SlideShare a Scribd company logo
1 of 211
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
TRẦN VĂN LỰC
Khu ñy TrÞ - Thiªn - HuÕ
trong cuéc kh¸ng chiÕn chèng Mü, cøu n-íc
tõ n¨m 1966 ®Õn n¨m 1975
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
HÀ NỘI - 2016
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
TRẦN VĂN LỰC
Khu ñy TrÞ - Thiªn - HuÕ
trong cuéc kh¸ng chiÕn chèng Mü, cøu n-íc
tõ n¨m 1966 ®Õn n¨m 1975
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Mã số: 62 22 03 15
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. PGS,TS. Nguyễn Trọng Phúc
2. PGS,TS. Trịnh Thị Hồng Hạnh
HÀ NỘI - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có
nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Tác giả luận án
Trần Văn Lực
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN.................................................................................. 7
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ................................ 7
1.2. Những vấn đề luận án kế thừa và những vấn đề đặt ra luận án cần
tập trung nghiên cứu............................................................................ 20
Chƣơng 2: KHU ỦY TRỊ - THIÊN - HUẾ THÀNH LẬP, LÃNH ĐẠO KHÁNG
CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƢỚC TỪ NĂM 1966 ĐẾN NĂM 1968 .... 23
2.1. Thành lập và kiện toàn tổ chức Khu ủy Trị - Thiên - Huế ...................23
2.2. Khu ủy Trị - Thiên - Huế lãnh đạo kháng chiến từ năm 1966 đến
năm 1968 .............................................................................................38
Chƣơng 3: KHU ỦY TRỊ - THIÊN - HUẾ XÂY DỰNG TỔ CHỨC VÀ LÃNH
ĐẠO KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƢỚC TỪ NĂM 1969
ĐẾN NĂM 1975 .............................................................................. 67
3.1. Củng cố tổ chức và lực lƣợng, lãnh đạo khôi phục thế trận, chủ
động tiến công, giải phóng Quảng Trị (1969-1972) ...........................67
3.2. Phát triển tổ chức, lãnh đạo xây dựng vùng giải phóng, Tổng tiến
công và nổi dậy ở Trị - Thiên - Huế (1973-1975) ...............................92
Chƣơng 4: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM..................................................... 111
4.1. Nhận xét ..............................................................................................111
4.2. Một số kinh nghiệm ............................................................................126
KẾT LUẬN .................................................................................................... 149
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ................................................................ 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 152
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCH Ban Chấp hành
BCT Bộ Chính trị
CQVNCH Chính quyền Việt Nam Cộng hòa
CTND Chiến tranh nhân dân
CNXH Chủ nghĩa xã hội
CHMNVN Cộng hòa miền Nam Việt Nam
KCCMCN Kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc
LLCM Lực lƣợng cách mạng
LSQSVN Lịch sử Quân sự Việt Nam
MTDTGP Mặt trận dân tộc giải phóng
QĐND Quân đội nhân dân
QĐVNCH Quân đội Việt Nam Cộng hòa
QGP Quân Giải phóng
QUTW Quân ủy Trung ƣơng
TTH Trị - Thiên - Huế
VNDCCH Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
XHCN Xã hội chủ nghĩa
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc (KCCMCN) của dân tộc Việt
Nam lùi xa vào lịch sử hơn bốn thập niên nhƣng luôn in đậm trong trang sử
vàng của dân tộc và luôn ngời sáng cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Đó là
thắng lợi của bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam, của chủ nghĩa anh hùng cách
mạng, của sự đoàn kết toàn dân, đoàn kết quốc tế, của các lực lƣợng vũ trang
nhân dân… và trên hết là thắng lợi của đƣờng lối, phƣơng pháp cách mạng
đúng đắn của Đảng.
Một trong những nét độc đáo, sáng tạo trong đƣờng lối cách mạng của
Đảng là lãnh đạo công tác xây dựng tổ chức Đảng ở các địa phƣơng, các
chiến trƣờng phù hợp với thực tiễn cuộc KCCMCN. Việc Bộ Chính trị (BCT)
quyết định tổ chức lại, thành lập mới nhiều tổ chức của Đảng, trong đó có
Khu ủy Trị - Thiên - Huế (TTH) cũng không ngoài mục đích nêu trên.
Theo quy định của Hiệp định Giơnevơ (21-7-1954), Việt Nam bị chia
cắt làm hai miền, Vĩ tuyến 17 là giới tuyến quân sự tạm thời. Đối với Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH), TTH nằm ở phía Nam Vĩ tuyến 17, trở
thành “đầu cầu” chiến lƣợc nối liền hai miền Nam - Bắc; địa bàn trực tiếp bảo
vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa (XHCN), bảo vệ vùng giải phóng Trung, Hạ
Lào; bàn đạp tiến công địch ở TTH và điểm xuất phát để tiến công vào miền
Nam; là hành lang chiến lƣợc của ba nƣớc Đông Dƣơng. Đối với đế quốc Mỹ
và chính quyền Việt Nam Cộng hòa (CQVNCH), TTH là địa bàn tổ chức
phòng ngự, ngăn chặn sự chi viện sức ngƣời sức của từ miền Bắc đối với
miền Nam, Lào và Campuchia; ngăn chặn sự tiến công, ảnh hƣởng của miền
Bắc đối với chế độ của đế quốc Mỹ ở miền Nam; là bình phong, “lá chắn”
vững chắc cho căn cứ Đà Nẵng; làm bàn đạp để uy hiếp, tiến công xâm lƣợc
miền Bắc, trƣớc hết là phía Nam Quân khu IV và vùng giải phóng Trung, Hạ
Lào; luôn coi trọng và tăng cƣờng xây dựng TTH thành khu vực trọng điểm.
2
Trong cuộc KCCMCN, TTH là địa bàn tiền tiêu, một hƣớng chiến lƣợc
quan trọng về quân sự và chính trị; vừa là chiến trƣờng tác chiến của các binh
đoàn chủ lực, vừa là chiến trƣờng chiến tranh nhân dân (CTND) địa phƣơng.
Có thời điểm, TTH “đƣợc chọn làm hƣớng tiến công chủ yếu trong một số
cuộc tiến công chiến lƣợc của toàn Miền; vừa có nhiệm vụ tiêu diệt, thu hút,
kiềm chế quân chủ lực cơ động của Mỹ - ngụy, vừa có nhiệm vụ giành dân,
giành quyền làm chủ trên cả ba vùng chiến lƣợc” [125, tr.20]. Chiến trƣờng
TTH thực sự là nơi diễn ra cuộc đọ sức quyết liệt của hai chế độ, hai lực
lƣợng cách mạng (LLCM) và phản cách mạng.
Hơn mƣời năm đầu của cuộc KCCMCN (từ tháng 3-1955 đến tháng 4-
1966), Quảng Trị và Thừa Thiên đƣợc tổ chức thành Liên Tỉnh ủy Bắc (Liên
Tỉnh ủy Trị - Thiên), trực thuộc Khu ủy V. Trong thời gian này, Liên Tỉnh ủy
Trị - Thiên thực hiện nhiệm vụ “khu đệm”, hạn chế đấu tranh vũ trang, kết
quả đấu tranh thấp so với toàn miền Nam. Khi đế quốc Mỹ triển khai chiến
lƣợc “Chiến tranh cục bộ”, cuộc KCCMCN gay go, ác liệt hơn, chiến trƣờng
TTH cũng “nóng bỏng” hơn. Tuy nhiên, cơ quan lãnh đạo Liên Tỉnh ủy Trị -
Thiên lại bộc lộ nhiều khuyết điểm, khó đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ mới.
Đến giữa năm 1966, thực hiện chủ trƣơng mới của Trung ƣơng Đảng, ở
chiến trƣờng TTH có sự thay đổi lớn về tổ chức. Bộ Chính trị quyết định
thành lập Khu ủy Trị - Thiên - Huế; đồng thời Quân ủy Trung ƣơng (QUTW)
quyết định thành lập Quân khu Trị - Thiên - Huế vào tháng 4-1966. Khu ủy
TTH đặt dƣới sự lãnh đạo trực tiếp của BCT và QUTW (khi đƣợc BCT ủy
nhiệm). Quân Khu ủy do “Khu ủy trực tiếp lãnh đạo và chịu sự lãnh đạo, chỉ
huy về mọi mặt của Quân ủy Trung ƣơng” [218, tr.328].
Suốt 9 năm hoạt động, Khu ủy TTH thể hiện rõ quá trình kiện toàn, xây
dựng, phát triển về tổ chức và lãnh đạo thực hiện thắng lợi nhiều nhiệm vụ
quan trọng của CTND ở địa phƣơng, phối hợp chặt chẽ cùng các đơn vị vũ
trang chủ lực của Trung ƣơng tiến công địch, giành thắng lợi lớn trong chiến
dịch Đƣờng 9 - Khe Sanh năm 1968; Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân
3
1968 ở Huế; chiến dịch phản công Đƣờng 9 - Nam Lào năm 1971; chiến dịch
tiến công chiến lƣợc Trị - Thiên năm 1972, giải phóng tỉnh Quảng Trị; Tổng
tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn TTH, góp phần
trực tiếp vào đánh thắng các chiến lƣợc chiến tranh mà đế quốc Mỹ và
CQVNCH đã tiến hành ở miền Nam Việt Nam từ năm 1966 đến năm 1975.
Nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống về tổ chức và quá trình Khu
ủy lãnh đạo CTND ở chiến trƣờng TTH, một trong những chiến trƣờng phức
tạp, ác liệt nhất là cần thiết, góp phần tổng kết sâu sắc hơn về cuộc
KCCMCN; góp phần tổng kết công tác xây dựng Đảng; tổng kết một số kinh
nghiệm có ý nghĩa trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Vì
vậy, tác giả chọn vấn đề Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước từ năm 1966 đến năm 1975 làm đề tài luận án tiến sĩ
lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ quá trình thành lập, xây dựng tổ chức và lãnh đạo CTND của
Khu ủy TTH trong cuộc KCCMCN từ năm 1966 đến năm 1975; những thành
công, hạn chế và tổng kết một số kinh nghiệm.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khái quát tình hình và chủ trƣơng của Trung ƣơng Đảng về cuộc
KCCMCN từ năm 1965 đến năm 1975.
- Phân tích đặc điểm chiến trƣờng TTH trong cuộc KCCMCN, nhất là
từ năm 1965 khi đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh, thực hiện chiến lƣợc
“Chiến tranh cục bộ”;
- Nêu rõ yêu cầu khách quan thành lập, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ
chức của Khu ủy TTH;
- Trình bày quá trình kiện toàn, xây dựng, phát triển về tổ chức và quá
trình lãnh đạo toàn diện cuộc KCCMCN của Khu ủy từ năm 1966 đến năm
1975 trên địa bàn TTH;
4
- Đánh giá thành công, hạn chế và tổng kết một số kinh nghiệm từ quá
trình thành lập, xây dựng Khu ủy; quá trình lãnh đạo cuộc KCCMCN của
Khu ủy từ năm 1966 đến năm 1975.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu sự thành lập Khu ủy TTH; quá trình xây dựng tổ
chức và quá trình lãnh đạo CTND của Khu ủy TTH trong cuộc KCCMCN từ
năm 1966 đến năm 1975.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung khoa học: Luận án nghiên cứu sự thành lập; quá trình
kiện toàn, xây dựng, phát triển tổ chức của Khu ủy TTH; quá trình Khu ủy
lãnh đạo nhân dân địa phƣơng tiến hành KCCMCN. Do nguồn tƣ liệu lƣu trữ
và các nguồn tài liệu khác về công tác tổ chức, xây dựng Khu ủy ít, không
liên tục theo trình tự thời gian nên dung lƣợng phần xây dựng tổ chức của
Khu ủy trong luận án chỉ trình bày ở mức độ nhất định, mà tập trung nhấn
mạnh nhiều hơn về quá trình Khu ủy lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ: đấu
tranh quân sự, đấu tranh chính trị và công tác vận động quần chúng, đấu tranh
binh vận, công tác xây dựng Đảng, công tác phát triển kinh tế và xây dựng
vùng giải phóng ở địa bàn TTH.
- Về không gian: Sự lãnh đạo của Khu ủy trên địa bàn TTH bao gồm
hai tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên và thành phố Huế, trải dài từ phía Nam sông
Bến Hải (Vĩ tuyến 17) - Vĩnh Linh (Quảng Trị) đến phía Bắc đèo Hải Vân
(Phú Lộc - Thừa Thiên Huế);
- Về thời gian: Từ tháng 4-1966 (Khu ủy TTH thành lập) đến tháng 4-
1975 (Khu ủy TTH giải thể).
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án đƣợc thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của những nguyên lý cơ
bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của
5
Đảng về CTND, về vai trò của quần chúng nhân dân đối với lịch sử, về công
tác xây dựng Đảng.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phƣơng pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh, tác giả chủ yếu sử dụng phƣơng pháp lịch sử, phƣơng
pháp lôgic nhằm tái hiện về Khu ủy TTH trong cuộc KCCMCN từ năm 1966
đến năm 1975. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng kết hợp với các phƣơng pháp
khác: phƣơng pháp điền dã, phƣơng pháp nghiên cứu văn bản học, phƣơng
pháp phân tích - tổng hợp, phƣơng pháp chứng minh, phƣơng pháp so sánh…
để nghiên cứu làm rõ nội dung đề cập ở mỗi chƣơng của luận án.
5. Nguồn tƣ liệu
Luận án đƣợc nghiên cứu và luận giải trên cơ sở tiếp cận nhiều nguồn
tƣ liệu:
- Các tác phẩm kinh điển của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I. Lênin, Hồ Chí
Minh bàn về chiến tranh nhân dân, về vai trò của quần chúng nhân dân trong
lịch sử và về công tác xây dựng Đảng;
- Các nghị quyết, chỉ thị, điện văn, báo cáo của Trung ƣơng Đảng,
QUTW, Khu ủy, Quân Khu ủy TTH, các đảng bộ địa phƣơng đƣợc lƣu trữ tại
Cục Lƣu trữ văn phòng Trung ƣơng Đảng, kho lƣu trữ của Viện Lịch sử
Đảng, kho lƣu trữ của Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (LSQSVN), Phòng lƣu
trữ của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế và Tỉnh ủy Quảng Trị;
- Các công trình nghiên cứu về cuộc KCCMCN nói chung và ở TTH
nói riêng, nhất là giai đoạn 1966-1975 của các cơ quan nghiên cứu, các ban
ngành đoàn thể từ Trung ƣơng đến các địa phƣơng và của các nhà khoa học,
nhà nghiên cứu trong và ngoài nƣớc;
- Các bài viết, hồi ký của một số tƣớng lĩnh, đồng chí lãnh đạo, lão
thành cách mạng, nhân chứng lịch sử về cuộc KCCMCN trên chiến trƣờng
TTH từ năm 1966 đến năm 1975.
6
Tác giả đã nghiên cứu toàn diện, sâu sắc và kế thừa có chọn lọc các
nguồn tƣ liệu trên trong quá trình thực hiện đề tài luận án.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận án
6.1. Ý nghĩa khoa học
- Luận án góp phần tái hiện có hệ thống quá trình hình thành, xây dựng
tổ chức và lãnh đạo CTND ở địa phƣơng của Khu ủy TTH trong cuộc
KCCMCN giai đoạn 1966-1975;
- Góp phần tổng kết sâu sắc hơn cuộc KCCMCN nói chung và công tác
xây dựng Đảng nói riêng ở TTH - một địa bàn trọng yếu, ác liệt;
- Bƣớc đầu nêu lên một số nhận xét và tổng kết một số kinh nghiệm từ
quá trình ra đời, xây dựng tổ chức, lãnh đạo CTND của Khu ủy TTH từ năm
1966 đến năm 1975 để vận dụng vào thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
XHCN hiện nay trên địa bàn TTH.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo, phục vụ nghiên cứu, giảng
dạy Lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam nói chung, Lịch sử Đảng bộ của
hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế nói riêng.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình đã công bố của tác
giả có liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
dung luận án gồm 4 chƣơng, 8 tiết.
7
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Khu ủy TTH là một trong những tổ chức Đảng cấp khu đặc biệt, trực
thuộc Trung ƣơng Đảng, lãnh đạo địa bàn TTH từ năm 1966 đến năm 1975.
Có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến Khu ủy TTH với nhiều cấp độ và
từ nhiều cách tiếp cận khác nhau, trong đó, có thể chia thành các nhóm:
1.1.1. Các công trình nghiên cứu trong nƣớc
1.1.1.1. Nhóm công trình tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước - Thắng lợi và bài học
[83] và Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945-1975 - Thắng lợi và bài học
[84] của Ban Chỉ đạo Tổng kết chiến tranh trực thuộc BCT là hai công trình
lớn tổng kết về 21 năm KCCMCN (1954-1975) và 30 chiến tranh cách mạng
Việt Nam (1945-1975) về các mặt: nguyên nhân chiến tranh; tình hình và chủ
trƣơng, đƣờng lối chiến lƣợc; xây dựng lực lƣợng; xác định phƣơng châm,
phƣơng pháp đấu tranh; xây dựng hậu phƣơng và vùng giải phóng; công tác
xây dựng Đảng; thắng lợi và bài học kinh nghiệm. Các công trình này là cơ sở
để các cấp ủy Đảng đối chiếu, so sánh với thực tiễn địa phƣơng mình.
Các công trình: Về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước [110] của Đại
tƣớng Văn Tiến Dũng; Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (1954-1975), tập II
[221] của Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh;
Lịch sử biên niên xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam (1954-1975)
[145] và Lịch sử xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam (1954-1975)
[147] của Viện Lịch sử Đảng - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh;…
đã tổng kết sự lãnh đạo của Đảng đối với cuộc KCCMCN. Trong đó, tập trung
vào một số nội dung: về đƣờng lối chiến lƣợc, sách lƣợc, về xây dựng Đảng
và tổ chức lực lƣợng, về phƣơng pháp đấu tranh giải phóng miền Nam, về ý
nghĩa thắng lợi và bài học kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo cách mạng
8
Việt Nam của Đảng. Ở các công trình này, chiến trƣờng TTH và Khu ủy TTH
đƣợc đề cập trong tổng thể chung của cách mạng toàn miền Nam.
Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975, Tập IV: “Cuộc
đụng đầu lịch sử” [96]; Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975,
Tập V: “Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968” [97]; Lịch sử kháng chiến
chống Mỹ cứu nước 1954-1975, Tập VI, “Thắng Mỹ trên chiến trƣờng ba
nƣớc Đông Dƣơng” [98]; Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-
1975, Tập VII, “Thắng lợi quyết định năm 1972” [99]; Lịch sử kháng chiến
chống Mỹ cứu nước 1954-1975, Tập VIII, “Toàn thắng” [100] của Viện
LSQSVN đã đánh giá toàn diện, có hệ thống về cuộc KCCMCN. Ở tập IV,
tập trung lý giải sâu sắc về nguyên nhân của cuộc chiến tranh, về tƣơng quan
lực lƣợng, về những khó khăn mà lực lƣợng cách mạng phải đối diện và làm
nổi bật mâu thuẫn cơ bản của thời đại đƣợc biểu hiện ở cuộc chiến này; tập V
trực tiếp bàn về quá trình chuẩn bị thực lực và chỉ đạo Tổng tiến công và nổi
dậy Mậu Thân 1968 của Trung ƣơng Đảng, QUTW và các cấp ủy Đảng địa
phƣơng; tập VI làm rõ sự phối, kết hợp trong chiến đấu và những thắng lợi
chung của ba nƣớc Việt Nam - Lào - Campuchia; tập VII trình bày thắng lợi
có tính chất quyết định, bƣớc ngoặt của nhân dân cả nƣớc trong năm 1972,
buộc đế quốc Mỹ phải chấp nhận ký Hiệp định Pari; tập VIII bàn về những
thắng lợi cuối cùng của Quân Giải phóng (QGP), kết thúc cuộc kháng chiến,
giải phóng hoàn toàn miền Nam. Đây là bộ sách nghiên cứu về cuộc
KCCMCN, trong đó đề cập đến thực tiễn chiến trƣờng TTH và sự lãnh đạo
của Khu ủy TTH ở mức độ nhất định.
Các công trình: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch Việt Nam 1945-1975, tập
2 [92]; Mấy vấn đề chỉ đạo chiến lược trong 30 năm chiến tranh giải phóng
(1945-1975) [93]; Lịch sử quân sự Việt Nam, Tập 11, “Cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nƣớc (1954-1975)” [95] của Viện LSQSVN nghiên cứu:
đƣờng lối, nghệ thuật quân sự, thắng lợi quân sự, những kinh nghiệm trong
chỉ đạo chiến tranh,… của Trung ƣơng Đảng, QUTW về cuộc KCCMCN,
trong đó có chiến trƣờng TTH và Khu ủy TTH.
9
Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam [104] của đồng chí
Trƣờng Chinh; Về chiến tranh nhân dân Việt Nam [109] và Dưới lá cờ vẻ
vang của Đảng vì độc lập tự do vì chủ nghĩa xã hội tiến lên giành những
thắng lợi mới [108] của đồng chí Lê Duẩn; Chiến tranh giải phóng dân tộc và
chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, [131] của Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp, tập trung
nghiên cứu lý luận, chỉ đạo thực tiễn cách mạng Việt Nam, trong đó làm rõ
vai trò lãnh đạo thực hiện đồng thời hai chiến lƣợc cách mạng, vai trò của
CTND, của lực lƣợng vũ trang,… trong cuộc KCCMCN.
Công trình Lịch sử Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam, quyển II
(1954-1975) [139] của tác giả Trần Hậu chủ biên, phục dựng hoàn cảnh lịch
sử, sự ra đời, mục đích, cƣơng lĩnh hoạt động của các hình thức mặt trận dân
tộc thống nhất trên phạm vi cả nƣớc giai đoạn 1954-1975, trong đó đề cập đến
Mặt trận dân tộc giải phóng (MTDTGP) miền Nam Việt Nam, Liên minh lực
lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam nói chung và ở TTH nói riêng.
Cuốn Vành đai diệt Mỹ ở chiến trường miền Nam (1965-1973) [136]
của tác giả Trịnh Thị Hồng Hạnh, góp phần tái hiện bối cảnh lịch sử, chủ
trƣơng của Trung ƣơng Đảng và các cấp ủy địa phƣơng; sự ra đời và hoạt
động của vành đai diệt Mỹ; đúc rút một số kinh nghiệm từ thực tiễn lãnh đạo,
chỉ đạo xây dựng, hoạt động vành đai diệt Mỹ của Đảng.
Cuốn Tết Mậu Thân 1968 - Bước ngoặt lớn của cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước [152] của tác giả Hồ Khang, tái hiện bối cảnh lịch sử,
thế, lực, thời giữa QGP và quân Mỹ - QĐVNCH; chủ trƣơng, kết quả, ý
nghĩa, bài học kinh nghiệm của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân
1968, trong đó có thắng lợi chiếm và giữ thành phố Huế 25 ngày.
Bàn về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 có cuốn Tổng
tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 - Giá trị lịch sử [146] của Viện Lịch sử
Đảng - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, tập hợp 31 phân tích về sự
lãnh đạo của Trung ƣơng Đảng, về sự đấu tranh của nhân dân, về kết quả và ý
nghĩa trong Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968.
10
Bàn về chiến thắng của chiến dịch tiến công Đƣờng 9 - Khe Sanh năm
1968 có các bài: Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh xuân hè 1968 một thành
công về chỉ đạo chiến lược của ta [149] của tác giả Trần Hữu Huy; Tướng
Oét-mo-len và trận Khe Sanh [159] của tác giả Lê Kim, phân tích rõ mục tiêu,
nhiệm vụ và thắng lợi của VNDCCH về chiến lƣợc, thất bại của đế quốc Mỹ
về nhìn nhận, đánh giá tình hình trong chiến dịch Đƣờng 9 - Khe Sanh.
Bài báo Công tác xây dựng Đảng ở miền Nam (1973-1975) [137] của
tác giả Trịnh Thị Hồng Hạnh phản ánh tình hình cách mạng miền Nam sau
Hiệp định Pari (1-1973), chủ trƣơng, kết quả và một số đánh giá về công tác
xây dựng Đảng ở miền Nam (1973-1975) của Trung ƣơng Đảng.
Về Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 có các bài: Những quyết
sách của Đảng trong đại thắng mùa Xuân năm 1975 giải phóng miền Nam,
thống nhất đất nước [175] của tác giả Nguyễn Trọng Phúc; Sự chỉ đạo của Bộ
Chính trị trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 [142] của
tác giả Vũ Quang Hiển. Các công trình này dƣới cách tiếp cận khác nhau
nhƣng đều tập trung làm rõ sự chỉ đạo sâu sát, liên tục, từng bƣớc, kịp thời và
đúng đắn của Trung ƣơng Đảng và QUTW để dẫn đến thắng lợi toàn vẹn của
mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, trong đó có TTH.
Luận án tiến sĩ lịch sử: Khu phi quân sự Vĩ tuyến 17 trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước những năm 1954-1967 [144] của tác giả Hoàng
Chí Hiếu, làm rõ sự lãnh đạo của Trung ƣơng Đảng, đảng bộ địa phƣơng
trong việc đề ra chủ trƣơng, đƣờng lối, biện pháp tổ chức, chỉ đạo thực hiện
đấu tranh của quân và dân đôi bờ giới tuyến từ năm 1954 đến năm 1967;
Luận án tiến sĩ lịch sử: Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lãnh đạo thực hiện
nhiệm vụ hậu phương từ năm 1964 đến năm 1975 [143] của tác giả Trần Nhƣ
Hiền, phục dựng quá trình lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ hậu phƣơng của Đảng
bộ Quảng Bình; khẳng định những đóng góp của Đảng bộ, quân và dân
Quảng Bình đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ miền Bắc XHCN, dốc sức
chi viện cho miền Nam những năm 1964-1975, trong đó có sự chi viện cho
chiến trƣờng TTH.
11
Luận văn cao học lịch sử: Vùng giải phóng Quảng Trị trong kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước (1972-1975) [191] của tác giả Lê Thị Thu Thanh,
phản ánh bối cảnh lịch sử, quá trình xây dựng vùng giải phóng Quảng Trị từ
khi tỉnh Quảng Trị đƣợc giải phóng (01-5-1972) đến ngày 19-3-1975; đánh
giá thành tựu, hạn chế, ý nghĩa lịch sử và tổng kết một số kinh nghiệm từ thực
tiễn lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng vùng giải phóng Quảng Trị.
Cuốn tiểu thuyết lịch sử Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75 [138] của nhà
báo Trần Mai Hạnh, cung cấp nhiều tƣ liệu đƣợc xem là “tuyệt mật” từ “phía
bên kia” trong thời gian diễn ra sự sụp đổ của CQVNCH, trong đó có sự kiện
địch rút chạy ở TTH những ngày từ 19 đến 26-3-1975.
Về công tác xây dựng Đảng, có các công trình tiêu biểu: Cuốn Lịch sử
công tác xây dựng Đảng (1930-2011) [172] của tác giả Nguyễn Trọng Phúc,
trình bày hệ thống lịch sử công tác xây dựng Đảng từ khi Đảng đƣợc thành
lập đến năm 2011, góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công
tác xây dựng Đảng. Công trình cung cấp cơ sở lý luận chung, chủ trƣơng,
đƣờng lối của Trung ƣơng Đảng về công tác xây dựng Đảng, trong đó đề cập
đến Khu ủy TTH.
Cuốn Lịch sử công tác tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930-
2000) [218] của Nguyễn Hữu Tri, Nguyễn Thị Phƣơng Hồng (đồng chủ biên),
trình bày khái quát và có hệ thống về công tác tổ chức của Đảng từ năm 1930
đến năm 2000, trong đó có nhắc đến quá trình thay đổi từ Liên Tỉnh ủy Trị -
Thiên (sau năm 1954) đến khi thành lập Khu ủy TTH vào tháng 4-1966.
1.1.1.2. Nhóm công trình trực tiếp nghiên cứu về chiến trường Trị -
Thiên - Huế và Khu ủy Trị - Thiên - Huế
Cuốn Quân khu 4 - Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-
1975) [168] của tác giả Võ Văn Minh chủ biên, nghiên cứu có hệ thống về
lịch sử cuộc KCCMCN của Quân khu IV. Công trình chỉ rõ nhiệm vụ chiến
lƣợc của Quân khu IV sau tháng 7-1954 là cùng lúc làm cả hai nhiệm vụ
chiến lƣợc của cách mạng Việt Nam. TTH vừa làm nhiệm vụ giải phóng miền
Nam, vừa làm nhiệm vụ bảo vệ miền Bắc XHCN, trực tiếp là Quân khu IV.
12
Các tỉnh phía Bắc Quân khu vừa làm nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ miền Bắc
XHCN, vừa làm nhiệm vụ hậu phƣơng cho cách mạng miền Nam, trực tiếp là
TTH. Xuất phát từ nhiệm vụ đó, giai đoạn 1954-1964, quân và dân Quân khu
IV đã khắc phục hậu quả chiến tranh, cải cách ruộng đất, chống cƣỡng ép di
cƣ, tiến hành cải tạo XHCN, từng bƣớc xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH).
Ở TTH là thời kỳ giữ gìn lực lƣợng, tập trung đánh bại các âm mƣu “tố cộng,
diệt cộng”, “bình định” của Mỹ - Diệm; chuẩn bị mọi mặt tiến lên đồng khởi
ở miền núi, nông thôn đồng bằng. Bốn năm tiếp theo (1965-1968), cả tiền
tuyến và hậu phƣơng của Quân khu đã trở thành địa bàn đọ sức quyết liệt với
chiến lƣợc “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ. Sự ra đời Khu ủy, Quân
khu TTH và Mặt trận Đƣờng 9 - Bắc Quảng Trị, tạo nên thế và lực mới có lợi
cho VNDCCH trên toàn bộ chiến trƣờng miền Nam. Tiếp đó, các tác giả chỉ
rõ những thành tựu nổi bật của Quân khu IV trong việc xây dựng CNXH, bảo
vệ miền Bắc, chi viện cho tiền tuyến miền Nam, trực tiếp là TTH, góp phần
dẫn đến thắng lợi hoàn toàn của cuộc KCCMCN xâm lƣợc.
Quân khu 5 - Thắng lợi và những bài học trong kháng chiến chống Mỹ
[154] và Nam Trung Bộ kháng chiến 1945-1975 [148] của Hội đồng Biên
soạn Lịch sử Nam Trung Bộ kháng chiến là những công trình phục dựng khái
quát cuộc KCCMCN trên địa bàn các tỉnh thuộc khu V và Nam Trung Bộ.
Trong các công trình này, chủ trƣơng của Đảng về lãnh đạo CTND tại các
tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế đƣợc trình bày khái lƣợc cùng với sự lãnh
đạo của các tỉnh, thành khác trên địa bàn khu V và Nam Trung Bộ.
Ban Tổng kết chiến tranh chiến trƣờng Trị - Thiên - Huế trực thuộc Bộ
Quốc phòng biên soạn cuốn: Chiến trường Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước toàn thắng (Dự thảo) - Lƣu hành nội bộ [85]. Đây là
