SlideShare a Scribd company logo
1 of 240
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
MAI XUÂN TOÀN
CHIẾN TRANH NHÂN DÂN Ở QUẢNG BÌNH
TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC
NHỮNG NĂM 1965 - 1973
LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC
HUẾ, NĂM 2017
i
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
MAI XUÂN TOÀN
CHIẾN TRANH NHÂN DÂN Ở QUẢNG BÌNH
TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC
NHỮNG NĂM 1965 - 1973
LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 62.22.03.13
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : PGS. TS. LÊ CUNG
HUẾ, NĂM 2017
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các tư liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong Luận án là trung thực,
chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào khác.
Tác giả Luận án
Mai Xuân Toàn
iii
LỜI CẢM ƠN
Trân trọng cảm ơn PGS.TS. Lê Cung, người đã định hướng đề tài, tận tâm
hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, học tập và
hoàn thành luận án.
Trân trọng cảm ơn quý thầy, cô Khoa Lịch sử, Phòng Đào tạo Sau đại học,
Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế, Ban Đào tạo – Đại học
Huế, UBND tỉnh Quảng Bình, Lãnh đạo Sở Nội vụ và cán bộ, công chức Ban Thi
đua – Khen thưởng tỉnh Quảng Bình đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập, nghiên cứu.
Xin cảm ơn Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, Phòng Tư liệu Quân khu 4,
Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, Chi cục Văn thư lưu trữ tỉnh Quảng Bình, Văn
Phòng Tỉnh ủy Quảng Bình, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Bình, các nhân
chứng lịch sử, … đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được tiếp cận, khai thác các
nguồn tư liệu phục vụ học tập và nghiên cứu.
Cảm ơn gia đình, bạn bè luôn đồng hành, động viên, chia sẻ và hỗ trợ tôi
trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận án.
Huế, tháng 6 năm 2017
Tác giả Luận án
Mai Xuân Toàn
1
MỤC LỤC
Trang phụ bìa .............................................................................................................i
Lời cam đoan .............................................................................................................ii
Lời cảm ơn ............................................................................................................... iii
Mục lục.......................................................................................................................1
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................4
1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................4
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................6
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu.........................................................7
5. Đóng góp của luận án .........................................................................................7
6. Bố cục của luận án..............................................................................................8
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU........................................9
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề...............................................................................9
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về chiến tranh nhân dân Việt Nam................9
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về chiến tranh nhân dân chống chiến
tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở Quảng Bình.................................................16
1.2. Những vấn đề đặt ra tiếp tục nghiên cứu.......................................................24
Chương 2 CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHIẾN
TRANH NHÂN DÂN Ở QUẢNG BÌNH TRONG KHÁNG CHIẾN
CHỐNG MỸ NHỮNG NĂM 1965-1973...............................................................25
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và truyền thống yêu nước, cách mạng
của nhân dân Quảng Bình.....................................................................................25
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên...................................................................................25
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .......................................................................28
2.1.3. Truyền thống yêu nước và cách mạng của nhân dân Quảng Bình.........32
2.2. Chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở Quảng Bình....................................34
2.2.1. Phá hoại bằng gián điệp và biệt kích......................................................34
2
2.2.2. Phá hoại bằng không quân và hải quân ..................................................38
2.3. Chủ trương của Đảng về chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.........48
2.3.1. Chủ trương của Trung ương Đảng và Quân khu 4.................................48
2.3.2. Chủ trương của Tỉnh ủy Quảng Bình .....................................................51
2.4. Công tác giáo dục chính trị - tư tưởng, xây dựng quyết tâm đánh thắng
chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ...................................................................55
2.5. Chuyển hướng nền kinh tế sang thời chiến, đảm bảo hậu cần tại chỗ cho
chiến tranh nhân dân.............................................................................................59
2.5.1. Trong sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp ................................................59
2.5.2. Trong sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.............................66
2.5.3. Trong lưu thông phân phối.....................................................................69
Chương 3 QUÂN DÂN QUẢNG BÌNH TIẾN HÀNH CHIẾN TRANH
NHÂN DÂN CHỐNG CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI CỦA ĐẾ QUỐC MỸ
NHỮNG NĂM 1965-1973.......................................................................................75
3.1. Công tác phòng không nhân dân ...................................................................75
3.1.1. Công tác phòng tránh tại chỗ..................................................................75
3.1.2. Công tác sơ tán, giãn dân........................................................................82
3.2. Chiến đấu chống chiến tranh phá hoại...........................................................85
3.2.1. Củng cố và xây dựng lực lượng vũ trang hình thành thế trận chiến
tranh nhân dân ..................................................................................................85
3.2.2. Đấu tranh chống gián điệp, biệt kích......................................................93
3.2.3. Đánh máy bay và tàu chiến ....................................................................99
3.3. Đảm bảo giao thông và vận tải chi viện chiến trường.................................118
3.3.1. Đảm bảo giao thông..............................................................................118
3.2.2. Vận tải chi viện chiến trường ...............................................................128
Chương 4 ĐẶC ĐIỂM, Ý NGHĨA LỊCH SỬ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
CỦA CHIẾN TRANH NHÂN DÂN Ở QUẢNG BÌNH NHỮNG NĂM 1965-1973 ..141
4.1. Đặc điểm......................................................................................................141
4.1.1. Đối đầu với cuộc chiến tranh phá hoại kéo dài, liên tục và rất khốc liệt..141
3
4.1.2. Được triển khai trên địa bàn toàn tỉnh, với sự kết hợp chặt chẽ của
nhiều lực lượng...............................................................................................147
4.1.3. Diễn ra trên khắp các lĩnh vực, trong đó giao thông vận tải là nóng
bỏng nhất ........................................................................................................152
4.1.4. Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình những năm 1965-1973 phát
triển vượt bậc theo thời gian...........................................................................158
4.2. Ý nghĩa lịch sử.............................................................................................161
4.2.1. Góp phần quan trọng cùng với miền Bắc đánh bại cuộc chiến tranh
phá hoại của đế quốc Mỹ................................................................................161
4.2.2. Góp phần to lớn để Quảng Bình hoàn thành vai trò hậu phương của
cách mạng miền Nam, trực tiếp là chiến trường Trị - Thiên..........................164
4.2.3. Làm dày thêm những giá trị sống của cộng đồng dân cư địa phương
để Quảng Bình (cùng với Vĩnh Linh) thành tuyến đầu của miền Bắc trong
kháng chiến chống Mỹ ...................................................................................167
4.3. Bài học kinh nghiệm....................................................................................171
4.3.1. Chủ động vận dụng sáng tạo đường lối chiến tranh nhân dân của
Đảng phù hợp với điều kiện đặc thù của địa phương.....................................171
4.3.2. Nâng cao tinh thần tự lực, tự cường, chủ động phòng, tránh, đánh trả
trong tình huống có chiến tranh bao vây, cô lập và ngăn chặn ......................174
4.3.3. Gắn xây dựng thế trận với củng cố hệ thống chính trị và phát triển
kinh tế - xã hội để đảm bảo hậu cần tại chỗ cho chiến tranh nhân dân..........176
KẾT LUẬN............................................................................................................180
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................184
PHỤ LỤC
4
MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), Quảng Bình (cùng
với Vĩnh Linh) là tuyến đầu của miền Bắc xã hội chủ nghĩa, hậu phương cận kề của
cách mạng miền Nam, trực tiếp là chiến trường Trị - Thiên, là điểm khởi đầu và lan
tỏa của tuyến đường Hồ Chí Minh chi viện chiến trường miền Nam và phong trào
kháng chiến chống Mỹ ở địa bàn Nam Lào và Campuchia.
Do Quảng Bình có vị thế chiến lược quan trọng như vậy nên đế quốc Mỹ xem
nơi đây là “yết hầu”, “nút chặn” quyết liệt nhất trong chiến tranh phá hoại miền
Bắc. Mỹ tập trung lực lượng lớn không quân, hải quân kết hợp chiến tranh gián điệp
biệt kích đánh phá Quảng Bình từ ngày 5-8-1964, mở rộng từ ngày 7-2-1965 và kéo
dài cho đến ngày 15-1-1973. Quảng Bình là nơi bị đánh phá dài nhất, quy mô lớn
nhất và mức độ tàn phá nghiêm trọng nhất. Đối với ta, Quảng Bình là nơi thử thách
ác liệt nhất trong chiến tranh phá hoại để mở đường, bảo vệ đường và đảm bảo giao
thông vận tải chi viện chiến trường, bảo vệ tuyến đầu của miền Bắc, đặc biệt là
những thời điểm Mỹ đánh phá ngăn chặn, phong tỏa ác liệt nhất (từ tháng 4 đến
tháng 10-1968 và năm 1972). Dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng các cấp, trực tiếp
là Tỉnh ủy Quảng Bình, quân dân địa phương đã thiết lập thế trận chiến tranh nhân
dân rộng khắp, kiên cường bám địa bàn để sản xuất và chiến đấu, lập nên những
chiến công xuất sắc, dẫn đầu miền Bắc về thành tích tiêu diệt máy bay và tàu chiến
Mỹ. Tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của cấp ủy Đảng và chính quyền Quảng Bình
trong kháng chiến chống Mỹ là lấy sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân để
đánh thắng chiến tranh phá hoại tổng lực của đế quốc Mỹ. Đại tướng Võ Nguyên
Giáp, Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, đã khẳng định: “Nếu tổng kết
cuộc chiến tranh phá hoại toàn diện thì cần nghiên cứu ở Quảng Bình, đánh phá
giao thông vận tải phải nghiên cứu ở tuyến đường Hồ Chí Minh và đánh phá đô thị
thì phải tổng kết ở Hà Nội, Hải Phòng” [164, tr. 363]. Do đó, nghiên cứu cuộc
5
chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước những
năm 1965-1973 là việc làm có ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn.
Về ý nghĩa khoa học, thông qua việc tái hiện diễn biến chính của cuộc chiến
tranh nhân dân ở Quảng Bình trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước những năm
1965-1973, luận án phản ánh bức tranh toàn cảnh về cơ sở hình thành và phát triển,
diễn biến chính của chiến tranh nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, được vận
dụng một cách sáng tạo trên địa bàn Quảng Bình. Kết quả nghiên cứu của luận án
minh chứng Quảng Bình là một mẫu hình địa phương về việc kế thừa tri thức và
truyền thống chiến tranh nhân dân chống ngoại xâm trong lịch sử dân tộc, phát huy
thành đỉnh cao trong thời kì kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Qua đó, luận án góp
phần khẳng định Quảng Bình xứng đáng với vị trí tuyến đầu của miền Bắc trong
cuộc đối đầu với đế quốc Mỹ xâm lược.
Về ý nghĩa thực tiễn, luận án góp phần bổ sung nguồn tư liệu lịch sử kháng
chiến chống Mỹ của dân tộc nói chung và của Quảng Bình nói riêng. Luận án rút ra
những bài học kinh nghiệm giúp các nhà chính trị, quân sự nghiên cứu vận dụng để
hoạch định chính sách, đề ra những chủ trương sát đúng phục vụ công cuộc xây
dựng và bảo vệ đất nước hiện nay; luận án còn là tài liệu để giáo dục tinh thần yêu
nước và cách mạng cho các thế hệ nhân dân Quảng Bình, đặc biệt là đối với thế hệ
trẻ, nhằm khơi dậy lòng tự hào về truyền thống tốt đẹp của cha ông, để nỗ lực vươn
lên xây dựng quê hương giàu mạnh, góp phần vào sự nghiệp đổi mới đất nước do
Đảng khởi xướng và lãnh đạo.
Với ý nghĩa đó, chúng tôi chọn vấn đề “Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình
trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước những năm 1965-1973” làm đề tài Luận
án Tiến sĩ, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam.
2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận án là tái hiện một cách có hệ thống và tương đối toàn diện về
cuộc chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình giai đoạn chống chiến tranh phá hoại của đế
quốc Mỹ những năm 1965-1973; làm rõ một số đặc điểm, ý nghĩa lịch sử và bài học
6
kinh nghiệm trong việc vận dụng đường lối chiến tranh nhân dân vào điều kiện cụ thể
của Quảng Bình. Thông qua đó, khẳng định vị trí chiến lược, vai trò của chiến tranh
nhân dân ở Quảng Bình đối với sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của dân tộc.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, luận án thực hiện:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu, đánh giá những vấn đề đã được nghiên cứu,
rút ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu.
- Làm rõ cơ sở hình thành và phát triển của cuộc chiến tranh nhân dân ở
Quảng Bình trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước những năm 1965-1973.
- Những diễn biến chính của cuộc chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước những năm 1965-1973 trên các mặt như quá trình
hình thành thế trận chiến tranh nhân dân, sản xuất, phòng tránh, đánh trả, đảm bảo
giao thông vận tải chi viện chiến trường, …
- Rút ra những đặc điểm, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của cuộc
chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước những
năm 1965-1973.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của luận án là chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình
trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước những năm 1965-1973, với những cơ sở
hình thành và phát triển, những diễn biến chính trên các lĩnh vực của chiến tranh.
Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian, từ ngày 7-2-1965 đến ngày 15-1-1973, tức là thời điểm Mỹ mở
rộng và kết thúc chiến tranh phá hoại miền Bắc và là khung thời gian triển khai thế
trận chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ trên địa bàn
Quảng Bình.
Về không gian, toàn bộ địa bàn tỉnh Quảng Bình, gồm thị xã Đồng Hới và 6
huyện (Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy, Tuyên Hóa và Minh Hóa)
nhưng tập trung ở những địa bàn, trọng điểm then chốt nhất. Tuy nhiên, trong một
số trường hợp nhất định, để làm rõ hơn nội dung, không gian có thể được mở rộng
7
ra một số địa phương khác thuộc Quân khu 4 và thời gian có thể đẩy lùi về trước
ngày 7-2-1965 liên quan đến những hành động đánh phá hạn chế của đế quốc Mỹ
cũng như quá trình chuẩn bị cho cuộc chiến đấu của quân dân Quảng Bình.
Về nội dung, luận án tập trung nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển
thế trận chiến tranh nhân dân, chuyển hướng sản xuất sang thời chiến để đảm bảo
hậu cần cho chiến tranh nhân dân, công tác phòng tránh, đánh trả và đảm bảo giao
thông vận tải chi viện chiến trường.
4. NGUỒN TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Về nguồn tư liệu
- Các công trình chuyên khảo trong và ngoài nước đã công bố, những bài viết
trên các tạp chí chuyên ngành, liên quan trực tiếp đến đề tài.
- Tài liệu lưu trữ tại Chi cục Văn thư Lưu trữ tỉnh Quảng Bình, Phòng Lưu trữ -
Văn phòng Tỉnh ủy Quảng Bình, Bộ Chỉ huy quân sự Quảng Bình, Phòng Khoa học
quân sự Quân khu 4, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, bao gồm các báo cáo, biên bản,
chỉ thị, nghị quyết, nghị định, thông tư, kế hoạch, ... của Bộ Chính trị, Ban Bí thư,
Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, Quân khu 4, Tỉnh ủy, Ủy ban Hành chính tỉnh
Quảng Bình, các Ban, ngành, huyện, thị xã thuộc tỉnh Quảng Bình, ...
- Tài liệu điều tra điền dã, hồi kí, những nhân chứng lịch sử, ...
Về phương pháp nghiên cứu
Chủ yếu luận án sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lô-gic để trình
bày các vấn đề theo diễn tiến trình tự thời gian trong mối quan hệ móc xích với nhau.
Các phương pháp như văn bản học, phân tích, so sánh, tổng hợp, … kết hợp phỏng
vấn khai thác tư liệu từ các nhân chứng, phương pháp chuyên gia, ... cũng được lựa
chọn, sử dụng để xử lí tư liệu nhằm tái hiện một cách trung thực nhất diễn biến của
cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại của Mỹ ở Quảng Bình cũng
như rút ra những nhận định khách quan, phù hợp với thực tế lịch sử.
5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
Một là, luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu có hệ thống và tương đối đầy
đủ về chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại ở Quảng Bình những năm
1965-1973.
8
Hai là, luận án làm rõ những cơ sở hình thành và phát triển, những diễn biến
chính của cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại của quân và dân
Quảng Bình trong những năm 1965-1973, thông qua sự sáng tạo của quân dân
Quảng Bình trong việc vận dụng đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng vào thực
tế của địa phương; từ đó rút ra những đặc điểm, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh
nghiệm đóng góp vào kho tàng tri thức và kinh nghiệm lịch sử trong chiến tranh vệ
quốc và chiến tranh giải phóng của dân tộc.
Ba là, luận án cung cấp nguồn tư liệu cho việc nghiên cứu, biên soạn và giảng
dạy lịch sử kháng chiến chống Mỹ, đặc biệt là lịch sử chống chiến tranh phá hoại ở
Quảng Bình; giáo dục truyền thống yêu nước, khơi dậy lòng tự hào và trách nhiệm
của thế hệ trẻ trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay, cũng như góp phần
vào kho tàng tri thức lịch sử chiến tranh cách mạng của dân tộc đồng thời cung cấp
luận cứ khoa học cho việc hoạch định chiến lược và xây dựng lực lượng quốc
phòng toàn dân phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần mở đầu (5 trang), kết luận (4 trang), tài liệu tham khảo (21 trang),
nội dung luận án dài 171 trang, chia làm 4 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu (16 trang)
Chương 2. Cơ sở hình thành và phát triển của chiến tranh nhân dân ở Quảng
Bình trong kháng chiến chống Mỹ những năm 1965-1973 (50 trang).
Chương 3. Quân và dân Quảng Bình tiến hành chiến tranh nhân dân chống
chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ những năm 1965-1973 (66 trang).
Chương 4. Đặc điểm, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của chiến tranh
nhân dân ở Quảng Bình những năm 1965-1973 (39 trang).
9
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tiếp cận dưới góc độ nghiên cứu chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá
hoại, đã có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước được công bố, chủ yếu
như sau:
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về chiến tranh nhân dân Việt Nam
1.1.1.1. Ở trong nước
Nghiên cứu về chiến tranh cách mạng nói chung, chiến tranh nhân dân trong
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nói riêng đã có rất nhiều công trình:
Võ Nguyên Giáp (1970), Mấy vấn đề về đường lối quân sự của Đảng ta, Nxb
Quân đội Nhân dân, Hà Nội; Nắm vững đường lối chiến tranh nhân dân đánh thắng
chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ (1972), Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội;
Chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc (1979), Nxb Quân
đội Nhân dân, Hà Nội, ... Với vai trò là Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam,
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, các công trình của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã thể
hiện rõ nét những quan điểm về đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng và Nhà
nước Việt Nam, như về quá trình hình thành và phát triển đường lối chiến tranh
nhân dân Việt Nam của Đảng, về tư tưởng chiến tranh nhân dân của Hồ Chí Minh,
về mục đích, lực lượng, phương thức tiến hành, nghệ thuật quân sự của chiến tranh
nhân dân, nổi bật là tư tưởng toàn dân đánh giặc, cả nước đánh giặc, lấy lực lượng
vũ trang nhân dân làm nòng cốt. Tác giả khẳng định 1930-1945 là thời kì hình
thành đường lối khởi nghĩa toàn dân và chiến tranh nhân dân của Đảng, đi đến hoàn
chỉnh ở thời kì 1945-1954 và được nâng cao trong thời kì 1954-1975. Riêng về
công trình Nắm vững đường lối chiến tranh nhân dân đánh thắng chiến tranh phá
hoại của đế quốc Mỹ, gồm 5 bài viết, sau khi tổng kết những thắng lợi hết sức to lớn
mà quân và dân ta đã giành được trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại,
tác giả phân tích tính chất, mục đích thủ đoạn đánh phá cùng những thất bại của đế
10
quốc Mỹ; nêu bật tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
của quân dân ta, đường lối chiến tranh, đặc biệt là đường lối chiến tranh nhân dân
chống chiến tranh phá hoại, từ đó rút ra những bài học qua 4 năm chống chiến tranh
phá hoại lần thứ nhất (1965-1968), trong đó nhấn mạnh vị trí chiến lược của chiến
tranh nhân dân ở địa phương và của các lực lượng vũ trang địa phương, cũng như
phát huy sức mạnh to lớn của chiến tranh nhân dân trên chiến trường sông biển.
Riêng đối với cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại, tác giả làm rõ
đó là một cuộc chiến đất đối không, đất đối biển, không đối không, không đối biển
và thậm chí là cả đất đối đất, với những nội dung cụ thể là “toàn dân đánh máy bay
và tàu chiến địch, toàn dân làm công tác phòng tránh, toàn dân đảm bảo giao thông
vận tải, kết hợp chặt chẽ giữa chiến đấu và sản xuất, thực hiện chuyển hướng kinh
tế để phục vụ quốc phòng, bảo đảm đời sống nhân dân, xây dựng chủ nghĩa xã hội
ở miền Bắc, tiếp tục làm tròn nhiệm vụ chi viện miền Nam và chi viện quốc tế”
[100, tr. 62].
Văn Tiến Dũng (1979), Chiến tranh nhân dân quốc phòng toàn dân, tập 2,
Nxb. Quân đội Nhân dân, Hà Nội, luận giải nhiều vấn đề mang tính tổng kết về
truyền thống chiến tranh nhân dân trong lịch sử và chiến tranh nhân dân dưới sự
lãnh đạo của Đảng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc như về nghệ thuật quân sự
trong kháng chiến chống Mỹ, về một số kinh nghiệm trong chiến tranh nhân dân
chống chiến tranh phá hoại của Mỹ, như đánh giá đúng âm mưu chiến lược và khả
năng hoạt động của địch, có quyết tâm cao đối phó kịp thời và giành thắng lợi, tiến
hành chiến tranh toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính, đồng thời
ra sức tranh thủ sự viện trợ quốc tế, …
Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (1982, 1983), Chiến tranh nhân dân đánh
thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, Nxb. Quân đội Nhân dân, Hà Nội,
trình bày đặc điểm tình hình và diễn biến của chiến tranh, rút ra 9 bài học kinh
nghiệm về chỉ đạo chiến tranh nhân dân đánh thắng không quân và hải quân Mỹ,
xây dựng lực lượng vũ trang trong chiến tranh, đảm bảo giao thông vận tải, chuyển
11
hướng kinh tế, tổ chức phòng không nhân dân, … bảo vệ vững chắc hậu phương và
chi viện cho tiền tuyến.
Ban Chỉ đạo Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (1995), Tổng kết
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thắng lợi và bài học, Nxb. Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, trình bày các giai đoạn phát triển của cuộc kháng chiến chống Mỹ, rút
ra những bài học kinh nghiệm lớn, trong đó có “nghệ thuật tiến hành chiến tranh
nhân dân sáng tạo, tổ chức lực lượng cả nước đánh giặc”.
Viện Nghiên cứu Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh (1995),
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tập II (1954-1975), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, trong chương X và XI đề cập những diễn biến chính của cuộc chiến đấu của
quân dân miền Bắc chống chiến tranh phá hoại của Mỹ.
Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (1997), Hậu phương chiến tranh nhân dân
Việt Nam (1945-1975), Nxb. Quân đội Nhân dân, Hà Nội, ngoài đề cập quá trình
xây dựng hậu phương vững mạnh toàn diện, làm chỗ dựa cho cách mạng miền
Nam, công trình dành phần quan trọng trình bày về xây dựng và phát huy tuyến vận
tải chiến lược chi viện cách mạng miền Nam, chủ yếu là qua tuyến đường Trường
Sơn. Công trình cũng rút ra những bài học kinh nghiệm lớn về phát huy vai trò hậu
phương trong chiến tranh nhân dân.
Ban Chỉ đạo Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (2000), Chiến
tranh cách mạng Việt Nam 1945-1975. Thắng lợi và bài học, Nxb. Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, tổng kết nguyên nhân và diễn biến của cuộc chiến tranh cách mạng
30 năm (1945-1975), rút ra những bài học, trong đó có bài học về đường lối kháng
chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, tự lực cánh sinh, về hậu phương - căn cứ địa, về
vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong chiến tranh cách mạng giải
phóng dân tộc, …
Bộ Tổng Tham mưu (2001), Tổng kết chiến tranh nhân dân: Chuyên đề chỉ
đạo xây dựng và hoạt động chiến đấu của lực lượng phòng không địa phương
chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ trên miền Bắc (1954-1975), Nxb. Quân
đội Nhân dân, Hà Nội, làm rõ một số đặc điểm có liên quan đến quá trình chỉ đạo
12
xây dựng và hoạt động của lực lượng phòng không địa phương, từ đó rút ra 4 bài
học kinh nghiệm, đó là thường xuyên nâng cao cảnh giác cách mạng, chủ động xây
dựng, phát triển lực lượng phòng không địa phương trong thế trận chiến tranh nhân
dân đối không; Vừa chỉ đạo đánh trả có hiệu quả máy bay địch, vừa chỉ đạo thực
hiện tốt việc sơ tán phòng tránh, khắc phục hậu quả ở địa phương; Quán triệt sâu
sắc tư tưởng, nguyên tắc tác chiến phòng không, vận dụng sáng tạo vào chỉ đạo tác
chiến phòng không địa phương, thực hiện cách đánh thích hợp có hiệu quả, kết hợp
phòng không địa phương với phòng không chủ lực; Phát huy vai trò lãnh đạo của
cấp ủy Đảng, quản lí điều hành của chính quyền, tham gia của các ngành, đoàn thể,
