính đến những hậu quả chính trị của nó, hay miêu tả một hành động chính trị mà
không nói đến những yếu tố đang biến chuyển trên chiến trường, tức là mất đi một
nửa” [7; 172-173]. Quả thật là một nhận xét tinh tế, ẩn đằng sau hoạt động quân
sự là yếu tố chính trị của ta. Nói cách khác “Tết” là phần nổi của tảng băng, nhận
thức về phần chìm của nó mới là nhân tố có ý nghĩa quyết định. Phần chìm của
tảng băng đó nằm sâu trong ý đồ chiến lược của chúng ta: bằng mọi giá phải kéo
Mỹ xuống thang, buộc chúng ngồi vào bàn đàm phán. Như vậy ý đồ chiến lược
“Tết Mậu Thân” không bao giờ là chủ quan, duy ý chí. Thực tế lịch sử đã chứng
minh “Tết Mậu Thân” đã giành được thắng lợi quyết định, đúng như ý đồ chiến
lược của Đảng ta. Đấy là một thành công trong chỉ đạo chiến lược của Đảng.
 Tiểu kết chƣơng I:
Có thể nói trong thời điểm lúc bấy giờ Huế là thành phố lớn thứ 3 ở miền
Nam, là hậu cứ, là trung tâm đầu não quân sự, chính trị đối với toàn bộ chiến
trường Trị Thiên, vị trí quan trọng giữa ba vùng Bắc – Trung – Nam. Địa hình có
cả vùng núi – trung du – đồng bằng, có thể di chuyển cả bằng đường bộ và đường
thủy. Con người nơi đây có truyền thống yêu nước bất khuất, kiên cường vượt qua
mọi khó khăn để sát cánh cùng bộ đội chống Mỹ. Vùng giải phóng có đông dân
cư, được tôi luyện dày dạn, có khả năng cung cấp cán bộ, lực lượng vũ trang nòng
cốt cho quần chúng khởi nghĩa ở những vùng có cơ sở còn quá yếu. Đây là một
nhân tố thuận lợi kết hợp với sự lãnh đạo tài tình của Khu ủy sẽ là lực lượng hùng
hậu khi ta tiến hành công kích tiến công.
Căn cứ vào tình hình thế giới và trong nước Bộ Chính trị đã nhận định cuộc
chiến tranh cách mạng của ta đã bước sang thời kỳ mới, thời kỳ tiến công và nổi
dậy giành thắng lợi quyết định. Để giành thắng lợi chúng ta cần phải chuyển
hướng tấn công nhằm vào các thành thị quan trọng kết hợp với các lực lượng của
quần chúng đánh sập các cơ quan đầu não của địch, phá bỏ tài sản của địch. Trên
cơ sở chuyển hướng của Trung ương Đảng, Khu ủy Trị Thiên đã chỉ đạo nhân dân
chuẩn bị về mọi mặt cho cuộc chiến đấu, mặt trận Huế đã có sự chuyển biến về
nhiều mặt
31
CHƢƠNG II: CHỦ TRƢƠNG CỦA KHU ỦY TRỊ THIÊN, TỈNH ỦY
THỪA THIÊN HUẾ VÀ QUÁ TRÌNH CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN
TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY TẾT MẬU THÂN 1968 TẠI
THÀNH PHỐ HUẾ
2.1. Chủ trƣơng của Khu ủy Trị Thiên và Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế
Vào cuối năm 1967, đầu năm 1968, tình hình ở Mặt trận Huế đã có
chuyển biến căn bản, thế và lực cách mạng phát triển mạnh, phong trào du
kích chiến tranh lên cao, các cuộc tiến công vào sau lưng quân Mỹ Việt Nam
Cộng Hòa được tiến công thường xuyên hơn đã làm rối loạn hậu phương của
chúng; vùng giải phóng nông thôn mở rộng, hoàn chỉnh, nối liền với vùng
giáp ranh, tiến sát ven thành phố tạo thành thế trận bao vây, chia cắt, uy hiếp
địch. Những trận đánh giữa trung tâm thành phố có tác động lớn về quân sự,
chính trị. Đó là những điều kiện cơ bản đảm bảo cho thắng lợi của cuộc Tổng
tiến công và nổi dậy Mậu Thân.
Theo Thiếu tướng Lê Chưởng – nguyên Chính ủy Quân khu Trị Thiên,
từ ý đồ tiến công và nổi dậy ở Huế có từ rất sớm, nó đã thành khả năng thực
tế từ trong những thắng lợi to lớn đầu năm 1967, trở thành một nhiệm vụ thực
tiễn tại Hội nghị Khu ủy mở rộng (5 – 1967) và chính thức trở thành quyết
tâm lớn từ Hội nghị Khu ủy họp tháng 10 năm 1967.
Tại Hội nghị Khu ủy mở rộng (5 – 1967) Khu ủy xác định nhiệm vụ
trước mắt của toàn Đảng bộ và quân dân Trị Thiên – Huế là : “tập trung sức
lực của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong Khu, với sự nỗ lực cao nhất, tinh
thần quật khởi nhất, liên tục tấn công địch cả về quân sự, chính trị, binh vận,
tiêu diệt, tiêu hao một bộ phận quan trọng quân Mỹ… làm cho chúng không
cứu viện được cho quân ngụy, chiếm lĩnh những vùng nông thôn chủ yếu, làm
rối loạn thành phố và hệ thống phòng ngự của địch, phối hợp với các chiến
trường khác, tiến lên tổng công kích, tổng khởi nghĩa, giải phóng Trị Thiên –
32
Huế, giành chính quyền về tay nhân dân… truy kích địch và đánh bại mọi
cuộc phản kích của chúng” [7; 347].
Tháng 6 năm 1967, Thành ủy Huế nêu rõ: “Quán triệt ý đồ, quyết tâm
của 275 K, và trước tình hình thành phố đã trở thành một phương hướng chủ
yếu để giành thắng lợi to lớn hơn ở chiến trường ta, đã đến lúc chúng ta phải
đặt ra một cách khẩn trương nhiệm vụ trực tiếp đánh địch về cả quân sự,
chính trị làm rối loạn thành phố, phá lỏng thế kìm kẹp của địch, tiến lên làm
chủ từng phần, chuẩn bị điều kiện để phối hợp đắc lực với nông thôn làm tròn
nhiệm vụ đối với cách mạng
Từ tháng 10 năm 1967 Khu ủy và Quân khu đã họp bàn kế hoạch thực
hiện. Hội nghị đã xác định muốn đánh chiếm thành phố Huế phải có công
kích quân sự đồng thời phải có khởi nghĩa của quần chúng, tiêu diệt địch và
giành quyền làm chủ, giành chính quyền, nhưng phải chú trọng công kích để
đánh ngã địch là chính. Kế hoạch thực hiện chia thành 2 giai đoạn để vừa
đánh vừa chuẩn bị:
Giai đoạn 1: vừa chuẩn bị vừa đánh địch nhằm làm chuyển biến tình
hình, tạo thế, tạo lực tạo thời cơ chín muồi cho ta công kích và khởi nghĩa.
Giai đoạn 2: thực hiện công kích và khởi nghĩa tiêu diệt lực lượng vũ
trang địch, đập vỡ bộ máy ngụy quyền chiếm lĩnh thành phố, lập chính quyền
cách mạng [6; 22].
Giữa lúc ở Trị Thiên quân và dân đang triển khai nghị quyết Hội nghị
Khu ủy tháng 10 năm 1967, với dự kiến mở cuộc tiến công địch ở Huế vào
mùa Hè năm 1968 thì nhận được chỉ thị của Bộ Chính trị và mệnh lệnh của
Quân ủy Trung ương xác định: “Huế là một trong hai chiến trường trọng điểm
của toàn miền (Sài Gòn, Huế). Nhiệm vụ của quân và dân Trị Thiên là thực
hành tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt đánh chiếm thành phố Huế và các
thị xã, thị trấn, đánh tiêu diệt và làm tan rã ngụy quân, ngụy quyền, giải phóng
nông thôn, thiết lập chính quyền cách mạng, tiêu diệt và tiêu hao nhiều quân
33
Mỹ, làm cho chúng không ứng cứu được quân ngụy, sẵn sàng đánh địch phản
kích, đánh cho chúng bị tổn thất nặng, giữ vững chính quyền cách mạng, tạo
điều kiện tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn” [7; 296]. Vì thế cuộc chiến ở
Huế có ý nghĩa rất to lớn, Khu ủy và Quân khu tập trung chỉ đạo chuẩn bị kỹ
về mọi mặt tác chiến.
Quán triệt nhiệm vụ của Bộ Chính trị giao cho, tháng 12 năm 1967,
Thường vụ Khu ủy Trị - Thiên – Huế do đồng chí Trần Văn Quang – Bí thư
Khu ủy kiêm Tư lệnh Quân khu đã chỉ đạo Thành ủy Huế họp bàn triển khai
nhiệm vụ. Bộ chỉ huy Mặt trận Huế mới được trên chỉ định gồm các đồng chí
Lê Minh – Phó Bí thư Khu ủy kiêm Bí thư thành ủy Huế làm tư lệnh, Lê
Chưởng – Phó Bí thư Khu ủy kiêm Phó Chính ủy Quân khu làm Chính ủy,
Nam Long – Phó Tư lệnh Quân khu làm Phó Tư lệnh, Đặng Kinh làm Tư lệnh
phó kiêm Tham mưu trưởng .
Thường vụ Khu ủy phân tích tình hình và đánh giá:
Trung ương nắm toàn diện, đã hạ quyết tâm là có căn cứ, trong đó có
những căn cứ mà Khu ủy không thể biết như tạo thời cơ thuận lợi nhất, viện
trợ quốc tế cao nhất.
Trị Thiên – Huế là chiến trường “đàn em”, nhỏ và hẹp mà đã dám nghĩ đến
đánh vào thành phố thì các chiến trường khác mạnh hơn nhất định sẽ hoàn
thành được nhiệm vụ.
Đã là tổng khởi nghĩa thì Sài Gòn là trọng điểm. Các đồng chí ở Nam Bộ
đã nhận nhiệm vụ Tổng công kích – Tổng khởi nghĩa rồi thì mặt trận Trị -
Thiên phải có nghĩa vụ phối hợp.
Còn tình hình tại chiến trường Trị Thiên lúc này thì mọi việc hầu như đã
chuẩn bị đầy đủ, chỉ cần nâng cao yêu cầu với cố gắng lớn hơn, chỉ lo thiếu
lực lượng dự bị và vật chất để đánh dài ngày, nhưng tin rằng Quảng Trị sẽ mở
cửa cho lực lượng dự bị của Bộ vào. Nếu các chiến trường thực hiên 70 –
80% kế hoạch Bộ đề ra, nhất định ta sẽ giành thắng lợi [7; 308 - 309]
34
Bộ Chính trị cũng nhận định cách mạng đang đứng trước những triển
vọng và thời cơ chiến lược. Biết nắm thời cơ đó và có cách đánh táo bạo, bất
ngờ, tiến công địch toàn diện, đồng loạt cả chính trị và quân sự, trên cả ba
vùng, bằng cả ba thứ quân sẽ tạo thành sức mạnh tổng hợp to lớn, để chuyển
cuộc chiến tranh cách mạng sang một thời kỳ mới. Quân khu Trị Thiên – Huế
một trong hai chiến trường trọng điểm của toàn miền phải : “Động viên toàn
Đảng bộ, toàn dân, toàn quân trong khu tập trung sức lực và trí tuệ, khẩn
trương đẩy mạnh chuẩn bị về mọi mặt, bảo đảm chấp hành triệt để chỉ thị và
mệnh lệnh của cấp trên”. Quyết tâm của Khu ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu là:
Tập trung lực lượng chủ yếu của Quân khu cùng với lực lượng của các đoàn,
các huyện phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng vũ trang, chính trị,
bí mật, bất ngờ tiến công trúng các mục tiêu, nổi dậy chiến đấu, lập chính
quyền cách mạng. Tiêu diệt, tiêu hao nặng quân Mỹ và chư hầu, đẩy mạnh
binh địch vận trong ngụy quân, ngụy quyền, đánh bại ý chí xâm lược và chiến
lược “chiến tranh cục bộ” của Mỹ trên chiến trường Trị Thiên – Huế, bảo vệ
và phát huy sức mạnh chính quyền cách mạng
Nhiệm vụ cụ thể của mặt trận Huế được Khu ủy và Bộ tư lệnh Quân
khu xác định: Phát huy cao độ sức mạnh tổng hợp, tập trung lực lượng chủ
yếu tiến hành công kích, khởi nghĩa, tiêu diệt Bộ chỉ huy Sư đoàn 1. Trung
đoàn thiết giáp, Tiểu khu Thừa Thiên, Chỉ huy sở cảnh sát, Tòa Tỉnh trưởng,
khu vực quân Mỹ, đồng thời chiếm lĩnh toàn bộ thành phố, hình thành bao
vây quân đội Sài Gòn ở bên ngoài, tạo điều kiện thuận lợi để tiêu diệt quân
địch và giải phóng nông thôn. Sau đó nhanh chóng phát triển các lực lượng võ
trang quần chúng, tiêu diệt địch ở vòng ngoài, đánh sập Trung đoàn thiết giáp
Mỹ ở Phú Bài, Bòng Bong; tiếp tục truy lùng tìm diệt bọn ác ôn, ngụy quân,
ngụy quyền trong thành phố, cũng như trong nông thôn, bao vây, tấn công và
khởi nghĩa ở các quận lỵ, và các vị trí khác, tiêu hao tiêu diệt các vị trí quận lỵ
bằng mọi cách, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giữ thành phố và giải phóng
35
toàn bộ nông thôn. Trên đà thắng lợi, liên tục tiêu diệt các vị trí địch còn lại
trong thành phố và nông thôn, tiếp tục đánh tê liệt các hậu cứ của Mỹ, tiến tới
đánh tiêu diệt chúng, tiến hành củng cố, phòng ngự thành phố, kiên quyết tiêu
diệt quân địch phản kích, hoàn thành toàn bộ nhiệm vụ giải phóng thành phố
và nông thôn [60; 47 -48]
Khu ủy hạ quyết tâm: Lợi dụng điều kiện thuận lợi do Mặt trận Đường
số 9 tạo nên, thực hành công kích và khởi nghĩa đánh chiếm cho được thành
phố Huế. Tập trung trọng điểm là Huế, đánh vào trung tâm đầu não của chính
quyền Sài Gòn tại đây, căn cứ quân sự lớn của Mỹ
Phối hợp với Mặt trận đường 9 tiêu diệt một bộ phận quân Mỹ, đánh
quân ứng chiến cơ động, đánh tê liệt hậu cứ, cắt ngăn giao thông Đà Nẵng
– Huế - Quảng Trị làm cho quân Mỹ mất khả năng ứng cứu quân Việt Nam
Cộng Hòa. Sau đó, có sách lược để kìm chế chúng, cô lập chúng trong
chiến đấu.
Trọng điểm của chiến trường là thành phố Huế, còn Nam Quảng Trị và
Phú Lộc là các hướng phối hợp trực tiếp với Huế. Khu ủy, Bộ tư lệnh Quân
khu chỉ đạo riêng mặt trận chính ở Huế, bao gồm thành phố và các huyện tiếp
giáp phải tập trung chủ yếu vào thành phố đồng thời chú ý các vùng nông
thôn xung quanh thành phố.
Bộ tư lệnh Quân khu cũng quyết định chia mặt trận Huế làm hai cánh:
Bắc sông Hương và Nam sông Hương. Cánh Bắc là hướng chính, điểm tiến
công khởi nghĩa chủ yếu của mặt trận lúc đầu. Cánh Nam là điểm tiến công,
khởi nghĩa quan trọng đồng thời là hướng chủ yếu đánh địch phản kích.
Thành thị là trọng điểm nhưng nông thôn phải đồng thời khởi nghĩa tạo
sức mạnh tiến công và nổi dậy.
Về thời gian của chiến dịch, thực hiện mệnh lệnh của Bộ Quốc phòng
sẽ tiến hành Tổng tiến công và nổi dậy vào Tết Mậu Thân (31-01-1968). Khu
ủy và Bộ tư lệnh Quân khu hạ quyết tâm trong 7 ngày đêm bảo đảm hoàn
36
thành các mục tiêu cơ bản, tập trung chủ yếu vào 2 ngày 3 đêm đầu, tình hình
khó khăn có thể 1 tháng hay 2-3 tháng cũng chiếm bằng được Huế [33; 25]
Về phương châm chỉ đạo Khu ủy xác định: coi trọng công kích đồng
thời phải coi trọng khởi nghĩa. Phát huy mạnh mẽ vai trò của chủ lực đồng
thời cũng phát huy hết sức vai trò của bộ đội địa phương và dân quân du kích.
Phải tiến công nổi dậy đồng loạt cả ở thành phố và nông thôn. Công kích,
khởi nghĩa để làm chủ thành phố, nhưng phải coi trọng đánh quân địch đóng
vòng ngoài. Phối hợp chặt chẽ chiến trường, giữa trọng điểm Huế và Đường
số 9, giữa Huế và 2 hướng Nam Quảng Trị và Phú Lộc. Bí thư Khu ủy – Tư
lệnh Quân khu Trần Văn Quang cho rằng quân sự phải đánh gục lực lượng vũ
trang chính, cơ quan chỉ huy và ác ôn của địch, cô lập các đơn vị bảo an dân
vệ, làm chủ tình hình, lúc đó quần chúng mới nổi dậy được. Hình thức nổi
dậy có thanh viện, hù dọa, binh vận, kêu gọi, bao vây, truy kích, trừ ác ôn và
cao nhất là kết hợp binh vận và vũ trang tiến công địch, thành lập chính quyền
và bảo vệ chính quyền.
Về tư tưởng chỉ đạo tác chiến Khu ủy chỉ rõ: Đặc biệt chú ý phát huy
cao độ tinh thần dũng cảm, mưu trí, chủ động, linh hoạt, quyết đoán, bí mật,
bất ngờ, tập trung tiêu diệt đầu não địch ngay từ đầu, làm cho địch nhanh
chóng suy sụp. Đánh nhanh tiêu diệt gọn, giải quyết nhanh, phát triển nhanh,
tiến công, truy kích đến cùng. Đồng loạt, kiên quyết, liên tục tiến công, hiệp
đồng chặt chẽ, phối hợp đồng đều. Đánh cả Mỹ lẫn ngụy, lấy tiêu diệt ngụy
làm chính. Kết hợp chặt chẽ tiến công và nổi dậy, tiến công quân sự, chính trị
và binh vận, kết hợp ba thứ quân cùng đánh. Chú trọng đánh bằng đặc công,
pháo binh, cắt giao thông trước hết là đòn tiêu diệt của chủ lực. Phát huy cao
độ tinh thần dũng cảm, mưu trí, linh hoạt chủ động, quyết đoán, bí mật, bất
ngờ, tập trung diệt đầu não làm cho chúng nhanh chóng bị suy sụp.
Về sách lược, Khu ủy chủ trương dùng ngọn cờ của Mặt trận thứ hai
(Mặt trận liên minh dân tộc, dân chủ và hòa bình) để tiến hành công kích
KHU ỦY TRỊ - THIÊN VỚI CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY TẾT MẬU THÂN NĂM 1968 TẠI THÀNH PHỐ HUẾ.pdf
KHU ỦY TRỊ - THIÊN VỚI CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY TẾT MẬU THÂN NĂM 1968 TẠI THÀNH PHỐ HUẾ.pdf
KHU ỦY TRỊ - THIÊN VỚI CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY TẾT MẬU THÂN NĂM 1968 TẠI THÀNH PHỐ HUẾ.pdf
KHU ỦY TRỊ - THIÊN VỚI CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY TẾT MẬU THÂN NĂM 1968 TẠI THÀNH PHỐ HUẾ.pdf
KHU ỦY TRỊ - THIÊN VỚI CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY TẾT MẬU THÂN NĂM 1968 TẠI THÀNH PHỐ HUẾ.pdf
KHU ỦY TRỊ - THIÊN VỚI CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY TẾT MẬU THÂN NĂM 1968 TẠI THÀNH PHỐ HUẾ.pdf
KHU ỦY TRỊ - THIÊN VỚI CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY TẾT MẬU THÂN NĂM 1968 TẠI THÀNH PHỐ HUẾ.pdf
KHU ỦY TRỊ - THIÊN VỚI CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY TẾT MẬU THÂN NĂM 1968 TẠI THÀNH PHỐ HUẾ.pdf
KHU ỦY TRỊ - THIÊN VỚI CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY TẾT MẬU THÂN NĂM 1968 TẠI THÀNH PHỐ HUẾ.pdf
KHU ỦY TRỊ - THIÊN VỚI CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY TẾT MẬU THÂN NĂM 1968 TẠI THÀNH PHỐ HUẾ.pdf
KHU ỦY TRỊ - THIÊN VỚI CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY TẾT MẬU THÂN NĂM 1968 TẠI THÀNH PHỐ HUẾ.pdf
KHU ỦY TRỊ - THIÊN VỚI CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY TẾT MẬU THÂN NĂM 1968 TẠI THÀNH PHỐ HUẾ.pdf
KHU ỦY TRỊ - THIÊN VỚI CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY TẾT MẬU THÂN NĂM 1968 TẠI THÀNH PHỐ HUẾ.pdf
KHU ỦY TRỊ - THIÊN VỚI CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY TẾT MẬU THÂN NĂM 1968 TẠI THÀNH PHỐ HUẾ.pdf
KHU ỦY TRỊ - THIÊN VỚI CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY TẾT MẬU THÂN NĂM 1968 TẠI THÀNH PHỐ HUẾ.pdf
KHU ỦY TRỊ - THIÊN VỚI CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY TẾT MẬU THÂN NĂM 1968 TẠI THÀNH PHỐ HUẾ.pdf