công trình nghiên cứu đƣợc Trung ƣơng Đảng, QUTW và Bộ Quốc phòng trực
tiếp chỉ đạo biên soạn, bàn sâu về chiến trƣờng TTH trong cuộc KCCMCN.
Công trình là kết quả nghiên cứu của tập thể các tƣớng lĩnh quân đội, các cán
bộ nguyên là lãnh đạo Đảng, Chính quyền của khu TTH và trực tiếp tham gia
chiến đấu tại chiến trƣờng TTH. Trên cơ sở quan điểm CTND của Đảng và
13
xuất phát từ đặc điểm cơ bản nhất của chiến trƣờng TTH, tập thể tác giả trình
bày diễn biến lớn bao gồm cả đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị của hai
lực lƣợng, ba thứ quân, trên ba vùng chiến lƣợc; những hoạt động lớn của Mặt
trận Đƣờng 9 - Bắc Quảng Trị để làm rõ mối quan hệ giữa hai mặt trận (Mặt
trận Đƣờng 9 - Bắc Quảng Trị và Mặt trận Trị - Thiên - Huế).
Cuốn Lịch sử Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị (1966-1973) [94] của
Viện LSQSVN, tái hiện, luận giải có hệ thống về lịch sử ra đời, trƣởng thành,
chiến đấu của Mặt trận Đƣờng 9 - Bắc Quảng Trị (Mặt trận B5). Tập thể tác
giả chỉ rõ, qua gần tám năm (từ tháng 6-1966 đến tháng 1-1973), dƣới sự lãnh
đạo của Đảng, trực tiếp là QUTW, Mặt trận B5 đã vƣợt qua khó khăn, gian
khổ, chiến đấu mƣu trí, dũng cảm, lập nên chiến công to lớn, trong đó có
những chiến thắng có ý nghĩa chiến lƣợc quan trọng: Chiến dịch Đƣờng 9 -
Khe Sanh năm 1968, chiến dịch phản công Đƣờng 9 - Nam Lào năm 1971,
chiến dịch tiến công Trị - Thiên, giải phóng hoàn toàn tỉnh Quảng Trị năm
1972, góp phần buộc đế quốc Mỹ phải ký kết hiệp định Pari (27-1-1973), rút
hết quân Mỹ và đồng minh ra khỏi miền Nam Việt Nam.
Các công trình: Chiến dịch tiến công Đường số 9 - Khe Sanh Xuân Hè
1968 (Lưu hành nội bộ) [89]; Hướng tiến công chiến lược Trị Thiên năm
1972 [90] của Viện LSQSVN, tập trung làm rõ hoàn cảnh lịch sử, âm mƣu
của Mỹ, chủ trƣơng của Trung ƣơng Đảng, QUTW và các cấp ủy Đảng địa
phƣơng, mối tƣơng quan lực lƣợng, quá trình đấu tranh anh dũng, kiên cƣờng
và chiến thắng của QGP trong các chiến dịch Đƣờng 9 - Khe Sanh năm 1968,
đòn tiến công chiến lƣợc Trị - Thiên, giải phóng tỉnh Quảng Trị năm 1972.
Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ Thừa Thiên Huế chỉ đạo biên soạn công
trình: Lịch sử Đảng bộ Tỉnh Thừa Thiên - Huế gồm ba tập, phục dựng sự thành
lập Đảng bộ và quá trình Đảng bộ lãnh đạo nhân dân đấu tranh cách mạng,
trong đó có cuốn Lịch sử Đảng bộ Thừa Thiên - Huế (1945-1975), tập 2 [79].
Cuốn sách trình bày quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế
đối với cuộc KCCMCN; đánh giá ý nghĩa và đúc rút một số bài học lịch sử
phục vụ cho giai đoạn cách mạng hiện nay.
14
Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế biên soạn cuốn:
Thừa Thiên - Huế kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975) [125]. Đây là
công trình nghiên cứu có nhiều tƣ liệu, dựng lại lịch sử đấu tranh cách mạng
“tấn công, nổi dậy, anh dũng, kiên cƣờng” của quân và dân Thừa Thiên Huế
dƣới sự lãnh đạo của Trung ƣơng Đảng, QUTW và Khu ủy TTH.
Dƣới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, các công trình: Lịch sử
công tác tuyên giáo của Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế (1930-2005) [214];
Lịch sử công tác xây dựng Đảng về tổ chức của Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên
Huế (1930-2010) [217] phản ánh quá trình ra đời, xây dựng, trƣởng thành về
công tác tuyên giáo, công tác tổ chức của Đảng bộ Thừa Thiên Huế, trong đó
đề cập đến Khu ủy giai đoạn 1966-1975.
Cuốn Lịch sử Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế (1930-
2010) [216] của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế phản ánh lịch sử ra đời, phát triển,
đấu tranh cách mạng vẻ vang của Mặt trận Tổ quốc tỉnh qua các thời kỳ, tôn
vinh sự cống hiến to lớn của các tầng lớp nhân dân, các dân tộc, các tôn giáo,
rút ra bài học kinh nghiệm về công tác tập hợp, vận động quần chúng, nhằm
khơi dậy truyền thống cách mạng vẻ vang, nâng cao lòng tự hào về Mặt trận
Dân tộc thống nhất Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế.
Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế xuất bản cuốn Tổng kết công tác binh vận
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975) [211], phản ánh quá
trình lãnh đạo của Trung ƣơng Đảng, Khu ủy TTH và Tỉnh ủy Thừa Thiên
Huế đối với công tác binh vận, những thành công và hạn chế, ý nghĩa và bài
học trong công tác binh vận của Đảng.
Thừa Thiên - Huế tiến công - nổi dậy - anh dũng - kiên cường Xuân
1968 [212] của Tiểu Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng trực thuộc Tỉnh ủy Thừa
Thiên Huế là công trình nghiên cứu về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết
Mậu Thân 1968 tại Huế, trong đó đánh giá về tình hình chung của QGP và
quân Mỹ - QĐVNCH, về quá trình chuẩn bị của QGP, về diễn biến, kết quả, ý
nghĩa và bài học kinh nghiệm.
15
Thành ủy Huế, Huyện ủy A Lƣới, Huyện ủy Nam Đông, Huyện ủy
Phong Điền, Huyện ủy Phú Lộc, Huyện ủy Hƣơng Trà, Huyện ủy Phú Vang
xuất bản các công trình: Sơ thảo Lịch sử Đảng bộ Thành phố Huế (1945-1975),
tập 2 [201]; Lịch sử Đảng bộ thành phố Huế 1930-2000 [59], Lịch sử Đảng
bộ huyện A Lưới [3]; Lịch sử Đảng bộ huyện Nam Đông (1945-2000) [8];
Lịch sử Đảng bộ huyện Phong Điền (1930-1995) [9]; Lịch sử Đảng bộ huyện
Phú Lộc (1930-1975) [10]; Lịch sử Đảng bộ huyện Hương Trà (1930-1975)
[7]; Đảng bộ huyện Phú Vang - 65 năm đấu tranh và xây dựng (1930-1995)
[11] phản ánh quá trình ra đời, phát triển, lãnh đạo kháng chiến của Thành ủy
Huế, các Huyện ủy và tinh thần đoàn kết, đấu tranh anh dũng, kiên cƣờng của
quần chúng nhân dân. Trong các công trình trên đều phản ánh giai đoạn lịch
sử đấu tranh từ năm 1966 đến năm 1975 dƣới sự lãnh đạo của Khu ủy TTH.
Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh Quảng Trị chỉ đạo biên soạn công trình
Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Trị gồm ba tập phản ánh quá trình ra đời và quá
trình Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành chính quyền,
thực hiện hai nhiệm vụ chiến lƣợc: cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và
cách mạng XHCN. Trong đó, cuốn Lịch sử Đảng bộ Quảng Trị (1945-1975),
tập 2 [68] tập trung trình bày quá trình lãnh đạo của Tỉnh ủy Quảng Trị tiến
hành đồng thời hai chiến lƣợc cách mạng: cách mạng XHCN và cách mạng dân
tộc dân chủ nhân dân (1954-1975). Giai đoạn 1965-1975 đƣợc phục dựng qua
ba chƣơng (giai đoạn từ giữa năm 1965 đến cuối năm 1968, giai đoạn từ cuối
năm 1968 đến tháng 1-1973, giai đoạn từ tháng 1-1973 đến ngày 30-4-1975)
với 250 trang tƣơng đối toàn diện, có hệ thống về quá trình đấu tranh của quân
và dân toàn tỉnh (kể cả khu vực Vĩnh Linh). Đồng thời, qua công trình này, tập
thể các nhà nghiên cứu đã đánh giá ý nghĩa và đúc rút một số bài học cơ bản
phục vụ cho giai đoạn cách mạng hiện nay.
Để phục dựng lịch sử đấu tranh của quân và dân tỉnh Quảng Trị, Đảng
ủy, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Trị xuất bản cuốn Quảng Trị kháng chiến
chống Mỹ cứu nước (1954-1975) [126]. Công trình có nhiều tƣ liệu, số liệu về
16
các trận đánh, các chiến dịch, về xây dựng lực lƣợng cách mạng, về công tác
xây dựng Đảng, về quá trình xây dựng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội...
Các công trình: Lịch sử công tác dân vận của Đảng bộ tỉnh Quảng Trị
(1930-2005) [205] của Ban Dân vận Tỉnh ủy Quảng Trị; Lịch sử Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam tỉnh Quảng Trị (1930-2005) [228] của Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam tỉnh Quảng Trị đều tập trung phản ánh lịch sử công tác vận
động quần chúng nhân dân đấu tranh cách mạng từ năm 1930 đến năm 2005,
quá trình ra đời, tập hợp lực lƣợng và thành quả đấu tranh của các hình thức
Mặt trận dân tộc thống nhất tỉnh Quảng Trị từ năm 1930 đến năm 2005.
Nhóm công trình này đều khẳng định vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy
Đảng về đoàn kết, tập hợp nhân dân tỉnh Quảng Trị đấu tranh cách mạng,
khẳng định vai trò, sức mạnh, khả năng đấu tranh của quần chúng nhân dân
và những thành quả mà nhân dân giành đƣợc trong quá trình đấu tranh đó.
Thị ủy Đông Hà, Thị ủy Quảng Trị, Huyện ủy Cam Lộ, Huyện ủy Gio
Linh, Huyện ủy Hải Lăng, Huyện ủy Triệu Phong xuất bản các công trình:
Lịch sử Đảng bộ thị xã Đông Hà (1930-1999) [60]; Lịch sử Đảng bộ thị xã
Quảng Trị (1930-1995) [61]; Lịch sử Đảng bộ huyện Cam Lộ (1930-2000)
[4]; Lịch sử Đảng bộ huyện Gio Linh (1930-1975) [5]; Lịch sử Đảng bộ huyện
Hải Lăng (1930-1975) [6]; Lịch sử Đảng bộ huyện Triệu Phong (1930-1975)
[12] phản ánh bối cảnh ra đời, quá trình hoạt động của các Đảng bộ thị xã,
Đảng bộ huyện thuộc Tỉnh ủy Quảng Trị trong suốt tiến trình cách mạng từ
đấu tranh giành chính quyền đến tiến hành các cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp (1945-1954) và đế quốc Mỹ (1954-1975) xâm lƣợc.
Công trình Lịch sử Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Linh 1930-1975 [204]
của Thƣờng vụ Huyện ủy Vĩnh Linh, tái hiện lịch sử đấu tranh hào hùng của
Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Linh, nhất là giai đoạn 1954-1975, khi Vĩnh Linh
trở thành đặc khu trực thuộc Trung ƣơng, là tiền đồn của miền Bắc XHCN,
hậu phƣơng trực tiếp của miền Nam, của chiến trƣờng TTH; chỉ rõ mối quan
hệ mật thiết giữa Đảng bộ Vĩnh Linh với Khu ủy TTH thông qua sự hỗ trợ,
17
giúp đỡ, tham gia trực tiếp của quân dân Vĩnh Linh trong các chiến dịch ở
chiến trƣờng TTH, góp phần giải phóng toàn tỉnh Quảng Trị.
Bài viết Huế: 25 ngày đêm [176] và Về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy
Tết Mậu Thân 1968 ở Trị Thiên - Huế [177] của Thƣợng tƣớng Trần Văn
Quang, nguyên Thứ trƣởng Bộ Quốc phòng, Bí thƣ Khu ủy Trị - Thiên - Huế
làm rõ quá trình Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968 tại thành phố Huế về
các mặt nhƣ: tình hình chung của hai bên, chủ trƣơng của QUTW và Khu ủy,
những thành công và những hạn chế trong tổng công kích đợt 1.
Nhân dịp kỷ niệm 20 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu
Thân 1968, Thành ủy Huế xuất bản cuốn Huế Xuân 68 và nhân dịp kỷ niệm
40 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, Tỉnh ủy Thừa
Thiên Huế xuất bản cuốn Thừa Thiên Huế tấn công, nổi dậy, anh dũng, kiên
cường [208]. Hai công trình trên tập hợp nhiều bài viết của các tác giả là lão
thành cách mạng, cán bộ chủ chốt đã từng lãnh đạo, tham gia trực tiếp trong
chiến thắng Xuân 1968, các nhà lãnh đạo, lực lƣợng vũ trang, các nhà nghiên
cứu lịch sử. Nội dung các bài viết phản ánh, tái hiện chân thực về thế trận
CTND; nêu lên những thuận lợi, khó khăn từ bƣớc chuẩn bị cho đến quá trình
diễn ra 25 ngày đêm đánh chiếm và làm chủ thành phố Huế “tấn công, nổi
dậy, anh dũng, kiên cƣờng”; ghi nhận những đóng góp của các anh hùng liệt
sĩ, cán bộ chiến sĩ, quân và dân Thừa Thiên Huế cùng cả nƣớc đã chiến đấu,
anh dũng hy sinh, làm nên một chiến thắng oanh liệt. Tiêu biểu trong hai công
trình trên là các bài: “Chiến công và những bài học từ cuộc tiến công Xuân
Mậu Thân - 1968 tại Huế” của Thƣợng tƣớng Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng Bí
thƣ Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa VIII; “Phương châm, phương
hướng tiến công nổi dậy Huế - Xuân 1968” của Thƣợng tƣớng Trần Văn
Quang; “Đất nước vào xuân” của Thiếu tƣớng Lê Chƣởng, nguyên Phó Bí
thƣ Khu ủy Trị - Thiên - Huế;“Huế Xuân 68” của tác giả Lê Minh, nguyên
Phó Bí thƣ Khu ủy Trị - Thiên - Huế; “Chuẩn bị thế trận” của tác giả Nguyễn
Vạn; “Về những người chiến thắng” của tác giả Trần Anh Liên; “Mấy vấn đề
về Tổng công kích, Tổng khởi nghĩa Tết Mậu Thân tại chiến trường Trị -
18
Thiên - Huế” của Trung tƣớng Đặng Kinh; “Một vài kỷ niệm vào Huế” của
Đại tá Thân Trọng Một. Trong công trình này, qua bài viết “Sự thú nhận của
Mỹ - ngụy và bình luận của phương Tây” của tác giả Đoàn Thị Thanh Huyền,
cung cấp nhiều thông tin về sự đánh giá của đế quốc Mỹ và CQVNCH về sự
kiện Tết Mậu Thân năm 1968.
Cuốn Trị - Thiên - Huế Xuân 1975 [128], Trung tƣớng Lê Tự Đồng,
nguyên Bí thƣ Khu ủy Trị - Thiên - Huế đề cập có hệ thống về tình hình chiến
trƣờng TTH trƣớc mùa Xuân năm 1975, về chủ trƣơng của Trung ƣơng Đảng,
QUTW, Khu ủy và Quân khu TTH, về diễn biến, kết quả, ý nghĩa, bài học
kinh nghiệm của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 ở TTH;
khẳng định vai trò của Khu ủy trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa
Xuân 1975 ở chiến trƣờng TTH.
Năm 2005, nhân dịp kỷ niệm 30 năm giải phóng quê hƣơng, Tỉnh ủy
Thừa Thiên Huế xuất bản cuốn hồi ký Thừa Thiên Huế Xuân 1975 [213] bao
gồm các bài viết của nhiều nhà cách mạng lão thành, trực tiếp tham gia Tổng
tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 tại Thừa Thiên Huế, phản ánh những nội
dung “đa chiều” về chiến thắng oanh liệt đó của quân dân địa phƣơng. Trong
đó, có các bài tiêu biểu: “Mở đường chiến dịch” của Đại tá Nguyễn Hoa,
nguyên Chủ nhiệm công binh Quân khu IV, “Quê hương giải phóng chủ động
ổn định chính trị trong tình hình mới” của tác giả Nguyễn Đình Bảy, nguyên
Trƣởng ban An ninh khu Trị - Thiên - Huế,...
Bài viết Đôi nét về Khu Trị - Thiên - Huế trong kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước [161] của tác giả Trần Văn Lợi, giới thiệu khái quát về sự ra đời
Khu ủy; nhiệm vụ của chiến trƣờng và quá trình đấu tranh của nhân dân TTH
từ tháng 4-1966 đến kết thúc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968.
Các bài: Khu ủy Trị Thiên - Huế trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy
Tết Mậu Thân 1968 [141] của tác giả Vũ Quang Hiển và Vũ Tất Đạt; Cuộc tiến
công và nổi dậy mùa Xuân 1968 ở Huế - Mấy vấn đề bàn luận [140] của tác
giả Vũ Quang Hiển; Huế tấn công nổi dậy - 30 năm nhìn lại [126] của tác giả
Tô Vĩnh Hà,… tập trung phân tích về sự lãnh đạo của Khu ủy TTH, về kết
19
quả và ý nghĩa trong Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 ở chiến
trƣờng TTH, đặc biệt là thành phố Huế.
Về đòn tiến công chiến lƣợc TTH năm 1972, nhất là về chiến dịch tiến
công giải phóng Quảng Trị, một số tác giả tập trung nghiên cứu về các mặt: sự
lãnh của Đảng ủy các cấp; sự chiến đấu đoàn kết, kiên cƣờng của quân và dân
địa phƣơng; thắng lợi và ý nghĩa lịch sử, đặc biệt là ý nghĩa đối với mặt trận
ngoại giao. Tiêu biểu là các bài: Cuộc tiến công chiến lược Xuân - Hè 1972 –
Tầm vóc và ý nghĩa lịch sử [173] của tác giả Nguyễn Trọng Phúc; Từ tiến
công Quảng Trị đến Hội nghị Pari hai trận tuyến - một mục tiêu chiến lược
[134] của tác giả Nguyễn Mạnh Hà; Sự kiện giải phóng Quảng Trị [203] của
tác giả Nguyễn Huy Thục, Mở hướng tiến công chiến lược Trị - Thiên 1972,
quyết định đúng đắn, sáng tạo của Quân ủy Trung ương [2] của tác giả Lê
Thanh Bài, Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 và bước ngoặt trên bàn đàm
phán Hội nghị Paris [153] của tác giả Hồ Khang và Hồ Hoàng Thái; Giải
phóng Quảng Trị và cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ - Thắng lợi bước ngoặt
trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước [105] của Thƣợng tƣớng
Nguyễn Thành Cung; Cuộc tiến công Xuân - Hè 1972 và chiến thắng Quảng
Trị với cuộc đàm phán Paris [151] của nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Huỳnh;
Chiến dịch Trị Thiên (1972) - qua ý kiến của một nhân chứng lịch sử [129]
của Trung tƣớng Lê Tự Đồng…
1.1.2. Các công trình nghiên cứu của các tác giả nƣớc ngoài về
chiến tranh ở Việt Nam
Các công trình: Nhìn lại quá khứ - Tấn thảm kịch và những bài học về
Việt Nam [189] của Robert S.McNamara, nguyên Bộ trƣởng Bộ Quốc phòng
Hợp chủng quốc Hoa Kỳ; Hồi ký của Linđơn Giônxơn [160], nguyên Tổng
thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ; Hồi ký Richard Nixon [188], nguyên Tổng
thống Hợp chủng quốc Hoa; Việt Nam - Cuộc chiến tranh mười nghìn ngày
[162] của nhà sử học Mỹ Maicơn Máclia; Sự lừa dối hào nhoáng [169] của
tác giả Neil Sheehan; Tết [107] của tác giả Don Oberdoifer; Những bí mật về
chiến tranh Việt Nam (Hồi ức về Việt Nam và hồ sơ Lầu Năm Góc) [106] của
20
tác giả Daniel Ellsberg; Cuộc chiến tranh dài ngày nhất nước Mỹ [133] của
tác giả George C.Herring; Cuộc thử thách [130] của nhà nghiên cứu
Đêvơrisớt Panmơ; Giải phẫu một cuộc chiến tranh [132] của nhà sử học Mỹ
Gabrriel Kolko; Những bí mật của cuộc chiến tranh Việt Nam [171] của tác
giả Philíp B.Davítsơn, Tường trình của một quân nhân [226] của tƣớng
William C.Westmoreland, nguyên là Tƣ lệnh Bộ Chỉ huy viện trợ quân sự Mỹ
(MACV) ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1965-1968, Vietnam - Why we
fought [229] của hai tác giả Dorothy and Thomas Hoobler, The 25 - year war
[230] của tƣớng General Bruce Palmer, Valley of decision - The siege of Khe
Sanh [231] của hai nhà sử học Mỹ John Prados and Ray W. Stubbe, The
hidden history of the Vietnam war [232] của tác giả John Prados,... đều có
những luận giải khá xác đáng về quá trình xâm lƣợc của Hoa Kỳ vào Việt
Nam; âm mƣu, thủ đoạn, toan tính đầy tham vọng cũng nhƣ nỗ lực khổng lồ
về huy động nguồn lực con ngƣời, tiền bạc, phƣơng tiện, vũ khí chiến tranh
và sự thất bại của giới cầm quyền Mỹ, của quân đội Mỹ và một số nƣớc đồng
minh trong cuộc chiến tranh xâm lƣợc Việt Nam trải qua 4 chiến lƣợc chiến
tranh mang tính toàn cầu với 5 đời tổng thống Mỹ; những lời “thú nhận” của
giới cầm quyền Mỹ; nguyên nhân khiến đế quốc Mỹ thất bại và những bài học
về cuộc chiến tranh xâm lƣợc miền Nam Việt Nam của đế quốc Mỹ...
1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN KẾ THỪA VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
LUẬN ÁN CẦN TẬP TRUNG NGHIÊN CỨU
1.2.1. Những vấn đề luận án kế thừa từ các công trình đã xuất bản
liên quan
* Dưới nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau, các công trình liên quan
đến đề tài luận án đã:
- Làm rõ những vấn đề chung về các chiến lƣợc chiến tranh, kế hoạch,
hành động của đế quốc Mỹ - CQVNCH; nguyên nhân thất bại và bài học về
chiến tranh Việt Nam của đế quốc Mỹ;
- Những vấn đề chung về sự lãnh đạo cuộc KCCMCN của Đảng bao
gồm: xác định đƣờng lối chiến lƣợc, sách lƣợc; xây dựng lực lƣợng; xác định
21
phƣơng pháp cách mạng; xây dựng căn cứ địa kháng chiến và vùng giải
phóng; công tác xây dựng Đảng và phát huy vai trò, sự chủ động, sáng tạo,
linh hoạt của các đảng bộ địa phƣơng; thắng lợi toàn diện; ý nghĩa lịch sử và
bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo chiến tranh cách mạng của Đảng, trong
đó đề cập tới chiến trƣờng TTH;
- Khái quát vị trí, vai trò chiến lƣợc của chiến trƣờng TTH; phản ánh
một số khía cạnh về tổ chức, lãnh đạo của Khu ủy TTH trong cuộc KCCMCN
từ năm 1966 đến năm 1975.
- Tập trung nghiên cứu sâu về lịch sử quân sự, nghệ thuật quân sự, đấu
tranh vũ trang, diễn biến, kết quả, ý nghĩa lịch sử và kinh nghiệm của các trận
đánh, các chiến dịch lớn ở chiến trƣờng TTH;
- Nghiên cứu về vai trò, hoạt động của các Đảng bộ cấp tỉnh, thành phố,
thị xã, huyện và các ban ngành, đoàn thể ở Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.
* Trên cơ sở kết quả nêu trên của các công trình liên quan, luận án có
thể kế thừa những vấn đề sau:
- Phƣơng pháp luận nghiên cứu vấn đề lãnh đạo của tổ chức Đảng đặc
thù, khảo cứu tài liệu và so sánh với các tổ chức Đảng khác;
- Những vấn đề lý luận về công tác xây dựng Đảng, về CTND, về vai
trò lãnh đạo toàn diện của Đảng trong cuộc KCCMCN: Tuân thủ nguyên tắc
xây dựng Đảng và yêu cầu thực tiễn chiến trƣờng, quá trình phát triển về tổ
chức và lãnh đạo cách mạng toàn diện của Khu ủy đối với cuộc KCCMCN tại
chiến trƣờng TTH;
- Những kết quả nghiên cứu, tài liệu tham khảo ban đầu về chiến
trƣờng TTH và Khu ủy TTH, nhất là ở lĩnh vực quân sự.
Những công trình trên tƣơng đối đa dạng, phong phú và đã đề cập đến
một số khía cạnh về tổ chức và hoạt động của Khu ủy TTH, là nguồn tài liệu
tham khảo cho tác giả khi nghiên cứu đề tài luận án này. Tuy nhiên, đến nay
vẫn chƣa có công trình nghiên cứu chuyên biệt, hệ thống, toàn diện về quá
trình ra đời, xây dựng, kiện toàn tổ chức và quá trình lãnh đạo của Khu ủy
TTH, làm nổi bật sự chỉ đạo đúng đắn của Trung ƣơng Đảng trong công tác
22
xây dựng Đảng, sự sáng tạo của cấp ủy địa phƣơng trong quá trình lãnh đạo
kháng chiến. Yêu cầu tổng kết về vai trò lãnh đạo của Đảng trong cuộc
KCCMCN nói chung, vai trò của các cấp bộ Đảng ở các địa phƣơng nói riêng
đòi hỏi phải có những công trình nghiên cứu chuyên khảo, sâu sắc, hệ thống.
1.2.2. Những vấn đề đặt ra luận án cần tập trung nghiên cứu
- Nêu rõ đặc điểm, vai trò, vị trí, nhiệm vụ của chiến trƣờng TTH trong
cuộc KCCMCN; âm mƣu, thủ đoạn chống phá của đế quốc Mỹ - CQVNCH
đối với khu TTH, nhất là giai đoạn 1965-1975 trên tất cả các phƣơng diện;
- Trình bày có hệ thống về yêu cầu và quá trình thành lập; nguyên tắc
tổ chức, hoạt động; cơ cấu tổ chức; chức năng, nhiệm vụ và quá trình xây
dựng, phát triển về tổ chức của Khu ủy TTH;
- Làm rõ quá trình lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của Khu ủy đối với địa
bàn TTH giai đoạn 1966-1975;
- Đánh giá thành công, hạn chế và tổng kết một số kinh nghiệm từ quá
trình thành lập, xây dựng và lãnh đạo, chỉ đạo của Khu ủy TTH từ năm 1966
đến năm 1975.
23
Chƣơng 2
KHU ỦY TRỊ - THIÊN - HUẾ THÀNH LẬP,
LÃNH ĐẠO KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƢỚC
TỪ NĂM 1966 ĐẾN NĂM 1968
2.1. THÀNH LẬP VÀ KIỆN TOÀN TỔ CHỨC KHU ỦY TRỊ - THIÊN - HUẾ
2.1.1. Đặc điểm chiến trƣờng Trị - Thiên - Huế và yêu cầu thành
lập Khu ủy Trị - Thiên - Huế
2.1.1.1. Khái quát chung về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và
truyền thống cách mạng ở Trị - Thiên - Huế
Trị - Thiên - Huế trong cuộc KCCMCN gồm hai tỉnh Quảng Trị, Thừa
Thiên và thành phố Huế có diện tích khoảng 10.300 km2
(Thừa Thiên Huế:
5.600 km2
, Quảng Trị: 4.700 km2
) [85, tr.11-12]. Mỹ và CQVNCH gọi là Khu
Chiến thuật 11, thuộc Vùng I Chiến thuật. Địa bàn TTH trải dài từ phía Nam
sông Bến Hải (Vĩ tuyến 17) đến phía Bắc đèo Hải Vân; phía Bắc giáp Vĩnh
Linh; phía Nam giáp tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (nay là tỉnh Quảng Nam và
thành phố Đà Nẵng); phía Đông giáp biển Đông; phía Tây có chung đƣờng
biên giới với hai tỉnh (Xavanakhet, Xalavan) của nƣớc Cộng hòa dân chủ nhân
dân Lào. Trị - Thiên - Huế có chiều dài tính theo quốc lộ 1A từ Bắc vào Nam
khoảng 160 km, chiều rộng từ Đông sang Tây tính trung bình khoảng 70 km.
Địa hình TTH chia làm ba vùng rõ rệt: rừng núi, nông thôn đồng bằng
và đô thị ven biển. Vùng rừng núi chiếm ¾ diện tích với nhiều núi cao, rừng
già hiểm trở là chiến lũy tự nhiên án ngữ miền Tây; có nhiều thung lũng là
căn cứ địa cách mạng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế
quốc Mỹ: chiến khu Ba Lòng (Quảng Trị), chiến khu Hòa Mỹ, Dƣơng Hòa
(Thừa Thiên Huế). Vùng nông thôn đồng bằng diện tích hẹp có các tuyến làng
mạc chạy dài theo bờ biển, nhiều sông ngòi, mƣơng, lạch, đầm, hồ, phá xen
kẽ chia cắt dọc ngang, là nơi dân cƣ đông đúc, tập trung sức ngƣời, sức của,
các đầu mối giao thông thủy bộ và là bàn đạp để phát triển phong trào cách
mạng vào thành phố. Nông thôn đồng bằng là vùng chiến lƣợc quan trọng đối
24
với cả hai bên. Vùng đô thị là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, nơi tập
trung các cơ quan đầu não của Mỹ - chính quyền Việt Nam Cộng hòa, đặc
biệt Huế là thành phố lớn thứ ba của miền Nam, có vị trí quan trọng về quân
sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Huế có diện tích rộng hơn 90 km2
, với
khoảng 15 vạn dân; nằm trên trục đƣờng giao thông chính (Đƣờng số 1); xung
quanh thành phố có các sông ngòi bao bọc, tạo ra những khoảng ngăn cách
giữa vùng ven và thành phố, từ ngoài vào có rất nhiều cầu cống. Trong chiến
tranh, Huế là một trong những trung tâm cai trị lớn của đế quốc Mỹ -
CQVNCH về mọi mặt; nơi đặt nhiều cơ quan đầu não của CIA, đảng phái
phản động, tập hợp bọn gián điệp, phản động quốc tế; chi phối hoạt động của
các lực lƣợng địch nhằm đối phó với phong trào cách mạng miền Trung, làm
cho tình hình chính trị, xã hội ở thành phố Huế luôn phức tạp. Vùng giáp ranh
là khu vực nối liền vùng núi, đồng bằng và đô thị, giữ vị trí đặc biệt về quân
sự, nơi diễn ra tranh chấp thƣờng xuyên, quyết liệt giữa hai bên.
Trị - Thiên - Huế có Đƣờng số 1 và đƣờng sắt chạy từ Bắc vào Nam;
Đƣờng số 9 - con đƣờng chiến lƣợc quan trọng nối liền Việt Nam - Lào, cả
VNDCCH và đế quốc Mỹ - CQVNCH đều muốn giành quyền kiểm soát con
đƣờng này… Đặc biệt, đƣờng Hồ Chí Minh thuộc tuyến vận tải chiến lƣợc
559 chạy dọc theo dãy Trƣờng Sơn, xuyên qua miền Tây TTH, nối liền hậu
phƣơng lớn miền Bắc với tiền tuyến lớn miền Nam. Đế quốc Mỹ và
CQVNCH xem đây là một trong những mục tiêu chiến lƣợc, tập trung đánh
phá thƣờng xuyên, quyết liệt…
Vào những năm 60 của thế kỷ XX, TTH là nơi có trình độ sản xuất
kinh tế thấp, ruộng đất cằn cỗi. Hơn 80% dân số sống bằng nghề nông nhƣng
lƣơng thực thƣờng không đủ, một số sống bằng nghề đánh cá và tiểu thƣơng.
Dân số TTH có khoảng hơn 80 vạn dân (Thừa Thiên khoảng hơn 50 vạn;
Quảng Trị khoảng 30 vạn) [212, tr.31] bao gồm đại bộ phận là ngƣời Kinh, có
khoảng 35.000 ngƣời là đồng bào các dân tộc ít ngƣời nhƣ Vân Kiều, Tà Ôi,
Cơ Tu,… sống rải rác dọc Trƣờng Sơn giáp biên giới Việt - Lào. Về xã hội,
vấn đề nổi bật nhất là tôn giáo. Tiếp theo thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và tay
25
sai ra sức lợi dụng, khuyến khích và phát triển nhiều tổ chức tôn giáo (Phật
giáo, Thiên chúa giáo, đạo Tin lành…) và nhiều tổ chức đảng phái chính trị
phản động gắn liền với tôn giáo. Nhƣng chính tinh thần dân tộc và ý thức giác
ngộ chính trị của nhân dân đã đánh bại quân địch ngay trên lĩnh vực tôn giáo
mà chúng đang ra sức lợi dụng.
Nhân dân TTH từ miền ngƣợc đến miền xuôi, từ ven biển đến thành
phố giàu truyền thống cách mạng, kiên cƣờng anh dũng, có tinh thần yêu
nƣớc nồng nàn và lòng căm thù giặc sâu sắc. Cuối thế kỷ XIX, TTH là “cái
nôi” của phong trào Cần Vƣơng, nhân dân địa phƣơng dốc lòng “phò vua, cứu
nƣớc”, vùng núi Tân Sở (Cam Lộ - Quảng Trị) trở thành căn cứ địa, cơ quan
đầu não để vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết lãnh đạo cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp. Đầu thế kỷ XX, Huế giữ “một vị trí quan trọng trong
phong trào yêu nƣớc theo xu hƣớng duy tân” [216, tr.44]. Huế là địa bàn hoạt
động của Duy Tân hội, của phong trào Đông Du, phong trào chống thuế với
sự tham gia của học sinh Nguyễn Sinh Cung vào năm 1908… Đặc biệt là
cuộc vận động yêu nƣớc của Thái Phiên và Trần Cao Vân đối với vua Duy
Tân nhằm phát động cuộc đấu tranh chống Pháp trên toàn Trung Kỳ vào năm