vai trò tham mưu và chỉ huy của cơ quan tham mưu phòng không các cấp.
Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (2013), Lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ
cứu nước (1954-1975), xuất bản lần thứ 2, Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự Thật, Hà
Nội, trong đó về cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của quân dân miền Bắc
được phản ánh trong các tập IV, V, VI, VII.
Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (2015), Tổng kết chiến đấu chống đế quốc
Mỹ phong tỏa sông, biển miền Bắc bằng thủy lôi và bom từ trường những năm
1965-1973, Nxb. Quân đội Nhân dân, Hà Nội, tái hiện những nét đặc sắc, tiêu biểu
nhất về quá trình lãnh đạo, chỉ huy, tổ chức chiến đấu của quân dân ta, từng bước
đánh bại mọi âm mưu thủ đoạn đánh phá, phong tỏa bằng vũ khí công nghệ cao hết
sức hiểm độc của đế quốc Mỹ ở trên chiến trường sông biển thuộc quân khu 3 và 4
(gồm các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh vào đến Vĩnh Linh), trong đó tập trung chủ
yếu ở một số vùng có ý nghĩa chiến lược như cảng Hải Phòng, cảng Gianh và Nhật
Lệ. Công trình làm rõ những loại vũ khí và thủ đoạn đánh phá, phong tỏa của Mỹ
cùng quá trình quân dân ta đối phó, làm vô hiệu hóa cuộc chiến phong tỏa. Trên cơ
sở đó, công trình rút ra kết quả, ý nghĩa và 7 bài học kinh nghiệm, trong đó có
“quán triệt sâu sắc đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng, … Không ngừng xây
dựng và củng cố thế trận chiến tranh nhân dân chống địch đánh phá phong tỏa”
[214, tr. 286, 356].
13
Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (2015), Lịch sử tư tưởng quân sự Việt Nam -
Tập IV: Từ năm 1945 đến năm 1975, Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự Thật, Hà Nội,
nghiên cứu tư tưởng quân sự của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam qua
quá trình lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong đó có tư
tưởng tiến hành chiến tranh nhân dân, kháng chiến toàn dân toàn diện, dựa vào sức
mình là chính, đồng thời tranh thủ viện trợ quốc tế; tư tưởng xây dựng căn cứ địa,
hậu phương chiến tranh; vừa kháng chiến vừa kiến quốc; tư tưởng xây dựng lực
lượng vũ trang nhân dân ba thứ quân và nền quốc phòng toàn dân ở Việt Nam.
Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (2015), Lịch sử tư tưởng quân sự Việt Nam -
Tập V: Tổng luận, Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự Thật, Hà Nội, rút ra những vấn đề
chung nhất, có tính quy luật, xuyên suốt tiến trình lịch sử tư tưởng quân sự Việt
Nam, trong đó có tư tưởng chiến tranh nhân dân và nghệ thuật quân sự Việt Nam;
tư tưởng xây dựng căn cứ địa, hậu phương; tư tưởng xây dựng lực lượng vũ trang;
tư tưởng đại đoàn kết toàn dân, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
Cùng với những công trình nghiên cứu đã viện dẫn trên đây, trong những thập
kỉ cuối của thế kỉ XX, rất nhiều công trình nghiên cứu về chiến tranh nhân dân đã
được công bố dưới hình thức chuyên khảo của các nhà xuất bản: Chính trị quốc gia,
Quân đội nhân dân, Khoa học xã hội, … và các chuyên luận liên quan đến vấn đề
chiến tranh nhân dân đăng trên các tạp chí: Cộng sản, Lịch sử Đảng, Nghiên cứu
Lịch sử, Lịch sử Quân sự và nhiều tạp chí, nội san của các cơ quan Trung ương và
địa phương.
Nhìn chung, qua các công trình trên đây, vấn đề chiến tranh nhân dân Việt
Nam - lí luận và thực tiễn đã được nghiên cứu kĩ dưới nhiều góc độ khác nhau.
Về lí luận, các công trình công bố đã tổng kết những thuộc tính, đặc điểm
và bài học kinh nghiệm từ truyền thống chống ngoại xâm trong lịch sử dân tộc,
được vận dụng và nâng cao thành lí luận về chiến tranh nhân dân trong thời đại
Hồ Chí Minh.
Về thực tiễn, các công trình đã tái hiện bức tranh toàn cảnh về chiến tranh
nhân dân trong bối cảnh cách mạng Việt Nam, nổi bật là cuộc vận động Cách mạng
14
tháng Tám năm 1945, cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì chống thực
dân Pháp và cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Đó là những nguồn tư liệu quý để chúng tôi kế thừa và làm cơ sở để nghiên
cứu về chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại ở Quảng Bình những năm
1965-1973.
1.1.1.2. Ở ngoài nước
Mc. T. Kahin and John Lewis (1967), The US in Vietnam (Mỹ ở Việt Nam),
Codell Publish, New York, tái hiện quá trình can thiệp của Mỹ vào Việt Nam cùng
tiến trình đi đến ném bom phá hoại miền Bắc nhằm ngăn chặn sự chi viện từ hậu
phương lớn cho cách mạng miền Nam. Từ thực tế của cuộc chiến đấu của nhân dân
miền Bắc chống chiến tranh phá hoại, các tác giả nhận thấy “những cuộc ném bom
của Mỹ không làm nao núng và khủng bố tinh thần dân chúng mà đã kích thích và
hun đúc họ. Ngay từ lúc quả bom Mỹ đầu tiên rơi xuống Bắc Việt Nam, đất nước
này đã kết lại thành một khối không gì lay chuyển được” [222, tr. 231-232]. Thậm
chí còn đi xa hơn, các tác giả khẳng định nếu Mỹ mở cuộc xâm lược miền Bắc sẽ
vấp phải cuộc phản công liên tục của một quân đội chính quy và một quốc gia toàn
du kích, buộc Mỹ cuối cùng phải rút lui.
T. Hoopes (1969), The limits of intervention (Những giới hạn của sự can
thiệp), David Mc. Kay Company, New York, sớm nhận ra việc Mỹ tăng cường ném
bom lại giúp miền Bắc mở rộng hệ thống giao thông vận tải cũng như mở ra những
biện pháp sáng tạo trong công tác phòng tránh, vận chuyển hàng hóa và chi viện
chiến trường miền Nam. Từ đó, tác giả cho rằng sức mạnh can thiệp của Mỹ là có
giới hạn và Nhà Trắng khó có thể đạt được mục đích trong cuộc chiến này khi phải
đối đầu với một dân tộc ngoan cường, đầy sáng tạo.
Jon Vandyke (1972), North’s Vietnam Strategy for survival (Chiến lược để tồn
tại của Bắc Việt Nam), Pacific Books, California, đi sâu nghiên cứu công tác tổ
chức hệ thống giao thông của Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Tác giả nhận ra, để đảm
bảo cho công tác giao thông vận tải, chi viện chiến trường miền Nam, một lực
lượng lớn nhân công được huy động gồm công binh, công nhân giao thông, dân
15
quân tự vệ, thanh niên xung phong với đủ lứa tuổi, không chỉ là những thanh niên
tuổi từ 15 đến 30 mà còn có cả người già, bà mẹ và thiếu niên. Những lực lượng này
vừa tự sản xuất đảm bảo lương thực vừa làm những công việc như vận chuyển đất
đá sửa đường, xây dựng công sự và hầm trú ẩn, bốc dỡ hàng hóa, di chuyển vũ khí
phòng không và tham gia tháo gỡ bom nổ chậm, … Nhờ đó, hệ thống giao thông
dày đặc gồm đường bộ, đường sắt, đường thủy trên toàn miền Bắc luôn được duy trì
hoạt động với sự nỗ lực tối đa, bất chấp mọi hiểm nguy của những người điều khiển
phương tiện cũng như người làm công tác đảm bảo bằng nhiều biện pháp ngụy
trang khéo léo và những nỗ lực vận chuyển phi thường.
US. Government Printing Office (1973), Causes, Origins and lessons of the
Vietnam War, May, 9, 10 and 11, 1972 (Nguyên nhân, nguồn gốc và bài học trong
chiến tranh Việt Nam), Washington, tập hợp những luận điểm chính của các học giả
và nghị sĩ Mỹ làm rõ nguồn gốc và nguyên nhân của việc Hoa Kỳ can dự vào cuộc
chiến đang diễn ra ở Việt Nam, từ đó rút ra những bài học cần thiết. Một trong
những bài học mà các nhà lập pháp Mỹ phát hiện ra là đánh giá đúng sức mạnh của
dân tộc Việt Nam: “Đối phương đã tìm ra “một chiến lược khôn khéo đến mức
nguy hiểm để đánh bại Mỹ. Chiến lược đó là tiến hành một cuộc chiến tranh giải
phóng dân tộc dựa trên nguyện vọng của nông dân Việt Nam muốn độc lập và công
bằng xã hội. Nước ngoài không bao giờ có thể địch nổi chiến lược đó” [224, tr. 91].
Gabriel Kolko (1985), Anatomy of a War: Vietnam, the United States and the
Modern Historical Experience, New York, The New Press. 1994 (Giải phẫu một
cuộc chiến tranh - Nước Mỹ và kinh nghiệm chiến tranh hiện đại), Người dịch:
Nguyễn Tấn Cưu, Nxb. Quân đội Nhân dân, Hà Nội, (2003), phân tích chi tiết, sâu
sắc các đối tượng trong cuộc chiến mà Mỹ tiến hành ở Việt Nam, gồm Hoa Kỳ, Việt
Nam cộng hòa, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam/Chính phủ Cách
mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Việt Nam Dân chủ cộng hòa,
đồng thời cảnh báo mọi sự can thiệp của Mỹ trong tương lai chắc chắn sẽ phải chịu
kết quả tai hại như ở Việt Nam, bởi vấp phải một dân tộc luôn lấy dân làm gốc, huy
16
động được quần chúng nhân dân và lấy chiến tranh nhân dân làm nền tảng trong
công cuộc đấu tranh giành độc lập.
Những công trình đã công bố ở ngoài nước phần lớn đề cập đến chính sách,
âm mưu, thủ đoạn tiến hành chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ đối với miền Bắc
qua đó thấy được mức độ khốc liệt của chiến tranh phá hoại. Đồng thời, thông qua
việc phản ánh phản ứng và đối phó của nhân dân miền Bắc đối với chiến tranh phá
hoại của đế quốc Mỹ, các công trình này cũng thể hiện sự thừa nhận khách quan về
sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân đáp trả chiến tranh phá hoại tổng lực
của Mỹ. Đây là những luận cứ quan trọng để luận án đưa ra những nhận định khách
quan, khoa học.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về chiến tranh nhân dân chống chiến
tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở Quảng Bình
1.1.2.1. Ở trong nước
- Những công trình nghiên cứu về chiến tranh nhân dân chống chiến tranh
phá hoại trên địa bàn Quân khu 4, trong đó có Quảng Bình
Bộ Tổng Tham mưu (2001), Tổng kết chiến tranh nhân dân địa phương:
Chuyên đề Vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền, đoàn thể và cơ
quan quân sự địa phương trên địa bàn Quân khu 4 trong kháng chiến chống thực
dân Pháp và đế quốc Mỹ (1946-1975), Nxb. Quân đội Nhân dân, Hà Nội. Sau khi
khái quát diễn biến về cuộc chiến tranh cách mạng 30 năm ở Quân khu 4, công trình
đã rút ra 5 bài học về việc phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, về xây dựng tổ chức,
nêu cao trách nhiệm và chỉ đạo các lực lượng tiến hành chiến tranh nhân dân trên
địa bàn Quân khu 4 qua hai cuộc kháng chiến.
Quân khu 4 (2001), Mặt trận giao thông vận tải trên địa bàn Quân khu 4
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Nxb. Quân đội Nhân dân, Hà Nội, tập
hợp những tham luận từ hội thảo cùng tên, đề cập đến nhiều khía cạnh của cuộc
chiến tranh phá hoại của Mỹ và cuộc chiến đấu của quân dân Quân khu 4 nói chung,
của các tỉnh ở Quân khu 4 nói riêng, trong đó có Quảng Bình, trên mặt trận giao
thông vận tải.
17
Quân khu 4 (2005), Tổng kết chiến thuật trong kháng chiến chống thực dân
Pháp và đế quốc Mỹ của lực lượng vũ trang Quân khu 4 (1945-1975), Nxb. Quân
đội Nhân dân, Hà Nội, sau khi trình bày những hình thức chiến thuật mà lực lượng
vũ trang Quân khu 4 đã thực hiện trong hai cuộc kháng chiến, công trình rút ra 5 bài
học kinh nghiệm có liên quan đến chiến tranh nhân dân là tăng cường vai trò lãnh
đạo của các cấp ủy Đảng và chỉ huy; chủ động đánh địch bằng mọi lực lượng, mọi
vũ khí, mọi hình thức ở trong mọi điều kiện địa hình và thời tiết; thực hiện ba bám:
bám địch, bám dân, bám đồng bằng trong thế trận chiến tranh nhân dân; kết hợp
chặt chẽ giữa chiến tranh du kích của các lực lượng vũ trang địa phương với chiến
tranh chính quy của bộ đội chủ lực; chú trọng, xây dựng củng cố mối quan hệ với
cách mạng Lào.
Bộ Tư lệnh Quân khu 4 - Cục Hậu cần (2007), Lịch sử hậu cần lực lượng vũ
trang Quân khu 4 (1945-2005), Nxb. Quân đội Nhân dân, Hà Nội, đề cập công tác
chuẩn bị về hậu cần cho lực lượng vũ trang trên địa bàn Quân khu 4 trong 2 cuộc
kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc hiện nay. Liên quan đến thời kì kháng chiến chống Mỹ, công trình có đề cập
công tác chi viện chiến trường Trị - Thiên và cũng như việc mở đường vận
chuyển, đảm bảo hậu cần, giải quyết hậu quả các chiến dịch lớn, … của lực lượng
hậu cần Quân khu 4.
Bộ Tư lệnh Quân khu 4 (2012), Lịch sử dân quân tự vệ Quân khu 4 (1945-
2010), Nxb. Quân đội Nhân dân, Hà Nội, dành chương II đề cập đến lực lượng dân
quân tự vệ ở Quân khu 4 trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954-1975), rút ra
những bài học về vai trò của lực lượng dân quân tự vệ trong chiến tranh, về công tác
lãnh đạo chính trị, tư tưởng, tổ chức đối với dân quân tự vệ, về xây dựng thế trận
quốc phòng toàn dân, lấy dân quân tự vệ làm nòng cốt ở cơ sở.
Bộ Tư lệnh Quân khu 4 (2015), Lịch sử Quân khu 4 (1945-2015), tập 2: Thời
kì kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), tái bản bổ sung lần 1, Nxb. Quân
đội Nhân dân, Hà Nội, dành ra 4 chương (III, IV, V và VI) phản ánh cuộc kháng
chiến chống Mỹ của quân dân Quân khu 4, như về bối cảnh lịch sử, một số chủ
18
trương của Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu, trong đó đối với Quảng Bình, những
chiến công tiêu biểu nhất trên lĩnh vực sản xuất và chiến đấu, đảm bảo giao thông
được ghi nhận. Trong chương kết, một trong những bài học kinh nghiệm rút ra từ
thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ trên địa bàn Quân khu 4 là đã động viên
được toàn dân phát huy vai trò chiến tranh nhân dân, góp phần đánh bại các loại hình
chiến tranh xâm lược.
- Những công trình nghiên cứu về công tác mở đường, chiến đấu bảo vệ
đường và đảm bảo vận chuyển trên đường Trường Sơn qua địa bàn Quảng Bình
Trận đồ bát quái xuyên rừng rậm do Cục Chính trị - Tổng cục xây dựng kinh tế
biên soạn năm 1979 trên cơ sở tập hợp những tư liệu của nước ngoài về sự hình thành
và phát triển của hệ thống đường Trường Sơn cùng cuộc chiến tranh ngăn chặn của
đế quốc Mỹ. Đoàn Thị Lợi (2004), Đường Hồ Chí Minh con đường huyền thoại,
Nxb. Quân đội Nhân dân; Phan Hữu Đại - Nguyễn Quốc Dũng (đồng chủ biên),
(1999), Lịch sử Đoàn 559 Bộ đội Trường Sơn đường Hồ Chí Minh, Nxb. Quân đội
Nhân dân, Hà Nội, Nguyễn Thế Kỷ - Nguyễn Sĩ Cứ (chủ biên), (2009), Trường Sơn
đường khát vọng, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, … Qua những công trình này,
quá trình xây dựng và chiến đấu, bảo đảm vận chuyển trên đường Trường Sơn trong
tình hình chiến tranh ngăn chặn, phá hoại của đế quốc Mỹ diễn ra ác liệt, được thể
hiện tương đối toàn diện và có hệ thống. Tuy nhiên, Quảng Bình với vị trí là trung
tâm, điểm khởi đầu của hệ thống đường chiến lược này lại chưa được nhấn mạnh nên
các công trình chưa cho thấy điểm khác biệt giữa chiến tranh ngăn chặn, phá hoại của
Mỹ ở Quảng Bình so với những nơi khác trên đường Trường Sơn.
- Những công trình nghiên cứu về Quảng Bình trong kháng chiến chống Mỹ
Ban Chấp hành Đảng bộ Quảng Bình (2000), Lịch sử Đảng bộ Quảng Bình,
tập II, 1954-1975, Đồng Hới; Đảng ủy Quân sự tỉnh Quảng Bình (2010), Lịch sử
Đảng bộ Quân sự tỉnh Quảng Bình (1945-2010), Nxb. Quân đội Nhân dân, Hà Nội,
đề cập tình hình, chủ trương của Tỉnh ủy và Đảng ủy Quân sự tỉnh Quảng Bình
trong lãnh đạo, chỉ đạo cùng những diễn biến nổi bật của cuộc kháng chiến chống
Mỹ cứu nước ở địa phương.
19
Thường vụ Tỉnh ủy - Đảng ủy, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Bình (1994),
Lịch sử Quảng Bình chống Mỹ, cứu nước 1954-1975, là công trình đề cập khá toàn
diện cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Quảng Bình (1954-1975). Ưu điểm
nổi bật của công trình này là có nguồn tư liệu gốc và nhân chứng phong phú, tái
hiện sinh động công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội cùng quá trình quân dân
Quảng Bình chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, đảm bảo chi viện chiến trường,
làm nghĩa vụ của hậu phương. Luận án kế thừa nhiều tư liệu từ công trình này.
Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình (2012), Lịch sử hệ thống hành
chính nhà nước cấp tỉnh ở Quảng Bình (1945-2000), dành chương V đề cập công
tác tổ chức các lực lượng, điều hành các hoạt động quản lí xã hội, vừa sản xuất vừa
chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, trong đó nhấn mạnh công tác chỉ đạo chuyển
hướng mọi hoạt động sang thời chiến, thiết lập thế trận chiến tranh nhân dân chống
chiến tranh phá hoại và những thành tích tiêu biểu trong sản xuất và chiến đấu.
Nguyễn Khắc Thái (2014), Lịch sử Quảng Bình, Nxb. Chính trị - Hành
chính, Hà Nội, dành chương 14 đề cập cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân
Quảng Bình, trong đó có những diễn biến chính của cuộc chiến đấu chống chiến
tranh phá hoại.
Về lịch sử các ngành có: Lịch sử phong trào đấu tranh cách mạng Phụ nữ tỉnh
Quảng Bình 1930-1975, sơ thảo, (1995); Lịch sử Y tế Quảng Bình 1945-1995, Đồng
Hới, (1996); Lịch sử phong trào Công nhân và Công đoàn tỉnh Quảng Bình, tập 1
(1885-1975) (1998); Lịch sử Bộ đội biên phòng Quảng Bình, tập 1 (1959-1995),
(1998); Lịch sử Giao thông vận tải tỉnh Quảng Bình 1885-1999, Nxb. Giao thông
vận tải, Hà Nội, (1999); Lực lượng vũ trang nhân dân huyện Quảng Ninh - 55 năm
xây dựng - chiến đấu - trưởng thành (1945-2000), (2000); Lịch sử Công an nhân
dân thành phố Đồng Hới 1945-2005, (2005); Những trận đánh tiêu biểu của lực
lượng vũ trang nhân dân tỉnh Quảng Bình, tập 1 (1945-1975), (2005); Lịch sử
Đảng bộ Khối cơ quan Dân Chính Đảng tỉnh Quảng Bình, tập 1 (1946-2005),
(2010); Nghiên cứu mối quan hệ hữu nghị và hợp tác đặc biệt giữa Quảng Bình,
Khăm Muộn và Savannakhet giai đoạn 1954-2000, Sở Ngoại vụ Quảng Bình,
(2011); Ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Bình 80 năm xây dựng và trưởng thành (1930-
20
2010), Đồng Hới, (2012); Lịch sử Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và
phong trào thanh thiếu nhi tỉnh Quảng Bình, tập 1 (1930-2000), (2012); Lịch sử
ngành Tuyên giáo Quảng Bình giai đoạn 1930-2010), Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Quảng Bình, (2013); Lịch sử ngành Kiểm tra Đảng tỉnh Quảng Bình từ năm 1948
đến năm 2013, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Quảng Bình, (2014); Nghiên cứu quá trình
phát triển kinh tế hợp tác xã tỉnh Quảng Bình từ năm 1946 đến nay, Liên minh Hợp
tác xã tỉnh Quảng Bình, (2014); Lịch sử giao thông vận tải tỉnh Quảng Bình (1945-
2015), Nxb. Giao thông Vận tải, Hà Nội, (2015), … Tiếp cận truyền thống của các
ngành, ở những mức độ đậm nhạt khác nhau, lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ
cứu nước (1954-1975) nói chung và tham gia chiến đấu chống chiến tranh phá hoại
của Mỹ những năm 1965-1973 nói riêng ở Quảng Bình được phản ánh trong sự đa
dạng về lực lượng toàn dân đánh giặc, với sự phong phú về hình thức chiến đấu, …
Về lịch sử Đảng bộ các địa phương có: Lịch sử Đảng bộ huyện Lệ Thủy, tập 2
(1954-1975), (2000); Lịch sử Đảng bộ huyện Quảng Ninh, tập 2 (1954-1975), Sơ
thảo, (2000); Lịch sử Đảng bộ huyện Bố Trạch, tập 2 (1954-1975), (2005); Lịch sử
Đảng bộ huyện Quảng Trạch, tập 2 (1954-1975), (2005); Lịch sử Đảng bộ huyện
Tuyên Hóa, tập 2 (1954-1975), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, (2006) … đề cập
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở các địa phương, trong đó có chiến đấu
chống chiến tranh phá hoại, với những sự kiện nổi bật ở cơ sở.
Mặc dù các công trình đã viện dẫn trên đây đều có đề cập đến nội hàm chiến
tranh nhân dân, nhưng mỗi công trình nhìn nhận vấn đề chiến tranh nhân dân ở
những góc nhìn khác nhau, chưa có công trình nào tái hiện đầy đủ bức tranh toàn
cảnh của chiến tranh nhân dân và chưa dành sự đánh giá, nhận định đầy đủ về các
thuộc tính bộc lộ từ cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại của đế
quốc Mỹ trong một thời gian dài từ trước năn 1965 đến năm 1973.
- Những luận án, luận văn đề cập chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong
kháng chiến chống Mỹ
Nguyễn Khắc Thái (1977), Đảng bộ Quảng Bình lãnh đạo công tác xây dựng
lực lượng dân quân tự vệ trong những năm chống Mỹ (1965-1968), Luận án tốt
nghiệp ngành lịch sử Đảng, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, làm rõ quá trình
21
Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lãnh đạo công tác xây dựng lực lượng dân quân tự vệ làm
nòng cốt cho chiến tranh nhân dân ở cơ sở như về tư tưởng chính trị, về phát triển
lực lượng, về trang bị, về huấn luyện chiến đấu, về xây dựng làng xã chiến đấu, về
những chiến công mà dân quân tự vệ Quảng Bình lập được trong giai đoạn 1965-
1968, … Trên cơ sở đó, tác giả rút ra một số bài học kinh nghiệm như quán triệt
đường lối quốc phòng toàn dân, vũ trang toàn dân và chiến tranh nhân dân của
Đảng, về hình thức tổ chức lực lượng dân quân tự vệ, về mối quan hệ giữa công tác
chính trị với trang bị kĩ thuật, chiến đấu, … Phần phụ lục công phu, cung cấp nhiều
số liệu quan trọng về quá trình phát triển, tổ chức, chiến đấu của dân quân tự vệ
Quảng Bình giai đoạn 1965-1968.
Lê Văn Lợi (1977), Đảng bộ Quảng Bình lãnh đạo quân và dân toàn tỉnh
đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ trên mặt trận đảm bảo giao thông
vận tải (1965-1968), Luận văn tốt nghiệp ngành lịch sử Đảng, Trường Đại học
Tổng hợp Hà Nội, làm rõ quá trình Đảng bộ Quảng Bình tổ chức, lãnh đạo công tác
đảm bảo giao thông vận tải giai đoạn 1965-1968 như về việc chuyển hướng đảm
bảo giao thông vận tải những năm 1965-1966, tập trung các lực lượng để đảm bảo
giao thông vận tải, đánh bại chiến tranh phá hoại của Mỹ những năm 1966-1968.
Trên cơ sở đó, tác giả rút ra một số suy nghĩ về thành công cơ bản của Đảng bộ
Quảng Bình trong lãnh đạo, chỉ đạo đảm bảo giao thông vận tải như nghiêm chỉnh
chấp hành đường lối chống Mỹ cứu nước của Trung ương Đảng và vận dụng sáng
tạo đường lối đó vào thực tiễn, quá triệt đường lối chiến tranh nhân dân và nêu cao
tinh thần tự lực, dựa vào sức mạnh quần chúng, kết hợp chặt chẽ giữa củng cố quan
hệ sản xuất và tổ chức phân công lao động hợp lí để dành một phần lao động thích
đáng đảm bảo giao thông vận tải. Phần phụ lục cung cấp nhiều số liệu quan trọng về
cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ ở Quảng Bình và những thành tích mà quân dân
Quảng Bình đạt được trên mặt trận giao thông vận tải giai đoạn 1965-1968.
Đinh Phan Thủy Yến (2006), Quảng Bình kháng chiến chống Mỹ cứu nước
trên mặt trận giao thông vận tải (1965-1968), Luận văn Thạc sĩ Sử học, Trường Đại
học Sư phạm Huế; Thái Thị Lợi (2007), Lực lượng thanh niên xung phong tỉnh
22
Quảng Bình trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1965-1975), Luận văn Thạc sĩ
Sử học, Trường Đại học Sư phạm Huế; Phan Thị Trà Giang (2010), Phong trào
“hai giỏi” ở Quảng Bình trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước những năm 1965-
1973, Luận văn Thạc sĩ Sử học, Trường Đại học Sư phạm Huế, … ở những mức độ
khác nhau lần lượt đề cập đến cuộc kháng chiến chống Mỹ của quân dân Quảng
Bình trên lĩnh vực giao thông vận tải, xây dựng hậu phương, chi viện chiến trường,
chủ yếu tập trung trong giai đoạn 1965-1968.
Trần Như Hiền (2016), Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ
hậu phương từ năm 1964 đến năm 1975, Luận án Tiến sĩ Lịch sử Đảng, Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, làm rõ những cơ sở để Đảng bộ Quảng
Bình đề ra những chủ trương cùng quá trình lãnh đạo quân dân địa phương thực
hiện nhiệm vụ hậu phương trên các lĩnh vực: Xây dựng tiềm lực hậu phương về
kinh tế - chính trị - văn hóa, xây dựng lực lượng quốc phòng, chiến đấu bảo vệ địa
bàn và đảm bảo giao thông vận tải, chi viện cách mạng miền Nam và cách mạng
Lào trong thời kì 1964-1975, một số bài học về phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng
trong xây dựng hậu phương. Tuy đề cập đến nhiều vấn đề của chiến tranh nhân dân
ở Quảng Bình trong kháng chiến chống Mỹ nhưng dưới góc độ của chuyên ngành
lịch sử Đảng nên nội dung luận án tập trung vào những chủ trương và vai trò lãnh
đạo thực hiện nhiệm vụ hậu phương của Tỉnh ủy Quảng Bình.
Nhìn chung, các công trình chuyên khảo liên quan đến Quảng Bình trong
thời kì kháng chiến chống Mỹ, cứu nước dưới những góc nhìn khác nhau đã ít
nhiều đề cập đến vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, hoạt động của
lực lượng vũ trang, các lực lượng phục vụ chiến đấu và trực tiếp sản xuất, chiến
đấu trong thời kì kháng chiến chống Mỹ trên địa bàn Quảng Bình. Mặc dù chưa
có công trình nào phản ánh toàn diện các thành tố và thuộc tính của chiến tranh
nhân dân nhưng dưới nhiều góc độ khác nhau, các công trình này đã cung cấp
nguồn tư liệu lí luận và thực tiễn quan trọng để làm cơ sở xây dựng các luận đề
khoa học trong luận án này.
23
1.1.2.2. Ở ngoài nước
Peter Weiss (1968), Réponse à Johnson sur les bombs ments limités (Trả lời
Johnson về những cuộc ném bom hạn chế), Seuil, Paris; trình bày diễn biến và
những thủ đoạn mà Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại ở Quảng Bình kể từ
ngày 5-8-1964, chỉ ra những thiệt hại to lớn về người và vật chất mà các cuộc ném
bom gây ra, như phá hủy hoàn toàn Đồng Hới, Ba Đồn và các huyện lị trong tỉnh.
Công trình cũng cho thấy trong chiến tranh khốc liệt, công tác phòng tránh và cứu
thương được quân dân Quảng Bình thực hiện rất tốt, đảm bảo cho hoạt động sản
xuất vẫn được duy trì ở tất cả các ngành như nông nghiệp, công nghiệp, thủ công
nghiệp và ngư nghiệp, làm ra những sản phẩm thiết yếu phục vụ cuộc sống cho
nhân dân địa phương cũng như chi viện cho chiến trường.
Alain Wasmes (1976), Vietnam, la feau du pachyderme (Việt Nam, tấm da của
loài thú da dày), Edition Socialies, Paris, khái quát quá trình hình thành và phát
triển của tuyến đường Trường Sơn, cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của Mỹ,
trong đó đối với Quảng Bình, hậu quả của các trận ném bom tạo nên khung cảnh
như đang ở trên Mặt Trăng với những chết chóc và đổ nát hiện diện khắp mọi nơi,
nhất là ở Đồng Hới. Đồng thời, tác giả chứng kiến nghị lực phi thường của nhân
dân địa phương tham gia công tác sửa chữa đường sá phục vụ chi viện cách mạng
miền Nam.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã viện dẫn trên và hầu hết các công
trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến luận án đã đề cập đến cơ sở hình thành
và những vấn đề lí luận về chiến tranh nhân dân. Dưới nhiều góc độ khác nhau,
những công trình nghiên cứu đã công bố đã đề cập ít nhiều đến diễn tiến cuộc kháng
chiến chống Mỹ, trực tiếp là cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc
Mỹ, trong đó chứa đựng cả nhiệm vụ sản xuất, chiến đấu, đảm bảo giao thông vận
tải và chi viện chiến trường.
Có thể nói rằng, với sự phong phú của các hình thái, thế trận chiến tranh với
sự kết hợp khéo léo, hài hòa và sáng tạo giữa các thành tố làm nên chiến tranh nhân
dân như sản xuất và chiến đấu, phòng tránh với đánh trả, xây dựng hậu phương với
24
chi viện tiền tuyến, những diễn tiến của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã
được đề cập dưới rất nhiều góc nhìn khác nhau, trên những đối tượng nghiên cứu
khác nhau. Tuy nhiên, vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu tương đối đầy đủ
và có hệ thống từ lí luận đến thực tiễn cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh
phá hoại của đế quốc Mỹ ở Quảng Bình những năm 1965-1973, rút ra những đặc
điểm, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm vận dụng trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ tổ quốc trước mắt và lâu dài.
1.2. Những vấn đề đặt ra tiếp tục nghiên cứu
Trên cơ sở kế thừa có lựa chọn những công trình nghiên cứu đã có và đặc biệt
là những tài liệu khai thác được, căn cứ diễn biến thực tế của cuộc chiến tranh nhân
dân chống chiến tranh phá hoại ở Quảng Bình những năm 1965-1973, luận án tập
trung nghiên cứu những vấn đề chủ yếu sau đây:
- Cơ sở hình thành và phát triển của chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình những
