SlideShare a Scribd company logo
1 of 196
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THẾ ANH
SINH KẾ CỦA NGƯỜI MƯỜNG
Ở XÃ CẨM LƯƠNG, HUYỆN CẨM THỦY,
TỈNH THANH HÓA HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC
HÀ NỘI - 2019
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THẾ ANH
SINH KẾ CỦA NGƯỜI MƯỜNG
Ở XÃ CẨM LƯƠNG, HUYỆN CẨM THỦY,
TỈNH THANH HÓA HIỆN NAY
Ngành: Nhân học
Mã số : 9 31 03 02
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Bùi Xuân Đính
2. PGS.TS. Trần Văn Thức
HÀ NỘI - 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận án là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác. Những tư liệu và luận điểm mà Luận án kế thừa của các
tác giả đi trước đều được ghi rõ xuất xứ.
Hà Nội, ngày 22 tháng 8 năm 2019
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Thế Anh
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận án tiến sĩ Nhân học với đề tài "Sinh kế
của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa hiện
nay", tôi nhận được sự giúp đỡ của các cơ quan, tập thể và cá nhân. Nhân đây,
tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới:
- Học viện Khoa học xã hội, Khoa Dân tộc học và Nhân học thuộc Học
viện đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành chương trình học tập, nghiên cứu và
bảo vệ luận án;
- Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa - nơi tôi
đang công tác đã tạo các điều kiện thuận lợi để tôi được theo học chương trình
nghiên cứu sinh khóa 2015 - 2018, cũng như giúp tôi các thủ tục cần thiết
trong quá trình viết và bảo vệ luận án;
- Lãnh đạo UBND và cán bộ các bộ phận giúp việc thuộc UBND xã Cẩm
Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa, bà con người Mường, người Việt
ở các thôn làng trong xã đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi tiếp cận, khai thác
các nguồn tư liệu cho luận án trong các đợt điền dã từ 2015- 2017;
- Gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã khích lệ, động viên, tạo điều kiện
tốt nhất cho tôi trong quá trình thực hiện luận án;
- Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS. Bùi
Xuân Đính và PGS.TS. Trần Văn Thức đã tận tình chỉ bảo tôi trong việc định
hướng đề tài, tiếp cận các lý thuyết và phương pháp nghiên cứu, thu thập và
xử lý tư liệu, thực hiện các ý tưởng khoa học, để tôi hoàn thành tốt luận án.
Hà Nội, ngày 22 tháng 8 năm 2019
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Thế Anh
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU........................................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT
VÀ GIỚI THIỆU NGƯỜI MƯỜNG Ở ĐỊABÀN NGHIÊN CỨU................... 9
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu............................................................................9
1.1.1. Những nghiên cứu về sinh kế các tộc người.....................................................9
1.1.2. Nghiên cứu về người Mường và hoạt động sinh kế của người Mường..... 18
1.2. Cơ sở lý thuyết của luận án..................................................................................22
1.2.1. Các khái niệm cơ bản........................................................................................22
1.2.2. Cơ sở lý thuyết...................................................................................................28
1.3. Giới thiệu người Mường ở địa bàn nghiên cứu .................................................32
1.3.1.Vài nét về xã Cẩm Lương..................................................................................32
1.3.2. Người Mường ở xã Cẩm Lương......................................................................42
Tiểu kết Chương 1…………………………………………………………... 50
Chương 2: CÁC HOẠT ĐỘNG SINH KẾ SẢN XUẤT VÀ KHAI THÁC
CÁC SẢN VẬT TỰ NHIÊN....................................................................................53
2.1. Các nguồn vốn của hoạt động sinh kế sản xuất và khai thác tự nhiên ....53
2.1.1. Vốn tự nhiên.......................................................................................................53
2.1.2. Vốn vật chất .......................................................................................................54
2.1.3. Vốn tài chính......................................................................................................57
2.1.4. Vốn xã hội..........................................................................................................58
2.1.5. Vốn con người ...................................................................................................60
2.2. Nông nghiệp.........................................................................................................61
2.2.1. Trồng trọt............................................................................................................61
2.1.2. Chăn nuôi ...........................................................................................................71
2.3. Lâm nghiệp và khai thác các sản vật tự nhiên....................................................78
2.4. Thủ công nghiệp và đi làm công nhân các doanh nghiệp.................................81
Tiểu kết Chương 2…………………………………………………………... .83
Chương 3: CÁC HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ ...........................................................85
3.1. Các nguồn vốn cho hoạt động dịch vụ............................................................85
3.2. Nhìn nhận chung về các hoạt động dịch vụ ở xã Cẩm Lương hiện nay..87
3.3. Hoạt động dịch vụ du lịch ở khu Suối cá Cẩm Lương................................91
3.3.1. Những tiền đề khách quan cho sự hình thành các hoạt động dịch vụ du lịch
và khu du lịch Suối cá..................................................................................................91
3.3.2. Các hình thức dịch vụ du lịch đầu tiên ............................................................94
3.3.3. Các hình thức dịch vụ du lịch ở khu vực Suối cá Cẩm Lương .....................96
Tiểu kết Chương 3…………………………………………………………...114
Chương 4: MỘT VÀI BÀN LUẬN TỪ NGHIÊN CỨU SINH KẾ HIỆN NAY
CỦA NGƯỜI MƯỜNG XÃ CẨM LƯƠNG......................................................116
4.1. Đánh giá biến đổi sinh kế của người Mường xã Cẩm Lương..................116
4.1.1. Những mặt tích cực, hiệu quả.........................................................................116
4.1.2. Những mặt chưa hiệu quả...............................................................................122
4.1.3. Nhìn nhận biến đổi sinh kế từ góc nhìn Dân tộc học/Nhân học .................125
4.2. Những thuận lợi và khó khăn về sinh kế hiện nay của người Mường xã
Cẩm Lương ...............................................................................................................131
4.2.1. Những thuận lợi...............................................................................................131
4.2.2. Những khó khăn ..............................................................................................134
4.3. Một số đề xuất, kiến nghị từ kết quả nghiên cứu .......................................140
4.3.1. Cơ sở của đề xuất kiến nghị............................................................................140
4.3.2. Các kiến nghị cụ thể........................................................................................141
Tiểu kết Chương 4…………………………………………………………. 143
KẾT LUẬN...............................................................................................................145
CHÚ THÍCH.............................................................................................................149
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN..................................................................................................................152
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................153
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Các loại đất đai xã Cẩm Lương (năm 2015)............................................37
Bảng 1.2: Số hộ, khẩu chia theo dân tộc của các thôn..............................................42
Bảng 2.1: Tình hình tư liệu sản xuất lớn và nhà cửa xã Cẩm Lương......................57
Bảng 2.2: Số dự nợ ngân hàng ở xã Cẩm Lương các năm 2015 - 2017.................58
Bảng 2.3: Chỉ tiêu của trồng trọt đạt được ở xã Cẩm Lương qua một số năm.... 63
Bảng 2.4: Kết quả chăn nuôi ở xã Cẩm Lương qua một số năm.............................75
Bảng 2.5: Số lượng lao động xã Cẩm Lương đi làm tại các khu công nghiệp và đi
xuất khẩu lao động.......................................................................................................83
Bảng 3.1: Số lượng các hộ làm dịch vụ ở xã Cẩm Lương năm 2017.....................87
Bảng 3.2. Số lượng quầy hàng, cửa hàng tại khu vực Suối cá qua một số năm .101
Bảng 4.1: Cơ cấu kinh tế và tỷ lệ hộ nghèo xã Cẩm Lương qua một số năm.... 117
Bảng 4.2: Mức thu nhập thuộc diện trung bình khá ở hai thôn Lương Ngọc và
Lương Thuận năm 2018……………………………………………………121
DANH MỤC CÁC HỘP PHỎNG VẤN
Trang
Hộp 2.1: Ý kiến về so sánh thu nhập của trồng mía với trồng lúa ..........................66
Hộp 2.2: Ý kiến về tính cộng đồng trong trồng mía.................................................68
Hộp 3.1: Lý do mở quán rồi đóng quán sớm.............................................................89
Hộp 3.2: Lý do mở quán bia và dịch vụ đám cưới ...................................................90
Hộp 3.3: Về việc bán hàng giúp cho người thân.....................................................100
Hộp 3.4: Về công việc của các thành viên câu lạc bộ chụp ảnh............................103
Hộp 3.5: Về việc mở nhà nghỉ nhưng không có khách..........................................105
Hộp 4.1: Lý do về quê mở quầy hàng khi đã về già...............................................120
Hộp 4.2: Về mâu thuẫn trong phân chia nguồn thu từ du lịch Suối cá.................139
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
1.1. Những năm gần đây, dưới góc độ Nhân học, một trong những vấn
đề được quan tâm nghiên cứu là sinh kế (còn được gọi bằng các khái niệm: kế
mưu sinh, phương thức mưu sinh ...) của các cộng đồng cư dân, các tộc người
cư trú tại các dạng môi trường khác nhau. Mỗi tộc người, mỗi nhóm cư dân
luôn gắn với một môi trường, cảnh quan nhất định. Trước môi trường sống
với các đặc điểm về địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, thủy văn ..., con người qua
tích lũy kinh nghiệm hàng nghìn năm đã có những nhận biết nhất định về
chúng để có một thái độ ứng xử hợp lý, thể hiện qua sinh kế, nhằm tạo lập
cuộc sống cho mình. Sinh kế và sự thích ứng với môi trường sống của con
người luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nghiên cứu hoạt động sinh kế
nhằm chỉ ra đặc điểm ứng xử của con người trước môi trường sống - một
trong những yếu tố cơ bản của văn hóa tộc người.
Sinh kế còn phản ánh các mối quan hệ xã hội, bởi trong sản xuất, con
người không thể đứng đơn độc mà phải liên kết với những người khác, được
quy định bởi thiết chế tổ chức xã hội và các quan hệ xã hội,
Sinh kế còn là cơ sở để hình thành các yếu tố văn hóa (các phong tục
tập quán, các tín ngưỡng, kiêng kỵ, tâm lý, tính cách) của cộng đồng cư dân.
Không phải ngẫu nhiên mà các nhà văn hóa học đưa ra tổng kết, cách mưu
sinh như thế nào, văn hóa ấy.
Tóm lại, sinh kế là yếu tố quan trọng hàng đầu của văn hóa tộc người;
nghiên cứu sinh kế góp phần quan trọng vào nghiên cứu các tộc người, các
cộng đồng cư dân.
1.2. Người Mường sinh sống tập trung trong các thung lũng chân núi
tại các tỉnh Sơn La, Phú Thọ, Hòa Bình và Thanh Hóa, trong đó đông đúc
nhất tại tỉnh Hòa Bình. Nguồn sống chính của đồng bào là làm ruộng nước,
2
kết hợp làm nương rẫy và khai thác các nguồn lợi tự nhiên, làm nghề thủ công
gia đình. Từ các hình thức sinh kế này, người Mường đã tạo lập nên một xã
hội Mường, một nền văn hóa Mường, với những đặc điểm riêng rất rõ nét.
Tuy nhiên, các thung lũng chân núi ở vùng người Mường cũng rất đa
dạng, nên sinh kế của đồng bào ở từng vùng có những khác biệt nhau rất rõ
nét, cần được quan tâm nghiên cứu để thấy được tính đa dạng của sinh kế
cũng như văn hóa tộc người.
Miền Tây tỉnh Thanh Hóa hiện nay gồm 11 huyện, là địa bàn sinh tụ
của nhiều tộc người, trong đó người Mường có số lượng dân cư đông nhất và
tập trung thành các làng tại các huyện: Bá Thước, Cẩm Thủy, Thạch Thành,
Ngọc Lặc và cư trú xen kẽ với người Việt, người Thái ở nhiều huyện, một số
xã miền núi thuộc các huyện đồng bằng.
Cẩm Lương là một trong những xã vùng cao của huyện Cẩm Thủy, có
người Mường chiếm đa số, sinh sống từ rất lâu đời. Xã có các dạng cảnh
quan: thung lũng chân núi, núi - đồi thấp, sông Mã và các dòng suối. Cảnh
quan đa dạng trên đây tạo cho người Mường mưu sinh bằng nhiều hình thức
khác nhau, trong đó làm ruộng nước là chủ đạo. Từ khi thực hiện công cuộc
Đổi mới, sinh kế của đồng bào đã có những chuyển biến mạnh mẽ, nhờ các
chính sách của Đảng và Nhà nước, nhờ tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Ngày nay, xã Cẩm Lương với suối cá nổi tiếng còn có một vị trí quan trọng
trong sự phát triển của ngành du lịch tỉnh Thanh Hóa. Người Mường ở đây đã
từng bước hòa nhập vào các hoạt động du lịch. Khu vực suối cá và xã Cẩm
Lương đã được quy hoạch, nằm trong vùng phát triển du lịch cộng đồng các
huyện miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa. Tuy nhiên, quá trình thay đổi sinh
kế của đồng bào cũng như việc quy hoạch phát triển của các ngành, các cấp
tại tỉnh Thanh Hóa, huyện Cẩm Thủy đang đặt ra nhiều vấn đề cần quan tâm
giải quyết. Nghiên cứu sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương không chỉ
3
hiểu thêm đặc điểm văn hóa Mường mà còn tạo cơ sở khoa học để đề ra các
giải pháp giúp đồng bào phát triển bền vững.
Với những ý nghĩa khoa học và thực tiễn trên, tôi chọn đề tài Sinh kế
của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa
hiện nay làm đề tài luận án tiến sĩ Nhân học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án
- Làm rõ thực trạng sinh kế hiện nay của người Mường ở địa bàn
nghiên cứu, trên cơ sở phân tích và so sánh với sinh kế truyền thống;
- Xác định những vấn đề đang đặt ra đối với sinh kế của người Mường
ở xã Cẩm Lương hiện nay trong mối quan hệ với phát triển bền vững; tạo cơ
sở khoa học cho việc xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của
người Mường, của địa phương.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thu thập các nguồn tài liệu liên quan đến hoạt động sinh kế hiện nay
của người Mường ở xã Cẩm Lương, gồm nông nghiệp, các nghề thủ công, các
loại hình dịch vụ.
- Luận giải các khía cạnh liên quan đến hoạt động sinh kế hiện nay của
người Mường tại địa bàn nghiên cứu. Đó là các dạng thức sinh kế (nông
nghiệp, thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ) gắn với các nguồn vốn của
sinh kế hiện nay, những yếu tố tác động đến sinh kế và tác động của sinh kế
đối với các mặt đời sống của người Mường xã Cẩm Lương.
- Nêu một số vấn đề đặt ra đối với sinh kế hiện nay của người Mường
xã Cẩm Lương, tạo cơ sở khoa học để Đảng bộ, chính quyền địa phương tham
khảo trong việc đề ra các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền
vững trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường, công nghiệp hóa, hiện
đại hóa và hội nhập.
4
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các dạng thức sinh kế hiện nay
gắn với môi trường sống của người Mường xã Cẩm Lương, như ở ý hai, mục
2.2 nêu trên.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án
Phạm vi nghiên cứu của luận án về không gian là xã Cẩm Lương,
huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa - nơi có Suối cá 1
nổi tiếng. Xã có 6 thôn
Kim Mẫm 1, Kim Mẫm 2, Lương Ngọc, Lương Hòa, Lương Thuận và Xủ
Xuyên. Tác giả luận án đã khảo sát tại tất cả các thôn, trong đó, hai thôn đã
được tập trung thời gian nghiên cứu nhiều hơn là thôn Lương Thuận - thôn có
nhiều thay đổi tích cực nổi bật trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng và thôn
Lương Ngọc - thôn có Suối cá, từ nhiều năm nay đã chuyển mạnh sang hoạt
động dịch vụ du lịch.
Về phạm vi thời gian, luận án nghiên cứu sinh kế của người Mường
hiện nay, tức các dạng thức sinh kế đang diễn ra. Các dạng thức sinh kế này
là sự kết hợp giữa các yếu tố truyền thống và các yếu tố mới xuất hiện từ khi
người Mường xã Cẩm Lương thực hiện công cuộc Đổi mới. Tuy nhiên,
nghiên cứu sinh lấy năm 2005 làm mốc, là thời điểm cầu treo bắc qua sông
Mã, từ đầu xã Cẩm Thành sang thôn Kim Mẫm (nay là Kim Mẫm 1) chính
thức thông xe, thế cô lập của xã bị phá vỡ; giao lưu kinh tế, văn hóa của địa
phương không còn bị cách trở, tạo ra nhiều hoạt động mưu sinh mang tình
đồng bộ và có những khởi sắc rõ nét, trong đó, hoạt động du lịch diễn ra sôi
động nhất. Do điều kiện lưu trữ của địa phương có nhiều hạn chế nên, các số
liệu thống kê về sinh kế được thu thập chủ yếu trong các năm từ 2015 - 2018.
1
Suối cá ở Cẩm Lương đến nay đã rất nổi tiếng, nên luận án viết hoa từ “Suối cá”, như là
một danh từ riêng.
5
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Để nghiên cứu về sinh kế hiện nay của người Mường ở xã Cẩm Lương,
chúng tôi dựa trên cơ sở lý luận là phép biện chứng của Chủ nghĩa duy vật
lịch sử với nội dung chủ đạo là, khi xem xét bất kỳ sự vật, hiện tượng nào đều
phải đặt trong mối liên hệ với các yếu tố khác. Nghiên cứu sinh kế hiện nay
được đặt trong mối quan hệ biện chứng với các yếu tố của môi trường tự
nhiên, thiết chế xã hội, các đặc điểm văn hóa, điều kiện lịch sử của cư dân,
các chính sách của Nhà nước; đồng thời đặt sinh kế hiện nay trong mối quan
hệ với sinh kế truyền thống …
Với chủ đề và đối tượng nghiên cứu là sinh kế hiện nay của người
Mường, luận án vận dụng cách tiếp cận của hai lý thuyết là lý thuyết
Khung sinh kế bền vững và lý thuyết Biến đổi văn hóa, như sẽ được trình
bày ở Chương 1.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thu thập được nguồn tư liệu cho luận án, nghiên cứu sinh sử dụng
phương pháp tổng quan tài liệu và thu thập thông tin, tài liệu thứ cấp. Nghiên
cứu sinh đã cố gắng tiếp cận với các cuốn sách, luận án, tài liệu về sinh kế nói
chung và sinh kế của người Mường, về người Mường ở Việt Nam và người
Mường ở Thanh Hóa; cũng như thu thập các tài liệu liên quan đến người
Mường và sinh kế của người Mường tại địa bàn được lựa chọn nghiên cứu.
Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành, trong đó điền dã
Dân tộc học là phương pháp chính. Nghiên cứu sinh đã thực hiện nhiều
chuyến điền dã, trong đó hai chuyến từ 28/4 đến 5/5/2016 và từ 24/12 đến
31/12/2017 có sự chỉ đạo trực tiếp của giáo viên hướng dẫn tại thực địa.
Trong các chuyến điền dã, nghiên cứu sinh sử dụng các thao tác:
- Quan sát: thao tác này giúp nghiên cứu snnh hình dung và thu thập
được những thông tin ban đầu về cảnh quan, môi trường cư trú, bố trí làng
6
xóm, nhà cửa, cách sinh hoạt và lao động của người Mường và sự giao tiếp
của họ trong cộng đồng - những yếu tố có liên quan đến sinh kế.
- Quan sát tham dự: nghiên cứu sinh đã có các quan sát, tham dự sau:
+ Quan sát, tham dự một số công việc lao động nông nghiệp hàng ngày,
như bừa ruộng, trồng, chăm sóc và thu hoạch mía, chăm sóc cá lồng; hay các
hoạt động dịch vụ (bán hàng), chặt tre, vót đũa tại khu du lịch Suối cá …
+ Quan sát, tham dự một số hoạt động của đời sống gia đình và cộng
đồng thôn bản.
Các thao tác này không chỉ giúp chúng tôi có thể nắm được các hiện
tượng sinh kế đang diễn ra một cách chân thực nhất, đồng thời mở rộng thêm
đội ngũ cộng tác viên cung cấp tư liệu, để có thêm các thông tin đa dạng.
- Phỏng vấn Dân tộc học: là thao tác quan trọng được sử dụng nhiều
nhất trong luận án để thu thập các thông tin tư liệu cơ bản của luận án. Thông
qua cán bộ văn hóa xã và cán bộ các thôn, chúng tôi lựa chọn các đối tượng
sau để phỏng vấn:
+ Các bậc cao niên trong một số thôn làng, các trưởng họ, thầy cúng để
thu thập thông tin về các điều kiện tự nhiên của xã và thôn - làng, lịch sử vùng
đất, lịch sử tụ cư của người Mường, các đặc điểm kinh tế- xã hội và văn hóa
truyền thống
+ Những người tham gia các hoạt động sinh kế khác nhau, gồm sản
xuất nông nghiệp (trồng lúa và các loại hoa màu, trồng mía, một số chủ gia
trại lợn - gà, người nuôi cá lồng), những người làm nghề kinh doanh, dịch vụ
(trong đó, tập trung phỏng vấn ở khu du lịch suối cá) và những người sống
bằng các công việc thu hái sản phẩm núi rừng về phục vụ khách du lịch.
Nội dung các cuộc phỏng vấn được chuẩn bị sẵn bằng một bộ câu hỏi
phù hợp với nội dung nghiên cứu của đề tài.
Một thao tác khác được áp dụng là thảo luận nhóm. Tác giả luận án đã
tổ chức một số cuộc thảo luận nhóm, gồm nhóm các bậc cao niên ở thôn
7
Lương Ngọc (nơi có suối cá, có hoạt động dịch vụ khá sôi động), nhóm những
người trồng mía ở thôn Lương Thuận và nhóm các cán bộ xã, thôn.
Bên cạnh đó, luận án còn sử dụng phương pháp tham khảo ý kiến của
các chuyên gia nhằm có thêm các kiến thức và kinh nghiệm để thu thập được
tương đối đầy đủ nguồn tư liệu, lý giải các khía cạnh trong phương thức mưu
sinh của người Mường tại địa bàn được nghiên cứu. Một số nhà khoa học có
kinh nghiệm nghiên cứu về người Mường trong ngành Dân tộc học, ở tỉnh
Thanh Hóa, cũng như nhiều nhà nghiên cứu có kinh nghiệm về sinh kế được
chúng tôi tiếp xúc để tham khảo ý kiến.
Luận án còn sử dụng phương pháp tìm hiểu lịch sử kinh tế hộ gia đình
để thấy được cách thức mưu sinh của người Mường nói chung, những trường
hợp được tìm hiểu nói riêng.
Để làm rõ các khía cạnh liên quan đến sinh kế hiện nay của người
Mường tại địa bàn nghiên cứu, luận án sử dụng các phương pháp phân tích,
diễn giải, phương pháp thống kê và phương pháp so sánh.
Trong quá trình thu thập tư liệu cũng như xử lý tư liệu để luận giải các
khía cạnh liên quan đến sinh kế hiện nay của người Mường, tác giả luận án
chú trọng sử dụng các cách tiếp cận Nhân học/Dân tộc học, tức xem xét các
yếu tố tộc người và yếu tố địa phương đối với việc hình thành, tồn tại các
dạng thức sinh kế hiện nay của đồng bào Mường. Bên cạnh đó, còn sử dụng
cách tiếp cận Văn hóa học, coi sinh kế là biểu hiện của văn hóa (văn hóa mưu
sinh) và văn hóa là thành tố quan trọng của tộc người, có mối quan hệ với các
thành tố khác; tiếp cận hệ thống, đặt sự hình thành, tồn tại và thích ứng với
môi trường và điều kiện sinh sống của người Mường xã Cẩm Lương trong
mối liên hệ tổng thể của các yếu tố: địa lý tự nhiên, cơ sở kinh tế, thiết chế
văn hóa xã hội của làng, các chính sách của Đảng và Nhà nước.
8
5. Đóng góp mới của luận án
Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu về sinh kế hiện nay của
người Mường ở xã Cẩm Lương; làm rõ thực trạng sinh kế hiện nay của đồng
bào trong sự so sánh với các yếu tố truyền thống, mối quan hệ giữa các hoạt
động sinh kế với điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội và văn hóa.
Luận án tạo cơ sở khoa học cho cấp ủy, chính quyền xã Cẩm Lương,
các ngành có liên quan ở huyện Cẩm Thủy và tỉnh Thanh Hóa đề ra các chính
sách, các giải pháp giúp xã Cẩm Lương phát huy các tiềm năng, thế mạnh,
những mặt còn hạn chế, yếu kém trong hoạt động sinh kế hiện nay, đặc biệt là
việc phát triển du lịch ở khu vực suối cá, để xã Cẩm Lương phát triển kinh tế -
xã hội theo hướng bền vững.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Luận án góp thêm tư liệu vào việc nghiên cứu lý luận và thực tế về sinh
kế và biến đổi sinh kế nói chung, sinh kế của người Mường nói riêng, phục vụ
nghiên cứu và giảng dạy về chủ đề này.
Luận án tạo cơ sở khoa học để cấp ủy và chính quyền xã Cẩm Lương,
các ngành có liên quan ở Thanh Hóa, huyện Cẩm Thủy thảm khảo, đề ra các
giải pháp giúp người Mường xã Cẩm Lương phát triển theo hướng bền vững.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung của luận án gồm
4 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và giới
thiệu người Mường ở địa bàn nghiên cứu
Chương 2. Các hoạt động sinh kế sản xuất và khai thác các sản vật tự nhiên
Chương 3. Các hoạt động dịch vụ
Chương 4. Một vài bàn luận từ nghiên cứu sinh kế hiện nay của người
Mường xã Cẩm Lương.
9
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT
VÀ GIỚI THIỆU NGƯỜI MƯỜNG Ở ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Những nghiên cứu về sinh kế các tộc người
Đến nay, đã có một khối lượng các công trình nghiên cứu của các học
giả nước ngoài về sinh kế, trong đó chiếm số đông là các công trình liên quan
đến hoạt động nông nghiệp…
Liên quan đến lịch sử nghiên cứu của đề tài, có hai vấn đề cần tập trung
làm rõ đó là tình hình nghiên cứu về sinh kế nói chung và nghiên cứu về sinh
kế người Mường nói riêng.
1.1.1.1.Một số công trình nghiên cứu về sinh kế của các học giả nước ngoài
Sinh kế của các tộc người, các nhóm cư dân có nhiều hình thức khác
nhau. Với người Mường, hoạt động sinh kế chủ yếu là nông nghiệp, nên
chúng tôi trình bày một số công trình liên quan đến lĩnh vực này.
Trong Sự xuất hiện và phát triển của nông nghiệp, các tác giả
V.D.Blavaski - A.V.Nikitin cho rằng, nông nghiệp xuất hiện ngay trong thời
đại công xã nguyên thủy và là một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển
của năng suất lao động và sự tích lũy tài sản, dẫn tới chỗ củng cố và thịnh đạt
của xã hội nguyên thủy. Từ đó, tác giả đã khẳng định, nông nghiệp là một
trong những phát minh vĩ đại nhất của con người [125].
Khi bàn về nông nghiệp ở Đông Nam Á, N.N.Tsêbốcsarốp khẳng định,
những đặc trưng văn hóa nông nghiệp của các dân tộc ở Đông Nam Á đã hình
thành từ những điều kiện lịch sử nhất định và nó được định đoạt bởi sự phát
triển kinh tế - xã hội và hoàn cảnh tự nhiên. Tuy vậy, những đặc trưng đó
được cũng cố bởi truyền thống, trở thành những đặc điểm đối với các dân tộc
10
riêng biệt trong một thời kỳ lâu dài, dần dần biến mất với sự xuất hiện trong
các dân tộc ấy nền nông nghiệp cơ giới hiện đại [145].