1916. Dù không thành công nhƣng “thể hiện tình thần yêu nƣớc quả cảm và
tinh thần đoàn kết đấu tranh của các tầng lớp nhân dân đến các sĩ phu, học
sinh, trí thức và vua quan nhà Nguyễn lúc bấy giờ” [216, tr.45].
Dƣới sự lãnh đạo của Đảng, trải qua 15 năm đấu tranh, nhân dân TTH,
đoàn kết thống nhất, tiến hành Tổng khởi nghĩa Tháng 8 năm 1945 thành
công ở địa phƣơng. Từ năm 1945 đến năm 1954, quân dân TTH sát cánh cùng
Quảng Bình kiên cƣờng kháng chiến chống thực dân Pháp trên một chiến
trƣờng quyết liệt “Bình - Trị - Thiên khói lửa”, góp phần làm nên chiến thắng
Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, buộc thực dân Pháp
phải ký kết Hiệp định Giơnevơ (21-7-1954).
2.1.1.2. Đặc điểm chiến trường và yêu cầu thành lập Khu ủy
Sau Hiệp định Giơnevơ (21-7-1954), Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm
hai miền, Vĩ tuyến 17 là giới tuyến quân sự tạm thời. Huyện Vĩnh Linh
26
(Quảng Trị) ở phía Bắc Vĩ tuyến 17 trở thành Đặc khu Vĩnh Linh trực thuộc
Trung ƣơng, địa đầu của miền Bắc. Trị - Thiên - Huế trở thành địa đầu của
miền Nam, tiếp giáp miền Bắc có nhiệm vụ vừa giải phóng miền Nam, vừa
bảo vệ miền Bắc. Do đặc điểm về tự nhiên, xã hội, trong cuộc KCCMCN,
TTH có vị trí chiến lƣợc quan trọng về quân sự và chính trị. Đối với LLCM,
TTH là “đầu cầu” nối liền hai miền Nam - Bắc; địa bàn trực tiếp bảo vệ miền
Bắc XHCN, trƣớc hết là phía Nam khu IV, bảo vệ vùng giải phóng của Lào;
bàn đạp để tiến công ở chiến trƣờng TTH và điểm xuất phát để tấn công vào
miền Nam; hành lang chiến lƣợc của ba nƣớc Đông Dƣơng. Vì vậy, TTH là
chiến trƣờng vừa làm nhiệm vụ của địa phƣơng, vừa làm nhiệm vụ của cả
nƣớc, vừa làm nhiệm vụ quốc tế. Đối với Mỹ và CQVNCH, TTH là địa bàn
tổ chức phòng ngự, ngăn chặn sự chi viện sức ngƣời sức của từ miền Bắc, từ
các nƣớc XHCN anh em vào miền Nam, Lào và Campuchia; là “con đê” để
ngăn chặn “làn sóng đỏ” từ miền Bắc vào miền Nam; là bình phong, “lá chắn”
vững chắc cho căn cứ phía Nam đèo Hải Vân; làm bàn đạp để có thể “lấp
sông Bến Hải, Bắc tiến” khi cần thiết. Vì thế, kẻ thù luôn coi trọng và tăng
cƣờng xây dựng địa bàn TTH thành khu vực trọng điểm, kiên cố, vững chắc.
Từ vị trí chiến lƣợc nêu trên, chiến trƣờng TTH có đặc trƣng sau: vừa
là tiền tuyến, vừa là hậu phƣơng; “là nơi đọ sức quyết liệt giữa lực lƣợng của
hai miền, hai chế độ, cuộc chiến đấu sẽ diễn ra quyết liệt, phức tạp và có tác
động lớn đến cục diện chung trên toàn Miền và trong cả nƣớc” [50, tr.3]; vừa
có nhiệm vụ tiêu diệt, thu hút, kiềm chế quân chủ lực cơ động của Mỹ và
CQVNCH, thực hiện phối hợp chiến trƣờng, vừa có nhiệm vụ giành dân,
giành quyền làm chủ của nhân dân trên cả ba vùng chiến lƣợc.
Với âm mƣu biến TTH thành tuyến đầu “chống Cộng”, ngăn chặn làn
sóng cách mạng lan xuống Đông Nam Á, trong những năm 1954-1965, đế
quốc Mỹ và CQVNCH triển khai nhiều biện pháp đánh phá phong trào cách
mạng, gây tổn thất lớn cho LLCM. Đầu năm 1955, Khu ủy Liên khu IV chỉ
rõ: “Nhiệm vụ trƣớc mắt của Trị - Thiên là phát động quần chúng nông thôn
và thành thị đấu tranh đòi địch phải triệt để thi hành hiệp định Giơnevơ, đấu
27
tranh theo phƣơng châm “có lý có tình, có lợi và đúng mức” [85, tr.29-30] và
xác định: “Trị - Thiên là “khu đệm” giữa hai miền” [85, tr.30]. Giữa lúc Tỉnh
ủy Quảng Trị và Thừa Thiên đang triển khai quán triệt Nghị quyết 15 (1959)
của Trung ƣơng Đảng thì tiếp tục nhận đƣợc sự chỉ đạo từ cấp trên: “Trị -
Thiên là “khu đệm” tiếp giáp miền Bắc XHCN và trong điều kiện tình hình
quốc tế lúc bấy giờ, để tránh những ảnh hƣởng không có lợi về chính trị và
đối ngoại trong phe ta cũng nhƣ đối với địch, nên hoạt động quân sự ở Trị -
Thiên phải hạn chế, không rầm rộ, có mức độ” [85, tr.53]. Nhận thức về sách
lƣợc “khu đệm” và hạn chế đấu tranh vũ trang đã ảnh hƣởng nhiều đến sự chỉ
đạo phong trào TTH trong những năm 1960-1964, nhất là những hoạt động về
quân sự.
Đến giữa năm 1965, chiến lƣợc “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam căn
bản bị thất bại, đế quốc Mỹ chuyển sang thực hiện chiến lƣợc “Chiến tranh
cục bộ”, “tiến hành một cuộc chiến tranh trên bộ với quy mô lớn nhất” [125,
tr.71]. Ngày 17-7-1965, Tổng thống Mỹ Johnson đã chuẩn y kế hoạch chiến
lƣợc ba giai đoạn của tƣớng Westmoreland, ồ ạt đƣa hàng chục vạn quân Mỹ
và quân đồng minh vào miền Nam. Ngay khi vào miền Nam, Mỹ mở nhiều
cuộc hành quân nhằm “tìm diệt” chủ lực QGP và “bình định” các vùng nông
thôn quan trọng; ổn định, tăng cƣờng hiệu lực chính quyền và QĐVNCH; mở
rộng cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân đối với miền Bắc nhằm
phá hoại công cuộc xây dựng CNXH, làm suy yếu căn cứ địa cách mạng của
cả nƣớc, ngăn chặn sự chi viện từ Bắc vào Nam, cô lập đè bẹp cách mạng
miền Nam. Thực hiện chiến lƣợc này nhằm tạo nên sự chuyển biến chiến lƣợc
có lợi cho Mỹ; ngăn ngừa sự sụp đổ của CQVNCH; xoay chuyển tình thế,
giành quyền chủ động trên chiến trƣờng.
Để thực hiện chiến lƣợc này, đế quốc Mỹ nhanh chóng triển khai lực
lƣợng chiến đấu Mỹ (44 tiểu đoàn) và quân các nƣớc đồng minh (Nam Triều
Tiên, Niu Dilân, Ôxtrâylia, Thái Lan, Philíppin) vào miền Nam Việt Nam,
nhanh chóng chuẩn bị cho cuộc phản công quy mô lớn trong mùa khô 1965-
1966. Từ tháng 7 đến cuối năm 1965, các đơn vị quân Mỹ và hàng vạn tấn
28
phƣơng tiện, vũ khí chiến tranh hiện đại ồ ạt đổ vào miền Nam, tổng số quân
Mỹ và tay sai đến cuối tháng 12-1965 có 726.772 ngƣời, trong đó có 184.314
lính Mỹ gồm 3 sƣ đoàn, 6 lữ đoàn và 2 trung đoàn, gấp 2,5 lần số quân Mỹ
đóng trên toàn chiến trƣờng Mỹ Latinh [91, tr.111-112]; huy động lực lƣợng
lớn không lực, các đơn vị tinh nhuệ của quân đội Mỹ và một hệ thống chỉ
huy, yểm trợ gồm các trung tâm thông tin, sân bay, quân cảng, kho tàng,
đƣờng giao thông… Cuộc KCCMCN của nhân dân Việt Nam đứng trƣớc thử
thách nghiêm trọng.
Trên chiến trƣờng TTH, có một sƣ đoàn chủ lực của QĐVNCH, 25 đại
đội bảo an, hàng trăm trung đội dân vệ, khoảng 2000 quân Mỹ [168, tr.117],
làm nhiệm vụ xây dựng căn cứ, kho tàng ở sân bay Phú Bài và thị xã Quảng
Trị, chuẩn bị triển khai các đơn vị chiến đấu của Mỹ và làm chỗ dựa cho
QĐVNCH ở vùng giới tuyến. Quân đội VNCH gồm 8 tiểu đoàn bộ binh, 3
tiểu đoàn pháo, 4 chi đoàn đoàn thiết giáp, 2 tiểu đoàn công binh, 2 đại đội hải
thuyền, 23 đại đội bảo an, 100 trung đội dân vệ, 3 tiểu đoàn cảnh sát, 34 đoàn
bình định [125, tr.139]. Mỹ tập trung xây dựng hệ thống sân bay (Tà Cơn,
Đông Hà, Ái Tử (Quảng Trị), A Lƣới, Tây Lộc, Tân Mỹ, Phú Bài (Thừa
Thiên Huế)) và các quân cảng (Đông Hà, Mỹ Thủy (Quảng Trị), Tân Mỹ
(Thừa Thiên Huế)). Trƣớc việc Mỹ đƣa quân trực tiếp tham chiến, tình hình
tƣ tƣởng, tổ chức của cán bộ, đảng viên có sự thay đổi. Sự lãnh đạo, chỉ đạo
của Đảng bộ địa phƣơng chƣa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ; một số cán bộ lãnh
đạo có tƣ tƣởng hữu khuynh, ảnh hƣởng đến công tác lãnh đạo, nói chung.
Trƣớc tình hình chiến tranh lan rộng, BCH Trung ƣơng Đảng họp Hội
nghị lần thứ 11 (3-1965) và lần thứ 12 (12-1965), đánh giá tình hình, đề ra
nhiệm vụ mới lãnh đạo toàn Đảng, toàn quân và toàn dân đoàn kết chặt chẽ,
quyết tâm đánh thắng đế quốc Mỹ, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc,
thống nhất nƣớc nhà. Trung ƣơng Đảng nhận định:
Mặc dầu đế quốc Mỹ đƣa vào miền Nam hàng chục vạn quân đội
viễn chinh, lực lƣợng so sánh giữa ta và địch không thay đổi lớn.
Tuy cuộc chiến tranh ngày càng trở nên gay go, ác liệt, nhƣng nhân
29
dân ta đã có cơ sở chắc chắn để giữ vững và tiếp tục giành thế chủ
động trên chiến trƣờng, có lực lƣợng và điều kiện để đánh bại âm
mƣu trƣớc mắt và lâu dài của địch [114, tr.633].
Phƣơng châm chiến lƣợc chung là “đấu tranh quân sự kết hợp với đấu
tranh chính trị, triệt để vận dụng ba mũi giáp công” [114, tr.339].
Để thể hiện rõ quyết tâm trên của Trung ƣơng Đảng, trong phát biểu bế
mạc Hội nghị lần thứ 12 (12-1965), Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Mỹ
là một nƣớc đế quốc lớn nhất, giàu nhất, mạnh nhất trong phe đế quốc chủ
nghĩa. Nƣớc ta chỉ có hơn 30 triệu dân, lại nghèo, nhƣng chúng ta dám đánh
đế quốc Mỹ và nhất định đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lƣợc” [166, tr.692].
Cùng với việc chỉ đạo về chính trị, tƣ tƣởng trên, BCT ban hành Nghị
quyết số 123-NQ/TW ngày 7-5-1965 Về việc chuyển hướng công tác tổ chức
trong tình hình và nhiệm vụ mới để lãnh đạo công tác tổ chức, đáp ứng yêu
cầu của thực tiễn cuộc KCCMCN.
Thực hiện chủ trƣơng của Đảng, trong chiến đấu chống cuộc phản công
mùa khô thứ nhất (1965-1966) của quân Mỹ, quân dân miền Nam, với thế
trận CTND chặn đánh kẻ thù quyết liệt trên mọi hƣớng, tiến công khắp nơi.
Tháng 4-1966, BCT và QUTW xem xét kết quả trên toàn Miền, đánh giá
QGP miền Nam thắng lớn, bƣớc đầu làm thất bại chiến lƣợc “tìm diệt” của
quân Mỹ và QĐVNCH. Tuy nhiên, sự trƣởng thành về mọi mặt của các chiến
trƣờng, các mặt trận không đều. Tại chiến trƣờng Nam Bộ, cả hai mũi tiến
công của đối phƣơng vào chiến khu D, chiến khu Dƣơng Minh Châu và
hƣớng Đông Nam Sài Gòn đều bị LLCM miền Nam chặn đánh quyết liệt. Tại
khu V, bộ đội phục kích, tập kích và chống càn thắng lớn ở Phú Yên và Bắc
Bình Định, gây nhiều thiệt hại cho quân Mỹ… Trong khi đó, ở TTH, mặc dù
kẻ thù không tập trung “tìm diệt” lớn nhƣ ở các chiến trƣờng Nam Bộ và khu
V nhƣng việc chỉ đạo sử dụng lực lƣợng ba thứ quân tác chiến trên ba vùng
chiến lƣợc phối hợp với toàn Miền không đều, chiến trƣờng còn khá “yên
ắng”. Trong mùa khô 1965-1966, ở TTH không diễn ra trận đánh lớn nào vào
30
các căn cứ của kẻ thù. Hầu hết bộ đội chủ lực (Trung đoàn 9, Trung đoàn 57,
Tiểu đoàn 806…) đứng chân ở các vùng giáp ranh Thừa Thiên không chủ
động tiến công. Nhiều đơn vị lực lƣợng vũ trang và các đoàn thể cách mạng
không nhận đƣợc chỉ thị phát động quần chúng đấu tranh đánh quân Mỹ và
QĐVNCH, làm cho tình hình chiến trƣờng TTH ngày càng có chiều hƣớng
suy giảm. Do đó, đế quốc Mỹ chƣa phải đối phó lớn với QGP ở TTH, mà tập
trung lực lƣợng càn quét đánh phá ác liệt các tỉnh đồng bằng khu V, Đông
Nam Bộ, gây nhiều tổn thất cho phong trào cách mạng ở những nơi này.
Từ đặc điểm và tình hình của chiến trƣờng, để thực hiện thắng lợi
nhiệm vụ do Trung ƣơng Đảng và QUTW, TTH cần giải quyết ba vấn đề lớn:
Một là, tiếp tục giáo dục nâng cao tƣ tƣởng tiến công cho quân và dân;
phát động, tổ chức tốt CTND với nội dung chủ yếu: kết hợp đấu tranh “hai
chân, ba mũi, ba vùng, ba thứ quân”; kết hợp tốt phƣơng thức tác chiến của
CTND địa phƣơng với phƣơng thức tác chiến của lực lƣợng chủ lực nhằm
phát huy sức mạnh tiến công tổng hợp, đƣa CTND ở TTH phát triển cao hơn.
Đây là điều kiện mấu chốt để hoàn thành nhiệm vụ quân sự của địa phƣơng;
giam giữ, thu hút chủ lực quân Mỹ và QĐVNCH, buộc chúng phải đối phó
với chiến trƣờng TTH, thực hiện phối hợp tốt với chiến trƣờng toàn Miền.
Hai là, trên cơ sở nhận thức về quy luật phát triển của chiến tranh, phải
chủ động, tích cực chuẩn bị tốt các điều kiện cho chiến trƣờng, sẵn sàng mở
rộng quy mô, phối hợp tác chiến với các lực lƣợng chủ lực của Trung ƣơng
khi QGP chủ trƣơng mở các chiến dịch lớn ở chiến trƣờng TTH.
Ba là, kết hợp tốt giữa hoàn thành nhiệm vụ giải phóng miền Nam (trên
địa phƣơng mình) với bảo vệ miền Bắc (trực tiếp là phía Nam Quân khu IV);
kết hợp tốt giữa hoàn thành nhiệm vụ quân sự địa phƣơng với hoàn thành
nhiệm vụ phối hợp chiến trƣờng toàn miền Nam, bảo vệ đƣờng hành lang
chiến lƣợc 559 qua TTH.
Do đó, yêu cầu bức thiết đặt ra ở TTH là phải có một cấp ủy đảng độc
lập, đủ tầm lãnh đạo phong trào cách mạng địa phƣơng, đặt dƣới sự lãnh đạo
31
trực tiếp của Trung ƣơng Đảng để thuận lợi cho việc đƣa TTH thành chiến
trƣờng chính, hƣớng tiến công chiến lƣợc nhằm “chia lửa” cho miền Nam và
ngăn chặn ý đồ đƣa chiến tranh ra miền Bắc của đế quốc Mỹ.
2.1.2. Thành lập Khu ủy Trị - Thiên - Huế và kiện toàn tổ chức
2.1.2.1. Thành lập Khu ủy Trị - Thiên - Huế
Sau tháng 7-1954, miền Bắc đƣợc giải phóng từ sông Bến Hải (Vĩnh
Linh - Quảng Trị) trở ra, miền Nam tiếp tục cuộc đấu tranh gian khổ với đế
quốc Mỹ và CQVNCH để giành thắng lợi hoàn toàn. Về công tác xây dựng
Đảng ở miền Nam, ngày 6-9-1954, BCT ra chỉ thị về tình hình mới nêu rõ sự
cần thiết phải sắp xếp cán bộ, bố trí lực lƣợng, bảo đảm vừa che giấu đƣợc lực
lƣợng, vừa có thể hoạt động để thực hiện chủ trƣơng, chính sách của Đảng.
Từ đó, Trung ƣơng Đảng chủ trƣơng:
Tổ chức Đảng phải bí mật. Tổ chức Đảng cần trong sạch, nghiêm mật,
vững mạnh… Các cơ quan lãnh đạo phải chắc, gọn gàng, bí mật... Ở
Liên khu V, giữ Khu ủy và thành lập ba Liên Tỉnh ủy. Thừa Thiên,
Quảng Trị (bộ phận Pháp tạm đóng quân) tạm thời giao cho Khu ủy IV
phụ trách; nhƣng sau này giao thông liên lạc lại bình thƣờng thì sẽ giao
lại cho Khu ủy V trực tiếp lãnh đạo [111, tr.280-281].
Sau Hiệp định Giơnevơ, cơ quan lãnh đạo trực tiếp Liên Tỉnh ủy Trị -
Thiên là Liên Khu ủy IV nhƣng chỉ mang tính chất “tạm thời”. Ban Thƣờng
vụ Liên Khu ủy IV chỉ định Tỉnh ủy Thừa Thiên gồm 7 Tỉnh ủy viên: Lê
Minh làm Bí thƣ, Ngô Lén làm Phó Bí thƣ, Nguyễn Minh Đạt làm Ủy viên
Thƣờng vụ và các ủy viên: Lê Cƣơng, Nguyễn Minh Phƣơng, Lê Tự Lập,
Trần Hàn [79, tr.14]; Tỉnh ủy Quảng Trị gồm 5 Tỉnh ủy viên: Trƣơng Chí
Công làm Bí thƣ, Hoàng Đức Sản, Phan Văn Khánh làm Ủy viên Thƣờng vụ
và các ủy viên: Nguyễn Tào, Phan Trọng Tịnh [68, tr.21]. Gần một năm sau,
Trung ƣơng Đảng nhận thấy để công tác lãnh đạo phù hợp với nhiệm vụ mới,
lúc này TTH đã trở thành “đầu cầu” của miền Nam, cần phải tách Liên Tỉnh
ủy Trị - Thiên ra khỏi Khu ủy IV để sáp nhập vào Khu ủy V. Thực hiện chủ
32
trƣơng trên, ngày 30-3-1955, Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng ra Nghị quyết số
10/NQ-TW “Về việc sáp nhập 2 tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên vào Liên Khu
V”; đồng thời, Trung ƣơng quyết định chia khu V thành bốn liên tỉnh: Liên
tỉnh 1 (Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam); liên tỉnh 2 (Quảng Ngãi, Bình
Định, Phú Yên); liên tỉnh 3 (Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Viên,
Đồng Nai Thƣợng); liên tỉnh 4 (Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk). Tỉnh ủy Quảng
Trị, Thừa Thiên thuộc Liên tỉnh 1 (Liên tỉnh Bắc) trực thuộc Liên Khu ủy V,
do ông Nguyễn Văn Quảng (Nguyễn Húng), Ủy viên Thƣờng vụ Liên Khu ủy
V làm Bí thƣ, sau đó ông Lê Minh thay ông Nguyễn Húng làm Bí thƣ. Ở
Thừa Thiên, tháng 11-1957, Thƣờng vụ Khu ủy V quyết định cử ông Lê
Cƣơng làm Quyền Bí thƣ Tỉnh ủy [79, tr.37]; đầu năm 1958, ông Nguyễn
Minh Phƣơng đƣợc giao Quyền Bí thƣ Tỉnh ủy [79, tr.40]; đến tháng 7-1959,
ông Ngô Lén (Hà) đƣợc bầu làm Bí thƣ Tỉnh ủy [217, tr.127]. Ngày 17-6-
1961, Phân khu quân sự Trị - Thiên (Phân khu Bắc) ra đời, trực thuộc khu V
do ông Hoàng Giang làm chỉ huy trƣởng lực lƣợng vũ trang. Tháng 7-1961,
BCT quyết định tổ chức lại chiến trƣờng Nam Trung Bộ, tách Liên khu V
thành hai khu (Khu V trực thuộc Trung ƣơng Đảng gồm: Quảng Trị, Thừa
Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Kon Tum và Gia Lai;
khu VI trực thuộc Trung ƣơng Cục miền Nam gồm: Khánh Hòa, Ninh Thuận,
Bình Thuận, Đắk Lắk, Tuyên Đức và Lâm Đồng), lập Bộ Tƣ lệnh khu thay
Ban quân sự. Từ tháng 3-1955 đến tháng 4-1966, Liên Tỉnh ủy Trị - Thiên
chịu sự lãnh đạo trực tiếp từ Khu ủy V.
Từ năm 1955, dƣới chính sách “tố cộng, diệt cộng” của Mỹ - Diệm,
cuộc đấu tranh của nhân dân ở miền Nam nói chung và TTH nói riêng “trải
qua những năm tháng khó khăn, ác liệt,… chịu những tổn thất nặng nề chƣa
từng có” [83, tr.39]. Kết thúc “tố cộng, diệt cộng” đợt 2 (đầu năm 1956), số
đảng viên còn lại của Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên “chƣa đến 100 đồng chí, các
huyện ủy, xã ủy không còn, các đồng chí tỉnh ủy viên, huyện ủy viên, một số
hy sinh, một số bị địch bắt, số còn lại tập trung ở miền núi và các cơ quan
33
tỉnh” [217, tr.125]; ở Quảng Trị, đến cuối năm 1957, toàn Đảng bộ “chỉ còn
lại 306 cán bộ, đảng viên, trong đó 5 huyện, thị xã ở đồng bằng có 35 đảng
viên, sinh hoạt trong 6 chi bộ (Triệu Phong: 3 chi bộ; Gio Linh: 3 chi bộ) và
71 đảng viên đơn tuyến” [68, tr.52]. Tổ chức Đảng và phong trào cách mạng
ở TTH bị tổn thất, khó khăn nghiêm trọng.
Quán triệt chủ trƣơng của Trung ƣơng Đảng, Liên Tỉnh ủy Trị - Thiên
lãnh đạo, chỉ đạo Tỉnh ủy Quảng Trị và Tỉnh ủy Thừa Thiên từng bƣớc củng
cố tổ chức, đề ra chủ trƣơng đấu tranh mới, sát hợp với tình hình thực tiễn,
nhất là ở vùng rừng núi miền Tây Trị - Thiên. Dƣới sự lãnh đạo trực tiếp của
Liên Tỉnh ủy, quân dân TTH với khát vọng độc lập, thống nhất Tổ quốc, luôn
đoàn kết đấu tranh đòi đế quốc Mỹ và CQVNCH thi hành Hiệp định Giơnevơ
bằng nhiều hình thức phong phú, sáng tạo. Tiêu biểu là những cuộc đấu tranh,
biểu tình xuống đƣờng liên tục của tất cả các tầng lớp nhân dân, nhất là ở
thành phố Huế; cao trào “đồng khởi” của các dân tộc miền núi năm 1960. Đến
cuối năm 1960, “đại bộ phận miền núi Thừa Thiên, 10 xã Nam Đƣờng 9
(Quảng Trị), 5 xã thuộc quận Ba Lòng và xã Hải Phú thuộc huyện Hải Lăng
đƣợc giải phóng” [128, tr.17], hình thành căn cứ địa miền núi rộng lớn.
Tiếp sau đồng khởi miền núi là “đồng khởi” ở đồng bằng TTH. Từ
tháng 7-1964 đến tháng 2-1965, quân dân địa phƣơng giải phóng gần 30 vạn
dân, phá kìm kẹp của QĐVNCH ở 479 thôn, 138 xã, xây dựng và phát triển
mạnh cơ sở và lực lƣợng cách mạng ở đồng bằng (riêng Quảng Trị có 126 chi
bộ với 1.017 đảng viên, 64 chi đoàn với 453 đoàn viên) [128, tr.17]. Thắng lợi
này giáng một đòn nặng nề vào quốc sách “ấp chiến lƣợc” của đế quốc Mỹ,
tạo cơ sở, điều kiện thuận lợi để TTH tiếp tục đấu tranh trong giai đoạn sau.
Tuy nhiên, so với yêu cầu và khả năng, thắng lợi đó còn nhiều hạn chế: củng
cố vùng nông thôn đồng bằng chƣa vững chắc, chƣa mở rộng ra vùng phụ cận
thành phố; trình độ xây dựng và tác chiến của bộ đội chủ lực phân khu, tỉnh
còn thấp, chƣa thể tổ chức các trận đánh tiêu diệt lớn…
Trong thời gian hơn 11 năm này, Liên Tỉnh ủy Trị - Thiên vƣợt qua
khó khăn, thực hiện tốt nhiệm vụ “khu đệm”. Khi đế quốc Mỹ triển khai chiến
34
lƣợc “Chiến tranh cục bộ”, cuộc KCCMCN đối diện với thử thách mới, chiến
trƣờng TTH trở nên “nóng bỏng”, ác liệt hơn. Sự lãnh đạo của Khu ủy Liên
khu V đối với Đảng bộ địa phƣơng TTH có thời điểm không sát sao, nhất là
khi phải tập trung đối phó với hƣớng tiến công chiến lƣợc của quân Mỹ vào
đồng bằng khu V. Mặt khác, chiến trƣờng TTH có thuận lợi là giáp với miền
Bắc XHCN, gần Trung ƣơng Đảng.
Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới của cuộc KCCMCN, tháng 4-1966,
Bộ Chính trị quyết định tách Liên Tỉnh ủy Trị - Thiên ra khỏi Khu ủy V,
thành lập Khu ủy Trị - Thiên - Huế [185]; đồng thời Quân ủy Trung ƣơng
quyết định tách Phân khu quân sự Trị - Thiên ra khỏi Quân khu V, thành lập
Quân khu Trị - Thiên - Huế (Mặt trận B4) [185]. Đây là quyết định đúng đắn,
phù hợp với thực tiễn của địa phƣơng, là điều kiện tiên quyết để đƣa cuộc
KCCMCN ở TTH phát triển mạnh hơn.
Khi mới thành lập, cơ quan Khu ủy đóng tại miền Tây Thừa Thiên (nay
là huyện A Lƣới, tỉnh Thừa Thiên Huế). Đến tháng 8-1966, Khu ủy chuyển
trụ sở về địa đạo Động Chuối - vùng núi phía Tây của chiến khu Hòa Mỹ.
2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động
Bộ Chính trị quy định chức năng, nhiệm vụ của Khu ủy TTH. Khi
thành lập, BCT giao nhiệm vụ cho Khu ủy kiện toàn tổ chức, sắp xếp lại thế
chiến lƣợc của chiến trƣờng, lãnh đạo toàn diện các mặt công tác, đặc biệt là
vấn đề phát động quần chúng nhân dân ở TTH để tiến hành kháng chiến nhằm
tạo nên một hƣớng tấn công mới của LLCM vào nơi yếu của quân Mỹ và
QĐVNCH, làm đảo lộn thế bố trí chiến lƣợc của đối phƣơng trên chiến
trƣờng miền Nam, đƣa phong trào cách mạng ở TTH phát triển ngang bằng và
phối hợp đắc lực với chiến trƣờng khác toàn Miền.
Đến năm 1968, BCT ban hành Nghị quyết số 183-NQ/TW Về việc kiện
toàn tổ chức và lãnh đạo của Khu ủy Trị - Thiên - Huế, trong đó khẳng định
lại: “Khu ủy TTH có trách nhiệm lãnh đạo và chỉ đạo toàn diện các mặt công
tác quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, công tác xây dựng Đảng và công tác
quần chúng trong khu” [117, tr.479]. “Khu ủy xây dựng và chỉ đạo hoạt động
35
của các Ban cán sự Đảng các địa phƣơng về các mặt quân sự, chính trị, kinh
tế, văn hóa, xây dựng Đảng và công tác quần chúng, đảm bảo cho toàn Đảng
bộ trong khu hoàn thành mọi nhiệm vụ đã đề ra” [117, tr.479].
Khu ủy quy định quy chế chỉ đạo, quan hệ giữa Khu ủy với các cấp ủy
trực thuộc khác nhƣ: Tỉnh ủy Thừa Thiên, Tỉnh ủy Quảng Trị, Thành ủy Huế,
Quân khu ủy TTH. Khu ủy trực tiếp chỉ đạo công tác của Quân khu ủy TTH,
“đảm bảo kết hợp toàn diện các mặt hoạt động của Đảng, hoàn thành nhiệm
vụ quân sự của chiến trƣờng” [117, tr.479].
Khu uỷ TTH xác định mối quan hệ phối hợp, ngang cấp với các tổ chức
Đảng khác: Với Đoàn ủy 559, “phối hợp chặt chẽ, thƣờng xuyên liên hệ với
nhau…, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ vận chuyển tiếp tế cho khu và các
nhiệm vụ vận chuyển tiếp tế khác” [117, tr.480]; với Đảng ủy Mặt trận B5,
“vừa là quan hệ phối hợp giữa hai chiến trƣờng…; vừa là quan hệ giữa các
đơn vị chủ lực của Mặt trận B5 với các cấp ủy địa phƣơng thuộc quyền lãnh
đạo của Khu ủy [117, tr.480]; Tỉnh ủy Quảng Bình và Khu ủy Vĩnh Linh,
“đảm bảo tiếp tế vận chuyển, công tác dân công và tiếp đón, săn sóc thƣơng
bệnh binh” [117, tr.481] cho khu TTH, nhƣng khi cần thiết, “Khu ủy Trị -
Thiên đƣợc trực tiếp liên hệ với Tỉnh ủy Quảng Bình và Khu ủy Vĩnh Linh để
bàn bạc mọi việc và đề ra các yêu cầu” [117, tr.481]; với Khu ủy V, là quan hệ
ngang cấp, cùng phối hợp với nhau trong các hoạt động quân sự và các công
tác khác vì cả hai Khu ủy đều trực thuộc Trung ƣơng Đảng và chiến trƣờng
TTH nối liền với chiến trƣờng khu V…
Bộ Chính trị “trực tiếp lãnh đạo Khu ủy về các chủ trƣơng công tác lớn,
chỉ thị cho Khu ủy về các nhiệm vụ chiến lƣợc và có tính chất toàn diện”
[117, tr.479]. Trong quá trình triển khai, thực hiện các Nghị quyết của Bộ
Chính trị, “Khu ủy chịu sự chỉ đạo của QUTW về mặt quân sự; về các mặt
công tác khác, Khu ủy chịu sự chỉ đạo của Ban Bí thƣ” [117, tr. 479].
2.1.2.3. Kiện toàn tổ chức
Bộ Chính trị quy định: “Khu ủy sẽ nghiên cứu và quyết định việc kiện
toàn theo nguyên tắc gọn, nhẹ, thiết thực, phù hợp với tình hình” [117,
36
tr.480]. Bộ máy giúp việc cho Khu ủy bao gồm Văn phòng Khu ủy và một số
ban chuyên môn: Ban Tổ chức, Ban Tuyên huấn, Ban Kiểm tra Đảng, Ban An
ninh, Ban Dân vận, Ban Binh vận, Ban Giao liên, Ban Kinh tế, Ban Thi đua
khen thƣởng, Hội đồng tiền phƣơng… Các tổ chức trên đƣợc Thƣờng vụ Khu
ủy chỉ đạo xây dựng trong từng giai đoạn cho phù hợp với nhiệm vụ của chiến
trƣờng TTH. Riêng lĩnh vực quân sự thành lập Quân Khu ủy trực thuộc Khu
ủy. Quân Khu ủy có các Đảng ủy bộ phận: Đảng ủy Cục Tham mƣu, Đảng ủy
Cục Chính trị, Đảng ủy Cục Hận cần và các tổ chức đảng trực thuộc khác. Để
cho các Ban cán sự Đảng đủ năng lực làm tròn nhiệm vụ, Khu ủy phải thƣờng
xuyên nghiên cứu để xây dựng và “kiện toàn tổ chức cho các ban cán sự đó và
giao chức trách, nhiệm vụ một cách rõ ràng chu đáo” [117, tr.479-480].
Khi thành lập (4-1966), Khu ủy TTH gồm các Khu ủy viên: Thiếu
tƣớng Đặng Thí, Nguyễn Húng (Nguyễn Văn Quảng), Thiếu tƣớng Lê
Chƣởng (Lê Trung Tín), Đại tá Đặng Kinh, Trƣơng Chí Công, Hồ Tú Nam
(Nguyễn Văn Thanh), Hồ Sĩ Thản (Hồ Sĩ Thành), Lê Hành (Lê Xích, Hồ Văn
Hành), Nguyễn Vạn, Trần Anh Liên (Trần Văn). Đến giữa năm 1966, Trung
ƣơng Đảng chỉ định bổ sung Thiếu tƣớng Trần Văn Quang (Bảy Tiến), ông
Lê Minh vào Khu ủy. Đến năm 1967, Khu ủy đƣợc bổ sung các Khu ủy viên:
Vũ Nam Long (Khoa), Lê Tự Nhiên (Hƣng), Vũ Soạn, Cao Văn Khánh, Vũ
Thắng (Khu ủy viên dự khuyết), Nguyễn Chi (Khu ủy viên dự khuyết). Tháng
8-1968, BCT tăng cƣờng cho Khu ủy các Khu ủy viên: Hoàng Anh, Hoàng
Sâm, Nguyễn Quyết và Nguyễn Thế Lâm.
Thiếu tƣớng Đặng Thí đƣợc BCT chỉ định làm Bí thƣ Khu ủy từ tháng
4-1966 đến tháng 6-1966. Từ tháng 6-1966, Thiếu tƣớng Trần Văn Quang
(Bảy Tiến), Ủy viên dự khuyết BCH Trung ƣơng Đảng khóa III, Tƣ lệnh
Quân khu IV đƣợc Trung ƣơng Đảng giao nhiệm làm Bí thƣ Khu ủy, kiêm Tƣ
lệnh Quân khu, Bí thƣ Quân Khu ủy TTH. Thiếu tƣớng Lê Chƣởng, Ủy viên
Thƣờng vụ Khu ủy Liên khu V làm Phó Bí thƣ Khu ủy, kiêm Chính ủy Quân
khu, Phó Bí thƣ Quân Khu ủy. Ông Nguyễn Húng, Ủy viên Thƣờng vụ Khu
ủy Liên khu V làm Phó Bí thƣ Khu ủy. Đến tháng 8-1966, ông Lê Minh,
37
nguyên Ủy viên Thƣờng vụ Liên Khu ủy IV, Liên Khu ủy V, Bí thƣ Tỉnh ủy
Thừa Thiên Huế, Bí thƣ Liên tỉnh TTH làm Phó Bí thƣ Khu ủy, kiêm Trƣởng
Ban an ninh khu thay ông Nguyễn Húng nhận nhiệm vụ mới.
Khu ủy trực tiếp lãnh đạo Tỉnh ủy Thừa Thiên, Tỉnh ủy Quảng Trị,
Thành ủy Huế, Quân Khu ủy TTH và Đảng ủy các Ban chuyên môn của Khu
ủy. Tỉnh ủy Thừa Thiên gồm 13 Tỉnh ủy viên do ông Nguyễn Vạn - Khu ủy
viên làm Bí thƣ Tỉnh ủy; ông Vũ Thắng - Khu ủy viên dự khuyết làm Phó Bí
thƣ Tỉnh ủy kiêm Chính trị viên Tỉnh đội, Bí thƣ Đảng ủy quân sự tỉnh; ông
Nguyễn Chi - Khu ủy viên dự khuyết, Ủy viên Thƣờng vụ Tỉnh ủy, kiêm Tỉnh
đội trƣởng. Tỉnh ủy Quảng Trị đƣợc thiết lập lại gồm 15 Tỉnh ủy viên do ông
Trƣơng Chí Công - Thƣờng vụ Khu ủy làm Bí thƣ Tỉnh ủy; ông Vũ Soạn -
Khu ủy viên làm Phó Bí thƣ Tỉnh ủy; các ông: Lê Bổ, Nguyễn Văn Lƣơng,
Nguyễn Khởi làm Ủy viên Thƣờng vụ. Thành ủy Huế có 9 Thành ủy viên do
ông Trần Anh Liên - Khu ủy viên làm Bí thƣ Thành ủy; ông Nguyễn Thạch
(Bƣơng), Ủy viên Thƣờng vụ Tỉnh ủy, Chính trị viên Thành đội; ông Thân
Trọng Một, Thành ủy viên, Thành đội trƣởng Thành đội Huế [125, tr.160].
Quân Khu ủy TTH do Thiếu tƣớng Trần Văn Quang làm Bí thƣ, Thiếu tƣớng
Lê Chƣởng làm Phó Bí thƣ.
Từ khi thành lập đến tháng 8-1967, Khu ủy TTH chú trọng xây dựng tổ
chức chặt chẽ từ cấp Khu ủy đến cấp Tỉnh ủy - Thành ủy, Huyện ủy (Thị ủy,
Quận ủy, Đảng ủy miền núi), Đảng ủy xã (Đảng ủy phƣờng, Đảng ủy thị trấn,
Chi ủy xã). Cấp Tỉnh ủy, Thành ủy bao gồm các tổ chức: Tỉnh ủy Quảng Trị,
Tỉnh ủy Thừa Thiên, Thành ủy Huế, lúc này Thành ủy Huế ngang cấp với
Tỉnh ủy. Tỉnh ủy Quảng Trị có các Đảng ủy trực thuộc: Thị ủy Đông Hà, Thị
ủy Quảng Trị, Huyện ủy Gio Linh, Huyện ủy Cam Lộ, Huyện ủy Triệu
Phong, Huyện ủy Hải Lăng, Đảng ủy miền núi Quảng Trị gồm các Đảng ủy:
Ba Lòng, Bắc Hƣớng Hóa, Nam Hƣớng Hóa. Tỉnh ủy Thừa Thiên có các
Đảng ủy trực thuộc: Huyện ủy Phong Điền, Huyện ủy Quảng Điền, Huyện ủy
Hƣơng Trà, Huyện ủy Hƣơng Thủy, Huyện ủy Phú Lộc, Huyện ủy Phú Vang,
Đảng ủy miền núi Thừa Thiên bao gồm: Quận ủy 1, Quận ủy 3, Quận ủy 4
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ

More Related Content

What's hot

Thuyet trinh bien_dao
Thuyet trinh bien_daoThuyet trinh bien_dao
Thuyet trinh bien_daoduyloc153
 
Chương 2.pdf
Chương 2.pdfChương 2.pdf
Chương 2.pdfPhamBaNam
 
Tư tưởng Hồ Chí Chí Minh về Đoàn Kết
Tư tưởng Hồ Chí Chí Minh về Đoàn KếtTư tưởng Hồ Chí Chí Minh về Đoàn Kết
Tư tưởng Hồ Chí Chí Minh về Đoàn KếtBích Phương
 
đườNg lối kháng chiến chống thực dân pháp
đườNg lối kháng chiến chống thực dân phápđườNg lối kháng chiến chống thực dân pháp
đườNg lối kháng chiến chống thực dân phápLớp kế toán trưởng
 
Chương 2 - LSĐ.pptx
Chương 2 - LSĐ.pptxChương 2 - LSĐ.pptx
Chương 2 - LSĐ.pptxDiuLinh903245
 
Tthcm chương 5
Tthcm chương 5Tthcm chương 5
Tthcm chương 5thuyettrinh
 
Đường lối kháng chiến chống mỹ cứu nước, thống nhất tổ quốc (1954 1975)
Đường lối kháng chiến chống mỹ cứu nước, thống nhất tổ quốc (1954 1975)Đường lối kháng chiến chống mỹ cứu nước, thống nhất tổ quốc (1954 1975)
Đường lối kháng chiến chống mỹ cứu nước, thống nhất tổ quốc (1954 1975)akirahitachi
 
Chuyên đề 2 - Biển đảo và chủ quyền, chiến lược phát triển biển đảo
Chuyên đề 2 - Biển đảo và chủ quyền, chiến lược phát triển biển đảoChuyên đề 2 - Biển đảo và chủ quyền, chiến lược phát triển biển đảo
Chuyên đề 2 - Biển đảo và chủ quyền, chiến lược phát triển biển đảoHiệp Bùi Trung
 
QUỐC PHÒNG
QUỐC PHÒNG QUỐC PHÒNG
QUỐC PHÒNG Nyn Nynn
 
Đường lối cách mạng _ phát động cao trào kháng Nhật cứu nước, và CMT8 thắng lợi
Đường lối cách mạng _ phát động cao trào kháng Nhật cứu nước, và CMT8 thắng lợiĐường lối cách mạng _ phát động cao trào kháng Nhật cứu nước, và CMT8 thắng lợi
Đường lối cách mạng _ phát động cao trào kháng Nhật cứu nước, và CMT8 thắng lợiThảo Nguyễn
 
Giáo trình tư tưởng hồ chí minh đại học ngân hàng tp. hcm
Giáo trình tư tưởng hồ chí minh  đại học ngân hàng tp. hcmGiáo trình tư tưởng hồ chí minh  đại học ngân hàng tp. hcm
Giáo trình tư tưởng hồ chí minh đại học ngân hàng tp. hcmNam Cengroup
 
Đề cương ôn tập Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đề cương ôn tập Tư tưởng Hồ Chí MinhĐề cương ôn tập Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đề cương ôn tập Tư tưởng Hồ Chí MinhSương Tuyết
 
Cơ sở, quá trình hình thành & phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh
Cơ sở, quá trình hình thành & phát triển Tư tưởng Hồ Chí MinhCơ sở, quá trình hình thành & phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh
Cơ sở, quá trình hình thành & phát triển Tư tưởng Hồ Chí MinhVuKirikou
 
ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC (1945-1975)
ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁPVÀ ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC (1945-1975)ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁPVÀ ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC (1945-1975)
ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC (1945-1975)CongDoanVan1
 
Tu tuong ho chi minh
Tu tuong ho chi minhTu tuong ho chi minh
Tu tuong ho chi minhVely Hanni
 
Bản chuẩn đề cương đường lối cách mạng đảng cộng sản việt nam
Bản chuẩn đề cương đường lối cách mạng đảng cộng sản việt namBản chuẩn đề cương đường lối cách mạng đảng cộng sản việt nam
Bản chuẩn đề cương đường lối cách mạng đảng cộng sản việt namHọc viện Chính Trị Quân Sự
 
chuong-3-lsd.pptx
chuong-3-lsd.pptxchuong-3-lsd.pptx
chuong-3-lsd.pptxLmTrn286060
 
Duong loi khang chien chong thuc dan Phap xam luoc (1946 - 1954)
Duong loi khang chien chong thuc dan Phap xam luoc (1946 - 1954)Duong loi khang chien chong thuc dan Phap xam luoc (1946 - 1954)
Duong loi khang chien chong thuc dan Phap xam luoc (1946 - 1954)jangvi
 

What's hot (20)

Thuyet trinh bien_dao
Thuyet trinh bien_daoThuyet trinh bien_dao
Thuyet trinh bien_dao
 
Luận văn: Giải pháp phát triển hợp tác xã tỉnh Kon Tum, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển hợp tác xã tỉnh Kon Tum, HAYLuận văn: Giải pháp phát triển hợp tác xã tỉnh Kon Tum, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển hợp tác xã tỉnh Kon Tum, HAY
 
Chương 2.pdf
Chương 2.pdfChương 2.pdf
Chương 2.pdf
 
Tư tưởng Hồ Chí Chí Minh về Đoàn Kết
Tư tưởng Hồ Chí Chí Minh về Đoàn KếtTư tưởng Hồ Chí Chí Minh về Đoàn Kết
Tư tưởng Hồ Chí Chí Minh về Đoàn Kết
 
đườNg lối kháng chiến chống thực dân pháp
đườNg lối kháng chiến chống thực dân phápđườNg lối kháng chiến chống thực dân pháp
đườNg lối kháng chiến chống thực dân pháp
 
Chương 2 - LSĐ.pptx
Chương 2 - LSĐ.pptxChương 2 - LSĐ.pptx
Chương 2 - LSĐ.pptx
 
Tthcm chương 5
Tthcm chương 5Tthcm chương 5
Tthcm chương 5
 
Đường lối kháng chiến chống mỹ cứu nước, thống nhất tổ quốc (1954 1975)
Đường lối kháng chiến chống mỹ cứu nước, thống nhất tổ quốc (1954 1975)Đường lối kháng chiến chống mỹ cứu nước, thống nhất tổ quốc (1954 1975)
Đường lối kháng chiến chống mỹ cứu nước, thống nhất tổ quốc (1954 1975)
 
Chuyên đề 2 - Biển đảo và chủ quyền, chiến lược phát triển biển đảo
Chuyên đề 2 - Biển đảo và chủ quyền, chiến lược phát triển biển đảoChuyên đề 2 - Biển đảo và chủ quyền, chiến lược phát triển biển đảo
Chuyên đề 2 - Biển đảo và chủ quyền, chiến lược phát triển biển đảo
 
QUỐC PHÒNG
QUỐC PHÒNG QUỐC PHÒNG
QUỐC PHÒNG
 
Đường lối cách mạng _ phát động cao trào kháng Nhật cứu nước, và CMT8 thắng lợi
Đường lối cách mạng _ phát động cao trào kháng Nhật cứu nước, và CMT8 thắng lợiĐường lối cách mạng _ phát động cao trào kháng Nhật cứu nước, và CMT8 thắng lợi
Đường lối cách mạng _ phát động cao trào kháng Nhật cứu nước, và CMT8 thắng lợi
 