năm 1965-1973.
- Sự hình thành thế trận chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình những năm
1965-1973.
- Công tác chuyển hướng kinh tế và đảm bảo duy trì sản xuất nhằm đảm bảo
hậu cần tại chỗ cho chiến tranh nhân dân và chi viện chiến trường ở Quảng Bình
những năm 1965-1973.
- Công tác đảm bảo giao thông vận tải trên địa bàn Quảng Bình bao gồm các
hoạt động mở đường, chiến đấu bảo vệ đường và vận tải chiến lược chi viện chiến
trường miền Nam.
- Công tác phòng không nhân dân ở Quảng Bình những năm 1965-1973, bao
gồm nội dung phòng tránh và đánh trả.
- Công tác đấu tranh chống gián điệp, biệt kích của Mỹ và chính quyền Sài
Gòn ở Quảng Bình những năm 1965-1973.
- Những đặc điểm, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm rút ra từ cuộc
chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại của Mỹ ở Quảng Bình những
năm 1965-1973.
25
Chương 2
CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA CHIẾN TRANH NHÂN DÂN Ở QUẢNG BÌNH
TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ NHỮNG NĂM 1965 - 1973
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và truyền thống yêu nước, cách
mạng của nhân dân Quảng Bình
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Quảng Bình là tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ, có diện tích 8.065,27 km2
, tọa độ
địa lí phần đất liền giới hạn từ 170
05,02 đến 180
05,12 vĩ độ Bắc, 1050
36,55 đến
1060
059,37 kinh độ Đông. Quảng Bình có chiều ngang hẹp nhất của cả nước (nơi
rộng nhất 94,2km, nơi hẹp nhất 40,5km), phía Đông bờ biển dài 116km, phía Tây có
201,87 km biên giới với Lào, phía Bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh với chiều dài 136,5km và
phía Nam giáp tỉnh Quảng Trị dài 78,8km. Nhìn chung, địa hình Quảng Bình thấp
dần từ Tây sang Đông và hẹp dần từ Bắc vào Nam, phân thành 4 vùng liên quan với
nhau trong một hình thái địa lí hoàn chỉnh.
Vùng rừng núi ở phía Tây rộng 5.236,16 km2
(chiếm 65% diện tích tự nhiên),
địa hình hiểm trở, nhiều sông suối, bị chia cắt mạnh nên dễ bị đối phương lợi dụng
sơ hở xâm nhập, hoạt động biệt kích ta khó phát hiện, truy lùng. Ngoài ra, Quảng
Bình còn có các dãy núi chạy ra sát biển, như Đèo Ngang và mũi Roòn. Những dãy
núi này có thể xây dựng trận địa phòng thủ, khống chế vùng đồng bằng, tổ chức các
trạm quan sát, trinh sát, cảnh giới trên không, trên biển.
Vùng gò đồi rộng 1.677,95km2
(chiếm 19,7% diện tích tự nhiên), có độ cao từ
50-250m, là vùng đệm tiếp giáp giữa rừng núi và đồng bằng. Vùng này thuận lợi cho
ta triển khai lực lượng, sơ tán giãn dân, làm công trình và các đường vòng tránh.
Vùng đồng bằng rộng 866,9km2
(chiếm 10,95% diện tích tự nhiên), nằm ở hạ
lưu các con sông. Vùng này có nhiều đồng lầy, nhiều cầu phà, tập trung đường sá và
các đầu mối giao thông quan trọng, dân cư đông đúc, thuận lợi cho việc huy động
sức người sức của tương đối lớn để đảm bảo giao thông vận tải, chiến đấu và phục
26
vụ chiến đấu. Trong chiến tranh phá hoại, khi địch tập trung đánh mạnh, nhất là
bằng máy bay và tàu chiến, ta khó bảo vệ mục tiêu, khó cơ động và triển khai lực
lượng, khó bố trí mạng hỏa lực và phòng vệ có chiều sâu, hỗ trợ nhau đắc lực, khó
cấu trúc công sự vững chắc.
Vùng ven biển ngoài nguồn lợi lớn về thủy hải sản còn có một số cảng như
Roòn, Gianh, Nhật Lệ, ... thuận tiện cho việc phát triển giao thông đường biển, kết
hợp vận chuyển đường biển và đường sông. Tuy nhiên, trong điều kiện hải quân,
không quân và các lực lượng bảo vệ bờ biển chưa lớn mạnh, công tác bố phòng, bảo
vệ và chống địch xâm nhập, đánh phá còn nhiều khó khăn. Mặt khác, các cửa biển
nhỏ, cạn chỉ có thể sử dụng tàu thuyền nhỏ và bị ảnh hưởng bởi mùa mưa bão. Dọc
bờ biển có nhiều cồn cát lớn, địa hình trống trải, khiến địch có thể dùng tàu chiến
vào gần bờ, bắn phá sâu vào đất liền. Ngược lại, do các cồn cát che khuất tầm nhìn
nên chúng phải dùng khí tài quan sát và hiệu chỉnh bắn. Vì vậy, ta có thể bố trí các
trận địa hỏa lực để đánh trả trong điều kiện phải đảm bảo công sự vững chắc và
ngụy trang tốt trận địa.
Vùng biển Quảng Bình mực nước tương đối cạn, ít có điều kiện cho tàu đổ bộ
nhưng các tàu khu trục và tuần dương Mỹ có thể vào cách bờ 5km và tàu biệt kích
là 1-3km. Một số đảo ven bờ như Hòn La, đảo Yến, Hòn Gió, Hòn Nấm, Hòn Cọ
hay các mũi đèo Ngang và Roòn, ta có thể bố trí hỏa lực để khống chế vùng biển và
đặt các trạm quan sát cảnh giới.
Quảng Bình có các con lớn sông là Roòn, Gianh (gồm 4 nguồn: Rào Nậy, Rào
Trổ, Rào Nam và Rào Son), Lý Hòa, Dinh và Nhật Lệ (gồm 2 nguồn: Kiến Giang
và Long Đại), chủ yếu chảy theo hướng Tây - Đông (trừ sông Nhật Lệ chảy hướng
Tây Nam - Đông Bắc). Các sông đều ngắn, dốc nên vào mùa mưa sẽ hứng một
lượng nước khổng lồ từ dãy Trường Sơn đổ xuống, gây nên lũ lụt và tạo thành
chướng ngại thiên nhiên lớn, chia cắt địa hình, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản
xuất và giao thông vận tải. Với đặc điểm đó, trong thời bình việc khắc phục lũ lụt,
lầy úng đã khó thì trong chiến tranh, địch tập trung đánh phá các điểm vượt sông và
các khu vực lầy lội sẽ càng thêm gây khó khăn cho ta. Riêng sông Nhật Lệ, do
27
hướng chảy của mình lại tạo điều kiện thuận lợi hình thành tuyến vận tải từ cảng
Nhật Lệ đi về phía Nam hoặc đi sâu vào chân dãy Trường Sơn, nơi có các kho hàng
tập kết của Đoàn 559. Tuyến vận tải này đặc biệt phát huy vai trò nhất là vào những
thời điểm Quốc lộ 1 và Đường 15 bị ách tắc.
Thời tiết ở Quảng Bình chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 8 đến tháng
12, mùa khô kéo dài từ đầu năm đến tháng 7. Từ tháng 10 năm trước đến tháng 3
năm sau, Quảng Bình chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc, có nhiều mưa
phùn và lạnh. Vào tháng 1 và 2 hàng năm, vùng trung du và miền núi có sương mù
từ chiều hôm trước đến giữa sáng hôm sau, khiến tầm nhìn bị hạn chế xuống dưới
1.000m. Điều kiện này vừa có thuận lợi cho ta (như mây mù, mưa phùn hạn chế
hoạt động của máy bay địch) nhưng mặt khác, khi bị đánh phá thì tác hại lại kéo
dài, khó khắc phục. Ở Quảng Bình, mùa mưa bão hàng năm kéo dài từ tháng 9 đến
tháng 12, gây lũ lụt nghiêm trọng. Trong điều kiện này, máy bay và tàu chiến địch
cũng không hoạt động được. Do đó, việc nghiên cứu kĩ yếu tố thời tiết để tìm giải
pháp khắc phục khó khăn và phát huy thuận lợi nhằm hạn chế đến mức tối đa hoạt
động đánh phá của đối phương là vấn đề mang tính thường trực của quân dân
Quảng Bình.
Như vậy, đặc điểm tự nhiên của Quảng Bình vừa có thuận lợi cho việc triển
khai thế trận chiến tranh nhân dân như địa hình nhiều rừng núi, hang động có thể
xây dựng các căn cứ, kho tàng, che dấu lực lượng cũng như nhanh chóng sử dụng
lực lượng tại chỗ cơ động đánh địch xâm nhập, … Trong trường hợp bị chia cắt,
mỗi vùng là một khu phòng thủ hoàn chỉnh. Ở vùng nông thôn đồng bằng, dân cư
sống tập trung ven các trục đường nên dễ huy động được nguồn nhân lực lớn để bảo
đảm giao thông khi cần thiết. Tuy vậy, nhìn chung điều kiện tự nhiên của Quảng
Bình trong chiến tranh khó khăn là cơ bản, trong đó lớn nhất là địa hình bị chia cắt
mạnh nên khó cho việc mở đường mới cũng như sửa chữa khi gặp mưa lũ hoặc bị
địch đánh phá. Do đó, công tác chi viện cách mạng miền Nam sẽ gặp rất nhiều khó
khăn. Địa thế hẹp bề ngang với nhiều cửa sông và mỏm núi ăn ra biển khó cho việc
phòng thủ trước những âm mưu xâm nhập bằng biệt kích hoặc tập kích, đổ bộ của
28
địch hòng biến thành “nút chặn” con đường chi viện cách mạng miền Nam, chia
cắt, uy hiếp các mục tiêu nội địa.
Với đặc điểm và điều kiện tự nhiên, vị trí địa lí có ý nghĩa chiến lược quan
trọng như vậy, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975), Quảng
Bình cùng với Vĩnh Linh là tuyến đầu của miền Bắc xã hội chủ nghĩa, là hậu
phương trực tiếp của cách mạng miền Nam, trước hết là đối với Trị - Thiên. Với
tầm nhìn chiến lược, nhận rõ vị trí địa – chính trị, địa - quân sự của Quảng Bình,
ngay từ lần vào thăm (16-6-1957), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Quảng Bình
cùng với Vĩnh Linh ở tuyến đầu miền Bắc, tiếp giáp miền Nam. Mọi việc làm tốt hay
xấu của các cô, các chú ở đây đều có ảnh hưởng nhất định đến cách mạng miền
Nam, đều có ý nghĩa đối với việc bảo vệ miền Bắc. Nếu kẻ địch có hành động gì, thì
Quảng Bình, Vĩnh Linh phải đương đầu với chúng trước hết và phải đánh thắng
chúng trước hết” [40, tr. 278].
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Về kinh tế
Cho đến trước cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ (1965), nền kinh tế Quảng
Bình chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Qua cải cách ruộng đất, hợp tác hóa nông
nghiệp và cải tạo xã hội chủ nghĩa, đến năm 1960, có 95% số hộ tham gia hợp tác
xã nông nghiệp, 74% số hộ vào hợp tác xã tín dụng, 66,6% hộ tham gia hợp tác xã
mua bán, 90,6% thợ thủ công tham gia hợp tác xã thủ công nghiệp, 32 hộ tư sản ở
Đồng Hới và Ba Đồn tham gia công tư hợp doanh, thành lập mới 7 xí nghiệp sản
xuất kinh doanh [33, tr. 90]. Nổi bật trong sản xuất nông nghiệp là Hợp tác xã Đại
Phong (Lệ Thủy), ngọn cờ đầu của phong trào hợp tác xã nông nghiệp toàn miền
Bắc. Trong ngư nghiệp, Quang Phú (Đồng Hới) là ngọn cờ đầu của hợp tác xã
nghề cá toàn miền Bắc. Trong những năm 1960-1962, phong trào thi đua “học
tập, tiến kịp và vượt Hợp tác xã Đại Phong” được phát động và dấy lên trong toàn
tỉnh. Kết quả, đến cuối năm 1962 có 200/780 hợp tác xã đạt danh hiệu “Hợp tác
xã Đại Phong”. Cùng với việc đẩy mạnh áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất
nông nghiệp, một loạt công trình thủy lợi được xây dựng như đê Hạc Hải, Rào
29
Sen, Cẩm Ly (Lệ Thủy), Ba Nương (Tuyên Hóa), Sông Thai, Cự Nẫm (Bố Trạch),
… đã góp phần đưa năng suất lương thực tăng lên. Năm 1962, toàn tỉnh đạt sản
lượng 119.290 tấn, bình quân đầu người là 329kg (so với năm 1960 cao hơn
29.490 tấn và 29kg) [196, tr. 136]. Nhờ vậy, nhiều hợp tác xã trước đây thiếu ăn
nay đã tự túc được lương thực và nhiều hợp tác xã từ tự túc lương thực có dư thừa
bán nghĩa vụ cho nhà nước.
Trên lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, năm 1960, Quảng Bình có 18 xí nghiệp
công nghiệp quốc doanh, 4 xí nghiệp công tư hợp doanh và 2 xí nghiệp hợp tác.
Tỉnh ủy và Ủy ban Hành chính tỉnh có những chính sách và biện pháp chỉ đạo để
phát triển mạnh công nghiệp địa phương một cách vững chắc, xây dựng tiểu thủ
công nghiệp tiến dần lên cơ giới, đảm bảo cung cấp một phần tư liệu sản xuất, vật
phẩm tiêu dùng và vật liệu xây dựng. Kết quả, đến năm 1965, toàn tỉnh có 31 xí
nghiệp quốc doanh, 116 hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, trong đó quan trọng và có
quy mô khá như xí nghiệp cơ khí 3-2, xí nghiệp cưa mộc Ba Đồn, xí nghiệp cưa
mộc Trị Thiên, xưởng cưa xẻ Ba Rền, xưởng gạch ngói Phúc Duệ, xí nghiệp đá Bến
Tiêm, xí nghiệp tàu Đồng Hới, xí nghiệp chế biến hải sản Bảo Ninh, xí nghiệp rượu
dâu Đồng Hới, …
Như vậy, phần lớn các xí nghiệp thủ công nghiệp ở Quảng Bình nặng về chế
biến thô từ nguồn tài nguyên tại chỗ của địa phương (gỗ, đá, thủy sản, …) nên trong
điều kiện có chiến tranh, những cơ sở này dễ phân tán và vẫn duy trì được sản xuất
bình thường, đảm bảo cung cấp vật liệu đá và gỗ phục vụ sửa chữa đường sá, xây
dựng hầm hào phòng tránh, … Mặt khác, do sản xuất thuần túy nông nghiệp nên
các mục tiêu kinh tế ở Quảng Bình rất phân tán, hạn chế được thiệt hại bởi các cuộc
đánh phá của đối phương, ngoại trừ những công trình thủy lợi.
Điều quan trọng là việc xây dựng được phong trào hợp tác xã mạnh về nhiều
mặt là điều kiện đảm bảo cho chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình phát huy được ưu
thế của mình như chủ động được việc bố trí, sắp xếp, huy động nhân lực sản xuất,
chiến đấu và phục vụ chiến đấu cũng như làm công tác chi viện cách mạng miền
Nam như tham gia xây dựng, sửa chữa đường sá, vận chuyển hàng hóa và hỗ trợ về
30
mọi mặt cho chiến trường Trị - Thiên, chiến trường Lào, ngay cả khi có một bộ
phận lớn lực lượng thanh niên đã lên đường nhập ngũ.
2.1.2.2. Về xã hội
Cho đến năm 1965, dân số Quảng Bình có khoảng 41 vạn người, đa số là
người Kinh, nhưng phân bố không đều. Vùng miền núi rộng lớn chỉ có khoảng
4.000 người thuộc các dân tộc như Vân Kiều, Chứt sống rải rác trong các bản cách
nhau hàng ngày đường. Vùng ven biển có khoảng 24.000 người nhưng tập trung
chủ yếu ở các cửa sông. Do vậy, có những quãng biên giới, bờ biển dài 20-30km
không có người ở, dễ bị địch lợi dụng sơ hở để hoạt động gián điệp, biệt kích, xâm
nhập nội địa để chống phá. Trong khi đó, vùng đồng bằng nhỏ hẹp lại tập trung hơn
90% dân số bám theo các trục đường và ven sông [168, tr. 3]. Tuy có thuận lợi là dễ
huy động nguồn nhân lực lớn khi có yêu cầu nhưng với mật độ quá đông trên một
diện hẹp rất khó cho việc tổ chức phòng tránh, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại
về người và tài sản khi bị đánh phá cũng như cơ động lực lượng để đánh trả.
Việc dân số phân bố không đều gây ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã
hội cũng như đảm bảo an ninh, quốc phòng. Vùng miền núi rộng lớn tuy có nhiều
tiềm năng để phát triển nhưng còn quá thưa dân, trình độ nhận thức của đồng bào
dân tộc thiểu số còn hạn chế là khó khăn rất lớn trong việc khai thác tài nguyên
cũng như góp phần đấu tranh chống các hoạt động xâm nhập, phá hoại của địch.
Trong những năm trước chiến tranh, việc khai thác khu vực cận sơn đã được chú ý
bằng việc xây dựng một số nông trường dọc theo Đường 15 như Nông trường 1-5,
Nông trường Việt - Trung, Nông trường Lệ - Ninh, … Đây thực chất là mô hình quân
đội làm kinh tế trong thời bình, góp phần quan trọng thực hiện kinh tế kết hợp với
quốc phòng, hình thành tuyến hậu phương chiến lược trong chiến tranh 1
. Tuy nhiên,
những vùng kinh tế mới như trên vẫn còn ít, một mảng lớn núi rừng vẫn còn bỏ trống.
Đây là địa bàn mà đối phương thường xuyên lợi dụng để hoạt động biệt kích. Khi
chiến tranh phá hoại của Mỹ diễn ra, phần lớn các tuyến đường chi viện cách mạng
1
. Như Nông trường Việt - Trung có thể sửa chữa lớn 1.000 ô tô/năm, có sức chứa 2 sư đoàn
bộ binh.
31
miền Nam đều đi qua địa bàn miền núi Quảng Bình nhưng việc huy động nguồn nhân
lực và vật lực tại chỗ để xây dựng, sửa chữa gặp rất nhiều khó khăn, chủ yếu phải đưa
thanh niên xung phong từ đồng bằng hoặc các tỉnh phía Bắc vào thực hiện.
Nhân dân Quảng Bình đa phần theo tín ngưỡng cổ truyền, số ít theo Phật giáo
và Thiên Chúa giáo. Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ở Quảng Bình không
còn tổ chức giáo hội Phật giáo nên không có những hoạt động phật sự. Thiên Chúa
giáo có khoảng 5 vạn người, tập trung ở Quảng Trạch và một số xã thuộc Tuyên
Hóa, Bố Trạch. Nhìn chung, đồng bào có truyền thống kính Chúa yêu nước, có
những đóng góp nhất định đối với công cuộc kháng chiến, giải phóng dân tộc. Sau
Hiệp định Genève (21-7-1954), bằng các biện pháp tuyên truyền, cưỡng ép và dụ
dỗ, chính quyền Ngô Đình Diệm đã đưa hơn 1 vạn người vào Nam [115, tr. 29],
trong đó phần lớn là đồng bào Thiên Chúa giáo. Thực dân Pháp còn cài lại nhiều
phần tử tay sai nhằm phá hoại công cuộc xây dựng chế độ mới. Mặt khác, khi tiến
hành phá hoại miền Bắc, địch lợi dụng những vùng ven biển và nơi tập trung đồng
bào Thiên Chúa giáo để tung người xâm nhập, tuyên truyền, kích động chống phá
chính quyền và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Do đó, song song với ổn định
mọi mặt đời sống xã hội sau chiến tranh, việc đấu tranh nhằm phát hiện, đấu tranh
với những phần tử phản động, làm sạch địa bàn, đảm bảo an toàn cho tuyến đầu
miền Bắc luôn là nhiệm vụ thường trực của quân dân Quảng Bình.
Nhìn chung, cộng đồng cư dân ở Quảng Bình tương đối thuần nhất. Nội bộ
nhân dân đoàn kết, thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Nhân dân các dân tộc, tôn giáo
đều một lòng tin tưởng vào đường lối cách mạng của Đảng, cùng chia sẻ những
khó khăn, hỗ trợ nhau trong sản xuất và tích cực đóng góp sức người, sức của cho
sự nghiệp cách mạng nói chung, cho công cuộc bảo vệ quê hương, đất nước nói
riêng. Đây là một thuận lợi cơ bản để cấp ủy Đảng và chính quyền huy động mọi
lực lượng tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân chống thực dân Pháp và đế quốc
Mỹ xâm lược.
32
2.1.3. Truyền thống yêu nước và cách mạng của nhân dân Quảng Bình
Quảng Bình là vùng đất thụ ứng, tiếp biến và lan tỏa văn hóa cùng với quá
trình mở nước để xác lập chủ quyền trên dải đất Việt Nam hình chữ S và vùng biển
đảo rộng lớn ngày nay. Đây là địa bàn giao thoa của văn minh Ấn Độ - Trung Hoa,
của nền văn hóa Đông Sơn - Sa Huỳnh, của các nhóm ngôn ngữ Việt - Mường, một
thời biên viễn giữa Đại Việt với Champa, cũng là vùng đất nhiều lần là biên giới
chia cắt quốc gia/ vùng miền. Để sinh tồn, nhân dân Quảng Bình đã tạo lập cho
mình một “sức sống linh hoạt, nội lực thâm hậu, khả năng chịu đựng, hóa giải, gan
góc, nghị lực, bền bỉ và có biệt tài phát huy năng lực ấy, vượt khỏi không gian sinh
tồn nhỏ hẹp vốn có, để trở thành một thành phần quan trọng của sức mạnh quốc
gia” [158, tr. 87].
Từ sau năm 1069, vùng đất Quảng Bình (gồm hai châu Bố Chính và Địa Lý)
trở thành một phần của quốc gia Đại Việt. Cùng với quá trình di cư lập làng, nhân
dân Quảng Bình tham gia tích cực công cuộc khai phá vùng đất mới, cùng với triều
đình giữ yên bờ cõi. Trong cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân Mông -
Nguyên xâm lược năm 1285, nhân dân Quảng Bình đã phối hợp tích cực với quân
triều đình chặn đánh quyết liệt, làm chậm bước tiến của đạo quân Toa Đô trên
đường từ Chiêm Thành ra Bắc. Nửa đầu thế kỉ XV, nhân dân Quảng Bình đã nhất
loạt nổi dậy phối hợp với nghĩa quân Lam Sơn do Trần Nguyên Hãn từ Nghệ An
kéo vào giải phóng Tân Bình.
Trong phong trào Tây Sơn cuối thế kỉ XVIII, nhân dân Quảng Bình hăng hái
tham gia đại quân của Quang Trung - Nguyễn Huệ, góp phần làm nên đại thắng
Xuân Kỉ Dậu 1789, quét sạch 29 vạn quân Thanh xâm lược ra khỏi đất nước.
Cuối thế kỉ XIX, trong phong trào Cần Vương, triều đình kháng chiến Hàm
Nghi chọn Quảng Bình làm nơi đứng chân. Tại đây, “kẻ có thế, người có tiền, mộ
phu binh lính, đổi nhà làm trường diễn võ, mang cơ nghiệp ra giúp quân lương, bỏ
cày cuốc cầm gươm súng” [119, tr. 21]. Những thủ lĩnh ở địa phương như Nguyễn
Phạm Tuân, Lê Trực, Đoàn Chí Tuân, Mai Lượng, Lê Mô Khởi, Đề Én, Đề Chít,
Hoàng Phúc, ... vốn là những người có uy tín nên khi họ đứng ra mộ quân, tập hợp
33
lực lượng, đã được đông đảo nhân dân hưởng ứng. Chính những đội nghĩa quân
khắp nơi trong tỉnh đã kết thành một thế trận bao vây quân Pháp, nhiều phen gây
cho chúng những tổn thất lớn. Qua 3 năm kháng chiến anh dũng và sôi nổi của nhân
dân Quảng Bình dưới ngọn cờ Cần Vương (1885-1888), có thể thấy về thực chất
đây là cuộc chiến tranh của nhân dân chống Pháp dưới sự lãnh đạo của những sĩ phu
yêu nước dưới danh nghĩa “Cần Vương” để tập hợp lực lượng. Nguồn gốc sức
mạnh của phong trào ấy chính là của nhân dân, chủ yếu là nông dân Quảng Bình
trong cuộc chiến chống lại thực dân Pháp xâm lược để bảo vệ xóm làng, quê hương.
Triều đình Hàm Nghi đã dựa vào phong trào mạnh mẽ, rộng lớn của nhân dân mà
tồn tại và phong trào Cần Vương của nhân dân cả nước nói chung, của nhân dân
Minh Hóa, Tuyên Hóa và các địa phương ở Quảng Bình nói riêng chính là gạch nối
để ngọn lửa yêu nước không những không bị gián đoạn mà còn có cơ hội bùng phát
trong thời kì đấu tranh giải phóng dân tộc giai đoạn sau [152].
Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930), nhân dân Quảng Bình sớm
theo Đảng làm cách mạng. Trong Cách mạng tháng Tám 1945, khởi nghĩa giành
chính quyền ở Quảng Bình, bạo lực cách mạng của quần chúng nhân dân được biểu
hiện dưới hình thức biểu tình chính trị là chủ yếu và quyết định thắng lợi. Lực
lượng tự vệ vũ trang đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tinh thần đấu tranh
của nhân dân, thị uy và làm áp lực mạnh mẽ cho Ủy ban khởi nghĩa tiến hành thuyết
phục và bắt buộc quan lại Nam triều trao chính quyền cho nhân dân. Tại một số
phủ, huyện như Quảng Ninh, Lệ Thủy và Tuyên Hóa, Ủy ban khởi nghĩa đã dùng
đò, phà chuyên chở tự vệ và quần chúng nhân dân về phủ, huyện lị tiến hành khởi
nghĩa. Hàng trăm quần chúng của phủ Quảng Ninh đã tham gia giành chính quyền ở
thị xã Đồng Hới [116, tr. 511-512].
Từ cuối tháng 3-1947, khi thực dân Pháp tấn công Quảng Bình, quán triệt
đường lối kháng chiến “toàn dân, toàn diện” của Đảng, thực hiện khẩu hiệu “mỗi
người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xóm là một pháo đài”, công tác xây dựng làng
chiến đấu được đẩy mạnh khắp các địa phương trong tỉnh. Nhân dân huy động các
loại tre trồng kín quanh làng, làm cổng làng bằng tre gai, tổ chức tuần tra canh gác,
34
phát hiện và kiểm tra những người lạ mặt vào làng. Hệ thống hầm hào, công sự
được đào đắp từ xóm này sang xóm khác, kết hợp với hầm chông, bãi mìn theo
phương án chiến đấu đánh ngoài làng, đánh trong làng. Một số khu vực trống trải
được cắm chông cao để đề phòng địch đổ bộ đường không, tiêu biểu đầu tiên ở
Quảng Bình trong kháng chiến chống Pháp có thể kể đến như Cự Nẫm (Bố Trạch),
Cảnh Dương (Quảng Trạch), Hoàn Lão (Bố Trạch), Hiển Lộc (Quảng Ninh), Hưng
Đạo (Lệ Thủy), [102, tr. 529].
Với tinh thần “Quảng Bình quật khởi”, làng chiến đấu đã tạo nên thế trận
chiến tranh nhân dân rộng khắp, một “thiên la địa võng” đánh địch mọi nơi mọi
lúc, tạo cơ sở cho lực lượng vũ trang của tỉnh mở những cuộc tấn công lớn. “Các
làng chiến đấu ấy không những chỉ bảo vệ hay che chở cho dân quân, mà còn là lợi
khí của dân quân để giết địch ngay tại chỗ” [105, tr. 54]. Đây là một sáng tạo nổi
bật của chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình, để cùng với quân dân Quảng Trị và
Thừa Thiên Huế làm nên một “Bình Trị Thiên khói lửa”, góp phần đi đến thắng lợi
trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Và truyền thống đó càng được nhân
lên, phát huy mạnh mẽ khi bước vào cuộc đối đầu với chiến tranh phá hoại nhiều
mặt của đế quốc Mỹ trong những năm 1965-1973.
2.2. Chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở Quảng Bình
Ngay từ khi thay Pháp ở miền Nam Việt Nam, đế quốc Mỹ nhận thấy miền
Bắc là căn cứ địa cách mạng của cả nước, là hậu phương lớn của tiền tuyến lớn
miền Nam. Vì thế, Mỹ thực hiện phá hoại, ngăn chặn miền Bắc chi viện cho cách
mạng miền Nam. Đối với Quảng Bình, do vị trí chiến lược của mình nên trở thành
một trọng điểm đánh phá của Mỹ và chính quyền Sài Gòn, trong đó nổi lên hai hình
thức chủ yếu sau.
2.2.1. Phá hoại bằng gián điệp và biệt kích
Thực ra, từ năm 1961, triển khai chiến lược“Chiến tranh đặc biệt”, Mỹ và
chính quyền Sài Gòn sử dụng gián điệp và biệt kích hòng gây ra “cuộc chiến trong
lòng Cộng sản” và thu thập thông tin chuẩn bị “Bắc tiến”, trong đó Quảng Bình là
một trọng điểm.
35
Bằng những phương thức khác nhau, Mỹ và chính quyền Sài Gòn tung người
ra Bắc theo cả đường bộ, đường biển và đường không. Do đặc điểm tự nhiên của
Quảng Bình phần lớn là rừng núi hiểm trở và có bờ biển dài, địa hình phức tạp nên
đối phương lợi dụng để tung gián điệp và biệt kích chủ yếu theo hai tuyến này.
Theo đường bộ, gián điệp xâm nhập qua biên giới Việt - Lào hoặc qua giới tuyến
quân sự tạm thời. Phương thức vượt tuyến của chúng hoặc bí mật hoặc công khai trà
trộn vào trong số người trốn ra Bắc với nhiều lí do, như trốn quân dịch, đầu hàng,
bất mãn, ... để nắm tin tức, móc nối với các tổ chức phản động cũ được cài lại.
Ngoài ra, lợi dụng đêm tối và địa hình phức tạp, đối phương nhiều lần dùng máy
bay thả biệt kích xuống vùng núi. Theo đường biển, chúng thường xâm nhập vào
khu vực Đèo Ngang và cảng Gianh và các bãi ngang ven biển, nơi dân cư thưa thớt,
khó phát hiện.
Hoạt động của gián điệp, biệt kích chủ yếu là điều tra về lực lượng quân đội,
tiềm lực và khả năng quốc phòng, các kho tàng quân sự và đường giao thông chiến
lược quan trọng; về lực lượng an ninh, dân quân tự vệ, thái độ chính trị của nhân
dân đối với Đảng và chính phủ; về mối quan hệ giữa Việt Nam Dân chủ cộng hòa
với các nước xã hội chủ nghĩa; về các cơ sở kinh tế, phong tục tập quán của địa
phương, mẫu tiền của miền Bắc và các loại giấy tờ tùy thân của nhân dân. Đồng
thời, chúng tìm cách móc nối cơ sở, tăng cường phục kích bắt cóc, ám sát cán bộ,
bộ đội, phá hoại cầu cống, kho tàng, các mục tiêu trọng điểm trên địa bàn, … Trong
vòng 3 năm (từ tháng 6-1961 đến tháng 7-1964), Mỹ và chính quyền Sài Gòn tung
ra địa bàn Quảng Bình 10 toán biệt kích, với gần 100 tên.
Từ năm 1965, Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc, hoạt động biệt kích
của chúng có sự thay đổi. Hàng loạt toán biệt kích, thám báo và biệt hải được tung
ra nhằm điều tra, chỉ điểm cho máy bay đánh phá, ngăn chặn các tuyến đường chiến
lược chi viện cách mạng miền Nam. Trên tuyến biên giới Việt - Lào, Mỹ và chính
quyền Sài Gòn sử dụng máy bay lên thẳng để tận dụng yếu tố cơ động cao đánh
nhanh, rút nhanh. Chúng còn tăng cường thả dù thám báo xuống khu vực ngoại
biên, sử dụng đất Lào làm bàn đạp để xâm nhập, phát hiện các tuyến đường vận
36
chuyển cũng như các kho tàng, binh trạm, … Để tránh bị phát hiện, số này cải trang,
mang trang phục bộ đội và trang bị súng AK.47, … Từ đầu năm 1965 đến cuối năm
1968, chúng đánh xuống khu vực miền núi và ngoại biên Quảng Bình 28 vụ gián
điệp, biệt kích và thám báo.
Trên tuyến biển, một phương thức hoạt động mới là ngoài pháo kích từ các tàu
chiến vào đất liền còn sử dụng tàu biệt kích vào sát bờ và các cửa sông để uy hiếp
ngư dân, ngăn chặn các hoạt động vận chuyển và quan sát tình hình bố phòng của
ta. Thậm chí, liều lĩnh hơn, đối phương còn tập kích một số địa điểm như ngày 23-
1-1965, pháo kích ở Đông Thành (Đồng Hới) theo thủ đoạn: tiếp cận gần, bắn
nhanh, rút nhanh, bắn dồn dập làm cho ta không kịp đối phó [9]. Đối phương còn
vây bắt nhiều thuyền đánh cá, uy hiếp những người bị bắt, buộc họ phải làm việc
cho chúng. Mục đích của chúng bên cạnh ngăn chặn tuyến vận tải trên biển của ta
còn nhằm thu thập tin tức chuẩn bị cho những hoạt động tập kích ở quy mô lớn hơn.
Năm 1965, địch bắt 5 vụ, gồm 6 thuyền với 34 người. Trong số 4 thuyền được thả
ra, ta phát hiện có 7 người được đối phương cài cắm lại để điều tra tình hình và gây
dựng cơ sở.
Bước sang năm 1967-1968, địch tiếp tục tung các toán gián điệp, biệt kích
xuống nhiều địa bàn nội, ngoại biên giới phía Tây. Về đường biển, ngày 14-4-
1967 và 8-1967, biệt kích xâm nhập Thanh Trạch (Bố Trạch), ngày 6-6-1967 lên
Quảng Phúc và 17-7-1967 lên Quảng Đông (Quảng Trạch), 80 lần vây ngư dân,
bắt 267 người đưa vào Nam khai thác (trong đó có thả ra 187 người). Về đường
không, đối phương tung biệt kích bằng trực thăng hoặc nhảy dù xuống đường 12
và 20 nhằm theo dõi sự vận chuyển, phát hiện kho tàng để chỉ điểm cho máy bay
đánh phá và xây dựng cơ sở gián điệp. Ngày 30-10-1967, địch thả 10 tên xuống
Thanh Lạng [59].
Ngoài ra, việc cài cắm gián điệp vẫn được đối phương ráo riết thực hiện dưới
nhiều hình thức như lợi dụng trà trộn vào trong số những người dân ở miền Nam
vượt tuyến ra Bắc. Một thủ đoạn rất nham hiểm của đối phương nữa là dụ dỗ, ép
buộc những người bị tàu biệt kích bắt cung cấp tin tức ở địa phương hoặc làm việc
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973
Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973