Trong công trình nghiên cứu về dân tộc học nông nghiệp, các tác giả
G.G.Gromop và IU.F. Novichkop cho rằng, khi nghiên cứu các giải pháp trong
làm nông nghiệp (kỹ thuật học nông nghiệp) cần phải xem xét đến những đặc
điểm về điều kiện địa lý tự nhiên và kinh tế - xã hội mà các tộc người, các nhóm
cư dân đang sống với điều kiện của các giai đoạn lịch sử [133].
Các tác giả Emily A. Schultz và Robert H. Lavenda sử dụng các khái
niệm “Phương cách sinh tồn”, “Phương thức mưu sinh” trong nghiên cứu
kinh tế và cho rằng, con người tự tạo ra những cách thức sử dụng các mối
quan hệ với môi trường tự nhiên và giữa họ với nhau để kiếm sống. Sinh tồn
là một từ được dùng để chỉ việc thỏa mãn những nhu cầu vật chất thiết yếu
nhất trong quá trình sinh sống của con người, chủ yếu là nhu cầu về thức ăn,
quần áo và chỗ ở. Những cách khác nhau mà con người ở các xã hội khác
nhau dùng để thỏa mãn nhu cầu này được gọi là những phương thức sinh
tồn… Nghiên cứu này chủ yếu đề cập đến sinh kế của các cư dân nông
nghiệp, đã đưa ra một sơ đồ các thành tố hợp thành phương thức sinh tồn gồm
hai thành tố phân theo ba cấp độ. Cấp một là thu lượm lương thực và sản xuất
lương thực. Cấp độ hai, sản xuất lương thực lại gồm hai thành tố hợp thành là
chăn nuôi và trồng trọt. Cấp độ ba, trồng trọt gồm nông nghiệp quảng canh,
nông nghiệp thâm canh và nông nghiệp cở giới hóa [132].
Sinh kế được các nhà nghiên cứu đề cập cả trên bình diện lý thuyết và
thực tiễn. Về lý thuyết, có các công trình của Carney. D [127], Chambers, R.
[128], Chambers, R [130], Chambers, R. and Conway [129], Hussein, K &
Nelson [134], Koos Nefjes [137]…Về thực tiễn, có luận án của Kasi
Eswarappa nghiên cứu nhân học về sinh kế tại hai khu định cư sugali ở quận
Anantupua của Andhra Pradeshe [135], về thay đổi sinh kế và sự phát triển
của các cộng đồng dân tộc vùng cao được thúc đẩy bởi du lịch: trường hợp
11
của tỉnh Quý Châu, Tây Nam Trung Quốc) của Li Ya- Juan [138], Mahdi,
Sivakoti, G. P, & Schmidt- Vogt, D. đề cập đến thay đổi sinh kế và sinh kế
bền vững ở vùng cao của tiểu vùng Lembang, Tây Sumatra, Indonesia, trong
bối cảnh quản lý tài nguyên thiên nhiên đang thay đổi [139],
1.1.1.2. Nghiên cứu về sinh kế ở Việt Nam
Ở Việt Nam, không kể các phần viết trong các cuốn địa chí được xuất
bản dưới thời phong kiến, từ những năm 60 của thế kỷ XX trở đi, khi ngành
Dân tộc học ra đời, đã có một lượng lớn các công trình dưới các thể loại khác
nhau về hoạt động sinh kế của các tộc người. Ngoài các cuốn sách, các đề tài
khoa học các cấp, các luận án phó tiến sĩ (từ năm 2000 trở đi là tiến sĩ), còn
có rất nhiều các bài đăng trên các tạp chí chuyên ngành. Chỉ riêng Tạp chí
Dân tộc học, từ năm 1972 đến năm 2015 đã có trên 200 bài liên quan đến các
khía cạnh về sinh kế các tộc người được đăng tải.
Phần Tổng quan này chỉ đề cập đến các công trình Dân tộc học/Nhân
học bàn về sinh kế của các tộc người thiểu số, tập trung ở miền núi phía Bắc.
Điểm đầu tiên có thể nhận thấy là đa số các công trình đều tập trung
nghiên cứu về sinh kế truyền thống của các tộc người thiểu số ở nước ta. Có
thể phân thành các nhóm công trình tiêu biểu sau:
- Các chuyên khảo giới thiệu chung về các tộc người thiểu số ở nước ta,
như bộ sách hai tập Các dân tộc ít người ở Việt Nam do Viện Dân tộc học
biên soạn [114, 115] và đặc biệt là bộ sách gồm bốn tập Các dân tộc ở Việt
Nam cũng do Viện Dân tộc học biên soạn [116, 117, 118, 119]. Trong nội
dung giới thiệu về các tộc người thuộc các nhóm ngôn ngữ, đều có phần viết
về sinh kế (cơ sở kinh tế) của mỗi tộc.
- Các chuyên khảo về kinh tế - xã hội của các tộc người thiểu số và
miền núi, như Những đặc điểm kinh tế - xã hội các dân tộc miền núi phía Bắc
[14], Một số vấn đề kinh tế - xã hội các tỉnh miền núi phía Bắc [112], Các dân
tộc thiểu số trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi [27] ...
12
- Các công trình giới thiệu về các tộc ở các địa phương, khu vực như
Các dân tộc nguồn gốc Nam Á ở miền Bắc Việt Nam của Vương Hoàng
Tuyên [88], Các dân tộc miền núi Bắc Trung Bộ của Mạc Đường [31], Các
dân tộc ở Tây Bắc Việt Nam của Bùi Tịnh và các cộng sự [86], Góp phần tìm
hiểu tỉnh Hòa Bình do Bùi Văn Kín chủ biên [54], Các dân tộc thiểu số ở
Nghệ An của Nguyễn Đình Lộc [62], Văn hóa các tộc người vùng lòng hồ và
vùng tái định cư Thủy điện Sơn La do Phạm Quang Hoan chủ biên [47], Văn
hóa các dân tộc vùng lòng hồ thủy điện Lai Châu do Nguyễn Ngọc Thanh chủ
biên [93] ...
- Các chuyên khảo về các tộc người, các nhóm tộc người thuộc các
nhóm ngôn ngữ, như Sơ lược giới thiệu các nhóm dân tộc Tày, Nùng, Thái ở
Việt Nam [60], Các dân tộc thuộc ngữ hệ Nam Á ở Việt Nam [111], Văn hóa
và nếp sống Hà Nhì - Lô Lô [49], Các dân tộc Tày - Nùng ở Việt Nam [113];
hoặc các chuyên khảo riêng về từng tộc người, như Người Dao ở Việt Nam
[26], Người Sán Dìu ở Việt Nam [3], Dân tộc Xinh Mun ở Việt Nam [4], Dân
tộc Khơ Mú ở Việt Nam [15], Dân tộc La Hủ ở Việt Nam [16], Dân tộc Si La
ở Việt Nam [17], Dân tộc Cờ Lao ở Việt Nam: truyền thống và biến đổi [45],
Dân tộc Sán Chay ở Việt Nam [18], Đến với người Tày và văn hóa Tày [121],
Dân tộc Kháng ở Việt Nam [48] v.v.
- Các chuyên khảo riêng về sinh kế của các tộc người, tiêu biểu là hai
tập sách Tập quán hoạt động kinh tế của một số dân tộc ở Tây Bắc Việt Nam
[5], Tập quán mưu sinh của các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc Việt Nam
của Trần Bình [6]; luận án tiến sĩ của Bùi Thị Bích Lan Hoạt động mưu sinh
của người Kháng ở xã Chiềng Bôm, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La [55].
Một số chuyên khảo về từng khía cạnh của sinh kế, như Trồng trọt của các
dân tộc tại chỗ Tây Nguyên của Bùi Minh Đạo [25], Các dân tộc Tày Nùng
với tiến bộ khoa học kỹ thuật [37], hoặc tuy không đề cập trực diện, nhưng
đều có liên quan đến sinh kế, như đề tài cấp bộ Một số vấn đề cơ bản về canh
13
tác nương rẫy do Đoàn Đình Thi chủ biên [96], các luận án tiến sĩ Định canh
định cư của người Khơ - mú và người Hmông huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An
của Nguyễn Văn Toàn [87], Sinh kế của người Mạ ở vườn quốc gia Cát Tiên
của Nguyễn Đăng Hiệp Phố [74] v. v.
Trong các thể loại công trình trên, hoạt động mưu sinh truyền thống của
các tộc người được phản ánh qua các ngành kinh tế (nông nghiệp, nghề thủ
công và trao đổi buôn bán).
Trong nông nghiệp, các công trình đã chỉ rõ, trồng trọt là bộ phận chủ
đạo của nông nghiệp - cơ sở kinh tế chính, do vậy cũng là hoạt động mưu sinh
chính của các tộc người ở nước ta. Tùy điều kiện cảnh quan (chủ yếu là địa
hình) mà các tộc người hoặc làm ruộng nước trong các thung lũng chân núi
(như người Thái, Mường, Tày, Nùng, Lự) hay ở đồng bằng (Chăm, Khơ -
me); hoặc làm nương rẫy (đa số các tộc thiểu số thuộc các nhóm ngôn ngữ);
các tộc Hmông, Hà Nhì, Lô Lô… tạo ra những cánh đồng ruộng bậc thang,
trở thành những kiệt tác, kết hợp giữa thiên nhiên và bàn tay con người.
Người Hmông ở các huyện vùng cao núi đá còn có nương thổ canh hốc đá,
sinh sống cả đời với cây ngô [69].
Dù là trồng lúa nước hay làm nương rẫy, hoặc làm ruộng bậc thang,
hoạt động trồng trọt của các tộc người được đề cập đến trong các công trình
nghiên cứu trên các khía cạnh: phân loại ruộng (đất), hệ thống thủy lợi (chỉ
với trồng trọt ruộng nước, tiêu biểu nhất là hệ thống thủy lợi trong các thung
lũng chân núi của người Thái, người Mường), công cụ cho các khâu (làm đất,
chăm sóc, thu hoạch), thời vụ (lịch tiến hành các khâu cơ bản), các biện pháp
kỹ thuật canh tác, năng suất của lúa nước và nương rẫy, các nghi lễ liên quan
đến hoạt động trồng trọt, vị trí của trồng trọt trong đời sống các tộc người, đặc
biệt là vấn đề an ninh lương thực ở các tộc người làm nương rẫy…Nhiều
nghiên cứu đã chỉ rõ, loại hình trồng trọt nương rẫy phụ thuộc nặng nề vào tự
nhiên, dễ dẫn đến sự suy thoái nghiêm trọng nguồn tài nguyên rừng và tài
14
nguyên môi sinh, không phát huy được tiềm năng đất đai, dẫn đến du canh du
cư, không bảo đảm an ninh lương thực, đời sống vật chất rất thấp. Có thể thấy
điều này qua nghiên cứu về các tộc người thuộc ngữ hệ Nam Á (nhóm Môn/
Khơ - me) ở Tây Bắc Việt Nam [111]. Trong khi đó, các tộc người làm ruộng
nước, đã dựa vào các thung lũng chân núi để trồng lúa nước, hình thành hệ
sinh thái nông nghiệp tương đối bền vững, điển hình là người Thái [34].
Chăn nuôi ở các tộc người thiểu số trên đất nước ta gồm chăn nuôi gia
cầm (gà, vịt, ngan ngỗng…) và gia súc, gồm gia súc lớn (trâu bò, ngưa) và gia
súc nhỏ (lợn, dê). Các công trình nghiên cứu đã chỉ rõ, chăn nuôi ở các tộc
người chỉ là bộ phận gắn chặt và phụ thuộc vào trồng trọt, chủ yếu là thả rông,
sản phẩm của chăn nuôi truyền thống chủ yếu dùng vào các nghi lễ, phong
tục, không tạo thành nguồn thực phẩm thường ngày và không tạo ra sản phẩm
hàng hóa. Tình hình này ngày nay đã được khắc phục đáng kể.
Do sống với môi trường tự nhiên có sản vật phong phú, trong khi trồng
trọt và chăn nuôi không bảo đảm được nguồn lương thực và thực phẩm, nên
các tộc người thiểu số ở nước ta có một hoạt động sinh kế khác là khai thác
các sản vật tự nhiên (hái lượm và săn bắt). Hoạt động hái lượm gồm đào các
loại cây củ làm lương thực chống đói (củ mài, củ nâu…), thu hái các loại cây,
lá, nấm, mộc nhĩ làm thực phẩm, mùa nào thức ấy; các loại cây lá để làm
thuốc…. Hoạt động săn bắt gồm các hình thức đánh bắt cá trong các con suối,
con sông; các hình thức săn bắt các loại thú trong rừng. Săn bắt không chỉ
đem lại nguồn thực phẩm mà còn là hoạt động mang tính giải trí tập thể, tính
cộng đồng cao. Các công trình giới thiệu về đời sống kinh tế của các tộc
người đều có mục “Săn bắt, hái lượm”, hay “Khai thác các sản vật tự nhiên”.
Nghề thủ công - một trong những hoạt động mưu sinh của con người
được đề cập trong các công trình nghiên cứu Dân tộc học thường đứng sau
mục “Trồng trọt”. Điều đó chứng tỏ, hoạt động này chỉ là “phụ”. Các công
trình nghiên cứu đã chỉ rõ, nghề thủ công ở các tộc người thiểu số có các đặc
điểm nổi bật sau:
15
- Chủ yếu là nghề thủ công gia đình: gắn với cuộc sống gia đình, khung
tổ chức là gia đình, phục vụ cuộc sống của gia đình là chính.
- Hai nghề phổ biến nhất ở các tộc người là dệt và đan lát; một số vùng
có nghề rèn, chế tạo thuyền …
- Nghề thủ công phụ thuộc vào hoạt động trồng trọt (tạo ra sản phẩm
chủ yếu phục vụ cuộc sống dựa vào trồng trọt, thời gian làm nghề chỉ khi
công việc trồng trọt đã rỗi rãi…).
- Nghề thủ công dựa vào công cụ đơn giản, lao động thủ công, tư duy
kinh nghiệm.
- Tính hàng hóa ít, chỉ ở một số ít tộc người, tại một số vùng, sản phẩm
mới trở thành hàng hóa, ở người Nùng xuất hiện một số làng nghề (ví như
làng nghề rèn Phúc Sen ở tỉnh Cao Bằng).
Đến nay, hoạt động trao đổi, buôn bán của các tộc người thiểu số có rất
ít chuyên khảo riêng, thường chỉ được trình bày thành mục trong các cuốn
giản chí Dân tộc học cùng một lượng lớn các bài đăng trên Tạp chí Dân tộc
học, trong đó, đáng chú ý là số 3 năm 2014, là số chuyên đề về chợ ở Việt
Nam [81]. Các công trình nghiên cứu đã chỉ rõ, do nền kinh tế chủ yếu mang
tính tự cấp tự túc, hệ thống giao thông kém phát triển, nên ở rất nhiều vùng
miền núi, nhiều tộc người thiểu số khu vực Tây Bắc, trước năm 1954, hoạt
động trao đổi buôn bán rất mờ nhạt, không có chợ, thậm chí có nơi vẫn là vật
đổi vật. Trong khi đó, ở vùng Đông Bắc, kinh tế hàng hóa phát triển hơn, hệ
thống giao thông thủy bộ thuận lợi, lại ở sát trung du và đồng bằng, thông
thương sang Trung Quốc, nên hoạt động trao đổi buôn bán sôi nổi hơn rất
nhiều: ở nông thôn hình thành hệ thống chợ phiên (chợ làng); ở đô thị hình
thành hệ thống phố - chợ (như ở Đồng Đăng, trấn lỵ Cao Bằng…); vùng biên
giới có các chợ biên giới… Chợ không chỉ là nơi trao đổi hàng hóa, mà còn là
nơi giao lưu văn hóa, tâm tư tình cảm của các tộc người, nhất là của nam nữ
thanh niên [97].
16
Trong khi đề cập đến sinh kế (các bộ phận kinh tế) của các tộc người,
các công trình đều chỉ ra các yếu tố có liên quan đến tổ chức hoạt động sản
xuất, như quan hệ tương trợ, quan hệ cộng đồng, nhất là trong trồng trọt, thể
hiện ở việc cùng chung sức xây dựng hệ thống thủy lợi ở các tộc Thái,
Mường, Tày; các quan hệ sở hữu đất đai (ở khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên,
đất rừng và đất nương thuộc quyền chiếm hữu chung theo phạm vi làng bản;
còn ruộng nước ở vùng người Thái, người Mường thuộc quyền công hữu của
cả mường; trong khi đó, ở vùng Đông Bắc, ruộng nước và phần lớn đất đều
thuộc quyền tư hữu của các gia đình). Ngoài ra, các công trình còn đề cập đến
các khía cạnh làng bản, các nghi lễ, các phong tục liên quan đến các hoạt
động mưu sinh… Các công trình cũng khẳng định, tập quán mưu sinh là một
trong những thành tố quan trọng của văn hóa tộc người, có mối quan hệ hữu
cơ với văn hóa đảm bảo đời sống, văn hóa xã hội và văn hóa nhận thức. Từ
đây, các tác giả cho rằng, nhiều dự án phát triển kinh tế không thu được hiệu
quả như mong muốn một phần là do không dựa trên cơ sở nghiên cứu kỹ
lưỡng tập quán, tri thức mưu sinh của cư dân địa phương.
Cùng với việc nghiên cứu sinh kế truyền thống, trong hơn 20 năm trở
lại đây, các nhà Dân tộc học/Nhân học đã lưu tâm nhiều hơn đến biến đổi của
sinh kế truyền thống các tộc người trong điều kiện kinh tế - xã hội mới của
đất nước. Những thuận lợi, cũng như khó khăn và thách thức của mỗi tộc
người trong công cuộc chuyển đổi từ nền kinh tế tự cấp, tự túc, phụ thuộc vào
thiên nhiên sang kinh tế thị trường là những vấn đề được các học giả tập trung
nghiên cứu. Đặc biệt, với các tộc người sống bằng nông nghiệp nương rẫy,
các nghiên cứu đã chỉ ra những khó khăn của hệ thống nông nghiệp truyền
thống sang sản xuất hàng hóa, nhất là chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây
trồng, vật nuôi. Cuốn Sở hữu và sử dụng đất đai ở Tây Nguyên của nhóm tác
giả Vũ Đình Lợi, Bùi Minh Đạo, Vũ Thị Hồng [61] hay Trồng trọt truyền
thống các dân tộc thiểu số tại chỗ Tây Nguyên của Bùi Minh Đạo [25] ... đều
17
khẳng định, vấn đề sở hữu và sử dụng đất đai cũng như các hình thức trồng
trọt truyền thống trong điều kiện hiện nay (thời điểm được nghiên cứu) đang
mâu thuẫn gay gắt với nhu cầu sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo về rừng. Các
Dự án Cách ứng phó với nạn thiếu lương thực của các dân tộc thiểu số vùng
cao Việt Nam (qua nghiên cứu 3 tộc người: Dao, Mường và Thổ tại 3 tỉnh
Bắc Kạn, Hòa Bình và Nghệ An) [84]; Cách ứng phó với nạn thiếu lương thực
của các dân tộc thiểu số vùng cao Việt Nam và Cộng hòa dân chủ nhân dân
Lào: tăng cường năng lực và hợp tác nghiên cứu giữa Viện Dân tộc học Việt
Nam và Viện Nghiên cứu văn hóa Lào [46] chỉ rõ, dù các tộc người thiểu số
với sự trợ giúp của Nhà nước đã có những tiến bộ vượt bậc trong phát triển
kinh tế, song vẫn khó khăn trong việc bảo đảm an ninh lương thực. Đáng lưu
ý, cuốn sách Một số vấn đề cơ bản về kinh tế- xã hội ở các vùng biên giới Việt
Nam do Bùi Xuân Đính, Nguyễn Ngọc Thanh đồng chủ biên đã chỉ ra những
biến đổi của nền kinh tế truyền thống của các tộc người vùng biên giới nước
ta trong bối cảnh mở cửa và hội nhập. Mặc dù các tộc người thiểu số vùng
biên giới đã tích cực tham gia vào các hoạt động kinh tế biên mậu, đời sống
đã từng bước được cải thiện, song do “sức ỳ” của truyền thống mà kinh tế
chưa có nhiều chuyển biến, việc tham gia các hoạt động kinh tế biên mậu còn
rất hạn chế, chủ yếu là các hoạt động “phụ trợ” cho người Việt [29].
Một hướng khác trong nghiên cứu biến đổi sinh kế của các tộc người
thiểu số là tìm hiểu tác động của các công trình thủy điện đối với đời sống ở
các vùng có thủy điện. Các công trình tiêu biểu là bộ sách Các dân tộc ở Việt
Nam của Viện Dân tộc học [116, 117, 118, 119]; Tác động của đập thủy điện
đến phát triển bền vững cư dân vùng hạ lưu [38], Tái định cư thủy điện ở Việt
Nam thời Đổi mới [39]; Một số vấn đề về phát triển kinh tế - xã hội vùng tái
định cư thủy điện Sơn La [40]; hay một số luận án như Sinh kế của người Thái
tái định cư Thủy điện Sơn La [58].
Nhìn chung, nghiên cứu về hoạt động sinh kế của các tộc người thiểu
số ở nước ta đến nay đã trải qua một chặng đường dài, với một lượng lớn các
18
công trình thuộc các thể loại khác nhau được công bố. Ngoài các điểm nổi bật
trên, các công trình đó còn bộc lộ một số mặt sau:
- Quan tâm nhiều đến các hoạt động mưu sinh truyền thống (điều này
do bối cảnh nghiên cứu trước đây). Số công trình quan tâm đúng mức đến
sinh kế hiện nay chưa nhiều. Có lẽ bộ sách 4 tập Các dân tộc ở Việt Nam do
Viện Dân tộc học xuất bản những năm gần đây (đã dẫn) là công trình có
những nghiên cứu khá kỹ về sinh kế hiện nay và biến đổi của sinh kế truyền
thống trong điều kiện chuyển đổi.
- Khía cạnh Nhân học, mà cốt lõi là các mối quan hệ của con người
trong mưu sinh, các vấn đề về nguồn vốn của sinh kế mới bước đầu được
quan tâm.
1.1.2. Nghiên cứu về người Mường và hoạt động sinh kế của
người Mường
1.1.2.1. Nghiên cứu chung về người Mường và sinh kế của người
Mường cả nước
Nghiên cứu về người Mường và văn hóa Mường, từ lâu đã được nhiều
nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm.
Công trình đầu tiên phải kể đến bộ sách Người Mường - Địa lý nhân
văn và xã hội học (Les Mương, Gesographie humaine et sociologie) của học
giả người Pháp Jeanne Cuisinier, xuất bản từ năm 1948 - một công trình đồ sộ
về người Mường [13]. Các nhà nghiên cứu Việt Nam có Bùi Văn Kín (Chủ
biên) với cuốn Góp phần tìm hiểu tỉnh Hòa Bình [54]; Nguyễn Dương Bình
với bài “Dân tộc Mường” trong cuốn Các dân tộc ít người ở Việt Nam do
Viện Dân tộc học biên soạn [114], Nguyễn Từ Chi với cuốn Người Mường ở
Hòa Bình [11], Nguyễn Ngọc Thanh và Nguyễn Thị Thanh Nga với cuốn
Người Mường ở Tân Lạc tỉnh Hòa Bình [94] cùng một số cuốn sách ảnh, tập
hợp những bức ảnh đẹp nhất về các hoạt động trong sản xuất, sinh hoạt văn
hóa của người Mường. Gần đây nhất là bài “Dân tộc Mường” của Nguyễn
19
Ngọc Thanh in trong cuốn Các dân tộc ở Việt Nam (tập 1) do Viện Dân tộc
học biên soạn đã khái quát lại các đặc điểm của người Mường trên cơ sở điểm
các công trình nghiên cứu về tộc người này [116]. Ngoài các công trình mang
tính tổng quát này còn có nhiều nghiên cứu về các khía cạnh khác.
Có thể thấy, những nghiên cứu tổng quát về người Mường khá nhiều và
công phu, cung cấp nguồn tài liệu phong phú, rõ nét về các khía cạnh của
người Mường ở các vùng miền của đất nước ta. Tuy nhiên, phần tổng quan
này tập trung bàn về các nghiên cứu liên quan đến chủ đề của luận án là sinh
kế của người Mường.
Hoạt động kinh tế chủ yếu của người Mường là nông nghiệp ruộng
nước trong các thung lũng chân núi, kết hợp làm nương rẫy trên đồi núi, hái
lượm và săn bắt, đánh cá. Ngoài các cuốn sách nêu trên đây, những vấn đề về
hoạt động mưu sinh của người Mường còn được đề cập trong các bài viết
công bố gần đây của các tác giả Hà Văn Linh [57], Nguyễn Ngọc Thanh -
Trần Hồng Thu [95], Mai Văn Tùng [91]...
Ngoài nông nghiệp, người Mường còn làm các nghề thủ công mà nổi
bật là nghề dệt và nghề đan lát. Hoạt động nghề thủ công của người Mường
được phản ánh qua các tác giả: Nguyễn Vũ [119], Minh Quang [74], Nguyễn Thị
Thanh Nga [65, 66]… Những bài viết tập trung mô tả các kỹ thuật trồng bông,
nuôi tằm, xe sợi và dệt vải, kỹ thuật đan lát; từ đó đưa ra những nhận xét về giá
trị văn hóa của các sản phẩm nghề thủ công truyền thống; một số bài viết bàn về
sự tồn tại của nghề thủ công truyền thống trong điều kiện hiện nay.
Ở góc độ sở hữu, quản lý và sử dụng đất đai ở vùng người Mường, có
các nghiên cứu của Quách Thị Oanh [73], Trần Đăng Tuấn [89], Lương Thu
Hằng [43] trình bày về những thay đổi trong việc kế thừa ruộng đất trong hộ
gia đình, vai trò của gia đình và dòng họ trong quản lý, sử dụng đất đai hiện
nay. Đây là những tài liệu có đóng góp quan trọng để làm rõ hơn những thay
20
đổi về hưởng dụng đất đai hiện nay ở một xã người Mường, huyện Thanh
Sơn, tỉnh Phú Thọ.
Những năm gần đây, có nhiều nghiên cứu về biến đổi sinh kế của người
Mường trong bối cảnh cơ chế thị trường, công nghiệp hóa. Nghiên cứu về
Biến đổi về xã hội và văn hóa của người Mường tỉnh Hòa Bình, dưới tác động
của kinh tế thị trường, 1986-2004 (Qua nghiên cứu tại xã Phong Phú, huyện
Tân Lạc) của nhóm tác giả Vương Xuân Tình (năm 2004) đã chỉ ra những
thay đổi về sinh kế trong mối quan hệ với các mặt: cơ cấu dân số, tỉ trọng
nghề nghiệp, hệ thống cơ sở hạ tầng, tri thức địa phương… [83]. Bài “Dân tộc
Mường” của Nguyễn Ngọc Thanh in trong cuốn Các dân tộc ở Việt Nam (tập
I) có cái nhìn tổng quát về biến đổi sinh kế truyền thống của người Mường
trong công cuộc Đổi mới [116]. Một số luận án tiến sĩ Nhân học đã quan tâm
đến vấn đề sinh kế của đồng bào, như Mưu sinh của thanh niên dân tộc
Mường tỉnh Hòa Bình của Nguyễn Phú Trường [103], Biến đổi sinh kế của
người Mường vùng lòng hồ Thủy điện Hòa Bình ở nơi tái định cư của Trịnh
Thị Hạnh [42].
1.1.2.2. Nghiên cứu về người Mường và sinh kế của người Mường ở
tỉnh Thanh Hoá và xã Cẩm Lương
Đến nay, người Mường ở tỉnh Thanh Hóa đã có một số tác phẩm và
công trình nghiên cứu về người Mường của các tác giả Vương Anh [1],
Hoàng Anh Nhân [65], Cao Sơn Hải [41], Ngô Hoài Chung [12], Minh Hiệu
[44]. Các công trình này chủ yếu đề cập đến đời sống văn hóa, tín ngưỡng, tri
thức địa phương, văn học dân gian (truyền thuyết, tục ngữ, ca dao). Trong khi
đó, các hoạt động sinh kế của người Mường mới chỉ có một số tác giả nghiên
cứu dưới góc nhìn của tri thức địa phương, như Mai Văn Tùng [91], Trịnh
Hồng Lệ [56].
Gần đây, tỉnh Thanh Hóa xuất bản cuốn Địa chí Thanh Hóa, một số
huyện có người Mường sinh sống cũng xuất bản địa chí, trong đó có đề cập
21
đến sinh kế của người Mường như Địa chí huyện Bá Thước [50], Địa chí
huyện Cẩm Thủy [51], Địa chí huyện Lang Chánh [52], Địa chí huyện Ngọc
Lặc [53]…
Về người Mường ở xã Cẩm Lương, đến nay các nghiên cứu còn hạn
chế cả về số lượng bài viết và mức độ đề cập. Cuốn Lịch sử Thanh Hóa (tập
2) có đề cập đến vị trí hành chính của xã Cẩm Lương [7]. Cuốn Di tích và
danh thắng Thanh Hóa, tập 1 giới thiệu về phong cảnh suối cá xã Cẩm
Lương, những tài nguyên du lịch của khu vực này [9]. Năm 2014, Huyện ủy,
Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện Cẩm Thủy xuất bản cuốn Địa
chí huyện Cẩm Thủy, trong đó, đưa ra một số thông tin về xã Cẩm Lương (vị
trí địa lý, dân cư, hành chính, kinh tế, những giá trị văn hóa truyền thống.
Trong sinh kế, các thông tin cho biết, nghề chính của người Mường nơi đây từ
trước tới nay là nghề nông nghiệp, trong quá trình đất nước đổi mới, tận dụng
vị trí cảnh quan cũng như của vùng, người dân trong xã đã chuyển dần sang
làm du lịch [51].
Năm 2011, sinh viên Phạm Thị Ly (Đại học Huế) thực hiện khóa luận
tốt nghiệp Thực trạng nghèo đói và những giải pháp xóa đói giảm nghèo cho
đồng bào dân tộc Mường tại xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh
Hóa, đề cập đến các khía cạnh đói nghèo và xóa đói giảm nghèo của người
Mường tại địa bàn xã [59].
Trong số các nghiên cứu về người Mường ở huyện Cẩm Thủy, có một
công trình được công bố ở nước ngoài. Đó là luận án của Nguyen, Viet Duc
Mương Livelihoods and the Role of Education in Their Development: A case
study of a Mương Community in CamThuy District, Thanh Hoa Province,
Vietnam, bảo vệ tại Trường Đại học Victoria (Welliinton, Newzeeland), năm
2013, đề cập đến sinh kế và tác động của nó tới giáo dục của cộng đồng người
Mường ở huyện này [131].
22
Ngoài ra, từ năm 2005 đến nay, trên nhiều trang báo điện tử có các bài
viết về suối cá Cẩm Lương và hoạt động du lịch tại đây.
Từ những trình bày ở trên, có thể đưa ra vài nhận xét cơ bản về tình
hình nghiên cứu về người Mường và sinh kế của người Mường nói chung,
người Mường ở Thanh Hóa, trong đó có địa bàn nghiên cứu của luận án:
1. Đã có một số lượng lớn các công trình nghiên cứu thuộc các thể loại
khác nhau đề cập các khía cạnh của người Mường, song chủ yếu ở tỉnh Hòa
Bình - địa bàn cư trú chính của tộc người; chưa có các công trình tổng quát về
người Mường ở Thanh Hóa.
2. Nghiên cứu về sinh kế của người Mường chủ yếu bàn về truyền
thống, nghiên cứu về biến đổi sinh kế truyền thống và sinh kế hiện nay còn ít.
3. Chưa có các nghiên cứu về sinh kế của người Mường ở xã Cẩm
Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa.
Luận án của nghiên cứu sinh hy vọng khắc phục một phần hạn chế trên.
1.2. Cơ sở lý thuyết của luận án
1.2.1. Các khái niệm cơ bản
1.2.1.1.Khái niệm “Sinh kế”
Sinh kế (livelihood) còn có các cách gọi đồng nghĩa là “Kế mưu sinh”,
“Hoạt động mưu sinh”, “Phương thức mưu sinh”, là thành tố quan trọng trong
đời sống tộc người, có quan hệ mật thiết và có ảnh hưởng lớn đến các thành tố
khác như chính trị, văn hóa, xã hội… Theo nghĩa Hán - Việt, “Mưu” là cách
thức, phương cách, còn “Sinh” là sinh sống để tồn tại. Hiểu theo nghĩa triết tự
và chung nhất, “hoạt động mưu sinh” là những cách thức, những phương cách
kiếm sống nhằm thỏa mãn các nhu cầu vật chất: ăn, mặc, ở và sinh hoạt của
con người, của cộng đồng và của các tộc người.
Robert Champers được coi là một trong những người đầu tiên sử dụng
khái niệm “Sinh kế”. Theo ông, sinh kế gồm năng lực, tài sản, cách tiếp cận (sự
dự trữ, tài nguyên, quyền sở hữu, quyền sử dụng) và các hoạt động cần thiết cho
23
cuộc sống” [128]. Đồng dạng quan điểm với Robert Champers, các tác giả
Emily A. Schultz - Robert H. Lavenda, sinh kế là các của cải vật chất (lương
thực, quần áo, nhà ở…) mà con người tạo ra để duy trì cuộc sống [132].
Tổ chức CRD (Trung tâm phát triển nông thôn miền Trung Việt Nam)
khi triển khai các chương trình hoạt động phát triển cộng đồng đưa ra quan
điểm: sinh kế là “tập hợp tất cả các nguồn lực và khả năng mà con người có
được, kết hợp với những quyết định và hoạt động mà họ thực thi nhằm kiếm
sống cũng như để đạt được các mục tiêu, ước nguyện của họ” [Dẫn theo tài
liệu 74].
Trong khi đó, Bộ Phát triển quốc tế Anh (DFID) quan niệm “sinh kế
bao gồm các khả năng, các tài sản (bao gồm cả các nguồn lực vật chất và xã
hội) và các hoạt động cần thiết để kiếm sống” [Dẫn theo tài liệu 74].