More Related Content

Similar to KHU ỦY TRỊ - THIÊN VỚI CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY TẾT MẬU THÂN NĂM 1968 TẠI THÀNH PHỐ HUẾ.pdf

đảNg cộng sản việt nam lãnh đạo điều chỉnh địa giới hành chính thành phố hà n...
đảNg cộng sản việt nam lãnh đạo điều chỉnh địa giới hành chính thành phố hà n...đảNg cộng sản việt nam lãnh đạo điều chỉnh địa giới hành chính thành phố hà n...
đảNg cộng sản việt nam lãnh đạo điều chỉnh địa giới hành chính thành phố hà n...
jackjohn45
 
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Man_Ebook
 
Luận văn: Sự hình thành và phát triển hệ thống ngân hàng Nam Kỳ
Luận văn: Sự hình thành và phát triển hệ thống ngân hàng Nam Kỳ Luận văn: Sự hình thành và phát triển hệ thống ngân hàng Nam Kỳ
Luận văn: Sự hình thành và phát triển hệ thống ngân hàng Nam Kỳ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Báo cáo tốt nghiệp Hòa thượng Thích Quảng Đức với phong trào Phật giáo miền N...
Báo cáo tốt nghiệp Hòa thượng Thích Quảng Đức với phong trào Phật giáo miền N...Báo cáo tốt nghiệp Hòa thượng Thích Quảng Đức với phong trào Phật giáo miền N...
Báo cáo tốt nghiệp Hòa thượng Thích Quảng Đức với phong trào Phật giáo miền N...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đLuận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống MỹLuận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân ...
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân ...Luận văn: Quản lý nhà nước đối với khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân ...
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân ...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Hình tượng người chiến sĩ trong tranh cổ động, HAY, 9đ
Đề tài: Hình tượng người chiến sĩ trong tranh cổ động, HAY, 9đĐề tài: Hình tượng người chiến sĩ trong tranh cổ động, HAY, 9đ
Đề tài: Hình tượng người chiến sĩ trong tranh cổ động, HAY, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
N05_2 - Bản báo cáo giữa kì.docx
N05_2 - Bản báo cáo giữa kì.docxN05_2 - Bản báo cáo giữa kì.docx
N05_2 - Bản báo cáo giữa kì.docx
ThyLinh700645
 
Phong trào công nhân ở miền nam trong kháng chiến chống Mỹ
Phong trào công nhân ở miền nam trong kháng chiến chống MỹPhong trào công nhân ở miền nam trong kháng chiến chống Mỹ
Phong trào công nhân ở miền nam trong kháng chiến chống Mỹ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Phật giáo Quảng Nam thế kỉ XVII – XIX, HAY
Luận án: Phật giáo Quảng Nam thế kỉ XVII – XIX, HAYLuận án: Phật giáo Quảng Nam thế kỉ XVII – XIX, HAY
Luận án: Phật giáo Quảng Nam thế kỉ XVII – XIX, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình) từ 1996 đế...
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình) từ 1996 đế...Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình) từ 1996 đế...
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình) từ 1996 đế...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình)
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình)Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình)
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình)
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
GIÃ_O TRÃŒNH TTHCM_CQ_KCQ_Gá»_C BỘ 2022.pdf
GIÃ_O TRÃŒNH TTHCM_CQ_KCQ_Gá»_C BỘ 2022.pdfGIÃ_O TRÃŒNH TTHCM_CQ_KCQ_Gá»_C BỘ 2022.pdf
GIÃ_O TRÃŒNH TTHCM_CQ_KCQ_Gá»_C BỘ 2022.pdf
ThuHTalk1
 
Trật tự hai cực Ianta và tác động của nó đến khu vực Trung Cận Đông trong thờ...
Trật tự hai cực Ianta và tác động của nó đến khu vực Trung Cận Đông trong thờ...Trật tự hai cực Ianta và tác động của nó đến khu vực Trung Cận Đông trong thờ...
Trật tự hai cực Ianta và tác động của nó đến khu vực Trung Cận Đông trong thờ...
hieu anh
 
CHÍNH TRỊ HỌC ĐẠI CƯƠNG.pdf
CHÍNH TRỊ HỌC ĐẠI CƯƠNG.pdfCHÍNH TRỊ HỌC ĐẠI CƯƠNG.pdf
CHÍNH TRỊ HỌC ĐẠI CƯƠNG.pdf
ThinNguynVPhng
 
Đấu tranh chính trị ở Khánh Hòa trong kháng chiến chống Mỹ, HAY
Đấu tranh chính trị ở Khánh Hòa trong kháng chiến chống Mỹ, HAYĐấu tranh chính trị ở Khánh Hòa trong kháng chiến chống Mỹ, HAY
Đấu tranh chính trị ở Khánh Hòa trong kháng chiến chống Mỹ, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAYLuận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Tiểu thuyết về đề tài xây dựng CNXH trong văn xuôi miền Bắc, HAY
Tiểu thuyết về đề tài xây dựng CNXH trong văn xuôi miền Bắc, HAYTiểu thuyết về đề tài xây dựng CNXH trong văn xuôi miền Bắc, HAY
Tiểu thuyết về đề tài xây dựng CNXH trong văn xuôi miền Bắc, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931
Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931
Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931
Garment Space Blog0
 

Similar to KHU ỦY TRỊ - THIÊN VỚI CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY TẾT MẬU THÂN NĂM 1968 TẠI THÀNH PHỐ HUẾ.pdf (20)

đảNg cộng sản việt nam lãnh đạo điều chỉnh địa giới hành chính thành phố hà n...
đảNg cộng sản việt nam lãnh đạo điều chỉnh địa giới hành chính thành phố hà n...đảNg cộng sản việt nam lãnh đạo điều chỉnh địa giới hành chính thành phố hà n...
đảNg cộng sản việt nam lãnh đạo điều chỉnh địa giới hành chính thành phố hà n...
 
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
Văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945
 
Luận văn: Sự hình thành và phát triển hệ thống ngân hàng Nam Kỳ
Luận văn: Sự hình thành và phát triển hệ thống ngân hàng Nam Kỳ Luận văn: Sự hình thành và phát triển hệ thống ngân hàng Nam Kỳ
Luận văn: Sự hình thành và phát triển hệ thống ngân hàng Nam Kỳ
 
Báo cáo tốt nghiệp Hòa thượng Thích Quảng Đức với phong trào Phật giáo miền N...
Báo cáo tốt nghiệp Hòa thượng Thích Quảng Đức với phong trào Phật giáo miền N...Báo cáo tốt nghiệp Hòa thượng Thích Quảng Đức với phong trào Phật giáo miền N...
Báo cáo tốt nghiệp Hòa thượng Thích Quảng Đức với phong trào Phật giáo miền N...
 
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đLuận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
 
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống MỹLuận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân ...
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân ...Luận văn: Quản lý nhà nước đối với khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân ...
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân ...
 
Đề tài: Hình tượng người chiến sĩ trong tranh cổ động, HAY, 9đ
Đề tài: Hình tượng người chiến sĩ trong tranh cổ động, HAY, 9đĐề tài: Hình tượng người chiến sĩ trong tranh cổ động, HAY, 9đ
Đề tài: Hình tượng người chiến sĩ trong tranh cổ động, HAY, 9đ
 
N05_2 - Bản báo cáo giữa kì.docx
N05_2 - Bản báo cáo giữa kì.docxN05_2 - Bản báo cáo giữa kì.docx
N05_2 - Bản báo cáo giữa kì.docx
 
Phong trào công nhân ở miền nam trong kháng chiến chống Mỹ
Phong trào công nhân ở miền nam trong kháng chiến chống MỹPhong trào công nhân ở miền nam trong kháng chiến chống Mỹ
Phong trào công nhân ở miền nam trong kháng chiến chống Mỹ
 
Luận án: Phật giáo Quảng Nam thế kỉ XVII – XIX, HAY
Luận án: Phật giáo Quảng Nam thế kỉ XVII – XIX, HAYLuận án: Phật giáo Quảng Nam thế kỉ XVII – XIX, HAY
Luận án: Phật giáo Quảng Nam thế kỉ XVII – XIX, HAY
 
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình) từ 1996 đế...
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình) từ 1996 đế...Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình) từ 1996 đế...
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình) từ 1996 đế...
 
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình)
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình)Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình)
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình)
 
GIÃ_O TRÃŒNH TTHCM_CQ_KCQ_Gá»_C BỘ 2022.pdf
GIÃ_O TRÃŒNH TTHCM_CQ_KCQ_Gá»_C BỘ 2022.pdfGIÃ_O TRÃŒNH TTHCM_CQ_KCQ_Gá»_C BỘ 2022.pdf
GIÃ_O TRÃŒNH TTHCM_CQ_KCQ_Gá»_C BỘ 2022.pdf
 
Trật tự hai cực Ianta và tác động của nó đến khu vực Trung Cận Đông trong thờ...
Trật tự hai cực Ianta và tác động của nó đến khu vực Trung Cận Đông trong thờ...Trật tự hai cực Ianta và tác động của nó đến khu vực Trung Cận Đông trong thờ...
Trật tự hai cực Ianta và tác động của nó đến khu vực Trung Cận Đông trong thờ...
 