More Related Content

What's hot

Luận án: Công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự của lực lượng C...
Luận án: Công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự của lực lượng C...Luận án: Công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự của lực lượng C...
Luận án: Công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự của lực lượng C...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
K19a1 nguyen thi thu huong
K19a1 nguyen thi thu huongK19a1 nguyen thi thu huong
K19a1 nguyen thi thu huongautumn-perfume
 
Tuyển Tập Đề thi môn Toán vào lớp 10 TP Hà Nội qua các năm (ĐỀ)
Tuyển Tập Đề thi môn Toán vào lớp 10 TP Hà Nội qua các năm (ĐỀ)Tuyển Tập Đề thi môn Toán vào lớp 10 TP Hà Nội qua các năm (ĐỀ)
Tuyển Tập Đề thi môn Toán vào lớp 10 TP Hà Nội qua các năm (ĐỀ)Nhật Hiếu
 
Luận văn: Xây dựng kế hoạch kinh doanh công ty chăn nuôi Phước Thành Long
Luận văn: Xây dựng kế hoạch kinh doanh công ty chăn nuôi Phước Thành LongLuận văn: Xây dựng kế hoạch kinh doanh công ty chăn nuôi Phước Thành Long
Luận văn: Xây dựng kế hoạch kinh doanh công ty chăn nuôi Phước Thành LongViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận án: Văn hóa giao tiếp của lực lượng Công an nhân dân
Luận án: Văn hóa giao tiếp của lực lượng Công an nhân dânLuận án: Văn hóa giao tiếp của lực lượng Công an nhân dân
Luận án: Văn hóa giao tiếp của lực lượng Công an nhân dânViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdfGiáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdfMan_Ebook
 
Đề tài: Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Của Hội Nông Dân Xã Chương Dương trong ...
Đề tài: Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Của Hội Nông Dân Xã Chương Dương trong ...Đề tài: Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Của Hội Nông Dân Xã Chương Dương trong ...
Đề tài: Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Của Hội Nông Dân Xã Chương Dương trong ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

What's hot (20)

Luận án: Công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự của lực lượng C...
Luận án: Công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự của lực lượng C...Luận án: Công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự của lực lượng C...
Luận án: Công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự của lực lượng C...
 
Đề tài: Kỹ năng giao tiếp của công chức Thị xã Sơn Tây, Hà Nội
Đề tài: Kỹ năng giao tiếp của công chức Thị xã Sơn Tây, Hà NộiĐề tài: Kỹ năng giao tiếp của công chức Thị xã Sơn Tây, Hà Nội
Đề tài: Kỹ năng giao tiếp của công chức Thị xã Sơn Tây, Hà Nội
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Hợp Đồng Thương Mại Điện Tử Ở Việt Nam.
Khoá Luận Pháp Luật Về Hợp Đồng Thương Mại Điện Tử Ở Việt Nam.Khoá Luận Pháp Luật Về Hợp Đồng Thương Mại Điện Tử Ở Việt Nam.
Khoá Luận Pháp Luật Về Hợp Đồng Thương Mại Điện Tử Ở Việt Nam.
 
K19a1 nguyen thi thu huong
K19a1 nguyen thi thu huongK19a1 nguyen thi thu huong
K19a1 nguyen thi thu huong
 
Luận án: Thực hiện nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân
Luận án: Thực hiện nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết với nhân dânLuận án: Thực hiện nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân
Luận án: Thực hiện nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân
 
Bài mẫu tiểu luận Giai cấp công nhân, HAY
Bài mẫu tiểu luận Giai cấp công nhân, HAYBài mẫu tiểu luận Giai cấp công nhân, HAY
Bài mẫu tiểu luận Giai cấp công nhân, HAY
 
Tuyển Tập Đề thi môn Toán vào lớp 10 TP Hà Nội qua các năm (ĐỀ)
Tuyển Tập Đề thi môn Toán vào lớp 10 TP Hà Nội qua các năm (ĐỀ)Tuyển Tập Đề thi môn Toán vào lớp 10 TP Hà Nội qua các năm (ĐỀ)
Tuyển Tập Đề thi môn Toán vào lớp 10 TP Hà Nội qua các năm (ĐỀ)
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm, HOT
 
Luận văn: Xây dựng kế hoạch kinh doanh công ty chăn nuôi Phước Thành Long
Luận văn: Xây dựng kế hoạch kinh doanh công ty chăn nuôi Phước Thành LongLuận văn: Xây dựng kế hoạch kinh doanh công ty chăn nuôi Phước Thành Long
Luận văn: Xây dựng kế hoạch kinh doanh công ty chăn nuôi Phước Thành Long
 
Luận án: Văn hóa giao tiếp của lực lượng Công an nhân dân
Luận án: Văn hóa giao tiếp của lực lượng Công an nhân dânLuận án: Văn hóa giao tiếp của lực lượng Công an nhân dân
Luận án: Văn hóa giao tiếp của lực lượng Công an nhân dân
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững tại Kiên Giang
Luận văn: Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững tại Kiên GiangLuận văn: Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững tại Kiên Giang
Luận văn: Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững tại Kiên Giang
 
Luận án: Thực thi chính sách an sinh xã hội ở TP Đà Nẵng, HAY
Luận án: Thực thi chính sách an sinh xã hội ở TP Đà Nẵng, HAYLuận án: Thực thi chính sách an sinh xã hội ở TP Đà Nẵng, HAY
Luận án: Thực thi chính sách an sinh xã hội ở TP Đà Nẵng, HAY
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Tp HCM
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Tp HCMLuận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Tp HCM
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Tp HCM
 
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdfGiáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdf
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 2 Công tác quốc phòng an ninh.pdf
 
Luận văn: Phát triển năng lực viết sáng tạo cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu...
Luận văn: Phát triển năng lực viết sáng tạo cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu...Luận văn: Phát triển năng lực viết sáng tạo cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu...
Luận văn: Phát triển năng lực viết sáng tạo cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu...
 