Ở Việt Nam, khái niệm “Sinh kế” không có trong Từ điển bách khoa
Việt Nam. Trong Đại từ điển Tiếng Việt chỉ có một câu ngắn gọn về khái niệm
này: “Sinh kế là việc làm để kiếm ăn, để mưu sống” [122, trang 1446].
Trong các công trình nghiên cứu về Dân tộc học Việt Nam trước đây
cũng không có dùng khái niệm sinh kế, mà thường có các khái niệm “Hoạt
động mưu sinh” “Hoạt động kinh tế”, “Kinh tế tộc người”, “Phương thức mưu
sinh”, “Tập quán mưu sinh”, “Văn hoá sản xuất”, hay “Phương cách sinh
tồn”… Tuy nhiên, các công trình không đưa ra được định nghĩa cho các khái
niệm này, ngay cả các cuốn sách có tiêu đề gắn với chúng, chẳng hạn, các
cuốn sách của tác giả Trần Bình nghiên cứu về hoạt động kinh tế của các dân
tộc thiểu số vùng Đông Bắc và Tây Bắc Việt Nam [5, 6]. Các khái niệm “Tập
quán hoạt động kinh tế” hay “Tập quán mưu sinh” được thường sử dụng gắn
với việc trình bày các hoạt động sản xuất (trồng trọt, chăn nuôi), hay khai thác
(săn bắt, thu hái), làm nghề thủ công, trao đổi… nhằm tạo ra các sản phẩm
đáp ứng nhu cầu ăn, mặc, ở và sinh hoạt của con người.
24
Những trình bày trên cho thấy, tuy có chút khác biệt về sắc thái và cách
sử dụng, song về cơ bản, các thuật ngữ trên có sự tương đồng, dùng để chỉ các
hình thức kiếm sống của con người, nhằm đáp ứng các yêu cầu sinh hoạt
thường ngày, như ở, ăn, mặc, đi lại ...
Khái niệm “Sinh kế” thường được sử dụng để nghiên cứu phương cách
kiếm sống của các tộc người đang ở trình độ phát triển kinh tế - xã hội tiền
công nghiệp, gồm các bộ phận: trồng trọt, chăn nuôi, nghề thủ công, trao đổi
và khai thác các nguồn lợi tự nhiên. “Hoạt động kinh tế” gồm nhiều yếu tố
hay cấp độ. Trước hết, sinh kế gồm hai yếu tố chính là hoạt động sản xuất và
hoạt động chiếm đoạt. Hoạt động sản xuất gồm 4 thành tố cơ bản: trồng trọt,
chăn nuôi, nghề thủ công và trao đổi hàng hóa; hoạt động chiếm đoạt gồm săn
bắn, đánh bắt và hái lượm. Trong trồng trọt lại chia thành trồng trọt ruộng
nước, trồng trọt nương rẫy và làm vườn; chăn nuôi lại chia thành chăn nuôi
gia súc và gia cầm. Nghề thủ công cũng có thể chia thành các nghề như đan
lát, dệt vải, gốm, rèn; trao đổi có thể gồm trao đổi nhằm mục đích tự cấp tự
túc và trao đổi nhằm mục đích hàng hóa...
Cách phân loại trên được trình bày “theo mẫu” khi viết về hoạt động
kinh tế trong các giản chí dân tộc học hay trong các chuyên khảo.
1.2.1.2. “Sinh kế truyền thống”
Khái niệm “Truyền thống” với tư cách là một tính từ được hiểu là gắn
những gì mang tính lâu đời, ổn định. Khái niệm “Sinh kế truyền thống” được
vận dụng trong luận án dùng để chỉ các hoạt động sản xuất (trồng trọt, chăn
nuôi, làm các nghề thủ công…) và khai thác các sản vật tự nhiên (săn bắt, hái
lượm) của người Mường xã Cẩm Lương, hình thành từ xa xưa và được duy trì
đến ngày nay, với mức độ đậm nhạt tùy từng yếu tố, do những điều kiện chủ
quan và khách quan.
1.2.1.3. “Sinh kế hiện nay”
25
Là các hoạt động mưu sinh đang diễn ra hiện nay, gồm cả các hoạt
động mưu sinh truyền thống được bảo lưu và các hoạt động mới được tiếp
nhận. Khái niệm “Hiện nay” được dùng trong luận án là khoảng thời gian 14
năm trở lại đây (2004 - 2017), khi sinh kế truyền thống của người Mường xã
Cẩm Lương đã có những biến đổi mạnh mẽ trước tác động của nhiều yếu tố.
Tuy nhiên, nhiều yếu tố của sinh kế hiện nay cần được nhìn nhận trong mối
liên hệ với các khoảng thời gian trước đó, hay nhìn nhận trong một quá trình.
1.2.1.4. “Nguồn lực mưu sinh”
Chúng tôi đồng nhất khái niệm Nguồn lực mưu sinh và Vốn sinh kế.
Tuy nhiên, hiện nay, quan niệm về các nguồn lực hay vốn là khá đa dạng, nên
ngày càng nhiều định nghĩa mới. Mỗi học giả hay tổ chức nghiên cứu trên thế
giới lại đưa ra những quan điểm không giống nhau, liên quan đến lý thuyết về
khung sinh kế bền vững được trình bày ở dưới.
1.2.1.5. “Biến đổi sinh kế”
Khái niệm Biến đổi được hiểu là quá trình vận động, phát triển của các
sự vật, hiện tượng, các xã hội nói chung, làm thay đổi so với tình trạng ban
đầu hay ở một thời điểm nào đó; bất kỳ sự vật, hiện tượng, xã hội nào cũng
đều diễn ra quá trình biến đổi.
Thuật ngữ Biến đổi sinh kế (livelihood transition) xuất hiện trong các
nghiên cứu về sinh kế thời gian gần đây. Ashley [124], Chamber [130],
D.Carney [127] đưa ra các chỉ số và khung phân tích về biến đổi sinh kế, gồm
biến đổi về cơ cấu thu nhập; biến đổi về phân công lao động; quá trình chuyển
đổi sinh kế từ nông nghiệp thuần túy sang nông nghiệp kết hợp với phi nông
nghiệp. Kees Vannde Vart (và cộng sự) trong một nghiên cứu trường hợp tại
Việt Nam, còn đưa ra chỉ số “Mức độ phụ thuộc vào nguồn lực từ bên ngoài
và các dạng thức di cư để nhận diện sự biến đổi sinh kế” [136].
Chúng tôi đồng ý với các quan niệm trên, song bổ sung thêm biến đổi
về tư duy kinh tế khi nghiên cứu sự biến đổi sinh kế. Những chỉ số đó được đề
26
cập khi xem xét về thực trạng biến đổi sinh kế của người Mường hiện nay và
những tác động tới phát triển. Chúng tôi xem xét các chỉ số, được tổng hợp từ
các khung phân tích nêu trên, tuy nhiên, mức độ của sự biến đổi ở mỗi chỉ số
tại địa bàn nghiên cứu không giống nhau. Trong khi những biến đổi về cơ cấu
thu nhập, về chuyển đổi sinh kế từ nông nghiệp thuần tuý sang nông nghiệp
kết hợp với phi nông nghiệp… biểu hiện và được phân tích khá cụ thể thì việc
tìm hiểu về mức độ phụ thuộc vào nguồn lực bên ngoài chưa thật rõ ràng.
Nhìn chung, biến đổi sinh kế là quy luật vận động tất yếu, giống như
bao sự vật, hiện tượng kinh tế- xã hội khác. Ngày nay, dưới tác động của các
chính sách Nhà nước, của quá trình giao lưu và hội nhập, sự biến đổi sinh kế
của các tộc người lại càng diễn ra sâu sắc hơn; song mức độ cụ thể tùy thuộc
ở từng tộc người, từng địa phương.
1.2.1.6. “Sinh kế bền vững”
Sinh kế bền vững là khái niệm dùng để chỉ các hoạt động mưu sinh
tương đối bền vững với thời gian, ứng phó được với những thay đổi của
môi trường sống. Từ quan điểm chung này, các học giả lại phát triển thêm
các ý tưởng khác nhau. Koos Neefjes cho rằng, sinh kế phụ thuộc vào các
khả năng và nguồn lực vật chất và xã hội; sinh kế của một gia đình, hay cá
nhân chỉ được coi là bền vững khi có thể đương đầu và phục hồi trước
những căng thẳng, biến động; các khả năng và của cải có thể tồn tại được
và được nâng cao trong tương lai và không làm tổn hại đến các nguồn lực
của môi trường [137]. Hanstad cũng đưa ra quan điểm tương tự, rằng, một
sinh kế được coi là bền vững khi có khả năng ứng phó và phục hồi khi bị
tác động, có thể nâng cao các khả năng và tài sản ở thời điểm hiện tại và
trong tương lai, đồng thời không làm ảnh hưởng đến nền tảng của các
nguồn lực tự nhiên [dẫn theo tài liệu 81].
1.2.1.7. “Phát triển bền vững”
Phát triển bền vững là một khái niệm mới, nhằm định nghĩa một sự
27
phát triển về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát
triển trong tương lai xa. Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới nhiều
quốc gia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính
trị, địa lý, văn hóa... riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia
mình là làm thế nào để tăng trưởng kinh tế mà vẫn đảm bảo ổn định xã hội,
phát triển văn hóa và giữ gìn tài nguyên môi sinh. Thuật ngữ "Phát triển bền
vững" được đưa ra lần đầu tiên tại Hội nghị về môi trường của Liên hiệp quốc
vào năm 1972; sau đó, được phát triển trong Chiến lược bảo tồn Thế giới (do
Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) đề
xuất (năm 1980), Báo cáo Brundtland (còn gọi là Báo cáo Our Common
Future) của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới - WCED (nay là Ủy
ban Brundtland) (năm 1987); báo cáo tại Hội nghị về Môi trường và Phát
triển của Liên hiệp quốc (năm 1992); Hội nghị thượng đỉnh Thế giới về Phát
triển bền vững (Hội nghị Rio+10 hay Hội nghị thượng đỉnh Johannesburg)
tại Johannesburg, Cộng hòa Nam Phi (năm 2002). Từ nội dung ban đầu rất
đơn giản: sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển
kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác
động đến môi trường sinh thái học; khái niệm này được mở rộng thành “Phát
triển bền vững là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà
không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế
hệ tương lai..." [126]. Đến nay, phát triển bền vững là sự phát triển bảo đảm
hài hòa giữa bốn yếu tố: tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội, giữ được nguồn
tài nguyên môi trường và giữ được bản sắc văn hóa.
Ở nước ta, quan điểm phát triển nhanh và bền vững đã được nhận thức
rất sớm và thể hiện trong nhiều chủ trương, Nghị quyết của Đảng. Ngay từ
Đại hội III năm 1960 và Đại hội IV năm 1976, Đảng ta đã đặt mục tiêu “Tiến
nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”. Trong Chiến lược ổn
định và phát triển kinh tế - xã hội 1991 - 2000 có đoạn nhấn mạnh:“Tăng
28
trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn
hoá, bảo vệ môi trường”. Đại hội VIII nêu bài học:“Tăng trưởng kinh tế gắn
liền với tiến bộ và công bằng xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, bảo
vệ môi trường sinh thái” [20, trang 72]. Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội
2001 - 2010 thông qua tại Đại hội IX khẳng định:“Phát triển nhanh, hiệu quả
và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã
hội và bảo vệ môi trường” [21, trang 126]. Đại hội X nêu bài học về phát
triển nhanh và bền vững, trong đó, ngoài các nội dung phát triển kinh tế, xã
hội, môi trường còn bổ sung yêu cầu phát triển toàn diện con người, thực hiện
dân chủ và xác định mục tiêu tổng quát của Kế hoạch 5 năm 2006 - 2010 là
“Phấn đấu tăng trưởng kinh tế với nhịp độ nhanh, chất lượng cao và bền
vững hơn, gắn với phát triển con người” [23, trang 76]. Các Đại hội XI, XII
tiếp tục phát triển các quan điểm này. Từ bốn tiêu chí về phát triển bền vững
của thế giới, Việt Nam có thêm tiêu chí “Ổn định về chính trị”. Như vậy, quan
điểm phát triển nhanh và bền vững đã sớm được Đảng và Nhà nước ta đặt ra
và thường được bổ sung ngày càng hoàn thiện và đã trở thành một chủ trương
nhất quán trong lãnh đạo, quản lý, điều hành tiến trình phát triển của đất nước
trong nhiều thập kỷ qua.
1.2.2. Cơ sở lý thuyết
1.2.2.1. Lý thuyết về sinh kế và khung sinh kế bền vững
Lý thuyết khung sinh kế bền vững DFID hay tiếp cận sinh kế theo
khung sinh kế bền vững được trình bày trong các nghiên cứu của các tác giả
Chambers và Conway [129], Scoones [141]…, đến nay được sử dụng rộng rãi
trong nghiên cứu về mối quan hệ giữa sinh kế với đói nghèo. Theo khung
phân tích này, sinh kế bao gồm các yếu tố hợp thành là:
- Các ưu tiên trong việc mưu sinh mà con người có thể nhận biết được;
- Các chiến lược để mưu sinh mà mỗi người, gia đình hay cộng đồng cư
dân lựa chọn để theo đuổi các ưu tiên ở trên;
29
- Các thể chế, chính sách và tổ chức quyết định đến sự tiếp cận của cá
nhân, tập thể đối với các loại tài sản hay cơ hội và các kết quả mà họ thu được;
- Các tiếp cận của cá nhân, cộng đồng cư dân đối với năm loại vốn và
khả năng sử dụng hiệu quả các loại vốn mà họ đang có;
- Bối cảnh sống của con người, bao gồm các xu hướng kinh tế, công
nghệ, dân số, các cú sốc và mùa vụ.
Khung phân tích sinh kế bền vững chia vốn mà con người sử dụng để
sinh kế thành năm loại tài sản vốn, hay hình thức vốn, gồm:
- Vốn tự nhiên là tất cả những nguyên vật liệu tự nhiên để tạo dựng sinh
kế. Vốn tự nhiên rất đa dạng, bao gồm đất đai, nước, rừng, đa dạng sinh học,
và những nguồn tài nguyên không thể tái tạo được như các loại khoáng sản
(than đá, sắt, đồng…).
- Vốn vật chất gồm các công trình hạ tầng như nhà cửa, tiện nghi sinh
hoạt, dụng cụ sản xuất để hỗ trợ cho các hoạt động sinh kế (còn gọi là vốn do
con người làm nên), phản ánh hiện trạng kinh tế và phương thức phát triển
sinh kế của hộ gia đình; đồng thời là yếu tố đầu tiên khi đánh giá tiềm năng,
khả năng sinh kế của mỗi cộng đồng hay hộ gia đình.
- Vốn tài chính là các nguồn lực tài chính (tiền và các loại tài sản có thể
quy thành tiền), như thu nhập thường xuyên, tiền tiết kiệm, hay các nguồn thu
khác được sử dụng cho các hoạt động và mục tiêu sinh kế;
- Vốn xã hội là nguồn lực xã hội được sử dụng để phục vụ cho các mục tiêu
sinh kế của mình, gồm quan hệ, mạng lưới, thành viên nhóm, niềm tin, sự phụ
thuộc lẫn nhau và trao đổi cung cấp các mạng an ninh phi chính thống quan trọng;
- Vốn con người gồm kinh nghiệm, kỹ năng, sức khỏe, tri thức của
người lao động, hay số lượng, chất lượng của nguồn lao động là những yếu tố
cơ bản ảnh hưởng đến hoạt động sinh kế.
Đối với hộ gia đình, vốn con người là số lượng và chất lượng lao động
của hộ, tùy thuộc vào quy mô của hộ, trình độ giáo dục và kỹ năng nghề
30
nghiệp, khả năng quản lý, tình trạng sức khỏe, các hiểu biết của các thành
viên trong hộ gia đình, nhất là chủ hộ về các chính quyền, luật pháp, các
chính sách, các thủ tục liên quan đến các hoạt động sinh kế mà hộ gia đình
đang thực hiện hoặc dự định thực hiện.
Gần đây, nhiều nhà Dân tộc học Việt Nam phân các nguồn vốn thành
hai loại nguồn là nguồn vốn xã hội (nguồn lực con người tức người lao động
và xã hội hay cộng đồng mà con người đang sinh sống và vốn tài chính cũng
nằm trong xã hội) và nguồn lực tự nhiên (vốn tự nhiên, vốn vật chất).
1.2.2.2. Lý thuyết về biến đổi văn hóa
Theo nghĩa thông thường, biến đổi (change) là quá trình vận động, phát
triển và thay đổi của một xã hội. Lịch sử đã chứng minh, tất cả các xã hội, các
lĩnh vực đời sống đều đang diễn ra quá trình biến đổi, đan xen những sự tiếp
nối, kế thừa và biến đổi. S.C. Dube đã chia thành ba loại thuyết về biến đổi là
thuyết khải hoàn (coi sự vận động của thế giới, của các xã hội là tất yếu đi đến
cái tốt đẹp); thuyết tiến hoá (nhìn nhận sự vật, hiện tượng hay xã hội, các nền
văn hóa nói chung biến đổi theo một quá trình, cái sau phát triển hơn cái trước)
và thuyết chu kỳ (nhìn nhận sự vật phát triển theo quy luật chung, có phát sinh,
triệt tiêu và sau đó, cái mới lại tiếp tục xuất hiện [Dẫn theo tài liệu 83].
Nghiên cứu về biến đổi văn hóa (cultural transition), Koos Nefjes cho
rằng, tất cả các nền văn hóa không bất biến, mà phải thay đổi, song cũng xuất
hiện xu hướng chống lại sự thay đổi. Theo tác giả, có 3 nguồn gốc dẫn tới
biến đổi hoặc chống lại sự biến đổi, đó là: áp lực về mưu sinh, công việc, sự
tương tác giữa các xã hội và sự biến đổi của môi trường tự nhiên. Các thiết
chế văn hóa hội nhập với nhau và ảnh hưởng lẫn nhau là nguyên nhân chính
dẫn đến biến đổi [137].
Biến đổi sinh kế (livelihood transition) là một biểu hiện của biến đổi
văn hóa, vì theo quan điểm của các nhà Dân tộc học Xô viết Acmêni, sinh kế
là một trong bốn thành tố của văn hóa (văn hóa sản xuất ban đầu) [102]. Các
31
tác giả Champer, Ashley, D.Carney (đã dẫn) đưa ra các chỉ số và khung phân
tích về biến đổi sinh kế là: biến đổi về cơ cấu thu nhập; biến đổi về phân công
lao động; đối với cư dân nông nghiệp, còn phải tính đến quá trình chuyển đổi
sinh kế từ nông nghiệp thuần tuý sang nông nghiệp kết hợp với phi nông
nghiệp (dịch vụ, làm thuê, thủ công nghiệp).
Các nhà Văn hóa học Mỹ chỉ ra mối quan hệ biện chứng giữa chính trị -
kinh tế và văn hóa, với các luận điểm cơ bản là:
+ Phát triển kinh tế dẫn đến biến đổi về xã hội và văn hoá từ xã hội
truyền thống sang xã hội hiện đại. Quá trình này đi theo những đường song
song, phụ thuộc vào văn hoá truyền thống của mỗi nước, mỗi dân tộc; chứ
không phải diễn ra theo một đường thẳng; không dẫn đến hội tụ những “giá trị
hiện đại” chung cho mọi quốc gia. Trong quá trình đó, các giá trị truyền thống
không biến mất mà tiếp tục ảnh hưởng đến quá trình biến đổi.
+ Nội hàm của biến đổi xã hội, văn hoá là: tăng trưởng kinh tế, chuyên
môn hoá nghề nghiệp, tăng trình độ học vấn, thay đổi vai trò giới (nhất là của nữ
giới), các quan hệ cộng đồng suy giảm, tự do cá nhân và sự tự thể hiện mình (của
cộng đồng, cá nhân) được đề cao [dẫn theo tài liệu 101, trang 11 -13].
Từ những công trình nghiên cứu chung về sinh kế các tộc người đã
được công bố các nhà Dân tộc học/ Nhân học Việt Nam, có thể rút ra những
điểm chung sau về sinh kế, với tư cách là một thành tố của văn hóa tộc người:
- Sinh kế có mối quan hệ chặt chẽ trước hết với điều kiện tự nhiên: điều
kiện tự nhiên quyết định phần lớn sự lựa chọn cách thức mưu sinh của một
cộng đồng cư dân. Đối với cư dân nông nghiệp, các điều kiện về địa hình (thế
đất, thế nước), thổ nhưỡng (chất đất), khí hậu, thời tiết… là điều kiện tiên
quyết để bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ và ảnh hưởng lớn đến năng
suất các loại vật nuôi, cây trồng đó.
- Sinh kế có mối liên hệ chặt chẽ với thiết chế xã hội, hay các thiết chế
xã hội của con người là hình thức xã hội của các hoạt động mưu sinh. Chẳng
32
hạn, với người Mường và các tộc người sống bằng nông nghiệp, gia đình với
các mối quan hệ vợ - chồng, cha mẹ - con cái, là đơn vị tổ chức lao động và
được đặt trong mối quan hệ làng bản. Sinh kế còn có mối liên hệ với các
chính sách của nhà nước ở từng thời kỳ.
- Sinh kế không phải bất biến mà thường xuyên thay đổi, do thay đổi
của điều kiện môi trường và của sự lựa chọn của con người. Các chính sách
của Nhà nước cũng là nhân tố quan trọng của sự biến đổi sinh kế.
1.3. Giới thiệu người Mường ở địa bàn nghiên cứu
1.3.1.Vài nét về xã Cẩm Lương
1.3.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện giao thông
Cẩm Lương ở Tả ngạn sông Mã, là xã vùng cao phía Bắc huyện miền
núi Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa; cách trung tâm huyện 12km về phía Tây Bắc,
thành phố Thanh Hóa 85 km theo Quốc lộ 217, đường Hồ Chí Minh 8 km.
Xã Cẩm Lương tiếp giáp xã Cẩm Quý (huyện Cẩm Thủy) và xã Lương
Trung (huyện Bá Thước) về phía Bắc; ba mặt còn lại được bao bọc bởi sông
Mã; bên kia sông là các xã Cẩm Thành (phía Đông Bắc, Đông và Đông Nam),
Cẩm Thạch (phía Nam), Cẩm Bình, Cẩm Giang (phía Tây và Tây Bắc) [xem
bản đồ xã Cẩm Lương ở Phụ lục].
Vị trí trên đây làm cho xã Cẩm Lương có nhiều bất lợi về giao thông, đi
lại nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Trước tháng 9 - 2005,
khi cầu treo qua sông chưa được bắc, Cẩm Lương như một “ốc đảo” ở bên kia
sông Mã. Muốn đi từ xã sang Quốc lộ 217 để sang các xã bên kia sông và đi
về huyện phải đi đò qua hai bến đò ngang, một bến ở thôn Xủ Xuyên (bến
phụ) và một bến ở cuối xã Cẩm Thạch (vị trí cây cầu cứng đang xây dựng
hiện nay); hoặc bến đò dọc (từ phía thượng nguồn về hạ lưu, ghé vào xã Cẩm
Lương qua hai bến đò trên. Người qua sông bằng những con thuyền độc mộc
bằng các cây gỗ to khoét rỗng hoặc mảnh gỗ ghép lại; lúc nước lặng (nước
33
hiền), mỗi thuyền có thể chở được từ 8 - 10 người. Từ tháng 8 đến hết tháng
10, nước sông Mã lên cao, đi đò rất vất vả và nguy hiểm; nhiều ngày nước lũ
đạt đỉnh, cả xã bị cô lập. Trước mùa mưa, các gia đình phải lo dự trữ lương
thực, thực phẩm, đồ dùng thiết yếu, củi đốt, để cuộc sống không bị xáo trộn.
Như vậy, có thể nói, trước năm 2005, xã Cẩm Lương có vị trí rất bất lợi
cho đời sống nói chung, cho giao lưu kinh tế - văn hóa nói riêng, củng cố tính
khép kín của nền kinh tế tự cấp, tự túc; song điều kiện bất lợi đó lại tạo cho
con người ở đây luôn có ý thức dự trữ, chủ động trong việc bảo đảm và ổn
định đời sống.
Tháng 9 - 2005, cầu treo qua sông Mã, tại đầu xã Cẩm Thành, bên kia
sông là thôn Kim Mẫm (nay là Kim Mẫm 1) do Xí nghiệp Giao thông - Xây
dựng huyện Cẩm Thủy đầu tư chính thức thông xe (Ảnh 13). Từ đây, dân
trong xã thoát khỏi cảnh phải đi đò qua sông. Hai bến đò ngang ở thôn Xủ
Xuyên và xã Cẩm Thạch không còn tồn tại. Xã Cẩm Lương được thông với
Quốc lộ 217. Đây là đường liên vận quốc tế nối vùng Thượng Lào của Cộng
hòa Dân chủ Nhân dân Lào, qua các huyện Bá Thước, Cẩm Thủy và nhiều
huyện khác của tỉnh Thanh Hóa xuống đồng bằng. Thế cô lập của xã bị xóa
bỏ một phần; giao lưu kinh tế, văn hóa của địa phương không còn bị cách trở.
Năm 2010, Nhà nước mở rộng và thông con đường từ cuối thôn Lương
Thuận, qua núi Hang Bò sang xã Cẩm Giang để thông ra đường Hồ Chí Minh
(cách thôn Lương Thuận khoảng 8 km) được đưa vào sử dụng. Đến đây, thế
cô lập của xã từ bao đời không còn, tạo thêm những điều kiện rất thuận lợi
cho phát triển kinh tế, nhất là cho việc đưa cây mía vào trồng ở xã, cũng như
giao lưu văn hóa - xã hội.
1.3.1.2. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên
a. Địa hình, địa mạo
34
Xã Cẩm Lương có kiến tạo địa chất phức tạp, là vùng đất có đủ các
dạng địa hình: núi đá vôi, núi thấp, đồi, sông, suối, lại có cả bãi bồi phù sa
ven sông Mã. Có thể coi xã Cẩm Lương thuộc vùng thung lũng chân núi, bao
quanh xã là đồi núi, giữa là thung lũng.
Núi, đồi và rừng
Dải núi lớn nhất, dài nhất trong xã là dải Trường Sinh, thuộc dãy núi đá
vôi Pù Luông - Cúc Phương. Núi xuất phát từ huyện Bá Thước chạy xuống,
kéo dài từ phía Đông Nam (thôn Xủ Xuyên), sang phía Tây (thôn Lương
Ngọc) và ngược lên phía Tây Bắc (các thôn Lương Hòa, Lương Thuận). Đây
là núi đá vôi, độ cao trung bình khoảng 200 - 400 m, độ dốc trung bình 25-
30°, ngọn cao nhất khoảng hơn 500 mét. Do kiến tạo của địa chất, dải núi đá
này chia thành nhiều khúc, cũng là các ngọn núi nhỏ, như núi Hô (cao), núi
Trâu Bạc, núi U... Gắn với các ngọn núi này là các quả đồi thấp, như đồi Hàm
Rồng, đồi Vải, đồi Phóng… ăn ra bờ sông Mã ở phía Đông. Các dải núi, đồi
này không chỉ như một bức tường thành thiên nhiên chở che cho đất Cẩm
Lương mà còn tạo ra các thung lũng, thuận tiện cho việc lập làng xóm và canh
tác nương rẫy, đồi rừng và một phần ruộng lúa.
Phần lớn núi ở Cẩm Lương là núi đá, nên thảm thực vật chủ yếu là các
loại cây gỗ tạp, có một số loài gỗ quý như nghiến, lim. Tại dải núi Trường
Sinh, vùng có suối Ngọc ở thôn Lương Ngọc hiện vẫn còn một khu rừng
nguyên sinh với các loài động, thực vật đặc trưng của vùng nhiệt đới.
Vùng đồi cách đây 60 năm còn là những cánh rừng tương đối “nguyên
sinh” với nhiều loại gỗ quý như lim, sến, táu, nghiến.... Ngay tại thôn Xủ
Xuyên, đến đầu thập niên 1980 vẫn còn một rừng lim rộng lớn; có những cây
lim to, chu vi bằng hai sải tay. Trước năm 1970, trên các cánh rừng vẫn còn
nhiều loại thú quý như hổ, gấu, hoẵng, lợn rừng... Từ đầu thập niên 1970 trở
đi, rừng từng bước bị đẩy lùi, các loài gỗ quý bị đốn chặt; kết hợp máy bay
35
Mỹ quần phá trong hai lần chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, làm cho các
loài thú quý mất dần, đến nay vắng bóng hẳn.
Cấu trúc địa tầng ở xã Cẩm Lương (cũng như nhiều xã ở huyện Cẩm
Thủy) khá đa dạng, nên trong lòng đất của xã, nhất là vùng tiếp giáp giữa đồi
và núi chứa một lượng vàng, chủ yếu ở dạng sa khoáng, một lượng ít là vàng
gốc; hàm lượng quặng vàng đạt 0,2 - 0.65g/m3
[50, trang 5]. Tuy nhiên, số
vàng này bị dân khai thác ồ ạt trong hai thập niên 1980 và 1990, đến nay
không xác định được trữ lượng còn lại. Do địa hình núi đá, nên nguồn đá ở
địa phương có trữ lượng rất lớn, có thể đáp ứng nhu cầu xây dựng và các nhu
cầu khác của người dân địa phương.
Trên vùng núi của xã Cẩm Lương có nhiều hang, động có kích thước
khác nhau, trong đó động lớn nhất là Động Đăng. Tên ban đầu của động là
động Cây đăng, do có một cây đăng rất to ở trước cửa; về sau được gọi tắt là
động Đăng. Động nằm cách Suối cá Cẩm Lương khoảng 200m. Trước đây,
động bị cây cối che phủ rậm rạp, ít có người. Từ khi có nhiều khách du lịch
đến tham quan Suối cá, động được nhiều khách vào thăm. Từ năm 2000,
chính quyền xã Cẩm Lương đã khảo sát, kéo điện vào hang để du khách đến
chiêm ngưỡng hang động, sau khi tham quan Suối cá.
Men theo sườn núi Trường Sinh, có rất nhiều loại cây không thể nhớ
hết tên. Có cây họ tre, dáng to cao, lóng dài, có thể làm được hong đồ xôi. Có
cây họ sồi, cao hàng chục mét, thân to đến vài người ôm không xuể.
Cửa động Đăng rộng chừng 10 - 15 m, bước chân vào trong, không khí
thật trong lành, mát mẻ. Nền động rộng, thoáng mát, sạch sẽ, đường dễ đi,
xung quang vô vàn nhũ đá nhiều màu, hình thù khác nhau, ôm vách động và
vòm động rũ xuống gây sự hứng thú với khách. Đến nay, dân địa phương vẫn
lưu truyền câu chuyện về nguồn gốc của khối thạch nhũ hình bà tiên: xưa có
một bà tuổi đã cao, sức đã yếu nhưng vẫn leo lên hang động để ngắm cảnh
đẹp hùng vĩ; sau khi đạt được ước nguyện, bà đã hóa thành khối nhũ.
36
Trên vòm động, thạch nhũ tạo nên hình hài của một nàng tiên cá đang
bơi về thủy cung, thân hình nhỏ bé. Bên cạnh nhũ hình nàng tiên cá có nhũ
hình quả đào trường sinh bất lão. Người dân địa phương quan niệm rằng, nếu
tay ai chạm được đến “quả đào” này sẽ trường thọ. Đến giữa hang động có trụ
đá được dân địa phương coi như là tượng trưng cho bà Nữ Oa đang đội đá vá
bầu trời. Lại có khối thạch nhũ giống hình nàng Tô Thị đang chờ chồng hóa
đá, hoặc giống đôi trai gái đứng ôm nhau thắm thiết trong tư thế khỏa thân,
suối tóc của cô gái uốn lượn ôm lấy eo và dài xuống gót. Có những khối thạch
nhũ "đăng châu" lấp lánh như kim cương, khi soi đèn pin vào sẽ thấy ánh
phản quang sáng cả một góc vòm hang và trông giống như hàng trăm cây đèn
thần bật sáng.
Trong động còn có một đoạn suối dài khoảng 150m, chảy quanh vách
động, nước suối trong và rất mát. Khách tham quan khi mệt mỏi có thể dùng
rửa mặt và trong chốc lát, mệt mỏi có thể vợi bớt.
Đồng ruộng
Trong 6 thôn của xã Cẩm Lương, trừ thôn Xủ Xuyên đất đồi chiếm tỷ
lệ lớn, rất ít ruộng cấy lúa, các thôn còn lại đều có ruộng. Đây là những dải
ruộng bậc thang thấp (chênh lệch mặt bằng giữa thửa ruộng trên với ruộng
dưới khoảng từ 20 - 30 cm). Bề ngang các thửa ruộng không rộng.
Trước năm 2000, khi hệ thống mương máng mới chưa được xây dựng,
vẫn dựa vào hệ thống mương phai cũ, chỉ một bộ phận ruộng ở thôn Lương
Ngọc cấy được hai vụ chiêm - mùa, còn đại bộ phận đồng ruộng của xã Cẩm
Lương chỉ cấy được một vụ mùa, vụ chiêm bỏ hóa, một số diện tích trồng
ngô. Tình hình này do những nguyên nhân sau:
- Lúa chiêm được cấy và sinh trưởng trong mùa lạnh, nên cần đủ nguồn
nước để giữ ấm cho rễ và gốc lúa, trong khi các con suối chảy dọc các cánh
đồng của các thôn, về mùa khô, lưu lượng nước nhỏ, không tạo thành dòng
chảy nên không thể đắp phai đưa nước vào ruộng.
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy

More Related Content

What's hot

Cách viết báo cáo thực tập ngành quản lý nhà nước
Cách viết báo cáo thực tập ngành quản lý nhà nước Cách viết báo cáo thực tập ngành quản lý nhà nước
Cách viết báo cáo thực tập ngành quản lý nhà nước Luanvantot.com 0934.573.149
 
Đề tài Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở ...
Đề tài Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở ...Đề tài Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở ...
Đề tài Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở ...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Luận văn: Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống ...
Luận văn:  Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống ...Luận văn:  Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống ...
Luận văn: Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đề tài nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
Đề tài  nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...Đề tài  nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
Đề tài nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tổng Kết 560+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Phật Giáo – Cực Kì Hấp Dẫn...
Tổng Kết 560+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Phật Giáo – Cực Kì Hấp Dẫn...Tổng Kết 560+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Phật Giáo – Cực Kì Hấp Dẫn...
Tổng Kết 560+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Phật Giáo – Cực Kì Hấp Dẫn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

What's hot (20)

Đề tài: Quản lý lễ hội truyền thống Phủ Quảng Cung ở Nam Định
Đề tài: Quản lý lễ hội truyền thống Phủ Quảng Cung ở Nam ĐịnhĐề tài: Quản lý lễ hội truyền thống Phủ Quảng Cung ở Nam Định
Đề tài: Quản lý lễ hội truyền thống Phủ Quảng Cung ở Nam Định
 
Đề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú ThọĐề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ
 
Luận văn: Giải pháp xử lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Nam Định
Luận văn: Giải pháp xử lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Nam ĐịnhLuận văn: Giải pháp xử lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Nam Định
Luận văn: Giải pháp xử lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Nam Định
 
Luận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường
Luận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc MườngLuận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường
Luận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường
 
Luận văn Thạc sĩ Đánh giá hiện trạng quản lý rác thải sinh hoạt tại qu...
Luận văn Thạc sĩ Đánh  giá  hiện trạng quản lý  rác thải  sinh  hoạt  tại  qu...Luận văn Thạc sĩ Đánh  giá  hiện trạng quản lý  rác thải  sinh  hoạt  tại  qu...
Luận văn Thạc sĩ Đánh giá hiện trạng quản lý rác thải sinh hoạt tại qu...
 
Cách viết báo cáo thực tập ngành quản lý nhà nước
Cách viết báo cáo thực tập ngành quản lý nhà nước Cách viết báo cáo thực tập ngành quản lý nhà nước
Cách viết báo cáo thực tập ngành quản lý nhà nước
 
Đề tài Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở ...
Đề tài Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở ...Đề tài Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở ...
Đề tài Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở ...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống, HAY
 
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOTLuận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
Luận văn: Phát triển tuyến du lịch sinh thái tỉnh Nghệ An, HOT
 
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà NộiLuận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
 
Bài mẫu tiểu luận về du lịch Việt Nam, HAY
Bài mẫu tiểu luận về du lịch Việt Nam, HAYBài mẫu tiểu luận về du lịch Việt Nam, HAY
Bài mẫu tiểu luận về du lịch Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống ...
Luận văn:  Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống ...Luận văn:  Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống ...
Luận văn: Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống ...
 
Luận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội phát triển bền vững, HAY
Luận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội phát triển bền vững, HAYLuận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội phát triển bền vững, HAY
Luận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội phát triển bền vững, HAY
 
Đề tài: Văn hóa biển với sự phát triển du lịch đảo Cát Hải, HOT, 9đ
Đề tài: Văn hóa biển với sự phát triển du lịch đảo Cát Hải, HOT, 9đĐề tài: Văn hóa biển với sự phát triển du lịch đảo Cát Hải, HOT, 9đ
Đề tài: Văn hóa biển với sự phát triển du lịch đảo Cát Hải, HOT, 9đ
 
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Hà Giang, HAY
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Hà Giang, HAYLuận văn: Phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Hà Giang, HAY
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Hà Giang, HAY
 
Đề tài: Nghiên cứu khai thác lễ hội đền Trần Hưng Hà Thái Bình, HAY
Đề tài: Nghiên cứu khai thác lễ hội đền Trần Hưng Hà Thái Bình, HAYĐề tài: Nghiên cứu khai thác lễ hội đền Trần Hưng Hà Thái Bình, HAY
Đề tài: Nghiên cứu khai thác lễ hội đền Trần Hưng Hà Thái Bình, HAY
 
Luận văn: Quản lý làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ tại Đà Nẵng
Luận văn: Quản lý làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ tại Đà NẵngLuận văn: Quản lý làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ tại Đà Nẵng
Luận văn: Quản lý làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ tại Đà Nẵng
 
Đề tài nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
Đề tài  nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...Đề tài  nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
Đề tài nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
 
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đLuận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
 
Tổng Kết 560+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Phật Giáo – Cực Kì Hấp Dẫn...
Tổng Kết 560+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Phật Giáo – Cực Kì Hấp Dẫn...Tổng Kết 560+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Phật Giáo – Cực Kì Hấp Dẫn...
Tổng Kết 560+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Phật Giáo – Cực Kì Hấp Dẫn...
 