CHÍNH TRỊ HỌC ĐẠI CƯƠNG.pdf
CHÍNH TRỊ HỌC ĐẠI CƯƠNG.pdfCHÍNH TRỊ HỌC ĐẠI CƯƠNG.pdf
CHÍNH TRỊ HỌC ĐẠI CƯƠNG.pdf
 
Đấu tranh chính trị ở Khánh Hòa trong kháng chiến chống Mỹ, HAY
Đấu tranh chính trị ở Khánh Hòa trong kháng chiến chống Mỹ, HAYĐấu tranh chính trị ở Khánh Hòa trong kháng chiến chống Mỹ, HAY
Đấu tranh chính trị ở Khánh Hòa trong kháng chiến chống Mỹ, HAY
 
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAYLuận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
Luận án: Công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, HAY
 
Tiểu thuyết về đề tài xây dựng CNXH trong văn xuôi miền Bắc, HAY
Tiểu thuyết về đề tài xây dựng CNXH trong văn xuôi miền Bắc, HAYTiểu thuyết về đề tài xây dựng CNXH trong văn xuôi miền Bắc, HAY
Tiểu thuyết về đề tài xây dựng CNXH trong văn xuôi miền Bắc, HAY
 
Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931
Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931
Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931
 

More from NuioKila

Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfPháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
NuioKila
 
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
NuioKila
 
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
NuioKila
 
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
NuioKila
 
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
NuioKila
 
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
NuioKila
 
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfKẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
NuioKila
 
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfKIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
NuioKila
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
NuioKila
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NuioKila
 
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
NuioKila
 
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
NuioKila
 
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
NuioKila
 
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
NuioKila
 
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfAn evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
NuioKila
 
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
NuioKila
 
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
NuioKila
 
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfPhân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
NuioKila
 
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNgói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
NuioKila
 
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
NuioKila
 

More from NuioKila (20)

Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfPháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
 
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
 
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
 
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
 
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
 
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
 
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfKẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
 
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfKIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
 
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
 
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
 
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
 
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
 
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfAn evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
 
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
 
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
 
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfPhân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
 
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNgói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
 
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
 

Recently uploaded

Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
metamngoc123
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
lmhong80
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
deviv80273
 
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdfCau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
HngMLTh
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
hieutrinhvan27052005
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
my21xn0084
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
NguynDimQunh33
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
12D241NguynPhmMaiTra
 
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdfSLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
UyenDang34
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
linh miu
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
HngL891608
 

Recently uploaded (18)

Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
 
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdfCau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
 
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdfSLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
 

KHU ỦY TRỊ - THIÊN VỚI CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY TẾT MẬU THÂN NĂM 1968 TẠI THÀNH PHỐ HUẾ.pdf