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinhLuận văn: Quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh
 
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhânLuận văn: Hoàn thiện pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân
 
Đề tài: Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Của Hội Nông Dân Xã Chương Dương trong ...
Đề tài: Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Của Hội Nông Dân Xã Chương Dương trong ...Đề tài: Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Của Hội Nông Dân Xã Chương Dương trong ...
Đề tài: Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Của Hội Nông Dân Xã Chương Dương trong ...
 
Đề tài: Sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng theo pháp luật, HAY
Đề tài: Sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng theo pháp luật, HAYĐề tài: Sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng theo pháp luật, HAY
Đề tài: Sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng theo pháp luật, HAY
 
Đề tài: Thực thi chính sách giảm nghèo bền vững tại Kiên Giang
Đề tài: Thực thi chính sách giảm nghèo bền vững tại Kiên GiangĐề tài: Thực thi chính sách giảm nghèo bền vững tại Kiên Giang
Đề tài: Thực thi chính sách giảm nghèo bền vững tại Kiên Giang
 

Similar to Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973

Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931
Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931
Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931Garment Space Blog0
 
Khảo sát và nghiên cứu một số truyện thơ tiêu biểu của người Thái ở Việt Nam ...
Khảo sát và nghiên cứu một số truyện thơ tiêu biểu của người Thái ở Việt Nam ...Khảo sát và nghiên cứu một số truyện thơ tiêu biểu của người Thái ở Việt Nam ...
Khảo sát và nghiên cứu một số truyện thơ tiêu biểu của người Thái ở Việt Nam ...jackjohn45
 
XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở XÃ QUANG MINH, HUYỆN GIA LỘC, TỈNH HẢI DƯƠN...
XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở XÃ QUANG MINH, HUYỆN GIA LỘC, TỈNH HẢI DƯƠN...XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở XÃ QUANG MINH, HUYỆN GIA LỘC, TỈNH HẢI DƯƠN...
XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở XÃ QUANG MINH, HUYỆN GIA LỘC, TỈNH HẢI DƯƠN...NuioKila
 
Một số hình thức tổ chức các hoạt động nhằm đưa dân ca Đến với trẻ mẫu giáo t...
Một số hình thức tổ chức các hoạt động nhằm đưa dân ca Đến với trẻ mẫu giáo t...Một số hình thức tổ chức các hoạt động nhằm đưa dân ca Đến với trẻ mẫu giáo t...
Một số hình thức tổ chức các hoạt động nhằm đưa dân ca Đến với trẻ mẫu giáo t...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Quan điểm của J.S.Mill về tự do và ý nghĩa về quyền con người ở Việt Nam - Gử...
Quan điểm của J.S.Mill về tự do và ý nghĩa về quyền con người ở Việt Nam - Gử...Quan điểm của J.S.Mill về tự do và ý nghĩa về quyền con người ở Việt Nam - Gử...
Quan điểm của J.S.Mill về tự do và ý nghĩa về quyền con người ở Việt Nam - Gử...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
TƢ TƢỞNG NỮ QUYỀN VÀ BẢN SẮC DÂN TỘC TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA TÁC GIA AI CẬP YOU...
TƢ TƢỞNG NỮ QUYỀN VÀ BẢN SẮC DÂN TỘC TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA TÁC GIA AI CẬP YOU...TƢ TƢỞNG NỮ QUYỀN VÀ BẢN SẮC DÂN TỘC TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA TÁC GIA AI CẬP YOU...
TƢ TƢỞNG NỮ QUYỀN VÀ BẢN SẮC DÂN TỘC TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA TÁC GIA AI CẬP YOU...HanaTiti
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quả...
Luận văn: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quả...Luận văn: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quả...
Luận văn: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quả...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Giáo trình giới và phát triển ts. thái thị ngọc dư 1193852
Giáo trình giới và phát triển ts. thái thị ngọc dư 1193852Giáo trình giới và phát triển ts. thái thị ngọc dư 1193852
Giáo trình giới và phát triển ts. thái thị ngọc dư 1193852KimBumt1
 

Similar to Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973 (20)

Đấu tranh chính trị ở Khánh Hòa trong kháng chiến chống Mỹ, HAY
Đấu tranh chính trị ở Khánh Hòa trong kháng chiến chống Mỹ, HAYĐấu tranh chính trị ở Khánh Hòa trong kháng chiến chống Mỹ, HAY
Đấu tranh chính trị ở Khánh Hòa trong kháng chiến chống Mỹ, HAY
 
Đấu tranh chính trị ở Quảng Nam - Đà Nẵng trong kháng chiến chống Mỹ
Đấu tranh chính trị ở Quảng Nam - Đà Nẵng trong kháng chiến chống MỹĐấu tranh chính trị ở Quảng Nam - Đà Nẵng trong kháng chiến chống Mỹ
Đấu tranh chính trị ở Quảng Nam - Đà Nẵng trong kháng chiến chống Mỹ
 
Phong trào chống phá ấp chiến lược ở miền Tây Nam Bộ (1961-1965)
Phong trào chống phá ấp chiến lược ở miền Tây Nam Bộ (1961-1965)Phong trào chống phá ấp chiến lược ở miền Tây Nam Bộ (1961-1965)
Phong trào chống phá ấp chiến lược ở miền Tây Nam Bộ (1961-1965)
 
Tiểu thuyết về đề tài xây dựng CNXH trong văn xuôi miền Bắc, HAY
Tiểu thuyết về đề tài xây dựng CNXH trong văn xuôi miền Bắc, HAYTiểu thuyết về đề tài xây dựng CNXH trong văn xuôi miền Bắc, HAY
Tiểu thuyết về đề tài xây dựng CNXH trong văn xuôi miền Bắc, HAY
 
Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931
Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931
Van hoa kinh_bac_vung_tham_my_trong_tho_hoang_cam_7931
 
Đề tài: Quản lí về các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Thanh Hóa, HAY
Đề tài: Quản lí về các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Thanh Hóa, HAYĐề tài: Quản lí về các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Thanh Hóa, HAY
Đề tài: Quản lí về các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Thanh Hóa, HAY
 
Khảo sát và nghiên cứu một số truyện thơ tiêu biểu của người Thái ở Việt Nam ...
Khảo sát và nghiên cứu một số truyện thơ tiêu biểu của người Thái ở Việt Nam ...Khảo sát và nghiên cứu một số truyện thơ tiêu biểu của người Thái ở Việt Nam ...
Khảo sát và nghiên cứu một số truyện thơ tiêu biểu của người Thái ở Việt Nam ...
 
Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết về chiến tranh sau 1975, HAY
Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết về chiến tranh sau 1975, HAYYếu tố kì ảo trong tiểu thuyết về chiến tranh sau 1975, HAY
Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết về chiến tranh sau 1975, HAY
 
XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở XÃ QUANG MINH, HUYỆN GIA LỘC, TỈNH HẢI DƯƠN...
XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở XÃ QUANG MINH, HUYỆN GIA LỘC, TỈNH HẢI DƯƠN...XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở XÃ QUANG MINH, HUYỆN GIA LỘC, TỈNH HẢI DƯƠN...
XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở XÃ QUANG MINH, HUYỆN GIA LỘC, TỈNH HẢI DƯƠN...
 
Đề tài: Đời sống văn hóa cơ sở ở huyện Gia Lộc, Hải Dương, 9đ
Đề tài: Đời sống văn hóa cơ sở ở huyện Gia Lộc, Hải Dương, 9đĐề tài: Đời sống văn hóa cơ sở ở huyện Gia Lộc, Hải Dương, 9đ
Đề tài: Đời sống văn hóa cơ sở ở huyện Gia Lộc, Hải Dương, 9đ
 
Một số hình thức tổ chức các hoạt động nhằm đưa dân ca Đến với trẻ mẫu giáo t...
Một số hình thức tổ chức các hoạt động nhằm đưa dân ca Đến với trẻ mẫu giáo t...Một số hình thức tổ chức các hoạt động nhằm đưa dân ca Đến với trẻ mẫu giáo t...
Một số hình thức tổ chức các hoạt động nhằm đưa dân ca Đến với trẻ mẫu giáo t...
 
Đông Nam Á trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản 1992 – 2002
Đông Nam Á trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản 1992 – 2002Đông Nam Á trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản 1992 – 2002
Đông Nam Á trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản 1992 – 2002
 
Quan điểm của J.S.Mill về tự do và ý nghĩa về quyền con người ở Việt Nam - Gử...
Quan điểm của J.S.Mill về tự do và ý nghĩa về quyền con người ở Việt Nam - Gử...Quan điểm của J.S.Mill về tự do và ý nghĩa về quyền con người ở Việt Nam - Gử...
Quan điểm của J.S.Mill về tự do và ý nghĩa về quyền con người ở Việt Nam - Gử...
 
Luận văn: Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở Khánh Hòa (1961 – 1965)
Luận văn: Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở Khánh Hòa (1961 – 1965)Luận văn: Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở Khánh Hòa (1961 – 1965)
Luận văn: Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở Khánh Hòa (1961 – 1965)
 
TƢ TƢỞNG NỮ QUYỀN VÀ BẢN SẮC DÂN TỘC TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA TÁC GIA AI CẬP YOU...
TƢ TƢỞNG NỮ QUYỀN VÀ BẢN SẮC DÂN TỘC TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA TÁC GIA AI CẬP YOU...TƢ TƢỞNG NỮ QUYỀN VÀ BẢN SẮC DÂN TỘC TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA TÁC GIA AI CẬP YOU...
TƢ TƢỞNG NỮ QUYỀN VÀ BẢN SẮC DÂN TỘC TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA TÁC GIA AI CẬP YOU...
 
Căn cứ địa cách mạng ở Trung Trung Bộ trong kháng chiến chống Mỹ
Căn cứ địa cách mạng ở Trung Trung Bộ trong kháng chiến chống MỹCăn cứ địa cách mạng ở Trung Trung Bộ trong kháng chiến chống Mỹ
Căn cứ địa cách mạng ở Trung Trung Bộ trong kháng chiến chống Mỹ
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quả...
Luận văn: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quả...Luận văn: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quả...
Luận văn: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quả...
 
Đề tài: Quản lý về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Quảng Bình, HAY
Đề tài: Quản lý về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Quảng Bình, HAYĐề tài: Quản lý về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Quảng Bình, HAY
Đề tài: Quản lý về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Quảng Bình, HAY
 
Sự chuyển biến của phong trào yêu nước Quảng Nam từ TK XX 1930
Sự chuyển biến của phong trào yêu nước Quảng Nam từ TK XX 1930Sự chuyển biến của phong trào yêu nước Quảng Nam từ TK XX 1930
Sự chuyển biến của phong trào yêu nước Quảng Nam từ TK XX 1930
 
Giáo trình giới và phát triển ts. thái thị ngọc dư 1193852
Giáo trình giới và phát triển ts. thái thị ngọc dư 1193852Giáo trình giới và phát triển ts. thái thị ngọc dư 1193852
Giáo trình giới và phát triển ts. thái thị ngọc dư 1193852
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhBookoTime
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdflevanthu03031984
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong chống Mỹ 1965-1973