Giáo trình tư tưởng hồ chí minh đại học ngân hàng tp. hcm
Giáo trình tư tưởng hồ chí minh  đại học ngân hàng tp. hcmGiáo trình tư tưởng hồ chí minh  đại học ngân hàng tp. hcm
Giáo trình tư tưởng hồ chí minh đại học ngân hàng tp. hcm
 
Đề cương ôn tập Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đề cương ôn tập Tư tưởng Hồ Chí MinhĐề cương ôn tập Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đề cương ôn tập Tư tưởng Hồ Chí Minh
 
Cơ sở, quá trình hình thành & phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh
Cơ sở, quá trình hình thành & phát triển Tư tưởng Hồ Chí MinhCơ sở, quá trình hình thành & phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh
Cơ sở, quá trình hình thành & phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh
 
Phong trào sinh viên, học sinh ở các đô thị miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ
Phong trào sinh viên, học sinh ở các đô thị miền Nam trong kháng chiến chống MỹPhong trào sinh viên, học sinh ở các đô thị miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ
Phong trào sinh viên, học sinh ở các đô thị miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ
 
ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC (1945-1975)
ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁPVÀ ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC (1945-1975)ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁPVÀ ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC (1945-1975)
ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC (1945-1975)
 
Tu tuong ho chi minh
Tu tuong ho chi minhTu tuong ho chi minh
Tu tuong ho chi minh
 
Bản chuẩn đề cương đường lối cách mạng đảng cộng sản việt nam
Bản chuẩn đề cương đường lối cách mạng đảng cộng sản việt namBản chuẩn đề cương đường lối cách mạng đảng cộng sản việt nam
Bản chuẩn đề cương đường lối cách mạng đảng cộng sản việt nam
 
chuong-3-lsd.pptx
chuong-3-lsd.pptxchuong-3-lsd.pptx
chuong-3-lsd.pptx
 
Duong loi khang chien chong thuc dan Phap xam luoc (1946 - 1954)
Duong loi khang chien chong thuc dan Phap xam luoc (1946 - 1954)Duong loi khang chien chong thuc dan Phap xam luoc (1946 - 1954)
Duong loi khang chien chong thuc dan Phap xam luoc (1946 - 1954)
 

Similar to Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ

mau-slide-powerpoint-danh-cho-mon-lich-su_105839.pptx
mau-slide-powerpoint-danh-cho-mon-lich-su_105839.pptxmau-slide-powerpoint-danh-cho-mon-lich-su_105839.pptx
mau-slide-powerpoint-danh-cho-mon-lich-su_105839.pptxGipHong12
 
1. Nội dung đường lối kháng chiến chống Mỹ , cứu nước ( Đại hội III năm 1960 ...
1. Nội dung đường lối kháng chiến chống Mỹ , cứu nước ( Đại hội III năm 1960 ...1. Nội dung đường lối kháng chiến chống Mỹ , cứu nước ( Đại hội III năm 1960 ...
1. Nội dung đường lối kháng chiến chống Mỹ , cứu nước ( Đại hội III năm 1960 ...thinguyen946461
 
Bai thu hoach dang loai gioi 2016
Bai thu hoach dang loai gioi 2016Bai thu hoach dang loai gioi 2016
Bai thu hoach dang loai gioi 2016Thích Hô Hấp
 
GIÁO ÁN Bài Đảng lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống xâm lược và xây dựng chủ...
GIÁO ÁN Bài Đảng lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống xâm lược và xây dựng chủ...GIÁO ÁN Bài Đảng lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống xâm lược và xây dựng chủ...
GIÁO ÁN Bài Đảng lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống xâm lược và xây dựng chủ...nataliej4
 
Câu 1
Câu 1Câu 1
Câu 1nymi
 
Đường lối chống thực dân pháp xâm lược
Đường lối chống thực dân pháp xâm lượcĐường lối chống thực dân pháp xâm lược
Đường lối chống thực dân pháp xâm lượcĐào Trần
 
DE_CUONG_DUONG_LOI_CACH_MANG_CUA_DANG_CONG_SAN_VIET_NAM.doc.docx
DE_CUONG_DUONG_LOI_CACH_MANG_CUA_DANG_CONG_SAN_VIET_NAM.doc.docxDE_CUONG_DUONG_LOI_CACH_MANG_CUA_DANG_CONG_SAN_VIET_NAM.doc.docx
DE_CUONG_DUONG_LOI_CACH_MANG_CUA_DANG_CONG_SAN_VIET_NAM.doc.docxThoLinhBi2
 
Dap an-de-thi-cao-dang-mon-lich-su-khoi-c-nam-2013
Dap an-de-thi-cao-dang-mon-lich-su-khoi-c-nam-2013Dap an-de-thi-cao-dang-mon-lich-su-khoi-c-nam-2013
Dap an-de-thi-cao-dang-mon-lich-su-khoi-c-nam-2013Hương Lan Hoàng
 
đê On thi duong loi
đê On thi duong loiđê On thi duong loi
đê On thi duong loianhquanb7
 
Bài 4 chuan.pptx
Bài 4 chuan.pptxBài 4 chuan.pptx
Bài 4 chuan.pptxTrmLThMinh
 
Lịch sử đảng CSVN.pptx
Lịch sử đảng CSVN.pptxLịch sử đảng CSVN.pptx
Lịch sử đảng CSVN.pptxlinh345584
 
Đề cương Lịch sử Đảng
Đề cương Lịch sử ĐảngĐề cương Lịch sử Đảng
Đề cương Lịch sử ĐảngBui Loi
 
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng - Luận cương chính trị tháng 10/1930
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng - Luận cương chính trị tháng 10/1930 Cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng - Luận cương chính trị tháng 10/1930
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng - Luận cương chính trị tháng 10/1930 TunHng56
 
lịch sử đảng chương 1 ULIS - chương 1 ch
lịch sử đảng chương 1 ULIS - chương 1 chlịch sử đảng chương 1 ULIS - chương 1 ch
lịch sử đảng chương 1 ULIS - chương 1 ch21040698ngNgcLinh
 
Đường lối ĐCSVN
Đường lối ĐCSVNĐường lối ĐCSVN
Đường lối ĐCSVNSùng A Tô
 

Similar to Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (20)

mau-slide-powerpoint-danh-cho-mon-lich-su_105839.pptx
mau-slide-powerpoint-danh-cho-mon-lich-su_105839.pptxmau-slide-powerpoint-danh-cho-mon-lich-su_105839.pptx
mau-slide-powerpoint-danh-cho-mon-lich-su_105839.pptx
 
1. Nội dung đường lối kháng chiến chống Mỹ , cứu nước ( Đại hội III năm 1960 ...
1. Nội dung đường lối kháng chiến chống Mỹ , cứu nước ( Đại hội III năm 1960 ...1. Nội dung đường lối kháng chiến chống Mỹ , cứu nước ( Đại hội III năm 1960 ...
1. Nội dung đường lối kháng chiến chống Mỹ , cứu nước ( Đại hội III năm 1960 ...
 
chuong-2-lsd.pptx
chuong-2-lsd.pptxchuong-2-lsd.pptx
chuong-2-lsd.pptx
 
Bai thu hoach dang loai gioi 2016
Bai thu hoach dang loai gioi 2016Bai thu hoach dang loai gioi 2016
Bai thu hoach dang loai gioi 2016
 
Luận văn: Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở Khánh Hòa (1961 – 1965)
Luận văn: Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở Khánh Hòa (1961 – 1965)Luận văn: Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở Khánh Hòa (1961 – 1965)
Luận văn: Phong trào chống, phá ấp chiến lược ở Khánh Hòa (1961 – 1965)
 
GIÁO ÁN Bài Đảng lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống xâm lược và xây dựng chủ...
GIÁO ÁN Bài Đảng lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống xâm lược và xây dựng chủ...GIÁO ÁN Bài Đảng lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống xâm lược và xây dựng chủ...
GIÁO ÁN Bài Đảng lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống xâm lược và xây dựng chủ...
 
Phong trào công nhân ở miền nam trong kháng chiến chống Mỹ
Phong trào công nhân ở miền nam trong kháng chiến chống MỹPhong trào công nhân ở miền nam trong kháng chiến chống Mỹ
Phong trào công nhân ở miền nam trong kháng chiến chống Mỹ
 
Đấu tranh ở Quảng Nam - Đà Nẵng trong kháng chiến chống Mỹ
Đấu tranh ở Quảng Nam - Đà Nẵng trong kháng chiến chống MỹĐấu tranh ở Quảng Nam - Đà Nẵng trong kháng chiến chống Mỹ
Đấu tranh ở Quảng Nam - Đà Nẵng trong kháng chiến chống Mỹ
 
Câu 1
Câu 1Câu 1
Câu 1
 
Đường lối chống thực dân pháp xâm lược
Đường lối chống thực dân pháp xâm lượcĐường lối chống thực dân pháp xâm lược
Đường lối chống thực dân pháp xâm lược
 
DE_CUONG_DUONG_LOI_CACH_MANG_CUA_DANG_CONG_SAN_VIET_NAM.doc.docx
DE_CUONG_DUONG_LOI_CACH_MANG_CUA_DANG_CONG_SAN_VIET_NAM.doc.docxDE_CUONG_DUONG_LOI_CACH_MANG_CUA_DANG_CONG_SAN_VIET_NAM.doc.docx
DE_CUONG_DUONG_LOI_CACH_MANG_CUA_DANG_CONG_SAN_VIET_NAM.doc.docx
 
Dap an-de-thi-cao-dang-mon-lich-su-khoi-c-nam-2013
Dap an-de-thi-cao-dang-mon-lich-su-khoi-c-nam-2013Dap an-de-thi-cao-dang-mon-lich-su-khoi-c-nam-2013
Dap an-de-thi-cao-dang-mon-lich-su-khoi-c-nam-2013
 
đê On thi duong loi
đê On thi duong loiđê On thi duong loi
đê On thi duong loi
 
Bài 4 chuan.pptx
Bài 4 chuan.pptxBài 4 chuan.pptx
Bài 4 chuan.pptx
 
Lịch sử đảng CSVN.pptx
Lịch sử đảng CSVN.pptxLịch sử đảng CSVN.pptx
Lịch sử đảng CSVN.pptx
 
Đề cương Lịch sử Đảng
Đề cương Lịch sử ĐảngĐề cương Lịch sử Đảng
Đề cương Lịch sử Đảng
 
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng - Luận cương chính trị tháng 10/1930
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng - Luận cương chính trị tháng 10/1930 Cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng - Luận cương chính trị tháng 10/1930
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng - Luận cương chính trị tháng 10/1930
 
lịch sử đảng chương 1 ULIS - chương 1 ch
lịch sử đảng chương 1 ULIS - chương 1 chlịch sử đảng chương 1 ULIS - chương 1 ch
lịch sử đảng chương 1 ULIS - chương 1 ch
 
Thao luan
Thao luanThao luan
Thao luan
 
Đường lối ĐCSVN
Đường lối ĐCSVNĐường lối ĐCSVN
Đường lối ĐCSVN
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 

Recently uploaded (19)

BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 

Luận án: Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ

  • 1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN VĂN LỰC Khu ñy TrÞ - Thiªn - HuÕ trong cuéc kh¸ng chiÕn chèng Mü, cøu n-íc tõ n¨m 1966 ®Õn n¨m 1975 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HÀ NỘI - 2016
  • 2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN VĂN LỰC Khu ñy TrÞ - Thiªn - HuÕ trong cuéc kh¸ng chiÕn chèng Mü, cøu n-íc tõ n¨m 1966 ®Õn n¨m 1975 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Mã số: 62 22 03 15 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS,TS. Nguyễn Trọng Phúc 2. PGS,TS. Trịnh Thị Hồng Hạnh HÀ NỘI - 2016
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Trần Văn Lực
  • 4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN.................................................................................. 7 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ................................ 7 1.2. Những vấn đề luận án kế thừa và những vấn đề đặt ra luận án cần tập trung nghiên cứu............................................................................ 20 Chƣơng 2: KHU ỦY TRỊ - THIÊN - HUẾ THÀNH LẬP, LÃNH ĐẠO KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƢỚC TỪ NĂM 1966 ĐẾN NĂM 1968 .... 23 2.1. Thành lập và kiện toàn tổ chức Khu ủy Trị - Thiên - Huế ...................23 2.2. Khu ủy Trị - Thiên - Huế lãnh đạo kháng chiến từ năm 1966 đến năm 1968 .............................................................................................38 Chƣơng 3: KHU ỦY TRỊ - THIÊN - HUẾ XÂY DỰNG TỔ CHỨC VÀ LÃNH ĐẠO KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƢỚC TỪ NĂM 1969 ĐẾN NĂM 1975 .............................................................................. 67 3.1. Củng cố tổ chức và lực lƣợng, lãnh đạo khôi phục thế trận, chủ động tiến công, giải phóng Quảng Trị (1969-1972) ...........................67 3.2. Phát triển tổ chức, lãnh đạo xây dựng vùng giải phóng, Tổng tiến công và nổi dậy ở Trị - Thiên - Huế (1973-1975) ...............................92 Chƣơng 4: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM..................................................... 111 4.1. Nhận xét ..............................................................................................111 4.2. Một số kinh nghiệm ............................................................................126 KẾT LUẬN .................................................................................................... 149 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ................................................................ 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 152 PHỤ LỤC
  • 5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCH Ban Chấp hành BCT Bộ Chính trị CQVNCH Chính quyền Việt Nam Cộng hòa CTND Chiến tranh nhân dân CNXH Chủ nghĩa xã hội CHMNVN Cộng hòa miền Nam Việt Nam KCCMCN Kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc LLCM Lực lƣợng cách mạng LSQSVN Lịch sử Quân sự Việt Nam MTDTGP Mặt trận dân tộc giải phóng QĐND Quân đội nhân dân QĐVNCH Quân đội Việt Nam Cộng hòa QGP Quân Giải phóng QUTW Quân ủy Trung ƣơng TTH Trị - Thiên - Huế VNDCCH Việt Nam Dân chủ Cộng hòa XHCN Xã hội chủ nghĩa
  • 6. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc (KCCMCN) của dân tộc Việt Nam lùi xa vào lịch sử hơn bốn thập niên nhƣng luôn in đậm trong trang sử vàng của dân tộc và luôn ngời sáng cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Đó là thắng lợi của bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam, của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của sự đoàn kết toàn dân, đoàn kết quốc tế, của các lực lƣợng vũ trang nhân dân… và trên hết là thắng lợi của đƣờng lối, phƣơng pháp cách mạng đúng đắn của Đảng. Một trong những nét độc đáo, sáng tạo trong đƣờng lối cách mạng của Đảng là lãnh đạo công tác xây dựng tổ chức Đảng ở các địa phƣơng, các chiến trƣờng phù hợp với thực tiễn cuộc KCCMCN. Việc Bộ Chính trị (BCT) quyết định tổ chức lại, thành lập mới nhiều tổ chức của Đảng, trong đó có Khu ủy Trị - Thiên - Huế (TTH) cũng không ngoài mục đích nêu trên. Theo quy định của Hiệp định Giơnevơ (21-7-1954), Việt Nam bị chia cắt làm hai miền, Vĩ tuyến 17 là giới tuyến quân sự tạm thời. Đối với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH), TTH nằm ở phía Nam Vĩ tuyến 17, trở thành “đầu cầu” chiến lƣợc nối liền hai miền Nam - Bắc; địa bàn trực tiếp bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa (XHCN), bảo vệ vùng giải phóng Trung, Hạ Lào; bàn đạp tiến công địch ở TTH và điểm xuất phát để tiến công vào miền Nam; là hành lang chiến lƣợc của ba nƣớc Đông Dƣơng. Đối với đế quốc Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa (CQVNCH), TTH là địa bàn tổ chức phòng ngự, ngăn chặn sự chi viện sức ngƣời sức của từ miền Bắc đối với miền Nam, Lào và Campuchia; ngăn chặn sự tiến công, ảnh hƣởng của miền Bắc đối với chế độ của đế quốc Mỹ ở miền Nam; là bình phong, “lá chắn” vững chắc cho căn cứ Đà Nẵng; làm bàn đạp để uy hiếp, tiến công xâm lƣợc miền Bắc, trƣớc hết là phía Nam Quân khu IV và vùng giải phóng Trung, Hạ Lào; luôn coi trọng và tăng cƣờng xây dựng TTH thành khu vực trọng điểm.
  • 7. 2 Trong cuộc KCCMCN, TTH là địa bàn tiền tiêu, một hƣớng chiến lƣợc quan trọng về quân sự và chính trị; vừa là chiến trƣờng tác chiến của các binh đoàn chủ lực, vừa là chiến trƣờng chiến tranh nhân dân (CTND) địa phƣơng. Có thời điểm, TTH “đƣợc chọn làm hƣớng tiến công chủ yếu trong một số cuộc tiến công chiến lƣợc của toàn Miền; vừa có nhiệm vụ tiêu diệt, thu hút, kiềm chế quân chủ lực cơ động của Mỹ - ngụy, vừa có nhiệm vụ giành dân, giành quyền làm chủ trên cả ba vùng chiến lƣợc” [125, tr.20]. Chiến trƣờng TTH thực sự là nơi diễn ra cuộc đọ sức quyết liệt của hai chế độ, hai lực lƣợng cách mạng (LLCM) và phản cách mạng. Hơn mƣời năm đầu của cuộc KCCMCN (từ tháng 3-1955 đến tháng 4- 1966), Quảng Trị và Thừa Thiên đƣợc tổ chức thành Liên Tỉnh ủy Bắc (Liên Tỉnh ủy Trị - Thiên), trực thuộc Khu ủy V. Trong thời gian này, Liên Tỉnh ủy Trị - Thiên thực hiện nhiệm vụ “khu đệm”, hạn chế đấu tranh vũ trang, kết quả đấu tranh thấp so với toàn miền Nam. Khi đế quốc Mỹ triển khai chiến lƣợc “Chiến tranh cục bộ”, cuộc KCCMCN gay go, ác liệt hơn, chiến trƣờng TTH cũng “nóng bỏng” hơn. Tuy nhiên, cơ quan lãnh đạo Liên Tỉnh ủy Trị - Thiên lại bộc lộ nhiều khuyết điểm, khó đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ mới. Đến giữa năm 1966, thực hiện chủ trƣơng mới của Trung ƣơng Đảng, ở chiến trƣờng TTH có sự thay đổi lớn về tổ chức. Bộ Chính trị quyết định thành lập Khu ủy Trị - Thiên - Huế; đồng thời Quân ủy Trung ƣơng (QUTW) quyết định thành lập Quân khu Trị - Thiên - Huế vào tháng 4-1966. Khu ủy TTH đặt dƣới sự lãnh đạo trực tiếp của BCT và QUTW (khi đƣợc BCT ủy nhiệm). Quân Khu ủy do “Khu ủy trực tiếp lãnh đạo và chịu sự lãnh đạo, chỉ huy về mọi mặt của Quân ủy Trung ƣơng” [218, tr.328]. Suốt 9 năm hoạt động, Khu ủy TTH thể hiện rõ quá trình kiện toàn, xây dựng, phát triển về tổ chức và lãnh đạo thực hiện thắng lợi nhiều nhiệm vụ quan trọng của CTND ở địa phƣơng, phối hợp chặt chẽ cùng các đơn vị vũ trang chủ lực của Trung ƣơng tiến công địch, giành thắng lợi lớn trong chiến dịch Đƣờng 9 - Khe Sanh năm 1968; Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân
  • 8. 3 1968 ở Huế; chiến dịch phản công Đƣờng 9 - Nam Lào năm 1971; chiến dịch tiến công chiến lƣợc Trị - Thiên năm 1972, giải phóng tỉnh Quảng Trị; Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn TTH, góp phần trực tiếp vào đánh thắng các chiến lƣợc chiến tranh mà đế quốc Mỹ và CQVNCH đã tiến hành ở miền Nam Việt Nam từ năm 1966 đến năm 1975. Nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống về tổ chức và quá trình Khu ủy lãnh đạo CTND ở chiến trƣờng TTH, một trong những chiến trƣờng phức tạp, ác liệt nhất là cần thiết, góp phần tổng kết sâu sắc hơn về cuộc KCCMCN; góp phần tổng kết công tác xây dựng Đảng; tổng kết một số kinh nghiệm có ý nghĩa trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Vì vậy, tác giả chọn vấn đề Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1966 đến năm 1975 làm đề tài luận án tiến sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Làm rõ quá trình thành lập, xây dựng tổ chức và lãnh đạo CTND của Khu ủy TTH trong cuộc KCCMCN từ năm 1966 đến năm 1975; những thành công, hạn chế và tổng kết một số kinh nghiệm. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Khái quát tình hình và chủ trƣơng của Trung ƣơng Đảng về cuộc KCCMCN từ năm 1965 đến năm 1975. - Phân tích đặc điểm chiến trƣờng TTH trong cuộc KCCMCN, nhất là từ năm 1965 khi đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh, thực hiện chiến lƣợc “Chiến tranh cục bộ”; - Nêu rõ yêu cầu khách quan thành lập, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Khu ủy TTH; - Trình bày quá trình kiện toàn, xây dựng, phát triển về tổ chức và quá trình lãnh đạo toàn diện cuộc KCCMCN của Khu ủy từ năm 1966 đến năm 1975 trên địa bàn TTH;
  • 9. 4 - Đánh giá thành công, hạn chế và tổng kết một số kinh nghiệm từ quá trình thành lập, xây dựng Khu ủy; quá trình lãnh đạo cuộc KCCMCN của Khu ủy từ năm 1966 đến năm 1975. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu sự thành lập Khu ủy TTH; quá trình xây dựng tổ chức và quá trình lãnh đạo CTND của Khu ủy TTH trong cuộc KCCMCN từ năm 1966 đến năm 1975. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung khoa học: Luận án nghiên cứu sự thành lập; quá trình kiện toàn, xây dựng, phát triển tổ chức của Khu ủy TTH; quá trình Khu ủy lãnh đạo nhân dân địa phƣơng tiến hành KCCMCN. Do nguồn tƣ liệu lƣu trữ và các nguồn tài liệu khác về công tác tổ chức, xây dựng Khu ủy ít, không liên tục theo trình tự thời gian nên dung lƣợng phần xây dựng tổ chức của Khu ủy trong luận án chỉ trình bày ở mức độ nhất định, mà tập trung nhấn mạnh nhiều hơn về quá trình Khu ủy lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ: đấu tranh quân sự, đấu tranh chính trị và công tác vận động quần chúng, đấu tranh binh vận, công tác xây dựng Đảng, công tác phát triển kinh tế và xây dựng vùng giải phóng ở địa bàn TTH. - Về không gian: Sự lãnh đạo của Khu ủy trên địa bàn TTH bao gồm hai tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên và thành phố Huế, trải dài từ phía Nam sông Bến Hải (Vĩ tuyến 17) - Vĩnh Linh (Quảng Trị) đến phía Bắc đèo Hải Vân (Phú Lộc - Thừa Thiên Huế); - Về thời gian: Từ tháng 4-1966 (Khu ủy TTH thành lập) đến tháng 4- 1975 (Khu ủy TTH giải thể). 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án đƣợc thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của
  • 10. 5 Đảng về CTND, về vai trò của quần chúng nhân dân đối với lịch sử, về công tác xây dựng Đảng. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phƣơng pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, tác giả chủ yếu sử dụng phƣơng pháp lịch sử, phƣơng pháp lôgic nhằm tái hiện về Khu ủy TTH trong cuộc KCCMCN từ năm 1966 đến năm 1975. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng kết hợp với các phƣơng pháp khác: phƣơng pháp điền dã, phƣơng pháp nghiên cứu văn bản học, phƣơng pháp phân tích - tổng hợp, phƣơng pháp chứng minh, phƣơng pháp so sánh… để nghiên cứu làm rõ nội dung đề cập ở mỗi chƣơng của luận án. 5. Nguồn tƣ liệu Luận án đƣợc nghiên cứu và luận giải trên cơ sở tiếp cận nhiều nguồn tƣ liệu: - Các tác phẩm kinh điển của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I. Lênin, Hồ Chí Minh bàn về chiến tranh nhân dân, về vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử và về công tác xây dựng Đảng; - Các nghị quyết, chỉ thị, điện văn, báo cáo của Trung ƣơng Đảng, QUTW, Khu ủy, Quân Khu ủy TTH, các đảng bộ địa phƣơng đƣợc lƣu trữ tại Cục Lƣu trữ văn phòng Trung ƣơng Đảng, kho lƣu trữ của Viện Lịch sử Đảng, kho lƣu trữ của Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (LSQSVN), Phòng lƣu trữ của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế và Tỉnh ủy Quảng Trị; - Các công trình nghiên cứu về cuộc KCCMCN nói chung và ở TTH nói riêng, nhất là giai đoạn 1966-1975 của các cơ quan nghiên cứu, các ban ngành đoàn thể từ Trung ƣơng đến các địa phƣơng và của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong và ngoài nƣớc; - Các bài viết, hồi ký của một số tƣớng lĩnh, đồng chí lãnh đạo, lão thành cách mạng, nhân chứng lịch sử về cuộc KCCMCN trên chiến trƣờng TTH từ năm 1966 đến năm 1975.
  • 11. 6 Tác giả đã nghiên cứu toàn diện, sâu sắc và kế thừa có chọn lọc các nguồn tƣ liệu trên trong quá trình thực hiện đề tài luận án. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận án 6.1. Ý nghĩa khoa học - Luận án góp phần tái hiện có hệ thống quá trình hình thành, xây dựng tổ chức và lãnh đạo CTND ở địa phƣơng của Khu ủy TTH trong cuộc KCCMCN giai đoạn 1966-1975; - Góp phần tổng kết sâu sắc hơn cuộc KCCMCN nói chung và công tác xây dựng Đảng nói riêng ở TTH - một địa bàn trọng yếu, ác liệt; - Bƣớc đầu nêu lên một số nhận xét và tổng kết một số kinh nghiệm từ quá trình ra đời, xây dựng tổ chức, lãnh đạo CTND của Khu ủy TTH từ năm 1966 đến năm 1975 để vận dụng vào thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN hiện nay trên địa bàn TTH. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo, phục vụ nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam nói chung, Lịch sử Đảng bộ của hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế nói riêng. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình đã công bố của tác giả có liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận án gồm 4 chƣơng, 8 tiết.
  • 12. 7 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Khu ủy TTH là một trong những tổ chức Đảng cấp khu đặc biệt, trực thuộc Trung ƣơng Đảng, lãnh đạo địa bàn TTH từ năm 1966 đến năm 1975. Có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến Khu ủy TTH với nhiều cấp độ và từ nhiều cách tiếp cận khác nhau, trong đó, có thể chia thành các nhóm: 1.1.1. Các công trình nghiên cứu trong nƣớc 1.1.1.1. Nhóm công trình tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước - Thắng lợi và bài học [83] và Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945-1975 - Thắng lợi và bài học [84] của Ban Chỉ đạo Tổng kết chiến tranh trực thuộc BCT là hai công trình lớn tổng kết về 21 năm KCCMCN (1954-1975) và 30 chiến tranh cách mạng Việt Nam (1945-1975) về các mặt: nguyên nhân chiến tranh; tình hình và chủ trƣơng, đƣờng lối chiến lƣợc; xây dựng lực lƣợng; xác định phƣơng châm, phƣơng pháp đấu tranh; xây dựng hậu phƣơng và vùng giải phóng; công tác xây dựng Đảng; thắng lợi và bài học kinh nghiệm. Các công trình này là cơ sở để các cấp ủy Đảng đối chiếu, so sánh với thực tiễn địa phƣơng mình. Các công trình: Về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước [110] của Đại tƣớng Văn Tiến Dũng; Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (1954-1975), tập II [221] của Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh; Lịch sử biên niên xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam (1954-1975) [145] và Lịch sử xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam (1954-1975) [147] của Viện Lịch sử Đảng - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh;… đã tổng kết sự lãnh đạo của Đảng đối với cuộc KCCMCN. Trong đó, tập trung vào một số nội dung: về đƣờng lối chiến lƣợc, sách lƣợc, về xây dựng Đảng và tổ chức lực lƣợng, về phƣơng pháp đấu tranh giải phóng miền Nam, về ý nghĩa thắng lợi và bài học kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo cách mạng
  • 13. 8 Việt Nam của Đảng. Ở các công trình này, chiến trƣờng TTH và Khu ủy TTH đƣợc đề cập trong tổng thể chung của cách mạng toàn miền Nam. Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975, Tập IV: “Cuộc đụng đầu lịch sử” [96]; Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975, Tập V: “Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968” [97]; Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975, Tập VI, “Thắng Mỹ trên chiến trƣờng ba nƣớc Đông Dƣơng” [98]; Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954- 1975, Tập VII, “Thắng lợi quyết định năm 1972” [99]; Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975, Tập VIII, “Toàn thắng” [100] của Viện LSQSVN đã đánh giá toàn diện, có hệ thống về cuộc KCCMCN. Ở tập IV, tập trung lý giải sâu sắc về nguyên nhân của cuộc chiến tranh, về tƣơng quan lực lƣợng, về những khó khăn mà lực lƣợng cách mạng phải đối diện và làm nổi bật mâu thuẫn cơ bản của thời đại đƣợc biểu hiện ở cuộc chiến này; tập V trực tiếp bàn về quá trình chuẩn bị thực lực và chỉ đạo Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 của Trung ƣơng Đảng, QUTW và các cấp ủy Đảng địa phƣơng; tập VI làm rõ sự phối, kết hợp trong chiến đấu và những thắng lợi chung của ba nƣớc Việt Nam - Lào - Campuchia; tập VII trình bày thắng lợi có tính chất quyết định, bƣớc ngoặt của nhân dân cả nƣớc trong năm 1972, buộc đế quốc Mỹ phải chấp nhận ký Hiệp định Pari; tập VIII bàn về những thắng lợi cuối cùng của Quân Giải phóng (QGP), kết thúc cuộc kháng chiến, giải phóng hoàn toàn miền Nam. Đây là bộ sách nghiên cứu về cuộc KCCMCN, trong đó đề cập đến thực tiễn chiến trƣờng TTH và sự lãnh đạo của Khu ủy TTH ở mức độ nhất định. Các công trình: Lịch sử nghệ thuật chiến dịch Việt Nam 1945-1975, tập 2 [92]; Mấy vấn đề chỉ đạo chiến lược trong 30 năm chiến tranh giải phóng (1945-1975) [93]; Lịch sử quân sự Việt Nam, Tập 11, “Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc (1954-1975)” [95] của Viện LSQSVN nghiên cứu: đƣờng lối, nghệ thuật quân sự, thắng lợi quân sự, những kinh nghiệm trong chỉ đạo chiến tranh,… của Trung ƣơng Đảng, QUTW về cuộc KCCMCN, trong đó có chiến trƣờng TTH và Khu ủy TTH.
  • 14. 9 Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam [104] của đồng chí Trƣờng Chinh; Về chiến tranh nhân dân Việt Nam [109] và Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng vì độc lập tự do vì chủ nghĩa xã hội tiến lên giành những thắng lợi mới [108] của đồng chí Lê Duẩn; Chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, [131] của Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp, tập trung nghiên cứu lý luận, chỉ đạo thực tiễn cách mạng Việt Nam, trong đó làm rõ vai trò lãnh đạo thực hiện đồng thời hai chiến lƣợc cách mạng, vai trò của CTND, của lực lƣợng vũ trang,… trong cuộc KCCMCN. Công trình Lịch sử Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam, quyển II (1954-1975) [139] của tác giả Trần Hậu chủ biên, phục dựng hoàn cảnh lịch sử, sự ra đời, mục đích, cƣơng lĩnh hoạt động của các hình thức mặt trận dân tộc thống nhất trên phạm vi cả nƣớc giai đoạn 1954-1975, trong đó đề cập đến Mặt trận dân tộc giải phóng (MTDTGP) miền Nam Việt Nam, Liên minh lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam nói chung và ở TTH nói riêng. Cuốn Vành đai diệt Mỹ ở chiến trường miền Nam (1965-1973) [136] của tác giả Trịnh Thị Hồng Hạnh, góp phần tái hiện bối cảnh lịch sử, chủ trƣơng của Trung ƣơng Đảng và các cấp ủy địa phƣơng; sự ra đời và hoạt động của vành đai diệt Mỹ; đúc rút một số kinh nghiệm từ thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, hoạt động vành đai diệt Mỹ của Đảng. Cuốn Tết Mậu Thân 1968 - Bước ngoặt lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước [152] của tác giả Hồ Khang, tái hiện bối cảnh lịch sử, thế, lực, thời giữa QGP và quân Mỹ - QĐVNCH; chủ trƣơng, kết quả, ý nghĩa, bài học kinh nghiệm của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, trong đó có thắng lợi chiếm và giữ thành phố Huế 25 ngày. Bàn về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 có cuốn Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 - Giá trị lịch sử [146] của Viện Lịch sử Đảng - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, tập hợp 31 phân tích về sự lãnh đạo của Trung ƣơng Đảng, về sự đấu tranh của nhân dân, về kết quả và ý nghĩa trong Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968.
  • 15. 10 Bàn về chiến thắng của chiến dịch tiến công Đƣờng 9 - Khe Sanh năm 1968 có các bài: Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh xuân hè 1968 một thành công về chỉ đạo chiến lược của ta [149] của tác giả Trần Hữu Huy; Tướng Oét-mo-len và trận Khe Sanh [159] của tác giả Lê Kim, phân tích rõ mục tiêu, nhiệm vụ và thắng lợi của VNDCCH về chiến lƣợc, thất bại của đế quốc Mỹ về nhìn nhận, đánh giá tình hình trong chiến dịch Đƣờng 9 - Khe Sanh. Bài báo Công tác xây dựng Đảng ở miền Nam (1973-1975) [137] của tác giả Trịnh Thị Hồng Hạnh phản ánh tình hình cách mạng miền Nam sau Hiệp định Pari (1-1973), chủ trƣơng, kết quả và một số đánh giá về công tác xây dựng Đảng ở miền Nam (1973-1975) của Trung ƣơng Đảng. Về Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 có các bài: Những quyết sách của Đảng trong đại thắng mùa Xuân năm 1975 giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước [175] của tác giả Nguyễn Trọng Phúc; Sự chỉ đạo của Bộ Chính trị trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 [142] của tác giả Vũ Quang Hiển. Các công trình này dƣới cách tiếp cận khác nhau nhƣng đều tập trung làm rõ sự chỉ đạo sâu sát, liên tục, từng bƣớc, kịp thời và đúng đắn của Trung ƣơng Đảng và QUTW để dẫn đến thắng lợi toàn vẹn của mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, trong đó có TTH. Luận án tiến sĩ lịch sử: Khu phi quân sự Vĩ tuyến 17 trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước những năm 1954-1967 [144] của tác giả Hoàng Chí Hiếu, làm rõ sự lãnh đạo của Trung ƣơng Đảng, đảng bộ địa phƣơng trong việc đề ra chủ trƣơng, đƣờng lối, biện pháp tổ chức, chỉ đạo thực hiện đấu tranh của quân và dân đôi bờ giới tuyến từ năm 1954 đến năm 1967; Luận án tiến sĩ lịch sử: Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ hậu phương từ năm 1964 đến năm 1975 [143] của tác giả Trần Nhƣ Hiền, phục dựng quá trình lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ hậu phƣơng của Đảng bộ Quảng Bình; khẳng định những đóng góp của Đảng bộ, quân và dân Quảng Bình đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ miền Bắc XHCN, dốc sức chi viện cho miền Nam những năm 1964-1975, trong đó có sự chi viện cho chiến trƣờng TTH.
  • 16. 11 Luận văn cao học lịch sử: Vùng giải phóng Quảng Trị trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1972-1975) [191] của tác giả Lê Thị Thu Thanh, phản ánh bối cảnh lịch sử, quá trình xây dựng vùng giải phóng Quảng Trị từ khi tỉnh Quảng Trị đƣợc giải phóng (01-5-1972) đến ngày 19-3-1975; đánh giá thành tựu, hạn chế, ý nghĩa lịch sử và tổng kết một số kinh nghiệm từ thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng vùng giải phóng Quảng Trị. Cuốn tiểu thuyết lịch sử Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75 [138] của nhà báo Trần Mai Hạnh, cung cấp nhiều tƣ liệu đƣợc xem là “tuyệt mật” từ “phía bên kia” trong thời gian diễn ra sự sụp đổ của CQVNCH, trong đó có sự kiện địch rút chạy ở TTH những ngày từ 19 đến 26-3-1975. Về công tác xây dựng Đảng, có các công trình tiêu biểu: Cuốn Lịch sử công tác xây dựng Đảng (1930-2011) [172] của tác giả Nguyễn Trọng Phúc, trình bày hệ thống lịch sử công tác xây dựng Đảng từ khi Đảng đƣợc thành lập đến năm 2011, góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác xây dựng Đảng. Công trình cung cấp cơ sở lý luận chung, chủ trƣơng, đƣờng lối của Trung ƣơng Đảng về công tác xây dựng Đảng, trong đó đề cập đến Khu ủy TTH. Cuốn Lịch sử công tác tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930- 2000) [218] của Nguyễn Hữu Tri, Nguyễn Thị Phƣơng Hồng (đồng chủ biên), trình bày khái quát và có hệ thống về công tác tổ chức của Đảng từ năm 1930 đến năm 2000, trong đó có nhắc đến quá trình thay đổi từ Liên Tỉnh ủy Trị - Thiên (sau năm 1954) đến khi thành lập Khu ủy TTH vào tháng 4-1966. 1.1.1.2. Nhóm công trình trực tiếp nghiên cứu về chiến trường Trị - Thiên - Huế và Khu ủy Trị - Thiên - Huế Cuốn Quân khu 4 - Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954- 1975) [168] của tác giả Võ Văn Minh chủ biên, nghiên cứu có hệ thống về lịch sử cuộc KCCMCN của Quân khu IV. Công trình chỉ rõ nhiệm vụ chiến lƣợc của Quân khu IV sau tháng 7-1954 là cùng lúc làm cả hai nhiệm vụ chiến lƣợc của cách mạng Việt Nam. TTH vừa làm nhiệm vụ giải phóng miền Nam, vừa làm nhiệm vụ bảo vệ miền Bắc XHCN, trực tiếp là Quân khu IV.
  • 17. 12 Các tỉnh phía Bắc Quân khu vừa làm nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ miền Bắc XHCN, vừa làm nhiệm vụ hậu phƣơng cho cách mạng miền Nam, trực tiếp là TTH. Xuất phát từ nhiệm vụ đó, giai đoạn 1954-1964, quân và dân Quân khu IV đã khắc phục hậu quả chiến tranh, cải cách ruộng đất, chống cƣỡng ép di cƣ, tiến hành cải tạo XHCN, từng bƣớc xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH). Ở TTH là thời kỳ giữ gìn lực lƣợng, tập trung đánh bại các âm mƣu “tố cộng, diệt cộng”, “bình định” của Mỹ - Diệm; chuẩn bị mọi mặt tiến lên đồng khởi ở miền núi, nông thôn đồng bằng. Bốn năm tiếp theo (1965-1968), cả tiền tuyến và hậu phƣơng của Quân khu đã trở thành địa bàn đọ sức quyết liệt với chiến lƣợc “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ. Sự ra đời Khu ủy, Quân khu TTH và Mặt trận Đƣờng 9 - Bắc Quảng Trị, tạo nên thế và lực mới có lợi cho VNDCCH trên toàn bộ chiến trƣờng miền Nam. Tiếp đó, các tác giả chỉ rõ những thành tựu nổi bật của Quân khu IV trong việc xây dựng CNXH, bảo vệ miền Bắc, chi viện cho tiền tuyến miền Nam, trực tiếp là TTH, góp phần dẫn đến thắng lợi hoàn toàn của cuộc KCCMCN xâm lƣợc. Quân khu 5 - Thắng lợi và những bài học trong kháng chiến chống Mỹ [154] và Nam Trung Bộ kháng chiến 1945-1975 [148] của Hội đồng Biên soạn Lịch sử Nam Trung Bộ kháng chiến là những công trình phục dựng khái quát cuộc KCCMCN trên địa bàn các tỉnh thuộc khu V và Nam Trung Bộ. Trong các công trình này, chủ trƣơng của Đảng về lãnh đạo CTND tại các tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế đƣợc trình bày khái lƣợc cùng với sự lãnh đạo của các tỉnh, thành khác trên địa bàn khu V và Nam Trung Bộ. Ban Tổng kết chiến tranh chiến trƣờng Trị - Thiên - Huế trực thuộc Bộ Quốc phòng biên soạn cuốn: Chiến trường Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước toàn thắng (Dự thảo) - Lƣu hành nội bộ [85]. Đây là công trình nghiên cứu đƣợc Trung ƣơng Đảng, QUTW và Bộ Quốc phòng trực tiếp chỉ đạo biên soạn, bàn sâu về chiến trƣờng TTH trong cuộc KCCMCN. Công trình là kết quả nghiên cứu của tập thể các tƣớng lĩnh quân đội, các cán bộ nguyên là lãnh đạo Đảng, Chính quyền của khu TTH và trực tiếp tham gia chiến đấu tại chiến trƣờng TTH. Trên cơ sở quan điểm CTND của Đảng và