Similar to Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy

Luận án: Nghiên cứu tư liệu Hán Nôm về khuyến học của Nghệ An - Gửi miễn phí ...
Luận án: Nghiên cứu tư liệu Hán Nôm về khuyến học của Nghệ An - Gửi miễn phí ...Luận án: Nghiên cứu tư liệu Hán Nôm về khuyến học của Nghệ An - Gửi miễn phí ...
Luận án: Nghiên cứu tư liệu Hán Nôm về khuyến học của Nghệ An - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
ĐỀ TÀI : Luận án Nghiên cứu tư liệu Hán Nôm về khuyến học của Nghệ An
ĐỀ TÀI : Luận án Nghiên cứu tư liệu Hán Nôm về khuyến học của Nghệ AnĐỀ TÀI : Luận án Nghiên cứu tư liệu Hán Nôm về khuyến học của Nghệ An
ĐỀ TÀI : Luận án Nghiên cứu tư liệu Hán Nôm về khuyến học của Nghệ AnLuận Văn 1800
 
Sự vận dụng quan điểm toàn diện và việc bảo tồn di sản du lịch sinh thái
Sự vận dụng quan điểm toàn diện và việc bảo tồn di sản du lịch sinh tháiSự vận dụng quan điểm toàn diện và việc bảo tồn di sản du lịch sinh thái
Sự vận dụng quan điểm toàn diện và việc bảo tồn di sản du lịch sinh tháiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HIỆN TƯỢNG THIÊN TAI TỚI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ SINH...
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HIỆN TƯỢNG THIÊN TAI TỚI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ SINH...NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HIỆN TƯỢNG THIÊN TAI TỚI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ SINH...
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HIỆN TƯỢNG THIÊN TAI TỚI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ SINH...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà NộiLuận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà NộiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, Hà Nội - Gửi miễn phí qua...
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, Hà Nội - Gửi miễn phí qua...Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, Hà Nội - Gửi miễn phí qua...
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, Hà Nội - Gửi miễn phí qua...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèoLuận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèoDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
CHUYÊN ĐỀ “CÀ PHÊ” - CÂU CHUYỆN CƯỜI, CÂU CHUYỆN Ý NGHĨA, CÂU ĐỐ VUI, CÂU ĐỐ...
CHUYÊN ĐỀ “CÀ PHÊ” - CÂU CHUYỆN CƯỜI, CÂU CHUYỆN Ý NGHĨA,  CÂU ĐỐ VUI, CÂU ĐỐ...CHUYÊN ĐỀ “CÀ PHÊ” - CÂU CHUYỆN CƯỜI, CÂU CHUYỆN Ý NGHĨA,  CÂU ĐỐ VUI, CÂU ĐỐ...
CHUYÊN ĐỀ “CÀ PHÊ” - CÂU CHUYỆN CƯỜI, CÂU CHUYỆN Ý NGHĨA, CÂU ĐỐ VUI, CÂU ĐỐ...Chau Duong
 

Similar to Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy (20)

Luận án: Chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá ở Hà Nội
Luận án: Chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá ở Hà NộiLuận án: Chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá ở Hà Nội
Luận án: Chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá ở Hà Nội
 
Luận án: Nghi lễ chu kỳ đời người của người Nùng Cháo ở Lạng Sơn
Luận án: Nghi lễ chu kỳ đời người của người Nùng Cháo ở Lạng SơnLuận án: Nghi lễ chu kỳ đời người của người Nùng Cháo ở Lạng Sơn
Luận án: Nghi lễ chu kỳ đời người của người Nùng Cháo ở Lạng Sơn
 
Luận án: Nghiên cứu tư liệu Hán Nôm về khuyến học của Nghệ An - Gửi miễn phí ...
Luận án: Nghiên cứu tư liệu Hán Nôm về khuyến học của Nghệ An - Gửi miễn phí ...Luận án: Nghiên cứu tư liệu Hán Nôm về khuyến học của Nghệ An - Gửi miễn phí ...
Luận án: Nghiên cứu tư liệu Hán Nôm về khuyến học của Nghệ An - Gửi miễn phí ...
 
ĐỀ TÀI : Luận án Nghiên cứu tư liệu Hán Nôm về khuyến học của Nghệ An
ĐỀ TÀI : Luận án Nghiên cứu tư liệu Hán Nôm về khuyến học của Nghệ AnĐỀ TÀI : Luận án Nghiên cứu tư liệu Hán Nôm về khuyến học của Nghệ An
ĐỀ TÀI : Luận án Nghiên cứu tư liệu Hán Nôm về khuyến học của Nghệ An
 
BÀI MẪU Luận án tiến sĩ ngành nhân học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận án tiến sĩ ngành nhân học, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận án tiến sĩ ngành nhân học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận án tiến sĩ ngành nhân học, HAY, 9 ĐIỂM
 
Sự vận dụng quan điểm toàn diện và việc bảo tồn di sản du lịch sinh thái
Sự vận dụng quan điểm toàn diện và việc bảo tồn di sản du lịch sinh tháiSự vận dụng quan điểm toàn diện và việc bảo tồn di sản du lịch sinh thái
Sự vận dụng quan điểm toàn diện và việc bảo tồn di sản du lịch sinh thái
 
Luận văn: Sinh kế người Khmer tại huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng
Luận văn: Sinh kế người Khmer tại huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc TrăngLuận văn: Sinh kế người Khmer tại huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng
Luận văn: Sinh kế người Khmer tại huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng
 
Nghiên cứu tổng thể vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững
Nghiên cứu tổng thể vấn đề dân tộc trong phát triển bền vữngNghiên cứu tổng thể vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững
Nghiên cứu tổng thể vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững
 
Nghiên cứu vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ
Nghiên cứu vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững vùng Tây Nam BộNghiên cứu vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ
Nghiên cứu vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ
 
Luận văn: Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ khối các phường tp Thái Nguyên
Luận văn: Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ khối các phường tp Thái NguyênLuận văn: Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ khối các phường tp Thái Nguyên
Luận văn: Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ khối các phường tp Thái Nguyên
 
Luận văn: Văn hóa của người Hmông theo đạo Tin lành ở Lào Cai
Luận văn: Văn hóa của người Hmông theo đạo Tin lành ở Lào CaiLuận văn: Văn hóa của người Hmông theo đạo Tin lành ở Lào Cai
Luận văn: Văn hóa của người Hmông theo đạo Tin lành ở Lào Cai
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Di Tích Lịch Sử Văn Hóa Đình Giàn
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Di Tích Lịch Sử Văn Hóa Đình GiànLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Di Tích Lịch Sử Văn Hóa Đình Giàn
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Di Tích Lịch Sử Văn Hóa Đình Giàn
 
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HIỆN TƯỢNG THIÊN TAI TỚI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ SINH...
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HIỆN TƯỢNG THIÊN TAI TỚI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ SINH...NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HIỆN TƯỢNG THIÊN TAI TỚI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ SINH...
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HIỆN TƯỢNG THIÊN TAI TỚI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ SINH...
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn,Hà Nội, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn,Hà Nội, HOTLuận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn,Hà Nội, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn,Hà Nội, HOT
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà NộiLuận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, Hà Nội - Gửi miễn phí qua...
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, Hà Nội - Gửi miễn phí qua...Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, Hà Nội - Gửi miễn phí qua...
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn, Hà Nội - Gửi miễn phí qua...
 
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Sóc Sơn, Hà Nội, HAY
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Sóc Sơn, Hà Nội, HAYĐề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Sóc Sơn, Hà Nội, HAY
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới huyện Sóc Sơn, Hà Nội, HAY
 
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèoLuận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo
 
CHUYÊN ĐỀ “CÀ PHÊ” - CÂU CHUYỆN CƯỜI, CÂU CHUYỆN Ý NGHĨA, CÂU ĐỐ VUI, CÂU ĐỐ...
CHUYÊN ĐỀ “CÀ PHÊ” - CÂU CHUYỆN CƯỜI, CÂU CHUYỆN Ý NGHĨA,  CÂU ĐỐ VUI, CÂU ĐỐ...CHUYÊN ĐỀ “CÀ PHÊ” - CÂU CHUYỆN CƯỜI, CÂU CHUYỆN Ý NGHĨA,  CÂU ĐỐ VUI, CÂU ĐỐ...
CHUYÊN ĐỀ “CÀ PHÊ” - CÂU CHUYỆN CƯỜI, CÂU CHUYỆN Ý NGHĨA, CÂU ĐỐ VUI, CÂU ĐỐ...
 
Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước Cấp Xã Tại Huyện Thanh Bình, Tỉnh Đồng Tháp
Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước Cấp Xã Tại Huyện Thanh Bình, Tỉnh Đồng ThápQuản Lý Ngân Sách Nhà Nước Cấp Xã Tại Huyện Thanh Bình, Tỉnh Đồng Tháp
Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước Cấp Xã Tại Huyện Thanh Bình, Tỉnh Đồng Tháp
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietNguyễn Quang Huy
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 

Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THẾ ANH SINH KẾ CỦA NGƯỜI MƯỜNG Ở XÃ CẨM LƯƠNG, HUYỆN CẨM THỦY, TỈNH THANH HÓA HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC HÀ NỘI - 2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THẾ ANH SINH KẾ CỦA NGƯỜI MƯỜNG Ở XÃ CẨM LƯƠNG, HUYỆN CẨM THỦY, TỈNH THANH HÓA HIỆN NAY Ngành: Nhân học Mã số : 9 31 03 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Bùi Xuân Đính 2. PGS.TS. Trần Văn Thức HÀ NỘI - 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận án là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Những tư liệu và luận điểm mà Luận án kế thừa của các tác giả đi trước đều được ghi rõ xuất xứ. Hà Nội, ngày 22 tháng 8 năm 2019 Nghiên cứu sinh Nguyễn Thế Anh
  • 4. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận án tiến sĩ Nhân học với đề tài "Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa hiện nay", tôi nhận được sự giúp đỡ của các cơ quan, tập thể và cá nhân. Nhân đây, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới: - Học viện Khoa học xã hội, Khoa Dân tộc học và Nhân học thuộc Học viện đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành chương trình học tập, nghiên cứu và bảo vệ luận án; - Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa - nơi tôi đang công tác đã tạo các điều kiện thuận lợi để tôi được theo học chương trình nghiên cứu sinh khóa 2015 - 2018, cũng như giúp tôi các thủ tục cần thiết trong quá trình viết và bảo vệ luận án; - Lãnh đạo UBND và cán bộ các bộ phận giúp việc thuộc UBND xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa, bà con người Mường, người Việt ở các thôn làng trong xã đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi tiếp cận, khai thác các nguồn tư liệu cho luận án trong các đợt điền dã từ 2015- 2017; - Gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã khích lệ, động viên, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình thực hiện luận án; - Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS. Bùi Xuân Đính và PGS.TS. Trần Văn Thức đã tận tình chỉ bảo tôi trong việc định hướng đề tài, tiếp cận các lý thuyết và phương pháp nghiên cứu, thu thập và xử lý tư liệu, thực hiện các ý tưởng khoa học, để tôi hoàn thành tốt luận án. Hà Nội, ngày 22 tháng 8 năm 2019 Nghiên cứu sinh Nguyễn Thế Anh
  • 5. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU........................................................................................................................1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ GIỚI THIỆU NGƯỜI MƯỜNG Ở ĐỊABÀN NGHIÊN CỨU................... 9 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu............................................................................9 1.1.1. Những nghiên cứu về sinh kế các tộc người.....................................................9 1.1.2. Nghiên cứu về người Mường và hoạt động sinh kế của người Mường..... 18 1.2. Cơ sở lý thuyết của luận án..................................................................................22 1.2.1. Các khái niệm cơ bản........................................................................................22 1.2.2. Cơ sở lý thuyết...................................................................................................28 1.3. Giới thiệu người Mường ở địa bàn nghiên cứu .................................................32 1.3.1.Vài nét về xã Cẩm Lương..................................................................................32 1.3.2. Người Mường ở xã Cẩm Lương......................................................................42 Tiểu kết Chương 1…………………………………………………………... 50 Chương 2: CÁC HOẠT ĐỘNG SINH KẾ SẢN XUẤT VÀ KHAI THÁC CÁC SẢN VẬT TỰ NHIÊN....................................................................................53 2.1. Các nguồn vốn của hoạt động sinh kế sản xuất và khai thác tự nhiên ....53 2.1.1. Vốn tự nhiên.......................................................................................................53 2.1.2. Vốn vật chất .......................................................................................................54 2.1.3. Vốn tài chính......................................................................................................57 2.1.4. Vốn xã hội..........................................................................................................58 2.1.5. Vốn con người ...................................................................................................60 2.2. Nông nghiệp.........................................................................................................61 2.2.1. Trồng trọt............................................................................................................61 2.1.2. Chăn nuôi ...........................................................................................................71 2.3. Lâm nghiệp và khai thác các sản vật tự nhiên....................................................78 2.4. Thủ công nghiệp và đi làm công nhân các doanh nghiệp.................................81 Tiểu kết Chương 2…………………………………………………………... .83
  • 6. Chương 3: CÁC HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ ...........................................................85 3.1. Các nguồn vốn cho hoạt động dịch vụ............................................................85 3.2. Nhìn nhận chung về các hoạt động dịch vụ ở xã Cẩm Lương hiện nay..87 3.3. Hoạt động dịch vụ du lịch ở khu Suối cá Cẩm Lương................................91 3.3.1. Những tiền đề khách quan cho sự hình thành các hoạt động dịch vụ du lịch và khu du lịch Suối cá..................................................................................................91 3.3.2. Các hình thức dịch vụ du lịch đầu tiên ............................................................94 3.3.3. Các hình thức dịch vụ du lịch ở khu vực Suối cá Cẩm Lương .....................96 Tiểu kết Chương 3…………………………………………………………...114 Chương 4: MỘT VÀI BÀN LUẬN TỪ NGHIÊN CỨU SINH KẾ HIỆN NAY CỦA NGƯỜI MƯỜNG XÃ CẨM LƯƠNG......................................................116 4.1. Đánh giá biến đổi sinh kế của người Mường xã Cẩm Lương..................116 4.1.1. Những mặt tích cực, hiệu quả.........................................................................116 4.1.2. Những mặt chưa hiệu quả...............................................................................122 4.1.3. Nhìn nhận biến đổi sinh kế từ góc nhìn Dân tộc học/Nhân học .................125 4.2. Những thuận lợi và khó khăn về sinh kế hiện nay của người Mường xã Cẩm Lương ...............................................................................................................131 4.2.1. Những thuận lợi...............................................................................................131 4.2.2. Những khó khăn ..............................................................................................134 4.3. Một số đề xuất, kiến nghị từ kết quả nghiên cứu .......................................140 4.3.1. Cơ sở của đề xuất kiến nghị............................................................................140 4.3.2. Các kiến nghị cụ thể........................................................................................141 Tiểu kết Chương 4…………………………………………………………. 143 KẾT LUẬN...............................................................................................................145 CHÚ THÍCH.............................................................................................................149 CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN..................................................................................................................152 TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................153
  • 7. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1: Các loại đất đai xã Cẩm Lương (năm 2015)............................................37 Bảng 1.2: Số hộ, khẩu chia theo dân tộc của các thôn..............................................42 Bảng 2.1: Tình hình tư liệu sản xuất lớn và nhà cửa xã Cẩm Lương......................57 Bảng 2.2: Số dự nợ ngân hàng ở xã Cẩm Lương các năm 2015 - 2017.................58 Bảng 2.3: Chỉ tiêu của trồng trọt đạt được ở xã Cẩm Lương qua một số năm.... 63 Bảng 2.4: Kết quả chăn nuôi ở xã Cẩm Lương qua một số năm.............................75 Bảng 2.5: Số lượng lao động xã Cẩm Lương đi làm tại các khu công nghiệp và đi xuất khẩu lao động.......................................................................................................83 Bảng 3.1: Số lượng các hộ làm dịch vụ ở xã Cẩm Lương năm 2017.....................87 Bảng 3.2. Số lượng quầy hàng, cửa hàng tại khu vực Suối cá qua một số năm .101 Bảng 4.1: Cơ cấu kinh tế và tỷ lệ hộ nghèo xã Cẩm Lương qua một số năm.... 117 Bảng 4.2: Mức thu nhập thuộc diện trung bình khá ở hai thôn Lương Ngọc và Lương Thuận năm 2018……………………………………………………121
  • 8. DANH MỤC CÁC HỘP PHỎNG VẤN Trang Hộp 2.1: Ý kiến về so sánh thu nhập của trồng mía với trồng lúa ..........................66 Hộp 2.2: Ý kiến về tính cộng đồng trong trồng mía.................................................68 Hộp 3.1: Lý do mở quán rồi đóng quán sớm.............................................................89 Hộp 3.2: Lý do mở quán bia và dịch vụ đám cưới ...................................................90 Hộp 3.3: Về việc bán hàng giúp cho người thân.....................................................100 Hộp 3.4: Về công việc của các thành viên câu lạc bộ chụp ảnh............................103 Hộp 3.5: Về việc mở nhà nghỉ nhưng không có khách..........................................105 Hộp 4.1: Lý do về quê mở quầy hàng khi đã về già...............................................120 Hộp 4.2: Về mâu thuẫn trong phân chia nguồn thu từ du lịch Suối cá.................139
  • 9. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án 1.1. Những năm gần đây, dưới góc độ Nhân học, một trong những vấn đề được quan tâm nghiên cứu là sinh kế (còn được gọi bằng các khái niệm: kế mưu sinh, phương thức mưu sinh ...) của các cộng đồng cư dân, các tộc người cư trú tại các dạng môi trường khác nhau. Mỗi tộc người, mỗi nhóm cư dân luôn gắn với một môi trường, cảnh quan nhất định. Trước môi trường sống với các đặc điểm về địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, thủy văn ..., con người qua tích lũy kinh nghiệm hàng nghìn năm đã có những nhận biết nhất định về chúng để có một thái độ ứng xử hợp lý, thể hiện qua sinh kế, nhằm tạo lập cuộc sống cho mình. Sinh kế và sự thích ứng với môi trường sống của con người luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nghiên cứu hoạt động sinh kế nhằm chỉ ra đặc điểm ứng xử của con người trước môi trường sống - một trong những yếu tố cơ bản của văn hóa tộc người. Sinh kế còn phản ánh các mối quan hệ xã hội, bởi trong sản xuất, con người không thể đứng đơn độc mà phải liên kết với những người khác, được quy định bởi thiết chế tổ chức xã hội và các quan hệ xã hội, Sinh kế còn là cơ sở để hình thành các yếu tố văn hóa (các phong tục tập quán, các tín ngưỡng, kiêng kỵ, tâm lý, tính cách) của cộng đồng cư dân. Không phải ngẫu nhiên mà các nhà văn hóa học đưa ra tổng kết, cách mưu sinh như thế nào, văn hóa ấy. Tóm lại, sinh kế là yếu tố quan trọng hàng đầu của văn hóa tộc người; nghiên cứu sinh kế góp phần quan trọng vào nghiên cứu các tộc người, các cộng đồng cư dân. 1.2. Người Mường sinh sống tập trung trong các thung lũng chân núi tại các tỉnh Sơn La, Phú Thọ, Hòa Bình và Thanh Hóa, trong đó đông đúc nhất tại tỉnh Hòa Bình. Nguồn sống chính của đồng bào là làm ruộng nước,
  • 10. 2 kết hợp làm nương rẫy và khai thác các nguồn lợi tự nhiên, làm nghề thủ công gia đình. Từ các hình thức sinh kế này, người Mường đã tạo lập nên một xã hội Mường, một nền văn hóa Mường, với những đặc điểm riêng rất rõ nét. Tuy nhiên, các thung lũng chân núi ở vùng người Mường cũng rất đa dạng, nên sinh kế của đồng bào ở từng vùng có những khác biệt nhau rất rõ nét, cần được quan tâm nghiên cứu để thấy được tính đa dạng của sinh kế cũng như văn hóa tộc người. Miền Tây tỉnh Thanh Hóa hiện nay gồm 11 huyện, là địa bàn sinh tụ của nhiều tộc người, trong đó người Mường có số lượng dân cư đông nhất và tập trung thành các làng tại các huyện: Bá Thước, Cẩm Thủy, Thạch Thành, Ngọc Lặc và cư trú xen kẽ với người Việt, người Thái ở nhiều huyện, một số xã miền núi thuộc các huyện đồng bằng. Cẩm Lương là một trong những xã vùng cao của huyện Cẩm Thủy, có người Mường chiếm đa số, sinh sống từ rất lâu đời. Xã có các dạng cảnh quan: thung lũng chân núi, núi - đồi thấp, sông Mã và các dòng suối. Cảnh quan đa dạng trên đây tạo cho người Mường mưu sinh bằng nhiều hình thức khác nhau, trong đó làm ruộng nước là chủ đạo. Từ khi thực hiện công cuộc Đổi mới, sinh kế của đồng bào đã có những chuyển biến mạnh mẽ, nhờ các chính sách của Đảng và Nhà nước, nhờ tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Ngày nay, xã Cẩm Lương với suối cá nổi tiếng còn có một vị trí quan trọng trong sự phát triển của ngành du lịch tỉnh Thanh Hóa. Người Mường ở đây đã từng bước hòa nhập vào các hoạt động du lịch. Khu vực suối cá và xã Cẩm Lương đã được quy hoạch, nằm trong vùng phát triển du lịch cộng đồng các huyện miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa. Tuy nhiên, quá trình thay đổi sinh kế của đồng bào cũng như việc quy hoạch phát triển của các ngành, các cấp tại tỉnh Thanh Hóa, huyện Cẩm Thủy đang đặt ra nhiều vấn đề cần quan tâm giải quyết. Nghiên cứu sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương không chỉ
  • 11. 3 hiểu thêm đặc điểm văn hóa Mường mà còn tạo cơ sở khoa học để đề ra các giải pháp giúp đồng bào phát triển bền vững. Với những ý nghĩa khoa học và thực tiễn trên, tôi chọn đề tài Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa hiện nay làm đề tài luận án tiến sĩ Nhân học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án - Làm rõ thực trạng sinh kế hiện nay của người Mường ở địa bàn nghiên cứu, trên cơ sở phân tích và so sánh với sinh kế truyền thống; - Xác định những vấn đề đang đặt ra đối với sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương hiện nay trong mối quan hệ với phát triển bền vững; tạo cơ sở khoa học cho việc xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của người Mường, của địa phương. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Thu thập các nguồn tài liệu liên quan đến hoạt động sinh kế hiện nay của người Mường ở xã Cẩm Lương, gồm nông nghiệp, các nghề thủ công, các loại hình dịch vụ. - Luận giải các khía cạnh liên quan đến hoạt động sinh kế hiện nay của người Mường tại địa bàn nghiên cứu. Đó là các dạng thức sinh kế (nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ) gắn với các nguồn vốn của sinh kế hiện nay, những yếu tố tác động đến sinh kế và tác động của sinh kế đối với các mặt đời sống của người Mường xã Cẩm Lương. - Nêu một số vấn đề đặt ra đối với sinh kế hiện nay của người Mường xã Cẩm Lương, tạo cơ sở khoa học để Đảng bộ, chính quyền địa phương tham khảo trong việc đề ra các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập.
  • 12. 4 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các dạng thức sinh kế hiện nay gắn với môi trường sống của người Mường xã Cẩm Lương, như ở ý hai, mục 2.2 nêu trên. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án Phạm vi nghiên cứu của luận án về không gian là xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa - nơi có Suối cá 1 nổi tiếng. Xã có 6 thôn Kim Mẫm 1, Kim Mẫm 2, Lương Ngọc, Lương Hòa, Lương Thuận và Xủ Xuyên. Tác giả luận án đã khảo sát tại tất cả các thôn, trong đó, hai thôn đã được tập trung thời gian nghiên cứu nhiều hơn là thôn Lương Thuận - thôn có nhiều thay đổi tích cực nổi bật trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng và thôn Lương Ngọc - thôn có Suối cá, từ nhiều năm nay đã chuyển mạnh sang hoạt động dịch vụ du lịch. Về phạm vi thời gian, luận án nghiên cứu sinh kế của người Mường hiện nay, tức các dạng thức sinh kế đang diễn ra. Các dạng thức sinh kế này là sự kết hợp giữa các yếu tố truyền thống và các yếu tố mới xuất hiện từ khi người Mường xã Cẩm Lương thực hiện công cuộc Đổi mới. Tuy nhiên, nghiên cứu sinh lấy năm 2005 làm mốc, là thời điểm cầu treo bắc qua sông Mã, từ đầu xã Cẩm Thành sang thôn Kim Mẫm (nay là Kim Mẫm 1) chính thức thông xe, thế cô lập của xã bị phá vỡ; giao lưu kinh tế, văn hóa của địa phương không còn bị cách trở, tạo ra nhiều hoạt động mưu sinh mang tình đồng bộ và có những khởi sắc rõ nét, trong đó, hoạt động du lịch diễn ra sôi động nhất. Do điều kiện lưu trữ của địa phương có nhiều hạn chế nên, các số liệu thống kê về sinh kế được thu thập chủ yếu trong các năm từ 2015 - 2018. 1 Suối cá ở Cẩm Lương đến nay đã rất nổi tiếng, nên luận án viết hoa từ “Suối cá”, như là một danh từ riêng.
  • 13. 5 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Để nghiên cứu về sinh kế hiện nay của người Mường ở xã Cẩm Lương, chúng tôi dựa trên cơ sở lý luận là phép biện chứng của Chủ nghĩa duy vật lịch sử với nội dung chủ đạo là, khi xem xét bất kỳ sự vật, hiện tượng nào đều phải đặt trong mối liên hệ với các yếu tố khác. Nghiên cứu sinh kế hiện nay được đặt trong mối quan hệ biện chứng với các yếu tố của môi trường tự nhiên, thiết chế xã hội, các đặc điểm văn hóa, điều kiện lịch sử của cư dân, các chính sách của Nhà nước; đồng thời đặt sinh kế hiện nay trong mối quan hệ với sinh kế truyền thống … Với chủ đề và đối tượng nghiên cứu là sinh kế hiện nay của người Mường, luận án vận dụng cách tiếp cận của hai lý thuyết là lý thuyết Khung sinh kế bền vững và lý thuyết Biến đổi văn hóa, như sẽ được trình bày ở Chương 1. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Để thu thập được nguồn tư liệu cho luận án, nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp tổng quan tài liệu và thu thập thông tin, tài liệu thứ cấp. Nghiên cứu sinh đã cố gắng tiếp cận với các cuốn sách, luận án, tài liệu về sinh kế nói chung và sinh kế của người Mường, về người Mường ở Việt Nam và người Mường ở Thanh Hóa; cũng như thu thập các tài liệu liên quan đến người Mường và sinh kế của người Mường tại địa bàn được lựa chọn nghiên cứu. Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành, trong đó điền dã Dân tộc học là phương pháp chính. Nghiên cứu sinh đã thực hiện nhiều chuyến điền dã, trong đó hai chuyến từ 28/4 đến 5/5/2016 và từ 24/12 đến 31/12/2017 có sự chỉ đạo trực tiếp của giáo viên hướng dẫn tại thực địa. Trong các chuyến điền dã, nghiên cứu sinh sử dụng các thao tác: - Quan sát: thao tác này giúp nghiên cứu snnh hình dung và thu thập được những thông tin ban đầu về cảnh quan, môi trường cư trú, bố trí làng
  • 14. 6 xóm, nhà cửa, cách sinh hoạt và lao động của người Mường và sự giao tiếp của họ trong cộng đồng - những yếu tố có liên quan đến sinh kế. - Quan sát tham dự: nghiên cứu sinh đã có các quan sát, tham dự sau: + Quan sát, tham dự một số công việc lao động nông nghiệp hàng ngày, như bừa ruộng, trồng, chăm sóc và thu hoạch mía, chăm sóc cá lồng; hay các hoạt động dịch vụ (bán hàng), chặt tre, vót đũa tại khu du lịch Suối cá … + Quan sát, tham dự một số hoạt động của đời sống gia đình và cộng đồng thôn bản. Các thao tác này không chỉ giúp chúng tôi có thể nắm được các hiện tượng sinh kế đang diễn ra một cách chân thực nhất, đồng thời mở rộng thêm đội ngũ cộng tác viên cung cấp tư liệu, để có thêm các thông tin đa dạng. - Phỏng vấn Dân tộc học: là thao tác quan trọng được sử dụng nhiều nhất trong luận án để thu thập các thông tin tư liệu cơ bản của luận án. Thông qua cán bộ văn hóa xã và cán bộ các thôn, chúng tôi lựa chọn các đối tượng sau để phỏng vấn: + Các bậc cao niên trong một số thôn làng, các trưởng họ, thầy cúng để thu thập thông tin về các điều kiện tự nhiên của xã và thôn - làng, lịch sử vùng đất, lịch sử tụ cư của người Mường, các đặc điểm kinh tế- xã hội và văn hóa truyền thống + Những người tham gia các hoạt động sinh kế khác nhau, gồm sản xuất nông nghiệp (trồng lúa và các loại hoa màu, trồng mía, một số chủ gia trại lợn - gà, người nuôi cá lồng), những người làm nghề kinh doanh, dịch vụ (trong đó, tập trung phỏng vấn ở khu du lịch suối cá) và những người sống bằng các công việc thu hái sản phẩm núi rừng về phục vụ khách du lịch. Nội dung các cuộc phỏng vấn được chuẩn bị sẵn bằng một bộ câu hỏi phù hợp với nội dung nghiên cứu của đề tài. Một thao tác khác được áp dụng là thảo luận nhóm. Tác giả luận án đã tổ chức một số cuộc thảo luận nhóm, gồm nhóm các bậc cao niên ở thôn
  • 15. 7 Lương Ngọc (nơi có suối cá, có hoạt động dịch vụ khá sôi động), nhóm những người trồng mía ở thôn Lương Thuận và nhóm các cán bộ xã, thôn. Bên cạnh đó, luận án còn sử dụng phương pháp tham khảo ý kiến của các chuyên gia nhằm có thêm các kiến thức và kinh nghiệm để thu thập được tương đối đầy đủ nguồn tư liệu, lý giải các khía cạnh trong phương thức mưu sinh của người Mường tại địa bàn được nghiên cứu. Một số nhà khoa học có kinh nghiệm nghiên cứu về người Mường trong ngành Dân tộc học, ở tỉnh Thanh Hóa, cũng như nhiều nhà nghiên cứu có kinh nghiệm về sinh kế được chúng tôi tiếp xúc để tham khảo ý kiến. Luận án còn sử dụng phương pháp tìm hiểu lịch sử kinh tế hộ gia đình để thấy được cách thức mưu sinh của người Mường nói chung, những trường hợp được tìm hiểu nói riêng. Để làm rõ các khía cạnh liên quan đến sinh kế hiện nay của người Mường tại địa bàn nghiên cứu, luận án sử dụng các phương pháp phân tích, diễn giải, phương pháp thống kê và phương pháp so sánh. Trong quá trình thu thập tư liệu cũng như xử lý tư liệu để luận giải các khía cạnh liên quan đến sinh kế hiện nay của người Mường, tác giả luận án chú trọng sử dụng các cách tiếp cận Nhân học/Dân tộc học, tức xem xét các yếu tố tộc người và yếu tố địa phương đối với việc hình thành, tồn tại các dạng thức sinh kế hiện nay của đồng bào Mường. Bên cạnh đó, còn sử dụng cách tiếp cận Văn hóa học, coi sinh kế là biểu hiện của văn hóa (văn hóa mưu sinh) và văn hóa là thành tố quan trọng của tộc người, có mối quan hệ với các thành tố khác; tiếp cận hệ thống, đặt sự hình thành, tồn tại và thích ứng với môi trường và điều kiện sinh sống của người Mường xã Cẩm Lương trong mối liên hệ tổng thể của các yếu tố: địa lý tự nhiên, cơ sở kinh tế, thiết chế văn hóa xã hội của làng, các chính sách của Đảng và Nhà nước.
  • 16. 8 5. Đóng góp mới của luận án Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu về sinh kế hiện nay của người Mường ở xã Cẩm Lương; làm rõ thực trạng sinh kế hiện nay của đồng bào trong sự so sánh với các yếu tố truyền thống, mối quan hệ giữa các hoạt động sinh kế với điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội và văn hóa. Luận án tạo cơ sở khoa học cho cấp ủy, chính quyền xã Cẩm Lương, các ngành có liên quan ở huyện Cẩm Thủy và tỉnh Thanh Hóa đề ra các chính sách, các giải pháp giúp xã Cẩm Lương phát huy các tiềm năng, thế mạnh, những mặt còn hạn chế, yếu kém trong hoạt động sinh kế hiện nay, đặc biệt là việc phát triển du lịch ở khu vực suối cá, để xã Cẩm Lương phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Luận án góp thêm tư liệu vào việc nghiên cứu lý luận và thực tế về sinh kế và biến đổi sinh kế nói chung, sinh kế của người Mường nói riêng, phục vụ nghiên cứu và giảng dạy về chủ đề này. Luận án tạo cơ sở khoa học để cấp ủy và chính quyền xã Cẩm Lương, các ngành có liên quan ở Thanh Hóa, huyện Cẩm Thủy thảm khảo, đề ra các giải pháp giúp người Mường xã Cẩm Lương phát triển theo hướng bền vững. 7. Kết cấu của luận án Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung của luận án gồm 4 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và giới thiệu người Mường ở địa bàn nghiên cứu Chương 2. Các hoạt động sinh kế sản xuất và khai thác các sản vật tự nhiên Chương 3. Các hoạt động dịch vụ Chương 4. Một vài bàn luận từ nghiên cứu sinh kế hiện nay của người Mường xã Cẩm Lương.
  • 17. 9 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ GIỚI THIỆU NGƯỜI MƯỜNG Ở ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Những nghiên cứu về sinh kế các tộc người Đến nay, đã có một khối lượng các công trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài về sinh kế, trong đó chiếm số đông là các công trình liên quan đến hoạt động nông nghiệp… Liên quan đến lịch sử nghiên cứu của đề tài, có hai vấn đề cần tập trung làm rõ đó là tình hình nghiên cứu về sinh kế nói chung và nghiên cứu về sinh kế người Mường nói riêng. 1.1.1.1.Một số công trình nghiên cứu về sinh kế của các học giả nước ngoài Sinh kế của các tộc người, các nhóm cư dân có nhiều hình thức khác nhau. Với người Mường, hoạt động sinh kế chủ yếu là nông nghiệp, nên chúng tôi trình bày một số công trình liên quan đến lĩnh vực này. Trong Sự xuất hiện và phát triển của nông nghiệp, các tác giả V.D.Blavaski - A.V.Nikitin cho rằng, nông nghiệp xuất hiện ngay trong thời đại công xã nguyên thủy và là một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển của năng suất lao động và sự tích lũy tài sản, dẫn tới chỗ củng cố và thịnh đạt của xã hội nguyên thủy. Từ đó, tác giả đã khẳng định, nông nghiệp là một trong những phát minh vĩ đại nhất của con người [125]. Khi bàn về nông nghiệp ở Đông Nam Á, N.N.Tsêbốcsarốp khẳng định, những đặc trưng văn hóa nông nghiệp của các dân tộc ở Đông Nam Á đã hình thành từ những điều kiện lịch sử nhất định và nó được định đoạt bởi sự phát triển kinh tế - xã hội và hoàn cảnh tự nhiên. Tuy vậy, những đặc trưng đó được cũng cố bởi truyền thống, trở thành những đặc điểm đối với các dân tộc