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ QUYÊN KHU ỦY TRỊ - THIÊN VỚI CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY TẾT MẬU THÂN NĂM 1968 TẠI THÀNH PHỐ HUẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Hà Nội, 2015
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ QUYÊN KHU ỦY TRỊ - THIÊN VỚI CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY TẾT MẬU THÂN NĂM 1968 TẠI THÀNH PHỐ HUẾ Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số: 60 22 03 15 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Ngọc Long Hà Nội, 2015
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ người hướng dẫn khoa học là PGS.TS Trần Ngọc Long. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứuv nào trước đây. Những số liệu trong bài nghiên cứu phục vụ cho phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu nhập từ các nguồn tài liệu khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng, cũng như kết quả luận văn của mình. Hà Nội, ngày 23 tháng 03 năm 2015 Ngƣời cam đoan Nguyễn Thị Quyên
  • 4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ của rất nhiều người. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, cô giáo trong khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã nhiệt tình giảng dậy, trang bị những kiến thức rất bổ ích cho tôi. Các cán bộ, nhân viên Thư viện Quốc gia, Thư viện Quân đội, Thư viện Đại học Quốc Gia Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi khai thác tư liệu. Đặc biệt tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Trần Ngọc Long đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong quá trình hoàn thành luận văn. Tôi cảm ơn gia đình, bạn bè cùng cơ quan làm việc đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập Hà Nội, ngày 23 tháng 03 năm 2015 Tác giả Nguyễn Thị Quyên
  • 5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 5 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................ 5 5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu................................................... 6 6. Đóng góp của Luận văn ................................................................................ 7 7. Bố cục của Luận văn..................................................................................... 7 CHƢƠNG 1: TÌNH HÌNH THÀNH PHỐ HUẾ TRƢỚC KHI NỔ RA CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY TRƢỚC TẾT MẬU THÂN NĂM 1968 ........................................................................................................ 8 1.1. Khái quát về đặc điểm tình hình kinh tế, xã hội và truyền thống cách mạng....... 8 1.1.1. Đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội ........................................ 8 1.1.2. Truyền thống cách mạng.......................................................................11 1.2. Tình hình chiến trường Trị Thiên trước khi nổ ra cuộc Tổng tiến công và nổi dậy.............................................................................................................14 1.2.1. Hoạt động và hình thái bố trí chiến lược của địch ...............................14 1.2.2. Hoạt động tác chiến và quá trình chuẩn bị của ta................................16 1.3. Chủ trương của Trung ương Đảng...........................................................18 Tiểu kết chương I..............................................................................................30 CHƢƠNG II: CHỦ TRƢƠNG CỦA KHU ỦY TRỊ THIÊN, TỈNH ỦY THỪA THIÊN HUẾ VÀ QUÁ TRÌNH CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY TẾT MẬU THÂN 1968 TẠI THÀNH PHỐ HUẾ......................................................................................31 2.1. Chủ trương của Khu ủy Trị Thiên và Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế..............31 2.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện chủ trương của Đảng tại Thành phố Huế....41 2.2.1. Quá trình chuẩn bị về mọi mặt..............................................................41
  • 6. 2.2.2. Diễn biến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân tại Thành phố Huế...........................................................................................................50 Tiểu kết chương II ............................................................................................60 CHƢƠNG III: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM....................63 3.1. Kết quả, ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy tại Thành phố Huế ....................................................................................63 3.1.1. Kết quả, ý nghĩa ....................................................................................63 3.1.2. Nguyên nhân thắng lợi..........................................................................69 3.2. Hạn chế.....................................................................................................71 3.3. Một số kinh nghiệm .................................................................................74 KẾT LUẬN....................................................................................................84 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................86 PHỤ LỤC.......................................................................................................91
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 cùng một lúc quân và dân miền Nam đánh mạnh vào các cơ quan đầu não địch tại hơn 40 thành phố, thị xã trên khắp miền Nam. Thắng lợi rất oanh liệt của đòn Tổng tiến công Mậu Thân 1968 đã làm chấn động nước Mỹ và thế giới đương thời, làm đảo lộn thế bố trí chiến lược của địch trên chiến trường, nó đã giáng một đòn quyết định vào ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, buộc chúng phải xuống thang chiến tranh, chấp nhận ngừng ném bom đánh phá miền Bắc và ngồi vào bàn đàm phán với ta tại Hội nghị Pari. Sự kiện lịch sử này, ngay từ nước dồn dập đưa tin, bình luận. Từ sau khi cuộc chiến kết thúc cho đến nay, cuộc Tổng tiến công Mậu Thân 1968 đã thu hút sự tìm hiểu, nghiên cứu của giới chính trị, quân sự, học giả ở cả trong nước và ngoài nước, đặc biệt là ở Mỹ. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chiến trường Trị Thiên luôn là nơi đọ sức hết sức quyết liệt và phức tạp giữa ta và địch, là chiến trường trọng điểm có ý nghĩa chiến lược đối với cả hai phía. Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968, quân và dân Thành phố Huế đã kiên cường chiến đấu, làm lên chiến thắng lịch sử, chiếm giữ được Thành phố Huế 25 ngày đêm. Huế trở thành địa bàn mà quân giải phóng chiếm giữ được lâu nhất so với các thành phố thị xã ở miền Nam. Chính phía Mỹ cũng phải khẳng định: “Cố đô Huế là một thành phố duy nhất mà người Cộng sản đã chiếm giữ tương đối lâu dài, đủ để bắt đầu thay đổi hệ thống chính trị đối với người Việt Nam, giống như Tô-ki-ô trái tim của Nhật Bản” [61; 38]. Hay trong cuốn “Nước Mỹ ở Việt Nam” hai sử gia người Mỹ G.Kahin và J.Lewis cũng đã viết: “Chúng ta đã tổn thất rất nhiều ở Huế. Cuộc chiến đấu ở Huế là mạnh nhất”[61; 18] Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1968 ở miền Nam nói chung, ở Huế nói riêng đến nay vẫn là đề tài không ngừng gây ra nhiều ý kiến tranh
  • 8. 2 luận. PGS.TS Hồ Khang, người có nhiều năm nghiên cứu tìm hiểu về sự kiện này đã nhận xét: như một khối thủy tinh nhiều chiều cạnh “Tết Mậu Thân” thâu nạp nhiều nguồn ánh sáng để tự phản quang thành nhiều diện, nhiều hình. Người đứng ở góc độ này tưởng mình đã thấy được toàn thể. Người đứng ở góc độ kia lại như chưa thấy chưa biết nhận diện ra sao. Có người tự nhận mới biết tới sự kiện này ở một chiều một khía cạnh nhất định. Nhưng có một điều dường như dễ thấy là ngay từ khi “Tết Mậu Thân” bùng nổ cho đến nay giới quân sự và nhiều nhà lãnh đạo nước Mỹ vẫn không thừa nhận là quân đội Mỹ đã bị thất bại về quân sự trên chiến trường miền Nam Việt Nam ngày đó… Chính vì thế việc tìm hiểu tường tận “sự kiện Tết Mậu Thân”, đánh giá những thắng lợi mà ta giành được, cũng như nhìn nhận khách quan hơn về vai trò chỉ đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong cuộc tiến công chiến lược này là một việc cần thiết vừa có giá trị khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn . Vì những lý do trên nên tôi chọn vấn đề: “Khu ủy Trị Thiên với cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 ở Thành phố Huế” làm đề tài cho luận văn thạc sỹ lịch sử của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công năm 1968 đã tạo ra bước ngoặt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ngay từ khi cuộc kháng chiến chống Mỹ còn đang tiếp diễn, Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã có những đánh giá đầu tiên, khẳng định thắng lợi rất to lớn của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968. Tháng 12 năm 1976, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV đã tổng kết thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, phân tích sâu sắc nguyên nhân và những bài học kinh nghiệm trong đó có đề cập đến thắng lợi Xuân Mậu Thân 1968. Trong những năm gần đây đã có thêm nhiều công trình tổng kết chiến tranh và lịch sử quân sự của các cơ quan nghiên cứu Trung ương cũng như các địa phương phản
  • 9. 3 ánh và khảo cứu về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968, trong số đó có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như: “Về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968”, Nxb Quân đội nhân dân, 2008 của Viện Lịch sử quân sự. Luận án Tiến sỹ Lịch sử “Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 tại miền Nam Việt Nam”, năm 1995 của PGS.TS Hồ Khang, cuốn “Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968”, Nxb Quân đội nhân dân năm 2008 của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế…. Ngoài ra đã có rất nhiều Hội thảo khoa học bàn về vấn đề này, trong đó có thể kể đến các Hội thảo năm 1988, 1998 và mới đây nhất là năm 2008, kỷ niệm 40 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân năm 1968. Đã có rất nhiều bài tham luận được in trong các kỷ yếu các kỳ Hội thảo của các tướng lĩnh trực tiếp tham gia hoặc chỉ đạo cuộc Tổng tiến công nổi dậy này như Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đại tướng Văn Tiến Dũng, Đại tướng Hoàng Văn Thái, Thượng tướng Trần Văn Quang, Đại tá Nguyễn Văn Giáo… các nhà nghiên cứu như PGS.TS Hồ Khang, PGS.TS Vũ Quang Hiển… Các bài viết đã làm rõ được tình hình chính trị quân sự ở miền Nam lúc bấy giờ, cũng như chủ trương của Đảng trong cuộc Tổng tiến công năm 1968 và đã đúc rút ra được nhiều kinh nghiệm có giá trị. Ngoài các Hội thảo còn có rất nhiều công trình viết về Tổng tiến công Tết Mậu Thân năm 1968. Đầu tiên phải nói tới PGS.TS Hồ Khang với Luận án Tiến sỹ năm 1995, “Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968”công trình khoa học đầu tiên, với 150 trang đã thể hiện rõ được chủ trương của Đảng trong việc chỉ đạo Tổng tiến công năm 1968 trên các mặt trận, đúc rút ra các kinh nghiệm lịch sử. Trong công trình này, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy ở Thành phố Huế được trình bày một cách khái lược và ngắn gọn. Công trình này sau đó được phát triển và mở rộng bổ sung thêm một số tư liệu và đã được NXB Quân Đội Nhân Dân tái bản năm 1998, 2005, 2008.
  • 10. 4 Ngoài ra còn có nhiều bài viết được đăng trên các tạp chí: Lịch sử quân sự, Lịch sử Đảng, Nghiên cứu lịch sử. Đặc biệt là nhân kỷ niệm các năm chiến thắng như 1988, 1998, 2008, Thư viện Quân đội cũng đã tập hợp một số bài viết về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân năm 1968, trong đó có một số bài viết riêng về Huế in thành chuyên khảo. Gần đây nhân dịp kỷ niệm 40 năm thắng lợi Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân năm 1968 Nxb Quân đội nhân dân phát hành cuốn “Về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968”, năm 2008 với hơn 650 trang. Cuốn sách đã tái hiện lại những ngày tháng hào hùng của cuộc tổng Tấn công và nổi dậy Mậu Thân năm 1968 ở miền Nam trong đó có trọng điểm Thành phố Huế. Viện Lịch sử quân sự Việt Nam cũng xuất bản cuốn “Hướng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân ở Trị Thiên – Huế”. Đây là cuốn sách đầu tiên viết riêng về Huế trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân năm 1968. Vì được viết đã lâu lên một số nhận xét đánh giá chưa mang tính khách quan. Cuốn “Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước” Tập 5 tuy cũng đã có đề cập được quá trình xây dựng kế hoạch cũng như diễn biến cuộc Tổng tiến công và cung cấp các số liệu về cuộc chiến đấu tại Huế. Tuy nhiên chưa có những nhận xét đánh giá hạn chế trong cuộc Tiến công tại Thành phố Huế năm 1968 Nhân dịp kỷ niệm 30 năm chiến thắng Tết Mậu Thân 1968, Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế có xuất bản cuốn “Thừa Thiên Huế tiến công, nổi dậy, anh dũng, kiên cường Xuân 1968”, cuốn sách viết khá chi tiết về quá trình thực hiện tổng tiến công và có các bài học kinh nghiệm. Nhân dịp kỷ niệm 40 năm có cuốn sách “Thừa Thiên Huế tấn công, nổi dậy anh dũng, kiên cường”. Cuốn sách tóm tắt các bài hội thảo trong dịp kỷ niệm, có nói về quá trình chuẩn bị, cũng như diễn biến ở trong thành phố cũng như các huyện vùng ven. Ngoài ra còn có các cuốn Lịch sử Đảng bộ thành phố, các huyện, xã của tỉnh Thừa Thiên Huế cũng có đề cập đến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968, trong đó có phân tích vai trò lãnh đạo của Khu ủy Trị Thiên.
  • 11. 5 Mặc dù vậy cho đến nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách có hệ thống về sự lãnh đạo, chỉ đạo của Khu ủy Trị Thiên đối với cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 ở Thành phố Huế, cũng như nhận xét những ưu điểm và hạn chế trong công tác chỉ đạo của Đảng bộ Thành phố Huế. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu Sự lãnh đạo của Khu ủy Trị Thiên trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 tại Thành phố Huế và quá trình chỉ đạo của Đảng bộ địa phương Tìm hiểu quá trình thực hiện Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 tại Thành phố Huế và qua đó rút ra các bài học kinh nghiệm. Phạm vi nghiên cứu + Về không gian: Phạm vi nghiên cứu giới hạn ở địa bàn Thành phố Huế trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Ngoài ra luận văn còn mở rộng phạm vi nghiên cứu khi đề cập đến các hướng tấn công ngoại thành, góp phần làm nên thắng lợi của cuộc Tổng tiến công Mậu Thân 1968. + Về thời gian: Phạm vi nghiên cứu giới hạn mốc thời gian năm 1968; thời điểm mở đầu (đợt Tết) cho đến hết Đợt 3 cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968. Tuy nhiên để làm rõ hơn bối cảnh lịch sử diễn ra cuộc Tổng tiến công và nổi dậy thời gian đề cập của luận văn có thể lùi về trước năm 1968, thời điểm ta xây dựng kế hoạch và chuẩn bị về mọi mặt cho cuộc Tổng tiến công. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Phục dựng quá trình Khu ủy Trị Thiên lãnh đạo cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 ở Thành phố Huế. Qua đó làm rõ vai trò cấp ủy Đảng địa phương trong quá trình chỉ đạo quân và dân Thành phố Huế tiến hành đòn tiến công chiến lược này