  • 18. 13 xuất phát từ đặc điểm cơ bản nhất của chiến trƣờng TTH, tập thể tác giả trình bày diễn biến lớn bao gồm cả đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị của hai lực lƣợng, ba thứ quân, trên ba vùng chiến lƣợc; những hoạt động lớn của Mặt trận Đƣờng 9 - Bắc Quảng Trị để làm rõ mối quan hệ giữa hai mặt trận (Mặt trận Đƣờng 9 - Bắc Quảng Trị và Mặt trận Trị - Thiên - Huế). Cuốn Lịch sử Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị (1966-1973) [94] của Viện LSQSVN, tái hiện, luận giải có hệ thống về lịch sử ra đời, trƣởng thành, chiến đấu của Mặt trận Đƣờng 9 - Bắc Quảng Trị (Mặt trận B5). Tập thể tác giả chỉ rõ, qua gần tám năm (từ tháng 6-1966 đến tháng 1-1973), dƣới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là QUTW, Mặt trận B5 đã vƣợt qua khó khăn, gian khổ, chiến đấu mƣu trí, dũng cảm, lập nên chiến công to lớn, trong đó có những chiến thắng có ý nghĩa chiến lƣợc quan trọng: Chiến dịch Đƣờng 9 - Khe Sanh năm 1968, chiến dịch phản công Đƣờng 9 - Nam Lào năm 1971, chiến dịch tiến công Trị - Thiên, giải phóng hoàn toàn tỉnh Quảng Trị năm 1972, góp phần buộc đế quốc Mỹ phải ký kết hiệp định Pari (27-1-1973), rút hết quân Mỹ và đồng minh ra khỏi miền Nam Việt Nam. Các công trình: Chiến dịch tiến công Đường số 9 - Khe Sanh Xuân Hè 1968 (Lưu hành nội bộ) [89]; Hướng tiến công chiến lược Trị Thiên năm 1972 [90] của Viện LSQSVN, tập trung làm rõ hoàn cảnh lịch sử, âm mƣu của Mỹ, chủ trƣơng của Trung ƣơng Đảng, QUTW và các cấp ủy Đảng địa phƣơng, mối tƣơng quan lực lƣợng, quá trình đấu tranh anh dũng, kiên cƣờng và chiến thắng của QGP trong các chiến dịch Đƣờng 9 - Khe Sanh năm 1968, đòn tiến công chiến lƣợc Trị - Thiên, giải phóng tỉnh Quảng Trị năm 1972. Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ Thừa Thiên Huế chỉ đạo biên soạn công trình: Lịch sử Đảng bộ Tỉnh Thừa Thiên - Huế gồm ba tập, phục dựng sự thành lập Đảng bộ và quá trình Đảng bộ lãnh đạo nhân dân đấu tranh cách mạng, trong đó có cuốn Lịch sử Đảng bộ Thừa Thiên - Huế (1945-1975), tập 2 [79]. Cuốn sách trình bày quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế đối với cuộc KCCMCN; đánh giá ý nghĩa và đúc rút một số bài học lịch sử phục vụ cho giai đoạn cách mạng hiện nay.
  • 19. 14 Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế biên soạn cuốn: Thừa Thiên - Huế kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975) [125]. Đây là công trình nghiên cứu có nhiều tƣ liệu, dựng lại lịch sử đấu tranh cách mạng “tấn công, nổi dậy, anh dũng, kiên cƣờng” của quân và dân Thừa Thiên Huế dƣới sự lãnh đạo của Trung ƣơng Đảng, QUTW và Khu ủy TTH. Dƣới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, các công trình: Lịch sử công tác tuyên giáo của Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế (1930-2005) [214]; Lịch sử công tác xây dựng Đảng về tổ chức của Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế (1930-2010) [217] phản ánh quá trình ra đời, xây dựng, trƣởng thành về công tác tuyên giáo, công tác tổ chức của Đảng bộ Thừa Thiên Huế, trong đó đề cập đến Khu ủy giai đoạn 1966-1975. Cuốn Lịch sử Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế (1930- 2010) [216] của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế phản ánh lịch sử ra đời, phát triển, đấu tranh cách mạng vẻ vang của Mặt trận Tổ quốc tỉnh qua các thời kỳ, tôn vinh sự cống hiến to lớn của các tầng lớp nhân dân, các dân tộc, các tôn giáo, rút ra bài học kinh nghiệm về công tác tập hợp, vận động quần chúng, nhằm khơi dậy truyền thống cách mạng vẻ vang, nâng cao lòng tự hào về Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế. Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế xuất bản cuốn Tổng kết công tác binh vận trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975) [211], phản ánh quá trình lãnh đạo của Trung ƣơng Đảng, Khu ủy TTH và Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế đối với công tác binh vận, những thành công và hạn chế, ý nghĩa và bài học trong công tác binh vận của Đảng. Thừa Thiên - Huế tiến công - nổi dậy - anh dũng - kiên cường Xuân 1968 [212] của Tiểu Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng trực thuộc Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế là công trình nghiên cứu về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 tại Huế, trong đó đánh giá về tình hình chung của QGP và quân Mỹ - QĐVNCH, về quá trình chuẩn bị của QGP, về diễn biến, kết quả, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm.
  • 20. 15 Thành ủy Huế, Huyện ủy A Lƣới, Huyện ủy Nam Đông, Huyện ủy Phong Điền, Huyện ủy Phú Lộc, Huyện ủy Hƣơng Trà, Huyện ủy Phú Vang xuất bản các công trình: Sơ thảo Lịch sử Đảng bộ Thành phố Huế (1945-1975), tập 2 [201]; Lịch sử Đảng bộ thành phố Huế 1930-2000 [59], Lịch sử Đảng bộ huyện A Lưới [3]; Lịch sử Đảng bộ huyện Nam Đông (1945-2000) [8]; Lịch sử Đảng bộ huyện Phong Điền (1930-1995) [9]; Lịch sử Đảng bộ huyện Phú Lộc (1930-1975) [10]; Lịch sử Đảng bộ huyện Hương Trà (1930-1975) [7]; Đảng bộ huyện Phú Vang - 65 năm đấu tranh và xây dựng (1930-1995) [11] phản ánh quá trình ra đời, phát triển, lãnh đạo kháng chiến của Thành ủy Huế, các Huyện ủy và tinh thần đoàn kết, đấu tranh anh dũng, kiên cƣờng của quần chúng nhân dân. Trong các công trình trên đều phản ánh giai đoạn lịch sử đấu tranh từ năm 1966 đến năm 1975 dƣới sự lãnh đạo của Khu ủy TTH. Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh Quảng Trị chỉ đạo biên soạn công trình Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Trị gồm ba tập phản ánh quá trình ra đời và quá trình Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành chính quyền, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lƣợc: cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng XHCN. Trong đó, cuốn Lịch sử Đảng bộ Quảng Trị (1945-1975), tập 2 [68] tập trung trình bày quá trình lãnh đạo của Tỉnh ủy Quảng Trị tiến hành đồng thời hai chiến lƣợc cách mạng: cách mạng XHCN và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân (1954-1975). Giai đoạn 1965-1975 đƣợc phục dựng qua ba chƣơng (giai đoạn từ giữa năm 1965 đến cuối năm 1968, giai đoạn từ cuối năm 1968 đến tháng 1-1973, giai đoạn từ tháng 1-1973 đến ngày 30-4-1975) với 250 trang tƣơng đối toàn diện, có hệ thống về quá trình đấu tranh của quân và dân toàn tỉnh (kể cả khu vực Vĩnh Linh). Đồng thời, qua công trình này, tập thể các nhà nghiên cứu đã đánh giá ý nghĩa và đúc rút một số bài học cơ bản phục vụ cho giai đoạn cách mạng hiện nay. Để phục dựng lịch sử đấu tranh của quân và dân tỉnh Quảng Trị, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Trị xuất bản cuốn Quảng Trị kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975) [126]. Công trình có nhiều tƣ liệu, số liệu về
  • 21. 16 các trận đánh, các chiến dịch, về xây dựng lực lƣợng cách mạng, về công tác xây dựng Đảng, về quá trình xây dựng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội... Các công trình: Lịch sử công tác dân vận của Đảng bộ tỉnh Quảng Trị (1930-2005) [205] của Ban Dân vận Tỉnh ủy Quảng Trị; Lịch sử Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Trị (1930-2005) [228] của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Trị đều tập trung phản ánh lịch sử công tác vận động quần chúng nhân dân đấu tranh cách mạng từ năm 1930 đến năm 2005, quá trình ra đời, tập hợp lực lƣợng và thành quả đấu tranh của các hình thức Mặt trận dân tộc thống nhất tỉnh Quảng Trị từ năm 1930 đến năm 2005. Nhóm công trình này đều khẳng định vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng về đoàn kết, tập hợp nhân dân tỉnh Quảng Trị đấu tranh cách mạng, khẳng định vai trò, sức mạnh, khả năng đấu tranh của quần chúng nhân dân và những thành quả mà nhân dân giành đƣợc trong quá trình đấu tranh đó. Thị ủy Đông Hà, Thị ủy Quảng Trị, Huyện ủy Cam Lộ, Huyện ủy Gio Linh, Huyện ủy Hải Lăng, Huyện ủy Triệu Phong xuất bản các công trình: Lịch sử Đảng bộ thị xã Đông Hà (1930-1999) [60]; Lịch sử Đảng bộ thị xã Quảng Trị (1930-1995) [61]; Lịch sử Đảng bộ huyện Cam Lộ (1930-2000) [4]; Lịch sử Đảng bộ huyện Gio Linh (1930-1975) [5]; Lịch sử Đảng bộ huyện Hải Lăng (1930-1975) [6]; Lịch sử Đảng bộ huyện Triệu Phong (1930-1975) [12] phản ánh bối cảnh ra đời, quá trình hoạt động của các Đảng bộ thị xã, Đảng bộ huyện thuộc Tỉnh ủy Quảng Trị trong suốt tiến trình cách mạng từ đấu tranh giành chính quyền đến tiến hành các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) và đế quốc Mỹ (1954-1975) xâm lƣợc. Công trình Lịch sử Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Linh 1930-1975 [204] của Thƣờng vụ Huyện ủy Vĩnh Linh, tái hiện lịch sử đấu tranh hào hùng của Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Linh, nhất là giai đoạn 1954-1975, khi Vĩnh Linh trở thành đặc khu trực thuộc Trung ƣơng, là tiền đồn của miền Bắc XHCN, hậu phƣơng trực tiếp của miền Nam, của chiến trƣờng TTH; chỉ rõ mối quan hệ mật thiết giữa Đảng bộ Vĩnh Linh với Khu ủy TTH thông qua sự hỗ trợ,
  • 22. 17 giúp đỡ, tham gia trực tiếp của quân dân Vĩnh Linh trong các chiến dịch ở chiến trƣờng TTH, góp phần giải phóng toàn tỉnh Quảng Trị. Bài viết Huế: 25 ngày đêm [176] và Về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 ở Trị Thiên - Huế [177] của Thƣợng tƣớng Trần Văn Quang, nguyên Thứ trƣởng Bộ Quốc phòng, Bí thƣ Khu ủy Trị - Thiên - Huế làm rõ quá trình Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968 tại thành phố Huế về các mặt nhƣ: tình hình chung của hai bên, chủ trƣơng của QUTW và Khu ủy, những thành công và những hạn chế trong tổng công kích đợt 1. Nhân dịp kỷ niệm 20 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, Thành ủy Huế xuất bản cuốn Huế Xuân 68 và nhân dịp kỷ niệm 40 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế xuất bản cuốn Thừa Thiên Huế tấn công, nổi dậy, anh dũng, kiên cường [208]. Hai công trình trên tập hợp nhiều bài viết của các tác giả là lão thành cách mạng, cán bộ chủ chốt đã từng lãnh đạo, tham gia trực tiếp trong chiến thắng Xuân 1968, các nhà lãnh đạo, lực lƣợng vũ trang, các nhà nghiên cứu lịch sử. Nội dung các bài viết phản ánh, tái hiện chân thực về thế trận CTND; nêu lên những thuận lợi, khó khăn từ bƣớc chuẩn bị cho đến quá trình diễn ra 25 ngày đêm đánh chiếm và làm chủ thành phố Huế “tấn công, nổi dậy, anh dũng, kiên cƣờng”; ghi nhận những đóng góp của các anh hùng liệt sĩ, cán bộ chiến sĩ, quân và dân Thừa Thiên Huế cùng cả nƣớc đã chiến đấu, anh dũng hy sinh, làm nên một chiến thắng oanh liệt. Tiêu biểu trong hai công trình trên là các bài: “Chiến công và những bài học từ cuộc tiến công Xuân Mậu Thân - 1968 tại Huế” của Thƣợng tƣớng Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng Bí thƣ Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa VIII; “Phương châm, phương hướng tiến công nổi dậy Huế - Xuân 1968” của Thƣợng tƣớng Trần Văn Quang; “Đất nước vào xuân” của Thiếu tƣớng Lê Chƣởng, nguyên Phó Bí thƣ Khu ủy Trị - Thiên - Huế;“Huế Xuân 68” của tác giả Lê Minh, nguyên Phó Bí thƣ Khu ủy Trị - Thiên - Huế; “Chuẩn bị thế trận” của tác giả Nguyễn Vạn; “Về những người chiến thắng” của tác giả Trần Anh Liên; “Mấy vấn đề về Tổng công kích, Tổng khởi nghĩa Tết Mậu Thân tại chiến trường Trị -
  • 23. 18 Thiên - Huế” của Trung tƣớng Đặng Kinh; “Một vài kỷ niệm vào Huế” của Đại tá Thân Trọng Một. Trong công trình này, qua bài viết “Sự thú nhận của Mỹ - ngụy và bình luận của phương Tây” của tác giả Đoàn Thị Thanh Huyền, cung cấp nhiều thông tin về sự đánh giá của đế quốc Mỹ và CQVNCH về sự kiện Tết Mậu Thân năm 1968. Cuốn Trị - Thiên - Huế Xuân 1975 [128], Trung tƣớng Lê Tự Đồng, nguyên Bí thƣ Khu ủy Trị - Thiên - Huế đề cập có hệ thống về tình hình chiến trƣờng TTH trƣớc mùa Xuân năm 1975, về chủ trƣơng của Trung ƣơng Đảng, QUTW, Khu ủy và Quân khu TTH, về diễn biến, kết quả, ý nghĩa, bài học kinh nghiệm của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 ở TTH; khẳng định vai trò của Khu ủy trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 ở chiến trƣờng TTH. Năm 2005, nhân dịp kỷ niệm 30 năm giải phóng quê hƣơng, Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế xuất bản cuốn hồi ký Thừa Thiên Huế Xuân 1975 [213] bao gồm các bài viết của nhiều nhà cách mạng lão thành, trực tiếp tham gia Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 tại Thừa Thiên Huế, phản ánh những nội dung “đa chiều” về chiến thắng oanh liệt đó của quân dân địa phƣơng. Trong đó, có các bài tiêu biểu: “Mở đường chiến dịch” của Đại tá Nguyễn Hoa, nguyên Chủ nhiệm công binh Quân khu IV, “Quê hương giải phóng chủ động ổn định chính trị trong tình hình mới” của tác giả Nguyễn Đình Bảy, nguyên Trƣởng ban An ninh khu Trị - Thiên - Huế,... Bài viết Đôi nét về Khu Trị - Thiên - Huế trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước [161] của tác giả Trần Văn Lợi, giới thiệu khái quát về sự ra đời Khu ủy; nhiệm vụ của chiến trƣờng và quá trình đấu tranh của nhân dân TTH từ tháng 4-1966 đến kết thúc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968. Các bài: Khu ủy Trị Thiên - Huế trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 [141] của tác giả Vũ Quang Hiển và Vũ Tất Đạt; Cuộc tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1968 ở Huế - Mấy vấn đề bàn luận [140] của tác giả Vũ Quang Hiển; Huế tấn công nổi dậy - 30 năm nhìn lại [126] của tác giả Tô Vĩnh Hà,… tập trung phân tích về sự lãnh đạo của Khu ủy TTH, về kết
  • 24. 19 quả và ý nghĩa trong Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 ở chiến trƣờng TTH, đặc biệt là thành phố Huế. Về đòn tiến công chiến lƣợc TTH năm 1972, nhất là về chiến dịch tiến công giải phóng Quảng Trị, một số tác giả tập trung nghiên cứu về các mặt: sự lãnh của Đảng ủy các cấp; sự chiến đấu đoàn kết, kiên cƣờng của quân và dân địa phƣơng; thắng lợi và ý nghĩa lịch sử, đặc biệt là ý nghĩa đối với mặt trận ngoại giao. Tiêu biểu là các bài: Cuộc tiến công chiến lược Xuân - Hè 1972 – Tầm vóc và ý nghĩa lịch sử [173] của tác giả Nguyễn Trọng Phúc; Từ tiến công Quảng Trị đến Hội nghị Pari hai trận tuyến - một mục tiêu chiến lược [134] của tác giả Nguyễn Mạnh Hà; Sự kiện giải phóng Quảng Trị [203] của tác giả Nguyễn Huy Thục, Mở hướng tiến công chiến lược Trị - Thiên 1972, quyết định đúng đắn, sáng tạo của Quân ủy Trung ương [2] của tác giả Lê Thanh Bài, Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 và bước ngoặt trên bàn đàm phán Hội nghị Paris [153] của tác giả Hồ Khang và Hồ Hoàng Thái; Giải phóng Quảng Trị và cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ - Thắng lợi bước ngoặt trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước [105] của Thƣợng tƣớng Nguyễn Thành Cung; Cuộc tiến công Xuân - Hè 1972 và chiến thắng Quảng Trị với cuộc đàm phán Paris [151] của nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Huỳnh; Chiến dịch Trị Thiên (1972) - qua ý kiến của một nhân chứng lịch sử [129] của Trung tƣớng Lê Tự Đồng… 1.1.2. Các công trình nghiên cứu của các tác giả nƣớc ngoài về chiến tranh ở Việt Nam Các công trình: Nhìn lại quá khứ - Tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam [189] của Robert S.McNamara, nguyên Bộ trƣởng Bộ Quốc phòng Hợp chủng quốc Hoa Kỳ; Hồi ký của Linđơn Giônxơn [160], nguyên Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ; Hồi ký Richard Nixon [188], nguyên Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa; Việt Nam - Cuộc chiến tranh mười nghìn ngày [162] của nhà sử học Mỹ Maicơn Máclia; Sự lừa dối hào nhoáng [169] của tác giả Neil Sheehan; Tết [107] của tác giả Don Oberdoifer; Những bí mật về chiến tranh Việt Nam (Hồi ức về Việt Nam và hồ sơ Lầu Năm Góc) [106] của
  • 25. 20 tác giả Daniel Ellsberg; Cuộc chiến tranh dài ngày nhất nước Mỹ [133] của tác giả George C.Herring; Cuộc thử thách [130] của nhà nghiên cứu Đêvơrisớt Panmơ; Giải phẫu một cuộc chiến tranh [132] của nhà sử học Mỹ Gabrriel Kolko; Những bí mật của cuộc chiến tranh Việt Nam [171] của tác giả Philíp B.Davítsơn, Tường trình của một quân nhân [226] của tƣớng William C.Westmoreland, nguyên là Tƣ lệnh Bộ Chỉ huy viện trợ quân sự Mỹ (MACV) ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1965-1968, Vietnam - Why we fought [229] của hai tác giả Dorothy and Thomas Hoobler, The 25 - year war [230] của tƣớng General Bruce Palmer, Valley of decision - The siege of Khe Sanh [231] của hai nhà sử học Mỹ John Prados and Ray W. Stubbe, The hidden history of the Vietnam war [232] của tác giả John Prados,... đều có những luận giải khá xác đáng về quá trình xâm lƣợc của Hoa Kỳ vào Việt Nam; âm mƣu, thủ đoạn, toan tính đầy tham vọng cũng nhƣ nỗ lực khổng lồ về huy động nguồn lực con ngƣời, tiền bạc, phƣơng tiện, vũ khí chiến tranh và sự thất bại của giới cầm quyền Mỹ, của quân đội Mỹ và một số nƣớc đồng minh trong cuộc chiến tranh xâm lƣợc Việt Nam trải qua 4 chiến lƣợc chiến tranh mang tính toàn cầu với 5 đời tổng thống Mỹ; những lời “thú nhận” của giới cầm quyền Mỹ; nguyên nhân khiến đế quốc Mỹ thất bại và những bài học về cuộc chiến tranh xâm lƣợc miền Nam Việt Nam của đế quốc Mỹ... 1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN KẾ THỪA VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA LUẬN ÁN CẦN TẬP TRUNG NGHIÊN CỨU 1.2.1. Những vấn đề luận án kế thừa từ các công trình đã xuất bản liên quan * Dưới nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau, các công trình liên quan đến đề tài luận án đã: - Làm rõ những vấn đề chung về các chiến lƣợc chiến tranh, kế hoạch, hành động của đế quốc Mỹ - CQVNCH; nguyên nhân thất bại và bài học về chiến tranh Việt Nam của đế quốc Mỹ; - Những vấn đề chung về sự lãnh đạo cuộc KCCMCN của Đảng bao gồm: xác định đƣờng lối chiến lƣợc, sách lƣợc; xây dựng lực lƣợng; xác định
  • 26. 21 phƣơng pháp cách mạng; xây dựng căn cứ địa kháng chiến và vùng giải phóng; công tác xây dựng Đảng và phát huy vai trò, sự chủ động, sáng tạo, linh hoạt của các đảng bộ địa phƣơng; thắng lợi toàn diện; ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo chiến tranh cách mạng của Đảng, trong đó đề cập tới chiến trƣờng TTH; - Khái quát vị trí, vai trò chiến lƣợc của chiến trƣờng TTH; phản ánh một số khía cạnh về tổ chức, lãnh đạo của Khu ủy TTH trong cuộc KCCMCN từ năm 1966 đến năm 1975. - Tập trung nghiên cứu sâu về lịch sử quân sự, nghệ thuật quân sự, đấu tranh vũ trang, diễn biến, kết quả, ý nghĩa lịch sử và kinh nghiệm của các trận đánh, các chiến dịch lớn ở chiến trƣờng TTH; - Nghiên cứu về vai trò, hoạt động của các Đảng bộ cấp tỉnh, thành phố, thị xã, huyện và các ban ngành, đoàn thể ở Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. * Trên cơ sở kết quả nêu trên của các công trình liên quan, luận án có thể kế thừa những vấn đề sau: - Phƣơng pháp luận nghiên cứu vấn đề lãnh đạo của tổ chức Đảng đặc thù, khảo cứu tài liệu và so sánh với các tổ chức Đảng khác; - Những vấn đề lý luận về công tác xây dựng Đảng, về CTND, về vai trò lãnh đạo toàn diện của Đảng trong cuộc KCCMCN: Tuân thủ nguyên tắc xây dựng Đảng và yêu cầu thực tiễn chiến trƣờng, quá trình phát triển về tổ chức và lãnh đạo cách mạng toàn diện của Khu ủy đối với cuộc KCCMCN tại chiến trƣờng TTH; - Những kết quả nghiên cứu, tài liệu tham khảo ban đầu về chiến trƣờng TTH và Khu ủy TTH, nhất là ở lĩnh vực quân sự. Những công trình trên tƣơng đối đa dạng, phong phú và đã đề cập đến một số khía cạnh về tổ chức và hoạt động của Khu ủy TTH, là nguồn tài liệu tham khảo cho tác giả khi nghiên cứu đề tài luận án này. Tuy nhiên, đến nay vẫn chƣa có công trình nghiên cứu chuyên biệt, hệ thống, toàn diện về quá trình ra đời, xây dựng, kiện toàn tổ chức và quá trình lãnh đạo của Khu ủy TTH, làm nổi bật sự chỉ đạo đúng đắn của Trung ƣơng Đảng trong công tác
  • 27. 22 xây dựng Đảng, sự sáng tạo của cấp ủy địa phƣơng trong quá trình lãnh đạo kháng chiến. Yêu cầu tổng kết về vai trò lãnh đạo của Đảng trong cuộc KCCMCN nói chung, vai trò của các cấp bộ Đảng ở các địa phƣơng nói riêng đòi hỏi phải có những công trình nghiên cứu chuyên khảo, sâu sắc, hệ thống. 1.2.2. Những vấn đề đặt ra luận án cần tập trung nghiên cứu - Nêu rõ đặc điểm, vai trò, vị trí, nhiệm vụ của chiến trƣờng TTH trong cuộc KCCMCN; âm mƣu, thủ đoạn chống phá của đế quốc Mỹ - CQVNCH đối với khu TTH, nhất là giai đoạn 1965-1975 trên tất cả các phƣơng diện; - Trình bày có hệ thống về yêu cầu và quá trình thành lập; nguyên tắc tổ chức, hoạt động; cơ cấu tổ chức; chức năng, nhiệm vụ và quá trình xây dựng, phát triển về tổ chức của Khu ủy TTH; - Làm rõ quá trình lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của Khu ủy đối với địa bàn TTH giai đoạn 1966-1975; - Đánh giá thành công, hạn chế và tổng kết một số kinh nghiệm từ quá trình thành lập, xây dựng và lãnh đạo, chỉ đạo của Khu ủy TTH từ năm 1966 đến năm 1975.
  • 28. 23 Chƣơng 2 KHU ỦY TRỊ - THIÊN - HUẾ THÀNH LẬP, LÃNH ĐẠO KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƢỚC TỪ NĂM 1966 ĐẾN NĂM 1968 2.1. THÀNH LẬP VÀ KIỆN TOÀN TỔ CHỨC KHU ỦY TRỊ - THIÊN - HUẾ 2.1.1. Đặc điểm chiến trƣờng Trị - Thiên - Huế và yêu cầu thành lập Khu ủy Trị - Thiên - Huế 2.1.1.1. Khái quát chung về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và truyền thống cách mạng ở Trị - Thiên - Huế Trị - Thiên - Huế trong cuộc KCCMCN gồm hai tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên và thành phố Huế có diện tích khoảng 10.300 km2 (Thừa Thiên Huế: 5.600 km2 , Quảng Trị: 4.700 km2 ) [85, tr.11-12]. Mỹ và CQVNCH gọi là Khu Chiến thuật 11, thuộc Vùng I Chiến thuật. Địa bàn TTH trải dài từ phía Nam sông Bến Hải (Vĩ tuyến 17) đến phía Bắc đèo Hải Vân; phía Bắc giáp Vĩnh Linh; phía Nam giáp tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (nay là tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng); phía Đông giáp biển Đông; phía Tây có chung đƣờng biên giới với hai tỉnh (Xavanakhet, Xalavan) của nƣớc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Trị - Thiên - Huế có chiều dài tính theo quốc lộ 1A từ Bắc vào Nam khoảng 160 km, chiều rộng từ Đông sang Tây tính trung bình khoảng 70 km. Địa hình TTH chia làm ba vùng rõ rệt: rừng núi, nông thôn đồng bằng và đô thị ven biển. Vùng rừng núi chiếm ¾ diện tích với nhiều núi cao, rừng già hiểm trở là chiến lũy tự nhiên án ngữ miền Tây; có nhiều thung lũng là căn cứ địa cách mạng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ: chiến khu Ba Lòng (Quảng Trị), chiến khu Hòa Mỹ, Dƣơng Hòa (Thừa Thiên Huế). Vùng nông thôn đồng bằng diện tích hẹp có các tuyến làng mạc chạy dài theo bờ biển, nhiều sông ngòi, mƣơng, lạch, đầm, hồ, phá xen kẽ chia cắt dọc ngang, là nơi dân cƣ đông đúc, tập trung sức ngƣời, sức của, các đầu mối giao thông thủy bộ và là bàn đạp để phát triển phong trào cách mạng vào thành phố. Nông thôn đồng bằng là vùng chiến lƣợc quan trọng đối
  • 29. 24 với cả hai bên. Vùng đô thị là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, nơi tập trung các cơ quan đầu não của Mỹ - chính quyền Việt Nam Cộng hòa, đặc biệt Huế là thành phố lớn thứ ba của miền Nam, có vị trí quan trọng về quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Huế có diện tích rộng hơn 90 km2 , với khoảng 15 vạn dân; nằm trên trục đƣờng giao thông chính (Đƣờng số 1); xung quanh thành phố có các sông ngòi bao bọc, tạo ra những khoảng ngăn cách giữa vùng ven và thành phố, từ ngoài vào có rất nhiều cầu cống. Trong chiến tranh, Huế là một trong những trung tâm cai trị lớn của đế quốc Mỹ - CQVNCH về mọi mặt; nơi đặt nhiều cơ quan đầu não của CIA, đảng phái phản động, tập hợp bọn gián điệp, phản động quốc tế; chi phối hoạt động của các lực lƣợng địch nhằm đối phó với phong trào cách mạng miền Trung, làm cho tình hình chính trị, xã hội ở thành phố Huế luôn phức tạp. Vùng giáp ranh là khu vực nối liền vùng núi, đồng bằng và đô thị, giữ vị trí đặc biệt về quân sự, nơi diễn ra tranh chấp thƣờng xuyên, quyết liệt giữa hai bên. Trị - Thiên - Huế có Đƣờng số 1 và đƣờng sắt chạy từ Bắc vào Nam; Đƣờng số 9 - con đƣờng chiến lƣợc quan trọng nối liền Việt Nam - Lào, cả VNDCCH và đế quốc Mỹ - CQVNCH đều muốn giành quyền kiểm soát con đƣờng này… Đặc biệt, đƣờng Hồ Chí Minh thuộc tuyến vận tải chiến lƣợc 559 chạy dọc theo dãy Trƣờng Sơn, xuyên qua miền Tây TTH, nối liền hậu phƣơng lớn miền Bắc với tiền tuyến lớn miền Nam. Đế quốc Mỹ và CQVNCH xem đây là một trong những mục tiêu chiến lƣợc, tập trung đánh phá thƣờng xuyên, quyết liệt… Vào những năm 60 của thế kỷ XX, TTH là nơi có trình độ sản xuất kinh tế thấp, ruộng đất cằn cỗi. Hơn 80% dân số sống bằng nghề nông nhƣng lƣơng thực thƣờng không đủ, một số sống bằng nghề đánh cá và tiểu thƣơng. Dân số TTH có khoảng hơn 80 vạn dân (Thừa Thiên khoảng hơn 50 vạn; Quảng Trị khoảng 30 vạn) [212, tr.31] bao gồm đại bộ phận là ngƣời Kinh, có khoảng 35.000 ngƣời là đồng bào các dân tộc ít ngƣời nhƣ Vân Kiều, Tà Ôi, Cơ Tu,… sống rải rác dọc Trƣờng Sơn giáp biên giới Việt - Lào. Về xã hội, vấn đề nổi bật nhất là tôn giáo. Tiếp theo thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và tay
  • 30. 25 sai ra sức lợi dụng, khuyến khích và phát triển nhiều tổ chức tôn giáo (Phật giáo, Thiên chúa giáo, đạo Tin lành…) và nhiều tổ chức đảng phái chính trị phản động gắn liền với tôn giáo. Nhƣng chính tinh thần dân tộc và ý thức giác ngộ chính trị của nhân dân đã đánh bại quân địch ngay trên lĩnh vực tôn giáo mà chúng đang ra sức lợi dụng. Nhân dân TTH từ miền ngƣợc đến miền xuôi, từ ven biển đến thành phố giàu truyền thống cách mạng, kiên cƣờng anh dũng, có tinh thần yêu nƣớc nồng nàn và lòng căm thù giặc sâu sắc. Cuối thế kỷ XIX, TTH là “cái nôi” của phong trào Cần Vƣơng, nhân dân địa phƣơng dốc lòng “phò vua, cứu nƣớc”, vùng núi Tân Sở (Cam Lộ - Quảng Trị) trở thành căn cứ địa, cơ quan đầu não để vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đầu thế kỷ XX, Huế giữ “một vị trí quan trọng trong phong trào yêu nƣớc theo xu hƣớng duy tân” [216, tr.44]. Huế là địa bàn hoạt động của Duy Tân hội, của phong trào Đông Du, phong trào chống thuế với sự tham gia của học sinh Nguyễn Sinh Cung vào năm 1908… Đặc biệt là cuộc vận động yêu nƣớc của Thái Phiên và Trần Cao Vân đối với vua Duy Tân nhằm phát động cuộc đấu tranh chống Pháp trên toàn Trung Kỳ vào năm 1916. Dù không thành công nhƣng “thể hiện tình thần yêu nƣớc quả cảm và tinh thần đoàn kết đấu tranh của các tầng lớp nhân dân đến các sĩ phu, học sinh, trí thức và vua quan nhà Nguyễn lúc bấy giờ” [216, tr.45]. Dƣới sự lãnh đạo của Đảng, trải qua 15 năm đấu tranh, nhân dân TTH, đoàn kết thống nhất, tiến hành Tổng khởi nghĩa Tháng 8 năm 1945 thành công ở địa phƣơng. Từ năm 1945 đến năm 1954, quân dân TTH sát cánh cùng Quảng Bình kiên cƣờng kháng chiến chống thực dân Pháp trên một chiến trƣờng quyết liệt “Bình - Trị - Thiên khói lửa”, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, buộc thực dân Pháp phải ký kết Hiệp định Giơnevơ (21-7-1954). 2.1.1.2. Đặc điểm chiến trường và yêu cầu thành lập Khu ủy Sau Hiệp định Giơnevơ (21-7-1954), Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm hai miền, Vĩ tuyến 17 là giới tuyến quân sự tạm thời. Huyện Vĩnh Linh