  • 1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM MAI XUÂN TOÀN CHIẾN TRANH NHÂN DÂN Ở QUẢNG BÌNH TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC NHỮNG NĂM 1965 - 1973 LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC HUẾ, NĂM 2017
  • 2. i ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM MAI XUÂN TOÀN CHIẾN TRANH NHÂN DÂN Ở QUẢNG BÌNH TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC NHỮNG NĂM 1965 - 1973 LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 62.22.03.13 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : PGS. TS. LÊ CUNG HUẾ, NĂM 2017
  • 3. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tư liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong Luận án là trung thực, chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào khác. Tác giả Luận án Mai Xuân Toàn
  • 4. iii LỜI CẢM ƠN Trân trọng cảm ơn PGS.TS. Lê Cung, người đã định hướng đề tài, tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, học tập và hoàn thành luận án. Trân trọng cảm ơn quý thầy, cô Khoa Lịch sử, Phòng Đào tạo Sau đại học, Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế, Ban Đào tạo – Đại học Huế, UBND tỉnh Quảng Bình, Lãnh đạo Sở Nội vụ và cán bộ, công chức Ban Thi đua – Khen thưởng tỉnh Quảng Bình đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu. Xin cảm ơn Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, Phòng Tư liệu Quân khu 4, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, Chi cục Văn thư lưu trữ tỉnh Quảng Bình, Văn Phòng Tỉnh ủy Quảng Bình, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Bình, các nhân chứng lịch sử, … đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được tiếp cận, khai thác các nguồn tư liệu phục vụ học tập và nghiên cứu. Cảm ơn gia đình, bạn bè luôn đồng hành, động viên, chia sẻ và hỗ trợ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận án. Huế, tháng 6 năm 2017 Tác giả Luận án Mai Xuân Toàn
  • 5. 1 MỤC LỤC Trang phụ bìa .............................................................................................................i Lời cam đoan .............................................................................................................ii Lời cảm ơn ............................................................................................................... iii Mục lục.......................................................................................................................1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................................4 1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................4 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................5 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................6 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu.........................................................7 5. Đóng góp của luận án .........................................................................................7 6. Bố cục của luận án..............................................................................................8 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU........................................9 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề...............................................................................9 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về chiến tranh nhân dân Việt Nam................9 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở Quảng Bình.................................................16 1.2. Những vấn đề đặt ra tiếp tục nghiên cứu.......................................................24 Chương 2 CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHIẾN TRANH NHÂN DÂN Ở QUẢNG BÌNH TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ NHỮNG NĂM 1965-1973...............................................................25 2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và truyền thống yêu nước, cách mạng của nhân dân Quảng Bình.....................................................................................25 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên...................................................................................25 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .......................................................................28 2.1.3. Truyền thống yêu nước và cách mạng của nhân dân Quảng Bình.........32 2.2. Chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở Quảng Bình....................................34 2.2.1. Phá hoại bằng gián điệp và biệt kích......................................................34
  • 6. 2 2.2.2. Phá hoại bằng không quân và hải quân ..................................................38 2.3. Chủ trương của Đảng về chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.........48 2.3.1. Chủ trương của Trung ương Đảng và Quân khu 4.................................48 2.3.2. Chủ trương của Tỉnh ủy Quảng Bình .....................................................51 2.4. Công tác giáo dục chính trị - tư tưởng, xây dựng quyết tâm đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ...................................................................55 2.5. Chuyển hướng nền kinh tế sang thời chiến, đảm bảo hậu cần tại chỗ cho chiến tranh nhân dân.............................................................................................59 2.5.1. Trong sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp ................................................59 2.5.2. Trong sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.............................66 2.5.3. Trong lưu thông phân phối.....................................................................69 Chương 3 QUÂN DÂN QUẢNG BÌNH TIẾN HÀNH CHIẾN TRANH NHÂN DÂN CHỐNG CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI CỦA ĐẾ QUỐC MỸ NHỮNG NĂM 1965-1973.......................................................................................75 3.1. Công tác phòng không nhân dân ...................................................................75 3.1.1. Công tác phòng tránh tại chỗ..................................................................75 3.1.2. Công tác sơ tán, giãn dân........................................................................82 3.2. Chiến đấu chống chiến tranh phá hoại...........................................................85 3.2.1. Củng cố và xây dựng lực lượng vũ trang hình thành thế trận chiến tranh nhân dân ..................................................................................................85 3.2.2. Đấu tranh chống gián điệp, biệt kích......................................................93 3.2.3. Đánh máy bay và tàu chiến ....................................................................99 3.3. Đảm bảo giao thông và vận tải chi viện chiến trường.................................118 3.3.1. Đảm bảo giao thông..............................................................................118 3.2.2. Vận tải chi viện chiến trường ...............................................................128 Chương 4 ĐẶC ĐIỂM, Ý NGHĨA LỊCH SỬ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA CHIẾN TRANH NHÂN DÂN Ở QUẢNG BÌNH NHỮNG NĂM 1965-1973 ..141 4.1. Đặc điểm......................................................................................................141 4.1.1. Đối đầu với cuộc chiến tranh phá hoại kéo dài, liên tục và rất khốc liệt..141
  • 7. 3 4.1.2. Được triển khai trên địa bàn toàn tỉnh, với sự kết hợp chặt chẽ của nhiều lực lượng...............................................................................................147 4.1.3. Diễn ra trên khắp các lĩnh vực, trong đó giao thông vận tải là nóng bỏng nhất ........................................................................................................152 4.1.4. Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình những năm 1965-1973 phát triển vượt bậc theo thời gian...........................................................................158 4.2. Ý nghĩa lịch sử.............................................................................................161 4.2.1. Góp phần quan trọng cùng với miền Bắc đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ................................................................................161 4.2.2. Góp phần to lớn để Quảng Bình hoàn thành vai trò hậu phương của cách mạng miền Nam, trực tiếp là chiến trường Trị - Thiên..........................164 4.2.3. Làm dày thêm những giá trị sống của cộng đồng dân cư địa phương để Quảng Bình (cùng với Vĩnh Linh) thành tuyến đầu của miền Bắc trong kháng chiến chống Mỹ ...................................................................................167 4.3. Bài học kinh nghiệm....................................................................................171 4.3.1. Chủ động vận dụng sáng tạo đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng phù hợp với điều kiện đặc thù của địa phương.....................................171 4.3.2. Nâng cao tinh thần tự lực, tự cường, chủ động phòng, tránh, đánh trả trong tình huống có chiến tranh bao vây, cô lập và ngăn chặn ......................174 4.3.3. Gắn xây dựng thế trận với củng cố hệ thống chính trị và phát triển kinh tế - xã hội để đảm bảo hậu cần tại chỗ cho chiến tranh nhân dân..........176 KẾT LUẬN............................................................................................................180 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................184 PHỤ LỤC
  • 8. 4 MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), Quảng Bình (cùng với Vĩnh Linh) là tuyến đầu của miền Bắc xã hội chủ nghĩa, hậu phương cận kề của cách mạng miền Nam, trực tiếp là chiến trường Trị - Thiên, là điểm khởi đầu và lan tỏa của tuyến đường Hồ Chí Minh chi viện chiến trường miền Nam và phong trào kháng chiến chống Mỹ ở địa bàn Nam Lào và Campuchia. Do Quảng Bình có vị thế chiến lược quan trọng như vậy nên đế quốc Mỹ xem nơi đây là “yết hầu”, “nút chặn” quyết liệt nhất trong chiến tranh phá hoại miền Bắc. Mỹ tập trung lực lượng lớn không quân, hải quân kết hợp chiến tranh gián điệp biệt kích đánh phá Quảng Bình từ ngày 5-8-1964, mở rộng từ ngày 7-2-1965 và kéo dài cho đến ngày 15-1-1973. Quảng Bình là nơi bị đánh phá dài nhất, quy mô lớn nhất và mức độ tàn phá nghiêm trọng nhất. Đối với ta, Quảng Bình là nơi thử thách ác liệt nhất trong chiến tranh phá hoại để mở đường, bảo vệ đường và đảm bảo giao thông vận tải chi viện chiến trường, bảo vệ tuyến đầu của miền Bắc, đặc biệt là những thời điểm Mỹ đánh phá ngăn chặn, phong tỏa ác liệt nhất (từ tháng 4 đến tháng 10-1968 và năm 1972). Dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng các cấp, trực tiếp là Tỉnh ủy Quảng Bình, quân dân địa phương đã thiết lập thế trận chiến tranh nhân dân rộng khắp, kiên cường bám địa bàn để sản xuất và chiến đấu, lập nên những chiến công xuất sắc, dẫn đầu miền Bắc về thành tích tiêu diệt máy bay và tàu chiến Mỹ. Tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của cấp ủy Đảng và chính quyền Quảng Bình trong kháng chiến chống Mỹ là lấy sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân để đánh thắng chiến tranh phá hoại tổng lực của đế quốc Mỹ. Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, đã khẳng định: “Nếu tổng kết cuộc chiến tranh phá hoại toàn diện thì cần nghiên cứu ở Quảng Bình, đánh phá giao thông vận tải phải nghiên cứu ở tuyến đường Hồ Chí Minh và đánh phá đô thị thì phải tổng kết ở Hà Nội, Hải Phòng” [164, tr. 363]. Do đó, nghiên cứu cuộc
  • 9. 5 chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước những năm 1965-1973 là việc làm có ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn. Về ý nghĩa khoa học, thông qua việc tái hiện diễn biến chính của cuộc chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước những năm 1965-1973, luận án phản ánh bức tranh toàn cảnh về cơ sở hình thành và phát triển, diễn biến chính của chiến tranh nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, được vận dụng một cách sáng tạo trên địa bàn Quảng Bình. Kết quả nghiên cứu của luận án minh chứng Quảng Bình là một mẫu hình địa phương về việc kế thừa tri thức và truyền thống chiến tranh nhân dân chống ngoại xâm trong lịch sử dân tộc, phát huy thành đỉnh cao trong thời kì kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Qua đó, luận án góp phần khẳng định Quảng Bình xứng đáng với vị trí tuyến đầu của miền Bắc trong cuộc đối đầu với đế quốc Mỹ xâm lược. Về ý nghĩa thực tiễn, luận án góp phần bổ sung nguồn tư liệu lịch sử kháng chiến chống Mỹ của dân tộc nói chung và của Quảng Bình nói riêng. Luận án rút ra những bài học kinh nghiệm giúp các nhà chính trị, quân sự nghiên cứu vận dụng để hoạch định chính sách, đề ra những chủ trương sát đúng phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay; luận án còn là tài liệu để giáo dục tinh thần yêu nước và cách mạng cho các thế hệ nhân dân Quảng Bình, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ, nhằm khơi dậy lòng tự hào về truyền thống tốt đẹp của cha ông, để nỗ lực vươn lên xây dựng quê hương giàu mạnh, góp phần vào sự nghiệp đổi mới đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo. Với ý nghĩa đó, chúng tôi chọn vấn đề “Chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước những năm 1965-1973” làm đề tài Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam. 2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận án là tái hiện một cách có hệ thống và tương đối toàn diện về cuộc chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình giai đoạn chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ những năm 1965-1973; làm rõ một số đặc điểm, ý nghĩa lịch sử và bài học
  • 10. 6 kinh nghiệm trong việc vận dụng đường lối chiến tranh nhân dân vào điều kiện cụ thể của Quảng Bình. Thông qua đó, khẳng định vị trí chiến lược, vai trò của chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình đối với sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của dân tộc. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nêu trên, luận án thực hiện: - Tổng quan tình hình nghiên cứu, đánh giá những vấn đề đã được nghiên cứu, rút ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. - Làm rõ cơ sở hình thành và phát triển của cuộc chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước những năm 1965-1973. - Những diễn biến chính của cuộc chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước những năm 1965-1973 trên các mặt như quá trình hình thành thế trận chiến tranh nhân dân, sản xuất, phòng tránh, đánh trả, đảm bảo giao thông vận tải chi viện chiến trường, … - Rút ra những đặc điểm, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của cuộc chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước những năm 1965-1973. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu của luận án là chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước những năm 1965-1973, với những cơ sở hình thành và phát triển, những diễn biến chính trên các lĩnh vực của chiến tranh. Phạm vi nghiên cứu Về thời gian, từ ngày 7-2-1965 đến ngày 15-1-1973, tức là thời điểm Mỹ mở rộng và kết thúc chiến tranh phá hoại miền Bắc và là khung thời gian triển khai thế trận chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ trên địa bàn Quảng Bình. Về không gian, toàn bộ địa bàn tỉnh Quảng Bình, gồm thị xã Đồng Hới và 6 huyện (Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy, Tuyên Hóa và Minh Hóa) nhưng tập trung ở những địa bàn, trọng điểm then chốt nhất. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, để làm rõ hơn nội dung, không gian có thể được mở rộng
  • 11. 7 ra một số địa phương khác thuộc Quân khu 4 và thời gian có thể đẩy lùi về trước ngày 7-2-1965 liên quan đến những hành động đánh phá hạn chế của đế quốc Mỹ cũng như quá trình chuẩn bị cho cuộc chiến đấu của quân dân Quảng Bình. Về nội dung, luận án tập trung nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển thế trận chiến tranh nhân dân, chuyển hướng sản xuất sang thời chiến để đảm bảo hậu cần cho chiến tranh nhân dân, công tác phòng tránh, đánh trả và đảm bảo giao thông vận tải chi viện chiến trường. 4. NGUỒN TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Về nguồn tư liệu - Các công trình chuyên khảo trong và ngoài nước đã công bố, những bài viết trên các tạp chí chuyên ngành, liên quan trực tiếp đến đề tài. - Tài liệu lưu trữ tại Chi cục Văn thư Lưu trữ tỉnh Quảng Bình, Phòng Lưu trữ - Văn phòng Tỉnh ủy Quảng Bình, Bộ Chỉ huy quân sự Quảng Bình, Phòng Khoa học quân sự Quân khu 4, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, bao gồm các báo cáo, biên bản, chỉ thị, nghị quyết, nghị định, thông tư, kế hoạch, ... của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, Quân khu 4, Tỉnh ủy, Ủy ban Hành chính tỉnh Quảng Bình, các Ban, ngành, huyện, thị xã thuộc tỉnh Quảng Bình, ... - Tài liệu điều tra điền dã, hồi kí, những nhân chứng lịch sử, ... Về phương pháp nghiên cứu Chủ yếu luận án sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lô-gic để trình bày các vấn đề theo diễn tiến trình tự thời gian trong mối quan hệ móc xích với nhau. Các phương pháp như văn bản học, phân tích, so sánh, tổng hợp, … kết hợp phỏng vấn khai thác tư liệu từ các nhân chứng, phương pháp chuyên gia, ... cũng được lựa chọn, sử dụng để xử lí tư liệu nhằm tái hiện một cách trung thực nhất diễn biến của cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại của Mỹ ở Quảng Bình cũng như rút ra những nhận định khách quan, phù hợp với thực tế lịch sử. 5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN Một là, luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu có hệ thống và tương đối đầy đủ về chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại ở Quảng Bình những năm 1965-1973.
  • 12. 8 Hai là, luận án làm rõ những cơ sở hình thành và phát triển, những diễn biến chính của cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại của quân và dân Quảng Bình trong những năm 1965-1973, thông qua sự sáng tạo của quân dân Quảng Bình trong việc vận dụng đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng vào thực tế của địa phương; từ đó rút ra những đặc điểm, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm đóng góp vào kho tàng tri thức và kinh nghiệm lịch sử trong chiến tranh vệ quốc và chiến tranh giải phóng của dân tộc. Ba là, luận án cung cấp nguồn tư liệu cho việc nghiên cứu, biên soạn và giảng dạy lịch sử kháng chiến chống Mỹ, đặc biệt là lịch sử chống chiến tranh phá hoại ở Quảng Bình; giáo dục truyền thống yêu nước, khơi dậy lòng tự hào và trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay, cũng như góp phần vào kho tàng tri thức lịch sử chiến tranh cách mạng của dân tộc đồng thời cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định chiến lược và xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. 6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN Ngoài phần mở đầu (5 trang), kết luận (4 trang), tài liệu tham khảo (21 trang), nội dung luận án dài 171 trang, chia làm 4 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu (16 trang) Chương 2. Cơ sở hình thành và phát triển của chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong kháng chiến chống Mỹ những năm 1965-1973 (50 trang). Chương 3. Quân và dân Quảng Bình tiến hành chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ những năm 1965-1973 (66 trang). Chương 4. Đặc điểm, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình những năm 1965-1973 (39 trang).
  • 13. 9 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Tiếp cận dưới góc độ nghiên cứu chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại, đã có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước được công bố, chủ yếu như sau: 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về chiến tranh nhân dân Việt Nam 1.1.1.1. Ở trong nước Nghiên cứu về chiến tranh cách mạng nói chung, chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nói riêng đã có rất nhiều công trình: Võ Nguyên Giáp (1970), Mấy vấn đề về đường lối quân sự của Đảng ta, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội; Nắm vững đường lối chiến tranh nhân dân đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ (1972), Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội; Chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc (1979), Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, ... Với vai trò là Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, các công trình của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã thể hiện rõ nét những quan điểm về đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng và Nhà nước Việt Nam, như về quá trình hình thành và phát triển đường lối chiến tranh nhân dân Việt Nam của Đảng, về tư tưởng chiến tranh nhân dân của Hồ Chí Minh, về mục đích, lực lượng, phương thức tiến hành, nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân, nổi bật là tư tưởng toàn dân đánh giặc, cả nước đánh giặc, lấy lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt. Tác giả khẳng định 1930-1945 là thời kì hình thành đường lối khởi nghĩa toàn dân và chiến tranh nhân dân của Đảng, đi đến hoàn chỉnh ở thời kì 1945-1954 và được nâng cao trong thời kì 1954-1975. Riêng về công trình Nắm vững đường lối chiến tranh nhân dân đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, gồm 5 bài viết, sau khi tổng kết những thắng lợi hết sức to lớn mà quân và dân ta đã giành được trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, tác giả phân tích tính chất, mục đích thủ đoạn đánh phá cùng những thất bại của đế
  • 14. 10 quốc Mỹ; nêu bật tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của quân dân ta, đường lối chiến tranh, đặc biệt là đường lối chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại, từ đó rút ra những bài học qua 4 năm chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965-1968), trong đó nhấn mạnh vị trí chiến lược của chiến tranh nhân dân ở địa phương và của các lực lượng vũ trang địa phương, cũng như phát huy sức mạnh to lớn của chiến tranh nhân dân trên chiến trường sông biển. Riêng đối với cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại, tác giả làm rõ đó là một cuộc chiến đất đối không, đất đối biển, không đối không, không đối biển và thậm chí là cả đất đối đất, với những nội dung cụ thể là “toàn dân đánh máy bay và tàu chiến địch, toàn dân làm công tác phòng tránh, toàn dân đảm bảo giao thông vận tải, kết hợp chặt chẽ giữa chiến đấu và sản xuất, thực hiện chuyển hướng kinh tế để phục vụ quốc phòng, bảo đảm đời sống nhân dân, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, tiếp tục làm tròn nhiệm vụ chi viện miền Nam và chi viện quốc tế” [100, tr. 62]. Văn Tiến Dũng (1979), Chiến tranh nhân dân quốc phòng toàn dân, tập 2, Nxb. Quân đội Nhân dân, Hà Nội, luận giải nhiều vấn đề mang tính tổng kết về truyền thống chiến tranh nhân dân trong lịch sử và chiến tranh nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc như về nghệ thuật quân sự trong kháng chiến chống Mỹ, về một số kinh nghiệm trong chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại của Mỹ, như đánh giá đúng âm mưu chiến lược và khả năng hoạt động của địch, có quyết tâm cao đối phó kịp thời và giành thắng lợi, tiến hành chiến tranh toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính, đồng thời ra sức tranh thủ sự viện trợ quốc tế, … Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (1982, 1983), Chiến tranh nhân dân đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, Nxb. Quân đội Nhân dân, Hà Nội, trình bày đặc điểm tình hình và diễn biến của chiến tranh, rút ra 9 bài học kinh nghiệm về chỉ đạo chiến tranh nhân dân đánh thắng không quân và hải quân Mỹ, xây dựng lực lượng vũ trang trong chiến tranh, đảm bảo giao thông vận tải, chuyển
  • 15. 11 hướng kinh tế, tổ chức phòng không nhân dân, … bảo vệ vững chắc hậu phương và chi viện cho tiền tuyến. Ban Chỉ đạo Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (1995), Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thắng lợi và bài học, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, trình bày các giai đoạn phát triển của cuộc kháng chiến chống Mỹ, rút ra những bài học kinh nghiệm lớn, trong đó có “nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân sáng tạo, tổ chức lực lượng cả nước đánh giặc”. Viện Nghiên cứu Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh (1995), Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tập II (1954-1975), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, trong chương X và XI đề cập những diễn biến chính của cuộc chiến đấu của quân dân miền Bắc chống chiến tranh phá hoại của Mỹ. Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (1997), Hậu phương chiến tranh nhân dân Việt Nam (1945-1975), Nxb. Quân đội Nhân dân, Hà Nội, ngoài đề cập quá trình xây dựng hậu phương vững mạnh toàn diện, làm chỗ dựa cho cách mạng miền Nam, công trình dành phần quan trọng trình bày về xây dựng và phát huy tuyến vận tải chiến lược chi viện cách mạng miền Nam, chủ yếu là qua tuyến đường Trường Sơn. Công trình cũng rút ra những bài học kinh nghiệm lớn về phát huy vai trò hậu phương trong chiến tranh nhân dân. Ban Chỉ đạo Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (2000), Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945-1975. Thắng lợi và bài học, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tổng kết nguyên nhân và diễn biến của cuộc chiến tranh cách mạng 30 năm (1945-1975), rút ra những bài học, trong đó có bài học về đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, tự lực cánh sinh, về hậu phương - căn cứ địa, về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong chiến tranh cách mạng giải phóng dân tộc, … Bộ Tổng Tham mưu (2001), Tổng kết chiến tranh nhân dân: Chuyên đề chỉ đạo xây dựng và hoạt động chiến đấu của lực lượng phòng không địa phương chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ trên miền Bắc (1954-1975), Nxb. Quân đội Nhân dân, Hà Nội, làm rõ một số đặc điểm có liên quan đến quá trình chỉ đạo