  • 12. 6 Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn tập trung vào những nhiệm vụ sau Khái quát bối cảnh lịch sử diễn ra cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 ở Thành phố Huế. Phân tích làm rõ chủ trương chiến lược của Đảng về cuộc Tổng tiến công Mậu Thân năm 1968 và vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Khu ủy Trị Thiên Đánh giá ưu điểm, hạn chế trong lãnh đạo, chỉ đạo của Khu ủy Trị Thiên trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 tại Thành phố Huế. Qua đó tổng kết đúc rút ra những bài học kinh nghiệm 5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu Nguồn tƣ liệu Để hoàn thành nội dung đề tài luận văn, tác giả đã sử dụng nhiều nguồn tư liệu khác nhau. - Đầu tiên phải kể đến là các văn kiện, nghị quyết của Đảng – Nhà nước Việt Nam về kháng chiến chống Mỹ, đặc biệt là các văn kiện chỉ đạo trực tiếp về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968. - Sách, báo, tạp chí trong và ngoài nước về kháng chiến chống Mỹ nói chung và về cuộc Tổng tiến công Mậu Thân 1968. Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế, lực lượng vũ trang nhân dân. Có thể nói đây là nguồn tư liệu quan trọng giúp tác giả trong việc hoàn thành luận văn. Phƣơng pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, tác giả sử dụng hai phương pháp chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp logic nhằm tìm ra các đặc điểm, các vấn đề có tính chất căn bản của sự kiện lịch sử. Ngoài ra còn dùng các phương pháp bổ trợ như phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, bản đồ nhằm làm rõ hơn nội dung của đề tài.
  • 13. 7 6. Đóng góp của Luận văn Góp phần làm rõ sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo chủ trương của Đảng về mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968 của Khu ủy Trị Thiên và Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế. Làm rõ những ưu điểm và hạn chế trong lãnh đạo, chỉ đạo cuộc Tổng Tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 ở Thành phố Huế. Bổ sung tư liệu về sự lãnh đạo chỉ đạo cuộc kháng chiến cách mạng nói chung, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 nói riêng. 7. Bố cục của Luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo. Phần nội dung chính của luận văn có cấu trúc gồm 3 chương CHƢƠNG 1: Tình hình Thành phố Huế trước khi nổ ra cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968. CHƢƠNG 2: Chủ trương của Khu ủy Trị Thiên, Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế và quá trình chỉ đạo thực hiện Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968 tại Thành phố Huế. CHƢƠNG 3: Nhận xét và một số kinh nghiệm.
  • 14. 8 CHƢƠNG 1: TÌNH HÌNH THÀNH PHỐ HUẾ TRƢỚC KHI NỔ RA CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY TRƢỚC TẾT MẬU THÂN NĂM 1968 1.1. Khái quát về đặc điểm tình hình kinh tế, xã hội và truyền thống cách mạng 1.1.1. Đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội Trị Thiên có phía Đông giáp biển, Tây dựa vào Trường Sơn giáp vùng giải phóng Trung Hạ Lào, có đường vận tải chiến lược 559 từ Bắc vào Nam, Nam giáp Quảng Nam – Đà Nẵng, nơi có căn cứ quân sự liên hợp lớn của Mỹ và cơ quan quân sự đầu não của Quân khu 1 Việt Nam Cộng Hòa. Trị Thiên có thể tiếp nhận nhanh nhất nguồn chi viện từ hậu phương lớn miền Bắc, một đặc điểm thuận lợi hết sức quan trọng của chiến trường. Huế là thành phố lớn thứ 3 ở miền Nam, là hậu cứ, là trung tâm đầu não quân sự, chính trị đối với toàn bộ chiến trường Trị Thiên trong thế chiến lược phòng ngự của địch ở Phân khu I – Vùng I chiến thuật. Từ biên giới Việt – Lào đến bờ biển chỉ khoảng 100 km, và từ sông Bến Hải đến đèo Hải Vân chỉ chừng 160 km, vì vậy Trị Thiên là một giải đất hẹp, vùng rừng núi, đồng bằng và thành phố Huế cũng như các thị xã, thị trấn khác nối liền với các huyện nông thôn và vùng giáp ranh. Từ các vùng căn cứ tiến vào Thành phố Huế với cự ly không xa. Lực lượng vũ trang từ căn cứ tiến vào thành phố chỉ cần 5 giờ hành quân. Vùng rừng núi chiếm 2/3 diện tích toàn khu Trị Thiên. Phần lớn là căn cứ địa, hậu phương trực tiếp và cũng là bàn đạp tiến công địch ở nông thôn đồng bằng và thành phố. Vùng giáp ranh chạy dọc hai tỉnh, nằm giữa vùng đồng bằng thành phố và vùng rừng núi, song song và sát với Quốc lộ 1, là vùng có nhiều đồi trọc xen kẽ làng mạc tương đối trống trải. Đây là một thuận lợi để triển khai lực lượng tiến xuống đồng bằng và vào thành phố, thị xã. Tuyến giáp ranh chạy dọc từ Bắc Nam giữa đồng bằng và rừng núi, gần trục giao thông Quốc lộ số 1, là vùng đồi trọc, xen kẽ đồi sim và mua,
  • 15. 9 địa hình mấp mô trung bình, tiện cho cơ giới, pháo binh địch hoạt động ngăn chặn. Vùng đồng bằng làng mạc mỏng, chia là 3 tuyến chữ nhật chạy từ Bắc vào Nam: tuyến ven biển thưa thớt và phải qua 3 đến 4 km bãi cát trắng, tuyến ven ruộng giáp cắt từ Thụy Khê đến cầu Hai; tuyến dọc các sông và 2 bên triền sông chạy dọc giữa ruộng đồng bằng, tuyến ven 2 bên đường Quốc lộ 1. Đồng bằng có nhiều sông ngòi, mương lạch chia cắt ngang dọc, khó cho hoạt động lực lượng lớn. Vùng đồng bằng các làng mạc ven biển và dọc tuyến ven ruộng giáp cắt bị địch đánh phá đi lại nhiều lần, nhưng lại là những nơi có phong trào du kích chiến tranh mạnh và đều khắp. Ngoài Quốc lộ 1 là đường bộ duy nhất nối liền Trị Thiên với các tỉnh phía Bắc và phía Nam còn có nhiều đường cắt ngang từ đồng bằng lên giáp ranh rừng núi: Đường số 9 nối liền Đông Hà với Trung Lào, Đường số 12, Đường số 14 từ Huế, Phú Bài lên Tây Thừa Thiên và nhiều đường có thể cơ động bằng cơ giới từ các căn cứ của địch trên vùng giáp ranh nối xuống quốc lộ 1. Riêng đường số 14 là con đường được xây dựng để nối liền miền Tây Thừa Thiên với miền Tây Quảng Nam đổ xuống đèo Hải Vân đi Đà Nẵng. Nhiều sông ngòi từ Trường Sơn đổ xuống đồng bằng, trong đó đáng chú ý là sông Cửa Việt địch dùng làm đường vận chuyển từ biển vào Đông Hà, phục vụ cho tuyến Đường số 9, và sông Hương từ biển qua cảng Cửa Thuận vào Huế. Phá Tam Giang và đầm Cầu Hai với diện tích hàng chục ngàn héc ta mặt nước, chạy suốt gần hết tỉnh Thừa Thiên cùng với hệ thống sông ngòi chia cắt vùng đồng bằng, hạn chế nhiều đến việc cơ động lực lượng chiến đấu. Có thể nói đối với địch, vùng giáp ranh và một phần đồng bằng tiện cho việc chúng cơ động nhanh bằng cơ giới, tiện cho hoạt động của máy bay và pháo binh, nhưng do mạng lưới giao thông ít, địa hình dài và hẹp nên rất dễ bị chia cắt, dễ bị bao vây và chặt ra từng khúc, tiếp tế vận chuyển khó khăn. Đối
  • 16. 10 với ta, vùng rừng núi là địa bàn thuận lợi nhất, vùng đồng bằng có dân và chiến tranh du kích phát triển mạnh, nên ta có thể áp đảo địch từ trên rừng xuống, và dưới đồng bằng lên, đồng thời vùng giải phóng ta rộng lớn sát liền với các đô thị, thành phố là địa bàn thuận lợi cho việc đánh chiếm thành phố. Nhưng khó khăn của ta là đồng bằng mỏng, hẹp nên sử dụng binh lực có bị hạn chế, đường Quốc lộ 1 chia cắt đồng bằng và rừng núi , nếu khi địch tập trung đông chiếm tuyến giao thông đó thì việc đi lại giữa hai vùng gặp nhiều khó khăn. Thành phố Huế chia làm 2 khu vực Bắc – Nam, chia cắt bởi con sông Hương rộng từ 250 – 400 m chạy từ núi đến Thuận An và nối liền giữa 2 khu vực là 2 cầu lớn: cầu Tràng Tiền cho ô tô chạy cầu Bạch Hổ cho xe lửa chạy. Khu vực Bắc Huế là một thành cổ lâu đời của các triều nhà Nguyễn, kiến trúc theo kiểu thành cao, hào sâu kiên cố. Xung quanh là tường thành đắp bằng đất, xây gạch mỗi bề trên 2m, cao 6 – 8m rộng từ 10 -20m, có 8 cổng lớn ra vào xây theo kiểu tò vò trên có chòi gác. Thành phố chia làm 4 khu vực chính: khu I là nội thành, khu 2 gồm đường Trần Hưng Đạo, Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng, khu 3 gồm đường Thống Nhất và phố Lê Văn Duyệt, khu 4 ở vùng Gia Hội. Trong thành có con sông Nhị Hà chạy giữa khu nội thành từ Đông sang Tây, qua 2 cống, có đoạn lội được có đoạn chỉ còn bùn nhão. Trong thành khu vực Đại Nội, Mang Cá có tường bao bọc xung quanh cao từ 5 – 6 m. Khu vực phía Nam Huế là thành phố kiến thiết theo kiểu châu Âu, đường sá rộng, nhà cửa to, phần lớn là nhà gạch do cơ quan ngụy quyền và bọn Mỹ đóng. Hệ thống đường sá về phía Tây – Nam nhiều, tiện cho cơ giới hoạt động. Khu Nam gọi là khu tam giác. Nhìn chung địa hình chung quanh thành phố Huế, phía Tây là rừng núi, cách thành phố chỉ có 3 -5 giờ hành quân. Phía Bắc và phía Nam có vùng giải phóng, là cơ sở tốt để làm bàn đạp tiếp cận thành phố Huế bằng nhiều hướng.
  • 17. 11 Trong thành phố có thành cao, hào sâu, sông ngòi nhiều, nhà cửa kiên cố, đường sá dày đặc có lợi cho phòng ngự nhưng trong thành phố chiến đấu có hạn chế một phần trong chiến đấu pháo binh cơ giới đối với phía Mỹ. Dân số Trị Thiên thời gian đó có khoảng 800.000 người (Quảng Trị có 300.000 và Thừa Thiên 500.000), vùng nông thôn đồng bằng gần 55.000, các đô thị khoảng 20.000, riêng Thành phố Huế có gần 150.000 người, vùng rừng núi chỉ có 50.000, phần lớn là đồng bào dân tộc ít người. 1.1.2. Truyền thống cách mạng Thừa Thiên Huế là vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa lâu đời và truyền thống yêu nước đấu tranh cách mạng vẻ vang. Trong lịch sử, Thừa Thiên Huế từng là “Phên dậu thứ tư về phương Nam” của nước Đại Việt, nơi “Đô hội lớn của phương”. Thừa Thiên Huế từng là thủ phủ của xứ Đàng Trong, là kinh đô của cả nước…Nơi đây luôn giữ vị trí chiến lược quan trọng trong các phong trào yêu nước của dân tộc. Một vùng đất đóng vai trò cầu nối giữa hai miền Bắc-Nam. Từ cuộc đấu tranh chống giặc Minh đầu thế kỷ thứ XV, đến hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược đã để lại biết bao sự kiện, địa danh, con người với những chiến thắng vĩ đại và hào hùng trong lịch sử dân tộc. Trong những thập niên đầu của thế kỷ XX Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm sôi động của các cuộc vận động yêu nước và cách mạng…là cái nôi hoạt động của nhiều chiến sĩ, đảng viên cộng sản, là nơi ghi dấu sự ra đời của một trong những tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngay từ những năm 1927 nhân dân đã có Đảng Việt nam thanh niên Cách mạng đồng chí hội – tiền thân của Đảng Cộng sản, và đã thành lập được nhiều chi bộ. Tháng 4-1930, Tổ chức Đông dương Cộng sản Đảng và Đông dương Cộng sản liên đoàn hợp nhất thành tỉnh Đảng bộ Đảng Cộng sản Đông dương Thừa Thiên Huế. Lịch sử đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc và giải phóng quê hương của nhân dân Thừa Thiên Huế bước sang thời kỳ mới mà đỉnh cao là cuộc vận động giải phóng
  • 18. 12 dân tộc (1940 – 1945) và phát động cuộc khởi nghĩa giành chính quyền cách mạng thắng lợi. Với khí thế “Cách mạng Tháng Tám” nhân dân Thừa Thiên Huế đã vùng dậy lật đổ ngai vàng của chế độ phong kiến và ách thống trị hàng nghìn năm của thực dân đế quốc, mở ra kỷ nguyên phát triển mới trong lịch sử dân tộc. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, những địa danh: Dương Hòa, Hòa Mỹ, Hói Mít, Thanh Hương – Mỹ Xuyên, Thanh Lam Bồ... ghi dấu bao chiến công oanh liệt, là vùng đất từng chứng kiến sự khốc liệt của chiến tranh, chịu đựng nhiều hy sinh mất mát: nhiều di tích, địa điểm di tích: nhà ở, đình, đền... đã trở thành các trụ sở liên lạc, hội họp.Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, truyền thống đấy tiếp tục được phát huy. Đến năm 1965 phong trào chiến tranh du kích đã phát triển đều và có những vùng khá mạnh. Quần chúng cách mạng bất khuất, kiên cường được tôi luyện dày dạn trong chiến tranh. Nhân dân vùng đồng bằng giải phóng trải qua 22 năm đấu tranh vô cùng gian khổ, quyết liệt. Đặc biệt là 3 năm đánh Mỹ gần đây, đã bị địch tàn sát, đốt phá, giết chóc, triệt hạ làng mạc, nhưng nhân dân vẫn không khuất phục, mà ngày càng tôi luyện, dầy dạn và chiến đấu ngày càng mạnh. Bom đạn, chém, giết của quân thù không làm cho nhân dân nao núng, địch đốt phá, triệt hạ làng mạc, có nơi ruộng thành hố bom, mỗi lối đi, mỗi xóm, mỗi nhà, mỗi cửa ngõ đều có bom, đạn Mỹ ngụy, đều có máu của nhân dân đổ xuống. Nhưng nhân dân không chút sờn lòng, 32 vạn đồng bào vùng giải phóng từ em nhỏ đến cụ già, tất cả đều là những chiến sĩ tham gia vào cuộc chiến chống lại đế quốc Mỹ. Nhiều hoạt động đã diễn ra: nuôi dưỡng quân đội, cán bộ, du kích, thu mua lương thực cho kháng chiến, cất dấu vũ khí, chạy chữa thương binh. Là một trong ba thành phố lớn ở miền Nam, Huế có một vị trí chính trị, quân sự hết sức quan trọng. Vốn là một cố đô của triều Nguyễn cũ, trong kháng chiến chống Mỹ, Huế thuộc quyền kiểm soát của Mỹ và Việt Nam
  • 19. 13 Cộng Hòa, là trung tâm chỉ đạo chiến lược của địch trên khu vực tiếp giáp đối đầu với miền Bắc. Ở đây có trên 45 cơ quan hành chính ngụy quyền, đồng thời là nơi địch bố trí một bộ máy chiến tranh khá mạnh (có khoảng từ 2,5 đến 3 vạn quân) với nhiều vũ khí trang thiết bị tương đối hiện đại của Mỹ. Thành phần xã hội của thành phố Huế đa dạng và phức tạp. Số dân đi đạo Thiên chúa và Phật giáo chiếm một tỷ lệ khá lớn. Số dân thuộc thành phần công chức và gia đình sĩ ngụy có khoảng 3 vạn, số học sinh, sinh viên có khoảng 2,5 vạn, nhân dân lao động có khoảng 6 đến 7 vạn, phần đông là gia đình tiểu thương, thợ thủ công, dịch vụ. Nhân dân vùng nông thôn và thành phố có quan hệ chặt chẽ với nhau, nên mỗi biến chuyển về chính trị và quân sự ở nông thôn đều mau chóng ảnh hưởng trực tiếp vào thành phố. Giữa những năm 60, phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân Trị Thiên, đặc biệt là ở Huế ngày càng phát triển mạnh. Liên tục có những cuộc đấu tranh chống Mỹ và tay sai như cuộc xuống đường chống Diệm - Nhu năm 1963, chống Khánh – Hương năm 1964, phong trào xuống đường đấu tranh của học sinh – sinh viên đòi hòa bình, dân sinh, dân chủ thì hầu như tháng nào cũng xảy ra. Những cuộc đấu tranh này của quần chúng nhân dân đã nhiều phen làm cho Mỹ ngụy hoảng sợ và tìm cách đối phó vất vả. Ở nội thành Huế, lực lượng chính trị và phong trào cách mạng của quần chúng, dưới sự chỉ đạo của 8 chi bộ Đảng ta đã xây dựng được khoảng 100 cơ sở bí mật và nửa công khai. Số quần chúng hướng về cách mạng và sẵn sang tham gia các cuộc đấu tranh, chiến đấu và phục vụ chiến đấu , ta có thể huy động từ 4.000 đến 5.000 người trong một ngày đêm. Ngoài ra một số khá đông nhân dân lao động, viên chức, tiểu thương tuy không nằm trong các tổ chức cách mạng, nhưng có lòng yêu nước và cảm tình với cách mạng, ta có thể tranh thủ lôi kéo họ khi cách mạng nổ ra. Trước khi nổ ra cuộc Tổng tiến công và nổi dậy, ba huyện giáp với thành phố Huế là Hương Trà, Phú Vang, Hương Thủy có nhiều thôn xã đã
  • 20. 14 được ta giải phóng và làm chủ, tạo thành vùng đệm quan trọng để chủ lực ta đứng chân và làm bàn đạp tiến vào thành phố . 1.2. Tình hình chiến trƣờng Trị Thiên trƣớc khi nổ ra cuộc Tổng tiến công và nổi dậy. 1.2.1. Hoạt động và hình thái bố trí chiến lƣợc của địch Thành phố Huế có vị trí chính trị, quân sự khá quan trọng. Ở đây có đến 46 cơ quan hành chính ngụy quyền, là nơi tập trung bọn cầm đầu các đảng phái phản động như Quốc dân đảng, Đại Việt, Cần Lao Nhân Vĩ, nên địch đã thiết lập ở đây một hệ thống phòng ngự vững chắc, có hệ thống căn cứ và đồn bốt dày đặc, có lực lượng vũ trang địa phương, lực lượng kìm kẹp gồm cơ quan hành chính, bọn chỉ điểm, đảng phái phản động nhằm: Hướng ra phía Bắc chặn đòn tiến công của chủ lực ta Chốt chặn ta từ rừng núi giáp ranh tiến công xuống, đồng thời bảo vệ giao thông và căn cứ lớn của chúng Kết hợp lực lượng chủ lực cơ động cả Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa nhằm kìm kẹp và càn quét “bình định” chống phong trào quần chúng và chiến tranh du kích. Tại mặt trận Huế, địch có khoảng 25.000 đến 30.000 quân kể cả bọn cầm súng công khai và bọn cầm súng bí mật, nòng cốt là lực lượng thuộc sư đoàn 1 bộ binh. Cả Mỹ và ngụy cộng là 13 tiểu đoàn bộ binh (8 tiểu đoàn ngụy, 5 tiểu đoàn Mỹ), 4 chi đoàn thiết giáp, 4 tiểu đoàn pháo, 2 tiểu đoàn cảnh sát, 2 tiểu đoàn công binh cùng các đơn vị thông tin, vận tải, quân y, sửa chữa quân cụ, 23 đại đội bảo an, 100 trung đội dân vệ, 18 tiểu đoàn bình định. Không quân chỉ có các đơn vị máy bay lên thẳng, trinh sát với 100 chiếc. Với lực lượng trên địch bố trí: Ở phía Bắc thành phố: đồn Mang Cá có lực lượng Sư đoàn 1 bộ binh, (khoảng 700 quân) trong đây có cơ quan tham mưu, cơ quan hậu cần, đại đội chiến tranh tâm lý, đại đội quân y. Sân bay Tây Lộc có 1 đại đội vận tải với