  • 18. 10 riêng biệt trong một thời kỳ lâu dài, dần dần biến mất với sự xuất hiện trong các dân tộc ấy nền nông nghiệp cơ giới hiện đại [145]. Trong công trình nghiên cứu về dân tộc học nông nghiệp, các tác giả G.G.Gromop và IU.F. Novichkop cho rằng, khi nghiên cứu các giải pháp trong làm nông nghiệp (kỹ thuật học nông nghiệp) cần phải xem xét đến những đặc điểm về điều kiện địa lý tự nhiên và kinh tế - xã hội mà các tộc người, các nhóm cư dân đang sống với điều kiện của các giai đoạn lịch sử [133]. Các tác giả Emily A. Schultz và Robert H. Lavenda sử dụng các khái niệm “Phương cách sinh tồn”, “Phương thức mưu sinh” trong nghiên cứu kinh tế và cho rằng, con người tự tạo ra những cách thức sử dụng các mối quan hệ với môi trường tự nhiên và giữa họ với nhau để kiếm sống. Sinh tồn là một từ được dùng để chỉ việc thỏa mãn những nhu cầu vật chất thiết yếu nhất trong quá trình sinh sống của con người, chủ yếu là nhu cầu về thức ăn, quần áo và chỗ ở. Những cách khác nhau mà con người ở các xã hội khác nhau dùng để thỏa mãn nhu cầu này được gọi là những phương thức sinh tồn… Nghiên cứu này chủ yếu đề cập đến sinh kế của các cư dân nông nghiệp, đã đưa ra một sơ đồ các thành tố hợp thành phương thức sinh tồn gồm hai thành tố phân theo ba cấp độ. Cấp một là thu lượm lương thực và sản xuất lương thực. Cấp độ hai, sản xuất lương thực lại gồm hai thành tố hợp thành là chăn nuôi và trồng trọt. Cấp độ ba, trồng trọt gồm nông nghiệp quảng canh, nông nghiệp thâm canh và nông nghiệp cở giới hóa [132]. Sinh kế được các nhà nghiên cứu đề cập cả trên bình diện lý thuyết và thực tiễn. Về lý thuyết, có các công trình của Carney. D [127], Chambers, R. [128], Chambers, R [130], Chambers, R. and Conway [129], Hussein, K & Nelson [134], Koos Nefjes [137]…Về thực tiễn, có luận án của Kasi Eswarappa nghiên cứu nhân học về sinh kế tại hai khu định cư sugali ở quận Anantupua của Andhra Pradeshe [135], về thay đổi sinh kế và sự phát triển của các cộng đồng dân tộc vùng cao được thúc đẩy bởi du lịch: trường hợp
  • 19. 11 của tỉnh Quý Châu, Tây Nam Trung Quốc) của Li Ya- Juan [138], Mahdi, Sivakoti, G. P, & Schmidt- Vogt, D. đề cập đến thay đổi sinh kế và sinh kế bền vững ở vùng cao của tiểu vùng Lembang, Tây Sumatra, Indonesia, trong bối cảnh quản lý tài nguyên thiên nhiên đang thay đổi [139], 1.1.1.2. Nghiên cứu về sinh kế ở Việt Nam Ở Việt Nam, không kể các phần viết trong các cuốn địa chí được xuất bản dưới thời phong kiến, từ những năm 60 của thế kỷ XX trở đi, khi ngành Dân tộc học ra đời, đã có một lượng lớn các công trình dưới các thể loại khác nhau về hoạt động sinh kế của các tộc người. Ngoài các cuốn sách, các đề tài khoa học các cấp, các luận án phó tiến sĩ (từ năm 2000 trở đi là tiến sĩ), còn có rất nhiều các bài đăng trên các tạp chí chuyên ngành. Chỉ riêng Tạp chí Dân tộc học, từ năm 1972 đến năm 2015 đã có trên 200 bài liên quan đến các khía cạnh về sinh kế các tộc người được đăng tải. Phần Tổng quan này chỉ đề cập đến các công trình Dân tộc học/Nhân học bàn về sinh kế của các tộc người thiểu số, tập trung ở miền núi phía Bắc. Điểm đầu tiên có thể nhận thấy là đa số các công trình đều tập trung nghiên cứu về sinh kế truyền thống của các tộc người thiểu số ở nước ta. Có thể phân thành các nhóm công trình tiêu biểu sau: - Các chuyên khảo giới thiệu chung về các tộc người thiểu số ở nước ta, như bộ sách hai tập Các dân tộc ít người ở Việt Nam do Viện Dân tộc học biên soạn [114, 115] và đặc biệt là bộ sách gồm bốn tập Các dân tộc ở Việt Nam cũng do Viện Dân tộc học biên soạn [116, 117, 118, 119]. Trong nội dung giới thiệu về các tộc người thuộc các nhóm ngôn ngữ, đều có phần viết về sinh kế (cơ sở kinh tế) của mỗi tộc. - Các chuyên khảo về kinh tế - xã hội của các tộc người thiểu số và miền núi, như Những đặc điểm kinh tế - xã hội các dân tộc miền núi phía Bắc [14], Một số vấn đề kinh tế - xã hội các tỉnh miền núi phía Bắc [112], Các dân tộc thiểu số trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi [27] ...
  • 20. 12 - Các công trình giới thiệu về các tộc ở các địa phương, khu vực như Các dân tộc nguồn gốc Nam Á ở miền Bắc Việt Nam của Vương Hoàng Tuyên [88], Các dân tộc miền núi Bắc Trung Bộ của Mạc Đường [31], Các dân tộc ở Tây Bắc Việt Nam của Bùi Tịnh và các cộng sự [86], Góp phần tìm hiểu tỉnh Hòa Bình do Bùi Văn Kín chủ biên [54], Các dân tộc thiểu số ở Nghệ An của Nguyễn Đình Lộc [62], Văn hóa các tộc người vùng lòng hồ và vùng tái định cư Thủy điện Sơn La do Phạm Quang Hoan chủ biên [47], Văn hóa các dân tộc vùng lòng hồ thủy điện Lai Châu do Nguyễn Ngọc Thanh chủ biên [93] ... - Các chuyên khảo về các tộc người, các nhóm tộc người thuộc các nhóm ngôn ngữ, như Sơ lược giới thiệu các nhóm dân tộc Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam [60], Các dân tộc thuộc ngữ hệ Nam Á ở Việt Nam [111], Văn hóa và nếp sống Hà Nhì - Lô Lô [49], Các dân tộc Tày - Nùng ở Việt Nam [113]; hoặc các chuyên khảo riêng về từng tộc người, như Người Dao ở Việt Nam [26], Người Sán Dìu ở Việt Nam [3], Dân tộc Xinh Mun ở Việt Nam [4], Dân tộc Khơ Mú ở Việt Nam [15], Dân tộc La Hủ ở Việt Nam [16], Dân tộc Si La ở Việt Nam [17], Dân tộc Cờ Lao ở Việt Nam: truyền thống và biến đổi [45], Dân tộc Sán Chay ở Việt Nam [18], Đến với người Tày và văn hóa Tày [121], Dân tộc Kháng ở Việt Nam [48] v.v. - Các chuyên khảo riêng về sinh kế của các tộc người, tiêu biểu là hai tập sách Tập quán hoạt động kinh tế của một số dân tộc ở Tây Bắc Việt Nam [5], Tập quán mưu sinh của các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc Việt Nam của Trần Bình [6]; luận án tiến sĩ của Bùi Thị Bích Lan Hoạt động mưu sinh của người Kháng ở xã Chiềng Bôm, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La [55]. Một số chuyên khảo về từng khía cạnh của sinh kế, như Trồng trọt của các dân tộc tại chỗ Tây Nguyên của Bùi Minh Đạo [25], Các dân tộc Tày Nùng với tiến bộ khoa học kỹ thuật [37], hoặc tuy không đề cập trực diện, nhưng đều có liên quan đến sinh kế, như đề tài cấp bộ Một số vấn đề cơ bản về canh
  • 21. 13 tác nương rẫy do Đoàn Đình Thi chủ biên [96], các luận án tiến sĩ Định canh định cư của người Khơ - mú và người Hmông huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An của Nguyễn Văn Toàn [87], Sinh kế của người Mạ ở vườn quốc gia Cát Tiên của Nguyễn Đăng Hiệp Phố [74] v. v. Trong các thể loại công trình trên, hoạt động mưu sinh truyền thống của các tộc người được phản ánh qua các ngành kinh tế (nông nghiệp, nghề thủ công và trao đổi buôn bán). Trong nông nghiệp, các công trình đã chỉ rõ, trồng trọt là bộ phận chủ đạo của nông nghiệp - cơ sở kinh tế chính, do vậy cũng là hoạt động mưu sinh chính của các tộc người ở nước ta. Tùy điều kiện cảnh quan (chủ yếu là địa hình) mà các tộc người hoặc làm ruộng nước trong các thung lũng chân núi (như người Thái, Mường, Tày, Nùng, Lự) hay ở đồng bằng (Chăm, Khơ - me); hoặc làm nương rẫy (đa số các tộc thiểu số thuộc các nhóm ngôn ngữ); các tộc Hmông, Hà Nhì, Lô Lô… tạo ra những cánh đồng ruộng bậc thang, trở thành những kiệt tác, kết hợp giữa thiên nhiên và bàn tay con người. Người Hmông ở các huyện vùng cao núi đá còn có nương thổ canh hốc đá, sinh sống cả đời với cây ngô [69]. Dù là trồng lúa nước hay làm nương rẫy, hoặc làm ruộng bậc thang, hoạt động trồng trọt của các tộc người được đề cập đến trong các công trình nghiên cứu trên các khía cạnh: phân loại ruộng (đất), hệ thống thủy lợi (chỉ với trồng trọt ruộng nước, tiêu biểu nhất là hệ thống thủy lợi trong các thung lũng chân núi của người Thái, người Mường), công cụ cho các khâu (làm đất, chăm sóc, thu hoạch), thời vụ (lịch tiến hành các khâu cơ bản), các biện pháp kỹ thuật canh tác, năng suất của lúa nước và nương rẫy, các nghi lễ liên quan đến hoạt động trồng trọt, vị trí của trồng trọt trong đời sống các tộc người, đặc biệt là vấn đề an ninh lương thực ở các tộc người làm nương rẫy…Nhiều nghiên cứu đã chỉ rõ, loại hình trồng trọt nương rẫy phụ thuộc nặng nề vào tự nhiên, dễ dẫn đến sự suy thoái nghiêm trọng nguồn tài nguyên rừng và tài
  • 22. 14 nguyên môi sinh, không phát huy được tiềm năng đất đai, dẫn đến du canh du cư, không bảo đảm an ninh lương thực, đời sống vật chất rất thấp. Có thể thấy điều này qua nghiên cứu về các tộc người thuộc ngữ hệ Nam Á (nhóm Môn/ Khơ - me) ở Tây Bắc Việt Nam [111]. Trong khi đó, các tộc người làm ruộng nước, đã dựa vào các thung lũng chân núi để trồng lúa nước, hình thành hệ sinh thái nông nghiệp tương đối bền vững, điển hình là người Thái [34]. Chăn nuôi ở các tộc người thiểu số trên đất nước ta gồm chăn nuôi gia cầm (gà, vịt, ngan ngỗng…) và gia súc, gồm gia súc lớn (trâu bò, ngưa) và gia súc nhỏ (lợn, dê). Các công trình nghiên cứu đã chỉ rõ, chăn nuôi ở các tộc người chỉ là bộ phận gắn chặt và phụ thuộc vào trồng trọt, chủ yếu là thả rông, sản phẩm của chăn nuôi truyền thống chủ yếu dùng vào các nghi lễ, phong tục, không tạo thành nguồn thực phẩm thường ngày và không tạo ra sản phẩm hàng hóa. Tình hình này ngày nay đã được khắc phục đáng kể. Do sống với môi trường tự nhiên có sản vật phong phú, trong khi trồng trọt và chăn nuôi không bảo đảm được nguồn lương thực và thực phẩm, nên các tộc người thiểu số ở nước ta có một hoạt động sinh kế khác là khai thác các sản vật tự nhiên (hái lượm và săn bắt). Hoạt động hái lượm gồm đào các loại cây củ làm lương thực chống đói (củ mài, củ nâu…), thu hái các loại cây, lá, nấm, mộc nhĩ làm thực phẩm, mùa nào thức ấy; các loại cây lá để làm thuốc…. Hoạt động săn bắt gồm các hình thức đánh bắt cá trong các con suối, con sông; các hình thức săn bắt các loại thú trong rừng. Săn bắt không chỉ đem lại nguồn thực phẩm mà còn là hoạt động mang tính giải trí tập thể, tính cộng đồng cao. Các công trình giới thiệu về đời sống kinh tế của các tộc người đều có mục “Săn bắt, hái lượm”, hay “Khai thác các sản vật tự nhiên”. Nghề thủ công - một trong những hoạt động mưu sinh của con người được đề cập trong các công trình nghiên cứu Dân tộc học thường đứng sau mục “Trồng trọt”. Điều đó chứng tỏ, hoạt động này chỉ là “phụ”. Các công trình nghiên cứu đã chỉ rõ, nghề thủ công ở các tộc người thiểu số có các đặc điểm nổi bật sau:
  • 23. 15 - Chủ yếu là nghề thủ công gia đình: gắn với cuộc sống gia đình, khung tổ chức là gia đình, phục vụ cuộc sống của gia đình là chính. - Hai nghề phổ biến nhất ở các tộc người là dệt và đan lát; một số vùng có nghề rèn, chế tạo thuyền … - Nghề thủ công phụ thuộc vào hoạt động trồng trọt (tạo ra sản phẩm chủ yếu phục vụ cuộc sống dựa vào trồng trọt, thời gian làm nghề chỉ khi công việc trồng trọt đã rỗi rãi…). - Nghề thủ công dựa vào công cụ đơn giản, lao động thủ công, tư duy kinh nghiệm. - Tính hàng hóa ít, chỉ ở một số ít tộc người, tại một số vùng, sản phẩm mới trở thành hàng hóa, ở người Nùng xuất hiện một số làng nghề (ví như làng nghề rèn Phúc Sen ở tỉnh Cao Bằng). Đến nay, hoạt động trao đổi, buôn bán của các tộc người thiểu số có rất ít chuyên khảo riêng, thường chỉ được trình bày thành mục trong các cuốn giản chí Dân tộc học cùng một lượng lớn các bài đăng trên Tạp chí Dân tộc học, trong đó, đáng chú ý là số 3 năm 2014, là số chuyên đề về chợ ở Việt Nam [81]. Các công trình nghiên cứu đã chỉ rõ, do nền kinh tế chủ yếu mang tính tự cấp tự túc, hệ thống giao thông kém phát triển, nên ở rất nhiều vùng miền núi, nhiều tộc người thiểu số khu vực Tây Bắc, trước năm 1954, hoạt động trao đổi buôn bán rất mờ nhạt, không có chợ, thậm chí có nơi vẫn là vật đổi vật. Trong khi đó, ở vùng Đông Bắc, kinh tế hàng hóa phát triển hơn, hệ thống giao thông thủy bộ thuận lợi, lại ở sát trung du và đồng bằng, thông thương sang Trung Quốc, nên hoạt động trao đổi buôn bán sôi nổi hơn rất nhiều: ở nông thôn hình thành hệ thống chợ phiên (chợ làng); ở đô thị hình thành hệ thống phố - chợ (như ở Đồng Đăng, trấn lỵ Cao Bằng…); vùng biên giới có các chợ biên giới… Chợ không chỉ là nơi trao đổi hàng hóa, mà còn là nơi giao lưu văn hóa, tâm tư tình cảm của các tộc người, nhất là của nam nữ thanh niên [97].
  • 24. 16 Trong khi đề cập đến sinh kế (các bộ phận kinh tế) của các tộc người, các công trình đều chỉ ra các yếu tố có liên quan đến tổ chức hoạt động sản xuất, như quan hệ tương trợ, quan hệ cộng đồng, nhất là trong trồng trọt, thể hiện ở việc cùng chung sức xây dựng hệ thống thủy lợi ở các tộc Thái, Mường, Tày; các quan hệ sở hữu đất đai (ở khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, đất rừng và đất nương thuộc quyền chiếm hữu chung theo phạm vi làng bản; còn ruộng nước ở vùng người Thái, người Mường thuộc quyền công hữu của cả mường; trong khi đó, ở vùng Đông Bắc, ruộng nước và phần lớn đất đều thuộc quyền tư hữu của các gia đình). Ngoài ra, các công trình còn đề cập đến các khía cạnh làng bản, các nghi lễ, các phong tục liên quan đến các hoạt động mưu sinh… Các công trình cũng khẳng định, tập quán mưu sinh là một trong những thành tố quan trọng của văn hóa tộc người, có mối quan hệ hữu cơ với văn hóa đảm bảo đời sống, văn hóa xã hội và văn hóa nhận thức. Từ đây, các tác giả cho rằng, nhiều dự án phát triển kinh tế không thu được hiệu quả như mong muốn một phần là do không dựa trên cơ sở nghiên cứu kỹ lưỡng tập quán, tri thức mưu sinh của cư dân địa phương. Cùng với việc nghiên cứu sinh kế truyền thống, trong hơn 20 năm trở lại đây, các nhà Dân tộc học/Nhân học đã lưu tâm nhiều hơn đến biến đổi của sinh kế truyền thống các tộc người trong điều kiện kinh tế - xã hội mới của đất nước. Những thuận lợi, cũng như khó khăn và thách thức của mỗi tộc người trong công cuộc chuyển đổi từ nền kinh tế tự cấp, tự túc, phụ thuộc vào thiên nhiên sang kinh tế thị trường là những vấn đề được các học giả tập trung nghiên cứu. Đặc biệt, với các tộc người sống bằng nông nghiệp nương rẫy, các nghiên cứu đã chỉ ra những khó khăn của hệ thống nông nghiệp truyền thống sang sản xuất hàng hóa, nhất là chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Cuốn Sở hữu và sử dụng đất đai ở Tây Nguyên của nhóm tác giả Vũ Đình Lợi, Bùi Minh Đạo, Vũ Thị Hồng [61] hay Trồng trọt truyền thống các dân tộc thiểu số tại chỗ Tây Nguyên của Bùi Minh Đạo [25] ... đều
  • 25. 17 khẳng định, vấn đề sở hữu và sử dụng đất đai cũng như các hình thức trồng trọt truyền thống trong điều kiện hiện nay (thời điểm được nghiên cứu) đang mâu thuẫn gay gắt với nhu cầu sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo về rừng. Các Dự án Cách ứng phó với nạn thiếu lương thực của các dân tộc thiểu số vùng cao Việt Nam (qua nghiên cứu 3 tộc người: Dao, Mường và Thổ tại 3 tỉnh Bắc Kạn, Hòa Bình và Nghệ An) [84]; Cách ứng phó với nạn thiếu lương thực của các dân tộc thiểu số vùng cao Việt Nam và Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào: tăng cường năng lực và hợp tác nghiên cứu giữa Viện Dân tộc học Việt Nam và Viện Nghiên cứu văn hóa Lào [46] chỉ rõ, dù các tộc người thiểu số với sự trợ giúp của Nhà nước đã có những tiến bộ vượt bậc trong phát triển kinh tế, song vẫn khó khăn trong việc bảo đảm an ninh lương thực. Đáng lưu ý, cuốn sách Một số vấn đề cơ bản về kinh tế- xã hội ở các vùng biên giới Việt Nam do Bùi Xuân Đính, Nguyễn Ngọc Thanh đồng chủ biên đã chỉ ra những biến đổi của nền kinh tế truyền thống của các tộc người vùng biên giới nước ta trong bối cảnh mở cửa và hội nhập. Mặc dù các tộc người thiểu số vùng biên giới đã tích cực tham gia vào các hoạt động kinh tế biên mậu, đời sống đã từng bước được cải thiện, song do “sức ỳ” của truyền thống mà kinh tế chưa có nhiều chuyển biến, việc tham gia các hoạt động kinh tế biên mậu còn rất hạn chế, chủ yếu là các hoạt động “phụ trợ” cho người Việt [29]. Một hướng khác trong nghiên cứu biến đổi sinh kế của các tộc người thiểu số là tìm hiểu tác động của các công trình thủy điện đối với đời sống ở các vùng có thủy điện. Các công trình tiêu biểu là bộ sách Các dân tộc ở Việt Nam của Viện Dân tộc học [116, 117, 118, 119]; Tác động của đập thủy điện đến phát triển bền vững cư dân vùng hạ lưu [38], Tái định cư thủy điện ở Việt Nam thời Đổi mới [39]; Một số vấn đề về phát triển kinh tế - xã hội vùng tái định cư thủy điện Sơn La [40]; hay một số luận án như Sinh kế của người Thái tái định cư Thủy điện Sơn La [58]. Nhìn chung, nghiên cứu về hoạt động sinh kế của các tộc người thiểu số ở nước ta đến nay đã trải qua một chặng đường dài, với một lượng lớn các
  • 26. 18 công trình thuộc các thể loại khác nhau được công bố. Ngoài các điểm nổi bật trên, các công trình đó còn bộc lộ một số mặt sau: - Quan tâm nhiều đến các hoạt động mưu sinh truyền thống (điều này do bối cảnh nghiên cứu trước đây). Số công trình quan tâm đúng mức đến sinh kế hiện nay chưa nhiều. Có lẽ bộ sách 4 tập Các dân tộc ở Việt Nam do Viện Dân tộc học xuất bản những năm gần đây (đã dẫn) là công trình có những nghiên cứu khá kỹ về sinh kế hiện nay và biến đổi của sinh kế truyền thống trong điều kiện chuyển đổi. - Khía cạnh Nhân học, mà cốt lõi là các mối quan hệ của con người trong mưu sinh, các vấn đề về nguồn vốn của sinh kế mới bước đầu được quan tâm. 1.1.2. Nghiên cứu về người Mường và hoạt động sinh kế của người Mường 1.1.2.1. Nghiên cứu chung về người Mường và sinh kế của người Mường cả nước Nghiên cứu về người Mường và văn hóa Mường, từ lâu đã được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Công trình đầu tiên phải kể đến bộ sách Người Mường - Địa lý nhân văn và xã hội học (Les Mương, Gesographie humaine et sociologie) của học giả người Pháp Jeanne Cuisinier, xuất bản từ năm 1948 - một công trình đồ sộ về người Mường [13]. Các nhà nghiên cứu Việt Nam có Bùi Văn Kín (Chủ biên) với cuốn Góp phần tìm hiểu tỉnh Hòa Bình [54]; Nguyễn Dương Bình với bài “Dân tộc Mường” trong cuốn Các dân tộc ít người ở Việt Nam do Viện Dân tộc học biên soạn [114], Nguyễn Từ Chi với cuốn Người Mường ở Hòa Bình [11], Nguyễn Ngọc Thanh và Nguyễn Thị Thanh Nga với cuốn Người Mường ở Tân Lạc tỉnh Hòa Bình [94] cùng một số cuốn sách ảnh, tập hợp những bức ảnh đẹp nhất về các hoạt động trong sản xuất, sinh hoạt văn hóa của người Mường. Gần đây nhất là bài “Dân tộc Mường” của Nguyễn
  • 27. 19 Ngọc Thanh in trong cuốn Các dân tộc ở Việt Nam (tập 1) do Viện Dân tộc học biên soạn đã khái quát lại các đặc điểm của người Mường trên cơ sở điểm các công trình nghiên cứu về tộc người này [116]. Ngoài các công trình mang tính tổng quát này còn có nhiều nghiên cứu về các khía cạnh khác. Có thể thấy, những nghiên cứu tổng quát về người Mường khá nhiều và công phu, cung cấp nguồn tài liệu phong phú, rõ nét về các khía cạnh của người Mường ở các vùng miền của đất nước ta. Tuy nhiên, phần tổng quan này tập trung bàn về các nghiên cứu liên quan đến chủ đề của luận án là sinh kế của người Mường. Hoạt động kinh tế chủ yếu của người Mường là nông nghiệp ruộng nước trong các thung lũng chân núi, kết hợp làm nương rẫy trên đồi núi, hái lượm và săn bắt, đánh cá. Ngoài các cuốn sách nêu trên đây, những vấn đề về hoạt động mưu sinh của người Mường còn được đề cập trong các bài viết công bố gần đây của các tác giả Hà Văn Linh [57], Nguyễn Ngọc Thanh - Trần Hồng Thu [95], Mai Văn Tùng [91]... Ngoài nông nghiệp, người Mường còn làm các nghề thủ công mà nổi bật là nghề dệt và nghề đan lát. Hoạt động nghề thủ công của người Mường được phản ánh qua các tác giả: Nguyễn Vũ [119], Minh Quang [74], Nguyễn Thị Thanh Nga [65, 66]… Những bài viết tập trung mô tả các kỹ thuật trồng bông, nuôi tằm, xe sợi và dệt vải, kỹ thuật đan lát; từ đó đưa ra những nhận xét về giá trị văn hóa của các sản phẩm nghề thủ công truyền thống; một số bài viết bàn về sự tồn tại của nghề thủ công truyền thống trong điều kiện hiện nay. Ở góc độ sở hữu, quản lý và sử dụng đất đai ở vùng người Mường, có các nghiên cứu của Quách Thị Oanh [73], Trần Đăng Tuấn [89], Lương Thu Hằng [43] trình bày về những thay đổi trong việc kế thừa ruộng đất trong hộ gia đình, vai trò của gia đình và dòng họ trong quản lý, sử dụng đất đai hiện nay. Đây là những tài liệu có đóng góp quan trọng để làm rõ hơn những thay
  • 28. 20 đổi về hưởng dụng đất đai hiện nay ở một xã người Mường, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Những năm gần đây, có nhiều nghiên cứu về biến đổi sinh kế của người Mường trong bối cảnh cơ chế thị trường, công nghiệp hóa. Nghiên cứu về Biến đổi về xã hội và văn hóa của người Mường tỉnh Hòa Bình, dưới tác động của kinh tế thị trường, 1986-2004 (Qua nghiên cứu tại xã Phong Phú, huyện Tân Lạc) của nhóm tác giả Vương Xuân Tình (năm 2004) đã chỉ ra những thay đổi về sinh kế trong mối quan hệ với các mặt: cơ cấu dân số, tỉ trọng nghề nghiệp, hệ thống cơ sở hạ tầng, tri thức địa phương… [83]. Bài “Dân tộc Mường” của Nguyễn Ngọc Thanh in trong cuốn Các dân tộc ở Việt Nam (tập I) có cái nhìn tổng quát về biến đổi sinh kế truyền thống của người Mường trong công cuộc Đổi mới [116]. Một số luận án tiến sĩ Nhân học đã quan tâm đến vấn đề sinh kế của đồng bào, như Mưu sinh của thanh niên dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình của Nguyễn Phú Trường [103], Biến đổi sinh kế của người Mường vùng lòng hồ Thủy điện Hòa Bình ở nơi tái định cư của Trịnh Thị Hạnh [42]. 1.1.2.2. Nghiên cứu về người Mường và sinh kế của người Mường ở tỉnh Thanh Hoá và xã Cẩm Lương Đến nay, người Mường ở tỉnh Thanh Hóa đã có một số tác phẩm và công trình nghiên cứu về người Mường của các tác giả Vương Anh [1], Hoàng Anh Nhân [65], Cao Sơn Hải [41], Ngô Hoài Chung [12], Minh Hiệu [44]. Các công trình này chủ yếu đề cập đến đời sống văn hóa, tín ngưỡng, tri thức địa phương, văn học dân gian (truyền thuyết, tục ngữ, ca dao). Trong khi đó, các hoạt động sinh kế của người Mường mới chỉ có một số tác giả nghiên cứu dưới góc nhìn của tri thức địa phương, như Mai Văn Tùng [91], Trịnh Hồng Lệ [56]. Gần đây, tỉnh Thanh Hóa xuất bản cuốn Địa chí Thanh Hóa, một số huyện có người Mường sinh sống cũng xuất bản địa chí, trong đó có đề cập
  • 29. 21 đến sinh kế của người Mường như Địa chí huyện Bá Thước [50], Địa chí huyện Cẩm Thủy [51], Địa chí huyện Lang Chánh [52], Địa chí huyện Ngọc Lặc [53]… Về người Mường ở xã Cẩm Lương, đến nay các nghiên cứu còn hạn chế cả về số lượng bài viết và mức độ đề cập. Cuốn Lịch sử Thanh Hóa (tập 2) có đề cập đến vị trí hành chính của xã Cẩm Lương [7]. Cuốn Di tích và danh thắng Thanh Hóa, tập 1 giới thiệu về phong cảnh suối cá xã Cẩm Lương, những tài nguyên du lịch của khu vực này [9]. Năm 2014, Huyện ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện Cẩm Thủy xuất bản cuốn Địa chí huyện Cẩm Thủy, trong đó, đưa ra một số thông tin về xã Cẩm Lương (vị trí địa lý, dân cư, hành chính, kinh tế, những giá trị văn hóa truyền thống. Trong sinh kế, các thông tin cho biết, nghề chính của người Mường nơi đây từ trước tới nay là nghề nông nghiệp, trong quá trình đất nước đổi mới, tận dụng vị trí cảnh quan cũng như của vùng, người dân trong xã đã chuyển dần sang làm du lịch [51]. Năm 2011, sinh viên Phạm Thị Ly (Đại học Huế) thực hiện khóa luận tốt nghiệp Thực trạng nghèo đói và những giải pháp xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc Mường tại xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa, đề cập đến các khía cạnh đói nghèo và xóa đói giảm nghèo của người Mường tại địa bàn xã [59]. Trong số các nghiên cứu về người Mường ở huyện Cẩm Thủy, có một công trình được công bố ở nước ngoài. Đó là luận án của Nguyen, Viet Duc Mương Livelihoods and the Role of Education in Their Development: A case study of a Mương Community in CamThuy District, Thanh Hoa Province, Vietnam, bảo vệ tại Trường Đại học Victoria (Welliinton, Newzeeland), năm 2013, đề cập đến sinh kế và tác động của nó tới giáo dục của cộng đồng người Mường ở huyện này [131].
  • 30. 22 Ngoài ra, từ năm 2005 đến nay, trên nhiều trang báo điện tử có các bài viết về suối cá Cẩm Lương và hoạt động du lịch tại đây. Từ những trình bày ở trên, có thể đưa ra vài nhận xét cơ bản về tình hình nghiên cứu về người Mường và sinh kế của người Mường nói chung, người Mường ở Thanh Hóa, trong đó có địa bàn nghiên cứu của luận án: 1. Đã có một số lượng lớn các công trình nghiên cứu thuộc các thể loại khác nhau đề cập các khía cạnh của người Mường, song chủ yếu ở tỉnh Hòa Bình - địa bàn cư trú chính của tộc người; chưa có các công trình tổng quát về người Mường ở Thanh Hóa. 2. Nghiên cứu về sinh kế của người Mường chủ yếu bàn về truyền thống, nghiên cứu về biến đổi sinh kế truyền thống và sinh kế hiện nay còn ít. 3. Chưa có các nghiên cứu về sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa. Luận án của nghiên cứu sinh hy vọng khắc phục một phần hạn chế trên. 1.2. Cơ sở lý thuyết của luận án 1.2.1. Các khái niệm cơ bản 1.2.1.1.Khái niệm “Sinh kế” Sinh kế (livelihood) còn có các cách gọi đồng nghĩa là “Kế mưu sinh”, “Hoạt động mưu sinh”, “Phương thức mưu sinh”, là thành tố quan trọng trong đời sống tộc người, có quan hệ mật thiết và có ảnh hưởng lớn đến các thành tố khác như chính trị, văn hóa, xã hội… Theo nghĩa Hán - Việt, “Mưu” là cách thức, phương cách, còn “Sinh” là sinh sống để tồn tại. Hiểu theo nghĩa triết tự và chung nhất, “hoạt động mưu sinh” là những cách thức, những phương cách kiếm sống nhằm thỏa mãn các nhu cầu vật chất: ăn, mặc, ở và sinh hoạt của con người, của cộng đồng và của các tộc người. Robert Champers được coi là một trong những người đầu tiên sử dụng khái niệm “Sinh kế”. Theo ông, sinh kế gồm năng lực, tài sản, cách tiếp cận (sự dự trữ, tài nguyên, quyền sở hữu, quyền sử dụng) và các hoạt động cần thiết cho