  • 16. 12 xây dựng và hoạt động của lực lượng phòng không địa phương, từ đó rút ra 4 bài học kinh nghiệm, đó là thường xuyên nâng cao cảnh giác cách mạng, chủ động xây dựng, phát triển lực lượng phòng không địa phương trong thế trận chiến tranh nhân dân đối không; Vừa chỉ đạo đánh trả có hiệu quả máy bay địch, vừa chỉ đạo thực hiện tốt việc sơ tán phòng tránh, khắc phục hậu quả ở địa phương; Quán triệt sâu sắc tư tưởng, nguyên tắc tác chiến phòng không, vận dụng sáng tạo vào chỉ đạo tác chiến phòng không địa phương, thực hiện cách đánh thích hợp có hiệu quả, kết hợp phòng không địa phương với phòng không chủ lực; Phát huy vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng, quản lí điều hành của chính quyền, tham gia của các ngành, đoàn thể, vai trò tham mưu và chỉ huy của cơ quan tham mưu phòng không các cấp. Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (2013), Lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975), xuất bản lần thứ 2, Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự Thật, Hà Nội, trong đó về cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của quân dân miền Bắc được phản ánh trong các tập IV, V, VI, VII. Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (2015), Tổng kết chiến đấu chống đế quốc Mỹ phong tỏa sông, biển miền Bắc bằng thủy lôi và bom từ trường những năm 1965-1973, Nxb. Quân đội Nhân dân, Hà Nội, tái hiện những nét đặc sắc, tiêu biểu nhất về quá trình lãnh đạo, chỉ huy, tổ chức chiến đấu của quân dân ta, từng bước đánh bại mọi âm mưu thủ đoạn đánh phá, phong tỏa bằng vũ khí công nghệ cao hết sức hiểm độc của đế quốc Mỹ ở trên chiến trường sông biển thuộc quân khu 3 và 4 (gồm các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh vào đến Vĩnh Linh), trong đó tập trung chủ yếu ở một số vùng có ý nghĩa chiến lược như cảng Hải Phòng, cảng Gianh và Nhật Lệ. Công trình làm rõ những loại vũ khí và thủ đoạn đánh phá, phong tỏa của Mỹ cùng quá trình quân dân ta đối phó, làm vô hiệu hóa cuộc chiến phong tỏa. Trên cơ sở đó, công trình rút ra kết quả, ý nghĩa và 7 bài học kinh nghiệm, trong đó có “quán triệt sâu sắc đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng, … Không ngừng xây dựng và củng cố thế trận chiến tranh nhân dân chống địch đánh phá phong tỏa” [214, tr. 286, 356].
  • 17. 13 Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (2015), Lịch sử tư tưởng quân sự Việt Nam - Tập IV: Từ năm 1945 đến năm 1975, Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự Thật, Hà Nội, nghiên cứu tư tưởng quân sự của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam qua quá trình lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong đó có tư tưởng tiến hành chiến tranh nhân dân, kháng chiến toàn dân toàn diện, dựa vào sức mình là chính, đồng thời tranh thủ viện trợ quốc tế; tư tưởng xây dựng căn cứ địa, hậu phương chiến tranh; vừa kháng chiến vừa kiến quốc; tư tưởng xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân ba thứ quân và nền quốc phòng toàn dân ở Việt Nam. Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (2015), Lịch sử tư tưởng quân sự Việt Nam - Tập V: Tổng luận, Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự Thật, Hà Nội, rút ra những vấn đề chung nhất, có tính quy luật, xuyên suốt tiến trình lịch sử tư tưởng quân sự Việt Nam, trong đó có tư tưởng chiến tranh nhân dân và nghệ thuật quân sự Việt Nam; tư tưởng xây dựng căn cứ địa, hậu phương; tư tưởng xây dựng lực lượng vũ trang; tư tưởng đại đoàn kết toàn dân, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Cùng với những công trình nghiên cứu đã viện dẫn trên đây, trong những thập kỉ cuối của thế kỉ XX, rất nhiều công trình nghiên cứu về chiến tranh nhân dân đã được công bố dưới hình thức chuyên khảo của các nhà xuất bản: Chính trị quốc gia, Quân đội nhân dân, Khoa học xã hội, … và các chuyên luận liên quan đến vấn đề chiến tranh nhân dân đăng trên các tạp chí: Cộng sản, Lịch sử Đảng, Nghiên cứu Lịch sử, Lịch sử Quân sự và nhiều tạp chí, nội san của các cơ quan Trung ương và địa phương. Nhìn chung, qua các công trình trên đây, vấn đề chiến tranh nhân dân Việt Nam - lí luận và thực tiễn đã được nghiên cứu kĩ dưới nhiều góc độ khác nhau. Về lí luận, các công trình công bố đã tổng kết những thuộc tính, đặc điểm và bài học kinh nghiệm từ truyền thống chống ngoại xâm trong lịch sử dân tộc, được vận dụng và nâng cao thành lí luận về chiến tranh nhân dân trong thời đại Hồ Chí Minh. Về thực tiễn, các công trình đã tái hiện bức tranh toàn cảnh về chiến tranh nhân dân trong bối cảnh cách mạng Việt Nam, nổi bật là cuộc vận động Cách mạng
  • 18. 14 tháng Tám năm 1945, cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì chống thực dân Pháp và cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Đó là những nguồn tư liệu quý để chúng tôi kế thừa và làm cơ sở để nghiên cứu về chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại ở Quảng Bình những năm 1965-1973. 1.1.1.2. Ở ngoài nước Mc. T. Kahin and John Lewis (1967), The US in Vietnam (Mỹ ở Việt Nam), Codell Publish, New York, tái hiện quá trình can thiệp của Mỹ vào Việt Nam cùng tiến trình đi đến ném bom phá hoại miền Bắc nhằm ngăn chặn sự chi viện từ hậu phương lớn cho cách mạng miền Nam. Từ thực tế của cuộc chiến đấu của nhân dân miền Bắc chống chiến tranh phá hoại, các tác giả nhận thấy “những cuộc ném bom của Mỹ không làm nao núng và khủng bố tinh thần dân chúng mà đã kích thích và hun đúc họ. Ngay từ lúc quả bom Mỹ đầu tiên rơi xuống Bắc Việt Nam, đất nước này đã kết lại thành một khối không gì lay chuyển được” [222, tr. 231-232]. Thậm chí còn đi xa hơn, các tác giả khẳng định nếu Mỹ mở cuộc xâm lược miền Bắc sẽ vấp phải cuộc phản công liên tục của một quân đội chính quy và một quốc gia toàn du kích, buộc Mỹ cuối cùng phải rút lui. T. Hoopes (1969), The limits of intervention (Những giới hạn của sự can thiệp), David Mc. Kay Company, New York, sớm nhận ra việc Mỹ tăng cường ném bom lại giúp miền Bắc mở rộng hệ thống giao thông vận tải cũng như mở ra những biện pháp sáng tạo trong công tác phòng tránh, vận chuyển hàng hóa và chi viện chiến trường miền Nam. Từ đó, tác giả cho rằng sức mạnh can thiệp của Mỹ là có giới hạn và Nhà Trắng khó có thể đạt được mục đích trong cuộc chiến này khi phải đối đầu với một dân tộc ngoan cường, đầy sáng tạo. Jon Vandyke (1972), North’s Vietnam Strategy for survival (Chiến lược để tồn tại của Bắc Việt Nam), Pacific Books, California, đi sâu nghiên cứu công tác tổ chức hệ thống giao thông của Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Tác giả nhận ra, để đảm bảo cho công tác giao thông vận tải, chi viện chiến trường miền Nam, một lực lượng lớn nhân công được huy động gồm công binh, công nhân giao thông, dân
  • 19. 15 quân tự vệ, thanh niên xung phong với đủ lứa tuổi, không chỉ là những thanh niên tuổi từ 15 đến 30 mà còn có cả người già, bà mẹ và thiếu niên. Những lực lượng này vừa tự sản xuất đảm bảo lương thực vừa làm những công việc như vận chuyển đất đá sửa đường, xây dựng công sự và hầm trú ẩn, bốc dỡ hàng hóa, di chuyển vũ khí phòng không và tham gia tháo gỡ bom nổ chậm, … Nhờ đó, hệ thống giao thông dày đặc gồm đường bộ, đường sắt, đường thủy trên toàn miền Bắc luôn được duy trì hoạt động với sự nỗ lực tối đa, bất chấp mọi hiểm nguy của những người điều khiển phương tiện cũng như người làm công tác đảm bảo bằng nhiều biện pháp ngụy trang khéo léo và những nỗ lực vận chuyển phi thường. US. Government Printing Office (1973), Causes, Origins and lessons of the Vietnam War, May, 9, 10 and 11, 1972 (Nguyên nhân, nguồn gốc và bài học trong chiến tranh Việt Nam), Washington, tập hợp những luận điểm chính của các học giả và nghị sĩ Mỹ làm rõ nguồn gốc và nguyên nhân của việc Hoa Kỳ can dự vào cuộc chiến đang diễn ra ở Việt Nam, từ đó rút ra những bài học cần thiết. Một trong những bài học mà các nhà lập pháp Mỹ phát hiện ra là đánh giá đúng sức mạnh của dân tộc Việt Nam: “Đối phương đã tìm ra “một chiến lược khôn khéo đến mức nguy hiểm để đánh bại Mỹ. Chiến lược đó là tiến hành một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc dựa trên nguyện vọng của nông dân Việt Nam muốn độc lập và công bằng xã hội. Nước ngoài không bao giờ có thể địch nổi chiến lược đó” [224, tr. 91]. Gabriel Kolko (1985), Anatomy of a War: Vietnam, the United States and the Modern Historical Experience, New York, The New Press. 1994 (Giải phẫu một cuộc chiến tranh - Nước Mỹ và kinh nghiệm chiến tranh hiện đại), Người dịch: Nguyễn Tấn Cưu, Nxb. Quân đội Nhân dân, Hà Nội, (2003), phân tích chi tiết, sâu sắc các đối tượng trong cuộc chiến mà Mỹ tiến hành ở Việt Nam, gồm Hoa Kỳ, Việt Nam cộng hòa, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam/Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Việt Nam Dân chủ cộng hòa, đồng thời cảnh báo mọi sự can thiệp của Mỹ trong tương lai chắc chắn sẽ phải chịu kết quả tai hại như ở Việt Nam, bởi vấp phải một dân tộc luôn lấy dân làm gốc, huy
  • 20. 16 động được quần chúng nhân dân và lấy chiến tranh nhân dân làm nền tảng trong công cuộc đấu tranh giành độc lập. Những công trình đã công bố ở ngoài nước phần lớn đề cập đến chính sách, âm mưu, thủ đoạn tiến hành chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ đối với miền Bắc qua đó thấy được mức độ khốc liệt của chiến tranh phá hoại. Đồng thời, thông qua việc phản ánh phản ứng và đối phó của nhân dân miền Bắc đối với chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, các công trình này cũng thể hiện sự thừa nhận khách quan về sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân đáp trả chiến tranh phá hoại tổng lực của Mỹ. Đây là những luận cứ quan trọng để luận án đưa ra những nhận định khách quan, khoa học. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở Quảng Bình 1.1.2.1. Ở trong nước - Những công trình nghiên cứu về chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại trên địa bàn Quân khu 4, trong đó có Quảng Bình Bộ Tổng Tham mưu (2001), Tổng kết chiến tranh nhân dân địa phương: Chuyên đề Vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền, đoàn thể và cơ quan quân sự địa phương trên địa bàn Quân khu 4 trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1946-1975), Nxb. Quân đội Nhân dân, Hà Nội. Sau khi khái quát diễn biến về cuộc chiến tranh cách mạng 30 năm ở Quân khu 4, công trình đã rút ra 5 bài học về việc phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, về xây dựng tổ chức, nêu cao trách nhiệm và chỉ đạo các lực lượng tiến hành chiến tranh nhân dân trên địa bàn Quân khu 4 qua hai cuộc kháng chiến. Quân khu 4 (2001), Mặt trận giao thông vận tải trên địa bàn Quân khu 4 trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Nxb. Quân đội Nhân dân, Hà Nội, tập hợp những tham luận từ hội thảo cùng tên, đề cập đến nhiều khía cạnh của cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ và cuộc chiến đấu của quân dân Quân khu 4 nói chung, của các tỉnh ở Quân khu 4 nói riêng, trong đó có Quảng Bình, trên mặt trận giao thông vận tải.
  • 21. 17 Quân khu 4 (2005), Tổng kết chiến thuật trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của lực lượng vũ trang Quân khu 4 (1945-1975), Nxb. Quân đội Nhân dân, Hà Nội, sau khi trình bày những hình thức chiến thuật mà lực lượng vũ trang Quân khu 4 đã thực hiện trong hai cuộc kháng chiến, công trình rút ra 5 bài học kinh nghiệm có liên quan đến chiến tranh nhân dân là tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và chỉ huy; chủ động đánh địch bằng mọi lực lượng, mọi vũ khí, mọi hình thức ở trong mọi điều kiện địa hình và thời tiết; thực hiện ba bám: bám địch, bám dân, bám đồng bằng trong thế trận chiến tranh nhân dân; kết hợp chặt chẽ giữa chiến tranh du kích của các lực lượng vũ trang địa phương với chiến tranh chính quy của bộ đội chủ lực; chú trọng, xây dựng củng cố mối quan hệ với cách mạng Lào. Bộ Tư lệnh Quân khu 4 - Cục Hậu cần (2007), Lịch sử hậu cần lực lượng vũ trang Quân khu 4 (1945-2005), Nxb. Quân đội Nhân dân, Hà Nội, đề cập công tác chuẩn bị về hậu cần cho lực lượng vũ trang trên địa bàn Quân khu 4 trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Liên quan đến thời kì kháng chiến chống Mỹ, công trình có đề cập công tác chi viện chiến trường Trị - Thiên và cũng như việc mở đường vận chuyển, đảm bảo hậu cần, giải quyết hậu quả các chiến dịch lớn, … của lực lượng hậu cần Quân khu 4. Bộ Tư lệnh Quân khu 4 (2012), Lịch sử dân quân tự vệ Quân khu 4 (1945- 2010), Nxb. Quân đội Nhân dân, Hà Nội, dành chương II đề cập đến lực lượng dân quân tự vệ ở Quân khu 4 trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954-1975), rút ra những bài học về vai trò của lực lượng dân quân tự vệ trong chiến tranh, về công tác lãnh đạo chính trị, tư tưởng, tổ chức đối với dân quân tự vệ, về xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, lấy dân quân tự vệ làm nòng cốt ở cơ sở. Bộ Tư lệnh Quân khu 4 (2015), Lịch sử Quân khu 4 (1945-2015), tập 2: Thời kì kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), tái bản bổ sung lần 1, Nxb. Quân đội Nhân dân, Hà Nội, dành ra 4 chương (III, IV, V và VI) phản ánh cuộc kháng chiến chống Mỹ của quân dân Quân khu 4, như về bối cảnh lịch sử, một số chủ
  • 22. 18 trương của Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu, trong đó đối với Quảng Bình, những chiến công tiêu biểu nhất trên lĩnh vực sản xuất và chiến đấu, đảm bảo giao thông được ghi nhận. Trong chương kết, một trong những bài học kinh nghiệm rút ra từ thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ trên địa bàn Quân khu 4 là đã động viên được toàn dân phát huy vai trò chiến tranh nhân dân, góp phần đánh bại các loại hình chiến tranh xâm lược. - Những công trình nghiên cứu về công tác mở đường, chiến đấu bảo vệ đường và đảm bảo vận chuyển trên đường Trường Sơn qua địa bàn Quảng Bình Trận đồ bát quái xuyên rừng rậm do Cục Chính trị - Tổng cục xây dựng kinh tế biên soạn năm 1979 trên cơ sở tập hợp những tư liệu của nước ngoài về sự hình thành và phát triển của hệ thống đường Trường Sơn cùng cuộc chiến tranh ngăn chặn của đế quốc Mỹ. Đoàn Thị Lợi (2004), Đường Hồ Chí Minh con đường huyền thoại, Nxb. Quân đội Nhân dân; Phan Hữu Đại - Nguyễn Quốc Dũng (đồng chủ biên), (1999), Lịch sử Đoàn 559 Bộ đội Trường Sơn đường Hồ Chí Minh, Nxb. Quân đội Nhân dân, Hà Nội, Nguyễn Thế Kỷ - Nguyễn Sĩ Cứ (chủ biên), (2009), Trường Sơn đường khát vọng, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, … Qua những công trình này, quá trình xây dựng và chiến đấu, bảo đảm vận chuyển trên đường Trường Sơn trong tình hình chiến tranh ngăn chặn, phá hoại của đế quốc Mỹ diễn ra ác liệt, được thể hiện tương đối toàn diện và có hệ thống. Tuy nhiên, Quảng Bình với vị trí là trung tâm, điểm khởi đầu của hệ thống đường chiến lược này lại chưa được nhấn mạnh nên các công trình chưa cho thấy điểm khác biệt giữa chiến tranh ngăn chặn, phá hoại của Mỹ ở Quảng Bình so với những nơi khác trên đường Trường Sơn. - Những công trình nghiên cứu về Quảng Bình trong kháng chiến chống Mỹ Ban Chấp hành Đảng bộ Quảng Bình (2000), Lịch sử Đảng bộ Quảng Bình, tập II, 1954-1975, Đồng Hới; Đảng ủy Quân sự tỉnh Quảng Bình (2010), Lịch sử Đảng bộ Quân sự tỉnh Quảng Bình (1945-2010), Nxb. Quân đội Nhân dân, Hà Nội, đề cập tình hình, chủ trương của Tỉnh ủy và Đảng ủy Quân sự tỉnh Quảng Bình trong lãnh đạo, chỉ đạo cùng những diễn biến nổi bật của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở địa phương.
  • 23. 19 Thường vụ Tỉnh ủy - Đảng ủy, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Bình (1994), Lịch sử Quảng Bình chống Mỹ, cứu nước 1954-1975, là công trình đề cập khá toàn diện cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Quảng Bình (1954-1975). Ưu điểm nổi bật của công trình này là có nguồn tư liệu gốc và nhân chứng phong phú, tái hiện sinh động công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội cùng quá trình quân dân Quảng Bình chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, đảm bảo chi viện chiến trường, làm nghĩa vụ của hậu phương. Luận án kế thừa nhiều tư liệu từ công trình này. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình (2012), Lịch sử hệ thống hành chính nhà nước cấp tỉnh ở Quảng Bình (1945-2000), dành chương V đề cập công tác tổ chức các lực lượng, điều hành các hoạt động quản lí xã hội, vừa sản xuất vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, trong đó nhấn mạnh công tác chỉ đạo chuyển hướng mọi hoạt động sang thời chiến, thiết lập thế trận chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại và những thành tích tiêu biểu trong sản xuất và chiến đấu. Nguyễn Khắc Thái (2014), Lịch sử Quảng Bình, Nxb. Chính trị - Hành chính, Hà Nội, dành chương 14 đề cập cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Quảng Bình, trong đó có những diễn biến chính của cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại. Về lịch sử các ngành có: Lịch sử phong trào đấu tranh cách mạng Phụ nữ tỉnh Quảng Bình 1930-1975, sơ thảo, (1995); Lịch sử Y tế Quảng Bình 1945-1995, Đồng Hới, (1996); Lịch sử phong trào Công nhân và Công đoàn tỉnh Quảng Bình, tập 1 (1885-1975) (1998); Lịch sử Bộ đội biên phòng Quảng Bình, tập 1 (1959-1995), (1998); Lịch sử Giao thông vận tải tỉnh Quảng Bình 1885-1999, Nxb. Giao thông vận tải, Hà Nội, (1999); Lực lượng vũ trang nhân dân huyện Quảng Ninh - 55 năm xây dựng - chiến đấu - trưởng thành (1945-2000), (2000); Lịch sử Công an nhân dân thành phố Đồng Hới 1945-2005, (2005); Những trận đánh tiêu biểu của lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Quảng Bình, tập 1 (1945-1975), (2005); Lịch sử Đảng bộ Khối cơ quan Dân Chính Đảng tỉnh Quảng Bình, tập 1 (1946-2005), (2010); Nghiên cứu mối quan hệ hữu nghị và hợp tác đặc biệt giữa Quảng Bình, Khăm Muộn và Savannakhet giai đoạn 1954-2000, Sở Ngoại vụ Quảng Bình, (2011); Ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Bình 80 năm xây dựng và trưởng thành (1930-
  • 24. 20 2010), Đồng Hới, (2012); Lịch sử Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và phong trào thanh thiếu nhi tỉnh Quảng Bình, tập 1 (1930-2000), (2012); Lịch sử ngành Tuyên giáo Quảng Bình giai đoạn 1930-2010), Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Bình, (2013); Lịch sử ngành Kiểm tra Đảng tỉnh Quảng Bình từ năm 1948 đến năm 2013, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Quảng Bình, (2014); Nghiên cứu quá trình phát triển kinh tế hợp tác xã tỉnh Quảng Bình từ năm 1946 đến nay, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Quảng Bình, (2014); Lịch sử giao thông vận tải tỉnh Quảng Bình (1945- 2015), Nxb. Giao thông Vận tải, Hà Nội, (2015), … Tiếp cận truyền thống của các ngành, ở những mức độ đậm nhạt khác nhau, lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975) nói chung và tham gia chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mỹ những năm 1965-1973 nói riêng ở Quảng Bình được phản ánh trong sự đa dạng về lực lượng toàn dân đánh giặc, với sự phong phú về hình thức chiến đấu, … Về lịch sử Đảng bộ các địa phương có: Lịch sử Đảng bộ huyện Lệ Thủy, tập 2 (1954-1975), (2000); Lịch sử Đảng bộ huyện Quảng Ninh, tập 2 (1954-1975), Sơ thảo, (2000); Lịch sử Đảng bộ huyện Bố Trạch, tập 2 (1954-1975), (2005); Lịch sử Đảng bộ huyện Quảng Trạch, tập 2 (1954-1975), (2005); Lịch sử Đảng bộ huyện Tuyên Hóa, tập 2 (1954-1975), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, (2006) … đề cập cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở các địa phương, trong đó có chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, với những sự kiện nổi bật ở cơ sở. Mặc dù các công trình đã viện dẫn trên đây đều có đề cập đến nội hàm chiến tranh nhân dân, nhưng mỗi công trình nhìn nhận vấn đề chiến tranh nhân dân ở những góc nhìn khác nhau, chưa có công trình nào tái hiện đầy đủ bức tranh toàn cảnh của chiến tranh nhân dân và chưa dành sự đánh giá, nhận định đầy đủ về các thuộc tính bộc lộ từ cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ trong một thời gian dài từ trước năn 1965 đến năm 1973. - Những luận án, luận văn đề cập chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong kháng chiến chống Mỹ Nguyễn Khắc Thái (1977), Đảng bộ Quảng Bình lãnh đạo công tác xây dựng lực lượng dân quân tự vệ trong những năm chống Mỹ (1965-1968), Luận án tốt nghiệp ngành lịch sử Đảng, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, làm rõ quá trình
  • 25. 21 Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lãnh đạo công tác xây dựng lực lượng dân quân tự vệ làm nòng cốt cho chiến tranh nhân dân ở cơ sở như về tư tưởng chính trị, về phát triển lực lượng, về trang bị, về huấn luyện chiến đấu, về xây dựng làng xã chiến đấu, về những chiến công mà dân quân tự vệ Quảng Bình lập được trong giai đoạn 1965- 1968, … Trên cơ sở đó, tác giả rút ra một số bài học kinh nghiệm như quán triệt đường lối quốc phòng toàn dân, vũ trang toàn dân và chiến tranh nhân dân của Đảng, về hình thức tổ chức lực lượng dân quân tự vệ, về mối quan hệ giữa công tác chính trị với trang bị kĩ thuật, chiến đấu, … Phần phụ lục công phu, cung cấp nhiều số liệu quan trọng về quá trình phát triển, tổ chức, chiến đấu của dân quân tự vệ Quảng Bình giai đoạn 1965-1968. Lê Văn Lợi (1977), Đảng bộ Quảng Bình lãnh đạo quân và dân toàn tỉnh đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ trên mặt trận đảm bảo giao thông vận tải (1965-1968), Luận văn tốt nghiệp ngành lịch sử Đảng, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, làm rõ quá trình Đảng bộ Quảng Bình tổ chức, lãnh đạo công tác đảm bảo giao thông vận tải giai đoạn 1965-1968 như về việc chuyển hướng đảm bảo giao thông vận tải những năm 1965-1966, tập trung các lực lượng để đảm bảo giao thông vận tải, đánh bại chiến tranh phá hoại của Mỹ những năm 1966-1968. Trên cơ sở đó, tác giả rút ra một số suy nghĩ về thành công cơ bản của Đảng bộ Quảng Bình trong lãnh đạo, chỉ đạo đảm bảo giao thông vận tải như nghiêm chỉnh chấp hành đường lối chống Mỹ cứu nước của Trung ương Đảng và vận dụng sáng tạo đường lối đó vào thực tiễn, quá triệt đường lối chiến tranh nhân dân và nêu cao tinh thần tự lực, dựa vào sức mạnh quần chúng, kết hợp chặt chẽ giữa củng cố quan hệ sản xuất và tổ chức phân công lao động hợp lí để dành một phần lao động thích đáng đảm bảo giao thông vận tải. Phần phụ lục cung cấp nhiều số liệu quan trọng về cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ ở Quảng Bình và những thành tích mà quân dân Quảng Bình đạt được trên mặt trận giao thông vận tải giai đoạn 1965-1968. Đinh Phan Thủy Yến (2006), Quảng Bình kháng chiến chống Mỹ cứu nước trên mặt trận giao thông vận tải (1965-1968), Luận văn Thạc sĩ Sử học, Trường Đại học Sư phạm Huế; Thái Thị Lợi (2007), Lực lượng thanh niên xung phong tỉnh
  • 26. 22 Quảng Bình trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1965-1975), Luận văn Thạc sĩ Sử học, Trường Đại học Sư phạm Huế; Phan Thị Trà Giang (2010), Phong trào “hai giỏi” ở Quảng Bình trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước những năm 1965- 1973, Luận văn Thạc sĩ Sử học, Trường Đại học Sư phạm Huế, … ở những mức độ khác nhau lần lượt đề cập đến cuộc kháng chiến chống Mỹ của quân dân Quảng Bình trên lĩnh vực giao thông vận tải, xây dựng hậu phương, chi viện chiến trường, chủ yếu tập trung trong giai đoạn 1965-1968. Trần Như Hiền (2016), Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ hậu phương từ năm 1964 đến năm 1975, Luận án Tiến sĩ Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, làm rõ những cơ sở để Đảng bộ Quảng Bình đề ra những chủ trương cùng quá trình lãnh đạo quân dân địa phương thực hiện nhiệm vụ hậu phương trên các lĩnh vực: Xây dựng tiềm lực hậu phương về kinh tế - chính trị - văn hóa, xây dựng lực lượng quốc phòng, chiến đấu bảo vệ địa bàn và đảm bảo giao thông vận tải, chi viện cách mạng miền Nam và cách mạng Lào trong thời kì 1964-1975, một số bài học về phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng trong xây dựng hậu phương. Tuy đề cập đến nhiều vấn đề của chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình trong kháng chiến chống Mỹ nhưng dưới góc độ của chuyên ngành lịch sử Đảng nên nội dung luận án tập trung vào những chủ trương và vai trò lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ hậu phương của Tỉnh ủy Quảng Bình. Nhìn chung, các công trình chuyên khảo liên quan đến Quảng Bình trong thời kì kháng chiến chống Mỹ, cứu nước dưới những góc nhìn khác nhau đã ít nhiều đề cập đến vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, hoạt động của lực lượng vũ trang, các lực lượng phục vụ chiến đấu và trực tiếp sản xuất, chiến đấu trong thời kì kháng chiến chống Mỹ trên địa bàn Quảng Bình. Mặc dù chưa có công trình nào phản ánh toàn diện các thành tố và thuộc tính của chiến tranh nhân dân nhưng dưới nhiều góc độ khác nhau, các công trình này đã cung cấp nguồn tư liệu lí luận và thực tiễn quan trọng để làm cơ sở xây dựng các luận đề khoa học trong luận án này.
  • 27. 23 1.1.2.2. Ở ngoài nước Peter Weiss (1968), Réponse à Johnson sur les bombs ments limités (Trả lời Johnson về những cuộc ném bom hạn chế), Seuil, Paris; trình bày diễn biến và những thủ đoạn mà Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại ở Quảng Bình kể từ ngày 5-8-1964, chỉ ra những thiệt hại to lớn về người và vật chất mà các cuộc ném bom gây ra, như phá hủy hoàn toàn Đồng Hới, Ba Đồn và các huyện lị trong tỉnh. Công trình cũng cho thấy trong chiến tranh khốc liệt, công tác phòng tránh và cứu thương được quân dân Quảng Bình thực hiện rất tốt, đảm bảo cho hoạt động sản xuất vẫn được duy trì ở tất cả các ngành như nông nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp và ngư nghiệp, làm ra những sản phẩm thiết yếu phục vụ cuộc sống cho nhân dân địa phương cũng như chi viện cho chiến trường. Alain Wasmes (1976), Vietnam, la feau du pachyderme (Việt Nam, tấm da của loài thú da dày), Edition Socialies, Paris, khái quát quá trình hình thành và phát triển của tuyến đường Trường Sơn, cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của Mỹ, trong đó đối với Quảng Bình, hậu quả của các trận ném bom tạo nên khung cảnh như đang ở trên Mặt Trăng với những chết chóc và đổ nát hiện diện khắp mọi nơi, nhất là ở Đồng Hới. Đồng thời, tác giả chứng kiến nghị lực phi thường của nhân dân địa phương tham gia công tác sửa chữa đường sá phục vụ chi viện cách mạng miền Nam. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã viện dẫn trên và hầu hết các công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến luận án đã đề cập đến cơ sở hình thành và những vấn đề lí luận về chiến tranh nhân dân. Dưới nhiều góc độ khác nhau, những công trình nghiên cứu đã công bố đã đề cập ít nhiều đến diễn tiến cuộc kháng chiến chống Mỹ, trực tiếp là cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, trong đó chứa đựng cả nhiệm vụ sản xuất, chiến đấu, đảm bảo giao thông vận tải và chi viện chiến trường. Có thể nói rằng, với sự phong phú của các hình thái, thế trận chiến tranh với sự kết hợp khéo léo, hài hòa và sáng tạo giữa các thành tố làm nên chiến tranh nhân dân như sản xuất và chiến đấu, phòng tránh với đánh trả, xây dựng hậu phương với