  • 21. 15 khoảng 40 máy bay lên thẳng, 100 xe các loại, một bộ phận nhân viên kỹ thuật và lính bảo vệ, lực lượng chúng có khoảng từ 250 tên đến 300 tên. Khu Đại Nội có 1 đại đội thám báo ngụy, khoảng 120 tên. Địch còn bố trí quân ở kho quân cụ: xưởng sửa chữa phương tiện, khu Tàng thơ…Ngoài lực lượng trên, còn có 8 trung đội cảnh sát đóng rải rác trên các khu phố, có trang bị phương tiện đàn áp quần chúng nhân dân [60; 35-37] Tính chất bố phòng các vị trí quanh thành đều dựa vào thành quách, vị trí của Pháp, có dây thép gai 2, 3 lớp có mìn xung quanh, trên các góc thành, tường có ụ sung bằng bao cát hoặc lô cốt, các cổng ra vào trên dưới có ụ súng, ngày đêm đều có người tuần tra, canh gác. Nhưng do dựa vào kiến trúc cũ nên về mặt phòng ngự có rất nhiều sơ hở, binh hỏa lực bố trí không chặt chẽ. Ở phía Nam thành phố, khu vực Hữu Ngạn. Khu Phan Sào Nam có sở chỉ huy tiểu khu Thừa Thiên. Khu Khách sạn Thuận Hóa, Hương Giang là nơi ở tình báo và cố vấn Mỹ. Khu sân vận động có đài ra đa và bọn cố vấn Mỹ. Các khu Tòa Khâm sứ cũ, tòa Tỉnh trưởng Thừa Thiên, nhà lao Thừa Phủ, khu cơ quan đại diện Trung phần, khu biệt kích trưởng dân tộc, các kho, xưởng đều có lực lượng bảo an canh giữ. Tất cả các cầu và các đường vào thành phố đều có cảnh sát canh giữ và đóng rải rác. Các ty, sở ngụy quyền như đài phát thanh, ngân hàng, bưu điện, công chánh… cũng ở khu vực phía Nam. Phía Nam tính chất bố phòng các vị trí ngoài thành kiên cố, có đầy đủ hệ thống chướng ngại vật, trong thành và nhà dựa vào kiểu kiến truc cũ, có xây thêm các ô đề kháng và tường thành bao bọc xung quanh. Ngoài thành phố có 6 tiểu đoàn cơ động (2 tiểu đoàn Mỹ, 4 tiểu đoàn ngụy) kết hợp với quân chiếm đóng, quân địa phương thành hệ thống căn cứ phòng thủ ứng cứu ở phía nam Huế. Các tiểu đoàn bộ binh ngụy, các đại đội bảo an và hỏa lực pháo thường đóng ở vùng ven, các cửa ngõ ra vào thành phố như Đồng Di, tam Đông, Xuân Hòa, quận lỵ Nam Hòa… Quân Mỹ còn đóng rải dọc theo quốc lộ 1, từ Huế về Phú Bài, để giữ đường giao thông
  • 22. 16 huyết mạch ở cửa Thuận An để bảo vệ kho xăng, dầu và cửa ngõ từ biển theo sông Hương vào Huế. Có thể thấy trước khi cuộc tiến công nổ ra, địch vẫn còn đông, cả bọn cầm súng công khai, cả bọn cầm súng bí mật, đóng thành nhiều tầng, nhiều lớp. Nhưng lực lượng chiến đấu của địch ít, chiếm tỷ lệ 1/3, còn là ô hợp, cơ quan, phục vụ, ty sở, sức chiến đấu kém. Vành ngoài địch bố trí mạnh, nặng về phòng ngự bên ngoài, có thiết giáp, quân cơ động, pháo binh, cộng sự vững chắc, nhưng lại bố trí phân tán trên địa bàn rộng lớn 3 huyện, khi bị tấn công đồng loạt sẽ bị rối loạn, khó hiệp đồng, khó chi viện lẫn nhau, dễ bị ta tiêu diệt từng bộ phận. Bên trong ỷ lại bên ngoài, ỷ lại quân cơ động và chiếm đóng, tuyến dân vệ, ác ôn, mật thám, gián điệp, cảnh sát, ỷ lại thành cao, hào sâu, song ngòi nhiều, do đó sơ hở, cộng sự sơ sài và sức chiến đấu kém. Trước những thắng lợi lớn của quân và dân ta tinh thần quân ngụy sa sút, quân Mỹ bạc nhược, cả 2 lực lượng Mỹ, Việt Nam Cộng Hòa đều sợ chủ lực của ta. Quân Mỹ thua trận ở Đường 9 trở nên bạc nhược càng làm cho quân đội Việt Nam Cộng Hòa mất tin tưởng, suy yếu nghiêm trọng, đầy rẫy mâu thuẫn (mâu thuẫn với Thiệu – Kỳ, mâu thuẫn giữa các phe phái, mâu thuẫn Mỹ - Việt Nam Cộng Hòa) tinh thần chiến đấu rất kém. Đó là điểm yếu tuyệt đối của địch, ta đánh mạnh chúng dễ tan vỡ, tạo khả năng cho ta làm công tác binh vận. Có thể thấy ta có nhiều ưu thế trong cuộc tiến công lần này. 1.2.2. Hoạt động tác chiến và quá trình chuẩn bị của ta. Từ năm 1966, Trị Thiên không còn là Phân khu Bắc thuộc Quân khu 5 mà được Bộ Chính trị quyết định thành lập Quân khu Trị Thiên trực thuộc Bộ Quốc phòng. Từ một khu đệm, không đánh lớn đã chuyển thành một mặt trận tiến công địch, cùng với Mặt trận Đường số 9 – Bắc Quảng Trị hợp thành một hướng chiến lược quan trọng, một chiến trường tiêu diệt, thu hút địch, nhất là quân Mỹ, có khả năng phối hợp tác chiến với các chiến trường khác để đưa cuộc chiến tranh cách mạng tiến lên một bước mới. Ngay sau khi thành lập,
  • 23. 17 Khu ủy Trị Thiên chủ trương đẩy mạnh tiến công địch, xây dựng và củng cố bàn đạp vững chắc trên vùng rừng núi, đưa chiến tranh xuống đồng bằng, chiếm lĩnh giáp ranh, xây dựng cơ sở vùng ven để chuẩn bị đánh thẳng vào đô thị, phát động đảng bộ, quân và dân trong Quân khu có một khí thế tiến công toàn diện quân địch. Thực hiện chủ trương trên, từ giữa năm 1966 bộ đội ta đã thọc được xuống đồng bằng, đánh những trận diệt gọn địch ở Lương Mai, Nam Giảng, Phong Lai và đến tháng 11 năm 1966 đã diệt gọn được 1 tiểu đoàn địch trong căn cứ An Lỗ. Trong thành phố ta cũng đánh vào căn cứ vận tải Lê Lai của địch ở An Cựu. Phát huy thắng lợi từ tháng 1 đến tháng 5 năm 1967, Quân khu Trị Thiên chủ trương mở tiếp đợt hoạt động mùa Xuân đánh thẳng vào các căn cứ La Vang, thị xã Quảng Trị, Từ Hạ, Phú Bài, rồi thọc vào thành phố đánh khách sạn Hương Giang, các căn cứ Long Thọ, Nam Giao, Trường bắn tập… Những trận đánh đó đã gây ảnh hưởng lớn trong nhân dân ở đô thị, xây dựng được lòng tin cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân địa phương. Đặc biệt là bộ đội rút ra được nhiều kinh nghiệm thực tiễn về các cách đánh sâu vào lòng địch. Lực lượng ít nhưng đạt hiệu quả cao và được nhân dân đùm bọc, che chở. Vùng rừng núi rộng lớn phía Tây nơi đứng chân của Khu ủy ta làm chủ hoàn toàn. Địa bàn này là chỗ đứng chân của các lực lượng, là bàn đạp xuất phát tấn công về đồng bằng, đô thị. Đồng bằng nông thôn của bốn huyện: Phong Điền, Quảng Điền của Thừa Thiên, Triệu Phong, Hải Lăng của Quảng Trị được giải phóng mở rộng, trở thành nơi cung cấp nhân lực, vật lực cho cách mạng. Tại các vùng ven đô thị như huyện Hương Trà, Hương Thủy, Phú Vang của Thừa Thiên – Huế đã tổ chức được nhiều cơ sở bí mật; đây cũng là bàn đạp rất thuận lợi để tiếp cận vào thành phố. Đặc biệt trong nội thành phố Huế ta đã xây dựng được nhiều cơ sở, khắp các quận, các phường có lực lượng vũ trang tối mật, vũ khí đạn dược được đưa vào chỗ cất giấu an toàn.
  • 24. 18 Có thể nói bước vào năm 1967 vùng giải phóng được mở rộng, chiến tranh du kích phát triển khá mạnh, lực lượng vũ trang địa phương trưởng thành, nhất là trên những địa bàn quan trọng. Những bàn đạp sát vùng ven thành phố được thiết lập; lực lượng chủ lực, các đội biệt động đứng chân ở đây đánh vào thành phố thuận lợi, thường xuyên hơn. Sau thắng lợi mùa Xuân 1967, Khu ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu quyết định sang Xuân 1968 chuyển cuộc chiến tranh vào thành phố nhằm “tiến công địch liên tục cả quân sự, chính trị, binh vận… tiêu hao, tiêu diệt một bộ phận quan trọng quân Mỹ, ngụy và chiếm lĩnh vùng nông thôn, làm rối loạn thành phố và hệ thống phòng ngự địch, phối hợp với các chiến trường tiến lên tổng công kích, tổng khởi nghĩa giành toàn thắng”. Để thuận tiện cho việc chuẩn bị chiến trường và tổ chức chỉ huy khi đánh vào thành phố Huế, Khu ủy chủ trương cắt 3 huyện tiếp giáp là Hương Trà, Hương Thủy, Phú Vang sát nhập vào Mặt trận Huế do Khu ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu trực tiếp chỉ đạo, chỉ huy. Đồng chí Tư Minh, Phó bí thư Khu ủy được cử trực tiếp làm Bí thư Thành ủy Huế, chăm lo mọi mặt chuẩn bị chiến trường, chuẩn bị lực lượng, xây dựng kế hoạch, đồng thời trực tiếp chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh tiến công địch. Với tinh thần tích cực tiến công theo phương châm chỉ đạo trên của Khu ủy, có sự phối hợp chiến trường toàn Miền, nhất là hướng Đường số 9, nên vào những tháng cuối năm 1967, thế bố trí lực lượng quân sự và chính trị ở Trị Thiên nói chung và trên mặt trận Huế nói riêng đã có sự chuyển biến rất có lợi cho ta. Nhưng vì lực lượng chủ lực và trang bị của ta còn quá yếu so với đối phương nên để đảm bảo cho cuộc tiến công vào Thành giành được thắng lợi Khu ủy chỉ đạo cần phải có sự bổ sung tăng cường lực lượng đồng thời đề nghị Bộ bổ sung lực lượng và vũ khí một cách đáng kể và khẩn trương. 1.3. Chủ trƣơng của Trung ƣơng Đảng Chiến lược Chiến tranh cục bộ, đỉnh cao nhất trong toàn bộ nỗ lực chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam, đến đầu năm 1967 đã bước sang năm thứ 3.
  • 25. 19 Trong khoảng thời gian đó, cho dù phía Mỹ và đồng minh của Mỹ dồn sức hòng khuất phục ý chí kháng chiến của nhân dân Việt Nam, qua đó hoàn tất các mục tiêu chiến lược của cuộc chiến tranh cục bộ ở miền Nam theo đúng như kế hoạch đề ra ban đầu, nhưng địch không sao làm được. Quân Mỹ, quân Sài Gòn và quân các nước phụ thuộc Mỹ không thể làm nhiệm vụ “tìm diệt” và “bình định” có hiệu quả. Lực lượng của chúng bị căng ra các chiến trường và bị thế trận chiến tranh nhân dân của ta vây hãm. Thế chiến lược của địch bị đảo lộn và vỡ từng mảng, làm cho tinh thần, ý chí của binh lính Mỹ và Sài Gòn sa sút nghiêm trọng. Nội bộ chính quyền và quân đội Sài Gòn bị chia rẽ sâu sắc. Về phía ta qua hai năm, quân và dân miền Nam vẫn giữ vững và phát huy mạnh mẽ chiến lược tiến công làm thất bại một bước quan trọng nỗ lực chiến tranh của địch, giữ vững quyền chủ động chiến trường. Trên miền Bắc, trong khói lửa bom đạn, quân và dân ta vừa đánh trả quyết liệt và hiệu quả máy bay, tàu chiến Mỹ, vừa giữ vững sản xuất, tăng sức chi viện mạnh mẽ và liên tục cho cách mạng miền Nam. Trước những thất bại của địch và thắng lợi của ta trên cả hai miền Nam, Bắc đầu năm 1967, Bộ Chính trị Trung ương Đảng chủ trương chuẩn bị đánh một đòn quyết định tạo chuyển biến nhảy vọt cho cuộc đấu tranh cách mạng ở miền Nam, buộc Mỹ phải thua về quân sự, tạo điều kiện tiến tới mở ra cục diện “vừa đánh vừa đàm, vừa đàm vừa đánh” xem đó là sách lược hỗ trợ cho đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị của quân và dân ta. Tư tưởng chỉ đạo của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương vẫn trên cơ sở phát huy mạnh mẽ phong trào nổi dậy của quần chúng kết hợp với đẩy mạnh chiến tranh du kích rộng khắp trên cả ba vùng chiến lược, đồng thời với đẩy mạnh tác chiến tập trung của bộ đội chủ lực, thực hiện đánh vừa và đánh lớn. Tại Hội nghị Trung ương lần thứ 13 (họp từ ngày 23 đến ngày 26 tháng 1 năm 1967) Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh trình bày “Đề cương báo cáo về công tác đấu tranh ngoại giao” trong đó chỉ rõ: “Để đánh bại kẻ thù hết sức ngoan cố và xảo quyệt là đế quốc Mỹ xâm lược, ta phải giữ vững quyết tâm cao
  • 26. 20 độ, nắm vững phương châm chiến lược đồng thời phải biết cách đánh thắng địch, vận dụng sách lược khôn khéo, giành thắng lợi từng bước” [21;124-125]. Tại Hội nghị Trung ương lần thứ 13 này trên mặt trận ngoại giao, Đảng ta mềm dẻo hơn trong sách lược bằng việc chủ trương hé mở khả năng phía Việt Nam sẽ đi vào đàm phán nếu Mỹ chấm dứt ném bom không điều kiện miền Bắc chứ không gắn với việc đòi Mỹ rút khỏi miền Nam nữa. Nghị quyết Hội nghị 13 khẳng định: “Chúng ta tiến công địch về mặt ngoại giao bây giờ là đúng lúc và chỉ rõ. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta hiện nay, đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị ở miền Nam là nhân tố chủ yếu quyết định thắng lợi trên chiến trường, làm cơ sở cho thắng lợi trên mặt trận ngoại giao. Chúng ta chỉ có thể giành được trên bàn hội nghị những cái mà chúng ta đã giành được trên chiến trường. Tuy nhiên đấu tranh ngoại giao không chỉ đơn thuần phản ánh cuộc đấu tranh trên chiến trường, mà trong tình hình quốc tế hiện nay với tính chất cuộc chiến tranh giữa ta và địch, đấu tranh ngoại giao giữ một vai trò quan trọng, tích cực và chủ động” [21; 174]. Trên cơ sở phân tích tình hình mọi mặt và dõi theo sát diễn biến thực tế trên chiến trường. Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam nhận thấy: Những thắng lợi của ta trong Đông – Xuân 1966 – 1967 đã tạo ra tình thế mới có lợi cho ta, bất lợi cho địch. Kế hoạch chiến lược Đông – Xuân 1967 – 1968 lập tức được khởi thảo nhằm mục đích tận dụng tình thế mới có lợi đó để đưa sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước tiếp tục phát triển. Từ tháng 5 và tháng 6 năm 1967, Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương đã mở những cuộc họp bàn về dự thảo kế hoạch chiến lược Đông Xuân 1967 – 1968 do Tổ kế hoạch thuộc Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam chuẩn bị . Hội nghị Bộ chính trị đã được triệu tập và bàn bạc rất kỹ dự thảo kế hoạch chiến lược này. Hội nghị nhận định rằng thắng lợi của quân và dân ta giành được trên hai miền Nam Bắc là to lớn và toàn diện. Thắng lợi đó đã làm thất bại một bước rất cơ bản chiến lược “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ, đẩy Mỹ vào thế lúng túng, bị động cả
  • 27. 21 về chiến lược lẫn chiến dịch. [48; 86]. Hội nghị còn nhận định rằng về phía ta, cả thế và lực đang có những tiến bộ cho phép ta “trên cơ sở phương châm đánh lâu dài, đẩy mạnh nỗ lực chủ quan đến mức cao nhất để giành thắng lợi quyết định trong một thời gian tương đối ngắn” và dự kiến có thể giành thắng lợi quyết định trong năm 1968. Muốn vậy nhiệm vụ quân sự của ta là phải tiêu diệt một bộ phận sinh lực quân Mỹ, làm mất khả năng tiến công của chúng, đồng thời phải tiêu diệt và làm tan rã đại bộ phận quân ngụy, khiến cho chúng không còn là lực lượng chiến lược trong tiến công và phòng ngự mà Mỹ dựa vào đó để tiến hành chiến tranh. Về phương thức đấu tranh xác định trong khi kiên trì tiến công địch toàn diện về quân sự, chính trị, ngoại giao cần chuẩn bị đánh những trận quy mô lớn, tạo điều kiệnđể đẩy mạnh đấu tranh chính trị và ngoại giao. Từ tháng 7 năm 1967 phương án tác chiến chiến lược tiếp tục được bổ sung. Bộ chính trị nhận thấy nếu cứ tiếp tục mở các hoạt động quân sự như trước, đánh theo cách đánh cũ thì khó tận dụng được thời cơ có lợi để tạo nên chuyển biến chiến lược trên chiến trường, chiến tranh sẽ vẫn diễn ra trong thế nhùng nhằng, giằng co. Nhưng mặt khác trước đối thủ có quân số đông , hỏa lực mạnh, sức cơ động cao, khả năng tiếp ứng nhanh, lại chiếm ưu thế áp đảo trên sông, trên biển… thì phương án bao vây để tiêu diệt lớn đội quân này – như ta đã từng làm ở Điện Biên Phủ đối với quân viễn chinh Pháp trước đây là không thực hiện được. Các đồng chí trong Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương đã trao đổi, đề xuất giải pháp mới là đột ngột chuyển hướng tiến công chiến lược chủ yếu của ta từ vùng rừng núi, nông thôn đánh thẳng vào sào huyệt, đầu não hiểm yếu nhất của địch là các thành phố căn cứ trung tâm. Đánh vào đó ta sẽ tạo được bất ngờ lớn về chiến lược giành thắng lợi lớn [48; 88]. Trong 5 ngày, từ ngày 20 đến ngày 24 tháng 10 năm 1967, Bộ Chính trị tiếp tục họp bàn cụ thể hơn về chủ trương và kế hoạch chiến lược năm 1968 và quyết định một phương thức tiến công, một cách đánh chiến lược mới có hiệu lực