  • 31. 23 cuộc sống” [128]. Đồng dạng quan điểm với Robert Champers, các tác giả Emily A. Schultz - Robert H. Lavenda, sinh kế là các của cải vật chất (lương thực, quần áo, nhà ở…) mà con người tạo ra để duy trì cuộc sống [132]. Tổ chức CRD (Trung tâm phát triển nông thôn miền Trung Việt Nam) khi triển khai các chương trình hoạt động phát triển cộng đồng đưa ra quan điểm: sinh kế là “tập hợp tất cả các nguồn lực và khả năng mà con người có được, kết hợp với những quyết định và hoạt động mà họ thực thi nhằm kiếm sống cũng như để đạt được các mục tiêu, ước nguyện của họ” [Dẫn theo tài liệu 74]. Trong khi đó, Bộ Phát triển quốc tế Anh (DFID) quan niệm “sinh kế bao gồm các khả năng, các tài sản (bao gồm cả các nguồn lực vật chất và xã hội) và các hoạt động cần thiết để kiếm sống” [Dẫn theo tài liệu 74]. Ở Việt Nam, khái niệm “Sinh kế” không có trong Từ điển bách khoa Việt Nam. Trong Đại từ điển Tiếng Việt chỉ có một câu ngắn gọn về khái niệm này: “Sinh kế là việc làm để kiếm ăn, để mưu sống” [122, trang 1446]. Trong các công trình nghiên cứu về Dân tộc học Việt Nam trước đây cũng không có dùng khái niệm sinh kế, mà thường có các khái niệm “Hoạt động mưu sinh” “Hoạt động kinh tế”, “Kinh tế tộc người”, “Phương thức mưu sinh”, “Tập quán mưu sinh”, “Văn hoá sản xuất”, hay “Phương cách sinh tồn”… Tuy nhiên, các công trình không đưa ra được định nghĩa cho các khái niệm này, ngay cả các cuốn sách có tiêu đề gắn với chúng, chẳng hạn, các cuốn sách của tác giả Trần Bình nghiên cứu về hoạt động kinh tế của các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc và Tây Bắc Việt Nam [5, 6]. Các khái niệm “Tập quán hoạt động kinh tế” hay “Tập quán mưu sinh” được thường sử dụng gắn với việc trình bày các hoạt động sản xuất (trồng trọt, chăn nuôi), hay khai thác (săn bắt, thu hái), làm nghề thủ công, trao đổi… nhằm tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu ăn, mặc, ở và sinh hoạt của con người.
  • 32. 24 Những trình bày trên cho thấy, tuy có chút khác biệt về sắc thái và cách sử dụng, song về cơ bản, các thuật ngữ trên có sự tương đồng, dùng để chỉ các hình thức kiếm sống của con người, nhằm đáp ứng các yêu cầu sinh hoạt thường ngày, như ở, ăn, mặc, đi lại ... Khái niệm “Sinh kế” thường được sử dụng để nghiên cứu phương cách kiếm sống của các tộc người đang ở trình độ phát triển kinh tế - xã hội tiền công nghiệp, gồm các bộ phận: trồng trọt, chăn nuôi, nghề thủ công, trao đổi và khai thác các nguồn lợi tự nhiên. “Hoạt động kinh tế” gồm nhiều yếu tố hay cấp độ. Trước hết, sinh kế gồm hai yếu tố chính là hoạt động sản xuất và hoạt động chiếm đoạt. Hoạt động sản xuất gồm 4 thành tố cơ bản: trồng trọt, chăn nuôi, nghề thủ công và trao đổi hàng hóa; hoạt động chiếm đoạt gồm săn bắn, đánh bắt và hái lượm. Trong trồng trọt lại chia thành trồng trọt ruộng nước, trồng trọt nương rẫy và làm vườn; chăn nuôi lại chia thành chăn nuôi gia súc và gia cầm. Nghề thủ công cũng có thể chia thành các nghề như đan lát, dệt vải, gốm, rèn; trao đổi có thể gồm trao đổi nhằm mục đích tự cấp tự túc và trao đổi nhằm mục đích hàng hóa... Cách phân loại trên được trình bày “theo mẫu” khi viết về hoạt động kinh tế trong các giản chí dân tộc học hay trong các chuyên khảo. 1.2.1.2. “Sinh kế truyền thống” Khái niệm “Truyền thống” với tư cách là một tính từ được hiểu là gắn những gì mang tính lâu đời, ổn định. Khái niệm “Sinh kế truyền thống” được vận dụng trong luận án dùng để chỉ các hoạt động sản xuất (trồng trọt, chăn nuôi, làm các nghề thủ công…) và khai thác các sản vật tự nhiên (săn bắt, hái lượm) của người Mường xã Cẩm Lương, hình thành từ xa xưa và được duy trì đến ngày nay, với mức độ đậm nhạt tùy từng yếu tố, do những điều kiện chủ quan và khách quan. 1.2.1.3. “Sinh kế hiện nay”
  • 33. 25 Là các hoạt động mưu sinh đang diễn ra hiện nay, gồm cả các hoạt động mưu sinh truyền thống được bảo lưu và các hoạt động mới được tiếp nhận. Khái niệm “Hiện nay” được dùng trong luận án là khoảng thời gian 14 năm trở lại đây (2004 - 2017), khi sinh kế truyền thống của người Mường xã Cẩm Lương đã có những biến đổi mạnh mẽ trước tác động của nhiều yếu tố. Tuy nhiên, nhiều yếu tố của sinh kế hiện nay cần được nhìn nhận trong mối liên hệ với các khoảng thời gian trước đó, hay nhìn nhận trong một quá trình. 1.2.1.4. “Nguồn lực mưu sinh” Chúng tôi đồng nhất khái niệm Nguồn lực mưu sinh và Vốn sinh kế. Tuy nhiên, hiện nay, quan niệm về các nguồn lực hay vốn là khá đa dạng, nên ngày càng nhiều định nghĩa mới. Mỗi học giả hay tổ chức nghiên cứu trên thế giới lại đưa ra những quan điểm không giống nhau, liên quan đến lý thuyết về khung sinh kế bền vững được trình bày ở dưới. 1.2.1.5. “Biến đổi sinh kế” Khái niệm Biến đổi được hiểu là quá trình vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng, các xã hội nói chung, làm thay đổi so với tình trạng ban đầu hay ở một thời điểm nào đó; bất kỳ sự vật, hiện tượng, xã hội nào cũng đều diễn ra quá trình biến đổi. Thuật ngữ Biến đổi sinh kế (livelihood transition) xuất hiện trong các nghiên cứu về sinh kế thời gian gần đây. Ashley [124], Chamber [130], D.Carney [127] đưa ra các chỉ số và khung phân tích về biến đổi sinh kế, gồm biến đổi về cơ cấu thu nhập; biến đổi về phân công lao động; quá trình chuyển đổi sinh kế từ nông nghiệp thuần túy sang nông nghiệp kết hợp với phi nông nghiệp. Kees Vannde Vart (và cộng sự) trong một nghiên cứu trường hợp tại Việt Nam, còn đưa ra chỉ số “Mức độ phụ thuộc vào nguồn lực từ bên ngoài và các dạng thức di cư để nhận diện sự biến đổi sinh kế” [136]. Chúng tôi đồng ý với các quan niệm trên, song bổ sung thêm biến đổi về tư duy kinh tế khi nghiên cứu sự biến đổi sinh kế. Những chỉ số đó được đề
  • 34. 26 cập khi xem xét về thực trạng biến đổi sinh kế của người Mường hiện nay và những tác động tới phát triển. Chúng tôi xem xét các chỉ số, được tổng hợp từ các khung phân tích nêu trên, tuy nhiên, mức độ của sự biến đổi ở mỗi chỉ số tại địa bàn nghiên cứu không giống nhau. Trong khi những biến đổi về cơ cấu thu nhập, về chuyển đổi sinh kế từ nông nghiệp thuần tuý sang nông nghiệp kết hợp với phi nông nghiệp… biểu hiện và được phân tích khá cụ thể thì việc tìm hiểu về mức độ phụ thuộc vào nguồn lực bên ngoài chưa thật rõ ràng. Nhìn chung, biến đổi sinh kế là quy luật vận động tất yếu, giống như bao sự vật, hiện tượng kinh tế- xã hội khác. Ngày nay, dưới tác động của các chính sách Nhà nước, của quá trình giao lưu và hội nhập, sự biến đổi sinh kế của các tộc người lại càng diễn ra sâu sắc hơn; song mức độ cụ thể tùy thuộc ở từng tộc người, từng địa phương. 1.2.1.6. “Sinh kế bền vững” Sinh kế bền vững là khái niệm dùng để chỉ các hoạt động mưu sinh tương đối bền vững với thời gian, ứng phó được với những thay đổi của môi trường sống. Từ quan điểm chung này, các học giả lại phát triển thêm các ý tưởng khác nhau. Koos Neefjes cho rằng, sinh kế phụ thuộc vào các khả năng và nguồn lực vật chất và xã hội; sinh kế của một gia đình, hay cá nhân chỉ được coi là bền vững khi có thể đương đầu và phục hồi trước những căng thẳng, biến động; các khả năng và của cải có thể tồn tại được và được nâng cao trong tương lai và không làm tổn hại đến các nguồn lực của môi trường [137]. Hanstad cũng đưa ra quan điểm tương tự, rằng, một sinh kế được coi là bền vững khi có khả năng ứng phó và phục hồi khi bị tác động, có thể nâng cao các khả năng và tài sản ở thời điểm hiện tại và trong tương lai, đồng thời không làm ảnh hưởng đến nền tảng của các nguồn lực tự nhiên [dẫn theo tài liệu 81]. 1.2.1.7. “Phát triển bền vững” Phát triển bền vững là một khái niệm mới, nhằm định nghĩa một sự
  • 35. 27 phát triển về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa. Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa... riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia mình là làm thế nào để tăng trưởng kinh tế mà vẫn đảm bảo ổn định xã hội, phát triển văn hóa và giữ gìn tài nguyên môi sinh. Thuật ngữ "Phát triển bền vững" được đưa ra lần đầu tiên tại Hội nghị về môi trường của Liên hiệp quốc vào năm 1972; sau đó, được phát triển trong Chiến lược bảo tồn Thế giới (do Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) đề xuất (năm 1980), Báo cáo Brundtland (còn gọi là Báo cáo Our Common Future) của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới - WCED (nay là Ủy ban Brundtland) (năm 1987); báo cáo tại Hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên hiệp quốc (năm 1992); Hội nghị thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững (Hội nghị Rio+10 hay Hội nghị thượng đỉnh Johannesburg) tại Johannesburg, Cộng hòa Nam Phi (năm 2002). Từ nội dung ban đầu rất đơn giản: sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học; khái niệm này được mở rộng thành “Phát triển bền vững là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai..." [126]. Đến nay, phát triển bền vững là sự phát triển bảo đảm hài hòa giữa bốn yếu tố: tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội, giữ được nguồn tài nguyên môi trường và giữ được bản sắc văn hóa. Ở nước ta, quan điểm phát triển nhanh và bền vững đã được nhận thức rất sớm và thể hiện trong nhiều chủ trương, Nghị quyết của Đảng. Ngay từ Đại hội III năm 1960 và Đại hội IV năm 1976, Đảng ta đã đặt mục tiêu “Tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”. Trong Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội 1991 - 2000 có đoạn nhấn mạnh:“Tăng
  • 36. 28 trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hoá, bảo vệ môi trường”. Đại hội VIII nêu bài học:“Tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái” [20, trang 72]. Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 thông qua tại Đại hội IX khẳng định:“Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường” [21, trang 126]. Đại hội X nêu bài học về phát triển nhanh và bền vững, trong đó, ngoài các nội dung phát triển kinh tế, xã hội, môi trường còn bổ sung yêu cầu phát triển toàn diện con người, thực hiện dân chủ và xác định mục tiêu tổng quát của Kế hoạch 5 năm 2006 - 2010 là “Phấn đấu tăng trưởng kinh tế với nhịp độ nhanh, chất lượng cao và bền vững hơn, gắn với phát triển con người” [23, trang 76]. Các Đại hội XI, XII tiếp tục phát triển các quan điểm này. Từ bốn tiêu chí về phát triển bền vững của thế giới, Việt Nam có thêm tiêu chí “Ổn định về chính trị”. Như vậy, quan điểm phát triển nhanh và bền vững đã sớm được Đảng và Nhà nước ta đặt ra và thường được bổ sung ngày càng hoàn thiện và đã trở thành một chủ trương nhất quán trong lãnh đạo, quản lý, điều hành tiến trình phát triển của đất nước trong nhiều thập kỷ qua. 1.2.2. Cơ sở lý thuyết 1.2.2.1. Lý thuyết về sinh kế và khung sinh kế bền vững Lý thuyết khung sinh kế bền vững DFID hay tiếp cận sinh kế theo khung sinh kế bền vững được trình bày trong các nghiên cứu của các tác giả Chambers và Conway [129], Scoones [141]…, đến nay được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu về mối quan hệ giữa sinh kế với đói nghèo. Theo khung phân tích này, sinh kế bao gồm các yếu tố hợp thành là: - Các ưu tiên trong việc mưu sinh mà con người có thể nhận biết được; - Các chiến lược để mưu sinh mà mỗi người, gia đình hay cộng đồng cư dân lựa chọn để theo đuổi các ưu tiên ở trên;
  • 37. 29 - Các thể chế, chính sách và tổ chức quyết định đến sự tiếp cận của cá nhân, tập thể đối với các loại tài sản hay cơ hội và các kết quả mà họ thu được; - Các tiếp cận của cá nhân, cộng đồng cư dân đối với năm loại vốn và khả năng sử dụng hiệu quả các loại vốn mà họ đang có; - Bối cảnh sống của con người, bao gồm các xu hướng kinh tế, công nghệ, dân số, các cú sốc và mùa vụ. Khung phân tích sinh kế bền vững chia vốn mà con người sử dụng để sinh kế thành năm loại tài sản vốn, hay hình thức vốn, gồm: - Vốn tự nhiên là tất cả những nguyên vật liệu tự nhiên để tạo dựng sinh kế. Vốn tự nhiên rất đa dạng, bao gồm đất đai, nước, rừng, đa dạng sinh học, và những nguồn tài nguyên không thể tái tạo được như các loại khoáng sản (than đá, sắt, đồng…). - Vốn vật chất gồm các công trình hạ tầng như nhà cửa, tiện nghi sinh hoạt, dụng cụ sản xuất để hỗ trợ cho các hoạt động sinh kế (còn gọi là vốn do con người làm nên), phản ánh hiện trạng kinh tế và phương thức phát triển sinh kế của hộ gia đình; đồng thời là yếu tố đầu tiên khi đánh giá tiềm năng, khả năng sinh kế của mỗi cộng đồng hay hộ gia đình. - Vốn tài chính là các nguồn lực tài chính (tiền và các loại tài sản có thể quy thành tiền), như thu nhập thường xuyên, tiền tiết kiệm, hay các nguồn thu khác được sử dụng cho các hoạt động và mục tiêu sinh kế; - Vốn xã hội là nguồn lực xã hội được sử dụng để phục vụ cho các mục tiêu sinh kế của mình, gồm quan hệ, mạng lưới, thành viên nhóm, niềm tin, sự phụ thuộc lẫn nhau và trao đổi cung cấp các mạng an ninh phi chính thống quan trọng; - Vốn con người gồm kinh nghiệm, kỹ năng, sức khỏe, tri thức của người lao động, hay số lượng, chất lượng của nguồn lao động là những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hoạt động sinh kế. Đối với hộ gia đình, vốn con người là số lượng và chất lượng lao động của hộ, tùy thuộc vào quy mô của hộ, trình độ giáo dục và kỹ năng nghề
  • 38. 30 nghiệp, khả năng quản lý, tình trạng sức khỏe, các hiểu biết của các thành viên trong hộ gia đình, nhất là chủ hộ về các chính quyền, luật pháp, các chính sách, các thủ tục liên quan đến các hoạt động sinh kế mà hộ gia đình đang thực hiện hoặc dự định thực hiện. Gần đây, nhiều nhà Dân tộc học Việt Nam phân các nguồn vốn thành hai loại nguồn là nguồn vốn xã hội (nguồn lực con người tức người lao động và xã hội hay cộng đồng mà con người đang sinh sống và vốn tài chính cũng nằm trong xã hội) và nguồn lực tự nhiên (vốn tự nhiên, vốn vật chất). 1.2.2.2. Lý thuyết về biến đổi văn hóa Theo nghĩa thông thường, biến đổi (change) là quá trình vận động, phát triển và thay đổi của một xã hội. Lịch sử đã chứng minh, tất cả các xã hội, các lĩnh vực đời sống đều đang diễn ra quá trình biến đổi, đan xen những sự tiếp nối, kế thừa và biến đổi. S.C. Dube đã chia thành ba loại thuyết về biến đổi là thuyết khải hoàn (coi sự vận động của thế giới, của các xã hội là tất yếu đi đến cái tốt đẹp); thuyết tiến hoá (nhìn nhận sự vật, hiện tượng hay xã hội, các nền văn hóa nói chung biến đổi theo một quá trình, cái sau phát triển hơn cái trước) và thuyết chu kỳ (nhìn nhận sự vật phát triển theo quy luật chung, có phát sinh, triệt tiêu và sau đó, cái mới lại tiếp tục xuất hiện [Dẫn theo tài liệu 83]. Nghiên cứu về biến đổi văn hóa (cultural transition), Koos Nefjes cho rằng, tất cả các nền văn hóa không bất biến, mà phải thay đổi, song cũng xuất hiện xu hướng chống lại sự thay đổi. Theo tác giả, có 3 nguồn gốc dẫn tới biến đổi hoặc chống lại sự biến đổi, đó là: áp lực về mưu sinh, công việc, sự tương tác giữa các xã hội và sự biến đổi của môi trường tự nhiên. Các thiết chế văn hóa hội nhập với nhau và ảnh hưởng lẫn nhau là nguyên nhân chính dẫn đến biến đổi [137]. Biến đổi sinh kế (livelihood transition) là một biểu hiện của biến đổi văn hóa, vì theo quan điểm của các nhà Dân tộc học Xô viết Acmêni, sinh kế là một trong bốn thành tố của văn hóa (văn hóa sản xuất ban đầu) [102]. Các
  • 39. 31 tác giả Champer, Ashley, D.Carney (đã dẫn) đưa ra các chỉ số và khung phân tích về biến đổi sinh kế là: biến đổi về cơ cấu thu nhập; biến đổi về phân công lao động; đối với cư dân nông nghiệp, còn phải tính đến quá trình chuyển đổi sinh kế từ nông nghiệp thuần tuý sang nông nghiệp kết hợp với phi nông nghiệp (dịch vụ, làm thuê, thủ công nghiệp). Các nhà Văn hóa học Mỹ chỉ ra mối quan hệ biện chứng giữa chính trị - kinh tế và văn hóa, với các luận điểm cơ bản là: + Phát triển kinh tế dẫn đến biến đổi về xã hội và văn hoá từ xã hội truyền thống sang xã hội hiện đại. Quá trình này đi theo những đường song song, phụ thuộc vào văn hoá truyền thống của mỗi nước, mỗi dân tộc; chứ không phải diễn ra theo một đường thẳng; không dẫn đến hội tụ những “giá trị hiện đại” chung cho mọi quốc gia. Trong quá trình đó, các giá trị truyền thống không biến mất mà tiếp tục ảnh hưởng đến quá trình biến đổi. + Nội hàm của biến đổi xã hội, văn hoá là: tăng trưởng kinh tế, chuyên môn hoá nghề nghiệp, tăng trình độ học vấn, thay đổi vai trò giới (nhất là của nữ giới), các quan hệ cộng đồng suy giảm, tự do cá nhân và sự tự thể hiện mình (của cộng đồng, cá nhân) được đề cao [dẫn theo tài liệu 101, trang 11 -13]. Từ những công trình nghiên cứu chung về sinh kế các tộc người đã được công bố các nhà Dân tộc học/ Nhân học Việt Nam, có thể rút ra những điểm chung sau về sinh kế, với tư cách là một thành tố của văn hóa tộc người: - Sinh kế có mối quan hệ chặt chẽ trước hết với điều kiện tự nhiên: điều kiện tự nhiên quyết định phần lớn sự lựa chọn cách thức mưu sinh của một cộng đồng cư dân. Đối với cư dân nông nghiệp, các điều kiện về địa hình (thế đất, thế nước), thổ nhưỡng (chất đất), khí hậu, thời tiết… là điều kiện tiên quyết để bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ và ảnh hưởng lớn đến năng suất các loại vật nuôi, cây trồng đó. - Sinh kế có mối liên hệ chặt chẽ với thiết chế xã hội, hay các thiết chế xã hội của con người là hình thức xã hội của các hoạt động mưu sinh. Chẳng
  • 40. 32 hạn, với người Mường và các tộc người sống bằng nông nghiệp, gia đình với các mối quan hệ vợ - chồng, cha mẹ - con cái, là đơn vị tổ chức lao động và được đặt trong mối quan hệ làng bản. Sinh kế còn có mối liên hệ với các chính sách của nhà nước ở từng thời kỳ. - Sinh kế không phải bất biến mà thường xuyên thay đổi, do thay đổi của điều kiện môi trường và của sự lựa chọn của con người. Các chính sách của Nhà nước cũng là nhân tố quan trọng của sự biến đổi sinh kế. 1.3. Giới thiệu người Mường ở địa bàn nghiên cứu 1.3.1.Vài nét về xã Cẩm Lương 1.3.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện giao thông Cẩm Lương ở Tả ngạn sông Mã, là xã vùng cao phía Bắc huyện miền núi Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa; cách trung tâm huyện 12km về phía Tây Bắc, thành phố Thanh Hóa 85 km theo Quốc lộ 217, đường Hồ Chí Minh 8 km. Xã Cẩm Lương tiếp giáp xã Cẩm Quý (huyện Cẩm Thủy) và xã Lương Trung (huyện Bá Thước) về phía Bắc; ba mặt còn lại được bao bọc bởi sông Mã; bên kia sông là các xã Cẩm Thành (phía Đông Bắc, Đông và Đông Nam), Cẩm Thạch (phía Nam), Cẩm Bình, Cẩm Giang (phía Tây và Tây Bắc) [xem bản đồ xã Cẩm Lương ở Phụ lục]. Vị trí trên đây làm cho xã Cẩm Lương có nhiều bất lợi về giao thông, đi lại nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Trước tháng 9 - 2005, khi cầu treo qua sông chưa được bắc, Cẩm Lương như một “ốc đảo” ở bên kia sông Mã. Muốn đi từ xã sang Quốc lộ 217 để sang các xã bên kia sông và đi về huyện phải đi đò qua hai bến đò ngang, một bến ở thôn Xủ Xuyên (bến phụ) và một bến ở cuối xã Cẩm Thạch (vị trí cây cầu cứng đang xây dựng hiện nay); hoặc bến đò dọc (từ phía thượng nguồn về hạ lưu, ghé vào xã Cẩm Lương qua hai bến đò trên. Người qua sông bằng những con thuyền độc mộc bằng các cây gỗ to khoét rỗng hoặc mảnh gỗ ghép lại; lúc nước lặng (nước
  • 41. 33 hiền), mỗi thuyền có thể chở được từ 8 - 10 người. Từ tháng 8 đến hết tháng 10, nước sông Mã lên cao, đi đò rất vất vả và nguy hiểm; nhiều ngày nước lũ đạt đỉnh, cả xã bị cô lập. Trước mùa mưa, các gia đình phải lo dự trữ lương thực, thực phẩm, đồ dùng thiết yếu, củi đốt, để cuộc sống không bị xáo trộn. Như vậy, có thể nói, trước năm 2005, xã Cẩm Lương có vị trí rất bất lợi cho đời sống nói chung, cho giao lưu kinh tế - văn hóa nói riêng, củng cố tính khép kín của nền kinh tế tự cấp, tự túc; song điều kiện bất lợi đó lại tạo cho con người ở đây luôn có ý thức dự trữ, chủ động trong việc bảo đảm và ổn định đời sống. Tháng 9 - 2005, cầu treo qua sông Mã, tại đầu xã Cẩm Thành, bên kia sông là thôn Kim Mẫm (nay là Kim Mẫm 1) do Xí nghiệp Giao thông - Xây dựng huyện Cẩm Thủy đầu tư chính thức thông xe (Ảnh 13). Từ đây, dân trong xã thoát khỏi cảnh phải đi đò qua sông. Hai bến đò ngang ở thôn Xủ Xuyên và xã Cẩm Thạch không còn tồn tại. Xã Cẩm Lương được thông với Quốc lộ 217. Đây là đường liên vận quốc tế nối vùng Thượng Lào của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, qua các huyện Bá Thước, Cẩm Thủy và nhiều huyện khác của tỉnh Thanh Hóa xuống đồng bằng. Thế cô lập của xã bị xóa bỏ một phần; giao lưu kinh tế, văn hóa của địa phương không còn bị cách trở. Năm 2010, Nhà nước mở rộng và thông con đường từ cuối thôn Lương Thuận, qua núi Hang Bò sang xã Cẩm Giang để thông ra đường Hồ Chí Minh (cách thôn Lương Thuận khoảng 8 km) được đưa vào sử dụng. Đến đây, thế cô lập của xã từ bao đời không còn, tạo thêm những điều kiện rất thuận lợi cho phát triển kinh tế, nhất là cho việc đưa cây mía vào trồng ở xã, cũng như giao lưu văn hóa - xã hội. 1.3.1.2. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên a. Địa hình, địa mạo
  • 42. 34 Xã Cẩm Lương có kiến tạo địa chất phức tạp, là vùng đất có đủ các dạng địa hình: núi đá vôi, núi thấp, đồi, sông, suối, lại có cả bãi bồi phù sa ven sông Mã. Có thể coi xã Cẩm Lương thuộc vùng thung lũng chân núi, bao quanh xã là đồi núi, giữa là thung lũng. Núi, đồi và rừng Dải núi lớn nhất, dài nhất trong xã là dải Trường Sinh, thuộc dãy núi đá vôi Pù Luông - Cúc Phương. Núi xuất phát từ huyện Bá Thước chạy xuống, kéo dài từ phía Đông Nam (thôn Xủ Xuyên), sang phía Tây (thôn Lương Ngọc) và ngược lên phía Tây Bắc (các thôn Lương Hòa, Lương Thuận). Đây là núi đá vôi, độ cao trung bình khoảng 200 - 400 m, độ dốc trung bình 25- 30°, ngọn cao nhất khoảng hơn 500 mét. Do kiến tạo của địa chất, dải núi đá này chia thành nhiều khúc, cũng là các ngọn núi nhỏ, như núi Hô (cao), núi Trâu Bạc, núi U... Gắn với các ngọn núi này là các quả đồi thấp, như đồi Hàm Rồng, đồi Vải, đồi Phóng… ăn ra bờ sông Mã ở phía Đông. Các dải núi, đồi này không chỉ như một bức tường thành thiên nhiên chở che cho đất Cẩm Lương mà còn tạo ra các thung lũng, thuận tiện cho việc lập làng xóm và canh tác nương rẫy, đồi rừng và một phần ruộng lúa. Phần lớn núi ở Cẩm Lương là núi đá, nên thảm thực vật chủ yếu là các loại cây gỗ tạp, có một số loài gỗ quý như nghiến, lim. Tại dải núi Trường Sinh, vùng có suối Ngọc ở thôn Lương Ngọc hiện vẫn còn một khu rừng nguyên sinh với các loài động, thực vật đặc trưng của vùng nhiệt đới. Vùng đồi cách đây 60 năm còn là những cánh rừng tương đối “nguyên sinh” với nhiều loại gỗ quý như lim, sến, táu, nghiến.... Ngay tại thôn Xủ Xuyên, đến đầu thập niên 1980 vẫn còn một rừng lim rộng lớn; có những cây lim to, chu vi bằng hai sải tay. Trước năm 1970, trên các cánh rừng vẫn còn nhiều loại thú quý như hổ, gấu, hoẵng, lợn rừng... Từ đầu thập niên 1970 trở đi, rừng từng bước bị đẩy lùi, các loài gỗ quý bị đốn chặt; kết hợp máy bay
  • 43. 35 Mỹ quần phá trong hai lần chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, làm cho các loài thú quý mất dần, đến nay vắng bóng hẳn. Cấu trúc địa tầng ở xã Cẩm Lương (cũng như nhiều xã ở huyện Cẩm Thủy) khá đa dạng, nên trong lòng đất của xã, nhất là vùng tiếp giáp giữa đồi và núi chứa một lượng vàng, chủ yếu ở dạng sa khoáng, một lượng ít là vàng gốc; hàm lượng quặng vàng đạt 0,2 - 0.65g/m3 [50, trang 5]. Tuy nhiên, số vàng này bị dân khai thác ồ ạt trong hai thập niên 1980 và 1990, đến nay không xác định được trữ lượng còn lại. Do địa hình núi đá, nên nguồn đá ở địa phương có trữ lượng rất lớn, có thể đáp ứng nhu cầu xây dựng và các nhu cầu khác của người dân địa phương. Trên vùng núi của xã Cẩm Lương có nhiều hang, động có kích thước khác nhau, trong đó động lớn nhất là Động Đăng. Tên ban đầu của động là động Cây đăng, do có một cây đăng rất to ở trước cửa; về sau được gọi tắt là động Đăng. Động nằm cách Suối cá Cẩm Lương khoảng 200m. Trước đây, động bị cây cối che phủ rậm rạp, ít có người. Từ khi có nhiều khách du lịch đến tham quan Suối cá, động được nhiều khách vào thăm. Từ năm 2000, chính quyền xã Cẩm Lương đã khảo sát, kéo điện vào hang để du khách đến chiêm ngưỡng hang động, sau khi tham quan Suối cá. Men theo sườn núi Trường Sinh, có rất nhiều loại cây không thể nhớ hết tên. Có cây họ tre, dáng to cao, lóng dài, có thể làm được hong đồ xôi. Có cây họ sồi, cao hàng chục mét, thân to đến vài người ôm không xuể. Cửa động Đăng rộng chừng 10 - 15 m, bước chân vào trong, không khí thật trong lành, mát mẻ. Nền động rộng, thoáng mát, sạch sẽ, đường dễ đi, xung quang vô vàn nhũ đá nhiều màu, hình thù khác nhau, ôm vách động và vòm động rũ xuống gây sự hứng thú với khách. Đến nay, dân địa phương vẫn lưu truyền câu chuyện về nguồn gốc của khối thạch nhũ hình bà tiên: xưa có một bà tuổi đã cao, sức đã yếu nhưng vẫn leo lên hang động để ngắm cảnh đẹp hùng vĩ; sau khi đạt được ước nguyện, bà đã hóa thành khối nhũ.
  • 44. 36 Trên vòm động, thạch nhũ tạo nên hình hài của một nàng tiên cá đang bơi về thủy cung, thân hình nhỏ bé. Bên cạnh nhũ hình nàng tiên cá có nhũ hình quả đào trường sinh bất lão. Người dân địa phương quan niệm rằng, nếu tay ai chạm được đến “quả đào” này sẽ trường thọ. Đến giữa hang động có trụ đá được dân địa phương coi như là tượng trưng cho bà Nữ Oa đang đội đá vá bầu trời. Lại có khối thạch nhũ giống hình nàng Tô Thị đang chờ chồng hóa đá, hoặc giống đôi trai gái đứng ôm nhau thắm thiết trong tư thế khỏa thân, suối tóc của cô gái uốn lượn ôm lấy eo và dài xuống gót. Có những khối thạch nhũ "đăng châu" lấp lánh như kim cương, khi soi đèn pin vào sẽ thấy ánh phản quang sáng cả một góc vòm hang và trông giống như hàng trăm cây đèn thần bật sáng. Trong động còn có một đoạn suối dài khoảng 150m, chảy quanh vách động, nước suối trong và rất mát. Khách tham quan khi mệt mỏi có thể dùng rửa mặt và trong chốc lát, mệt mỏi có thể vợi bớt. Đồng ruộng Trong 6 thôn của xã Cẩm Lương, trừ thôn Xủ Xuyên đất đồi chiếm tỷ lệ lớn, rất ít ruộng cấy lúa, các thôn còn lại đều có ruộng. Đây là những dải ruộng bậc thang thấp (chênh lệch mặt bằng giữa thửa ruộng trên với ruộng dưới khoảng từ 20 - 30 cm). Bề ngang các thửa ruộng không rộng. Trước năm 2000, khi hệ thống mương máng mới chưa được xây dựng, vẫn dựa vào hệ thống mương phai cũ, chỉ một bộ phận ruộng ở thôn Lương Ngọc cấy được hai vụ chiêm - mùa, còn đại bộ phận đồng ruộng của xã Cẩm Lương chỉ cấy được một vụ mùa, vụ chiêm bỏ hóa, một số diện tích trồng ngô. Tình hình này do những nguyên nhân sau: - Lúa chiêm được cấy và sinh trưởng trong mùa lạnh, nên cần đủ nguồn nước để giữ ấm cho rễ và gốc lúa, trong khi các con suối chảy dọc các cánh đồng của các thôn, về mùa khô, lưu lượng nước nhỏ, không tạo thành dòng chảy nên không thể đắp phai đưa nước vào ruộng.