  • 31. 26 (Quảng Trị) ở phía Bắc Vĩ tuyến 17 trở thành Đặc khu Vĩnh Linh trực thuộc Trung ƣơng, địa đầu của miền Bắc. Trị - Thiên - Huế trở thành địa đầu của miền Nam, tiếp giáp miền Bắc có nhiệm vụ vừa giải phóng miền Nam, vừa bảo vệ miền Bắc. Do đặc điểm về tự nhiên, xã hội, trong cuộc KCCMCN, TTH có vị trí chiến lƣợc quan trọng về quân sự và chính trị. Đối với LLCM, TTH là “đầu cầu” nối liền hai miền Nam - Bắc; địa bàn trực tiếp bảo vệ miền Bắc XHCN, trƣớc hết là phía Nam khu IV, bảo vệ vùng giải phóng của Lào; bàn đạp để tiến công ở chiến trƣờng TTH và điểm xuất phát để tấn công vào miền Nam; hành lang chiến lƣợc của ba nƣớc Đông Dƣơng. Vì vậy, TTH là chiến trƣờng vừa làm nhiệm vụ của địa phƣơng, vừa làm nhiệm vụ của cả nƣớc, vừa làm nhiệm vụ quốc tế. Đối với Mỹ và CQVNCH, TTH là địa bàn tổ chức phòng ngự, ngăn chặn sự chi viện sức ngƣời sức của từ miền Bắc, từ các nƣớc XHCN anh em vào miền Nam, Lào và Campuchia; là “con đê” để ngăn chặn “làn sóng đỏ” từ miền Bắc vào miền Nam; là bình phong, “lá chắn” vững chắc cho căn cứ phía Nam đèo Hải Vân; làm bàn đạp để có thể “lấp sông Bến Hải, Bắc tiến” khi cần thiết. Vì thế, kẻ thù luôn coi trọng và tăng cƣờng xây dựng địa bàn TTH thành khu vực trọng điểm, kiên cố, vững chắc. Từ vị trí chiến lƣợc nêu trên, chiến trƣờng TTH có đặc trƣng sau: vừa là tiền tuyến, vừa là hậu phƣơng; “là nơi đọ sức quyết liệt giữa lực lƣợng của hai miền, hai chế độ, cuộc chiến đấu sẽ diễn ra quyết liệt, phức tạp và có tác động lớn đến cục diện chung trên toàn Miền và trong cả nƣớc” [50, tr.3]; vừa có nhiệm vụ tiêu diệt, thu hút, kiềm chế quân chủ lực cơ động của Mỹ và CQVNCH, thực hiện phối hợp chiến trƣờng, vừa có nhiệm vụ giành dân, giành quyền làm chủ của nhân dân trên cả ba vùng chiến lƣợc. Với âm mƣu biến TTH thành tuyến đầu “chống Cộng”, ngăn chặn làn sóng cách mạng lan xuống Đông Nam Á, trong những năm 1954-1965, đế quốc Mỹ và CQVNCH triển khai nhiều biện pháp đánh phá phong trào cách mạng, gây tổn thất lớn cho LLCM. Đầu năm 1955, Khu ủy Liên khu IV chỉ rõ: “Nhiệm vụ trƣớc mắt của Trị - Thiên là phát động quần chúng nông thôn và thành thị đấu tranh đòi địch phải triệt để thi hành hiệp định Giơnevơ, đấu
  • 32. 27 tranh theo phƣơng châm “có lý có tình, có lợi và đúng mức” [85, tr.29-30] và xác định: “Trị - Thiên là “khu đệm” giữa hai miền” [85, tr.30]. Giữa lúc Tỉnh ủy Quảng Trị và Thừa Thiên đang triển khai quán triệt Nghị quyết 15 (1959) của Trung ƣơng Đảng thì tiếp tục nhận đƣợc sự chỉ đạo từ cấp trên: “Trị - Thiên là “khu đệm” tiếp giáp miền Bắc XHCN và trong điều kiện tình hình quốc tế lúc bấy giờ, để tránh những ảnh hƣởng không có lợi về chính trị và đối ngoại trong phe ta cũng nhƣ đối với địch, nên hoạt động quân sự ở Trị - Thiên phải hạn chế, không rầm rộ, có mức độ” [85, tr.53]. Nhận thức về sách lƣợc “khu đệm” và hạn chế đấu tranh vũ trang đã ảnh hƣởng nhiều đến sự chỉ đạo phong trào TTH trong những năm 1960-1964, nhất là những hoạt động về quân sự. Đến giữa năm 1965, chiến lƣợc “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam căn bản bị thất bại, đế quốc Mỹ chuyển sang thực hiện chiến lƣợc “Chiến tranh cục bộ”, “tiến hành một cuộc chiến tranh trên bộ với quy mô lớn nhất” [125, tr.71]. Ngày 17-7-1965, Tổng thống Mỹ Johnson đã chuẩn y kế hoạch chiến lƣợc ba giai đoạn của tƣớng Westmoreland, ồ ạt đƣa hàng chục vạn quân Mỹ và quân đồng minh vào miền Nam. Ngay khi vào miền Nam, Mỹ mở nhiều cuộc hành quân nhằm “tìm diệt” chủ lực QGP và “bình định” các vùng nông thôn quan trọng; ổn định, tăng cƣờng hiệu lực chính quyền và QĐVNCH; mở rộng cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân đối với miền Bắc nhằm phá hoại công cuộc xây dựng CNXH, làm suy yếu căn cứ địa cách mạng của cả nƣớc, ngăn chặn sự chi viện từ Bắc vào Nam, cô lập đè bẹp cách mạng miền Nam. Thực hiện chiến lƣợc này nhằm tạo nên sự chuyển biến chiến lƣợc có lợi cho Mỹ; ngăn ngừa sự sụp đổ của CQVNCH; xoay chuyển tình thế, giành quyền chủ động trên chiến trƣờng. Để thực hiện chiến lƣợc này, đế quốc Mỹ nhanh chóng triển khai lực lƣợng chiến đấu Mỹ (44 tiểu đoàn) và quân các nƣớc đồng minh (Nam Triều Tiên, Niu Dilân, Ôxtrâylia, Thái Lan, Philíppin) vào miền Nam Việt Nam, nhanh chóng chuẩn bị cho cuộc phản công quy mô lớn trong mùa khô 1965- 1966. Từ tháng 7 đến cuối năm 1965, các đơn vị quân Mỹ và hàng vạn tấn
  • 33. 28 phƣơng tiện, vũ khí chiến tranh hiện đại ồ ạt đổ vào miền Nam, tổng số quân Mỹ và tay sai đến cuối tháng 12-1965 có 726.772 ngƣời, trong đó có 184.314 lính Mỹ gồm 3 sƣ đoàn, 6 lữ đoàn và 2 trung đoàn, gấp 2,5 lần số quân Mỹ đóng trên toàn chiến trƣờng Mỹ Latinh [91, tr.111-112]; huy động lực lƣợng lớn không lực, các đơn vị tinh nhuệ của quân đội Mỹ và một hệ thống chỉ huy, yểm trợ gồm các trung tâm thông tin, sân bay, quân cảng, kho tàng, đƣờng giao thông… Cuộc KCCMCN của nhân dân Việt Nam đứng trƣớc thử thách nghiêm trọng. Trên chiến trƣờng TTH, có một sƣ đoàn chủ lực của QĐVNCH, 25 đại đội bảo an, hàng trăm trung đội dân vệ, khoảng 2000 quân Mỹ [168, tr.117], làm nhiệm vụ xây dựng căn cứ, kho tàng ở sân bay Phú Bài và thị xã Quảng Trị, chuẩn bị triển khai các đơn vị chiến đấu của Mỹ và làm chỗ dựa cho QĐVNCH ở vùng giới tuyến. Quân đội VNCH gồm 8 tiểu đoàn bộ binh, 3 tiểu đoàn pháo, 4 chi đoàn đoàn thiết giáp, 2 tiểu đoàn công binh, 2 đại đội hải thuyền, 23 đại đội bảo an, 100 trung đội dân vệ, 3 tiểu đoàn cảnh sát, 34 đoàn bình định [125, tr.139]. Mỹ tập trung xây dựng hệ thống sân bay (Tà Cơn, Đông Hà, Ái Tử (Quảng Trị), A Lƣới, Tây Lộc, Tân Mỹ, Phú Bài (Thừa Thiên Huế)) và các quân cảng (Đông Hà, Mỹ Thủy (Quảng Trị), Tân Mỹ (Thừa Thiên Huế)). Trƣớc việc Mỹ đƣa quân trực tiếp tham chiến, tình hình tƣ tƣởng, tổ chức của cán bộ, đảng viên có sự thay đổi. Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ địa phƣơng chƣa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ; một số cán bộ lãnh đạo có tƣ tƣởng hữu khuynh, ảnh hƣởng đến công tác lãnh đạo, nói chung. Trƣớc tình hình chiến tranh lan rộng, BCH Trung ƣơng Đảng họp Hội nghị lần thứ 11 (3-1965) và lần thứ 12 (12-1965), đánh giá tình hình, đề ra nhiệm vụ mới lãnh đạo toàn Đảng, toàn quân và toàn dân đoàn kết chặt chẽ, quyết tâm đánh thắng đế quốc Mỹ, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất nƣớc nhà. Trung ƣơng Đảng nhận định: Mặc dầu đế quốc Mỹ đƣa vào miền Nam hàng chục vạn quân đội viễn chinh, lực lƣợng so sánh giữa ta và địch không thay đổi lớn. Tuy cuộc chiến tranh ngày càng trở nên gay go, ác liệt, nhƣng nhân
  • 34. 29 dân ta đã có cơ sở chắc chắn để giữ vững và tiếp tục giành thế chủ động trên chiến trƣờng, có lực lƣợng và điều kiện để đánh bại âm mƣu trƣớc mắt và lâu dài của địch [114, tr.633]. Phƣơng châm chiến lƣợc chung là “đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh chính trị, triệt để vận dụng ba mũi giáp công” [114, tr.339]. Để thể hiện rõ quyết tâm trên của Trung ƣơng Đảng, trong phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 12 (12-1965), Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Mỹ là một nƣớc đế quốc lớn nhất, giàu nhất, mạnh nhất trong phe đế quốc chủ nghĩa. Nƣớc ta chỉ có hơn 30 triệu dân, lại nghèo, nhƣng chúng ta dám đánh đế quốc Mỹ và nhất định đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lƣợc” [166, tr.692]. Cùng với việc chỉ đạo về chính trị, tƣ tƣởng trên, BCT ban hành Nghị quyết số 123-NQ/TW ngày 7-5-1965 Về việc chuyển hướng công tác tổ chức trong tình hình và nhiệm vụ mới để lãnh đạo công tác tổ chức, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn cuộc KCCMCN. Thực hiện chủ trƣơng của Đảng, trong chiến đấu chống cuộc phản công mùa khô thứ nhất (1965-1966) của quân Mỹ, quân dân miền Nam, với thế trận CTND chặn đánh kẻ thù quyết liệt trên mọi hƣớng, tiến công khắp nơi. Tháng 4-1966, BCT và QUTW xem xét kết quả trên toàn Miền, đánh giá QGP miền Nam thắng lớn, bƣớc đầu làm thất bại chiến lƣợc “tìm diệt” của quân Mỹ và QĐVNCH. Tuy nhiên, sự trƣởng thành về mọi mặt của các chiến trƣờng, các mặt trận không đều. Tại chiến trƣờng Nam Bộ, cả hai mũi tiến công của đối phƣơng vào chiến khu D, chiến khu Dƣơng Minh Châu và hƣớng Đông Nam Sài Gòn đều bị LLCM miền Nam chặn đánh quyết liệt. Tại khu V, bộ đội phục kích, tập kích và chống càn thắng lớn ở Phú Yên và Bắc Bình Định, gây nhiều thiệt hại cho quân Mỹ… Trong khi đó, ở TTH, mặc dù kẻ thù không tập trung “tìm diệt” lớn nhƣ ở các chiến trƣờng Nam Bộ và khu V nhƣng việc chỉ đạo sử dụng lực lƣợng ba thứ quân tác chiến trên ba vùng chiến lƣợc phối hợp với toàn Miền không đều, chiến trƣờng còn khá “yên ắng”. Trong mùa khô 1965-1966, ở TTH không diễn ra trận đánh lớn nào vào
  • 35. 30 các căn cứ của kẻ thù. Hầu hết bộ đội chủ lực (Trung đoàn 9, Trung đoàn 57, Tiểu đoàn 806…) đứng chân ở các vùng giáp ranh Thừa Thiên không chủ động tiến công. Nhiều đơn vị lực lƣợng vũ trang và các đoàn thể cách mạng không nhận đƣợc chỉ thị phát động quần chúng đấu tranh đánh quân Mỹ và QĐVNCH, làm cho tình hình chiến trƣờng TTH ngày càng có chiều hƣớng suy giảm. Do đó, đế quốc Mỹ chƣa phải đối phó lớn với QGP ở TTH, mà tập trung lực lƣợng càn quét đánh phá ác liệt các tỉnh đồng bằng khu V, Đông Nam Bộ, gây nhiều tổn thất cho phong trào cách mạng ở những nơi này. Từ đặc điểm và tình hình của chiến trƣờng, để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ do Trung ƣơng Đảng và QUTW, TTH cần giải quyết ba vấn đề lớn: Một là, tiếp tục giáo dục nâng cao tƣ tƣởng tiến công cho quân và dân; phát động, tổ chức tốt CTND với nội dung chủ yếu: kết hợp đấu tranh “hai chân, ba mũi, ba vùng, ba thứ quân”; kết hợp tốt phƣơng thức tác chiến của CTND địa phƣơng với phƣơng thức tác chiến của lực lƣợng chủ lực nhằm phát huy sức mạnh tiến công tổng hợp, đƣa CTND ở TTH phát triển cao hơn. Đây là điều kiện mấu chốt để hoàn thành nhiệm vụ quân sự của địa phƣơng; giam giữ, thu hút chủ lực quân Mỹ và QĐVNCH, buộc chúng phải đối phó với chiến trƣờng TTH, thực hiện phối hợp tốt với chiến trƣờng toàn Miền. Hai là, trên cơ sở nhận thức về quy luật phát triển của chiến tranh, phải chủ động, tích cực chuẩn bị tốt các điều kiện cho chiến trƣờng, sẵn sàng mở rộng quy mô, phối hợp tác chiến với các lực lƣợng chủ lực của Trung ƣơng khi QGP chủ trƣơng mở các chiến dịch lớn ở chiến trƣờng TTH. Ba là, kết hợp tốt giữa hoàn thành nhiệm vụ giải phóng miền Nam (trên địa phƣơng mình) với bảo vệ miền Bắc (trực tiếp là phía Nam Quân khu IV); kết hợp tốt giữa hoàn thành nhiệm vụ quân sự địa phƣơng với hoàn thành nhiệm vụ phối hợp chiến trƣờng toàn miền Nam, bảo vệ đƣờng hành lang chiến lƣợc 559 qua TTH. Do đó, yêu cầu bức thiết đặt ra ở TTH là phải có một cấp ủy đảng độc lập, đủ tầm lãnh đạo phong trào cách mạng địa phƣơng, đặt dƣới sự lãnh đạo
  • 36. 31 trực tiếp của Trung ƣơng Đảng để thuận lợi cho việc đƣa TTH thành chiến trƣờng chính, hƣớng tiến công chiến lƣợc nhằm “chia lửa” cho miền Nam và ngăn chặn ý đồ đƣa chiến tranh ra miền Bắc của đế quốc Mỹ. 2.1.2. Thành lập Khu ủy Trị - Thiên - Huế và kiện toàn tổ chức 2.1.2.1. Thành lập Khu ủy Trị - Thiên - Huế Sau tháng 7-1954, miền Bắc đƣợc giải phóng từ sông Bến Hải (Vĩnh Linh - Quảng Trị) trở ra, miền Nam tiếp tục cuộc đấu tranh gian khổ với đế quốc Mỹ và CQVNCH để giành thắng lợi hoàn toàn. Về công tác xây dựng Đảng ở miền Nam, ngày 6-9-1954, BCT ra chỉ thị về tình hình mới nêu rõ sự cần thiết phải sắp xếp cán bộ, bố trí lực lƣợng, bảo đảm vừa che giấu đƣợc lực lƣợng, vừa có thể hoạt động để thực hiện chủ trƣơng, chính sách của Đảng. Từ đó, Trung ƣơng Đảng chủ trƣơng: Tổ chức Đảng phải bí mật. Tổ chức Đảng cần trong sạch, nghiêm mật, vững mạnh… Các cơ quan lãnh đạo phải chắc, gọn gàng, bí mật... Ở Liên khu V, giữ Khu ủy và thành lập ba Liên Tỉnh ủy. Thừa Thiên, Quảng Trị (bộ phận Pháp tạm đóng quân) tạm thời giao cho Khu ủy IV phụ trách; nhƣng sau này giao thông liên lạc lại bình thƣờng thì sẽ giao lại cho Khu ủy V trực tiếp lãnh đạo [111, tr.280-281]. Sau Hiệp định Giơnevơ, cơ quan lãnh đạo trực tiếp Liên Tỉnh ủy Trị - Thiên là Liên Khu ủy IV nhƣng chỉ mang tính chất “tạm thời”. Ban Thƣờng vụ Liên Khu ủy IV chỉ định Tỉnh ủy Thừa Thiên gồm 7 Tỉnh ủy viên: Lê Minh làm Bí thƣ, Ngô Lén làm Phó Bí thƣ, Nguyễn Minh Đạt làm Ủy viên Thƣờng vụ và các ủy viên: Lê Cƣơng, Nguyễn Minh Phƣơng, Lê Tự Lập, Trần Hàn [79, tr.14]; Tỉnh ủy Quảng Trị gồm 5 Tỉnh ủy viên: Trƣơng Chí Công làm Bí thƣ, Hoàng Đức Sản, Phan Văn Khánh làm Ủy viên Thƣờng vụ và các ủy viên: Nguyễn Tào, Phan Trọng Tịnh [68, tr.21]. Gần một năm sau, Trung ƣơng Đảng nhận thấy để công tác lãnh đạo phù hợp với nhiệm vụ mới, lúc này TTH đã trở thành “đầu cầu” của miền Nam, cần phải tách Liên Tỉnh ủy Trị - Thiên ra khỏi Khu ủy IV để sáp nhập vào Khu ủy V. Thực hiện chủ
  • 37. 32 trƣơng trên, ngày 30-3-1955, Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng ra Nghị quyết số 10/NQ-TW “Về việc sáp nhập 2 tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên vào Liên Khu V”; đồng thời, Trung ƣơng quyết định chia khu V thành bốn liên tỉnh: Liên tỉnh 1 (Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam); liên tỉnh 2 (Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên); liên tỉnh 3 (Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Viên, Đồng Nai Thƣợng); liên tỉnh 4 (Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk). Tỉnh ủy Quảng Trị, Thừa Thiên thuộc Liên tỉnh 1 (Liên tỉnh Bắc) trực thuộc Liên Khu ủy V, do ông Nguyễn Văn Quảng (Nguyễn Húng), Ủy viên Thƣờng vụ Liên Khu ủy V làm Bí thƣ, sau đó ông Lê Minh thay ông Nguyễn Húng làm Bí thƣ. Ở Thừa Thiên, tháng 11-1957, Thƣờng vụ Khu ủy V quyết định cử ông Lê Cƣơng làm Quyền Bí thƣ Tỉnh ủy [79, tr.37]; đầu năm 1958, ông Nguyễn Minh Phƣơng đƣợc giao Quyền Bí thƣ Tỉnh ủy [79, tr.40]; đến tháng 7-1959, ông Ngô Lén (Hà) đƣợc bầu làm Bí thƣ Tỉnh ủy [217, tr.127]. Ngày 17-6- 1961, Phân khu quân sự Trị - Thiên (Phân khu Bắc) ra đời, trực thuộc khu V do ông Hoàng Giang làm chỉ huy trƣởng lực lƣợng vũ trang. Tháng 7-1961, BCT quyết định tổ chức lại chiến trƣờng Nam Trung Bộ, tách Liên khu V thành hai khu (Khu V trực thuộc Trung ƣơng Đảng gồm: Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Kon Tum và Gia Lai; khu VI trực thuộc Trung ƣơng Cục miền Nam gồm: Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắk Lắk, Tuyên Đức và Lâm Đồng), lập Bộ Tƣ lệnh khu thay Ban quân sự. Từ tháng 3-1955 đến tháng 4-1966, Liên Tỉnh ủy Trị - Thiên chịu sự lãnh đạo trực tiếp từ Khu ủy V. Từ năm 1955, dƣới chính sách “tố cộng, diệt cộng” của Mỹ - Diệm, cuộc đấu tranh của nhân dân ở miền Nam nói chung và TTH nói riêng “trải qua những năm tháng khó khăn, ác liệt,… chịu những tổn thất nặng nề chƣa từng có” [83, tr.39]. Kết thúc “tố cộng, diệt cộng” đợt 2 (đầu năm 1956), số đảng viên còn lại của Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên “chƣa đến 100 đồng chí, các huyện ủy, xã ủy không còn, các đồng chí tỉnh ủy viên, huyện ủy viên, một số hy sinh, một số bị địch bắt, số còn lại tập trung ở miền núi và các cơ quan
  • 38. 33 tỉnh” [217, tr.125]; ở Quảng Trị, đến cuối năm 1957, toàn Đảng bộ “chỉ còn lại 306 cán bộ, đảng viên, trong đó 5 huyện, thị xã ở đồng bằng có 35 đảng viên, sinh hoạt trong 6 chi bộ (Triệu Phong: 3 chi bộ; Gio Linh: 3 chi bộ) và 71 đảng viên đơn tuyến” [68, tr.52]. Tổ chức Đảng và phong trào cách mạng ở TTH bị tổn thất, khó khăn nghiêm trọng. Quán triệt chủ trƣơng của Trung ƣơng Đảng, Liên Tỉnh ủy Trị - Thiên lãnh đạo, chỉ đạo Tỉnh ủy Quảng Trị và Tỉnh ủy Thừa Thiên từng bƣớc củng cố tổ chức, đề ra chủ trƣơng đấu tranh mới, sát hợp với tình hình thực tiễn, nhất là ở vùng rừng núi miền Tây Trị - Thiên. Dƣới sự lãnh đạo trực tiếp của Liên Tỉnh ủy, quân dân TTH với khát vọng độc lập, thống nhất Tổ quốc, luôn đoàn kết đấu tranh đòi đế quốc Mỹ và CQVNCH thi hành Hiệp định Giơnevơ bằng nhiều hình thức phong phú, sáng tạo. Tiêu biểu là những cuộc đấu tranh, biểu tình xuống đƣờng liên tục của tất cả các tầng lớp nhân dân, nhất là ở thành phố Huế; cao trào “đồng khởi” của các dân tộc miền núi năm 1960. Đến cuối năm 1960, “đại bộ phận miền núi Thừa Thiên, 10 xã Nam Đƣờng 9 (Quảng Trị), 5 xã thuộc quận Ba Lòng và xã Hải Phú thuộc huyện Hải Lăng đƣợc giải phóng” [128, tr.17], hình thành căn cứ địa miền núi rộng lớn. Tiếp sau đồng khởi miền núi là “đồng khởi” ở đồng bằng TTH. Từ tháng 7-1964 đến tháng 2-1965, quân dân địa phƣơng giải phóng gần 30 vạn dân, phá kìm kẹp của QĐVNCH ở 479 thôn, 138 xã, xây dựng và phát triển mạnh cơ sở và lực lƣợng cách mạng ở đồng bằng (riêng Quảng Trị có 126 chi bộ với 1.017 đảng viên, 64 chi đoàn với 453 đoàn viên) [128, tr.17]. Thắng lợi này giáng một đòn nặng nề vào quốc sách “ấp chiến lƣợc” của đế quốc Mỹ, tạo cơ sở, điều kiện thuận lợi để TTH tiếp tục đấu tranh trong giai đoạn sau. Tuy nhiên, so với yêu cầu và khả năng, thắng lợi đó còn nhiều hạn chế: củng cố vùng nông thôn đồng bằng chƣa vững chắc, chƣa mở rộng ra vùng phụ cận thành phố; trình độ xây dựng và tác chiến của bộ đội chủ lực phân khu, tỉnh còn thấp, chƣa thể tổ chức các trận đánh tiêu diệt lớn… Trong thời gian hơn 11 năm này, Liên Tỉnh ủy Trị - Thiên vƣợt qua khó khăn, thực hiện tốt nhiệm vụ “khu đệm”. Khi đế quốc Mỹ triển khai chiến
  • 39. 34 lƣợc “Chiến tranh cục bộ”, cuộc KCCMCN đối diện với thử thách mới, chiến trƣờng TTH trở nên “nóng bỏng”, ác liệt hơn. Sự lãnh đạo của Khu ủy Liên khu V đối với Đảng bộ địa phƣơng TTH có thời điểm không sát sao, nhất là khi phải tập trung đối phó với hƣớng tiến công chiến lƣợc của quân Mỹ vào đồng bằng khu V. Mặt khác, chiến trƣờng TTH có thuận lợi là giáp với miền Bắc XHCN, gần Trung ƣơng Đảng. Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới của cuộc KCCMCN, tháng 4-1966, Bộ Chính trị quyết định tách Liên Tỉnh ủy Trị - Thiên ra khỏi Khu ủy V, thành lập Khu ủy Trị - Thiên - Huế [185]; đồng thời Quân ủy Trung ƣơng quyết định tách Phân khu quân sự Trị - Thiên ra khỏi Quân khu V, thành lập Quân khu Trị - Thiên - Huế (Mặt trận B4) [185]. Đây là quyết định đúng đắn, phù hợp với thực tiễn của địa phƣơng, là điều kiện tiên quyết để đƣa cuộc KCCMCN ở TTH phát triển mạnh hơn. Khi mới thành lập, cơ quan Khu ủy đóng tại miền Tây Thừa Thiên (nay là huyện A Lƣới, tỉnh Thừa Thiên Huế). Đến tháng 8-1966, Khu ủy chuyển trụ sở về địa đạo Động Chuối - vùng núi phía Tây của chiến khu Hòa Mỹ. 2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động Bộ Chính trị quy định chức năng, nhiệm vụ của Khu ủy TTH. Khi thành lập, BCT giao nhiệm vụ cho Khu ủy kiện toàn tổ chức, sắp xếp lại thế chiến lƣợc của chiến trƣờng, lãnh đạo toàn diện các mặt công tác, đặc biệt là vấn đề phát động quần chúng nhân dân ở TTH để tiến hành kháng chiến nhằm tạo nên một hƣớng tấn công mới của LLCM vào nơi yếu của quân Mỹ và QĐVNCH, làm đảo lộn thế bố trí chiến lƣợc của đối phƣơng trên chiến trƣờng miền Nam, đƣa phong trào cách mạng ở TTH phát triển ngang bằng và phối hợp đắc lực với chiến trƣờng khác toàn Miền. Đến năm 1968, BCT ban hành Nghị quyết số 183-NQ/TW Về việc kiện toàn tổ chức và lãnh đạo của Khu ủy Trị - Thiên - Huế, trong đó khẳng định lại: “Khu ủy TTH có trách nhiệm lãnh đạo và chỉ đạo toàn diện các mặt công tác quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, công tác xây dựng Đảng và công tác quần chúng trong khu” [117, tr.479]. “Khu ủy xây dựng và chỉ đạo hoạt động
  • 40. 35 của các Ban cán sự Đảng các địa phƣơng về các mặt quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xây dựng Đảng và công tác quần chúng, đảm bảo cho toàn Đảng bộ trong khu hoàn thành mọi nhiệm vụ đã đề ra” [117, tr.479]. Khu ủy quy định quy chế chỉ đạo, quan hệ giữa Khu ủy với các cấp ủy trực thuộc khác nhƣ: Tỉnh ủy Thừa Thiên, Tỉnh ủy Quảng Trị, Thành ủy Huế, Quân khu ủy TTH. Khu ủy trực tiếp chỉ đạo công tác của Quân khu ủy TTH, “đảm bảo kết hợp toàn diện các mặt hoạt động của Đảng, hoàn thành nhiệm vụ quân sự của chiến trƣờng” [117, tr.479]. Khu uỷ TTH xác định mối quan hệ phối hợp, ngang cấp với các tổ chức Đảng khác: Với Đoàn ủy 559, “phối hợp chặt chẽ, thƣờng xuyên liên hệ với nhau…, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ vận chuyển tiếp tế cho khu và các nhiệm vụ vận chuyển tiếp tế khác” [117, tr.480]; với Đảng ủy Mặt trận B5, “vừa là quan hệ phối hợp giữa hai chiến trƣờng…; vừa là quan hệ giữa các đơn vị chủ lực của Mặt trận B5 với các cấp ủy địa phƣơng thuộc quyền lãnh đạo của Khu ủy [117, tr.480]; Tỉnh ủy Quảng Bình và Khu ủy Vĩnh Linh, “đảm bảo tiếp tế vận chuyển, công tác dân công và tiếp đón, săn sóc thƣơng bệnh binh” [117, tr.481] cho khu TTH, nhƣng khi cần thiết, “Khu ủy Trị - Thiên đƣợc trực tiếp liên hệ với Tỉnh ủy Quảng Bình và Khu ủy Vĩnh Linh để bàn bạc mọi việc và đề ra các yêu cầu” [117, tr.481]; với Khu ủy V, là quan hệ ngang cấp, cùng phối hợp với nhau trong các hoạt động quân sự và các công tác khác vì cả hai Khu ủy đều trực thuộc Trung ƣơng Đảng và chiến trƣờng TTH nối liền với chiến trƣờng khu V… Bộ Chính trị “trực tiếp lãnh đạo Khu ủy về các chủ trƣơng công tác lớn, chỉ thị cho Khu ủy về các nhiệm vụ chiến lƣợc và có tính chất toàn diện” [117, tr.479]. Trong quá trình triển khai, thực hiện các Nghị quyết của Bộ Chính trị, “Khu ủy chịu sự chỉ đạo của QUTW về mặt quân sự; về các mặt công tác khác, Khu ủy chịu sự chỉ đạo của Ban Bí thƣ” [117, tr. 479]. 2.1.2.3. Kiện toàn tổ chức Bộ Chính trị quy định: “Khu ủy sẽ nghiên cứu và quyết định việc kiện toàn theo nguyên tắc gọn, nhẹ, thiết thực, phù hợp với tình hình” [117,
  • 41. 36 tr.480]. Bộ máy giúp việc cho Khu ủy bao gồm Văn phòng Khu ủy và một số ban chuyên môn: Ban Tổ chức, Ban Tuyên huấn, Ban Kiểm tra Đảng, Ban An ninh, Ban Dân vận, Ban Binh vận, Ban Giao liên, Ban Kinh tế, Ban Thi đua khen thƣởng, Hội đồng tiền phƣơng… Các tổ chức trên đƣợc Thƣờng vụ Khu ủy chỉ đạo xây dựng trong từng giai đoạn cho phù hợp với nhiệm vụ của chiến trƣờng TTH. Riêng lĩnh vực quân sự thành lập Quân Khu ủy trực thuộc Khu ủy. Quân Khu ủy có các Đảng ủy bộ phận: Đảng ủy Cục Tham mƣu, Đảng ủy Cục Chính trị, Đảng ủy Cục Hận cần và các tổ chức đảng trực thuộc khác. Để cho các Ban cán sự Đảng đủ năng lực làm tròn nhiệm vụ, Khu ủy phải thƣờng xuyên nghiên cứu để xây dựng và “kiện toàn tổ chức cho các ban cán sự đó và giao chức trách, nhiệm vụ một cách rõ ràng chu đáo” [117, tr.479-480]. Khi thành lập (4-1966), Khu ủy TTH gồm các Khu ủy viên: Thiếu tƣớng Đặng Thí, Nguyễn Húng (Nguyễn Văn Quảng), Thiếu tƣớng Lê Chƣởng (Lê Trung Tín), Đại tá Đặng Kinh, Trƣơng Chí Công, Hồ Tú Nam (Nguyễn Văn Thanh), Hồ Sĩ Thản (Hồ Sĩ Thành), Lê Hành (Lê Xích, Hồ Văn Hành), Nguyễn Vạn, Trần Anh Liên (Trần Văn). Đến giữa năm 1966, Trung ƣơng Đảng chỉ định bổ sung Thiếu tƣớng Trần Văn Quang (Bảy Tiến), ông Lê Minh vào Khu ủy. Đến năm 1967, Khu ủy đƣợc bổ sung các Khu ủy viên: Vũ Nam Long (Khoa), Lê Tự Nhiên (Hƣng), Vũ Soạn, Cao Văn Khánh, Vũ Thắng (Khu ủy viên dự khuyết), Nguyễn Chi (Khu ủy viên dự khuyết). Tháng 8-1968, BCT tăng cƣờng cho Khu ủy các Khu ủy viên: Hoàng Anh, Hoàng Sâm, Nguyễn Quyết và Nguyễn Thế Lâm. Thiếu tƣớng Đặng Thí đƣợc BCT chỉ định làm Bí thƣ Khu ủy từ tháng 4-1966 đến tháng 6-1966. Từ tháng 6-1966, Thiếu tƣớng Trần Văn Quang (Bảy Tiến), Ủy viên dự khuyết BCH Trung ƣơng Đảng khóa III, Tƣ lệnh Quân khu IV đƣợc Trung ƣơng Đảng giao nhiệm làm Bí thƣ Khu ủy, kiêm Tƣ lệnh Quân khu, Bí thƣ Quân Khu ủy TTH. Thiếu tƣớng Lê Chƣởng, Ủy viên Thƣờng vụ Khu ủy Liên khu V làm Phó Bí thƣ Khu ủy, kiêm Chính ủy Quân khu, Phó Bí thƣ Quân Khu ủy. Ông Nguyễn Húng, Ủy viên Thƣờng vụ Khu ủy Liên khu V làm Phó Bí thƣ Khu ủy. Đến tháng 8-1966, ông Lê Minh,
  • 42. 37 nguyên Ủy viên Thƣờng vụ Liên Khu ủy IV, Liên Khu ủy V, Bí thƣ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, Bí thƣ Liên tỉnh TTH làm Phó Bí thƣ Khu ủy, kiêm Trƣởng Ban an ninh khu thay ông Nguyễn Húng nhận nhiệm vụ mới. Khu ủy trực tiếp lãnh đạo Tỉnh ủy Thừa Thiên, Tỉnh ủy Quảng Trị, Thành ủy Huế, Quân Khu ủy TTH và Đảng ủy các Ban chuyên môn của Khu ủy. Tỉnh ủy Thừa Thiên gồm 13 Tỉnh ủy viên do ông Nguyễn Vạn - Khu ủy viên làm Bí thƣ Tỉnh ủy; ông Vũ Thắng - Khu ủy viên dự khuyết làm Phó Bí thƣ Tỉnh ủy kiêm Chính trị viên Tỉnh đội, Bí thƣ Đảng ủy quân sự tỉnh; ông Nguyễn Chi - Khu ủy viên dự khuyết, Ủy viên Thƣờng vụ Tỉnh ủy, kiêm Tỉnh đội trƣởng. Tỉnh ủy Quảng Trị đƣợc thiết lập lại gồm 15 Tỉnh ủy viên do ông Trƣơng Chí Công - Thƣờng vụ Khu ủy làm Bí thƣ Tỉnh ủy; ông Vũ Soạn - Khu ủy viên làm Phó Bí thƣ Tỉnh ủy; các ông: Lê Bổ, Nguyễn Văn Lƣơng, Nguyễn Khởi làm Ủy viên Thƣờng vụ. Thành ủy Huế có 9 Thành ủy viên do ông Trần Anh Liên - Khu ủy viên làm Bí thƣ Thành ủy; ông Nguyễn Thạch (Bƣơng), Ủy viên Thƣờng vụ Tỉnh ủy, Chính trị viên Thành đội; ông Thân Trọng Một, Thành ủy viên, Thành đội trƣởng Thành đội Huế [125, tr.160]. Quân Khu ủy TTH do Thiếu tƣớng Trần Văn Quang làm Bí thƣ, Thiếu tƣớng Lê Chƣởng làm Phó Bí thƣ. Từ khi thành lập đến tháng 8-1967, Khu ủy TTH chú trọng xây dựng tổ chức chặt chẽ từ cấp Khu ủy đến cấp Tỉnh ủy - Thành ủy, Huyện ủy (Thị ủy, Quận ủy, Đảng ủy miền núi), Đảng ủy xã (Đảng ủy phƣờng, Đảng ủy thị trấn, Chi ủy xã). Cấp Tỉnh ủy, Thành ủy bao gồm các tổ chức: Tỉnh ủy Quảng Trị, Tỉnh ủy Thừa Thiên, Thành ủy Huế, lúc này Thành ủy Huế ngang cấp với Tỉnh ủy. Tỉnh ủy Quảng Trị có các Đảng ủy trực thuộc: Thị ủy Đông Hà, Thị ủy Quảng Trị, Huyện ủy Gio Linh, Huyện ủy Cam Lộ, Huyện ủy Triệu Phong, Huyện ủy Hải Lăng, Đảng ủy miền núi Quảng Trị gồm các Đảng ủy: Ba Lòng, Bắc Hƣớng Hóa, Nam Hƣớng Hóa. Tỉnh ủy Thừa Thiên có các Đảng ủy trực thuộc: Huyện ủy Phong Điền, Huyện ủy Quảng Điền, Huyện ủy Hƣơng Trà, Huyện ủy Hƣơng Thủy, Huyện ủy Phú Lộc, Huyện ủy Phú Vang, Đảng ủy miền núi Thừa Thiên bao gồm: Quận ủy 1, Quận ủy 3, Quận ủy 4