  • 28. 22 cao. Đây là hội nghị rất quan trọng để vạch ra kế hoạch tiến công táo bạo “Tết Mậu Thân” lịch sử. Tại Hội nghị này thay mặt Quân ủy Trung ương, đồng chí Văn Tiến Dũng đã trình bày dự thảo “Kế hoạch chiến lược Đông Xuân Hè 1967 – 1968” làm cơ sở cho Bộ chính trị đi vào bàn bạc, thảo luận. Bản dự thảo nêu rõ những thất bại và khó khăn của phía Mỹ ngụy và những thắng lợi to lớn quân và dân ta đã giành được trên hai miền Nam, Bắc. Chúng ta cần nắm bắt thời cơ chiến lược, ra sức chuẩn bị mọi mặt, cần nhanh chóng và nhất loạt thực hiện một cuộc đột kích chiến lược bất ngờ và mãnh liệt nhất, bằng cả lực lượng vũ trang và chính trị, tức là khởi sự một cuộc tổng công kích – tổng khởi nghĩa mạnh mẽ và quyết liệt nhất để giành lấy thắng lợi cao nhất và chủ động nhất [ 48; 91]. Trên cơ sở thảo luận rất kỹ các báo cáo Bộ Chính trị, nhận định “Mỹ đang thất bại lớn, vì có tăng quân cũng không giải quyết được gì mà tình thế càng bế tắc, càng bị cô lập thêm, mâu thuẫn càng sâu sắc”[13; 34]. Về nhiệm vụ: Tranh thủ và tạo thời cơ, tích cực chuẩn bị để tiến hành tổng công kích, tổng khởi nghĩa làm thay đổi tình hình, chuyển biến chiến lược có lợi cho ta như các nghị quyết của Trung ương đề ra. Bộ Chính trị đề ra ba mức giành thắng lợi: - Mức cao: giành thắng lợi hoàn toàn ở miền Nam, giữ vững được miền Bắc - Mức thứ hai: căn bản thắng lợi, nhưng địch co lại cố thủ một số nơi, tiếp tục cuộc chiến tranh. - Mức thứ ba: chỉ thắng được một phần Ta phải thay đổi cục diện, chuyển biến chiến lược, có thể nói đây là một quyết định hết sức táo bạo trong thời điểm bấy giờ. Vì thế cuộc tấn công giải phóng miền Nam phải được tiến hành toàn diện trên các mặt vào nền tảng thống trị của bọn Mỹ và tay sai chứ không đơn thuần là một cuộc tiến công về quân sự. Sức mạnh của nó không đơn thuần là sức mạnh quân sự, mà là một sức mạnh tổng hợp mọi mặt về chính trị - tinh thần, về quân sự, về thế và lực của nhân dân và đất nước. So sánh lực lượng giữa ta và địch tại thời điểm lúc bấy giờ quân địch vẫn còn rất đông tới hơn 60 vạn quân Mỹ và chư hầu, hơn 50 vạn quân ngụy. Nhưng
  • 29. 23 muốn xét lực lượng so sánh đôi bên chiến trường, theo đồng chí Lê Duẩn “là phải xét kết quả tổng hợp các yếu tố vật chất và tinh thần của các lực lượng chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa mà mỗi bên sử dụng để chống lại đối phương. Nó không phải là trừu tượng mà là cụ thể , nó không phải là một tỷ lệ bất biến mà là một so sánh trong vận động, kết quả của quá trình phát triển biện chứng về số lượng cũng như về chất lượng của các yếu tố, các lực lượng nói trên”[7; 168]. Chính là xuất phát từ quan điểm trên cũng như xuất phát từ kinh nghiệm của Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945, của kháng chiến chống thực dân Pháp và Đồng khởi năm 1960 mà Đảng ta chủ trương Tổng công kích – tổng khởi nghĩa trong dịp Tết Mậu Thân. Chủ trương này là cơ sở để các chiến trường ở miền Nam bắt tay vào chuẩn bị trực tiếp cho đến Tết Mậu Thân 1968 tạo ra bước ngoặt lớn cho cách mạng miền Nam. Sau một thời gian chuẩn bị mọi mặt về thế trận và lực lượng, trên cơ sở nắm bắt diễn biến tình hình thực tế trên chiến trường, ở trong nước và trên thế giới có liên quan đến cuộc chiến, tháng 12 năm 1967, Bộ Chính trị họp, chính thức hạ quyết tâm mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, dùng phương pháp tổng công kích – tổng khởi nghĩa để giáng đòn mạnh liệt vào ý chí của đối phương. Tháng 1 năm 1968 Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 14 họp tại Hà Nội đã thông qua Nghị quyết tháng 12 năm 1967 của Bộ Chính trị. Bộ Chính trị nhận định: “ Chúng ta đang đứng trước triển vọng và thời cơ chiến lược lớn. Đế quốc Mỹ đang trong tình thế tiến thoái lưỡng nan về chiến lược”. So với mục tiêu chính trị và quân sự có hạn của chúng ở miền Nam thì những cố gắng chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam đã lên tới đỉnh cao. Vì thế xu hướng của tình hình trong cả nước năm 1968 là địch sẽ ngày càng chuyển vào phòng ngự bị động hơn trước. Trong khi đó chúng ta đã thắng địch cả về chiến lược lẫn chiến thuật, thế và lực của ta phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Qua Hội nghị Quân ủy Trung ương
  • 30. 24 và Bộ Tổng tư lệnh đã hoàn chỉnh lần cuối phương án chiến lược Đông – Xuân 1967-1968 Trên cơ sở phân tích toàn bộ tình hình trong nước và trên thế giới, Bộ Chính trị Trung ương Đảng hạ quyết tâm: “Chuyển cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân ta ở miền Nam sang một thời kỳ mới, thời kỳ tiến công và nổi dậy giành thắng lợi quyết định”. Để thực hiện quyết tâm chiến lược đó “nhiệm vụ trọng tâm và cấp bách của Đảng ta trong thời kỳ mới là động viên những nỗ lực lớn nhất của toàn Đảng toàn quân và toàn dân ở cả hai miền, đưa cuộc chiến tranh cách mạng của ta lên bước phát triển cao nhất, dùng phương pháp tổng công kích và tổng khởi nghĩa để giành thắng lợi quyết định”[22; 50]. Mục tiêu chiến lược của tổng công kích tổng khởi nghĩa nhằm tiêu diệt và làm tan rã tuyệt đại bộ phận quân ngụy, đánh đổ ngụy quyền các cấp, giành toàn bộ chính quyền về tay nhân dân, tiêu diệt một phần quan trọng sinh lực và phương tiện chiến tranh của Mỹ, làm cho quân Mỹ không thực hiện được các nhiệm vụ chính trị và quân sự của chúng ở Việt Nam. “Trên cơ sở đó, đập tan ý chí xâm lược của Mỹ buộc Mỹ phải chịu thua ở miền Nam chấm dứt mọi hoạt động chiến tranh đối với miền Bắc còn ta thì bảo vệ được miền Bắc xã hội chủ nghĩa và đạt được những mục tiêu trước mắt của cách mạng miền Nam là độc lập, dân chủ, hòa bình, trung lập tiến tới thống nhất nước nhà” [22; 50]. Bộ Chính trị cho rằng: “Ta tiến hành tổng công kích tổng khởi nghĩa không phải trong điều kiện địch đã kiệt quệ mà trong lúc địch còn trên một triệu quân và một tiềm lực chiến tranh lớn, nhưng đội quân đó đã liên tiếp thất bại về chiến lược và chiến thuật, quân số tuy đông nhưng tinh thần đã bạc nhược và bắt đầu suy sụp. Về chính trị quân địch đang lâm vào tình trạng mâu thuẫn khủng hoảng toàn diện khó có thể cai trị nhân dân miền Nam được. Trong khi đó, ta đang trong thế thắng và đang nắm quyền chủ động trên khắp các chiến trường, lực lượng vũ trang ta đã lớn mạnh về mọi mặt, đội quân chính trị của ta đã lớn mạnh về mọi mặt… và rất hùng hậu, đại bộ phận quần chúng nhân dân trong các vùng tạm chiếm đã được
  • 31. 25 rèn luyện và thử thách qua nhiều năm đấu tranh kiên quyết và rất bền bỉ, đã tỏ rõ quyết tâm cách mạng rất cao”[48; 99]. Trong điều kiện như vậy, Bộ Chính trị chủ trương “về biện pháp… không chỉ tổng công kích mà đồng thời phát động tổng khởi nghĩa, tiêu diệt và làm tan rã quân địch, đánh đổ bộ máy cai trị đầu não của ngụy quyền, làm rối loạn và tê liệt tận gốc bộ máy chiến tranh của Mỹ ngụy, biến hậu phương và dự trữ chiến lược của địch thành hậu phương và dự trữ chiến lược của ta, làm thay đổi lực lượng so sánh một cách mau chóng có lợi cho ta, không có lợi cho địch và giành thắng lợi quyết định về ta”[48; 100]. Chuyển hướng tấn công phải nhằm vào các thành thị quan trọng, kết hợp lực lượng xung kích về quân sự với lực lượng chính trị của quần chúng ở các đô thị và những vùng nông thôn kế cận vùng dậy đánh sập các cơ quan đầu não của Mỹ ngụy, đánh phá các hậu cứ của địch, các cơ sở hậu cần, các trung tâm thông tin, phương tiện giao thông vận tải chiến lược của địch là những yếu tố vật chất không thể thiếu được trong bản thân sức mạnh của quân đội chính quy và hiện đại của Mỹ. Đồng thời kêu gọi binh lính địch đứng lên phản chiến cùng nhân dân khởi nghĩa. Đó là đòn ác liệt nhất, hiểm hóc nhất đánh vào óc, tim, mạch máu của địch, cũng là cách tốt nhất để phối hợp ba mũi giáp công trên cả ba vùng chiến lược. Đánh như vậy nhất định sẽ gây ảnh hưởng lớn đến cục diện chiến tranh, thắng lợi sẽ có tầm vóc chiến lược, sức dùng một nửa mà công được gấp đôi [7; 44-46]. Nguyên tắc cơ bản của cuộc tổng công kích, tổng khởi nghĩa cần quán triệt là: “Tập trung lực lượng quân sự và lực lượng chính trị đến mức cao nhất, một cách hợp lý nhất, tiến công vào những hướng chiến lược chính, kiên quyết tiến công, liên tục tiến công nhằm đúng vào những nơi xung yếu của địch mà đánh những đòn quyết định, giành cho kỳ được thắng lợi ở những nơi quyết định, phải tuyệt đối giữ cho được nhân tố bất ngờ, phải biết giành thắng lợi từng giờ, từng phút và không ngừng mở rộng thắng lợi, kiên quyết chống trả và bẻ gãy các cuộc phản kích của địch và truy kích địch đến cùng để giành thắng lợi cao nhất[22, 55].
  • 32. 26 Về phương châm, chúng ta phải thực hiện đến mức cao nhất các mặt kết hợp và phối hợp sau: Kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị và ngụy vận, địch vận, thực hiện cho kỳ được khẩu hiệu “công nông binh liên hiệp”. Kết hợp hoạt động ở cả ba vùng chiến lược: thành thị, nông thôn, đồng bằng và rừng núi, đặc biệt chú ý kết hợp chặt chẽ và khôn khéo hoạt động trong các thành thị với hoạt động ở các vùng nông thôn kế cận. Ở thành thị kết hợp lực lượng vũ trang và lực lượng chính trị từ ngoài tiến công vào với sự nổi dậy mạnh mẽ dưới hình thức của hàng triệu quần chúng nhân dân trong thành phố [22; 54-55] Tiến hành cuộc tổng công kích, tổng khởi nghĩa Bộ chính trị dự kiến tình hình có thể diễn biến theo một trong ba khả năng. Một ta giành được thắng lợi to lớn ở các chiến trường quan trọng, những cuộc công kích và khởi nghĩa của ta cuối cùng thành công ở các đô thị lớn. Địch thất bại đến mức không còn gượng dậy được. Ý chí xâm lược của chúng bị đè bẹp, phải chịu thua, buộc chúng phải thương lượng và phải kết thúc chiến tranh theo những mục tiêu và yêu cầu của ta. Hai là tuy ta giành được thắng lợi ở nhiều nơi nhưng địch tập trung và tăng thêm lực lượng từ ngoài, giành và giữ những vị trí quan trọng, ổn định được các thành thị lớn, nhất là Sài Gòn Gia Định dựa vào các căn cứ lớn để tiếp tục chiến đấu với ta. Khả năng thứ ba là Mỹ động viên và tăng thêm nhiều lực lượng, mở rộng chiến tranh cục bộ ra miền Bắc sang Campuchia và Lào hòng xoay chuyển cục diện chiến tranh và gỡ thế thua của chúng. Trong ba khả năng trên đây, Bộ Chính trị cho rằng cần nỗ lực phi thường đem hết tinh thần và lực lượng để giành thắng lợi theo khả năng thứ nhất, đồng thời phải sẵn sàng đối phó với khả năng thứ hai, khả năng thứ ba tuy có ít nhưng cần cảnh giác đề phòng để chủ động đối phó [22; 55-56].
  • 33. 27 Bộ Chính trị cũng đề ra các nhiệm vụ cụ thể cho quân và dân hai miền Nam Bắc trên từng mặt đấu tranh: Về đấu tranh quân sự: Phải phối hợp chặt chẽ giữa tổng công kích và tổng khởi nghĩa, giữa các chiến trường phải thu hút cho được lực lượng cơ động của địch ra vòng ngoài để tiêu diệt: thực hành công kích mãnh liệt vào các thành thị, nhất là các thành thị lớn, đồng thời phát động công kích và khởi nghĩa ở khắp các chiến trường, tiến công đồng loạt vào các yết hầu của địch và những cơ sở hậu cần, làm tê liệt mọi sự đề kháng của Mỹ và quân Việt Nam Cộng Hòa. Về đấu tranh chính trị: Phát động quần chúng nổi dậy tổng khởi nghĩa (kết hợp với tổng công kích) cho đến thành công, đập tan ngụy quyền và các tổ chức phản động khác, xây dựng chính quyền và các tổ chức phản động khác, xây dựng chính quyền cách mạng và phát triển nhanh chóng lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang quần chúng. Thành lập mặt trận thứ hai bên cạnh Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam với cương lĩnh rộng rãi hơn và sẽ giữ thái độ độc lập với Mặt trận dân tộc giải phóng Về binh vận, phải thực hành công tác địch vận, ngụy vận, góp phần làm tan rã quân ngụy và gây phong trào phản chiến trong nội bộ chúng, thực hiện khẩu hiệu: “công - nông – binh liên hiệp”. Đồng thời gây phong trào phản chiến trong quân đội Mỹ và chư hầu. Về đấu tranh ngoại giao cần có phương pháp và hình thức thích hợp để tiến công địch trong lúc chúng đang lung túng Miền Bắc phải bảo đảm công tác tăng cường hậu phương lớn và công tác chi viện miền Nam, phải ra sức giúp đỡ nhân dân Lào giành thêm thắng lợi mới, ủng hộ mạnh mẽ nhân dân Campuchia, chống mọi âm mưu xâm lược của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai [48; 103-104]. Căn cứ vào Nghị quyết Bộ Chính trị được Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 14 thông qua, Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh đã hoàn chỉnh phương án Tổng công kích – Tổng khởi nghĩa và xác định cụ thể:
  • 34. 28 Cùng với đòn tiến công của bộ đội chủ lực, mà chiến trường chính là đường 9 – Khe Sanh nhằm thu hút, giam chân lực lượng chiến lược của địch, một đòn tiến công chiến lược đánh vào thị xã, thành phố quy mô trên toàn miền Nam, kết hợp với nổi dậy của quần chúng nông thôn và đô thị, mở đầu cho tổng công kích – tổng khởi nghĩa, lấy chiến trường chính là Sài Gòn, Nam Bộ, Trị Thiên – Huế, trọng điểm là Sài Gòn, Huế và các thành phố lớn. Thời gian tiến hành tổng công kích – tổng khởi nghĩa được chọn dịp tết Mậu Thân 1968. Đến ngày 21 tháng 1 năm 1968, thời điểm nổ súng mở màn cuộc tổng công kích – tổng khởi nghĩa mới được xác định đúng vào đêm giao thừa [48;105]. Như vậy, việc lựa chọn phương hướng tiến công đánh đòn quyết định, việc tìm ra cách đánh tối ưu nhằm tạo hiệu lực chiến lược với lực lượng không nhiều, cũng như thực hiện phối hợp chiến trường trên quy mô toàn miền, cả nước đã làm cho trận chiến Tết Mậu Thân là một trận quyết chiến chiến lược chưa từng có trong cuộc chiến tranh giải phóng. Nó thực sự là một sáng tạo độc đáo trong tư duy chiến lược của ban lãnh đạo của Đảng ta, một mẫu mực về nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh cách mạng Việt Nam. Cũng vào ngày 21 tháng 1 năm 1968, trong mật Điện gửi Trung ương Cục miền Nam, Khu ủy khu V và Khu ủy Trị Thiên, Bộ Chính trị phổ biến cho riêng các đồng chí Phạm Hùng, Võ Chí Công, Trần Văn Quang chủ trương của Bộ Chính trị về việc thành lập Mặt trận thứ 2 mang tên: “Liên minh Dân tộc dân chủ và hòa bình” nhằm phân hóa địch đến mức cao nhất, tranh thủ và tập hợp thêm lực lượng chống Mỹ ngụy. Có thể nói, Nghị quyết Trung ương lần thứ 14 là một trong những sáng tạo lớn về đường lối kháng chiến của Đảng ta. Nó thực sự là một phát kiến lớn của Đảng về chiến lược chiến tranh nhân dân. Lịch sử các cuộc chiến tranh trên thế giới cũng như ở Việt Nam, theo nghệ thuật đánh giặc truyền thống thì giai đoạn kết thúc chiến tranh, thông thường một trong các bên tham chiến thực hiện đòn đánh tiêu diệt chiến dịch lớn hoặc đánh tiêu diệt chiến lược lực lượng quân sự, chính trị đối phương buộc chúng phải chịu thua. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