  • 28. 24 chi viện tiền tuyến, những diễn tiến của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã được đề cập dưới rất nhiều góc nhìn khác nhau, trên những đối tượng nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên, vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu tương đối đầy đủ và có hệ thống từ lí luận đến thực tiễn cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở Quảng Bình những năm 1965-1973, rút ra những đặc điểm, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm vận dụng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trước mắt và lâu dài. 1.2. Những vấn đề đặt ra tiếp tục nghiên cứu Trên cơ sở kế thừa có lựa chọn những công trình nghiên cứu đã có và đặc biệt là những tài liệu khai thác được, căn cứ diễn biến thực tế của cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại ở Quảng Bình những năm 1965-1973, luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề chủ yếu sau đây: - Cơ sở hình thành và phát triển của chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình những năm 1965-1973. - Sự hình thành thế trận chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình những năm 1965-1973. - Công tác chuyển hướng kinh tế và đảm bảo duy trì sản xuất nhằm đảm bảo hậu cần tại chỗ cho chiến tranh nhân dân và chi viện chiến trường ở Quảng Bình những năm 1965-1973. - Công tác đảm bảo giao thông vận tải trên địa bàn Quảng Bình bao gồm các hoạt động mở đường, chiến đấu bảo vệ đường và vận tải chiến lược chi viện chiến trường miền Nam. - Công tác phòng không nhân dân ở Quảng Bình những năm 1965-1973, bao gồm nội dung phòng tránh và đánh trả. - Công tác đấu tranh chống gián điệp, biệt kích của Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở Quảng Bình những năm 1965-1973. - Những đặc điểm, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm rút ra từ cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại của Mỹ ở Quảng Bình những năm 1965-1973.
  • 29. 25 Chương 2 CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHIẾN TRANH NHÂN DÂN Ở QUẢNG BÌNH TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ NHỮNG NĂM 1965 - 1973 2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và truyền thống yêu nước, cách mạng của nhân dân Quảng Bình 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên Quảng Bình là tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ, có diện tích 8.065,27 km2 , tọa độ địa lí phần đất liền giới hạn từ 170 05,02 đến 180 05,12 vĩ độ Bắc, 1050 36,55 đến 1060 059,37 kinh độ Đông. Quảng Bình có chiều ngang hẹp nhất của cả nước (nơi rộng nhất 94,2km, nơi hẹp nhất 40,5km), phía Đông bờ biển dài 116km, phía Tây có 201,87 km biên giới với Lào, phía Bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh với chiều dài 136,5km và phía Nam giáp tỉnh Quảng Trị dài 78,8km. Nhìn chung, địa hình Quảng Bình thấp dần từ Tây sang Đông và hẹp dần từ Bắc vào Nam, phân thành 4 vùng liên quan với nhau trong một hình thái địa lí hoàn chỉnh. Vùng rừng núi ở phía Tây rộng 5.236,16 km2 (chiếm 65% diện tích tự nhiên), địa hình hiểm trở, nhiều sông suối, bị chia cắt mạnh nên dễ bị đối phương lợi dụng sơ hở xâm nhập, hoạt động biệt kích ta khó phát hiện, truy lùng. Ngoài ra, Quảng Bình còn có các dãy núi chạy ra sát biển, như Đèo Ngang và mũi Roòn. Những dãy núi này có thể xây dựng trận địa phòng thủ, khống chế vùng đồng bằng, tổ chức các trạm quan sát, trinh sát, cảnh giới trên không, trên biển. Vùng gò đồi rộng 1.677,95km2 (chiếm 19,7% diện tích tự nhiên), có độ cao từ 50-250m, là vùng đệm tiếp giáp giữa rừng núi và đồng bằng. Vùng này thuận lợi cho ta triển khai lực lượng, sơ tán giãn dân, làm công trình và các đường vòng tránh. Vùng đồng bằng rộng 866,9km2 (chiếm 10,95% diện tích tự nhiên), nằm ở hạ lưu các con sông. Vùng này có nhiều đồng lầy, nhiều cầu phà, tập trung đường sá và các đầu mối giao thông quan trọng, dân cư đông đúc, thuận lợi cho việc huy động sức người sức của tương đối lớn để đảm bảo giao thông vận tải, chiến đấu và phục
  • 30. 26 vụ chiến đấu. Trong chiến tranh phá hoại, khi địch tập trung đánh mạnh, nhất là bằng máy bay và tàu chiến, ta khó bảo vệ mục tiêu, khó cơ động và triển khai lực lượng, khó bố trí mạng hỏa lực và phòng vệ có chiều sâu, hỗ trợ nhau đắc lực, khó cấu trúc công sự vững chắc. Vùng ven biển ngoài nguồn lợi lớn về thủy hải sản còn có một số cảng như Roòn, Gianh, Nhật Lệ, ... thuận tiện cho việc phát triển giao thông đường biển, kết hợp vận chuyển đường biển và đường sông. Tuy nhiên, trong điều kiện hải quân, không quân và các lực lượng bảo vệ bờ biển chưa lớn mạnh, công tác bố phòng, bảo vệ và chống địch xâm nhập, đánh phá còn nhiều khó khăn. Mặt khác, các cửa biển nhỏ, cạn chỉ có thể sử dụng tàu thuyền nhỏ và bị ảnh hưởng bởi mùa mưa bão. Dọc bờ biển có nhiều cồn cát lớn, địa hình trống trải, khiến địch có thể dùng tàu chiến vào gần bờ, bắn phá sâu vào đất liền. Ngược lại, do các cồn cát che khuất tầm nhìn nên chúng phải dùng khí tài quan sát và hiệu chỉnh bắn. Vì vậy, ta có thể bố trí các trận địa hỏa lực để đánh trả trong điều kiện phải đảm bảo công sự vững chắc và ngụy trang tốt trận địa. Vùng biển Quảng Bình mực nước tương đối cạn, ít có điều kiện cho tàu đổ bộ nhưng các tàu khu trục và tuần dương Mỹ có thể vào cách bờ 5km và tàu biệt kích là 1-3km. Một số đảo ven bờ như Hòn La, đảo Yến, Hòn Gió, Hòn Nấm, Hòn Cọ hay các mũi đèo Ngang và Roòn, ta có thể bố trí hỏa lực để khống chế vùng biển và đặt các trạm quan sát cảnh giới. Quảng Bình có các con lớn sông là Roòn, Gianh (gồm 4 nguồn: Rào Nậy, Rào Trổ, Rào Nam và Rào Son), Lý Hòa, Dinh và Nhật Lệ (gồm 2 nguồn: Kiến Giang và Long Đại), chủ yếu chảy theo hướng Tây - Đông (trừ sông Nhật Lệ chảy hướng Tây Nam - Đông Bắc). Các sông đều ngắn, dốc nên vào mùa mưa sẽ hứng một lượng nước khổng lồ từ dãy Trường Sơn đổ xuống, gây nên lũ lụt và tạo thành chướng ngại thiên nhiên lớn, chia cắt địa hình, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và giao thông vận tải. Với đặc điểm đó, trong thời bình việc khắc phục lũ lụt, lầy úng đã khó thì trong chiến tranh, địch tập trung đánh phá các điểm vượt sông và các khu vực lầy lội sẽ càng thêm gây khó khăn cho ta. Riêng sông Nhật Lệ, do
  • 31. 27 hướng chảy của mình lại tạo điều kiện thuận lợi hình thành tuyến vận tải từ cảng Nhật Lệ đi về phía Nam hoặc đi sâu vào chân dãy Trường Sơn, nơi có các kho hàng tập kết của Đoàn 559. Tuyến vận tải này đặc biệt phát huy vai trò nhất là vào những thời điểm Quốc lộ 1 và Đường 15 bị ách tắc. Thời tiết ở Quảng Bình chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 12, mùa khô kéo dài từ đầu năm đến tháng 7. Từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, Quảng Bình chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc, có nhiều mưa phùn và lạnh. Vào tháng 1 và 2 hàng năm, vùng trung du và miền núi có sương mù từ chiều hôm trước đến giữa sáng hôm sau, khiến tầm nhìn bị hạn chế xuống dưới 1.000m. Điều kiện này vừa có thuận lợi cho ta (như mây mù, mưa phùn hạn chế hoạt động của máy bay địch) nhưng mặt khác, khi bị đánh phá thì tác hại lại kéo dài, khó khắc phục. Ở Quảng Bình, mùa mưa bão hàng năm kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12, gây lũ lụt nghiêm trọng. Trong điều kiện này, máy bay và tàu chiến địch cũng không hoạt động được. Do đó, việc nghiên cứu kĩ yếu tố thời tiết để tìm giải pháp khắc phục khó khăn và phát huy thuận lợi nhằm hạn chế đến mức tối đa hoạt động đánh phá của đối phương là vấn đề mang tính thường trực của quân dân Quảng Bình. Như vậy, đặc điểm tự nhiên của Quảng Bình vừa có thuận lợi cho việc triển khai thế trận chiến tranh nhân dân như địa hình nhiều rừng núi, hang động có thể xây dựng các căn cứ, kho tàng, che dấu lực lượng cũng như nhanh chóng sử dụng lực lượng tại chỗ cơ động đánh địch xâm nhập, … Trong trường hợp bị chia cắt, mỗi vùng là một khu phòng thủ hoàn chỉnh. Ở vùng nông thôn đồng bằng, dân cư sống tập trung ven các trục đường nên dễ huy động được nguồn nhân lực lớn để bảo đảm giao thông khi cần thiết. Tuy vậy, nhìn chung điều kiện tự nhiên của Quảng Bình trong chiến tranh khó khăn là cơ bản, trong đó lớn nhất là địa hình bị chia cắt mạnh nên khó cho việc mở đường mới cũng như sửa chữa khi gặp mưa lũ hoặc bị địch đánh phá. Do đó, công tác chi viện cách mạng miền Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Địa thế hẹp bề ngang với nhiều cửa sông và mỏm núi ăn ra biển khó cho việc phòng thủ trước những âm mưu xâm nhập bằng biệt kích hoặc tập kích, đổ bộ của
  • 32. 28 địch hòng biến thành “nút chặn” con đường chi viện cách mạng miền Nam, chia cắt, uy hiếp các mục tiêu nội địa. Với đặc điểm và điều kiện tự nhiên, vị trí địa lí có ý nghĩa chiến lược quan trọng như vậy, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975), Quảng Bình cùng với Vĩnh Linh là tuyến đầu của miền Bắc xã hội chủ nghĩa, là hậu phương trực tiếp của cách mạng miền Nam, trước hết là đối với Trị - Thiên. Với tầm nhìn chiến lược, nhận rõ vị trí địa – chính trị, địa - quân sự của Quảng Bình, ngay từ lần vào thăm (16-6-1957), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Quảng Bình cùng với Vĩnh Linh ở tuyến đầu miền Bắc, tiếp giáp miền Nam. Mọi việc làm tốt hay xấu của các cô, các chú ở đây đều có ảnh hưởng nhất định đến cách mạng miền Nam, đều có ý nghĩa đối với việc bảo vệ miền Bắc. Nếu kẻ địch có hành động gì, thì Quảng Bình, Vĩnh Linh phải đương đầu với chúng trước hết và phải đánh thắng chúng trước hết” [40, tr. 278]. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 2.1.2.1. Về kinh tế Cho đến trước cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ (1965), nền kinh tế Quảng Bình chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Qua cải cách ruộng đất, hợp tác hóa nông nghiệp và cải tạo xã hội chủ nghĩa, đến năm 1960, có 95% số hộ tham gia hợp tác xã nông nghiệp, 74% số hộ vào hợp tác xã tín dụng, 66,6% hộ tham gia hợp tác xã mua bán, 90,6% thợ thủ công tham gia hợp tác xã thủ công nghiệp, 32 hộ tư sản ở Đồng Hới và Ba Đồn tham gia công tư hợp doanh, thành lập mới 7 xí nghiệp sản xuất kinh doanh [33, tr. 90]. Nổi bật trong sản xuất nông nghiệp là Hợp tác xã Đại Phong (Lệ Thủy), ngọn cờ đầu của phong trào hợp tác xã nông nghiệp toàn miền Bắc. Trong ngư nghiệp, Quang Phú (Đồng Hới) là ngọn cờ đầu của hợp tác xã nghề cá toàn miền Bắc. Trong những năm 1960-1962, phong trào thi đua “học tập, tiến kịp và vượt Hợp tác xã Đại Phong” được phát động và dấy lên trong toàn tỉnh. Kết quả, đến cuối năm 1962 có 200/780 hợp tác xã đạt danh hiệu “Hợp tác xã Đại Phong”. Cùng với việc đẩy mạnh áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp, một loạt công trình thủy lợi được xây dựng như đê Hạc Hải, Rào
  • 33. 29 Sen, Cẩm Ly (Lệ Thủy), Ba Nương (Tuyên Hóa), Sông Thai, Cự Nẫm (Bố Trạch), … đã góp phần đưa năng suất lương thực tăng lên. Năm 1962, toàn tỉnh đạt sản lượng 119.290 tấn, bình quân đầu người là 329kg (so với năm 1960 cao hơn 29.490 tấn và 29kg) [196, tr. 136]. Nhờ vậy, nhiều hợp tác xã trước đây thiếu ăn nay đã tự túc được lương thực và nhiều hợp tác xã từ tự túc lương thực có dư thừa bán nghĩa vụ cho nhà nước. Trên lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, năm 1960, Quảng Bình có 18 xí nghiệp công nghiệp quốc doanh, 4 xí nghiệp công tư hợp doanh và 2 xí nghiệp hợp tác. Tỉnh ủy và Ủy ban Hành chính tỉnh có những chính sách và biện pháp chỉ đạo để phát triển mạnh công nghiệp địa phương một cách vững chắc, xây dựng tiểu thủ công nghiệp tiến dần lên cơ giới, đảm bảo cung cấp một phần tư liệu sản xuất, vật phẩm tiêu dùng và vật liệu xây dựng. Kết quả, đến năm 1965, toàn tỉnh có 31 xí nghiệp quốc doanh, 116 hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, trong đó quan trọng và có quy mô khá như xí nghiệp cơ khí 3-2, xí nghiệp cưa mộc Ba Đồn, xí nghiệp cưa mộc Trị Thiên, xưởng cưa xẻ Ba Rền, xưởng gạch ngói Phúc Duệ, xí nghiệp đá Bến Tiêm, xí nghiệp tàu Đồng Hới, xí nghiệp chế biến hải sản Bảo Ninh, xí nghiệp rượu dâu Đồng Hới, … Như vậy, phần lớn các xí nghiệp thủ công nghiệp ở Quảng Bình nặng về chế biến thô từ nguồn tài nguyên tại chỗ của địa phương (gỗ, đá, thủy sản, …) nên trong điều kiện có chiến tranh, những cơ sở này dễ phân tán và vẫn duy trì được sản xuất bình thường, đảm bảo cung cấp vật liệu đá và gỗ phục vụ sửa chữa đường sá, xây dựng hầm hào phòng tránh, … Mặt khác, do sản xuất thuần túy nông nghiệp nên các mục tiêu kinh tế ở Quảng Bình rất phân tán, hạn chế được thiệt hại bởi các cuộc đánh phá của đối phương, ngoại trừ những công trình thủy lợi. Điều quan trọng là việc xây dựng được phong trào hợp tác xã mạnh về nhiều mặt là điều kiện đảm bảo cho chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình phát huy được ưu thế của mình như chủ động được việc bố trí, sắp xếp, huy động nhân lực sản xuất, chiến đấu và phục vụ chiến đấu cũng như làm công tác chi viện cách mạng miền Nam như tham gia xây dựng, sửa chữa đường sá, vận chuyển hàng hóa và hỗ trợ về
  • 34. 30 mọi mặt cho chiến trường Trị - Thiên, chiến trường Lào, ngay cả khi có một bộ phận lớn lực lượng thanh niên đã lên đường nhập ngũ. 2.1.2.2. Về xã hội Cho đến năm 1965, dân số Quảng Bình có khoảng 41 vạn người, đa số là người Kinh, nhưng phân bố không đều. Vùng miền núi rộng lớn chỉ có khoảng 4.000 người thuộc các dân tộc như Vân Kiều, Chứt sống rải rác trong các bản cách nhau hàng ngày đường. Vùng ven biển có khoảng 24.000 người nhưng tập trung chủ yếu ở các cửa sông. Do vậy, có những quãng biên giới, bờ biển dài 20-30km không có người ở, dễ bị địch lợi dụng sơ hở để hoạt động gián điệp, biệt kích, xâm nhập nội địa để chống phá. Trong khi đó, vùng đồng bằng nhỏ hẹp lại tập trung hơn 90% dân số bám theo các trục đường và ven sông [168, tr. 3]. Tuy có thuận lợi là dễ huy động nguồn nhân lực lớn khi có yêu cầu nhưng với mật độ quá đông trên một diện hẹp rất khó cho việc tổ chức phòng tránh, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản khi bị đánh phá cũng như cơ động lực lượng để đánh trả. Việc dân số phân bố không đều gây ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội cũng như đảm bảo an ninh, quốc phòng. Vùng miền núi rộng lớn tuy có nhiều tiềm năng để phát triển nhưng còn quá thưa dân, trình độ nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế là khó khăn rất lớn trong việc khai thác tài nguyên cũng như góp phần đấu tranh chống các hoạt động xâm nhập, phá hoại của địch. Trong những năm trước chiến tranh, việc khai thác khu vực cận sơn đã được chú ý bằng việc xây dựng một số nông trường dọc theo Đường 15 như Nông trường 1-5, Nông trường Việt - Trung, Nông trường Lệ - Ninh, … Đây thực chất là mô hình quân đội làm kinh tế trong thời bình, góp phần quan trọng thực hiện kinh tế kết hợp với quốc phòng, hình thành tuyến hậu phương chiến lược trong chiến tranh 1 . Tuy nhiên, những vùng kinh tế mới như trên vẫn còn ít, một mảng lớn núi rừng vẫn còn bỏ trống. Đây là địa bàn mà đối phương thường xuyên lợi dụng để hoạt động biệt kích. Khi chiến tranh phá hoại của Mỹ diễn ra, phần lớn các tuyến đường chi viện cách mạng 1 . Như Nông trường Việt - Trung có thể sửa chữa lớn 1.000 ô tô/năm, có sức chứa 2 sư đoàn bộ binh.
  • 35. 31 miền Nam đều đi qua địa bàn miền núi Quảng Bình nhưng việc huy động nguồn nhân lực và vật lực tại chỗ để xây dựng, sửa chữa gặp rất nhiều khó khăn, chủ yếu phải đưa thanh niên xung phong từ đồng bằng hoặc các tỉnh phía Bắc vào thực hiện. Nhân dân Quảng Bình đa phần theo tín ngưỡng cổ truyền, số ít theo Phật giáo và Thiên Chúa giáo. Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ở Quảng Bình không còn tổ chức giáo hội Phật giáo nên không có những hoạt động phật sự. Thiên Chúa giáo có khoảng 5 vạn người, tập trung ở Quảng Trạch và một số xã thuộc Tuyên Hóa, Bố Trạch. Nhìn chung, đồng bào có truyền thống kính Chúa yêu nước, có những đóng góp nhất định đối với công cuộc kháng chiến, giải phóng dân tộc. Sau Hiệp định Genève (21-7-1954), bằng các biện pháp tuyên truyền, cưỡng ép và dụ dỗ, chính quyền Ngô Đình Diệm đã đưa hơn 1 vạn người vào Nam [115, tr. 29], trong đó phần lớn là đồng bào Thiên Chúa giáo. Thực dân Pháp còn cài lại nhiều phần tử tay sai nhằm phá hoại công cuộc xây dựng chế độ mới. Mặt khác, khi tiến hành phá hoại miền Bắc, địch lợi dụng những vùng ven biển và nơi tập trung đồng bào Thiên Chúa giáo để tung người xâm nhập, tuyên truyền, kích động chống phá chính quyền và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Do đó, song song với ổn định mọi mặt đời sống xã hội sau chiến tranh, việc đấu tranh nhằm phát hiện, đấu tranh với những phần tử phản động, làm sạch địa bàn, đảm bảo an toàn cho tuyến đầu miền Bắc luôn là nhiệm vụ thường trực của quân dân Quảng Bình. Nhìn chung, cộng đồng cư dân ở Quảng Bình tương đối thuần nhất. Nội bộ nhân dân đoàn kết, thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Nhân dân các dân tộc, tôn giáo đều một lòng tin tưởng vào đường lối cách mạng của Đảng, cùng chia sẻ những khó khăn, hỗ trợ nhau trong sản xuất và tích cực đóng góp sức người, sức của cho sự nghiệp cách mạng nói chung, cho công cuộc bảo vệ quê hương, đất nước nói riêng. Đây là một thuận lợi cơ bản để cấp ủy Đảng và chính quyền huy động mọi lực lượng tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.
  • 36. 32 2.1.3. Truyền thống yêu nước và cách mạng của nhân dân Quảng Bình Quảng Bình là vùng đất thụ ứng, tiếp biến và lan tỏa văn hóa cùng với quá trình mở nước để xác lập chủ quyền trên dải đất Việt Nam hình chữ S và vùng biển đảo rộng lớn ngày nay. Đây là địa bàn giao thoa của văn minh Ấn Độ - Trung Hoa, của nền văn hóa Đông Sơn - Sa Huỳnh, của các nhóm ngôn ngữ Việt - Mường, một thời biên viễn giữa Đại Việt với Champa, cũng là vùng đất nhiều lần là biên giới chia cắt quốc gia/ vùng miền. Để sinh tồn, nhân dân Quảng Bình đã tạo lập cho mình một “sức sống linh hoạt, nội lực thâm hậu, khả năng chịu đựng, hóa giải, gan góc, nghị lực, bền bỉ và có biệt tài phát huy năng lực ấy, vượt khỏi không gian sinh tồn nhỏ hẹp vốn có, để trở thành một thành phần quan trọng của sức mạnh quốc gia” [158, tr. 87]. Từ sau năm 1069, vùng đất Quảng Bình (gồm hai châu Bố Chính và Địa Lý) trở thành một phần của quốc gia Đại Việt. Cùng với quá trình di cư lập làng, nhân dân Quảng Bình tham gia tích cực công cuộc khai phá vùng đất mới, cùng với triều đình giữ yên bờ cõi. Trong cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân Mông - Nguyên xâm lược năm 1285, nhân dân Quảng Bình đã phối hợp tích cực với quân triều đình chặn đánh quyết liệt, làm chậm bước tiến của đạo quân Toa Đô trên đường từ Chiêm Thành ra Bắc. Nửa đầu thế kỉ XV, nhân dân Quảng Bình đã nhất loạt nổi dậy phối hợp với nghĩa quân Lam Sơn do Trần Nguyên Hãn từ Nghệ An kéo vào giải phóng Tân Bình. Trong phong trào Tây Sơn cuối thế kỉ XVIII, nhân dân Quảng Bình hăng hái tham gia đại quân của Quang Trung - Nguyễn Huệ, góp phần làm nên đại thắng Xuân Kỉ Dậu 1789, quét sạch 29 vạn quân Thanh xâm lược ra khỏi đất nước. Cuối thế kỉ XIX, trong phong trào Cần Vương, triều đình kháng chiến Hàm Nghi chọn Quảng Bình làm nơi đứng chân. Tại đây, “kẻ có thế, người có tiền, mộ phu binh lính, đổi nhà làm trường diễn võ, mang cơ nghiệp ra giúp quân lương, bỏ cày cuốc cầm gươm súng” [119, tr. 21]. Những thủ lĩnh ở địa phương như Nguyễn Phạm Tuân, Lê Trực, Đoàn Chí Tuân, Mai Lượng, Lê Mô Khởi, Đề Én, Đề Chít, Hoàng Phúc, ... vốn là những người có uy tín nên khi họ đứng ra mộ quân, tập hợp
  • 37. 33 lực lượng, đã được đông đảo nhân dân hưởng ứng. Chính những đội nghĩa quân khắp nơi trong tỉnh đã kết thành một thế trận bao vây quân Pháp, nhiều phen gây cho chúng những tổn thất lớn. Qua 3 năm kháng chiến anh dũng và sôi nổi của nhân dân Quảng Bình dưới ngọn cờ Cần Vương (1885-1888), có thể thấy về thực chất đây là cuộc chiến tranh của nhân dân chống Pháp dưới sự lãnh đạo của những sĩ phu yêu nước dưới danh nghĩa “Cần Vương” để tập hợp lực lượng. Nguồn gốc sức mạnh của phong trào ấy chính là của nhân dân, chủ yếu là nông dân Quảng Bình trong cuộc chiến chống lại thực dân Pháp xâm lược để bảo vệ xóm làng, quê hương. Triều đình Hàm Nghi đã dựa vào phong trào mạnh mẽ, rộng lớn của nhân dân mà tồn tại và phong trào Cần Vương của nhân dân cả nước nói chung, của nhân dân Minh Hóa, Tuyên Hóa và các địa phương ở Quảng Bình nói riêng chính là gạch nối để ngọn lửa yêu nước không những không bị gián đoạn mà còn có cơ hội bùng phát trong thời kì đấu tranh giải phóng dân tộc giai đoạn sau [152]. Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930), nhân dân Quảng Bình sớm theo Đảng làm cách mạng. Trong Cách mạng tháng Tám 1945, khởi nghĩa giành chính quyền ở Quảng Bình, bạo lực cách mạng của quần chúng nhân dân được biểu hiện dưới hình thức biểu tình chính trị là chủ yếu và quyết định thắng lợi. Lực lượng tự vệ vũ trang đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tinh thần đấu tranh của nhân dân, thị uy và làm áp lực mạnh mẽ cho Ủy ban khởi nghĩa tiến hành thuyết phục và bắt buộc quan lại Nam triều trao chính quyền cho nhân dân. Tại một số phủ, huyện như Quảng Ninh, Lệ Thủy và Tuyên Hóa, Ủy ban khởi nghĩa đã dùng đò, phà chuyên chở tự vệ và quần chúng nhân dân về phủ, huyện lị tiến hành khởi nghĩa. Hàng trăm quần chúng của phủ Quảng Ninh đã tham gia giành chính quyền ở thị xã Đồng Hới [116, tr. 511-512]. Từ cuối tháng 3-1947, khi thực dân Pháp tấn công Quảng Bình, quán triệt đường lối kháng chiến “toàn dân, toàn diện” của Đảng, thực hiện khẩu hiệu “mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xóm là một pháo đài”, công tác xây dựng làng chiến đấu được đẩy mạnh khắp các địa phương trong tỉnh. Nhân dân huy động các loại tre trồng kín quanh làng, làm cổng làng bằng tre gai, tổ chức tuần tra canh gác,
  • 38. 34 phát hiện và kiểm tra những người lạ mặt vào làng. Hệ thống hầm hào, công sự được đào đắp từ xóm này sang xóm khác, kết hợp với hầm chông, bãi mìn theo phương án chiến đấu đánh ngoài làng, đánh trong làng. Một số khu vực trống trải được cắm chông cao để đề phòng địch đổ bộ đường không, tiêu biểu đầu tiên ở Quảng Bình trong kháng chiến chống Pháp có thể kể đến như Cự Nẫm (Bố Trạch), Cảnh Dương (Quảng Trạch), Hoàn Lão (Bố Trạch), Hiển Lộc (Quảng Ninh), Hưng Đạo (Lệ Thủy), [102, tr. 529]. Với tinh thần “Quảng Bình quật khởi”, làng chiến đấu đã tạo nên thế trận chiến tranh nhân dân rộng khắp, một “thiên la địa võng” đánh địch mọi nơi mọi lúc, tạo cơ sở cho lực lượng vũ trang của tỉnh mở những cuộc tấn công lớn. “Các làng chiến đấu ấy không những chỉ bảo vệ hay che chở cho dân quân, mà còn là lợi khí của dân quân để giết địch ngay tại chỗ” [105, tr. 54]. Đây là một sáng tạo nổi bật của chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình, để cùng với quân dân Quảng Trị và Thừa Thiên Huế làm nên một “Bình Trị Thiên khói lửa”, góp phần đi đến thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Và truyền thống đó càng được nhân lên, phát huy mạnh mẽ khi bước vào cuộc đối đầu với chiến tranh phá hoại nhiều mặt của đế quốc Mỹ trong những năm 1965-1973. 2.2. Chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở Quảng Bình Ngay từ khi thay Pháp ở miền Nam Việt Nam, đế quốc Mỹ nhận thấy miền Bắc là căn cứ địa cách mạng của cả nước, là hậu phương lớn của tiền tuyến lớn miền Nam. Vì thế, Mỹ thực hiện phá hoại, ngăn chặn miền Bắc chi viện cho cách mạng miền Nam. Đối với Quảng Bình, do vị trí chiến lược của mình nên trở thành một trọng điểm đánh phá của Mỹ và chính quyền Sài Gòn, trong đó nổi lên hai hình thức chủ yếu sau. 2.2.1. Phá hoại bằng gián điệp và biệt kích Thực ra, từ năm 1961, triển khai chiến lược“Chiến tranh đặc biệt”, Mỹ và chính quyền Sài Gòn sử dụng gián điệp và biệt kích hòng gây ra “cuộc chiến trong lòng Cộng sản” và thu thập thông tin chuẩn bị “Bắc tiến”, trong đó Quảng Bình là một trọng điểm.
  • 39. 35 Bằng những phương thức khác nhau, Mỹ và chính quyền Sài Gòn tung người ra Bắc theo cả đường bộ, đường biển và đường không. Do đặc điểm tự nhiên của Quảng Bình phần lớn là rừng núi hiểm trở và có bờ biển dài, địa hình phức tạp nên đối phương lợi dụng để tung gián điệp và biệt kích chủ yếu theo hai tuyến này. Theo đường bộ, gián điệp xâm nhập qua biên giới Việt - Lào hoặc qua giới tuyến quân sự tạm thời. Phương thức vượt tuyến của chúng hoặc bí mật hoặc công khai trà trộn vào trong số người trốn ra Bắc với nhiều lí do, như trốn quân dịch, đầu hàng, bất mãn, ... để nắm tin tức, móc nối với các tổ chức phản động cũ được cài lại. Ngoài ra, lợi dụng đêm tối và địa hình phức tạp, đối phương nhiều lần dùng máy bay thả biệt kích xuống vùng núi. Theo đường biển, chúng thường xâm nhập vào khu vực Đèo Ngang và cảng Gianh và các bãi ngang ven biển, nơi dân cư thưa thớt, khó phát hiện. Hoạt động của gián điệp, biệt kích chủ yếu là điều tra về lực lượng quân đội, tiềm lực và khả năng quốc phòng, các kho tàng quân sự và đường giao thông chiến lược quan trọng; về lực lượng an ninh, dân quân tự vệ, thái độ chính trị của nhân dân đối với Đảng và chính phủ; về mối quan hệ giữa Việt Nam Dân chủ cộng hòa với các nước xã hội chủ nghĩa; về các cơ sở kinh tế, phong tục tập quán của địa phương, mẫu tiền của miền Bắc và các loại giấy tờ tùy thân của nhân dân. Đồng thời, chúng tìm cách móc nối cơ sở, tăng cường phục kích bắt cóc, ám sát cán bộ, bộ đội, phá hoại cầu cống, kho tàng, các mục tiêu trọng điểm trên địa bàn, … Trong vòng 3 năm (từ tháng 6-1961 đến tháng 7-1964), Mỹ và chính quyền Sài Gòn tung ra địa bàn Quảng Bình 10 toán biệt kích, với gần 100 tên. Từ năm 1965, Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc, hoạt động biệt kích của chúng có sự thay đổi. Hàng loạt toán biệt kích, thám báo và biệt hải được tung ra nhằm điều tra, chỉ điểm cho máy bay đánh phá, ngăn chặn các tuyến đường chiến lược chi viện cách mạng miền Nam. Trên tuyến biên giới Việt - Lào, Mỹ và chính quyền Sài Gòn sử dụng máy bay lên thẳng để tận dụng yếu tố cơ động cao đánh nhanh, rút nhanh. Chúng còn tăng cường thả dù thám báo xuống khu vực ngoại biên, sử dụng đất Lào làm bàn đạp để xâm nhập, phát hiện các tuyến đường vận
  • 40. 36 chuyển cũng như các kho tàng, binh trạm, … Để tránh bị phát hiện, số này cải trang, mang trang phục bộ đội và trang bị súng AK.47, … Từ đầu năm 1965 đến cuối năm 1968, chúng đánh xuống khu vực miền núi và ngoại biên Quảng Bình 28 vụ gián điệp, biệt kích và thám báo. Trên tuyến biển, một phương thức hoạt động mới là ngoài pháo kích từ các tàu chiến vào đất liền còn sử dụng tàu biệt kích vào sát bờ và các cửa sông để uy hiếp ngư dân, ngăn chặn các hoạt động vận chuyển và quan sát tình hình bố phòng của ta. Thậm chí, liều lĩnh hơn, đối phương còn tập kích một số địa điểm như ngày 23- 1-1965, pháo kích ở Đông Thành (Đồng Hới) theo thủ đoạn: tiếp cận gần, bắn nhanh, rút nhanh, bắn dồn dập làm cho ta không kịp đối phó [9]. Đối phương còn vây bắt nhiều thuyền đánh cá, uy hiếp những người bị bắt, buộc họ phải làm việc cho chúng. Mục đích của chúng bên cạnh ngăn chặn tuyến vận tải trên biển của ta còn nhằm thu thập tin tức chuẩn bị cho những hoạt động tập kích ở quy mô lớn hơn. Năm 1965, địch bắt 5 vụ, gồm 6 thuyền với 34 người. Trong số 4 thuyền được thả ra, ta phát hiện có 7 người được đối phương cài cắm lại để điều tra tình hình và gây dựng cơ sở. Bước sang năm 1967-1968, địch tiếp tục tung các toán gián điệp, biệt kích xuống nhiều địa bàn nội, ngoại biên giới phía Tây. Về đường biển, ngày 14-4- 1967 và 8-1967, biệt kích xâm nhập Thanh Trạch (Bố Trạch), ngày 6-6-1967 lên Quảng Phúc và 17-7-1967 lên Quảng Đông (Quảng Trạch), 80 lần vây ngư dân, bắt 267 người đưa vào Nam khai thác (trong đó có thả ra 187 người). Về đường không, đối phương tung biệt kích bằng trực thăng hoặc nhảy dù xuống đường 12 và 20 nhằm theo dõi sự vận chuyển, phát hiện kho tàng để chỉ điểm cho máy bay đánh phá và xây dựng cơ sở gián điệp. Ngày 30-10-1967, địch thả 10 tên xuống Thanh Lạng [59]. Ngoài ra, việc cài cắm gián điệp vẫn được đối phương ráo riết thực hiện dưới nhiều hình thức như lợi dụng trà trộn vào trong số những người dân ở miền Nam vượt tuyến ra Bắc. Một thủ đoạn rất nham hiểm của đối phương nữa là dụ dỗ, ép buộc những người bị tàu biệt kích bắt cung cấp tin tức ở địa phương hoặc làm việc