  • 35. 29 nước so sánh lực lượng ta và địch về quân số, vũ khí trang bị, sức cơ động và tính hiện đại, địch hơn ta gấp nhiều lần, nên việc đánh tiêu diệt chiến dịch, chiến lược đối với quân viễn chinh Mỹ là điều khó có thể thực hiện được. Phải tìm cách đánh mới khác cách đánh truyền thống là đánh bại ý chí xâm lược Mỹ bằng phương pháp tổng tiến công đồng loạt đánh vào các trung tâm đầu não chính trị, quân sự của địch ở các thành phố, thị xã. Tiến công vào các thành phố, thị xã ta sẽ tạo ra bất ngờ lớn đối với địch, làm đảo lộn thế bố trí chiến lược của chúng, làm rung động nước Mỹ. Quá trình hình thành ý đồ chiến lược của Đảng trong việc quyết định mở cuộc Tiến công Mậu Thân 1968. Qua nhiều năm nghiên cứu, tại các hội thảo khoa học, trên các trang viết của các tướng lĩnh vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng. Trong khi một số nhìn nhận quyết định mở cuộc tiến công Tết Mậu Thân là chủ trương chiến lược táo bạo, sáng tạo, thì một số khác lại cho rằng nếu so sánh lực lượng giữa ta và Mỹ lúc bấy giờ thì chủ trương ấy là chủ quan, duy ý chí. Về vấn đề này, trên cương vị Bí thư thứ nhất BCH Trung ương Đảng, trong thư gửi Khu ủy Sài Gòn – Gia Định ngày 1 tháng 7 năm 1967, đồng chí Lê Duẩn viết: “Phấn đấu tiến tới Tổng công kích – Tổng khởi nghĩa là quyết tâm cách mạng rất cao, là phương pháp cách mạng rất quyết liệt, rất triệt để của chúng ta. Song mặt khác chúng ta phải có sách lược mềm dẻo và biết thắng tới mức độ thích hợp” [7; 170]. Trong cuộc họp Bộ Chính trị tháng 10 năm 1967 bàn về “Tết Mậu Thân”, đồng chí Trường Chinh đã kết luận: “ Ta tranh thủ giành thắng lợi cao nhất, song cũng có thể đạt mức độ thôi”. Biết thắng Mỹ vừa với sức của ta và phù hợp với truyền thống quân sự Việt Nam. Đảng ta chủ trương mở cuộc tiến công Tết Mậu Thân nhằm giáng đòn quyết liệt vào ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, buộc Mỹ còn rất ngoan cố và hiếu chiến vẫn phải đơn phương xuống thang chiến tranh, ngồi vào bàn đàm phán với ta, mở ra một giai đoạn vừa “đánh vừa đàm”. Nhà báo Mỹ Đôn O-bớc- đơi-phơ khi ông nhìn nhận về sự kiện lịch sử Tết Mậu Thân: “Đây là một câu chuyện về một bước ngoặt, khi người dân và các dân tộc đang tìm kiếm những cách nhìn nhận và hướng đi mới. Miêu tả một hành động quân sự không
  • 36. 30 tính đến những hậu quả chính trị của nó, hay miêu tả một hành động chính trị mà không nói đến những yếu tố đang biến chuyển trên chiến trường, tức là mất đi một nửa” [7; 172-173]. Quả thật là một nhận xét tinh tế, ẩn đằng sau hoạt động quân sự là yếu tố chính trị của ta. Nói cách khác “Tết” là phần nổi của tảng băng, nhận thức về phần chìm của nó mới là nhân tố có ý nghĩa quyết định. Phần chìm của tảng băng đó nằm sâu trong ý đồ chiến lược của chúng ta: bằng mọi giá phải kéo Mỹ xuống thang, buộc chúng ngồi vào bàn đàm phán. Như vậy ý đồ chiến lược “Tết Mậu Thân” không bao giờ là chủ quan, duy ý chí. Thực tế lịch sử đã chứng minh “Tết Mậu Thân” đã giành được thắng lợi quyết định, đúng như ý đồ chiến lược của Đảng ta. Đấy là một thành công trong chỉ đạo chiến lược của Đảng.  Tiểu kết chƣơng I: Có thể nói trong thời điểm lúc bấy giờ Huế là thành phố lớn thứ 3 ở miền Nam, là hậu cứ, là trung tâm đầu não quân sự, chính trị đối với toàn bộ chiến trường Trị Thiên, vị trí quan trọng giữa ba vùng Bắc – Trung – Nam. Địa hình có cả vùng núi – trung du – đồng bằng, có thể di chuyển cả bằng đường bộ và đường thủy. Con người nơi đây có truyền thống yêu nước bất khuất, kiên cường vượt qua mọi khó khăn để sát cánh cùng bộ đội chống Mỹ. Vùng giải phóng có đông dân cư, được tôi luyện dày dạn, có khả năng cung cấp cán bộ, lực lượng vũ trang nòng cốt cho quần chúng khởi nghĩa ở những vùng có cơ sở còn quá yếu. Đây là một nhân tố thuận lợi kết hợp với sự lãnh đạo tài tình của Khu ủy sẽ là lực lượng hùng hậu khi ta tiến hành công kích tiến công. Căn cứ vào tình hình thế giới và trong nước Bộ Chính trị đã nhận định cuộc chiến tranh cách mạng của ta đã bước sang thời kỳ mới, thời kỳ tiến công và nổi dậy giành thắng lợi quyết định. Để giành thắng lợi chúng ta cần phải chuyển hướng tấn công nhằm vào các thành thị quan trọng kết hợp với các lực lượng của quần chúng đánh sập các cơ quan đầu não của địch, phá bỏ tài sản của địch. Trên cơ sở chuyển hướng của Trung ương Đảng, Khu ủy Trị Thiên đã chỉ đạo nhân dân chuẩn bị về mọi mặt cho cuộc chiến đấu, mặt trận Huế đã có sự chuyển biến về nhiều mặt
  • 37. 31 CHƢƠNG II: CHỦ TRƢƠNG CỦA KHU ỦY TRỊ THIÊN, TỈNH ỦY THỪA THIÊN HUẾ VÀ QUÁ TRÌNH CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY TẾT MẬU THÂN 1968 TẠI THÀNH PHỐ HUẾ 2.1. Chủ trƣơng của Khu ủy Trị Thiên và Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế Vào cuối năm 1967, đầu năm 1968, tình hình ở Mặt trận Huế đã có chuyển biến căn bản, thế và lực cách mạng phát triển mạnh, phong trào du kích chiến tranh lên cao, các cuộc tiến công vào sau lưng quân Mỹ Việt Nam Cộng Hòa được tiến công thường xuyên hơn đã làm rối loạn hậu phương của chúng; vùng giải phóng nông thôn mở rộng, hoàn chỉnh, nối liền với vùng giáp ranh, tiến sát ven thành phố tạo thành thế trận bao vây, chia cắt, uy hiếp địch. Những trận đánh giữa trung tâm thành phố có tác động lớn về quân sự, chính trị. Đó là những điều kiện cơ bản đảm bảo cho thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân. Theo Thiếu tướng Lê Chưởng – nguyên Chính ủy Quân khu Trị Thiên, từ ý đồ tiến công và nổi dậy ở Huế có từ rất sớm, nó đã thành khả năng thực tế từ trong những thắng lợi to lớn đầu năm 1967, trở thành một nhiệm vụ thực tiễn tại Hội nghị Khu ủy mở rộng (5 – 1967) và chính thức trở thành quyết tâm lớn từ Hội nghị Khu ủy họp tháng 10 năm 1967. Tại Hội nghị Khu ủy mở rộng (5 – 1967) Khu ủy xác định nhiệm vụ trước mắt của toàn Đảng bộ và quân dân Trị Thiên – Huế là : “tập trung sức lực của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong Khu, với sự nỗ lực cao nhất, tinh thần quật khởi nhất, liên tục tấn công địch cả về quân sự, chính trị, binh vận, tiêu diệt, tiêu hao một bộ phận quan trọng quân Mỹ… làm cho chúng không cứu viện được cho quân ngụy, chiếm lĩnh những vùng nông thôn chủ yếu, làm rối loạn thành phố và hệ thống phòng ngự của địch, phối hợp với các chiến trường khác, tiến lên tổng công kích, tổng khởi nghĩa, giải phóng Trị Thiên –
  • 38. 32 Huế, giành chính quyền về tay nhân dân… truy kích địch và đánh bại mọi cuộc phản kích của chúng” [7; 347]. Tháng 6 năm 1967, Thành ủy Huế nêu rõ: “Quán triệt ý đồ, quyết tâm của 275 K, và trước tình hình thành phố đã trở thành một phương hướng chủ yếu để giành thắng lợi to lớn hơn ở chiến trường ta, đã đến lúc chúng ta phải đặt ra một cách khẩn trương nhiệm vụ trực tiếp đánh địch về cả quân sự, chính trị làm rối loạn thành phố, phá lỏng thế kìm kẹp của địch, tiến lên làm chủ từng phần, chuẩn bị điều kiện để phối hợp đắc lực với nông thôn làm tròn nhiệm vụ đối với cách mạng Từ tháng 10 năm 1967 Khu ủy và Quân khu đã họp bàn kế hoạch thực hiện. Hội nghị đã xác định muốn đánh chiếm thành phố Huế phải có công kích quân sự đồng thời phải có khởi nghĩa của quần chúng, tiêu diệt địch và giành quyền làm chủ, giành chính quyền, nhưng phải chú trọng công kích để đánh ngã địch là chính. Kế hoạch thực hiện chia thành 2 giai đoạn để vừa đánh vừa chuẩn bị: Giai đoạn 1: vừa chuẩn bị vừa đánh địch nhằm làm chuyển biến tình hình, tạo thế, tạo lực tạo thời cơ chín muồi cho ta công kích và khởi nghĩa. Giai đoạn 2: thực hiện công kích và khởi nghĩa tiêu diệt lực lượng vũ trang địch, đập vỡ bộ máy ngụy quyền chiếm lĩnh thành phố, lập chính quyền cách mạng [6; 22]. Giữa lúc ở Trị Thiên quân và dân đang triển khai nghị quyết Hội nghị Khu ủy tháng 10 năm 1967, với dự kiến mở cuộc tiến công địch ở Huế vào mùa Hè năm 1968 thì nhận được chỉ thị của Bộ Chính trị và mệnh lệnh của Quân ủy Trung ương xác định: “Huế là một trong hai chiến trường trọng điểm của toàn miền (Sài Gòn, Huế). Nhiệm vụ của quân và dân Trị Thiên là thực hành tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt đánh chiếm thành phố Huế và các thị xã, thị trấn, đánh tiêu diệt và làm tan rã ngụy quân, ngụy quyền, giải phóng nông thôn, thiết lập chính quyền cách mạng, tiêu diệt và tiêu hao nhiều quân
  • 39. 33 Mỹ, làm cho chúng không ứng cứu được quân ngụy, sẵn sàng đánh địch phản kích, đánh cho chúng bị tổn thất nặng, giữ vững chính quyền cách mạng, tạo điều kiện tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn” [7; 296]. Vì thế cuộc chiến ở Huế có ý nghĩa rất to lớn, Khu ủy và Quân khu tập trung chỉ đạo chuẩn bị kỹ về mọi mặt tác chiến. Quán triệt nhiệm vụ của Bộ Chính trị giao cho, tháng 12 năm 1967, Thường vụ Khu ủy Trị - Thiên – Huế do đồng chí Trần Văn Quang – Bí thư Khu ủy kiêm Tư lệnh Quân khu đã chỉ đạo Thành ủy Huế họp bàn triển khai nhiệm vụ. Bộ chỉ huy Mặt trận Huế mới được trên chỉ định gồm các đồng chí Lê Minh – Phó Bí thư Khu ủy kiêm Bí thư thành ủy Huế làm tư lệnh, Lê Chưởng – Phó Bí thư Khu ủy kiêm Phó Chính ủy Quân khu làm Chính ủy, Nam Long – Phó Tư lệnh Quân khu làm Phó Tư lệnh, Đặng Kinh làm Tư lệnh phó kiêm Tham mưu trưởng . Thường vụ Khu ủy phân tích tình hình và đánh giá: Trung ương nắm toàn diện, đã hạ quyết tâm là có căn cứ, trong đó có những căn cứ mà Khu ủy không thể biết như tạo thời cơ thuận lợi nhất, viện trợ quốc tế cao nhất. Trị Thiên – Huế là chiến trường “đàn em”, nhỏ và hẹp mà đã dám nghĩ đến đánh vào thành phố thì các chiến trường khác mạnh hơn nhất định sẽ hoàn thành được nhiệm vụ. Đã là tổng khởi nghĩa thì Sài Gòn là trọng điểm. Các đồng chí ở Nam Bộ đã nhận nhiệm vụ Tổng công kích – Tổng khởi nghĩa rồi thì mặt trận Trị - Thiên phải có nghĩa vụ phối hợp. Còn tình hình tại chiến trường Trị Thiên lúc này thì mọi việc hầu như đã chuẩn bị đầy đủ, chỉ cần nâng cao yêu cầu với cố gắng lớn hơn, chỉ lo thiếu lực lượng dự bị và vật chất để đánh dài ngày, nhưng tin rằng Quảng Trị sẽ mở cửa cho lực lượng dự bị của Bộ vào. Nếu các chiến trường thực hiên 70 – 80% kế hoạch Bộ đề ra, nhất định ta sẽ giành thắng lợi [7; 308 - 309]
  • 40. 34 Bộ Chính trị cũng nhận định cách mạng đang đứng trước những triển vọng và thời cơ chiến lược. Biết nắm thời cơ đó và có cách đánh táo bạo, bất ngờ, tiến công địch toàn diện, đồng loạt cả chính trị và quân sự, trên cả ba vùng, bằng cả ba thứ quân sẽ tạo thành sức mạnh tổng hợp to lớn, để chuyển cuộc chiến tranh cách mạng sang một thời kỳ mới. Quân khu Trị Thiên – Huế một trong hai chiến trường trọng điểm của toàn miền phải : “Động viên toàn Đảng bộ, toàn dân, toàn quân trong khu tập trung sức lực và trí tuệ, khẩn trương đẩy mạnh chuẩn bị về mọi mặt, bảo đảm chấp hành triệt để chỉ thị và mệnh lệnh của cấp trên”. Quyết tâm của Khu ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu là: Tập trung lực lượng chủ yếu của Quân khu cùng với lực lượng của các đoàn, các huyện phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng vũ trang, chính trị, bí mật, bất ngờ tiến công trúng các mục tiêu, nổi dậy chiến đấu, lập chính quyền cách mạng. Tiêu diệt, tiêu hao nặng quân Mỹ và chư hầu, đẩy mạnh binh địch vận trong ngụy quân, ngụy quyền, đánh bại ý chí xâm lược và chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mỹ trên chiến trường Trị Thiên – Huế, bảo vệ và phát huy sức mạnh chính quyền cách mạng Nhiệm vụ cụ thể của mặt trận Huế được Khu ủy và Bộ tư lệnh Quân khu xác định: Phát huy cao độ sức mạnh tổng hợp, tập trung lực lượng chủ yếu tiến hành công kích, khởi nghĩa, tiêu diệt Bộ chỉ huy Sư đoàn 1. Trung đoàn thiết giáp, Tiểu khu Thừa Thiên, Chỉ huy sở cảnh sát, Tòa Tỉnh trưởng, khu vực quân Mỹ, đồng thời chiếm lĩnh toàn bộ thành phố, hình thành bao vây quân đội Sài Gòn ở bên ngoài, tạo điều kiện thuận lợi để tiêu diệt quân địch và giải phóng nông thôn. Sau đó nhanh chóng phát triển các lực lượng võ trang quần chúng, tiêu diệt địch ở vòng ngoài, đánh sập Trung đoàn thiết giáp Mỹ ở Phú Bài, Bòng Bong; tiếp tục truy lùng tìm diệt bọn ác ôn, ngụy quân, ngụy quyền trong thành phố, cũng như trong nông thôn, bao vây, tấn công và khởi nghĩa ở các quận lỵ, và các vị trí khác, tiêu hao tiêu diệt các vị trí quận lỵ bằng mọi cách, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giữ thành phố và giải phóng
  • 41. 35 toàn bộ nông thôn. Trên đà thắng lợi, liên tục tiêu diệt các vị trí địch còn lại trong thành phố và nông thôn, tiếp tục đánh tê liệt các hậu cứ của Mỹ, tiến tới đánh tiêu diệt chúng, tiến hành củng cố, phòng ngự thành phố, kiên quyết tiêu diệt quân địch phản kích, hoàn thành toàn bộ nhiệm vụ giải phóng thành phố và nông thôn [60; 47 -48] Khu ủy hạ quyết tâm: Lợi dụng điều kiện thuận lợi do Mặt trận Đường số 9 tạo nên, thực hành công kích và khởi nghĩa đánh chiếm cho được thành phố Huế. Tập trung trọng điểm là Huế, đánh vào trung tâm đầu não của chính quyền Sài Gòn tại đây, căn cứ quân sự lớn của Mỹ Phối hợp với Mặt trận đường 9 tiêu diệt một bộ phận quân Mỹ, đánh quân ứng chiến cơ động, đánh tê liệt hậu cứ, cắt ngăn giao thông Đà Nẵng – Huế - Quảng Trị làm cho quân Mỹ mất khả năng ứng cứu quân Việt Nam Cộng Hòa. Sau đó, có sách lược để kìm chế chúng, cô lập chúng trong chiến đấu. Trọng điểm của chiến trường là thành phố Huế, còn Nam Quảng Trị và Phú Lộc là các hướng phối hợp trực tiếp với Huế. Khu ủy, Bộ tư lệnh Quân khu chỉ đạo riêng mặt trận chính ở Huế, bao gồm thành phố và các huyện tiếp giáp phải tập trung chủ yếu vào thành phố đồng thời chú ý các vùng nông thôn xung quanh thành phố. Bộ tư lệnh Quân khu cũng quyết định chia mặt trận Huế làm hai cánh: Bắc sông Hương và Nam sông Hương. Cánh Bắc là hướng chính, điểm tiến công khởi nghĩa chủ yếu của mặt trận lúc đầu. Cánh Nam là điểm tiến công, khởi nghĩa quan trọng đồng thời là hướng chủ yếu đánh địch phản kích. Thành thị là trọng điểm nhưng nông thôn phải đồng thời khởi nghĩa tạo sức mạnh tiến công và nổi dậy. Về thời gian của chiến dịch, thực hiện mệnh lệnh của Bộ Quốc phòng sẽ tiến hành Tổng tiến công và nổi dậy vào Tết Mậu Thân (31-01-1968). Khu ủy và Bộ tư lệnh Quân khu hạ quyết tâm trong 7 ngày đêm bảo đảm hoàn
  • 42. 36 thành các mục tiêu cơ bản, tập trung chủ yếu vào 2 ngày 3 đêm đầu, tình hình khó khăn có thể 1 tháng hay 2-3 tháng cũng chiếm bằng được Huế [33; 25] Về phương châm chỉ đạo Khu ủy xác định: coi trọng công kích đồng thời phải coi trọng khởi nghĩa. Phát huy mạnh mẽ vai trò của chủ lực đồng thời cũng phát huy hết sức vai trò của bộ đội địa phương và dân quân du kích. Phải tiến công nổi dậy đồng loạt cả ở thành phố và nông thôn. Công kích, khởi nghĩa để làm chủ thành phố, nhưng phải coi trọng đánh quân địch đóng vòng ngoài. Phối hợp chặt chẽ chiến trường, giữa trọng điểm Huế và Đường số 9, giữa Huế và 2 hướng Nam Quảng Trị và Phú Lộc. Bí thư Khu ủy – Tư lệnh Quân khu Trần Văn Quang cho rằng quân sự phải đánh gục lực lượng vũ trang chính, cơ quan chỉ huy và ác ôn của địch, cô lập các đơn vị bảo an dân vệ, làm chủ tình hình, lúc đó quần chúng mới nổi dậy được. Hình thức nổi dậy có thanh viện, hù dọa, binh vận, kêu gọi, bao vây, truy kích, trừ ác ôn và cao nhất là kết hợp binh vận và vũ trang tiến công địch, thành lập chính quyền và bảo vệ chính quyền. Về tư tưởng chỉ đạo tác chiến Khu ủy chỉ rõ: Đặc biệt chú ý phát huy cao độ tinh thần dũng cảm, mưu trí, chủ động, linh hoạt, quyết đoán, bí mật, bất ngờ, tập trung tiêu diệt đầu não địch ngay từ đầu, làm cho địch nhanh chóng suy sụp. Đánh nhanh tiêu diệt gọn, giải quyết nhanh, phát triển nhanh, tiến công, truy kích đến cùng. Đồng loạt, kiên quyết, liên tục tiến công, hiệp đồng chặt chẽ, phối hợp đồng đều. Đánh cả Mỹ lẫn ngụy, lấy tiêu diệt ngụy làm chính. Kết hợp chặt chẽ tiến công và nổi dậy, tiến công quân sự, chính trị và binh vận, kết hợp ba thứ quân cùng đánh. Chú trọng đánh bằng đặc công, pháo binh, cắt giao thông trước hết là đòn tiêu diệt của chủ lực. Phát huy cao độ tinh thần dũng cảm, mưu trí, linh hoạt chủ động, quyết đoán, bí mật, bất ngờ, tập trung diệt đầu não làm cho chúng nhanh chóng bị suy sụp. Về sách lược, Khu ủy chủ trương dùng ngọn cờ của Mặt trận thứ hai (Mặt trận liên minh dân tộc, dân chủ và hòa bình) để tiến hành công kích